title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Hạnh phúc của người mẹ khuyết tử cung, cắt một bên vòi trứng
NDO -Từng bị cắt một bên vòi trứng, xén góc tử cung, giảm khả năng có con, chị N.T.T (TP Hồ Chí Minh) không thể tin mình có cơ hội được làm mẹ như bao phụ nữ khác.
Chị Thùy kết hôn vào năm 2016. Sau cưới, họ mở cửa hàng bán mỹ phẩm, tạm gác kế hoạch sinh con để tập trung kinh doanh. “Lúc đó tôi rất tự tin, nghĩ có con lúc nào chẳng được” Thùy nói.5 năm sau kết hôn, tin vui vẫn chưa đến với gia đình chị T. Chị nghĩ, cứ tập trung để xây dựng kinh tế trước rồi có con cũng chưa muộn. Vợ chồng đi khám, bác sĩ kết luận bình thường, khuyên điều chỉnh lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và du lịch để thoải mái tinh thần.Kết hôn vào năm 2016, chị T. dành nhiều thời gian để tập trung kinh doanh, gây dựng kinh tế. Đến năm 2021, chị mới thụ thai lần đầu. Tuy nhiên, ở tuần thai thứ 7, chị T. thấy bụng đau nhói, linh cảm người mẹ thôi thúc chị đi khám sớm. Sau đợt xét nghiệm máu và siêu âm bụng, chị T. cầm trên tay tờ giấy kết luận mang thai ngoài tử cung, kích thước thai tương đương 7 tuần, buộc phải mổ.Tỉnh dậy sau ca phẫu thuật, T. sốc khi bác sĩ thông báo cuộc mổ khó, bác sĩ phải cắt một vòi trứng, xén một góc tử cung để lấy khối thai ra và khâu lại. Bác sĩ khuyên hai vợ chồng phải kiêng tối thiểu một năm để tử cung liền sẹo, mới có thể mang thai.Biến cố ấy khiến cô rơi vào trầm cảm nhẹ, thường xuyên nằm khóc, không muốn gặp gỡ ai trong gia đình.Một năm sau, họ tiếp tục thả tự nhiên thêm 6 tháng nhưng không thể mang thai. Bi quan, T. đề nghị chồng ly hôn vì không thể làm tròn thiên chức làm mẹ do khiếm khuyết vòi trứng, tử cung. Chồng chị thương vợ, không đồng ý, cả hai tính đến việc ra nước ngoài nhờ người mang thai hộ, chi phí có thể tốn hàng tỷ đồng.Đầu năm 2023, vợ chồng T. tìm đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh Sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh khám.Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Nhật Khang cho hay, T. đã cắt một bên vòi trứng, cơ hội mang thai tự nhiên giảm đi khoảng 50%. Vết sẹo trên tử cung không gây vô sinh, nhưng tăng nhiều biến chứng thai kỳ.Vợ chồng T. được chỉ định thực hiện thụ tinh ống nghiệm. Người vợ kích được 13 trứng, tạo được 8 phôi trong đó có 5 phôi tốt ngày 5.Tháng 9/2023, chị T. được chuyển một phôi ngày 5 vào buồng tử cung, đậu thai. Tuy vậy, cô bị căng thẳng tâm lý, luôn ám ảnh, lo sợ thai ngoài tử cung một lần nữa lặp lại. Bác sĩ Khang phải động viên người mẹ vững tinh thần, khi em bé vào tổ, bám đúng vị trí tử cung, có tim thai, chị T. mới bớt lo.Quá trình mang thai chị ốm nghén liên tục, cơ thể suy nhược, vài lần nhập viện để giữ thai. Người mẹ bỏ mọi công việc để chồng gánh vác, chuyên tâm ở nhà dưỡng thai.Suốt thai kỳ chị được bác sĩ Mỹ Nhi theo dõi sát, kiểm tra, đánh giá sẹo tử cung trên siêu âm, tốc độ tăng trưởng thai. Ở tuần 38, các bác sĩ tiến hành phẫu thuật bắt con. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi, bé trai chào đời nặng 3,4kg. Sau khi kiểm tra, đánh giá vết mổ cũ và khâu vết rạch lấy thai, bác sĩ đánh giá sản phụ còn cơ hội sinh thêm con.Bác sĩ Mỹ Nhi cho biết, sẹo mổ trên tử cung đa phần do mổ lấy thai, ngoài ra còn do mổ u xơ, mổ thai ngoài tử cung. Vết sẹo mổ cũ trên tử cung rất nguy hiểm khi mang thai cần phải được thăm khám, quản lý nghiêm ngặt.Một nghiên cứu theo dõi 16.189 phụ nữ mang đơn thai ở Trung Quốc trong năm 2021, ghi nhận 2.756 (17,0%) trường hợp có sẹo mổ tử cung. Nhóm có sẹo mổ tử cung có tỷ lệ mắc nhau tiền đạo (6,4%), nhau thai bất thường (5,3%), sinh non (10,3%), xuất huyết sau sinh (3,4%), vỡ tử cung (9,4%), cắt tử cung (0,18%).Để hạn chế tai biến sản khoa từ vết sẹo mổ tử cung, chỉ định mổ lấy thai chỉ thực hiện khi có chỉ định y khoa. Đối với thai phụ có vết sẹo trên tử cung cần khám sức khỏe sinh sản trước khi mang thai để bác sĩ tư vấn thời gian an toàn có thể mang thai trở lại, những nguy cơ gặp phải khi mang thai, điều trị bệnh lý có thể xảy ra.Ngoài ra, phụ nữ mang thai có vết mổ trên tử cung thì cần lưu lại thông tin vết mổ từ giấy xuất viện, tường trình phẫu thuật, tóm tắt bệnh án, gửi bác sĩ sản khoa xem xét khi đi khám thai. Lần mang thai sau không nên quá gần khi mẹ chưa kịp hồi phục sức khỏe.
https://nhandan.vn/hanh-phuc-cua-nguoi-me-khuyet-tu-cung-cat-mot-ben-voi-trung-post810769.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "khuyết tử cung", "mất một bên vòi trứng", "sản phụ", "sinh con" ] }
Tác hại do lạm dụng thuốc giảm đau liều cao
NDO -Có tiền sử đái tháo đường, nhưng bệnh nhân thường xuyên uống Medrol liều cao khiến cơ thể gặp nhiều tác dụng phụ, rơi vào tình trạng suy thượng thận cấp và nhiễm trùng nặng.
Vừa qua, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiếp nhận ca bệnh H.T.H (58 tuổi, quê Định Hóa, Thái Nguyên). Bệnh nhân mắc đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp, thoái hóa cột sống nhiều năm.Người bệnh thường xuyên uống Medrol liều cao. Điều này dẫn đến các tác dụng phụ của thuốc như: mặt tròn đỏ, bụng béo trung tâm, da mỏng, rạn da ở bụng,… Trong đó, một tác dụng phụ của thuốc là khiến da bàn chân rất mỏng, dẫn đến rách da, nhiễm trùng bàn chân nặng, đe dọa lan lên hết cẳng chân phải, đe dọa tính mạng.Tổn thương của bệnh nhân.Người bệnh này đã được điều trị ở tuyến dưới nhưng điều trị không thành công, do bệnh phối hợp làsuy thượng thận cấpvà nhiễm trùng nặng. Vì vậy, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nội tiết Trung ương. Hiện tại, bệnh nhân đã được điều trị ổn định và có thể xuất viện.Suy tuyến thượng thận cấp thường gặp ở bệnh nhânlạm dụng corticoid, là một tình trạng y khoa đe dọa đến tính mạng người bệnh.Để tránh lạm dụng corticoid, bệnh nhân cần lưu ý tuân theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng corticoid nên được chỉ định và giám sát bởi bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ xác định liệu pháp thích hợp và liều lượng cần thiết cho từng trường hợp cụ thể.Corticoid thường được sử dụng trong thời gian ngắn để điều trị các tình trạng viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng. Việc sử dụng corticoid lâu dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình khi sử dụng corticoid và liên hệ ngay với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng hay vấn đề nào xảy ra.
https://nhandan.vn/tac-hai-do-lam-dung-thuoc-giam-dau-lieu-cao-post802058.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "suy tuyến thượng thận", "nội tiết", "lạm dụng corticoid", "uống Medrol liều cao" ] }
Người đầu tiên trên thế giới được ghép thận lợn biến đổi gene đã qua đời
NDO -Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston, Mỹ, cho biết, người đàn ông suy thận giai đoạn cuối đầu tiên trên thế giới đượcghép quả thậnmới từ một con lợn biến đổi gene vào đầu năm nay đã qua đời.
Trong một tuyên bố hôm 11/5, bệnh viện Massachusetts cho biết: “Nhóm các bác sĩ cấy ghép của Mass General vô cùng đau buồn trước sự ra đi đột ngột của ông Rick Slayman. Chúng tôi không có dấu hiệu nào cho thấy đó là kết quả của ca cấy ghép gần đây của ông ấy”.Ông Slayman, 62 tuổi, ở Weymouth, Massachusetts, Mỹ, đã được ghép thận lợn vào tháng 3 trong một ca phẫu thuật kéo dài 4 giờ mà bệnh viện vào thời điểm đó gọi là “một cột mốc quan trọng trong nỗ lực cung cấp nhiều nội tạng sẵn có hơn cho bệnh nhân”.Trong một tuyên bố, gia đình ông Slayman cho biết: "Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi đột ngột của Rick, nhưng cũng vô cùng an ủi khi biết ông ấy đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người”.Ông Slayman đã được ghép thận người tại cùng một bệnh viện vào năm 2018 sau bảy năm chạy thận, nhưng thận ghép này đã bị hỏng sau 5 năm và ông tiếp tục điều trị bằng lọc máu.Bệnh nhân Rick Slayman, 62 tuổi, được ghép thận lợn biến đổi gene vào tháng 3 vừa qua đời. Ảnh: Reuters.Theo bệnh viện, quả thận được công ty công nghệ sinh học eGenesis ở Cambridge, Massachusetts cung cấp từ một con lợn đã được chỉnh sửa gene để loại bỏ các gene có hại cho người nhận và thêm một số gene nhất định của con người để cải thiện khả năng tương thích. Công ty cũng vô hiệu hóa các loại virus vốn có ở lợn có khả năng lây nhiễm sang người.Vào tháng 10 năm ngoái, trên tạp chíNature, các nhà nghiên cứu cho biết thận từ những con lợn được chỉnh sửa tương tự do eGenesis nuôi đã được cấy ghép thành công vào những con khỉ giúp chúng có thể sống trung bình 176 ngày và trong một trường hợp kéo dài hơn hai năm.Bệnh viện Massachusetts cho biết, các loại thuốc được sử dụng để giúp ngăn chặn hệ thống miễn dịch của bệnh nhân đào thải nội tạng lợn gồm một kháng thể thử nghiệm tegoprubart do công ty công nghệ sinh học Eledon Pharmaceuticals (ELDN.O) phát triển.Theo dữ liệu do Mạng lưới chia sẻ nội tạng của Mỹ cung cấp, có hơn 100.000 người ở nước này đang chờ nội tạng để cấy ghép, trong đó thận là nhu cầu lớn nhất.Các bác sĩ phẫu thuật của Đại học New York (NYU) trước đây đãghép thận lợn cho người chết não.
https://nhandan.vn/nguoi-dau-tien-tren-the-gioi-duoc-ghep-than-lon-bien-doi-gene-da-qua-doi-post809055.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ghép thận", "thận lợn biến đổi gene", "ghép thận lợn", "ghép nội tạng" ] }
Bệnh viện lớn nhất Tây Nguyên có Giám đốc mới
NDO -Ngày 25/3, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Giám đốc Sở Y tế về việc bổ nhiệm chức danh Giám đốcBệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên. Đây là bệnh viện đa khoa lớn nhất vùng Tây Nguyên đến thời điểm hiện nay.
Theo quyết định, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đăng Giáp, Phó Giám đốc được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên, thời hạn giữ chức vụ là 5 năm, kể từ ngày 25/3/2024.Phát biểu tại lễ công bố quyết định, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk Nay Phi La chúc mừng và đánh giá cao những thành tích của tập thể lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nói chung và bác sĩ Nguyễn Đăng Giáp nói riêng. Đồng thời tin tưởng rằng trên cương vị mới, tân Giám đốc Bệnh viện sẽ tập trung lãnh đạo, phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ bệnh viện, tiếp tục phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tin liên quanBệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên lần đầu tiên điều trị ung thư gan bằng phương pháp sóng cao tầnPhát biểu nhận nhiệm vụ mới, bác sĩ Nguyễn Đăng Giáp bày tỏ niềm vinh dự và tự hào vì được Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Y tế, các sở, ban, ngành; cấp ủy, tập thể lãnh đạo Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên và các cấp có thẩm quyền đã tin tưởng giao trọng trách mới.Tân Giám đốc bệnh viện hứa sẽ nỗ lực làm việc hết sức mình để đáp lại sự tin tưởng của lãnh đạo tỉnh, Sở Y tế và bệnh viện, sẽ cùng với tập thể lãnh đạo bệnh viện và đội ngũ cán bộ, nhân viên bệnh viện tăng cường đoàn kết, phát huy những thành tích đã đạt được, nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, bất cập, đưa bệnh viện phát triển bền vững và thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao làchăm sóc sức khỏecho cán bộ và nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung, đáp ứng kỳ vọng và sự hài lòng của người bệnh một cách tốt nhất.Để làm được điều đó, bác sĩ Nguyễn Đăng Giáp mong muốn cấp ủy, Ban Giám đốc và toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động của bệnh viện góp sức hỗ trợ, giúp đỡ để bản thân được hoàn tốt nhiệm vụ mới.Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên theo kế hoạch ban đầu có quy mô 800 giường bệnh nhưng nay đã tăng lên 1.200 giường bệnh, được xây dựng trên khuôn viên rộng 12ha tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Bệnh viện khởi công xây dựng từ năm 2010, với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng từ nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk làm chủ đầu tư.Đến thời điểm hiện nay, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên là bệnh viện lớn nhất và hiện đại nhất khu vựcTây Nguyênvới 38 khoa, phòng với nhiều trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh hiện đại.Bệnh viện phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân tỉnh Đắk Lắk nói riêng, các tỉnh khu vực Tây Nguyên và một số tỉnh lân cận 2 nước bạn Lào và Campuchia…
https://nhandan.vn/benh-vien-lon-nhat-tay-nguyen-co-giam-doc-moi-post801486.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Tây Nguyên", "Đắk Lắk", "Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên", "chăm sóc sức khỏe", "khám chữa bệnh" ] }
Viết cổ tích cho các em bé sinh non
NDO -Những em bésinh nonchỉ nặng chừng 500gr-800gr đã vượt qua chặng đường khó khăn đầu tiên trong cuộc đời mình, cùng với sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y, bác sĩ, đã hoàn thiện hình hài và phát triển khỏe mạnh cả về thể chất, trí tuệ.
Sinh non trong trạng thái cơ thể yếu ớt, đối mặt với nhiều bệnh tật, nhiều trẻ sơ sinh đã phải trải qua hành trình dài hàng tháng trời để chống chọi với bệnh tật. Dù xuất phát điểm của con chưa bằng các bạn cùng trang lứa, nhưng nhờ được các bác sĩ và nhân viên y tế chăm sóc và điều trị tận tình, con đã vượt qua chặng đường khó khăn đầu tiên trong cuộc đời.Sản phụ Thu Huế khó nhọc sinh bé Xuka ở tuần thai 27, con nặng vỏn vẹn 500g, bị suy dinh dưỡng nặng. Tại khoa Sơ sinh,Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,các bác sĩ và các cô điều dưỡng đã tích cực hồi sức và thực hiện nhiều biện pháp can thiệp, chăm sóc đặc biệt cho con. Con được chăm sóc trong lồng ấp, thở CPAP và thở oxy trong 2 tháng rồi chuyển sang ấp Kangaroo với mẹ.Nhờ vậy, các bệnh lý đều dần được cải thiện, con xuất viện với cân nặng 1.600g. 14 tháng tuổi, con nặng 7,2kg, biết bám đứng và chập chững đi những bước đầu tiên, gọi tên một số thành viên trong nhà, trộm vía cứng cáp, nhanh nhẹn và là niềm vui của tất cả mọi người trong gia đình.Là một người mẹ từng vượt cửa ải khắc nghiệt mang tên truyền máu song thai, giờ đây nhìn cặp song sinh Mai Phương-Phương Mai lớn lên khỏe mạnh, mẹ Nguyễn Cẩm Vân không khỏi xúc động.Nhờ có đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội ân cần chữa trị, mẹ Vân đón 2 em chào đời an toàn ở tuần thai 32. Nhớ lại dấu mốc 6 tháng sau sinh, đưa 2 bạn nhỏ kiểm tra sức khỏe tại bệnh viện và chụp ảnh lưu niệm cùng 2 bác sĩ trực tiếp điều trị hội chứng truyền máu song thai, mẹ Vân vẫn cảm thấy 2 bé đến với thế giới này như một kỳ tích.“Đến bây giờ kể lại chuyện đi sinh con cho mọi người, mình vẫn luôn nói lời biết ơn đến đội ngũ các bác sĩ và nhân viên của Viện đã theo dõi và can thiệp kịp thời để 3 mẹ con được bình an. 2 con sinh non nhưng trộm vía phát triển tốt như các bạn sinh đủ ngày tháng, không có vấn đề gì về sức khỏe cả”, chị Vân kể.Còn cô bé Bình An đến với ba mẹ sau 6 năm chờ đợi, nhưng thật không như mong muốn, chị Trang - mẹ bé xuất hiện cơn chuyển dạ và sinh non khi mới 27 tuần.Sau khi chào đời, con không khóc, không phản xạ, da tím và thể trạng rất yếu. Công tác cấp cứu tại phòng sinh được thực hiện khẩn trương, các bác sĩ đặt nội khí quản bóp bóng, nhanh chóng chuyển em bé tới khoa Sơ sinh của Bệnh viện để điều trị.Cuối cùng, bao nhiêu công lao cũng được đền đáp xứng đáng khi em bé nặng 800g ngày nào sau hơn 2 tháng đã khỏe mạnh xuất viện với cân nặng 1.700g. Bình An giờ là một cô bé hơn 3 tuổi, con phát triển ngôn ngữ nhận thức rất tốt, có thể nhớ số điện thoại của bố mẹ, địa chỉ nhà, tên của mọi người trong gia đình, thuộc số đếm tiếng anh.Các em phát triển khỏe mạnh về thể chất và trí tuệ.Cậu bé Mạnh Hùng sinh non tuần 26 và chỉ nặng 600g, thể trạng của con khi đó rất yếu, xuất hiện triệu chứng khó thở nặng. Kết thúc quá trình 72 ngày điều trị tại khoa Sơ sinh, con hoàn toàn tự thở được, các bệnh lý cũng được điều trị thành công và cán mốc cân nặng 1700g.Đến nay, Mạnh Hùng đã hơn 3 tuổi, có thể tự xúc ăn, bố mẹ nhờ việc gì em cũng đều làm được. Con bắt chước rất nhanh, biết tự đi xe đạp và yêu thích tham gia các hoạt động trên lớp.Mỗi em bé sinh non như một chiến binh trong hành trình của chính mình, nhưng em bé không thể chiến đấu đơn độc. Từ những ngày đầu đời, em cần lồng ấp, máy thở, cần sự chăm sóc y tế đặc biệt và cần sự hỗ trợ của bố lẫn mẹ.Với việc ứng dụng các kiến thức, kỹ thuật hiện đại trên thế giới cùng sự nỗ lực ngày đêm của nhân viên y tế, khoa Sơ sinh, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã cứu chữa thành công hơn 3.000 bé sinh non mỗi năm. Sức khỏe bé tốt lên từng ngày, bú tốt, tăng cân và được về nhà - đó là niềm hạnh phúc to lớn của cả gia đình và nhân viên y tế.
https://nhandan.vn/viet-co-tich-cho-cac-em-be-sinh-non-post796891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", "sinh non", "trẻ sơ sinh" ] }
Hơn 300 chữ ký kêu gọi Gilead mở rộng sản xuất thuốc lenacapavir điều trị HIV
Trong thư gửi Gilead, hơn 300 người có tầm ảnh hưởng cho rằng nếu tất cả những người sống chung với AIDS được tiếp cận lenacapavir thì mối đe dọa sức khỏe toàn cầu này có thể kết thúc vào năm 2030.
Trong thư gửi Gilead, hơn 300 người có tầm ảnh hưởng cho rằng nếu tất cả những người sống chung với AIDS được tiếp cận lenacapavir thì mối đe dọa sức khỏe toàn cầu này có thể kết thúc vào năm 2030.Ngày 30/5, hơn 300 chính trị gia, chuyên gia y tế và những người có tầm ảnh hưởng đã kêu gọi Tập đoàn Dược phẩm Gilead của Mỹ cho phép các hãng dược phẩm khác trên thế giới sản xuất những phiên bản mới với giá cả phải chăng của thuốcđiều trị HIVlenacapavir, để đem lại cơ hội điều trị cho tất cả bệnh nhân ở các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi căn bệnh này.Lời kêu gọi trên được đưa ra trong bức thư ngỏ gửi đến Giám đốc Điều hành (CEO) của Tập đoàn Gilead, ông Daniel O'Day.Trong số đó có cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf và cựu Tổng thống Milawi Joyce Banda. Giám đốc Điều hành Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), bà Winnie Byanyima cùng những người khác có tầm ảnh hưởng như nữ diễn viên người Mỹ Gillian Anderson.Bức thư cho rằng lenacapavir - thuốc điều trị HIV dạng tiêm sáu tháng một lần - rất phù hợp với những bệnh nhân không thể tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao.Vì vậy, loại thuốc có cải tiến mang tính đột phá này sẽ đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân ở các nước đang phát triển. Thuốc lenacapavir đã được cấp phép sử dụng ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) năm 2022.Những người ký tên trong bức thư cho rằng Tập đoàn Gilead cần cho phép các công ty dược trên thế giới sản xuất những phiên bản mới của lenacapavir với chi phí phải chăng, dựa trên thỏa thuận với Tổ chức Bằng Sáng chế Thuốc do Liên hợp quốc hậu thuẫn.Theo Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA), thuốc lenacapavir, được bán dưới tên thương hiệu Sunlenca, đã được chứng minh là làm giảm tải lượng virus ở những bệnh nhân HIV có các bệnh nhiễm trùng cơ hội song lại kháng các thuốc điều trị khác.Đáp lại thư ngỏ này, Gilead cho biết tập đoàn đang trong quá trình đàm phán với chính phủ các nước và các tổ chức về cách thức mở rộng khả năng tiếp cận thuốc điều trị HIV.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thế giới có khoảng 39 triệu người sống chung vớiHIVtrong năm 2022 và khoảng 26 triệu trong số đó là ở châu Phi.Cùng năm đó, trên thế giới ghi nhận khoảng 630.000 người tử vong vì các bệnh liên quan đến AIDS, trong đó châu Phi ghi nhận 380.000 trường hợp tử vong.Lời kêu gọi trong bức thư cho rằng nếu tất cả những người sống chung với căn bệnh này trên thế giới đều được tiếp cận thuốc lenacapavir, thì mối đe dọa sức khỏe toàn cầu này có thể kết thúc vào năm 2030.
https://nhandan.vn/hon-300-chu-ky-keu-goi-gilead-mo-rong-san-xuat-thuoc-lenacapavir-dieu-tri-hiv-post811957.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Hơn 300 chữ ký", "thuốc lenacapavir", "điều trị HIV", "Tập đoàn Gilead" ] }
Cấp cứu thành công 2 ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp và ngừng tuần hoàn hô hấp ngoại viện
NDO -Chỉ trong thời gian ngắn,Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Namđã cấp cứu thành công 2 ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp và ngừng tuần hoàn hô hấp ngoại viện, cho bệnh nhân nữ 61 tuổi ở xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng và bệnh nhân nam 42 tuổi ở xã Bắc Lý, huyện Lý Nhân, hồi sinh sự sống cho các bệnh nhân.
Theo hồ sơ bệnh án, bệnh nhân 61 tuổi nhập viện trong tình trạng đau ngực, 5 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngừng tim.Sau khoảng gần 1 tiếng được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cấp cứu tích cực tại chỗ, bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại và được chẩn đoán bịnhồi máu cơ timcấp.Kết quả chụp động mạch vành cấp cứu cho thấy: bệnh nhân bị tắc hoàn toàn nhánh LCX. Các bác sĩ đã tiến hành can thiệp đặt một stent vào vị trí tổn thương. Sau hơn 1 giờ đồng hồ thực hiện cấp cứu, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.Đến nay, sau 17 ngày cấp cứu liên tục, sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, bệnh nhân hết đau ngực, hết khó thở và đã được xuất viện.Hình ảnh động mạch vành trước khi can thiệp của bệnh nhân Phùng Tiến Phi. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cung cấp)Bệnh nhân số 2 là nam, 42 tuổi, có tiền sử hút thuốc lá nhiều. Ở nhà xuất hiện đau ngực. Sau đó được người nhà đưa đến bệnh viện. Khi cách bệnh viện khoảng hai trăm mét thì bệnh nhân ngừng tim và được đưa nhanh vào khoa cấp cứu.Tại khoa cấp cứu các y, bác sĩ đã cấp cứu tim bằng các động tác ép tim, bóp bóng và đặt ống nội khí quản thông tĩnh điện. Khoảng 50 phút thì bệnh nhân đã có nhịp tim trở lại.Sau khi hội chẩn với chuyên khoa Tim mạch và kết quả chụp động mạch vành cấp cứu cho thấy, bệnh nhân bị tắt hoàn toàn một động mạch vành phải.Ngay sau đó, bệnh nhân đã được can thiệp đặt stent mở thông mạch máu thành công. Sau một ngày thì bệnh nhân đã cải thiện khá hơn và đã được rút ống nội khí quản, hiện nay thì tình trạng bệnh nhân đã ổn định và tỉnh hoàn toàn. Không co liệt và mạch huyết áp ổn định dự kiến, bệnh nhân sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.Hình ảnh động mạch vành của bệnh nhân Phùng Tiến Phi sau khi được can thiệp. (Ảnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cung cấp)Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam cho biết: bệnh lý Nhồi máu cơ tim cấp là một bệnh lý nguy hiểm, nhiều trường hợp tử vong khi không kịp đến bệnh viện, một số bệnh nhân đến viện nhưng không thể vượt qua do diễn tiến của bệnh nhanh. Song chỉ trong 2 tuần mà Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam đã cấp cứu kịp thời và điều trị thành công cho 2 bệnh nhân ngừng tuần hoàn ở ngoài bệnh viện mà bệnh nhân không để lại di chứng nào về thần kinh là rất hiếm và hy hữu đối với bệnh viện ở tuyến tỉnh.Đây cũng thành công của bệnh viện, qua đó cũng khẳng định trình độ năng lực trị liệu chuyên môn của các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam nói chung và trong lĩnh vực cấp cứu tim mạch, một lĩnh vực được đánh giá là rất khó.Được biết, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, kỹ thuật can thiệp động mạch vành đã được thực hiện từ năm 2017, đến nay đã cứu sống hàng trăm bệnh nhân. Cùng với đó, thời gian gần đây, khoa Tim mạch của Bệnh viện đã triển khai kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn, cứu sống được nhiều bệnh nhân nhịp chậm, đe dọa tính mạng mà trước đây phải chuyển tuyến Trung ương.
https://nhandan.vn/cap-cuu-thanh-cong-2-ca-benh-nhoi-mau-co-tim-cap-va-ngung-tuan-hoan-ho-hap-ngoai-vien-post801881.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Nhồi máu cơ tim", "Động mạch vành", "Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam", "Hà Nam", "cấp cứu thành công" ] }
Phẫu thuật thành công khối u gan khổng lồ hiếm gặp nặng 3kg
NDO -Ngày 10/1, Bệnh viện Quân y 175 cho biết vừa thực hiện phẫu thuật thành công một ca u gan khổng lồ nặng 3kg. Đây là ca u gan lớn nhất được phẫu thuật tại bệnh viện và là một trong những ca u gan lớn nhất từng được ghi nhận.
Bệnh viện Quân y 175 cho biết, khối u gan được phát hiện một cách tình cờ ở bệnh nhân nữ 24 tuổi có tiền sử hen phế quản. Khối u gan đã được dựng hình, tính toán chính xác thể tích, mô tả đầy đủ tình trạng các mạch máu liên quan trên hệ thống CT-Scanner 512 lát cắt. Ước tính, khối u gan nặng đến 3kg chiếm hầu hết nửa trên khoang bụng và hơn 80% thể tích gan toàn bộ, gây đè ép các mạch máu, rất khó tiếp cận theo cách thông thường và rất dễ gây vỡ u.Ê-kíp mổ đã phối hợp hội chẩn cùng PGS.TS Lê Văn Thành - Viện trưởng Viện Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, và quyết định cắt gan thùy phải bằng đường tiếp cận phía trước. Đây là hình thức cắt gan vô cùng phức tạp, rất khó thực hiện với nhiều nguy cơ tai biến, biến chứng trong và sau mổ, đặc biệt là suy chức năng gan. Ngoài tham gia hội chẩn, PGS.TS Lê Văn Thành cũng là người trực tiếp tham gia kíp mổ cùng với các bác sĩ củaBệnh viện Quân y 175.Khối u gan nặng đến 3kg chiếm hầu hết nửa trên khoang bụng và hơn 80% thể tích gan.Sau hơn 2 giờ phẫu thuật, khối u gan khổng lồ đã được cắt bỏ hoàn toàn. Bệnh nhân sau mổ được chăm sóc theo chương trình phục hồi sớm ERAS (Enhanced Recovery After Surgery). Ngay từ ngày thứ nhất sau mổ, bệnh nhân đã tự đứng, đi lại và ăn qua miệng. Đến nay bệnh nhân đã hoàn toàn ổn định và xuất viện sau mổ 7 ngày.Đại tá, TS.BS Trịnh Văn Thảo, Chủ nhiệm Khoa Ngoại bụng, Bệnh viện Quân y 175 cho biết: “Khối u được xác định là U tuyến tế bào gan (Hepatocellular adenoma - HCA), là một tổn thương gan lành tính ít gặp, đây cũng là một trong những trường hợp u tuyến tế bào gan lớn nhất từ trước tới nay được ghi nhận. Thông thường, HCA tồn tại đơn độc và được tìm thấy ở phụ nữ trẻ khi sử dụng thuốc có chứa estrogen. HCA có thể gây ra các triệu chứng đau, tức nặng vùng trên phải của bụng gây giảm chất lượng cuộc sống, nguy cơ vỡ gây chảy máu tới 68% hay chuyển dạng sang các thể ung thư gan ác tính với tỷ lệ 5%. Hiện nay u tuyến tế bào gan được khuyến cáo phẫu thuật sớm với mọi kích thước đặc biệt là khi u từ 5cm trở lên hoặc u đã gây biến chứng”.Ca phẫu thuật thành công khối u gan lớn khẳng định sự nỗ lực của Bệnh viện Quân y 175 trong việc nâng cao năng lực chuyên môn và là kết quả chuyển giao thành công kỹ thuật từ chương trình ghép gan tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đối với đội ngũ cán bộ nhân viên Bệnh viện Quân y 175 tham gia chương trình ghép gan trong năm tới; kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội điều trị tốt hơn nữa cho những bệnh lý về u gan, hướng tới trở thành một trung tâm y tế hàng đầu của cả nước và khu vực.
https://nhandan.vn/phau-thuat-thanh-cong-khoi-u-gan-khong-lo-hiem-gap-nang-3kg-post791474.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Phẫu thuật thành công", "khối u gan khổng lồ hiếm gặp", "Bệnh viện quân y 175" ] }
Hà Nội ghi nhận 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vaccine phòng bệnh
NDO -Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến hết ngày 2/5), thành phố ghi nhận 3 camắc ho gà, không có ca tử vong, giảm 12 trường hợp so với tuần trước (15/0). Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủngvaccine phòng bệnh ho gà.
Ba trường hợp bao gồm: bệnh nhi nữ 7 tuần tuổi (địa chỉ Thanh Trì), khởi phát ngày 4/4; bệnh nhi nam 3 tuần tuổi (địa chỉ Hoàng Mai), khởi phát ngày 2/4; bệnh nhi nam 10 tuần tuổi (địa chỉ Long Biên), khởi phát ngày 18/4. Kết quả xét nghiệm PCR cả 3 trường hợp đều dương tính với ho gà.Cộng dồn từ đầu năm 2024, toàn thành phố ghi nhận 62 trường hợp mắc ho gà tại 21 quận, huyện, thị xã, 0 tử vong. Trong đó, bệnh nhân là trẻ em dưới 2 tháng tuổi chiếm 60%, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 72%.Ngoài ra, trong tuần cũng ghi nhận 84 trường hợp mắc tay chân miệng trên địa bàn thành phố, giảm 86 ca so với tuần trước đó, 0 tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 24 quận, huyện, thị xã; trong đó một số địa bàn có nhiều bệnh nhân là Hà Đông 17 ca, Ba Đình 12 ca, Đông Anh 7 ca. Trong tuần ghi nhận 1 ổ dịch tay chân miệng tại quận Ba Đình, giảm 7 ổ dịch so với tuần trước.Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội đã có 1.031 trường hợp mắc tay chân miệng, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (501/0) và 28 ổ dịch. Hiện còn 7 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Hoàng Mai (2), Nam Từ Liêm (2); Ba Vì, Đông Anh, Chương Mỹ mỗi nơi 1 ổ dịch.Đối với sốt xuất huyết, trong tuần ghi nhận 12 trường hợp mắc, giảm 4 ca so với tuần trước đó, 0 tử vong, không ghi nhận ổ dịch. Cộng dồn từ đầu năm đến nay là 603 trường hợp, 0 tử vong và 5 ổ dịch sốt xuất huyết đã kết thúc hoạt động.Các dịch bệnh khác như liên cầu lợn, uốn ván, sởi, rubella, não mô cầu, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.Nhận định, đánh giá tình hình dịch tay chân miệng trong tuần hầu hết là ca bệnh tản phát. Bệnh ho gà tiếp tục xuất hiện rải rác, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Sốt xuất huyết có số ca mắc tiếp tục ghi nhận ở mức thấp, không phát sinh thêm ổ dịch. Bệnh dại trong 4 tháng đầu năm đã ghi nhận 3 ổ dịch dại trên chó tại huyện Sóc Sơn (xã Minh Trí, Hồng Kỳ và Đức Hòa), nguy cơ có thể có các trường hợp bệnh dại trên người.Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, ngành y tế tiếp tục tổ chức các hoạt động chuyên môn tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch. Phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo để triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine theo quy định.Thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời các ca bệnh, ổ dịch. Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Nam Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Cầu Giấy, Gia Lâm, Sóc Sơn và Đan Phượng.Thường xuyên rà soát, xác minh, cập nhật thông tin ca bệnh trên hệ thống phần mềm của Bộ Y tế, thực hiện báo cáo số liệu ca bệnh, ổ dịch theo quy định.Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại và triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
https://nhandan.vn/ha-noi-ghi-nhan-3-ca-mac-ho-ga-chua-tiem-vaccine-phong-benh-post807936.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ho gà", "Hà Nội", "chưa tiêm vaccine phòng bệnh" ] }
Đà Nẵng ban hành Đề án phát triển y tế thông minh với tổng kinh phí hơn 488 tỷ đồng
NDO -Đề án Phát triển y tế thông minh tại thành phốĐà Nẵngđược thực hiện bằng nguồn ngân sách Nhà nước và nguồn thu của các đơn vị, với tổng kinh phí 488,95 tỷ đồng.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa ban hành đề án “Phát triển y tế thông minh tại thành phố Đà Nẵng”, trong đó có mục tiêu, đến năm 2025, 100% các cơ sở y tế của thành phố áp dụng mô hình khám, chữa bệnh từ xa chuyên sâu với nhiều chuyên khoa; đến năm 2030, phấn đấu 100% bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy.Theo đó, Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2025, triển khaiĐề án Y tế thông minhthành phố Đà Nẵng và hình thành hệ thống y tế thông minh trên cả ba trụ cột chính bao gồm: Hệ thống phòng bệnh thông minh; Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh thông minh và Hệ thống Quản trị y tế thông minh.Với tiêu chí 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đồng bộ mã định danh y tế (ID), sử dụng mã định danh cá nhân từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xây dựng ID y tế trong các phần mềm quản lý liên quan đến công dân; 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai ứng dụng khai thác hồ sơ sức khỏe điện tử trong khám bệnh, chữa bệnh.Các bác sĩ Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn cho bệnh nhân 87 tuổi vào tháng 2/2024. (Ảnh: ANH ĐÀO)Hoàn thành ứng dụng để người dân giám sát hành trình xe cứu thương trên thiết bị thông minh, được bác sĩ theo dõi, tư vấn khi được vận chuyển trên xe cứu thương; 100% các đơn vị sự nghiệp, cơ sở khám, chữa bệnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao tiếp với người dân và áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt qua nền tảng thanh toán chung của thành phố; 100% các trạm y tế xã, phường được tin học hóa…Đến năm 2030, tiếp tục hoàn thiện Đề án Y tế thông minh thành phố Đà Nẵng với tiêu chí ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại, sử dụng robot trí tuệ nhân tạo trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và đào tạo y khoa; 100% bệnh viện, trung tâm y tế đạt tiêu chuẩn bệnh viện thông minh; 100% các bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy...Tin liên quanĐà Nẵng chính thức vận hành hai công trình y tế trọng điểm được đầu tư gần 1.000 tỷ đồngĐề án được thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu của các đơn vị, với tổng kinh phí 488,95 tỷ đồng.Khi Đề án hoàn thành sẽ giúp công tác quản lý điều hành các hoạt động ngành y tế được tốt hơn, cải tiến công tác quản lý cũng như phong cách làm việc của cán bộ, nhân viên ngành y tế, nâng cao hiệu quả của công tác phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị, giáo dục và đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học trong ngành y tế.
https://nhandan.vn/da-nang-ban-hanh-de-an-phat-trien-y-te-thong-minh-voi-tong-kinh-phi-hon-488-ty-dong-post808125.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "y tế thông minh", "Đà Nẵng" ] }
Hy hữu: Cấp cứu ca chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang
NDO -Các bác sĩ Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa phẫu thuật thành công khối chửa ngoài tử cung ở đại tràng ngang cho một nữ bệnh nhân 32 tuổi.
Chị V.T.H (32 tuổi, Hà Nội) xuất hiện đau bụng mạn sườn phải âm ỉ kèm rối loạn tiêu hóa. Sau đó, chị H đi khám phát hiện khối dọc mạn sườn phải đường kính 10cm nghi nằm sát đại tràng ngang, beta HCG = 415 UI/L. Chị được chỉ định nhập viện nhưng không đồng ý.Về nhà, chị H. đi nội soi đại trực tràng không phát hiện bất thường. Tuy nhiên, tình trạng đau bụng âm ỉ không đỡ, chị đã đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 khám.Tại đây, qua thăm khám và chỉ định các xét nghiệm, các bác sĩ Khoa Phụ sản nhận định đây là trường hợp thai ngoài tử cung và nghi ngờ khối thai ngoài tử cung nằm tại vị trí đại tràng ngang trong ổ bụng.Bác sĩ Khoa Phụ sản đã tiến hành hội chẩn với chuyên Khoa Ngoại tiêu hóa tiến hành phẫu thuật cấp cứu cho chị H.Nhận thấy, đây là trường hợp rất hy hữu, nếu phụ nữ chửa ở vị trí này dễ dẫn đến các gai rau ăn vào thành đại tràng ngang, có thể phải cắt đoạn đại tràng.Ê-kíp các bác sĩ sản khoa và ngoại khoa giàu kinh nghiệm được huy động để phẫu thuật cho bệnh nhân an toàn nhất.Trong phẫu thuật, các bác sĩ thấy khối chửa ngoài tử cung đường kính 10cm nằm trên thành đại tràng ngang được mạc nối lớn bọc lại. Các bác sĩ đã cố gắng tiến hành bóc tách và cắt khối chửa ngoài tử cung mà không làm tổn thương tới đại tràng.Sau hơn 2 giờ nỗ lực cuộc phẫu thuật đã thành công, khối chửa ngoài tử cung đã được cắt bỏ và đại tràng ngang được bảo tồn nguyên vẹn.BSCKII Nguyễn Thanh Hà, Chủ nhiệm Khoa Phụ sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, thai ngoài tử cung là cấp cứu thường gặp của sản khoa nhưng chửa trong ổ bụng là tình trạng rất hiếm gặp, chưa đến 0,5% trong các trường hợp chửa ngoài tử cung dễ gây nên các biến chứng nặng nề do các gai rau ăn sâu vào các tạng mạch máu trong ổ bụng làm chảy máu ồ ạt.Qua đây bác sĩ Hà cũng có lời khuyên, người bệnh cần tin tưởng và nên thực hiện theo chỉ định định chuyên môn tránh trường hợp tự ý điều trị gây hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe tính mạng.Nếu có tình trạng ra máu âm đạo, đau bụng, chậm kinh cần đến viện khám ngay, các tình trạng rối loạn tiêu hóa như đại tiện nhiều lần, hoặc đau bụng thúc xuống hậu môn buồn đại tiện có thể liên quan đến cấp cứu sản phụ khoa.
https://nhandan.vn/hy-huu-cap-cuu-ca-chua-ngoai-tu-cung-o-dai-trang-ngang-post710513.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "chửa ngoài tử cung", "đại tràng ngang", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho Bệnh viện 175
NDO -Ngày 18/3, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 175 đã tổ chức buổi gặp mặt ký kết chuyển giao kỹ thuậtghép gangiữa 2 bệnh viện.
Trước đó, năm 2023, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chuyển giao thành công kỹ thuậtghép thậncho Bệnh viện Quân y 175.Trong khuôn khổ thực hiện kế hoạch hợp tác phát triển các kỹ thuật chuyên sâu giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 175, thời gian qua, hai bệnh viện đã tổ chức nhiều hoạt động đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Năm 2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chuyển giao kỹ thuật tiếp theo cho Bệnh viện Quân y theo thứ tự khó và phức tạp tăng dần, là kỹ thuật ghép gan.Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, tiếp theo thành công của việc chuyển giao kỹ thuật ghép thận cho thấy sự nỗ lực, thành công về công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật giữa hai bệnh viện. Trong lần chuyển giao tiếp theo này, tin tưởng rằng Bệnh viện Quân y 175 dưới sự hỗ trợ của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ có những chuẩn bị, đầu tư bài bản về nhân lực, cơ sở vật chất,… để tiến tới thực hiện thành công kỹ thuật ghép gan.Đây cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau của khối quân y tạo nên sức mạnh của quân đội.Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phát biểu.Phát biểu tại buổi làm việc, Thiếu tướng Trần Quốc Việt, Giám đốc Bệnh viện Quân y 175 cho hay, hành trình đào tạo và chuyển giao giữa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và Bệnh viện Quân y 175 đã trải qua hơn hai năm nhưng mới triển khai quyết liệt hơn một năm, từ tháng 7/2022 đến tháng 7/2023, 6 ca ghép thận thành công năm 2023 cho thấy sự nỗ lực, thành công về công tác đào tạo chuyển giao kỹ thuật giữa hai bệnh viện.Trong thời gian tới, hy vọng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 sẽ tiếp tục hỗ trợ giúp đỡ Bệnh viện Quân y 175 ở kỹ thuật ghép gan, tương lai sẽ hỗ trợ các kỹ thuật ghép tạng khác của bệnh viện, mở ra cơ hội cho hàng nghìn bệnh nhân.Trước đó, từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hỗ trợ đào tạo kỹ thuật ghép tạng cho Bệnh viện Quân y 175 với 76 học viên (50 bác sĩ). Bệnh viện Quân y 175 đã thành lập 11 ban bảo đảm, kíp chuyên môn cho chương trình ghép thận với sự tham gia của 26 khoa, phòng, ban, trung tâm, viện liên quan. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tổ chức các đoàn chuyên gia chuyển giao kỹ thuật ghép thận tại Bệnh viện Quân y 175. Ca ghép thận đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 175 thực hiện ngày 11/7/2023.
https://nhandan.vn/benh-vien-trung-uong-quan-doi-108-chuyen-giao-ky-thuat-ghep-gan-cho-benh-vien-175-post800509.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "Bệnh viện Quân y 175", "chuyển giao kỹ thuật ghép gan" ] }
Hàn Quốc cảnh báo xử phạt bác sĩ không quay lại làm việc
Chính phủ Hàn Quốc ngày 26/2 yêu cầu các bác sĩ trẻ quay lại làm việc, hoặc sẽ phải đối mặt hình phạt vì nghỉ việc đồng loạt, tổ chức và tham gia biểu tình kéo dài một tuần gây gián đoạn dịch vụ tại một số bệnh viện lớn.
Yêu cầu được đưa ra trong bối cảnh khoảng 9.000 bác sĩ nội trú và bác sĩ thực tập trên toàn quốc đồng loạt nghỉ việc để phản đối kế hoạch của chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh sinh viên ngành y nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt bác sĩ.Mở đầu cuộc họp nhóm đặc trách ngày 26/2, Bộ trưởng Hành chính và An ninh Lee Sang-min cho biết, tình trạng hỗn loạn đang gia tăng tại các bệnh viện, các dịch vụ cấp cứu rơi vào tình trạng nguy hiểm.Ông cho biết, Chính phủ Hàn Quốc đưa ra lời kêu gọi sau cùng yêu cầu các bác sĩ quay trở lại làm việc vào ngày 29/2 hoặc bị truy cứu trách nhiệm.Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã cử một công tố viên tới Bộ Y tế để tư vấn, từ đó xúc tiến quy trình pháp lý đối với các bác sĩ tham gia vào các hành động tập thể bất hợp pháp.Trước đó, Chính phủ Hàn Quốc cảnh báo những người kích động, lôi kéo bác sĩ bỏ việc có thể bị bắt và các bác sĩ tham gia đình công có thể bị hủy giấy phéphành nghề.Cùng ngày, người đứng đầu Cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul, ông Cho Ji-ho cho biết, lực lượng này bắt đầu mở cuộc điều tra đối với các lãnh đạo chủ chốt của hai hiệp hội bác sĩ về những vi phạm liên quan cuộc đình công đang diễn ra của các bác sĩ nội trú và bác sĩ thực tập, gây gián đoạn toàn hệ thống y tế ở Hàn Quốc.Theo ông Cho Ji-ho, các lãnh đạo chủ chốt của Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc (KMA) và Hiệp hội Bác sĩ nội trú Hàn Quốc (KIRA) là những nhân vật nằm trong diện điều tra.Thông tin nêu trên được đưa ra sau khi một nhóm dân sự ngày 21/2 vừa qua đệ đơn kiện các bác sĩ thực tập và giới lãnh đạo của hai hiệp hội y khoa.Theo nguồn tin trên, ông Kim Taek-woo, người đứng đầu Ủy ban khẩn cấp của KMA cùng một số quan chức cấp cao khác của hiệp hội này; và ông Park Dan, người đứng đầu KIRA, sẽ bị điều tra về tám tội danh, trong đó có cáo buộc vi phạm luật y tế.Cơ quan cảnh sát thủ đô Seoul cũng đang làm rõ về nội dung đăng tải trên trang thông tin của các bác sĩ và sinh viên y khoa, kêu gọi các bác sĩ thực tập xóa dữ liệu bệnh nhân của bệnh viện trước khi nghỉ việc.Cơ quan này khẳng định sẽ xử lý nghiêm khắc mọi hành vi bất hợp pháp trong cuộc đình công quy mô lớn của các bác sĩ.Mối quan ngại về hệ thống y tế công tại Hàn Quốc đang gia tăng khi các ca phẫu thuật bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do làn sóng đình công của hàng nghìn bác sĩ nội trú đã bước sang ngày thứ 7.Bệnh viện Severance ở Seoul giảm một nửa lịch phẫu thuật. Trung tâm Y tế Samsung cũng giảm 40-50% số ca phẫu thuật. Các bệnh viện lớn khác như Bệnh viện St.Mary’s của Đại học Công giáo Hàn Quốc và Bệnh viện Đại học quốc gia Seoul, cũng đưa ra thông báo tương tự.
https://nhandan.vn/han-quoc-canh-bao-xu-phat-bac-si-khong-quay-lai-lam-viec-post797709.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Chính phủ Hàn Quốc", "xử phạt bác sỹ", "thiếu hụt bác sĩ" ] }
Giảm dần tỷ lệ những em bé sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh
NDO -Việt Nam ước tính có khoảng hơn 10 triệu người mang gene bệnh tan máu bẩm sinh, có dân tộc tỷ lệ mang gene bệnh lên tới 30-40%. Việc tầm soát, sàng lọc sớm ngay từ trước thai kỳ rất quan trọng để sinh ra những em bé khỏe mạnh, không mang gene bệnh.
Nỗi đau mang tên thalassemia10 năm trước, chị Lò T. H. đã suy sụp tới mức không còn thiết tha bất cứ điều gì khi nghe tin 2 con trai cùng mang cănbệnh tan máu bẩm sinh, phải truyền máu suốt cuộc đời. Chục năm nay, tháng nào chị cũng phải đưa 2 con vào Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương điều trị.Cũng như bao cặp vợ chồng khác sinh ra ở mảnh đất Sơn La này, việc xét nghiệm tầm soát bệnh thalassemia trước khi kết hôn là một chuyện xa lạ. Ngay cả khi đứa con đầu mắc bệnh, chị cũng không nghĩ tới việc phải sàng lọc để sinh con thứ 2 không mắc bệnh. "Sau này hai vợ chồng mới biết mình cùng mang gene bệnh tan máu bẩm sinh và hai con ra đời đều mang gene bệnh", chị H. chia sẻ.Tại Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, nhìn thấy rất nhiều em bé bị bệnh như con mình được điều trị tốt, không còn phải chịu nhiều biến chứng, có thể đi học bình thường, chị H. dần lấy lại hy vọng. Dù kinh tế eo hẹp nhưng gia đình chị vẫn cố gắng hết sức để con được đi viện, truyền máu và thải sắt đều đặn.Tuy đã 20 tuổi nhưng Đào H.G. (quê ở Vĩnh Phúc) nhìn chỉ như một cô bé hơn 10 tuổi với chiều cao khoảng trên 1,4m, nặng 35 kg. Gương mặt em còn bị biến dạng nặng nề, xương đầu to, trán dô và phần xương mũi gần như không còn nhìn thấy.Đào H.G. (quê ở Vĩnh Phúc) nhìn chỉ như một cô bé hơn 10 tuổi.Phát hiện bị bệnh tan máu bẩm sinh từ khi mới 3 tháng tuổi nhưng do hoàn cảnh khó khăn, không được đi điều trị nên đến năm 6-7 tuổi em đã bắt đầu bị biến dạng xương mặt. Thời gian gần đây, em đã được đi viện truyền máu và thải sắt thường xuyên hơn nhưng tình trạng biến dạng đã không thể cải thiện được nữa.Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương hiện đang quản lý và điều trị khoảng 3.000 người bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó số lượng bệnh nhi chiếm khoảng 50%.Chủ đề Ngày Thalassemia thế giới 8/5/2024 là “Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia để góp phần nâng cao chất lượng giống nòi Việt”.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thalassemia cho biết, mặc dù từ tháng 4/2020, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 1807/QĐ-BYT về việc Hướng dẫn Chuyên môn kỹ thuật trongsàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; trong đó quy định các thai phụ cần sàng lọc thalassemia trong 3 tháng đầu của thai kỳ.Tuy nhiên, hiện ở Trung tâm Thalassemia đang điều trị cho khoảng 500 trẻ sinh trong 5 năm gần đây (từ năm 2019 đến nay), như vậy trung bình mỗi năm vẫn có thêm 100 trẻ ra đời với căn bệnh thalassemia."Đây mới chỉ là con số tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, chưa kể còn rất nhiều bệnh nhi điều trị tại bệnh viện tỉnh hoặc các bệnh viện chuyên khoa Nhi. Theo thông tin chúng tôi được biết, tại Bệnh viện đa khoa Sơn La có 926 bệnh nhân tan máu bẩm sinh thì 543 là bệnh nhi. Tại các Bệnh viện đa khoa tỉnh như Hòa Bình, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Điện Biên… số lượng bệnh nhi thalassemia đều cao hơn số bệnh nhân người lớn”, bác sĩ Hà chia sẻ.Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) là bệnh lý di truyền phổ biến nhất trên thế giới, ước tính 7% dân số toàn cầu mang gene và bị ảnh hưởng bởi bệnh lý này. Khi cả vợ và chồng cùng mang gene bệnh sẽ có nguy cơ sinh con bị bệnh. Bệnh đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng dân số và giống nòi, gây ra nhiều gánh nặng cho gia đình, xã hội.Những con số về tình hình bệnh tan máu bẩm sinh tại Việt Nam thực sự đáng báo động: Tất cả 63 tỉnh, thành phố và 54 dân tộc đều có người mang gene bệnh; có dân tộc tỷ lệ mang gene bệnh tan máu bẩm sinh lên tới 30-40%, riêng dân tộc Kinh là khoảng 9,8%.Theo Cục Dân số (Bộ Y tế), tại Việt Nam, hiện có hơn 10 triệu người mang gene bệnh thalassemia, trên 20.000 người bệnh đang cần được điều trị. Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh, trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị bệnh mức độ nặng, cần được điều trị cả đời.Bệnh có hai biểu hiện nổi bật là thiếu máu và ứ sắt trong cơ thể. Người bệnh mức độ nặng nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các triệu chứng nặng như: biến dạng xương mặt (trán dô, mũi tẹt), suy tuyến nội tiết, chậm phát triển, suy gan, xơ gan, suy tim… thậm chí có nguy cơ tử vong.Sàng lọc sớm, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thalassemiaTheo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, điều đáng mừng là gần đây, rất nhiều em bé bị bệnh tan máu bẩm sinh được điều trị tốt nên tình trạng biến dạng xương giảm rõ rệt. Tại Trung tâm Thalassemia, có nhiều bệnh nhi phát triển thể lực như trẻ em khỏe mạnh cùng lứa tuổi.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng và nhiều tỉnh, thành phố ngày càng quan tâm hơn tới công tác truyền thông, tư vấn và sàng lọc gene bệnh tan máu bẩm sinh.Tuy nhiên, ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, người dân vẫn chưa tiếp nhận được thông tin về bệnh và chưa có thói quen khám sức khoẻ trước khi kết hôn.Tiến sĩ Thu Hà bày tỏ mong muốn thời gian tới, công tác phòng bệnh tan máu bẩm sinh được đẩy mạnh hơn nữa để giảm dần tỷ lệ những em bé sinh ra bị căn bệnh này."Từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới, chúng ta có thể triển khai một số chính sách thiết thực để phòng bệnh như: sàng lọc gene bệnh tan máu bẩm sinh miễn phí cho các khu vực và dân tộc có tỷ lệ mang gene bệnh cao; đưa thông tin về bệnh thalassemia vào chương trình giảng dạy ở các cấp học; xem xét chi trả bảo hiểm y tế cho sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh tan máu bẩm sinh ở thai phụ…”, bác sĩ Hà nói.Người bệnh thalassemia cần định kỳ truyền máu (khối hồng cầu), thải sắt và điều trị biến chứng tại các bệnh viện.Chỉ tính riêng tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương trong năm 2022, chi phí điều trị cho người bệnh tan máu bẩm sinh đã lên tới khoảng 88,9 tỷ và năm 2023, con số này ước tính khoảng 100 tỷ.Ước tính chi phí điều trị cho một người bệnh tan máu bẩm sinh mức độ nặng từ khi sinh ra đến năm 30 tuổi cần khoảng 3 tỷ đồng; trong khi đó, chi phí trung bình cho 1 trường hợp sàng lọc và chẩn đoán trước sinh bệnh tan máu bẩm sinh ở thai phụ là khoảng 15 triệu đồng.Như vậy, nếu so với gánh nặng chi phí điều trị cho một người bệnh trong suốt cả cuộc đời, việc bảo hiểm y tế thanh toán cho các xét nghiệm nhằm tránh sinh ra trẻ bị bệnh tan máu bẩm sinh sẽ đem lại hiệu quả và ý nghĩa rất lớn.Để hạn chế bệnh Thalassemia:- Tư vấn trước khi kết hôn:nhằm nâng cao ý thức tự giác, những người ở tuổi vị thành niên, trước khi kết hôn cần chủ động khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh thalassemia;- Nếu cả hai người mang gen bệnh thalassemia kết hôn với nhau:cần được tư vấn trước khi có dự định có thai;- Nếu hai vợ chồng mang gene bệnh thalassemia có thai:cần được chẩn đoán trước sinh khi thai được 12-18 tuần, tại các cơ sở y tế chuyên khoa;- Cần được các bác sĩ chuyên khoa huyết học, nhi khoa và tại các Trung tâm sàng lọc trước sinh, sơ sinh tư vấn về bệnh thalassemia.
https://nhandan.vn/giam-dan-ty-le-nhung-em-be-sinh-ra-bi-benh-tan-mau-bam-sinh-post808361.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "tan máu bẩm sinh", "thalassemia", "sàng lọc", "gene bệnh" ] }
Em bé thứ 125.000 chào đời tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh
Ngày 14/4, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã chào đón em bé thứ 125.000 chào đời tại cơ sở y tế này. Điều đặc biệt là em bé này chào đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Em bé thứ 125.000 chào đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ngay tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh. Bé là con của sản phụ H.T.N.C, 40 tuổi, trú tại thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk. Sản phụ đã trải qua hành trình “tìm con” trong suốt 9 năm, thăm khám tại nhiều cơ sở y tế khác nhau nhưng chưa có kết quả.Các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh trong sự kiện chào đón em bé thứ 125.000 chào đời.Năm 2023, sau khi tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng, gia đình đã quyết định chọn Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để thực hiện bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia hiếm muộn hàng đầu từ Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh cùng đội ngũ bác sĩ được đào tạo bài bản tại Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, lần chuyển phôi đầu tiên được thực hiện vào ngày 6/8/2023 và thành công mỹ mãn.Đến 10 giờ 52 phút sáng ngày 13/4/2024, sản phụ nhập viện trong tình trạng đau lâm râm hạ vị, thai 39 tuần 1 ngày. Sau thăm khám và làm cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ đã quyết định tiến hành mổ lấy thai để đón em bé chào đời vào ngày 14/4/2024.Ngay sau khi chào đời, em bé được thực hiện da kề da với mẹ, và được đội ngũ bác sĩ nhi sơ sinh tầm soát toàn bộ các bệnh lý về tim mạch-vận động, bệnh lý võng mạc và thính lực ở trẻ.Để đánh dấu sự kiện ý nghĩa này, bên cạnh đội ngũ nhân viên y tế Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, ca mổ còn có sự góp mặt của những chuyên gia hiếm muộn hàng đầu từ Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã đồng hành cùng đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm Thiện Hạnh kể từ ngày thành lập.Đó là Bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ; Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Từ Dũ; tiến sĩ, bác sĩ Vũ Minh Ngọc, Phó Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ; thạc sĩ Trần Thị Hạnh Dung, Trưởng Lab khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ; thạc sĩ Huỳnh Thị Thanh Giang, Phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Từ Dũ…Ngay sau khi chào đời, em bé được thực hiện da kề da với mẹ, và được đội ngũ bác sĩ nhi sơ sinh tầm soát toàn bộ các bệnh lý về tim mạch-vận động, bệnh lý võng mạc và thính lực ở trẻ.Lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh và Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh tặng quà chúc mừng gia đình của em bé.Cũng để chào đón em bé thứ 125.000 chào đời, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh quyết định miễn toàn bộ viện phí cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, đồng thời miễn phí tiêm vaccine cho bé từ 0 đến 5 tuổi.Hiện nay, thống kê từ Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, Việt Nam thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất nhưng tỷ lệ vô sinh lại cao nhất, khoảng 7,7% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản ở Việt nam phải đối mặt với vấn đề hiếm muộn. Điều này đặt ra thách thức rất lớn đối với dân số, kinh tế, xã hội, mà gần hơn là ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc mỗi gia đình.Vì vậy, nhu cầu điều trị hiếm muộn ngày càng lớn, vừa gia tăng áp lực lên các bệnh viện phụ sản tuyến đầu, vừa hình thành gánh nặng cho người dân khi phải tốn thời gian, chi phí di chuyển đến các thành phố lớn.Lãnh đạo Bện viện đa khoa Thiện Hạnh tặng hoa chúc mừng và cảm ơn lãnh đạo và các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ thành phồ Hồ Chí Minh.Đến năm 2023, dịch vụ thụ tinh trong ống nghiệm Thiện Hạnh chính thức đi vào phục vụ người dân Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Dưới sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật, đào tạo chuyên môn, nhân lực của Bệnh viện Từ Dũ Thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc; đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm Thiện Hạnh được đánh giá là một trong số những trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm hiện đại nhất tại Việt Nam, và là đơn vị thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên tại Tây Nguyên có hệ thống timelapse - công nghệ nuôi cấy phôi ứng dụng trí tuệ nhân tạo, tăng tỷ lệ thành công lên gấp nhiều lần.
https://nhandan.vn/em-be-thu-125000-chao-doi-nho-phuong-phap-thu-tinh-trong-ong-nghiem-post804665.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "thụ tinh trong ống nghiệm", "em bé thứ 125.000", "Đắk Lắk", "Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh" ] }
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký quyết định sửa đổi các Hiệp định vay vốn ADB cho dự án hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện
Sáng 21/2, Văn phòng Chủ tịch nước cho biết, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vừa ký Quyết định số 167/QĐ-CTN ngày 20/2/2024 cho phép sửa đổi các Hiệp định số 3634-VIE và 3635-VIE (COL) cho Dự án Hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Theo đó,Chủ tịch nướcvừa ký Quyết định số 167/QĐ-CTN ngày 20/2/2024 cho phép sửa đổi các Hiệp định số 3634-VIE và 3635-VIE (COL) cho Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) trên cơ sở đề nghị của Chính phủ tại Tờ trình số 53/TTr-CP ngày 2/2/2024.Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện 4 tỉnh nêu trên được ADB cam kết cung cấp các khoản vay là: 52 triệu USD (Hiệp định số 3634-VIE) và 97 triệu USD (Hiệp định số 3635-VIE (COL)). Dự án đã được các cơ quan có thẩm quyền của các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị phê duyệt điều chỉnh Dự án, trong đó điều chỉnh thời gian thực hiện Dự án đến 30/9/2025.Các Hiệp định được sửa đổi nhằm gia hạn thời gian kết thúc giải ngân đến 30/9/2025, giúp các cơ quan chủ quản tiếp tục đượcsử dụng vốn vay ưu đãicủa ADB, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại các địa phương thuộc Dự án.
https://nhandan.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-ky-quyet-dinh-sua-doi-cac-hiep-dinh-vay-von-adb-cho-du-an-ha-tang-co-ban-phat-trien-toan-dien-post796907.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "quyết định sửa đổi các Hiệp định vay vốn ADB", "dự án hạ tầng cơ bản phát triển toàn diện" ] }
Tổng cục Hậu cần khám bệnh cho nhân dân tại tỉnh Điện Biên
NDO -Trong 2 ngày 20 và 21/4, nhân kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024),đồng thời thực hiện Chương trình “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) chỉ đạo Cục Quân y chủ trì, phối hợp với Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào các xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ; xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
Tham dự có đại biểu các cơ quan, đơn vị chức năng của Tổng cục Hậu cần; đại biểu Trung ương Hội chữ Thập đỏ Việt Nam; Hội chữ Thập đỏ Việt Nam tỉnh Điện Biên cùng đại biểu cấp ủy, chính quyền địa phương xã Nà Tấu và huyện Điện Biên Đông…Thầy thuốc Tổng cục Hậu cần khám bệnh cho người dân.Chương trình có sự tham gia của các thầy thuốc chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm đến từ: Bệnh viện Quân y 105; Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội… (Tổng cục Hậu cần).Trong chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe cho bà con nhân dân tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ và xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, các y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đã tổ chức thăm khám lâm sàng, làm các kỹ thuật cận lâm sàng, qua đó tư vấn sức khỏe, cấp thuốc cho đồng bào.Các thầy thuốc Tổng cục Hậu cần trao túi thuốc miễn phí tặng người dân.Kết quả, tại xã Nà Tấu, thành phố Điện Biên Phủ và xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, các thầy thuốc Tổng cục Hậu cần đã khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho hơn 1.654 lượt người, với tổng kinh phí hơn 300 triệu đồng.Nhân dân xã Keo Lôm, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đến tham gia chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí.Hoạt động khám, chữa bệnh cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn khu vực tỉnh Điện Biên nằm trong chuỗi hoạt động "Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương", chiến dịch "Triệu bước chân nhân ái", do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện.Nhiều phần quà được trao tặng nhân dân địa phương tại chương trình.Hoạt động nêu trên có ý nghĩa thiết thực đối với người dân, thông qua khám, sàng lọc phát hiện các bệnh thường gặp, truyền thông kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh...; đồng thời góp phần tăng cường mối quan hệ với chính quyền địa phương và nhân dân các dân tộc khu vực tỉnh Điện Biên; khẳng định, củng cố, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết, tình cảm gắn bó máu thịt với nhân dân.
https://nhandan.vn/tong-cuc-hau-can-kham-benh-cho-nhan-dan-tai-tinh-dien-bien-post805776.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Tổng cục Hậu cần", "Cục Quân y", "phối hợp khám bệnh", "cấp thuốc miễn phí", "Điện Biên", "Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Trẻ ngộ độc vì sự bất cẩn của người lớn
NDO -Sau khi ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái, bệnh nhi H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu, được chuyển tuyến lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Không ít trường hợp bệnh nhi gánh hệ quả nặng nề về sức khỏe khi uống nhầm thuốc của người lớn, hoặc tự ý mua thuốc diệt chuột về uống với mục đích tự tử.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trước khi vào viện, trẻ đã ăn nhầm 7/14 viênthuốc giảm cânđược chị gái mua ở trên mạng về sử dụng chưa kịp uống. Chỉ khi trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, gia đình mới phát hiện và cho trẻ vào bệnh viện tỉnh cấp cứu và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi Trung ương.Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi, các bác sĩ đã tiến hành sử dụng các biện pháp để hạn chế hấp thu chất độc như rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, nhuận tràng kết hợp bồi phụ nước điện giải. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.Được biết, loại thuốc giảm cân mà bệnh nhi ăn nhầm được chị gái mua về sử dụng không rõ thành phần, nhãn mác và nguồn gốc xuất xứ đều không rõ ràng, đang được bán trôi nổi trên các trang mạng, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.Cùng thời gian này, các bác sĩ khoa Cấp cứu và Chống độc cũng đã tiếp nhận điều trị kịp thời cho một bệnh nhi (13 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện do bịngộ độcthuốc chuột. Trẻ có tiền sử mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng tự sát.Trước khi vào viện 2 ngày, trẻ uống 2 tuýp thuốc diệt chuột không rõ nguồn gốc do trẻ tự đặt mua trên trang thương mại điện tử, sau uống trẻ xuất hiện nôn nhiều, chóng mặt, gia đình mới phát hiện và đưa trẻ đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Tại khoa Cấp cứu và Chống độc, trẻ nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân. Sau khi khai thác bệnh sử kết hợp thăm khám và làm các xét nghiệm độc chất, trẻ được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột Natri Fluoroacetat.Ngay lập tức các bác sĩ đã tiến hành hồi sức tích cực, chống suy hô hấp, cắt cơn giật, bồi phụ nước điện giải. Sau 20 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện, tuy nhiên trẻ vẫn cần được theo dõi và chăm sóc sau khi ra viện.Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, thuốc diệt chuột có thành phần Natri Fluoroacetate khi ăn hay uống phải, người bệnh sẽ có thể có hiện tượng co giật, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, hôn mê, tổn thương hệ thần kinh, suy thận, suy gan,… dẫn đến tử vong.Bác sĩ Hùng khuyến cáo, hiện nay người dân có thể dễ dàng mua thuốc diệt chuột ở các cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật thú y, trên mạng, các sàn thương mại điện tử…"Điều đáng chú ý ở đây, Fluoroacetat là thuốc diệt chuột đã được cấm lưu hành nhiều năm nhưng lại được đóng gói dưới dạng thuốc diệt chuột được phép lưu hành hiện nay. Việc mua bán một cách dễ dàng cũng như sử dụng không an toàn, không đúng mục đích, tràn lan rất dễ gây ra ngộ độc có thể vô ý, tự tử hoặc đầu độc", bác sĩ Hùng cho hay.Loại thuốc diệt chuột mà bệnh nhi mua trên trang thương mại điện tử.Uống nhầm thuốc, hoá chất không phải là trường hợp hiếm gặp, bởi trẻ nhỏ thường tò mò và hiếu động, chưa phân biệt được các loại hóa chất độc hại. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm thường tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ nhập viện cấp cứu do uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc diệt chuột, các chất gây nghiện, thuốc an thần của người lớn,…Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận một số trường hợp trẻ vị thành niên ngộ độc thuốc diệt chuột có chủ đích do trẻ có ý định tự tử,… điều này dẫn đến các tổn thương nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.Do đó, bác sĩ Hùng khuyến cáo, đối với gia đình có trẻ nhỏ, cần để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc.Gia đình không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn; không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ.Đối với trẻ nhỏ độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ khi vui chơi và sinh hoạt.Đối với những trẻ lớn hơn, cần dạy trẻ những loại hóa chất độc hại, cách phân biệt các loại đồ ăn có hình dáng tương tự cũng như quan tâm đến các tâm tư tình cảm, tâm sinh lý của con."Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất độc hại, cha mẹ và người chăm sóc trẻ cần nhanh chóng tách trẻ ra khỏi các chất có nguy cơ gây ngộ độc và khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất, khi đi cần mang theo vỏ hoặc chai thuốc, hóa chất mà trẻ ăn uống nhầm để các bác sĩ biết nguyên nhân và có cách xử lý phù hợp", bác sĩ Hùng khuyến cáo.
https://nhandan.vn/tre-ngo-doc-vi-su-bat-can-cua-nguoi-lon-post800600.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ngộ độc", "thuốc giảm cân", "thuốc diệt chuột", "bệnh nhi", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Stress gây nhiều tác động lên sức khỏe người bệnh đái tháo đường
NDO -Các vấn đề về sức khỏe tâm lý cũng sẽ tác động lên tình trạng bệnh đái tháo đường thông qua sự thay đổi hormone, hành vi ăn uống, sinh hoạt.
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân P.Y.N. (50 tuổi) nhập viện trong tình trạng nói ngắt quãng, thở nhanh, sâu và nôn ói. Kết quả xét nghiệm glucose máu của bệnh nhân cao đến 32 mmol/l (gấp 6 lần bình thường), được chẩn đoán nhiễm toan ceton (biến chứng đái tháo đường), kali máu giảm nặng 2,2 mmol/l.Bác sĩ chuyên khoa II Trang Hồng Thùy Dương, Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (ICU) cho biết, bệnh nhân bịđái tháo đườngvà đang điều trị thuốc uống 27 năm. Tuy nhiên, chị không theo dõi đường huyết thường xuyên, có lúc bỏ bữa, không sử dụng thuốc uống điều trị đái tháo đường đều đặn, kèm tình trạng căng thẳng/stress trong cuộc sống dẫn đến nhiễm toan ceton (acid trong máu tăng cao).Nếu không điều trị, chị N. có thể rơi vào hôn mê, phù não, tổn thương thận cấp, rối loạn điện giải như hạ kali máu nặng cũng gây tử vong. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn đối diện một số biến chứng hiếm gặp khác như phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, viêm tụy cấp.Theo lời kể của bệnh nhân, chị là giáo viên trung học cơ sở nên thời gian này, chị rơi vào stress nặng vì lo các em thi không tốt. "Trong những ngày đó, cơ thể thường thấy mệt, tôi đo đường huyết thấy tăng cao, có khi lên tới 210 mg/dl”, bệnh nhân chia sẻ.Tại khoa ICU, bệnh nhân N. được truyền insulin để điều trị tình trạng nhiễm toan ceton, bổ sung kali để đưa máu về nồng độ bình thường, tránh hạ đường huyết, thiết lập chế độ dinh dưỡng phù hợp cho tình trạng bệnh. Sau 24 giờ điều trị, chị N. tự đi đứng, ăn uống… bình thường.Sau 5 ngày điều trị, sức khỏe của chị N. ổn định và được ra viện. Bác sĩ khuyên chị nên cố gắng sắp xếp công việc để giảm bớt căng thẳng, cần ăn uống điều độ và lựa chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, tuân thủ chế độ ăn kiêng cho người đái tháo đường và không bỏ thuốc điều trị.Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường và tăng đường huyết ở người đái tháo đường, phổ biến nhất là chế độ dinh dưỡng và sử dụng thuốc. Tuy nhiên, ít người quan tâm đến các vấn đề sức khỏe tâm lý tác động lên tình trạng bệnh thông qua sự thay đổi hormone, hành vi ăn uống, sinh hoạt do tâm trạng thay đổi.Tiến sĩ bác sĩ Trần Hữu Thanh Tùng, Khoa Nội tiết-Đái tháo đường, cho biết tình trạng nhiễm toan ceton của chị N. là do tác động của nhiều yếu tố cộng lại, trong đó yếu tố chính có thể đến từ việc tuân thủ điều trị không tốt và stress là một trong những yếu tố có góp phần.Tỷ lệ người mắc stress ở người bệnh đái tháo đường cao hơn rõ so với người khỏe mạnh, tình trạng stress ở người bệnh đái tháo đường ảnh hưởng không nhỏ lên sự tuân thủ điều trị của người bệnh."Một số nghiên cứu chứng minh căng thẳng/stress có tác động đáng kể đến chức năng trao đổi chất, khi căng thẳng/stress, cơ thể sẽ giải phóng catecholamine và tăng nồng độ glucocorticoid trong máu làm kháng insulin góp phần khiến việc kiểm soát đường huyết ở người bệnh đái tháo đường khó khăn hơn. Kèm theo các yếu tố khác như: ăn uống không điều độ hoặc mất kiểm soát, không tập thể dục, thức khuya… khiến việc điều trị không có hiệu quả tốt, có khả năng gây ra cácbiến chứngbệnh đái tháo đường", bác sĩ Tùng khuyến cáo.Bên cạnh đó, bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng/stress cho người bệnh. Điều trị trong thời gian dài và cố giữ đường huyết đạt mục tiêu sẽ khiến cho người bệnh có tâm lý thất vọng, chán nản, lo lắng.Bác sĩ Tùng khuyến cáo, người bệnh có thể tham khảo một số phương pháp giúp giảm căng thẳng như sau: dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và có bữa ăn lành mạnh; luyện các bài tập hít thở sâu, ngồi thiền; nên tham gia ít nhất một hoạt động thể dục mỗi ngày như: đi bộ, đạp xe, chạy bộ, khiêu vũ… Bên cạnh đó, khi stress, người bệnh hãy chia sẻ nhiều hơn với bạn bè và gia đình để giảm bớt căng thẳng từ công việc, cuộc sống.
https://nhandan.vn/stress-gay-nhieu-tac-dong-len-suc-khoe-nguoi-benh-dai-thao-duong-post802560.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "đái tháo đường", "stress", "sức khỏe tâm lý" ] }
Hầu hết bệnh nhân nghi ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc đã xuất viện
NDO -Đến nay, hầu hết công nhân nghi bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam (Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được điều trị khỏi bệnh và được xuất viện.
Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúccho biết, sức khỏe của các công nhân ổn định, không có bệnh nhân nặng.Tính đến tối ngày 16/5, tỉnh Vĩnh Phúc có thêm 1 bệnh nhân nhập viện, 381 người khỏi bệnh, được xuất viện, chỉ còn 57 bệnh nhân đang điều trị. Theo thông tin từ Sở Y tế, các bệnh nhân có tình trạng sức khỏe ổn định, trong tầm kiểm soát.Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, Sở Y tế tỉnh, các ngành hữu quan đã tổ chức thăm hỏi, động viên các bệnh nhân. Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ cho 12 nữ công nhân lao động đang mang thai.Bộ Y tế yêu cầuđình chỉ hoạt động bếp ăn tập thểcủa Công ty Trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam.Sở Y tế Vĩnh Phúc đã huy động các y, bác sĩ tập trung cứu chữa người bệnh, chuyển mẫu bệnh phẩm thức ăn và dịch nôn của nạn nhân tới Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để tìm nguyên nhân gây bệnh.
https://nhandan.vn/hau-het-benh-nhan-nghi-ngo-doc-thuc-pham-tai-vinh-phuc-da-xuat-vien-post809761.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ngộ độc thực phẩm", "Vĩnh Phúc", "Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm" ] }
Cấp cứu thành công sản phụ bị thuyên tắc mạch ối
NDO -Sản phụ đột ngột ngừng tim, co giật, mất ý thức do thuyên tắc mạch ối sau khi sinh con lần thứ 4 đã được các bác sĩBệnh viện Phụ sản Hà Nộicứu sống kỳ tích.
Sản phụNguyễn T.L, 35 tuổi nhập viện sinh con lần 4, thai IVF 36 tuần 4 ngày với tiền sử 3 lần đẻ mổ. Dự báo đây là 1 ca nhiều nguy cơ tiềm ẩn nên các bác sĩ, kỹ thuật viên khoa Gây mê hồi sức tự nguyện đã tập trung chuẩn bị sẵn sàng.Trước khi mổ lấy thai, sản phụ có sức khỏe và các dấu hiệu sinh tồn hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, khi Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trần Ngọc Đính- Trưởng khoa D5 vừa mổ đón bé trai chào đời thì sản phụ đột ngột ngừng tim, co giật, mất ý thức.Ngay lập tức, ê-kíp các bác sĩ gây mê hồi sức gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Lam; Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Cường và Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân tập trung ép tim, cấp cứu đặt nội khí quản, thở máy, làm ngay huyết áp động mạch xâm lấn, đặt huyết áp tĩnh mạch trung tâm bằng catheter 3 nòng, hội chẩn Ban Giám đốc để xử trí sản khoa.Đồng thời, ê-kíp cũng lấy máu xét nghiệm lấy máu tĩnh mạch trung tâm để tìm tế bào ối, làm xét nghiệm đông máu thì cho kết quả bệnh nhân rối loạn đông máu rất nặng dù bệnh nhân không mất máu nhiều.Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng, Giám đốc Bệnh viện ngay tức khắc có mặt tại phòng mổ để trực tiếp chỉ đạo.Sau khi cấp cứu ép tim 5 phút, tim sản phụ đã đập lại. Bệnh viện mời hội chẩn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Kính– Phó chủ tịch Hội Gây mê hồi sức Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Gây mê và Hồi sức ngoại khoa, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức.Giáo sư Kính trực tiếp đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội chỉ đạo khám và hội chẩn bệnh nhân. Giáo sư đề nghị siêu âm tim ngay trên bàn mổ đưa ra chỉ định điều trị và nghĩ tới hướng bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối.Bệnh nhân sau khi cắt tử cung bán phần để cầm máu cộng với sự nỗ lực hồi sức tích cực cho bệnh nhân từ các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện, có những lúc phải dùng đến các loại thuốc vận mạch liều cao và truyền 6,4 lít máu, các chế phẩm máu thì dần dần các thông số của bệnh nhân trở lại ổn định.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Lam – Trưởng khoa Gây mê hồi sức tự nguyện, sau khi được hồi sức tim phổi thành công, huyết áp của sản phụ vẫn còn rất thấp, phải duy trì thuốc vận mạch liều cao và băng huyết sau sinh do rối loạn đông máu.Sau 3 tiếng dốc hết sức để cấp cứu người bệnh tạm thời ổn định. Hai tiếng sau khi phẫu thuật kết thúc, mạch, huyết áp của bệnh nhân ổn định, Bệnh viện đã liên hệ chuyển bệnh nhân đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai. Một ngày sau bệnh nhân đã được rút nội khí quản và tỉnh táo hoàn toàn, mạch huyết áp ổn định.Sau 2 ngày, bệnh nhân đã được chuyển sang Bệnh viện Tim mạch để kiểm tra thêm.Trong 10 ngày liên tiếp, các bác sĩ Bệnh viện Phụ Sản đã cấp cứu thành công, cứu sống 2 sản phụ nghi thuyên tắc mạch ối.
https://nhandan.vn/cap-cuu-thanh-cong-san-phu-bi-thuyen-tac-mach-oi-post810470.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "sản phụ thuyên tắc mạch ối", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", "cấp cứu" ] }
Số ca mắc ho gà trong 4 tháng tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái
Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong.
Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 127 ca mắcho gà, số mắc tăng 7,9 lần so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh xuất hiện chủ yếu tại một số tỉnh, thành phố khu vực miền bắc như: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Nam Định, Phú Thọ và Vĩnh Phúc…Tại Hà Nội, trong tuần (từ ngày 19-26/4), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 15 trường hợp mắc ho gà tại 11 quận, huyện, tăng 14 ca so với tuần trước đó.Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ đầu năm đến nay, thành phố đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện, trong khi cùng kỳ năm ngoái không ghi nhận ca bệnh.Trong số 21 quận, huyện ghi nhận ca bệnh ho gà, Thạch Thất có nhiều ca nhất, với 7 ca; tiếp đến là Cầu Giấy, Hà Đông và Phúc Thọ, mỗi nơi 5 ca; Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và Thanh Trì, mỗi nơi 4 ca; Đông Anh và Long Biên, mỗi nơi 3 ca; các quận, huyện còn lại mỗi nơi 1-2 ca.Theo CDC Hà Nội, ca bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%); trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ (chiếm 72%).Ninh Bình cũng ghi nhận 4 ca dương tính với vi khuẩn ho gà, sau hơn 3 năm không ghi nhận ca mắc.Ca đầu tiên được phát hiện vào tháng 2/2024, tại xã Xích Thổ, huyện Nho Quan. Bệnh nhi nữ (4 tháng tuổi, đã được tiêm một mũi vaccine 5 trong 1 có thành phần ho gà) khởi phát bệnh với các biểu hiện ho nhiều, nôn sau ho, sốt và kèm theo quấy khóc.Sau 2 tuần tự điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nhi đã nhập viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp cấp, có cơn ho kịch phát, viêm phổi đồng nhiễm do phế cầu, kèm theo rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhi được chỉ định thở máy, dùng kháng sinh và lấy mẫu xét nghiệm PCR. Ngay khi có kết quả dương tính với vi khuẩn ho gà, bệnh nhi đã được điều trị tích cực theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.Bệnh lây qua đường hô hấp do vi khuẩn ho gà gây nên. Các triệu chứng ho gà thường xuất hiện trong vòng 7-10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, có viêm đường hô hấp trên, mệt mỏi, chán ăn và ho. Cơn ho gà rất đặc trưng, trẻ ho rũ rượi không thể kìm hãm được, sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy.Bệnh ho gà có thể dẫn đến những biến chứng như: suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí dẫn đến ngừng thở và gây tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh để điều trị là rất quan trọng.Đa phần trường hợp bệnh nặng tập trung ở trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi. Người lớn bị ho gà thường xuất hiện các triệu chứng ho không quá đặc biệt khiến lầm tưởng là những đợt ho thông thường và trở thành nguồn lây nhiễm chính cho trẻ nhỏ trong nhà.Bộ Y tế, Cục Y tế dự phòng đã có nhiều văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng, chống bệnh ho gà và các bệnh dự phòng bằng vaccine. Đối với bệnh được dự phòngbằng vaccine(sởi, ho gà, bạch hầu...), ngành chức năng cần đẩy mạnh triển khai kế hoạch tiêm chủng năm 2024, thực hiện tốt tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng; tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ.Bên cạnh tăng cường hoạt động giám sát, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh; triển khai xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh; các địa phương tăng cường truyền thông về các biện pháp phòng bệnh và vận động các gia đình đưa trẻ em đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch, đủ mũi tiêm.Các địa phương hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh như bảo đảm vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng lớp học và có đủ ánh sáng; thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng với nước sạch; theo dõi chặt chẽ sức khỏe học sinh, phát hiện kịp thời những trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời.Ho gà là bệnh truyền nhiễm do vi trùng, dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em hay người lớn đều có thể lây nhiễm nếu không được tiêm vaccine đầy đủ, đúng lịch.Để chủ động phòng, chống bệnh ho gà, các cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine phòng bệnh ho gà đầy đủ, đúng lịch: Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi; Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng; Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng; Mũi thứ 4: Khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.Đối với trẻ khi sinh ra từ các bà mẹ không có kháng thể phòng bệnh ho gà có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với trẻ nhận được kháng thể từ mẹ. Để chủ động phòng bệnh cho trẻ nhỏ trước khi bước vào độ tuổi tiêm chủng, các bà mẹ có thể tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh uốn ván-bạch hầu-ho gà (Tdap) trong thời gian mang thai.Song song với đó, cần thực hiện tốt các biện pháp khác như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng cho trẻ hằng ngày; bảo đảm nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng; hạn chế để trẻ đến những nơi đông người, tránh tiếp xúc với những người bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là người bệnh ho gà.
https://nhandan.vn/so-ca-mac-ho-ga-trong-4-thang-tang-gan-8-lan-so-voi-cung-ky-nam-ngoai-post807090.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ho gà", "tử vong", "bệnh truyền nhiễm", "tiêm vaccine" ] }
Điều tra vụ gần 100 công nhân ở Đồng Nai nghi bị ngộ độc sau bữa ăn chiều
NDO -Liên quan vụ gần 100 công nhân nhập việnnghi ngộ độcsau bữa ăn chiều tại Đồng Nai, ngay sau khi tiếp nhận sự việc, Công an huyện Trảng Bom đã vào cuộc, phối hợp các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ.
Qua xác minh ban đầu cho biết, vào lúc 17 giờ 45 phút chiều 15/5, tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, có khoảng 100 công nhân sau khi ăn suất chiều có biểu hiện dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm, như: đau bụng, buồn nôn, chóng mặt...Sau đó, toàn bộ công nhân đã được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom cấp cứu.Đến 21 giờ 30 phút tối cùng ngày, tình hình sức khỏe của đại đa số công nhân đã cơ bản ổn định, một số trường hợp được xuất viện, không có trường hợp nào nguy kịch.Bước đầu xác định, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc, ấp Phú Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom là đơn vị cung cấp suất ăn cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam.Lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày, Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc đã cung cấp 1.200 suất ăn chiều là mì quảng cho công nhân của 5 dây chuyền thuộc xưởng 14, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam.Trong số gần 100 công nhân nhập viện nghi bị ngộ độc thực phẩm, không có trường hợp nào nặng phải chuyển lên tuyến trên.Sau khi công nhân của 2 chuyền sản xuất với khoảng 400 người ăn thì khoảng 100 người bị dấu hiệu ngộ độc nên công ty đã thông báo 3 chuyền còn lại không ăn suất chiều.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Công an huyện Trảng Bom đã nhanh chóng phối hợp Trung tâm Y tế huyện thu giữ, niêm phong các mẫu thực phẩm do Công ty Trách nhiệm hữu hạn sản xuất thương mại dịch vụ Thiên Hồng Phúc cung cấp để tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân.Trong khi đó, lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom cho biết, sau khi tiếp nhận bệnh nhân từ 19 giờ tối cùng ngày, đơn vị đã huy động nhiều y, bác sĩ, trang thiết bị tập trung cứu chữa. Đến nay, không có trường hợp nào nặng phải chuyển lên tuyến trên.Trong tối cùng ngày, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và Liên đoàn Lao động huyện Trảng Bom đã đến bệnh viện thăm hỏi, động viên tinh thần anh chị em công nhân đang điều trị.Lãnh đạo Liên đoàn Lao động huyện Trảng Bom có mặt tại Trung tâm Y tế huyện để nắm tình hình, động viên anh chị em công nhân.Trước đó, đầu tháng 5, tại thành phố Long Khánh xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì làmhơn 500 người phải nhập việnđiều trị gây xôn xao dư luận. Đến thời điểm này, còn 1 bệnh nhi 7 tuổi đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.Cách đây ít ngày, tại buổi làm việc về tình hình kinh tế-xã hội 4 tháng đầu năm 2024, đồng chí Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã đề nghị ngành y tế cần phối hợp các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp quản lý vấn đề an toàn thực phẩm, nhất là thức ăn đường phố. Không để tái diễn tình trạng ngộ độc thực phẩm tập thể.Tuy nhiên, sự việc vẫn tái diễn đang đặt ra vấn đề quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và trách nhiệm của ngành y tế địa phương trong việc kiểm soát vấn đề trên.
https://nhandan.vn/dieu-tra-vu-gan-100-cong-nhan-o-dong-nai-nghi-bi-ngo-doc-sau-bua-an-chieu-post809545.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Ngộ độc thực phẩm", "Đồng Nai" ] }
Bộ Y tế đề nghị xác minh và xử lý sự cố y khoa trả nhầm kết quả chụp X-quang
NDO -Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) vừa có công văn gửi Sở Y tế Lâm Đồng về việc xác minh và xử lýsự cố y khoatrả nhầm kết quả chụp X-quang tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, ngày 21/2, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải bài viết “Chuyện lạ: Bệnh nhân phải mổ vì bệnh viện... trả nhầm kết quả X-quang” tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng. Thực hiện chỉ đạo khẩn của Bộ trưởng Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng liên hệ, tổ chức gặp gỡ gia đình bệnh nhân, xin lỗi và xem xét nguyện vọng của người bệnh, gia đình để giải quyết hợp tình, hợp lý.Cục cũng yêu cầu Sở làm việc với Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, chỉ cho phép phẫu thuật khi đã đủ các điều kiện bảo đảm an toàn cho người bệnh; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc Bộ Tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam, Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phẫu thuật.Trước đó, sau khi cử Đoàn giám sát việc cải tiến chất lượng và khảo sát hài lòng người bệnh tại một số tỉnh, trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng, Cục Quản lý khám, chữa bệnh ban hành Công văn số 735/KCB-QLCL&CĐT ngày 9/6/2023 về việc rà soát, củng cố hoạt động cải tiến chất lượng, khảo sát sự hài lòng và phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc cải tiến chất lượng vẫn chưa đạt yêu cầu khi để xảy ra sự cố tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng.Từ sự cố nêu trên, Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng rút kinh nghiệm sâu sắc, thực hiện nghiêm các quy định của Bộ Y tế và văn bản chỉ đạo khắc phục của Đoàn giám sát đã chỉ ra; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan và đề xuất các hình thức xử lý; báo cáo nhanh gửi về Cục trong ngày 24/2 để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Bộ và công khai kết quả trên các phương tiện truyền thông.
https://nhandan.vn/bo-y-te-de-nghi-xac-minh-va-xu-ly-su-co-y-khoa-tra-nham-ket-qua-chup-x-quang-post797124.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "xử lý sự cố y khoa", "Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lâm Đồng", "Bộ Y tế", "xác minh", "trả nhầm kết quả X-quang" ] }
Cứu trẻ 49 ngày tuổi bị tắc tá tràng bẩm sinh
NDO -Bệnh nhi mới 49 ngày tuổi được đưa vào nhập viện trong tình trạng ăn bú kém, nôn hoàn toàn sau bú, số lần nôn ngày càng tăng do mắc bệnhtắc tá tràngbẩm sinh.
Ngày 16/2, các bác sĩ Khoa Ngoại và Chuyên khoa, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhi T.K.N. (49 ngày tuổi), thường trú tại Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh.Kết quả khám lâm sàng và siêu âm ổ bụng cho thấy bệnh nhi tỉnh, da niêm mạc hồng, kênh độ dài môn vị 19mm, đường kính 15mm, bề dày lớp cơ môn vị dày khoảng 7mm; khối thượng vị kích thước 1x1.5cm, di động ít.Qua hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán trẻ bị tắc tá tràng bẩm sinh do u cơ môn vị và chỉ định chuyển phòng mổ cấp cứu điều trị tắc tá tràng cho trẻ.Kíp phẫu thuật do thầy thuốc nhân dân, bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Quốc Hùng; bác sĩ Nguyễn Kim Hiếu; Ngô Đức Danh và các kỹ thuật viên thực hiện.Tại phòng mổ, kíp phẫu thuật tiến hành đặt 2 Trocar quan sát thấy ổ bụng có ít dịch xuất tiết vị trí dưới gan. Tại vị trí môn vị có khối u dạng xơ cơ kích thước 3x2.5cm, thành dày khoảng 8mm, viêm dính mạc nối, mạc treo đại tràng gây tắc môn vị. Phần ruột non, đại tràng giãn nhẹ.Kíp phẫu thuật tiến hành gỡ dính môn vị khỏi mạc nối lớn, mạc treo đại tràng và phẫu tích mở dọc môn vị qua hết lớp cơ đến lớp niêm mạc cho bệnh nhân.Hiện tại sức khỏe bệnh nhi ổn định, đang được theo dõi tại Khoa Gây mê hồi tỉnh bệnh viện.Bác sĩ Nguyễn Kim Hiếu cho biết, tắc tá tràng bẩm sinh là một bệnh lý tương đối hiếm gặp, tỷ lệ mắc 1/5.000-1/10.000 ở trẻ mới sinh. Tắc tá tràng bẩm sinh có nhiều nguyên nhân khác nhau như teo tá tràng, tụy nhẫn, dây chằng Ladd… Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là trẻ bỏ bú, trướng bụng, nôn ói dịch màu xanh, không đi phân su.Tình trạng tắc tá tràng nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng rất cao, thậm chí gây tử vong.Bác sĩ khuyến cáo các gia đình khi thấy trẻ có các triệu chứng trên thì cần đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/cuu-tre-49-ngay-tuoi-bi-tac-ta-trang-bam-sinh-post796382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "tắc tá tràng bẩm sinh", "trẻ sơ sinh", "Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh" ] }
Bộ Y tế lên tiếng về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'
Bộ Y tế đã có văn bản gửi các đơn vị liên quan về việc hướng dẫn văn bản liên quan công táckhám sức khỏe.
Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện trực thuộc trường Đại học; Y tế Bộ, ngành về việc hướng dẫn văn bản liên quan công tác khám sức khỏe.Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành quyết định công bố bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục về cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe,khám sức khỏeđịnh kỳ của người lái ô tô... Nhiều người đã cho rằng, việc bãi bỏ thủ tục hành chính này là đồng nghĩa với việc không cần khám sức khỏe trước khi thibằng lái xe.Về vấn đề này Bộ Y tế cho biết, thực hiện Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ngày 31/12/2023, Bộ trưởng Y tế ban hành Thông tư số 32/2023/TT-BYT quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Theo quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính, ngày 6/2/2024, Bộ trưởng Y tế ban hành Quyết định số 295/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 32/2023/TT-BYT của Bộ trưởng Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.Tại Quyết định số 295/QĐ-BYT đã bãi bỏ 12 thủ tục hành chính, trong đó 9 thủ tục hành chính từ số 1 đến số 9, cụ thể là:1. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo tiêu chuẩn quy định tại phụ lục I.2. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Phụ lục I nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại phụ lục II.3. Khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên làm trên tàu biển Việt Nam.4. Cấp giấy khám sức khỏe cho người lái xe.5. Khám sức khỏe định kỳ cho người lái xe ô tô.6. Cấp giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên.7. Cấp giấy khám sức khỏe cho người chưa đủ 18 tuổi.8. Cấp giấy khám sức khỏe cho người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.9. Khám sức khỏe định kỳ.Bộ Y tế nêu rõ, 9 thủ tục trên chỉ là quy trình, kỹ thuật chuyên môn được cán bộ y tế triển khai thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được phân để thực hiện theo quy định tại khoản 20, Điều 2, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023: "Khám sức khỏe" là việc khám bệnh để xác định tình trạng sức khỏe, phân loại sức khỏe hoặc phát hiện, quản lý bệnh.Tại Quyết định số 295/QĐ-BYT, thủ tục hành chính số 10: "Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe theo thẩm quyền của Bộ Y tế và các Bộ, ngành khác" và thủ tục hành chính số 11: "Công bố cơ sở đủ điều kiện thực hiện khám sức khỏe lái xe theo thẩm quyền của Sở Y tế" bị bãi bỏ do đã được quy định tại Quyết định số 159/QĐ-BYT ngày 18/01/2024 của Bộ Y tế "Về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính bị thay thế và bãi bỏ thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Y tế quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 ngày 09/01/2023 và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP "Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh" (Thủ tục hành chính số 15 tại mục thủ tục hành chính mới ban hành).Bộ Y tế yêu cầu Thủ trưởng Sở Y tế 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế; Bệnh viện trực thuộc trường Đại học; Y tế Bộ, ngành phổ biến, quán triệt, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý nghiêm túc thực hiện quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023; Nghị định số 96/2023/NĐ-CP; Thông tư số 32/2023/TT-BYT; Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT ngày 21/8/2015; Thông tư số 22/2017/TT-BYT ngày 12/5/2017… và các quy định có liên quan trong triển khai thực hiện việc khám và cấp giấy khám sức khỏe nói chung.
https://nhandan.vn/bo-y-te-len-tieng-ve-thong-tin-bo-giay-kham-suc-khoe-khi-cap-bang-lai-xe-post801809.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Bộ Y tế", "giấy khám sức khỏe", "cấp bằng lái xe", "thuyền viên" ] }
Giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đến nay, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở nước ta còn cao, đây là nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao của thanh niên Việt Nam vẫn khá thấp. Do vậy, để có nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để giảm tình trạng này.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt với ba vấn đề về dinh dưỡng là: Suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, nhưng theo kết quả điều tra dinh dưỡng quốc gia được thực hiện năm 2020 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn ở mức 19,6% và có sự chênh lệch giữa các vùng, miền. Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi là 19,6%, ở phụ nữ có thai là 25,6%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 9,5% và vẫn còn 58% trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu kẽm… Trong khi đó, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (từ 5-19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020.Nguyên nhân của cả ba vấn đề nêu trên là do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý (tiêu thụ nhiều thịt, ăn ít rau quả…) và thiếu hoạt động thể lực, kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Khẩu phần ăn đơn điệu khiến các vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A, sắt, kẽm... không được cung cấp đầy đủ thông qua thực phẩm và chế độ ăn hằng ngày…Qua thực tế khám và tư vấn dinh dưỡng, Tiến sĩ Phan Bích Nga, Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, phần lớn trẻ bị suy dinh dưỡng hoặc ngấp nghé suy dinh dưỡng là do người chăm sóc thiếu kiến thức, không phải do thiếu thực phẩm, cũng không hẳn do trẻ biếng ăn hay bị ốm. Nhiều gia đình áp dụng chế độ ăn của người trưởng thành cho trẻ em, chỉ cho ăn tinh bột, rau củ, nhưng ăn rất ít đạm động vật và hầu như không có dầu mỡ.Trong khi đó, khi bắt đầu tập ăn dặm (từ 6 tháng tuổi), mỗi ngày trẻ cần được ăn khoảng 5ml dầu mỡ (1ml khoảng 18-20 giọt). Như vậy, ăn vài giọt thì coi như là không ăn và khi thiếu dầu mỡ, thiếu chất béo thì không chỉ thiếu năng lượng mà còn không hấp thu được các vitamin quan trọng tan trong dầu như các vitamin A, D…, đấy chính là lý do làm cho trẻ bị thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng.Vi chất dinh dưỡng là những chất mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng, khi thiếu sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhóm vi chất dinh dưỡng gồm 14 vitamin (A, B, C, D, E…) và khoáng chất (can-xi, phốt-pho, sắt, kẽm, iod, selen, đồng…).Tiến sĩ Trần Khánh Vân, Trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Thiếu vi chất dinh dưỡng hay còn gọi là “nạn đói tiềm ẩn” ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sự phát triển thể lực, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện và là nguyên nhân chính dẫn tới chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ. Đáng chú ý, các biểu hiện của thiếu vi chất dinh dưỡng rất mờ nhạt, khó chẩn đoán, nhưng khi trở thành bệnh thì rất khó điều trị.Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, để không thiếu bất kỳ một vi chất dinh dưỡng nào, cách tốt nhất là phải đa dạng thực phẩm. Nhằm phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng, từ nhiều năm nay, Viện Dinh dưỡng quốc gia là đầu mối mỗi năm triển khai hai đợt (đợt 1 vào đầu tháng 6 và đợt 2vào đầu tháng 12 hằng năm) bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi tại hơn 11 nghìn xã, phường trong toàn quốc. Việc bổ sung vitamin A rất cần thiết đối với sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Thiếu vitamin A làm trẻ chậm lớn và phát triển không toàn diện, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong, giảm khả năng nhìn (quáng gà), nếu thiếu nhiều sẽ gây viêm loét giác mạc và dẫn đến mù lòa. Chính vì vậy, các bà mẹ cần đưa con đến trạm y tế bổ sung vitamin A; đồng thời sẽ được tư vấn kiến thức về chăm sóc trẻ; đa dạng thực phẩm, sử dụng tối đa nguồn thực phẩm tự nhiên và sẵn có tại địa phương, hướng tới chuyển đổi thực phẩm bền vững.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai nêu rõ, suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng là những nguyên nhân chính dẫn tới chiều cao thấp ở thanh niên Việt Nam. Thiếu vi chất dinh dưỡng còn ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tới sự phát triển thể lực, tầm vóc, trí tuệ, cản trở sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ em cũng như năng suất lao động khi trưởng thành.Vì vậy, chăm sóc dinh dưỡng theo vòng đời từ giai đoạn trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, lứa tuổi học đường, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi là đặc biệt quan trọng. Do vậy, cần nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về vai trò dinh dưỡng hợp lý; các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác truyền thông về dinh dưỡng.Đầu năm 2022, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Chiến lược đã đưa ra 5 mục tiêu cụ thể cùng với 20 chỉ tiêu (các mục tiêu, chỉ tiêu được đưa ra trên cơ sở kế thừa, phát triển từ các chiến lược của giai đoạn trước và dựa trên cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế liên quan tới Mục tiêu phát triển bền vững).Theo đó, trong 10 năm tới tập trung vào tăng phạm vi bao phủ và nâng cao chất lượng các can thiệp dinh dưỡng thiết yếu theo phương pháp tiếp cận toàn bộ vòng đời; cải thiện tình trạng dinh dưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh các can thiệp dinh dưỡng cho nhóm trẻ em trong độ tuổi đi học, người lao động trong những ngành, nghề đặc thù và người cao tuổi…; đồng thời triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ của các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng thông qua chế độ ăn hợp lý, lành mạnh; tăng cường truyền thông về dinh dưỡng hợp lý bằng các cách tiếp cận hiệu quả, ứng dụng công nghệ thông tin; xác định, huy động, phân bổ kinh phí từ trung ương và địa phương cho việc triển khai kế hoạch hành động dinh dưỡng, ưu tiên đầu tư các vùng khó khăn, vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
https://nhandan.vn/giai-quyet-cac-van-de-ve-dinh-duong-de-nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-post786775.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Viện Dinh dưỡng Quốc gia", "Suy dinh dưỡng", "Vitamin A", "Chất dinh dưỡng", "Can-xi" ] }
EVN triển khai chương trình hiến máu tình nguyện – Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX
NDO -Sáng 5/12, tại Hà Nội,Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)và Đoàn Thanh niên EVN đã phối hợp Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức triển khai chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX với thông điệp “Vạn trái tim-Một tấm lòng”.
Chương trìnhTuần lễ hồnglà hoạt động thường niên được EVN tổ chức vào tháng 12 hằng năm và năm 2023 là lần thứ 9 liên tiếp chương trình được tổ chức.Tháng 12 là một trong những dịp phù hợp nhất trong năm để tổ chức chương trình do nguồn máu phục vụ điều trị vào cuối năm luôn là thời điểm khan hiếm lượng máu phục vụ điều trị và dự phòng cho người bệnh.Bên cạnh đó, chương trình cũng là hoạt động thiết thực, mang nghĩa cử cao đẹp hưởng ứng“Tháng tri ân khách hàng”được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam (21/12/1954 - 21/12/2023).Cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tham gia hiến máu tình nguyện tại sự kiện.Chương trình Tuần lễ hồng EVN lần thứ IX diễn ra từ ngày 4 đến 10/12 với nhiều điểm hiến máu tình nguyện ở trụ sở một số đơn vị thành viên của Tập đoàn trên cả nước hoặc tại các cơ sở y tế. EVN đã sẵn sàng để cùng Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các cơ sở y tế địa phương tiếp nhận những giọt máu nghĩa tình của cán bộ công nhân viên ngành điện.Trong 8 năm qua, các cán bộ, công nhân viên và người lao động ở đơn vị trong toàn Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã nhiệt tình tham gia chương trình hiến máu tình nguyện Tuần lễ hồng, với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình để mang lại những điều tốt đẹp hơn cho cộng đồng, xã hội với tương lai hy vọng.Sau 8 lần tổ chức, chương trình Tuần lễ hồng EVN đã đóng góp được 73.401 đơn vị máu cho “ngân hàng máu” trên toàn quốc vào đúng thời điểm khan hiếm lượng máu vào cuối năm để điều trị và dự phòng cho người bệnh.Năm nay, chương trình Tuần lễ hồng lần thứ IX sử dụng hình ảnh biểu tượng “Cỏ bốn lá” tượng trưng cho Niềm tin-Hy vọng-Tình yêu và May mắn, đó cũng là mong muốn của vạn trái tim người EVN gửi trao tới các bệnh nhân đang điều trị các bệnh về máu, các bệnh nhân cần máu điều trị, cấp cứu…Thông qua chương trình này, vạn trái tim của những người làm Điện cùng đồng lòng, luôn mong muốn lan tỏa đi những thông điệp yêu thương, chia sẻ sự quan tâm và ước muốn mọi bệnh nhân rồi sẽ khỏe mạnh, trở lại cuộc sống bình thường và lại tiếp tục lan tỏa thêm nữa những tình cảm mà họ nhận được để từ đó cùng xây dựng một xã hội văn minh, tươi đẹp và nhân ái hơn nữa.
https://nhandan.vn/evn-trien-khai-chuong-trinh-hien-mau-tinh-nguyen-tuan-le-hong-evn-lan-thu-ix-post785899.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "EVN", "chương trình", "hiến máu tình nguyện", "Tuần lễ hồng" ] }
Hai người chết não hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 8 người
NDO -Ngày 3-4/1/2024, tập thể thầy thuốcBệnh viện Hữu nghị Việt Đứcđã thực hiện thành công 2 calấy đa mô, tạngtừ người cho chết não trong vòng 24 giờ, hồi sinh sự sống cho 8 người.
24 giờ khẩn cấp triển khai lấy đa mô, tạng từ 2 người cho chết nãoCuối năm 2023, Đơn vị Tư vấn và Điều phối Ghép tạng tại Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có nhận được thông tin từ phòng khám Cấp cứu về 2 trường hợp bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.Đơn vị Tư vấn và Điều phối Ghép tạng đã nhanh chóng có cuộc gặp mặt và chia sẻ kịp thời với gia đình của 2 bệnh nhân N.T.T (25 tuổi, Thái Nguyên) và P.V.G (32 tuổi, Phú Thọ). Hai bệnh nhân đều bị tai nạn giao thông xe máy và được Trung tâm y tế tuyến dưới chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng chấn thương sọ não rất nặng, hôn mê sâu, Glasgow 3 điểm.Sau khi nghe bác sĩ giải thích về tình trạng của bệnh nhân, gia đình cả 2 bệnh nhân rất đau lòng. Gia đình bệnh nhân P.V.G ban đầu đã xin đưa bệnh nhân về nhà nhưng khi được đề cập đến việc hiến, mô tạng sau khi chết não, gia đình 2 bệnh nhân thấu hiểu việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác, nên đã quyết định đồng ý hiến mô, tạng.Sau khi điều trị và hồi sức tích cực, các y, bác sĩ đã cố gắng hết sức tìm cơ hội sống cuối cùng cho 2 bệnh nhân nhưng kỳ tích đã không đến với gia đình. Hội đồng đánh giá chết não được thành lập, 3 lần test chết não, kết quả đều dương tính.Hội đồng và Ban Giám đốc Bệnh viện công bố 2 bệnh nhân đã chết não. Mọi quy trình chuyên môn và thủ tục pháp lý nhanh chóng được hoàn thành.Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức Dương Đức Hùng chia sẻ về ca lấy đa tạng.Ban Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo ca ghép với sự tham gia của nhiều đơn vị chuyên môn như: Trung tâm Ghép tạng, Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực, Trung tâm Gây mê Hồi sức ngoại khoa, khoa Giải phẫu bệnh cùng các khoa, phòng, ban liên quan khác.Bệnh nhân được đưa lên phòng mổ và trước khi tiến hành lấy mô, tạng; đội ngũ y, bác sĩ và nhân viên y tế có buổi lễ mặc niệm, cảm ơn bệnh nhân đã hiến mô, tạng của mình để cứu chữa những bệnh nhân khác.Hai cuộc đại phẫu được tiến hành liên tiếp trong vòng 24 giờ vào 20 giờ 40 phút ngày 3/1/2024 và 9 giờ 30 phút ngày 4/1/2024. Tạng và mô hiến của 2 bệnh nhân bao gồm: 2 tim, 2 gan, 4 thận, 2 tĩnh mạch chủ chậu, 2 khí quản, 4 giác mạc, 11 đoạn gân.Cùng lúc đó, bệnh nhân nhận cũng đang được chuẩn bị để tiến hành ghép tạng. Tất cả những diễn biễn trong khi phẫu thuật đều được thực hiện đúng theo quy trình.Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã nhanh chóng điều phối 2 giác mạc, 1 gan sang Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và 2 giác mạc sang Bệnh viện Mắt trung ương để kịp thời hồi sinh nhiều cuộc đời mới.Theo Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, hiện nước ta có hàng chục nghìn người đang cần ghép mô, tạng để duy trì sự sống, song chưa thể thực hiện được vì không có đủ nguồn mô, tạng để ghép.Từ tạng hiến của bệnh nhân N.T.T (25 tuổi, Thái Nguyên) và P.V.G (32 tuổi, Phú Thọ) đã hồi sinh sự sống cho 8 người. Trong đó, có 2 bệnh nhận được ghép tim, 2 bệnh nhân được ghép gan và 4 bệnh nhân được ghép thận.Từ nguồn tạng hiến, một bé gái 8 tuổi, 18kg vốn cơ tim giãn, điều trị nội khoa nhiều đợt, suy tim, có chỉ định ghép tim từ 6 tháng trước nhanh chóng được thực hiện ghép tim.Theo chia sẻ của bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đây là một trường hợp vô cùng đặc biệt bởi anh trai của bé gái này cũng cùng triệu chứng giãn cơ tim, phụ thuộc thuốc đã từng được ghép tim cách đây 3 năm. Như vậy, cả hai anh em đều được ghép tim tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Điều đáng nói ca ghép này là thách thức trong phẫu thuật, khi đưa trái tim người lớn vào lồng ngực trẻ em. Tuy nhiên với trình độ, kinh nghiệm, ê-kíp các bác sĩ đã thực hiện thành công ca ghép tim. Đây là bệnh tim nếu không can thiệp ghép, kỳ vọng sống thấp, trẻ chỉ đến 15 tuổi là suy tim, đối mặt với tử vong sớm.“Hai trường hợp này đều có gene di truyền về giãn cơ tim. Với người anh khi ghép, bệnh viện đã chủ động khám người em, phát hiện sớm, ngay khi bị suy tim mất bù đã được cán bộ y tế chăm sóc, đã làm đủ các xét nghiệm, chuẩn bị và chờ ghép. 2 bệnh nhân nhỏ tuổi tiếp tục được theo dõi, điều trị tại đây. Cậu anh có cuộc sống gần như 1 người bình thường trong 3 năm qua và hy vọng cô em cũng được như vậy”, bác sĩ Hùng bày tỏ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Trái tim thứ hai cũng được ê-kíp ghép cho bệnh nhân nam 65 tuổi, nhiều lần điều trị nội khoa cao huyết áp, tiểu đường, quả tim thiếu máu lâu này khiến chức năng tim kém đi dù đã đặt máy.Theo các bác sĩ tim mạch, nếu không có can thiệp chắc chắn bệnh nhân suy tim, nguy cơ tử vong cao nên có chỉ định ghép. Vì bệnh nhân nhiều bệnh nền nên sau ghép phải hỗ trợ máy móc rất nhiều, hiện đã hồi phục.Một trong những ca ghép khiến các bác sĩ căng não, chính là ca ghép gan cho người đàn ông 62 tuổi. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Ghép tạng, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh nhân này được phát hiện với nhiều khối u với kích thước lớn. Chính vì vậy, bằng kỹ thuật mới, các bác sĩ đã xử trí để kiểm soát, làm xẹp khối u, từ đó mới thực hiện ghép gan. Đáng mừng là kết quả bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.Hiện cả 8 ca ghép, trong đó có 6 ca ghép tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đều có kết quả rất tốt.Thêm nhiều gia đình đồng tình hiến tạng người thân chết nãoPhó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ, chỉ trong thời gian ngắn, bệnh viện nhận được sự đồng tình hiến tạng người thân chết não của 5 gia đình, trong đó có 2 gia đình đạt đủ các điều kiện. Có được điều này chính là nhờ sự thay đổi chính sách tại bệnh viện này.Với một người chết não, nếu gia đình cho tạng, thì sẽ cứu được nhiều người mắc bệnh mạn tính. Tuy nhiên, nhu cầu lớn nhưng thực tế hiến tạng sau chết não không nhiều.Bệnh viện đã có phương án giao nhiệm vụ cho các bác sĩ phòng hồi sức, phẫu thuật cùng của Trung tâm Điều phối hiến ghép mô tạng tổ chức buổi giải thích, vận động cho người nhà có người thân chết não…. Và điều bất ngờ là rất nhiều người nghe và bắt đầu có kết quả.Đã có 8 người hồi sinh từ 2 người cho chết não."Chính sự chấp thuận của 2 gia đình hiến tạng sau chết não vừa qua đã giúp nhiều người được nhận tạng hồi sinh sự sống. Đây là minh chứng khi sự thay đổi nhận thức về hiến tạng ở những người chết não. Hy vọng thời gian tới nhiều gia đình đồng thuận để nhiều người được cứu sống”, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chia sẻ.Tính từ thời điểm năm 2010 đến nay, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện được 59 ca ghép tim, 88 ca ghép gan, 185 ca ghép thận và nhiều ca ghép mô khác. Ghép mô, tạng là một trong những thành tựu quan trọng của ngành y tế trong việc chữa bệnh, đặc biệt đối với các bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục được như: suy thận mãn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc...
https://nhandan.vn/hai-nguoi-chet-nao-hien-da-tang-hoi-sinh-su-song-cho-8-nguoi-post791416.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "ghép đa tạng", "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", "hồi sinh sự sống" ] }
Chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư
NDO -Giai đoạn 2014-2022, đã có khoảng 50.000 người di cư thiệt mạng trên hành trình di cư kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bởi vậy, việc phải tăng cường hơn nữa các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạngdi cưqua các kênh không chính thức là một đòi hỏi cấp thiết.
Tối 9/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) phối hợp Cục Dân số (Bộ Y tế) và Nhóm Kỹ thuật sức khỏe người di cư tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế người di cư (18/12).Phát biểu tại buổi lễ, bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 650.000 người lao động đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và gần 200.000 du học sinh ở các nước, chưa kể các loại hình di cư khác. Hoạt động di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài đã góp phần vào việc giải quyết sức ép về việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, chuyển giao tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực cho sự phát triển của địa phương và đất nước.Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm tăng cường quản lý di cư, thúc đẩy di cư hợp pháp, an toàn và trật tự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người di cư. Đặc biệt, chúng ta đã có sáng kiến lập Nhóm sức khỏe kỹ thuật người di cư, xây dựng và phát hành Sổ tay sức khỏe người di cư cho người lao động tại Nhật Bản và Hàn Quốc do Bộ Y tế, trực tiếp là Cục Dân số thực hiện.Bà Phan Thị Minh Giang, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) phát biểu.Tuy nhiên, trên hành trình di cư, mỗi người di cư phải đối mặt với những rủi ro, hiểm nguy. Theo Liên hợp quốc, giai đoạn 2014-2022, đã có khoảng 50.000 người di cư thiệt mạng trên hành trình di cư kiếm tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn.Theo báo cáo của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), dự báo đến năm 2050, sẽ có khoảng 405 triệu người di cư giữa các nước.Bà Phan Thị Minh Giang bày tỏ: “Chúng ta cũng đã nghe những câu chuyện đau lòng về công dân nước ta phải bỏ mạng trên đường tìm về nước để thoát khỏi cạm bẫy “việc nhẹ lương cao” ở nước ngoài cũng như nguy cơ bị mua bán. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải tăng cường hơn nữa các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng di cư qua các kênh không chính thức, hoạt động đưa ngườidi cư trái phép, mua bán người…".Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam cho biết, hiện nay, có khoảng 5,3 triệu người dân Việt Nam di cư và sinh sống tại nước ngoài, và con số thực tế có thể còn cao hơn như thế. Người dân di cư vì nhiều lý do, nhưng họ đều có một mục đích, đó là phấn đấu đến một tương lai tươi sáng hơn."Để bảo đảm người di cư có thể tận dụng hết khả năng của họ, chúng ta cần có nhiều hơn nữa các hoạt động đối thoại và tham vấn giữa Chính phủ, các tổ chức quốc tế, lĩnh vực công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cơ quan thực thi pháp luật để các bên cùng chung tay.IOM rất vinh dự được hợp tác với nhiều cơ quan Chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế có mặt tại đây ngày hôm nay để bảo đảm rằng chúng ta có thể phối hợp chặt chẽ để giải quyết các thách thức mà người lao động di cư yếu thế phải đối mặt", bà Park Mihyung bày tỏ.Trong năm 2023, cùng nhau, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu, phải kể đến việc tổ chức thành công Hội thảo quốc tế di cư và sức khỏe người di cư ASEAN, thu hút hơn 193 thành viên tham dự trực tiếp và trực tuyến, cho đến các nỗ lực nâng cao hiểu biết về sức khoẻ người di cư nói chung. Việc xuất bản và quảng bá các video giáo dục về sức khoẻ người di cư, cũng như việc cập nhật, hoàn thiện Sổ tay sức khoẻ người di cư Việt Nam tại các nước điểm đến chính cũng là những ví dụ điển hình cho những nỗ lực chung nói trên.Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt NamBà Park Mihyung hy vọng IOM sẽ được tiếp tục hợp tác cùng Việt Nam để tiếp tục phát triển các sáng kiến độc đáo và thiết thực nhằm hỗ trợ nhiều người di cư Việt Nam ở các quốc gia thường được họ lựa chọn làm điểm đến.Bà Hoàng Thị Thơm, Phó Cục trưởng Cục Dân số (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam có quy mô dân số hơn 100 triệu người, dân số trong độ tuổi lao động lớn... là điều hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính những điều này đã tác động đến các dòng di cư tại Việt Nam cũng như dòng di cư đi và đến Việt Nam.Bà Park Mihyung, Trưởng Phái đoàn IOM tại Việt Nam chia sẻ tại lễ kỷ niệm.Nghị quyết số 21-NQ/TƯ ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh, cần quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với người di cư, bảo đảm người di cư được tiếp cận đầy đủ và công bằng các dịch vụ xã hội cơ bản.Tại lễ kỷ niệm, bà Hoàng Thị Thơm nhấn mạnh: “Chúng ta có mặt tại đây hôm nay nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc, ghi nhận những đóng góp vô cùng quan trọng của người di cư. Từ đó, cùng nhau chung tay chia sẻ, hỗ trợ và bảo vệ người di cư, vì những hành trình khỏe mạnh, an toàn, vì hạnh phúc của mỗi người di cư, của gia đình họ và của cả cộng đồng”.
https://nhandan.vn/chung-tay-chia-se-ho-tro-va-bao-ve-nguoi-di-cu-post786760.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Tổ chức Di cư quốc tế (IOM)", "di cư trái phép", "làn sóng di cư", "Cục Dân số", "Bộ Y tế" ] }
Nguy cơ lớn từ các bệnh truyền nhiễm mới nổi
Từ đầu năm 2023 đến nay, dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, ghi nhận 143.200 trường hợp mắc bệnh, 35 trường hợp tử vong. Việc sớm phê duyệt vaccine phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này được người dân mong mỏi. Đồng thời, bổ sung nhân lực cho chuyên ngành truyền nhiễm là yêu cầu cấp thiết, theo phân tích của các chuyên gia.
Dịch vẫn diễn biến phức tạpTrung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội (CDC Hà Nội) thông tin, chỉ tính từ ngày 10-17/11, tại 30 quận, huyện, thị xã của thành phố, có 2.476 ca mắc sốt xuất huyết. Những địa phương có nhiều bệnh nhân trong tuần này bao gồm: Thanh Oai, Hà Đông, Đống Đa, Hoàng Mai, Thường Tín, Thanh Trì, Phú Xuyên, Chương Mỹ.Các chuyên gia nhận định, tại Hà Nội dịch sốt xuất huyết vẫn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Trưởng khoa Côn trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương nhận định, thời tiết tại miền bắc diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến cho số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội tăng cao. Cụ thể, trong thời gian gần đây, Hà Nội liên tục xuất hiện hiện tượng mưa sau nắng nóng kéo dài khiến chu kỳ phát triển của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết diễn ra rất nhanh. Bên cạnh đó, vị bác sĩ này cũng đưa ra dự báo, mùa đông ở miền bắc không còn lạnh như trước đây. Do đó, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ có nguy cơ cao đối mặt với dịch sốt xuất huyết bùng phát. Ngoài sự biến đổi của thời tiết, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng làm suy giảm hệ miễn dịch của người dân.Các yếu tố nguy cơ như tốc độ đô thị hóa gia tăng, đa dạng hóa các ổ bọ gậy nguồn, đặc biệt tại các khu vực nhà trọ, lán trại, khu xây dựng, khu đất xen kẹt, khu vực công cộng đông dân cư và các ổ bọ gậy ngay trong hộ gia đình không được xử lý, hay như việc di dời dân cư cũng tác động đến việc gia tăng quần thể muỗi truyền bệnh.Trong khi đó, Đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Tổ chức Y tế thế giới dự báo: Trong năm 2023 và 2024, biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền nhiễm. Đặc biệt, thời gian tới lại vào cao điểm mùa mưa ở nhiều tỉnh, thành phố, cho nên số ca mắc vẫn có xu hướng tăng nếu không tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy.Khẩn cấp bổ sung nhân lực chuyên ngành truyền nhiễmTheo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, trước đây, từng có một loại vaccine sốt xuất huyết do một hãng dược của Pháp sản xuất nhưng được đánh giá là không đạt miễn dịch ổn định, không sinh miễn dịch với tất cả chủng virus Dengue, cụ thể là type 2.Chính vì vậy, mới đây, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC và Công ty TNHH Takeda Pharmaceuticals (Takeda), thuộc Tập đoàn Takeda (Nhật Bản) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược và việc này được kỳ vọng sẽ sớm mang đến cơ hội tiếp cận và ứng dụng các giải pháp phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là vaccine sốt xuất huyết cho người dân Việt Nam. Theo đó, vaccine phòng bệnh sốt xuất huyết của Takeda, TAK-003 (tên thương mại đăng ký QDENGA) đã được cấp phép sử dụng tại hơn 30 quốc gia, bao gồm Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Argentina và một số quốc gia có tình hình dịch tễ sốt xuất huyết giống nước ta, như Indonesia, Brazil và gần đây hơn là Thái Lan. Song TAK-003 hiện chưa có giấy phép lưu hành tại Việt Nam. Kết quả thử nghiệm cho thấy, vaccine này có thể tạo phản ứng miễn dịch ở mức độ khác nhau đối với cả bốn chủng virus Dengue đang lưu hành trên thế giới, giúp phòng bệnh và giảm khả năng nhập viện ở người mắc sốt xuất huyết. Theo Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA), đơn vị cấp phép sử dụng vaccine tại EU, vaccine QDENGA đã được duyệt sử dụng cho độ tuổi từ bốn tuổi, không phân biệt đã từng nhiễm bệnh hay chưa. Tiến sĩ Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cho biết, rất kỳ vọng hợp tác giữa Takeda và VNVC sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. "Chúng tôi hy vọng người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận vaccine sốt xuất huyết trong thời gian sớm nhất"- ông Quang nói.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai: Để hạn chế số người mắc ở mức thấp nhất, chúng ta cần phải chủ động chuẩn bị, đầu tư cho công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh. Cụ thể, công tác phòng, chống dịch cần phải được chỉ đạo quyết liệt, phối hợp hiệu quả, có trách nhiệm giữa các đơn vị liên quan. Trong đó, việc phun thuốc diệt muỗi cần phải chủ động triển khai ngay từ đầu mùa dịch. Về giải pháp căn cơ, ngành y tế cần có kế hoạch, chiến lược và triển khai ngay vấn đề đáp ứng nhân lực cho chuyên ngành truyền nhiễm. Hiện nay, lực lượng này trên cả nước rất mỏng. Hai năm chống đại dịch Covid-19 đã cho chúng ta thấy rõ thực trạng này. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế ở khối ngành này cũng chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân, trong khi các bệnh truyền nhiễm mới nổi đang ngày càng gia tăng.Với tình hình số lượng người mắc sốt xuất huyết phải nhập viện ngày càng tăng, đặc biệt là các bệnh nhân nặng có dấu hiệu cảnh báo, các cơ sở y tế cần tăng cường khám sàng lọc, phát hiện sớm các dấu hiệu, phân loại tình trạng bệnh (bệnh nhẹ có thể được điều trị tại nhà, bệnh nặng cần được đưa đến các bác sĩ chuyên khoa). Trường hợp cần bác sĩ có chuyên môn, nhất là về điều trị hồi sức tích cực, bệnh nhân cần được đưa đến các cơ sở có sẵn vật tư, thiết bị để có thể hồi sức và được cứu sống. "Không phải tất cả các ca bệnh sốt xuất huyết đều có thể chuyển nặng. Nhưng chỉ cần 10% số các ca bệnh có biểu hiện nặng nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, trong khi chờ đợi có vaccine phòng chống sốt xuất huyết, để hạn chế các ca tử vong, chúng ta cần phải tăng cường phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ"- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/nguy-co-lon-tu-cac-benh-truyen-nhiem-moi-noi-post784183.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [] }
Lạng Sơn: Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do viêm màng não mô cầu
NDO -Sáng 15/12, đại diện Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa cấp cứu, điều trị thành công cho một bệnh nhân 16 tuổi nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm do mắc viêm não mô cầu. Bệnh viêm màng não do não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan qua đường hô hấp, dễ bùng phát thành dịch và có thể gây tử vong cho người bệnh trong vòng 24 giờ nếu không được xử lý kịp thời.
Trước đó, ngày 7/12, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn tiếp nhận một bệnh nhân 16 tuổi là học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở và Trung học phổ thông huyện Văn Quan (Lạng Sơn) trú tại thôn Nặm Rạt, xã Tân Đoàn (Văn Quan) nhập viện với các triệu chứng điển hình của viêm màng não do não mô cầu như: sốt cao liên tục xen lẫn ngủ gà, đau đầu, nôn, xuất hiện ban xuất huyết ở trên người, tập trung nhiều từng mảng ở đùi, bụng; ban xuất huyết có màu đen, biểu hiện của hoại tử, nhiễm khuẩn huyết do nhiễm não mô cầu.Theo thông tin từ người nhà, ban đầu, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sốt, đau đầu, ho, chảy nước mũi và được nhân viên y tế nhà trường cho uống thuốc điều trị nhưng không đỡ.Gia đình và nhà trường đã đưa bệnh nhân đến Trung tâm Y tế Văn Quan. Trung tâm Y tế huyện Văn Quan khám và điều trị bệnh không tiến triển, có dấu hiệu nặng hơn, chẩn đoán nhiễm khuẩn huyết/theo dõi viêm màng não do não mô cầu và chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn cách ly, điều trị.Sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với não mô cầu, các bác sĩ đã cho bệnh nhân dùng kháng sinh, chống phù não, thực hiện chọc dò tủy sống. Đến nay, sau 8 ngày điều trị, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định và tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn.Ngay khi nhận được thông tin về ca bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (Sở Y tế Lạng Sơn) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiến hành điều tra và giám sát xử lý nguồn bệnh, khử khuẩn lớp học, phòng ngủ, lập danh sách những người tiếp xúc gần 1 mét trong vòng 1 tuần và cho uống kháng sinh dự phòng.Đến nay, địa phương chưa phát hiện thêm ca bệnh mới, các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiếp tục theo dõi ổ dịch, chuẩn bị đầy đủ nhân lực, vật tư y tế để xử lý kịp thời các tình huống dịch theo quy định.
https://nhandan.vn/lang-son-cuu-song-benh-nhan-nguy-kich-do-viem-mang-nao-mo-cau-post787650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Bệnh viên đa khoa Lạng Sơn", "Bệnh viêm màng não mô câu", "Bệnh truyền nhiễm" ] }
Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
NDO -Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tới 1.200 điểm cầu trên cả nước tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2024 củangành y tếđược tổ chức ngày 10/4.
Thông điệp của Hội nghị là: “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành” thể hiện sự quyết tâm trong công tác chuyển đổi số y tế, giúp gia tăng lợi ích cho người dân trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh chóng, kịp thời.Tại Hội nghị quý vị đại biểu đã nghe các chuyên gia, các báo cáo về các nội dung: Kết quả triển khai đề án 06 trong ngành y tế; Tăng cường phân cấp trong quản lý đầu tư cho chuyển đổi số y tế; Kế hoạch bước đầu hình thành kho dữ liệu của ngành y tế và kết nối chia sẻ với các đơn vị, địa phương; Phần mềm HIS mã nguồn mở - giải pháp thúc đẩy sáng tạo trong công nghệ thông tin y tế; Kết quả triển khai hoạt động chuyển đổi số y tế tại một số đơn vị…Tin liên quanChuyển đổi số và cải cách hành chính trong ngành y tếMột trong những nội dung quan trọng tại hội nghị là đánh giá kết quả triển khai nền tảng số y tế; ý nghĩa, thông điệp phát triển các nền tảng đến người dân, các cơ sở y tế và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin; các nhiệm vụ về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng đáp ứng yêu cầu trong công tác chuyển đổi số y tế.Bộ Y tế cũng báo cáo Kế hoạch xây dựng và cung cấp dữ liệu mở giai đoạn 2024-2025; đánh giá sơ kết kết quả thực hiện Nghị quyết số 157-NQ/BCSĐ ngày 3/2/2023 của Ban cán sự đảng Bộ Y tế về chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.Quang cảnh hội nghị.Bộ Y tế cũng báo cáo xây dựng Trung tâm Dữ liệu y tế hiện đại, có quy mô đảm bảo việc triển khai các hệ thống thông tin, phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ liệu và các hệ thống liên quan phục vụ công tác quản lý chỉ đạo điều hành của Bộ; đảm bảo phương án dự phòng đối với các dữ liệu quan trọng của ngành y tế; kết nối, chia sẻ dữ liệu chuyên ngành y tế với trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.Mặt khác đẩy mạnh triển khai các nền tảng số y tế, trong đó tập trung thúc đẩy triển khai Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa; Nền tảng quản lý tiêm chủng; Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử và Nền tảng quản lý trạm y tế xã.Trong tương lai gần, Bộ Y tế sẽ phát triển dữ liệu số quốc gia tạo nền tảng cho triển khai Chính phủ số, bảo đảm cung cấp dữ liệu số cho các dịch vụ công trực tuyến, chia sẻ dữ liệu thông suốt giữa các cơ quan nhà nước, cung cấp các bộ dữ liệu mở có chất lượng và giá trị khai thác cao theo quy định của pháp luật để triển khai Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Tạo lập kho dữ liệu số ngành y tế đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin và dữ liệu…Bộ Y tế cũng chỉ đạo thực hiện các giải pháp, phương án kỹ thuật phát triển hạ tầng số y tế của địa phương; xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành (khám, chữa bệnh, y tế dự phòng, nhân lực, thiết bị y tế, dược) phù hợp định hướng phân cấp quản lý từ trung ương đến địa phương để phát triển và hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế, ứng dụng các công nghệ số để khai thác dữ liệu hiệu quả phục vụchuyển đổi số y tế.Lấy người dân là làm trung tâm, lấy nền tảng Hồ sơ sức khỏe điện tử là cốt lõi để tập trung số hóa dữ liệu sức khỏe của người dân trên cơ sở thúc đẩy triển khai bệnh án điện tử, hình ảnh số y khoa, các ứng dụng phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc và cung cấp, chia sẻ dữ liệu cho các nền tảng số y tế nhằm phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế.Các báo cáo viên trình bày tại hội nghị.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, chuyển đổi số là một xu hướng tất yếu và là một yêu cầu bắt buộc giúp các quốc gia tăng cường phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội và sự thịnh vượng mỗi quốc gia.Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ trong quá trình tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Lĩnh vực y tế cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó và quá trình chuyển đổi số y tế là một yêu cầu mang tính tất yếu đồng thời cũng là động lực cho sự phát triển của ngành y tế trong thời kỳ mới.Người đứng đầu ngành y tế cho biết, nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế trong chuyển đổi số thời gian tới là tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định quản lý dữ liệu y tế; rà soát, sửa đổi, kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn, thúc đẩy chuyển đổi số y tế.Bên cạnh đó, thúc đẩy xây dựng hạ tầng Trung tâm dữ liệu y tế; xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ khai phá dữ liệu y tế tiến tới hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về y tế nhằm thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030.Ngành y tế cũng sẽ tập trung triển khai các hệ thống thông tin nền tảng. Bao gồm: Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính Bộ Y tế; Hệ thống thông tin thực hiệnCơ chế một cửa Quốc gia Bộ Y tế; xây dựng Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (thực hiện Điều 112 Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023); xây dựng các nền tảng số y tế (Hồ sơ sức khỏe điện tử, y tế từ xa, tiêm chủng, trạm y tế xã) nhằm thúc đẩy việc số hóa thông tin chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, thông tin khám bệnh, chữa bệnh để hình thành kho dữ liệu quốc gia về y tế, phục vụ chuyển đổi số ngành y tế.
https://nhandan.vn/thuc-day-manh-me-chuyen-doi-so-trong-linh-vuc-y-te-post804022.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Bộ Y tế", "Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan", "chuyển đổi số y tế", "cải cách hành chính", "chuyển đổi số" ] }
Đề xuất các giải pháp kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam
NDO -Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần, gây ra nhiều bệnh thừa cân, béo phì, đái tháo đường, tim mạch, răng miệng… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để giảm tác hại từ đồ uống có đường, biện pháp quan trọng nhất là tăng giá của chúng bằng thuế.
Sáng 5/4, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Tổ chức HealthBridge Việt Nam tổ chức Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng.Gánh nặng bệnh tật vì đồ uống có đườngTiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Văn phòng WHO tại Việt Nam cho hay, bằng chứng toàn cầu cho thấy rằng tiêu thụđồ uống có đường, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và sâu răng; thừa cân và béo phì; làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư.“WHO khuyến cáo rằng việc tiêu thụ đường tự do nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng, nhưng lý tưởng là dưới 5%. Vì vậy, đó là khoảng 25g mỗi ngày cho một người trưởng thành trung bình”, Tiến sĩ Angela Pratt nói.Ở Việt Nam, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, người dân Việt Nam tiêu thụ một lít đồ uống có đường mỗi tuần. Tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân hoặc béo phì.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, dự báo sẽ tăng lên gấp đôi (6,1 triệu) vào năm 2040. Kết quả điều tra STEP 2015, 2021 cho thấy, tỷ lệ người tăng đường huyết lúc đói tăng gần gấp 2 từ 4,1% lên 7,06%; tăng huyết áp người trưởng thành trên 25%.Nghiên cứu tổng quan hệ thống và phân tích tổng hợp từ 17 nghiên cứu cho thấy tiêu thụ đồ uống có đường cao tăng nguy cơ đái tháo đường tuýp 2 lên 1,51 lần.Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lượng đường tự do trong khẩu phần của mỗi người chỉ nên chiếm không quá 10% và nên giảm xuống dưới 5% năng lượng trong một ngày để có các lợi ích tăng thêm về sức khỏe.Quang cảnh hội thảo.Cần biện pháp để giảm tiêu thụ đồ uống có đườngTheo Tiến sĩ Angela Pratt, một biện pháp phổ biến ở thế giới để giảm tác hại từ đồ uống có đường là tăng giá của chúng bằng thuế. Khoảng trên 110 quốc gia đã áp dụng thuế với đồ uống có đường.“Nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai”, Tiến sĩ Angela Pratt nói.Ngoài thuế, Tổ chức Y tế thế giới cũng khuyến nghị đưa ra các biện pháp bao gồm: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới, toàn cầu ước tính nếu tăng thuế ở mức 50% thì sẽ giảm được 2,2 triệu ca tử vong trong vòng 50 năm.Ông dẫn chứng: "Ở Mexico, 2 năm sau khi áp dụng thuế trên đồ uống có đường, các hộ gia đình có ít nguồn lực nhất đã giảm 11,7% mua đồ uống có đường, so với 7,6% ở dân số chung. Ước tính sẽ giảm được khoảng 2.45% tỷ lệ tiểu đường và sẽ giảm89 000–136 000ca tiểu đường mỗi năm (so với trường hợp không áp thuế) tại nước này".Nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Họ chuyển sang đồ uống lành mạnh hơn như nước suối. Các biện pháp như thế này có thể giúp làm chậm sự gia tăng tỷ lệ thừa cân và béo phì, đặc biệt là ở trẻ em và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm trong các thế hệ tương lai.Tiến sĩ Angela PrattDo đó, chuyên gia này đề xuất Việt Nam nên xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ theo khuyến nghị của WHO để giảm nguy cơ sức khỏe cho thế hệ tương lai. Nên cân nhắcđánh thuếtheo hàm lượng hoặc ngưỡng đường để khuyến khích sản phẩm giảm đường.Đồng thời, nên tạo môi trường thuận lợi để giảm tiêu thụ đồ uống có đường bằng cách quy định dán nhãn mặt trước thể hiện hàm lượng đường; nâng cao nhận thức về các lựa chọn đồ uống lành mạnh; giảm tính sẵn có của đồ uống có đường; cấm tiếp thị đồ uống có đường.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Tuyết Mai, Việt Nam phải xây dựng quy định về hạn chế quảng cáo, khuyến mại, tài trợ của các nhãn hàng đối với thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ em, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật bữa ăn học đường, các quy định về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực trong trường học, quy định về hoạt động của căng tin trong trường học để bảo đảm cung cấp thực phẩm, đồ uống có lợi cho sức khỏe của học sinh, sinh viên.Để bảo vệ sức khỏe, Phó Giáo sư Trương Tuyết Mai khuyến cáo mọi người nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt.Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn …) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà và cà phê hoà tan…), bánh kẹo ngọt, mứt, xi rô…; hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; không cho thêm đường vào trà, cà phê hay bất kỳ đồ uống nào khác.Mọi người ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô. Đặc biệt, không cho thêm đường vào thức ăn, đồ uống của trẻ nhỏ.
https://nhandan.vn/de-xuat-cac-giai-phap-kiem-soat-viec-su-dung-do-uong-co-duong-tai-viet-nam-post803240.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "đồ uống có đường", "thuế tiêu thụ đặc biệt", "béo phì", "đái tháo đường", "tim mạch" ] }
Sớm tháo gỡ thủ tục xin chuyển tuyến
Theo quy định hiện nay, bệnh nhân điều trị ở bệnh viện tuyến huyện, tỉnh muốn chuyển lên tuyến trung ương khám, chữa bệnh theo bảo hiểm y tế, phải xin giấy chuyển viện. Điều này khiến nhiều người dân gặp không ít phiền toái, ảnh hưởng đến cơ hội cứu chữa bệnh.
Nhiều xử lý không có trong quy địnhMới đây, tại hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, đại diện Bệnh viện Trung ương Huế kể về trường hợp có bệnh nhân ở tuyến dưới được chẩn đoán mắc polyp dạ dày, xin chuyển lên tuyến trên để cắt polyp. Tuy nhiên khi thực hiện thủ thuật xong, bác sĩ chẩn đoán mắc ung thư dạ dày. Lúc này, Bảo hiểm xã hội lại yêu cầu hướng dẫn bệnh nhân trở về nơi khám, chữa bệnh ban đầu xin giấy chuyển viện điều trị ung thư dạ dày để được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến. Điều này gây phiền toái rất lớn cho cả người bệnh và bệnh viện. Thậm chí, khi người bệnh về lại cơ sở y tế tuyến dưới, tuyến dưới giữ lại làm các xét nghiệm, nằm viện một vài ngày rồi mới chuyển lên tuyến trên gây mất thời gian và tốn kém thêm các chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân không cần thiết.Theo ông Trần Văn Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, việc quy định về chuyển tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đã nêu rất rõ trong Thông tư số 14/2014/TT-BYT. Với câu chuyện mà Bệnh viện Trung ương Huế nêu thì cách xử lý khá máy móc và không có trong quy định. "Các bệnh viện cần nắm rõ quy định về chuyển tuyến hưởng bảo hiểm y tế để thực hiện. Đồng thời, khi có vướng mắc cần thông tin với Bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn, triển khai đúng quy định", ông Khoa nói.Còn theo ông Lê Văn Phúc, Trưởng ban Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Thông tư số 40/2015/TT-BYT đã nêu rõ 62 loại bệnh, nhóm bệnh và trường hợp sử dụng giấy chuyển tuyến trong vòng 12 tháng. Người dân khi mắc các bệnh lý này có thể sử dụng giấy chuyển tuyến có thời hạn dài để khám, chữa bệnh mà không cần phải xin giấy chuyển tuyến mỗi lần khám, chữa bệnh. Bên cạnh, khám, chữa bệnh thông tuyến cũng đã từng bước được triển khai như trước năm 2014, người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện theo tuần tự từ dưới lên trên. Đến năm 2016, các bệnh viện tuyến huyện đã được thông tuyến và năm 2021 thông tuyến bảo hiểm y tế nội trú bệnh viện tuyến tỉnh toàn quốc. Có nghĩa là người có thẻ bảo hiểm y tế điều trị nội trú trái tuyến ở các bệnh viện tuyến tỉnh trong cả nước được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.Dù vậy theo phản ánh để có được tấm giấy "thông hành" này không ít người bệnh phải nhọc nhằn với cơ chế xin-cho và nạn "bôi trơn"… Đây là lý do, phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận về kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, GS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương kiến nghị, sớm bãi bỏ giấy chuyển viện và đẩy mạnh thông tuyến bệnh viện khi 93% dân số Việt Nam đã tham gia bảo hiểm y tế. Ông đề nghị, đẩy mạnh tiến trình thông tuyến (hiện đã thông tuyến huyện và tỉnh), thực chất hơn nữa. Đặc biệt, trong lần sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế sắp tới, cần cho phép người có bảo hiểm y tế muốn khám, chữa bệnh ở đâu cũng được cho phù hợp với tình trạng bệnh tật, chất lượng khám, chữa bệnh, thời gian đi lại, điều kiện chăm sóc...Cần liên thông dữ liệu tốt hơnGiấy chuyển tuyến chính là công cụ giá trị để giữ vững hệ thống y tế và phân tuyến kỹ thuật, nhiều chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra khuyến nghị này. PGS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nêu quan điểm, trong giai đoạn hiện nay, nếu bỏ giấy chuyển viện sẽ khó kiểm soát. Tuyến trung ương vốn đã quá tải nếu không cần giấy chuyển tuyến, bệnh nhân sẽ có tâm lý dồn lên tuyến trên càng gây áp lực cho hệ thống. Vì vậy, PGS Cơ cho rằng, việc dùng giấy chuyển viện vẫn cần duy trì. Hiện nay, các tình huống không cần dùng giấy chuyển viện như bệnh nhân cấp cứu do tai nạn giao thông, các bệnh nhân vào viện trong tình trạng cấp cứu đều được hưởng chế độ bảo hiểm y tế cấp cứu theo quy định.Vị lãnh đạo này đề xuất, về biện pháp lâu dài để giảm chuyển viện cần được thực hiện bao gồm: Các bệnh viện tuyến trên cần đẩy mạnh công tác đào tạo chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến cơ sở. Cần quy định các tình huống đặc biệt, các cơ quan chức năng có thể xem xét các trường hợp bệnh nhân có bệnh lý phức tạp cần phải nhập viện tuyến trên. Khi người dân đã đi khám ở tuyến trên phát hiện ra, có chỉ định can thiệp, điều trị chuyên sâu thì có quy định riêng, người dân không cần quay lại tuyến dưới làm thủ tục chuyển tuyến.Đồng quan điểm, một lãnh đạo bệnh viện tuyến trung ương kiến nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám, chữa bệnh, bao gồm cả việc chuyển đổi số giấy chuyển viện. Chuyển đổi số các thông tin về người bệnh, kết quả cận lâm sàng, quá trình điều trị, tiền sử đầy đủ chuyển qua hệ thống công nghệ thông tin. Như vậy, người bệnh không cần làm lại các xét nghiệm, kỹ thuật cận lâm sàng giúp giảm chi phí, bác sĩ tuyến trên không mất nhiều thời gian nhập dữ liệu.Một giải pháp khác được bác sĩ, TS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu, đó là luân chuyển thầy thuốc tuyến trên về tuyến dưới, thí dụ tuyến trung ương luân chuyển về tỉnh, tuyến tỉnh về huyện, huyện về xã, và tuyến dưới luân chuyển ngược lên trên để đào tạo. Điều này tạo thành một vòng xoay, giúp nơi nào cũng có nhân lực y tế đủ trình độ. Và gốc rễ của vấn đề chính là nâng chất lượng y tế cơ sở, về lâu dài các bác sĩ tuyến dưới phải nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tạo lòng tin cho người dân.
https://nhandan.vn/som-thao-go-thu-tuc-xin-chuyen-tuyen-post785424.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [] }
Ngày hội Gói bánh chưng xanh trao tặng bệnh nhân nghèo
NDO -Ngày 31/1, Bệnh viện 199 (Bộ Công an) đóng tạiĐà Nẵngtổ chức Hội thi Gói bánh chưng xanh-Nhân niềm hạnh phúc, sẻ chia đối với các bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Đây cũng là hoạt động thường niên của Bệnh viện mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Tại chương trình, các y, bác sĩ cùng chung tay gói những chiếc bánh chưng xanh, và trao tặng các bệnh nhân.Đây là hoạt động nhằm mang lại niềm vui và không khí Tết ấm áp cho bệnh nhân, góp một phần nhỏ xoa dịu những lo lắng về bệnh tật, động viên những bệnh nhân phải đón Tết xa nhà.Hoạt động này cũng là sự tri ân và cảm ơn của Bệnh viện gửi đến các đối tác, nhà tài trợ, những đơn vị đã đồng hành và hỗ bệnh viện trong các hoạt động vì sức khỏe cộng đồng.Hội thi Gói bánh chưng xanh trao tặng bệnh nhân tại Bệnh viện 199 sáng 31/1. Ảnh ANH ĐÀO.Hội thi không chỉ là mộtsân chơi giao lưu, mà còn là dịp để nhân viên y tế gặp gỡ, giao lưu và cùng nhau thể hiện sự đoàn kết, tăng cường tinh thần đồng đội, tạo ra không khí tích cực trong làm việc, nâng cao hiệu suất và tinh thần làm việc nhóm.Bên cạnh gói bánh chưng, chương trình còn mang đến niềm vui cho bệnh nhân với nhiều trò chơi trải nghiệm mang tính dân gian như đập niêu, tò he, ô ăn quan, nhảy sạp,…Chương trình mang đến không khí vui tươi, động viên tinh thần cho người bệnh đang điều trị và sẽ đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 tại Bệnh viện. Ảnh ANH ĐÀODịp này, Bệnh viện 199 phối hợp nhà tài trợ, trao tặng 50 suất quà nhân dịpTết Nguyên đán Giáp Thìn 2024cho các bệnh nhân đang điều trị bệnh tại đây.
https://nhandan.vn/ngay-hoi-goi-banh-chung-xanh-trao-tang-benh-nhan-ngheo-post794611.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Gói bánh chưng xanh", "chia sẻ với bệnh nhân", "Bệnh viện 199", "trao tặng", "Đà Nẵng", "Tết nguyên đán" ] }
Hàng nghìn y, bác sĩ ra quân Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác" năm 2024
NDO -Hành trình năm nay dự kiến diễn ra trên phạm vi cả nước từ nay đến tháng 10 tới đây, gồm 4 đội hìnhkhám tình nguyện, chuyển đổi số, sàng lọc bệnh không lây nhiễm và hiến máu, hiến tạng tình nguyện; với số lượng hội viênHội Thầy thuốc trẻ Việt Namtham gia lên tới 20 nghìn người.
Sáng 18/5, tại Hà Nội, Trung ươngHội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn AstraZeneca Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ ra quân Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm 2024 với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam Nguyễn Hữu Tú, Hành trình đặt ra nhiều chỉ tiêu cụ thể. Trong đó, đáng chú ý có việc 20 nghìn thầy thuốc trẻ tham gia ở cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến; tư vấn, khám bệnh trực tiếp cho hơn 100 nghìn người dân; khám sàng lọc qua nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) cho khoảng 1 triệu người dân; tư vấn kiến thức phòng, chống các bệnh không lây nhiễm cho khoảng 1 triệu thanh niên; hỗ trợ tài chính hoặc y tế cho ít nhất 1 nghìn người dân, người bệnh và thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn; vận động 10 nghìn người dân đăng ký hiến tạng...Đại diện các ban, bộ, ngành, đơn vị liên quan thực hiện nghi lễ ra quân Hành trình.Tại Lễ ra quân Hành trình, hơn 2 nghìn người dân trên địa bàn thành phố là người có công, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, lao động tự do... đã được xét nghiệm máu cơ bản, chụp X-quang phổi, siêu âm, điện tim, khám sàng lọc các bệnh phổi, ung thư phổi, tiểu đường, các bệnh lý tim mạch, xét nghiệm chức năng thận...Ngoài ra, nhiều người dân đến với các hoạt động hưởng ứng Lễ ra quân cũng đã được trải nghiệm quy trình khám sàng lọc bằng AI trên nền tảng riêng của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ở địa chỉ:http://khoemanh.net.Tin liên quan20 nghìn y, bác sĩ tham gia Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác" năm 2024Dịp này, Cục quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vàHội Thầy thuốc trẻ Việt Namđã triển khai Chương trình nâng cao chuyển đổi số y tế, tăng cường Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Y tế với việc trao thiết bị hỗ trợ khám chữa bệnh từ xa tặng Bệnh viện Phổi Trung ương.Từ trái qua, hàng đầu: Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Ngọc Lương và Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cùng các đại biểu đạp xe hưởng ứng Hành trình.Trong khuôn khổ chương trình nêu trên, nhiều bệnh viện tuyến huyện cũng sẽ được trao tặng thiết bị, phương tiện khám chữa bệnh hiện đại, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu hướng đến năm 2030, 100% cơ sở y tế trong nước có kết nối số, 100% bệnh viện, cơ sở y tế từ tuyến huyện có hệ thống y tế từ xa.“Hành trình "Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng" năm nay là chuỗi hoạt động tình nguyện y tế kéo dài nhất trong 14 năm triển khai của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam. Đồng thời, đây là một chặng của Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi", kỷ niệm 15 năm Ngày thành lập Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, được kỳ vọng sẽ đánh dấu 1 chặng đường mới của hoạt động tình nguyện an sinh xã hội, ứng dụng chuyển đổi sốvì một Việt Nam khỏe mạnhhơn”, anh Nguyễn Hữu Tú chia sẻ.
https://nhandan.vn/hang-nghin-y-bac-si-ra-quan-hanh-trinh-thay-thuoc-tre-lam-theo-loi-bac-nam-2024-post809978.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam", "Vì một Việt Nam khỏe mạnh" ] }
Vì sức khỏe cộng đồng và vì sức khỏe chính mình
TheoTổ chức Y tế thế giới(WHO), mỗi năm Việt Nam cần khoảng hai triệu đơn vị máu dùng cho điều trị các chấn thương, tai nạn, phẫu thuật, cho người mắc các bệnh cần truyền máu. Cứ mỗi hai giây lại có những yêu cầu cần thiết liên quan tới truyền máu và trung bình cứ bảy người vào bệnh viện thì có một người cần tiếp máu.
Thống kê của Bộ Y tế cho biết, hiện nước ta mới đáp ứng được khoảng 54% nhu cầu máu cho điều trị. Nhiều trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu máu điều trị, phải ưu tiên những ca bệnh cấp cứu, còn nhiều ca bệnh nặng vẫn phải xếp hàng chờ đợi lâu.Sau 30 năm phát động, phong tràohiến máu tình nguyệnđã lan tỏa sâu rộng đến nhiều tầng lớp nhân dân qua các chiến dịch, sự kiện, chương trình như: Lễ hội Xuân hồng; Chủ nhật Đỏ; Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4; Hành trình Đỏ; Ngày Quốc tế người hiến máu. Hiến máu cũng là một trong những hoạt động trọng tâm của công tác Đoàn, công tác nhân đạo. Hàng triệu người đã tham gia hiến máu mang lại niềm vui, hạnh phúc cho những người bệnh đang cần máu và cho chính bản thân mình.Chỉ một lần hiến máu, một người đã giúp được ba người bệnh cần máu, một triệu người hiến máu sẽ giúp hàng triệu người bệnh được cấp cứu kịp thời, kéo dài sự sống.Các chuyên gia cho biết, một túi máu được sản xuất thành ba chế phẩm máu. Bởi vậy, chỉ một lần hiến máu, một người đã giúp được ba người bệnh cần máu, một triệu người hiến máu sẽ giúp hàng triệu người bệnh được cấp cứu kịp thời, kéo dài sự sống. Mặt khác, mỗi lần hiến máu là một lần cơ thể được kích thích quá trình tái tạo máu mới, sức khỏe người hiến máu vì thế cũng tăng lên.Năm 2023, toàn quốc tiếp nhận được hơn 1,5 triệu đơn vị máu, trong đó, 99% lượng máu là từ người hiến máu tình nguyện. Lượng máu vận động và tiếp nhận được ngày càng tăng về số lượng, chất lượng, góp phần quan trọng bảo đảm công tác cứu chữa cho hàng triệu người bệnh. Nếu không có những người hiến máu đồng hành cùng ngành y tế, thì việc cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân sẽ trở nên vô cùng khó khăn.Tuy nhiên, do nhu cầu về máu trong điều trị là rất lớn nên nguồn máu huy động từ người hiến máu tình nguyện không đáp ứng đủ. Cũng vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh hoạt động hiến máu tình nguyện còn có tình trạng bán máu “chui” xảy ra ở bên ngoài các bệnh viện. Thậm chí, một số nơi còn xuất hiện “cò bán máu” hoạt động dẫn dắt, môi giới người mua, bán máu.Những người đi bán máu “chui” thường đang gặp khó khăn, cần tiền do thất nghiệp, thiếu việc làm, hoặc sinh viên xa nhà, nên sẵn sàng chi một khoản môi giới cho “cò” để bán máu. Có trường hợp còn bán máu nhiều lần khi chưa đủ thời gian nghỉ ba tháng giữa hai lần bán máu, rồi tìm cách “lách” xét nghiệm, gây nhiều nguy cơ mất an toàn sức khỏe cho cả người bán máu và người nhận máu.Ngày 15/7/2023, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 15/2023/TT-BYT về việc quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn. Theo đó, từ ngày 15/9/2023, người hiến máu lấy tiền được nhận mức tiền bồi dưỡng tương ứng với lượng máu đã hiến như sau: với 250ml máu, được nhận 195.000 đồng; 350ml máu được nhận 320.000 đồng; 450ml được nhận 430.000 đồng.Đối với người hiến máu tình nguyện (không nhận tiền) có thể lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh có giá trị tối thiểu là: 100.000 đồng, 150.000 đồng, 180.000 đồng, tương ứng với lượng máu hiến: 250ml; 350ml; 450ml. Người hiến máu còn được kiểm tra sức khỏe sàng lọc, được phục vụ ăn uống tại chỗ trước và sau khi hiến máu với mức chi bình quân là 30.000 đồng.Bên cạnh đó, người hiến máu tình nguyện được cấp Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. Không chỉ nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu mà Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện còn có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc.Tại Hà Nội, người hiến máu có thể liên hệ với Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, tại TP Hồ Chí Minh, người hiến máu liên hệ Bệnh viện Truyền máu-Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy để được hướng dẫn; tại các tỉnh, thành phố có các trung tâm huyết học-truyền máu, khoa huyết học-truyền máu. Ngoài ra, có rất nhiều điểm hiến máu cố định tại các quận, huyện, cơ sở y tế, hội chữ thập đỏ, để người hiến máu có thể lựa chọn.Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng. Những giọt máu cho đi là chúng ta đã trao niềm hy vọng được sống và tiếp thêm sức mạnh cho người bệnh vượt qua ranh giới sinh tử. Xin đừng ngần ngại hiến máu, bởi “mỗi giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”
https://nhandan.vn/vi-suc-khoe-cong-dong-va-vi-suc-khoe-chinh-minh-post800684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:52", "tags": [ "hiến máu", "vì cộng đồng", "sức khỏe cộng đồng" ] }
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội
NDO -Theo Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới, một sốbệnh truyền nhiễmkhác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1 nên các địa phương phải chủ động phòng bệnh, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), toàn thành phố ghi nhận 13 ca mắc sốt xuất huyết, 0 ca tử vong, giảm 1 trường hợp so với tuần trước đó (14/0).Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, số mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố là 570 ca, 0 ca tử vong, số mắc cao chủ yếu tập trung trong tháng 1/2024 với 408 trường hợp.Đối với dịch bệnh tay chân miệng, trong tuần thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước (124/0). Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện, trong đó một số địa bàn có nhiều bệnh nhân gồm: Ba Vì 23 ca, Hà Đông 14 ca, Thanh Trì 12 ca, Ba Đình và Hoàng Mai đều ghi nhận 10 ca.Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 585 trường hợp, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (358/0).Bệnh ho gà ghi nhận 7 trường hợp mắc tại 7 quận, huyện gồm Bắc Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức, Phúc Thọ, Sơn Tây, Thạch Thất, Thanh Trì; 0 ca tử vong, số mắc tương đương tuần trước (7/0).Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 46 trường hợp mắc ho gà tại 20 quận, huyện, 0 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Bệnh nhân là trẻ em dưới 2 tháng tuổi chiếm 52,2%, trong đó chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh chiếm 70% số ca mắc.Một số dịch bệnh khác ghi nhận trong tuần trên địa bàn thành phố như thủy đậu 47 trường hợp, 0 ca tử vong, giảm 5 ca so với tuần trước (52/0); bệnh sởi, rubella, uốn ván, não mô cầu, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.Trong tuần, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã tổ chức tập huấn hướng dẫn giám sát và phòng bệnh tay chân miệng cho cán bộ y tế các quận, huyện, thị xã. Kiểm tra giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại huyện Ba Vì và Đông Anh.Tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại các xã, phường: Kim Chung, An Khánh (huyện Hoài Đức); Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm); Thanh Lương (quận Hai Bà Trưng); Đại Kim, Hoàng Liệt, Định Công (quận Hoàng Mai); Phương Canh (quận Nam Từ Liêm).Nhận định tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố, số mắc sốt xuất huyết được dự báo tiếp tục ghi nhận ở mức thấp, hầu hết là các ca bệnh tản phát, không phát sinh ổ dịch. Bệnh ho gà tiếp tục ghi nhận rải rác, chủ yếu là ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ. Một số bệnh truyền nhiễm khác có thể gia tăng như tay chân miệng, thủy đậu, sởi, rubella, nghi cúm A/H5N1.Nhằm chủ động trong công tác phòng chống dịch, trong tuần tới, thành phố đẩy mạnh tổ chức các hoạt động xử lý dịch triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo có ca bệnh, ổ dịch.Rà soát và tổng hợp số lượng trẻ em là đối tượng tiêm chủng của năm 2022-2023 chưa tiêm vaccine sởi, rubella để tổ chức tiêm bù, tiêm vét theo kế hoạch. Tiếp tục phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trong trường học, cơ sở giáo dục; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng vaccine đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh.Tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại các quận, huyện: Đan Phượng, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Phú Xuyên. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.Thành phố phối hợp với ngành thú y để theo dõi tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và bệnh dại; triển khai các hoạt động liên ngành vềphòng, chống dịch bệnhlây truyền từ động vật sang người.
https://nhandan.vn/giam-sat-chat-che-tinh-hinh-dich-benh-tren-dia-ban-thanh-pho-ha-noi-post804558.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "phòng chống dịch bệnh", "thủ đô", "tay chân miệng", "sốt xuất huyết" ] }
Cuộc tri ân đặc biệt
NDO -4 năm sau cuộc đại phẫu nhận lá phổi hiến, ông Nguyễn Xuân T. khỏe mạnh kỳ tích. Cô gái 21 tuổi vừa nhận lá phổi hiến chiều tối 30 Tết cũng đã đi những bước vững vàng. Họ cùng gặp nhau trong cuộc tri ân đặc biệt - tri ân những thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương nhânngày Thầy thuốc Việt Nam.
Một “món quà” bất ngờ và vô cùng ý nghĩa đã được gửi tới các bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Phổi Trung ương nhân dịp kỷ niệm 27/2 năm nay, đó là hình ảnh của cô gái 21 tuổi P.A.T được ghép phổi vào đúng ngày 30 Tết vừa qua đã có thể rời phòng chăm sóc hậu phẫu bước đi những bước chân vững vàng, khoẻ mạnh và người bệnh nam Nguyễn Xuân T. (Bỉm Sơn,Thanh Hóa) được ghép phổi gần 4 năm trước đến chúc mừng bệnh viện và tri ân những người thầy thuốc đã dành tặng họ một cuộc đời thứ hai.Sự xuất hiện của họ chính là món quà quý giá nhất đối với đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên và nhân viên y tế của Bệnh viện Phổi Trung ương, những bàn tay, khối óc đã viết nên những “phép màu” để hồi sinh sự sống cho người bệnh.Về phía bệnh viện, buổi gặp mặt có sự tham dự của Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện, cũng là Tổng chỉ huy toàn bộ ca ghép phổi; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Xuân Phú, Phó Giám đốc Bệnh viện, Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện; Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Kim Cương, Phó Giám đốc Bệnh viện cùng đại diện lãnh đạo các khoa/phòng/trung tâm trực thuộc bệnh viện.Người bệnh nam Nguyễn Xuân T. (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) sống khỏe mạnh sau 4 năm ghép phổi.Với lòng biết ơn sâu sắc, bà P.T.T - mẹ của người bệnh đượcphẫu thuật ghép phổithành công vào ngày 30 Tết chia sẻ: “Con gái tôi được phẫu thuật ghép phổi tại bệnh viện và hiện tại sức khỏe của con tôi đang tiến triển tốt. Hôm nay nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi xin gửi lời tri ân chân thành nhất từ tấm lòng của người mẹ và kính chúc các bác sĩ, điều dưỡng có thật nhiều sức khỏe, giữ vững tâm-trí-lực để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.Tôi rất mong có nhiều người bệnh có cơ hội được cứu chữa kịp thời, được chào đón một cuộc sống mới hạnh phúc như con gái tôi”.4 năm sau khi trở lại cuộc sống mới, có mặt trong một ngày tri ân đặc biệt,người bệnh Nguyễn Xuân T.chia sẻ: “Tôi không biết dùng từ nào để diễn tả lòng biết ơn đối với các các thầy thuốc đã giúp tôi vẫn còn được sống đến ngày hôm nay, người thân vẫn còn được nhìn thấy tôi trong cuộc đời này. Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, kính chúc các thầy thuốc, bác sĩ, điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Chúc mừng và tôn vinh ngày Thầy thuốc Việt Nam - ngày của những “anh hùng áo trắng” mang lại sự sống và niềm hy vọng cho hàng triệu con người".Gia đình ông Nguyễn Xuân T. chúc các thầy thuốc, bác sĩ, điều dưỡng đang công tác tại bệnh viện sức khỏe, hạnh phúc và thành công.Cách đây vài tháng, người bệnh Nguyễn Xuân T. đã được chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc khi con trai của mình kết hôn, đó là ngày vui lớn nhất với ông và gia đình.Bên cạnh những ca ghép phổi thành công, sự nỗ lực của các y, bác sĩ, điều dưỡng nhân viên y tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau, chuyên ngành khác nhau cũng đang ngày đêm đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
https://nhandan.vn/cuoc-tri-an-dac-biet-post797727.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ghép phổi", "phép màu", "tri ân Thầy thuốc Việt Nam", "Bệnh viện Phổi Trung ương" ] }
Đắk Lắk ghi nhận 1 trường hợp nghi mắc bệnh uốn ván sơ sinh
NDO -Ngày 31/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnhĐắk Lắkcho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờmắc bệnh uốn ván sơ sinh, bệnh nhi đã nhập viện và điều trị tại Khoa Nhi cấp cứu-sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Bệnh nhân là bé gái, sinh ngày 21/5/2024, dân tộc H'Mông ở xã Cư Pui, huyện Krông Bông. Bé là con thứ 8 trong gia đình, được sinh tại nhà, do người nhà tự đỡ đẻ và cắt rốn bằng dao lam, buộc rốn bằng chỉ khâu, người mẹ khôngtiêm vaccine uốn ván.Ngày 26/5/2024 trẻ có biểu hiện bỏ bú, quấy khóc nhiều, được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Krông Bông khám và điều trị, sau đó chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên thăm khám.Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán suy hô hấp độ III, uốn ván sơ sinh ủ bệnh 6 ngày, nhiễm trùng huyết sơ sinh, vàng da sơ sinh. Hiện tại trẻ đang được điều trị tại khoa Nhi cấp cứu-sơ sinh, Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.Ngay sau khi ghi nhận 1 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh uốn ván sơ sinh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành điều tra, xác minh ca bệnh và triển khai các biện pháp xử lý dịch bệnh tại cộng đồng theo quy định. Đồng thời, chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Krông Bông thực hiện các biện pháp phòng chống uốn ván sơ sinh, tăng cường công tác tiêm bù, tiêm vét các loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho những trẻ chưa được tiêm hoặc tiêm chưa đủ mũi trong thời gian thiếu vaccine.Đặc biệt, cần điều tra, rà soát đối tượng phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15 đến 35 tuổi trên địa bàn toàn xã, tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng uốn ván bảo đảm tỷ lệ đạt hơn 85%.Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp truyền thông, định hướng dư luận, bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời các quy định về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.Công tác tiêm chủng cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể trong công tác tổ chức triển khai để đạt được tỷ lệ bao phủ theo đúng kế hoạch đề ra.Ngoài tổ chức tiêm vaccine phòng uốn ván tại trạm y tế xã, cần bố trí nhân lực, vật lực cho các điểm tiêm chủng lưu động tại nhà văn hóa cộng đồng, trường học, nhà dân, các cụm dân cư xa trung tâm xã, cụm nhà máy, xí nghiệp…. nhằm không bỏ sót đối tượng và tăng tỷ lệ tiêm chủng…
https://nhandan.vn/dak-lak-ghi-nhan-1-truong-hop-nghi-mac-benh-uon-van-so-sinh-post812110.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Đắk Lắk", "uốn ván sơ sinh", "tiêm chủng" ] }
Chủ động chăm sóc sức khỏe nhân dân
Covid-19 đã chính thức được “hạ cấp” thành bệnh truyền nhiễm nhóm B, nhưng rõ ràng ba năm “chiến đấu” với đại dịch này đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý.
Mặt khác cũng cho thấy, để hoàn thành tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, ngành y tế cần chủ động hơn nữa, cũng như cần sự hỗ trợ, chung tay của các ngành, các cấp trong xử lý các vấn đề, thách thức mới.Ngày 19/10/2023 đánh dấu bước chuyển trong cuộc chiến với dịch Covid-19 khi Bộ Y tế ban hành Quyết định về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút Corona gây ra (Covid-19) từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.Cần chống dịch từ sớm, từ xaThực tiễn phòng chống dịch Covid-19 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho ngành y tế về chỉ đạo, điều hành, nhất là trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung và công tác phòng chống dịch nói riêng.Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương; huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để huy động nguồn lực trong nước và nước ngoài, nguồn lực của nhân dân và xã hội với mục tiêu đặt lợi ích, tính mạng và sức khỏe của nhân dân lên trên hết, trước hết; lấy người dân là trung tâm, là chủ thể.Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các cơ quan; giữa các địa phương; giữa ngành y tế, công an, quân đội và các ngành liên quan được xác định là yếu tố quyết định trong phòng chống dịch và bảo đảm an sinh, an ninh, an toàn trật tự xã hội.Những bài học kinh nghiệm rút ra còn là việc chủ động triển khai các biện pháp chống dịch từ sớm, từ xa, từ cơ sở; kiên định, nhất quán với biện pháp chống dịch theo diễn biến từng giai đoạn đồng thời linh hoạt, điều chỉnh phù hợp khi tình hình thay đổi; bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo, căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả; sẵn sàng về mọi mặt và có phương án, kịch bản khoa học bảo đảm ứng phó hiệu quả với mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ.Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, phù hợp, sát thực tiễn cũng đóng vai trò rất quan trọng gắn với xác định trách nhiệm người đứng đầu, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp, nhất là cấp cơ sở gắn với đặc thù ngành, lĩnh vực, địa bàn; thực hiện phân cấp, phân quyền.Thực tế cho thấy, việc triển khai các biện pháp chống dịch đều bắt đầu từ cơ sở, do vậy, nâng cao năng lực hệ thống y tế, y tế dự phòng, y tế cơ sở là rất cần thiết để bảo đảm đáp ứng yêu cầu khi xuất hiện tình huống khẩn cấp về dịch bệnh. Mặt khác, phải luôn chuẩn bị sẵn sàng các phương án đáp ứng nhu cầu về dịch vụ y tế của người dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở.Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch cần được gắn với bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế; đồng thời thực hiện các giải pháp an ninh, an toàn trật tự xã hội trong tình huống dịch bệnh bùng phát. Với tình huống dịch mới xuất hiện và lây lan nhanh thì rất cần chủ động cũng như tăng cường hợp tác quốc tế, ngoại giao y tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế để chia sẻ thông tin, vận động hỗ trợ nguồn lực, kinh nghiệm phòng chống đại dịch và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.Trong quá trình triển khai các biện pháp chống dịch Covid-19, một số mô hình, chương trình, phong trào cụ thể đã phát huy hiệu quả, góp phần vào việc đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Các mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng trong các tình huống tương tự.Trước tiên phải kể đến mô hình “Tổ Covid cộng đồng”, đây là một trong những giải pháp phát huy sức mạnh toàn dân, hoạt động với nòng cốt là các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể tại cộng đồng, người tình nguyện tại khu dân cư, được tổ chức, quản lý bởi chính quyền địa phương và thực hiện theo các hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế. Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, Tổ Covid cộng đồng đã kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, người đi về từ vùng dịch, người tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh, người có biểu hiện mắc bệnh... và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế để xác minh, sàng lọc, truy vết, xử lý kịp thời mầm bệnh, hạn chế lây lan rộng trong cộng đồng.Tổ Covid cộng đồng cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các quy định về phòng chống dịch như thực hiện 5K, tham gia tiêm chủng vắc-xin; hỗ trợ trạm y tế lưu động trong việc quản lý và điều trị F0 tại nhà...Việc thành lập các trạm y tế lưu động đóng vai trò quan trọng, giúp cho người mắc Covid-19 được tiếp cận dịch vụ y tế một cách nhanh nhất, sớm nhất, ngay từ cơ sở nhằm phát hiện các dấu hiệu chuyển nặng, hỗ trợ ô-xi, cung cấp thuốc điều trị và chuyển tuyến kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. Các trạm y tế lưu động cũng thực hiện khám bệnh, sơ cấp cứu các bệnh thông thường khác, giúp người dân trong vùng dịch vẫn được kịp thời tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.Trạm y tế lưu động đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà, góp phần giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong. Bên cạnh đó cũng phải kể đến mô hình “Tháp 3 tầng” trong phân tầng điều trị Covid-19 được triển khai trong bối cảnh các cơ sở điều trị và bệnh viện dã chiến bị quá tải. Mô hình này được triển khai đầu tiên tại Bắc Giang, sau đó tiếp tục được triển khai hiệu quả tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương...Trong bối cảnh thực hiện những quy định về giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc thì hỗ trợ tư vấn từ xa là mô hình hay, đem lại hiệu quả. Thông qua các hình thức như đường dây nóng, tổng đài 1800, 1900, mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, người nhiễm Covid-19 được hỗ trợ tiếp cận với các thông tin chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị, chuyển tuyến, tiếp cận với dịch vụ y tế sớm, kịp thời…Hiện nay dịch bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, các dịch bệnh mới nổi. Tại nhiều nước, tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi. Trong khi đó, Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.Do vậy, cần luôn chủ động phòng bệnh từ sớm, từ xa; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai. Bộ Y tế cũng như các bộ, ngành, địa phương cần tập trung tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; đồng thời chủ động tiếp cận an ninh y tế toàn cầu trong phòng chống dịch để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở phối hợp liên ngành, đa lĩnh vực.Bộ Y tế cũng đã kêu gọi cộng đồng nâng cao ý thức cũng như tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh. Mặt khác cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo chính quyền các cấp nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch bệnh; chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó các dịch bệnh phù hợp; ưu tiên củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng chống dịch các tuyến, nhất là tại các vùng khó khăn...Phối hợp đa ngành trong giải quyết thách thức mớiSau dịch Covid-19, cũng như nhiều nước trên thế giới, lĩnh vực y tế ở nước ta đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, từ thiếu cơ chế, chính sách đến làn sóng nghỉ việc của đội ngũ nhân lực y tế…, đặc biệt là tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị vật tư y tế xảy ra ở nhiều cơ sở y tế.Thực tế đó đòi hỏi toàn ngành, nhất là những bộ phận liên quan tập trung cao nhất để giải quyết những khó khăn, vướng mắc của ngành trước mắt cũng như định hướng lâu dài.Giải quyết bài toán thiếu thuốc, vật tư y tế đó, toàn ngành đã dành sự ưu tiên hàng đầu cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chiến lược trong lĩnh vực y tế để tạo hành lang pháp lý bảo đảm cho công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân cũng như thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế; tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh ở các cấp; tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng của ngành.Theo báo cáo của Bộ Y tế, việc này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, vấn đề biến động giá cả trên quy mô toàn cầu, vấn đề lạm phát, khủng hoảng năng lượng, ảnh hưởng xung đột quân sự… làm tăng cao chi phí đầu vào của việc sản xuất dược phẩm. Giá thành sản phẩm tăng cao, chuỗi cung ứng gián đoạn, thiếu động lực khuyến khích các nhà sản xuất, sản xuất các loại thuốc mang lại ít lợi nhuận hơn.Về nguyên nhân chủ quan, đó là hệ thống văn bản pháp luật liên quan còn bất cập; việc tổ chức thực hiện mua sắm đấu thầu còn vướng mắc; công tác phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện chưa kịp thời; đặc biệt có tâm lý e ngại, sợ sai ở một số cá nhân, đơn vị, địa phương.Với tinh thần bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân là trên hết, trước hết, Bộ Y tế cùng các bộ, ngành đã trình Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế.Chính phủ đã trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật về đấu thầu, giá, khám bệnh, chữa bệnh và các nghị quyết cho phép gia hạn giấy đăng ký lưu hành đối với thuốc hết hiệu lực lưu hành; ban hành nghị quyết về bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế; chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động đấu thầu, mua sắm thuốc và thanh toán bảo hiểm y tế. Cụ thể như sửa đổi Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Khám, chữa bệnh; Nghị quyết số 80, Nghị quyết số 99 của Quốc hội; Nghị quyết số 30, Nghị định số 07, Nghị định số 75 của Chính phủ…Để bảo đảm nguồn cung thuốc, thiết bị y tế trên thị trường, Bộ Y tế tập trung đẩy nhanh tiến độ cấp, gia hạn thuốc, đăng ký lưu hành thuốc và thiết bị y tế. Đến hết năm 2023, tổng số thuốc, nguyên liệu làm thuốc còn hiệu lực là 22 nghìn và hơn 100 nghìn chủng loại trang thiết bị y tế.Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tìm nguồn cung, đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; thực hiện phân cấp toàn diện việc phê duyệt thẩm quyền quyết định mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị y tế trực thuộc bộ; đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đấu thầu tập trung quốc gia; tăng cường công bố thông tin phục vụ đấu thầu; rà soát các vướng mắc liên quan đến việc bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế để giải quyết theo thẩm quyền.Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến cuối năm 2023, tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế từng bước được khắc phục, trong đó bảo đảm đủ các loại thuốc thiết yếu, phổ biến; các bệnh viện đã có hành lang pháp lý, hướng dẫn cụ thể đang đẩy nhanh quy trình đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân.Có những đơn vị trước đây rất khó khăn nhưng nay đã thực hiện đấu thầu bảo đảm cơ bản cho công tác khám chữa bệnh. Đối với các bệnh hiếm gặp, Bộ Y tế đã trình cấp có thẩm quyền cơ chế để tháo gỡ trong vấn đề bảo đảm nguồn cung thuốc hiếm, nhất là cơ chế tài chính để thực hiện mua sắm thuốc hiếm.Theo đánh giá, Luật Đấu thầu (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 sẽ giải quyết, tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc về bảo đảm nguồn cung và việc thực hiện mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế. Luật Đấu thầu (sửa đổi) đã bổ sung hàng loạt nội dung liên quan đến ngành y tế, trong đó dành riêng chương 5 cho việc đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Cùng với các nghị định, thông tư hướng dẫn thì chắc chắn việc đấu thầu trong lĩnh vực y tế sẽ hiệu quả hơn.Bộ Y tế cũng sẽ tiếp tục phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các hành lang pháp lý để giải quyết các vấn đề thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế một cách căn cơ, có hệ thống.
https://nhandan.vn/chu-dong-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-post791034.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [] }
Cứu sống người bệnh ngừng tim do tai nạn giao thông
NDO -Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa cấp cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng cho người bệnh nam N.V.H (66 tuổi, Bắc Ninh) bị tai nạn giao thông. Người bệnh nhập viện trong tình trạng ngừng tim, thở ngáp, mạch, huyết áp không đo được, da niêm mạc nhợt, bụng chướng căng.
Tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người bệnh được tiến hành hồi sinh tim phổi nâng cao, bóp bóng, ép tim ngoài lồng ngực khẩn trương, sau 5 phút tim đập trở lại.Khi siêu âm tại giường, các bác sĩ phát hiện người bệnh bị tràn máu màng phổi trái, tràn máu ổ bụng mức độ nhiều, chẩn đoán bị sốc mất máu do đa chấn thương, chấn thương ngực kín, chấn thương bụng kín do vỡ lách.Người bệnh được chuyển thẳng lên phòng mổ và được các bác sĩ Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phẫu thuật cắt lách, cầm máu. Người bệnh sau phẫu thuật chuyển về Khoa Hồi sức Ngoại khoa và Ghép tạng, được hồi sức tích cực, hỗ trợ hô hấp, bảo vệ thần kinh, bù máu.Người bệnh tiến triển tốt, sau 1 ngày đã tỉnh hoàn toàn, không có tổn thương thần kinh khu trú, toàn trạng ổn định.Sốc mất máu là hậu quả của tình trạng chảy máu nghiêm trọng, khi mất trên 20% khối lượng tuần hoàn. Sốc mất máu gây ra tình trạng giảm tưới máu mô, dẫn đến việc cung cấp không đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho chức năng tế bào.Bất cứ khi nào nhu cầu oxy của tế bào lớn hơn nguồn cung cấp, cả tế bào và cơ thể đều ở trạng thái sốc. Sốc mất máu là một tình trạng đe dọa tính mạng và cần cấp cứu khẩn trương, kịp thời, để cứu sống người bệnh.Các nguyên nhân thường gặp gây ra sốc mất máu như: do chấn thương vết thương mạch máu, vỡ xương chậu, vỡ gan, vỡ lách; chảy máu qua đường hô hấp, chảy máu đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, các bệnh mạch máu (phình bóc tách động mạch chủ ngực vỡ), sản khoa (chửa ngoài tử cung vỡ).Khi người bệnh bị mất máu cần được sơ cứu đúng kỹ thuật, chuyển đến các cơ sở chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời, tránh những trường hợp đi khám muộn dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
https://nhandan.vn/cuu-song-nguoi-benh-ngung-tim-do-tai-nan-giao-thong-post815322.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "cấp cứu", "bệnh nhân ngừng tim", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Hơn 500 bác sĩ, nhà khoa học, đại biểu tham dự Hội nghị khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2024
Ngày 17/4, Hội nghị khoa họcBệnh viện Chợ Rẫynăm 2024 khai mạc thu hút hơn 500 bác sĩ, nhà khoa học và đại biểu tham dự. Hơn 350 chủ đề y tế đã được trao đổi thảo luận tại Hội nghị.
Hội nghị khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy năm nay diễn ra gồm có phiên toàn thể và 31 phiên chuyên đề. Trong đó, có 14 phiên chuyên đề ngoại khoa, 11 phiên chuyên đề nội khoa, 3 phiên chuyên đề cận lâm sàng và 3 phiên chuyên đề Điều dưỡng được diễn ra song song tại 10 hội trường.Bên cạnh các phiên chuyên đề thường quy, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng trong nước và quốc tế có cơ hội học hỏi kinh nghiệm trong việc tham dự hoạt động khoa học quốc tế, bệnh viện đã tổ chức thêm 6 phiên chuyên đề với 48 báo cáo được trình bày bằng tiếng Anh tại hội nghị.PGS, TS, BS Hoàng Anh Vũ, Trưởng đơn vị Sinh học phân tử-di truyền, Khoa Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy; Giám đốc Trung tâm Y sinh học phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh với bài báo cáo: "Vai trò của chẩn đoán phân tử trong thực hành lâm sàng" đã thu hút được nhiều sự quan tâm.PGS, TS, BS Hoàng Anh Vũ cho biết, hiện nay, cơ chế bệnh sinh ở mức phân tử của nhiều bệnh lý đã được xác định rõ. Nhờ đó, chẩn đoán phân tử trở thành một phần không thể thiếu trong hỗ trợ chẩn đoán, giúp tiên lượng bệnh và tiên đoán đáp ứng với các liệu pháp, nhất là điều trị nhắm trúng đích. Để các chẩn đoán phân tử có tính hữu dụng lâm sàng cao, cần có những chỉ định xét nghiệm hợp lý, lựa chọn mẫu bệnh phẩm và kỹ thuật phù hợp.Tham dự hội nghị có một số bác sĩ của bệnh viện đến từ Nhật Bản và Trung Quốc cùng chia sẻ, trao đổi những phác đồ mới trong chẩn đoán và điều trị.Báo cáo "Kết quả phẫu thuật nội soi robot cắt thùy điều trị ung thư phổi giai đoạn sớm: Kinh nghiệm tại Bệnh viện Chợ Rẫy" của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Bình, Nguyễn Viết Đăng Quang, Trương Cao Nguyên, Vũ Hữu Vĩnh, Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Trong thời gian từ 1/2019 đến 9/2023, đã phẫu thuật nội soi robot điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm cho 78 bệnh nhân. Giới: 28.2% nữ, 71.8% nam. Tuổi trung bình là 61.4 ± 8.7. Trong đó: 33 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn I, 45 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn II, phẫu thuật nội soi robot cắt thùy phổi và nạo hạch 78 bệnh nhân.Thời gian phẫu thuật trung bình 3.34 giờ. Tất cả bệnh nhân ra viện tốt, không có tử vong. Thời gian nằm viện sau phẫu thuật trung bình 4,9 ngày. Biến chứng viêm phổi sau phẫu thuật 1 bệnh nhân (1,3 %), dò khí sau mổ 5 bệnh nhân (6,4%); chuyển mổ mở 3 bệnh nhân (3,8 %) do hạch dính mạch máu không bóc tách được.Kết quả cho thấy, phẫu thuật nội soi robot là phương pháp phẫu thuật an toàn, có thể thực hiện trong bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Phẫu thuật nội soi robot với 3 cánh tay giảm chi phí, thích hợp bệnh nhân ốm. Tuy nhiên, hướng tiếp cận này cần đội ngũ phẫu thuật robot cũng như phẫu thuật viên phụ được huấn luyện tốt.Với hơn 350 bài báo cáo được chia sẻ bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm chuyên môn từ lý thuyết đến thực hành đã mang lại giá trị cao trong khâu đánh giá, so sánh thực tế kết quả của những mô hình, kỹ thuật đã và đang triển khai hiệu quả tại khu vực: Cấp cứu-Hồi sức tích cực-Chống độc; Huyết học-Truyền máu; Ung thư (hóa trị-xạ trị-Y học hạt nhân); Gan Mật Tụy-U gan...Hội nghị khoa học thường niên là một trong những hoạt động định kỳ của Bệnh viện Chợ Rẫy được tổ chức hằng năm nhằm cập nhật kiến thức y khoa, kỹ thuật tiên tiến, có giá trị trong chẩn đoán, điều trị góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh.
https://nhandan.vn/hon-500-bac-si-nha-khoa-hoc-dai-bieu-tham-du-hoi-nghi-khoa-hoc-benh-vien-cho-ray-nam-2024-post805236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Hội nghị khoa học Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2024", "Tp. Hồ Chí Minh", "hội nghị", "y học" ] }
Hà Nội không để thiếu thuốc chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024
NDO -Sở Y tế Hà Nộivừa công bố danh sách 114 điểm trực bán lẻ thuốc phục vụ người dân trên địa bàn thành phố dịpTết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, có 39 điểm trực bán thuốc là cácnhà thuốctrong các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, trực bán 24/24 giờ trong những ngày nghỉ Tết gồm: Hòe Nhai, Xanh-pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Nội, Chương Mỹ, Đan Phượng, Bắc Thăng Long, Đông Anh, Đống Đa, Da liễu Hà Nội, Thận Hà Nội, Gia Lâm, Hà Đông, Thanh Nhàn, Mắt Hà Đông, Phổi Hà Nội, Tâm thần ban ngày Mai Hương, Mắt Hà Nội, Hoài Đức, Tim Hà Nội, Hữu nghị Việt Nam-Cuba, Đức Giang, Tâm thần Hà Nội, Mê Linh, Tâm thần Mỹ Đức, Phú Xuyên, Ba Vì, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Sóc Sơn, Sơn Tây, Thanh Trì, Vân Đình và Thường Tín.Ngoài ra, có 75 điểm bán thuốc của các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân tại 30 quận, huyện, thị xã để phục vụ nhu cầu của người dân trong những ngày nghỉ Tết. Trung bình mỗi quận, huyện có từ 2 đến 5 nhà thuốc, quầy thuốc phục vụ người dân trên địa bàn trong những ngày nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024.Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các nhà thuốc, quầy thuốc không lợi dụng dịp Tết để tăng giá thuốc.Đối với Phòng Y tế quận, huyện, thị xã, Sở Y tế đề nghị chủ trì phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược, các quy định về kinh doanh thuốc với các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào công tác phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không được phép lưu hành; các hành vi găm hàng, tăng giá và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, thông báo kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân vi phạm để người dân được biết.
https://nhandan.vn/ha-noi-khong-de-thieu-thuoc-chua-benh-cho-nguoi-dan-trong-dip-tet-nguyen-dan-2024-post792786.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Hà Nội", "nhà thuốc", "bảo đảm đủ thuốc cho người dân" ] }
Cột mốc đánh dấu việc mở rộng mạng lưới hiến, ghép tạng
Thành công của ca lấy, ghép tạng được thực hiện tạiBệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí(tỉnh Quảng Ninh) mới đây một lần nữa chứng minh nghĩa cử cao đẹp của những người đã vượt qua nỗi đau, mất mát để tiếp tục gieo mầm sự sống cho bệnh nhân khác.
Với họ, “Cho đi là còn mãi” nhưng đây cũng là cột mốc quan trọng đánh dấu việc mở rộng mạng lưới hiến,ghép tạngđể tăng cơ hội cứu sống giúp thêm nhiều người bệnh.Gieo mầm sự sốngNửa đêm của ngày đầu tháng 4/2024, Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí tiếp nhận một bệnh nhân được chẩn đoán chết não do không may bị tai nạn giao thông. Sau khi có kết luận chẩn đoán chết não cuối cùng sau ba lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, đồng thời nhận được đồng thuận của gia đình bệnh nhân trong việc hiến tạng, bệnh viện khẩn trương xây dựng kế hoạch lấy đa mô tạng. Bệnh viện đã có sự hiệp đồng chặt chẽ với trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, các trung tâm ghép tạng toàn quốc để rà soát và lập danh sách bệnh nhân sẽ được ghép tạng từ người cho này.Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí cho biết: Sau khi được lên kế hoạch chi tiết và chuẩn bị kỹ các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, bố trí nhân sự, nhất là phải bảo đảm thời gian bảo quản và phương án vận chuyển tạng tới nơi ghép, ca phẫu thuật lấy tạng được triển khai ngay trong đêm với sự tham gia của 120 y, bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên chia thành nhiều ê-kíp. Trong đó, các trung tâm ghép tạng hàng đầu Việt Nam như Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Huế đã cử các bác sĩ đến Quảng Ninh để tham gia phẫu thuật lấy tạng.Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Trọng Diện đánh giá: Đây là lần đầu việc lấy tạng được thực hiện tại một bệnh viện tuyến tỉnh, từ đó chuyển tới nhiều trung tâm ghép tạng trong cả nước, xa nhất là Bệnh viện Trung ương Huế. Dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành của Việt Nam, sự huy động các nguồn lực tại chỗ của ngành y tế Quảng Ninh và toàn bộ ê-kíp tham gia, việc lấy tạng thành công ngoài mong đợi.Trong bảy người được nhận tạng có cháu Nguyễn Thanh Tùng, 11 tuổi, ở phường Đại Yên, thành phố Hạ Long được nhận một quả thận. Trong khi chờ nguồn thận để ghép thì Tùng còn bị suy tim độ 2, nguy cơ tử vong rất cao. May mắn đã đến khi có người hiến thận phù hợp có thể ghép cho cháu. Chị Phạm Thị Bích Thảo, mẹ của Tùng, xúc động chia sẻ: Con tôi được sinh thêm lần nữa khi được nhận thận hiến tặng và may mắn hơn, thận ghép vào cơ thể cháu thích ứng rất tốt. Đến nay, sức khỏe của cháu đã hồi phục, tiến triển tốt và tiếp tục được các bác sĩ thăm khám, theo dõi. Gia đình tôi rất biết ơn người hiến.PGS, TS Đồng Văn Hệ, Giám đốcTrung tâm Điều phối ghép tạng quốc giakhẳng định, đây là một cột mốc quan trọng trong việc mở rộng mạng lưới hiến, ghép tạng từ tuyến huyện, tỉnh. Nếu mô hình này triển khai thành công, nguồn tạng sẽ tăng lên, giúp thêm nhiều cơ hội cứu sống người bệnh. Thành công tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí sẽ là bài học kinh nghiệm cho tất cả các bệnh viện trong cả nước, kể cả tuyến tỉnh, tuyến huyện, nơi có các bệnh nhân chết não tiềm năng hiến tạng, chết tim tiềm năng hiến tạng.Các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên dành 1 phút tri ân bệnh nhân hiến tặng tạng tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh.Hướng đến là trung tâm ghép tạng cấp tỉnhGhép mô, tạng là phương pháp cuối cùng trong điều trị cho những người mắc bệnh mãn tính, hiểm nghèo do các mô, tạng bị suy giảm chức năng và không hồi phục như suy thận mãn, gan, tim, tủy, hỏng giác mạc... Trong khi đó, khái niệm về hiến tạng vẫn còn nặng nề trong nhận thức nhiều người dân nên công tác tuyên truyền, vận động luôn là mấu chốt để thay đổi nhận thức. Từ tháng 7/2023, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia tổ chức các chương trình đào tạo tăng cường hoạt động tư vấn, vận động hiến tạng. Trước đó, từ năm 2019, Sở đã ban hành quyết định thành lập Tổ tư vấn hiến, ghép mô, bộ phận cơ thể người.Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo ba bệnh viện lớn là: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Bệnh viện Bãi Cháy và Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí triển khai lộ trình phát triển kỹ thuật chuyên môn sâu về ghép tạng đồng thời thành lập hội đồng chẩn đoán chết não. Các bệnh viện tuyến tỉnh đã phối hợp Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức các lớp tập huấn với nội dung “tăng cường hoạt động tư vấn, vận động hiến tạng ở người sau chết, chết não” và chủ động tạo nguồn tạng ghép tại địa phương. Ngành y tế Quảng Ninh đã thành lập hai hội đồng chẩn đoán chết não; đồng thời tích cực đào tạo bác sĩ, chuẩn bị năng lực cho triển khai ghép tạng. Đến nay, đã có hơn 50 bác sĩ, điều dưỡng tham gia các khóa học tại các bệnh viện tuyến trung ương theo hướng cầm tay chỉ việc.Tin liên quanQuảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai lấy tạng tại cơ sở y tếTiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Cường, Giám đốc Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, cho biết đơn vị này đang xây dựng bảy mũi nhọn trong khám và điều trị, bao gồm ghép tạng, đồng thời tổ chức cho 40 y, bác sĩ thuộc nhiều lĩnh vực đi học tập, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để có thể triển khai ghép tạng ngay tại tỉnh.Mới đây, “Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh” được thành lập và phát động chương trình “Đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người” vì mục đích cứu chữa người bệnh và phục vụ nền y học trên địa bàn tỉnh. Ngành y tế Quảng Ninh cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phát động đăng ký hiến tặng mô, tạng tới tất cả nhân viên y tế trong toàn tỉnh. Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh Bùi Mạnh Hùng, Chi hội trưởng Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh cho biết: Đến nay, tất cả các đơn vị y tế trong tỉnh đã tham gia mạng lưới hiến mô, tạng và phát động đến toàn bộ đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trong toàn ngành. Hy vọng nghĩa cử cao đẹp đăng ký hiến mô, tạng từ đội ngũ y, bác sĩ sẽ lan tỏa trong cộng đồng, góp phần thúc đẩy ý thức và hành động hiến tạng cứu người trong mỗi người dân nhằm mang lại cuộc sống mới cho nhiều người bệnh.Đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh là địa phương đầu tiên có cơ sở y tế tuyến tỉnh tổ chức triển khai lấy tạng ngay tại đơn vị. Điều này không chỉ khẳng định quyết tâm của ngành y tế Quảng Ninh trong việc tham gia sâu vào mạng lưới hiến tạng, ghép tạng quốc gia, thực hiện trách nhiệm cao với cộng đồng, mà còn cho thấy năng lực của đội ngũ y, bác sĩ tỉnh nhà sẵn sàng tiếp cận và triển khai các kỹ thuật cao phục vụ nhân dân ngay tại địa phương.
https://nhandan.vn/cot-moc-danh-dau-viec-mo-rong-mang-luoi-hien-ghep-tang-post815184.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí", "ghép tạng", "hiến tạng", "Quảng Ninh" ] }
Thế giới đoàn kết kiểm soát Glaucoma
NDO -Chiều 12/3, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Trung ương (Bộ Y tế) tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Tuần lễ Glaucoma thế giới (từ ngày 10 đến ngày 16/3/2024) có chủ đề “Thế giới đoàn kết kiểm soát Glaucoma”.
Thuật ngữ “Glaucoma” (dân gian thường gọi là bệnh thiên đầu thống hay cườm nước) được dùng để gọi một nhóm bệnh có những đặc điểm chung là nhãn áp tăng quá mức chịu đựng của mắt, lõm, teo đĩa thị thần kinh và tổn hại thị trường đặc hiệu. Glaucoma là một căn bệnh nguy hiểm, gây mất thị lực, có thể gây mù vĩnh viễn.Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên rất khó phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, có thể phòng tránh được mù lòa do Glaucoma bằng cách phát hiện sớm, điều trị kịp thời bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật và phải được theo dõi thường xuyên, tái khám định kỳ.Glaucoma đứng thứ hai (sau bệnh đục thể thủy tinh) trong các nguyên nhân gây mù lòa có thể phòng tránh được ở hầu hết các khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam.Tại Việt Nam, chưa có điều tra toàn quốc về căn bệnh này, tuy nhiên kết quả nghiên cứu doBệnh viện Mắt Trung ươngthực hiện vài năm trước đối với nhóm người trên 35 tuổi tại tỉnh Thái Bình và Nam Định cho thấy, có 94% người dân tham gia khám sàng lọc còn lơ mơ hoặc không biết gì về bệnh Glaucoma. Tỷ lệ Glaucoma trong một số cộng đồng dân cư nghiên cứu chiếm tới 2,2% (ở Nam Định) và 2,4% (tại Thái Bình).Một vấn đề đáng báo động là người dân lạm dụng và tự ý sử dụng thuốc nhỏ mắt, không có chỉ định của thầy thuốc khiến cho mắt có thể bị Glaucoma do tra corticoid kéo dài.Trên thị trường có bán các loại thuốc nhỏ mắt có chứa steroids để điều trị chứng ngứa, khô mắt, viêm kết mạc. Nếu dùng những thuốc này trong thời gian dài, có thể dẫn đến mắt bị Glaucoma.Bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương tham dự lễ mít-tinh.Trong khi đó, số liệu thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương cũng chỉ rõ: Bệnh nhân bị Glaucoma góc mở, có tiền sử tra mắt bằng thuốc có chứa corticoid kéo dài chiếm 31,7% đến 33,1%, trong đó số người trong lứa tuổi lao động (25-59) chiếm 63,1%. Nhiều bệnh nhân mắc bệnh Glaucoma nhập viện khi bệnh đã trầm trọng, thị lực rất thấp, thị trường thu hẹp, nguy cơ mù lòa cao. Cũng có nhiều bệnh nhân đến điều trị nhưng không tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và phác đồ điều trị nên hiệu quả điều trị không cao.Các chuyên gia lĩnh vựcnhãn khoacho biết: Những người thường có nguy cơ mắc bệnh Glaucoma trong độ tuổi trên 40 (tuổi càng cao, khả năng bị Glaucoma càng lớn); những người ruột thịt của bệnh nhân Glaucoma (yếu tố di truyền); bệnh nhân có tiền sử dùng corticoid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân); những bệnh nhân có bệnh toàn thân như đái tháo đường, cao huyết áp; những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu… là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glaucoma.Một số triệu chứng lâm sàng thường gặp khi mắc căn bệnh này là: Bệnh thường khởi phát đột ngột buổi chiều tối, hoặc khi bệnh nhân đang cúi xuống đọc sách, hoặc sau những sang chấn tinh thần mạnh. Biểu hiện mắt đột ngột đau nhức dữ dội từng cơn, lan lên nửa đầu cùng bên, bệnh nhân nhìn đèn thấy có quầng xanh đỏ như cầu vồng, thường buồn nôn hoặc nôn, đau bụng, vã mồ hôi, mắt đỏ lên và nhìn mờ ở nhiều mức độ, có thể chỉ mờ như nhìn qua màn xương nhưng cũng có thể giảm thị lực trầm trọng xuống còn đếm ngón tay hoặc bóng bàn tay. Sờ tay vào mắt thấy nhãn cầu căng cứng như hòn bi. Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết dử mắt, mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục…Do vậy, các bác sĩ khuyến cáo, khi có những triệu chứng như trên người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt, đo nhãn áp và xử trí kịp thời. Mục đích điều trị Glaucoma nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân khi đã mắc bệnh Glaucoma nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.Được biết, trong khuôn khổ Tuần lễ Glaucoma, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ tổ chức các hoạt động khám, tư vấn, khám, đo nhãn áp miễn phí cho các người dân nghi ngờ bị Glaucoma vào các ngày làm việc trong tuần tại bệnh viện.Trước đó, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống mù lòa (Bộ Y tế) và Bệnh viện Mắt Trung ương đã có văn bản đề nghị Sở Y tế, các đơn vị nhãn khoa các tỉnh, thành phố trên toàn quốc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Glaucoma năm 2024 bằng các hoạt động như mít-tinh, tuyên truyền, tư vấn và khám bệnh miễn phí.
https://nhandan.vn/the-gioi-doan-ket-kiem-soat-glaucoma-post799673.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Bệnh viện Mắt Trung ương", "Nhãn khoa", "Thiên đầu thống", "Glaucoma" ] }
Ba vấn đề hệ lụy từ thuốc lá điện tử
NDO -Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hầu như ngày nào cũng tiếp nhận bệnh nhân ngộ độcthuốc lá điện tử, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử. Chất nicotine, hóa chất hương liệu và việc trà trộn ma túy vào thuốc lá điện tử khiến sản phẩm này vô cùng độc hại.
Nhiều ca ngộ độc nặng do thuốc lá điện tửCác ca ngộ độc thuốc lá điện tử đều vào viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe.Trung tâm Chống độc đang điều trị cho 2 bệnh nhân trẻ (một bệnh nhân 23 tuổi và một bệnh nhân 29 tuổi) đều bịngộ độc nặngsau khi sử dụng thuốc lá điện tử.Bệnh nhân T.Q.T (23 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội) có tiền sử hút thuốc lá điện tử 2 năm nay. Tối ngày 1/12 bệnh nhân có dùng thuốc lá điện tử được cho thêm “thử” hương liệu mới (do shipper giới thiệu), đến 5 giờ sáng ngày hôm sau bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, co giật toàn thân.Phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch MaiBệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trước nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc vào ngày 9/12. Kết quả xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân L.H.H (29 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm.Ba vấn đề hệ lụy cho sức khỏe từ thuốc lá điện tửThuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.Bác sĩ Nguyên cảnh báo, vấn đề thứ nhất của thuốc lá điện tử chính là chứa chất nicotine cực độc. Nicotine là hóa chất rất độc, trước đây được sử dụng trong thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật nhưng do độc tính cao nên đã bị cấm tại nhiều quốc gia và Việt Nam cũng đã cấm sử dụng.Độc tính của nicotine trên con người cũng tương tự hóa chất trừ sâu phospho hữu cơ. Khi dùng thuốc lá nhiều lần nicotine gây độc nhiều với tim mạch (xơ vữa mạch máu, hẹp lòng mạch, co thắt mạch máu, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp,.…), hô hấp (gây giãn phế nang, co thắt phế quản,…), giảm miễn dịch; giảm trí nhớ, tăng sớm thoái hóa thần kinh..."Hàm lượng nicotine trong thuốc lá điện tử thậm chí cao gấp rất nhiều lần so với thuốc lá truyền thống. Đây là nicotine dạng hóa chất tổng hợp, ở dạng bột nicotine hàm lượng gần như nguyên chất, được bào chế dưới dạng làm cho êm dịu khi hít, nên người dùng sẽ dễ dàng hít với lượng lớn, nhanh chóng bị ngộ độc và sớm nghiện", bác sĩ Nguyên cảnh báo.Vấn đề thứ 2 của thuốc lá điện tử chính là việc có hàng nghìn hương liệu. Cho tới nay có ít nhất khoảng 20 nghìn hóa chất hương liệu, các chất phụ gia khác, đây là các chất nguyên bản, đồng thời khi được nung nóng ở các nhiệt độ khác nhau mỗi chất sẽ tạo ra các sản phẩm cháy là các hóa chất khác nhau mà chúng ta không thể biết trước được.Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…Các hóa chất này gây nên các bệnh còn phức tạp hơn nhiều so với thuốc lá thông thường và hầu hết là các căn bệnh mới. Năm 2019 tại Mỹ, một loạt trường hợp tổn thương phổi nghiêm trọng ở những người sử dụng thuốc lá điện tử không có tiền sử bệnh phổi đã được ghi nhận.Vấn đề thứ 3 là hiện nay thuốc lá điện tử là môi trường thuận lợi để ma túy, cần sa thế hệ mớitrà trộnvào. Có hàng trăm hóa chất cần sa, ma túy thế hệ mới trà trộn vào, rất khó phát hiện…"Từ các phân tích trên cho thấy thuốc lá điện tử có độc tính và ảnh hưởng đến sức khỏe gấp nhiều lần thuốc lá truyền thống do được cộng hưởng từ 3 yếu tố là nicotine, các hóa chất phụ gia và ma túy. Đến nay, đã có 32 quốc gia cấm thuốc lá điện tử, 79 quốc gia quy định quản lý thuốc lá điện tử rất chặt chẽ và 16 quốc gia cấm thuốc lá nung nóng.Các nước xung quanh chúng ta đã cấm lưu hành thuốc lá điện tử là Trung Quốc (cấm tất cả các loại thuốc lá điện tử có hương thơm), các nước cấm hoàn toàn là Lào, Thái Lan, Campuchia, Singapore", bác sĩ Nguyên nói.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
https://nhandan.vn/ba-van-de-he-luy-tu-thuoc-la-dien-tu-post787591.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "thuốc lá điện tử", "bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên", "Trung tâm Chống độc", "Bệnh viện Bạch Mai", "ngộ độc thuốc lá điện tử", "nicotine", "cần sa", "ma túy" ] }
Khám, phẫu thuật nhân đạo chấn thương, chỉnh hình, khuyết tật hệ vận động tại Hà Giang
NDO -Từ ngày 4-7/6, Câu lạc bộ nhân đạo Sala phối hợp Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang thực hiện chương trình khám, tư vấn, phẫu thuật miễn phí tại Hà Giang.
Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ khám, tư vấn, phẫu thuật miễn phí là các bệnh nhân nghèo, trẻ em mắc các bệnh lý về chấn thương, chỉnh hình, khuyết tật hệ vận động.Qua khám sàng lọc tại Bệnh viện đa khoatỉnh Hà Giangcho gần 100 bệnh nhân, các thành viên câu lạc bộ là các y, bác sĩ đến từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các chuyên gia, bác sĩ đến từ Hoa Kỳ đã tiến hành phẫu thuật cho 26 trường hợp, trong đó có 10 bệnh nhi.Trong khuôn khổ của chương trình, CLB đã đến thăm và tặng quà tại Điểm trường thôn Khâu Bủng, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, gồm 5 ti vi, áo ấm mùa đông, dép và dụng cụ học tập và 20 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó (Tổng giá trị là 110 triệu đồng).Đối với người bệnh đến thăm khám và được phẫu thuật, CLB đều tặng quà và hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở, phẫu thuật cho các trường hợp bệnh nhi, người nghèo.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, chủ nhiệm Câu lạc bộ nhân đạo Sala cho biết, câu lạc bộ được thành lập năm 2010 với hạt nhân là các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Chúng tôi thường xuyên phối hợp tổ chức các chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo tại Hà Giang.Với phương châm khởi nguồn trao yêu thương, Sala mong muốn kịp thời chia sẻ, trợ giúp thiết thực cho trẻ em, người nghèo dân tộc thiểu số, để họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
https://nhandan.vn/kham-phau-thuat-mien-phi-chan-thuong-chinh-hinh-khuyet-tat-he-van-dong-tai-ha-giang-post813178.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "câu lạc bộ Sala", "Hà Giang", "phẫu thuật miễn phí", "chấn thương chỉnh hình" ] }
Cứu sống người bệnh bị nhiều vết đâm thấu tim ngừng tuần hoàn
NDO -Nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do có nhiều vết thương đâm vào bụng, xuyên lên ngực gây thủng gan, thủng tim và 3 lần ngừng tuần hoàn (ngừng tim), sau khi được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cùng phối hợp phẫu thuật kịp thời và hơn 20 ngày được chăm sóc tích cực, anh M.Đ.M, 46 tuổi, trú tại huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã hồi phục, được xuất viện trở về nhà.
Các bác sĩBệnh viện Trung ương Thái Nguyêncho biết, khi tiếp nhận, trên người anh M.Đ.T có nhiều vết thương sắc nhọn vùng thượng vị, kích thước 6x4cm do người bệnh tự dùng dao gây thương tích.Nhận định đây là trường hợp có thể phối hợp giữa vết thương thấu bụng-ngực và cần phải được phẫu thuật khẩn cấp, ngay lập tức hệ thống “báo động đỏ bệnh viện” được kích hoạt. Người bệnh nhanh chóng được đưa vào phòng mổ, mặc dù huyết áp đã tụt thấp rồi ngừng tim.Trong suốt 2 giờ phẫu thuật căng thẳng, kíp phẫu thuật tim mạch do Tiến sĩ Lô Quang Nhật, Trưởng khoa Ngoại Tim mạch-Lồng ngực làm trưởng kíp phẫu thuật cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn, vì mất nhiều máu kèm tạo máu cục khoang màng tim, chèn ép tim và ngừng tuần hoàn đến 3 lần.Với quyết tâm cứu sống người bệnh, toàn kíp phẫu thuật đã phối hợp chặt chẽ và dùng nhiều biện pháp để đưa nhịp tim của người bệnh quay trở lại như: mổ cấp cứu, thăm dò, xử trí theo thương tổn của vết thương; ép tim, đặt đường truyền vào tĩnh mạch lớn để truyền dịch, truyền máu, hạ thân nhiệt...Khi tiến hành mở bụng theo vết thương, máu đỏ tươi trào ra ồ ạt qua đường thủng gan xuyên qua cơ hoành lên ngực, lúc này người bệnh tiếp tục ngừng tuần hoàn. Sau khi được ép tim ngoài lồng ngực( bác sĩ dùng tay trực tiếp xoa bóp tim) 2 lần, dù người bệnh đã có nhịp tim trở lại nhưng máu vẫn chảy ồ ạt qua vết thương. Nhận định đây là trường hợp có thương tổn tim, kíp phẫu thuật nhanh chóng phối hợp để mở ngực kiểm soát, xử trí vết thương.Khi mở khoang màng ngoài tim thấy nhiều máu cục, máu đông, mỏm tim phần buồng thất thủng rách phức tạp với 5 lỗ thủng, đặc biệt có vết thương dài gần 3cm gây máu chảy ồ ạt. Lúc này, người bệnh lại ngừng tim một lần nữa, phẫu thuật viên chính vừa tiến hành xoa bóp, ép tim trong lồng ngực, vừa khẩn trương khâu những chỗ thủng rách của tâm thất, vừa bảo tồn tối đa những nhánh mạch vành tổn thương. Người bệnh đã được truyền 5 lít máu và các chế phẩm trong suốt cuộc mổ.Sau phẫu thuật, điều kỳ diệu đã xảy ra, trái tim người bệnh đã đập trở lại và đáp ứng tốt với thuốc vận mạch, kiểm tra không thấy ruột bị thương tổn, máu đã được cầm qua vết thương, người bệnh nhanh chóng được chuyển về khoa Hồi sức tích cực-Chống độc để tiến hành các biện pháp hồi sức chuyên sâu. Sau phẫu thuật 7 ngày, người bệnh đã tỉnh và không cần phải sử dụng thuốc vận mạch.Ca mổ thành công, người bệnh được cứu sống và xuất viện trở về nhà. Đây thật sự là mộtthành công lớncủa kíp phẫu thuật Tim-Mạch liên khoa, khẳng định năng lực chuyên môn của đội ngũ bác sĩ, phẫu thuật viên của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, mở ra những cơ hội được cứu sống cho thêm nhiều người bệnh nguy kịch.
https://nhandan.vn/cuu-song-nguoi-benh-bi-nhieu-vet-dam-thau-tim-ngung-tuan-hoan-post787628.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Thái Nguyên", "Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên", "phẫu thuật", "cứu sống bệnh nhân", "ngừng tuần hoàn" ] }
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị thăm, chúc mừng các đơn vị y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Ngày 27/2,tỉnh Quảng Trịtổ chức các Đoàn công tác đến thăm, tặng hoa, chúc mừng đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, người lao động các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Các Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc mừngSở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Phòng Quản lý sức khỏe cán bộ.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị Nguyễn Đăng Quang gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, thành công đến toàn thể cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành y tế của tỉnh. Đồng chí khẳng định, những kết quả mà ngành y tế đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng, điều trị, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã góp phần quan trọng cùng với toàn tỉnh hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam thăm, tặng hoa chúc mừng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.Đặc biệt, thời gian qua công tác phát triển kỹ thuật chuyên sâu, đầu tư trang thiết bị hiện đại được ngành y tế tỉnh đặc biệt quan tâm nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nữa nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đồng chí khẳng định lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho ngành y tế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.Nhân dịp này, Giám đốc Sở Y tế Quảng Trị Đỗ Văn Hùng, đại diện lãnh đạo các đơn vị y tế đã gửi lời cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo tỉnh đến cán bộ, nhân viên ngành y tế. Đồng thời, thể hiện quyết tâm luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn, luôn làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương y như từ mẫu”.
https://nhandan.vn/lanh-dao-tinh-quang-tri-tham-chuc-mung-cac-don-vi-y-te-nhan-ngay-thay-thuoc-viet-nam-272-post797750.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Quảng Trị", "Y tế", "Ngày 27/2", "chúc mừng các đơn vị y tế" ] }
Bộ Y tế đề nghị đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Dechang Việt Nam
NDO -Ngày 16/5, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Sở Y tếĐồng Naivề việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam (huyện Trảng Bom).
Công văn cho biết, Cục An toàn thực phẩm nhận được thông tin về việc nghi ngờ ngộ độc sau bữa ăn chiều ngày 15/5 tại Công ty TNHH Dechang Việt Nam ở Khu Công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, ghi nhận có gần 100 ca đau bụng, tiêu chảy, nôn ói đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom.Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đề nghị Sở Y tế tỉnh Đồng Nai khẩn trương chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh tập trung nguồn lực tích cực điều trị cho bệnh nhân, trong trường hợp cần thiết có thể xin hỗ trợ hội chẩn chuyên môn với bệnh viện tuyến trên.Cục An toàn thực phẩm yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Công ty TNHH Dechang Việt Nam, tổ chứcđiều traxác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc theo quy định, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân.Phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm quy định về an toàn thực phẩm (nếu có) và công khai kết quả để kịp thời cảnh báo cho cộng đồng.“Phối hợp với các ngành chức năng truy xuất nguồn nguyên liệu đến tận nơi cung cấp. Nếu cơ sở cung cấp không thuộc địa bàn của tỉnh thì phải có công văn khẩn gửi Sở Y tế nơi có cơ sở cung cấp nguyên liệu để kiểm soát và lấy mẫu nguyên liệu, đồng thời báo cáo ngay về Cục An toàn thực phẩm để kịp thời chỉ đạo”, công văn nêu rõ.Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị Sở Y tế Đồng Nai tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các bếp ăn tập thể, cơ sở dịch vụ ăn uống bảo đảm vệ sinh, điều kiện an toàn thực phẩm, thực hiện nghiêm việc quản lý, truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thực phẩm và vệ sinh trong các khâu chế biến.Đồng thời tuyên truyền, giáo dục cho người dân kiến thức an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm an toàn thực phẩm trong lựa chọn, và sử dụng thực phẩm, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.Trước đó, Báo Nhân Dân đã đưa tin về việcgần 100 công nhân nghi bị ngộ độc sau bữa ăn chiều tại Đồng Nai. Ngaysau khi tiếp nhận sự việc, Công an huyện Trảng Bom đã vào cuộc, phối hợp các cơ quan liên quan điều tra, xác minh làm rõ.
https://nhandan.vn/bo-y-te-de-nghi-dinh-chi-ngay-hoat-dong-bep-an-tap-the-cong-ty-tnhh-dechang-viet-nam-post809614.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "đình chỉ bếp ăn tập thể Công ty TNHH Dechang Việt Nam", "ngộ độc tập thể", "Đồng Nai" ] }
Hành trình trở thành đơn vị ghép gan lớn nhất cả nước
NDO -Là ca ghép gan đầu tiên được thực hiện thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, sau 6 năm được con trai hiến 60% lá gan phải, bà Nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1962, Hà Nội) thấy cuộc sống vẫn đang như một giấc mơ. Bà Thanh là một trong 200 trường hợp được ghép gan thành công tạiBệnh viện Trung ương Quân đội 108trong 6 năm qua. 200 người bệnh mắc bệnh lý gan mật đã được kéo dài sự sống với tỷ lệ sống 5 năm sau ghép đạt hơn 70%.
Ca ghép gan cấp cứu đầu tiên đã mở ra hy vọng mớiGần 10 năm cơ thể diễn biến bất thường vì bệnh tắc ống mật dẫn tới xơ gan, teo gan, bà Thanh thấy cuộc sống trở nên tối tăm. Da bà mỗi ngày vàng đậm, chuyển đen sẫm, huyết áp tụt. “Bác sĩ bảo tôi chỉ có thể sống bằng giờ, bằng ngày”, bà Thanh kể.Lúc bấy giờ, các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chưa từng triển khai ca ghép gan cấp cứu, nhưng họ quyết tâm cần phải làm hết sức vì người bệnh. Toàn bộ gia đình bà Thanh xét nghiệm đều hòa hợp điều kiện hiến gan, nhưng con trai của bà – anh Hiên kiên quyết từ chối sự giúp đỡ của họ hàng. “Con sẽ hiến gan cứu mẹ”, Hiên nói với mẹ.Thương con trai đứt ruột bấy giờ mới 25 tuổi, bà Thanh không dám nhận lời “Với tôi, con cái lúc nào cũng bé bỏng. Những năm trước, con cũng đã có ý định ghép thận cứu bố và giờ đây, con trai lại quyết tâm cứu mẹ dù phải cắt đi một lần lá gan”. Nhưng sự kiên quyết của Hiên đã khiến bà nghĩ lại, có thêm niềm tin vào cuộc đời mới.Ngày 10/7/2017, bà Thanh được ghép gan cấp cứu. Bà được tái sinh một lần nữa với 60% lá gan phải được lấy từ chính con trai ruột. Nhiều ngày nằm hồi sức, nhìn cơ thể khỏe mạnh trở lại, người mẹ nhiều đêm rơi nước mắt, phần vì hạnh phúc được sống lại, phần vì thương cậu con trai hiếu thuận cũng đang hồi sức từng ngày. “Ngày được gặp con, tôi thấy mình thật sự yêu đời trở lại. Vì con trai, vì sự tận tâm chăm sóc của các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, tôi phải sống khỏe, sống tốt".Bà Nguyễn Thị Thanh khỏe mạnh sau 6 năm được ghép gan.Điều bà Thanh hạnh phúc nhất là 3 năm trước, cậu con trai đang làm tòa án đã lập gia đình, sống khỏe mạnh, béo tốt và đã chào đón cháu nội đầu tiên cách đây 2 năm. Đây là trường hợp ghép gan cấp cứu - một trong những kỹ thuật phức tạp bậc nhất trong chuyên ngành tiêu hóa-gan mật được triển khai thành công tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Thành công của ca ghép gan từ người cho cùng huyết thống đã giúp cho các bác sĩ tại bệnh viện có thêm kinh nghiệm và tự tin để triển khai nhiều ca ghép tạng mới. Tính đến nay, bệnh viện đã tiến hành 65 ca ghép gan cấp cứu, cứu sống những bệnh nhân suy gan rất nặng.Ngày 16/9/2020, bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện ca ghép gan thành công đầu tiên từ người cho chết não. 12 bàn mổ với hàng trăm y, bác sĩ đã tiến hành lấy đa tạng và ghép đa tạng trong hơn 10 giờ đồng hồ.Bệnh viện đã tổ chức thực hiện ghép gan thường quy hàng tuần, trung bình mỗi tuần 1-2 ca. Tần suất thực hiện các ca ghép tăng lên đáng kể, có tuần bệnh viện triển khai ghép 5 ca ghép gan, có ngày thực hiện 2 ca ghép.Trung bình mỗi năm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai 40 ca ghép gan, là cơ sở y tế dẫn đầu ASEAN về ghép gan, đặc biệt là ghép gan từ người cho sống.Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu SongGiám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Chinh phục nhiều ca ghép gan khóThiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, bệnh viện đã chinh phục nhiều kỹ thuật mới trong lĩnh vực ghép gan: Ghép gan cấp cứu, ghép gan theo kế hoạch, ghép gan lấy từ người hiến chết não, ghép gan lấy từ người cho sống, ghép gan cho người lớn, ghép gan cho trẻ em, ghép gan bất đồng nhóm máu.Đặc biệt, bệnh viện đã ứng dụng thành công kỹ thuật nội soi lấy mảnh gan ghép và ghép gan, lấy ghép gan tại chỗ và tổ chức điều phối lấy ghép gan xuyên Việt với rất nhiều ca đặc biệt ghi những dấu ấn sâu sắc.Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Song, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 phát biểu tại hội thảo.Tháng 11/2021, bệnh viện ghi dấu bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực ghép gan trên bản đồ ghép tạng là lấy mảnh gan ghép (bên phải) bằng phẫu thuật nội soi từ người hiến sống và tiến hành ghép gan thành công. Đây là bệnh nhân đầu tiên được thực hiện kỹ thuật này tại Việt Nam.Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện là cơ sở y tế duy nhất triển khai kỹ thuật này với khoảng 20 trường hợp được thực hiện thành công.Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai kỹ thuật ghép gan tương đương với nhiều cơ sở y tế nước ngoài trong khi đó, chi phí chỉ bằng 1/6, 1/7 so với các nước tiên tiến trên thế giới. Thí dụ như tại Singapore, hiện một ca ghép gan khoảng 8 tỷ đồng, chưa tính chi phí đi lại, ăn ở.Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Gia KhánhChủ tịch Hội ghép tạng Việt NamVới phẫu thuật nội soi hỗ trợ trong ghép gan ở người nhận gan, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện được phẫu thuật nội soi cắt gan toàn bộ cho 8 trường hợp (kỹ thuật cắt gan toàn bộ, sau đó mở đường nhỏ trắng giữa trên rốn để đưa gan vào thực hiện các miệng nối mạch máu và đường mật; trong khi trước kia phải mở đường chữ J là đường mổ lớn). Trên thế giới đã thực hiện thành công hơn 20 trường hợp phẫu thuật nội soi ghép gan toàn bộ ở người nhận.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Thành, Viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đây là bước đầu tiên giúp hoàn thiện kỹ thuật, chuẩn bị cho thực hiện phẫu thuật nội soi ghép gan toàn bộ ở người nhận trong thời gian tới. Đây là kỹ thuật mới ở Việt Nam và Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là nơi đầu tiên triển khai kỹ thuật này.Caghép gan bất đồng nhóm máugiữa người hiến gan và người nhận đầu tiên được bệnh viện triển khai thành công.Ngày 30/10 vừa qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiến hành ghép gan cho nữ bệnh nhân 16 tuổi, quê ở Quảng Bình. Đây là caghép gan bất đồng nhóm máugiữa người hiến gan và người nhận (người hiến là bà nội của bệnh nhân) đầu tiên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Thiếu tướng Lê Hữu Song cho biết, tại Việt Nam, ghép tạng từ nguồn cho bất đồng nhóm máu ABO đã được thực hiện trên bệnh nhân ghép thận và trên nhóm ghép gan ở trẻ em, tuy nhiên trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi hơn thì cần quy trình điều trị ức chế miễn dịch trước ghép chặt chẽ hơn. Mặc dù miễn dịch của người lớn phức tạp hơn ở trẻ em và lượng bệnh nhân ghép gan ngày càng tăng, nguồn gan hiến hạn chế, từ đó, việc triển khai ghép gan bất đồng nhóm máu giúp tăng cơ hội sống cho người cần được ghép gan.Sau hơn 6 năm thực hiện đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người” tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đến nay đã ghép được 8/11 loại mô tạng với trên 800 ca ghép (308 ca ghép thận, 204 ca ghép gan, 3 ca ghép phổi, 18 ca ghép giác mạc, 219 ca ghép tế bào gốc điều trị đột quỵ và xơ gan mất bù, 52 ca ghép tủy, 3 ca ghép chi thể…). Các ca ghép được thực hiện với tỷ lệ thành công và thời gian sống sau ghép tương đương các nước tiên tiến trên thế giới, mang lại nhiều giá trị khoa học và giá trị nhân văn sâu sắc.Tiếp tục chinh phục những đỉnh cao trong lĩnh vực ghép mô tạngGiám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Lê Hữu Song cho biết, có được những thành công về ghép gan, ghép mô tạng trên đây là do các nhà khoa học, thầy thuốc của bệnh viện đã nỗ lực, cố gắng, được sự quan tâm chăm lo của Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, Bộ Khoa học Công nghệ, sự hợp tác của Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người, Hội Ghép tạng Việt Nam và sự hy sinh cao cả của người hiến tạng và gia đình bệnh nhân.Lãnh đạo bệnh viện cung cấp thông tin báo chí.Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thực hiện từ 40-50 ca ghép gan, trong những năm tới phấn đấu đạt 100-150 ca/mỗi năm. Chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác nên rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối ở nước ta."Trong thời gian tới, bệnh viện chúng tôi tiếp tục triển khai ghép gan cấp cứu; thực hiện thường quy kỹ thuật lấy mảnh ghép gan từ người hiến sống bằng phẫu thuật nội soi; thực hiện cắt toàn bộ gan người nhận bằng kỹ thuật nội soi tiến tới triển khai kỹ thuật ghép gan bằng phẫu thuật nội soi; đẩy mạnh ghép bất đồng nhóm máu để tăng nguồn hiến gan;…", Thiếu tướng Lê Hữu Song cho biết.Mục tiêu của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 về phát triển ghép mô bộ phận cơ thể người đến năm 2025 là hoàn thiện cơ sở hạ tầng ghép mô, bộ phận cơ thể người đồng bộ; tập trung nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người tiên tiến hiện đại; phấn đấu trở thành trung tâm ghép mô, bộ phận cơ thể người ngang tầm với các quốc gia có nền y học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chinh phục nhiều đỉnh cao trong lĩnh vực ghép tạng.Hiện nay, cả nước ta có 9 trung tâm ghép gan, đã thực hiện ghép gan cho hơn 500 bệnh nhân. Riêng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã thực hiện thành công trên 200 ca ghép trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc (tính đến ngày 24/11/2023, bệnh viện đã ghép 204 ca), đồng thời cũng là đơn vị ghép gan từ người cho sống nhiều nhất cả nước (202 ca).
https://nhandan.vn/hanh-trinh-tro-thanh-don-vi-ghep-gan-lon-nhat-ca-nuoc-post784284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ghép gan", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "200 ca ghép gan", "thành tựu ghép gan" ] }
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế
NDO -Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” do Bệnh viện 199 (Bộ Công an đóng tại Đà Nẵng) phối hợp các đơn vị liên quan, tổ chức khai mạc sáng nay (17/4) tạiĐà Nẵng.
Hội thảo nhằm thúc đẩy mô hìnhđổi mới sáng tạomở trong lĩnh vực y tế và kết nối các giải pháp sản phẩm dịch vụ đổi mới sáng tạo vào lĩnh vực y tế, thu hút đông đảo y bác sỹ tham dự.Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại tá Quách Hữu Trung, Giám đốc Bệnh viện 199 cho biết, những năm qua, bệnh viện luôn chú trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh,ngày một đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người bệnh.Hội thảo “Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế” do bệnh viện tổ chức nhằm thực hiện thoả thuận hợp tác, thiết lập, phát triển mạng lưới tổ hợp và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia giữa Bệnh viện 199 - Bộ Công an và các đơn vị liên quan.Hội thảo "Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế" khai mạc sáng nay 17/4 tại Bệnh viện 199. (Ảnh ANH ĐÀO)“Bệnh viện 199 đã đưa vào vận hành Trung tâm đổi mới sáng tạo, đây là động lực phát triển y tế số, y tế đổi mới sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ vào thực tế phục vụ y tế, chăm sóc sức khỏe người dân.Để trung tâm này hoạt động hiệu quả và quan trọng hơn hết là làm sao để gắn kết với các đơn vị trên nhiều lĩnh vực, đổi mới sáng tạo chuyên sâu, toàn diện, hiện chúng tôi đã triển khai nhiều hoạt độngkhám chữa bệnh chuyên sâu, với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm”, Đại tá Quách Hữu Trung, nhấn mạnh.Các y bác sĩ Bệnh viện 199 phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn cứu sống bệnh nhân. (Ảnh ANH ĐÀO)Tại hội thảo, nhiều tham luận tập trung vào nội dung đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế được trình bày. Trong đó, nhiều tham luận được đánh giá cao như: Thúc đẩy tiềm năng và thu hút nguồn lực phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TS Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ;Ứng dụng công nghệ bức xạ sản xuất gel làm liền vết thương của TS Hoàng Thanh Phi Hùng - VINAGAMMA; Vai trò của dữ liệu trong y tế và giải pháp khai thác-ứng dụng bằng nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu lớn (iTitan) của TS Đặng Văn Cường - Công ty Titan Data Analytics; Nghiên cứu phát triển thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ dược liệu vùng cát biển trồng theo chuẩn GACP-WHO của TS,BS Nguyễn Thị Kim Nga - Viện trưởng Viện Dược liệu vùng cát biển…Hội thảo cũng là dịp để các y bác sĩ được tiếp cận với nhiều ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào quá trình nghiên cứu, khám, chữa bệnh và điều trị cho bệnh nhân.
https://nhandan.vn/thuc-day-doi-moi-sang-tao-trong-linh-vuc-y-te-post805132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Bệnh viện 199", "đổi mới sáng tạo", "đổi mới sáng tạo lĩnh vực y tế", "Đà Nẵng" ] }
Một trường hợp tử vong do bệnh dại ở Đắk Lắk
NDO -Ngày 11/4, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk Hoàng Hải Phúc cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận 1 trường hợp tử vong dobệnh dại. Đây là trường hợp tử vong do bệnh dại đầu tiên trong năm 2023 ở Đắk Lắk.
Bệnh nhân là Đ.N.Y, nữ, sinh năm 2014, trú tại thôn Hòa Lộc, xã Chư Kpô, huyện Krông Búk.Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tiến hành điều tra, xác minh cho thấy, bệnh nhân khởi phát bệnh vào ngày 9/4 với các triệu chứng: Sốt cao, nôn ói, sợ nước, sợ gió, ăn uống sặc.Gia đình đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị.Bệnh nhân vào viện lúc 0 giờ 12 phút, ngày 10/4 với triệu chứng: Trẻ tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm mạc hồng, mạch 110 lần/phút, nhiệt độ 37,5 độ C, huyết áp 100/70mmHg, nhịp thở 25 lần/phút, cân nặng 30kg.Bệnh nhân co rút toàn thân, sợ nước, sợ gió, không uống được, tri giác ổn, không yếu liệt, tim nhịp đều, thở đều, phổi không ran, cổ mềm, đồng tử hai bên 2,5mm. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi bệnh dại.Đến 3 giờ 5 phút cùng ngày, người nhà bệnh nhân được bệnh viện tư vấn, giải thích về tình trạng bệnh, gia đình xin cho trẻ về nhà. Đến 17 giờ ngày 10/4, bệnh nhân tử vong.Theo lời khai của người nhà, khoảng cuối tháng 1/2023 bệnh nhân bị chó cắn vào cẳng tay nhưng không đi tiêm phòng dại.Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 4 trường hợp bị chó mắc bệnh dại cắn, trong đó 1 trường hợp ở thành phố Buôn Ma Thuột, 1 trường hợp ở huyện Krông Pắc và 2 trường hợp ở huyện Cư M’gar 2.Hiện nay, thời tiết ở Đắk Lắk đang bước vào mùa nắng nóng, đây là thời điểm bệnh dại dễ bùng phát. Vì vậy, để ngăn chặn và đẩy lùi bệnh dại, hiện nay ngoài việc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn, mỗi gia đình khi có người thân bị chó dại cắn hay mèo cào cần đi tiêm phòng vaccine phòng dại kịp thời.
https://nhandan.vn/mot-truong-hop-tu-vong-do-benh-dai-o-dak-lak-post747219.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "tử vong", "bệnh dại", "chó cắn", "Đắk Lắk" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh: Tặng Bằng khen cho ê-kíp phẫu thuật nối thành công cánh tay đứt lìa cho bệnh nhi 5 tuổi
NDO -Tối 29/12, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã trao Bằng khen đột xuất của Ủy ban nhân dân Thành phố cho 3 tập thể và 5 cá nhân Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình vì đã có thành tích xuất sắcphẫu thuậtkịp thời, nối sống cánh tay đứt lìa của bệnh nhi L.Ph.O. (5 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh)
Theo ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ngay sau khi biết tin về ca phẫu thuật “Nối thành công cánh tay đứt lìa cho bệnh nhi 5 tuổi” do các bác sĩ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, mọi người hết sức trân trọng sự nỗ lực của ê-kíp bệnh viện. Lãnh đạo Thành phố đánh giá cao về mặt chuyên môn cũng như tinh thần trách nhiệm của tập thể cán bộ, bác sĩ bệnh viện, đặc biệt là của 3 ê-kíp: Khoa Cấp cứu, Khoa Vi phẫu tạo hình và Khoa Gây mê hồi sức.Tin liên quanCứu cánh tay bị đứt lìa cho bệnh nhân ở Thanh HóaNgoài ra, lãnh đạo Thành phố mong muốn bệnh viện cần tiếp tục phát huy và thể hiện trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm của người bác sĩ cứu chữa người bệnh, còn cơ hội là còn cố gắng mang lại sức khỏe cho người dân.Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh đã phẫu thuật vi phẫu nối cánh tay đứt lìa cho bệnh nhi L.Ph.O. (5 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh).Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đến thăm, động viên và chuyển những món quà tặng của lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cho bệnh nhi L.Ph.O.Theo lời kể của gia đình, bé ngồi sau xe máy được mẹ chở trên đường. Bé có mặc áo khoác, một tay áo khoác bé xỏ vào tay, một tay áo bé để thõng xuống, nên tay áo này cuốn vào xe máy giật bé té ngã và kéo lìa cánh tay phải của bé. Bé được đưa ngay tới Bệnh viện Trà Vinh sơ cứu, sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận và chuyển tới Bệnh viện Nhi Đồng 1, rồi chuyển em bé tới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh.Sau 8 ngày, cánh tay được khâu nối vi phẫu sống ổn định, các ngón tay hồng ấm, không có hiện tượng nổi bóng nước, không có hiện tượng nhiễm trùng, tinh thần bé khỏe, vui cười, huyết động học ổn định.Hiện tại, bé được chăm sóc tại Khoa Vi phẫu tạo hình, sức khỏe ổn định, tinh thần vui vẻ, bàn tay hồng ấm, vết thương khô.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-tang-bang-khen-cho-e-kip-phau-thuat-noi-thanh-cong-canh-tay-dut-lia-cho-benh-nhi-5-tuoi-post789940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "ekip phẫu thuật", "cánh tay đứt lìa", "phẫu thuật thành công", "khen thưởng" ] }
8 giờ cân não loại bỏ khối u ở vị trí nguy hiểm cho bệnh nhi 9 tuổi
NDO -U màng não lớn khiến cô bé 9 tuổi rơi vào những cơn đau đầu kéo dài, buộc phải phẫu thuật loại bỏ khối u lớn nguy hiểm, bảo toàn tính mạng cho bệnh nhi.
Bệnh nhi đã có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian gần đây, gia đình quyết định đưa cháu đi khám và đã phát hiện bệnh. Gia đình đã tham khảo nhiều trung tâm, bệnh viện và quyết định điều trị tại khoaPhẫu thuậtThần kinh, Bệnh viện E.Người bệnh nhập viện với tình trạng đau đầu dữ dội, kéo dài nhiều tuần. Sau khi thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm cần thiết, người bệnh được chẩn đoán u màng não liềm đại não 1/3 trước.Các bác sĩ đã hội chẩn, tiến hành đánh giá xác định khối u nằm vị trí đường giữa, phát triển sang 2 bên bán cầu đại não, kích thước 62x52x50 mm, xâm lấn làm tắc hoàn toàn xoang tĩnh mạch dọc trên. Các bác sĩ khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện E đã lên kế hoạch điều trị: người bệnh sẽ được can thiệp nút mạch tiền phẫu và phẫu thuật khối u sau đó nhằm giảm nguy cơ mất máu trong mổ.Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, được sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh như: sử dụng kính vi phẫu, dụng cụ vi phẫu thuật, định vị thần kinh và bó sợi thần kinh trong phẫu thuật (Neuronavigation), giúp xác định rõ khối u so với các cấu trúc quan trọng khác, giúp phẫu thuật viên phẫu tích chính xác, tránh tổn thương mô não lành và hạn chế tối đa biến chứng.Ca phẫu thuật đã lấy được toàn bộ khối u, toàn bộ phần xoang tĩnh mạch dọc trên và liềm đại não bị khối u thâm nhiễm, bảo tồn các chức năng thần kinh quan trọng, hạn chế mất máu tối đa.Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Bùi Minh Thắng, giảng viên bộ môn Ngoại trường ĐH Y Hà Nội, bác sĩ điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện E cho hay, đây là ca bệnh khó vì người bệnh còn nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, vị trí nguy hiểm, buộc phải tiến hành phẫu thuật loại bỏkhối unếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.Bệnh nhi đang bình phục dần sức khỏe.Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Bùi Minh Thắng – giảng viên bộ môn Ngoại trường ĐH Y Hà Nội, bác sĩ điều trị tại khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện E cho biết, khối u não của người bệnh phát triển từ từ, được phát hiện khi đã có kích thước lớn gây nguy hiểm và khó khăn trong quá trình điều trị và phẫu thuật. Tuy nhiên với điều kiện trang thiết bị đầy đủ của Bệnh viện với các ê-kíp chuyên khoa: Phẫu thuật, Gây mê hồi sức, Chẩn đoán hình ảnh-can thiệp, Giải phẫu bệnh, Nhi khoa, Huyết học cùng sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị phẫu thuật thần kinh hiện đại đã giúp loại bỏ hoàn toàn khối u.Sau kết thúc ca phẫu thuật 14 tiếng, người bệnh tỉnh lại và được đưa về khoa điều trị. Người bệnh được chăm sóc và điều trị hậu phẫu 10 ngày ra viện, bệnh nhi tỉnh táo, chơi ngoan, ăn ngủ tốt, không liệt, vết mổ liền. Phim chụp kiểm tra không còn khối u và các tổn thương sau phẫu thuật.Tiến sĩ, bác sĩ Lê Hồng Nhân chia sẻ, trẻ em khi có dấu hiệu đau đầu, đặc biệt là những cơn đau đầu kéo dài, gia đình nên lưu tâm và cho trẻ đi khám tại các cơ sở y tế có đầy đủ chuyên khoa: Nhi khoa, Phẫu thuật thần kinh, Nội thần kinh để được kiểm tra và can thiệp y tế kịp thời.
https://nhandan.vn/8-gio-can-nao-loai-bo-khoi-u-o-vi-tri-nguy-hiem-cho-benh-nhi-9-tuoi-post807653.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "phẫu thuật não", "bệnh nhi 9 tuổi", "khối u khổng lồ", "8 giờ phẫu thuật", "Bệnh viện E" ] }
Từng bước giải quyết vướng mắc trong đấu thầu thuốc, vật tư y tế
Với Luật Ðấu thầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2024 và Nghị định số 24/2024/NÐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ðấu thầu về lựa chọn nhà thầu có hiệu lực từ ngày 27/2/2024 đã cơ bảntháo gỡnhững vướng mắc trong thực hiện đấu thầu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập.
Tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập xuất hiện nhiều hơn kể từ sau giai đoạn cao điểm phòng chống dịch Covid-19. Nhưng với các quy định cụ thể của Luật Ðấu thầu và Nghị định 24/2024/NÐ-CP sẽ tạo sự chủ động, linh hoạt cho cơ sở y tế trong mua thuốc, vật tư y tế phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho người dân.Trưởng phòng Chính sách, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư) Hoàng Cương cho biết, trước khi ban hành Nghị định 24, Ban soạn thảo đã có nhiều cuộc làm việc với các bên liên quan, nhất là các bệnh viện đầu ngành như: Bạch Mai, K, Hữu nghị Việt Ðức, Chợ Rẫy... trực tiếp nghe các đề xuất, từ đó nhiều nội dung đã được đưa ngay vào nghị định để tháo gỡ tối đa những khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các bệnh viện trong việc đấu thầu thuốc, vật tư y tế để bảo đảm phục vụ tốt hơn công tác khám, chữa bệnh của người dân.Do vậy, khi Nghị định 24 được ban hành đã giúp công tác đấu thầu thuốc, vật tư y tế được đơn giản, thuận tiện, phù hợp thực tế và phù hợp khả năng khám, chữa bệnh, khả năng chi trả của từng bệnh viện. Ðáng chú ý, Nghị định 24 đưa ra quy định chi tiết đối với thuốc thuộc danh mục đấu thầu cấp quốc gia, của địa phương, nếu chưa có kết quả đấu thầu hoặc đơn vị chưa lựa chọn được nhà thầu thì trong trường hợp đó, các bệnh viện cũng đều có cơ chế chủ động để tự mua sắm phục vụ khám, chữa bệnh cho người dân.Bệnh viện có thể áp dụng tùy chọn mua thêm thuốc, vật tư y tế (tối đa bằng 30% số lượng mua trước đó) mà không phải tổ chức đấu thầu; một số trường hợp được chỉ định thầu; một số hình thức mua sắm tiên tiến (mua sắm trực tuyến, chào giá trực tuyến…) để trong thời gian ngắn, các bệnh viện có thể mua ngay được vật tư, linh kiện lắp đặt, thay thế những máy móc bị hỏng mà không phải tổ chức đấu thầu như trước đây.Trên cơ sở thực tiễn triển khai Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế và Thông tư 14/2023/TT-BYT của Bộ Y tế về xây dựng giá gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, cũng như các đề xuất của các bệnh viện, Nghị định 24 tiếp tục duy trì cơ chế riêng đối với thuốc và vật tư y tế khi được phép lấy báo giá cao nhất làm giá gói thầu trên cơ sở yêu cầu chuyên môn, tính năng kỹ thuật được hội đồng chuyên môn đánh giá phù hợp với khả năng tài chính của bệnh viện.Hiện Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đang khẩn trương hoàn thiện các thông tư về mẫu hướng dẫn về đấu thầu trong lĩnh vực y tế; hướng dẫn về đàm phán giá mua sắm tập trung… khi ban hành, áp dụng các mẫu này sẽ đơn giản, thuận tiện và bảo đảm tính thống nhất. Ðược biết, hai bộ đang tập trung hoàn thiện để trong thời gian sớm nhất sẽ ban hành các thông tư này theo đúng trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Tuy các quy định đã khá rõ ràng, cụ thể nhưng trao đổi tại Hội nghị Câu lạc bộ Giám đốc bệnh viện khu vực phía bắc mới đây, đại diện nhiều bệnh viện vẫn còn một số băn khoăn, cần sớm được tháo gỡ. Về mặt lý thuyết thì hoàn toàn có thể triển khai ngay việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, nhưng thực tiễn bối cảnh ngành y tế hiện nay thì cần sớm có những hướng dẫn cụ thể.Cần phải quy định cụ thể hơn, đó là mặt hàng nào thì thuộc diện đấu thầu tập trung của trung ương, mặt hàng nào thì thuộc diện đấu thầu tập trung cấp địa phương và mặt hàng nào được phép đấu thầu tại bệnh viện. Như vậy, vẫn phải chờ thông tư hướng dẫn.Ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Ðức Giang (Hà Nội)Ðại diện một số bệnh viện cũng thừa nhận chưa thể dễ dàng đấu thầu mua sắm đủ thuốc, vật tư, như một số loại vật tư (găng tay, bông băng, vật tư phẫu thuật...) đang phải mua theo gói dưới 50 triệu đồng, do giám đốc bệnh viện tự quyết định. Nhưng với những vật tư phục vụ phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, tim mạch thì giá cao, không thể mua theo hình thức này... Vì thế có những bệnh viện, chỉ bảo đảm vật tư y tế cho các trường hợp cấp cứu, chứ không thể phục vụ các ca mổ phiên.Một số ý kiến khác cho rằng, thuốc và vật tư y tế là hàng hóa đặc biệt, không thể đấu thầu giống như các mặt hàng thông thường khác. Nếu chưa có thông tư hướng dẫn, thì các bệnh viện chưa thể mua sắm được. Ngay cả việc áp giá gói thầu của các bệnh viện khác làm căn cứ mua sắm thì đặc thù bệnh viện cũng không thể mua đủ mặt hàng như nhu cầu sử dụng thực tế, có thể chỉ dùng một vài tháng và chỉ được thực hiện một lần trong năm.PGS, TS Ðào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đánh giá, Luật Ðấu thầu và Nghị định 24/2024/NÐ-CP đã tháo gỡ nhiều vướng mắc về mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Nhưng các bệnh viện còn khá băn khoăn về tính chính xác của báo giá trang thiết bị, vật tư y tế mà các doanh nghiệp đưa ra. Thực tế đã có những doanh nghiệp thành lập nhiều công ty, các công ty trúng thầu, chủ đầu tư rơi vào tình cảnh mua phải giá đắt và khi kiểm toán lại sai phạm…Ông Hoàng Cương cho biết, việc báo giá là quyền của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm với việc báo giá. Còn chủ đầu tư là các bệnh viện nếu thấy việc báo giá không bảo đảm tính chính xác thì có thể lấy báo giá được công khai rộng rãi tại Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để đối chiếu. Nếu doanh nghiệp báo giá cao, chủ đầu tư thấy không phù hợp thì chọn doanh nghiệp khác…Như vậy, để việc mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế bảo đảm nhanh, đúng các quy định của pháp luật, các bệnh viện vẫn đang đợi các hướng dẫn chi tiết từ các bộ, ngành liên quan (Y tế, Kế hoạch và Ðầu tư). Nghị định 24 cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành trong việc ban hành các hướng dẫn cụ thể đó.
https://nhandan.vn/tung-buoc-giai-quyet-vuong-mac-trong-dau-thau-thuoc-vat-tu-y-te-post800828.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Luật Đấu thầu", "Nghị định 24/2024/NĐ-CP", "Thuốc", "Vật tư y tế", "Bệnh viện", "Công tác khám chữa bệnh" ] }
Biến thể JN.1 gây ra gần 50% số ca mắc mới Covid-19 trên toàn nước Mỹ
Theo báo cáo công bố ngày 25/12 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, JN.1 hiện là biến thể phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế tại nước này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ,biến thể JN.1đang lây lan nhanh chóng tại Mỹ và hiện gây ra gần 50% số ca mắc mới Covid-19 ở nước này.Báo cáo công bố ngày 25/12 của CDC cho thấy JN.1 hiện là biến thể phát triển nhanh nhất và chiếm ưu thế trong cả nước.Theo CDC, biến thể này gây ra hơn 44% số ca nhiễm mới trên toàn nước Mỹ, tăng so với mức 21,4% được báo cáo trước đó.CDC ước tính JN.1 lây lan mạnh nhất ở các khu vực đông bắc bao gồm New Jersey và New York, nơibiến thểnày chiếm gần 57% số ca nhiễm.Theo CDC, JN.1 có khả năng lây truyền cao hơn các biến thể khác “hoặc né tránh hệ thống miễn dịch của chúng ta tốt hơn các biến thể khác đang lưu hành”.
https://nhandan.vn/bien-the-jn1-gay-ra-gan-50-so-ca-mac-moi-covid-19-tren-toan-nuoc-my-post789270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Biến thể JN.1", "Covid-19", "nước Mỹ" ] }
Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý bệnh phổi và lao
NDO -Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát hiện bệnh lao. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo được gắn vào các máy X-quang, theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, máy sẽ có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. Nhờ đó, hiệu quả phát hiện bệnh lao đã tăng gấp đôi.
Trong hai ngày 24-25/5, Bệnh viện Phổi Trung ương vàChương trình Chống lao quốc giatổ chức Hội nghị khoa học Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý bệnh phổi và kiểm soát lao. Nhiều công nghệ cao được các diễn giả và các y, bác sĩ quan tâm, đặc biệt trong đó là công nghệ AI trongphát hiện bệnh lao.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Hòa, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong phát hiện bệnh lao.Ứng dụng trí tuệ nhân tạo được gắn vào các máy X-quang, theo các hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới, máy sẽ có phần mềm hỗ trợ đọc phim X-quang. AI sẽ hỗ trợ bác sĩ tìm ra những bệnh nhân nghi mắc lao dựa trên các tổn thương, từ đó bác sĩ sẽ cho chỉ định xét nghiệm tìm vi khuẩn lao chính xác hơn.Chương trình Chống lao quốc gia đã triển khai AI trong phát hiện ca bệnh tại nhiều tỉnh, thành phố từ năm 2021. Nhờ có AI, hiệu quả phát hiện bệnh lao đã tăng gấp đôi.Theo thống kê, tỷ lệ phát hiện bệnh lao giữa những cơ sở y tế có triển khai AI với các cơ sở y tế không triển khai AI tăng gấp đôi. Kể cả so sánh thời điểm trước và sau triển khai AI ở một cơ sở y tế, số ca phát hiện bệnh lao cũng tăng lên rõ rệt.Ở các cơ sở y tế tuyến huyện, vùng sâu vùng xa, nơi còn thiếu các bác sĩ chuyên khoa lao, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ phát huy hiệu quả trong phát hiện sớm bệnh lao tại cộng đồng.Hiện nay, nhu cầu có hệ thống trí tuệ nhân tạo trong phát hiện bệnh lao rất lớn, tuy nhiên nguồn kinh phí cho lắp đặt hệ thống này còn hạn chế. Nếu Việt Nam triển khai trên diện rộng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong phát hiện sớm bệnh lao sẽ góp phần nâng chấm dứt bệnh lao và nâng cao sức khỏe nhân dân.Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 89/QĐ-TTg ngày 23/01/2024, công tác nghiên cứu khoa học cũng là một trong những giải pháp quan trọng đóng góp vào thành công của công tác chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.Hội nghị có nhiều phiên thảo luận, với sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực lao, phổi.Trong những năm qua, Bệnh viện Phổi Trung ương và Chương trình Chống lao quốc gia đã và đang thực hiện rất nhiều nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan đến bệnh phổi và lao, như ung thư phổi, ghép tạng, những nghiên cứu chuyên sâu về hô hấp, và bệnh lao. Các nghiên cứu ngày càng có chất lượng, các cơ hội hợp tác quốc tế ngày càng nhiều.Về công tác nâng cao chăm sóc sức khỏe phổi, gánh nặng bệnh phổi và lao có chiều hướng gia tăng đáng kể, nhất là sau giai đoạn đại dịch Covid-19, càng làm cho nhu cầu phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đáp ứng nhu cầu của người dân, Bệnh viện Phổi Trung ương đã thực hiện thường quy được hầu hết các kỹ thuật cao cả về nội hô hấp và phẫu thuật lồng ngực."Bệnh viện đã hoàn thành xuất sắc đề án ghép phổi, là một bước chinh phục đỉnh cao về chuyên môn, mở ra cơ hội sống thêm và nâng cao chất lượng cuộc sống cho những người bệnh giai đoạn muộn không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Đây là những ca ghép phổi được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, là minh chứng cho thấy việc ứng dụng những kỹ thuật tiên tiến trong chăm sóc sức khỏe sẽ mang lại những thành tựu và lợi ích to lớn cho người dân Việt Nam", Tiến sĩ Đinh Văn Lượng cho hay.Về công tác phòng chống lao, Bệnh viện đã triển khai rất hiệu quả nhiệm vụ này trong nhiều năm qua, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Y tế và cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.Theo Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, tại Bệnh viện Phổi Trung ương thường có từ 20-40 trường hợp chờ được ghép phổi. Thời gian qua, có những ca ghép phổi vô cùng thành công, bệnh nhân sống được 4 năm sau ghép phổi rất khỏe mạnh. Đến nay, Bệnh viện Phổi Trung ương đã làm chủ được quy trình ghép phổi, nhưng nguồn tạng hiến vô cùng khan hiếm do các nguyên nhân từ nhận thức hay quan niệm của người dân…Tại hội nghị, các báo cáo viên quốc tế và trong nước chia sẻ nội dung tập trung trong 4 chuyên đề chính, gồm có Ghép phổi, Hô hấp, Ung thư phổi, Lao và Nấm phổi.
https://nhandan.vn/ung-dung-cong-nghe-cao-trong-quan-ly-benh-phoi-va-lao-post811013.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ứng dụng AI trong phát hiện bệnh lao", "Bệnh viện Phổi Trung ương", "Chương trình Chống lao quốc gia" ] }
Bình Thuận: Không phát hiện vi khuẩn trong thức ăn của nhà hàng trong vụ ngộ độc
NDO -Sáng 16/5, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm tại nhà hàng Hồng Vinh (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận) không phát hiện vi khuẩn gâyngộ độc thực phẩm.
Ngay sau khi có thông tin khách hàngngộ độc, theo yêu cầu của Công ty Du lịch Viettravel, nhà hàng Hồng Vinh đã chủ động gửi mẫu thực phẩm đến Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tỉnh Bình Thuận đề nghị thẩm định, làm rõ nguyên nhân.Các mẫu thức ăn đi kiểm nghiệm gồm mực nhúm giấm, cá mặt quỷ nấu cà ri, hàu đút lò, lẩu hải sản, ghẹ hấp, ốc hương rang tiêu.Kết quả kiểm nghiệm về Escherichia coli và Salmonella không có phát hiện vi khuẩn. Nếu những vi khuẩn này có trong thức ăn sẽ gây nhiễm khuẩn đường ruột, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí ngộ độc thực phẩm.Lực lượng chức năng đi kiểm tra các nhà hàng sau khi có vụ ngộ độc.Trước đó, tối 12/5, Công ty Du lịch Viettravel tổ chức ăn tối tại nhà hàng Hồng Vinh với gần 750 du khách. Sau kết thúc buổi tiệc, một số du khách tại resort Sealion đã mua hải sản đã chế biến từ bên ngoài vào khách sạn để ăn uống khiến hơn 50 bị ngộ độc.Kết quả của nhà hàng Hồng Vinh.Sau khi sự việc xảy ra, Sở Y tế Bình Thuận làm việc với nhà hàng Hồng Vinh để xác minh thông tin liên quan vụ bị ngộ độc, kiểm tra hồ sơ an toàn thực phẩm của nhà hàng theo quy định.Hiện nay, quy trình kiểm nghiệm để ra được kết luận liên quan đến ngộ độc thực phẩm khá phức tạp và thường ít nhất là 7 ngày mới có kết quả. Sở đang xin ý kiến của Cục An toàn thực phẩm để kết luận vụ việc.Ngay sau đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận cũng có văn bản gởi các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc.Theo đó, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền.Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các nhà hàng phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.Đặc biệt, nhà hàng quán triệt, nâng cao nhận thức, kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho người lao động và thực hiện nghiêm túc các quy định trong hoạt động sản xuất, chế biến thức ăn, thức uống phục vụ khách như: vệ sinh thường xuyên thiết bị, vật dụng nhà bếp, nhà hàng; không sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc; không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc; không sử dụng phẩm màu độc hại và các chất phụ gia ngoài danh mục cho phép, xây dựng các quy định của đơn vị về phục vụ ăn uống để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách…Các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm tại các khu du lịch, lễ hội, bếp ăn tập thể trường học, khu công nghiệp, thức ăn đường phố…
https://nhandan.vn/binh-thuan-khong-phat-hien-vi-khuan-trong-thuc-an-cua-nha-hang-trong-vu-ngo-doc-post809583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ngộ độc", "Bình thuận ngộ độc", "Ngộ độc thực phẩm" ] }
"Trái tim của con tôi vẫn sống đầy ý nghĩa"
NDO -“Trái tim của con tôi vẫn “sống” theo cách riêng và đầy ý nghĩa trong trái tim của người thân, gia đình, đồng nghiệp và mọi người trong xã hội”, bố chị Lộ Thị Thùy Linh, Bệnh viện E nghẹn ngào nói sau khi con gái qua đời hiến đa tạng. Nhiều đồng nghiệp sụt sùi khóc, không cầm được nước mắt trước nghĩa cử "cho đi là còn mãi" của chị và gia đình.
Chiều ngày 4/4, tạiBệnh viện E, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đã truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh hiến đa tạng hồi sinh sự sống cho 4 người.Nữ nhân viên y tế hồi sinh sự sống cho 4 bệnh nhânChị Lộ Thị Thùy Linh có nhiều năm công tác tại Bệnh viện E ở Khoa Phụ sản. Do mắc bệnh hiểm nghèo, chị Linh đột ngột ngừng tim, được đưa vào Bệnh viện E cấp cứu, hồi sức vào chiều ngày 7/3. Mặc dù các bác sĩ cứu chữa tích cực và tim đã đập trở lại, nhưng bệnh nhân trong tình trạng chết não.Sau 3 lần đánh giá của Hội đồng chẩn đoán chết não, tổ tư vấn tiếp cận gia đình đề xuất hiến tạng của con gái. Ông Lộ Mạnh Hởi - bố của chị Linh trầm ngâm một hồi rồi quyết định cùng con trai mình gật đầu: "Con trai tôi đề xuấthiến tạngcủa con gái. Tôi thấy đó là một việc làm rất ý nghĩa. Tôi làm trong ngành y nhiều năm và biết nhiều hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, bởi vậy, tôi muốn cứu cho những người không may mắn bằng con gái mình, để mọi người có niềm tin vào cuộc sống".Sau khi nhận được sự đồng ý của gia đình hiến toàn bộ tạng để cứu sống 4 người mắc trọng bệnh, Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và các bệnh viện: Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong việc lấy tạng và ghép tạng cho người bệnh.Chuyên gia các bệnh viện hội chẩn trước ca lấy-ghép đa tạng.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, để thực hiện việc lấy-ghép tạng, phòng mổ của Bệnh viện E cũng như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đều sáng đèn với các kíp mổ sẵn sàng thực hiện việc lấy-ghép khi có thể thực hiện được ngay.Từ tạng hiến của nữ bệnh nhân đã hồi sinh sự sống cho 4 người, trong đó, có một bệnh nhận được ghép tim và 2 bệnh nhân được ghép thận ở Bệnh viện Việt Đức, một bệnh nhân được ghép gan ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Hiện tại, hai bệnh nhân ghép thận và một bệnh nhân ghép tim đã được ra viện.Tôi làm trong ngành y lâu, biết nhiều hoàn cảnh bệnh nhân rất khó khăn, bởi vậy, tôi muốn cứu cho những người không may mắn bằng con gái mình, để mọi người có niềm tin vào cuộc sống.Ông Lộ Mạnh HởiTheo Tiến sĩ Nguyễn Công Hựu, chị Lộ Thị Thùy Linh đã đăng ký và nguyện hiến một phần cơ thể để cứu sống cho nhiều người bệnh đang cần được ghép tạng. Gia đình với truyền thống nhiều thế hệ đã và đang làm việc, đóng góp, cống hiến cho bệnh viện E nói riêng, ngành y tế nói chung, cũng mong muốn thực hiện tâm nguyện đó của chị.Nhiều ngày đã trôi qua, nén nỗi đau buồn, ông Khởi tâm sự, việc hiến tặng mô tạng của con gái mình, hồi sinh nhiều người khác là một việc làm ý nghĩa mà con gái ông và gia đình đều mong muốn.“Cho đi là còn mãi, trái tim của con tôi vẫn “sống” theo cách riêng và đầy ý nghĩa trong trái tim của người thân, gia đình, đồng nghiệp và mọi người trong xã hội. Nghe tin các tạng hiến được hồi sinh trong cơ thể người khác, tôi thấy mình đã làm đúng và tôi tin con gái mình mỉm cười nơi chín suối”, ông Hởi bộc bạch.Nhân lên những nghĩa cử cao đẹpXúc động trước nghĩa cử cao đẹp của nhân viên y tế Bệnh viện E, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình Thạc sĩ, nữ hộ sinh Lộ Thị Thùy Linh. Đây là một gương điển hình lan tỏa trong xã hội về những tấm lòng cao đẹp, là những hình ảnh đẹp thể hiện sự chia sẻ cao quý thân thể của mình để cứu sống người khác.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan truy tặng Kỷ niệm chương "Vì Sức khỏe nhân dân" cho gia đình nhân viên hiến đa tạng.Vào đúng ngày 27/2/2024 - Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Bệnh viện E thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người. Và chỉ vài ngày sau đó, Chi hội thể hiện được vai trò, chức năng trong ca hiến tạng đặc biệt là nhân viên y tế của Bệnh viện E cũng là nhân viên đầu tiên của ngành y tế Việt Nam hiến tạng sau khi qua đời."Bộ Y tế đánh giá cao sự hy sinh và công hiến của người cán bộ y tế này và truy tặng Kỷ niệm chương “Vì sức khỏe nhân dân” cho chị Lộ Thị Thùy Linh", Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.Thông qua chương trình này, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cũng kêu gọi toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế; các tầng lớp, giới chức xã hội, các tổ chức, cá nhân trong cả nước hãy hưởng ứng và tham gia đăng ký hiến tặng mô, tạng sau khi chết, chết não để giúp cứu chữa tận cùng những bệnh nhân suy mô, tạng đang mỏi mòn chờ được trao tặng sự sống.Theo số liệu thống kê của Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người (Bộ Y tế), sau 32 năm Việt Nam thực hiện ca ghép tạng đầu tiên và 14 năm, triển khai công tác lấy tạng từ người cho chết não, cả nước đã thực hiện hơn 8.000 ca ghép mô, bộ phận cơ thể người, trong đó ghép thận: 6,764 ca, ghép gan 456 ca, ghép tim: 65 ca, ghép thận-tụy: 1 ca, ghép tim-phổi: 1 ca, ghép phổi: 9 ca, ghép chi trên: 2 ca, ghép ruột 2 ca…Hiện nhu cầu người chờ ghép mô, tạng ngày càng tăng, ước tính cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mạn tính cần được ghép, trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...Bộ trưởng cũng mong muốn, Bệnh viện E sớm phát triển và triển khai kỹ thuật ghép mô, tạng, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện nhằm giúp cho nhiều người bệnh, được tiếp tục sống và cống hiến.Hơn 10 năm qua, chỉ có 5 bệnh viện thực hiện kỹ thuật ghép tạng, đồng thời có chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến mô, bộ phần cơ thể người. Sau Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E là đơn vị thứ hai chưa từng ghép tạng nhưng đã triển khai thành công mô hình chẩn đoán chết não và hồi sức chết não hiến tạng thành công với sự trợ giúp của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E phát biểu tri ân nhân viên y tế hiến đa tạng.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu bày tỏ, hiện tại, Bệnh viện E đã có đầy đủ các chuyên khoa để có thể thực hiện Đề án Ghép tạng. Cùng sự hỗ trợ về chuyên môn của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia; Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện E hy vọng sớm phấn đấu thực hiện thành công ca ghép tạng trong thời gian tới. Phấn đấu đưa Bệnh viện E trở thành một trong những địa chỉ tin cậy về triển khai ghép tạng của Việt Nam như lời Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan mong muốn.Cũng trong chương trình, Bệnh viện E và Bệnh viện Bạch Mai ký kết dự án hợp tác, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật, giai đoạn 2024-2030, với mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật và quản lý cho cán bộ y tế và tăng cường chất lượng khám, chữa bệnh chuyên khoa sâu nhằm đáp ứng và phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của người bệnh…
https://nhandan.vn/trai-tim-cua-con-toi-van-song-day-y-nghia-post803104.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ghép tạng", "hiến tạng", "nữ hộ sinh Bệnh viện E", "Lộ Thị Thùy Linh" ] }
Trúng gió có phải là đột quỵ không?
NDO -Hiện nay, nhiều người đang có sự hiểu nhầm về trúng gió là một dạng đột quỵ, dễ dẫn đến nhầm lẫn, khiến chậm trễ sơ cứu gây hậu quả đáng tiếc. Theo các bác sĩ, hai bệnh lý này có biểu hiện và cách xử trí hoàn toàn khác nhau.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, trúng gió bao gồm gió lạnh là bị nhiễm lạnh biểu hiện như sốt, nhức đầu và đau nhức toàn thân, sổ mũi và ho. Người bị trúng gió sẽ có biểu hiện sốt, đổ mồ hôi, nhức đầu, mắt đỏ, đau họng, nhạy cảm ánh sáng, khát nước, ho có đờm vàng và đặc, các vấn đề về hô hấp, táo bón và chảy máu cam.Gió ẩm có tác dụng tương tự như cảm lạnh thông thường, gây đau nhức chân tay, bơ phờ, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy và có thể gây ra các bệnh như viêm khớp. Gió nội sinh tấn công gan và gây chóng mặt, co thắt, co giật và thậm chí hôn mê.Trong khi đó,đột quỵhay tai biến mạch máu não của tây y theo y học cổ truyền Trung Quốc được định nghĩa là “đột quỵ gió” được đặc trưng bởi tình trạng bất tỉnh và suy sụp đột ngột, lệch lưỡi và miệng, liệt nửa người, nói ngọng hoặc chỉ lệch lưỡi và miệng và liệt nửa người mà không bị ngã.Tác nhân gây bệnh “đột quỵ gió” có liên quan mật thiết đến sự chuyển động ngược của khí huyết do chế độ ăn uống và lối sống bất thường, căng thẳng tâm lý, rối loạn tâm thần...Về cơ chế củađột quỵ nãotheo y học cổ truyền Trung Quốc lý giải là do sự mất cân bằng của khí huyết và âm dương làm trung gian cho "gió giật” dẫn đến huyết khối hoặc xuất huyết não.Theo tây y, tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc vỡ mạch, gây chảy máu trong não.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có hai loại tai biến mạch máu não là: Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) và đột quỵ xuất huyết não.Với đột quỵ thiếu máu cục bộ, hơn 80% các trường hợp tai biến mạch máu não do thiếu máu, xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông.Theo bác sĩ Nguyễn Quang Thành, nguyên nhân tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là huyết khối hình thành tại động mạch bị vữa xơ, thường là động mạch cảnh, động mạch sống nền và động mạch não. Xơ vữa động mạch là tình trạng chất béo tích tụ trong trong lòng mạch thành các mảng xơ và cứng, gây hẹp động mạch. Khi mảng xơ vữa vỡ ra tạo điều kiện hình thành cục máu đông lấp kín lòng mạch.Một nguyên nhân khác là thuyên tắc mạch, khi cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong hệ tuần hoàn, thường là từ tim, sau đó di chuyển theo dòng máu lên não gây thuyên tắc mạch máu não. Nguyên nhân chính của thuyên tắc thường là do bệnh lý từ tim, viêm nhiễm, ung thư.Trong khi đó,đột quỵ xuất huyết nãoxảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu ra xung quanh, gây tổn thương nhu mô não. Có hai loại là xuất huyết nội sọ (trong não) và xuất huyết khoang dưới nhện.Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do xuất huyết não là: Tăng huyết áp; các bệnh rối loạn đông máu; điều trị thuốc chống đông máu; liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não); dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang); viêm mạch.Bác sĩ Nguyễn Quang Thành nhấn mạnh, người mắc tai biến mạch máu não (đột quỵ) trong tây y, đông y gọi là đột quỵ gió (trúng phong) có triệu chứng nhận biết khác hoàn toàn so với trúng gió. Như vậy, trúng gió và đột quỵ là hai bệnh khác nhau về bản chất cũng như hướng điều trị.Do đó, bác sĩ Thành khuyến cáo, những trường hợp có các biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh khu trú, rối loạn vận động, ngôn ngữ, liệt… cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất."Trường hợp đột quỵ do thiếu máu não đến bệnh viện trước 4 giờ, chậm nhất là 6 giờ sẽ là thời gian vàng để can thiệp bằng phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy bỏ huyết khối. Nếu bệnh nhân đến viện muộn, hiệu quả điều trị giảm đi rất nhiều. Vì thế, người dân không nên mạo hiểm chờ xem những biểu hiện của mình là trúng gió hay đột quỵ vì có thể bỏ qua thời gian vàng điều trị", bác sĩ Thành nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/trung-gio-co-phai-la-dot-quy-khong-post787048.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "đột quỵ não", "trúng gió", "tai biến mạch máu não", "bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
Hơn 385 nghìn trẻ trên địa bàn Hà Nội được uống bổ sung vitamin A
NDO -Chiều 24/11, Sở Y tế Hà Nội tổ chức Hội nghị "Triển khai kế hoạch tổ chức chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2/2023 trên địa bàn thành phố". Tại hội nghị cán bộ phụ trách hoạt động uống vitamin A của các đơn vị trên địa bàn thành phố được hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật cho trẻ uống vitamin A, xử trí hóc, sặc; cách bố trí sắp xếp trang thiết bị dụng cụ và công tác thống kê, báo cáo.
Theo kế hoạch, chiến dịch bổ sung vitamin A sẽ diễn ra trong hai ngày từ ngày 1 đến 2/12 (uống vét ngày 3 và 4/12). Đối tượng được bổ sung vitamin A là trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương, kể cả trẻ vãng lai, trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế.Dự kiến số trẻ trong độ tuổi được uống vitamin A đợt này là 385.477 trẻ. Trong đó, trẻ từ 6 đến 11 tháng là 64.946 trẻ; trẻ từ 12 đến 35 tháng là 320.531 trẻ. Toàn thành phố có 1.657 điểm uống vitamin A. Mục tiêu đặt ra của chiến dịch là 99,8% trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chiến dịch uốngbổ sung vitamin Acho trẻ bảo đảm an toàn, hiệu quả. Đồng thời, chuẩn bị tốt trước chiến dịch về rà soát đối tượng, bảo đảm vật tư y tế, viên nang vitamin A, tổ chức điểm uống phù hợp; cán bộ y tế cho trẻ uống vitamin A phải bảo đảm đúng kỹ thuật, đủ liều lượng được chỉ định.
https://nhandan.vn/hon-385-nghin-tre-tren-dia-ban-ha-noi-duoc-uong-bo-sung-vitamin-a-post784353.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "vitamin A", "cho trẻ uống Vitamin A", "Hà Nội" ] }
Giữ một thai khỏe mạnh cho sản phụ mang song thai phát triển bất cân xứng
NDO -Mang song thai ở tuần 17, chị N.T.T (33 tuổi) được phát hiện thai phát triển bất cân xứng. Các bác sĩ quyết định phải loại bỏ một thai và tiếp tục nuôi dưỡng thai còn lại chào đời khỏe mạnh ở tuần 37.
Sản phụ N.T.T mangsong thaichung một bánh nhau, hai buồng ối. Từng sảy thai nên sản phụ được các bác sĩ theo dõi thai kỳ rất kỹ lưỡng. Ở tuần thai thứ 16, siêu âm ghi nhận các chỉ số hai bào thai quá chênh lệch. Trong đó, một thai nhỏ hơn 67% so với thai còn lại, cảnh báo nguy cơ cao thai lưu.Bác sĩ chuyên khoa I Trần Lâm Khoa, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, sản phụ mang song thai sẽ có chung bánh nhau nuôi bào thai dẫn đến hội chứng truyền máu song thai, thiếu máu, đa hồng cầu, bơm máu đảo ngược trong song thai hoặc thai chậm tăng trưởng chọn lọc.Trong trường hợp sản phụ này, được xác định thai giới tăng trưởng chọn lọc (selective fetal growth restriction-sFGR). Đây là tình trạng một bào thai có thể nhận được ít phần nhau thai hơn so với thai còn lại, lưu lượng máu và dinh dưỡng đến nuôi thai ít hơn khiến một thai chậm phát triển trong tử cung, khiến thai phát triển bất cân xứng. Tình trạng này thường gặp ở nhóm song thai một bánh nhau, tỷ lệ mắc được báo cáo khoảng 12-25%.Việc song thai có mức chênh lệch bất thường ở khoảng 20-25%, cao nhất khoảng 40% cũng gặp ở nhiều sản phụ, tuy nhiên, việc chênh lệch giữa hai thai tới 67% như sản phụ rất ít gặp.Bình thường, song thai chênh lệch cân nặng 25% trở lên nguy cơ cao dẫn đến thai lưu trong tử cung, tổn thương não, suy hô hấp, xuất huyết nội sọ, co giật, nhiễm khuẩn, viêm ruột hoại tử, chậm phát triển tâm thần vận động, sinh non tháng.Với sản phụ này, bào thai bé hơn có nguy cơ tử vong trong buồng tử cung, sẽ khiến cho thai còn lại cũng gặp nhiều tổn thương như thiếu máu nặng, tổn thương não, gây ra nguy cơ hỏng cả hai bào thai.Đểcứu một bào thai, bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi kẹp tắc rốn của thai bé hơn. Sau can thiệp, bào thai còn lại phát triển bình thường, cân nặng tăng đều theo tuần.Những tuần sau đó, sản phụ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Ở tuần 24, sản phụ mắc tiểu đường thai kỳ, thai giữ được không tăng cân. Ê-kíp xây dựng phác đồ điều trị đái tháo đường cho thai phụ bằng insulin.Các bác sĩ duy trì cho bào thai phát triển trong bụng mẹ đến tuần 37,5 thì quyết định mổ. Bé trai nặng 2,6kg chào đời khỏe mạnh trong niềm vui vỡ òa của gia đình sản phụ. Bào thai lưu trong tử cung người mẹ cũng được lấy ra, bác sĩ lau sạch buồng tử cung trước khi đóng vết mổ.Theo Thư viện Y học phụ nữ toàn cầu, 80% các cặp song sinh có hai nhau thai, hai túi ối riêng biệt. Khoảng 20% còn lại chung một bánh nhau, trong đó chỉ 1% trường hợp chung một túi ối, 99% có hai túi ối như trường hợp sản phụ T.Bác sĩ Lâm Khoa khuyến cáo, sản phụ mang song thai nói riêng hay đa thai nói chung đều có nhiều nguy cơ, cần theo dõi chặt chẽ. Thai phụ dễ có tình trạng bánh nhau cũng phân chia không đồng đều, thông nối mạch máu không cân bằng giữa hai thai dẫn đến các biến chứng trong song thai một nhau như hội chứng truyền máu trong song thai, thai giới hạn tăng trưởng trong tử cung, thai thiếu máu-đa hồng cầu, thai không tim."Trong trường hợp bất thường việc giảm thai có chọn lọc được cân nhắc nhằm giảm tổn hại về sức khỏe, tinh thần cho mẹ và bé", bác sĩ Lâm nói.
https://nhandan.vn/giu-mot-thai-khoe-manh-cho-san-phu-mang-song-thai-phat-trien-bat-can-xung-post787345.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "song thai", "song thai chung một bánh nhau", "song thai phát triển bất cân xứng" ] }
Phân cấp cho sở y tế các địa phương được ra quyết định thu hồi thuốc
Theo dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Dượcđược Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV ngày 18/6/2024 đã có nhiều thay đổi trong việc xử lý thuốc không bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Viên, Trưởng Phòng Quản lý Chất lượng (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho rằng, việc phân cấp cho Sở Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp cụ thể được phát hiện trên địa bàn nhằm bảo đảm tính kịp thời và hiệu quả thu hồi thuốc vi phạm; bảo đảm an toàn cho người sử dụng, đồng thời công tác kiểm soát chất lượng thuốc trên địa bàn chặt chẽ hơn.Lần đầu tiên, Luật Dược năm 2016 đã dành một mục với 4 điều (từ Điều 62 đến Điều 65) quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi, hình thức thu hồi, mức độ vi phạm, phạm vi và thời gian thu hồi, trách nhiệm thu hồi và thẩm quyền ra quyết định thu hồi thuốc.Trong đó,thuốcvi phạm được phân thành 3 mức độ.Mức độ 1: thuốc có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng.Mức độ 2: thuốc có bằng chứng không bảo đảm đầy đủ hiệu quả điều trị hoặc có nguy cơ không an toàn cho người sử dụng nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng đối với sức khỏe hoặc chưa ảnh hưởng đến tính mạng của người sử dụng.Mức độ 3:là mức độ không thuộc trường hợp quy định tại mức độ 1 và 2, mà do các nguyên nhân khác nhưng không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và an toàn khi sử dụng.Thuốc là sản phẩm không bền vững, chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện bảo quản, vận chuyển phân phối của cơ sở bán buôn, bán lẻ, vận chuyển. Các mẫu thuốc vi phạm chất lượng phát hiện có thể do lỗi của nhà sản xuất, nhập khẩu hoặc của cơ sở phân phối, bán buôn, bán lẻ thuốc. Thực tế xử lý thuốc vi phạm chất lượng trong các năm vừa qua, hầu hết thuốc vi phạm chất lượng ở mức vi phạm 2 và 3. Đồng thời, tỷ lệ thuốc vi phạm có nguyên nhân do điều kiện bảo quản, vận chuyển của cơ sở bán buôn, bán lẻ là rất cao (trên 80%).Bên cạnh đó, hàng năm,Bộ Y tếtiếp nhận được hàng trăm báo cáo từ các Sở Y tế, từ các Viện Kiểm nghiệm thuốc và các Trung tâm kiểm nghiệm thuốc các tỉnh, thành phố về việc phát hiện mẫu thuốc không đạt chất lượng. Việc xử lý theo quy trình hiện nay, tuy bảo đảm được tính chính xác nguyên nhân vi phạm, phạm vi thu hồi và người chịu trách nhiệm về vi phạm, và nâng cao trách nhiệm của cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc đối với chất lượng thuốc do cơ sở kinh doanh, nhưng tạo áp lực rất lớn về xử lý hành chính cho Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý Y dược cổ truyền, dẫn tới nguy cơ xử lý không đúng thời gian quy định.Theo báo cáo của Bộ Y tế, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu phòng và điều trị của người dân.Để bảo đảm thu hồi kịp thời và xác định đúng nguyên nhân, phạm vi thu hồi và cơ sở chịu trách nhiệm về vi phạm, đồng thời giảm áp lực công việc xử lý hành chính cho Bộ Y tế, dành nhiều thời gian cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược đã đưa ra quy định giao/phân cấp cho Sở Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trên địa bàn tỉnh, thành phố đối với trường hợp cơ quan quản lý, cơ quan kiểm nghiệm phát hiện thuốc vi phạm mức độ 2 và mức độ 3; đồng thời báo cáo Bộ Y tế để xem xét ra quyết định thu hồi toàn quốc hoặc tiếp tục lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thuốc trên các địa bàn tỉnh, thành phố khác. Trường hợp tiếp tục phát hiện thuốc vi phạm chất lượng, Bộ Y tế ra quyết định thu hồi trên toàn quốc.Đối với các trường hợp thuốc vi phạm chất lượng mức độ 1, các trường hợp thuốc vi phạm do lỗi của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, cũng như các trường hợp phát hiện thuốc giả, để bảo đảm an toàn người sử dụng, Bộ Y tế tiếp tục ra quyết định thu hồi trên phạm vi toàn quốc. Các Sở Y tế triển khai thực hiện quyết định thu hồi, giám sát thu hồi và xử lý, xử phạt các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trên địa bàn.Như vậy, quy định tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và các quy định liên quan bảo đảm yêu cầu quản lý thống nhất về chất lượng thuốc và sự liên thông trên thị trường thuốc.Theo quy định hiện hành, Sở Y tế chịu trách nhiệm công bố, thông báo thông tin về thu hồi thuốc do Bộ Y tế ban hành tới các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn; kiểm tra giám sát việc thu hồi thuốc; xử lý các cơ sở vi phạm trên địa bàn theo quy định. Khi giao Sở Y tế ra quyết định thu hồi trên địa bàn, thì đơn vị này có trách nhiệm công bố, thông tin tới cơ sở kinh doanh, sử dụng trên địa bàn về thuốc đã ra quyết định thu hồi.Về cơ bản, việc phân cấp không tạo thêm áp lực công việc cho Sở Y tế; đồng thời, việc giao công việc này là hoàn toàn phù hợp với vai trò của Sở Y tế là cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa lĩnh vực y tế tại tỉnh, thành phố theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa.Với việc phân cấp cho Sở Y tế ra quyết định thu hồi thuốc trong trường hợp thu hồi bắt buộc đối với thuốc vi phạm mức độ 2 và 3 giúp công tác kiểm soát chất lượng thuốc chặt chẽ hơn trên tại địa phương, kịp thời phát hiện và thu hồi thuốc vi phạm trên địa bàn; bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
https://nhandan.vn/phan-cap-cho-so-y-te-cac-dia-phuong-duoc-ra-quyet-dinh-thu-hoi-thuoc-post815132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "chất lượng thuốc", "Luật dược năm 2016", "thuốc", "thu hồi" ] }
U tuyến thượng thận gây liệt toàn thân
NDO -Khốiu tuyến thượng thậnthường tự phát, không thể phòng ngừa. Do đó, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần chủ động khám sức khỏe định kỳ 12 tháng/lần để kịp thời phát hiện, điều trị sớm, tránh các rủi ro với sức khỏe.
29 tuổi, chị N.B.N bất ngờ bị rơi vào trạng thái yếu dần, không thể đi lại như người bình thường, chỉ nằm một chỗ. Gia đình đưa chị đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cấp cứu.Tại đây, chị được bác sĩ Nguyễn Thị Kim Tuyền, Khoa Nội tiết-Đái tháo đường khám xét, phát hiện nồng độ aldosterone máu của người bệnh cao 19,5 ng/dL (bình thường dưới 15 ng/dl). Chỉ số kali máu hạ còn 1,8 mmol/L (bình thường 3,5-5,1 mmol/l).Aldosterone được sản xuất chủ yếu tại tuyến thượng thận (tuyến nội tiết nằm ngay bên trên hai quả thận), làm tăng giữ natri và đào thải kali ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, mồ hôi. Nồng độ kali máu sụt giảm mạnh là dấu hiệu của hội chứng cường aldosterone (aldosterone được tiết ra quá nhiều), cảnh báo tổn thương xuất hiện tại tuyến thượng thận.Đánh giá kết quả chụp cắt lớp vi tính CT 768 lát cắt, bác sĩ chuyên khoa I Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu-Thận học-Nam khoa cho biết, tuyến thượng thận bên trái của người bệnh có khối u lành tính, kích thước 14mm.Đây là nguyên nhân khiến người bệnh hạ kali máu, đột ngột liệt toàn thân, cần mổ cắt khối u ngay, để lâu người bệnh có thể ngừng tim do nồng độ kali quá thấp. Phương pháp cắt u tuyến thượng thận áp dụng cho người bệnh là nội soi sau phúc mạc.Tại phòng mổ, bác sĩ Đạt cùng ê-kíp tạo 3 lỗ nhỏ, đường kính 2cm, tại hông – bụng trái người bệnh để đưa các dụng cụ mổ nội soi vào bên trong. Bác sĩ vừa quan sát trên màn hình nội soi Karl Storz 3D/4K, vừa cẩn thận bóc tách các tổ chức trong khoang bụng, đưa dao mổ nội soi tiếp cận tuyến thượng thận rồi cắt và lấy khối u ra ngoài. Theo quan sát, khối u hình cầu, màu vàng, được lấy ra cùng mô tuyến thượng thận xung quanh.Bác sĩ chuyên khoa I Phan Huỳnh Tiến Đạt thăm hỏi bệnh nhân trước khi người bệnh xuất viện.Theo bác sĩ Đạt,u tuyến thượng thận(adenoma adrenal) là bệnh thường gặp nhất trong các bệnh liên quan đến tuyến thượng thận, chiếm 54%-75% số trường hợp.Bệnh có 2 dạng: u tuyến thượng không tiết hormone và có tiết hormone. Trong đó, u tuyến thượng thận không tiết hormone thường gặp nhất, người bệnh không biểu hiện, thường chỉ tình cờ phát hiện khi chụp CT bụng, không cần điều trị, chỉ cần theo dõi nội tiết định kỳ.Chỉ khoảng 15% trường hợp u tuyến thượng thận có tiết hormone giống như chị N. Trong đó, trường hợp tăng tiết cortisol chiếm 1%-29%, aldosterone chiếm 1,5%-3%, catecholamin chiếm 1,5%-11%.Tùy loại hormone tăng tiết mà người bệnh gặp các triệu chứng khác nhau. Như trường hợp của chị N., khối u tuyến thượng thận làm tăng tiết quá mức aldosterone, dẫn đến hạ kali máu, gây yếu cơ, tê liệt, tăng huyết áp. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây co quắp tay chân, tiểu nhiều, nhanh khát nước. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hạ kali máu mạn tính, gây suy hô hấp, rối loạn nhịp tim, ngừng tim.Phẫu thuật cắt khối u là phương án điều trị tốt nhất trong trường hợp u tuyến thượng thận có tăng tiết hormone. Mổ nội soi được ưu tiên lựa chọn đối với khối u có kích thước dưới 5cm, nếu lớn hơn, cần phải mổ mở.
https://nhandan.vn/u-tuyen-thuong-than-gay-liet-toan-than-post792141.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "u tuyến thượng thận", "liệt toàn thân", "bệnh nhân" ] }
Biến chứng do lạm dụng thuốc đông y không rõ nguồn gốc
NDO -Việc sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng và thành phần nhiều khi gây nên những hậu quả khó lường: suy tuyến thượng thận, đái tháo đường, tăng huyết áp do trong thuốc có thành phần corticoid... Thời gian vừa qua, có không ít bệnh nhân nhập viện vì những biến chứng do tự ý dùng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Biến chứng vì thuốc đông y không rõ nguồn gốcBệnh nhân Nguyễn Văn V. (sinh năm 1950, Đống Đa, Hà Nội) nhập viện Trung tâm Da liễu Dị ứng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với triệu chứng xuất hiện đỏ da rải rác toàn thân kèm ngứa nhiều, sốt cao 39,5 độ C, bị hạ bạch cầu và tăng men gan kèm theo nhiều vùng da đỏ thẫm, liên kết với nhau thành mảng, bọng nước, hoại tử da lan tỏa.Bệnh nhân cho hay, do những cơn ngứa lòng bàn tay 2 bên thời gian dài nên bệnh nhân mua loại thuốc đông y trên mạng không rõ loại để bôi suốt 2 tháng qua.Tương tự như vậy, bệnh nhân Lưu Thị H. (1974, Hiệp Hòa, Bắc Giang) có tiền sử bệnh khớp nhiều năm. Thay vì khám đông y, bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị khớp (không rõ tên, tự đặt trên mạng, dạng thuốc viên hoànđông y).Sau dùng thuốc 10 ngày, bệnh nhân xuất hiện sốt, rải rác da tứ chi nổi các rát đỏ, mu tay có bọng nước, kèm theo miệng, môi viêm trợt chảy máu, đau rát, ăn kém, niêm mạc mắt xung huyết, rỉ dịch. Bệnh nhân đã sử dụng thuốc hạ sốt, truyền dịch, tổn thương không đỡ vẫn tiến triển nặng nên xin vào viện.Tại Trung tâm Da liễu Dị ứng Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân có tổn thương cơ bản dát đỏ xung huyết dạng tròn kích thước 0,1-1 cm, trung tâm có vùng da hoại tử ly gai sẫm màu, có chỗ tạo bọng nước (mu bàn tay) nhiều tổn thương bia bắn điển hình, khoang miệng môi nhiều mảng trợt lớn, đáy có giả mạc trắng môi đóng vảy sẫm màu, dễ chảy máu kết mạc mắt sung huyết tăng tiết dịch rỉ. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng Steven Jonhson do thuốc đông y/ Viêm dạ dày, thoái hóa đa khớp.Bệnh nhi Ngô Hà N. (2013, Thái Thụy, Thái Bình) nhập viện với hội chứng Cushing do dùng thuốc cam đông y. Bệnh nhân có tiền sử gầy yếu, ăn uống kém hấp thu, gia đình tự mua thuốc cam đông y cho con uống. Sau sử dụng bệnh nhi ăn uống khỏe, tăng cân, gia đình rất mừng nên cho sử dụng thuốc 2 tháng liên tục mục đích cho con lớn và tăng cân.Tuy nhiên, sau thời gian đó, gia đình thấy con xuất hiện mặt tròn, da mặt hồng, tay chân bé, mọc râu mép, mọc nhiều lông vùng vai tay và lưng 2 bên. Gia đình thấy bất thường nên cho bệnh nhân đi khám phát hiện con mắc hội chứng cushing, tăng men gan, creatin tăng, costisol máu tăng.Việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kém chất lượng và chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong... Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nền y dược học cổ truyền.Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108Thận trọng dùng thuốc đông yThạc sĩ, bác sĩ Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, hiện nay, vì mục đích trục lợi hoặc do trình độ hạn chế nên các vị thuốc của đông y đã bị người ta sử dụng bừa bãi, bào chế không đúng cách và cá biệt có nơi trộn thêm tân dược thuộc nhóm Non steroid hoặc Steroid để nhằm đạt hiệu quả nhanh mạnh và từ đó dễ kiếm tiền từ người bệnh."Việc tự ý mua và sử dụng các loại đông dược xuất xứ không rõ nguồn gốc, thuốc rởm, thuốc kémchất lượngvà chưa được Bộ Y tế cấp phép lưu hành đã khiến không ít người bị ngộ độc, suy gan, suy thận, thậm chí tử vong... Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của nền y dược học cổ truyền", bác sĩ Đại nói.Bác sĩ Đại nhấn mạnh, thuốc đông y với nhiều dạng bào chế như sắc uống, cao, đơn, hoàn, tán... nếu được bào chế chuẩn, sử dụng đúng cách, đúng liều theo quan điểm “biện chứng luận trị” đặc sắc của đông y thì sẽ đạt được tính hiệu quả và tính an toàn. Tuy nhiên hiện nay, trên thị trường tràn lan các thuốc nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam được quảng bá như "thần dược chữa bách bệnh". Đặc biệt có loại tân dược nhưng lại mạo danh là thảo dược để bán ra thị trường.Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Văn Đại, Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đông y dùng thuốc theo nguyên tắc "biện chứng luận trị", vì thế không thể dùng một bài thuốc mà điều trị "bách bệnh" như lời đồn thổi trên mạng. Do đó, nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ cho sức khỏe.Thứ nhất, nguy cơ ngộ độc thuốc. Những loại thuốc đông dược ngoại nhập không rõ nguồn gốc, thường trộn thêm các thành phần thuốc tây thế hệ cũ 10-20 năm về trước với rất nhiều tác dụng phụ, thậm chí hiện bị cấm sử dụng. Do vậy, sử dụng những loại thuốc này dễ dẫn tới ngộ độc cho người dùng lâu dài.Điển hình như những người bệnh xương khớp (thoái hóa khớp gối, thoái hóa cột sống thắt lưng, viêm khớp dạng thấp…) thường có xu hướng dùng các thuốc đông y kéo dài. Trong thành phần một số thuốc đang rao bán trên thị trường có chứa các loại thuốc giảm đau, chống viêm (corticoid), làm thuyên giảm cơn đau nhanh, khiến nhiều người lầm tưởng thuốc có hiệu quả cao."Thực chất, corticoid là chất chống viêm, giảm đau rất mạnh, được điều trị trong rất nhiều bệnh, tuy nhiên corticoid cũng có nhiều tác dụng ngoại ý như giữ nước, mệt mỏi, đái tháo đường, khó lành vết thương, teo cơ, đục thủy tinh thể, tăng huyết áp, tổn thương gan, loãng xương, suy thận…", bác sĩ Đại chia sẻ.Bên cạnh đó, những loại thuốc đông y do thiếu kiến thức trong bào chế dược liệu, chưa loại bỏ được tạp chất có hại như chì, đồng, kẽm, thủy ngân, asen… bào chế sai cách hay sử dụng bừa bãi đều có thể dẫn đến nguy cơ độc hại ngoài tầm kiểm soát. Khi uống những loại thuốc này sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan tim, mắt, gan, thận…Các trường hợp nhiễm độc này cần thời gian điều trị lâu dài, tốn kém, thậm chí chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dài còn gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm.Thứ hai, nguy cơ suy gan, suy thận. Với quan niệm thuốc đông y làm từ thảo dược, lành tính nên người bệnh có xu hướng tự dùng thuốc kéo dài mà không có sự kiểm soát của thầy thuốc, dẫn đến phụ thuộc thuốc, nghiện thuốc, tổn thương gan, thận cùng các cơ quan khác.Nguy hiểm hơn hiện nay có nhiều thuốc nhập lậu, trôi nổi trên thị trường, công tác bảo quản dược liệu gặp nhiều khó khăn, cẩu thả, dễ ẩm mốc, hư hỏng hoặc lạm dụng chất bảo quản...Nguy hiểm hơn hiện nay có nhiều thuốc nhập lậu, trôi nổi trên thị trường, công tác bảo quản dược liệu gặp nhiều khó khăn, cẩu thả, dễ ẩm mốc, hư hỏng hoặc lạm dụng chất bảo quản... Khi sử dụng gây hại từ từ, không dễ để phát hiện, đến khi phát hiện thì chức năng gan, thận đều đã giảm ở mức độ nặng, thậm chí xơ gan hay suy thận phải chạy thận nhân tạo.Thứ ba, nguy hại với trẻ em. Không ít người khi thấy con trẻ ốm yếu, suy dinh dưỡng đã mua các loại thuốc thảo dược nhập ngoại để con bồi bổ cơ thể. Thế nhưng, trẻ em là đối tượng đặc biệt nhạy cảm và cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào.Nếu sử dụng dược liệu cho trẻ một cách tùy tiện, không rõ nguồn gốc, thành phần, theo lời mách bảo hay theo người không có chuyên môn thì không những không mang đến lợi ích sức khỏe mà còn gây hại cho trẻ và cả sự phát triển sau này của trẻ."Cần phải ý thức rõ, thuốc dù là tân dược hay thuốc đông dược không thể sử dụng tùy tiện, mà phải được khám và sử dụng theo kê đơn của bác sĩ. Người bệnh nên thăm khám và điều trị tại các bệnh viện y học cổ truyền, bệnh viện có khoa y học cổ truyền khi có nhu cầu sử dụng thuốc thảo dược", bác sĩ Đại khuyến cáo.
https://nhandan.vn/bien-chung-do-lam-dung-thuoc-dong-y-khong-ro-nguon-goc-post809142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "thuốc đông y không rõ nguồn gốc", "ngộ độc", "thuốc cam", "biến chứng do thuốc đông y" ] }
Cứu kịp thời sản phụ bị tiền sản giật nặng, phù toàn thân
NDO -Sản phụ mang thai ở tuần 29 bị tiền sản giật, phù toàn thân đã được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội mổ cấp cứu kịp thời, bảo toàn tính mạng cho cả sản phụ và thai nhi.
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội cấp cứu bệnh nhân Vũ T.H (19 tuổi, ở Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm) mang thai lần đầu,tiền sản giậtcó dấu hiệu nặng: huyết áp cao 210/110 mmHg,phù to toàn thân, có dấu hiệu thần kinh, mất thị giác kèm theo đau đầu dữ dội. Đánh giá tình trạng nguy kịch nên người bệnh được chuyển vào khoa Hồi sức tích cực-chống độc và giảm đau.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương, Phó khoa Sản bệnh A4 cho biết, trong quá trình mang thai, bệnh nhân có đi khám ở cơ sở y tế tư nhân, không khám thai định kỳ. Rất may là bệnh nhân đã được bệnh viện tuyến dưới cấp cứu với một phác đồ đúng nên quá trình cấp cứu người bệnh sau đó cũng thuận lợi hơn.Người bệnh được các bác sĩ điều trị tích cực hạ huyết áp, cải thiện tình trạng phù não, điều trị triệu chứng thần kinh và khảo sát đánh giá tình trạng thai. Dù thai nhi có tuổi thai 29 tuần nhưng đánh giá chỉ tương đương với thai 26 tuần, trọng lượng của thai xấp xỉ 800g và bắt đầu có biểu hiện rối loạn phân bố tuần hoàn thai nhi.Tình trạng thai nhi rất xấu, có nguy cơ mất tim thai trong bụng mẹ. Thai nhi được hỗ trợ trưởng thành phổi, bảo vệ não. Sau hơn 8 tiếng điều trị tích cực, diễn biến bệnh có cải thiện hơn, huyết áp được duy trì ổn định, thị lực người bệnh cải thiện, triệu chứng đau đầu thuyên giảm,…Người bệnh nhanh chóng được hội chẩn cấp lãnh đạo bệnh viện. Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện đã đưa ra quyết định đình chỉ thai kỳ, vì đây là trường hợp tiền sản giật có những dấu hiệu nặng gây nguy hiểm đối với cả mẹ và con.Ca mổ được thực hiện bởi ê-kíp Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Trương Minh Phương, đã lấy ra 1 trẻ trai 850g, em bé được chuyển khoa Sơ sinh chăm sóc. Sau mổ, sản phụ ổn định, các triệu chứng tiền sản giật đã cơ bản được kiểm soát.Theo bác sĩ Hưng, tiền sản giật là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm nhưng không đáng sợ nếu thai phụ biết cách chăm sóc bản thân trước và trong lúc mang thai; đồng thời có kế hoạch khám thai định kỳ ở các cơ sở y tế chuyên khoa để có một thai kỳ an toàn.Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện thăm khám cho bệnh nhân.Bất kỳ thai phụ nào cũng có nguy cơ mắc tiền sản giật, tuy nhiên thai phụ hoàn toàn có thể sàng lọc và dự phòng tiền sản giật sớm để tránh hậu quả nặng nề. Bệnh lý tiền sản giật có thể được sàng lọc ở giai đoạn từ tuần thai 11 đến 13 tuần 6 ngày để chỉ ra người có nguy cơ cao tiền sản giật. Việc điều trị dự phòng sẽ được áp dụng với những thai phụ có nguy cơ cao.Sàng lọc tiền sản giật sớm được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới trong những năm gần đây, song ở nước ta kỹ thuật này khá mới mẻ. Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là cơ sở tiên phong trong vấn đề này, được chuẩn hóa quốc tế và đang nhân rộng kỹ thuật này cho các cơ sở trên cả nước.
https://nhandan.vn/cuu-kip-thoi-san-phu-bi-tien-san-giat-nang-phu-toan-than-post793334.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "tiền sản giật", "sản phụ", "phù thai", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Sóc Trăng: Cứu sống bệnh nhân bị uốn ván ngưng tim, ngưng thở
NDO -Ngày 25/3, Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Minh Hiền, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng cho biết, đơn vị vừa cấp cứu điều trị, cứu sống bệnh nhân Mạch Văn M. (52 tuổi), bịuốn vánnặng kèm theo thuyên tắc phổi, ngưng tim, ngưng thở.
Anh M. ngụ tại phường Khánh Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, vào viện ngày 29/2 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, co giật.Qua tìm hiểu, trước đó, bệnh nhân bị vết xước ngoài da do tai nạn giao thông nhưng không điều trị đúng cách. Sau đó 2 tuần, anh M. bị mỏi hàm, cứng hàm thì người nhà mới đưa đến bệnh viện để khám và điều trị.Tin liên quanUốn ván nguy kịch sau khi bị viên gạch rơi vào chânNhận thấy ca bệnh khó, Khoa Nhiễm phối hợp Khoa Hồi sức cấp cứu - Chống độc và Khoa Tai Mũi Họng của bệnh viện đặt nội khí quản, mở khí quản cấp cứu; đồng thời, tiếp tục dùng thuốc giãn cơ, an thần, thở máy và kiểm soát được tình hình nguy hiểm.Bệnh nhân M. đã tự đứng và bình phục sức khỏe.Đến ngày 12/3, sau ngày thứ 12 thở máy với áp lực và nồng độ ô-xy cao, tim anh M. đập nhanh nên kíp trực đã mời khám tim mạch và đề nghị chụp CT Scan ngực. Kết quả phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch phổi hai bên.Khoa Nhiễm đã tiến hành mời hội chẩn toàn viện để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Sau khi hội chẩn, bệnh viện đã quyết định dùng thuốc ly giải huyết khối (tiêu sợi huyết) truyền cho bệnh nhân và tiếp tục theo dõi.Đến ngày 25/3, bệnh nhân đã hồi phục và ngưng thở máy. Hiện, anh M. đã tự thở, sinh hiệu ổn, tự ăn, tập vận động và dự kiến có thể xuất viện trong vài ngày tới.Bác sĩ Tăng Vũ, Trưởng Khoa Nhiễm, đơn vị trực tiếp điều trị cho bệnh nhân M. khuyến cáo, người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừaphòng bệnh.Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh uốn ván, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh bệnh diễn biến xấu nguy hiểm đến tính mạng.
https://nhandan.vn/soc-trang-cuu-song-benh-nhan-bi-uon-van-ngung-tim-ngung-tho-post801484.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Uốn ván", "Sóc Trăng", "bệnh nhân ngưng tim", "cứu sống bệnh nhân", "Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng" ] }
Em bé được can thiệp thông tim xuyên bào thai thứ 2 chào đời khỏe mạnh
NDO -Ngày 29/2, em bé được thông van tim xuyên bào thai thứ 2 đã chào đời khỏe mạnh bằng phương pháp sinh mổ tại Bệnh viện Từ Dũ.
Bác sĩ CK2 Trần Ngọc Hải, Giám đốcBệnh viện Từ Dũcho biết, các bác sĩ của Bệnh viện Từ Dũ đã trao đổi với các chuyên gia tim mạch của Bệnh viện Nhi đồng 1 và quyết định ngày 29/2 sẽ tiến hành mổ lấy thai cho sản phụ mang thai em bé được thông van động mạch chủ xuyên bào thai ở tuần thai thứ 37."Với sự theo dõi của các bác sĩ, sau 7 tuầnthông van động mạch, em bé phát triển tốt nên ở tuần thai 37 là thời điểm tốt nhất để mổ lấy thai. Nếu sang tuần 38-39 phẫu thuật lấy thai, em bé có nguy cơ thiếu máu và tổn thương van tim, dòng máu và tim không phù hợp với kích thước của em bé gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé, mất an toàn sau sinh cho bé", bác sĩ Trần Ngọc Hải nhấn mạnh.Ekip đã thành công thông van động mạnh, bảo đảm an toàn cho cả người mẹ và em bé.Sáng 29/2, hơn 20 bác sĩ của 2 bệnh viện đã chia thành 4 ekip chính, bảo đảm an toàn tốt nhất cho sản phụ. Bé gái cất tiếng khóc chào đời, cân nặng 2,6kg. Sau khi được bác sĩ siêu âm, đánh giá lại chức năng tim, bé nhanh chóng được tiếp xúc da kề da với mẹ.PGS, TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Nhi đồng 1 thăm mẹ con sản phụ.Được biết ca can thiệp tim từ trong bào thai thứ hai khó khăn hơn ca đầu tiên, bởi dị tật tại van động mạch chủ thay vì hẹp van động mạch phổi như bé trai trước đó. Nếu không được can thiệp dễ đưa đến hậu quả tim thiểu sản, buồng tim bị teo dần, dẫn đến tim 1 thất, tim sẽ chết dần khi trẻ được sinh ra. Cuối cùng, trẻ phải được ghép tim mới có cơ hội sống.Thành công lần này giúp những thai phụ gặp tình trạng tương tự có thêm động lực trong khi chờ đón thiên thần nhỏ của mình. Hiện tại, cả hai bệnh viện cũng đang đánh giá và thực hiện tiếp ca can thiệp “sửa tim” thứ 3 cho một thai phụ ở Đắk Nông.Bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Ngọc Hải, Giám đốc Bệnh viện Từ DũĐại diện Bệnh viện Từ Dũ cho biết, hiện bệnh viện đang đề xuất đưa kỹ thuật này vào thanh toán bảo hiểm y tế, nhằm giúp người bệnh nhẹ bớt chi phí, có đủ khả năng để tiếp cận những kỹ thuật cao này.
https://nhandan.vn/em-be-duoc-can-thiep-thong-tim-xuyen-bao-thai-thu-2-chao-doi-khoe-manh-post798091.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "can thiệp thông tim xuyên bào thai", "bệnh viện Từ Dũ", "bênh viện Nhi Đồng 1" ] }
Cần quan tâm đầu tư hơn nữa cho ngành điều dưỡng Việt Nam
NDO -Thiếu điều dưỡng;đầu tư cho lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh chưa tương xứng... là những điều mà Thạc sĩ Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam rất tâm tư. Ông mong điều dưỡng được các bác sĩ hỗ trợ và nhìn nhận điều dưỡng là người cộng tác đặc biệt của bác sĩ, và họ sẽ có thời gian tập trung vào chăm sóc người bệnh, nâng cao tính chủ động nghề nghiệp.
Những cống hiến thầm lặng của điều dưỡngĐiều dưỡng Nguyễn Thị Tuyển, Trung tâm Thalassemia đã có hơn 10 năm gắn bó với Trung tâm Thalassemia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương. Khi nghĩ về những người bệnh phải đi viện suốt cuộc đời, những gia đình có 2-3 con bị bệnh, các cháu nhỏ hằng tháng phải nghỉ học đi viện, chị càng muốn dành tất cả tình cảm, tâm huyết để chăm sóc người bệnh tốt hơn."Sau giờ làm chuyên môn, chúng tôi lại chơi đùa với các bạn nhỏ để các em vơi bớt nỗi nhớ bạn bè, trường lớp. Vì người bệnh phải đi viện thường xuyên nên chúng tôi luôn tâm niệm: hãy đem đến phòng bệnh một không khí ấm áp, gần gũi để người bệnh cảm thấy “ở viện như ở nhà”", điều dưỡng Tuyển tâm sự.Trong quá trình làm việc, chị nhớ mãi câu nói của một cháu nhỏ nhập viện cấp cứu vì thiếu máu nặng do không đi viện thường xuyên. Khi tôi vừa lấy máu, vừa động viên cháu: “Con cố gắng nhé, cô lấy máu để làm xét nghiệm và xin máu truyền cho con, rồi con sẽ khỏe lại thôi!”; Cô bé chỉ nói: “Cô ơi, cô cứu con với!”, rồi mệt quá và thiếp đi.Điều dưỡng Nguyễn Thị Tuyển, Trung tâm Thalassemia.Câu nói ấy đã trở thành một trong những động lực thôi thúc chị và các đồng nghiệp làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà bằng cả trái tim. "Chúng tôi luôn mong đem lại sức khỏe cho người bệnh, các em nhỏ được đi học, người bệnh tìm được việc làm phù hợp với sức khoẻ và có cuộc sống chất lượng hơn", Tuyển chia sẻ nói.Bén duyên với nghề điều dưỡng đã 12 năm, Vũ Thị Thành Tâm, Khoa Điều trị hoá chất tâm sự, làm nghề điều dưỡng ngoài tình yêu nghề còn cần lòng trắc ẩn, nhẫn nại, biết lắng nghe và thấu hiểu người bệnh.Mặc dù phải ăn dở miếng cơm khi trực, phải thức trắng đêm, nhưng họ luôn hạnh phúc khi giành lại sự sống cho người bệnh từ tay tử thần và nhìn thấy nụ cười vui vẻ của người bệnh khi xuất viện.12 năm qua, điều dưỡng Vũ Thị Thành Tâm chứng kiến biết bao cảnh đời bất hạnh trong khoa của mình khi phải chiến đấu giành giật sự sống từng ngày. Những lời tâm sự của người bệnh: “Em ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà, đây như là ngôi nhà thứ 2 luôn mở cửa chào đón mỗi khi em đến” khiến cho Tâm và các đồng nghiệp luôn đồng cảm với người bệnh."Việc buồn nhất của điều dưỡng viên có lẽ là chăm sóc người bệnh khi sắp ra đi. Ý thức được trách nhiệm của mình, dù trong hoàn cảnh nào, tôi luôn giữ cho mình sự tỉnh táo để an ủi, động viên người bệnh và người nhà người bệnh. Vẫn biết ngành y nhiều vất vả nhưng khi nhiệt huyết với nghề luôn chảy trong tim, tôi biết mình phải trở thành một điều dưỡng tận tâm để có thể giúp người bệnh vượt qua đau đớn về thể xác cũng như tinh thần", Tâm nói.Tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, điều dưỡng, kỹ thuật y chiếm khoảng 60% tổng số cán bộ nhân viên của Viện. Các điều dưỡng, kỹ thuật y công tác ở nhiều vị trí khác nhau, có những điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh, có các kỹ thuật y thầm lặng ở phía sau thực hiện các xét nghiệm, đóng vai trò không thể thiếu trong chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị cho người bệnh.Điểm đặc biệt là Viện còn có đội ngũ điều dưỡng, kỹ thuật y tham gia vào quá trình tiếp nhận, sàng lọc, điều chế và cấp phát những đơn vị máu phục vụ cho công tác điều trị, cấp cứu cho nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.Điều dưỡng Vũ Thị Thành Tâm, Khoa Điều trị hóa chất.Tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã phát triểnđội ngũ điều dưỡnglớn mạnh về cả số lượng và chất lượng, trong đó gần 80% số điều dưỡng có trình độ đại học và sau đại học, đủ năng lực giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp. Các điều dưỡng thường xuyên chăm sóc hơn 110.000 bệnh nhi nội trú với nhiều ca bệnh nặng hiểm nghèo, nhiều mặt bệnh đa dạng, phức tạp với những kỹ thuật cao và chuyên sâu.Thạc sĩ Phạm Đức Mục, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam cho hay, trong vòng 30 năm ngành y tế đã nâng cấp đào tạo điều dưỡng lên bốn cấp trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ/chuyên khoa I và từ 2019 đã đào tạo tiến sĩ điều dưỡng trong nước. Chức năng và phạm vi hoạt động chuyên môn của điều dưỡng đã được mở rộng.Hệ thống quản lý điều dưỡng đã được thành lập từ Bộ Y tế tới các Sở Y tế, các bệnh viện và tới tận các khoa phòng. Người bệnh đã được thụ hưởng chăm sóc ngày càng có chất lượng.Cần coi điều dưỡng là người cộng tác đặc biệt của bác sĩViệt Nam là một trong các quốc gia có tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân thuộc nhóm thấp nhất, mới bằng 1/8 các quốc gia phát triển so với mục tiêu phấn đấu đạt 25 điều dưỡng/vạn dân vào năm 2025 đến nay mới đạt 60%. Thiếu điều dưỡng, người bệnh thiệt thòi.Hiện, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do điều dưỡng, hộ sinh cung cấp trực tiếp liên quan tới chất lượng khám chữa bệnh và an toàn người bệnh, là xương sống của hệ thống dịch vụ y tế nhưng đầu tư cho lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh chưa tương xứng đang phổ biến ở khắp mọi nơi và ở mọi cấp của hệ thống y tế, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc người bệnh.Trong quá trình hành nghề, mỗi điều dưỡng từng chăm sóc cho hàng vạn người bệnh (ước tính 8 vạn), trực thức hàng ngàn đêm (ước tính 2.800 đêm) vì sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Những cống hiến không ngừng nghỉ của điều dưỡng rất xứng đáng được ngành y tế, toàn xã hội ghi nhận và tôn vinh.So với các nước khu vực như Thái Lan, Singapore, Philippines, Malaysia, theo ông Phạm Đức Mục, công tác điều dưỡng tại Việt Nam cần phải tiếp tục được quan tâm đầu tư nhiều hơn để rút ngắn khoảng cách với điều dưỡng các nước.Kỷ niệm Ngày Điều dưỡng quốc tế 12/5 năm nay, Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) đưa ra Thông điệp “Điều dưỡng của chúng ta, tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng - Our Nurses, Our Future. Economic power of Care”.Bởi vậy, lan tỏa thông điệp của ICN, ông Phạm Đức Mục rất mong được các bác sĩ hỗ trợ và nhìn nhận điều dưỡng là người cộng tác đặc biệt của bác sĩ. Công việc của bác sĩ và điều dưỡng luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và cùng giúp nhau hành nghề an toàn, cùng giúp nhau giảm stress trong môi trường chăm sóc sức khỏe đang có nhiều áp lực."Nghiên cứu của Việt Nam công bố một ngày điều dưỡng phải thực hiện tới hơn 100 đầu công việc, do điều dưỡng Việt Nam được giao nhiều công việc hành chính khi chăm sóc người bệnh trực tiếp. Như vậy, hoạt động chuyên môn của điều dưỡng có phạm vi rất rộng, chứ không bó hẹp trong việc thực hiện y lệnh bác sĩ. Vì vậy, điều dưỡng cần được giao nhiệm vụ tập trung vào chăm sóc người bệnh và nâng cao tính chủ động nghề nghiệp", ông Mục bày tỏ.Theo Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, thông điệp của Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào công tác điều dưỡng như một biện pháp chiến lược để mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Giám đốc Sở Y tế, Thủ trưởng y tế các ngành, Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện hiệu quả các quy định về công tác điều dưỡng tại các văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu tài liệu về ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 để đơn vị lựa chọn nội dung hành động cho điều dưỡng tại đơn vị.
https://nhandan.vn/can-quan-tam-dau-tu-hon-nua-cho-nganh-dieu-duong-viet-nam-post808934.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ngày điều dưỡng quốc tế", "Hội đồng Điều dưỡng Quốc tế (ICN)", "điều dưỡng", "gành điều dưỡng Việt Nam" ] }
Thường xuyên, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn
NDO -Ngày 24/1, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024, với sự tham dự của các Bộ, ngành, các Vụ, Cục, Viện trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) năm 2023, cả nước ghi nhận gần 181 nghìn trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó có 31 trường hợp tử vong. So với năm 2022, số mắc tăng gấp 2,7 lần, số tử vong tăng 28 trường hợp. Bệnh sốt xuất huyết, ghi nhận hơn 172 nghìn trường hợp mắc và 43 ca tử vong. So với năm 2022, số mắc giảm 53,8%, số tử vong giảm 72,4% (giảm 108 trường hợp); bệnh dại ghi nhận 82 trường hợp tử vong, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Các địa phương ghi nhận số tử vong cao là tỉnh Gia Lai (14 trường hợp), Nghệ An (7 trường hợp), Bình Phước (7 trường hợp), Điện Biên (6 trường hợp), Bến Tre (5 trường).Ngoài ra, tính đến hết năm 2023, cả nước ghi nhận 137 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (hai trường hợp ghi nhận năm 2022), trong đó có sáu ca tử vong. Các trường hợp mắc và tử vong đều ghi nhận tại khu vực phía Nam, chủ yếu tại thành phố Hồ Chí Minh. Các ca mắc chủ yếu là nam (98,5%), tuổi trung bình khoảng 31; trong đó 70% là Nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) và 55% ca bệnh nhiễm HIV... Về dịch bệnh Covid-19, năm 2023, ghi nhận hơn 99 nghìn trường hợp mắc, trong đó có 20 trường hợp tử vong, số mắc giảm 82,4 lần so với năm 2022. Đáng mừng, năm 2023, không ghi nhận các trường hợp mắc cúm độc lực cao ở người như cúm A(H5N1), A(H5N6), A(H7N9), A(H9N2). Các bệnh truyền nhiễm khác không ghi nhận các ổ dịch lớn, tình hình ổn định, và cơ bản được kiểm soát.Theo Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng, phụ trách quản lý, điều hành Cục Y tế dự phòng: Hiện nay, dịch bệnh ở nước ta diễn biến chưa ổn định, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiếp tục xuất hiện; các biến chủng mới, các tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm chủng ở một số nơi còn thấp, chưa đạt tiến độ đề ra, nhất là vùng sâu, vùng xa, khu vực dân tộc thiểu số sinh sống; miễn dịch giảm theo thời gian. Việc mua sắm, đấu thầu... còn khó khăn dẫn đến tình trạng thiếu vắc- xin, sinh phẩm trong một số thời điểm; một số quy định về tài chính chưa có hướng dẫn hoặc chưa cụ thể... Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến 2/9 chỉ tiêu không đạt theo chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2023, đó là: tỷ lệ mắc bệnh chân tay miệng/100 nghìn dân; tử vong do bệnh dại.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu ý kiến tại Hội nghị.Phát biểu ý kiến tại hội nghị,Bộ trưởng Y tếĐào Hồng Lan cho biết: Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi tại nhiều quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam là quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, nên nguy cơ đối mặt với sự lây truyền của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn; từ những bệnh dịch lưu hành trong nước như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi... đến các bệnh dự phòng bằng vắc- xin như bạch hầu, uốn ván ... và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi luôn tiềm ẩn nguy cơ bệnh xâm nhập và lây lan trong nước.Với sự quan tâm và sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự ủng hộ và tham gia tích cực của nhân dân, cộng đồng xã hội; đặc biệt là tinh thần trách nhiệm, nỗ lực không mệt mỏi của các y, bác sỹ, các cán bộ, nhân viên y tế, nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đã đạt được những kết quả nhất định.Cụ thể, năm 2023, tình hình các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước;Covid-19đã chính thức chuyển sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; số mắc và tử vong do sốt xuất huyết giảm nhiều so với năm 2022. Các bệnh tay chân miệng, sởi có số mắc tăng nhưng đã được kiểm soát kịp thời. Đáng mừng, năm 2023, không ghi nhận các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A như H5N1, H7N9, Mer-CoV, Ebola...Ngoài ra, với sự nỗ lực của các cơ quan chức, ngành y tế vẫn bảo đảm được vắc- xin phục vụ công tác tiêm chủng, phòng, chống dịch. Vừa qua, chúng ta đã tiếp nhận, bàn giao hơn 740 nghìn liều vắc-xin 5 trong 1 để phân bổ cho các địa phương; gần đây nhất đã hoàn thiện các thủ tục liên quan và phân bổ 10 loại vắc xin đặt hàng trong nước đến các địa phương theo nhu cầu.Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho rằng: Hiện tình hình dịch bệnh nói chung vẫn chưa ổn định, diễn biến khó lường; tại khu vực miền Bắc, thời tiết gió mùa, giá lạnh, hanh khô xen kẽ nồm ẩm là nguyên nhân nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Trong khi đó, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm sắp tới, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao.Để chủ động phòng chống dịch bệnh năm 2024, kịp thời, hiệu quả, trước mắt là trong dịpTết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đề nghị ngành y tế các địa phương cần tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn năm 2024; Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024, nhất là Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 05/01/2024 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024.Sở Y tế các tỉnh, thành phố tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố sớm ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 và huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là trong thời gian dịp Tết Nguyên đán 2024.Mặt khác, Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn thường xuyên, liên tục theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, lưu ý theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng do vi rút. Chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai hiệu quả giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong; tiếp tục thực hiện tốt công tác tiêm chủng.Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, điều trị kịp thời, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2024, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế. Tiếp tục triển khai các giải pháp bảo đảm hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc-xin, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và chuẩn bị các phương án ứng phó với các tình huống của dịch bệnh theo phương châm bốn tại chỗ.Người đứng đầu ngành y tế cũng yêu cầu các đơn vị khám, chữa bệnh trên cả nước xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức thực hiện việc trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết, thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định và vận động, huy động các nguồn lực hợp pháp thực hiện đầy đủ các chế độ khuyến khích, động viên cán bộ y tế trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhất là cán bộ tham gia trực Tết. Tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe.Các đại biểu trao đổi, thảo luận công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024.Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về công tác phòng, chống các dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, bạch hầu, đậu mùa khỉ, tay chân miệng, kinh phí đầu tư cho công tác y tế dự phòng; công tác xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2024 tại các địa phương; hướng dẫn công tác thu dung, điều trị bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
https://nhandan.vn/thuong-xuyen-giam-sat-chat-che-tinh-hinh-dich-benh-tren-dia-ban-post793574.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "phòng", "chống dịch bệnh truyền nhiễm", "Bộ Y tế", "Hội nghị trực tuyến Triển khai công tác phòng chống dịch bệnh năm 2024" ] }
Xác minh việc hàng chục học sinh phải nhập viện sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc
NDO -Sở Y tếLâm Đồngđã lập đoàn để tiến hành xác minh, làm rõ nguyên nhân việc 30 học sinh tại huyện Di Linh phải nhập viện sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngày 5/4, Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng thông tin, đoàn kiểm tra liên ngành của sở đang phối hợp với cơ quan chức năng huyện Di Linh tiến hành xác minh, làm rõ việc 30 học sinh Trường Trung học cơ sở Tân Châu, Di Linh, có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn… phải nhập viện kiểm tra sức khỏe.Thông tin ban đầu của Trung tâm Y tế huyện Di Linh, chiều 4/4, khoảng 20 học sinh của trường học trên được đưa đến trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe do có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn… Sau đó, nhiều em khác cũng đã được đưa đến kiểm tra sức khỏe bởi có biểu hiện tương tự.Tin liên quanChủ động phối hợp xử lý các trường hợp học sinh nghi ngộ độc do ăn kẹo không rõ nguồn gốcKhai thác thông tin từ các học sinh, chiều cùng ngày, các em mua kẹo tại một tiệm tạp hóa gần trường đưa đến lớp để chia nhau ăn. Sau đó, các em đều có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn.Theo Sở Y tế Lâm Đồng, ban đầu nghi các em bịngộ độc thực phẩm. Sau khi khám sàng lọc, phân loại, Trung tâm Y tế huyện Di Linh chẩn đoán các học sinh này có triệu chứng bệnh hysteria (rối loạn tâm thần) thể nhẹ.Chiều tối cùng ngày, khi thấy sức khỏe các học sinh đã ổn định, các bác sĩ đã cho về nhà theo dõi, còn một học sinh tiếp tục ở lại trung tâm y tế do có triệu chứng nặng hơn.Kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ học sinh mua tại một tiệm tạp hóa gần trường học.Cơ quan chức năng đã niêm phong lôkẹo không rõ nguồn gốc xuất xứtiệm tạp hóa đã bán cho học sinh để lấy mẫu xét nghiệm, phục vụ công tác điều tra, xác minh nguyên nhân sự việc.Sở Y tế Lâm Đồng đề nghị các nhà trường trên địa bàn tuyên truyền, khuyến cáo học sinh sử dụng bánh kẹo, thực phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe.
https://nhandan.vn/xac-minh-viec-hang-chuc-hoc-sinh-phai-nhap-vien-sau-khi-an-keo-khong-ro-nguon-goc-post803294.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Lâm Đồng", "Ngộ độc thực phẩm", "Học sinh", "An toàn vệ sinh thực phẩm", "thực phẩm không rõ nguồn gốc" ] }
Năm 2024, ngành y tế Hà Nội dự kiến tiếp nhận 1.800 đơn vị máu tình nguyện
NDO -Ngày 8/5,Sở Y tế Hà Nộicho biết, trong các ngày 6 và 7/5, ngành Y tế Hà Nội đã tổ chức Chương trình hiến máu tình nguyện năm 2024, có chủ đề “Blouse trắng-Trái tim hồng”, “Hiến giọt máu đào-Trao đời sự sống”, với sự tham gia hưởng ứng của cán bộ, nhân viên, viên chức, người lao động đang công tác tại các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Chương trình hiến máu tình nguyện năm 2024 có chủ đề “Blouse trắng-Trái tim hồng”, “Hiến giọt máu đào-Trao đời sự sống” sẽ diễn ra hai đợt và dự kiến sẽ tiếp nhận được 1.800 đơn vị máu.Đợt 1 diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/5 tại các điểm hiến máu tình nguyện là: Bệnh viện đa khoa Đức Giang; Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương (Bộ Y tế); Bệnh viện đa khoa Quốc Oai; Trung tâm Y tế huyện Đông Anh, với sự tham gia của gần 1.000 cán bộ, viên chức, người lao động đang công tác tại các đơn vị y tế trong ngành.Trong các ngày 6 và 7/5, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang và Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương đã có 49 đơn vị tham giahiến máu tình nguyện; số máu tiếp nhận được 578 đơn vị máu.Đợt 2, dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 16 đến ngày 19/9.Đông đảo cán bộ, viên chức, người lao động ngành y tế Hà Nội tham gia hiến máu tình nguyện.Được biết, trong những năm qua, phong trào hiến máu tình nguyện do ngành Y tế Hà Nội tổ chức đã nhận được sự quan tâm, hưởng ứng tham gia của các đơn vị y tế trong toàn ngành. Nhờ đó, đã tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với nghĩa cử hiến máu cứu người.Cụ thể, năm 2023, Sở Y tế Hà Nội đã vận động, tổ chức các hoạt động hiến máu tình nguyện với sự tham gia của 1.635 cán bộ, y bác sĩ, người lao động trong toàn ngành, với tổng số lượng máu tiếp nhận được là 1.635 đơn vị máu. Đã có 41 bệnh viện công lập, năm trung tâm chuyên khoa và 30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã đã tham gia.Ngoài ra, một số đơn vị trong ngành đã chủ động phối Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức, hiến máu tình nguyện tại đơn vị mình như: Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội.
https://nhandan.vn/nam-2024-nganh-y-te-ha-noi-du-kien-tiep-nhan-1800-don-vi-mau-tinh-nguyen-post808444.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Hiến máu", "Truyền máu Trung ương", "Viện Huyết học", "Tình nguyện", "Sở Y tế Hà Nội", "Ngành y tế" ] }
"Bộ mặt mới" cho y tế tuyến cơ sở ở Sơn La
NDO -Sau bốn năm triển khai Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở”, bộ mặt y tế cơ sở ở Sơn La có thay đổi đáng kể, khi hàng chục trạm y tế đã, đang được xây mới, tất cả các trạm y tế tuyến xã, bệnh viện huyện được bổ sung trang thiết bị… Nhờ đó chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn từng bước được nâng cao.
Trong hai ngày 3 và 4/4, đoàn giám sát thúc đẩy thực hiện Dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứngdịch vụ y tế tuyến cơ sở” của Bộ Y tế đã kiểm tra tại một số cơ sở y tế và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnhSơn La.Sơn La là một trong 13 tỉnh triển khai dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” do Ngân hàng Thế giới tài trợ với các hợp phần: đầu tư xây dựng cơ bản 40 trạm y tế xã, phường, thị trấn tại 10 huyện, thành phố; đào tạo, bổ sung trang thiết bị y tế cho tất cả 204 trạm y tế xã, phường, thị trấn và tất cả 12 trung tâm y tế huyện, thành phố trên địa bàn.Giám đốc Sở Y tế Sơn La Trần Đắc Thắng cho biết, đến đầu tháng 4/2024 đã có 27 trạm y tế đã hoàn thành xây dựng, trong đó có 12 trạm đã bàn giao đưa vào sử dụng; 15 trạm đang hoàn thiện thủ tục kiểm tra kỹ thuật để bàn giao đưa vào sử dụng; 12 trạm đang hoàn thiện (khối lượng hoàn thành trên 90%). Dự kiến hết tháng 5/2024, có 39 trong tổng số 40 trạm y tế xã sẽ hoàn thành xây lắp, làm thủ tục bàn giao đưa vào khai thác phục vụ nhân dân. Riêng trạm Chiềng Nơi (trậm thứ 40) dự kiến bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 15/10/2024.Đối với hợp phần, nâng cao năng lực của trạm y tế trong quản lý các vấn đề sức khỏe ưu tiên, dự án đã mở các lớp đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ y tế cơ sở, như đào tạo 29 giảng viên về "xử trí lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh tại trạm y tế xã”; Đào tạo/tập huấn cho 731 cán bộ y tế tuyến cơ sở, trong đó cán bộ nữ là 500 người…Trạm Y tế xã Phiêng Khoài, huyện Yên Châu mới được xây dựng khang trang đáp ứng kịp thời nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn.Tại nhiều xã bắt đầu triển khai thực hiện thí điểm mô hình sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư cổ tử cung và mô hình lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em. Như triển khai mô hình sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư cổ tử cung tại 28 bản thuộc các xã Co Tòng, Liệp Tè (huyện Thuận Châu); Mường Lèo, Sam Kha (huyện Sốp Cộp). Tổ chức khám sàng lọc tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư cổ tử cung cho 2.125 người…Trong khi đó tại các xã: Pú Bẩu, Mường Cai, Huổi Một (huyện Sông Mã); xã Long Hẹ, É Tòng, Co Mạ (huyện Thuận Châu) triển khai mô hình cải thiện dinh dưỡng trẻ em với các hoạt động mua sắm, cung cấp dụng cụ cân, đo, thực hành dinh dưỡng phục vụ triển khai mô hình thí điểm lồng ghép cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em.Ông Trần Đắc Thắng cho biết, từ nay đến tháng 10/2024 (thời điểm kết thúc dự án), Ban quản lý dự án thành phần tỉnh Sơn La sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục công trình để sớm bàn giao đưa vào sử dụng. Đặc biệt, tập trung đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế và cung cấp cho 204 trạm y tế xã và 12 trung tâm y tế huyện, thành phố. Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực và chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở; tăng cường truyền thông thay đổi hành vi của người dân... Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm mô hình sàng lọc đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư cổ tử cung và lồng ghép cải thiện dinh dưỡng trẻ em.Thứ trưởngY tếĐỗ Xuân Tuyên, Trưởng đoàn giám sát yêu cầu Ban quản lý dự án thành phần tỉnh Sơn La phối hợp chặt chẽ Ban Quản lý dự án “Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống cung ứng dịch vụ y tế tuyến cơ sở” của Bộ Y tế và các nhà thầu tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn, thực hiện đúng tiến độ dự án để hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu suất sử dụng dịch vụ y tế của mạng lưới y tế cơ sở.Khi các trạm y tế được xây mới cũng như tăng cường cơ sở vật chất sẽ tạo ra "bộ mặt mới" cho y tế cơ sở ở Sơn La tham gia hỗ trợ, cải thiện các dịch vụ y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe, nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu; ưu tiên các đối tượng là bà mẹ trẻ em, người cao tuổi, người dân vùng khó khăn…Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân đề nghị Bộ Y tế tiếp tục có những hỗ trợ để ngành y tế Sơn La từng bước thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đáng chú ý, theo Quyết định 201/QĐ-TTg ngày 27/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La được quy hoạch là bệnh viện vùng trung du miền núi phía bắc, do vậy mong muốn Bộ Y tế có những ưu tiên hơn nữa cả về trang thiết bị, cũng như hỗ trợ phát triển các chuyên ngành: tim mạch, ung bướu, sản-nhi.
https://nhandan.vn/bo-mat-moi-cho-y-te-tuyen-co-so-o-son-la-post803092.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "Sở Y tế Sơn La", "dịch vụ y tế tuyến cơ sở", "Sơn La" ] }
Ngộ độc, suy thận vì bổ sung vitamin D không đúng cách
NDO -Việc cha mẹ sử dụng vitamin D cho trẻ không đúng chỉ dẫn về liều lượng của các bác sĩ có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc nghiêm trọng.
Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhi N.V (6 tháng tuổi) nhập viện trong tình trạng quấy khóc, nôn, đi tiểu nhiều, có dấu hiệu mất nước nặng và giảm 0,7kg trong vòng 1 tháng do ngộ độcvitamin D.Khai thác bệnh sử, gia đình bệnh nhi cho biết, trước khi nhập viện 3 tháng, gia đình được một người quen cho 2 lọ vitamin D3+K2 có hình thức bên ngoài giống nhau (1 lọ dành cho người lớn và 1 lọ dành cho trẻ em).Tuy nhiên, do nghĩ cả 2 lọ vitamin D này đều dùng được cho trẻ em đã cho bé N.V uống nhầm lọ vitamin D3+K2 MK7 5000IE/ 200μg dành cho người lớn với liều lượng 3 giọt/ngày (5.000UI/giọt), có nghĩa là trẻ đã uống ~ 15.000 UI/ngày (cao gấp nhiều lần liều lượng tối đa vitamin D dùng cho trẻ 6 tháng tuổi), chỉ khi bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống thì gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam, Phó Trưởng khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương vì nôn, tiểu nhiều, sụt cân trong 1 tháng. Ngay sau khi trẻ nhập viện, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, kết quả cho thấy trẻ bị tăng canxi máu toàn phần: 5mmol/L (giới hạn bình thường: 2.1 – 2.4 mmol/L), tăng canxi ion hóa: 2.19mmol/L (giới hạn bình thường: 1.15 – 1.3 mmol/L), nồng độ vitamin D3 tăng rất cao: 1.320ng/ml (giới hạn bình thường:50 – 250 ng/ml).Lọ vitamin D 5000 IE +200 μg dành cho người lớn (bên trái) mà trẻ được cho uống nhầm (Ảnh gia đình cung cấp).Tại khoa Thận và Lọc máu, trẻ được chỉ định ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D, truyền dịch và dùng thuốc lợi tiểu để bù lại lượng dịch mất do nôn, tiểu nhiều và đào thải canxi máu,…Sau 5 ngày điều trị, trẻ đã hết nôn, không còn trình trạng mất nước, canxi toàn phần giảm từ 5mmol/L xuống còn 3 mmol/l. Tuy nhiên, trẻ vẫn còn đi tiểu nhiều.Theo kế hoạch trẻ vẫn tiếp tục tạm ngừng tất cả các chế phẩm canxi và vitamin D trong vòng ít nhất 6 tháng, truyền dịch để bù lại lượng dịch mất và tăng đào thải canxi máu. Sau khi trẻ ra viện sẽ được tái khám định kỳ 2 tuần/lần để kiểm tra biến chứng sỏi thận, lắng đọng canxi ở các cơ quan khác có thể xảy ra.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Thái Thiên Nam,ngộ độc vitamin Dlà tình trạng hiếm gặp và khó chẩn đoán vì triệu chứng không đặc hiệu. Tuy nhiên tại Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, hàng năm vẫn tiếp nhận một số trường hợp trẻ ngộ độc vitamin D. Nguyên nhân thường do cha mẹ bổ sung vitamin D liều quá cao cho trẻ trong thời gian dài, không phải do chế độ ăn hay do tiếp xúc với ánh nắng.Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nội tiết, liều dùng tối đa đối với vitamin D ở trẻ như sau: Trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1.000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1.500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2.500UI/ngày; trẻ từ 4-8 tuổi là 3.000UI/ngày và trẻ trên 9 tuổi là 4.000UI/ngày. Ngoài ra, có những trường hợp liều ngộ độc vitamin D có thể cao hoặc thấp hơn các mức nêu trên tùy thuộc vào từng thể trạng của trẻ.Việc cha mẹ tự ý cho trẻ sử dụng vitamin D quá liều có thể gây ngộ độc nhưng triệu chứng ngộ độc sẽ không xảy ra ngay mà khoảng một vài tháng hay thậm chí là một vài năm sau.Khi bị ngộ độc vitamin D, trong máu của trẻ sẽ bị lắng đọng nhiều canxi, dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, vôi hóa ống thận, suy thận,…Nếu không sớm phát hiện ra tình trạng này thì trẻ sẽ phải đối mặt với những biến chứng nặng nề, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.Để bảo đảm an toàn cho trẻ, các bậc cha mẹ cần lưu ý không nên tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại vitamin thuốc cho trẻ uống khi chưa có chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ. Khi cần dùng thuốc cho trẻ phải được bác sĩ kê đơn, không lấy thuốc của người lớn hoặc thuốc của trẻ khác cho trẻ dùng.Các loại thuốc, vitamin cần để xa tầm tay của trẻ nhỏ hoặc để vào tủ riêng và có khóa; Các loại thuốc, vitamin, cần được bảo quản ở nơi khô ráo, đựng trong hộp, lọ kín, có nhãn mác, hướng dẫn sử dụng đi kèm và hạn sử dụng.Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tủ thuốc của gia đình, không được tiếp tục sử dụng thuốc bị hỏng hay thuốc đã quá hạn; Khi uống thuốc không nên để trẻ nhìn thấy vì trẻ sẽ bắt chước làm theo.Cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải nắm rõ công dụng, liều lượng, đối tượng sử dụng của từng loại thuốc, vitamin và dùng đúng theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
https://nhandan.vn/ngo-doc-suy-than-vi-bo-sung-vitamin-d-khong-dung-cach-post807457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "ngộ độc", "vitamin D", "bổ sung vitamin D", "suy thận", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Bộ Y tế đang nghiên cứu triển khai chuyển tuyến điện tử
NDO -Để thuận lợi trong quá trình chuyển tuyến liên quan người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đang nghiên cứu bỏ giấy chuyển tuyến để áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử, giúp cho việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng.
Có tình trạng gây phiền hà trong cấp giấy chuyển tuyếnBộ Y tế hiện phânhệ thống cơ sở khám, chữa bệnh thành 4 tuyến chuyên môn kỹ thuật nhằm xác định quy mô, phạm vi hoạt động chuyên môn, năng lực thực hiện kỹ thuật của cơ sở khám, chữa bệnh. Điều này giúp phân luồng bệnh nhân phù hợp với khả năng điều trị của từng cơ sở, tránh quá tải cho tuyến trên.Trường hợp tình trạng bệnh tật vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới, cơ sở thực hiện chuyển người bệnh lên tuyến trên phù hợp. Trường hợp người bệnh điều trị ở tuyến trên đã ổn định nhưng cần tiếp tục theo dõi, căn cứ tình trạng bệnh tật (đã ổn định…) và điều kiện thực tế (thí dụ cơ sở tuyến trên quá tải…), cơ sở có thể chuyển người bệnh về tuyến dưới để tiếp tục điều trị, chăm sóc. Cơ sở cấp cho người bệnh giấy chuyển tuyến theo mẫu quy định.Giấy chuyển tuyếncó 2 giá trị: một là cung cấp các thông tin cơ bản của người bệnh cho y tế tuyến trên; hai là cung cấp thông tin thể hiện quyền lợi, mức hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế tùy thuộc lý do chuyển tuyến để phục vụ việc thanh toán chi phíkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.Theo bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, việc tổ chức đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám chữa bệnh là thành quả quan trọng, giúp tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số. Nguồn kinh phí do quỹ Bảo hiểm y tế chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao."Quy định phân tuyến chuyên môn, chuyển tuyến và giấy chuyển tuyến có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm ổn định, cân đối và bền vững hệ thống khám chữa bệnh và công tác khám chữa bệnh", bà Trang nhấn mạnh.Tuy nhiên, quá trình thực hiện việc này cũng đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: Quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính."Thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn có tình trạng gây phiền hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại, chưa đáp ứng sự hài lòng của người dân. Vì thế, cần hoàn thiện cơ chế tổ chức thực hiện", bà Trang chia sẻ.Từ ngày 1/1/2016 việc thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa và bệnh viện tuyến huyện và từ 1/1/2021 việc thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng tạo ra nhiều vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở.Toàn quốc có gần 10 nghìn trạm y tế xã, phường có khám chữa bệnh ban đầu nhưng năm 2022 giảm chỉ còn chiếm 14% lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong khi đó lại tăng số lượt khám chữa bệnh nội trú trái tuyến tại tuyến tỉnh…Việc số hóa giấy chuyển tuyến là một giải pháp mà Bộ Y tế đang triển khai để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng.Sớm triển khai giấy chuyển tuyến điện tửTheo bà Trần Thị Trang, hiện Bộ Y tế đang nghiên cứu 2 hướng để tiến hành số hóa giấy chuyển tuyến.Một là quy định trách nhiệm của cơ sở khám chữa bệnh. Nếu vì yêu cầu chuyên môn mà không chuyển bệnh nhân khi vượt quá năng lực của cơ sở, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của người bệnh, thậm chí có thể gây tai biến cho người bệnh thì cơ sở phải chịu trách nhiệm.Các quy định về chế tài kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính, có thể là đình chỉ hoạt động hoặc có những biện pháp khác theo quy định về chuyển tuyến.Bà Trần Thị Trang, vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế. (Ảnh: NVCC)Hai là, Bộ Y tế đang cố gắng nghiên cứu để có thể thực hiện theo lộ trình về tiêu chí đối với một số trường hợp cụ thể, trường hợp bệnh nặng như thế nào, đến mức nào… thì phải chuyển tuyến trên, bảo đảm công khai, minh bạch trong chuyển tuyến."Hiện nay trong đề án 06 của Chính phủ, Bộ Y tế đang xúc tiến chuẩn bị phối hợp với Bộ Công an để ứng dụng các giấy chuyển tuyến, khám lại vào hệ thống VssID hoặc VNeID, người bệnh chỉ cần điện thoại, mã bảo hiểm y tế, mã giấy chuyển tuyến khi đến bất cứ cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên được chuyển đến trình là có thể khám chữa bệnh. Các bệnh viện thực hiện ký số thay cho ký giấy thông thường.Đồng thời, lập hồ sơ quản lý sức khỏe người dân và mở rộng mô hình bác sĩ gia đình với cơ chế chuyển tuyến thuận tiện, bác sĩ gia đình có thể chuyển người bệnh lên tuyến trung ương phù hợp với tình trạng bệnh", bà Trang cho hay.Tuy nhiên, để làm được việc này, bà Trang cho hay, ngành y tế cần phải số hóa việc quản lý sức khỏe người dân, cung cấp thông tin chuyển tuyến cũng như công khai các danh mục chuyên môn kỹ thuật...Đây cũng là giải pháp để người bệnh biết được thông tin và các cơ sở khám chữa bệnh cũng thuận lợi hơn trong việc chuyển tuyến, giảm tối đa các phiền hà cho người bệnh.Bên cạnh đó, Bộ Y tế đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả bảo hiểm y tế cho tuyến dưới. Các cơ sở khám chữa bệnh tuyến dưới có đủ năng lực, được đầu tư có thể triển khai kỹ thuật và sử dụng thuốc của tuyến trên."Thí dụ, khi được phê duyệt danh mục kỹ thuật, bệnh viện tuyến huyện, thậm chí là tuyến tỉnh, nơi người bệnh đăng ký khám chữa bệnh ban đầu phải căn cứ vào danh mục này và năng lực của cơ sở để cân nhắc việc chuyển ngang bệnh nhân tới các cơ sở y tế cùng hạng mà có kỹ thuật đó, để người dân vẫn được hưởng đúng tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.Khi đó, người bệnh không nhất thiết phải có giấy chuyển tuyến và không phải chuyển đến cơ sở không có kỹ thuật và dịch vụ đó. Hoặc trường hợp cơ sở không có đủ thuốc chuyên khoa để điều trị cho người bệnh thì người bệnh cũng có thể lên tuyến trên", bà Trang dẫn chứng.Bộ Y tế cũng đang xây dựng Thông tư sửa đổi Thông tư 20 cập nhật danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hướng mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính, một số thuốc mới, chi phí lớn cho các bệnh mãn tính có thể khám, chẩn đoán ban đầu ở tuyến trung ương và về cấp phát, lĩnh thuốc lâu dài ở tuyến xã.Cùng đó, Bộ Y tế tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới bảo đảm thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến...
https://nhandan.vn/bo-y-te-dang-nghien-cuu-trien-khai-chuyen-tuyen-dien-tu-post786591.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "chuyển tuyến", "giấy chuyển viện", "chuyển tuyến điện tử", "số hóa chuyển tuyến", "Bộ Y tế", "Bà Trần Thị Trang", "Vụ Bảo hiểm y tế" ] }
Bác sĩ Anzerbaijan và Ấn Độ học hỏi kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Việt Nam
NDO -Với phương pháp ưu việt trong phẫu thuật, đáp ứng các tiêu chí nhanh, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí, kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tiếp tục được các học viên người nước ngoài đến theo học.
Vừa qua, ba học viên người nước ngoài đến từ các nước Anzerbaijan và Ấn Độ đã đăng ký tham gia khóa học kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp “Dr Luong” tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương.Ngay buổi sáng đầu tiên có mặt tại bệnh viện, các bác sĩ Eminov Vusal Latif - Trưởng khoa phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương Bộ Nội vụ Azerbaijan; Vallam Karthik Chandra - bác sĩ phẫu thuật ung thư, Bệnh viện Medicover Ấn Độ và bác sĩ Pavithra Shanmugam - Tư vấn viên, Trung tâm ung thư Apollo Proton Ấn Độ đã được theo dõi trực tiếp các ca mổ thị phạm cùngPhó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương, nguyên Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đồng thời là “cha đẻ” của phương pháp này.Bác sĩ Pavithra Shanmugam cho biết, đây là lần đầu tiên bà đến Việt Nam và bất ngờ về trình độ chuyên môn, cũng như trang thiết bị hiện đại của y tế Việt Nam.“Ở Ấn Độ, tôi đã có cơ hội được học phương pháp nội soi tuyến giáp “Dr Luong” này từ giáo sư của tôi cũng đồng thời là người từng được đào tạo từ kỹ thuật của bác sĩ Lương. Tôi cũng đã học về quy trình này trong thời gian ngắn tại Ấn Độ nhưng khi được tham gia khóa đào tạo trực tiếp tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương cùng với sự giúp đỡ của Giáo sư Lương, Tiến sĩ Hiệp, bác sĩ Sơn … trong các buổi phẫu thuật thực tế trên bệnh nhân mắc tuyến giáp tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và giờ tôi sẵn sàng trở về nước thực hiện phương pháp Dr Lương với những gì đã được học tại đây”, bác sĩ Pavithra Shanmugam bày tỏ.Trao chứng nhận cho học viên nước ngoài.Cũng đến Việt Nam học kỹ thuật nội soi Dr Lương, bác sĩ Eminov Vusal Latif người Anzerbaijan cho biết sau khóa học về nước đã áp dụng thành công phương pháp này với bệnh nhân của mình.Bác sĩ Vallam Karthik Chandra ở Bệnh viện Medicover Ấn Độ cũng chia sẻ kỹ thuậtmổ nội soi tuyến giápcủa các bác sĩ Việt Nam có nhiều ưu điểm so với khu vực và cả trên thế giới. Điều khiến ông ấn tượng là ứng dụng phương pháp này bệnh nhân chỉ phải trả chi phí rất thấp so với các phương pháp khác.Khi được hỏi về quyết định tới Việt Nam để học kỹ thuật nội soi tuyến giáp “Dr Luong” mà không phải là những kỹ thuật khác, bác sĩ Pavithra cho biết do kỹ thuật mổ nội soi tuyến giáp này không được thường xuyên thực hiện tại Ấn Độ, đồng thời với tính ưu việt như chi phí thấp, thời gian phẫu thuật rút ngắn, bình phục nhanh, ít tổn thương nên chị đã quyết định dành thời gian tới Việt Nam để tham gia khóa đào tạo.Sau khóa đào tạo, các học viên nước ngoài đã được cấp chứng nhận hoàn thành khóa học phẫu thuật nội soi tuyến giáp do chính Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương và Tiến sĩ, bác sĩ Phan Hoàng Hiệp, Giám đốc Bệnh viện trao.Phương pháp mổ nội soi tuyến giáp qua đường nách “Dr Luong” lần đầu áp dụng vào năm 2003, đến nay đã có hơn 300 giáo sư, bác sĩ đến từ các nước trong khu vực và trên thế giới tới Bệnh viện Nội tiết Trung ương để học tập kỹ thuật mổ này.Hiện kỹ thuật đã được chuyển giao đến nhiều nước trong khu vực và trên thế giới như: Australia, Bồ Đào Nha, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Pakistan, Australia, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…Hàng năm, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Lương cùng các cộng sự của mình tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã được nhiều bệnh viện trong nước và khu vực cũng như trên thế giới mời đến để mổ trình diễn và thuyết giảng về phương pháp này.Với việc đáp ứng các tiêu chí nhanh, trung bình mỗi ca mổ nội soi tuyến giáp chỉ diễn ra trong khoảng 30 phút, an toàn và hiệu quả, tiết kiệm chi phí.Phẫu thuật viên chỉ cần sử dụng dụng cụ mổ nội soi ổ bụng thông thường, không cần dụng cụ chuyên biệt; kỹ thuật áp dụng cho tất cả bệnh lý của tuyến giáp như bướu nhân, basedow, ung thư tuyến giáp; có thể mổ được những bướu lớn mà không cần phải cắt bất cứ cơ cổ trước nào. Chính vì vậy, kỹ thuật nội soi tuyến giáp “Dr Lương” đã được các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu thuộc chuyên ngành phẫu thuật, nội soi u bướu đánh giá cao.
https://nhandan.vn/bac-si-anzerbaijan-va-an-do-hoc-hoi-ky-thuat-mo-noi-soi-tuyen-giap-dr-luong-tai-viet-nam-post804393.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:53", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:53", "tags": [ "phẫu thuật nội soi tuyến giáp một lỗ", "Bệnh viện Nội tiết Trung ương", "Dr Lương" ] }
Hơn 350 đơn vị tham dự triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 30
NDO -Triển lãm quốc tế chuyên ngànhy dượcViệt Nam lần thứ 30 (VIETNAM MEDI-PHARM 2023) quy tụ hơn 500 gian hàng của 350 đơn vị tham dự trong nước và quốc tế.
Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 30 (VIETNAM MEDI-PHARM 2023) do Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu y tế Việt Nam (VIMEDIMEX VN), Công ty cổ phần Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VIETFAIR) tổ chức.VIETNAM MEDI-PHARM được tổ chức định kỳ hằng năm vào tháng 5 tại Hà Nội từ năm 1994. Đến nay, triển lãm đã được ghi nhận là một sự kiện uy tín, được doanh nghiệp, người tiêu dùng, giới chuyên môn trong nước và quốc tế đánh giá là triển lãm chuyên ngành rất thành công.Với quy mô 9.000m2, triển lãm năm nay quy tụ hơn 500 gian hàng của 350 đơn vị tham dự, là các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ấn Độ, Ba Lan, Bangladesh...Phát biểu tại buổi họp báo, ông Hà Anh Đức, Chánh Văn phòng Bộ Y tế, bày tỏ sự vui mừng khi triển lãm trở thành sự kiện thường niên được cộng đồng doanh nghiệp trong nước và quốc tế, các nhà chuyên môn và người dân mong đợi trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.Theo ông Hà Anh Đức, so các kỳ triển lãm vừa qua, triển lãm năm nay có nhiều đổi mới. Cụ thể, số lượng các đơn vị tham dự triển lãm năm nay tăng rất cao (tăng gần 3 lần so năm 2022).Một số các sản phẩm, công nghệ tiên tiến trongy tếnhư: Bước tiến mới trong y học tái sinh-Liệu pháp tế bào gốc kết hợp Exosome trong điều trị bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch và thần kinh. Các nội dung về đổi mới của y tế Đài Loan (Trung Quốc) cũng sẽ được giới thiệu.Ông Hà Anh Đức tin tưởng rằng, VIETNAM MEDI-PHARM 2023 sẽ tiếp tục trở thành cầu nối hiệu quả cho các đơn vị tham gia, tạo cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh, phân phối tìm kiếm đối tác, hợp tác đầu tư, phân phối sản phẩm, công nghệ nhằm nâng cao xúc tiến thương mại phát triển thị trường y dược tại Việt Nam, góp phần thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.Năm nay, VIETNAM MEDI-PHARM 2023 diễn ra từ ngày 10 đến 13/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị, số 91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội.Trong thời gian triển lãm, Ban Tổ chức phối hợp các vụ, cục chức năng Bộ Y tế và các đơn vị tổ chức hội thảo về chính sách mới trong lĩnh vực quản lý trang thiết bị y tế; hội thảo Bước tiến mới trong y học tái sinh - Liệu pháp tế bào gốc kết hợp Exosome trong điều trị bệnh lý miễn dịch, tiểu đường, tim mạch và thần kinh… và các chương trình giao thương, giới thiệu sản phẩm, tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phòng, chống dịch bệnh, tư vấn sức khỏe-dinh dưỡng; trải nghiệm các thiết bị y tế, thiết bị chăm sóc sức khỏe, giám sát sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp....
https://nhandan.vn/hon-350-don-vi-tham-du-trien-lam-quoc-te-chuyen-nganh-y-duoc-viet-nam-lan-thu-30-post748628.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "VIETNAM MEDI-PHARM 2023", "triển lãm quốc tế ngành y dược", "hội chợ", "chăm sóc sức khỏe", "y tế" ] }
Thực hiện các giải pháp phát triển dịch vụ máu an toàn, chất lượng
NDO -Để tiếp tục duy trì, phát triển dịch vụ máu an toàn, chất lượng, bền vững, các cơ sở truyền máu cần phối hợp các cơ quan liên quan tập trung tham mưu các giải pháp bảo đảm nguồn máu an toàn, chất lượng cho điều trị, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.
Ngày 11/4, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương tổ chức Hội nghị công tác truyền máu toàn quốc năm 2024 nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động truyền máu toàn quốc năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2024. Đây cũng là dịp để các nhà quản lý, cán bộ làm công tác truyền máu cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, đề xuất các giải pháp hướng tới phát triển dịch vụ máu an toàn, bền vững.Tin liên quanLễ hội Xuân Hồng 2024 dự kiến tiếp nhận 8.000 đơn vị máuPGS,TS Nguyễn Hà Thanh, Viện trưởng Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, kể từ năm 2014 trở lại đây, mỗi năm cả nước tiếp nhận được trên 1 triệu đơn vị máu. Bên cạnh hệ thống Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện được hình thành từ trung ương đến địa phương, đến nay cả nước có 5 trung tâm truyền máu khu vực được thành lập. Nhờ đó đã nâng cao hiệu quả trong công tác tiếp nhận máu, xét nghiệm sàng lọc, điều chế các sản phẩm máu và đặc biệt là công tác điều phối máu giữa các địa phương.TS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) cho biết, đến nay cả nước có 77 cơ sở y tế (thuộc 44 tỉnh, thành phố) tham gia tiếp nhận máu, trong đó 48 cơ sở y tế thuộc tuyến trung ương, tuyến tỉnh thực hiện tiếp nhận máu thường xuyên và 29 cơ sở y tế tuyến huyện chủ yếu tiếp nhận máu phục vụ cấp cứu.Các đại biểu dự hội nghị.Năm 2023, toàn quốc đã tiếp nhận 1.587.890 đơn vị máu (gồm 1.481.729 đơn vị máu toàn phần và 106.161 đơn vị tiểu cầu gạn tách). Trung bình mỗi tháng tiếp nhận gần 130 nghìn đơn vị máu. Đáng chú ý, số lượng đơn vị máu tiếp nhận thể tích từ 350ml trở lên chiếm 66% tổng lượng máu tiếp nhận; tỷ lệ hiến máu nhắc lại chiếm gần 60%; tỷ lệhiến máu tình nguyệnđạt khoảng 97%.Theo Thông tư 26/2013/TT-BYT của Bộ Y tế về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, tất cả các đơn vị máu tiếp nhận phải được xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B, viêm gan C, HIV, vi khuẩn giang mai. Trong đó, virus viêm gan B, viêm gan C, HIV được thực hiện đồng thời bằng cả kỹ thuật huyết thanh học và xét nghiệm sinh học phân tử (NAT).Để bảo đảm chất lượng xét nghiệm và phù hợp vào điều kiện cơ sở vật chất của các cơ sở truyền máu, việc xét nghiệm sàng lọc máu được thực hiện theo hướng tập trung hóa. Cả nước hiện có 46 cơ sở truyền máu triển khai hoạt động sàng lọc máu, trong đó 14 cơ sở triển khai đồng bộ các kỹ thuật xét nghiệm theo quy định, sàng lọc cho hơn 1,3 triệu đơn vị máu (chiếm 84% lượng máu tiếp nhận); 32 cơ sở truyền máu còn lại chỉ thực hiện kỹ thuật huyết thanh học và gửi mẫu tới các Trung tâm lớn để thực hiện xét nghiệm bằng kỹ thuật NAT, hoặc gửi mẫu xét nghiệm sàng lọc toàn bộ đơn vị máu.Từ kết quả máu tiếp nhận được và có kết quả sàng lọc an toàn, các cơ sở truyền máu điều chế được 2.901.141 chế phẩm máu theo nhu cầu, chủ yếu là khối hồng cầu với gần 1,5 triệu đơn vị (chiếm 51,7%), huyết tương 820.305 đơn vị (chiếm 28,2%) và các chế phẩm khác như: tủa lạnh giàu yếu tố VIII, khối tiểu cầu gạn tách, khối bạch cầu...PGS,TS Nguyễn Quang Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, trao đổi về các giải pháp bảo đảm chất lượng trong hoạt động truyền máu.PGS,TS Nguyễn Quang Tùng, Phó Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Trưởng phòng Quản lý chất lượng (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) cho rằng, một trong những vấn đề quan trọng để công tác truyền máu an toàn, bền vững là quản lý chất lượng. Do vậy các cơ sở cần áp dụng ISO 9001 cho các cơ sở truyền máu; áp dụng chất lượng phòng xét nghiệm của Bộ Y tế và ISO 15189 cho phòng Xét nghiệm sàng lọc máu ở các Trung tâm tiếp nhận máu và phòng xét nghiệm cấp phát máu bệnh viện; kết nối dữ liệu người hiến máu giữa các trung tâm/bệnh viện trên toàn quốc...Để tiếp tục duy trì, phát triển dịch vụ máu an toàn, chất lượng, TS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế đề nghị Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các cơ sở truyền máu phối hợp các đơn vị thuộc Bộ Y tế, cơ quan liên quan tập trung tham mưu các giải pháp bảo đảm nguồn máu an toàn, chất lượng cho điều trị, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo.Đồng thời rà soát quy hoạch, hệ thống văn bản, cơ sở pháp lý liên quan đến phát triển dịch vụ máu để đề xuất chỉnh sửa cho phù hợp điều kiện thực tế; đẩy mạnh việc nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; đào tạo, chuyển giao kỹ thuật hướng đến dịch vụ truyền máu ngày càng chất lượng, hiệu quả, bền vững.TS Nguyễn Trọng Khoa phát biểu tại hội nghị.TS Nguyễn Trọng Khoa cũng đề nghị các đơn vị ứng dụng chuyển đổi số y tế và đồng bộ hệ thống dữ liệu quốc gia vào quản lý dịch vụ máu, trước hết là người hiến máu; phát triển phần mềm trong quản lý, nâng cao sự kết nối giữa các cơ sở truyền máu. Các trung tâm máu cần quan tâm đến việc đào tạo, tuyển chọn nhân lực làm công tác truyền máu; bảo đảm thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm vật tư, hóa chất sinh phẩm, túi máu…
https://nhandan.vn/thuc-hien-cac-giai-phap-phat-trien-dich-vu-mau-an-toan-chat-luong-post804238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Trung tâm Máu quốc gia", "xét nghiệm sinh học phân tử", "Viện Huyết học-Truyền máu Trung", "dịch vụ máu" ] }
Bệnh viện E hướng tới làm chủ kỹ thuật ghép tạng, bộ phận cơ thể người
NDO -Chiều 27/2, Bệnh viện E công bố quyết định và ra mắt Chi hội vận động hiến mô và bộ phận cơ thể người Việt Nam tại Bệnh viện E với mục tiêu tuyên truyền rộng rãi đến người dân về công tác hiến, ghép mô, tạng cũng như thúc đẩy nhiều hơn nữa số người đăng ký hiến hiến mô, tạng sau khi chết, chết não.
Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện E có 56 thành viên đều là bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế với quy chế hoạt động phù hợp với tình hình của đơn vị. Theo đó chi hội sẽ theo dõi, ghi nhận các trường hợp có nguy cơ chết não đang được điều trị tại đơn vị và vận động người nhà người bệnh đăng ký hiến mô, tạng khi người bệnh được chẩn đoán chết não.Đồng thời tuyên truyền,vận độngcộng đồng, được ngũ nhân viên y tế, người bệnh về mục đích ý nghĩa của hoạt động hiến mô, bộ phận cơ thể người; phối hợp Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia trong việc tổ chức đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người; điều phối ghép mô bộ phận cơ thể người theo quy định.TS Nguyễn Công Hựu, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện E cho biết, Bệnh viện E hiện có quy mô hơn 1.000 giường bệnh với 63 khoa, phòng và trung tâm; hơn 1.300 cán bộ, công chức, người lao động. Bệnh viện cũng có hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và đã thực hiện nhiều kỹ thuật chuyên sâu trong chẩn đoán và điều trị; là cơ sở thực hành của nhiều trường đại học khối ngành sức khỏe... Bệnh viện hoàn toàn có thể triển khai và làm chủ được kỹ thuật ghép tạng, bộ phận cơ thể người.TS Nguyễn Công Hựu, Giám đốc Bệnh viện E phát biểu tại buổi lễ.Những năm gần đây, bệnh viện cũng ý thức được tầm quan trọng của các hoạt động xã hội trong cộng đồng, sự nhân văn của việc hiến tặng các bộ phận cơ thể nếu không may tai nạn, bệnh tật mất đi mà có thể đem lại sự sống, thay đổi số phận cho người khác. Vì vậy, khi Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người đi vào hoạt động sẽ góp phần tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng về ý nghĩa nhân văn này.PGS,TS Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia cho biết, việc vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại bệnh viện có nhiều điểm khác biệt so với cộng đồng. Do vậy, đơn vị cần thống nhất về quy trình, nội dung hoạt động giúp triển khai hiệu quả và phù hợp với thực tế của từng đơn vị. PGS,TS Đồng Văn Hệ nhấn mạnh, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ Chi hội Chi hội vận động hiến mô và bộ phận cơ thể người của Bệnh viện E hoạt động hiệu quả, tích cực trong quá trình vận động, tư vấn để mang lại hy vọng sống cho người bệnh khác.GS,TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ,nhu cầu ghép tạng tại Việt Nam là rất lớn, trong khinguồn tạnglại hiếm, vì vậy vai trò của Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam và các chi hội là rất quan trọng. Thông qua việc thành lập Chi hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Bệnh viện E sẽ tăng thêm nguồn sức mạnh cho công tác vận động hiến tạng và giúp lan tỏa tới người bệnh và người thân người bệnh ý nghĩa nhân văn này.Trong quá trình vận động, Bệnh viện cần chủ động nắm bắt thông tin của từng người bệnh có thể hiến mô, tạng để thành viên Chi hội, cũng như cán bộ y tế vận động người nhà người bệnh đồng ý hiến tạng. Chi hội cần có lộ trình, phương án truyền thông nhằm lan tỏa hoạt động ý nghĩa này đến với người bệnh trong bệnh viện và nhiều cơ sở khác để nguồn tạng hiến dồi dào, đáp ứng nhu cầu điều trị của người bệnh.PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam phát biểu ý kiến.PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam phân tích, mỗi ngày có khoảng 2.000 đến 3.000 người bệnh và người nhà người bệnh đến Bệnh viện E, nếu những người này được tiếp cận, vận động việc hiến mô, bộ phận cơ thể người thì thì chắc chắn số người được tiếp cận vận động hiến mô, bộ phận cơ thể sẽ rất lớn. Đây chính là nguồn tạng hiến trong tương lai của Bệnh viện E và nhiều cơ sở y tế khác.PGS,TS Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho rằng, Bệnh viện E có Trung tâm tim mạch là địa chỉ điều trị các bệnh lý tim mạch khá uy tín, các bác sĩ làm chủ được nhiều kỹ thuật chuyên sâu, cho nên Bệnh viện cần sớm triển khai kỹ thuật ghép tim.Tại lễ ra mắt, nhiều bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế Bệnh viện E trực tiếp cùng đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người. Đã có gần mười người đại diện cho những đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người được thẻ đăng ký hiến tặng mô, tạng của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.Cán bộ y tế Bệnh viện E đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người.Ghép mô, tạng là phương pháp điều trị hiệu quả cho người bệnh bị hỏng mô, tạng không hồi phục. Đến nay, kỹ thuật này ngày càng phát triển không ngừng và được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là một trong 10 phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20.Ở Việt Nam hiện có hàng chục nghìn người vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ đợi được ghép gan, thận, tim… Những ca ghép mô, tạng từ người chết não, ngừng tim, hiến tặng thời gian qua đã mở ra một hướng đi đúng đắn, đem lại lợi ích và ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với những đặc thù về văn hóa, truyền thống của người Á Đông, nguồn tạng từ người chết não vẫn đang còn nhiều hạn chế, cho nên việc thay đổi nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng là việc cần phải làm tích cực, tích cực hơn nữa.
https://nhandan.vn/benh-vien-e-huong-toi-lam-chu-ky-thuat-ghep-tang-bo-phan-co-the-nguoi-post797827.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "vận động hiến mô", "Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia", "Bệnh viện E", "hiến mô và bộ phận cơ thể người" ] }
Chương trình “Giọt hồng blouse trắng đất Tổ” dự kiến thu 800 đơn vị máu
NDO -Ngày 19/2, Sở Y tế Phú Thọ, Công đoàn ngành y tế và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức chương trìnhhiến máu“Giọt hồng blouse trắng đất Tổ” năm 2024.
Chương trình “Giọt hồng blouse trắng đất Tổ” là phong trào hiến máu nhân đạo được tổ chức thường niên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.Đây là chương trình có ý nghĩa, nhằm tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của các cán bộ nhân viên ngành y tế Phú Thọ trực tiếp hiến tặng những giọt máu cứu sống người bệnh, thể hiện phẩm chất cao quý “Lương y như từ mẫu”, đồng thời lan tỏa phong trào hiến máu tới đông đảo người dân trên địa bàn tỉnh.Tại chương trình “Giọt hồng blouse trắng đất Tổ”, lãnh đạo Sở Y tế và Hội Chữ thập đỏ tỉnh Phú Thọ ghi nhận và biểu dương tinh thần xung kích của các cán bộ, nhân viên ngành y tế đã tham gia hiến máu và mong muốn chương trình “Giọt hồng blouse trắng đất Tổ” sẽ được tiếp nối lâu dài những năm về sau.Cán bộ, nhân viên ngành y tế Phú Thọ tham gia hiến máu.Đặc biệt vào thời điểm sau Tết Nguyên đán, lượng máu dự trữ trong các cơ sở y tế đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, vì vậy việc huy động hiến máu cứu người lúc này là vô cùng cấp thiết.Trong thời gian tới, Hội Chữ thập đỏ và Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức nhiều chương trình hiến máu hơn nữa để bảo đảm nguồn cung cấp máu cho công tác cấp cứu và điều trị trên địa bàn tỉnh.Chương trình “Giọt hồng blouse trắng đất Tổ 2024” diễn ra trong 2 ngày và dự kiến thu về 800 đơn vị máu. Kết thúc ngày đầu tiên, chương trình đã thu nhận được 431 đơn vị máu từ các cán bộ, nhân viên ngành y tế và các tình nguyện viên.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-giot-hong-blouse-trang-dat-to-du-kien-thu-800-don-vi-mau-post796682.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Phú Thọ", "y tế", "hiến máu" ] }
Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm
NDO -Đó là thông tin được các nghiên cứu công bố tại Hội thảo quốc tế "Phát triển năng lực hệ thống trong công tácdinh dưỡng học đườngtại Việt Nam" do Viện Dinh dưỡng Quốc gia tổ chức, sáng 20/10.
Hội thảo tập trung đánh giá thực trạng về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Việt Nam và đề xuất các giải pháp trong thời gian tới; trao đổi học tập kinh nghiệm của các chuyên gia Nhật Bản về hoạt động dinh dưỡng học đường tại Nhật Bản.Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em và học sinh tại Việt Nam đã và đang đối diện với gánh nặng kép về dinh dưỡng nghiêng về thừa cân, béo phì nhiều hơn suy dinh dưỡng ở khu vực thành thị và nông thôn, ở khu vực miền núi tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn còn cao.Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã phối hợp trong việc xây dựng các hướng dẫn, thông tư, tài liệu và thực đơn về bữa ăn học đường. Việc triển khai bữa ăn học đường được thực hiện ở hầu hết các trường mầm non, tuy nhiên còn nhiều hạn chế và khó khăn trong công tác tổ chức và chất lượng bữa ăn học đường tại nhiều trường tiểu học trên toàn quốc.Tin liên quanBáo động trẻ thừa cân, béo phì do đồ uống có đườngPGS,TS Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhấn mạnh, dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sức khoẻ, sự phát triển thể lực, trí lực và thể chất của người tiêu dùng mà còn góp phần phát triển giống nòi, phát triển kinh tế và an sinh xã hội của quốc gia, dân tộc.Từ năm 2011, các hoạt động bảo đảm dinh dưỡng tại Việt Nam đã được triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện theo Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của Việt Nam chưa đồng đều giữa các vùng miền, đặc biệt tại vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; có nhiều chỉ tiêu chưa đạt được mục tiêu đặt ra về vi chất, tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em; các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy sự gia tăng nhanh tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tăng gần gấp đôi trong vòng 10 năm, khu vực thành thị cao gấp nhiều lần so nông thôn và miền núi; tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh của một số trường trung học cơ sở và trung học phổ thông năm học 2020-2021 ở mức cao.Nghiên cứu của PGS,TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề (Viện Dinh dưỡng quốc gia) ở nhóm trẻ 5 đến 19 tuổi cho thấy khá rõ nét tình trạng giảm suy dinh dưỡng và tăng thừa cân, béo phì. Tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 24,2% xuống 12,2% (ở nhóm 5 đến 10 tuổi); suy dinh dưỡng thểthấp còigiảm từ 23,4% xuống 14,8% (trẻ từ 5 đến 19 tuổi)… thì thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% lên 19% (nhóm trẻ 5 đến 19 tuổi).Một nghiên cứu về tỷ lệ thừa cân, béo phì ở học sinh lớp 5 tại một số quận, huyện của Hà Nội được thực hiện năm 2023 cho thấy các trường tại các quận nội thành tỷ lệ thừa cân, béo phì dao động từ 45,5% đến 55,7%. Còn các huyện ngoại thành là từ 20,9% đến 31,1%.Bữa ăn trưa của học sinh Trường tiểu học Phan Đình Phùng (Thành phố Hồ Chí Minh) theo mô hình dự án Bữa ăn học đường.Hội thảo đã chia sẻ thông tin về các chương trình quốc gia về dinh dưỡng, sức khỏe học đường của Việt Nam, mô hình điểm của Đề án "Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025" (Quyết định số 41/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) về dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng; phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng; mô hình thử nghiệm lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng trong dạy học môn giáo dục thể chất tại một số trường tiểu học ở Việt Nam.Các đại biểu cũng thảo luận về các giải pháp can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường và giáo dục dinh dưỡng ở Việt Nam, tập trung vào nghiên cứu xây dựng chính sách, phát triển nguồn lực, đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn học đường; truyền thông giáo dục dinh dưỡng học đường; giám sát tình trạng dinh dưỡng học sinh; huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện tốt công tác dinh dưỡng học đường góp phần thực hiện mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.
https://nhandan.vn/post-778589.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "thừa cân", "béo phì", "trẻ em béo phì", "Viện Dinh dưỡng Quốc gia", "dinh dưỡng học đường" ] }
Ho nhiều không dứt, bệnh nhân phát hiện nhiễm 3 loại ký sinh trùng
NDO -Khoảng một năm bị cơn ho hành hạ, cứ tưởng mình bị ung thư nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với 3 loại ký sinh trùng là giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, giun đầu gai.
Bệnh nhân H.T.H (44 tuổi, Nghệ An) bị ho nhiều và đã sử dụng nhiều loại thuốc nhưng không đỡ. Dù đã đi khám và điều trị tại bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, nhưng tình trạng ho dữ dội của chị H. chưa dứt điểm. "Mỗi đợt ho, tôi có thể ho cả tiếng không dứt, thậm chí không kiểm soát được cả việc đi tiểu lúc ho", chị H. cho hay.Sợ mang bệnh trọng như ung thư, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Kết quả khám cho thấy phổi của chị Hương không có tổn thương khu trú (u cục). Tuy nhiên, qua kết quả xét nghiệm máu có tăng bạch cầu ái toan, bác sĩ nghi ngờ chị có nhiễm ký sinh trùng nên giới thiệu chị sang Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để khám chuyên sâu.Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho hay, bệnh nhân H. vào viện trong tình trạng ho kéo dài hơn một năm, ho không có đờm, không sốt.Khi tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, kết quả xét nghiệm cho thấy chị dương tính với 3 loạiký sinh trùnglà giun đũa chó mèo, sán lá gan lớn, giun đầu gai. Sau khi điều trị 2 đợt thuốc, tình trạng ho của bệnh nhân đã thuyên giảm. Sau 1 tháng uống thuốc, bệnh nhân đã âm tính với sán lá gan, giun đầu lươn, triệu chứng ho giảm tới 80-90%.Tuy nhiên, ở tháng thứ 2 sau điều trị, những cơn ho quay lại hành hạ chị H. Trong lần tái khám, chị phát hiện mình mắc thêm bệnh sán lá phổi."Mặc dù không phải ung thư, nhưng việc nhiễm tới mấy loại ký sinh trùng tôi rất lo lắng, sụt cân. Không ngờ việc ăn nhiều rau sống, rau thủy canh khiến tôi bị tình trạng bệnh lý như vậy", chị H. chia sẻ.Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ký sinh trùng rất đa dạng, nhiều loại. Nên có những người không nghĩ mình mắc bệnh vẫn có thể bị nhiễm ký sinh trùng từ thói quen ăn uống,vật nuôitrong nhà.Theo bác sĩ Thu Phương, một người có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng cùng một lúc. Nguyên nhân nhiễm ký sinh trùng có thể đến từ ăn uống, lao động không dùng các biện pháp phòng hộ,...Theo khuyến cáo của Cục An toàn Thực phẩm, để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng, nhất là qua thực phẩm, mọi người cần: Thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước, vệ sinh chất thải, rác thải; vệ sinh nhà ăn, nhà bếp, cơ sở chế biến, bảo quản thực phẩm; vệ sinh cá nhân, vệ sinh bàn tay; không dùng phân tươi bón rau, nuôi cá, lợn thả rông.
https://nhandan.vn/ho-nhieu-khong-dut-benh-nhan-phat-hien-nhiem-3-loai-ky-sinh-trung-post793392.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "ký sinh trùng", "giun đũa chó mèo", "ho kéo dài", "ung thư", "Bệnh viện Đặng Văn Ngữ" ] }
Từ ngày 1/4 triển khai kiểm thử Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế và Giấy hẹn khám lại điện tử
NDO -Đó là nội dung chính của Quyết định 4750/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung Quyết định 130/QĐ-BYT ngày 18/1/2023 quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra phục vụ việc quản lý, giám định, thanh toán chi phíkhám chữa bệnhvà giải quyết các chế độ liên quan .
Tại Quyết định này, Bộ Y tế đã chính thức bổ sung thêm 2 Bảng dữ liệu mới gồm Bảng dữ liệu Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế và Bảng dữ liệu Giấy hẹn khám lại theo quy định tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP của Chính phủ.Từ ngày 1/4/2024, cơ quan Bảo hiểm xã hội và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu triển khai kiểm thử việc gửi và nhận dữ liệu điện tửGiấy chuyển tuyếnBHYT và Giấy hẹn khám lại, tiến tới triển khai chính thức trong toàn quốc từ ngày 1/7/2024.Theo kế hoạch trong năm 2024, Bộ Y tế sẽ phối hợp cùng với Cục C06-Bộ Công an, BHXH Việt Nam để nghiên cứu, triển khai tích hợp 2 loại giấy tờ này trên các ứng dụng VNeID, VssID.Tin liên quanGiảm phiền hà cho người bệnh khi xin giấy chuyển tuyến và tái khámĐây là một nổ lực của Bộ Y tế trong chuyển đổi số lĩnh vực bảo hiểm y tế, tiến tới loại bỏ hoàn toàn giấy chuyển tuyến và giấy hẹn khám lại bản giấy. Khi 2 loại giấy tờ này được tích hợp trên ứng dụng VNeID, VssID, người bệnh khi làm thủ tục chuyển tuyến hoặc tái khám chỉ cần xuất trình giấy chuyển tuyến điện tử hoặc giấy hẹn khám lại điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc VssID (có tích hợp sẵn mã QR).Việc triển khai Giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế điện tử và Giấy hẹn khám lại điện tử hứa hẹn sẽ mang lại nhiều ý nghĩa và giá trị thiết thực. Phục vụ quản lý Nhà nước về công tác chuyển tuyến bảo hiểm y tế, tạo kho dữ liệu tập trung phục vụ phân tích, thống kê, kịp thời điều chỉnh chính sách bảo hiểm y tế sát với thực tế.Giúp đơn giản hoá thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, tạo thuận lợi, tiện ích cho người bệnh, cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận, làm các thủ tục chuyển tuyến/tái khám. Đồng thời hạn chế các hành vi gian lận, giả mạo trong công tác chuyển tuyến; hỗ trợ cơ quan Bảo hiểm xã hội trong công tác giám định, thanh toán bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/tu-ngay-14-trien-khai-kiem-thu-giay-chuyen-tuyen-bao-hiem-y-te-va-giay-hen-kham-lai-dien-tu-post790210.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Chuyển tuyến" ] }
Trung tâm Ghép tạng trẻ em, Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025
NDO -Ngày 9/4, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Trung tâm Ghép tạng trẻ em sẽ được hoàn thành và đưa vào hoạt động nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Bệnh viện Nhi đồng 2là một trong các bệnh viện Nhi đầu tiên tiến hành ghép thận và ghép gan cho trẻ em từ rất sớm, ca ghép thận đầu tiên được thực hiện từ năm 2004 và ghép gan từ năm 2005. Cho đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân. Có thể khẳng định các y, bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 đã hoàn toàn làm chủ kỹ thuật ghép thận, ghép gan và ghép tế bào gốc đúng theo quy trình tuyển chọn bệnh nhân, tuyển chọn người cho tạng, quy trình chăm sóc điều trị trước trong và sau ghép, quy trình này đã được hoàn thiện và đi vào hoạt động thường quy.Ghép tạng là phương pháp điều trị phẫu thuật thay thế cơ quan bệnh bằng cơ quan tương ứng của người khác. Đây được coi là biện pháp điều trị cuối cùng, mang lại sự sống cho các bệnh suy chức năng tạng giai đoạn cuối, không còn khả năng điều trị bảo tồn như suy thận mạn, một số bệnh gan mạn tính, bệnh chuyển hóa, cũng như các bệnh lý ác tính. Các cơ quan có thể thay thế, cấy ghép có thể kể đến: tim, thận, gan, phổi, ruột, tụy và tủy xương.Đầu tháng 4/2024, Bộ Y Tế ra quyết định số 785/QĐ-BYT về việc công nhậnBệnh viện Nhi đồng 2là cơ sở y tế đủ điều kiện để thực hiện kỹ thuật lấy, ghép thận, gan từ người hiến sống và từ người hiến chết não.Tính đến thời điểm hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thực hiện thành công 33 ca ghép gan, 30 ca ghép thận, 10 ca ghép tế bào gốc tự thân.Từ những kết quả đạt được trong thời gian qua, cùng với việc được Bộ Y tế chính thức công nhận đủ điều kiện ghép tạng trẻ em, và nhất là theo định hướng phát triển chuyên sâu của Sở Y tế đối với 3 bệnh viện chuyên khoa Nhi của thành phố. Theo đó, Trung tâm Tim mạch trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, Trung tâm Ung thư trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Trung tâm Ghép tạng trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng 2, tập thể lãnh đạo và thầy thuốc của Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ nỗ lực không ngừng, phấn đấu làm chủ kỹ thuật ghép tạng mới như: ghép tim, ghép tủy xương và ghép tế bào gốc dị ghép, bên cạnh các kỹ thuật ghép thận, và đồng ghép vốn đã triển khai thành công trong thời gian qua.Với người bệnh là trẻ em, ghép thận được thực hiện rất có hiệu quả đối với những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, những bất thường bẩm sinh của thận hoặc đường tiết niệu, hay xơ hóa cầu thận,… Tương tự như vậy, rất nhiều các bệnh lý tại gan ở trẻ em cần phải ghép gan mới hy vọng trả lại cuộc sống bình thường như bao trẻ lành mạnh khác, như nhóm các bệnh lý gây xơ gan ứ mật (teo đường mật bẩm sinh, Alagille, …), các u nguyên phát tại gan (u nguyên bào gan, ung thư tế bào gan,…),…
https://nhandan.vn/trung-tam-ghep-tang-tre-em-benh-vien-nhi-dong-2-se-hoat-dong-vao-nam-2025-post803856.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Trung tâm Ghép tạng trẻ em", "Bệnh viện Nhi đồng 2", "Bệnh viện Nhi đồng 2 sẽ hoạt động vào năm 2025" ] }
Lần đầu tiên Việt Nam ghép tạng thành công cho bệnh nhân suy gan tối cấp
NDO -Nữ bệnh nhân hôn mê do suy gan tối cấp, phổi và não đều tổn thương rất nặng, rối loạn đông máu trầm trọng vừa được các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiến hành ghép gan cấp cứu, mang lại cuộc đời mới cho người bệnh.
Liên tục nối tiếp thành công của những ca ghép gan từ người cho chết não, vừa qua tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lần đầu tiên ca ghép gan cho người bệnh nữ T.T.H 46 tuổi, hôn mê gan sau khi bịsuy gan cấpdo viêm gan B không được kiểm soát thành công.Đến vớiBệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hoàn cảnh đặc biệt của bệnh nhân không khỏi khiến đội ngũ y bác sĩ xót xa. Chị H bẩm sinh sứt môi, hở hàm ếch, đã được phẫu thuật nụ cười nhiều lần, hạnh phúc đến muộn với chị nhưng không may chị lại hiếm muộn, trên con đường tìm con bằng phương pháp IVF, chị đã thử đến 4 lần nhưng chưa thành công.Đáng buồn hơn, thuốc IVF là thuốc nội tiết nên ảnh hưởng vô cùng lớn tới bệnh về gan của chị.Trước khi nhập viện 4 ngày, chị H. vô cùng mệt mỏi, tình trạng vàng da tăng dần, chức năng gan và tri giác giảm, sốt cao, chị được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức chẩn đoán suy gan cấp, bệnh não gan độ III/VGB - MELD score 40đ và có chỉ định phẫu thuật ghép gan toàn bộ từ người cho chết não.Bệnh nhân ở tình trạng tối cấp, hôn mê, phải thở máy; não, thận, gan đều hỏng. Thêm nữa, bệnh nhân còn bị khó đông máu, mà khi ghép tạng, tình trạng này là vô cùng nguy hiểm vì sẽ làm mất máu.Khi đang ở lằn ranh sinh tử chiến đấu với căn bệnh suy gan giai đoạn cuối, khi tưởng chừng như hy vọng không còn, phép màu đã đến với chị, đã có lá gan phù hợp với chị từ người cho chết não.Các chuyên gia đều đánh giá ca ghép tiên lượng rất nặng, ảnh hưởng đến sự thành công của ca ghép, khi gan của bệnh nhân đã hoại tử 85%, thương tổn phổi và não. Trong khi đó, danh sách chờ ghép rất dài nên nếu ca ghép không thành công, sẽ bỏ lỡ cơ hội dành cho các bệnh nhân khác.Bệnh nhân suy gan tối cấp được ghép gan thành công.Ngay lập tức, dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng - Chủ tịch Hội đồng khoa học, Giám đốc Bệnh viện, buổi hội chẩn chuyên sâu các chuyên khoa đã diễn ra. Mặc dù biết xác suất thành công khi ghép gan cho chị H. là không cao nhưng các y, bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vẫn cố gắng áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất, chiến đấu từng phút giây trong phòng mổ để cứu sống bệnh nhân bằng mọi giá.Sau 6 tiếng, ca phẫu thuật kết thúc thành công. Sau ca ghép, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân đã bình thường.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Quang Thùy, Giám đốc Trung tâm Gây mê Hồi sức tích cực, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khi ghép xong, bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm Gây mê Hồi sức tích cực, được sử dụng những kỹ thuật hiện đại nhất, thuốc có tác dụng cao nhất, có nhân viên chăm sóc riêng trong phòng vô trùng. Vì thế, bệnh nhân đã có tiến triển nhanh chóng.Ngày thứ 3, bệnh nhân có một mạch máu tắc nhưng được điều trị ngay. Chức năng gan, phổi, não, thận dần được cải thiện, Hiện, bệnh nhân đã tự ngồi, tự ăn và nói chuyện được.“Đây là ca ghép tạng khó khăn nhất diễn ra thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Các bác sĩ phải chạy đua với tử thần để giành lại sự sống cho người phụ nữ hôn mê sau khi bị suy gan tối cấp, do viêm gan B không được điều trị. Nếu không ghép, bệnh nhân sẽ tử vong trong vòng 48 giờ”, Tiến sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết.Việc thực hiện thành công ca ghép gan cho người bệnh suy gan tối cấp từ người cho chết não mở ra cơ hội có cuộc đời mới cho nhiều bệnh nhân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển ghép tạng của ngành y tế Việt Nam nói chung và tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nói riêng.
https://nhandan.vn/lan-dau-tien-viet-nam-ghep-tang-thanh-cong-cho-benh-nhan-suy-gan-toi-cap-post808259.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "ghép gan", "suy gan tối cấp", "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức" ] }
Ca lấy ghép tạng đặc biệt trên đường hồi hương của người hiến chết não
NDO -Trên nửa hành trình từ Thành phố Hồ Chí Minh về quê Nghệ An để trút hơi thở cuối cùng, người nhà anh L.V.H đã quyết định hiến tặng mô, tạng của anh. Một cuộc lấy ghép mô, tạng của anh đã được các bác sĩ tiến hành gấp rút tại Bệnh viện Trung ương Huế để cứu sống thêm nhiều người khác.
Anh L.V.H (sinh năm 1982) quê Tân Kỳ, Nghệ An vào làm việc tại Bình Phước, ngày 29/7, trên đường đi làm về không may bị tai nạn giao thông. Dù được ê-kíp bác sĩ bệnh viện tích cực điều trị nhưng tiên lượng bệnh nhân ngày càng yếu, dần rơi vào hôn mê sâu. Gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.Theo chị L.T.N (em gái bệnh nhân) cho biết, anh H. là anh trai cả trong nhà. Bố anh H. là thương binh 1/4 mất 91% sức khỏe, chân phải bị cụt do trận đánh ác liệt của đế quốc Mỹ, mẹ không có lương, tuổi cao nên hằng tháng, anh H. gửi tiền về đỡ đần thêm cho bố mẹ.Đứng trước biến cố đó, gia đình chị N. quá sốc, không ai đủ tỉnh táo để nghĩ đến chuyện khác. Đêm muộn 29/7, gia đình anh H. xin bệnh viện cho về để mọi người thân trong gia đình có dịp gặp mặt anh lần cuối."Trên đường về, trong thoáng chốc tôi nhận ra cả đời anh sống đều dành những gì tốt đẹp cho mọi người, chính anh đã tâm sự sau này chết hãy mang anh đi hỏa táng, gia đình không chấp nhận sự thật anh không còn, vẫn luôn tìm lý do nào đó để tự an ủi mình anh vẫn còn trên đời.Vì vậy, tôi vận động gia đình, người thân đặc biệt là bố mẹ ý địnhhiến các mô, tạngcủa anh để cứu sống nhiều người khác. Như có một sợi dây vô hình nối lại, gia đình ai cũng ủng hộ nghĩa cử nhân văn này", chị N. tâm sự.Ngay lập tức, chị N. liên hệ với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia để bày tỏ nguyện vọng hiến mô, tạng của anh. Sau cuộc liên hệ với Trung tâm, việc “hồi hương” lại thêm gian nan, vì sợ tạng không bảo đảm, gia đình phải vào Bệnh viện Quy Nhơn để lấy thêm thuốc hỗ trợ.Ý định của gia đình đưa anh về Bệnh viện tỉnh Nghệ An để hiến, để người thân, họ hàng gặp anh lần cuối, nhưng sức khỏe anh yếu dần. Để bảo đảm được nguồn tạng hiến nên gia đình đưa anh vào Bệnh viện Trung ương Huế làm các thủ tục theo quy định trước khi hiến.Các bác sĩ chuẩn bị vận chuyển tạng từ người hiến chết não để ghép cho người bệnh khác.Mô tạng của anh lấy được bao gồm: Thận, phổi, giác mạc ghép tại Bệnh viện Trung ương Huế, gan được ghép tạiBệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tấm lòng nhân văn, nhân ái của gia đình anh đã giúp đỡ bệnh nhân khác mang lại ánh sáng, kéo dài sự sống cho bệnh nhân được ghép.Anh H. ra đi để lại nỗi thương đau của người ở lại, để lại lời hứa với gia đình cuối năm sẽ “rước nàng dâu về”, nợ bố mẹ đứa cháu nội bi bô gọi ông, gọi bà…Em gái anh H. tâm sự, giờ gia đình chị chỉ mong những người nhận tạng của anh H. luôn khỏe mạnh. "Họ có khỏe việc làm của gia đình tôi mới có ý nghĩa và vong linh anh H. cũng được an ủi phần nào", chị N. chia sẻ.
https://nhandan.vn/ca-lay-ghep-tang-dac-biet-tren-duong-hoi-huong-cua-nguoi-hien-chet-nao-post765789.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "hiến tạng", "ghép tạng", "Bệnh viện Trung ương Huế", "Nghệ An" ] }
Ngăn chặn bệnh cúm gia cầm lây nhiễm sang người
Thời điểm hiện tại đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo điều kiện cho vi-rút cúm gia cầm phát triển, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị ngành y tế các địa phương phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương nhằm triển khai các giải pháp xử lý triệt để ổ dịch cúm tại cộng đồng.Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tỉnh Tiền Giang vừa ghi nhận một bệnh nhân nam (37 tuổi) cư trú tại xã Tân Lý Đông (huyện Châu Thành) mắc cúm A(H9).Ngày 10/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt và tự mua thuốc điều trị; sau đó đến khám và điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh ngày 16/3, được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do vi-rút.Kết quả xét nghiệm bước đầu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh phát hiện dương tính cúm A và có các đoạn gien tương đồng vi-rút cúm A phân tuýp H9. Mẫu bệnh phẩm được gửi tới Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để xét nghiệm khẳng định.Ngày 1/4, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh phát hiện mẫu bệnh phẩm dương tính với cúm A phân tuýp H9 và đang tiếp tục thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để xác định phân nhóm.Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy, nơi bệnh nhân sinh sống thuộc khu chợ bán gia cầm; chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống chưa ghi nhận gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe, đến nay chưa phát hiện triệu chứng viêm đường hô hấp.Đây là trường hợp mắc cúm A(H9) đầu tiên của Việt Nam từ trước đến nay. Trước đó, vào tháng 3/2024, tại tỉnh Khánh Hòa đã ghi nhận một trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) trên người.Từ cuối năm 2023 đến nay, tình hình dịch cúm gia cầm trên động vật diễn biến phức tạp như tại châu Á, tiếp tục ghi nhận các đợt bùng phát dịch cúm trên gia cầm gây ra bởi nhiều chủng vi-rút cúm A như: H5N1, H5N6, H5N8, H3N2, H9N2, H10N3..., trong khi một số quốc gia giáp biên giới với Việt Nam ghi nhận các ca cúm gia cầm trên người, bao gồm: H5N1, H9N2.Tại Việt Nam, trước đây có phát hiện vi-rút cúm A(H9N2) lưu hành trên đàn gia cầm nhưng độc lực thấp thường gây triệu chứng nhẹ và không gây chết gia cầm hàng loạt. Tuy nhiên, con người vẫn có thể bị lây nhiễm và mắc bệnh cúm gia cầm A(H9N2) nếu tiếp xúc, sử dụng gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhiễm bệnh.Phó Cục trưởng Y tế dự phòng Nguyễn Lương Tâm cho biết, hiện đang là giai đoạn chuyển mùa và thời tiết có nhiều thay đổi bất thường, tạo thuận lợi cho vi-rút gia cầm phát triển và có nguy cơ lây nhiễm sang người. Trong khi đó, bệnh cúm gia cầm trên người chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc-xin phòng bệnh.Do vậy, để chủ động phòng, chống cúm gia cầm lây sang người, Bộ Y tế đề nghị giám đốc sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương tổ chức điều tra nguồn lây và xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp mắc mới, sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.Đồng thời, ngành y tế các cấp phối hợp chặt chẽ ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên gia cầm, kịp thời chia sẻ thông tin và phối hợp xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người, đặc biệt tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những khu vực có nguy cơ cao...Bên cạnh sự nỗ lực của ngành y tế, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương, người dân cần thực hiện nghiêm túc các nội dung khuyến cáo ngành y tế đưa ra như: Không ăn thịt gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà-phòng trước khi ăn.Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim; khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. Khi có biểu hiện giống cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/ngan-chan-benh-cum-gia-cam-lay-nhiem-sang-nguoi-post803502.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "cúm gia cầm", "cúm A(H9)", "cúm A(H5N1)" ] }
An Giang: Đình chỉ hoạt động cơ sở Nha khoa Việt Đức
NDO -Ngày 11/1, Thanh tra Sở Y tế An Giang cho biết, đã ban hành quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở Nha khoa Việt Đức do có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Cơ sở Nha khoa Việt Đức hoạt động tại thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, thời gian đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn 18 tháng, áp dụng từ ngày nhận quyết định.Thanh tra Sở Y tế tỉnh cho biết, qua kiểm tra cơ sở này đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế như cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; sử dụng người hành nghề không cóchứng chỉ hành nghềkhám bệnh, chữa bệnh.Thanh tra Sở Y tế đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 70 triệu đồng đối với chủ cơ sở là bà Võ Thị Ngọc Minh, gồm phạt 45 triệu đồng với hành vi cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không cógiấy phép hoạt độngkhám bệnh, chữa bệnh.Phạt tiền 25 triệu đồng với hành vi sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
https://nhandan.vn/an-giang-dinh-chi-hoat-dong-co-so-nha-khoa-viet-duc-post791601.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Thanh tra Sở Y tế", "Sở Y tế tỉnh An Giang", "đình chỉ", "không có giấy phép hoạt động", "không có chứng chỉ hành nghề" ] }
Quý I, cả nước có 16 vụ ngộ độc thực phẩm
NDO -Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trong quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm làm 659 người bị ngộ độc, trong đó có 3 người tử vong.
Thông tin từ Bộ Y tế, trong tháng 3/2024, cả nước xảy ra 6 vụ ngộ độc thực phẩm làm 368 người bị ngộ độc. Tính chung quý I/2024, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 1 vụ so với cùng kỳ năm 2023) làm 659 người bị ngộ độc (tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 3 người tử vong (giảm 4 ca so với cùng kỳ năm 2023).Nguyên nhân chính là do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.Thêm vào đó là quá trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách cùng với ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm…Điển hình là vụ ngộ độc xảy ra trong tháng 3/2024 tạiquán cơm gà Trâm Anh(thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) khiến 369 người phải đến các cơ sở y tế thăm khám, điều trị. Vi khuẩn gây ngộ độc là Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus được tìm thấy trong cơm, gà xé, sốt trứng, rau dưa chua, hành phi.Qua điều tra từ các bệnh viện, bệnh nhân nhập viện đều có triệu chứng lâm sàng chính là đau bụng, tiêu chảy nhiều lần phân lỏng, buồn nôn, nôn, sốt, mệt lả. Tất cả các bệnh nhân này đều có điểm chung là ăn cơm gà tại quán Trâm Anh.Để chủ động bảo đảm an toàn thực phẩm,phòng chống ngộ độc thực phẩmtrong thời gian tới, ngày 2/4, Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý an toàn thực phẩm thành phố Đà Nẵng, tỉnh Bắc Ninh phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, giám sát nguy cơ an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, chú trọng thời gian từ tháng 4 đến tháng 8.Các địa phương cần chú ý ngộ độc do nấm độc vào mùa xuân-hè, ngộ độc do các loại động, thực vật có chứa độc tố tự nhiên (nhất là các tỉnh/thành phố khu vực Miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên). Cùng với đó, chú ý ngộ độc do các loại thủy, hải sản có chứa độc tố tự nhiên như cá nóc, so biển, ốc biển lạ, nhất là các tỉnh, thành phố ven biển.Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị, ngành y tế và cơ quan chức năng các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm, trong đó tập trung vào các cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, trường học và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống đóng chai, đóng bình; chú ý các biện pháp giám sát, hướng dẫn phù hợp đối với dịch vụ nấu ăn lưu động, các bữa ăn liên hoan, tiệc cưới, đám giỗ đông người trên địa bàn quản lý.Kiên quyết xử lý nghiêm và đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm, cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm (thuộc đối tượng phải cấp). Công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cho cộng đồng.
https://nhandan.vn/quy-i-ca-nuoc-co-16-vu-ngo-doc-thuc-pham-post802765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "ngộ độc thực phẩm", "cơm gà", "Cục An toàn thực phẩm" ] }
Chung tay chăm sóc sức khỏe người dân
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, những năm qua, Cục Quân y (Bộ Quốc phòng) tham mưu cho lãnh đạo hai bộ Quốc phòng và Y tế tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cả nước. Chương trình kết hợp quân-dân y đã phát huy hiệu quả tại các khu vực điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Đại tá Trần Duy Hưng, Phó Cục trưởng Quân y cho biết, hiện nay tất cả các quân khu, các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập được ban quân-dân y và tổ chức hoạt động nền nếp, hiệu quả. Tuy là tổ chức kiêm nhiệm, nhưng ban quân-dân y rất quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng tiềm lực y tế-quốc phòng và chỉ đạo công tác kết hợp quân-dân y tại địa phương, qua đó đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả quân y và dân y trong củng cố y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.Đáng chú ý, trong 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), quân y các đơn vị đã tích cực tham gia công tác củng cố y tế cơ sở, đầu tư nâng cao năng lực hoạt động toàn diện cho 322 trạm y tế xã; củng cố từng mặt cho 776 trạm y tế xã trên cả nước, trong đó có hơn 70% thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.Đến nay, trên toàn quốc có 10 bệnh viện quân y, năm trung tâm y tế quân-dân y huyện đảo, 34 bệnh xá quân-dân y và 835 trạm y tế quân-dân y đang hoạt động. Trên dọc tuyến biên giới có 125 phòng khám quân-dân y do Bộ đội Biên phòng quản lý, trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Các cơ sở quân y đã được xây dựng tạo nên mạng lưới khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch phong phú, đa dạng, liên hoàn và có chiều sâu, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, bộ đội, công tác xóa đói, giảm nghèo tại các địa phương.Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ở các khu vực trọng điểm quốc phòng-an ninh, 10 năm qua các đơn vị quân y đã huy động nguồn lực để triển khai các hoạt động khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc. Tổng số đã có hơn 4,3 triệu lượt người được khám, chữa bệnh; hơn 100 nghìn lượt người được cấp cứu và gần một triệu lượt người được điều trị.Hệ thống các bệnh viện của quân đội cũng khám bệnh cho nhân dân được hơn 12 triệu lượt người, cấp cứu 580 nghìn lượt người và nhận điều trị hơn 1,5 triệu lượt người. Đặc biệt trên tuyến biển, đảo, các cơ sở quân y đã tổ chức cấp cứu cho 15.208 người, hầu hết là người dân làm ăn trên đảo và ngư dân đi biển. Trong đó, đã tổ chức cấp cứu, vận chuyển kịp thời, an toàn và hiệu quả nhiều trường hợp bệnh nhân rất nặng từ biển, đảo về đất liền.Thời gian qua, tình hình dịch bệnh ở nước ta diễn biến phức tạp, nhất là việc xuất hiện các bệnh dịch mới nổi, tái nổi và các bệnh truyền nhiễm như: Covid-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng... đi liền với đó là tình hình thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng tại nhiều khu vực, địa phương.Cục Quân Y đã chỉ đạo quân y các khu vực, quân đoàn, quân-binh chủng cử hàng trăm tổ quân y cùng cơ số thuốc phòng, chống bão lụt, hóa chất đến các khu vực thiên tai; trực tiếp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; tiến hành khám bệnh, phát thuốc cho hàng chục nghìn lượt người. Qua đó, không chỉ giúp nhân dân được điều trị, chăm sóc kịp thời, mà còn góp phần sớm ổn định cuộc sống và tạo thêm niềm tin yêu của nhân dân dành cho lực lượng quân y nói riêng và quân đội nhân dân Việt Nam nói chung.Từ những kết quả nêu trên đã khẳng định, công tác kết hợp quân-dân y thật sự là một giải pháp tích cực, hiệu quả, góp phần xây dựng tiềm lực y tế-quốc phòng, xây dựng thế trận lòng dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng trọng điểm quốc phòng-an ninh. Chương trình kết hợp quân-dân y đã lấy việc xây dựng lực lượng y tế dự bị động viên, lực lượng y tế huy động, củng cố, xây dựng y tế cơ sở và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tham gia giải quyết các tình huống khẩn cấp về y tế làm nội dung chính trong mọi hoạt động.Song song với các hoạt động nêu trên, ngành quân y còn tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn hóa, nhất là giúp đồng bào hiểu rõ hơn về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay.Trên cơ sở những kết quả đã đạt được trong chương trình kết hợp quân-dân y, Cục Quân y đã rút ra được một số bài học quý. Đó là, trong quá trình thực hiện chương trình phải nắm chắc tình hình mọi mặt của đất nước nói chung và của từng địa bàn nói riêng, để đề xuất các chủ trương đúng đắn, những giải pháp phát huy khả năng cao nhất của ngành quân y phục vụ công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.Việc đầu tư cần có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên những địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giúp mọi người dân tại các khu vực này được tiếp cận với dịch vụ y tế hiện đại khi ốm đau, cũng như thường xuyên được chăm sóc sức khỏe định kỳ. Đa dạng hóa các hình thức kết hợp, nhằm phát huy sức mạnh của quân đội, trong đó lực lượng quân y làm nòng cốt để tổ chức triển khai có hiệu quả các mục tiêu của chương trình kết hợp quân-dân y đã đề ra trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.Đặc biệt, từ những hoạt động cụ thể của chương trình này đã xây dựng tình đoàn kết quân dân gắn bó giữa quân y với dân y, giữa nhân dân với bộ đội. Đồng thời, thể hiện được tình cảm của người thầy thuốc quân y đối với nhân dân từ đó giúp cho công tác tuyên truyền, phổ biến về đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đến mọi tầng lớp nhân dân nhanh hơn, hiệu quả hơn.
https://nhandan.vn/chung-tay-cham-soc-suc-khoe-nguoi-dan-post751437.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Quân y", "Dân y", "Cục Quân y", "Nghị quyết Trung ương 8", "Lượt người", "Hải đảo", "Tổ quân y", "Trạm y tế", "Bệnh viện quân đội", "Bệnh xá" ] }
Để kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV chỉ còn là quá khứ
NDO -Để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV, cần phải có sự thay đổi từ nhận thức của cộng đồng. Giám đốc UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương Eamonn Murphy nhấn mạnh đến nỗ lực và ảnh hưởng của báo chí-truyền thông trong việc chuyển tải các thông điệp một cách đúng đắn, giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng về HIV, để vấn đề phân biệt, kỳ thị đối xử sẽ chỉ còn là quá khứ.
Hội thảo khu vực Đông Nam Á về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV "Tiến bộ, thách thức và cơ hội trong môi trường tư pháp" diễn ra từ ngày 4/6-7/6 tại Thái Lan đánh giá tiến độ, chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về hiệu quả chiến lược nhằm giải quyết sự kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan bao gồm những người sống chung với HIV, các nhóm quần thể đích và các bên liên quan trong ngành tư pháp.Hội thảo do Văn phòng Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) khu vực châu Á-Thái Bình Dương, phối hợp với Mạng lưới người sống với HIV châu Á -Thái Bình Dương (APN+) và Nhóm y tế và HIV của Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP), Trung tâm khu vực Bangkok tổ chức, có sự tham gia của đại biểu đến từ Campuchia, Indonesia, Lào, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.Số ca nhiễm HIV mới gia tăng ở người trẻ tại khu vực châu Á-Thái Bình DươngBác sĩ Ye Yu Shwe, Tổ chức UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra một con số báo động với khoảng 6,5 triệu người trong khu vực nhiễm HIV, chiếm tỷ lệ 16% toàn cầu. Tỷ lệ nhiễm mới có giảm đi trong 10 năm qua, nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030.Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm của khu vực là tỷ lệ người nhiễm HIV mới tăng lên trong nhóm dân số trẻ tuổi và trong nam giới có hành vi quan hệ tình dục đồng giới.Trong số 79% ca nhiễm mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có đến 76% là tuổi trẻ, thế hệ thanh niên (số ca nhiễm mới trong độ tuổi 15-24 tuổi chiếm 50%). Trong đó, 43% ca nhiễm HIV mới xảy ra trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).“Mỗi ngày có khoảng 300 nam giới MSM nhiễm HIV; 15 người chuyển giới nhiễm HIV; 50 người hoạt động mại dâm và 80 người sử dụng ma túy nhiễm HIV”, ông Ye Yu Shwe nói.Bác sĩ Ye Yu Shwe, Tổ chức UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương chia sẻ về thông tin HIV/AIDS tại khu vực.Ông Eamonn Murphy, Giám đốc UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận định, diễn biến của dịch HIV/AIDS đã có nhiều sự thay đổi ở các nước trong khu vực. Có nhiều nước, tỷ lệ nhiễm mới đang gia tăng và đặc biệt là gia tăng cao trong nhóm trẻ dưới 25 tuổi.Hiện nay, có khoảng 20% người ở các quốc gia trong khu vực nhiễm bệnh chưa được trang bị đầy đủ thông tin, chưa tiếp cận dịch vụ xét nghiệm và số người nhiễm HIV tiếp cận dịch vụ điều trị còn thấp. Khoảng 16% người dân ở khu vực Đông Nam Á được chẩn đoán nhiễm nhưng không được điều trị là tỷ lệ cao trên thế giới, chỉ sau khu vực châu Phi.Kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV là những rào cản quan trọng đối với việc cung cấp dịch vụ HIV. Việc xóa bỏ tất cả các hình thức kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV là nền tảng để đạt được các Mục tiêu và chỉ tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030, bao gồm cả việc chấm dứt dịch bệnh AIDS.Mục tiêu 10-10-10 đầy tham vọng nhằm xóa bỏ các rào cản pháp lý và chính sách từ chối hoặc hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ, bất bình đẳng giới và bạo lực cũng như kỳ thị và phân biệt đối xử nêu rõ rằng đến năm 2025, chưa đến 10% số người nhiễm HIV và các nhóm dân số nguy cơ cao còn bị kỳ thị và phân biệt đối xử.Điều này có nghĩa là cần phải đạt được tiến bộ để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV trong hoạt động ứng phó với HIV.Để phân biệt đối xử với người nhiễm HIV chỉ là quá khứBà Kathryn Johnson, cố vấn luật pháp của UNDP khu vực Đông Nam Á chia sẻ, định kiến của xã hội, chuẩn mực đạo đức truyền thống làm cho những người sống với HIV bị xa lánh, cô độc. Do đó, để giảm phân biệt, kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV, vai trò của cơ quan báo chí, truyền thông rất quan trọng.Đại diện các nước tham gia hội thảo.Theo đó, bà Kathryn Johnson mong muốn các đơn vị báo chí, truyền thông cần có nhiều những bài truyền thông, vận động hơn nữa về chính sách, pháp luật, tham gia vào công cuộc đấu tranh chống phân biệt, kỳ thị đối xử cả về vấn đề giới tính, đa dạng giới và xu hướng tính dục.Theo bà Kathryn Johnson, nhiệm vụ này chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự hợp tác của các quốc gia. “Những thông tin được báo chí truyền tải phù hợp, truyền cảm, đấu tranh loại bỏ thành kiến, định kiến thì các thông tin sai lệch sẽ không còn chỗ cho kỳ thị và phân biệt đối xử. Tôi mong các bạn chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi và mở rộng quy mô can thiệp và tác động, đạt được tác động mang tính mạnh mẽ hơn trong giảm kỳ thị, phân biệt đối xử. Sức mạnh của chúng ta nằm ở sự đoàn kết, nỗ lực tập thể để ủng hộ và hỗ trợ thiết thực cho người sống chung với HIV được sống công bằng”, bà Kathryn Johnson nói.Giám đốc UNAIDS khu vực châu Á-Thái Bình Dương Eamonn Murphy cho rằng, để giảm kỳ thị, phân biệt đối xử, cần phải giải quyết cả các vấn đề xã hội và sức khỏe nhằm hỗ trợ cho các nhóm nguy cơ cao, nâng cao chất lượng dịch vụ do Chính phủ và các dự án phát triển toàn cầu cung cấp, tạo nên sức mạnh tập thể để đạt được mục tiêu này.“Tôi mong muốn chúng ta có thể chia sẻ các mô hình thành công về giảm kỳ thị, phân biệt đối xử để mở rộng ra cả khu vực, để người nhiễm HIV được hỗ trợ một cách hiệu quả nhất. Chúng ta đang tập trung vào giảm kỳ thị, phân biệt đối xử trong 3 khu vực là y tế, cộng đồng và tư pháp. Trong đó, những nỗ lực và ảnh hưởng của báo chí và truyền thông rất quan trọng nhằm đưa các thông tin và thông điệp về thay đổi đến được với các thế hệ khác nhau để làm sao vấn đề phân biệt, kỳ thị đối xử sẽ chỉ còn là quá khứ”, ông Eamonn Murphy bày tỏ.Đoàn Việt Nam tham dự hội thảo.Ông Eamonn Murphy cũng cho rằng, Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động truyền thông và tuyên truyền về chính sách pháp luật, thu hút sự tham gia của toàn xã hội để góp phần thúc đẩy việc giảm kỳ thị, phân biệt đối xử.UNAIDS cho rằng, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV sẽ đóng góp rất lớn để đạt được tầm nhìn chiến lược về không còn ca nhiễm HIV mới; không còn tử vong do AIDS; không còn phân biệt đối xử.Theo đó, phải tối ưu hóa những dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV để tất cả người sống chung HIV có thể tiếp cận dịch vụ, từ đó giúp giảm việc HIV tiếp tục lây lan.Bên cạnh đó, phải gỡ bỏ các rào cản để những người trẻ có thể tham gia nhiều hơn và có ý nghĩa hơn nữa trong quá trình giảm lây nhiễm HIV trong nhóm trẻ, hỗ trợ giúp đỡ người sống chung với HIV, để có thể đạt được các mục tiêu quốc gia và cam kết với quốc tế về dự phòng và điều trị HIV.Hội thảo có sự tham gia của đại diện 6 nước trong khu vực.Chúng ta phải giúp những người sống với và chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV được tiếp cận công bằng và bình đẳng đến các dịch vụ phòng chống HIV, không để ai bị bỏ lại phía sau trong dự phòng và điều trị, hoàn thiện khung pháp lý để có các biện pháp chế tài đầy đủ đối với những hành động mang tính kỳ thị, phân biệt đối xử.Bên cạnh đó, cần phải có sự hỗ trợ về tài chính được phân bổ rộng khắp, bền vững cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh lý khác liên quan đến HIV.Tại hội thảo, các nhà báo ở 6 quốc gia tham dự đã đồng thuận về cách sử dụng từ ngữ, thuật ngữ trên truyền thông, báo chí về người sống chung với HIV và các nhóm chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi HIV; tránh sử dụng những từ ngữ gây tác động tiêu cực với những cộng đồng này. Điều này đòi hỏi phải có sự tham gia đồng hành của chính các cộng đồng chịu ảnh hưởng bởi HIV, các tổ chức phòng, chống HIV/AIDS, báo chí và các đối tác liên quan.
https://nhandan.vn/de-ky-thi-va-phan-biet-doi-xu-lien-quan-den-hiv-chi-con-la-qua-khuqua-post812808.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "phòng chống HIV/AIDS", "Hội thảo khu vực Đông Nam Á về kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV", "Thái Lan", "UNDP", "UNAIDS" ] }
Bộ Y tế cấp phép vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23
NDO -Chiều 15/5, Bộ Y tế vừa ký quyết định cấp phép, gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho40 loại vaccine, sinh phẩm, trong đó có các vaccine mới được đặc biệt chờ đợi làvaccine phòng bệnh sốt xuất huyết, vaccine phòng bệnh zona thần kinh, vaccine phòng 23 tuýp phế cầu thế hệ mới.
Hằng năm Việt Nam có hàng trăm ngàn ca nhiễm và hàng chục ca tử vong do mắcsốt xuất huyếtở trẻ em và người lớn, tuy nhiên nhiều năm qua chưa có vaccine phòng ngừa, các biện pháp kiểm soát nguồn lây như tiêu diệt muỗi trung gian truyền bệnh còn gặp nhiều khó khăn.Theo thống kê từ Bộ Y tế, năm 2023 cả nước ghi nhận hơn 172.000 ca mắc sốt xuất huyết, 43 người trong đó đã tử vong.Trong khi đó, zona thần kinh là bệnh do virus Varicella Zoster gây ra, virus này cũng là tác nhân gây bệnh thủy đậu. Bệnh để lại nhiều biến chứng cho người trên 50 tuổi và đặc biệt là người có nhiều bệnh nền như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, bệnh lý cần sử dụng corticoid kéo dài, ung thư dùng thuốc ức chế miễn dịch, HIV, đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai...Phế cầu khuẩn là tác nhân phổ biến gây bệnh phế cầu xâm lấn nguy hiểm nhất như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, cũng như bệnh phế cầu không xâm lấn như viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm xoang… với tỷ lệ tử vong từ 10-20%. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với nhóm nguy cơ cao như trẻ em dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, người có hệ miễn dịch suy yếu do đang mắc các bệnh mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), đái tháo đường, lao phổi, các bệnh lý tim mạch, ung thư,... với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.Vì thế, từ lâu, việc có các vaccine mới, đặc biệt là vaccine sốt xuất huyết rất có giá trị trong việc phòng bệnh một cách chủ động cho người dân.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc cấp phép sử dụng 3 loại vaccine này thuộc trong chủ trương của Bộ Y tế, hội đồng cấp phép cũng đã xem xét đánh giá về độ an toàn và tính hiệu quả của các loại vaccine này trước khi được vào sử dụng tại Việt Nam.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu đánh giá, vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc cấp phép tại Việt Nam là một tin rất đáng mừng cho người dân.Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, cả 3 vaccine mới này đều được sản xuất bởi các hãng dược phẩm lớn trên thế giới là Takeda (Nhật Bản), GSK (Bỉ) và MSD (Mỹ). Các loại vaccine mới được cấp phép là vaccine Qdenga phòng bệnh sốt xuất huyết, vaccine Shingrix phòng bệnh zona thần kinh và vaccine thế hệ mới Pneumovax 23 phòng 23 chủng phế cầu khuẩn.Cụ thể, vaccine Qdenga phòng sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda sản xuất có hiệu lực bảo vệ hơn 80% chống lại cả 4 nhóm huyết thanh virus sốt xuất huyết, dành cho trẻ từ 4 tuổi trở lên. Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 3 tháng.Vaccine Shingrix phòng bệnh zona thần kinh do hãng dược phẩm GSK sản xuất có hiệu lực trên 97%, dành cho người từ 50 tuổi trở lên với sức khỏe bình thường, hoặc cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao mắc zona do có tình trạng suy giảm miễn dịch. Lịch tiêm 2 mũi cách nhau 2-6 tháng.Còn vaccine Pneumovax 23 do hãng dược phẩm MSD sản xuất, có hiệu lực bảo vệ hơn 90%, dành cho trẻ từ 2 tuổi và người lớn với lịch tiêm 1 mũi.Bác sĩ Bạch Thị Chính cho biết, là đối tác chiến lược toàn diện của Takeda, GSK và MSD, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang nỗ lực đàm phán để sớm đưa các vaccine thế hệ mới này phục vụ người dân Việt Nam.Việc sử dụng vaccine sốt xuất huyết, zona thần kinh, phế cầu 23 sẽ giúp giảm số ca mắc bệnh và tử vong ở cả trẻ em và người lớn, giảm tình trạng quá tải do nhập viện và chi phí chăm sóc sau điều trị. Người dân không cần phải ra nước ngoài để tiêm các loại vaccine tiên tiến mà được thụ hưởng ngay ở trong nước.
https://nhandan.vn/bo-y-te-cap-phep-vaccine-sot-xuat-huyet-zona-than-kinh-va-phe-cau-23-post809494.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "vaccine sốt xuất huyết", "vaccine zona", "vaccine phế cầu", "Bộ Y tế cấp phép" ] }
Xây dựng chính sách giúp trẻ mắc bệnh hiếm tiếp cận thuốc
Tại tọa đàm khoa học “Tăng cường quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam” do Bộ Y tế và Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp tổ chức mới đây, các chuyên gia đề xuất cần xây dựng chính sách thuốc hiếm để giúp những trẻ không may mắc bệnh hiếm tăng tiếp cận thuốc trong quá trình điều trị.
Bác sĩ Tống Thị Song Hương, Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam cho biết, trên thế giới ghi nhận khoảng 6.000 căn bệnh hiếm, ảnh hưởng tới 300 triệu người. Trong số những người mắc bệnh hiếm có tới 80% trường hợp nguyên nhân là do di truyền. Gánh nặng điều trị bệnh hiếm thường gấp 5 đến 10 lần, thậm chí nhiều hơn rất nhiều so với bệnh thông thường.Còn tại Việt Nam, các bệnh hiếm gặp chủ yếu là bệnh di truyền, thậm chí liên quan đến miễn dịch, vô căn... Tại các cơ sở y tế hiện ghi nhận khoảng 100 căn bệnh hiếm và 6 triệu người đang mắc các loại bệnh này, trong đó 58% trường hợp là trẻ em. Đáng chú ý, có khoảng 30% số trẻ mắc bệnh hiếm tử vong trước 5 tuổi do khó tiếp cận với liệu pháp điều trị. Một số ít bệnh hiếm dù có thuốc tiên tiến trên thế giới giúp điều trị được nguyên nhân cốt lõi gây bệnh là do di truyền nhưng chưa được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam, hoặc đã có thuốc nhưng người bệnh khó tiếp cận do giá đắt, chưa được bảo hiểm chi trả.Hiện nay, với sự phát triển của khoa học-công nghệ và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực y khoa, ngày càng nhiều bệnh hiếm được phát hiện và các giải pháp điều trị được phát minh, đem lại cuộc sống mới cho người bệnh. Tuy nhiên, việc quản lý bệnh hiếm và giúp người bệnh được tiếp cận với các liệu pháp điều trị tiên tiến còn là một thách thức lớn, cả trên bình diện toàn cầu và tại Việt Nam. Nhiều bệnh hiếm do các yếu tố di truyền, như hôn nhân cận huyết thống, và các yếu tố môi trường. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận người dân về nguy cơ bệnh và bệnh tật còn hạn chế. Đáng chú ý, chi phí điều trị bệnh hiếm còn cao và vượt khả năng chi trả của người bệnh.Chia sẻ về quản lý, điều trị cho các trẻ mắc bệnh hiếm, PGS, TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trong số hàng trăm trẻ mắc bệnh hiếm đang được quản lý và điều trị, có những trường hợp bị teo cơ tủy sống đã được chữa trị và mang lại chất lượng cuộc sống tốt. Bệnh teo cơ tủy sống ảnh hưởng các dây thần kinh vận động và hô hấp, nếu không được điều trị sớm trẻ sẽ dần mất đi khả năng vận động, nuốt và thở. Trẻ thường qua đời sớm trước hai tuổi vì suy hô hấp, nhưng nếu trẻ được truyền thuốc Zolgensma và đáp ứng tốt thì có thể ngồi dậy, bò, thậm chí đi lại.Tuy nhiên Zolgensma là lọ thuốc đắt nhất thế giới, khoảng 50 tỷ đồng, một số tiền quá lớn. Hằng năm, nhà sản xuất loại thuốc này triển khai Chương trình mở rộng tiếp cận điều trị như một dạng “bốc thăm may mắn” cho khoảng 50 trẻ. Nhưng tỷ lệ “trúng thưởng” thấp vì có rất nhiều bệnh nhi ở các nước tham gia. Đến nay có ba bệnh viện tại Việt Nam (Nhi Trung ương, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2) tham gia chương trình này và đã có tám trẻ mắc teo cơ tủy sống may mắn “trúng thưởng” thuốc.Thuốc là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị bệnh hiếm, do vậy các bác sĩ chuyên ngành nhi khoa đề xuất các cơ quan chức năng xem xét, cân nhắc đưa thuốc hiếm vào danh mục bảo hiểm và thanh toán cho thuốc hiếm. Cùng với đó, cần có hình thức tài chính sáng tạo nhằm tạo ra các nguồn ngân sách và chính sách chi trả cho thuốc chi phí cao.Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Hương chia sẻ, việc phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh hiếm gặp rất nhiều khó khăn. Điều quan trọng nhất là bác sĩ phải nghĩ đến khả năng trẻ mắc bệnh. Khi đó, trẻ mới được thực hiện các xét nghiệm đặc biệt để chẩn đoán và có hướng điều trị. Tuy nhiên, điều trị dự phòng và thuốc hiếm cần được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế chi trả. Mặt khác, nên có quỹ dành riêng cho bệnh hiếm, khi đó những trẻ không may mắc bệnh mới có thể được điều trị hiệu quả.Tại Việt Nam mới có khoảng 3.600 bệnh nhân mắc Hemophilia được chẩn đoán và quản lý chiếm khoảng 50% số người bệnh so với thực tế. Những người bệnh đang được nhận thuốc kháng thể đặc hiệu kép do nhà sản xuất tài trợ qua Liên đoàn Hemophilia thế giới. Tuy nhiên, hiện tại thuốc này sắp hết visa, chương trình hỗ trợ có thể bị gián đoạn.Do đó các bác sĩ chuyên ngành huyết học đề xuất đẩy nhanh quá trình phê duyệt, cấp phép nhập khẩu để bệnh nhân có thể tiếp cận được thuốc. BS Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) phản ánh các quy định tiếp cận viện trợ rất khó khăn. Mới đây Viện phải trả lại tiền từ nguồn viện trợ quốc tế do vướng mắc từ các thủ tục. Vì vậy, bác sĩ đề xuất các cơ quan liên quan sớm cải thiện quy định tiếp nhận thuốc, vật tư y tế viện trợ từ nước ngoài.Tiến sĩ Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm hiện tại, 92 quốc gia trên thế giới có chính sách thuốc hiếm; một số nước có quỹ chi trả cho thuốc hiếm như Hà Lan, Australia, Bỉ; một số nước đưa vào luật, chính sách như luật về thuốc mồ côi, luật về bệnh hiếm… Một số nghiên cứu cho thấy, việc không tiếp cận được điều trị bệnh hiếm làm tăng 21,2% chi phí bình quân/bệnh nhân/năm.Do vậy TS Nguyễn Khánh Phương đề xuất cần xây dựng chính sách thuốc hiếm, nhằm tăng tiếp cận thuốc như: danh mục bệnh hiếm: hướng dẫn điều trị bệnh hiếm; đăng ký, cấp phép thuốc hiếm... Thuốc hiếm có tính chất đặc biệt và cho nhóm bệnh nhân đặc biệt, nên tiêu chí phê duyệt thuốc hiếm trong chương trình thanh toán của chính phủ hoặc bảo hiểm y tế cũng cần cơ chế khác biệt so với thuốc thông thường. Quyết định phê duyệt cấp phép và thanh toán thuốc hiếm nên dựa theo cách tiếp cận đa tiêu chí, trong đó tiêu chí đạt ngưỡng chi phí-hiệu quả không nên xem là dạng bắt buộc mà chỉ là một trong các tiêu chí xem xét.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định, “bệnh hiếm, song không hiếm sự hỗ trợ”, bởi thực tế thời gian qua đã có ngày càng nhiều sự hỗ trợ của cộng đồng, các doanh nghiệp, các nhà quản lý… dành cho những bệnh nhân mắc bệnh hiếm, theo nguyên tắc phát triển bền vững, “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Nhưng để giải quyết vấn đề bệnh hiếm và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh hiếm, sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và xã hội hết sức cần thiết, bởi đây là những vấn đề đòi hỏi nguồn lực lớn và sự hợp tác của nhiều bên. Việc xây dựng một chính sách tốt cần một tầm nhìn xa và những bằng chứng khoa học. Song song với việc xây dựng chính sách, việc thực hiện chính sách đóng vai trò cốt yếu và cần được bảo đảm bằng các nguồn lực đa dạng, trong đó có các nguồn lực hợp tác quốc tế.
https://nhandan.vn/xay-dung-chinh-sach-giup-tre-mac-benh-hiem-tiep-can-thuoc-post798957.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "bệnh hiếm", "tiếp cận thuốc", "chi phí điều trị cao", "tạo ngân sách chi trả cho bênh hiếm", "cải thiện quy định hỗ trợ" ] }
Phải phát triển y tế mũi nhọn, phấn đấu đạt tiêu chí quốc tế
NDO -Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị cán bộ, nhân viên y tế Hệ thống Tâm Anh không chỉ phát triển trong nước hay khu vực, mà lấy tiêu chí quốc tế để phấn đấu, phát huy những lợi thế mũi nhọn mà đơn vị đang triển khai.
Chiều 22/2, nhân dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Y tế đã đến thăm, chúc mừng y, bác sĩ, cán bộ y tế hệ sinh thái Bệnh viện Tâm Anh, Hệ thống tiêm chủng VNVC và Công ty Dược phẩm ECO.Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa và đoàn công tác được nghe báo cáo về hệ sinh thái y tế chất lượng cao Tâm Anh-VNVC-ECO. Bà Ngô Thị Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh cho biết, hệ sinh thái Tâm Anh, VNVC, ECO có 3 bệnh viện đa khoa ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 165 trung tâm tiêm chủng vaccine trên toàn quốc; công ty dược với gần 20.000 nhà thuốc... Mục tiêu, hệ sinh thái sẽ có thêm nhiều bệnh viện và trung tâm tiêm chủng VNVC trong năm 2024, 2025.Đến thăm Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đoàn công tác đánh giá cao kết quả hệ thống bệnh viện đã đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là sự đầu tư lớn về hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi và dịch vụ tận tâm.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu.Thăm các bác sĩ, nhân viên đang làm việc, đoàn công tác tận mắt chứng kiến hệ thống cơ sở vật chất, máy móc hiện đại bậc nhất trên thế giới đang có mặt ngay tại Việt Nam, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho đông đảo người bệnh với chất lượng quốc tế và chi phí hợp lý, như: Hệ thống robot mổ não Modus V Synaptive ứng dụng trí tuệ nhân tạo (chỉ có 10 quốc gia sở hữu); Hệ thống phòng nuôi cấy phôi Labo chuẩn ISO 5 duy nhất tại Việt Nam của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản; Hệ thống chẩn đoán và phục hồi chức năng tiền đình đầu tiên tại Việt Nam…Bên cạnh đầu tư lớn cho hoạt động khám chữa bệnh, Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh còn thành lập Viện nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) là viện nghiên cứu đầu tiên của khối bệnh viện ngoài công lập. Viện được đầu tư lớn và đồng bộ về con người và trang thiết bị, với mục tiêu trở thành trung tâm nghiên cứu y khoa, thử nghiệm lâm sàng hàng đầu ở Việt Nam và trong khu vực.Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhận định, Tâm Anh-VNVC-ECO là mô hình chăm sóc sức khỏe được đầu tư đúng hướng. Bệnh viện đa khoa Tâm Anh đang sở hữu 5.000 nhân sự chất lượng cao với gần 30 Giáo sư, Phó Giáo sư và hơn 200 Tiến sĩ…, là nguồn nhân lực chất lượng cao có bề dày cống hiến cho ngành y, trình độ chuyên môn sâu, tinh thông chuyên môn, giàu y đức phục vụ nhân dân.Đoàn công tác Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Bộ Y tế tới thăm và tặng hoa chúc mừng hệ sinh thái Bệnh viện Tâm Anh, Hệ thống Tiêm chủng VNVC và Công ty Dược phẩm ECO.Với những thành tựu đã đạt được dù thời gian chưa dài, đồng chí mong rằng hệ thống Tâm Anh-VNVC-ECO sẽ “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, không chỉ phát triển trong nước hay khu vực, mà lấy tiêu chí quốc tế phấn đấu, phát huy mũi nhọn lợi thế Tâm Anh, lợi thế Việt Nam.Bà Ngô Thị Ngọc Hoa, Tổng giám đốc Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, thay mặt gần 18.000 bác sĩ, nhân viên y tế thuộc hệ sinh thái trân trọng cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan ban ngành đến cán bộ nhân viên ngành y tế.Bà khẳng định quyết tâm của lãnh đạo, nhân viên hệ sinh thái sẽ luôn cố gắng để làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, phát triển y tế chuyên sâu để thực hiện đúng mục tiêu mà Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế đã đề ra.
https://nhandan.vn/phai-phat-trien-y-te-mui-nhon-phan-dau-dat-tieu-chi-quoc-te-post797170.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa", "phát triển y tế chất lượng cao", "Hệ thống y tế Tâm Anh" ] }
Phép màu chiều 30 Tết cho cô gái mắc bệnh phổi giai đoạn cuối
NDO -28 Tết, cô gái 21 tuổi được cho xuất viện về Bắc Kạn, không còn nhiều hy vọng vì căn bệnh phổi giai đoạn cuối khiến cô suy kiệt. Nhưng phép màu đã đến với cô bé vào đúng ngày 30 Tết khi có tạng hiến phù hợp. Trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất trong đời, nhận hai lá phổi hiến từ người khác, cô gái 21 tuổi bật khóc vì hạnh phúc được sống cuộc đời mới trong ngày đầu xuân Giáp Thìn.
Cuộc hồi sinh chiều 30 TếtSáng sớm ngày 30 Tết, nữ sinh viên trong tình trạng suy kiệt, gầy rộc, người, phải trợ thở ô-xy vượt quãng đường dài từ Bắc Kạn trở lại Bệnh viện Phổi Trung ương với niềm hy vọng mới. Cô là bệnh nhân may mắn hơn 2 người bệnh cũng có nhóm máu phù hợp, được các bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương hội chẩn với các giáo sư ở UCSF lựa chọn phải ghép khẩn cấp vì “có thể tử vong bất kỳ lúc nào”.Bệnh nhân đang là sinh viên một trường đại học, mới 21 tuổi, quê ở Bắc Kạn. Cô phải bỏ giữa chừng vì không may mắc bệnh phổi giai đoạn cuối, người bệnh phải thở oxy dài hạn tại nhà, luôn cần người hỗ trợ cho các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chuẩn bị ghép phổi cho người bệnh.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng Khoa Hô hấp, Phó Giám đốc Trung tâm Ghép phổi, Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, cô gái này mắc bệnh lý u cơ trơn bạch huyết ở phổi (LAM) hay còn gọi là bệnh phổi đục lỗ, là một bệnh hiếm gặp và thường xảy ra ở phụ nữ trẻ. Bệnh lý này tạo các kén khí trong phổi, lan tỏa và làm mất chức năng phổi.Tình trạng người bệnh rất nặng, khả năng tử vong trong vòng vài tháng tới nếu không đượcghép phổi. Người bệnh đã được quản lý, theo dõi tại Bệnh viện Phổi Trung ương từ năm 2020, và chờ ghép phổi từ vài tháng nay vì 2 lá phổi tổn thương nghiêm trọng, tình trạng suy hô hấp nặng, tiên lượng tử vong cao.13 giờ ngày 8/2/2024 (29 Tết), sau khi nhận được thông tin có phổi hiến từ Bệnh viện Trung ương quân đội 108, Bệnh viện Phổi Trung ương đã kích hoạt khẩn cấp Chương trình ghép phổi và tổ chức hội chẩn lựa chọn người bệnh được nhận tạng ngay trong đêm.Ca ghép phổi thành công chiều 30 Tết tại Bệnh viện Phổi Trung ương.Bệnh viện Phổi Trung ương đã huy động khoảng 80 nhân lực bệnh viện trực tiếp tham gia (và nhiều nhân lực khác sẵn sàng điều động, và làm việc trực tuyến), đồng thời có sự phối hợp và hỗ trợ từ Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia, Bệnh viện 108, Bệnh viện E, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh viện Tim Hà Nội,…Sau khi hội chẩn với GS. Jasleen Giám đốc trung tâm ghép phổi UCSF (là Trung tâm y học uy tín lớn nhất miền Tây, Mỹ), Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành (Chủ tịch hội Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực Việt Nam), Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Công Hựu (Giám đốc Bệnh viện E) đã quyết định khởi động ca ghép phổi này.Tin liên quanThêm nhiều người bệnh được “hồi sinh” vào chiều 30 TếtCa phẫu thuật được tiến hành vào ngày 9/2/2024 (30 Tết), kéo dài 12 giờ (từ 10 giờ tới 22 giờ) do Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cùng các thầy thuốc và chuyên gia Bệnh viện Phổi Trung ương phối hợp với Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành và các thầy thuốc và chuyên gia từ Bệnh viện E.Tiến sĩ Ngọc cho biết, Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nhường phần tĩnh mạch phổi nhiều cho kíp nhận tạng. “Kíp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng cần tĩnh mạch đủ dài để ghép tim thuận lợi, nhưng các bác sĩ đã nhường để chúng tôi thực hiện tốt nhất cho ca ghép phổi”, bác sĩ Ngọc chia sẻ.Ca ghép kéo dài 12 tiếng.Xuyên chiều tới đêm 30 Tết, kíp 80 nhân viên y tế tại Bệnh viện Phổi Trung ương tiến hành ca ghép đặc biệt. Với sự hỗ trợ của hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO), các bác sĩ lần lượt ghép phổi trái và phổi phải.Ca ghép đã thành công tốt đẹp ở mức cao nhất theo tiêu chuẩn của UCSF. Trên thế giới ghép phổi hầu hết chỉ được thực hiện ở các nước phát triển do đây là kỹ thuật ghép tạng rất khó và chi phí lớn nhưng tại Bệnh viện Phổi Trung ương ca ghép này lại được thực hiện thành công trên một người bệnh nghèo ở vùng núi cao Bắc Kạn.Ca ghép thành công là dấu mốc lớn ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương với những chỉ đạo và quan tâm đặc biệt của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám chữa bệnh. Ca phẫu thuật đã được thực hiện chặt chẽ, bài bản theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF là 1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Hoa Kỳ.Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ươngViết tiếp giấc mơ cho cô gái 21 tuổi12 giờ sau mổ, người bệnh đã tỉnh, tự thở những hơi thở đầu tiên của hai lá phổi mới trong những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người bệnh và kíp thực hiện ghép phổi. Ngay trong ngày đầu tiên sau ghép phổi, người bệnh đã phục hồi tốt, các chỉ số hô hấp ổn định.Sau 14 giờ, các bác sĩ tiến hành rút ống nội khí quản thành công. Ngày thứ 3, cô gái đã có thể đi lại trong 5 phút liên tục, với sự hỗ trợ của kíp ghép phổi. Bệnh nhân được rút hết đường truyền tĩnh mạch trung tâm, được rút ống dẫn lưu khí màng phổi trái và đã ăn bữa ăn đầu tiên."Ngày thứ 4 (13/2) sau mổ, bệnh nhân được rút ống dẫn lưu khí màng phổi 2 bên, liều ức chế miễn dịch của bệnh nhân gần đạt theo đúng dự kiến để chống thải ghép. Ngày thứ 5 sau mổ (14/2) liều ức chế miễn dịch đạt gần ngưỡng mong muốn, bệnh nhân có thể đi lại rất tốt”, Tiến sĩ Ngọc cho hay.Cô gái nở nụ cười hạnh phúc sau khi hồi tỉnh.Tỉnh dậy sau giấc mơ dài, cô gái bật khóc. Các bác sĩ động viên: “Mẹ và chị em đang đợi ngoài kia”. Gật nhẹ đầu và khóc, cô gái biết mình sẽ còn phải cố gắng hơn nữa trong hành trình dài hồi phục để được sống cuộc đời mới.Phía ngoài phòng mổ, bà Phạm Thị Thành (mẹ bệnh nhân) cũng khóc. Người mẹ trẻ đã từng nghĩ tới tình huống xấu nhất xảy ra với con mình khi bé đã từng trải qua nhiều cuộc phẫu thuật cắt bán phần thận vào năm 2016 và mổ tràn khí phổi 2 bên vào năm 2020, tình trạng khó thở tăng dần."Cuộc sống với cháu như một giấc mơ. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các bác sĩ bệnh viện đã nỗ lực ghép phổi cho con gái, cảm ơn sự hỗ trợ từ bảo hiểm y tế, cảm ơn nghĩa cử cao cả của gia đình hiến tạng để giúp cháu được sống và theo đuổi ước mơ của mình", mẹ bệnh nhân chia sẻ.Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ, ca ghép thành công là dấu mốc lớn ghi nhận tiến bộ vượt bậc của các thầy thuốc Bệnh viện Phổi Trung ương với những chỉ đạo và quan tâm đặc biệt của Bộ Y tế, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh.Đây là kỹ thuật khó nhất trong các kỹ thuật ghép tạng đòi hỏi sự phối hợp nghiêm ngặt của tất cả các bộ phận, các bác sĩ, chuyên gia phải đánh giá tình trạng phổi của người cho, người nhận rất chặt chẽ, quy trình lấy phổi và ghép phổi phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao từ khâu bảo quản, vận chuyển, kiểm soát nhiễm khuẩn, gây mê hồi sức, tim mạch, phẫu thuật lồng ngực, dược, huyết học, miễn dịch, phục hồi chức năng, dinh dưỡng,... Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc hậu phẫu cũng là yếu tố quyết định sự sống của người bệnh.“Ca phẫu thuật đã được thực hiện chặt chẽ, bài bản theo quy trình tiêu chuẩn quốc tế từ Trung tâm ghép phổi UCSF là 1 trong 9 trung tâm ghép phổi lớn và có uy tín nhất tại Hoa Kỳ”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho hay.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng ê-kíp ghép phổi.Giáo sư, Tiến sĩ Lê Ngọc Thành, nguyên Giám đốc Bệnh viện E trực tiếp thực hiện ca ghép phổi chia sẻ, sự thành công của ca phổi là có sự chuẩn bị tốt, sự phối hợp nhịp nhàng, đoàn kết, nhất trí của các cơ sở y tế.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng thành tựu ghép tạng của Bệnh viện Phổi Trung ương và đánh giá đây là dấu ấn lớn trong lĩnh vực ghép tạng của Việt Nam. Bộ trưởng gửi lời tri ân tới gia đình hiến tạng ở Tiền Giang và gửi lời tưởng nhớ đến bệnh nhân đã hiến tặng mô tạng cứu nhiều người khác.Trước đó, Bệnh viện Phổi Trung ương đã phối hợp với nhiều bệnh viện khác thực hiện thành công kỹ thuật ghép phổi, trong đó có ca bệnh ghép 2 lá phổi cho người đàn ông 56 tuổi ở Thanh Hoá được đánh giá là thành công toàn diện nhất tại Việt Nam với thời gian sống lâu nhất.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đồng Văn Hệ, Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho hay, đây là ca ghép phổi thứ 10 tại Việt Nam và là ca thứ 2 tại Bệnh viện Phổi Trung ương.Với những thành công này, chương trình ghép phổi của nước ta sẽ được ghi nhận vào danh sách của hệ thống ghép phổi trên thế giới. Thành công của ca ghép phổi này đã góp phần quan trọng vào thành tựu kỹ thuật ghép tạng của Việt Nam.Chương trình ghép phổi sẽ giúp cứu được hàng nghìn người bệnh mà chỉ thay phổi mới cứu chữa được. Các quy trình kỹ thuật chẩn đoán, điều trị nội khoa và phẫu thuật phổi sẽ như các nước phát triển.Sự thành công của các ca ghép phổi đã cho thấy Việt Nam đã tiếp cận và làm chủ được những kỹ thuật đỉnh cao trong lĩnh vực ghép tạng, đây là thành tựu tiêu biểu của ngành y tế Việt Nam, mang lại những giá trị to lớn cho sức khỏe người bệnh và nhân dân.
https://nhandan.vn/phep-mau-chieu-30-tet-cho-co-gai-suy-phoi-giai-doan-cuoi-post796271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "ghép tạng", "ghép phổi", "nữ sinh 21 tuổi", "Bệnh viện Phổi Trung ương", "ca ghép tạng chiều 30 Tết" ] }
Nâng cao chất lượng ngành phục hồi chức năng tại Việt Nam
NDO -Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 12% dân số; số ca bị tai nạn lao động, tai nạn giao thông cần phục hồi chức năng ngày càng gia tăng, đòi hỏi ngành phục hồi chức năng cần phải liên tiếp cập nhật các kỹ thuật mới, nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người bệnh.
Chiều 20/6, tại Hà Nội, Tập đoàn Y tế Việt-Nga tổ chức Tọa đàm: “Phục hồi chức năng Liên Bang Nga - xu hướng phát triển mới và các thành tựu”.Ông Dương Chí Kiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Y tế Việt-Nga cho hay, cùng với sự phát triển của ngành y tế nói chung, sự phát triển của ngànhphục hồi chức năngtại Liên bang Nga và Việt Nam đã đem lại lợi ích lớn lao cho người dân và cộng đồng, giúp họ phục hồi sức khỏe và chất lượng cuộc sống.Ông Dương Chí Kiên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Y tế Việt-Nga phát biểu.Việc thường xuyên cập nhật các phương pháp phục hồi chức năng công nghệ cao, những xu hướng mới nhất từ các nước phát triển là điều vô cùng quan trọng giúp cho các y, bác sĩ, kỹ thuật viêntiếp cận chuyên môn cao, hỗ trợ việc điều trị phục hồi chức năng tại Việt Nam trở nên hiệu quả hơn nữa.Tọa đàm Khoa học “phục hồi chức năng Liên Bang Nga - xu hướng phát triển mới và các thành tựu”, tập trung vào một số vấn đề: Các thành tựu, phát minh mới, xu hướng phát triển phục hồi chức năng tại LB Nga; thành tựu ứng dụng các công nghệ phục hồi chức năng của LB Nga trong lĩnh vực phục hồi chức năng mắt tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt-Nga; thành tựu ứng dụng công nghệ phục hồi chức năng của LB Nga tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt-Nga.Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, chất lượng dịch vụ phục hồi chức năng tại Việt Nam ngày càng nâng cao, ngày càng khẳng định hiệu quả rõ rệt trong phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp phục hồi chức năng sớm cho người bệnh, người khuyết tật và nâng cao sức khoẻ người dân.Tuy nhiên, đối với phục hồi chức năng mắt tại Việt Nam, hiện nay còn chưa phát triển. Chỉ có một số cơ sở y tế lớn có tập luyện điều tiết, kích thích cơ vận nhãn, các thiết bị hỗ trợ thị lực. Trong khi phục hồi chức năng mắt giúp điều trị với trường hợp: nhược thị, lác; giúp duy trì ổn định thị lực đối với trường hợp cận thị, rối loạn điều tiết, phòng ngừa giảm thị lực và mù loà.“Toạ đàm này là một dịp quan trọng để chúng ta được biết thêm, học hỏi về thành tựu khoa học, công nghệ phục hồi chức năng Liên bang Nga, đặc biệt là lĩnh vực phục hồi chức năng mắt, cũng như cùng nhìn lại những thành tựu đã đạt được về phục hồi chức năng tại Việt Nam.Tiến sĩ, bác sĩ Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) phát biểu.Tọa đàm cũng bàn thảo về những bước tiến mới, hợp tác phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng nói chung, phục hồi chức năng mắt nói riêng giữa 2 Hội phục hồi chức năng Liên bang Nga và Việt Nam, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và phục hồi sức khỏe cho người dân”, Tiến sĩ Vương Ánh Dương cho biết.Báo cáo thành tựu ứng dụng công nghệ phục hồi chức năng của Liên bang Nga trong 3 tháng đầu năm tại Trung tâm Phục hồi chức năng Việt-Nga, Đa khoa Quốc tế Việt-Nga, bác sĩ Vasilev Valery Leonidovich cho biết, nhu cầu về phục hồi chức năng đang ngày càng gia tăng tại Việt Nam, bởi số vụ tai nạn giao thông, tai nạn lao động và số ca bị thương nặng tăng từ 1,2 đến 2,4 lần. Tỷ lệ người cao tuổi chiếm 12% trong tổng dân số. Bên cạnh đó, khí hậu thời tiết nồm ẩm cũng là yếu tố gây ra bệnh đau nhức xương khớp, thoái hóa cơ xương khớp.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ở Việt Nam năm 2022, có khoảng 30% người dân cần phục hồi chức năng khoảng 30 triệu người cần được phục hồi chức năng, chủ yếu mắc bệnh rối loạn cơ xương khớp, đau lưng, thoái hóa cơ xương khớp…Tại tọa đàm, bác sĩ Vasilev Valery Leonidovich chia sẻ, hiện nay khoảng 95% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể phục hồi mà không cần phẫu thuật. Đây là một trong những mũi nhọn điều trị tại Đa khoa Quốc tế Việt-Nga hiện nay."Nguyên nhân chính gây đau lưng không phải do đĩa đệm hay sụn bị phá hủy, mà hội chứng đau chủ yếu nằm ở các mạc cơ, cơ, dây chằng, gân. Vận động trị liệu là một trong những phương pháp chủ yếu của phục hồi chức năng. Mục tiêu của phương pháp là với sự hỗ trợ của vận động trị liệu sử dụng các nguồn lực bên trong cơ thể để khôi phục khả năng vận động của cơ, giảm co thắt, giảm đau và cung cấp dinh dưỡng cho đĩa đệm", bác sĩ Vasilev Valery Leonidovich chia sẻ.Giáo sư Panteleev Sergey - Chủ tịch hội Phục hồi chức năng Liên bang Nga.Tại Đa khoa Quốc tế Việt-Nga, vận động trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm được bắt đầu ngay sau khi bệnh nhân hết những cơn đau cấp tính. Những bài tập được bác sĩ phục hồi chức năng lên liệu trình cho từng trường hợp bệnh nhân."Chỉ sau 1 tháng tập luyện đúng và thường xuyên bệnh nhân sẽ cảm thấy đỡ đau, thậm chí hết đau. Sau 3-4 tháng khi các cơ căn bản đã vững chắc bệnh nhân sẽ cảm sảng khoái và khoẻ mạnh hơn", bác sĩ Vasilev Valery Leonidovich cho hay.Tại tọa đàm, Giáo sư Panteleev Sergey - Chủ tịch hội Phục hồi chức năng Liên bang Nga chia sẻ nhiều về thành tựu phục hồi chức năng tại Liên bang Nga và bày tỏ mong muốn sẽ có nhiều cơ hội tới Việt Nam để trao đổi kinh nghiệm, những kỹ thuật mới đến các y, bác sĩ Việt Nam.
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-nganh-phuc-hoi-chuc-nang-tai-viet-nam-post815361.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "phục hồi chức năng", "đa khoa Việt-Nga", "phục hồi thị lực", "Liên bang Nga" ] }
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước theo dõi diễn biến dịch cúm gia cầm
Theo WHO, các nước nên triển khai các biện pháp và quy trình nhằm ngăn chặn nguy cơ con người tiếp xúc với gia cầm và động vật bị mắc bệnh cúm gia cầm hoặc các loại virus khác gâybệnh cúm ở động vật.
Theo WHO, các nước nên triển khai các biện pháp và quy trình nhằm ngăn chặn nguy cơ con người tiếp xúc với gia cầm và động vật bị mắc bệnhcúm gia cầmhoặc các loại virus khác gây bệnh cúm ở động vật.Ngày 26/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng nguy cơ do virus cúm gia cầm H5N1 gây ra đối với y tế cộng đồng ở mức thấp, song các nước cần cảnh giác trước những ca mắc bệnh do lây nhiễm từ động vật sang người.Tin liên quanWHO thông báo phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữaTheo WHO, các nước nên triển khai các biện pháp và quy trình nhằm ngăn chặn nguy cơ con người tiếp xúc với gia cầm và động vật bị mắc bệnh cúm gia cầm hoặc các loại virus khác gây bệnh cúm ở động vật.Cơ quan y tế của Liên hợp quốc này cũng khuyến cáo người dân chỉ sử dụng sữa bò đã tiệt trùng và tránh sữa bò tươi chưa qua xử lý.TheoWHO, virus H5N1 đã được phát hiện trong sữa bò và các cơ quan quản lý đang tìm hiểu mối liên quan của virus này trong các trường hợp mắc bệnh.Trước đó cùng ngày, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ xác nhận khoảng 20% mẫu sữa thương mại của nước này cho kết quả dương tính với virus gây bệnh cúm gia cầm, trong đó phần lớn là tại khu vực có đàn gia súc mắc bệnh.Theo FDA Mỹ, hiện không có bằng chứng nào cho thấy những mẫu sữa nói trên có nguy cơ gây bệnh cho người dùng hoặc tiềm ẩn virus sống.Theo cơ quan này, việc tiến hành xét nghiệm bổ sung là cần thiết để xác định xem mầm bệnh còn nguyên vẹn và có khả năng lây nhiễm hay không.Giới chức Mỹ đang tăng cường các biện pháp nhằm khống chế sự bùng phát của virus H5N1 trong các trang trại nuôi bò sữa.Cùng ngày, Bộ Nông nghiệp Mỹ cho biết, bang Colorado đã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh cúm gia cầm ở đàn bò sữa tại bang này.Như vậy, hiện 9 bang tại Mỹ đã xác nhận các trường hợp mắc cúm gia cầm ở 34 đàn bò sữa.
https://nhandan.vn/to-chuc-y-te-the-gioi-khuyen-cao-cac-nuoc-theo-doi-dien-bien-dich-cum-gia-cam-post806922.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:54", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:54", "tags": [ "cúm gia cầm", "Tổ chức Y tế Thế giới", "WHO", "bệnh cúm ở động vật" ] }