title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa cho người bệnh bị phủ tạng đảo ngược
NDO -Người bệnh nữ bịphủ tạng đảo ngượchoàn toàn, trái tim và dạ dày của người bệnh nằm bên phải, còn gan và ruột thừa lại nằm bên trái, trái ngược hoàn toàn so với bình thường vừa được các bác sĩBệnh viện Ephẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa bằng phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa.
Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Phùng Văn Quyên, Khoa Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nữ (20 tuổi, Hà Nội) nhập viện với các dấu hiệu rõ rệt của chứng đau ruột thừa như: đau bụng dữ dội vùng hố chậu, buồn nôn, đau tăng dần và liên tục, đau di chuyển xuống hạ vị…Tuy nhiên với người bình thường, khi đau ruột thừa sẽ đau ở hố chậu phải, còn người bệnh lại đau ở bên hố chậu trái, điều này rất dễ gây nhầm lẫn trong chẩn đoán bệnh.Qua khám lâm sàng và kết quả các xét nghiệm, siêu âm bụng, chụp CT ổ bụng, các bác sĩ đã xác định người bệnh bị viêm phúc mạc khu trú do ruột thừa mủ trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng hiếm gặp. Do đó, cần đưa ra phương án điều trị nhanh chóng, tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.Theo khai thác tiền sử bệnh án, cách đây vài ngày, người bệnh xuất hiện các cơn đau bụng nhưng người bệnh không đi khám. Tình trạng đau ngày càng tăng ở vùng hố chậu trái, nôn, đau vùng thượng vị sau đó lan xuống hạ vị kèm sốt... người bệnh được người nhà đưa vào Bệnh viện E để thăm khám và điều trị.Trường hợp người bệnh này, khi vào viện đã được các bác sĩ trung tâm tiêu hoá thăm khám kỹ lưỡng, hội chẩn với bác sĩ trực cấp cứu, thực hiện các thăm dò hình ảnh chuyên sâu, hiện đại để chẩn đoán chính xác, kịp thời.Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã đánh giá đây là một ca phẫu thuật khó, phức tạp, trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng hoàn toàn.Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Phùng Văn Quyên giải thích thêm, hiện tượng đảo ngược phủ tạng là tình trạng các cơ quan mô, nội tạng trong ngực, bụng đảo ngược phản chiếu theo mặt phẳng đứng dọc so với vị trí bình thường. Tình trạng đảo ngược phủ tạng có thể hoàn toàn hoặc chỉ một vài cơ quan đơn thuần.Đảo ngược phủ tạng là một dị tật hiếm gặp, với tỷ lệ khoảng 0,001%-0,01%, Trong đó có khoảng 5-10% có dị tật tim bẩm sinh kèm theo; có khoảng 4% trong số các ca đảo ngược phủ tạng có thể mắc viêm ruột thừa, còn lại có cuộc sống hoàn toàn bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.Ca phẫu thuật diễn ra khoảng 60 phút, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa để xử lý tổn thương cho người bệnh. Ưu điểm của phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa giải quyết được gần như triệt để ổ mủ và cắt được ruột thừa. Tai biến trong mổ và biến chứng sau mổ thấp và hồi phục sau mổ nhanh, an toàn cho người bệnh.Bệnh nhân đang dần hồi phục sức khỏe.Theo bác sĩ chuyên khoa I Mai Văn Lực, Khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và nam học, Bệnh viện E, phẫu thuật trên nền người bệnh bị đảo ngược phủ tạng hoàn toàn về giải phẫu sẽ có nhiều nguy cơ và khó khăn khi đưa ra các chẩn đoán bệnh.Đầu tiên, khi khám lâm sàng, bác sĩ chỉ thực hiện khám bên phải, bỏ qua bên trái thì nguy cơ sẽ để sót tổn thương, dẫn tới tình trạng viêm ruột thừa muộn gây viêm phúc mạc hoặc vỡ ruột thừa…Bên cạnh đó, trong phẫu thuật, đối với người bệnh bị đảo ngược phủ tạng khi phẫu thuật các bác sĩ sẽ phải thực hiện các thao tác ngược lại như cổng trocal thao tác ngược, đặt dàn máy nội soi ngược… Khi vào ổ bụng, các bác sĩ phát hiện toàn bộ đại tràng, gan, lách, dạ dày, ruột thừa đều đảo ngược. Ruột thừa quặt sau manh tràng nên phải tiến hành cắt ruột thừa ngược dòng.Vì vậy, các bác sĩ phải khám và đánh giá trước mổ, trong mổ, sau mổ đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm mới có thể đảm bảo an toàn cho người bệnh.Bác sĩ chuyên khoa I Mai Văn Lực khuyến cáo, viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Đối với những người bị đảo ngược phủ tạng, việc chẩn đoán và điều trị viêm ruột thừa càng trở nên phức tạp và đầy rủi ro.Có những trường hợp viêm ruột thừa ở người bệnh đảo ngược phủ tạng, bác sĩ chỉ chẩn đoán được khi chúng ta nghĩ tới, một số dấu hiệu cần lưu ý như: người bệnh đau bụng vùng hố chậu trái kèm theo X-quang tim phổi thấy hình ảnh tim đảo ngược; người bệnh đã có tiền sử được chẩn đoán đảo ngược phủ tạng, cần phải lưu ý đánh giá và khám xét một cách kỹ lưỡng.Do đó, khi có dấu hiệu của viêm ruột thừa, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.Ở người bệnh này, sau khi phẫu thuật cho người bệnh, các bác sĩ đã khuyến cáo cho người bệnh và gia đình hiểu rõ về tình trạng bệnh lý, đặc biệt là những lưu ý về sức khỏe sau này cho người bệnh.
https://nhandan.vn/phau-thuat-noi-soi-cat-ruot-thua-cho-nguoi-benh-bi-phu-tang-dao-nguoc-post811515.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:33", "tags": [ "Bệnh viện E", "nữ bệnh nhân", "phẫu thuật cắt ruột thừa", "phủ tạng đảo ngược" ] }
Tiếp tục đưa bác sĩ giỏi về hỗ trợ các huyện khó khăn của tỉnh Lào Cai
NDO -Sáng 20/2, tại huyện Bắc Hà, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phối hợp Sở Y tế tỉnh Lào Cai tổ chức lễ bàn giao cácbác sĩ nội trúvề hỗ trợ các huyện trên địa bàn.
Tại buổi lễ,Bệnh viện Đại học Y Hà Nộiđã bàn giao 9 bác sĩ nội trú thuộc các chuyên ngành: Nội tổng hợp, Nội-Nội tiết, Nội hô hấp, Hồi sức cấp cứu, Sản phụ khoa, Ngoại tổng hợp, Ngoại chấn thương, Nhi khoa và Chẩn đoán hình ảnh về công tác, hỗ trợ bệnh viện các huyện: Bắc Hà, Bảo Yên, Bát Xát, Bảo Thắng, Mường Khương, Văn Bàn và Trung tâm y tế huyện Si Ma Cai.Buổi bàn giao hôm nay đánh dấu năm thứ hai chương trình bác sĩ nội trú thực hành tại vùng sâu vùng xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.Tin liên quanTiếp tục bàn giao 3 bác sĩ nhi khoa cho cơ sở y tế tuyến huyệnTheo PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau một năm triển khai đã chứng tỏ hiệu quả tại tất cả các bệnh viện huyện tham gia. Các kỹ thuật chuyên môn sâu được triển khai nhiều hơn, lượng khám hàng ngày tăng lên, lượng bệnh nhân chuyển tuyến giảm, tinh thần làm việc của nhân viên y tế thay đổi rõ rệt.Về phía các bác sĩ nội trú về hỗ trợ các bệnh viện tuyến huyện cũng học được rất nhiều, nhất là việc làm việc trong điều kiện khó khăn cần giảm được sai sót, tìm ra cách điều trị cho người bệnh được tốt nhất.Ngay sau nhận quyết định, hai bác sĩ được phân công về Trung tâm y tế huyện Si Ma Cai đã bắt tay ngay vào công việc, tham gia khám, điều trị cho người bệnhViệc đưa bác sĩ nội trú về tuyến huyện còn để tạo niềm tin là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội luôn đứng bên cạnh, đồng hành cùng các đơn vị tuyến dưới.Ngoài việc trực tiếp trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh các bác sĩ sẽ tham gia hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị; giúp thay đổi tác phong cách làm việc, cách thức tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là đạo đức y khoa của các bộ nơi đến công tác.Đáng chú ý, năm nay, những bác sĩ nội trú đi hỗ trợ các huyện sẽ chuẩn bị các ca lâm sàng để giảng bài, trao đổi trực tuyến với khoảng 220 bệnh viện vệ tinh vào thứ 6 hằng tuần, nhằm tập trung đào tạo chuyên sâu.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-dua-bac-si-gioi-ve-ho-tro-cac-huyen-kho-khan-cua-tinh-lao-cai-post796807.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:33", "tags": [ "Bệnh viện Đại học Y Hà Nội", "bác sĩ nội trú", "Lào Cai" ] }
Đừng bỏ lỡ thời gian vàng điều trị ung thư
NDO -Không ít người bệnh tin vào thuốc nam có thể điều trị khỏi ung thư đã bỏ lỡ thời gian vàng điều trị, tới khi quay trở lại cơ sở y tế để can thiệp thì đã ở giai đoạn quá muộn.
N.T.M. (13 tuổi, Bắc Giang) có biểu hiện mỏi tay nhiều vùng vai phải, cảm giác đau nhức vào cuối năm 2023. Sau đó bệnh nhi xuất hiệnkhối uto vùng vai phải. Gia đình đưa bệnh nhi đi khám nhiều nơi, phát hiện mắc Sarcoma xương.M. được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị hóa chất. Tuy nhiên do cơ thể chưa đáp ứng ngay với thuốc, người nhà đã đưa em về tự điều trị bằng thuốc nam. Bệnh nhi uống bồ công anh, xạ đen cùng 20 loại thảo dược khác. Mỗi ngày người nhà sắc thuốc thành 3 bát nhỏ, mỗi bát 200ml cho bệnh nhi uống.Đầu tháng 5, bệnh nhân tới khám tại Bệnh viện Tâm Anh Hà Nội trong tình trạng khối u lớn, kích thước 26x30cm.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quang Tôn Quyền, Phó Khoa Chấn thương Chỉnh hình cho biết, tổn thương phá hủy vỏ xương, thâm nhiễm xương đòn và xương bả vai phải bé, bề mặt có dấu hiệu chảy dịch. Khối u to, chèn ép khiến bé không thể sinh hoạt bình thường. Bác sĩ đánh giá tình trạng của bệnh nhi rất phức tạp, điều trị khó khăn, tốn kém.Sau hội chẩn, ê-kíp bác sĩ Khoa Chấn thương Chỉnh hình thực hiện phẫu thuật để loại bỏ khối u sau 4 giờ.Ở tuổi 46, ông T.T.Đ. (46 tuổi) được đánh giá điều trị tốt khi phát hiện ung thư gan giai đoạn sớm. Được chỉ định phẫu thuật song gia đình từ chối do sợ mổ xẻ.Về nhà, bệnh nhân theo phương pháp truyền miệng là ăn chay và chữa bằng thuốc nam do thầy lang kê đơn. Thang thuốc gồm xạ đen, đẳng sâm rừng, xương khỉ và một số thành phần khác. Mỗi ngày người nhà đun khoảng 100g thuốc (10g cùng 150ml nước một lần) cho ông Đ. uống thay nước.Chỉ vài tháng sau, khi bệnh nhân đi khám, tế bào ung thư xâm lấn lan rộng, ung thư di căn đến phổi, tiên lượng bệnh rất xấu. Mục tiêu điều trị giai đoạn này chỉ là chăm sóc giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, cải thiện chất lượng sống.Bác sĩ Khiêm cho hay, người bệnh ung thư gan giai đoạn đầu được phẫu thuật cắt bỏ hoặc ghép gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm khoảng 60-70%. Nhưng ở giai đoạn muộn, khối u di căn xa đến các cơ quan khác, tiên lượng sống sau 5 năm còn 4%.Việc tự ý điều trị bằng thuốc nam, từ chối can thiệp, điều trị khiến người bệnh mất đi thời gian vàng điều trị.Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, trung bình mỗi tháng tiếp nhận khám và điều trị cho gần 1.500bệnh nhân ung thư. Trong đó, số lượng người bệnh từng hoặc đang sử dụng thuốc nam chiếm tới 30%, đa phần là các loại thuốc nam trôi nổi trên thị trường hoặc dân gian truyền miệng, không rõ nguồn gốc.Tiến sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Khiêm, Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, nhiều bệnh ung thư tiến triển rất chậm như ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, ung thư tiền liệt tuyến nên triệu chứng không rõ ràng. Do cơ thể không có nhiều thay đổi trong nhiều năm, đôi khi trùng hợp người bệnh dùng thuốc nam để chữa ung thư, dẫn đến hiểu lầm về hiệu quả, theo bác sĩ.Uống thuốc nam có thể hỗ trợ người bệnh ung thư cải thiện triệu chứng, tinh thần, do đó có cảm giác khỏe hơn trong thời gian đầu.Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sĩ Khiêm khuyên cần chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được bác sĩ y dược học cổ truyền tư vấn. Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy uống thuốc nam có thể tiêu diệt tế bào ung thư.Sau một thời gian uống, người bệnh có thể diễn tiến nặng, nhiều người bệnh quay lại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám khi ung thư đã ở giai đoạn muộn, di căn, tiến triển nặng khiến việc điều trị khó khăn, kết quả hạn chế.Tiến sĩ Khiêm khuyến cáo người bệnh nên tin vào y học hiện đại. Tuân thủ phác đồ, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và giữ tâm lý thoải mái là phương pháp hiệu quả nhất giúp người bệnh ung thư điều trị tốt, cải thiện chất lượng và thời gian sống. Người bệnh đang điều trị, đặc biệt là các loại ung thư có diễn tiến nhanh, nên tuyệt đối tuân thủ phác đồ, không ngừng thuốc trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Trường hợp không đáp ứng thuốc đang điều trị, cần trao đổi lại với bác sĩ để tìm ra hướng điều trị phù hợp hơn. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc nam không rõ nguồn gốc.
https://nhandan.vn/dung-bo-lo-thoi-gian-vang-dieu-tri-ung-thu-post812615.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:33", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:33", "tags": [ "bệnh nhân ung thư", "điều trị", "uống thuốc nam", "lỡ thời gian vàng điều trị" ] }
Quy định mới trong cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
NDO -Từ ngày 1/1/2024,Luật Khám bệnh, chữa bệnhvà các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, trong đó có một số nội dung mới trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.
Ngày 9/1/2023, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khoá XV, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã được thông qua. Quốc hội giao Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng Nghị định, thông tư và các văn bản hướng dẫn chi tiết và thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Ngày 30/12/2023 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2024. Một số nội dung quan trọng đã được quy định chi tiết, bao gồm:Quy định mới trong cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hành nghềCụ thể hoá các nội dung về hướng dẫn thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề và đăng ký hành nghề trong khám bệnh, chữa bệnh, hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia trong kiểm tra đánh giá năng lực người hành nghề.Thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh đã có thay đổi, trong đó rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành.Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đã được giảm bớt và đơn giản hoá, trong đó, đã bỏ phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ, thay thế lý lịch cá nhân bằng sơ yếu lý lịch tự thuật, không bắt buộc xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã trong sơ yếu lý lịch.Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề được thực hiện từ 1/1/2027 đối với bác sĩ, từ 1/1/2028 đối với y sĩ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.Với 3 chức danh hành nghề mới bao gồm: dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng đã được quy định cụ thể về thực hành, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép hành nghề đã được quy định cụ thể để thực hiện cấp giấy phép hành nghề từ 1/1/2024, tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề từ 1/1/2029 theo lộ trình của Luật.Trong giai đoạn từ khi Luật có hiệu lực đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, đối tượng thuộc diện cấp giấy phép hành nghề sẽ được cấp phép mà không phải qua kiểm tra đánh giá năng lực. Người hành nghề đã được cấp chứng chỉ hành nghề trước đây không phải kiểm tra đánh giá năng lực theo quy định của Luật.Điều chỉnh, bổ sung cấp giấy phép hoạt động và quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, một số hình thức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,trong đó có một số loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới như: phòng khám bác sĩ y khoa, phòng khám y sĩ, phòng khám liên chuyên khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, cơ sở kính thuốc có thực hiện đo kiểm tra tật khúc xạ, cơ sở lọc máu…Điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, điều chỉnh giấy phép hoạt động đã có sự điều chỉnh, tháo gỡ một số khó khăn và đồng thời giải quyết nhu cầu và đáp ứng yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện phát triển các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính.Khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám bệnh, chữa bệnh lưu động đã được quy định cụ thể, đặc biệt quy định cụ thể điều kiện, danh mục bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa là một điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được cụ thể hoá.Phân cấp chuyên môn kỹ thuậtđối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được quy định với các tiêu chí đánh giá cụ thể, chi tiết theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Điểm nổi bật trong quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP là xếp cấp chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa vào năng lực chuyên môn, năng lực hỗ trợ kỹ thuật, năng lực đào tạo thực hành và năng lực nghiên cứu khoa học.Việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật không phụ thuộc vào cấp hành chính mà hoàn toàn căn cứ vào năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Quy định liên quan đến đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,tổ chức chứng nhận chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là căn cứ pháp lý cho việc đánh giá chất lượng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản, tiêu chuẩn chất lượng nâng cao, tiêu chuẩn chất lượng đối với từng chuyên khoa hoặc từng dịch vụ kỹ thuật, tạo điều kiện cho việc áp dụng, thừa nhận các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế hoặc nước ngoài, ra đời các tổ chức chứng nhận chất lượng độc lập, góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.Quy định chi tiết quy trình, hồ sơ, thủ tục liên quan đến áp dụng kỹ thuật mới phương pháp mớiThực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Nghị định cũng đã quy định chi tiết quy trình, hồ sơ, thủ tục liên quan đến áp dụng kỹ thuật mới phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh, trong đó, theo quy định của Luật, chỉ có 2 loại kỹ thuật mới, phương pháp mới, đó là kỹ thuật, phương pháp lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam hoặc lần đầu tiên áp dụng trên thế giới.So với quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, quy định mới đã giới hạn chỉ bao gồm 2 nhóm thuộc kỹ thuật mới, phương pháp mới so với 3 nhóm trước đây (bao gồm cả kỹ thuật mới, phương pháp mới đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).Như vậy, theo quy định của Luật và Nghị định, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật lần đầu tiên tại cơ sở đó nếu không thuộc nhóm kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng trên thế giới hay tại Việt Nam thì chỉ áp dụng thủ tục bổ sung danh mục kỹ thuật hoặc áp dụng quy định về chuyển giao kỹ thuật, các quy trình đã được đơn giản hoá so với quy định trước đây.Quy định liên quan đến thử nghiệm lâm sàng đối với kỹ thuật mới, phương pháp mới, thử nghiệm lâm sàng thiết bị y tế cũng đã được quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho việc đưa các kỹ thuật mới, phương pháp mới, thiết bị y tế mới vào Việt Nam hoặc được nghiên cứu, phát triển tại Việt Nam có quy trình, hồ sơ, thủ tục chặt chẽ, áp dụng phù hợp với thông lệ quốc tế.Nghị định quy định về quản lý thiết bị y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cụ thể là quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng thiết bị y tế trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, yêu cầu đối với quản lý, sử dụng, kiểm tra, bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, thay thế vật tư linh kiện, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế.Nghị định cũng cho phép ưu tiên xử lý trước một số trường hợp đối với hồ sơ đăng ký lưu hành thiết bị y tế theo quy định tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP ngày 8/11/2021 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế để giúp đẩy nhanh, bảo đảm nguồn cung phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh.Một trong những nội dung đã đượcbổ sungvào Luật và Nghị định là vấn đề huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp.Đây cũng là những quy định tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đã xảy ra trong thực tiễn chống đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua, cụ thể hoá Nghị quyết số 30 của Quốc hội và Nghị quyết số 12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnhCác điều kiện liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm, quy định về tài chính, cơ chế hỗ trợ cho một số đối tượng ưu tiên, xã hội hoá đã được cụ thể hoá một số nội dung: vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, thiết bị y tế (đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phân loại tự chủ nhóm 1, 2 và 3).Quy định về xã hội hoá trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, quy định mua trả chậm, trả dần và mượn thiết bị y tế, vấn đề tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.Các quy định cụ thể về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện, một số chi phí trong chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh, nuôi dưỡng đối với người bệnh không có thân nhân, người tử vong không có người nhận tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Bên cạnh Nghị định số 96/2023/NĐ-CP do Bộ Y tế tham mưu trình Chính phủ ban hành, Bộ Y tế cũng đã ban hành các thông tư quy định cụ thể một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Thông tư số 27, 28, 30, 32, 34) nhằm cụ thể hoá một số nội dung do Luật giao.Các quy định liên quan đến phạm vi hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, y tế thuộc đơn vị, cơ quan, tổ chức, nội dung thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và hoạt động của hội đồng chuyên môn trong giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh, quy định mẫu hồ sơ bệnh án.Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 và các văn bản hướng dẫn đã giải quyết nhiều khó khăn, vướng mắc đối với người hành nghề, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ chế huy động trong phòng chống dịch, vấn đề xã hội hoá, giá dịch vụ và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Với quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, Luật và các văn bản hướng dẫn đã thúc đẩy và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh.
https://nhandan.vn/quy-dinh-moi-trong-cap-giay-phep-hanh-nghe-kham-benh-chua-benh-post791908.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Luật Khám chữa bệnh sửa đổi", "quy định mới trong cấp giấy phép hành nghề khám bệnh", "cơ sở khám chữa bệnh", "người bệnh" ] }
Một bệnh nhi tử vong vì bệnh Whitmore ở Đắk Lắk
NDO -Ngày 2/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận một trường hợp bệnh nhi tử vong vìbệnh Whitmore.
Bệnh nhi là V.T.Y.N sinh năm 2021, trú tại thôn 14, xã Cư Kbang, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 21/5, cháu N. xuất hiện các triệu chứng sốt kèm tiêu chảy, ở nhà chưa điều trị. Đến ngày 28/5, người nhà đưa cháu đi khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Tại đây, cháu được chẩn đoán suy hô hấp độ II, viêm phổi nặng, theo dõi nhiễm trùng huyết, tiêu chảy cấp không mất nước, chưa loại trừ viêm màng não, theo dõi u não.Ngày 29/5, bệnh nhi chuyển nặng với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, tổn thương đa cơ quan, viêm phổi nặng, viêm mủ màng phổi (phải), rối loạn đông máu nhẹ. Đến 17 giờ 20 phút ngày 30/5, bệnh nhi tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết tổn thương đa cơ quan, viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi (phải), tiêu chảy cấp không mất nước, kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường hợp mắc bệnh Whitmore và đây là trường hợp tử vong đầu tiên.Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore cần thực hiện tốt bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.Trong khi đó, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong đất, nước bịnhiễm khuẩngây ra. Whitmore tuy là bệnh không thường gặp, không gây thành dịch, nhưng bệnh cảnh thường tiến triển nặng, có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở những đối tượng có nguy cơ cao. Điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, nên có thể tiếp tục ghi nhận thêm nhiều trường hợp mắc bệnh Whitmore.Dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc trong thời gian tới ở nhiều địa phương, nhất là tại các khu vực có điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng bệnh Whitmore cần thực hiện tốt bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng, trước khi ăn.Thực hiện ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; không giết mổ, ăn thịt động vật, gia súc, gia cầm bị ốm chết.Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng; không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại hoặc gần nơi bị ô nhiễm.Sử dụng đồ bảo hộ lao động như: giày, ủng, găng tay… đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn.Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch bảo đảm vệ sinh.Những người có bệnh nền như: tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch... cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/mot-benh-nhi-tu-vong-vi-benh-whitmore-o-dak-lak-post755850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk", "bệnh nhi tử vong", "bệnh Whitmore", "xã Cư Kbang", "huyện Ea Súp", "vi khuẩn Burkholderia pseudomallei" ] }
Nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót thông qua thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch
NDO -Ngày 22/1, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bày tỏ lo ngại, cộng đồng quốc tế đang đứng trước nguy cơ bỏ lỡ thời hạn chót vào tháng 5 tới để thông qua thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý trong việc ứng phó với đại dịch, cho rằng điều này sẽ là một đòn giáng lớn đối với các thế hệ tương lai.
Trong bối cảnh thế giới gồng mình ứng phó với đại dịch Covid-19, 194 quốc gia thành viên của WHO đã đàm phán vềthỏa thuận toàn cầunói trên, nhằm bảo đảm các quốc gia được trang bị tốt hơn để ứng phó hoặc ngăn chặn hoàn toàn các thảm họa liên quan sức khỏe trong tương lai.Theo WHO, thỏa thuận này cùng một loạt cập nhật cho các quy tắc hiện hành về ứng phó với đại dịch nhằm mục tiêu tăng cường khả năng phòng vệ của cộng đồng quốc tế trước các mầm bệnh mới, sau khi đại dịch Covid-19 hoành hành đã cướp đi sinh mạng của hơn 7 triệu người trên toàn cầu.Theo kế hoạch, các quốc gia thành viên WHO sẽ thông qua thỏa thuận này tại kỳ họp thường niên năm 2024 củaĐại hội đồng Y tế thế giới, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 27/5 tới.Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, thời gian không còn nhiều và nếu không có các động thái tích cực tiếp theo, toàn bộ kế hoạch có nguy cơ không thể đến đích.Tin liên quanWHO hy vọng đạt thỏa thuận lịch sử về an ninh y tế toàn cầuTrong bài phát biểu tại cuộc họp Ban điều hành của cơ quan y tế toàn cầu tại Geneva, ông Tedros nêu rõ: “Tôi lo ngại rằng các quốc gia thành viên WHO có thể không đáp ứng cam kết đó. Thời gian còn lại rất ít và vẫn còn một số vấn đề tồn đọng cần giải quyết”.Ông nói: “Theo quan điểm của tôi, việc không thực hiện thỏa thuận toàn cầu về đại dịch và các sửa đổi IHR (Quy định y tế quốc tế) sẽ là một cơ hội bị bỏ lỡ mà các thế hệ tương lai có thể sẽ không tha thứ cho chúng ta”.Từ đó, người đứng đầu WHO kêu gọi các nước nắm bắt cơ hội để định hình tương lai của WHO vày tế toàn cầu.Mới chỉ một lần duy nhất trước đây trong lịch sử 75 năm của tổ chức, WHO mới thống nhất thông qua được một thỏa thuận tương tự, đó là Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá năm 2003.Dẫu vậy, trong bài phát biểu của mình, ông Tedros cũng bày tỏ lạc quan về triển vọng chống lại đại dịch AIDS, một trong những Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) nhằm giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất của thế giới cho đến năm 2030.Theo đó, người đứng đầu WHO nhấn mạnh, hiện đã có thể nhìn thấy lộ trình rõ ràng cho mục tiêu SDG chấm dứt đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
https://nhandan.vn/nguy-co-bo-lo-thoi-han-chot-thong-qua-thoa-thuan-toan-cau-ung-pho-dai-dich-post793223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "WHO", "HIV/AIDS", "Tedros Adhanom Ghebreyesus", "Đại hội đồng", "đại dịch", "Covid-19" ] }
Tăng hiệu quả chuyển phôi thành công cho vợ chồng hiếm muộn
NDO -Kỹ thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán kịp thời các bệnh lý buồng tử cung, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất, giúp tăng tỷ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.
Các bất thường ở buồng tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến gây vô sinh ở nữ giới. Việc phát hiện kịp thời các bất thường như: dính buồngtử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung hay viêm niêm mạc tử cung… có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị vô sinh hiếm muộn.Polyp tử cung là một trong những nguyên nhân thường gặp gây vô sinh, khó đậu thai, sảy thai ở nữ giới. Tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn đến khám phát hiện các tổn thương như: polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung… làm giảm khả năng đậu thai của bệnh nhân. Những bất thường trong buồng tử cung này thường được phát hiện thông qua kỹ thuật nội soi thăm dò buồng tử cung.Trường hợp vợ chồng chị N.T.N, sinh năm 1995, quê Hải Dương đến bệnh viện khám hiếm muộn sau 5 năm chạy chữa nhưng chưa có con. Hai vợ chồng đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội khám, mong muốn tìm ra nguyên nhân thất bại ở những lần chuyển phôi trước với mong muốn sẽ đón được con yêu.Sau khi khai thác bệnh sử chuyển phôi không thành công, bác sĩ thực hiện các xét nghiệm, siêu âm, chụp tử cung vòi trứng có nghi ngờ hình ảnh những khối nhú bên trong buồng tử cung. Để khẳng định thêm những tổn thương này, bác sĩ chỉ định chị N. thực hiện nội soi thăm dò buồng tử cung và phát hiện ra tình trạng polyp nhỏ dạng chùm cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên biệt đưa vào bên trong buồng tử cung theo đường nội soi để loại bỏ những tổn thương polyp này mà không cần mổ ổ bụng, hạn chế tối đa chảy máu.Kết quả sau khi nội soi thăm dò và làm thủ thuật cắt bỏ polyp, tái khám thấy tình buồng tử cung ổn định. Vợ chồng chị N. quyết định thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) một lần nữa, cuối cùng may mắn đã đến để giờ đây chị N. đã sinh những em bé khỏe mạnh.Bác sĩ chuyên khoa I Lê Hoàng, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, chỉ định nội soi thăm dò buồng tử cung với các trường hợp nghi ngờ có u xơ hay có polyp ở tử cung, những trường hợp lưu sảy thai liên tiếp hoặc chuyển phôi thất bại nhiều lần mà chưa tìm thấy nguyên nhân thực thể nào ở trên các biện pháp cận lâm sàng khác thì các bác sĩ khuyến cáo phải có chỉ định là soi buồng tử cung để tìm nguyên nhân.Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể phát hiện được 99% các tổn thương trong buồng tử cung bằng cách nội soi trực tiếp từ ống cổ tới đáy buồng tử cung và hai lỗ vòi tử cung để xem có tổn thương, kích thước, màu sắc, mật độ như thế nào, từ đó phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.Kỹ thuật này giúp bác sĩ có thể phát hiện được 99% các tổn thương trong buồng tử cung bằng cách nội soi trực tiếp từ ống cổ tới đáy buồng tử cung và hai lỗ vòi tử cung để xem có tổn thương, kích thước, màu sắc, mật độ như thế nào, từ đó phát hiện bệnh lý và điều trị kịp thời.Các vấn đề thường gặp ở buồng tử cung là nguyên nhân gây vô sinh nữ chúng ta có thể phát hiện khi nội soi thăm dò là: tổn thương dính buồng tử cung; polyp buồng tử cung; u xơ dưới niêm mạc; quá sản nội mạc tử cung; niêm mạc tử cung mỏng; viêm niêm mạc mạn tính (viêm do tổn thương lao hoặc viêm do tổn thương Chlamydia..); dị dạng buồng tử cung…Đặc biệt, bác sĩ Lê Hoàng còn cho biết, với những tổn thương liên quan đến viêm mạn tính hoặc tổn thương lao tử cung, việc nội soi thăm dò buồng tử cung là kỹ thuật tối ưu nhất giúp bác sĩ quan sát và chẩn đoán chính xác từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.Các bác sĩ khuyến cáo, vợ chồng sau kết hôn 12 tháng chưa có con cần đi khám sức khỏe sinh sản cả vợ và chồng để phát hiện sớm các bệnh lý.Từ ngày 6/5-19/5, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tổ chức chương trình“Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơgia đình hiếm muộn. Bên cạnh những ưu đãi thăm khám, xét nghiệm, siêu âm trong thời gian diễn ra chương trình, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội miễn phí 15 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung có giá trị tương đương 14 triệu đồng/ca (Không bao gồm chi phí thuốc và các chi phí khác) thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ. Thời gian nhận hồ sơ xét duyệt từ ngày 19/4-19/5/2024.
https://nhandan.vn/tang-hieu-qua-chuyen-phoi-thanh-cong-cho-vo-chong-hiem-muon-post806252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "gia đình hiếm muộn", "nội soi buồng tử cung", "hiếm muộn" ] }
Mang Tết thiếu nhi đến bệnh viện cho các em nhỏ
NDO -Ngày 30/5, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã kết nối với các công ty, các tổ chức, các nhà hảo tâm trên mọi miền đất nước tổ chức chương trình Tếtthiếu nhi1/6 cho các bệnh nhi đang nằm điều trị nội trú tại Khoa Nhi của bệnh viện.
Các bệnh nhi nằm tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương hầu hết chủ yếu nằm điều trị dài ngày các bệnh lý về thần kinh như di chứng liệt vận động do một số nguyên nhân như viêm não, bại não, viêm tủy-màng tủy, hội chứng Guillain Barre; tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm nói...Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nam, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện cho hay, chương trình mong muốn mang lại niềm vui, sự khích lệ tinh thần, giúp các em nhỏ chiến thắng bệnh tật và có một ngày Tết thiếu nhi thật ấm áp và hạnh phúc.Các nhóm thiện nguyện tham gia biểu diễn tại chương trình.Các bé biểu diễn tại chương trình.Tại chương trình, hơn 50bệnh nhiđang nằm điều trị tại bệnh viện được thưởng thức chương trình nghệ thuật đặc sắc: Tiết mục nhảy Musical chair của các cháu bé trường mầm non Mầm tre nhỏ; các tiết mục của nhóm Tuổi trẻ Tây Hồ-Cổ Nhuế-Câu lạc bộ Tuổi trẻ Ba Vàng.Thầy thuốc Nhân dân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Nam, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc bệnh viện trao quà cho các bệnh nhi.Ngoài ra, các bé cũng được thưởng thức các giọng hát của các bác sĩ - là những người trực tiếp điều trị cho các em hằng ngày.Dịp Tết thiếu nhi năm nay, để tạo không khí vui tươi, đầm ấm cho các em nhỏ đang nằm điều trị tại bệnh viện, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã kết nối với các nhà hảo tâm mang đến 150 suất quà dành tặng các em nhỏ.Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn, Phòng công tác xã hội chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà hảo tâm, các đơn vị tài trợ.Nhận những món quà ý nghĩa vào ngày Tết thiếu nhi, chị T.T.V (mẹ bệnh nhi N.T.H) bị bệnh bại não nằm điều trị lâu ngày ở bệnh viện cho hay chị vô cùng xúc động trước tình cảm của các y, bác sĩ và các nhà tài trợ. "Dù bé không hiểu gì, nhưng bé cũng rất hào hứng hưởng ứng các chương trình văn nghệ do các cô, chú và các bạn nhỏ dành tặng", chị V. nói.Các nhóm thiện nguyện trao quà cho các bệnh nhi.
https://nhandan.vn/mang-tet-thieu-nhi-den-benh-vien-cho-cac-em-nho-post811883.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương", "Tết thiếu nhi", "bệnh nhi", "khoa nhi" ] }
Ghi nhận 3.782 trường hợp khám, cấp cứu tai nạn trong ngày mùng 1 Tết
NDO -Theo Bộ Y tế, tổng số khám, cấp cứu tai nạn nghi liên quan đến giao thông trong ngày mùng 1 Tết Giáp Thìn là 3.782 trường hợp.
Báo cáo nhanh của Bộ Y tế gửi Văn phòng Chính phủ ngày 10/2 (mùng 1 Tết Giáp Thìn) cho biết, sốlượttai nạnnghi liên quan đến giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi là 1.568 trường hợp; chuyển tuyến trên điều trị là 689 trường hợp. Tổng số ca đang điều trị tại bệnh viện là 6.163 trường hợp.Trong ngày mùng 1 Tết có tổng số 280 trường hợp khám, cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa (163 trường hợp phải nhập viện điều trị), không có trường hợp tử vong. Tổng số khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ tự chế khác là 36 trường hợp (9 trường hợp phải nhập viện điều trị), có 1 trường hợp tử vong.Tổng số bệnh nhân còn lại đến thời điểm 7 giờ ngày 9/2/2024 (ngày 30 Tết) tại các cơ sở khám, chữa bệnh có 102.740 bệnh nhân, trong đó, tổng số bệnh nhân đến khám cấp cứu là 51.559 bệnh nhân; tổng số bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú là 19.530 bệnh nhân. Tổng số ca đẻ, mổ đẻ thực hiện tại bệnh viện là 2.198 ca.Tổng số bệnh nhân hiện đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm 7 giờ ngày 10/2/2024 (ngày Mùng 1 Tết) là 85.186 bệnh nhân.Theo báo cáo của Bộ Y tế, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công táckhám, chữa bệnh trong dịp TếtGiáp Thìn 2024, bảo đảm công tác thường trực cấp cứu, bố trí nhân viên, phục vụ người bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Các cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục tổ chức ứng trực bảo đảm công tác khám, chữa bệnh và điều trị cho nhân dân.Theo thông tin từ hệ thống trực an toàn thực phẩm (63/63 tỉnh, thành phố, 5 Viện khu vực trên toàn quốc) và cả trên phương tiện thông tin đại chúng, từ ngày 9/2/2024 tới 12 giờ ngày 10/2/2024 trên toàn quốc chưa ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo các Viện khu vực, các Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm/Ban Quản lý an toàn thực phẩm/Sở Y tế/Sở An toàn thực phẩm tại địa phương để theo dõi, nắm thông tin và xử lý kịp thời trong trường hợp có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra.
https://nhandan.vn/ghi-nhan-3782-truong-hop-kham-cap-cuu-tai-nan-trong-ngay-mung-1-tet-post795963.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "khám", "cấp cứu", "trực tết", "bệnh viện", "tai nạn giao thông" ] }
Biến chứng đồng nhiễm vi khuẩn khi mắc sốt xuất huyết
NDO -Sau mắc sốt xuất huyết 7 ngày, người bệnh bị đồng nhiễm vi khuẩn, dẫn tới tình trạng sốt cao liên tục, phổi có nhiều ổ áp xe.
Bệnh nhân nữ, 53 tuổi ở tại Đan Phượng, Hà Nội nhập cơ sở y tế gần nhà do sốt cao, đau đầu và đau mỏi người. Bệnh nhân được chẩn đoán ban đầu là sốt xuất huyết.Sau 7 ngày điều trị, tình trạng của bệnh nhân không được cải thiện mà sốt cao hơn, có lúc lên đến 39 độ C, kèm theo đó là tiểu cầu giảm và đau bụng rất nhiều ở vùng thượng vị.Ngày 29/5 bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị. Khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán làsốt xuất huyếtngày thứ 7, có tình trạng bội nhiễm. Chụp cắt lớp phổi cho thấy các đám đông đặc rải rác, có nhiều ổ áp-xe ở trong phổi...Kết quả cấy máu của bệnh nhân cho thấy vi khuẩn tụ cầu vàng kháng Meticillin (tụ cầu kháng thuốc).Sau thời gian điều trị tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân đã dần ổn định sức khỏe, không cần thở ôxy và giảm sốt.Theo các bác sĩ Khoa Cấp cứu, trong quá trình mắc sốt xuất huyết, cơ thể bệnh nhân suy giảm sức đề kháng, thí dụ: bạch cầu giảm xuống thấp dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt là nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.Ngoài ra, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cần chú ý đến các biến chứng tiềm ẩn sau ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6 của bệnh. Các biến chứng như: thoát huyết tương, giảm tiểu cầu, hoặc xuất huyết đe dọa tính mạng có thể xảy ra. Vì vậy, bệnh nhân cần được khám và đánh giá, chẩn đoán sốt xuất huyết trong những ngày đầu, đặc biệt là theo dõi ngày thứ 4 và thứ 6.Ổ áp xe trong phổi bệnh nhân trên phim chụp.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đặc biệt lưu ý: Các bệnh nhân bị sốt xuất huyết Dengue thể nặng, các bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện sốt trên 5 ngày có nguy cơ cao hơn bị đồng nhiễm vi khuẩn.Vi khuẩn thường gặp là tụ cầu, nhiều chủng trong số này là tụ cầu kháng thuốc (kháng kháng sinh Meticillin) gây khó khăn trong chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra các bệnh nhân tuổi cao, nhiều bệnh nền nếu bị mắc sốt xuất huyết Dengue cần được chẩn đoán sớm để có có kế hoạch theo dõi nguy cơ đồng nhiễm vi khuẩn, từ đó can thiệp điều trị kịp thời.Người dân nếu có sốt cấp tính trong mùa dịch sốt xuất huyết Dengue nên đi khám và quản lý tại cơ sở y tế, không nên tự truyền dịch tại nhà, không bảo đảm điều kiện vệ sinh, làm tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.Nhấn mạnh về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, bác sĩ Bắc cho biết, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 3,9 tỷ người ở 129 quốc gia có nguy cơ bị nhiễm sốt xuất huyết Dengue, chiếm hơn một nửa dân số thế giới.Ước tính thế giới có 390 triệu casốt xuất huyết Denguexảy ra hàng năm, 96 triệu ca trong số đó có biểu hiện lâm sàng. Các trường hợp nặng xảy ra ở khoảng 500.000 người mỗi năm, với tỷ lệ tử vong là 10% ở những bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong này có thể giảm xuống dưới 1% nếu được phát hiện chẩn đoán và điều trị sớm dựa trên các dấu hiệu cảnh báo.Tại Việt Nam, Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong. So với năm 2022, số mắc giảm khoảng 54%, số tử vong giảm 72% (giảm 108 trường hợp).Đồng nhiễm vi khuẩn là một biến chứng tương đối hiếm gặp nhưng nghiêm trọng trong các trường hợp nhiễm sốt xuất huyết Dengue. Có tới 44% số ca tử vong liên quan đến sốt xuất huyết Dengue có đồng nhiễm vi khuẩn.
https://nhandan.vn/bien-chung-dong-nhiem-vi-khuan-khi-mac-sot-xuat-huyet-post813656.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "biến chứng nguy hiểm", "đồng nhiễm vi khuẩn", "sốt xuất huyết" ] }
Ngày càng nhiều người trẻ bị đột quỵ
NDO -Những người bịđột quỵnhập viện đang ngày càng trẻ hóa, trong đó có những trường hợp mới 20-30 tuổi. Do vậy, khi có những dấu hiệu, dù chỉ là thoáng qua, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế trong giai đoạn "giờ vàng" để được xử lý kịp thời.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, riêng ngày 21/3 vừa qua, Trung tâm tiếp nhận cấp cứu cho 6 người trẻ (dưới 45 tuổi) bị đột quỵ. Rất may, 5 trường hợp đến sớm, được can thiệp kịp thời nên đang phục hồi tốt, chỉ 1 trường hợp được người đưa đến bệnh viện muộn nên khả năng phục hồi sẽ thấp.Các thống kê cho thấy, với đột quỵ nói chung, tỷ lệ gây ra tàn phế và ảnh hưởng sức lao động có tỷ lệ khoảng 70%.Nằm trên giường bệnh, anh Nguyễn Minh Th. 32 tuổi ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ cảm thấy rất may mắn là 1 trong 5 trường hợp có khả năng hồi phục tốt mà bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng đề cập nêu trên.Anh Th. có tiền sự bệnh tim mạch, phải dùng thuốc chống đông máu, nhưng đã tự ý dừng thuốc do cảm thấy bệnh ổn định. Chỉ một thời gian ngắn sau khi tự ý bỏ thuốc, người bệnh xuất hiện đau nửa đầu, choáng, mệt mỏi... được người nhà đưa ngay vào viện cấp cứu.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, cho biết, trường hợp anh Th., được đưa vào viện triệu khi có các chứng: ý thức rối loạn, liệt một phần hai người bên trái; kết quả chụp mạch cho thấy mạch máu lớn (mạch máu nuôi dưỡng một phần hai bán cầu não) đã bị tắc… Nếu không được can thiệp kịp thời, khả năng người bệnh tử vong là rất lớn.Rất may bệnh nhân này này được đưa đến bệnh viện trong thời gian "giờ vàng" (trong vòng 6 giờ đồng hồ) và được điều trị tái tưới máu sớm. Chỉ 60 phút khi được đưa đến cấp cứu, người bệnh đã nằm trên bàn can thiệp để các bác sĩ thực hiện lấy, đưa huyết khối ra khỏi vị trí tắc, thông mạch máu não, giúp người qua “cửa tử”.Và 3 ngày sau khi được thực hiện can thiệp lấy huyết khối, thông được mạch máu lớn, tái tưới máu cho bán cầu não, người bệnh hồi phục rất tốt.“Sau đợt điều trị này, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ đểchống tái đột quỵ”, bác sĩ Dũng lưu ý.Bác sĩ thăm khám cho người bệnh bị đột quỵ.Sau hơn 3 năm chính thức đi vào hoạt động, thống kê của Trung tâm Đột quỵ cho thấy, người trẻ (dưới 45 tuổi) bị đột quỵ ngày càng nhiều, nhiều trường hợp mới ở độ tuổi 20- 30, thậm chí có trường hợp dưới 20 tuổi. Trong khi đó hiện nay nhiều ý kiến cho rằng đột quỵ thường gặp ở người cao tuổi và người trẻ thường chủ quan.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng cho biết, đột quỵ có 2 thể chính là đột quỵ thiếu máu não (mạch máu bị tắc) và đột quỵ chảy máu não (mạch máu trong não bị vỡ gây chảy máu trong não). Tỷ lệ nhiều nhất là đột quỵ thiếu máu não.Có nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ. Như trường hợp nam bệnh nhân Nguyễn Minh Th. nêu trên, yếu tố nguy cơ là khá rõ ràng, đó là người bệnh bị loạn nhịp tim (rung nhĩ), một yếu tố nguy cơ rất hay gặp trong các bệnh nhân đột quỵ. Trong nhóm bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não, nguyên nhân tim mạch, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ khá cao.Với những bệnh nhân này, các bác sĩ sẽ cho chụp, chiếu đánh giá nguyên nhân và ra phương án phục hồi chức năng và nhất là đưa ra chiến lược dự phòng tái phát phù hợp nhất. Vấn đề điều trị chống tái phát là rất quan trọng vì thực tế hiện nay nhiều người điều trị một thời gian cảm thấy ổn thì chủ động bỏ thuốc, dẫn đến tái phát đột quỵ. Đó là điều rất đáng tiếc.Một tuần gần đây, Trung tâm Đột quỵ liên tục tiếp nhận các trường hợp tái phát lại đột quỵ. Mà các trường hợp tái phát thường rất nặng.Những năm gần đây, các bác sĩ chuyên ngành đột quỵ đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân, nhất là những kiến thức nhận diện đột quỵ tại cộng đồng. Các dấu hiệu đã được hội đột quỵ thế giới đưa ra là: Méo miệng (đột ngột méo miệng một bên); tay chân đột nhiên yếu liệt, không dơ tay dơ chân lên được; người bệnh nói không tròn tiếng, nói khó, nói ngọng.Khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng đó người bệnh cần được người nhà đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất và trong giai đoạn “giờ vàng” để các sĩ can thiệp kịp thời, đem lại cơ hội hồi phục tốt nhất có thể.Với những trường hợp bị đột quỵ do thiếu máu não, sau khi điều trị tái tưới máu, bệnh nhân sẽ được đánh giá, xét nghiệm xác định cơ chế bệnh sinh và đưa ra chiến lược điều trị dự phòng tái phát. Bác sĩ sẽ lập đơn thuốc phù hợp, hiệu quả đối với từng bệnh nhân theo phương thức “cá thể hóa” vì mỗi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ đột quỵ khác nhau. Không bệnh nhân nào giống bệnh nhân nào và việc tuân thủ điều trị phải duy trì lâu dài, không được tự ý bỏ thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn cùng ekip thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ. (Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai)Các nghiên cứu cho thấy có 95% số người bệnh đột quỵ trên thế giới gặp 3 hoặc 1, 2 dấu hiệu điển hình nêu trên (méo miệng; nói khó; yếu liệt tay, chân một bên). Chỉ có 5% số bệnh nhân không gặp triệu chứng điển hình đó, nhưng cũng có một số biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn kèm theo có thể là thoáng qua 3 triệu chứng trên.Khi đó, người bệnh, người nhà cần nghĩ đến đột quỵ và đưa ngay đến cơ sở y tế. Với những trường hợp nghĩ đến đột quỵ thì bác sĩ tại các cơ sở cấp cứu phải có các sàng lọc sớm để đem lại chất lượng điều trị và hiệu quả điều trị tốt nhất. Vì với người bệnh đột quỵ, mỗi giây, mỗi phút trôi qua, hàng triệu neuron thần kinh mất đi không thể hồi phục.Phó giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ: Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200 nghìn người mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật cũng ở mức cao.Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%, nhưng con số này vẫn là rất thấp so với thế giới. Với thực trạng như vậy, việc nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong “giờ vàng” là vô cùng quan trọng.
https://nhandan.vn/ngay-cang-nhieu-nguoi-tre-bi-dot-quy-post801219.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Đột quỵ", "Trung tâm Đột quỵ", "bệnh nhân trẻ", "tái phát đột quỵ" ] }
Đồng Tháp đưa vào hoạt động đơn vị can thiệp nội mạch
NDO -Đội ngũ bác sĩ thực hiện được đào tạo, chuyển giao kỹ thuật từ Trung tâm Can thiệp tim mạch của Bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 22/5, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tổ chức lễ khai trương Đơn vị Can thiệp nội mạch và Hội thảo khoa học “Tim mạch can thiệp”.Đơn vịCan thiệp nội mạchcó nhiệm vụ tiếp nhận và điều trị những bệnh nhân bệnh lý mạch vành, rối loạn nhịp tim; các bệnh có chỉ định chụp mạch số xóa nền.Cùng với đó, điều trị các bệnh có chỉ định can thiệp nội mạch khác như: mạch máu não, mạch tạng, các mạch máu ngoại biên; thực hiện kỹ thuật chụp động mạch vành, đặt stent động mạch vành.Đơn vị Can thiệp nội mạch đi vào hoạt động khẳng định bước tiến mới trong thực hiện những kỹ thuật khó chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp.Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết sẽ tiếp tục quan tâm, ưu tiên nguồn lực đầu tư về trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu vận hành tốt nhất cho Đơn vị Can thiệp nội mạch.Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu phát biểu tại lễ khai trương. (Ảnh: HỮU NGHĨA)“Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp thường xuyên kết nối, tham vấn kinh nghiệm, chuyên môn từ các chuyên gia của Bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao năng lực, kỹ thuật cho đội ngũ y, bác sĩ, kỹ thuật viên Đơn vị Can thiệp nội mạch.Tăng cường tham mưu Sở Y tế tỉnh kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực y tế kế thừa cho những giai đoạn tiếp theo; nghiên cứu lộ trình mở rộng danh mục kỹ thuật… góp phần nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh", Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu nhấn mạnh.Tuy chậm hơn một số bệnh viện ở miền Tây Nam Bộ, song kỹ thuật can thiệp nội mạch có ý nghĩa lớn với người dân trong tỉnh Đồng Tháp.“Trung bình mỗi ngày có 1 đến 3 ca cần can thiệp nội mạch phải chuyển lên tuyến trên. Trong khi thực hiện tại chỗ sẽ tăng tỷ lệ thành công và giảm gánh nặng tài chính cho người bệnh”, ông Đoàn Tấn Bửu cho biết thêm.Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trương Quang Bình, Chủ tịch Phân hội xơ vữa động mạch Việt Nam, cho biết: “Những bệnh lý liên quan vấn đề nội mạch thường rất trầm trọng, rất đột ngột cần cấp cứu kịp thời.Tỉnh Đồng Tháp có đơn vị can thiệp nội mạch chắc chắn giúp chăm lo sức khỏe cho nhân dân tốt hơn,cấp cứu kịp thời với những phương tiện, kỹ thuật chuyên sâu. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất lớn, đánh dấu bước chuyển mình của bệnh viện.Đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng khai trương Đơn vị Can thiệp nội mạch. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Sau lễ khai trương, Đơn vị Can thiệp nội mạchtriển khai các kỹ thuật về tim mạch can thiệpnhư: chụp động mạch vành; nong và đặt stent động mạch vành với sự hỗ trợ chuyên môn từ các chuyên gia đến từ Bệnh viện đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.Dịp này, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp tổ chức Hội thảo khoa học “Tim mạch can thiệp” nhằm trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia y tế, bệnh viện tuyến trên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long về công tác quản lý, điều trị và chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch can thiệp.
https://nhandan.vn/dong-thap-dua-vao-hoat-dong-don-vi-can-thiep-noi-mach-post810589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Đồng Tháp", "Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp", "Can thiệp nội mạch", "Tim mạch", "Mạch máu não" ] }
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 tổ chức hội nghị khoa học tại Nam Sudan
NDO -Ngày 28/2, đại diệnBệnh viện dã chiến cấp 2 số 5cho biết đã tổ chức hội nghị khoa học vào ngày 27/2, với thành phần tham gia là các y,  bác sĩ và nhân viên y tế, đang công tác tại tất cả các bệnh viện ở Bentiu, Nam Sudan.  Hội nghị với mong muốn kết nối các bệnh viện với nhau, nhằm tạo nên một sức mạnh về chuyên môn, giúp cho người bệnh tại Bentin, Nam Sudan được điều trị tốt hơn, hỗ trợ nhau những thiếu thốn về mặt y tế trong điều kiện tại địa phương.
Đây là lần đầu tiên, một hội nghị khoa học về y tế được tổ chức tại Bentiu.Với bài báo cáo “Đánh giá thực trạng y tế tại Bentiu và hướng hợp tác y tế giữa các bệnh viện tại đây trong 2024”, TS,BS Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5, được đánh giá cao. Báo cáo cơ bản đã nêu ra được các mặt hạn chế về y tế tại địa bàn, những bất cập về công tác phối hợp giữa các bệnh viện, đề ra được hướng hợp tác rất có giá trị nhằm giúp cho công tác điều trị người bệnh được tốt hơn, kể cả công tác đào tạo cho nhân viên y tế và tổ chức các hội nghị tiếp theo.TS,BS Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 báo cáo tại Hội nghị(ảnh Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cung cấp).ThS,BS Trương Như Quân, Chủ nhiệm khoa Nội,Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5với báo cáo: “Quản lý bệnh lý tiêu chảy” đã thu hút được nhiều đại biểu tham gia hội nghị thảo luận nhất, vì nội dung báo cáo đã đánh trúng một bệnh lý thực tế tại Bentiu, một mặt bệnh rất phổ biến nhưng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác điều trị. Báo cáo này đã góp phần đi đến thống nhất giữa các bệnh viện tại đây về phác đồ chung, khắc phục những khó khăn về thuốc cũng như chẩn đoán sớm, những ca khó về bệnh lý này.ThS,BS Trương Như Quân, Chủ nhiệm khoa Nội, Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 trình bày báo cáo “Quản lý bệnh lý tiêu chảy”(Ảnh Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cung cấp).Cán bộ nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cảm thấy thêm yêu hơn nghề y cao quý của mình, thêm tự hào là lực lượng mũ nồi xanh tham gia gìn giữ hòa bình và trên hết đã góp phần tạo được hình ảnh thân thiện của Việt Nam trên quốc tế và đặc biệt là tại châu PhiTS,BS Nguyễn Hà Ngọc, Giám Đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5Sau khi kết thúc hội nghị, các bác sĩ tham gia đều mong muốn hợp tác về chuyên môn vớiBệnh viện dã chiến cấp 2 số 5, sẽ tổ chức nhiều hội nghị hơn nữa, đặc biệt là hướng hợp tác, mở ra những lớp huấn luyện và đào tạo, cũng như đào tại lại các kỹ thuật cơ bản cho nhân viên y tế tại Bentiu. Đồng thời xem Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 là điểm sáng về chuyên môn, là điểm đến tin cậy cho người bệnh tại Bentiu, Nam Sudan.
https://nhandan.vn/benh-vien-da-chien-cap-2-so-5-to-chuc-hoi-nghi-khoa-hoc-tai-nam-sudan-post797903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5", "Nam Sudan" ] }
Để không bị viêm tụy cấp ngày Tết
NDO -Cơn đau do viêm tụy cấp sẽ không thuyên giảm kể cả khi sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị đau dạ dày.
Viêm tụy cấp là căn bệnh phổ biến trong số các bệnh lý về đường tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có liên quan đến sử dụng bia, rượu. Hiện tại, tần suất mắc bệnh viêm tụy cấp thường vào khoảng 25-75 trường hợp/100.000 người/năm. Trong đó có 10-30% là viêm tụy cấp nặng.Thạc sĩ, bác sĩ Cao Ngọc Tuấn, Phó Trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,viêm tụy cấplà tình trạng viêm và tự hủy mô tụy cấp tính. Mặc dù không phải tất cả trường hợp bệnh đều nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, người bệnh không nên lơ là, nhất là trong thời điểm cuối năm thường có tiệc tùng liên miên.Phần lớn nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp thường douống rượu, bia; sỏi đường mật; nhiễm giun sán; tăng triglyceride máu; chấn thương vùng bụng từ ngoài; tăng canxi huyết. Ngoài ra, một số loại thuốc cũng có thể gây nên nên bệnh viêm tụy cấp.Dấu hiệu để nhận biết viêm tụy cấp chiếm 90% là đau bụng, chủ yếu là đau vùng thượng vị. Cơn đau dữ dội, xảy ra đột ngột sau một bữa ăn thịnh soạn nhiều chất đạm, nhiều mỡ hoặc sau khi uống nhiều rượu bia. Đau kéo dài liên tục hoặc từng cơn, đau lan ra sau lưng hoặc lan sang hạ sườn 2 bên, giảm khi gập người lại. Cơn đau này rất dễ bị nhầm với đau do viêm dạ dày.Tình trạng nôn/buồn nôn chiếm khoảng 70%. Nôn nhiều và liên tục, nôn xong không giúp giảm đau. Bệnh nhân thường nôn ra dịch mật, dịch dạ dày hoặc có khi ra máu.Chướng bụng hoặc kèm theo các triệu chứng khác như rối loạn ý thức, tụt huyết áp, đi tiểu ít,...Viêm tụy cấp với các cơn đau dữ dội kèm nôn ói thường xuất hiện sau bữa ăn nhiều đạm, hoặc khi người bệnh sử dụng quá nhiều rượu bia nên dễ gây nhầm lẫn với các cơn đau dạ dày. Nếu không nhận biết đúng và điều trị chậm trễ sẽ gây ra biến chứng vô cùng nguy hiểm. Điển hình là suy đa tạng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.Bác sĩ Tuấn đặc biệt lưu ý, cơn đau do viêm tụy cấp sẽ không thuyên giảm kể cả khi sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc điều trị đau dạ dày. Vì vậy, nếu thấy đau bụng liên tục và không bớt khi đã dùng thuốc, người bệnh cần đến bệnh viện ngay để hạn chế thấp nhất các biến chứng có thể xảy ra.Nếu người bệnh đã từng mắc viêm tụy cấp, bệnh có thể tái diễn nếu người bệnh không thay đổi lối sống. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, chúng ta có thể phòng tránh và khắc phục tùy thuộc vào nguyên nhân. Cách tốt nhất để ngăn ngừa tái phát bệnh, chúng ta có thể phòng tránh và khắc phục tùy thuộc vào nguyên nhân, duy trì một lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng và giảm nguy cơ mắc bệnh.Đối với bệnh nhân mắc viêm tụy cấp, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Các loại thực phẩm có khả năng hỗ trợ cải thiện bệnh gồm bông cải xanh, nấm, khoai lang, nho, sữa chua.Với những người đã, đang và có nguy cơ cao mắc viêm tụy cấp thì việc đầu tiên phải làm đó là từ bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. Vì chỉ có ngừng sử dụng rượu bia, các chất kích thích thì mới có thể bảo tồn được phần nào nhu mô tụy còn lại.
https://nhandan.vn/de-khong-bi-viem-tuy-cap-ngay-tet-post795170.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "viêm tụy cấp", "uống rượu bia", "Tết nguyên đán" ] }
Hậu quả khi cắt giảm toàn bộ tinh bột khỏi chế độ ăn
NDO -Khi bạn nhịn ăn tinh bột, cắt giảm toàn bộ tinh bột ra khỏi chế độ ăn bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe.
Chị H.T.N. (Hà Đông, Hà Nội) vì muốn ép cân, giảm cân nhanh nên lựa chọn không ăn tinh bột, thực hiện chế độ ăn kiêng là rau, hoa quả, nhưngđường huyếtxét nghiệm lúc đói lại đáng báo động.Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Nếu không ăn tinh bột mà đường huyết cao là do bị rối loạn chuyển hóa, cơ thể tự chuyển hóa sang đường.N.T.T. (15 tuổi), đang trong độ tuổi dậy thì, bắt đầu quan tâm đến cân nặng và ngoại hình nên nhịn ăn tinh bột để giảm cân đến trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, sức khỏe giảm, học tập kém tập trung donhịn ăn tinh bộttrong một thời gian dài.Nguyên nhân là bởi, não là cơ quan tiêu thụ nhiều glucose nhất trong cơ thể. Để não hoạt động tốt thì lượng đường trong máu cần ổn định (không nên quá thấp hay quá cao). Các nghiên cứu cho thấy sự sụt giảm về lượng glucose có thể có tác động tiêu cực đến sự tập trung, trí nhớ, học tập và nhận thức. Bộ não cũng sử dụng nhiều glucose hơn trong các thời điểm trí não cần tập trung cao độ.Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho hay, carbs là chất dinh dưỡng cơ bản mà cơ thể bạn chuyển hóa thành glucose hoặc đường trong máu để tạo năng lượng cho cơ thể hoạt động. Một chế độ ăn kiêng rất ít carb, như keto và giai đoạn đầu của Chế độ ăn kiêng Atkins, sẽ khiến cơ thể bạn rơi vào tình trạng ketosis. Gan của bạn bắt đầu tạo ra xeton - một loại nhiên liệu hoạt động khi cơ thể bạn không có đủ đường để hoạt động - bằng cách phân hủy chất béo.Để mang lại tình trạng ketosis dinh dưỡng, chế độ ăn kiêng cực kỳ ít carb giới hạn lượng carb của bạn ở mức dưới 10% tổng lượng chất dinh dưỡng đa lượng (carbs, chất béo và protein).Việc thiếu carbs đột ngột sẽ khiến bạn giảm cân. Tuy nhiên, lúc đầu nó chủ yếu là trọng lượng nước. Điều này chủ yếu là do việc cắt giảm lượng carbs cũng làm mất đi lượng glycogen dự trữ trong cơ bắp của bạn.Glycogen giúp cơ thể bạn giữ nước. Bạn cũng có thể mất một ít muối cùng với lượng carbs bạn đã cắt bỏ. Khi bạn bắt đầu ăn lại carbs, trọng lượng nước sẽ quay trở lại ngay lập tức. Phải mất 2 đến 3 tuần để quá trình ketosis tăng tốc và bắt đầu đốt cháy chất béoTuy nhiên khi bạn nhịn ăn tinh bột, cắt giảm toàn bộ tinh bột ra khỏi chế độ ăn bạn sẽ phải đối mặt với những nguy cơ về sức khỏe.­Đầu tiên, cắt tinh bột sẽ làm giảm hiệu suất, thể chất và tinh thần: Nguồn nhiên liệu ưa thích của cơ thể cung cấp hầu hết các hoạt động hàng ngày là carbohydrate. Não và các tế bào hồng cầu của bạn hầu như chỉ dựa vào carbohydrate để làm nhiên liệu. Cắt giảm tinh bột khỏi chế độ ăn có thể gây tình trạng mệt mỏi, đau đầu... làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống­Thứ hai, cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng: việc cắt giảm này cũng đồng nghĩa với việc bạn phải loại bỏ khỏi chế độ ăn một số thực phẩm lành mạnh làm hạn chế lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ quan trọng đối với sức khỏe.Thứ ba, bạn có thể bị cúm Keto: việc cắt giảm tinh bột nhất là trong chế độ Ketosis có thể khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu, khiến bạn cảm thấy giống các triệu chứng của cúm.Thứ tư, có thể gặp tình trạng sương mù não: Bạn có thể cảm thấy hay quên, thiếu tập trung khi lúc này cơ thể đang cố gắng duy trì mức đường huyết bình thường. Ban đầu cũng sẽ có thể khó ngủ.­Thứ năm, giảm lượng đường huyết: Chế độ ăn kiêng siêu ít carb sẽ làm giảm lượng đường trong máu của bạn. Mặc dù điều này có thể hữu ích nếu bạn bị tiểu đường. Nhưng trong quá trình Ketosis có thể dẫn đến hạ đường huyết. Các dấu hiệu hạ đường huyết bao gồm run, chóng mặt, đói, yếu ớt.Thứ sáu, bạn sẽ giảm lượng nước của cơ thể: Thiếu carbs đột ngột sẽ khiến bạn giảm cân. Tuy nhiên, trong thời gian đầu nó chủ yếu đến từ việc giảm trọng lượng nước. Thiếu carbs đột ngột sẽ khiến bạn giảm cân. Tuy nhiên, nó chủ yếu là trọng lượng nước. Do việc cắt giảm carbs cũng làm tiêu hao lượng glycogen dự trữ trong cơ bắp của bạn. Glycogen giúp cơ thể bạn giữ nước.Thứ bảy, làm trầm trọng các vấn đề bệnh thận: Việc Ketosis có thể làm tăng nồng độ axit uric, dẫn đến sỏi thận hoặc bệnh gút.­Một tác hại nghiêm trọng khác của chế độ ăn hạn chế tinh bột đối với sức khỏe là dẫn đến tình trạng thiếu hụt tinh bột. Thay vì chuyển hóa đường như bình thường, cơ thể sẽ lựa chọn chuyển hóa ketone – các thể được sản xuất ra bởi chất béo.Điều này có thể gây ra nhiễm ketone máu, khiến bệnh nhân bị hôn mê, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên, những biến chứng này chỉ xảy ra nếu cơ thể bị thiếu hụt tinh bột ở mức độ nghiêm trọng."Thay vì chuyển sang chế độ ăn kiêng rất ít carb để giảm cân, hãy bắt đầu bằng cách cắt giảm lượng carb đã qua chế biến, giảm khẩu phần và tăng lượng rau không chứa tinh bột mà bạn đang ăn. Kết hợp với các bài tập tốt nhất để giảm cân, bạn sẽ thấy cân nặng giảm xuống nhanh chóng", bác sĩ Sơn khuyến cáo.
https://nhandan.vn/hau-qua-khi-cat-giam-toan-bo-tinh-bot-khoi-che-do-an-post798471.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "ăn chay", "hạn chế tinh bột", "đường huyết", "nguy cơ cho sức khỏe" ] }
Vì sao nhịn ăn tinh bột, đường huyết vẫn tăng cao?
NDO -Nguyễn Thị M. (40 tuổi) thấy cân nặng tăng nhanh trở lại đây khiến cô muốn giảm cân trước tết 2 tháng. Để ép cân nặng, M. không ăn tinh bột, thực hiện chế độ ăn kiêng là rau, hoa quả, nhưng đường huyết xét nghiệm lúc đói lại đáng báo động.
Mới đây, cơ quan M. tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, đường huyết lúc đói của cô ở mức cao 6.3, khiến cho cô gái trẻ lo ngại. "Tôi có thời gian dài không ăn cơm, chủ yếu ăn hoa quả. Trước khi kiểm tra sức khỏe khoảng một tuần, tôi có uống 2 ly trà sữa", M. kể.Tiến sĩ Từ Ngữ, Phó Tổng thư ký Hội Dinh Dưỡng Việt Nam cho hay, với một người bình thường đường huyết lúc đói bình thường là 3.9-5.5 mmol/l. Trường hợp, nếu đường huyết lúc đói trong khoảng 5.6-6.9 mmol/l thì người đó sẽ được chẩn đoán là tiềnđái tháo đường.Đối với trường hợp của M. với mức đường huyết lúc đói đo là 6.3 thì cần phải kiểm tra kỹ vì có nguy cơ đái tháo đường là rất cao.Đường (hay glucose máu) là nguồn năng lượng chính của cơ thể đồng thời cũng là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng và cần thiết cho các cơ quan đặc biệt hệ thần kinh và tổ chức não bộ.Chỉ số GI (glycemic index) để chỉ nồng độ glucose có trong máu thường được đo bằng đơn vị là mmol/l hoặc mg/dl. Nồng độ glucose trong máu sẽ liên tục thay đổi từng ngày thậm chí từng phút và liên quan đến chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày.Tuy nhiên, lúc nào trong máu cũng có một lượng đường nhất định, nếu lượng đường trong máu thường xuyên cao sẽ dẫn tới bệnh đái tháo đường.Tiến sĩ Từ Ngữ nhấn mạnh, đường máu rất quan trọng với cơ thể. Nếu cơ thể không có đường trong máu (hạ đường huyết) có thể tử vong và ngược lại đường huyết luôn ở mức cao sẽ gây ra rất nhiềubiến chứngtrong cơ thể: thận, tim, mắt, mạch máu…Về lý do không ăn cơm mà đường huyết lúc đói vẫn cao, vị chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bình thường chúng ta phải ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.Trước kia, mọi người ăn cơm nhiều nhưng không bị đái tháo đường. Hiện nay, cuộc sống hiện đại mọi người ít ăn cơm nhiều tăng cường ăn thịt, trứng, cá, uống sữa nhưng đái tháo đường lại tăng.Nguyên nhân là do quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Nếu không ăn tinh bột mà đường huyết cao là do bị rối loạn chuyển hoá, cơ thể tự chuyển hoá sang đường.Đối với trường hợp không ăn tinh bột mà đường huyết đói cao thì nguy cơ đái tháo đường là rất cao. Do vậy, trường hợp này cần phải ăn uống như chế độ của bệnh nhân đái tháo đường.Bác sĩ Từ Ngữ lưu ý M. không kiêng hoàn toàn tinh bột vẫn phải ăn đủ 4 nhóm dưỡng chất, chia nhỏ bữa ăn, đa dạng thực phẩm, tăng cường vận động thể dục thể thao.Theo các chuyên gia nội tiết, đái tháo đường được kiểm soát tốt là khi bạn đạt được kiểm soát đường huyết cùng với việc được tầm soát và phát hiện sớm các tổn thương cơ quan nhằm ngăn chặn và điều trị kịp thời.Các nghiên cứu về di truyền bệnh đái tháo đường trong gia đình cho thấy trong gia đình, các con cái có khả năng bị di truyền bệnh tiểu đường từ cha mẹ là rất cao, có thể lên tới 75% nếu cả cha và mẹ cùng mắc bệnh này. Nếu trong gia đình chỉ có bố hoặc mẹ mắc bệnh thì xác suất con bị bệnh đái tháo đường là 15-20%.Tiến sĩ Từ Ngữ khuyến cáo, đái tháo đường có thể gây ra các biến chứng về tim mạch (cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim); thận (đạm trong nước tiểu, suy thận); Mắt (đục thủy tinh thể, mù mắt); thần kinh (dị cảm, tê tay chân); nhiễm trùng (da, đường tiểu, lao phổi, bàn chân) thì bệnh mạch máu ngoại vi trong đó hay gặp nhất là bệnh mạch máu chi dưới gây hoại tử và phải cắt cụt chi.Theo khuyến nghị từ Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ ADA người trên 45 tuổi và không có những yếu tố nguy cơ của đái tháo đường cần thực hiện xét nghiệm đường huyết trước ăn khoảng 2-3 năm 1 lần.Đối với các trường hợp có yếu tố nguy cơ sau cần phải xét nghiệm đường huyết khi đói 1 năm/lần để phát hiện sớm bệnh: Người có lối sống tĩnh tại; người có các thành viên trong gia đình mắc phải bệnh lý đái tháo đường type2; phụ sản phụ mang thai đang mắc phải đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh trẻ có cân nặng lớn hơn 4000g; người mắc tăng huyết áp; người bị hội chứng buồng trứng đa nang; người có tiền sử mắc phải bệnh lý tim mạch.Người bệnh mắc phải hội chứng đề kháng insulin hoặc những bệnh lý khác liên quan đến vấn đề kháng insulin cũng cần phải lưu ý xét nghiệm định kỳ.Đái tháo đường là căn bệnh có diễn biến âm thầm, nhưng hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, kinh tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc có các yếu tố nguy cơ có liên quan, cần tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh có uy tín.
https://nhandan.vn/vi-sao-nhin-an-tinh-bot-duong-huyet-van-tang-cao-post792958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "đái tháo đường", "không ăn tinh bột", "ép cân", "chỉ số đường huyết cao", "nhịn tinh bột" ] }
Cẩn trọng với nhiễm độc thức ăn ngày hè
NDO -Mùa hè thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây bệnh phát triển, dẫn đến thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn nếu không được bảo quản thích hợp.
Các vụ nhiễm trùngnhiễm độc thức ănđã xảy ra nhiều nơi và gây ra những vụ dịch lớn, nghiêm trọng thời gian vừa qua.Mới đây, Khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân L.V 56 tuổi, đến từ Hải Dương. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh, tiếp xúc được, khó thở nhẹ, mạch nhanh, huyết áp tụt, phụ thuộc thuốc vận mạch, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, đau quặn bụng quanh rốn…Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, biến chứng sốc (hay còn gọi là shock nhiễm khuẩn cửa vào đường tiêu hoá), tổn thương thận cấp.Theo lời kể, sau khi ăn bánh cuốn, bệnh nhân đột ngột xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, đau quặn bụng từng cơn, đau bụng liên tục, đại tiện phân lỏng nhiều lần, phân vàng, không có bọt, sốt nhẹ, toàn thân gai rét. Ngoài ra ý thức tỉnh táo, không đau đầu, đau ngực, tiểu tiện bình thường.Nhờ phát hiện sớm các triệu chứng, bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện kịp thời, chẩn đoán, điều trị đúng, tích cực bằng phác đồ điều trị: hồi sức chống shock, kháng sinh, cân bằng điện giải kiềm toan, dinh dưỡng tích cực, bệnh nhân đã khỏi bệnh và ra viện sau 5 ngày điều trị.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Thế, Chủ nhiệm khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các Bệnh truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn nếu chủ quan có thể có các biểu hiện rất nặng, thậm chí có nhiều trường hợp đến với chúng tôi vào giai đoạn muộn trong tình trạng suy đa tạng dẫn đến tử vong.Tác nhân gây bệnh xâm nhập qua đường ăn uống, khi ăn phải những thực phẩm, nguồn nước có chứa vi khuẩn gây bệnh. Các vi sinh vật bao gồm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng xuất phát từ những thực phẩm vệ sinh kém, là môi trường thuận lợi khiến người bệnh dễ dàng mắc bệnh.Người bị nhiễm khuẩn đường tiêu hoá thường xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn khoảng 6-24 giờ, bao gồm: Đi ngoài phân lỏng, phân nát, có lúc bị táo bón; buồn nôn, nôn, đau bụng hoặc chướng bụng; cảm giác buồn ăn nhưng không ngon miệng; sốt, mệt mỏi, suy nhược; đau đầu, chóng mặt; mất nước và điện giải, vã mồ hôi.Tiến sĩ Thế khuyến cáo, đểphòng tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hoáchúng ta cần: Ăn chín, uống sôi, tránh sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn; tránh sử dụng các loại thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng hoặc không rõ nguồn gốc; rửa tay với xà phòng thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khoẻKhi gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn, quý vị nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp tránh để lại các biến chứng đe doạ tính mạng.
https://nhandan.vn/can-trong-voi-nhiem-doc-thuc-an-ngay-he-post813458.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "ngộ độc thực phẩm", "nhiễm khuẩn", "thức ăn", "vi khuẩn" ] }
Gia tăng ca nhiễm ký sinh trùng do nuôi thú cưng
NDO -Các ca bệnh nhiễm giun đũa chó mèo đang bùng nổ, đặc biệt là có nguyên nhân do nuôi thú cưng. Khi ôm, ngủ cùng thú cưng, người nuôi dễ nuốt phải trứng giun đũa chó mèo.
Đây là thông tin được Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương (NIMPE), Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, Bộ Y tế chia sẻ tại hội nghị trực tuyến liên ngành về tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024.Trong người,trứng giun đũa chó mèokhông thể phát triển thành giun mà ở dạng ấu trùng. Các ấu trùng này đi đến phổi, não, gan…, đặc biệt gây ngứa ở da.Trong năm 2023, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc NIMPE) đã điều trị 15.527 bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó mèo. Ước tính cả nước có 30.000 người bị bệnh do nhiễm giun đũa chó, mèo tại các cơ sở y tế trên cả nước.Giun đũa chó, mèo (toxocara canis) khi trên vật chủ (sống trong ruột chó, mèo) sẽ đẻ trứng. Trứng giun theo phân ra ngoài môi trường, người nuốt phải trứng này, do quá trình ăn uống vệ sinh cá nhân không bảo đảm, doôm ấp thú cưng.Sau khi nuốt trứng vào cơ thể, các ấu trùng giun sẽ đi xuyên qua thành ruột và theo đường máu di chuyển đến gan, phổi, hệ thần kinh.Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Đình Cảnh, Việt Nam có nhiều người nhiễm sán lá gan nhỏ, có nơi 65% dân số nhiễm sán lá gan nhỏ, đặc biệt những địa phương có thói quen ăn tái, gỏi. Ước tính mỗi năm có 1 triệu người nhiễm sán này. Hiện, sán lá gan đã ghi nhận tại 32 tỉnh, thành phố. "Nhiều người từng được chẩn đoán u, ung thư não, gan, phổi nhưng nguyên nhân chính xác là ổ ấu trùng giun, sán", ông Cảnh nói.Theo khuyến cáo của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, để phòng nhiễm sán, người dân cần ăn chín, không ăn đồ tái sống. Với người nuôi thú cưng, cần tẩy sạch giun cho vật nuôi và đặc biệt là quản lý tốt phân từ chúng, bởi đây là nguồn chứa trứng giun đũa. Nếu vệ sinh không sạch sẽ, người nuôi rất dễ nhiễm trứng giun.
https://nhandan.vn/gia-tang-ca-nhiem-ky-sinh-trung-do-nuoi-thu-cung-post801977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "ký sinh trùng", "thú cưng", "ôm ấp thú cưng" ] }
Các em thiếu nhi mong muốn được sống trong môi trường trong sạch, không khói thuốc
NDO -Cuộc thi tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại củathuốc ládành cho thiếu nhi là hoạt động thiết thực, giúp các em có cơ hội tìm hiểu các kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá; cũng như việc bày tỏ những suy nghĩ và truyền tải mong muốn được sống trong môi trường an toàn, trong sạch, không khói thuốc.
Ngày 18/12 tại Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) đã diễn ra Tổng kết, trao giải cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá dành cho thiếu nhi năm 2023.Đây là hoạt động phối hợp giữa Trung ương Đoàn, Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế) giai đoạn 2023-2024 về việc tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng, chốngtác hại của thuốc látrong thiếu nhi.Theo Giám đốc Trung tâm Hướng dẫn hoạt động thiếu nhi Trung ương, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi Nguyễn Đình Kiểm, sau hai tháng phát động (từ tháng 9 đến 11/2023), cuộc thi Tìm hiểu kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá nhận được sự quan tâm, hưởng ứng và triển khai đồng bộ, có hiệu quả của các đơn vị liên quan.Cuộc thi đã tạo ra sân chơi bổ ích và lý thú, giúp thiếu nhi trau dồi kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá; nâng cao và tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành vi và ý thức trách nhiệm của thiếu nhi trong hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khỏe con người và toàn xã hội; bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường an toàn, không khói thuốc.Tin liên quanNgăn chặn tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới đối với thanh thiếu niênTừ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của thiếu nhi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tới cộng đồng và toàn xã hội; giúp thiếu nhi phát huy khả năng sáng tạo, bày tỏ những suy nghĩ và truyền tải mong muốn của thiếu nhi thông qua các phần thi tìm hiểu kiến thức về phòng chống, tác hại của thuốc lá.Từ hơn 117 nghìn tác phẩm dự thi, sau nhiều vòng chấm sơ khảo và chung khảo với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực truyền thông, văn học… Ban Tổ chức đã thống nhất và quyết định lựa chọn các tác phẩm dự thi theo đúng kế hoạch, thể lệ cuộc thi và có chất lượng cao để trao giải, gồm:1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba; 5 giải Khuyến khích và 5 đơn vị tập thể.Giải nhất cá nhân được trao cho em Lê Trọng Nhân học sinh lớp 8 A5 Trường THCS Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.Ban tổ chức trao giải tập thể cho các đơn vị có nhiều bài dự thi và chất lượng nhất.Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Thị Hải, Phó Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết, những năm gần đây xuất hiện các sản phẩm thuốc lá mới chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường trong nước và đang có xu hướng gia tăng trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Các sản phẩm này được thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng và hương vị hấp dẫn giới trẻ. Các tập đoàn thuốc lá đa quốc gia đưa ra các thông tin gây hiểu nhầm về thuốc lá điện tử để thu hút người dùng mới.Sự “mới lạ” của thuốc lá điện tử với hương vị hấp dẫn cùng những lời quảng cáo không gây hại đã đánh trúng vào tâm lý thích thể hiện cái tôi của thế hệ trẻ và nhanh chóng xâm nhập vào trường học. Điều này dẫn đến việc sử dụng thuốc lá điện tử đang có xu hướng gia tăng nhanh tại nước ta, đặc biệt trong lứa tuổi học sinh
https://nhandan.vn/cac-em-thieu-nhi-mong-muon-duoc-song-trong-moi-truong-trong-sach-khong-khoi-thuoc-post788101.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Thuốc lá mới", "môi trường không khói thuốc", "không hút thuốc", "phòng chống tác hại của thuốc lá", "thiếu nhi Việt Nam" ] }
Lập 5 đoàn liên ngành kiểm tra an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm
Năm đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan sẽ tiến hành kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại 10 tỉnh, thành phố trọng điểm.
Đây là một trong những hoạt động quan trọng của "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2024 với chủ đề "Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới". Thời gian triển khai từ 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc.Theo đó, đoàn số 1 sẽ do Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ), Viện Pasteur Nha Trang tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên.Đoàn số 2 do Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường (Bộ Công an), Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Quảng Ninh, Thanh HóaĐoàn số 3 do Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Hưng Yên.Đoàn số 4 do Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công thương tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn.Đoàn số 5 do Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) chủ trì, phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Cục Quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá (Bộ Khoa học và Công nghệ), Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công thương tiến hành kiểm tra tại 2 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La.Các đoàn sẽ kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Trung ương trong công tác bảo đảman toàn thực phẩmcủa các Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm địa phương, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; kiểm tra thực tế tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, quảng cáo thực phẩm.Bên cạnh 5 đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Công thương giao các đơn vị chức năng thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.Tại các địa phương, căn cứ vào Kế hoạch triển khai Tháng hành động năm 2024 của Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ ngành liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan xây dựng kế hoạch Tháng hành động phù hợp với yêu cầu và tình hình bảo đảm an toàn thực phẩm của địa phương.Các tỉnh, thành phố triển khai công tác thanh tra, kiểm tra Tháng hành động tại địa phương và thực hiện từ tuyến tỉnh đến quận, huyện, thị trấn, phường, xã; chuẩn bị nội dung báo cáo của địa phương với các đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch đã xây dựng.
https://nhandan.vn/lap-5-doan-lien-nganh-kiem-tra-an-toan-thuc-pham-tai-10-tinh-thanh-pho-trong-diem-post802491.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Đoàn liên ngành Trung ương", "An toàn thực phẩm", "Kiểm nghiệm" ] }
Đào tạo bác sĩ nội trú: Nên chú trọng thực hành và có chính sách đãi ngộ riêng
NDO -Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh cho rằng, việc đào tạo bác sĩ nội trú là cần thiết, tuy nhiên không đào tạo quá tràn lan nhưng cũng không quá khắt khe. Còn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, việc mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú nên chú trọng đào tạo thực hành nhiều hơn nữa, tìm hiểu rộng hơn về các mô hình bệnh tật.
Không tràn lan, nhưng cũng không khắt kheGiáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay, trước đây, quy định khi học bác sĩ nội trú phải ở bệnh viện 24/24 giờ. Ngoài chuyện bệnh viện quản lý rất chặt chẽ, chương trình học của nhà trường luôn kín lịch. Với việc đào tạo này, đội ngũ bác sĩ nội trú có nhiều kinh nghiệm khi được học tập các thầy, cô hàng đầu trong chuyên môn của mình và tự tin hành nghề sau khi tốt nghiệp.Tuy nhiên, theo Giáo sư Ánh, có thực tế hiện nay là chất lượng đào tạo bác sĩ nội trú đã có phần giảm sút so với trước. "Nếu chúng ta mở rộng đào tạo đại trà, sa sút trong chất lượng sẽ làm mất đi chất lượng và bản chất của bác sĩ nội trú. Khi đó niềm tin vào nguồn nhân lực chất lượng cao giảm sút", ông Ánh bày tỏ.Bên cạnh đó, với việc đào tạo mở rộng, có tình trạng thừa bác sĩ nội trú tại tuyến trên. Trong khi đó, tuyến dưới vẫn khát nhân lực chất lượng cao.Ông Ánh cho rằng, việc đào tạo là đúng, nhưng đào tạo xong các bác sĩ nội trú mặc định ở lại viện lớn, không về địa phương và họ sẽ khó tìm được đúng vị trí như kỳ vọng."Nhiều bác sĩ nội trú nghĩ mình được đào tạo nội trú sẽ được sắp xếp công việc ở những bệnh viện ở tuyến trung ương. Nhưng thực chất, việc đào tạo nguồn lực chất lượng cao này cho toàn bộ các tuyến và mở rộng đào tạo chủ yếu cho các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện. Quan điểm của tôi là đào tạo bác sĩ nội trú phải mở rộng hơn, nhưng tuyệt đối không tràn lan, vì chất lượng sẽ kém đi. Tôi không muốn chất lượng bác sĩ nội trú bị sa sút trong con mắt của giới y khoa", ông Ánh bày tỏ.Do đó, việc đào tạo quan trọng phải quan tâm khung đào tạo, chất lượng đào tạo và đặc biệt phải có chính sách sử dụng người đào tạo nội trú. Việc đào tạo bác sĩ nội trú phải bảo đảm chất lượng như xưa và đào tạo xong phải sử dụng được đội ngũbác sĩ nội trú.Theo Giáo sư Ánh, việc mở rộng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có mục đíchphục vụ toàn dânchứ không chỉ chọn ở lại thủ đô. Do đó, cần phải có chính sách phân bố nguồn nhân lực cho đi các tỉnh."Tôi cho rằng, Bộ Y tế cần phối hợp với các tỉnh để tuyển bác sĩ nội trú nhưng phải có sự trọng dụng với chế độ đãi ngộ riêng. Ngành y tế cần có chính sách luân chuyển, đưa bác sĩ nội trú về địa phương cắm chốt vài năm để giúp cho y tế địa phương phát triển", Giáo sư Ánh bày tỏ.Ông Ánh cũng nhấn mạnh: Đào tạo bác sĩ nội trú là đào tạo ra những bác sĩ giỏi và đấy là một hệ đào tạo rất chất lượng, nên phát huy nhưng không biến nó thành đại trà, song cũng đừng quá khắt khe với mức độ số người được đào tạo chả thấm vào đâu với dân số Việt Nam và chỉ phục vụ được một nhóm người, khi chúng ta có khả năng đào tạo ra nhiều người giỏi. Đừng làm ít quá, cũng đừng ôm đồm quá sức.Tuy nhiên, cũng cần công bằng với đội ngũ này. Tùy theo nguyện vọng, nếu đội ngũ này sau khi được phân về các địa phương, nếu họ chọn ở lại tỉnh thì các tỉnh cần có chính sách ưu đãi về thu nhập, nhà ở với các bác sĩ nội trú. Nếu đội ngũ này muốn về tuyến Trung ương, ngành y tế cũng cần có chính sách để giúp họ tiếp tục có cơ hội học tập, tiếp xúc với các ca bệnh khó, nâng cao tay nghề. "Nếu không có chính sách lâu dài thì nguồn lực bác sĩ nội trú ra trường sẽ bơ vơ", bác sĩ Ánh chia sẻ.Nên đào tạo hướng về thực hành lâm sàng nhiều hơnPhó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhấn mạnh, để giám sát chất lượng bác sĩ nội trú, quan trọng là phải thẩm định các cơ sở thực hành đào tạo đạt chuẩn hay không. Bên cạnh đó, phải tăng cường đào tạo theo đơn đặt hàng để tiết kiệm nguồn lực và giải quyết công bằng xã hội với các tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, xóa nhòa sự bất bình đẳng giữa các vùng miền.Do đó, theo bác sĩ Điển, để mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú, các trường cần phải đặt ra tiêu chuẩn đầu vào. Ngoài kiến thức đã học trong trường, các nơi đào tạo cần có những cuộc phỏng vấn trực tiếp với các em sinh viên xem định hướng, xu hướng nghề nghiệp thế nào, tìm hiểu lòng trắc ẩn, tâm lý sẵn sàng tham gia khóa học, theo đuổi nghề nghiệp chuyên sâu không.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.Hai là, chương trình đào tạo cố gắng gọn hơn, không cung cấp lại những kiến thức đại học mà cần có khung lý thuyết gọn, hướng thực hành lâm sàng nhiều hơn nữa, tìm hiểu mô hình bệnh rộng nhất.Ba là, cần có nghiên cứu và đưa các em thành nhà khoa học trong tương lai. Do đó, các thầy cô cần có những hướng dẫn nội dung luận văn để các bác sĩ nội trú trở thành nhà nghiên cứu về y học trong tương lai.Bốn là, đào tạo theo địa chỉ, huy động nguồn lực từ y tế công lập, tư nhân. Ngoài đầu tư, phải cam kết sử dụng phù hợp nhân lực sau đào tạo.“Bác sĩ nội trú nhi khoa đào tạo nhưng lại đưa về một bệnh viện không đúng chuyên khoa, chỉ khám 3-5 bệnh nhân/ngày rất phí. Do đó, trong cam kết đào tạo bác sĩ nội trú nhi khoa phải đúng vị trí việc làm”, ông Điển bày tỏ.Là đơn vị đi đầu trong triển khai mở rộng đào tạo bác sĩ nội trú, Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Y Hà Nội cho rằng, cần phải coi bác sĩ nội trú là hình thức đào tạo đặc biệt trong ngành y. Ngoài việc cần phải có hỗ trợ về học bổng, các cơ sở thực hành đào tạo bác sĩ nội trú cần phải được thẩm định chặt chẽ về mặt chất lượng.Đặc biệt, để tiết kiệm nguồn lực và giải quyết công bằng xã hội với các tỉnh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, Giáo sư Tạ Thành Văn nhấn mạnh, cần phải tăng cường đào tạo bác sĩ nội trú theo đơn đặt hàng.
https://nhandan.vn/dao-tao-bac-si-noi-tru-nen-chu-trong-thuc-hanh-va-co-chinh-sach-dai-ngo-rieng-post796961.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "bác sĩ nội trú", "Trường Đại học Y Hà Nội", "đào tạo bác sĩ nội trú" ] }
Bệnh viện tư nhân ở Đắk Lắk miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân
NDO -Đơn vị lọc thận nhân tạo củaBệnh viện Thiện Hạnhđược trang bị giai đoạn đầu gồm 10 máy, do công ty B.Brawn của Đức sản xuất, là một trong những công ty cung cấp máy và vật tư cho lọc thận hàng đầu thế giới.
Ngày 28/12, Bệnh viện Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnhĐắk Lắktriển khai thực hiện những ca lọc thận nhân tạo đầu tiên sau nhiều năm đi vào hoạt động.Đây là đơn vị y tế tư nhân đầu tiên tại Đắk Lắk triển khai lọc thận nhân tạo.Theo lãnh đạo Bệnh viện Thiện Hạnh, sau một thời gian chuẩn bị trang thiết bị máy móc, cử nhân viên lên tuyến trên đào tạo, lập thủ tục xin phép các cơ quan chức năng và được sự hỗ trợ chuyên môn của tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh đến hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, ngày 28/12 Bệnh viện Thiện Hạnh đã thực hiện lọc thận nhân tạo cho 5 bệnh nhân đầu tiên.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh đến hỗ trợ chuyên môn cho những ca lọc thận nhân tạo đầu tiên tại Bệnh viện Thiện Hạnh.Việc Bệnh viện Thiện Hạnh triển khai lọc thận nhân tạo góp phần giải quyết một phần nhu cầu của những người bệnh cần lọc thận, mà hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên họ phải đi tuyến trên để lọc thận, gây rất nhiều tốn kém cho bệnh nhân.Hiện đơn vị chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Thiện Hạnh có 5 bác sĩ và 8 điều dưỡng, đã được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề.Đơn vịlọc thận nhân tạocủa Bệnh viện Thiện Hạnh được trang bị giai đoạn đầu gồm 10 máy, do công ty B.Brawn của Đức sản xuất, là một trong những công ty cung cấp máy và vật tư cho lọc thận hàng đầu thế giới.Máy có tính năng an toàn, đánh giá hiệu quả sau lọc, có chức năng lọc nội độc tố và 100% sử dụng màn lọc có tính thấm cao, giúp tăng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Mỗi ngày thực hiện 2 lượt lọc thận cho 10 bệnh nhân.Trong sáng 28/12, dù mới triển khai nhưng Bệnh viện Thiện Hạnh đã thực hiện lọc thận cho một bệnh nhân suy thận rất nặng là ông Võ Văn Dũng, sinh năm 1963, đã bị suy thận 4 năm và đang suy thận giai đoạn cuối, cần phải lọc 3 lần trong 1 tuần.Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân không có điều kiện đi tuyến trên để lọc thận, mà tại Đắk Lắk bệnh nhân chỉ được lọc thận khi mệt hoặc 1 lần trong tuần, dẫn đến tình trạng bệnh nhân dư dịch nhiều từ 7-10 kg, khó thở. Sau lượt lọc đầu tiên, ông Võ Văn Dũng cho biết, cảm thấy khỏe hơn rất nhiều, bớt khó thở, vui vẻ yên tâm điều trị.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh và tập thể lãnh đạo Bệnh viện Thiện Hạnh.Hiện đơn vị chạy thận nhân tạo của Bệnh viện Thiện Hạnh có 5 bác sĩ và 8 điều dưỡng, đã được đào tạo và có chứng chỉ hành nghề. Trong đợt triển khai lọc thận nhân tạo này, Bệnh viện Thiện Hạnh miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân.
https://nhandan.vn/benh-vien-tu-nhan-o-dak-lak-mien-phi-toan-bo-cho-50-luot-loc-than-dau-tien-cho-cac-benh-nhan-post789642.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bệnh viện Thiện Hạnh", "tỉnh Đắk Lắk", "lọc thận nhân tạo" ] }
Mức sinh giảm thách thức mục tiêu dân số và phát triển
Việt Nam luôn duy trì mức sinh thay thế (2,1 con/phụ nữ) trong gần 20 năm liên tục từ năm 2002 đến 2020, nhưng gần hai năm nay, mức sinh của phụ nữ giảm xuống 1,96 con và không đạt mức sinh thay thế. Mức sinh giảm sẽ ảnh hưởng tới cơ cấu, quy mô dân số, làm suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động, tăng nhanh quá trình già hóa dân số... Nếu không có những điều chỉnh chính sách, những giải pháp kịp thời để đưa mức sinh tăng trở lại đạt mức sinh thay thế, tương lai dân số Việt Nam giảm dần..., làm chậm quá trình phát triển của kinh tế-xã hội của đất nước.
Việt Nam đã chạm mốc hơn 100 triệu dân, là quốc gia đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á, và xếp thứ 15 thế giới, trong đó những người đang trong độ tuổi lao động chiếm hơn 66% tổng số dân.Khi nguồn nhân lực giảmTheo thống kê của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), năm 1999 trung bình mỗi phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi sinh đẻ có 2,33 con. Từ năm 2009 đến nay, tỷ suất sinh tăng nhẹ, hoặc giảm nhẹ quanh mức (2,1 con) và đến năm 2023, theo thống kê mới nhất, mỗi phụ nữ Việt Nam có 1,9 con, thấp nhất từ trước đến nay. Việt Nam đang gặp khó khăn nhất định, khi mà mục tiêu đến năm 2030 duy trì vững chắc mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ, quy mô dân số khoảng 104 triệu người.Cục trưởng Dân số (Bộ Y tế) Lê Thanh Dũng cho biết, mức sinh thay thế là mức sinh trung bình của người phụ nữ trong toàn bộ cuộc đời của mình sinh đủ số con để thay mình thực hiện chức năng sinh đẻ và duy trì (nòi giống). Khi tổng tỷ suất sinh là 2,1 con/phụ nữ, sẽ được coi là đạt mức sinh thay thế. Khi mức sinh thấp, ảnh hưởng suy giảm quy mô dân số, cơ cấu tuổi của dân số trong tương lai, suy giảm nhóm dân số trong độ tuổi lao động; tác động mạnh vào quá trình di cư, tăng nhanh quá trình già hóa dân số, mất cơ hội tận dụng cơ cấu dân số vàng…Hiện nay mức sinh giữa các vùng, miền đang có sự chênh lệch đáng kể. 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; thậm chí một số địa phương có mức sinh rất thấp, tập trung ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải miền trung.Vùng Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ lệ giảm sâu: năm 1999 vùng này vẫn còn tỷ lệ một phụ nữ sinh 2,9 con thì hiện nay giảm xuống chỉ còn 1,56 con. Mức sinh thấp không chỉ diễn ra ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển mà còn xuất hiện ở nhiều tỉnh có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn như ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh quốc gia về lương thực. Các tỉnh có mức sinh thấp chiếm khoảng 39,4% dân số cả nước, sẽ tác động rất lớn đến quá trình phát triển bền vững đất nước.Theo PGS, TS Trần Thị Minh Thi, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, những bài học từ những quốc gia có văn hóa-xã hội tương đồng với Việt Nam, đề cao văn hóa, chịu ảnh hưởng Nho giáo, đề cao giá trị con cái, gia đình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đều đối diện nguy cơ giảm sinh trong nhiều năm qua và đã có nhiều giải pháp để tăng sinh trở lại, nhưng đều không có dấu hiệu thành công.Duy trì mức sinh bền vững là cực kỳ quan trọng trong bất kỳ cộng đồng quốc gia nào, nhất là những quốc gia phát triển. Nó quyết định sự tồn tại thành công của quốc gia đó. Thiếu con người là thiếu tất cả, thiếu nguồn lao động, ảnh hưởng đến kế hoạch quản trị xã hội tầm vĩ mô. Khi tuổi thọ tăng lên, mức sinh giảm đi, thì già hóa dân số rất nhanh.Thực tế trong những năm gần đây, nguồn lao động là phụ nữ tăng rất cao, chiếm hơn 70%. Trong văn hóa Việt Nam, phụ nữ là người chăm sóc chính trong gia đình… với nhiều lý do như vậy, mức sinh giảm sẽ ảnh hưởng nhất định những vấn đề nêu trên.Nhận diện những vấn đề xã hội mới nảy sinh, chúng ta cần cảnh báo thách thức từ mức sinh giảm, để có những điều chỉnh chính sách kịp thời mang tầm vĩ mô và giải pháp truyền thông phù hợp trước khi quá muộn để điều chỉnh tác động đến mức sinh.Cục trưởng Lê Thanh Dũng chia sẻ, trong muôn vàn lý do dẫn đến việc giảm sinh, cũng còn có những lý do rất tự nhiên của xã hội. Khi quá trình đô thị hóa tăng nhanh cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội cuốn theo vòng xoáy phát triển, khiến giới trẻ mải mê không điểm dừng.Bên cạnh đó, việc tìm kiếm nhà ở, chi phí sinh hoạt gia đình, chi phí nuôi dạy con… cũng là áp lực không nhỏ dẫn đến việc ngại kết hôn và sinh con. Tại các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ y tế, dịch vụ xã hội, cơ sở giáo dục còn thiếu và bất cập, tỷ lệ số dân tại các khu này tính bằng cả phường, nhưng những dịch vụ để phục vụ cho người dân còn thấp và thiếu…Mặt khác, một vấn nạn vẫn chưa có giải pháp kiểm soát chặt chẽ, là tình trạng nạo phá thai tại các cơ sở y tế công lẫn tư vẫn diễn ra tràn lan, có thể dẫn đến vô sinh hoặc vô sinh thứ phát. Cùng với mức sinh đang giảm thì cơ cấu dân số trẻ đang bắt đầu chuyển sang già hóa.Năm 2019, cứ 2 trẻ em thì có 1 người cao tuổi, dự báo đến năm 2069 cứ 2 trẻ em sẽ có 3 người trên 60 tuổi. Như vậy, chúng ta sẽ phải đối diện với hai vấn đề tác động toàn diện đến phát triển kinh tế-xã hội, đó là mức sinh thấp và dân số già. Hệ lụy của những vấn đề này sẽ tác động lâu dài tới số phận của từng cá nhân, gia đình và toàn xã hội.Bảo đảm mức sinh và nhân lực tương laiMức sinh tăng, hay giảm đều ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia. Nếu để mức sinh duy trì thấp trong một thời gian dài sẽ dẫn đến già hóa dân số nhanh, đồng thời thiếu hụt nguồn lao động, dẫn đến suy giảm tăng trưởng kinh tế-xã hội.Do đó, nhiệm vụ đặt ra là cần duy trì mức sinh thay thế, giữ vững mức sinh đồng đều giữa các vùng, khu vực và không để mức sinh xuống quá thấp; nhất là ở các thành phố lớn, vùng kinh tế trọng điểm đang có mức sinh thấp.Để giải quyết tình trạng chênh lệch mức sinh giữa các vùng, miền, bảo đảm giữ vững mức sinh thay thế, năm 2020 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 588/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”.Quyết định đã đưa ra mục tiêu cụ thể: tăng 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh thấp; giảm 10% tổng tỷ suất sinh ở các tỉnh, thành phố có mức sinh cao; duy trì kết quả ở những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Như vậy, đối với địa phương có mức sinh cao, cần tiếp tục áp dụng và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng không có người sinh con thứ ba trở lên; hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.Đối với địa phương đã đạt mức sinh thay thế và có mức sinh thấp, trước mắt cần rà soát, bãi bỏ các chính sách khuyến khích sinh con ít; từng bước ban hành, thực hiện chính sách khuyến khích sinh đủ hai con áp dụng cho các gia đình, cộng đồng...Đi tìm giải pháp cho vấn đề giảm sinh, Thạc sĩ Mai Trung Sơn (Cục Dân số) cho biết, dự thảo Luật Dân số đang được xây dựng có đề xuất 4 biện pháp nhằm khuyến khích sinh đủ hai con tại tỉnh, thành phố có mức sinh thấp.Đó là: đề xuất hỗ trợ một lần bằng tiền khi phụ nữ sinh con thứ 2; miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học...; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình được hưởng các chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực y tế; xây dựng môi trường, cộng đồng phù hợp tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng sinh đủ hai con, chăm sóc và nuôi dạy con tốt, chia sẻ trách nhiệm giữa các thành viên gia đình; quy định trách nhiệm xã hội của người sử dụng lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ và các biện pháp khác.Còn theo GS, TS Nguyễn Đình Cử, để tìm giải pháp cho mức sinh trở về mức sinh thay thế, trước mắt cần phải thay đổi chính sách, tuyên truyền linh hoạt hơn.Trong thời điểm này, chính sách dân số cần một lối rẽ, cần phải thay đổi tư duy truyền thông về chính sách dân số, phải làm sao để tất cả mọi người trong chúng ta đều hiểu rằng không phải nói đến chính sách dân số là nói đến giảm sinh, kế hoạch hóa gia đình.Cần gỡ bỏ ngay những chính sách chỉ phù hợp với giai đoạn giảm sinh trước đây, và phải có những chính sách cụ thể cho từng vùng, như vùng cần giảm sinh phải có chính sách riêng, còn vùng cần tăng sinh phải nới lỏng chính sách quy định số con và khuyến khích tăng sinh.Kết hôn và sinh con là chuyện của mỗi cặp vợ chồng được pháp luật công nhận, nhưng kết hôn và sinh con cũng quyết định tương lai của mỗi quốc gia dân tộc. Duy trì mức sinh thay thế, bảo đảm mức sinh hợp lý giữa các vùng, miền để bảo đảm trong tương lai, Việt Nam sẽ có được một quy mô dân số phù hợp diện tích lãnh thổ, cân đối, hài hòa giữa các độ tuổi.Việc duy trì ổn định tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động sẽ kéo dài cơ cấu “dân số vàng”; làm chậm lại thời gian chuyển đổi sang giai đoạn “già hóa dân số”, cải thiện chất lượng dân số.Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Luật Dân số, đây cũng chính là giai đoạn các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc chính sách về dân số và phát triển phù hợp, tác động tích cực đến các vấn đề tương lai nguồn nhân lực, sự bền vững tương lai của quốc gia, dân tộc.
https://nhandan.vn/muc-sinh-giam-thach-thuc-muc-tieu-dan-so-va-phat-trien-post805594.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "dân số", "quy mô dân số" ] }
Lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk thăm, chúc mừng các cơ sở y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27//2
NDO -Ngày 26/2, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức các Đoàn công tác đến thăm, tặng hoa, chúc mừng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, người lao động các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 69 nămNgày Thầy thuốc Việt Nam.
Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn làm trưởng đoàn đã tới thăm, chúc mừng đội ngũ cán bộ và y, bác sĩ, người lao động Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên,Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyênvà Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh.Đoàn công tác của tỉnh do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừng đội ngũ cán bộ và y bác sĩ, người lao động tại Bệnh viện Mắt Đắk Lắk, Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột và Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn...Tại Bệnh viện đa khoa vùngTây Nguyên, bệnh viện lớn nhất Tây Nguyên hiện nay, sau khi nghe lãnh đạo bệnh viện báo cáo công tác hoạt động của đơn vị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn ghi nhận những nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ trong công tác điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn.Đồng chí khẳng định, những kết quả mà bệnh viện đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng, công tác điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân… đã góp phần quan trọng cùng với toàn tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh…Phát biểu với đội ngũ cán bộ và y, bác sĩ các bệnh viện, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn cho rằng, dự báo trong thời gian tới do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, địa bàn của tỉnh rộng, dân số đông, đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế mỏng, nhất là các cơ sở y tế ở cơ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn... Vì vậy, đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên nói riêng, toàn tỉnh nói chung cần không ngừng phấn đấu, nghiên cứu, học tập ngày càng nâng cao tay nghề và giữ vững đạo đức nghề nghiệp, xứng đáng với “Lương y như từ mẫu”.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn và đoàn công tác của tỉnh thăm, tặng hoa chúc mừng cán bộ, y bác sĩ và nhân viện Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh.Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnhlà bệnh viện tư nhân tuyến tỉnh được thành lập sớm nhất và là một trong những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín hàng đầu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.Tại đây, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn và đoàn công tác đã nghe bác sĩ Trần Minh Đẩu, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh báo cáo những kết quả đạt được trong công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của nhân dân các dân tộc trên địa bàn của bệnh viện trong những năm qua.Theo đó, hằng năm Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã khám và điều trị nội, ngoại trú cho hàng chục nghìn bệnh nhân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung, trong đó bệnh viện đã ứng dụng nhiều kỹ thuật cao vào điều trị bệnh, giúp bệnh nhân hạn chế chuyển lên tuyến trên, giảm chi phí điều trị và công sức đi lại, góp phần quan trọng cùng với ngành y tế tỉnh chăm sốc tốt sức khỏe của nhân dân trên địa bàn.Công an tỉnh Đắk Lắk thăm và chúc mừng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ và nhân viện Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh.Đơn cử, chỉ trong 8 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vừa qua, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã khám và điều trị bệnh cho gần 6.000 lượt bệnh nhân, trong đó có 4.215 lượt khám ngoại trú, 245 ca phẫu thuật, 962 ca cấp cứu, 166 em bé chào đời, trung bình có 322 bệnh nhân điều trị nội trú mỗi ngày...Hay trong những ngày cuối năm 2023, trước nhu cầu lọc thận thận nhân tạo của các bệnh nhân suy thận trên địa bàn tỉnh tăng cao, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã triển khai thực hiện những ca lọc thận nhân tạo cho bệnh nhân. Đây là bệnh viện tư nhân đầu tiên tại Đắk Lắk triển khai lọc thận nhân tạo.Việc Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh triển khailọc thận nhân tạogóp phần giải quyết một phần nhu cầu của những người bệnh cần lọc thận, mà hiện tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên họ phải đi tuyến trên để lọc thận, gây rất nhiều tốn kém cho bệnh nhân.Đơn vị lọc thận nhân tạo của Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh được trang bị giai đoạn đầu gồm 10 máy, do công ty B.Brawn của Đức sản xuất, là một trong những công ty cung cấp máy và vật tư cho lọc thận hàng đầu thế giới.Máy có tính năng an toàn, đánh giá hiệu quả sau lọc, có chức năng lọc nội độc tố và 100% sử dụng màn lọc có tính thấm cao, giúp tăng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân. Mỗi ngày thực hiện 2 lượt lọc thận cho 10 bệnh nhân.Điều đáng trân trọng là trong đợt triển khai lọc thận nhân tạo này, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã miễn phí toàn bộ cho 50 lượt lọc thận đầu tiên cho các bệnh nhân…Các y bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh chăm sóc các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại bệnh viện.Thay mặt cho toàn thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, bác sĩ Trần Minh Đẩu đã trân trọng cảm ơn sự quan tâm, động viên của các đồng chí lãnh đạo tỉnh và hứa trong thời gian tới, bệnh viện sẽ nỗ lực phát huy thế mạnh, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần cùng các đơn vị khác đưa ngành y tế tỉnh Đắk Lắk ngày càng phát triển vững mạnh, xứng đáng với sự tin tưởng của các cấp ủy, chính quyền và sự tin yêu, kỳ vọng của người dân…Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn đã gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến toàn thể cán bộ, nhân viên đang công tác tại các bệnh viện. Nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng chí Phạm Minh Tấn biểu dương và đánh giá cao vai trò, vị trí của Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ người dân, là một trong những cơ sở khám chữa bệnh uy tín hàng đầu trên địa bàn.“Thay mặt Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, tôi bày tỏ sự cảm ơn và ghi nhận đối với những đóng góp của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, đúng với tên gọi “Thiện Hạnh” - Làm điều thiện để đem lại hạnh phúc cho mọi người”, đồng chí Phạm Minh Tấn bày tỏ.Nhân dịp này, đại diện lãnh đạo các cơ sở y tế đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến cán bộ, nhân viên ngành y tế. Đồng thời thể hiện quyết tâm luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn, luôn làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.Chủ đề: 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamBiểu dương 49 tập thể, cá nhân thầy thuốc tiêu biểu làm theo lời BácBệnh viện Trung ương Huế tổ chức kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamBệnh viện E hướng tới làm chủ kỹ thuật ghép tạng, bộ phận cơ thể người
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-dak-lak-tham-chuc-mung-cac-co-so-y-te-nhan-ngay-thay-thuoc-viet-nam-272-post797672.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Ngày Thầy thuốc Việt Nam", "Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên", "Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên", "Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh" ] }
Độc đáo những bức tranh vẽ về dũng sĩ tiêm ngừa vaccine
NDO -10.000 giải thưởng và hơn 20.000 liều vaccine chất lượng cao đã được Hệ thống tiêm chủng VNVC dành tặng các em nhỏ tại lễ tổng kết, trao giải cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” sáng nay (1/6), tại 4 điểm cầu trên cả nước.
Thể hiện bức tranh những đóa hoa hướng dương nở rộ, nâng đỡ các nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ tiêu diệt virus, em Nguyễn Trần Khánh Thy (13 tuổi, Đà Nẵng) được trao Giải đặc biệt Bảng dành cho cộng đồng.Khánh Thy chia sẻ: “Em chọn vẽ biểu tượng hoa hướng dương vì loài hoa này luôn hướng về mặt trời. Hình ảnh của hoa khiến em liên tưởng đến tinh thần vươn lên của các bệnh nhân không may mắc ung thư. Và để ngăn ngừa ung thư, em mong mọi người ai cũng được tiêm chủng từ sớm để phòng tránh các căn bệnh ung thư quái ác như ung thư gan do virus viêm gan B, ung thư cổ tử cung do virus HPV gây ra”.Khánh Thy cũng cho biết thêm chuẩn bị được mẹ đưa đi tiêm ngừa vaccine HPV để bảo vệ sức khỏe từ sớm.Chọn vẽ các em nhỏ đồng bào thiểu số ở vùng núi hào hứng tiêm vaccine, tranh của bé Lô Ngọc Bảo Trân (11 tuổi, học lớp 5, Trường Tiểu học Châu Tiến, bản Hoa Tiến 2, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), người dân tộc Thái gây ấn tượng mạnh với ban giám khảo. Bức tranh của Bảo Trân được trao giải Vàng, bảng dành cho cộng đồng.Tranh của bé Lô Ngọc Bảo Trân.Bảo Trân chia sẻ bức tranh được lấy cảm hứng từ lần đồng bào dân tộc Thái ở bản em được các nhân viên y tế đến tận nơitiêm vaccinengừa Covid-19. Bức tranh miêu tả các em nhỏ và người lớn mặc trang phục dân tộc Thái, xa xa là những căn nhà sàn và chiếc cầu vồng đủ màu sắc. Trân chia sẻ cầu vồng tượng trưng cho hy vọng và tương lai tươi sáng khi em cùng các bạn và mọi người được tiêm ngừa phòng bệnh.Cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” là sân chơi cho các em thỏa sức thể hiện ý tưởng sáng tạo về hình tượng dũng sĩ, người anh hùng vaccine và tiêm chủng, bác sĩ, các nhân viên y tế trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trong cộng đồng.Bên cạnh các hoạt động vẽ tranh trực tiếp ngay tại gần 200 trung tâm tiêm chủng vaccine VNVC trên toàn quốc, cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC” còn đến với gần 200 trường học các cấp trên toàn quốc. Hơn 50.000 trẻ em đã tham gia hoạt động vẽ tranh bằng nhiều hình thức, chất liệu để tham gia tranh tài ở 3 bảng dự thi tương ứng với các độ tuổi.Sau hơn 3 tháng với hàng ngàn sự kiện lớn nhỏ, cuộc thi đã khép lại với gần 10.000 bức vẽ dự thi bằng hình thức online và trực tiếp tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC, Ban giám khảo và Ban tổ chức đã quyết định trao tặng gần 10.000 giải thưởng. Đặc biệt, Hệ thống tiêm chủng VNVC đã tặng miễn phí hơn 20.000 liều vaccine chất lượng cao cho trẻ em khắp mọi miền đất nước.Lễ tổng kết được VNVC tổ chức cùng lúc tại 4 điểm cầu là VNVC Trường Chinh (Hà Nội), VNVC Đà Nẵng, VNVC Hoàng Văn Thụ (Thành phố Hồ Chí Minh), VNVC Thốt Nốt (Cần Thơ) để trao trực tiếp 4 giải đặc biệt. Các giải thưởng còn lại được trao cho các em nhỏ tại các trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc hoặc quà được gửi đến địa chỉ mà thí sinh đã đăng ký.Các em nhỏ nhận giải sáng 1/6.Họa sĩ Vũ Công Điền, thành viên Ban giám khảo cuộc thi bày tỏ, cuộc thi vẽ về hình tượng dũng sĩ tiêm ngừa vaccine vừa là cơ hội để các bạn nhỏ thỏa sức sáng tạo nghệ thuật và là dịp để phụ huynh đồng hành cùng con, hiểu con và cùng con xây dựng những thói quen bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là có ý thức chủ độngtiêm chủng vaccine, bảo vệ chính mình và có trách nhiệm bảo vệ cộng đồng.Đồng hành cùng các “dũng sĩ nhí” ngay trong những ngày đầu phát động cuộc thi, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC chia sẻ rất bất ngờ trước sự hưởng ứng đông đảo của trẻ em cả nước đối với cuộc thi.Cuộc thi góp phần nâng cao nhận thức cho các em nhỏ và gia đình về việc chủ động tiêm vaccine phòng bệnh.Bác sĩ Chính đặc biệt ấn tượng với bức tranh một em bé đang mắc bệnh nặng mơ ước được trở thành bác sĩ tiêm chủng vaccine bảo vệ trẻ em khắp mọi miền, để không có thêm ai mắc bệnh giống mình, hay một em bé có hoàn cảnh không may mắn đã vẽ nên tương lai tươi sáng của chính mình nếu được vaccine bảo vệ; các em bé đồng bào dân tộc thiểu số đã vẽ nên một dải non sông gấm vóc, nơi đó không có bệnh tật mà chỉ có hạnh phúc.Các thí sinh “nhí” tham gia cuộc thi đã gửi gắm tâm tư, tình cảm, mong ước về thế giới tốt đẹp, ở đó mọi trẻ em được quyền tiêm chủng đầy đủ, phát triển khỏe mạnh về thể chất và tinh thần.
https://nhandan.vn/doc-dao-nhung-buc-tranh-ve-ve-dung-si-tiem-ngua-vaccine-post812211.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "tiêm ngừa vaccine", "em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa vaccine", "VNVC" ] }
Hà Nội sương mù, ô nhiễm không khí nghiêm trọng
NDO -Theo ghi nhận của nhiều hệ thống quan trắc, sáng nay, Hà Nội ô nhiễm không khí nghiêm trọng với nhiều điểm đo ghi nhận ngưỡng đỏ (có hại cho sức khỏe mọi người), cá biệt một vài điểm đo lên ngưỡng tím (rất có hại cho sức khỏe mọi người).
Sáng nay, 11/8, nhiều người dân tại Hà Nội đã tỏ ra bất ngờ khi trời mù mịt, có hiện tượng như sương bao phủ.Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual (sản phẩm của tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về không khí, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sỹ), lúc 9 giờ sáng, tại quận Tây Hồ, chỉ số đã ở mức 179 – ngưỡng rất xấu. Ở điểm đo tại quận Hoàn Kiếm, chỉ số này cũng ở mức 164. Các điểm “đỏ” khác bao gồm: Cầu Giấy, Đống Đa, Long Biên... với mức chỉ số đều trên 160.Đây là nhóm chỉ số được AirVisual xếp vào các trường hợp có hại cho sức khỏe, đồng thời khuyến cáo mọi người cần hạn chế ra ngoài vì có thể bị tác động xấu đến sức khỏe, những người nhạy cảm có thể gặp vấn đề với sức khỏe.Trên bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực của AirVisual, sáng 11/8 tại Hà Nội đã có những điểm chỉ số AQI đạt từ 161-181 (ngưỡng không lành mạnh).Trong khi đó, cùng thời điểm, theo hệ thống quan trắc PAM Air, các điểm đỏ cũng liên tục xuất hiện. Điển hình, tại điểm đo tại đường Chùa Láng, chỉ số AQI (một chỉ số báo cáochất lượng không khíhàng ngày) lên tới 184. Thậm chí tại một số khu vực như đường Kim Mã, Dịch Vọng Hậu, Khu đô thị Times City, chỉ số AQI còn chuyển sang màu tím (cao trên 200, ở mức rất không lành mạnh).Ứng dụng theo dõi chất lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng ghi nhận các điểm đo ở màu cam (bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe mọi người, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh hô hấp, tim mạch).Một số khu vực như đường Kim Mã, Dịch Vọng Hậu, Khu đô thị Times City, chỉ số AQI còn chuyển sang màu tím (cao trên 200, ở mức rất không lành mạnh).Đáng chú ý, theo bảng xếp hạng chất lượng không khí của các thành phố lớn trên thế giới do AirVisual thực hiện vào thời điểm 9 giờ sáng ngày 11/8, Hà Nội là thành phố thứ ba với chỉ số trung bình 164, thuộc nhóm Không lành mạnh.Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nhân Dân, tới thời điểm sau 9 giờ sáng, tình trạng sương mù vẫn xuất hiện, phổ biến ở khu vực quận Tây Hồ, Bắc Từ Liêm.Theo các chuyên gia, việc Hà Nội xuất hiệntình trạng ô nhiễm không khítrong thời điểm hiện tại, đặc biệt sau khi vừa trải qua trận mưa lớn ngày hôm qua và rạng sáng nay là khá bất thường.Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng: Theo quy luật, ô nhiễm không khí nghiêm trọng thường xuất hiện vào mùa đông, khi thời điểm này có nhiều yếu tố gia tăng ô nhiễm như gió lặng, nhiệt độ thấp, ít mưa… Những yếu tố này sẽ làm giảm khuếch tán của không khí khiến các chất ô nhiễm lưu cữu ở tầm thấp thay vì thoát lên cao hoặc tỏa rộng ra các vùng khác.Vào thời điểm sau 9 giờ sáng, bầu trời Hà Nội vẫn còn mù sương.Trước điều kiện ô nhiễm, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần theo dõi thường xuyên chất lượng không khí để bố trí lịch làm việc, vui chơi hợp lý. Người dân phải thường xuyên sử dụng khẩu trang, kính che mắt khi đi đường hoặc tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi; hạn chế lưu thông qua các khu vực nhiều khói công nghiệp.Người dân cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe trong điều kiện ô nhiễm đặc thù này. Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần hạn chế cho các con ra đường vào thời điểm tan tầm, sử dụng khẩu trang lọc bụi mịn, giữ ấm mũi, họng, cổ, tránh các hoạt động ngoài trời quá lâu và không cần thiết.Đối với người ở nhà, cần hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào vào thời điểm chất lượng không khí xấu, đặc biệt là các nhà ở gần đường giao thông hoặc điểm ô nhiễm.Người mắc các bệnh về hô hấp cũng được các chuyên gia khuyến cáo không nên ra đường vào các thời điểm chỉ số AQI lên cao.
https://nhandan.vn/ha-noi-lai-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong-post766803.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Ô nhiễm không khí nghiêm trọng", "Chất lượng không khí", "Hà Nội" ] }
Y tế tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực vì sự hài lòng của người bệnh
NDO -Trước những thách thức to lớn của dịch bệnh, những khó khăn về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, thu nhập, đội ngũ nhân viên y tế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn kiên cường bám trụ cơ quan, thực hành tốt 12 điều y đức, làm hết sức vì sự hài lòng của người bệnh.
Chăm sóc người bệnh từ những điều nhỏ nhấtTrung tâm Y tế huyện Bình Xuyên trải qua nhiều cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 nhất tỉnh Vĩnh Phúc, kể từ khi dịch bùng phát tại xã Sơn Lôi ngày 13/2/2020. Nay, dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, song đội ngũ nhân viên y tế của Trung tâm có nỗi lo mới, làm sao để có đông người đến khám, chữa bệnh để bù đắp kinh phí chi thường xuyên. Đơn vị này nằm kẹt giữa rất nhiều cơ sở y tế của các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, các bệnh viện của Quân đội, do đó việc thu hút người đến khám, chữa bệnh không hề đơn giản.Theo bác sĩ Nguyễn Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, dù trong hoàn cảnh nào, mục tiêu tối thượng vẫn là chăm sóc người bệnh tốt nhất. Khuôn viên bệnh viện dù cũ kỹ, song phòng bệnh nhân đều có điều hòa, ti-vi; hành lang đều lắp quạt để phục vụ người đến khám bệnh.Để phục vụ người bệnh tốt nhất, Trung tâm niêm yết số điện thoại đường dây nóng tại các vị trí dễ nhìn và đông người qua lại, phân công lãnh đạo trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng 24/24 giờ. Các khoa, phòng triển khai hỗ trợ người bệnh theo phương châm “Bệnh nhân đến đón tiếp niềm nở, bệnh nhân ở chăm sóc tận tình, bệnh nhân về dặn dò chu đáo”. Các khoa, phòng đều đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh. Quy trình khám, chữa bệnh được cải tiến hợp lý, do đó thời gian chờ đợi được rút ngắn. Kết quả đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ của Trung tâm năm 2022 cho thấy: Có 90,15% người bệnh hài lòng so với mong đợi; tỷ lệ người bệnh sẽ quay lại đạt 100%. Chỉ số hài lòng của nhân viên y tế đạt 97,6%.Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc phát suất ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo.Khác với khu vực đồng bằng, Trung tâm Y tế huyện Tam Dương thu hút khá đông người dân vùng đồi núi đến khám chữa bệnh. Bác sĩ Hà Minh Giám, Phó giám đốc Trung tâm cho biết: Mặc dù quy mô chỉ có 180 giường bệnh, nhưng trên thực tế Trung tâm phải kê 268 giường để đáp ứng nhu cầu người dân. Ban Giám đốc Trung tâm rất coi trọng việc thực hành 12 điều y đức, thường xuyên nhắc nhở, rút kinh nghiệm việc giao tiếp, ứng xử của cán bộ y tế. Khoa nào cũng đặt hòm thư góp ý, thời gian gần đây không còn thư chê trách, nhiều thư khen hơn.Không những chăm lo người bệnh, Trung tâm còn quan tâm chăm sóc người nhà bệnh nhân. Hành lang rộng rãi của khoa Sản được thiết kế thành nơi chờ đợi thoáng mát, có quạt và ghế dài để người nhà sản phụ nghỉ ngơi trong khi chờ đợi.Đưa người nhà đi sinh con tại đây, bà Hà Thị Thất, quê xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch bộc bạch: "10 năm trước, con dâu thứ hai của tôi sinh tại đây và 10 năm sau con dâu cả cũng cho về đây sinh cho yên tâm. Trung tâm gần nhà, bác sĩ rất chu đáo. Chúng tôi thuê phòng dịch vụ chỉ mất có 100 nghìn đồng/đêm, có đủ điều hòa, vệ sinh khép kín".Việc khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân được Trung tâm thực hiện định kỳ 3 tháng/ lần, Sở Y tế thực hiện 6 tháng/lần theo đúng quy định. Trung tâm lấy ý kiến của những người đã kết thúc đợt khám, chữa bệnh để bảo đảm khách quan trong đánh giá. Mỗi đợt khảo sát, Trung tâm lấy ý kiến của 100 bệnh nhân nội trú và 100 bệnh nhân ngoại trú. Sở Y tế khảo sát 30 bệnh nhân nội trú và 30 bệnh nhân ngoại trú. Kết quả khảo sát cho thấy người dân ngày càng tin tưởng chuyên môn và dịch vụ của Trung tâm.Tinh thần là yếu tố quan trọng nhấtHơn 6 năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc phải “ở nhờ” Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh vì địa điểm cũ được san phẳng để xây bệnh viện mới. Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Tịnh chia sẻ:"Hơn 2 năm qua là giai đoạn khó khăn nhất của bệnh viện. Mỗi lần mưa to, bị ngập lụt, chúng tôi rất sợ xảy ra cháy nổ vì đường điện đều hạ ngầm. Năm nay, bệnh viện bị ngập sâu sau những cơn mưa lớn, nhân viên y tế phải sơ tán mấy trăm bệnh nhân đi chỗ khác, di chuyển máy móc thiết bị trong đêm".Thời điểm cao điểm nhất, Bệnh viện đa khoa tỉnh có tới 1.038 bệnh nhân nội trú trong khi quy mô chỉ có 150 giường bệnh, thực kê 883 giường. Nguồn nhân lực vừa phải đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện Dã chiến số 1, vừa phải tham gia công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, cũng như hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại cộng đồng.Sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán, nhiều cán bộ y tế nhiễm Covid-19, gây thiếu hụt nhân lực tạm thời. Vất vả như thế nhưng không y, bác sĩ nào rời vị trí chiến đấu. Hầu hết y, bác sĩ của bệnh viện tự nguyện đăng ký vào Bệnh viện Dã chiến, xung phong trực Tết Nguyên đán. Có người làm việc ở Bệnh viện Dã chiến mấy tháng không về nhà.Để đáp ứng việc chăm sóc bệnh nhân, bệnh viện liên tục đổi mới công tác quản trị, thành lập Phòng Công tác xã hội vào tháng 7/2021, áp dụng lấy số tự động, đăng ký khám bệnh từ xa, trả kết quả tự động qua app, tra cứu lịch sử khám, chữa bệnh bằng mã QR, xây thêm nhà vệ sinh cho bệnh nhân, lắp quạt thông gió...Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh đối với các dịch vụ của bệnh viện 9 tháng đầu năm 2022 cho thấy: Có 92,63% người bệnh nội trú hài lòng; 95,95% người bệnh ngoại trú hài lòng và 78,65 nhân viên y tế hài lòng. Hơn 99% người bệnh mong muốn quay trở lại bệnh viện. Các kết quả khảo sát của Sở Y tế, kiểm tra chéo giữa các bệnh viện đều cho kết quả hơn 90% hài lòng với dịch vụ của Bệnh viện đa khoa tỉnh.Bác sĩ Tịnh suy ngẫm: "Tinh thần là yếu tố quan trọng nhất giúp y, bác sĩ vượt qua những thời khắc vô cùng khó khăn. Kinh nghiệm của chúng tôi là phải giữ được đoàn kết và kỷ luật lao động trong mọi hoàn cảnh, phải hết sức tôn trọng chuyên môn, công minh, công bằng trong đánh giá, điều động, đề bạt cán bộ. Điều ông Tịnh băn khoăn nhất là làm sao tăng thu nhập cho cán bộ y tế. Lúc thấp nhất Bệnh viện chỉ có 160 bệnh nhân, thu không đủ chi, trong khi phải tự chủ chi thường xuyên".Thầy thuốc tại Trung tâm Y tế huyện Bình Xuyên chăm sóc bệnh nhân nặng.Theo Sở Y tế Vĩnh Phúc, mặc dù có những khó khăn nhất định nhưng rất ít bác sĩ xin nghỉ làm ở bệnh viện công, trong khi nhiều bác sĩ muốn xin việc hoặc xin chuyển từ địa phương khác về các cơ sở y tế của Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Y tế thường xuyên tôn vinh, động viên, khen thưởng xứng đáng cho những nhân viên y tế hết lòng vì người bệnh, những người có chuyên môn cao.Để phục vụ nhân dân tốt hơn, ngành Y tế Vĩnh Phúc yêu cầu mỗi nhân viên y tế phải có hành động và việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, thường xuyên tu dưỡng đạo đức; lấy sự hài lòng của người bệnh để đo tinh thần trách nhiệm và năng lực chuyên môn của các cơ sở y tế.
https://nhandan.vn/y-te-tinh-vinh-phuc-no-luc-vi-su-hai-long-cua-nguoi-benh-post720658.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "y tế", "tỉnh Vĩnh Phúc", "Hết lòng", "sự hài lòng", "của người bệnh" ] }
Gia tăng trẻ nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng nhập viện
NDO -Trẻ nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng sẽ mắc nhiều bệnh cấp tính nặng, rất khó điều trị và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Tính từ đầu tháng 9 đến nay, khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho 8 trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng.Bệnh nhi P.S (10 tuổi, ở Lai Châu) dẫm phải gai, bàn chân trái sưng nên được gia đình tự điều trị bằng thuốc nam tại nhà. Sau 3 tuần, khi thấy trẻ xuất hiện chảy máu mũi, bàn chân trái sưng đau, trợt da có mủ, người nhà mới đưa trẻ đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu và được các bác sĩ chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết/suy đa tạng.Do bệnh chuyển biến nặng, ngày 10/9 trẻ được chuyển đến khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị trong tình trạng thở ô-xy, da tái, khó thở, suy sụt huyết động, xuất huyết ngoài da và niêm mạc… Các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có mủ màng phổi màng tim.Sau khi hồi sức ổn định chức năng sống, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định tiến hành phẫu thuật mổ bóc tách màng phổi, cắt màng tim ngoài tim để giải phóng mủ, tiếp đó tiến hành lọc máu, bồi phụ nhiều yếu tố đông máu cho trẻ. Tuy nhiên tiên lượng của trẻ vẫn rất nặng do trẻ nhập viện muộn, tổn thương nhiều cơ quan gây khó khăn trong quá trình điều trị.Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Tiến Đông, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, nhiễm khuẩn huyết tụ cầu vàng là do các vi khuẩn tụ cầu, các loại vi trùng được phát hiện trên da hoặc trên mũi, có thể xuất hiện trên cơ thể người khỏe mạnh.Thông thường các vi khuẩn này nằm trên da sẽ không gây bệnh hoặc chỉ gây ra các vấn đề nhiễm trùng da tương đối nhỏ. Tuy nhiên nhiễm khuẩn do tụ cầu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và các di chứng nặng nề nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu.Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em là do vi trùng xâm nhập vào cơ thể thông qua những nốt mụn nhọt ngoài da, những vết cắt hoặc vết thương khác khác trên vùng da lành... Chúng sẽ tiết ra các chất độc hại đối với cơ thể, dẫn đến các ổ viêm mủ ở nhiều cơ quan.Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Nhiễm khuẩn huyết tụ cầu ở trẻ em được xem là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng.Trẻ nhiễm khuẩn huyết tụ cầu thường có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có thể có ban ngoài da, rối loạn tiêu hóa trên một trẻ đã hoặc đang có tổn thương mụn, nhọt ngoài da trước đó. Cá biệt một số trẻ nhỏ không có đường vào ngoài da rõ rệt gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị kịp thời.Bác sĩ Ngô Tiến Đông khuyến cáo, để phòng tránh nhiễm khuẩn các bậc phụ huynh cần giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc thoáng cho trẻ, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.Chú ý khi tắm cho trẻ nhỏ cần tắm kỹ ở những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn. Khi trẻ có mụn, nhọt cha mẹ không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu. Vết cắt, vết trầy xước trên da phải luôn được giữ sạch sẽ cho đến khi lành.Nếu trẻ có sốt hoặc vùng tổn thương ngoài da sưng nóng đỏ nhiều, nên sớm đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử trí kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị (nhóm vi khuẩn tụ cầu cần điều trị nhóm kháng sinh đặc hiệu do bản thân động lực vi khuẩn, cũng như tình trạng tụ cầu kháng kháng sinh đang gia tăng).Đặc biệt trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các bậc phụ huynh cũng không nên vì tâm lý e ngại mà chậm trễ đưa trẻ đi viện, để bệnh của trẻ diễn biến nặng, gây trở ngại cho việc điều trị, thậm chí đe dọa đến tính mạng của trẻ.
https://nhandan.vn/gia-tang-tre-nhiem-khuan-huyet-do-tu-cau-vang-nhap-vien-post666086.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng", "bệnh nhi" ] }
Điều chỉnh quy định về đăng ký thuốc phù hợp với thực tiễn
NDO -Kế thừa những bài học kinh nghiệm khi triển khai các giải pháp chống dịch Covid-19, nhất là việc triển khai Nghị quyết 30/2021/QH15, Nghị quyết 80/2023/QH15 của Quốc hội khóa 15, trong dự thảoLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dượcđã được cơ quan soạn thảo (Bộ Y tế) đề xuất điều chỉnh một số quy định về đăng ký thuốc phù hợp thực tiễn và linh hoạt trong tình huống cấp bách.
Bộ Y tế nhấn mạnh, mục đích của việc sửa đổi Luật Dược năm 2016 là nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý; kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật trong hoạt động quản lý thuốc; trong đó có việcbảo đảm thuốc cho phòng, chống dịchbệnh và các trường hợp cấp bách phát sinh trong thực tiễn; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động về dược, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận thuốc của người dân, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.Tiến sĩ Nguyễn Văn Lợi, Trưởng phòng Đăng ký thuốc, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, đối với các quy định về cơ chế gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, sẽ sửa đổi quy định về yêu cầu hồ sơ: chỉ yêu cầu 2 tài liệu với thuốc trong nước, 3 tài liệu với thuốc nước ngoài (thêm Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm); quan trọng nhất là báo cáo an toàn, hiệu quả của thuốc trong quá trình lưu hành.Doanh nghiệp được tiếp tục lưu hành thuốc sau khi nộp hồ sơ gia hạn theo quy định; trừ trường hợp phát hiện thuốc có phát sinh các vấn đề về an toàn, hiệu quả, biến cố trong quá trình sử dụng hoặc nghi ngờ giả mạo tài liệu pháp lý.Các hồ sơ không phát hiện các vấn đề về chất lượng, an toàn, hiệu quả sẽ không phải thông qua Hội đồng.Thủ tục hành chính liên quan đăng ký thuốc được đơn giản hóa mức tối đa. Hồ sơ gia hạn sẽ giảm từ 6 tài liệu xuống còn 2 tài liệu đối với thuốc trong nước và còn 3 tài liệu đối với thuốc nước ngoài; hồ sơ thay đổi, bổ sung giảm từ 3 loại tài liệu xuống còn 2 loại tài liệu.Dự thảo cũng phân loại các trường hợp gia hạn, thay đổi, bổ sung Giấy đăng ký lưu hành không phải thông qua Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc.Thời gian thực hiện đăng ký thuốc cũng được rút ngắn. Theo đó, giảm từ 12 tháng xuống còn 9 tháng đối với hồ sơ đề nghị cấp được xem xét theo hình thức tham chiếu kết quả thẩm định của cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA). Giảm từ 3 tháng xuống còn 15 ngày làm việc đối với hồ sơ thay đổi, bổ sung nội dung hành chính, không ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn và hiệu quả của thuốc.Về các quy định liên quan đến bảo đảm thuốc trong các trường hợp cấp bách, chống dịch, TS Nguyễn Văn Lợi chia sẻ, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã luật hóa các cơ chế đặc thù trong chống dịch Covid-19, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn khi triển khai các Nghị quyết 30/2021/QH15, Nghị quyết 80/2023/QH15 của Quốc hội khóa 15, Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 của UBTVQH15.Cho phép thừa nhận kết quả cấp phép của cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA) đối với thuốc mới có chỉ định sử dụng phòng, điều trị bệnh nhóm A đã công bố dịch theo quy định của pháp luật.Trường hợp để đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch bệnh, Giấy chứng nhận sản phẩm dược phẩm có thể được thay thế bằng tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng minh thuốc được phép lưu hành.Cho phép miễn nộp hồ sơ lâm sàng đối với thuốc mới (trừ vaccine) sản xuất trong nước sử dụng phòng, chống dịch bệnh có cùng hoạt chất, dạng bào chế, đường dùng, chỉ định với thuốc đã được cấp phép lưu hành hoặc cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc cấp phép lưu hành, sử dụng có điều kiện của cơ quan quản lý dược chặt chẽ (SRA).Bên cạnh đó, dự thảo cũng bổ sung giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đó là: Thuốc không lưu hành trên thị trường trong 5 năm kể từ ngày được cấp phép lưu hành thì không tiếp tục gia hạn hiệu lực giấy đăng ký lưu hành. Quy định này không áp dụng đối với thuốc hiếm, thuốc điều trị các bệnh hiếm gặp hoặc thuốc có không quá 3 Giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực nhằm bảo đảm duy trì nguồn cung ứng đối với các thuốc này.
https://nhandan.vn/dieu-chinh-quy-dinh-ve-dang-ky-thuoc-phu-hop-voi-thuc-tien-post814306.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Luật Dược năm 2016", "Giấy đăng ký lưu hành thuốc", "Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Dược", "Bộ Y tế" ] }
Say nắng, mất nước... trong những ngày nắng nóng
NDO -Lao động ngoài trời trong thời gian dài, không bù nước, ra vào môi trường điều hòa liên tục... khiến nhiều người dân đổ bệnh, phải nhập viện cấp cứu trong những ngày nắng nóng kéo dài vừa qua.
Đổ bệnh vì nắng nóngThời tiết ở miền bắc những ngày gần đây khiến nhiều người phàn nàn khó chịu, mệt mỏi do đêm mưa,ngày nắng gắt.Chị H.L.A (Cầu Giấy, Hà Nội) ho không dứt điểm suốt một tháng qua. Sau cơn cúm A, chị A. bị viêm thanh quản, viêm tiểu phế quản, mất tiếng, ho ngày đêm không dứt. Đi khám tại một cơ sở y tế, chị đã được kê kháng sinh và uống nhiều thuốc ho bổ trợ, nhưng tình trạng ho của chị vẫn chưa được cải thiện. “Vào cơn ho, tôi ho tới tím tái mặt mày, cảm giác như muốn vỡ lồng ngực. Nhiều khi ở chỗ đám đông cũng rất xấu hổ”, chị A. nói.Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy vừa tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân bị rối loạn điện giải, suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước.Bệnh nhân L.V.T (46 tuổi, trú tại huyện Bắc Yên, Sơn La) làm nghề xây dựng, lao động thời gian dài ngoài trời nắng nóng. Bệnh nhân được đưa tới cấp cứu tại bệnh viện trong tình trạng co rút các cơ toàn thân, đặc biệt vùng bắp chân, huyết áp tăng.Trường hợp khác, bệnh nhân Đ.V.T (64 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) làm nghề đi biển, nhập viện với biểu hiện triệu chứng tê bì chân tay, chuột rút liên tục, đau cơ.Hai trường hợp bệnh nhân trên đều có kết quả xét nghiệm máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp. Các bệnh nhân được bác sĩ Khoa Thận Lọc máu chỉ định truyền dịch, bù nước và điện giải. Sau ba ngày điều trị tích cực, chức năng thận của các bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe hồi phục tốt.Bác sĩ chuyên khoa I Lương Minh Tuyến, Phó Trưởng Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, trong thời tiết nắng nóng, người bệnh có thể bị mất nước, rối loạn điện giải với biểu hiện triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật… Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, sốc nhiệt, hôn mê và có thể tử vong.Bệnh nhân đột quỵ điều trị tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.Những trường hợp bệnh nhân nhập viện do nắng nóng ở mức độ nhẹ có thể được điều trị tại khoa thường, bù nước và điện giải, tránh suy thận cấp. Bệnh nhân nặng bị sốc nhiệt có thể phải lọc máu, điều trị hồi sức tích cực.Nắng nóng làm gia tăng ca mắc đột quỵ. Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tiến Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, trung bình một ngày Trung tâm Đột quỵ tiếp nhận 50-60 ca đột quỵ nặng và phức tạp. Đáng lưu ý, đột quỵ ở người trẻ (từ 45 tuổi trở xuống) có xu hướng tăng hơn trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 15% trên tổng số ca mà Trung tâm tiếp nhận.Phòng bệnh mùa nắng nóngBác sĩ Đặng Hoàng Điệp, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, những ngày nắng nóng gay gắt, người dân có nhiều nguy cơ bị say nắng, say nóng, mất nước. Việc uống nước đá, ra vào phòng điều hòa cũng làm tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp.Bị say nắng, say nóng không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... mà say nắng say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.Say nóng thường gặp về buổi chiều có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với làm việc ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém. Trong khi đó, say nắng thường vào thời điểm giữa trưa trời nắng nóng gay gắt, và có nhiều tia tử ngoại, kết hợp với làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.Các dấu hiệu nhẹ ban đầu: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da, có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.Các biểu hiện nặng hơn nếu không được xử trí kịp thời: tụt huyết áp, rối loạn chức năng thần kinh bao gồm thay đổi tri giác, kích động, mê sảng, lú lẫn, co giật và hôn mê. Khi thân nhiệt tăng quá cao còn gây rối loạn điện giải nặng, rối loạn thăng bằng nội môi, có thể xuất huyết (xuất huyết kết mạc, đái ra máu, ỉa ra máu) do rối loạn đông máu nặng, nặng hơn nữa là suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.Tin liên quanVì sao nắng nóng làm gia tăng bệnh lý tim mạch?Bác sĩ Điệp cho biết, những yếu tố thuận lợi dễ bị say nắng say nóng gồm: Trẻ em hoặc người già vì khả năng điều nhiệt, thích nghi kém với nắng nóng; sự thiếu thích nghi với khí hậu nắng nóng; tập luyện và làm việc trong môi trường nắng nóng; mặc quần áo không phù hợp (quá dày, bó sát, không thấm nước, hấp thụ nhiệt…).Người dân lao động trong môi trường nắng nóng, mất nước nhưng không uống đầy đủ nước, hoặc môi trường quá nóng làm mất nước nhanh chóng cũng dễ bị say nắng, nóng.Do đó, bác sĩ Điệp khuyến cáo người dân, khi phải ra ngoài khi trời nắng nóng, cần che kín cơ thể bằng cách mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng màu, đội mũ rộng vành, sử dụng kem chống nắng.Uống đầy đủ nước khi trời nắng nóng hoặc phải lao động nặng dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. Thường xuyên uống nước dù chưa cảm thấy khát. Có thể uống nước có pha một chút muối hoặc uống dung dịch oresol, nước trái cây, tránh xa nước ngọt có ga, đồ uống năng lượng.Không làm việc quá lâu dưới trời nắng hoặc làm việc trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên nghỉ ngơi định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc liên tục ở nơi nắng nóng, nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 10-15 phút.Luôn trang bị đầy đủ các thiết bị chống nắng, chống nóng khi lao động, làm việc dưới trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ bảo hộ, nón rộng vành, kính râm...Tạo không gian thoáng mát trong môi trường làm việc, đặc biệt ở các công xưởng, hầm, lò... rất có ý nghĩa trong việc phòng chống bị say nắng, say nóng.Khi vừa đi nắng về, đây là thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, nếu tắm ngay sẽ làm thay đổi thân nhiệt đột ngột, rất nguy hiểm, có thể dẫn đến đột quỵ.Vào mùa nắng nóng, chúng ta cần uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn mát, rau củ quả chứa nhiều kali như: rau đay, mồng tơi, rau má, cà chua..., mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thoát mồ hôi.Không được để trẻ em hoặc bất kỳ ai trong xe hơi đỗ, tắt máy, trong thời tiết nắng nóng dù chỉ để trong thời gian ngắn, do nhiệt độ trong xe hơi có thể tăng hơn 11 độ C chỉ trong 10 phút.Các bước sơ cứu khi say nắng. (Ảnh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)Một điều cần nhấn mạnh là khoảng thời gian 1 giờ sau khi bị say nắng, say nóng ở mức độ nặng được gọi là “thời điểm vàng” để cấp cứu. Do đó, khi cấp cứu say nắng, say nóng phải hết sức chú ý đến việc cấp cứu ban đầu tại hiện trường.Vì vậy khi gặp người bị say nắng, say nóng, chúng ta phải thực hiện ngay các bước như sau: Đưa bệnh nhân vào chỗ mát, thoáng khí (chỗ bóng râm, lên xe mát hay nhà mát, …) đồng thời gọi hỗ trợ, đặc biệt gọi cấp cứu hỗ trợ; khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực nếu người bệnh hôn mê, không bắt được mạch; áp dụng ngay lập tức các biện pháp làm mát để hạ nhiệt độ của cơ thể; đo nhiệt độ cơ thể (nếu có nhiệt kế);Cần cởi bỏ quần áo và áp nước ấm lên người bệnh nhân sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi (bệnh nhân nên nằm nghiêng hoặc được đỡ ở tư thế tay chống gối để bề mặt da có thể hứng được nhiều gió càng tốt; đắp khăn lạnh, hoặc áp gói nước đá vào nách, bẹn, cổ.Cố gắng cho người bệnh uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải nếu bệnh nhân tỉnh táo, có thể uống được; chuyển bệnh nhân bằng xe điều hòa hoặc phải mở cửa sổ, quá trình vận chuyển tiếp tục làm mát nhiệt độ bệnh nhân.Người dân nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao từ 10 giờ đến 17 giờ; người lao động hoặc di chuyển ngoài trời phải cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng nóng.Cung cấp đủ nước cho cơ thể hằng ngày, hằng giờ để bù lượng nước mất đi. Đặc biệt những trường hợp làm việc ngoài trời có thể phải bù 3-4 lít nước và nên bổ sung thêm điện giải, tránh biến chứng suy thận cấp do mất nước.Tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả hoặc uống nước ép trái cây để bảo đảm đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.Hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng hoặc ngược lại.Trường hợp phát hiện người bị say nắng, cần đưa người bệnh ra khỏi môi trường nắng, đặt nằm ở nơi thoáng mát có bóng râm càng sớm càng tốt, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước oresol... và chuyển ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ,biến chứng nặngdo mất nước, mất điện giải.
https://nhandan.vn/say-nang-mat-nuoc-trong-nhung-ngay-nang-nong-post815041.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "say nắng", "say nóng", "đột quỵ", "bệnh mùa nắng nóng", "nắng nóng kéo dài" ] }
Gia tăng trẻ mắc viêm màng não, cha mẹ cần lưu ý những gì?
NDO -Khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi và có thêm dấu hiệu li bì, khó đánh thức, nôn ói, bú kém, quấy khóc, phồng thóp… cần nghĩ đến nguy cơ viêm màng não/viêm não.
Gia tăng trẻ mắc viêm màng não tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng NinhBệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận nhiều trẻ em mắc viêm não,viêm màng nãonhập viện điều trị, trong đó có một số trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ C, xuất hiện co giật toàn thân, co cứng chân tay, sùi bọt mép phải chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị lọc máu, thở máy…Theo bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Tùng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực: Viêm não, viêm màng não do nhiều nguyên nhân gây ra như virus, vi trùng, ký sinh trùng,…Bệnh xảy ra quanh năm, tỷ lệ di chứng cao trên 30% nếu nhập viện muộn, thậm chí có thể tử vong. Các di chứng có thể gặp sau khi trẻ bị viêm não, viêm màng não thường rất nặng nề như: bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém…Do đó, phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng của con, khi trẻ nhỏ bị ho, sổ mũi và có thêm dấu hiệu li bì, khó đánh thức, nôn ói, bú kém, quấy khóc, phồng thóp… cần nghĩ đến nguy cơ viêm màng não/viêm não.Với trẻ lớn, đau họng, sốt, nôn ói, đau đầu nhiều là triệu chứng của viêm não, viêm màng não. Những trường hợp này cần được đến các cơ sở y tế để được thăm khám sớm, tránh nguy cơ biến chứng.Các bác sĩ cảnh báo, từ nay đến cuối năm, ngoài viêm màng não, bệnh thủy đậu cũng có thể sẽ tăng cao, phụ huynh cần cảnh giác đề phòng.Nhận diện viêm màng não để phòng bệnh đúng cáchThạc sĩ, bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, viêm màng não là tình trạng các màng bảo vệ bao quanh não và tủy sống (màng não) bị nhiễm trùng. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.Viêm màng não do virusở trẻ sơ sinh có thể khiến trẻ: Biếng ăn; quấy khóc; nôn ói; tiêu chảy; phát ban; các vấn đề về hô hấpỞ người lớn, viêm màng não do virus biểu hiện bằng tình trạng: Đau đầu; sốt; cổ cứng; co giật; nhạy cảm với ánh sáng chói; buồn ngủ; hôn mê; buồn nôn và nôn; giảm cảm giác thèm ăn; tâm trạng thất thường."Viêm màng não do virus thường gặp hơn so với do vi khuẩn và thường ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, có một số virus gây bệnh cùng với viêm não thì diễn tiến và tiên lượng nặng hơn, để lại nhiều di chứng và có thể gây tử vong", bác sĩ Thoa cho hay.Tiêm chủng để bảo vệ trẻ.Với viêm màng não do vi khuẩn, các triệu chứng thường phát triển đột ngột, bao gồm: Tâm trạng thất thường; buồn nôn và nôn; nhạy cảm với ánh sáng; cáu gắt; đau đầu; sốt; ớn lạnh; cổ cứng; một số vùng da chuyển màu tím giống vết bầm tím; buồn ngủ; hôn mêViêm màng não do vi khuẩn khởi phát khi vi khuẩn xâm nhập vào máu từ xoang, tai hoặc cổ họng người bệnh. Sau đó, vi khuẩn đi theo dòng chảy của máu đến não. Vi khuẩn gây viêm màng não có thể lây lan khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Nếu bạn hoặc con bạn từng tiếp xúc gần với một người bị bệnh do vi khuẩn, hãy hỏi bác sĩ bạn nên làm để giảm nguy cơ mắc bệnh."Hầu hết bệnh nhân viêm màng não sẽ hồi phục hoàn toàn sau quá trình được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng. Biến chứng xảy ra khi tình trạng nhiễm trùng lan đến các dây thần kinh, não hoặc các khu vực khác của cơ thể. Đối tượng thường gặp phải biến chứng bệnh là trẻ rất nhỏ hoặc người có hệ miễn dịch kém, nhưng cũng có thể xảy ra ở những người hoàn toàn khỏe mạnh", bác sĩ Thoa cảnh báo.Viêm màng não do vi khuẩn và virus có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do đó khi thấy xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đến bệnh viện ngay để được thăm khám và làm xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.Để phòng ngừa bệnh viêm màng não, cha mẹ nên giữ ấm, chăm sóc tốt trẻ những lúc thời tiết thay đổi và lúc có dịch cảm cúm; điều trị kịp thời khi trẻ bị viêm mũi họng hoặc viêm tai.Nếu chẳng may tiếp xúc gần với người bị nhiễm vi trùng não mô cầu, bác sĩ sẽ cho người tiếp xúc thuốc kháng sinh phòng ngừa để giảm khả năng mắc bệnh.Ngoài ra, tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế khả năng mắc một số loại viêm màng não do vi trùng. Các loại vaccine có thể ngăn ngừa bệnh bao gồm: Vaccine Haemophilus influenzae tuýp B (Hib); vaccine phế cầu khuẩn; vaccine não mô khuẩn.Ngoài tiêm chủng đầy đủ, phụ huynh cũng cần tuân thủ vệ sinh tay, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể và nơi sinh hoạt, ăn chín uống sôi…
https://nhandan.vn/gia-tang-tre-mac-viem-mang-nao-cha-me-can-luu-y-nhung-gi-post758946.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "viêm não", "viêm màng não", "Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh", "bệnh nhi", "sốt" ] }
Sức khỏe các em học sinh ở Khánh Hòa nghi ngộ độc thực phẩm đã ổn định
NDO -Theo Sở Y tế Khánh Hòa, tính đến 16 giờ ngày 5/4, tình hình sức khỏe các em học sinh nghingộ độc thực phẩmđều ổn định và đang được theo dõi tích cực.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang, vào khoảng 6 giờ 55 phút ngày 5/4, tại Trường Tiểu học Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, một em học sinh lớp 5/4, sau khi tự ăn sáng xong vào trường thì mệt, ngất xỉu. Nhà trường nhanh chóng sơ cứu và gọi Trung tâm Cấp cứu 115, khi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu thì em học sinh nói trên đã tử vong.Sau đó, khoảng từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút, nhà trường phát hiện một số học sinh có dấu hiệu đau bụng, nôn ói, đau đầu nên đã nhanh chóng tổ chức sơ cứu và chuyển 16 em vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 3 em vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang.Đến khoảng 9 giờ, Trường Trung học cơ sở Trần Hưng Đạo phát hiện một số học sinh có triệu chứng tương tự nên đã nhanh chóng chuyển 3 em vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh; 5 em vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Nha Trang; 1 em vào Phòng khám đa khoa Phúc Sinh.Qua nắm bắt thông tin ban đầu, các em học sinh đã ăn sáng với nhiều món khác nhau tại các hàng quán và từ những người bán hàng rong bên ngoài nhà trường.Theo Sở Y tếKhánh Hòa, tính đến 16 giờ ngày 5/4, các bệnh viện trên địa bàn đã tiếp nhận 37 ca; trong đó, 7 ca kê đơn cho về theo dõi ngoại trú; 30 ca đang nhập viện điều trị. Hiện tình hình sức khỏe các em đều ổn định và đang được theo dõi tích cực.Về trường hợp nữ sinh tử vong, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa cho biết, bệnh nhân tử vong do ngừng tuần hoàn hô hấp ngoại viện chưa rõ nguyên nhân. Hiện Trung tâm Giám định pháp y đang tiến hành làm thủ tục giải phẫu tử thi để xác định nguyên nhân tử vong.Cùng ngày, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu có công văn chỉ đạo Sở Y tế, Sở Thông tin Truyền thông, Công an tỉnh và Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang phối hợp khẩn trương kiểm tra, xác minh nguyên nhân tử vong của học sinh; đồng thời kiểm tra các tin giả, tin sai sự thật về vụ việc để kịp thời xử lý theo quy định.
https://nhandan.vn/suc-khoe-cac-em-hoc-sinh-nghi-ngo-doc-thuc-pham-da-on-dinh-post803364.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Tiểu học Vĩnh Trường", "Sở Y tế Khánh Hòa", "Trung tâm Cấp cứu 115", "Bệnh viện Đa khoa", "Ngoại viện", "Ăn sáng", "Sơ cứu", "Người bán rong" ] }
Bộ Y tế trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt”là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Tối 17/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội,Cục Quản lý Dượcvà Báo Sức khỏe và Đời sống (Bộ Y tế) phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.Danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” được Bộ Y tế trao tặng với mục đích ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm thuốc điều trị hiệu quả, thị trường lớn, được người dân tin dùng và các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam mà thực tế đã được sử dụng và chứng minh hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh.Thông qua đó, phát huy vai trò của các doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe toàn dân của ngành Y tế.Đại diện doanh nghiệp có sản phẩm nhận danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt"Từ hàng trăm doanh nghiệp và sản phẩm thuốc nộp hồ sơ đăng ký tham gia, Hội đồng bình chọn đã chọn ra 18 doanh nghiệp và 68 sản phẩm thuốc xuất sắc nhất để trao tặng danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.“Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nhấn mạnh, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, Bộ Y tế đã xây dựng và triển khai đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Bộ Y tế coi đây là một trong những giải pháp quan trọng, nhằm hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển một cách bền vững.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu ý kiến tại buổi lễ.Trong những năm qua, ngành Dược đã có cố gắng lớn, sản xuất trong nước đã đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Các nhà máy dược phẩm đã cố gắng đầu tư thiết bị máy móc hiện đại; tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực cao cùng với thiết lập đồng bộ hệ thống quản lý chất lượng để có thể sản xuất được cả vaccine, sinh phẩm và các dạng bào chế công nghệ cao. Chất lượng thuốc ngày càng được nâng cao, hình thức đẹp không thua kém thuốc ngoại nhập, trong khi giá thành rẻ hơn so với thuốc ngoại nhập cùng loại.Tính đến nay, cả nước có hơn 62 nghìn cơ sở bán lẻ, 238 nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, 17 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn EU-GMP và tương đương, hơn 170 doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh dịch vụ bảo quản và hơn 5.000 cơ sở bán buôn thuốc.Đáng chú ý, “Ngôi sao thuốc Việt'” là danh hiệu danh giá và duy nhất dành cho các doanh nghiệp và sản phẩm trong lĩnh vực dược. Danh hiệu cao quý này nhằm ghi nhận và tôn vinh các doanh nghiệp sản xuất thuốc và các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam có thị trường lớn, được người dân tin dùng, chứng minh sử dụng hiệu quả trong phòng bệnh, chữa bệnh. Danh hiệu không chỉ có ý nghĩa to lớn động viên khích lệ và phát huy vai trò của các doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam.Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định, lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 đã thể hiện quyết tâm của toàn ngành trong việc hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nói chung và đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” nói riêng. Những doanh nghiệp, những sản phẩm thuốc trong nước nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 là những điển hình tiên tiến của ngành Dược, từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu của ngành Dược Việt Nam.Người đứng đầu ngành y tế mong muốn các doanh nghiệp, các sản phẩm thuốc nhận danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 cùng các đơn vị trong toàn ngành, tích cực chung tay vì sự phát triển của ngành Dược, đạt được những mục tiêu lớn trong công cuộc phát triển ngành Dược. Đồng thời góp phần lan tỏa đến cộng đồng, củng cố sự tin tưởng, tín nhiệm của người Việt đối với thuốc Việt, từ đó góp phần cổ vũ mạnh mẽ phong trào người Việt dùng thuốc Việt và hướng tới mục tiêu thế giới dùng thuốc Việt.
https://nhandan.vn/bo-y-te-trao-danh-hieu-ngoi-sao-thuoc-viet-lan-thu-2-post809885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "“Ngôi sao thuốc Việt'”", "Bộ Y tế", "“Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”" ] }
Thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục hợp lý, thực hành dinh dưỡng khoa học
NDO -Sau thành công của cuộc thi lần đầu tổ chức năm 2022, năm nay, Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức mùa thứ 2 nhằm tiếp tục thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục hợp lý, thực hànhdinh dưỡng khoa họctrong cộng đồng.
Cuộc thi năm nay diễn ra trong 3 tháng (bắt đầu từ ngày 6/9), thu hút hàng nghìn lượt ứng viên từ khắp các tỉnh, thành tham gia và lan tỏa mạnh mẽ tinh thần “khỏe-đẹp” tới công chúng. Ban Tổ chức ghi nhận hơn 3.500 ứng viên đăng ký chính thức cùng khoảng 10.000 người hưởng ứng thực hành dinh dưỡng và rèn luyện thể thao.Các ứng viên mùa thứ 2 đã giảm tổng số 1650kg cân nặng; thu nhỏ được 96cm vòng eo; 100% ứng viên chủ động tìm hiểu về dinh dưỡng và vận động; 97,2% ứng viên có sự thay đổi rõ rệt về chỉ số cân nặng.Ứng viên lớn tuổi nhất của cuộc thi là một cụ bà 80 tuổi; ứng viên trẻ nhất mới 18 tuổi. Ứng viên có cân nặng lớn nhất là 168,4kg; ứng viên nhẹ cân nhất chỉ 40,6kg; Ứng viên giảm vòng eo nhiều nhất là 30cm. Ứng viên lọt Top 30 có cân nặng giảm nhiều nhất là 14,4kg...GS, TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo cuộc thi tặng hoa các thành viên Ban giám khảo.Ngoài việc tự rèn luyện để cải thiện các chỉ số cơ thể - sức khỏe, các ứng viên năm nay còn chú trọng tới việc lan tỏa tinh thần vận động hợp lý, dinh dưỡng khoa học tới các thành viên trong chính gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, người thân xung quanh mình. Đây cũng là một yếu tố được Hội đồng Giám khảo ưu tiên khi đánh giá, chấm điểm ứng viên. Ghi nhận tại các vòng phỏng vấn cho thấy, các ứng viên đều cải thiện tốt tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần sau 3 tháng tham gia cuộc thi.GS, TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế đánh giá, cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” đã có sức lan tỏa rất lớn trong cộng đồng, góp phần vào thành công chung của ngành y tế về truyền thông nâng cao nhận thức của người dân đối với việc rèn luyện, nâng cao sức khỏe.Tối 15/12, tại Nhà hát Lớn (Hà Nội), Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức trao giải cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần 2. Sau 3 vòng thi, Ban Tổ chức đã lựa chọn được những ứng viên xuất sắc nhất để trao giải, gồm: 1 giải Đặc biệt; 1 giải Nhất; 2 giải Nhì; 3 giải Ba; 5 giải Tư cùng 2 giải “Nhân vật truyền cảm hứng”. Những người đã có mặt ở Vòng 3 không lọt vào chung kết sẽ được chứng nhận Đạt Top 30 ứng viên xuất sắc.Đại diện Ban tổ chức trao giải "Nhân vật truyền cảm hứng".Nhà báo Trần Tuấn Linh, Tổng Biên tập Báo Sức khỏe và Đời sống, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” đã trở thành một hoạt động truyền thông y tế thường niên do Báo Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế tổ chức.Ban Tổ chức không phải đi tìm người giảm cân nhiều nhất hay hình thể đẹp nhất, mà mong muốn lan tỏa thông điệp về “dinh dưỡng hợp lý-vận động khoa học” tới người dân cả nước.Những thay đổi tích cực từ mỗi cá nhân, từ mỗi gia đình sẽ lan tỏa đến cả cộng đồng, qua đó giúp nâng cao sức khỏe, nâng cao kiến thức vềdinh dưỡng, tạo nên giá trị bền vững cho toàn xã hội về dự phòng bệnh tật, cải thiện chất lượng cuộc sống.
https://nhandan.vn/thuc-day-phong-trao-tap-luyen-the-duc-hop-ly-thuc-hanh-dinh-duong-khoa-hoc-post787721.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Lan tỏa", "Dinh dưỡng", "cuộc thi", "tập luyện thể dục", "Tôi khỏe đẹp hơn" ] }
Tặng Bằng khen cho tập thể, cá nhân ở Bệnh viện Nhi Thanh Hóa
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhThanh HóaĐầu Thanh Tùng vừa trao tặng Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh cho Khoa Hồi sức cấp cứu và 6 cá nhân Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã có thành tích xuất sắc trong cấp cứu thành công, cứu sống 2 bệnh nhi ở xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân bị ngộ độc cấp, hôn mê sâu, loạn nhịp tim mạnh, suy đa cơ quan.
Tối 14/1,Bệnh viện Nhi Thanh Hóatiếp nhận 2 bệnh nhân bị hôn mê, hội chứng não cấp, rối loạn nhịp tim nặng và tiến hành theo dõi ngộ độc không rõ loại.Bệnh viện huy động tối đa nhân lực, vật tư, thiết bị cấp cứu nạn nhân theo phác đồ xử trí ngộ độc cấp; liên tục hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để thống nhất phác đồ điều trị và hội chẩn chuyên khoa cấp cứu, điều trị.Sau 16 ngày điều trị, 2bệnh nhânnhi đã bình phục sức khỏe, được xuất viện.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng ghi nhận, biểu dương nỗ lực tập thể bệnh viện, trao tặng Bằng khen cho Khoa Hồi sức cấp cứu và 6 cá nhân Bệnh viện Nhi Thanh Hóa có thành tích xuất sắc trong cấp cứu thành công, cứu sống 2 bệnh nhân nhi.Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen cho 6 cá nhân xuất sắc.Sau khi nghe báo cáo về hoạt động của bệnh viện, kế hoạch trực Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, phương án sẵn sàng cấp cứu, điều trị, phòng, chống dịch bệnh, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa mong muốn đơn vị không ngừng nâng cao tay nghề, đáp ứng yêu cầu chăm sóc, điều trị, bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời yêu cầu bệnh viện rà soát nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, bảo đảm cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân; có phương án xử lý tốt các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh, tai nạn giao thông; hỗ trợ kịp thời các bệnh viện tuyến dưới khi có nhu cầu.Các thành viên trong đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà các bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.
https://nhandan.vn/tang-bang-khen-cho-tap-the-ca-nhan-o-benh-vien-nhi-thanh-hoa-post795608.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Thanh Hóa", "tặng Bằng khen", "Bệnh viện Nhi" ] }
Hàn Quốc công bố bốn mục tiêu cải cách toàn diện ngành y
Trong nỗ lực giải quyết căng thẳng y tế do việc các bác sĩ tập sự đồng loạt nghỉ việc, Thủ tướng Hàn Quốc Han Deok-soo đã công bố kế hoạch cải cách ngành y tế với bốn mục tiêu cơ bản, đồng thời vẫn kiên quyết giữ kế hoạch tăng chỉ tiêu tuyển sinh y khoa bắt đầu từ năm 2025. Ông nhấn mạnh, đây là thời điểm vàng để tiến hành cải cách y tế.
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Han Deok-soo cho biết, việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh các trường y khoa thêm 2.000 sinh viên là mức tăng tối thiểu nhằm giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ. Chính phủ Hàn Quốc đã xem xét đầy đủ căn cứ và điều kiện giáo dục tại các cơ sở đào tạo trường y trên toàn quốc hoàn toàn có thể đáp ứng được.Thủ tướng Han Deok-soo cho biết thêm, đến năm 2035, có 30% dân số của Hàn Quốc sẽ từ 65 tuổi trở lên. Theo số liệu thống kê của Tổng công ty Bảo hiểm y tế quốc gia, nhu cầu nhập viện của người cao tuổi cao gấp 11 lần so với độ tuổi 30 và 40. Như vậy, nhu cầu chăm sóc y tế trong tương lai sẽ bùng nổ.Với 20% tổng số bác sĩ trên 70 tuổi, Hàn Quốc khó tránh khỏi tình trạng thiếu nhân lực y tế trầm trọng.Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo, bao gồm thuê thêm 1.000 giáo sư giảng dạy tại các trường trên toàn quốc; tích cực sàng lọc để nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên y khoa; tăng cường đầu tư vào chăm sóc y tế ở cơ sở ngoài khu vực đô thị và tích cực hỗ trợ bồi dưỡng các bệnh viện địa phương xuất sắc.Thủ tướng Han Deok-soo nhấn mạnh, một thỏa hiệp trong thời điểm hiện nay dựa trên tính toán về lợi ích chính trị hay suy tính khác đều sẽ dẫn đến tổn hại mà cuối cùng người dân Hàn Quốc phải gánh chịu.Liên quan vấn đề tiền lương của các bác sĩ tập sự đã nghỉ việc hơn một tháng qua, nguồn tin y tế ở Hàn Quốc ngày 22/3 xác nhận, năm bệnh viện đa khoa lớn nhất gồm: Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul, Bệnh viện Severance, Trung tâm y tế Samsung, Trung tâm y tế Asan, Trung tâm y tế Seoul St.Mary’s Hospital vẫn trả lương tháng 2 cho các bác sĩ tập sự. Tuy nhiên, các bệnh viện sẽ không trả lương tháng 3 cho những người không làm việc.Bộ Y tế Hàn Quốc xác nhận, đến ngày 19/3, có 11.935 bác sĩ tập sự - tương đương 92,7% tổng số bác sĩ thực tập tại 100 bệnh viện, cơ sở y tế trên toàn quốc - đã tham gia nghỉ việc tập thể. Tính đến ngày 20/3, nhà chức trách phát thông báo về việc xử lý hành chính tiến tới đình chỉ giấy phép hành nghề đối với 7.088 bác sĩ.Ngày 22/3, Bộ Y tế Hàn Quốc yêu cầu cảnh sát vào cuộc điều tra về một bài đăng trực tuyến kêu gọi các bác sĩ tiếp tục đình công nhằm phá hủy hệ thống y tế nước này.Bài viết được đăng tải trên “medistaff”, một cộng đồng mạng dành cho các bác sĩ, kêu gọi các thành viên tiếp tục nghỉ việc, ngay cả sau cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc sẽ diễn ra ngày 10/4/2024.
https://nhandan.vn/han-quoc-cong-bo-bon-muc-tieu-cai-cach-toan-dien-nganh-y-post801192.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "khủng hoảng y tế", "chính phủ Hàn Quốc", "Han Deok-soo" ] }
Quảng Ngãi: 6 người nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì
NDO -Sáng 28/5, Bệnh viện đa khoa tỉnhQuảng Ngãicho biết đang điều trị 6 bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì.
Theo thông tin từ các bệnh nhân, tối 24/5, cả 6 người đều ănbánh mìtại tiệm bánh mì nằm trên địa bàn phường Nghĩa Chánh, thành phố Quảng Ngãi. Đến sáng 25/5, sau khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt cao, đau đầu nên 6 bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi cấp cứu.Tại đây, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bịngộ độcthực phẩm. Hiện sức khỏe 6 bệnh nhân tạm ổn định, không có dấu hiệu biến chứng nặng, đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Nhiệt đới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi.Được biết, sau khi nhận thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã lấy mẫu bánh mì và các nguyên liệu để kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
https://nhandan.vn/quang-ngai-6-nguoi-nhap-vien-nghi-ngo-doc-thuc-pham-sau-khi-an-banh-mi-post811479.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Quảng Ngãi", "ngộ độc thực phẩm", "bánh mì", "cấp cứu", "kiểm nghiệm" ] }
Nhiều người ở Bắc Kạn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
NDO -Tối 17/10, Bệnh viện đa khoa tỉnhBắc Kạntiếp nhận 5 bệnh nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm sau khi cùng ăn uống ở một quán vỉa hè tại bờ đê sông Cầu, phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn.
Các bệnh nhân nhập viện liên tục từ khoảng 20 giờ tới 20 giờ 45 phút.Cácbệnh nhân, gồm: Anh Tr.V.Ch, sinh năm 1987, trú tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), nhập viện trong tình trạng buồn nôn, choáng váng và đau bụng. Chị L.T.N, sinh năm 2002, trú tại huyện Bảo Lâm (Cao Bằng), nhập viện lúc 20 giờ 10 phút với các biểu hiện nôn, choáng váng và đau bụng. Anh L.V.L, sinh năm 1994, trú tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), nhập viện với triệu chứng nôn, choáng váng và mệt mỏi. Anh H.M.Đ, sinh năm 1995, trú tại xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông (Bắc Kạn), nhập viện với các biểu hiện nôn, choáng váng. Chị Ch.T.V, sinh năm 1999, trú tại huyện Bảo Lạc (Cao Bằng), nhập viện trong tình trạng nôn, choáng váng, mệt mỏi.Ngay khi tiếp nhận các bệnh nhân, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn đã khẩn trương tiến hành các biện phápcấp cứu, giải độc.Đến 22 giờ cùng ngày, các bệnh nhân nặng đã dần hồi tỉnh, tình hình sức khỏe của 5 người cơ bản được kiểm soát.Bệnh nhân và người nhà cho biết, khoảng 19 giờ tối 17/10, nhóm 5 người có đến ăn uống tại một quán ăn vỉa hè bên bờ đê sông Cầu, thuộc phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn.Ngay khi vừa ăn xong thì xuất hiện cácbiểu hiện ngộ độcvà được đưa vào bệnh viện cấp cứu.Sau khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế Bắc Kạn cùng các cơ quan chức năng đã tiến hành mẫu thực phẩm tại quán ăn để kiểm tra, xác định nguyên nhân vụ việc.Theo thống kê của ngành chức năng, từ năm 2018 tới 2022, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra 16 vụngộ độc thực phẩmvới 209 người mắc, trong đó có 3 người tử vong. Trong đó, chiếm phần lớn là các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên từ lá ngón, nấm độc.
https://nhandan.vn/nhieu-nguoi-o-bac-kan-nhap-vien-nghi-ngo-doc-thuc-pham-post778160.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bắc Kạn", "ngộ độc", "ngộ độc thực phẩm", "lá ngón", "nấm độc" ] }
Người bác sĩ cứu nhiều ca bệnh thập tử nhất sinh
NDO -23 năm gắn bó vớiBệnh viện Hữu nghị Việt Đức, từ bác sĩ gây mê hồi sức, đến Trưởng Khoa Hồi sức Tim mạch-Lồng ngực, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Quân đã cứu biết bao người bệnh nặng thập tử nhất sinh trở về, đặc biệt anh rất có “duyên” với những bệnh nhân “nhí”..
Phía sau mỗi ca bệnh nặng thập tử nhất sinh được phẫu thuật, hoặc sau mỗi ca ghép tạng căng thẳng thành công, người bệnh vượt qua lằn ranh sinh-tử, bình phục xuất viện trở về gia đình, là những phút giây cân não căng thẳng của các bác sĩ hồi sức làm nhiệm vụ theo dõi, điều trị hậu phẫu cho người bệnh. Thành công của mỗi ca bệnh nặng không chỉ là sự đóng góp của các bác sĩ ngoại khoa, mà còn là lực lượng âm thầm phía sau làm nhiệm vụ hồi sức cho người bệnh.Bác sĩ của những em bé ghép timMột ngày sau ca ghép tim kéo dài hơn 10 tiếng, cô bé L.K.V (7 tuổi, Hà Nội) tỉnh dậy tại phòng hậu phẫu của Khoa Hồi sức Tim mạch-Lồng ngực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Người đầu tiên cô bé nhìn thấy là Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Quân. Bắt gặp nụ cười hiền hậu của bác sĩ Quân, nghe bác sĩ hỏi những câu đầu tiên, cô bé ngoan ngoãn làm theo chỉ dẫn. Suốt 1 tháng nằm tại phòng hồi sức, cô bé được bác sĩ Quân và các cô điều dưỡng chăm sóc, điều trị đặc biệt, cô bé trở nên thân thiết với người bác sĩ tận tình như ruột thịt.Tôi có cơ duyên được gặp bé gái L.K.V vào ngày giáp Tết Nguyên đán vừa qua, trước khi bé được xuất viện. Hôm đó, anh trai của bé V là L.X.G.H cũng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám sức khoẻ định kỳ sau 3 năm ghép tim và đến phòng bệnh thăm em gái. Cuộc gặp gỡ của hai anh em ở phòng bệnh thật xúc động khi cả hai đều được bác sĩ Quân chăm sóc và điều trị suốt thời gian hậu phẫu sau khi ghép tim.Chia sẻ với tôi, bác sĩ Quân cho biết, cả hai cháu bé đều phát hiện mắc bệnh cơ tim giãn (tim to) từ khi lên 6 tuổi. Các cháu chuyển sang giai đoạn suy tim rất nhanh, đặc biệt là người anh, cuộc sống chỉ tính bằng ngày, nằm trên giường bệnh thoi thóp với những cơn đau không ăn uống được.Thật may mắn, trong danh sách chờ ghép tạng dài dằng dặc, cả hai anh em được được chọn ghép tim từ người cho chết não. “Cả hai cháu khi lên bàn phẫu thuật chỉ mới 7 tuổi. Trường hợp cả 2 anh em ruột may mắn đều được ghép tim và thành công là rất hiếm hoi. Đó là cái duyên”, bác sĩ Quân nói.Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Quân.Kể lại chuyện nhiều lần thót tim khi điều trị hậu phẫu sau ca ghép cho người em, bác sĩ Quân cho biết, ban đầu tưởng rất thuận lợi, nhưng một ngày sau ghép đã gặp những biến cố bất thường ngoài dự đoán, đó là lượng nước tiểu ít dần và không ra nữa (vô niệu) trong khi các chỉ số đều ổn định, tim hoạt động tốt.“Đây là ca đầu tiên chúng tôi gặp phải tình huống không lường trước được phản ứng từ thận, liên quan đến liều thuốc ức chế miễn dịch và tình trạng trơ với thuốc lợi tiểu do điều trị suy tim giai đoạn cuối trước ghép.Tin liên quanCa ghép đa tạng tim-thận thành công đầu tiên tại Việt NamTình huống này không thể tham khảo kinh nghiệm xử trí tình trạng vô niệu ở bệnh nhân ghép tim trẻ em từ các đồng nghiệp trong nước, chỉ còn cách tìm kiếm tài liệu từ các trang web uy tín trên thế giới. Điều đánh đố lúc này là thế giới dùng 1 loại thuốc truyền để điều trị nhưng Việt Nam lại không có. Không cách nào khác, chúng tôi buộc phải lựa chọn thay thế thận là lọc máu liên tục”, bác sĩ kể lại những quyết định “cân não” vào thời điểm đó.Rất may mắn, do có thời gian dài nằm viện, nên bé gái rất ngoan, hợp tác với mọi sự chỉ định bác sĩ, nằm lọc máu liên tục trong 1 tuần, đã giúp việc điều trị thành công. Tưởng đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng các bác sĩ lại gặp phải tính huống không lường thứ hai là cháu bé có dấu hiệu ho, sốt và mệt mỏi.“Chúng tôi làm xét nghiệm cúm A và Covid-19 thì phát hiện cháu dương tính với Covid-19. Trẻ bị Covid-19 trên nền vừa ghép tạng, đang dùng thuốc ức chế miễn dịch liều cao, lại có khó thở, rất nguy hiểm. Chúng tôi phải hội chẩn đưa ra quyết định hỗ trợ thở cho trẻ bằng HFNC (gọng thở) và đặt tình huống nếu trẻ bị tổn thương phổi cấp do Covid-19 thì cần xử trí đặt ECMO – tim phổi nhân tạo. May mắn sau 2-3 ngày, tình trạng Covid-19 thoái trào nhanh, cháu hồi phục tốt và xuất viện”, bác sĩ Quân nói.Bác sĩ Quân đang điều trị cho bệnh nhân nặng.Bé gái đã bắt đầu cuộc sống mới với trái tim mới khoẻ mạnh, vui vẻ đón Tết với gia đình. “Cháu vừa đến kiểm tra lại vào mấy ngày trước, các chỉ số đều tốt, chúng tôi rất mừng cho cháu và gia đình”, bác sĩ Quân vui vẻ cho biết.Theo chia sẻ của anh, không chỉ có tình cảm đặc biệt với hai anh em ruột được ghép tim, từ những ca ghép tim trẻ em đầu tiên ở Việt Nam, anh là người theo dõi, điều trị cho các bé, đến nay vẫn đọng lại rất nhiều kỷ niệm trìu mến.“Ca ghép tim đầu tiên vào năm 2011 khi mới tiếp cận mình thấy cực khó. Nhưng khi ghép xong, mình hồi sức thì thấy cũng đơn giản thôi. Cùng với ngoại khoa, chúng tôi đã cứu được nhiều bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong giảm nhiều so với trước”, bác sĩ nói.Dùng trái tim để thấu hiểu người bệnhẤn tượng đầu tiên khi tôi gặp Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Quân đó là nụ cười đôn hậu, tận tâm với người bệnh. Năm 2006, sau khi tốt nghiệp bác sĩ nội trú Trường Đại học Y Hà Nội, Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Tiến Quân về nhận công tác tại Trung tâm Gây mê hồi sức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Mối duyên đưa anh gắn bó với hồi sức tim mạch-lồng ngực vào năm 2010 khi anh muốn phát triển thế mạnh chuyên sâu về một lĩnh vực. Nếu như sai sót trong một số chuyên ngành có thể “sữa chữa” được thì quyết định của bác sĩ hồi sức đòi hỏi phải nhanh, nếu đưa ra quyết định sai có thể bệnh nhân tử vong rất nhanh, đặc biệt trẻ em, chỉ cần cấp cứu chậm một chút có thể mất mạng.“Chuyên ngành hồi sức phải chịu nhiều áp lực, đối diện với bên bờ sinh – tử hàng ngày của người bệnh. Đặc thù của ngành hồi sức có thiệt thòi, phải đối diện với cảm xúc, khi bệnh nhân mất, trước đó bác sĩ gặp người nhà, phải chia sẻ, giải thích với người nhà, lúc đó có rất nhiều thái cực. Người nhà bệnh nhân có người mạnh mẽ kìm nén cảm xúc thì ngồi lắng nghe, người không kìm nén được có thể khóc, to tiếng.Bác sĩ Phạm Tiến Quân thăm hỏi 2 anh em ruột cùng được ghép tim.Đặc biệt trẻ em, khi nhìn thấy đứa trẻ mất thì tác động trực tiếp đến cảm xúc của bác sĩ. Có những điều dưỡng trẻ mới vào làm việc, khi chứng kiến trẻ em tử vong, họ kéo nhau vào phòng ngồi khóc, sau quen dần, cảm xúc cũng sẽ chai lì đi. Với mình mỗi trường hợp để lại một cảm xúc muôn màu, tác động lên tâm lý, phải tìm cách thoát ra để tiếp tục hồi sức cho bệnh nhân khác”, bác sĩ Quân chia sẻ.Trong cuộc đời nghề y của mình, bác sĩ Quân đã cứu vô số bệnh nhân thoát “cửa tử”. Có nam bệnh nhân ở Quảng Ninh mổ lóc động mạch chủ trong tình huống thập tử nhất sinh, nằm hồi sức hơn 2 tháng, khi ra viện quay lại mang cho bác sĩ cân chả mực và hộp xu hào cà rốt muối do vợ ông làm để cảm ơn. Bệnh nhân cho biết, chỉ ở đây ông mới cảm nhận được sự khác biệt bởi sự chăm sóc rất tận tình, chuyên nghiệp, chia sẻ giữa nhân viên y tế với người bệnh mà đi nơi khác không thấy được.“Từ hành nghề đến giờ, tôi chưa thấy bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân khó tính với mình, có lẽ do mình đồng cảm với người bệnh nên có kết quả tốt. Tôi chưa bao giờ cảm thấy mình thiệt thòi khi đã chọn chuyên ngành hồi sức. Điều quan tâm nhất của tôi là công việc có mang lại lợi ích tốt đẹp cho cuộc sống, cho người bệnh hay không. Khi đã làm được, tôi rất vui và hạnh phúc”, bác sĩ Quân chia sẻ.
https://nhandan.vn/nguoi-bac-si-cuu-nhieu-ca-benh-thap-tu-nhat-sinh-post797633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", "bác sĩ gây mê hồi sức", "đến Trưởng Khoa Hồi sức Tim mạch-Lồng ngực", "Tiến sĩ bác sĩ Phạm Tiến Quân" ] }
Ngăn chặn thực phẩm không an toàn
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 7 ngày nghỉ Tết (từ ngày 8 đến 14/2/2024) cả nước có 616 trường hợp khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, trong đó có 314 trường hợp nhập viện theo dõi và điều trị.
Điển hình tại tỉnh Bạc Liêu ghi nhận một vụ nghi ngờ ngộ độc rượu tại bữa cơm gia đình xảy ra vào ngày 11/2, khiến 4 người nhập viện điều trị, trong đó có 2 người tử vong.Tình trạngthực phẩm không an toàn, không bảo đảm vệ sinh an toàn đã và đang diễn biến phức tạp, nhất là những thời điểm trước, sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu Xuân.Từ những số liệu và vụ việc nêu trên cho thấy, tình trạngthực phẩm không an toàn, không bảo đảm vệ sinh an toàn đã và đang diễn biến phức tạp, nhất là những thời điểm trước, sau Tết Nguyên đán và mùa lễ hội đầu Xuân. Bởi những thời điểm này, lượng du khách đến các điểm di tích, lễ hội truyền thống rất lớn với mục đích tham quan, vãn cảnh hoặc thực hiện các nghi thức văn hóa tâm linh.Cùng với đó, nhu cầu ăn uống, mua bán các loạithực phẩmtại những nơi này cũng tăng cao. Có “cầu” ắt có “cung”, nhiều cửa hàng, nhà hàng ẩm thực nhanh chóng được mở ra để phục vụ du khách trẩy hội. Tuy nhiên, nếu không được quản lý chặt chẽ thì ngay chính tại những cơ sở này sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.Tại nhiều điểm tham quan du lịch, lễ hội của các địa phương, nhất là đoạn đường từ bãi gửi xe đến khu trung tâm thường có rất nhiều nhà hàng ăn uống ở hai bên đường. Trong đó, các món ẩm thực được trưng bày, mời chào nhiệt tình nhưng không được che đậy và bảo quản cẩn thận…Điều này khó tránh khỏi những vi khuẩn có hại, bụi trong không khí xâm nhập vào thức ăn. Bên cạnh đó, vì lợi nhuận mà nhiều nhà hàng ăn uống sẵn sàng sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc, nhập lậu qua biên giới để bán cho thực khách. Ngay cả những thực phẩm đã bốc mùi hôi nồng nặc hoặc hết hạn sử dụng cũng được một số chủ nhà hàng dùng hóa chất để khử mùi trước khi chế biến.Bên cạnh đó, tại một số vùng nông thôn, vẫn còn tình trạng sử dụng bừa bãi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học cho các loại rau, hoa quả để tăng sản lượng nông sản. Trong chăn nuôi, để gia súc, gia cầm nhanh được xuất chuồng, tiêu tốn ít thức ăn thì nhiều loại thuốc, cám tăng trọng nhanh cũng được một số người dân sử dụng quá liều lượng. Trong khi đó, các quy định và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc này đối với cây trồng, vật nuôi cũng không được tuân thủ nghiêm ngặt…Còn ở ngoài chợ, muốn những trái cây tươi lâu, không bị thối, ủng thì có những người bán hàng không ngại dùng nhiều loại hóa chất để bảo quản… Trong khi đó, hằng ngày người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại thực phẩm này mà không có nhiều sự lựa chọn nào khác.Theo các chuyên gia y tế, thực phẩm không an toàn là những thực phẩm bị nhiễm khuẩn, hết hạn sử dụng và nhiễm chất độc hại hoặc không đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thực phẩm không an toàn là do nhiễm khuẩn và ô nhiễm môi trường; quá trình sản xuất, lưu trữ và vận chuyển thực phẩm không đúng cách; sự thay đổi trong môi trường và thời tiết; giả mạo và gian lận; khả năng kiểm soát yếu kém…Người sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn, cơ thể thường xuất hiện các triệu chứng ngứa, phát ban, khó thở, và sưng môi, sưng mắt…Để ngăn chặn có hiệu quả thực phẩm không an toàn, trước hết là ý thức tuân thủ của các chủ cửa hàng và từ nơi nuôi trồng, sản xuất... Bên cạnh đó, chúng ta rất cần tinh thần làm việc trách nhiệm, công minh của các đoàn kiểm tra, giám sát.Các cơ quan có thẩm quyền như:Bộ Y tế, Bộ Công thương hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đề ra nhiều giải pháp đồng bộ và hiệu quả hơn nữa trong lĩnh vực này. Các doanh nghiệp sản xuất, lưu trữ và xử lý thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc về vệ sinh an toàn. Công tác kiểm tra, giám sát thực phẩm cần được thực hiện đúng quy định trong chuỗi cung ứng từ nông trại đến bàn ăn. Việc giáo dục và tạo nhận thức về an toàn thực phẩm trong cộng đồng và giữa những người tiêu dùng cần được tăng cường.Chú trọng nghiên cứu, áp dụng phương pháp sản xuất thực phẩm bền vững để giảm ô nhiễm môi trường; đồng thời, phát triển công nghệ giúp cải thiện quá trình sản xuất và lưu trữ thực phẩm an toàn. Sớm đồng bộ hóa hệ thống kiểm tra thực phẩm tại các địa phương để kịp thời phát hiện, loại bỏ các thực phẩm kém chất lượng.Ngoài ra, người tiêu dùng nên mua thực phẩm tại những cơ sở uy tín, bảo đảm chất lượng. Kiểm tra và tìm hiểu kỹ các thông tin trên bao bì, nhãn mác; đồng thời, nói “không” với những sản phẩm có nhãn mác xuất xứ không rõ ràng.
https://nhandan.vn/ngan-chan-thuc-pham-khong-an-toan-post798800.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "thực phẩm không an toàn", "thực phẩm bẩn", "an toàn vệ sinh thực phẩm" ] }
Đưa sữa mẹ hiến tặng vào chi trả bảo hiểm y tế, giảm gánh nặng chi phí điều trị trẻ sinh non
NDO -Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm quỹ bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được 76 tỷ đồng từ việc giảm chi phí điều trị cho trẻ sinh non, có nhiều nguy cơ về sức khỏe nếu trẻ được thanh toán tiền sữa mẹ hiến tặng thanh trùng trong thời gian điều trị tại bệnh viện. Tuy nhiên, giá thành sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng vẫn đang ở mức cao, trong khi chưa được bảo hiểm y tế chi trả.
Khó khăn khi sử dụng sữa mẹ hiến tặng trong điều trị cho trẻ sinh nonVới Quyết định số 2394/QĐ-BYT ngày 14/5/2021 của Bộ Y tế, việc thiết lập và vận hành mạng lưới ngân hàng sữa mẹ Việt Nam đã được chính thức quy định trong hệ thống pháp luật.Giống như ngân hàng máu, các ngân hàngsữa mẹhoạt động với phương châm nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận và bảo đảm hiến sữa tự nguyện, nhằm cung cấp sữa mẹ hiến tặng thanh trùng cho những trẻ sơ sinh không có cơ hội được bú mẹ do phải điều trị hoặc mẹ có vấn đề về sức khỏe.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính rằng sữa mẹ là giải pháp có thể phòng ngừa hơn 800 nghìn ca tử vong mỗi năm ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trẻ kém may mắn không được tiếp cận với sữa của mẹ đẻ.Theo khuyến cáo của WHO, khi trẻ không được ăn sữa mẹ đẻ thì sữa mẹ hiến tặng là lựa chọn thứ 2, bởi không chỉ đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng nuôi sống trẻ, sữa mẹ góp phần thiết yếu vào quá trình điều trị và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, từ đó giúp giảm chi phí điều trị y tế.Trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Nhi Trung ương được ăn sữa từ ngân hàng sữa mẹ qua sonde dạ dày. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)Đồng thời, việc thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ thông qua mạng lưới ngân hàng sữa mẹ sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho toàn xã hội, khi trẻ được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh so với trẻ dùng sữa công thức, từ đó khỏe mạnh hơn và giảm được nhiều chi phí điều trị khác trong tương lai.Tuy nhiên, giá thành của sữa mẹ hiến tặng thanh trùng đang ở mức cao, với chi phí trung bình là 882 nghìn đồng/đợt điều trị sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng/trẻ. Trường hợp sử dụng sữa nhiều nhất lên tới 31 triệu đồng khi trẻ có mẹ bị mắc Covid-19 biến chứng nặng suy hô hấp.Khoản tiền này có thể trở thành gánh nặng với các gia đình có thu nhập thấp hoặc gia đình có trẻ sơ sinh bệnh lý phải điều trị dài ngày tại bệnh viện, do phí sử dụng sữa mẹ hiện đang được xem là một dạng phí dịch vụ, không được bảo hiểm y tế chi trả.Tin liên quanHàng nghìn trẻ được hưởng lợi từ Ngân hàng Sữa Mẹ đầu tiên tại Hà NộiTừng trải qua đợt điều trị cho bé sơ sinh bằng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng, chị Nguyễn Ngọc Lan Hương (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ: "Bé nhà mình ở khoa sơ sinh ngày 1 dùng 70ml sữa công thức hết 7 nghìn đồng và ngày 2 dùng 430ml sữa mẹ thanh trùng hết 540 nghìn đồng/ngày”.Theo chị Lan Hương, với những bé sinh non, nhẹ cân, có vấn đề về sức khỏe cần chăm sóc tại khu sơ sinh từ vài ngày đến vài tuần thì chi phí sữa mẹ có thể lên đến 3,5 triệu đồng/7 ngày.“Nếu như một bé mới sinh ra mà có vấn đề sức khỏe, sinh non hay nhẹ cân thì điều trị cũng phải tính bằng tuần đến tháng. Nếu 1 ngày đã hết 500 nghìn đồng tiền sữa mẹ thì 1 tuần đã hết 3,5 triệu đồng, mà với mức lương khoảng 5-6 triệu đồng/tháng thì các bà mẹ khó có thể chi trả”, chị Lan Hương chia sẻ.San sẻ gánh nặng cho gia đình có trẻ sinh nonTrữ sữa mẹ hiến tặng tại một ngân hàng sữa mẹ. (Ảnh: TTXVN)Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu trẻ đẻ sống, trong đó 41 nghìn trẻ đẻ non và 54 nghìn trẻ nhẹ cân. Thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em cho thấy, ước tính mỗi năm có khoảng 35 nghìn trẻ đẻ non, nhẹ cân, bệnh lý có nhu cầu sử dụng khoảng 100 lít sữa mẹ hiến tặng thanh trùng mỗi ngày.Cho tới nay, Việt Nam đã có 5ngân hàng sữa mẹvà 2 ngân hàng sữa mẹ vệ tinh, gồm ngân hàng sữa mẹ Đà Nẵng tại Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng (khai trương năm 2017), ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ tại Thành phố Hồ Chí Minh (2019), ngân hàng sữa mẹ Quảng Ninh tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh (2020), ngân hàng sữa mẹBệnh viện Nhi Trung ương(2021), ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Hùng Vương (2022), 2 ngân hàng sữa mẹ vệ tinh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam kết nối với ngân hàng sữa mẹ Đà Nẵng và tại Bệnh viện quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) kết nối với ngân hàng sữa mẹ Bệnh viện Từ Dũ đều khai trương vào năm 2020.Nếu vận hành tối đa công suất, mạng lưới ngân hàng sữa mẹ có thể thanh trùng được 102 lít sữa mỗi ngày, đáp ứng đủ nhu cầu toàn quốc thông qua hệ thống vận chuyển lạnh.Trên thế giới, đã có 25 quốc gia có hệ thống ngân hàng sữa mẹ có chính sách chi trả bảo hiểm y tế cho sữa mẹ hiến tặng thanh trùng. Trong số 5 quốc gia Đông Nam Á có ngân hàng sữa mẹ, Myanmar, Singapore và Thái Lan đã đưa sữa mẹ hiến tặng thanh trùng vào danh mục bảo hiểm chi trả, chỉ còn Philippines và Việt Nam chưa quy định nội dung này.Theo ước tính của Viện Chiến lược chính sách y tế, Bộ Y tế, nếu toàn bộ nhóm trẻ sinh non, nhẹ cân được sử dụng sữa mẹ hiến tặng thanh trùng theo chỉ định, quỹ bảo hiểm y tế sẽ tiết kiệm được mỗi năm từ 38,3-76,7 tỷ đồng; tổng chi phí tiết kiệm trong 10 năm là 404,3 tỷ đồng.Chi phí tiết kiệm này đến từ việc giảm chi phí điều trị các bệnh lý như: Viêm ruột hoại tử, nhiễm trùng huyết sơ sinh, loạn sản phế quản phổi, bệnh võng mạc mắt, giảm thời gian nuôi ăn tĩnh mạch cho trẻ đẻ non, nhẹ cân, bệnh lý, giảm thời gian nằm viện, giảm sử dụng kháng sinh.Trong khi đó, nếu quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí sữa mẹ hiến tặng thanh trùng cho nhóm trẻ đẻ non, nhẹ cân, bệnh lý thì mỗi năm quỹ cần chi trả thêm từ 7,6-15,5 tỷ đồng; tổng chi phí quỹ bảo hiểm y tế cần chi trả thêm trong 10 năm là 76,7 tỷ đồng, chiếm khoảng 0,07% tổng quỹ bảo hiểm y tế.Như vậy, theo phân tích của Chương trình Alive & Thrive (Nuôi dưỡng và Phát triển), có thể thấy trong 10 năm, tổng chi phí Quỹ Bảo hiểm y tế cần chi trả (76,7 tỷ đồng) thấp hơn so với chi phí điều trị có thể tiết kiệm được cho quỹ (404,3 tỷ đồng).Tỷ số lợi ích-chi phí trong 10 năm là 5,3 lần. Tổng số chi phí dự kiến tiết kiệm được trong 10 năm là 327,6 tỷ đồng.Tin liên quanHiệu quả từ Ngân hàng Sữa mẹ vệ tinhTheo Alive & Thrive, bảo hiểm y tế chi trả cho sữa mẹ thanh trùng sẽ tạo điều kiện để mạng lưới ngân hàng sữa mẹ được vận hành tối đa công suất, qua đó giúp trẻ đẻ non, bệnh lý chưa có sữa mẹ đẻ được tiếp cận sữa mẹ hiến tặng thanh trùng, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh.Kết hợp với những lợi ích xã hội gián tiếp từ như thúc đẩy nuôi con sữa mẹ, giảm nguy cơ bệnh tật cho bà mẹ, tăng chỉ số nhận thức IQ cho trẻ và cơ hội phát triển trong tương lai, đây là một khoản đầu tư có ý nghĩa nhân văn cho bà mẹ, trẻ em và toàn xã hội.Theo PGS, TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, bên cạnh việc cần tăng cường thông tin, giáo dục và tư vấn cho các bà mẹ về lợi ích và quan trọng của nuôi con bằng sữa mẹ, thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng và các hoạt động tuyên truyền, các cơ quan lập pháp cần xem xét tới việc bổ sung chi trả cho các các dịch vụ hỗ trợ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ và sữa mẹ thanh trùng cho trẻ nguy cơ vào Luật Bảo hiểm y tế.Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc hỗ trợ cho các bà mẹ trong việc nuôi con bằng sữa mẹ thông qua việc tạo ra các chính sách và chương trình hỗ trợ về nghỉ thai sản và cho con bú, cung cấp điều kiện thuận lợi để các bà mẹ có thể tiếp tục cho con bú trong thời gian dài.
https://nhandan.vn/dua-sua-me-hien-tang-vao-chi-tra-bao-hiem-y-te-giam-ganh-nang-chi-phi-dieu-tri-tre-sinh-non-post812157.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Sữa mẹ", "Hiến tặng", "Đẻ non", "Trẻ sơ sinh", "bảo hiểm y tế" ] }
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
Sau nhiều nỗ lực về chuyên môn, đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, ngày 11/6, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1616/QĐ-BYT công nhận Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Với mong muốn đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng của các cặp vợ chồngvô sinh, hiếm muộn trên địa bàn tỉnhThái Nguyênvà khu vực các tỉnh miền núi phía bắc, ngày 21/2/2023, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thành lập Khoa Hỗ trợ sinh sản và tiến hành đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu từ các quốc gia có nền y học tiên tiến.Đội ngũ cán bộ, bác sĩ, cán bộ kỹ thuật của bệnh viện đã không ngừng vươn lên làm chủ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, thực hiện được các kỹ thuật khó trong quá trình làm IVF như: tủ cấy CO2, tủ ấm, máy ly tâm, kính hiển vi đảo ngược, hệ thống vi thao tác, phòng Lab IVF, phòng khí riêng biệt... có thể đáp ứng được 300-500 ca thụ tinh trong ống nghiệm mỗi năm.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho biết: Việc được công nhận là đơn vị được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là bước tiến quan trọng trong nghiên cứu, phát triển tiến bộ khoa học nói chung, lĩnh vực hỗ trợ sinh sản nói riêng của bệnh viện.Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên mở ra cơ hội có con, cơ hội được làm cha, làm mẹ đối với các cặp vợ chồng vô sinh,hiếm muộntrong và ngoài tỉnh Thái Nguyên, giúp người bệnh tiết kiệm được chi phí sinh hoạt, đi lại.
https://nhandan.vn/benh-vien-trung-uong-thai-nguyen-duoc-thuc-hien-thu-tinh-trong-ong-nghiem-post813953.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", "Thụ tinh trong ống nghiệm", "vô sinh", "hiếm muộn" ] }
Phát động chương trình khám sức khỏe miễn phí cho nhân dân
Ngày 15/5, Sở Y tế Hà Nội phối hợp huyện Mê Linh (Hà Nội) tổ chức phát động chương trìnhkhám, chữa bệnhvà triển khai chương trình quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh.
Chương trình sẽ khám miễn phí và thiết lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho hơn 180 nghìn người trong tổng số 240 nghìn người dân trên địa bàn với sự tham gia của hơn 400 y, bác sĩ thuộc 15 bệnh viện tuyến Trung ương và thành phố.Các đại biểu dự lễ phát động Chương trình Khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2023.Tại lễ phát động, Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm cho biết, chương trình nhằm cụ thể hóa chủ trương từ Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội khóa 17 về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”.Bí thư Huyện ủy Mê Linh Nguyễn Thanh Liêm phát biểu khai mạc lễ phát động Chương trình Khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2023.Trong chiến dịch khám sức khỏe lần này, toàn huyện Mê Linh tập trung khám, lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho hơn 180.000 người (chiếm khoảng 75% dân số huyện).5 nhóm đối tượng được khám và tư vấn, quản lý sức khỏe miễn phí đợt này gồm: trẻ em dưới 5 tuổi; học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông; người cao tuổi, hưu trí; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước và người dân lao động tự do...Các y, bác sĩ tiến hành đo huyết áp cho người dân.Từ ngày 24/4 đến nay, huyện đã tổ chức khám, thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cho 41.352 người dân tại các xã, thị trấn và đang tiếp tục mở rộng. Người dân được đo huyết áp, nhịp thở, thị lực; khám nội như tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, cơ xương khớp, thần kinh; khám ngoại tổng hợp như da liễu, vận động và khám chuyên khoa tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt, mắt…Các y, bác sĩ thăm, khám cho người dân huyện Mê Linh.Ngoài ra, trong quá trình khám bệnh, bác sĩ có thể phát hiện những nguy cơ hoặc có chỉ định thêm với các trường hợp cần thiết. Từ kết quả khám sàng lọc, nếu phát hiện trường hợp mắc bệnh nan y, huyện sẽ chỉ đạo cơ sở y tế quan tâm kiểm tra, tư vấn cho người bệnh, trường hợp cần chuyển tuyến thì giúp đỡ bệnh nhân liên hệ với các bệnh viện chuyên khoa tuyến trên để điều trị kịp thời.Theo Bí thư Huyện ủy Mê Linh, ngay sau khi khám xong, người dân được hướng dẫn cài App (ứng dụng) trên điện thoại thông minh để có thể tra cứu ngay kết quả và theo dõi thông tin sức khỏe của bản thân. Hồ sơ sức khỏe này sẽ được sử dụng cho những lần khám bệnh sau và theo người dân trọn đời.Huyện Mê Linh sẽ đồng bộ hóa những dữ liệu này vào hệ thống quản lý sức khỏe toàn dân, qua đó làm cơ sở để kiểm soát, sàng lọc, tư vấn, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn được tốt hơn.Các đại biểu tham quan quy trình khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân tại lễ phát động Chương trình Khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh năm 2023.Đánh giá cao chương trình, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị thành phố Hà Nội quan tâm, nhanh chóng hoàn thiện cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân và cập nhật vào hệ thống dữ liệu quốc gia, tạo thuận lợi cho công tác quản lý và khám, chữa bệnh tới đây.Từ việc triển khai tại huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội rút kinh nghiệm, hoàn thiện chương trình và nhân rộng, triển khai ra các quận, huyện, thị xã khác một cách bài bản, có lộ trình, kế hoạch rõ ràng.Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng ban chỉ đạo Chương trình số 08 của Thành ủy Hà Nội yêu cầu, huyện Mê Linh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch công tác khám, quản lý, chăm sóc sức khỏe nhân dân bảo đảm thiết thực, ý nghĩa; tích cực thông tin tuyên truyền, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.Các cán bộ y, bác sĩ của các bệnh viện tuyến Trung ương và Hà Nội phát huy tinh thần y đức người thầy thuốc, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương triển khai chương trình thật tốt.Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn tham dự Chương trình Khám, quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh.Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn cũng đề nghị toàn thể nhân dân huyện Mê Linh tích cực hưởng ứng tham gia chương trình khám, chữa bệnh, lan tỏa tới người thân, gia đình, hàng xóm… về chủ trương của huyện và thành phố để chương trình khám, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt được hiệu quả thiết thực.
https://nhandan.vn/post-752754.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:34", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:34", "tags": [ "y tế", "khám sức khỏe", "huyện Mê Linh", "hồ sơ sức khỏe điện tử", "miễn phí" ] }
WHO cảnh báo phát hiện thêm siro ho nhiễm độc tại các khu vực mới
Ngày 7/12, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đã phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc ở châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.
WHO nêu rõ các sản phẩm ảnh hưởng đều do Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và được phát hiện đầu tiên tại Maldives và Pakistan. Một số sản phẩm nhiễm độc cũng xuất hiện tại Belize, Fiji và Lào.Theo WHO, một số loại thuốc,sirocó thành phần hoạt tính để điều trị một số tình trạng bệnh lý, lại chứa lượng ethylene glycol vượt quá mức cho phép. Hiện WHO chưa ghi nhận trường hợp nào bị tác dụng phụ do các loại thuốc này. Tổ chức này hối thúc các nước tăng cường cảnh giác và kiểm tra sản phẩm do Pharmix Laboratories sản xuất trong giai đoạn từ tháng12/2021-12/2022.WHO cho biết tổng cộng có 23 lô sản phẩm của siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Hiện siro Alergo là thuốc duy nhất được phát hiện bên ngoài Pakistan.Theo cảnh báo, nồng độ ethylene glycol trong thuốc dao động từ 0,62-0,82%, cao hơn so với mức cho phép 0,1%. Các thuốc này được dùng để điều trị ho, dị ứng và các vấn đề sức khỏe khác. WHO cảnh báo những sản phẩm không đạt chuẩn này là không an toàn và việc sử dụng các sẩn phẩm, đặc biệt là ở trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Hiện Pharmix Laboratories chưa bình luận về thông tin trên.Trước đó, Cơ quan Quản lý Dược phẩm Pakistan đã phát hiện một số sản phẩm khác cũng nhiễm độc trong qua trình kiểm tra các cơ sở sản xuất của Pharmix Laboratories. Do đó, cơ quan này yêu cầu công ty ngừng sản xuất siro ho và đưa ra cảnh báo thu hồi vào tháng 11.Thời gian qua, WHO đã đưa ra loạt cảnh báo về các vụ thuốc nhiễm độc tương tự được sản xuất ở Ấn Độ và Indonesia, có liên quan đến 300 ca tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới.
https://nhandan.vn/who-canh-bao-phat-hien-them-siro-ho-nhiem-doc-tai-cac-khu-vuc-moi-post786500.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "WHO", "cảnh báo", "phát hiện", "siro ho", "nhiễm độc" ] }
Cứu sống bệnh nhân vỡ gan độ 5, sốc đa chấn thương nặng
NDO -Bệnh nhân bị tai nạn giao thông, sốc đa chấn thương nặng, tiên lượng tử vong cao: tràn máu, tràn khí màng phổi, chảy máu lớn trong ổ bụng dovỡ ganđộ 5… tính mạng người bệnh “ngàn cân treo sợi tóc” đã được các bác sĩ Bệnh viện E (Hà Nội) cứu sống kỳ tích.
Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thương, khoa Hồi sức tích cực nội khoa và Chống độc,Bệnh viện Echo biết, người bệnh nữ (21 tuổi, Bắc Giang) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, không tỉnh táo, cơ thể có vết bầm tím, da niêm mạc nhợt, xây xát ở bụng ngực bên phải, vã mồ hôi, thở nhanh, nhịp tim nhanh, huyết áp thấp, có dấu hiệu mất máu cấp do chảy máu trong ổ bụng và tràn máu, tràn khí màng phổi…Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu đã nhanh chóng vừa tiến hành hồi sức tích cực tại chỗ, vừa làm các chỉ định cận lâm sàng cho người bệnh để tầm soát tất cả những thương tổn và tiến hành hội chẩn liên chuyên khoa để tìm phương án điều trị giúp bảo đảm an toàn tính mạng cho người bệnh.Thông qua kết quả cận lâm sàng và hội chẩn liên chuyên khoa, các bác sĩ nhận định đây là ca cấp cứu khẩn cấp, người bệnh bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng: chấn thương bụng kín (chảy máu ổ bụng nặng do vỡ gan độ 5 phức tạp); chấn thương ngực kín (gãy xương sườn 5 đến 11 bên phải, tràn máu và khí màng phổi phải, đụng dập nhu mô phổi phải); chấn thương cột sống, ngực, thắt lưng; theo dõi chấn thương sọ não... và có nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ đã ngay lập tức chuyển người bệnh lên phòng mổ cấp cứu.Qua khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh ngồi sau xe máy bị tai nạn giao thông do bạn trai đèo tự đâm vào cột điện. Sau tai nạn, người bệnh trong trạng thái lơ mơ, gọi không đáp ứng, rối loạn đại tiểu tiện… người bệnh được đưa vào cấp cứu tại một bệnh viện.Tại đây, người bệnh được sơ cấp cứu ban đầu và chẩn đoán sốc đa chấn thương (tràn máu, tràn khí màng phổi, vỡ gan độ 5), sau đó người bệnh đã nhanh chóng được chuyển xuống cấp cứu tại Bệnh viện E để được can thiệp chuyên sâu hơn.Xác định đây là ca bệnh khó, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ cấp cứu đã báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, Bệnh viện E; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trường Sơn, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện E; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Tiến, Phó Giám đốc Trung tâm Phẫu thuật nội soi, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…Ca mổ cấp cứu cho người bệnh bị sốc đa chấn thương nhanh chóng được thiết lập với sự tham gia, phối hợp của các chuyên khoa của Bệnh viện E…Trong phòng mổ, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật mở ổ bụng người bệnh và phát hiện có khoảng 3.000ml máu tươi lẫn nhiều máu cục trong ổ bụng, vỡ gan độ 5, dập nát hoàn toàn gan phải phân thùy 6, 7, có đường vỡ lan vào gan phân thùy 5, 8, một số mạch phân thùy sau có keo nút mạch. Túi mật đụng dập nhiều phần: đường túi mật, lòng túi mật có ít máu, không thủng...Bệnh nhân được điều trị tích cực tại Bệnh viện E.Người bệnh sơ bộ được cầm máu ở vị trí vỡ gan, xử trí cắt gan tổn thương, cắt gan hạ phân thùy 6, 7, cắt túi mật, dẫn lưu đường mật… và nhét gạc cầm máu, đóng bụng rồi nhanh chóng chuyển xuống khoa Hồi sức tích cực nội khoa và chống độc để hồi sức tiếp.Sau khi tổn thương gan của người bệnh ổn định, các bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật xử lý những tổn thương khác cho người bệnh.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thương giải thích thêm, trước đây khi điều trị những trường hợp đa chấn thương tương tự, các bác sĩ sẽ xử lý đồng thời những thương tổn. Điều này, có thể đưa người bệnh vào tình huống nguy hiểm, đối mặt với nguy cơ tử vong cao, thậm chí tử vong ngay trên bàn mổ.Nhưng hiện nay, các bác sĩ bệnh viện E đã áp dụng xu hướng quản lý đa chấn thương nặng theo phương án “kiểm soát thiệt hại” nghĩa là, sẽ can thiệp phẫu thuật tối thiểu nhất (cả về thời gian và quy mô) có thể để kiểm soát tổn thương nặng đe doạ tính mạng sau đó hồi sức tích cực (để ổn định các rối loạn sinh lý, cân bằng nội môi đủ để phẫu thuật) và sau đó sẽ tiếp tục được xử lý phẫu thuật triệt để các tổn thương khác. Như vậy, kết quả quản lý đa chấn thương sẽ được tối ưu hơn.Trong các ca vỡ nội tạng do chấn thương bụng kín thì vỡ gan là nguy hiểm nhất và khó xử lý nhất, khả năng tử vong là rất cao. Theo hiệp hội phẫu thuật chấn thương Hoa Kỳ (AAST), vỡ gan được chia ra thành 6 cấp độ. Ở trường hợp vỡ gan độ 5, bệnh nhân tổn thương nhu mô, thùy gan vỡ lớn hơn 75%, hơn 3 tiểu thùy Couinaud trong một thùy gan, tổn thương mạch máu chính của gan hay các mạch máu lân cận gan.Theo đánh giá của các bác sĩ Bệnh viện E, đây là một trường hợp vỡ gan độ 5 phức tạp và nặng nề, mất máu số lượng lớn, tính mạng người bệnh đang “ngàn cân treo sợi tóc”.Đối với các ca tai nạn giao thông được xác định bị vỡ nội tạng, đặc biệt là trường hợp vỡ tạng đặc (gan, thận, lá lách) đều rất nguy hiểm, áp lực nặng nề về thời gian, cần phải được chẩn đoán sớm và phẫu thuật xử trí ngay, nếu chậm trễ hay không đúng hướng, người bệnh tử vong lập tức.
https://nhandan.vn/cuu-song-benh-nhan-vo-gan-do-5-soc-da-chan-thuong-nang-post814270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "bệnh nhân vỡ gan độ 5", "Bệnh viện E", "cứu sống kỳ tích", "đa chấn thương" ] }
Nhiều thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi liên quan đến tác hại của thuốc lá
Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc sử dụng thuốc lá; thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá.
Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết, kết quả điều tra về tình hình sử dụngthuốc láở người trưởng thành tại 30 tỉnh, thành phố năm 2022-2023 cho thấy đã có nhiều thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi liên quan đến tác hại của thuốc lá.Đến nay, tỷ lệ người trưởng thành tin rằng hút thuốc lá gây ra các bệnh nguy hiểm như: ung thư phổi là 97,1%, gây đột quỵ là 80,9%, gây bệnh tim mạch là 77,8%. Tỷ lệ người trưởng thành tin rằng hít phải khói thuốc lá gây ra các bệnh nguy hiểm cho người không hút thuốc lá 87,7%.Việc thực hiện môi trường không khói thuốc cũng có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tại trường học, cơ quan công sở và trên các phương tiện giao thông cộng cộng. Tại các cuộc họp, hội thảo, hội nghị của các cơ quan công sở việc hút thuốc hầu như không còn. Nhiều sự kiện trong cộng đồng như đám cưới, đám tang... tại nhiều địa phương đã bỏ hoặc giảm hẳn việc mời hút thuốc lá. Kết quả này cho thấy ý thức tuân thủ quy định cấm hút thuốc trong cộng đồng đã có chuyển biến tích cực - là một trong những kết quả bền vững trong công tác phòng chống tác hại thuốc lá tại nước ta.Những thành công bước đầu này đã góp phần thực hiện hiệu quảLuật Phòng, chống tác hại thuốc lávà ý kiến chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương tại Nghị quyết số 20/2017/NQ-TƯ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá”.
https://nhandan.vn/nhieu-thay-doi-nhan-thuc-thai-do-hanh-vi-lien-quan-den-tac-hai-cua-thuoc-la-post785050.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "thuốc lá", "đột quỵ", "ung thư phổi", "tim mạch" ] }
Cấp cứu sản khoa đóng vai trò quan trọng bảo đảm an toàn cho mẹ và thai nhi
NDO -Phó Giám đốc Phụ trách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Mai Trọng Hưng nhấn mạnh, gây mê hồi sức đóng vai trò rất quan trọng trongsản khoavì có nhiều sản phụ có những bệnh lý trước sinh đòi hỏi phải được theo dõi kỹ trong thai kỳ; nhiều diễn biến bất thường trong quá trình sinh nở đe dọa sự sinh tồn của sản phụ và thai nhi cần phải xử lý cấp cứu khẩn cấp.
Sản phụ Lê T. D (29 tuổi, Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) có con lần đầu. Sản phụ có tiền sử đái tháo đường và được điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong suốt quá trình thai kỳ. Ở tuần thai 40, sản phụ được làm các xét nghiệm cơ bản trước sinh bình thường, dự kiến khởi phát chuyển dạ đẻ bằng Propess ropess.Bệnh nhân được giảm đau để thực hiện thủ thuật, bất ngờ trong quá trình chuyển dạ đột ngột mất ý thức, được tiến hành đặt nội khí quản, bóp bóng qua nội khí quản và đẩy thẳng phòng mổ trong 2 phút. Bệnh nhân vừa được cấp cứu ngừng tuần hoàn, mổ lấy thai trong vòng 5 phút. Sản phụ hạ sinh trẻ 3,3kg được đưa sang Khoa Sơ sinh. Bệnh nhân tiếp tục được cấp cứu, phẫu thuật bảo tồn tử cung.Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Cường, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ về ca bệnh.Bệnh nhân được chẩn đoán hôn mê sâu, ngừng tuần hoàn, theo dõi tắc mạch ối. Bệnh nhân được chuyển sang cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai để điều trị suy đa tạng. Đến nay, sản phụ đã bình phục.Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Cường, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, bệnh viện đã cấp cứu nhiều ca bệnh có những diễn biến bất thường trong quá trình sinh nở và đã cứu được tính mạng của hai mẹ con sản phụ và trường hợp sản phụ trên là một trường hợp cấp cứu kỳ tích.Đây là một ca bệnh tắc mạch ối được can thiệp thành công nhờ công tác gây mê hồi sức, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị được Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Cường, Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chia sẻ tại Hội nghị Quốc tế Gây mê hồi sức sản khoa sáng 9/1.Từ trường hợp này, bác sĩ Cường nhấn mạnh, cấp cứu sản khoa là tối cấp và trường hợp trên đã may mắn được cứu sống kịp thời nhờ những quá trình theo dõi sát thai kỳ và xử trí kịp thời biến chứng thuyên tắc mạch ối trong lúc chuyển dạ.Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Mai Trọng Hưng phát biểu khai mạc.Hội nghị Quốc tế Gây mê hồi sức sản khoa doBệnh viện Phụ sản Hà Nộitổ chức có sự tham gia của đại diện đến từ Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội, các chuyên gia Bệnh viện Brigham and Women’s, Đại học Y Harvard, các nhân viên y tế trong lĩnh vực sản khoa. Các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong chẩn đoán trước sinh, tầm soát sớm nguy cơ để tránh biến chứng trong quá trình thai kỳ.Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Phụ sản Hà Nội Mai Trọng Hưng cho biết, trong quá trình hội nhập toàn cầu về y tế và cách mạng 4.0, nghiên cứu khoa học là một trong những trụ cột cơ bản. Bởi vậy, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội trang bị hệ thống những máy móc, thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho các giảng viên, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh có thể triển khai các nghiên cứu tại bệnh viện.Ông Hưng cho biết, mỗi năm, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thực hiện gần 50 nghìn ca sinh đẻ. Là bệnh viện tuyến cuối chuyên ngành sản phụ khoa của Bộ Y tế, nhiều năm qua, bệnh viện đã chuyển giao nhiều kỹ thuật cao về sản khoa cho tuyến dưới, giúp phát hiện sớm các dị tật thai nhi chuyển lên tuyến trên điều trị kịp thời.Phấn đấu trở thành một trung tâm nghiên cứu uy tín trong nước, bệnh viện có nhiều hợp tác nghiên cứu với nhiều tổ chức cơ sở y học, các trường đại học danh tiếng quốc tế từ Mỹ, Pháp, Đan mạch, Thụy điển, Italia, Anh, Hồng Kông (Trung Quốc)...Có khoảng 287.000 phụ nữ tử vong trong và sau khi mang thai và sinh con vào năm 2020. Gần 95% số ca tử vong mẹ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp.Bệnh viện đã gửi nhiều báo cáo khoa học tham dự tại các hội nghị quốc tế, thực hiện nhiều đề tài đa quốc gia, cấp Nhà nước, cấp bộ và thành phố mỗi năm và nhiều báo cáo khoa học đã được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín.Đặc biệt, bệnh viện đã nghiên cứu thành công Đề tài khoa học cấp quốc gia: “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử và kỹ thuật laser quang đông ở thai phụ mắc hội chứng truyền máu song thai và dải xơ buồng ối” đạt loại xuất sắc, được Bộ khoa học và Công nghệ bình chọn là đề tài tiêu biểu với thành tựu nổi bật nhất chương trình KC10.16.2020 trong lễ tổng kết với tổng số 46 đề tài của cả nước.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Giám đốc Trung tâm Can thiệp bào thai cũng chia sẻ những kiến thức trong “Sinh thiết gai rau trong chẩn đoán trước sinh: Lợi ích và nguy cơ".Việc tổ chức Hội thảo khoa học “Hội nghị quốc tế về Gây mê Hồi sức Sản phụ khoa và Hội nghị khoa học chỉ đạo tuyến 2023” là nơi diễn ra trao đổi hợp tác về nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật giữa các bác sĩ của bệnh viện với nhà khoa học ở các trường đại học, bệnh viện, các tổ chức y tế lớn trong nước và quốc tế".Tại hội thảo, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Sim, Giám đốc Trung tâm Can thiệp bào thai cũng chia sẻ những kiến thức trong “Sinh thiết gai rau trong chẩn đoán trước sinh: Lợi ích và nguy cơ". Theo Tiến sĩ Sim, hiện có khoảng 2-3% trẻ sinh ra bị bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh; 240.000 tử vong chu sinh mỗi năm và 170.000 trẻ tử vong trong độ tuổi 1 tháng đến 5 tuổi. Việc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh hiện chưa được nhiều cơ sở y tế triển khai vì đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi kinh nghiệm của kỹ thuật viên.Chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo, Thạc sĩ, bác sĩ Jimin Kim, Bệnh viện Brigham và Woman, Đại học Y Harvard cho biết, có khoảng 287.000 phụ nữ tử vong trong và sau khi mang thai và sinh con vào năm 2020. Gần 95% số ca tử vong mẹ xảy ra ở các nước có thu nhập trung bình thấp và thấp.Theo các nghiên cứu, mỗi ngày có 830 phụ nữ chết, từ những nguyên nhân có thể phòng ngừa được liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ trên toàn thế giới. Xuất huyết và nguyên nhân tử vong gián tiếp vẫn là nguyên nhân nhiều nhất. Ngoài ra, còn nhiều nguyên mới xuất hiện như tiểu đường thai kỳ hoặc là nguyên nhân gián tiếp do các bệnh đã có từ trước.Bác sĩ Jimin Kim nhấn mạnh, tử vong cho mẹ không chỉ gây hậu quả riêng cho mẹ mà còn là gánh nặng lớn, gây ra hậu quả không lường trước. Do đó, việc tầm soát sớm, theo dõi thai kỳ chặt chẽ sẽ giúp bảo đảm an toàn cho sản phụ trong quá trình sinh nở.
https://nhandan.vn/cap-cuu-san-khoa-dong-vai-tro-quan-trong-bao-dam-an-toan-cho-me-va-thai-nhi-post791240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Hội nghị Quốc tế Gây mê hồi sức sản khoa", "sản khoa", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Nỗ lực giữ một thai còn lại cho sản phụ mang song thai
NDO -Sinh non và mất một thai ở tuần 23, các bác sĩBệnh viện Phụ sản Hà Nộiđã nỗ lực giữ thai còn lại cho sản phụ thêm 5 tuần để đón em bé chào đời an toàn nặng 1700g.
Kết hôn được 3 năm, chị N.A.T (28 tuổi) luôn mang trong mình khao khát được làm mẹ. Sau nhiều nỗ lực để mang thai tự nhiên và thực hiện IUI không thành công, chị quyết định thực hiện IVF và thành công ở lần chuyển phôi thứ 2 với hai phôi thai đậu.Tuy nhiên đến tuần 23, chị cảm thấy đau lâm râm bụng. Khi tới một cơ sở y tế khám, bác sĩ nhận thấy cổ tử cung của chị vẫn đóng, chiều dài cổ tử cung 32mm, nên tư vấn chị về nhà theo dõi, chỉ định uống thuốc giảm co, thuốc nội tiết. Sau 1 ngày, chị tự phát hiện ối thõng âm đạo.Chị nhanh chóng tới cơ sở thực hiện IVF trước đó khám cấp cứu nhưng do vượt quá khả năng điều trị, chị được tư vấn chuyển tới khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.Tại đây, chị T. được nhập viện khi cổ tử cung đã mở 2-3 phân, chân một bé đã lọt ra ngoài, chị T. sinh non một bé và bé mất ngay sau sinh. Các bác sĩ khẩn trương hội chẩn và quyết định giữ thai còn lại, trực tiếp Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương - Phó khoa Sản bệnh A4 tiếp nhận điều trị cho chị T.Trước đây đã có những trường hợp song thai mà bác sĩ Phương và đồng nghiệp giữ thai thành công sau khi 1 thai đã sảy, nhưng với chị T, điều khó khăn hơn các trường hợp trước đó là chị bị tăng huyết áp - một bệnh lý nội khoa kèm theo có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương chỉ định dùng các thuốc điều trị và phác đồ chăm sóc để tiếp tục giữ em bé còn lại trong bụng mẹ. Chị tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt. Mỗi ngày trôi qua là một thử thách khi thai nhi còn lại phải đối mặt với tình trạng ra máu, nhiễm trùng và dọa đẩy thai ra liên tục.Đến tuần 26, khó khăn tiếp tục ập đến khi chị có dấu hiệu vỡ ối, chảy máu âm đạo do bánh rau của em bé đầu tiên đã sinh trước đó bong ra.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương chỉ định tiêm trưởng thành phổi nhằm phòng trường hợp em bé còn lại chào đời sớm hơn dự kiến.Sang tuần 27, chị T. có dấu hiệu cạn ối và có cơn chuyển dạ, bác sĩ chỉ định dùng mũi trưởng thành phổi thứ 2 và thuốc bảo vệ não cho thai. Chỉ sau mấy tiếng, em bé thứ 2 chào đời với cân nặng 800g.Nhờ được chăm sóc đặc biệt trước sinh, con có Apgar tốt so với tuổi thai. Sau một thời gian được các y bác sĩ, nhân viên y tế khoa Sơ sinh chăm sóc tận tình, nay con đã nặng 1700g và đang được ấp Kangaroo cảm nhận hơi ấm trong vòng tay mẹ.Với chị T, được ôm con trong lòng mà chị ngỡ như trong mơ. Đã có thời gian chị tưởng chừng không có cơ hội làm mẹ, vậy mà nay chị đã được cảm nhận từng hơi thở, từng cử động của con.
https://nhandan.vn/no-luc-giu-mot-thai-con-lai-cho-san-phu-mang-song-thai-post812968.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "sản phụ", "song thai", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Ninh Bình: Gia tăng trẻ mắc cúm A
NDO -Thời gian gần đây, tại Ninh Bình, số trẻ nhập viện docúm Atăng cao, phần lớn các bệnh nhân khi vào viện đều trong tình trạng sốt cao, sốt kéo dài, thậm chí có những bệnh nhân có tình trạng co giật, ho khò khè kèm theo những biến chứng của cúm như: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp. Đây là bệnh do virus gây nên và dễ phát sinh thành dịch.
Thời tiết thay đổi thất thường là điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh, trong đó có cúm A phát triển mạnh. Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ mắc cúm A do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, nên sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh.Ghi nhận tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại đây gia tăng nhanh trong vài tuần gần đây. Trung bình mỗi ngày có 10 bệnh nhi nhập viện do cúm A.Từ đầu tháng 12 đến nay đã có hơn 120 lượt bệnh nhi đến khám do các triệu chứng của cúm, trong đó, có gần 50 bệnh nhi nhập viện điều trị do mắc cúm A, phần lớn là bệnh nhi nhỏ tuổi, từ 1-3 tuổi.Tin liên quanXử lý triệt để ổ dịch cúm A/H5Chị Mai Thị Thuận, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình cho biết, con chị bị sốt co giật 39 độ C, gia đình cho cháu đến trạm y tế để sơ cứu, xong là lên luôn Bệnh viện Sản-Nhi, bác sĩ chẩn đoán cháu bị cúm A, điều trị đến ngày thứ tư cháu cắt sốt và ổn định hơn.Trung bình mỗi ngày có gần 10 bệnh nhi nhập viện do cúm A. (Ảnh: Yến Trinh)Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Thanh Nga, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Ninh Bình nhận định, năm nay, Khoa Truyền nhiễm đón rất nhiều bệnh nhân cúm với triệu chứng đa phần là sốt cao khó hạ, có những trường hợp co giật; tỷ lệ viêm phổi, viêm tai giữa sau cúm cũng gặp tương đối nhiều hơn so với mọi năm. Thông thường, các trường hợp cúm đơn thuần, điều trị khoảng 3 ngày là ra viện; trường hợp cúm có bội nhiễm như phải điều trị từ 7- 10 ngày.Hiện đang là thời điểm cao của dịch cúm, bác sĩ chuyên khoa 1 Phạm Thị Thanh Nga khuyến cáo các bậc phụ huynh chú ý các triệu chứng để phát hiện sớm bệnh cúm, đưa trẻ đến các cơ sở y tế điều trị kịp thời.Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần chú ý chăm sóc đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ dưới 5 tuổi và những trẻ có bệnh lý nền thì hạn chế tiếp xúc với người có triệu chứng cúm. Các phụ huynh cần tăng cường về dinh dưỡng cho trẻ em ở nhà như ăn chín, uống sôi, bổ sung nhiều vitamin, thực phẩm theo mùa, vì cúm A làdịch bệnhcó thể gây suy giảm miễn dịch và biến chứng bội nhiễm sau cúm; kèm theo đó là cách ly đối với trường hợp có nghi ngờ cúm để hạn chế vấn đề lây lan ra cộng đồng.Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình, từ đầu tháng 1 đến nay, địa phương đã ghi nhận hơn 1.000 trường hợp mắc cúm, trong đó có nhiều trường hợp trẻ bị mắc cúm A. Khi bị cúm A, trẻ thường có các triệu chứng như: Sốt cao, nhức đầu, mỏi cơ, ho, lười vận động, chảy nước mũi, hắt hơi… một số trường hợp trẻ có thể bị sốt cao kèm theo co giật. Bệnh cúm A tiến triển rất nhanh, nếu không xử trí kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.Triệu chứng của cúm A rất khó phân biệt với các bệnh viêm đường hô hấp khác. Theo đó, người dân không được chủ quan, lơ là và cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: tiêm vaccine cúm đầy đủ mỗi năm để ngăn ngừa bệnh hiệu quả; hạn chế đến nơi đông người, đeo khẩu trang tại những nơi đông người, vệ sinh tay thường xuyên; khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đi khám để điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/ninh-binh-gia-tang-tre-mac-cum-a-post792460.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "cúm A", "Ninh Bình", "bệnh truyền nhiễm", "dịch cúm A/H5N1", "phòng chống bệnh truyền nhiễm" ] }
Chăm sóc sức khỏe nhân dân là ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta
NDO -Sáng 20/2, phát biểu tại cuộc thăm và làm việc với Bộ Y tế nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, nhấn mạnh “đầu tư cho y tế là đầu tư cho phát triển”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Đây là một trong những ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta.
Sau khi nghe ý kiến phát biểu của Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an; Bộ trưởng Y tế báo cáo và ý kiến các bộ, ngành, lãnh đạo một số ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao những thành tích toàn diện củangành y tế.Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh hai thành tựu nổi bật của ngành y tế trong thời gian qua là đã thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong việc cùng với các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị kiểm soát thành công đại dịch Covid-19; đồng thời có rất nhiều nỗ lực trong việc khắc phục những khó khăn, thách thức do tác động của đại dịch Covid-19 và diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình quốc tế.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu gợi mở các nội dung thảo luận tại cuộc làm việc.Ghi nhận và đánh giá cao Bộ Y tế đã tập trung tham mưu, chuẩn bị để Chính phủ trình Quốc hội ban hànhLuật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), theo Chủ tịch Quốc hội, đây là sự kiện quan trọng, có tính chất quyết định đối với sự phát triển của ngành y tế trong thời gian tới, vừa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện hữu vừa tạo khung khổ pháp lý rất thuận lợi, minh bạch, công khai cho công tác quản lý nhà nước về y tế cũng như hoạt động của các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân.Điều này cũng cho thấy sự cố gắng, kỳ công của cả Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và ban hành Luật này.Ghi nhận các kiến nghị của Bộ Y tế, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Bộ Y tế tiếp thu tối đa các nội dung, ý kiến của các thành viên Đoàn công tác tại cuộc làm việc.Về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch Quốc hội mong Bộ Y tế và toàn ngành y tế tiếp tục quán triệt đầy đủ vai trò của ngành y tế, lời căn dặn của Bác Hồ đối với cán bộ, nhân viên y tế và chủ trương của Đảng ta đối với lĩnh vực y tế, tập trung nhất tại Nghị quyết số 20, Nghị quyết số 21 của Trung ương Đảng về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.Các đại biểu dự cuộc làm việc.Các chủ trương của Đảng cần được thể hiện trong mọi chính sách, pháp luật và hoạt động thực tiễn của ngành y tế với mục tiêu cao cả là nâng cao sức khỏe cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của nhân dân. “Ngành y tế phải “nằm lòng” những điều này chứ không phải chỉ là vấn đề trị bệnh cứu người”, Chủ tịch Quốc hội nói.Mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ chính sách về chăm sóc sức khỏe toàn dân và bao phủ về y tế toàn dân.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình HuệNhất trí với ý kiến của các thành viên Đoàn công tác về việc không nên đẩy quá mức vấn đề tự chủ, xã hội hóa trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch Quốc hội một lần nữa khẳng định, mục tiêu cao nhất của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng một hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, hướng tới bao phủ chính sách về chăm sóc sức khỏe toàn dân và bao phủ về y tế toàn dân.Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong hai lĩnh vực này rất lớn. Nghị quyết của Trung ương nêu rõ, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân, toàn hệ thống chính trị. Các cơ quan làm nhiệm vụ đề xuất, thẩm tra việc phân bổ ngân sách phải chú ý vấn đề này.Bộ trưởng Công an Tô Lâm phát biểu tại cuộc làm việc.Cùng với đó, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, Bộ Y tế cần tiếp tục chủ động đề xuất và triển khai thực hiện các nhiệm vụ lập pháp được giao chủ trì, trước mắt là tập trung hoàn thiện, tham mưu Chính phủ trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trong năm 2024, để bảo đảm Luật Bảo hiểm y tế có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, phù hợp quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Bên cạnh đó, Bộ cần xây dựng lộ trình phù hợp, chắc chắn đối với các dự án luật dự kiến trình Quốc hội thông qua trong năm 2025 và những năm tiếp theo; đề nghị Bộ Y tế cần chủ động phối hợp chặt chẽ các bộ, cơ quan hữu quan để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, “tuyệt đối không để tình trạng nợ các văn bản”.Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung quản lý, cấp phép, gia hạn thuốc, trang thiết bị y tế bảo đảm kịp thời, công khai, minh bạch; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu kết luận cuộc làm việc.Đồng thời, ngành cần quan tâm hơn nữa công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức, ý thức của người dân chủ động tự bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân; đồng thời để người dân thấu hiểu, chia sẻ và tham gia đóng góp hoàn thiện chính sách y tế, tạo thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của ngành.Nhấn mạnh “nghề y là một nghề đặc biệt, nhân lực y tế cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt; phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Bộ Y tế, các bộ, ngành liên quan tập trung hơn nữa cho công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên ngành y tế vững vàng về chính trị, chuyên môn, gương mẫu về đạo đức, không ngừng đổi mới tác phong làm việc theo hướng chuyên nghiệp “lấy người bệnh làm trung tâm”, nâng cao y đức, tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh tận tình, chu đáo; từng bước đưa công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế hội nhập quốc tế, có chất lượng cao về chuyên môn và y đức.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng hoa chúc mừng ngành y tế nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các bộ, ngành cần nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế trong tổng thể cải cách chính sách tiền lương; có giải pháp khả thi cùng những chính sách mang tính ổn định, lâu dài để giữ chân nhân viên y tế, thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi.Nhân kỷ niệm 69 nămNgày Thầy thuốc Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội chúc toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành y tế thật nhiều sức khỏe, hạnh phúc, luôn nhiệt huyết và khát khao cống hiến, hoàn thành xuất sắc trọng trách cao cả của mình, xứng đáng với niềm tin yêu và mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan báo cáo tại cuộc làm việc.Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã báo cáo với Chủ tịch Quốc hội và Đoàn công tác về tình hình thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế trong năm 2023 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2024; tình hình triển khai thực hiện các luật, nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực y tế từ đầu nhiệm kỳ đến nay, các nhiệm vụ trọng tâm về xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực y tế trong thời gian tới.Lãnh đạo Bộ Y tế đã nêu một số đề xuất, kiến nghị với Quốc hội liên quan phân bổ ngân sách, tiến độ thực hiện một số dự án Luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Y tế và các nội dung khác.
https://nhandan.vn/cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-la-uu-tien-dac-biet-cua-dang-va-nha-nuoc-ta-post796797.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Bộ Y tế", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ", "ngành y tế" ] }
Đột quỵ não tăng cao dịp Tết nguyên đán
NDO -Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (8/2 đến 15/2/2024), Khoa Đột quỵ não,Bệnh viện Trung ương Quân đội 108tiếp nhận 68 bệnh nhânđột quỵcấp cứu và chuyển tuyến đến điều trị với số lượng rất lớn.
Theo số liệu tổng hợp, tổng bệnh nhân nhập viện cấp cứu là 68 bệnh nhân (ngày cao điểm nhất đã thu dung 15 bệnh nhân vào mùng 4 Tết), tăng 20-30% so với ngày thường.Trong đó, có 28 bệnh nhân bệnh nhân cần can thiệp nội mạch cấp cứu (16 ca nhồi máu não sớm can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học, 12 ca xuất huyết dưới nhện can thiệp nút túi phình động mạch), và 5 bệnh nhân cần phẫu thuật giải áp kết hợp đặt dẫn lưu não thất mở cấp cứu (xuất huyết não lớn hoặc xuất huyết dưới nhện).Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Đột quỵ não đã phối hợp cùng nhóm đột quỵ-mạch máu não tổ chức cấp cứu và điều trị bệnh nhân đột quỵ, trong đó đa số là cấp cứu tối khẩn cấp và bệnh nhân nặng chuyển tuyến từ các bệnh viện tuyến dưới ở khu vực miền bắc.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tuyến, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ não, Phó Viện trưởng Viện thần kinh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, những dịp lễ tết thường số lượng bệnh nhân đến cấp cứu đột quỵ rất đông do tuyến dưới chuyển tuyến nhiều hơn, tuy nhiên, chưa năm nào tăng đột biến như năm nay, tình trạng quá tải xảy ra ngay từ những ngày đầu Tết nguyên đán.Khí hậu thay đổi thất thường là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ, một số bệnh nhân dừng không uống thuốc điều trị huyết áp (đặc biệt là bệnh nhân trẻ) hoặc không tuân thủ các thuốc điều trị huyết áp như ngày thường, Bs Tuyến chia sẻ.Tiến sĩ Tuyến cũng khuyến cáo, những ca cấp cứu đột quỵ tăng đột biến kể trên là con số khuyến cáo đến người dân nói chung, kể cả người trẻ tuổi có bệnh nền nên thực hiện lối sống lành mạnh và đặc biệt tuân thủ chế độ dùng thuốc khi điều trị bệnh nền như tăng huyết áp không chỉ trong dịp Tết Nguyên đán mà tất cả các dịp lễ hội khác, để tránh hậu quả khôn lường đến từ nguy cơ đột quỵ não.
https://nhandan.vn/dot-quy-nao-tang-cao-dip-tet-nguyen-dan-post796799.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "xuất huyết não", "đột quỵ", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Việt Nam phát hiện trường hợp đầu tiên mắc cúm A/H9
NDO -Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trường hợp được xác định mắc cúm A/H9 là bệnh nhân nam, 37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Đây là trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay.
Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị nhưng không thường xuyên. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus. Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gene tương đồng virus cúm A phân tuýp H9.Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định, phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9. Hiện tại, Viện đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm. Bệnh nhân hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh.Theo kết quả điều tra dịch tễ, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ buôn bán gia cầm, đồng thời trước cửa nhà bệnh có buôn bángia cầm; chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết.Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe; đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp; chưa ghi nhận ổ dịch viêm đường hô hấp trong cộng đồng nơi bệnh nhân sinh sống.Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đây là trường hợp mắc cúm A/H9 đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại Khánh Hòa đã ghi nhận 1 trường hợp tử vong do mắccúm A/H5N1trên người.Từ năm 2015 đến nay, ở khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 98 trường hợp mắc cúm A/H9N2, bao gồm 2 trường hợp tử vong, cả hai trường hợp tử vong này đều là các bệnh nhân có bệnh nền, trong đó 96 trường hợp bệnh được ghi nhận ở Trung Quốc và 2 trường hợp bệnh được ghi nhận tại Campuchia. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A/H9N2 lây từ người sang người.Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp, không chỉ ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm trên gia cầm ở tất cả các khu vực mà còn ghi nhận sự lây truyền cho các loại động vật có vú ngày càng gia tăng.Tại Mỹ, ghi nhận rải rác các trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) lây từ gia súc ở nhiều bang. Tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng virus cúm A như H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3...Một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam tiếp tục ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người bao gồm H5N1, H9N2.Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây có phát hiện virus cúm A/H9N2 lưu hành trên đàn gia cầm. Đây là virus cúm gia cầm độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A/H9N2 nếu tiếp xúc và sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.Bộ Y tế khuyến cáo, hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển, gia tăng sự tương tác giữa các chủng virus cúm cùng với nguy cơ lây nhiễm sang các loài động vật có vú, Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm các chủng virus cúm gia cầm sang người.Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.4. Người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm tuyệt đối tuân thủ các biện pháp dự phòng dịch bệnh thường quy;5. Khuyến khích đeo khẩu trang khi đi vào chợ gia cầm sống hoặc khu vực buôn bán gia cầm sống; rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc sau khi đi vào chợ.6. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/viet-nam-phat-hien-truong-hop-dau-tien-mac-cum-ah9-post803426.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "cúm gia cầm", "cúm A/H9", "Bộ Y tế", "Tiền Giang" ] }
Móng chân thâm đen, cảnh giác với ung thư tế bào hắc tố
NDO -Sau khi đi nhiều cơ sở y tế điều trị tình trạng ngón chân bị đen thâm, bệnh nhân được phát hiện mắc ung thư tế bào hắc tố tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.
Bệnh nhân nữ L.T.P. sinh năm 1956 (Thanh Hoá) khoảng 2 năm nay xuất hiện tổn thương màu đen vùng móng – da ngón 1 chân P. Theo thời gian tổn thương màu đen tăng dần về kích thước, không đau và sần sùi, loét rỉ dịch.Cách 11 tháng, bệnh nhân đã đến khám và điều trị bệnh viện huyện nhưng bệnh không thuyên giảm. Tiếp theo bệnh nhân có tới khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện tuyến cao hơn, nhưng rồi kết quả cũng không được cải thiện.Ngày 16/1/2024 bệnh nhân có đến Bệnh viện Da liễu Trung ương khám và được chỉ định xét nghiệm máu, siêu âm, chụp dermoscopy – một xét nghiệm đặc thù trong chuyên ngànhda liễucó thể phát hiện sớm những dấu hiệuung thưda.Sau quá trình khám và xét nghiệm, bác sĩ đưa ra chẩn đoán sơ bộ bệnh nhân mắc ung thư tế bào hắc tố (Malignant melanoma – MM) ngón 1 chân.Bệnh nhân được chỉ định nhập viện để thực hiện cắt toàn bộ tổn thương màu đen và xét nghiệm mô bệnh học nhằm khẳng định chắc chắn bệnh ung thư tế bào hắc tố. Sau vài ngày, đã có kết quả giải phẫu bệnh khẳng định là ung thư tế bào hắc tố.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, ung thư tế bào hắc tố là một trong loại ung thư ác tính nhất vì tiến triển nhanh, di căn xa.Vào năm 2022, ước tính có khoảng 99.780 trường hợp ung thư hắc tố mới xảy ra ở Hoa Kỳ, gây ra ước tính 7.650 ca tử vong. Nhưng nếu được phát hiện sớm thì kết quả điều trị khỏi.Dấu hiệu nhận biết ung thư tế bào hắc tố là các tổn thương màu đen với kích thước hơn 6mm, tiến triển về kích thước, không đồng nhất về màu sắc bất kỳ vị trí nào da và niêm mạc, nhưng đối với người Việt Nam thường xuất hiện tại các vị trí đầu cực như bàn, ngón chân. Với những dấu hiệu trên, mọi người nên đi thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa để điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/mong-chan-tham-den-canh-giac-voi-ung-thu-te-bao-hac-to-post793755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "ung thư hắc tố da", "Bệnh viện Da liễu Trung ương", "bệnh nhân viêm da" ] }
Giữ lửa nghề
Những ngày này, trên khắp mọi miền Tổ quốc, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền đến hải đảo xa xôi đều có những hoạt động tôn vinh và tri ân đội ngũ cán bộ y tế, nhânNgày Thầy thuốc Việt Nam(27/2).
Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp đã đến các cơ sở y tế chúc mừng, động viên đội ngũ những người đang ngày đêm thầm lặng cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Thật đáng tự hào, suốt chặng đường 69 năm qua, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành y tế luôn ghi nhớ và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh - “Lương y phải như từ mẫu”. Họ đã ngày đêm vượt mọi khó khăn, thử thách, thầm lặng hy sinh để phụng sự nhân dân, phụng sự Tổ quốc.Ngành y tế đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó... Đến nay, sức khỏe, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng sống của người Việt Nam tiếp tục được nâng lên.Tuy nhiên thực tế thời gian qua, ngành y tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do mô hình bệnh tật thay đổi, các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi diễn biến phức tạp; các bệnh không truyền nhiễm, các tình trạng sức khỏe khẩn cấp, thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, già hóa dân số trở thành những thách thức ngày càng lớn; trong khi đó đầu tư y tế, nhất là tuyến cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu.Đâu đó vẫn có những cán bộ y tế vi phạm các quy định của pháp luật; có người thầy thuốc chưa thật sự xứng đáng là “mẹ hiền”, có thái độ chưa đúng mực với người bệnh... Nhưng đó chỉ là số rất ít trong hàng trăm nghìn cán bộ y tế.Để tạo môi trường làm việc tốt hơn cho người thầy thuốc, cũng như hoàn thành nhiệm vụ được giao, Bộ Y tế cần tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế pháp lý tạo điều kiện thuận lợi triển khai các hoạt động của ngành về phòng chống dịch bệnh, khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở.Tham mưu, xây dựng nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn về đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư y tế, vaccine, cơ chế thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Bộ Y tế tiếp tục phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách để cụ thể hóa quan điểm và định hướng của Đảng: “Nghề y là một nghề đặc biệt. Nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức; cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”.Với những người công tác trong ngành y tế, tâm-trí-lực đã, đang và mãi dành hết cho người bệnh. Tinh thần dấn thân, yêu nghề, hết lòng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân của các bác sĩ xứng đáng được cả xã hội ghi nhận và tôn vinh.Trong các buổi thăm, chúc mừng tại các cơ sở y tế dịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đều mong rằng các bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế luôn luôn giữ được lửa nhiệt huyết, tình yêu, khao khát làm nghề mãnh liệt như ban đầu.Nghề y là nghề cao quý vì bảo vệ sức khỏe con người, mang lại sự sống và năng lượng tích cực, niềm vui, hạnh phúc tới với nhiều gia đình. Nhưng nghề y cũng là nghề gian khó, vất vả, chịu nhiều áp lực, đòi hỏi quá trình học tập và sự nỗ lực, vươn lên không ngừng.Với nghề y, giỏi về chuyên môn là yếu tố quan trọng nhưng chưa đủ, người thầy thuốc cần thêm sự ấm áp, cảm thông, chia sẻ như một người thân.Thật vinh dự khi những người tham gia công tác trị bệnh cứu người được tôn vinh là một trong hai người thầy trong xã hội. Để xứng đáng với sự suy tôn đó, mỗi người thầy thuốc cần không ngừng rèn đức, luyện tài, y đức là cái gốc của người thầy thuốc.Cùng với y đức, tài năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng cần không ngừng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu và chữa bệnh cho nhân dân. Và trong mọi hoàn cảnh, người thầy thuốc cần luôn giữ lửa, tình yêu với nghề, với con đường đã lựa chọn để vượt qua những khó khăn, thách thức... khi đó thành công sẽ đến.
https://nhandan.vn/giu-lua-nghe-post797700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Ngày Thầy thuốc Việt Nam", "Lương y phải như từ mẫu", "nghề thầy thuốc" ] }
[Video] Bên trong phòng mổ cứu sống bệnh nhi người Australia
NDO -PGS.TS Trần Ngọc Sơn, Phó giám đốc Bệnh viện Xanh Pôn vừa phẫu thuật bằng phương pháp mổ nội soi 1 lỗ thành công cho một bé gái Australia mắc nang mật chủ. Đây là một kỹ thuật khó và đến hiện tại chỉ có 2 quốc gia trên thế giới ứng dụng kỹ thuật này thành công.
Theo chia sẻ từ bác sĩ Sơn, đầu tháng 10, gia đình bệnh nhân người Australia phát hiện con gái 4 tuổi đi ngoài nhạt màu, kèm đau bụng và nôn. Sau chẩn đoán phát hiện bé mắc nang mật chủ.Các bác sĩ tại Indonesia đã chỉ định phẫu thuật mổ mở.Tuy nhiên, sau khi tham khảo thêm các kỹ thuật khác, gia đình bệnh nhi đã tìm được tư liệu, thông tin của PGS.TS Trần Ngọc Sơn cùng phương pháp mổ nội soi 1 lỗ phù hợp với mong muốn của gia đình.Gia đình bệnh nhi đã đưa con sang Việt Nam, chọn Trung tâm kỹ thuật cao - Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn là nơi phẫu thuật.Bác sĩ Sơn cho biết, bé gái có ống mật dài tận 2cm, giãn thành hình thoi. Bình thường nang mật chủ giãn thành nang, ống mật chỉ rộng 2-3mm. Trường hợp này nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ dễ gây ra biến chứng.Sau khi khám và kiểm tra, ekip phẫu thuật đã tiến hành mổ nang cho bệnh nhi bằng phương pháp kỹ thuật cao nội soi 1 lỗ qua rốn.Phương pháp phẫu thuật nội soi một lỗ có ưu điểm ít đau, ít gây tổn thương thành bụng, vết thương nhanh lành và không để lại sẹo xấu.Việc người nước ngoài biết đến và tin tưởng là một bước tiến mới đối với ngành y tế việt Nam. Để đạt được những thành công này, không thể thiếu sự quan tâm và tạo điều kiện của lãnh đạo thành phố, sở y tế và bệnh viện để phát triển các kỹ thuật mới.Kỹ thuật cao mang tầm Quốc tế thực hiện nội soi 1 lỗ u nang ống mật chủ ở trẻ em đánh dấu thêm một vị trí cho nền phẫu thuật Nhi ở Việt Nam và ở tầm quốc tế.
https://nhandan.vn/video-ben-trong-phong-mo-cuu-song-benh-nhi-nguoi-australia-post786010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Y tế", "Xanh pôn" ] }
Người trẻ không nên chủ quan với bệnh tiểu đường
NDO -Không giống với tiểu đường type 2, tiểu đường type 1 khó phòng ngừa cũng như sàng lọc tầm soát. Vì vậy, mọi người cần phát hiện sớm những triệu chứng của tiểu đường và đến khám bác sĩ khi nghi ngờ để nhận được chẩn đoán và tư vấn chính xác nhất.
"Sốc" khi phát hiện mắc tiểu đường ở tuổi còn trẻNguyễn N.N (21 tuổi, Hà Nội) sốc nặng khi phát hiện bịtiểu đường. Từ nhỏ, cô có thói quen thích ăn kẹo, uống nước ngọt. Thấy cơ thể mình cũng chỉ bụ bẫm hơn so với các bạn, nhiều lúc mệt vì học căng thẳng, N. cứ vô tư ăn uống mà không nghĩ tới việc lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe.Cho tới khi thấy cơ thể mệt mỏi, khát nước, N. đi khám sức khỏe mới phát hiện mắc tiền tiểu đường. "Nếu không kiêng khem, bệnh tiểu đường sẽ rất khó kiểm soát. Bây giờ nhìn đồ chiên rán và nước ngọt là tôi thấy sợ", N. kể lại.Sốc nặng khi nghe tin mắctiểu đường type 2khi mới 27 tuổi, Hoàng H.A không thể tin trẻ như mình bị căn bệnh này tấn công. Là con một, nên H.A rất được gia đình chăm sóc, chiều chuộng với bất kỳ món ăn gì mà cậu thích. Thừa cân từ bé dẫn tới hệ lụy ở tuổi 27, cậu nặng tới 97kg. Thích ăn đồ ăn nhanh, lười tập thể dục khiến H.A càng khó kiểm soát cân nặng của mình.Khi phát hiện đi tiểu nhiều lần trong ngày, phát ban khắp người, cũng là lúc em được các bác sĩ phát hiện em có chỉ số đường huyết cao phải nhập viện. Khi được bác sĩ chẩn đoán mắc đái tháo đường, H.A rất sốc.Những ngày nằm viện, nhìn thấy nhiều bệnh nhân tiểu đường biến chứng, H.A mang một nỗi sợ vô hình. "Bác sĩ có chia sẻ em còn trẻ thì cơ thể còn tái tạo nên phải rèn luyện và tuân thủ điều trị", H.A tâm sự. Sau gần một tháng điều trị, bệnh nhân đã giảm về mốc 88kg.Hôn mê, nhiễm ceton trong máu vì mắc tiểu đường type 1Mới đây nhất, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng tiếp nhận cấp cứu trường hợp nữ sinh 15 tuổi bị hôn mê vì mắc tiểu đường. Bệnh nhân P.H.T. (15 tuổi, Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) trước khi nhập viện có biểu hiện ho, sốt, khát nước và tiểu nhiều.Bệnh nhân nghĩ cảm thông thường, truyền dịch, uống thuốc hạ sốt và bù nước bằng nước ngọt, nước điện giải. Sau vài ngày, bệnh nhân bắt đầu nôn ói, rơi vào hôn mê và nhập viện cấp cứu.Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc khám cho nữ sinh.Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Duy Khương, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho hay, bệnh nhân bị viêm hô hấp, nhiễm toan ceton, tiểu đường type 1 với chỉ số HbA1c (đường huyết trung bình trong 3 tháng) cao gần gấp 3 so với bình thường, ceton trong máu cao gấp 137 lần. May mắn, em chưa xuất hiện các biến chứng của toan ceton như suy thận, suy gan,…Sau 3 ngày điều trị tích cực với insulin truyền tĩnh mạch và bù dịch, em T. đã tỉnh táo hoàn toàn. Em được tư vấn về tình hình bệnh, các phương pháp điều trị cũng như cách theo dõi đường huyết trước xuất viện.Tiểu đường type 1 khó phát hiện hơn type 2Bác sĩ Lâm Mỹ Hạnh, Phó khoa Đái tháo đường, Bệnh viện Nội tiết Trung ương cho hay, đái tháo đường type 2 trước đây thường được biết đến là căn bệnh hay gặp ở người lớn tuổi.Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của xã hội, tỷ lệ mắc đái tháo đường type 2 ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tỷ lệ bệnh nhân trẻ tuổi mắc đái tháo đường chiếm khoảng từ 20-30% trong tổng số các bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện.Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh đái tháo đường type 2 ở người trẻ thường là: Có thể trạng thừa cân, béo phì; có yếu tố gia đình, có thành viên trong nhà như bố, mẹ, anh em mắc đái tháo đường; có lối sống tĩnh tại, lười vận động và ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, giàu năng lượng.Đối với nữ giới trẻ tuổi, nếu mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây ra tình trạng kháng insulin, tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.Theo bác sĩ Hạnh, ăn uống thiếu tiết chế dẫn tới thừa cân béo phì và lối sống tĩnh tại là 2 yếu tố nguy cơ khiến cho người trẻ tiến gần đến căn bệnh đái tháo đường.Theo bác sĩ Hạnh, các triệu chứng điển hình khi mắc đái tháo đường gồm: Khát nước nhiều; tiểu nhiều; sút cân nhiều; vết thương lâu liền; mệt mỏi; tê bì tay chân cảm giác như kiến bò; kim châm; nhìn mờ.Đối với trường hợp P.H.T, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, tiểu đường type 1 thường phát hiện lần đầu khi bệnh nhân rơi vào bệnh cảnh nhiễm toan ceton, tương tự như tình trạng lúc nhập viện của em T.Khác với tiểu đường type 2 (thiếu insulin tương đối), tiểu đường type 1 là tình trạng thiếu insulin tuyệt đối vì tụy (nơi sản xuất insulin) bị phá hủy phần lớn. Điều này khiến cơ thể rơi vào trạng thái nhiễm toan ceton vì rối loạn chuyển hóa do đường máu quá cao. Nếu không điều trị kịp thời dẫn đến hôn mê, suy đa tạng và tử vong."Tiểu đường type một là bệnh tự miễn mạn tính, tức cơ thể tự sinh ra những kháng thể “chống lại” chính cơ quan bên trong của bệnh nhân, cụ thể ở đây là tụy. Việc phá hủy này có thể xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm đến khi tuyến tụy không thể sản xuất ra insulin nữa dẫn đến thiếu hụt hoàn toàn insulin, không thể cân bằng đường trong máu khiến đường huyết tăng cao.Do đó, điều trị tiểu đường type 1 bắt buộc phải cần tiêm insulin. Cả trẻ em và người lớn đều có thể bị tiểu đường type 1. Tuy nhiên, bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ dưới 20 tuổi", bác sĩ Trúc nói.Bệnh thường diễn tiến vài tháng đến vài năm trước khi các triệu chứng đầu tiên được chú ý. Các triệu chứng chuyển hóa điển hình là “4 nhiều” bao gồm: tiểu nhiều, khát nhiều, ăn nhiều và sụt cân.Ngoài ra, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, mờ mắt, thường xuyên bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng tiểu hoặc âm đạo, đái dầm xuất hiện ở trẻ trước đó không bị đái dầm,…Các dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng hơn ở người bệnh đái tháo đường tuýp 1 bao gồm: bứt rứt, lú lẫn, thở nhanh sâu (nhịp thở Kussmaul), hơi thở có mùi trái cây (mùi táo chín…), đau bụng, hôn mê. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây hệ quả nghiêm trọng.Do đó, bác sĩ Trúc khuyến cáo mọi người không chủ quan coi tiểu đường là bệnh của người già mà cần phát hiện sớm triệu chứng để đi khám, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng của tiểu đường.
https://nhandan.vn/nguoi-tre-khong-nen-chu-quan-voi-benh-tieu-duong-post790700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "tiểu đường", "đái tháo đường", "tiểu đường type 1", "type 2", "biến chứng tiểu đường", "bệnh tiểu đường ở người trẻ" ] }
Thầy thuốc là nguồn nhân lực quý giá của Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Chiều 26/2, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024)
Đến dự có các đồng chí: Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố…Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốcSở Y tế Thành phố Hồ Chí Minhđã tổng kết 10 thành tựu tiêu biểu của ngành y tế thành phố đạt được tính đến hết năm 2023.Tại buổi họp mặt, các bác sĩ đã thảo luận về nhiều vấn đề liên quan đến ngành y tế của thành phố. Bác sĩ Phan Thanh Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế quận 10 cho rằng, ngành y tế thành phố muốn thu hút và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì cần xây dựng mức tiêu chí cao hơn đối với chức danh nghề nghiệp tại trạm y tế.Bác sĩ Nguyễn Trung Hòa, Giám đốc Trung tâm Y tế quận Gò Vấp bày tỏ sự vui mừng khi các nhân viên y tế cộng đồng sẽ được hỗ trợ ngân sách để hoạt động....Cũng tại buổi họp mặt, lãnh đạo các viện, trường, trung tâm y tế trên địa bàn đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo, đào tạo chuyên sâu, xây dựng nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, tiệm cận với trình độ y tế thế giới; triển khai các tuyến chăm sóc sức khỏe cộng đồng, cấp cứu bằng đường hàng không…Các đại biểu tham dự tin tưởng, với sự quan tâm đặc biệt của thành phố, những kế hoạch, dự án trên sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống.Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thay mặt lãnh đạo và nhân dân thành phố, trân trọng gửi lời cảm ơn các thầy thuốc trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố chúc các thầy thuốc sức khỏe và nhấn mạnh thầy thuốc là nguồn nhân lực quý giá của Thành phố, mong muốn các thầy thuốc không chỉ góp ý về chuyên môn mà còn trên các phương diện rộng hơn cho sự phát triển của thành phố.52 đại diện các bệnh viện, cơ sở y tế đã được tặng quà tri ân nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2.Theo ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, các y bác sĩ cần được quan tâm xuyên suốt cả về đời sống lẫn tinh thần, nhất là những thầy thuốc đã về hưu chứ không phải chỉ vinh danh họ vào những ngày lễ.Đồng thời. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố cũng dặn dò ngành y tế về các trọng tâm cần thực hiện trong năm 2024, đặc biệt nhấn mạnh phải tập trung phát triển chuyên môn liên quan tới công nghệ. Nguồn nhân lực của ngành y nhất định phải biết sử dụng công nghệ…
https://nhandan.vn/thay-thuoc-la-nguon-nhan-luc-quy-gia-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-post797685.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Ngày Thầy thuốc Việt Nam", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Định hình mạng lưới cơ sở y tế giúp tăng khả năng tiếp cận và nâng chất lượng dịch vụ y tế
NDO -Nội dung chủ yếu củaQuy hoạch mạng lưới cơ sở y tếthời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu của quy hoạch được chỉ rõ là xây dựng và phát triển mạng lưới cơ sở y tế quốc gia phù hợp với yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; bảo đảm tính kế thừa, tính khả thi và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từng thời kỳ; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.PGS, TS Phan Lê Thu Hằng, Phó vụ trưởng Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế được xác định thuộc nhóm Quy hoạch Ngành quốc gia nhằm xác định phương hướng phát triển, phân bố, tổ chức không gian, nguồn lực cho các cơ sở y tế mang tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh.Về đối tượng quy hoạch, bao gồm nămcơ sở y tếcấp vùng, liên tỉnh và liên ngành thuộc các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần; y tế dự phòng, y tế công cộng; kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, vaccine và sinh phẩm y tế, thiết bị y tế, sản xuất dược phẩm và thiết bị y tế; lĩnh vực dân số-sức khỏe sinh sản.Như vậy, Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế không bao gồm các đơn vị quản lý nhà nước về y tế (Vụ, Cục, Tổng cục, Chi cục…) cũng như không bao gồm các cơ sở y tế địa phương (vốn thuộc phạm vi quy hoạch tỉnh). Thay vào đó, Quy hoạch đưa ra những định hướng mang tính nguyên tắc để hướng dẫn các địa phương đưa hợp phần mạng lưới cơ sở y tế địa phương vào quy hoạch tổng thể của tỉnh.Chuyên gia đầu ngành Viện Tim mạch quốc gia khám, tư vấn cho người bệnh.Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế nhằm mục tiêu xác định sự kiên định trong việc theo đuổi mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, bảo đảm phát triển mạng lưới cơ sở y tế để làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong từng thời kỳ, đồng thời từng bước tiệm cận hệ thống y tế của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế cũng xác định các chỉ tiêu phấn đấu rất cao về quy mô giường bệnh và nhân lực y tế chủ chốt, theo đó, tới năm 2050 các chỉ số này của Việt Nam sẽ đạt mức bình quân của nhóm nước công nghiệp phát triển hàng đầu (các nước thuộc Tổ chứcOECD).Theo quy hoạch mới này, những định hướng mới trong phát triển mạng lưới cơ sở y tế trong thời gian tới được xác định rất cụ thể cho năm lĩnh vực cụ thể: khám bệnh chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần; y tế dự phòng, y tế công cộng; kiểm nghiệm kiểm định kiểm chuẩn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, vaccine và sinh phẩm y tế, thiết bị y tế; dân số sức khỏe-sinh sản.Triển khai tiêm vaccine phòng bệnh cho trẻ em.Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế được xây dựng trên cơ sở sáu quan điểm phát triển cơ bản.Thứ nhất, đó là sự phù hợp với những định hướng lớn mang tính quốc gia, bao gồm định hướng, tầm nhìn phát triển đất nước; chiến lược phát triển kinh tế-xã hội; quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch cấp quốc gia khác có liên quan.Thứ hai,đó là yêu cầu bảo đảm cung ứng dịch vụ toàn diện, lồng ghép, liên tục với sự tiếp cận thuận lợi và khả năng bảo vệ tài chính. Cùng với đó là yêu cầu bảo đảm an ninh y tế, ứng phó với biến đổi khí hậu và các tình huống khẩn cấp.Thứ ba, phát triển mạng lưới cơ sở y tế gắn liền với đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Phát triển mạng lưới cơ sở y tế bảo đảm tính cân đối, đồng bộ, kết nối hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế cấp quốc gia với mạng lưới cơ sở y tế địa phương.Thứ tư,phát triển mạng lưới cơ sở y tế theo hướng kết hợp hài hòa giữa y tế cơ sở và y tế chuyên sâu; giữa y học cổ truyền với y học hiện đại; giữa y tế lực lượng vũ trang và dân y gắn với xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng, an ninh.Thứ năm, huy động tối đa nguồn lực đầu tư để phát triển mạng lưới cơ sở y tế theo quy hoạch, đi đôi với sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư.Thứ sáu, bảo đảm tính công bằng, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực, vùng, miền, hướng tới mục tiêu mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.
https://nhandan.vn/dinh-hinh-mang-luoi-co-so-y-te-giup-tang-kha-nang-tiep-can-va-nang-chat-luong-dich-vu-y-te-post798221.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế", "Bộ Y tế", "mạng lưới", "cơ sở y tế", "dịch vụ y tế" ] }
Tránh lây nhiễm ký sinh trùng từ "thú cưng" trong nhà
NDO -80% ngườinhiễm ký sinh trùnggiun đũa chó, mèo bị ngứa ngoài da... Có những biểu hiện của nhiễm ký sinh trùng nhưng người dân lại lầm tưởng do viêm da cơ địa, việc điều trị lòng vòng, thậm chí phải đối mặt với các biến chứng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh trùng (Viện Sốt rét-ký sinh trùng-côn trùng trung ương) cho biết, đến 80% bệnh nhân đến khám chủ yếu với triệu chứng ban đầu là ngứa. Đa phần người dân nghĩ ngứa là đến khám tại chuyên khoa da liễu.Thậm chí, có người bị ngứa 5-10 năm điều trị không khỏi, nhưng khi đến Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương thì phát hiện ra nhiễm giun đũa chó, mèo.Quá trình điều trị, có người đáp ứng nhanh, nhưng có người phải dùng 2-3 liệu trình mới khỏi. Khi nuôi thú cưng, nếu phân của chúng không được xử lý đúng sẽ làm cho giun đũa chó, mèo lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, lây nhiễm vào nước uống, đồ ăn, thậm chí có thể lây nhiễm qua đường hít thở.“Đặc biệt, chó nhỏ nhiễm giun đũa rất nhiều. Mỗi ngày, thú cưng này có thể thải ra hàng nghìn trứng giun. Điều đáng lo ngại là, số lượng bệnh nhân nhiễm ấu trùng này đang gia tăng trong thời gian gần đây và dù có uống thuốc tẩy giun định kỳ 2 lần/năm cũng không tẩy đượcgiun đũa chó, mèomà phải thực hiện theo lộ trình cụ thể”, bác sĩ Dũng cho hay.Hiện nay, nhiều người nuôi thú cưng, chơi, ôm ấp và ngủ cùng chúng… là nguy cơ rất lớn để bệnh giun đũa chó, mèo lây lan và phát triển. Trong năm 2023, tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã ghi nhận các trường hợp đến khám do nhiễm ký sinh trùng như: Giun, sán, ấu trùng giun đũa chó, mèo... tăng đột biến.Có thời điểm, mỗi ngày, viện tiếp nhận từ 300 đến 400 người đến khám; trong khi trước đó chỉ có trung bình gần 200 người/ngày. Điều đáng nói, nếu như trước, các ca nhiễm giun sán chủ yếu là các loại giun đũa, giun tóc, giun kim… thì hiện nay, bệnh nhân nhập viện chủ yếu là do nhiễm giun đũa chó, mèo.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Trung Dũng, các bệnh nhân đến khám do nhiễm ký sinh trùng, có thời điểm đến 70% bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo. Khi nhiễm ấu trùng này, tùy vị trí khác nhau mà biểu hiện khác nhau, trong đó có một số biểu hiện rõ rệt là ngứa kéo dài, nổi mề đay, nốt ban… do ấu trùng di chuyển dưới da. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau bụng, đau đầu, sốt, tổn thương da…Bác sĩ Dũng khuyến cáo, nếu người dân thấy xuất hiện các biểu hiện như: Ngứa, nổi mẩn, đau đầu, đau bụng, ho, rối loạn giấc ngủ, thay đổi hành vi (thèm ăn, lo lắng, bất an...) nên lập tức đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh.Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngoại, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện đa khoa Medlatec), ấu trùng giun đũa chó/mèo là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người, do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây ra.Khi trứng xâm nhập cơ thể người, chúng di chuyển đến ruột, sau đó thoát vỏ thành ấu trùng xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan, trong đó nguy hiểm nhất là gây tổn thương ở phổi, mắt, gan, não.Bác sĩ Ngoại cho hay, về con đường lây truyền, khi vật nuôi bị nhiễm giun đũa, sau khi ký sinh, trứng sẽ phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân. Đặc biệt, hậu môn của chó/mèo cũng là nơi có chứa trứng giun. Khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt đã phát tán trứng khắp mọi nơi. Thậm chí, người dân thường có thói quen chăm sóc, ôm, hôn vật nuôi hoặc không sử dụng các vật dụng bảo hộ cần thiết khi làm vườn cũng là nguy cơ lây nhiễm bệnh.Để có thể chung sống an toàn với các loài vật nuôi, bác sĩ Nguyễn Thị Ngoại lưu ý, người dân cần giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ. Theo đó, khi nuôi "thú cưng", gia đình cần vệ sinh sạch sẽ cho chó mèo, bát đựng thức ăn. Chất thải của chó, mèo nên xử lý và vệ sinh sạch sẽ.Mọi người cần rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, bảo đảm ăn chín, uống sôi; vệ sinh sạch sẽ khu vui chơi của trẻ em. Đặc biệt, người dân không nên ăn, ngủ chung, ôm hôn chó, mèo.Với những gia đình có trẻ nhỏ nên tạm thời dừng nuôi chó, mèo vì trẻ thường hay lê la, đưa vào miệng những vật dụng trên nền nhà. Cần tránh lưu ý không cho trẻ ôm hôn chó, mèo.
https://nhandan.vn/tranh-lay-nhiem-ky-sinh-trung-tu-thu-cung-trong-nha-post794777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo", "nhiễm ký sinh trùng", "nuôi thú cưng" ] }
Phát huy chính sách thu hút, phát triển nguồn nhân lực y tế Đắk Nông
Năm 2014, Hội đồng nhân tỉnhĐắk Nôngđã thông qua Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND về việc quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo đối với bác sĩ, dược sĩ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn Đắk Nông.
Sau khi chính sách được triển khai thực hiện, công tác khám, chữa bệnh đã có bước tiến bộ đáng ghi nhận. Số bác sĩ thu hút đã và đang phát huy vai trò trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành y tế, triển khai được nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh.Cụ thể, trong giai đoạn 2015 - 2020 đãthu hútđược 47 bác sĩ, trong đó có 4 bác sĩ chuyên khoa I, 5 bác sĩ đạt loại giỏi, 3 bác sĩ y học cổ truyền loại khá, 35 bác sĩ đa khoa loại khá; đãi ngộ cho 2.120 lượt cán bộ chuyên môn đang công tác. Công tác đào tạo sau đại học chuyên ngành y tế từ năm 2015 - 2022 là 158 trường hợp, trong đó đào tạo chuyên khoa II và tiến sĩ 15 trường hợp, chuyên khoa I và thạc sĩ y tế 151 trường hợp, với mức kinh phí Nhà nước phải chi riêng cho sau đại học là 88 trường hợp/8 năm, với số tiền hơn 3,5 tỷ đồng; 42 trường hợp còn lại được chi từ kinh phí các dự án.Theo đánh giá của ngành y tế, chính sách thu hút, đãi ngộ theo chế độ đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động chuyên môn y tế về công tác và đang công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã đáp ứng về số lượng bác sĩ, hạn chế tình trạng chảy máu chất xám; tác động tích cực đến số lượng, chất lượng bác sĩ của ngành y tế Đắk Nông, góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh; tác động tích cực đến các đối tượng bác sĩ yên tâm công tác phục vụ lâu dài với địa phương; là động lực khuyến khích cán bộ chuyên môn y tế chủ động học tập để nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công tác. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế tỉnh Đắk Nông đủ về số lượng, chất lượng với trình độ chuyên môn cao, có năng lực, kỹ thuật tốt, đáp ứng với yêu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm an sinh xã hội và phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế như chất lượng dịch vụ y tế ở các cơ sở y tế tuyến dưới vẫn chưa được cải thiện căn bản, chưa tạo được niềm tin của người dân nên người dân vẫn có tâm lý muốn khám chữa bệnh ở tuyến trên. Dù đã được quan tâm đào tạo, tuy nhiên, số lượng bác sĩ được đào tạo những năm qua ở tỉnh còn ít và số lượng bác sĩ thu hút về công tác tại tỉnh còn hạn chế, trong khi đó số lượng bác sĩ nghỉ việc theo nguyện vọng nhiều nên nguồn nhân lực bác sĩ được đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Chất lượng nguồn nhân lực y tế còn thiếu, hạn chế, mất cân đối về cơ cấu và phân bổ. Tình trạng chuyển dịch cán bộ y tế (chủ yếu là cán bộ có chuyên môn khá, giỏi) từ vùng khó khăn về đô thị, từ khu vực công lập ra khu vực ngoài công lập vẫn diễn ra.Mặt khác nguồn thu các đơn vị còn thấp, chưa tạo được nguồn thu nhập ổn định cho nhân viên nên không giữ chân được bộ phận bác sĩ phục vụ tại tỉnh.Đặc biệt, công tác phát triển nguồn nhân lực vẫn còn nhiều bất cập; còn thiếu bác sĩ đại học chính quy, thiếu nguồn nhân lực chuyên môn y tế sau đại học có chuyên môn sâu; đội ngũ chuyên gia đầu ngành rất hạn chế; số lượng bác sĩ chính quy đại học, sau đại học và chuyên môn y sau đại học về công tác hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh nói chung và vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nói riêng còn thấp. Tình trạng thiếu bác sĩ để bố trí về công tác tại các đơn vị y tế, lĩnh vực đặc thù như: pháp y, tâm thần, cơ quan Sở Y tế, các chi cục và khu vực khó khăn chưa có giải pháp khắc phục.Ngoài ra, việc giữ chân các bác sĩ đang công tác cũng gặp khó khăn, tình trạng chảy máu chất xám tiếp tục diễn ra đối với bác sĩ có kinh nghiệm, thâm niên công tác, chuyên môn sâu,… Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng chuyên môn, các dịch vụ kỹ thuật y tế dù đã có bước phát triển nhưng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của cả nước, dẫn đến tình trạng phải chuyển tuyến, làm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên.Việc thiếu cán bộ y tế (bác sĩ chính quy, bác sĩ chuyên môn y tế có trình độ chuyên môn sâu, có thâm niên công tác) và năng lực chuyên môn còn hạn chế nguyên nhân do chưa được đào tạo chuyên sâu, trong đó có nguyên nhân về cơ chế đào tạo của tỉnh chưa đáp ứng với nhu cầu cần đào tạo thực tế của ngành, số lượng cử đi đào tạo hàng năm bằng nguồn kinh phí nhà nước còn hạn chế, chỉ đạt khoảng 35% so với nhu cầu cử đi đào tạo, bồi dưỡng của ngành y tế…Để tiếp tục duy trì, phát huy kết quả đạt được của Nghị quyết số 09/2014/NQ-HĐND nêu trên. Bảo đảm nguồn bác sĩ đầu vào để bù đắp kịp thời số bác sĩ nghỉ việc, chuyển công tác, tránh khủng hoảng trầm trọng nguồn nhân lực chất lượng cao như hiện nay (từ năm 2018 đến nay, tỉnh Đắk Nông có 85 bác sĩ xin thôi việc và 14 bác sĩ chuyển công tác ra ngoài tỉnh). Tiếp tục duy trì tính bền vững, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho định hướng phát triển của ngành Y tế trong những năm tiếp theo.Trong các năm 2022 và 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã xây dựng Dự thảo Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn. Sau khi trình các cấp có thẩm quyền, xin ý kiến các bộ, ngành trung ương, các cơ quan chuyên môn các cấp, đến nay Dự thảo Nghị quyết cơ bản đã xây dựng hoàn thiện, dự kiến trình thông qua Nghị quyết tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông vào giữa năm 2024.Theo dự thảo nghị quyết, các trường hợp sau khi được tiếp nhận viên chức hoặc được tuyển dụng thành viên chức theo quy định (kể cả viên chức tập sự) và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho hưởng thu hút.Ngoài lương và các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước, các đối tượng thu hút được hỗ trợ một lần, với mức 345.000.000 đồng/người đối với bác sĩ có trình độ sau đại học (tiến sĩ, chuyên khoa II); 320.000.000 đồng/người; đối với bác sĩ có trình độ sau đại học (thạc sĩ, chuyên khoa I và bác sĩ nội trú); 300.000.000 đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi; 250.000.000 đồng/người đối với bác sĩ tốt nghiệp loại khá.Đối với các bác sĩ về công tác tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế công lập tại 2 huyện 30a Tuy Đức và Đắk Glong, Trung tâm Pháp Y, công tác ở bộ phận, lĩnh vực tâm thần, ngoài được hưởng hỗ trợ một lần theo mức tương ứng trên còn được hỗ trợ thêm 40.000.000 đồng/người đối với tốt nghiệp loại khá, 50.000.000 đồng/người đối với tốt nghiệp loại giỏi.Đối với các bác sĩ có trình độ sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp y tế công lập huyện Tuy Đức, huyện Đắk Glong, Trung tâm Pháp Y, công tác ở bộ phận, lĩnh vực tâm thần, ngoài được hưởng hỗ trợ một lần theo mức tương ứng trên còn được hỗ trợ thêm 60.000.000 đồng/người,… Tổng mức kinh phí cho chính sách thu hút, đãi ngộ và đào tạo nguồn nhân lực giai đoạn 2024-2028 là gần 60 tỷ/5 năm, trong đó chính sách thu hút hơn 18 tỷ đồng, chính sách đãi ngộ hơn 26 tỷ đồng và chính sách đào tạo gần 16 tỷ đồng.Việc Đắk Nông ban hành chính sách đặc thù thu hút những người có trình độ chuyên môn sâu về công tác trong ngành y tế của tỉnh nhằm nâng cao chất lượng, phát triển cả số lượng và trình độ chuyên môn, dịch vụ y tế kỹ thuật cao... đáp ứng yêu cầu công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đồng thời là cơ sở để ngành Y tế tỉnh Đắk Nông đạt các chỉ tiêu về y tế đến năm 2025 đạt 21 giường bệnh/vạn dân, 8,9 bác sĩ/vạn dân theo Nghị quyết số 110/NQ-HĐND ngày 11/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra chỉ tiêu đến năm 2025 có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/10.000 dân;Nghị quyết số 23-NQ/TWngày 6/10/2022 của Bộ Chính trị vùng Tây Nguyên đến năm 2023 đạt 32 giường bệnh, 11 bác sĩ/ 10.000 dân.
https://nhandan.vn/phat-huy-chinh-sach-thu-hut-phat-trien-nguon-nhan-luc-y-te-dak-nong-post786824.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "chính sách thu hút đãi ngộ bác sĩ", "Y tế Đắk Nông", "phát triển nguồn nhân lực y tế", "giữ chân nguồn nhân lực y tế chất lượng cao", "thiếu cán bộ y tế" ] }
Lưu ý khi sử dụng pháo hoa
Theo Điều 17, Nghị định số 137/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, Tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Đồng thời, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.Như vậy, người dân được phép sử dụng pháo hoa tại nhà. Tuy nhiên, tránh những vi phạm không đáng có, cần lưu ý:- Chỉ mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Hiện nay, chỉ có Nhà máy Z121 của Bộ Quốc phòng mới được phép sản xuất pháo hoa.- Khi mua pháo hoa nhớ giữ lại hóa đơn bán lẻ. Khi mua pháo hoa của Bộ Quốc phòng tại các cửa hàng bán lẻ thì người dân sẽ nhận được hóa đơn bán lẻ, hãy giữ lại hóa đơn bán lẻ này để xuất trình khi cơ quan chức năng kiểm tra.- Người đốt pháo hoa không nổ phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi mới được đốt pháo hoa của Bộ Quốc phòng.- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng, lưu ý khi sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng để tránh nguy hiểm cho bản thân và gây ra cháy nổ.
https://nhandan.vn/luu-y-khi-su-dung-phao-hoa-post792615.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [] }
Trao giải cuộc thi viết "Người thầy thuốc trong tôi" lần 2
NDO -Ngày 26/2, Báo Người lao động tổ chức lễ trao giải cuộc thi viết “Người thầy thuốc trong tôi” lần 2. Cuộc thi nhằm vinh danh tập thể, cá nhân ngành y tiêu biểu nhân kỷ niệm69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam(27/2/1955 - 27/2/2024)
Phát biểu tại buổi lễ, ông Tô Đình Tuân, Tổng Biên tập Báo Người lao động cho biết cuộc thi đã thu hút hàng trăm tác phẩm dự thi của các cây bút chuyên và không chuyên khắp cả nước.Các bài viết bên cạnh khắc họa chân dung, công việc hằng ngày của nhân vật còn có những bài thể hiện cảm xúc, sự biết ơn đối với các y, bác sĩ những người luôn kiên trì và cống hiến thầm lặng, giành giật sự sống cho bệnh nhân…“Các bài viết mô tả sinh động và chân thực trách nhiệm, tài năng, y đức của những y bác sĩ trong các bệnh viện, cơ sở y tế. Không chỉ chữa bệnh, họ còn quan tâm và giúp đỡ để người bệnh vượt qua nỗi sợ hãi; không ngừng miệt mài nghiên cứu, phát minh để có những đóng góp tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực kế thừa” - nhà báo Tô Đình Tuân phát biểu.Cuộc thi viết "Người thầy thuốc trong tôi" lần 2 nhằm ghi nhận công lao và tôn vinh lực lượng y, bác sĩ đã phấn đấu, nỗ lực, cống hiến hết mình cho sự nghiệp y tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ hàng trăm bài dự thi, ban tổ chức đã tuyển chọn 20 tác phẩm vào chung khảo và chọn ra 7 tác phẩm hay nhất để trao thưởng.Giải thưởng chương trình gồm: 1 giải nhất (40 triệu đồng); 1 giải nhì (25 triệu đồng); 2 giải ba (mỗi giải 15 triệu đồng) và 3 giải khuyến khích (mỗi giải 10 triệu đồng). Tổng giá trị giải thưởng của cuộc thi là 125 triệu đồng.Bên cạnh việc trao giải cho các tác giả, Báo Người lao động cũng tri ân và vinh danh 2 cá nhân, 3 tập thể tiêu biểu trong ngành y tế - là người thật việc thật bước ra từ các trang viết của các tác phẩm dự thi.Ngoài các bài viết nhận giải thưởng, 3 ê-kíp y, bác sĩ tiêu biểu được vinh danh trong chương trình là những tập thể được giới thiệu trong các bài viết: "Bác sĩ liều mở cơ hội sống cho trẻ dị tật tim bẩm sinh", viết chung về nhóm bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ vàBệnh viện Nhi Đồng 1; bài Chuyện cảm động về những nữ hộ sinh viết về những nữ hộ sinh của Bệnh viện Hùng Vương và bài Ngược dòng tạo nên kỳ tích viết về Trung tâm Ung bướu (Bệnh viện Chợ Rẫy). Với mỗi trường hợp được vinh danh, ban tổ chức đã tặng thưởng 20 triệu đồng, kèm hoa chúc mừng, bảng chứng nhận và kỷ niệm chương.
https://nhandan.vn/trao-giai-cuoc-thi-viet-nguoi-thay-thuoc-trong-toi-lan-2-post797662.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Cuộc thi viết", "Người thầy thuốc trong tôi", "Báo Người lao động" ] }
[Infographic] Một số vấn đề về sức khỏe thường gặp vào mùa nắng nóng
NDO -Vào mùanắng nóngcó thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe thường gặp là: Say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng. Nguyên nhân chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.
https://nhandan.vn/infographic-mot-so-van-de-ve-suc-khoe-thuong-gap-vao-mua-nang-nong-post805585.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "nắng nóng", "vấn đề sức khỏe do nắng nóng", "say nắng", "say nóng", "đột quỵ do nóng" ] }
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan: Mỗi người hãy cùng góp sức vào công cuộc chấm dứt bệnh AIDS
NDO -Thay đổi hình thái lây nhiễm là lý do chính khiến hoạt động phòng, chống HIV dù đạt nhiều thành tựu, cũng vẫn đang phải đối mặt với không ít thách thức. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan kêu gọi, mỗi hành động dù nhỏ nhất cũng có thể góp phần kết thúc dịch bệnh AIDS. Vì thế, sự chung tay của cả cộng đồng rất quan trọng để cùng tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.
Ngày 25/11, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) và thành phố Hải Phòng tổ chức lễ mít-tinh Tháng hành động quốc giaphòng, chống AIDSvới chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”.Lễ mít-tinh có sự tham dự của các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Y tế; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; các đồng chí: Nguyễn Văn Tùng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng; Phạm Văn Lập, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố; bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện Thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam.MSM là nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt NamTheo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan,phòng, chống HIV/AIDS, năm 2023 đánh dấu mốc tròn 40 năm thế giới tìm ra virus HIV. Việt Nam đã trải qua 33 năm ứng phó với đại dịch HIV với gần 250.000 người nhiễm HIV.Nếu như không có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, của nhân dân và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thì bây giờ Việt Nam đã có gần 1,2 triệu người nhiễm HIV và 320.000 người tử vong do AIDS.Theo Bộ trưởng Y tế, tình hình dịch HIV cũng đã có những thay đổi, cách tiếp cận cũng như can thiệp liên quan đến dự phòng, điều trị HIV/AIDS cũng đã thay đổi.Do đó, Tháng hành động quốc giaphòng, chống AIDSvới chủ đề “Cộng đồng sáng tạo - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” với mục tiêu kêu gọi sự tham gia của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương, của cả cộng đồng và cần có những cách làm sáng tạo về HIV/AIDS.Chúng ta có nhiều công cụ có hiệu quả hơn để can thiệp cũng như kiểm soát đại dịch HIV/AIDS. Chủ đề năm nay muốn khẳng định lại quyết tâm của Việt Nam sẽ kết thúc dịch bệnh AIDS vào năm 2030.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng LanƯớc tính hiện nay có khoảng 250.000 người đang sống chung với HIV. Tính tới tháng 9 năm 2023, đã có 100% số tỉnh, thành phố; 701/705 quận/huyện có người nhiễm HIV (chiếm 99,43%) và trên 96% số xã/phường báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, số người nhiễm HIV còn sống được phát hiện và báo cáo chủ yếu thuộc khu vực Đông Nam Bộ (38,67%) và đồng bằng sông Cửu Long (19,87%).Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam phát biểu tại lễ mít-tinh.Riêng tại Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam cho biết, hiện thành phố lũy tích có 5436 người tử vong do AIDS, ước tính số người nhiễm HIV hiện còn sống khoảng 7.000 người và số người nhiễm HIV đang được quản lý là 6.372 người, trong đó có 5459 người nhiễm HIV đang được điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV)."Tính đến nay, kết quả đối với mục tiêu 95 thứ nhất (tức là 95% tỷ lệ người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng HIV của mình) thành phố đã đạt được 91%; đối với mục tiêu 95 thứ hai (tức là 95% tỷ lệ người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình được điều trị thuốc kháng virus HIV) đã đạt được 86 %; đối với Mục tiêu 95 thứ ba ( tức là 95% tỷ lệ người được điều trị thuốc kháng virus HIV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế) đã đạt được 99%", đồng chí Lê Khắc Nam cho biết.9 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 10.219 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.126 trường hợp tử vong. Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,5% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16-29 (47,3%) và 30-39 (28,2%), đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (75,1%). Đối tượng chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (49,2%) và đối tượng khác (31,2%).Nếu như không có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền các cấp, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, của nhân dân và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thì bây giờ Việt Nam đã có gần 1,2 triệu người nhiễm HIV và 320.000 người tử vong do AIDS.Hình thái lây nhiễm HIV trong giai đoạn 2010 đến nay có sự thay đổi rõ rệt. Trong số những người nhiễm HIV mới phát hiện, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường máu giảm từ 47,5% năm 2010 xuống còn 6,4% năm 2023; tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường tình dục trở thành đường lây chính khi tăng từ 47,5% năm 2010 lên 84,4% năm 2022 và 75,1% vào năm 2023.Tỷ lệ HIV trong nhóm nam nghiện chích ma túy (khoảng 12%) và nhóm phụ nữ bán dâm (dưới 5%), có xu hướng ổn định trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM có xu hướng tăng rõ rệt trong thời gian qua, cũng như dự báo dịch HIV trong thời gian tới (tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm MSM trong giám sát trọng điểm HIV tăng từ 7,4% năm 2016 lên 12,5% năm 2022).Những tín hiệu tích cực cho việc chấm dứt dịch AIDSHiện nay, Việt Nam đã triển khai mạng lưới xét nghiệm sàng lọc HIV bao phủ 100% tuyến huyện tại hơn 1.300 cơ sở và xét nghiệm khẳng định HIV đã bao phủ 100% tỉnh/thành phố với 230 phòng xét nghiệm khẳng định. Hệ thống phòng xét nghiệm khẳng định HIV cũng đang được triển khai thí điểm sử dụng 3 test nhanh tại các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa. Xét nghiệm nhiễm mới đã được triển khai tại 35 tỉnh/thành phố trên cả nước.Về công tác điều trị, Việt Nam duy trì, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone. Tính đến 30/9/2023, chương trình Methadone đã được triển khai tại 382 cơ sở điều trị của 63 tỉnh/thành phố, điều trị cho 50.851 bệnh nhân, tính đến 20/10/2023 có 2.291 bệnh nhân được cấp phát thuốc MMT mang về nhà.Các địa phương cần tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng LanĐã có 219 cơ sở PrEP triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (nhà nước và tư nhân) tại 29 tỉnh, thành phố. Số khách hàng được tiếp cận với dịch vụ PrEP ít nhất 1 lần trong kỳ báo cáo là 60.020 khách hàng (đạt 109% so với chỉ tiêu 55.000 khách hàng vào năm 2023); số khách hàng duy trì trị điều trị PrEP trên 3 tháng liên tiếp đạt 76,5%; 80,6% số khách hàng PrEP là MSM.Hiện có 534 cơ sở điều trị, trong đó 506 cơ sở đang điều trị thuốc ARV BHYT. Tính đến 14/9/2023, cả nước có 177.009 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó 2.748 bệnh nhân trẻ em, 174.261 bệnh nhân người lớn. Mở rộng điều trị ARV qua bảo hiểm y tế, phấn đấu tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên.Bà Ramla Khalidi, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam đánh giá cao kết quả phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam.Theo bà Ramla Khalidi, Quyền Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, nhờ duy trì liên tục vai trò lãnh đạo, cam kết và các hành động mạnh mẽ trong phòng, chống HIV, Việt Nam đã thành công trong việc đẩy mạnh hơn nữa việc đưa vào thí điểm và triển khai mở rộng các sáng kiến mới lấy con người làm trung tâm, nhằm cải thiện hơn nữa tiếp cận đến các dịch vụ phòng, chống HIV."Việc nhanh chóng triển khai các sáng kiến đồng thời tiếp tục mở rộng các dịch vụ có tác động lớn trong phòng, chống dịch đã mang lại những kết quả to lớn trong việc đưa người có HIV vào điều trị và giữ cho những người đang điều trị HIV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế để họ không làm lây truyền HIV sang người khác, và giảm số người nhiễm mới HIV", bà Ramla Khalidi bày tỏ.Tuy nhiên, bà Ramla Khalidi nhấn mạnh, Việt Nam sẽ cần nỗ lực nhiều hơn nữa, từ tất cả các bên liên quan, cũng như cần bảo đảm đủ nguồn lực về con người và tài chính để đẩy nhanh tiến độ phòng, chống HIV và đạt được các mục tiêu đề ra đến năm 2025. Như vậy, Việt Nam mới có thể tiếp tục đi đúng hướng trong việc thực hiện mục tiêu về chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.Lãnh đạo Bộ Y tế, UBND thành phố Hải Phòng tặng quà cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.Tại lễ mít-tinh, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng kêu gọi các địa phương cần tăng cường đầu tư, phân bổ ngân sách, bảo đảm tài chính cho công tác phòng, chống HIV/AIDS; lồng ghép nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước tiếp tục quan tâm ủng hộ cả về tài chính và kỹ thuật, giúp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với khoa học kỹ thuật, với các sáng kiến mới, với các thực hành tốt từ đó Việt Nam có thể sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra.Diễu hành cổ động, tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
https://nhandan.vn/bo-truong-y-te-dao-hong-lan-moi-nguoi-hay-cung-gop-suc-vao-cong-cuoc-cham-dut-benh-aids-post784431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Cục Phòng chống HIV/AIDS", "Việt Nam", "Tháng hành động quốc gia phòng", "chống AIDS", "Hải Phòng", "chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030" ] }
Chuỗi hoạt động ý nghĩa của ngành y tế hướng về Điện Biên
NDO -Những ngày vừa qua, đoàn cán bộ y tế của Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức... đã có chuỗi hoạt động ý nghĩa khám chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách tạitỉnh Điện Biênvà chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh của Điện Biên.
Khám, chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sáchLà 1 trong 6 bệnh viện tuyến trung ương khác được lựa chọn tham gia chương trình đầy ý nghĩa, nhân văn, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam, nhằm tri ân nhân dân, chiến sĩ Điện Biên nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, đoàn công tác của Bệnh viện E đã khám, chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách và khảo sát nhu cầu chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên do Bộ Y tế phát động.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E, tham gia công tác khám, chữa bệnh miễn phí lần này, Bệnh viện E cũng đưa các bác sĩ, điều dưỡng ở các chuyên khoa mũi nhọn như tim mạch, cơ xương khớp, tiêu hoá, cấp cứu… Bên cạnh đó, Bệnh viện E cũng chuẩn bị rất nhiều cơ số thuốc cấp phát miễn phí cho người dân sau khi khám chữa bệnh.Chương trình khám, chữa bệnh từ thiện, cấp phát thuốc miễn phí vàtrao quàcho các đối tượng chính sách diễn ra tại 2 địa điểm: tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên khám cho 400 đối tượng chính sách; tại Bệnh viện 7/5 Công an tỉnh Điện Biên khám cho 360 trẻ em của Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Điện Biên, Làng Trẻ em SOS Điện Biên Phủ và Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên. Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam cùng các bệnh viện tặng quà cho các chiến sĩ Điện Biên, nhân dân, học sinh có hoàn cảnh khó khăn…Đoàn công tác thăm khám cho đối tượng chính sách tỉnh Điện Biên.Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên, hơn 400 đối tượng chính sách, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn đã có mặt rất đông từ sớm. Các bác sĩ tiến hành khám tổng quát; lấy máu mao mạch xét nghiệm tầm soát một số bệnh thường gặp; chụp X-quang, siêu âm ổ bụng tổng quát; siêu âm tim, tư vấn về các bệnh không lây nhiễm như ung thư, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim...Ông Lê Văn Dũng (78 tuổi, thành phố Điện Biên Phủ) có tiền sử mổ sỏi thận từ nhiều năm trước. Gần đây xuất hiện các cơn đau vùng thắt lưng dữ dội… Sau các kết quả khám tổng quát, siêu âm ổ bụng tổng quát, bác sĩ Dương Thị Thùy, Khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện E chẩn đoán, ông bị giãn đài bể thận do có sỏi niệu quản trái. Bác sĩ Thùy đã tư vấn ông phải nhập viện điều trị bệnh, tránh để bệnh trở nặng hơn ảnh hưởng tới sức khoẻ.Ông Dũng cho biết, ông là thương bệnh binh khi tham gia chống Mỹ nên luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội chăm lo về đời sống, sức khoẻ. Đặc biệt, lần thăm khám này ông được các bác sĩ ở Bệnh viện E thăm khám, tư vấn cẩn thận, chu đoán, nhiệt tình. Thời gian tới, ông sẽ lựa chọn lên Bệnh viện E để điều trị căn bệnh của mình.Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Trung Kiên, Khoa Cấp cứu tim mạch thì đầu, Trung tâm tim mạch, Bệnh viện E cũng đã tiến hành siêu âm tim tổng quát cho những người thuộc đối tượng chính sách, người có công với cách mạng…Theo bác sĩ Kiên, đa phần những người này đều cao tuổi, có nhiều bệnh lý nền, trong đó có bệnh lý tăng huyết áp, tim mạch, cần được tầm soát và theo dõi thường xuyên. Cá biệt có những người có bệnh lý tim mạch nặng như suy tim hoặc hẹp khít động mạch… sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị sớm.Cùng thời gian này, các thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng Trung Ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn của xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thăm khám cho người dân.Sau một ngày làm việc tích cực, gần 500 bà con người dân tộc, thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách của xã Sa Lông đã được siêu âm tổng quát, điện tâm đồ, thăm khám nội khoa, mạch, đo huyết áp, test đường huyết và đã phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh, trong đó nhiều người dân bị tăng huyết áp, còn lại là bệnh thuộc các chuyên khoa tiêu hóa, hô hấp, cơ xương khớp, thận tiết niệu, sản khoa, thần kinh, nội tiết, ung bướu, mắt, dị ứng, huyết học, tai mũi họng, tâm thần.Tất cả đều được kê đơn thuốc, tư vấn và hướng dẫn cụ thể về chế độ thuốc men, dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện trong môi trường sống ở vùng núi cao, để nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.Tại chương trình, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Bạch Mai đã trao tặng 15 phần quà cho 15 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn của xã Sa Lông, mỗi phần quà trị giá 2 triệu đồng.Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng đã cử đoàn công tác tham gia 2 chương trình khám bệnh từ thiện đầy ý nghĩa và mang đậm tính nhân văn tại Điện Biên.Tại Trung tâm Y tế, huyện Điện Biên Đông đã diễn ra chương trình Khám chữa bệnh, phát thuốc và tặng quà cho 300 người dân, đối tượng là gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, gia đình có công với cách mạng… tại địa phương.Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thăm khám tổng quát cho người dân.Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cử các bác sĩ là trưởng, phó khoa thuộc các chuyên khoa khác nhau tham gia khám tổng quát, sàng lọc bệnh lý, nâng cao nhận thức cộng đồng về Tim mạch, Tiêu hóa, Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ, Chấn thương-Cơ xương khớp,… cho người dân.Qua đó, phát hiện nhiều trường hợp đặc biệt như một ca tràn dịch màng tinh hoàn; một ca thoát vị bẹn; một ca ngón tay có súng 2 bên; sáu ca hở van động mạch chủ, hở van 2 lá mức độ vừa chưa điều trị. Nhiều trường hợp có dấu hiệu thoái hoá cột sống, gan nhiễm mỡ, sỏi thận, sỏi túi mật, có thai, u máu gan, nang thận, bệnh thận mạn,…Có 5 trường hợp sàng lọc bệnh lý hở hàm ếch và tim mạch.Không ngừng cải thiện chất lượng sức khỏe cho bà con vùng caoThứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, đoàn công tác Bộ Y tế, Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, cùng các bác sĩ, điều dưỡng của 6 bệnh viện tuyến trung ương: Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện E, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương… thực hiện khám, chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số, nhân dân và chiến sĩ sinh sống tại Điện Biên.Chương trình thể hiện ý nghĩa nhân văn, sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội, một cam kết sâu sắc trong nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số, những người thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.Đặc biệt, đoàn công tác Bộ Y tế đồng thời triển khai mục tiêu "kép" là khám, chữa bệnh miễn phí cho đối tượng chính sách và chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh của Điện Biên. Trước đó, một số bệnh viện tuyến trung ương đã triển khai được trên 50 kỹ thuật cho các bệnh viện thuộc tỉnh Điện Biên.Người dân được thăm khám tổng quát về sức khỏe.Vì vậy, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị 6 bệnh viện tuyến trung ương tiếp tục khảo sát thực trạng, xác định nhu cầu, xây dựng kế hoạch triển khai chương trình phù hợp với điều kiện của tỉnh Điện Biên.Từ đó, xây dựng chương trình đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho cán bộ y tế địa phương; tạo điều kiện, cử cán bộ tham gia chương trình đào tạo và tập huấn kỹ thuật… góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn ngành y tế tỉnh Điện Biên; hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện trung ương dựa trên nền tảng công nghệ thông tin và telehealth…Qua đó, tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế chuyên sâu, giảm chi phí khám, chữa bệnh cho người dân mà không cần phải chuyển tuyến.
https://nhandan.vn/chuoi-hoat-dong-y-nghia-cua-nganh-y-te-huong-ve-dien-bien-post806101.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "khám chữa bệnh", "Điện Biên", "ngành y tế", "khám sức khỏe cho bà con dân tộc" ] }
Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao bằng y học cổ truyền kết hợp y học hiện đại
NDO -Sự phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước sử dụngy học cổ truyềntrong phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cũng như nâng cao sức khoẻ và xác định y học cổ truyền như là một nhân tố quan trọng bảo đảm sự thành công chiến lượcchăm sóc sức khỏe ban đầucho người dân.Việt Nam là đất nước có nền y học cổ truyền lâu đời. Trước khi nền y học hiện đại thâm nhập vào Việt Nam, y học cổ truyền là hệ thống y dược duy nhất, có vai trò và tiềm năng to lớn trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Y học cổ truyền ngày nay đã được hơn 120 nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển sử dụng để chăm sóc sức khỏe nhân dân.Là đơn vị chuyên khoa đầu ngành, thực hiện các chức năng khám, chữa bệnh, dự phòng và phục hồi chức năng cho người bệnh thuộc chuyên khoa lao và bệnh phổi ở tuyến cao nhất, sáng ngày 24/4, Bệnh viện Phổi Trung ương đã công bố quyết định thành lập khoa Y học cổ truyền, nhằm đẩy mạnh hoạt động khám chữa bệnh toàn diện kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao cho người bệnh. Đồng thời, kết hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc “chủ động phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống”.Sự phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao.Phát biểu tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trịnh Thị Diệu Thường, Phó Cục trưởng Cục Y dược cổ truyền, Bộ Y tế đánh giá cao về việc Bệnh viện Phổi Trung ương, mặc dù là bệnh viện chuyên ngành về bệnh phổi và lao nhưng đã thành lập được khoa Y học cổ truyền nhằm đáp ứng được nhu cầu điều trị, khám chữa bệnh toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.Sự phối hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền một cách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả rất tốt trong điều trị bệnh, đặc biệt là hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi và lao, đây cũng là chiến lược quan trọng của ngành y tế, hướng đến mục tiêu chăm sóc toàn diện về sức khỏe cho tất cả người dân trong cộng đồng.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ, Bệnh viện Phổi Trung ương ngoài việc luôn chú trọng phát triển các kỹ thuật chuyên môn hiện đại như ghép phổi, tế bào gốc, y học tái tạo,… thì luôn đánh giá cao vai trò và tiềm năng của nền y học cổ truyền trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân cũng như luôn luôn thực hiện đúng đường lối của Đảng và Nhà nước “Kế thừa, phát huy, phát triển y học cổ truyền, kết hợp với y học hiện đại, xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc và đại chúng”.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu.Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phổi Trung ương thực hiện điều trị một số bệnh như: Điều trị tốt triệu chứng đau: Đau đầu, đau vai gáy, đau thắt lưng, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa, đau khớp gối …(do khối u, do thoái hóa, do viêm, sai lệch tư thế,…); mất ngủ; suy nhược cơ thể; ho-khó thở-đờm dai dẳng kéo dài; phục hồi di chứng liệt do lao màng não/tai biến mạch máu não; hạn chế các tác dụng phụ do điều trị hóa chất, xạ trị, thuốc lao,.. (nôn, buồn nôn, ăn kém, tiêu chảy, táo bón, khàn tiếng, bí tiểu, ngứa);…Khoa Y học cổ truyền đang thực hiện một số kỹ thuật, thủ thuật như: Khám bệnh bằng y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền ( bắt mạch kê đơn, bốc thuốc, sắc thuốc điều trị bằng thuốc Đông Y); châm cứu: thủy châm, ôn châm, điện châm, chích lể, cứu ngải; xoa bóp bấm huyệt; tác động cột sống; cân bằng cơ, nắn chỉnh; cấy chỉ; giác hơi, cạo gió; chườm ngải cứu; siêu âm trị liệu; điện xung trị liệu;…
https://nhandan.vn/ho-tro-dieu-tri-cac-benh-ly-ve-phoi-va-lao-bang-y-hoc-co-truyen-ket-hop-y-hoc-hien-dai-post806269.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "bệnh viện Phổi Trung ương", "Khoa Y học cổ truyền", "bệnh lý về phổi", "ra mắt" ] }
Đưa bệnh nhân cấp cứu từ đảo Bạch Long Vĩ về đất liền bằng trực thăng
NDO -Trưa 1/8, một chuyến trực thăng từ huyện đảo Bạch Long Vĩ đã đáp xuống sân bay Cát Bi (Hải Phòng) đã đưa một bệnh nhân bị tai biến mạch máu não vào cấp cứu và xử trí kịp thời tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp.
Đây cũng là chuyến bay đầu tiên thực hiện phối hợp giữa ngành y tế Hải Phòng với Công ty trực thăng Miền Bắc trong vận chuyển bệnh nhân cấp cứu từ đảo xa về đất liền theo chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trong tháng 6 vừa qua.Người bệnh là anh Vũ Duy An, 48 tuổi, công tác tại Ban quản lý Dự án và Kế hoạch đầu tư huyện đảo Bạch Long Vĩ. Anh An được đưa đến Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ cấp cứu lúc 4 giờ 50 phút sáng 1/8.Khi đó, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rối loạn ý thức, huyết áp 240/145 mmHg; mạch: 90 lần/phút; tim T1, T2 đều rõ; hội chứng thần kinh: cứng gáy (+), rối loạn cơ tròn, Glasgow 10-11 điểm; Bệnh nhân luôn trong tình trạng kích thích, vật vã. Tiền sử bệnh nhân tăng huyết áp nhiều năm….Trung tâm Y tế Quân dân y Bạch Long Vĩ đã hội chẩn toàn viện và thống nhất chẩn đoán, bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thể xuất huyết não do tăng huyết áp kịch phát. Ca bệnh được đánh giá là phức tạp, nguy hiểm, tiên lượng tử vong cao.Trung tâm Y tế Quân dân y Bạch Long Vĩ đã hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, thống nhất chẩn đoán, báo cáo Giám đốc Sở Y tế, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Bạch Long Vĩ và xin hỗ trợ chuyển bệnh nhân về đất liền bằng máy bay trực thăng.Hồi 9 giờ 30 phút sáng 1/8, máy bay đã cất cánh bay ra huyện đảo Bạch Long Vĩ đón bệnh nhân. Trung tâm Y tế Quân dân y đã cử 1 kíp y bác sĩ vận chuyển bệnh nhân theo máy bay về đất liền.Đến 11 giờ  trưa 1/8, máy bay đã đáp xuống sân bay Cát Bi (Hải Phòng). Bệnh nhân đã nhanh chóng chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp để xử trí kịp thời.Trước đó, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có chủ trương phối hợp tổ chức các chuyến bay vận chuyển người bệnh từ huyện đảo Bạch Long Vĩ về đất liền trong các trường hợp cấp cứu, hiểm nghèo ngoài khả năng cứu chữa của Trung tâm Y tế Quân dân y Bạch Long Vĩ.Cuối tháng 7 vừa qua, Sở Y tế Hải Phòng và Công ty trực thăng Miền Bắc đã thống nhất triển khai phối hợp thực hiện. Và chuyến bay đầu tiên đã được thực hiện
https://nhandan.vn/dua-benh-nhan-cap-cuu-tu-dao-bach-long-vi-ve-dat-lien-bang-truc-thang-post657869.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Đưa bệnh nhân cấp cứu", "Bạch Long Vĩ về đất liền", "trực thăng", "Hải Phòng" ] }
Tăng đầu tư và phối hợp liên ngành trong thực hiện chiến lược dinh dưỡng
NDO -Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu chung là bảo đảm dinh dưỡng hợp lý để cải thiện tình trạng dinh dưỡng phù hợp từng đối tượng, địa phương, vùng, miền, dân tộc, góp phần giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người Việt Nam.
Chiều 26/12, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) tổ chức hội nghị về“Vận động, đầu tư và tăng cường phối hợp liên ngành cho hoạt động củaChiến lược quốc gia về dinh dưỡnggiai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045” với sự tham dự của đại diện các bộ, ban, ngành, một số địa phương các tổ chức quốc tế.Theo PGS,TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe toàn dân, song vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.Tin liên quanGiải quyết các vấn đề về dinh dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcMặc dù tỷ lệsuy dinh dưỡng trẻ emđã giảm mạnh trong những năm qua, nhưng vẫn còn chênh lệch vùng miền, đặc biệt là tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi; tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ có thai, trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ còn ở mức cao. Trong khi đó, tình trạng thừa cân béo phì, nhất là ở trẻ em tuổi học đường và người dân sống ở vùng thành thị.Mặt khác, còn nhiều yếu tố nguy cơ làm gia tăng tình trạngrối loạn chuyển hóa, nguy cơ mắc bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng, như: tiêu thụ ít rau, lối sống tĩnh tại ít vận động, tiêu thụ nhiều các loại thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều đường tự do, nhiều muối....PGS,TS Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng chia sẻ những giải pháp thực hiện chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng cho thấy tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi (chiều cao/tuổi) giảm dần, từ 29,3% (năm 2010) xuống 19,6% (năm 2020) và 18,9% (năm 2022). Tuy nhiên, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao so trung bình cả nước.Tình trạng thiếu vitamin A, thiếu máu thiếu sắt và thiếu kẽm vẫn là các vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Đến 2020, tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%; tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai và không có thai tương ứng 25,6% và 16,2%; tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi là 9,5%; tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi là 58% và phụ nữ có thai là 63,5%...Tỷ lệthừa cân béo phìđang gia tăng nhanh chóng, ở tất cả các lớp tuổi và ở tất cả các khu vực thành thị cũng như nông thôn. Thừa cân béo phì ở trẻ dưới 5 tuổi là 7,4% (9,8% ở thành thị và 5,3% ở nông thôn) và 19% ở trẻ em lứa tuổi học đường. Tỷ lệ người trưởng thành thừa cân béo phì là 19%.Để giải quyết các vấn đề dinh dưỡng và tiếp tục phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản về sức khoẻ của nhân dân ta, ngày 5/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Từ năm 2020-2022, Chính phủ đưa các hoạt động cải thiện dinh dưỡng thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và một số các đề án, chương trình liên quan. Ngày 19/5/2022, Bộ trưởng Y tế phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2025.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng trên toàn quốc như: chưa hoàn thiện chính sách về dinh dưỡng, thiếu nguồn lực đầu tư cho dinh dưỡng ở một số nhiệm vụ, nhân lực cán bộ thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng cho người dân còn thiếu và chưa đảm bảo về chất lượng, tính phối hợp liên ngành chưa cao, kiến thức thực hành dinh dưỡng của người dân còn hạn chế, truyền thông và giám sát dinh dưỡng chưa thực hiện đầy đủ.Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc và Ngân hàng Thế giới, chỉ cần đầu tư 1 USD chi phí dinh dưỡng cho trẻ trong 1.000 ngày đầu đời thì tương lai sẽ thu lại được 18 USD; trẻ em được điều trị khỏi thấp còi có khả năng thoát khỏi đói nghèo tới 33% khi trưởng thành, góp phần cho tăng trưởng GDP quốc gia từ 3-10%.Do đó, để thực hiện thành công các chỉ tiêu, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2030 một cách bền vững, cần tiếp tục huy động các cấp các ngành, tổ chức quốc tế, xã hội và người dân để đầu tư về cả về chính sách và nguồn lực nhằm thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp cho dinh dưỡng.Các chuyên gia khuyến cáo các gia đình cần thường xuyên theo dõi tăng trưởng của trẻ.Các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận và thống nhất trí một số đề xuất, kiến nghị tới Chính phủ, các bộ, ban, ngành liên quan, các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các cấp và toàn xã hội hãy cùng chung tay, quan tâm tăng cường đầu tư và đẩy mạnh công tác phối hợp liên ngành cho các hoạt động triển khai Chiến lược quốc gia dinh dưỡng trong giai đoạn tới.Theo đó, cần xây dựng và thực thi hiệu quả chính sách dinh dưỡng (như: việc đưa dinh dưỡng trong luật phòng bệnh, được chi trả bảo hiểm y tế…); tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp giảm sự chênh lệch vùng miền, dân tộc về tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi; cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng (đặc biệt là tình trạng thiếu kẽm, thiếu máu) ở phụ nữ có thai, trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ.Đồng thời, tập trung kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì trẻ 5-19 tuổi và người trưởng thành ở thành phố, thành thị; kiểm soát tốt tình trạng rối loạn chuyển hóa, giảm nguy cơ mắcbệnh mạn tínhkhông lây liên quan đến dinh dưỡng; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ về dinh dưỡng, thực phẩm phù hợp cho người Việt Nam; xây dựng kế hoạch ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp để thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, môi trườngNgoài ra, cần tăng cường phối hợp liên ngành cho hoạt động dinh dưỡng từ trung ương xuống tỉnh, huyện, xã; có cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực, lồng ghép (trung ương, địa phương, quốc tế, doanh nghiệp, tư nhân…); chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế về dinh dưỡng, giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng mang tính toàn cầu và khu vực.
https://nhandan.vn/tang-dau-tu-va-phoi-hop-lien-nganh-trong-thuc-hien-chien-luoc-dinh-duong-post789365.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "suy dinh dưỡng trẻ em", "Viện Dinh dưỡng", "chiến lược dinh dưỡng", "thừa cân béo phì" ] }
1.628 người hiến máu, hiến tiểu cầu trong 7 ngày nghỉ Tết
NDO -Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương mở cửa đón tiếp ngườihiến máutất cả các ngày trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và đã tiếp nhận 1.628 người hiến máu, hiến tiểu cầu.
Trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán từ ngày 8 đến hết 14/2 (tức 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), đã có 1.628 người đến Viện tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu, trong đó 1.269 người tham gia hiến máu và 359 người hiến tiểu cầu.Trung bình mỗi ngày có hơn 230 người đến Viện hiến máu, hiến tiểu cầu. Kết quả này cao hơn so với các năm trước đây.Cao nhất là ngày mồng 5 Tết, Viện được đón tiếp 312 người đến hiến máu và 100 người hiến tiểu cầu. Ngày 29 tháng Chạp, Viện cũng tiếp nhận 298 đơn vị máu và 55 đơn vị tiểu cầu.Cùng với ý thức và tinh thần thiện nguyện ngày càng cao của người dân, rất nhiều người đã chọn “khai xuân” bằng hành động ý nghĩa - hiến máu đầu năm. Nhiều người còn đặt lịch sớm từ trước Tết, căn thời gian để đủ điều kiện hiến máu vào mồng 1 Tết hoặc “tranh nhau” được là người xông đất “Viện Máu”.Khác với hơn chục năm về trước, nhiều người còn e ngại việc “cho đi” bởi sẽ mất đi may mắn nên tình trạng khan hiếm máu điều trị sau Tết thường kéo dài. Nhưng càng những năm gần đây, quan niệm này được thay đổi, hiến máu đã trở thành thói quen, là nét đẹp văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về.Trao đi một đơn vị máu quý giá, mỗi người đều hy vọng góp thêm một món quà lì xì tới người bệnh, mang lại niềm vui, may mắn cho cộng đồng và chính bản thân mỗi người hiến máu.Trước đó, vào cuối tháng 1/2024, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã đưa ra thông điệp kêu gọi hiến máu trước Tết khi lượng máu dự trữ giảm nghiêm trọng, ước tính thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu cho Tết.Chỉ sau một tuần, nhờ sự chung tay kêu gọi của cộng đồng, lan tỏa hành động nhân văn và sẵn sàng dành thời gian bận rộn của những ngày giáp Tết đến hiến máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã khắc phục được đáng kể tình trạng khan hiếm máu dự trữ Tết.Tiến sĩ Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng tặng lì xì của Viện cho những người bệnh phải điều trị dịp Tết.Trong 6 ngày cao điểm sau kêu gọi (từ 2/2 đến 7/2), Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận xấp xỉ gần 8.300 đơn vị máu; cao nhất là ngày chủ nhật 4/2 (25 tháng Chạp) đã tiếp nhận 2.162 đơn vị máu. Trong đó, riêng điểm tại Viện đã đón tiếp 5.725 người đếnhiến máuthành công trong 6 ngày, cao gấp gần 4 lần so với dự kiến trước đó.Cũng trong kỳ nghỉ Tết, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương luôn bảo đảm công tác chăm tác khám, chữa bệnh, chăm sóc người bệnh đến cấp cứu, điều trị nội trú và tiếp nhận, cung cấp máu cho các cơ sở y tế. Những ngày đầu của kỳ nghỉ, tại Viện duy trì khoảng 250 người bệnh phải ở lại điều trị dịp Tết.Trong 7 ngày nghỉ, đã có thêm 243 người bệnh nhập viện điều trị nội trú. Đến sáng nay, 15/2, tổng số người bệnh đang theo dõi, điều trị ở Viện là 445.
https://nhandan.vn/1628-nguoi-hien-mau-hien-tieu-cau-trong-7-ngay-nghi-tet-post796255.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "hiến máu", "Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương", "Tết Nguyên đán 2024" ] }
Nâng cao hiệu quả phòng, chống bệnh lao tại các trại giam
NDO -Số lượng đối tượng mắc bệnh lao, lao/HIV hằng năm được phát hiện thu dung điều trị tại trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng vào khoảng 2.000 phạm nhân. Trong khi trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các trại giam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, đây là nguy cơ khiến bệnh lao có thể lây lan, khó khống chế dịch bệnh.
Mới đây, tại Hội nghị "Tổng kết hoạt động cung cấp điều trị lao kháng thuốc cho phạm nhân trong trại giam năm 2023”, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10), Bộ Công an cho biết, theo báo cáo trong 11 tháng đầu năm 2023, các trại giam thuộc Cục C10 đã phối hợp chương trìnhchống laotỉnh tổ chức khám sàng lọc định kỳ bệnh lao cho 22 trại giam với trên 60.000 phạm nhân.Hiện vẫn còn 32 trại giam chưa được sàng lọc bệnh lao chủ động do chương trình chống lao trên địa bàn chưa có xe X-quang di động, sẽ được triển khai trong tháng 12 sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu.Theo đó, số phạm nhân được phát hiện và thu nhận điều trị là 604 phạm nhân, số phạm nhân mắc lao kháng thuốc được đưa vào điều trị là 27 phạm nhân.Hiện vẫn còn 32 trại giam chưa được sàng lọc bệnh lao chủ động do chương trình chống lao trên địa bàn chưa có xe X-quang di động, sẽ được triển khai trong tháng 12 sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu.“Tại các trại giam, tỷ lệ phạm nhân mắc lao, lao/HIV, lao đa kháng thuốc, nhiễm HIV, viêm gan B, C và các bệnh lây nhiễm khác cao gấp khoảng 10 lần so với ngoài cộng đồng. Do đặc thù công việc, cán bộ, chiến sĩ phải thường xuyên tiếp xúc, thường xuyên đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao nên ở một số đơn vị đã có cán bộ chiến sĩ bị mắc lao, lao đa kháng thuốc”, Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng cho biết.Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng giam giữ cũng như trang thiết bị y tế tại các trại giam chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nhiều đơn vị bệnh xá xây dựng đã lâu đến nay bị xuống cấp, chưa có khu cách ly, điều trị, thiếu nhân lực, thiếu các phương tiện chẩn đoán, phát hiện sớm các bệnh lây nhiễm như lao, lao đa kháng thuốc.Nhận thức của phạm nhân, trại viên, học sinh về bệnh lao, lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế, nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường trại giam là rất cao.Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, đứng thứ 11 trong 30 nước có số người bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đồng thời cũng là nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao Quốc gia nhận thức rõ trại giam là nơi có số lượng đối tượng mắc bệnh lao, lao/HIV, lao kháng thuốc cao hơn bên ngoài cộng đồng; điều kiện khám chữa và dự phòng bệnh hiện còn nhiều hạn chế.Do đó, những năm qua, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp Cục C10 triển khai các hoạt động phòng, chống lao, hỗ trợ khám sàng lọc định kỳ, hỗ trợ sàng lọc đầu vào giúp phát hiện, thu dung điều trị số lượng lớn phạm nhân mắc lao, lao kháng thuốc, giúp hạn chế lây lan trong khu giam giữ.Đồng thời, Chương trình chống lao Quốc gia cũng đã cấp một số trang thiết bị y tế phục vụ công tác khám sàng lọc lao cho phạm nhân.Thiếu tướng Nguyễn Việt Hùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Cục C10), Bộ Công an đề xuất chương trình phối hợp tăng cường phòng, chống lao tại các trại giam.Tuy nhiên, trên thực tế, kinh phí của Chương trình chống lao trong các giai đoạn đều thiếu hụt so với tổng nhu cầu của chương trình, không thể đáp ứng đầy đủ các đề xuất của các đơn vị tuyến dưới cũng như đối tác cùng triển khai hoạt động phòng chống lao, chỉ có thể phân bổ cho nhữngcan thiệpđưa lại hiệu quả tối ưu nhất trong khả năng kinh phí có sẵn.Để nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống lao tại khu giam giữ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương đề nghị Cục C10 tham mưu Bộ Công an hỗ trợ kinh phí cũng như tích cực vận động các nguồn viện trợ khác để bổ sung kinh phí cho các hoạt động phòng, chống lao trong trại giam.Cục C10 nên tham mưu đề xuất kinh phí từ Bộ Công an, cũng như Chương trình chống lao để được trang bị thêm máy X-quang di động kỹ thuật số cho các trại giam chưa có máy X-quang hoặc có máy X-quang nhưng bị hỏng không sửa chữa được."Cùng với đó, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao Quốc gia cam kết hỗ trợ áp dụng các phác đồ điều trị có thời gian ngắn, không thuốc tiêm, ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị cao trong khu vực trại giam, giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công lao và lao kháng đa thuốc cho phạm nhân”, Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng nhấn mạnh.Cục C10 và Chương trình chống lao Quốc gia đề xuất hai bên cần phối hợp để xây dựng kế hoạch chiến lược chi tiết cho hoạt động phòng, chống lao trong khu vực trại giam, bao gồm nhu cầu trang bị công cụ chẩn đoán, cải tạo khu vực điều trị bảo đảm kiểm soát lây nhiễm, hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị phạm nhân mắc lao, lao kháng thuốc, nâng cao năng lực, các chính sách hỗ trợ cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân...Kế hoạch cũng cần tính toán đến các nguồn kinh phí có khả năng được phân bổ, những nguồn kinh phí có tiềm năng vận động thành công... để định hướng các hoạt động tiếp theo.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-phong-chong-benh-lao-tai-cac-trai-giam-post785790.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "phòng chống bệnh lao tại các trại giam", "Bệnh viện Phổi Trung ương", "Chương trình Chống lao Quốc gia" ] }
Chung tay “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”
NDO -Sử dụng các sản phẩm thuốc lá đều đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các gánh nặng bệnh tật và kinh tế không chỉ cho bản thân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và xã hội. Các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.
Sáng 26/5, tại Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bộ Y tế phối hợp Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam tổ chức Lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá (31/5) năm 2024 tại với thông điệp: “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Chủ tịch Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá cho biết, với chủ đề “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh Ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩm có hại cho sức khỏe, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số.Tại Việt Nam, với sự quan tâm, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp với các bộ ngành, các tổ chức Chính trị-xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tích cực thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Chủ tịch Hội đồng quản lý liên ngành Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá phát biểu tại lễ mít-tinh.Nhiều hoạt động thiết thực đã được các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể, các tỉnh, thành phố triển khai, như các Chiến dịch “Thanh niên Việt Nam nói không với thuốc lá và thuốc lá điện tử” ; giải chạy online “Thanh niên Việt Nam vì môi trườngkhông khói thuốc” của Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; hội thi “Gia đình có sức khoẻ, không khói thuốc” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… đã được triển khai và có tác động sâu rộng tới cộng đồng, đặc biệt là trong thanh niên, phụ nữ và trẻ em gái…Với quyết tâm dành quyền ưu tiên cho bảo vệ sức khỏe cộng đồng, ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 568/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2030, trong đó có mục tiêu: Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng; ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác trong cộng đồng.Ngày 13/5 vừa qua Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Công điện số 47/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, các cơ quan liên quan trong việc tăng cường các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên toàn quốc.Nhân dịp này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan kêu gọi các cơ quan, đoàn thể và mọi người dân Việt Nam vì sức khỏe của bản thân, của gia đình mình và cộng đồng, hãy tiếp tục có những hành động thiết thực xây dựng môi trường không khói thuốc, thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.Người đứng đầu ngành y tế cũng bày tỏ sự cảm ơn tới các bộ, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Tổ chức Y tế thế giới, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quốc tế, các cơ quan báo chí đã luôn đồng hành cùng Bộ Y tế trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam.Tại Việt Nam, theo ước tính sơ bộ của Hội Kinh tế Y tế Việt Nam (năm 2022), tổng chi phí liên quan đến khám chữa bệnh, ốm đau và tử vong sớm do các bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá là 108.000 tỷ đồng một năm.Hoạt động của các bạn trẻ kêu gọi thực hiện nghiêm các quy định phòng chống tác hại thuốc lá.TS Angela Pratt, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, chủ đề “Bảo vệ trẻ em khỏi sự can thiệp của ngành công nghiệp thuốc lá” là đặc biệt quan trọng. Để đảm bảo rằng mọi trẻ em ở Việt Nam đều có thể sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc thì chúng ta phải bảo vệ trẻ em chống lại tác hại của thuốc lá thông thường, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới - và chống lại các chiến thuật săn mồi của ngành công nghiệp thuốc lá, nhằm lôi kéo và gây nghiện cho mọi người sử dụng các sản phẩm này khi họ còn nhỏ.Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam đưa ra hai khuyến nghị đối với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam nhân Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay.Đầu tiên là liên quan đến các sản phẩm nicotine và thuốc lá mới, những sản phẩm này rất có hại cho sức khỏe. Các sản phẩm này khiến những người trẻ tuổi làm quen với nicotine và khiến họ bị lôi cuốn, có nguy cơ nghiện lâu dài và gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của những người trẻ tuổi. Tất cả các bằng chứng đều chỉ ra tỷ lệ sử dụng ngày càng tăng mạnh trong giới trẻ Việt Nam. Chúng ta phải hành động ngay bây giờ để ngăn chặn điều này, trước khi quá muộn.Khuyến nghị thứ hai liên quan đến giá và khả năng chi trả của các sản phẩm thuốc lá thông thường. Thuốc lá ở Việt Nam cực kỳ rẻ, vì thuế thấp. Điều này có nghĩa là giá cả không tạo được rào cản ngăn ngừa những nhóm trẻ tuổi bắt đầu hút thuốc - và không khuyến khích những người hiện đang hút, bỏ thuốc lá.Các đại biểu tham gia hoạt động đạp xe hưởng ứng chiến dịch truyền thông phòng chống tác hại thuốc lá.TS Angela Pratt khẳng định, chúng ta cần làm cho việc bắt đầu hút thuốc hay tiếp tục hút thuốc ở những người trẻ trở nên khó khăn hơn nhiều. Và, tăng thuế thuốc lá chính là biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất để đạt được điều này. Các nhà hoạch định chính sách tận dụng cơ hội trong năm nay để tăng đáng kể thuế thuốc lá - để giúp 'tiêm phòng' cho thanh niên Việt Nam khỏi tác hại của việc sử dụng thuốc lá suốt đời.Hai hành động này - cấm thuốc lá mới và tăng thuế thuốc lá - sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu của Chương trình Sức khỏe Việt Nam và các cam kết quốc tế đối với các Mục tiêu Phát triển bền vững. Nhưng quan trọng hơn, nó sẽ để lại một di sản lâu dài, bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người trên khắp đất nước hiện nay và cho các thế hệ mai sau - bằng cách giúp mọi trẻ em ở Việt Nam có cơ hội sống lâu, khỏe mạnh và hạnh phúc.Tại lễ mít tinh, GS,TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông ngăn ngừa thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ trẻ em và sức khỏe cộng đồng. Theo đó, lãnh đạo Bộ Y tế kêu gọi các cơ quan, đoàn thể và toàn cộng đồng tiếp tục có những hoạt động thiết thực và đẩy mạnh truyền thông, thông tin để xây dựng môi trường không khói thuốc, thực thi nghiêm Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; kêu gọi các nhà trường tăng cường giáo dục và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nhằm trang bị cho học sinh kiến thức cần thiết tự bảo vệ bản thân trước cám dỗ.Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát động chiến dịch truyền thông ngăn ngừa thuốc lá mới.Về phía các bậc phụ huynh cần quan tâm, nói chuyện với con em mình về những nguy cơ của thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, giúp các em hiểu rõ và tự chủ trong việc nói không với các sản phẩm này.Và đặc biệt, kêu gọi sự hỗ trợ và cam kết từ các cơ quan chức năng trong việc xây dựng thể chế, chính sách nghiêm ngặt, đặc biệt là cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo các sản phẩm thuốc lá mới, tăng cường thực thi pháp luật, tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá, thuốc lá mới trái phép, đặc biệt là việc bán cho trẻ vị thành niên.
https://nhandan.vn/chung-tay-bao-ve-tre-em-truoc-nhung-tac-dong-cua-nganh-cong-nghiep-thuoc-la-post811200.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Ngày Thế giới không thuốc lá", "Bộ Y tế", "Luật Phòng", "chống tác hại của thuốc lá" ] }
Những "bước ngoặt" cuộc đời nhờ điều trị thuốc methadone
NDO -Cứ 10 giờ sáng hàng ngày, anh Đ.P.K (sinh năm 1985, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) lại chạy xe ba gác, đến uống thuốc methadone tại Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất. “6 năm nay uống methadone, có xài lại ma túy cũng không còn cảm giác như xưa. Tôi đã và đang làm lại cuộc đời của mình”, anh K. chia sẻ.
"Methadone giúp tôi làm lại cuộc đời"Đều đặn hàng ngày tại Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, hơn 80 bệnh nhân đến uốngmethadone điều trị nghiện. 6-7 năm qua, anh K cũng như nhiều người khác, lựa chọn nghề nghiệp loanh quanh thành phố để đến uống thuốc đúng giờ.11 năm trước, tốt nghiệp Cao đẳng Kỹ thuật Điện Đồng Tháp, anh K. về công tác tại Bưu điện huyện Lấp Vò, lập gia đình. Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ bỏ đi, buồn chán, nghe lời bạn bè rủ rê, anh bắt đầu thử ma túy. Chỉ 1 năm sau, anh trở thành “con nghiện”.Số tiền sau khi cưới có vài trăm triệu, anh nướng dần vào ma túy, bỏ việc nhà nước, sống vất vưởng. “Khi chỉ còn vài triệu trong túi, tôi bắt đầu sợ không biết tới đây, mình làm gì có tiền để tiếp tục chơi. Dồn tí tiền mua xe ba gác chạy, tôi cũng đấu tranh mình phải cai nghiện bằng được”, anh K kể.Một người bạn của anh dẫn tới Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất của thành phố. Nghe bác sĩ Nguyễn Tấn Minh, Trưởng Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tư vấn, anh bắt đầu uống những liều đầu tiên. “Lúc đầu uống khó chịu lắm, vật vã. Nhưng uống rồi, chơi lại ma túy không còn hưng phấn như xưa”, K kể.Anh N.T.T (đường Nguyễn Sinh Sắc, phường 2, TP Sa Đéc) cũng có một thời thanh niên oanh liệt khi va vào ma túy từ 13 năm trước. Phê pha trong những liều chích heroin, anh T nhiều năm vật vờ, xin tiền nhà, trộm cắp. Cai nghiện nhiều lần không thành công, anh từng bị bắt vì sử dụng trái phép chất ma túy.Một ngày đến trung tâm điều trị nghiện chất, anh T cũng gồng mình vượt qua những cảm giác ban đầu của phản ứng phụ với methadone. “Tôi ngủ li bì, chưa thích nghi với thuốc, cũng có lúc chán nản, va lại ma túy. Thấy nhiều bạn chung quanh chết vì HIV, mình tự nhủ phải quyết tâm làm lại cuộc đời”, T kể.6 năm uống methadone, giờ anh T béo tốt hơn xưa. Mưu sinh bằng nghề lái xe thuê cho chủ, cuộc sống tốt hơn trước nhưng T bẽn lẽn bảo vẫn chưa dám lấy vợ vì chả ai theo và chưa có việc làm ổn định để nuôi vợ con.Bệnh nhân uống thuốc methadone hàng ngày tại cơ sở điều trị.Còn rất trẻ, T.M.H (sinh năm 1994, xã Tân Phú Trung, huyện Châu Thành) nghe lời rủ rê của bạn bè xài thuốc từ năm 2012. Là con út, được chiều từ nhỏ, khi không thể xin xỏ được cha mẹ, H đi ăn trộm.Uống methadone 2015 được 2 năm, nghe bạn rủ nhau vận chuyển ma túy kiếm tiền, H bị bắt đi tù 18 tháng. Năm 2019 ra tù, H lại xin đi điều trị methadone.Nhưng cuộc sống xô đẩy, H lại phải chăm chị ốm nặng trên TP Hồ Chí Minh, bỏ điều trị. Và đương nhiên, trong thời gian ấy, H lại tái nghiện, bằng tiền của chị gái.Gặp H ở TP Sa Đéc cuối tháng 5, H bảo, em vừa về lại quê và xin đến uống methadone lại. “Lần này em quyết tâm cai nghiện, không theo lời bạn bè nữa”, H bảo.Đồng hành với người nghiện ma túy làm lại cuộc đờiKhoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp hiện đang quản lý khoảng 84 bệnh nhân ở các địa bàn Lai Vung, Lấp Vò, Châu Thành, Sa Đéc và 1-2 bệnh nhân ở Bệnh viện Cao Lãnh.Đi vào hoạt động từ năm 2015 đến nay, số lượng bệnh nhân điều trị methadone tại đây duy trì khá ổn định. Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc có 7 nhân sự, thực hiện công việc xác định tình trạng nghiện, điều trị methadone, các nhân viên y tế còn thêm nhiệm vụ điều trị dự phòng Prep.Bác sĩ Nguyễn Tấn Minh, Trưởng Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.Bác sĩ Nguyễn Tấn Minh, Trưởng Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp cho biết, hiện khoa duy trì điều trị dưới 90 bệnh nhân. Trong thời gian điều trị, cũng có trường hợp bệnh nhân tái nghiện lại, nhưng sau khi được điều trị methadone, bệnh nhân có tái hút chích không còn cảm giác hưng phấn như xưa.“Chúng tôi thực hiện khám xét định kỳ cho bệnh nhân, khai thác các thông tin về khả năng thích ứng với liều thuốc điều trị, có bị hội chứng cai hay không để quyết định duy trì liều hay tăng, giảm cho người bệnh”, bác sĩ Minh cho hay.Chia sẻ về kết quả điều trị, bác sĩ Minh cho biết, cai nghiện cho đối tượng nghiện ma túy bằng phương pháp mới là điều trị methadone tại đây tương đối tốt. Hiện có 1-2 bệnh nhân sau được điều trị giảm liều ổn định, được bác sĩ tư vấn ra chương trình nhưng vẫn còn băn khoăn.“Đây là trường hợp cũng đã từng dừng thuốc, nhưng sau đó tái nghiện lại. Vì thế, dù lần này được kê liều điều trị gần như thấp nhất, rất ổn định, chúng tôi tư vấn cho họ ra khỏi chương trình nhưng họ chưa đồng ý vì tư tưởng chưa vững, sợ tái nghiện lại”, bác sĩ Minh cho hay.Đồng Tháp hiện có 3 cơ sở điều trị methadone gồm: TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh và huyện Thanh Bình với tổng số 149 người điều trị. Trong đó, Sa Đéc là địa bàn có nhiều bệnh nhân điều trị methadone nhất với 84 trường hợp.So với chỉ tiêu Thủ tướng chính phủ giao cho tỉnh Đồng Tháp tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc methadone là 100 bệnh nhân nhưng hiện tại đã điều trị cho 149 bệnh nhân đạt tỷ lệ 149%. Tỷ lệ đáp ứng điều trị là 100% trên tổng số bệnh nhân hiện tham gia điều trị."Việc triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại bằng thuốc điều trị thay thế methadone tại Đồng Tháp tuy muộn so với một số tỉnh bạn, nhưng đã và đang giúp người nghiện ma túy: từ bỏ ma túy, ổn định cuộc sống, chăm lo gia đình, làm người hướng thiện, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm", bác sĩ Tấn Minh cho hay.Bệnh nhân ký nhận uống thuốc methadone hàng ngày.Tính đến 31/3/2024, toàn quốc có 48.847 bệnh nhân tham gia điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc thay thế tại 343 cơ sở điều trị và 302 cơ sở cấp phát thuốc tại 63 tỉnh/thành phố.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, việc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone đã đem lại hiệu quả: cải thiện sức khoẻ của người bệnh (giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu; nâng cao thể lực, phục hồi về thể chất và tâm thần), đem lại hiệu quả về kinh tế cho người bệnh, gia đình và cộng đồng (phát triển kinh tế của gia đình, giảm chi phí của xã hội cho các vấn đề về pháp lý và y tế dành cho người nghiện ma túy); giảm các hành vi vi phạm pháp luật trong những người tham gia điều trị methadone.Nhiều thách thức trong điều trị methadone tại Đồng ThápToàn tỉnh Đồng Tháp hiện có trên 2.500 người nghiện các chất gây nghiện quản lý được (chủ yếu là loại ma túy tổng hợp, số sử dụng heroin rất thấp). Một số bệnh nhân sử dụng đồng thời 2 loại ma túy là heroin và ma túy đá, xu hướng này đang tăng nhanh.Đến nay, một số người sau khi cai nghiện một số đã có việc làm, tạm thời bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, số người nghiện ma túy trên địa bàn chưa có dấu hiệu giảm, nhiều trường hợp đối tượng cai nghiện tại gia đình và cộng đồng đã cắt cơn nhưng đã tái nghiện.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý, Phó Trưởng Khoa phòng, chống HIV/AIDS (CDC Đồng Tháp) cho hay, nguyên nhân là do trong cộng đồng vẫn còn nặng về định kiến, thiếu tin tưởng nên không chấp nhận những người này. Bên cạnh đó, thị trường lao động việc làm dành cho người cai nghiện đang cạnh tranh gay gắt khiến họ càng khó tìm kiếm việc làm; bản thân người nghiện được cai nghiện vẫn chưa thoát được mặc cảm lỗi lầm quá khứ nên dễ tổn thương trước kỳ thị của cộng đồng dẫn đến hành vi lệch lạc.Tình trạng thiếu nhân sự, chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng là điều diễn ra tại nhiều cơ sở điều trị methadone.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Công Đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp đề xuất chính sách cho cán bộ làm công tác điều trị methadone.Khoa tư vấn và điều trị nghiện chất, TP Sa Đéc có 7 nhân sự, một nhân sự đi học, một người nghỉ không lương, một cán bộ mới về chưa được đào tạo, trong khi nhiệm vụ phải kiêm nhiệm rất nhiều, đi làm cuối tuần và ngoài giờ nên công việc tại trung tâm có phần quá tải.Cán bộ y tế làm việc tại cơ sở methdone phải làm ngoài giờ nhiều, môi trường làm việc phức tạp, nhiều áp lực, nguy hiểm và tiếp xúc với những bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao như: Viêm gan Virus B,C, nhiễm HIV, lao và trong thời gian dịch Covid-19 xảy ra, Khoa vừa thực hiện công tác chuyên môn, vừa phân công nhân sự hỗ trợ đi chống dịch hàng ngày nhưng chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng.Dược sĩ Hồ Vũ Linh, Phòng Tư vấn và điều trị nghiện chất, Trung tâm Y tế TP Sa Đéc cho biết: “Theo Nghị định 90/2016/NĐ-CP, bác sĩ điều trị tư vấn, xét nghiệm, được hưởng 70% chế độ phụ cấp ưu đãi nghề, nhưng nhân viên dược chỉ được hưởng 30%. Chúng tôi đều làm công tác chuyên môn trong môi trường độc hại như nhau, vì vậy rất thiệt thòi. Chúng tôi mong Bộ Y tế có đề xuất, điều chỉnh cho chúng tôi được hưởng chế độ xứng đáng với vị trí việc làm, để chúng tôi yên tâm làm việc”.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Công Đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp đề xuất chính quyền đại phương nên quan tâm đề xuất thêm các hỗ trợ cho bệnh nhân nghiện, đặc biệt là chương trình hỗ trợ xã hội trong đó tập trung vào đào tạo nghề và tạo việc làm, truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử.Sở Y tế xem xét, giải quyết về các chế độ chính sách cho viên chức và người lao làm việc tại các cơ sở điều trị Methadone trong tỉnh, cụ thể là chế độ phụ cấp ưu đãi ngành, phụ cấp bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ làm việc các ngày nghỉ thứ bảy, chủ nhật và lễ tết theo hướng thống nhất chung, giống nhau; các cơ quan có thẩm quyền kiến nghị về Trung ương ban hành bổ sung các chế độ chính sách cho nhân viên làm việc tại các cơ điều trị Methadone.Sở Y tế sớm mở thêm các cơ sở điều trị ở các huyện có số lượng bệnh nhân đông, có khoảng cách đi lại xa nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho bệnh nhân điều trị, thu hút thêm bệnh nhân mới tham gia điều trị.Bộ Y tế tiếp tục triển khai Đề án duy trì và mở rộng cấp phát thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các CDTP. Tính đến ngày 30/1/2024, tổng số bệnh nhân đượccấp phát thuốc methadone nhiều ngàykhoảng 3.000 bệnh nhân tại 6 tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Điện Biên: Lai Châu: Lào Cai, Bắc Giang, Nghệ An.
https://nhandan.vn/nhung-buoc-ngoat-cuoc-doi-nho-dieu-tri-thuoc-methadone-post812296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Đồng Tháp", "cơ sở điều trị methadone", "cai nghiện", "phòng chống HIV/AIDS" ] }
Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Thu Cúc giải quyết sự cố y khoa theo quy định
NDO -Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Thu Cúc tiếp tục thực hiện giải quyết vụ thai nhi tử vong theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung yêu cầu tại văn bản ngày 9/4 của Bộ Y tế.
Sáng 13/4, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) cho biết đã nhận được báo cáo nhanh của Sở Y tế Hà Nội và báo cáo kết quả họp hội đồng chuyên môn củaBệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúcvề sự cố y khoa trường hợp tử vong thai nhi là con chị T.N.D khi đến khám thai và sinh con tại Bệnh viện này vào tháng 3/2024.Trong công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc ngày 12/3, Bộ Y tế cho biết, theo nội dung báo cáo của các đơn vị, Bộ đã có thông tin sơ bộ về quá trình tiếp nhận và khám thai, tư vấn, hẹn khám lại đối với bệnh nhân T.N.D.Đối với Sở Y tế thành phố Hà Nội, với chức năng là cơ quan quản lý Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Y tế đề nghị chỉ đạo, phối hợp bệnh viện và các cơ quan chức năng để giải quyết các công việc phát sinh (nếu có) nhằm đảm bảo an ninh, trật tự và an toàn xã hội, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân dân trên địa bàn cũng như hoạt động của bệnh viện và ngành Y tế. Đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện trong quá trình giải quyết sự cố y khoa này theo quy định hiện hành.Trong trường hợp cần thiết thành lập Hội đồng chuyên môn, có thể mời các chuyên gia của Bệnh viện Phụ sản Trung ương để có thêm thông tin về quá trình khám bệnh, chữa bệnh của bệnh nhân, sau khi chuyển tuyến từ Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương ngày 27/3.Đối với Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Bộ Y tế yêu cầu tiếp tục thực hiện giải quyết sự cố y khoa nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành và các nội dung yêu cầu tại văn bản ngày 9/4 của Bộ Y tế.Thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn tới gia đình sản phụ và các cơ quan truyền thông đại chúng đảm bảo khách quan, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của người bệnh cũng như hoạt động của bệnh viện và ngành Y tế.Theo thông tin ban đầu từ phía gia đình, sản phụ T.N.D mang thai, khi siêu âm, bác sỹ phát hiện tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, sản phụ nước ối cạn. Cũng đã cận ngày sinh, gia đình rất lo lắng tình trạng sức khỏe của mẹ và bé, đề nghị phía bệnh viện mổ lấy thai. Tuy nhiên, phía bệnh viện thông báo không vấn đề gì, đẻ thường được. Nhưng sau đó, gia đình được biết, thai nhi đã tử vong.Trong công văn gửi Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện kiểm tra, xác minh ngay sự việc nêu trên; báo cáo nhanh về Bộ Y tế (Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em) trước 12 giờ ngày 11/4/2024.
https://nhandan.vn/bo-y-te-yeu-cau-benh-vien-thu-cuc-giai-quyet-su-co-y-khoa-theo-quy-dinh-post804584.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Thu Cúc", "Bộ Y tế", "thai nhi tử vong" ] }
Uống thuốc cam không rõ nguồn gốc, bệnh nhi ngộ độc chì nặng
NDO -Sau khi cho con uống thuốc cam không rõ nguồn gốc, dẫn tới ngộ độc chì nặng, bệnh nhi 9 tuổi bị rơi vào trạng thái lơ mơ dần, mất não.
Bệnh nhi T.M. (9 tuổi, Hà Tĩnh) được chẩn đoán động kinh từ lúc 6 tuổi. Thời gian gần đây, tần suất co giật của trẻ tăng lên, gia đình đã tự muathuốc camkhông rõ nguồn gốc về cho trẻ uống.Sau khoảng 2 tuần, trẻ co giật nhiều hơn kèm nôn, đau đầu, lơ mơ nên được đưa vào bệnh viện huyện, rồi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bịngộ độc chìvà cho làm xét nghiệm định lượng chì trong máu. Kết quả cho thấy T.M. bị ngộ độc chì nặng, có tổn thương não. Nồng độ chì trong máu của trẻ là 91 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL).Bệnh nhi nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương để tiếp tục theo dõi và điều trị.Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhập viện trong tình trạng lơ mơ, co giật nhiều và kéo dài, giảm tri giác. Các bác sĩ đã lập tức hồi sức tích cực để đảm bảo chức năng sinh tồn cho trẻ như thở oxy, thở máy, bảo đảm huyết động, điều trị tăng áp lực nội sọ, dùng thuốc thải chì máu,…Tuy nhiên, sau 1 ngày điều trị, tình trạng tri giác của bệnh nhi xấu dần, tăng áp lực nội sọ nặng, đe dọa đến các chức năng sống và bệnh nhi rơi vào tình trạng mất não.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, đây là một ca ngộ độc rất đáng tiếc vì sự thiếu hiểu biết của gia đình khi không tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh động kinh của các bác sĩ chuyên khoa, không cho trẻ uống thuốc đều đặn và đi tái khám theo lịch mà lại tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc để chữa bệnh.Qua đây, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tới các bậc phụ huynh khi mặc dù đã có rất nhiều cảnh báo về nguy cơ ngộ độc chì trong thuốc cam không rõ nguồn gốc trong thời gian qua và thực tế cũng đã có nhiều trường hợp trẻ nhiễm độc chì để lại di chứng nặng nề.Một số cha mẹ vẫn quá tin tưởng vào loại “thần dược” này sẽ giúp chữa được nhiều bệnh về da, răng miệng, suy dinh dưỡng hay tăng đề kháng,… Đây là những sai lầm có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng cho hay, chì là chất rất độc hại cho sức khỏe, gây tổn thương nhiều cơ quan như thần kinh, xương, hệ huyết học, máu, gan, thận, hệ tiêu hóa, tim mạch...Khi vào cơ thể, chì có thể tích lũy lâu trong nội tạng, đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài."Chì đặc biệt nguy hại với trẻ nhỏ do chúng tích lũy trong xương lâu dài khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển thể chất. Kim loại này còn gây thiếu máu, có trường hợp tổn thương não không hồi phục dẫn tới các di chứng nặng nề như chậm phát triển trí tuệ, co giật. Nồng độ chì trong máu lớn hơn 70 µg/dL là ngộ độc chì mức độ nặng với tỷ lệ tử vong trên 65% nếu có tổn thương thần kinh trung ương", bác sĩ Hùng cho hay.Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc chì như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm từ các khu công nghiệp, nguồn nước nhiễm chì, sơn tường, xăng dầu nhiễm chì, pin, đồ chơi bằng nhựa có sơn chì, đồ hộp đựng thức ăn có hàn chì,… đặc biệt, dùng các loại thuốc nam được dân gian gọi là thuốc cam không rõ nguồn gốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây ngộ độc chì ở trẻ em.Bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh hãy thật tỉnh táo và tin tưởng vào các phương pháp điều trị đã được y học chứng minh. Không nên nghe, làm theo những phương pháp truyền miệng chưa được kiểm chứng, tự ý dùng các loại thuốc, nhất là thuốc cam, thuốc nam không rõ nguồn gốc, không có giấy phép lưu hành. Đối với các bệnh nhi có bệnh mạn tính phải tuân thủ điều trị cũng như tái khám theo đúng hẹn tại cơ sở y tế uy tín.Cha mẹ cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác.Trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính đến mạn tính, không điển hình. Về thần kinh, các biểu hiện cấp tính gồm: kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt.Các biểu hiện lâu dài, không điển hình là trẻ chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi.Về tiêu hóa, trẻ có biểu hiện nôn, đau bụng, chán ăn. Trẻ da xanh xao, cơ thể gầy yếu do thiếu máu.Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.
https://nhandan.vn/uong-thuoc-cam-khong-ro-nguon-goc-benh-nhi-ngo-doc-chi-nang-post796380.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "ngộ độc thuốc cam", "ngộ độc chì", "thuốc cam", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Sai lầm của cha mẹ khiến con tổn thương ống tai và màng nhĩ
NDO -Theo các chuyên gia, việc vệ sinh tai cho trẻ nên hết sức thận trọng bởi vì việc lấy ráy tai sai cách vô tình làm đẩy sâu các chất bẩn đó vào bên trong, gây tổn thương nghiêm trọng choống taivà màng nhĩ.
Sau khi lấy ráy tai ở quán cắt tóc, spa, không ít người, kể cả trẻ em đã bị trầy xước và tổn thương ống tai, gây ra các bệnh như nhọt ống tai,viêm ống tai. Khi bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế, bệnh đã chuyển nặng sang một loại khác khó xử lý hơn.Bác sĩ chuyên khoa I Vũ Thị Thanh Bình, chuyên khoa Tai Mũi Họng, Đa khoa Quốc tế Việt Nga (Tập đoàn Y tế Việt-Nga) cho biết, ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn. Không nhất thiết phải lấy ráy tai cho trẻ bởi đó là phản ứng sinh lý bình thường.Ống tai cũng như da, có tiết nhầy, tiết mồ hôi và ráy tai là lớp chất bẩn tự nhiên được hình thành trong ống tai để bảo vệ màng nhĩ khỏi bụi bẩn, côn trùng và vi khuẩn. Do đó, việc nhiều cha mẹ thường xuyên vệ sinh tai cho trẻ là điều không cần thiết.Theo bác sĩ Bình, một số sai lầm khi cha mẹ vệ sinh tai cho trẻ cần thay đổi như sử dụng tăm bông. Tăm bông có thể đẩy ráy tai sâu hơn vào trong ống tai, thậm chí làm trầy xước hoặc thủng màng nhĩ.Việc sử dụng các vật sắc nhọn như kẹp tóc, tăm nhọn, móc tai... để lấy ráy tai cho trẻ có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho ống tai và màng nhĩ.Vệ sinh tai quá thường xuyên có thể làm mất đi lớp ráy tai bảo vệ, khiến tai dễ bị khô và ngứa.Theo bác sĩ Bình, chỉ nên lấy ráy tai cho trẻ trong trường hợp ráy tai nhiều quá bít tai, làm viêm ống tai hoặc khó nghe. Lúc này, thính lực của trẻ có thể bị giảm. Cảm giác tắc nghẽn hoặc giảm thính lực có thể tăng sau khi trẻ tắm hoặc bơi, do nút ráy tai gặp nước trương to lên. Trường hợp nút ráy tai che lấp toàn bộ màng nhĩ, trẻ có thể mất khả năng nghe tạm thời. Với trẻ nhỏ đang trong giai đoạn học nói, nút ráy tai để quá lâu có thể khiến bé chậm nói.Bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để lấy ráy tai để không gây tổn thương bên trong tai cho bé, tuyệt đối không nên lấy ráy tai ở những nơi không có chuyên môn như tiệm làm tóc."Các phụ huynh lưu ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ bằng cách lấy ráy tai đúng cách và đưa con đi khám bác sĩ khi cần thiết. Trong hầu hết trường hợp, ráy tai sẽ tự bong ra khỏi ống tai theo thời gian. Cha mẹ chỉ cần lau nhẹ bên ngoài tai bằng khăn mềm và ẩm, tránh để nước vào tai trẻ, không cho trẻ ngoáy tai bằng các vật sắc nhọn. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách vệ sinh tai phù hợp cho từng độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ", bác sĩ Bình nói.Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu như đau tai, chảy dịch tai, ù tai, sưng đỏ tai, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức; không tự ý sử dụng thuốc nhỏ tai hoặc các phương pháp điều trị khác mà chưa có chỉ định của bác sĩ.Bác sĩ Bình cũng khuyến cáo vào thời điểm giao mùa như hiện nay, khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ cần đặc biệt chú ý tới các vấn đề liên quan đến tai mũi họng như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho khan, ho có đờm, viêm phế quản cấp,... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn.Lúc này, cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở có máy nội soi ống mềm để trẻ hợp tác hơn trong quá trình khám bệnh. Nội soi bằng máy nội soi tai mũi họng ống mềm có khả năng kiểm tra và phát hiện những tổn thương dù là nhỏ nhất, sâu nhất, khó quan sát bằng mắt thường.Tại Đa khoa Việt Nga, từ ngày 1-10/6 tới, trẻ dưới 14 tuổi tới khám tai mũi họng hoàn toàn được miễn phí chi phí khám ban đầu và giảm 50% các dịch vụ phát sinh. Đặc biệt, khi tới khám, trẻ được nội soi tai mũi họng bằng máy nội soi ống mềm Pentax. Đây là máy nội soi ống mềm hiện đại nhất, không gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho bé.
https://nhandan.vn/sai-lam-cua-cha-me-khien-con-ton-thuong-ong-tai-va-mang-nhi-post811214.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "viêm tai", "viêm ống tai", "sai lầm chăm sóc tai", "trẻ em" ] }
Cắt bỏ khối u máu gan khổng lồ to 30cm
NDO -Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, ăn uống hay bị đầy tức bụng do khối u kích thước lớn to khoảng 30cm chèn ép nhập viện trong tình trạng khối u chiếm gần hết khoang bụng.
Vừa qua, Khoa Phẫu thuật Gan mật tuỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì bụng to bất thường và có khốiu ganto chiếm gần hết vùng bụng.Bệnh nhân N.T.H (46 tuổi, Thái Bình) nhập viện với biểu hiện đau tức bụng, ăn uống hay bị đầy tức bụng do khối u kích thước lớn chèn ép nhập viện trong tình trạng khối u chiếm gần hết khoang bụng.Sau khi thăm khám và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng, tại Khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chẩn đoán bệnh nhân mắcu máu khổng lồgan trái, kích thước gần 30 cm.Các bác sĩ Khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u máu khổng lồ cho bệnh nhân. Sau mổ bệnh nhân được điều trị tích cực dự phòng suy gan và chảy máu sau mổ đồng thời phối hợp tập ăn và vận động sớm. Các diễn biến lâm sàng và cận lâm sàng đều cải thiện tốt, bệnh nhân ra viện ổn định vào ngày thứ 7 sau mổ, không có biến chứng sau mổ.Kết quả giải phẫu bệnh là u huyết quản thể hang của gan. U máu gan không có triệu chứng rõ rệt và thường được phát hiện tình cờ khi kiểm tra sức khỏe, siêu âm gan hoặc chụp cắt lớp vi tính.Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trung Hiếu, Khoa Phẫu thuật Gan Mật Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, u máu gan là khối u gan lành tính phổ biến nhất tại gan với tỷ lệ 0,4-20% khi khám nghiệm tử thi.Với sự tiến bộ và sử dụng phổ biến các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, u máu không có triệu chứng được chẩn đoán sớm và nhiều hơn. Hầu hết u máu được phát hiện ở nữ (tỷ lệ nữ so với nam là 5:1) và thường gặp trong độ tuổi 30-50. Nguyên nhân của u máu không rõ ràng, nó được coi là dị tật mạch máu bẩm sinh và không tăng sinh tế bào.Thông thường, u máu không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ trong quá trình chẩn đoán hình ảnh và kích thước thường nhỏ, ổn định và có thể được theo dõi định kỳ. U máu kích thước lớn (đường kính > 5cm) có thể không có triệu chứng hoặc gây ra các triệu chứng hoặc biến chứng khác nhau như: đau bụng, sốt, vàng da và vỡ có thể tự phát hoặc chấn thương. U máu gan khổng lồ khi kích thước trên 15cm và có nguy cơ gây các triệu chứng chèn ép tạng trong ổ bụng.Khi có u máu kích thước nhỏ hoặc chưa gây triệu chứng như trên, người bệnh cần theo dõi bằng siêu âm 2-3 tháng/lần để theo dõi sự phát triển của khối u. Khi u máu phát triển có kích thước lớn gây triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng… thì cần điều trị phẫu thuật cắt gan.Với sự tiến bộ và sử dụng ngày càng nhiều các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác nhau, u máu gan không có triệu chứng được chẩn đoán thường xuyên hơn.Siêu âm có một vai trò có giá trị trong chẩn đoán hầu hết các u máu gan. Chụp cắt lớp vi tính được sử dụng để xác nhận phát hiện khi siêu âm và trong trường hợp phát hiện không rõ ràng của siêu âm.Hình ảnh của u máu gan trên CT là dấu hiệu mống mắt khép kín sau khi tiêm chất cản quang (CT động). MRI rất có giá trị để phân biệt u máu với các tổn thương gan khác, đặc biệt là đối với u máu nhỏ. Chụp động mạch có thể có vai trò trong đánh giá trước phẫu thuật u máu. Sinh thiết gan nên tránh vì có nguy cơ chảy máu trong ổ bụng đe dọa tính mạng.Các phương pháp điều trị u máu gan bao gồm: theo dõi hoặc can thiệp phẫu thuật. Một số tác giả cho rằng hầu hết u máu gan không cần điều trị và chỉ cần theo dõi thông qua chẩn đoán hình ảnh định kỳ mỗi 6 tháng hoặc hàng năm để đánh giá tiến triển khối u theo thời gian.Phẫu thuật điều trị u máu kích thước lớn là an toàn và hiệu quả. Điều trị phụ thuộc kinh nghiệm của phẫu thuật viên, tình trạng bệnh nhân, chức năng phần gan còn lại, tình trạng gan, kích thước, số lượng và vị trí của khối u. Một trong những điều quan trọng là cần phát hiện sớm khối u để có thể điều trị.
https://nhandan.vn/cat-bo-khoi-u-mau-gan-khong-lo-to-30cm-post777806.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "khối u gan", "u máu", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Tổng hội Y học Việt Nam hưởng ứng phong trào chung tay giải quyết ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa
NDO -NDĐT - Ngày 5-7, tại hội nghị giao ban các hội khu vực phía bắc, Tổng hội Y học Việt Nam phát động và kêu gọi các hội chuyên khoa, hội các tỉnh, thành phố và các tổ chức liên quan hưởng ứng thư của Thủ tướng Chính phủ kêu gọi cả nước chung tay hành động “vì một Việt Nam với môi trường sống trong lành, an toàn và phát triển bền vững, giải quyết vấn đề môi trường do rác thải nhựa gây ra”.
Theo đó, hưởng ứng thư kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, các hội chuyên ngành và hội các tỉnh, thành phố đề cao tinh thần trách nhiệm, phát động phong trào cũng như nhân rộng các mô hình, đề xuất các sáng kiến và tích cực tham gia giải quyết về ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra. Khuyến khích việc thay đổi thói quen sinh hoạt, hạn chế rác thải nhựa, tăng cường sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần… Kịp thời biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các mô hình tiên tiến, cách làm hay, sáng kiến có giá trị.Trong hội nghị giao ban, Tổng hội Y học Việt Nam cũng đánh giá kết quả hoạt động sáu tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm sáu tháng cuối năm; đánh giá công tác chuẩn bị tổ chức Hội nghị khoa học năm 2019; xin ý kiến về thực hiện Quy chế xét chọn, tôn vinh trí thức tiêu biểu của Tổng hội Y học Việt Nam.
https://nhandan.vn/tong-hoi-y-hoc-viet-nam-huong-ung-phong-trao-chung-tay-giai-quyet-o-nhiem-moi-truong-do-rac-thai-nhua-post363779.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [] }
Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ quân y
Cách đây 75 năm, theo Sắc lệnh số 234/SL ngày 20/8/1948 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trường Quân y sĩ Việt Nam (tiền thân của Học viện Quân y) được thành lập. Ngày 10/3/1949, trường khai giảng khóa học đầu tiên. Từ đó, ngày 10/3 hằng năm trở thành Ngày truyền thống của Học viện Quân y.
75 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ðảng, Nhà nước, Quân đội, mà trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên, học viên, chiến sĩ Học viện đã vượt mọi khó khăn, thử thách, xây dựng Học viện Quân y trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu y học và y học quân sự có uy tín trong quân đội và cả nước.Trải qua các thời kỳ cách mạng, dù Học viện mang nhiều tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Học viện là đào tạo, nghiên cứu khoa học và điều trị, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội, nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Trong đó, những ngày đầu thành lập, mặc dù cơ sở vật chất đơn sơ, thiếu giáo viên, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, song cán bộ, giáo viên, nhân viên, chiến sĩ của Học viện đã nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách, vừa thực hiện nhiệm vụ đào tạo, vừa tham gia phục vụ bảo đảm cho chiến trường, đáp ứng yêu cầu bổ sung cán bộ, nhân viên quân y cho các đơn vị. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, thực hiện phương châm “bám sát chiến trường, bám sát bộ đội”, các thầy thuốc, các đội điều trị của Học viện đã tham gia hầu hết các chiến dịch lớn, góp phần cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi.Thời kỳ đổi mới, Học viện luôn quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Ðảng, của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục, đào tạo trong tình hình mới; từng bước xây dựng Học viện chính quy, hiện đại, hòa nhập cùng hệ thống giáo dục, đào tạo chung của cả nước. Công tác đào tạo có bước tiến vượt bậc; quy mô, loại hình đào tạo được mở rộng, với nhiều bậc học.Trong 75 năm qua, Học viện đã đào tạo cho Quân đội và Nhà nước hơn 100 nghìn cán bộ, nhân viên y tế, trong đó có hơn 1.200 tiến sĩ; hơn 10 nghìn thạc sĩ, bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa cấp 1 và cấp 2. Cùng với đó, Học viện còn đào tạo được 623 bác sĩ cử tuyển là con em đồng bào dân tộc thiểu số thuộc năm tỉnh Tây Nguyên; hơn 2.000 bác sĩ cho chín tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; 200 bác sĩ cho các tỉnh Bắc Kạn và Yên Bái; đào tạo cho hai nước bạn Lào và Campuchia được 1.221 học viên, nhiều học viên nước bạn sau khi tốt nghiệp trở về nước đã được bố trí giữ các chức vụ quan trọng của ngành y tế.Với những thành tích nổi bật nêu trên, Học viện Quân y đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý, như: Huân chương Sao Vàng; hai Huân chương Hồ Chí Minh; ba danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; hai Huân chương Độc lập; ba Huân chương Quân công; hai Huân chương Chiến công; năm Huân chương Lao động; hai Huân chương Bảo vệ Tổ quốc; Huân chương Isala hạng nhì của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào; Huân chương Sahametrei của Hoàng gia Campuchia, cùng nhiều phần thưởng cao quý khác.Thời gian tới, Học viện tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện hiệu quả chủ trương, đường lối về công tác giáo dục, đào tạo do Nghị quyết Ðại hội lần thứ XIII của Ðảng, Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ Quân đội lần thứ 11 đề ra; các đề án đổi mới giáo dục, đào tạo trong quân đội. Tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện từ công tác tuyển sinh, xây dựng chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên đến đổi mới phương pháp dạy học và hợp tác trong giáo dục, đào tạo; từ đào tạo chính quy đến tập huấn và đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực cán bộ cho toàn ngành, đáp ứng tốt nhất yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân trong tình hình mới.Học viện đã hoàn thành xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo đại học và sau đại học theo hướng tích hợp dựa trên năng lực và chuẩn đầu ra, phù hợp điều kiện thực tiễn của Học viện và xu hướng đổi mới giáo dục đào tạo hiện nay; đủ điều kiện để tổ chức kiểm định chương trình đào tạo. Quán triệt phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, Học viện đã đổi mới nội dung và tổ chức diễn tập cuối khóa sát mục tiêu, yêu cầu chiến đấu, nhiệm vụ của bác sĩ quân y ở tuyến trung đoàn...Có thể khẳng định, Học viện Quân y với nhiệm vụ chính trị của mình đã thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để xây dựng, phát triển ngành quân y đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe bộ đội và nhân dân; góp phần xây dựng quân đội chính quy, tinh nhuệ và tiến lên hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ■
https://nhandan.vn/doi-moi-va-nang-cao-chat-luong-dao-tao-bac-si-quan-y-post799119.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "đào tạo bác sĩ quân y", "Trường Quân y sĩ Việt Nam", "Học viện Quân y" ] }
4 giờ căng thẳng loại bỏ hối u não tại vị trí khó bằng phẫu thuật vi phẫu nền sọ
NDO -Khối u màng não tại mỏm yên trước, đỉnh hốc mắt bên phải xâm lấn chung quanh, nguy cơ chèn ép dây thần kinh II, III, xoang hang, động mạch cảnh trong,… gây giảm thị lực, liệt vận nhãn cho người bệnh. Các bác sĩ đã trải qua 4 giờ căng thẳng phẫu thuật vi phẫu nền sọ loại bỏkhối u.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đức Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, khối u ở vị trí nguy hiểm, xung quanh là các cấu trúc dây thần kinh quan trọng, trong phẫu thuật, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Hơn nữa khối u lớn đã xâm lấn chung quanh, nguy cơ chèn ép dây thần kinh II, III, xoang hang, động mạch cảnh trong,… gây giảm thị lực, liệt vận nhãn.Nếu không điều trị sớm, chỉ vài tháng sau người bệnh sẽ bị mù, liệt, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.Trước đó, chị Vũ Thị Hương (Vĩnh Phúc) đến khám trong tình trạng đau đầu, hai mắt nhìn mờ. Chị cho biết, tình trạng đau đầu đã diễn ra khoảng hơn 1 tháng nay. Các bác sĩ chỉ định người bệnh chụp cộng hưởng từ sọ não. Kết quả cho thấy chị Hương có khối u màng não 2x3cm tại vị trí mỏm yên trước, đỉnh hốc mắt phải. Khối u đã lan vào ống thị giác.Tại bệnh viện, chị Hương được các bác sĩ thực hiệnphẫu thuật lấy khối u nãodưới sự hỗ trợ của kính vi phẫu và hệ thống định vị thần kinh (Neuro Navigation). Bác sĩ lựa chọn phẫu thuật đường chân tóc trán thái dương và dùng dụng cụ khoan mài mỏm yên trước để dễ dàng tiếp cận vùng đỉnh hốc mắt và nền sọ.Cách tiếp cận này vừa giúp các bác sĩ có được vị trí tốt nhất để xử lý toàn bộ khối u, đảm bảo an toàn cho các cấu trúc xung quanh, vừa đạt được yêu cầu thẩm mỹ của người bệnh bởi vết mổ sẽ được tóc che phủ hoàn toàn sau mổ.Sau 4 giờ đồng hồ, các bác sĩ thành công loại bỏ toàn bộ khối u. Người bệnh bảo tồn được các tổ chức dây thần kinh lân cận. Hai ngày sau mổ, chị Hương tỉnh táo, tự chăm sóc bản thân tốt và xuất viện sau một tuần. Với kết quả giải phẫu bệnh u màng não độ I, ca phẫu thuật này đã thành công điều trị triệt căn khối u.Tiến sĩ Đức Anh (bên phải) và ê-kíp mổ vi phẫu cho người bệnh.Phẫu thuật u não nền sọ là một trong những kỹ thuật khó và phức tạp. Các bác sĩ kết hợp dùng kính vi phẫu và hệ thống định vị thần kinh thế hệ mới nhất (Neuro Navigation). Hệ thống này vừa giúp phóng đại phẫu trường vừa xác định rõ khối u so với các cấu trúc quan trọng khác.Từ đó, giúp các bác sĩ quan sát rõ ràng khối u, các dây thần kinh và mạch máu xung quanh, thao tác tỉ mỉ, chính xác, hạn chế gây tổn thương mô lành, ít mất máu, rút ngắn thời gian mổ và hạn chế tối đa biến chứng. Kỹ thuật đòi hỏi kinh nghiệm chuyên sâu của phẫu thuật viên, sự chính xác tuyệt đối trong thao tác và kỹ năng xử lý nhanh nhạy trong mọi tình huống.Tiến sĩ Đức Anh cho biết, cấu trúc của não bộ rất phức tạp. Mỗi dây thần kinh đều có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ thể. Do vậy, mọi thao tác phẫu thuật chuyên sâu đều cần thực hiện dưới kính hiển vi dưới sự hỗ trợ của hệ thống định vị dẫn đường.Hệ thống định vị dẫn đường Neuro Navigation là một bước tiến của y học trên thế giới trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh. Hệ thống này với đầu dò thông minh và bộ vi xử lý tối tân giúp các bác sĩ định hướng không gian, cấu trúc giải phẫu vùng tổn thương. Sự kết hợp này hiện chỉ được thực hiện tại các cơ sở y tế đáp ứng đủ yếu tố trình độ chuyên môn và hệ thống trang thiết bị hiện đại.U màng não chiếm 20% u nội sọ nói chung, trong đó, 11,9-17% là u màng não ở cánh nhỏ xương bướm, phân nửa trong số này là u màng não mỏm yên trước. Đa số u màng não là lành tính, tỷ lệ ác tính dưới 20%. Bệnh thường không có dấu hiệu điển hình, mơ hồ và dễ nhầm lẫn. Khi khối u phát triển lớn sẽ gây ra các triệu chứng, bao gồm đau đầu kéo dài, buồn nôn, choáng váng, suy giảm trí nhớ…U màng não có thể điều trị khỏi nếu người bệnh được phẫu thuật cắt triệt để khối u. Trong một số trường hợp, u màng não có thể tái phát tại vị trí ban đầu sau điều trị. Người bệnh cần đến các bệnh viện lớn quy tụ đội ngũ phẫu thuật viên giỏi và hệ thống thiết bị hiện đại giúp đạt tỷ lệ điều trị triệt căn cao.Để phòng ngừa tái phát, bác sĩ Đức Anh khuyến cáo người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ sau điều trị, theo dõi và tái khám theo đúng lịch hẹn; đồng thời duy trì lối sống lành mạnh và ăn uống khoa học, đảm bảo.Người có nguy cơ cao như trên 40 tuổi; tiền sử gia đình có người từng mắc u não; người từng trải qua xạ trị; người làm việc trong môi trường có bức xạ, điện từ trường, tiếp xúc với thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm trong thời gian dài... cần chủ động khám bệnh lý thần kinh 6 tháng một lần.
https://nhandan.vn/4-gio-cang-thang-loai-bo-hoi-u-nao-tai-vi-tri-kho-bang-phau-thuat-vi-phau-nen-so-post808537.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "khối u não", "vị trí phức tạp", "bệnh nhân mắc u não", "u tuyến yên" ] }
Chuyên gia JICA nhận Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân”
NDO -Ngày 1/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Tiến sĩ, Bác sĩ Shobayashi Tokuaki, chuyên giaCơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA)- Cố vấn chính sách Bộ Y tế.
Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan; ông Watanabe Shige, Phó Đại sứ và ông Sasaki Shohei, Bí thư thứ nhất, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam; lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, và đại diện của nhiều cơ quan liên quan khác.Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” là phần thưởng cao quý dành cho các cá nhân trong và ngoài nước đã có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực y tế của Việt Nam.Được cử sang công tác tại Việt Nam từ tháng 3/2022, trong suốt 2 năm công tác tại Bộ Y tế, Tiến sĩ Shobayashi được đánh giá cao thông qua các hoạt động tư vấn chính sách về các lĩnh vực như bảo hiểm y tế toàn dân, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, quản lý đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế và thuốc, đào tạo và sử dụng nhân lực y tế...Ông cũng đã tổ chức thành công các chuyến thăm và làm việc tới Nhật Bản cho các cán bộ của Bộ Y tế, trong đó đặc biệt có chuyến thăm và làm việc của Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nhằm tìm hiểu kinh nghiệm của Nhật Bản về hoạt động của hệ thống cung ứng dịch vụ y tế năm 2023.Cũng trong nhiệm kỳ 2 năm này, Tiến sĩ Shobayashi đã đi công tác tới 26 tỉnh thành trên khắp Việt Nam để tìm hiểu về hiện trạng hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tại các tuyến tỉnh, huyện, xã, qua đó đưa ra nhiều khuyến nghị hữu ích tới Bộ Y tế nhằm tăng cường thu hẹp khoảng cách về chất lượng dịch vụ y tế giữa các tuyến.Tại lễ trao tặng Kỷ niệm chương, Tiến sĩ Shobayashi xúc động bày tỏ niềm cảm kích khi được làm việc tại Bộ Y tế Việt Nam trong 2 năm qua. Mặc dù đôi lúc gặp khó khăn trong công việc nhưng các đồng nghiệp tại Bộ Y tế luôn dành cho ông sự kính trọng, tin tưởng và trên hết là tinh thần cầu thị, mong muốn học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản trong công tác xây dựng chính sách trên rất nhiều lĩnh vực mà Bộ Y tế đang nỗ lực thúc đẩy cải cách.Tiến sĩ Shobayashi phát biểu tại buổi lễ.Tiến sĩ Shobayashi có 30 năm kinh nghiệm công tác hành chính trong lĩnh vực kiểm soát bệnh truyền nhiễm, nâng cao sức khỏe, bảo hiểm y tế, quản lý bệnh viện, sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản.Trên cương vị Cục trưởng Cục Dịch vụ Y tế, ông đã đảm nhận vai trò chỉ đạo nhóm công tác đặc nhiệm liên quan đến các đối sách phòng, chống dịchCovid-19tại Nhật Bản trong hai năm bùng phát dịch bệnh.Ông từng làm việc tại trụ sở chính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Geneva; nhận bằng Tiến sĩ vào năm 2003 với nghiên cứu về chênh lệch trong việc sử dụng albumin giữa các địa phương của Nhật Bản.
https://nhandan.vn/chuyen-gia-jica-nhan-ky-niem-chuong-vi-suc-khoe-nhan-dan-post798272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Bộ Y tế", "kỷ niệm chương", "vì sức khỏe nhân dân", "chuyên gia JICA", "Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản", "chăm sóc sức khỏe" ] }
[Video] Cập nhật tình trạng các bệnh nhân trong vụ cháy tại Trung Kính
NDO -Từ thời điểm lực lượng chức năng tiếp cận được hiện trường, liên tiếp các nạn nhân được đưa vàocấp cứu tại Bệnh viện Giao thông vận tải. Ngay khi nhận được tin báo, bệnh viện đã chuẩn bị nhân lực, vật lực, máy móc tối đa sẵn sàng tiếp nhận.
Theo Bác sĩ Bùi Sỹ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải, số bệnh nhân nhập viện tăng lên 6 người. Các bệnh nhân đang được thở ô-xy và chăm sóc đặc biệt.Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao công tác cấp cứu của Bệnh viện Giao thông vận tải. Riêng đối với trường hợp bà cụ cao tuổi bị ngạt, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị bệnh viện tích cực cứu chữa.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin cháy tại Trung Kính, Bộ Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Giao thông vận tải cố gắng tích cực cấp cứu ban đầu và."Chúng tôi đề nghị các bệnh viện tập trung nhân lực để cứu chữa tích cực, làm điều gì tốt nhất cho bệnh nhân", bà Lan nói.
https://nhandan.vn/video-cap-nhat-tinh-trang-cac-benh-nhan-trong-vu-chay-tai-trung-kinh-post810949.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Cháy Trung Kính", "Bệnh viện Giao thông vận tải" ] }
Mô hình “Chiếc nạng 0 đồng” tại bệnh viện
NDO -Mô hình “Chiếc nạng 0 đồng” có ý nghĩa lớn dành cho người bệnh, hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh về tinh thần và tài chính.
Chiều 13/6, chương trình ra mắt mô hình “Chiếc nạng 0 đồng” được tổ chức tạiBệnh viện Trung ương Quân đội 108.Hiện nay, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hằng ngày thu dung và điều trị cho khoảng 300 người bệnh. Những người bệnh bịchấn thươngchi dưới, phẫu thuật khớp cần sự hỗ trợ bằng nạng khi di chuyển. Nhóm người bệnh này cần sử dụng nạng từ 2-4 tuần, sau đó phục hồi và không cần dùng đến nạng.Từ nhu cầu của nhóm người bệnh chấn thương, gặp khó khăn trong di chuyển, Ban Công tác xã hội đã xây dựng và triển khai mô hình “Chiếc nạng 0 đồng”. Đây là mô hình có ý nghĩa lớn dành cho người bệnh, hỗ trợ người bệnh, người nhà người bệnh về tinh thần và tài chính.Đại tá Nguyễn Tuấn Quận, Phụ trách Trưởng ban Công tác xã hội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết: “Đây là mô hình có tính nhân văn lớn đối với người bệnh, người nhà người bệnh đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nhân viên Công tác xã hội sẽ vận hành mô hình quy trình, còn nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng hướng dẫn người bệnh, người nhà người bệnh quy trình mượn nạng và sử dụng nạng".“Với tôi, mô hình này có ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ tôi cũng như các bệnh nhân khác trong quá trình di chuyển, điều trị bệnh, tập phục hồi. Tôi mong mô hình này được nhân rộng ở nhiều bệnh viện”, người bệnh T. chia sẻ.Mô hình “Chiếc nạng 0 đồng” được triển khai thí điểm tại Khoa Phẫu thuật khớp. Đây là căn cứ để bệnh viện tiếp tục nhân rộng mô hình này đối với các khoa chấn thương khác thuộc Viện Chấn thương chỉnh hình.Bên cạnh mô hình “Chiếc nạng 0 đồng”, trong năm, Ban Công tác xã hội đã triển khai mô hình “Tiếp sức người bệnh”, duy trì hoạt động Giáo dục sức khỏe cho người bệnh, người nhà người bệnh,…
https://nhandan.vn/mo-hinh-chiec-nang-0-dong-tai-benh-vien-post814131.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Mô hình “Chiếc nạng 0 đồng”", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Đề xuất bổ sung nội dung "hiến mô tạng từ người chết tim” vào luật
NDO -Nếu người chết tim hiến đa tạng được luật chấp nhận sẽ mở rộng thêm nguồn tạng hiến, giúp người bệnh bị suy mô, tạng tiếp thêm hy vọng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo.
Sáng 29/2, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức hội thảo "Hiến mô, tạng từ người chết tim tại Việt Nam" để xin ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia để đề xuất bổ sung chết tim và hiến mô tạng từ người chết tim vào Luật Hiến ghép mô tạng sửa đổi tới đây.Để không lãng phí nguồn tạng hiếnPhó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, thế giới tận dụng 2nguồn tạng hiếncó thể để ghép cho người bệnh, trong đó, nguồn tạng hiến từ người chết có 2 nguồn là chết tim và chết não.Hiện nay, trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã có những quy định hướng dẫn chẩn đoán chết não và hiến mô tạng từ người chết não. Tuy nhiên, Luật Hiến ghép mô tạng năm 2006 nhưng chỉ đề cập hiến mô tạng từ người chết não. Luật chưa đề cập hiến mô tạng từ người chết tim.Trong hơn 10 năm vừa qua, nguồn hiến tạng từ người chết tim được nhiều nước quan tâm và tăng tỷ lệ lên cao. Nguồn hiến tạng từ người chết tim tiềm năng tạng Việt Nam rất nhiều.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, có khoảng 200 trường hợp đang được hồi sức chết não để chuẩn bị đánh giá chết não hiến tạng tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thì bị suy tuần hoàn, ngừng tuần hoàn. Trong trường hợp này, dù gia đình đã đồng ý hiến tạng, nhưng bệnh nhân không đánh giá được chết não, không thể hiến tạng nên rất lãng phí nguồn tạng hiến.Do đó, ông Nghĩa cho rằng, cần phải có những tiêu chuẩn dự đoán trước nguy cơ trước tuần hoàn để chuyển từ chẩn đoán chết não sang chẩn đoán chết tuần hoàn. Từ đó, cần phải có phương án tổ chức lấy tạng từ người hiến chết tuần hoàn.Các bác sĩ ghép tạng từ nguồn tạng hiến của người chết não.Chia sẻ kinh nghiệm từ Trung Quốc, Phó Giáo sư Đồng Văn Hệ cho hay, ở nước này, hiến tạng từ người chết tim sau chết não chiếm tỷ lệ cao hơn chết não vì hiện nay hiến mô tạng từ người chết não còn nhiều tranh luận; gia đình người hiến chỉ đồng ý hiến khi tim đã ngừng đập.“Nếu người chết tim hiến đa tạng được luật chấp nhận sẽ mở rộng thêm nguồn tạng hiến, giúp người bệnh bị suy mô tạng tiếp thêm hy vọng vượt qua căn bệnh hiểm nghèo và gia tăng tỷ lệ hiến mô, tạng sau chết/chết não và chết tim trên cả nước trong thời gian tới”, ông Hệ cho hay.Bác sĩ Hệ cho hay, sau vài tiếng chết tim, các chuyên gia sẽ vẫn hồi sức lấy được phổi, thận, gan, tụy, giác mạc, da, xương, mạch máu nên nguồn tạng hiến cũng tương đương như người chết não.Vướng mắc quy chuẩn xác địnhChia sẻ những vấn đề về chuyên môn trong lấy tạng hiến từ người chết tim, bác sĩ Đỗ Hải Đăng, Trung tâm ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay, về tiên lượng khả năng chết tuần hoàn sau ngừng hỗ trợ, ở thế giới có 3 công cụ, trong đó có 2 công cụ phải rút máy thở và 1 tiêu chuẩn DCD-N.Bác sĩ Đăng nhấn mạnh, hiện chưa có phương pháp tiên lượng người hiến chết tuần hoàn tối ưu. Kết quả sau ghép từ nguồn tạng hiến người chết não tốt tương đương tạng hiến từ người chết não, tuy nhiên tỷ lệ biến chứng trong ghép gan và ghép đa tạng còn cao hơn.Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Khu, Trưởng đơn vị điều phối ghép tạng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay, mấu chốt quan trọng trong ghép tạng từ người hiến ngừng tuần hoàn là thời điểm chẩn đoán tử vong. “Đã có những trường hợp ê-kíp chẩn đoán chết não đã đưa ra kết luận chết não, đủ điều kiện hiến tạng, nhưng sau khi gia đình yêu cầu hội chẩn lại bởi một ê-kíp khác, thì người bệnh chưa chết não và đã được hồi sức sống khỏe mạnh”.Do đó, Tiến sĩ Khu cho rằng, cần phải có Hội đồng quy định tiêu chuẩn làm thế nào chẩn đoán người bệnh tử vong. Người là thành viên trong Hội đồng chẩn đoán chết não, chết tim, phải có chuyên môn ít nhất 5 năm trong chuyên ngành của mình.Dựa vào thực tiễn Bệnh viện Chợ Rẫy, kinh nghiệm thế giới, bác sĩ Khu cho rằng, cần phải có quy định chẩn đoán chết tim. “Dựa vào thực tế lâm sàng và nền tảng lý thuyết, kinh nghiệm của các chuyên gia trên thế giới trong chẩn đoán “chết” để hiến tạng: Chết não và chết tuần hoàn/ngừng tim là 2 lĩnh vực riêng, nhưng không thể tách rời; cần có định nghĩa rõ ràng về ngừng tim và chết não trong hiến tạng. Trong chẩn đoán chết não, ngừng tim, cần có sự đồng thuận về pháp lý với công an, hình sự, pháp y", bác sĩ Khu cho hay.Ở Việt Nam hiện nay, hàng chục nghìn người vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ đợi được ghép gan, thận, tim…, những ca ghép mô, tạng từ người chết não, ngừng tim, hiến tặng thời gian qua đã mở ra một hướng đi đúng đắn, đem lại lợi ích và ý nghĩa cho xã hội.Chia sẻ thêm ý kiến về việc nên đưa hiến tạng từ người chết tim vào luật, để có cơ sở các các đơn vị y tế thực hiện, Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng: “Cần cân nhắc quy trình xác định chết tim. Việc này cần làm nghiêm túc. Để xây dựng bộ tiêu chuẩn chết tim, đơn giản nên chăng tham khảo và áp dụng bộ tiêu chuẩn đã áp dụng trên thế giới”.Còn theo ông Hà Trường Giang, chuyên viên Vụ Pháp chế, Bộ Y tế: “Hoàn toàn có cơ sở để tăng cường nguồn tạng từ người cho chết tim xuất phát từ quy định có trong Hiến pháp và Luật hiến ghép mô, tạng”.Tuy nhiên, hiện còn đang nhiều từ sử dụng như: Chết tim; ngừng tim; chết tuần hoàn; ngừng tuần hoàn. Do đó, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đề xuất cần thiết phải đưa “hiến mô tạng từ người chết tim” vào Luật và triển khai ngay các bước chuẩn bị trước tháng 9/2024. Bên cạnh đó, cần lựa chọn một danh từ phù hợp nhất, chính xác nhất, dễ hiểu và dễ truyền thông nhất về "chết não" để đề xuất đưa vào Luật sửa đổi tới đây.Để tăng nguồn hiến mô, tạng từ người chết não, trong năm 2023, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tích cực phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, Hội Vận động hiến mô bộ phận cơ thể người Việt Nam, các bệnh viện tổ chức tuyên truyền về nghĩa cử nhân văn, nhân ái về hiến mô tạng sau chết/chết não.Đặc biệt Trung tâm đã tổ chức tập trung các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ về chết não cho tổng số 58 bệnh viện trên cả nước cho các tư vấn viên đang công tác tại các khoa có máy thở tại các bệnh viện. Các khóa đào tạo trước đó đã mang lại hiệu quả tích cực, số lượng người chết não được gia đình đồng ý hiến cao hơn so với cùng kỳ mọi năm. Bên cạnh đó, Trung tâm còn duy trì sinh hoạt mạng lưới tư vấn viên vào thứ 5 hàng tuần để các cá nhân, tư vấn viên báo cáo, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình tư vấn. Giúp nhau cùng tháo gỡ những khó khăn khi gặp những vướng mắc khi tư vấn, chính điều này đã mang lại những hiệu quả tích cực.
https://nhandan.vn/de-xuat-bo-sung-noi-dung-hien-mo-tang-tu-nguoi-chet-tim-vao-luat-post798047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "chết não", "chết tim", "hiến đa tạng" ] }
Quảng Ninh: Thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người
NDO -Ngày 17/5, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam phối hợp Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ trao quyết định thành lập “Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh” và phát động chương trình “Đăng kýhiến tặng mô, bộ phận cơ thể người” vì mục đích cứu chữa người bệnh và phục vụ nền y học trên địa bàn tỉnh.
Phát biểu tại chương trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy nhấn mạnh: Quảng Ninh luôn xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh. Việc đi đầu thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người đầu tiên tuyến tỉnh tại Quảng Ninh đã thể hiện tinh thần trách nhiệm của tỉnh đối với việc phát triển mạng lưới hiến tặng mô, tạng trong cả nước, từ đó lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng ý nghĩa nhân văn tốt đẹp của việc đăng ký hiến mô, hiến tạng, cứu sống người bệnh.Với ý nghĩa cao đẹp “Cho đi là còn mãi”, ngành y tế Quảng Ninh từ sớm đã chủ động tham gia vào mạng lưới hiến, ghép tạng quốc gia. Từ năm 2018, ngành đã xây dựng lộ trình chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật, hướng đến mục tiêu hiến ghép mô tạng, bộ phận cơ thể người tại các bệnh viện tuyến tỉnh.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy phát biểu tại buổi lễ.Ngày 1 và 2/4 vừa qua, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển-Uông Bí cũng đã tổ chức lấy tạng thành công từ người cho chết não, qua đó cứu sống 7 người khác, đã tiếp tục cho thấy sự nỗ lực của Quảng Ninh trong việc tham gia sâu hơn vào mạng lưới hiến, ghép tạng quốc gia.Tuy nhiên, nhu cầu tạng ghép vẫn còn rất lớn. Trung bình 1 ngày trong toàn quốc vẫn còn khoảng 30 người bệnh tử vong do không được thay tạng kịp thời.Tại Quảng Ninh cũng đang có khoảng 1.000 người mắc bệnh suy thận, khoảng 30% đang nằm trong danh sách chờ được ghép thận.Việc thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh tiếp tục đánh dấu mốc quan trọng trong công tác tư vấn vận động hiến tạng tại các cơ sở y tế, góp phần xây dựng và mở rộng mạng lưới hiến tạng trên toàn quốc, giúp cho nhiều bệnh nhân có cơ hội được cứu sống.Chi hội có 47 hội viện chính thức là lãnh đạo Sở Y tế cũng như các bệnh viện, trung tâm y tế trong toàn tỉnh và sẽ tiếp tục được phát triển các hội viên đến từ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong xã hội.Chi hội cũng đã có tổ tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người hoạt động thường xuyên tại Phòng tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người, có địa chỉ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.Chúc mừng tặng hoa cho Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh.Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Y tế, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam; Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các trung tâm ghép tạng trong toàn quốc, tiếp tục quan tâm, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của Quảng Ninh để có thể từng bước tiếp nhận các kỹ thuật lấy tạng, ghép tạng.Hiện, Việt Nam đang có khoảng 100.000 người cần ghép tạng. Tuy nhiên, việc ghép tạng hiện nay chủ yếu đến từ người cho sống. Tỷ lệ ghép tạng từ người cho chết não còn rất hạn chế. Vì vậy, ngay sau khi thành lập, Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh đã tổ chức phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh, với mong muốn lan tỏa sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng ý nghĩa cao đẹp, nhân văn của hành động này.Ngay sau lễ phát động, nhiều đại biểu, trong đó có đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng nhiều nhân viên y tế tham gia đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết não.Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều đại biểu đã đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người vì mục đích cứu chữa người và phục vụ y học.Với ý nghĩa nhân văn “Cho đi là còn mãi”, người dân đăng ký hiến tạng có thể tới Phòng tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh để được tư vấn, đăng ký.
https://nhandan.vn/quang-ninh-thanh-lap-chi-hoi-hoi-van-dong-hien-mo-bo-phan-co-the-nguoi-post809844.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Quảng Ninh", "Hiến mô tạng", "cứu người", "hiến tạng" ] }
Khối u tuyến giáp tăng gấp 4 lần vì tin vào nước hoa đu đủ sẽ "tiêu u"
NDO -Được chẩn đoán ung thư tuyến giáp giai đoạn 1 nhưng người bệnh không chọn phương pháp điều trị hiện đại mà uống nước hoa đu đủ chữa bệnh. Khi trở lại viện tái khám, khối u đã to gấp 4 lần và phải trải qua phẫu thuật rất khó khăn.
Sau 5 tiếng phẫu thuật, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu Mặt Cổ loại bỏ thành côngtuyến giáp, hạch di căn cho bà C.T.T.H (63 tuổi, Đăk Lăk).Ca mổ kéo dài gấp 4 lần cuộc phẫu thuật ung thư tuyến giáp thông thường vì bệnh nhân đến ở giai đoạn trễ. Theo đó, khối bướu cứng, bám chặt vào động mạch và tĩnh mạch cảnh (mạch đưa máu lên nuôi não), dây thần kinh quặt ngược thanh quản (dây thần kinh nói), ống ngực…Bác sĩ Trông và ê-kíp Đơn vị Đầu Mặt cổ tách u, cắt trọn tuyến giáp, bảo tồn chức năng nói, nuốt cho người bệnh. Ê-kíp tiếp tục dò tìm hạch, cắt các hạch di căn.Sau phẫu thuật, bà H. tiếp tục uống iốt phóng xạ để tiêu diệt hết tế bào ung thư do khối u đã ở giai đoạn tiến triển. Bà H. nói hối hận vì không phẫu thuật, điều trị sớm hơn.Bà H. kể, cách đây 1 năm, khi đi khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh phát hiện tuyến giáp có u 1cm, đánh giá TIRADS 4 (5%-10%) ung thư. Bà được chọc kim nhỏ dưới hướng dẫn siêu âm để lấy tế bào sinh thiết, khẳng địnhung thư tuyến giápgiai đoạn 1, u tại chỗ, chưa xâm lấn. Bác sĩ tư vấn bà phẫu thuật nhưng bà từ chối vì “sợ u tăng kích thước, dễ di căn”.Bà làm theo lời khuyên của người quen, giã 1 nắm tay hoa đu đủ, pha với 100ml nước, sau đó vắt lấy nước uống mỗi ngày 2 lần để… “tiêu u”. Nước hoa đu đủ đắng, gắt trong cổ nhưng bà vẫn cố gắng bóp mũi, nín thở, uống đều đặn suốt 1 năm.Tháng 4/2024, bà sờ thấy u ở cổ, nuốt vướng trong họng, sờ thấy u nên quay lại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh khám, siêu âm. Kết quả siêu âm cho thấy có 3 ổ u ở cổ. Ở lớn nhất có kích thước 2cm ở thùy trái, xâm nhập mô quanh tuyến giáp và mạch bạch huyết.Bác sĩ Trông chẩn đoán bà bị ung thư tuyến giáp giai đoạn 3. Nếu đến bệnh viện trễ hơn và không điều trị, tế bào ác tính di căn xa tới phổi, não, xương… có thể gây đau tức, khó thở, tử vong. Việc điều trị ở giai đoạn trễ khó khăn, dễ tái phát tốn kém nhiều chi phí nhưng tiên lượng sống chỉ dưới 50%.Bác sĩ Trông cho biết, hoa đu đủ thường được ngâm với mật ong có tác dụng chống viêm, giảm phù nề, trị ho. Chưa có nghiên cứu chứng minh hoa đu đủ chữa khỏi ung thư. Uống hoa đu đủ với hy vọng chữa ung thư khiến người bệnh dễ mất cơ hội điều trị ở giai đoạn sớm.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Minh Trông cho hay, ung thư tuyến giáp ở người trên 55 tuổi có 4 giai đoạn: Ở giai đoạn 1, u có kích thước dưới 4cm, giới hạn trong tuyến giáp, chưa lan đến các hạch bạch huyết lân cận. Ở giai đoạn 2, u lan đến các hạch bạch huyết, chưa di căn xa.Với giai đoạn 3, khối u lan ra ngoài tuyến giáp, xâm lấn vào thanh quản, khí quản, thực quản, dây thần kinh thanh quản quặt ngược. Ở giai đoạn 4, ung thư xâm lấn các mạch máu, thậm chí di căn đến nội tạng, xương… Đây là giai đoạn điều trị khó khăn, dễ tái phát, tốn kém nhiều chi phí nhưng tiên lượng sống chỉ dưới 50%.Trong khi đó, ở giai đoạn 1,2, tiên lượng khỏi bệnh đến 90% chỉ sau 1 lần điều trị ban đầu. Bà H. may mắn trở lại bệnh viện điều trị khi ung thư tuyến giáp chưa di căn xa, có khoảng 80% cơ hội sống trên 5 năm.Phẫu thuật là phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi người bệnh được gây mê, bác sĩ phẫu thuật cắt 1 hoặc 2 thùy tuyến giáp. Tùy thuộc vào kết quả giải phẫu bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh điều trị thêm với i-ốt phóng xạ để tiêu diệt hết tế bào ung thư và ngăn chặn tái phát.Bác sĩ Trông khuyên người dân nên khám tầm soát định kỳ để sớm phát hiện bất thường. Khi có chẩn đoán ung thư, người dân nên điều trị theo y học hiện đại với phác đồ rõ ràng, không nên tự ý điều trị theo cách dân gian truyền miệng.
https://nhandan.vn/khoi-u-tuyen-giap-tang-gap-4-lan-vi-tin-vao-nuoc-hoa-du-du-se-tieu-u-post807798.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "khối u tuyến giáp", "tăng kích thước khối u", "uống nước hoa đu đủ", "tiêu u" ] }
Bảo đảm tối ưu quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 11/2023, cả nước có khoảng 17,523 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 1,49% so với cùng kỳ năm 2022, đạt tỷ lệ 37,67% so với lực lượng lao động trong độ tuổi; cả nước có 91,837 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm 2022 và đạt tỷ lệ bao phủ 92,81% dân số tham gia...
Tại hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành tháng 12/2023, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh nhấn mạnh, đây là tháng cuối cùng của năm 2023 để toàn ngành quyết liệt triển khai, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thời gian qua đã đạt nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, dư địa trong phát triển người tham gia vẫn còn nhiều, cần khẩn trương triển khai các giải pháp để hoàn thành theo chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra...Trưởng ban Quản lý Thu-Sổ thẻ (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Dương Văn Hào cho biết, công tác thu và phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế có chuyển biến tích cực; song vẫn còn một số hạn chế nhất định.Do đó, các địa phương cần phải có giải pháp đột phá để bảo đảm thực hiện mục tiêu năm 2023, trong đó, cần nâng cao chất lượng thực hiện kịch bản thu, phát triển người tham gia; chủ động tham mưu để huy động ngân sách địa phương hỗ trợ người dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hoàn thành rà soát danh sách người tham gia theo nhóm đối tượng; rà soát kiện toàn thành viên ban chỉ đạo cấp xã là các trưởng bản, trưởng thôn, trưởng ấp để làm tiền đề thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong tháng 12 và các năm tiếp theo...Liên quan công tác thanh tra, kiểm tra, Vụ trưởng Thanh tra-Kiểm tra Bùi Quang Huy cho biết, thời gian qua, toàn ngành đã chủ động tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; triển khai các quy định thanh tra chuyên ngành đóng theo đúng kế hoạch.Theo đó, tính đến thời điểm này, đã hoàn thành 96% kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Đối với các địa phương có tỷ lệ chậm đóng hơn ba tháng với mức chậm đóng lớn, ông Huy đề nghị tăng cường đôn đốc, đẩy mạnh thanh tra đột xuất; đồng thời lưu ý các địa phương quan tâm, tăng cường thực hiện nghiêm túc, hiệu quả việc xử lý vi phạm hành chính trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị các tỉnh, thành phố bám sát các giải pháp, kịch bản của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về phát triển người tham gia và công tác thu, giảm nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến sự phối hợp ba bên (giữa bảo hiểm xã hội cấp huyện với ban chỉ đạo cấp xã và các tổ chức dịch vụ thu).Tuy nhiên, do một số địa phương chưa kiện toàn được ban chỉ đạo cấp xã, do vậy Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu giao Ban Quản lý Thu-Sổ thẻ theo dõi, hướng dẫn bảo hiểm xã hội các địa phương khẩn trương thực hiện trong tháng 12/2023; đồng thời giao Trung tâm Công nghệ thông tin hoàn thiện, tổ chức tập huấn cho bảo hiểm xã hội các địa phương về các điểm mới của phần mềm quản lý thu.Đối với lĩnh vực bảo hiểm y tế, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa đề nghị bảo hiểm xã hội các địa phương tăng cường công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Giám đốc bảo hiểm xã hội các tỉnh cần rà soát các nhiệm vụ được Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong lĩnh vực này; cũng như nghiêm túc triển khai, không để tồn đọng; tập trung rà soát các chi phí tăng cao bất thường về chỉ định nội trú, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, tiền giường…; kiểm soát dữ liệu do các cơ sở khám, chữa bệnh đẩy lên hệ thống phải khớp với hồ sơ thanh toán, cần kiểm tra xác suất để đánh giá.Việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vượt tổng mức trước năm 2022 theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, nay được thanh toán theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa yêu cầu, Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) và bảo hiểm xã hội các tỉnh rà soát kỹ các hồ sơ thuyết minh, bảo đảm chặt chẽ, không để xảy ra tình trạng thanh toán trùng; đặc biệt là các quy định mới theo Nghị định số 75/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 3/12/2023; bảo đảm kinh phí cho các cơ sở khám, chữa bệnh để phục vụ, chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân; đồng thời Ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, Trung tâm Giám định bảo hiểm y tế và thanh toán đa tuyến chủ động hơn nữa trong phối hợp với Bộ Y tế và cơ quan liên quan trong xây dựng Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và các thông tư về mở rộng quyền lợi, danh mục thuốc thời gian tới…
https://nhandan.vn/post-786855.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Bảo hiểm xã hội Việt Nam", "Bảo hiểm xã hội", "Thẻ bảo hiểm y tế" ] }
Bệnh nhi bị sốc đa chấn thương vì laptop phát nổ
NDO -Chiều tối ngày 6/3, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận cấp cứu trường hợp nam bệnh nhi 13 tuổi được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên trong tình trạng hôn mê, thở máy, toàn bộ vùng đầu, mặt, cổ và một nửa ngực trên đầy vết thương do các mảnh vỡ của laptopphát nổgăm vào.
Qua quá trình khám cấp cứu, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Xuân Hòa, bác sĩ Cột 1 tua trực cấp cứu ngày 6/3 cho biết, bệnh nhi T.G.P, nam, 13 tuổi, Hải Dương bị đa chấn thương, bao gồm chấn thương sọ não: chảy máu não thất, tụ máu trong sọ, dị vật trong não thất; chấn thương hàm mặt: vết thương hàm mặt phức tạp, gãy xương hàm dưới, chấn thương nhãn cầu hai bên; chấn thương ngực: nhiều vết thương phần mềm thành ngực, tràn máu, tràn khí màng phổi hai bên; chấn thương chỉnh hình: dập nát cẳng tay trái, đa vết thương phần mềm tay phải.Ngay lập tức, người bệnh được thực hiện các đánh giá chuyên môn và hội chẩn đa chuyên khoa: Chấn thương hàm mặt, chấn thương sọ não, chấn thương lồng ngực, chấn thương mắt, chấn thương chỉnh hình. Các ê-kíp của bệnh viện đã được triển khai, liên tục phối hợp đánh giá, hội chẩn và phẫu thuật các tổn thương phức tạp của người bệnh.Ê-kíp khoa Phẫu thuật Ngoại Tim mạch-Lồng ngực đã tiến hành đặt dẫn lưu màng phổi hai bên ngay khi bệnh nhân nhập viện. Sau khi ổn định mạch và huyết áp, người bệnh được xử lý đa vết thương phức tạp hàm mặt đồng thời lấy bỏ dị vật, cố định ổ gãy xương hàm dưới bởi ê-kíp phẫu thuật khoa Phẫu thuật Hàm mặt-Tạo hình-Thẩm mỹ.Tiếp theo đó, ê-kíp khoa Phẫu thuật Chi trên và Y học thể thao đã tiến hành phẫu thuật cắt cụt 1/3 dưới cánh tay trái, cắt lọc, xử lý đa vết thương tay phải.Cùng hội chẩn với tua trực cấp cứu ngày 6/3 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có sự tham gia của bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sĩ đã tiến hành múc nội nhãn hai mắt, lấy bỏ toàn bộ tổ chức nội nhãn còn lại và máu đông.Sau khi được phẫu thuật cấp cứu, người bệnh được theo dõi, hồi sức tích cực tại khoa Hồi sức tích cực I, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Hằng năm, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thường xuyên ghi nhận các ca tai nạn sinh hoạt do việc sử dụng các thiết bị điện tử không đúng cách. Các chuyên gia của Bệnh viện khuyến cáo người dân không nên sử dụng máy tính nói riêng và các thiết bị điện tử quá cũ và có nguy cơ hỏng hóc cao nói chung, khi cần thay pin, nên sử dụng pin từ các nhà sản xuất uy tín và được bảo hành chính hãng. Đồng thời, không nên sử dụng các thiết bị điện tử trong khi đangsạc pin.
https://nhandan.vn/benh-nhi-bi-soc-da-chan-thuong-vi-laptop-phat-no-post799129.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:35", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:35", "tags": [ "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", "sốc đa chấn thương", "phát nổ", "bệnh nhi" ] }
Vì sao cần can thiệp sớm chậm tăng trưởng do thiếu GH ở trẻ?
NDO -Trẻ chậm tăng trưởng do thiếu GH sẽ có chiều cao trung bình chỉ từ 135-145cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được.
Bé gái N.T.H (12 tuổi) được điều trị GH 2 năm trước. Khi bắt đầu điều trị, bé cao 126,5cm, nặng 30kg, sau 2 năm bé cao 148cm, nặng 41 kg (21,5 cm/24 tháng).Chiều caocủa bé nằm trong mức trung bình so với các bạn cùng lứa tuổi, trong khi trước khi điều trị bé luôn có chiều cao ở vị trí thấp nhất. Hiện tại bé vẫn đang được bổ sung GH.Trường hợp khác, bé trai T.H.T (12 tuổi) được gia đình nhận thấy chậm tăng trưởng chiều cao từ khi 2 tuổi. Gia đình cho bé tăng cường dinh dưỡng, tuy nhiên không thấy sự thay đổi. Mẹ bé cũng dẫn bé đi khám tại các bệnh viện nhi chuyên ở Thành phố Hồ Chí Minh và cả ở Singapore nhưng không chẩn đoán được bệnh của bé.Sau khi được bạn bè chia sẻ, chị biết được chương trình tầm soát chiều cao miễn phí của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, chị L. đã dẫn bé đến khám và được chẩn đoánthiếu hụt GHvà điều trị với GH từ tháng 9/2019.Khi bé H.T được 9 tuổi chỉ cao 127,5cm, nặng 26,6kg. Sau 1 năm 4 tháng điều trị, bé đã tăng thêm 14cm. Hiện tại bé vẫn đang tiếp tục điều trị và đang được theo dõi chiều cao, thể chất đều đặn.Hiện nay, có nhiều trường hợp trẻ đến khám tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương phát hiện chậm tăng trưởng do thiếu GH. Thiếu GH là nguyên nhân chính dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể gặp vấn đề về sản xuất và phóng thích GH không đủ.Chậm tăng trưởng do thiếu GH trên thế giới, ước tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/3000-1/4.000 nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết.Nếu không được điều trị, trẻ thiếu GH có chiều cao trung bình chỉ từ 135-145cm, thấp hơn nhiều so với chiều cao tối đa có thể đạt được.Thiếu GH có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải do tổn thương tuyến yên, chấn thương đầu nặng, u não hoặc nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não… Thiếu GH có thể bẩm sinh hoặc mắc phải, xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Trong một số trường hợp, việc thiếu GH không xác định được nguyên nhân.Bác sĩ Trần Thị Ngọc Anh, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, nếu xác định bệnh nhi bị thiếu GH và cần thiết điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung GH mỗi ngày. Trẻ thiếu GH được điều trị sớm (ngay từ lúc trẻ bắt đầu chậm tăng trưởng chiều cao) sẽ thấy rõ hiệu quả, trẻ sẽ phát triển gần như trẻ em bình thường khác.Trong một số trường hợp, điều trị sớm có thể giúp trẻ đạt chiều cao bình thường hoặc gần như bình thường theo di truyền từng trẻ. Giai đoạn vàng để điều trị chậm tăng trưởng chiều cao cho trẻ là trước tuổi dậy thì vì sau giai đoạn này, sụn xương trẻ sẽ đóng lại, việc điều trị sẽ không còn hiệu quả.Hiện tại, bệnh viện Nguyễn Tri Phương cũng đang điều trị cho khoảng hơn 80 trẻ chậm tăng trưởng do thiếu GH.Tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, bệnh viện luôn quan tâm đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là vấn đề chậm tăng trưởng chiều cao. Từ ngày 17/6 đến ngày 9/7, Khoa Nội tiết Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổ chức chương trình “Tầm soát miễn phí chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”.Năm nay, chương trình triển khai sớm hơn mọi năm nhằm giúp nhiều trẻ có cơ hội tầm soát sớm từ ngay đầu mùa hè. Chương trình hỗ trợ tầm soát miễn phí cho tất cả các trẻ em chưa dậy thì có nghi ngờ chiều cao thấp hơn so với độ tuổi.Chương trình này nhằm giúp phát hiện sớm các trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu hormone tăng trưởng (GH) và các bệnh lý liên quan đến tăng trưởng chiều cao của trẻ, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời để có thể giúp trẻ đạt được chiều cao tối ưu khi trưởng thành.Bác sĩ khám cho trẻ chậm tăng trưởng chiều cao.Đây là chương trình hỗ trợ cộng đồng thường niên của bệnh viện và là năm thứ 7 liên tiếp bệnh viện tổ chức chương trình này. Bệnh viện nhận đăng ký từ ngày 5/6 đến 3/7 qua hotline: 0335 116 057 hoặc 0932 714 440 trong khung giờ 8 giờ-17 giờ tất cả các ngày trong tuần.Chương trình tầm soát được áp dụng cho trẻ trước tuổi dậy thì và sẽ bao gồm các bước kiểm tra chiều cao, cân nặng và khảo sát các triệu chứng chậm tăng trưởng để đưa ra những giải pháp điều trị phù hợp.Trẻ cũng được chụp X-quang xương bàn tay miễn phí khi có chỉ định để được đánh giá tuổi xương. Từ đó, các bác sĩ sẽ tư vấn về vấn đề phát triển chiều cao của trẻ là bình thường hay bất thường. Những trường hợp nghi ngờ chậm tăng trưởng chiều cao sẽ được hướng dẫn các bước xử trí tiếp theo, bao gồm việc xét nghiệm máu để định lượng chính xác hormone tăng trưởng và một số hormone liên quan khác trong cơ thể.
https://nhandan.vn/post-756184.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "chậm tăng trưởng chiều cao", "chiều cao", "thiếu GH", "chậm tăng trưởng do thiếu GH." ] }
20 nghìn y, bác sĩ tham gia Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác" năm 2024
NDO -Đặt mục tiêu tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho khoảng 100 nghìn người dân, sàng lọc bệnh bằng trí tuệ nhân tạo cho khoảng 1 triệu người dân, cùng nhiều nội dung thiết thực khác, Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm nay đã lấy chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Chiều 13/5, tại Hà Nội, Trung ươngHội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm 2024.Theo đó, Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên cả nước trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 tới đây. Ban tổ chức đã đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể cho Hành trình, nổi bật như: huy động 20 nghìn thầy thuốc trẻ tham gia trực tiếp và trực tuyến; tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho khoảng 100 nghìn người dân; sàng lọc bệnh qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đối với khoảng một triệu người dân.Bên cạnh đó, Hành trình còn kỳ vọng tuyên truyền, cung cấp thông tin về các bệnh không lây nhiễm đạt khoảng một tỷ lượt xem trên các nền tảng trực tuyến; tư vấn về kiến thức phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cho khoảng 1 triệu thanh niên; hỗ trợ ít nhất một nghìn người dân, người bệnh, thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn về mặt tài chính, hoặc y tế miễn phí; Hội, Câu lạc bộ Doanh nhân trẻ, Thầy thuốc trẻ tại mỗi địa phương triển khai ít nhất một chương trình hỗ trợ thường xuyên cho người dân khó khăn...Đặc biệt, Hành trình năm nay sẽ được tích hợp nhiều hoạt động mới hướng về vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tăng cường định hướng lý tưởng, chính trị, kết nạp đảng viên mới; tặng trang, thiết bị hỗ trợ chuyển đổi số y tế trong hoạt động khám bệnh tình nguyện.Tin liên quan2024 là năm "Thầy thuốc trẻ xung kích chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện"Lễ xuất quân Hành trình dự kiến diễn ra vào sáng 18/5 tới đây tại thành phố Hà Nội. Ngay sau buổi lễ, dự kiến Ban tổ chức sẽ tiến hành khám bệnh cho khoảng 2.000 người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do, với nhiều hạng mục như: khám bệnh, xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim và sàng lọc các bệnh theo chuyên đề.Nhận định về hành trình, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cho hay: “Đây là chuỗi chương trình khám bệnh tình nguyện lớn nhất từ trước đến nay của lực lượng thanh niên ngành y tế, thầy thuốc trẻ. Qua đó, thể hiện rõ nét tinh thần tình nguyện vì cộng đồng, gắn với phương châm "đi để trải nghiệm, đi để để cống hiến" củaHành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi", do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam triển khai".
https://nhandan.vn/20-nghin-y-bac-si-tham-gia-hanh-trinh-thay-thuoc-tre-lam-theo-loi-bac-nam-2024-post809074.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "Thầy thuốc trẻ", "Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam", "sàng lọc bệnh", "trí tuệ nhân tạo" ] }
Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trên các lĩnh vực dầu khí, y tế
Chiều 16/12, tại Tokyo, tiếp tục chương trình hoạt động song phương tại Nhật Bản,Thủ tướng Phạm Minh Chínhđã tiếp lãnh đạo 3 tập đoàn lớn của Nhật Bản gồm Mitsui/MOECO, Idemitsu và IHW.
Mitsui (1947) là tập đoàn đầu tư kinh doanh và thương mại trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản, năng lượng, thiết bị, hóa chất, thực phẩm, dệt may và tài chính trên toàn thế giới. Năm 2022, tập đoàn ghi nhận mức lợi nhuận đạt 8 tỷ USD, với hơn 46.000 nhân viên trên toàn cầu.Công ty thăm dò dầu khí Mitsui (MOECO) là công ty con của Mitsui hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí. Đến nay, Công ty đã có hoạt động tại một số quốc gia như Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia, Oman, Vương Quốc Anh.Tại Việt Nam, MOECO là thành viên liên doanh các nhà đầu tư Dự án Khí Lô B-Ô Môn (với quy mô đầu tư gần 12 tỷ USD). Khí tự nhiên từ Lô B sẽ cung cấp cho 4 nhà máy điện gồm Ô Môn I, II, III & IV trên 20 năm. Khi đi vào vận hành, các nhà máy điện Ô Môn này sẽ cung cấp điện với tổng công suất khoảng 3.800 MW, đóng góp quan trọng vào an ninh năng lượng quốc gia.Tại cuộc gặp với Thủ tướng, ông Hidenori Harada, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành MOECO cảm ơn sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ với dự án Lô B; cập nhật tình hình triển khai dự án (kể từ sau lễ ký kết và triển khai dự án vào cuối tháng 10/2023, 12/13 vấn đề còn vướng mắc đã được các bên thỏa thuận xử lý theo nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ); và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy dự án, trong đó có việc sớm sửa đổi các quy định tại 3 thông tư của Bộ Công thương.Thủ tướng đánh giá cao nỗ lực của MOECO và các đối tác liên doanh trong việc triển khai thực hiện Dự án Khí Lô B, đây là dự án trọng điểm, có quy mô đầu tư lớn, có ý nghĩa quan trọng với Việt Nam, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo sâu sát và đã cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc kéo dài hàng chục năm. Thủ tướng cho biết sẽ chỉ đạo Bộ Công thương sửa đổi ngay các quy định liên quan còn vướng mắc.Hoan nghênh các đề xuất của MOECO nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án Khí Lô B, Thủ tướng đề nghị MOECO tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và các Bộ, ngành để hoàn thiện các thủ tục liên quan, sớm triển khai Dự án, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đạt được mục tiêu cuối cùng của tất cả các bên, phải có dòng khí đầu tiên chậm nhất vào năm 2026.Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Tập đoàn tăng cường, mở rộng các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là trong những lĩnh có thế mạnh như sản xuất thiết bị. Trong đó, quan tâm đến việc hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ với các đối tác Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của khu vực và thế giới.Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Susumu Nibuya, Phó Chủ tịch Thường trực, Giám đốc điều hành tập đoàn Idemitsu.* Idemitsu (1911) là một tập đoàn năng lượng hàng đầu Nhật Bản, đang sở hữu và vận hành 7 nhà máy lọc hóa dầu tại Nhật Bản, 6.100 trạm dịch vụ xăng dầu tại Nhật Bản, và 61 văn phòng đại diện, công ty tại nước ngoài. Tổng số nhân viên của Idemitsu là hơn 14.000 người, doanh thu năm 2022 đạt hơn 51,4 tỷ USD, tổng tài sản (tính đến năm 2022) là hơn 34 tỷ USD.Tại Việt Nam, Tập đoàn đã tham gia đầu tư phát triển dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (tổng số vốn giải ngân cho dự án là 8,78 tỷ USD) PVN.Trong cuộc gặp Thủ tướng, ông Susumu Nibuya, Phó Chủ tịch Thường trực, Giám đốc điều hành tập đoàn Idemitsu đã cập nhật tình hình hoạt động tại Việt Nam, nhất xử lý những vấn đề liên quan Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn.Trước đó, trong tháng 11/2023, Thủ tướng đã đi khảo sát, làm việc tại Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, yêu cầu các đối tác Việt Nam và Nhật Bản cần tiến hành tái cấu trúc tổng thể dự án (về nguồn vốn-lãi suất, quản trị-nhân sự và các yếu tố đầu vào như dầu thô, điện…) bởi vẫn lỗ lũy kế lớn, lợi nhuận trước thuế của những năm vừa qua (nhất là 2023) có cải thiện nhưng chưa tạo được chuyển biến đáng kể.Thủ tướng hoan nghênh, đánh giá cao hoạt động đầu tư hiệu quả của tập đoàn nói chung và tại Việt Nam nói riêng trong thời gian qua, đặc biệt là đã tham gia đầu tư nhiều dự án trọng điểm, có quy mô đầu tư lớn như Lọc hóa dầu Nghi Sơn (cung cấp khoảng 40% nhu cầu xăng dầu của Việt Nam, là biểu tượng của hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với các đối tác Nhật Bản và Kuwait).Đánh giá cao những nỗ lực của các đối tác liên doanh và những chuyển biến của dự án Nghi Sơn trong thời gian qua, Thủ tướng đề nghị tập đoàn và các đối tác tiếp tục tái cấu trúc dự án, nâng cao hiệu quả quản trị, xây dựng quy trình vận hành hiệu quả, ứng dụng công nghệ hiện đại, từ đó giảm chi phí đầu vào, cắt lỗ càng sớm càng tốt cho dự án.Ông Susumu Nibuya khẳng định các bên liên quan sẽ nghiêm túc hơn nữa trong triển khai tái cấu trúc dự án này.Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn y tế IHW.* IHW (International Health and Welfare) là tập đoàn y tế hàng đầu Nhật Bản, hoạt động phi lợi nhuận, bao gồm đại học y khoa, các bệnh viện, các tổ chức phúc lợi trên toàn quốc.Ông Takagi Kuninori, Chủ tịch Tập đoàn y tế IHW, chia sẻ về tiềm năng, thế mạnh của IHW, thông báo về các hoạt động hợp tác tại Việt Nam, nhất là đào tạo sinh viên ngành y, kế hoạch xây dựng bệnh viện khoảng 200 giường với công nghệ hiện đại tại Việt Nam.Thủ tướng khẳng định hợp tác y tế, đào tạo nguồn nhân lực y tế cũng là những nội dung ưu tiên trong việc thúc đẩy, cụ thể hóa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản vừa được thiết lập.Thủ tướng đánh giá cao tình cảm và nỗ lực của Chủ tịch IHW trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực y tế và hỗ trợ Việt Nam đào tạo phát triển nguồn nhân lực y tế trong những năm qua, nhất là các dự án hợp tác với Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện 108 và các chương trình trao tặng học bổng y tế cho sinh viên…Thủ tướng Phạm Minh Chính chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tập đoàn IHW.Thủ tướng hoan nghênh tập đoàn IHW có kế hoạch triển khai dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh tiêu chuẩn Nhật Bản, chất lượng cao tại Việt Nam, đây là hướng đi đúng. Phía Việt Nam ủng hộ về chủ trương và sẵn sàng tạo điều kiện cho dự án được triển khai thuận lợi, nhất là việc tìm địa điểm phù hợp, không nhất thiết phải ở trung tâm các thành phố lớn.Thủ tướng đề nghị IHW tiếp tục quan tâm đẩy mạnh hợp tác đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao cho Việt Nam và tặng học bổng cho sinh viên Việt Nam tại Đại học Y tế và Phúc lợi quốc tế thuộc IHW. Đồng thời, IHW và các đối tác có thể tham gia, triển khai các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ cao về y học tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam.
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-viet-nam-nhat-ban-tren-cac-linh-vuc-dau-khi-y-te-post787880.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "hợp tác Việt Nam-Nhật Bản", "dầu khí", "y tế", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Rộn ràng chăm lo Tết Trung thu cho thiếu nhi
Ngày rằm tháng tám âm lịch hằng năm là dịp để thiếu nhi vui đón Tết Trung thu của riêng mình. Nhằm mang lại cho các em niềm vui, thị trường các loại đèn, bánh năm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng được các đơn vị sản xuất đa dạng mẫu mã, bắt mắt. Nhiều trẻ em đã được đón một mùa Trung thu ấm áp, chan hòa trong tình yêu thương.
Mẫu mã đa dạng, giá cả phải chăngGhi nhận tại các cửa hàng bánh trung thu trên địa bàn thành phố cho thấy sự đa dạng về hương vị, mẫu mã, mức giá để đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng. Ngoài các loại nhân truyền thống, nhiều thương hiệu đã ra mắt hương vị mới lạ như: cua bát bửu, hải sâm, đông trùng hạ thảo...Việc sản xuất các dòng bánh cho người ăn kiêng, ăn chay hay thiết kế bao bì theo xu hướng hiện đại cũng là cách các doanh nghiệp kích cầu, mở rộng đối tượng khách hàng mục tiêu. Trên thị trường, hầu hết giá các loại bánh của thương hiệu Kinh Đô có nhiều mức giá từ trung bình đến cao cấp. Đơn cử, giá khuyến nghị bánh Heo Vàng (thuộc dòng sản phẩm bánh thiếu nhi) có mức giá từ 45 nghìn đồng/cái.Đối với dòng bánh cao cấp Trăng Vàng Black & Gold có giá dao động từ 640 nghìn đồng đến 5 triệu đồng/hộp tùy số lượng bánh. Trong khi sản phẩm của thương hiệu Bibica chủ trương không sản xuất thêm vị mới, thiết kế bao bì mới hay thúc đẩy chính sách ưu đãi. Tuy nhiên, thương hiệu này kích cầu bằng việc tặng kèm lồng đèn khi mua hàng.Sức mua của thị trường năm nay cũng cho thấy, phần lớn khách hàng vẫn chuộng các loại bánh nướng truyền thống. Lượng khách năm nay ít biến động hơn so với năm ngoái và doanh số các đơn hàng sỉ từ các cơ quan, doanh nghiệp cũng ghi nhận những sự sụt giảm so với các năm trước đây. Tại các cửa hàng trên đường: Cách Mạng Tháng Tám (Quận 10), Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương (Quận 5)…, cho thấy sức mua của người dân đối với mặt hàng này khá thưa thớt.Để các loại bánh Trung thu lưu thông trên thị trường bảo đảm chất lượng, thời gian qua, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyển, buôn bán. Trong hơn một tháng qua, đơn vị đã kiểm tra, xử lý 9 vụ vi phạm về các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; tạm giữ hơn 10 nghìn bánh trung thu các loại.Đối với thị trường đèn lồng, năm nay có nhiều mẫu mã mới, hiện tại đang theo xu hướng sử dụng các mẫu đèn truyền thống nhưng được trang trí bắt mắt, gây thích thú cho trẻ em. Tại nhiều cửa hàng, một số mặt hàng đồ chơi như đèn nhấp nháy có giá từ 30 đến 50 nghìn đồng/cái; lồng đèn phát nhạc chạy bằng pin có giá từ 70 đến 100 nghìn đồng/cái, mặt nạ nhân vật hoạt hình có giá từ 20.000 - 30.000 đồng/cái.Trong khi đó, các mẫu đèn lồng bằng tre, mây chủ yếu được bán với giá dao động từ 30 đến 60 nghìn đồng/chiếc. Một chủ cơ sở kinh doanh tại phố đèn lồng Lương Nhữ Học (Quận 5) chia sẻ, hầu hết trẻ em vẫn chuộng lồng đèn bằng tre, giấy kính với những mẫu thiết kế truyền thống như: lồng đèn ông sao, lồng đèn hình mười hai con giáp… Trước đây, đèn lồng và đồ chơi hàng Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường với giá rẻ, tiểu thương nhập về dễ bán, tuy nhiên năm nay các loại đồ chơi truyền thống đang dần được yêu thích trở lại do mức giá cũng mềm và được trang trí khá bắt mắt.Ấm áp những “Vầng trăng yêu thương”Những ngày qua, trong không khí chăm lo cho các đối tượng thiếu nhi thành phố, các cơ quan, đơn vị đều tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu. Tối 22/9 vừa qua, Công đoàn-Đoàn Thanh niên Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Chương trình “Đêm hội trăng rằm” cho các em thiếu nhi là con em cán bộ, công chức, người lao động trong đơn vị. Tại đêm hội, các em được tham gia nhiều trò chơi, giải câu đố và thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc.Dịp này, Công đoàn viên chức thành phố cũng trao các suất học bổng Nguyễn Đức Cảnh, một số phần quà cho con của các công đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn như một sự động viên, khích lệ các em thi đua học tập tốt trong năm học mới. Tương tự, Đoàn Thanh niên Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, các quận, huyện, thành phố Thủ Đức cũng tổ chức nhiều hoạt động chăm lo cho thiếu nhi như: sân chơi bày mâm cỗ, làm và trang trí lồng đèn, rước đèn, phá cỗ; tuyên truyền ý nghĩa Tết Trung thu truyền thống của dân tộc. Các hoạt động giáo dục đội viên, thiếu nhi tinh thần tương thân, tương ái thông qua các chương trình hội thu, đóng góp, trải nghiệm làm bánh trung thu, lồng đèn tặng bạn.Trong không khí rộn ràng những ngày cận kề Tết Thiếu nhi, những ngày qua, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều chương trình “Vầng trăng yêu thương”.Hàng nghìn trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt tại 50 khu lưu trú thanh niên công nhân và bảy trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em trên địa bàn thành phố… đã được hưởng trọn vẹn niềm vui trung thu cùng các chú Cuội, chị Hằng cùng những phần quà là những chiếc bánh trung thu xinh xắn. Ngoài ra, Thành Đoàn thành phố cũng chủ trì tổ chức nhiều chương trình như: “Trung Thu hạnh phúc” (23/9); “Vì nụ cười trẻ thơ” (22-26/9); “Trung Thu mơ ước” (15-29/9); “Vui hội trăng rằm” (23/9) trong những ngày này cho các em thiếu khi ở các khu vực, địa bàn khác ở thành phố. Một chương trình “Care to Rise - Yêu thương nâng bước” và “Đêm hội trăng rằm” sẽ được tổ chức vào đêm Trung thu với các hoạt động phá cỗ, trang trí lồng đèn kết hợp cùng nhiều trò chơi, âm nhạc… phục vụ cho 2.000 trẻ em thành phố cùng tham dự để góp phần động viên tinh thần các em vượt khó, vươn lên trong cuộc sống.
https://nhandan.vn/ron-rang-cham-lo-tet-trung-thu-cho-thieu-nhi-post775008.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "Lồng đèn", "Bánh trung thu", "Care to Rise", "Bát bửu", "Trăng rằm", "Giấy kính", "Vầng trăng", "Đèn lồng", "Mẫu mã", "Phá cỗ" ] }
Cảnh báo lừa đảo thông báo nợ tiền khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
NDO -Một bệnh nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh nhận được cuộc gọi thông báo nợ tiền khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếlên đến 29 triệu đồng. Nếu không thanh toán, cơ quanBảo hiểm xã hộisẽ gửi hồ sơ lên tòa án.
Cách đây ít ngày, nữ bệnh nhân N.T.T. nhận một cuộc gọi từ số điện thoại lạ. Người gọi nhận là người của cơ quanBảo hiểm xã hộithông báo về khoản nợ chi phí khám, chữa bệnhbảo hiểm y tếlên đến 29 triệu đồng.Đối tượng còn cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân như số căn cước công dân, mã thẻ bảo hiểm y tế, ngày sinh của bệnh nhân để tăng tính chân thực.Người này yêu cầu người bệnh thanh toán khoản nợ bằng chuyển khoản, nếu không cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ gửi hồ sơ lên tòa án.Người bệnh từ chối thực hiện yêu cầu trên và báo với Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh vì trong năm 2023, bà T. chỉ khám, sử dụng dịch vụ của bệnh viện này và thanh toán đầy đủ.Tin liên quanCảnh giác tình trạng mạo danh công an và nhân viên y tế để lừa đảo, chiếm đoạt tài sảnĐại diện Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh cho biết cơ sở này đã tiếp nhận nhiều phản ánh của người dân về những khoản nợ bảo hiểm y tế và nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội. Sau khi xác minh và điều tra, bệnh viện khẳng định đây là một chiêu thức lừa đảo khá phổ biến hướng tới những người nhẹ dạ cả tin.Bệnh viện Y học cổ truyền Thành phố Hồ Chí Minh khuyến nghị người dân thường xuyên cập nhật tin tức, nâng cao cảnh giác và báo cho các cơ quan chức năng để được hỗ trợ xử lý khi nhận được các cuộc gọi tương tự.Về vấn đề này, hiện nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thực hiện việc thông báo qua cuộc gọi hay tin nhắn về chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Người dân khi nhận cuộc gọi hay tin nhắn về nội dung này cần từ chối thực hiện yêu cầu và thông báo cho cơ quan chức năng hoặc cơ quan Bảo hiểm xã hội gần nhất trên địa bàn để được hỗ trợ, hướng dẫn.Ngoài ra, người dân có thể tải ứng dụng VssID - bảo hiểm xã hội số trên điện thoại để cập nhật những thông tin về thẻ bảo hiểm y tế, quá trình tham gia, thông tin hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, lịch sử khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế…
https://nhandan.vn/canh-bao-lua-dao-thong-bao-no-tien-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-post787359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "cảnh báo lừa đảo", "nợ tiền khám chữa bệnh", "bảo hiểm y tế", "bảo hiểm xã hội" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, chúc Tết, động viên cán bộ, bác sĩ và bệnh nhân các bệnh viện tại Hà Nội
NDO -Chiều 8/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm,chúc Tết cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế, người bệnhđang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, động viên bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Việt Đức.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, tặng quà, động viên bệnh nhân tại Phòng khám cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức.Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Dương Đức Hùng báo cáo với Thủ tướng về tình hình trực Tết của Bệnh viện.Thủ tướng yêu cầu, trong những ngày Tết này, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức phải ưu tiên tiếp nhận, cứu chữa tích cực bệnh nhân; ứng trực, thu dung bệnh nhân với trách nhiệm cao nhất, tiếp nhận nhanh nhất, kịp thời nhất có thể.Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã hy sinh trong niềm vui chung của đất nước, của gia đình để phục vụ người bệnh; đồng thời chia sẻ với nỗi vất vả mà các bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đang trải qua, nhất là trong lúc Tết đến, Xuân về.Cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà, chúc Tết bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Thủ tướng thăm hỏi động viên cán bộ, y bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà và chia sẻ với các bệnh nhân, người nhà bệnh nhân vẫn phải ở lại Bệnh viện Nhi Trung ương dịp Tết.Thủ tướng bày tỏ xúc động và cảm ơn đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đang nỗ lực điều trị cho các bệnh nhi, cũng như tổ chức các hình thức vui chơi cho các cháu, chăm lo cho các gia đình bệnh nhân để bù đắp một phần thiệt thòi khi phải ở bệnh viện trong dịp này.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu.Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng quà cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Nhi Trung ương.
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-chuc-tet-dong-vien-can-bo-bac-si-va-benh-nhan-cac-benh-vien-tai-ha-noi-post795786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "Bệnh viện Việt Đức", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "Tết Nguyên đán 2024", "Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024", "Thủ tướng chúc Tết" ] }
2 tỷ đồng vật tư, sinh phẩm tặng CDC Thái Bình
NDO -Chiều 10/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Thái Bình tổ chức tiếp nhận vật tư, sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 do Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình trao tặng.
Đây là lần thứ hai trong năm nay, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh trao tặng CDC Thái Bình vật tư và sinh phẩm phục vụ công tác phòng, chống dịch. Lần thứ nhất có tổng giá trị 2 tỷ 315 triệu).Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội, cho biết, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh luôn xác định, có được thành quả trong phòng, chống dịch như hiện nay là công sức, sự hy sinh rất lớn của lực lượng tuyến đầu, trong đó có CDC Thái Bình.Hiện tại, nhu cầu sử dụng vật tư, sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 của CDC Thái Bình là rất lớn. Ý thức được điều này, Hiệp hội đã vận động các đơn vị thành viên hỗ trợ, ủng hộ kinh phí để mua vật tư, sinh phẩm trao tặng CDC Thái Bình.Ông Nguyễn Văn Thơm, Giám đốc CDC Thái Bình đánh giá cao sự quan tâm, chia sẻ kịp thời của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh. Đây là món quà hết sức ý nghĩa, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ tiếp tục nỗ lực, cố gắng vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Nhằm chung tay hỗ trợ lực lượng tuyến đầu chống dịch, cuối tháng 8 vừa qua, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cũng đã trao tặng 400 triệu đồng cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế tại 7 chốt kiểm dịch liên ngành của tỉnh.
https://nhandan.vn/2-ty-dong-vat-tu-sinh-pham-tang-cdc-thai-binh-post664237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "Thái Bình", "Covid-19" ] }
Thắp sáng ước mơ cho các gia đình hiếm muộn ở vùng sâu, vùng xa
NDO -"Tuần lễ vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đìnhhiếm muộn" sẽ hỗ trợ 15 cặp vợ chồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên cả nước được miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với hình thức xét duyệt hồ sơ.
Cùng với các chương trình hỗ trợ cộng đồng khác, đến nay đã có gần 100 cặp vợ chồng được hưởng gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF từ Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.Sau 7 năm không thể có con với những áp lực tài chính và tâm lý, chị Hà Thị Son (32 tuổi, Tuyên Quang) đã tham gia chương trình “Tuần lễ vàng 2023” và được thăm khám miễn phí, nhận phiếu giảm chi phí khi thực hiện dịch vụ IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Hiện nay, chị đã có thai ở tuần thứ 38 và đang chờ đón bé gái chào đời sau nhiều năm mong mỏi. Giờ đây, chị Son thấy mình thật sự rất may mắn và hạnh phúc."Với những bệnh nhân hiếm muộn như em, quá trình chữa trị thật sự tốn kém chi phí. Không thể có con cũng khiến vợ chồng em có những áp lực về tâm lý. Dù ở xa Hà Nội và điều trị ở tỉnh, nhưng trong suốt thời gian mang bầu, em thường xuyên nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình, tận tâm của các bác sĩ tại bệnh viện thăm hỏi sức khỏe và hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi bất kể lúc nào”, chị Son cho biết.Tiếp nối những hoạt động hỗ trợ các gia đình hiếm muộn, chương trình hỗ trợ cộng đồng "Tuần lễ vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn" thường niên của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ diễn ra trong 2 tuần (từ ngày 6-19/5/2024).Năm 2024 đánh dấu chặng đường 15 năm thành lập bệnh viện và là năm thứ 10 chương trình "Tuần lễ vàng" được tổ chức với ý nghĩa chia sẻ bớt gánh nặng tài chính cho bệnh nhân; tiếp thêm nguồn sức mạnh, động lực, niềm tin để thắp sáng ước mơ cho các gia đình hiếm muộn.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn bệnh viện cho biết, hành trình tìm con phải trải qua rất nhiều rào cản cả về mặt tài chính và tâm lý, nhất là đối với các gia đình hiếm muộn lâu năm, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì giấc mơ bế trên tay con yêu lại càng xa vời.Chính vì vậy, mỗi năm, bệnh viện đều cố gắng đưa ra các gói hỗ trợ thiết thực nhất dành cho các gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh khó khăn. Năm nay hướng tới kỷ niệm 15 năm thành lập, bệnh viện sẽ trao tặng 15 gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF và 105 gói hỗ trợ khác thông qua hình thức xét duyệt hồ sơ."Chúng tôi mong rằng, sẽ truyền thêm niềm tin, động lực đến các gia đình hiếm muộn trên hành trình tìm con của mình", bác sĩ Hiền chia sẻ.Cũng theo bác sĩ Hiền, chương trình "Tuần lễ vàng" đã tạo nên một hành trình nhân văn, một dấu ấn riêng với nhiều gói hỗ trợ thiết thực dành cho cộng đồng hiếm muộn. Tính đến nay, đã có hàng chục nghìn cặp vợ chồng được nhận hỗ trợ từ chương trình. Trong đó, rất nhiều gia đìnhhiện thực hóa ước mơ đón conyêu bằng phương pháp IVF nhờ sử dụng các gói hỗ trợ trong chương trình.“Tuần lễ vàng 2024” gồm nhiều hoạt động: Từ 19/4 đến 8/5/2024 là Cuộc thi viết “IVF sẻ chia" và Cuộc thi ảnh "Thiên thần IVF". Từ 19/4 đến 19/5/2024, bệnh viện sẽ nhận hồ sơ xét duyệt 120 gói miễn phí dịch vụ bao gồm: 15 gói hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF; 15 gói sàng lọc phôi mang gene bệnh lý di truyền; 15 gói phẫu thuật vi phẫu tìm tinh trùng (Micro TESE); 15 gói phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung; 15 gói thụ tinh nhân tạo (IUI); 15 gói nuôi cấy, theo dõi phôi bằng hệ thống tự động-Timelapse; 15 gói sử dụng dịch vụ IVF...
https://nhandan.vn/thap-sang-uoc-mo-cho-cac-gia-dinh-hiem-muon-o-vung-sau-vung-xa-post806144.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "Tuần lễ vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn", "Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội", "hiếm muộn" ] }
Giám sát chặt buôn bán động vật hoang dã để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi
NDO -Trong vòng 2 năm qua, Việt Nam ghi nhận 2 ca nhiễm cúm A/H5N1 trên người và rất tiếc trường hợp nhiễm mới nhất tháng 3/2024 đã tử vong. 60%-80% các bệnh truyền nhiềm mới nổi ở trên người là có nguồn gốc từ động vật, do đó, việc săn bắt động vật hoang dã tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe với con người.
Tiềm ẩn nhiều nguy cơ từ săn bắt, buôn bán động vật hoang dãChỉ sau thời gian dịp Tết Nguyên đán 2024 đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực sinh sống, nam thanh niên 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã bị nhiễm cúm A/H5N1 và do diễn biến bệnh quá nặng, bệnh nhân tử vong vào ngày 23/3.Đây là trường hợp mắc cúm A/H5N1 thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam, dấy lên lời cảnh báo về việc săn bắt, buôn bán động vật hoang dã.Theo Tổ chức Y tế thế giới, 60%-80% các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở trên người là có nguồn gốc từ động vật và khoảng 70% trong số đó là có nguồn gốc từ động vật hoang dã.Việt Nam được biết đến là một điểm nóng trong chuỗi buôn bán trái pháp luật động vật hoang dã. Chuỗi cung ứng động vật hoang dã cho dù là hợp pháp và bất hợp pháp đều tiềm ẩn những nguy cơ lây truyền dịch bệnh giữa người và động vật.Trong đó, cúm A/H5N1 được biết đến là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm gây bệnh trên chim, gia cầm và một số loài động vật khác và có thể lây nhiễm cho con người, gây bệnh diễn biến nặng, tiến triển nhanh, không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường và có tỷ lệ tử vong cao.Ngoài cúm gia cầm, chim hoang dã còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình lây nhiễm của một số bệnh khác như bệnh sốt Tây Sông Nin, các bệnh do vi khuẩn đường ruột như E.Coli, Samonella, bệnh ký sinh trùng… mặc dù không phải trong mọi trường hợp bệnh đều lây trực tiếp từ động vật hoang dã sang người.Bà Hoàng Bích Thủy, Trưởng Đại diện Tổ chức Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS), Văn phòng Việt Nam cho biết, từ 2010 tới nay, WCS Việt Nam đã phối hợp với các đối tác trong nước thực hiện các nghiên cứu về những mầm bệnh trên các loài động vật hoang dã có nguy cơ cao về lây truyền dịch bệnh giữa người và động vật (linh trưởng, dơi, động vật gặm nhấm, động vật ăn thịt…) và các rủi ro lây truyền giữa người và động vật tại Việt Nam."Kết quả của các nghiên cứu phát hiện trên cả động vật và người 46 virus có khả năng lây truyền giữa người và động vật. Trong đó, ngoài 20 virus đã biết, có 26 virus mới, chưa từng được phát hiện trước đây bao gồm 5 chủng virus thuộc họ corona (gồm các virus đã gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm như SARS, Covid-19, Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)…), 2 chủng virus thuộc họ Herpes (gồm các virus đã gây ra các bệnh như thủy đậu, zona), 5 chủng virus thuộc họ Paramyxo (gồm các virus đã gây ra các bệnh như sởi, quai bị và gần đây bệnh do virus Nipah cũng là 1 chủng virus thuộc họ Paramyxo-) và 14 chủng virus Rhabdo (gồm các virus gây bệnh dại…)", bà Thủy cho hay.Với kết quả nghiên cứu này, các nhà khoa học chỉ ra, các hành vi, hoạt động liên quan đến săn bắt, vận chuyển, mua bán và tiêu thụ động vật hoang dã đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người khi có thể phải đối mặt với nhiều dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi.WCS Việt Nam cũng đã thực hiện nghiên cứu thứ cấp về các mầm bệnh lây truyền giữa người và động vật trong chuỗi cung ứng động vật hoang dã. Theo đó, có 157 trên tổng số 232 mầm bệnh tổng hợp được có khả năng lây truyền giữa người và động vật, trong đó có 116 mầm bệnh phát hiện trên động vật hoang dã, 54 mầm bệnh phát hiện trên động vật nuôi.Đặc biệt, trong năm 2021-2022, WCS Việt Nam phối hợp với Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan tại địa phương triển khai giám sát cúm A trên chim hoang dã. Kết quả đã phát hiện chủng virus H5N1 trên loài Cò ốc (Tên khoa học: Anastomus oscitans).Khó phát hiện chim hoang dã nhiễm virus cúm gia cầmTheo một số kết quả rà soát chỉ ra rằng đã phát hiện virus cúm gia cầm trên hơn 100 loài chim hoang dã, trong đó, có một số loài được cho là vật chủ tự nhiên của virus cúm gia cầm như vịt trời, ngỗng, thiên nga, mòng biển...Ở gia cầm khi nhiễm virus có thể có các biểu hiện đặc trưng như kém ăn, sưng mí mắt, tím ở vùng mào, yếm, cẳng chân, khó thở, loạng choạng, ngã, triệu chứng hô hấp (chảy mũi, ho, hắt hơi...), vẹo cổ hoặc chết. Tuy nhiên, theo kết quả ghi nhận thì hầu hết các loài chim hoang dã nhiễm virus cúm gia cầm đều không có biểu hiện triệu chứng.Theo các chuyên gia y tế dự phòng, do các loài chim hoang dã khi nhiễm virus cúm A thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, chính vì vậy, cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh là chúng ta cần hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã (động vật hoang dã) nói chung, đặc biệt là chim.Con người có thể lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp với động vật bị nhiễm bệnh hoặc do chạm tay vào các bề mặt dính dịch nhầy, nước bọt hoặc phân động vật bị nhiễm bệnh rồi chạm lên mắt, mũi, miệng, hoặc hít phải giọt bắn, bụi trong không khí.Trong trường hợp khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở đặc biệt nếu có liên quan/tiếp xúc với gia cầm hoặc chim thì phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.Ở gia cầm khi nhiễm virus có thể có các biểu hiện đặc trưng như kém ăn, sưng mí mắt, tím ở vùng mào, yếm, cẳng chân, khó thở, loạng choạng, ngã, triệu chứng hô hấp (chảy mũi, ho, hắt hơi...), vẹo cổ hoặc chết. Tuy nhiên, theo kết quả ghi nhận thì hầu hết các loài chim hoang dã nhiễm virus cúm gia cầm đều không có biểu hiện triệu chứng.Cần giám sát chặt việc buôn bán, săn bắt động vật hoang dãBà Hoàng Bích Thủy cho biết, thời gian qua, thông qua việc phối hợp với các đối tác các cấp từ trung ương đến địa phương để thực hiện các hoạt động tại Việt Nam, WCS Việt Nam đã hỗ trợ xây dựng, nâng cao năng lực cho các cơ quan, đơn vị liên quan trong cả ngành thú y và y tế trong việc thực hiện giám sát dịch bệnh trên động vật hoang dã, bao gồm cả hoạt động tại thực địa và chẩn đoán trong phòng thí nghiệm để tìm kiếm, phát hiện các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây truyền giữa người và động vật.Đặc biệt, WCS đã hỗ trợ xây dựng, tăng cường phối hợp liên ngành thú y, y tế và kiểm lâm ở cấp địa phương trong triển khai hoạt động giám sát dịch bệnh trên động vật hoang dã.Cùng với đó là các hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện, góp ý cho các văn pháp luật, quy định liên quan đến quản lý, bảo tồn động vật hoang dã và phòng chống dịch bệnh lây truyền giữa người và động vật.Pháp luật Việt Nam đã có quy định tương đối đầy đủ đối với các hoạt động nuôi, bắt động vật hoang dã. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định trường hợp nào được coi là sử dụng, tiêu thụ hợp pháp sản phẩm của các loài nêu trên, trường hợp nào bị coi là “tiêu thụ trái phép”. Do đó, mặc dù pháp luật nghiêm cấm nhưng cũng chưa có cơ sở để xác định và xử lý hành vi tiêu thụ trái phép sản phẩm của động vật có nguồn gốc từ loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.Việc xác định loài động vật hoang dã, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật hoang dã có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người theo quy định của Điều 240, Bộ Luật Hình sự phải do tổ chức, cá nhân giám định tư pháp có thẩm quyền xác định và không dễ dàng thực hiện trong thực tế. Số lượng vụ án, bị can bị khởi tố về tội phạm này trong những năm qua không nhiều.Vì vậy, trong thời gian tới, WCS Việt Nam kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi bổ sung các quy định về kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh lây truyền nhằm tăng cường tính khả thi trong công tác phòng, chống dịch bệnh; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao ý thức của người dân trong công tác phòng bệnh và tránh làm lây lan dịch bệnh.
https://nhandan.vn/giam-sat-chat-buon-ban-dong-vat-hoang-da-de-ngan-chan-dich-benh-truyen-nhiem-moi-noi-post802095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [] }
Nền tảng sàng lọc "phoikhoe.net" sẵn sàng đón 100 nghìn người dân trong tháng 2
NDO -Sáng 28/1, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức Lễ sơ kết Chương trình Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi và công bố Nền tảng sàng lọc bệnh phổi và các bệnh không lây nhiễm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); ký kết hợp tác giữa Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn AstraZeneca Việt Nam, giai đoạn 2024-2029.
Được khởi động từ ngày 19/11/2023 tạithành phố Hồ Chí Minh, sau 2 tháng triển khai với sự tham gia của 25 bệnh viện ở 5 tỉnh, thành phố, Chương trình đã khám, chụp X-quang phổi cho hơn 64 nghìn người trên 40 tuổi; chỉ định chụp cắt lớp vi tính cho hơn 1.600 ca, phát hiện 141 ca ung thư giai đoạn 1-3; chỉ định đo chức năng hô hấp cho hơn 2.200 ca, phát hiện 456 ca lao, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính và bất thường về phổi.Tại Lễ sơ kết, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã công bố Nền tảng sàng lọc bệnh phổi và các bệnh không lây nhiễm tại địa chỉ phoikhoe.net và fanpage Facebook “phoikhoe”. Dự kiến, Nền tảng sẽ hoàn thành khám, chụp X-quang sàng lọc bệnh cho 100 nghìn người dân trong tháng 2 tới đây.Cũng tại buổi lễ,Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Namvà Công ty trách nhiệm hữu hạn AstraZeneca Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác giai đoạn 2024-2029. Theo đó, 2 bên sẽ phát triển hợp tác y tế trên những lĩnh vực: đổi mới sáng tạo trong y tế, chuyển đổi số; nghiên cứu khoa học về y tế; nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế; phòng, kiểm soát bệnh tật; phát triển hệ thống y tế bền vững, trong đó tập trung tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ y tế.Đáng chú ý, trong năm 2024, 2 bên sẽ nhanh chóng triển khai 2 chương trình “Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi” và “Chăm sóc sức khỏe tim mạch-thận-chuyển hóa “CAREME”.Tin liên quan75% người bệnh ung thư phổi tại Việt Nam bị phát hiện muộnTiến sĩ Bác sĩ Hà Anh Đức, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, cho biết: chương trình “Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi” đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao năng lực chẩn đoán, cải thiện chất lượng điều trị, chăm sóc, quản lý bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ung thư phổi thông qua triển khai các công cụ kỹ thuật số; thí điểm các giải pháp chuyển đổi số trong theo dõi bệnh.Trong khi đó, chương trình “Chăm sóc sức khỏe tim mạch-thận-chuyển hóa “CAREME” sẽ củng cố, làm bền vững hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe tim mạch-thận-chuyển hóa thông qua những giải pháp phát hiện bệnh sớm và cải thiện chuẩn chất lượng trong quản lý bệnh, góp phần thiện kết quả lâm sàng, giảm gánh nặng y tế tại Việt Nam.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn, Bí thư Trung ương Đoàn Ngô Văn Cương (lần lượt ngoài cùng bên phải và bên trái) trao Bằng khen của Trung ương Đoàn tặng đại diện tập thể, cá nhân.Dịp này,Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhđã trao Bằng khen tặng 4 tập thể và 9 cá nhân vì những thành tích xuất sắc trong giai đoạn một của Chương trình Chuyển đổi số vì sức khỏe phổi.
https://nhandan.vn/nen-tang-sang-loc-phoikhoenet-san-sang-don-100-nghin-nguoi-dan-trong-thang-2-post794161.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "X-quang", "Phổi", "Mạn tính", "Ung thư phổi", "Tắc nghẽn", "Chụp CT" ] }
Kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ
NDO -Ngày 27/1, tạithành phố Cần Thơdiễn ra Hội thảo chuyên sâu với chủ đề “Vấn đề kiểm soát mỡ máu trong phòng ngừa đột quỵ” do European Wellness Việt Nam tổ chức, thu hút đông đảo giới khoa học và người dân tham dự.
Tại hội thảo, các giáo sư, bác sĩ đến từ Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Hiệp hội Y học phòng ngừa, Tái tạo và chống lão hóa châu Âu chia sẻ thông tin, kiến thức cơ bản về rối loạn mỡ máu và những biến chứng nguy hiểm như; xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não,đột quỵ…Bên cạnh đó, các chuyên gia Y khoa đầu ngành cũng đưa ra những khuyến cáo về cách điều trị rối loạn mỡ máu không dùng thuốc như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tăng cường vận động hay can thiệp chủ động trong điều trị mỡ máu để đạt hiệu quả tốt nhất. Các phương pháp ưu tiên điều trị rối loạn mỡ máu không dùng thuốc trước khi phải dùng đến các loại thuốc tân dược để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.Người dân tham gia tầm soát hệ thống mạch máu cơ thể bằng phương pháp hiện đại để phòng ngừa đột quỵ.Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa còn giới thiệu các phương pháp và nghiên cứu mới trong phòng ngừa đột quỵ và bệnh mãn tính nhờ vào thành tựu công nghệ y học tái sinh để các đại biểu có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về vấn đề này.Tại hội thảo, các giáo sư, bác sĩ giải đáp nhiều thắc mắc về bệnh lý và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích cho từng trường hợp cụ thể.Các đại biểu tham gia trải nghiệm việc chẩn đoán bệnh tật thông qua phân tích tế bào máu bằng hình ảnh cụ thể, sinh động chứ không cần phải xét nghiệm như thông thường; phương pháp tầm soát hệ tuần hoàn, hệ thống mạch máu cơ thể để phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ từ những cục máu đông trong cơ thể bằng các máy móc hiện đại đến từ châu Âu.
https://nhandan.vn/kiem-soat-mo-mau-trong-phong-ngua-dot-quy-post794094.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "rối loạn mỡ máu", "phòng ngừa đột quỵ" ] }
Gia tăng trẻ mắc viêm màng não
NDO -Bệnh viêm não xuất hiện rải rác quanh năm, đặc biệt gia tăng vào mùa hè do thời điểm này miền bắc nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa và xen kẽ đợt không khí lạnh. Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường dễ bị nhầm sang bệnh khác nên nhiều người chủ quan, khi đưa tới viện đã trong tình trạng nặng.
P.T.T (7 tuổi, ở Nghệ An) được đưa cấp cứu từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An lên Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạngviêm nãoNhật Bản, sốt cao, co giật, phải thở máy, hôn mê. Bé đã được tiêm 3 mũi vaccine viêm não Nhật Bản nhưng chưa tiêm nhắc lại sau đó.Sau 5 ngày điều trị, cháu đã thoát thở máy nhưng chịu di chứng tổn thương não như yếu nửa người bên phải, tay trái bị run… Về lâu dài, bệnh nhi còn nhiều khó khăn về nhận thức, ngôn ngữ, yếu tay chân và phải tập phục hồi chức năng.Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương đang điều trị cho 7 trẻ bị viêm não, trong đó có 2 ca viêm não Nhật Bản.Bệnh nhi đang được điều trị tích cực.Trường hợp còn lại là N.D.K (7 tuổi, ở Thái Nguyên) cũng nhập viện với chẩn đoán viêm não Nhật Bản, nhưng nhẹ hơn. Trường hợp này phải điều trị tăng áp nội sọ nhưng có tiến triển tốt hơn. Hiện cháu còn yếu và tinh thần chưa tỉnh táo.Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực cho biết, viêm não Nhật Bản lây qua đường muỗi đốt, bệnh thường gây viêm não, màng não ở trẻ em, có tỷ lệ tử vong và di chứng cao (25-35%) như: Rối loạn tâm thần, liệt, rối loạn ngôn ngữ, co giật, động kinh, nằm liệt giường… ở một số người sống sót.Từ đầu năm tới nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 50 ca viêm não và hàng trăm ca viêm màng não do virus, vi khuẩn. Bệnh viêm màng não nguy hiểm ở chỗ có thể lây qua đường hô hấp, triệu chứng lâm sàng thường dễ bị nhầm sang bệnh khác. Nhiều cha mẹ chủ quan, bỏ qua triệu chứng ban đầu của viêm não, vì vậy, trẻ thường đến bệnh viện muộn.Trong 71 ca viêm não Nhật Bản từ tháng 6/2022 đến tháng 8/2023 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỷ lệ sống khỏi khoảng 50%, còn lại là di chứng thần kinh từ nhẹ đến nặng. Thường trẻ phải phục hồi chức năng, sau 1-3 năm có thể hồi phục, có thể đi lại được, nhưng cũng có cháu không cải thiện. Tổn thương tri giác và trí tuệ hiện vẫn chưa đánh giá hết được.Viêm màng não do não mô cầu là bệnh lý rất nguy hiểm, nhiều dấu hiệu dễ nhầm lẫn, nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh sẽ tử vong.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê mỗi năm thế giới có khoảng 1,2 triệu ca mắc viêm màng não do não mô cầu, khoảng 50% bệnh nhân mắc não mô cầu sẽ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Dù được chữa trị tích cực, mỗi năm thế giới vẫn có khoảng 135.000 ca tử vong, lên đến 15% số ca mắc. Có đến 20% bệnh nhân sống sót sau viêm màng não do não mô cầu phải chịu nhiều di chứng về thể chất và tinh thần như hoại tử da gây sẹo, cắt cụt chi, điếc, mù lòa, chậm phát triển tâm thần và hành vi…Ngày 11/6, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận2 bệnh nhân đến từ Bắc Kạn.Đó là 2 bố con cùng được chẩn đoán viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết. Trước đó ít ngày, mẹ và con gái anh đã tử vong cùng triệu chứng ban đầu.Chỉ trong vòng 5 ngày, 2 người trong gia đình anh Đ.V.D (38 tuổi, Bắc Kạn) đều tử vong nghi do mắc viêm màng não do não mô cầu. Con gái (22 tháng tuổi) xuất hiện sốt cao, đau đầu, đi ngoài phân lỏng liên tục, kèm theo nổi ban xuất huyết vùng gối và mặt sau lan ra toàn thân, lơ mơ, ăn uống kém.Gia đình đưa cháu đến Trung tâm Y tế gần nhà khám và điều trị. Sau đó em bé được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn và Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, đã tử vong sau đó. Mẹ anh cũng xuất hiện triệu chứng 3 ngày sau và tử vong sau vài giờ vào viện.Sau cái chết của mẹ và con gái, bệnh nhân và con trai (11 tuổi) cũng xuất hiện biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn sau ăn, không đại tiện phân lỏng, được nhập Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn và chuyển tuyến lên Bệnh viện Bệnh Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Tại đây, kết quả chọc dịch não tủy, cho thấy dịch đục, được chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu. Sau khi điều trị kháng sinh thích hợp, 2 bệnh nhân tạm thời ổn định, tỉnh táo, ăn được, tiếp tục được theo dõi và điều trị.Viêm màng não mô cầu được xếp là 1 trong 10 bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam với các ca mắc bệnh được ghi nhận mỗi năm. Bệnh nguy hiểm khi gây tử vong nhanh chỉ trong 24 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng đầu tiên và cứ 2 trong số 10 người mắc bệnh sẽ gặp các di chứng như liệt, điếc, thiểu năng trí tuệ… suốt đời.Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh cho biết, khác với các bệnh mạn tính có thời gian tiến triển dài, viêm màng não mô cầu có thể khởi phát rất đột ngột với các triệu chứng như sốt, xuất hiện ban đỏ hay còn gọi là tử ban sau đó lan ra nhanh chóng, lúc này tính mạng của người bệnh chỉ còn tính bằng giờ.Vi khuẩn não mô cầu gây ra hai bệnh thường gặp và nặng nề nhất là viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, ngoài ra có thể gây viêm ở các vị trí ngoài màng tim, niệu đạo, phổi, kết mạc, khớp…Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng viêm màng não đầy đủ.Để phòng viêm não, viêm màng não nói chung, bác sĩ Nam khuyến cáo ngoài giữ vệ sinh nơi ở, vệ sinh cá nhân, cần có chế độ dinh dưỡng nâng cao thể trạng, đeo khẩu trang, diệt muỗi - đặc biệt ở các vùng chăn nuôi gia súc, vùng núi phía Bắc có dịch tễ có virus sẵn.Cha mẹ cần cho trẻ tiêm phòng vaccine đủ và đúng lịch. Thường sau 3 mũi tiêm ở 2 năm đầu đời, trẻ cần được tiêm nhắc lại các mũi sau 3-5 năm sau, đến khi 16 tuổi. Hiện các nhóm huyết thanh gây bệnh viêm màng não mô cầu phổ biến ở Việt Nam gồm A, B, C, Y, W-135 đã có vaccine phòng ngừa, trong đó vaccine não mô cầu B thế hệ mới được sản xuất theo công nghệ tiên tiến tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi, giúp phòng ngừa sớm và hiệu quả trên nhóm B cao hơn.
https://nhandan.vn/gia-tang-tre-mac-viem-mang-nao-post815036.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "bệnh nhi", "viêm màng não", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Hiện thực hóa khát vọng của những người thầy thuốc
Chương trình đưabác sĩ nội trúlên hỗ trợ các huyện khó khăn ở tỉnh Lào Cai của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai hơn một năm qua là cách làm trúng và đúng, bước đầu đem lại nhiều kết quả tích cực.
Tại các bệnh viện khó khăn, những kỹ thuật chuyên môn sâu được triển khai nhiều hơn; số lượng người bệnh được khám hằng ngày tăng lên, trong khi số bệnh nhân chuyển tuyến giảm; tinh thần làm việc của nhân viên y tế thay đổi rõ rệt.Những cánh rừng mận Tam hoa đang vào mùa hoa nở rộ, ngập tràn sắc trắng trên dải đất biên cương. Những người thầy thuốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng có mặt trong dịp này, họ mang sắc trắng (áo blouse) với khát vọng tận hiến lên phục vụ người dân nơi đây.Nâng tầm nhờ sự hỗ trợ từ tuyến trênVượt chặng đường dài từ Hà Nội lên đến Trung tâm Y tếhuyện Si Ma Cai, chưa kịp ổn định chỗ ăn, chỗ ở, hai thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Anh Quân và Nguyễn Thị Giang đã nhận được thông báo đề nghị cần hỗ trợ từ khu điều trị.Mở va-ly đựng tư trang, lấy chiếc áo Blouse khoác vào người, hai bác sĩ trẻ vội di chuyển xuống phòng cấp cứu, nơi vừa tiếp nhận một trường hợp bị tai nạn giao thông.Đó là anh Tẩn Seo Pao (47 tuổi) nhà ở xã Quan Hồ Thẩn (cách trung tâm huyện Si Ma Cai gần 10 km). Kết quả chụp CT cho thấy, nạn nhân bị chấn thương sọ não, có diễn biến nặng đã được các y, bác sĩ chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai để điều trị kịp thời.Chia sẻ về những cảm nhận đầu tiên khi đặt chân đến mảnh đất nơi địa đầu của Tổ quốc và cùng các đồng nghiệp tham gia hội chẩn ngay một ca bệnh, bác sĩ Nguyễn Anh Quân đã thấy được những vất vả, thiếu thốn của các đồng nghiệp nơi đây.Do vậy, trong hai tháng được cử lên công tác, Quân sẽ cùng Giang cố gắng mang những kiến thức, kinh nghiệm của mình để cùng các đồng nghiệp tập trung khám, chữa bệnh cho người dân.Trước khi lên công tác, các em đã trao đổi thông tin qua các anh chị đi trước về thực tế trang thiết bị, nguồn nhân lực, cơ cấu bệnh tật, phong tục, tập quán của người dân nơi đây, qua đó giúp thuận lợi hơn khi làm việc và cống hiến được nhiều nhất có thể.Ngoài nhiệm vụ chính là khám, chữa bệnh cho người dân tại địa phương, các bác sĩ lên tăng cường sẽ tổ chức các buổi tuyên truyền, tư vấn về ý thức giữ gìn sức khỏe cho người dân; đặc biệt sắp xếp, lên kế hoạch tổ chức các buổi đào tạo, trao đổi những kiến thức, kỹ thuật tiên tiến trong khám và điều trị người bệnh với mong muốn là các đồng nghiệp sẽ làm chủ các kỹ thuật cao để phục vụ bà con tại địa phương một cách hiệu quả nhất...Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Si Ma Cai, Bác sĩ chuyên khoa I, Hà Thị Hường không giấu được niềm vui khi đợt này, trung tâm tiếp nhận hai bác sĩ nội trú lên hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật.Sự tăng cường này là rất đáng kể, sẽ giúp người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế chất lượng cao tương đương với tuyến tỉnh, tuyến trung ương ngay tại địa phương.Mặt khác, đây cũng là dịp để các cán bộ, thầy thuốc ở trung tâm, được nâng cao trình độ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật thông qua “cầm tay chỉ việc”. Đây là mô hình rất phù hợp hiện nay đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ở vùng sâu, vùng xa cần được nhân rộng trên phạm vi cả nước.Gần ba năm nay, anh Giàng Seo Lầu (40 tuổi) xã Lùng Phình (huyện Bắc Hà) phát hiện mắc bệnh tim, thường xuyên phải xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai khám định kỳ. Nhưng từ đầu năm 2023 đến nay, sau khi Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà được đầu tư máy siêu âm tim, cán bộ y tế được đào tạo, tập huấn kỹ thuật siêu âm tim, nên anh Lầu đã không phải lên bệnh viện tỉnh như trước.Chia sẻ với chúng tôi, anh Lầu cho biết: Giờ tôi không còn lo lắng mỗi khi đến thời hạn phải đi kiểm tra tim định kỳ vừa đỡ tốn tiền chi phí đi lại, vừa không phải nghỉ làm việc nương dài ngày.Anh Lầu mong muốn Nhà nước, ngành y tế tiếp tục đầu tư các trang thiết bị hiện đại, thuốc men đầy đủ để những người bệnh nơi vùng cao được điều trị, chăm sóc kịp thời và ngày một tốt hơn.Bác sĩ Đặng Văn Yên, Phó trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà) cho biết: Năm 2023, Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà đã được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cử năm bác sĩ nội trú lên hỗ trợ, hướng dẫn, đào tạo chuyên môn ngay tại cơ sở theo hình thức “cầm tay chỉ việc”.Sau khi được sự chỉ dẫn tận tình từ bác sĩ tuyến trên, các bác sĩ ở Bệnh viện đa khoa Bắc Hà đã thực hiện thành thạo nhiều kỹ thuật mới, như siêu âm tim, phương pháp kiểm tra và chẩn đoán tim mạch hiện đại và hiện nay đã đưa kỹ thuật này vào danh mục sử dụng thường quy.Nhờ làm chủ được kỹ thuật và bệnh viện được trang bị hai máy siêu âm mầu 4D, hiện trung bình mỗi tháng thực hiện từ 120 đến 180 ca siêu âm tim, kịp thời phát hiện và xử trí kịp thời nhiều ca bệnh nặng, như: hẹp khít van tim, giãn tim… có thể tử vong bất cứ lúc nào.Có trường hợp hẹp van tim rất nặng khi phát hiện, các bác sĩ tại chỗ đã xin ý kiến, hội chẩn rồi chuyển thẳng về Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Người bệnh được phẫu thuật sửa van tim kịp thời, đã trở về cuộc sống bình thường.Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội luân phiên lên công tác tại Bệnh viện đa khoa huyện Bắc Hà đã trực tiếp tham gia khám, tư vấn cho 3.550 người bệnh ngoại trú; điều trị nội trú cho 1.250 người bệnh; hội chẩn 51 ca bệnh; tham gia thủ thuật 650 lượt; chuyển giao 29 kỹ thuật...Đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến người dânTrước tình trạng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các đơn vị tuyến huyện còn nhiều hạn chế, hầu hết các bệnh viện chưa thực hiện đủ theo phân tuyến của Bộ Y tế; nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu chất lượng, nhất là thiếu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa.Để từng bước khắc phục tình trạng này, đồng thời giúp người dân trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại từ tuyến cơ sở, Sở Y tế tỉnh Lào Cai phối hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai chương trình đưa các bác sĩ nội trú về hỗ trợ các bệnh viện huyện khó khăn trên địa bàn.Sau hơn một năm thực hiện, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử 31 lượt bác sĩ nội trú về hỗ trợ sáu huyện: Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bảo Thắng, Bảo Yên và Bát Xát.Các bác sĩ luân phiên đã tham gia điều trị nội trú cho gần 8.500 lượt bệnh nhân; hội chẩn cho 1.282 lượt bệnh nhân mắc bệnh phức tạp; thực hiện 142 ca phẫu thuật các chuyên ngành ngoại khoa, tai mũi họng…; tổ chức đào tạo ngắn hạn từ 3 đến 6 tháng cho 12 cán bộ y tế của các bệnh viện tuyến huyện về các chuyên ngành như sử dụng thuốc chống đông trong hồi sức cấp cứu, siêu âm tổng quát, hồi sức tích cực và giải phẫu bệnh, khám nội soi tai mũi họng; đào tạo cho 118 cán bộ trạm y tế xã, thị trấn với sự hỗ trợ đến từ các chuyên gia lĩnh vực tim mạch, hô hấp, hồi sức cấp cứu, nội khoa, tai mũi họng…Hy vọng đợt hỗ trợ đầu tiên của năm 2024 với 9 bác sĩ về 7 huyện khó khăn sẽ tiếp tục thu được kết quả tốt như năm trước.Các bác sĩ đi tăng cường đã chuyển giao kỹ thuật dưới hình thức “cầm tay chỉ việc” các kỹ thuật: điện tâm đồ cơ bản; holter điện tâm đồ; xử trí cấp cứu rối loạn nhịp; kỹ thuật siêu âm doppler tim; siêu âm sàng lọc ung thư tuyến giáp, tuyến vú; chụp cắt lớp vi tính sọ mạch não; thường xuyên thực hiện các buổi hội chẩn trực tuyến qua Tele-ICU với Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) trên những bệnh nhân nặng phức tạp; thành lập nhóm kết nối chuyên môn giữa Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực với bệnh viện tuyến huyện để trao đổi chuyên môn những ca bệnh phức tạp.Giám đốc Sở Y tế Hoàng Quốc Hương khẳng định, tỉnh Lào Cai đánh giá rất cao sự hợp tác, giúp đỡ của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong việc cử các cán bộ có trình độ cao (bác sĩ nội trú) lên trực tiếp tham gia khám, chữa bệnh tại bệnh viện các huyện khó khăn trên địa bàn thời gian qua.Sự có mặt của các bác sĩ có tay nghề cao không chỉ giúp cho các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, mà còn nâng cao trình độ chuyên môn, sự tự tin cho các y, bác sĩ tại đây áp dụng các kỹ thuật hiện đại để chữa bệnh cho người dân.Trước đây, nhiều ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến tỉnh để điều trị, thì sau khi có các bác sĩ luân phiên tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm rõ rệt.Ngoài công tác khám, chữa bệnh, các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức các khóa đào tạo trực tiếp tại chỗ cho các y, bác sĩ đang công tác tại bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã về các chuyên ngành hồi sức cấp cứu, sản khoa, nhi khoa...Qua quá trình làm việc trực tiếp với các bác sĩ tuyến trên, đội ngũ cán bộ y tế tại địa phương học hỏi được rất nhiều từ thái độ làm việc; tinh thần làm việc khoa học từ đó từng bước thay đổi được nhận thức của cán bộ y tế… cho nên ngày càng nhận được sự quan tâm, đầu tư của các cấp chính quyền, nhất là niềm tin yêu của người dân dành cho những người thầy thuốc tuyến cơ sở tiếp tục được nâng lên.Bên cạnh duy trì cách làm đang đem lại hiệu quả, ngành y tế Lào Cai đề nghị Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ nhiều hơn các bệnh viện trong đào tạo cấp chứng chỉ về các chuyên ngành phẫu thuật bệnh, cấp cứu, tim mạch, cận lâm sàng; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở cấp thiết cần nghiên cứu để phát triển dịch vụ kỹ thuật trong công tác khám, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn...PGS, TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ, khi triển khai chương trình, điều mong muốn lớn nhất của chúng tôi là đưa các kỹ thuật, kiến thức y khoa mới nhất đến với người dân ở vùng sâu, vùng xa.Mặt khác cũng để cho các bác sĩ của bệnh viện hiểu được những khó khăn, thiếu thốn, sự vất vả của các y, bác sĩ công tác tại tuyến cơ sở nhưng vẫn đang ngày đêm không ngừng nghỉ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân nơi đây. Chính những điều ấy sẽ giúp trau dồi thêm kiến thức, nghị lực, bởi không có trường học nào tốt hơn là trường học thực tế...Những con số đã nói lên tất cả. Tổng số lượng bệnh nhân chuyển tuyến giảm đi rõ rệt; số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú ngày càng tăng lên kể cả sau khi các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trở về.Đây chính là động lực, là niềm hạnh phúc của những người thầy thuốc đang thực hiện “khát vọng” đưa dịch vụ y tế chất lượng cao đến với người dân đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nơi địa đầu của Tổ quốc.
https://nhandan.vn/hien-thuc-hoa-khat-vong-cua-nhung-nguoi-thay-thuoc-post797699.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:36", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:36", "tags": [ "bác sĩ nội trú", "hỗ trợ y tế", "Tele-ICU", "Đại học Y Hà Nội" ] }