title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Hiệu quả bước đầu từ Mô hình “Bệnh viện chị-em”
NDO -Từ tháng 9/2023, Sở Y tế Hà Nội triển khai thí điểm Mô hình "Bệnh viện chị-em" giữaBệnh viện Đa khoa Xanh Pôn(Hà Nội) và các đơn vị y tế tuyến huyện, xã tại huyện Ba Vì. Với mô hình này, bệnh viện tuyến trên sẽ hỗ trợ y tế cơ sở trong khám, chữa bệnh; chuyển giao kỹ thuật từ đó giảm bớt thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả điều trị cho người bệnh trên địa bàn.
Bệnh nhân Nguyễn Văn P (huyện Ba Vì) bị bệnh thoát vị bẹn và được chỉ định mổ nội soi. Nếu trước đây bệnh nhân P phải chuyển lên tuyến trên để tiến hành phẫu thuật, điều trị, thì từ ngày 26/2/2024, kỹ thuật khó này sẽ được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì phẫu thuật trực tiếp tại đơn vị. So với mổ mở, mổ nội soi giúp bệnh nhân đỡ đau hơn, hiệu quả điều trị tốt hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn.Theo Bác sĩ chuyên khoa II, Nguyễn Thanh Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì: Kỹ thuật mũi nhọn mổ nội soi điều trị thoát vị bẹn đã được Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chuyển giao cho Bệnh viện Đa khoa Ba Vì theo mô hình "bệnh viện chị-em". Đây là một kỹ thuật chuyên sâu, trước đây bệnh nhân thường phải chuyển lên tuyến trên để khám và điều trị. Việc chuyển giao không chỉ tại bệnh viện mà đội ngũ y bác sĩ còn trực tiếp xuống tuyến dưới "cầm tay chỉ việc".Để thực hiện được kỹ thuật này, các bác sĩ Khoa Ngoại tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) đã làm việc, trao đổi chi tiết với các bác sĩ Khoa Ngoại (Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, thăm khám trực tiếp cho bệnh nhân; xem xét, đánh giá các kết quả xét nghiệm, dự kiến phương pháp, kế hoạch phẫu thuật và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để thực hiện mổ nội soi.Đánh giá về mô hình đang triển khai tại Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì, Bác sĩ chuyên khoa II Trần Kiên Quyết, Trưởng Khoa Ngoại tiêu hóa (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn) cho biết: Thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, các bác sĩ, nhân viên của hai bệnh viện ngoài chuyển giao các kỹ thuật, phẫu thuật, chúng tôi còn tổ chức các buổi hội chẩn trực tuyến, cho nên tất các ca bệnh khó đều được hội chuẩn chính xác, kịp thời, qua đó điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.Tin liên quanNgành Y tế Thủ đô ứng dụng nhiều kỹ thuật mới hiệu quảVới mô hình “Bệnh viện chị-em” bệnh viện tuyến trên có sự giúp đỡ thường xuyên và mọi mặt cho bệnh viện tuyến dưới; thay vì một hay một vài cá nhân ở tuyến trên được cử xuống tuyến dưới giúp đỡ. Tuy nhiên, nhờ mô hình này cả một khoa, phòng của bệnh viện tuyến trên sẽ có nhiệm vụ giúp đỡ cho một khoa phòng của bệnh viện tuyến dưới cùng hội chuẩn, cùng xử trí cấp cứu, cùng thông qua mổ và cùng tham gia phẫu thuật, với bác sĩ của y tế tuyến dưới.Với sự hỗ trợ của bệnh viện tuyến trên, Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì đã đạt được những chỉ tiêu quan trọng như: Nâng số lượt khám chữa bệnh mỗi ngày tăng lên tăng 130%, vì trước đây mỗi ngày có khoảng 1.000 đến 1.200 lượt người khám, chữa bệnh, nay mỗi ngày bệnh viện tiếp đón khoảng 1.500 lượt người đến khám, chữa bệnh. Nhiều kỹ thuật hiện đại đã được chuyên giao và các y, bác sĩ của bệnh viện đã làm chủ các kỹ thuật này và triển khai thường quy tại đơn vị.Cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì khám sức khỏe cho người dân trên địa bàn.Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Trần Thị Nhị Hà cho biết: Sau một thời gian triển khai, Mô hình “Bệnh viện chị-em” đã góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới. Qua đó, giúp người bệnh được khám chữa bệnh ngay tại địa phương mà không cần phải đi xa, tiết kiệm được thời gian và chi phí khám chữa bệnh.Ngành y tế Hà Nội xác định, y tế cơ sở ngày càng có vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân sinh sống tại các khu vực điều kiện kinh tế-xã hội còn khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, ngành sẽ tiếp tục triển khai thí điểm mô hình và nhân rộng Mô hình “Bệnh viện chị-em” với quyết tâm cao nhất, nhằm thay đổi chất lượng khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trên địa bàn Thủ đô.
https://nhandan.vn/hieu-qua-buoc-dau-tu-mo-hinh-benh-vien-chi-em-post797818.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "mô hình bệnh viện chị-em", "Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn", "Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì", "Sở Y tế Hà Nội" ] }
Tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ tại Cà Mau
NDO -Chiều 28/2, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau có văn bản hoả tốc về việc tăng cường phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn tỉnh.
Theo Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, tình hình dịchbệnh Đậu mùa khỉđã xuất hiện tại một số tỉnh, thành phố của nước ta.Để chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát kịp thời không để bùng phát dịch bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn toàn tỉnh, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế tối đa số mắc và tử vong, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, đoàn thể…cấp tỉnh và chính quyền các địa phương trong tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ.Theo dõi chặt chẽ và cập nhật thông tin diễn biến tình hình dịch bệnh để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, điều trị kịp thời, hiệu quả và xử lý triệt để ổ dịch, hạn chế tối đa số mắc bệnh Đậu mùa khỉ.Sở Y tế Cà Mau được giao nhiệm vụ khi ghi nhận trường hợp bệnh Đậu mùa khỉ phải khẩn trương thực hiện điều tra kỹ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính để xác định nguồn lây nhiễm; quản lý, xử lý kịp thời ổ dịch không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng.Tổ chức cách ly, điều trị trường hợp dương tính, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.Giám sát chặt chẽ dịch trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán xác định, tập huấn cho cán bộ y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh. Chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra...Trước đó, vào ngày 24/2, Sở Y tế Cà Mau tiếp nhận báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) về trường hợp nghi ngờ bệnh nhân C.V.B. (36 tuổi, ngụ ấp Cây Trâm A, xã Định Bình, thành phố Cà Mau) nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ.Vào ngày 19/2, bệnh nhân C.V.B. xuất hiện triệu chứng đau rát một số vùng trên cơ thể và xuất hiện vài mụn mủ. Gia đình đưa B. đến khám, điều trị tại một phòng khám đa khoa tư nhân, được cho thuốc uống 3 ngày nhưng tình trạng không thuyên giảm.Đến ngày 22/2, bệnh nhân xuất hiện thương tổn da là những mụn mủ, bóng mủ đa kích thước, số lượng nhiều, rải rác ở mặt, cổ, cánh tay, bàn tay, bàn chân, cẳng chân...Gia đình đưa B. đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau khám và được bệnh viện tư vấn đến khám và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ. Tại đây, B được chẩn đoán nghi ngờ mắc bệnh Đậu mùa khỉ nên lấy mẫu gửi xét nghiệm tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và đang chờ kết quả.
https://nhandan.vn/tang-cuong-phong-chong-benh-dau-mua-khi-tai-ca-mau-post797977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Bệnh Đậu mùa khỉ", "Sở Y tế Cà Mau", "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau" ] }
Giảm số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội
NDO -Ngày 8/1, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần đầu tiên của năm 2024 (từ ngày 29/12/2023 đến 5/1/2024), trên địa bàn thành phố ghi nhận 177 trường hợpsốt xuất huyếttại 24 quận, huyện; giảm gần 400 trường hợp so với tuần trước đó và giảm hơn 2.500 trường hợp so với cuối tháng 10 và đầu tháng 11/2023.
Trong số các quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong tuần qua, dẫn đầu là Đống Đa với 44 ca, tiếp đến là Hà Đông (19 ca); Thanh Oai (19 ca); Ba Vì (14 ca); Hai Bà Trưng (12 ca); Hoàng Mai (10 ca).Như vậy, cộng dồn từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 40.656 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 4 ca tử vong.Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; 575/579 xã, phường, thị trấn. Tổng số ổ dịch năm 2023 là 1.977, hiện còn 3 ổ dịch đang hoạt động tại quận Đống Đa.Theo đánh giá của CDC thành phố, hiện tình hình dịch sốt xuất huyết đã cơ bản được kiểm soát. Số mắc sốt xuất huyết hằng tuần đang có xu hướng giảm liên tiếp, rõ rệt, nhanh chóng.Dự báo, trong 3 tháng đầu năm 2024, xu hướng dịch bệnh sốt xuất huyết tiếp tục giảm trên địa bàn thành phố do thời tiết chuyển lạnh theo chu kỳ hằng năm, đây là điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của muỗi truyền bệnh.Mặc dù vậy, ngành y tế khuyến cáo, người dânkhông nên chủ quan, nghĩ rằng đã qua đỉnh dịch mà lơ là các biện pháp phòng bệnh, có thể khiến tình hình dịch phức tạp hơn.Người dân cần tiếp tục duy trì và thực hiện thường xuyên, liên tục các biện pháp phòng bệnh như: Diệt muỗi, diệt bọ gậy, loại bỏ các dụng cụ chứa nước đọng không cho muỗi truyền bệnh có môi trường sinh sôi, phát triển.Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các lực lượng liên quan tiếp tục triển khai các hoạt động tác xử lý ca bệnh, ổ dịch bảo đảm hiệu quả, tập trung xử lý các ổ dịch phức tạp, diễn biến kéo dài.Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các khu vực ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
https://nhandan.vn/giam-so-ca-mac-sot-xuat-huyet-tai-ha-noi-post791141.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Hà Nội", "sốt xuất huyết" ] }
Cứu sống bệnh nhân bị đứt lìa phế quản gốc của phổi trái
NDO -Chiều 11/1,Bệnh việnĐà Nẵng cho hay, các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Đà Nẵng vừa phẫu thuật cấp cứu, cứu sống thành công nam sinh lớp 10 bị đứt lìa phế quản gốc của phổi trái do tai nạn giao thông.
Trước đó, vào ngày 1/1, bệnh nhân N.Q.T. (sinh năm 2008, trú huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) bị tai nạn giao thông, được người dân đưa vào bệnh viện tuyến dưới xử trí ban đầu và chuyển cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng.Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, chấn thương ngực bụng, tràn khí, tràn máu màng phổi hai bên đã dẫn lưu tại tuyến dưới, đứt lìa phế quản gốc của phổi trái gây suy hô hấp, chèn ép phổi tim.Ngay lập tức, bệnh nhân được làm các xét nghiệm, chụp CT và chuyển mổ cấp cứu.Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực phối hợp cùng khoa Cấp cứu và khoa Gây mê hồi sức tiến hành mở cấp cứu lồng ngực, xử trí tổn thương đứt lìa phế quản gốc phổi trái cho bệnh nhân.Tổn thương đứt lìa phế quản gốc phổi trái này cách chỗ chia đôi của khí quản-phế quản 0,5cm, nằm sâu, che khuất bởi động mạch phổi, quai động mạch chủ, tổn thương phức tạp, mất tổ chức, bầm dập.Các bác sĩ khoa Ngoại lồng ngực phải cắt lọc tiết kiệm, sử dụng mảnh ghép là màng ngoài tim để tạo hình lại mặt sau của phế quản gốc trái để tránh tình trạng hẹp phế quản sau này.Sau 3,5 giờphẫu thuậtchạy đua với thời gian, ekip phẫu thuật gây mê hồi sức đã phục hồi thành công phế quản gốc trái cho bệnh nhân. Sau mổ, bệnh nhân tiếp tục điều trị tích cực tại khoa Gây mê hồi sức và khoa Ngoại lồng ngực. Hiện, bệnh nhân đi lại, ăn uống, hô hấp bình thường, XQuang phổi nở tốt.Theo bác sĩ Phan Phước An Bình, Phó trưởng Khoa Ngoại lồng ngực, trường hợp bệnh nhân T là một chấn thương rất nặng và hiếm gặp trong bệnh chấn thương ngực."Nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời ở tuyến dưới (đặt dẫn lưu màng phổi hai bên) thì nguy cơ tử vong rất cao. Đặc biệt, nếu bệnh nhân không được phẫu thuật kịp thời thì nguy cơ suy hô hấp liên tục, tiến triển sẽ dẫn đến tử vong", bác sĩ Bình cho biết thêm.
https://nhandan.vn/cuu-song-benh-nhan-bi-dut-lia-phe-quan-goc-cua-phoi-trai-post791607.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "phẫu thuật cấp", "cứu sống bệnh nhân", "Bệnh viện Đà Nẵng" ] }
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tại các lễ hội
Hiện nay, trên cả nước đang diễn ra cáclễ hội mùa xuân. Các lễ hội mùa xuân luôn thu hút đông đảo người dân sở tại, du khách trong và ngoài nước đến chiêm bái, tham quan, với hàng nghìn, cho đến hàng triệu lượt. Ði kèm lễ hội xuân, nhu cầu sử dụng thực phẩm tăng đột biến, nhất là nước giải khát, nước đá, loại thực phẩm bao gói sẵn, thực phẩm ăn ngay trong khu vực lễ hội.
Do tính chất thời vụ nên nhiều loại thực phẩm phục vụ du khách được sản xuất, chế biến từ các cơ sở, cá nhân, các hộ gia đình không đăng ký kinh doanh và việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm không được thực hiện tốt. Trong khi đó, các lễ hội thường tổ chức ngoài trời, các dịch vụ ăn uống chủ yếu mang tính chất tạm bợ, chật chội, thiếu nước sạch, thiếu chỗ thu gom rác thải, thiếu điều kiện bảo quản thực phẩm, chế biến thực phẩm không an toàn; thậm chí nhiều mặt hàng thực phẩm được bày bán trên mặt đất dọc lối đi trong khu vực lễ hội.Thời điểm mùa xuân, trời mưa phùn, ẩm ướt khiến thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc; thức ăn, đồ uống dễ bị hư hỏng, nhiễm mầm bệnh, đặc biệt là nhiều loại vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài trong thực phẩm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng dịp này.Trước nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm ở lễ hội, chính quyền các địa phương đã chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn tập trung hướng dẫn, tuyên truyền tới các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm phục vụ lễ hội. Ðịa phương cần tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du khách tại lễ hội.Nội dung thanh tra, kiểm tra, tập trung vào chất lượng, an toàn sản phẩm, hạn sử dụng, nguồn gốc nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm, việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm, ghi nhãn sản phẩm, nguyên liệu, phụ gia sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm, điều kiện sản xuất thực phẩm và quảng cáo thực phẩm. Quá trình thanh tra, kiểm tra, cần phát hiện sớm, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi và sản phẩm vi phạm về an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời, các địa phương, đơn vị công khai những hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng.Cùng với sự chủ động, tích cực của chính quyền, của các cơ quan chức năng, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đề cao đạo đức kinh doanh, có trách nhiệm trong lựa chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến, bảo quản thực phẩm cần tránh tâm lý làm ăn mùa vụ, coi trọng lợi ích kinh tế hơn sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cần tuân thủ nghiêm quy định của các cơ quan chuyên môn đề ra.
https://nhandan.vn/tang-cuong-bao-dam-an-toan-thuc-pham-tai-cac-le-hoi-post796744.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "an toàn thực phẩm", "lễ hội" ] }
Tết ấm áp đến với hàng nghìn bệnh nhi
NDO -13 tuổi, chỉ nặng vỏn vẹn 15,7kg, Dương Đức H. (quê Yên Mô, Ninh Bình) ngồi lọt thỏm trên chiếc xe lăn chăm chú dõi theo chương trình "Xuân yêu thương" tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Căn bệnh suy thận gây biến chứng 7 năm qua khiến em liệt toàn thân, chân tay co quắp. Tết năm nay, sẽ là cái Tết đầu tiên có thể em không được về nhà đón giao thừa.
Đón Tết ở bệnh việnTrong hàng nghìn em nhỏ ăn Tết tạiBệnh viện Nhi Trung ươngnăm nay, có những em đã ăn Tết trường kỳ, có những em lần đầu nằm viện những ngày giáp Tết được đón nhận không khí vô cùng vui nhộn trong chương trình "Xuân yêu thương" tại khuôn viên của bệnh viện. Chương trình do Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp các đơn vị tình nguyện, các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm tổ chức.Đưa con xuống xem chương trình ca nhạc từ sớm, bố con anh Dương Văn Quân chọn một góc xa để con anh có thể nhìn bao quát toàn bộ sân khấu từ trên chiếc xe lăn.Hai tháng qua, anh Dương Văn Quân thay vợ chăm con là Dương Đức H. ở Khoa Thận-Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Cháu phát hiện bị suy thận từ 7 năm trước và có 6 năm trời phải lọc máu màng bụng.Hằng tháng, anh chị cho cháu xuống Hà Nội tái khám, lấy dịch về nhà lọc màng bụng cho con. Nhưng một năm sau, tình trạng cháu nặng lên, phúc mạc hư hoàn toàn, buộc phải chạy thận nhân tạo. Căn bệnh còn ảnh hưởng tới cột sống làm cong toàn bộ tứ chi. Tim, phổi của bé cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.H. liệt sau 5 năm mắc bệnh, thêm việc phải chạy thận nhân tạo một tuần 3 lần khiến cơ thể ngày càng teo tóp. H. buộc phải giữ cân khô ở mốc 15,7kg, nếu tăng thêm, em sẽ phải đối mặt với suy tim.Bé Dương Đức H. đã có 7 năm mắc bệnh suy thận khiến em liệt toàn thân.“Tôi phải động viên mãi cháu mới chịu xuống sân xem ca nhạc, đón nhận không khí Tết tại bệnh viện. 13 tuổi cháu cũng rất hiểu chuyện và mặc cảm vì không thể đi lại. Nhiều lần, cháu bảo bố mẹ về không chữa bệnh nữa, để tiền nuôi anh trai. Nhưng sự quan tâm của các cô, chú tại bệnh viện, các mạnh thường quân đã giúp bố con tôi tiếp tục kiên trì, dù không biết được bao lâu nữa?”, anh Quân rơm rớm nước mắt nói.H. còn khoảng 3 lần chạy thận nhân tạo nữa, hy vọng tối 30 sẽ được về nhà ở Ninh Bình đón Tết nếu sức khỏe ổn định. “Năm đầu tiên đón Tết ở viện, hai bố con cũng buồn, nhưng ở đây các cháu rất được quan tâm tặng quà, được thưởng thức các chương trình xuân ý nghĩa, phần nào bé H. cũng phấn chấn tinh thần hơn”, anh Quân tâm sự.18 năm quen thuộc từng ngõ ngách bệnh viện, chị Bùi Thị Lan (Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định) chăm hai con bị bại não đã coi Bệnh viện Nhi Trung ương như ngôi nhà thứ hai của mình.Với chị Lan, việc chăm sóc 2 con bại não 18 năm qua là một áp lực rất lớn.Con lớn của chị 17 tuổi tên Tiến vừa mổ khoèo chân, chưa tới hạn tháo bó bột. Con gái 13 tuổi tên Hoa đã chập chững vài bước dù vẫn phải sử dụng dụng cụ hỗ trợ. Căn bệnh bại não khiến cả 3 con chị Lan đều gặp tình trạng giống nhau, nhưng con trai lớn chị đã mất 5 năm trước. Giờ niềm vui của người phụ nữ này là nhìn thấy con tiến triển, thậm chí phải vài năm mới nhìn thấy con đi được đôi bước.“Có chương trình nào của bệnh viện, tôi đều đẩy con đi, để con được sống với tuổi thơ của mình. Có nhiều ánh mắt nhìn mẹ con ái ngại, nhưng tôi mặc kệ, vượt qua những tủi thân, thiệt thòi, mình phải sống lạc quan để con vui vẻ”, chị Lan kể.9 năm nay có cơm từ thiện, cuộc sống ba mẹ con đỡ vất vả hơn. Chị Lan chỉ mong bạn lớn sau mổ khoèo chân sẽ sớm tập luyện được từng bước, bạn bé sẽ đi vững vàng hơn. Năm nay, con trai lớn của chị 17 tuổi vừa mổ đôi bàn chân khoèo.“Cháu bị bó bột tới tận khớp háng. Ở lại Tết tại bệnh viện thì cũng buồn, nhưng đi lại về quê khi cháu bó bột cả hai chân cũng khó khăn. Tôi chỉ mong có thêm nhiều mạnh thường quân hỗ trợ gia đình điều trị cho các cháu”, chị Lan nói.Đón nhận những món quà Tết năm nay, chị Lan xúc động chia sẻ, những món đồ này giúp 3 mẹ con chị có được cái Tết no ấm tại Hà Nội.Nhiều em bé trên tay còn giữ kim truyền vẫn rất hào hứng đón Tết cùng các bạn nhỏ khác.Bế con 4,5 tuổi Tạ Chấn Phong (Mê Linh, Hà Nội) vẫn còn gắn kim luồn trên tay và đang thông tiểu, chị Lưu Thị Trinh cho biết, từ bé con chị đã mắc bệnh lỗ tiểu thấp nhưng không điều trị gì. 10 ngày qua, Phong phải nhập viện để mổ thấp lỗ tiểu. Bé trai dù phải trải qua ca phẫu thuật nhưng vẫn rất vui vẻ và hào hứng thưởng thức chương trình âm nhạc Xuân yêu thương tại Bệnh viện Nhi Trung ương. "Bác sĩ nói không có gì biến chứng, thứ 2 tuần tới cháu sẽ được ra viện", chị Trinh cho hay.Hàng nghìn phần quà yêu thương dành cho bệnh nhiTheo ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, mỗi ngày bệnh viện đón tiếp khoảng 4 nghìn bệnh nhân đến khám và khoảng 2 nghìn bệnh nhi điều trị nội trú. Hầu hết các cháu mắc bệnh hiểm nghèo, ở tỉnh xa đến, có những trường hợp mắc bệnh trọng và hoàn cảnh khó khăn.Ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại chương trình.Vì thế, để mang lại tết ấm áp cho cácbệnh nhi, bệnh viện đã có phương án hỗ trợ khoảng 1.000 bệnh nhi còn ở lại điều trị trong những ngày Tết tới đây. Dự kiến trong bốn ngày Tết, bệnh viện và các nhà tài trợ sẽ phát suất ăn miễn phí cùng các nhu yếu phẩm.Đặc biệt, tại chương trình "Xuân yêu thương" ngày 3/2 với sự đồng hành của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm đã dành tặng 1.800 suất quà thông qua 37 gian hàng tại khuôn viên bệnh viện, giúp cho các gia đình bệnh nhi đón Tết ấm áp.Hàng nghìn bệnh nhi thưởng thức âm nhạc và nhận phần quà Tết.Phó Giám đốc Trịnh Ngọc Hải nhấn mạnh, với sự quan tâm của các ban, bộ, ngành và các mạnh thường quân đã góp phần vào công tác khám, chữa bệnh, hỗ trợ cho các bệnh nhi nằm viện nhi nhiều năm qua. “Sự quan tâm của các nhà hảo tâm là nguồn động viên lớn với các cháu, giúp nâng tinh thần các cháu lên, đẩy lùi bệnh tật. Sự quan tâm này làm ấm lòng tập thể y, bác sĩ để chúng tôi cố gắng hơn nữa để mang nhiều phác đồ điều trị tốt, nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh”, bác sĩ Hải bày tỏ.1.800 phần quà Tết được trao tới tay các bệnh nhi đang nằm viện điều trị dịp này.
https://nhandan.vn/tet-am-ap-den-voi-hang-nghin-benh-nhi-post795140.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Bệnh viện Nhi Trung ương", "Xuân yêu thương", "Tết dành cho bệnh nhi" ] }
Bệnh nhi đầu tiên được can thiệp tim bào thai đã xuất viện
NDO -Ngày 19/2, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, ngày 18/2, bệnh nhi đầu tiên với dị tật không lỗ van động mạch phổi được can thiệp thông tim trong bào thai tại Bệnh viện Từ Dũ và chuyển vềBệnh viện Nhi Đồng 1điều trị ngay sau sinh đã được xuất viện
Đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, sau khi trực tiếp đón bé từBệnh viện Từ Dũvào ngày 30/1 đến nay, bé đã được theo dõi sát bởi đội ngũ nhân viên y tế khoa Sơ Sinh 2 và khoa Tim Mạch của Bệnh viện Nhi Đồng 1.Bé được tiến hành nong van động mạch phổi một lần và không cần đặt stent ống động mạch như những trường hợp mắc tật tim bẩm sinh tương tự mà không được can thiệp sớm trong bào thai.Sau thủ thuật, bé tiếp tục được theo dõi tình trạng huyết động, không thở oxy và dinh dưỡng hoàn toàn bằng đường miệng.Tin liên quanLần đầu tiên thông van tim cho bào thai 32 tuầnSau xuất viện, bé được hẹn tái khám sau 1 tuần để đánh giá lại diễn tiến, tình trạng tim mạch và có kế hoạch điều trị cụ thể tiếp theo cho bé.Toàn bộ chi phí điều trị được Bảo hiểm y tế và Bệnh viện Nhi Đồng 1 hỗ trợ thanh toán."Rõ ràng, can thiệp thông tim trong bào thai đã mang lại hiệu quả bước đầu sau sinh rất khả quan, với nguy cơ diễn tiến đến thiểu sản thất (P) thấp hơn rất nhiều so với các trường hợp tương tự không được can thiệp", đại diện Bệnh viện Nhi Đồng 1 chia sẻ thêm.
https://nhandan.vn/benh-nhi-dau-tien-duoc-can-thiep-tim-bao-thai-da-xuat-vien-post796698.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Bệnh viện Từ Dũ", "can thiệp tim bào thai", "TP Hồ Chí Minh", "Bệnh viện Nhi Đồng 1" ] }
Phối hợp liên khoa cứu bé trai mắc thận hư kháng steroid rơi vào nguy kịch
NDO -Sau 2 tuần tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông, bé trai mắc hội chứng thận hư kháng steroid bị rơi vào biến chứng nguy kịch với huyết khối toàn bộ tĩnh mạch.
Bé T.A (5 tuổi, ở Nghệ An) mắchội chứng thận hưkháng steroid, bắt đầu điều trị từ tháng 1/2023 tại khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương. Cuối tháng 1/2024, trẻ vào viện trong bệnh cảnh huyết khối tĩnh mạch chủ dưới, được theo dõi, điều trị tại khoa Thận và Lọc máu và khoa Huyết học. Trẻ được kiểm soát, sử dụng thuốc đều đặn theo phác đồ, nên tình trạng cải thiện.Tuy nhiên, do gia đình nhận thấy huyết khối không còn đáng ngại, đã tự ý ngừng sử dụng thuốc chống đông. Sau 2 tuần, trẻ xuất hiện triệu chứng sưng đau, phù 2 chân, đặc biệt là ở chân bên phải. Ngày 20/3/2024, gia đình đưa T.A vào bệnh viện địa phương thăm khám và ngay trong đêm trẻ được chuyển đếnBệnh viện Nhi Trung ương.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Hoàng, Khoa Thận và Lọc máu cho biết, bằng kinh nghiệm lâm sàng và xem xét tiền sử huyết khối của trẻ, các bác sĩ nghi ngờ trẻ có huyết khối tĩnh mạch lớn làm cản trở dòng máu đổ về tim.Ngay lập tức, trẻ được làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, kết quả xác định trẻ có huyết khối lớn, liên tục từ tĩnh mạch đùi, chậu 2 bên lan đến tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch thận, nguy cơ gây tắc mạch máu phổi và mạch máu não, đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.Dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ, bác sĩ Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện, cuộc hội chẩn gồm 4 chuyên khoa: Điện quang can thiệp, Phẫu thuật mạch máu, Ngoại tổng hợp, Thận và Lọc máu đã diễn ra để tìm giải pháp tối ưu, bảo đảm mổ cấp cứu an toàn nhất cứu sống trẻ.Hình ảnh huyết khối của trẻ trước và sau khi được phẫu thuật.Theo Tiến sĩ Cao Việt Tùng, bệnh nhi có huyết khối chiếm toàn bộ tĩnh mạch chủ dưới, từ tĩnh mạch đùi, chậu 2 bên lan đến cả tĩnh mạch chủ đoạn sau gan. Do đó, việc khống chế đầu trên của tĩnh mạch chủ dưới rất khó khăn, bắt buộc phải kiểm soát được toàn bộ tĩnh mạch chủ dưới phía trên gan, tĩnh mạch gan phải, thân trung tĩnh mạch gan trái và giữa.Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Mạnh Hoàn, Trưởng khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Phó Giám đốc Trung tâm Ngoại Tổng hợp cho biết, các bác sĩ đã phối hợp với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lý Thịnh Trường, Giám đốc Trung tâm Tim mạch phẫu thuật mở tĩnh mạch chủ dưới và loại bỏ hoàn toàn huyết khối."Chỉ cần một sai sót nhỏ có thể khiến huyết khối di chuyển lên buồng tim phải, gây thuyên tắc phổi, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhi, cùng với đó là nguy cơ chảy máu trong quá trình phẫu thuật khi bộc lộ các mạch máu lớn. Vì vậy, ê-kíp đã cố gắng cẩn trọng và chính xác trong từng thao tác”, bác sĩ Hoàn nói.Tiếp nhận ca bệnh, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lê Đình Công, Trưởng Đơn vị Điện quang can thiệp, Phó Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh cho hay, ngay từ khi hội chẩn, mục tiêu của ê-kíp là tiếp cận tĩnh mạch chủ dưới đoạn sau gan và trên thận, khơi thông dòng chảy tĩnh mạch chủ dưới, sau đó, đặt lưới lọc để tránh huyết khối trôi về tim gây thuyên tắc phổi."Rất may mắn, cuộc phẫu thuật diễn ra thành công. Đánh giá siêu âm sau 8 giờ, trẻ tái thông dòng chảy tĩnh mạch thận 2 bên, tái thông tĩnh mạch chủ dưới đoạn sau gan và ngang tĩnh mạch thận, không có bằng chứng huyết khối trôi về tĩnh mạch phổi 2 bên”, bác sĩ Công chia sẻ.Sau phẫu thuật, bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa. Tại đây trẻ được thở máy, duy trì chức năng sống, dùng thuốc chống đông để đảm bảo không hình thành các huyết khối mới, kiểm soát tình trạng đông máu. Tình trạng của trẻ ổn định, hồi phục tốt nên được cai máy thở sau vài giờ và được chuyển về Khoa Thận và Lọc máu tiếp tục theo dõi điều trị ngay hôm sau.Hiện tại, trẻ được kết hợp điều trị nội khoa, các chỉ số ổn định, lâm sàng được cải thiện, các triệu chứng như sưng đau, phù chân thuyên giảm, bệnh nhi ăn uống bình thường sau phẫu thuật.Trong lộ trình điều trị tiếp theo, trẻ sẽ được tiếp tục điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch khác, đồng thời, sử dụng thuốc chống đông theo đúng phác đồ. Các bác sĩ cũng tư vấn gia đình theo dõi tình trạng phù và nguy cơ tắc mạch của trẻ, nhằm có những giải pháp thăm khám, nhập viện kịp thời.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Hoàng, Khoa Thận và Lọc máu thăm khám cho bệnh nhi.Sau khi con vượt qua giai đoạn nguy kịch, mẹ bé T.A bật khóc nói: “Gia đình do không lường trước được hậu quả của việc tự ý ngừng sử dụng thuốc, nên đã để con rơi vào nguy kịch, suýt nữa phải đánh đổi cả tính mạng. May mắn con được các bác sĩ hết lòng cứu chữa và bình an. Đây là bài học rất lớn đối với gia đình tôi".Phẫu thuật lấy huyết khối tĩnh mạch là kỹ thuật chuyên sâu, có thể cứu sống tính mạng bệnh nhi trước nguy cơ đột quỵ trong gang tấc. Tuy nhiên, để điều trị thành công, cần phải phát hiện sớm và can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo các bệnh nhi mắc hội chứng thận hư có hoặc không có tiền sử huyết khối nên theo dõi, tái khám định kỳ đúng theo lịch hẹn của bệnh viện; tuân thủ phác đồ điều trị, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc."Nếu trẻ có các biểu hiện sưng đau, phù tím chi, khó thở, tím tái hay bất kỳ biểu hiện tái phát nào của hội chứng thận hư và huyết khối tĩnh mạch, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra", bác sĩ Công khuyến cáo.
https://nhandan.vn/phoi-hop-lien-khoa-cuu-be-trai-mac-than-hu-khang-steroid-roi-vao-nguy-kich-post804156.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "hội chứng thận hư", "nguy kịch", "huyết khối tĩnh mạch", "Bệnh viện Nhi Trung ương" ] }
Mạng lưới tổ chức cộng đồng - “điểm tựa” kiểm soát dịch HIV
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít quốc gia thực hiện công tác dự phòng và điều trị HIV/AIDS tốt nhất thế giới. Để làm được điều đó, bên cạnh sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các lực lượng liên quan còn là sự chung tay của nhiều tổ chức cộng đồng.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, đặc điểm dịch HIV ở nước ta hiện nay vẫn là tập trung, nhiều người nhiễm thuộc nhóm dễ tổn thương như người nghiện chích ma túy, người bán dâm, nhóm đồng tính.Đây là các nhóm dễ bị kỳ thị, phân biệt, cho nên hệ thống y tế nhà nước khó tiếp cận hơn so với các tổ chức cộng đồng. Những nhóm hỗ trợ cộng đồng hoạt động phòng chống HIV là những nhóm xuất thân từ cộng đồng song tính, chuyển giới, người có HIV, phụ nữ bán dâm…Hiện cả nước có khoảng 400 nhóm mạng lưới tổ chức cộng đồng đang hoạt động tại Việt Nam. Các nhóm này đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông giảm hành vi nguy cơ cho cộng đồng đích, và kết nối điều trị HIV.Thành viên trong các nhóm có nhiệm vụ thuyết phục người có HIV đi điều trị, kéo họ từ “cõi chết” trở về, hoặc cùng họ vượt qua giai đoạn khó khăn, tái hòa nhập cuộc sống. Các tổ chức, nhóm cộng đồng chủ yếu thực hiện truyền thông về các biện pháp dự phòng HIV, cung cấp vật phẩm miễn phí theo nhóm nhỏ; tư vấn trực tiếp cho cá nhân có nguy cơ cao, người tiêm chích ma tuý; kết nối điều trị HIV…Thành viên của mạng lưới này là những “cánh tay nối dài” của nhân viên y tế, nhờ đó mà nhiều người nhiễm mới được đưa đến cơ sở y tế để tiếp cận xét nghiệm HIV và điều trị.Một trong những yếu tố then chốt giúp các mạng lưới tổ chức cộng đồng phát huy hiệu quả là sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên. Việc chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, và nguồn lực đã góp phần nâng cao năng lực tổng thể của toàn hệ thống.Như Mạng lưới người nhiễm HIV Việt Nam (VNP+), một tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 2009 hiện đã có hơn 300 câu lạc bộ thành viên hoạt động trên cả nước. Các câu lạc bộ này đóng vai trò kết nối, hỗ trợ kỹ thuật và vận động chính sách cho người nhiễm HIV trong nhóm tại địa phương.Nhờ sự hợp tác này, các thành viên của nhóm đã nâng cao năng lực tư vấn xét nghiệm, chăm sóc hỗ trợ lẫn nhau và giám sát dịch mở rộng với những người có nguy cơ cao tại địa bàn của mình… Qua đó, góp phần quan trọng vào thành công của chương trình phòng chống HIV/AIDS quốc gia.Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kiên Giang Võ Thị Lợt cho biết: Nếu không có những thành viên, đồng đẳng viên của mạng lưới cộng đồng thì việc tiếp cận với các đối tượng nguy cơ là thách thức lớn, trong khi nguy cơ lây nhiễm ở nhóm đồng tính nam đang tăng ở mức báo động.Các cán bộ y tế có thể hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật, nhưng để tìm đối tượng nguy cơ, tiếp cận và thuyết phục họ không phải là điều dễ dàng. Nhờ những “cánh tay nối dài” này, đến nay tỉnh Kiên Giang đã xây dựng được lực lượng truyền thông viên đồng đẳng hoạt động rất tích cực và hiệu quả.Khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính HIV, chị Nguyễn Thúy Ng. (quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh) suy sụp và cảm thấy cuộc đời như đã dừng lại. Nhưng khi gặp chị Ngô Thúy H., trưởng nhóm “Vì ngày mai tươi sáng”, cuộc đời Ng. như tìm lại được niềm vui.Ng. nhớ lại, sau khi chồng mất vì HIV, các anh, chị trong nhóm cộng đồng đề nghị đi xét nghiệm HIV. Ngày đợi kết quả, chị trốn biệt… và tất cả đều trống rỗng, hư vô khi kết quả đúng như điều dự cảm. Nhưng tình thương và sự nhiệt tình, các anh, chị trong nhóm “Vì ngày mai tươi sáng” đã giúp Ng. lấy lại nghị lực sống và trang bị cho chị những kiến thức, hiểu biết về HIV/AIDS.Giờ đây, chị cũng là một trong những thành viên tích cực của nhóm, luôn giúp đỡ, chỉ bảo các thành viên mới.“Sống một ngày cũng phải là 24 giờ yêu thương và ý nghĩa”, đó chính là phương châm sống của nhóm “Vì ngày mai tươi sáng”, phương châm này được tất cả các thành viên trong nhóm lan tỏa sự tích cực đến những nhóm tự lực khác, những người có HIV trên khắp cả nước.Hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại nước ta hiện nay.Theo số liệu thống kê của Cục Phòng, chống HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm HIV tăng gấp sáu lần trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 và được dự báo có thể trở thành nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hằng năm trong thời gian tới.Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà quần thể MSM chưa thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ như xét nghiệm, điều trị phơi nhiễm... một cách toàn diện. Do đó, hơn lúc nào hết, sự tham gia của các tổ chức cộng đồng là cầu nối, là cánh tay đắc lực để giúp cho các đối tượng đích tiếp cận dịch vụ như truyền thông, phân phát bơm kim tiêm, bao cao su.Trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước chuyển giao trách nhiệm tài chính cho phòng chống HIV/AIDS từ các nhà tài trợ quốc tế sang nguồn lực trong nước, mạng lưới tổ chức cộng đồng được đánh giá sẽ trở thành trụ cột không thể thiếu.Với sự linh hoạt và mối liên hệ mật thiết với cộng đồng, các mạng lưới tổ chức cộng đồng có thể tiếp tục duy trì các dịch vụ thiết yếu như tư vấn xét nghiệm, chăm sóc hỗ trợ, và giám sát dịch ngay cả khi nguồn lực bị hạn chế.Kinh nghiệm từ dịch Covid-19 cho thấy, sức mạnh của mạng lưới tổ chức cộng đồng khi mà các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, nhiều người nhiễm HIV gặp khó khăn trong việc tiếp cận thuốc kháng vi-rút, các mạng lưới này đã nhanh chóng huy động tình nguyện viên, phối hợp cơ sở y tế địa phương để cung cấp thuốc tận nhà cho bệnh nhân.Nhờ sự hỗ trợ kịp thời này, hàng nghìn người có HIV đã không bị gián đoạn điều trị trong thời gian giãn cách. Bên cạnh đó, mạng lưới tổ chức cộng đồng còn có thể huy động sự tham gia của khu vực tư nhân và nguồn lực xã hội hóa, tạo ra một hệ sinh thái đa dạng và bền vững cho công tác phòng chống HIV/AIDS…
https://nhandan.vn/mang-luoi-to-chuc-cong-dong-diem-tua-kiem-soat-dich-hiv-post814536.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "HIV", "Mạng lưới tổ chức cộng đồng", "HIV/AIDS" ] }
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ thích ứng tốt hơn với thời tiết lạnh
NDO -Thời điểm giao mùa, không khí chuyển lạnh là điều kiện thích hợp sản sinh các mầm bệnh và khiến diễn biến bệnh nặng thêm. Mộtchế độ dinh dưỡngthích hợp kết hợp lối sống lành mạnh là chìa khóa giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm và những rối loạn trong cơ thể.
TS, BS Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh Dưỡng, Bộ Y tế) cho biết,trẻ emlà đối tượng rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết do khả năng thích nghi và hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ.Các bệnh trẻ thường gặp khi thay đổi thời tiết là: viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, cảm cúm... Kèm theo đó là những triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể dẫn tới thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe, khiến bệnh ngày càng trầm trọng.Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh, theo TS, BS Phan Bích Nga, những nguyên tắc dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì và nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh cho trẻ trong thời điểm chuyển lạnh.Uống đủ nước, thường xuyên và đều đặn mỗi ngày giúp quá trình trao đổi chất diễn ra nhịp nhàng, đây chính là dung môi giúp hòa tan và vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết, giảm thiểu tình trạng táo bón. Nước còn là yếu tố quan trọng giúp tim hoạt động hoạt động hiệu quả và vận chuyển oxy trong máu đi nuôi cơ thể.Đặc biệt, thông qua quá trình toát mồ hôi và loại bỏ các chất dư thừa qua đường tiêu hóa, nước giúp cơ thể thải độc tố và những chất dư thừa. Khi đã bị viêm hô hấp, uống đủ nước còn giúp làm giảm các triệu chứng ho, làm loãng chất nhầy, giảm ứ đọng, thúc đẩy dịch đờm thoát ra ngoài dễ dàng, làm sạch họng…Lượng nước cần cho trẻ khỏe mạnh uống mỗi ngày được ước lượng 100ml/1kg cân nặng. Với trẻ 10kg thì cần uống 1.000ml nước mỗi ngày. Với trẻ từ 11-20kg thì nên dùng 1.000ml nước/10kg đầu + 50ml/1kg cân nặng tăng thêm. Lượng nước này bao gồm cả nước sữa, nước lọc, nước trong bữa ăn của trẻ.TS, BS Phan Bích Nga khám, tư vấn dinh dưỡng cho trẻ.BS Phan Bích Nga nhấn mạnh, khẩu phần ăn lành mạnh, cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Ăn đủ các bữa trong ngày gồm 3 bữa chính và có thể thêm từ 1 đến 2 bữa phụ. Đáp ứng cung cấp đủ các nhóm chất bao gồm chất đường bột, chất đạm, chất béo và đặc biệt là Vitamin và Khoáng chất. Kết hợp đa dạng giữa các loại thực phẩm và trong một bữa nên có từ 10-12 loại. Đặc biệt, nên ưu tiên cung cấp đủ các dưỡng chất quan trọng, hỗ trợ hệ miễn dịch như chất đạm, sắt, kẽm, selen và vitamin A, C, E, D.Với nhóm chất đạm, đây là nguyên liệu thiết yếu hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Do đó, nên chọn những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thu và kết hợp cả đạm động vật (trứng, sữa, thịt, tôm, cá...) và đạm thực vật (các loại đậu đỗ...). Trung bình, trẻ cần được bổ sung khoảng 2g chất đạm/kg cân nặng mỗi ngày.Trẻ em cũng cần được cho ăn rau quả, tùy vào độ tuổi của trẻ sẽ cần tiêu thụ lượng rau củ quả khác nhau từ 100 đến 300g, với cách chế biến phù hợp.Hàm lượng chất xơ, Vitamin và các khoáng chất có được từ đa dạng các loại rau xanh, củ quả sẽ giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng. Từ đó, củng cố chức năng của hệ miễn dịch của trẻ.Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A bao gồm các loại rau xanh lá (rau chân vịt, cải xanh, rau ngót, cải ngọt...), trái cây củ quả có màu vàng cam (cà rốt, ớt chuông, bí ngô, cà chua...). Ngoài ra, cần chú trọng tới các thực phẩm cung cấp Vitamin C (ổi, bưởi, cam, quýt...) và Vitamin D (trứng, bơ, sữa, gan động vật, nấm,... và đặc biệt từ ánh nắng mặt trời) để xây dựng hệ miễn dịch cho trẻ khỏe mạnh.Các vi sinh vật có nguồn gốc từ thực phẩm cũng là một trong số những yếu tố nguy cơ gây bệnh. Do vậy, nên ưu tiên “mùa nào thức đấy”, chỉ chọn những thực phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc. Sơ chế và chế biến bảo đảm an toàn vệ sinh và thực hiện ăn chín, uống sôi. Sau chế biến, nên che đậy và bảo quản đồ ăn cẩn thận, không ăn những thực phẩm có dấu hiệu hư hỏng, ôi thiu.Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới về các nguyên tắc trong chuẩn bị thức ăn an toàn.Vào mùa đông, nhu cầu năng lượng của trẻ em sẽ cao hơn nhiều vì một phần năng lượng bị tiêu hao để giữ ấm cho cơ thể, trong thời gian này, các cha mẹ nên lưu ý cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng (tinh bột, chất đạm, chất béo và vitamin và khoáng chất), tăng cường ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng lâu dài, các loại đạm từ thịt, cá, trứng, sữa... các loại chất béo từ dầu thực vật và mỡ động vật giúp trẻ không bị đói và mất sức. Ngoài ra, có thể cung cấp thêm năng lượng cho trẻ bằng bữa phụ với các món ấm nóng như súp, canh bổ dưỡng, các loại bánh hấp, chiên.Tăng cường rau xanh, quả chín là những thực phẩm giàu vitamin E, C: hỗ trợ cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể của trẻ nhỏ khi tiết trời trở lạnh, giúp nâng cao khả năng chịu lạnh và sức đề kháng của trẻ với nhiệt độ thấp.Bên cạnh đó, việc xây dựng một lối sống lành mạnh cho trẻ là rất cần thiết để duy trì sức khỏe. Cần giữ ấm cơ thể và bảo vệ hệ hô hấp, mặc quần áo đủ ấm, sử dụng khăn choàng cổ, khẩu trang để giữ ấm vùng mũi, cổ họng và ngực là biện pháp đầu tiên giúp cơ thể ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Mặt khác, cho trẻ thường xuyên luyện tập thể thao (30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 buổi mỗi tuần).Thường xuyên cho trẻ vệ sinh tay bằng nước sạch và xà phòng, súc họng và rửa mũi bằng nước muối ấm để ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Tắm bằng nước ấm vừa giúp cơ thể trẻ thư giãn, vừa giúp loại bỏ những bụi bẩn.
https://nhandan.vn/che-do-dinh-duong-phu-hop-giup-tre-thich-ung-tot-hon-voi-thoi-tiet-lanh-post789205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "nguyên tắc dinh dưỡng", "lối sống lành mạnh", "Trẻ em", "Thời tiết lạnh", "Phòng bệnh" ] }
Quy định mới về trách nhiệm kê khai giá thuốc của cơ sở kinh doanh dược
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Nghị định nêu rõ, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có quyền có văn bản yêu cầu các cơ sở kinh doanh dược thực hiện kê khai giá báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường, phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm tra, thanh tra các cơ sởkinh doanh dượcvề giá thuốc theo quy định của pháp luật.Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có quyền chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật nếu phát hiện cơ sở kinh doanh thuốc vi phạm các quy định về quản lý giá thuốc trong các trường hợp: không thực hiện kê khai, kê khai lại; kê khai không đầy đủ giá thuốc theo quy định hoặc không điều chỉnh giá nhưng không báo cáo theo văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc đối với hồ sơ kê khai, kê khai lại của doanh nghiệp; báo cáo không trung thực các yếu tố hình thành giá hoặc bán thuốc cao hơn giá đã kê khai hoặc kê khai lại đang có hiệu lực.Đồng thời, xem xét áp dụng các biện pháp trong trường hợp cơ sở kinh doanh dược đã vi phạm từ 2 lần trở lên trong thời gian 1 năm: tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung thông tin, quảng cáo thuốc; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam; tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc.Thời hạn tạm ngừng tiếp nhận hồ sơ quy định tại điểm này từ 3 tháng đến 12 tháng kể từ ngày ban hành văn bản thông báo hành vi vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.Cũng theo Nghị định, cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về tiếp nhận hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc quy định tại Điều 131 Nghị định này; rà soát hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc do các cơ sở kinh doanh dược kê khai theo đúng Biểu mẫu quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 130 Nghị định này và bảo mật mức giá kê khai, kê khai lại của tổ chức, cá nhân trong thời gian mức giá kê khai, kê khai lại chưa có hiệu lực thực hiện theo quy định của pháp luật".Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược có quyền mua, bán thuốc theo giá đã kê khai, kê khai lại kể từ ngày cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc nộp đủ hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc theo quy định và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận. Trường hợp cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công thuốc có điều chỉnh giảm giá kê khai so với kê khai liền kề thì cơ sở được quyền mua, bán ngay theo mức giá điều chỉnh giảm đồng thời với việc thực hiện kê khai giảm giá phù hợp với biến động giảm của yếu tố hình thành giá.Cơ sở kinh doanh dược có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về kê khai,kê khai lại giá thuốc, thông báo mức giá theo quy định của pháp luật và quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hồ sơ kê khai, kê khai lại giá thuốc; chấp hành báo cáo về mức giá kê khai, kê khai lại theo yêu cầu của quản lý nhà nước về giá thuốc để phục vụ công tác bình ổn giá, quản lý nhà nước về giá, kiểm tra, thanh tra; chấp hành việc kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).Nghị định nêu rõ, cơ sở kinh doanh dược không được bán buôn, bán lẻ thuốc cao hơn mức giá kê khai, kê khai lại do chính cơ sở sản xuất hoặc cơ sở đặt gia công, cơ sở nhập khẩu thuốc đó đã kê khai, kê khai lại. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có văn bản yêu cầu cơ sở kinh doanh dược báo cáo về mức giá của mặt hàng thuốc do cơ sở đã kê khai, kê khai lại, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ sở phải có văn bản phản hồi báo cáo về mức giá kê khai phù hợp với mặt bằng giá kê khai của mặt hàng tương tự trên thị trường hoặc phù hợp với biến động của yếu tố hình thành giá hoặc điều chỉnh giá kê khai, kê khai lại phù hợp theo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về giá thuốc. Sau thời hạn trên, nếu cơ sở kinh doanh dược không có văn bản phản hồi thì hồ sơ kê khai, kê khai lại đã nộp không còn giá trị.Cơ sở kinh doanh dược chấp hành các hình thức xử lý về kê khai giá thuốc theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí, hóa đơn.Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2023.
https://nhandan.vn/quy-dinh-moi-ve-trach-nhiem-ke-khai-gia-thuoc-cua-co-so-kinh-doanh-duoc-post787003.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "quy định mới", "kê khai giá thuốc", "cơ sở dược phẩm" ] }
Cải thiện chất lượng cơ sở y tế để giảm suy dinh dưỡng trẻ em vùng cao
NDO -Suy dinh dưỡng ở trẻ em không chỉ là thách thức cho sức khỏe cộng đồng, mà nay đã trở thành vấn đề cấp bách, nhất là tại các quốc gia đang phát triển. Ở nước ta, chất lượng hệ thống y tế cơ sở cấp xã tại các địa phương vùng miền núi phía bắc và Tây Nguyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến lo ngại về vấn đề dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi.
25 năm qua, hoạt động can thiệp dinh dưỡng ở nước ta đã được triển khai rộng rãi, thu được nhiều thành quả đáng khích lệ, tỷ lệ suy dinh dưỡng đã giảm nhanh trên phạm vi cả nước.Tuy nhiên, khoảng nửa thập kỷ trở lại đây, khi chương trình mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng đã khép lại và các hoạt động can thiệp liên quan trở thành thường quy, đã xuất hiện một số dấu hiệu bất cập trong triển khai tại cộng đồng, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên.Suy dinh dưỡng ở trẻ em vùng miền núi còn quá caoTheo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc giai đoạn 2019-2020, khu vực miền núi phía bắc và Tây Nguyên ghi nhận tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở trẻ em lên tới khoảng 30%, cao gấp 2-3 lần so với các khu vực Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.Năm 2023,Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Namvà Tổng hội Y học Việt Nam – Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã triển khai một đề tài khoa học nhằm nghiên cứu tư vấn, phản biện, giám định xã hội với chủ đề “Suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở một số xã khu vực khó khăn và đề xuất một số giải pháp cải thiện”.Trong khuôn khổ nghiên cứu, các chuyên gia đã khảo sát về tình hình suy dinh dưỡng thấp còi và gầy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các khu vực khó khăn để đề xuất một số giải pháp cải thiện phù hợp, cụ thể là tiến hành khảo sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi và các bà mẹ có con nhỏ cũng như đội ngũ cán bộ y tế cơ sở tại 2 tỉnh Hà Giang và Kon Tum.Các chuyên gia Viện Y học ứng dụng Việt Nam tiến hành cân sức khỏe trẻ em các địa phương được khảo sát.Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởngViện Y học ứng dụng Việt Namdẫn các kết quả nghiên cứu cho biết: tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng vẫn còn cao. Trong đó, tỷ lệ trẻ em thấp còi tại Hà Giang và tại Kon Tum lần lượt là 26,5% và 25,5%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm (suy dinh dưỡng cấp tính) lần lượt là 9% và 7,5%.Cũng theo các nghiên cứu, kiến thức và thực hành của bà mẹ về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em tại cả 2 tỉnh còn nhiều hạn chế. Các bà mẹ phần lớn chưa thực hành đúng về các vấn đề liên quan như bổ sung dầu mỡ, trái cây và sữa vào các bữa ăn dặm của trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, vệ sinh trong chế biến thực phẩm.Bên cạnh đó, công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn 2 tỉnh nêu trên còn nhiều bất cập, đặc biệt trong các vấn đề về nhân lực, cơ sở vật chất và tài chính. Thực trạng mạng lưới phòng, chống suy dinh dưỡng dù đã triển khai nhưng không được duy trì đúng mức, chưa tập trung chăm sóc toàn diện từ khi bà mẹ mang thai.Tỷ lệ trẻ em thấp còi tại Hà Giang và tại Kon Tum lần lượt là 26,5% và 25,5%. Con số đối với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị gầy còm (suy dinh dưỡng cấp tính) tại 2 tỉnh nêu trên lần lượt là 9% và 7,5%.Các giải pháp can thiệp giảm suy dinh dưỡng như cung cấp sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, bổ sung vi chất dinh dưỡng, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ, lồng ghép chăm sóc trẻ mắc bệnh... còn nhiều hạn chế, có dấu hiệu không "tiếp bước" được những thành quả từ chương trình mục tiêu phòng, chống suy dinh dưỡng.Ngoài ra, các báo cáo còn cho thấy: công tác truyền thông về giáo dục dinh dưỡng rất hạn chế từ phương tiện, kênh truyền thông cho tới nội dung, ngôn ngữ, tổ chức hoạt động truyền thông tại cả trạm y tế xã, thôn, bản và gia đình.Tin liên quanTìm giải pháp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi vùng khó khănNhữnggiải pháp cấp báchTừ những nghiên cứu trong khuôn khổ đề tài khoa học, các chuyên gia của Viện Y học ứng dụng Việt Nam và một số y, bác sĩ đầu ngành đã đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi gắn với cải thiện chất lượng cơ sở y tế tại một số địa bàn khó khăn ở khu vực miền bắc và Tây Nguyên.Theo đó, cần thiết xây dựng một gói hỗ trợ dinh dưỡng giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cho các vùng đặc biệt khó khăn thông qua hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng toàn diện trong 1 nghìn ngày đầu đời của trẻ em và đẩy mạnh, nâng cao chất lượng chăm sóc bà mẹ mang thai, đang cho con bú.Hệ thống đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng và y tế thôn bảncần được duy trì và chấn chỉnh cả về số lượng và chất lượng thông qua các chính sách đãi ngộ, đẩy mạnh đào tạo lại và đào tạo liên tục, chú trọng cung cấp đủ trang thiết bị cơ sở vật chất tối thiểu cho các hoạt động giám sát dinh dưỡng.Bổ sung thường xuyên các sản phẩm dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi: duy trì cung cấp đầy đủ viên sắt cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cấp tính thông qua chi trả từ quỹ bảo hiểm y tế và huy động các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế và trong nước.Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn (áo trắng) tư vấn sức khỏe dinh dưỡng cho các bà mẹ vùng cao trong chuyến khảo sát thuộc khuôn khổ đề tài khoa học.Thay đổi phương pháp, cách thức tiến hành truyền thông, giáo dục dinh dưỡng dựa trên văn hóa và thực hành của địa phương; tận dụng nhiều kênh truyền thông chính thống, kể cả các mạng xã hội; xây dựng các thông điệp và nội dung phù hợp.Nâng cao và đa dạng hóa các hoạt động, loại hình truyền thông giáo dục sức khỏe về dinh dưỡng, kết hợp các phương pháp truyền thông truyền thống (loa đài, tờ rơi, truyền thông trực tiếp) với các phương pháp truyền thông hiện đại (qua mạng xã hội, internet, các nhóm bà mẹ).Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các chủ đề giáo dục dinh dưỡng, tập trung vào các chủ đề: chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, hướng dẫn theo dõi tăng trưởng cho trẻ em dưới 5 tuổi, ăn bổ sung hợp lý, chế độ ăn uống và chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp… Huy động các Hội, đoàn thể, tổ chức quốc tế, phi chính phủ, các doanh nghiệp tham gia hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại các vùng đặc biệt khó khăn.Đặc biệt, chính quyền các địa phương nơi có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao cần nâng cao nhận thức và hỗ trợ thực chất, có hiệu quả về nhân lực, vật lực để các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai được triển khai một cách đầy đủ, mạnh mẽ như thời điểm chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng còn được triển khai để trẻ em các vùng liên quan tiếp tục nhận được sự chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/cai-thien-chat-luong-co-so-y-te-de-giam-suy-dinh-duong-tre-em-vung-cao-post786700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "suy dinh dưỡng chung ở trẻ em", "Viện Y học ứng dụng Việt Nam", "suy dinh dưỡng", "cơ sở y tế" ] }
Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam trao tặng máy siêu âm AI cho trung tâm y tế Tiên Du
NDO -Chiều 28/6, tại Trung tâm Y tế huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh), Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp Hội Liên hiệp Thanh niên tỉnh, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bắc Ninh và gia đình Giáo sư Đào Văn Long (Nguyên Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), tổ chứctrao tặngvà bàn giao máy siêu âm trang bịtrí tuệ nhân tạo(AI) cho Trung tâm Y tế huyện Tiên Du.
Hệ thống máy siêu âm ARIETTA 650 DeepInsight trang bị những công nghệ tiên tiến nhất, được nghiên cứu và phát triển tại Nhật Bản, giúp hình ảnh sắc nét, hỗ trợ hiệu quả các bác sĩ trong quá trình phát hiện tổn thương.Đây cũng là hệ thống siêu âm đầu tiên trên thế giới ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc khử nhiễu ảnh. Hệ thống còn mang lại giải pháp toàn diện như: siêu âm đàn hồi mô định lượng, sử dụng xung lực bức xạ âm để đánh giá độ cứng của các mô (gan, lách, tụy, tuyến vú, tuyến giáp), đo độ suy hao sóng âm để định lượng mức độ nhiễm mỡ của gan,...Việc đưa vào khai thác, sử dụng máy siêu âm này góp phần nâng cao năng lực y tế cơ sở; là tiền đề để xây dựng mô hình quản lý các bệnh gan mạn tính, tầm soát và phát hiện sớm một số loại ung thư phổ biến như: ung thư gan, ung thư tuyến giáp, ung thư vú ngay tại địa phương.Đồng thời, góp phần hình thành mô hình quản lý bệnh tật phân tầng theo các tuyến, kết nối mạng lưới các bác sĩ, tiến tới hình thành mạng lưới chuyển giao kỹ thuật, đào tạo liên tục và nghiên cứu khoa học.Trao đổi tại buổi bàn giao, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn mong muốn đơn vị tài trợ cùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Nghiên cứu và Đào tạo tiêu hóa, gan mật hỗ trợ Trung tâm Y tế huyện Tiên Du đào tạo, chuyển giao kỹ thuật nhằm khai thác tối đa các chức năng về sàng lọc, kết nối, hội chẩn của máy.Được biết, thời gian qua, gia đình Giáo sư Đào Văn Long trao tặng 10 hệ thống máy siêu âm thế hệ mới ARIETTA 650 Deepinsight, tổng trị giá 1 triệu USD cho các bệnh viện tuyến huyện ở khu vực khó khăn, điều kiện trang, thiết bị máy móc còn hạn chế, nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân cao. Điều này đã góp phần to lớn trong công tác xã hội hóa y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.
https://nhandan.vn/hoi-thay-thuoc-tre-viet-nam-trao-tang-may-sieu-am-ai-cho-trung-tam-y-te-tien-du-post759795.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam", "y tế huyện Tiên Du", "máy siêu âm", "trao tặng", "AI", "trí tuệ nhân tạo", "máy siêu âm thế hệ mới" ] }
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật giúp cứu sống bệnh nhân gặp tình trạng tối cấp cứu
NDO -Các bác sĩ Viện Tim Mạch Việt Nam vừa can thiệp cấp cứu, cứu sống một bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng vỡ, một tình trạng tối cấp cứu, nguy cơ tử vong là hầu như khó tránh khỏi nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt, quá trình triển khai các bác sĩ đã cải tiến giúp việc thực hiện kỹ thuật diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Bệnh nhân mới được can thiệp là Q.T.T (nam 77 tuổi) có tiền sử tăng huyết áp, đã đặt stent động mạch vành cách đây 8 năm. Khi nhập viện tuyến dưới trong tình trạng đau bụng dữ dội. Kết quả thăm khám, chụp cắt lớp vi tính, người bệnh được xác định có khối phình động mạch chủ bụng vỡ gây tụ máu sau phúc mạc. Sau khi hội chẩn trực tuyến với các chuyên giaViện Tim Mạch Việt Nam(Bệnh viện Bạch Mai), tình trạng của người bệnh cần được xử lý cấp cứu rồi chuyển thẳng đến Phòng Tim mạch can thiệp của Viện Tim Mạch Việt Nam.Trong thời gian hội chẩn và vận chuyển, các chuyên gia đo đạc và chuẩn bị sẵn các trang thiết bị phù hợp và chuẩn bị nhân lực sẵn sàng để thực hiện thủ thuật cấp cứu.Xác định đây là một trường hợp nặng, trên hình ảnh chụp cắt lớp khối phình đã vỡ ra khoang sau của ổ bụng, nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh, các bác sĩ tại Viện Tim Mạch Việt Nam đã tiến hành khởi động “Đội nhóm Tim mạch - Heart team”, gồm: bác sĩ phẫu thuật tim mạch, bác sĩ can thiệp tim mạch, bác sĩ hồi sức cùng thống nhất đưa ra chiến lược phù hợp nhất. Với bệnh nhân này bịphình động mạchchủ bụng vỡ sau phúc mạc kèm bệnh lý tim mạch đi kèm như tăng huyết áp, bệnh lý động mạch vành, các bác sĩ đã chỉ định can thiệp nội mạch đặt stent graft cấp cứu và thực hiện can thiệp cấp cứu ngay lập tức trong đêm.Sau một giờ đồng hồ cân não, chạy đua với thời gian, tận dụng từng giây, từng phút để tiến hành thủ thuật, giành giật sự sống cho bệnh nhân, các bác sĩ đã hàn gắn được đoạn động mạch chủ bị vỡ bằng hệ thống Stent graft. Ca can thiệp đã thành công, bệnh nhân qua cơn nguy kịch.Tin liên quanCứu sống bệnh nhân cao tuổi bị phình, vỡ động mạch chủ bụngĐây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, các bác sĩ đã nhanh chóng đưa các bộ phận Stent graft đi qua động mạch đùi để kết nối và lót ở bên trong thành mạch giúp bảo vệ động mạch chủ khỏi áp lực của dòng máu và bảo vệ động mạch chủ khỏi vỡ.Đặc biệt là, các bác sĩ đã sử dụng một quả bóng đưa lên đoạn trên của động mạch chủ ngực trước chỗ phình vỡ để bơm bóng căng lên làm hạn chế dòng máu chảy xuống chỗ vỡ và giảm áp lực, giảm tối đa chảy máu qua chỗ vỡ và giúp thao tác đặt stent graft an toàn hơn.Sự phối hợp nhóm đã đưa phương án tối ưu để cấp cứu cho bệnh.Sau khi được can thiệp, người bệnh được chuyển sang theo dõi, điều trị tại khoa Cấp cứu và hồi sức Tim mạch. Kết quả chụp lại phim cắt lớp vi tính động mạch chủ cho kết quả Stent graft áp thành tốt. Can thiệp động mạch chủ bụng với đường vào từ động mạch đùi rất nhỏ, ít xâm lấn nên bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, có thể đi lại nhẹ nhàng ngay trong ngày đầu sau can thiệp. Bệnh nhận hồi phục hoàn toàn và xuất viện sau 3 ngày theo dõi và điều trị.GS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, người trực tiếp chỉ đạo quá trình can thiệp cho biết: Phình động mạch chủ bụng vỡ là một tình trạng tối cấp cứu, nguy cơ tử vong đặc biệt cao, cần được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Nếu không được can thiệp hoặc phẫu thuật cấp cứu kịp thời thì hầu như bệnh nhân không có cơ hội sống sót. Trước đây, phẫu thuật là biện pháp kinh điển để cứu cứu người bệnh, nhưng nguy cơ tử vong vẫn còn cao, nhất là đối với bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền đi kèm.Việc triển khai kịp thời ca cấp cứu phình động mạch chủ bụng vỡ có sự phối hợp nhóm - “Đội nhóm Tim mạch - Heart Team” trong việc đưa ra phương án tối ưu nhất đối với mỗi trường hợp bệnh.GS Phạm Mạnh Hùng cho biết thêm can thiệp bệnh lý động mạch chủ bụng (Endovascular Aneurysm Repair - EVAR) là một tiến bộ quan trọng trong điều trị bệnh lý phình động mạch chủ bụng. EVAR được thực hiện bằng cách đưa các ống Stent graft (một loại stent có màng bọc, thiết kế phù hợp kích thước động mạch chủ) qua đường vào rất nhỏ từ động mạch đùi 2 bên, đưa lên gá từ phần trước chỗ phình (cổ túi phình) đến phần xa là động mạch chậu 2 bên. Sau khi dụng cụ Stent graft được thả ra sẽ tạo thành một ống mạch nhân tạo mới đi từ chỗ lành (trên) đến chỗ lành (dưới) vượt qua chỗ phình/vỡ. Nhờ đó đã tạo được một “ống mạch nhân tạo bên trong lòng mạch mà không cần phải phẫu thuật.So với phẫu thuật mở điều trị phình động mạch chủ,can thiệp nội mạch( EVAR) là thủ thuật ít xâm lấn có hiệu quả làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cũng như các biến chứng liên quan đến phẫu thuật. Can thiệp nội mạch đặc biệt mang lại hiệu quả cứu sống người bệnh ở những bệnh nhân phình động mạch chủ bụng vỡ, tình trạng nguy kịch, bệnh nhân có nhiều bệnh phối hợp.Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân bệnh lý động mạch chủ được điều trị tại Viện tim mạch Việt Nam ngày càng gia tăng và đặc biệt có rất nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng vỡ, dọa vỡ cần được xử lý phẫu thuật hoặc can thiệp cấp cứu ngay lập tức. Những năm gần đây số bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật can thiệp nội mạch điều trị cho bệnh nhân bệnh lý động mạch chủ tại Viện là khoảng hơn 200 ca trong đó cấp cứu phình động mạch chủ bụng cần thực hiện can thiệp cấp cứu ngay lập tức khoảng 20-30 ca mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh đặc biệt mang lại sự sống cho rất nhiều bệnh nhân phình động mạch chủ bụng vỡ vào viện trong tình trạng nguy kịch, sốc mất máu.Qua trường hợp của bệnh nhân Q.T.T, các bác sĩ khuyến cáo người dân có các bệnh lý tim mạch nền nên thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp có triệu chứng cần đi khám để được chẩn đoán và xử trí kịp thời, tránh bỏ lỡ thời gian vàng để cứu sống người bệnh cũng như làm giảm các biến chứng cho người bệnh.Một trường hợp bệnh nhân khác được cứu sống với kỹ thuật này đã được các bác sĩ Viện Tim Mạch Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm cho cộng đồng quốc tế thông qua một bài báo khoa học đăng trên Tạp Chí của Trường môn Tim Mạch Hoa Kỳ (Journals of the American College of Cardiology). Đây là tạp chí khoa học uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Y Học-Tim Mạch.Hình ảnh bài báo đăng trên Tạp chí của Trường Tim Mạch Hoa Kỳ.Lời giới thiệu tóm tắt của bài báo có nhấn mạnh: “Đây là ghi nhận chi tiết một trường hợp lâm sàng ứng dụng sáng kiến kỹ thuật tại Việt Nam. Trong bối cảnh có sự thiếu thốn về trang thiết bị, sáng kiến bằng việc sử dụng một quả bóng làm tắc tạm thời động mạch chủ (trước chỗ phình vỡ) giúp ổn định huyết động của bệnh nhân và giảm nguy cơ mất máu khi làm thủ thuật. Cách tiếp cận này có hiệu quả với bệnh nhân bị vỡ phình động mạch chủ bụng và trong tình trạng huyết động không ổn định”.
https://nhandan.vn/sang-kien-cai-tien-ky-thuat-giup-cuu-song-benh-nhan-gap-tinh-trang-toi-cap-cuu-post808069.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Viện Tim Mạch Việt Nam", "phình động mạch chủ bụng vỡ", "can thiệp nội mạch", "Đội nhóm Tim mạch", "Heart team" ] }
Nắng nóng, đột quỵ không chừa người trẻ
NDO -Số ca đột quỵ nhập viện Bệnh viện Bạch Mai tăng cao những ngày qua, đặc biệt có không ít ca trẻ tuổi. Bộ Y tế cảnh báo, thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, vì thế mọi người cần phải có biện pháp phòng bệnh kịp thời.
Liên tiếp ghi nhận người trẻ bị đột quỵNữ bệnh nhân 32 tuổi (quê Hưng Yên) nhập viện với triệu chứng liệt nửa người trái hoàn toàn và nói ngọng giờ thứ nhất. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp do tắc động mạch cảnh trong phải giờ thứ 1. Chỉ trong 35 phút kể từ khi nhập viện (tức ngay giờ thứ 2 của bệnh), bệnh nhân được dùng thuốc tiêu huyết khối.Song song với điều trị tiêu huyết khối, kíp can thiệp của Trung tâm Điện quang đã sẵn sàng, bệnh nhân được chuyển tới phòng can thiệp. Kết quả động mạch cảnh trong phải đã được tái thông mức độ TICI 2c bằng phương pháp đặt stent nội sọ và Solumbra.Được song song áp dụng 2 phương pháp điều trị: tiêu huyết khối và lấy huyết khối, về lâm sàng bệnh nhân đã hết nói khó, còn yếu nhẹ nửa người phải, NIHSS cải thiện từ 11 điểm khi vào viện xuống 1 điểm.Được vận chuyển rất xa từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc, bệnh nhân nam 36 tuổi được đưa đi cấp cứu do phát hiện liệt nửa người và thất ngôn và được điều trị tiêu huyết khối vào giờ thứ 3 kể từ khi khởi phát.Tuy nhiên, bệnh nhân đã bị nhồi máu não ASPECTs 4đ do tắc động mạch cảnh trong - não giữa trái giờ thứ 12, Moyamoya.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, đây là bệnh lý hiếm gặp của mạch máu não thường xảy ra ở tuổi 30-50 ở nhóm bệnh nhân Đông Á. Bệnh tiến triển mạn tính gây hẹp dần, tắc động mạch cảnh trong sọ và các mạch máu nhỏ tăng sinh để bù trừ. Bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi, điều trị nội khoa, tuy nhiên sự phục hồi rất chậm.Bệnh nhân đột quỵ được cấp cứu kịp thời.Đang chơi cầu lông, nam thanh niên 32 tuổi đột ngột liệt nửa người trái và thất ngôn. 40 phút sau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não cấp giờ thứ 1 do tắc động mạch não giữa phải đoạn M1 và được chỉ định dùng thuốc tiêu huyết khối. Đồng thời với tua trực Đột quỵ, tua trực Điện quang đã sẵn sàng để rút ngắn tối đa thời gian tái thông mạch máu cho ca bệnh này.Sau 30 phút trong phòng can thiệp, động mạch não giữa phải đã được tái thông hoàn toàn (mức độ tái thông TICI 3). Nhờ đến viện sớm và được điều trị tái tưới máu tích cực bằng cả 2 phương pháp tiêu huyết khối và can thiệp lấy huyết khối, bệnh nhân hồi phục gần như hoàn toàn với thang điểm NIHSS từ 12 điểm xuống 1 điểm. Giờ đây, chàng thanh niên trẻ có thể nói chuyện và đi lại như bình thường, có thể quay trở lại với sân tập với các bạn của mình.Bệnh nhân Vũ Thị H, 42 tuổi, quê ở Yên Bái vào viện vì đau đầu, tê yếu nửa người trái. Qua khai thác, bệnh nhân nữ làm nghề nông, tiền sử đái tháo đường nhiều năm đang điều trị thuốc Insulin Mix 30/70 tiêm ngày 2 lần: sáng 24UI, tối 24UI, đã điều trị huyết khối tĩnh mạch chi dưới trái từ tháng 8/2023 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và chưa tái khám.Bệnh nhân có biểu hiện đau đầu tăng dần, hoa mắt, chóng mặt kèm đau nhức chân 2 bên trong nửa tháng nay, đã điều trị ở nhiều nơi nhưng không đỡ. 8 giờ 20 phút sáng ngày 21/3, bệnh nhân đột ngột xuất hiện tê bì, yếu nửa người trái, được người nhà đưa tới Trung tâm Đột quỵ.Kết quả MRI não cho thấy huyết khối nhiều ở tĩnh mạch não, siêu âm chi dưới chỉ ra bệnh nhân có huyết khối toàn bộ tĩnh mạch chi dưới bên phải và đoạn huyết khối rất dài của tĩnh mạch chi dưới bên trái. Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc theo phác đồ chống đông, đồng thời tích cực tìm nguyên nhân tăng đông. May mắn dù huyết khối nhiều tĩnh mạch não, bệnh nhân vẫn chưa có biến chứng chảy máu não, điều này giúp việc điều trị bước đầu ghi nhận những thuận lợi.Cẩn trọng đột quỵ mùa nắng nóngTheo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024 do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, từ đầu năm đến nay nắng nóng kéo dài, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đã xảy ra ở một số địa phương nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long và miền trung, Tây nguyên.Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, có nguy cơ gây nên hạn hán, thiếu nước sạch cho sinh hoạt và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, người lao động.Cục Quản lý Môi trường y tế cho biết, say nắng, say nóng hoặc đột quỵ do nóng chủ yếu là do phải tiếp xúc quá lâu hoặc làm việc trong môi trường nắng nóng, nhiệt độ cao hoặc cũng có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột.Một số đối tượng có nguy cơ cao gồm: Người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai; những người làm việc, luyện tập với cường độ cao ở ngoài trời nắng lâu hoặc trong môi trường nóng bức; những người mắc các bệnh mạn tính: tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, đái tháo đường.Thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân sau can thiệp đột quỵ.Trong tiết trời nắng nóng gay gắt diễn ra mấy ngày qua, để phòng bệnh đột quỵ ở người trẻ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn đưa ra 3 khuyến cáo.Một là, các bạn trẻ nên thường xuyên tập luyện, vận động, kiểm soát cân nặng, từ bỏ thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh.Hai là, tầm soát các yếu tố nguy cơ của đột quỵ: tim mạch, huyết áp, mỡ máu, tiểu đường….Ba là, khi có một trong các biểu hiện của đột quỵ (giảm thị lực, yếu tay chân, nói ngọng/nói khó, đau đầu, chóng mặt…. ) cần đưa người bệnh đến ngay các đơn vị điều trị đột quỵ để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/nang-nong-dot-quy-khong-chua-nguoi-tre-post802994.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "nắng nóng", "đột quỵ", "người trẻ" ] }
Hải Phòng: Số ca bệnh mắc sốt xuất huyết Dengue tăng cao
NDO -Trước tình hình các ca bệnh sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn có xu hướng gia tăng,Sở Y tế thành phố Hải Phòngvừa có chỉ đạo đề nghị các cơ sở y tế, chính quyền và y tế các quận, huyện… tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Theo Sở Y tế Hải Phòng, tính đến cuối tháng 5 vừa qua, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã ghi nhận 267 ca mắcsốt xuất huyết Dengue, tăng 202 ca so với cùng kỳ năm 2023.Riêng trong tháng 5/2024, số lượng ca mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận tại Hải Phòng tăng đột biến với 186 ca, trong khi tháng 5/2023, Hải Phòng chỉ có 4 ca bệnh.Bệnh sốt xuất huyết Dengue đang lưu hành tại Hải Phòng và có xu hướng tăng cao vào mùa hè-thu khi thời tiết nắng mưa đan xen nhau, nhất là trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9.Sở Y tế Hải Phòng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện; các cơ sở y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, y tế các quận, huyện… tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết Dengue, không để dịch bệnh bùng phát…Trong đó, Sở Y tế đề nghị Trung tâm Y tế các quận, huyện tăng cường giám sát ca nghi nhiễm, ca mắc mới trên địa bàn để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch sốt xuất huyết Dengue tại địa phương theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, kiên quyết không để ổ dịch lan rộng và kéo dài.Các cơ sở khám, chữa bệnh tại Hải Phòng cần tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân; tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết.Cùng với đó, y tế các quận, huyện triển khai các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức, truyền tải thông điệp phòng, chống sốt xuất huyết Dengue tới đông đảo người dân; tăng cường phát động chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng/bọ gậy tại cộng đồng; bảo đảm các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi một cách thường xuyên để tiến hành các biện pháp xử lý.Trung tâm y tế các quận, huyện cần rà soát hóa chất, vật tư, trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác phòng chống sốt xuất huyết Dengue; căn cứ thực tế hàng năm dự trù nhu cầu kinh phí đề xuất Phòng Y tế trình Ủy ban nhân dân quận, huyện bố trí nguồn kinh phí.Sở Y tế Hải Phòng cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện tăng cường chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết Dengue trên địa bàn; huy động các lực lượng phối hợp với ngành y tế trong việc triển khai các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, vệ sinh môi trường; chủ động bố trí nguồn kinh phí mua sắm hóa chất, vật tư, trang thiết bị và máy móc phục vụ cho công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại địa phương.Cùng với đó, Sở Y tế Hải Phòng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân; tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết; cập nhật và theo dõi chặt chẽ nhóm người bệnh có nguy cơ cao như: người cao tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người bệnh nền mãn tính…Các cơ sở khám, chữa bệnh cũng cần chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật tư, trang thiết bị và thuốc để hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết; rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh, có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện…
https://nhandan.vn/hai-phong-so-ca-benh-mac-sot-xuat-huyet-dengue-tang-cao-post814260.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Hải Phòng", "sốt xuất huyết", "Sở Y tế Hải Phòng" ] }
Vẫn thiếu 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán
NDO -Theo Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương, để bảo đảm nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị dịp Tết Nguyên đán, hiện Viện đang thiếu 10.000 đơn vị máu dự trữ. Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương rất mong người dân đến tham gia hiến máu từ nay đến hết Tết Nguyên đán; đặc biệt là những người có nhóm máu O vànhóm máu A.
Mỗi tháng, Trung tâm Máu quốc gia (Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương) cần tiếp nhận được khoảng 40.000-42.000 đơn vị máu và 5.000 đơn vị tiểu cầu gạn tách.Như vậy, riêng 2 tháng đầu năm 2024, Viện đã cần tối thiểu 80.000 đơn vị máu để cung cấp cho hơn 180 cơ sở y tế tại 31 tỉnh/thành phố; trong đó nhóm O cần khoảng 40.000 đơn vị.Mặc dù đã có sự chuẩn bị, lên kế hoạch tiếp nhận máu từ trước nhưng kết quả hiện tại đều đạt thấp hơn so với nhu cầu.Tiến sĩ Trần Ngọc Quế, Giám đốc Trung tâm Máu quốc gia, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương cho biết, càng đến gần Tết, nhu cầu sử dụng máu luôn cao hơn vì người bệnh nhập viện điều trị và được truyền máu để có đủ sức khỏe về ăn Tết với gia đình, nhu cầu ngay sau Tết cũng vậy. Để đáp ứng nhu cầu này trước Tết và dự trữ trong Tết thì hiện Viện vẫn còn thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu.Nguyên nhân của tình hình trên là những ngày gần đây thời tiết khắc nghiệt, rét đậm xảy ra ở nhiều nơi khiến nhiều điểm hiến máu không đạt được kết quả như dự kiến.Trong khi đó Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương vẫn đang phải tiếp tục “chi viện” 1.000 đơn vị máu mỗi tuần choCần Thơvà các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.Một số khu vực khác (như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) cũng không đạt kết quả tiếp nhận máu theo kế hoạch và xin hỗ trợ từ Trung tâm Máu quốc gia.Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương đã và đang nỗ lực tích cực để có thêm các lịch hiến máu trước Tết. Đồng thời chuyển vật tư để tiếp nhận máu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và khu vực Tây Nam Bộ; sau đó chuyển máu ra Hà Nội để thực hiện xét nghiệm sàng lọc, điều chế máu và cung cấp ngược trở lại chế phẩm máu cho Tây Nam Bộ.Dự kiến từ 30/1 đến 5/2, Viện sẽ phối hợp tiếp nhận hơn 2.200 đơn vị máu tại TP Cần Thơ và các tỉnh: Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp.Thực trạng thiếu máu do số người hiến máu giảm những ngày gần đây cũng xảy ra tại Bệnh viện Truyền máu-Huyết học TP Hồ Chí Minh - nơi đang cung cấp chế phẩm máu cho hơn 150 bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh và hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nam Bộ.
https://nhandan.vn/van-thieu-10000-don-vi-mau-du-tru-cho-tet-nguyen-dan-post794716.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "hiến máu tình nguyện", "thiếu máu điều trị", "Tết Nguyên đán" ] }
Thanh Hóa: Xử lý khối u hiếm gặp chiếm 2/3 vòm miệng
NDO -Ngày 3/1,Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóacho biết, các bác sĩ Khoa Răng hàm mặt vừa phẫu thuật, xử lý thành công khối u chiếm 2/3 vòm miệng của một bệnh nhân.
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Phạm Thị V (75 tuổi) từ huyện Quảng Xương nhập viện trong tình trạng vùng vòm miệng có khối u hình chiếc đĩa, chiếm toàn bộ thể tích vòm miệng, khiến nuốt vướng, chảy máu, đau khi ăn nhai.Khối ucó cuống, cứng chắc, di động, niêm mạc u nhẵn, không sùi loét, nhưng thấm máu từ khối u.Làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, các bác sĩ chuyên môn chẩn đoán khối u của bệnh nhân là u mỡ và chỉ định phẫu thuật.Các bác sĩ Khoa Răng hàm mặt tiến hành phẫu thuật, lấy bỏ khối u lành tính, kích thước khoảng 8cm, bên trong có bè xương, tổ chức mỡ khỏi vòm miệng cho bệnh nhân.Ca mổ thành công và bà Phạm Thị V cảm thấy miệng thông thoáng, rất thoải mái, được xuất viện sau 1 tuần theo dõi, điều trị.Theo Trưởng Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Lương Xuân Tuấn, bệnh nhân Phạm Thị V là một trong số rất ít những ca bệnh có u xơ vòm miệng hiếm gặp.Khi thăm khám cho bệnh nhân, các y bác sĩ trong khoa đều ngỡ ngàng khi biết bệnh nhân đã chịu đựng khối u kích thước lớn 10 năm qua. Có lẽ đã “quen” với sự xuất hiện của khối u lồi và không ảnh hưởng nhiều đến chức năng nhai nuốt, nên bệnh nhân đã không đến Bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ chuyên khoa II Lương Xuân Tuấn cho biết.
https://nhandan.vn/thanh-hoa-xu-ly-khoi-u-hiem-gap-chiem-23-vom-mieng-post790487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Thanh Hóa", "xử lý khối u", "hiếm gặp" ] }
Hai bệnh nhân nhi ở Thanh Hóa được điều trị do bị ngộ độc, đã xuất viện
NDO -Ngày 1/2, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết: Sau 16 ngày cấp cứu, điều trị tích cực, hai trẻ em bị ngộ độc cấp ở xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã được xuất viện trong niềm vui của gia đình cùng giới chuyên môn.
Trước đó, vào chiều ngày 14/1, bốn trẻ em ở thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đến quán tạp hóa mua bim bim ăn. Tối cùng ngày, em C.V.Th (10 tuổi) và Đ.C.T (4 tuổi) có biểu hiện co giật, người lịm dần, được người thân đưa đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân cấp cứu và được chuyển tuyến trên.Bệnh viện Nhi Thanh Hóatiếp nhận 2 bệnh nhân trong tình trạng ý thức hôn mê, da tái, thở yếu, thở ức chế, tăng trương lực cơ toàn thân, nhịp tim rối loạn, huyết áp hạ và dao động. Giới chuyên môn hội chẩn, cả 2 bệnh nhi bị hôn mê, hội chứng não cấp, rối loạn nhịp tim nặng và tiến hành theo dõi ngộ độc không rõ loại.Bác sĩ thăm, kiểm tra sức khỏe 2 trẻ em trước khi xuất viện.Bệnh viện Nhi Thanh Hóa huy động tối đa nhân lực, vật tư, thiết bị cấp cứu nạn nhân theo phác đồ xử trí ngộ độc cấp. Lực lượng chuyên môn đã siêu âm, chụp phim, tiến hành lọc máu liên tục và thay huyết tương; hồi sức hô hấp tuần hoàn, dùng nhiều thuốc hỗ trợ tim mạch, tiếp dinh dưỡng, bù nước điện giải, truyền máu và các chế phẩm của máu.Đồng thời, các bác sĩ Bệnh viện Nhi liên tục hội chẩn với bệnh viện tuyến trên để thống nhất phác đồ điều trị và hội chẩn chuyên khoa cấp cứu, điều trị bệnh cho bệnh nhân.Sau 16 ngày điều trị, 2 bệnh nhân nhi đã bình phục sức khỏe, được xuất viện đoàn tụ cùng gia đình trong dịp đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
https://nhandan.vn/hai-benh-nhan-nhi-o-thanh-hoa-duoc-dieu-tri-do-bi-ngo-doc-da-xuat-vien-post794860.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "Thanh Hóa", "điều trị", "thành công ngộ độc" ] }
Tiền Giang: Phẫu thuật thành công thai phụ có 77 viên sỏi trong túi mật
NDO -Ngày 13/12, Bệnh viện Quân y 120, Cục Hậu cần Quân khu 9 có địa chỉ tại quốc lộ 60, phường 6, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, Bệnh viện đã phẫu thuật nội soi lấy ra thành công túi mật chứa 77 viên sỏi của bệnh nhân nữ 32 tuổi đang mang thai 9 tuần tuổi.
Theo đó, bệnh nhân tên Đ.T.T.T., sinh năm 1991, cư ngụ phường 2, thị xã Gò Công (Tiền Giang) nhập viện trong tình trạng đau vùng thượng vị, đau âm ỉ liên tục, quặn thành cơn, kèm theo sốt lạnh run từng cơn. Trước đó, bệnh nhân có đi mua thuốc và điều trị nhiều nơi nhưng không giảm đau nên vào khám tạiBệnh viện Quân y 120.Qua thăm khám lâm sàng kết hợp siêu âm chẩn đoán, các bác sĩ cho rằng: “Bệnh nhân đang mang thai 9 tuần và có triệu chứng sốt lạnh từng cơn, đau âm ỉ hạ sườn phải quặn thành cơn, ấn đau bụng vùng hạ sườn phải, điểm túi mật đau; phản ứng cơ vùng hạ sườn phải dương tính. Kết luận, bệnh nhân viêm túi mật do sỏi kẹt cổ túi mật, nhiều sỏi và cặn bùn túi mật trên bệnh nhân có thai 9 tuần tuổi”.Tin liên quanSỏi túi mật không triệu chứng: Khi nào cần phẫu thuật để tránh biến chứngSau khi hội chẩn, các bác sĩ đã chỉ định phẫu thuật nội soi cắt túi mật. Kíp mổ gồm 4 bác sĩ và 6 kỹ thuật viên do Trung tá, bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Môn, Chủ nhiệm Khoa Ngoại chung làm trưởng ca mổ. Bệnh nhân được cắt đốt giải phóng túi mật khỏi bờ gan an toàn, túi mật lấy ra khỏi cơ thể có 77 viên sỏi, trong đó có một viên to đường kính 15mm nằm kẹt ở cổ túi mật. Thời gian hoàn thành ca mổ 1 giờ 30 phút.Bác sĩ thăm khám bệnh nhân sau ca mổ thành công.Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Thanh Môn cho rằng: “Đây là ca mổ phức tạp do bệnh nhân đang mang thai 9 tuần tuổi, bệnh nhân ở độ tuổi sinh đẻ có nguy cơ biến chứng sỏi túi mật khi mang thai. Vì vậy, chúng tôi tiến hành phẫu thuật trong tháng thứ 3 giữa thai kỳ để bảo đảm an toàn, tránh sinh non và gây dị tật thai nhi”.Theo Trung tá, bác sĩ chuyên khoa 1 Huỳnh Thanh Tú, Khoa chăm sóc và điều trị theo yêu cầu của Bệnh viện Quân y 120, sỏi túi mật thường do chuyển hóa. Trong dịch mật có nồng độ cholesterol quá cao dẫn đến tạo thành các tinh thể và hình thành nên sỏi túi mật.Bệnh thường gặp ở người béo phì, phụ nữ dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen, người có bệnh viêm đường ruột… Nếu sỏi túi mật không được thực hiện phẫu thuật kịp thời, có thể dẫn đến viêm túi mật cấp, đặc biệt là viêm phúc mạc gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.
https://nhandan.vn/tien-giang-phau-thuat-thanh-cong-thai-phu-co-77-vien-soi-trong-tui-mat-post787296.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:38", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:38", "tags": [ "sỏi túi mật", "Tiền Giang", "Bệnh viện Quân y 120", "phẫu thuật nội soi", "phẫu thuật" ] }
11 người ở Bắc Kạn ngộ độc củ ấu tẩu
NDO -Theo Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm (Bắc Kạn), vào chiều 18/12, tại thôn Thôm Mèo, xã Xuân La đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn lẩu có củ ấu tẩu.
Cụ thể, vào trưa 18/12, một nhóm 11 người tổ chức ăn lẩu tại Nhà Văn hóa thôn Thôm Mèo, xã Xuân La, huyện Pác Nặm.Bữa ăn gồm: rau xanh, thịt lợn, mì tôm, trứng gà, khoảng 300g củ ô đầu (còn gọi là củ ấu tẩu) tươi cho vào nồi lẩu và rượu trắng.Sau khi ăn khoảng 5-10 phút, một số người thấy hiện tượng tê đầu lưỡi và buồn nôn, nôn nên đã dừng ăn. Tuy nhiên, vẫn còn 4 người tiếp tục ăn mì tôm và rau xanh trong nồi.Đến khi cũng cótriệu chứngtê lưỡi, buồn nôn... và thấy những người bị trước chuyển biến nặng hơn thì tất cả mới dừng ăn.Có 7 người bị ngộ độc nặng được đưa lên Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm cấp cứu; 4 người triệu chứng nhẹ hơn tự theo dõi tại nhà.Theo Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm, nguyên nhânngộ độclà do thức ăn trong nồi lẩu có củ ấu tẩu.Đến trưa 19/12, tất cả các trường hợp vào viện đã ổn định; 6 người đã được xuất viện; đến đầu giờ chiều còn 1 bệnh nhân phải ở lại để tiếp tục theo dõi.Ngộ độc thực phẩm do sử dụng nguyên liệu là các loại lá cây, củ rừng,thực phẩm không rõ nguồn gốcvẫn thường xảy ra ở Bắc Kạn.Mới nhất, vào ngày 17/10, tại thành phố Bắc Kạn đã có 5 người bị ngộ độc do rượu có hàm lượng Methanol cao gấp nhiều lần mức cho phép.Từ năm 2018 tới nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã xảy ra hơn 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 209 người mắc, trong đó có 3 người tử vong. Chiếm phần lớn trong số này là các vụ ngộ độc do độc tố tự nhiên từ lá ngón, nấm độc.
https://nhandan.vn/11-nguoi-o-bac-kan-ngo-doc-cu-au-tau-post788270.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bắc Kạn", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Xuyên đêm cứu sống 5 ca nguy kịch do nhồi máu não, nhồi máu cơ tim
NDO -Tối muộn 27 Tết, Khoa Chẩn đoán và Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 liên tiếp nhận các cacấp cứunhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Các trường hợp đều phải tiến hành xử trí khẩn trương để kịp thời cứu tính mạng người bệnh.
Xuyên đêm vì người bệnh19 giờ tối ngày 6/2 (27 Tết), các bác sĩ Khoa Chẩn đoán và Can thiệp tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận hai bệnh nhân nhồi máu cơ tim.Bệnh nhân nam 67 tuổi (Bắc Ninh) vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với tình trạng đau ngực trái dữ dội. Trước đó bệnh nhân nhập viện đa khoa tỉnh với chẩn đoán nhồi máu cơ tim và có tình trạng tụt huyết áp, nhịp chậm, tình trạng nguy kịch, ngay sau đó đã được chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, bệnh nhân đã được xử trí cấp cứu chụp mạch vành qua da và đặt stent tái thông động mạch vành thủ phạm gây nhồi máu cơ tim.Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân nam (53 tuổi, Bắc Ninh) vào Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 với biểu hiện đau ngực dữ dội. Ngay lập tức, kíp trực lên kế hoạch tiến hành thông tim can thiệp đặt stent để mở rộng lòng mạch vành.Ngay sau can thiệp huyết động, cả hai bệnh nhân huyết động ổn định, hết đau ngực, triệu chứng cải thiện ngay trên bàn can thiệp.Tiếp đó, cứ 2 tiếng, kíp trực liên tiếp nhận và xử trí các trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu não với tổn thương và vị trí phức tạp.Bệnh nhân nam 70 tuổi (quê Thanh Hóa) vào viện vào giờ thứ 7 của bệnh với tình trạng nói khó, rối loạn nuốt, buồn nôn và tình trạng ý thức suy giảm nhanh, kíp đột quỵ đã được báo động và chẩn đoán bệnh nhân có một tình trạng nhồi máu não cấp tắc động mạch đốt sống thân nền, với dự đoán tiên lượng bệnh nhân sẽ tiến triển nhanh và rất nặng nề.Bệnh nhân được can thiệp hút huyết khối toàn bộ hệ động mạch đốt sống thân nền não sau và đặt stent động mạch đốt sống bên phải. Sau can thiệp bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Đêm trực tiếp tục với một trường hợp điển hình của nhồi máu não là bệnh nhân nam (84 tuổi, Nam Định), vào viện trong tình trạng nói khó, ý thức suy giảm nhanh, liệt nửa người trái giờ thứ 7. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu não tắc đỉnh động mạch thân nền. Sau đó, bệnh nhân được can thiệp hút huyết khối tái lập lưu thông mạch não.Ca nhồi máu não thứ 3 là bệnh nhân nam (79 tuổi, Hà Nam) vào viện lơ mơ, liệt hoàn toàn 1/2 người phải. Các bác sĩ tiến hành tái thông động mạch não bằng dụng cụ cơ học ở những bệnh nhân nhồi máu não là một phương pháp can thiệp nội mạch ít xâm lấn, an toàn, hiệu quả và có thể triển khai một cách nhanh chóng ở những bệnh nhân có chỉ định để rút ngắn thời gian thiếu máu não tăng cơ hội hồi phục của bệnh nhân. Với phương pháp này, người bệnh không cần phải trải qua ca phẫu thuật nhưng vẫn điều trị được những tổn thương phức tạp ở mạch máu não một cách ít xâm lấn, an toàn và hiệu quả, phương pháp này cũng cần được triển khai với những bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong can thiệp mạch thần kinh.Phòng đột qụy não và nhồi máu cơ timThạc sĩ, bác sĩ Phạm Minh Tuấn, Khoa Chẩn đoán và can thiệp mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho hay, đột quỵ não và nhồi máu cơ tim là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.Phòng ngừa bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu, như kiểm soát tốt các bệnh lý nền: Rung nhĩ, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn lipid máu… và cần đến ngay các trung tâm y tế khi có những triệu chứng bất thường như nói khó, yếu liệt, rối loạn ý thức, đau tức ngực…. để được chẩn đoán, xử trí kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.Các chuyên gia lưu ý, thời tiết lạnh có thể làm co các mạch máu, làm tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến. Hơn thế nữa, khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.Ở Việt Nam, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Cụ thể, ở miền bắc thường gặp các ca nhồi máu não vào tháng 11, 12, 1; miền trung hay gặp nhồi máu não vào tháng 10, xuất huyết não thường tháng 12. Tại miền nam, giai đoạn tháng 11, 12, và tháng 1 xảy ra đột quỵ não nhiều như phía bắc, trong 3 tháng này số lượng bệnh nhân đột quỵ bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não tùy địa phương chiếm từ 30-50 % tổng số bệnh nhân đột quỵ của cả năm.Với tình trạng thời tiết cực đoan và thay đổi thất thường như thời gian gần đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây gia tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc đột quỵ não và nhồi máu cơ tim, vì vậy người dân lưu ý khi thức dậy, việc ra khỏi chăn/giường/phòng ngủ đều là những thời điểm biến đổi nhiệt độ môi trường, cần lưu ý thay đổi từ từ tránh chênh lệch nhiệt độ quá nhiều và đột ngột.Ngoài ra, thời điểm thức dậy, cơ thể vẫn trong trạng thái nghỉ ngơi, chưa thích nghi với các hoạt động, hệ tuần hoàn hoạt động với công suất thấp, nếu thức dậy quá nhanh sẽ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Bạn cần lưu ý thực hiện một số hành động ngay sau khi thức giấc để bảo đảm an toàn.Sau khi thức giấc, bạn nằm trên giường trong khoảng 5 phút, hít thở, cử động nhẹ nhàng như duỗi tay chân giúp tăng dần tốc độ lưu thông máu để cơ thể thích nghi an toàn. Sau đó, bạn chậm rãi đứng dậy, ra khỏi giường trong lúc đó tranh thủ vận động hai tay một cách nhịp nhàng trong vài phút để khởi động cơ thể với cường độ cao hơn chút nữa. Việc thức dậy từ từ còn góp phần hạn chế trượt ngã ở người già.Nên mở cửa phòng từ từ, đứng tránh một bên để phòng gió lạnh thổi vào người đột ngột, sau khi mở cửa nên đứng gần cửa khởi động thêm ít phút với động tác nhẹ rồi tiến dần ra ngoài. Người cao tuổi nên duy trì thói quen này vào buổi sáng để có sức khoẻ ổn định, tránh những nguy cơ đáng tiếc.Dịp Tết Nguyên đán 2024, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bố trí lực lượngtrực chínhvà trực phụ bảo đảm cấp cứu, khám và điều trị bệnh kịp thời, an toàn, đáp ứng nhiệm vụ trong mọi tình huống không để bị động, bất ngờ.
https://nhandan.vn/xuyen-dem-cuu-song-5-ca-nguy-kich-do-nhoi-mau-nao-nhoi-mau-co-tim-post795657.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "nhồi máu não", "nhồi máu cơ tim", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108" ] }
Nữ điều dưỡng sơ cứu kịp thời bé trai bị đuối nước tại khu nghỉ dưỡng
NDO -Ngay khi phát hiện bé trai bị đuối nước ở khu nghỉ dưỡng nhưng được sơ cứu sai cách, bằng phản xạ của nhân viên y tế, chị Dương Thị Hồng chạy tới, giới thiệu mình là điều dưỡng và yêu cầu đặt cháu bé xuống mặt phẳng cứng để tiến hành cấp cứu.
Nữ điều dưỡng Dương Thị Hồng, 32 tuổi, đang công tác tại Khoa Nội tiết-Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.Trong khi đi nghỉ dưỡng cùng gia đình, chị phát hiện có bé trai bị đuối nước. Ngay lập tức, chị đã chạy tới xử trí. Sau khi kiểm tra thấy bé trai không còn dấu hiệu sinh tồn, chị nhanh chóng thực hiện ép tim, thổi ngạt trong khoảng 3-4 phút, cháu bé nôn ra nhiều nước, có ý thức trở lại và được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần nhất. Hiện, sức khỏe của cháu ổn định, mọi sinh hoạt, học tập trở lại bình thường.Nữ điều dưỡng chia sẻ thời điểm đó, điều duy nhất thôi thúc chị hành động quyết liệt là làm sao đểcấp cứu kịp thời, đúng cách, giữ tính mạng cháu bé đang nguy kịch.Đại diện gia đình người gặp nạn, chị Hảo, mẹ cháu bé xúc động chia sẻ: “Khi con trai tôi gặp nạn, tôi không có mặt tại đó nhưng được nghe kể lại hành động dũng cảm và quyết liệt của chị Hồng đã giúp cứu sống con tôi. Tôi xúc động và vô cùng biết ơn. Nếu không có chị Hồng ở đó, tôi không biết giờ con tôi sẽ thế nào. Gia đình tôi thật quá may mắn! Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến chị Hồng, Khoa Nội tiết-Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã giành lại sự sống con trai tôi trước lưỡi hái tử thần”.Để ghi nhận, biểu dương hành động đầy ý nghĩa của nữ điều dưỡng viên Dương Thị Hồng, lãnh đạo Bệnh viện Lão khoa Trung ương đã tặng giấy khen và phần thưởng cho chị.Chi hội Điều dưỡng của bệnh viện cũng dành tặng một phần quà chúc mừng chị Hồng đã vận dụng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vào tình huống khẩn cấp cứu người tại cộng đồng.Theo các bác sĩ, với trường hợp đuối nước, sơ cứu ban đầu ngay tại hiện trường rất quan trọng. Thời gian chịu đựng thiếu ô-xy của não tối đa chỉ khoảng từ 4-5 phút, nếu quá thời gian này sẽ dẫn tới tổn thương não không hồi phục, gây tử vong hoặc di chứng thần kinh.Do đó, để kịp thời sơ cứu, khi thấy trẻ bịđuối nướckhông tỉnh, không thở, không mạch (không bắt được mạch cảnh, mạch bẹn), cần đặt trẻ trên một mặt phẳng cứng và tiến hành hồi sinh tim phổi ngay.Tuyệt đối không dốc ngược trẻ lên vai rồi chạy, làm các dịch dạ dày trào ngược, hít vào đường thở, mất thời gian vàng cấp cứu trẻ; không được ngừng hồi sức tim phổi nếu trẻ chưa có nhịp thở.
https://nhandan.vn/nu-dieu-duong-so-cuu-kip-thoi-be-trai-bi-duoi-nuoc-tai-khu-nghi-duong-post811008.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "nữ điều dưỡng", "sơ cứu đuối nước", "Bệnh viện Lão khoa Trung ương" ] }
Nguy kịch tính mạng vì bệnh sốt mò
NDO -Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tích cực cứu chữa cho một bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, được đặt ống nội khí quản, thở máy, nguy kịch tính mạng do sốt mò.
Bệnh nhân nữ (69 tuổi, ở Phú Xuyên, TP Hà Nội), vào viện từ 3/6. Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhiều năm. Trước khi nhập viện 1 tuần, bệnh nhân xuất hiện sốt, kèm mệt mỏi nhiều, không ho, không khó thở, tự điều trị tại nhà không đỡ. Khi xuất hiện khó thở tăng dần, bệnh nhân đến phòng khám tư, chụp cắt lớp ngực có hình ảnh viêm phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên.Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng tỉnh, thở oxy 5l/ph. Vùng nách trái phát hiện có vết loét hoại tử khô, kích thước 1x2cm. Bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờsốt mò.Sau 2 ngày điều trị, tình trạng bệnh cải thiện chậm, tình trạng hô hấp tiếp tục xấu đi, toan hóa máu nặng, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, được đặt ống nội khí quản, thở máy.Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi có tràn dịch màng phổi do Rickettsia, suy thận cấp, suy tim, rung nhĩ. Tình trạng bệnh nhân rất nặng phải duy trì các thuốc vận mạch (thuốc nâng huyết áp), các thuốc kháng sinh và điều trị lọc máu liên tục.Sau 5 ngày điều trị, tình trạng bệnh nhân đã có chiều hướng cải thiện rõ, các cơ quan dần hồi phục, bệnh nhân đã có thể rút ống thở để tự thở.Theo Thạc sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, hiện nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thường xuyên tiếp nhận và điều trị các ca sốt mò (nhiễm vi khuẩn Rickettsia lây truyền từ mò), thường là ở giai đoạn nặng, suy đa tạng, điều trị hồi sức rất khó khăn và tốn kém.Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm chăm sóc người bệnh.Để người dân hiểu thêm về căn bệnh sốt mò, Thạc sĩ, bác sĩ Đồng Phú Khiêm diễn giải, sốt mò là bệnh truyền sang người qua côn trùng trung gian ấu trùng mò. Người bị nhiễm bệnh khi bị ấu trùng mò đốt. Mò và ấu trùng ưa sống ở nơi đất xốp, ẩm mát trong các khe hang, ven bờ sông suối, nơi râm mát có bụi rậm và cây thấp có quả hạt để chờ thú nhỏ, gặm nhấm lui tới.Người có thể bị đốt trong các điều kiện sau: phát rẫy làm nương, bộ đội đi dã ngoại, ngồi, nằm nghỉ, trên bãi cỏ, để mũ nón buộc võng vào gốc cây…Lúc đầu tại nơi ấu trùng mò đốt có một nốt phỏng nước bằng hạt đỗ, không đau, bệnh nhân thường không chú ý; sau thời gian ủ bệnh từ 8-12 ngày, bệnh khởi phát với những triệu chứng sau: sốt cao liên tục, đau nhức đầu, đau mỏi cơ.Trên da có thể có nốt loét đặc trưng (điển hình của sốt mò): thường ở vùng da mềm, ẩm, như bộ phận sinh dục, vùng hạ nang, hậu môn, bẹn, nách, cổ…, đôi khi ở vị trí bất ngờ trong vành tai rốn, mi mắt (dễ nhầm với lẹo mắt).Tin liên quanBiến chứng nguy hiểm của sốt mòNốt loét thường không đau, không ngứa, hình tròn/bầu dục đường kính 1mm đến 2 cm. Nốt phỏng ban đầu phát triển dần thành dịch đục trên một nền sẩn đỏ. Sau 4-5 ngày vỡ ra thành một nốt có vẩy nâu nhạt hoặc sẫm tùy vào vùng da mềm hay cứng và độ non hay già của nốt loét.Sau một thời gian, vẩy bong để lộ nốt loét đáy nông, hồng nhạt, không mủ, không tiết dịch, bờ viền hồng đỏ hoặc thâm tùy theo bệnh đang phát triển hay đã lui. Từ khi hết sốt nốt loét liền dần, nốt loét gặp ở 65-80% các trường hợp.Bác sĩ Khiêm nhấn mạnh, một số bệnh nhân có thể có nổi hạch gần vết loét, phát ban trên da. Trong trường hợp bệnh được chẩn đoán điều trị sớm (5 ngày đầu), kết quả điều trị sẽ rất thuận lợi. Nếu điều trị muộn, hoặc điều trị không phù hợp, có thể có biến chứng nặng như viêm cơ tim, sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, suy hô hấp, viêm não-màng não.
https://nhandan.vn/nguy-kich-tinh-mang-vi-benh-sot-mo-post814290.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "sốt mò", "nguy kịch tính mạng", "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương" ] }
Chủ động phòng, chống lao từ y tế cơ sở
NDO -Năm 2023 là năm phát hiện và thu nhận được số bệnh nhân lao, lao kháng đa thuốc cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây nhờ một loạt các biện pháp chủ động phát hiện, tìm kiếm người bệnh đưa vào quản lý, điều trị.
Chủ động tiếp cận người bệnhTiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, kể từ khi triển khai hoạt độngphòng chống laotừ năm 1957, Chương trình Chống lao Quốc gia đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đến nay, tỷ lệ dân số được chương trình chống lao tiếp cận đạt 100%. 52 trên 63 tỉnh, thành phố đã thành lập Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi.Tuy nhiên, 2 năm diễn ra đại dịch Covid-19, công tác phòng chống lao tại Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Số bệnh nhân lao phát hiện năm 2021 giảm 22% so với năm 2020 và giảm 24,5% so với năm 2019. Số lượng và tỷ lệ tử vong do lao ở Việt Nam năm 2021 được ước tính là 12.000 người, tăng 35,8% so với năm 2020. Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ bệnh lao bùng phát trong cộng đồng.Ngay sau những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong năm 2022, 2023, Chương trình Chống Lao Quốc gia đã đẩy mạnh triển khai đồng bộ các can thiệp phòng chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, chẩn đoán và thu nhận vào điều trị, cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, phục hồi hoạt động phát hiện bệnh lao sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.Người dân chờ chụp X-quang phát hiện sớm bệnh lao.Sự thành công đó là nhờ vào việc tăng cường mở rộng diện triển khai phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực ở cơ sở y tế, áp dụng chiến lược X-quang và xét nghiệm Xpert để chẩn đoán; triển khai các hoạt động và can thiệp gắn liền với hệ thống y tế cơ sở để tăng cường chất lượng chẩn đoán và điều trị, đồng thời duy trì bền vững công tác dự phòng lao.Trong 9 tháng đầu năm 2023, số liệu phát hiện của Chương trình Chống Lao Quốc gia tiếp tục có sự cải thiện đáng kể sau khi phục hồi lại chất lượng và tác động tích cực của chương trình vào năm 2022.Bằng việc đẩy mạnh công tác phát hiện lao kết hợp nhiều hình thức, vận động sự cam kết và chỉ đạo quyết liệt của chính quyền địa phương các cấp đối với hoạt động phòng chống lao, lồng ghép các chiến dịch sàng lọc bệnh lao với các bệnh phổi khác và tầm soát một số bệnh lý mạn tính, lập hồ sơ sức khỏe điện tử; hoạt động phát hiện, chẩn đoán lao 9 tháng đầu năm 2023 đã thông báo 78.674 trường hợp mắc lao các thể, tăng 1.909 bệnh nhân, tương đương tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022 và tăng 19.214 (32,3%) so với cùng kỳ năm 2021 là năm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của Covid-19.Phát hiện lao kháng đa thuốc 9 tháng đầu năm 2023 là 2.764 bệnh nhân, cao hơn các năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 9%, 44% và 4%.“Với kết quả này, chúng tôi hy vọng năm 2023 là năm phát hiện và thu nhận được số bệnh nhân lao, lao kháng đa thuốc cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây, giúp Chương trình chống lao tiến gần hơn với mục tiêu chấm dứt bệnh lao đã đặt ra”, Tiến sĩ Đinh Văn Lượng cho hay.Các địa phương đã xây dựng mô hình Phát hiện chủ động bệnh lao.Thành tựu trong những năm gần đây của Việt Nam chính là việc xây dựng mô hìnhPhát hiện chủ động bệnh laotại cộng đồng với quy mô rộng, thí điểm mô hình Chấm dứt bệnh lao ở từng địa phương, nâng cao vai trò của y tế cơ sở.Kỹ thuật xét nghiệm Xpert MTB/RIF đã và đang phát huy hiệu quả cao, phát hiện nhanh bệnh nhân lao, lao đa kháng và siêu kháng thuốc theo chiến lược “2X” (X-quang - X-pert), phát hiện chủ động cho hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nayHiện có 10 tỉnh/20 huyện triển khai hoạt động theo đúng tiến độ. Chiến dịch 2X để tăng cường phát hiện bệnh nhân lao và lao tiềm ẩn được triển khai tại 41 điểm/20 tỉnh. Hoạt động sàng lọc phát hiện chủ động và phát hiện tích cực bệnh lao khu vực biên giới cho 2 tỉnh An Giang và Tây Ninh.Chủ động thanh toán điều trị lao qua nguồn quỹ bảo hiểm y tếTrong năm nay, Chương trình chống lao cũng đã chuyển thành công thanh toán thuốc lao từ nguồn Ngân sách nhà nước sang nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế, cũng như vận động sự hỗ trợ của Bộ Y tế để áp dụng các chính sách hỗ trợ thanh toán các dịch vụ khác về khám chữa bệnh lao qua nguồn quỹ Bảo hiểm y tế một cách thuận tiện và hiệu quả.Bên cạnh đó, cùng với xu thế toàn cầu, năm 2023 có thể nói là năm Chương trình chống lao có những thành tựu bước đầu trong áp dụng trí tuệ nhân tạo vào hỗ trợ công tác chẩn đoán bệnh lao. “Trong khi năng lực chẩn đoán còn hạn chế ở một số khu vực khó khăn, chúng tôi nhận định, việc áp dụng trí tuệ nhân tạo sẽ tạo thúc đẩy rất ý nghĩa trong nỗ lực phát hiện các trường hợp lao bị bỏ sót, khó tiếp cận”, bác sĩ Lượng bày tỏ.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương.Theo Tiến sĩ Đinh Văn Lượng, khi chuyển thanh toán điều trị lao sang bảo hiểm y tế, có một nỗi trăn trở chính là chi phí 20% người bệnh lao phải cùng chi trả với bảo hiểm y tế và có nhiều người bệnh lao đang không có thẻ bảo hiểm y tế thì sẽ lấy chi phí ở đâu bù đắp, để giúp người bệnh lao không bỏ dở điều trị vì kinh phí.Với sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Y tế, Quỹ Toàn cầu đã hỗ trợ 1 triệu USD giúp người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được chi trả nốt 20% phần đồng chi trả và người không có thẻ bảo hiểm y tế.Theo Tiến sĩ Lượng, chi phí cho người bệnh lao quá 2% thu nhập của gia đình được coi là thảm họa gánh nặng bệnh tật về lao. Trong khi đó, Việt Nam xếp thứ 11 thế giới về gánh nặng bệnh tật lao, số lượng ca lớn, số ca nặng quay trở lại sau Covid-19."Ước chừng mỗi năm tử vong do lao 12-13 nghìn ca/năm, nhiều hơn tai nạn giao thông. Đây là việc cảnh báo, cần phải quan tâm đến nội dung này. Chúng tôi mong có được kinh phí đầu tư trang thiết bị, quy trình tổ chức, có được nguồn tài chính để hoạt động phòng, chống lao tốt hơn", bác sĩ Lượng cho hay.Hy vọng về đích chấm dứt bệnh lao sớm trước năm 2035Trước tình hình bệnh lao đối mặt với nhiều thách thức sau đại dịch Covid-19, Chương trình Chống lao Quốc gia đã điều chỉnh thời gian chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, phù hợp với Chiến lược Chấm dứt bệnh lao toàn cầu.Tuy nhiên, Tiến sĩ Đinh Văn Lượng vẫn bày tỏ hy vọng, với sự nỗ lực của Chương trình phòng, chống lao, tổ chức quản lý tốt người bệnh sẽ rút ngắn thời gian so với mục tiêu đặt ra. Bởi theo bác sĩ Lượng, Việt Nam có lợi thế là Chương trình Chống lao Quốc gia với hệ thống bệnh phổi 63 tỉnh, thành phố triển khai tích cực phát hiện chủ động, triển khai hệ thống đồng bộ, quản lý tốt. Các thầy thuốc 63 tỉnh, thành phố tích cực, tâm huyết và có chuyên môn tốt.Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng, Trưởng ban Điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (bên phải) hy vọng Việt Nam sẽ sớm về đích chấm dứt bệnh lao so với mục tiêu năm 2035.Để tiến tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, Chương trình Chống lao Quốc gia rất cần sự ủng hộ của lãnh đạo các cấp, của các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội để được đầu tư nhiều nguồn lực, bảo đảm nguồn tài chính bền vững nhằm bảo đảm tất cả bệnh nhân lao được khám, phát hiện và điều trị, ưu tiên tăng cường phát hiện bệnh lao trên toàn quốc, đặc biệt là phát hiện chủ động trong cộng đồng, phát hiện tích cực tại cơ sở y tế, kết hợp phát hiện thường quy, tiếp sau đó là đảm bảo chất lượng quản lý điều trị, mở rộng hệ thống xét nghiệm nhanh, chính xác để kịp thời phát hiện sớm bệnh nhân mắc lao và ngăn chặn nguồn lây trong cộng đồng.Việc mở rộng phối hợp y tế công-tư, mở rộng tiếp cận chẩn đoán lao ở các cơ sở y tế đa khoa và chuyên khoa ngoài hệ thống chương trình chống lao cũng là một can thiệp quan trọng cần đầu tư của chương trình.“Mục tiêu kết thúc bệnh lao vào năm 2035 chỉ có thể thành công với sự đồng lòng, tham gia hưởng ứng tích cực của toàn xã hội, của người dân. Chúng tôi đang rất nỗ lực, và tôi mong các cấp lãnh đạo cũng như toàn thể nhân dân đặt niềm tin cũng như ủng hộ chúng tôi, vì một Việt Nam không còn bệnh lao trong tương lai”, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương chia sẻ.
https://nhandan.vn/chu-dong-phong-chong-lao-tu-y-te-co-so-post789431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "chủ động chống lao", "phòng chống bệnh lao", "gánh nặng bệnh tật", "Bệnh viện Phổi Trung ương" ] }
Tăng khả năng sớm tiếp cận thuốc của người dân
NDO -Bảo đảm cung ứng kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá cả hợp lý cho người dân là mục tiêu của các chính sách liên quan đến ngành dược đã, đang triển khai.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược vừa được Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan (thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ) trình bày tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã sửa đổi, bổ sung các quy định nhằmtăng khả năng sớm tiếp cận thuốccủa người dân.Theo đó, đa dạng hóa hệ thống và phương thức kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội và tăng nguồn cung ứng thuốc cho người dân như loại hình kinh doanh chuỗi nhà thuốc, kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử. Đồng thời mở rộng quyền kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo hướng cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dược có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng thuốc của Việt Nam.Cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục đơn giản hóa trình tự, thủ tục cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, tăng khả năng sớm tiếp cận thuốc cho người dân nhưng vẫn bảo đảm kiểm soát được chất lượng, an toàn và hiệu quả cũng như phù hợp thông lệ quốc tế.Dự thảo cũng nhấn mạnh việc mở rộng việc thừa nhận, công nhận,áp dụng bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc của các nước trên thế giới làm cơ sở đánh giá đáp ứng điều kiện của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nước ngoài nhằmbảo đảm nguồn cung nguyên liệuphục vụ các nhà máy sản xuất thuốc của Việt Nam, tránh đứt gãy nguồn cung ứng thuốc phục vụ điều trị.
https://nhandan.vn/tang-kha-nang-som-tiep-can-thuoc-cua-nguoi-dan-post815347.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "tiếp cận thuốc", "Tăng khả năng", "người dân", "Bảo đảm cung ứng kịp thời" ] }
Ngày Sức khỏe thế giới 7/4: Sức khỏe của tôi, quyền của tôi
Chủ đề của NgàySức khỏethế giới năm 2024 là “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi,” với ý nghĩa bảo vệ quyền của mọi người được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, nguồn nước, không khí trong sạch.
Ngày Sức khỏe thế giới được tổ chức vào ngày 7/4 hằng năm, dưới sự bảo trợ củaTổ chức Y tế Thế giới (WHO).Ngày này ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút cộng đồng quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.Chủ đề của Ngày Sức khỏe thế giới năm 2024 là “Sức khỏe của tôi, quyền của tôi”, với ý nghĩa bảo vệ quyền của mọi người, ở mọi nơi được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục và thông tin, nước uống an toàn, không khí trong sạch, dinh dưỡng tốt, nhà ở chất lượng, điều kiện môi trường và làm việc tốt, tự do thoát khỏi phân biệt đối xử.
https://nhandan.vn/ngay-suc-khoe-the-gioi-74-suc-khoe-cua-toi-quyen-cua-toi-post803517.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Ngày Sức khỏe thế giới 7/4", "sức khỏe của tôi", "quyền của tôi", "Tổ chức Y tế Thế giới", "WHO" ] }
3 chị em ruột cùng mắc ung thư vú di truyền do đột biến gene BRCA2
NDO -Chị H.T.T.M. (43 tuổi, Kiên Giang) sững sờ khi nhận kết quả trên tay kết quả mắc ung thư vú. Chỉ trong 7 năm, gia đình chị có tới 3 chị em ruột phát hiện căn bệnh này, trong đó, em gái của chị đã mất vài năm trước.
Chị H.T.T.M. (43 tuổi, Kiên Giang) vừa được chẩn đoánung thư vúgiai đoạn 2A, đột biến gen BRCA2, thể tam âm (bộ 3 âm tính). Chị được tư vấnphẫu thuậtcắt tuyến vú, sinh thiết hạch gác cửa, đoạn nhũ phòng ngừa và tái tạo cả 2 bên vú bằng túi ngực.Thạc sĩ bác sĩ Huỳnh Bá Tấn, khoa Ngoại Vú, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh và ê-kíp bác sĩ khoa Ngoại Vú phẫu thuật cho người bệnh, cắt hạch gác cửa và mô sau núm vú sinh thiết, cho kết quả âm tính chỉ sau 20 phút. Các bác sĩ tiếp tục cuộc phẫu thuật, vừa cắt tuyến vú điều trị ung thư vừa tái tạo đảm bảo thẩm mỹ. Cuộc phẫu thuật kéo dài 4 tiếng.Chị M. cho biết, gia đình cha, mẹ, cô, dì, chú, bác… không ai bị ung thư. Năm 2017, em gái thứ 3 của chị thấy ngực có u, đi khám phát hiện ung thư vú giai đoạn 4, di căn phổi, não và mất vào năm 2019.Năm 2022, em gái thứ 4 phát hiện ung thư vú giai đoạn 2, vừa hoàn tất quá trình điều trị. Nhà có 2 em gái ung thư vú nên mỗi 6 tháng chị M. đều đặn đi khám sức khỏe, phát hiện bướu sợi tuyến lành tính cỡ hạt đậu xanh.Cuối năm 2023, chị thấy bướu lớn cỡ đầu ngón tay, chạm vào bướu chạy qua chạy lại. Kết quả siêu âm, chụp nhũ ảnh tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh ghi nhận bên cạnh bướu sợi tuyến, ngực phải chị M. có u kích thước 24x18x24mm, tăng sinh mạch máu, đánh giá BIRADS 4B (nguy cơ ung thư từ 10% - 50%). Bác sĩ sinh thiết u này, khẳng định ung thư vú giai đoạn 2A, thể tam âm.Sau phẫu thuật, chị M. tiếp tục hóa trị tại khoa Ung Bướu, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh với 4 liều tấn công và 12 liều duy trì để ngăn chặn ung thư tái phát.Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe chị M. ổn định, tái khám định kỳ mỗi 3 tháng 1 lần. "Tôi dặn dò em gái út đang có 2 con nhỏ 3-4 tuổi phải đi tầm soát định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm bất thường và điều trị kịp thời", chị M. cho hay.Ung thư vú thể bộ 3 âm tính là loại ung thư phát triển nhanh và tiên lượng xấu. Tỷ lệ tái phát tại chỗ sau thời gian điều trị tiêu chuẩn với ung thư vú giai đoạn đầu lên đến 72% trong vòng 5 năm; ở giai đoạn di căn, thời gian sống sau 5 năm của bệnh nhân chỉ chiếm 12%.Do đó, để hạn chế tái phát, người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị chặt chẽ, kiểm tra đúng định kỳ, nếu có dấu hiệu bất thường nào cần đến khám sớm để phát hiện.Bác sĩ Tấn cho biết, yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ 5%-10% trong số các trường hợp ung thư vú. Nguyên nhân phổ biến của ung thư vú di truyền là đột biến gene BRCA1 hoặc BRCA2. Như trường hợp của chị M. là đột biến gene BRCA2.Theo Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI), nữ giới mang đột biến gene BRCA1 có nguy cơ mắc ung thư vú từ 55%-72%; mang đột biến BRCA2 có nguy cơ mắc ung thư vú từ 45%-69%.Lý giải nguyên nhân thế hệ cha, mẹ, cô, dì, chú, bác không ai bị ung thư nhưng 3 chị em chị M. đều bị ung thư vú, bác sĩ Tấn cho biết, đột biến gene BRCA làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt…Tuy nhiên, không phải ai có đột biến gene BRCA cũng mắc các loại ung thư này. Có thể người trong gia đình bệnh nhân có đột biến gene nhưng thuộc nhóm phần trăm không mắc ung thư vú hoặc các tế bào ung thư chưa bộc phát. Cũng có thể, người trong gia đình không bị đột biến gene, nhưng các chị em lại bị đột biến gene BRCA.Bác sĩ Tấn cho biết, chị em mang đột biến gen BRCA bị ung thư vú thường chọn phẫu thuật cắt bỏ vú đối bên để phòng nguy cơ ung thư bên ngực còn lại.Người bệnh ung thư vú phát hiện giai đoạn sớm có thể kiểm soát, điều trị khỏi và có thể giữ lại ngực. Bác sĩ Bá Tấn khuyến cáo phụ nữ từ 40 tuổi nên khám tầm soát ung thư vú hàng năm. Phụ nữ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư vú cao (tiền sử gia đình, đột biến gene BRCA...) nên khám ở tuổi sớm hơn (trước 40 tuổi). Trong gia đình có mẹ bị ung thư vú, con gái nên đi tầm soát ung thư sớm trước 10 tuổi so với độ tuổi mẹ phát hiện ung thư.
https://nhandan.vn/3-chi-em-ruot-cung-mac-ung-thu-vu-di-truyen-do-dot-bien-gene-brca2-post809960.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "3 chị em ruột cùng mắc ung thư vú", "di truyền", "đột biến gene BRCA2" ] }
Chăm sóc toàn diện giúp trẻ bị dị tật khe hở môi vòm- miệng hòa nhập cộng đồng tốt hơn
NDO -Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba là cơ sở y tế đầu tiên tại Hà Nội có Đơn nguyên chăm sóc toàn diện trẻ bị dị tậtkhe hở môi-vòm miệng giúp những trẻ có các dị tật được quản lý, hướng dẫn và can thiệp sớm.
Quá trình mang thai, kiểm tra định kỳ thai nhi, một bà mẹ ở Chương Mỹ, Hà Nội được các bác sĩ sản khoa siêu âm phát hiện thai nhi có dị tật khe hở môi- vòm miệng. Thai nhi tiếp tục được theo dõi, hướng dẫn chăm sóc và 4 ngày tuổi sau khi chào đời, em bé được chuyển đến Đơn nguyên chăm sóc toàn diện trẻ bị dị tật môi-vòm của Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba.Tại đây, gia đình được hướng dẫn chăm sóc và thực hành kỹ thuật NAM taping, giúp bé hạn chế được các khó khăn về ăn uống do dị tật gây nên; đặc biệt giúp hạn chế các dị tật nặng nề hơn.Tin liên quanMang nụ cười tươi sáng cho trẻ mắc dị tật khe hở môi, vòm miệngĐây là cháu bé đầu tiên được phát hiện có dị tật khe hở môi-vòm miệng được chăm sóc toàn diện từ trước sinh đến có kế hoạch cho từng giai đoạn sau này lớn lên.Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang (Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba) cho biết, kỹ thuật NAM taping giúp hạn chế biến dạng của khe hở môi-vòm đối với khuôn mặt người bệnh.Trẻ dị tật khe hở môi-vòm miệng cũng thường bị xẹp cánh mũi, do đó NAM taping là dụng cụ nâng cánh mũi, hạn chế tình trạng xẹp cánh mũi nặng hơn. Các can thiệp sớm với trẻ bị dị tật khe hở môi-vòm miệng này giúp hạn chế dị tật bị nặng hơn, nhờ đó, các phẫu thuật sửa chữa sẽ thuận lợi hơn, giảm số lần trẻ phải phẫu thuật và kết quả được tốt nhất.Lần phẫu thuật đầu tiên thực hiện khi trẻ được 6 tháng tuổi (cân nặng từ 7kg) để điều trị khe hở môi. Do vậy, sự chăm sóc sớm với các dị tật sẽ giúp cho các biến dạng không quá nhiều, cũng như giúp cho bệnh nhi được phẫu thuật thuận lợi và phục hồi tốt hơn.Quá trình can thiệp NAM taping, các bác sĩ chuyên khoa răng miệng sẽ hướng dẫn cha, mẹ sử dụng và thay thế dụng cụ đó phù hợp với trẻ ở từng thời điểm.Sau mổ khe hở môi, nếu bệnh nhi có dị tật khe hở vòm sẽ được tư vấn tiếp để phẫu thuật vòm khi trẻ được 10 tháng tuổi. Và khi trẻ ngoài 5 tuổi, thời điểm chuẩn bị đi học lớp 1, bệnh nhi sẽ phải sửa tiếp sẹo khe hở môi.Sau sáu ngày thực hiện ca phẫu thuật, ngày 22/5 cháu bé đã được cắt chỉ.Với những trẻ bị khe hở môi-vòm miệng thường có biến dạng về mũi. Cánh mũi xẹp hoặc trục mũi lệch. Do đó khi 14-15 tuổi sẽ tiếp tục được tư vấn để phẫu thuật sửa lại mũi cho cân đối hơn. Đây cũng là lúc cơ bản hoàn thành quá trình chăm sóc toàn diện môi-vòm cho bệnh nhân có dị tật khe hở môi, vòm miệng.Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Trang cho biết, ưu điểm nổi bật của chăm sóc toàn diện là bệnh nhân được can thiệp sớm sau sinh, do đó các biến dạng do dị tật sẽ được kiểm soát ngay từ đầu; bệnh nhân sẽ chỉ qua hai, ba lần mổ, thay vì phải mổ nhiều lần do dị tật tăng nặng, phức tạp vì không được can thiệp sớm và mổ tại các bệnh viện khác nhau.Trước đây, khi chưa có đơn nguyên này, các bệnh nhi có dị tật khe hở môi-vòm miệng thường đến phẫu thuật muộn, khidị tậtđã nặng lên khiến ca mổ khó khăn và kết quả không đạt được tối đa như can thiệp sớm sau sinh.Với bà mẹ mang thai có kết quả chẩn đoán dị tật ở thai nhi, các bác sĩ sẽ tư vấn tâm lý cũng như hướng dẫn kiến thức về cách chăm sóc bé sau khi chào đời để hạn chế thấp nhất ảnh hưởng đến sức khỏe và phát triển của bé.Trẻ bị khe hở môi-vòm miệng thường gây ảnh hưởng về hô hấp, do trẻ dễ bị sặc sữa khi bú; hoặc bé có thể bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân do dị tật khiến bé ăn uống khó khăn.Cùng với phẫu thuật điều trị dị tật, các bệnh nhi cũng được tư vấn, hướng dẫn về tập ngữ âm, do dị tật này có thể ảnh hưởng đến phát âm, giọng nói.Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba đã có hàng chục năm thực hiện phẫu thuật nụ cười điều trị dị tật khe hở môi-vòm miệng cho trẻ em. Nhờ đó kỹ thuật mổ ngày càng tốt hơn, không chỉ điều trị hiệu quả mà còn bảo đảm tối đa về thẩm mỹ.Khe hở môi-vòm miệng là dị tật cần được chăm sóc lâu dài, các ca mổ cần thực hiện vào các thời điểm, lứa tuổi khác nhau nên những trẻ bị dị tật thường gắn bó với bệnh viện, với bác sĩ 14 -15 năm.
https://nhandan.vn/cham-soc-toan-dien-giup-tre-bi-di-tat-khe-ho-moi-vom-mieng-hoa-nhap-cong-dong-tot-hon-post810595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam -Cu Ba", "khe hở môi – vòm miệng", "dị tật", "suy dinh dưỡng" ] }
Phòng tránh các bệnh lây truyền từ động vật sang người
Trước tình hình bệnh dại tăng đột biến, cũng như nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm, ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến liên ngành với chủ đề "Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024".
Tại hội nghị, hai Bộ đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo các đơn vị chức năng, chính quyền các cấp triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn kịp thời các bệnh lây truyền từ động vật sang người trên địa bàn phụ trách.Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: Khoảng 75% các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi là các bệnh lây truyền từ động vật sang người hoặc có nguồn gien từ bệnh của động vật. Việt Nam là một trong những điểm nóng về dịch bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, như cúm A(H5N1), SARS, dại, than, dịch hạch, ký sinh trùng…Trong những năm qua, bệnh cúm gia cầm và bệnh dại thường xuyên xảy ra tại Việt Nam, trong đó bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm lưu hành có số ca tử vong cao nhất.Cụ thể, năm 2023, cả nước ghi nhận 82 trường hợp tử vong (tăng 12 ca so với năm 2022); riêng gần 3 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 27 trường hợp tử vong, cao hơn gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Ðáng chú ý, gần đây xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn, từ 10-15 ngày, trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới năm tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng ở khu vực gần thần kinh trung ương.Bệnh cúm gia cầm trên người (cúm A-H5N1) không ghi nhận ca mắc mới kể từ năm 2014, nhưng trong tháng 8/2022 và tháng 3/2024 đã ghi nhận hai trường hợp mắc mới, trong đó có một trường hợp tử vong tại tỉnh Khánh Hòa vào ngày 23/3/2024 vừa qua. Tích lũy từ năm 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người tử vong (50,8%).Theo số liệu thống kê của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận sáu ổ dịch cúm gia cầm A(H5N1) tại sáu tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 9.000 con gia cầm (tăng 2%) so với cùng kỳ năm 2023. Kết quả xét nghiệm 63 mẫu dịch hầu họng và môi trường do các đơn vị thực hiện tại 12 tỉnh, thành phố, có 25 mẫu dương tính với cúm A (chiếm 39,68%).Ðối với bệnh dại, tính đến ngày 25/3, cả nước ghi nhận 56 ổ dịch tại 25 tỉnh, thành phố. Hiện, 19 tỉnh, thành phố đã triển khai công tác tiêm phòng bệnh dại, với tổng số chó, mèo được tiêm phòng là hơn 554.000 con.Ông Hoàng Minh Ðức, Cục trưởng Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh dại gia tăng đột biến thời gian qua là do người dân còn e ngại việc tiêm vắc-xin phòng dại (sau khi bị súc vật cắn) có nhiều tác dụng phụ, dẫn đến việc sử dụng một số biện pháp điều trị không được Bộ Y tế công nhận. Trong khi đó, giá vắc-xin phòng dại tương đối cao (từ 1,2-1,5 triệu đồng/liệu trình) gây khó khăn trong việc chi trả của người nghèo, người dân tộc thiểu số. Nhận thức của người dân về sự nguy hiểm và các biện pháp phòng chống bệnh dại còn hạn chế dẫn đến chủ quan, lơ là trong điều trị sau khi bị chó, mèo cắn; tỷ lệ tiêm phòng trên đàn chó, mèo nuôi còn thấp, làm gia tăng dịch bệnh trên động vật và tăng nguy cơ lây nhiễm sang người. Ngoài ra, sự phối hợp, chia sẻ thông tin giữa ngành thú y và y tế ở một số địa phương còn rất lỏng lẻo; nhiều nơi không tổ chức điều tra, không lấy mẫu xét nghiệm mặc dù các cơ quan chuyên môn hỗ trợ xét nghiệm trên phạm vi toàn quốc.Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Nguy cơ nhiễm bệnh dại từ động vật sang người ở nước ta dự báo vẫn tiếp tục gia tăng do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp; dịch cúm gia cầm vẫn xảy ra trên khắp cả nước, trong khi đó thời tiết hiện nay thuận lợi cho các mầm bệnh hô hấp phát triển, lây lan. Trước tình hình nêu trên, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, chính quyền các cấp triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bên cạnh đó, huy động nguồn lực, bố trí đầy đủ nguồn kinh phí, nguồn nhân lực cho công tác phòng chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người; bảo vệ đàn vật nuôi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm gia cầm an toàn, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và đẩy mạnh xuất khẩu gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm.Các đơn vị y tế cần nâng cao hơn nữa năng lực phòng chống dịch tại các tuyến; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là thường xuyên rà soát, sửa đổi, cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật; theo dõi chặt tình hình dịch, giám sát phát hiện sớm các ca bệnh, chia sẻ thông tin sớm với các đơn vị chuyên môn để có biện pháp đáp ứng và phối hợp kịp thời, hiệu quả; đồng thời, tháo gỡ những khó khăn trong việc nhập và kiểm định vắc-xin huyết thanh kháng dại cho người dân, trong đó xem xét hỗ trợ tiêm miễn phí vắc-xin cho người nghèo, người dân tộc thiểu số…Phó Cục trưởng Thú y Phan Quang Minh cũng đề nghị: Chính quyền các địa phương khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng, tiêm bổ sung vắc-xin phòng bệnh cúm gia cầm, dại; tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới. Chấn chỉnh công tác thú y tại các tuyến huyện, tuyến xã, đặc biệt chú trọng khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác phòng chống dịch bệnh; báo cáo số liệu dịch bệnh theo đúng quy định; tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định hiện hành; đồng thời, chủ động giám sát, phát hiện dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, bệnh dại… để kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm những ổ dịch phát sinh tại cộng đồng.
https://nhandan.vn/phong-tranh-cac-benh-lay-truyen-tu-dong-vat-sang-nguoi-post801942.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bệnh dại", "Cúm gia cầm", "H5N1", "Cúm A", "Lây truyền", "Vắc-xin", "Tiêm phòng" ] }
Thay đổi góc nhìn về vấn đề chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật
NDO -ERAS trong phẫu thuật đại trực tràng là chủ đề chính của hội thảo khoa học quốc tế diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh do Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức vào ngày 30/3.
Phát biểu khai mạc chương trình, TS.BS chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, hội thảo mang ý nghĩa rất đặc biệt trong việc thay đổi góc nhìn về vấn đề chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật (ERAS). Thực tế, ERAS trên thế giới đã được triển khai từ lâu, tuy nhiên, tại Bệnh viện Chợ Rẫy chỉ mới thực hiện được vài năm gần đây.Vì vậy, để thay đổi về tư duy cũng như suy nghĩ của một số nhân viên y tế đối với việc chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật không phải là điều dễ dàng.Trước thực tiễn đó, để triển khai được mô hình này, mỗi cá nhân phẫu thuật viên, mỗi điều dưỡng hay mỗi bác sĩ gây mê không thể làm được mà cần có một chuỗi liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau. Muốn thực hiện hiệu quả chuỗi liên kết trên bệnh nhân cần phải chú trọng cả về khoa học quản lý chứ không chỉ đơn thuần về chuyên môn. Khoa học quản lý đòi hỏi phải có sự chú tâm, đặt mình vào bệnh nhân ở người lãnh đạo quản lý thì mới có thể “gắn kết sợi chỉ hồng” kết nối tất cả các bộ phận, tạo nên sức mạnh tập thể. Hết thảy những điều đó mới cấu thành nên sự thành công của ERAS.TS.BS chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ RẫyVới vai trò là Trưởng ban chỉ đạo Chương trình ERASBệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội ASCS, PGS.TS BS Lâm Việt Trung, Phó Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cũng cho biết, hội thảo được tổ chức nhằm tạo ra không gian trao đổi, thảo luận, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ, chất lượng điều trị trong phẫu thuật đại trực tràng nói riêng và trong tất cả các phẫu thuật nói chung, từ đó giúp nâng cao chất lượng phục vụ toàn diện tại Bệnh viện Chợ Rẫy.Trong khuôn khổ chương trình, nhiều bài báo cáo xoay quanh chủ đề “ERAS trong phẫu thuật đại trực tràng, chúng ta có thể đi bao xa?” đã được trình bày như: Tổng quan về chương trình ERAS; Những lưu ý về dinh dưỡng trước và sau mổ trong thực hành ERAS; Cắt đại tràng nối trong cơ thể và không đặt sẵn lưu? Từ lý thuyết đến thực hành; Vai trò của dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch trong phẫu thuật đại trực tràng; Vai trò và kết quả thực hiện giải giãn cơ trong phẫu thuật gây mê nội khí quản; Vai trò của điều dưỡng; Phục hồi chức năng trong thực hành ERAS.....Quang cảnh hội thảoVới nội dung phong phú và các chủ đề mang tính thiết thực, hội thảo thu hút sự tham gia của hơn 350 người tham dự. Trong đó, bên cạnh các báo cáo viên đến từ nhiều chuyên khoa có liên quan của Bệnh viện Chợ Rẫy còn có sự góp mặt của 2 báo cáo viên nước ngoài là Dr. James Ngu, Trưởng Khoa Phẫu thuật đại trực tràng và Dr. Avinash Gobindram, bác sĩ gây mê, đến từ bệnh viện Changi, Singapore… tạo nên một không gian giao lưu, trao đổi, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao chuyên môn cho các nhân viên y tế trong lĩnh vực ngoại khoa.Tin liên quanBệnh viện Chợ Rẫy thành lập nhóm tư vấn chăm sóc sức khỏe mùa thi 2023
https://nhandan.vn/thay-doi-goc-nhin-ve-van-de-cham-soc-phuc-hoi-som-sau-phau-thuat-post802393.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "chăm sóc phục hồi sớm sau phẫu thuật", "Eras", "bệnh viện Chợ Rẫy", "phẫu thuật đại trực tràng", "Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
Lễ hội Xuân hồng tổ chức tại ba địa điểm từ ngày 18/2
Theo Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương và Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội, Lễ hội Xuân hồng lần thứ 17 năm 2024 với thông điệp “Hiến máu đầu xuân - Nhân lên hạnh phúc” sẽ được khởi động từ ngày 18/2 (tức mồng 9 tháng Giêng).
Chương trình sẽ kéo dài trong tám ngày và diễn ra tại ba địa điểm gồm: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (từ ngày 18 đến 25/2); Trường trung học cơ sở Trâu Quỳ (huyện Gia Lâm) (từ ngày 22 đến 23/2) và Trung tâm thương mại Aeon Mall Hà Đông (ngày 24/2). Hoạt động này nhằm khắc phục tình trạng khan hiếm máu sau Tết. Năm 2023, trong lần tổ chức thứ 16, Lễ hội Xuân hồng diễn ra trong bảy ngày tại bảy địa điểm, đón tiếp hơn 12.000 người tham gia và thu về 11.708 đơn vị máu.Trước đó, vào cuối tháng 1/2024, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã phát đi lời kêu gọi hiến máu trước tình trạng kho máu giảm đến mức báo động, thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu dự trữ cho Tết Nguyên đán. Chỉ trong năm ngày cao điểm sau khi kêu gọi, viện đã tiếp nhận gần 7.500 đơn vị máu, cung cấp tới hơn 100 bệnh viện tại 24 tỉnh, thành phố, góp phần bù đắp cho số lượng máu thiếu hụt, nhiều người bệnh đã có cơ hội truyền máu kịp thời.Phát động Tết trồng cây tại huyện Chương MỹSáng 15/2, tại Trường tiểu học xã Thượng Vực, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Thìn năm 2024. Tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Chương Mỹ kêu gọi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, toàn thể nhân dân, học sinh tích cực hưởng ứng Tết trồng cây; phấn đấu từ nay đến ngày 24/2 trồng được 35.000 cây xanh tại các công sở, nhà văn hóa, trường học, khu di tích, đường liên thôn, liên xã, các khu đất lâm nghiệp quy hoạch trồng rừng tập trung. Năm 2023, huyện đã trồng được 31.000 cây xanh các loại, đạt 103,3% kế hoạch.Đề xuất miễn phí vé phương tiện công cộng trong các ngày lễSở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đề xuất thành phố miễn phí vé lượt, vé ngày xe buýt, tàu điện trong 11 ngày lễ trong năm (theo Bộ luật Lao động). Trong các ngày này, khách vãng lai, khách du lịch có nhu cầu sử dụng xe buýt, tàu điện tăng cao. Việc miễn phí vé là cơ hội để quảng bá hình ảnh Thủ đô, hệ thống vận tải hành khách công cộng hiện đại và thuận tiện, thu hút người dân sử dụng. Riêng với vé tuần, vé tháng, do các loại hình vé này đã được ưu đãi so với vé lượt thông thường và được phép không giới hạn chuyến đi trong thời gian vé có hiệu lực, đồng thời việc cộng thêm ngày sử dụng cho vé tuần, vé tháng khá phức tạp, cho nên Sở Giao thông vận tải Hà Nội chỉ đề xuất áp dụng miễn phí với vé lượt, vé ngày.Công khai hơn 2.200 người nợ đọng thuếCục Thuế thành phố Hà Nội mới đây đã thực hiện công khai thông tin người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đến thời điểm khóa sổ là ngày 31/12/2023. Danh sách công bố gồm 2.238 người nộp thuế với số tiền nợ hơn 993 tỷ đồng. Theo lãnh đạo Cục Thuế Hà Nội, thời gian qua, công tác quản lý, đôn đốc, thu hồi nợ đọng về thuế, nợ tiền sử dụng đất, thuế đất và nghĩa vụ tài chính đã được triển khai và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó, nợ đọng về thuế, nợ tiền sử dụng đất, thuê đất và nghĩa vụ tài chính đã giảm qua các năm. Tuy nhiên, số tiền nợ nghĩa vụ tài chính, tiền nợ thuế có tỷ lệ nợ đọng chiếm tỷ trọng lớn.
https://nhandan.vn/le-hoi-xuan-hong-to-chuc-tai-ba-dia-diem-tu-ngay-182-post796322.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [] }
Thực hiện nhiều kỹ thuật giữ song thai thêm 5 tuần cho sản phụ bị sa ối
NDO -Với nỗ lực giữ thai cho sản phụ 8 năm hiếm muộn, các bác sĩ đã triển khai kỹ thuật hút ối, khâu vòng cổ tử cung, giữ thai thêm 5 tuần trong bụng mẹ.
Tuần thai 21, chị Nguyễn Thị My, Phú Thọ, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám do dọa sẩy thai đôi, cổ tử cung mở 5cm, ối sa ra ngoài âm đạo, phồng căng đến mức chạm nhẹ là vỡ.Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Thị Hiền Lê, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho hay, cách duy nhất để cứu thai nhi là hút kiệt ối trong buồng tử cung để giảm áp lực bên ngoài và giúp khâu vòng cổ tử cung thuận lợi.Tuy nhiên, quá trình hút ối không dễ bởi thai phụ mang song thai, bị tiểu đường, tiền sử béo phì (BMI 35) nên thành bụng khá dày.Sau hút ối, cổ tử cung bệnh nhân khép lại, túi ối đẩy vào bên trong, cổ tử cung người mẹ được khâu để tạo vành đai bảo vệ thai nhi. 60 phút căng thẳng nghẹt thở, các bác sĩ đã giữ được sự sống chosong thaiđể tiếp tục lớn lên trong bụng mẹ.Khi thai kỳ hơn 26 tuần, thai phụ sốt, nguy cơ nhiễm trùng xuất hiện. Ê-kíp quyết định mổ lấy thai. Hai bé nặng 1kg và 800g ra đời, được bác sĩ khoa Sơ sinh chăm sóc đặc biệt.Ngày 5/1, hai bé đạt cân nặng gần 2,6 kg và khoảng 2kg, sức khỏe ổn định, được về với mẹ.Trước đó, bác sĩ Hiền Lê từng cứu thai phụ Thùy Linh, 30 tuổi, Nam Định mang thai 21 tuần, cổ tử cung tụt sâu, ối sa ra ngoài, nguy cơ sảy thai rất cao. Bệnh nhân chữa hiếm muộn nhiều năm, mất song thai ở thai kỳ IVF trước vì tụt cổ tử cung, gây sảy thai.Lần này dọa sảy, thai phụ được khâu vòng cổ tử cung lần một ở tuần thai 17. Tiên lượngthai nhikhông vượt quá 23 tuần trong bụng mẹ, trong khi 22-28 tuần tuổi là mốc thời gian sinh cực non, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về sức khỏe cho bé.Bác sĩ Hiền Lê cùng ê-kíp xử trí kịp thời, đưa bọc ối trở lại tử cung, khâu cổ tử cung lần thứ hai, kết hợp điều trị nội khoa tích cực để giữ thai nhi an toàn trong bụng mẹ thêm 9 tuần. Em bé chào đời an toàn ở tuần 30, cả hai mẹ con đều khỏe mạnh.Trước đây, ở những trường hợp tương tự, bác sĩ phải chấp nhận cứu mẹ, không cứu được con. Tuy nhiên, ngày nay với khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ bác sĩ tay nghề cao, có thể cứu được cả mẹ và con.Bác sĩ Lê giải thích song thai là nguyên nhân khiến cổ tử cung ngắn. Phụ nữ mang song thai có tiền sử sảy thai do cổ tử cung bị hở eo, béo phì sẽ gây ra tụt cổ tử cung, sa ối dọa sảy hoặc sinh non. Trường hợp sa ối ra ngoài cổ tử cung là biến chứng hiếm gặp. Tiền sử sảy thai, sinh non, đa thai, can thiệp phần phụ, tụt cổ tử cung… là yếu tố nguy cơ.Do đó, trong quá trình thai kỳ, thai phụ cần chế độ ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý, tránh mang vác vật nặng, thực hiện các bài tập tăng sức mạnh vùng sàn chậu; phải khám và theo dõi thai kỳ chặt chẽ.
https://nhandan.vn/thuc-hien-nhieu-ky-thuat-giu-song-thai-them-5-tuan-cho-san-phu-bi-sa-oi-post794293.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "sản phụ", "sa ối", "khâu tử cung", "sinh non" ] }
An Giang tìm cách "tiếp cận" nhóm nam quan hệ đồng giới nhằm ngăn chặn dịch HIV
NDO -Với 7.700 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng, An Giang là tỉnh đứng thứ 5 trên toàn quốc về số trường hợp mới phát hiện HIV. Mặc dù xác định gần 40% ca nhiễm mới trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM), nhưng tỉnh An Giang vẫn còn nhiều vướng mắc trong ngăn chặn dịch lây lan từ nhóm có tốc độ lây nhiễm HIV cao nhất tỉnh này.
Số ca nhiễm HIV mới liên tục tăng mạnhAn Giang hiện có khoảng 7.700 người nhiễm HIV đang sống trong cộng đồng. Trong năm 2023, toàn tỉnh ghi nhận 560 trường hợp phát hiện mới HIV dương tính, 158 trường hợp tử vong, đứng thứ 5 toàn quốc về số trường hợp mới phát hiện HIV, sau TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai.Tính đến ngày 28/5/2024, số người nhiễm HIV đang còn sống là 7.507 trường hợp; tổng số người nhiễm HIV tử vong là 6.082 trường hợp.Theo bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang cho hay, trong số xét nghiệm phát hiện mới HIV năm 2023, ghi nhận có hơn 80% là nam giới và 78% là lây nhiễm qua đường tình dục. TP Long Xuyên hiện là địa bàn có số ca phát hiện mới cao nhất, chiếm 18.63%.Theo dữ liệu giám sát phát hiện giai đoạn 2000- 2023, dịch HIV tại tỉnh có xu hướng tăng trở lại và gia tăng nhanh trong nhóm nam giới trẻ tuổi từ 15-30, đặc biệt là nhóm MSM trẻ. Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm HIV khó kiểm soát trong nhóm MSM do các yếu tố liên quan như: sự di biến động, hành vi quan hệ tình dục không an toàn và thiếu các biện pháp can thiệp hiệu quả.“Trong quý I năm 2024, tổng số người được xét nghiệm HIV là 14.094 lượt người, trong đó HIV dương tính 91 người, trong đó, nhóm MSM chiếm 24%. Nếu như năm 2018, An Giang phát hiện 25 ca trong nhóm MSM thì đến năm 2023, con số này tăng lên 205 ca”, bác sĩ Linh cho hay.Bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang chia sẻ về công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh An Giang.Tính đến 31/3/2024, An Giang có 11 cơ sở y tế điều trị HIV sử dụng thuốc ARV nguồn BHYT. Số người nhiễm HIV đang quản lý điều trị ARV là 5.806, trong đó 88 trẻ em nhiễm HIV, 5.744 người đang điều trị thuốc ARV do bảo hiểm y tế chi trả (chiếm tỷ lệ 98,9%).An Giang hiện đã triển khai PrEP tại 12 cơ sở y tế nhà nước và 2 tư nhân ở 11 huyện, thị xã, thành phố. Tính đến cuối quý I, năm 2024, lũy tích khách hàng điều trị PrEP là 1.487 lượt khách hàng tại các phòng khám cố định. Số khách hàng duy trì PrEP trên 3 tháng đạt 83,9%; hơn 70% số khách hàng MSM đang sử dụng PrEP.Về hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong quý I năm nay, tỉnh phát hiện 7 trường hợp phụ nữ mang thai dương tính, được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.Nhiều thách thức trong công tác phòng, chống HIV/AIDSDự phòng được coi là chìa khóa để ngăn chặn dịch HIV lây lan mạnh, đặc biệt trong nhóm MSM, tuy nhiên, công tác can thiệp dự phòng tại tỉnh An Giang còn rất nhiều khó khăn.Năm 2023, được sự hỗ trợ kinh phí từ dự án EPIC, An Giang phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Pasteur Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, CDC Hoa kỳ tại Việt Nam triển khai nghiên cứu ước tính kích cỡ quần thể nhóm MSM, nhằm cung cấp số liệu ước tính số lượng MSM trên toàn tỉnh, góp phần lập kế hoạch can thiệp cho nhóm quần thể này.Đến nay, ước tính có khoảng 8.000 MSM tại tỉnh An Giang, nhưng công tác truyền thông cho nhóm này còn thấp, chưa đạt yêu cầu so với số ước tính, vì trình độ và năng lực của nhân viên tiếp cận cộng đồng hiện nay còn hạn chế, nhân lực nhóm đồng đẳng viên mỏng, việc tìm kiếm khách hàng qua các mạng xã hội chưa hiệu quả.Là địa phương có 2 khu công nghiệp với khoảng 20 nghìn công nhân, nhưng việc tiếp cận nhóm các bạn trẻ tại các khu công nghiệp chưa khả thi do CDC tỉnh chưa có được sự kết nối được với các doanh nghiệp.Bác sĩ Trung tâm Y tế TP Long Xuyên tư vấn cho người điều trị ARV.Khách hàng điều trị PrEP phần lớn thuộc đối tượng trẻ, di biến động, quan điểm PrEP chỉ là dự phòng… dẫn đến không tuân thủ điều trị, không tái khám đúng hẹn, nhất là nhóm sử dụng PrEP tình huống.Bên cạnh đó, sinh phẩm xét nghiệm HIV bị thiếu do hoạt động đấu thầu mua sắm chậm, làm ảnh hưởng đến hoạt động xét nghiệm tìm ca nhiễm mới, Dự phòng PrEP và ảnh hưởng đến công tác điều trị HIV, xảy ra tình trạng nhiều bệnh nhân bỏ điều trị ARV.Một trong những thách thức với tỉnh này đó là hiện An Giang chưa huy động được sự tham gia mạnh mẽ của y tế tư nhân, nhà thuốc, doanh nghiệp xã hội, đồng đẳng viên (CBO) vào công tác phòng, chống HIV/AIDS trong khi nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS bị hạn chế.Tại An Giang, hiện tỷ lệ bệnh nhân bỏ điều trị methadone hoặc tự ý bỏ liều vẫn còn diễn ra do xu hướng người nghiện chuyển đổi loại và hình thức ma túy như ma túy tổng hợp, bệnh nhân đi làm ăn xa không duy trì việc nhận thuốc hàng ngày; vi phạm pháp luật nên bị bắt, đi cai nghiện tập trung.Bác sĩ Dương Anh Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh An Giang nhận định, tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ bùng phát trở lại vì địa bàn rộng, có đường biên giới nên việc kiểm soát, giám sát vẫn gặp nhiều khó khăn.Tỉnh An Giang đang muốn mở rộng mạng lưới đồng đẳng viên.Xác định còn rất nhiều khó khăn trong phòng, chống dịch, bác sĩ Dương Anh Linh bày tỏ, quan trọng nhất trong thời gian tới là CDC tỉnh đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao kiến thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.CDC tỉnh cũng đang nỗ lực tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho cộng đồng MSM, tiếp cận viên, đồng đẳng viên; mở rộng mạng lưới các CBO."Chúng tôi cũng đang đề xuất can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS tại các khu công nghiệp cho những người công nhân, lao động nhằm ngăn chặn lây nhiễm mới HIV trong nhóm này…", bác sĩ Linh cho hay.Tỉnh đang xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động xét nghiệm bạn tình/bạn chích (PNS), tiếp cận mạng lưới xã hội người có nguy cơ cao (SNS) và hoạt động đáp ứng y tế công cộng với chùm lây nhiễm HIV.
https://nhandan.vn/an-giang-tim-cach-tiep-can-nhom-nam-quan-he-dong-gioi-nham-ngan-chan-dich-hiv-post811897.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "An Giang", "phòng chống HIV/AIDS", "nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới", "đồng đẳng viên", "methadone" ] }
Thiếu nguồn máu điều trị người bệnh tại đồng bằng sông Cửu Long
Nhiều tháng nay, việc điều trị cho người bệnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do các bệnh viện thiếu nguồn máu. Các cơ quan chức năng, cơ sở y tế đã có nhiều biện pháp khẩn cấp khắc phục nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện…
Tại các bệnh viện ở thành phố Cần Thơ, việc thiếu máu cấp cứu, điều trị cho người bệnh trở thành tình trạng chung. Nhiều bệnh nhân điều trị nhiều ngày mà chưa có máu, trong đó có những ca bệnh nặng. Lãnh đạo một số bệnh viện cho biết, từ tháng 3 năm 2023, các bệnh viện ở đồng bằng sông Cửu Long nhận được lượng máu hỗ trợ từ Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và một số bệnh viện lớn ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế.Tuy nhiên, lượng máu rất ít ỏi so với nhu cầu khám, chữa bệnh trong khu vực. Máu khan hiếm, các bệnh viện ở đây phải ưu tiên những ca bệnh "tối cấp cứu" như băng huyết sau sinh, xuất huyết tiêu hóa, tai nạn giao thông nghiêm trọng…Nhiều ca bệnh nặng như ung thư, hở van tim… vẫn phải xếp hàng chờ điều trị, phẫu thuật vì nằm ở nhóm "vẫn còn trì hoãn được". Đối với những ca không đủ điều kiện để chuyển lên tuyến trên vì quá nặng, các bác sĩ cũng buộc chờ đợi tiểu cầu.Tại Khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân P.V.T. (trú huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang), bị hở van tim 4/4, đã nhập viện gần một tháng nay nhưng vẫn tiếp tục chờ truyền tiểu cầu để mổ. Bác sĩ điều trị cho ông T. cho biết, trước đó, bệnh viện đã lên lịch mổ cho bệnh nhân. Tuy nhiên, trước khi tiến hành phẫu thuật, bệnh viện cần đơn vị tiểu cầu đó để cứu sống bệnh nhân khác đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn.Nhiều bệnh nhân đang chờ máu để điều trị, phẫu thuật chia sẻ, tình trạng thiếu nguồn máu, tiểu cầu khiến người bệnh lẫn người nhà mệt mỏi vì phải ở bệnh viện nhiều ngày. Bên cạnh đó, các chi phí thuốc men, khám, chữa bệnh cũng tăng lên nhiều.Theo đại diện một số cơ sở khám, chữa bệnh tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên là do Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ, đơn vị phục vụ công tác tiếp nhận, sàng lọc và cung cấp máu, chế phẩm máu cho 74 bệnh viện, cơ sở y tế tại 11/13 tỉnh, thành phố trong khu vực, gặp khó khăn trong công tác đấu thầu mua sắm hóa chất, vật tư y tế (trong đó có túi máu, hóa chất sàng lọc máu).Theo lãnh đạo Bệnh viện Huyết học-Truyền máu thành phố Cần Thơ, ngày 30/7 vừa qua, bệnh viện có báo cáo khẩn gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Y tế thành phố Cần Thơ và 74 bệnh viện, cơ sở y tế trong khu vực về việc hết khối tiểu cầu gạn tách (gọi tắt là Kit) sử dụng cho cấp cứu. Đây là lần thứ sáu bệnh viện phát đi thông báo này.Bác sĩ Nguyễn Xuân Việt, Giám đốc Bệnh viện Huyết học-Truyền máu thành phố Cần Thơ cho biết, một tháng, cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần 12 nghìn đến 15 nghìn đơn vị máu, tương đương chừng đó túi đựng máu, chưa kể hóa chất sàng lọc máu và xét nghiệm máu để phục vụ bệnh nhân.Những năm trước, lượng máu của bệnh viện rất dồi dào, thậm chí hỗ trợ cho các bệnh viện lớn như Bạch Mai (Hà Nội), Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh)… thì nay lại rơi vào tình trạng thiếu máu trầm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do từ tháng 10/2021 bệnh viện triển khai đấu thầu hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế, trong đó có túi máu và hóa chất sàng lọc máu, nhưng do một số vướng mắc cho nên việc đấu thầu vẫn chưa thể tiến hành được."Trước mắt, bệnh viện vẫn phải chờ đợi cấp trên phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ 394 mặt hàng. Hiện nay, đã được duyệt 347 mặt hàng, còn lại 47 mặt hàng chưa thực hiện mua sắm được. Về mặt chuyên môn, bệnh viện đã có tờ trình lên Ủy ban nhân dân thành phố và Sở Y tế Cần Thơ giải trình việc các mặt hàng đã được phê duyệt dù có đơn vị trúng thầu thì máy móc cũng chưa thể hoạt động. Các máy hóa chất nhóm dù thiếu một chất thôi cũng không thể chạy.Trước khi được phê duyệt gói thầu lớn, bệnh viện thực hiện những gói thầu nhỏ theo thẩm quyền là những gói thầu dưới 500 triệu đồng được tự phê duyệt không phải trình. Đây chỉ là giải pháp để giải quyết tình trạng cấp bách nhưng cũng chỉ tạm thời vì số lượng vật tư, trang thiết bị mua sắm được không đáng kể, trong khi nhu cầu quá lớn", bác sĩ Nguyễn Xuân Việt chia sẻ.Để giải quyết vấn đề thiếu máu trong một thời gian dài, tháng 6 vừa qua, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có Công văn số 2049/VPUB-KGVX gửi Sở Y tế thành phố và Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ truyền đạt ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về việc bảo đảm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đã có văn bản gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Cửu Long, các đơn vị y tế trực thuộc Bộ đề nghị phối hợp bảo đảm cung cấp máu và chế phẩm máu trong cấp cứu, điều trị cho người bệnh. Văn bản cũng đề nghị Sở Y tế thành phố Cần Thơ khẩn trương chỉ đạo Bệnh viện Huyết học-Truyền máu thành phố thực hiện ngay các giải pháp trước mắt và lâu dài để cung cấp đủ máu và chế phẩm máu cho các bệnh viện trong phạm vi bao phủ cung cấp máu, chế phẩm được giao.Ngày 19/7, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương có công văn cho biết, Trung tâm Máu quốc gia và Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương chỉ cung cấp các chế phẩm máu cho Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ đến hết tháng 8/2023. Đề nghị Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ có kế hoạch và triển khai các biện pháp để chủ động bảo đảm nguồn máu phục vụ cho điều trị người bệnh trong khu vực từ tháng 9.Theo Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Cần Thơ Nguyễn Ngọc Việt Nga, ngày 21/7, Sở Y tế đã trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu của Bệnh viện Huyết học-Truyền máu Cần Thơ về Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và đang chờ phê duyệt…
https://nhandan.vn/thieu-nguon-mau-dieu-tri-nguoi-benh-tai-dong-bang-song-cuu-long-post765816.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Đồng bằng Sông Cửu Long", "tư vấn sức khỏe", "khám sức khỏe", "chữa ung thư" ] }
Giảm mù lòa nhờ xu hướng mới trong phẫu thuật võng mạc dịch kính
NDO -Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh lý dịch kính võng mạc có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là bệnh võng mạc do đái tháo đường gia tăng, nguy cơ gây mù loà cao. Tỷ lệmù lòado bệnh dịch kính võng mạc đã vươn lên thứ hai sau đục thủy tinh thể.
Chiều 8/5, tại Hà Nội, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt-Nga tổ chức Hội thảo khoa học: “Các xu hướng mới của thế giới và Liên bang Nga trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạochức năng mắt”.Hội thảo có sự tham dự của Giáo sư, Tiến sĩ Khristo Takhchidi – Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên bang Nga; bàn tay vàng phẫu thuật dịch kính võng mạc của châu Âu; Phó hiệu trưởng Đại học Y-2 Matxcova; nguyên Chủ tịch Hội nhãn khoa Liên bang Nga, nguyên Tổng giám đốc MNTK Fyodorov.Trọng tâm của Hội thảo khoa học là bài thuyết trình của Giáo sư, Tiến sĩ Khristo Takhchidi về công nghệ hiện đại về vi phẫu tái tạo phục hồi trung tâm hoàng điểm và phẫu thuật lỗ hoàng điểm và các thành tựu và xu hướng phát triển trong phẫu thuật võng mạc dịch kính tại Liên bang Nga và thế giới.Tại bài thuyết trình, Giáo sư, Tiến sĩ Khristo Takhchidi nhấn mạnh sự tác động của cuộc cách mạng vi phẫu trong nhãn khoa, cụ thể, sự hiểu biết tinh tế hơn về các vi quá trình trong thế giới vi mô của mô sống sẽ mở ra những cơ hội mới trong việc phát triển y học lâm sàng về thế giới vi mô của con người sống. Nhãn khoa vinh dự đi đầu trong quá trình này.Cũng tại hội thảo, các chuyên gia nhãn khoa đã cùng trao đổi, cập nhật các thành tựu và xu hướng phát triển trong phẫu thuật võng mạc dịch kính tại Liên bang Nga và thế giới; tìm hiểu các công nghệ hiện đại về vi phẫu tái tạo phục hồi trung tâm hoàng điểm và phẫu thuật lỗ hoàng điểm; các phát minh, các phương pháp kỹ thuật mới trong việc phẫu thuật tái tạo các chức năng thị giác cho người khiếm thị.Toàn cảnh hội thảo.Ông Dương Chí Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn y tế Việt-Nga cho hay, hội thảo là một cơ hội quan trọng để các bác sĩ Việt Nam được gặp gỡ và trao đổi cùng chuyên gia, được tìm hiểu về những phát minh mới nhất, những công nghệ hiện đại và nắm bắt được xu hướng phát triển tương lai trong lĩnh vực phẫu thuật võng mạc dịch kính và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt.Bệnh võng mạc đứng thứ hai, sau đục thủy tinh thể trong các nhóm bệnh gây mù lòa. Trong đó thường gặp nhất là bệnh bong võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh võng mạc tăng huyết áp, bệnh võng mạc trẻ đẻ non, bệnh hắc võng mạc trung tâm, màng trước võng mạc, u võng mạc...Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Như Hơn, nguyên Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, Chủ tịch Câu lạc bộ Dịch kính võng mạc Việt Nam cho biết, bệnh lý bong võng mạc là tình trạng võng mạc bị bong ra khỏi lớp mô ở đáy mắt. Đây là bệnh lý nặng trong nhãn khoa nói chung và là biến chứng nặng của chấn thương nhãn cầu nói riêng. Nếu không được điều trị kịp thời, bong võng mạc sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.Theo Giáo sư Đỗ Như Hơn, cùng với điều trị nội khoa, phẫu thuật dịch kính võng mạc và phẫu thuật tái tạo chức năng mắt, giúp người bệnh giảm nguy cơ mù loà.
https://nhandan.vn/giam-mu-loa-nho-xu-huong-moi-trong-phau-thuat-vong-mac-dich-kinh-post808454.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "phẫu thuật võng mạc dịch kính", "phẫu thuật mắt", "mù lòa", "Việt Nam", "Giáo sư Tiến sĩ Khristo Takhchidi" ] }
Vietnam Airlines vận chuyển đoàn y, bác sĩ Đà Nẵng “tiếp sức” cho TP Hồ Chí Minh
NDO -Chiều 2/10, Hãng hàng không Vietnam Airlines đã thực hiện liên tiếp hai chuyến bay chở y, bác sĩ của TP Đà Nẵng “đảo quân” tiếp sức cho TP Hồ Chí Minh chống dịch.
Theo đó, chuyến bay VN9128 đã chở 50 y, bác sĩ vừa hoàn thành nhiệm vụ tại TP Hồ Chí Minh trở về Đà Nẵng lúc 12 giờ 20 phút. Ngay sau đó, chuyến bay VN9129 tiếp tục cất cánh từ Đà Nẵng và đáp tại TP Hồ Chí Minh lúc 14 giờ 40 phút với 50 y, bác sĩ của Bệnh viện C Đà Nẵng được điều động luân phiên, tăng cường chi viện chống dịch.Các chuyến bay được Vietnam Airlines phối hợp cùng đơn vị tài trợ là Công ty cổ phần Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) thực hiện khẩn trương, an toàn, nhằm bảo đảm vận chuyển, tiếp sức cho lực lượng y tế được thông suốt.Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TP Hồ Chí Minh, thời gian qua, nhân lực tham gia phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố là hơn 180 nghìn người, trong đó có hơn 24.400 người được các bộ, ngành và tỉnh, thành phố tăng cường điều động, hỗ trợ.Đến nay, sau thời gian dài chống dịch, một số đơn vị đã triển khai các đợt “thay quân” để bảo đảm sức “chiến đấu” của đội ngũ y, bác sĩ cũng như duy trì nguồn lực tham gia phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía nam.Trong gần 3 tháng qua, Vietnam Airlines vẫn duy trì cầu hàng không để vận chuyển lực lượng tuyến đầu đi chống dịch. Đến nay, Hãng đã chuyên chở hơn 11 nghìn lượt y, bác sĩ, cán bộ hậu cần từ nhiều địa phương trên cả nước tham gia tiếp sức cho các tỉnh, thành phố phía nam.Hiện nay, trong bối cảnh nhiều địa phương đang dần kiểm soát được dịch bệnh và các cơ quan chức năng có kế hoạch khôi phục hoạt động vận tải hành khách nội địa, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục duy trì vận chuyển lực lượng tham gia chống dịch song song với các chuyến bay thương mại thường lệ, góp phần thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế đất nước.
https://nhandan.vn/vietnam-airlines-van-chuyen-doan-y-bac-si-da-nang-tiep-suc-cho-tp-ho-chi-minh-post667706.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Vietnam Airlines", "tiếp sức cho TP Hồ Chí Minh chống dịch", "Covid-19" ] }
Cùng cộng đồng quốc tế phòng, chống dịch bệnh
Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết A/RES/75/27, lấy ngày 27/12 hằng năm là “Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh” nhằm tăng cường nhận thức về phòng, chống dịch bệnh, từ đó có sự chuẩn bị và phối hợp tốt hơn về vấn đề này ở tất cả các cấp.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam đề xuất. Đáng chú ý, Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh được thông qua trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, khi tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của Covid-19. Với sự nỗ lực của các quốc gia, các tổ chức quốc tế, thế giới đã có những bước tiến trong việc tìm hiểu về vi-rút gây bệnh; sản xuất, sử dụng vắc-xin phòng bệnhCovid-19và thuốc kháng vi-rút điều trị bệnh nhân.Tại Việt Nam, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời, phù hợp các giải pháp chống dịch. Dịch Covid-19 đã được ngăn chặn, đẩy lùi và kiểm soát hiệu quả, góp phần quan trọng và tạo điều kiện để phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được nhân dân và cộng đồng quốc tế ghi nhận đánh giá cao. Từ ngày 20/10/2023, Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A được chuyển sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.Đáng chú ý, không chỉ thành công trong phòng, chống dịch Covid-19, những năm qua Việt Nam là một trong những điểm sáng trên thế giới về phòng, chống các bệnh mới nổi như: MERS-CoV, Ebola, cúm A/H7N9, cúmA/H5N1, cúm A/H5N6... Đặc biệt, Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế công nhận thanh toán bệnh bại liệt năm 2000; loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2002 và hướng tới loại trừ bệnh sởi thời gian tới.Tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thiên tai, lụt bão, đô thị hóa... tạo thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát, nhất là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước. Với phương châm phòng bệnh “từ sớm, từ xa”, Bộ Y tế đang tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn như:Hướng dẫn giám sát Covid-19; hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh: sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm. Ngành y tế chuẩn bị các nguồn lực cần thiết để xử lý kịp thời dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện tại cộng đồng.Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023, đồng thời chủ động phòng, chống các dịch đang lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng..., nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, hen phế quản, lao phổi... có nguy cơ lây lan và bùng phát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần tập trung chỉ đạo chính quyền bảo đảm kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội trong phòng chống dịch bệnh trên địa bàn; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị chuyên môn triển khai các hoạt động phòng chống dịch...Ngành y tế các địa phương cần theo dõi, giám sát tình hình dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.Tổ chức giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện nhằm phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh nặng và tử vong; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur khu vực, các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình gen phát hiện sớm các biến thể mới, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp; phối hợp ngành nông nghiệp giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm để xử lý triệt để, kịp thời với mục tiêu không để dịch bệnh lây từ động vật sang người.Để góp phần hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh, từng người dân cần thực hiện nghiêm nội dung khuyến cáo ngành y tế đề ra trong công tác phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có Covid-19 như: đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng; thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà-phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân; thực hiện ăn chín, uống chín; bảo đảm an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm...
https://nhandan.vn/cung-cong-dong-quoc-te-phong-chong-dich-benh-post789404.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Dịch bệnh", "liên hợp quốc", "phòng chống dịch", "ngăn chặn", "đẩy lùi" ] }
Vì sao đột quỵ dễ gia tăng vào mùa lạnh?
NDO -Tỷ lệ người bịđột quỵtăng cao vào thời điểm giao mùa và thời tiết lạnh, khoảng 20-30 % so với những ngày thời tiết bình thường.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu, Trưởng khoa Thần kinh-Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết đột quỵ hiện nay là vấn đề rất lớn được nhiều người quan tâm. Số người mắc ngày càng gia tăng và trẻ hóa, tỷ lệ mắc khoảng gần 300 người/100.000 dân.Theo tỷ lệ trên, Việt Nam có khoảng 300-400.000 người bị đột quỵ. Tỷ lệ mắc mới hằng năm cũng ngày càng gia tăng. Đột quỵ để lại gánh nặng cho xã hội, cuộc sống tàn phế, giảm khả năng lao động, thích nghi với xã hội và tỷ lệ tử vong rất cao.Mùa lạnh ở miền bắc hay thời điểm giao mùa ở miền nam từ mùa mưa sang mùa khô hanh, nắng gắt, lạnh về chiều tối và đêm, làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết não và nhồi máu não.Thời điểm lạnh nhiều, thường rơi vào các tháng 11, 12, và tháng 1, 2 năm mới, tỷ lệ đột quỵ có thể tăng 20-30% so với những ngày thời tiết bình thường. Khi thời tiết lạnh, cơ thể có những phản ứng mang tính tự vệ như tiết ra nhiều hóc môn catecholamine – làm co mạch nội biên, dồn áp lực mạch máu trung tâm tăng lên, gây tăng huyết áp.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Minh Đức, Trưởng Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh hay mùa thời tiết thay đổi thất thường có xu hướng cao hơn ở những người lớn tuổi, mắc sẵn các bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, béo phì, cao cholesterol… Những người đang có yếu tố tiềm ẩn phình mạch, thành mạch ở não đã bị tổn thương… rất dễ vỡ mạch gây xuất huyết não.Vào mùa đông, mọi người cũng thường ăn uống nhiều hơn, đặc biệt là chất béo để dự trữ năng lượng nhiều hơn. Vận động ít hơn và uống nước ít hơn trong mùa đông cũng dễ làm tăng huyết áp, độ nhớt (quánh) của máu, tuần hoàn máu kém và tăng nguy cơ đột quỵ.Theo Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thế Phi, Khoa Thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, tình trạng đột quỵ đang ngày càng gia tăng và trẻ hóa, không loại trừ bất kỳ ai, từ trẻ em đến người già.Nếu như đột quỵ ở người già thường do xơ vữa mạch, các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao… thì ở người trẻ, các yếu tố nguy cơ đến từ lối sống nhiều hơn như ngồi nhiều, béo phì, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, mất ngủ…Bên cạnh đó, một số bệnh lý hiếm được phát hiện gần đây gây ra đột quỵ ở người trẻ như động mạch cổ có túi phình bị bóc tách, bệnh lý van tim, rung nhĩ, bất thường trong cấu trúc buồng tim, gen di truyền, bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng.Đối với nữ giới bị đau đầu migraine, lạm dụng thuốc tránh thai đường uống cũng có thể gây ra các hiện tượng đông máu, tổn thương trong lòng mạch, gây tổn thương mạch máu não.Để phòng tránh đột quỵ xảy ra trong mùa đông, thời điểm giao mùa, Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, việc tầm soát đột quỵ đóng vai trò quan trọng. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây đột quỵ mà người bệnh không tự mình phát hiện ra được. Chủ động tầm soát sẽ giúp mỗi người kịp thời phát hiện những yếu tố bất thường có thể gây ra đột quỵ tiềm ẩn trong cơ thể.Thí dụ, đa số những người tăng huyết áp ban đầu không biết mình tăng huyết áp. Khi bị suy thận, suy tim, đột quỵ não rồi mới biết bị tăng huyết áp. Người bị đái tháo đường tuýp 2 cũng không có triệu chứng rầm rộ như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều hay sụt cân để phát hiện sớm.Nhiều người đến bệnh viện khi có những biến chứng nhiễm trùng, vết thương nhiễm trùng lâu lành hoặc đột quỵ mới biết nguyên nhân do tiểu đường. Theo thống kê, có khoảng 15-30% bệnh nhân đái tháo đường khi đến bệnh viện cấp cứu, điều trị vì đột quỵ mới được chẩn đoán ra tiểu đường", bác sĩ Lê Văn Tuấn nói.Tiến sĩ, bác sĩ Lê Văn Tuấn nhấn mạnh, những người có càng nhiều yếu tố nguy cơ càng dễ bị đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ về độ tuổi, máu nhiễm mỡ, huyết áp, tiểu đường… dưới 5% thường sẽ không có nguy cơ đột quỵ, từ 5-7% cần cân nhắc; từ 7,5-20% phải tích cực điều trị, trên 20% phải theo sát điều trị.Phòng ngừa đột quỵlà vấn đề rất quan trọng, nhưng nhận biết được các dấu hiệu sớm của đột quỵ để tới bệnh viện gần nhất có chuyên môn để can thiệp và điều trị trong “thời gian vàng” cứu não cũng quan trọng không kém.Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ nhồi máu não là khoảng 3-4,5 giờ và với đột quỵ xuất huyết não là trong vòng 8 giờ kể từ khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng đột quỵ đầu tiên như nói đớ, nói ngọng, khó nói, yếu liệt chi, méo miệng, lệch một bên mặt, đau đầu, choáng váng,…"Tùy trường hợp, thời gian vàng cấp cứu đột quỵ có thể kéo dài đến 24 giờ hoặc hơn. Tuy nhiên, người bệnh nên được can thiệp càng sớm càng tốt", bác sĩ Tuấn khuyến cáo.
https://nhandan.vn/vi-sao-dot-quy-de-gia-tang-vao-mua-lanh-post789439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "đột quỵ mùa lạnh", "giao mùa", "rét đậm", "người cao tuổi" ] }
Khơi thông các điểm nghẽn bảo đảm nguồn cung thuốc cho nhu cầu phòng, chữa bệnh
Trong thời gian qua, có những thời điểm nguồn cung ứng một số thuốc điều trị tay chân miệng, sốt xuất huyết, ngộ độc… bị gián đoạn. Theo đánh giá của Bộ Y tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó cả khách quan và chủ quan.
Nguyên nhân khách quan đó là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đối với thuốc, nguyên liệu làm thuốc do đại dịch Covid-19 và chiến tranh tại một số khu vực dẫn đến việc vận chuyển thuốc gặp khó khăn. Tình trạng này xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, kể cả châu Âu, Mỹ… Một số thuốc hiếm không thuộc Danh mục thuốc được thanh toán bảo hiểm y tế, không có nguồn kinh phí chi trả cho các thuốc này; khó khăn trong công tác dự trù, xác định nhu cầu vì phụ thuộc vào phát sinh tình hình bệnh tật của từng năm.Về nguyên nhân chủ quan, đó là việc cấp/gia hạn Giấy đăng ký lưu hành chưa được kịp thời; trình tự, thủ tục cấp gia hạn đăng ký lưu hành được quy định bắt buộc trong Luật Dược 2016 có một số điểm chưa phù hợp với thực tiễn.Nhiều cơ sở khám chữa bệnhthiếu chủ động trong việc lập kế hoạch, đặt hàng với nhà cung ứng, nhất là các thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, thuốc chuyên khoa phụ thuộc chủ yếu vào các cơ sở sản xuất nước ngoài. Đáng chú ý, có tâm lý e dè của một số cơ sở khám, chữa bệnh trong công tác tổ chức đấu thầu, mua sắm thuốc mặc dù các quy định về đấu thầu thuốc đã đầy đủ hành lang pháp lý…Để chủ động bảo đảm về nguồn cung ứng thuốc, nhiều giải pháp đã được Bộ Y tế triển khai. Cụ thể, trong năm 2023, Bộ Y tế đã trình cấp có thẩm quyền các văn bản nhằm bảo đảm thuốc, thiết bị y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân như: Nghị quyết số 80/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội cho phép các thuốc đủ điều kiện được gia hạn duy trì hiệu lực lưu hành đến hết năm 2024; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 04/3/2023 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế…, ban hành và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở cho việc bảo đảm hậu cần và nguồn cung lĩnh vực dược.Tính đến thời điểm hiện tại, hơn 23.000 thuốc với khoảng 800 hoạt chất các loại có giấy đăng ký lưu hành đang còn hiệu lực cơ bản đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh.Công nghiệp dược trong nước ngày càng phát triển, đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thuốc chữa bệnh của người dânSong song việc cấp, gia hạn Giấy đăng ký lưu hành thuốc, Bộ Y tế cũng đã thực hiện việc cấp phép nhập khẩu cho các thuốc chưa được cấp Giấy đăng ký lưu hành trong một số trường hợp như cấp phép nhập khẩu thuốc hiếm, thuốc hạn chế nguồn cung, thuốc cấp cứu, thuốc chống độc để phục vụ cho nhu cầu điều trị đặc biệt của bệnh viện. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, Bộ Y tế đã nỗ lực trong việc cấp phép nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19, thuốc điều trị Covid-19 để đảm bảo công tác cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân.Bộ Y tế cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo các cơ sở kinh doanh dược, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện các công tác mua sắm, dự trù để đảm bảo đủ thuốc cho nhu cầu điều trị, đặc biệt vào các dịp lễ, tết, thời tiết giao mùa (đông – xuân, xuân – hè…) là thời điểm có nguy cơ gia tăng các ca bệnh.Theo PGS, TS Lê Việt Dũng, Phó Cục trưởng Quản lý Dược (Bộ Y tế), các biện pháp trên mới chỉ mang tính chất tạm thời để đảm bảo nguồn cung ứng thuốc được liên tục, hạn chế tối đa ảnh hưởng của việc đứt gãy nguồn cung. Do vậy, để giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo đảm cung ứng thuốc một cách triệt để và lâu dài thì cần điều chỉnh các chính sách phù hợp với thực tiễn. Trong đó, việc sửa đổi Luật dược năm 2016 và các văn bản quy định chi tiết là giải pháp trọng tâm hàng đầu đang được Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉnh lý và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 này.Dự thảo Luật đã thể chế năm chính sách lớn bao gồm: Tăng cường hơn nữa việc cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh của người dân; Bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, khắc phục hậu quả thiên tai, phòng chống dịch bệnh trong tình hình mới; Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và thông lệ quốc tế; Đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa, nguyên liệu từ nguồn dược liệu sẵn có trong nước; Tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc đáp ứng tình hình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.Dự thảo Luật sửa đổi một số điều của Luật dược năm 2016 cũng đưa các quy định nhằm đơn giản hoá thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc, cấp phép nhập khẩu thuốc. Từ đó, người dân được tăng cường khả năng tiếp cận thuốc chất lượng, an toàn, hiệu quả, đồng thời làm giảm giá thành thuốc và giảm chi phí điều trị cho người bệnh.PGS, TS Lê Việt Dũng cho biết, dự kiến, sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được ban hành, Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ Nghị định hướng dẫn chi tiết và các thông tư liên quan nhằm cụ thể hoá các chính sách này.
https://nhandan.vn/khoi-thong-cac-diem-nghen-bao-dam-nguon-cung-thuoc-cho-nhu-cau-phong-chua-benh-post814178.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Luật dược năm 2016", "Bộ Y tế" ] }
Cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam
NDO -Trực tiếp “mắt thấy, tai nghe” những hậu quả của thuốc lá điện tử qua nhiều ca cấp cứu ngộ độc sau khi sử dụng sản phẩm này, các bác sĩ chuyên ngành cấp cứu chống độc đề xuất cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam.
Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) liên tục tiếp nhận cấp cứu cho nhiều trường hợp bị ngộ độc sau khi sử dụngthuốc lá điện tử. Kết quả các xét nghiệm không chỉ phát hiện những chất gây hại ghê gớm cho sức khỏe, thậm chí nhiều xét nghiệm phát hiện có thành phần các chất ma túy.Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) khẳng định, thuốc lá điện tử không có lợi mà chỉ có hại cho sức khỏe người sử dụng vì các thành phần trong thuốc lá điện tử được phát hiện đều là những loại rất nguy hiểm.Các chất lỏng, dung dịch được chế vào thuốc lá điện tử được quảng cáo là “tinh dầu”, nhưng thực chất đều hoàn toàn là hóa chất nhân tạo, hóa chất tổng hợp. Các chất lỏng, dung dịch có thành phần đa dạng, thay đổi theo mục đích của nhà sản xuất, thời gian, vùng miền, thói quen, sở thích riêng… Sản phẩm của của công nghiệp hóa chất ngày càng phát triển với hàng nghìn loại khác nhau.Tin liên quanNgăn chặn tác hại thuốc lá điện tử ngay từ trong trường họcThành phần hóa chất trong thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống. Chất nicotin trong thuốc lá điện tử đã ở thế hệ thứ tư, là nicotin dạng muối thay cho dạng tự do (ở thế hệ 1,2,3). Muối nicotin có pH thấp hơn nicotin tự do, ít kích ứng hô hấp nhưng dễ hít với lượng lớn, khi đó nó nicotin dễ xâm nhập vào cơ thể và với lượng nhiều hơn.Nếu như thuốc lá thông thường hàm lượng nicotin 1,5 đến 2% thì trong thuốc lá điện tử, hàm lượng nicotin lên tới 3% thậm chí 5%. Nó là chất độc, có khả năng gây nghiện cao.Một bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm chống độc sau khi dùng thuốc lá điện tử có chất ma túy.Thuốc lá điện tử lôi kéo, làm gia tăng số người nghiện thuốc lá thông thường; làm hủy hoại các nỗ lực phòng chống tác hại của thuốc lá... Hút thuốc lá điện tử dẫn tới tăng sự khởi đầu hút thuốc lá thông thường và kéo dài tình trạng này.Ngoài nicotin, các nghiên cứu đều cho thấy trong hơi của thuốc lá điện tử có hàng chục thành phần gây hại cho sức khỏe như: Acetaldehyde, Acrolein, Formaldehyde; hydrocarbon, nhiều hợp chất hữu cơ bay hơi (acrolein, acrylamide, acrylonitrile, benzene, ethanol, methanol, pyrazine, pyridine, styrene, toluene, xylene), cadmium, chì, niken…Các thành phần trong hơi thuốc lá điện tử nêu trên là nguyên nhân gây tổn thương DNA và ngăn cản sửa chữa DNA tổn thương, gây ung thư biểu mô phổi, thúc đẩy tăng huyết áp, nhịp tim, co thắt mạch, ảnh hưởng phát triển não người trẻ; kích ứng đường thở, đường tiêu hóa; gây ung thư, tổn thương phổi và não, gan, thận…Không chỉ là những chất gây hại nêu trên, thời gian gần đây kết quả xét nghiệm của những trường hợp ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử đã phát hiện các chấtma túy, như: tinh dầu cần sa, cần sa tổng hợp… làm cho tổn thương đa tạng, hôn mê, co giật, tổn thương tim, sốc, suy thận, đột quỵ não. Nó gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp tính, ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, làm giảm, mất phối hợp động tác, ức chế thần kinh trung ương, rối loạn ý thức; làm tăng nhịp tim, tụt huyết áp, có những cơn hoảng loạn, ảo giác, hoang tưởng, loạn thần cấp…Các mẫu ma túy tổng hợp hoàn toàn mới được ghi nhận năm 2022-2023 từ các bệnh nhân cấp cứu sau sử dụng thuốc lá điện tử tại Trung tâm chống độc là: MDMB-Butinaca, ADB-Butinaca, MDMB-4 en, ADB-4 en.Nguy cơ dùng ma túy của người hút thuốc lá điện tử cao gấp 3,5 lần so với người không hút đồng thời làm tăng nguy cơ uống rượu, dùng sai thuốc chữa bệnh.Cần sa tổng hợp đang và sẽ là nhóm ma túy lớn nhất và thách thức nhất trong nhiều năm tới. Trong khi đó, thuốc lá điện tử là môi trường tồn tại của ma túy cần sa tổng hợp trong tương lai. Sử dụng cần sa kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hệ miễn dịch (làm thay đổi đáp ứng miễn dịch thứ phát, ảnh hưởng đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng); hệ hô hấp, tim mạch… nguy cơ cao dẫn đến tử vong.Như vậy, việc sử dụng thuốc lá nói chung và thuốc lá điện tử nói riêng là hoàn toàn có hại sức khỏe. Sử dụng thuốc lá điện tử rất có thể là mở đầu xu hướng lạm dụng, nghiện, phơi nhiễm các hóa chất tổng hợp của con người không thể kiểm soát… rất có thể đây là loạt bệnh tật mới, một vấn đề y tế khổng lồ.Từ thực tế của những nguy hại đó, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho rằng, tuyệt đối không cần đánh giá, nghiên cứu hay cho dùng thử, cần ngay lập tức cấm lưu hành thuốc lá điện tử ở Việt Nam.
https://nhandan.vn/can-ngay-lap-tuc-cam-luu-hanh-thuoc-la-dien-tu-o-viet-nam-post786564.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Thuốc lá điện tử", "ma túy", "cần sa", "Trung tâm chống độc" ] }
Vì sao phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine cúm mùa?
NDO -Nếu sản phụ mắc cúm ở giai đoạn 3 tháng đầu, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, mà khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Do đó,tiêm phòng cúmtrước khi mang thai là biện pháp bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả mẹ bầu và em bé.
Cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm (Influenza virus). Bệnh có tính lây lan cao, đặc biệt ở người có hệ miễn dịch yếu trong đó có phụ nữ mang thai.Cúm mùa không phải là cảm lạnh thông thường, nó xuất hiện đột ngột với nhiều triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cơ, ho và đau họng.Theo dược sĩ Lê Bích Giang, Hệ thống phòng tiêm chủng Safpo/Potec, cúm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng từ nhẹ đến nặng như viêm xoang, viêm tai là những thí dụ về biến chứng vừa phải do cúm gây ra. Viêm phổi là biến chứng cúm nghiêm trọng có thể do nhiễm virus cúm đơn thuần hoặc do nhiễm đồng thời virus cúm và vi khuẩn.Các biến chứng nghiêm trọng khác có thể kể đến bao gồm viêm cơ tim, viêm não hoặc viêm cơ và suy đa cơ quan (như suy hô hấp và suy thận).Với phụ nữ mang thai có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3-5 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn (7-10 ngày).Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường và có nguy cơ nhập viện cao hơn. Một số nghiên cứu ghi nhận phụ nữ mang thai mắc cúm có nguy cơ nhập viện cao hơn gấp đôi so với phụ nữ không mang thai.Đối với thai nhi, virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh (khi virus cúm xâm nhập vào bào thai, tác động vào sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ), bên cạnh đó khi mẹ sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.Cách tốt nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm mùa và các biến chứng nghiêm trọng tiềm ẩn của cúm mùa theo dược sĩ Lê Bích Giang làtiêm vaccine cúmhàng năm.Việc tiêm phòng cúm khi mang thai (vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ) sẽ mang lại 3 tác động tích cực: Giúp ngăn ngừa cúm và giảm biến chứng cúm cho người mẹViệc tiêm phòng đã được chứng minh là làm giảm khoảng 50% nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do cúm và giảm trung bình 40% nguy cơ nhập viện vì cúm ở phụ nữ mang thai.Về tác động bảo vệ cho thai nhi, tiêm vaccine cúm giúp giảm 51% nguy cơ thai chết lưu, giảm 25% tỷ lệ sinh non và giảm 72% nguy cơ trẻ nhũ nhi (<6 tháng tuổi) nhập viện do cúm.Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc cúm và diễn tiến nặng, nhưng đến 6 tháng tuổi trẻ mới có thể tiêm vaccine phòng cúm. Chính vì thế, việc tiêm vaccine cúm cho phụ nữ trước và trong khi mang thai là rất quan trọng để hình thành các kháng thể truyền cho thai nhi qua nhau thai. Kháng thể này sẽ giúp bảo vệ bé trước nguy cơ mắc cúm trong những tháng đầu sau sinh.Tại Việt Nam, Cục Y tế Dự phòng- Bộ Y tế khuyến cáo vaccine có thể bảo vệ phụ nữ cả trong và sau khi mang thai, tiêm vaccine cho người mẹ giúp giảm 1/2 nguy cơ bị nhiễm cúm ở trẻ cho đến khi trẻ được 4 tháng tuổi.Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ nên tiêm vaccine cúm hàng năm và có thể tiêm vaccine cúm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, tốt nhất nên tiêm phòng cúm trước cao điểm của mùa cúm, ngay khi có vaccine của mùa mới. Phụ nữ sau sinh, ngay cả khi đang cho con bú, vẫn có thể tiêm vaccine phòng bệnh.Tuy nhiên, nếu các bà mẹ không tiêm vaccine sớm trước cao điểm của mùa cúm, vẫn có thể tiêm vaccine trong và sau mùa cúm. Nếu người mẹ đang mắc một tình trạng bệnh lý khác làm tăng nguy cơ biến chứng cúm, chẳng hạn như hen suyễn hoặc bệnh tim, nên cân nhắc việc tiêm phòng cúm trước khi mùa cúm bắt đầu để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu.
https://nhandan.vn/vi-sao-phu-nu-mang-thai-nen-tiem-vaccine-cum-mua-post813825.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "vaccine cúm mùa", "tiêm vaccine", "sản phụ" ] }
Tạm đình chỉ ekip của Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình liên quan sự cố y khoa gây chết người
NDO -Ngày 5/1, lãnh đạo Sở Y tế Quảng Bình cho biết, vừa nhận được báo cáo củaBệnh viện đa khoa TTH Quảng Bìnhvề trường hợp một bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện vàtử vongsau khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Cụ thể, theo báo cáo của Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình, trước đó sáng 19/12/2023, bệnh nhân D.T.L (sinh năm 1978, nữ), trú tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy đến khám bệnh.Qua quá trình khám và thực hiện cận lâm sàng, siêu âm, các bác sĩ phát hiện nhân xơ mặt sau tử cung. Bệnh nhân nhập viện ở Khoa Phụ sản-hỗ trợ sinh sản với chẩn đoán: u cơ trơn tử cung.Chiều 20/12, người bệnh được chỉ định mổ chương trình với chẩn đoán nhân xơ tử cung, phương pháp phẫu thuật: nội soi bóc u xơ. Đến 17 giờ cùng ngày bệnh nhân ra hậu phẫu và sau đó được chuyển về Khoa Phụ sản-hỗ trợ sinh sản điều trị và chăm sóc cấp II.Sáng 23/12, bệnh nhân D.T.L có dấu hiệu bất thường, các bác sĩ bệnh viện liên tục tổ chức hội chẩn liên khoa và hội chẩn toàn viện, chuyển bệnh nhân về Khoa Hồi sức cấp cứu, tập trung nỗ lực điều trị cho bệnh nhân. Chiều cùng ngày, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới để điều trị với tiên lượng nặng.Tới gần 19 giờ tối cùng ngày, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới quyết định chuyển bệnh nhân vào Bệnh viện Trung ương Huế với chẩn đoán: Sốc nhiễm khuẩn/viêm phổi/viêm phúc mạc/hậu phẫu bóc u xơ tử cung. Kết quả cận lâm sàng: CT ổ bụng: thủng đại tràng sigma gây tràn khí ổ bụng và viêm phúc mạc, phù nề, ứ dịch ruột non do liệt ruột, dịch ổ bụng lượng vừa; CT ngực: đông đặc thùy dưới 2 đáy phổi, tràn dịch màng phổi 2 bên…Bệnh nhân được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế lọc máu, hồi sức tích cực nhưng do bệnh quá nặng nên tử vong trưa 25/12.Theo lãnh đạo Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình, đây làsự cố y khoangoài mong muốn. Ngay khi bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế, lãnh đạo bệnh viện đã cử cán bộ vào tận nơi để động viên, thăm hỏi gia đình bệnh nhân; làm các thủ tục, hỗ trợ gia đình chuyển người bệnh về nhà và cử cán bộ, nhân viên kịp thời tới nhà bệnh nhân xấu số chia buồn cùng gia đình.Đồng thời, Ban lãnh đạo Bệnh viện đã chỉ đạo Khoa Phụ sản-hỗ trợ sinh sản tạm đình chỉ ekip thực hiện phẫu thuật, viết tường trình sự việc và tiến hành rà soát tất cả các quy trình, quy chế chuyên môn liên quan vụ việc.
https://nhandan.vn/tam-dinh-chi-ekip-cua-benh-vien-da-khoa-tth-quang-binh-lien-quan-su-co-y-khoa-gay-chet-nguoi-post790789.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Quảng Bình", "sự cố y khoa", "người bệnh", "hồi sức tích cực" ] }
Vai trò của "đánh giá công nghệ y tế" trong xây dựng chính sách bảo hiểm y tế
Hiện nay, ở nhiều quốc gia trên thế giới, "đánh giá công nghệ y tế" đã và đang được coi là công cụ quan trọng trong quá trình thiết lập ưu tiên và hoạch định chính sách y tế, đặc biệt là trong việc xây dựng các gói quyền lợi bảo hiểm y tế. Tại Việt Nam, lần đầu tiên "đánh giá công nghệ y tế" được áp dụng trong xây dựng danh mục thuốc bảo hiểm y tế.
Giải pháp "đánh giá công nghệ y tế" là công cụ quan trọng, nhằm xây dựng các tiêu chuẩn có tính chính xác nhất trong can thiệp y tế để bảo đảm tăng chất lượng dịch vụ y tế, tăng nguồn thu quỹ bảo hiểm y tế (BHYT), giảm chi và chống mất cân bằng cho quỹ BHYT…Thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ trưởng Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế) khẳng định, giải pháp này sẽ giúp người bệnh hưởng lợi khi có cơ hội tiếp cận thuốc và dịch vụ tốt nhất trong BHYT. Điểm mới của việc cập nhật Danh mục thuốc BHYT lần này là thông qua "đánh giá công nghệ y tế" sẽ khuyến nghị doanh nghiệp điều chỉnh giá thuốc phù hợp, để tăng tỷ lệ chi trả cho người dân; giảm chi tiền túi để những người thu nhập thấp tiếp cận được với thuốc có giá cao, hiệu quả điều trị tốt. Danh mục thuốc BHYT đang được Bộ Y tế cập nhật đợt này khá lớn với khoảng 200 loại hoạt chất, do đó, cần xem xét kỹ để lựa chọn thuốc đạt yêu cầu về hiệu quả điều trị, cũng như tỷ lệ thanh toán phù hợp với khả năng chi trả của quỹ BHYT và khả năng đồng chi trả của người dân.Bộ Y tế sẽ tiếp tục triển khai cho các đơn vị y tế "đánh giá công nghệ y tế" để xây dựng danh mục thuốc BHYT. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp cùng hợp tác tuân thủ, khách quan và xây dựng hồ sơ danh mục thuốc BHYT chính xác để bảo đảm đúng theo quy định.Bên cạnh đó, Bộ Y tế sẽ đưa ra khỏi Danh mục thuốc BHYT những thuốc không đạt hiệu quả về điều trị hoặc chi phí, để giảm bớt gánh nặng cho quỹ BHYT và tăng cơ hội dùng nhiều thuốc chất lượng cho người dân. Các bằng chứng khách quan qua đánh giá công nghệ y tế trong nước hoặc quốc tế sẽ bảo đảm tính minh bạch cho các đơn vị cung cấp danh mục thuốc cũng như các trung tâm y tế. Tất cả các thuốc có khả năng làm thuốc so sánh đều được cân nhắc, cho nên các đơn vị cung cấp danh mục thuốc cần cung cấp đầy đủ thông tin về điều kiện sử dụng, trang thiết bị đi kèm..., và tạm thời áp dụng ngưỡng chi trả theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.Việc "đánh giá công nghệ y tế" sẽ do các nhà nghiên cứu thực hiện và các bệnh viện đề xuất, phối hợp với đơn vị nghiên cứu để làm. Các doanh nghiệp dược đăng ký thuốc có trách nhiệm cung cấp các dữ liệu, số liệu liên quan để phối hợp với bệnh viện chuẩn bị. Do đây là lần đầu tiên sử dụng giải pháp này trong rà soát Danh mục thuốc BHYT, Bộ Y tế hy vọng các doanh nghiệp sẽ ủng hộ để tạo công bằng trong tiếp cận cho người bệnh BHYT, đặc biệt là người yếu thế, người nghèo, mắc bệnh hiểm nghèo.Tuy nhiên, mục tiêu của giải pháp này không chỉ để tìm thuốc giá rẻ, mà mục tiêu lớn nhất là người bệnh được tiếp cận với những thuốc tốt, có hiệu quả điều trị cao. Theo các chuyên gia, việc xây dựng gói quyền lợi chăm sóc sức khỏe chính là hiện thực hóa mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân cả về bao phủ dịch vụ và bao phủ bảo vệ tài chính.Các "đánh giá công nghệ y tế" được thực hiện nhằm đưa ra bằng chứng để từ đó có các quyết định về chính sách. Đây là công cụ quan trọng để kiểm soát hiệu quả chi tiêu y tế. Sử dụng bằng chứng để lựa chọn mua sắm, chi tiêu y tế phù hợp, từ đó giảm chi từ tiền túi của người dân.Tuy nhiên, hiện nay, chi từ tiền túi của người dân ở nước ta vẫn còn khá cao, chiếm từ 42-45% tổng chi cho y tế, vẫn là mức cao so với các quốc gia trong khu vực. Ngoài ra, trong cơ cấu chi của quỹ BHYT, tỷ lệ chi cho tiền thuốc chiếm cao nhất (hơn 33%), tiếp theo là phẫu thuật thủ thuật, giường bệnh; do đó, vấn đề kiểm soát chi tiêu, nhất là chi trả tiền thuốc rất quan trọng.Vì lẽ đó, Việt Nam ứng dụng "đánh giá công nghệ y tế" trong xây dựng danh mục thuốc BHYT. Theo các chuyên gia tài chính y tế, hiện nay biện pháp can thiệp để tăng thu ngày càng khó khăn, cho nên tập trung vào biện pháp đổi mới các phương thức chi trả (định suất, chi trả theo trường hợp bệnh) để lựa chọn chi phí y tế hiệu quả.TS Nguyễn Khánh Phương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế) cho biết, theo kinh nghiệm quốc tế, phạm vi đánh giá công nghệ y tế gồm ba đối tượng phổ biến nhất là thuốc, trang thiết bị y tế, can thiệp y tế khác (quy trình chuyên môn kỹ thuật, chương trình y tế). Các bằng chứng "đánh giá công nghệ y tế" được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như lập kế hoạch, phân bổ ngân sách, xây dựng hướng dẫn thực hành lâm sàng, mua sắm thuốc, đàm phán giá thuốc… Việc "đánh giá công nghệ y tế" cần được thể chế hóa là yếu tố quan trọng nhất; trong đó, yêu cầu sử dụng trong ra quyết định chính sách về quyền lợi, chi trả BHYT. Nhưng cũng cần có hội đồng cấp quốc gia, cấp bộ về "đánh giá công nghệ y tế" để bảo đảm tính chính xác, hiệu quả cho công tác y tế như dự phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh tật và nâng cao sức khỏe.Việc sử dụng "đánh giá công nghệ y tế" tại các thời điểm khác nhau sẽ cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, nhằm thúc đẩy một hệ thống y tế công bằng, hiệu quả và chất lượng cao. Mục đích của "đánh giá công nghệ y tế" là phục vụ xây dựng chính sách, là cơ sở để lựa chọn thuốc và đàm phán giá thuốc, dựa trên việc phân tích chi phí hiệu quả của thuốc mới so với thuốc cũ. Điều này rất quan trọng trong bối cảnh xu hướng thâm hụt quỹ BHYT gia tăng và giải pháp tăng thu, giảm chi cũng không bảo đảm cân đối được.GS, TS HOÀNG VĂN MINHHiệu trưởng Trường đại học Y tế công cộng
https://nhandan.vn/vai-tro-cua-danh-gia-cong-nghe-y-te-trong-xay-dung-chinh-sach-bao-hiem-y-te-post790555.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bảo hiểm y tế", "Bộ Y tế", "Thuốc" ] }
Nâng cao kỹ năng hồi sinh tim phổi cho người dân
Ngày 21/5 tại Bệnh viện đa khoa Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ, Viện ứng dụng Công nghệ Y tế (IMT) đã tổ chức ký kết hợp tác với Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương trong khuôn khổ dự án H.E.R.O – vì 1 triệu người Việt Nam được tập huấn hồi sinh tim phổi.
Đây là một trong những dự án nhằm nâng cao nhận thức và trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho người dân để có thể ứng phó hiệu quả trước các tình huống sức khỏe khẩn cấp thông qua kỹ năng sơ cứu và thiết bị hỗ trợ tập huấn hồi sinh tim phổi.Theo Viện Ứng dụng công nghệ y tế, qua nghiên cứu 297 trường hợp ngừng tim ngoại viện tại 4 bệnh viện lớn tại Hà Nội thì tỷ lệ nạn nhân tử vong lên đến 96,2%.Trong đó, 85,2% trường hợp xảy ra được người thân chứng kiến, nhưng chỉ có 8,7% nạn nhân được hồi sinh tim phổi và không có nạn nhân nào được sử dụng máy AED (máy khử rung tim tự động).Vì vậy, để góp phần nâng cao tỷ lệ sống trước các tình huống sức khỏe khẩn cấp, Viện IMT và Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương phối hợp triển khai thực hiện dự án này nhằm mở ra cơ hội cho nhiều người dân được tiếp cận kỹ năng cần thiết trước các tình huống sức khỏe khẩn cấp.Ký kết hợp tác triển khai dự án H.E.R.O - vì một triệu người Việt Nam được tập huấn tim phổi.Dự án bao gồm các hoạt động truyền thôngnâng cao nhận thức, phối hợp nâng cao chất lượng tập huấn sơ cấp cứu và hồi sinh tim phổi cho cộng đồng cũng như gia tăng cơ hội tiếp cận với các kiến thức sơ cứu chính xác, trực quan. Qua đó, nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong do ngừng tim ngoại viện trong cộng đồng.Viện trưởng Viện ứng dụng Công nghệ Y tế Nguyễn Văn Công cho biết: Trong khuôn khổ của dự án hợp tác, Viện ứng dụng Công nghệ Y tế trao tặng Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương 2 mô hình tập huấn CPR (hồi sức tim phổi) đạt chuẩn quốc tế, 1 máy AED Trainer 302 (máy khử rung tim tự động dùng trong tập huấn) cùng 1.000 tài khoản học sơ cứu trực tuyến các kỹ năng cấp thiết trong đời sống tới khách hàng của hệ thống Y tế Hùng Vương nhằm lan tỏa kỹ năng sơ cứu ngừng tim đến cộng đồng.Việc triển khai dự án không chỉ mang lại kiến thức và kỹ năng cần thiết cho người dân, mà còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của sơ cứu trong các tình huống sức khỏe khẩn cấp. Đây là bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong do ngừng tim ngoại viện và mở ra cơ hội cho nhiều người dân được tiếp cận và học hỏi những kỹ năng cứu người quan trọng này.
https://nhandan.vn/nang-cao-ky-nang-hoi-sinh-tim-phoi-cho-nguoi-dan-post810443.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "hồi sinh tim", "sức khoẻ cộng đồng", "kỹ năng cứu người" ] }
182 cá nhân đoạt danh hiệu "Công nhân, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh giỏi" ngành y tế Hà Nội năm 2024
NDO -Ngày 23/5, tại Hà Nội, Công đoànngành y tế Hà Nộitổ chức Hội nghị tuyên dương “Công nhân, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh giỏi ngành y tế Thủ đô năm 2024”. Đây là hoạt động hưởng ứng “Tháng công nhân” năm 2024, nhằm kịp thời tôn vinh và biểu dương những người lao động trực tiếp đã có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, phòng chống dịch bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh trên địa bàn Hà Nội.
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm, trong sự phát triển của y học hiện nay, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh không chỉ là người thực hiện theo các y lệnh của bác sĩ mà họ chính là người trực tiếp chăm lo, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh từ các kỹ thuật nghiệp vụ cho đến chăm sóc tinh thần, nắm bắt tâm lý người bệnh, biết đặt mình vào tâm trạng người bệnh. Vì vậy, chất lượng của một bệnh viện phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, sự chuyên tâm và tận tụy đến từ đội ngũ này.Tin liên quanCông đoàn ngành Y tế Hà Nội phát động Tháng công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024Tuy nhiên, hầu hết đội ngũ Điều dưỡng, nữ Hộ sinh, Kỹ thuật viên là những người lao động trực tiếp, tiếp xúc với bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các yếu tố nguy cơ, rủi ro. Đây cũng là đội ngũ có thu nhập thấp, chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập, điều kiện làm việc, đời sống gặp nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, trong thời gian qua, dù cương vị nào, lĩnh vực nào, đội ngũ công nhân, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên luôn cố gắng công tác, khắc phục khó khăn, không ngừng phấn đấu vươn lên, đóng góp công sức của mình vào hoạt động chuyên môn của đơn vị, góp phần vào thành tựu chung của ngành y tế.Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Hà Nội Trịnh Tố Tâm phát biểu ý kiến tại hội nghị.Đáng chú ý, mặc dù thời gian qua ngành y tế Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, thách thức, nhất là trong giai đoạn của đại dịch Covid-19, nhưng toàn thể đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động ngành y tế Thủ Đô đã chủ động vượt qua mọi khó khăn, thách thức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn. Đồng thời, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước phấn đấu đạt danh hiệu “Người tốt, việc tốt”, “Sáng kiến, sáng tạo”, “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”… Thông qua các phong trào này đã động viên, khích lệ, nâng cao ý thức trách nhiệm, chuyên môn tay nghề cho người lao động để đạt năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Tháng 5 đối với tổ chức Công đoàn là “Tháng công nhân” và cũng là tháng có ngày “Điều dưỡng thế giới” 12/5, các đơn vị trong toàn ngành đã tổ chức nhiều hoạt động hướng về cơ sở để chăm lo, hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động, nhất là đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như: Các Công đoàn ngành y tế Hà Nội đề xuất với Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ 45 người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo với tổng số tiền là 45 triệu đồng. Công đoàn ngành phối hợp Công đoàn cơ sở hỗ trợ cho 483 đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động với tổng số tiền hơn 300 triệu đồng và 110 suất quà, mỗi suất trị giá 500 trăm nghìn đồng; phối hợp Liên đoàn Lao động thành phố, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, Tập đoàn Dược phẩm và thương mại Sohaco và các bệnh viện tổ chức khám, tư vấn, cấp thuốc cho hơn 500 công nhân lao động tại khu công nghiệp Nội Bài với tổng số tiền hơn một tỷ đồng. Khám sức khoẻ sinh sản, tầm soát phát hiện ung thư sớm, phát thuốc miễn phí cho 100 đoàn viên công nhân lao động nữ đến từ các công ty, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc ngành y tế Hà Nội…Toàn cảnh hội nghị.Chủ tịch Công đoàn ngành y tế Trịnh Tố Tâm cho biết thêm, để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục một số khó khăn, hạn chế như: một số chế độ chính sách điều dưỡng và người lao động trực tiếp còn bất cập, mức thu nhập củađiều dưỡng, người lao động trực tiếp còn thấp, chưa bảo đảm với nhu cầu cuộc sống. Công tác thi đua khen thưởng tại một số đơn vị chưa thực sự quan tâm tới người lao động trực tiếp, đối tượng công nhân, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh nên chưa động viên phong trào, chưa tạo ra động lực cho người lao động trực tiếp phấn đấu, thi đua vươn lên khẳng định chính mình… Công đoàn ngành y tế Hà Nội và Công đoàn cơ sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các phong trào thi đua yêu nước.Tiếp tục tăng cường công tác tập huấn, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cho đội ngũ đoàn viên, người lao động. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thi đua khen thưởng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, quan tâm tới đối tượng lao động trực tiếp để động viên, khuyến khích phong trào thi đua phát triển đạt kết quả thực chất. Trong đó, chú trọng tới công tác khen thưởng đột xuất những cá nhân có những hành động, việc làm tốt có tính lan tỏa trong xã hội và cộng đồng.Các cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi năm 2023-2024 chụp ảnh lưu niệm tại hội nghị.Dịp này, Công đoàn ngành y tế Hà Nội đã trao Giấy công nhận, Lô-gô biểu trưng danh hiệu “Công nhân, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Hộ sinh giỏi” ngành y tế Thủ đô năm 2024 cho 182 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi năm 2023-2024.
https://nhandan.vn/182-ca-nhan-doat-danh-hieu-cong-nhan-dieu-duong-ky-thuat-vien-ho-sinh-gioi-nganh-y-te-ha-noi-nam-2024-post810748.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "ngành y tế Hà Nội", "tuyên dương", "Công nhân", "Điều dưỡng", "Kỹ thuật viên", "Hộ sinh" ] }
Tiếng kêu trong đầu cảnh báo bệnh lý thông động tĩnh mạch não
NDO -Bác sĩ khuyến cáo, khi thấy mắt đỏ, lồi, nhìn đôi kèm theo đau đầu, chữa đau mắt không đỡ nên đi khám chuyên khoa thần kinh. Đặc biệt, nếu người bệnh có nghe thấy tiếng kêu trong đầu, rõ về ban đêm thì có nguy cơ cao về thông động tĩnh mạch não.
Bệnh nhân N.T.T (43 tuổi) có triệu chứng đau nửa đầu, mắt nhìn mờ, nghe âm thanh ù ù trong tai suốt ngày đêm, phải ngủ ngồi. Khám tại nhiều bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán chị bị tắc mạch máu não, cho thuốc uống nhưng không đỡ.Nhiều tháng, chị T. mất ngủ, đau đầu dữ dội, phải dùng thuốc giảm đau liều cao hàng ngày, mắt có dấu hiệu lác và nhìn đôi, cả ngày chỉ ngồi kể cả lúc ngủ. Không ăn, không ngủ được khiến chị sút cân, suy kiệt, người đờ đẫn.Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, qua chụp cộng hưởng từ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp chẩn đoán chị T. bị rò động tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang. Đây là một loại dị dạng mạch máu não hiếm gặp với tỷ lệ được báo cáo khoảng 0,15-0,29/100.000 người mỗi năm.Bác sĩ Hiền cho hay, thông thường, máu chảy từ động mạch sang hệ thống mao mạch sau đó trở về tĩnh mạch. Tuy nhiên khi rò động tĩnh mạch, máu sẽ chảy trực tiếp từ động mạch sang tĩnh mạch, không qua mao mạch. Rò từ động mạch sang tĩnh mạch màng cứng vùng xoang hang sẽ khiến xoang hang ứ trệ tuần hoàn, tăng áp lực lên các tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch mắt trên và mắt dưới, gây lồi mắt, đỏ mắt, giảm thị lực."Nếu bệnh không điều trị có thể gây mất thị lực, lác mắt làm mất thẩm mỹ… thậm chí có nguy cơ vỡ, gây xuất huyết não-màng não, trường hợp nặng có nguy cơ tử vong. Kể cả khi điều trị, rủi ro vẫn khá cao vì khi tắc vùng dò động mạch tĩnh mạch này có thể làm tắc các tĩnh mạch dẫn lưu của vỏ não hay thân não gây chảy máu, nhồi máu não cho người bệnh, nếu tổn thương ở thân não có thể gây tử vong", bác sĩ Hiền nói.Để điều trị cho bệnh nhân, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiền hội chẩn với bác sĩ khoa Thần kinh-Đột quỵ, quyết địnhđiều trịxâm lấn tối thiểu bằng nút mạch, dùng các coils (vòng xoắn kim loại) để bít tắc điểm rò. Vùng rò giãn to, nút tắc hoàn toàn thì có nguy cơ gây tai biến.Để bảo đảm an toàn cho người bệnh và đạt mục đích điều trị (giảm tối đa triệu chứng đau đầu, mất ngủ…), các bác sĩ đã quyết định nút tắc khoảng 90%.Người bệnh được gây tê vùng đùi, tỉnh táo suốt quá trình nút mạch. Bác sĩ luồn ống thông siêu nhỏ tại động mạch đùi, tĩnh mạch đùi đi lên não, tiếp cận mạch máu vùng xoang hang.Nguyên nhân gây rò động tĩnh mạch màng cứng có thể do chấn thương, tai nạn hoặc không rõ nguyên nhân. Bệnh thường gặp ở nữ từ 50-60 tuổi, có yếu tố thuận lợi như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường… Người bệnh có biểu hiện đỏ mắt, lồi mắt, giảm thị lực, nhìn đôi, đau đầu, nghe tiếng ù trong tai.Ngay khi bác sĩ thả 2 vòng coils (vòng xoắn kim loại) để bít tắc điểm rò, bệnh nhân cho biết không nghe thấy tiếng kêu trong tai nữa. Phó Giáo sư Hiền tiếp tục thả thêm 1 vòng coils để bảo đảm hiệu quả bít tắc đạt 90%. Ca can thiệp kết thúc thuận lợi. Tĩnh mạchvỏ nãovà não được bảo tồn.Sau 1 ngày, bệnh nhân tỉnh táo, đỡ hẳn đau đầu, bắt đầu nằm ngủ được vì không còn tiếng kêu trong tai. Sau 5 ngày, sức khỏe chị trở lại gần như bình thường, mắt hết đỏ, độ lác giảm 80%, được xuất viện.Theo các chuyên gia, rò động tĩnh mạch màng cứng chiếm 10-15% các trường hợp dị dạng mạch máu não. Có nhiều vị trí rò như xoang hang, xoang ngang, xoang sigma… nhưng tại xoang hang là một trong những vị trí nguy hiểm, rủi ro cao kể cả khi điều trị.Nguyên nhân gây rò động tĩnh mạch màng cứng có thể do chấn thương, tai nạn hoặc không rõ nguyên nhân. Bệnh thường gặp ở nữ từ 50-60 tuổi, có yếu tố thuận lợi như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường… Người bệnh có biểu hiện đỏ mắt, lồi mắt, giảm thị lực, nhìn đôi, đau đầu, nghe tiếng ù trong tai.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hiền nhấn mạnh, với rò động tĩnh mạch màng cứng, phát hiện chính xác bệnh rất quan trọng vì biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý nhãn khoa. Nếu phát hiện càng sớm, lưu lượng rò còn nhỏ thì điều trị càng đơn giản.Để bệnh diễn biến lâu, tình trạng rò nghiêm trọng sẽ kéo theo các biến chứng như xuất huyết não, vỡ mạch máu, nhồi máu não, dẫn đến tử vong… Bệnh có thể phát hiện chính xác qua chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc hoặc chụp cộng hưởng từ.
https://nhandan.vn/tieng-keu-trong-dau-canh-bao-benh-ly-thong-dong-tinh-mach-nao-post788856.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "u não", "dị dạng mạch não", "phẫu thuật" ] }
Biến chứng nặng do mắc bệnh thủy đậu
NDO -Nữ bệnh nhân 17 tuổi gặp nhữngbiến chứngnặng nề do mắc bệnh thủy đậu có bội nhiễm, liệt ruột cơ năng, nguy cơ tử vong cao.
Ngày 20/4, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.Người nhà bệnh nhân mua thuốc nam về sắc cho uống, nhưng không đỡ, được đưa vào cơ sở y tế gần nhà điềutrị. Tại đây bệnh nhân có được sử dụng thuốc Dexamethasone (một thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm mạnh) dạng tiêm.Sau đó bệnh thủy đậu đột ngột tiến triển nặng lên, mụn phỏng nước nổi dầy đặc toàn thân, bệnh nhân sốt cao 40-41 độ C, đau nhiều vùng thắt lưng, không đi lại được, bụng chướng căng, bí trung đại tiện, xuất hiện nhiều mụn mủ trên da.Bệnh nhân bị bội nhiễm nặng nề do mắc thủy đậu.Bệnh nhân được nhập viện vào bệnh viện đa khoa tỉnh rồi chuyển lên khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Lúc này đã trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ C, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm, yếu hai chân, chướng bụng liệt ruột. Kèm theo bệnh nhân có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, mê sảng, kích thích.Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan.Bệnh nhân được hội chẩn, chẩn đoán: Thủy đậu mức độ nặng có bội nhiễm, liệt ruột cơ năng, nguy cơ tử vong cao. Bệnh nhân được điều trị tích cực bằng thuốc kháng vi rút thủy đậu (Acyclovir) dạng truyền tĩnh mạch, các thuốc kháng sinh, điều chỉnh các rối loạn đông máu-chảy máu, hỗ trợ về hô hấp, dinh dưỡng.Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân cũng dần ổn định, sốt giảm, ý thức tỉnh táo, ăn được, bụng đỡ chướng, các xét nghiệm đông máu dần cải thiện.Sau 2 tuần điều trị, (chiều ngày 3/5) bệnh nhân đã phục hồi tốt, mụn nước thủy đậu cũng thoái triển dần, các cơ quan phục hồi và bệnh nhân được cho xuất viện về nhà.Thạc sĩ, bác sĩ Trần Văn Bắc cho biết, thủy đậu (hay còn gọi là trái rạ) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella Zoster, thuộc họ Herpesviridae, gây nên. Các biểu hiện của thủy đậu bao gồm sốt, nhức mỏi, chán ăn, đau đầu, đau cơ, kèm với nổi ban đỏ phỏng nước ở da và niêm mạc (miệng, mắt, tiết niệu,…). Phỏng nước thường mọc ở vùng đầu mặt và thân mình trước, sau đó lan dần ra toàn thân.Thủy đậulây trực tiếp từ người sang người thông qua các giọt bắn đường hô hấp (nước bọt, dịch tiết mũi) khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi, hoặc khi nói chuyện. Ngoài ra, bệnh có thể lây thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch phỏng nước thủy đậu, hoặc gián tiếp thông qua cầm nắm các vật dụng có dính chất tiết phỏng nước.Bệnh thường diễn tiến lành tính và bệnh nhân thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, nhiễm thủy đậu ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ mang thai, người suy giảm miễn dịch, hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ diễn tiến nặng, biến chứng. Các biến chứng nặng như viêm phổi nặng, viêm não- màng não, viêm khớp... có thể dẫn đến tử vong. Riêng phụ nữ mang thai nếu nhiễm thủy đậu có thể gia tăng tần suất sảy thai, đẻ non và đặc biệt là dị tật cho thai nhi.Khi có các triệu chứng bệnh thủy đậu, người bệnh cần đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn và điều trị phù hợp. Đa số các trường hợp thủy đậu có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh nhân thuộc nhóm cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người suy giảm miễn dịch) hoặc có biến chứng thủy đậu, thì sẽ được nhập viện để theo dõi sát và điều trị tích cực.Bác sĩ Bắc đặc biệt lưu ý, khi bị thủy đậu, người bệnh không nên tự ý sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc, nhất là các thuốc có chứa thành phần corticosteroid, làm tăng nguy cơ diễn biến nặng.
https://nhandan.vn/bien-chung-nang-do-mac-benh-thuy-dau-post807793.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương", "thủy đậu", "biến chứng nặng nề", "nguy kịch tính mạng" ] }
Hội Nam y Việt Nam khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân tỉnh Gia Lai
NDO -Hưởng ứng Chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu của Chính phủ, Hội Nam y Việt Nam vừa phối hợp Sở Y tế tỉnhGia Laitổ chức Chương trình khám, tư vấn sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho hơn 450 bà con đồng bào dân tộc Ba Na, Tày, Ja Rai thuộc đối tượng chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, người cao tuổi ở xã Tơ Tung (huyện Kbang) và xã Ia Trok (huyện Ia Pa, tỉnhGia Lai) trong hai ngày 30 và 31/3.
Đoàn thiện nguyện của Hội Nam y Việt Nam có sự tham gia của nhiều giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Đông y có uy tín, tiêu biểu là TTND, GS, TS, BS Trương Việt Bình, Chủ tịch Hội Nam y Việt Nam; TTƯT, PGS, TS, BS CK2 Nguyễn Đại Bình; TTƯT, PGS, TS, BS CK2 Thị Thanh Nhạn,... cùng nhiều bác sĩ thuộc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh Gia Lai, Hội Đông y tỉnh Gia Lai.Chương trình cũng tặng nhiều phần quà và sản phẩm nam dược hỗ trợ người dân với tổng giá trị 860 triệu đồng.Hoạt động khám chữa bệnh và tư vấn sức khỏe miễn phí cho bà con xã Tơ Tung, huyện Kbang ngày 30/3. Ảnh: Hữu PhúcHoạt động khám chữa bệnh thiện nguyện được Hội Nam y Việt Nam tổ chức hằng năm, là hoạt động mang nhiều ý nghĩa nhân văn, được nhân dân, chính quyền và ngành y tế nhiều địa phương đánh giá cao. Tháng 12/2023, Hội Nam y Việt Nam đã thực hiện thành công nhiều chương trình khám và cấp thuốc miễn phí cho người dân xã Lương Trung, Lương Ngoại (thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa); người cao tuổi thôn Yên Xá (xã Tân Triều, huyện Thanh Trì) và phường Phúc La (quận Hà Đông, Hà Nội).Hội Nam y Việt Nam trao nhiều phần quà và sản phẩm nam dược cho người dân. Ảnh: Hữu PhúcTin liên quanKhám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân biên giới ở Điện BiênGS Trương Việt Bình chia sẻ: “Kế thừa và phát huy tư tưởngNam dược trị Nam nhâncủa Thiền sư Tuệ Tĩnh, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện nhiều chương trình thiện nguyện để trở thành hoạt động có quy mô cộng đồng chăm sóc sức khỏe thân tâm cho những người có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước. Hội mong muốn có thêm nhiều địa phương và đơn vị cùng đồng hành trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng”.
https://nhandan.vn/hoi-nam-y-viet-nam-kham-va-cap-thuoc-mien-phi-cho-nguoi-dan-tinh-gia-lai-post802988.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Gia Lai", "Hội Nam y Việt Nam", "cấp thuốc miễn phí", "người cao tuổi", "thiện nguyện" ] }
Hành trình hái quả ngọt của gia đình mắc bệnh lý hiếm muộn
NDO -Hành trình săn 3 con của Nguyễn Thị Nhung thật gian nan khi chồng bị biến chứng quai bị dẫn tới vô tinh và bản thân cũng mắc căn bệnh gây ra tình trạng hiếm muộn do polyp tử cung.
19 tuổi, Nguyễn Thị Nhung (sinh năm 1995, Hải Dương) lên xe hoa về nhà chồng. Không vội vã, Nhung nghĩ mình cần dành thời gian để xây dựng gia đình ổn định. Nhiều năm trôi qua, Nhung mới mang nỗi sợhiếm muộnkhi nhìn thấy ánh mắt dòm ngó và lời dị nghị của mọi người chung quanh.Vợ chồng chị Nhung đã quyết định “đi tìm con” tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI). Đến đây, anh chị đã bất ngờ khi biết mình sẽ không thể có con nếu không can thiệp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng (Micro-TESE) kết hợp với Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF)."Biến chứng teo tinh hoàn của căn bệnhquai bịđã đánh mất khả năng có thai tự nhiên của vợ chồng em", Nhung kể.Vì vậy, bác sĩ phải thực hiện phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro-TESE để tìm tinh trùng cho người chồng, sau đó tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm với trứng của người vợ để tạo phôi.Thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Việt (Trưởng khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết: Phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng Micro-TESE được xem là biện pháp cuối cùng để tìm tinh trùng, mang lại hiệu quả điều trị cao cho các trường hợp vô tinh. Phẫu thuật vi phẫu này cho kết quả tìm thấy tinh trùng rất cao, ít tổn thương mô tinh hoàn, ít biến chứng.Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thị Thúy - Chuyên khoa Sản phụ khoa tư vấn bệnh nhân.Cụ thể, kỹ thuật này cho phép can thiệp vào mô tinh hoàn để tìm những ống sinh tinh có chứa tinh trùng thông qua kính vi phẫu có độ phóng đại lớn. Khi tìm tinh trùng trên những mẫu mô nhỏ, việc lọc tách cũng rất khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ; đôi khi chỉ có thể tìm được một vài tinh trùng hoặc vài chục con vừa đủ để làm thụ tinh ống nghiệm.Trải qua các bước thăm khám, điều trị và thực hiện các phương pháp Hỗ trợ sinh sản hiện đại, vợ chồng chị Nhung đã có phôi đủ điều kiện để chuyển vào tử cung người mẹ.Đến khi chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi thì bác sĩ siêu âm phát hiện những chùm polyp có thể cản trở quá trình đậu thai, bác sĩ chỉ định chị nội soi thăm dò buồng tử cung kết hợp cắt bỏ polyp, hạn chế tối đa chảy máu.Tuy nhiên, do cơ địa nhanh hình thành polyp, chị Nhung cần được các bác sĩ theo dõi chặt chẽ và xác định thời điểm chuyển phôi phù hợp trước khi polyp mới mọc lên.Hai em bé sinh đôi của gia đình chị Nhung.Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Thị Thuý (Phó Trưởng khoa Phẫu thuật-Gây mê hồi sức, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội): Polyp buồng tử cung chiếm khoảng 10-15% nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới và phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán kịp thời các bệnh lý buồng tử cung, đồng thời hỗ trợ điều trị xử lý các tổn thương một cách tốt nhất, giúp tăng tỷ lệ có thai tự nhiên cũng như tăng hiệu quả chuyển phôi thành công ở các cặp vợ chồng can thiệp hỗ trợ sinh sản.Với trường hợp của chị Nhung, polyp dạng chùm, nhỏ rất khó để phát hiện thông qua các phương pháp thông thường như siêu âm bơm nước, siêu âm 3D buồng tử cung…Khi thực hiện phẫu thuật nội soi buồng tử cung, ngoài hỗ trợ phát hiện các tổn thương như: polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung… khiến người phụ nữ khó đậu thai thì bác sĩ có thể tiến hành can thiệp loại bỏ các khối polyp cũng như xử lý tách dính trong các trường hợp dính buồng tử cung.Vượt qua những đợt điều trị vất vả, vợ chồng chị Nhung đã thành công đón bé gái đầu lòng vào tháng 4/2020. Tháng 7/2022, khi con gái đầu lòng được 3 tuổi, hai vợ chồng chị Nhung quyết định trở lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để chuyển phôi trữ với mong muốn bé lớn “có chị có em cho vui cửa vui nhà”.Tưởng đâu mọi việc thuận lợi nhưng sau thăm khám, bác sĩ thông báo niêm mạc tử cung của chị Nhung bị quá sản toàn bộ, polyp dày đặc buồng tử cung, tình trạng còn nhiều hơn cả lần đầu chuyển phôi năm 2019.Cuộc chiến với polyp buồng tử cung một lần nữa lại bắt đầu với gia đình chị. Lần này, chị được bác sĩ chỉ định điều trị thuốc và thực hiện mổ nội soi buồng tử cung ngay trong chu kỳ để loại bỏ các chùm polyp trước khi thực hiện chuyển phôi.Chị Nhung hạnh phúc bên 3 con dù gia đình đều mắc bệnh lý gây ra tình trạng hiếm muộn.Cuộc phẫu thuật nội soi thành công tốt đẹp, bác sĩ thông báo chu kỳ sau có thể thực hiện chuyển phôi. Một lần nữa, chị Nhung lại may mắn khi đậu song thai ở lần chuyển phôi này và sinh hạ cặp song sinh trai-gái rất đáng yêu.Hành trình hái quả ngọt của đôi vợ chồng hiếm muộn này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều các gia đình đang trong hành trình "săn con". Để đồng hành với các gia đình hiếm muộn, từ 19/4-19/5, trong chương trình “Tuần Lễ Vàng 2024”, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận hồ sơ xét duyệt miễn phí 15 ca phẫu thuật nội soi thăm dò buồng tử cung.
https://nhandan.vn/hanh-trinh-hai-qua-ngot-cua-gia-dinh-mac-benh-ly-hiem-muon-post806940.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "hiếm muộn", "polyp tử cung", "vô tinh", "biến chứng quai bị" ] }
Phát động Chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”
NDO -Ngày 28/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con” nhằm truyền tải thông điệp đến các bậc cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ “hãy luôn sẵn sàng đồng hành cùng con trong hành trình lớn khôn” vì thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe thể chất, mạnh tinh thần.
Theo Tiến sĩ Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Bộ Y tế, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm dành mọi nguồn lực và những gì tốt đẹp nhất chotrẻ em.Ngành y tế đã và đang thực hiện tốt các chính sách, chương trình dành cho trẻ em với cách tiếp cận dựa trên các quyền cơ bản của trẻ em như chăm sóc thiết yếutrẻ sơ sinh, dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho phụ nữ mang thai và trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi;Tiêm chủng mở rộng phòng các dịch bệnh nguy hiểm; phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; phẫu thuật tim bẩm sinh cho trẻ em nghèo… nhằm thúc đẩy quyền sống còn của trẻ em.Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em là trách nhiệm chung của mỗi gia đình, các cấp, các ngành, các địa phương và toàn xã hội.Để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, nhân cách, trẻ em phải được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ và giáo dục ở cả 3 môi trường: Gia đình-nhà trường-xã hội. Ba môi trường này có quan hệ mật thiết, tác động qua lại với nhau, tạo thế kiềng 3 chân vững chắc trong việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em.Nhận thấy rõ vai trò quan trọng của cha mẹ với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, Bộ Y tế đã ban hành và chỉ đạo thực hiện quyết liệt các can thiệp chuyên môn như: Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh ngay sau đẻ, chăm sóc trẻ bằng phương pháp Kangaroo, với hành động đơn giản, tác động tối ưu đó là: cái ôm đầu đời, da kề da, bú sữa mẹ ngay từ giờ đầu sau sinh, giúp cho đứa trẻ khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt, tăng cường dinh dưỡng và miễn dịch từ sữa mẹ để trẻ phát triển thể chất và tinh thần, phòng chống bệnh tật.Chính cái ôm đầu đời, da kề da là sự thực hiện tình mẫu tử thiêng liêng mẹ và con, gắn kết và yêu thương con trẻ, thể hiện sự đồng hành của cha mẹ từ những giây phút đầu đời.Chương trình “24 giờ bên con” với thông điệp Vì thế hệ trẻ Việt Nam, khỏe thể chất, mạnh tinh thần là chương trình rất ý nghĩa và giàu tính nhân văn. Chương trình triển khai chuỗi hoạt động tại cộng đồng có sự tham gia của các bậc cha mẹ và các con, cùng vui chơi, cùng trải nghiệm, qua đó góp phần nâng cao vai trò của cha mẹ với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời;Nâng cao sự hiểu biết của cha mẹ và tăng cường thực hiện 24 giờ đồng hành bên con giúp cho con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần; truyền tải thông điệp về việc bố mẹ dành thời gian cho con cái trong nuôi dạy trẻ nhỏ.Chương trình 24 giờ đồng hành bên con, mong muốn và kỳ vọng các gia đình, cha mẹ, người nuôi dưỡng chăm sóc trẻ hãy dành nhiều thời gian nhất bên con để nuôi dưỡng, tương tác, chăm sóc, chơi với trẻ từ khi trẻ nhỏ; quan tâm, giao tiếp, dạy dỗ, giáo dục khi trẻ lớn giúp cho đứa trẻ phát triển toàn diện về thể chất, khỏe mạnh, tầm vóc với tinh thần trong sáng, trí tuệ thông minh, sáng tạo, nhân cách, đạo đức lối sống lành mạnh, hiện đại, góp phần tạo ra thế hệ trẻ Việt Nam trong tương lai chất lượng cao, giúp cho dân tộc Việt Nam ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
https://nhandan.vn/phat-dong-chien-dich-truyen-thong-24-gio-ben-con-post784808.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "chiến dịch truyền thông “24 giờ bên con”", "vì thế hệ trẻ Việt Nam", "Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em", "Bộ Y tế" ] }
Tâm huyết về chủ trương chăm sóc sức khỏe nhân dân của Đảng
Nhắc tớiTổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cá nhân tôi nhớ lời kêu gọi “Tất cả vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân” của đồng chí vào thời đỉnh điểm dịch Covid-19 bùng phát. Khẩu hiệu này đã được hàng vạn cán bộ, chiến sĩ các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch hưởng ứng với tinh thần “nhất hô, bá ứng” ngày đêm bám sát địa bàn, không ngại gian khổ, hiểm nguy đẩy lùi dịch bệnh. Hội Đông y tỉnh Quảng Bình trong thời điểm đó cũng là một trong những đơn vị gương mẫu thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư.
Mới đây, khi đọc bài viết Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành y tế càng được củng cố. Ở phần II của bài viết, đồng chí Nguyễn Phú Trọng thông tin: Cũng nhờ kinh tế có bước phát triển cho nên chúng ta đã có điều kiện để chăm sóc tốt hơn những người có công, phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, chăm lo phần mộ các liệt sĩ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi cho đây là dấu ấn rất lớn của giai đoạn kiến thiết nước nhà.Thật vậy, Quảng Bình là vùng đất chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh; là “túi bom, tuyến lửa” trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhiều gia đình có con, em là liệt sĩ; nhiều gia đình khác có người thân chết, tàn phế vì bom đạn ngay cả sau khi đã hòa bình, thống nhất. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, phần lớn người dân được tiếp cận với hệ thống y tế.Tổng Bí thư nhận định việcchăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dânlà vấn đề lớn còn nhiều khó khăn, thách thức cần khắc phục; đồng thời chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các đơn vị liên quan coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần được ưu tiên triển khai thực hiện thật tốt. Đồng chí viết: Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác phòng, chống dịch bệnh; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ. Ngành y tế đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo sức khỏe nhân dân, góp phần bảo đảm an sinh, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ rõ một số nhiệm vụ trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, trong đó tập trung nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em; đổi mới cơ chế tài chính y tế, hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế; phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ y tế; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện, phát triển hình thức khám chữa bệnh trực tuyến; nâng cao năng lực, chủ động phòng chống dịch bệnh gắn với đổi mới toàn diện hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng.Hội Đông y tỉnh Quảng Bình hiện có tám chi hội trực thuộc ở các huyện, thành phố với 134 phòng chẩn trị. Công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được xác định là nhiệm vụ trọng tâm và quan trọng nhất của hội. Ý thức được trách nhiệm trước người bệnh, cán bộ, hội viên, lương y trong tỉnh đã không ngừng rèn luyện y đức, nâng cao y thuật để từng bước mang lại hiệu quả cao trong công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Hoạt động khám, chữa bệnh miễn phí, tư vấn sức khỏe cho người nghèo và gia đình chính sách được các hội đông y, các phòng chẩn trị hết sức chú trọng. Hằng năm, vào các dịp lễ, Tết, các chi hội đã tổ chức nhiều đợt khám, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi, người nghèo, đồng bào vùng sâu, vùng xa.Ngoài công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, các hội viên Hội Đông y coi trọng công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân cách sử dụng những cây thuốc nam để chữa các chứng bệnh thông thường, giúp người dân chủ động phòng bệnh. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động từ thiện nhân đạo, nhiều năm qua tổ chức Hội Đông y các cấp đã tạo được niềm tin đối với người dân ở các địa bàn.
https://nhandan.vn/tam-huyet-ve-chu-truong-cham-soc-suc-khoe-nhan-dan-cua-dang-post813316.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", "chăm sóc sức khoẻ nhân dân", "tâm huyết", "bài viết" ] }
Vinh danh Top 10 Công ty dược Việt Nam uy tín năm 2023
NDO -Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) ngày 28/11 vừa qua đã công bố danh sách Top 10 Công ty dược Việt Nam uy tín năm 2023 trong nhóm ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế; sản xuất dược phẩm và đông dược.
Bảng xếp hạng do Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố ngày 28/11/2023 dựa trên tổng điểm cao của 3 tiêu chí chính gồm năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất; uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng và khảo sát các đối tượng liên quan được thực hiện trong tháng 10-11/2023.Trong nhóm ngành phân phối, kinh doanh dược phẩm, trang thiết bị y tế, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam-VNVC giữ vị trí số 1, tiếp theo là Tổng Công ty Dược Việt Nam-CTCP, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương CPC1...VNVC là đơn vị đầu tiên đặt mua thành công và đưa hơn 30 triệu liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca về Việt Nam, chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế, kịp thời bảo vệ tuyến đầu chống dịch, bảo vệ tính mạng nhân dân trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nguy hiểm nhất.VNVC cũng tiêm miễn phí cho hàng chục ngàn nhân viên y tế, người lao động, tham gia chiến dịch lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vaccine thần tốc cho nhân dân ngay trong thời điểm cam go của dịch bệnh.Đến nay, VNVC đã có gần 150 trung tâmtiêm chủngtại gần 50 tỉnh, thành phố trên toàn quốc, cung cấp đầy đủ các loại vaccine cho trẻ em và người lớn, đặc biệt là các loại vaccine có cùng công dụng như vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng và các vaccine thế hệ mới, góp phần giải tỏa tình hình khan hiếm vaccine, giúp người dân tiếp cận đầy đủ hơn với các loại vaccine chất lượng cao, từ đó nâng cao tỷ lệ bao phủ tiêm chủng trong cộng đồng.Năm 2023, VNVC tiếp tục thực hiện hàng loạt chiến dịch lớn nhằm nâng cao kiến thức về tiêm chủng và vaccine cho người dân. VNVC còn phát động “Năm hành động vì cộng đồng được bảo vệ bởi vaccine” với chuỗi hoạt động thu hút sự quan tâm, tạo sự lan tỏa như: trao tặng hàng triệu liều vaccine cúm, viêm gan B, lao, uốn ván… cho người dân; phát hành ấn phẩm “Tiêm chủng vaccine trọn đời”, cung cấp khá đầy đủ, toàn diện các thông tin về tiêm chủng; đồng hành tổ chức cuộc thi “Tiêm ngừa - chuyện chưa kể”, tổ chức cuộc thi “Em vẽ dũng sĩ tiêm ngừa cùng VNVC”...Trong danh sách Top 10 Công ty dược Việt Nam uy tín năm 2023 nhóm ngành sản xuất dược phẩm, đứng số 1 là Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, tiếp theo là Công ty Cổ phần Traphaco và Công ty TNHH Sanoffi Aventis Việt Nam...Danh sách Top 5 Công tyđông dượcViệt Nam uy tín vinh danh: Công ty Cổ phần Traphaco, Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty Cổ phần Nam Dược, Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà; Công ty TNHH Dược phẩm Hoa Linh.
https://nhandan.vn/vinh-danh-top-10-cong-ty-duoc-viet-nam-uy-tin-nam-2023-post785015.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "dược phẩm", "công ty dược", "VNVC", "Tốp 10 công ty dược Việt Nam uy tín năm 2023" ] }
Nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn của đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản và cô đỡ thôn, bản
NDO -Ngày 29/5, tại Hà Nội,Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em(Bộ Y tế) phối hợpQuỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF)tổ chức Hội thảo phổ biến và hướng dẫn triển khai Thông tư số: 27/2023/TT-BYT ngày 29/12/2023 của Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên thôn, bản; cô đỡ thôn, bản; kết hợp vận động chính sách cho nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản.
Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em Đinh Anh Tuấn cho biết, mạng lướiy tế thôn bảnở Việt Nam có từ rất sớm và đóng vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt trong việc giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em. Đáng chú ý,cô đỡ thôn bảnlà những người sinh sống tại cộng đồng, sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình để truyền đạt cho người dân thôn bản những thông tin quan trọng về sức khỏe, đồng thời cung cấp dịch vụ làm mẹ an toàn tại cộng đồng.Tin liên quanĐể thôn bản không vắng bóng những cô đỡĐến nay, cả nước có hơn 1.500 cơ đỡ thôn, bản đang hoạt động tại các địa phương. Để trở thành cô đỡ thôn, bản, đội ngũ này phải trải qua quá trình học tập ít nhất là 6 tháng theo chương trình và nội dung đào tạo của Bộ Y tế. Đến nay, chưa cô đỡ thôn, bản nào để xảy ra tai biến cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nhân viên y tế thôn, bản, ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Trước đây đội ngũ y tế thôn, bản chỉ sơ cứu ban đầu, nhưng hiện nay đội ngũ này còn có chức năng phát hiện nguy cơ, chăm sóc dinh dưỡng, tư vấn sức khỏe bà mẹ trẻ em. Đặc biệt đội các nhân viên y tế thôn, bản đã thể hiện rất tốt vai trò của mình trong đại dịch Covid-19 vừa qua.Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) Đinh Anh Tuấn phát biểu tại hội nghị.Vụ trưởng Đinh Anh Tuấn cho biết thêm, sau khi Thông tư số: 07/2013/TT-BYT, ngày 8/3/2013 được ban hành, cô đỡ thôn, bản được công nhận là một loại hình nhân viên y tế thôn, bản. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu thực tế Thông tư số: 07/2013/TT-BYT cần có những chỉnh sửa cho phù hợp điều kiện hiện tại, phù hợp Luật Khám, chữa bệnh hiện hành. Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã đưa hình thức khám chữa bệnh tại nhà vào trong các hình thức khám, chữa bệnh. Cô đỡ thôn, bản được phép làm các kỹ thuật như: đỡ đẻ, khám thai, chăm sóc sau sinh tại nhà.Đây là lý do Bộ Y tế chủ trì xây dựng, ban hành Thông tư số: 27/2023/TT-BYT, ngày 29/12/2023 Quy định tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và nội dung đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản để thay thế Thông tư số: 07/2013/TT-BYT trước đây. Bộ Y tế đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương để xây dựng nội dung cho phù hợp thực tiễn và Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, qua đó góp phần từng bước củng cố, phát triển đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản; đội ngũ cô đỡ thôn, bản một cách hiệu quả nhất.Thông tư số: 27/2023/TT-BYT có 11 Điều, quy định tiêu chuẩn, chức năng, và nhiệm vụ, phạm vi hoạt động khám chữa bệnh với nhân viên y tế thôn, bản cô đỡ thôn, bản; nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên y tế thôn, bản và cô đỡ thôn, bản. Các điều quy định về tổ chức thực hiện, hiệu lực thi hành, điều khoản tham chiếu, điều khoản chuyển tiếp, trách nhiệm thi hành.Ngoài ra, Thông tư có năm phụ lục kèm theo gồm 50 danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh đối với nhân viên y tế thôn, bản; 76 danh mục chuyên môn khám, chữa bệnh đối với cô đỡ thôn, bản; 20 nội dung chuyên môn nghiệp vụ đối với nhân viên y tế thôn, bản; 20 nội dung chuyên môn nghiệp vụ về nội dung đào tạo chuyên môn đối với cô đỡ thôn, bản; chín nội dung về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ nhân viên y tế thôn, bản kiêm nhiệm cô đỡ thôn, bản.Đáng chú ý, Thông tư số: 27/2023/TT-BYT quy định rõ: nhân viên y tế thôn, bản phải hoàn thành chương trình và được cấp chứng chỉ theo nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tối thiểu 3 tháng, có trình độ chuyên môn về y từ trung cấp trở lên (quy định cũ là từ sơ cấp trở lên) và tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản. Đối với cô đỡ thôn, bản hoàn thành chương trình được cấp chứng chỉ theo nội dung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ quy định thời gian đào tạo tối thiểu chín tháng, có trình độ chuyên môn về y từ trung cấp trở lên.Các đại biểu tham dự hội thảo.Tại hội thảo, các đại biểu cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư số: 27/2023/TT-BYT; nguồn kinh phí hỗ trợ hằng tháng cho nhân viên y tế thôn, bản; cô đỡ thôn, bản để duy trì, phát triển đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng để góp phần phát triển hệ thống y tế cơ sở ngày càng vững mạnh tại địa phương mình.
https://nhandan.vn/nang-cao-chat-luong-tieu-chuan-cua-doi-ngu-nhan-vien-y-te-thon-ban-va-co-do-thon-ban-post811672.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em", "Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc", "UNICEF", "khám bệnh", "chữa bệnh", "nhân viên thôn bản", "cô đỡ thôn bản" ] }
Gia Lai: Bùng phát bệnh lở mồm long móng ở huyện Mang Yang
NDO -Ngày 21/5, tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Gia Lai cho biết, qua kiểm tra tình hình dịch bệnh và việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh tại làng Bông Pim (xã Đăk Jơ Ta, huyện Mang Yang), kết quả kiểm tra cho thấy, từ ngày 13 đến 17/5, tại làng Bông Pim đã phát hiện 12 con bò của 5 hộ dân mắc bệnh lở mồm long móng. Qua điều tra dịch tễ xác định, bò mắc bệnh do tự phát, nguyên nhân có thể do thời tiết diễn biến thất thường, bất lợi cho sức khỏe của đàn vật nuôi.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện huyện Mang Yang thường xuyên xuất hiện các ổ dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn vật nuôi. Chỉ trong 1 tháng từ ngày 17/2 đến 17/3, huyện Mang Yang ghi nhận 25 con bò của 13 hộ dân tại 4 làng của xã Hra và thị trấn Kon Dơng mắc bệnh lở mồm long móng.Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnhGia Laicho biết, ngay sau khi phát hiện đàn bò có triệu chứng bệnh lở mồm long móng, Chi cục đã phối hợp, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang tổ chức lấy mẫu trên đàn bò tại làng Bông Pim gửi Chi cục Thú y vùng 5 xét nghiệm để xác định bệnh. Kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút gây bệnh lở mồm long móng.Hiện Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Mang Yang đã cấp 12 lít hóa chất cho Ủy ban nhân dân xã Đăk Jơ Ta để tổ chức tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi trên địa bàn xã và tiêu độc hàng ngày tại ổ dịch. Đồng thời, tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi, nhất là hộ có gia súc mắc bệnh cách ly, chăm sóc, điều trị triệu chứng cho đàn bò, ký cam kết không mua bán, vận chuyển, giết mổ bò bệnh.Mặt khác, cử nhân viên thú y, cán bộ phụ trách địa bàn hằng ngày theo dõi, nắm bắt tình hình dịch bệnh và hướng dẫn, giám sát triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh.Điều đáng nói, trong 2 năm gần đây, đàn trâu, bò của huyện Mang Yang chưa được tiêm vaccine phòngbệnh lở mồm long móngđầy đủ, mà chủ yếu các doanh nghiệp, trang trại tự tiêm. Trong khi đó, ngân sách huyện chỉ hỗ trợ khoảng 50% chi phí mua vaccine tiêm cho đàn vật nuôi của các hộ nghèo, hộ cận nghèo.Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân huyện Mang Yang khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật, không để tiếp tục phát sinh và lây lan. Trong đó, lưu ý huyện Mang Yang cần tập trung chỉ đạo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp phối hợp Ủy ban nhân dân xã Đăk Ta Ley, Đăk Jơ Ta triển khai công tác chống dịch lở mồm long móng, viêm da nổi cục.Hướng dẫn hộ có gia súc mắc bệnh cách ly, chăm sóc, điều trị triệu chứng. Đồng thời, ký cam kết không mua bán, giết mổ, vận chuyển động vật mắc bệnh ra khỏi ổ dịch bệnh.Tổ chức công tác tiêu độc, khử trùng định kỳ 1 lần/ngày khu vực có dịch và 1 lần/tuần vùng bị dịch uy hiếp, bãi chăn thả chung. Tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục bao vây ổ dịch và tiêm phòng cho đàn trâu bò trên địa bàn huyện bảo đảm đạt tỷ lệ 80% trên tổng đàn vật nuôi trở lên.Huyện Mang Yang cần tiến hành ngay việc công bố dịch lở mồm long móng theo quy định của Luật Thú y năm 2015 và bảo đảm đầy đủ theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai.
https://nhandan.vn/gia-lai-bung-phat-benh-lo-mom-long-mong-o-huyen-mang-yang-post810383.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Mang Yang", "dịch lở mồm long móng", "Gia Lai" ] }
Cha mẹ cần làm gì khi phát hiện con dậy thì sớm?
NDO -Trẻdậy thì sớmđang trở thành mối lo lắng của nhiều cha mẹ, nhất là hiện nay tuổi dậy thì đang có xu hướng trẻ hóa.
Hai tháng trở lại đây, gia đình thấy bé H.A.L, 7 tuổi phát triển nhanh chóng tuyến vú. Quá lo lắng trước dấu hiệu bất thường đó, gia đình quyết định đưa bé L., đến Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ thăm khám thì thật ngỡ ngàng với chẩn đoán xác định dậy thì sớm.Thăm khám bé L., có ngực phát triển tương đương độ II Tanner, chưa có lông mu, chưa lông nách và chưa có kinh nguyệt. Do đó, để chẩn đoán chính xác, bác sĩ chỉ định bé làm các phương pháp cận lâm sàng gồm chụp X-quang, siêu âm tử cung-phần phụ, xét nghiệm nội tiết.Dựa vào các “tiêu chuẩn” vàng, bé L., được chẩn đoán xác định là dậy thì sớm với kết quả chụp X-quang tuổi xương tương đương 8 tuổi. Kết quả xét nghiệm nội tiết có LH: 0.934 mIU/mL; FSH: 4.82 mIU/mL; Estradiol: 21.75 pg/mL.Vô cùng bất ngờ với chẩn đoán dậy thì sớm, nhưng gia đình bé L., cảm thấy may mắn khi con được thăm khám kịp thời, chẩn đoán chính xác, sau đó đã được điều trị nội tiết để làm chậm lại tốc độ tăng trưởng và tốc độ dậy thì.Thạc sĩ, bác sĩ Ngô Thị Cam, chuyên khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Medlatec Tây Hồ cho biết, dậy thì sớm khi trẻ có các dấu hiệu dậy thì bắt đầu trước 9 tuổi ở bé trai và trước 8 tuổi với bé gái. Bé trai thường có biểu hiện chiều cao tăng nhanh, phát triển dương vật, mọc lông mu, lông nách, giọng ồm... Ở bé gái, dậy thì sớm có dấu hiệu như tuyến vú phát triển, xuất hiện lông mu, kinh nguyệt, mụn trứng cá, xuất hiện mùi cơ thể.Với những trẻ dậy thì sớm, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm chậm lại quá trình dậy thì sớm, giúp bố mẹ không chỉ an tâm con phát triển chiều cao lý tưởng, bảo đảm học tập như bạn bè cùng trang lứa. Đồng thời, làm giảm áp lực tâm sinh lý ở trẻ, hạn chế các hệ lụy khôn lường gây nên như quan hệ tình dục sớm làm tăng tỷ lệ nạo, phá thai, tăng nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang khi trưởng thành với các bé gái.Theo bác sĩ Cam, trẻ dậy thì sớm có thể do nhiều nguyên nhân.Với bé trai, dậy thì sớm thực sự (trung ương) có thể có nhiều nguyên nhân như: tự phát không rõ nguyên nhân; tổn thương hệ thần kinh trung ương: ứ nước não thất, viêm não, u não, u xơ thần kinh, u mô thừa, chấn thương, tổn thương sau nhiễm khuẩn, bất thường cấu trúc; nguyên nhân khác: thiểu năng giáp kéo dài.Dậy thì sớm giả (ngoại biên) ở trẻ trai có thể do u, quá sản tế bào Leyding, sử dụng nhiều androgen; ở tuyến thượng thận: Tăng sản thượng thận bẩm sinh, u thượng thận, bệnh Cushing, u sản sinh ACTH.Đối với bé gái, nguyên nhân gây dậy thì sớm gồm: dậy thì sớm trung ương (phụ thuộc GnRH) tự phát; tổn thương hệ thần kinh trung ương: U não, u xơ thần kinh, u mô thừa, tổn thương do chấn thương, tổn thương sau nhiễm khuẩn, bất thường cấu trúc.Dậy thì sớm ngoại biên có thể do u buồng trứng, nang buồng trứng, u nguyên thủy nam hóa buồng trứng; u thượng thận, tăng sản thượng thận bẩm sinh, bệnh Cushing; sử dụng nhiều estrogen.Ngoài ra, trẻ dậy thì sớm có thể do nguyên nhân khác như nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học...Để chẩn đoán dậy thì sớm bên cạnh dựa vào lâm sàng như thay đổi về chiều cao cân nặng, vỡ giọng, mụn trứng cá, mọc lông ở mu, nách... thì cần dựa vào trên cận lâm sàng, gồm siêu âm, chụp X-quang cổ tay, xét nghiệm nội tiết: FSH, LH, Testosteron, Estrogen…; xét nghiệm tuyến giáp. Ngoài ra, trong một trường hợp có thể được chỉ định chụp CT, MRI.Bác sĩ Cam khuyến cáo, cha mẹ khi vui chơi cùng con, nếu quan sát trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường về dậy thì sớm thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám vàđiều trịkịp thời. Đồng thời, cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cho con sự thay đổi sinh lý này để trẻ tránh quá sốc, lo lắng về những thay đổi bất thường này.
https://nhandan.vn/cha-me-can-lam-gi-khi-phat-hien-con-day-thi-som-post797237.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "dậy thì sớm", "dấu hiệu nhận biết", "nội tiết" ] }
Hoàn thành xây dựng tòa nhà CDC Thái Bình vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng
NDO -Ngày 23/2, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tổ chức Lễ gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại công trìnhTrung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình. Tham dự buổi lễ, có đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình.
Ông Nguyễn Tiến Cừ, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết, đây là công trình dân dụng có quy mô lớn, có hệ thống kỹ thuật chuyên ngành đặc thù, phức tạp, là khối nhà làm việc 15 tầng, cao nhất từ trước đến nay của tỉnh.Thời gian xây dựng dự kiến 36 tháng, nhưng chủ đầu tư và các nhà thầu đã nỗ lực đẩy nhanh thi công nên đã vượt tiến độ 12 tháng. Đây là điều kiện thuận lợi để giúp sớm hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành y tế Thái Bình.Tin liên quan2 tỷ đồng vật tư, sinh phẩm tặng CDC Thái BìnhDự án có tổng mức đầu tư 225 tỷ đồng, quy mô xây dựng khối nhà chính cao 15 tầng, diện tích sàn 15.800m2cùng hệ thống kỹ thuật và trang thiết bị đồng bộ.Công trình có 158 phòng làm việc và kho chuyên dụng, hội trường và các phòng họp; 6 labo xét nghiệm của CDC; 5 khoa xét nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm. Đây là nơi làm việc của hơn 200 cán bộ và nhân viên kỹ thuật ngànhy tếvới hệ thống kỹ thuật hiện đại như: phòng áp lực âm, phòng sạch khoa vi sinh đạt chuẩn quốc tế…Các đại biểu tham quan bên trong tòa nhà CDC Thái Bình.Mục tiêu xây dựng tòa nhà để đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của 4 đơn vị gồm: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc-mỹ phẩm-thực phẩm, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Chi cục Dân số.Việc sớm hoàn thành công trình để làm thủ tục đưa vào sử dụng giúp sớm hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành y tế tỉnh nhà, đặc biệt là y tế dự phòng, tạo điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ nhân dân theo quy hoạch tỉnh Thái Bình mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hướng tới mục tiêu Thái Bình trở thành trung tâm y tế chất lượng cao trong vùng đồng bằng sông Hồng.
https://nhandan.vn/hoan-thanh-xay-dung-toa-nha-cdc-thai-binh-von-dau-tu-hon-200-ty-dong-post797252.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Trung tâm kiểm soát bệnh tật", "ngày Thầy thuốc Việt Nam", "ngành y tế Thái Bình", "Labo xét nghiệm", "CDC Thái Bình" ] }
Bộ Y tế: Đã giải quyết tình trạng thiếu vaccine sởi cho Chương trình tiêm chủng mở rộng
NDO -Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, Bộ Y tế đã cung cấp đủvaccine sởicho Chương trình tiêm chủng mở rộng.
Trước thông tin vaccine sởi bị gián đoạn trong 3 tháng nay, tại buổi cung cấp thông tin cho báo chí chiều 17/6, Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, cuối năm 2023 mới quyết định ngân sách mua vaccine cho năm 2024. Vì vậy, cuối năm 2023, đơn vị mới làm xong đấu thầu.Đầu tháng 1-2/2024, vaccine mới sản xuất xong và hiện đã chuyển từng lô cho các địa phương tiến hành tiêm chủng từ nay đến tháng 10/2024.Ông Đức cho hay, đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 17/21 triệu liều vaccine sởi và chuyển về cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh. Từ tháng 4-6 đã cung cấp đủ vaccine sởi cho tiêm chủng mở rộng, bảo đảm mỗi tháng đủ 7,5% số trẻ được tiêm vaccine sởi."Cục Y tế dự phòng đã tham mưu cho Bộ Y tế rà soát toàn bộ số trẻ trên cả nước chưa tiêm vaccine sởi, những địa phương nào còn trẻ chưa tiêm đủ mũi sẽ tổ chức tiêm bù, tiêm vét, không để dịch sởi ra tăng", ông Đức nói.Bệnh sởi gia tăng từ đầu năm đến nay, đặc biệt tăng mạnh ở TP Hồ Chí Minh, trong đó số trẻ chưa tiêm vaccine phòng bệnh gia tăng đáng báo động.Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng củađại dịch Covid-19và việc gián đoạn cung ứng các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng trong năm 2022 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng, nhiều trẻ chưa được tiêm đúng lịch, chưa tiêm đủ mũi.Từ đầu năm 2023 khi nguồn cung vaccine bắt đầu có trở lại nhưng chưa đầy đủ, TP Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch tiêm bù mũi, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ vẫn chưa đạt yêu cầu.Số trẻ tiêm đủ 2 mũi sởi ở các độ tuổi đều không đạt 95%, mức bao phủ cần thiết để tạo miễn dịch cộng đồng. Đặc biệt, kết quả tiêm chủng những tháng đầu năm 2024 cho thấy có độ trễ, nhất là các mũi sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi.Ngoài TP Hồ Chí Minh, nhiều địa phương tỷ lệ trẻ tiêm chủng vaccine sởi cũng chưa bao phủ hết, có nơi tỷ lệ tiêm chủng thấp; nhiều phụ huynh quên lịch tiêm chủng của con, tiêm thiếu mũi... dẫn đến bệnh gia tăng.Năm 2024, Việt Nam nằm trong logic chu kỳ 4-5 năm có nguy cơ bùng phát dịch sởi. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, tỷ lệ tiêm vaccine sởi năm 2023 còn thấp, nếu không triển khai tiêm vaccine đầy đủ, sẽ có nguy cơ cao xảy ra dịch.
https://nhandan.vn/bo-y-te-da-giai-quyet-tinh-trang-thieu-vaccine-soi-cho-chuong-trinh-tiem-chung-mo-rong-post814751.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "vaccine sởi", "tiêm chủng mở rộng", "Bộ Y tế", "không thiếu vaccine sởi" ] }
Khánh Hòa: Thêm một vụ nghi ngộ độc thực phẩm do ăn hàng quán trước cổng trường
Chiều 9/4, thông tin từ Trung tâm Y tế Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa cho hay, trên địa bàn huyện xảy ra vụ hàng loạt học sinh các cấp nhập viện sau khi ăn cơm nắm, cơm cuộn do người dân địa phương bán trước cổng trường học. Tính đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, sức khỏe các em đang điều trị ở cơ sở y tế ổn định.
Thông tin ban đầu, sáng 9/4, một người dân tại địa phương tên L. đã làm 114 suất cơm nắm và 28 suất cơm cuộn, bán ngoài cổng trường học các cấp mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn thị trấn Tô Hạp.Khoảng 10 giờ, các học sinh mua và ăn thực phẩm này có triệu chứng như: mệt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài phân lỏng nhiều lần... Các em được đưa đến cơ sở y tế để xử lý ban đầu.Đầu tiên, tại Trường tiểu học Tô Hạp có 4 học sinhcó triệu chứngmệt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài nhiều lần sau khi ăn sáng, tiếp đến rải rác là các trường mầm non, THCS trên địa bàn huyện.Tính đến 16 giờ cùng ngày, có 31 học sinh được đưa đến cơ sở y tế, trong đó, 4 học sinh được xuất viện ngoại trú, 27 em đang được theo dõi điều trị. Sức khỏe của các em tạm ổn định.Ngay khi nhận thông tin vụ việc, Trung tâm Y tế huyện Khánh Sơn triển khai biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm hàng loạt theo quy định. Cơ quan chức năng đến Trung tâm Y tế huyện thăm hỏi và động viên học sinh.Trước đó, ngày 5/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Khánh Hòa cũng phát đi công văn khẩn 930/SGDĐT-VP gửi các Phòng Giáo dục và Đào tạo, đơn vị trực thuộc về việc thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm tại cơ sở giáo dục.Lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh về việc đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm, nguồn nước sinh hoạt và các khâu: chế biến, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong các nhà trường có bếp ăn bán trú; tuân thủ quy trình giao nhận, kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định.Đồng thời chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản, tổ chức ứng phó, xử lý, khắc phục hậu quả khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại đơn vị; kịp thời phát hiện, chủ động báo cáo chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý đối với cơ sở, cá nhân kinh doanh thực phẩm gần khuôn viên trường học không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Người đứng đầu cơ sở giáo dục hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong quá trình tổ chức ăn bán trú do nhà trường quản lý...Cuối tháng 3 vừa qua, liên quan đến việc ăn ở quán ngoài trường học, hàng chục học sinh một Trường THPT trên địa bàn thành phố Nha Trang nhập viện, nghi do ngộ độc thực phẩm. Cả hai vụ việc trên, các em đều đã xuất viện, sức khỏe ổn định.Riêng vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cơm gà ở một quán ăn trên đường Bà Triệu, thành phố Nha Trang ngày 11-12/3 khiến hơn 360 người nhập viện, cơ quan chức năng đang điều tra nguyên nhân sự việc.
https://nhandan.vn/khanh-hoa-them-mot-vu-nghi-ngo-doc-thuc-pham-do-an-hang-quan-truoc-cong-truong-post803901.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "ngộ độc", "học sinh nhập viện", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Dậy thì sớm ở trẻ: Khi nào cần cho trẻ đi khám
NDO -Nhiều bậc cha mẹ hoang mang khi thấy con mình có biểu hiện dậy thì sớm. Các bác sĩ nội tiết nhấn mạnh, có nhiều nguyên nhân gây ra dậy thì sớm, vì thế cần cho trẻ đi khám để phát hiện, điều trị kịp thời, giúp trẻ có sự phát triển về thể chất theo đúng độ tuổi.
Những dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻTuổi dậy hiện nay được tính ở mốc 8-13 tuổi với trẻ gái và 9-14 tuổi ở trẻ trai. Bác sĩ Trần Văn Lưu, Khoa Nội tiết Sinh sản, Bệnh viện Nội Tiết Trung ương thông tin, khi bé gái có biểu hiện dậy thì trước 8 tuổi và bé trai có biểu hiện dậy thì trước 9 tuổi được gọi là dậy thì sớm.Biểu hiện ở bé trai bao gồm phát triển chiều cao nhanh, mọc lông mu, phát triển mùi cơ thể, thay đổi giọng nói, tăng khối lượng cơ, tinh hoàn và dương vật phát triển nhanh… Dậy thì ở bé trai đánh dấu bằng lần xuất tinh đầu tiên.Dấu hiệu dậy thì ở các bé gái phổ biến nhất là tuyến vú phát triển, tăng dịch tiết âm đạo. Bé gái được đánh giá hoàn thiện về dậy thì ở lần kinh nguyệt đầu tiên.Bệnh viện Nội tiết Trung ương từng tiếp nhận thăm khám, điều trị cho nhiều trẻ dậy thì sớm. Trong đó, có trường hợp bé gái 6 tuổi tuy chưa phát triển ngực nhưng đã xuất hiện kinh nguyệt."Nguyên nhân dậy thì sớm của trường hợp này được đánh giá là do ngoại biên, không có các khối u ở não. Sau đó, bệnh nhi được điều trị. Kết quả điều trị hiệu quả, em chấm dứt hiện tượng kinh nguyệt, tâm lý của trẻ và gia đình cũng ổn định hơn", bác sĩ Lưu nói.Những năm gần đây, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 100 cháu đến khám dậy thì sớm. Bệnh viện đang quản lý hơn một nghìn trẻ dậy thì sớm và đang có hơn 500 cháu được điều trị ức chế dậy thì bằng tiêm thuốc. Các trường hợp được can thiệp sớm điều trị rất thành công.Những khuyến cáo cho bậc cha mẹThực phẩm, chế độ ăn uống, sinh hoạt đều là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ. Vì thế, lựa chọn bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đủ chất, không có các chất gây kích thích rất quan trọng với sự phát triển của trẻ.Bác sĩ Lưu cũng cho rằng, chưa có kết luận nào về việc dùng sữa nhiều sẽ dậy thì sớm.Để hạn chế nguy cơ dậy thì sớm cho trẻ, gia đình cố gắng có nguồn thực phẩm sạch, an toàn cho trẻ, giáo dục cho trẻ từ sớm. Về chế độ dinh dưỡng, trẻ cần được ăn nhiều rau, hạn chế đồ ăn sẵn, nhiều đạm, nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh uống nước ngọt có ga… Bố mẹ bổ sung canxi, vitamin D3 theo hướng dẫn của bác sĩ.Ngoài thức ăn, thực phẩm sạch, chúng ta cần nhắc nhở con tập thể dục, tham gia các hoạt động phát triển thể chất như bơi lội, chạy… kích thích tăng chiều cao, giảm dậy thì sớm.Trẻ cũng cần đi ngủ trước 22 giờ bởi quãng thời gian 22 giờ-3 giờ sáng, cơ thể tiết hormon giúp con phát triển chiều cao cân bằng nội tiết.Phụ huynh cũng hạn chế cho con xem các nội dung, chương trình kích thích trí tò mò bé. Đồng thời, cha mẹ cũng khéo léo nói chuyện với con về vấn đề giới tính, hướng dẫn con cách vệ sinh, bảo vệ cơ thể.Ngoài ra, giáo dục giới tính sớm không chỉ ở gia đình, cần được triển khai ở trường. Khi trẻ được được cung cấp kiến thức đúng, đủ, các con không tò mò tìm hiểu, tránh được việc tiếp xúc những nguồn thông tin lệch lạc.Khi phát hiện con có bất thường, có các dấu hiệu dậy thì sớm, theo bác sĩ Lưu, phụ huynh nên bình tĩnh. Hiện tại, y học phát triển và có những can thiệp rất tốt để giúp trẻ trì hoãn dậy thì sớm. Gia đình nên ổn định tâm lý trẻ, động viên và đưa con đến khám chuyên khoa nhi hoặc nội tiết.Các bác sĩ sẽ thăm khám, xác định nguyên nhân xem là dậy thì sớm trung ương (do các khối u ở vùng não hoặc khối u ngoại biên (khối u ở tinh hoàn, buồng trứng), từ trên não hình thành ra nội tiết tố, kích thích tuyến sinh dục phát triển sớm hay do trẻ tiếp cận hóa chất, hormone... để các bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp từng trẻ.Với trường hợp trẻ không có khối u, dậy thì sớm do nguyên nhân ngoại lai, nếu tìm được nguyên nhân này, phụ huynh cần hạn chế nguyên nhân đó.Với dậy thì sớm trung ương, trẻ sẽ được điều trị bằng thuốc chất GnRH đồng vận, để ngăn chặn làm tuyến yên không tiết ra nhiều chất gonadotpopin. Ngoài điều trị thuốc, điều trị tâm lý được đánh giá vô cùng quan trọng. Bác sĩ thông tin trẻ cần có sự đồng hành các chuyên gia tâm lý.Trong 20 năm điều trị dậy thì sớm, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định thuốc có tác dụng rõ ràng trong làm chậm quá trình dậy thì. Trong đó, đặc biệt sẽ giúp cải thiện chiều cao của trẻ. Theo dõi những trẻ điều trị ức chế dậy thì, các bác sĩ thấy khi những trẻ này lớn lên lập gia đình vẫn có khả năng sinh con như những người phụ nữ bình thường khác, không có tác dụng phụ nào với buồng trứng.Các bố mẹ cần trang bị cho con kiến thức, cách phòng tránh các nguy cơ, khắc phục tâm lý sợ hãi, tự ti, lo âu, tò mò. Những bạn phát triển nhanh về cơ thể nhưng chưa có kiến thức xã hội rất dễ bị lạm dụng, ảnh hưởng lớn đến trẻ. Sự chia sẻ, tư vấn của chuyên gia sẽ giúp không chỉ giúp cho con mà còn trấn an tâm lý cho các bậc phụ huynh.
https://nhandan.vn/day-thi-som-o-tre-khi-nao-can-cho-tre-di-kham-post719051.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "dậy thì sớm", "trẻ em", "Bệnh viện Nội tiết Trung ương", "béo phì", "phát triển chiều cao" ] }
Cán bộ trực Tết không lơ là nhiệm vụ, sẵn sàng tiếp đón khám, cấp cứu người bệnh
NDO -Chiều 2/2, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên cùng Đoàn công tác củaBộ Y tế, Công đoàn ngành y tế Việt Nam và Sở Y tế Hà Nội đến thăm và làm việc với 3 bệnh viện: Đa khoa Đức Giang, Đông Đô và Đa khoa Xanh Pôn. Thứ trưởng đề nghị cán bộtrực Tếtkhông được lơ là, sẵn sàng cấp cứu người bệnh.
Tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, báo cáo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, ông Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện cho biết, bệnh viện đã thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.Tổng số lần khám bệnh là hơn 467.000 lượt, đạt mục tiêu 104,5%; tổng số bệnh nhân điều trị nội trú là hơn 51.000 (đạt 111,3%); công suất sử dụng giường bệnh đạt 112,9%. Nhờ đó, thu nhập bình quân của cán bộ, nhân viên y tế tại bệnh viện tăng 18% và thưởng Tết bình quân tăng 10% so năm 2022.Tại Bệnh viện Đông Đô, bác sĩ Đinh Thị Phương Thủy, Giám đốc bệnh viện cho biết, hiện tập trung phát triển ba lĩnh vực mũi nhọn, gồm: tim mạch, mắt và hỗ trợ sinh sản. Các kỹ thuật trong ba lĩnh vực này ngang tầm các bệnh viện hàng đầu Việt Nam. Thậm chí, có những kỹ thuật mới lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam như: kỹ thuật mổ cận thị bằng phương pháp Clear; mổ thay thủy tinh thể không dao. Bệnh viện đặc biệt chú trọng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế.Bên cạnh công tác chuyên môn, bệnh viện cũng thường xuyên chăm lo chu đáo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên. Thu nhập cán bộ ổn định và tăng dần theo từng năm. Xuân Giáp Thìn 2024, thưởng Tết trung bình cho mỗi cán bộ, nhân viên là 15 triệu đồng.Thăm hỏi, tặng quà các y, bác sĩ và bệnh nhân đang điều trị tại ba bệnh viện nói trên, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao những kết quả mà các bệnh viện đạt được; đồng thời lưu ý các bệnh viện rà soát lại cơ số thuốc, vật tư y tế, đặc biệt là thuốc liên quan cấp cứu; chú ý lịch trực Tết bảo đảm duy trì 24/24 giờ, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên thăm hỏi bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.Thứ trưởng nhấn mạnh, các cán bộ trực Tết không lơ là nhiệm vụ, sẵn sàng tiếp đón khám, cấp cứu người bệnh. Cùng với đó, tổ chức tốt hoạt động động viên, thăm và chúc Tết những người bệnh phải ở lại điều trị trong dịp Tết, đặc biệt với bệnh nhân nặng. Ngoài ra, phải quan tâm đến đội ngũ y, bác sĩ trực Tết...Riêng với Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn là một trong hai trung tâm trên thế giới phẫu thuật nội soi một lỗ điều trị nang ống mật chủ ở trẻ, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá cao thành công của ca phẫu thuật cho bé gái 4 tuổi người Australia bị nang ống mật chủ mà ê-kíp bệnh viện vừa thực hiện.Thứ trưởng mong bệnh viện tiếp tục nỗ lực để đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Mặt khác, đẩy mạnh hơn nữa ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động, giúp cả người bệnh và nhân viên y tế đều hưởng lợi.Riêng đối với Bệnh viện Đông Đô, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đánh giá, bệnh viện đã làm chủ nhiều kỹ thuật cao về chuyên khoa mắt. Mong rằng, bệnh viện sẽ kết hợp với các bệnh viện công tiến hành ghép giác mạc cho người bệnh mù lòa. Còn với chuyên khoa hỗ trợ sinh sản, bệnh viện cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng ở lĩnh vực này.Bên cạnh đó, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng đặc biệt nhấn mạnh lĩnh vực tim mạch mà Bệnh viện Đông Đô đang tập trung đẩy mạnh.
https://nhandan.vn/can-bo-truc-tet-khong-lo-la-nhiem-vu-san-sang-tiep-don-kham-cap-cuu-nguoi-benh-post795064.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Bộ Y tế", "Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên", "trực Tết", "khám cấp cứu" ] }
Hợp tác ngăn chặn gia tăng tình trạng kháng kháng sinh
NDO -Bệnh việnNhi Trung ươngvà Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức vừa ký Biên bản ghi nhớ hợp tác triển khai chương trình “Quản lýkháng sinh” (AMS) với Công ty TNHH Pfizer Việt Nam. Hoạt động này giúp nâng cao nhận thức và quản lý kháng sinh được đề cập trong Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Hợp tác bao gồm các hoạt động: phối hợp tổ chức, triển khai các hội thảo khoa học; đào tạo AMS của hai bệnh viện; hỗ trợ triển khai chương trình AMS đến các bệnh viện; nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh và chương trình giám sát AMS.Tiến sĩ, bác sĩ Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho rằng, việc đẩy lùi kháng kháng sinh gặp nhiều thách thức tại Việt Nam do thói quen đã ăn sâu của người dân và những khó khăn nhất định trong khâu quản lý kê đơn. Do đó rất cần sự tập trung nguồn lực và chung tay của các đơn vị, cán bộ y tế và cộng đồng.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đánh giá, chương trình hợp tác là rất quan trọng trong bối cảnh tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng, nhất là với trẻ em. Chương trình hợp tác sẽ mở ra nhiều cơ hội giúp Bệnh viện Nhi Trung ương tăng cường kiểm soát, nâng cao nhận thức về kháng kháng sinh cho bệnh nhân và cho cả đội ngũ nhân viên y tế. Qua đó, giúp giảm tỷ lệ trẻ em kháng kháng sinh, góp phần bảo vệ sức khỏe cho thế hệ tương lai của Việt Nam.Theo Tổ chức Y tế thế giới,kháng kháng sinhlà một trong 10 mối đe dọa sức khỏe hàng đầu thế giới hiện nay, là nguyên nhân dẫn đến khoảng 5 triệu ca tử vong mỗi năm. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ kháng kháng sinh đáng báo động.Kháng kháng sinh không chỉ khiến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm trở nên khó khăn và dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn, mà còn tạo ra gánh nặng kinh tế khi đòi hỏi việc điều trị nâng cao, tốn kém hơn và kéo dài thời gian nằm viện.Trong những năm gần đây, Pfizer đã hợp tác triển khai chương trình Quản lý Kháng sinh tại Việt Nam thông qua nhiều hoạt động. Trong năm 2022-2023, hợp tác trong các hoạt động về quản lý kháng kháng sinh cùng hai bệnh viện: Bệnh viện Chợ Rẫy (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).Mới đây, Pfizer cũng phối hợp Tổng hội Y học Việt Nam triển khai hợp tác cùng các cơ quan chăm sóc sức khỏe trong một số dự án, nhằm hỗ trợ khối bệnh viện trong việc triển khai chương trình quản lý kháng kháng sinh.
https://nhandan.vn/hop-tac-ngan-chan-gia-tang-tinh-trang-khang-khang-sinh-post815122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "kháng kháng sinh", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", "quản lý kháng sinh" ] }
Xây dựng Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo tiêu chuẩn Nhật Bản
NDO -Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) sẽ cùng Tập đoàn Vingroup phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam với những tiêu chuẩn khắt khe và cao cấp của Nhật Bản.
Tập đoàn Vingroup vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏengười cao tuổicao cấp tại Việt Nam.Trong đó, Tập đoàn Well Group sẽ đầu tư trang thiết bị và nguồn nhân lực với việc đưa các chuyên gia và đội ngũ chăm sóc từ Nhật Bản đến Việt Nam, trực tiếp vận hành và quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cấp chuẩn Nhật Bản.Về phía Vingroup, Công ty VinMedtech sẽ đầu tư cơ sở hạ tầng để đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên biệt cho loại hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Hệ thống Y tế Vinmec sẽ đóng góp kinh nghiệm chuyên môn về quản trị bệnh lý, chăm sóc và điều trị bệnh người già.Mô hình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đẳng cấp quốc tế do ba bên triển khai theo hai hình thức: Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong ngày và Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn (nhà dưỡng lão).Đại diện Tập đoàn Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản).Trong đó, mô hình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong ngày dự kiến triển khai đầu tiên tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park 2. Người cao tuổi sống cùng con cháu sẽ được cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp gồm: dịch vụ y tế (chăm sóc cơ bản: sơ cứu, theo dõi huyết áp, cân nặng, quản lý dinh dưỡng, vệ sinh, y học cổ truyền, hồi phục chức năng, nâng cao thể trạng…), dịch vụ lưu trú (phòng nghỉ và bữa ăn trong ngày) và dịch vụ giải trí (hoạt động theo các câu lạc bộ).Mô hình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dài hạn sẽ được triển khai với các dịch vụ tương tự như trên nhưng có thêm các dịch vụ chăm sóc dài hạn như chăm sóc cá nhân; dịch vụ lưu trú (bữa ăn, giặt là, an ninh, lễ tân, hỗ trợ di chuyển…); dịch vụ giải trí…Ông Imura Masashi, Chủ tịch Tập đoàn Well Group bày tỏ với kinh nghiệm chuyên môn, đội ngũ nhân viên vận hành đến từ Nhật Bản của Well Group cùng với những thế mạnh về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hiểu biết thị trường của Vinmec và VinMedtech sẽ cộng hưởng để tạo ra một mô hình chăm sóc sức khỏe tiên tiến, đón đầu làn sónggià hóa dân sốtại Việt Nam.Tại Việt Nam, người cao tuổi gia tăng cả về số người và tỷ lệ trong dân số. Trong giai đoạn 2009-2019, người cao tuổi gia tăng từ 7,45 triệu lên 11,41 triệu. Sẽ chỉ mất không tới 20 năm, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên tăng từ 7% lên 14%.Già hóa dân số khiến cho người cao tuổi phải đối mặt với nhiều bệnh tật mạn tính, có nguy cơ tàn phế, đòi hỏi các biện pháp trợ giúp thích hợp.Do đó, để thích ứng với tình trạng già hóa dân số nhanh, nhiều chuyên gia khuyến nghị Việt Nam cần chú trọng xây dựng hệ thống nhà dưỡng lão, đặc biệt là nhà dưỡng lão có chăm sóc y tế (bệnh nhân Alzheimer); có khu chung cư dành cho người già; từng bước phát triển các Trung tâm ban ngày (cung cấp các dịch vụ xã hội cho người cao tuổi).Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vinhomes Nguyễn Thu Hằng chia sẻ, việc phát triển các viện dưỡng lão hiện đại, chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn cao cấp quốc tế chính là bước tiếp theo trong lộ trình đưa chất lượng sống tại các khu đô thị lên tầm cao mới, nơi mà cư dân dù ở độ tuổi nào cũng luôn được quan tâm, chăm sóc tốt nhất.
https://nhandan.vn/xay-dung-trung-tam-cham-soc-suc-khoe-nguoi-cao-tuoi-theo-tieu-chuan-nhat-ban-post802091.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "Viện dưỡng lão", "Trung tâm chăm sóc người cao tuổi", "mô hình Nhật Bản", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Bé gái 27 tháng tuổi hồi sinh nhờ lá gan hiến từ bà ngoại
NDO -Trải qua 8 tiếng phẫu thuật để nhận một phần gan hiến từ bà ngoại, bé gái 27 tuổi không may mắn mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh đã được hồi sinh.
Cơ hội mong manh cho bé gái 27 tháng tuổiBé B.L.C. sinh ra đã mắc bệnh teo đường mật bẩm sinh. Lúc 3 tháng tuổi bé đã được phẫu thuật Kasai để nối mật-ruột. Niềm vui ngắn chẳng tày gang. Chỉ một năm sau mổ, C. rơi vào trường hợp không may mắn khi kết quả phẫu thuật không giúp bé ổn định sức khỏe.Hệ thống đường mật trong và ngoài gan của bé không được lưu thông, khiến gan ứ mật dẫn đến xơ hóa và cuối cùng là suy gan với nhiều biến chứng nặng như vỡ tĩnh mạch thực quản gây xuất huyết tiêu hóa, cổ chướng. "L.C. chỉ có cơ hội duy nhất sống làghép gan", chị P.T.L - mẹ bé L.C bật khóc nói.Ở tháng 27, C. được đưa nhập viện Vinmec trong tình trạng suy gan giai đoạn cuối, nhiều lần nhiễm trùng đường mật và nhiễm khuẩn huyết, liên tục sốt. Cân nặng bé chỉ 10kg nhưng bụng đã chứa tới hơn 1,3 lít dịch cổ chướng gây nên tình trạng khó thở, chèn ép cơ hoành, chảy máu, vỡ tĩnh mạch thực quản do tăng áp lực tĩnh mạch cửa.Một lần nữa, số phận của em lại bị thử thách khi các kết quả kiểm tra, đánh giá giải phẫu gan cả bố và mẹ L.C. đều cho kết quả không phù hợp.Thạc sĩ, bác sĩ Đào Đức Dũng - phẫu thuật viên chính của ca mổ chia sẻ về ca phẫu thuật.Sự sống của C. chỉ tính bằng ngày vì tình trạng xơ gan ngày một nặng, không còn đáp ứng điều trị. Tình trạng suy dinh dưỡng nặng khiến cơ thể cô bé suy kiệt.Bà ngoại bé, may mắn thay lại là người có gan hiến phù hợp. Sau 3 vòng kiểm tra chặt chẽ, bà H.T.L. (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) được chỉ định lấy một phần lá gan ghép cho cháu ngoại.Đội ngũ y, bác sĩ Vinmec khẩn trương hội chẩn, chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thực hiện thành công ca đại phẫu phức tạp. Ca ghép không chỉ nhằm mục đích giải quyết triệt để vấn đề suy gan, mà giải quyết gốc rễ các biến chứng của tình trạng teo đường mật bẩm sinh nguy hiểm cho bé L.C.Ca phẫu thuật không khó với đội ngũ y, bác sĩ. Sau ghép, thể trạng bé L.C. đã cải thiện nhanh chóng sau ca mổ, da không còn vàng, bụng thon gọn hơn, ăn uống tốt và bắt đầu tăng cân. Các chỉ số cho thấy chức năng mảnh ghép đã ổn định. Theo các bác sĩ, tiếp theo, chỉ cần sử dụng thuốc chống thải ghép, bé hoàn toàn có thể trở lại với cuộc sống bình thường.Bà ngoại của bé cũng đã hồi phục sức khỏe và được xuất viện chỉ sau 5 ngày kể từ khi phẫu thuật hiến gan.8 giờ mang lại cuộc sống mới cho bé gáiCa đại phẫu kéo dài 8 giờ đồng hồ cho bệnh nhân chỉ vỏn vẹn 10kg bị suy gan thực sự là một thách thức.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Huấn, Giám đốc Trung tâm Tiêu hóa-Gan mật-Tiết niệu Vinmec cho biết, để có thể tạo hình mạch máu chính xác, khớp với mạch máu của người lớn, vốn có đường kính lớn gấp 3 lần mạch máu của trẻ em, kỹ thuật của bác sĩ thực hiện phải rất cao.Đồng thời, toàn bộ quy trình gây mê cũng như hồi sức tích cực, chăm sóc sau mổ đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa nhiều chuyên khoa, tuân thủ các quy trình chuyên môn nghiêm ngặt để tránh các biến chứng có thể xảy ra.Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kinh nghiệm thực hiện nhiều ca ghép gan trẻ em cùng các chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản, trong đó có trường hợp bệnh nhân chỉ nặng 7kg, ê-kíp ghép gan của Vinmec đã hoàn toàn làm chủ ca mổ của bé L.C.Bà H.T.L – bà ngoại bé B.L.C (ngoài cùng bên trái) hồi phục nhanh chóng, ra viện chỉ sau 5 ngày phẫu thuật hiến gan.Ngay sau khi hoàn tất ca phẫu thuật, ê-kíp gây mê đã rút ống nội khí quản để bé tự thở, giúp giảm áp lực trong lồng ngực, tăng chất lượng mảnh gan mới ghép và tránh nguy cơ viêm phổi cho người bệnh.Thạc sĩ, bác sĩ Vũ Tuấn Việt, Trưởng Khoa Gây mê, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết, ê-kíp gây mê Vinmec đã liên tục xét nghiệm, điều chỉnh các chỉ số máu, nước tiểu cần thiết, chăm chút từng chi tiết nhỏ trong suốt ca mổ. Bệnh nhân được giảm đau bằng phương pháp gây tê mặt phẳng cơ dựng sống ESP, an toàn và không gây tác dụng phụ. Nhờ đó, ngay khi ca mổ kết thúc, con đã được rút nội khí quản, tỉnh táo trong niềm vui vô bờ bến của bố mẹ.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Đức Huấn cho hay, những thành công trong ghép gan ở trẻ em có thể đem lại sự thay đổi cuộc sống lâu dài, rất có ý nghĩa cho người bệnh."Teo đường mật bẩm sinh là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhiều trẻ đang phải chờ ghép. Vì vậy, những ca phẫu thuật thành công như bé L.C. như tiếp thêm hy vọng cho các gia đình có con đang phải chiến đấu với căn bệnh này. Thời gian tới đây, Vinmec cũng sẽ đẩy mạnh ghép gan trẻ em, cùng với phát triển kỹ thuật ghép gan ở người lớn hiện nay”, bác sĩ Phạm Đức Huấn cho biết.Cho đến nay, Vinmec cũng là một trong số ít các bệnh viện ở Việt Nam thực hiện thường quy ghép gan cho cả trẻ em và người lớn và là bệnh viện đầu tiên ở Việt Nam thực hiện được việc rút ống nội khí quản ngay sau phẫu thuật ghép gan.Nhìn cô con gái vừa được hồi sinh, nhìn hai bà cháu đang bình phục từng ngày, chị P.T.L thấy mình như được sinh ra một lần nữa. "Không có hạnh phúc nào trọn vẹn với tôi hơn lúc này. Nghìn lời cảm ơn không hết với các y, bác sĩ đã giúp con tôi được hồi sinh", chị L. hạnh phúc nói.
https://nhandan.vn/be-gai-27-thang-tuoi-hoi-sinh-nho-la-gan-hien-tu-ba-ngoai-post804466.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "ghép gan", "bệnh nhi", "27 tháng tuổi", "bà ngoại hiến gan" ] }
Mang lại ánh sáng cho 2 người bệnh nhờ ghép giác mạc
NDO -Các bác sĩBệnh viện Trung ương Quân đội 108đã thực hiện thành công 2 ca ghép giác mạc mang lại ánh sáng diệu kỳ cho 2 người bệnh từ nguồn giác mạc của người cho chết não.
Bệnh nhân nam tên B. (sinh năm 1974, ở Nghệ An) bị chấn thương mắt trái cách đây 33 năm để lại sẹo dày vùng trung tâm giác mạc kèm theo đục thể thủy tinh, thị lực rất kém. Ghép giác mạc là giải pháp duy nhất nhưng bệnh nhân đã phải chờ đợi từ rất nhiều năm nay mà không có nguồn giác mạc hiến.Một trường hợp khác là bệnh nhân nam tên H. (sinh năm 1955, ở Phú Thọ) bị viêm giác mạc nội mô từ nhiều năm nay, đã được điều trị thuốc nhiều đợt nhưng không khỏi. Theo lời kể của bệnh nhân, trong suốt thời gian dài mắt trái nhìn rất mờ, thường xuyên bị sưng đỏ, cộm, nhức, chảy nước mắt nhiều gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống.Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã chẩn đoán mắt trái bệnh giác mạc bọng, đục thể thủy tinh, có chỉ định ghép giác mạc. Tuy nhiên, người bệnh phải chờ đợi 3 năm nay vì không có giác mạc hiến.Người hiến giác mạc cho 2 bệnh nhân trên là một nam giới (34 tuổi, ở Phú Thọ) bị chết não do tai nạn giao thông. Sau khi được tư vấn, thấu hiểu việc hiến tạng có thể cứu sống nhiều cuộc đời khác nên gia đình bệnh nhân đã đồng ý hiến mô, tạng sau khi bệnh nhân qua đời.Ngay sau khi được Trung tâm điều phối ghép tạng Quốc gia thông báo, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã khẩn trương đến lấy 2 giác mạc và tiến hành 2 ca mổ liên tiếpghép giác mạckết hợp với phẫu thuật thể thủy tinh cho hai người bệnh. Kết quả tốt hơn cả mong đợi.Ngày thứ 4 sau phẫu thuật, các mảnh ghép trong, thị lực sau chỉnh kính đã đạt được 2/10 và cả 2 người bệnh ra viện sau ghép ngày thứ 5 trong niềm vui khôn xiết.Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hồng, bác sĩ Khoa Mắt, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 – người trực tiếp phẫu thuật ghép giác mạc cho 2 bệnh nhân, đây là các bệnh nhân phức tạp hơn so với thông thường vì phải phẫu thuật ghép giác mạc kết hợp với lấy thể thủy tinh đục, đặt thể thủy tinh nhân tạo. Tại Việt Nam, không nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện được thành công kỹ thuật tương tự.Điều kỳ diệu là có thật, anh B. chia sẻ, đối với anh, đây thực sự là một giấc mơ, anh thấy mình như được sinh ra một lần nữa. Từ nay, anh có thể tiếp tục các dự định đang dang dở, lao động gánh vác trách nhiệm với gia đình. Các người bệnh cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình người đã hiến tặng giác mạc cho mình và các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vì đã cho họ có thể nhìn lại một lần nữa.Tiến sĩ Hồng cho biết, ghép giác mạc như một phép màu giúp cho người bệnh tìm lại nguồn sáng cho đôi mắt của mình. Ghép giác mạc có tỷ lệ thải ghép thấp và quá trình sử dụng thuốc chống thải ghép không phức tạp và tốn kém như ghép các tạng khác. Đặc biệt, quá trình phục hồi khá nhanh, chỉ sau ghép khoảng một tuần người bệnh có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt và làm việc nhẹ nhàng.Tiến sĩ Nguyễn Thế Hồng cho hay, sau khi ra viện, người bệnh ghép giác mạc được cho thuốc về điều trị và hẹn khám lại định kỳ lâu dài. Việc tuân thủ điều trị và đến khám lại đúng hẹn là rất quan trọng để có thể phát hiện sớm những biến chứng cũng như giúp mảnh ghép giác mạc có thể ổn định lâu dài.Bệnh nhân cần phải đến khám lại ngay nếu có các dấu hiệu: mắt đau nhức, đỏ mắt, thị lực giảm… vì đây có thể là dấu hiệu của biến chứng nhiễm trùng, tăng nhãn áp hoặc phản ứng thải mảnh ghép mà nếu không điều trị kịp thời có thể gây hỏng mảnh ghép.
https://nhandan.vn/mang-lai-anh-sang-cho-2-nguoi-benh-nho-ghep-giac-mac-post794326.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:39", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:39", "tags": [ "ghép giác mạc", "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "hiến giác mạc" ] }
Bộ Y tế đề xuất Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết cấm thuốc lá thế hệ mới
NDO -Với mục đích ngăn chặn việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, Bộ Y tế sẽ phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ, trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cấm thuốc lá thế hệ mới vì những hệ lụy sức khỏe với cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Ngày 22/3 Bộ Y tế tổ chức hội thảo cung cấp thông tin về tác hại củathuốc lá mớivà đề xuấtbiện pháp quản lýcác sản phẩm này để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.Thuốc lá điện tử có thật sự ít tác hại so với thuốc lá truyền thống?Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử (tỷ lệ chung) năm 2020 tăng 18 lần so với năm 2015 (từ 0,2% lên 3,6%). Năm 2020, sử dụng thuốc lá điện tử tập trung cao ở nhóm tuổi 15-24 tuổi với tỷ lệ là 7,3%, sau đó là nhóm tuổi 25-44 tuổi (3,2%).Năm 2023, Trường Đại học Y tế công cộng đã có một khảo sát khối học sinh từ lớp 6 đến 12 ở 11 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong nam giới trưởng thành (trên 15 tuổi) giảm trung bình 0,5%/năm.Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong thanh thiếu niên giảm, đặc biệt ở trong nhóm tuổi từ 13 đến 17 tuổi (giảm 50%) là kết quả rất đáng khích lệ trong việc ngăn ngừa sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong giới trẻ.Sử dụng thuốc lá điện tử cũng vẫn tập trung cao ở nhóm tuổi trẻ 15-24 tuổi với tỉ lệ là 7,3%; nhóm tuổi 25-44 tuổi là 3,2%; nhóm tuổi 45-64 tuổi là 1,4%.Ngoài nicotin, thành phần của dung dịch thuốc lá điện tử còn có hàng nghìn hóa chất độc hại và hơn 16.000 loại hóa chất tạo hương vị như mùi bạc hà, socola, trái cây,… để giảm độ gắt của nicotin, làm cho sản phẩm dễ sử dụng hơn và tạo mùi vị hấp dẫn, thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ.Thạc sĩ Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho hay, thuốc lá điện tử, thuốc lá mới diễn ra phổ biến, tăng nhanh ở mức đáng báo động, có trong cả giới trẻ, trẻ em gái. Nhà nước có nhiều biện pháp quản lý, xử lý hành vi buôn lậu nhưng thực tế tình trạng này vẫn đang diễn ra. Ngành công nghiệp thuốc lá đang tuyên truyền coi là tốt hơn sức khỏe so với thuốc lá điếu. Trong khi cơ chế vận hành, tác hại với sức khỏe của thuốc lá thế hệ mới không thật sự tốt hơn so với thuốc lá truyền thống.Việc cho phép sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới sẽ đi ngược lại với cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá, mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá và Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 và các Kế hoạch, chiến lược về nâng cao sức khỏe tại Việt Nam.Việc cho phép thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng sẽ làm gia tăng tỷ lệ sử dụng thuốc lá, đặc biệt là thanh thiếu niên.Trong khi đó, việc thu thuế từ thuốc lá điện tử mang lại cho nhà nước không đáng kể nếu tính toán, so với chi phí gánh nặng bệnh tật, suy giảm phát triển kinh tế do sức khỏe người dân bị giảm sút, suy giảm chất lượng dân số, giống nòi, môi trường, nguồn lực nhà nước phải đầu tư cho y tế, môi trường...Đề xuất Quốc hội sớm ban hành Nghị quyết cấm thuốc lá thế hệ mớiThạc sĩ Đinh Thị Thu Thủy, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế đề xuất Nhà nước cần phải có chế tài cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới: phù hợp xu hướng trên thế giới đối với phần lớn các quốc gia trong nhóm thu nhập thấp và trung bình, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.Hiện tại, trong khu vực ASEAN đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Tổ chức Y tế thế giới cho hay, theo khuyến cáo của WHO, các sản phẩm thuốc lá mới rất độc hại, cả tác hại lâu dài và ngay trước mắt. Nếu không được ngăn chặn hiệu quả, sẽ có nguy cơ cao tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và nhấn chìm những kết quả của phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm gần đây.“Hiện tại các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không được phép nhập khẩu, quảng cáo và bán ở Việt Nam. Tuy nhiên các sản phẩm lậu được bán khá tràn lan và việc thực thi rất yếu. Việc duy trì tình trạng như hiện nay sẽ tới tình trạng sử dụng tiếp tục tăng nhanh trong giới trẻ”, bác sĩ Lâm cho hay.Do đó, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm cũng khuyến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết cấm nhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm này ở Việt Nam. Đồng thời quy định rõ trách nhiệm thực thi và chế tài.Nhóm sản phẩm cần cấm gồm: Các sản phẩm nicotine bao gồm thuốc lá điện tử, túi nicotine và các sản phẩm nicotine mới nổi khác; hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine (thuốc lá điện tử không chứa nicotine); sản phẩm thuốc lá nung nóng.Về lâu dài, cần chuyển và hoàn thiện tiếp các quy định cấm từ nghị quyết vào trong luật sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.Bà Thủy cho biết, từ các ý kiến đóng góp tại hội thảo, Bộ Y tế sẽ có dự thảo văn bản trình Chính phủ và trình Quốc hội để sớm có biện pháp quản lý các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới thông qua việc ban hành Nghị quyết cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới khác.
https://nhandan.vn/bo-y-te-de-xuat-quoc-hoi-som-ban-hanh-nghi-quyet-cam-thuoc-la-the-he-moi-post801083.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "thuốc lá thế hệ mới", "thuốc lá điện tử", "độc hại", "cấm lưu hành thuốc lá điện tử", "Nghị quyết" ] }
Làm gì để sơ cứu người đột quỵ đúng cách?
NDO -Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 8% trong số các ca nhập viện vì đột quỵ là người trẻ. Việc sơ cứu sai cách khiến cho nhiều người bệnh không thể qua khỏi, hoặc gặp những di chứng nặng nề. Do đó, nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong “giờ vàng” vô cùng quan trọng.
Miền bắc lại rơi vào rét đậm trong những ngày qua khiến cho tỷ lệ người dân mắc đột quỵ tăng cao. Mỗi ngày, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 50-55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ.Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới.Do đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những khuyến cáo 6 điều cần làm và 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ.6 điều cần làm với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵĐột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.Một là, lập tức gọi xe cứu thương. Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.Hai là, phải nói tình trạng “đột quỵ não” của người bệnh với cấp cứu 115. Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.Ba là, phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh. Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử...Bốn là, hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống. Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.Năm là, thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR). Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi...Sáu là, cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến.Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).Những việc tối kỵ tránh bệnh nhân gặp biến chứngMột là, không được cho người bệnh uống thuốc. Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não.Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống An cung...Hai là, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.Ba là, không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.Phó Giáo sư Mai Duy Tôn khuyến cáo, khi thấy triệu chứng nghi ngờ như méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt... Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng” mà phải đưa tới cơ sở y tế."Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu", bác sĩ Tôn nhấn mạnh."Thời gian vàng" trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
https://nhandan.vn/lam-gi-de-so-cuu-nguoi-dot-quy-dung-cach-post797676.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Phó Giáo sư Tiến sĩ Mai Duy Tôn", "đột quỵ não", "Bệnh viện Bạch Mai", "trời lạnh" ] }
Kích hoạt báo động đỏ, cứu bệnh nhân nguy kịch
NDO -Bệnh viện đa khoa Đống Đa (Hà Nội) vừa tiếp nhận phẫu thuật cấp cứu một trường hợp sốc mất máu dochửa ngoài tử cungvỡ. Đây là bệnh lý rất thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh.
Kíp trực Khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Đống Đa tiếp nhận người bệnh nữ được cứu thương 115 đưa đến. Kết quả thăm khám và đánh giá sơ bộ: Bệnh nhân lơ mơ, da niêm mạc nhợt, đau khắp ổ bụng, phản ứng thành bụng toàn ổ bụng, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt kẹt 80/60 mmHg, mất máu nhiều…Qua khai thác từ phía người nhà, kíp trực cấp cứu nhận định tình trạng người bệnh có dấu hiệusốc mất máunghi do chửa ngoài tử cung cần được can thiệp truyền dịch, vận mạch, chống sốc tích cực…Kết quả siêu âm cho thấy có nhiều dịch tự do ổ bụng nghi ngờ do khối chửa ngoài tử cung vỡ. Huyết áp cải thiện được 10 phút thì tiếp tục tụt và không đo được, bệnh nhân trở nên lơ mơ.Tin liên quanSản phụ 2 lần ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung được cứu sống kỳ tíchNgay lập tức, kíp cấp cứu tại khoa Cấp cứu đã kích hoạtbáo động đỏtoàn bệnh viện. Bác sĩ ở các chuyên khoa Ngoại, Hồi sức tích cực-chống độc, Gây mê hồi sức… đã nhanh chóng có mặt hội chẩn đánh giá tình trạng người bệnh xác định đây là trường hợp cấp cứu sản phụ khoa nặng, thai ngoài tử cung vỡ gây chảy máu trong ổ bụng với số lượng nhiều, bệnh nhân đang trong tình trạng shock mất máu, nếu không can thiệp khẩn trương có nguy cơ tử vong.Song song với việc giải thích tình trạng bệnh cho người nhà người bệnh và tiên lượng người bệnh rất nguy kịch, nguy cơ người bệnh tử vong rất cao. Sau đó kíp cấp cứu nhanh chóng đưa người bệnh vào phòng mổ để mổ cấp cứu dưới sự đồng ý của gia đình.Sau khoảng 1 giờ giành giật sự sống cho người bệnh, kíp cấp cứu đã cứu ca phẫu thuật thành công cứu sống người bệnh thoát nguy cơ tử vong do sốc mất máu.Người bệnh được tư vấn trước khi ra viện.Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Kim Cương - Trưởng Khoa Ngoại, Bệnh viện đa khoa Đống Đa cho biết, thai ngoài tử cung là một bệnh lý rất phổ biến, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất máu nhiều dẫn đến shock thậm chí có thể tử vong. Tuy nhiên, bệnh lý này hoàn toàn có thể phát hiện từ rất sớm, điều trị ngoại khoa hoặc điều trị nội khoa mà không cần phải phẫu thuật khi được chẩn đoán sớm.Với trường hợp người bệnh bị sốc mất máu nhiều do thai ngoài tử cung vỡ thì phẫu thuật cấp cứu đòi hỏi phải được tiến hành ở cơ sở y tế có đội ngũ bác sĩ trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, kết hợp tốt giữa phẫu thuật-hồi sức trong mổ, thao tác xử trí nhanh chóng, chính xác để kịp thời cầm máu, tránh nguy cơ tử vong cho người bệnh.
https://nhandan.vn/kich-hoat-bao-dong-do-cuu-benh-nhan-nguy-kich-post812421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa Đống Đa", "chửa ngoài tử cung", "sốc mất máu", "báo động đỏ" ] }
Hà Nội tiếp tục xử lý kịp thời dịch bệnh trên địa bàn thành phố
NDO -Trong tuần qua (từ ngày 3/5 đến hết ngày 9/5), thành phố Hà Nội ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 0 tử vong; tăng 13 trường hợp so với tuần trước (12/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay có 628 trường hợp, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (236/0).
Bệnh tay chân miệng trong tuần ghi nhận 129 ca, 0 tử vong, tăng 45 ca so với tuần trước (84/0). Bệnh nhân phân bố tại 28 quận, huyện, thị xã; trong đó một số nơi có nhiều bệnh nhân là Hà Đông 14 ca, Đông Anh và Hoàng Mai mỗi nơi 10 ca.Cộng dồn đến nay, thành phố ghi nhận 1.184 trường hợp mắc tay chân miệng, 0 tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (550/0).Bệnh ho gà trong tuần có 15 ca mắc tại 13 quận, huyện, thị xã (Sóc Sơn và Nam Từ Liêm mỗi nơi ghi nhận 2 ca mắc; Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Sơn Tây, Thanh Xuân, Thanh Oai, Ba Vì, Quốc Oai, Phúc Thọ, Thạch Thất đều ghi nhận 1 ca mắc), 0 có tử vong, tăng 12 ca so với tuần trước (3/0). Cộng dồn 2024 là 78 trường hợp mắc tại 21 quận, huyện, thị xã, 0 tử vong. Trong đó bệnh nhân là trẻ em dưới 4 tháng tuổi chiếm 77%, chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 77%.Ngoài ra, trong tuần qua thành phố ghi nhận một ca mắc não mô cầu đầu tiên trong năm 2024. Đó là trường hợp bệnh nhân nam (22 tuổi, địa chỉ thị xã Sơn Tây), khởi phát bệnh ngày 3/5 với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt (không rõ nhiệt độ), có cơn rét run.Ngày 5/5, bệnh nhân xuất hiện co giật toàn thân, cơn 1-2 phút, trong cơn mất ý thức, tiểu không tự chủ. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Quân y 105, chẩn đoán theo dõi viêm não, màng não chưa loại trừ não mô cầu, được thở oxy, chống co giật, kháng sinh, sau đó chuyển Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng sốt cao 39 độ, lơ mơ, Kernig+, cứng gáy. Xét nghiệm Realtime PCR dịch não tủy, máu và nhày họng cho kết quả dương tính với não mô cầu.Một số dịch bệnh khác như liên cầu lợn, uốn ván, sởi, rubella, viêm não Nhật Bản không ghi nhận trong tuần.Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt độngphòng, chống dịchtrong tuần tới, Sở Y tế Hà Nội đề nghị trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các trạm y tế căn cứ tình hình bệnh nhân và kết quả giám sát côn trùng truyền bệnh sốt xuất huyết để tham mưu UBND xã, phường, thị trấn chủ động triển khai các chiến dịch vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trên địa bàn, lưu ý các khu vực nguy cơ cao, khu vực ổ dịch cũ diễn biến phức tạp.Chủ động giám sát chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnhsốt xuất huyếttại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, các khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời. Giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ năm 2023 tại các quận, huyện: Tây Hồ, Gia Lâm, Chương Mỹ, Ba Vì, Quốc Oai, Phú Xuyên.Thực hiện giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám, chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh và tổ chức điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch. Tổ chức điều tra, xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh, ổ dịch được ghi nhận trong tuần, không để các ổ dịch bùng phát rộng. Thường xuyên rà soát, xác minh, cập nhật thông tin ca bệnh và báo cáo số liệu ca bệnh, ổ dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại, đồng thời triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
https://nhandan.vn/ha-noi-tiep-tuc-xu-ly-kip-thoi-dich-benh-tren-dia-ban-thanh-pho-post808865.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Hà Nội", "Sở Y tế Hà Nội", "phòng chống dịch" ] }
Thuốc lá thế hệ mới đe doạ thành quả phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam
NDO -Ngày 10/10, Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam và Quỹ Bloomberg Philanthropies tổ chức hội thảo nhóm chuyên gia về phòng, chống tác hại thuốc lá.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc QuỹPhòng chống tác hại thuốc lácho biết, Việt Nam luôn xác định phòng, chống tác hại thuốc lá là vấn đề y tế công cộng được quan tâm hàng đầu.Được sự hỗ trợ và đồng hành của Quỹ Bloomberg Philanthropies trong 10 năm qua, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá tại Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã dần hoàn thiện, đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 với các quy định các địa điểm cấm hút thuốc lá, các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và tạo nguồn kinh phí bền vững cho công tác phòng, chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam.Với sự ủng hộ của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế, Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các tổ chức chính trị-xã hội để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.Nhờ đó, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có nhiều kết quả đáng ghi nhận như mạng lưới về phòng, chống tác hại thuốc lá được thành lập với hơn 20 bộ, ngành và các tổ chức chính trị xã hội, 63 tỉnh, thành phố.Công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc được tổ chức trên toàn quốc với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Các sự kiện truyền thông tại cộng đồng đã được các địa phương chủ động lồng ghép vào các sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch.Hiện tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá trong nam giới từ 15 tuổi trở lên giảm từ 42,3% (năm 2020) xuống 38,9% (năm 2022). Tỷ lệ sử dụng hút thuốc lá trong học sinh độ tuổi từ 13 đến 15 tuổi giảm từ 2,5% (năm 2014) xuống 1,9% (năm 2022).Những kết quả trong hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá trong thời gian vừa qua có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đã tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá, thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam cũng như những nỗ lực của Bộ Y tế, của Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. Những thành quả này có phần hỗ trợ rất lớn của Quỹ Bloomberg Philanthropies và các tổ chức quốc tế và trong nước.Bên cạnh những thành công nhất định trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá còn gặp nhiều khó khăn như: Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá còn chưa được thường xuyên; giá thuốc lá rẻ, bày bán khắp nơi; vi phạm quảng cáo, trưng bày tại điểm bán còn phổ biến.Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở nước ta tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là nam giới. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nữ giới gia tăng. Sự xuất hiện của các sản phẩmthuốc lá mới(thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng) đang đe doạ những thành quả hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá của Việt Nam trong hơn 10 năm qua.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê bày tỏ và mong muốn Quỹ Bloomberg Philanthropies và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ cho Việt Nam thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 và Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, đặc biệt là vấn đề tăng thuế thuốc lá; ngăn ngừa việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng; hỗ trợ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông về tác hại của các sản phẩm thuốc lá, đặc biệt là tác hại của các sản phẩm thuốc lá mới trên cả các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội.Quỹ Bloomberg Philanthropies và các tổ chức quốc tế tiếp tục tổ chức các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về thực hiện các chính sách giảm cung và giảm cầu đối với các sản phẩm thuốc lá. Tiếp tục hỗ trợ tăng cường năng lực cho Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá và mạng lưới cán bộ tham gia công tác phòng, chống tác hại thuốc lá của Việt Nam…Tại hội thảo, các chuyên gia quốc tế cũng bày tỏ sự lo ngại thuốc lá điện tử đang có xu hướng tăng nhanh trong đối tượng thanh thiếu niên và phụ nữ trẻ. Theo các chuyên gia, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong phòng, chống tác hại thuốc lá và cần tạo ra một phong trào rộng khắp.
https://nhandan.vn/thuoc-la-the-he-moi-de-doa-thanh-qua-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-tai-viet-nam-post776885.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "thuốc lá thế hệ mới", "thuốc lá điện tử", "thuốc lá nung nóng", "Bộ Y tế" ] }
Đẩy mạnh mạng lưới cấp cứu y tế ngoại viện của Thành phố Hồ Chí Minh
NDO -Ngày 8/6, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh ký công bố giới thiệu Trạm cấp cứu vệ tinh 115 TP Hồ Chí Minh. Trung tâm này sẽ nâng cao năng lực và công suất cấp cứu cho người dân thành phố, đặc biệt là cấp cứu đột quỵ và các bệnh nguy hiểm.
Việc hợp tác triển khai Trạmcấp cứu vệ tinh115 TP Hồ Chí Minh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mạng lướicấp cứu y tế ngoại việncủa thành phố, huy động sức mạnh của y tế ngoài công lập, mang lại lợi ích cho người dân.Trạm cấp cứu vệ tinh 115 TP Hồ Chí Minh tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh UBND TP Hồ Chí Minh vừa ký phê duyệt đề án của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về việc "Phát triển hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh giai đoạn từ nay đến năm 2030 và những năm tiếp theo” theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại.Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Bính, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, lợi thế của bệnh viện là nằm ngay trung tâm thành phố, quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành, bác sĩ giỏi ở nhiều lĩnh vực như hồi sức cấp cứu, tim mạch, đột quỵ, sản khoa, cơ xương khớp, nhi khoa, tiêu hoá,…Đặc biệt, bệnh viện có hệ thống trang thiết bị máy móc rất hiện đại, nhiều thiết bị duy nhất ở Việt Nam, hiếm có trên thế giới giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, chính xác, hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa biến chứng, di chứng.Bệnh viện có hệ thống máy móc với những trang thiết bị hiện đại.Bệnh viện cũng trang bị trung tâm hồi sức cấp cứu với những thiết bị máy móc hiện đại cho phép thực hiện nhiều kỹ thuật hồi sức cấp cứu cao cấp, có khả năng cứu sống người bệnh ở tỷ lệ rất cao, hạn chế tối đa di chứng, áp dụng cho cả trẻ em và người lớn.Có vị trí gần sát sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Trung tâm cấp cứu sẽ thuận tiện với những trường hợp chuyển bệnh bằng đường hàng không hoặc sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp cần di chuyển bằng phương tiện này, cũng như cấp cứu cho hành khách từ sân bay chuyển tới.Tham gia vào Mạng lưới cấp cứu 115 của thành phố, bệnh viện cũng đóng góp xe cấp cứu hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị máy móc và nhân sự chuyên môn cao, sẵn sàng thực hiện sơ cấp cứu hiện trường, tại nhà bệnh nhân với chất lượng chuyên môn tương đương tại bệnh viện đối với nhiều tình huống, đặc biệt là phương án cấp cứu đột quỵ tại nhà cho người bệnh khó di chuyển hoặc khoảng cách xa với các bệnh viện nhằm tiết kiệm tối đa thời gian vàng của tình trạng nguy hiểm này.Với những lợi thế và năng lực vượt trội, trạm cấp cứu vệ tinh này giúp đội ngũ y tế tiếp cận nhanh chóng với người bệnh, rút ngắn thời gian vàng cấp cứu; đáp ứng nhu cầu cấp cứu ngoại viện, đặc biệt là người dân trên địa bàn quận Tân Bình, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất và các vùng lân cận.Phó Giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Quang Bính chia sẻ, với nhiều lợi thế và thế mạnh, bệnh viện hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu về phương án nhân sự, thời gian túc trực và phương tiện phục vụ để trở thành một Trạm cấp cứu vệ tinh 115 TP Hồ Chí Minh; sẵn sàng cho mọi tình huống cấp cứu từ sự huy động của Tổng đài 115, Ban giám đốc, Trực lãnh đạo của Bệnh viện; hoặc trong các hoạt động lễ hội diễn ra tại khu vực TP Hồ Chí Minh theo sự chỉ đạo của Sở Y tế.Tham gia vào Mạng lưới cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh và trở thành Trạm cấp cứu vệ tinh 115, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh luôn sẵn sàng với đội ngũ túc trực cấp cứu 24/24 liên thông nhận thông tin cuộc gọi từ Tổng đài 115 - Trung tâm Cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh."Chúng tôi áp dụng quy trình xuất xe cứu thương chỉ trong vòng 3-5 phút, ngay sau khi nhận điều phối từ tổng đài Trung tâm Cấp cứu 115", Phó Giáo sư Bính cho hay.Thầy thuốc nhân dân, Tiến sĩ, bác sĩ Phan Thị Xuân, Trưởng khoa Cấp cứu kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh (nguyên Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy) nhận định, sự liên kết giữa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh và Trung tâm Cấp cứu 115 TP Hồ Chí Minh mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân, trong đó đặc biệt kết nối và tiếp cận sớm nhất các trường hợp cần cấp cứu để xử lý ban đầu và điều trị chuyên sâu; đem đến khả năng phục hồi tốt nhất cho bệnh nhân, từ đó giảm gánh nặng gia đình cũng như giảm gánh nặng xã hội.Theo bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Văn Mười Một - Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, Khoa Cấp cứu hoạt động 24/24 vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả các ngày lễ; với 3 xe cấp cứu, 34 giường bệnh, 21 bác sĩ và đông đảo điều dưỡng, nhân viên chăm sóc luôn sẵn sàng cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
https://nhandan.vn/day-manh-mang-luoi-cap-cuu-y-te-ngoai-vien-cua-thanh-pho-ho-chi-minh-post813360.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Trạm cấp cứu vệ tinh 115 TP Hồ Chí Minh", "Sở Y tế TP Hồ Chí Minh", "Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh" ] }
Xử trí kịp thời cho ca chửa ngoài tử cung trước và sau phúc mạc hiếm gặp
NDO -Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa phát hiện và điều trị cachửa ngoài tử cungtrước và sau phúc mạc đồng thời là hình thái của ung thư nguyên bào nuôi, vô cùng hiếm gặp trên thế giới
Khoa Phụ A5,Bệnh viện Phụ Sản Hà Nộitiếp nhận bệnh nhân N.T.H (48 tuổi, Hà Nội) nhập viện do kinh nguyệt không đều, mất kinh 3 tháng, đau bụng vùng hạ vị, chỉ số xét nghiệm beta HCG lên tới 79.000mlU/ml, tương đương có 1 túi ối rất phát triển.Tuy nhiên trái với dự đoán, hình ảnh siêu âm đường âm đạo, siêu âm ổ bụng và chụp MRI đều không quan sát thấy khối thai hoặc khối chửa ở bất kỳ chỗ nào trong ổ bụng, trong khi kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số beta HCG vẫn tiếp tục tăng.Một lần nữa, bệnh nhân được siêu âm hội chẩn với khoa Chẩn đoán hình ảnh, phát hiện thấy hình ảnh âm vang nghi ngờ khối chửa ở phía sau buồng trứng phải.Dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Mai Trọng Hưng – Phó Giám đốc phụ trách bệnh viện và Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Đỗ Khắc Huỳnh - Phó Giám đốc bệnh viện, bệnh nhân đã được phẫu thuật nội soi chẩn đoán.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Anh Đào - Trưởng khoa Phụ A5 cùng ê-kíp đã tìm thấy khối chửa nằm một phần ở phía sau phúc mạc, một phần lồi vào trong ổ bụng rất rõ nét. Ê-kíp đã cẩn trọng bóc tách, lấy toàn bộ khối chửa cả mặt trong và sau phúc mạc gửi giải phẫu bệnh.Sau phẫu thuật, lượng beta HCG giảm rất nhanh, chỉ còn 35.000mlU/ml ở ngày thứ nhất, 17.800 mlU/ml ở ngày thứ hai. 7 ngày sau mổ, kết quả giải phẫu bệnh trả lời đây là 1 trường hợp chửa ngoài tử cung đặc biệt, khối chửa là một hình thái ung thư nguyên bào nuôi (ung thư rau). Bệnh nhân cần nhập viện để điều trị hoá chất.Trên thế giới, hiện có 20 bài báo cáo liên quan đến các trường hợp chửa sau phúc mạc. Ca chửa ngoài tử cung trước và sau phúc mạc đồng thời lại là hình thái của ung thư nguyên bào nuôi của chị N.T.H rất hiếm được đề cập tới cũng là một ca bệnh đặc biệt trên thế giới.Mặc dù là một hình thái bệnh lý hiếm gặp nhưng bệnh nhân đã được chẩn đoán rất chính xác và xử lý kịp thời bằng phẫu thuật nội soi kết hợp với hoá trị liệu.
https://nhandan.vn/xu-tri-kip-thoi-cho-ca-chua-ngoai-tu-cung-truoc-va-sau-phuc-mac-hiem-gap-post791697.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "chửa ngoài tử cung trước và sau phúc mạc", "chửa ngoài tử cung", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội" ] }
Bộ Y tế cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm Sibutramin
Chiều 18/4,Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tếthông tin về kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia đối với sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp người bệnh sử dụng sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân mua trên mạng xã hội.Theo kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia, sản phẩm nêu trên có chứa Sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.Cục An toàn thực phẩm cũng cho biết, qua tra cứu dữ liệu, Cục An toàn thực phẩm chưa cấp Giấy Tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho sản phẩm Detox Táo.Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua và sử dụng sản phẩm nêu trên. Nếu phát hiện sản phẩm lưu thông trên thị trường đề nghị thông báo ngay cho cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.Trước đó, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân bị ngộ độc do sử dụng sản phẩm Detox cơ thể có chứa chất cấm Sibutramine.Bệnh nhân là P.T.H (nữ, 26 tuổi) có tiền sử giảm tiểu cầu vô căn 11 năm, đã điều trị tại Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương 2 năm.Vì có nhu cầu giảm cân, chị H. mua sản phẩm có tên gọi Detox Táo về sử dụng. Trong 1 lọ sản phẩm có 2 loại viên giống thuốc màu vàng và xanh, chị uống sản phẩm trong 10 ngày có hiện tượng bị đau dây chằng, sau 2 tuần sử dụng, mắt đột ngột không nhìn thấy gì theo cơn.Ngày 28/3, chị H. xuất hiện 2 cơn giảm thị lực, được chuyển vào Trung tâm Thần kinh của Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Tại đây, kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) cho thấy, hình ảnh tổn thương lồi thể chai, chị H. được theo dõi do ngộ độc.Khai thác tiền sử bệnh nhân, các bác sĩ được biết chị H. có uống "thuốc" giảm cân có tên Detox Táo. Xét nghiệm loại "thuốc" này phát hiện có chứa chất cấm Sibutramine. Chị H. sau đó được chuyển sang Trung tâm Chống độc của bệnh viện để tiếp tục điều trị.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân H. mới sử dụng sản phẩm giảm cân khoảng 10 ngày đã có các biểu hiện về thần kinh, mắt, tổn thương não rất rõ ràng, nếu dùng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.Bệnh nhân H. mua sản phẩm này trên mạng được quảng cáo là để giảm cân và trong sản phẩm này cóchất cấm Sibutramine. Sibutramine là một loại chất đã bị cấm sử dụng trên người, vì chất này có thể gây những tổn thương ở người, gây nguy cơ đột qụy não, đau thắt, nhồi máu cơ tim.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cũng cho biết, thực tế đã ghi nhận nhiều sản phẩm là thực phẩm chức năng trộn những loại chất độc hại bị cấm sử dụng, hoặc trộn những chất được phép sử dụng nhưng với liều lượng không đảm bảo. Riêng tại Trung tâm Chống độc, trước đây đã tiếp nhận những trường hợp ngộ độc những loại thực phẩm chức năng có chứa chất cấm."Đã có trường hợp bệnh nhân hôn mê, co giật, tổn thương não và đã phải cấp cứu điều trị. Xét nghiệm những loại sản phẩm này thì có chứa chất cấm, ảnh hưởng đến sức khỏe như Sibutramine, Phenolphtalein… Thậm chí có những chất chỉ được phép có trong thuốc nhưng lại được cho vào trong thực phẩm chức năng, uống phải những chất này rất ảnh hưởng đến sức khỏe vì hoàn toàn không thể kiểm soát chất lượng và liều lượng", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo.Theo các chuyên gia y tế, Sibutramin là hoạt chất được chỉ định trong điều trị béo phì bao gồm giảm cân và duy trì cân nặng. Tuy nhiên, thuốc gây ra một số rối loạn, đặc biệt tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch ở những người có nguy cơ cao.Sibutramin bị FDA cấm lưu hành từ tháng 10/2010. Tại Việt Nam, ngày 8/6/2010, Cục Quản lý Dược đã ngưng cấp phép nhập khẩu Sibutramine. Năm 2011, Cục đình chỉ lưu hành và thu hồi các thuốc chứa hoạt chất Sibutramin do có tác dụng không mong muốn. Cục cũng rút số đăng ký của tất cả thuốc có chứa hoạt chất Sibutramin. Các bệnh viện, viện có sử dụng thuốc này cũng bị Cục yêu cầu dừng ngay việc kê đơn, sử dụng thuốc.
https://nhandan.vn/bo-y-te-canh-bao-san-pham-detox-tao-ho-tro-giam-can-chua-chat-cam-sibutramin-post805373.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Detox Táo", "Cục An toàn thực phẩm", "Viện Pháp y Quốc gia", "Giảm cân", "Trung tâm Chống độc" ] }
Bảo đảm điều trị ARV bền vững cho người nhiễm HIV
NDO -Việt Nam hiện có 98,4% người được điều trị ARV có tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế, cao hơn năm 2022 (96%) và hiện là chỉ số duy nhất đạt mục tiêu 95-95-95 của Việt Nam tiến tới chấm dứt bệnh HIV vào năm 2023.
Tỷ lệ bệnh nhân HIV điều trị ARV tăng caoTại Việt Nam, kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, ước tính hiện nay có khoảng 250.000 người đangsống chung với HIV.Công tác điều trị thuốc ARV cho người nhiễm HIV được triển khai tại Việt Nam đến nay đã hơn 20 năm. Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm có trên 10.000 người nhiễm HIV được đưa vào điều trị thuốc ARV. Từ năm 2019, Việt Nam bắt đầu chuyển giao chi phí thuốc ARV và các dịch vụ điều trị ARV cho bảo hiểm y tế chi trả. Từ năm 2020, Việt Nam đã thực hiện phác đồ ARV tối ưu theo khuyến cáo của WHO.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS cho biết, hiện cả nước có 534 cơ sở điều trị, trong đó 506 cơ sở đang điều trị thuốc ARV bảo hiểm y tế.Tính đến 14/9/2023, cả nước có 177.009 bệnh nhân đang điều trị ARV, trong đó 2.748 bệnh nhân trẻ em, 174.261 bệnh nhân người lớn. Mở rộng điều trị ARV qua bảo hiểm y tế, phấn đấu tỷ lệ bệnh nhân điều trị ARV có tải lượng virus HIV dưới ngưỡng ức chế đạt 95% trở lên.Hiện cả nước có 534 cơ sở điều trị, trong đó 506 cơ sở đang điều trị thuốc ARV bảo hiểm y tế."Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng điều trị ARV cao với tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì cao. Năm 2017, tỷ lệ này là 94%. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ này luôn duy trì trên 95% và đến cuối năm 2023 đạt hơn 98%. Tỷ lệ HIV kháng thuốc mắc phải ở mức thấp dưới 5% (năm 2020)", Cục trưởng Phan Thị Thu Hương cho hay.Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con bằng thuốc ARV là một trong các ưu tiên của Chiến lược quốc gia phòng, chống AIDS. Với việc mở rộng và sử dụng phác đồ ARV tối ưu, số trẻ nhiễm HIV từ mẹ đang giảm dần.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương cho hay, với phương châm “lấy người bệnh là trung tâm”, công tác điều trị HIV được định hướng theo hướng cung cấp gói dịch vụ toàn diện về điều trị HIV/AIDS.Theo đó, các cơ sở y tế đã kết nối điều trị thuốc ARV sớm cho người mới phát hiện nhiễm HIV, giúp họ đạt ức chế virus và phục hồi miễn dịch sớm, giảm nguy cơ tử vong và hạn chế lây nhiễm HIV ra cộng đồng.Cung cấp đầy đủ các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người bệnh HIV qua bảo hiểm y tế bao gồm xét nghiệm CD4, xét nghiệm TLHIV, cấp thuốc ARV 90 ngày sử dụng; điều trị các nhiễm trùng cơ hội nặng ở người nhiễm HIV giúp họ sớm phục hồi miễn dịch và giảm tỷ lệ tử vong do AIDS.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS.Quản lý, điều trị lao tiềm ẩn, các bệnh đồng nhiễm trên người bệnh HIV: Lao, viêm gan B, C các bệnh lây qua đường tình dục.Tăng cường công tác điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua thực hiện xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai nhằm phát hiện sớm phụ nữ mang thai nhiễm HIV đưa họ vào điều trị HIV và quản điều trị dự phòng cho trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm HIV.Việt Nam là một trong các quốc gia có chất lượng điều trị ARV cao với tỷ lệ bệnh nhân có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế luôn được duy trì cao. Năm 2017, tỷ lệ này là 94%. Từ năm 2018 đến nay, tỷ lệ này luôn duy trì trên 95% và đến cuối năm 2023 đạt hơn 98%. Tỷ lệ HIV kháng thuốc mắc phải ở mức thấp dưới 5% (năm 2020).Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDSQuản lý, chăm sóc vị thành niên nhiễm HIV về tư vấn bộc lộ, tuân thủ điều trị, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn bao gồm sức khỏe tâm thần cho nhóm tuổi nàyMở rộng điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV cho mọi đối tượng bị phơi nhiễm với HIV và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc ARV (PrEP) cho quần thể có nguy cơ cao nhiễm HIVThực hiện sàng lọc, quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm ngay tại cơ sở điều trị HIV, tập trung vào các bệnh tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu, đái tháo đường. Từng bước triển khai sàng lọc các rối loạn sức khỏe tâm thần (lo âu, trầm cảm), sàng lọc ung thư cổ tử cung ở nữ giới nhiễm HIV phát hiện sớm chuyển đến cơ sở điều trị chuyên khoa.Tin liên quanChất lượng điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam trong nhóm đầu thế giớiĐể duy trì điều trị ARV bền vữngViệc cung ứng thuốc ARV và thực hiện các xét nghiệm theo dõi điều trị (xét nghiệm TLHIV) vô cùng quan trọng trong việc duy trì, theo dõi hiệu quả điều trị của người bệnh.Nếu thuốc ARV cung ứng không đầy đủ, người bệnh HIV bị gián đoạn điều trị hoặc duy trì phác đồ điều trị không hiệu quả sẽ có nguy cơ kháng thuốc và thất bại điều trị. Việc kháng thuốc này có tạo ra hệ lụy nữa là có thể sẽ làm xuất hiện tình trạng nhiễm HIV kháng thuốc. Lý do là khi điều trị ARV không hiệu quả, xuất hiện chủng HIV kháng thuốc, tải lượng virus HIV ở người bệnh tăng trên 200 bản sao/ml. Điều này sẽ dẫn đến việc lây truyền chủng HIV kháng thuốc sang người khác qua quan hệ tình dục.Để duy trì điều trị ARV bền vững, theo Cục trưởng, tới đây, ngành y tế cần thực hiện mô hình Kết nối tìm ca-xét nghiệm HIV-cơ sở điều trị HIV; huy động sự tham gia của các nhóm cộng đồng; mở rộng cơ sở xét nghiệm HIV và cơ sở điều trị HIV tại tuyến y tế cơ sở đủ điều kiện cung cấp dịch vụ điều trị HIV qua bảo hiểm y tế bao gồm cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 đặt ra ba mục tiêu 95-95-95 đó là: 95% người nhiễm HIV biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 95% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc ARV; và 95% người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế. Trong ba mục tiêu đó thì hiện có mục tiêu người điều trị bằng thuốc ARV đạt tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế đạt 98,4%.Bên cạnh đó, bảo đảm nguồn thuốc ARV nguồn bảo hiểm y tế và tăng tỷ lệ người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế giúp họ tiếp cận được dịch vụ khám, chữa bệnh HIV từ Quỹ bảo hiểm y tếHướng dẫn các tỉnh, thành phố chủ động cung cấp dịch vụ xét nghiệm CD4, tải lượng HIV tại tỉnh, cơ sở điều trị chủ động ký hợp đồng với đơn vị cung cấp được các xét nghiệm trên qua bảo hiểm y tế.Các cơ sở cần nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về điều trị lao tiềm ẩn, các bệnh đồng nhiễm, các bệnh không lây nhiễm giúp cơ sở điều trị cung cấp được các dịch vụ khám, chữa bệnh khác ngay tại cơ sở điều trị HIVBên cạnh đó, Cục Phòng, chống HIV/AIDS sẽ tiếp tục mở rộng điều trị PrEP bao gồm cả các tỉnh không có dự án hỗ trợ cho nhóm đối tượng nguy cơ cao."Chúng tôi hy vọng rằng, những nỗ lực trên sẽ bảo đảm duy trì chất lượng điều trị ARV cho người bệnh", Cục trưởng Phan Thị Thu Hương bày tỏ.
https://nhandan.vn/bao-dam-dieu-tri-arv-ben-vung-cho-nguoi-nhiem-hiv-post784646.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "HIV", "AIDS", "điều trị ARV", "điều trị bệnh HIV" ] }
Mua vaccine ngoài đấu thầu để tiêm chui ở CDC Thừa Thiên Huế
NDO -Chiều 4/6, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnhThừa Thiên Huếxác nhận, bà Trần Thị Kim Xinh, Phó trưởng khoa Dược của Trung tâm đã xin nghỉ việc và đã được cơ quan chấp thuận.
Theo nguồn tin của phóng viên Báo Nhân Dân, tại CDC Thừa Thiên Huế, bà Trần Thị Kim Xinh được cho nghỉ công tác vì liên quan đến việc tuồn vaccine từ ngoài vào đơn vị để tiêm chủng,thu lợi bất chính.Mặc dù hằng năm, CDC Thừa Thiên Huế đã tổ chức đấu thầu cung cấp vaccine phục vụ tiêm chủng. Nhưng với danh nghĩa Phó khoa Dược, bà Trần Thị Kim Xinh đã bỏ ra gần 5 tỷ đồng mua gần 20 loại vaccine. Trong đó, có gần 10 loại ngoài hợp đồng đấu thầu giữa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế với các đơn vị cung ứng để đưa vào tiêm chủng.Tin liên quanHai cán bộ CDC Thừa Thiên Huế bị khởi tố, bắt giam đã được trở lại đơn vị công tácSố tiền chênh lệnh từ việc làm này, bà Xinh không nhập vào hệ thống quản lý của CDC mà cất riêng để cùng ông Hoàng Văn Đức, nguyên Giám đốcCDC Thừa Thiên Huếsử dụng. Việc làm này được biết đã kéo dài từ nửa cuối năm 2020 đến đầu năm 2022.Ông Hoàng Văn Đức, nguyên Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trước khi bị phát hiện hành vi nhập chui vaccine này thì đã bị khởi tố, đưa ra xét xử cùng đồng phạm trong vụ Vi phạm các quy định về đấu thầu, gây hậu quả nghiêm trọng.
https://nhandan.vn/mua-vaccine-ngoai-dau-thau-de-tiem-chui-o-cdc-thua-thien-hue-post812684.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Thừa Thiên Huế", "CDC Thừa Thiên Huế", "thu lợi bất chính", "tuồn vaccine" ] }
Cấp cứu thành công ngư dân bị viêm ruột thừa cấp trên đảo Bạch Long Vĩ
NDO -Chiều 22/5, bác sĩ Phạm Văn Hải, Giám đốc Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng) cho biết, một ngư dân Hà Tĩnh bị đau ruột thừa cấp khi đang khai thác hải sản trên vùng biển giữa Vịnh Bắc Bộ đã đượcTrung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ mổ cấp cứukịp thời.
Vào hồi 11 giờ trưa 21/5, Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ tiếp nhận bệnh nhân H.Q., 30 tuổi là ngư dân xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh) vào Trung tâm cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội khi đang đánh bắt trên khu vực biển gần đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng).Bệnh nhân H.Q. cho hay, từ trưa 20/5, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị và quanh rốn, kèm buồn nôn và nôn ra thức ăn; bệnh nhân đã uống ít thuốc dạ dày nhưng không đỡ, cơn đau ngày càng tăng lên và cho tàu chạy vào đảo.Các y, bác sĩ Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ đã khám và chẩn đoán theo dõi viêm dạ dày, ruột và nhất là viêm ruột thừa.Đến chiều, bệnh nhân H.Q. có biểu hiện đau bụng tăng, có phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải dương tính, ấn điểm Mac-Burney bệnh nhân đau nhói, kèm sốt 37,8 độ C.Các bác sĩ tiếp tục xét nghiệm, hội chẩn toàn viện và xác định bệnh nhân có triệu chứng của viêm ruột thừa cấp giờ thứ 28, hội chứng nhiễm trùng rõ, xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính tăng 75%, nhóm máu O, siêu âm có hình ảnh ruột thừa viêm kích thước hơn 9cm, nguy cơ vỡ và phải mổ cấp cứu ngay tại đảo để bảo đảm an toàn tính mạng cho bệnh nhân.Các y bác sĩ tiến hành mổ cấp cứu cho ngư dân bị viêm ruột thừa cấp tại Trung tâm y tế quân dân y Bạch Long Vĩ.Lập tức, bệnh nhân được đưa lên phòng mổ và gây tê tủy sống, mổ vào ổ bụng theo đường Mac-Burney, thấy ruột thừa nằm sau manh tràng viêm đỏ, nhiều giả mạc bám chung quanh.Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, bóc, tách, cố định gốc ruột thừa và cắt ruột thừa ngược dòng….Sau 1 giờ đồng hồ, ca mổ đã kết thúc thành công, bệnh nhân được chuyển xuống Phòng Hồi sức để theo dõi và điều trị tiếp.Dự kiến điều trị sau mổ khoảng 7 ngày, bệnh nhân có thể ra viện.Theo bác sĩ Phạm Văn Hải, đây là ca mổ cấp cứu thứ 6 tính từ đầu năm 2024 đến nay được tiến hành ngay tại Trung tâm Y tế quân dân y Bạch Long Vĩ - hòn đảo nằm giữa Vịnh Bắc Bộ và khá xa đất liền.Trước đó, ngày 13/5, Trung tâm cũng phẫu thuật kịp thời thành công cho 1 bệnh nhân nữ là người dân tạm trú ở đảo bị viêm ruột thừa cấp.Các ca mổ thành công đã góp phần bảo đảm sức khỏe và mang lại lòng tin cho quân và dân trên đảo, cũng như ngư dân cả nước khi làm nhiệm vụ khai thác hải sản, giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
https://nhandan.vn/cap-cuu-thanh-cong-ngu-dan-bi-viem-ruot-thua-cap-tren-dao-bach-long-vi-post810594.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Hải Phòng", "Bạch Long Vĩ", "mổ cấp cứu", "ngư dân" ] }
Chưa có bằng chứng biến thể JN.1 của Covid-19 gây bệnh nặng hơn
NDO -Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện chưa có bằng chứng cho thấybiến thể JN.1của Covid-19 có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu.
Sáng 2/2, Bộ Y tế tổ chức gặp mặt báo chí cung cấp thông tin y tế quý I năm 2024.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Y tế cho biết, hiện nay, tại một số khu vực trên thế giới đang trong mùa đông với thời tiết giá lạnh, gió mùa là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp lây lan; số mắc Covid-19 và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ghi nhận gia tăng trong thời gian vừa qua và nhiều trường hợp phải nhập viện.Với Covid-19, biến thể JN.1 đã phát hiện các trường hợp mắc tại Việt Nam; đây là biến thể thuộc nhóm cần quan tâm (VOI), theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), là biến thể phụ nhánh BA.2.86 của Omicron, đã gia tăng nhanh chóng tại nhiều quốc gia trênthế giớivà trong khu vực thời gian gần đây.Theo ông Nguyễn Lương Tâm, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, biến thể JN.1 được đánh giá có khả năng làm giảm hiệu quả của vaccine cũng như né tránh miễn dịch, tuy nhiên theo WHO hiện chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này có độc lực cao hơn, gây bệnh nặng hơn các biến thể trước đây và nguy cơ sức khỏe cộng đồng vẫn được đánh giá ở mức độ thấp ở cấp độ toàn cầu.Tổ chức Y tế thế giới vẫn tiếp tục khuyến cáo triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 mũi tăng cường, mũi bổ sung ở các đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế, trẻ em, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.Tại nước ta, thời tiết vẫn diễn biến bất thường, tại khu vực miền bắc đang là mùa giá lạnh, hanh khô, xen kẽ nồm ẩm là nguyên nhân nhiều dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và mùa lễ hội đầu năm sắp tới; nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm là rất cao.Để chủ động công tác phòng, chống dịch và kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây qua đường hô hấp và trong dịp Tết Nguyên đán, Bộ Y tế đã liên tục có các công văn số 8147/BYT-DP ngày 22/12/2023 và công văn số 40/DP-DT ngày 16/01/2024 để chỉ đạo việc tăng cường công tác phòng, chống dịch mùa đông xuân và trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội đầu năm và thường xuyên cung cấp, cập nhật các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân, bệnh lây truyền qua đường hô hấp.Bộ Y tế cũng chỉ đạo các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur và các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế lấy mẫu, giải trình tự gene phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tổ chức tiêm bổ sung vaccine phòng Covid-19 cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao như người cao tuổi, người mắc bệnh lý nền, phụ nữ mang thai...Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã chỉ đạo các Sở Y tế khẩn trương tham mưu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sớm ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bố trí kinh phí, huy động nguồn lực và tham mưu Hội đồng nhân dân ban hành định mức chi các nội dung phạm vi lĩnh vực y tế dự phòng, phòng chống dịch để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch ngay từ đầu năm.Về kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ, hiện đã được hoàn thiện và hoàn tất các thủ tục để chuẩn bị ban hành.
https://nhandan.vn/chua-co-bang-chung-bien-the-jn1-cua-covid-19-gay-benh-nang-hon-post794966.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "biến thể JN.1 của Covid-19", "Covid-19", "độc lực cao" ] }
Số ca lao tại Đồng Tháp xếp thứ 5 cả nước
NDO -Dịch tễ lao ở tỉnh Đồng Tháp còn rất cao. Sự hiểu biết về bệnh lao trong cộng đồng còn hạn chế, phần lớn các ca phát hiện bệnh lao trễ, bệnh có dấu hiệu nặng và có bệnh lý đi kèm.
Sáng 7/5, tại thành phố Cao Lãnh, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp tổ chức hội nghị về phương hướng triển khai kế hoạchphòng, chống laogiai đoạn 2024-2025, tiến tới chấm dứt bệnh lao tại tỉnh Đồng Tháp.Thông tin tình hình triển khai công tác phòng, chống lao, giai đoạn 2020-2023 tại tỉnh Đồng Tháp, đại diện lãnh đạo Bệnh viện Phổi Đồng Tháp cho biết, qua đánh giá thực tế, công tác phát hiện lao hiện mắc tại cộng đồng tại Đồng Tháp chỉ khoảng 60-70%, còn lại là bệnh nhân lao lưu hành tại cộng đồng chưa phát hiện, tiếp tục là nguồn lây cho cộng đồng.Tin liên quanViệt Nam cần triển khai nhiều nhiệm vụ để sớm thanh toán bệnh laoCác chỉ số để đáp ứng được lộ trình thanh toán bệnh lao thì hiện tại Đồng Tháp chưa thực hiện được. Do đó, để tham gia chiến lược thanh toán bệnh lao vào năm 2035, tỉnh phải tăng cường phát hiện ca mắc lao hiện mắc tại cộng đồng hơn 80% và điều trị thành công luôn hơn 85%, thì những năm tiếp theo bệnh nhân lao sẽ giảm 5-10% mỗi năm, từ đó từng bước thực hiệnlộ trình thanh toán bệnh laovào năm 2035.Số ca lao của tỉnh Đồng Tháp xếp thứ 5 trong số các tỉnh/thành phố có tỷ lệ lao cao nhất cả nước, sau Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Thành phố Hà Nội và Đồng Nai.Năm 2023 là năm phát hiện, thu dung số bệnh nhân lao cao nhất so với 10 năm gần đây ở Đồng Tháp, với 3.691 ca lao, trong đó lao nhạy cảm là 3.338 ca, lao đa kháng thuốc là 87 ca, lao tiềm ẩn là 266 ca. Qua đây cho thấy hiệu quả của việc tầm soát lao chủ động đã triển khai.Bác sĩ chuyên khoa 2 Đoàn Tấn Bửu, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp cho biết: Mặc dù đã đạt được một số thành quả, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống lao.“Dịch tễ lao ở tỉnh còn rất cao. Người dân còn kỳ thị về bệnh lao; Sự hiểu biết về bệnh lao trong cộng đồng còn hạn chế, phần lớn các ca phát hiện bệnh lao đến phát hiện bị trễ, bệnh có dấu hiệu nặng và có bệnh lý đi kèm.Việc tư vấn đưa vào điều trị đối với nhóm đối tượng lao tiềm ẩn, đặc biệt là lao ở trẻ em còn thấp so với chẩn đoán (chỉ khoảng 78% số ca được phát hiện được đưa vào điều trị). Kinh phí cho công tác phòng, chống lao còn chưa đầy đủ để tiến tới phát hiện đạt đến 80% số ca lao mắc mới”, bác sĩ Đoàn Tấn Bửu nhấn mạnh.Bác sĩ Trương Thị Thanh Huyền, đại diện Bệnh viện Phổi Trung ương phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: HỮU NGHĨA)Thạc sĩ, bác sĩ Trương Thị Thanh Huyền, đại diện Bệnh viện Phổi Trung ương cho rằng, dịch bệnh lao ở Đồng Tháp vẫn còn rất nặng nề.Tại Đồng Tháp, công tác phòng, chống lao càng đẩy mạnh thì phát hiện càng nhiều ca bệnh, chứng tỏ bệnh nhân lao còn đâu đó trong cộng đồng.Cũng nhờ làm tốt công tác phòng, chống lao mà gần đây, ngành Y tế Đồng Tháp phát hiện được nhiều hơn, sớm hơn, từ đó sớm điều trị, cắt đứt được nguồn lây trong cộng đồng.Đối với công tác phòng, chống lao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2024-2025, bác sĩ Trương Thị Thanh Huyền khuyến nghị tỉnh tiếp tục nghiêm túc thực hiện chỉ đạo theoCông điện số 25/CĐ-TTgngày 25/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.Tại hội nghị, đại biểu cũng tập trung thảo luận các giải pháp và các bước tiếp theo nhằm triển khai hiệu quả công tác phòng, chống lao tại tỉnh Đồng tháp, tiến tới chấm dứt bệnh lao, trong đó có thủ tục và lộ trình xây dựng kế hoạch chiến lược phòng, chống lao tại tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2026-2030; sự tham gia của cộng đồng và các ban, ngành đảm bảo hỗ trợ hoạt động phòng, chống lao tại cộng đồng…
https://nhandan.vn/so-ca-lao-tai-dong-thap-xep-thu-5-ca-nuoc-post808254.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Bệnh lao", "Bệnh viện Phổi Đồng Tháp", "Đồng Tháp", "Lao đa kháng thuốc", "Phòng chống lao" ] }
Đe dọa tính mạng vì từ chối phẫu thuật khối u sớm
NDO -Phát hiệnkhối u buồng trứngcách đây hơn 1 năm, kèm theo polyp lớn buồng tử cung gây chảy máu nhiều, nhưng người bệnh từ chối phẫu thuật sớm để về tự uống thuốc theo những lời mách bảo, truyền miệng. Chỉ đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, đe dọa tính mạng thì người bệnh mới chịu quay lại bệnh viện.
Các bác sĩ Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội cho biết, khi vào viện các kết quả xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân T. (63 tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) có khối hạ vị kích thước 20x25cm, theo dõi ung thư buồng trứng trái, ung thư nội mạc tử cung - Polyp buồng tử cung; thể trạng bệnh nhân rất kém, thiếu máu mức độ nặng. Trên nền bệnh nhân huyết khối hoàn toàn tĩnh mạch chi dưới đang điều trị nội khoa theo đơn của Bệnh viện Tim Hà Nội, quá trình làm xét nghiệm chẩn đoán bệnh nhân được phát hiện biến chứng nhồi máu phổi, cần phải điều trị bằng thuốc chống đông, làm cho tình trạng mất diễn biến nặng hơn, đe dọa đến tính mạng.Để cấp cứu người bệnh, các bác sĩ khoa Ngoại Vú-Phụ khoa,Bệnh viện Ung Bướu Hà Nộitiến hành hội chẩn thông qua mổ; phối hợp cùng bác sĩ Gây mê hồi sức và bác sĩ chuyên khoa Tim mạch để điều chỉnh thuốc chống đông, đảm bảo an toàn cho cuộc phẫu thuật và thời gian hậu phẫu.Trước mổ, bệnh nhân được truyền 6 khối hồng cầu 350ml, tích cực nâng cao thể trạng.TS, BS Vũ Kiên, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Trưởng khoa Ngoại Vú-Phụ khoa chia sẻ, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội đã phẫu thuật không ít trường hợp khối u buồng trứng có kích thước lớn, song trường hợp của bệnh nhân này có thêm bệnh lý tim mạch đặc biệt nguy hiểm và khối u buồng trứng kích thước 20x25cm đã xâm lấn dính tử cung, thành chậu trái. Trên nền bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, quá trình bóc tách gỡ dính nguy cơ chảy máu sau mổ rất cao. Ca mổ yêu cầu cần được diễn ra nhanh chóng, cầm máu kỹ để tránh chảy máu sau mổ cũng như nguy cơ nhồi máu phổi tiếp tục, nhồi máu não, nhồi máu cơ tim… đều có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.Bệnh nhân được phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ và hai phần phụ; sau đó được cắt mạc nối lớn và kiểm tra toàn bộ ổ bụng, lấy tối đa các nhân di căn phúc mạc.Khối u buồng trứng nặng gần 3kg được cắt bỏ thành công.Quá trình hậu phẫu, kíp bác sĩ điều trị đã theo dõi sát sao bệnh nhân để kịp thời điều chỉnh thuốc chống đông, hạn chế nguy cơ huyết khối những vẫn phải đảm bảo không chảy máu sau phẫu thuật. Sau 10 ngày phẫu thuật, tình trạng bệnh nhân ổn định. Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ: ung thư buồng trứng.Các bác sĩ khuyến cáo, ung thư buồng trứng là bệnh khó phòng ngừa, khó phát hiện sớm vì buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong tiểu khung. Các triệu chứng thường âm thầm, mơ hồ, không đặc hiệu, dễ nhầm lẫn với các bệnh nội, phụ khoa khác, khi triệu chứng đã rõ bệnh thường ở giai đoạn muộn. Vì vậy, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, đặc biệt, phụ nữ nên khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện và điều trị sớm ung thư buồng trứng cũng như các bệnh ung thư phụ khoa khác.
https://nhandan.vn/de-doa-tinh-mang-vi-tu-choi-phau-thuat-khoi-u-som-post809273.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Khối u buồng chứng", "Bệnh viện Ung bướu Hà Nội", "ung thư", "phẫu thuật" ] }
Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình thực hiện thành công ca phẫu thuật phức tạp
NDO -Cụ N.T.L (sinh năm 1922), trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy (tỉnhThái Bình) hiện đang được theo dõi về sức khỏe sau khi vừa trải qua ca phẫu thuật khá phức tạp tại Khoa Ngoại tổng hợp, thuộc Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình.
Cụ L được người nhà đưa tới bệnh viện trong tình trạng đau bụng nhiều vùng hạ vị. Sau khi thăm khám lâm sàng và chụp cắt lớp ổ bụng đã phát hiện khối u nang buồng trứng phải kích thước 6x7cm và u nang buồng trứng trái kích thước 10x8cm bị xoắn.Nhận định đây là bệnh lý cấp cứu cần phải được phẫu thuật kịp thời nếu không khối u có thể vỡ, hoại tử gây viêm phúc mạc, sốc do nhiễm trùng và có thể dẫn đến tử vong, kíp trực khoa Ngoại tổng hợp tiến hành hội chẩn với khoa Gây mê hồi sức và thống nhất chỉ định phẫu thuật nội soi ổ bụng cấp cứu ngay cho bệnh nhân.Sau khoảng 1 tiếng phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ toàn bộkhối u buồng trứngbên trái bị xoắn và cắt chỏm nang buồng trứng bên phải cho cụ L. Hiện nay, sức khỏe của bệnh nhân hơn 100 tuổi khá ổn định, vết mổ đã lành nên được chuyển về khoa Ngoại tổng hợp tiếp tục điều trị.Hình ảnh u buồng trứng trái bị xoắn đã hoại tử khi nội soi ổ bụng.Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Mạnh Toàn, phẫu thuật viên chính ca phẫu thuật cho biết: Việc chẩn đoán bệnh lý u nang buồng trứng xoắn cũng như phẫu thuật không khó khăn, nhưng ở người bệnh 102 tuổi với hình ảnh xơ mờ phổi 2 bên trên X-Quang là thách thức lớn cho cả phẫu thuật viên cũng như bác sĩ gây mê hồi sức.Vì vậy, chúng tôi lựa chọn phương pháp mổ, phương pháp gây mê phù hợp nhất để phẫu thuật cho cụ vừa bảo đảm an toàn cho cuộc phẫu thuật, mà còn giúp bệnh nhân hồi phục sau phẫu thuật tốt nhất.Chia sẻ với phóng viên, đại diện gia đình cụ L rất vui mừng khi ca phẫu thuật đã thành công. Việc xử trí nhanh các ca bệnh khó trong thời gian qua khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, tạo niềm tin cho nhân dân trên địa bàn khi đến khám, chữa bệnh tại đây.
https://nhandan.vn/benh-vien-da-khoa-tinh-thai-binh-thuc-hien-thanh-cong-ca-phau-thuat-phuc-tap-post808385.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "u nang buồng trứng xoắn", "Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình", "hội chẩn", "phẫu thuật", "bệnh lý cấp cứu" ] }
Kỹ thuật mới xét nghiệm máu phát hiện sớm bệnh Alzheimer
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phát triển thành công kỹ thuật xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác lần lượt là trên 96% và 87%.
Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc) - HKUST ngày 19/2 công bố thông tin nhóm nghiên cứu quốc tế do trường dẫn đầu gần đây đã nghiên cứu phát triển thành công kỹ thuật xét nghiệm máu có thể phát hiện sớmbệnh Alzheimervà suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác lần lượt là trên 96% và 87%.Theo các nhà nghiên cứu của HKUST, một trong những đặc điểm chính của bệnh Alzheimer là sự tích tụ các mảng amyloid có hại trong não, gây rối loạn chức năng tế bào não.Việc đo mức amyloid chỉ có thể được thực hiện thông qua hình ảnh chụp não đắt tiền hoặc các phương pháp thu thập xâm lấn.Hiện nay, việc chẩn đoán bệnh Alzheimer chủ yếu dựa vào quan sát triệu chứng lâm sàng, nhưng các triệu chứng lâm sàng chỉ xuất hiện sau khi phát bệnh từ 10 đến 20 năm, lúc này bệnh đã phát triển đến giai đoạn giữa và cuối và người bệnh khó có thể điều trị hiệu quả.Nhóm nghiên cứu từ HKUST gần đây đã nghiên cứu một phương pháp xét nghiệm máu có thể phát hiện sớm bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ với độ chính xác cao.Nhóm nghiên cứu khẳng định xét nghiệm máu có độ chính xác cao trong việc phân biệt giữa người mắc bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thức nhẹ và người có nhận thức bình thường, đồng thời có thể phát hiện bệnh lý amyloid trong não.Cụ thể, kỹ thuật xét nghiệm máu do HKUST phát triển có thể đồng thời phát hiện những thay đổi về mức độ của 21 dấu ấn sinh học protein trong máu liên quan đến bệnh Alzheimer, từ đó phát hiện chính xác hơn bệnh Alzheimer và suy giảm nhận thức nhẹ, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự phát triển của tình trạng này.Giáo sư Nancy Ip, Hiệu trưởng HKUST, Giám đốc Trung tâm Bệnh thoái hóa thần kinh Hong Kong và là chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết xét nghiệm máu xác định bệnh Alzheimer do nhóm HKUST phát triển rấtđơn giản, hiệu quả, ít xâm lấnvà có thể được sử dụng để sàng lọc những bệnh nhân thích hợp cho các thử nghiệm lâm sàng và điều trị bằng thuốc, đồng thời theo dõi chặt chẽ sự tiến triển của bệnh và phản ứng của thuốc.Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác giữa HKUST và Đại học College London. Các kết quả nghiên cứu có liên quan gần đây đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội bệnh Alzheimer.
https://nhandan.vn/ky-thuat-moi-xet-nghiem-mau-phat-hien-som-benh-alzheimer-post797031.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "bệnh Alzheimer", "Kỹ thuật mới xét nghiệm máu", "phát hiện sớm bệnh Alzheimer", "Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (Trung Quốc)", "HKUST" ] }
Cần nhân rộng mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá dựa vào cộng đồng
Trong 10 năm qua, mạng lưới cán bộ y tế tại 63 tỉnh, thành phố tham gia tư vấn cai nghiện thuốc lá được thiết lập thông qua các khoá đào tạo giảng viên nguồn và chuyên sâu về tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá.
Theo báo cáo của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (Bộ Y tế), đến nay cả nước có 1.367 giảng viên nòng cốt và 2.665 cán bộ y tế tại 63 tỉnh, thành phố được đào tạo và cấp chứng chỉ hoàn thành khóa tập huấn về tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá.Cả nước có 24 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế tổ chức hoạt động cai nghiện thuốc lá, trong đó nhiều bệnh viện có liên quan đến các bệnh do sử dụng thuốc lá và lượng bệnh nhân lớn như: Bạch Mai, Phổi trung ương, Ung bướu Hà Nội, Nhân dân Gia Định, Trung ương Huế, Y học cổ truyền Trung ương, Đa khoa Trung ương Quảng Nam, Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới, E, Đa khoa Trung ương Cần Thơ… Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện nòng cốt hỗ trợ kỹ thuật về CNTL trong toàn quốc.Từ năm 2015 đến nay, các hoạt động tư vấn cai nghiện thuốc lá chủ yếu được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá với việc thành lập và tổ chức tư vấn miễn phí qua điện thoại và tư vấn trực tiếp tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Tất cả người dân có nhu cầu cai nghiện thuốc lá đều được tư vấn và hỗ trợ miễn phí và thuận tiện qua hai tổng đài 1800-6606 và 1800-1214.Bên cạnh đó, Quỹ đã hỗ trợ một số tỉnh, các tổ chức thí điểm mô hình như phòng tư vấn tại một số bệnh viện quận/huyện tại thành phố Hồ Chí Minh. Giai đoạn 2021-2023, Quỹ đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai triển khai mô hình phòng khám, tư vấn cai nghiện thuốc lá lồng ghép vào phòng quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản thí điểm tại một số cơ sở y tế tuyến huyệnTại cộng đồng, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cũng đã phối hợp Viện Nghiên cứu y xã hội học để triển khai thí điểm một số mô hình dựa vào cộng đồng như mô hình tư vấn cai nghiện thuốc lá tại tuyến y tế xã, phường triển khai tại tỉnh Thái Nguyên; xây dựng và thử nghiệm tính phù hợp và khả thi của hệ thống tin nhắn điện thoại hỗ trợ cai thuốc lá tại Việt Nam...Theo báo cáo của các bệnh viện nhận hỗ trợ của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trong giai đoạn 2015-2023, đã có hơn 208 nghìn lượt bệnh nhân được tư vấn cai nghiện thuốc lá, trong số hơn 50 nghìn người được tư vấn chuyên sâu, đã có 8.630 người đã cai nghiện thành công trong 3 tháng; 3.200 người cai nghiện thành công trên 1 năm.Kết quả điều tra hút thuốc lá trong người trưởng thành (trên 15 tuổi) cho thấy tỷ lệ người dân được cán bộ y tế tư vấn bỏ thuốc tăng từ 40,5% (năm 2015) lên 90% năm 2023.
https://nhandan.vn/can-nhan-rong-mo-hinh-diem-ve-cai-nghien-thuoc-la-dua-vao-cong-dong-post788466.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Cai nghiện thuốc lá", "mô hình điểm về cai nghiện thuốc lá", "Bệnh viện Bạch Mai", "Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá" ] }
Chế độ dinh dưỡng và những lưu ý chăm sóc trẻ em dịp Tết
Với trẻ em, ngày Tết mang đến những ý nghĩa thật đặc biệt, được tham gia các hoạt động vui chơi, đi chúc Tết cùng gia đình, nhận lì xì đầu năm... hay thưởng thức những món ăn ngon.
Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo các bậc cha, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ em để phòng tránh các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong dịp này.Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, Trưởng khoa Khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em (Viện Dinh dưỡng) cho biết, chế độ dinh dưỡng cân đối là “chìa khóa vàng” mở cánh cửa cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, nhất là trong những dịp lễ, Tết, thời điểm có đầy ắp món ăn hấp dẫn và thú vị. Chính vì vậy, để bảo đảm trẻ phát triển toàn diện và có một kỳ nghỉ an lành, cha mẹ cần tập trung vào việc cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng cân đối.Dinh dưỡng cân đối không chỉ là việc cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể mà còn bảo đảm cung cấp đầy đủ chất xơ, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.Mỗi loại chất dinh dưỡng đều đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, từ xây dựng cơ bắp, hỗ trợ hệ tiêu hóa, đến phát triển trí não và tăng cường hệ miễn dịch.Các chất xơ và canxi, được tìm thấy nhiều trong rau xanh và sản phẩm từ sữa, là yếu tố quyết định giúp trẻ phát triển chiều cao một cách khỏe mạnh; các vitamin và khoáng chất từ trái cây và rau xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ chống lại bệnh tật; Omega-3 có trong cá hồi và hạt chia, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ, giúp trẻ tập trung và nâng cao khả năng học tập.Các bậc cha, mẹ cần hạn chế thực phẩm nguồn năng lượng rỗng bằng cách tránh cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm ngọt, đồ ăn chiên rán, và đồ uống ngọt có gas. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo và đường, có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe như tăng cân, suy dinh dưỡng và rối loạn tiêu hóa. Thay vào đó, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả để bổ sung chất xơ và các dạng dinh dưỡng khác, giúp duy trì sự cân bằng năng lượng và giữ cho trẻ có tinh thần sảng khoái.Đáng chú ý, trong những dịp lễ, có thể trẻ sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn thông thường. Tuy nhiên, cha mẹ cần giữ cho lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, tránh tình trạng “no dồn, đói góp”. Việc này giúp tránh tình trạng thừa cân và giữ cho hệ tiêu hóa của trẻ ổn định. Nên khuyến khích trẻ ăn từ từ, thưởng thức từng món một để trẻ có thời gian nhận biết tín hiệu no từ cơ thể.Chia nhỏ bữa ăn là một trong những cách đơn giản nhất để quản lý lượng thức ăn của trẻ. Chia lượng thức ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có một hoặc hai bữa lớn có thể giúp duy trì mức đường huyết ổn định và ngăn chặn cảm giác đói quá mức. Nên cố gắng sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau trong mỗi bữa, bảo đảm cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ nhiều nguồn. Sự đa dạng này cũng giúp trẻ phát triển khẩu vị đa dạng.Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cân đối, các bác sĩ cũng đưa ra một số khuyến cáo về chăm sóc trẻ trong những ngày Tết. Theo đó, dù là dịp nghỉ thì các gia đình cần giữ đúng nhịp sinh hoạt của trẻ không chênh lệch quá nhiều so với ngày thường. Điều này giúp trẻ không bị sốc khi quay lại thói quen học tập và sinh hoạt hằng ngày sau kỳ nghỉ. Thói quen ngủ cũng nên được duy trì, giúp trẻ có đủ giấc ngủ để phục hồi năng lượng.Trong những ngày Tết, việc nấu những bữa ăn đơn giản như cháo, bún, phở, súp thập cẩm, với nước dùng từ thịt và xương là một lựa chọn tốt. Điều này bảo đảm sự cân đối về dinh dưỡng mà không mất nhiều thời gian nấu nướng. Sự đa dạng trong lựa chọn thực phẩm cũng giúp trẻ có trải nghiệm ẩm thực đa dạng và thú vị.Mặt khác cần hạn chế lượng đường trong khẩu phần ăn và giữ cho trẻ uống nước nhiều hơn nước ngọt, giúp duy trì sức khỏe của răng và ngăn chặn tình trạng thừa cân. Cần chú ý đến các thực phẩm chứa đường “ẩn”, như bánh kẹo và thực phẩm chế biến. Tăng cường cho trẻ ăn rau mà chúng thích, cung cấp đủ nước, nếu trẻ không chịu ăn rau, có thể thay thế bằng các loại thực phẩm khác như cà rốt, bí đỏ, hoặc trái cây có hàm lượng nước cao.Việc tạo môi trường gia đình tích cực trong dịp lễ, Tết cũng là rất cần thiết, không chỉ giúp trẻ phát triển dinh dưỡng mà còn hỗ trợ tâm lý, tạo ra nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong các bữa ăn nên trang trí bàn ăn với các loại hoa, đèn trang trí và những chiếc đĩa đẹp mắt có thể tạo không khí Tết vui vẻ và thú vị cho trẻ. Khi trang trí, có thể bổ sung cả các loại rau củ tươi mầu, tăng sự hiện diện rau củ trong bữa ăn.Thay vì tập trung vào số lượng thức ăn, hãy chú trọng đến chất lượng và cách chế biến. Món ăn đẹp mắt và hấp dẫn thường khiến trẻ hứng thú hơn và sẵn sàng ăn các loại thực phẩm mới. Có thể mời trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn cho những ngày Tết, giúp trẻ có thêm hiểu biết về nguồn gốc và quy trình chế biến thực phẩm.Các gia đình có thể chia sẻ về những trải nghiệm cá nhân, những niềm vui và thách thức trong việc duy trì một lối sống dinh dưỡng lành mạnh. Những câu chuyện này không chỉ giúp trẻ hiểu về giá trị của việc ăn uống mà còn tạo động lực cho trẻ duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh. Tránh biến thức ăn thành phần thưởng hoặc phạt, điều này có thể gây phản ứng tiêu cực với thức ăn của trẻ…Như vậy, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý trong dịp Tết không chỉ giúp trẻ tránh được các vấn đề sức khỏe mà còn tạo ra môi trường vui vẻ, an lành cho cả gia đình. Sự chủ động và nhất quán trong việc quản lý chế độ dinh dưỡng sẽ là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
https://nhandan.vn/che-do-dinh-duong-va-nhung-luu-y-cham-soc-tre-em-dip-tet-post794767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Dinh dưỡng", "An lành", "Rau xanh", "Chất xơ", "Cân đối", "Hệ tiêu hóa", "Đúng nhịp", "Omega-3", "Hệ miễn dịch", "chăm sóc trẻ em", "dinh dưỡng", "Tết" ] }
Cập nhật những “điểm nóng” trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ
NDO -Ngày 9-10/5, Bệnh viện Từ Dũ tổ chức Hội nghị Sản Phụ khoa Việt - Pháp - châu Á - Thái Bình Dương, sự kiện về chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ tại khu vực phía nam. Đây là một diễn đàn y học lớn được mong chờ của giới chuyên môn chuyên ngành sản phụ khoa, là nơi trình bày về các vấn đề y học thực hành cũng như những “điểm nóng” trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản phụ nữ.
Trong 2 ngày diễn ra chương trình, hơn 2.500 chuyên gia y tế tham gia vào 10 phiên hội nghị và 66 bài báo cáo liên quan đến nhiều quan điểm y học hiện đại, kỹ thuật mới và kinh nghiệm thực hành của các giáo sư, bác sĩ đầu ngành.Nổi bật trong đó là ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong y học bào thai, bước tiến mới trongcan thiệp tim bào thai, cập nhật trong quản lý sinh non và trưởng thành phổi thai, các chỉ định mới của progesteron, tối ưu hóa chẩn đoán phổ bệnh lý nhau cài răng lược, giải pháp mổ bảo tồn tử cung trong nhau cài răng lược thể nặng, các vấn đề về ung thư phụ khoa tại Bệnh viện Từ Dũ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sàng lọc ung thư và cập nhật các tiến bộ điều trị ung thư phụ khoa trên thế giới, tiến bộ của phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ.Bác sĩ CKII. Trần Ngọc Hải, Giám Đốc Bệnh viện Từ Dũ phát biểu tại hội nghị.Với sự tham gia của hơn 60 báo cáo viên là các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia đến từ Anh, Ý, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Philippine, Bệnh viện Từ Dũ và một số bệnh viện, các cơ sở y tế trên toàn quốc, hội nghị được kỳ vọng sẽ mang đến cho các y bác sĩ những kiến thức cũng như những quan điểm chẩn đoán và điều trị mới nhất của nền y học sản phụ khoa thế giới, đồng thời tạo nguồn cảm hứng cho các nghiên cứu trong tương lai.Quang cảnh Hội nghị
https://nhandan.vn/cap-nhat-nhung-diem-nong-trong-cham-soc-suc-khoe-sinh-san-phu-nu-post808630.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Bệnh viện Từ Dũ", "Hội nghị Sản Phụ khoa Việt - Pháp - châu Á - Thái Bình Dương", "hội nghị" ] }
Kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế Phạm Ngọc Thạch
NDO -Sáng 6/5, tại Bệnh viện Phổi Trung ương đã diễn ra Lễ kỷ niệm 115 năm ngày sinh Anh hùng lao động, cố Bộ trưởng Y tế, nhà khoa học lỗi lạc, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (7/5/1909-7/5/2024).
Tại buổi lễ, các đại biểu đã cùng ôn lại những cống hiến và hy sinh to lớn của vị Bộ trưởng đầu tiên của ngành y tế Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởngY tếbày tỏ tấm lòng thành kính tri ân sâu sắc nhất, tưởng nhớ công lao to lớn của vị Bộ trưởng đầu tiên - bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - người đã tận hiến cả tâm hồn, sức lực, tài năng, trí tuệ, thậm chí hy sinh cả hạnh phúc riêng vì sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là những cống hiến, những tư tưởng định hướng xuyên suốt mọi thời đại đối với chuyên ngành lao và Bệnh phổi Việt Nam.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm.Thứ trưởng chia sẻ: "Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Y tế đầu tiên, người có công phát triển nền y học Việt Nam hiện đại. Ông là người Thầy đáng kính của nhiều thế hệ cán bộ y tế Việt Nam, nhà khoa học lỗi lạc trong quản lý ngành y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, chuyên ngành lao và bệnh phổi".Tại lễ kỷ niệm, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nhắc lại 5 phương châm, nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vẫn còn nguyên giá trị, đó là: Kết hợp chặt chẽ chính trị với chuyên môn; Tư tưởng với tổ chức; Phòng bệnh với chữa bệnh; Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, Y với dược, đông y với tây y trong công tác phòng và chữa bệnh; Luôn nêu cao phương châm phòng bệnh, coi phòng bệnh là nhiệm vụ chính trong công tác bảo vệ sức khỏe.Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình chống Lao quốc gia, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng phát biểuCũng tại buổi lễ, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban Điều hành Chương trình chống Lao quốc gia, Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Đinh Văn Lượng cho rằng, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một nhà khoa học của nhân dân, vì nhân dân, là người lãnh đạo tài năng về khoa học quản lý ngành y tế, quản lý sức khỏe cộng đồng, quản lý chuyênngành lao và bệnh phổi.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã nêu quan điểm của tư duy lồng ghép có tính xuyên suốt của chuyên ngành, đó là: "Chỉ có nắm vững tình hình bệnh phổi trong nước mới chẩn đoán bệnh lao ít sai lầm" và việc nghiên cứu và thực hành lâm sàng bệnh lao không thể tách rời các bệnh phổi.Trong suốt 59 năm cuộc đời mình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, đạo đức cách mạng và là người Thầy thuốc hết lòng vì sức khỏe nhân dân.Trưởng ban Điều hành Chương trình chống Lao quốc gia khẳng định, hơn 19.000 cán bộ phòng, chống lao trên cả nước ngày nay sẽ không ngừng học tập tấm gương đạo đức cũng như những tư tưởng vượt thời gian của người Thầy Tài đức lưu quang.Trong suốt 59 năm cuộc đời mình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, đạo đức cách mạng và là người Thầy thuốc hết lòng vì sức khỏe nhân dân.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã chủ trương đem những thành tựu khoa học mới nhất của thế giới ứng dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của nước ta, tìm những kỹ thuật thích hợp huấn luyện cho cán bộ y tế cơ sở. Năm 1965, sau 10 năm giải phóng miền bắc, dưới sự lãnh đạo của Bộ trưởng Phạm Ngọc Thạch, công tác y tế có nhiều chuyển biến rõ rệt. Mạng lưới y tế nông thôn phát triển rộng khắp, tuổi thọ người dân tăng, nhiều dịch bệnh được đẩy lùi, sức khỏe người dân được cải thiện.Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn và các thế hệ lãnh đạo Bệnh viện Phổi Trung ương chụp ảnh kỷ niệm.Trong quá trình sự nghiệp cao cả của mình, ông đã sáng lập và là Viện trưởng đầu tiên của Viện chống Lao – tiền thân của Bệnh viện Phổi Trung ương ngày nay.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được xem là 1 trong những chuyên gia lớn về bệnh Lao của thế giới và Việt Nam. Ông đã có hơn 80 bài nghiên cứu về bệnh lao đã được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa học ở Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Đức, Mỹ...Từ năm 1957, ông cùng đồng nghiệp phát minh nhiều phương pháp phòng chống và điều trị bệnh lao có hiệu quả cao.Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người đầu tiên đã dùng kích sinh chất Filatov tiêm vào huyệt phổi để điều trị lao có kết quả; đề xuất nghiên cứu vaccine BCG chết góp phần tích cực trong công tác phòng bệnh lao.
https://nhandan.vn/ky-niem-115-nam-ngay-sinh-anh-hung-lao-dong-co-bo-truong-y-te-pham-ngoc-thach-post808072.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch", "cố Bộ trưởng Y tế đầu tiên", "Bộ Y tế", "kỷ niệm 115 năm ngày sinh" ] }
Giải pháp mới trong công tác giám sát nhiễm khuẩn và ứng phó với các dịch bệnh
NDO -Ngày 19/3, hội thảo khoa học kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế 2024 được Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức với nhiều báo cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh ghép thận, người bệnh phẫu thuật, người bệnh có các vết thương khó lành....
Phát biểu tại hội nghị, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: Tại Việt Nam, trong những năm qua, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng phòng chống bệnh dịch đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ và ngành y tế rất quan tâm và đưa các quy định để làm tốt các nội dung này vào Luật, Nghị định, thông tư và các hướng dẫn chuyên môn để các cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng quan tâm thực hiện.Hội thảo khoa học kiểm soát nhiễm khuẩn quốc tế 2024 doBệnh viện Chợ Rẫytổ chức lần này với các bài báo cáo về kiểm soát nhiễm khuẩn cho người bệnh ghép thận, người bệnh phẫu thuật, người bệnh có các vết thương khó lành, kiểm soát nhiễm khuẩn tại một số các khu phẫu thuật, đơn vị lọc máu...Tin liên quanTỷ lệ tử vong do sốc nhiễm khuẩn vẫn caoĐặc biệt hội thảo có sự tham gia các của các chuyên gia quốc tế về kinh nghiệm đáp ứng bệnh dịch là một cơ hội quý báu để các chuyên gia cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, và tìm kiếm giải pháp mới trong công tác giám sát nhiễm khuẩn và ứng phó với các dịch bệnh.Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến sự xuất hiện và tái xuất hiện của nhiều bệnh dịch, từ dịch Covid-19 cho đến các bệnh do virus Zika, Ebola, và nhiều loại virus khác. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và di chuyển quốc tế ngày càng tăng, Sự bùng phát của những bệnh dịch này cùng với sự xuất hiện của các mầm bệnh mới và kháng thuốc không chỉ đe dọa đến sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới mà còn gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế và xã hội. Việc giám sát nhiễm khuẩn và phản ứng kịp thời trước các dịch bệnh không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia, mỗi cơ sở y tế và mỗi cá nhân.Tiến sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ RẫyVới báo cáo "Hướng dẫn phòng ngừa tại khoa phẫu thuật; Cập nhật các hướng dẫn quốc tế", Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam thông tin: Số liệu biến chứng phẫu thuật hàng năm trên toàn cầu như: Biến chứng gây thương tật từ 3-16%; tử vong liên quan đến phẫu thuật: 0,4-0,8%. Có tối thiểu 7 triệu biến chứng - 1 triệu tử vong trên toàn cầu hằng năm.Những nhiễm khuẩn liên quan đến phẫu thuật thường gặp như: nhiễm khuẩn vết mổ; viêm phổi hậu phẫu; nhiễm khuẩn niệu liên quan đến thông tiểu; nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền truyền máu....PGS TS Lê Thị Anh Thư, Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Việt Nam báo cáo tại hội nghị.Tác động nhiễm khuẩn vết mổ sẽ làm tăng gấp 2-3 thời gian nằm viện; kéo dài thời gian nằm viện 7-10 ngày; tăng gấp 5 khả năng bệnh nhân nhập viện lại và tăng 2 lần nguy cơ tử vong. Tại Mỹ có 20.000 tử vong/nămBan tổ chức kỳ vọng, thông qua hội thảo này, mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở y tế, tổ chức quốc tế và chuyên gia y tế sẽ được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến. Điều này sẽ góp phần mở rộng hiểu biết và áp dụng các phương pháp tiên tiến vào thực tiễn, từ đó nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống dịch bệnh trong cơ sở y tế.
https://nhandan.vn/giai-phap-moi-trong-cong-tac-giam-sat-nhiem-khuan-va-ung-pho-voi-cac-dich-benh-post800633.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Bệnh viện Chợ Rẫy", "ứng phó dịch bệnh", "nhiễm khuẩn", "kiểm soát nhiễm khuẩn" ] }
Mối nguy hiểm khi trẻ vui chơi ở khu vực điện cao thế
NDO -Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận cấp cứu và điều trị trường hợp bé trai T.A.T (11 tuổi, ở Cao Bằng ) bị bỏng điện cao thế.
Theo khai thác bệnh sử từ gia đình, trưa ngày 10/5, trẻ cùng các bạn leo lên cột điện cao thế bắn chim, sau đó bị điện giật, ngã từ cột điện cao 10m xuống đất nền.Sau ngã, trẻ bất tỉnh 15 phút, khi tỉnh lại bị đau rát toàn thân, khó thở, chảy nhiều máu mũi, được người dân xung quanh phát hiện đưa vào trạm y tế sơ cứu, rồi chuyển đến bệnh viện tỉnh.Nhận thấy tình trạng của trẻ nặng nề, các bác sĩ đã đặt nội khí quản và chuyển T.A.T đến khoa Cấp cứu và Chống độc – Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng lơ mơ, toàn thân có nhiều vết xây xát, bỏng ở vùng bụng, vùng ngực, nách, cánh tay bên trái và vùng cổ, mặt.Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, trẻ được chẩn đoán xác định shock bỏng điện, đa chấn thương/ bỏng điện độ II, III, IV, diện tích khoảng 15% diện tích cơ thể.Bệnh nhi được chuyển đến khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa để điều trị các tổn thương đa cơ quan do điện giật, ngã cao và chăm sóc đặc biệt vùng tổn thương hoại tử do bỏng điện.Bệnh nhi được chăm sóc tích cực gần 4 tuần qua.Ngày 11/5, tình trạng toàn thân của bệnh nhi ổn định, T.A.T được chuyển đến Đơn vị Bỏng-Khoa Chỉnh hình để tiếp tục điều trị, xử lý các vết thương bỏng. Trẻ được lập kế hoạch kiểm tra, chăm sóc thay băng vết thương hàng ngày.Đồng thời, các y, bác sĩ cũng áp dụng các liệu pháp tư vấn tâm lý giúp trẻ giảm đau, hướng dẫn cho gia đình tập phục hồi chức năng cho trẻ. Trẻ cũng được tư vấn chế độ dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng, hồi phục nhanh. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của trẻ đã tiến triển tốt.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Phùng Công Sáng – Phụ trách đơn vị Bỏng, Phó trưởng Khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Với sự nỗ lực điều trị tích cực cho trẻ tại khoa Cấp cứu và Chống độc, khoa Điều trị tích cực Ngoại khoa, cháu bé đã thoát khỏi tình trạng nặng nề sau bỏng điện, hiện tại sức khỏe đã ổn định, chúng tôi sẽ tiến hành mổ cắt lọc hoại tử, chuyển vạt da, ghép da vùng cánh tay, nách, ngực để bảo đảm phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho trẻ.Bỏng điện là một trong những tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ vào mùa hè đặc biệt ở vùng nông thôn, để lại nhiều di chứng như rối loạn nhịp tim, tổn thương cơ tim, hoại tử xương, gân, cơ, da, di chứng não, gây mất hoặc giảm chức năng của cơ quan bị bỏng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.Để đề phòng những sự cố đáng tiếc vềtai nạn bỏng điệnsinh hoạt và bỏng điện cao thế có thể xảy ra với con em mình trong kỳ nghỉ hè, các bậc phụ huynh cần lưu ý các biện phápphòng tránh: Đặt nắp an toàn cho trẻ em trên tất cả các ổ cắm điện, để dây điện xa tầm tay trẻ em; tránh sử dụng các thiết bị điện trong phòng tắm hoặc bồn tắm; luôn luôn rút sạc ra khỏi ổ cắm điện khi không sử dụng; đảm bảo dây sạc được đấu nối vào nguồn điện đúng quy cách.Tuyệt đối không cho trẻ leo trèo lên cột điện cao thế, không vui chơi tại các khu vực có điện lưới, trạm điện, đường điện cao thế, đặc biệt trong những ngày trời mưa ẩm; không vi phạm hành lang an toàn lưới điện; không xây nhà, dựng cột ăng-ten dưới đường dây điện cao thế."Chúng ta cần phải nâng cao tuyên truyền về hậu quả nặng nề của bỏng điện cao thế và cách sử dụng điện an toàn, để người dân có ý thức cảnh giác, phòng tránh", bác sĩ Sáng nói.
https://nhandan.vn/moi-nguy-hiem-khi-tre-vui-choi-o-khu-vuc-dien-cao-the-post812972.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "bỏng điện", "bệnh nhi", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "điện cao thế" ] }
Giảm phiền hà cho người bệnh khi xin giấy chuyển tuyến và tái khám
NDO -Bộ Y tế đang có một loạt giải pháp như triển khai chữ ký điện tử; phân quyền ký giấychuyển tuyến, tái khám cho cấp dưới; ứng dụng công nghệ thông tin... để giảm phiền hà cho người bệnh.
Theo phản ánh của người dân, hiện nhiều trường hợp bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo như ung thư khi điều trị ở tuyến trên, có lịch hẹn tái khám, nhưng khi đến lịch khám, họ buộc phải quay về tuyến dưới để xin giấy chuyển tuyến. Với thủ tục phiền hà, dù không có điều kiện kinh tế, nhiều người vẫn từ bỏ xin giấychuyển tuyến, thậm chí bỏ tái khám gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.Theo bà Trần Thị Trang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế, Bộ Y tế, cho biết, Bộ Y tế đã nắm được thực trạng này và đang có nhiều giải pháp được triển khai.Hiện Bộ Y tế đã có Chỉ thị 25/CT-BYT năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó yêu cầu các cơ sở phải phân luồng hẹn tái khám. Đồng thời cũng có các bộ phận thường xuyên đôn đốc các cơ sở khám chữa bệnh phân luồng hẹn tái khám để không có quá nhiều bệnh nhân dồn ứ trong cùng một thời điểm gây kéo dài thời gian chờ đợi.Bên cạnh đó, một trong những giải pháp quan trọng theo bà Trang là Bộ Y tế đang nghiên cứu để có những thủ tục đơn giản hơn trong quá trình cấp giấy chuyển tuyến.Theo đó, về giấy hẹn khám lại, Bộ Y tế đang nghiên cứu theo hướng thay vì lãnh đạo ký như giám đốc bệnh viện ký giấy thì có thể phân cấp cho các khoa, phòng trực tiếp khám cho người bệnh để người dân không phải chờ đợi.“Hiện Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế cũng đã có quy định liên quan giấy hẹn tái khám, trong đó có các giải pháp như nếu người bệnh không thể quay lại trong vòng 10 ngày, có thể liên hệ cơ sở khám để có giấy hẹn khác để không phải chờ đợi”, bà Trang nói.Bộ Y tế sẽ ứng dụng công nghệ truyền thông và số hóa các giấy tờ như giấy chuyển tuyến, giấy ra viện và khám lại. Hiện đơn vị này đang xin ý kiến các cơ sở khám chữa bệnh và bảo hiểm xã hội.Bà Trang cho hay: “Nếu được các cơ sở đồng ý triển khai, Bộ Y tế sẽ cho chạy thử 6 tháng, rút ngắn thời gian hơn cho người bệnh. Sau thời gian 6 tháng nếu khả thi, Bộ Y tế sẽ có điều chỉnh và ban hành chính thức, giảm phiền hà cho người bệnh".Một giải pháp đang được nghiên cứu là thực hiện ký các giấy này bằng bản điện tử để nhanh hơn. Theo đó, lãnh đạo các khoa, phòng có thể ký được dù ở đâu.Hiện đang là thời điểm cuối năm, bà Trang cho hay, đối với các văn bản khám chữa bệnh như giấy chuyển tuyến, giấy khám lại, các cơ sở sẽ cấp luôn trong tháng 12 năm nay, chứ không phải chờ đến tháng 1 mới ký, giảm thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
https://nhandan.vn/giam-phien-ha-cho-nguoi-benh-khi-xin-giay-chuyen-tuyen-va-tai-kham-post787690.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "giấy chuyển tuyến", "khám chữa bệnh bảo hiểm y tế", "số hóa giấy chuyển tuyến", "tái khám", "công nghệ thông tin", "Bộ Y tế" ] }
Đà Nẵng tri ân và trao tặng Giải thưởng “Tỏa sáng Blouse trắng” năm 2023
NDO -Sáng 27/2, Sở Y tế thành phốĐà Nẵnglong trọng tổ chức lễ tri ân đội ngũ y bác sĩ nhân Kỷ niệm 69 nămNgày Thầy thuốc Việt Nam(27/2/1955-27/2/2024) và Trao tặng Giải thưởng “Tỏa sáng Blouse trắng” năm 2023 cho 20 y bác sĩ, nhân viên y tế đã có đóng góp đặc biệt trong chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân.
Phát biểu tại chương trình, bà Trần Thanh Thủy, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Đà Nẵng, cho biết: Bằng việc triển khai đồng bộ các biện pháp, thành phố đã kiểm soát tốt các dịch bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng; không để dịch lây lan, kéo dài trên diện rộng và hạn chế tử vong; đồng thời, chủ động phát hiện, phòng, chống hiệu quả các bệnh mới nổi, tái nổi.Qua đó, bảo đảm công tác y tế cho nhiều sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố; đặc biệt đáp ứng tốt trong phòng, chống thiên tai, ứng phó mưa lụt.Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh được phục hồi so với giai đoạn trước đại dịch Covid-19 và tỷ lệ khám chữa bệnh ngoại trú, nội trú đều tăng 10% so với năm 2022. Đạt tỷ lệ giường bệnh/1 vạn dân 74; tỷ lệ bác sĩ/1 vạn dân đạt 18%; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 91,7%.Đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể, cá nhân. Ảnh: ANH ĐÀOTrong năm, cơ sở y tế các tuyến đã triển khai 90 kỹ thuật chuyên môn mới, nhiều kỹ thuật chuyên sâu thuộc tuyến trung ương đã được triển khai tại các bệnh viện tuyến cuối của thành phố như ghép tế bào gốc tự thân tại Bệnh viện Đà Nẵng.Kỹ thuật thực hiện đường truyền trung tâm cho trẻ sinh non đang được da kề da tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi hay Phẫu thuật cắt ung thư hàm mặt có nạo vét hạch dưới hàm, hạch cổ và tạo hình bằng vạt từ xa tại Bệnh viện Ung bướu …Hệ thống y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, kiện toàn và đầu tư, với 51/56 (91,07%) xã phường đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030...Các y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng biểu diễn tiết mục văn nghệ tại chương trình. Ảnh: ANH ĐÀOPhát biểu giao nhiệm vụ cho ngành y tế, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh gửi lời chúc mừng đến các y bác sĩ, thầy thuốc nhân ngày 27/2. Chúc mừng các tập thể, cá nhân vinh dự nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu Chiến sĩ thi đua thành phố và nhất là 20 cá nhân nhậnGiải thưởng "Tỏa sáng Blouse trắng" năm 2023.“Tỏa sáng Blouse trắng” là Giải thưởng riêng có của thành phố Đà Nẵng, không chỉ ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi, sự chuyên nghiệp và lòng nhân ái của các y, bác sĩ, nhân viên y tế mà còn thể hiện sự trân trọng của thành phố đối với ngành y tế nói chung và mỗi y, bác sĩ nói riêng. Sự cống hiến, tận tụy, trau đồi y đức và chuyên môn không ngừng của mỗi y, bác sĩ không chỉ mang lại giá trị sức khỏe, nguồn động viên tinh thần mạnh mẽ cho bệnh nhân mà còn là ngọn lửa truyền cảm hứng cho các thế hệ y bác sĩ trẻ vì sứ mệnh cao quý của ngành y là bảo vệ, chăm lo cho “vốn quý nhất của con người”.Lê Trung Chinh, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà NẵngKhẳng định năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng kỳ vọng rằng, toàn ngành y tế sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm, đồng lòng, đồng sức phát huy truyền thống tốt đẹp và những thành tựu đã đạt được.Giữ vững phẩm chất chính trị, phẩm chất y đức, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục mọi khó khăn, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động, chất lượng dịch vụ y tế.Triển khai các đề án, kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu của ngành y tế, góp phần hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội, vì sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng.Đà Nẵng tri ân, trao tặng Giải thưởng "Tỏa sáng Blouse trắng” cho 20 y bác sĩ, nhân viên y tế. Ảnh: ANH ĐÀO"Và nhân dịp này, tôi cũng tiếp tục kêu gọi mỗi người dân thành phố hãy tích cực tập luyện thể dục, thể thao, tự rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe hàng ngày nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân, gia đình. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ là nền tảng để những ước mơ, khát vọng cất cánh", ông Chinh nhấn mạnh.Ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế thành phố Đà Nẵng trong năm qua, dịp này, Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen cho 10 tập thể, cá nhân.Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng trao tặng Bằng khen cho 2 chiến sĩ thi đua cấp thành phố và 20 tấm gương tiêu biểu của ngành y tế công lập Đà Nẵng vinh dự được đón nhận Giải thưởng “Tỏa sáng Blouse trắng”.
https://nhandan.vn/da-nang-tri-an-va-trao-tang-giai-thuong-toa-sang-blouse-trang-nam-2023-post797759.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Đà Nẵng", "giải thưởng", "“Tỏa sáng Blouse trắng”", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam" ] }
Chính sách bảo hiểm y tế đã thật sự đi vào cuộc sống
15 năm triển khai Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa X về “Ðẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới” cho thấy chính sách bảo hiểm y tế đã thật sự đi vào cuộc sống. Việc thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế góp phần thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người dân; tạo sự tin tưởng, an tâm khi người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.
Ngày 7/9/2009 Ban Bí thư Trung ương Ðảng khóa X ban hành Chỉ thị số 38-CT/TW về “Ðẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”. Chỉ thị yêu cầu cấp ủy đảng các cấp, bộ, ngành liên quan tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm y tế (BHYT) cho người dân và tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT; tổ chức thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách về BHYT, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách BHYT ở tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và các đơn vị.Chỉ thị cũng yêu cầu đổi mới công tác truyền thông, trong đó nhấn mạnh vị trí, vai trò, ý nghĩa của BHYT và đề cao nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân trong tham gia BHYT tập trung vào các đối tượng: nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên, các chủ sử dụng lao động, nhất là các chủ doanh nghiệp tư nhân...Theo báo cáo của Ban cán sự đảng Bộ Y tế, đến nay, sau 15 năm thực hiện, Chỉ thị số 38-CT/TW đã thật sự đi vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người lao động trong ngành y; góp phần quan trọng thực hiện tốt chính sách BHYT, thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phục vụ người dân, tạo lòng tin, sự tin tưởng, an tâm khi người tham gia BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật BHYT kịp thời, đồng bộ, bảo đảm chất lượng và đáp ứng các yêu cầu trong tổ chức thực hiện chính sách BHYT; thiết thực hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người tham gia BHYT...Kết quả nổi bật là tỷ lệ bao phủ BHYT gia tăng nhanh chóng, từ 58% số dân (năm 2009) lên 93,35% số dân (năm 2023), tương ứng với 93,307 triệu người tham gia BHYT. Số lượt người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh cũng tăng nhanh qua từng năm, riêng năm 2023 có 174,8 triệu lượt người khám, chữa bệnh BHYT; cùng với đó chi phí chi trả khám, chữa bệnh BHYT cũng tăng nhanh qua các năm, năm 2010 số chi khám, chữa bệnh BHYT là hơn 19,6 nghìn tỷ đồng; năm 2015 là 47,9 nghìn tỷ đồng và năm 2023 là với số tiền chi trả khoảng 124,3 nghìn tỷ đồng.Quyền lợi của người tham gia BHYT ngày càng được mở rộng, việc tiếp cận dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT ngày càng thuận lợi; danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được sử dụng theo năng lực chuyên môn, tuyến chuyên môn kỹ thuật vừa để bảo đảm quyền lợi của người có thẻ BHYT khi đến cơ sở y tế, vừa là yêu cầu nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của cơ sở y tế. Thống kê của cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, nhiều người bệnh được Quỹ BHYT chi trả chi phí khám, chữa bệnh lên tới hàng tỷ đồng, thời gian qua đã có người bệnh được chi trả lên tới 4,5 tỷ đồng.Bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được, TS Nguyễn Khánh Phương (Viện trưởng Chiến lược và Chính sách y tế, Bộ Y tế) cho rằng nguồn thu BHYT hiện nay hạn chế, mức đóng BHYT của Việt Nam thấp so với phạm vi quyền lợi hiện tại và yêu cầu mở rộng, đồng thời cũng thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực. Ðáng nói, mức chi tiền túi của người dân khi khám, chữa bệnh vẫn cao, lên đến 45,1%...Ðể Quỹ BHYT bền vững cần áp dụng đồng chi trả đối với mọi người dân tham gia BHYT; yêu cầu tham gia bắt buộc, tham gia cả hộ gia đình mà tránh những lựa chọn bất lợi cho quỹ (khi ốm mới tham gia BHYT). Ðồng thời cần có “người gác cổng” tỉnh táo để kiểm soát chuyển tuyến, kiểm soát gian lận, lạm dụng Quỹ BHYT. Về lâu dài cần quản lý bệnh mạn tính, tránh biến chứng phải nhập viện dẫn đến chi phí khám, chữa bệnh lớn…Các chuyên gia lĩnh vực BHYT cũng cho rằng, cơ cấu giá dịch vụ khám, chữa bệnh bao gồm bốn yếu tố (chi phí trực tiếp, tiền lương, chi phí quản lý và khấu hao tài sản...), nhưng thực tế hiện nay dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT mới tính hai yếu tố (chi phí trực tiếp và tiền lương). Bộ Y tế dự kiến, đến tháng 7 sẽ đưa thêm chi phí quản lý vào giá dịch vụ y tế BHYT và đến năm 2025 sẽ tính đủ cả bốn yếu tố cấu thành giá dịch vụ y tế...GS, TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, trên cơ sở kết quả đạt được, Bộ Y tế đề xuất kiến nghị Ban Bí thư xem xét tiếp tục ban hành văn bản mới về đẩy mạnh công tác BHYT để phù hợp trong tình hình mới; đề nghị Ðảng đoàn Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung Luật BHYT; Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách pháp luật về BHYT. Ðối với Chính phủ tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT hằng năm cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, tăng cường đầu tư ngân sách cho thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT.Bộ Y tế đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật về BHYT và giải quyết vướng mắc trong thanh toán, quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, truyền thông để người dân, doanh nghiệp nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham gia BHYT. Các địa phương cần có biện pháp thúc đẩy mọi người dân tham gia BHYT, mở rộng diện bao phủ BHYT và tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHYT tại địa phương; đồng thời bố trí ngân sách hỗ trợ thêm mức đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng...
https://nhandan.vn/chinh-sach-bao-hiem-y-te-da-that-su-di-vao-cuoc-song-post811758.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Chính sách bảo hiểm y tế", "Bảo hiểm y tế (BHYT)", "Chỉ thị số 38-CT/TW", "Chất lượng dịch vụ y tế", "Người tham gia BHYT", "Cơ sở y tế" ] }
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm Bệnh viện quốc tế La Vie tại Lào
NDO -Sáng 6/12, trong chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV) tổ chức tại Lào,Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệvà Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã tới thăm Bệnh viện quốc tế La Vie tại thủ đô Vientiane.
Thăm Bệnh viện quốc tế La Vie và các bệnh nhân đang điều trị tại đây, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận sự nỗ lực của cán bộ, bác sĩ, nhân viên của Bệnh viện, đánh giá cao cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của Bệnh viện do kiều bào Việt Nam tại Lào đầu tư.Nói chuyện tại đây, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa Việt Nam và Lào là tài sản vô giá mà các thế hệ hai nước luôn không ngừng vun đắp.Tin liên quanLào mong muốn tăng cường hợp tác sâu rộng hơn nữa với Việt Nam trong lĩnh vực y tếChủ tịch Quốc hội mong muốn, mỗi cán bộ, y, bác sĩ của Bệnh viện tiếp tục phát huy truyền thống “Thầy thuốc như mẹ hiền”, luôn tận tình, chu đáo trong phục vụ, khám, chữa bệnh, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói chuyện với cán bộ, nhân viên Bệnh viện quốc tế La Vie. (Ảnh: Doãn Tấn-TTXVN)Chủ tịch Quốc hội cho biết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh vừa được Quốc hội thông qua cho phép doanh nghiệp tư nhân quyết định giá cũng như tăng cường tự chủ của các cơ sở y tế công lập.Đây là những quyết sách quan trọng để phát triển các trung tâm khám chữa bệnh công nghệ cao, nhất là những lĩnh vực như chuyên khoa tim mạch để góp phần quan trọng cứu sống người bệnh.Nhất trí với đề xuất mong muốn được mở rộng hợp tác, liên kết với các bệnh viện trong nước, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các bệnh viện lớn, các trường đại học y trong nước cần mở rộng hợp tác, đào tạo với các cơ sở khám chữa bệnh ở nước ngoài và trực tiếp khám, chữa bệnh cho bệnh nhân.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà lưu niệm Bệnh viện Quốc tế La Vie. (Ảnh: Doãn Tấn-TTXVN)Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tặng quà cho cán bộ, bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện La Vie tại Vientiane.Bệnh viện quốc tế La Vie là Bệnh viện hạng I được Bộ Y tế Lào cấp phép với quy mô 50 giường bệnh và định hướng phát triển chuyên khoa sâu về tim mạch và nội tiết do doanh nghiệp kiều bào Việt Nam đầu tư.Khai trương tháng 11/2023, Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh, điều trị cho cộng đồng người Việt Nam tại Lào và người dân Lào có nhu cầu khám chữa bệnh.Sự ra đời của Bệnh viện không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành y tế của Lào mà còn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Lào, thể hiện sự kết nối, hợp tác giữa hai nướcLào-Việt Namngày càng bền chặt.Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm hỏi bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Quốc tế La Vie. (Ảnh: Doãn Tấn-TTXVN)Lãnh đạo Bệnh viện La Vie đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm, có chính sách liên doanh, liên kết, hợp tác giữa đơn vị y tế của Việt kiều với các bệnh viện nhà nước tại Việt Nam để không ngừng nâng cao chất lượng chuyên môn.Hiện nay, nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân Lào ngày càng tăng và các mô hình liên kết với bệnh viện tại Việt Nam là cơ hội tốt để các nhà đầu tư tiếp tục mở rộng các cơ sở khám, chữa bệnh tại Lào.
https://nhandan.vn/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-tham-benh-vien-quoc-te-la-vie-tai-lao-post786102.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Lào", "Việt Nam", "Bệnh viện Quốc tế La Vie", "Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ", "Vientiane", "Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội ba nước", "Quốc hội", "Việt Kiều" ] }
Khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 1.000 người dân Điện Biên
NDO -Ngày 19/4, tại tỉnh Điện Biên, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bệnh viện Mắt Sài Gòn, Bệnh viện Bạch Mai phối hợp tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho người dân trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Mường Chà.
Đây là hoạt động thực hiện chương trình “Hành trình nhân đạo-Trao nhận yêu thương” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động gắn với chuỗi hoạt động Tháng Nhân đạo năm 2024; hướng tới kỷ niệm70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Trong khuôn khổ chương trình, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã khám thị lực, đo nhãn áp, đo khúc xạ, khám đáy mắt, khám đầu thị thần kinh, khám thị trường tự động bằng các thiết bị, phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho 300 người cao tuổi tại phường Him Lam, thành phốĐiện Biên Phủ.Sau khi được thăm khám mắt, người cao tuổi được cấp thuốc miễn phí và được cán bộ y tế phổ biến kiến thức về chăm sóc, bảo vệ mắt; kiến thức về rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ và phòng bệnh nhất là đối với những bệnh thường gặp ở người cao tuổi.Tại huyện Mường Chà, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩBệnh viện Bạch Maiđã thực hiện khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho 700 người có hoàn cảnh khó khăn.Tham gia chương trình, nhân dân được các y, bác sĩ khám bệnh tổng quát, xét nghiệm tiểu đường, kiểm tra nhịp tim và huyết áp, điện tâm đồ, siêu âm, khám nội tổng quát, tư vấn sức khỏe, dinh dưỡng.Trao quà tặng các hộ nghèo huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.Ngoài được khám, kiểm tra sức khỏe, mỗi người dân ở huyện Mường Chà khi đến khám còn được cấp thuốc điều trị và các phần quà chăm sóc sức khỏe miễn phí.Trong chương trình tại huyện Mường Chà, các đơn vị còn tổ chức khám răng miễn phí cho 800 học sinh Trường tiểu học xã Sa Lông, Trường trung học cơ sở xã Sa Lông; tặng 15 suất quà (mỗi suất 2 triệu đồng) cho 15 gia đình khó khăn.Chủ đề: Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủXuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Nhiệm vụ bất khả thi”Đưa chiến thắng Điện Biên Phủ gần hơn với lớp trẻHiệu ứng tranh panorama “Chiến dịch Điện Biên Phủ” vượt ngoài mong đợi
https://nhandan.vn/kham-benh-cap-thuoc-mien-phi-cho-1000-nguoi-dan-dien-bien-post805512.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Điện Biên", "Mường Chà", "Khám bệnh", "cấp thuốc miễn phí", "70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" ] }
Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2024
NDO -Ngày 10 đến 11/5,Bệnh viện Đại học Y dượcThành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị khoa học với chủ đề “Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch năm 2024”. Đây là lần thứ 10 Hội nghị được tổ chức, trở thành một điểm hẹn thường niên dành cho đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế trên cả nước nhằm phát triển hơn nữa lĩnh vực tim mạch học của Việt Nam.
Hội nghị năm nay bao gồm 240 bài báo cáo của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tim mạch-chuyển hóa của Việt Nam và quốc tế. Hội nghị thu hút hơn 1.500 đại biểu gồm các bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, Phẫu thuật Tim mạch, Tim mạch can thiệp, Nội tổng hợp, Nội tiết, Lão khoa, Y học Gia đình, Bác sĩ Đa khoa… đến tham dự trực tiếp, cùng chia sẻ kinh nghiệm và cập nhật những phương pháp, kỹ thuật y học tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực nội tim mạch, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch người lớn và phẫu thuật tim mạch trẻ em.Nội dung hội nghị năm nay đa dạng với nhiều chuyên đề về suy tim, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh động mạch chủ, rối loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu, tim mạch can thiệp sang thương mạch vành phức tạp, tim mạch can thiệp mạch ngoại biên, hồi sức tim, bệnh cơ tim, phục hồi chức năng tim mạch, phòng ngừa tiên phát bệnh tim mạch do xơ vữa, siêu âm tim trong thực hành lâm sàng, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, gene và bệnh tim mạch…Đặc biệt, nhiều kỹ thuật mới nhưthay van động mạch chủ, thay van động mạch phổi qua ống thông và các kỹ thuật can thiệp động mạch vành tiên tiến đã được các chuyên gia thực hiện, truyền hình trực tiếp đến hội nghị để các đại biểu cùng thảo luận, trao đổi kinh nghiệm.Quang cảnh hội nghị.Hội nghị còn có các phiên thực hành siêu âm đánh dấu mô cơ tim, thu hút sự quan tâm của nhiều đại biểu. Bên cạnh việc cập nhật về phương pháp điều trị, các chuyên đề về chẩn đoán, phòng ngừa, quản lý bệnh tim mạch cũng là một điểm nhấn quan trọng của hội nghị năm nay. Trong đó, các bài báo cáo liên quan đến gen di truyền là một điểm mới, thể hiện xu hướng tác động vào các hệ gen để chẩn đoán, dự phòng bệnh tim mạch tốt hơn.Không chỉ tập trung điều trị cho người bệnh trong bệnh viện, các chương trình quản lý người bệnh về tới cộng đồng, đặc biệt là người bệnh suy tim có ý nghĩa quan trọng nhằm chăm sóc toàn diện, duy trì hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa các biến cố nguy hiểm cho người bệnh.
https://nhandan.vn/xu-huong-moi-trong-dieu-tri-benh-tim-mach-nam-2024-post808874.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "điều trị bệnh tim mạch", "bệnh tim mạch", "Bệnh viện Đại học Y dược" ] }
Góp phần "dẹp loạn" thị trường thực phẩm chức năng bằng Quy chế đạo đức trong quảng cáo
NDO -Quy chế đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng không chỉ là “kim chỉ nam" cho các hội viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam thực hiện quảng cáo có đạo đức, mà còn “gợi mở” để xã hội, cơ quan quản lý, doanh nghiệp thực phẩm chức năng, nhà phát hành quảng cáo và người tiêu dùng nhận biết những quảng cáo thực phẩm chức năng chưa đáp ứng chuẩn mực đạo đức, từ đó đấu tranh với những hành vi vi phạm.
Tọa đàm “Đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng” sáng 29/5 tại Hà Nội, do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức vừa công bố bản Quy chế đạo đức trong quảng cáothực phẩm chức năngban hành theo Quyết định 17/QĐ-VAFF ngày 10/5/2024 của Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF).Quy chế nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng và cùng các hội viên trao đổi, thảo luận đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng quảng cáo thực phẩm chức năng trong tình hình hiện nay.80% quảng cáo "trá hình" thực phẩm chức năngHiện có 80% các quảng cáo trong lĩnh vực phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gây bức xúc hiện nay trên môi trường internet, mạng xã hội, nền tảng thương mại điện tử…“trá hình” thực phẩm chức năng.Không khó để bắt gặp trên các nền tảng xã hội hình ảnh các bác sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng, các bệnh viện tuyến Trung ương bị các đối tượng lợi dụng cắt ghép để làm đại diện hình ảnh, quảng cáo cho sản phẩm của mình, "lừa" người tiêu dùng. Đã xuất hiện cả ma túy "ẩn" dưới lớp thực phẩm chức năng. Không ít người bệnh chật vật về kinh tế, ôm thêm bệnh vào người do tin và mua những loại thực phẩm trôi nổi này.Thực trạng nhức nhối này trong ngành thực phẩm chức năng không chỉ gây ra hậu quả "tiền mất, tật mang" cho người tiêu dùng mà còn làm giảm uy tín của ngành thực phẩm chức năng, làm lẫn lộn giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính với doanh nghiệp làm ăn gian dối, đánh đồng sản phẩm thật và sản phẩm giả.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam chỉ ra 4 vi phạm đạo đức quảng cáo trong thực phẩm chức năng hiện nay là quảng cáo sai sự thật, lừa gạt, giả mạo; quảng cáo phóng đại, thổi phồng sản phẩm; quảng cáo mơ hồ gây hiểu nhầm; quảng cáo nhắm vào các đối tượng nhạy cảm (người bệnh ung thư, hiểm nghèo).Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam.Phân tích về nguyên nhân của thực trạng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng cho hay, chủ yếu hiện nay chế tài xử phạt chưa nghiêm và có những quy định pháp luật không còn phù hợp với thực tế."Hiện còn thiếu quy chế pháp luật cho người quảng cáo, người kinh doanh quảng cáo, người phát hành quảng cáo. Bên cạnh đó, hệ thống quản lý, thanh tra chưa hoàn thiện và chế tài chưa đủ sức răn đe", ông Đáng cho hay.Theo ông Trần Đáng, hiện 225 hội viên tập thể của VAFF rất ít vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, nhưng còn nhiều doanh nghiệp khác chưa thực hiện đúng đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng.Dược sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội cho biết, hầu hết các hội viên ngoài hiệp hội không tuân thủ pháp luật, không đăng ký thẩm định nội dung quảng cáo lách luật giữa thuốc đông y và thực phẩm chức năng nhưng không nói rõ loại gì gây hiểu lầm nghiêm trọng, đặc biệt trên Youtube."Có cơ sở khi đăng ký công bố sản phẩm hoặc doanh nghiệp rất dễ dàng, nhưng sau khi sản xuất 1-2 lô sản phẩm lại biến mất, không thể hậu kiểm. Đây là những sản phẩm trá hình thực phẩm chức năng (không công bố ở Cục và không có cơ quan quản lý)", ông Hoàng cho hay.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế phát biểu tại tọa đàm.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguy hại về quảng cáo gian dối trong lĩnh vực y tế không chỉ về tài chính. Người bệnh nan y phát hiện điều trị sớm có thể khỏi, chí ít kéo dài sự sống. Nhưng những quảng cáo “cam kết chữa khỏi” là vi phạm với quy định về thực phẩm chức năng (không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh)."Mua những sản phẩm này về dùng không khỏi, gây lỡ thời gian vàng điều trị, ảnh hưởng tới hiệu quả xạ trị, phẫu thuật. Thậm chí, có các sản phẩm chứa chất cấm (theo quy định Bộ Y tế đã ban hành) trong thực phẩm giảm cân, xương khớp, tăng cường sinh lý nam. Qua thanh tra kiểm tra, Cục vẫn liên tục phát hiện và chuyển cơ quan công an xử lý hình sự”, ông Phong nói.Quy chế đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng ban hành theo Quyết định 17/QĐ-VAFF ngày 10/5/2024 của Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam gồm 5 chương, 16 điều chỉ ra cụ thể những hành vi được coi là vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, nêu rõ những chuẩn mực đạo đức trong quảng cáo và biện pháp hạn chế vi phạm đạo đức quảng cáo…Quy tắc đạo đức là "kim chỉ nam" cho hoạt động thực phẩm chức năngTrước thực trạng vi phạm ngày càng nghiêm trọng của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, đặc biệt là tình trạng "trá hình" của thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn, làm mất đi hình ảnh của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng uy tín, Hiệp hội Thực phẩm chức năng đã xây dựng Quy chế đạo đức trong quảng cáo thực phẩm chức năng.Tại tọa đàm, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh, việc kết hợp pháp luật với quy tắc ứng xử của hiệp hội nghề nghiệp là cẩm nang cho người tiêu dùng lựa chọn được sản phẩm uy tín, bảo đảm cho sức khỏe.Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm phát biểu tại tọa đàm.Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều biện pháp để chấn chỉnh tình trạng sai phạm quảng cáo lĩnh vực này là công bố những mạng lưới công nghệ có nhiều quảng cáo vi phạm để các doanh nghiệp biết và tránh.Chia sẻ về giải pháp quản lý những sai phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, Thứ trưởng Trần Thanh Lâm cho biết, Bộ Thông tin-Truyền thông và Cục Phát thanh truyền hình đã yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới nỗ lực kiểm soát quảng cáo, nếu không các doanh nghiệp làm ăn chân chính sẽ rút tiền không sử dụng nền tảng đó nữa. Điều này sẽ chặn dòng tiền quảng cáo hợp pháp trên các nền tảng.Thứ trưởng khuyến nghị, sau bản quy chế này, Hiệp hội cần phải có tiêu chí đo đếm, đánh giá đạo đức các doanh nghiệp để xếp hạng để người dân biết và có lựa chọn đúng đắn khi mua các sản phẩm phục vụ cho sức khỏe.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế hoan nghênh Hiệp hội ra quy chế đạo đức trong quảng cáo. Ông Phong cũng lưu ý, các cơ quan truyền thông cần lưu ý khi truyền thông, quảng cáo về thực phẩm chức năng, cần phải kiểm tra kỹ về thông tin xem các đơn vị này có được lưu hành công khai trên web theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ hay không.Ở góc độ Hiệp hội, ông Nguyễn Xuân Hoàng cho hay, để nhận diện thực phẩm chức năng “trá hình”, ngoài việc mạng xã hội giúp người dân phát hiện các vi phạm trong quảng cáo, cần có một hội đồng đánh giá các vi phạm, quảng cáo sai.“Chúng tôi đang đề xuất hình thức gắn nhãn “đèn xanh-đèn đỏ” cho các sản phẩm thực phẩm chức năng. Với màu xanh là các sản phẩm được Hiệp hội khuyến nghị sử dụng; còn sản phẩm “đỏ” cần thận trọng khi sử dụng”, ông Hoàng nói.Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân, để "dẹp loạn" thực phẩm chức năng trá hình, thời gian tới, Hiệp hội Thực phẩm chức năng cần nâng cao vị thế, vai trò để cung cấp cho người dùng các sản phẩm uy tín, đồng thời, tăng cường phản biện, đấu tranh, xử lý những vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng.Nhà báo Nguyễn Ngọc Thanh, Trưởng Ban Nhân Dân điện tử, Báo Nhân Dân phát biểu tại tọa đàm."Hiệp hội Thực phẩm chức năng cần có hội đồng đánh giá, thực hiện vai trò tham mưu cho cơ quan chức năng để thẩm định, đánh giá những đơn vị sai phạm. Đây là bộ lọc đầu tiên cho cơ quan chức năng và người tiêu dùng, giúp cơ quan chức năng trong xây dựng thông tin chính sách, thông tư, nghị định”, ông Nguyễn Ngọc Thanh chia sẻ.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đáng cho hay, với việc ban hành quy tắc đạo đức này, Hiệp hội muốn sát cánh cùng các cơ quan quản lý nhà nước lập lại trật tự kỷ cương trong thị trường thực phẩm chức năng, đưa ngành thực phẩm chức năng phát triển bền vững, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đây là bước triển khai tiếp theo phương châm “3 Đúng” mà Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam đã đề ra gồm Hiểu đúng-Làm đúng-Dùng đúng thực phẩm chức năng.
https://nhandan.vn/gop-phan-dep-loan-thi-truong-thuc-pham-chuc-nang-bang-quy-che-dao-duc-trong-quang-cao-post811654.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "thực phẩm chức năng", "Quy tắc đạo đức quảng cáo thực phẩm chức năng", "Hiệp hội thực phẩm chức năng", "trá hình thực phẩm chức năng" ] }
Áp đặt kết quả siêu âm tại một phòng khám đa khoa tư nhân ở TP Hồ Chí Minh
NDO -Đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Phòng khám đa khoa Âu Á (thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Âu Á) đã có hành vi áp đặt kết quả siêu âm người bệnh là “dày thành bàng quang”, “tuyến tiền liệt có ít dịch” nhưng không chứng minh được bằng hình ảnh siêu âm.
Ngày 1/12, đại diện sở Y tế Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết, vào ngày 29/11, Thanh tra Sở Y tế phối hợp Phòng An ninh Chính trị nội bộ, Công an Thành phố (PA03), Phòng Y tế quận 6 tiến hành kiểm tra đột xuất hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Phòng khám đa khoa Âu Á thuộc Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Âu Á tại địa chỉ số 425 đường Nguyễn Văn Luông, phường 12, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh.Qua kiểm tra đột xuất cho thấy, phòng khám này đãvi phạmmột số quy định trong hành nghề khám, chữa bệnh như: chưa báo cáo bổ sung trang thiết bị, cụ thể là máy siêu âm Cbit 4, có đầu dò siêu âm âm đạo để cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trước khi sử dụng; phòng khám thực hiện kỹ thuật siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo khi chưa được Sở Y tế thẩm định máy siêu âm đầu dò và phê duyệt danh mục kỹ thuật theo Thông tư 43/2013/TT-BYT ngày 14/11/2013 của Bộ trưởng Y tế về Quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh."Quan trọng hơn, điều cần phải làm rõ và phải xử lý nghiêm chính là việc đoàn kiểm tra phát hiện các kết quả siêu âm đã thực hiện trước đó không có hình ảnh đo độ dày thành bàng quang nhưng kết luận lại ghi là “dày thành bàng quang”, các kết quả siêu âm thực hiện không có hình ảnh dịch tiền liệt tuyến nhưng kết luận lại cho rằng, “tuyến tiền liệt có ít dịch”. Đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết.Rõ ràng với những kết luận áp đặt này sẽ làm cơ sở để phòng khám “vẽ bệnh moi tiền” người bệnh. Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục phối hợp Công an Thành phố đấu tranh làm rõ hành vi này, cương quyếtxử lý nghiêmtheo quy định pháp luật.
https://nhandan.vn/ap-dat-ket-qua-sieu-am-tai-mot-phong-kham-da-khoa-tu-nhan-o-tp-ho-chi-minh-post785388.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Thành phố Hồ Chí Minh", "vi phạm", "Công ty TNHH MTV dịch vụ y tế Âu Á", "xử phạt" ] }
Gia tăng người nhập viện vì thời tiết nồm ẩm
NDO -Lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông có xu hướng gia tăng, nhất là nhóm bệnh liên quan đến hệhô hấpnhư cúm, viêm phổi, viêm phế quản…
Gia tăng người già, trẻ nhỏ nhập việnÔng N.X.H (Chương Mỹ, Hà Nội) bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính từ năm 2007 nên mỗi khi thời tiết thay đổi, ông đều bị khó thở, người nóng ran rất khó chịu. Đợt này giao mùa, nồm ẩm, các triệu chứng trên của ông càng trầm trọng hơn. Vì vậy, ông H. được người nhà đưa đi khám tại Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội), dự phòng bệnh có nguy cơ trở nặng thêm.Bên cạnh người cao tuổi, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ mắc bệnh trong điều kiện thời tiết thay đổi nóng ẩm như hiện nay.Chị P.T (ở Yên Nghĩa, Hà Đông) cho biết, hơn một tuần trước, thời tiết thay đổi mưa nắng thất thường, con gái chị có dấu hiệu sốt cao, ho nhiều, gia đình đưa bé đến viện khám, được các bác sĩ chẩn đoán viêm phổi, chỉ định nhập viện điều trị.Cũng có con phải nằm viện điều trị vì viêm phổi, chị Đ.T.H (Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, bé nhà chị rất nhạy cảm với thời tiết. Vì vậy, khi thời tiết bất thường, bé rất hay bị ốm. Lần này, anh chị thấy con bỏ bú, ho, chảy nhiều mũi, khó thở nên đưa con đi khám thì được chẩn đoán viêm phổi.Ngoài ra, bệnh viện cũng tiếp nhận nhiều cháu bé nhập viện mắc bệnh lý do thời tiết nồm ẩm gây ra như: viêm mũi dị ứng, sốt phát ban, viêm đường hô hấp do virus…Miền bắc đang bước vào những ngày mưa phùn, nồm ẩm. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Quang, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: tình trạng người dân, nhất là người già và trẻ nhỏ phải đến viện do các bệnh về đường hô hấp đang có xu hướng gia tăng, nhất là nhóm bệnh liên quan đến hệ hô hấp.Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Chiến Thắng, Phó trưởng Khoa Khám bệnh, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết, 1-2 tuần trở lại đây, bệnh nhân đến khám tại bệnh viện tăng 20-30% so với ngày thường. Chủ yếu là các bệnh đường hô hấp như viêm phổi, bệnh phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản…Tại Khoa Hô hấp đang điều trị cho một số bệnh nhân có diễn biến phức tạp, diễn tiến bệnh nhanh, nặng hơn thời gian trước rất nhiều. Theo đó, buổi sáng bệnh nhân có thể bình thường nhưng buổi chiều đã xuất hiện các cơn khó thở, nặng, có thể suy hô hấp. Vì vậy, các bác sĩ luôn theo dõi sát sao bệnh nhân, tránh tình trạng bệnh tiến triển nặng hơn.Tỷ lệ người cao tuổi nhập viện trong thời tiết nồm ẩm tăng cao.Bảo vệ đường hô hấp trước tiết trời nồm ẩmLý giải về nguyên nhân khiến các bệnh đường hô hấp gia tăng trong thời tiết nồm ẩm, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Giang, Phó trưởng Khoa Hô hấp và Bệnh phổi, Bệnh viện đa khoa Hà Đông cho biết: Nồm ẩm, độ ẩm tăng cao là điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng phát triển. Với những bệnh nhân bệnh phổi mãn tính, nền sức khỏe kém cộng với yếu tố môi trường như vậy, càng gia tăng nguy cơ bội nhiễm cũng như kích thích các đợt cấp bệnh phổi xuất hiện trở lại.Đối với đối tượng là trẻ nhỏ mắc bệnh đường hô hấp, các chuyên gia lưu ý, cần phải theo dõi sát tình trạng của trẻ. Nếu không điều trị sớm, tiến triển do virus có thể gây suy hô hấp viêm phổi rất nhanh.Theo các bác sĩ, đểphòng bệnh trong mùa nồm ẩmcách tốt nhất là cần có giải pháp để giữ gìn vệ sinh môi trường sống và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: ngủ đúng giờ và đủ giấc; chú ý tập thể dục hằng ngày để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nâng cao đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.Đặc biệt đối với người già và trẻ nhỏ, cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất, vi chất, vitamin cần thiết. Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa; hạn chế tối đa việc ăn đồ tái, sống.Cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.Bên cạnh đó, khi ra khỏi nhà, nên đeo khẩu trang để phòng bệnh. Mặc đủ quần áo để thích ứng với thời tiết bên ngoài. Luôn mang theo ô hoặc áo mưa khi ra ngoài để cơ thể không bị dính nước mưa nhiễm lạnh.Ngoài ra, cần bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong thời tiết nồm ẩm; không ăn đồ ăn ôi thiu, mốc để tránh nhiễm khuẩn; giữ cho bát đũa sạch sẽ, không bị ẩm mốc.Nên sử dụng máy hút ẩm để tạo độ khô ráo hoặc bật điều hòa ở chế độ khô để giảm bớt độ ẩm, duy trì độ ẩm không khí ở mức 40-60% là tốt nhất. Quần áo cần được sấy thật khô để tránh tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.Mặt khác, sàn nhà, cửa kính là những nơi dễ đọng nước, gây ẩm ướt và trơn trượt, dễ gặp nguy hiểm khi di chuyển nên cần được lau thường xuyên bằng khăn khô. Hạn chế mở cửa để không khí ẩm nồm có thể vào nhà.
https://nhandan.vn/gia-tang-nguoi-nhap-vien-vi-thoi-tiet-nom-am-post800457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "người bệnh", "nhập viện", "nồm ẩm", "thời tiết mưa phùn", "Bệnh viện đa khoa Hà Đông" ] }
Cấp cứu hai người ngộ độc do dùng than sưởi ấm ở Lạng Sơn
NDO -Chiều 24/1, lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnhLạng Sơncho biết: Bệnh viện Đa khoa đã tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí CO (Carbon Monoxide).
Bệnh nhân nam 61 tuổi, thường trú tại huyện Lộc Bình cùng vợ đốt than hoa sưởi ấm trong nhà, được người nhà phát hiện trong tình trạng gọi hỏi không biết, tím tái toàn thân, gia đình đưa đi cấp cứu. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc khí CO, hiện đang được thở máy, hồi sức tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn. Vợ bệnh nhân cũng bị ngộ độc khí CO mức độ nhẹ hơn, đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình.Ngoài ra, còn một trường hợp bệnh nhi 12 tuổi, trú tại thành phố Lạng Sơn, vào viện trong tình trạng lơ mơ, môi tím tái. Trước đó ở nhà, mẹ của bệnh nhân đặt than củi trong buồng tắm kín cho trẻ đi tắm, khoảng 40 phút sau gọi không thấy trẻ trả lời, người nhà phát hiện trẻ nằm bất tỉnh trong phòng tắm và được gia đình đưa đi cấp cứu. Ngay khi nhập viện, trẻ được thở ô-xy dòng cao, hồi sức tích cực. Hiện nay, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo hoàn toàn, sức khỏe hồi phục tốt.Tin liên quanNguy cơ ngộ độc do sưởi ấm bằng thanNhững ngày này, thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp, người dân thường có thói quen đốt than sưởi ấm, tuy nhiên, việc làm này lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bệnh viện đa khoa tỉnh khuyến cáo: Đốt than trong phòng ngủ, không gian chật hẹp, đóng kín cửa sẽ đốt hết khí ô-xy, sản sinh ra khí CO gây ngộ độc. Với đặc điểm của khí CO là không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ. Quá trình nhiễm độc khí xảy ra rất nhanh, khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy cơ thể bất thường gần nhưng đã rơi vào tình trạng ngộ độc, khó nhận thức, không còn khả năng ứng phó và tự ra khỏi khu vực có khí độc rồi lịm dần.Ngộ độc khí CO có thể gây nên tổn thương não khó hồi phục nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Một số trường hợp ngộ độc nặng sẽ dẫn tới tử vong. Khi phát hiện có người bị ngạt khí, cần nhanh chóng đưa nạn nhân rời khỏi phòng, ra ngoài không gian thoáng khí để kịp thời bổ sung ô-xy, đồng thời gọi cấp cứu hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
https://nhandan.vn/cap-cuu-hai-nguoi-ngo-doc-do-dung-than-suoi-am-o-lang-son-post793682.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "ngộ độc khí CO", "ngộ độc sưởi than", "Lạng Sơn" ] }
Điều trị thành công cho người bệnh đau thần kinh mạn tính kéo dài suốt 18 năm
NDO -Ngày 9/4, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Khoa Ngoại Thần kinh của Bệnh viện đã áp dụng nhiều phương pháp tiên tiến, vừa điều trị thành công cho người bệnh đau thần kinh mạn tính kéo dài suốt 18 năm.
Theo đó, sau một tai nạn giao thông, anh N.V.T. (56 tuổi, ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh) liệt hoàn toàn cánh tay phải, tất cả sinh hoạt, ăn uống ban đầu phải phụ thuộc vào người nhà. Sau đó người bệnh đã nỗ lực luyện tập và có thể vận động bằng tay trái. Tuy nhiên chỉ sau 5 – 6 tháng, cơn đau nhức xuất hiện kèm tê rát và co cứng toàn bộ phần vai, cánh tay xuống bàn tay, cơn đau xuất hiện liên tục với cường độ và tần suất ngày càng nhiều. Anh T. đi khám, điều trị ở nhiều nơi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ban đầu cơn đau có giảm nhưng càng lúc càng hành hạ dữ dội, người bệnh phải tăng liều thuốc giảm đau lên mức tối đa cho phép.Tuy nhiên chỉ sau 5 – 6 tháng, cơn đau nhức xuất hiện kèm tê rát và co cứng toàn bộ phần vai, cánh tay xuống bàn tay, cơn đau xuất hiện liên tục với cường độ và tần suất ngày càng nhiều. Anh T. đi khám, điều trị ở nhiều nơi bằng nhiều phương pháp khác nhau. Ban đầu cơn đau có giảm nhưng càng lúc càng hành hạ dữ dội, người bệnh phải tăng liều thuốc giảm đau lên mức tối đa cho phép.Đến tháng 5/2021, anh T. đến khám tại Phòng khám Đau mạn tính - Khoa Ngoại Thần kinh,Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minhtrong tình trạng đau nhức nhiều với điểm đau 9/10 điểm. Người bệnh đau đớn, tuyệt vọng vì tình trạng đau đã dai dẳng và ngày càng nghiêm trọng kể từ tai nạn giao thông cách đây 18 năm.Bên cạnh việc trấn an tâm lý cho người bệnh, các bác sĩ đã chẩn đoán người bệnh bị đau thần kinh mạn tính do di chứng tổn thương đám rối cánh tay phải và nhanh chóng hội chẩn lâm sàng với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm từ Singapore và Thái Lan.Sau hội chẩn, người bệnh được chỉ định đặt điện cực kích thích tủy sống (SCS: Spinal Cord Stimulation) để điều trị đau.Phương pháp này cần được thực hiện nhiều bước để đánh giá đáp ứng của người bệnh với điện cực kích thích.Sau phẫu thuật đặt điện cực thử nghiệm, người bệnh đáp ứng giảm đau trên 50%. Sau đó, các bác sĩ tiến hành đặt điện cực vĩnh viễn vào khoang ngoài màng cứng vùng cổ để kiểm soát cơn đau và co cứng. Ca phẫu thuật kết thúc thuận lợi, trong một năm đầu tiên, người bệnh đáp ứng điều trị tốt, không còn phải chịu đựng các “cơn đau thấu xương” như trước đây, điểm đau trung bình 4-5 trên thang điểm 10. Tuy nhiên do bệnh tiến triển, các cơn đau ngày càng khó kiểm soát. Các bác sĩ đã tìm mọi cách để chỉnh các chế độ phù hợp nhưng không cải thiện. Cơn đau quay lại với tần suất ngày càng dày đặc và cường độ ngày càng tăng.Các bác sĩ tiếp tục hội chẩn, kiểm soát đau cho người bệnh bằng morphine, rTMS, Scrambler... nhưng không đáp ứng. Để chữa trị cho người bệnh, đến tháng 12/2023, các bác sĩ quyết định triển khai kỹ thuật “DREZotomy” để giảm đau.“DREZotomy” là kỹ thuật làm mất các liên kết dẫn truyền đau ở mức độ sừng sau tủy sống, nơi đi vào các rễ thần kinh cảm giác, làm thay đổi cung phản xạ tủy nhằm giảm đau và giảm co cứng. Đây là kỹ thuật khó, cần đòi hỏi kinh nghiệm, sự chính xác và kết hợp theo dõi điện sinh lý trong mổ (IOM: Intraoperative monitoring). Kỹ thuật này có hiệu quả trong việc điều trị và kiểm soát những tình trạng đau thần kinh và co cứng khi đã thất bại với các điều trị khác như: đau sau tổn thương đám rối cánh tay, đau thần kinh sau herpes, chấn thương tủy sống, đau do ung thư…PGS TS BS. Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí MinhSau khi được bác sĩ tư vấn cụ thể, người bệnh được hội chẩn đa chuyên khoa, thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Với sự phối hợp của ê-kip phẫu thuật, ê-kíp theo dõi điện sinh lý và ê-kíp dụng cụ, gây mê, ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi trong 2.5 giờ. Phẫu thuật viên lần lượt cắt đứt các liên kết dẫn truyền gây đau và thường xuyên kiểm tra điện sinh lý trong mổ để bảo đảm toàn vẹn chức năng vận động cho người bệnh.Ngay sau phẫu thuật, cơn đau của người bệnh giảm 70-80%, điểm đau còn 3/10 điểm và gần như không còn cơn co rút ở tay, chỉ còn đau tại chỗ vết mổ. Lần tái khám đầu tiên sau mổ 1 tháng, tình trạng hậu phẫu ổn, vết mổ khô, lành tốt và gần như không còn cơn co rút cánh tay, người bệnh cải thiện giấc ngủ đáng kể. Tinh thần người bệnh ngày càng lạc quan, ăn uống tốt và tăng được 2 kg. “Tôi cảm giác như được sống lại lần nữa”- anh T. tâm sự. Hiện tại sau 3 tháng kể từ sau phẫu thuật DREZotomy, người bệnh đang được giảm dần liều thuốc giảm đau, tiếp tục tái khám định kỳ để Bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.
https://nhandan.vn/dieu-tri-thanh-cong-cho-nguoi-benh-dau-than-kinh-man-tinh-keo-dai-suot-18-nam-post803913.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "điều trị bệnh đau thành công", "bệnh đau thần kinh mạn tính", "Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh" ] }
WHO: Ngăn người trẻ hút thuốc lá từ sớm là “liều vaccine” bảo vệ sức khỏe suốt đời
NDO -Theo Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, nếu có thể ngăn chặn ai đó bắt đầu sử dụng thuốc lá khi còn trẻ thì điều đó giống như tiêm một liều vaccine để bảo vệ họ suốt cuộc đời.
Sử dụng thuốc lá điện tử ngày càng tăng trong giới trẻNgày 21/12, trao đổi với báo chí về công tác phòng, chống tác hại thuốc lá và các bệnh không lây nhiễm, TS Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, trên toàn cầu, tình hình sử dụngthuốc lá điện tửđáng lo ngại đến mức tuần trước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phải kêu gọi các quốc gia có hành động khẩn cấp để ngăn chặn, bảo vệ trẻ em khỏi thuốc lá điện tử.Thống kê từ WHO cho thấy, thị trường thuốc lá điện tử toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng, với quy mô tăng mạnh từ 7,8 triệu USD năm 2015 lên 22,3 triệu USD vào năm 2022.Trong 5 năm qua, từ năm 2018 đến năm 2022, thị trường thuốc lá điện tử dùng 1 lần đã tăng 116%, với hơn 550 nghìn sản phẩm khác nhau và chiếm 22% tổng thị trường thuốc lá điện tử toàn cầu.WHO cho biết, thuốc lá điện tử đã được quảng bá rộng rãi đến giới trẻ thông qua mạng xã hội và những người có ảnh hưởng. Trẻ em là mục tiêu đặc biệt bị nhắm tới qua việc sử dụng các nhân vật hoạt hình và có thiết kế đẹp mắt, thu hút giới trẻ, với ít nhất 16 nghìn loại hương vị và thuốc lá điện tử giống như đồ chơi, kẹo và đồ dùng học tập.Cảnh báo của WHO nhấn mạnh, ở các quốc gia cho phép bán thuốc lá điện tử như ở Canada, việc sử dụng thuốc lá điện tử ở độ tuổi 16-19 đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 2017-2022, hay như ở Anh, việc sử dụng ở giới trẻ đã tăng gấp 3 lần chỉ trong 3 năm qua.Thị trường thuốc lá điện tử toàn cầu đang tăng trưởng nhanh chóng, với quy mô tăng mạnh từ 7,8 triệu USD năm 2015 lên 22,3 triệu USD vào năm 2022. Trong đó, từ năm 2018 đến năm 2022, thị trường thuốc lá điện tử dùng 1 lần đã tăng 116%, với hơn 550 nghìn sản phẩm khác nhau và chiếm 22% tổng thị trường thuốc lá điện tử toàn cầu.Số liệu từ Liên minh Kiểm soát thuốc lá Đông Nam Á (SEATCA) cho thấy, tình trạng tương tự cũng tồn tại ở các quốc gia ASEAN cho phép bán thuốc lá điện tử như Indonesia, Malaysia và Philippines.Theo đó, Malaysia gần đây đã hủy bỏ quy định nicotine là một chất độc và hợp pháp hóa việc bán thuốc lá điện tử. Hiện tỷ lệ sử dụng phổ biến thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên từ 13-15 tuổi ở nước này (24% nam và 6% nữ) cao hơn tỷ lệ hút thuốc lá điếu ở thanh thiếu niên (10,8% nam và 1,7% nữ).Tương tự, ở Philippines, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở thanh thiếu niên là 14,1% (20,9% nam và 7,5% nữ), trong khi ở Indonesia 11,8% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử, TS Ulysses Dorotheo, Giám đốc điều hành của SEATCA cho biết.TS Angela Pratt - Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam.Bày tỏ lo ngại trước thực trạng gia tăng tỷ lệ trẻ sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, bà Angela Pratt chỉ rõ những tác hại của thuốc lá điện tử, khi các sản phẩm này chứa nicotine - chất gây nghiện cao có thể tác động lớn đến não bộ và sự phát triển của giới trẻ.Thuốc lá điện tử cũng chứa các chất độc hại như các chất được tìm thấy trong thuốc lá thông thường, là những chất được chứng minh có nguy cơ gây ung thư, bệnh tim, phổi về lâu dài và các vấn đề sức khỏe khác.Bên cạnh đó, những sản phẩm này được thiết kế và tiếp thị rất đặc biệt, cố tình thu hút giới trẻ như màu sắc, hương vị hấp dẫn và vẻ ngoài bắt mắt.“Trên toàn cầu, tình hình đáng lo ngại đến mức, TS Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng Giám đốc WHO ngày 14/12 vừa qua đã phải đưa ra lời kêu gọi về hành động khẩn cấp để bảo vệ và ngăn chặn trẻ em khỏi thuốc lá điện tử”, bà Angela Pratt nói, đồng thời khẳng định thuốc lá điện tử không có tác dụng cai thuốc lá mà thay vào đó, những bằng chứng đáng báo động đang tiếp tục xuất hiện.Tin liên quanBa vấn đề hệ lụy từ thuốc lá điện tửTS Ulysses Dorotheo, Giám đốc điều hành của SEATCA cho biết, những sản phẩm này cần phải cấm vì chúng có hại và kéo dài “đại dịch” thuốc lá.“Nói chính xác hơn thì đây là sự khởi đầu gây hại cho những thanh niên chưa bao giờ hút thuốc và là sự thay thế gây hại cho những người hút thuốc đang cố gắng bỏ thuốc lá”, TS Dorotheo nhấn mạnh.Nghiên cứu cho thấy, những người trẻ tuổi thử sử dụng thuốc lá điện tử có nguy cơ bắt đầu hútthuốc látruyền thống cao hơn 3,5 lần so với nhóm không dùng thuốc lá điện tử.“Tại Việt Nam, đây là một nguy cơ nguy hiểm. Các báo cáo cho thấy thuốc lá điện tử đang được trà trộn với ma túy tổng hợp, gây nguy cơ nghiện, ngộ độc ma túy rất nguy hại”, TS Angela Pratt cho hay.Từ những phân tích trên, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam khẳng định, tất cả đều đã ý thức được phải làm những gì có thể để bảo vệ người trẻ khỏi thuốc lá hoặc bất kỳ sản phẩm nào có chứa nicotine.“Nếu chúng ta có thể ngăn chặn ai đó bắt đầu sử dụng thuốc lá khi còn trẻ thì điều đó giống như một liều tiêm vaccine để bảo vệ họ suốt cuộc đời”, bà Angela Pratt nhấn mạnh thông điệp.Sử dụng thuốc lá điện tử nguy hiểm như thuốc lá thông thườngThs, Bs Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của WHO tại Việt Nam.Theo WHO, mặc dù chưa có hiểu biểu đầy đủ về những ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe nhưng đã xác định được rằng thuốc lá điện tử tạo ra các chất độc hại, một số trong đó là chất gây ung thư và một số khác làm tăng nguy cơ rối loạn tim phổi.Sử dụng thuốc lá điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và dẫn đến rối loạn học tập và tiếp thu ở giới trẻ. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với thuốc lá điện tử có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Việc tiếp xúc với khí độc từ thuốc lá điện tử cũng gây rủi ro cho những người chung quanh.Cung cấp thêm thông tin về sản phẩm nicotine và thuốc lá mới, ông Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của WHO tại Việt Nam cho biết, sử dụng thuốc lá điện tử có nhiều nguy cơ bệnh mãn tính giống như thuốc lá thông thường.Về hô hấp có thể gây suy giảm chức năng phổi do tắc nghẽn. Về tim mạch gây rối loạn chức năng mạch máu, xơ cứng mạch máu, huyết khối, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp và đột quỵ.Tin liên quanKiểm soát chặt các sản phẩm thuốc lá mớiSử dụng thuốc lá điện tử cũng có thể làm tổn thương cấu trúc DNA, gây tăng nguy cơ ung thư, tăng kháng hóa trị liệu; gây bệnh về răng miệng như bệnh viêm lợi, sâu răng, mất xương quanh răng, tổn thương niêm mạc miệng, tăng nguy cơ nhiễm trùng miệng; bệnh tiêu hóa như đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, tiêu chảy và xuất huyết tiêu hoá, viêm loét đại tràng…Bác sĩ Tuấn Lâm cũng cho biết, thuốc lá điện tử có thiết kế, thành phần đa dạng và luôn thay đổi, dẫn đến việc quản lý các sản phẩm này rất khó khả thi.Ngoài ra, nhiều sản phẩm thuốc lá nung nóng có chứa chất tạo hương vị khác nhau, các loại hương liệu cũng quá đa dạng, với gần 20 nghìn loại bao gồm tinh dầu bạc hà, trái cây, vị cà phê…Một số nghiên cứu đã chỉ ra nhiều loại hương liệu gây tổn thương não, tim, phổi, niêm mạc đại tràng. Đến nay, vẫn chưa thể có hiểu biết đầy đủ về tác hại của các loại hương liệu. Nguy cơ lớn trộn lẫn thuốc lá nung nóng với ma túy tổng hợp cũng là thách thức rất lớn.Theo ông Lâm, các sản phẩm thuốc lá mới rất độc hại, cả lâu dài và ngay trước mắt. Nếu không được ngăn chặn hiệu quả, sẽ có nguy cơ cao tạo ra một thế hệ trẻ nghiện nicotine và nhấn chìm những kết quả của công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trong những năm qua.Tin liên quanHoàn thiện chính sách để phòng chống hiệu quả tác hại của thuốc lá"Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho trẻ trước thuốc lá điện tử? Trẻ đến trường có thể được bạn mời sử dụng thuốc lá điện tử và chúng ta không biết liệu nó có được trộn ma túy tổng hợp không? Đây là vấn đề rất đáng lo ngại, chúng ta không thể có thời gian theo con mãi được", ông Lâm nói.Theo chuyên gia của WHO, hiện các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới không được phép nhập khẩu, quảng cáo và bán ở Việt Nam nhưng chưa có văn bản nào quy định một cách chính thức, nên việc thực thi còn yếu, các sản phẩm lậu được bán khá tràn lan. Việc duy trì tình trạng như hiện nay sẽ dẫn tới tình trạng sử dụng tiếp tục tăng nhanh trong giới trẻ.Từ đó, WHO khuyến nghị, Quốc hội cần ban hành Nghị quyếtquy định cấmnhập khẩu, sản xuất, phân phối và bán các sản phẩm nicotine, hệ thống phân phối điện tử không chứa nicotine và các sản phẩm thuốc lá nung nóng, cũng như cấm quảng cáo và khuyến mãi các sản phẩm này ở Việt Nam, đồng thời quy định rõ trách nhiệm thực thi và chế tài.Về lâu dài, WHO cho rằng, cần chuyển và hoàn thiện tiếp các quy định cấm từ Nghị quyết vào trong Luật sửa đổi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
https://nhandan.vn/who-ngan-nguoi-tre-hut-thuoc-la-tu-som-la-lieu-vaccine-bao-ve-suc-khoe-suot-doi-post788693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Angela Pratt", "Thuốc lá", "WHO", "Trưởng đại diện", "thuốc lá điện tử" ] }
Hiểu đúng về hội chứng buồng trứng đa nang
NDO -Theo chuyên gia về sinh sản, mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn hội chứng buồng trứng đa nang gây ra tình trạng vô sinh,hiếm muộnở sản phụ nhưng có nhiều phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng này.
Sau kết hôn vài năm, chị N.T.T, 25 tuổi ở Thái Bình mong mỏi có con mà chưa thấy tin vui. Chị đã đi khám tại một cơ sở y tế. Qua hình ảnh siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chẩn đoán buồng trứng của chị bị đa nang.Ngày đầu nhận kết quả, chị đã rất áp lực, căng thẳng khi đọc được hệ quả của hội chứng này gây ra, nặng nhất là vô sinh. Bác sĩ đã tư vấn mặc dù mắc hội chứng buồng trứng đa nang, chị vẫn có nhiều cơ hội mang thai. Sau khoảng gần 6 tháng ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, suy nghĩ tích cực, chị đã đón tin vui có thai.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Kiên, giảng viên bộ môn Phụ Sản (Đại học Y Dược Thái Bình) cho biết, hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang là một trong những thủ phạm gây ra tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới.Buồng trứng đa nang gây ra nhiều triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, mụn, và mất cân bằng nội tiết tố. Đặc biệt, hội chứng buồng trứng đa nang còn là thủ phạm gây ra tình trạng vô sinh. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, có nhiều phương pháp tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng của hội chứng này.Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị hội chứng buồng trứng đa nang thường lo lắng về việc họ có thể mang thai được hay không. Theo chuyên gia, điều này vẫn có thể nhưng có thể khó khăn hơn do rụng trứng không đều đặn. Việc quyết định phác đồ hỗ trợ sinh sản cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng của từng người.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đăng Kiên cho biết, một số phương pháp điều trị tự nhiên mà các phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có thể áp dụng.Đầu tiên là thay đổi chế độ ăn uống. Thực phẩm nguyên chất là những thực phẩm chưa qua chế biến, không chứa đường nhân tạo, nội tiết hay chất bảo quản. Việc hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp giảm viêm và kháng insulin, hai yếu tố quan trọng trong hội chứng buồng trứng đa nang.Chế độ ăn ít carbohydrate, nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và đậu có thể giúp điều hòa nội tiết và chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn nhiều chất xơ có thể giảm tốc độ hấp thu đường ở hệ tiêu hóa, qua đó giúp duy trì cân nặng hợp lý. Các nguồn chất xơ tốt bao gồm rau, củ quả, đậu, bơ.Hai là, hạn chế caffeine và sử dụng trà thảo mộc. Một nghiên cứu khoa học công bố trên tạp chí uy tín American Journal of Clinical Nutrition cho thấy việc tiêu thụ caffeine có thể làm tăng mức estrogen ở những phụ nữ châu Á, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng buồng trứng đa nang.Do đó, phụ nữ mắc hội chứng này nên thay thế cà phê bằng trà thảo mộc hoặc trà xanh. Trà xanh đã được chứng minh có thể cải thiện kháng insulin và hỗ trợ giảm cân nặng ở phụ nữ mắc tình trạng này.Ba là thay đổi lối sống. Việc giảm cân có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Một nghiên cứu cho thấy giảm từ 5-10% trọng lượng cơ thể có thể làm giảm kháng insulin và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả, thậm chí cải thiện tỷ lệ rụng trứng.Tập luyện thể dục thường xuyên không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện tâm trạng và sức khỏe tổng thể. Các hoạt động như đi bộ, chạy bộ, yoga và bơi lội đều rất có lợi cho việc giảm cân.Bốn là giảm stress. Stress có thể làm tăng mức cortisol, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nội tiết và triệu chứng của hội chứng buồng trứng đa nang. Phụ nữ mắc hội chứng này nên áp dụng các biện pháp giảm stress như thiền, yoga, và hít thở sâu nhằm có thể giúp giảm cortisol và cải thiện tình trạng sức khỏe.Năm là sử dụng thực phẩm bổ sung chứa Inositol, một loại vitamin nhóm B, giúp cải thiện kháng insulin, giảm nồng độ testosterone và có thể tăng tỷ lệ rụng trứng, do đó tăng tỷ lệ mang thai tự nhiên thành công. Inositol còn có thể cải thiện chỉ số khối cơ thể và ổn định kháng insulin bằng cách giúp cơ thể chuyển hóa đường tốt hơn. Đối với phụ nữ đang điều trị thụ tinh trong ống nghiệm, Inositol còn giúp tăng cường chất lượng trứng, chất lượng phôi và tăng tỷ lệ điều trị hỗ trợmang thai thành công.Những phương pháp tự nhiên này không chỉ giúp kiểm soát triệu chứng mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống cho phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bảo đảm an toàn và hiệu quả.
https://nhandan.vn/hieu-dung-ve-hoi-chung-buong-trung-da-nang-post814510.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "hiếm muộn", "buồng trứng đa nang", "điều trị hội chứng buồng trứng đa nang" ] }