title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Lần đầu tiên phẫu thuật thành công thay khớp gối thì đầu, dạng bản lề tại Việt Nam
NDO -Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy vừa cho biết, khoa đã tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho một trường hợp bệnh nhân nữ tên N.T.K.C (62 tuổi, ngụ Đồng Tháp) bị thoái hóa khớp gối trên nền một chấn thương cũ là đứt đa dây chằng. Và đây cũng là trường hợp thay khớp gối thì đầu, dạng bản lề lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, cách đây ba năm, sau một vụ tai nạn giao thông, chị N.T.K.C bị trật khớp gối, tổn thương đa dây chằng. Bệnh nhân sau đó đã trải qua một quá trình điều trị kéo dài nhiều bệnh viện khác nhau tại TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành khác, nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.Cuối cùng, chị N.T.K.C đến khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy, được các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình tư vấn rõ về các tổn thương, lên phương án điều trị và sau đó được TS, BS Lê Văn Tuấn, Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình, trực tiếp phẫu thuật."Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, ê-kip bác sĩ đã sử dụng nhiều hình ảnh chụp chiếu khác nhau nhằm dựng hình toàn bộ khớp gối. Các hình ảnh và thông tin sau đó được gửi đến cho đối tác tại Đức để chọn một khớp gối bằng titanium vừa vặn kích thước với khớp gối của bệnh nhân N.T.K.C.", TS, BS Lê Văn Tuấn chia sẻ.Bệnh nhân được phẫu thuật thành công.Sau khi khớp gối được vận chuyển về Việt Nam, ê-kip bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã trải qua ba giờ đồng hồ phẫu thuật và thay khớp thành công cho bệnh nhân. Sau 10 ngày hậu phẫu, hiện tại bệnh nhân N.T.K.C đã có thể đi lại được và không còn bị đau ở khớp gối như trước.Theo BS CK1 Trần Phước Bình, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam phẫu thuật thay khớp gối thì đầu, dạng bản lề trên một bệnh nhân vừa bị thoái hóa khớp gối, vừa bị tổn thương ba dây chằng. Thông thường, với những trường hợp bị thoái hóa khớp gối và phải thay khớp gối thì đầu, các dây chằng vẫn còn nguyên. Nhưng với trường hợp này, các dây chằng đã bị tổn thương từ ba năm trước và khớp gối đã rất lỏng lẻo, nên việc thay khớp gối cho bệnh nhân là không hề dễ.Về hướng điều trị sắp tới, BS Phước Bình cho biết, Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy đã lên kế hoạch tập vật lý trị liệu cho chị N.T.K.C nhằm giúp bệnh nhân phục hồi lại khớp gối, phục hồi lại dáng đi để có thể sớm đi đứng, sinh hoạt trở lại một cách bình thường.Dự kiến bệnh nhân sẽ được xuất viện trong ngày hôm nay, 17-5.
https://nhandan.vn/lan-dau-tien-phau-thuat-thanh-cong-thay-khop-goi-thi-dau-dang-ban-le-tai-viet-nam-post646375.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "phẫu thuật", "thay khớp gối" ] }
Bị nhầm kết quả X-quang, bệnh nhân phải thực hiện nội soi tìm “vật lạ”
NDO -Bị kỹ thuật viên bệnh viện gắn nhầm tên trên kết quả chụp phim X-quang, bệnh nhân 61 tuổi ởLâm Đồngđược chỉ định thực hiện nội soi tìm “vật lạ” trong ổ bụng.
Chiều 21/2, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng xác nhận, tạibệnh việncó xảy ra sự việc gắn nhầm tên trên kết quả chụp X-quang, nên một bệnh nhân được chỉ định thực hiện nội soi để tìm “vật lạ” trong ổ bụng, như kết quả X-quang thể hiện.Sau khi nắm bắt thông tin, sáng cùng ngày, lãnh đạo bệnh viện đã họp các phòng, ban để làm rõ sai sót đối với các cá nhân liên quan và liên lạc với gia đình bệnh nhân để gửi lời xin lỗi.Trao đổi sự việc với báo chí, bà N.T.H (59 tuổi, ngụ huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cho biết, bệnh viện đã trả nhầm kết quả chụp X-quang của chồng bà là ông N.H.H (61 tuổi) với bệnh nhân khác. Từ sự việc đó buộc bệnh nhân N.H.H phảithực hiện nội soiđể tìm “vật lạ” trong ổ bụng.Theo bà H., chồng bà từng đã mổ, tán sỏi 2 lần và gần đây ông có dấu hiệu đau, tái phát bệnh trở lại. Gia đình đã đưa ông H đi chụp X-quang tại Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà cho thấy có sỏi thận, bác sĩ khuyên đến bệnh viện đa khoa tỉnh để có phương án điều trị phù hợp.Ngày 20/2, sau khi làm các thủ tục nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, ông H. được chỉ định chụp X-quang (do không mang theo phim đã chụp). Sau đó, bệnh nhân được thông tin kết quả chụp X-quang cho thấy có đoạn ống nhựa trong bụng cần phảiphẫu thuậtđể lấy ra. Tuy nhiên, sau khi tiến hành nội soi, ê-kíp thực hiện không tìm thấy đoạn ống nhựa như phim X-quang thể hiện.“Bác sĩ phát hiện kết quả phim X-quang của bệnh nhân khác nhưng gắn tên chồng tôi. Đến trưa 21/2, lãnh đạo bệnh viện đã gọi điện cho gia đình tôi để xin lỗi về việc nhầm lẫn này”, bà H. trình bày.Kết quả X-quang của bệnh nhân H. bị nhầm lẫn với bệnh nhân khác.Về sự nhầm lẫn trên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thông tin, bệnh nhân H. được mời vào phòng chụp X-quang và được kỹ thuật viên gắn tên lên bảng phim. Cùng lúc, một bệnh nhân khác cũng được mời vào phòng chụp và vào nhanh hơn nên được chụp trước ông H.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Giám đốcBệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm ĐồngLê Văn Tiến cho biết, từ sự nhầm lẫn kết quả X-quang, bệnh nhân được chỉ định tiến hành nội soi qua đường niệu đạo, chưa thực hiện mổ xẻ.“Sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã liên lạc với gia đình bệnh nhân để xin lỗi, thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân. Ngày mai, (22/2), đại diện lãnh đạo bệnh viện, phòng ban và cá nhân liên quan đến nhà bệnh nhân H. để xin lỗi trực tiếp. Đồng thời, thăm khám, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho ông H. đến khi bình phục sau sự việc xảy ra”, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng thông tin.
https://nhandan.vn/bi-nham-ket-qua-x-quang-benh-nhan-phai-thuc-hien-noi-soi-tim-vat-la-post796981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "Lâm Đồng", "Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng", "Chụp X-quang", "Nhầm lẫn" ] }
Tàu SAR 412 cứu 13 thuyền viên gặp nạn do ảnh hưởng của bão số 7
NDO -Theo thông tin từ Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam, tàu SAR 412 đã ứng cứu thành công 13 thuyền viên tàu BĐ 96728 TS gặp nạn do hỏng máy chính, trôi dạt nhanh dưới điều kiện thời tiết xấu.
Hồi 7 giờ 30 phút ngày 28/10/2022, khi đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Quảng Trị tại vị trí 17º 11’ vĩ độ bắc; 108º 09’ kinh độ đông, thì tàu BĐ 96728 TS gồm 13 thuyền viên do ông Võ Văn Như (sinh năm 1985) thường trú tại xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định làm thuyền trưởng bất ngờ bị hỏng máy chính, mất khả năng điều động, không thể về nơi tránh trú bão. Ông Như huy động các thuyền viên nỗ lực khắc phục, sửa chữa máy chính, tàu BĐ 96728 TS trôi dạt vô định trên biển và liên lạc yêu cầu Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam (Trung tâm) có biện pháp hỗ trợ cho tàu.Tiếp nhận thông tin từ tàu BĐ 96728 TS, Trung tâm đã phối hợp cùng Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng phát thông báo hàng hải khẩn cấp, kêu gọi các phương tiện trong khu vực đến hỗ trợ cho tàu gặp nạn, đồng thời cử tổ kỹ thuật hướng dẫn các thuyền viên tàu BĐ 96728 TS sửa chữa máy chính.Đến sáng 29/10, thời tiết khu vực có chuyển biến xấu do ảnh hưởng bởi bão số 7 (NALGEA) với gió Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7-8, sóng cao 3-4m, biển động mạnh. Tại thời điểm đó, trong khu vực không có phương tiện có khả năng hỗ trợ cho tàu BĐ 96728 TS do thời tiết khắc nghiệt, mọi nỗ lực sửa chữa máy chính đều không thành công, nước tràn vào tàu ngày một nhiều, tàu BĐ 96728 TS trôi dạt nhanh dưới điều kiện thời tiết xấu tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hàng hải, 13 thuyền viên gặp nạn hoảng loạn, kiệt sức sau nhiều giờ nỗ lực sửa chữa máy chính và tát nước cứu tàu.Các thuyền viên tàu BĐ 96728 TS.Trước tình hình nguy cấp có thể gây chìm tàu, đe dọa tính mạng của 13 thuyền viên tàu BĐ 96728 TS, dưới sự chỉ đạo khẩn trương, quyết liệt của Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, bằng mọi giá phải khẩn trương huy động lực lượng ứng cứu, bảo đảm an toàn sinh mạng cho 13 thuyền viên tàu BĐ 96728 TS. Lúc 12 giờ 51 phút ngày 29/10/2022, Trung tâm đã điều động tàu SAR 412 khẩn trương rời bến thực hiện nhiệm vụ cứu nạn thuyền viên tàu BĐ 96728 TS.Tàu SAR 412 liên lục duy trì liên lạc, trấn an tinh thần, hướng dẫn các thuyền viên gặp nạn các biện pháp hạn chế trôi dạt, chuẩn bị trang thiết bị cứu sinh và các biện pháp sinh tồn trên biển. Bằng tốc độ hành trình nhanh nhất, vượt qua điều kiện sóng gió khắc nghiệt, lúc 17 giờ 45 phút cùng ngày, lực lượng cứu nạn hàng hải đã đến hiện trường, triển khai tìm kiếm và tiếp cận được tàu BĐ 96728 TS. Các nhân viên cứu nạn nhanh chóng triển khai lên tàu BĐ 96728 TS để bơm chống chìm, kết nối dây lai dắt và đưa 13 thuyền viên sang tàu SAR 412 để bảo đảm an toàn, kiểm tra sức khỏe, chăm sóc y tế. Tàu SAR 412 hỗ trợ lai dắt tàu BĐ 96728 TS thoát khỏi khu vực nguy hiểm, hành trình về đất liền.Lúc 7 giờ 24 ngày 30/10/2022, tàu SAR 412 đã đưa toàn bộ 13 thuyền viên gặp nạn cùng tàu BĐ 96728 TS về đến Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ quan chức năng theo quy định.Đại diện Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam tặng quà hỗ trợ các thuyền viên.Đại diện Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam đã gửi lời động viên, thăm hỏi và trao tặng các phần quà hỗ trợ cho 13 ngư dân gặp nạn với mong muốn bà con ngư dân sớm khắc phục phương tiện hư hỏng, tiếp tục quay lại hành nghề.
https://nhandan.vn/tau-sar-412-cuu-13-thuyen-vien-gap-nan-do-anh-huong-cua-bao-so-7-post722412.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "cứu tàu cá gặp nạn trên biển", "Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam", "tàu BĐ 96728 TS", "Tàu SAR 412" ] }
Cần chú trọng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ
NDO -Điều trị người bệnh đột quỵ đòi hỏi phối hợp đa chuyên khoa, điều trị toàn diện, can thiệp thuốc, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và can thiệp dinh dưỡng. Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò nền tảng trong dự phòng đột quỵ mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phục hồi của người bệnh đột quỵ.
Tại Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam phối hợp với Hội Đột quỵ Việt nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ", Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam cho biết, bệnhđột quỵcó tỷ lệ mắc ngày càng tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.Bệnh đột quỵ để lại di chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh. Do đó, việc điều trị cho người mắc bệnh này đòi hỏi phối hợp đa chuyên khoa, điều trị toàn diện, can thiệp thuốc, chẩn đoán hình ảnh, phục hồi chức năng và can thiệp dinh dưỡng.Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Danh Tuyên, Chủ tịch Hội Tiết chế dinh dưỡng Việt Nam, chế độ dinh dưỡng hợp lý dự phòng đột quỵ là chế độ dự phòng và điều trị các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như chế độ dinh dưỡng hợp lý với người tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, rối loạn đường máu, thừa cân béo phì…Dinh dưỡng không chỉ đóng vai trò nền tảng trong dự phòng đột quỵ mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phục hồi của người bệnh đột quỵ. Người bệnh cần được đánh giá dinh dưỡng sớm, đánh giá chức năng nuốt, nguy cơ hít sặc và có giải pháp nuôi dưỡng phù hợp để bảo đảm nuôi dưỡng đầy đủ và an toàn.Tại hội thảo, 100 đại biểu tham gia trực tiếp trong nước là cử nhân dinh dưỡng, bác sĩ, nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực dinh dưỡng, trên 200 đại biểu xem trực tuyến được cập nhật kiến thức về gánh nặng bệnh tật của bệnh đột quỵ; chế độ dinh dưỡng dự phòng bệnh đột quỵ; chế độ dinh dưỡng điều trị khi mắc bệnh đột quỵ.Đặc biệt, các nhân viên được cung cấp kiến thức về sàng lọc phát hiện rối loạn nuốt trên người bệnh đột quỵ, phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ, và chế biến chế độ ăn phù hợp cho người bệnh đột quỵ có rối loạn nuốt.Thạc sĩ Đào Thị Thu Hoài cho hay, chế độ dinh dưỡng chongười bệnh đột quỵcó rối loạn nuốt, các phân độ và kỹ thuật món ăn phù hợp với các mức độ rối loạn nuốt, trong đó cần sử dụng các chế độ ăn có kết cấu phù hợp từng mức độ rối loạn nuốt, chế độ ăn này được sử dụng các chất làm đặc thực phẩm khi chế biến để người bệnh nuốt an toàn và dễ nuốt."Người bệnh đột quỵ có rối loạn nuốt cần được các bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng tập phục hồi chức năng nuốt. Hội thảo thống nhất việc chăm sóc người bệnh đột quỵ cần được phối hợp đa chuyên khoa để người bệnh được điều trị toàn diện, phục hồi nhanh chóng, hiệu quả", bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Phương Dung cho hay.Với người bệnh đột quỵ, rối loạn chức năng nuốt là phổ biến, cần được sàng lọc đánh giá rối loạn nuốt, khám tư vấn dinh dưỡng và cung cấp chế độ ăn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với kết cấu thực phẩm phù hợp với người bệnh đột quỵ có rối loạn nuốt.
https://nhandan.vn/can-chu-trong-che-do-dinh-duong-cho-nguoi-benh-dot-quy-post780096.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "bổ sung dinh dưỡng", "bệnh nhân đột quỵ", "Hội Đột quỵ Việt Nam", "Hội Tiết chế Dinh dưỡng Việt Nam" ] }
Cứu hai bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp
NDO -Ngày 2/1, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã phối hợp phẫu thuật nội soi thành công liên tiếp hai bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp kết hợp nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân nữ H. T. H., 59 tuổi, ngụ huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long được tuyến trước chuyển đến với chẩn đoánnhồi máu cơ timcấp,viêm ruột thừa cấp. Bệnh nhân có tiền sửtai biến mạch máu nãođiều trị ổn định. Bệnh nhân đau bụng âm ỉ kèm buồn nôn, đau ngực trái từng cơn, tình trạng đau ngực trái ngày càng tăng nên nhập viện tại địa bàn thành phố Cần Thơ điều trị.Ngay khi nhập viện hội chẩn nhiều chuyên khoa với chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Ê-kíp quyết định phẫu thuật cấp cứu ruột thừa trước. Bệnh nhân có yếu tố nguy cơ rất cao về tim mạch và nguy cơ chảy máu.Tin liên quanBác sĩ Cần Thơ cứu sống bệnh nhân quốc tịch Mỹ bị nhồi máu cơ tim cấpPhẫu thuật nội soi thấy khối áp-xe kích thước 5x5 cm ở hố chậu phải, tách ổ áp-xe nhiều mủ trắng đục, ruột thừa sau manh tràng hoại tử vỡ ở thân tạo ổ áp xe. Cắt ruột thừa gửi giải phẫu bệnh. Do vị trí ruột thừa sau manh tràng nên thời gian phẫu thuật là 2 giờ.Trong khi đó, nữ bệnh nhân L. T. N., 73 tuổi, ngụ huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu được tuyến trước chuyển đến cũng chẩn đoán viêm ruột thừa cấp, nhồi máu cơ tim cấp. Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ đãphẫu thuật nội soicấp cứu thành công cắt ruột thừa bị viêm, mưng mủ.Sau phẫu thuật, cả hai bệnh nhân được theo dõi và điều trị tại Khoa Tim mạch can thiệp, tình trạng bệnh nhân ổn định.
https://nhandan.vn/cuu-hai-benh-nhan-viem-ruot-thua-cap-nhoi-mau-co-tim-cap-post790333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "Cần Thơ", "viêm ruột thừa cấp", "nhồi máu cơ tim cấp", "phẫu thuật nội soi" ] }
Phải can thiệp ECMO vì bị mắc cúm B nặng
NDO -Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, hiện cơ sở y tế này đang điều trị cho 3 bệnh nhânmắc cúm B nặng, đều là người có tiền sử khỏe mạnh và ở lứa tuổi còn trẻ. Hai bệnh nhân trong số đó đã được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp oxy hoá qua màng ngoài cơ thể).
Bệnh nhân nam (19 tháng tuổi) nhập khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốt cao liên tục (39 đến 40 độ C). Trước khi nhập khoa, bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, được làm xét nghiệm có kết quả cúm B dương tính.Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, ho, mệt nhiều, ăn kém, nôn, đi ngoài phân lỏng có dấu hiệu của suy hô hấp được chuyển tuyến lên khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B, nhiễm khuẩn huyết.Sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, mệt tăng dần, phải thở oxy. Sau một ngày bệnh nhân chuyển sang thở HFNC (oxy dòng cao). Bệnh nhân được làm xét nghiệm và cấy máu ra vi khuẩn tụ cầu.Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (40 tuổi, ở Thanh Hóa) nhập khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 8/5/2024. Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh.Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém. Khi thấy khó thở đau tức ngực sau xương ức, khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh bệnh nhân nhập viện được test cúm B dương tính.Khi chụp cắt lớp có hình ảnh tổn thương phổi bên phải, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B. Bệnh nhân được thở O2 mask và chuyển đến Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương. Bệnh nhân nhập trong tình trạng khó thở và tức ngực nhiều, sau đó được đặt ống thở máy. Hiện tại bệnh nhân đã được đặt ECMO.Bệnh nhi mắc cúm B đang nằm điều trị tại bệnh viện.Trường hợp thứ ba là bệnh nhân nữ (30 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định). Bệnh nhân xuất hiện sốt cao 39-40 độ C, kèm theo đau tức ngực và khó thở tăng dần. Bệnh nhân được đưa vào cơ sở y tế gần nhà khám và kê đơn điều trị ngoại trú 2 ngày. Tuy nhiên tình trạng không cải thiện mà xuất hiện suy hô hấp nặng.Bệnh nhân lại nhập viện để điều trị, được làm xét nghiệm có kết quả cúm B dương tính. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp, cúm B. Sau 2 ngày điều trị tình trạng khó thở tăng dần bệnh nhân đã được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Tại đây, bệnh nhân được đặt ống thở máy nhưng đáp ứng kém, bệnh nhân được chỉ định can thiệp ECMO.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp Cứu, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo, khi bị mắc cúm B códiễn biến nặng, người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu và theo dõi biến chứng và nguy cơ bội nhiễm…Để phòng bệnh cúm, Tiến sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra.Cũng như cúm A, cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ.Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm.Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu. Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ.Bác sĩ cảnh báo khi thấy có triệu chứng cúm B nặng lên, phải đến ngay cơ sở y tế, tránh biến chứng nặng nề.Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn/virus khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể. Bệnh nặng hơn thường gặp ở người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.Tuy nhiên, nhiễm trùng nặng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm. Vaccine ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
https://nhandan.vn/phai-can-thiep-ecmo-vi-bi-mac-cum-b-nang-post809441.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:49", "tags": [ "biến chứng cúm B", "can thiệp ECMO", "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương" ] }
Ninh Bình đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới
Ngày 24/4, tỉnhNinh Bìnhtổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư khóa X về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới.
Báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Bùi Mai Hoa, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Bình nêu rõ: Sau 15 năm triển khai, với sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các nội dung của Chỉ thị số 38 đã thực sự đi vào cuộc sống, đạt được kết quả khá toàn diện tại địa phương như: Số người tham gia Bảo hiểm y tế tăng qua các năm; quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân từ Quỹ Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên.Tin liên quanĐoàn giám sát Ban Kinh tế Trung ương ghi nhận nhiều ý kiến về vốn tín dụng chính sách xã hội tại Ninh BìnhNăm 2023, toàn tỉnh có hơn 276.000 người tham gia Bảo hiểm y tế hộ gia đình, gấp 10 lần so năm 2011; tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh đạt hơn 93%; đã có hơn 1,7 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tăng hơn 52% so năm 2009.Đến nay, 100% các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã thực hiện giám định tự động trên phần mềm; quỹ bảo hiểm y tế được tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 38 của Trung ương đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Yến Trinh)Tuy nhiên, đồng chí Bùi Mai Hoa cũng nêu lên một số khó khăn, vướng mắc mà Ninh Bình đang gặp phải như: tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm y tế có xu hướng tăng trưởng chậm từ năm 2022 đến nay, số người tham gia Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình không tiếp tục tham gia có xu hướng tăng; tình trạng chậm đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm y tế của các đơn vị sử dụng lao động tiếp tục diễn ra và ngày một gia tăng; vẫn còn có đơn vị sử dụng lao động chưa kê khai hoặc kê khai không đầy đủ số lao động thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế bắt buộc, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động; tinh thần, thái độ phục vụ của một số ít nhân viên y tế chưa tốt, gây bức xúc cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân; mô hình quản lý đối với y tế cấp xã là chưa phù hợp; cơ sở vật chất của một số cơ sở y tế, nhất là tuyến xã xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng công tác khám chữa bệnh.Phát biểu kết luận Hội nghị, đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình lưu ý, tỉnh Ninh Bình phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; trong đó tỉnh đặc biệt quan tâm hướng tới nâng cao chất lượng sống của người dân theo tiêu chí hạnh phúc. Vì vậy, đồng chí đề nghị các cấp, các ngành cần sớm khắc phục những khó khăn, vướng mắc còn đang vướng trong thực hiện Chỉ thị số 38 của tỉnh thời gian qua.Đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình phát biểu kết luận Hội nghị.Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện tốt các chính sách, chế độ Bảo hiểm y tế theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế; bảo đảm kịp thời, đầy đủ chế độ, quyền lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế; quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, bảo đảm đầy đủ quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ Bảo hiểm y tế, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trong đó chú trọng đến hình thức đối thoại trực tiếp, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế; kiểm soát chặt chẽ chi phí khám, chữa bệnh, chống lạm dụng, trục lợi, sử dụng an toàn quỹ Bảo hiểm y tế, bảo đảm quyền lợi cho người tham gia.Dịp này, 10 tổ chức đảng và 15 đảng viên được Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới".
https://nhandan.vn/ninh-binh-day-manh-cong-tac-bao-hiem-y-te-trong-tinh-hinh-moi-post806329.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Ninh Bình", "bảo hiểm y tế", "Chỉ thị số 38-CT/TW", "khám chữa bệnh", "Bảo hiểm xã hội" ] }
Khổ sở vì nổi mề đay do nắng nóng
NDO -Thời tiếtnắng nóngkéo dài tại TP Hồ Chí Minh khiến nhiều người dân, đặc biệt người có cơ địa dị ứng phải chịu cảnh ngứa do mề đay rất khó chịu.
Tăng 30% ca đến khám vì bệnh mề đayTheo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, vào mùa nóng, mỗi tuần, bệnh viện tiếp nhận 40 ca mề đay, tăng 30% so với trước đó. Nhiều trường hợp mất ngủ, nhiễm trùng, sưng mặt, khó thở, sốc phản vệ.Anh N.X.T. (22 tuổi) nhưng tới 12 năm bị mề đay. Thời gian gần đây dù bận thi cử, nhưng chàng trai này liên tục vào viện vì ngứa mề đay. Tất cả vùng da khuỷu chân, khuỷu tay, quanh bụng của T. đều dày cộm.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Trần Nguyễn Anh Thư, chuyên khoa Da liễu-Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, tư vấn T. phải “cai” gãi thì mới hạn chế số lần ngứa xuất hiện. T. lắc đầu không làm được.Kết quả xét nghiệm 60 dị nguyên tìm nguyên nhân gây dị ứng cho thấy anh T. dị ứng với nhiều nhóm, trong đó có nhóm dị nguyên về hô hấp như bụi nhà và mạt bụi nhà. Bên cạnh đó anh còn có cơ địa nổi mề đay khi thời tiết thay đổi. Đây là nguyên nhân khiến anh thường xuyên bị ngứa khi nổi mề đay. Trước đây anh đã từng 3 lần phải nhập viện cấp cứu vì bệnh này.Mề đay (hay mày đay) là phản ứng của của hệ miễn dịch trước các tác nhân gây dị ứng. Mề đay mạn tính như anh T. thường đáp ứng kém với các giải pháp điều trị.Anh T. được tư vấn duy trì sử dụng thuốc kháng histamin hàng ngày, theo đúng chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Đồng thời, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng, cũng như tránh thay đổi nhiệt độ môi trường quá đột ngột.Bà P.T.A. (46 tuổi, Đồng Nai) cũng khốn khổ khi bị rối loạn giấc ngủ vì mề đay trong mùa nắng nóng. Suốt từ Tết đến nay, bà phải chịu những cơn ngứa hành hạ cả ngày lẫn đêm.Khi làm xét nghiệm dị nguyên, phát hiện bà A. dương tính với nhiều dị nguyên thuộc nhóm hô hấp và thức ăn. Người bệnh được kê đơn kết hợp thuốc kháng histamin với liều cao gấp 4 lần bình thường mới kiểm soát được tình trạng bệnh ổn định. Hiện sau 3 tháng điều trị, bà A. chỉ còn dùng thuốc duy trì ở liều bình thường.Biểu hiện của bệnh mề đay là những vết sẩn.Cẩn trọng với những biến chứng của mề đayMề đay là bệnh dị ứng phổ biến, khoảng 15%-25% dân số mắc bệnh này. Nổi mề đay xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng với tác nhân gây dị ứng.Bệnh mề đay chia thành 2 loại. Nếu thời gian diễn tiến bệnh dưới 6 tuần là mề đay cấp tính. Còn mề đay mạn tính diễn ra trong vòng ít nhất 6 tuần liên tiếp, xuất hiện triệu chứng của mề đay ít nhất 2 ngày/tuần.Có rất nhiều nguyên nhân gây mề đay, phổ biến nhất là do thức ăn (trứng, cá, sữa, thịt, hải sản, đồ hộp, đồ lên men, tinh bột, thức uống có cồn); thuốc; nọc độc côn trùng; tác nhân đường hô hấp (bụi, lông chó mèo, khói thuốc); hóa chất (thuốc nhuộm, chất bảo quản, mỹ phẩm).Khoảng 50% số ca mề đay mạn tính do các yếu tố vật lý, như dị ứng ánh nắng, nước hay thời tiết quá lạnh hoặc quá nóng; do gắng sức, stress; do rung lắc. Mề đay cũng xuất hiện khi mắc các bệnh tự miễn, đái tháo đường, viêm mạch, hoặc ung thư. 50%-60% người bị mề đay liên quan đến yếu tố di truyền. Mề đay tự phát (vô căn) là không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% ca bệnh.Bác sĩ Thư cho hay, khoảng 50% số ca mề đay mạn tính do các yếu tố vật lý, như dị ứng ánh nắng, nước hay thời tiết quá lạnh hoặcquá nóng; do gắng sức, stress; do rung lắc. Mề đay cũng xuất hiện khi mắc các bệnh tự miễn, đái tháo đường, viêm mạch, hoặc ung thư. 50%-60% người bị mề đay liên quan đến yếu tố di truyền. Mề đay tự phát (vô căn) là không tìm ra nguyên nhân, chiếm khoảng 50% ca bệnh.Mề đay cấp tính mức độ nhẹ có thể tự khỏi theo thời gian khi ngừng tiếp xúc với dị nguyên, hoặc đáp ứng tốt giảm dần với thuốc kháng histamin trong vài ngày đến vài tuần.Tuy nhiên, mề đay mạn tính do di truyền và vô căn khả năng tự khỏi thấp. Bệnh tái phát nhiều lần nên điều trị chính là thuốc kháng histamin để giảm bớt triệu chứng ngứa, khó chịu. Người bệnh phải dùng thuốc duy trì kéo dài nếu triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.Khi bị mề đay người bệnh thường cảm thấy nóng rát và ngứa vùng thương tổn cả ngày lẫn đêm. Nhiều người càng gãi càng ngứa, và sang thương mề đay càng lan rộng hơn. Đặc biệt, mề đay mạn tính dai dẳng, liên tục tái phát làm mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng thẩm mỹ, tâm lý khiến người bệnh tự ti, giảm chất lượng sống.Đặc điểm chung của bệnh nhân mề đay mạn tính là có cơ địa (gene) dị ứng. Tức là người bệnh dễ đồng mắc các bệnh dị ứng khác như viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… gây khó chịu ở nhiều cơ quan cùng lúc và tăng nguy cơ diễn tiến nặng.Bên cạnh đó, có hàng ngàn dị nguyên gây bệnh mề đay nhưng chỉ một phần nhỏ có thể xét nghiệm chẩn đoán. Một người có thể bị ứng với nhiều dị nguyên, và các loại dị nguyên có thể khác nhau ở mỗi thời điểm.Bác sĩ Thư khuyến cáo người bệnh không nên tự điều trị mề đay. Khi da có triệu chứng là các nốt sẩn phù nhiều hình dạng (tròn, bầu dục, vòng) với nhiều kích thước (vài mm đến hơn 10cm), kèm ngứa nhiều, châm chích cần tới bệnh viện khám để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp…"Đặc biệt, nếu nổi mề đay kèm sưng môi, buồn nôn, tim đập nhanh, lạnh run, người bệnh có thể đang rơi vào sốc phản vệ, cần được đưa đến khoa cấp cứu tại bệnh viện ngay lập tức", bác sĩ Thư khuyến cáo.
https://nhandan.vn/kho-so-vi-noi-me-day-do-nang-nong-post806690.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "mề đay", "biến chứng", "nắng nóng kéo dài", "bệnh ngoài da" ] }
Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng làm Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
NDO -Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng hứa sẽ cố gắng hết sức mình, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, Ban giám đốc các cấp để đưa ra những giải pháp kịp thời, phát triển Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội bền vững, mang lại chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốcBệnh viện Phụ Sản Hà Nộicho Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng.Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Y tế, Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà chúc mừngTiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưnggiữ cương vị tân Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng là một bác sĩ sản phụ khoa trưởng thành từ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, có nhiều năm công tác và kinh qua nhiều vị trí trong Bệnh viện.Đồng chí Mai Trọng Hưng giữ cương vị Phó Giám đốc Bệnh viện từ năm 2017, tới hôm nay chính thức giữ cương vị Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội – một vị trí quan trọng không chỉ với Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội mà còn với ngành Y tế Thủ đô.Qua quá trình theo dõi bệnh viện cũng như cá nhân đồng chí Mai Trọng Hưng, tập thể Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Y tế Hà Nội đều đánh giá rất cao đồng chí Mai Trọng Hưng có rất nhiều thành tích đóng góp với ngành, dù ở bất kỳ cương vị nào đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.Là cánh chim đầu đàn ngành Sản Phụ khoa của cả nước, trong những năm gần đây, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã có những bước tiến rõ rệt trong tất cả các lĩnh vực.Đặc biệt, Tiến sĩ Trần Thị Nhị Hà ghi nhận những phát triển về mặt chuyên môn, kỹ thuật, cơ sở vật chất, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, hợp tác quốc tế cũng như các hội nghị về chuyên môn gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế cũng như trong nước.Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh, thời gian sắp tới còn nhiều khó khăn cần giải quyết, hy vọng đồng chí Mai Trọng Hưng phát huy thế mạnh của mình, cùng với tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội xây dựng bệnh viện ngày càng phát triển hơn nữa.Phát biểu nhận nhiệm vụ, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã tin tưởng trao vinh dự và trọng trách, tạo mọi điều kiện thuận lợi để bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Ngành y tế nói chung và ngành Sản Phụ khoa nói riêng đang chứng kiến nhiều sự chuyển biến rất to lớn trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh. Để đáp ứng sự phát triển nhanh, mạnh của y học thế giới cũng như yêu cầu ngày càng cao của người bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã nỗ lực không ngừng, phấn đầu trở thành đơn vị đứng đầu trong ngành Sản Phụ khoa của cả nước.Trong tình hình mới, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cũng đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi mỗi cá nhân của bệnh viện phải liên tục trau dồi, năng động, đổi mới, sáng tạo để mang tới chất lượng dịch vụ tốt nhất và sự hài lòng cao nhất của người bệnh.Với cương vị mới được phân công, Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng hứa sẽ cố gắng hết sức mình, phối hợp chặt chẽ với Đảng ủy, Ban giám đốc các cấp để đưa ra những giải pháp kịp thời, phát triển Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội bền vững, mục tiêu cuối cùng là mang lại chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh và nâng tầm vị thế của Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cùng ngành y tế Hà Nội trong lòng nhân dân.
https://nhandan.vn/tien-si-bac-si-chuyen-khoa-ii-mai-trong-hung-lam-giam-doc-benh-vien-phu-san-ha-noi-post795480.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", "Tiến sĩ", "bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng", "Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Công nghệ 3D sẽ giúp điều trị cá thể hóa thế nào?
NDO -Sự kết hợp của trí tuệ nhân tạo vàcông nghệ 3D, tạo ra bản sao số về con người, xác định rõ những tổn thương và phương án sửa chữa tổn thương. Y học cá thể hóa sẽ giúp cho việc điều trị người bệnh hiệu quả hơn.
Bản sao số mà Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Trung Dũng đề cập tới, được chia sẻ tại hội thảo quốc tế gần đây tại Việt Nam về tương lai của công nghệ 3D, thu hút sự quan tâm của giới y khoa và công nghệ. Những điều giáo sư chia sẻ dưới đây, sẽ làm sáng tỏ về giá trị của công nghệ 3D với con người.Hiện thực hóa công nghệ 3D tại Việt NamPhóng viên: Công nghệ 3D đã làm thay đổi phương thức điều trị của bác sĩ như thế nào?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Công nghệ 3D là số hóa mô phỏng từ các phim cộng hưởng từ, phim cắt lớp của bệnh nhân, qua đó, dựng lên bản vẽ giải phẫu, mô hình giải phẫu của chính bệnh nhân đó.Từ đó, hỗ trợ các bác sĩ cải thiện chất lượng và phương thức điều trị ở 3 điểm: Một là xây dựng các phương án phẫu thuật “cá thể hóa” nhờ các hình ảnh tổn thương được tái tạo lại chính xác trên các mô hình 3D, các phẫu thuật viên phối hợp với các kỹ sư thiết kế xác định các thông số riêng của bệnh nhân và xây dựng phương án phẫu thuật “cá thể hóa” cho chính bệnh nhân đó. Vì vậy, mỗi bệnh nhân sẽ có 1 phương án phẫu thuật cụ thể khác nhau.Hai là, dựa trên công nghệ in 3D, các “trợ cụ dẫn đường cá thể hóa” được in ấn giúp cho việc thực hiện phẫu thuật đạt độ chính xác gần như tuyệt đối so với tính toán. Mỗi bệnh nhân sẽ có 1 bộ “trợ cụ dẫn đường phẫu thuật” khác nhau bảo đảm hỗ trợ phẫu thuật đạt được độ chính xác theo thông số cá thể.Ba là, nhờ công nghệ 3D in trực tiếp nên có khả năng tạo ra sản phẩm cấy ghép “cá thể hóa” như các sản phẩm xương khớp nhân tạo phục vụ việc phục hồi, sửa chữa từng tổn thương khác nhau của mỗi người.Phóng viên: Các ông đã hiện thực hóa công nghệ 3D đó tại Việt Nam ra sao?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Từ năm 2022, Vinmec đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ 3D trong Y học (Trường Đại học VinUni) sử dụng công nghệ 3D thực hiện thành công khoảng trên 200 ca phẫu thuật sử dụng “trợ cụ dẫn đường phẫu thuật” trong lĩnh vực Chấn thương chỉnh hình với tỷ lệ chính xác theo thông số cá thể đạt trên 98%, trong đó gồm 84 cathay khớpgối toàn phần, 31 ca thay khớp háng toàn phần, 27 ca điều trị ung thư/loạn sản xương và nhiều ca thay khớp, chỉnh hình phức tạp.Ngoài ra, các phương án phẫu thuật với sự hỗ trợ của công nghệ 3D còn ứng dụng trong một số chuyên khoa khác như phẫu thuật tiết niệu và can thiệp tim mạch tại Bệnh viện E và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Đối với Hệ thống y tế Vinmec, dự kiến sẽ triển khai công nghệ 3D trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình ở 100% các bệnh viện.Đối với sản phẩm cấy ghép kim loại, mặc dù thiết bị, vật liệu và quy trình đạt chuẩn FDA (Mỹ) tuy nhiên trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, để bảo đảm an toàn người bệnh, chúng tôi vẫn phải tiến hành thực hiện lại 1 số nghiên cứu về cơ tính, độc tính tế bào và thử nghiệm trên người tình nguyện theo quy định để xin phê duyệt của Bộ Y tế.Một số trường hợp đặc biệt, không có lựa chọn khác như cho các trường hợp đặc biệt, chúng tôi thực hiện việc tính toán thiết kế còn lại khâu in ấn thì kết hợp với các lab 3D khác tại Đức có giấy phép để in các sản phẩm cấy ghép cho bệnh nhân. Hiện tại đã triển khai mổ được 4 bệnh nhân, có 2 bệnh nhân là Việt kiều ở nước ngoài bay và 2 bệnh nhân ung thư xương.Giáo sư Trần Trung Dũng chia sẻ bên lề hội nghị.Phóng viên: Chúng ta có tự tin nói công nghệ 3D tại Việt Nam có thể tương xứng với nhiều nước phát triển trên thế giới?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Tương lai của Y học là Y học chính xác và cốt lõi của Y học chính xác là Y học “cá thể hóa”, đó chính là mấu chốt và cơ hội để nền Y tế Việt Nam có cơ hội bắt kịp với sự phát triển và đem được những tinh hoa nhất của khoa học công nghệ về phục vụ cho bệnh nhân Việt Nam dựa trên các đặc trưng mang tính “cá thể” của người Việt.Cùng với các câu chuyện về giải mã bộ gene người Việt thì các điều trị đích, điều trị cá thể cũng phát triển rất mạnh và tương tự như vậy là công nghệ 3D. Những đầu tư mạnh mẽ về thiết bị và con người đã giúp cho Việt Nam có thể triển khai được các giải pháp như các nước phát triển.Thậm chí, chúng ta còn tạo ra những sản phẩm hay hơn thế giới với các sản phẩm cấy ghép, cấu trúc vô cùng phức tạp và tinh xảo như xương chậu, xương gót, xương bé… do bệnh nhân của chúng ta có những đặc điểm bệnh lý, tổn thương đặc thù và đa dạng, phong phú hơn.Phóng viên: Tương lai nào cho công nghệ 3D tại Việt Nam?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Y học đứng trước cơ hội phát triển rất lớn nhờ sự phát triển của các ngành khoa học và khả năng ứng dụng mạnh mẽ vào trong việc giải quyết các vấn đề sức khỏe con người. Nhờ những tích hợp của các công nghệ như 3D, thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo AI, học máy (deep learning), tự động hóa (robot) mà cơ hội giải quyết những vấn đề sức khỏe thuận lợi hơn. Xu hướng tích hợp các công nghệ đó sẽ tạo nên “bản sao số” (digital twin) của mỗi người.”Bản sao số” này sẽ không chỉ đơn thuần là các thông số kích thước về giải phẫu và chức năng sinh lý của các cơ quan mà bao gồm cả các chỉ số xét nghiệm máu, các thông số về gene, ADN,…từ đó giúp cho việc tiên lượng các vấn đề sức khỏe phát sinh trong tương lai của bệnh nhân, lên kế hoạch dự phòng, điều trị “cá thể hóa” dựa trên theo dõi, đánh giá, phân tích “bản sao số” của mỗi người nhờ các thuật toán, trí tuệ nhân tạo,…Điều đó nghe có vẻ xa vời nhưng thực tế đang rất gần. Ngay tại Vinmec, chúng tôi đang phối hợp với các chuyên gia hàng đầu của Đại học Illinois (Mỹ) xây dựng những “bản sao số” đầu tiên cho các vấn đề giải phẫu và sinh lý của hệ cơ xương khớp của bệnh nhân Việt Nam ứng dụng vào phân tích, tính toán và đánh giá được sự ảnh hưởng của việc thay đổi của bệnh nhân sau giải phẫu, tiên lượng về mức độ cải thiện sau các can thiệp như thay khớp gối, khớp háng.Mặc dù đây mới là mức đơn giản ban đầu nhưng chúng tôi còn kỳ vọng sẽ làm được nhiều hơn thế và tôi tin chắc rằng, còn nhiều đơn vị khác trên cả nước cũng bắt đầu quan tâm và tập trung nghiên cứu vấn đề này vì nó là xu hướng chủ đạo trong giai đoạn sắp tới của y học.Phóng viên: Vậy cao hơn nữa của ứng dụng công nghệ 3D là gì, thưa ông?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Cao hơn nữa của công nghệ 3D là ứng dụng được trong cộng đồng. Từ “bản sao số” của cá nhân, chúng ta có thể hình thành các bản sao của bệnh viện, trường học hoặc hội nghị. Nhờ đó, chúng ta có thể tổ chức hội nghị online nhưng tất cả các thành viên có thể tương tác như con người thực.Tương tự, ở bệnh viện, các lãnh đạo khoa, phòng đi công tác, tuy không ở bệnh viện nhưng trên phần mềm vẫn có thể thăm khám từng bệnh nhân qua “bản sao số” lưu trữ trong bệnh viện số ảo, theo dõi, lưu trữ dữ liệu dễ dàng cũng như tiên lượng được xu hướng bệnh tật trong tương lai. Tôi tin chỉ 1 thời gian ngắn nữa sẽ làm được.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng chia sẻ về công nghệ in 3D.Phóng viên: Bản sao số của mỗi cá nhân giúp gì cho các bác sĩ trong điều trị?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:“Bản sao số” của con người càng ngày càng gần với thực tế vì khả năng phát triển của khoa học kỹ thuật có thể hiện thực hoá điều đó và càng trở nên cần thiết vì xu hướng y học là cá thể hóa.Công nghệ 3D là cơ hội cho y tế nói chung và trong đó có y tế ở các nước phát triển như Việt Nam có thể bắt kịp. Điều đó có nghĩa là, chúng ta sẽ có cơ hội điều trị cho bệnh nhân đạt kết quả tương đương như nước phát triển.Chất lượng điều trị của AI và công nghệ 3D đạt hiệu quả gần như tuyệt đốiPhóng viên: Khi tiếp cận kỹ thuật này, đâu là thách thức với cả ê-kíp các ông?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Thách thức lớn nhất là khả năng đầu tư trang thiết bị và con người. Việt Nam còn tồn tại rất nhiều vấn đề sức khỏe trong hiện tại cũng như trong tương lai cần phải giải quyết mà việc đó đòi hỏi phương tiện thiết bị khoa học kỹ thuật và đội ngũ có đủ năng lực để sử dụng vào trong thực tế giải quyết các vấn đề đó. Chúng ta không có khả năng giải quyết được thì tình trạng “chảy máu bệnh nhân” sang các nước phát triển hơn.Nhờ có sự hỗ trợ của Vingroup, chúng tôi có cơ hội sở hữu những trang thiết bị công nghệ hàng đầu thế giới và cùng với đó là 1 đội ngũ am hiểu khoa học kỹ thuật, nhiệt huyết, có khả năng làm chủ công nghệ cũng như 1 nền tảng hợp tác sâu rộng với các trung tâm 3D lớn trên thế giới trong nghiên cứu và phát triển.Phóng viên: Thiết lập vị trí tiên phong bao giờ cũng gặp nhiều trở ngại, thách thức. Mục tiêu của các ông là gì?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Mục tiêu của cá nhân tôi và toàn bộ đội ngũ là có thể góp 1 phần vào giải quyết các vấn đề sức khỏe của người dân Việt Nam với chất lượng chuyên môn tốt, sánh ngang với các nước trong khu vực và tiệm cận các nước có trình độ phát triển cao trên thế giới.Giải quyết vấn đề đó một đơn vị thôi chưa đủ, vì vậy là những người tiên phong trong lĩnh vực này, chúng tôi mong muốn đưa được những công nghệ hàng đầu thế giới về phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân đồng thời muốn truyền cảm hứng, tư duy “dám nghĩ, dám làm” để các đơn vị khác tham gia đầu tư phát triển, giúp các nhà khoa học, nhân viên y tế có điều kiện và phương tiện làm việc tốt hơn để nâng cao chất lượng y tế cho bệnh nhân.Khi mới đầu tư hệ thống 3D này, nhiều người cho rằng mạo hiểm nhưng thực tế chúng tôi đã chứng minh rằng, những giá trị mang lại làm thay đổi chất lượng điều trị, chất lượng phẫu thuật 1 cách đáng kinh ngạc, không thua kém các nước phát triển trong khu vực.Minh chứng rất lớn là nhiều bệnh nhân đã từng thăm khám ở nước ngoài nhưng quay về điều trị với chúng tôi, bệnh nhân Việt kiều quay trở về nước để phẫu thuật và các bệnh nhân quốc tế (không tính người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam) đã tới Việt Nam để điều trị.Phóng viên: Người bệnh hưởng lợi gì từ những công nghệ tiên tiến của 3D và AI khi điều mà các ông đang làm trở thành phổ biến trong tương lai gần?Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng:Trên thế giới, nếu tính đúng, tính đủ, chi phí cho công nghệ in 3D sẽ tạo ra áp lực về chi trả cho bệnh nhân. Nếu một ca thay khớp háng nhân tạo chi phí lên tới 20 nghìn đô, tương đương 500 triệu đồng, trong khi, một khớp háng bình thường trung bình chưa đầy 100 triệu.Trên thế giới, chi phí này còn cao hơn, khoảng hơn 30 nghìn USD. Tuy nhiên, có một số tổn thương rất đặc thù như ung thư khớp háng phải thay khớp thì buộc phải in cấu trúc riêng biệt.Tại Việt Nam, chúng tôi phải kết hợp các nguồn lực khác, đa phần từ quỹ từ thiện hỗ trợ cho bệnh nhân, hỗ trợ nhà khoa học… để tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý cho người bệnh.Chúng tôi đang cố gắng tối ưu hóa bằng các biện pháp khoa học công nghệ để rút ngắn thời gian tính toán thiết kế, nâng quy mô in ấn để giảm giá thành. Sự phổ cập hoá việc sử dụng công nghệ 3D tới các bác sĩ cũng đóng 1 vai trò quan trọng vì khi phổ cập hóa dẫn đến tăng quy mô sản xuất từ đó hạ giá thành sản phẩm.Hội thảo quốc tế gần đây tại Việt Nam về tương lai của công nghệ 3D thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia nước ngoài.Đó là 1 trong những điều mong mỏi của chúng tôi thông qua những hội nghị như lần này, giới thiệu các công nghệ mới, giúp các bác sĩ hiểu hơn về công nghệ 3D, có cảm hứng hơn với việc sử dụng các công nghệ này, làm cho 3D trở nên “đời thường” hơn chứ không còn chỉ trong 1 nhóm nhỏ những người đam mê và hiểu sâu về nó.Hy vọng trong tương lai không xa, công nghệ 3D có thể phổ biến xuống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện với chi phí hợp lý và chúng tôi đang từng bước thực hiện điều đó thông qua việc chuyển giao xuống các bệnh viện tuyến tỉnh như bệnh viện tỉnh Hà tĩnh.Những lợi ích của công nghệ 3D còn thể hiện ở trong lĩnh vực đào tạo, nhờ 3D và các công nghệ sẽ giúp rút ngắn thời gian đào tạo các bác sĩ đặc biệt là bác sĩ phẫu thuật. Nhờ những tính toán chính xác và trợ cụ dẫn đường phẫu thuật, các bác sĩ có thể trong thời gian ngắn khi quen thuộc với công nghệ 3D có thể thực hiện các phẫu thuật đạt chất lượng cao mà không còn phụ thuộc vào chủ quan và kinh nghiệm của người bác sĩ.Xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ Trần Trung Dũng!
https://nhandan.vn/cong-nghe-3d-se-giup-dieu-tri-ca-the-hoa-the-nao-post804772.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "công nghệ 3D", "công nghệ in 3D", "Giáo sư Tiến sĩ Trần Trung Dũng" ] }
Nắng nóng gia tăng tại nhiều khu vực, có nơi hơn 39 độ C
NDO -Dự báo hôm nay (25/4), nhiều khu vực tiếp tục có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất hơn 39 độ C. Cảnh báo nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng ở nhiều nơi.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 25/4, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắngnóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắtvới nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 40-45%.Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ; ngày 26/4 phía Tây Bắc Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt; nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi hơn 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.Cảnh báo, từ ngày 27/4 nắng nóng có xu hướng gia tăng về cường độ ở khu vực Trung Bộ, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và có khả năng mở rộng ra các nơi khác thuộc Bắc Bộ. Nắng nóng trên cả nước có khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới.Do ảnh hưởng của nắng nóng và nắng nóng gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng.Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây ra tình trạng mất nước,kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệtđối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.Dự báo thời tiết ngày và đêm 25/4 tại các khu vực trên cả nước:Khu vực Hà Nội:Có mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-34 độ C.Phía Tây Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, riêng khu Tây Bắc có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 32-35 độ C; riêng khu vực Tây Bắc có nơi hơn 35 độ C.Phía Đông Bắc Bộ:Có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông nam đến nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 24-27 độ C, vùng núi có nơi dưới 24 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 30-33 độ C, có nơi hơn 33 độ C.Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế:Có mây, ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ralốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.Nhiệt độ thấp nhất từ: 26-29 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C.Đà Nẵng đến Bình Thuận:Có mây, phía bắc (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, phía nam ngày nắng, có nơi nắng nóng; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất ở phía bắc 35-38 độ C, có nơi hơn 39 độ C; phía nam 33-35 độ C, có nơi hơn 35 độ C.Tây Nguyên:Có mây, ngày nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 22-25 độ C, có nơi hơn 25 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.Nam Bộ:Có mây, ngày nắng nóng, có nơinắng nóng gay gắt; chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ: 25-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ: 34-37 độ C, có nơi hơn 37 độ C.
https://nhandan.vn/nang-nong-gia-tang-tai-nhieu-khu-vuc-co-noi-hon-39-do-c-post806377.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Dự báo thời tiết", "Nắng nóng", "Nắng nóng gay gắt", "đột quỵ", "sốc nhiệt" ] }
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm và làm việc tại Bệnh viện Nhi đồng 1
Ngày 22/2, tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngcùng Đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, làm việc với Bệnh viện Nhi đồng 1. Cùng dự, có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng là lãnh đạo các cơ quan, bộ, ngành ở Trung ương.
Thành lập năm 1956 với 268 giường bệnh, đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã có 1.500 giường với 3 khối nhà mới; cùng 1.768 cán bộ, nhân viên; mỗi cháu nhỏ đến khám bệnh khi cần điều trị nội trú đều được nằm 1 giường… Các y, bác sĩ tại Bệnh viện đã làm chủ các kỹ thuật cao trong lĩnh vực điều trị, chữa bệnh cho trẻ sơ sinh, qua đó đã giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, cứu sống nhiều bé bị bệnh hiểm nghèo… Trong đó, Bệnh viện đã giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tử vong do bệnh lý về tim xuống 10 lần trong 15 năm qua.Đáng chú ý, gần đây nhất, vào đầu tháng 1/2024, ê-kíp thông tim can thiệp của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đã phối hợp cùng ê-kíp phẫu thuật của Bệnh viện Từ Dũ lần đầu tiên can thiệp thành công “thông tim trong bụng mẹ” một thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh nặng. Ca thông tim can thiệp bào thai nêu trên là một bước tiến mới về kỹ thuật chuyên sâu ngang tầm các nước phát triển trong khu vực.Sau khi lắng nghe lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng 1 báo cáo những kết quả đạt được trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, nghiên cứu khoa học, làm chủ khoa học công nghệ tiên tiến ngành y,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngtrân trọng gửi tới các y, bác sĩ lời chúc mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm bệnh nhi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam. Ảnh: TTXVNBày tỏ tình cảm vui mừng trước những kết quả Bệnh viện đã đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước nêu rõ, với những định hướng đúng đắn của Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, sự quản lý điều hành hiệu quả tốt của Tập thể lãnh đạo Bệnh viện qua các thời kỳ khác nhau, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã trở thành một trung tâm y tế về bệnh nhi có chất lượng cao của Việt Nam và khu vực. Trong đó, đội ngũ cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế là một tập thể đoàn kết, bản lĩnh, có tấm lòng yêu thương người bệnh, dám nghĩ, dám làm vì sức khỏe của các em nhỏ… Chính những phẩm chất nêu trên đã làm nên những thành tựu rất đáng tự hào của Bệnh viện Nhi đồng 1.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khẳng định: Trong hoàn cảnh người bệnh ngày càng tăng, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi và diễn biến nhanh, với nhiều loại bệnh khác nhau, các y, bác sĩ Bệnh viện đã nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi, từ đó thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe các em nhỏ, tỷ lệ người bệnh tử vong giảm nhiều qua các năm. Bên cạnh đó, Bệnh viện đã có nhiều bước tiến rõ rệt trong ứng dụng, làm chủ khoa học công nghệ y tế, được cộng đồng y tế thế giới công nhận với việc can thiệp, xử lý thành công nhiều ca bệnh phức tạp, khó khăn.Nghề y, ngành y, cán bộ y tế, các y, bác sĩ cũng gặp nhiều vất vả, áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực học tập và vươn lên không ngừng. Vì vậy, các y, bác sĩ công nhân viên y tế cần luôn giữ trong lòng tình yêu nghề, khao khát mãnh liệt bảo vệ sức khỏe người dân, hạnh phúc của xã hội.Chủ tịch nước Võ Văn ThưởngCho rằng, ngành y, nghề y là nghề cao quý với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe con người, mang lại sự sống cho con người, mang lại cho xã hội nguồn cảm xúc tích cực, Chủ tịch nước nêu rõ: Nghề y, ngành y, cán bộ y tế, các y, bác sĩ cũng gặp nhiều vất vả, áp lực, đòi hỏi sự nỗ lực học tập và vươn lên không ngừng. Vì vậy, các y, bác sĩ công nhân viên y tế cần luôn giữ trong lòng tình yêu nghề, khao khát mãnh liệt bảo vệ sức khỏe người dân, hạnh phúc của xã hội.Chủ tịch nước lưu ý, mỗi y, bác sĩ, cán bộ y tế bên cạnh giỏi về chuyên môn, thạo nghề là yếu tố quan trọng, mỗi người cần luôn có sự cảm thông, tinh thần chia sẻ khó khăn với người bệnh như người thân trong gia đình. Đây là điều quan trọng và các y, bác sĩ cần nỗ lực lan tỏa tình cảm đó sâu rộng hơn nữa trong thực tế cuộc sống.Để Bệnh viện Nhi đồng 1 phát huy hiệu quả cao hơn nữa những thành tựu xuất sắc trong thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị, Bệnh viện cần chú trọng tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, nhất là tự tin chia sẻ thành tựu, kinh nghiệm của mình để y, bác sĩ các nước khác có thể học tập, qua đó khẳng định với cộng đồng y khoa quốc tế về tài năng của bác sĩ Việt Nam. Tập trung xây dựng Bệnh viện thông minh, thân thiện, xanh, sạch, đẹp, áp dụng tối đa những thành tựu của khoa học, công nghệ để quản lý và chữa trị. Bệnh viện cần quan tâm đào tạo đội ngũ y, bác sĩ kế cận, giúp đội ngũ bác sĩ trẻ có điều kiện giao lưu, học tập kinh nghiệm tại các nền y tế tiên tiến trên thế giới….Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tặng quà, chúc mừng ê-kíp của hai Bệnh viện Nhi đồng 1 và Từ Dũ vừa thực hiện thành công liên tiếp 2 ca thông tim can thiệp bào thai. Ảnh: TTXVNDịp này, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng các đồng chí trong Đoàn công tác đã thăm, tặng quà động viên mẹ và bé sơ sinh được xử lýdị tật timbẩm sinh; tặng quà các bác sĩ trong ê kíp mổ can thiệp tim bào thai cứu bệnh nhi; tặng quà các tập thể có thành tích xuất sắc thuộc Bệnh viện Nhi đồng 1…
https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-tham-va-lam-viec-tai-benh-vien-nhi-dong-1-post797055.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2", "Bệnh viên Nhi đồng 1", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Hạnh phúc không muộn của người mẹ mang gene bệnh nhược cơ Duchenne
NDO -Nhìn đứa con đầu lòng lớn lên với căn bệnh nhược cơ Duchenne vô cùng đau đớn, chị Lê Thị Nguyên sợ hãi khi nghĩ tới sinh đứa con thứ 2 khi bản thân chị mang gene bệnh ẩn. Nhưng khao khát làm mẹ lần thứ 2 không ngừng thôi thúc chị phải vượt qua những rào cản bệnh lý và kinh tế để chờ ngày hái quả ngọt.
17 tháng tuổi, con trai đầu lòng của vợ chồng chị Lê Thị Nguyên và anh Hoàng Đức Lân, quê Hưng Yên mới bắt đầu chập chững biết đi. Đến năm 2015, khi con 4 tuổi vợ chồng chị quan sát thấy con đi lại có phần khó khăn, nhất là khi leo cầu thang, hay ngã. Chỉ nghĩ con mình có vấn đề do thiếu dinh dưỡng nên hai vợ chồng mua thuốc bổ về cho con uống một thời gian, nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.Cơn sốc ập đến gia đình, khi tại Bệnh viện nhi Trung ương, con chị được chẩn đoán bị loạn dưỡng cơ Duchenne, các cơ sẽ yếu dần đi, chưa có phương pháp điều trị. Thậm chí bệnh này còn ảnh hưởng đến tuổi thọ của con.Không chấp nhận sự thật, anh chị tiếp tục bế con đi khắp các viện khác nhưng tất cả đều trả về một kết quả giống nhau là con mắc bệnh lý đơn gene loạn dưỡng cơ Duchenne (do đột biến mất đoạn gene xảy ra trên nhiễm sắc thể X).Suốt 5 năm chạy chữa, đi khắp nơi thực hiện vật lý trị liệu, thậm chí mời bác sĩ về tận nhà phục hồi chức năng cho con, nhìn các cơ chân cơ tay của con ngày càng yếu, dần mất khả năng đi lại, hai vợ chồng chị Nguyên không khỏi xót xa buồn tủi.Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thành Trung, Trưởng Khoa Khám bệnh tư vấn vợ chồng hiếm muộn.Bệnh loạn dưỡng cơ là bệnh lý di truyền đơn gene nên hai vợ chồng chị Nguyên quyết định đi làm các xét nghiệm chuyên sâu. Kết quả cho thấy chị Nguyên mang gene bệnh nhưng ở thể lặn (người lành mang gene bệnh). Bác sĩ khuyên nếu sau này muốn sinh thêm con thì nên làmthụ tinh ống nghiệm(IVF) kết hợpsàng lọc phôiđể loại bỏ những phôi mang gene bệnh, tăng cơ hội sinh con khỏe mạnh.Khát khao làm mẹ một lần nữa được sinh ra con khỏe mạnh, tháng 5/2021, hai vợ chồng quyết định đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, thăm khám để thực hiện quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).Anh chị đến viện với tâm thế chỉ dám bỏ tiền để làm IVF một lần vì những năm tháng chăm con trai đầu lòng ốm đau, bệnh tật đã rất tốn kém. Trong quá trình thăm khám, vợ chồng chị kể lại toàn bộ hoàn cảnh gia đình, tiền sử bệnh cho bác sĩ ngay lần đầu thăm khám. Và may mắn cho chị Nguyên khi hồ sơ của gia đình chị được xét duyệt miễn phí sàng lọc phôi mang gene bệnh lý.Sau khi được thăm khám, tư vấn và xét nghiệm chuyên sâu hai vợ chồng bước vào quá trình kích trứng, tạo phôi và nuôi phôi lên ngày 5. Sau đó, những phôi này được mang đi sàng lọc để loại bỏ các phôi mang bất thường gene trước khi chuyển vào tử cung của người mẹ.Lần đó anh chị tạo được 10 phôi ngày 3, nuôi 7 phôi ngày 5 và sàng lọc được 3 phôi không mang gene bệnh. Anh chị quyết định chuyển phôi ngay trong chu kỳ sau và thật may mắn, lần chuyển phôi đầu tiên của hành trình tại bệnh viện đã thành công, mang đến cho hai vợ chồng niềm hạnh phúc vô bờ vì sắp chạm đến ước mơ con yêu.Vợ chồng chị Lê Thị Nguyên và anh Hoàng Đức Lân sinh bé thứ 2 hoàn toàn khỏe mạnh.Đúng như mong ước, cả thai kỳ chị Nguyên diễn ra thuận lợi. Ngày 8/1/2023 một sinh linh bé bỏng đã chào đời hoàn toàn khỏe mạnh, không mang gene bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne. Bố mẹ đặt tên con là Hoàng Tiến Đạt với ý nghĩa mặc dù trải qua bao khó khăn vất vả nhưng họ vẫn chọn cách tiến về phía trước, tin tưởng vào y học hiện đại và cuối cùng bố mẹ cũng đạt được ước mơ bế trên tay một bé yêu hoàn toàn khỏe mạnh.Chia sẻ về các trường hợp bố mẹ mang gene bệnh lý di truyền vẫn có cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thành Trung, Trưởng khoa Khám Bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, sự kết hợp giữa phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và kỹ thuật sàng lọc phôi tiền làm tổ là giải pháp điều trị hiệu quả mang đến niềm hạnh phúc vô bờ cho các cặp vợ chồng mang gene bệnh lý như: Tan máu bẩm sinh (Thalassemia), máu khó đông (Hemophilia), teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, thận đa nang, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh…"Trong chương trình Tuần Lễ Vàng năm 2024 chúng tôi tiếp tục trao tặng 15 gói miễn phí sàng lọc phôi mang gene bệnh lý di truyền cho các cặp vợ chồng thực hiện hỗ trợ sinh sản IVF tại bệnh viện. Năm nay là năm thứ 4 liên tiếp chúng tôi triển khai các gói hỗ trợ này với mong muốn hỗ trợ một phần tài chính, rút ngắn rào cản mang đến cơ hội sinh ra những em bé khỏe mạnh cho các cặp vợ chồng không may mắn mang gene bệnh hiếm", bác sĩ Trung cho hay.Theo chuyên gia này, bệnh nhược cơ Duchenne là một bệnh di truyền liên kết với giới tính lặn, có tần số cao trong các bệnh di truyền của nhóm bệnh loạn dưỡng cơ. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh nên đến bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn di truyền, thăm khám và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm di truyền trước khi thực hiện hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp sàng lọc phôi tiền làm tổ.
https://nhandan.vn/hanh-phuc-khong-muon-cua-nguoi-me-mang-gene-benh-nhuoc-co-duchenne-post807409.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "mẹ mang gene bệnh nhược cơ Duchenne", "hiếm muộn", "khó đi lại", "khó vận động", "thụ tinh trong ống nghiệm" ] }
Hoa mắt, nhìn mờ, liệt nửa người... do nhiễm sán não
NDO -Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người tưởng do bị đột quỵ nhưng thực tế lại bị nhiễm sán não.
Sán não gây ra triệu chứng như người đột quỵÔng T.T.H (74 tuổi, Hà Giang) vốn khoẻ mạnh bình thường, nhưng cách đây hơn 1 năm, vào ban đêm dậy đi vệ sinh, ông bỗng lên cơn co giật, mồm méo, mắt trợn. Sau 20 phút ông tỉnh lại. Sáu tháng sau, ông lại bị cơn co giật với triệu chứng trên, nhưng nửa tiếng sau cũng trở lại bình thường.Ông H. cho biết, cả 2 lần rơi vào triệu chứng này, ông đều không đi viện. Đến tháng 1/2024, ông lên cơn co giật nặng cũng vào lúc nửa đêm về sáng. Ông được đưa đến Bệnh viện đa khoa Hà Giang, chụp CT não phát hiện có 3 ổ sán làm tổ trong não. Các ổ sán này lan rộng, có ổ đã vôi hoá. Sau đó, ông được chuyển xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ điều trị.Ông H. có thói quen ăn tiết canh, thịt tái vào ngày mùng 1. Đặc biệt, trong ngày Tết, ông thường ăn tiết canh cả ngan và lợn, nhưng không ngờ món ăn này lại khiến ông mắc bệnh nặng như vậy. "Ban đầu tôi nghĩ mình bị đột quỵ chứ”, ông. H nói.Ông N.V.T (65 tuổi, Bắc Giang) đã nhiều năm rơi vào trạng thái đau đầu, chóng mặt, đau bụng, đi nhiều bệnh viện nhưng không tìm ra bệnh. Sau đó, ông được một bác sĩ ở bệnh viện tư nhân nghi mắc sán não giới thiệu lên bệnh viện tỉnh.Bệnh viện tỉnh giới thiệu ông xuống Bệnh viện Đặng Văn Ngữ điều trị, tình trạng đỡ dần. "Gần đây tôi lại thấy co giật như động kinh, nghẹo cả đầu và cổ, nước mắt tràn ra không kiểm soát, chân tay run lẩy bẩy, nên đi khám và bác sĩ bảo tôi lại tái phát căn bệnh cũ”, ông T. cho hay.Căn nguyên khiến các cơn “động kinh” của ông T ngày một nặng là bị sán làm tổ trên não.Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, ông T. điều trị sán não từ năm 2016, nhưng chỉ được 3 đợt thì tự ý bỏ. Lần này ông vào viện trong tình trạng ngủ kém, đi lại khó, giật hai tay. Chụp cộng hưởng từ vẫn còn hình ảnh ấu trùng sán lợn ở trên não.Thận trọng với tiết canh ngan, vịt, lợn nhà nuôiTiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc thường trực Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, thời gian vừa qua, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp nhiễm các bệnhký sinh trùng, điển hình là những bệnh ấu trùng sán dây lợn và một số bệnh ký sinh trùng khác.Nhiều bệnh nhân bị nhiễm sán não vào nhập viện trong tình trạng đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ và liệt nửa người, khiến gia đình tưởng bị đột quỵ. Những trường hợp này rất hay ăn rau sống, nem thính và thỉnh thoảng ăn tiết canh, thịt lợn tái."Các biểu hiện nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ khiến nhiều người lầm tưởng sang trường hợp tai biến, đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị liệt nửa người và những di chứng khác kèm theo", bác sĩ Thọ nói.Nhiều người dân đến viện luôn khẳng định ăn tiết canhlợn nhà nuôi, tiết canh vịt nhà tự làm nên không thể bị nhiễm sán. Nhưng suy nghĩ này là chưa đúng. Tất cả các loại tiết canh dù là tiết canh lợn, dê, vịt… tự làm hay ăn ngoài hàng thực chất đều là máu sống và đều tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả, lị, liên cầu khuẩn, giun sán…Bởi vì, trong quá trình cắt tiết, chế biến không bảo đảm dẫn tới vi khuẩn ở da, lông con vật dễ dàng xâm nhập vào máu. Bên cạnh đó, tiết canh vịt dù không có liên cầu khuẩn nhưng để hấp dẫn, người chế biến lại lấy những bộ phận của lợn chế biến làm nguyên liệu đánh tiết canh thì cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh cao.Một lý do khiến căn bệnh không khỏi dứt điểm là do bỏ dở quá trình điều trị và tiếp tục ăn đồ tái, sống.Bác sĩ Thọ cho hay, người mắc sán não ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, như suy giảm trí nhớ, bệnh nhân tới nhập viện trong trạng nhớ nhớ, quên quên như bệnh nhân tâm thần. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng một ngày có 5, 6 cơn co giật toàn thân. Đặc biệt trường hợp nặng còn để lại di chứng là những nốt vôi hóa không mất đi, khiến người bệnh thỉnh thoảng đau đầu, giật cơ nhẹ.Do đó, bác sĩ Thọ nhấn mạnh, với bệnh ký sinh trùng, người bệnh cần phải điều trị triệt để và còn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh, sự đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân. Đồng thời, cần bỏ các món khoái khẩu như tiết canh, thực phẩm tái, sống để không mắc bệnh ký sinh trùng tấn công.
https://nhandan.vn/hoa-mat-nhin-mo-liet-nua-nguoi-do-nhiem-san-nao-post793030.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "ký sinh trùng", "sán não", "đột quỵ", "Bệnh viện Đặng Văn Ngữ" ] }
Mỹ phê chuẩn thuốc điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
Ngày 16/5, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt nhanh thuốc Tarlatamab của công ty dược phẩm Amgen, một liệu pháp miễn dịch điều trị cho những người trưởng thành mắcung thư phổitế bào nhỏ ở giai đoạn cuối dù bệnh nhân đã thực hiện hóa trị trước đó.
Tarlatamab, được bán trên thị trường với tên thương mại Imdelltra, là liệu pháp miễn dịch nhắm mục tiêu sử dụng kháng thể đặc hiệu để gắn vào tế bào ung thư và tế bào miễn dịch, từ đó kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và tiêu diệt ung thư.Kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn giữa được công bố năm ngoái trên Tạp chí Y học New England cho thấy, Imdelltra giúp thu nhỏ đáng kể khối u ở 40% bệnh nhân được điều trị với liều lượng 10mg tarlatamab được truyền qua đường tĩnh mạch 2 tuần/lần.Tuy nhiên, FDA yêu cầu Amgen phải hoàn thành thêm một thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn hơn để xác nhận hiệu quả và độ an toàn của Imdelltra trước khi được phê duyệt đầy đủ.Hiện tại, Imdelltra có giá 31.500 USD cho liệu trình đầu và 30.000 USD cho các liệu trình tiếp theo. Chi phí điều trị cho một năm có thể lên tới 781.500 USD.Tác dụng phụ phổ biến nhất của Imdelltra là hội chứng giải phóng cytokine, có thể gây ra các phản ứng miễn dịch nghiêm trọng.Với tiềm năng cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn cuối, Imdelltra được đánh giá cao như một phương pháp điều trị đầy hứa hẹn. Amgen cũng đang nghiên cứu ứng dụng Imdelltra cho bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn đầu. Các nhà phân tích dự đoán Imdelltra có thể mang lại doanh thu hơn 2 tỷ USD mỗi năm cho Amgen nếu nghiên cứu trên thành công.Ung thư phổi là một căn bệnhung thưác tính, xảy ra khi các tế bào gây ung thư phát triển mạnh mẽ trong các mô phổi. Các tế bào này tăng sinh nhanh chóng và khó có thể kiểm soát được, dần dần hình thành nên các khối u ác tính và có khả năng xâm lấn vào các bộ phận khác rất cao nếu không được điều trị kịp thời. Đa số bệnh nhân được phát hiện ung thư phổi tế bào nhỏ khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, khiến việc điều trị càng thêm phức tạp và tỷ lệ thành công thấp.
https://nhandan.vn/my-phe-chuan-thuoc-dieu-tri-ung-thu-phoi-te-bao-nho-post809813.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "ung thư", "ung thư phổi", "Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA)", "Tarlatamab", "Amgen" ] }
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu
Ngày 11/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố,bệnh đậu mùa khỉkhông còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).
Tháng 7/2022, WHO đã tuyên bố đậu mùa khỉ là PHEIC và tái khẳng định quy chế này vào tháng 11/2022 và tháng 2/2023.PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO đưa ra đối với 1 dịch bệnh.Covid-19là thí dụ điển hình về PHEIC, vừa được WHO tuyên bố kết thúc vào ngày 5/5 vừa qua sau hơn 3 năm.Phát biểu tại họp báo trực tuyến, Tổng Giám đốcWHOAdhanom Ghebreyesus cho biết, sau khi số ca nhiễm giảm mạnh, ông đã chấp nhận đề nghị của Ủy ban khẩn cấp WHO về đậu mùa khỉ về việc dỡ bỏ mức cảnh báo cao nhất.Trước đó, trong cuộc họp của ủy ban này, ông Ghebreyesus cho biết, số ca đậu mùa khỉ được báo cáo trên toàn cầu trong 3 tháng qua ít hơn tới 90% so với số ca của 3 tháng trước đó.Theo số liệu mới nhất của WHO, từ đầu năm 2022 đến ngày 8/5 vừa qua, đã có trên 87.000 người mắc bệnh đầu mùa khỉ tại trên 100 nước trên thế giới.
https://nhandan.vn/post-752223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Đậu mùa khỉ", "WHO", "tình trạng khẩn cấp", "dịch bệnh", "lây nhiễm" ] }
Hỗ trợ khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh và tiêm vaccine cúm tại Quảng Bình, Đắk Lắk và Lâm Đồng
NDO -Ngày 26/4, tại xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, Tổ chức VinaCapital Foundation (VCF) và Sanofi Việt Nam phối hợp Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ khởi động chương trình khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh vàtiêm vaccine cúmtại ba tỉnh Quảng Bình, Đắk Lắk, Lâm Đồng.
Tại Quảng Bình, VCF đã tổ chức khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho hơn 3.000 trẻ em, trong đó có 490 trẻ ở xã Trường Xuân, qua đó phát hiện nhiều em mắc bệnh tim bẩm sinh và có chỉ định phẫu thuật miễn phí tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng.Đồng thời, chương trình đã phối hợp với Công ty cổ phần vaccine Việt Nam để tiêm 300 liều vaccine cúm cho trẻ em và người cao tuổi trên địa bàn xã Trường Xuân, qua đó góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và hỗ trợ nâng cao sức khỏe cộng đồng tại địa phương.Tin liên quanKhi nào nên tiêm vaccine cúm mùa để phòng bệnh hiệu quả nhất?Theo ông Rad Kivette, Tổng giám đốc Tổ chức VinaCapital Foundation, mỗi năm, khoảng 1% trẻ em chào đời với bệnh tim bẩm sinh. Nếu không được phát hiện để điều trị kịp thời, 85% những em nhỏ này sẽ qua đời trước khi 18 tuổi.Chính vì thế, VCF đã kiên trì thực hiện chương trình khám sàng lọc từ năm 2007 đến nay nhằm mang đến cơ hội được khám tim miễn phí và phát hiện sớm trẻ em mắcbệnh tim bẩm sinhtại khu vực nông thôn, vùng sâu và miền núi.Bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em huyện Quảng Ninh."Lần này, chúng tôi phối hợp Sanofi Việt Nam và các đơn vị liên quan và ba địa phương để thực hiện khám sàng lọc, phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và tài trợ tiêm ngừa 800 liều vaccine cúm cho trẻ em và người cao tuổi ở vùng sâu, vùng xa tại ba tỉnhQuảng Bình, Đắk Lắk và Lâm Đồng từ tháng 4 đến tháng 7/2024", ông Rad Kivette chia sẻ.Thành lập năm 2006, VCF là một tổ chức phi lợi nhuận được cấp phép tại Mỹ và hoạt động tại Việt Nam.Sứ mệnh của VCF là tạo ra các giải pháp về sức khỏe và giáo dục nhằm thay đổi cuộc sống của trẻ em và phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tại Việt Nam.Các hoạt động của VCF trong những năm qua đã góp phần làm thay đổi cuộc sống của hàng triệu người trên khắp cả nước.
https://nhandan.vn/ho-tro-kham-sang-loc-benh-tim-bam-sinh-va-tiem-vaccine-cum-tai-quang-binh-dak-lak-va-lam-dong-post806767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Quảng Bình", "khám sàng lọc", "vaccine cúm", "phẫu thuật miễn phí", "trẻ em", "tiêm vaccine cúm", "VCF", "bệnh tim bẩm sinh" ] }
Trang bị kỹ năng hồi sinh tim phổi cho cộng đồng
NDO -Ngày 5/4, tại Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai (Bộ Y tế) tổ chức Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe có chủ đề “Hướng dẫn kỹ năng hồi sinh tim phổi cho cộng đồng” với sự tham dự của các phóng viên đến từ các cơ quan báo chí trung ương và địa phương đóng trên địa bàn Hà Nội.
Chương trình nhằm hướng dẫn kỹ năng hồi sinh tim phổi cơ bản trong cộng đồng, với mong muốn nâng cao tỷ lệ người dân tiếp cận và thực hiện được kỹ năng này, qua đó có thể sơ cấp cứu các trường hợp bị bệnh, tai nạn tại cộng đồng một cách kịp thời, hiệu quả.Theo bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai): Thời gian qua, hình ảnh một điều dưỡng của trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) tiến hành hồi sinh tim phổi, cứu sống một du khách Ấn Độ bị ngừng tuần hoàn tại một quán ăn ở Đà Nẵng đã nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân và cộng đồng mạng xã hội.Bác sĩ Ngô Đức Hùng - Trung tâm Cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ thông tin tại chương trìnhTuy nhiên, nếu hoạt động sơ cứu ban đầu không đúng cách, có thể gây ra mối nguy hiểm không đáng có trong quá trình sơ cấp cấp cứu; nếu sơ cứu đúng cách, có thể cứu được một mạng sống. Cho nên, khi tham gia sơ cấp cứu trong mọi tình huống, mỗi người cần chú ý đến “Tính an toàn-đúng đắn và pháp lý-vấn đề đạo đức”.Sơ cấp cứu là hành động trợ giúp và chăm sóc ban đầu đối với người bị nạn ngay tại hiện trường nơi các tình huống xảy ra. Vì vậy, người sơ cấp cứu sử dụng phương tiện, dụng cụ có sẵn tại chỗ, khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Hầu hết mọi người có thể tham gia từ những người được đào tạo cho đến những người có đầy đủ sự nhiệt tình sẵn sàng tham gia.Mục đích của sơ cứu nhằm giảm thiểu các trường hợp tử vong trong trường hợp người bị nạn có những tổn thương nghiêm trọng, hạn chế tổn thương thứ phát, tạo điều kiện cho nạn nhân phục hồi nhanh. Vì vậy, muốn làm được điều này, cần hiểu rõ được nguyên lý an toàn khi tham gia sơ cứu tại cộng đồng, nhất là phải thực hiện được các bước sơ cấp cứu tại cộng đồng, ngay cả trường hợp bệnh nhân có rối loạn ý thức, hay ngừng tim thì vẫn phải tuân thủ các bước theo tuần tự trong cách tiếp cận và sơ cứu bệnh nhân ban đầu. Nếu làm được điều đó, sẽ giảm thiểu được tối đa nguy cơ làm tăng nặng của trường hợp người bị nạn hoặc giảm thiểu tối đa được những sai sót do quá nhiệt tình nhưng sự hiểu vừa phải gây ra.Các bác sĩ hướng dẫn kỹ thuật đánh giá ý thức bắt mạch bệnh nhân trong sơ cấp cứu.Như vậy, nguyên tắc của sơ cấp cứu cần phải tuân thủ các bước như sau: An toàn; không di chuyển nạn nhân khi chưa đánh giá ban đầu; bình tĩnh và luôn cần sự hỗ trợ; hành động thống nhất; đề phòng lây nhiễm (như: đeo găng tay hoặc sử dụng túi ni-lông khi tiếp xúc với vết thương, rửa tay trước và sau khi sơ cứu, xử lý các vật dụng sau khi sơ cứu).Về các bước sơ cứu cho bệnh nhân, bác sĩ Ngô Đức Hùng cho biết thêm:Bước 1: Đánh giá được mức nguy hiểm chung quanh như số lượng nạn nhân, môi trường có nguy hiểm với bản thân mình hay không, có khí độc hoặc có điện giật hoặc có bị rò rỉ điện hay không.Bước 2: Đánh giá ý thức (hay đánh giá đáp ứng của người bị nạn).Bước 3: Luôn luôn chú ý đến cột sống trong bất kể trường bệnh nhân nào bị tai nạn nào ngoài cộng đồng. Đặc biệt, các vụ tai nạn có cơ chế đầu di chuyển như trong các vụ tai nạn giao thông, ngã…Các bác sĩ hướng dẫn kỹ thuật ép lồng ngực bệnh nhân trong quá trình sơ cấp cứu.Bước 4, luôn luôn chú ý đến nhịp thở, đường thở, mạch để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh nhân ngừng thở, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh nhân hôn mê, dấu phát hiện sớm dấu hiệu mất mạch, ngừng tim để kịp thời thực hiện các động táchồi sinh tim phổi cơ bản.
https://nhandan.vn/trang-bi-ky-nang-hoi-sinh-tim-phoi-cho-cong-dong-post803347.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Hướng dẫn xử lý sơ cấp cứu bệnh nhân ngoại viện", "Bệnh viện Bạch Mai", "Cấp cứu" ] }
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về việc nhiều sinh viên nhập viện sau bữa ăn chiều
NDO -Chiều 9/5,Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến nhiều sinh viên thuộc ký túc xá Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh nhập viện, ngành y tế thành phố đã điều tra dịch tễ và đánh giá nguy cơ.
Theo đó, khoảng hơn 22 giờ ngày 8/5,Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đứcnhận thông tin từ Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh về một số sinh viên có dấu hiệu nôn ói, đau bụng, có ca kèm tiêu chảy sau bữa ăn chiều. Bệnh viện lập tức khởi động quy trình cấp cứu và chuẩn bị phương tiện, phòng bệnh, tiếp nhận điều trị 19 sinh viên.Tin liên quanXác định nguyên nhân gây ngộ độc hơn 500 người sau khi ăn bánh mìĐến sáng 9/5, các bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và đang được theo dõi sát, không ghi nhận biểu hiện nặng mất nước, tụt huyết áp. Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cũng không tiếp nhận thêm trường hợp nào tương tự.Nghi ngờ liên quan đếnngộ độc thực phẩm, bệnh viện đã báo cáo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC) đã có mặt tại bệnh viện tiến hành điều tra dịch tễ, tiếp xúc với người bệnh, làm rõ nguyên nhân.
https://nhandan.vn/so-y-te-thanh-pho-ho-chi-minh-thong-tin-ve-viec-nhieu-sinh-vien-nhap-vien-sau-bua-an-chieu-post808609.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức", "Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh", "Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh", "Ký túc xá", "ngộ độc" ] }
Giao lưu nghệ thuật gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư
NDO -Trong hành trình 12 năm qua, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" có rất nhiều hoạt động và sáng kiến nhằm hỗ trợ người bệnh ung thư cũng như trong công tác phòng chống căn bệnh này. Quỹ đã và đang là địa chỉ đáng tin cậy, là niềm hy vọng của người bệnh nghèo tại Việt Nam.
Tối 3/12, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" (Bộ Y tế) tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật gây quỹ hỗ trợ ủng hộ bệnh nhân ung thư nghèo với chủ đề “Ngày mai tươi sáng".Tham dự chương trình có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội; Đào Hồng Lan, Bộ trưởng Y tế; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, Tổng hội Y học Việt Nam, các tổ chức y tế và đông đảo cán bộ, người dân quan tâm.Tại chương trình, ngoài những tiết mục nghệ thuật của các nghệ sĩ thể hiện, khán giả còn được gặp gỡ những chiến binh ung thư đặc biệt cùng những câu chuyện xúc động về nghị lực trong hành trình điều trị của họ.Các đại biểu tham gia chương trình giao lưu.Tại sự kiện, thông qua cổng thông tin nhân đạo quốc gia, Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" phát động chiến dịch nhắn tin “Một tin nhắn, triệu nghĩa tình trao gửi bệnh nhân ung thư”. Mỗi tin nhắn là một thông điệp yêu thương, là sự sẻ chia quý giá, tiếp thêm sức mạnh để người bệnh ung thư tiếp tục sống những tháng ngày đầy ý nghĩa.Phát biểu ý kiến tại chương trình Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thay mặt cho những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những “tấm lòng vàng” vô cùng đáng quý đã, đang và sẽ tiếp tục sát cánh cùng Quỹ hỗ trợ bệnh ung thư "Ngày mai tươi sáng".Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, những hoạt động, những chương trình trị giá hơn 1.400 tỷ đồng dành cho bệnh nhân, bệnh nhi ung thư nghèo là những con số rất ấn tượng và giàu ý nghĩa, đồng thời cũng khẳng định hướng đi rất đúng và trúng của ngành Y tế khi thành lập Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng". Tất cả đã mang lại những liều thuốc tinh thần vô giá, giúp xã hội thấy ấm lòng, giúp những người bệnh nghèo được tiếp thêm hy vọng, nghị lực và niềm tin, có thêm điều kiện chữa bệnh và trở lại cuộc sống khỏe mạnh bên gia đình.Tuy nhiên, ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Theo thống kê của tổ chức Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 182.600 người mắc bệnh ung thư, khoảng 122.700 người tử vong và hiện có hơn 350 nghìn bệnh nhân đang sống chung với căn bệnh này. Đây là gánh nặng bệnh tật rất lớn, ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội và sự phát triển kinh tế đất nước.Mặc dù rất nhiều nỗ lực về chủ trương chính sách và nghiên cứu phòng chống ung thư đã được thực thi, các kết quả về dự phòng, phát hiện sớm, điều trị không ngừng được cải thiện, nhưng việc phòng chống căn bệnh này vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, đặt ra cho ngành ung thư nói riêng, ngành Y tế nói chung những yêu cầu và nhiệm vụ nặng nề.Người bệnh Phạm Văn Hai chia sẻ về cuộc chiến với căn bệnh ung thư phổi.Với người bệnh ung thư, phải đương đầu với những khó khăn chồng chất, đặc biệt các trường hợp không có thẻ bảo hiểm y tế. Nhiều bệnh nhân không thể tiếp cận các liệu pháp hiệu quả cao cũng như không đủ khả năng để theo đuổi các phương pháp điều trị tiên tiến nếu không có hỗ trợ tài chính kịp thời. Nghèo đi đôi với khổ, nghèo mà mắc bệnh - lại còn là căn bệnh hiểm nghèo như ung thư thì cũng đồng nghĩa với cái khó, cái khổ đã nhân lên rất nhiều lần.Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng được thành lập theo Quyết định số 1583/QĐ-BNV ngày 18/8/2011 của Bộ trưởng Nội vụ hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh nhân ung thư nghèo, hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ về ung thư.Trong hơn 12 năm qua, Quỹ phát triển nhanh, mạnh mẽ và hoạt động hiệu quả, được rất nhiều cơ quan, tổ chức và các nhà hảo tâm ủng hộ. Quỹ đã tổ chức hỗ trợ điều trị và tặng quà cho hơn 34.500 bệnh nhân ung thư nghèo trên toàn quốc trị; đã và đang hỗ trợ thuốc điều trị ung thư cho hàng nghìn bệnh nhân; khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư cho hơn 79.000 người dân… Quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư "Ngày mai tươi sáng" trở thành quỹ từ thiện có uy tín, là người bạn gần gũi, thân thiết với thầy thuốc, bệnh nhân ung thư nghèo trên toàn quốc.
https://nhandan.vn/giao-luu-nghe-thuat-gay-quy-ho-tro-benh-nhan-ung-thu-post785669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "bệnh nhân ung thư", "Ngày mai tươi sáng", "bệnh hiểm nghèo" ] }
Y học dựa bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
NDO -Ngày 12/10, Tổng hội Y học Việt Nam và Bộ Y tế phối hợp tổ chức Hội nghị Khoa học toàn quốc năm 2023 với chủ đề “Nghiên cứu và ứng dụng trong y học". Hội nghị là diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, cán bộ y tế tiếp tục cập nhật kiến thức y học, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ nghiên cứu y học đến thực hành ứng dụng trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng các bệnh.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối đến các cơ sở y tế trên cả nước. Hội nghị gồm 5 phiên, gồm một phiên toàn thể, ba phiên chuyên đề và một Hội thảo chuyên gia về các các nội dung: Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư; Bệnh lý huyết học ác tính; Chuyên đề Bệnh hiếm - Quan điểm từ góc độ lâm sàng đến xây dựng chính sách.PGS, TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nêu rõ, y học dựa bằng chứng ngày càng trở nên phổ biến và có vai trò quan trọng trong thực hành điều trị của các nhà lâm sàng, lĩnh vực dự phòng cũng như trong lĩnh vực hoạch định, xây dựng chính sách y tế. Đây là phương pháp tiếp cận sử dụng kết quả từ các nghiên cứu lâm sàng, chia sẻ các mô hình thực hành, đánh giá kinh tế y tế trong việc đưa ra các quyết định nhằm nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng chăm sóc sức khỏe và nâng cao hiệu quảquản lý bệnh nhân.Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc ở nhiều lĩnh vực...Trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao và ứng dụng, trình độ khoa học công nghệ lĩnh vực y tế, đến nay Việt Nam đã và đang trở thành một trong các điểm nghiên cứu quan trọng, tiếp cận trình độ các nước tiên tiến trên thế giới, tham gia vào chương trình phát triển lâm sàng toàn cầu trên nhiều lĩnh vực với sự đóng góp nhiều đối tượng cho các nghiên cứu bản lề, đặc biệt là các nghiên cứu và ứng dụng trong y học thực hành.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ nhân dân đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; đổi mới hệ thống y tế, đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng; việc cung ứng thuốc và trang thiết bị y tế đã được quản lý và sử dụng có hiệu quả.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị.Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế nói chung và y dược học nói riêng đã đóng góp rất lớn đưa nền khoa học y học Việt Nam tiếp cận với thế giới, mang lại hiệu quả kinh tế và ý nghĩa xã hội sâu sắc. Trongsản xuất vaccinephòng bệnh ở người, đến nay đã bảo đảm sản xuất 11 trong 12 loại vaccine phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng. Các nghiên cứu sản xuất, thử nghiệm vaccine, đưa Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất vaccine trên thế giới.Các đơn vị khám, chữa bệnh rất chú trọng nghiên cứu ứng dụng, phát triển công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Làm chủ được các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán và điều trị bệnh, tật ở người như ghép tạng (đến nay Việt Nam đã làm chủ công nghệ ghép và ghép được 6/6 tạng chủ yếu), can thiệp tim mạch, ung thư, hồi sức cấp cứu, huyết học-truyền máu, mổ nội soi, kỹ thuật sinh học phân tử, y học hạt nhân, trị liệu tế bào... Nhiều công trình, cụm công trình của các Nhà khoa học của Bệnh viện Bạch Mai, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện K và nhiều đơn vị đã đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ và nhiều giải thưởng khác.Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thuốc và trang thiết bị y tế, nghiên cứu sản xuấtnguyên liệu dượcchất phục vụ công nghiệp bào chế thuốc, các đơn vị trong nước đã tiếp thu làm chủ công nghệ nghiên cứu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh có bản chất là protein và enzyme; phát hiện và ứng dụng các chỉ thị sinh học liên quan đến các bệnh ung thư và bệnh di truyền, nghiên cứu về biệt hóa tế bào gốc, kháng thể đơn dòng; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nghiên cứu và sản xuất thuốc từ dược liệu trong nước và thuốc y học cổ truyền tạo sản phẩm tốt có giá thành thấp; bảo tồn và phát triển các nguồn dược liệu quý hiếm làm thuốc.Các báo cáo viên trình bày báo cáo tại Hội nghị.Các đơn vị trong nước đã bước đầu làm chủ công nghệ chế tạo sản phẩm công nghệ cao như: máy siêu âm, X-quang, laze, sản xuất stent sử dụng trong tim mạch, thủy tinh thể trong nhãn khoa. Việc chuyển giao và ứng dụng thành công trong sản xuất máy thở phục vụ bệnh nhân Covid-19 khẳng định Việt Nam hoàn toàn làm chủ công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu sản xuất một số trang thiết bị y tế công nghệ cao.Bộ trưởng Y tế lưu ý, trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ngày càng trở nên khan hiếm, nhu cầu và chất lượng khám chữa được ưu tiên hàng đầu thì việc nghiên cứu, đánh giá công nghệ y tế, nhất là đánh giá kinh tế dược cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, xây dựng kế hoạch, quản lý và thực hành lâm sàng. Trong thời gian tới, việc sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế và ứng dụng y học, trong xây dựng chính sách sẽ không còn mang tính khuyến khích mà chắc chắn sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc, nhất là đối với các thuốc, các chính sách liên quan đến khám chữa bệnh, tài chính trong y tế.
https://nhandan.vn/y-hoc-dua-bang-chung-ngay-cang-tro-nen-pho-bien-post777188.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Tổng hội Y học Việt Nam", "Bộ Y tế", "Hội nghị Khoa học", "Nghiên cứu và ứng dụng trong y học" ] }
Yến sào và những điều cần biết cho người bệnh hóa trị, xạ trị
Là một món ăn giàu dưỡng chất, yến sào giúp bồi bổ sức khỏe hàng ngày, tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi. Người bệnh có sức khỏe kém, suy giảm sức đề kháng, có bệnh lý nền cần hồi phục sức khỏe được khuyên dùng.
Giá trị dinh dưỡng của yến sào.Trong Cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” có viết: Tổ yến chứa hàm lượng protein cao 42,8-54,9%, các acid amin không thay thế được và cần thiết cho cơ thể người như cystein, phenylalanin, tyrosin… đường glycose với hàm lượng cao, lượng mỡ thấp, các vitamin B, C, E, PP, các muối natri, sắt, phosphor, các nguyên tố vi lượng…Ngoài ra, nghiên cứu đăng trên Tạp chí Frontiers, do Azmi và cộng sự 2021 viết: Tổ yến đóng vai trò là thực phẩm phục hồi sức khỏe và giàu dinh dưỡng, phù hợp cho mọi lứa tuổi và giới tính tiêu dùng. Phân tích hiện đại về thành phần đã được nhiều nhà nghiên cứu báo cáo: Có 20 axit amin cần cho sự phát triển của cơ thể, thì 18 loại axit amin được phát hiện trong tổ yến, trong đó có tới 9 axit amin thiết yếu (phenylalanine, valine, threonine, histidine, tryptophan, isoleucine, methionine, lysine và leucine) cơ thể không tự tổng hợp được, cần bổ sung từ ngoài, cần cho sự phát triển và phục hồi mô.Với người bệnh ung thư, sau phẫu thuật, đang trong quá trình hóa trị, xạ trị chế độ ăn uống, bổ sung dưỡng chất cần kỹ lưỡng, khắt khe hơn. Song song với việc tuân thủ phác đồ điều trị thì chế độ dinh dưỡng được xem như điều kiện đủ giúp tăng cường dưỡng chất, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Trong khi, yến sào là món ăn giàu và đa dạng dưỡng chất, thích hợp để bồi bổ phục hồi sức khỏe, đặc biệt là với người suy giảm sức đề kháng, có bệnh lý nền cần hồi phục sức khỏe.Một số tài liệu khoa học quốc tế nghiên cứu về vai trò của tổ yến cho người bệnh ung thư:- Theo một nghiên cứu khác được đăng tải trên tạp chí khoa học NCBI - (National Center for Biotechnology Information); Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ đã kết luận rằng: “Yến sào làm giảm đáng kể tổn thương miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu gây nên. Các cơ chế cơ bản là yến sào làm gia tăng, kích hoạt các tế bào Lympho B và sự tiết ra các kháng thể của tế bào. Kết quả cho thấy tiêu thụ yến sào trong 30 ngày có thể làm giảm ức chế miễn dịch đường ruột do hóa trị liệu. Vì vậy, chúng tôi kết luận và gợi ý rằng yến sào có thể được sử dụng như một liệu pháp bổ trợ để giảm các tác dụng phụ của hóa trị liệu.”- Ngoài ra, bài báo nghiên cứu "Đặc tính hóa học ngăn ngừa và hỗ trợ miễn dịch của chiết xuất tổ yến trên dòng tế bào ung thư vú ở người" của các nhà khoa học Malaysia đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Thực phẩm quốc tế (International Food Research Journal-IFRJ) kết luận: "Chiết xuất tổ yến như một chất chống ung thư không gây độc cho tế bào miễn dịch ở người. Nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ, xác nhận tiềm năng y học của yến sào đã được y học cổ truyền đề cập trước đó, đồng thời giúp phát triển các phương pháp điều trị ung thư tiềm năng từ tổ yến."Yến sào Nam Dược - Bổ dưỡng, tăng cường sức đề kháng, hồi phục sức khỏe.Là một sản phẩm tiên phong trong ngành dược phẩm, yến sào Nam Dược của Công ty Cổ phần Nam Dược - thương hiệu 20 năm kinh nghiệm trong ngành dược, top 5 công ty đông dược Việt Nam uy tín năm 2023, đáp ứng các tiêu chuẩn cao, khắt khe, từng hũ yến đều được kiểm duyệt kỹ lưỡng, tỉ mỉ từ khâu chọn lọc sợi yến đến công thức sản phẩm và quy trình sản xuất, dưới sự giám sát chặt chẽ của chuyên gia dược liệu hàng đầu.Bộ sản phẩm có thành phần từ 100% tổ yến thiên nhiên, tươi, được kết hợp cùng nhiều vị dược liệu quý như: Hồng sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi, đông trùng hạ thảo, mật ong,... giàu và đa dạng dưỡng chất, giúp bồi bổ, tăng sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe hằng ngày, giảm mệt mỏi.Yến sào Nam Dược có vị tươi, thơm ngon, giòn dai. Đặc biệt là dễ ăn, thích hợp cho người bệnh đang điều trị, trong trạng thái nhạt miệng, chán ăn. Sản phẩm áp dụng công nghệ hấp tiệt trùng tiên tiến: nhiệt độ 121 độ C, áp suất 200kPa trong thời gian 15 phút, cùng với dây chuyền sản xuất có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đạt chuẩn quốc tế ISO 22000:2018 cho thời gian bảo quản sản phẩm lên tới 24 tháng.
https://nhandan.vn/yen-sao-va-nhung-dieu-can-biet-cho-nguoi-benh-hoa-tri-xa-tri-post794524.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [] }
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường phòng, chống bệnh dại trên người
NDO -Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023. Trước tình hình gia tăng ca nhiễm bệnh dại, ngày 15/3, Bộ Y tế có công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dại.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, từ năm 2022 đến naybệnh dạicó xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều tỉnh, thành phố có bệnh dại lưu hành trong nhiều năm và có số ca tử vong do dại cao.Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình bệnh dại gia tăng đột biến với 22 trường hợp tử vong, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ 2023 (10 trường hợp). Đặc biệt, gần đây xuất hiện các trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới 5 tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong do dại trên người là do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm phòng kịp thời, nhận thức của người dân về sự nguy hiểm của bệnh dại cũng như các biện pháp phòng bệnh còn hạn chế.Bên cạnh đó, công tác quản lý đàn chó, mèo ở một số địa phương còn lỏng lẻo; tỷ lệ chó, mèo nuôi được tiêm vaccine phòng dại còn thấp, chỉ đạt khoảng 50% tổng đàn dẫn đến gia tăng số ca bệnh dại trên động vật.Theo báo cáo từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 ghi nhận 347 ca bệnh dại trên động vật tại 31 tỉnh, thành phố. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 45 ca tại 22 tỉnh, thành phố, tăng 6 ca và tăng gấp đôi số tỉnh, thành phố có dịch so với cùng kỳ năm 2023.Trước tình hìnhgia tăng bệnh dại trên ngườivà động vật tại nhiều nơi, để tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại, Bộ Y tế đề nghị các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung triển khai cấp bách, thực hiện đầy đủ, hiệu quả các nội dung trong Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 ban hành kèm theo Quyết định số 2151/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.Chủ động giám sát chặt chẽ các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và xử lý ổ dịch kịp thời. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành y tế và thú y để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị động vật nghi dại cắn.Các địa phương bảo đảm đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, đặc biệt tại các khu vực có nguy cơ cao; bố trí mỗi huyện có ít nhất 01 điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm phòng. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vaccine phòng dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn.Đẩy mạnh công tác truyền thông về sự nguy hiểm của bệnh dại; kịp thời chia sẻ thông tin để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh và vận động người dân kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại, nhất là tại các địa phương có trường hợp tử vọng do dại và có tỷ lệ tiêm phòng trên chó, mèo thấp.Tăng cường công tác truyền thông trong trường học cho trẻ em, học sinh; truyền thông đại chúng, truyền thông trực tiếp và truyền thông qua hệ thống tuyên truyền cơ sở tại vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và lưu ý việc không chữa bệnh dại bằng các biện pháp chưa được Bộ Y tế công nhận.Các địa phương bố trí kinh phí để triển khai đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người và động vật và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và cộng đồng, xã hội trong công tác phòng, chống bệnh dại.
https://nhandan.vn/bo-y-te-de-nghi-cac-dia-phuong-tang-cuong-phong-chong-benh-dai-tren-nguoi-post800090.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "bệnh dại", "bệnh dại trên người", "Bộ Y tế", "tăng cường phòng chống bệnh dại" ] }
Chỉ có 20% số bệnh nhân tăng huyết áp đạt mục kiểm soát được huyết áp
NDO -Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong sớm có thể phòng ngừa hàng đầu trên toàn thế giới.
GS, TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Một công bố trên tờ tạp chí y khoa nổi tiếng The Lancet phân tích số liệu của 1.201 nghiên cứu đại diện cho dân số từ 184 quốc gia với 104 triệu người trong độ tuổi từ 30 đến 79 cho thấy trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2019 số người mắc tăng huyết áp đã tăng gấp hai lần, trong đó nữ giới từ 331 lên 626 triệu người, nam giới từ 317 lên 652 triệu người.Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp được chẩn đoán, điều trị và kiểm soát được huyết áp ở nữ giới là 59,47% và 23%; ở nam giới là 49,38% và 18%. Như vậy, cứ 10 bệnh nhân tăng huyết áp trung bình chỉ có khoảng 2 bệnh nhân đạt mục tiêu kiểm soát được huyết áp.Tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực địa lý, khu vực Đông và Đông Nam Á có tỷ lệ thấp hơn so với trung bình.Tại Việt Nam, theo một điều tra dịch tễ của Chương trình quốc gia phòng, chống tăng huyết áp, Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai) thực hiện với 5.454 người trưởng thành đại diện cho các nhóm đối tượng và vùng địa lý khác nhau trên toàn quốc thì tỷ lệ bị tăng huyết áp đã lên tới 47,3 %, trong đó tỷ lệ tăng huyết áp không được phát hiện ước tính là 39,1%, tỷ lệ tăng huyết áp điều trị nhưng chưa kiểm soát được tới 69%.Người bệnh tăng huyết áp cần được điều trị và kiểm soát ở mức ổn định.Hiệu quả của việc điều trị tăng huyết áp một lần nữa được khẳng định từ kết quả của một phân tích gộp số liệu của 51 thử nghiệm lâm sàng với hơn 350 nghìn người bệnh. Theo kết quả phân tích, chỉ cần giảm mỗi 5mmHg huyết áp tâm thu hoặc 3mmHg huyết áp tâm trương có thể giảm tới 9% nguy cơ các biến cố tim mạch chính phối hợp đột quỵ gây tử vong hoặc không; nhồi máu cơ tim hoặc bệnh tim thiếu máu cục bộ gây tử vong hoặc không; suy tim gây tử vong hoặc phải nhập viện ở nhóm đối tượng từ 55 đến 84 tuổi.Như vậy, tăng huyết áp đang thật sự là vấn đề sức khỏe của cộng đồng, cần có một chiến lược và cách tiếp cận hợp lý để nâng cao nhận thức về bệnh cùng những biến chứng nguy hiểm của nó. Từ đó đẩy mạnh công tác khám sàng lọc, phát hiện, điều trị và nâng cao tỷ lệ kiểm soát được huyết áp tại cộng đồng.
https://nhandan.vn/chi-co-20-so-benh-nhan-tang-huyet-ap-dat-muc-kiem-soat-duoc-huyet-ap-post785922.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Tăng huyết áp" ] }
Sự cố về an toàn thực phẩm làm 49 người nhập viện ở Bình Dương
NDO -Liên quan vụ nhập viện sau khi ăn sáng bằng bánh mì chay tại thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) xảy ra vào sáng 3/4, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương nhận định ban đầu là sự cố vềan toàn thực phẩm.
Sự việc diễn ra khi 49 người dân trong Đoàn Lân sư rồng tại Lễ hội Cộ Ông Bổn ở thành phố Thuận An (tỉnh Bình Dương) có ăn sáng bằng bánh mì chay từ thiện vào sáng 3/4 rồi nhập viện với các triệu chứng ban đầu như đau bụng, buồn ói, tiêu chảy...Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo khẩn Trung tâm Y tế thành phố Thuận An khẩn trương nhanh chóng, tập trung cán bộ y tế xử lý, tạo mọi điều kiện tốt nhất để theo dõi điều trị cho người bệnh và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiến hành xử lý điều tra vụ việc, xét nghiệm mẫu thức ăn theo đúng quy định củaBộ Y tế.Nhiều người dân trong Đoàn Lân sư rồng nhập viện sau khi ăn sáng bằng bánh mì chay từ thiện.Đến trưa cùng ngày, có 6 người bệnh được xuất viện và 43 người bệnh sức khỏe đã ổn định, như: sinh hiệu ổn, tỉnh tiếp xúc tốt, các triệu chứng ban đầu như đau bụng, buồn ói, tiêu chảy giảm rất nhiều.Qua kết quả điều tra ban đầu và tình hình thực tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương nhận định đây là một sự cố về an toàn thực phẩm.Hiện, ngành y tế tỉnh Bình Dương tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai mọi giải pháp để bảo đảm công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn.
https://nhandan.vn/su-co-ve-an-toan-thuc-pham-lam-49-nguoi-nhap-vien-o-binh-duong-post802984.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "tỉnh Bình Dương", "sự cố về an toàn thực phẩm", "bánh mì", "ngộ độc" ] }
Vượt qua khó khăn, vì ngày mai tươi sáng
Kỷ niệm 76 năm Quốc khánh 2/9 năm nay diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19 gây ra. Tuy nhiên, trong khó khăn, mỗi người Việt Nam chúng ta càng thấy rõ và cảm nhận sâu sắc tinh thần đoàn kết, tình yêu thương, sự đùm bọc lẫn nhau của cả dân tộc.
Tinh thần đó, phẩm chất đó như ngọn đuốc lung linh đang thắp lên những hy vọng lớn lao trong cuộc chiến gian nan với đại dịch giúp chính quyền và nhân dân cả nước chiến thắng mọi trở ngại, thách thức, sớm trở lại cuộc sống bình thường, tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước.Trong nhiều ngày qua, tiếp tục hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân đoàn kết một lòng, nỗ lực cao nhất để phòng, chống đại dịch Covid-19.Mỗi người Việt Nam ta xúc động dâng trào khi chứng kiến hàng chục nghìn y, bác sĩ, nhân viên y tế, chiến sĩ quân đội, công an... không quản ngại khó khăn gian khổ, hăng hái lên đường chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía nam. Đông đảo lực lượng tuyến đầu ngay ở cơ sở, mỗi địa bàn dân cư nhiều ngày đêm miệt mài tham gia chống dịch, đến từng nhà, từng người, cung cấp nhu yếu phẩm, tư vấn, khám, chữa bệnh, thực sự là điểm tựa tinh thần vững chắc cho nhân dân.Gần đây nhất, trước lễ Quốc khánh 2/9 mấy ngày, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam chủ trì hiệp thương, thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai thực hiện chương trình “Triệu phần quà đại đoàn kết tiếp sức đồng bào miền nam vượt qua đại dịch Covid-19”. Đây là chương trình đầy nhân văn, nhân ái nhằm kịp thời hỗ trợ, góp phần bảo đảm đời sống cho những người khó khăn để không ai bị thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm… Mục tiêu đề ra cấp thiết là: Những phần quà này sẽ được trao trực tiếp đến tay người đang gặp khó khăn, nhất là người nghèo, người yếu thế với thủ tục đơn giản nhất và thời gian nhanh nhất, phù hợp điều kiện và yêu cầu cấp bách của công tác phòng, chống dịch. Trong nhiều tháng trước đó, trụ sở Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam tại Hà Nội và trụ sở MTTQ 63 tỉnh, thành phố cả nước luôn nhộn nhịp đón hàng trăm nghìn tập thể, cá nhân, tổ chức ở trong nước và nước ngoài đến tự nguyện ủng hộ nguồn lực phòng, chống Covid-19 và đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng Covid-19.Cứ mỗi ngày trôi qua, nguồn lực ủng hộ cho cuộc chiến lớn với dịch bệnh lại tăng lên, qua đó thể hiện sự tin tưởng, tinh thần sẵn sàng sẻ chia khó khăn với dân tộc, quyết tâm chiến thắng dịch bệnh. Rất nhiều địa phương dù đang có dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng vẫn dành một số lượng không nhỏ nguồn lực để gửi tới các tỉnh, thành phố khác khó khăn hơn. Chẳng hạn như Hải Phòng đã san sẻ yêu thương, chia sẻ khó khăn với các địa phương bạn. Những đoàn cán bộ y, bác sĩ liên tục lên đường chia lửa với tuyến đầu chống dịch tại các địa phương như: Đà Nẵng, Bắc Giang, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh... Nhiều khoản kinh phí cùng vật tư, thiết bị phòng dịch kịp thời chuyển đến Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Hà Tĩnh và các địa phương khác trong lúc khó khăn. Hay vừa qua, nhiều tỉnh, thành phố ưu tiên dành kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho người dân đang sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh gặp khó khăn do đại dịch để họ có thể yên tâm ở yên tại chỗ.Trong khi đó, ngay sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh Bắc Giang ngay lập tức cử nhiều đoàn y, bác sĩ cùng các trang thiết bị y tế hiện đại lên đường chi viện cho miền nam thân yêu - nơi đang gánh chịu những tác động mạnh mẽ của cơn bão Covid-19. Từ TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Tháp… không chỉ mang trong mình sứ mệnh cao cả của những người thầy thuốc, những “chiến binh” áo trắng được cử đi mang trong mình sứ mệnh hết sức cao cả mà người dân Bắc Giang gửi gắm, họ là đại diện cho tinh thần Bắc Giang, đại diện cho sự biết ơn của người dân Bắc Giang đối với cả nước khi đã hỗ trợ Bắc Giang vào những thời điểm cam go, khó khăn nhất. Tính đến nay, Bắc Giang đã cử bảy đoàn công tác tham gia hỗ trợ TP Hồ Chí Minh cùng các tỉnh Đồng Tháp, Bình Dương, Long An, Tây Ninh chống dịch Covid-19, với tổng số 350 cán bộ, nhân viên y tế cùng nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ chống dịch.Vận chuyển nhu yếu phẩm hỗ trợ người dân tại khu vực phong tỏa phường Văn Miếu (quận Đống Đa, Hà Nội). Ảnh: MINH HÀTrong những năm qua, công tác an sinh xã hội luôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được các cấp công đoàn quan tâm thực hiện. Đây chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tổ chức công đoàn.Điều này thể hiện rõ nét nhất trong gần hai năm qua, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và nhất là đợt dịch lần thứ tư xâm nhập mạnh, lây lan 62/63 tỉnh, thành phố, tấn công vào một số khu chế xuất, khu công nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện cả nước có hơn 36 nghìn công nhân lao động (CNLĐ) nhiễm vi-rút SARS-CoV-2, cùng hơn 600 nghìn người là F1, F2 hoặc đang trong khu vực phong tỏa, nhiều CNLĐ tử vong. Dịch bệnh nguy hiểm, kéo dài khiến hơn 4.300 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, hàng triệu CNLĐ phải ngừng việc, nghỉ việc, mất việc, hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động, cuộc sống đang rất khó khăn.Ngay những ngày đầu, cùng với những lực lượng tuyến đầu khác, tổ chức công đoàn đã ngày đêm không nghỉ tại các doanh nghiệp, khu nhà trọ, tiếp cận từng mảnh đời CNLĐ khó khăn nhất để động viên, kịp thời hỗ trợ, san sẻ cùng đoàn viên, người lao động, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Với những hoạt động thiết thực, cách làm sáng tạo, hiệu quả, như: Tổ an toàn Covid-19, Tổ cứu trợ khẩn cấp, Siêu thị 0 đồng, Xe buýt siêu thị 0 đồng, Bếp ăn yêu thương, vận động chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ cho người lao động... Hàng chục nghìn suất ăn kịp thời cứu trợ CNLĐ trong những ngày dịch bùng phát, hàng triệu phần quà, túi an sinh công đoàn đã được cán bộ công đoàn trao tận tay CNLĐ khó khăn với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”; “ở đâu công nhân khó, ở đó có công đoàn”.Đối tượng người lao động gặp khó khăn cũng được chăm lo, trợ giúp kịp thời. Vừa qua, TP Cần Thơ hỗ trợ cho đối tượng khó khăn nhất là người bán vé số lưu động với mức hỗ trợ 50 nghìn đồng/người/ngày. Đến cuối tháng 8, Cần Thơ tổ chức trao tiền hỗ trợ tận nhà cho hơn 6.000 người bán lẻ xổ số lưu động ở chín quận, huyện với tổng số tiền hơn bảy tỷ đồng. Anh Lê Văn Rớt, 41 tuổi, ở ấp Qui Lân 5, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh bán lẻ vé số hơn 10 năm, phải nuôi mẹ già và con nhỏ, cuộc sống hằng ngày đã khó khăn nay không có việc làm lại càng khó khăn hơn. Nhận 1,2 triệu đồng tiền hỗ trợ từ cán bộ ấp trao, anh Rớt xúc động chia sẻ: “Tôi và những người bán vé số khác đang gặp rất nhiều khó khăn. Số tiền hỗ trợ này giúp anh em “cầm cự” qua ngày trong lúc này. Rất cảm ơn lãnh đạo địa phương chia sẻ khó khăn với người lao động, giúp gia đình tôi vững tin trong cuộc sống”.Đến nay, Đà Nẵng đã hai lần gia hạn biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt nhất, chưa từng có trong tiền lệ và trong cả nước (bắt đầu từ ngày 16/8). Việc tiên phong thực hiện các biện pháp mạnh thể hiện sự quyết tâm, dám làm, dám chịu trách nhiệm của đội ngũ lãnh đạo thành phố trong điều kiện nguy cấp. Nhờ đó, mặc dù ca bệnh có tăng, nhưng ở nhiều vùng, nhiều tổ dân phố, nhiều phường đã qua 14 ngày không có ca nhiễm, thiết lập được vùng an toàn.Theo đồng chí Phạm Công Lương, Bí thư Chi bộ Bình Phước 1, phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng là địa phương đầu tiên thực hiện việc phát phiếu đi chợ cho từng hộ dân với phương thức: người ở địa bàn nào đi chợ ở địa bàn đó, mỗi hộ dân chỉ được phép đi chợ ba ngày/lần, theo khung giờ… để hạn chế việc tụ tập, tiếp xúc đông người. Mô hình này hiện được rất nhiều địa phương trong cả nước áp dụng. Trong những ngày thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhất để phòng, chống dịch, ở Đà Nẵng xuất hiện nhiều cách làm mới, năng động, sáng tạo.Để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu kép theo yêu cầu của Chính phủ, Đà Nẵng còn cho phép các nhà máy, cơ sở sản xuất bố trí tối đa 30% số người làm việc, bảo đảm điều kiện “Ba tại chỗ”, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Theo đồng chí Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, khó khăn này là phép thử lớn về năng lực lãnh đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền các cấp của thành phố. Những “vùng xanh” đang được bảo vệ tốt và từng bước mở rộng, xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng các địa phương làm tốt công tác phòng, chống dịch.Tại Bắc Giang, sau hơn hai tháng kiên trì thực hiện các mục tiêu phòng, chống dịch, vượt qua nhiều thời điểm “nước sôi, lửa bỏng”, cũng như nhiều địa phương khác, tỉnh không những khống chế được dịch bệnh mà còn đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế. Tính đến ngày 18/8 toàn tỉnh đã có 157.355 lao động đi làm tại 370 doanh nghiệp ở sáu khu công nghiệp của tỉnh (tăng 6.855 lao động so với thời điểm dịch bùng phát). Các cụm công nghiệp có 219/230 doanh nghiệp hoạt động (đạt tỷ lệ 95,2%) với 47.909 lao động... giữ cho chuỗi cung ứng, sản xuất không bị đứt gãy; bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn.Những ngày Tháng Tám lịch sử, tại Công ty xi măng Vicem Hải Phòng - “địa chỉ đỏ” của lịch sử cách mạng Việt Nam và TP Hải Phòng, một trong những cái nôi của phong trào công nhân cách mạng Việt Nam, nơi ra đời của ngành công nghiệp xi-măng Việt Nam… không khí sản xuất vẫn giữ đều nhịp. Tổng Giám đốc Công ty xi-măng Vicem Hải Phòng Trần Văn Toan thông báo tin vui, trong thời gian dịch bệnh bùng phát nhiều nơi, công ty vẫn hoàn thành việc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp tháp sấy mang lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm bốn lần so với suất đầu tư mới. Công ty thực hiện “Ba tại chỗ” với việc bảo đảm an toàn lao động và nhất là an toàn phòng dịch cho CNLĐ công ty và hơn 400 công nhân nhà thầu và chuyên gia nước ngoài, hoàn thiện phương án “Ba tại chỗ” với việc phân chia tách biệt từng khu vực, bộ phận sản xuất theo tầng nấc, ưu tiên khu vực vận hành trung tâm - “vùng lõi” của nhà máy, nhằm duy trì hoạt động sản xuất liên tục kể cả trong tình huống xuất hiện F0 trong đơn vị.
https://nhandan.vn/vuot-qua-kho-khan-vi-ngay-mai-tuoi-sang-post662860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [] }
[Infographic] Mục tiêu phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đến năm 2030 trong Nghị quyết 42
Một trong những mục tiêu của Nghị quyết số 42-NQ/TW ban hành ngày 24/11/2023 vừa qua là nâng tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham giabảo hiểm xã hộilên 60% , tham giabảo hiểm thất nghiệplên 45%.
Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/infographic-muc-tieu-phat-trien-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te-den-nam-2030-trong-nghi-quyet-42-post786627.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm y tế", "chính sách xã hội", "Nghị quyết số 42-NQ/TW", "Nghị quyết 42" ] }
Triển khai giai đoạn 2 xây dựng định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ khám, chữa bệnh
NDO -Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa tổ chức tập huấn triển khai khảo sát định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh cho đại diện các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bộ, ngành để thúc đẩy nhanh việc xây dựnggiá viện phí tính đúng, tính đủ.
Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, việc xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật có ý nghĩa rất quan trọng, là căn cứ để tính giá dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp với tình hình.Chi phí được tính trong giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh bao gồm: Chi tiền lương; chi phí trực tiếp như thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế, điện, nước...; bảo trì bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; chi khấu hao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; chi phí quản lý-điều hành.Tuy nhiên, hiện nay các chi phí chi khấu hao cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và chi phí quản lý-điều hành chưa được tính trong giá dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh. Danh mục dịch vụ của Bộ Y tế đang có hơn 18.000 kỹ thuật, nhưng thực tế, nhiều dịch vụ bị trùng, do đó, Bộ Y tế phải “thu” lại còn 9.900 kỹ thuật.Trước đó, ngày 29/6 tại Hà Nội, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế đã tiến hành tập huấn giai đoạn 1 cho các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.Theo ông Vương Ánh Dương, giai đoạn 1, các bệnh viện được tập huấn xây dựng quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật bao hàm các nội dung liên quan đến giá viện phí: Tiền lương; chi phí trực tiếp bao gồm thuốc hóa chất, sinh phẩm máu, dịch truyền, vật tư tiêu hao, điện, nước, phục vụ; liên quan đến khấu hao như bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, nhà trang thiết bị; chi phí quản lý điều hành nhân viên không trực tiếp làm kỹ thuật.Sau buổi tập huấn này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã giao các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế xây dựng dự thảo quy trình kỹ thuật và khung biểu mẫu của hơn 9.000 kỹ thuật.“Hiện bước này, cơ bản các bệnh viện đang trên quá trình hoàn thiện nhưng chúng ta không thể chờ toàn bộ giai đoạn 1 được phê duyệt mới ban hành mà tiến hành giai đoạn 2 song song. Theo đó, những bệnh viện nào đã xong giai đoạn nào, chương nào của việc xây dựng định mức kỹ thuật sẽ tiến hành luôn giai đoạn 2”, ông Dương cho hay.Tiến sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế chia sẻ tại buổi tập huấn.Tại buổi tập huấn ngày 8/12, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh giao cho các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các bộ, ngành trên cả nước gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp, Bộ Giao thông vận tải xây dựng định mức kỹ thuật cho 9.900 dịch vụ kỹ thuật.“Khi các bệnh viện đồng thời tham gia xây dựng định mức kỹ thuật sẽ phản ánh đúng tiêu hao nguồn lực của bệnh viện sử dụng cho kỹ thuật. Khi đó định mức Bộ Y tế ban hành sẽ phù hợp với bệnh viện của họ khi họ tham gia xây dựng. Đây là quyền lợi của các bệnh viện khi tham gia vào định mức kinh tế kỹ thuật”, ông Dương bày tỏ.Việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật là sự sống còn của ngành y tế Việt Nam nói chung và các bệnh viện nói riêng.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnhTheo ông Dương, khi các cấu phần được tính đúng, tính đủ vào giá dịch vụ y tế,người bệnh sẽ được hưởng nhiều lợi ích. Ông dẫn chứng: “Hiện nay có một số cơ sở y tế được Nhà nước cấp ngân sách xây dựng phòng mổ. Các kỹ thuật thực hiện ở phòng mổ có chi phí cao. Tuy nhiên, hiện giá xây phòng mổ chưa được tính vào trong bảng giá viện phí. Khi đưa cấu phần này giá viện phí, bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí này, Nhà nước sẽ không phải chi trả, người dân sẽ không phải bỏ tiền túi để trả cho các dịch vụ ngoài”, ông Dương lấy thí dụ.Ông Vương Ánh Dương cho biết, khoảng quý 3/2024, trên cơ sở định mức dịch vụ kỹ thuật đã được ban hành, Bộ Y tế sẽ cập nhật tiếp giá dịch vụ khám chữa bệnh, đưa các cấu phần khấu hao như cơ sở hạ tầng, quản lý điều hành vào giá. Tuy nhiên, việc đưa cấu phần này vào giá tới đâu sẽ liên quan đến chỉ số CPI của cả nước.Từ danh mục định mức kỹ thuật được ban hành, các bệnh viện tại các địa phương sẽ có giá tham chiếu để xây dựng giá khám chữa bệnh phù hợp với cơ sở y tế của mình.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật là sự sống còn của ngành y tế Việt Nam nói chung và các bệnh viện nói riêng.“Các bệnh viện muốn tự chủ hoàn toàn, đầu tiên cần phải thu chi cân bằng, trong khi giá BHYT hiện nay mới thu có 4. Chúng ta phải chi 7 mà thu 4 thì làm sao tự chủ được. Chính phủ đã nhìn ra điều này và đã có nhiều văn bản chỉ đạo ngành y tế xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật tiến tới tính đúng, tính đủ giá dịch vụ kỹ thuật để tự chủ được. Do đó, muốn xây dựng giá viện phí tính đúng, tính đủ, chúng ta phải xây dựng định mức từng dịch vụ kỹ thuật mà trước hết là phải xây dựng danh mục kỹ thuật”, ông Khuê bày tỏ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế phát biểu tại buổi tập huấn.Tại hội nghị tập huấn, ông Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện cố gắng nghiên cứu kỹ và tính giá dịch vụ của đơn vị mình để cùng đưa ra định mức từng dịch vụ kỹ thuật. Sau đó, Bộ Y tế sẽ có Hội đồng nghiệm thu gồm các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực: tài chính, lao động đánh giá.
https://nhandan.vn/trien-khai-giai-doan-2-xay-dung-dinh-muc-kinh-te-ky-thuat-dich-vu-kham-chua-benh-post786711.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "giá viện phí tính đúng tính đủ", "xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật", "giá viện phí", "khám chữa bệnh bảo hiểm y tế" ] }
Tử vong sau 2 tháng bị chó dại cắn
NDO -Sáng 6/2, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình cho biết, vừa ghi nhận một người chết sau 2 tháng bị chó dại cắn. Đây là trường hợp tử vong đầu tiên trong năm 2024 do mắc bệnh dại tại Quảng Bình.
Người xấu số là người đàn ông sinh năm1956, trú tại xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch. Theo lời của người thân trong gia đình, cách đây 2 tháng nạn nhân bị một con chó thả rông cắn vào chân phải, có chảy máu.Sau khi bịchó cắn, người đàn ông này không đi tiêm phòng dại và sức khỏe bình thường. Cuối tháng 1, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, đau nhức lưng và đến sáng 2/2, bệnh nhân được người nhà đưa đến nhập viện tại Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới.Một ngày sau, người bệnh chuyển điBệnh viện Nhiệt đới Trung ươngvà được chẩn đoán bị mắc bệnh dại. Sau đó, nạn nhân được người nhà đưa về quê và tử vong ngày 5/2.Nhận được thông tin, chiều 5/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình cử lực lượng về xã Mỹ Trạch điều tra dịch tễ, phát hiện 1 trường hợp liên quan đến bệnh nhân đã tử vong.Đó là một thanh niên sinh năm 1987, ở cùng địa phương, tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân tử vong. Rất may, người này đã kịp thời tiêm kháng huyết thanh dại và vaccine phòng bệnh dại.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Bình chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Bố Trạch, Trạm Y tế xã Mỹ Trạch tiếp tục điều tra, xác minh các trường hợp liên quan tại xã Mỹ Trạch; cung cấp những thông tin cần thiết và cách phòng, chống bệnh dại cho các gia đình liên quan và người dân. Đồng thời, đề xuất Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh triển khai tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó tại xã Mỹ Trạch.
https://nhandan.vn/tu-vong-sau-2-thang-bi-cho-dai-can-post795498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Quảng Bình", "bệnh dại", "vaccine phòng bệnh dại", "Phòng chống bệnh dại" ] }
Ngành y tế Hà Nội đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số
NDO -Ngày 30/5,Sở Y tế Hà Nộitổ chức Hội nghị chuyển đổi số ngành y tế Hà Nội năm 2024, với sự tham dự của lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố, Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), lãnh đạo các sở: Y tế, Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội thành phố và gần 80 lãnh đạo các bệnh viện, đơn vị trực thuộc trên địa bàn.
Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng cho biết, thực hiện sáu nhiệm vụ của Đề án 06 trong về lĩnh vực y tế gồm: khám, chữa bệnh bằng căn cước công dân gắn chíp; “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng Covid-19; liên thông dữ liệu kết quả khám sức khỏe lái xe; liên thông dữ liệu giấy báo tử, giấy chứng sinh; khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ) và thí điểm hồ sơ sức khỏe, sổ sức khỏe điện tử, đến nay thành phố đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng theo đúng lộ trình, tiến độ đề ra.Cụ thể, tính từ ngày 1/1/2024 đến nay, các cơ sở khám, chữa bệnh của ngành y tế Hà Nội đã tiếp đón hơn bốn triệu lượtkhám chữa bệnhbằngcăn cước công dân gắn chípthay thế thẻ bảo hiểm y tế. Các cơ sở tiêm chủng đã xác thực điện tử cho 17,31 triệu mũi tiêm vắc xin Covid-19; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Tổ công tác 06 các địa phương tổ chức xác thực trên 1 triệu trường hợp sai thông tin. Liên thông và ký số thành công khoảng 196 nghìn hồ sơ lên Cổng giám định bảo hiểm y tế.Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội, Nguyễn Đình Hưng báo cáo tại hội nghị.Đối với việc triển khaihồ sơ sức khỏe điện tử, sổ sức khỏe điện tử, thành phố đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử của hơn chín triệu người dân; chuẩn hóa thông tin trên hệ thống cho 7,75 triệu người; hơn 6,16 triệu người được cập nhật bổ sung thông tin căn cước công dân; hơn 4,3 triệu người dân được cập nhật bổ sung số thẻ bảo y tế.Tin liên quan4 tháng: Hơn 57 triệu lượt người khám, chữa bệnh bảo hiểm y tếNgoài ra, thành phố Hà Nội cũng hoàn thành việc cấp 3.200 tài khoản cho các đơn vị, cá nhân tham gia khai thác, sử dụng hệ thống; tổ chức kết nối, liên thông dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa và 297 trạm y tế. Đến nay, thành phố đã đồng bộ được gần 3,3 triệu hồ sơ sức khỏe của người dân lên Cổng Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để phục vụ hiển thị thông tin Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng VneID.Đáng chú ý, việc ứng dụng chuyển đổi số trong khám chữa bệnh đã có 5 bệnh viện của ngành y tế Hà Nội đã triển khai hiệu quảbệnh án điện tửgồm: Phụ sản Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn, Đa khoa Mỹ Đức, Đa khoa Vân Đình và Đa khoa Hòe Nhai. Năm bệnh viện triển khai khám chữa bệnh từ xa gồm: Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Thanh Nhàn. Bên cạnh đó, ngành y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm khám chữa bệnh sử dụng sinh trắc học (Kiosk tự phục vụ) tiếp đón khoảng 1.600 bệnh nhân/ngày tại Bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Đồng thời, đang tiếp tục triển khai thí điểm Kiosk tại Bệnh viện đa khoa Ba Vì, Bệnh viện Hòe Nhai.Toàn cảnh hội nghị.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hà Minh Hải cho biết, thời gian qua, Ban chỉ đạo Đề án 06 thành phố để lại dấu ấn mạnh mẽ bằng kết quả tích cực trong triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử và chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, kết quả này ghi nhận sự đóng góp lớn của ngành y tế Thủ đô. Tuy nhiên, để phát huy những kết quả bước đầu đạt được, Phó Chủ tịch Hà Minh Hải đề nghị ngành y tế Hà Nội cần xác địnhchuyển đổi sốlà quá trình liên tục không có điểm dừng mà trước hết bắt đầu từ chuyển đổi nhận thức của người lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, xác định rõ những vấn đề cần ưu tiên và quyết tâm thực hiện thì việc chuyển đổi số mới tạo hiệu quả cao.Mặt khác, ngành y tế Hà Nội cần tập trung nghiên cứu xây dựng quy chế và quy trình, nhất là quy trình phối hợp liên thông trong ứng hoạt động của cơ quan, đơn vị; thực hiện một cách quy chuẩn, bài bản việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, để từ đó tích hợp được các kế hoạch, nhiệm vụ triển khai, tiết kiệm nguồn lực và thời gian. Đồng thời, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số không chỉ riêng của ngành y tế, mà còn các ngành, đơn vị có liên quan trên địa bàn thành phố.
https://nhandan.vn/nganh-y-te-ha-noi-day-manh-qua-trinh-chuyen-doi-so-post811849.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Hà Nội", "ngành y tế", "chuyển đổi số", "bệnh án điện tử" ] }
Sương mù dày đặc, nhiều chuyến bay không thể cất/hạ cánh tại Nội Bài
NDO -Sáng sớm 2/2, hàng chục chuyến bay đã không thể cất/hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài do thời tiếtsương mù dày đặc.
Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết, từ khoảng 2 giờ 15 phút đến thời điểm 9 giờ sáng 2/2, thời tiết sương mù dày và trần mây thấp đã làm hạn chế tầm nhìn của phi công, không bảo đảm tiếp thu tàu bay, nhiều chuyến bay đã bị ảnh hưởng. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã kích hoạt phương thức điều hành bay trongđiều kiện tầm nhìn hạn chế(LVP – Low Visibility Procedures).Đến 9 giờ 30 phút, thời tiết tại khu vực Nội Bài đã bảo đảm điều kiện cất cánh đối với các chuyến bay khởi hành từ Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài. Các chuyến bay hạ cánh tại Cảng sẽ được phục vụ theo tiêu chuẩn CAT II (có các thiết bị hỗ trợ hạ cánh), nhằm bảo đảm an toàn hoạt động bay.Trước đó, vào lúc sáng sớm do sương mù dày đặc, để bảođảm an toàn, một số chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh sang sân bay khác hoặc hoãn chuyến, bay vòng chờ thời tiết tiếp thu,..."Theo thống kê sơ bộ, đã có khoảng 37 chuyến bay không thể hạ cánh tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài; trong đó 12 chuyến bay đã chuyển hướng hạ cánh tại các sân bay lân cận. Cũng trong khung thời gian này, để bảo đảm an toàn bay, có 54 chuyến bay dự kiến khởi hành từ Nội Bài phải lùi thời gian cất cánh để chờ thời tiết tốt hơn", ông Tô Tử Hà, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho hay.Sương mù dày đặc và trần mây thấp làm hạn chế tầm nhìn của phi công, không bảo đảm tiếp thu tàu bay, nhiều chuyến bay đã bị ảnh hưởng.Hiện tượng sương mù dày đặc thường xuất hiện tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc nước ta vào khoảng tháng 2, tháng 3. Các đơn vị trong ngành hàng không luôn sẵn sàng các phương án ứng phó trong điều kiện tầm nhìn hạn chế để bảo đảm điều hành hoạt động bay an toàn.Tình hình thời tiết mưa và sương mù có thể diễn ra tại các sân bay khu vực miền bắc và miền trung trong một vài ngày tới, hành khách có nhu cầu đi, đến các tỉnh, thành phố miền bắc trong giai đoạn này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin lịch trình và tình hình thời tiết.Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài mong muốn hành khách thông cảm và tuân thủ sự hướng dẫn điều hành của các lực lượng nhân viên hàng không để bảo đảm an ninh trật tự và an toàn chuyến bay.Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết, do ảnh hưởng của sương mù và thời tiết xấu tại khu vực sân bay Nội Bài (Hà Nội), Thọ Xuân (Thanh Hoá), Vinh (Nghệ An), Phú Bài (Huế), để bảo đảm an toàn khai thác, hãng phải điều chỉnh thời gian cất cánh, lùi từ 2 đến 6 tiếng đối với chuyến bay đến, đi từ các sân bay này trong rạng sáng và sáng ngày 2/2/2024.Cụ thể, các chuyến bay bị ảnh hưởng gồm 8 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vinh với số hiệu VN7000, VN7004, VN7006, VN7008, VN7012, VN7014, VN7016 và VN7264. Chuyến bay VN7278 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Thanh Hoá, VN7540 từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Huế cũng bị chậm thời gian cất cánh.Tin liên quanSương mù dày đặc, nhiều chuyến bay không thể hạ cánhTại sân bay Nội Bài, nhiều chuyến bay nội địa và quốc tế hạ cánh xuống đây phải bay chờ trên trời hoặc hạ cánh tại sân bay dự bị tại Hải Phòng hoặc Đà Nẵng, đợi thời tiết tốt hơn đủ điều kiện khai thác. Các chuyến bay cất cánh từ Nội Bài cũng phải lùi thời gian khai thác để bảo đảm an toàn.Gần 30 chuyến bay nội địa và quốc tế khác của hãng cũng bị ảnh hưởng dây chuyền, thay đổi lịch bay.Trước đó, đêm và sáng sớm ngày 1/2, cũng do ảnh hưởng của sương mù dày đặc tại sân bay Thọ Xuân và Vinh, 4 chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến đây cũng chậm chuyến từ 1 đến gần 5 tiếng.Vietnam Airlines cũng mong muốn nhận được sự thông cảm của hành khách trong tình huống phải thay đổi kế hoạch khai thác vì lý do thời tiết để bảo đảm an toàn tuyệt đối.Một số hình ảnh ghi nhận tại khu bay Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài lúc 9 giờ sáng 2/2/2024:
https://nhandan.vn/suong-mu-day-dac-nhieu-chuyen-bay-khong-the-catha-canh-tai-noi-bai-post794944.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "trần mây thấp", "sương mù dày đặc", "nhiều chuyến bay phải chuyển hướng hạ cánh", "Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài" ] }
Người đàn ông sở hữu 4 quả thận hiếm gặp
NDO -Sở hữu tới 4 quả thận trong cơ thể, người đàn ông (35 tuổi, ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện cấp cứu vàoBệnh viện Etrong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng do nghi ngờ bị sỏi thận.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng khoa Phẫu thuật Thận tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng đau dữ dội vùng thắt lưng, bụng chướng, tiểu buốt, tiểu ra máu…Ngay lập tức, người bệnh được các bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm, siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính và xác định người bệnh bị sỏi niệu quản phải 1/3 dưới (nằm ở vị trí đoạn nối của niệu quản khi vào tới bàng quang), sỏi kích thước xấp xỉ 9x7mm.Bất ngờ hơn, kết quả chụp CT các bác sĩ phát hiện người bệnh cóthậnniệu quản đôi hoàn toàn hai bên trái, phải và hai niệu quản riêng biệt đều cắm xuống bàng quang. Người bệnh có bất thường về giải phẫu hệ tiết niệu, có nhiều đơn vị thận hơn bình thường là một trong những nguyên nhân hình thành sỏi thận.Khai thác tiền sử bệnh án, do tính chất công việc người bệnh thường xuyên phải uống rượu bia, nhưng mỗi lần uống rượu thì người bệnh đau quặn từng cơn, thậm chí tiểu ra máu nên đã tự mua thuốc điều trị tại nhà. Gần đây, các triệu chứng đau do sỏi thận ngày càng tăng và dữ dội hơn, người bệnh đã đến Bệnh viện E để thăm khám và điều trị.Về việc “sở hữu” 4 quả thận trong cơ thể, người bệnh cho biết, mới chỉ phát hiện điều này cách đây… 7 năm trước. Khi con gái anh chào đời và được các bác sĩ phải hiện ra sự bất thường trong cơ thể khi có 3 quả thận và 2 bàng quang (một bàng quang lớn và 1 bàng quang nhỏ).Các bác sĩ đã tiến hành cắt bỏ 1 bàng quang nhỏ cho con gái khi được 18 tháng tuổi, cấu tạo lại hệ tiết niệu cho con. Đồng thời, các bác sĩ khuyên mọi người trong gia đình tầm soát hệ tiết niệu thì phát hiện anh bất thường khi có tận 4 quả thận trong cơ thể.Đây là dị tật bẩm sinh hiếm và là do mầm niệu quản bên trái phát triển bất thường trong lúc bào thai hình thành và phát triển. Bình thường mầm niệu quản phát triển thành một quả thận và người bình thường chỉ có hai quả thận.Tuy nhiên có một số ít người, một mầm niệu quản thay vì phát triển thành hai quả thận lại phát triển thành 4 quả thận như trường hợp của người bệnh này là cực kỳ hiếm gặp, đến nay y văn thế giới ghi nhận chưa nhiều."Rất may cho người bệnh là 4 quả thận và 2 niệu quản riêng biệt đều cắm đúng vị trí bàng quang nên loại trừ được nhiều biến chứng nguy hiểm khác trong cơ thể", bác sĩ Liên cho hay.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên chia sẻ, cái khó của ca bệnh này chính là do người bệnh có nhiều thận hơn so với người bình thường, bị sỏi thận và tự điều trị khá lâu nhưng không hiệu quả nên hình thành viêm, phù nề ở vị trí lỗ niệu quản.Người bệnh có 4 lỗ niệu quản, 2 lỗ niệu quản phải và 2 lỗ niệu quản trái, trong đó lỗ niệu quản phải của đơn vị thận dưới đổ gần cổ bàng quang, lỗ niệu quản trái của đơn vị thận trái viêm phù nề nhiều, gây khó khăn cho các bác sĩ khi tìm lỗ niệu quản để tiếp cận trực tiếp viên sỏi.Do đó, các bác sĩ lựa chọn phương án can thiệp bằng phương pháp nội soi ngược dòng tán sỏi niệu quản-sỏi thận bằng laser. Sau mổ, các bác sĩ lấy mẫu bệnh sỏi của người bệnh để tiến hành giải phẫu, nhằm đưa ra phương án điều trị tiếp theo người bệnh nhằm hạn chế nguy cơ hình thành sỏi.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Liên cho hay, người bệnh có nhiều quả thận hơn so với người bình thường, có nguy cơ hình thành sỏi. Đặc biệt đối với một số người có cấu tạo bất thường về giải phẫu cơ thể bẩm sinh khiến họ có những khác biệt về các bộ phận bên trong cơ thể mà nhìn bên ngoài không thể phát hiện được, chỉ khi khám sức khỏe, làm các cận lâm sàng mới phát hiện ra.
https://nhandan.vn/nguoi-dan-ong-so-huu-4-qua-than-hiem-gap-post801085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "4 quản thận", "bệnh nhân nam", "Bệnh viện E" ] }
Các mạng lưới cộng đồng góp phần đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong phòng, chống HIV/AIDS
NDO -Tuy còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, các mạng lưới cộng đồng đã nỗ lực hỗ trợ phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm sàng lọc và kết nối các chị em có nhu cầu đến với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ có liên quan khác.
Ngày 24/11, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tại Việt Nam phối hợp với Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) tại Việt Nam và Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức Chương trình “Sự kiện hưởng ứng Ngày Thế giớiphòng, chống AIDSnăm 2023”.Sự kiện tạo cơ hội để chia sẻ, trao đổi về các vấn đề ưu tiên của phụ nữ dễ bị tổn thương bởi HIV, đồng thời cũng nhằm giới thiệu và lan tỏa bằng chứng về những nỗ lực của các nhóm phụ nữ sống với HIV trong việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, tạo sinh kế và phòng, chống bạo lực giới của phụ nữ.Chủ đề của Ngày Thế giới phòng, chống AIDS và Tháng Hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm này nhấn mạnh vai trò sáng tạo và tầm quan trọng của những đóng góp của cộng đồng người sống với HIV, người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và chịu ảnh hưởng bởi HIV vào các nỗ lực chung của quốc gia nhằmkhống chế dịch HIVvà thực hiện các mục tiêu quốc gia về chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, để HIV và AIDS sẽ không còn là một mối nguy cho sức khỏe cộng đồng.Tin liên quanGiảm tỷ lệ trẻ hóa bệnh nhân HIV/AIDSSố liệu báo cáo của chương trình phòng, chống HIV của Việt Nam trong những năm gần đây cho thấy còn vấn đề đáng lo ngại liên quan đến giới trong phòng, chống HIV. Theo đó, dịch HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và phụ nữ chuyển giới đang gia tăng.Số người mới phát hiện nhiễm HIV đangtrẻ hóa, với nhóm thanh thiếu niên trong độ tuổi 16-29 chiếm khoảng 50%. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng còn gặp nhiều thách thức, độ bao phủ điều trị HIV cho phụ nữ mang thai có HIV bị giảm sút kể từ năm 2020.Các phụ nữ trẻ, đặc biệt là phụ nữ thuộc các nhóm có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều hơn do thiếu kiến thức và hiểu biết về HIV, chưa đến 50% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng và toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV, và tỷ lệ này trong phụ nữ ở độ tuổi 15-24 còn thấp hơn nhiều.Chưa đến 50% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đúng và toàn diện về dự phòng lây nhiễm HIV, và tỷ lệ này trong phụ nữ ở độ tuổi 15-24 còn thấp hơn nhiều.Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, các mạng lưới cộng đồng và các nhóm tự lực của các chị em dễ bị tổn thương bởi HIV vẫn nỗ lực hỗ trợ lẫn nhau và có đóng góp đáng kể cho đáp ứng của quốc gia với HIV, theo đó cung cấp các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, tư vấn xét nghiệm sàng lọc và kết nối các chị em có nhu cầu đến với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cũng như các dịch vụ có liên quan khác.Tại sự kiện, các chuyên gia, diễn giả đã thảo luận về vai trò và những đóng góp có ý nghĩa của các nhóm cộng đồng, xây dựng năng lực, phát triển bền vững mạng lưới, sinh kế, tiếp cận nguồn lực, cùng các nội dung hỗ trợ phụ nữ nhiễm HIV như tín dụng hỗ trợ sinh kế cho người nhiễm HIV, dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện cho phụ nữ có HIV, bạo lực trên cơ sở giới và phân biệt đối xử với phụ nữ nhiễm HIV…Các bên liên quan cũng đưa ra những khuyến nghị để xác định các hành động cần thiết trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh hơn nữa vai trò và những đóng góp có ý nghĩa của các nhóm cộng đồng, hướng tới mục tiêu không chị em phụ nữ nào bị bỏ lại phía sau trong các nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của Việt Nam, bao gồm mục tiêu về Chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 và mục tiêu về Bình đẳng giới.
https://nhandan.vn/cac-mang-luoi-cong-dong-gop-phan-day-manh-vai-tro-cua-phu-nu-trong-phong-chong-hivaids-post784337.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "UNAIDS", "HIV/AIDS", "UN Women", "mạng lưới cộng đồng", "phụ nữ" ] }
Nguy cơ đột quỵ và bệnh lý tim mạch khi trời lạnh sâu
NDO -Người trẻđột quỵnão, bệnh lý tim mạch "tấn công" người già dẫn tới gia tăng trường hợp Bệnh viện E trong mấy ngày trở lạnh sâu vừa qua.
Tối 18/12, khoa Cấp cứu, Bệnh viện E tiếp nhận nam người bệnh (34 tuổi, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng yếu nửa người trái, nói khó… Ngay lập tức, các bác sĩ cấp cứu người bệnh, tiến hành làm các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết xác định người bệnh bị đột quỵ não.Khai thác tiền sử bệnh án, người bệnh có biểu hiện yếu nửa người, nói khó khi đang chơi thể thao (bóng bàn) tại cơ quan sau giờ làm việc… Mọi người đều nghĩ người bệnh bị trúng gió nhưng người bệnh thấy yếu nửa người, nói khó… nên đã đến cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch máu - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E.Người bệnh được chấn đoán là tắc mạch máu não cấp đến trong “thời gian vàng” sau 25 phút kể từ khi khởi phát triệu chứng ban đầu. Người bệnh được chụp CT và được chỉ định sử dụng thuốc tiêu huyết khối tái tưới thông mạch máu não.Người bệnh (89 tuổi, ở Nam Trực, Nam Định) đã vượt 120 cây số với cơn đau vùng ngực sau xương ức, khó thở từ cơ sở y tế tuyến huyện, lên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội và chuyển sang cấp cứu tại Đơn vị đột quỵ và can thiệp mạch máu, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E.Khai thác tiền sử bệnh án của người bệnh, trưa ngày 18/12, người bệnh có biểu hiện sốt, ho, khó thở gia đình đã đưa người bệnh đi khám ở bệnh viện tuyến huyện với chẩn đoán bệnh lý mạch vành và được chuyển lên Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội với chẩn đoán theo dõi cơn đau thắt ngực kèm viêm phế quản…Đêm 18/12, người bệnh được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện E. Ngay lập tức các bác sĩ trực cấp cứu đã chẩn đoán sơ bộ người bệnh có nguy cơ nhồi máu cơ tim nên đã tiến hành hội chẩn khẩn với các bác sĩ Trung tâm tim mạch để đưa ra phương án điều trị kịp thời cho người bệnh.Các bác sĩ tiến hành siêu âm tim, điện tim, xét nghiệm cần thiết cho người bệnh. Kết quả men tim của người bệnh tăng gấp 30 lần so với ngưỡng thông thường là 14 ng/L. Bác sĩ giải thích, người bệnh đang ở tình trạng nguy hiểm do tổn thương cơ tim gây nên…Trong quá trình điều trị, người bệnh đã đáp ứng tốt thuốc điều trị tim mạch nên phục hồi tốt.Bệnh nhân được điều trị qua giai đoạn nguy kịch.Theo các bác sĩ, đối với người bệnh lớn tuổi (trên 80 tuổi) khả năng phục hồi như vậy là tín hiệu tốt. Bởi người bệnh có thể tự chăm sóc bản thân, vận động đi lại được mà không nhờ người khác hỗ trợ là kết quả tốt cho người bệnh, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và cộng đồng.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện E cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua, khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch. Rất may cho người bệnh, nhờ áp dụng tiêu chí chất lượng điều trị đột quỵ thế giới, Bệnh viện E là một trong số ít cơ sở y tế ở Hà Nội đã tối ưu hóa thời gian từ khi cấp cứu vào viện đến khi được can thiệp thành công chỉ từ 25-30 phút.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên khuyến cáo, đểphòng tránh đột quỵ nãovà tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích…Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao.Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường,... nếu thấy những đột ngột nói khó, liệt một nửa người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt…thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.Việc càng trì hoãn điều trị sớm, trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Do đó, bệnh nhân đột quỵ cần được sớm đưa vào bệnh viện để các bác sĩ cứu chữa trong thời gian vàng này.
https://nhandan.vn/nguy-co-dot-quy-va-benh-ly-tim-mach-khi-troi-lanh-sau-post788390.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "đột quỵ", "bệnh lý tim mạch", "lạnh sâu", "Bệnh viện E" ] }
Dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế
NDO -Khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa tiếp nhận nhiều ca bệnh bị tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc tự chế pháo nổ học theo hướng dẫn trên mạng để chơi.
Nam sinh 12 tuổi (sinh năm 2011, Quảng Ninh) nhập Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng dập nát bàn tay donổ pháo tự chế.Người nhà cho biết, khoảng 21 giờ ngày 31/12/2023, bệnh nhân bị tai nạn do pháo nổ trong lúc đang tự chế pháo. Ngay sau băng cầm máu ở tuyến trước, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, được phẫu thuật xử trí vết thương kỳ đầu theo nguyên tắc xử trí vết thương hỏa khí.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Viết Ngọc, Khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bàn tay phải bệnh nhândập nát, ngón cái đứt rời; ngón 3 đứt rời đốt 2-3; các ngón 2, 4, 5 dập nát phần mềm và xương gãy phức tạp nhiều vị trí. Kíp phẫu thuật đã xử trí cắt lọc tổn thương, găm đinh cố định các ngón và để ngỏ tổn thương.Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương và đã khâu vết thương và ghép da làm liền vết thương thì 2. Khi vết thương liền da ổn định sẽ được khám xét lại để thực hiện tiếp phẫu thuật chuyển ngón chân cái phục hồi ngón tay cái.Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.Tiến sĩ Ngọc khuyến cáo tổn thương do pháo nổ thường là phức tạp, nhiều trường hợp tổn thương nhiều vị trí như bàn tay, mặt, thân người… nên điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian và thường để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn.Vào dịp sát Tết và Tết Nguyên đán hàng năm, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị vết thương bàn tay do pháo nổ, đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 10-16 tuổi tự chế pháo để chơi Tết.Vì vậy, trước sự nguy hiểm của pháo tự chế, mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm các quy định về quản lý pháo, không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ (thuốc pháo) để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ.
https://nhandan.vn/dap-nat-ban-tay-do-no-phao-tu-che-post791403.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "nổ pháo tự chế", "dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "tự chế pháo nổ", "Tết Nguyên đán" ] }
Đơn vị đi đầu ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa
NDO -Bệnh viện Đại học Y Hà Nội được đánh giá là đơn vị đi đầu của ngành y tế trongchuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa đã mang lại hiệu quả thiết thực cho bệnh viện, cơ sở y tế tuyến dưới và người dân.
Sáng 23/12, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức hội nghị “Ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa và tổng kết đề án khám, chữa bệnh từ xa” năm 2023.Theo PGS,TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, trong nhiều dự án đang triển khai thì dự án về phát triển công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh được đánh giá mang lại hiệu quả và rất có ý nghĩa. Khám chữa bệnh từ xa đã giúp kết nối giữa các bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện tuyến dưới để nâng cao chất lượng, hiệu quả điều trị cho người bệnh.Ngoài khám chữa bệnh từ xa,Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tổ chức đào tạo từ xa cho các bác sĩ tuyến dưới. Sau 6 tháng triển khai, bệnh viện đã tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ miễn phí cho hàng nghìn bác sĩ tuyến dưới. Cách làm này là rất phù hợp, cần được nhân rộng khi Luật khám bệnh, chữa bệnh có hiệu lực từ 1/1/2024 có quy định để được cấp chứng chỉ hành nghề, hằng năm các bác sĩ phải tham gia tham gia một số thời gian đào tạo, cập nhật kiến thức nhất định. Với các bác sĩ ở khu vực vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa việc đăng ký học từ xa, được cấp chứng chỉ miễn phí là phương án tối ưu nhất.Báo cáo tại hội nghị, PGS,TS Đào Xuân Thành, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khẳng định,chuyển đổi số y tếlà xu thế tất yếu và cũng là mục tiêu quốc gia. Nó giúp người dân dễ dàng tiếp cận hỗ trợ y tế mọi lúc mọi nơi; giúp nhân viên y tế tăng hiệu suất công việc, hỗ trợ chẩn đoán và điều trị tốt hơn, giảm thiểu sai sót. Trong quản lý, chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng nguồn dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ việc xây dựng chính sách, nghiên cứu khoa học. Trong tương lai dữ liệu về y tế cũng sẽ trở thành nguồn tài nguyên.PGS,TS Đào Xuân Thành , Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội báo cáo kết quả triển khai chuyển đổi sốTrong sáu năm qua (từ năm 2017) bệnh viện quyết tâm và đẩy mạnh chuyển đổi số bằng việc thay đổi các phần mềm, triển khai đề án bệnh viện thông minh. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là đơn vị đi đầu của ngành y tế trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong y khoa với việc triển khai: bệnh án điện tử, sổ khám chữa bệnh điện tử; khám chữa bệnh từ xa; quản lý thuốc, vật tư; thanh toán thông minh.Bệnh viện đã triển khai đồng bộ hệ sinh thái gồm: Quản lý 100% người bệnh bằng hệ thống quản lý bệnh viện (HIS); quản lý xét nghiệm (LIS); Chẩn đoán hình ảnh (PACS); Bệnh án điện tử (EMR); khám bệnh từ xa (TeleHealth); Quản lý hồ sơ sức khỏe (MyHMUH). Và trong tương lai không xa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ là bệnh viện thông minh hoàn chỉnh.Việc triển khai bệnh án điện tử và sổ khám bệnh điện tử đã làm tăng hiệu suất công việc, tăng hiệu quả điều trị cũng như hiệu quả quản lý; giúp bác sĩ cập nhật tình trạng bệnh nhân mọi lúc, mọi nơi. Người bệnh có thể tự theo dõi các thông tin khám chữa bệnh của bản thân. Đặc biệt, làm giảm thời gian chờ đợi, giảm sai sót y khoa và tiết kiệm được chi phí, nguồn lực.Là một trong những đơn vị được giao thí điểm triển khai hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đến nay hệ thống này vẫn đang vận hành tốt, đều đặn hỗ trợ tuyến dưới xử lý các ca khó mà không thể chuyển tuyến. Sau 3 năm triển khai, đã có 151 cơ sở y tế của các địa phương như Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bình Định… kết nối với hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Thông qua gần 300 buổi hội chẩn trực tuyến, hàng nghìn người bệnh đã được hội chẩn, tìm ra phương án điều trị kịp thời ngay tại tuyến dưới…Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thường xuyên tổ chức các buổi truyền hình trực tiếp chương trình khám chữa bệnh từ xaTheo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận, vấn đề quan trọng hàng đầu trong chuyển đổi số y tế là tư duy, khát vọng và quyết tâm của người đứng đầu các đơn vị. Do vậy, ông hy vọng kết quả chuyển đổi số của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ lan toả, nhân rộng đến nhiều đơn vị khác trong ngành y tế cũng như các địa phương.Lãnh đạo Bộ Y tế khẳng định sẽ hỗ trợ cao nhất cho các cơ sở y tế chuyển đổi số, từ việc đẩy nhanh việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các đơn vị có căn cứ triển khai cũng như tìm nguồn vốn để các cơ sở y tế có nguồn lực triển khai chuyển đổi số.
https://nhandan.vn/don-vi-di-dau-ung-dung-cong-nghe-thong-tin-trong-y-khoa-post788973.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "chuyển đổi số", "khám chữa bệnh từ xa", "Bệnh viện Đại học Y Hà Nội" ] }
Biện pháp giúp trẻ em giảm nhiễm trùng hô hấp cấp tính
NDO -Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính là nguyên nhân gây ra gần 20% tổng số ca tử vong cho trẻ em dưới 5 tuổi tử vong. Sử dụng ly giải vi khuẩn và vitamin C có thể giúp giảm tới 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp.
Vì sao trẻ em dễ mắc bệnh tai mũi họng?Tại hội nghị “Cập nhật chẩn đoán-điều trị tai-mũi-họng-thính học và phẫu thuật đầu-cổ 2024” do Hội Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh tổ chức, các chuyên gia cho biết, tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Do ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là hiện tượng El Nino khắc nghiệt hiện nay càng làm tăng tính nghiêm trọng của bệnh lý tai mũi họng ở trẻ em.Trong các bệnhnhiễm trùng hô hấpcấp tính, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của trẻ em trên thế giới. Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến bao gồm: Viêm mũi họng cấp, viêm Amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang.Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Kiên Hữu, Chủ tịch tại Mũi họng TP Hồ Chí Minh cho hay, tại các tỉnh phía nam, mùa lạnh, tỷ lệ viêm đường hô hấp gia tăng ở trẻ nhỏ.Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết, tai, mũi và họng là những cơ quan có cấu trúc và cơ chế hoạt động phức tạp và có liên quan đến nhau. Do vị trí cửa ngõ của đường hô hấp, tai mũi họng là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với không khí và thức ăn hàng ngày, đồng thời với cả các tác nhân gây bệnh như khói bụi, vi khuẩn, virus… Các bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng phổ biến thường gặp như viêm mũi họng cấp, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm mũi xoang,…Bác sĩ chuyên khoa II Lâm Hoàng Yến, Khoa Tai mũi họng, Bệnh viện 115.Nhiễm trùng tai mũi họng phổ biến ở đối tượng trẻ em và thường xuyên tái phát nhiều lần. Nếu không được điều trị dứt điểm, chúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm cầu thận, viêm màng não, viêm xương chũm, biến chứng nội sọ,...Theo bác sĩ Hoàng Yến, trẻ em dễ mắc bệnh nhiễm khuẩn tai mũi họng có thể do những khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu đã được chứng minh rằng 57% trẻ em bị viêm đường hô hấp tái phát (ít nhất ba đợt một năm trong ít nhất 2 năm) bị thiếu một trong các kháng thể IgG và 17% bị thiếu IgA. Thiếu kháng thể IgG khá nổi bật ở trẻ nhỏ, cho thấy sự non nớt của hệ thống miễn dịch và là một trong những yếu tố có thể gây bệnh.Các khiếm khuyết trong hệ thống miễn dịch và thiếu hụt IgA được biết là có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên do vi khuẩn và virus gây ra.Ngoài ra, trẻ có thể chịu những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài như ô nhiễm, khí hậu thay đổi cộng thêm những tổn thương do Covid-19 làm suy giảm chức năng hô hấp và tăng nguy cơ mắc cácbệnh nhiễm trùngtai mũi họng.Giúp trẻ em giảm tỷ lệ nhiễm bệnh viêm hô hấp cấpTại hội nghị, các chuyên gia cho hay, vaccine và ly giải vi khuẩn là giải pháp quan trọng trong phòng, chống nhiễm khuẩn tai mũi họng.Theo bác sĩ Lâm Hoàng Yến, vaccine có vai trò quan trọng phòng ngừa nhiễm khuẩn tai mũi họng ở trẻ. Vaccine giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện các kháng nguyên gây bệnh, nhờ đó kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể bạn, khiến cơ thể tạo ra kháng thể đối với căn bệnh cụ thể đó hoặc gây ra các quá trình khác giúp tăng cường khả năng miễn dịch.Đối với các bệnh lý nhiễm khuẩn tai mũi họng, nguyên nhân chủ yếu có thể là do vi khuẩn hoặc do virus. Đối với nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng là virus, trẻ có thể phòng ngừa bằng cách tiêm phòng vaccine cúm hàng năm để phòng ngừa.Còn đối với nguyên nhân là vi khuẩn, ngoài vaccine phế cầu còn các rất nhiều các loại vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh tai mũi họng khác như phế trực khuẩn, tụ cầu vàng, liên cầu,.. chưa có vaccine đặc hiệu. Ly giải vi khuẩn sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp cơ thể nâng cao khả năng phòng thủ.Bác sĩ chuyên khoa II Yến cho biết, ly giải của vi khuẩn đã được sử dụng từ những năm 1970 trên thế giới như là vaccine đường uống để phòng ngừa và điều trị viêm đường hô hấp. Ly giải vi khuẩn được tạo thành bởi một hỗn hợp các kháng nguyên vi khuẩn có nguồn gốc từ các loài vi khuẩn khác nhau thường gây ra bệnh lý tai mũi họng.…Ly giải vi khuẩn chính là những mảnh vỡ của tế bào vi khuẩn nên không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn giữ được các đặc trưng của vi khuẩn; khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh. Đây là cơ chế gần giống với các dạng vaccine.Do đó, sử dụng ly giải vi khuẩn với dạng viên ngậm kích thích cơ thể sản sinh kháng thể tại vị trí dùng như niêm mạc mũi họng, khoang miệng, chống lại vi khuẩn gây bệnh tai mũi họng. Việc sử dụng ly giải vi khuẩn kết hợp với vitamin C dẫn đến sự gia tăng đáng kể bạch cầu ngay cả khi có nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính."Theo nghiên cứu, sử dụng kết hợp ly giải vi khuẩn và vitamin C có thể giúp giảm tới 50% tỷ lệ nhiễm trùng đường hô hấp cấp”, bác sĩ Lâm Hoàng Yến cho biết.Việc phòng ngừa sớm bệnh hô hấp sẽ giảm tỷ lệ chuyển nặng, giảm chi phí điều trị và giảm tình trạng kháng kháng sinh hiện nay.
https://nhandan.vn/bien-phap-giup-tre-em-giam-nhiem-trung-ho-hap-cap-tinh-post798728.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "vaccine", "bệnh viêm hô hấp cấp", "ly giải vi khuẩn và vitamin C" ] }
Hạnh phúc của người thầy khi được hiến máu cứu người
NDO -Có 15 người công tác trong ngành giáo dục được tôn vinh ngườihiến máu tình nguyệntiêu biểu toàn quốc năm 2024. Họ "bén duyên" với việc hiến máu định kỳ bằng những câu chuyện khác nhau, nhưng tinh thần chia sẻ, cứu người vẫn luôn luôn thường trực, dù phải vượt quãng đường dài 60km để hiến máu khẩn cấp.
100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu đã cùng nhau có mặt tại Thủ đô Hà Nội dịp này để khởi động cho chuỗi hoạt động của chương trình Tôn vinh ngườihiến máu tình nguyệntiêu biểu toàn quốc năm 2024.100 đại biểu tham dự chương trình năm nay đã hiến tổng cộng 4.470 đơn vị máu, trong đó có 2 đại biểu hiến máu trên 100 lần. Đại biểu ít tuổi nhất là anh Nguyễn Thành Tài (22 tuổi, đến từ tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có tới 43 lần hiến máu, hiến tiểu cầu.Trong số 100 đại biểu năm nay có 78 đại biểu nam, 22 đại biểu nữ, 14 đại biểu thuộc lực lượng vũ trang, 15 đại biểu thuộc ngành giáo dục và 5 đại biểu là nhân viên y tế.Bên lề sự kiện, chia sẻ về câu chuyện đến với hiến máu tình nguyện, thầy giáo Lê Minh Phương (Trường Tiểu học Tân Thạch A, Châu Thành, Bến Tre) hóm hỉnh bảo: "Đó là một kỷ niệm rất đáng nhớ".Vốn sợ kim tiêm từ bé, rất nhiều lần anh lấy can đảm để đi hiến máu, nhưng vẫn còn chần chừ. Lần gần nhất, cũng trong sự kiện vận động hiến máu tình nguyện, anh nhìn thấy một người bạn nữ, nhỏ bé, nhưng rất hồ hởi, tươi tỉnh sau khi hiến máu.Thầy giáo Lê Minh Phương (Trường Tiểu học Tân Thạch A, Châu Thành, Bến Tre).Cười thì vì nỗi sợ của mình, anh bảo, mình là đàn ông khỏe mạnh, chẳng lẽ không thể làm được những điều ý nghĩa như cô bé kia. Lần đó, anh đã hiến máu thành công. Và đó cũng chính là lần đầu tiên giúp cho anh vượt qua cảm giác sợ hãi với kim tiêm. “Mình còn sức khỏe thì vẫn tiếp tục hiến đến khi nào các trung tâm huyết học không nhận máu của mình nữa thì thôi”, anh Phương dí dỏm cho biết.Chặng đường xa nhất đi hiến máu khẩn cấp cứu người tới 60km, trong thời tiết mưa lớn là dấu ấn không quên trong hành trình hiến máu tình nguyện của anh Đào Nhật Khoa (giáo viên Trường THPT Ba Tơ, Quảng Ngãi). "Lúc ấy chỉ mong thuận lợi để hiến máu kịp thời cứu người bệnh, không nề hà gì xa xôi hay mưa gió", anh Khoa nói.Khi bắt đầu tham gia hiến máu cho đến nay, anh nghĩ đó là công việc thầm lặng, không nghĩ tới ngày được tôn vinh. Anh bảo, chỉ cần có bệnh nhân cần máu, dù xa xôi tới đâu, miễn máu mình cho phù hợp, anh sẵn sàng lên đường.Thuở còn sinh viên, cơ thể gầy gò, chị Nguyễn Thị Hòa lén bố mẹ đi hiến máu vì sợ người nhà lo lắng. Nhưng từ năm 2015, khi tham gia công tác Đoàn Thanh niên của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, chị Hòa hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của máu đối với người bệnh, từ đó thuyết phục được người thân trong gia đình.Không chỉ là người hiến máu thường xuyên 4 lần/năm, chị Hòa còn là người trực tiếp chỉ đạo tổ chức các hoạt động hiến máu, quản lý và hoạt động cùng CLB Thanh niên vận động hiến máu tình nguyện của trường.“Sau mỗi lần hiến máu, tôi thấy hạnh phúc vì được sống cho đi, có thêm một lần được cứu sống người khác, thêm một cơ hội bản thân được lan tỏa hành động nhỏ ý nghĩa tới cộng đồng”, chị Hòa chia sẻ.Chị Nguyễn Thị Hòa (Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên).Chị Nguyễn Thị Miền (giáo viên Trường TH-THCS Hữu Sản, Bắc Quang, Hà Giang) đã bén duyên với hiến máu từ năm 2008.Kỷ niệm đặc biệt trong suốt 16 năm tham gia hiến máu của chị Miền là năm 2023, Bệnh viện huyện Bắc Quang có nữ bệnh nhân bị xuất huyết và rất cần máu nhóm B để truyền. Sau khi nghe thông báo từ Hội đồng đội huyện Bắc Quang, chị Miền đã đi một mình bằng xe máy quãng đường gần 40km để hiến máu ngay trong đêm.Sau khi hiến máu, trở về nhà cũng là gần 12 giờ đêm, hai con nhỏ của chị Miền đã ngủ say. Dù có đôi chút vất vả nhưng chị đã không nề hà, bởi chị biết rằng có một người sẽ được cứu sống và cũng sớm trở về nhà bên người thân giống như chị.Năm 2009 khi còn là sinh viên, anh Trần Duy Phương (hiện là kế toán Trường Tiểu học Phong Phú A, Trà Vinh) từng hiến máu tình nguyện. Sau này, khi đi chăm sóc cha nằm viện và cần truyền máu, anh lại càng thấm thía ý nghĩa của việc hiến máu nên tham gia thường xuyên hơn.Đặc biệt, đồng hành cùng anh trên hành trình thiện nguyện này có cả người vợ của mình. Bởi vậy, khi cả xã hội đang cách ly do Covid-19, anh chị vượt quãng đường từ Trà Vinh tới Cần Thơ để kịp thời hỗ trợ cho tình trạng thiếu máu cấp cứu, điều trị tại đây, dù về nhà chấp nhận cách ly, nhưng họ đều thấy hạnh phúc khi giúp đỡ được đồng bào trong lúc khó khăn.Anh Trần Duy Phương (Trường Tiểu học Phong Phú A, Trà Vinh)Tham gia hiến máu từ năm 2004 đến giờ, chị Nguyễn Bích Lan (giáo viên trường Tiểu học Xuân Hồng, Bù Đăng, Bình Phước) đã hiến máu 50 lần nhưng lần nào vẫn mang cảm xúc nguyên vẹn như lần đầu đi hiến máu: hồi hộp và háo hức.Chị Lan cho biết, trong quá trình dạy kiến thức trên lớp, chị cũng luôn nói về giá trị của hoạt động hiến máu nhân đạo để các em học sinh biết sẻ chia với những người kém may mắn.Những thầy, cô đã góp phần lan tỏa các thông tin về hiến máu tình nguyện, cho đi là còn mãi để giúp người bệnh cần máu điều trị và cấp cứu được nối dài sự sống. Những tấm gương của các thầy, cô giúp các em hình thành tính cách, sau này trưởng thành sẽ là người có ích, đóng góp những điều tích cực cho xã hội.
https://nhandan.vn/hanh-phuc-cua-nguoi-thay-khi-duoc-hien-mau-cuu-nguoi-post814408.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "hiến máu tình nguyện", "thầy cô giáo", "Tôn vinh người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc năm 2024" ] }
Nhiều quy định mới về khám, chữa bệnh
Nhằm triển khaiLuật Khám bệnh, chữa bệnh(sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, Chính phủ đã ban hành nghị định, Bộ Y tế ban hành các thông tư hướng dẫn. Trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nhiều nội dung quan trọng đã được bổ sung, quy định chi tiết hơn.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh đưa ra nhiều điểm mới trong cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và quản lý hành nghề; cụ thể hóa các nội dung về hướng dẫn thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh; điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề và đăng ký hành nghề trong khám bệnh, chữa bệnh; hoạt động của Hội đồng Y khoa Quốc gia trong kiểm tra, đánh giá năng lực người hành nghề.Điểm nổi bật trong quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP là xếp cấp chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa vào năng lực chuyên môn, năng lực hỗ trợ kỹ thuật, năng lực đào tạo thực hành và năng lực nghiên cứu khoa học.Quy định mới đã rút ngắn thời gian thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh, từ 18 tháng xuống còn 12 tháng đối với bác sĩ; từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Hồ sơ cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đã được giảm bớt và đơn giản hóa, trong đó, đã bỏ phiếu lý lịch tư pháp, thay thế lý lịch cá nhân bằng sơ yếu lý lịch tự thuật, không bắt buộc xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã trong sơ yếu lý lịch.Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề được thực hiện từ ngày 1/1/2027 đối với bác sĩ; từ 1/1/2028 đối với y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Với ba chức danh hành nghề mới bao gồm: dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng đã được quy định cụ thể về thực hành, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép hành nghề để thực hiện cấp giấy phép hành nghề từ 1/1/2024, tham dự kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề từ 1/1/2029 theo lộ trình của Luật.Một số hình thức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được bổ sung, điều chỉnh, trong đó có một số loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới như: phòng khám bác sĩ y khoa, phòng khám y sĩ, phòng khám liên chuyên khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, cơ sở kính thuốc có thực hiện đo kiểm tra tật khúc xạ, cơ sở lọc máu… Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã cụ thể hóa danh mục bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa.Điểm nổi bật trong quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP là xếp cấp chuyên môn kỹ thuật các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dựa vào năng lực chuyên môn, năng lực hỗ trợ kỹ thuật, năng lực đào tạo thực hành và năng lực nghiên cứu khoa học. Như vậy, việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật sẽ không phụ thuộc vào cấp hành chính mà hoàn toàn căn cứ vào năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96 cũng đã quy định chi tiết quy trình, hồ sơ, thủ tục liên quan đến áp dụng kỹ thuật mới, phương pháp mới trong khám bệnh, chữa bệnh. Quy định mới đã giới hạn hai nhóm thuộc kỹ thuật mới, phương pháp mới so với ba nhóm trước đây.Như vậy, theo luật và nghị định mới, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh áp dụng các kỹ thuật lần đầu tiên tại cơ sở đó nếu không thuộc nhóm kỹ thuật lần đầu tiên áp dụng trên thế giới hay tại Việt Nam thì chỉ áp dụng thủ tục bổ sung danh mục kỹ thuật hoặc áp dụng quy định về chuyển giao kỹ thuật, các quy trình đã được đơn giản hóa so với quy định trước đây.Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khoa cũng nhấn mạnh, luật và nghị định mới bổ sung vấn đề huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp. Đây là những quy định tháo gỡ vướng mắc, khó khăn đã xảy ra trong thực tiễn chống đại dịch Covid-19 những năm qua cũng như cụ thể hóa Nghị quyết số 30 của Quốc hội và Nghị quyết số 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.Lần này các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cũng quy định khá chi tiết, như điều kiện liên quan đến bảo hiểm trách nhiệm, quy định về tài chính, cơ chế hỗ trợ cho một số đối tượng ưu tiên, xã hội hóa. Mặt khác, cụ thể hóa các quy định về xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; mua trả chậm, trả dần và mượn thiết bị y tế; vấn đề tài trợ, viện trợ từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, kinh phí cho hoạt động cấp cứu ngoại viện, một số chi phí trong chăm sóc, khám bệnh, chữa bệnh, nuôi dưỡng đối với người bệnh không có thân nhân, người tử vong không có người nhận tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.Bên cạnh việc tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành các thông tư nhằm cụ thể hóa một số nội dung được nêu trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Như các quy định liên quan đến phạm vi hành nghề, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, hoạt động của nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, y tế thuộc đơn vị, cơ quan, tổ chức, nội dung thừa nhận tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức và hoạt động của hội đồng chuyên môn trong giải quyết tranh chấp trong khám bệnh, chữa bệnh, mẫu hồ sơ bệnh án.Bộ Y tế dự kiến bãi bỏ 92 thủ tục hành chính, ban hành 34 thủ tục hành chính mới, thay thế ba thủ tục hành chính để thực hiện Nghị định số 96/2023/NĐ-CP.
https://nhandan.vn/nhieu-quy-dinh-moi-ve-kham-chua-benh-post791982.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "khám chữa bệnh", "Luật Khám chữa bệnh sửa đổi" ] }
Tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu toàn quốc
NDO -100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu được tôn vinh năm nay sẽ trở thành những hạt nhân nòng cốt, là những tuyên truyền viên tích cực lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện đến với cộng đồng, xã hội để thắp sáng niềm hy vọng, ước mơ và sự sống cho người bệnh.
Chiều 15/6, tại Hà Nội, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh ngườihiến máu tình nguyệntiêu biểu toàn quốc năm 2024. Đồng chí Đào Hồng Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Y tế, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện tới dự.Phát biểu khai mạc buổi lễ, đồng chí Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện nhấn mạnh: “Chúng ta rất vui mừng trước sự lớn mạnh, lan tỏa ngày càng sâu rộng của phong trào hiến máu tình nguyện tại Việt Nam trong những năm qua. Điều đó không chỉ đáp ứng nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị người bệnh mà còn góp phần lan tỏa các giá trị nhân văn, nhân ái đến với cộng đồng, xã hội. Nhờ có những người hiến máu mà thế giới được điểm tô thêm nhiều sắc màu rực rỡ, trong đó có sắc màu của lòng nhân ái, sắc màu của niềm hạnh phúc khi người bệnh được hồi sinh và viết tiếp ước mơ của cuộc đời mình”.Trong số100 tấm gương tiêu biểuđược tôn vinh năm nay, có nhiều người đã hiến máu đến 80 lần, 90 lần, 100 lần và đến 124 lần. Điển hình như anh Vũ Đình Phẩm (Thành phố Hồ Chí Minh), anh Nguyễn Văn Hiếu (thành phố Hà Nội), anh Vũ Duy Khánh (thành phố Hải Phòng) hay những gia đình tham gia hiến máu tiêu biểu, như gia đình chị Hồ Thị Hồng Gấm (tỉnh Vĩnh Phúc), gia đình anh Đào Nhật Khoa (tỉnh Quảng Ngãi).Chủ tịch Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa phát biểu khai mạc.Đây là những tấm gương tham gia hiến máu thường xuyên, hiến máu nhắc lại, hiến máu trong những tình huống khẩn cấp trong dịch bệnh, thiên tai, thảm họa. Đồng thời, đã tích cực vận động hàng trăm, hàng nghìn người tham gia hiến máu tình nguyện.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, hành trình 30 năm phong trào hiến máu nhân đạo là một hành trình đầy tình yêu thương giữa người với người. Nhiều cuộc đời đã được hồi sinh, giành lại sự sống khi được tiếp thêm dòng máu quý giá, nồng ấm của những người có trái tim nhân ái. Đồng chí mong muốn, mọi người dân trong độ tuổi, đủ điều kiện sức khỏe sẽ tích cực tham gia hiến máu thường xuyên, vận động mọi người cùng chung tay thực hiện hành động nhân đạo này."100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu được tôn vinh năm nay sẽ trở thành những hạt nhân nòng cốt, là những tuyên truyền viên tích cực lan tỏa tinh thần, nghĩa cử cao đẹp của hoạt động hiến máu tình nguyện đến với cộng đồng, xã hội để thắp sáng niềm hy vọng, ước mơ và sự sống cho người bệnh", Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.Cùng với những kết quả đáng khích lệ của phong trào hiến máu tình nguyện, trong những năm gần đây, phong trào đăng ký hiến mô, tạng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bộ trưởng Y tế mong muốn, phong trào hiến máu nhân đạo, hiến tặng mô, tạng sẽ được tiếp tục thúc đẩy, lan tỏa trong mọi suy nghĩ, hành động của mỗi người, mỗi gia đình, của cộng đồng, cơ quan và đơn vị.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đề nghị, các cơ sở y tế tiếp tục phối hợp các ban, ngành, đoàn thể liên quan để hoàn thiện, bổ sung các quy chế, quy định về phương pháp tuyên truyền, vận động, tiếp nhận hiến máu tình nguyện, hiến tặng mô, tạng; tiếp tục đầu tư nguồn lực để tiếp nhận, sàng lọc những đơn vị máu an toàn để phục vụ cho người bệnh.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại buổi lễ tôn vinh.Bên cạnh đó, các trung tâm, cơ sở huyết học-truyền máu, các bệnh viện phối hợp Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tiếp nhận máu, nhu cầu cần sử dụng máu tại địa phương, điều phối máu trong toàn quốc để người bệnh trong cả nước được truyền máu kịp thời.Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý người hiến máu, người đăng ký hiến mô, tạng; tiến tới xây dựng thống nhất phần mềm quản lý người hiến máu, hiến mô, tạng trên toàn quốc một cách hiệu quả.Ở Việt Nam, công tác hiến máu tình nguyện đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc, ủng hộ của các cấp ủy, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của Ban Chỉ đạo Vận động hiến máu tình nguyện các cấp, trong đó có vai trò quan trọng của Hội Chữ thập đỏ - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo.Các cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ đã phát huy tinh thần tiên phong, nòng cốt, nhiệt huyết, kiên trì, bền bỉ phối hợp với ngành y tế, với các ban, ngành, đoàn thể để tuyên truyền, vận động người dân tham gia hiến máu tình nguyện.Lượng máu vận động và tiếp nhận trong toàn quốc năm 2023 đạt hơn 1,55 triệu đơn vị máu, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, tương đương hơn 1,5% dân số hiến máu; trong đó: 99% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện, số người hiến máu nhắc lại đạt hơn 62%; tỷ lệ người hiến máu có thể tích từ 350ml trở lên đạt 66,7%.Những tháng đầu năm 2024, toàn quốc đã vận động và tiếp nhận gần 800 nghìn đơn vị máu thông qua các chiến dịch, sự kiện như: Chiến dịch vận động hiến máu tình nguyện dịp Tết - Lễ hội Xuân hồng, Chủ nhật Đỏ; Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4. Qua đó, cơ bản bảo đảm nhu cầu máu cho công tác cấp cứu và điều trị bệnh nhân; công tác điều phối, hỗ trợ máu cho các địa phương.
https://nhandan.vn/ton-vinh-100-nguoi-hien-mau-tinh-nguyen-tieu-bieu-toan-quoc-post814489.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "hiến máu tình nguyện", "Bộ Y tế", "Hội Chữ thập đỏ Việt Nam", "hiến mô tạng" ] }
Đắk Lắk ghi nhận 3 trường hợp tử vong do bệnh dại
NDO -Sáng 20/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong dobệnh dại, trong đó 2 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Pắc và 1 trường hợp trên địa bàn huyện Krông Búk. Các trường hợp tử vong đều không tiêm vaccine phòng bệnh dại sau khi bịchó cắn, mèo cào.
Trong khi đó, cả năm 2023, trên địa bàn tỉnhĐắk Lắkchỉ ghi nhận 4 trường hợp tử vong do bệnh dại. Điều đáng lo ngại là hiện nay thời tiết ở Đắk Lắk đang bước vào thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024, đây là mùa nắng nóng nên nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nhất là bệnh dại.Vì vậy, để chủ động phòng, chống bệnh dại trong điều kiện thời tiết nắng nóng, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp như: Tiêmvaccinephòng bệnh dại đầy đủ cho chó, mèo, vật nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; không thả rông chó, mèo; khi chó ra đường phải được đeo rọ mõm; không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.Với những người tiếp xúc thường xuyên với động vật như nhân viên thú y, kiểm lâm... cũng cần chích ngừa định kỳ. Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm cần rửa sạch và sát trùng vết thương, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vaccine, huyết thanh kháng dại kịp thời. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa hay nhờ thầy lang chữa bệnh dại.
https://nhandan.vn/dak-lak-ghi-nhan-3-truong-hop-tu-vong-do-benh-dai-post796788.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Đắk Lắk", "bệnh dại" ] }
Bảo vệ trẻ em trước tác động của ngành công nghiệp thuốc lá
NDO -Theo Bộ Y tế, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023. Gia tăng trẻ em sử dụng thuốc lá, đặc biệt thuốc lá điện tử sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về mặt sức khỏe cho thế hệ trẻ.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương về việc tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ quốc gia không thuốc lá 25-31/5/2024 và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5/2024 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá".Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh ngày Thế giới không thuốc lá năm 2024 là diễn đàn để giới trẻ trên toàn thế giới yêu cầu ngành công nghiệp thuốc lá ngừng việc nhắm tới trẻ em, thanh thiếu niên bằng những sản phẩmcó hại cho sức khỏe, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ, bảo vệ các em khỏi tác động của việc quảng cáo thuốc lá, bao gồm cả việc tiếp thị qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số.Theo Tổ chức Y tế thế giới, có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt trên các nền tảng kỹ thuật số.Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đanghút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống tại khu vực Đông Nam Á.Khảo sát ở hầu hết các quốc gia đều cho thấy trẻ em từ 13-15 tuổi có tỷ lệ đang sử dụng các sản phẩm thuốc lá cao, đặc biệt là các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, những thành tựu trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm được gọi là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, đặc biệt là trong giới trẻ.Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023.Để tiếp tục tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế đề nghị các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương phối hợp, chỉ đạo tổ chức các hoạt động tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá; hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5.Thực hiện nghiêm quy định cấm hút thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc tại nơi làm việc trong cơ quan bộ và các cơ quan, đơn vị trong ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách; chỉ đạo đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị; treo biển cấm hút thuốc tại nơi làm việc.Giám sát thường xuyên việc thực thi quy định cấm hút thuốc tại nơi làm việc của cơ quan bộ, ngành, đoàn thể và các đơn vị trực thuộc.Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đến năm 2030.Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá; Tiếp tục tăng cường việc xử phạt các hành vi vi phạm quy định cấm hút thuốc tại các địa điểm cấm hút thuốc lá;Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 13/5/2024 về việc tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để ngăn ngừa việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.Tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 và Tuần lễ quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5/2024.
https://nhandan.vn/bao-ve-tre-em-truoc-tac-dong-cua-nganh-cong-nghiep-thuoc-la-post810755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "thuốc lá", "thuốc lá điện tử", "bảo vệ trẻ em", "ngành công nghiệp thuốc lá", "Bộ Y tế", "Ngày Thế giới không thuốc lá" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh ký kết hợp tác và phát triển y tế với các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025
Ngày 3/4, Sở Y tếThành phố Hồ Chí Minhtổ chức Hội nghị hỗ trợ kết nối chuyên môn và ký kết Bản ghi nhớ hợp tác và phát triển giữa ngành y tế thành phố và các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2024-2025.
Phát biểu tại hội nghị, PGS,TS, bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốcSở Y tế Thành phố Hồ Chí Minhcho biết, thời gian qua ngành y tế thành phố đã triển khai nhiều hoạt động sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực.Đồng thời, đã triển khai thí điểm chương trình thực hành 18 tháng tại bệnh viện gắn liền với trạm y tế dành cho các bác sĩ mới tốt nghiệp; kết nối, hội chẩn và tư vấn từ xa giữa các bác sĩ công tác tại trạm y tế với các bác sĩ công tác tại các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối; các bệnh viện tuyến huyện đặt các phòng khám đa khoa vệ tinh tại các trạm y tế phường xã đông dân và ở xa bệnh viện.Lãnh đạo Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giai đoạn 2024-2025.Mới đây ngành y tế thành phố cũng đã ký kết hỗ trợ cho ngành y tế các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, hỗ trợ nâng cao năng lực về các chuyên khoa phổ biến cho các bệnh viện tuyến tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, ký kết hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch.Với những kinh nghiệm đã được thực hiện và mang lại nhiều hiệu quả, ngành y tế thành phố sẵn sàng triển khai cho các địa phương, hỗ trợ nâng cao năng lực cho từng bệnh viện của các tỉnh và giảm tải cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố.Định kỳ các địa phương sẽ sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân trong vùng. Bởi lo cho các tỉnh là lo cho chính Thành phố Hồ Chí Minh.PGS,TS, BS Tăng Chí Thượng,Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí MinhTin liên quanThành phố Hồ Chí Minh và Liverpool hợp tác y tế để phát triển và nâng cao năng lực y tếDịp này, 5 bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh gồm: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương; Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nguyên; Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh; Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển giai đoạn 2024-2025 với 5 bệnh viện đa khoa tỉnh vùng Tây Nguyên gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng; Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nguyên; Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Nông; Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum và Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-ky-ket-hop-tac-va-phat-trien-y-te-voi-cac-tinh-vung-tay-nguyen-giai-doan-2024-2025-post802974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "các tỉnh vùng Tây Nguyên", "giai đoạn 2024-2025", "hợp tác", "ngàng y tế", "ký biên bản" ] }
Phát hiện ung thư dạ dày sớm, tỷ lệ chữa khỏi đạt gần 100%
NDO -NDĐT - Đó là chia sẻ của PGS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K tại hội thảo “Những tiến bộ trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày - Nạo hạch D2” diễn ra sáng nay, 4-7, tại Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, Hà Nội.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp. Theo GLOBOCAN (ghi nhận ung thư thế giới), năm 2012 có khoảng 952.000 ca ung thư dạ dày mới mắc, đứng hàng thứ năm trong các bệnh ung thư hay gặp (sau ung thư phổi, vú, đại trực tràng, tiền liệt tuyến).Số liệu tại Mỹ ước tính năm 2017 nước Mỹ có khoảng 28.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và khoảng 10.960 ca tử vong do bệnh này. Điều trị ung thư dạ dày là điều trị đa mô thức: phẫu thuật, hoá chất, tia xạ, điều trị đích, trong đó phẫu thuật đã và đang đóng vai trò quan trọng nhất trong điều trị ung thư dạ dày.Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành về ung thư dạ dày như TS.BS Takahiro Kinoshita, Giám đốc phân viện phẫu thuật Dạ dày, bệnh viện Ung thư Quốc gia miền Đông, Chiba, Nhật Bản; ThS.BS Jaideepraj Rao, cố vấn, Trưởng bộ phận phẫu thuật ít xâm lấn và phẫu thuật đường tiêu hóa trên, Giám đốc Chương trình phẫu thuật giảm béo, khoa phẫu thuật Bệnh viện Tan Tock Seng, Singapore và các chuyên gia Việt Nam đã tổ chức mổ trình diễn phẫu thuật nội soi cắt dạ dày - nạo hạch D2 cho người bệnh đang điều trị tại Bệnh viện K.Ca mổ được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ đến hội trường hội thảo và các chuyên gia cùng trao đổi, bàn luận các chuyên đề: Thực trạng phẫu thuật nội noi ung thư dạ dày tại Nhật Bản; Tạo miệng nối trong phẫu thuật nội soi cắt dạ dày bằng dụng cụ khâu cắt nối bằng ghim; Xử lý các tình huống khó trong phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày; Tiếp cận điều trị hỗ trợ trước phẫu thuật ung thư dạ dày…Phẫu thuật ung thư dạ dày cũng có hai phương pháp chính: mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật mổ mở có lịch sử hơn 100 năm nay. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày có các ưu điểm vượt trội là mổ sang chấn tối thiểu, giảm đau sau mổ tốt và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn nhưng vẫn bảo đảm kết quả về mặt ung thư học.Tại Việt Nam phẫu thuật nội soi ung thư dạ dày cũng được phát triển vào những năm 2010 tại các bệnh viện lớn. Bệnh viện K đã triển khai một cách thường quy mổ nội soi ung thư dạ dày kết hợp với các phương pháp điều trị đa mô thức hoàn chỉnh. Phương pháp này được sử dụng cho các bệnh nhân được phát hiện ung thư dạ dày từ giai đoạn một đến giai đoạn ba.Theo PGS.TS Trần Văn Thuấn, ung thư dạ dày nếu được phát hiện sớm, không phải mổ mở, mổ nội soi thì tỷ lệ chữa khỏi đạt tới 100%. Tuy nhiên, việc phát hiện ung thư dạ dày sớm không dễ vì tâm lý lười đi khám bệnh định kỳ để sàng lọc ung thư sớm của đa số người dân. Ở Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng 30 ca ung thư dạ dày phát hiện sớm trong tổng số hàng nghìn ca, tỷ lệ này theo TS Trần Văn Thuấn là vô cùng thấp. Do đó, ông khuyến cáo người dân hơn 40 tuổi hoặc gia đình có người nhà có tiền sử mắc ung thư, nên đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư sớm.Hiện nay, bảo hiểm y tế chưa chi trả cho sàng lọc ung thư sớm. Vì thế, Giám đốc Bệnh viện K bày tỏ hy vọng tương lai gần bảo hiểm y tế sẽ chi trả cho công tác khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư cho tất cả các bệnh ung thư dạ dày, vú, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, tuyến giáp… Đây là những bệnh phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể chữa khỏi và điều trị đơn giản.Giám đốc Bệnh viện K cho biết, tới đây, bệnh viện sẽ tổ chức chuyển giao kỹ thuật này cho các bệnh viện vệ tinh. Đặc biệt, một tin vui cho những người bị ung thư dạ dày được PGS.TS Trần Văn Thuấn chia sẻ, đó là vấn đề chi phí cũng như máy cắt nối tiêu hoá dùng trong mổ nội soi ung thư dạ dày đã được bảo hiểm chi trả 100%.
https://nhandan.vn/phat-hien-ung-thu-da-day-som-ty-le-chua-khoi-dat-gan-100-post297205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [] }
Nâng cao hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế thông qua đánh giá công nghệ y tế
NDO -Trong bối cảnh quỹbảo hiểm y tếphải bao phủ ngày càng nhiều dịch vụ y tế thì đánh giácông nghệ y tếtrở thành công cụ cần thiết cần được phát triển để bảo đảm kiểm soát quỹ một cách tốt nhất.
Ngày 13/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá công nghệ y tế với nội dung nâng cao hiệu quả sử dụng bằng chứng đánh giá công nghệ y tế trong xây dựng gói quyền lợi bảo hiểm y tế.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, tại nhiều quốc gia trên thế giới, đánh giá công nghệ y tế được coi là công cụ quan trọng đối với quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế. Trong đó, tập trung vào 3 lĩnh vực chính: thực hiện các chính sách dự phòng, can thiệp cộng đồng (tiêm vaccine mở rộng hoặc chi trả cho sàng lọc, chuẩn đoán sớm một số bệnh); kiểm soát chi tiêu của quỹ bảo hiểm y tế; tập trung nguồn lực của quỹ để chi cho các dịch vụ y tế hiệu quả.Theo lãnh đạo Bộ Y tế, trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế ở nước ta còn hạn chế, mà nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, đòi hỏi quỹ bảo hiểm y tế cần phải bao phủ nhiều dịch vụ y tế một cách hiệu quả hơn, thì đánh giá công nghệ y tế đã trở thành công cụ cần thiết được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách bảo hiểm y tế.Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020,tầm nhìn đến năm 2030đã nêu rõ nhiệm vụ quan trọng của hệ thống y tế là Xây dựng các tiêu chuẩn và triển khai công tác đánh giá công nghệ y tế để xác định các can thiệp y tế có hiệu lực, hiệu quả, chi phí thấp, bảo đảm chất lượng dịch vụ y tế.Thứ trưởng Y tế phát biểu tại hội nghị.Tại hội nghị, Ths, DS Vũ Nữ Anh, đại diện Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) cho biết, đánh giá công nghệ y tế là công cụ quan trọng để kiểm soát chi tiêu của quỹ bảo hiểm y tế, liên quan tăng nguồn thu của quỹ và giảm chi để chống mất cân bằng. Hiện nay, biện pháp can thiệp để tăng thu rất khó khăn nên chúng ta tập trung vào biện pháp đổi mới các phương thức chi trả để lựa chọn chi phí y tế hiệu quả.Trong bối cảnh nguồn lực dành cho y tế còn hạn chế, nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao, đòi hỏi quỹ bảo hiểm y tế cần phải bao phủ nhiều dịch vụ y tế một cách hiệu quả hơn, đánh giá công nghệ y tế đã trở thành công cụ cần được phát triển và ứng dụng trong quá trình hoạch định chính sách y tế, chính sách bảo hiểm y tế.Đánh giá công nghệ y tế sẽ biết được tính hợp lý tổng chi tiêu y tế. Hiện, chi tiền túi của người dân vẫn chiếm khoảng 43-45% tổng chi phí cho y tế, là gánh nặng chi phí với người bệnh. Để công bằng trong tiếp cận dịch vụ y tế, Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị, tỷ lệ này là không quá 25%.Trong những năm vừa qua, Bộ Y tế đã và đang phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chính sách liên quan; trong đó ứng dụng các bằng chứng về đánh giá công nghệ y tế như đàm phán giá với các đơn vị cung ứng, lựa chọn các can thiệp y tế để xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế.Tại hội nghị, các chuyên gia, các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách đã chia sẻ những kết quả trong đánh giá công nghệ y tế, tập trung vào ứng dụng trong xây dựng gói quyền lợi bảo hiểm y tế tại Việt Nam và quốc tế và đề xuất những kế hoạch phát triển trong thời gian tới.Hội nghị đã góp phần nhằm phát triển năng lực đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam và tăng cường ứng dụng vào việc xây dựng chính sách y tế, nhất là chính sách bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/nang-cao-hieu-qua-chinh-sach-bao-hiem-y-te-thong-qua-danh-gia-cong-nghe-y-te-post787328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "đánh giá công nghệ y tế", "Bảo hiểm y tế", "công nghệ y tế" ] }
Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân biên giới ở Điện Biên
NDO -Trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, trong 2 ngày (9 và 10/3), Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà đồng bào các dân tộc thiểu số ở xã biên giới Vàng Đán, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên).
Với các máy móc, thiết bị hiện đại như: máy siêu âm, điện tim, các y, bác sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên đã thăm khám cho hơn 200 người; đồng thời cấp thuốc miễn phí, tư vấn phòng bệnh cho hơn 300 lượt người.Đồng bào dân tộc H'Mông ở xã Vàng Đán được bác sĩ Bộ đội biên phòng Điện Biên khám bệnh, tư vấn điều trị.Trong khuôn khổ chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại Vàng Đán, hội viên nữ Bộ Chỉ huy bộ đội Biên phòng tỉnh, cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Điện Biên đã trao tặng 200 suất quà, gồm: gạo, mỳ tôm, gia vị, cá khô cho hội viên phụ nữ nghèo xã Vàng Đán; trao 136 suất quà, gồm: bánh, kẹo cho các cháu học sinh Trường mầm non xã Vàng Đán; tặng 10 máy thái sắn cho 10 gia đình hội viên phụ nữ xã Vàng Đán.Đại tá Lê Đức Nghĩa, Phó Chính ủy Bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên trao quà tặng nhân dân khu vực biên giới.Cùng với đó, cán bộ hội viên Hội Phụ nữ bộ đội biên phòng tỉnh đã phát gần 250 tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật nội dung về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, quy định của pháp luật liên quan đến tảo hôn và tổ chức truyền thông, tư vấn nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em nói chung, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng.Cán bộ Bộ đội Biên phòng Điện Biên phát tờ gấp tuyên truyền pháp luật đến nhân dân biên giới xã Vàng Đán, huyện Nậm Pồ.Đại tá Lê Đức Nghĩa, Phó Chính ủyBộ đội biên phòng tỉnh Điện Biêncho biết: Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” được Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên thực hiện thời gian qua đã góp phần hỗ trợ, giúp đỡ một bộ phận hội viên phụ nữ nghèo có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.Qua chương trình, có nhiều hội viên nữ đã vươn lên, khẳng định vị trí, vai trò trong gia đình và cộng đồng, từ đó góp phần tích cực trong thực hiện các phong trào xây dựng nông thôn mới, bảo vệ an toàn đường biên mốc giới nơi biên cương.
https://nhandan.vn/kham-benh-cap-thuoc-mien-phi-cho-nhan-dan-bien-gioi-post799372.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Bộ đội Biên phòng Điện Biên", "khám bệnh miễn phí", "người dân biên giới" ] }
Góp phần nâng cao trình độ chăm sóc sức khỏe cho người dân Điện Biên
NDO -Trong hai ngày (19 và 20/4), Đoàn công tác Bộ Y tế do Thứ trưởng Trần Văn Thuấn làm trưởng đoàn đã thực hiện nhiều hoạt động chuyên môn nhằm tri ân nhân dân, chiến sĩ Điện Biên và hỗ trợ đồng nghiệp tại tỉnh Điện Biên nâng cao trình độ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe toàn diện, kịp thời…
Tham gia đoàn công tác và các hoạt động tri ân của Bộ Y tế có 90 cán bộ, y, bác sĩ, tình nguyện viên đến từ các đơn vị: Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và 6 bệnh viện tuyến Trung ương, gồm: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện 7/5 Bộ Công An."Một cam kết sâu sắc trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe nhân dân"Bày tỏ niềm xúc động khi được về Điện Biên đúng thời điểm triệu con tim đang dõi theo, hướng về Điện Biên để nhớ, để tri ân con người, vùng đất lịch sử mà 70 năm trước cha ông đã anh dũng chiến đấu, hy sinh giành chiến thắng Điện Biên Phủ"lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu", đồng chí Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế đã khẳng định: Chiến thắng Điện Biên Phủ không chỉ là biểu tượng của ý chí, sức mạnh và tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những nỗ lực không ngừng nghỉ nhằm xây dựng, phát triển đất nước. Hôm nay, đoàn công tác Bộ Y tế cùng y, bác sĩ, tình nguyện viên các đơn vị được về Điện Biên thực hiện khám, chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số, nhân dân và chiến sĩ sinh sống tại Điện Biên không chỉ là một chương trình y tế, mà còn thể hiện ý nghĩa nhân văn, sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội, một cam kết sâu sắc trong nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số, những người thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.Chươngtrình thể hiện ý nghĩa nhân văn, sự quan tâm, chia sẻ của toàn xã hội, một cam kết sâu sắc trong nỗ lực không ngừng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho những cộng đồng dân tộc thiểu số, những người thường xuyên phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng.Thứ trưởng Y tế Trần Văn ThuấnThứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn (đầu tiên bên phải ảnh) cùng đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trao quà tặng các gia đình nghèo tại Điện Biên.Với ý nghĩa đó, trong chương trình công tác tại Điện Biên dịp này, đoàn công tác Bộ Y tế đồng thời triển khai các phần việc hướng tới mục tiêu "kép" là khám, chữa bệnh miễn phí cho nhân dân, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ tại các bệnh viện vùng đồng bào dân tộc, giúp họ có thêm kiến thức và kỹ năng để chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng một cách tốt nhất.Ngoài ra, chương trình cũng tập trung hỗ trợ, sàng lọc những bệnh không lây nhiễm, như: Ung thư, tiểu đường, tăng huyết áp và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh bẩm sinh của trẻ em. Cụ thể hơn, trong chương trình các y, bác sĩ, tình nguyện viên sẽ thăm, khám sàng lọc bệnh các chuyên khoa, bệnh mạn tính, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.000 người là đồng bào các dân tộc thiểu số và các em thiếu nhi; đồng thời trao quà tặng các người bệnh, người đến khám.Hầu hết người được các y, bác sĩ Đoàn công tác Bộ Y tế thăm, khám trong sáng 20/4 đều là người cao tuổi, có bệnh nền và hoàn cảnh khó khăn.Trong hoạt động chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện kiểm tra tính bền vững, duy trì gói chuyển giao kỹ thuật “Phẫu thuật nội soi khớp gối” cho các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.Bệnh viện Bạch Mai tiến hành chuyển giao kỹ thuật Nội soi Tiêu hóa; Bệnh viện Phụ sản Trung ương chuyển giao kỹ thuật "soi đốt điện cổ tử cung"; Bệnh viện K tổ chức đào tạo “các phương pháp chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư thường gặp”, “siêu âm trong chẩn đoán và điều trị”, “đánh giá đau và sử dụng morphine” cho các y, bác sĩ tại Điện Biên.Nhân dịp này, lãnh đạo Bộ Y tế đã thăm hỏi, tặng quà chiến sĩ Điện Biên Vũ Mạnh Huyên, hiện cư trú tại phường Noong Bua, thành phố Điện Biên Phủ. Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tặng Trung tâm y tế huyện Điện Biên Đông và Trung tâm y tế huyện Mường Nhé 2 hệ thống phòng họp trực tuyến phục vụ chẩn đoán bệnh từ xa với tổng trị giá 200 triệu đồng; Công ty cổ phần Công nghệ y tế FaCare quốc tế tặng Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên hệ thống trang thiết bị kiểm soát bệnh không lây nhiễm (trị giá 75,5 triệu đồng.Ban tổ chức tặng 20 phần quà (trị giá 40 triệu đồng cho) 20 gia đình, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Quỹ Ngày mai tươi sáng tặng 40 phần quà (trị giá 60 triệu đồng) cho bệnh nhân ung thư đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.Trao thuốc điều trị bệnh, các bác sĩ còn căn dặn bà con cách điều trị bệnh, phòng bệnh hiệu quả.Cũng trong khuôn khổ chương trình, Công ty Unilever Việt Nam, nhãn hàng Lifebouy phối hợp Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Ngày hội rửa tay bằng xà phòng, hướng dẫn 400 em học sinh rửa tay 6 bước và tặng nhiều phần quà cho học sinh tham gia chương trình.Công ty trách nhiệm hữu hạn Bayer Việt Nam và Công ty cổ phần Sao Thái Dương hỗ trợ 1.000 phần quà (thuốc bổ) cho những người đến khám, chữa bệnh thuộc chương trình khám.Động lực để nhân dân Điện Biên vươn lênLà một trong số 600 người được các y, bác sĩ thăm, khám trong sáng 20/4, bà Quàng Thị Pản đến từ huyện Điện Biên, cho biết: Tuổi già nhiều bệnh cứ ốm liên miên nhưng vì "khó" nhiều bề mà tôi cứ chần chừ chưa đi khám. Hôm nay được các bác sĩ thăm khám kỹ, được cho thuốc và hướng dẫn cách điều trị, phòng bệnh đột quỵ người già, tôi cảm ơn lắm. Cảm ơn các bác sĩ rất nhiều.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cùng bác sĩ trong đoàn công tác trao quà hỗ trợ bệnh nhân đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên.Cảm ơn tình cảm của Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cùng các y, bác sĩ, tình nguyện viên đến từ Trung ương Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam, các Bệnh viện tuyến Trung ương đã dành sự quan tâm tới tỉnh Điện Biên nói chung, ngành y tế Điện Biên nói riêng bằng tình cảm và những đóng góp vật chất, đồng chí Vừ A Bằng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên khẳng định, với mỗi người Điện Biên đều cảm nhận chương trình của Bộ Y tế dành cho Điện Biên dịp này là hết sức ý nghĩa; chương trình là nguồn động viên khích lệ mỗi người dân Điện Biên và nhân dân Tây Bắc thêm tin tưởng tinh thần đoàn kết, tấm lòng yêu thương của cán bộ y tế từ khắp mọi miền dành tặng. Đây sẽ là động lực để mỗi người dân, cán bộ y, bác sĩ Điện Biên thêm nghị lực vươn lên.Trong chương trình, có 10 học sinh nghèo vượt khó được trao tặng 10 phần quà (trị giá 2 triệu đồng/phần quà).Đề cập thêm về sự quan tâm, giúp đỡ của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến trung ương đã dành cho Điện Biên thời gian qua, đồng chí Vừ A Bằng, cho biết: Nhờ sự hỗ trợ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phụ sản... trong công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, đến nay ngành y tế tỉnh Điện Biên đã có 3 tiến sĩ chuyên ngành, nhiều bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I...; nhiều kỹ thuật cao, kỹ thuật hiện đại đã được các y, bác sĩ tỉnh Điện Biên làm chủ thực hiện, qua đó giúp nhân dân Điện Biên và người dân các tỉnh Bắc Lào được chăm sóc, chữa trị các bệnh hiểm nghèo ngay tại tỉnh rất kịp thời. Đặc biệt đối với một số ca bệnh khó, bệnh nặng, người dân đã không phải chuyển tuyến đến các bệnh viện tuyến Trung ương để điều trị...Tuy nhiên, trước nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao, nhiều loại bệnh nguy hiểm diễn biến khó lường vẫn là đòi hỏi khó đối với mỗi cán bộ, y, bác sĩ tỉnh Điện Biên. Trong điều kiện nguồn nhân lực, vật lực của địa phương còn hạn chế; trang thiết bị khám chữa bệnh còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu, tỉnh Điện Biên rất mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ Y tế, các bệnh viện Trung ương và tấm lòng các bác sĩ, thầy thuốc trong cả nước giúp Điện Biên, nhân dân Điện Biên được chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn.Đoàn công tác Bộ Y tế trao thiết bị hỗ trợ khám, chữa bệnh cho ngành y tế Điện Biên.Với nhiệm vụ trước mắt là bảo đảm y tế cho nhân dân, du khách khi về dự kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024), đồng chí Vừ A Bằng rất mong Bộ Y tế và các bệnh viện tuyến Trung ương cử các tổ bảo đảm y tế hỗ trợ Điện Biên; đồng thời ký kết hợp tác hỗ trợ toàn diện cho ngành y tế; hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để giúp ngành y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn.
https://nhandan.vn/gop-phan-nang-cao-trinh-do-cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-dan-dien-bien-post805633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Điện Biên", "Bộ Y tế", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Khám bệnh miễn phí", "Hỗ trợ y tế" ] }
Hội nghị chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày quy mô quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Đắk Lắk
NDO -Lần đầu tiên, Hội nghị Câu lạc bộ Ung thư dạ dày thế giới Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức tại Đắk Lắk với quy mô quốc tế đã góp phần củng cố, nâng tầm vị thế của y học nước nhà nói chung, của khu vực Tây Nguyên nói riêng, đồng thời cho thấy tiềm năng y tế rất lớn của tỉnh Đắk Lắk với vị thế là trung tâm vùng Tây Nguyên trong việc chẩn đoán vàđiều trị ung thưdạ dày.
Hội nghị lần thứ tư Câu lạc bộ Ung thư dạ dày thế giới Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô quốc tế do Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp vớiBệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk tổ chức vừa diễn ra tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.Đây là lần đầu tiên hội nghị được tổ chức tại Đắk Lắk và thu hút hàng trăm giáo sư, tiến sĩ quốc tế về y khoa và các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu từ những bệnh viện lớn trong nước tham dự. Hội nghị gồm một ngày phẫu thuật thị phạm các trường hợp ung thư dạ dày và một ngày báo cáo chuyên đề khoa học.Tin liên quanLàm chủ kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh ung thưTại hội nghị lần này đã cập nhật nhiều vấn đề mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày, gắn liền với thực tiễn lâm sàng thông qua 30 bài báo cáo chất lượng, thu hút hàng trăm đại biểu cả trong và ngoài nước tham dự trực tiếp. Trong đó, có nhiều giáo sư quốc tế đến từ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc; chuyên gia hàng đầu từ những bệnh viện lớn trong nước như: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện K Trung ương…Hội nghị lần này đã cập nhật nhiều vấn đề mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày, gắn liền với thực tiễn lâm sàng thông qua 30 bài báo cáo chất lượng.Trong khuôn khổ hội nghị, ba trường hợp bệnh nhân ung thư dạ dày đã được các chuyên gia của Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện phẫu thuật. Ba ca mổ được tiến hành tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, tỉnh Đắk Lắk và truyền hình trực tiếp diễn biến từ phòng mổ ra hội trường lớn để tất cả đại biểu có thể theo dõi, thảo luận. Đây là cơ hội lớn để các bác sĩ trực tiếp quan sát, học hỏi kỹ năng, kinh nghiệm phẫu thuật thực tế từ các phẫu thuật viên hàng đầu.Nhiều báo cáo khoa học chất lượng cũng đã được trình bày bởi các báo cáo viên trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ trong việc chẩn đoán trước, trong và sau mổ cũng như điều trị đa mô thức và các kỹ thuật mổ mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh ung thư dạ dày.Ung thư dạ dàylà một trong năm bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Theo thống kê từ Globocan năm 2022, tại Việt Nam có hơn 16.000 ca mắc mới, với tỷ lệ tử vong khá cao. Thấu hiểu tình hình trên, Hội nghị Câu lạc bộ Ung thư dạ dày thế giới Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô quốc tế được tổ chức định kỳ hằng năm, bắt đầu từ năm 2018, là diễn đàn khoa học uy tín cho các chuyên gia, bác sĩ của Việt Nam cũng như trên thế giới chia sẻ kinh nghiệm điều trị cùng những nghiên cứu về bệnh ung thư dạ dày.Hội nghị Câu lạc bộ Ung thư dạ dày thế giới là diễn đàn khoa học uy tín cho các chuyên gia, bác sĩ của Việt Nam cũng như trên thế giới.Năm nay, sự kiện khoa học quy mô quốc tế này lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, nhằm góp phần củng cố, nâng tầm vị thế của y học nước nhà nói chung, của khu vực Tây Nguyên nói riêng, đồng thời cho thấy tiềm năng y tế rất lớn của tỉnh Đắk Lắk với vị thế là trung tâm vùng Tây Nguyên trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày.Không đơn thuần chỉ là một hội nghị khoa học, đây còn là lời cam kết vững chắc từ tất cả các chuyên gia, bác sĩ và các đơn vị tham dự đối với cuộc chiến chống lại ung thư dạ dày, mang đến niềm tin và hy vọng rất lớn cho người dân, đặc biệt giúp tỉnh Đắk Lắk vàBệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyênnhiều kiến thức và kinh nghiệm hay khi đang xây dựng Trung tâm điều trị ung bướu đồng bào Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-chan-doan-va-dieu-tri-ung-thu-da-day-quy-mo-quoc-te-lan-dau-tien-duoc-to-chuc-tai-dak-lak-post810198.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "ung thư dạ dày", "điều trị ung thư", "TP Hồ Chí Minh", "Đắk Lắk", "Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh" ] }
Nâng cao tay nghề cho thầy thuốc trong lĩnh vực gây mê hồi sức
NDO -Hội nghị Quản lý đường thở WAAM 2024 đã được tổ chức với phần tham luận của 15 chuyên gia bác sĩ hàng đầu thế giới vềgây mê hồi sứcsẽ nâng cao kiến thức và tay nghề cho các thầy thuốc Việt Nam trong vấn đề quản lý đường thở, tránh biến chứng trong quá trình gây mê.
Với mong muốn phổ biến rộng rãi những kỹ thuật cao trong gây mê được đầu tư nghiên cứu và chiến lược DAS - Kế hoạch quản lý đường thở khó, nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình gây mê và thoát mê cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc đồng tổ chức với Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, phối hợp cùng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hội Gây mêHồi sứcViệt Nam, Liên minh Thế giới về Quản lý đường thở (WAAM) và tổ chức từ thiện Facing The World, Vietnam Ariline đã tổ chức Hội nghị “Quản lý đường thở WAAM 2024” lần đầu tiên tại Đông Nam Á.15 tham luận viên là những chuyên gia cao cấp về gây mê trên thế giới và Việt Nam sẽ chia sẻ về các trường hợp cụ thể của đường thở khó như biến dạng hàm mặt, u thanh quản, bệnh lý nền…. và cách xử lý hiệu quả nhằm hạn chế tối đa nguy cơ tử vong.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, đây là hội nghị khoa học quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với ngành y tế Việt Nam, với sự tham gia của các đơn vị tổ chức y tế trong và ngoài nước.Đây là cơ hội để các y bác sĩ, các chuyên gia về gây mê hồi sức của Việt Nam được trao đổi chuyên môn với các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về quản lý đường thở, từ đó nâng cao kiến thức và tay nghề để nâng cao và tăng cường hơn nữa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.Toàn cảnh hội nghị.Theo nội dung hội nghị, biến chứng lớn nhất trong quá trình gây mê chính là vấn đề không quản lý được đường thở. Việc không quản lý được đường thở có thể làm cho bệnh nhân tử vong ngay hoặc tổn thương không hồi phục của hệ thần kinh trung ương.Với những ca bệnh bình thường, đặt nội khí quản trong quá trình gây mê là thao tác thường quy; nhưng đối với những bệnh nhân có đường thở phức tạp, biến dạng, trong tình trạng cấp cứu, thì nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao nếu bác sĩ không có phân loại đúng và phương án xử lý kịp thời.Giáo sư Anil Patel - Đại diện WAAM cho biết, có 2 loại đường thở khó: đường thở khó định trước và đường thở khó không định trước. "Đường thở khó định trước" được xác định trong quá trình khám mê, đánh giá tiếp cận đường thở, dựa trên các dấu hiệu tiên lượng; trong khi đó “Đường thở khó không định trước” là những bệnh nhân nằm ngoài những yếu tố tiên lượng, và chỉ được xác định trong quá trình gây mê.Bác sĩ chuyên khoa II Bùi Thanh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc-Phúc Trường Minh phát biểu tại hội nghị.Việc phổ biến các kiến thức phân loại, phối hợp cả ê-kíp theo kế hoạch và xử trí với từng bệnh nhân có định trước hoặc không định trước chính là chìa khóa then chốt bảo đảm an toàn thông khí cho mọi ca bệnh.Với yêu cầu trang bị cho các bác sĩ kỹ năng tiên lượng khó khăn trong kiểm soát đường thở cũng như khả năng triển khai chiến lược gây mê phù hợp với từng thể trạng bệnh, “quy trình quản lý các đường thở khó” đã được tổ chức Liên minh thế giới về quản lý đường thở WAAM xây dựng.Hội nghị chỉ rõ vai trò của chiến lược DAS trong các ca bệnh có đường thở khó, cách ứng dụng chiến lược DAS trong từng trường hợp bệnh lý giúp hạn chế tối đa biến chứng trong gây mê.Các chuyên gia tham dự hội nghị.Các chuyên gia cũng chỉ ra những khó khăn còn tồn tại chủ yếu do sự thiếu đồng bộ và thiếu cơ hội ứng dụng thực tiễn trong quy trình gây mê ở nhiều bệnh viện. Để có thể áp dụng quy trình này, đòi hỏi sự hiểu biết của từng cá nhân trong ê-kíp gây mê về quản lý, cũng như sự đồng lòng, đồng nhất trong quy trình xử lý.Hội nghị WAAM kéo dài 2 ngày, với phiên 6 làm việc, được tổ chức ngày 13/4 tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc và ngày 14/4 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, thu hút gần 600 y, bác sĩ tham dự trực tiếp và 1.000 bác sĩ tham dự trực tuyến.Tại hội nghị, các khách mời đã được nghe một số tham luận tính thực tiễn cao như: Quản lý đường thở của u thanh quản; đánh giá trước phẫu thuật đường thở khó; hiệu quả dự trữ oxy; rút ống nội khí quản khó; đường thở khó ở trẻ em...
https://nhandan.vn/nang-cao-tay-nghe-cho-thay-thuoc-trong-linh-vuc-gay-me-hoi-suc-post804555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "gây mê hồi sức", "Quản lý đường thở WAAM", "Đông Nam Á" ] }
Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhận hàm Giáo sư Đại học Tubingen, Đức
NDO -Ngày 11/12, tại Hội thảo “Bệnh truyền nhiễmmới nổi và tái nổi”, Thiếu tướng, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốcBệnh viện Trung ương Quân đội 108đã nhận quyết định bổ nhiệm Giáo sư của Đại học Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức.
Đây là những ghi nhận những đóng góp và quá trình học tập, lao động, nghiên cứu nghiêm túc của Tiến sĩ Lê Hữu Song với Đại học Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức.Tại hội thảo, Giáo sư, Tiến sĩ Kremsner, Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới Tubingen, Đại học Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức đã trao quyết định bổ nhiệm Giáo sư của Trường đại học Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức cho Thiếu tướng, Tiến sĩ Lê Hữu Song - Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Năm 2001, bác sĩ Lê Hữu Song vinh dự được thầy là Thiếu tướng, Tiến sĩ Vũ Quốc Bình, nguyên Cục trưởng Cục Quân y giới thiệu với Giáo sư Peter Kremsner, khi đó là Trưởng khoa ký sinh trùng, nay là Viện trưởng Viện Y học nhiệt đới, Trường đại học Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.Năm 2004, bác sĩ Lê Hữu Song đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ y học sinh học phân tử tại Đại học Eberhard Karls, Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức.Từ đó đến nay, Thiếu tướng Lê Hữu Song đã tham gia nhiều chương trình, đề tài hợp tác với Đại học Tubingen, đặc biệt là thành lập Trung tâm Nghiên cứu Y học Việt-Đức (VG-CARE) thuộc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào năm 2017 nhằm tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu hợp tác khoa học giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với Viện Nghiên cứu Y học nhiệt đới, Trường đại học Eberhard-Karls Tubingen, Cộng hòa Liên bang Đức.Đây là một bước phát triển đột phá trong quan hệ hợp tác khoa học giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Viện Y học nhiệt đới, Đại học Tubingen Đức, và sau này mở ra các mối quan hệ hợp tác sâu rộng hơn như với các trung tâm nghiên cứu lớn của Đức: Đại học Hamburg, Heidelberg, Robert Kock, Luebeck…và tiếp tục mở rộng thêm với các trung tâm nghiên cứu của Pháp, Anh, Hà Lan, Malaysia….Thiếu tướng, Tiến sĩ Lê Hữu Song đã gửi lời cảm ơn Quân ủy Trung ương, Thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã đồng ý cho đồng chí ứng tuyển vị trí Giáo sư sau khi Đại học Tubingen đề xuất. Đó là một quyết định vô cùng quan trọng trong xây dựng nhân lực bằng một mô hình đào tạo mới của Thủ trưởng Bộ Quốc phòng. Từ mô hình này trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa các Giáo sư hoạt động khoa học trong và ngoài quân đội có cơ hội trở thành Giáo sư ở các trường đại học nước ngoài.Bên cạnh đó, đồng chí lời cảm ơn và tri ân tới thủ trưởng, các thầy cô đã hỗ trợ và giúp đỡ đồng chí trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
https://nhandan.vn/giam-doc-benh-vien-trung-uong-quan-doi-108-nhan-ham-giao-su-dai-hoc-tubingen-duc-post786971.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Thiếu tướng Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Hữu Song", "Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "Giáo sư của Đại học Tubingen", "Đức" ] }
Gần 300 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bình Dương tham gia hiến máu tình nguyện
NDO -Tại thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương), Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương vừa phối hợp vớiBệnh viện Chợ Rẫy(Thành phố Hồ Chí Minh), Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Dương và các chi đoàn kết nghĩa tổ chức hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.
Với phương châm “Mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, gần 300 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an tỉnh Bình Dương đã tham gia Ngày hộihiến máu tình nguyệnđợt 1 năm 2024 cùng các bạn đoàn viên thuộc các chi đoàn kết nghĩa trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một.Tin liên quanTăng cường vận động hiến máu tình nguyệnSau một buổi hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024 với sự tham gia hiến máu tình nguyện của đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng Công an tỉnh Bình Dương, Trung tâm truyền máu Bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp nhận được 295 đơn vị máu hiến.Tại Bình Dương, chương trình hiến máu tình nguyện là một hoạt động thường niên đầy ý nghĩa nhân văn; qua đó, vừa khẳng định vai trò xung kích đi đầu của thế hệ trẻ, đồng thời còn là sự sẻ chia, tấm lòng nhân ái của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bình Dương đối với cộng đồng.Đoàn viên thanh niên Công an tỉnh Bình Dương hiến máu tình nguyện.Thượng úy Hồ Thanh Thảo, Phó Trưởng Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương cho biết, hiến máu tình nguyện là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là nét đẹp trong cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội.Với ý nghĩa cao cả ấy, thời gian qua, hoạt động hiến máu tình nguyện đã tạo thành phong trào thu hút rất đông đảo cán bộ chiến sĩ, đoàn viên thanh niên trong và ngoài lực lượng Công an tỉnh tham gia rất tích cực và thường xuyên.
https://nhandan.vn/gan-300-can-bo-chien-si-cong-an-tinh-binh-duong-tham-gia-hien-mau-tinh-nguyen-post803116.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:50", "tags": [ "Công an tỉnh Bình Dương", "hiến máu tình nguyện", "Bệnh viện Chợ Rẫy" ] }
Rét đậm, rét hại, gia tăng ca bị đột quỵ, viêm phổi mãn tính
NDO -Khi thời tiết lạnh sâu, bệnh nhân cấp cứu vì biến chứng do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) tăng đột biến tại Trung tâm cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Thời tiết lạnh làm ảnh hưởng đến các yếu tố như: adrenaline, noradrenaline và renin gây ra co mạch ngoại biên, tăng sức cản mạch máu ngoại biên và tăng huyết áp dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Nhập viện vì viêm phổi mãn tính tăng đột biếnGhi nhận tại một số bệnh viện tuyến Trung ương những ngàyrét đậm, rét hạigần đây, số người đến khám giảm bớt so với trước. Tuy nhiên, chính vì việc trì hoãn đi khám ngày lạnh khiến cho những trường hợp đến viện đều trong tình trạng nặng nề. Rét đậm, rét hại tác động mạnh đến những đối tượng có bệnh lý mãn tính.Ông T.V.T. (72 tuổi, tỉnh Hòa Bình) mắc phổi tắc nghẽn từ năm 2012. Trung bình mỗi năm ông vào viện 3-4 lần. Đợt này rét đậm khiến căn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bóp nghẹt đường thở của ông, phải chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình lên Bệnh viện Bạch Mai.Khi vào viện, bác sĩ nhanh chóng cho thở oxy gọng và tiếp tục điều trị triệu chứng, thêm thuốc giãn cơ. Sau đó, bệnh nhân sẽ về Trung tâm Hô hấp tiếp tục điều trị theo phác đồ COPD.Bệnh nhân T.V.T. (65 tuổi) được đưa vào cấp cứu vào sáng 22/1 tại Trung tâm A9 trong tình trạng khó thở, tắc nghẽn phổi cấp tính. Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành đặt máy thở để cấp cứu hồi sức tích cực.Người bệnh bị tắc nghẽn phổi mạn tính đã lâu, trong đợt không khí lạnh này bất ngờ khó thở, suy hô hấp.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Minh Hiếu - Trung tâm Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, khi thời tiết lạnh sâu, bệnh nhân cấp cứu vì biến chứng do COPD tăng đột biến. Trung bình, Trung tâm cấp cứu A9, tiếp nhận 20-30 ca/ngày trong đó 10% phải thở máy.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, thông tin, hiện nay có xu hướng gia tăng các bệnh lý không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đột quỵ, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.Số ca cấp cứu nội khoa tại Trung tâm Cấp cứu A9 trong thời gian này chủ yếu là các bệnh lý xuất huyết tiêu hóa (do uống rượu, xơ gan vỡ tĩnh mạch thực quản), COPD, đột quỵ, bệnh lý tim mạch (cơn tăng huyết áp, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim)...Nhiều ca nhập viện bị suy hô hấp.Đặc biệt, khi thời tiết lạnh sâu, số ca bệnh liên quan tới đột quỵ, huyết áp, hô hấp tăng lên đáng kể.Theo Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang là gánh nặng lên sức khỏe, kinh tế và xã hội. Đây là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ mắc bệnh này là 9% dân số, cao nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở những người có độ tuổi trên 40 tuổi.Một trong những biện pháp phòng tránh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do nhiễm khuẩn là tiêm phòng vaccine. Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên tiêm phòng vaccine phòng cúm, phế cầu, ho gà, Covid-19, virus hợp bào hô hấp và zona.Khi thời tiết lạnh, người có bệnh nền sẵn cần tuân thủ điều trị, giữ ấm cơ thể. Nếu người bệnh có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị.Gia tăng ca bệnh đột quỵGhi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), số lượng bệnh nhân mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch trong những ngày lạnh tăng khoảng 20%. Bác sĩ Đỗ Hữu Nghị, Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cho biết, có nhiều nguyên nhân khiến cho bệnh tim mạch tăng cao hơn vào mùa đông lạnh giá.Khi thời tiết lạnh sâu, số ca bệnh liên quan tới đột quỵ, huyết áp, hô hấp tăng lên đáng kể.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, qua nhiều nghiên cứu tại Việt Nam cũng như thế giới đã cho thấy mối quan hệ giữa thời tiết lạnh và tỷ lệ đột quỵ tăng lên đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đây là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến tàn tật và tử vong cao. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm khoảng 60-80% tổng số trường hợp đột quỵ.Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trung bình cứ bốn phút lại có một người ở Hoa Kỳ chết vì đột quỵ. Tại Việt nam, đột quỵ đã trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm tuổi cao, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng lipid máu, bệnh tim mạch vành, rung tâm nhĩ, bệnh van tim, béo phì và thiếu tập thể dục.Tăng huyết áp, được định nghĩa là huyết áp > 140/90 mmHg, là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ . Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng khoảng 70-80% bệnh nhân bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ có tăng huyết áp.Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ tăng đáng kể vào mùa đông, đặc biệt khi nhiệt độ giảm mạnh. Các nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn làm cho các mạch máu co lại, có thể làm tăng huyết áp - một yếu tố nguy cơ chính dẫn đến đột quỵ.Cụ thể là thời tiết lạnh làm ảnh hưởng đến các yếu tố như: adrenaline, noradrenaline và renin gây ra co mạch ngoại biên, tăng sức cản mạch máu ngoại biên và tăng huyết áp.Lạnh có thể dẫn đến giảm sản xuất yếu tố gây giãn mạch như oxit nitric (NO) dẫn đến tăng huyết áp. Qua nghiên cứu trên 57.375 người của tác giả Xiuhui Chen tại Trung Quốc năm 2019 cho thấy, khi nhiệt độ giảm 10 độ C huyết áp trung bình sẽ tăng 6,9/2,9 mm Hg, một nghiên cứu khác cho thấy mỗi khi nhiệt độ môi trường tăng 10 độ C thì khi tăng mỗi 1 độ C huyết áp tâm thu giảm 0,4 mmHg, Huyết áp tâm trương giảm 0,28 mmHg.Ngoài ra, nhiệt độ thấp có thể ảnh hưởng đến hệ thống đông máu và tiêu sợi huyết và thúc đẩy hình thành trạng thái tăng đông máu cụ thể là nhiệt độ thấp làm giảm thời gian Thromboplastin và tăng ngưng kết tiểu cầu thúc đẩy hình thành huyết khối gây đột quỵ do thiếu máu cục bộ.Từ các bằng chứng trên cho thấy, nhiệt độ thấp là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ não đặc biệt là đột quỵ do thiếu máu não cục bộ.Chú ý các biểu hiện của cơ thể khi trời lạnhCục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cần chú ý các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, tức ngực, khó chịu, tê bì chân tay... Khi xuất hiện các triệu chứng cầnlưu ý giữ ấm cơ thểngay và đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe;Thời tiết lạnh gây tăng thêm gánh nặng cho tim do vậy với người bị bệnh tim, huyết áp nên khám và làm theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nên kiểm tra theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả người trẻ, người chưa có tiền sử bệnh lý tim mạch, huyết áp;Chú ý khi tiếp xúc kéo dài với nhiệt độ rất lạnh có thể gây giảm thân nhiệt, nhất là người già, gầy ốm, bị bệnh mãn tính, trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ sơ sinh; Biểu hiện giảm thân nhiệt: run, kiệt sức, nhầm lẫn, mất trí nhớ và buồn ngủ... Ở trẻ sơ sinh có dấu hiệu da đỏ tươi hoặc da lạnh. Run rẩy là một dấu hiệu quan trọng đầu tiên cho thấy cơ thể đang mất nhiệt vì vậy cần phải sưởi ấm ngay;Khi bị nhiễm lạnh xuất hiện ho, sốt cần đi khám bác sĩ để có chẩn đoán và điều trị phù hợp. Không nên tự ý mua thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh để uống.
https://nhandan.vn/ret-dam-ret-hai-gia-tang-ca-bi-dot-quy-viem-phoi-man-tinh-post793411.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "rét đậm", "rét hại", "đột quỵ", "phổi tắc nghẽn mãn tính", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
3 bệnh nhân vụ cháy ở Trung Kính được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai
NDO -Chiều 24/5, 3 bệnh nhân trong vụcháy nhà trọ ở Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội đã được chuyển từ Bệnh viện Giao thông vận tải đến Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị, trong đó có một bệnh nhân nặng nhất là cụ bà 84 tuổi.
Trong số 6 bệnh nhân phải nằm viện điều trị do ngộ độc khí sau vụ cháy tại Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội, hiện có 3 người phục hồi tốt, 3 bệnh nhân nặng phải áp dụng phác đồ điều trị tích cực nhất để hạn chế tối đa di chứng tâm thần kinh muộn với các trường hợp ngộ độc khí CO. Trong đó, có 1 bệnh nhi nhỏ tuổi nhất 11 tuổi, là học sinh Trường tiểu học Trung Yên, quận Cầu Giấy và chị gái 14 tuổi.Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Sỹ Tuấn Anh, Giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải cho biết, đến 17 giờ chiều 24/5, đã có 3 trong số 6 nạn nhân của vụ cháy nhà trọ ở Trung Kính chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai để tiếp tục điều trị.Trong số 3 trường hợp chuyển sangBệnh viện Bạch Mai, trường hợp nặng nhất là cụ bà 84 tuổi. Cụ bà nhập viện trong tình trạng ý thức lơ mơ, suy hô hấp, khó thở, bị bỏng mức độ 2, bỏng đường hô hấp. Khi chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai, cụ bà được điều trị tích cực tại Trung tâm Hồi sức tích cực.Hai bệnh nhân còn lại tình trạng nhẹ hơn được chuyển đếnđiều trị, theo dõi sức khỏe tại Trung tâm Chống độc.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, trong 6 bệnh nhân nằm viện điều trị, có 3 bệnh nhân ở dưới tầng 1 được đưa ra khỏi đám cháy nhanh. 3 nạn nhân ở tầng 2 đã chạy vào phòng vệ sinh đóng kín cửa khoảng một tiếng đồng hồ, không tiếp xúc với hơi nóng, không tiếp xúc với lửa nhưng vẫn hít phải nhiều khói và bị ngộ độc khí.Hiện 3 nạn nhân còn lại vẫn đang được điều trị tại Bệnh viện Giao thông vận tải với tình trạng sức khỏe ổn định. Các bác sĩ vẫn đang theo dõi chặt chẽ.Chủ đề: Cháy nhà trọ trong đêm khiến nhiều người thương vong ở Trung Kính, Hà NộiNguyên nhân cháy nhà trọ làm 14 người chết ở Trung Kính là do chập mạch điện xe máy điệnVụ cháy nhà tại Trung Kính: 2 bệnh nhân được xuất việnHơn 900 tổ công tác rà soát, kiểm tra về loại hình nhà trọ trên địa bàn Hà Nội
https://nhandan.vn/3-benh-nhan-vu-chay-o-trung-kinh-duoc-chuyen-sang-benh-vien-bach-mai-post811060.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "bệnh nhân", "cháy nhà trọ ở Trung Kính", "Hà Nội", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
Ngộ độc gan vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc
NDO -Có tiền sử sỏi thận nhiều năm, người bệnh không nghe chỉ định điều trị của bác sĩ, tự điều trị thuốc nam dẫn tới ngộ độc gan nặng.
Bệnh nhân nam, 49 tuổi ở Hà Nội nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do chỉ số vàng da tăng cao. Bệnh nhân có tiền sử bị sỏi thận nhiều năm. Tuy nhiên bệnh nhân không thường xuyên khám và điều trị.10 năm trước bệnh nhân đã từnguống thuốc namvà đái ra sỏi. Từ đó không đi khám vì không thấy đau. Gần đây, trong lần đưa người nhà đi khám, anh "tranh thủ" vào siêu âm có kết quả sỏi thận nhiều 2 bên. Sau đó, anh về nhờ hàng xóm mua hộ thuốc nam không rõ nguồn gốc, không nhãn mác để điều trị sỏi thận.Uống được nửa tháng, thấy ngứa trong người, mệt mỏi, ăn kém vàng da tăng dần mới chủ động đến cơ sở y tế khám, được siêu âm, xét nghiệm phát hiện ra bị ngộ độc gan.Bệnh nhân nhập viện điều trị, sau một tuần tình trạng không cải thiện, bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương để chữa trị. Bệnh nhân được điều trị và theo dõi tại khoa Viêm gan. Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số vàng da tăng cao ( bilirubin lên đến 322 micromol/lít, trong khi đó chỉ số bình thường là dưới 17).Kết quả siêu âm thận có nhiều sỏi. Sỏi lớn nhất có kích thước lên đến 2,4cm. Sau thời gian điều trị, tình trạng vàng da của bệnh nhân cải thiện rất nhiều. Các chỉ số men gan và bilirubin cũng giảm về gần trị số bình thường.Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bệnh viêm gan nhiễm độc, sỏi thận vẫn còn đó và bệnh nhân được hội chẩn chuyên khoa Ngoại tiết niệu, được chỉ định đặt ống thông JJ (một loại ống thông đặt vào niệu quản nhằm mục đích lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang) để hỗ trợ tình trạng tắc nghẽn do sỏi. Về lâu dài bệnh nhân cần can thiệp tán sỏi để giải quyết tình trạng sỏi gây tắc nghẽn.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, bản chất của thuốc Nam rất tốt.Tuy nhiên, khi bảo quản có cơ sở đã dùng diêm sinh hay lưu huỳnh hoặc có một số chất bảo quản, phụ gia khác. Các chất đó có thể gây ra vàng da, men gan tăng cao dẫn đến các chức năng của gan bị suy giảm, không bảo đảm được các chức năng bình thường. Khi nhữngchất độcnày vào cơ thể, chúng làm hủy hoại tế bào gan, dần dần làm suy giảm chức năng gan.Khi gan không bảo đảm được các chức năng bình thường thì dẫn đến suy gan, suy đa tạng như hội chứng não gan, hội chứng gan thận. Khi đó bệnh nhân có thể rơi vào hôn mê gan, tiên lượng tử vong cao. Qua đây, bác sĩ Huyền nhấn mạnh: Trước khi uống bất kỳ một loại thuốc gì người dân phải tìm hiểu rõ nguồn gốc. Khi uống mà thấy mệt mỏi, khó chịu thì phải đi khám ngay.Bệnh nhân bình phục sức khỏe.Về tình trạng sỏi thận của bệnh nhân, bác sĩ chuyên khoa II Trần Thượng Việt, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp Tiết niệu và Nam học diễn giải, sỏi thận là căn bệnh phổ biến tại đất nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.Sỏi thận hình thành khi nước tiểu cô đặc, nồng độ khoáng chất bên trong nước tiểu tăng cao. Các khoáng chất dư thừa này không được đào thải qua đường tiểu mà lắng đọng lại tại thận. Lâu ngày, từ các tinh thể này liên kết lại với nhau tạo thành một khối tinh thể cứng gọi là sỏi thận. Các tinh thể này càng để lâu thì kích thước lại càng lớn hơn. Sỏi càng lớn càng dễ gây các biến chứng nguy hiểm không chỉ tại thận mà còn nhiều cơ quan khác.Đặc biệt, khi sỏi theo dòng tiểu di chuyển xuống các vị trí khác trong hệ tiết niệu thì sẽ gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm như: ứ nước, nhiễm trùng đường tiết niệu, teo, xơ thận, suy thận,...Theo bác sĩ chuyên khoa II Trần Thượng Việt, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị sỏi thận như: Điều trị nội khoa bằng thuốc; tán sỏi ngoài cơ thể; tán sỏi ống mềm nội soi; tán sỏi qua da đường hầm nhỏ.Vì vậy, khi phát hiện sỏi thận bạn không nên tự ý uống thuốc nam, thuốc bắc đặc biệt các loại thuốc không rõ nguồn gốc mà nên đến cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa Ngoại thận tiết niệu để được tư vấn và điều trị. Sỏi thận tùy theo vị trí – kích thước có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau một cách hiệu quả và an toàn.
https://nhandan.vn/ngo-doc-gan-vi-uong-thuoc-nam-khong-ro-nguon-goc-post813453.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "sỏi thận", "bệnh nhân", "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương", "ngộ độc gan", "uống thuốc nam không rõ nguồn gốc" ] }
Số ca nhiễm khuẩn hô hấp tăng cao
Trong 10 tháng năm 2023, các bệnh viện nhi đồng và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận hơn 238.000 ca khám bệnh hô hấp, trung bình mỗi tháng có từ 18.000-23.000 ca khám. Đáng chú ý, trong tháng 10 số ca tăng đột biến, lên đến 35.300 ca khám, đã tiếp nhận hơn 39.000 ca nhập viện, có 223 ca tử vong.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ trong tháng 10 đã tiếp nhận khám ngoại trú gần 5.000 trẻ mắc các bệnh hô hấp như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen suyễn, hen phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, khoảng 7-8% trong số này phải nhập viện. Một số ca bệnh diễn tiến nặng, phải thở CPAP (thở ô-xy dòng cao), thở máy, thậm chí can thiệp ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể).Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết: Từ tháng 10 tới nay, tỷ lệ trẻ mắc bệnh hô hấp nhập viện tăng gấp 1,5 lần. Các bệnh lý liên quan hô hấp tăng đột biến gồm viêm tiểu phế quản, viêm phổi bội nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 10 ngày nay, thời tiết thay đổi, khiến số ca bệnh hen suyễn cũng tăng. Trẻ nhập viện hầu hết đều dưới 6 tháng tuổi.Bệnh viêm hô hấp cấp tính là bệnh phổ biến thường gặp nhất ở trẻ em, diễn tiến theo mùa ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, thường tăng cao vào tháng 10 đến tháng 12 hằng năm. Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện trong 10 tháng năm 2023 cho thấy, bệnh nhi bị viêm hô hấp cấp điều trị ngoại trú, nội trú và tử vong thấp hơn cùng kỳ so với các năm trước dịch Covid-19 (từ năm 2015-2019).Mặc dù số ca đến khám tại các cơ sở y tế có gia tăng trong những tháng cuối năm 2023, nhưng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống giám sát chưa ghi nhận các ổ dịch viêm hô hấp tại các trường học trong những tháng gần đây. Hiện tượng tăng số ca bệnh viêm hô hấp trong những tháng gần đây tại các bệnh viện nhi của thành phố Hồ Chí Minh là hiện tượng tăng theo chu kỳ hằng năm của các bệnh thường gặp ở trẻ em.Tác nhân gây bệnh không có gì thay đổi, chủ yếu vẫn là các loại vi-rút thường gặp, trong đó vi-rút cúm là một loại vi-rút đã có vắc-xin dự phòng. Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp, Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ: “Hằng năm, bệnh hô hấp diễn ra vào mùa mưa, từ tháng 8-10 và đầu tháng 11 là đỉnh cao. Thế nhưng, năm nay bệnh diễn tiến kéo dài đến cuối tháng 11 và sang tháng 12 mới giảm. Nguyên nhân, có thể có sự trùng lặp giữa tác nhân gây bệnh hô hấp và tác nhân gây dịch bệnh khác như cúm. Thực tế đã có khá nhiều bệnh nhân có triệu chứng cúm như ho, sốt và sổ mũi”.Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, trước tình hình viêm hô hấp gia tăng, ngành y tế thành phố đã tổ chức hội ý chuyên gia các bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2 và Nhi Đồng thành phố, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) để đánh giá nguyên nhân và đã có cùng nhận định: Vi-rút vẫn là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm hô hấp cấp tính.Ngoài ra, thời tiết chuyển mùa đã dẫn đến việc tăng số lượng ca bệnh và hiện tại không ghi nhận tác nhân nào nổi trội bất thường. Các tác nhân được tìm thấy qua xét nghiệm bao gồm vi-rút cúm mùa, RSV, Entero vi-rút. Các vi khuẩn H. Influenza, Strep. pneumonia và Mycoplasma pneumonia cũng là các tác nhân gây bệnh hô hấp thường gặp trong nhiều năm qua tại Thành phố Hồ Chí Minh.Các chuyên gia khuyến cáo, biện pháp phòng bệnh chính hiện nay là chú ý rửa tay sạch sẽ, vì bệnh thường lây qua bàn tay nhiễm bẩn; luôn luôn che miệng, mũi khi ho, khi hắt hơi; tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng, khuyến khích tiêm các vắc-xin cúm, phế cầu nếu có đủ điều kiện; trẻ em có bệnh lý nền cần được theo dõi, điều trị ổn định để giảm nguy cơ chuyển nặng khi bị viêm hô hấp; người đang có các triệu chứng viêm hô hấp nên mang khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người chung quanh, nhất là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người có bệnh lý nền.
https://nhandan.vn/so-ca-nhiem-khuan-ho-hap-tang-cao-post785331.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [] }
6 tháng ngứa dữ dội, người bệnh phát hiện nhiễm ký sinh trùng từ vật nuôi
NDO -Sau thời gian dài điều trị ngứa theo đơn khám da liễu không khỏi, nam bệnh nhân bất ngờ được chẩn đoánmắc ấu trùng giun đũa chó, thể ấu trùng di chuyển nội tạng do tiếp xúc thường xuyên với vật nuôi trong nhà.
Sau 3 lần điều trị da liễu không khỏi triệu chứng ngứa, ông N.B.Đ. (55 tuổi, ở Bắc Giang) đến Bệnh viện Đa khoa Medlatec khám trong tình trạng xuất hiện nhiều ban dạng sẩn đỏ rải rác toàn thân.Tại Medlatec, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết. Hình ảnh siêu âm ổ bụng và chụp cộng hưởng từ phát hiện nhiều tổn thương dạng nốt kích thước dưới 2cm, nằm rải rác ngoại vi của gan.Đồng thời, kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số bạch cầu ái toan tăng cao và dương tính với giun đũa chó. Bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh nhân mắc ấu trùng giun đũa chó, thể ấu trùng di chuyển nội tạng.Được biết, gia đình ông Đ. nuôi chó nhiều năm nay, do yêu thích động vật nên ông hay chơi và chothú cưngngủ cùng. Tuy nhiên, ông Đ. không có thói quen tẩy giun định kỳ cho vật nuôi và thường xuyên làm vườn mà không sử dụng găng tay bảo hộ.Lý giải về nguyên nhân lây nhiễm bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Ngoại - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi vật nuôi bị nhiễm giun đũa, sau khi ký sinh, trứng sẽ phát triển rồi phóng thích ra môi trường thông qua phân của động vật. Đặc biệt, hậu môn của chó/mèo cũng là nơi có chứa trứng giun, khi chúng liếm hậu môn sau đó liếm lên thân thể, vật dụng sinh hoạt hay mặt người vô tình đã phát tán trứng khắp mọi nơi. Hoặc trong quá trình sinh hoạt, chăm sóc vật nuôi, người dân không sử dụng các vật dụng bảo hộ cần thiết khi làm vườn cũng là nguồn lây nhiễm bệnh.Bác sĩ Nguyễn Thị Ngoại cho hay, ký sinh trùng là bệnh lý có thể tồn tại dai dẳng trong cơ thể nhiều năm đến khi được phát hiện. Ấu trùng giun đũa chó/mèo là bệnh ký sinh trùng lây truyền từ động vật sang người, do loài giun đũa chó (Toxocara canis) hoặc giun đũa mèo (Toxocara cati) gây ra.Khi trứng xâm nhập cơ thể người, chúng di chuyển đến ruột, sau đó thoát vỏ thành ấu trùng xuyên qua thành ruột và theo đường máu đến các cơ quan, trong đó nguy hiểm nhất là gây tổn thương ở phổi, mắt, gan, não.Từ đó, bác sĩ đưa ra khuyến cáo, nếu người dân thấy xuất hiện các biểu hiện sau nên lập tức đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác bệnh: Ngứa, nổi mẩn; đau đầu; đau bụng; ho; rối loạn giấc ngủ; thay đổi hành vi (thèm ăn, lo lắng, bất an...).Để có thể chung sống an toàn với các loài vật nuôi, bác sĩ khuyến cáo người dân nên lưu ý những điều sau: Vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ngay phân của thú cưng để ngăn ngừa trứng từ các con vật nhiễm bệnh; rửa sạch tay sau khi chơi với vật nuôi trong nhà, hoặc sau khi phơi nhiễm với các nơi có nguy cơ nhiễm bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trước khi ăn, bảo đảm ăn chín, uống sôi; vệ sinh sạch sẽ khu vui chơi của trẻ em.Ký sinh trùng là bệnh lý khó chẩn đoán bởi các triệu chứng đa dạng, không đặc hiệu, tùy vị trí ký sinh mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Nhiều trường hợp, bệnh lý âm thầm tồn tại trong cơ thể nhiều năm với biểu hiện mờ nhạt cho đến khi gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan.Thông thường, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và “ẩn nấp” dưới các cơ quan, do đó, nhiều trường hợp phải làm tới 2-3 xét nghiệm hay thăm dò khác mới xác định chính xác được bệnh.Bác sĩ cho biết, bên cạnh các chỉ định xét nghiệm hay siêu âm, chụp cộng hưởng từ MRI được các chuyên gia đánh giá là phương pháp hữu hiệu trong quá trình chẩn đoán, sàng lọc đúng - trúng bệnh lý ký sinh trùng.Với kỹ thuật tạo hình cắt lớp, sử dụng sóng từ trường và sóng radio giúp giải phẫu chi tiết, cung cấp trực quan hình ảnh 3D đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể, từ đó phát hiện chính xác vị trí của ký sinh trùng. Chụp MRI là phương pháp an toàn, không sử dụng tia xạ nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh.
https://nhandan.vn/6-thang-ngua-du-doi-nguoi-benh-phat-hien-nhiem-ky-sinh-trung-tu-vat-nuoi-post792236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "giun đũa chó mèo", "ký sinh trùng", "ngứa toàn thân" ] }
Việt Nam dẫn đầu châu Á về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV
Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP và K=K) được triển khai nhằm hướng tới mục tiêu chấm dứt đại dịch HIV vào năm 2030. Với những nỗ lực và kết quả triển khai trong thời gian qua, Việt Nam dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về PrEP và K=K.
Tháng 7/2023, đoàn đại biểu của Bộ Y tế tham dự Hội nghị lần thứ 12 về khoa học HIV (IAS) tại Australia. Tại sự kiện này, Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương thực hiện thành công mục tiêu điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP và K=K). Theo PGS, TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), sự kết hợp của PrEP và K=K sẽ thúc đẩy nhanh hơn việc kết thúc đại dịch vào năm 2030 như mong muốn. PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV.PrEP (Dự phòng trước phơi nhiễm HIV) sử dụng thuốc kháng vi-rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV. PrEP bao gồm việc dùng thuốc kháng vi-rút hay chất ức chế men sao chép ngược nucleoside của HIV (NRTI) để ngăn chặn sự phát triển của vi-rút HIV trong cơ thể người dùng.Trước khi bắt đầu sử dụng PrEP và tối thiểu 3 tháng/lần trong thời gian điều trị bằng thuốc, người tham gia điều trị sẽ phải xét nghiệm HIV và có kết quả âm tính. Nếu đã tiếp xúc với HIV hoặc có các triệu chứng cấp tính, người bệnh sẽ phải đợi để chắc chắn rằng mình có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi tiếp tục dùng thuốc PrEP. Không được dùng PrEP cho những người đang mắc HIV. Hiện nay trên thế giới có hai loại gồm thuốc uống và PrEP dạng tiêm. Tại Việt Nam, PrEP dạng uống đang được sử dụng tại 26 địa phương.Còn K=K, là khi bạn đang sống chung với HIV, nếu tuân thủ điều trị ức chế vi-rút bằng thuốc kháng vi-rút tốt, sẽ đạt duy trì tải lượng vi-rút dưới ngưỡng phát hiện, thì không có nguy cơ làm lây truyền HIV sang cho người khác. Chiến dịch PrEP và K=K, giúp cho những người nhiễm HIV cải thiện cuộc sống và tăng tốc mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030.Cũng theo PGS, TS Phan Thị Thu Hương, để có được kết quả này, Việt Nam đã triển khai chiến lược sử dụng thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho 65 nghìn người (năm 2023). Duy trì hơn 70% người dùng PrEP trong ba tháng. Bên cạnh đó, triển khai PrEP với nhiều mô hình linh hoạt, đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau. Mô hình Phòng khám toàn diện và thân thiện OSS cũng được triển khai và mở rộng mang lại dịch vụ phòng ngừa toàn diện cho người sử dụng PrEP.Theo báo cáo Bộ Y tế, cả nước hiện có hơn 231 nghìn người đang sống chung với HIV. Tính tới tháng 9/2023, đã có 100% số tỉnh, thành phố; 100% số quận, huyện và hơn 99,98% số xã, phường báo cáo có người nhiễm HIV/AIDS. Năm 2023 cả nước ghi nhận 10.219 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 1.126 trường hợp tử vong.Trong số người mới phát hiện nhiễm HIV có 84,5% là nam giới, độ tuổi chủ yếu là từ 16 đến 29 (47,3%) và 30 đến 39 (28,2%); đường lây chủ yếu là quan hệ tình dục không an toàn (75,1%). Đáng chú ý, đối tượng chủ yếu là nam quan hệ tình dục đồng giới (49,2%)... Qua phân tích số liệu cho thấy, hình thái lây nhiễm HIV có sự thay đổi rõ rệt. Trong số những người nhiễm HIV mới phát hiện, tỷ lệ người nhiễm HIV qua đường máu giảm từ 47,5% (năm 2010) xuống còn 6,4% (tháng 9/2023)...Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng chống HIV/AIDS cũng đang gặp nhiều thách thức. Thời gian qua xu hướng dịch HIV tăng rõ rệt trong nhóm MSM, cũng như dự báo dịch HIV trong thời gian tới sẽ tiếp tục gia tăng. Kết quả nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, nhóm người chuyển giới nữ cũng là một trong những nhóm được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV với tỷ lệ hiện nhiễm HIV tại Hà Nội là 5,8% (năm 2022), tại Thành phố Hồ Chí Minh là 16,5% (năm 2022).Nhằm kiểm soát được nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV và tiếp tục duy trì thực hiện tốt chiến dịch PrEP và K=K, năm 2024, ngành y tế sẽ mở rộng điều trị ARV tại các tỉnh, thành phố; chú trọng nâng cao chất lượng điều trị; duy trì tỷ lệ người bệnh điều trị ARV có tải lượng vi-rút dưới ngưỡng ức chế đạt hơn 95%; đồng thời mở rộng dịch vụ cung cấp xét nghiệm tải lượng vi-rút cho người nhiễm HIV; đồng thời tiếp tục thực hiện truyền thông về PrEP và K=K; mở rộng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV; mở rộng áp dụng những khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới trong việc tổ chức hệ thống xét nghiệm, điều trị HIV/AIDS và theo dõi kết quả điều trị.Cùng với đó là tăng cường truyền thông về hiệu quả của điều trị HIV/AIDS để người có hành vi nguy cơ dễ lây nhiễm tiếp cận sớm với các dịch vụ xét nghiệm, điều trị; để cán bộ y tế, người thân, gia đình và cộng đồng không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; giúp người nhiễm HIV và người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cũng phải tự vươn lên, vượt qua khó khăn, rào cản, không tự kỳ thị chính mình.Một vấn đề khác cũng cần được quan tâm đó là cải tiến công tác xét nghiệm HIV theo hướng thuận lợi cho những người có hành vi nguy cơ cao với các mô hình khác nhau như xét nghiệm tại cộng đồng, qua trang web, tự xét nghiệm để phát hiện sớm nhiễm HIV và được điều trị ARV sớm, hỗ trợ tuân thủ điều trị để bệnh nhân sớm đạt tải lượng vi-rút dưới ngưỡng phát hiện. Dự phòng phơi nhiễm HIV/AIDS tốt, sẽ làm giảm lây truyền HIV nói chung và giúp những người nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống tốt nhất. PrEP và K=K như một gói giải quyết tổng thể về phòng chống dự phòng phơi nhiễm HIV.
https://nhandan.vn/viet-nam-dan-dau-chau-a-ve-dieu-tri-du-phong-truoc-phoi-nhiem-hiv-post795742.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "HIV", "PrEP", "HIV/AIDS", "ARV", "điều trị", "phơi nhiễm HIV", "Bộ Y tế" ] }
Một can phạm chết tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
NDO -NDĐT - Theo thông tin ban đầu từ cơ quan Công an tỉnh Hà Nam, lúc 12 giờ 30 phút ngày 21-11, can phạm Đặng Thanh Tùng có biểu hiện khó thở. Trại tạm giam Công an tỉnh đã tổ chức đưa can phạm vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam để cấp cứu. Đến 13 giờ 15 phút cùng ngày, can phạm Tùng tử vong tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.
Trước đó, ngày 24-9, Trại giam Công an tỉnh Hà Nam đã tiếp nhận trường hợp can phạm Đặng Thanh Tùng, sinh năm 1993 trú tại Tổ 7, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý bị bắt về tội Môi giới mại dâm và bị khởi tố theo Điểm a, Khoản 3, Điều 328, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, là tội phạm rất nghiêm trọng.Khi tiếp nhận can phạm Tùng, tổ Y tế của Trại giam đã tổ chức kiểm tra sức khỏe theo quy định. Ban đầu can phạm tự khai có tiền sử bị viêm gan B từ năm 2016, bệnh tăng huyết áp từ năm 2018. Qua theo dõi thực tế của tổ Y tế, từ khi vào trại, can phạm Tùng thường có diễn biến sức khỏe không ổn định, huyết áp thường xuyên tăng, giảm. Đến đêm ngày 1-11 can phạm có kêu cấp cứu hai lần, tổ Y tế Trại tạm giam Công an tỉnh đã tham khám, cấp phát thuốc cho can phạm. Sau khi uống thuốc thì tình trạng sức khỏe của can phạm trở lại ổn định.Ngay sau can phạm Tùng tử vong tại bệnh viện đa khoa tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân tử vong của can phạm Tùng, cùng với đó là trưng cầu Cơ quan giám định pháp y của Bộ Công an khám nghiệm tử thi, xác định nguyên nhân tử vong.Qua quá trình khám nghiệm, ban đầu xác định can phạm Tùng chết do nguyên nhân bệnh lý, không có dấu vết tác động của ngoại lực. Sau khi cơ quan pháp y khám nghiệm tử thi, lực lượng công an đã phối hợp bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình về mai táng theo phong tục địa phương.
https://nhandan.vn/mot-can-pham-chet-tai-benh-vien-da-khoa-tinh-ha-nam-post377753.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [] }
Cập nhật những điểm mới về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV
NDO -Ngày 11/12, Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC) phối hợp với Trung tâm Dự phòng và kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) tại Việt Nam và BIDMC đồng tổ chức hội thảo "Cập nhật khoa học về Dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV".
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, hiện nay những rào cản về kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã giảm, giúp họ tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, được điều trị sớm và chăm sóc tốt. Nhiều người nhiễm HIV sống hoàn toàn khỏe mạnh khi tuân thủ tốt điều trị.Ở nước ta cũng đã triển khai nhiều mô hình dự phòng, điều trị đa dạng, phù hợp với đặc tính của từng nhóm đối tượng như nhóm nghiện chích ma túy, nhóm phụ nữ mại dâm và mới đây là nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới)…Hàng loạt các mô hình có ý nghĩa này không chỉ được triển khai ở cộng đồng mà còn hướng đến các cam kết chung của toàn cầu như mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020 và tiếp theo là 95-95-95 vào năm 2025. Hiện nguồn lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS ngày càng khó khăn, do đó cần xác định được biện pháp nào và nhóm đối tượng ưu tiên can thiệp, điều trị và dự phòng là rất quan trọng.Ông Eric Dziuban, Giám đốc Quốc gia US CDC tại Việt Nam cho biết, hội thảo là cơ hội để chúng ta cùng ngồi lại và cập nhật những kiến thức từ những bằng chứng khoa học trên thế giới, ứng dụng trong bối cảnh Việt Nam để có thể làm tốt hơn nữa trong chăm sóc HIV/AIDS lấy người bệnh làm trung tâm.Hiện tại, Việt Nam đang ở thời điểm người bệnh HIV/AIDS có rất nhiều lựa chọn dịch vụ chăm sóc điều trị. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đối với các nhà lâm sàng khi mà chúng ta có quá nhiều thông tin và cách tiếp cận khác nhau, sẽ lựa chọn như thế nào cho phù hợp người bệnh mà mình đang chăm sóc; đồng thời cập nhật nhiều nhất và đầy đủ nhất về những thông tin, các bằng chứng khoa học để từ những kinh nghiệm và thông tin đó chúng ta có thể đưa ra quyết định chăm sóc điều trị đúng nhất cho bệnh nhân của mình.Ông Eric Dziuban, Giám đốc Quốc gia US CDC tại Việt Nam chia sẻ thông tin tại hội thảo.Năm 2021, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo lồng ghép cung cấp dịch vụ sàng lọc, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường tại các cơ sở y tế điều trị HIV/AIDS. Người nhiễm HIV không những chỉđiều trị ARVhiệu quả để đạt tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế mà còn cần được sàng lọc quản lý điều trị hiệu quả các bệnh không lây nhiễm.Việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị toàn diện này nhằm hướng đến mục tiêu của thiện chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV. Đây cũng chính là khái niệm "90 thứ tư" mà các diễn giả chuyên gia quốc tế muốn chuyển tải trong Hội thảo. Hiện nay, Hướng dẫn Điều trị và Chăm sóc HIV/AIDS được Bộ Y tế ban hành đã hướng dẫn việc cung các dịch vụ sàng lọc, quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm ở người nhiễm HIV.Khuyến khích phổ cập tư vấn K=K cho người bệnh khi tải lượng virus dưới ngưỡng phát hiện, người nhiễm HIV không có nguy cơ truyền HIV sang người khác qua quan hệ tình dục. Khi tải lượng HIV đạt được ngưỡng này, sẽ làm giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV; hỗ trợ tuân thủ điều trị và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV cũng như người thân của họ.Tin liên quan"Cần có chính sách lồng ghép kiến thức phòng, chống HIV trong nhà trường"Các thời điểm cần thực hiện giáo dục K=K cho người bệnh bao gồm khi tiếp cận với dịch vụ xét nghiệm HIV, khi người nhiễm HIV bắt đầu điều trị ARV và tại thời điểm thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV định kỳ.Người nhiễm HIV điều trị ARV hiệu quả, sống khỏe với HIV và đối mặt với những vấn đề sức khỏe của người cao tuổi như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, béo phì, loãng xương, bệnh thận mạn, ung thư, bệnh phổi… Hội thảo cung cấp các bằng chứng mới nhất về nguy cơ mắc các bệnh đồng diễn thường gặp ở người có HIV và thảo luận phương thức áp dụng các bằng chứng khoa học vào việc xác định các vấn đề ưu tiên để chăm sóc sức khỏe cho người có HIV cao tuổi.Về điều trị ARV, quản lý nhiễm trùng cơ hội và các bệnh đồng nhiễm, hội thảo cũng cập nhật về dự phòng HIV/AIDS, các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) như: Dự phòng sau phơi nhiễm STIs bằng doxycycline; thí điểm dự phòng PrEP bằng thuốc tiêm cabotegravir tác dụng kéo dài tại Việt Nam (CAB-LA)…Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS Phan Thị Thu Hương mong muốn, tại hội thảo các đại biểu tập trung nghiên cứu, tham mưu về cách thức tổ chức cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận với các dịch vụ quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh đồng nhiễm một cách hiệu quả; cập nhật thông tin mới, thảo luận sâu hơn về các chiến lược hỗ trợ kỹ thuật, triển khai các sáng kiến mới tại Việt Nam, trong chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV và tăng cường dự phòng HIV cho cộng đồng.
https://nhandan.vn/cap-nhat-nhung-diem-moi-ve-du-phong-cham-soc-va-dieu-tri-hiv-post786923.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "điểm mới về dự phòng chăm sóc và điều trị HIV", "phòng chống HIV/AIDS", "người có HIV", "điều trị ARV" ] }
Cuộc chiến chống ung thư toàn cầu
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo, số người mắc ung thư trên toàn cầu sẽ tăng mạnh vào năm 2050. Xu hướng gia tăng nguy hiểm này đặt ra thách thức lớn đối với các nước trong nỗ lực chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Gánh nặng từ căn bệnh ung thư đang ngày một gia tăng trên toàn cầu.Số liệu do Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc tế (IARC) của WHO công bố cho thấy, số ca mắc ung thư tăng nhanh, từ 14,1 triệu ca mắc mới trên toàn thế giới vào năm 2012 lên 20 triệu ca vào năm 2022.Ước tính, thế giới sẽ có hơn 35 triệu ca ung thư vào năm 2050, tăng mạnh so mức của năm 2022. Báo cáo của IARC, dựa trên dữ liệu thu thập từ 185 quốc gia và 36 loại ung thư khác nhau, cũng chỉ ra rằng, căn bệnh ung thư đã cướp đi sinh mạng của khoảng 9,7 triệu người trong năm 2022.Những nguyên nhân chính khiến làn sóng ung thư ngày càng lan mạnh là việc sử dụng thuốc lá và rượu tràn lan, tình trạng béo phì gia tăng, già hóa dân số và ô nhiễm không khí nghiêm trọng.IARC nhận định, ung thư phổi là loại ung thư xảy ra phổ biến nhất trên toàn thế giới với 2,5 triệu ca mắc mới, chiếm 12,4% tổng số ca mắc mới. Tiếp theo lần lượt là các loại ung thư vú ở nữ, đại trực tràng, tuyến tiền liệt và dạ dày.Cơ quan nghiên cứu của WHO cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến ung thư phổi ngày càng phổ biến có thể là do việc tiêu thụ thuốc lá đã thành thói quen khó bỏ đối với nhiều người dân, nhất là tại khu vực châu Á. Ung thư phổi cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong, chiếm 18,7% tổng số ca tử vong do ung thư.Theo nghiên cứu của WHO, tỷ lệ ung thư ở các nước có thu nhập thấp thường cao hơn, trong đó khu vực châu Phi đối mặt thách thức lớn hơn cả từ căn bệnh này.Giám đốc khu vực châu Phi của WHO Matshidiso Moeti nhận định, châu Phi đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng về bệnh ung thư, với khoảng 882.000 ca mắc mới trong năm 2022, trong đó số trường hợp tử vong là khoảng 573.000 người.WHO dự báo số ca tử vong mỗi năm vì ung thư ở châu Phi có thể sẽ tăng lên 1 triệu người vào năm 2030.Theo bà Moeti, nếu không có biện pháp ngăn chặn và kiểm soát kịp thời, cuộc khủng hoảng về bệnh ung thư sẽ hủy hoại cuộc sống của hàng triệu người, rút ngắn tuổi thọ trung bình của người dân châu Phi, đồng thời kéo theo nhiều gánh nặng đối với gia đình, xã hội.Thế giới đang đối mặt tình trạng bất bình đẳng trong phát hiện và điều trị ung thư.Theo IARC, ở các nước có Chỉ số Phát triển con người (HDI) cao, tỷ lệ được chẩn đoán mắc ung thư vú ở nữ giới là 1/12, song tỷ lệ tử vong chỉ là 1/71. Trong khi đó, tại những nước có HDI thấp, tỷ lệ được chẩn đoán mắc ung thư vú tuy thấp hơn, ở mức 1/27, song tỷ lệ tử vong lại lên đến 1/48.Tiến sĩ Isabelle Soerjomataram thuộc bộ phận giám sát ung thư của IARC khẳng định, phụ nữ ở nước nghèo có khả năng được chẩn đoán thấp hơn 50% so với phụ nữ ở nước giàu và không được tiếp cận đầy đủ phương pháp điều trị chất lượng, khiến họ đối mặt nguy cơ tử vong cao hơn nhiều.Tỷ lệ sống sót sau ung thư ở châu Phi hiện ở mức trung bình là 12%, thấp hơn rất nhiều so tỷ lệ trung bình hơn 80% tại các nước có mức thu nhập cao.WHO nhận định, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên toàn thế giới với gần 10 triệu ca tử vong hằng năm.Tuy nhiên, theo Quỹ Nghiên cứu ung thư Thế giới (WCRF), hơn 40% số ca tử vong liên quan đến ung thư có thể được phòng ngừa bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, béo phì, lười vận động, rượu bia, nhiễm trùng, ô nhiễm môi trường, chất gây ung thư và bức xạ.Bên cạnh đó, một số loại như ung thư gan và ung thư cổ tử cung cũng có thể dự phòng hiệu quả thông qua việc tiêm vaccine chống lại virus viêm gan B và HPV.Ngoài ra, việc bảo đảm người dân được tiếp cận bình đẳng với kiểm tra sàng lọc và điều trị cũng là chìa khóa quan trọng để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân và giảm thiểu nguy cơ tử vong.
https://nhandan.vn/cuoc-chien-chong-ung-thu-toan-cau-post797016.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "WHO", "bệnh ung thư", "IARC", "virus viêm gan B" ] }
Nguy cơ mắc bệnh viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng dịp Tết
NDO -Những bữa tiệc tần suất dày đặc, với đầy ắp thức ăn, rượu, bia hay nước ngọt chính là tác nhân phá hoại môi trường răng miệng với người bệnh trong dịp Tết nguyên đán.
Mới đây, Trung tâm phẫu thuật sọ mặt và tạo hình,Bệnh viện Trung ương Quân đội 108đã tiếp nhận bệnh nhân nam, 56 tuổi, tiền sử đái tháo đường nhiều năm, bệnh nhân vào viện trong tình trạng sưng nề, ấn đau vùng cằm, bờ hàm dưới bên trái, vị trí răng 31, 32, 41 đau nhiều.Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân đã được khẩn trương làm xét nghiệm, chụp phim và được chẩn đoán viêm tấy lan toả sàn miệng. Ngay sau đó, bệnh nhân đã được tiến hành mổ cấp cứu dẫn lưu dịch mủ, ca mổ diễn ra thuận lợi.Bệnh nhân được sử dụng phối hợp 2 kháng sinh, thay băng vết mổ hàng ngày trong 10 ngày. Khi vết mổ sạch, vết thương dưới cằm được khâu lại và bệnh nhân dự kiến ra viện sau 5 ngày.Theo bác sĩ Lê Kim Nhã, Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, mỗi dịp Tết đến xuân về, số lượng người bệnh nhập viện vì Phlegmon sàn miệng tại Trung tâm Phẫu thuật sọ mặt và tạo hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 lại đột ngột tăng lên.Bác sĩ Nhã cho hay,Tếtlà thời gian gia đình, anh em sum vầy bên nhau sau quãng thời gian cả năm trời làm việc, học tập xa nhà. Những bữa tiệc tần suất dày đặc là tác nhân phá hoại môi trường răng miệng."Niềm vui sum họp đôi khi có thể khiến chúng ta quên mất cả nhiệm vụ vệ sinh răng miệng sau ăn. Chính thức ăn dính kẽ răng không được vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng phát triển. Đặc biệt, với người bệnh đái tháo đường, thời điểm Tết thường chủ quan không kiểm soát tốt đường máu, tạo điều kiện cho nhiễm trùng cơ hội xuất hiện", bác sĩ Nhã nói.Những ngày tết nếu không quan tâm đến sức khoẻ răng miệng, duy trì chế độ dinh dưỡng và kiểm soát tốt những bệnh mãn tính thì có thể chúng ta sẽ mắc một số bệnh nguy hiểm như bệnh Phlegmon...Phlegmon sàn miệng hay viêm tấy lan tỏa sàn miệng là tình trạng viêm mô bào hoại tử lan rộng tại các khoang sàn miệng và vùng cổ mặt. Phần lớn nguồn gốc gây ra bởi các bệnh lý về răng, đặc biệt là răng hàm dưới.Một số khác khác xuất phát từ viêm nhiễm phần mềm như áp xe tuyến nước bọt hoặc các nhiễm trùng ngoài da. Vi khuẩn gây bệnh từ những ổ viêm tại chân răng, lan qua xương hàm vào vùng sàn miệng, rồi tiếp tục lan xuống các khoang vùng mặt cổ, thậm chí xuống vùng cổ ngực.Bệnh tiến triển nhanh, ban đầu gây sưng nóng đỏ tại chỗ vùng sàn miệng dưới hàm kèm theo đau nhức và sốt cao, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân hoặc vỡ ổ mủ vào trung thất gây ảnh hưởng đến tính mạng.Tình trạng này thường gặp ở những người có yếu tố nguy cơ về răng miệng như vệ sinh răng miệng kém; sâu răng hoặc tiền sử điều trị nha khoa như nhổ răng, điều trị tủy răng. Đặc biệt người mắc các bệnh lý mạn tính, đặc biệt là đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch là những đối tượng nguy cơ cao gặp viêm tấy lan tỏa sàn miệng.Để đón Tết tránh xa căn bệnh này, bác sĩ Nhã khuyến cáo mọi người cần duy trì chế độ ăn điều độ, hạn chế ăn quá nhiều hoặc ăn vặt, ăn quá nhiều bữa trong ngày. Giảm đồ ăn ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, nước có ga hay rượu bia và tăng thức ăn có nhiều chất xơ như rau củ.Nên đánh răng và vệ sinh kẽ răng bằng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn để bảo đảm loại bỏ thức ăn thừa dính kẽ.Với người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, cần theo dõi và kiểm soát tốt đường huyết, duy trì chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Bảo đảm vệ sinh cá nhân cả ngoài da lẫn trong khoang miệng.Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào của vùng hàm mặt, hoặc bất thường răng miệng, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh những biến chứng không mong muốn do đến quá muộn.
https://nhandan.vn/nguy-co-mac-benh-viem-tay-lan-toa-vung-san-mieng-dip-tet-post795620.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "bệnh viêm tấy lan tỏa vùng sàn miệng", "tiệc tùng", "Tết nguyên đán" ] }
Vượt sóng lớn đưa hai bệnh nhân nguy kịch trên đảo Cù Lao Chàm về đất liền cứu chữa
NDO -Tối 24/12, Tàu SAR 274 của Trung tâm tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực II tại Đà Nẵng  (Trung tâm II) cùng ê kíp các bác sĩ 115Đà Nẵngđã cứu và kịp thời đưa hai bệnh nhân bị bệnh nặng tại đảo Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) về Đà Nẵng, tiếp tục cứu chữa.
Theo đó, vào khoảng 17 giờ 30 phút ngày 24/12, Trung tâm II nhận được thông tin khẩn cấp từ Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Nam: Bệnh xá quân dân y Tân Hiệp trên đảoCù Lao Chàmhiện đang tiếp nhận 2 bệnh nhân tên Trần Văn Cử (sinh năm 1964) và ông Trần Văn Thu (sinh năm 1970) cùng trú tại thôn Bãi Ông xã Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đang mắc bệnh nặng.Với các triệu chứng niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh, bụng đau dữ dội, nôn, đại tiện ra máu, các y bác sĩ của Bệnh xá chẩn đoán 2 bệnh nhân bị xuất huyết đường tiêu hóa, hiện đang mất máu nhiều nên bệnh trạng chuyển biến nặng, tiên lượng xấu. Bệnh xá không đủ điều kiện để điều trị.Trong khi đó, thời tiết tại đảo Cù Lao Chàm hiện tại đang bị cô lập do thời tiết khắc nghiệt với gió cấp 7 giật cấp 8, sóng cao 3-4m, trời mưa tầm nhìn hạn chế, không có phương tiện có đủ khả năng tiếp cận đảo, yêu cầu cứu hộ khẩn cấp để đưa bệnh nhân về bờ để cứu chữa.Ngay sau đó, Tàu SAR 274 của Trung tâm II nhận lệnh rời cảng cùng hai bác sĩ của Trung tâm 115 Đà Nẵng, nhanh chóng tiếp cận bệnh nhân.Các bác sĩ Trung tâm 115 Đà Nẵng túc trực theo dõi tình trạng bệnh nhân trên hành trình đưa về cảng Đà Nẵng.Với tốc độ, hành trình nhanh nhất, vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt, lúc 20 giờ 20 phút cùng ngày, tàu SAR 274 đã tiếp cận được đảo Cù Lao Chàm, với sự hỗ trợ của các lực lượng Bộ đội biên phòng, quân y, dân quân đã đưa 2 bệnh nhân từ bệnh xá lên tàu SAR 274 để cấp cứu tại chỗ và đưa về bờ cứu chữa.Lúc này, tình trạng 2 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa, đau bụng dữ dội, niêm mạc nhợt nhạt, chân tay lạnh. Cả 2 bệnh nhân được các y, bác sĩ Trung tâm cấp cứu 115 thành phố Đà Nẵng tận tình cấp cứu trên hành trình đưa về bờ.Đến 22 giờ 4 phút ngày 24/12, tàu SAR 274 đã đưa cả hai bệnh nhân về đến Đà Nẵng an toàn và bàn giao cho cơ chức năng theo quy định.Nhờ được tiếp cận y tế chuyên khoa kịp thời, cả 2 bệnh nhân bước đầu đã vượt qua được cơn nguy kịch, hiện đang được tích cực điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng.
https://nhandan.vn/vuot-song-lon-dua-hai-benh-nhan-nguy-kich-tren-dao-cu-lao-cham-ve-dat-lien-cuu-chua-post789120.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Tàu SAR 274", "Đà Nẵng", "thời tiết xấu sóng lớn", "cứu bệnh nhân", "Cù Lao Chàm" ] }
Ấm lòng người bệnh ở bệnh viện
NDO -Những gian hàng 0 đồng vẫn mở cửa 7 ngày Tết phục vụ người bệnh nằm Bệnh viện Bạch Mai; Bệnh viện E phục vụ suất ăn miễn phí trong 3 ngày Tết; ngân hàng máu đã được bù đắp nhờ sự chung tay của nhiều người phục vụ công tác điều trị bệnh về máu, cấp cứu... là những hoạt động làm ấm lòng người bệnh phải nằm lưu trú ở bệnh viện trong dịp Tết Nguyên đán năm nay.
Gian hàng Tết 0 đồng và những suất ăn miễn phí tại bệnh việnVới tinh thần mang đến những ngày Tết ấm áp, ý nghĩa cho bệnh nhân, người nhà người bệnh, đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế trực tết, Phòng Công tác xã hội,Bệnh viện Bạch Maicho hay Gian hàng Tết 0 đồng sẽ mở cửa xuyên Tết phục vụ miễn phí trong 7 ngày nghỉ tết nguyên đán Xuân giáp Thìn 2024. (Từ 29 Tết đến hết mùng 5 Tết) tại sảnh tầng 1, tòa nhà A11, Bệnh viện Bạch Mai.Gian hàng mở cửa phục vụ người nhà bệnh nhân, y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế trực Tết. Thực đơn món chính phục vụ miễn phí gồm: bánh mì Hải Phòng, phở gà ăn liền, sữa, bưởi, xúc xích, bánh, kẹo, mì tôm, bánh gạo. Tối 30 Tết sẽ có 200 suất cơm miễn phí. Gian hàng Tết 0 đồng phục vụ trà, bánh mứt kẹo tại chỗ.Tại Bệnh viện E, từ ngày 9/2-11/2 (tức ngày 30 Tết đến mồng 2 Tết Giáp Thìn 2024), Bệnh viện E sẽ cung cấp suất ăn Tết miễn phí cho người bệnh điều trị nội trú, người nhà người bệnh (1 người) đón Tết tại bệnh viện.Theo Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện E, bên cạnh công tác bảo đảmtrực tại các khoa điều trịvà trực cấp cứu người bệnh kịp thời, Bệnh viện E đã xây dựng phương án hỗ trợ suất ăn miễn phí cho người bệnh và người chăm sóc trong dịp Tết Nguyên đán trong 3 ngày Tết.Bệnh viện E phục vụ suất ăn miễn phí 3 ngày Tết.Đối với bệnh nhân lưu trú lại dịp Tết Nguyên đán, Bệnh viện E có hình thức hỗ trợ bằng các suất ăn miễn phí bảo đảm dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người bệnh. Tùy theo điều kiện và thời gian, bệnh viện hỗ trợ cho từng người bệnh cũng như người chăm sóc lưu trú tại khoa điều trị. Điều này thể hiện tinh thần tương thân tương ái của người thầy thuốc “nhường cơm sẻ áo” cho người bệnh và người chăm sóc đón Tết tại bệnh viện.Giá trị suất ăn là 100.000 đồng/người/ngày được chia làm 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối trong 3 ngày, bằng hình thức phát phiếu.Giảm tải áp lực thiếu máu điều trị dịp TếtChỉ trong một tuần qua, nhờ sự chung tay kêu gọi của cộng đồng, lan tỏa hành động nhân văn và sẵn sàng dành thời gian bận rộn của những ngày giáp Tết đến hiến máu, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã khắc phục được đáng kể tình trạng khan hiếm máu dự trữ Tết.Cuối tháng 1 vừa qua, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã phát đi lời kêu gọi hiến máu trước tình trạng kho máu giảm đến mức báo động, thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán.Trong 2 tháng Tết, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị. Mặc dù đã có sự chuẩn bị, lên kế hoạch tiếp nhận máu từ trước nhưng kết quả tiếp nhận máu tháng 1 đều đạt thấp hơn so với nhu cầu. Điều này do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi, trong khi nhu cầu máu điều trị dịp Tết lại tăng cao.Các nhân viên y tế hiến máu để bảo đảm có máu dự trữ phục vụ cấp cứu, điều trị dịp Tết nguyên đán.Sau gần một tuần kêu gọi, mặc dù là những ngày cận Tết vô cùng bận rộn, nhưng đã có hàng ngàn người tới tham gia hiến máu. Không chỉ tại Hà Nội, nhiều người ở các tỉnh lân cận, đã sẵn sàng đi xe khách, thuê xe di chuyển trong tình trạng tắc đường để tới Hà Nội chia sẻ giọt máu quý giá với tinh thần “không để người bệnh phải chờ máu Tết này”.Trong 6 ngày cao điểm sau lời kêu gọi hiến máu (từ 2/2 đến 7/2), Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã tiếp nhận xấp xỉ gần 8.300 đơn vị máu; cao nhất là ngày chủ nhật 4/2 đã tiếp nhận 2.162 đơn vị máu.Trong đó, riêng điểm tại Viện đã đón tiếp 5.122 người đến hiến máu thành công, cao gấp gần 4 lần so với dự kiến trước đó. Các điểm hiến máu cố định cũng đạt số lượng tăng đáng kể, từ vài chục đến 130 đơn vị máu ở mỗi điểm hằng ngày, trong khi có ngày điểm chỉ đạt 10 đơn vị máu.Nhờ đó, 6 ngày vừa qua (từ 2/2 đến 15h ngày 7/2), Viện đã có thể cung cấp gần 6.700 đơn vị khối hồng cầu và 6.500 đơn vị chế phẩm máu khác tới 116 bệnh viện tại 24 tỉnh/thành phố.Sáng 7/2, 500 đơn vị máu cũng được vận chuyển qua đường hàng không tới Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ để sử dụng cho đồng bằng sông Cửu Long.Trong những ngày nghỉ Tết sắp tới, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn mở cửa tất cả các ngày để người dân có thể tới tham gia hiến máu.Các điểm hiến máu cố định ở Hà Nội (26 Lương Ngọc Quyến, 132 Quan Nhân, 78 Nguyễn Trường Tộ, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp và số 10, ngõ 122 đường Láng) nghỉ Tết từ 16h ngày 7/2 đến hết ngày 16/2/2024, mở cửa trở lại vào ngày 17/2 (mùng 8 tháng Giêng).
https://nhandan.vn/am-long-nguoi-benh-o-benh-vien-post795811.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Gian hàng Tết 0 đồng", "suất ăn miễn phí", "bệnh nhân", "bệnh viện" ] }
Cứu sống bệnh nhân 78 tuổi ngưng tim, hôn mê
NDO -Ngày 14-5, BSCKII Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, các bác sĩ bệnh viện đã cứu sống một bệnh nhân nữ 78 tuổi, ngưng tim do nhồi máu cơ tim cấp với tình trạng rất nặng. Đặc biệt, bệnh nhân không có di chứng thần kinh sau cấp cứu ngừng tim.
Bệnh nhân nữ L.T.B., 78 tuổi, quê ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, khi đang sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long thì đột ngột đau ngực, mệt, khó thở và được đưa vào bệnh viện địa phương với tình trạng ngưng tuần hoàn - hô hấp, tím tái toàn thân. Bệnh nhân được tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi thành công. Nhận thấy tình trạng bệnh nặng, vượt khả năng chuyên môn nên địa phương đã chuyển đến Bệnh viện đa khoa Trung ương (BVĐKT.Ư) Cần Thơ cấp cứu với tình trạng rất nặng: hôn mê, suy hô hấp phải thở máy, huyết áp thấp phải sử dụng vận mạch liều cao.Bệnh nhân được hồi sức tích cực với chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng ngưng tim, ngưng thở - Đái tháo đường type 2 - toan chuyển hóa nặng. Sau hồi sức tích cực bệnh nhân được chỉ định chụp và can thiệp mạch vành cấp cứu.Ê kíp can thiệp do BSCKI Nguyễn Văn Nhiệm, BS Dương Hoàng Mẫn - Khoa Tim mạch can thiệp thực hiện. Ê kíp can thiệp tiến hành hút huyết khối, can thiệp đặt một stent động mạch vành phải, với thời gian 30 phút. Chụp kiểm tra lại sau can thiệp: dòng chảy qua stent tốt.Tình trạng sau can thiệp vẫn còn rất nặng nên bệnh nhân được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để hồi sức nội khoa. Quá trình hồi sức diễn ra rất khó khăn, bệnh nhân bị phù phổi, viêm phổi nặng, toan chuyển hóa, suy thận. Bằng năng lực chuyên môn và những nỗ lực cao nhất của các y bác sĩ, bệnh nhân đã ngưng được máy thở, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và chuyển đến Khoa Tim mạch can thiệp điều trị tiếp.Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, sinh tồn ổn, bớt đau ngực.Theo BS CKII Phạm Thanh Phong, tỷ lệ ngừng tim đột ngột chiếm 15% tổng số các trường hợp tử vong ở các nước phát triển. Với những bệnh nhân bị ngừng tim, dù cấp cứu ngừng tim thành công, tim đập trở lại, phục hồi được mạch huyết áp thì tỷ lệ sống sót cũng chỉ dưới 10% (ngay cả những nước có hệ thống y tế hiện đại).
https://nhandan.vn/cuu-song-benh-nhan-78-tuoi-ngung-tim-hon-me-post646000.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ", "Cứu sống bệnh nhân ngưng tim-hôn mê", "78 tuổi" ] }
Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai lấy tạng tại cơ sở y tế
NDO -Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí là bệnh viện tuyến tỉnh lần đầu tiên thực hiện được việc lấy đa tạng từ người cho chết não, từ đó chuyển tới nhiều trung tâmghép tạngtrong cả nước, xa nhất là tới Bệnh viện Trung ương Huế.
Người hiến tạng là một công dân Quảng Ninh, bị chấn thương sọ não rất nặng sau tai nạn giao thông. Ngay sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, đồng thời nhận được sự đồng thuận của gia đình trong việc hiến tạng, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí đã khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy đa mô tạng, phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, các trung tâm ghép tạng toàn quốc để rà soát và lập danh sách bệnh nhân sẽ được ghép tạng từ người cho này.Các tạng được hiến bao gồm: tim, gan (trong đó, gan được chia tách gan phải, gan trái), 2 quả thận, 2 giác mạc.Hội chẩn liên viện lên phương án chuyên môn giữa Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện 108, Bệnh viện Việt Đức và Bệnh viện Trung ương Huế.Sau khi được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí nhân sự, đặc biệt phải bảo đảm thời gian bảo quản và phương án vận chuyển tạng tới nơi ghép, ca phẫu thuật lấy tạng đã được triển khai ngay trong đêm với sự tham gia của 120 y bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chia thành nhiều ê-kíp.Trong đó, các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã cử các ê-kíp bác sĩ đến Quảng Ninh để tham gia phẫu thuật lấy tạng.Sau 4 giờ phẫu thuật liên tục với sự tập trung cao nhất, các ê-kíp phẫu thuật đã thành công lấy các tạng đúng như dự kiến và vận chuyển tới các đơn vị để ghép cho bệnh nhân.Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí cũng cho biết: Để làm được điều này, chúng tôi cũng đã có sự chuẩn bị và chủ động từ sớm cả về năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ và cơ sở vật chất của đơn vị. Cùng với sự hiệp đồng chặt chẽ với Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, các trung tâm ghép tạng của cả nước, ca phẫu thuật lấy đa tạng đã diễn ra thuận lợi, theo đúng như dự kiến và cũng đã được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao.Thời gian tới, với mục tiêu trở thành một đơn vị y tế đáp ứng tốt cho nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Quảng Ninh và khu vực, bệnh viện cũng xây dựng 7 mũi nhọn trong khám và điều trị, một trong số đó là ghép tạng. Bệnh viện đã tổ chức cho 40 y, bác sĩ thuộc nhiều lĩnh vực đi học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật, và kỳ vọng rằng trong tương lai gần có thể sẽ triển khai ghép tạng ngay tại Quảng Ninh.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia chia sẻ: Chúng tôi đánh giá rất cao sự vào cuộc của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, ngành y tế Quảng Ninh và đặc biệt là Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí trong việc triển khai một ca lấy đa tạng ngay tại đơn vị. Đây là một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng, hình thành và mở rộng mạng lưới hiến tạng, ghép tạng trong toàn quốc.Đây là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, kể cả tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có điều trị, có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng, chết tim tiềm năng hiến tạng. Từ mô hình của Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm và lan tỏa ra các đơn vị khác, mở rộng hơn nữa mạng lưới hiến tạng, ghép tạng, gia tăng nguồn tạng hiến, giúp cho nhiều bệnh nhân hơn nữa có cơ hội được cứu sống.Đến 5 giờ ngày 2/4, tất cả các tạng được lấy xong và khẩn trương vận chuyển đến nơi ghép cho người nhận.Theo thông tin từ Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia, đến chiều 2/4, tất cả các tạng được lấy từ người hiến tạng trên đều đã được ghép, tưới máu tốt, mang lại hy vọng sống mới cho các bệnh nhân khác.Như vậy, đến thời điểm này, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị.Điều này không chỉ khẳng định quyết tâm của ngành y tế Quảng Ninh trong việc tham gia sâu vào mạng lưới hiến tạng, ghép tạng quốc gia, thực hiện trách nhiệm cao với cộng đồng, đồng thời cũng cho thấy năng lực của đội ngũ y bác sĩ tỉnh nhà sẵn sàng tiếp cận và triển khai các kỹ thuật cao phục vụ nhân dân ngay tại địa phương.
https://nhandan.vn/quang-ninh-la-dia-phuong-dau-tien-trien-khai-lay-tang-tai-co-so-y-te-post802874.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Quảng Ninh", "Lấy tạng", "cơ sở y tế", "ghép tạng", "y tế cơ sở" ] }
Những lưu ý bệnh não mô cầu ở thanh thiếu niên
NDO -Bệnh do não mô cầu xuất hiện quanh năm nhưng dễ lây lan qua đường hô hấp và bùng phát thành dịch, gây hai bệnh điển hình làviêm màng nãovà nhiễm trùng huyết.
Thanh thiếu niên có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn não mô cầu, trở thành người lành mang trùng hoặc phát bệnh tuy nhiên nhiều người chưa chú trọng phòng bệnh.Bệnh não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10-20%, tỷ lệ tử vong 8-15%. Nếu được điều trị khỏi, người bệnh vẫn phải chịu các di chứng như tàn tật, điếc, liệt, tổn thương thận, ảnh hưởng não, thiểu năng trí tuệ…Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, triệu chứng của bệnh viêm màng não do não mô cầu gồm sốt, đau đầu, buồn nôn và nôn, cứng cổ… dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, viêm đường hô hấp dẫn đến giảm khả năng phát hiện sớm. Vào mùa hè, ca bệnh xuất hiện rải rác và lẫn trong hội chứng viêm màng não mủ.Tại Việt Nam, thống kê gần nhất được Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trích dẫn năm 2016, cho biết tỷ lệ mắc viêm màng não mô cầu khoảng 2,3/100.000 dân, xếp thứ 6 trong 10 bệnh truyền nhiễm tỷ lệ tử vong cao nhất toàn quốc.Ca bệnh điển hình là nam thanh niên 22 tuổi ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội, ngày 3/5 khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt (không rõ nhiệt độ), rét run. Ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện co giật toàn thân, phải cấp cứu và đang điều trị tích cực tại Bệnh viện Quân y 103.Vi khuẩn sống ở niêm mạc hầu họng của 10% người lành. Bệnh lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp bởi các giọt bắn có chứa vi khuẩn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…. Sau khi vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng, tại chỗ vi khuẩn nhân lên nhanh chóng gây viêm mũi họng.Ở những người khoẻ mạnh đã tiêm phòng vaccine bệnh thường nhẹ, có thể tự khỏi. Ở những người cơ địa suy giảm miễn dịch hoặc chưa tiêm phòng vaccine vi trùng tiếp tục lan vào máu, đi khắp cơ thể gây nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Những trường hợp diễn tiến cấp tính có thể gây tử vong nhanh chóng.Khi cơ thể mệt mỏi, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ làm tăng khả năng nhiễm bệnh. Thanh thiếu niên, sinh viên sống ở môi trường đông đúc như ký túc xá, nhà trọ đông người, nguy cơ mắc bệnh cao hơn.Biểu hiện viêm màng não ở trẻ em là sốt, nôn, đau đầu, sợ ánh sáng ngoài ra bệnh điển hình sẽ có ban xuất huyết hoại tử hình sao ở trên da. Nặng hơn nữa bệnh gây tình trạng nhiễm trùng máu, suy tim, suy đa tạng và tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), trên thực tế viêm não mô cầu là bệnh lý có tỷ lệ mắc bệnh khá thấp, bởi đã được phòng bởi “thành trì” vaccine.Vaccine chốngviêm não mô cầu ở trẻ emrất có sẵn ở các đơn vị tiêm chủng và các gia đình đều được nhân viên y tế tư vấn tiêm chủng cho bé. Tất nhiên đôi khi vẫn có những trường hợp trẻ em chưa được tiêm vaccine này do đó khi tiếp xúc với người mang bệnh, trẻ vẫn có thể bị mắc bệnh.Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Thị Hà, Phó Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) thăm khám cho bệnh nhi.Bác sĩ Hà lưu ý các cha mẹ, đầu tiên trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia và các vaccine tiêm chủng khác theo tư vấn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, khi trẻ có biểu hiện sốt đặc biệt kèm theo triệu chứng phát ban xuất huyết, nôn, đau đầu cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở khám bệnh chuyên khoa Nhi để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị.Cũng theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hà, hiện nay nhiều loại vaccine về phòng bệnh não mô cầu rất nhiều và hiệu quả, có loại có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Bởi vậy, để phòng bệnh cho các em, thì việc tiêm chủng đầy đủ vẫn quan trọng nhất.Nhiều người cho rằng người trẻ, khỏe mạnh không có nguy cơ nhiễm não mô cầu, do đó chủ quan phòng ngừa. Cũng có quan điểm gợi ý tiêm chủng khi dịch bệnh vào cao điểm.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mầm bệnh có thể tấn công vào mọi thời điểm trong năm. Vì vậy, mọi người nên chủng ngừa càng sớm càng tốt để tạo miễn dịch sớm.Vi khuẩn não mô cầu được phân loại thành 12 nhóm huyết thanh gây bệnh, thường gặp 6 nhóm A, B, C, Y, X và W-135. Vaccine không có tác dụng phòng ngừa chéo giữa các nhóm. Mọi người nên chủng ngừa đúng và đủ loại, phác đồ ưu tiên gồm loại ngừa nhóm B và loại ngừa các nhóm A, C, Y, W-135.Hiện Việt Nam có vaccine Bexsero (Italy), hiệu quả 95%, chỉ định cho người 2 tháng đến 50 tuổi; Menactra (Mỹ) phòng não mô cầu nhóm ACYW hiệu quả 90%, dành cho đối tượng từ 9 tháng đến 55 tuổi; Mengoc - BC (Cuba) phòng não mô cầu nhóm B, C dành cho người từ 6 tháng đến 45 tuổi.Tương tự các vaccine khác, mũi ngừa não mô cầu có thể gây sốt, đau, sưng đỏ tại vị trí tiêm, nhức mỏi, chán ăn… Các triệu chứng thường nhẹ, tự khỏi sau khoảng 1-2 ngày.Nếu sốt nhẹ dưới 38 độ C, mọi người cần mặc quần áo thoải mái, bù dịch, uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Nếu sốt trên 38,5 độ C, mọi người sử dụng thuốc hạ sốt chứa paracetamol. Nếu sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, mọi người cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
https://nhandan.vn/nhung-luu-y-benh-nao-mo-cau-o-thanh-thieu-nien-post810196.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [] }
Thành phố Hồ Chí Minh chào đón công dân đầu tiên năm Giáp Thìn 2024
NDO -0 giờ đêm giao thừa Tết Giáp Thìn (10/2 dương lịch), 5 công dân nhí đã chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp sinh thường trong vòng tay hân hoan hạnh phúc của gia đình và các y, bác sĩ.
Đêm giao thừa, trên khắp mọi nẻo đường của Thành phố Hồ Chí Minh mọi người hân hoan ngắm nhìn pháo hoa nở rộ tưng bừng, ai ai cũng hân hoan đón chào một năm mới.Tại Bệnh viện Từ Dũ, các bác sĩ, nhân viên y tế cũng hân hoan và hồi hộp chờ đón những công dân nhí đầu tiên của năm mới chào đờiTừ 9 giờ sáng vợ của anh Doanh (ngụ quận 10) đã có dấu hiệu sinh nên được nhập viện. Anh không ngờ con được sinh ra trong giờ phút thiêng liêng này: “Vợ tôi phải chịu nhiều cơn gò, trong khi tôi chỉ biết nắm tay an ủi thôi. Nhìn thấy mẹ tròn con vuông, tôi rất hạnh phúc”, anh Doanh xúc động chia sẻ.Tối 28 Tết âm lịch, bà Lê Thị Kim Liên (ngụ Nhà Bè) đưa con dâu nhập viện bởi thai phụ có nhiều cơn gò, đến tối nay, đúng thời khắc giao thừa thì em bé chào đời.Đón con dâu và cháu nội, mẹ chồng của chị cười: “Đây là con dâu đầu và em bé cũng là đứa cháu đầu tiên của tôi, chúng tôi dự kiến đặt tên bé là Đào Minh Khôi. Tôi cám ơn các bác sĩ đã giúp cho con dâu tôi sinh an toàn”, bà Liên nói.Anh Liêm không kìm nổi những giọt nước mắt hạnh phúc và gửi lời cảm ơn đến vợ mình.Anh Tô Thanh Liêm và chị Phạm Lưu Phúc Tâm (ngụ Thủ Đức) vẫn chưa hết bất ngờ bởi chị chưa đến ngày dự sinh và đây là bé thứ 2 của anh chị."Tôi rất xúc động, trước khi đi thì bé lớn ở nhà khóc đòi theo nhưng phải gửi cho ông bà, vợ tôi dự sinh sau Tết nên ở nhà chuẩn bị đồ để chụp ảnh Tết, không ngờ là vợ sinh vào khoảnh khắc tuyệt vời này", anh Liêm chia sẻ.Bệnh viện Từ Dũ tặng 5 công dân nhí đầu tiên năm 2024 của thành phố mỗi em bé 1 chỉ vàng cùng những phần quà ý nghĩa.Bác sĩ CKII Trần Ngọc Hải, Giám đốcBệnh viện Từ Dũcho biết, theo quan niệm của người châu Á, đặc biệt là ở các quốc gia phương đông thì năm Thìn là năm tốt. Đặc biệt, năm Giáp Thìn nghĩa là rồng vàng nên dự kiến lượt sinh sẽ tăng lên.“Trong năm nay, dự đoán số lượng sản phụ sinh con tại bệnh viện sẽ tăng khoảng 20% so với năm 2023. Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng về thiết bị, hóa chất và đội ngũ y bác sĩ,... Công suất tiếp nhận khoảng 200-300 ca sinh/ngày. Hiện tại mỗi ngày có khoảng 250 ca sinh nên người dân không lo lắng về quá tải”, bác sĩ Hải khẳng định.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-chao-don-cong-dan-dau-tien-nam-giap-thin-2024-post795884.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "chào đón công dân đầu tiên của năm 2024", "Bệnh viện Từ Dũ" ] }
Phẫu thuật não "thức tỉnh" chữa bệnh động kinh
NDO -Phẫu thuật não thức tỉnh để loại bỏ căn bệnhđộng kinhcho người bệnh là phương pháp mới vừa được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park chinh phục thành công.
Bệnh nhân T.T (TP Hồ Chí Minh) mắc chứng bệnh động kinh từ năm 5 tuổi. Trung bình mỗi tháng, bệnh nhân lại có 1-4 cơn động kinh lớn với những dấu hiệu như buồn nôn, sợ hãi, mất ý thức và sau đó chuyển sang co giật, co cứng toàn cơ thể.Ngoài ra, bệnh nhân còn phải thường xuyên chịu đựng nhiều cơn động kinh nhỏ thoáng qua trong ngày. Sau mỗi lần phát cơn động kinh, bệnh nhân không nói được và có khi phải mất 30 phút, thậm chí vài giờ mới trở lại trạng thái bình thường. Đặc biệt, cơn động kinh thường xuất hiện nhiều nhất khi T.T đến kỳ kinh nguyệt.Căn bệnh dai dẳng khiến cô bé tự ti, thường xuyên phải có gia đình giám sát. Có những thời điểm bệnh nhi kháng thuốc, cơn động kinh liên tục đến 20 cơn khiến cả nhà rất xót xa.Sau thời gian dài tìm hiểu, gia đình đã quyết định đưa T.T đến thăm khám tại Vinmec Central Park, hy vọng sẽ có phương thức điều trị dứt điểm.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thị Phước Yên (chuyên khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Vinmec Central Park) cho biết, với trường hợp bệnh nhân động kinh lâu năm có tình trạng kháng thuốc như T.T, phẫu thuật cắt thương tổn gây động kinh là cách điều trị tối ưu nhất để giúp bệnh nhân không còn lên cơn hoặc giảm tần suất động kinh."Thách thức đặt ra là ca phẫu thuật phải được thực hiện vô cùng chính xác để có thể lấy được tối đa thương tổn gây động kinh mà không ảnh hưởng tới vùng vỏ não phụ trách chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân", bác sĩ Phước Yên nói.Nhằm giúp bệnh nhân bảo toàn được vùng vỏ não phụ trách chức năng ngôn ngữ, các chuyên gia tại Vinmec đã quyết định áp dụng kỹ thuật mới - thực hiệnphẫu thuật sọ nãotrong khi người bệnh vẫn ở trạng thái tỉnh táo và có thể giao tiếp với bác sĩ. Đây là kỹ thuật chính xác nhất hiện nay trong y khoa để xác định vùng ngôn ngữ ở vỏ não.Vinmec đã mời các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này từ Đại học Montreal, Canada cùng tham vấn, hỗ trợ chuyên môn cả trước và trong suốt quá trình mổ kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ.Bệnh nhân đã hồi phục sức khỏe, không còn nói lắp và bị động kinh như trước.Giai đoạn đầu của cuộc phẫu thuật, ê-kíp gây mê bằng thuốc truyền tĩnh mạch kết hợp gây tê vùng để bệnh nhân không cảm thấy đau, sau đó tiến hành khoan một phần hộp sọ để tiếp cận vùng não bệnh nhân.Sau khi mở hộp sọ, thuốc mê sẽ được ngưng truyền để bệnh nhân tỉnh lại. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ vừa trò chuyện vừa dùng điện cực kích thích các vùng của vỏ não. Nếu kích thích vùng nào khiến bệnh nhân ngưng nói chuyện thì đó là vùng vỏ não phụ trách ngôn ngữ, bác sĩ sẽ đánh dấu để không tác động vào vùng đó khi thực hiện loại bỏ ổ động kinh. Quá trình thực hiện kéo dài khoảng 30-45 phút.Cuối cùng, khi đã xác định xong vùng ngôn ngữ, bệnh nhân sẽ được tiếp tục gây mê để các bác sĩ tiến hành lấy bỏ ổ động kinh và đóng hộp sọ."Một trong những khó khăn nhất của ca phẫu thuật là tâm lý của bệnh nhân. Tuy không có cảm giác đau, nhưng cảm giác bộ não đang có người chạm vào có thể khiến người bệnh lo sợ và mất bình tĩnh, gây khó khăn cho công tác phẫu thuật", bác sĩ Phước Yên chia sẻ.Động kinh là bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc động kinh tại Hà Nội và Hồ Chí Minh là 5,49%, bệnh nhân nam nhiều hơn bệnh nhân nữ, động kinh toàn thể chiếm 69,2%, động kinh cục bộ chiếm tỷ lệ 18,9%, động kinh không phân loại chiếm 11,9%. Khoảng trống điều trị động kinh là 17,7%. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị chiếm 82,3%, tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị chiếm 12%, tỷ lệ bệnh nhân chưa điều trị là 5,7%.Để chuẩn bị cho bệnh nhân, bác sĩ gây mê Nguyễn Thị Hoài Nam (Trưởng Đơn nguyên Giảm đau-Khoa Gây mê phẫu thuật) đã dành thời gian gặp gỡ, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân, tạo tiền đề cho sự hợp tác của bệnh nhân khi mổ. Trạng thái cảm xúc của bệnh nhân luôn được ưu tiên hàng đầu để bệnh nhân có thể yên tâm, thoải mái và hợp tác tốt với ekip phẫu thuật.Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân tâm sự: “Ban đầu em có hơi sợ nhưng các bác sĩ giúp em bình tĩnh, em không còn thấy sợ, chỉ thấy xúc động thôi. Các bác sĩ đã chữa lành cho em, đúng với ước mơ từ nhỏ của em là được khỏe mạnh như bao bạn khác”.Như vậy, sau 13 năm chịu đựng căn bệnh động kinh quái ác, nữ bệnh nhân 18 tuổi có ổ động kinh liên quan đến vùng ngôn ngữ không thể phẫu thuật đã được điều trị thành công bằng phương pháp mới. Sau phẫu thuật, bệnh nhân không những không gặp bất kỳ di chứng nào mà còn năng động, diễn đạt trôi chảy hơn trước.Mẹ bệnh nhân cho biết bản thân khá bất ngờ vì ngày trước bệnh nhân bị nói lắp, có khó khăn khi muốn diễn đạt điều gì đó nhưng giờ thì T.T có thể sử dụng từ ngữ gãy gọn, mạch lạc hơn.Thạc sĩ, bác sĩ Trương Văn Trí, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Vinmec Central Park, trước khi có cuộc phẫu thuật của bệnh nhân T.T, tại Việt Nam chưa từng có phương pháp điều trị cho các trường hợp tương tự. Tất cả bệnh nhân có ổ động kinh liên quan đến vùng ngôn ngữ đều không thể phẫu thuật được và phải chịu cảnh sống chung với căn bệnh quái ác suốt đời.
https://nhandan.vn/phau-thuat-nao-thuc-tinh-chua-benh-dong-kinh-post786249.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "phẫu thuật não thức tỉnh", "phẫu thuật động kinh", "Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec" ] }
3 tháng giành giật sự sống cho bé trai nguy kịch tính mạng vì mắc thủy đậu
NDO -Bé trai mắc thủy đậu nhanh chóng bị suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp (dưới mức 5.000/μL)... Trẻ phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử đã được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương nỗ lực cứu chữa.
Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, đầu tháng 2/2024, bé V.T (Điện Biên) nhập viện trong tình trạng sốt cao liên tục, nổi nốt phỏng và nốt xuất huyết dưới da toàn thân do mắc bệnhthủy đậu.Để điều trị cho bệnh nhi, các bác sĩ đã sử dụng thuốc kháng virus và thuốc Gama globulin (thuốc đặc biệt chỉ sử dụng trong trường hợp hội chẩn) và hỗ trợ hô hấp cho trẻ.Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhi không cải thiện, trẻ vẫn nhanh chóngdiễn tiến nặngvà rơi vào tình trạng suy đa tạng, nhiễm trùng huyết, tổn thương não, xuất huyết dưới da, tiểu cầu giảm thấp (dưới mức 5.000/μL),… trẻ phải lọc máu, thở máy và nhiều lần cận kề cửa tử.Dưới sự chủ trì của Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã nhanh chóng tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa, bao gồm: Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Miễn dịch-Dị ứng-Khớp, Chẩn đoán hình ảnh, Huyết học, Ung thư, Vi sinh,…Sau hội chẩn, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới cùng các bác sĩ quyết định tiếp tục cho trẻ sử dụng thuốc điều trị giảm tiểu cầu, truyền máu, đồng thời dùng thuốc kháng virus thế hệ mới cho trẻ theo ý kiến của hội đồng.Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa, cùng quá trình điều trị khẩn trương, tích cực, chuyên nghiệp của các bác sĩ, sự chăm sóc tận tình, chu đáo của điều dưỡng Khoa Điều trị tích cực-Trung tâm Bệnh nhiệt đới, cùng ý chí kiên cường của bệnh nhi và sự quyết tâm của gia đình, tình trạng của trẻ dần cải thiện và hồi phục sau hơn 3 tháng điều trị.Ngày 7/5/2024, bé V.T được xuất viện trong niềm vui của gia đình và các y, bác sĩ. Để bày tỏ sự tri ân, bé V.T và mẹ của em đã gửi thư cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Bệnh viện cùng tập thể các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Nhi Trung ương và Phòng Công tác xã hội cùng các nhà hảo tâm đã cùng đồng hành, sát cánh bên gia đình, giúp đỡ gia đình trong suốt hơn 3 tháng điều trị vừa qua tại Bệnh viện.Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam chia sẻ: “Lời cảm ơn mộc mạc, chân tình của bệnh nhi và gia đình bệnh nhi luôn là nguồn động lực mạnh mẽ giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Nhi Trung ương nỗ lực, quyết tâm hơn nữa trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe trẻ em”.
https://nhandan.vn/3-thang-gianh-giat-su-song-cho-be-trai-nguy-kich-tinh-mang-vi-mac-thuy-dau-post811025.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "biến chứng thủy đậu", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "giành giật sự sống" ] }
Những chiến sĩ áo trắng tận tình, trách nhiệm nơi đảo xa
Nhìn sắc diện những chiến sĩ và người dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà chúng tôi gặp trong chuyến ra thăm đảo mới đây thấy ai cũng rắn rỏi, khỏe mạnh. Góp phần cho thành quả đó là những kíp y,bác sĩ mang quân hàm, được tuyển chọn và luân phiên từ các bệnh viện tuyến đầu, như Trung ương Quân đội 108, Quân y 354, Quân y 175...
Sau hải trình hơn hai ngày, điểm đến đầu tiên của đoàn công tác chúng tôi làđảo Song Tử Tây. Lần đầu ra đảo lại nhiều bữa gặp sóng cấp 5, cấp 6 cho nên Trung sĩ Nguyễn Văn Đạt bị say sóng dẫn đến tụt đường huyết.Đạt đã được xuồng chuyển tải vượt sóng đưa vào Bệnh xá Song Tử Tây để các cán bộ y tế trên đảo hỗ trợ chăm sóc, nghỉ ngơi. Bệnh xá khang trang nằm trên khuôn viên 2.000m2, có nhiều phòng chức năng, do kíp quân y gồm 2 bác sĩ (ngoại khoa và nội khoa) và 5 điều dưỡng phụ trách...Đại úy, bác sĩ, thạc sĩ Lê Văn Quốc, Bệnh xá trưởng đảo Song Tử Tây chia sẻ, trước khi ra đảo, qua kinh nghiệm từ các kíp đi trước chúng tôi thấy được khó khăn, trong đó khó nhất là sự thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ công tác khám, chữa bệnh.Tuy nhiên, nhờ chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, cũng như đơn vị cử ra đảo, chúng tôi đã ngay lập tức bắt tay vào công việc, chăm sóc, cứu chữa cho chiến sĩ và người dân trên đảo, nhất là cho các ngư dân tham gia đánh bắt hải sản trên các ngư trường quanh quần đảo Trường Sa. Hằng năm, bệnh xá tổ chức khám định kỳ hai lần cho toàn quân và dân trên đảo.Trung sĩ Nguyễn Văn Đạt say sóng, ngất xỉu được bác sĩ Bệnh xá Song Tử Tây chăm sóc.Một ngư dân đã gần 80 tuổi đang tham gia đánh bắt hải sản cách đảo hàng chục hải lý bị đau bụng, nghi ngờ là viêm ruột thừa cấp. Biết trên đảo có các bác sĩ quân y, tàu cá vội đưa người bệnh đến...Nhờ được phẫu thuật kịp thời, người bệnh qua cơn nguy kịch. Thời gian qua, Bệnh xá đảo Song Tử Tây đã xử lý thành công 6 ca viêm ruột thừa cấp, trong đó có một ca rất nặng.Chúng tôi gặp chị Trần Thị Liên, xã Song Tử Tây đưa hai con là Phan Trần Mận Nhi và Phan Gia Phát lên bệnh xá khám bệnh.Khi được hỏi về công tác khám, chữa bệnh, chị Liên chia sẻ, các bác sĩ rất tận tình, thăm khám cho các cháu và các hộ dân ở trên đảo rất chu đáo. Bác sĩ bộ đội tay nghề cao, có cả bác sĩ chuyên ngành nội khoa, ngoại khoa, thật sự là điểm tựa cho chúng tôi.Kíp bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luân chuyển công tác ra đảo luôn là điểm tựa cho quân, dân Trường Sa. Là người chiến sĩ áo trắng, các anh đã hoàn thành mọi nhiệm vụ, làm hết khả năng để cứu chữa cho người dân. Có những ca bệnh khó, ngoài khả năng, các anh tham vấn các thầy, các giáo sư, chuyên gia đầu ngành.Sáu tháng qua, các y, bác sĩ trên đảo đã hội chẩn trực tuyến bằng hệ thống khám bệnh từ xa với các thầy, giáo sư đầu ngành cứu chữa cho năm trường hợp. Bệnh xá đảo Song Tử Tây được trang bị khá cơ bản, đầy đủ, có phòng chụp X-quang, phòng mổ; phòng cấp cứu, máy siêu âm… buồng tăng, giảm áp (chữa trị cho những trường hợp tai biến khi lặn biển).Thiếu tá, bác sĩ chuyên khoa I Tạ Đức Thao, đảo Song Tử Tây chia sẻ: Tuy những trang thiết bị y tế trên các đảo còn chưa đầy đủ nhưng chúng tôi đã tận dụng tối đa để chữa cho người bệnh.Có trường hợp được đưa đến trong tình trạng cấm khẩu, liệt nửa người do lặn sâu rồi ngoi lên mặt nước đột ngột, bóng khí trong lòng mạch nở to gây tắc mạch. Vào bệnh xá, chúng tôi đưa vào buồng giảm áp, sử dụng công nghệ tái tăng áp rồi giảm từ từ để làm tan bóng khí, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.Trước đây, tỷ lệ tử vong những trường hợp tai biến do lặn biển khá cao do người dân tự chữa bằng mẹo. Không chỉ cứu chữa, các cán bộ y tế còn tuyên truyền, hướng dẫn giúp người dân, nhất là ngư dân không tự ý điều trị tại nhà, tại chỗ mà khi gặp tình trạng tương tự cần đưa ngay đến cơ sở y tế.Gia đình hộ dân đưa con đến khám sức khỏe định kỳ tại Bệnh xá đảo Sinh Tồn.Tham gia khám, chữa bệnh trên đảo Sinh Tồn Đông có kíp 4 y, bác sĩ đến từ Bệnh viện Quân y 354. Bệnh xá đảo Sinh Tồn Đông là ngôi nhà cấp 4, chia làm 3 gian. Gian rộng nhất khoảng 20m2 được chọn làm nơi khám bệnh, phòng mổ rộng chừng 10m2 và phòng sinh hoạt cũng rộng như phòng mổ, là nơi ở của cả bốn cán bộ y tế.Bệnh xá trưởng, Thiếu tá, bác sĩ Nguyễn Văn Nam chia sẻ, quân và dân trên đảo được thăm khám bệnh theo từng quý. Thuốc chữa bệnh được tàu hậu cần vận chuyển ra thường xuyên, những bệnh thông thường cơ bản đầy đủ thuốc. Gặp những ca bệnh khó, chưa từng gặp, chúng tôi liên lạc về đất liền, hội chẩn bằng hệ thống khám, chữa bệnh từ xa.Thượng tá Nguyễn Văn Thọ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146, cho biết, đến nay, trang thiết bị khám, chữa bệnh ở các bệnh xá trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho quân, dân và ngư dân.Với các kíp y, bác sĩ trên tuyến quần đảo Trường Sa, không chỉ làm việc ở những trung tâm hiện đại mới phát huy được khả năng và phát triển tay nghề mà ở những nơi khó khăn, thiếu thốn như trên đảo cũng là một trải nghiệm quý báu. Họ luôn vững về tay nghề, kinh nghiệm và được rèn luyện thực tế để làm tốt nhiệm vụ trị bệnh, cứu người nơi đảo xa.
https://nhandan.vn/nhung-chien-si-ao-trang-tan-tinh-trach-nhiem-noi-dao-xa-post797706.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Bệnh xá Song Tử Tây", "bác sĩ mang quân hàm", "bệnh viện Quân y 354", "bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
"Săn con" thành công nhờ phẫu thuật Micro TESE
NDO -Biến chứng quai bị khiến nhiều người tưởng chừng mất cơ hội làm cha. Tuy nhiên, nhờ công nghệ phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), nhiều gia đình đã "săn" được con trong niềm hạnh phúc vỡ òa.
Biến chứng quai bịnăm 17 tuổi khiến anh Chu Văn Hải (1993) rơi vào hoàn cảnh trớ trêu,vô sinhdo teo tinh hoàn, không có tinh trùng. Những ngày tháng sau vợ chồng anh Hải lên khắp các diễn đàn, trang thông tin tìm kiếm phương pháp phẫu thuật tìm tinh trùng với niềm khát khao được làm cha mẹ. Đến năm 2021, tình cờ biết đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội qua những đánh giá tích cực về chất lượng dịch vụ, hai vợ chồng quyết định lên Hà Nội để bắt đầu hành trình “tìm con”.Khi đến bệnh viện, với trường hợp của anh Hải, không có tinh trùng trong tinh dịch, bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro TESE) kết hợp Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để tìm con.Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt (Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội), người trực tiếp thăm khám cho vợ chồng anh Hải – chị Thơm: “Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Trong đó, một nguyên nhân chính là bệnh quai bị, gây ra tình trạng viêm và teo tinh hoàn, dẫn đến không có tinh trùng. Nguyên nhân này xảy ra ở khoảng 10-15% những cặp đôi không có tinh trùng tới khám tại bệnh viện".Biến chứng sau quai bị là một trong những nguyên nhân phổ biến của tình trạng vô tinh không do tắc nghẽn, gây ra teo tinh hoàn, suy tinh hoàn không có tinh trùng… Từ đó, tinh hoàn sinh tinh kém hoặc thậm chí không sinh tinh dẫn đến xuất tinh không có tinh trùng.Để có con, bệnh nhân cần được can thiệp sâu vào tinh hoàn để tìm tinh trùng và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) với trứng của người vợ.Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị teo tinh hoàn do biến chứng quai bị, khi thực hiện mổ Micro TESE cho tỷ lệ tìm thấy tinh trùng là rất cao lên tới hơn 90%, hạn chế tổn thương mô tinh hoàn, ít để lại biến chứng.Vợ chồng anh Hải, chị Thơm đón con đầu lòng.Hành trình tìm con của vợ chồng bắt đầu từ đây, lần đó anh Hải được chính tay bác sĩ Việt mổ tìm tinh trùng. Phẫu thuật thành công, anh Hải tìm thấy tinh trùng để tạo phôi. Tuy nhiên, lần chuyển phôi đó, may mắn chưa ghé thăm gia đình khi que thử thai vẫn không xuất hiện hai vạch, mang tin vui đến gia đình anh chị.Năm 2022, vợ chồng anh Hải, chị Thơm quyết tâm quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và may mắn anh chị được xét duyệt là một trong 15 ca được phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro TESE miễn phí. Kết quả sau phẫu thuật, anh Hải tìm thấy tinh trùng đủ để tạo phôi.Sau 19 ngày chuyển phôi, chị Thơm đi siêu âm và được bác sĩ thông báo đã có thai. Trải qua nhiều khó khăn, cuối cùng con yêu đã tới với gia đình anh Hải - chị Thơm như một phép màu, điều mà trước đây anh Hải chưa bao giờ dám nghĩ tới khi biết mình “vô tinh”.Tháng 7/2023, vợ chồng anh Hải, chị Thơm hạnh phúc đón chào một thiên thần nhỏ kháu khỉnh. Anh Hải không khỏi xúc động khi nhớ lại khoảnh khắc con chào đời: “Ngồi chờ bên ngoài phòng mổ, nghe thấy tiếng con khóc là mình khóc theo luôn. Mình cảm ơn các bác sĩ và nhân viên bệnh viện đã tạo điều kiện, giúp đỡ vợ chồng mình rất nhiều".
https://nhandan.vn/san-con-thanh-cong-nho-phau-thuat-micro-tese-post808399.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "biến chứng quai bị", "hiếm muộn", "phẫu thuật Micro TESE" ] }
Hội nghị khoa học và Triển lãm Răng hàm mặt quốc tế lần thứ 2 tại Nghệ An
NDO -Trong 2 ngày 22 và 23/3, Hội Răng Hàm Mặt Nghệ An và Công ty CP TTH Group triển khai tổ chức Hội nghị khoa học và Triển lãm Răng hàm mặt Quốc tế Nghệ An-NAIDEC 2024 với chủ đề “Nha khoa thời đại số”.
Đây là hội nghị có quy mô lớn từ trước đến nay củaHội Răng hàm mặtkhu vực Bắc Trung bộ, với sự tham dự của gần 1.000 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ và các chuyên gia răng hàm mặt.Hội nghị NAIDEC 2024 còn có sự tham gia của hơn 40 đơn vị y tế trên cả nước nhằm kết nối, trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng thực hành và cập nhật kiến thức mới, chuyên sâu…, góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ y, bác sĩ chuyên ngành răng hàm mặt.Các đại biểu cập nhật kiến thức mới, chuyên sâu.Trong khuôn khổ Hội nghị có hơn 40 báo cáo nghiên cứu khoa học được chia sẻ từ các chuyên gia nổi tiếng trong nước và quốc tế; tập trung vào các chủ đề chuyên sâu và các kỹ thuật công nghệ mới của chuyên ngành răng hàm mặt.Các lớp hướng dẫn thực hành Hands-on với nhiều chủ đề hấp dẫn, thiết thực. Chương trình workshop mổ thị phạm tại Bệnh viện Răng hàm mặt và Phẫu thuật thẩm mỹ Thái Thượng Hoàng.Gần 50 gian hàng triển lãm giới thiệu những trang thiết bị, vật liệu, sản phẩm ngành nha khoa mới nhất. (Ảnh: Cảnh Toàn)Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Thái Doãn Thắng, Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt tỉnh Nghệ An nhấn mạnh: Thời gian tới, Hội Răng Hàm Mặt tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển nhanh hơn nữa chuyên ngành; đóng góp vào sự phát triển chung của ngành y tế và sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tại Hội nghị có gần 50 gian hàng triển lãm giới thiệu những trang thiết bị, vật liệu, sản phẩm ngành nha khoa mới nhất, hiện đại nhất đến từ các đơn vị doanh nghiệp, thương hiệu nổi tiếng, uy tín trong nước và quốc tế.
https://nhandan.vn/hoi-nghi-khoa-hoc-va-trien-lam-rang-ham-mat-quoc-te-lan-thu-2-tai-nghe-an-post801165.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Hội nghị Răng hàm mặt", "Nghệ An", "quốc tế", "Hội nghị Khoa học", "ngành y tế" ] }
Hãy sẵn sàng yêu thương cuộc sống này thêm lần nữa
NDO -"Chúng ta không cô đơn trên hành trình điều trị ung thư máu. Hãy coi chúng ta là học sinh giỏi và cuộc đời cho mình bài toán khó hơn để giải bài toán khó nhất này", chị Lê Thị Phượng Nhi kể về hành trình vực dậy từ vực sâu 3 năm trước khi phát hiện mình mắc bệnhung thư máu.
Những giọt nước mắt một lần nữa rơi trên gương mặt những người bệnh là người quen ởViện Huyết học-Truyền máu Trung ươngnhiều năm qua. Nhưng đây là những cảm xúc lạc quan của những người đã vượt qua cửa tử, một lần nữa được sống với đời trong chương trình “Câu chuyện mùa xuân” lần thứ 4 dành cho người bệnh nhân Ngày Thế giới phòng chống ung thư 4/2 do Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức.Có những chiến binh đi qua mọi cảm xúc tiêu cực, đau thương khi phát hiện vài bệnh ung thư liên tiếp, nhưng họ đã vững vàng vượt qua và những điều kỳ diệu đã đến bằng chính niềm tin vào y học và tinh thần lạc quan trong hành trình chiến đấu với những tế bào lạ trong cơ thể."Quan trọng là bạn đã sống thế nào?"Chị Lê Thị Phượng Nhi (Mê Linh, Hà Nội) phát hiện mắc bệnh K máu vào năm 2021. Sau những ngày truyền hóa chất và thải độc chì, đến tuần thứ 3, cả 3 dòng chỉ số giảm sâu. Tiểu cầu, bạch cầu thấp là chị xuất huyết khắp chân, miệng lở loét, sốt li bì, cơ thể trở nên rã rời không còn sức sống. Trải qua 3 đợt hóa chất, hoàn thành phác đồ điều trị, bệnh đã lui hoàn toàn.Được tái sinh, với chị Nhi là một phép màu và chị tâm sự rằng, sự yêu thương của các y, bác sĩ tại Viện, sự động viên nhau của mỗi người bệnh trong khoa Máu người lớn đã giúp chị và nhiều người bệnh đã chiến thắng, quên đi mình là một bệnh nhân.Chị Lê Thị Phượng Nhi (Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ về hành trình vượt qua bạo bệnh.Lớp 9, cậu bé Bùi Tiến Mạnh phát hiện bệnh K máu. "Bố mẹ em giấu bệnh, em rất suy sụp và khóc rất nhiều. Lúc đó, em may mắn đọc được câu chuyện lạc quan của cô Diệu Thuần, thấy câu chuyện của mình rất giống cô, nên em đã nỗ lực để vượt qua. Sau một năm lui bệnh hoàn toàn, em đã đi học trở lại và đã đỗ đại học", Mạnh kể.Hành trình của Mạnh là hành trình của rất nhiều người lớn và bệnh nhi tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hàng chục năm.Chị Nguyễn Thu Phương kể lại hành trình chấp nhận cú sốc năm 36 tuổi bằng những dòng chữ xúc động "Bỗng 1 ngày, cả thế giới (gia đình, người thân, bạn bè...) yêu thương mình nhiều hơn. Cả bầu trời cơm áo gạo tiền không cần đến sự quan tâm của mình nữa. Và cuộc đời bắt đầu như một bộ phim Hàn Quốc vẫn xem, rồi mình thủ luôn vai chính. Nhanh như 1 cơn lốc nhưng dài hơn 36 năm cuộc đời.Một cuộc chiến không ngắn, không đơn giản, không tiết kiệm... Đó là khoảng thời gian dài hơn 36 năm mình đã đi qua, phức tạp hơn mọi thất bại mình từng trải. Và mình, chính mình Nguyễn Thu Phương đã trở thành 1 chiến binh của căn bệnh ung thư máu (Lơ xê mi cấp dòng tủy thể M2)”.Nhiều câu chuyện xúc động được chia sẻ tại chương trình.5 năm, đối diện với 2 cú sốc liên tiếp là ung thư máu và ung thư cổ tử cung, nhưng sự lạc quan và bình tĩnh đã giúp chị liên tiếp chiến thắng bệnh tật. "Sau gần 5 năm, tôi đã trở lại chăm sóc gia đình, được làm việc mình thích, được thực hiện những điều còn dang dở", chị Phương xúc động nói.Là bệnh nhân đầu tiên được ghép tế bào gốc nửa hòa hợp tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, anh Chu Sơn Chung đã có nhiều năm dài để vượt qua bạo bệnh.Cơ hội đầu tiên ghép đồng loài phù hợp hoàn toàn HLA từ em trai bị dập tắt, anh đã nghĩ đến việc ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng. Nhưng cân nặng của anh không đủ giúp anh hoàn thành ca ghép.Ghép tế bào gốcnửa hòa hợp phức tạp hơn, nhiều nguy cơ biến chứng hơn và là phương pháp còn mới mẻ năm 2015 là cơ hội cuối cùng của anh. Nhưng với niềm tin vào các y, bác sĩ, anh đã sẵn sàng trở thành người đầu tiên ghép nửa hòa hợp. "Dù cơ hội chỉ là 50/50 nhưng tôi vẫn tin mình đã đạt được 51% để giành chiến thắng", anh Chung đặt niềm tin.Ca ghép xuyên Tết năm 2015 đã giúp anh tái sinh và nghị lực ấy đã giúp anh có thêm nhiều khao khát hơn nữa với cuộc đời và sẵn sàng chinh phục những bước tiến mới trong sự nghiệp.Hãy yêu thương cuộc đời thêm lần nữa“Câu chuyện mùa xuân” là chương trình được tổ chức thường niên nhằm hỗ trợ tinh thần, kết nối hoạt động thiện nguyện cho người bệnh và truyền thông giáo dục sức khỏe. Chương trình năm nay mang thông điệp“Thêm một lần nữa, hãy sẵn sàng yêu thương cuộc đời này”. Bởi ung thư không phải kết thúc, đó chỉ là khởi đầu của một hành trình sống mới với những trải nghiệm mới. Dù có niềm đau, nỗi buồn nhưng vẫn còn đó niềm tin và những ân tình.Với mục đích truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc chăm sóc sức khỏe, chương trình có sự tham dự và tư vấn của chuyên gia trong lĩnh vực ung thư huyết học. Chủ đề điều trị ung thư máu luôn nhận được quan tâm và đón nhận trong chương trình. Với những tiến bộ trong điều trị hiện nay, khá nhiều người bệnh ung thư có thể khỏi bệnh hoặc điều trị ổn định và sống lâu dài với chất lượng cuộc sống được cải thiện.Không chỉ cung cấp kiến thức hữu ích, “Câu chuyện mùa xuân” còn khơi dậy nguồn cảm hứng từ chính những người đã từng trải qua căn bệnh ung thư máu. Họ “chiến đấu” mạnh mẽ và hạnh phúc đón nhận kết quả lui bệnh hoàn toàn. Sự xuất hiện của họ trong chương trình mang đến tinh thần lạc quan và những câu chuyện tích cực sau nhiều năm cố gắng.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chia sẻ tại chương trình.Tiếp nối 3 ấn phẩm đã phát hành, nhân dịp này, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương ra mắt tập san “Câu chuyện mùa xuân” năm thứ 4 dành tặng người bệnh. 10 nhân vật có mặt trong cuốn sách là những người trụ cột gia đình, những bạn thanh niên trẻ mới bước vào cuộc sống và các cháu nhỏ. Họ kể về cách chấp nhận, động lực sống và vượt qua bệnh tật. Qua sự chiêm nghiệm này, người đọc có thể nhận ra ung thư không còn là nỗi sợ hãi mà là bước ngoặt giúp mỗi chiến binh trở nên mạnh mẽ hơn trước thử thách.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: Ung thư có lẽ không nên được coi là “căn bệnh chết chóc” nữa, mà chỉ là “căn bệnh nan y” cần chữa trị trong một thời gian dài. Người bệnh ung thư có thể lui bệnh, phục hồi, duy trì sức khỏe ổn định một cách an toàn sau thời gian điều trị kéo dài.Thông qua chương trình, Tiến sĩ Vũ Đức Bình muốn gửi tới người bệnh thông điệp: “Ung thư không phải là kết thúc, mà chỉ là khởi đầu một hành trình sống mới, với những trải nghiệm mới. Dù có nỗi buồn khổ, có sự mệt mỏi, nhưng vẫn còn đó niềm tin và những ân tình gửi trao tới mỗi người bệnh như quý vị đang mang tới đây. Thêm một lần nữa, hãy sẵn sàng yêu thương cuộc đời này!”.
https://nhandan.vn/hay-san-sang-yeu-thuong-cuoc-song-nay-them-lan-nua-post794836.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "ung thư máu", "chiến binh K máu", "Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương" ] }
Phòng chống dịch bệnh từ đầu năm
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) năm 2023, cả nước ghi nhận gần 181.000 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó có 31 trường hợp tử vong. So với năm trước đó, số ca mắc tăng gấp 2,7 lần, số ca tử vong tăng 28 trường hợp. Với bệnh sốt xuất huyết, cả nước ghi nhận hơn 172.000 trường hợp mắc và 43 ca tử vong; ghi nhận 82 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022...
Đáng chú ý, năm 2023, cả nước ghi nhận 137 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có sáu ca tử vong. Các trường hợp mắc và tử vong đều ghi nhận tại khu vực phía nam; các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ chủ yếu là nam giới (98,5%), trong đó khoảng 70% là nam quan hệ tình dục đồng giới và 55% ca bệnh nhiễm HIV...Năm 2023, cả nước ghi nhận hơn 99.000 trường hợp mắc Covid-19, trong đó có 20 trường hợp tử vong, số ca mắc giảm 82,4 lần so với năm 2022… Ngoài ra, cả nước không ghi nhận các trường hợp mắc cúm độc lực cao ở người như cúm A (H5N1), A (H5N6), A (H7N9), A (H9N2); các bệnh truyền nhiễm khác không ghi nhận các ổ dịch lớn, tình hình ổn định và cơ bản được kiểm soát.Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng, phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng cho biết: Năm 2023, ngành y tế đạt được 5/7 chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Theo đó, không để dịch Covid-19 bùng phát trong cộng đồng, cơ sở y tế; hạn chế tối đa các bệnh Ebola, MERS-CoV, cúm A (H7N9) xâm nhập và lây lan trong nước (không ghi nhận các trường hợp mắc trong nước); 100% số ổ dịch các bệnh cúm A (H5N1), cúm A (H5N6), đậu mùa khỉ và các bệnh mới nổi được phát hiện, xử lý kịp thời, không để bùng phát trong cộng đồng và các cơ sở y tế (không ghi nhận trường hợp mắc cúm A (H5N1), cúm A (H5N6); bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sớm, khoanh vùng, xử lý kịp thời không để bùng phát); sốt xuất huyết; bệnh dại. Có hai chỉ tiêu không đạt là: Tỷ lệ số ca mắc tay, chân, miệng và tử vong do bệnh dại cao hơn mục tiêu.Mặc dù công tác phòng chống dịch bệnh trong năm 2023 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên thực tế cho thấy công tác này còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Dịch bệnh diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi. Công tác nhận định, dự báo tình hình dịch bệnh còn hạn chế, thiếu thông tin, dữ liệu hỗ trợ thực hiện phân tích, đánh giá, cảnh báo dịch. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, miễn dịch giảm theo thời gian. Việc mua sắm, đấu thầu còn khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vắc-xin, sinh phẩm trong một số thời điểm cụ thể; một số quy định về tài chính chưa có hướng dẫn cụ thể; đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho công tác phòng chống dịch bệnh còn hạn chế; y tế dự phòng, y tế cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội và người dân.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan lưu ý, Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cho nên nguy cơ đối mặt với sự lây truyền của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất cao; từ những bệnh dịch lưu hành trong nước như: Sốt xuất huyết, tay, chân, miệng, sởi... đến các bệnh dự phòng bằng vắc-xin như bạch hầu, uốn ván... và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi luôn tiềm ẩn nguy cơ bệnh xâm nhập và lây lan trong nước.Để chủ động phòng chống dịch bệnh năm 2024 kịp thời và hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.Trong đó, sở y tế các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố sớm ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 và huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội đối với công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là trong thời gian dịp Tết Nguyên đán 2024; chỉ đạo các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do vi-rút…Đáng chú ý, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của SARS-CoV-2 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023. Số liệu giám sát của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ ngày 18/12/2023 đến hết ngày 22/1/2024, các bệnh viện của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận 94 ca Covid-19 điều trị nội trú đến từ Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác. Trong 94 bệnh nhân, có 17 ca bệnh nặng phải thở oxy…Tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho biết, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới biến thể JN.1 là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của chủng Omicron, thuộc nhóm biến thể cần quan tâm, không có bằng chứng độc lực tăng lên dù số mắc có dấu hiệu tăng. Chúng ta không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang, lo lắng.
https://nhandan.vn/phong-chong-dich-benh-tu-dau-nam-post794143.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Đậu mùa khỉ", "H5N6", "H7N9", "Cúm A", "H5N1", "Cục Y tế dự phòng" ] }
Việc vận động hiến tạng sau chết não tại Việt Nam còn rất thấp
NDO -Với dân số khoảng 100 triệu dân, tại Việt Nam, mỗi năm chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, tương đương tỷ lệ người chết não hiến tạng là 0,1 trên 1 triệu dân, thuộc hàng thấp nhất thế giới.
Sáng 18/1, tại lễ thành lập chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể cho hay, mỗi năm Việt Nam chỉ có khoảng 10 người chết não hiến tạng, thuộc hàng thấp nhất thế giới, bằng 1/110 so với Hàn Quốc và 1/500 so với Tây Ban Nha.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, nhiều năm qua, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có 107 cachết não hiến tạng, chiếm tới 70% số ca chết não hiến tạng trên cả nước.Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mạn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...Việc thực hiện thành công các ca ghép tạng từ người cho chết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành Y tế Việt Nam.Tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, tạng Việt Nam, cho biết trên thế giới, tỷ lệ người bệnh được ghép từ nguồn cho chết não rất lớn. Trong khi đó ở Việt Nam, tỷ lệ nguồn tạng hiến từ người cho chết và chết não chỉ chiếm chưa đến 0,1% trong tổng số nguồn hiến.Theo bà Nguyễn Thị Kim Tiến, công nghệ ghép tạng của Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới, nhưng bản đồ hiến tạng của thế giới và Đông Nam Á chưa thấy có Việt Nam.Việt Nam đã làm tốt kỹ thuật, công nghệ, nhưng việc vận động hiến tạng sau chết não còn rất thấp. Tỷ lệ người dân Việt Nam đăng ký hiến tạng thấp nhất thế giới. Tỷ lệ người hiến tạng sau chết não cũng thấp nhất.Thành lập Chi hội trưởng Chi hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam.Nhu cầu ghép mô, tạng ở Việt Nam rất lớn, đến nay trên cả nước đã tiếp nhận được hơn 78.000 người đăng ký hiến mô, tạng sau chết, chết não.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chi hội trưởng Chi hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam của bệnh viện này, cho biết Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác đã ra đời năm 2006 nhưng xuất hiện những bất cập, đòi hỏi phải nghiên cứu, đề xuất thay đổi.Với vai trò là Chi hội trưởng Chi hộiVận động hiến mô, bộ phận cơ thể ngườiViệt Nam tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, ông Hùng cho hay sẽ có những tham mưu với lãnh đạo Bộ Y tế và cơ quan lập pháp để điều chỉnh quy định phù hợp.Tính đến đầu tháng 10/2023, sau 31 năm ghép tạng và 13 năm lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện gần 8.000 ca ghép tạng, tuy nhiên trong số này chỉ có gần 6% số ca được ghép từ nguồn tạng là người cho chết não, chết tim (tương đương gần 500 ca).Cả nước có 25 trung tâm ghép tạng, 25% số ca ghép tạng ở Việt Nam được thực hiện ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Mỗi năm cơ sở này ghép tới 300 ca.
https://nhandan.vn/viec-van-dong-hien-tang-sau-chet-nao-tai-viet-nam-con-rat-thap-post792589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "người chết não hiến tạng", "vận động", "ghép mô tạng", "ghép bộ phận cơ thể người", "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" ] }
Nhiều trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản ở Đắk Lắk
NDO -Viêm não Nhật Bảnlà bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong. Di chứng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em rất nặng nề, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sáng 14/12, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnhĐắk Lắkcho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận liên tiếp 2 trường hợp bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nâng tổng số bệnh nhân mắc bệnh viêm não Nhật Bản từ đầu năm 2023 đến nay lên 7 trường hợp.Hai bệnh nhân vừa mới phát hiện mới đây, trường hợp thứ nhất là bệnh nhi L.T.T sinh năm 2020, trú tại xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhi, ngày 4/12 ở nhà trẻ xuất hiện triệu chứng sốt, ho, nôn ói khoảng 3 lần mỗi ngày, ở nhà chưa điều trị gì. Đến ngày 6/12, người nhà đưa trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Bông với chẩn đoán theo dõi viêm màng não. Ngày 7/12, trẻ được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán theo dõi viêm não màng não, nhiễm trùng huyết.Ngày 12/12, trẻ tiếp tục được điều trị với chẩn đoán viêm não Nhật Bản, nhiễm trùng huyết. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên kết luận bệnh nhi dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.Trường hợp thứ hai là bệnh nhi A.B.M sinh năm 2015, trú tại xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.Người nhà bệnh nhi cho biết, tối ngày 16/11 bệnh nhi xuất hiện các triệu chứng sốt, ho khan, ở nhà chưa điều trị gì.Ngày 17/11, trẻ nôn ói, sốt cao liên tục, người nhà đưa trẻ đi khám và uống thuốc nhưng không đỡ. Đến tối ngày 18/11, trẻ đi khám và điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Krông Pắc. Ngày 19/11, trẻ được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên tiếp tục điều trị với chẩn đoán nhiễm trùng huyết, theo dõi viêm não màng não, theo dõi sốt xuất huyết Dengue ngày thứ 3.Ngày 8/12, bệnh nhi được tiếp tục điều trị với chẩn đoán suy hô hấp độ IV, nhiễm trùng huyết, viêm não màng não, phù não, xuất huyết tiêu hóa ổn. Kết quả xét nghiệm do Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên kết luận, bệnh nhi dương tính với bệnh viêm não Nhật Bản.Ngay sau khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk phối hợp ngành y tế địa phương tiến hành xử lý môi trường và điều tra véc-tơ truyền bệnh.Quá trình điều tra véc-tơ truyền bệnh, lực lượng chức năng ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là véc-tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản B tại cả hai khu vực các bệnh nhân sinh sống. Ngành y tế địa phương đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh.Trước đó, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk cũng ghi nhận một bệnh nhân 38 tuổi ở xã Ea Riêng, huyện M’Đrắk mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Theo người nhà bệnh nhân, ngày 27/10, bệnh nhân có triệu chứng sốt, người mệt, mua thuốc uống nhưng không đỡ. Đến ngày 30/10, bệnh nhân được người nhà đưa đi khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên với chẩn đoán viêm não Nhật Bản. Sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 16/11, gia đình chuyển bệnh nhân về lại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị.Theo kết quả điều tra môi trường chung quanh nhà bệnh nhân cho thấy, khu nhà có ao hồ, nước đọng, trong nhà có nuôi bò. Điều tra véc-tơ truyền bệnh, lực lượng chức năng ghi nhận có sự hiện diện của muỗi Culex là véc-tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản B tại cộng đồng.Theo ngành y tế, viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây nên, thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong. Di chứng bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ em rất nặng nề, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh viêm não Nhật Bản có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa dịch thường bắt đầu vào các tháng mùa hè, đỉnh điểm dịch từ tháng 5 đến tháng 8. Đây là mùa thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển và cũng là mùa có nhiều loài hoa quả chín thu hút chim từ rừng về mang theo mầm bệnh từ nơi hoang dã, sau đó lây sang đàn lợn, gia súc gần người và lây sang cho người qua muỗi đốt.Để chủ độngphòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản, ngành y tế khuyến cáo người dân định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch nhà vệ sinh và duy trì mặc quần áo dài ống, đi tất cho trẻ em nhằm hạn chế muỗi đốt, nhất là vào giờ cao điểm.Đối với chuồng trại, chăn nuôi gia súc cần làm cách xa nhà ở càng xa càng tốt, tối thiểu đạt được khoảng cách 50m để chống muỗi và thường xuyên làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi…Đối với những vật chứa nước phế thải nhỏ quanh khu dân cư, nhà ở, cần được thu gom, lật úp, tiêu hủy. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi tại khu dân cư, tiến hành khi có dịch hoặc đe dọa có dịch bệnh viêm não Nhật Bản.Thực hiệntiêm vaccine phòng viêm não Nhật Bảnđầy đủ và đúng lịch. Với vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cần thực hiện bảo đảm 3 liều cơ bản: mũi đầu tiên khi trẻ vừa đủ tuổi, mũi thứ 2 tiêm sau mũi thứ nhất từ 1-2 tuần, mũi thứ 3 tiêm sau mũi 2 một năm. Ngoài ra, cần cho trẻ tiêm nhắc lại 3 năm một lần hoặc sử dụng các loại vaccine dịch vụ khác phòng bệnh viêm não Nhật Bản.Khi phát hiện các dấu hiện nghi mắc bệnh viêm não Nhật Bản như: sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương như: nhức đầu, buồn nôn và nôn; trẻ mất ngủ quấy khóc, vật vã mê sảng hoặc ly bì, co giật, tăng trương lực cơ, rối loạn thần kinh thực vật như da lúc đỏ lúc xám, vã mồ hôi, mạch nhanh… nên đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/nhieu-truong-hop-mac-benh-viem-nao-nhat-ban-o-dak-lak-post787406.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk", "2 trường hợp", "Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên", "ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk", "viêm não Nhật Bản" ] }
2024 là năm "Thầy thuốc trẻ xung kích chuyển đổi số trong hoạt động tình nguyện"
NDO -Chiều 13/1, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị Ban Chấp hànhHội Thầy thuốc trẻ Việt Namlần thứ 6, khóa IV, nhằm tổng kết công tác Hội và phong trào thầy thuốc trẻ năm 2023, đề ra phương hướng hoạt động và một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2024.
Với chủ đề công tác"Thầy thuốc trẻ tiên phong trong chuyển đổi số y tế”, năm 2023 vừa qua, các cấp bộ Hội, câu lạc bộ trực thuộc Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong triển khai các hoạt động, chương trình và công tác chuyên môn.Qua đó,hoạt động khám bệnh, tư vấn sức khỏe qua các nền tảng telehealthđược sử dụng rộng rãi, nhiều trang thiết bị tân tiến, y tế từ xa được cung cấp và hướng dẫn, đào tạo sử dụng bởi các chuyên gia, việc vận hành các ứng dụng AI, IOT ngày càng cho hiệu quả rõ nét.Cùng với đó, chất lượng, hiệu quả phong trào hoạt động tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng đã tiếp tục được nâng cao, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tập trung vào những nhu cầu chính đáng mà cộng đồng quan tâm, phát huy được thế mạnh của thầy thuốc trẻ.Tin liên quanGắn Năm thanh niên tình nguyện 2024 với công tác chuyển đổi sốTrong đó, đáng chú ý có việc ra mắt"Mạng lưới đổi mới sáng tạo y tế"với các hoạt động chuyển đổi số vì sức khỏe phổi, khám sàng lọc, sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) phát hiện bệnh ung thư phổi, viêm phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cho 100 nghìn người dân tại 5 tỉnh, thành phố trên cả nước, với tổng giá trị hơn 25 tỷ đồng.Năm 2023, các cấp Hội Thầy thuốc trẻ đã phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức 841 chương trình “Tiếp sức người bệnh”, thu hút hơn 73 nghìn hội viên thanh niên và thầy thuốc trẻ tham gia, với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng.Cùng với đó, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ còn tổ chức Lễ ra quân cấp Trung ươngNgày hội "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khoẻ cộng đồng" năm 2023. Ngày hội diễn ra đồng loạt trên cả nước, góp phần khám bệnh, tư vấn, cấp phát thuốc miễn phí cho hơn 406 nghìn lượt người dân, với tổng kinh phí hơn 65 tỷ đồng.Toàn cảnh hội nghị.Về kết quả công tác năm 2023, các cấp Hội Thầy thuốc trẻ trên cả nước đã hoàn thành 6/9 chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, có việc khám, sàng lọc bệnh cho hơn 1,1 triệu lượt người dân; triển khai 4 mô hình "Thầy thuốc đồng hành" cấp Trung ương hoạt động tại các tỉnh, thành phố; xuất bản 426 bài báo nghiên cứu khoa học, đăng tải trên các tạp chí quốc tế...Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất đề ra 5 nhiệm vụ trọng tâm và 10 chỉ tiêu cơ bản. Trong số các chỉ tiêu, có việc tổ chức khám, sàng lọc bệnh cho 1 triệu người dân; tuyên truyền, vận động được 40 bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại 62 huyện nghèo nhất của cả nước; hỗ trợ ít nhất 10 bệnh viện tuyến huyện phát triển hạ tầng y tế số.
https://nhandan.vn/2024-la-nam-thay-thuoc-tre-xung-kich-chuyen-doi-so-trong-hoat-dong-tinh-nguyen-post791943.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "chuyển đổi số", "thầy thuốc trẻ", "tình nguyện" ] }
Bệnh viện vẫn chờ các hướng dẫn cụ thể về đấu thầu thuốc, vật tư y tế
NDO -Nhiều ý kiến của đại diện các bệnh viện cho rằng với Luật đấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/2/2024 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác đầu thầu thuốc, vật tư y tế. Những vẫn cần những hướng dẫn rõ, chi tiết.
Sáng 23/3, tại thành phố Bắc Ninh, Bệnh viện Mắt Trung ương chủ trì tổ chức Hội nghị Giám đốc các bệnh viện chuyên khoa mắt, cập nhật kinh nghiệm về đào tạo, chỉ đạo tuyến và đấu thầu trong lĩnh vực y tế. Tại hội nghị, nhiều ý kiến mong muốn các cơ quan chức năng cần sớm ban hành các hướng dẫn (thông tư) thực hiện các quy định mới về đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế.Đáng chú ý, trong khi chuyên gia của Cục quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khẳng định giám đốc các bệnh viện được chủ động quyết định việc mua sắm thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế, thì nhiều sở y tế công lập vẫn đang lúng túng khi chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể để thực hiện những quy định mới về đấu thầu.PGS,TS Phạm Ngọc Đông, Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, đến thời điểm này, các gói thầu cơ bản đã được thực hiện. Bệnh viện đã nhận được các vật tư chính để đảm bảo phẫu thuật, khám chữa bệnh cấp cứu cho bệnh nhân. Ví dụ, phẫu thuật đục thuỷ tinh thể, phẫu thuật cắt dịch kính... "Trước đây, chúng tôi trống khoảng gần 40% số giường bệnh nhưng đến nay tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 95-97%, đã có những thời điểm bệnh nhân phải nằm ghép.Tuy nhiên Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương cũng cho biết có một số gói thầu do không có nhà thầu tham dự, hoặc có nhà thầu tham dự nhưng không trúng thầu nên bệnh viện còn thiếu một số vật tư. Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân cần những vật tư này để phẫu thuật không nhiều và có thể trì hoãn vì không phải phẫu thuật cấp cứu.Theo ông Đào Khắc Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, hiện nay các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn chưa thể thực hiện được việc đấu thầu mua sắm thuốc vật tư, hóa chất, trang thiết bị y tế vì chưa có thông tư hướng dẫn.Hiện chưa có sự phân nhóm các loại thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, nên các bệnh khá lúng túng khi tổ chức đấu thầu. Khi đấu thầu xong, nếu đúng nhóm thì không sao, nhưng sai nhóm lại thành vi phạm quy định. Bên cạnh đó, hình thức mua sắm trực tuyến đã chính thức được áp dụng, nhưng phần mềm mua sắm trực tuyến, chào giá trực tuyến lại chưa đi vào hoạt động...Bác sĩ chuyên khoa II Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh trao đổi về một số vấn đề xung quanh công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tếBác sĩ chuyên khoa II Lê Anh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh chia sẻ, một số vấn đề chúng tôi phải chờ các thông tư hướng dẫn thêm để tránh vấn đề hiểu khác nhau giữa các cơ quan hữu quan khi làm việc với bệnh viện.Thứ nhấtlà hướng dẫn chọn nhóm nước, nguồn gốc sản xuất nói chung chưa rõ lắm để có thể lựa chọn đúng nhu cầu của bác sĩ chuyên môn.Thứ hai,có những quy định đấu thầu mới rất hay nhưng các bệnh viện chưa có kinh nghiệm, như đấu thầu trọn gói cung cấp dịch vụ là rất mới rất hay để tránh phụ thuộc vào nguồn vật tư độc quyền. Hiện toàn quốc chưa có bệnh viện nào có kinh nghiệm về lĩnh vực này, cần có sự hướng dẫn của các bộ ngành để các bệnh viện thực hiện tốt hơn.Bác sĩ Lê Anh Tuấn đề nghị sau 6 tháng đến một năm khi có đầy đủ các hướng dẫn, hai bộ Y tế, Kế hoạch và Đầu tư cần sơ kết đánh giá để các đơn vị trình bày các vướng mắc và tìm hướng xử lý.
https://nhandan.vn/benh-vien-van-cho-cac-huong-dan-cu-the-ve-dau-thau-thuoc-vat-tu-y-te-post801272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Bệnh viện Mắt Trung ương", "đấu thầu thuốc", "vật tư y tế", "Bắc Ninh", "bộ Y tế" ] }
[Ảnh] Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng
NDO -Sáng 19/5, tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ phát động phong trào "Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - Cho đi là còn mãi"; cùng các đại biểu đăng ký hiến mô tạng. Với mong muốn nhiều người đăng kýhiến mô tạnghơn, Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức lễ phát động.
Tham dự sự kiện có Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh, Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Phạm Tất Thắng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, đại diện các tổ chức tôn giáo.Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Chương trình "Đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi”.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tham dự buổi lễ.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Quang cảnh buổi lễ.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu thực hiện nghi thức phát động.Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đăng kýhiến tặng mô, tạng.Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô tạng, bộ phận cơ thể người Việt Nam trao cho Thủ tướng thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng.Các đại biểu đăng ký hiến tặng mô, tạng.Trước đó, Thủ tướng trao đổi với lãnh đạo Bộ Y tế và đội ngũ bác sĩ Trung tâm Ghép tạng Bệnh viện Việt Đức.Thủ tướng thăm hỏi sức khỏe bệnh nhân được ghép tạng.Đông đảo người dân đăng ký hiến tặng mô, tạng.Tin liên quanĐề xuất bổ sung nội dung "hiến mô tạng từ người chết tim” vào luật
https://nhandan.vn/anh-thu-tuong-pham-minh-chinh-phat-dong-chuong-trinh-dang-ky-hien-tang-mo-tang-post810088.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Thủ tướng Phạm Minh Chính", "hiến tạng", "hiến tặng mô", "hiến tặng", "Bệnh viện Việt Đức" ] }
Gia tăng người mắc bệnh tim mạch nhập viện do lạnh sâu
NDO -Người cao tuổi, những người có tiền sử bệnh tim mạch từ trước nhập viện tăng hơn trước tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong những ngày thời tiếtlạnh sâugần một tuần qua.
Thời tiết chuyển lạnh sâu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và những người có tiền sửbệnh tim mạchtừ trước.Tiến sĩ Ngô Tuấn Anh - Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thời tiết lạnh làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp.Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình, theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.Với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên, ngoài ra mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa,....Nếu huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có tiền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200mmHg, nếu không phát hiện và dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong. Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm.Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Đặc biệt thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi.Vào mùa lạnh, người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh.Với người cao tuổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh, sẽ rất nguy hiểm do sự phản ứng của mạch máu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể sẽ không thích ứng được sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.Những bệnh nhân bị tăng huyết áp, nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và có theo dõi của nhân viên y tế. Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.Đối với người cao tuổi sức đề kháng yếu và những người mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Cần tiếp tục duy trì điều trị các bệnh tim mạch theo hướng dẫn của bác sỹ.Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp, như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Đối với các trẻ này, cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
https://nhandan.vn/gia-tang-nguoi-mac-benh-tim-mach-nhap-vien-do-lanh-sau-post793904.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "trời lạnh", "bệnh tim mạch", "rét đậm", "rét hại", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Nỗ lực giữ song thai cho sản phụ mắc K vú
NDO -13 năm hiếm muộn, nhiều lần làm IVF thất bại và mới phát hiện ung thư vú cách đây 3 năm, chị Nguyễn Thị T. (38 tuổi) không thể tin có ngày mình được làm mẹ. Các bác sĩ Bệnh viện K đã nỗ lực đồng hành với sản phụ trong quá trình giữ thai và chào đón song thai chào đời an toàn.
Chị T. có chồng ảnh hưởng chất độc da cam, chị T. và chồng chờ đợi 13 năm chạy chữa khắp nơi những vẫn không có hy vọng. Tháng 10/ 2020, chị T. được chẩn đoánung thưvú trái giai đoạn cT3N2M0, chị T. được điều trị hóa chất bổ trợ trước AC x 6 chu kỳ, đáp ứng một phần, sau đó được phẫu thuật, kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập, NST độ 3, 9/11 hạch.Chị T. được bác sĩ chỉ định xạ trị bổ trợ ra viện vào tháng 6/2021. Do hoàn cảnh khó khăn và nguyện vọng của chị T. vì vậy bệnh nhân không điều trị đích, theo dõi và khám định kỳ theo hẹn 3 tháng/lần.Đầu tháng 5/2023 chị T. thực hiện chuyển phôi IVF thành công (phôi được tạo năm 2020 trước thời điểm điều trị hóa chất). Đến tháng 9/2023 khi ở tuần 20 của thai kỳ, chị T. phát hiện thấy hạch cổ, đi khám tại Thái Nguyên, Cyto hạch, cần điều trị.Sau khi được bác sĩ tư vấn kỹ, đứng trước ranh giới lựa chọn điều trị cho mẹ, hay giữ lại2 conthì chị T.vẫn đưa ra quyết định ... “Em quyết tâm giữ con”.Tháng 11/2023 khi hạch cổ trái tăng kích thước khá lớn, gây hạn chế trong sinh hoạt, vận động cổ kèm đau nhiều, phù nề cánh tay trái, chị được bác sĩ chuyển nhập viện Bệnh viện K vào ngày 17/11/2023.Sức khỏe kém nhưng quyết tâm quyết định giữ lại đứa bé với mong muốn sẽ cầm cự được nhiều nhất có thể đủ để đứa bé có thể chào đời đã khiến các bác sĩ Bệnh viện K quyết định trao đổi cùng Bệnh viện Phụ sản Trung ương để theo dõi sát sự phát triển của khối u cho chị T. và mong muốn kéo dài tối đa tuần tuổi thai kỳ.Sau 2 tuần theo dõi và điều trị tích cực, khối u tiếp tục tiến triển, các cuộc hội chẩn trong viện và liên viện diễn ra trong ngày 4/12 và 5/12 để đánh giá toàn trạng bệnh nhân.Các chuyên gia hội chẩn trước khi tiến hành phẫu thuật lấy thai cho sản phụ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết, kết quả siêu âm cổ trái có nhiều hạch tập trung thành đám đường kính 13mm; Siêu âm Doppler mạch máu: Huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch nách và đoạn đầu tĩnh mạch cánh tay trái. Động mạch có huyết khối bán phần đoạn đầu động mạch cánh tay trái. Phù nề toàn bộ phần mềm chi trên bên trái. Huyết khối động tĩnh mạch chi trên trái."Bệnh nhân T.là trường hợp ung thư vú trái tái phát di căn hạch thượng đòn trái xâm lấn da/Song thai IVF sang tuần 32 tuần. Khó khăn đặt ra với ê-kíp chúng tôi điều trị đó là vừa kiểm soát sự tiến triển của khối u, vừa bảo đảm an toàn cho song thai phát triển. Khối u hạch chèn ép gây đau đớn cho người bệnh, phải chống đông xử lý huyết khối của khối u nếu không sẽ có nguy cơ tắc nghẽn phổi.2 tuần qua các bác sĩ Bệnh viện K phải đưa ra các phương án điều trị, chăm sóc đặc biệt từ dinh dưỡng, tim mạch, ung thư ... Hiện tại u phát triển rất nhanh, nếu không mổ khối u có thể gây xâm lấn, vỡ tắc mạch, chèn ép, khó thở, vì vậy phương án đưa ra là phẫu thuật bảo đảm an toàn cho 3 mẹ con chị T.", bác sĩ Bình cho hay.Mọi công tác chuẩn bị được diễn ra khẩn trương và cẩn trọng nhất. Ê-kíp phẫu thuật cũng có sự tham gia của bác sĩ cả 2 bệnh viện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, ê-kíp gồm bác sĩ chuyên khoa II Đặng Quang Hùng, Phó Trưởng khoa sản, Bệnh viện Phụ sản; Tiến sĩ, bác sĩ Lê Trí Chinh, Trưởng khoa Ngoại phụ khoa, Bệnh viện K cùng ekip gây mê Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đức Thọ, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện K cùng trao đổi rất kỹ trước khi tiến hành phẫu thuật về các diễn biến có thể xảy ra trong mổ. Cuộc mổ được cân nhắc, tính toán kỹ càng để bảo đảm an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.Chỉ ít phút sau ca mổ diễn ra, đúng 12 giờ 10 phút, 2 bé gái Nghiêm Thị L.; Nghiêm Thị H. đều nặng 1.800 gram chào đời, tiếng khóc của em như khiến niềm vui vỡ òa của người mẹ. Ê-kíp mổ cũng rất xúc động, em bé được các bác sỹ chăm sóc tận tình và chuyển về chăm sóc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.Ca mổ tiếp tục được thực hiện phối hợp nhịp nhàng dù còn nhiều khó khăn nguy cơ chảy máu. Sau gần 1 giờ đồng hồ, cuộc mổ kết thúc thành công nhờ sự phối hợp nhịp nhàng của ê-kíp phẫu thuật liên viện. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, tiếp tục được theo dõi và điều trị.Hai em bé được đưa sang Bệnh viện Phụ sản Trung ương chăm sóc.Gia đình chị T. rất vui mừng vì ca mổ thành công tốt đẹp, chị T. cũng chia sẻ với những giọt nước mắt hạnh phúc: "Nhìn thấy 2 con khỏe mạnh là ước nguyện lớn nhất của cả gia đình, cảm ơn các bác sĩ 2 bệnh viện rất nhiều, em sẽ quyết tâm điều trị để sớm được gặp và chăm sóc các con”.Trường hợp của chị T. là câu chuyện đầy xúc động về tình mẫu tử, nhưng dưới góc nhìn chuyên môn, các bác sĩ Bệnh viện K khuyến cáo với chị em đã điều trị ung thư, trong thời gian sau điều trị nên theo dõi sức khỏe của bản thân, tái khám đúng hẹn và đặc biệt là trao đổi với bác sĩ chuyên khoa ung bướu về nguyện vọng của bản thân để từ từng cá thể bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn và phối hợp các chuyên khoa khác đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích nhất bảo đảm về khoa học và ý nghĩa nhân văn.
https://nhandan.vn/no-luc-giu-song-thai-cho-san-phu-mac-k-vu-post785987.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "sản phụ", "K vú", "ung thư vú", "Bệnh viện K", "sinh song thai" ] }
Cứu kịp thời ngư dân bị đột quỵ não khi đang hành nghề trên biển
NDO -Đến 5 giờ 15 phút sáng 9/4,tàu SAR 412thuộc  Trung tâm tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Trung tâm II) đã đưa ngư dân Đỗ Văn Hiền về đếnĐà Nẵngan toàn và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tiếp tục điều trị.
Trước đó vào lúc 7 giờ 00 phút ngày 7/4, khi đang hành nghề trên vùng biển Hoàng Sa tại vị trí 16º15’ N – 113º53’ E (cách đảo Bombay quần đảo Hoàng Sa khoảng 70 hải lý về phía Đông) thì thuyền viên Đỗ Văn Hiền (sinh năm 1979, trú huyện Núi Thành, tỉnhQuảng Nam) đang hành nghề trên tàu cá QNa 91892 TS bất ngờ gặp phải các triệu chứng tê liệt nửa người bên trái, nửa tỉnh nửa mê, không cử động được.Trong tình thế nguy cấp, ông Phan Văn Bảo (sinh năm 1985 trú huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) - thuyền trưởng tàu QNa 91892 TS đã phát tín hiệu yêu cầu được hỗ trợ y tế khẩn cấp.Tiếp nhận thông tin báo nạn từ tàu QNa 91892 TS, lúc 7 giờ 40 phút ngày 8/4, SAR 412 thuộc Trung tâm II nhận lệnh khẩn trương rời cầu cảng thực hiện nhiệm vụcứu nạnthuyền viên tàu QNa 91892 TS. Để xử lý ca bệnh nghiêm trọng, Trung tâm cấp cứu thành phố Đà Nẵng đã cử ê kíp y tế cùng trang thiết bị đi theo tàu SAR 412 để thực hiện nhiệm vụ.Bằng tốc độ hành trình nhanh nhất, lúc 18 giờ 19 phút ngày 8/4, lực lượng cứu nạn hàng hải đã tiếp cận được tàu QNa 91892 TS, đội ngũ y bác sĩ cùng nhân viên viên cứu nạn lập tức được triển khai lên tàu QNa 91892 TS để thực hiện cấp cứu tại chỗ.Ngư dân Đỗ Văn Hiền được đưa về đất liền an toàn, chuyển đến bệnh viện tiếp tục điều trị. Ảnh Trung tâm II.Tình trạng bệnh nhân lúc này sức khỏe yếu, liệt nửa người bên trái, lệch nhân trung, nói ngọng, được các y bác sĩ chuyên khoa thực hiện cấp cứu để ổn định tình trạng và chuyển lên tàu SAR 412 để được chăm sóc y tế chuyên khoa và khẩn trương đưa về đất liền điều trị.Dưới sự nỗ lực và tận tình cứu chữa của đội ngũ y bác sĩ và các nhân viên cứu nạn, bệnh nhân bước đầu đã vượt qua cơn nguy kịch, bảo toàn được tính mạng.Đến 5 giờ 15 phút sáng 9/4, tàu SAR 412 đã đưa ngư dân Đỗ Văn Hiền về đến Đà Nẵng an toàn và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện tiếp tục điều trị.
https://nhandan.vn/cuu-kip-thoi-ngu-dan-bi-dot-quy-nao-khi-dang-hanh-nghe-tren-bien-post803781.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "tàu SAR 412", "Đà Nẵng", "cứu ngư dân gặp nạn trên biển", "đột quỵ", "vượt sóng cứu ngư dân" ] }
Thành lập câu lạc bộ yoga cho nữ bệnh nhân ung thư tại Huế
NDO -Bệnh viện Trung ương Huế vừa tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Yoga dành cho nữ bệnh nhân ung thư nhân dịp kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Câu lạc bộ Yoga do Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách.
Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Chi hội Nữ trí thức, Phòng Công tác xã hội - Chăm sóc khách hàng và Ban Nữ côngBệnh viện Trung ương Huếtổ chức ra mắt Câu lạc bộ Yoga dành cho nữ bệnh nhân ung thư với mong muốn đa dạng hóa các hoạt động thiện nguyện, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư tại bệnh viện.Theo Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, quá trình điều trị ung thư thường gây ra những tác động tiêu cực đối với cả sức khỏe thể chất và tinh thần của bệnh nhân. Đặc biệt, các bệnh nhân nữ phải đối mặt với những thách thức liên quan đến quá trình điều trị của mình, bao gồm mệt mỏi, đau đớn, căng thẳng và lo âu. Yoga đã được chứng minh là có nhiều lợi ích cho sức khỏe cả về mặt thể chất và tinh thần.Chương trình đã tạo được nhiều niềm vui, động lực cho các nữ bệnh nhân ung thư sớm vượt qua nỗi đau bệnh tật. (ảnh: Th. Hiển)Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tập yoga không chỉ giúp họ giảm căng thẳng và lo âu, mà còn cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngoài ra, việc tham gia vào Câu lạc bộ yoga còn tạo ra một môi trường động viên, hỗ trợ và đoàn kết, nơi mà các “nữ chiến binh” có thể chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm trong điều trị bệnh, mang lại niềm tin và năng lượng tích cực, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện.Tại chương trình ra mắt, các bệnh nhân đã được thưởng thức các tiết mục ca nhạc đặc sắc đến từ Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống cung đình Huế; nghe huấn luyện viên Câu lạc bộ Yoga Âu Cơ chia sẻ về lợi ích của bộ môn này…Hoạt động yoga góp phần nâng cao sức khỏe, tiếp thêm động lực chiến đấu với bệnh tật cho nữ bệnh nhân ung thư. (Ảnh: TH. HIỂN)Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Lan Hương, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, ban tổ chức hy vọng những lời ca tiếng hát, những lời chúc mừng, những bông hoa động viên và hành trình Yoga là món quà ý nghĩa dành tặng cho nữ bệnh nhân ung thư nhânNgày Quốc tế Phụ nữ 8/3. Câu lạc bộ Yoga ra đời sẽ góp phần nâng cao sức khỏe, tiếp thêm động lực chiến đấu với bệnh tật cho nữ bệnh nhân ung thư. Đây là động lực, niềm tin giúp nữ bệnh nhân sớm vượt qua nỗi đau bệnh tật, kiên cường, mạnh mẽ, lạc quan chiến đấu và chiến thắng với bệnh tật, sớm trở về bên vòng tay yêu thương của người thân và gia đình.Ban tổ chức trao tặng các phần quà dành cho nữ bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Huế.“Câu lạc bộ Yoga dành cho nữ bệnh nhân ung thư do Chi hội Nữ trí thức Bệnh viện Trung ương Huế phụ trách. Với tâm niệm “Mang tình yêu thương đến với bệnh nhân”, đội ngũ cán bộ y tế tại bệnh viện mong muốn đa dạng hóa các hoạt động thiện nguyện để nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh nhân, đặc biệt là các nữ bệnh nhân ung thư”, bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương chia sẻ.Dịp này, các nhà hảo tâm còn trao 120 phần quà cho các nữ bệnh nhân, mỗi phần quà trị giá 500 nghìn đồng. Tổng kinh phí hoạt động của chương trình gần 120 triệu đồng do các tổ chức, cá nhân đóng góp. Cụ thể như: Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển BIDV tỉnh, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thêu may Đoan Trang, thời trang Mana - thương hiệu Mắt Nâu Signature, Quỹ Trái tim Việt, Công ty Mạnh Tý-Việt Mỹ, Câu lạc bộ Nữ doanh nhân tỉnh…
https://nhandan.vn/thanh-lap-cau-lac-bo-yoga-cho-nu-benh-nhan-ung-thu-tai-hue-post799154.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Câu lạc bộ Yoga", "nữ bệnh nhân ung thư", "Bệnh viện Trung ương Huế", "Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3", "nữ bệnh nhân", "nỗi đau bệnh tật" ] }
Gia Lai: Huyện Mang Yang công bố dịch lở mồm long móng
NDO -Chiều 21/5, Ủy ban nhân dânhuyện Mang Yang(tỉnh Gia Lai) đã ban hành Quyết định số 1224/QDD-UBND công bố dịch lở mồm long móng trên địa bàn xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang.
Theo đó, huyện Mang Yang công bố dịch lở mồm long móng trên địa bàn xã Đăk Jơ Ta kể từ ngày 16/5; vùng uy hiếp, địa bàn xã A Yun, vùng đệm gồm các xã Đăk Yă, Đăk Ta Ley, Hra.Quyết định nêu, trong thời gian có dịch, tạm dừng các hoạt động mua, bán, vận chuyển gia súc và sản phẩm gia súc cảm nhiễm với bệnh lở mồm long móng ra, vào vùng dịch (trừ trường hợp được phép vận chuyển theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); giao chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Jơ Ta thành lập và tổ chức hoạt động Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật cấp xã, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn, cắm biển báo vùng dịch, triển khai chống dịch theo quy định; giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của huyện phối hợp Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện và Ủy ban nhân dân xã Đăk Jơ Ta tổ chức công tác chống dịch, tập trung nguồn lực để bao vây, dập dịch.Trước đó, ngày 13/5, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai kiểm tra tại làng Bông Pim (xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang), đã phát hiện 12 con bò của 5 hộ dân mắc bệnh lở mồm long móng. Qua điều tra dịch tễ xác định, bò mắc bệnh do tự phát, nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến thất thường, bất lợi cho sức khỏe của đàn vật nuôi.Chi cục đã phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang tổ chức lấy mẫu trên đàn bò tại làng Bông Pim gửi Chi cục Thú y vùng 5 xét nghiệm để xác định bệnh. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus gây bệnh lở mồm long móng.
https://nhandan.vn/gia-lai-huyen-mang-yang-cong-bo-dich-lo-mom-long-mong-post810444.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "lở mồm long móng", "dịch bệnh", "huyện Mang Yang", "Gia Lai" ] }
Lao động của người thầy thuốc là sức khỏe, thể chất, sinh mạng con người
NDO -Lựa chọn ngành y là lựa chọn của những người giỏi nhất, có năng lực nhất, nhưng đó cũng là sự lựa chọn của lòng dũng cảm, sự dấn thân bởi ở đâu có nhân dân ở đó cần người chăm sóc sức khỏe...
Chiều ngày 26/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự lễ tốt nghiệp và trao bằngbác sĩ nội trúkhóa 45 (2020-2023) củaTrường đại học Y Hà Nộivà có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt nhà trường.Theo báo cáo của Trường đại học Y Hà Nội, bác sĩ nội trú khóa 45 là khóa học rất đặc biệt, gắn liền với giai đoạn cả nước ứng phó dịch Covid-19. Bên cạnh tham gia đầy đủ quá trình học (cả lý thuyết và thực hành), 250 bác sĩ nội trú đã được huy động tham gia các hoạt động chống dịch Covid-19 tại Hà Nội, Bình Dương và một số địa phương.Trong 458 học viên trúng tuyển có 396 học viên đủ điều kiện tốt nghiệp bác sĩ nội trú (tính đến tháng 10/2023), trong đó 5 tân bác sĩ nội trú tiếp tục học tiếp chương trình cao hơn. Đáng chú ý, tuy mới tốt nghiệp, 253 tân bác sĩ đã có hợp đồng làm việc với các cơ sở y tế.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tặng hoa chúc mừng tập thể lãnh đạo Trường đại học Y Hà Nội nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.Phát biểu ý kiến tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gửi tới các bác sĩ, giảng viênTrường đại học Y Hà Nộinhững người mang sứ mệnh đặc biệt cao cả, vừa là thầy giáo vừa là thầy thuốc những lời những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.Chúc mừng 396 bác sĩ được trao bằng bác sĩ nội trú đợt này, các em đã vượt qua những tiêu chuẩn đầu vào khắt khe và quá trình đào tạo rèn luyện, thực hành để trở thành bác sĩ nội trú, những người ưu tú nhất trong ngành y, những người đã dành ít nhất 10 năm liên tục để học tập, rèn luyện chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp, trau dồi y đức.Phó Thủ tướng cho rằng, rồi đây, cơ hội nghề nghiệp, phát triển bản thân sẽ rộng mở trước mắt các em, và quan trọng hơn các em mang những kiến thức chuyên môn sâu mà các em được đào tạo, rèn luyện dưới mái trường này để chữa bệnh cho người, giúp ích cho đời.Nghề thầy thuốc là một nghề hết sức đặc biệt bởi đối tượng lao động của người thầy là sức khỏe, thể chất, sinh mạng con người. Lựa chọn ngành y là lựa chọn của những người giỏi nhất, có năng lực nhất, nhưng đó cũng là sự lựa chọn của lòng dũng cảm, sự dấn thân bởi ở đâu có nhân dân ở đó cần người chăm sóc sức khỏe; bất kể đó là chiến trường khốc liệt, hay những vùng biên giới, hải đảo xa xôi. Và trong chiến tranh khốc liệt, chiến đấu với với dịch bệnh nhiều chiến sĩ áo trắng đã anh dũng hy sinh.Từ ngày mai, các em sẽ nối tiếp các thế hệ đi trước bước vào chặng đường vinh quang nhưng đầy gian lao với những đêm không ngủ, những ca phẫu thuật căng thẳng đòi hỏi bản lĩnh nghề nghiệp, sự tỉnh táo và chính xác tuyệt đối trong từng quyết định để giúp người bệnh vượt qua bệnh tật, nhiều khi là vượt qua lằn ranh sinh tử.Phần thưởng cao quý, thiêng liêng nhất dành cho người thầy thuốc là tính mạng, sức khỏe của người bệnh, là niềm vui vỡ òa khi bệnh nhân của mình được cứu sống, được tái sinh. Sự đồng cảm, động viên của thầy thuốc là liều thuốc tinh thần dành cho bệnh nhân.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại buổi lễ.Do vậy, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tin tưởng các bác sĩ nội trú tốt nghiệp hôm nay sẽ lập nhiều thành tích, cống hiến quan trọng cho ngành y tế và xã hội trong tương lai; làm dày thêm những thành tựu của ngôi trường với bề dày truyền thống 122 năm, trường y đầu tiên của khu vực Đông Dương. Các em sẽ viết tiếp và khẳng định trí tuệ Việt Nam trên bản đồ y học thế giới với những tên tuổi lớn như: Giáo sư Hồ Đắc Di, Giáo sư Tôn Thất Tùng, Giáo sư Đặng Văn Chung, Giáo sư Đặng Văn Ngữ, Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch…Phó Thủ tướng khẳng định, các thế hệ thầy thuốc-thầy giáo của trường đã nghiêm túc thực hiện y huấn, lời răn dạy của các thế hệ tiền bối và lời căn dặn của Bác Hồ, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ y lý, y thuật và y đức; kết hợp nhuần nhuyễn, sâu sắc giữa lý thuyết với thực hành; giữa giảng dạy, học tập và nghiên cứu vì mục tiêu phục vụ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Với mục tiêu cùng tầm nhìn trở thành đại học nghiên cứu trong nhóm các trường đại học y khoa hàng đầu ở châu Á, Trường đại học Y Hà Nội đã đi đầu trong đổi mới dạy và học, chú trọng các lĩnh vực y học tiên tiến như y sinh học phân tử, công nghệ gene - protein, công nghệ tế bào trị liệu và nghiên cứu ứng dụng các phương pháp, kỹ thuật khám chữa bệnh hiện đại. Mô hình Viện-Trường, kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, thực hành, chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh được thực hiện thành công...Đại dịch Covid-19 như một cơn bão quét qua, thử thách hệ thống y tế đất nước. Ngành y tế đã trụ vững, vượt qua nhiều khó khăn, từng bước kiểm soát dịch bệnh, góp phần bảo đảm ổn định vào quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, nhiều khó khăn đã bộc lộ sau đại dịch. Thể chế, chính sách pháp luật nhất là trong mua sắm, đấu thầu thuốc, thiết bị y tế chưa theo kịp với thực tiễn dẫn đến tình trạng thiếu thuốc, thiếu thiết bị, vật tư y tế. Chính sách bảo hiểm, giá dịch vụ y tế chậm điều chỉnh ảnh hưởng đến hạch toán thu chi của các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện theo cơ chế tự chủ.Áp lực công việc, mức độ nguy hiểm, rủi ro nghề nghiệp trong khi đó lương và phụ cấp đối với viên chức y tế trong hệ thống y tế công lập còn thấp, chưa tương xứng với năng lực, sự khổ công trong học tập và đào tạo. Ở đâu đó đã xảy ra tình trạng đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người thầy thuốc. Nhiều cán bộ y tế đã phải từ bỏ nghề nghiệp hoặc rời khu vực công.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm Phòng truyền thống của Trường đại học Y Hà Nội.Phó Thủ tướng khẳng định, đây chính là những trăn trở của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị. Nhiều quyết sách mới đã được ban hành kịp thời để giải quyết ngay những khó khăn trước mắt cũng như hướng tới mục tiêu xây dựng nền y học Việt Nam khoa học, dân tộc và đại chúng; công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối với y tế cộng đồng; gắn kết y học cổ truyền với y học hiện đại, quân y và dân y; phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế...Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục dành ưu tiên cao về nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành y tế nói chung, hệ thống các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, khám chữa bệnh hàng đầu nói riêng; quyết liệt chỉ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện cho ngành y tế phát triển, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.Trong nỗ lực đó, Trường đại học Y Hà Nội với vai trò là trung tâm đào tạo hàng đầu về y tế của đất nước cùng với hệ thống các trường y trên cả nước sẽ tiếp tục phát huy tốt trọng trách đào tạo đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn giỏi, hết lòng vì người bệnh.Với bề dày truyền thống, sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục Đào tạo và các bộ, ban, ngành, cùng với sự đồng lòng của các bệnh viện, cơ sở thực hành, các thầy giáo-thầy thuốc Trường đại học Y Hà Nội, thế hệ tiếp nối thế hệ, sẽ luôn bản lĩnh, tự tin tiến lên phía trước, cùng nhau xây dựng và phát triển Trường đại học Y Hà Nội trở thành một trong những cơ sở đào tạo y tế hàng đầu khu vực.Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác có buổi làm việc với cán bộ chủ chốt của Trường đại học Y Hà Nội.Tại buổi làm việc với cán bộ chủ chốt, thay mặt tập thể hơn 2.600 cán bộ, viên chức, người lao động, GS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng nhà trường đã báo cáo tóm tắt một số thành tựu nổi bật và định hướng phát triển của Trường đại học Y Hà Nội.Theo đó, nhà trường tiếp tục phát huy vai trò trường trọng điểm quốc gia thực hiện sứ mệnh không ngừng phấn đấu tạo ra các sản phẩm đào tạo, khoa học công nghệ và dịch vụ y tế tinh hoa, xứng đáng với truyền thống lịch sử hơn một thế kỷ phụng sự dân tộc.Nhân dịp này, Trường đại học Y Hà Nội cũng đề xuất, kiến nghị, xin ý kiến Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà một số nội dung cụ thể. Theo đó nhà trường đề nghị Chính phủ ủng hộ về mặt chủ trương xây dựng Đề án phát triển Trường đại học Y Hà Nội thành Đại học Y Hà Nội theo cơ chế đặc thù và trở thành trường trong Top 100 châu Á.Đề nghị Chính phủ chỉ đạo bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bố trí 10 ha đất tại Hoài Đức, Hà Nội để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng thêm một số cơ sở thực hành để đáp ứng mục tiêu đào tạo và khám chữa bệnh cho người dân.Đề nghị Chính phủ phê duyệt chủ trương sáp nhập Bệnh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng Trung ương, Bệnh viện 71 Trung ương tại Thanh Hóa vào Trường đại học Y Hà Nội hình thành chuỗi bệnh viện thực hành phục vụ mục đích đào tạo nguồn nhân lực y tế và khám, chữa bệnh tại khu vực Bắc Trung Bộ...Chủ đề: 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamBiểu dương 49 tập thể, cá nhân thầy thuốc tiêu biểu làm theo lời BácBệnh viện Trung ương Huế tổ chức kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt NamBệnh viện E hướng tới làm chủ kỹ thuật ghép tạng, bộ phận cơ thể người
https://nhandan.vn/lao-dong-cua-nguoi-thay-la-suc-khoe-the-chat-sinh-mang-con-nguoi-post797616.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà", "bác sĩ nội trú", "Trường đại học Y Hà Nội", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" ] }
Teo não do uống rượu, bia quá mức
NDO -Rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu.Uống rượu quá mứctrong thời gian dài làm cho các tế bào thần kinh bị nhiễm độc dẫn đến hiện tượng teo não và thoái hóa tế bào thần kinh dẫn gây ra các bệnh tim mạch, rối loạn hành vi… gây ảnh hưởng đến thể chất và nhận thức xã hội.
Bệnh nhân V.V.L có tiền sử uống rượu nhiều năm. Đầu tháng 1/2024, bệnh nhân được đưa vào khám tại khoa cấp cứu thần kinh Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng đau đầu, chóng mặt nhiều kèm theo mất ngủ nặng và rối loạn lo âu. Bệnh nhân đã được chụp MRI sọ não và kết quả cho thấy, bệnh nhân có hình ảnh tổn thương thể chai, theo dõi tổn thương não do lạm dụng rượu; thoái hóa chất trắng hai bên bán cầu não.Teo não do uống rượu, bia quá mức đã được các chuyên gia thần kinh cảnh báo nhiều năm qua.Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, uống rượu quá mức được định nghĩa là mức tiêu thụ quá 5 ly trở lên trong một lần với nam giới và uống 4 ly trở lên trong một lần với nữ (một lần khoảng 2-3 giờ). Uống nhiều rượu được định nghĩa là tiêu thụ khoảng 8 ly trở lên mỗi tuần với nữ giới và từ 15 ly trở lên mỗi tuần với nam giới.Uống rượu vừa phải được định nghĩa là uống 2 ly trở xuống trong một ngày đối với nam hoặc 1 ly trở xuống trong một ngày đối với phụ nữ; Uống rượu khi chưa đủ tuổi (dưới 21 tuổi).Theo bác sĩ Thành, hầu hết những người uống rượu quá mức không phải là người nghiện rượu hoặc nghiện rượu.Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra kết luận về việc tiêu thụ quá mức gây teo não và thoái hóa tế bào thần kinh. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thể tích chất trắng vùng đồi thị và thể tích chất xám vùng tiểu não giảm rõ rệt ở những người lạm dụng rượu nguyên nhân do của hiện tượng teo não này do rượu làm tổn thương gây chết tế bào thần kinh.Ngoài vùng đồi thị và vùng tiểu não bị ảnh hưởng, rượu cũng gây gây ảnh hưởng đến các vùng của não như vùng trán và vùng trung não.Hậu quả của việc lạm dụng rượu sẽ gây ra những chấn thương, chẳng hạn nhưtai nạnxe cộ, té ngã, đuối nước và bỏng; bạo lực, bao gồm giết người, tự tử, hành vi tình dục nguy hiểm hoặc tấn công tình dục; ngộ độc rượu; sảy thai và thai chết lưu hoặc rối loạn phổ rượu ở bào thai (FASD) ở phụ nữ mang thai.Về lâu dài, lạm dụng rượu dẫn đến teo não và thoái hóa tế bào thần kinh dẫn đến các hậu quả: Huyết áp cao, bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ gan và các vấn đề về tiêu hóa; ung thư vú, miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan, đại tràng và trực tràng; làm suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh; suy giảm trí nhớ; các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo lắng, mất ngủ; nghiện rượu.
https://nhandan.vn/teo-nao-do-uong-ruou-bia-qua-muc-post792553.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "lạm dụng rượu bia", "teo não", "biến chứng" ] }
Bàn giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và gỡ khó cho các bệnh viện
NDO -Diễn đàn Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía bắc đã góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển các chính sách củangành y tế; củng cố hệ thống bệnh viện một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
Ngày 16/3, tại thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) diễn ra Hội nghịCâu lạc bộ Giám đốc Bệnh việncác tỉnh phía bắc 2024, với sự tham gia của Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, cùng đại diện nhiều bộ, ngành liên quan và đông đảo các nhà quản lý của hệ thống các bệnh viện khu vực phía bắc.Hội nghị đã tập trung vào những nội dung quan trọng liên quan tới Quản lý chất lượng bệnh viện; an toàn người bệnh; nhân lực y tế; các điểm mới trong Luật Khám, chữa bệnh, Luật đấu thầu trong lĩnh vực y tế và các điểm mới của Nghị định về bảo hiểm y tế, Nghị quyết về chuyển đổi số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.Tin liên quanNgành y tế Ninh Bình nỗ lực nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh từ tuyến cơ sởPhó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ giám đốc các bệnh viện phía Bắc cho biết, hội nghị năm nay là một diễn đàn lớn để các nhà quản lý bệnh viện có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm trong quản lý một số lĩnh vực quan trọng như: Làm thế nào để nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện; ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thanh toán viện phí và quản lý tài chính trong điều kiện giá các dịch vụ được điều chỉnh; sự phối hợp hoạt động khám chữa bệnh của các bệnh viện với bảo hiểm y tế nhằm đảm bảo phục vụ người bệnh thuộc các đối tượng được chính xác, thuận lợi; quản lý sử dụng trang thiết bị vật tư y tế tại các bệnh viện đảm bảo chất lượng đúng qui trình, an toàn và hiệu quả; quản lý chất lượng và an toàn người bệnh, an ninh bệnh viện... Từ đó tạo sự hợp tác gắn kết, sự hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật giữa các bệnh viện trong khu vực cũng như cả nước.Tất cả đều hướng tới lấy người bệnh làm trung tâm, phấn đấu cho mục tiêu mang đến sự hài lòng, an toàn và chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân đồng thời phù hợp với bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước.Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ, đến nay giá dịch vụ y tế được điều chỉnh với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã cho phép các bệnh viện có thể từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính, ứng dụng kỹ thuật cao với việc phát triển nguồn nhân lực đã giúp cho chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân ngày càng được nâng cao.Sự hợp tác, hỗ trợ chuyên môn và liên thông trong các hoạt động khám, chữa bệnh giữa bệnh viện Trung ương và địa phương có nhiều tiến bộ đã giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi và hạn chế gây phiền hà cho người bệnh.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện các tỉnh phía bắc tặng quà cho Quỹ bệnh nhân nghèo tỉnh Quảng Ninh.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện là một diễn đàn để trao đổi, thảo luận nhằm nâng cao chất lượng quản lý bệnh viện, bảo đảm an toàn, hiệu quả trong khám chữa bệnh, tạo sự hợp tác gắn kết, sự hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật giữa các bệnh viện trong khu vực cũng như cả nước. Việc duy trì Câu lạc bộ vừa giúp các bệnh viện gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đồng thời cũng là dịp để Bộ Y tế, các đơn vị của Bộ Y tế, của các bộ, ngành lắng nghe ý kiến đóng góp của các bệnh viện trong việc xây dựng và triển khai các chính sách của ngành y tế, tài chính, kế hoạch, đầu tư… một cách hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.Ngày 9/1/2023, Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi đã được Quốc hội Khoá 15 thông qua; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, trong đó có một số nội dung mới trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này càng thúc đẩy các bệnh viện cần tích cực cải tiến chất lượng, bảo đảm an toàn người bệnh.Luật Khám bệnh, chữa bệnh được thông qua là dấu mốc đặc biệt quan trọng của ngành, Luật có nhiều điểm mới sẽ giúp ích cho các đồng chí giám đốc và bệnh viện trong tương lai. Luật cũng quy định tiếp tục thực hiện chính sách xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực của các hội nghề nghiệp, người hành nghề và người bệnh; bảo đảm sự công bằng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước và tư nhân, đẩy nhanh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại Hội nghị.Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tham mưu, trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2024 sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý theo hướng thuận lợi, vì người bệnh, an toàn người bệnh.Trong thời gian qua, ngành y tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế tại một số cơ sở y tế công lập xuất hiện nhiều hơn kể từ sau giai đoạn cao điểm phòng, chống dịch Covid-19. Do vậy người đứng đầu ngành y tế đề nghị giám đốc các bệnh viện trao đổi thẳng thắn để giúp giải quyết những vấn đề vướng mắc liên quan tới công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, vật tư máy móc, thiết bị y tế, thanh quyết toán bảo hiểm y tế… nhằm tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện.Trong thời gian qua cũng như sắp tới, công tác quản lý bệnh viện dự báo vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn, thách thức, cho nên các bệnh viện cần tiếp tục ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thực hiện Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế.Các bệnh viện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và quản lý vận hành, đặc biệt ưu tiên vấn đề cải tiến chất lượng và an toàn người bệnh; tiếp tục rà soát, chỉnh sửa bổ sung các chính sách, quy định, văn bản pháp quy trong ngành y tế. Thực hiện Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 27/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Bộ trưởng Đào Hồng Lan cũng đề nghị các bệnh viện tập trung nâng cao chất lượng đời sống cán bộ nhân viên y tế, thúc đẩy sự đam mê, phát triển chuyên môn và an tâm cống hiến phục vụ người bệnh của cán bộ y tế trong thời kì mới.
https://nhandan.vn/ban-giai-phap-nang-cao-chat-luong-dich-vu-y-te-va-go-kho-cho-cac-benh-vien-post800276.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện", "Bộ Y tế", "Bệnh viện Bạch Mai", "bệnh viện khu vực phía bắc" ] }
Nhiều trẻ suy giảm chức năng tuyến thượng thận vì chế phẩm tăng cân
NDO -Trong thời gian vừa qua, khoa Nội tiết, Bệnh viện Nội tiết Trung ương có tiếp nhận các bé từ 4-7 tuổi tới khám và nhập viện trong tình trạng biểu hiện nặng mặt, rậm lông vùng gáy, vùng lưng (sau sử dụng các chế phẩm không rõ nguồn gốc giúp tăng cân) nghi mắc hội chứng Cushing do lạm dụng thuốc có chứa corticoid.
Lạm dụng chế phẩm tăng cânTheo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Gia Nam, Phó Trưởng khoa Nội tiết cho biết, tại khoa thường xuyên tiếp nhận điều trị những trẻ có dấu hiệu lạm dụng thuốc không rõ nguồn gốc. Đặc biệt trong thời gian ngắn vừa qua, tại khoa liên tiếp điều trị cho gần chục bé bịsuy thượng thận.Theo người nhà các bé cung cấp, loại “vitamin” mà các bé đang sử dụng được mua từ người quen giới thiệu với lời quảng cáo là thuốc tăng sức đề kháng có chứa thành phần vitamin giúp bé ăn ngon, tăng cân. Một liệu trình phải uống 3 hộp trong thời gian 3 tháng liên tiếp.Tuy nhiên, sau một tháng sử dụng, thấy con tăng cân nhưng trên mặt bé lại mọc nhiều lông, bụ bẫm, trên da xuất hiện các mao mạch máu nổi nhiều, gia đình đã đưa con đi xét nghiệm và biết được bé bị suy tuyến thượng thận.Ngay sau khi tiếp nhận điều trị, Khoa Nội tiết đã yêu cầu bố mẹ dừng sử dụng loại chế phẩm được cho là vitamin nói trên, đồng thời tiến hành kiểm tra lại chức năng tuyến thượng thận cho các bé.Trường hợp khác là 2 anh em trong cùng một gia đình (5 tuổi và 7 tuổi) đều sử dụng chế phẩm được giới thiệu là vitamin không rõ nguồn gốc, không được tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa gây nên tình trạng các bé bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận mà không hay biết.Sau khi được khám và làm các chỉ định cận lâm sàng cần thiết, kết quả cho thấy các bé đều mắcsuy giảm chức năng tuyến thượng thậnnghi do thuốc gluoccorticoid.Đây là một bệnh lý nội tiết rối loạn chức năng vỏ tuyến thượng thận do sử dụng các thuốc, chế phẩm có corticoid ngoại, gây suy giảm trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thận thận, ức chế tuyến thượng thận sản xuất Glucocorticoid nội sinh. Nguyên nhân được xác định là do lạm dụng corticoid (sử dụng corticoid kéo dài và/hoặc không đúng chỉ định).Theo bác sĩ Nam, nhiều bố mẹ mua và cho sử dụng một loại chế phẩm giúp tăng cân (không rõ nguồn gốc) qua tư vấn, giới thiệu là vitamin giúp tăng cân từ người quen (không được bác sĩ kê đơn). Sau 2-3 tháng sử dụng các bé có tăng cân, tuy nhiên kèm theo đó là dấu hiệu nặng, giữ nước tại vùng mặt, lông mọc rậm tại khu vực vùng lưng, gáy."Mỗi cháu có những biểu hiện khác nhau. Có cháu biểu hiện giữ nước, nặng mặt, rậm lông nhưng cũng có cháu biểu hiện không thực sự rõ ràng nhưng đều chung một điểm đó là chức năng tuyến thượng thận đều suy giảm do sử dụng những loại thuốc tương tự nhau", bác sĩ Nam cho hay.Hiện tại, khoa đang theo dõi và điều trị để các bé dần hồi phục. Nhiều trường hợp sau 5-10 ngày đã hồi phục và được xuất viện về nhà sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chưa hồi phục chức năng tuyến thượng thận, các bác sĩ phải có biện pháp điều trị đặc hiệu và theo dõi lâu dài hơn giúp hồi phục chức năng tuyến thượng thận.Thận trọng với chế phẩm tăng cân không rõ nguồn gốcHiện nay, một số người dân có thói quen sử dụng thuốc không theo đơn bác sĩ mà chỉ do giới thiệu, quảng cáo từ những người không có chuyên môn đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc. Việc đó gây nên tình trạng khó kiểm soát được thành phần, hàm lượng, liều lượng dẫn tới ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.Theo các chuyên gia, các thuốc có thành phần corticoid sử dụng không đúng chỉ định rất nguy hiểm. Chúng có thể gây ra tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.Cũng theo các chuyên gia, đối với trường hợp sử dụng thuốc có chứa corticoid lâu dài sẽ ảnh hưởng tới phát triển về thể chất, vận động, tinh thần, chiều cao, sức đề kháng của trẻ nhỏ.Các trẻ bị mắc các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, tai mũi họng… sử dụng lâu dài không theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa sẽ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng như: suy tuyến thượng thận vĩnh viễn, teo cơ, nặng hơn là ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này của các cháu như loãng xương, loét dạ dày, ức chế miễn dịch, làm giảm sức đề kháng, dễ nhiễm khuẩn thứ phát … và quá trình dậy thì cũng sẽ bị ảnh hưởng.Vì vậy, cha mẹ nên đưa các con đến bệnh viện khám và điều trị theo đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, nhất là những thuốc không rõ nguồn gốc.Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Gia Nam cũng khuyên các phụ huynh khi thấy con còi, thấp, chậm phát triển cần đi khám đúng chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn, tuyệt đối không được tự ý nghe thông tin truyền tai nhau, tự ý mua và sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc để tránh việc gây nguy hiểm cho sức khỏe con em mình.
https://nhandan.vn/nhieu-tre-suy-giam-chuc-nang-tuyen-thuong-than-vi-che-pham-tang-can-post795660.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "suy tuyến thượng thận", "chế phẩm tăng cân", "Bệnh viện Nội tiết Trung ương" ] }
Chung sức để chấm dứt bệnh lao vào năm 2035
Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống lao (24/3), Việt Nam đưa ra chủ đề là "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao", như một lời hồi đáp, khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng ở mức cao nhất trong công tác phòng chống lao; đồng thời khẳng định mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.
Ngày 24/3/1882 tại Berlin (Đức), Robert Koch công bố phát hiện ra vi khuẩn lao, mở ra con đường chẩn đoán và chữa khỏi căn bệnh này. Ngày 24/3 hằng năm đã được lấy làm Ngày thế giới phòng chống lao, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh lao tới sức khỏe, kinh tế-xã hội; thúc đẩy những nỗ lực chấm dứt bệnh lao. Thế nhưng đến nay, đã 142 năm kể từ ngày phát hiện ra vi khuẩn lao, bệnh lao vẫn là vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng trên toàn cầu.Công tác phòng chống lao trên thế giới bước sang một trang mới sau thành công Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về bệnh lao được tổ chức vào tháng 9/2023 với sự tham gia của các quốc gia thành viên, thể hiện cam kết chính trị, tinh thần quyết tâm cao nhất trong cuộc chiến phòng chống lao.Công tác phòng chống lao trên toàn cầu đã ghi nhận sự hồi phục, khi năm 2022 toàn thế giới phát hiện 7,5 triệu người mắc mới, số lượng phát hiện và đưa vào điều trị cao nhất trong một năm so với những năm trước đây.Phát huy kết quả tích cực và những hiệu ứng thu được từ chủ đề phòng chống lao năm 2023, năm 2024 chủ đề phòng chống lao trên thế giới được giữ nguyên "Đúng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao".Sự hồi phục của công tác phòng chống lao trên toàn cầu nhất là ở các quốc gia còn gánh nặng bệnh lao cao nhất trong năm 2022 và 2023 là cơ sở để toàn thế giới tiếp tục tin tưởng vào mục tiêu chấm dứt trên toàn cầu. Nếu các quốc gia tuân thủ các cam kết của mình sẽ giúp cứu sống khoảng 45 triệu người trong khoảng thời gian từ năm 2023 đến 2027.Trên cơ sở chủ đề Ngày thế giới phòng chống lao, Bộ Y tế, Chương trình chống lao đưa ra chủ đề "Đúng! Việt Nam có thể chấm dứt bệnh lao" như một lời hồi đáp, hưởng ứng mạnh mẽ chủ đề của thế giới và khẳng định những nỗ lực, quyết tâm, khát vọng trong công tác phòng chống bệnh lao; đồng thời tiếp tục khẳng định mục tiêu chấm dứt căn bệnh này tại Việt Nam là hoàn toàn có thể.Với chủ đề này, Bộ Y tế, Chương trình chống lao quốc gia kêu gọi sự tham gia hưởng ứng tích cực, sự ủng hộ của các bộ, ngành, đoàn thể và toàn xã hội để tập trung nguồn lực, bảo đảm nguồn tài chính bền vững để tăng cường phát hiện, điều trị cho người mắc bệnh lao.Việc mở rộng phối hợp y tế công tư, mở rộng tiếp cận chẩn đoán ở các cơ sở y tế đa khoa và chuyên khoa ngoài hệ thống chương trình chống lao quốc gia cũng là một can thiệp quan trọng cần đầu tư.Để đạt mục tiêu kết thúc bệnh lao ở Việt Nam vào năm 2035 cần có sự đồng lòng, nỗ lực của các ngành liên quan và chính quyền các cấp, sự hưởng ứng tích cực của toàn xã hội, nhất là khi dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam vẫn còn khá nặng nề, tốc độ giảm chậm và kinh phí đầu tư cho công tác chống lao rất thấp, lại đang phải đối mặt nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng.Việt Nam hiện đang xếp thứ 11 trong số 30 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn cầu, đứng thứ 11 trong số 30 nước có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao nhất thế giới.Năm 2023, ước tính cả nước có thêm 172 nghìn người mắc và khoảng 13 nghìn người tử vong do bệnh này (cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông); 9.200 trường hợp lao đa kháng thuốc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị...Số người mắc lao được phát hiện hằng năm tại Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân lao ước tính (năm 2023 phát hiện 106.086 bệnh nhân lao các thể). Như vậy, vẫn còn gần 40% số bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện, điều trị.Thời gian tới, ngành y tế triển khai tối đa các chiến lược/chính sách hiện có, đó là bao phủ y tế toàn dân, tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở gắn với công tác phòng chống lao.Đồng thời nhanh chóng mở rộng áp dụng công cụ chẩn đoán mới, thuốc mới, vắc-xin mới cũng như các can thiệp/tiếp cận mới nhằm phát hiện điều trị lao sớm để cắt đứt nguồn lây, điều trị lao tiềm ẩn để cắt nguy cơ nhiễm tiến triển thành bệnh lao.Bên cạnh các giải pháp này, các chuyên gia trong phòng chống lao cho rằng, Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao tiếp tục chỉ đạo sự vào cuộc tích cực của các ngành, đoàn thể đẩy mạnh truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thực hành của cộng đồng hưởng ứng phát hiện sớm, không kỳ thị, mặc cảm và tuân thủ điều trị bệnh lao.Mặt khác, cần đưa các mục tiêu hoạt động phòng chống lao vào kế hoạch hằng năm của địa phương. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tích cực triển khai công tác bảo trợ xã hội cho người bệnh lao, đưa cấu phần bảo trợ xã hội cho bệnh nhân lao, lao kháng thuốc, đồng nhiễm lao/HIV vào các nghị định, thông tư quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.Bộ Y tế tiếp tục triển khai các chiến lược, chính sách phù hợp nhằm tăng cường vai trò, phát huy năng lực của y tế tuyến cơ sở trong đó có cán bộ y tế làm công tác phòng chống lao.Với 12 tỉnh chưa có bệnh viện chuyên khoa lao thì cần có mô hình phù hợp cho đơn vị phòng chống lao tuyến tỉnh đủ mạnh để triển khai công tác phòng chống lao trên địa bàn.Vận dụng có hiệu quả các văn bản hướng dẫn về tăng cường vai trò của hệ thống y tế cơ sở khám, chữa bệnh, mua sắm thuốc chống lao hàng 1 với kinh phí sử dụng từ quỹ bảo hiểm y tế, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bệnh án điện tử.Huy động nguồn lực bền vững trong nước và quốc tế triển khai hiệu quả chiến lược phòng chống lao, đặt mục tiêu chấm dứt bệnh lao.Bộ Y tế cũng đã giao Bệnh viện Phổi trung ương xây dựng tài liệu "Hướng dẫn triển khai hoạt động phát hiện chủ động, tích cực bệnh lao, lao tiềm ẩn và một số bệnh hô hấp tại cộng đồng và cơ sở y tế-Tăng cường vai trò của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh", nhằm chuẩn hóa và đồng bộ hoạt động phát hiện chủ động và tích cực bệnh lao, phát huy tối đa vai trò của hệ thống y tế nói chung và y tế cơ sở nói riêng trong công tác phòng chống lao.Sau khi được phê duyệt, Chương trình chống lao quốc gia sẽ sớm phổ biến triển khai các nội dung của cuốn tài liệu này trên phạm vi toàn quốc.Đây cũng là cơ sở để các tỉnh, thành phố trên toàn quốc huy động sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia các hoạt động tăng cường phát hiện bệnh nhân lao và hỗ trợ người bệnh cho tới khi được điều trị thành công, hướng tới mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035.
https://nhandan.vn/chung-suc-de-cham-dut-benh-lao-vao-nam-2035-post801326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Bệnh lao", "Bệnh viện Phổi Trung ương", "chữa bệnh" ] }
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A (H5N1) tại Khánh Hòa
NDO -Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) là bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 11/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào ngày 16-17/3, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.Ngày 19/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm. Theo kết quả xét nghiệm ngày 20/3, bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 và kết quả khẳng định của Viện Pasteur Nha Trang ngày 22/3 xác định bệnh nhân dương tính vớicúm A(H5N1). Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong vào ngày 23/3.Theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực bệnh nhân sinh sống. Chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe hàng ngày; đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.Đây là trường hợp mắccúmA(H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Trước đó, vào tháng 10/2022, tại Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên người.Tích lũy từ 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người tử vong (50,8%).Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A(H5N1). Tại Campuchia tiếp tục ghi nhận các ca bệnh cúm A(H5N1) trên người từ cuối năm 2023.Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H5N1) lây từ người sang người, virus A(H5N1) là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (~50%).Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/post-801387.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Bệnh nhân nam", "Khánh Hòa", "tử vong", "cúm A/H5N1" ] }
Hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất giảm liều xạ, an toàn với trẻ em
NDO -Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt thế hệ mới có số lượng lát cắt lớn nhất trên thế giới (1975 lát cắt), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất thế giới vừa được bàn giao về Việt Nam, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ 0,23mm. Đặc biệt, hệ thống này giảm liều xạ và rất an toàn với trẻ em.
Lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Tập đoàn Công nghệ Y tế hàng đầu thế giới GE HealthCare (Mỹ) và Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa diễn ra với sự chứng kiến của Đại diện Lãnh sự quán Mỹ và các cơ quan quản lý tại TP Hồ Chí Minh. Tại buổi lễ, GE HealthCare đã bàn giao Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 lát cắt được đặt hàng đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á cho cơ sở y tế này.Ông Vijay Subramaniam, Tổng Giám đốc mảng Sản phẩm Chẩn đoán hình ảnh, GE HealthCare khu vực Đông Nam Á, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, cho biết, với những thỏa thuận hợp tác quan trọng đã ký kết, GE HealthCare sẽ đẩy mạnh cung cấp, chuyển giao cho bệnh viện các giải pháp, công nghệ y tế hàng đầu.Đồng thời, thông qua các dự án nghiên cứu, đào tạo, hội thảo khoa học chuyên sâu, GE HealthCare sẽ đồng hành cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tiếp cận các giải pháp toàn diện về chẩn đoán hình ảnh, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện dịch vụ y tế và sức khỏe của người bệnh.Ông Vijay Subramaniam cho biết, Hệ thống chụp cắt lớp vi tính (CT) 1975 là hệ thống chụp CT có số lượng lát cắt lớn nhất trên thế giới (1975 lát cắt), ứng dụngtrí tuệ nhân tạo(AI) cao nhất thế giới.Trên thế giới hiện chỉ có 129 hệ thống chụp CT này được sử dụng tại các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand… và Việt Nam là nước sử dụng hệ thống thứ 130 trên thế giới, được đặt hàng đầu tiên tại Đông Nam Á.Revolution Apex Elite 1975 lát cắt là máy chụp CT có tốc độ chụp nhanh nhất (0,23 giây/độ phân giải thời gian 19,5 mili giây) nhanh nhất trên thế giới, độ bao phủ đầu thu 16cm (mỗi vòng quay có thể thu hình được 16cm theo chiều dọc cơ thể) giúp thu hình nhanh chóng, rõ nét bất kể tình trạng gây khó khăn (thí dụ người bệnh béo phì nặng).Hệ thống có khả năng giảm liều xạ đến 96% bảo đảm an toàn cao nhất và là máy duy nhất trên thế giới cho phép chụp mạch vành chỉ trong 1 nhịp cho mọi nhịp tim với liều siêu thấp, giúp thu được hình ảnh ít bị ảnh hưởng bởi co bóp cơ tim nhất, đạt chất lượng cao để chẩn đoán chính xác.Đặc biệt, Hệ thống chụp CT 1975 lát cắt ứng dụng công nghệ CT Quang phổ GSI Xtream thế hệ mới, tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) cao nhất trên thế giới, giúp phát hiện các tổn thương nhỏ chỉ 0,23 mm (các thế hệ máy trước đây cao nhất là 0,33 mm), mô tả đặc điểm mô, tổn thương và giảm xảo ảnh kim loại trên các cơ quan và trường hợp sử dụng lâm sàng khác nhau.Tiến sĩ, bác sĩ Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, Công nghệ CT Quang phổ GSI Xtream thế hệ mới với sự hỗ trợ của AI cao cấp cung cấp hình ảnh CT với khả năng định lượng chính xác vượt trội, cải thiện tín hiệu và độ tương phản của hình ảnh, giúp mô tả tốt hơn ranh giới và cấu trúc của tổn thương để đánh giá chẩn đoán chính xác hơn.Điển hình tại sọ não, CT 1975 lát cắt với phần mềm AI giúp chẩn đoán, xác định nhanh đột quỵ dưới 5 phút, phát hiện túi phình mạch não, cục máu đông. Tại phổi, máy cho phép đánh giá tưới máu phổi, đánh giá chức năng phổi, tự động phát hiện nốt phổi và phân biệt u phổi lành tính và ác tính. Tại gan, phần mềm AI của máy có thể giúp phân biệt u gan lành tính và ác tính, theo dõi hiệu quả điều trị.Trí tuệ nhân tạo còn giúp hệ thống CT 1975 lát cắt phân biệt trên 20 loại vật chất khác nhau trong cơ thể người (mô, xương, cơ, khối u, cục máu đông, mảng xơ vữa, các loại sỏi…, mỗi cấu tạo khác nhau sẽ cho hình ảnh khác nhau), từ đó chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả hơn.Đặc biệt, hệ thống này cho phép thu hình nhi khoa nhanh chóng mà không cần sử dụng an thần và hạn chế việc chụp lại không cần thiết ở trẻ nhỏ.
https://nhandan.vn/he-thong-chup-cat-lop-vi-tinh-hien-dai-nhat-giam-lieu-xa-an-toan-voi-tre-em-post809599.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "hệ thống chụp cắt lớp vi tính hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á", "hệ thống CT 1975" ] }
222 người nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở Đồng Nai
NDO -Liên quan vụ nghi ngộ độc tập thể sau khi ăn bánh mì ở một tiệm tại phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, trưa 2/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai và Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh đã có báo cáo ban đầu về vụ nghingộ độc thực phẩm. Vụ việc đã làm hơn 222 người nhập viện cấp cứu.
Cụ thể, tính đến 6 giờ sáng 2/5, Bệnh viện đa khu vực Long Khánh và Bệnh viện đa khoa cao-su Đồng Nai đã tiếp nhận tổng cộng 222 người nhập viện.Trong đó, tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh có 209 trường hợp. Đến sáng nay 1/5, có 160 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, 43 bệnh nhân xuất viện, 5 bệnh nhân xin về và 1 bệnh nhân chuyển viện. Các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện hiện đã ổn định.Còn tại Bệnh viện đa khoa cao-su Đồng Nai tiếp nhận 13 trường hợp. Tính đến sáng 2/5, cả đang điều trị tại bệnh viện trong tình trạng sức khỏe đã ổn định.Lực lượng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Đồng Nai đang khẩn trương làm việc với cơ quan liên quan của thành phố Long Khánh để làm rõ nguyên nhân vụ việc.Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Long Khánh Đỗ Chánh Quang cho biết, đang chỉ đạo các đơn vị tiếp tục phối hợp với Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tập trung cứu chữa các bệnh nhân và khẩn trương xác định nguyên nhân.Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.Nhân viên y tế khám cho một trường hợp nghi bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì.Đối với chủ tiệm bánh mì trên đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, cơ quan chức năng yêu cầu tạm ngưng hoạt động kinh doanh chế biến bánh mì đến khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp để tìm ra nguyên nhân.Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố Long Khánh xác định, tiệm bánh mì trên thuộc diện bán hàng nhỏ lẻ không thuộc đối tượng cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Tiệm có 4 nhân viên phục vụ bán bánh mì không có khám sức khỏe định kỳ.Nguyên liệu, thực phẩm do tiệm tự chế biến từ nguồn tự mua ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không có hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào dùng để chế biến.Đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã thực hiện niêm phong tủ cấp đông tại cơ sở và bàn giao cho chủ cơ sở tự bảo quản lạnh.Trước đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, Bệnh viện đa khoa cao-su Đồng Nai tiếp nhận tổng số 222 bệnh nhân vào viện cấp cứu, với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng do ăn bánh mì.Bước đầu xác định, tất cả các bệnh nhân đều có ăn bánh mì thịt của tiệm bánh mì trên đường Trần Quang Diệu, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, trong khoảng thời gian từ 15 giờ đến 19 giờ ngày 30/4.Sau đó, khoảng 4 đến 8 giờ thì xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, đi cầu phân lỏng, sốt… Một số trường hợp đã tự mua thuốc uống tại nhà và nhập viện vào sáng 1/5.
https://nhandan.vn/222-nguoi-nghi-bi-ngo-doc-sau-khi-an-banh-mi-o-dong-nai-post807446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "ngộ độc", "ăn bánh mì", "Đồng Nai" ] }
Việt Nam sẽ tiếp nhận 490.600 liều vaccine "5 trong 1"
NDO -Ngày 14/12, tại Bộ Y tế diễn ra lễ bàn giao 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine 5 trong 1) do Chính phủ Australia viện trợ thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc.
Nhằm bổ sung vaccine sử dụng trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế đã vận động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế để cung ứng vaccine 5 trong 1. Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã có thư gửi Bộ Y tế thông báo Chính phủ nước này viện trợ cho Việt Nam thông qua Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc UNICEF 490.600 liều vaccine 5 trong 1 để triển khai trong Chương trìnhTiêm chủng mở rộng. Trong tối mai, dự kiến số vaccine này sẽ về Việt Nam.Phát biểu tại lễ bàn giao, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ, quán triệt tinh thần tại Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 10/7/2023 của Chính phủ, Bộ Y tế đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương, phối hợp bộ, ban, ngành liên quan để sớm có vaccine phục vụ cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng như báo cáo Chính phủ về giải pháp thực hiện; đồng thời cũng đã chủ động tìm nguồn viện trợ, tài trợ vaccine từ các tổ chức quốc tế, trong nước.Bộ trưởng nhận định, sự hỗ trợ kịp thời của Chính phủ Australia cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng 490.600 liều vaccine 5 trong 1 là vô cùng quý và cần thiết đểtriển khai tiêm chủngcho trẻ em ngay trong thời gian tới. Các địa phương chia sẻ cùng với Bộ Y tế, để tìm được nguồn cung ứng vaccine rất vất vả, do đó đề nghị các đồng chí Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo việc phân bổ, tổ chức tiêm chủng đúng đối tượng, hiệu quả.Ngay khi vaccine được bàn giao, Bộ Y tế và các đơn vị liên quan sẽ hành động quyết liệt, nhanh chóng nhất để đưa vaccine về địa phương sớm nhất, nhằm tiêm chủng cho trẻ em hiệu quả.Thay mặt Bộ Y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ lời cảm ơn sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Chính phủ Úc đã rất kịp thời hỗ trợ vaccine theo đề xuất từ phía Bộ Y tế Việt Nam, bên cạnh đó là sự phối hợp, đồng hành của UNICEF để có thể cung ứng vaccine về Việt Nam sớm nhất.Phát biểu tại sự kiện, ngài Andrew Goledzinowski - Đại sứ Úc bày tỏ vinh dự và tự hào khi được cùng Bộ Y tế Việt Nam giải quyết kịp thời việc thiếu hụt tạm thời vaccine để tiêm chủng cho trẻ.Bà Rana Flowers - Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam bày tỏ lời cảm ơn ngài Đại sứ Úc và Chính phủ Úc đồng hành cùng UNICEF và Bộ Y tế để có nguồn vaccine 5 trong 1 kịp thời tiêm chủng cho trẻ em Việt Nam.Bà tin tưởng với kinh nghiệm tiêm chủng vaccine nhiều năm qua, đặc biệt là tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam sẽ thực hiện thành công tiêm vaccine 5 trong 1 cho trẻ trong tiêm chủng mở rộng.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, căn cứ nhu cầu theo đề xuất và thực tiễn triển khai của 63 tỉnh/thành phố, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã xây dựng kế hoạch phân bổ vaccine theo nhu cầu và hướng dẫn các địa phương triển khai theo thứ tự ưu tiên, trong đó, ưu tiên tăng cường tỷ lệ cung ứng vaccine cho các địa phương miền núi, vùng khó khăn để bảo đảm công bằng trong tiếp cận vaccine cho trẻ.Theo đó, đầu tiên sẽ ưu tiên vaccine được phân bổ để tiêm chủng trẻ chưa được tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1. Ưu tiên trước cho trẻ có nhóm tuổi nhỏ nhất từ 2 tháng tuổi trước rồi mới đến những trẻ có tháng tuổi lớn hơn bao gồm cả những trẻ trên 12 tháng tuổi.Sau đó, tiêm trả mũi 2, mũi 3 cho những trẻ chưa đuợc tiêm đủ 3 mũi vaccine 5 trong 1 bao gồm cả trẻ trên 12 tháng tuổi.Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng cho hay, ngay sau khi tiếp nhận vaccine về kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, Viện Kiểm định vaccine và sinh phẩm y tế phải tiến hành gấp rút việc kiểm định trong thời hạn khoảng 1 tuần.Dự kiến trong tuần cuối tháng 12/2023, sẽ tiến hành tiêm cho trẻ theo đúng đối tượng. Các Sở Y tế cần chỉ đạo các đơn vị liên quan sắp xếp để tiếp nhận ngay vaccine và tổ chức tiêm chủng an toàn, hiệu quả; quản lý đối tượng, rà soát kỹ để tiêm bổ sung cho những đối tượng trẻ trong các đợt tiếp theo.Hiện nay trung bình mỗi tháng, công suất tiêm chủng của các điểm tiêm chủng mở rộng có thể thực hiện được khoảng 200.000 liều, do đó với số vaccine Chính phủ Úc tài trợ, dự kiến sẽ tiêm trong khoảng thời gian 2,5 tháng.
https://nhandan.vn/viet-nam-se-tiep-nhan-490600-lieu-vaccine-5-trong-1-post787458.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng", "vaccine 5 trong 1", "tiếp nhận 490.600 liều vaccine" ] }
Bắc Kạn triển khai ứng phó với dịch bệnh viêm não mô cầu
Tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo ngành y tế khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, không để lây lan rộng dịch bệnh viêm não mô cầu sau khi trên địa bàn đã có 2 người tử vong vì nhiễm.
Sau khi nhận được báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh về các trường hợp tử vong tại thôn Nà Lầu, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể và Thông báokết quả xét nghiệmcủa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương về bệnh nhân có kết quả dương tính với bệnh do não mô cầu, Sở Y tếBắc Kạnđã tổ chức Hội nghị khẩn cấp triển khai hướng dẫn giám sát phòng, chống dịch; hướng dẫn điều trị và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.Theo Sở Y tế Bắc Kạn,bệnh nhiễm não mô cầulà một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Biểu hiện của bệnh thường gặp là viêm màng não mủ và/hoặc nhiễm khuẩn huyết, có thể gây sốc dẫn đến tử vong, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.Hiện nay đã cóvaccinephòng bệnh não mô cầu nhóm A, B và C; có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại mỗi 3 năm/lần và dự phòng bằng thuốc.Tin liên quan2 người tử vong, 2 người nhập viện nghi do mắc viêm não do não mô cầuĐể ứng phó với dịch bệnh, Sở Y tế giao Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Kạn là đầu mối tham mưu các hoạt động phòng, chống; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật,giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch não mô cầu tại huyện Ba Bể.Dự báo xu hướng, diễn biến dịch bệnh để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh kịp thời. Tham mưu, dự trù bảo đảm đầy đủ thiết bị, hóa chất, vật tư, vaccine, cho công tác phòng, chống dịch bệnh não mô cầu.Sở Y tế cũng chỉ đạo các đơn vị tập hợp nhanh, đáp ứng sẵn sàng, chủ động, kịp thời nhất đến vùng có dịch để triển khai các bước theo hướng dẫn chỉ đạo. Bảo đảm sẵn sàng máy móc, phương tiện vận chuyển phục vụ chống dịch. Hướng dẫn các đơn vị về phương án ứng phó phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh khử khuẩn môi trường...Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn bảo đảm cơ sở vật chất, địa điểm cách ly, trang thiết bị, vật tư, hóa chất bảo đảm điều trị, cấp cứu kịp thời các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh não mô cầu.Bắc Kạn cũng yêu cầu Trung tâm y tế các huyện, thành phố xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh do não mô cầu; kiện toàn các Đội đáp ứng nhanh,sẵn sàngđáp ứng kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra.Trước đó, tại thôn Nà Lầu, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể, chỉ trong vòng 5 ngày (từ 5 đến 10/6), 2 người trong gia đình anh Đ.V.D đều tử vong sau khi có triệu chứng giống nhau.Sau cái chết của mẹ và con gái, anh Đ.V.D và con trai (11 tuổi) cũng xuất hiện biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn, nôn sau ăn, đại tiện phân lỏng.Ngày 10/6, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn được chẩn đoán viêm màng não. Bệnh nhân và con trai được chuyển tuyến lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương điều trị.Ngày 12/6, 2 bệnh nhân được chọc dịch não tủy, cho thấy dịch đục. Bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não do não mô cầu.
https://nhandan.vn/bac-kan-trien-khai-ung-pho-voi-dich-benh-viem-nao-mo-cau-post814066.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Dịch bệnh", "viêm màng não mô cầu", "phòng chống", "vaccine", "Bắc Kạn" ] }
Tương lai của liệu pháp tế bào T trong điều trị ung thư
NDO -Giáo sư Shimon Sakaguchi nổi tiếng với việc phát hiện ra các tế bào T điều hòa cho rằng đây là liệu pháp điều trị hiệu quả bệnh ung thư, các bệnh lý tự miễn trong tương lai.
Giáo sư Shimon Sakaguchi là nhà miễn dịch học và Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka, Nhật Bản. Ông nổi tiếng với việc phát hiện ra các tế bào T điều hòa (Tregs) và sử dụng trúng đích để kích hoạt và tăng cường khả năng miễn dịch của khối u cũng như điều trị các bệnh tự miễn và các bệnh viêm nhiễm khác trong môi trường lâm sàng.Bên lề tọa đàm phiên y sinh tại Tuần lễ Khoa học-Công nghệVinFuture, Giáo sư Shimon Sakaguchi đã có những chia sẻ về hành trình nghiên cứu tế bào T và tương lai của liệu pháp này trong điều trị các bệnh lý miễn dịch.Phóng viên: Thưa Giáo sư Shimon Sakaguchi, việc áp dụng liệu pháp T-cell trong điều trị ung thư hiện nay đã được ông nghiên cứu trong bao lâu và kết quả của nghiên cứu đó tính tới thời điểm hiện tại là như thế nào?Giáo Sư Shimon Sakaguchi:Tôi đã nghiên cứu lĩnh vực này được 40 năm rồi, từ giai đoạn thử nghiệm trên động vật sang giai đoạn thử nghiệm trên người và giờ đã đến giai đoạn có thể áp dụng cho điều trị các bệnh về tim mạch và đặc biệt là các bệnh về miễn dịch liên quan đến tự miễn.Phóng viên: Liệu pháp tế bào T này sẽ hiệu quả khi điều trị cho những bệnh lý tự miễn nào?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Ở đây có 2 xu hướng áp dụng, cụ thể là người ta ứng dụng liệu pháp tế bào T với 2 cách tiếp cận. Một là giảm tế bào Treg trong cơ thể, từ đó có thể hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả hơn và hiện tại, liệu pháp này đang được thử nghiệm lâm sàng.Phương pháp thứ 2 đó là tăng lượng tế bào Treg này lên, giải pháp này sẽ giúp điều trị các bệnh như là tim mạch, dị ứng hay là một số các loại bệnh khác. Cách thực hiện này là người ta sẽ lấy lượng tế bào Treg có sẵn trong cơ thể của chúng ta, phân tách ra khỏi hệ thống miễn dịch sau đó nhân rộng, tăng số lượng tế bào lên và sau đó đưa ngược trở lại cơ thể và sử dụng chúng để ức chế các tế bào có hại và giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.Cả 2 cách tiếp cận này đều đang trong giai đoạn thử nghiệm hiệu quả.Giáo sư Shimon Sakaguchi trao đổi tại phiên tọa đàm về y sinh.Phóng viên: Liệu pháp này đã được sử dụng tại các bệnh viện lớn chưa, ví dụ tại nơi giáo sư đang sinh sống?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Hiện nay liệu pháp này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, kể cả ở Mỹ hay là châu Âu, họ vẫn đang trong giai đoạn này.Liệu pháp sử dụng tế bào Treg này có thể được sử dụng để điều trị bệnh của những người trẻ mắc phải, ví dụ như đái tháo đường tuýp 1. Hy vọng trong một vài năm nữa, chúng ta có thể áp dụng liệu pháp này vào điều trị rộng rãi. Còn bây giờ, nó vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.Phóng viên: Các chuyên gia đều chia sẻ rằng Hoa Kỳ, Đức, Anh… có số người mắc bệnh tự nhiễm tăng đến 50% sau đại dịch.Ông có đánh giá nào về vấn đề này và liệu pháp Treg có thể giúp gì cho việc giảm bớt bệnh tự miễn không?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Tôi nhận thấy rằng, các bệnh tự miễn có xu hướng tăng ở những nước giàu có như ở Mỹ, châu Âu hay khu vực Scandinavian. Những nước này là những nước rất phát triển về kinh tế, điều kiện vệ sinh cũng rất tốt nhưng nguy cơ từ các bệnh tự miễn lại ngày càng tăng. Các bệnh liên quan đến dị ứng hay hệ miễn dịch của cơ thể đều có xu hướng tăng.Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao lại như vậy? Các quốc gia này có tỷ lệ bệnh truyền nhiễm giảm rất mạnh nhưng các bệnh tự miễn lại gia tăng. Người ta vẫn không hiểu tại sao ở một quốc gia giàu có về tài chính, với điều kiện vệ sinh tốt, bệnh truyền nhiễm giảm nhưng bệnh tự miễn lại tăng lên.Ít nhất các thử nghiệm trên động vật cho thấy rằng liệu pháp sử dụng tế bào Treg có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh tự miễn. Và một số khảo sát ở nhiều nước giàu có bao gồm cả Nhật Bản cho thấy trẻ em hồi bé gặp nhiều căn bệnh như quai bị hay các bệnh truyền nhiễm khác nhưng giờ đây thì gần như là không có.Ở thời của tôi, rất nhiều bạn bè mắc những căn bệnh lây nhiễm như vậy nhưng có lẽ bây giờ nhờ vaccine nên không còn tình trạng như vậy. Vậy thì ứng dụng với liệu pháp tế bào Treg là chúng ta huấn luyện cho tế bào Treg. Làm như vậy để tế bào Treg giúp kiểm soát cơ thể chúng ta không quá khỏe mạnh nhưng cũng không quá yếu và bằng cách cho tế bào Treg tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh để cho các tế bào quen và tăng sức đề kháng.Đối với Covid-19, chúng tôi không chắc chắn tỷ lệ người gia tăng các bệnh tự miễn là do virus Covid-19 làm suy giảm hệ miễn dịch của chúng ta hay là do một nguyên nhân nào khác. Chúng tôi không có một câu trả lời chắc chắn, tuy nhiên tôi cho rằng việc áp dụng liệu pháp tế bào Treg này, ít nhất trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên động vật là xu hướng có thể sử dụng để điều trị.Giáo sư Shimon Sakaguchi cho biết các nhà nghiên cứu vẫn đang ở giai đoạn tìm kiếm các giải pháp sử dụng tế bào Treg, CAR-T để điều trị các tác nhân đích.Phóng viên: Tế bào T cũng là hướng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới, Việt Nam cũng đang ứng dụng CAR-T trong điều trị một số bệnh lý về ung thư như ung thư máu, giáo sư đánh giá như thế nào về vấn đề điều trị này và ông có hiểu về liệu pháp điều trị đó tại Việt Nam hay không?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Tôi cũng biết là Việt Nam áp dụng tế bào CAR-T vào điều trị ung thư máu, tuy nhiên vẫn là các khó khăn tương tự như các nước khác đang gặp phải, kể cả Nhật Bản cũng vậy.Thế giới ngày này ngày càng phẳng hơn, chúng ta cũng gặp phải những vấn đề khá tương tự và cách giải quyết của chúng ta cũng khá là tương đồng. Việc áp dụng liệu pháp tế bào CAR-T này cũng tương tự như vậy, đều tương đồng với điều kiện như ở Việt Nam.Phóng viên: Đâu là những khó khăn thách thức khi đưa liệu pháp này vào điều trị các bệnh tự miễn, thưa giáo sư?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Tôi nghĩ đây là vấn đề về tương lai. Các quốc gia có cách tiếp cận khác nhau trong điều trị ung thư ví dụ như trong điều trị ung thư máu. Cuối cùng thì người ta vẫn đang ở giai đoạn tìm kiếm các giải pháp sử dụng tế bào Treg, CAR-T để điều trị các tác nhân đích.Sau một quá trình nghiên cứu như vậy, đến thời điểm này, họ nhận thấy rằng với công nghệ của phương pháp này, vẫn còn rất nhiều vấn đề như tác dụng phụ hay khó khăn liên quan. Chúng ta hy vọng trong tương lai chúng có thể giải quyết được để phương pháp điều trị này an toàn hơn, ít đắt đỏ hơn và giải quyết được nhiều loại ung thư khác nhau.Phóng viên: Hiện tại, hướng nghiên cứu của ông đối với liệu pháp tế bào T này là như thế nào?Giáo sư Shimon Sakaguchi:Có 2 hướng nghiên cứu trong tương lai đối với các mục đích khác nhau hay các tế bào T cell đích khác nhau.Thứ nhất là giảm lượng tế bào T cell trong cơ thể có hiệu quả trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên điểm tiêu cực là nó gây ra nhiều tác dụng phụ và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để tăng tính hiệu quả trong việc điều trị ung thư bằng việc giảm lượng tế bào Treg nhưng cũng đồng thời giảm tác dụng phụ đối với cơ thể. Hướng nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.Cách tiếp cận thứ 2 là tăng lượng tế bào Treg, người ta cũng đang có rất nhiều thử nghiệm. Ta cũng có 2 hướng tiếp cận, 1 là tăng lượng tế bào Treg trong cơ thể và cách thứ 2 là phân tách lượng tế bào Treg ra khỏi cơ thể, nhân số lượng sau đó đưa ngược trở lại cơ thể.Cả 2 cách này đều đang được quan tâm rất nhiều, chủ động nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng.Xin cảm ơn Giáo sư Shimon Sakaguchi!
https://nhandan.vn/tuong-lai-cua-lieu-phap-te-bao-t-trong-dieu-tri-ung-thu-post788155.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:51", "tags": [ "Tuần lễ khoa học", "Kết nối-Lan tỏa", "Giải thưởng VinFuture", "Giáo sư Shimon Sakaguchi", "liệu pháp tế bào T", "điều trị bệnh tự miễn", "ung thư" ] }
Tình nguyện giúp dân khám, chữa bệnh
Vừa qua, tại TP Hồ Chí Minh, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức trao Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia năm 2014. Đây là giải thưởng do T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chương trình Tình nguyện Liên hợp quốc phối hợp tổ chức hằng năm trao tặng các cá nhân, tổ chức tình nguyện có cống hiến và thành tích xuất sắc...
Đội Thanh niên tình nguyện hỗ trợ người bệnh tại các bệnh viện của TP Hồ Chí Minh là một trong những tập thể tiêu biểu, một mô hình hoạt động thiết thực đã được trao giải thưởng lần này.Từ tháng 5-2014, chương trình được Trung tâm công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh chính thức thực hiện tại ba bệnh viện: Chợ Rẫy, Ung Bướu, Truyền máu huyết học. Sau bảy tháng, chương trình thu hút gần 10.000 lượt tình nguyện viên tham gia, hỗ trợ 200.000 lượt người dân đến khám, chữa bệnh. Tại Bệnh viện Ung Bướu, các thanh niên tình nguyện triển khai đội hình hỗ trợ người đến khám thực hiện đầy đủ quy trình khám, chữa bệnh tại khoa khám bệnh; đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân người bệnh qua cầu vượt an toàn, hướng dẫn đường đi bằng phương tiện công cộng cho người bệnh có nhu cầu... Tại Bệnh viện Truyền máu huyết học (Cơ sở 201 Phạm Viết Chánh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), có đội hình hỗ trợ bệnh nhân và thân nhân người bệnh tại khoa Khám bệnh của bệnh viện, đội hình hướng dẫn đường đi cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, đội hình thanh niên tình nguyện được tổ chức để hỗ trợ người dân tại khoa Khám bệnh; tư vấn tâm lý cho khoa Điều trị giảm đau và các khoa bệnh nặng; hướng dẫn đường đi và di chuyển bằng các phương tiện cho người bệnh có nhu cầu.Hơn một năm qua, những người dân đến khám bệnh tại Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh xúc động khi thấy những thanh niên tình nguyện mặc áo xanh có mặt từ rạng sáng đến trưa ở phòng khám, ân cần hướng dẫn người bệnh đăng ký khám bệnh. Từ sáng, tình nguyện viên tập trung vào quầy, hướng dẫn người bệnh điền thông tin cần thiết vào sổ và kèm theo những giấy tờ liên quan để đăng ký khám. Đến lúc người dân chuyển về các phòng khám, tình nguyện viên cũng chuyển sang đó.Tại Bệnh viện Ung Bướu, người bệnh phải qua khám, xét nghiệm, siêu âm... rồi mới có kết quả, do vậy những người lần đầu đến khám sẽ rất lúng túng, rất cần sự hướng dẫn cặn kẽ của tình nguyện viên. Đáng chú ý, nhờ sự xuất hiện của các thanh niên tình nguyện, bệnh viện giảm được nạn kẻ gian trà trộn móc túi người dân. Nhờ có các tình nguyện viên tư vấn cho người bệnh, đã giúp bệnh viện chăm lo tốt hơn cho người dân đến khám bệnh.Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, mỗi ngày có hàng nghìn người đến khám và điều trị ngoại trú, chưa kể người thân đi kèm. Sau các đợt nghỉ Tết, nghỉ lễ dài ngày, số lượng người dân, người bệnh đến khám tăng đột biến, ước tính có khoảng 5.000 đến 6.000 bệnh nhân. Phần lớn trong số họ là người dân tại các tỉnh miền trung, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ cho nên không hiểu rõ quy trình khám, sơ đồ phòng khám. Trong khi đó, lực lượng hướng dẫn thuộc các phòng chức năng của bệnh viện mỏng, vì vậy không thể hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời cho người dân.Mỗi ngày, các y, bác sĩ nơi đây phải đối mặt những căng thẳng và áp lực công việc cùng với thời gian khám bệnh của bệnh nhân kéo dài hơn dự kiến vì họ phải tự đi tìm phòng khám... Lực lượng thanh niên tình nguyện tham gia hướng dẫn quy trình khám, chữa bệnh cho nhân dân đã góp phần làm giảm áp lực đó.Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội thanh niên TP Hồ Chí Minh Trần Bá Cường cho biết: Trung tâm sẽ tiếp tục mở rộng quy mô của dự án này với nhiều hoạt động thiết thực giúp người bệnh.Phối hợp các quận đoàn hướng dẫn người bệnh qua đường và hỗ trợ nhà trọ cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân điều trị nội trú đến từ các tỉnh xa và có hoàn cảnh khó khăn.Ngoài ra, Trung tâm sẽ hỗ trợ trực tiếp cho người bị bệnh hiểm nghèo hoàn cảnh khó khăn.
https://nhandan.vn/tinh-nguyen-giup-dan-kham-chua-benh-post227940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [] }
Hành trình 15 năm chống chọi bệnh ung thư máu, nuôi 2 con học đại học
NDO -Anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) đã trở thành “nhân chứng” cho sức sống mãnh liệt của con người trước căn bệnh ung thư máu tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương trong suốt 15 năm qua.
Năm 2009, anh Phạm Văn Thuấn (quê ở Ứng Hòa, Hà Nội) sốc nặng khi phát hiện mình mắcung thư máu. Bấy giờ, dù đang làm chủ một quán vịt nướng rất đông khách và mua được một căn nhà ở Triều Khúc (Thanh Xuân, Hà Nội), anh cũng rơi vào muôn vàn khó khăn, kiệt quệ vì căn bệnh.Anh Thuấn đang từ một người đàn ông khỏe mạnh, là trụ cột gia đình chỉ có thể nằm mê man trên giường bệnh. Khi nhập viện, anh bị thiếu máu nặng, đi không vững, tiểu cầu giảm xuống gần bằng không và nguy cơ xuất huyết não do rối loạn đông máu luôn rình rập.Những cơn ác mộng dồn dập đến gia đình nhỏ của anh Thuấn. Chồng nằm viện, 2 con còn nhỏ, vợ anh vừa bán hàng và lo cho 2 con, vừa tranh thủ vào viện để chăm sóc chồng khi truyền hóa chất. Thiếu người chèo chống, quán của anh Thuấn phải đóng cửa.Trong nỗi lo không biết chồng có đủ sức vượt qua những đợt điều trị hay không, vợ anh còn phải chắt chiu từng đồng để mua thuốc cho chồng, đóng học cho con. Sau khi gắng gượng được một vài năm thì kinh tế gia đình không trụ vững được nữa, vợ chồng anh buộc phải bán căn nhà ở phố Triều Khúc để trả nợ và quay trở về với 2 bàn tay trắng. Cũng từ đây, cả gia đình anh lại bắt đầu cuộc sống ở trọ.Nhưng may mắn rằng ở cuối đường hầm vẫn có tia hy vọng, thể bệnh ung thư máu của anh (bệnh bạch cầu cấp dòng tủy thể tiền tủy bào – AML M3) có thể điều trị phối hợp bằng thuốc nhắm đích.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó Trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, nơi anh Phạm Văn Thuấn điều trị cho biết, ung thư máu cấp tính thể tiền tủy bào – AML M3 là một thể ung thư máu cấp tính dòng tủy đặc biệt, lúc phát bệnh thường rất nặng và kèm theo là rối loạn đông máu rầm rộ nên nguy cơ tử vong rất cao.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật, Phó Trưởng khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chúc mừng bệnh nhân Phạm Văn Thuấn.Việcđiều trịhóa chất sớm, kết hợp với uống thuốc nhắm đích và điều trị rối loạn đông máu kịp thời là phương pháp duy nhất có khả năng cứu sống người bệnh. Với các trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, hoặc bệnh tái phát thì ghép tế bào gốc tạo máu cũng là một phương án thường được áp dụng để điều trị."Ung thư máu cấp tính thể tiền tủy bào – AML M3 là một thể ung thư máu cấp tính nên tiên lượng chung là nặng, đặc biệt là ở giai đoạn đầu lúc mới chẩn đoán. Tuy nhiên vì đã có thuốc điều trị nhắm đích phối hợp với hóa chất nên hiệu quả điều trị đã được cải thiện rất lớn, thời gian ổn định sau điều trị cũng tốt hơn rất nhiều”, bác sĩ Nguyễn Quốc Nhật cho hay.Sau một thời gian điều trị, sức khỏe của anh Phạm Văn Thuấn dần hồi phục và chỉ cần đi khám, uống thuốc hàng tháng. Năm 2011, vợ chồng anh quyết định thuê quán ở gần Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương để tiếp tục bán vịt nướng và thuận tiện cho việc anh đi khám ở viện.Trải qua hơn 10 năm, người đàn ông đã từng phải chiến đấu với bệnh ung thư máu ấy vẫn chăm chỉ, nỗ lực làm việc như bao người khỏe mạnh khác để lo cho vợ con. Không chỉ bán các món vịt đặc sản của Vân Đình, vợ chồng anh chị còn bán thêm bún riêu, bún chả buổi sáng. Ngày ngày, anh vẫn thường dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị hàng, bán hàng và dọn dẹp cho tới tận đêm khuya.Trong nhiều năm, từ Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (ở Cầu Giấy) anh vẫn cần mẫn đưa đón 2 con đi học tại khu nhà cũ ở quận Thanh Xuân. Nhờ sự cố gắng của anh chị mà 2 con luôn được học hành đầy đủ và đều thi đỗ đại học. Hiện giờ con trai lớn của anh chị đã tốt nghiệp đại học và đi làm, còn con út đang là sinh viên năm thứ 2.Anh Phạm Văn Thuấn cùng vợ tiếp tục duy trì cửa hàng bán thịt vịt và nuôi 2 con học đại học.Dù mắc phải căn bệnh hiểm nghèo có thể khiến bao người gục ngã nhưng nhờ có phương pháp điều trị nhắm đích, nhờ sự chăm sóc của các y, bác sĩ và ý chí kiên cường, anh không chỉ chiến thắng số phận mà còn có thể nuôi 2 con khôn lớn, trưởng thành.Quán vịt nướng của anh Thuấn nằm cách cổng phụ của Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương khoảng hơn 200m nhưng luôn tấp nập khách. Nhiều người bệnh đến đây, được anh chia sẻ, động viên và truyền cảm hứng tích cực để có thêm sự lạc quan, chống chọi với bệnh tật trường kỳ.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-15-nam-chong-choi-benh-ung-thu-mau-nuoi-2-con-hoc-dai-hoc-post785755.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ghép tế bào gốc", "Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương", "ung thư máu" ] }
Phát hiện sớm tình trạng trẻ thiếu GH để giúp tăng trưởng chiều cao tối đa
NDO -Việc phát hiện con chậm phát triển chiều cao rất quan trọng để can thiệp sớm cho con kịp thời. Nếu không được điều trị,trẻ thiếu GHcó chiều cao trung bình chỉ từ 135-145cm, thấp hơn so với chiều cao tối đa có thể đạt được.
Chậm tăng trưởng chiều cao có thể hiểu là tình trạng xảy ra khi tốc độ phát triển của trẻ không đạt được các mốc về chiều cao bình thường đối với từng độ tuổi. Thông thường, trẻ có tầm vóc thấp được định nghĩa là trẻ có chiều cao dưới -2SD so với trẻ cùng tuổi, giới tính, chủng tộc.Nếu một đứa trẻ trông thấp bé hơn so với những đứa trẻ khác đồng trang lứa thì khả năng cao chúng đang gặp phải một vấn đề về tăng trưởng. Hoặc ngay cả những trẻ có chiều cao ở mức bình thường cũng có thể được chẩn đoán là chậm tăng trưởng nếu tốc độ phát triển của trẻ có dấu hiệu chậm lại rõ rệt.Các yếu tố ảnh hưởng chiều cao thường được phân thành các nhóm lớn gồm: di truyền, các yếu tố môi trường, dinh dưỡng, bệnh lý mạn tính và các nguyên nhân liên quan bệnh lý nội tiết. Trong đó, yếu tố di truyền là không thể thay đổi được.Riêng trường hợp chậm tăng trưởng do thiếu GH (nằm trong nhóm các nguyên nhân liên quan bệnh lý nội tiết), theo thống kê, trên thế giới, ước tính chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 1/3000-1/4.000, nhưng đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chậm tăng trưởng ở trẻ em và rất khó nhận biết.Cha mẹ cho con đi tầm soát về phát triển chiều cao tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.Tại Việt Nam, có một thực tế là trẻ thường chỉ được cha mẹ phát hiện chậm cao khi đến tuổi đi học, tức khi có điều kiện so sánh chiều cao với các bạn đồng trang lứa. Đôi khi, tình trạng chậm cao của trẻ cũng có thể được phát hiện tình cờ khi trẻ đi khám một bệnh lý khác.Nếu không được điều trị, trẻ thiếu GH có chiều cao trung bình chỉ từ 135-145cm, thấp hơn so với chiều cao tối đa có thể đạt được.Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp trẻ đến khám tại bệnh viện, phụ huynh cũng đã cho trẻ điều trị và can thiệp dinh dưỡng trước đó nhưng không có sự cải thiện. Khi được xác định đúng nguyên nhân gây chậm cao do thiếu GH và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, trẻ được cải thiện chiều cao đáng kể.Để giúp trẻ emcải thiện chiều cao, từ ngày 1/6 đến ngày 23/6, Khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương tổ chức chương trình “Tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ em”. Chương trình nhằm mục đích phát hiện kịp thời những trẻ em gặp vấn đề chậm tăng trưởng chiều cao. Đồng thời, chương trình sẽ cung cấp kiến thức và hướng dẫn cho phụ huynh cách chăm sóc, theo dõi quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.Đây là năm thứ 8 liên tiếp bệnh viện tổ chức chương trình này. Theo đó, tất cả các trẻ em chưa dậy thì ở khu vực TP Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận đều có thể đăng ký để được sắp xếp tầm soát theo lịch phù hợp trong thời gian diễn ra chương trình.Thời gian nhận đăng ký, từ ngày 12/5/2024 đến ngày 16/6/2024. Phụ huynh có thể gọi điện thoại đăng ký qua hotline: 0923.041.579 hoặc 0815.221.437 trong khung giờ 8 giờ-17 giờ tất cả các ngày trong tuần.Thời gian khám sàng lọc từ 13 giờ-17 giờ, thứ bảy hàng tuần từ ngày 1/6-22/6/2024 và 8 giờ-12 giờ, chủ nhật hàng tuần, áp dụng từ ngày 2/6-23/6/2024, tại Khoa Nội Tiết, Lầu 3, khu A, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (468 Nguyễn Trãi, phường 8, quận 5, TP Hồ Chí Minh)Bắt đầu được triển khai từ năm 2017, tính đến nay, chương trình đã tầm soát miễn phí cho khoảng 2.400 trẻ. Tổng số trẻ được chẩn đoán thiếu hormone tăng trưởng là hơn 200 trẻ. Năm nay, chương trình dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 300 trẻ đến thăm khám với 8 buổi khám trong 4 tuần.Bác sĩ chuyên khoa II Võ Đức Chiến, Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết, tầm soát chậm tăng trưởng chiều cao miễn phí cho trẻ là chương trình mang dấu ấn của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Nhờ chương trình mà nhiều bậc phụ huynh quan tâm hơn đến sự phát triển chiều cao của con, đặc biệt là biết đến nguyên nhân chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề dinh dưỡng hay yếu tố di truyền."Tuy tỷ lệ trẻ chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng trong cộng đồng là rất thấp nhưng nhờ chương trình mà nhiều trẻ trong diện nghi ngờ được phụ huynh cho đi tầm soát sớm và số lượng đáng kể trẻ đã được phát hiện chậm cao do thiếu hormone tăng trưởng mỗi năm thông qua chương trình. Do đó, bệnh viện vẫn duy trì chương trình thường niên vào mỗi dịp hè để tiện cho trẻ và phụ huynh sắp xếp thời gian phù hợp", bác sĩ Chiến cho biết.
https://nhandan.vn/phat-hien-som-tinh-trang-tre-thieu-gh-de-giup-tang-truong-chieu-cao-toi-da-post809399.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "chậm tăng trưởng chiều cao", "Bệnh viện Nguyễn Tri Phương", "trẻ thiếu GH" ] }
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực sản phụ khoa
NDO -Tại 1 phiên toàn thể, 8 phiên chuyên đề, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia Hội nghị Sản Phụ khoa Việt-Pháp lần thứ 23 đã trình bày 55 báo cáo khoa học, trong đó có 19 bài của các chuyên gia từ Anh, Pháp, Mỹ, Australia,Singapore...
Hội nghị Sản Phụ khoa Việt-Pháp lần thứ 23 diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/8, được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp (1973-2023). Qua 22 lần tổ chức (từ năm 2000), hội nghị đã trở thành sự kiện khoa học lớn, là diễn đàn quan trọng với sự tham gia của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế.PGS, TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, những hội nghị được tổ chức trước đây chỉ có quy mô nhỏ, khoảng vài trăm đại biểu tham dự, các báo cáo cũng chủ yếu đến từ các nhà khoa học Pháp. Tuy nhiên, quy mô hội nghị ngày càng lớn dần với hàng nghìn đại biểu và theo hình thức trao đổi khoa học chuyên ngành, chuyên sâu, những kỹ thuật, công nghệ tiên tiến được ứng dụng nhằm mục tiêu chăm sóc tốt hơn sức khỏe cho bà mẹ và em bé. Và hội nghị không chỉ giới hạn giữa các nhà khoa học Việt Nam và Pháp mà còn có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia khác như Vương quốc Anh, Italia, Phần Lan, Thái Lan, Australia...Tin liên quanThành phố Hồ Chí Minh: Cứu sống thành công một sản phụ vỡ tử cung ở tuần thai 35Tại hội nghị, các chuyên gia có cơ hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về lâm sàng, cận lâm sàng cũng như cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực sản khoa, phụ khoa, sơ sinh, hỗ trợ sinh sản, y học thai nhi… và một số lĩnh vực chuyên ngành sâu khác. Hội nghị còn là dịp để Việt Nam nhìn nhận, xác định vị trí của mình trong khu vực và trên thế giới, để có định hướng phát triển trong thời gian tới.Đồng thời là dịp gặp gỡ, giao lưu, trao đổi chuyên môn của các chuyên gia, nhà khoa học; để lãnh đạo các cơ quan, bệnh viện chuyên khoa về sản nhi của các vùng, miền chia sẻ kinh nghiệm hay, cách làm tốt, trong công tác quản lý, khám chữa bệnh, chăm sóc và phục vụ để nâng cao sức khỏe cho nhân dân, nhất là trong lĩnh vực Sản - Phụ khoa, sức khỏe sinh sản.PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế khẳng định, đây là hội nghị hết sức quan trọng của ngành sản phụ khoa cũng như Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Với nhiều báo cáo hay được trình bày trong Hội nghị bởi các Giáo sư, chuyên gia trong nước và quốc tế sẽ giúp ngành phụ sản nói riêng và ngành y tế nói chung có thêm nhiều năng lượng mới để tiếp tục phát triển, phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.Theo PGS, TS Trần Danh Cường, hiện nay Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong siêu âm tim thai, phát hiện dị dạng thai rất sớm (từ lúc tuổi thai chỉ trong quý đầu hay từ 12-14 tuần), sàng lọc trước sinh... Hiện Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhiều cơ sở y tế trong cả nước phát triển mạnh mẽ, cập nhật những tiến bộ ngang tầm thế giới; chúng ta có nhiều chuyên gia giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại để có thể triển khai nhiều kỹ thuật sâu.Nhờ đó, không ít dị tật trước sinh trong đó có dị tật tim, dị tật về hình thái, chức năng, dị tật về di truyền cũng như các biến dạng của thai đã được thầy thuốc của Việt Nam phát hiện từ rất sớm, nhờ đó bà mẹ mang thai, gia đình đã cùng bác sĩ có những kế hoạch chăm sóc thai kỳ phù hợp. Nhiều dị tật có thể được phẫu thuật, sửa chữa, khôi phục... từ sớm.
https://nhandan.vn/chia-se-kinh-nghiem-quoc-te-trong-linh-vuc-san-phu-khoa-post767434.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "sản phụ khoa", "Bệnh viện Phụ sản Trung ương", "dị tật" ] }
Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng thông tin vụ nhầm kết quả X-quang của bệnh nhân
NDO -Hai bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang nhưng quá trình vào phòng chụp, các bệnh nhân không vào theo thứ tự, kỹ thuật viên không kiểm tra thông tin nên xảy ra sự cốnhầm lẫn về kết quả X-quang.
Ngày 23/2, Bệnh viện đa khoaLâm Đồngcho biết, đơn vị đã có báo cáo kết quả xử lý vụ nhầm kết quả X-quang, khiến một bệnh nhân phải thực hiện thủ thuật nội soi để tìm sonde JJ trong niệu quản trái thực tế.Theo đó, ngày 20/2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa (52 tuổi) và ông Nguyễn Hồng Hải (61 tuổi), đều có tiền sử phẫu thuật lấy sỏi. Cả 2 bệnh nhân được bác sĩ chỉ định chụp X-quang hệ niệu không chuẩn bị.Lúc 9 giờ 48 phút cùng ngày, kỹ thuật viên Khoa chẩn đoán hình ảnh gọi tên mời bệnh nhân Nghĩa vào phòng chụp X-quang, tuy nhiên bệnh nhân Hải bước vào phòng chụp X-quang và ngược lại.Do không kiểm tra lại thông tin của người bệnh trước khi chụp, nên để xảy ra sự cố nhầm lẫn về kết quả X-quang của 2 bệnh nhân này.Căn cứ kết quả X-quang, bác sĩ Khoa Ngoại tổng hợp đã khám và hỏi tiền sử bệnh của bệnh nhân Nguyễn Hồng Hải. Sau đó tư vấn, bệnh nhân còn sonde JJ trong niệu quản (T) nên cần nội soi bàng quang chẩn đoán và rút sonde JJ qua đường nội soi bàng quang. Bệnh nhân đồng ý và ký cam kết thực hiện thủ thuật.Theo Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng, đây là thủ thuật loại 2, theo thông tư 50/2014/TT-BYT của Bộ Y tế. Thủ thuật này không phải mổ, đơn giản, ít xâm lấn và an toàn.Khi nội soi, bác sĩ tìm không thấy sonde JJ, nghi ngờ có sự cố nhầm lẫn nên báo cáo lãnh đạo khoa và trực tiếp dẫn bệnh nhân đến khoa Chẩn đoán hình ảnh chụp lại X-quang, kết quả không có hình ảnh sonde JJ trong niệu quản.Tại diễn biến khác, đối với bệnh nhân Nguyễn Trọng Nghĩa (người thực sự có sonde JJ trong niệu quản), bác sĩ đã khám, tư vấn và rút sonde JJ cho bệnh nhân. Sau rút sonde, tình trạng bệnh nhân ổn định, đủ điều kiện và cho xuất viện.Như Báo Nhân Dân đã thông tin, sau khi phát hiện sai sót, các bác sĩ đã kiểm tra lại sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Hồng Hải. Xác định bệnh nhân ổn định nên hướng dẫn cách tự theo dõi và cho xuất viện.Sau khi nắm bắt thông tin sự việc, lãnh đạo bệnh viện đã họp các phòng, ban để làm rõ sai sót đối với các cá nhân liên quan và liên lạc với gia đình bệnh nhân để gửi lời xin lỗi.Sáng 22/2, đại diện lãnh đạoBệnh viện đa khoa Lâm Đồng, phòng, khoa và cá nhân liên quan đã đến nhà ông Nguyễn Hồng Hải để thăm hỏi, động viên, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của gia đình và trực tiếp xin lỗi người bệnh cùng gia đình. Đồng thời, tiến hành thăm khám, kiểm tra sức khỏe và cam kết tiếp tục hỗ trợ điều trị cho ông Hải.
https://nhandan.vn/benh-vien-da-khoa-lam-dong-thong-tin-vu-nham-ket-qua-x-quang-cua-benh-nhan-post797323.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Lâm Đồng", "Bệnh viện đa khoa Lâm Đồng", "X-quang", "nhầm kết quả X-quang của bệnh nhân" ] }