title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Khẩn trương cung ứng vaccine cho công tác tiêm chủng mở rộng
NDO -Bộ Y tế đã và đang quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị sản xuất vaccine khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đặt hàng để có vaccine cung ứng cho công tác tiêm chủng.
Ngày 13/9, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, hiện thành phố đang thiếu 2 loại vaccine sởi và vaccine DPT (bạch hầu, ho gà, uốn ván) trong chương trình tiêm chủng mở rộng miễn phí cho trẻ em.Tại Hà Nội, một số trạm y tế trên địa bàn Thủ đô cũng không có vaccine DPT mũi 4 trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.Bộ Y tế cho biết, Chương trình Tiêm chủng mở rộng do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm đầu mối thực hiện, đến nay đã có 11 vaccine gồm phòng lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, sởi, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn, viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe trẻ em.Hằng năm, trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị, địa phương, Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đặt hàng và ký hợp đồng với các đơn vị sản xuất vaccine trong nước để cung ứng một số loại vaccine (DPT, uốn ván, BCG, viêm não Nhật Bản, viêm gan B, sởi, sởi-rubella, bOBV) phục vụ cho cho tiêm chủng mở rộng.Các vaccine được quản lý, điều phối theo quy trình nghiêm ngặt để bảo đảm chất lượng giao cho các Viện Pasteur/Vệ sinh dịch tễ khu vực, sau đó cung cấp cho các địa phương, đơn vị triển khai tiêm chủng. Việc cung ứng vaccine được thực hiện theo các quy định của pháp luật về giá và đặt hàng.Năm 2022, Bộ Y tế đã có quyết định giao dự toán kinh phí và phê duyệt kế hoạch đặt hàng vaccine cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Theo báo cáo của Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và một số địa phương, hiện đang thiếu một số loại vaccine: DPT, sởi do chưa hoàn thiện thủ tục đặt hàng, ký hợp đồng.Bộ Y tế đã và đang quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các đơn vị sản xuất vaccine khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đặt hàng để có vaccine cung ứng cho công tác tiêm chủng.Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sản xuất vaccine khẩn trương xây dựng phương án giá vaccine năm 2022 để Bộ Y tế thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, phê duyệt, làm cơ sở thanh, quyết toán theo quy định.
https://nhandan.vn/khan-truong-cung-ung-vaccine-cho-cong-tac-tiem-chung-mo-rong-post715209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "vaccine", "tiêm chủng mở rộng", "vaccine sởi và DPT", "Bộ Y tế", "cung ứng vaccine" ] }
Tiếp tục gieo hạt mầm hy vọng
NDO -Hạnh phúc rạng rỡ làm cha mẹ của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn là động lực cho Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội quyết định tiếp tục đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn với 10 suất hỗ trợ 100% chi phí thụ tinh trong ống nghiệm.
Lễ công bố và trao quyết định hỗ trợ 100% chi phí thực hiện Thụ tinh trong ống nghiệm trong chương trình "Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn- Yêu thương lan tỏa" năm 2023 ngày 15/12 đong đầy cảm xúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn. Có những người đã may mắn làm cha, mẹ; nhưng cũng có những quân nhân vẫn đang trên hành trình mải miết "săn con".Hạnh phúc đã nảy mầmThiếu tá Hoàng Văn Dũng (công tác tại Bộ Tham mưu, Quân chủng Hải quân) và vợ là chị Nguyễn Thị Yến (quê Thái Bình) sau 10 năm khắc khoải mong con, cuối cùng tiếng cười con yêu đã đến với gia đình anh chị vào tháng 3 năm nay.Hành trình tìm con của anh Dũng, chị Yến là minh chứng điển hình cho những khó khăn, vất vả của nhiều cặp vợ chồng quân nhân khác. Ba năm kết hôn không có tin vui, 4 lần làm thụ tinh trong ống nghiệm-bơm tinh trùng vào buồng tử cung thất bại, anh chị thường xuyên phải đổi địa điểm công tác khiến cho vợ chồng trẻ càng chơi vơi trên hành trình săn con.Đúng lúc ấy, anh Dũng, chị Yến biết đến chương trình Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn-Yêu thương lan tỏa năm 2021 của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng anh chị một lần nữa quyết tâm ra viện thăm khám, nộp hồ sơ xét duyệt và may mắn trở thành 1 trong 10 gia đình nhận được gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện IVF. Sau bao khó khăn, hy vọng rồi lại thất vọng trong hành trình tìm con, "trái ngọt" đầu tiên của anh Dũng chị Yến đã đơm hoa, kết trái vào ngày 10/03/2023, sau gần 10 năm mòn mỏi mong chờ.Hai gia đình quân nhân hiếm muộn đã chào đón con đầu lòng nhờ chương trình hỗ trợ của bệnh viện.Trung úy Phan Tuấn Anh (công tác tại Cục Quân Khí Tổng cục Kỹ thuật) và vợ là chị Đỗ Thị Lan (Hòa Bình) cũng đón được con yêu sau 5 năm kết hôn nhờ gói hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF năm 2022 của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.Hạnh phúc đã mỉm cười khi chị Lan đã đậu thai ngay ở lần chuyển phôi đầu tiên, hành trình thai kỳ của chị cũng diễn ra suôn sẻ, đợi con đủ ngày đủ tháng chào đời mà không gặp phải những cơn ốm nghén. Vào ngày 12/11/2023, một bé trai kháu khỉnh, đáng yêu của vợ chồng anh Tuấn Anh, chị Lan đã chào đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình và ông bà nội ngoại hai bên.Gieo thêm niềm hy vọngĐây là năm thứ 3 liên tiếp, bệnh viện hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm cho các gia đình quân nhân hiếm muộn trong toàn quân. Trong số 20 gia đình nhận hỗ trợ năm 2021, 2022; đến nay đã có 17 em bé chào đời, một số gia đình đang mang thai ở những tuần cuối thai kỳ, số còn lại trong quá trình thực hiện.Hàng nghìn quân nhân vẫn đang mòn mỏi trên hành trình tìm con. Thượng úy Nguyễn Đình Đức (công tác tại Đồn Biên phòng Huổi Luông, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu) và chị Võ Thị Thanh quê ở Nghệ An cũng đã có hành trình 3 năm như vậy.Dù đã theo chồng lên tận vùng Tây Bắc, nhưng khoảng cách 400km giữa chị và anh đang công tác ở cửa khẩu quốc tế Tây Trang khiến cho cơ hội có con càng khó khăn. Năm 2022 vợ chồng anh Đức chị Thanh bắt đầu xuống Hà Nội thăm khám sức khỏe sinh sản, bác sĩ chẩn đoán anh Đức bị tinh trùng yếu, dị dạng nhiều; chị Thanh gặp tình trạng vòi trứng phải thông hạn chế, khó có con tự nhiên.10 gia đình quân nhân được hỗ trợ 100% làm IVF miễn phí năm 2023.Biết được tình trạng sức khỏe của mình nhưng vợ chồng anh chị chưa một lần dám nghĩ đến việc can thiệp kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bởi rào cản về kinh tế gia đình.Biết đến chương trình "Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn-Yêu thương lan tỏa" năm 2023 của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng anh Đức chị Thanh một lần nữa xuống Hà Nội thăm khám và hoàn thiện thăm khám và nộp hồ sơ xét duyệt, mong muốn sẽ trở thành một trong 10 trường hợp may mắn được nhận quyết định hỗ trợ miễn phí 100% chi phí từ bệnh viện.Trung úy Nguyễn Văn Đồng (đang công tác tại Sư đoàn 395 - Quân khu 3) và vợ là chị Đinh Thị Lan Anh (quê Thái Bình) kết hôn từ năm 2019 nhưng bệnh lý buồng trứng đa nang khiến chị Lan Anh khó thụ thai bình thường. Anh chị cũng đã làm thụ tinh nhân tạo-bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng đều thất bại.Biết được hoàn cảnh gia đình anh Đồng khó khăn, phải lo kinh tế nuôi bố đẻ đang bị tai biến tại quê nhà, được sự quan tâm giới thiệu của các cấp đơn vị anh Đồng đang công tác, sau khi nhận hồ sơ đăng ký từ anh Đồng, bệnh viện quyết định hỗ trợ 100% chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cho anh chị.Hàng trăm gia đình đã gửi đơn đăng ký đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Hội đồng chuyên môn của bệnh viện đã làm việc công tâm, xét duyệt kỹ lưỡng từng trường hợp để chọn ra 10 gia đình để trao tặng 10 gói hỗ trợ miễn phí 100% chi phí thụ tinh trong ống nghiệm dành cho quân nhân năm 2023.Ngoài ra, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội còn trao tặng 18 trường hợp gia đình quân nhân hiếm muộn được nhận hỗ trợ một phần chi phí thực hiện IVF. Tổng mỗi gói hỗ trợ cho mỗi trường hợp khoảng 20-30 triệu đồng.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội chia sẻ thông tin.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tâm sự, nhiều trường hợp quân nhân thường xuyên phải công tác xa gia đình, đặc biệt là những đồng chí công tác nơi tuyến đầu tổ quốc, vì đặc thù công việc mà chưa thể có con, muộn con. Chính vì vậy, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội muốn được sẻ chia, hỗ trợ các gia đình quân nhân để hành trình tìm con yêu được thuận lợi dễ dàng hơn."17 em bé đã chào đời khỏe mạnh từ 20 gói hỗ trợ 100% chi phí thực hiện IVF 2 năm qua không chỉ là niềm hạnh phúc của riêng các gia đình mà còn là nguồn động lực to lớn đối với các bác sĩ trên hành trình sắp tới. Kết quả này cũng chính là thông điệp yêu thương mà chúng tôi muốn trao gửi đến các gia đình quân nhân hãy lạc quan, nỗ lực và vững tin vào ngày mai tươi đẹp, bởi nhất định con yêu sẽ về”, bác sĩ Hiền bày tỏ.
https://nhandan.vn/tiep-tuc-gieo-hat-mam-hy-vong-post787725.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "hiếm muộn", "gia đình quân nhân hiếm muộn", "săn con", "thụ tinh trong ống nghiệm" ] }
Nhật Bản hỗ trợ nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K
NDO -Sáng 28/5, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan và ông Sugano Yuichi, Trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam ký kết thỏa thuận viện trợ dự án Hỗ trợ kỹ thuật "Nâng cấp trang thiết bị y tế tạiBệnh viện K" do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại.
Lễ ký kết thỏa thuận đánh dấu bước tiến để hiện thực hóa dự án nâng cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện K. Đây là một dự án có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh ung bướu của ngành Y tế Việt Nam khi tỷ lệ tử vong hàng đầu do bệnh tật trong những năm gần đây tại Việt Nam đang chuyển dịch từ bệnh truyền nhiễm sang bệnh không lây nhiễm, trong đó, tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh ung thư chiếm tỷ lệ không nhỏ.Tổng vốn viện trợ không hoàn lại là 1,83 tỷ Yên, tương đương khoảng hơn 300 tỷ đồng. Dự kiến danh mục thiết bị viện trợ hiện đại, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân như: Hệ thống PET/CT; Hệ thống SPECT/CT; Hệ thống chụp cộng hưởng từ 3.0 tesla; Máy chụp cắt lớp vi tính (128 dãy); Máy chụp mạch số hóa xóa nền một bình diện; Máy chụp cắt lớp vi tính 4 chiều có chức năng mô phỏng; Máy chụp X quang kỹ thuật số; hệ thống máy nội soi...Tin liên quanPhấn đấu đưa Bệnh viện K trở thành trung tâm ung bướu hàng đầu khu vựcGiáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, dự án sẽ cung cấp nhiều thiết bị y tế hiện đại nhằm tăng cường năng lực khám, chẩn đoán chobệnh nhân Ung bướutại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ, cơ sở vừa bắt đầu triển khai hoạt động khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 27/5/2024 sau khi hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng.Sự hỗ trợ các trang thiết bị này là rất kịp thời khi nhu cầu của người bệnh tăng cao, nhưng số lượng trang thiết bị, máy móc có hạn. Như với các hệ thống máy xạ trị, bệnh viện vẫn đang phải tổ chức làm theo ca, kíp để thực hiện công tác điều trị cho người bệnh.Quang cảnh buổi lễ ký kết thỏa thuận.Ung thư vẫn luôn là thách thức và là gánh nặng của hệ thống y tế trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Mỗi năm tại Việt Nam số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong, trong đó bệnh ung thư là nguyên nhân đứng thứ hai. Theo ước tính của Tổ chức ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) năm 2022, Việt Nam có đến hơn 180.000 ca mới mắc và khoảng 120.000 ca tử vong do ung thư.Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, trân trọng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản đã có nhiều hỗ trợ cho ngành y tế trong thời gian qua. Mặc dù các thủ tục viện trợ của hai phía khá phức tạp, tuy nhiên, sau 10 tháng từ thời điểm Bộ Y tế phê duyệt văn kiện dự án (tháng 7/2023), Công hàm trao đổi dự án đã được Bộ Y tế và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ký kết trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN-Nhật Bản (ngày 16-18/12/2023). Đến nay, các thủ tục tiếp nhận viện trợ cho dự án cơ bản được hoàn thành.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan mong muốn Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tại Việt Nam cùng các chuyên gia Nhật Bản hỗ trợ tích cực để dự án được triển khai hiệu quả nhất trong thời gian tới, sớm cung cấp thiết bị y tế hiện đại nhằm tăng cường năng lực khám, chẩn đoán, điều trị bệnh tại Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ.Bộ trưởng Y tế cũng đề nghị Bệnh viện K phối hợp chặt chẽ với phía Nhật Bản và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để sớm tiếp nhận trang thiết bị y tế do JICA tài trợ và phát huy hiệu quả đầu tư khi nhận bàn giao thiết bị.Bệnh viện K cơ sở 43 Quán Sứ chính thức triển khai tiếp nhận khám chữa bệnh cho người dân từ ngày 27/05/2024. Ngoài các phòng ban chức năng của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư, thì khu khám bệnh, các labo đáp ứng quy mô khoảng 200 giường điều trị nội trú và 120 ghế điều trị ngoại trú ban ngày và thử nghiệm lâm sàng.Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ sẽ cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh các chuyên khoa như: Ngoại khoa, Nội khoa và các dịch vụ xét nghiệm cận lâm sàng (nội soi, chẩn đoán hình ảnh, giải phẫu bệnh, xét nghiệm máu...) đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ung bướu của người dân.
https://nhandan.vn/nhat-ban-ho-tro-nang-cap-trang-thiet-bi-y-te-tai-benh-vien-k-post811483.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Bệnh viện K cơ sở Quán Sứ", "ung thư", "Bệnh viện K", "JICA", "bệnh nhân ung bướu", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Để ăn bánh chưng không tăng cân ngày Tết
NDO -Bạn chỉ nên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, sau khi ăn cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao đi bớt chất béo có trong bánh chưng.
Tiến sĩ, Bác sĩ Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, tùy từng vùng miền sẽ có những nguyên liệu làmbánh chưngkhác nhau, nhưng nhìn chung thì đều bao gồm các nguyên liệu vô cùng đơn giản như sau: Gạo nếp; thịt ba chỉ; đậu xanh; muối, hạt tiêu, hạt nêm (nước mắm); lá dong hoặc lá chuối; lạt tre hoặc lạt giang.Các nguyên liệu được sơ chế và kết hợp với nhau trong những lớp lá dong xanh mát, cuối cùng đem luộc lên trong khoảng thời gian 8-10 giờ rồi vớt ra là hoàn thiện mónbánh truyền thốngthơm ngon này.Xét về mặt dinh dưỡng, bánh chưng có đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, nguyên liệu bao gồm gạo nếp (nhóm chất bột đường); đỗ xanh; thịt lợn (nhóm chất đạm động vật và đạm thực vật; nhóm chất béo); hành củ; hạt tiêu (nhóm vitamin và khoáng chất)…Trong 100g bánh chưng cung cấp: Năng lượng 181 kcal; 4,3g chất đạm; 4,2g chất béo; 31,6g chất bột đường; 0,6g chất xơ; 26g canxi; 1,4g kẽm. Chỉ cần 1/8 chiếc bánh chưng năng lượng đã tương đương với 1 bát cơm đầy.Để ăn bánh chưng mà không tăng cân ngày Tết, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không ăn bánh chưng chiên rán vì thường tích tụ rất nhiều chất béo. Ăn nhiều có thể bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu và khiến bạn bị tăng cân nhanh chóng.Bạn chỉ nên ăn bánh chưng vào bữa sáng hoặc bữa trưa, sau khi ăn cơ thể hoạt động nhiều sẽ giúp tiêu hao đi bớt chất béo có trong bánh chưng. Không nên ăn bánh chưng vào bữa tối vì chúng sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ. Mỗi lần ăn bạn chỉ nên ăn khoảng 100g bánh, tức 1/10 cái bánh chưng.Nếu đã ăn bánh chưng rồi thì bạn không nên ăn thêm các món ăn chứa nhiều tinh bột khác như cơm, xôi, bánh mì. Vì nếu cơ thể nạp quá nhiều tinh bột trong một bữa ăn sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì.Thường thì ăn bánh chưng sẽ khiến bạn cảm thấy rất no. Chính vì vậy, bạn không nên ăn quá nhiều thứ sẽ không tốt cho hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Đặc biệt là trong dịp Tết, nếu không muốn bị tăng cân, bạn nên tránh xa những thực phẩm chứa nhiều chất béo, dầu mỡ.Ăn cùng với rau xanh là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bạn có thể ăn bánh chưng kèm với dưa món, dưa hành,…Tuy nhiên, đây đều là những thực phẩm chứa nhiều muối nên những người có tiền sử bệnh suy thận không nên ăn quá nhiều.
https://nhandan.vn/de-an-banh-chung-khong-tang-can-ngay-tet-post795450.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "bánh chưng", "giàu calo", "tăng cân ngày Tết" ] }
Nỗ lực giữ thai an toàn cho sản phụ vỡ tử cung ở tuần 26
NDO -Ở tuần thai 26, sản phụ V.T.A.H.(35 tuổi) bị vỡ tử cung, nguy hiểm cho cả mẹ và con. Các bác sĩ đã nỗ lực khâu phục hồi tử cung và giữ được thai đến tuần 38. Sáng nay, sản phụ đã hạ sinh bé gái nặng 2,8kg.
PGS, TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã mổ đẻ thành công cho sản phụ V.T.A.H.(35 tuổi), là công nhân, quê ở Hà Nam.Trước đó, ngày 2/6, sản phụ H. được đưa tới Bệnh viện Phụ sản Trung ương cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội, xuất huyết ồ ạt, tụt huyết áp... Khám và siêu âm, các bác sĩ chẩn đoán thai phụ bị vỡ tử cung ở tuần thai thứ 26. Trước đó, bệnh nhân có thai bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm.Điều đặc biệt hi hữu ở thai phụ này là bệnh nhân vỡ tử cung, chảy máu ồ ạt nhưng thai nhi vẫn trong tử cung, nhau thai không bong.Theo bác sĩ Cường, đây là điều cực kỳ may mắn cho sản phụ bởi thông thường khi vỡ tử cung, khối thau và nhau thai sẽ bị đẩy ra ngoài. Các bác sĩ đã hội chẩn nhanh, quyết định mở ổ bụng, hút sạch máu và dịch trong ổ bụng, sau đó khâu phục hồi vết rách tử cung, tiếp tục duy trì thai kỳ.Khi mổ ra, các bác sĩ phát hiện tử cung của thai phụ rách khoảng 5cm, trên nền vết mổ u xơ tử cung dài khoảng 10cm nằm ở phía sau tử cung mà tháng 3/2021 bệnh nhân đã phẫu thuật bóc tách 2 khối u xơ.Người nhà bệnh nhân cho biết vợ chồng chị H. bị hiếm muộn đã điều trị nhiều năm nên chị rất khao khát làm mẹ. Chỉ ít tháng sau ca phẫu thuật bóc nhân xơ tử cung, chị H. đã làm thụ tinh ống nghiệm và may mắn có thai.Sau cuộc phẫu thuật, thai phụ vượt qua nguy kịch, chỉ số sinh tồn, huyết động của mẹ và nhịp tim thai nhi ổn định, thai phụ đã được cầm máu.PGS Cường cho biết dù ca mổ thành công nhưng nguy cơ vỡ tử cung lần 2 của người mẹ vẫn tiềm ẩn. Để bảo đảm an toàn, thai phụ được chỉ định điều trị nội trú tại bệnh viện với sự theo dõi liên tục, sát sao của các bác sĩ và nhân viên y tế.Trong thời gian này, thai phụ được điều trị bằng nhiều phương pháp, trong đó bác sĩ đã truyền 9 liều thuốc chống co bóp tử cung với mục tiêu giữ thai nhi trong bụng càng lâu càng tốt.Bác sĩ Danh Cường chia sẻ, việc duy trì thai nhi trong bụng mẹ là cực kỳ quan trọng, bởi mỗi ngày trong bụng mẹ, thai nhi tăng thêm 3% cơ hội được sống, do đó chúng tôi đếm từng ngày.Sau 12 tuần điều trị đặc biệt, bác sĩ đánh giá nguy cơ và quyết định mổ thai chủ động đưa em bé ra ngoài ở tuần thai thứ 38.Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tiếp nhận và điều trị thành công một trường hợp vỡ tử cung ở tuổi thai khá nhỏ và được duy trì bảo tồn tiếp tục nuôi thai đến 38 tuần - tương đương một cuộc chuyển dạ bình bình thường. Trong tương lai, sản phụ này vẫn có thể tiếp tục mang thai và sinh nở.
https://nhandan.vn/no-luc-giu-thai-an-toan-cho-san-phu-vo-tu-cung-o-tuan-26-post709423.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "sản phụ", "vỡ tử cung", "Bệnh viện Phụ sản Trung ương", "sinh con" ] }
Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An: Phẫu thuật tim thành công cho cháu bé người Lào
NDO -Các bác sĩBệnh viện Sản Nhi Nghệ Anđã mổ tim thành công cho bé Nát Sa (2 tuổi) người Lào, tới từ tỉnh Bôlykhămxay (nước bạn Lào) mắc bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp. Tình trạng sức khỏe của bé Nát Sa sau mổ đã dần ổn định và được xuất viện trong niềm vui của gia đình.
Bé Nát Sa được bố mẹ đem từ huyện Kham Keut, Bôlykhămxay (Lào) sang Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An thăm khám, điều trị tim bẩm sinh vào đầu tháng 12/2023.Mặc dù được phát hiện căn bệnh của cháu từ bé, tuy nhiên, việc điều trị ngoại khoa tim bẩm sinh còn hạn chế, nên các bác sĩ nước bạn đã tư vấn bố mẹ bé đem con sang Việt Nam điều trị khi bé đủ sức khỏe.Sang Việt Nam, tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bé Nát Sa đã được khám tim bằng máy móc hiện đại và phát hiện lỗ thông liên thất kích thước 7.5x5.3mm. Sau khi hội chẩn toàn viện, các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật sửa chữa dị tật tim bẩm sinh của bé, bằng cách “vá”, đóng lỗ thông liên thất này.Việc phẫu thuật tim nhiều nguy hiểm, đi kèm chi phí tốn kém, bởi bệnh nhân không có bảo hiểm y tế đồng chi trả. Vì vậy, việc bảo đảm an toàn ca phẫu thuật và hạn chế tối đa chi phí, tiết kiệm tối đa cho bệnh nhân đã được ê-kíp mổ rất cân nhắc.Ngày 13/12, bé Nát Sa được tiến hành phẫu thuật tim bằng phương pháp qua đường nách ít xâm lấn, không phải mở xương ức, hạn chế tổn thương và bảo đảm thẩm mỹ về sau cho trẻ. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo của cả ê-kíp phẫu thuật, sau hơn 3 giờ đồng hồ, ca mổ vá thông liên thất đã thành công, mọi việc trong cuộc mổ diễn ra tốt đẹp đúng như dự kiến.Sau đó,bệnh nhiđược chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực ngoại khoa cách ly để hồi sức sau mổ. Sức khỏe trẻ dần ổn định, bé được ghép mẹ và tiếp tục được theo dõi, điều trị.Sau hơn 2 tuần phẫu thuật, với sự chăm sóc tận tình của các y, bác sĩ, tình trạng sức khỏe của bé Nat Sa đã dần ổn định và được xuất viện trong niềm vui của gia đình.Các bác sĩ thăm khám cho Nát Sa sau ca phẫu thuật. (Ảnh: Hoàng Yến)Ngày con gái được xuất viện về nước, thông qua thông dịch viên, anh Santisut Keothavone - bố bé Nat Sa xúc động: “Sang Việt Nam điều trị, gia đình chúng tôi gặp không ít khó khăn vì bất đồng ngôn ngữ, cũng như không có người thân, bạn bè bên cạnh giúp đỡ. Nhưng may mắn đã được các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An hết lòng điều trị, cũng như thường xuyên quan tâm, hỏi thăm con, hỗ trợ gia đình tôi trong suốt thời gian qua. Không gì hạnh phúc hơn khi được nhìn thấy con đã được các bác sĩ Việt Nam cứu chữa khỏe mạnh. Gia đình cảm ơn bác sĩ Việt Nam rất nhiều!".
https://nhandan.vn/benh-vien-san-nhi-nghe-an-phau-thuat-tim-thanh-cong-cho-chau-be-nguoi-lao-post790379.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Nghệ An", "mổ tim", "Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An", "phẫu thuật tim", "cháu bé người Lào" ] }
Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí vaccine Chương trình tiêm chủng mở rộng
NDO -Đồng hành cùng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia năm 2024,hãng hàng không Vietnam Airlinesvận chuyển miễn phí vaccine trên các chặng bay giữa Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Cam Ranh và Buôn Ma Thuột.
Hoạt động này nhằm hỗ trợcung ứng vaccinenhanh chóng, kịp thời và an toàn cho các địa phương trong năm nay.Dự kiến, khoảng 7,4 triệu liều vaccine các loại sẽ được Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí với khối lượng xấp xỉ 20 tấn. Các chuyến bay đầu tiên khởi hành từ tháng 1/2024.“Vietnam Airlines luôn sẵn sàng tâm thế góp một phần công sức trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hạn chế nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh nguy hiểm. Đó cũng là một trong những mục tiêu đặt ra với vai trò của hãng hàng không quốc gia thực hiện trách nhiệm xã hội, mang đến những giá trị tốt đẹp và lợi ích cho cộng đồng”, ông Đặng Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines, cho biết.Chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên toàn quốc tại Việt Nam từ năm 1985, bao gồm việc cung ứng vaccine cho các địa phương triển khai tiêm chủng miễn phí cho trẻ em và phụ nữ có thai. Mỗi năm, có hàng triệu trẻ em và phụ nữ có thai được tiêm miễn phí vaccine phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sở, rubella, viêm não Nhật Bản, viêm phổi và viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib.Tin liên quanHành trình mang sứ mệnh "hồi sinh"Các hoạt động hỗ trợ y tế là một phần của chiến dịch Hành trình yêu thương-Flights of Love mà Vietnam Airlines triển khai từ nhiều năm qua.Hãng tích cực phối hợp các cơ quan y tế trong, ngoài nước thực hiện nhiều hoạt động như: vận chuyển mô tạng mang lại sự sống cho bệnh nhân, hỗ trợ phẫu thuật mang lại nụ cười cho trẻ em không may bị dị tật; kết nối đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho y, bác sĩ Việt Nam;…Vietnam Airlines là hãng bay tiên phong tham gia vận chuyển miễn phí vaccine phòng, chống dịch bệnh từ nhiều năm qua.Trước đó, trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Vietnam Airlines cũng là hãng bay tiên phong tham gia vận chuyển vaccine phòng, chống đại dịch trong cả nội địa và quốc tế. Đồng thời, hãng còn vận chuyển miễn cước hàng chục tấn vật tư y tế và hơn 15.000 y bác sĩ, nhân viên hậu cần tham gia chống dịch trong giai đoạn này.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-van-chuyen-mien-phi-vaccine-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-post792821.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Hành Trình Yêu Thương", "Vietnam Airlines", "Hãng hàng không quốc gia", "tiêm chủng mở rộng", "20 triệu tấn vaccine" ] }
Mạng lưới cơ sở y tế hướng tới cung ứng dịch vụ y tế toàn diện
Nằm ngay trung tâm xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Trạm y tế xã Phiêng Khoài khá nổi bật với tòa nhà 2 tầng có diện tích 350 m2 một sàn được xây dựng khang trang trong khuôn viên hơn 800 m2.
Dẫn chúng tôi đi thăm 15 phòng chức năng, trong đó có 9 phòng phục vụ công tác chuyên môn, khám chữa bệnh, các phòng chức năng, bác sĩ Vũ Huy Thông, Trưởng Trạm y tế Phiêng Khoài cho biết, trạm có 10 cán bộ y tế, trong đó có hai bác sĩ và một dược sĩ đại học thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho 12 nghìn người dân sinh sống trên địa bàn. Trung bình mỗi ngày trạm đón tiếp thăm khám cho khoảng 30 bệnh nhân.Trạm đang theo dõi và cấp phát thuốc cho 256 bệnh nhân tăng huyết áp. Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng được duy trì khá cao, trong thời gian qua khi được cung ứng vắc-xin tiêm chủng mở rộng, cán bộ của trạm và nhân viên y tế thôn bản đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để mời, nhắc các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến tiêm chủng đúng lịch, tiêm bổ sung...Nhờ trạm y tế mới được xây dựng, người dân đến khám bệnh có quạt mát, ghế ngồi tại khu vực chờ khám; các phòng khám, phòng theo dõi sau tiêm chủng, phòng lưu bệnh trong ngày đều rộng rãi... theo đó y, bác sĩ làm việc cũng đỡ vất vả hơn, không còn chật chội như trạm cũ.Chị Điêu Thị Thủy, 43 tuổi (nhà ở cách Trạm Y tế xã Phiêng Khoài hơn 2 km) cho biết rất vui vì công trình mới, rộng rãi, sạch đẹp và thoáng mát. Từ nay chị được thăm khám, theo dõi sức khỏe ở cơ sở khang trang mà lại gần nhà, không phải đi 40 km ra Trung tâm y tế huyện.Có cơ ngơi mới, các cán bộ y tế ở Trạm Y tế Phiêng Khoài mong muốn được cấp thêm danh mục thuốc (hiện nay mới có 25 loại là quá ít); trang bị thêm trang thiết bị y tế phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn.Trạm y tế Phiêng Khoài là một trong 40 trạm y tế trên địa bàn 10 huyện, thành phố của tỉnh Sơn La được đầu tư xây mới theo dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” do Ngân hàng Thế giới tài trợ.Đến nay, dự án đã hoàn thành 27 trạm, trong đó 12 trạm đã bàn giao đưa vào sử dụng; 15 trạm đang hoàn thiện thủ tục kiểm tra kỹ thuật để bàn giao đưa vào sử dụng. Theo tiến độ, dự kiến hết tháng 5/2024 có 39 trạm y tế xã sẽ hoàn thành xây lắp, làm thủ tục bàn giao đưa vào khai thác phục vụ nhân dân. Trạm thứ 40 cũng sẽ được bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 15/10 tới đây.Ngoài đầu tư xây mới 40 trạm y tế, dự án cũng sẽ cung cấp trang thiết bị y tế cho tất cả 204 trạm y tế xã và 12 trung tâm y tế huyện, thành phố.Nhiều xã bắt đầu thí điểm mô hình sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư cổ tử cung và mô hình lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em như: mô hình sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư cổ tử cung tại 28 bản thuộc các xã Co Tòng, Liệp Tè (huyện Thuận Châu); Mường Lèo, Sam Kha (huyện Sốp Cộp).Các xã Pú Bẩu, Mường Cai, Huổi Một (huyện Sông Mã); Long Hẹ, É Tòng, Co Mạ (huyện Thuận Châu) triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng trẻ em. Theo đánh giá của đoàn giám sát Bộ Y tế, khi các trạm y tế được xây mới cũng như tăng cường cơ sở vật chất sẽ tạo ra “bộ mặt mới” cho y tế cơ sở ở Sơn La.Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 201/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế xác định sự kiên định theo đuổi mục tiêu công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế, bảo đảm phát triển mạng lưới cơ sở y tế để làm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân và đủ năng lực đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong từng thời kỳ, đồng thời từng bước tiệm cận hệ thống y tế của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.PGS, TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Kế hoạch-Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, quy hoạch gồm năm cơ sở y tế cấp vùng, liên tỉnh và liên ngành thuộc các lĩnh vực: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, giám định pháp y và giám định pháp y tâm thần; y tế dự phòng, y tế công cộng; kiểm nghiệm, kiểm định, kiểm chuẩn về thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm, vắc-xin và sinh phẩm y tế, thiết bị y tế, sản xuất dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế và thiết bị y tế; lĩnh vực dân số-sức khỏe sinh sản.Các chuyên gia lĩnh vực y tế cho rằng, bên cạnh phát triển hệ thống cơ sở y tế chuyên sâu, cần tiếp tục đầu tư cho y tế cơ sở để làm tốt chức năng “người gác cổng của hệ thống y tế”.Việc đầu tư nhằm bảo đảm đồng thời cả hai yếu tố: nâng cao năng lực toàn diện của mạng lưới y tế cơ sở; cải thiện sự tương tác giữa mạng lưới y tế cơ sở với cộng đồng dân cư cũng như sự tương tác giữa mạng lưới y tế cơ sở với các cơ sở y tế tuyến trên.
https://nhandan.vn/mang-luoi-co-so-y-te-huong-toi-cung-ung-dich-vu-y-te-toan-dien-post806836.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "dịch vụ y tế", "Trạm y tế", "kiện toàn y tế" ] }
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh: Đừng bỏ qua những rối loạn tự miễn hậu Covid-19
NDO -Covid-19 làm gia tăng những rối loạn tự miễn của con người. Nếu không được can thiệp sớm, con người sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh lý tự miễn, nhiều biến chứng, chi phí điều trị tốn kém. Phát hiện, điều trị từ sớm là hướng đi có chi phí rẻ nhất mà các nhà khoa học khuyến cáo người dân sau đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh (Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, Giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUniversity, Việt Nam) cho biết, bệnh lý rối loạn tự miễn tạo ra nhiều gánh nặng cho cộng đồng. Việc phát hiện sớm rối loạn để điều trị sớm, sẽ tránh được những hệ lụy về sức khỏe cho cá nhân mỗi người.Hậu Covid-19 và nguy cơ từ bệnh lý tự miễnPhóng viên: Các nhà khoa học gần đây bàn luận đến việc bệnh lý tự miễn tăng sau đại dịch Covid-19? Covid-19 đã tác động như thế nào đến hệ miễn dịch của con người?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Các bệnh lý tự miễn không phải là bệnh lý mới. Sau Covid-19, virus SARS-CoV-2 gây ra rối loạn miễn dịch của con người. Đây là loại virus mới với miễn dịch con người, hệ miễn dịch sẽ phản ứng mạnh so với virus đã gặp trước như cúm, virus khác… gây rối loạn tự miễn. Những người có yếu tố nguy cơ hoặc nhiễm Covid-19 càng nặng kháng thể sinh càng nhiều sẽ sinh ra rối loạn càng lớn.Ban đầu, Covid-19 có thể chỉ gây rối loạn tự miễn, nhưng sau đó khoảng 3-4 năm, nếu tình trạng này không được xử lý sớm, cơ thể hình thành kháng thể sẽ gây bệnh. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán sớm rối loạn miễn dịch và theo dõi rất quan trọng.Bệnh lý tự miễn rất phức tạp, biểu hiện ở nhiều cơ quan như: da, xương khớp, tim mạch… Chúng ta chưa có nhận diện tổng thể, chưa phân tầng nguy cơ chính xác cho bệnh nhân nên không tiên lượng được cụ thể bệnh.Phóng viên: Theo ông, đâu là yếu tố nguy cơ gây ra gia tăng bệnh lý tự miễn hiện nay?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Thật khó tìm ra nguyên nhân chính xác, mà có nhiều yếu tố nguy cơ như gene; môi trường....Nếu trong gia đình có người mắc bệnh lý tự miễn, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn. Trẻ sinh đôi sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn. Tuy nhiên, khó khăn cho việc phát hiện bệnh tự miễn vì đây là bệnh lý đa gene, có thể mắc bệnh từ một gene hoặc một tổ hợp gene.Bên cạnh đó, những yếu tố môi trường như tia cực tím, ô nhiễm môi trường làm phá vỡ, đứt gãy hàng rào miễn dịch của con người. Khi đó, con người nhiễm vi sinh vật, nhiễm trùng, nhiễm virus làm thay đổi hệ vi khuẩn chí trong đường ruột, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển bệnh lý tự miễn. Thực tế cho thấy, tuổi càng cao thì nguy cơ rối loạn tự miễn càng lớn và chúng ta thấy bệnh hay gặp ở phái nữ.Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh chia sẻ về liệu pháp điều trị miễn dịch.Phóng viên: Xét nghiệm gene liệu có phải là biện pháp tối ưu để phát hiện sớm một người có mắc bệnh lý tự miễn hay không?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Xét nghiệm gene về chừng mực nào đó có thể, nhưng chúng ta phải xây dựng mô hình dự báo chuẩn xác vì như tôi phân tích ở trên, còn nhiều yếu tố khác ngoài gene gây ra bệnh lý này.Phóng viên: Tỷ lệ bệnh tự miễn phát sinh sau đại dịch tăng lên, đòi hỏi các nhà khoa học phải có những nghiên cứu mới để tìm ra phương pháp tăng sức đề kháng của con người?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Hiện tại có một số tiếp cận của các nhà khoa học rất tốt. Mới đây, một nghiên cứu mới về hệ vi sinh đường ruột được công bố trên Tạp chí Lancet, nghiên cứu trên 25 nghìn người cho thấy, những người trên 50 tuổi bổ sung vitamin D hằng ngày 2 nghìn đơn vị và uống dầu cá 1 nghìn mg/ngày có sức đề kháng tốt.Cụ thể là 24% người dùng liên tục vitamin D giảm nguy cơ tự miễn và nhóm uống viên dầu cá giảm được 15% nguy cơ mắc bệnh. Vai trò của vitamin D trong các bệnh tự miễn và miễn dịch cực kỳ quan trọng và hiện nay nhiều nghiên cứu chứng minh điều đó khi phát hiện bệnh nhân tự miễn có sự suy giảm vitamin D.Vì thế, chúng tôi khuyến cáo những người có nguy cơ như gia đình có người bệnh tự miễn, xuất hiện bệnh hậu Covid-19 có chẩn đoán rối loạn miễn dịch, người lớn trên 50 tuổi nên bổ sung vitamin D thì để phòng tránh các bệnh tự miễn.Chúng tôi mong muốn tạo ra sự công bằng và việc điều trị tốt nhất cho bệnh nhân mắc bệnh lý tự miễn.Tiến sĩ Nguyễn Văn ĐĩnhPhóng viên: Mới đây nhất, tại Tuần lễ Khoa học-Công nghệ VinFuture, các nhà khoa học đã cùng bàn luận về bệnh lý tự miễn hậu Covid-19. Chúng ta học hỏi được gì từ những chuyên gia hàng đầu thế giới?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Tọa đàm nhấn mạnh bệnh lý tự miễn là gánh nặng bệnh tật, tăng sau Covid-19 và đòi hỏi ngành y tế phải có hành động giải quyết. Tại tọa đàm, các nhà khoa học Việt Nam, các bác sĩ Việt Nam có sự kết nối với các nhà khoa học trên toàn thế giới trong lĩnh vực này để mình có thể tận dụng được tri thức, nghiên cứu của họ.Đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn lại xem cần phải làm gì cho người Việt. Sau cuộc hội đàm kín với các chuyên gia, chúng tôi thấy rằng cần phải một số việc. Một là, phải xây dựng sự đồng thuận về phác đồ điều trị cho bệnh nhân người Việt. Thứ hai, chúng ta phải có sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế y tế để người Việt mắc bệnh tự miễn có thể được hưởng lợi, nhất từ những cơ chế về thuốc điều trị.Thứ ba, chúng tôi sẽ thành lập các trung tâm ghi nhận và cảnh cáo để nhìn thấy được mô hình bệnh lý tự miễn tại Việt Nam. Thứ tư, chúng tôi đẩy nhanh các nghiên cứu cùng với các chuyên gia và Vinmec và VinUni về mô hình bệnh tật này tại Việt Nam.Đâu là hướng đi cho Việt Nam điều trị bệnh nhân mắc bệnh lý tự miễn?Phóng viên: Theo chia sẻ của ông, Việt Nam có khoảng 4 triệu người mắc bệnh lý tự miễn. Đây là con số không hề nhỏ, trong khi các phương pháp điều trị còn hạn chế. Ngành y tế cần làm gì?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Hiện thế giới ghi nhận hơn 100 bệnh lý tự miễn. Các bệnh hay gặp như viêm giáp tự miễn, bệnh lý về da như vẩy nến, đái tháo đường tuýp 1 ở người trẻ tuổi. Bệnh lý tự miễn có biểu hiện nặng nề hơn là bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm mạch, viêm da cơ...Các nhà quản lý Việt Nam chắc đã nắm con số tỷ lệ người mắc bệnh tự miễn. Vậy thì, câu chuyện mà Việt Nam phải giải quyết chính là phát hiện và điều trị và đưa những đối tượng này vào quản lý, điều trị. Tôi biết, ở Việt Nam còn nhiều vấn đề khác ưu tiên. Nhưng bệnh tự miễn cũng cần phải được ngành y tế quan tâm sau đại dịch Covid-19.Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh và Giáo sư Shimon Sakaguchi là nhà miễn dịch học và Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản.Phóng viên: Người mắc bệnh lý tự miễn tại Việt Nam liệu đã tiếp cận được các phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Việt Nam đã tiếp cận các phương pháp điều trị hiệu quả trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay chủ yếu dựa vào thuốc cổ điển như chống viêm, ức chế miễn dịch, điều hòa miễn dịch. Một số cơ sở hiện nay như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chúng tôi cũng áp dụng thuốc sinh học vào điều trị đích và cho thấy kết quả điều trị rất tốt, nhưng mặt trái là chi phí điều trị cao. Đó là điều bệnh nhân Việt Nam khó tiếp cận được.Phóng viên: Theo ông, chúng ta cần có một phương pháp bài bản thế nào để quản lý, điều trị những người mắc rối loạn tự miễn, trước khi rối loạn này chuyển thành bệnh lý?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Chúng tôi đang xây dựng một Trung tâm điều trị bệnh lý dị ứng tự miễn và ra đời Viện nghiên cứu về miễn dịch tại Vinmec. Viện này sẽ tập trung vào hai mảng chính là dị ứng, tự miễn và miễn dịch ung thư. Viện sẽ nghiên cứu, ghi nhận cảnh báo để có cái nhìn toàn cảnh về mô hình bệnh tật bệnh tự miễn và các bệnh lý liên quan, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp can thiệp.Chúng tôi cũng mong mong muốn triển khai nghiên cứu mang tính đột phá để đưa ra được những liệu pháp điều trị mới, phân tầng nguy cơ sớm hơn và điều trị đích phù hợp hơn cho người Việt.Thứ hai, chúng tôi xây dựng lộ trình để làm sao có được thuốc mới, thuốc đích đã được Cơ quan quản lý về dược phẩm thuốc của hoa kỳ (FDI) cấp phép, để sớm đưa vào điều trị cho bệnh nhân.Tuy nhiên, đây là một vấn đề không chỉ của Vinmec làm được, mà là vấn đề mang tính chất quản lý Nhà nước, của ngành y tế, đòi hỏi sự chung tay của các nhà khoa học trong toàn quốc. Chúng tôi cũng mong rằng sẽ có những hướng tiếp cận phù hợp, có những cuộc làm việc chung giữa các nhà khoa học để đưa ra những hướng dẫn riêng cho người Việt.Chúng tôi đang xây dựng một Trung tâm điều trị bệnh lý dị ứng tự miễn và ra đời Viện nghiên cứu về miễn dịch tại Vinmec. Viện này sẽ tập trung vào hai mảng chính là dị ứng, tự miễn và miễn dịch ung thư. Viện sẽ nghiên cứu, ghi nhận cảnh báo để có cái nhìn toàn cảnh về mô hình bệnh tật bệnh tự miễn và các bệnh lý liên quan, từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp can thiệp.Tiến sĩ Nguyễn Văn ĐĩnhPhóng viên: Theo ông, những đối tượng nào nên đi khám sàng lọc sớm để có được những can thiệp, điều trị sớm?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Vinmec đã triển khai một gói khám sàng lọc miễn dịch sau Covid-19 và chúng tôi thấy, có rất nhiều bệnh nhân lưu hành kháng thể kháng nhân. Chi phí sàng lọc không đắt, chừng hơn 1 triệu đồng.Nếu những ai có những triệu chứng kéo dài của Covid-19 như ho kéo dài, đau khớp, ban da, rụng tóc, viêm giáp tự miễn, mệt mỏi sau Covid-19 thì nên đi sàng lọc.Có một số bệnh nhân có thể phục hồi các rối loạn, nhưng có những trường hợp để lâu không can thiệp sẽ gây ra bệnh toàn phát, gây ra tổn thương nội tạng. Như vậy, tầm soát sớm, điều trị sớm là cách đơn giản, ít tốn kém nhất.Phóng viên: Thu nhập của người dân Việt Nam hiện nay để tiếp cận thuốc điều trị đích là một rào cản lớn. Theo ông, chúng ta cần làm gì để giải quyết bài toán phòng tránh bệnh lý tự miễn? Tầm soát sớm là phương án khả thi nhất phải không ạ?Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh:Để điều trị hiệu quả, chúng ta có 2 giải pháp. Giải pháp tạm thời, chúng tôi nghĩ rằng các nhà khoa học các nhà lâm sàng cần phải ngồi lại với nhau đưa ra hướng dẫn điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và và sẽ cần sự can thiệp của Bộ Y tế. Hiện nay hầu hết các thuốc điều trị đích chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ. Do đó, phải có chính sách các bệnh nhân nghèo được hỗ trợ bảo hiểm y tế.Nếu chúng tôi ngồi lại với nhau, chúng ta sẽ xác định rõ bệnh nhân nào cần phải điều trị đích và khi nào cần điều trị đích. Chúng tôi mong muốn tạo ra sự công bằng và việc điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.Thứ hai, chúng ta có thể đưa nhà máy sản xuất thuốc đích về Việt Nam sử dụng hệ thống công nghệ, con người Việt Nam để giảm giá thành thuốc, giống như Ấn Độ. Lúc đấy, có thể nhiều người sẽ được tiếp cận thuốc điều trị đích?Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh!
https://nhandan.vn/tien-si-nguyen-van-dinh-dung-bo-qua-nhung-roi-loan-tu-mien-hau-covid-19-post789428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "bệnh lý rối loạn tự miễn", "hậu Covid-19", "rối loạn miễn dịch", "Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh", "Tuần lễ khoa học" ] }
Phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi ở Lai Châu
NDO -Từ ngày 22-25/4, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội tổ chức tư vấn, khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ hở vòm miệng, hở môi, sẹo xấu trên môi có đủ điều kiện phẫu thuật tại Lai Châu. Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Cụ thể tại Lai Châu, ngoài việc khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 trẻ, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cũnghỗ trợ mỗi cháu một triệu đồng chi phí đi lại và tiền ăn trưa là 300 nghìn đồng/ngày. Ngoài ra đơn vị đã trao 65 suất quà tri ân cho các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, gia đình chính sách trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội cho biết: Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, bệnh viện triển khai nhiều hoạt động tri ân tại các tỉnh Tây Bắc nói chung và Lai Châu nói riêng như tư vấn, khám, chăm sóc răng miệng và tri ân 700 cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong và 2.500 học sinh; tặng quà cho 200 học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bồi dưỡng kiến thức răng mặt cho hơn 500 cán bộ quản lý; điều trịphẫu thuật miễn phí cho 100 trẻ hở môi vòm miệng...Trao hỗ trợ cho gia đình các cháu được phẫu thuật trong dịp này.Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lai Châu Tống Thanh Hải khẳng định, hoạt động khám sàng lọc và phẫu thuật miễn phí cho 32 cháu cũng như hoạt động tri ân, tặng quà thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhằm tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; đồng thời, giúp đỡ, chia sẻ, giảm bớt khó khăn về chi phí chữa bệnh cho gia đình các em, mang lại nụ cười để trẻ phát triển toàn diện, nâng cao giá trị cuộc sống. Đồng chí mong muốn, bệnh viện tiếp tục quan tâm, là cầu nối để triển khai các chương trình khám, chữa bệnh miễn phí; có nhiều hơn nữa các hoạt động ý nghĩa cho các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn.Đây là hoạt động trong chuỗi các hoạt động tri ân hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Tuyến, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ (Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội) cho biết, trong chương trình lần này, bệnh viện cử lực lượng y, bác sĩ có chuyên môn cao để tiến hành phẫu thuật cho các cháu và người dân.Sau khi tư vấn, thăm khám, tùy vào bệnh lý từng trường hợp, các bác sĩ sẽ cho mổ ngay hoặc hẹn chờ đến đợt. Ca phức tạp sẽ được đưa về Hà Nội chữa trị.
https://nhandan.vn/phau-thuat-mien-phi-cho-32-tre-ho-vom-mieng-ho-moi-o-lai-chau-post805872.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Lai Châu", "Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội", "hở môi", "hở vòm miệng", "phẫu thuật miễn phí" ] }
Cảnh báo tình trạng uốn ván sơ sinh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đác Lắc
NDO -NDĐT - Chỉ chưa đầy hai tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Đác Lắc đã liên tiếp ghi nhận bốn trường hợp uốn ván sơ sinh, trong đó có hai trường hợp đã tử vong và hai trường hợp đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc trong tình trạng nguy kịch.
Các trường hợp uốn ván sơ sinh này đều xảy ra trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), người mẹ sinh tại nhà và được “bà mụ vườn” dùng lưỡi dao lam cắt rốn dẫn đến bị uốn ván. Đây thực sự là hồi chuông cảnh báo tình trạng uốn ván sơ sinh đang gia tăng trong vùng đồng bào DTTS ở Đác Lắc.Mới đây nhất là vào ngày 19-2 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc đã tiếp nhận bé Y Đa Phúc Byă, sinh ngày 10-2-2017, trú tại buôn Ea Mtá, xã Ea Bhốc, huyện Cư Kuin nhập viện trong tình trạng sốt cao, co giật, bỏ bú. Sau khi thăm khám, kiểm tra xác định bé bị uốn ván rốn đã ủ bệnh trước đó bảy ngày, các bác sĩ đã tiêm huyết thanh chống uốn ván, thuốc chống co giật và cách ly cháu bé trong lồng ấp để điều trị.Bác sĩ Lê Đình Nhân, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc cho biết: “Hiện cháu bé đã giảm co giật, nhưng phản xạ kém, dịch nhầy nâu nhiều, thở bằng ô-xi phải nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn”. Còn theo người nhà của cháu bé, mẹ của bé Y Đa Phúc Byă sinh con tại nhà, do người thân trong gia đình đỡ đẻ và dùng dao lam cắt rốn dẫn đến việc bé bị nhiễm trùng uốn ván.Trước đó, ngày 13-2, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc cũng đã tiếp nhận và nỗ lực điều trị cho bé trai 10 ngày tuổi bị uốn ván sơ sinh do người mẹ sinh tại nhà. Hiện tại, sức khỏe cháu bé vẫn đang ở trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, nhiễm trùng máu và có nguy cơ tử vong cao. Chị H’Ngọc Byă, ở buôn Yang Reh, xã Yang Reh, huyện Krông Bông, mẹ cháu bé cho biết: Cháu bé sinh ngày 2-2-2017, là con đầu lòng của vợ chồng chị. Trước đó, trong quá trình mang thai, chị không tiêm vắc xin phòng uốn ván. Đến khi mang thai ở tuần thứ 36, chị H’Ngọc sinh non, lại sinh tại nhà và nhờ một “bà mụ vườn” ở địa phương đỡ đẻ và cắt rốn bằng dao lam không khử trùng. Sau khi sinh được sáu ngày, cháu bé bỏ bú, sốt cao liên tục và lên cơn co giật nên gia đình đã đưa bé vào bệnh viện điều trị trong tình trạng nguy kịch. Hiện nay, cháu bé vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc. Bác sĩ Hoàng Ngọc Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc chia sẻ: “Thông thường nhiễm trùng uốn ván có thời gian ủ bệnh càng ngắn ngày thì bệnh càng nặng. Đối với trường hợp cháu bé con của chị H’Ngọc, khi gia đình đưa cháu vào bệnh viện cấp cứu bệnh đã nặng nên tỷ lệ chữa khỏi là rất thấp”.Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng đầu năm 2017, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc đã tiếp nhận bốn trường hợp trẻ sơ sinh bị uốn ván, trong đó hai bé đã tử vong. Các bệnh nhân này đều sinh tại nhà và do các “bà mụ vườn” cắt dây rốn bằng dao lam dẫn đến nhiễm bệnh.Hai trường hợp bị uốn ván sơ sinh tử vong là một bé trai sinh ngày 31-12-2016, con của chị H’Mươl Ênuôl ở buôn Dung, xã Cư Êbur, thành phố Buôn Ma Thuột, được đưa vào điều trị tại cơ sở y tế ngày 5-1-2017 với chẩn đoán uốn ván rốn ủ bệnh năm ngày, nhiễm trùng huyết sơ sinh và tử vong vào ngày 11-1-2017. Trường hợp thứ hai là bé trai sinh ngày 15-12-2016, con của sản phụ H’Năn ở buôn Rung, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana. Bé được gia đình đưa vào viện ngày 22-12-2016 và được chẩn đoán uốn ván ủ bệnh bảy ngày. Theo gia đình bé, trước khi sinh H’Năn không đi khám thai cũng không được tiêm chủng. Khi sinh tại nhà được “bà mụ vườn” đỡ đẻ và đã dùng lưỡi dao lam cắt rốn rồi quấn rốn bằng băng khô. Mấy ngày sau khi sinh thì cháu bé có dấu hiệu sốt cao, co giật, được chuyển tới bệnh viện cấp cứu. Mặc dù được điều trị tích cực nhưng bệnh diễn biến nặng, cháu bé đã tử vong ngày 1-2-2017.Bác sĩ Lê Đình Nhân, Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu nhi và nhi sơ sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc cho biết: “Các trường hợp uốn ván rốn thường có tỷ lệ tử vong hơn 90% và các trường hợp này đều là đồng bào DTTS ở vùng sâu, không tiêm phòng trong thời gian mang thai và sinh đẻ tại nhà, dùng dao lam cắt rốn. Ngoài uốn ván rốn, sinh đẻ tại nhà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như bé bị ngạt, nhiễm trùng, bà mẹ dễ bị tai biến sản khoa…”Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đác Lắc cho biết: Đến nay, mạng lưới y tế ở Đác Lắc đã phát triển đến tận cơ sở, tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn đều có trạm y tế. Ngoài ra, các thôn, buôn đều có cán bộ hoặc cộng tác viên y tế phủ khắp. Bên cạnh đó, công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em nói riêng, đặc biệt làvận động phụ nữ mang thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván, thực hiện việc sinh đẻ tại các cơ sở y tế để phòng uốn ván sơ sinh cho trẻ vẫn được duy trì thực hiện… Thế nhưng, do trình độ dân trí thấp, một số phong tục tập quán lạc hậu chưa được xóa bỏ nên vẫn còn tình trạng sinh đẻ tại nhà và còn khoảng 10% phụ nữ trên địa bàn tỉnh không tiêm phòng uốn ván trong độ tuổi sinh sản dẫn đến xảy ra uốn ván sơ sinh, chủ yếu ở một số xã vùng sâu, vùng xa, người đồng bào DTTS.Theo lãnh đạo Sở Y tế Đác Lắc, để ngăn chặn các trường hợp uốn ván sơ sinh tương tự xảy ra trên địa bàn, trong thời gian tới sở sẽ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và cả hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản bà mẹ và trẻ em đến tận các xã, thôn, buôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS; trợ giúp chuyên môn cho đội ngũ những người trực tiếp đỡ đẻ ở các trạm y tế; tăng cường việc quản lý bà mẹ và trẻ sơ sinh… Ngành y tế Đác Lắc cũng khuyến cáo, khi sinh đẻ các bà mẹ cần tới trạm y tế xã, phường nơi gần nhất, tuyệt đối không nên dùng các dụng cụ thủ công để cắt rốn cho trẻ.
https://nhandan.vn/canh-bao-tinh-trang-uon-van-so-sinh-trong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-o-dac-lac-post287826.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [] }
Khánh thành Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên
NDO -NDĐT - Sáng 26-2, tại TP Buôn Ma Thuột, Sở Y tế tỉnh Đác Lắc đã tổ chức lễ khánh thành và đưa Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên (đổi tên từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Đác Lắc cũ) vào hoạt động khám, chữa bệnh cho người dân.
Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên có quy mô 1.200 giường bệnh (kế hoạch ban đầu là 800 giường), với vốn đầu tư gần 1.100 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Sở Y tế tỉnh Đác Lắc làm chủ đầu tư.Bệnh viện được khởi công xây dựng từ năm 2010, với diện tích mặt sàn hơn 70.000 m2 trong khuôn viên 12 ha. Theo kế hoạch ban đầu, dự kiến năm 2013, bệnh viện đi vào hoạt động nhưng năm 2011, bệnh viện nằm trong kế hoạch giảm vốn của T.Ư nên đầu tư nhỏ giọt, mãi đến năm 2015 mới có đủ vốn xây dựng và đến nay mới hoàn thành.Hiện nay, đây là bệnh viện lớn và hiện đại nhất khu vực Tây Nguyên với 38 khoa, phòng với nhiều trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh hiện đại. Để chuẩn bị cho bệnh viện vùng vào hoạt động, trong 5 năm qua, Sở Y tế Đác Lắc đã cử đội ngũ bác sĩ đi học, hiện đã bảo đảm trên 60% phó, trưởng khoa có trình độ chuyên khoa II hoặc tiến sĩ, đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 1.Bệnh viện đã triển khai khoảng 50 dịch vụ kỹ thuật cao của 13 chuyên khoa. Song song đó, hiện nay tỉnh đang tiếp tục đầu tư hơn 100 tỷ đồng mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân các tỉnh Tây Nguyên và hai nước bạn Lào, Campuchia.Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, Nguyễn Đại Phong cho biết, bệnh viện sẽ phát triển đều các chuyên khoa như hiện nay, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân tỉnh Đác Lắc nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh lân cận của hai nước bạn Lào và Campuchia nói chung. Đồng thời, chú trọng phát triển chuyên khoa tim mạch can thiệp, mổ tim hở, ung bướu, thận tiết liệu… Việc phát triển các chuyên khoa này để kịp thời cứu chữa cho người dân vì nếu phải chuyển xuống TP Hồ Chí Minh thì tỷ lệ tử vong cao.Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên đi vào hoạt động là cơ hội để người dân tỉnh Đác Lắc nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung được hưởng các ứng dụng các kỹ thuật y khoa hiện đại ngay tại địa phương, hạn chế tình trạng chuyển tuyến, góp phần tiết kiệm chi phí đi lại, ăn ở, điều trị bệnh cho bệnh nhân và tình trạng quá tải cho tuyến trên.Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên khám và điều trị bệnh cho bệnh nhân.
https://nhandan.vn/khanh-thanh-benh-vien-da-khoa-vung-tay-nguyen-post350815.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [] }
Ươm mầm hạnh phúc cho 100 cặp vợ chồng hiếm muộn
NDO -Chương trình Ươm mầm hạnh phúc năm 2023 với chủ đề “Ươm mầm hạnh phúc 10 mùa hoa” dự kiến sẽ hỗ trợ 100 cặp vợ chồng hiếm muộn có được đứa con đầu lòng sau nhiều năm săn con không thành.
Chương trình Ươm mầm hạnh phúc năm 2023 với chủ đề “Ươm mầm hạnh phúc 10 mùa hoa” là chương trình dành riêng cho các cặp vợ chồnghiếm muộncó hoàn cảnh khó khăn được chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm.Được khởi xướng từ năm 2014, đây là năm thứ 10 liên tiếp chương trình được tổ chức. Số lượng các trường hợp được hỗ trợ điều trị trong chương trình năm 2023 dự kiến là 100 cặp vợ chồng. Đây là số lượng cao nhất từ trước đến nay qua các mùa Ươm mầm hạnh phúc.Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, cố vấn cấp caoBệnh viện Mỹ Đứccho biết, Ươm mầm hạnh phúc là chương trình dành riêng cho các cặp vợ chồng đang mong con, khát khao một mái ấm đầy ắp tiếng cười trẻ thơ nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.Nhiều đôi vợ chồng từng đứng trước bờ vực hôn nhân và chịu nhiều tổn thương vì những định kiến của xã hội khi không sinh được con, cuộc sống của họ đã bước sang một trang mới từ khi tham gia Ươm mầm hạnh phúc."Đó là động lực để chúng tôi duy trì và mở rộng chương trình qua các năm với hy vọng mang lại niềm hạnh phúc trọn vẹn cho nhiều gia đình hơn", bác sĩ Phượng cho hay.Bác sĩ Lê Huy Khải siêu âm cho bệnh nhân tại IVFMD Buôn Ma Thuột.Các cặp vợ chồng tham gia chương trình Ươm mầm hạnh phúc 2023 sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí liên quan đến một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi (thuốc kích thích buồng trứng, thuốc chuẩn bị niêm mạc tử cung, thuốc hỗ trợ hoàng thể, chi phí chọc hút trứng, tạo phôi-nuôi cấy phôi, trữ lạnh phôi, chuyển phôi đông lạnh).Theo bác sĩ Phượng, đối tượng và tiêu chuẩn tham gia là các trường hợp đã được chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm bởi các bác sĩ chuyên ngành (làm việc tại một trong các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm được Bộ Y tế công nhận) và chưa có con chung, thời gian mong con hơn 1 năm và đã có giấy đăng ký kết hôn hơn 1 năm tại thời điểm nộp hồ sơ.Các trường hợp này chưa điều trị hoặc đã thất bại dưới 3 lần chuyển phôi, chưa đủ điều kiện kinh tế thực hiện thụ tinh ống nghiệm, tuổi vợ dưới 37, có dự trữ buồng trứng bình thường, không có phôi đông lạnh, kết quả siêu âm tuyến vú bình thường, vòi trứng không ứ dịch, tử cung không bất thường.Các trường hợp này cần có giấy xác nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn/hộ nghèo của chính quyền địa phương.Thời gian nhận hồ sơ tham gia chương trình từ ngày 16 đến 31/10. 100 hồ sơ được chọn lựa, phù hợp các điều kiện tham gia chương trình, sẽ chính thức bắt đầu quá trình điều trị từ ngày 16/11 tại các cơ sở IVFMD thuộc các bệnh viện tham gia chương trình gồm IVFMD Tân Bình, Bệnh viện Mỹ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh); IVFMD Phú Nhuận, Bệnh viện Mỹ Đức Phú Nhuận (Thành phố Hồ Chí Minh); IVFMD SIH, Bệnh viện Phụ Sản Quốc tế Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh); IVFMD Bình Dương, Bệnh viện đa khoa Phương Chi (tỉnh Bình Dương); IVFMD Buôn Ma Thuột, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); IVFMD Family, Bệnh viện đa khoa Gia Đình (thành phố Đà Nẵng).Từ năm 2014 đến nay, Ươm mầm hạnh phúc đã trải qua 9 mùa ươm mầm thành công, cùng đồng hành với gần 500 cặp vợ chồng mong con có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ chạm đến ước mơ gia đình hạnh phúc.Năm 2022, chương trình tiếp nhận thăm khám và điều trị cho 79 trường hợp đủ tiêu chuẩn tham gia, có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm nhưng chưa đủ điều kiện kinh tế để điều trị. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 46 trường hợp có thai diễn tiến, 11 trường hợp vẫn còn phôi đông lạnh (bao gồm đã chuyển phôi và đang chờ kết quả beta). Các trường hợp chưa chuyển phôi hoặc chuyển phôi nhưng chưa có thai đã quay lại một trong các cơ sở của hệ thống IVFMD để tiếp tục điều trị và chuẩn bị chuyển phôi đông lạnh.
https://nhandan.vn/uom-mam-hanh-phuc-cho-100-cap-vo-chong-hiem-muon-post776803.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "ươm mầm hạnh phúc", "hiếm muộn", "vợ chồng vô sinh", "Bệnh viện Mỹ Đức" ] }
Giải pháp trí tuệ nhân tạo phát hiện ung thư vú của Việt Nam đoạt giải
NDO -Vượt qua 2.200 chuyên giatrí tuệ nhân tạo(AI) trên toàn thế giới, Nguyễn Hồng Đăng, chuyên gia của Trung tâm Không gian mạng Viettel (Viettel Cyberspace) - đơn vị thành viên của Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), đã giành Giải Nhất tại cuộc thi “Phát hiện ung thư vúqua sàng lọc nhũ ảnh”.
Cuộc thi do Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (RNSA) tổ chức và phát động trong cộng đồng chuyên gia AI và khoa học dữ liệu lớn nhất thế giới trên nền tảng Kaggle.Giải pháp AI do Nguyễn Hồng Đăng phát triển có thể tự động nhận diện các dấu hiệu bệnh ung thư tuyến vú từ một vùng rất nhỏ trong nhũ ảnh. Giải pháp này có thể tích hợp vào hệ thống hỗ trợ phân tích nhằm cải thiện tính chính xác trong việc chẩn đoán và khám, chữa bệnh.Theo đánh giá của ban giám khảo, giải pháp của Nguyễn Hồng Đăng đã giải quyết được tình trạng mất cân bằng dữ liệu trong huấn luyện mô hình AI. Trong tệp dữ liệu mà cuộc thi đưa ra, tỷ lệ mẫu ung thư ác tính được gán nhãn chỉ chiếm khoảng 2% tổng số lượng mẫu, trong khi số lượng mẫu còn lại được gán nhãn lành tính hoặc bình thường chiếm 98%. Tình trạng mất cân bằng dữ liệu này có thể khiến cho trí tuệ nhân tạo dự đoán sai.Ông Nguyễn Mạnh Quý, Giám đốc Viettel Cyberspace chia sẻ: “Chúng tôi đang hoàn thiện giải pháp thành một dịch vụ trên nền tảng Viettel AI Platform. Các bệnh viện, tổ chức y tế, cá nhân hoàn toàn có thể tiếp cận và sử dụng vào công việc. Giải pháp này sẽ tối ưu được thời gian và chi phí so với việc tự nghiên cứu mô hình AI”.Để có thể chiến thắng tại cuộc thi, Nguyễn Hồng Đăng đã có sự hỗ trợ lớn từ Viettel Cyberspace khi kế thừa các tri thức nghiên cứu AI của Trung tâm và được sử dụng hạ tầng siêu máy tính nằm trong top 500 máy tính mạnh nhất thế giới, có hiệu năng tính toán đạt 20 Petaflops (20 triệu tỉ phép tính/giây) để tìm ra giải pháp, tối ưu thuật toán.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất trên toàn cầu. Sàng lọc ung thư vú đã được chứng minh giảm tỷ lệ tử vong do ung thư lên đến 40%, trong đó công cụ trí tuệ nhân tạo có tiềm năng làm cho quá trình sàng lọc trở nên có giá trị và hiệu quả hơn.
https://nhandan.vn/giai-phap-tri-tue-nhan-tao-phat-hien-ung-thu-vu-cua-viet-nam-doat-giai-post753635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Giải pháp", "trí tuệ nhân tạo", "phát hiện", "ung thư vú", "Việt Nam", "đoạt giải", "AI", "Nguyễn Hồng Đăng", "Viettel Cyberspace", "AI tại Việt Nam" ] }
Tôn vinh 61 trí thức tiêu biểu ngành y và ra mắt Từ điển Bách khoa y học Việt Nam
NDO -Tôn vinh các trí thức tiêu biểu là hoạt động ý nghĩa nhân văn trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với trí thức, đồng thời thể hiện sự quan tâm, coi trọng, ghi nhận của Tổng hội Y học Việt Nam đối với trí thức có nhiều thành tích trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Sáng 20/12,Tổng hội Y học Việt Namtổ chức lễ tôn vinh trí thức tiêu biểu lần thứ 3 và ra mắt cuốn Từ điển Bách khoa y học Việt Nam.Theo GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nhằm đánh giá, ghi nhận công lao và tôn vinh thành tích của đội ngũ trí thức ngành y tế tiêu biểu có nhiều đóng góp, tích cực tham gia các hoạt động của Tổng hội, ngày 2/1/2019 Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam đã ký Quyết định số 01/QĐ-THYHVN ban hành Quy chế xét chọn tôn vinh trí thức tiêu biểu của Tổng hội Y học Việt Nam và định kỳ 2 năm tổ chức 1 lần, bắt đầu từ năm 2019.Để tổ chức sự kiện này, ngay từ đầu năm 2023, Tổng hội Y học Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động cụ thể. Theo đó, sau khi nhận được công văn của Tổng hội, các hội thành viên đã phối hợp, triển khai rất tích cực, với tinh thần trách nhiệm cao, xét chọn ở cấp hội thành viên theo nguyên tắc quy định, bảo đảm tính chính xác, công khai thành tích, ghi nhận đúng mức đóng góp của các trí thức.Tôn vinh, tặng hoa các trí thức tiêu biểu của Tổng hội Y học Việt Nam.Từ danh sách 88 trí thức từ các hội thành viên gửi đến, Hội đồng xét chọn Trí thức tiêu biểu của Tổng hội đã họp, xét chọn được 61 trí thức tiêu biểu theo đúng điều kiện và tiêu chuẩn quy định.Trí thứcngành y tếlà giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng đã được công nhận một trong các danh hiệu vinh dự cấp Nhà nước sau đây: Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; Thầy thuốc Nhân dân, Nhà giáo Nhân dân; Thầy thuốc Ưu tú, Nhà giáo Ưu tú; các danh hiệu cao quý khác của Nhà nước.Các trí thức tiêu biểu của Tổng hội được tôn vinh năm 2023 thực sự rất xứng đáng với danh hiệu vinh quang này, nó không chỉ mang đến niềm tự hào đối với chính bản thân người trí thức được tôn vinh và gia đình mà còn trở thành niềm vinh dự và trách nhiệm lớn lao đối với Tổng hội y học Việt Nam để tiếp tục quan tâm hơn nữa, làm tốt hơn nữa công tác tập hợp, đoàn kết và phát huy sức sáng tạo, trí tuệ của đội ngũ trí thức ngành y tế, các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý và chuyên môn vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.GS.TS Lê Gia Vinh, Phó Trưởng ban Biên tập Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên xuất bản cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam gồm 6.100 mục từ là dạng từ điển khái niệm; nghĩa là không những giải thích mục từ mà còn nêu lên cơ chế bệnh sinh, triệu chứng lâm sàng, điều trị, dự phòng nếu thuộc các mục từ bệnh học; còn những mục từ thuộc chuyên ngành cơ sở, xét nghiệm thì giải thích và nêu các ứng dụng vào thực tiễn, để việc sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất, phục vụ không những cho những cán bộ y tế mà còn cả cho quần chúng nhân dân có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan ghi nhận những đóng góp rất tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của toàn thể các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình biên soạn, thẩm định, nghiệm thu để hoàn thành 6.100 mục từ hiện diện trong cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam đầu tiên này.Hy vọng, cuốn Từ điển Bách khoa Y học Việt Nam do các nhà khoa học tham gia biên soạn với chất lượng cao sẽ giúp cho việc chuẩn hóa thuật ngữ, tra cứu, tham khảo, ứng dụng, đào tạo, nâng cao kiến thức y học để bảo vệ sức khỏe nhân nhân dân. Đó chính là mục tiêu của Bộ Y tế giao cho Tổng hội Y học Việt Nam và cũng là mong ước của các nhà khoa học được cống hiến công sức, trí tuệ của mình cho ngành y và cho xã hội.Nhân dịp này, Bộ Y tế trân trọng và ghi nhận công lao của các trí thức của Tổng hội y học Việt Nam và mong muốn các trí thức tiếp tục phát huy vai trò, trí tuệ, tài năng cống hiến cho lĩnh vực y tế, luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.Người đứng đầu ngành y tế cũng mong muốn Tổng hội Y học Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện, trở thành ngôi nhà chung quy tụ các trí thức là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý và lĩnh vực lâm sàng phát huy sự sáng tạo khoa học, có tiếng nói ngày càng mạnh mẽ hơn trong đổi mới cơ chế chính sách y tế, đề xuất các ý kiến nghiên cứu gợi mở cho Đảng, Nhà nước vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
https://nhandan.vn/ton-vinh-61-tri-thuc-tieu-bieu-nganh-y-va-ra-mat-tu-dien-bach-khoa-y-hoc-viet-nam-post788419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Tổng hội Y học Việt Nam", "ngành Y", "Từ điển Bách khoa y học Việt Nam" ] }
Bắc Ninh đình chỉ hoạt động hai cơ sở thẩm mỹ
NDO -Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Bắc Ninh vừa kiểm tra đột xuất, ra quyết định xử phạt hành chính 170 triệu đồng và đình chỉ hoạt động trong thời hạn 18 tháng đối với hai cơ sởthẩm mỹtrên địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Hai cơ sở thẩm mỹ bị xử phạt gồm: Dr. Han beauty center Bắc Ninh (thuộc Chi nhánh Công ty cổ phần Bệnh viện Hữu nghị quốc tế Hà Nội), địa chỉ tại khu dịch vụ 3, đường Nguyễn Thị Minh Khai, phường Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh) và cơ sở thẩm mỹ 108, địa chỉ số 85 đường Đỗ Trọng Vĩ ( phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh).Tin liên quanTrang bị kiến thức, bảo vệ bản thân khi phẫu thuật thẩm mỹTrong quá trình kiểm tra, Đoàn kiểm tra liên ngành y tế và Công an tỉnh Bắc Ninh tỉnh đã phát hiện các cơ sở đều có hành vi cung cấp dịch vụ thẩm mỹ khi chưa có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấpdịch vụ thẩm mỹgửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.Ngoài ra, tại cơ sở thẩm mỹ 108, đoàn còn phát hiện hành vi khám bệnh, chữa bệnh (thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế) khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.Đoàn kiểm tra liên ngành thống nhất ra quyết định xử phạt cơ sở thẩm mỹ Dr. Han beauty center Bắc Ninh 90 triệu đồng và cơ sở thẩm mỹ 108 (hộ kinh doanh cá thể) bị xử phạt 45 triệu đồng.Hai cơ sở đều bị xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động trong thời hạn 18 tháng.Cơ sở thẩm mỹ 108 còn bị xử phạt thêm 35 triệu đồng do có hành vi vi phạm khám bệnh, chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề. Ngoài ra, cơ sở cũng bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm được xác định là 500.000 đồng.
https://nhandan.vn/bac-ninh-dinh-chi-hoat-dong-hai-co-so-tham-my-post798884.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Bắc Ninh", "Cơ sở thẩm mỹ", "Vi phạm", "đình chỉ hoạt động", "phẫu thuật thẩm mỹ", "thẩm mỹ", "Dr. Han beauty center Bắc Ninh", "cơ sở thẩm mỹ 108" ] }
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có 2 bàng quang
NDO -Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học –Bệnh viện Evừa tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho người bệnh nữ có 2 bàng quang (bàng quang “thật” và bàng quang “giả” hay còn gọi là túi thừa bàng quang).
Người bệnh nữ (74 tuổi, Hà Nội) nhập viện vào khoa Bệnh nhiệt đới với biểu hiện của viêm đường hô hấp trên cấp: sốt cao, ho đờm, đau họng…Các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT và xác định ngoài bệnh viêm phế quản phổi, người bệnh còn mắc bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu: người bệnh có đến 2 bàng quang.Khi mắc túi thừa bàng quang, người bệnh sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng tiết niệu nhiều lần và rối loạn tiểu tiện do nước tiểu không chảy hết ra ngoài mà đọng lại…Mặc dù là một bệnh lý hiếm gặp nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu, thậm chí có nguy cơ cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm, bao gồm ung thư.Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh đã có triệu chứng bất thường ở hệ tiết niệu vài năm nay như tình trạng tiểu buốt, tiểu đêm nhiều (3-4 lần), tiểu nhiều lần vào ban ngày. Người bệnh nghĩ rằng mình chỉ mắc bệnh tiểu đêm thường gặp ở người già nên không đi khám…Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thế Thịnh, Khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E giải thích, túi thừa bàng quang là tình trạng xuất hiện túi phồng bất thường hình thành trên thành bàng quang. Túi này được hình thành do sự thoát vị của lớp niêm mạc bàng quang qua lớp cơ bàng quang. Túi thừa bàng quang có thể nằm ở bất kỳ vị trí nào trên bàng quang, nhưng phổ biến nhất là ở mặt sau. Các bác sĩ thận tiết niệu gọi trường hợp có 2 bàng quang này là bàng quang “thật” và bàng quang "giả", thực chất là túi thừa bàng quang.Túi thừa bàng quang được hình thành do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Nguyên nhân bẩm sinh thường do khiếm khuyết trong quá trình hình thành bàng quang của thai nhi.Nguyên nhân mắc phải thường gặp ở người lớn, do tắc nghẽn đường tiểu (sỏi bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt, xơ cứng cổ bàng quang, hẹp niệu đạo…), bệnh lý bàng quang thần kinh hay chấn thương bàng quang. Ở giai đoạn đầu, túi thừa bàng quang thường không có triệu chứng nào đặc hiệu, tuy nhiên khi thể tích của nó tăng dần, bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh, thường là do các biến chứng tại chỗ do túi thừa gây ra.Chia sẻ về mức độ nguy hiểm của túi thừa bàng quang, bác sĩ Nguyễn Thế Thịnh cho biết, các biểu hiện của túi thừa bàng quang rất đa dạng và túi thừa giống như "quả bom" có thể vỡ ra bất cứ lúc nào, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.Với trường hợp này, các bác sĩ đã lựa chọn phương pháp phẫu thuật nội soi cắt túi thừa bàng quang.Các bác sĩ lưu ý thêm về biến chứng nguy hiểm tại hệ thống tiết niệu là bởi không có lớp cơ nên chức năng tống xuất nước tiểu đọng trong túi thừa bàng quang kém, vì vậy mỗi lần đi vệ sinh, nước tiểu trong túi thừa không được tống hết nên có một lượng nước tiểu nhất định còn tồn đọng. Quá trình này kéo dài khiến túi thừa càng ngày càng căng lên, gây chèn ép cổ bàng quang và đè niệu đạo, dẫn đến các biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiểu tái đi tái lại, sỏi túi thừa, bí tiểu cấp và mạn tính, nguy hiểm nhất là ung thư bàng quang hay những biến đổi tiền ác tính.Ứ nước ở niệu quản và thận là những biến chứng thường gặp, gây suy giảm chức năng đường tiết niệu do hậu quả tắc nghẽn hay trào ngược. Khoảng 3-5% các trường hợp, có nguy cơ mắc biến chứng ung thư biểu mô tuyến của niêm mạc túi thừa bàng quang.Phần lớn người bệnh mắc túi thừa bàng quang được phát hiện ngẫu nhiên hay qua khám các triệu chứng không đặc hiệu của đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu máu, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Để phòng các biến chứng do túi thừa bàng quang gây ra, cần chú ý thăm khám theo dõi sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, để đánh giá chức năng của thận, ngoài siêu âm, có thể thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, nhằm có hướng xử trí kịp thời.Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời túi thừa bàng quang rất quan trọng, nhằm giảm những tác động do bệnh gây ra, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm của bệnh. Khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến ngay những cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện E để được khám và điều trị bệnh kịp thời, tránh những biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
https://nhandan.vn/phau-thuat-thanh-cong-cho-benh-nhan-co-2-bang-quang-post804775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Bệnh viện E", "Thừa bàng quang" ] }
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai về vụ gần 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì
NDO -Liên quan vụngộ độc sau khi ăn bánh mìmột cơ sở ở thành phố Long Khánh khiến gần 500 người nhập viện, ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long dẫn đầu đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai để hỗ trợ địa phương xử lý vụ việc.
Đại diện lãnh đạo Sở Y tếĐồng Naicho biết, vụ việc xảy ra vào chiều 30/4, đến 18 giờ cùng ngày thì một số người có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.Đến sáng 1/5, có khoảng 40 trường hợp nhập viện cấp cứu. Trong ngày, Trung tâm Y tế thành phố Long Khánh đã yêu cầu cơ sở bánh mì tại phường Xuân Bình ngưng hoạt động.Tiếp đó, đến chiều 1/5, số lượng người nhập viện tăng lên hơn 70 trường hợp nên lực lượng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đã xuống giám sát hoạt động cơ sở.Theo đó, tiệm bánh mì C.B buôn bán tại nhà, có xe bánh mì. Mỗi ngày trung bình bán hơn 1.000 ổ bánh mì vào buổi sáng và buổi chiều.Tính đến trưa 3/5, đã có có tổng cộng 487 ca vào các bệnh viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì thịt. Theo lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai, trong số 12 bệnh nhi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai có 2 ca nặng, phải thở máy kết hợp lọc máu.Ngoài ra, một bệnh nhi được người nhà đưa lên Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh điều trị với chẩn đoán viêm ruột, tiêu chảy cấp có mất nước nghi do vi trùng nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa.Trong khi đó, những ca còn lại đang điều trị ở các bệnh viện sức khỏe tạm ổn định trở lại.Lãnh đạo Sở Y tế Đồng Nai cho biết, đến sáng cùng ngày đã có tổng cộng 487 ca ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.Tại buổi làm việc, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cho rằng, việc điều tra, tìm cách xử lý là cần thiết nhưng quan trọng nhất là cứu chữa bệnh nhân, nhất là những trường hợp nặng. Do đó, ông đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện huy động y, bác sĩ, bổ sung thuốc men điều trị cho các bệnh nhân.Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế Đồng Nai cảnh báo người dân đã ăn bánh mì của tiệm C.B trong 2 ngày 30/4 và 1/5 nếu có triệu chứng thì phải đến cơ sở y tế gần nhất để được khám, điều trị kịp thời.Theo báo cáo của Sở Y tế Đồng Nai, tại thời điểm điều tra giám sát, tiệm bánh mì C.B do bà N.T.K.B làm chủ không có giấy phép kinh doanh tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh. Bà B. sử dụng giấy phép kinh doanh cấp cho người con gái đã đi nước ngoài có địa chỉ ở nơi khác.Ngoài ra, cơ sở cũng không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm, giấy khám sức khỏe.Số nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua đầu vào.Lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh thăm, trao quà hỗ trợ cho người thân bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.Trong ngày 3/5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các sở, ban ngành, chính quyền địa phương và các cơ sở y tế khẩn trương khắc phục hậu quả vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại thành phố Long Khánh.
https://nhandan.vn/bo-y-te-lam-viec-voi-dong-nai-ve-vu-gan-500-nguoi-bi-ngo-doc-sau-khi-an-banh-mi-post807740.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì", "500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì", "ngộ độc", "Bộ Y tế", "Đồng Nai", "ngộ độc bánh mì" ] }
Khoảng trống miễn dịch khiến trẻ em dễ nhiễm bệnh nặng khi trời rét đậm
NDO -“Tỷ lệ bệnh nhi đến khám đợt rét đậm có phần giảm so với trước, nhưng những trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay.
Bảo đảm không nằm ghép, điều trị tối đa cho các béNhững ngày thời tiếtrét đậm, rét hạivừa qua, các trường hợp đến khám cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương chủ yếu bị nhiễm cúm, RSV hoặc viêm phổi.“Số lượng trẻ đến khám vắng hơn so với trước, tình trạng bệnh lý mạn tính cần can thiệp có giảm hơn so với những ngày nắng ấm. Các trường hợp khám vào đêm cũng khám giảm hơn nhưng khi đến viện đều rơi vào tình trạng bệnh nặng, chủ yếu sốt cao, viêm long hô hấp, nhiễm virus, có vấn đề nôn, chảy tiêu hóa”, bác sĩ Điển nói.Để bảo đảm điều trị tốt nhất cho bệnh nhi, với những cháu bé nhập viện ban ngày, bệnh viện sẽ sắp xếp giường riêng, không cho nằm ghép chỉ một bệnh nhi và mẹ ở giường. Với các cháu cấp cứu vào đêm, kíp trực sẽ cố gắng tìm vị trí giường trống cho cháu nằm hoặc chủ động liên hệ cơ sở y tế khác như Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Hà Đông, hoặc cơ sở y tế tư nhân để các cháu có được vị trí nằm trong đêm.Trường hợp nặng sốt cao, kíp trực cố gắng lưu các cháu lại qua tình trạng và chờ sáng sắp xếp giường nằm điều trị.Để phòng những bệnh do thời tiết rét đậm, rét hại cho trẻ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển khuyến cáo, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, bố mẹ cố gắng cho con trong phòng ấm, tránh gió lùa để không bị ảnh hưởng lạnh vì trẻ nhỏ dễ tổn thương niêm mạc hô hấp.Thứ hai, cần cho trẻ ăn đồ ấm, đồ lỏng dễ tiêu, uống nước ấm để các cháu không bị mất nhiệt.Thứ ba, quần áo cho các cháu phải mặc đủ ấm. Trẻ sơ sinh mất nhiệt 25% liên quan vùng đầu nên phải đội mũ ấm, tránh mất nhiệt chung. Những cháu lớn hơn khi đi nhà trẻ, cố gắng có tất chân. Thời điểm nào có viêm long mũi phải vệ sinh sạch sẽ, xịt rửa mũi, nhỏ nước muối.Thứ tư, dịp gần Tết, nhiều gia đình di chuyển về quê. Để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần phải mặc đồ ấm cho trẻ, tránh mặc rất nhiều đồ và kẹp chặt cháu ngồi giữa gây ra tình trạng ngạt. Bố mẹ tìm khoảng thời điểm thời tiết cho con đi cho phù hợp và phải quan sát nhịp thở, hơi ấm của con mình trong quá trình di chuyển.Với những bà mẹ ở cữ, giữ ấm tránh gió lùa, tuyệt đối không được dùng sưởi than.Có khoảng trống miễn dịch ở trẻ“Cúm không chỉ xuất hiện vào mùa đông mà còn có trong mùa hè. Bệnh virus hợp bào hô hấp diễn biến quanh năm và ngay cả sốt xuất huyết cũng tăng cao vào mùa hè”, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định về sự thay đổi mô hình dịch tễ bệnh truyền nhiễm từ năm 2003 đến nay.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, diễn biến dịch tễ bất thường kể từ sau đại dịch Covid-19. Việc cách ly nhiều năm đã tạo ra khoảng trốngmiễn dịchcủa trẻ nhỏ, đặc biệt là các cháu sinh ra trong giai đoạn Covid-19 sẽ mất đi miễn dịch tự nhiên.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương.Tỷ lệ bệnh nhi được tiêm chủng đầy đủ cũng giảm xuống do cách ly xã hội khiến miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thụ động ít hơn thời điểm bình thường.Ngoài sự thay đổi mô hình của các bệnh lý truyền nhiễm, xu hướng bệnh lý không lây nhiễm như miễn dịch, thần kinh, đái đường, nội tiết chuyển hóa đang có xu hướng phải ứng phó. Việc ứng phó với những bệnh lý này đòi hỏi sự đầu tư liên quan nguồn lực, con người, cơ sở vật chất, thuốc men.Để giám sát bệnh này, Bệnh viện Nhi Trung ương đã có phương án giám sát hàng ngày để xem sự thay đổi của chỉ số dịch tễ với từng bệnh lý, liên tục phân tích mô hình bệnh tại các khoa, phòng.“Thí dụ, bệnh hô hấp hiện nay không chỉ viêm phổi, long hô hấp trên mà còn có cả dị tật bẩm sinh, bệnh lý mãn tính về hô hấp. Do đó, chúng tôi phải phân tích kỹ xem nhóm bệnh này diễn biến thế nào và có kế hoạch ứng phó. Điều này không chỉ một đơn vị chuyên môn làm được mà phải có nhóm hoạt động. Thí dụ, năm 2023, chúng tôi thành lập nhóm điều trị đột quỵ. Nhờ đó, những em bé không may bị đột quỵ não ngay lập tức các bác sĩ hội chẩn, xử trí kịp thời và nhiều cháu được cứu chữa dựa trên mô hình nhóm động nhóm”, bác sĩ Điển cho hay.Cũng theo ông Điển, hiện bệnh đái đường tuýp 1 có xu hướng tăng cao hơn, cần phải phổ biến kiến thức với mọi người.
https://nhandan.vn/khoang-trong-mien-dich-khien-tre-em-de-nhiem-benh-nang-khi-troi-ret-dam-post793533.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "mô hình bệnh tật thay đổi", "bệnh truyền nhiễm", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "bệnh không lây nhiễm", "Covid-19" ] }
Bệnh viện ngoài công lập đầu tiên thành lập Ngân hàng Mô
NDO -Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 trở thành một đơn vị cùng với Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đồng hành tuyên truyền vận động thu nhận giác mạc để đem lại ánh sáng cho những người bệnh không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra.
Ngày 13/6, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 tổ chức “Lễ ra mắt Ngân hàng mô và Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người thuộc Bệnh viện Mắt Hà Nội 2.Ngân hàng Mô của Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 (https://eyebank.vn) được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động ngày 29/2/2024 theo quyết định số 06/BYT-GPHĐNHM với vai trò tuyên truyền, thu nhận bảo quản giác mạc, củng mạc và màng ối. Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 trở thành một đơn vị cùng với Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung ương đồng hành tuyên truyền vận động thu nhận giác mạc để đem lại ánh sáng cho những người bệnh không may bị mù do các bệnh lý giác mạc gây ra.Tin liên quanMở rộng mạng lưới vận động hiến tặng mô, tạng: Phải thay đổi từ nhận thức của cán bộ y tếĐược sự đồng ý của Hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cũng ra mắt Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người nhằm tuyên truyền, vận động người dân hiến mô tạng nói chung và giác mạc nói riêng.PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người trao quyết định thành lập Chi hội vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người.Dịp này, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cũng tổ chức “Lễ phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng, giác mạc, bộ phận cơ thể người” nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi" ngày 19/5 vừa qua và triển khai các hoạt động vận độnghiến mô, tạng, giác mạc và bộ phận cơ thể người đến mọi tầng lớp nhân dân trong cả nước.Hiến giác mạc là một hành động cao cả, mang lại ánh sáng và hy vọng cho những người không may mất đi thị lực. Trong cuộc sống, đôi mắt không chỉ là cửa sổ tâm hồn, mà còn là công cụ quan trọng giúp chúng ta tiếp cận thế giới. Đối với những người không may bị khiếm thị, ánh sáng là một điều vô cùng quý giá và thiêng liêng. Chính vì vậy, việc hiến giác mạc không chỉ là một nghĩa cử cao đẹp, mà còn là món quà vô giá mà chúng ta có thể dành tặng cho những người cần đến nó.Kể từ ca hiến tặng giác mạc đầu tiên vào tháng 4/2007 của cụ bà Nguyễn Thị Hoa (ở Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình) đã hiến tặng giác mạc sau khi qua đời, cả nước đã ghi nhận 963 người hiến giác mạc trong đó tập trung chủ yếu tại tỉnh Ninh Bình, Nam Định đến nay đã có hơn 20 tỉnh thành trong cả nước đã có người hiến tặng giác mạc sau khi qua đời… Nhờ nguồn giác mạc hiến tặng này, nhiều người đã đượcghép giác mạc, trở lại cuộc sống lao động sinh hoạt bình thường.Theo ước tính Việt Nam hiện có trên 30.000 người mù do bệnh lý giác mạc, cần được thực hiện phẫu thuật ghép giác mạc để tìm lại ánh sáng.Dù phẫu thuật ghép giác mạc ở Việt Nam đạt trình độ tiên tiến, hiện đại, đội ngũ phẫu thuật viên ngày càng đông đảo nhưng do nguồn giác mạc khan hiếm, lượng hiến tặng giác mạc thời gian qua mới chỉ đáp ứng được số lượng rất nhỏ so với nhu cầu thực tế. Vì vậy, rất nhiều bệnh nhân đang phải chấp nhận sống trong cảnh mù lòa, chờ đợi vào nguồn giác mạc duy nhất từ người hiến sau khi qua đời.Các đại biểu phát động phong trào hiến đăng ký hiến tặng mô, tạng.Giáo sư, tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động chương trình đăng ký hiến mô, tạng sáng ngày 19/5 vừa qua, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 ra mắt Ngân hàng mô, thành lập Chi hội vận động hiến tạng thuộc Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người và phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng, giác mạc, bộ phận cơ thể người là hành động hết sức đúng đắn và kịp thời. Nó giúp đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của việchiến tặng mô, tạng, giác mạc.Hàng nghìn người bệnh đang chờ đợi một cơ hội để được nhìn thấy ánh sáng trở lại, để có thể tự mình đọc sách, ngắm nhìn gương mặt người thân, hay đơn giản chỉ là thấy được những sắc màu của cuộc sống. Trong số đó, có không ít trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước, đang ngày ngày mong mỏi một phép màu để có thể được học tập, vui chơi như bao bạn bè đồng trang lứa.Khi một người qua đời, nếu giác mạc của họ được hiến tặng, nó có thể sẽ mang lại ánh sáng cho hai người khác. Đây là một hành động nhân ái, góp phần mang lại sự sống mới cho những người bệnh. Bằng cách hiến giác mạc, chúng ta không chỉ giúp đỡ người bệnh, mà còn để lại một di sản quý giá cho cuộc đời, biến sự ra đi của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu ý kiến tại buổi lễ.Nhân sự kiện này, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn kêu gọi mọi người hãy lan tỏa thông điệp Hiến giác mạc - một hành động nhỏ, nhưng mang lại giá trị lớn lao, để mỗi người trong chúng ta đều trở thành một tấm gương sáng, góp phần mang lại ánh sáng và niềm hy vọng cho những người bệnh đang cần đến nó.Ngân hàng mô/giác mạc ra đời, không chỉ là nơi tiếp nhận, bảo quản và phân phối các mô, giác mạc được hiến tặng, mà còn là trung tâm nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực ghép mô, giác mạc.Thứ trưởng Trần Văn Thuấn khẳng định, Bộ Y tế cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác vận động hiến tặng mô, tạng và giác mạc. Mặt khác sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội để triển khai các chương trình, dự án liên quan, đảm bảo chương trình đạt được hiệu quả và bền vững.Với sự chung tay góp sức của toàn xã hội, chúng ta sẽ ngày càng có nhiều người sẵn sàng hiến tặng mô, tạng, giác mạc, góp phần cứu sống hàng nghìn mạng người và mang lại niềm hy vọng cho những bệnh nhân đang chờ đợi.
https://nhandan.vn/benh-vien-ngoai-cong-lap-dau-tien-thanh-lap-ngan-hang-mo-post814118.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Ngân hàng Mô", "ghép giác mạc", "hiến mô", "bộ phận cơ thể người", "Bệnh viện Mắt Hà Nội 2", "hiến tặng mô" ] }
Thận trọng khi tự dùng lá xạ đen điều trị khối u
NDO -11 năm uống xạ đen trị u tuyến mang tai,khối ukhông thuyên giảm mà còn tăng to hơn, làm ảnh hưởng tới khuôn mặt và sức khỏe người bệnh.
Phát hiện có u ở 2 bên mang tai to cỡ đầu ngón tay và lớn dần, nhưng ông N.T.C không đi khám. Nghe lời mách bảo, ông mua cây xạ đen về nấu nước uống hằng ngày nhiều năm dài. 2 năm gần đây, khối u to nhanh nhưng sợ phẫu thuật nên không vẫn chần chừ. Cho tới khi khối u khiến ông cảm thấy khó chịu, ông mới đi khám.Tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, sau khi thăm khám cho bệnh nhân, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Minh Trông, Đơn vị Đầu Mặt Cổ cho hay, bệnh nhân bị u tuyến mang tai ở cả 2 bên, với kích thước u bên trái 12cm, bên phải 3cm. Sau khi được tư vấn mức độ nguy hiểm của khối u nếu không loại bỏ, bệnh nhân đồng ý phẫu thuật.Bác sĩ Minh Trông và ê-kíp bác sĩ đơn vị Đầu Mặt Cổ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Sau khi rạch da, các bác sĩ nhìn thấy khối u đã 11 năm nên bám chặt dây thần kinh mặt và các mô tuyến mang tai.Sau 2 tiếng, ê-kíp đã tách dây thần kinh mặt mỏng như sợi chỉ ra khỏi u khổng lồ và mô tuyến mang tai, sau đó, bóc tách khối u tuyến mang tai trái, mang tai phải, cắt bớt da thừa và may thẩm mỹ.Bác sĩ Đoàn Minh Trông cho biết, u tuyến mang tai là sự phát triển mạnh mẽ của các tế bào dẫn đến khối u lành tính hoặc ác tính, thường không đau.Các tuyến nước bọt trên cơ thể gồm: tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, dưới lưỡi và các tuyến phụ trong khoang miệng.U tuyến mang tai chiếm 80% các khối u tuyến nước bọt, trong đó 20% ác tính. Các u lành tính kích thước lớn gây khó nuốt, chèn ép dây thần kinh mặt dẫn đến liệt mặt. Đa số các khối u mang tai dù lành hay ác đều có chỉ định phẫu thuật. Mức độ phẫu thuật sẽ dựa bản chất khối u và khuyến cáo của bác sĩ.Phẫu thuật khối u mang tai phức tạp, chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được bởi dây thần kinh số VII chi phối vận động cơ mặt. Các thao tác phẫu thuật phải tỉ mỉ, chính xác, bảo tồn đủ 5 nhánh dây thần kinh mặt. Nếu phẫu thuật viên không cẩn thận dễ gây đứt, dẫn đến liệt mặt, người bệnh không nhắm mắt, ngậm miệng và biểu hiện cảm xúc.Bác sĩ Trông cũng khuyến cáo, cây xạ đen ở Việt Nam có rất nhiều loại, nghiên cứu chưa đầy đủ dễ dẫn đến sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng, do vậy, người bệnh cần có sựhướng dẫn điều trịtừ nhân viên y tế trước khi dùng lá xạ đen để phòng và điều trị bệnh. Người dân không tự ý dùng các loại lá cây để điều trị khối u mà nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/than-trong-khi-tu-dung-la-xa-den-dieu-tri-khoi-u-post791156.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "cây xạ đen", "điều trị u", "bệnh nhân" ] }
Cần Thơ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long vẫn thiếu máu điều trị
NDO -Bước sang năm 2024, khu vực Cần Thơ và 10 tỉnhđồng bằng sông Cửu Longvẫn đang thiếu máu cho cấp cứu và điều trị, đặc biệt là dịp Tết cận kề.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, trong 3 tháng Tết, Viện Huyết học cần 120.000 đơn vị máu cho cấp cứu và điều trị. Đặc biệt, dịp này, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Cần Thơ vẫn chưa giải quyết được tình trạng tiếp nhận máu, nên Trung tâm mỗi tuần phải tiếp tục cung cấp 1.000 đơn vị máu cho Cần Thơ, vì vậy, nhu cầu máu tăng cao hơn các năm trước.Lý giải về lý dothiếu máu điều trịkéo dài tại khu vực này, Tiến sĩ Trần Ngọc Quế cho hay, từ tháng 3/2023, Bệnh Viện Huyết học-Truyền máu TP Cần Thơ không đấu thầu được hoá chất, sinh phẩm và đến tháng 6 cùng năm không mua được túi máu,…nên không tiếp nhận được máu, dẫn đến tình trạng thiếu máu cung cấp cho các bệnh viện ở Cần Thơ và 74 bệnh viện trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.Trước tình hình đó, Bộ Y tế chỉ đạo Trung tâm Máu Quốc gia, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Huyết học-Truyền máu TP Hồ Chí Minh cung cấp máu và các chế phẩm máu cho Cần Thơ.Tính từ tháng 3 đến tháng 12/2023, 3 đơn vị trên đã cung cấp cho Cần Thơ hơn 103.000 đơn vị máu và các chế phẩm máu. Riêng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cung cấp 50.000 đơn vị.Sang năm 2024, Cần Thơ mới khắc phục được thiếu sinh phẩm, hoá chất, nhưng chưa đấu thầu được quà tặng cho người hiến máu và tiếp tục có công văn gửi Trung tâm Máu Quốc gia đề nghị hỗ trợ cung cấp máu đến tháng 3.Theo Giám đốc Trung tâm Máu Quốc gia, do Cần Thơ không tiếp nhận được máu, nên Viện phải giải quyết. Tuy nhiên, việc lấy máu hộ đã tạo ra nghịch lý khi chi phí vận chuyển máu, trang thiết bị bằng đường hàng không rất lớn.Tiến sĩ Quế cho biết, do chi phí vận chuyển rất lớn, nên Trung tâm chỉ giải quyết được nhu cầu máu thông qua một số chương trình như Lễ hội xuân hồng, Chủ nhật Đỏ… còn lại để cho Ban Chỉ đạo các tỉnh làm."Chúng tôi không thể tiếp nhận thay mãi được. Về cơ bản, Bệnh Viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ phải phát triển lớn mạnh để đủ cung cấp máu cho cấp cứu và điều trị trong khu vực”, TS Quế nói.Khan hiếm máu trong dịp Tết Nguyên đán, nếu chỉ trông chờ vào nguồn máu cung cấp từ nơi khác mà không khắc phục được tình trạng thiếu hoá chất, sinh phẩm để tiếp nhận máu, trong trường hợp có tai nạn hàng loạt, hoặc cấp cứu thảm hoạ, thì lúc đó sẽ cực kỳ nguy hiểm.Tại kho của Trung tâm Máu Quốc gia luôn dự trữ khoảng 12.000-15.000 đơn vị máu, tuy nhiên, hiện nay số lượng đang sụt giảm vì hàng tuần vẫn phải cung cấp cho Cần Thơ 1.000 đơn vị.Vì vậy, để bảo đảm cho cấp cứu và điều trị trong dịp Tết, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương kêu gọi người dân hãy đến các điểm hiến máu cố định để hiến máu, đặc biệt người có nhóm máu O, A vì đây là hai nhóm máu đang thiếu.Tiến sĩ Quế bày tỏ, Trung tâm đang tìm mọi cách làm sao tiếp nhận lượng máu nhiều nhất để điều tiết cho các khu vực, cung cấp đủ cho các vùng sâu, vùng xa vào dịp Tết. Đặc biệt, kêu gọi người dân hiến tiểu cầu vì tiểu cầu chỉ lưu trữ được 5 ngày.Mỗi ngày, cả nước cần 5.500 người hiến máu, nhưng đến nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 80%, vì vậy rất cần và duy trì người hiến máu thường xuyên, người hiến máu nhắc lại.
https://nhandan.vn/can-tho-va-khu-vuc-dong-bang-song-cuu-long-van-thieu-mau-dieu-tri-post793112.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "thiếu máu điều trị", "Cần Thơ", "đồng bằng sông Cửu Long", "Trung tâm Máu Quốc gia" ] }
Giám sát tích cực để phát hiện sớm dịch bệnh tại cộng đồng
Hiện nay, nguy cơ lây lan, bùng phát các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bạch hầu, cúm gia cầm trên người là rất lớn. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, diễn ra chiều 10/4, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị, địa phương tiếp tục chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe người dân trên địa bàn.
Bộ Y tế cho biết, thời gian qua với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các bộ, ban, ngành, chính quyền các địa phương, công tác phòng chống các dịch bệnh ở nước ta đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.Tuy nhiên, bối cảnh chung của thế giới và ở Việt Nam cho thấy một số bệnh như sởi, ho gà đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc và có xu hướng gia tăng tại một số địa phương; một số bệnh ghi nhận số mắc ở mức cao như tay chân miệng, sốt xuất huyết. Đặc biệt, Việt Nam đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại tỉnh Khánh Hòa và trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2) tại tỉnh Tiền Giang.Theo số liệu thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Lũy kế đầu năm 2024 đến nay, cả nước có hơn 10 nghìn ca mắc bệnh tay chân miệng, số mắc chủ yếu ghi nhận trong các cơ sở giáo dục mầm non, với hơn 90% số trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh; sốt xuất huyết ghi nhận gần 14.500 ca (giảm 41,9% so với cùng kỳ năm 2023)...Đối với các bệnh có vắc-xin dự phòng, cả nước ghi nhận 130 ca mắc bệnh sởi (tăng 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2023); ho gà 118 ca mắc (tăng 6,8 lần so với cùng kỳ năm 2023). Cục trưởng Y tế dự phòng Hoàng Minh Đức cho biết, công tác phòng chống các bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, một số bệnh có vắc-xin dự phòng, cúm gia cầm trên người ở nước ta còn gặp không ít khó khăn, thách thức như: Chưa huy động được sự phối hợp, chủ động của các ban, ngành, đoàn thể tham gia; sự phối hợp, giám sát dịch tại các cơ sở giáo dục mầm non chưa hiệu quả; chương trình mục tiêu không còn, dẫn đến hệ thống cộng tác viên tuyên truyền loại bỏ bọ gậy, chiến dịch vệ sinh môi trường phun diệt muỗi gặp khó khăn, trong khi đó không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc-xin phòng bệnh.Đặc biệt, với các bệnh có vắc-xin phòng bệnh, khó khăn lớn nhất hiện nay là tỷ lệ tiêm vắc-xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng giảm trong giai đoạn Covid-19. Trong khi đó, các bệnh sởi, ho gà có tính lây truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu rất cao (>95%) tại cộng đồng.Riêng bệnh bạch hầu, khả năng miễn dịch bị suy giảm và không có tác dụng bảo vệ suốt đời, cần phải tiêm nhắc lại vắc-xin để duy trì khả năng bảo vệ. Ngoài ra, nguồn gây bệnh từ động vật nên ngành y tế không thể đơn phương kiểm soát, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều ngành, đơn vị.Từ thực tiễn công tác phòng chống nguy cơ bùng phát dịch bệnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho rằng Bộ Y tế cần thường xuyên cập nhật và hướng dẫn các nội dung chuyên môn phù hợp với tình hình thực tế như: Hướng dẫn thành lập và hoạt động của các đội xung kích diệt bọ gậy hoặc cộng tác viên về phòng chống sốt xuất huyết; định mức kinh tế kỹ thuật về vật tư, hóa chất, nhân lực, kinh phí cho hoạt động phòng chống sốt xuất huyết nói riêng và các bệnh do côn trùng truyền sang nói chung để các địa phương thực hiện theo đúng quy định.Đồng thời, Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện trung ương nhập thông tin ca bệnh vào phần mềm theo quy định tại Thông tư 54/2015/TT-BYT hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm đúng quy định.Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, UBND các tỉnh, thành phố cần bố trí đủ kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng tại địa phương; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống dịch, nhất là huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.Mặt khác, ngành y tế tại địa phương tham mưu UBND tỉnh, thành phố triển khai quyết liệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024; giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động triển khai hiệu quả giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, cộng đồng và các cơ sở y tế để xử lý kịp thời; kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, nhất là hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong do các bệnh truyền nhiễm.Toàn ngành triển khai tốt công tác tiêm chủng thường xuyên, hằng tháng cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó tập trung tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho trẻ là đối tượng tiêm chủng của năm 2023 chưa được tiêm chủng đầy đủ trong thời gian bị ảnh hưởng do dịch Covid-19.Người đứng đầu ngành y tế yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế hướng dẫn, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ kỹ thuật về xét nghiệm cho các đơn vị y tế địa phương; giám sát, hỗ trợ, nâng cao chất lượng và tỷ lệ tiêm chủng các loại vắc- xin, phòng chống các bệnh có nguy cơ bùng phát hoặc có số tử vong cao như dại, sởi, bạch hầu...; nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, yếu tố nguy cơ, dự báo dịch của những bệnh truyền nhiễm, những yếu tố và quy luật phát triển của bệnh dịch mang tính đặc thù trong khu vực.Các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
https://nhandan.vn/giam-sat-tich-cuc-de-phat-hien-som-dich-benh-tai-cong-dong-post804112.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Bệnh bạch hầu", "Bộ Y tế", "Sốt xuất huyết" ] }
Phát động cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Giáo sư, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ
NDO -Ngày 12/4, tại Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì lễ phát động cuộc thi “Tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ”.
Tiến sĩ Hoàng Đình Cảnh, Viện trưởng Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương cho biết, cuộc thi là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ cácViện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùngvà là dịp để thể hiện tình cảm, trách nhiệm, sự tri ân đối với Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam, là viện trưởng đầu tiên của Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương.Đây là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống về lĩnh vực phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng y học nói riêng và cho toàn ngành y tế dự phòng nói chung.Cuộc thi cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, học sinh, sinh viên; nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào học tập, nghiên cứu trong sinh viên và cán bộ ngành y.Theo Ban tổ chức, cuộc thi được mở rộng cho mọi đối tượng dự thi. Bài thi viết của các cá nhân trả lời câu hỏi của Ban tổ chức; thể hiện sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp khoa học, những cống hiến to lớn của Giáo sư Đặng Văn Ngữ đối với sự nghiệp sốt rét, ký sinh trùng nói riêng, đối với y tế dự phòng nói chung và đối với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.Hình ảnh, tư liệu minh chứng gồm: kỷ vật, video, clip, ảnh, sách, tài liệu nghiên cứu khoa học, tác phẩm, thư, bản nhạc, bài hát, thơ …Ban tổ chức khuyến khích cá nhân, tập thể trao tặng hiện vật, kỷ vật gửi dự thi để phục vụ trưng bày, lưu giữ, tuyên truyền giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ.Thời gian nhận bài dự thi bắt đầu tính từ ngày 12/4 và hạn cuối cùng nộp sản phẩm dự thi về Ban tổ chức là ngày 31/7/2023 (tính theo dấu bưu điện).Nơi nhận: Phòng Tổ chức-Cán bộ, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, số 34 Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Ban Giám khảo cuộc thi tổ chức chấm theo tiêu chí, thang điểm quy định.Phát biểu tại buổi lễ, Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh - con trai cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ - chia sẻ, 56 năm qua, ông vẫn nhớ tới cha mình và cảm nhận cha đang đi công tác ở đâu đó. Giáo sư Đặng Văn Ngữ mất đi nhưng tinh thần và giá trị khoa học trong chăm sóc sức khỏe nhân dân còn mãi mãi.Hôm nay, ông bày tỏ sự xúc động khi Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương phát động cuộc thi này."Việc phát động cuộc thi tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của cha tôi như là mạch nguồn để ông tiếp tục sống trong lòng các đồng nghiệp, cộng sự các thế hệ kế tục sự nghiệp của cha tôi. Xin chúc cho cuộc thi thành công tốt đẹp, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân mà cha tôi suốt đời theo đuổi cho tới khi nhắm mắt, xuôi tay", Nghệ sĩ nhân dân Đặng Nhật Minh bày tỏ.Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng Lao động cùng Giải thưởng Hồ Chí Minh về 2 công trình bào chế dung dịch penicilin sử dụng chữa vết thương trong kháng chiến chống Pháp và điều tra về loài muỗi sốt rét ở Việt Nam.Cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Ông sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu, Huế. Năm 1942, ông là Trưởng phòng thí nghiệm Ký sinh trùng và ông đã hoàn thành 19 công trình nghiên cứu khoa học nổi tiếng.Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc, Giáo sư Đặng Văn Ngữ là người đã nghiên cứu thành công cách sản xuất ra thuốc Penicillin - loại kháng sinh đóng vai trò to lớn trong điều trị chống nhiễm khuẩn.Năm 1955, Giáo sư Đặng Văn Ngữ sáng lập ra Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông tập trung nghiên cứu phòng, chống và điều trị căn bệnh sốt rét trên những cánh rừng Trường Sơn.Giáo sư, bác sĩ Đặng Văn Ngữ hy sinh ngày 1/4/1967 trong một trận B52 rải thảm ở Trường Sơn trong khi đang nghiên cứu về vaccine chống sốt rét.
https://nhandan.vn/phat-dong-cuoc-thi-tim-hieu-ve-cuoc-doi-su-nghiep-cua-giao-su-liet-si-dang-van-ngu-post747432.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ", "cuộc thi", "tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học", "ngành sốt rét-ký sinh trùng" ] }
Xử trí thế nào khi thấy người bệnh có dấu hiệu nhồi máu cơ tim?
NDO -Nhồi máu cơ tim (đột quỵ tim) là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể gây tổn thương cơ tim vĩnh viễn và tử vong. Nhận biết dấu hiệu để thực hiện các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim tại chỗ rất quan trọng với người bệnh.
Nhồi máu cơ tim là biến cố tim mạch nguy hiểmNiên giám thống kê của Bộ Y tế năm 2020 cho thấy,nhồi máu cơ timcấp (Acute myocardial infarction) thuộc top 10 bệnh lý gây tử vong cao nhất ở Việt Nam. Cũng theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong, cao hơn cả số người chết vì ung thư. Trong đó, có tới 85% là do nhồi máu cơ tim và đột quỵ.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Võ Anh Minh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào và có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Theo số liệu thống kê năm 2023, tỷ lệ nhồi máu cơ tim ở người trẻ đã tăng lên đến 10%.Nhồi máu cơ tim (MI), thường được gọi là “cơn đau tim”, là biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm, xảy ra khi do một hay nhiều nhánh động mạch vành bị tắc nghẽn, lưu lượng máu đến một phần cơ tim bị giảm hoặc ngừng hoàn toàn gây thiếu máu cơ tim đột ngột và hoại tử vùng cơ tim bị thiếu máu.Nguyên nhân dẫn đến hẹp lòng mạch vành đến từ sự lắng đọng cholesterol trong máu, gây tổn thương lớp lót trên thành mạch khiến vùng này bị viêm mãn tính. Khi đó, cơ thể tự sản sinh các phản ứng viêm, kéo theo một lượng lớn các tiểu cầu và tế bào miễn dịch tìm đến nhằm làm lành vết thương.Theo thời gian, các tế bào này liên kết với canxi và cholesterol tạo nên mảng xơ vữa trên thành mạch. Khi mảng xơ vữa bong ra sẽ làm tổn thương động mạch, đồng thời tạo thành huyết khối, gây cản trở dòng máu. Thậm chí, chúng có thể dẫn tới tắc nghẽn cục bộ, gây nhồi máu cơ tim.Bệnh thường diễn ra đột ngột, diễn tiến nhanh chóng và tiên lượng xấu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.Nhiều trường hợp bệnh nhân có những dấu hiệu bị nhồi máu cơ tim điển hình như đau thắt ngực, nặng ngực, mệt mỏi, khó thở, choáng váng, ngất xỉu… Tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh không có dấu hiệu nhận biết nhồi máu cơ tim đặc hiệu, dẫn đến chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị kịp thời.Các bước xử trí khi thấy người bệnh có dấu hiệu nhồi máu cơ timTùy vào mức độ mất cân bằng của cán cân cung cấp – nhu cầu oxy cơ tim cũng như cơ địa của từng bệnh nhân mà triệu chứng nhồi máu cơ tim có sự khác biệt nhất định.Có 13 biểu hiện nhồi máu cơ tim phổ biến gồm: Vùng ngực bị đau như có bị đè nén (nặng ngực); cảm giác đau mỏi khó chịu lan từ hàm đến lưng hoặc bụng; đổ mồ hôi lạnh (vã mồ hôi); cảm giác mệt mỏi bất thường là biểu hiện nhồi máu cơ tim; khó thở, nặng ngực, đôi khi hụt hơi; ợ nóng đi kèm khó tiêu (khó chịu ở vùng thượng vị); hoa mắt, chóng mặt đột ngột; cảm giác buồn nôn.Người bệnh có cảm giác hồi hộp, lo lắng hơn bình thường (cảm giác bồn chồn), tim đập nhanh là triệu chứng nhồi máu cơ tim thường gặp, mất nhận thức, tụt huyết áp đột ngột, ngất xỉu.Việc xử trí ban đầu rất quan trọng, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Võ Anh Minh khuyến nghị khi phát hiện người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, cần nhanh chóng liên hệ ngay cấp cứu, đồng thời thực hiện các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim tại chỗ.Đầu tiên, giữ bệnh nhân ở tư thế ngồi hoặc nằm, nới lỏng quần áo, thắt lưng, tránh tụ chung quanh người bệnh, nên giữ thông thoáng không gian quanh người bệnh, giúp máu lưu thông dễ dàng.Gọi điện thoại cấp cứu (115) ngay lập tức. Trường hợp không thể chờ xe cứu thương của bệnh viện gần nhất hỗ trợ, hãy chủ động thuê taxi hoặc tự chuyển người bệnh đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất.Cho bệnh nhân nhai/nuốt một viên aspirin trong khi chờ xe cấp cứu nếu bác sĩ cho phép. Aspirin có tác dụng ngăn ngừa tình trạng đông máu, giảm tổn thương tim. Lưu ý, không dùng aspirin cho bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh và không còn thở, tiến hành ép tim ngoài lồng ngực (Hồi sinh tim phổi - CPR) càng sớm càng tốt vì mỗi 1 phút chậm trễ, người bệnh có thể mất đi 10% cơ hội được cứu sống.Để phát hiện sớm nguy cơ nhồi máu cơ tim, mọi người cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, đặc biệt đối với đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao (người lớn tuổi, tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiền căn sử dụng chất kích thích…).Để hạn chế bệnh nhồi máu cơ tim, mọi người cần duy trì ăn uống lành mạnh, đa dạng, hạn chế chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri; tăng cường hoa quả tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ.Mọi người cần tập thể dục đều đặn, giữ cân nặng lý tưởng, tránh hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, nước ngọt có ga; kiểm soát căng thẳng; kiểm tra sức khỏe định kỳ; kiểm soát huyết áp và đường huyết.
https://nhandan.vn/xu-tri-the-nao-khi-thay-nguoi-benh-co-dau-hieu-nhoi-mau-co-tim-post810561.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "nhồi máu cơ tim", "đột quỵ tim", "dấu hiệu nhận biết", "xử trí", "phòng tránh đột quỵ tim" ] }
Gia Lai: Cảnh báo trẻ em tử vong do ăn thịt cóc
NDO -Ngày 12/1, Bệnh viện Nhi Gia Lai cho biết, Em S.T (SN 2018) đã qua cơn nguy kịch và hiện đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi Gia Lai. Em T. là 1 trong 3 em nhỏ trong vụ ngộ độc doăn thịt cócxảy ra vào ngày 11/1.
Theo đó, sáng 11/1, em S.N (sinh năm 2013) và 2 em là S.T (sinh năm 2018) và S.H (sinh năm 2020) (trú tại thôn Tào Roong, xã Ia Pal, huyện Chư Sê) chế biến thịt và trứng cóc ăn. Đến 11 giờ 30 phút cùng ngày, người nhà phát hiện 3 em nằm bất động trên nền nhà, tiểu tiện không tự chủ nên đưa vào Trung tâm Y tế huyện Chư Sê.Lúc vào viện 12 giờ cùng ngày, em S.N đã trong tình trạng ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp, đồng tử giãn tối đa, mạch không bắt được, huyết áp không đo được. Sau 30 phút hồi sức tích cực, tình trạng bệnh nhân không cải thiện, bệnh nhân tử vong, chẩn đoán do ngừng tuần hoàn, ngừng hô hấp ngoại viện do ngộ độc thịt cóc. Bác sĩ giải thích tình trạng cho người nhà và người nhà xin đưa về.Đối với 2 em SH và ST, sau khi xử lý cấp cứu ban đầu, tình trạng bệnh nhi nặng, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã chuyển cả 2 lên Bệnh viện Nhi Gia Lai để cấp cứu và điều trị. Riêng em S.H tử vong trước khi đến viện. Em S.T hiện đang được điều trị tích cực tại Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Nhi Gia Lai).Trước đó, vào ngày 11/10/2023, trên địa bàn huyện Chư Pưh cũng đã xảy ra 3 ca ngộ độc trứng cóc đều là trẻ em. Ba em nhỏ bị ngộ độc trú tại làng Tai Pêr (xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) gồm: Kpuih Ước (sinh năm 2016); Kpuih Run (sinh năm 2011) và Kpuih Suin (sinh năm 2014). Ba trẻ tự làm thịt cóc ăn sau đó lần lượt vào viện với các triệu chứng đau bụng, nôn ói nhiều, mệt, nhịp tim không đều…Bà Nguyễn Ngọc Thanh Trang, Trưởng phòng Nghiệp vụ tổng hợp Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Gia Lai cho biết: Chất độc trong cóc là hợp chất bufotoxin có ở nhựa cóc (tiết ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da) và nội tạng gan, trứng. Trong nhựa cóc và nội tạng gan, trứng chứa lượng độc tố rất cao. Độc tố trong cóc không bị nhiệt phân hủy. Chỉ phần thịt cóc (cơ cóc) không có chất độc.Theo bà Trang, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc là do thiếu hiểu biết về tác hại của cóc nên ăn cả da, gan và trứng cóc; không biết cách chế biến để loại bỏ hết da, nội tạng cóc, làm cho độc tố lẫn vào thịt cóc nên khi ăn bị nhiễm độc tố gây ngộ độc.Trung bình 1-2 giờ sau khi ăn thịt cóc bị nhiễm độc tố, người bị ngộ độc sẽ có triệu chứng buồn nôn, nôn ói, chướng bụng trên và đau bụng, hồi hộp, tim đập nhanh sau đó rối loạn nhịp tim, rung thất, trụy tim mạch, huyết áp lúc đầu cao sau đó tụt thấp. Trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể bị ảo giác, tứ chi tê dại, đổ mồ hôi, có thể khó thở, ngừng thở, ngừng tim và dẫn đến tử vong nếu không phát hiện cấp cứu kịp thời.“Cách xử trí khi phát hiện có dấu hiệu ngộ độc là gây nôn chủ động và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Để phòng ngộ độc thịt cóc thì an toàn nhất vẫn là không ăn thịt cóc”, bà Nguyễn Ngọc Thanh Trang khuyến cáo.
https://nhandan.vn/gia-lai-canh-bao-tre-em-tu-vong-do-an-thit-coc-post791830.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Gia Lai", "Cảnh báo", "trẻ em", "tử vong", "ăn thịt cóc" ] }
Loại bỏ u gan 10cm cho bệnh nhân nhiễm HIV
NDO -Bệnh nhân nam (51 tuổi, Thái Nguyên) nhiễm HIV 18 năm qua vừa được các Bác sĩ Khoa Ngoại gan mật-Tiêu hóa và ung bướu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương phẫu thuật thành công, cắt khối u gan 10 cm .
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trường Giang, Khoa Ngoại gan mật và tiêu hóa, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Bệnh nhân 51 tuổi, có khối u gan đường kính hơn 10 cm và đã sống chung vớiHIV18 năm.Trước khi nhập Khoa, bệnh nhân đã đi một vài cơ sở y tế khác và được giới thiệu đến Khoa Ngoại của chúng tôi phẫu thuật. Khi tiếp nhận bệnh nhân, Khoa đã hội chẩn và lên phương án phẫu thuật.Sau 4 tiếng phẫu thuật, bệnh nhân đã được cắt khối u gan thành công. Đây là một trong những bệnh nhân đặc biệt, đó là bệnh nhânviêm gan B, C, đồng nhiễm HIV."Có người đã khuyên chúng tôi là bệnh nhân đang ở giai đoạn muộn lại HIV nữa, sống được mấy, cố làm gì, cho về thôi… nhưng chúng tôi không làm như vậy. Chúng tôi nghĩ mọi người đều bình đẳng. Bởi chúng tôi tin ai cũng xứng đáng có một cơ hội bình đẳng để chiến đấu. Và thật vui mừng, sau phẫu thuật bệnh nhân đã khỏe mạnh bình thường", bác sĩ Trường Giang cho hay.Để người bệnh mắc viêm gan B không mắc phải các sai lầm đáng tiếc, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng Khoa Khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Tại Việt Nam, hơn 60% người ung thư gan liên quan đến mắc viêm gan B. Thông thường, người mắc viêm gan B mạn thường thấy khỏe mạnh và không có triệu chứng. Do đó người bệnh thường chủ quan và bệnh sẽ tiến triển nặng lên mà không hề hay biết.Chính vì vậy, người mắc viêm gan B cần tuân thủ lịch khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc gan mật. Điều này là vô cùng quan trọng, giúp cho người bệnh trao đổi với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình, cũng như phát hiện kịp thời giai đoạn bệnh để điều trị, ngăn ngừa các biến chứng suy gan, xơ gan, và ung thư gan xảy ra.Hiện tại, thuốc điều trị đặc hiệu viêm gan B là các thuốc kháng virus giúp ức chế virus viêm gan B. Có nhiều thuốc kháng virus khác nhau, phù hợp với từng người bệnh cụ thể nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để có được cách thức điều trị tốt nhất phù hợp với bạn.Nếu bạn là người lớn mắc viêm gan B cấp, khả năng tự hồi phục và thải sạch virus là 95% (coi như khỏi bệnh). Vì vậy bạn cần nghỉ ngơi và tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, không dùng các thuốc không rõ nguồn gốc (đặc biệt là các loại lá, thuốc bắc, thuốc nam...) vì có thể suy gan, suy thận do các thuốc không rõ nguồn gốc này.Nếu bạn mắc viêm gan B mạn, khả năng hồi phục và thải sạch virus có thể xảy ra nếu như bạn tuân thủ uống thuốc kháng virus hàng ngày và kéo dài nhiều năm. Quan trọng hơn là việc uống thuốc kháng virus kéo dài giúp cho bạn giảm thiểu nguy cơ xơ gan và ung thư gan trong tương lai.
https://nhandan.vn/loai-bo-u-gan-10cm-cho-benh-nhan-nhiem-hiv-post801840.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "u gan", "nhiễm HIV", "viêm gan B" ] }
Cần Thơ: Nhiều chuyên khoa phối hợp cấp cứu bệnh nhân tự đâm kéo vào cổ
NDO -Ngày 21/2, Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Trung ươngCần Thơcho biết, nhiều chuyên khoa đã phối hợp phẫu thuật cấp cứu lấy thành công dị vật là chiếc kéo dài 24cm đâm xuyên cổ (sâu khoảng 10cm) nam bệnh nhân bị mất thị lực (nghi tự đâm).
Bệnh nhân nam L.V.H., sinh năm 1980, ngụ tỉnh Sóc Trăng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu với tình trạng vết thương vùng hõm ức còn dị vật là chiếc kéo kim loại dài 24cm, vết thương thấu bụng 2cm. Tiền sử hai mắt bệnh nhân không còn thị lực khoảng 10 năm.Kết quả X-Quang và chụp cắt lớp vi tính ghi nhậndị vậtkim loại xuyên giữa cột sống ngực D1. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy dị vật và thám sát vết thương tủy sống.Theo trình tự, các bác sĩ nội soi thực quản bằng ống nội soi thấy không có tổn thương dọc theo ống thực quản qua vị trí kéo đâm xuyên từ trước vào thân sống ngực 1. Ê-kíp chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình tiến hành bóc tách, thấy đầu kéo nằm sát động mạch cảnh bên trái đâm xuyên vào giữa thân đốt sống ngực 1, đến màng cứng, tổn thương màng cứng, rỉ ít dịch não tủy, xử lý tổn thương dưới kính hiển vi. Vi phẫu thuật kéo dài 2 giờ 30 phút.Ê-kíp khoa Ngoại Tổng hợp tiếp tục thực hiện phẫu thuật mở bụng kiểm tra các cơ quan không tổn thương, lau rửa ổ bụng, tình trạng bệnh nhân ổn định được chuyển hậu phẫu theo dõi và chăm sóc ngoại khoa.Tình trạng hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, vết mổ khô, không sốt, không yếu liệt chi, đang được điều trị và chăm sóc tại Trung tâm Chấn thương chỉnh hình.
https://nhandan.vn/can-tho-nhieu-chuyen-khoa-phoi-hop-cap-cuu-benh-nhan-tu-dam-keo-vao-co-post796903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "Cần Thơ", "cấp cứu", "bệnh nhân", "tự đâm kéo vào cổ", "dị vật" ] }
Sương mù dày đặc, cần lưu ý các bệnh về hô hấp
NDO -Tình trạngsương mùbao phủ Thủ đô, độ ẩm cao trong sáng 2/2 sẽ có nhiều tác động tới sức khỏe, đặc biệt những người có bệnh lý nền, người cao tuổi và trẻ em.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sương mù là một trong số hơn 20 loại hình thiên tai thường gặp ở Việt Nam. Nguyên nhân xuất hiện sương mù, do sự chênh lệch về độ ẩm và nhiệt độ của không khí.Vào mùa đông, nhiệt độ không khí thấp và độ ẩm không khí cao kết hợp với tốc độ gió vào mùa đông rất yếu, thậm chí không có gió. Đây là 3 yếu tố quan trọng để hình thành sương mù.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ bởi sương mù độ ẩm trong không khí sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.Với độ ẩmkhông khínhư hiện này sẽ tác động tới những người vốn có vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… rất dễ xảy ra những đợt khởi phát bệnh cấp tính.Ngoài ra, hiện tượng sương mù còn lưu lại khói, bụi, các chất độc hại trong không khí sẽ nguy hại lớn cho sức khoẻ. Đặc biệt, trong thời điểm cận Tết nhu cầu tập trung đông người, đi lại cao nên có nguy cơ lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Liên Hương cho biết, thời tiết dày đặc sương mù, ẩm thấp như hiện nay là môi trường thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm như hô hấp, da liễu... phát triển. Nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh người cao tuổi, trẻ em và người mắc bệnh nền.Tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí sáng 2/2, ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay, tình trạng sương mù khá phổ biến tại miền bắc ở những vùng núi cao phía bắc như Lào Cai, Sapa, Mù Căng Chải, Nghệ An, Hà Tĩnh có hiện tượng sương mù."Ở Hà Nội, sáng nay có hiện tượng dày đặc, làm cản trở tầm nhìn là khá hiếm trong nhiều năm trở lại đây làm người dân thủ đô bất ngờ. Theo tôi, đây là một vấn đề của thời tiết, khí hậu chứ không phải do ô nhiễm môi trường", ông Tâm chia sẻ.Trong những ngày sương mù dày đặc, để giữ gìn sức khỏe Phó Giáo sư Trần Đắc Phu khuyến cáo người dân nên hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai. Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà thì nên đợi tan bớt sương mù để các chất độc trong không khí đã bay lên cao.Khi di chuyển ngoài đường, mọi người nên sử dụng khẩu trang y tế để ngăn chặn khí độc trong sương; không nên tập thể dục ngoài trời vào buổi sớm khi có sương mù.Khi ở trong nhà cần phải hút ẩm, mở điều hòa chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi gây bệnh cho gia đình.Ngoài ra, mọi người cần kịp thời đến cơ sở y tế khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp để tránh trở nặng và nguy hiểm. Người có vấn đề xương khớp, bệnh mạn tính cần chú trọng tới sức khoẻ khi có dấu hiệu cần đi tới cơ sở y tế khám ngay.Người dân cũng cần lưu ý không phơi quần áo ngoài trời sương để qua đêm, nên là hoặc sấy quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần tránh các bệnh lý da liễu…
https://nhandan.vn/suong-mu-day-dac-can-luu-y-cac-benh-ve-ho-hap-post794952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "sương mù", "Hà Nội", "thời tiết Thủ đô" ] }
"Phải chiến đấu, để ngày mai sẽ khác biệt”
NDO -8 năm qua, căn bệnh ung thư máu không “quật ngã” được anh Phạm Văn Hồng. Là nhân viên y tế công tác tại một bệnh viện lớn, anh Hồng chọn cách đối mặt với sự thật phũ phàng bằng cách gieo sự lạc quan vào từng bước chạy marathon. Với anh, thể thao là một cách kiểm tra sức khỏe của mình suốt 8 năm qua.
"Muốn được đi làm, đầu tiên là phải sống!", anh Hồng tâm niệm như vậy khi nhận kết quả máu ác tính vào năm 2016. Đến bản thân anh cũng không ngờ, sau biến cố lớn như vậy, anh có đủ sức khỏe để chinh phục những thách thức trên đường chạy marathon 42 kilomet; tham gia cuộc đua phối hợp 3 môn: bơi, đạp xe 90 kilomet và chạy bộ 21 kilomet dưới thời tiết 40 độ C; hoàn thành các bài tập sức bền liên tục 30 ngày…8 năm trước, con lớn của anh Hồng mới vừa bước chân vào lớp 1, con bé mới 3 tuổi, anh Hồng còn ấp ủ bao kế hoạch xây dựng ngôi nhà hạnh phúc cho vợ con. Lần khám sức khỏe năm 2016 trở thành dấu mốc quan trọng, khi anh Hồng được bác sĩ thông báo chỉ số máu bất thường. 3 tuần tự theo dõi, anh không nghĩ mình mắc bệnh nghiêm trọng. Cho tới khi, kết quả K máu được gửi tận tay.Bấy giờ, anh đã đi khám từ thiện ở nhiều nơi và thấy, ngoài xã hội còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nhưng họ vẫn vượt qua được. Vậy tại sao mình không vượt qua nó.Bấy giờ, anh đang làm kỹ thuật viên tại Khoa Gây mê-Hồi sức, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương. Anh Hồng vừa làm, vừa bước vào cuộc chiến gian truân nhất đời mình. Ở tuổi 35, anh nghĩ, mình đã nhận án tử.Tất cả bạn bè, người thân đều bất ngờ khi một người đàn ông sôi nổi, nhiệt huyết lại không may mắc bệnh ung thư máu. Mất thăng bằng một thời gian, anh nhìn thấy còn quá nhiều việc phía trước chưa hoàn thành, vẫn còn nợ tiền mua nhà cửa, chưa tích lũy được gì cho vợ con, công việc mới đi vào ổn định. Bấy giờ, anh đã đi khám từ thiện ở nhiều nơi và thấy, ngoài xã hội còn nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn mình, nhưng họ vẫn vượt qua được. Vậy tại sao mình không vượt qua nó.Anh Hồng chinh phục đường chạy marathon.Trong những ngày mất thăng bằng, anh từng tự nhủ “Mình phải tiếp nhận bệnh máu ác tính đến với mình, đón nhận nó một cách tích cực nhất và không được cố chấp”. Bởi thế, anh đã "buông bỏ" được những suy nghĩ tiêu cực sau vài ngày tự đóng cửa nghĩ ngợi. “Phải chiến đấu, để ngày mai sẽ khác biệt”, nghĩ vậy, anh động viên cha mẹ, vợ con, đi theo phác đồ điều trị của bác sĩ và nỗ lực hết mình quay trở lại với công việc.Anh nhanh chóng xác định rất rõ, nếu không mắc bệnh này, mình có thể mắc bệnh khác còn kinh khủng hơn. Nếu khóc mà khỏi bệnh thì mình sẽ khóc một tháng. Nhưng khóc không giải quyết được điều gì. Suy nghĩ như vậy nên anh luôn chăm sóc dinh dưỡng cẩn thận, sinh hoạt lành mạnh, chú ý phòng chống nhiễm khuẩn. Ở bên anh luôn có người vợ tảo tần, ngày hai bữa chị đều đặn mang cơm từ nhà vào bệnh viện cho anh."Để trở lại công việc, thì phải sống", từ đó, anh không từ bỏ bất kỳ cơ hội nào, bắt đầu tìm hiểu về phương pháp điều trị và những người từng điều trị, những phương pháp khoa học tốt nhất và chắt lọc mọi thông tin khoa học tốt nhất.“Khi điều trị hóa chất, tôi tìm hiểu bao nhiêu ngày tế bào hồng cầu, tiểu cầu hồi phục giúp tốt nhất cho mình nên tôi không ngại làm gì. Mặc dù mồm lở loét, dạ dày chỉ muốn nôn trớ, nhưng tôi chưa từng bỏ một bữa ăn nào, cũng không sút giảm cân nào”, anh Hồng kể.Nói vậy, nhưng cũng có thời gian anh vô cùng bi quan. Sau lần điều trị hóa chất đợt 1, chỉ số số máu chưa thể về bình thường, anh Hồng đã nghĩ đến tình huống xấu bị suy tủy. Nhưng may mắn lại đến với anh.“Tôi mắc Lơ xê mi cấp thể M3, là thể nặng. Tuy nhiên, may mắn với tôi, thể ung thư máu này có thuốc điều trị đích. Biến chứng nguy hại với M3 là rối loạn đông máu, có thể bị chảy máu các cơ quan nội tạng, xuất huyết não trong điều trị và biến chứng về phổi. Nhưng cũng một lần nữa, may mắn đã đến với tôi khi không gặp biến chứng nặng nề, chỉ viêm loét miệng do suy giảm miễn dịch”, anh Hồng kể.Ở bên anh luôn có người vợ tảo tần, ngày hai bữa chị đều đặn mang cơm từ nhà vào bệnh viện cho anh.Ở Khoa Huyết học người lớn, anh Phạm Văn Hồng không chỉ là bệnh nhân đơn thuần, anh còn là người chia sẻ những câu chuyện tích cực trong cuộc sống, còn hỗ trợ lấy ven bệnh nhân giúp các bạn kỹ thuật viên. Anh trở thành một biểu tượng cho niềm hy vọng với nhiều người bệnh nằm tại đây bởi chính sự lạc quan và khỏe mạnh mà anh đã giành được.Hỏi anh, điều gì giúp anh có được tinh thần ấy sau những ngày tháng khắc nghiệt ấy, anh Hồng tâm sự, trong hành trình chữa bệnh, quan trọng nhất chính là tinh thần và sức khỏe của mình. Những gì diễn ra ngày hôm qua đã không thay đổi được, thì điều cần nhất, chính là phải làm tốt việc hôm nay. Ngày mai chưa bao giờ với tới được nên đừng ước mong muốn gì, cứ làm đi, tích cực một chút thì những kỳ tích sẽ tới.Trong hành trình chữa bệnh, quan trọng nhất chính là tinh thần và sức khỏe của mình.Anh Phạm Văn HồngSự theo dõi sát sao trong quá trình điều trị và những lời động viên từ Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hà Thanh, bác sĩ chuyên khoa II Mai Lan, bác sĩ Vũ Đình Hùng đã bồi đắp cho anh niềm tin sống. Tính kỷ luật và lý trí đã giúp anh Hồng đạt được mục tiêu. Chỉ sau 3 đợt điều trị, anh đã lui bệnh hoàn toàn. Anh lại trở về với công việc.Trong 2 năm đầu, đam mê thể thao được duy trì bằng đạp xe nhẹ nhàng, tập yoga, thiền để lấy lại thể lực. Ý chí của anh bền bỉ tới mức dịch Covid-19 cũng không thể khiến anh từ bỏ thói quen rèn luyện thể chất. Trong những ngày giãn cách xã hội, anh linh hoạt thay đổi quãng đường chạy và đã hoàn thành cự ly 21 kilomet ngay trong hành lang chung cư. Anh tham gia thử thách 30 ngày liên tục chống đẩy, nhảy dây, tập plank.Sau 5 tháng chạy bán marathon, và sau tham gia nhiều giải chạy bộ, anh Hồng đã tham gia giải chạy marathon. “Để chơi được thể thao, tôi phải kiểm soát mọi thứ về tinh thần, sức khỏe và phải tuân thủ kỷ luật vì mình đang có bệnh nền. Còn sống là còn may mắn nên mình rất quý trọng việc đó nên không chủ quan với việc vận động thể thao.Ít ai biết, một người vốn mắc bệnh K, suy kiệt sức khỏe, nhưng mỗi ngày anh chọn cách đi bộ hoặc đạp xe đi làm. Anh rèn luyện cơ thể bằng cách, cả nhà đi ô-tô về quê xa 60km, anh chọn cách tự đạp xe về nhà.Tập luyện mỗi ngày cũng là cách để anh Hồng gia tăng nguồn cảm hứng, nạp thêm năng lượng tích cực. Có lẽ chính vì vậy mà khi đối diện với điều không may, anh Phạm Văn Hồng luôn suy nghĩ đến mặt tươi sáng: “Mọi người hãy xác định những gì của ngày hôm qua và chính căn bệnh này là không thể thay đổi. Đừng nuối tiếc hay tuyệt vọng! Bất kể điều gì đến, chúng ta cứ đón nhận một cách vui vẻ, coi nó như là một phần cuộc sống của mình. Tất cả mọi người đều có cơ hội, may mắn sẽ chờ đón ở ngày mai”.Những bước chạy của anh luôn có vợ đồng hành.6 tháng sau điều trị, anh trở lại công việc. Bệnh đã lui hoàn toàn. Cuối 2017, anh chọn cách xin nghỉ ở Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Trung ương, ra làm quản lý ở một hệ thống nha khoa. Nhìn lại hành trình 8 năm như một giấc mơ, anh chỉ cười bảo “Phải tin tưởng tuyệt đối vào quá trình điều trị và sự tiến bộ khoa học, tin vào bác sĩ. Đừng tìm đến những điều bi quan không rõ nguồn gốc mà hãy tin vào khoa học”.Hiện tại, anh Hồng đang làm quản lý một phòng khám răng hàm mặt ở Hà Nội. Anh chọn cách làm thiện nguyện, sẻ chia với người bệnh mà không mong cầu sự đền đáp. Bởi anh mong rằng những điều may mắn trong cuộc sống sẽ lại tiếp nối.
https://nhandan.vn/phai-chien-dau-de-ngay-mai-se-khac-biet-post797665.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "Phạm Văn Hồng", "ung thư máu", "kỹ thuật viên gây mê", "nhân viên y tế", "marathon" ] }
Hội thảo khoa học “Liệu pháp miễn dịch - Dẫn lối điều trị ung thư phổi và ung thư gan”
Ngày 25/6/2023, Bệnh viện K phối hợp Công ty Roche Pharma Việt Nam tổ chức Hội nghị khoa học chủ đề "Liệu pháp miễn dịch - Dẫn lối điều trị ung thư phổi và ung thư gan".
Hơn 100 chuyên gia y tế đã cùng tham gia thảo luận về các giải pháp điều trị hiệu quả ung thư gan di căn và ung thư phổi, đặc biệt chia sẻ kinh nghiệm trong ứng dụng liệu pháp miễn dịch và điều trị cá thể hóa, nhằm giúp kéo dài thời gian sống cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.Số ca mắc mới do ung thư ngày càng tăng cao tại Việt Nam, dẫn đầu là ung thư gan và ung thư phổi.Theo Globocan 2020, số ca mắc mới ung thư gan là 26.418 ca và ung thư phổi là 26.262 ca.“Trước thực trạng về số ca mắc mới không ngừng tăng lên, các hội thảo khoa học với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về ung thư trong và ngoài nước là cơ hội quý giá để trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những giải pháp cập nhật nhất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị cho người bệnh ung thư tại Việt Nam”.Tiến sĩ, Bác sĩ Đỗ Anh Tú, Phó Giám đốc Bệnh viện K nhấn mạnh tầm quan trọng của hội thảo. Liệu pháp miễn dịch và cá thể hóa trong điều trị ung thư gan giai đoạn di căn và ung thư phổi không tế bào nhỏ là chủ đề được tập trung chia sẻ và thảo luận sôi nổi tại hội thảo với nhiều kết quả nổi bật, đem lại hy vọng cho người bệnh.Kết quả nghiên cứu cho thấy sự khác biệt rõ ràng nhờ ứng dụng liệu pháp điều trị tiên tiến này trên bệnh nhân ung thư gan giai đoạn di căn, với tỷ lệ tử vong giảm tới 42% so chăm sóc tiêu chuẩn."Là một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, Roche cam kết hợp tác với các đối tác để cải thiện cuộc sống của người bệnh với với chi phí thấp hơn cho toàn xã hội. Roche vinh dự được hợp tác với Bệnh viện K để cùng tổ chức hội nghị khoa học quan trọng này và tin rằng việc trao đổi kinh nghiệm và các phương pháp điều trị hiệu quả được chia sẻ qua diễn đàn này sẽ góp phần đáng kể vào cải thiện kết quả cho người bệnh ung thư”, ông Lennor Carrillo, Tổng Giám đốc Roche Pharma Việt Nam chia sẻ.Hội thảo hợp tác chung giữa Roche Pharma Việt Nam và Bệnh viện K là một trong những hoạt động nhằm chung tay giải quyết các thách thức trong điều trị ung thư tại Việt Nam thông qua các chương trình hợp tác, chia sẻ chuyên môn và ứng dụng các liệu pháp điều trị tiên tiến.Hội thảo khoa học được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện công tác chăm sóc người bệnh và mang lại kết quả điều trị tốt hơn cho những người đang chiến đấu với căn bệnh ung thư gan và ung thư phổi.[1] Globocan 2020: https://gco.iarc.fr/today/data/ factsheets/populations/704-viet-nam-fact-sheets.pdf[2] https://ascopost.com/issues/july-10-2020/imbrave150-trial-atezolizumab-plus-bevacizumab-improves-survival-in-unresectable-hcc/
https://nhandan.vn/hoi-thao-khoa-hoc-lieu-phap-mien-dich-dan-loi-dieu-tri-ung-thu-phoi-va-ung-thu-gan-post760249.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [] }
Hơn 300 công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam phải nhập viện sau bữa trưa
NDO -Sau bữa ăn trưa 14/5, hàng trăm công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam, địa chỉ tại Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên,tỉnh Vĩnh Phúccó biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, phải nhập viện cấp cứu.
Ước tính, các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên gồm Bệnh viện đa khoa tỉnh, Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt, Trung tâm y tế thành phố Vĩnh Yên và các cơ sở y tế khác đã tiếp nhận hơn 300 trăm công nhân có biểu hiệnngộ độc thực phẩm.Một số công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam cho biết: Bữa trưa ăn lúc 12 giờ 30 phút gồm súp lơ xào, dưa chua, thịt bò xào và canh rau giá. Sau bữa ăn, nhiều người bị đau bụng và nôn mửa, một số khác cảm thấy chóng mặt và buồn nôn, mệt mỏi.Tin liên quanThủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩmNhững người yếu được đưa ngay vào các cơ sở y tế. Nhiều công nhân nghỉ làm buổi chiều. Đến 18 giờ 30 phút chiều 14/5, vẫn lác đác có công nhân đến cơ sở y tế xin khám và điều trị.Các bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc Lê Hồng Trung chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức thực hiện điều trị, cấp cứu đối với các bệnh nhân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, chuẩn bị sẵn sàng các phương án, lực lượng thường trực, phương tiện, giường bệnh, thuốc, hóa chất, vật tư để kịp thời khắc phục, tổ chức tiếp nhận, điều trị, xử trí cấp cứu kịp thời, bảo đảm an toàn người bệnh.Bệnh nhân được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Lạc Việt.Báo cáo nhanh của Sở Y tế cho biết, các bệnh nhân chủ yếu có các triệu chứng nôn, đau bụng; không có bệnh nhân nặng.Lực lượng công an đã đến làm việc với Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam.
https://nhandan.vn/hon-300-cong-nhan-cong-ty-trach-nhiem-huu-han-shinwon-ebenezer-viet-nam-phai-nhap-vien-sau-bua-trua-post809313.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "ngộ độc thực phẩm", "cấp cứu", "Công nhân", "Shinwon Ebenezer Việt Nam", "Vĩnh Phúc" ] }
Bé gái sơ sinh mắc bệnh di truyền hiếm gặp
NDO -Các bác sĩ Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa điều trị cho bé gái P.G (13 ngày tuổi, ở Thanh Hóa) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương do mắc chứng bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh (Epidermolysis bullosa, viết tắt là: EB). Đây là bệnh di truyềnhiếm gặp.
Sau khi chào đời, bé gái P.G nặng 3,6 kg có dấu hiệu toàn bộ cẳng chân, bàn chân 2 bên của bé bị trợt loét, mất những mảng da xung quanh, rỉ nhiều dịch. Ngay lập tức, trẻ được chuyển đến bệnh viện tuyến tỉnh để điều trị.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc chứng bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh, bé được điều trị, chăm sóc vết thương, nhưng tình trạng bệnh tiến triển chậm và được chuyển đếnBệnh viện Nhi Trung ươngkhi được 13 ngày tuổi.Tại Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi vào viện trong tình trạng tổn thương trợt loét da cẳng, bàn chân hai bên, rỉ nhiều dịch gây khó khăn trong điều trị. Sau khi được thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, P.G được các bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh phòng chống bội nhiễm, chăm sóc vết thương hằng ngày bằng các dung dịch sát trùng và các loại gạc sinh học diệt khuẩn, tiêu mô hoại tử, bảo vệ lớp da, tránh bị bong trợt thêm khi thay băng và chăm sóc, kết hợp với dinh dưỡng hợp lý, nằm phòng thông thoáng phòng chống bội nhiễm.Kết quả, sau khoảng 1 tháng điều trị, tình trạng vết thương của trẻ cải thiện và ổn định. Trẻ đã được xuất viện, hướng dẫn chăm sóc tại nhà và được hẹn tái khám định kỳ.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Phùng Công Sáng, Phụ trách Đơn vị bỏng, Phó Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết: Ly thượng bì bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhỏ do sự đột biến gene di truyền với cả hai thể di truyền trội và di truyền lặn.Trẻ mắc bệnh lý này luôn phải chống chọi với đau đớn vì lớp ngoài cùng của da rất dễ bị bong khỏi tổ chức bên dưới, tổn thương da lan rộng làm cho trẻ bị mất dịch, protein, dễ gây nhiễm trùng và nguy cơ nhiễm khuẩn huyết cao, trường hợp nặng trẻ có tổn thương niêm mạc miệng, đường tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu thì rất khó khăn trong việc điều trị, dễ để lại các di chứng sẹo hẹp đường tiêu hóa, hô hấp, tiên lượng xấu, nếu không được điều trị dứt điểm và kịp thời thì nguy cơ tử vong cao do các biến chứng.Bên cạnh đó, việc thay băng, chăm sóc vết thương vùng cơ quan vận động của trẻ không tốt sẽ để lại những di chứng như dính các ngón tay, ngón chân, biến dạng khớp chi, trẻ sẽ cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa sau này.Tại Đơn vị Bỏng, Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương, hằng năm tiếp nhận và điều trị cho khoảng 5-7 bệnh nhi mắc chứng bệnh đặc biệt này. Hiện nay, trẻ mắc bệnh chưa có thuốc để chữa trị đặc hiệu, phương pháp điều trị chủ yếu cho trẻ là điều trị triệu chứng như: chăm sóc vết thương, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, chống nhiễm trùng, tránh di chứng sẹo co rút, biến dạng cơ quan vận động. Bé lớn dần lên thì các triệu chứng cũng thường sẽ đỡ dần.Bác sĩ Phùng Công Sáng khuyến cáo, cách phòng bệnh duy nhất đối với chứng bệnh này đó là cha mẹ không nên sinh con khi hai bố mẹ đã được chẩn đoán xác định mang gene đột biến. Đối với những cha/mẹ mang gene di truyền trội nếu muốn sinh con cần được chẩn đoán trước sinh để chắc chắn đứa trẻ được sinh ra khoẻ mạnh, không bị bệnh.
https://nhandan.vn/be-gai-so-sinh-mac-benh-di-truyen-hiem-gap-post790492.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "bệnh ly thượng bì bọng nước bẩm sinh", "bệnh di truyền hiếm gặp", "bệnh nhi", "trẻ sơ sinh", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông “Gia đình có sức khoẻ - Không khói thuốc”
NDO -Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam 28/6/2024, nhằm triển khai hiệu quả Chương trình phối hợp phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2024, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Quỹ Phòng chống tác của hại thuốc lá tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông “Gia đình có sức khoẻ - Không khói thuốc” cấp Trung ương với sự tham dự trực tiếp của 250 đại biểu.
Các đại biểu đến từ Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế; đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và các sở ban, ngành tỉnh Bình Dương; đại diện lãnh đạo, cán bộ và thành viên các đội thi Hội Liên hiệp Phụ nữ 10 tỉnh/thành phố gồm: TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre.Đại diện Lãnh đạo Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, đồng chí Tôn Ngọc Hạnh, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham dự.Hội thisáng kiến truyền thông “Gia đình có sức khỏe -Không khói thuốc” không chỉ là một hoạt động tuyên truyền kiến thức về phòng, chống tác hại của thuốc lá, góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng mà còn là một sân chơi lành mạnh, bổ ích, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho hội viên, phụ nữ các cấp.Đồng thời, khuyến khích cán bộ, hội viên phụ nữ tìm hiểu, nâng cao nhận thức pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá nhằm xây dựng “Gia đình có sức khỏe - Không khói thuốc”, góp phần tăng cường sự tham gia, hưởng ứng và cam kết hành động của toàn xã hội trong xây dựng môi trường không khói thuốc.Các đội tham dự hội thi trình diễn dưới dạng sân khấu hóa với các nội dung: Truyền tải các thông điệp liên quan ý nghĩa và cách thức để xây dựng “Gia đình Có sức khỏe - Không khói thuốc”; các chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại thuốc lá; các quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá; tác hại của thuốc lá, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới (thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha).Các đội thi cũng đưa ra cách làm hay của cấp hội, kinh nghiệm, kỹ năng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong quá trình vận động các thành viên trong gia đình thực hiện các quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá/xây dựng môi trường không khói thuốc; biểu dương những gương người tốt, việc tốt; lên án, phê phán các hành vi xấu liên quan đến khói thuốc.2 giải Nhì tập thể được trao cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Bình Dương và Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.Ban Tổ chức đã trao tổng giá trị giải thưởng 140 triệu đồng cho các đội đạt giải bao gồm: Giải Nhất tập thể thuộc về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre; 2 giải Nhì tập thể được trao cho Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Dương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh; 3 giải Ba tập thể được trao cho đội Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Vĩnh Long; 4 giải Khuyến khích tập thể được trao cho đội Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Thuận, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Đồng Nai, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tây Ninh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang.Các tiểu phẩm dự thi sẽ được sử dụng rộng rãi để phục vụ cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá dưới mọi hình thức trên phạm vi toàn quốc.Trong thời gian vừa qua, Bộ Y tế đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức chính trị-xã hội, UBND các tỉnh, thành phố, triển khai nhiều hoạt động nhằm tăng cường, nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tác hại của việc hút thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc.Trong đó, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã xây dựng mô hình "Câu lạc bộ phụ nữ có người thân không hút thuốc" từ năm 2003.Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hội triển khai nhiều hoạt động có tác động sâu sắc tới cộng đồng, như: Truyền thông đề cao vai trò của phụ nữ trong việc thuyết phục người thân bỏ thuốc lá và phát động các phong trào phụ nữ xây dựng “Tổ ấm không khói thuốc"; đào tạo các kỹ năng truyền thông phòng, chống tác hại thuốc lá cho mạng lưới cán bộ phụ nữ cơ sở; lồng ghép kiến thức phòng, chống tác hại thuốc lá trong sinh hoạt của các câu lạc bộ "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”,…Những hoạt động này nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng, phấn đấu mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ là một tuyên truyền viên tích cực, nòng cốt vì những lợi ích thiết thực để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Từ đó, chung tay cùng toàn hệ thống chính trị phòng chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường trong lành không khói thuốc..
https://nhandan.vn/hoi-thi-giao-luu-sang-kien-truyen-thong-gia-dinh-co-suc-khoe-khong-khoi-thuoc-post814008.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "Gia đình có sức khoẻ - Không khói thuốc", "hội thi", "giao lưu", "sáng kiến" ] }
Đà Nẵng chính thức vận hành hai công trình y tế trọng điểm được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng
NDO -Công trình Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình và Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc - Bệnh viện Đà Nẵng được thành phốĐà Nẵngđầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức được bàn giao, đưa vào vận hành hôm nay (27/2).
Sáng nay (27/2), thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ bàn giao đưa vào sử dụng công trình Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình và Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tạiBệnh viện Đà Nẵng.Tin liên quanĐà Nẵng đầu tư gần 6 nghìn tỉ đồng cho lĩnh vực y tếĐây là hai công trình y tế trọng điểm được đầu tư từ nguồn ngân sách thành phố Đà Nẵng, sẽ góp phần mở rộng khả năng chăm sóc sức khỏe, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào lĩnh vực y tế, đem lại hy vọng và sức sống mới cho hàng ngàn bệnh nhân.Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng tặng hoa chúc mừng Ban Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: ANH ĐÀOCông trình Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình và Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, được khởi công xây dựng từ năm 2019 và giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị Đà Nẵng làm Chủ đầu tư kiêm Quản lý dự án.Công trình Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình tại Bệnh viện Đà Nẵng được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 472 tỷ đồng.Quy mô công trình gồm: 2 tầng hầm, 11 tầng nổi, 1 tầng kỹ thuật, diện tích sàn sử dụng là 23.402m2, với quy mô khoảng 407 giường bệnh, đáp ứng được việc mở rộng và điều trị chuyên sâu các bệnh lý về thần kinh sọ não, thần kinh cột sống, các chấn thương chi trên, chấn thương chi dưới, bỏng tạo hình kết hợp tập phục hồi chức năng cùng hệ thống khu điều trị dịch vụ yêu cầu khang trang, hiện đại.Thành phố Đà Nẵng chính thức bàn giao, đưa hai công trình y tế trọng điểm được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng vào hoạt động. Ảnh: ANH ĐÀOCông trình Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng được Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt năm 2019 với tổng mức đầu tư gần 496 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm: 2 tầng hầm, 11 tầng nổi, 1 tầng kỹ thuật, diện tích sàn sử dụng là 19.995m2, với quy mô khoảng 422 giường bệnh.Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc xây dựng hoàn thành nhằm mục tiêu nâng tầm chất lượng, sớm ứng dụng, sử dụng các kỹ thuật cao trong ghép tạng, cấy ghép tế bào gốc.Hai công trình y tế trọng điểm này sẽ mang lại những bước tiến mới về y học, hỗ trợ tối đa cho người dân khu vực miền trung, Tây nguyên, giảm chi phí khám chữa bệnh. Ảnh: ANH ĐÀOTrung tâm có hệ thống phòng mổ hiện đại cùng khu ghép tạng, cấy ghép tế bào gốc, với trang thiết bị được đầu tư đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong chăm sóc sức khỏe và điều trị cho người dân.Việc hoàn thành công trình Trung tâm phẫu thuật thần kinh, chấn thương và bỏng tạo hình và Trung tâm ghép tạng và cấy ghép tế bào gốc tại Bệnh viện Đà Nẵng có ý nghĩa hết sức to lớn về chính trị, xã hội đối với thành phố Đà Nẵng.Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tham quan bên trong công trình. Ảnh: ANH ĐÀOCác công trình này sau khi đưa vào sử dụng sẽ ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công táckhám, chữa bệnhcùng với việc đầu tư hệ thống kỹ thuật đồng bộ, trang thiết bị y tế hiện đại, giúp Bệnh viện Đà Nẵng giữ vững và phát huy vị thế là một Trung tâm y tế chuyên sâu của thành phố và khu vực miền trung, Tây Nguyên.Hỗ trợ phát triển đồng bộ cả y tế chuyên sâu thuộc các chuyên ngành mũi nhọn ưu tiên và y tế cơ sở, phục vụ tốt hơn công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe.Lễ ký kết bàn giao hai công trình, trước sự chứng kiến của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.Ảnh: ANH ĐÀOTạo điều kiện cho người dân thành phố và các tỉnh miền trung, Tây Nguyên được thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao, tiên tiến mà không phải điều trị xa ở hai đầu đất nước, nhằm giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng cho người dân.Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Đức Nhân, Giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, khi đưa 2 trung tâm vào hoạt động, Bệnh viện Đà Nẵng sẽ tách một số khoa chuyên môn sâu, thành lập các đơn vị hỗ trợ chuyên môn tốt hơn, có điều kiện điều trị, chăm sóc bệnh nhân tốt hơn.Hiện nay, các ekip của bệnh viện gồm 50-80 người đã được đào tạo theo từng phân kỳ. Đây là một kế hoạch quy mô, có yếu tố quyết định và đã được Hội đồng nhân dân thành phố thành phố phê duyệt, thông qua đề án.
https://nhandan.vn/da-nang-chinh-thuc-van-hanh-hai-cong-trinh-y-te-trong-diem-duoc-dau-tu-gan-1000-ty-dong-post797767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:55", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:55", "tags": [ "Công trình y tế trọng điểm", "Đà Nẵng", "gần 1.000 tỷ", "Trung tâm ghép tạng", "Trung tâm phẫu thuật thần kinh" ] }