title
stringlengths
12
122
summary
stringlengths
0
562
content
stringlengths
0
17.7k
url
stringlengths
35
202
metadata
dict
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự khai mạc Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ
NDO -Nhận lời mời của Chủ tịchỦy ban Châu Âu(EC) Ursula von der Leyen, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu do Liên minh châu Âu (EU) được tổ chức từ ngày 25-26/10 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ.
Diễn đàn nằm trong khuôn khổ Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu của EU, có sự tham dự của 500 đại biểu, gồm 25 Tổng thống và người đứng đầu Chính phủ, nhiều lãnh đạo cấp Chính phủ và Bộ trưởng các nước, lãnh đạo Liên hợp quốc, Ngân hàng thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Thương mại thế giới và đông đảo lãnh đạo các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tổ chức chính trị-xã hội.Với chủ đề “Cùng nhau mạnh mẽ hơn thông qua đầu tư bền vững”, Diễn đàn đặt mục tiêu tăng cường sự phối hợp giữa các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân trong thống nhất định hướng và huy động nguồn lực, tăng cường đầu tư vào hạ tầng cơ sở chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực, hệ thống y tế vì mục tiêu phát triển bền vững.Biến đổi khí hậu là thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội và EU ưu tiên huy động công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, khuyến khích nguồn vốn tư nhân cùng với nguồn lực chính phủ để đóng góp cho quá trình phát triển xanh trên toàn cầu.Chủ tịch ECTrong hai ngày làm việc, các nhà lãnh đạo sẽ tập trung thảo luận các sáng kiến, giải pháp nhằm tăng cường đầu tư trong sáu lĩnh vực ưu tiên như chuyển đổi năng lượng xanh và hydro xanh, phát triển hạ tầng giao thông thông minh, kết nối số, nguyên liệu thô thiết yếu, nâng cao năng lực y tế, giáo dục và đào tạo.Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Chủ tịch EC khẳng định biến đổi khí hậu là thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội và EU ưu tiên huy động công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, khuyến khích nguồn vốn tư nhân cùng với nguồn lực chính phủ để đóng góp cho quá trình phát triển xanh trên toàn cầu. Bà hoan nghênh các dự án đang triển khai trong khuôn khổ Chiến lược, trong đó có các dự án về năng lượng mặt trời tại Việt Nam.Lãnh đạo các nước tham dự Diễn đàn đánh giá cao kết quả triển khai Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu đến nay với 90 dự án trải đều tại châu Á, Đông Âu. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, nước chủ tịch luân phiên của Nhóm G7 khẳng định G7 sẵn sàng đồng hành cùng EU trong triển khai Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại diễn đàn.Phát biểu tại phiên đối thoại cấp cao về Chuyển đổi năng lượng xanh và hydrogen xanh,Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hàđánh giá Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu của EU đã đi vào giai đoạn triển khai thiết thực, đề xuất nhiều biện pháp cụ thể và kỹ thuật. Phó Thủ tướng nhận định, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu là các vấn đề cấp bách toàn cầu xuất phát từ mô hình phát triển. Tương tự như Covid-19, việc vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu cần nỗ lực chung của các quốc gia thông qua chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm, hỗ trợ giảm thiểu chênh lệch về trình độ phát triển vì không một quốc gia nào an toàn nếu còn một quốc gia chưa an toàn.Phó Thủ tướng khẳng định: “Nếu vaccine là giải pháp cho đại dịch thì năng lượng xanh, hydro xanh chính là giải pháp cho biến đổi khí hậu”. Là một trong 4 quốc gia đã thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng với các nước phát triển, Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước để cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững thông qua chia sẻ các tiềm năng và thế mạnh của mình.Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các nước phát triển và khu vực tư nhân tăng cường cung cấp công nghệ, nguồn tài chính xanh, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản trị để cả thế giới cùng đạt mục tiêu phát thải ròng vào năm 2050.Nếu vaccine là giải pháp cho đại dịch thì năng lượng xanh, hydro xanh chính là giải pháp cho biến đổi khí hậu.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng HàTrao đổi tại phiên thảo luận, các đại biểu cùng chia sẻ và đánh giá cao quan điểm của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là chuyển đổi công bằng cần có sự hỗ trợ của các nước phát triển đối với các nước đang phát triển và tài chính chính phủ cần định hướng, dẫn dắt cho tài chính tư nhân.Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu là sáng kiến được EU công bố cuối năm 2021 với mục tiêu huy động 300 tỷ Euro trong giai đoạn 2022-2027 cho các dự án đầu tư phát triển, kết nối cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu.Với sáu phiên thảo luận chuyên đề, đây là diễn đàn có quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức trong khuôn khổ Chiến lược Cửa ngõ toàn cầu nhằm tăng cường sự phối hợp giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế, giữa các chính phủ và khu vực tư nhân trong thống nhất định hướng và huy động nguồn lực, cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/pho-thu-tuong-chinh-phu-tran-hong-ha-du-khai-mac-dien-dan-cua-ngo-toan-cau-tai-bruxelles-vuong-quoc-bi-post779488.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Phó Thủ tướng Chính phủ", "Trần Hồng Hà", "dự khai mạc", "Diễn đàn Cửa ngõ Toàn", "Vương quốc Bỉ" ] }
Thay khớp vai đảo ngược nhân tạo cho bệnh nhân giật điện gãy nát khớp vai
NDO -Thay khớp vaiđảo ngược nhân tạo thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp vai nặng, gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay, rách lớn cơ chóp xoay, từng được thay khớp vai truyền thống nhưng thất bại... Đây là kỹ thuật khó để thay khớp cho người bệnh, tránh trật khớp trong tương lai.
Gặp sự cố điện giật, bà T.T.T ngã mạnh xuống nền đất làm gãy chỏm vai phải, sưng nám một bên mặt. Bà đã từng khám ở một số cơ sở y tế khác và được chỉ định phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh. Tuy nhiên, vì chỏm vai là vị trí hoạt động nhiều và người bệnh tuổi cao, kèm loãng xương nên có nguy cơ di lệch đinh, tái gãy xương, phải mổ lại cao. Vì vậy, gia đình đã từ chối phẫu thuật và đưa bà đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám.Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I Mai Hoàng Dương, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết người bệnh bị chấn thương khớp vai nặng. Kết quả chụp X-quang và CT cho thấy phần xương ở đầu trên cánh tay đã gãy nát, không thể bảo tồn.Nếu cố gắng giữ lại khớp vai này, có thể dẫn đến hoại tử chỏm xương và ổ chảo cánh tay, đau đớn kéo dài và giảm nghiêm trọng khả năng vận động. Vì vậy, người bệnh được chỉ địnhthay khớp vainhân tạo đảo nghịch bằng đường mổ delta ngực.Khớp vai có thể vận động nhờ vào một ổ chảo nằm trong xương vai, bao bọc lấy chỏm hình cầu ở đầu xương cánh tay. Khi thay khớp đảo nghịch, ổ chảo nhân tạo sẽ nằm trong xương cánh tay và chỏm xương cánh nằm ở vai. Nhờ đó, sau phẫu thuật, biên độ vận động khớp vai của người bệnh được khôi phục hoàn toàn, tránh trật khớp trong tương lai.Với đường mổ delta ngực (đường mổ đi giữa cơ ngực và cơ delta), bác sĩ tiếp cận ổ gãy dễ dàng hơn, trong khi hạn chế được tổn thương mạch máu thần kinh. Người bệnh tránh được nguy cơ sưng nề do tổn thương tĩnh mạch đầu ở cánh tay hoặc biến chứng liệt, rối loạn cảm giác sau phẫu thuật do tổn thương đám rối thần kinh từ cổ xuống cánh tay.Ngoài ra, người bệnh được mổ trong tư thế nửa nằm nửa ngồi. Bác sĩ có thể lập tức kiểm tra tầm vận động của khớp vai ngay khi đặt khớp nhân tạo vào.Bác sĩ Dương cho biết, để ca phẫu thuật có thể diễn ra thuận lợi và nhanh chóng, bên cạnh kỹ năng chuyên môn của bác sĩ, không thể bỏ qua sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại.Cụ thể, trước khi mổ, ê-kíp đã sử dụng phần mềm Traumacad chuyên dụng để phân tích hình ảnh X-quang, MRI... từ đó lên kế hoạch phẫu thuật, chọn đường mổ và kích thước khớp vai nhân tạo phù hợp với người bệnh. Trong khi mổ, tất cả các thao tác đều được thực hiện dưới sự giám sát của hệ thống máy C - Arm, giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí đặt khớp nhân tạo.Theo bác sĩ Dương, bất kể đối với bệnh lý nào, điều trị bảo tồn luôn là ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, những trường hợp nặng, tiến triển nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp điều trị cuối cùng, giúp người bệnh khôi phục phần nào sinh hoạt thường ngày, bảo đảm chất lượng cuộc sống.Thay khớp vai đảo ngược nhân tạo thường được chỉ định cho người bệnh thoái hóa khớp vai nặng, gãy phức tạp đầu trên xương cánh tay, rách lớn cơ chóp xoay, từng được thay khớp vai truyền thống nhưng thất bại, sau phẫu thuật khớp lỏng lẻo, chóp xoay tổn thương…Đây là một kỹ thuật khó, không chỉ đòi hỏi chuyên môn cao của bác sĩ, mà còn cả hệ thống trang thiết bị hiện đại và các thiết kế khớp vai đạt yêu cầu. Vì vậy, người bệnh nên đến khám và phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín.
https://nhandan.vn/thay-khop-vai-dao-nguoc-nhan-tao-cho-benh-nhan-giat-dien-gay-nat-khop-vai-post803864.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "thay khớp vai nhân tạo", "bệnh nhân bị điện giật" ] }
Nhận diện tình trạng sốc ở người mắc sốt xuất huyết
NDO -Điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở giai đoạn 2 trong thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của sốt. Khoảng 6% bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng ở giai đoạn này.
6% bệnh nhân có nguy cơ diễn biến nặng ở giai đoạn 2 của bệnhBệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương thời gian vừa qua dành tỷ trọng giường lớn hơn cho điều trị bệnh nhân mắcsốt xuất huyết. Trung bình, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 70-80 ca, hơn 30 ca có dấu hiệu cảnh báo.Hiện có khoảng 6% số bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện có nguy cơ diễn biến nặng, còn 94% trung bình, nhẹ tự khỏi. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ, vừa qua, bệnh viện ghi nhận trường hợp tử vong đáng tiếc là một sinh viên có biểu hiện sốt cao 3-4 ngày, điều trị tại nhà và có bạn chăm. Sau khi lui sốt, người chăm đi học thì bệnh nhân ở nhà xuất hiện sốc. Lúc phát hiện đưa đi viện thì đã quá muộn.Có trường hợp tương tự người lớn tuổi, lúc sốt cao pha 1 thì con cái ở nhà chăm sóc, sang pha 2 đỡ sốt con cái đi làm, để cụ ông ở nhà một mình, đến cuối buổi quay về thì cụ ông đã diến tiễn nặng."Điều lo ngại nhất ở bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là tình trạng sốc, thường xảy ra ở pha 2, khó theo dõi. Nếu bệnh nhân được can thiệp tốt ngay từ khi códấu hiệu cảnh báo, chưa sốc thì phục hồi nhanh. Nếu không phát hiện được để diễn biến sang sốc thì diễn biến vô cùng xấu, tỷ lệ cứu sống không được cao", bác sĩ Cấp cho hay.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp lưu ý, chỉ cần bệnh nhân ở trong vùng dịch, có sốt, có tiêu chảy, buồn nôn, có thể hướng tới bị sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết, tùy theo pha nào của bệnh mà cần xét nghiệm các chỉ số khác nhau.Nhiều trường hợp mắc sốt xuất huyết có biểu hiện nặng phải nhập viện cấp cứu do tình trạng sốc. (Ảnh: THẾ KHẢI)Ở pha đầu, trong 3 ngày đầu, xét nghiệm chỉ số dương tính là quan trọng, nhưng nếu ngày thứ 4 mới xét nghiệm, có thể âm tính. Vì thế, ở một số bệnh nhân dù có sốt xuất huyết trên lâm sàng, nhưng xét nghiệm có thể âm tính, vẫn phải nghĩ là sốt xuất huyết. Xét nghiệm ngày sau lại có thể dương tính.Khi tiếp nhận một kết quả xét nghiệm, phải hiểu rõ được tiến hành pha nào của bệnh để biết được giá trị của xét nghiệm.Do đó, bác sĩ Cấp khuyến cáo, một bệnh nhân sống trong vùng lưu hành sốt xuất huyết, khi xuất hiện sốt, hay dấu hiệu chảy máu bất thường, cần đi khám xem có phải sốt xuất huyết không.Sốt xuất huyết chia thành các giai đoạn (các pha) khác nhau:Pha 1: Bệnh nhân sốt cao, đau đầu, khó chịu kéo dài khoảng3 ngày. Pha này khiến bệnh nhân rất khó chịu do sốt cao, đau đầu, nôn, nhưng ít gây biến chứng nặng, chỉ hạ sốt, uống oresol.Pha 2: Từ cuối ngàythứ 3 đến hết ngày thứ 7Bệnh nhân có 2 tình trạng, ở nhóm bệnh nhân diễn biến tốt (94% số người) sẽ dần khỏi. 6% bệnh nhân còn lại, nguy cơ diễn biến nặng, máu trong lòng mạch cô đặc. Nếu nặng có thể dẫn đến tụt huyết áp, sốc, vì thoát dịch khỏi thành mạch.Các dấu hiệu nhận biết bệnh có nguy cơ diễn biến nặng: bệnh nhân mệt (đặc biệt trẻ em, trẻ mấy ngày trước khóc nhiều, nay lả đi, người già có thể lờ đờ, li bì, chậm chạp); một số bệnh nhân đau tức vùng gan; một số bệnh nhân đau khắp bụng, một số bệnh nhân nôn, buồn nôn (nôn 3 lần/8 tiếng được tính là nôn nhiều); chảy máu chân răng, xuất huyết…; xét nghiệm thấy giảm tiểu cầu, cô đặc máu, men gan tăng…Khi có một trong các dấu hiệu này, phải đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Xử lý kịp thời, thường sau 2-3 ngày bệnh nhân có thể ra viện. Nếu giai đoạn này bỏ lỡ 4-6 tiếng, bệnh nhân có thể rơi vào tụt huyết áp, sốc, chảy máu không kiểm soát, suy đa tạng…"Khi phát hiện dấu hiệu cảnh báo phải đến cơ sở y tế ngay. Vì khoảng thời gian điều trị để bệnh nhân hồi phục không có nhiều, chỉ vài tiếng" bác sĩ Cấp nhấn mạnh.Sốt xuất huyết diễn biến nặng ở nhóm đối tượng nàoTheo Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, có một số nhóm đối tượng khi mắc sốt xuất huyết dễ diến biến nặng.Đầu tiên là nhóm dưới 4 tuổi, đặc biệt dưới 12 tháng tuổi.Thứ hai là nhóm bệnh nền, dễ chảy máu, có bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, có bệnh đông máu, khó cầm máu. Không may khi sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu mà chảy máu, cầm máu rất phức tạp.Thứ ba là nhóm người béo phì, phản ứng với sốt xuất huyết rất mạnh mẽ, tỷ lệ nặng ở nhóm này cao hơn. Khi xảy ra diễn biến nặng, xử lý khó khăn hơn rất nhiều.Thứ tư là nhóm phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết có thể đẻ bất cứ lúc nào. Nếu tiểu cầu giảm, nguy cơ chảy máu trong cuộc đẻ rất lớn.Một số nhóm khác, người nhóm máu O có thể nặng hơn người nhóm máu khác; người da trắng thường nặng hơn người da vàng... nhưng chỉ là những yếu tố phụ.
https://nhandan.vn/nhan-dien-tinh-trang-soc-o-nguoi-mac-sot-xuat-huyet-post777974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "sốt xuất huyết", "sốc sốt xuất huyết", "Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương", "diễn biến nặng" ] }
Khẳng định vai trò là một trong hai trụ cột quan trọng nhất của ngành Y tế
NDO -Ngày 19/12, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) tổ chức diễn đàn Quốc gia chất lượng bệnh viện lần thứ V; kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Cục Quản lý khám, chữa bệnh và 70 năm hệ thống khám bệnh, chữa bệnh Việt Nam.
Phát biểu ý kiến tại sự kiện, Bộ trưởng Y tế Đào Hồ Lan, khẳng định, lĩnh vực khám, chữa bệnh là một trong hai trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành Y tế.Qua 70 năm xây dựng, phát triển, lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã khẳng định vị trí trọng yếu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng caosức khỏe nhân dân; được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao và trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trải qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử, với các tên gọi khác nhau nhưng vẫn với chức năng, nhiệm vụ là chỉ đạo công tác khám, chữa bệnh của ngành Y tế; tham mưu Bộ Y tế trong công tác hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chỉ đạo chuyên môn. Cục đã tham gia xây dựng nhiều văn bản quan trọng, tiêu biểu như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các Quy chế, Pháp lệnh và nhiều văn bản dưới Luật khác; triển khai nhiều Đề án góp phần nâng cao năng lực hệ thống khám, chữa bệnh các tuyến, nhất là tại các cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.Mặt khác, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị, mở rộng mạng lưới bệnh viện, giường bệnh cả ở khu vực nhà nước và tư nhân; giải quyết tình trạng quá tải, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; thực hiện lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa các cơ sở khám chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ.Đáng chú ý, hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập được phát triển rộng khắp; các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ; kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế có bước chuyển biến tích cực.Việt Nam được coi là một trong những điểm sáng trong triển khai các kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, không thua kém các nước phát triển; nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa do chính các bác sĩ Việt Nam hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ của các nước trên thế giới.Hệ thống đã đổi mới phương thức đánh giá chất lượng bệnh viện, từ việc triển khai thí điểm 83 tiêu chí chất lượng năm 2013, đến năm 2023 thì nội dung đánh giá, công nhận chất lượng đã được đưa vàoLuật Khám bệnh, chữa bệnh. Việc đổi mới này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các bệnh viện trên toàn quốc đa số đã triển khai áp dụng và tích cực cải tiến. Thành quả lớn nhất chính là niềm tin và sự hài lòng của người bệnh và 100 triệu người dân vào hệ thống khám, chữa bệnh Việt Nam.Chặng đường sắp tới còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh nước ta vừa trải qua đại dịch Covid-19 cũng như nhiều dịch bệnh khác có nguy cơ xâm nhập, bùng phát cũng như nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng, đòi hỏi cả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh cần nỗ lực hơn nhiều nữa. Do vậy người đứng đầu ngành y tế đề nghị hệ khám chữa bệnh trong cả nước tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về khám, chữa bệnh, hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn Luật khám bệnh, chữa bệnh. Hoàn thiện xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản như Luật đã quy định. Nâng cao chất lượng không chỉ về mặt quản lý mà cần quan tâm chú trọng chất lượng lâm sàng, chất lượng các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật.Quan tâm phát triển toàn bộ các lĩnh vực như cấp chứng chỉ hành nghề, điều dưỡng, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phục hồi chức năng, giám định, đặc biệt là công tác an toàn người bệnh. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện người bệnh.Tiếp tục tăng cường các biện pháp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao năng lực tuyến dưới thông qua phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Thực hiện liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm.PGS TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám bệnh, chữa bệnh phát biểu tại buổi lễTheo PGS, TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám, chữa bệnh, hệ thống khám bệnh, chữa bệnh tại Việt Nam tăng từ 883 bệnh viện (năm 2004) 1.552 bệnh viện (năm 2023). Từ một nền y học còn lạc hậu, gặp nhiều khó khăn, đến nay đã có những bước phát triển vượt bậc, ứng dụng và làm chủ các kỹ thuật cao ngang tầm thế giới như các kỹ thuật phẫu thuật tim hở, phẫu thuật nội soi; phẫu thuật nội soi nhi khoa; ghép giác mạc; các kỹ thuật can thiệp tim mạch; thụ tinh trong ống nghiệm; ghép tạng, ghép tế bào gốc, ghép đa tạng lấy từ người cho chết não; kỹ thuật mổ cột sống có sử dụng Robot; kỹ thuật cấy tim nhân tạo; kỹ thuật sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư…Trong đó, có nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa, do chính các bác sĩ Việt Nam làm thầy, chuyển giao kỹ thuật cho bác sĩ của các nước trên thế giới. Các kỹ thuật này đã và đang tiếp tục được chuyển giao từ các chuyên gia của bệnh viện tuyến trung ương, bệnh viện tuyến trên tới bệnh viện các địa phương trong cả nước.
https://nhandan.vn/khang-dinh-vai-tro-la-mot-trong-hai-tru-cot-quan-trong-nhat-cua-nganh-y-te-post788271.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "beenCucj quản lý khám bệnh", "chữa bệnh" ] }
Xác định nguyên nhân gây ngộ độc hơn 500 người sau khi ăn bánh mì
NDO -Chiều 7/5, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, bước đầu đã có kết quả xét nghiệm mẫu thực phẩm trong vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì ở tiệm B., khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh khiến hơn 500 người nhập viện cấp cứu.
Cụ thể, qua xét nghiệm cho kết quả, phần lớn các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm lấy từ tiệm bánh mì bị nhiễm vi khuẩn Salmonella. Cùng với đó, kết quả xét nghiệm cũng cho thấy, một số mẫu khác nhiễm khuẩn E.coli và một số vi khuẩn khác.Cùng ngày, Ủy ban nhân dân thành phốLong Khánhcó văn bản chuyển các hồ sơ xác minh bước đầu về cơ sở kinh doanh bánh mì đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Long Khánh để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.Trước đó, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Đồng Nai cũng đã cử lực lượng phối hợp với Công an thành phố Long Khánh và các đơn vị liên quan điều tra, làm rõ nguyên nhân.Như Báo Nhân Dân đã thông tin tin, ngày 30/4,tiệm bánh mìB., đường Trần Quang Diệu, khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh bán hơn 1.000 ổ bánh mì thịt cho khách hàng.Đến sáng 1/5, nhiều người trước đó ăn bánh mì của tiệm B. có triệu chứng tiêu chảy, nôn ói nên nhập viện, sau đó tăng dần lên hơn 500 người, trong đó có một số trường hợp nặng phải chuyển lên tuyến trên.Sau vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai và thành phố Long Khánh kiểm tra, phát hiện tiệm bánh mì không có giấy phép kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
https://nhandan.vn/xac-dinh-nguyen-nhan-gay-ngo-doc-hon-500-nguoi-sau-khi-an-banh-mi-post808284.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Tiệm bánh", "Đường Trần Quang Diệu", "Long Khánh", "Ổ bánh mì", "Công an tỉnh Đồng Nai" ] }
Nghệ An: Cứu bệnh nhân nhi nuốt 25 viên bi nam châm, thủng ruột và tá tràng
NDO -Ngày 6/1, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, các y, bác sĩ bệnh viện vừa phẫu thuật cấp cứu thành công bệnh nhi 3 tuổi, trú tại thành phố Vinh do nuốt phải 25 viên bi nam châm đồ chơi vào ổ bụng.
Ngay sau khi tiếp nhận, qua các xét nghiệm và X-quang ổ bụng bệnh nhi, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị tắc ruột do dị vật hình tròn, bao gồm nhiều viên nhỏ và dính thành chuỗi. Các bác sĩ khoa Ngoại và khoa Gây mê hồi sức tiến hành hội chẩn và chỉ định mổ cấp cứu.Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã phát hiện 25 viên bi nam châm dính chặt vào nhau gây tắc nghẽn ruột, khiến tá tràng và ruột bệnh nhi thủng nhiều vị trí. Sau gần 3 giờ, các phẫu thuật viên đã loại bỏ hoàn toàn dị vật, khâu kín vị trí ruột thủng thành công.Các viên bi nam châm do trẻ nuốt vào.Sau mổ, sức khỏe của bệnh nhi này tạm thời ổn định.Theo các bác sĩ, nuốt dị vật là tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều trẻ phải nhập viện do nuốt phải dị vật như đồ chơi, cúc áo… Tuy nhiên, trường hợp nuốt phải chuỗi bi nam châm đồ chơi như bệnh nhi này là cực kỳ nguy hiểm.25 viên bi nam châm dính chặt vào nhau gây tắc nghẽn ruột, khiến tá tràng và ruột bệnh nhi thủng nhiều vị trí. (Ảnh: Yến Phương)Donam châm là một hợp chất kim loạicó từ tính.Vì vậy, khi trẻ nuốt phải từ 2 viên bi nam châm trở lên sẽ có xu hướng tự hút dính vào nhau, dọc theo đường tiêu hóa ở các đoạn ruột khác nhau. Dị vật này sẽ không di chuyển tiếp, gây tắc và tạo sức ép lên thành ruột, gây thiếu máu cục bộ, từ đó dẫn tới hoại tử và thủng ruột. Thậm chí còn gây sốc nhiễm trùng, dẫn tới tử vong.Vì vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi lựa chọn đồ chơi cho trẻ, đồng thời quan sát kỹ môi trường chung quanh trẻ để bảo đảm an toàn. Trong trường hợp trẻ nuốt phải dị vật, gia đình cần nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
https://nhandan.vn/post-681344.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "Nghệ An", "Cấp cứu thành công", "bệnh nhân nhi nuốt 25 viên bi nam châm" ] }
Chinh phục nhiều kỹ thuật ngoại khoa "cân não", mang lại sự sống mới cho bệnh nhi
NDO -Năm 2023, Trung tâm Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương đã phẫu thuật thành công 17 trường hợp ghép gan từ người cho sống cùng huyết thống cho bệnh nhi bệnh gan mạn giai đoạn cuối, cân nặng thấp.
Chinh phục nhiều ca bệnh khóNgày 18/10/2023,ca ghép gan trẻ em thứ 50của Bệnh viện Nhi Trung ương cho bệnh nhi G.H (3 tuổi) đã được thực hiện thành công tốt đẹp.Ca phẫu thuật diễn ra với sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên khoa Gan mật, Ngoại tổng hợp, Gây mê, Điều trị tích cực Ngoại khoa, đơn vị xét nghiệm cận lâm sàng, Ngân hàng máu, Chẩn đoán hình ảnh… Sau 9 giờ tập trung cao độ, ê-kíp phẫu thuật đã ghép gan cho bé thành công trong niềm hạnh phúc vỡ òa của gia đình bệnh nhi và y, bác sĩ của Trung tâm.Đến nay, bằng sự tận tâm và những nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt hành trình dài nhiều năm qua, Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép gan và trở thành đơn vị có số caghép gan trẻ emnhiều nhất tại Việt Nam hiện nay.Chỉ tính riêng năm 2023, Trung tâm đã phẫu thuật thành công 17 trường hợp ghép gan từ người cho sống cùng huyết thống cho bệnh nhi bệnh gan mạn giai đoạn cuối, cân nặng thấp.Ngày 15/5/2023, Bệnh viện Nhi Trung ương đã vượt qua nhiều thách thức để phẫu thuật thành công loại bỏ u tuyến thượng thận hai bên cho bệnh nhi 14 tuổi. Đây là ca bệnh hiếm gặp tại cả Việt Nam và trên thế giới, cũng là trường hợp đầu tiên từ trước tới nay được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Xác định rõ đây là ca bệnh hiếm gặp và quá trình điều trị có thể gặp nhiều diễn biến phức tạp, dưới sự chỉ đạo của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Duy Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ Nội tiết lên kế hoạch rất tỉ mỉ về mặt điều trị huyết áp cho trẻ trước và trong phẫu thuật.Nhiều bệnh nhi được hồi sinh sau khi được ghép gan.Các bác sĩ Đơn vị Điện quang can thiệp phải thực hiện can thiệp động mạch và tĩnh mạch với mục tiêu nút tắt cuống mạch nuôi khối u và tắc tĩnh mạch dẫn lưu khối u hai bên, nhằm hạn chế sự bài xuất ồ ạt hormone cathecholamine trực tiếp vào máu và hạn chế chảy máu trong quá trình phẫu thuật.Bệnh nhi được phẫu thuật nội soi nhằm giảm tối đa tổn thương, cắt hoàn toàn 2 khối u tuyến thượng thận, song song với đó, cố gắng giữ lại một phần tuyến thượng thận bên phải.Trong khi mổ, các bác sĩ luôn hết sức thận trọng từng thao tác, vì việc chạm vào khối u, rất dễ gây ra cơn tăng huyết áp kịch phát dẫn tới xuất huyết não, suy tim cấp, nhồi máu cơ tim. Thật may mắn, ca mổ diễn ra thành công trong sự vỡ òa vui sướng từ đội ngũ bác sĩ và gia đình cháu bé.Làm chủ nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giớiQuy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngoại nhi, Trung tâm Ngoại tổng hợp được trang bị hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng đủ nhu cầu khám, chữa bệnh và phẫu thuật với nhiều thiết bị hiện đại như: hệ thống phòng mổ kỹ thuật cao OR1, hệ thống phẫu thuật nội soi robot Da Vinci, hệ thống phẫu thuật nội soi 3D, các phương tiện hỗ trợ phẫu thuật thế hệ mới như dao siêu âm, dao CUSA, các bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên sâu,…Đến nay, kỹ thuật phẫu thuật nội soi được trung tâm thực hiện thường quy với khoảng 80% tổng số các ca phẫu thuật. Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các ca phẫu thuật điều trị bệnh lý như: nang ống mật chủ, teo thực quản, thoát vị hoành, tắc tá tràng, xoắn trung tràng, phình đại tràng bẩm sinh, không hậu môn,… đều được thực hiện thông qua phẫu thuật nội soi.Năm 2023, trung tâm đã thực hiện thành công hơn 5.000 ca mổ, trong đó có 2.541 ca mổ cấp cứu và 2.643 ca mổ phiên, đem lại hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhi và gia đình.Các bác sĩ chinh phục nhiều kỹ thuật khó trong phẫu thuật ngoại khoa.Trung tâm thực hiện thành công các ca phẫu thuật phức tạp như: ghép gan, cắt gan lớn theo giải phẫu, cắt khối tá tụy, phân lưu cửa chủ, cắt u sau phúc mạc có yếu tố nguy cơ chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình thực quản bằng đoạn đại tràng, phẫu thuật điều trị vô hạch toàn bộ đại tràng.Với việc ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật cao vào khám, chữa bệnh như: ghép gan, cắt khối tá tụy, cắt u sau phúc mạc, u tuyến thượng thận, điều trị nang ống mật chủ, teo thực quản, thoát vị hoành,… Trung tâm Ngoại tổng hợp đã góp phần đưa ngành ngoại nhi Việt Nam sánh ngang với các nước trong khu vực, giúp nhiều trẻ em không phải đi nước ngoài chữa trị, nhiều bệnh nhi đứng trước “cửa tử” được mở ra cuộc đời mới.
https://nhandan.vn/chinh-phuc-nhieu-ky-thuat-ngoai-khoa-can-nao-mang-lai-su-song-moi-cho-benh-nhi-post793332.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "ghép gan trẻ em", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "ngoại khoa", "phẫu thuật nội soi" ] }
Nguy cơ trẻ tử vong do dây rốn thắt nút cao gấp 4 lần so với thai kỳ bình thường
NDO -Dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ 0,3 đến 2% ca sinh, nguy cơ tử vong do dây rốn thắt nút cao gấp 4 lần so với thai kỳ bình thường. Việc siêu âm định kỳ phát hiện sớm những bất thường thai kỳ rất quan trọng với các sản phụ.
Trong quá trình mang thai, chị N.T.Q được chẩn đoán thai nhi bịthắt nút dây rốn. Nhờ sự hỗ trợ tận tình của các bác sĩ và nữ hộ sinh khoa Đẻ thường A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, em bé nặng 3.300g đã chào đời an toàn bằng phương pháp sinh thường.May mắn thay, em bé của mẹ Q. đã được các bác sĩ phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý phù hợp, giúp bé chào đời bình an.Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, chị T.H.N (38 tuổi, Quảng Ninh) cũng được phát hiện có nút thắt dây rốn ở tuần thai 31. Người bệnh được theo dõi thai kỳ chặt chẽ suốt 7 tuần; chỉ định mổ lấy thai kịp thời ở tuần 38 giúp thai nhi sinh đủ tháng khỏe mạnh.Theo Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Thành Vinh, Trung tâm Sản Phụ khoa, thắt nút dây rốn là một ám ảnh trong sản khoa do thai nhi vận động, xoay chuyển, nhào lộn tạo ra những nút thắt dây rốn.Dây rốn có vai trò quan trọng bảo đảm sự sống cho thai nhi. Khi dây rốn bị thắt nút sẽ cản trở quá trình vận chuyển máu và oxy. Thai nhi không được nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm. Dây rốn thắt nút chiếm tỷ lệ 0,3 đến 2% ca sinh, nguy cơ tử vong do dây rốn thắt nút cao gấp 4 lần so với thai kỳ bình thường.Nguy cơ chặn tuần hoàn giữa mẹ và con nếu phát hiện muộn và không được can thiệp kịp thời, đặc biệt lúc chuyển dạ, nguy cơ cao dẫn đến suy thai hoặc thai chết lưu. Quá trình chuyển dạ có thể khiến nút thắt siết chặt, gây mất tim thai đột ngột, do đó sinh tự nhiên có thể nguy hiểm cho thai nhi. Hầu hết trường hợp dây rốn thắt nút phải sinh mổ.Gia đình sản phụ N. hạnh phúc khi đón con an toàn.Như trường hợp trên, sản phụ N. phát hiện dây rốn thắt nút qua siêu âm trong lần khám thai định kỳ, tình trạng không chặt, máu và oxy vẫn lưu thông tới thai. Bác sĩ chỉ định theo dõi chặt chẽ, khám thai mỗi tuần một lần, khám ngay khi bất thường.Thai phụ được hướng dẫn tự theo dõi đếm cử động thai vào mỗi tối, trong vòng một tiếng đồng hồ nếu thai máy dưới 10 lần là dấu hiệu bất thường. Tuần thứ 38, chị N. siêu âm tim thai biểu hiện rối loạn nhịp, bác sĩ Vinh chỉ định sinh mổ chủ động khẩn trương trong điều kiện thai nhi đủ tháng để ra đời an toàn.Bác sĩ Vinh khuyến cáo thai phụ khám thai định kỳ để phát hiện sớm vấn đề sức khỏe và tầm soát các dị tật của thai nhi. Nếu thai không máy hoặc không đạp ở những tuần cuối, thai phụ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời.Thai phụ có nguy cơ cao thắt nút dây rốn khi mang song thai chung một bánh nhau, chung ối. Dây rốn thắt nút cũng liên quan đến bào thai nam, dây rốn dài, mang thai quá ngày, đái đường thai kỳ, cao huyết áp mạn tính, sinh nở nhiều lần, đa ối. Mẹ tuổi trên 35, tình trạng thiếu máu, tiền sử sảy thai cũng gia tăng nguy cơ.
https://nhandan.vn/nguy-co-tre-tu-vong-do-day-ron-that-nut-cao-gap-4-lan-so-voi-thai-ky-binh-thuong-post811333.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "dây rốn thắt nút", "nguy cơ tử vong", "sản khoa" ] }
Đừng bỏ qua yếu tố "mệt" của người già ngày lạnh
NDO -Sau vài ngày mệt nằm nhà, không ho, sốt, cụ ông N.V.T (83 tuổi, Hà Nội) được gia đình đưa đến Bệnh viện Lão khoa Trung ương thăm khám, phát hiện bất ngờ mắc bệnh rung nhĩ, có dấu hiệu suy tim, viêm phổi.
Bác sĩ Hà Vân Anh, Phụ trách Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, bệnh nhân N.V.T (Hà Nội) được đưa tới Bệnh viện Lão khoa Trung ương khám sau vài ngày mệt mỏi. Qua thăm khám, bác sĩ thấy huyết áp của cụ T. rất cao, gần 200/65 mmhg, thở nhanh và tim loạn nhịp."Sau khi làm một số chỉ định cận lâm sàng, chúng tôi phát hiện ngoài vấn đề về rung nhĩ, bệnh nhân còn có dấu hiệu báo động về suy tim rất rõ ràng, trên phim X-quang cho kết quả về tổn thương rất điển hình trên phổi… Tình trạng viêm phổi trên nền rung nhĩ, có nguy cơ đe dọa tính mạng nếu chậm điều trị", bác sĩ Vân Anh cho hay.Điều đặc biệt là bệnh nhân này trước đây chưa từng phát hiện bị huyết áp cao, không có tiền sử tim mạch rõ ràng và đặc biệt không ho nhiều, không sốt, mà chỉ có mệt. Tuy nhiên khi khám lại có nhiều triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng."Trường hợp này cho thấy các triệu chứng bệnh ở người cao tuổi không giống như người trẻ, dù bệnh trở nặng nhưng các dấu hiệu bệnh lại rất mờ nhạt. Nếu thấy sự thay đổi rất nhỏ ở người già, gia đình nên chủ động đưa đến cơ sở y tế thăm khám, tránh tình trạng nghĩ rằng các cụ mệt do thời tiết rồi chần chừ thăm khám...", bác sĩ Vân Anh khuyến cáo.Theo chuyên gia này, trong thời điểmrét đậmnhư hiện nay, số bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương cũng tăng nhưng không quá nhiều. Tuy nhiên, đáng lưu ý là số bệnh nhân nặng phải nhập viện lại tăng lên rõ rệt. Bình thường mỗi ngày, khoa khám bệnh tiếp nhận 8-10 bệnh nhân nhưng gần đây, con số này tăng gấp đôi, lên 18-20 bệnh nhân/ngày.Các bệnh nhân nặng đang được điều trị trong phòng ICU, Bệnh viện Lão khoa Trung ương.Bệnh nhân nhập viện do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu liên quan đến huyết áp dao động quá nhiều, đợt cấp của suy tim hoặc viêm phổi, đau xương khớp, đau thần kinh tọa, cột sống nhiều… Điểm khác biệt là trong đợt lạnh này, số bệnh nhân có vấn đề về tim mạch, xương khớp tăng hơn.Tại khu vực Khoa Cấp cứu-Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương thường xuyên duy trì với khoảng 45-50 bệnh nhân.Theo bác sĩ Bùi Tường Lân, Khoa Cấp cứu-Đột quỵ, 50% bệnh nhân nhập viện cấp cứu trong những ngày rét đậm, rét hại vừa qua do đột quỵ. Riêng khu vực ICU với 12 giường thở máy thì có tới 8 ca đột quỵ.Trong một tuần qua, lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương tăng khoảng 40% so với thời điểm trước, chủ yếu các bệnh lý về hô hấp, đột quỵ và tim mạch... Đáng lưu ý, nhiều bệnh nhân khi mới nhập viện chưa nặng nhưng sau đótrở nặngrất nhanh.Bác sĩ Bùi Tường Lân cho hay, ở người cao tuổi có bệnh nền, cộng thêm thời tiết lạnh sâu khiến khả năng chống đỡ của cơ thể kém hơn. Sức đề kháng, khả năng mất bù và thích ứng với môi trường của người già cũng kém hơn… dẫn tới tình trạng bệnh nặng hơn nhiều.Bác sĩ Lân khuyến cáo, để phòng tránh, người cao tuổi cần lưu ý việc giữ ấm, điều trị bệnh nền ổn định, đồng thời cẩn trọng với các dấu hiệu viêm nhiễm đường hô hấp trên, huyết áp tăng… và chủ động khám sớm để được điều trị tích cực ngay từ ban đầu.
https://nhandan.vn/dung-bo-qua-yeu-to-met-cua-nguoi-gia-ngay-lanh-post794280.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "người cao tuổi", "mệt", "Bệnh viện Lão khoa Trung ương" ] }
Cải thiện chất lượng chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam
NDO -Ngày 29/2, tại Hà Nội,Tổng hội Y học Việt Namtổ chức Tọa đàm khoa học “Tăng cường quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam” và Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) với 4 công ty dược phẩm đa quốc gia: Takeda, Sanofi, Roche, Novartis nhằm cải thiện chất lượng quản lý và điều trị bệnh hiếm tại Việt Nam.
Theo báo cáo, hiện nay thế giới có khoảng 6.000 cănbệnh hiếmgây ảnh hưởng tới 300 triệu người. Trong các bệnh hiếm này có đến 80% có nguyên nhân là do di truyền, trong đó có ít hơn 200 nghìn người được chẩn đoán bệnh.Do tính hiếm gặp và phức tạp, bệnh hiếm là thách thức lớn đối với y học trong công tác chẩn đoán và điều trị. Hiện chỉ có 5% bệnh hiếm có thuốc điều trị được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt, trong khi đó chi phí điều trị bệnh hiếm thường rất cao, đa số các bệnh nhân đều không có khả năng chi trả nếu không có sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ các tổ chức và xã hội, đặc biệt là các trị liệu kéo dài.Tại Việt Nam, hiện có khoảng 100 căn bệnh hiếm và sáu triệu người đang mắc bệnh hiếm, trong đó có tới 58% bệnh hiếm xuất hiện ở trẻ em, 30% trẻ mắc bệnh hiếm tử vong trước 5 tuổi.Việc tiếp cận với liệu pháp điều trị bệnh hiếm còn chậm và gặp nhiều thách thức. Một số ít bệnh hiếm dù có thuốc điều trị tiên tiến trên thế giới giúp điều trị được nguyên nhân cốt lõi gây bệnh là do di truyền nhưng chưa được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam, hoặc đã có thuốc nhưng người bệnh vẫn khó tiếp cận do chưa được hỗ trợ chi trả bảo hiểm.Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, trong những năm qua, Tổng hội Y học Việt Nam đã cùng các đối tác trong ngành y tế tích cực tổ chức nhiều chương trình hội nghị, hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực và nhận thức về bệnh hiếm, các chương trình hỗ trợ thuốc trị giá hàng trăm tỷ đồng tới người bệnh hiếm.Ngoài ra, nhằm cải thiện chất lượng chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh hiếm, Tổng hội phối hợp với các đơn vị chức năng thành lập nhóm chuyên gia giám sát việc áp dụng hướng dẫn tại các bệnh viện; phối hợp rà soát và cập nhật hướng dẫn điều trị theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế; xây dựng mô hình đánh giá bệnh và gánh nặng kinh tế-xã hội, xây dựng chính sách quản lý thuốc hiếm và đề xuất chính sách cải thiện quản lý và tiếp cận liệu pháp điều trị hiệu quả.Tổ chức chương trình sàng lọc và hỗ trợ phát triển Chương trình Khám sàng lọc quốc gia cho bệnh bẩm sinh và hiếm; nâng cao nhận thức về bệnh hiếm thông qua chiến dịch truyền thông, hỗ trợ phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về thuốc điều trị bệnh hiếm, tăng cường hợp tác quốc tế.Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm.Phát biểu ý kiến tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn cho biết: Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã triển khai một số chính sách và giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam như: Thành lập nhóm hỗ trợ bệnh hiếm từ năm 2014; Ban hành một số chính sách hỗ trợ bệnh hiếm nằm trong các quy định nhưLuật Dược 2016; thành lập Hội đồng tư vấn về quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam; Tham gia các diễn đàn trao đổi về bệnh hiếm trong Mạng lưới các nền kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).Tuy nhiên, để giải quyết vấn đề bệnh hiếm và nâng cao hiệu quả quản lý bệnh hiếm, sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và xã hội là hết sức cần thiết, bởi đây là những vấn đề đòi hỏi nguồn lực lớn và sự hợp tác của nhiều bên. Do vậy, việc xây dựng một chính sách tốt cần một tầm nhìn xa và những bằng chứng khoa học.Với mong muốn lắng nghe hơn nữa các tiếng nói từ nhiều bên, các đóng góp chia sẻ của các chuyên gia về xây dựng chính sách quản lý bệnh hiếm tốt hơn thời gian tới, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị Cục Quản lý Khám Chữa bệnh, các Vụ, Cục và các đơn vị chức năng xem xét, tham mưu trình lãnh đạo Bộ Y tế ban hành các chính sách, quy định hiệu quả về quản lý bệnh hiếm tại Việt Nam.Đồng thời, nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp dược phẩm, như Takeda, Sanofi, Novartis và Roche, việc sàng lọc, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh hiếm thời gian tới sẽ có bước phát triển mới và hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh được tiếp cận các giải pháp điều trị tiên tiến trên thế giới.Nội dung Biên bản ghi nhớ giữa Cục Khám, chữa bệnh và 4 công ty dược phẩm đa quốc gia Takeda, Sanofi, Roche, Novartis sẽ tập trung vào việc thực hiện theo định hướng Kế hoạch chung về bệnh hiếm trong Mạng lưới các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC); ưu tiên các nhóm, bệnh hiếm có thể điều trị hiệu quả cao, thúc đẩy đồng bộ các giải pháp về chính sách y tế và hỗ trợ xã hội nhằm cải thiện tiếp cận và kết quả điều trị, chăm sóc cho người bệnh hiếm ở Việt Nam thời gian tới.
https://nhandan.vn/cai-thien-chat-luong-chan-doan-dieu-tri-va-quan-ly-benh-hiem-tai-viet-nam-post798085.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:40", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:40", "tags": [ "chẩn đoán", "điều trị", "quản lý", "bệnh hiếm", "Tổng hội Y học Việt Nam", "Bộ Y tế" ] }
Tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia
NDO -Nhằm tiếp tục thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và để tăng cường các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia trong dịp Tết Nguyên đán và các dịp lễ hội năm 2024, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt độngphòng, chống tác hại rượu, bia.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình,chiến dịch truyền thônghiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng để phòng, chống tác hại của rượu, bia.Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.Các địa phương quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị và địa phương tăng cường công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia thuộc lĩnh vực phụ trách. Triển khai hiệu quả các biện pháp sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp giảm tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe; phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người lao động, cho học sinh, sinh viên, đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phòng, chống tác hại của rượu, bia trong sản xuất, kinh doanh, quảng cáo, khuyến mại rượu, bia và các lĩnh vực liên quan khác.Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đặc biệt vào các dịp cao điểm để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.Báo cáo kết quả thực hiện phòng, chống tác hại rượu, bia thuộc địa bàn quản lý hằng năm gửi Bộ Y tế để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.
https://nhandan.vn/tang-cuong-cong-tac-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-post794512.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Tăng cường công tác phòng chống tác hại của rượu bia", "tuyên truyền", "không lái xe khi uống rượu bia" ] }
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc
NDO -Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện số 50/CĐ-TTg về việc xử lýngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc.
Công điện nêu rõ, ngày 14/5/2024, tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra vụngộ độc thực phẩmlàm 350 người mắc, phải nhập viện điều trị.Nhằm tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các giải pháp ngăn ngừa, phòng chống ngộ độc thực phẩm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên; kiểm tra, làm rõ nguyên nhân ngộ độc và có biện pháp xử lý theo đúng quy định. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại Công điện số 44/CĐ-TTg ngày 3/5/2024.Bộ Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục bám sát tình hình, chỉ đạo áp dụng các biện pháp phù hợp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm và kịp thời hỗ trợ các địa phương xử lý, khắc phục hậu quả ngộ độc thực phẩm trong trường hợp cần thiết.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-chi-dao-xu-ly-vu-ngo-doc-thuc-pham-tai-tinh-vinh-phuc-post809486.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Thủ tướng", "công điện", "ngộ độc thực phẩm", "ngộ độc thực phẩm tại Vĩnh Phúc" ] }
Những sai lầm khi lựa chọn lăn kim làm đẹp
NDO -Sử dụng phương pháp lăn kim vi điểm trên da có mụn trứng cá, mụn mủ, viêm hoặc nốt sần sẽ khiến vi khuẩn trên kim lây lan trên da đến đến tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn. Lăn kim không phải là phương pháp điều trị mụn trứng cá.
Sau 3 lầnlăn kimtrị mụn, chị Hoàng Minh Th. (Thanh Xuân, Hà Nội) thấy tình trạng mụn không thuyên giảm mà còn sưng tấy vùng mụn, nhiều mủ viêm hơn. Nhân viên spa nơi chị điều trị tư vấn cứ tiếp tục điều trị vì đây đang là thời gian đẩy mụn. Tuy nhiên, tình trạng sưng tấy làm chị rất khó chịu, nhất là thời điểm giao mùa hanh khô như vừa qua nên đã đến bệnh viện thăm khám.Thạc sĩ chuyên khoa I, bác sĩ nội trú Trần Nguyễn Anh Thư, chuyên khoa Da liễu-Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, lăn kim vi điểm là thủ thuật xâm lấn tối thiểu đến làn da của bạn. Bác sĩ da liễu sử dụng những chiếc kim mỏng lăn trên bề mặt da tạo ra những lỗ nhỏ li ti. Các tổn thương này, kích thích quá trình chữa lành làn da, tăng khả năng tạo collagen và elastin. Những protein này giữ cho làn da của bạn săn chắc và mịn màng.Phần lớn, lăn kim được thực hiện trên mặt nhưng cũng có thể ở chân, lưng hoặc các khu vực khác mà bạn nhận thấy da có tổn thương hoặc lão hóa.Việc nhiều người lầm tưởng lăn kim điều trị mụn, bác sĩ Anh Thư nhấn mạnh, do hiểu sai thông tin hoặc do cơ sở làm đẹp, thông tin mạng xã hội đưa những thông tin không chính xác. Lăn kim có khả năng làm đầy và săn chắc da nên phương pháp điều trị này có tác dụng với các vết sẹo rỗ sau mụn trứng cá nhưng không có tác dụng đẩy nhân mụn lên."Vì mụn chứa vi khuẩn bên trong nên sử dụng phương pháp lăn kim vi điểm trên da có mụn trứng cá, mụn mủ, viêm hoặc nốt sần sẽ khiến vi khuẩn trên kim lây lan trên da đến đến tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn. Ngoài ra, lăn kim tạo ra những vết xước nhỏ nên có thể dẫn đến mụn trứng cá bùng phát nhanh chóng", bác sĩ Thư cho hay.Nếu bạn có mụn mủ, mụn nhọt, viêm nhiễm, nốt sần hoặc bất kỳ dạng mụn nào đang xuất hiện tuyệt đối không lăn kim. Do kim sẽ tiếp xúc với vi khuẩn gây mụn dưới bề mặt da làm lây lan, kích ứng và bùng phát ngày càng nặng hơn.Ngoài ra, khi da có các tình trạng sau cũng không nên lăn kim: Rối loạn máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu; ung thư và đang hóa trị hoặc xạ trị; da thường xuyên phát ban (viêm da tiếp xúc) hoặc mụn rộp; cơ địa sẹo lồi; trên vùng lăn kim có các nốt ruồi hoặc các khối u khác thay đổi về kích thước, hình dạng hoặc chảy máu; các tình trạng về da như viêm da cơ địa hoặc bệnh vảy nến.Do đó, bác sĩ Thư khuyến cáo, sẹo mụn là hiện tượng do quá trình nặn mụn không đúng cách để lại, xuất hiện các vết thâm, sẹo lõm, sẹo lồi,… Do đó, khi điều trị mụn mỗi người cần chọn lọc kỹ các thông tin được giới thiệu, kiểm chứng trước khi áp dụng và nên chọn cơ sởlàm đẹpuy tín, tốt nhất nên đến bệnh viện có bác sĩ da liễu để được tư vấn và đúng chuyên môn.Lăn kim hoạt động với cơ chế tạo ra các vết thương nhỏ trên da làm kích hoạt phản ứng chữa lành vết thương tự nhiên của cơ thể, giải phóng các chất kích thích tăng trưởng, các mạch máu mới, tạo nhiều collagen hơn.Phương pháp này được ứng dụng điều trị các tình trạng da mất độ săn chắc, nếp nhăn, lỗ chân lông to, sản xuất dầu (bã nhờn) quá mức, vết rạn da, sẹo rỗ sau mụn… Do đó, lăn kim không mang lại hiệu quả trong điều trị mụn, đặc biệt nếu lăn kim khi da đang viêm sẽ làm mụn trầm trọng hơn.
https://nhandan.vn/nhung-sai-lam-khi-lua-chon-lan-kim-lam-dep-post790606.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "lăn kim làm đẹp", "lăn kim điều trị mụn", "biến chứng" ] }
Bộ Y tế thông tin về siro ho nhiễm độc tố chết người
NDO -Theo Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đơn vị này chưa cấp số đăng ký nào cho các siro ho nhiễm độc tố do Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) sản xuất và cảnh báo người dân không mua cũng như sử dụng các sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc rõ ràng.
Theo Cục Quản lý dược (Bộ Y tế), ngay sau khi tiếp nhậnthông tin cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giớivề việc phát hiện một lô siro và thuốc bị nhiễm độc ở các quốc gia thuộc châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, Cục đã yêu cầu các phòng chức năng liên quan rà soát lại hồ sơ.Qua tra cứu dữ liệu cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho thấy, tại Việt Nam, các sản phẩm siro Alergo, hỗn dịch Emidone, siro Mucorid, hỗn dịch Ulcofin và siro Zincell của Công ty Pharmix Laboratories (Pakistan) chưa được cấp giấy đăng ký lưu hành.Đồng thời, các loại siro ho và thuốc kể trên chưa từng có hồ sơ đăng ký thuốc nộp tại Cục Quản lý dược và chưa được cấp giấy phép nhập khẩu.Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định một lô siro và thuốc bị nhiễm độc ở các quốc gia thuộc châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Các sản phẩm do Phòng thí nghiệm Pharmix ở Pakistan sản xuất, lần đầu được xác định tại Maldives và Pakistan. Số thuốc khác cũng xuất hiện ở Belize, Fiji và Lào.Theo WHO, các loại thuốc, siro chứa chất độc ethylene glycol ở mức "không thể chấp nhận được". Mức nhiễm độc dao động từ 0,62% đến 0,82% so ngưỡng quy định là không quá 0,1%.WHO cho biết, tổng cộng có 23 lô sản phẩm, tên thương mại là siro Alergo, hỗn hợp Emidone, siro Mucorid, hỗn hợp Ulcofin và siro Zincell bị ảnh hưởng. Đến nay, chỉ có Alergo được tìm thấy bên ngoài Pakistan.Các sản phẩm có công dụng đa dạng như điều trị dị ứng, ho và các vấn đề sức khỏe khác. Các sản phẩm được đề cập trong thông báo này đều kém chất lượng và không an toàn, đặc biệt đối với trẻ em, có thể dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong.Cơ quan cho biết, chưa có trường hợp nào gặp vấn đề về sức khỏe liên quan đến sản phẩm. Tuy nhiên, WHO kêu gọi các nước tăng cường cảnh giác và thử nghiệm sản phẩm trong khoảng thời gian từ tháng 12/2021 đến tháng 12/2022.Tháng 10 năm ngoái, WHO từng cảnh báo 4 loại siro trị ho và cảm lạnh do công tyẤn Độ sản xuấtcó thể liên quan 66 trẻ em ở Gambia tử vong.
https://nhandan.vn/bo-y-te-thong-tin-ve-siro-ho-nhiem-doc-to-chet-nguoi-post787402.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "siro ho nhiễm độc tố chết người", "cấp phép", "Bộ Y tế", "Tổ chức Y tế thế giới" ] }
Công đoàn y tế Việt Nam sẽ hỗ trợ cán bộ, viên chức Bệnh viện Tuệ Tĩnh
NDO -Ngày 18/1, Chủ tịch Công đoàn y tế Việt Nam Phạm Thanh Bình cho biết sẽ hỗ trợ 2,5 triệu đồng/người cho 158 cán bộ, viên chức Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương trong thời gian qua. Ngoài kinh phí hỗ trợ mỗi đoàn viên 500.000 đồng từ nguồn tích lũy được sự cho phép của Tổng liên đoàn, 2 triệu còn lại là do Công đoàn y tế Việt Nam đã gửi công văn kêu gọi sự hỗ trợ từ các công đoàn, tập đoàn, tổng công ty hỗ trợ.
Chủ tịch Công đoàn y tế Phạm Thanh Bình chia sẻ: "Trong khi Bộ Y tế vẫn chưa giải quyết được nợ lương vì vướng các quy định tài chính hiện hành thì hỗ trợ này phần nào giúp đoàn viên giảm bớt khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán cận kề. Dự kiến ngày 20/1 tới, Công đoàn y tế sẽ tổ chức đoàn công tác với sự có mặt của lãnh đạo Tổng liên đoàn lao động Việt Nam tới Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh".Ngoài ra, Công đoàn y tế Việt Nam đã có công văn chỉ đạo công đoàn học viện về việc tiếp tục chăm lo, đại diện, bảo vệ đoàn viên trong dịp Tết Nguyên đán. Trong đó, đề nghị công đoàn cơ sở có nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật để đoàn viên thực hiện đúng quy định về việc kiến nghị theo Hiến pháp, Luật khiếu nại hiện hành. Tiếp tục kiên trì vận động đoàn viên bệnh viện đoàn kết, tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn, khám, chữa bệnh cho người dân, làm tốt các hoạt động cung ứng dịch vụ, gây dựng niềm tin, uy tín chuyên môn của bệnh viện.Bà Phạm Thanh Bình thông tin thêm, thời gian qua, không chỉ có Bệnh viện Tuệ Tĩnh là đơn vị tự chủ bị nợ lương. Hiện nhiều đơn vị tự chủ trên cả nước cũng bị nợ lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Nhiều đơn vị do tập trung lực lượng tham gia chống dịch, không có bệnh nhân đến khám nên bị nợ lương như Bệnh viện Đa khoa thuộc Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam, Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam…Về việc này, Công đoàn y tế đã đại diện cho các đoàn viên ngành y tế có tờ trình Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế, đề nghị Bộ Y tế kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét có chính sách hỗ trợ bảo đảm lương cho cán bộ y tế tại các đơn vị tự chủ ngành y tế trong giai đoạn chống dịch Covid-19. Nhà nước cân đối chính sách nhằm hỗ trợ, bảo đảm đời sống để cán bộ y tế yên tâm cống hiến vì sức khỏe nhân dân.
https://nhandan.vn/cong-doan-y-te-viet-nam-se-ho-tro-can-bo-vien-chuc-benh-vien-tue-tinh-post682829.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Công đoàn", "Y tế", "hỗ trợ", "Bệnh viện Tuệ Tĩnh" ] }
Tạo động lực cho đội ngũ y, bác sĩ yêu nghề hơn ở Bình Phước
Thu hút nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lựcngành y tếlà một trong những bài toán nan giải của nhiều tỉnh, thành phố, trong đó có tỉnh Bình Phước. Do đó, ngoài những chính sách thu hút nguồn nhân lực, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hằng ngày, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị cần khen thưởng kịp thời y, bác sĩ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đểcứu sống bệnh nhân- đây là một trong những động lực đểđội ngũ y, bác sĩyêu nghề hơn và cống hiến nhiều hơn cho tỉnh nhà.
THU HÚT TỪ CHÍNH SÁCH...Trong thời gian qua, công tác thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn tỉnhBình Phướcđược các cấp, ngành đặc biệt quan tâm chú trọng, nhận được sự tham gia tích cực của toàn xã hội.Với những chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, từ năm 2019 đến hết năm 2023, Bình Phước thu hút được 39 nhân tài ở tất cả các lĩnh vực. Tính riêng ngành y tế Bình Phước, trong năm 2020, thu hút được 19 trường hợp là bác sĩ.Tỉnh đã ban hành nhiều quy định, chính sách để hỗ trợ và thu hút, trọng dụng tài năng trẻ nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thông qua đó xây dựng và phát huy đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học trẻ, chú trọng thực hiện các cơ chế, chính sách để phát triển tài năng trẻ.Đồng thời, Bình Phước thực hiện công tác tạo nguồn cán bộ trẻ, đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị để tạo nguồn cán bộ trẻ.Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước Nguyễn Ngọc Hiền cho biết, với những chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, từ năm 2019 đến hết năm 2023, Bình Phước thu hút được 39 nhân tài ở tất cả các lĩnh vực. Tính riêng ngành y tế Bình Phước, trong năm 2020, thu hút được 19 trường hợp là bác sĩ.Bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước khám sàng lọc miễn phí cho bệnh nhân nghèo trên địa bàn huyện Bù ĐăngTuy nhiên, chính sách thu hút nhân tài của Bình Phước chưa phát huy được sức mạnh tại các trung tâm y tế các huyện vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Tại Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp, từ khi tỉnh ban hành chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến nay chưa có một nhân tài nào về công tác.Qua tìm hiểu được biết, không phải chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh không hấp dẫn mà do các trung tâm y tế tuyến huyện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khám, chữa bệnh thiếu và cũ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu của nguồn nhân lực cao. Do đó, các y, bác sĩ giỏi thường không muốn về tuyến huyện, nhất là huyện vùng sâu, vùng xa như: Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng công tác.Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp chỉ có khu cấp cứu được đầu tư mới, còn lại toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng cách nay khoảng 15 năm, xuống cấp cần được sửa chữa với số tiền ước tính hơn 10 tỷ đồng.Mặt khác, toàn bộ thiết bị khám, chữa bệnh, máy tính phục vụ công việc hành chính đầu tư cách nay trên 10 năm nên đã hết khấu hao; không đáp ứng được công tác khám chữa bệnh nơi đây.Tuy nhiên, chính sách thu hút nhân tài của Bình Phước chưa phát huy được sức mạnh tại các trung tâm y tế các huyện vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.Bộ mặt Trung tâm y tế huyện Bù Đốp xuống cấp cần được sơn sửa.Ông Đặng Đức Toàn, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp cho biết, mặc dù tỉnh đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực cho ngành y tế nhưng đến nay Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp cũng chưa thu hút được bác sĩ nào về công tác. Do đó, Trung tâm hiện đang thiếu khoảng 20 bác sĩ.Để duy trì hoạt động, Trung tâm phải tự đào tạo tại chỗ. Với cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ khám và chữa bệnh cho người dân như hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Bù Đốp không thể thực hiện được quá trình “chuyển đổi số”, xây dựng bệnh viện thông minh trong trong thời gian tới nếu không được đầu tư bài bản.Cũng theo ông Đặng Đức Toàn, để đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trước mắt mong muốn các cấp gỡ vướng các nguồn vốn, nhất là vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia để thu hút và đào tạo nguồn nhân lực cho Trung tâm.Đồng thời đầu tư trang thiết bị để đơn vị theo kịp xu hướng chuyển đổi số trong ngành y tế hiện nay, góp phần phục vụ người bệnh tốt hơn.… ĐẾN VIỆC NÊN KHEN THƯỞNG KỊP THỜITối ngày 31/5 vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước tiếp nhận một sản phụ được chuyển lên từ Bệnh viện Hoàn Mỹ (xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài) trong tình trạng đau đầu, chóng mặt, tinh thần lơ mơ, huyết áp 230/120 mm Hg, mạch 135l/p, thở nhanh nông.Ê-kíp phẫu thuật cấp cứu thành công cho bệnh nhân Nguyễn Thị Bích ở phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài.Theo đánh giá của bác sĩ trực Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, đêm 31/5, sản phụ bệnh rất nặng không thể chuyển viện lên tuyến trên để điều trị, vì nếu chuyển viện thì khả năng tử vong rất cao, mà nếu phẫu thuật lấy con cũng có nhiều rủi ro, khả năng ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.Sau khi hội chẩn giữa trực lãnh đạo và liên khoa: Khoa Sản, Khoa Tim mạch lão học, Khoa Phẫu thuật gây mê hồi sức, bệnh nhân được chẩn đoán: mang thai lần 2 đủ tháng chuyển dạ hoạt động; vết mổ cũ bắt con 1 lần; basedow mới phát hiện chưa điều trị; tiền sản giật dấu hiệu nặng; tiểu đường thai kỳ; suy tim thai cấp, sau khi hội chẩn, bệnh nhân được điều trị hạ áp tích cực chống phù não; dự phòng tai biến nặng của basedow và quyết định mổ cấp cứu tối cấp.Bác sĩ Đặng Văn Phú, phẫu thuật viên chính (Khoa Sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước), Trưởng kíp trực Khoa Sản ngày 31/5 cho biết, do tình trạng bệnh nặng của sản phụ khi nhập viện, kíp trực đã báo cáo tình trạng cho trực lãnh đạo bệnh viện. Ngay lập tức trực lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo hội chẩn liên khoa gấp; tập trung nhân lực, vật lực hỗ trợ bệnh nhân. Quá trình mổ diễn ra nhanh chóng dưới sự giám sát của nhiều chuyên khoa.Sau khi được xử lý tích cực và phẫu thuật tại phòng mổ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước đã cứu bé gái nặng 3,7kg, sức khỏe bé ổn định. Về phía mẹ sau phẫu thuật, bệnh nhân tiếp tục được điều trị hạ áp chống co giật, dự phòng phù não và các thuốc điều trị bệnh lý basedow.Hiện tại sau mổ ngày thứ 6, tình trạng 2 mẹ con ổn định, bé bú tốt, thở tốt, không phát hiện tình trạng bất thường; mẹ huyết áp đã ổn định, ăn uống bình thường.Anh Ngô Quang Miên, chồng bệnh nhân Nguyễn Thị Bích (phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài) vừa được ê-kíp y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước phẫu thuật cấp cứu thành công cho vợ phấn khởi nói: “Khi bác sĩ Bệnh viện Hoàn Mỹ yêu cầu chuyển vợ tôi chuyển lên bệnh viện tỉnh để điều trị vì bệnh nặng. Tôi xin chuyển lên Bệnh viện Từ Dũ (Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng bác sĩ nói lên đó sợ không kịp. Lúc đó gia đình rất hoang mang, lo lắng. Nhờ được được ê-kíp y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước phẫu thuật cấp cứu vợ tôi “mẹ tròn con vuông” gia đình mừng lắm. Giờ vợ con tôi đã về nhà an toàn, tôi thay mặt gia đình cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện tỉnh Bình Phước rất nhiều".Đây là một trong những ca bệnh khó, đòi hỏi phải có sự quyết đoán của lãnh đạo trực cũng như đội ngũ y, bác sĩ kíp phẫu thuật và hồi sức cấp cứu để giành lại sự sống cho bệnh nhân. Những việc làm này cần phải động viên, khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho đội ngũ y, bác sĩ cống hiến nhiều hơn, phục vụ nhân dân tốt hơn, xứng danh “Lương y như từ mẫu”.
https://nhandan.vn/tao-dong-luc-cho-doi-ngu-y-bac-si-yeu-nghe-hon-o-binh-phuoc-post813276.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "đội ngũ y bác sĩ", "Bình Phước", "nhân lực y tế", "ngành y tế" ] }
Hạ kali máu, tổn thương thận cấp do uống bia quá ngưỡng
NDO -Với tần suất chỉ uống 1-2 ly bia/2 lần mỗi tháng, sau khi uống liền 6 ly bia tại tiệc tất niên, người bệnh được đưa đi cấp cứu trong tình trạng hạ kali máu, tổn thương thận cấp.
Nhập viện cấp cứu vì uống bia quá ngưỡngSau tiệc tất niên vào tối 2/2 cùng công ty, ông Fumio (53 tuổi, Nhật Bản) rơi vào trạng thái ông nôn ói nhiều, cảm giác buồn ngủ, đi loạng choạng, té ngã, được đồng nghiệp đưa đến Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh.Thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh, khoa Nội tiết-Đái tháo đường, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, người bệnh nhập viện trong tình trạng mê man, nôn ói nhiều. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy kali trong máu hạ dưới ngưỡng bình thường, nồng độ cồn trong máu cao 73,44 mg/dL.Nghiêm trọng hơn là người bệnh bị tổn thương thận cấp do mất cân bằng dịch và điện giải dẫn đến giảm mức lọc cầu thận. May mắn kết quả cộng hưởng từnãokhông phát hiện tổn thương mới sau chấn thương đầu do té ngã.Theo chuyên gia này, nếu người bệnh không đến bệnh viện và tiếp tục nôn ói, rối loạn điện giải sẽ nặng hơn và có nguy cơ rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim. Tình trạng mất nước cấp sẽ gây tổn thương thận cấp nếu điều trị muộn hơn có thể sẽ gây tổn thương thận vĩnh viễn (suy thận mạn).Sau 2 ngày điều trị, bù nước và điện giải, theo dõi sát, tình trạng bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, ăn uống lại được, còn đau họng nhẹ do nôn ói nhiều, chức năng thận và nồng độ Kali máu của người bệnh trở về mức bình thường, không còn nồng độ cồn trong máu.Bác sĩ Linh cho biết một số người uống cùng lượng rượu bia nhưng có mức độ alcohol trong máu khác nhau còn phù thuộc vào: giới tính, thể trạng, cân nặng, chu kỳ kinh nguyệt, tần suất uống rượu trước đó, các loại thuốc đang uống, thức ăn…Alcohol trong rượu bia khi vào máu được xử lý tại gan qua 2 giai đoạn: enzyme alcohol dehydrogenase giúp chuyển hóa cồn (ethanol/alcohol) thành acetaldehyde (một chất gây độc hại), sau đó enzyme aldehyde dehydrogenase phân giải acetaldehyde thành axit axetic (chất vô hại).Tuy nhiên, ở một số người có enzym aldehyde dehydrogenase ít hơn bình thường (khoảng 50% người Nhật và một số người Nam Á thiếu enzym này), việc phân giải acetaldehyde diễn ra chậm hơn. Điều này dẫn đến tích tụ acetaldehyde trong máu cao hơn gây đau đầu, buồn nôn, nôn mửa, đỏ bừng mặt, nhịp tim nhanh…Hệ lụy sức khỏe do uống rượu, biaBác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh cảnh báo, rượu/bia gọi chung là thức uống có cồn (Alcohol). Hầu hết alcohol có ở rượu bia sẽ được hấp thụ vào máu qua dạ dày và ruột non. Alcohol theo máu di chuyển khắp cơ thể cho đến khi được gan chuyển hóa và đào thải, một phần nhỏ còn lại sẽ được bài tiết trực tiếp dưới dạng chưa chuyển hóa qua nước tiểu, mồ hôi hoặc hơi thở.Alcohol gây độc hầu hết các cơ quan trong cơ thể, có thể gây tổn thương gan, dạ dày, thực quản, ruột, tụy và não bộ… Nồng độ cồn trong máu trên 70 mg/ml đủ làm cho người uống thay đổi cảm xúc (buồn vui, giận dữ đột ngột)…Nguy hiểm nhất là khi ngộ độc rượu bia do nồng độ alcohol trong máu quá cao thường bị nhầm lẫn say rượu với các triệu chứng như: lú lẫn, phản ứng chậm, nói ngọng, buồn ngủ, nôn mửa, khó kiểm soát ý thức… Đây là lý do khiến nhiều người biến chứng, tử vong do không được đưa đi cấp cứu kịp thời.Mỗi năm, Việt Nam có tới 40.000 ca tử vong liên quan đến rượu bia. Việt Nam xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người.Bác sĩ Linh cho biết ngoài những tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài, uống nhiều rượu bia còn gây ra nhiều hệ lụy tức thì khác như chấn thương (tai nạn xe, té ngã, đuối nước…), bạo lực (giết người, tự tử, tấn công tình dục và bạo lực bạn tình)...Về lâu dài, rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc hơn 200 bệnh khác nhau, bao gồm cả bệnh về gan, tuyến tụy và một số bệnh ung thư, cụ thể: huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ, ung thư miệng, họng, thực quản, thanh quản, gan, đại tràng, trực tràng. Làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm và lo lắng…Nồng độ cồn đến ngưỡng nào sẽ gây ngộ độc?Thạc sĩ bác sĩ Hoàng Thị Hồng Linh cho biết nồng độ cồn trong máu càng tăng cao, người bệnh đối diện với nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.Nồng độ cồn 50-70 mg/100 ml máu sẽ gây hưng phấn, nói nhiều hơn, bắt đầu có sự suy giảm kỹ năng nhẹ trong hành vi, cảm xúc.Nồng độ cồn 80-100 mg/100 ml máu: được coi là ngộ độc rượu. Các triệu chứng thường gặp như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, gây suy giảm kỹ năng, hành vi và không đủ năng lực để lái xe.Nồng độ cồn 100-200 mg/100 ml máu khiến rối loạn hành vi, rối loạn tâm thần nghiêm trọng hơn. Người uống có thể tê bì chân tay hoặc mặt, da xanh xao, cảm xúc không ổn định, dẫn đến giảm khả năng nhận thức, quyết định.Nồng độ cồn 200-300 mg/100 ml máu gây nói líu lưỡi, rơi vào trạng thái lú lẫn, nhớ nhớ quên quên, có thể mất trí nhớ hoặc không thể đi lại, phản ứng chậm.Người không có khả năng dung nạp rượu, nồng độ cồn máu đạt đến 400 mg/100 ml sẽ bị ngộ độc rượu nặng, tụt huyết áp, mất khả năng vận động, có thể mất hoàn toàn ý thức, hạ thân nhiệt, bị ức chế hô hấp, hôn mê, thậm chí tử vong.Bác sĩ Linh khuyên người dân hạn chế uống rượu bia để bảo vệ sức khỏe. Khi say rượu bia, bạn nên uống thêm nước để tránh tình trạng mất nước, giúp nhanh đào thải chất độc qua đường tiểu và giảm thiểu các triệu chứng nôn nao, khát nước. Người bệnh có tình trạng nôn ói nhiều, mệt li bì cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời.Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông đồng thời tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và các ngày lễ, ngày hội trong năm 2024 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng đểphòng, chống tác hại của rượu, bia.Tập trung tuyên truyền về phòng, chống tác hại của rượu, bia đối với sức khỏe con người, gia đình và cộng đồng, để bảo đảm an toàn giao thông, trật tự và an toàn xã hội; tuyên truyền quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; thời gian, địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.Cùng đó, quán triệt, phổ biến và tổ chức triển khai kịp thời, đầy đủ Luật và các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia tại địa phương. Xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương hằng năm để triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia.
https://nhandan.vn/ha-kali-mau-ton-thuong-than-cap-do-uong-bia-qua-nguong-post795234.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "uống rượu bia quá mức", "ngộ độc bia", "hạ kali", "suy tuyến thượng thận", "tiệc tất niên" ] }
Chương trình âm nhạc “Vẫn mãi màu áo trắng”
NDO -Chương trình âm nhạc định kỳ “Giai điệu kết nối yêu thương” số đặc biệt với chủ đề “Vẫn mãi màu áo trắng” nhân kỷ niệm 69 nămngày Thầy thuốc Việt Nam(27/2/1955 - 27/02/2024) và chào Xuân mới 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp trong không khí vui tươi cùng sự thăng hoa của muôn vàn cung bậc cảm xúc không thể nào quên tại sân khấu ngoài trời khuôn viên Bệnh viện Quân y 175.
Thiếu tướng, TS, BS, Thầy thuốc Ưu tú Trần Quốc Việt cho biết: “Với định hướng là một chương trình âm nhạc định kỳ, “Giai điệu kết nối yêu thương” sẽ tiếp tục là cầu nối giữa người bệnh và các y, bác sĩ trong năm mới. Thông qua chương trình, cũng thể hiện phần nào cam kết củaBệnh viện Quân y 175trong hành trình nỗ lực không ngừng cải thiện chất lượng phục vụ và chăm sóc người bệnh"."Đây cũng chính là lời tri ân sâu sắc của Ban Tổ chức tới những cán bộ y, bác sĩ đang ngày đêm nỗ lực hết mình, không quản vất vả, khó khăn vì người bệnh thân yêu trong Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 này”, Thiếu tướng Trần Quốc Việt khẳng định.Chương trình “Giai điệu kết nối yêu thương” số 4 được tổ chức với sự tham gia của 3 khách mời đặc biệt là nhạc sĩ Trần Tiến, nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn và Nghệ sĩ Nhân dân Trần Hiếu. Các nghệ sĩ đều từng là những bệnh nhân được điều trị thành công tại bệnh viện.Kết hợp cùng các tiết mục của các ca sĩ trẻ: Thái Bảo, Kim Anh, Như Quỳnh,.. cùng các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên đang công tác tại bệnh viện. Gần 2 tiếng đồng hồ diễn ra chương trình, khán giả đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau….Khán giả xúc động với tiếng kèn đầy “ma lực” của nghệ sĩ saxophone Trần Mạnh Tuấn, người vẫn đang phải điều trị ngoại trú thường xuyên tại Bệnh viện sau 3 lần phẫu thuật não tại Bệnh viện.Tay anh run run cầm kèn vì di chứng sau bạo bệnh nhưng vẫn đầy đam mê trong những bản nhạc quen thuộc đã từng quyến rũ hàng triệu trái tim yêu nhạc Việt Nam.Đầy phấn khích với sự xuất hiện của nhạc sĩ Trần Tiến cùng cây guitar và chiếc mũ beret quen thuộc. Vẫn giọng ca trầm đầy nội lực, nhạc sĩ Trần Tiến đã mang đến một màn trình diễn ấn tượng, ông cũng không quên gửi lời cảm ơn, tri ân sâu sắc tới đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Quân Y 175 đã từng giúp ông vượt qua cơn bệnh hiểm nghèo nói riêng và các y, bác sĩ của cả nước nói chung.Nhạc sĩ Trần Tiến đã mang đến chương trình ca khúc "Không gục ngã".Nhạc sĩ cho biết: "Tôi đã viết bài hát ‘Không gục ngã’ để cứu chính mình vì thời điểm đó tôi không thể đứng dậy được, tôi đã tự lấy bài hát của mình để tự khích lệ mình phải cố gắng", nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ.Với bài hát "Hôm nay mẹ trực đêm", ca sĩ nhí Nguyễn Hoài Khánh Ngọc mong muốn gửi lời tri ân đến các y bác sĩ, nhân viên y tế đã cống hiến vì sức khỏe nhân dân.Các nghệ sĩ, những “cựu” bệnh nhân đã vượt qua bạo bệnh một cách thần kỳ bằng một tinh thần mạnh mẽ, lạc quan đã thông qua các tiết mục biểu diễn gửi lời cảm ơn, sự tri ân với đội ngũ y, bác sĩ nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, đồng thời đã lan tỏa những năng lượng tích cực cho gần 300 người bệnh theo dõi chương trình trong những ngày đầu xuân mới…Cũng tại chương trình, ngoài 30 phần quà dành tặng cho các bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn với mỗi phần quà trị giá 1.000.000 đồng, Giai điệu kết nối yêu thương - số đặc biệt đã dành tặng hơn 200 túi lì xì và hơn 200 phần quà nhỏ cho những bệnh nhân tham gia chương trình đang điều trị dài ngày tại bệnh viện.
https://nhandan.vn/chuong-trinh-am-nhac-van-mai-mau-ao-trang-post797773.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "“Vẫn mãi màu áo trắng”", "Ngày Thầy thuốc Việt Nam", "Bệnh viện Quân y 175" ] }
Giám sát trọng điểm lồng ghép Covid-19, cúm và các tác nhân đường hô hấp
NDO -Ngày 15/12, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa tổ chức hội thảo Cập nhật hướng dẫn quốc gia về giám sát trọng điểm lồng ghépCovid-19, cúm và các tác nhân đường hô hấp. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh năm 2023.
Theo lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, giám sát trọng điểm được thực hiện từ năm 2005 với giám sát viêm phổi nặng do virus (SVP) và từ năm 2006 với giám sát hội chứng cúm (ILI) nhằm phát hiện sớm các tác nhân đường hô hấp mới có thể lây lan nhanh, nguy cơ tử vong cao để kịp thời đáp ứng với các đợt bùng phát dịch.Kết quả 10 năm giám sát hội chứng cúm tại Việt Nam, cho thấy các virus cúm lưu hành quanh năm với tỷ lệ mắc cúm hàng năm khoảng 21%; trong đó khoảng 39,2% là cúm B, 31,1% là cúm A/H3 và 29,7% là cúm A/H1N1.Covid-19bắt đầu ghi nhận tại Việt Nam đầu năm 2020. Trải qua 4 đợt bùng phát dịch, Việt Nam đã ghi nhận trên 11,6 triệu trường hợp mắc và trên 43 nghìn trường hợp tử vong; hơn 99% số mắc được ghi nhận trong giai đoạn 2020-2022.Mặc dù Covid-19 đã lây lan trong cộng đồng tuy nhiên hầu hết các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng nhẹ, giống cúm nên khó phát hiện với phương pháp giám sát hiện tại. Số mắc và tử vong do Covid-19 tại Việt Nam hiện đã giảm sâu và từ 20/10/2023, Covid-19 đã được chuyển phân loại sang bệnh truyền nhiễm nhóm B và thực hiện quản lý bền vững với Covid-19.Trên cơ sở chiến lược và khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Cục Y tế dự phòng phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng hướng dẫn và kế hoạch triển khai giám sát trọng điểm lồng ghép Covid-19, cúm và các tác nhân đường hô hấp để phát hiện sớm các tác nhân mới, bao gồm các biến thể mới của SARS-CoV 2 và giám sát sự thay đổi về khả năng lây lan, mức độ tăng nặng của bệnh.Cục Y tế dự phòng sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện và trình ban hành hướng dẫn và kế hoạch triển khai giám sát trọng điểm lồng ghép Covid-19, cúm và các tác nhân đường hô hấp để bảo đảm việc duy trì triển khai giám sát liên tục, thống nhất và làm cơ sở cho công tác dự báo, lập kế hoạch phòng, chống dịch bệnh.Về công tác phòng, chống Covid-19, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng thông tin, tại Việt Nam, tình hình Covid-19 vẫn đang được kiểm soát; số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng; số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với Covid-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp Covid-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh Covid-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch Covid-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.Đối với cúm gia cầm độc lực cao (cúm A/H5N1), Tiến sĩ Hoàng Minh Đức cho biết, trong năm 2023, Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc ở người; tuy nhiên theo thông tin từ Cục Thú Y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông, dịch cúm A/H5N1 trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác ở các địa phương.Thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển; đồng thời hiện cũng bắt đầu có xu hướng tăng nuôi gia cầm chuẩn bị dịp Tết Nguyên đán 2024 nên tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.Để chủ động ngăn chặn cúm gia cầm xâm nhập và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đã có văn bản số 7910/BYT-DP đề nghị các địa phương tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người.
https://nhandan.vn/giam-sat-trong-diem-long-ghep-covid-19-cum-va-cac-tac-nhan-duong-ho-hap-post787766.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Covid-19", "giám sát bệnh truyền nhiễm", "Cục Y tế dự phòng" ] }
Tết của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 tại Nam Sudan
NDO -Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5cắm trại 100% quân số đón Tết tại Bentiu, Nam Sudan. Có đồng chí đón cái Tết đầu tiên xa nhà, có đồng chí nhiều lần đón cái Tết xa nhà trong quân ngũ, nhưng trong điều kiện hoàn cảnh xa Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình của người lính mũ nồi xanh, tại một quốc gia châu Phi xa xôi.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (thay thếBệnh viện dã chiến cấp 2 số 4) làm nhiệm vụ tại Nam Sudan. Bệnh viện có 63 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 11 nữ), được lựa chọn từ một số quân khu, quân đoàn, Bệnh viện Quân y 175, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và một số đơn vị khác.Tết năm nay là Tết đầu tiên cả bệnh viện đón Tết cổ truyền dân tộc tại nước bạn. Các đồng chí trong Bệnh viện dã chiến khắc phục mọi khó khăn, giúp đỡ, động viên nhau để đón Tết ý nghĩa nhất, đầm ấm nhất, không những cho chính các thành viên trong đơn vị mà còn với bạn bè quốc tế.Bàn thờ Tổ quốc do Khoa Ngoại Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 trang trí.Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện cho biết, chúng tôi luôn ý thức rằng, Tết cổ truyền không những là dịp để chúng tôi làm mới lại bộ mặt của bệnh viện, giao lưu văn hóa và thể thao với các đơn vị bạn, còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh, truyền thống của Việt Nam đến bạn bè quốc tế và hơn thế nữa, chúng tôi luôn ý thức rằng, việc tổ chức Tết cổ truyền dân tộc giữa lòng một phái bộ còn là một nhiệm vụ đối ngoại quan trọng, xây dựng hình ảnh tích cực của Quân đội Việt Nam, cam kết có trách nhiệm với nghĩa vụ quốc tế, có đóng góp tích cực trong ổn định và bảo vệ hòa bình ở những khu vực cần sự giúp đỡ trên thế giới.Phòng giao ban của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 sau khi được trang hoàng đón Tết.Được biết, để có được những vật dụng trang trí Tết, tất cả nhân viên bệnh viện đã mua, chuẩn bị từ hơn 6 tháng trước ở Việt Nam mang sang, tận dụng các vật dụng có sẵn tại nơi công tác như giấy màu, bút vẽ, vải, thùng giấy carton đựng thuốc… để tạo hình hoa, họa tiết trang trí, vì vị trí đóng quân không có siêu thị hay trung tâm mua bán.Mỗi người một tay để vơi đi nỗi nhớ Tổ quốc, nhớ gia đình.Được chị em xem như chim đầu đàn trong tổ phụ nữ, bác sĩ CK2 Huỳnh Thị Thanh Giang, bác sĩ chuyên ngành sản khoa của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5, đồng chí đã luôn nhiệt huyết đi đầu trong trang trí Tết tại Bệnh viện, có nhiều sáng kiến tận dụng lại những vật liệu sẵn có, tạo nên những sản phẩm rất đẹp và ý nghĩa.Không những vậy, tổ phụ nữ của Bệnh viện cũng đang chủ trì một kế hoạch chuyến công tác thiện nguyện (CIMIC) trong tháng 2/2024 đến trẻ em tại Bentiu, nhằm khẳng định vai trò và vị thế của Bệnh viện dã chiến của Việt Nam, ngoài các vấn đề về chăm sóc bảo đảm y tế theo nhiệm vụ của Liên hợp quốc (UN), còn có những đóng góp trong công tác nhân đạo, xây dựng và bảo vệ cộng đồng dân cư địa phương.Dù trang trí giản dị với những vật dụng sẵn có nhưng khi ngắm nhìn thành quả, mọi người đều thấy ấm lòng.Thượng tá Mai Hợp, Phó Giám đốc Quân sự của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cho biết, bên cạnh việc tổ chức đón Xuân cho anh em trong đơn vị, thì Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 vẫn duy trì các chế độ trực, bảo đảm thu dung, cấp cứu và điều trị theo quy định của Liên hợp quốc, sẵn sàng nhận nhiệm vụ điều động theo lệnh của Phái bộ, đặc biệt là tổ cấp cứu đường không, luôn sẵn sàng nhận điều động 24/24.Tuy điều kiện không được thuận lợi như ở Việt Nam, nhưng Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 vẫn cố gắng thực hiện đầy đủ tiêu chuẩn Tết theo quy định đến mọi cán bộ, nhân viên, tạo tâm lý vui tươi, đoàn kết.Những năm qua, Bệnh viện dã chiến của Việt Nam, luôn là đơn vị được Liên hợp quốc đánh giá cao về năng lực và tính chuyên nghiệp trong chuyên môn, đặc biệt là hình ảnh thân thiện với bạn bè các nước trên thế giới. "Năm 2024, cán bộ, nhân viênBệnh viện dã chiến cấp 2 số 5sẽ nỗ lực hơn nữa nhằm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà được Đảng, Quân đội và Nhà nước giao, luôn đặt lợi ích của Quân đội và Tổ quốc lên trên hết, xứng đáng dưới màu áo của lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam", Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện khẳng định.Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 vẫn duy trì các chế độ trực, đảm bảo thu dung, cấp cứu và điều trị theo quy định của Liên hợp quốc.
https://nhandan.vn/post-795035.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Tết cổ truyền Việt Nam", "bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5. Nam Xu Đăng", "Nam Sudan" ] }
Hợp tác các trường đại học Ấn Độ và Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực y tế
NDO -Sáng 28/12, Trường Đại học Cửu Long phối hợp Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học quốc tế hình thức trực tiếp và trực tuyến về “Hợp tác giữa các trường đại học Ấn Độ và Việt Nam trong đào tạo nguồn nhân lực y tế thời kỳ hậu Covid-19 - Thực trạng và giải pháp”.
Đến dự có ông Madan Mohan Sethi, Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnhVĩnh LongNguyễn Thị Quyên Thanh, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Minh Cừ, Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long cùng với nhiều chuyên gia lĩnh vực khoa học sức khỏe trong và ngoài nước.Hội thảo có nhiều bài viết tham luận của các nhà khoa học xoay quanh các chủ đề: Đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Quản lý bệnh viện và nhân lực y tế chất lượng cao phục vụ thị trường quốc tế. Quản lý dịch bệnh trong tình hình mới, sau đại dịch Covid-19 ở Việt Nam. Liên kết đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao khoa học công nghệ dược phẩm giữaViệt Nam và Ấn Độ. Các chủ đề khác liên quan lĩnh vực khoa học sức khỏe của Ấn Độ và Việt Nam…Nhiều chuyên gia và đông đảo sinh viên ngành y tham gia.Hội thảo nhằm kết nối mối quan hệ hợp tác, trao đổi tri thức giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tổ chức gợi mở kiến thức liên quan đến sức khỏe.Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế, ngày càng đáp ứng nhu cầu tốt hơn cho xã hội.Lễ ký kết hợp tác giữa Trường Đại học Cửu Long với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.Nhân dịp này, Trường Đại học Cửu Long đã ký kết hợp tác đào tạo với Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
https://nhandan.vn/hop-tac-cac-truong-dai-hoc-an-do-va-viet-nam-trong-dao-tao-nguon-nhan-luc-y-te-post789595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Vĩnh Long", "nhân lực y tế", "Việt Nam-Ấn Độ" ] }
Nâng cao tỷ lệ bao phủ kính mắt tại Việt Nam
NDO -Sáng 21/5, tạiHà Nội, đã diễn ra Hội nghị thảo luận với chủ đề "Các tổ chức có thể hỗ trợ chính phủ trong việc thúc đẩy chiến lược SPECS như thế nào?" do tổ chức VisionSpring chủ trì. Tại hội nghị, các đơn vị tham gia cùng thảo luận để xác định các thách thức và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ kính mắt của Việt Nam đạt mục tiêu 40%.
Hội nghị có sự tham gia của đại diện Bộ Y tế Việt Nam,Tổ chức Y tế Thế giới, các đối tác quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ mắt như Viện thị giác Brien Holden, Tổ chức Eye Care Foundation, Tổ chức The Fred Hollows Foundation, Tổ chức Orbis; cũng như sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân.Tật khúc xạ không được điều chỉnh là nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thị lực ở trẻ em và người lớn. Trên toàn cầu, người ta ước tính chỉ có 36% người suy giảm tầm nhìn xa do tật khúc xạ nhận được một cặp kính phù hợp, trong khi hơn 800 triệu người bị suy giảm thị lực gần (tức là lão thị) có thể được giải quyết bằng một cặp kính đọc sách.Để ghi nhận nhu cầu chăm sóc lớn chưa được đáp ứng, cùng với thực tế là hiện có một biện pháp can thiệp có hiệu quả cao về mặt chi phí (tức là sử dụng kính mắt), các Quốc gia Thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới đã thông qua mục tiêu toàn cầu đầu tiên về tật khúc xạ tạiHội nghị Y tế Thế giớilần thứ 74 (2021). Cụ thể, mục tiêu toàn cầu là tăng 40% trong phạm vi bao phủ hiệu quả tật khúc xạ vào năm 2030.Chiến lược WHO SPECS 2030 hình dung ra một thế giới trong đó tất cả những ai cần đều được tiếp cận các dịch vụ thăm khám phát hiện sớm tật khúc xạ chất lượng, giá cả phải chăng và lấy con người làm trung tâm.Toàn cảnh hội nghị thảo luận.Sáng kiến ​​SPECS 2030 kêu gọi hành động phối hợp trên 5 trụ cột chính: cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ khúc xạ; nâng cao năng lực cán bộ cung cấp dịch vụ khúc xạ; cải thiện giáo dục dân số; giảm chi phí dịch vụ thăm khám phát hiện sớm tật khúc xạ; tăng cường giám sát và nghiên cứu.Việt Nam, và nhiều quốc gia khác, đã cùng cam kết thực hiện mục tiêu của Tổ chức Y tế Thế giới, nhằm nâng cao tỷ lệ bao phủ kính mắt lên tới 40% vào năm 2030.Theo số liệu thống kê của Tổ chức Phòng chống mù lòa Thế giới (IAPB), tính đến năm 2020 có hơn 14 triệu người dân Việt Nam có thị lực kém chưa được điều chỉnh. Phần lớn người dân có tật khúc xạ, nhưng không có tiếp cận với mắt kính, rơi vào nhóm có thu nhập thấp.Trong thời điểm kinh tế toàn cầu có nhiều biến động và ảnh hưởng tới việc thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta cần sử dụng mọi công cụ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động.Với vai trò là mộtdoanh nghiệp xã hội, kể từ năm 2019, thông qua các đối tác, VisionSpring đã và đang hỗ trợ người lao động có thu nhập thấp tại Việt Nam tiếp cận với kính mắt. Đặt ra sứ mệnh ngăn ngừa việc suy giảm thị lực, trong 5 năm qua, VisionSpring đã khám cho gần 150,000 người lao động và cấp phát hơn 60,000 cặp kính mắt.Bà Trịnh Thị Thúy Hạnh, Trưởng đại diện của Tổ chức VisionSpring Việt Nam phát biểu tại hội nghị.Phát biểu tại hội nghị, Bà Trịnh Thị Thúy Hạnh, Trưởng đại diện của Tổ chức VisionSpring Việt Nam cho biết: "Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong một thập kỷ qua, nhờ vào ngành sản xuất sử dụng nhiều nhân công. Mở ra hàng triệu cơ hội việc làm, đặc biệt trong các ngành gia công giày dép, dệt may và may mặc. Để đảm bảo lợi thế cạnh tranh thì yếu tố quan trọng để Việt Nam duy trì vị thế là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà sản xuất. Việc tăng cường tiếp cận với dịch vụ chăm sóc mắt là một cách giúp nâng cao năng suất lao động, từ đó tạo nên sự khác biệt.".Đối với người dân ở khu vực nông thôn, mất rất nhiều thời gian để tới được bệnh viện chuyên khoa mắt hoặc các phòng khám mắt uy tín; thêm vào đó người dân phải xếp hàng dài. Việc tăng cường tiếp cận với kính mắt cần được mở rộng ra ngoài phạm vi bệnh viện và phòng khám; để bảo đảm rằng người dân có thể tiếp cận với kính mắt với giá thành phải chăng, thông qua các kênh nhà thuốc, cửa hàng tiện lợi và hiệu sách.Nâng cao nhận thức của người dân cũng là một việc làm quan trọng. Rất nhiều người trì hoãn việc đeo kính, hay không nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thị lực. Thăm khám mắt định kì tại công sở, trường học, các trạm trung chuyển, siêu thị, chợ có thể phát hiện sớm các tật khúc xạ và can thiệp kịp thời bằng cách đeo kính.Nghi thức khai trương văn phòng VisionSpring Việt Nam.Bà Trịnh Thị Thúy Hạnh còn cho biết thêm “Với sự hỗ trợ của chính phủ, chúng tôi rất vui mừng được mở rộng hoạt động của tổ chức tại Việt Nam, giúp người dân có tiếp cận với dịch vụ chăm sóc mắt cơ bản cũng như có cơ hội được điều chỉnh thị lực bằng việc đeo kính. Người dân từ đó có thể đảm bảo cuộc sống, nâng cao năng suất lao động, cải thiện thu nhập, có cuộc sống an toàn và hạnh phúc, có khả năng chăm sóc cho gia đình.”.Kính mắt, một phát minh 700 năm tuổi, có chi phí thấp và mang lại hiệu quả tức thì. Bằng việc chủ động tăng cường khả năng tiếp cận và khả năng chi trả với kính mắt, chúng ta có thể khai mở nhiều tiềm năng chưa được đánh thức, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và người dân trên mọi miền tổ quốc.Về VisionSpring toàn cầuĐược thành lập từ năm 2001, VisionSpring là một doanh nghiệp xã hội toàn cầu hướng tới khuyến khích việc sử dụng kính mắt ở các thị trường mới và cận biên. Sứ mệnh của tổ chức là giúp người dân nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, khả năng học tập và tăng cường sự an toàn tại nơi làm việc, thông qua chương trình khám và cung cấp kính mắt cho người lao động có thu nhập thấp.
https://nhandan.vn/nang-cao-ty-le-bao-phu-kinh-mat-tai-viet-nam-post810453.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "VisionSpring", "SPECS 2030", "WHO", "tật khúc xạ", "Việt Nam" ] }
Đắk Lắk tăng cường phòng, chống bệnh dại trong mùa nắng nóng
NDO -Để phòng ngừa, ngăn chặnbệnh dạilây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND, về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.
Ngày 11/4, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh đã có 4 trường hợptử vong do bệnh dại, trong đó trên địa huyện Krông Pắc có 3 trường hợp, huyện Krông Búk có 1 trường hợp.Các trường hợp tử vong đều do chủ quan không đi tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại sau khi bị chó cắn. Trong khi đó, hiện nay thời tiết ở Đắk Lắk đang trong thời kỳ cao điểm của mùa khô hạn năm 2024, nắng nóng gay gắt kéo dài nên nguy cơ bệnh dại tiếp tục xảy ra và gây tử vong trên người trong thời gian tới là rất cao.Ở Đắk Lắk, tình trạng người dân nuôi chó thả rông còn phổ biến khiến nguy cơ bệnh dại lây lan trong cộng đồng là rất lớn.Để phòng ngừa, ngăn chặn bệnh dại lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Công điện số 01/CĐ-UBND, về việc tập trung thực hiện nghiêm công tácphòng, chống bệnh dạitrên địa bàn.Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác phòng, chống bệnh dại theo đúng quy định của pháp luật về thú y, pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; trong đó chú trọng một số nhiệm vụ chủ yếu như: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và hướng dẫn người dân chấp hành nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo và các loại động vật khác có nguy cơ gây bệnh, nhất là việc tiêm vaccine phòng, chống bệnh dại cho chó, mèo; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh dại khi bị động vật, đặc biệt chó, mèo cắn.Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, cơ quan chuyên môn tại địa phương thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, số chó nuôi được tiêm phòng vaccine bệnh dại tại tổ dân phố, khu dân cư, thôn, xã và tình hình bệnh dại, báo cáo kịp thời để cập nhật lên Hệ thống Quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS).Hướng dẫn, yêu cầu các chủ hộ nuôi chó, mèo và động vật khác có nguy cơ gây bệnh cam kết thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về nuôi, nhốt, quản lý, nhất là việc khai báo, tiêm vaccine phòng, chống bệnh dại; không để chó, mèo thả rông;Tổ chức thực hiện nghiêm việc tiêm vaccine phòng bệnh dại cho chó, mèo, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn chó, mèo trên từng địa bàn được tiêm phòng dại trong năm 2024 và các năm tiếp theo;Chỉ đạo tăng cường xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo...
https://nhandan.vn/dak-lak-tang-cuong-phong-chong-benh-dai-trong-mua-nang-nong-post804229.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Đắk Lắk", "bệnh dại", "tử vong", "tiêm phòng vaccine", "bệnh truyền nhiễm" ] }
Xung đột Hamas-Israel: Toàn bộ dải Gaza rơi vào cảnh mất điện
Bộ trưởng Năng lượng Israel ra thông báo về quyết định cắt nguồn cung nước, điện và nhiên liệu, đồng thời cho biết nhà máy điện ở Dải Gaza đã dừng hoạt động, toàn bộ vùng đất này rơi vào cảnh mất điện.
Ngày 11/10, nhà chức trách Dải Gaza thông báo, điện lưới khu vực đã sập hoàn toàn sau khi nhà máy điện duy nhất dừng hoạt động vì thiếu nhiên liệu trong bối cảnh Israel phong tỏa toàn bộ vùng đất này.Theo người đứng đầu chính quyền Dải Gaza, Jalal Ismail, nhà máy dừng hoạt động vào khoảng 14 giờ ngày 11/10, giờ địa phương (18 giờ theo giờ Việt Nam). Trước đó, nhà chức trách cũng đã cảnh báo nhà máy đang cạn kiệt nhiên liệu.Bộ trưởng Năng lượng Israel Israel Katz cũng ra thông báo về quyết định cắt nguồn cung nước, điện và nhiên liệu, đồng thời cho biết nhà máy điện ở Dải Gaza đã dừng hoạt động, toàn bộ vùng đất này rơi vào cảnh mất điện.Thông báo nêu rõ, Israel sẽ tiếp tục phong tỏa toàn diện Dải Gaza cho tới khi "mối đe dọa từ phong trào Hồi giáoHamasđược loại bỏ".Tại Israel, nhiều trường học phải đóng cửa kể từ khixung độtvới Hamas leo thang và sẽ chuyển sang hình thức học trực tuyến. Bộ Giáo dục Israel cho biết, các bài học trực tuyến cũng sẽ được xây dựng để bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúcCác chính phủ và các hãng hàng không đang nỗ lực tổ chức các chuyến bay sơ tán hàng nghìn khách du lịch từ Israel và hồi hương công dân.Hãng hàng không El Al của Israel cho biết, sẽ tổ chức thêm 12 chuyến bay trong các ngày 11-12/10 đến và đi từ Athens, Rome, Madrid, Bucharest, New York, Paris, Larnaca và Istanbul. Hãng hàng không giá rẻ Sun Dor cũng sắp xếp các chuyến bay giải cứu từ Istanbul.Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh xung đột leo thang khiến tổng số người thiệt mạng ở cả Israel và Dải Gaza đã lên tới hơn 2.000 người.Hầu hết các hãng hàng không quốc tế đã hoãn hoặc tạm dừng dịch vụ. Các dịch vụ lãnh sự cũng nỗ lực để đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ, ưu tiên những trường hợp báo cáo người thân mất tích.Tin liên quanLịch sử xung đột dai dẳng giữa Israel và Palestine ở Dải GazaTrong diễn biến liên quan, Ngoại trưởng Anh James Cleverly đã đến Israel ngày 11/10 để bày tỏ tình đoàn kết với người dân nước này.Trước đó, ngày 10/10, Ngoại trưởng Cộng hòa Séc Jan Lipavsky đã đến Israel, trở thành quan chức nước ngoài đầu tiên đến thăm Israel kể từ khi xung đột bùng phát cuối tuần qua.Cũng trong ngày 11/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo, Moskva cam kết duy trì đối thoại với cả Israel và Palestine và "điều quan trọng là duy trì cách tiếp cận cân bằng nhằm tham gia vào tiến trình giải quyết xung đột".Tuy nhiên, hiện còn quá sớm để nói về vai trò của Nga trong tiến trình giải quyết tranh chấp giữa Israel và Palestine, cũng như về những hệ quả của cuộc tranh chấp này khi xung đột đang ở trong giai đoạn khốc liệt. Moskva kêu gọi trước hết cần chấm dứt các cuộc tấn công và việc sử dụng vũ lực không phù hợp.Người phát ngôn Điện Kremlin khẳng định, Nga sẽ tiếp tục duy trì liên lạc với cả hai phía, đồng thời nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào có thể giúp chấm dứt cuộc xung đột vừa nổ ra đều đáng hoan nghênh dù đó là sáng kiến từ bất kỳ ai.Người dân tìm kiếm người bị mắc kẹt trong những đống đổ nát sau vụ không kích của Israel tại Khan Younis, Dải Gaza, ngày 11/10. (Ảnh: THX/TTXVN)Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL), ông Ahmed Abul Gheit ngày 11/10 đã lên tiếng kêu gọi chấm dứt tình trạng xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng hiện nay ở Dải Gaza, để tránh tình trạng xấu đi hơn nữa có thể gây nguy hiểm cho sự ổn định của toàn khu vực.Phát biểu tại cuộc họp khẩn cấp của Ngoại trưởng các nước Arab ở thủ đô Cairo, ông Abul Gheit đánh giá leo thang hiện nay giữa người Palestine và Israel là “chưa từng có", đồng thời cảnh báo rằng có khả năng cao là tình hình sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và các cuộc đối đầu sẽ mở rộng, đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn.Ông Abu Gheit kêu gọi tất cả các bên kiềm chế và cân nhắc hậu quả những hành động của mình, đồng thời cảnh báo rằng các hành động trả đũa mà Israel đang chuẩn bị sẽ không mang lại ổn định cho khu vực, mà trái lại sẽ đẩy khu vực tới nhiều hành độngbạo lựchơn nữa.Ông nhắc lại việc phản đối các hành vi bạo lực chống lại dân thường, nhấn mạnh rằng giết hại thường dân và đe dọa người dân vô tội là một việc làm không thể chấp nhận.Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng leo thang hiện nay không phải là nhất thời vì lý do của nó rõ ràng đối với tất cả những ai đang xem người Palestine là một vấn đề an ninh. Israel tạo ra một hệ thống chiếm đóng và làm ảnh hưởng tới giải pháp hai nhà nước, thông qua các hoạt động định cư liên tục. Tất cả những lý do này đã phá hủy mọi triển vọng về một giải pháp chính trị và dẫn đến tình trạng bi thảm như chúng ta thấy hiện nay.Người đứng đầu AL cho biết việc chấm dứt chiếm đóng và thành lập một nhà nước Palestine độc lập trong phạm vi biên giới năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô, là cách hợp lý duy nhất để bảo đảm một tương lai an toàn cho cả người Palestine và người Israel.Kết thúc bài phát biểu, ông Abu Gheit bày tỏ mong muốn một ngày nào đó được chứng kiến người Palestine và người Israel sinh sống bên cạnh nhau trong hòa bình và an ninh, đồng thời nhấn mạnh rằng các thế hệ mai sau xứng đáng được sống thoát khỏi vòng xoáy hận thù và bạo lực.
https://nhandan.vn/xung-dot-hamas-israel-toan-bo-dai-gaza-roi-vao-canh-mat-dien-post777182.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Dải Gaza", "Bộ Giáo dục Israel", "Israel", "Hamas", "xung đột", "Palestine" ] }
Tham vấn ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
NDO -Nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh cũng như tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả QuỹBảo hiểm y tế; bảo đảm thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật, quy định có liên quan, Bộ Y tế đang phối hợp cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Bảo hiểm y tế.
Ngày 16/4, Bộ Y tế tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Bảo hiểm y tế.Thạc sĩ Trần Thị Trang, Vụ trưởng Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế, cho biết có 4 nhóm chính sách được đề nghị xây dựng Luật. Đó là: điều chỉnh đối tượng tham gia bảo hiểm y tế đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan; điều chỉnh phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp mức đóng, cân đối Quỹ Bảo hiểm y tế và yêu cầu chăm sóc sức khỏe trong từng giai đoạn; điều chỉnh các quy định về bảo hiểm y tế có liên quan theo cấp chuyên môn kỹ thuật khám chữa bệnh và phát huy vai trò của y tế cơ sở trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; phân bổ sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả.Quang cảnh buổi hội thảo.GS,TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế cho biết, những năm qua, nhiều văn bản của Đảng đã xác định rõ các phương hướng, nhiệm vụ và các mục tiêu cụ thể liên quan lĩnh vực bảo hiểm y tế.Bên cạnh đó, một số nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đều có các nội dung định hướng hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm y tế. Đây là cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế. Các định hướng, chiến lược của Đảng và Quốc hội này cần phải được thể chế vào Luật để có hiệu lực pháp lý cao và bảo đảm các quyền, lợi ích của người dân liên quan bảo hiểm y tế.Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Bộ Y tế đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.Trong quá trình xây dựng, Bộ Y tế đã phối hợp Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan rà soát và thống nhất hoàn thiện hồ sơ theo hướng tập trung sửa đổi, bổ sung tối đa một số vấn đề vướng mắc, bất cập phát sinh có tính cấp bách, một số vấn đề đã có đầy đủ thông tin, dữ liệu và đạt được sự đồng thuận cao, cập nhật, pháp điển hóa một số nội dung đã được quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan.Đặc biệt là sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Bảo hiểm y tế có liên quan tới việc thay đổi các quy định về tiền lương theo theo quy định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương và quy định về cấp chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15 để có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.Thứ trưởng Y tế phát biểu tại hội thảoĐể hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật, thống nhất trong nhận thức và đạt được sự đồng thuận cao trong sửa đổi, bổ sung Luật, thứ trưởng Trần Văn Thuấn đề nghị các đại biểu tập trung lắng nghe, thảo luận và cùng tham gia đóng góp ý kiến để Bộ Y tế tổng hợp hoàn thiện Hồ sơ trình Chính phủ, Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế cho phù hợp thực tiễn, góp phần thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước, bảo đảm quyền, lợi ích của người tham gia bảo hiểm y tế đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và bảo đảm sử dụng an toàn, hiệu quảQuỹ Bảo hiểm y tế.
https://nhandan.vn/tham-van-y-kien-sua-doi-bo-sung-mot-so-dieu-cua-luat-bao-hiem-y-te-post804979.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Luật Bảo hiểm y tế", "Bộ Y tế", "bảo hiểm y tế", "Quỹ Bảo hiểm y tế" ] }
Suy buồng trứng có cơ hội làm mẹ hay không?
NDO -Chị Trần Tuyết Anh chỉ có 1% cơ hội làm mẹ khi mắc bệnh lý suy buồng trứng, đã hái quả ngọt vào cuối năm 2023. Trường hợp của chị càng khiến cho những phụ nữ hiếm muộn có thêm niềm tin "săn con".
10 năm trước, gia đình chị Trần Tuyết Anh (sinh năm 1990) và anh Nguyễn Anh Tú (sinh năm 1990) tại Hà Nội đã gặp không ít thử thách tronghành trình "săn con" khi người vợ phát hiện chỉ số AMH của mình thấp khác thường.Bác sĩ Nguyễn Thành Trung (Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cho biết, mỗi người phụ nữ có lượng trứng cố định và chỉ số AMH giúp đánh giá khả năng dự trữ buồng trứng của họ, chỉ số AMH dưới 2ng/mL đồng nghĩa giảm dự trữ buồng trứng.Với trường hợp của chị Tuyết Anh, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH đã về mức 0,01.Ngày đến gặp bác sĩ Trung tư vấn, chị Tuyết Anh được bác sĩ khuyên, AMH giảm vẫn hoàn toàn có thể có thai tự nhiên được. Tuy nhiên, chỉ số này cảnh báo bạn nên có thai sớm. Để càng lâu, chỉ số AMH giảm, dự trữ buồng trứng giảm thì cơ hội có con sẽ khó khăn hơn. Nếu giảm đến mức độ chẩn đoán suy buồng trứng thì cơ hội có thai tự nhiên rất thấp.Vợ chồng chị Tuyết Anh đã thử áp dụng phương pháp Thụ tinh nhân tạo (IUI) và Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), tuy nhiên những lần đó đều cho kết quả không như mong đợi. Sau nhiều lần thất bại trên hành trình tìm con, đã có nhiều bác sĩ ở các bệnh viện khác tư vấn phương án xin trứng nhưng anh chị vẫn quyết tâm, mong muốn được sinh ra những đứa con bằng chính trứng của mình.Năm 2022, anh chị tìm đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI). Tại đây, các bác sĩ đã tư vấn phương phápthụ tinh trong ống nghiệm(IVF) từ trứng và tinh trùng của bố mẹ theo nguyện vọng của hai vợ chồng.Để tăng khả năng thành công cho bệnh nhân thì bác sĩ chỉ định kích trứng, sau đó sẽ đông lại noãn cho bệnh nhân nhiều chu kỳ để có một lượng noãn nhất định, sau đó thì tạo phôi. Khi có nhiều noãn thì khả năng có nhiều phôi hơn, khi nhiều phôi thì cơ hội đậu thai của họ sẽ lớn hơn.Chị Ánh Tuyết đã đón 2 em bé kháu khỉnh.Nhờ có phác đồ điều trị phù hợp cùng sự hỗ trợ động viên của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, hành trình tìm con của vợ chồng chị Tuyết Anh đã được thắp sáng.Sau hơn 10 năm mòn mỏi chờ đợi, năm 2023 chị Tuyết Anh nhận tin vui đậu thai. Niềm hân hoan chưa kịp kéo dài, tại tuần thứ 19 của thai kỳ, chị gặp tình trạng rỉ ối, thai dọa sảy. Khi này, cổ tử cung mở trước khi thai đủ tháng, cổ tử cung bị suy yếu và khó có thể giữ được thai, do vậy bác sĩ chỉ định thực hiện khâu eo cấp cứu.Khâu eo cổ tử cung là kỹ thuật khâu vòng một sợi chỉ quanh cổ tử cung, đây được coi là phương pháp có giá trị dự phòng sinh non tối ưu cho đến thời điểm hiện tại đối với các thai phụ có tiền sử sinh non hoặc hở eo tử cung trước khi thai đủ tháng.Tuần thứ 24 của thai kỳ, chị Tuyết Anh tiếp tục gặp tình huống dọa sinh non phải khâu eo cổ tử cung thêm một lần nữa. Do đã từng thực hiện thủ thuật chỉ hơn một tháng trước đó, kết hợp với việc mang thai đôi nên lần khâu eo này trở nên khó khăn hơn bội phần.Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Văn Khanh, người trực tiếp thực hiện khâu eo cổ tử cung cho chị Tuyết Anh, cho biết: “Trường hợp của bệnh nhân Tuyết Anh rất khó thực hiện kỹ thuật khâu cổ tử cung và khi khâu sẽ có nguy cơ vỡ ối rất cao, thậm chí gây tổn thương cổ tử cung. Tại thời điểm 24 tuần tôi thực hiện khâu eo cổ tử cung cho bệnh nhân Tuyết Anh. May mắn là sau lần khâu eo tử cung thứ 2 này, mọi thứ đều êm xuôi, đến nay bạn ấy đã sinh 2 em bé kháu khỉnh".Tháng 1/2024, sau bao ngày vất vả mong chờ, ước mơ về một gia đình có tiếng khóc, tiếng cười trẻ thơ của cô giáo tiểu học Tuyết Anh đã trở thành hiện thực. Chị xúc động bảo, có hai con, hai vợ chồng đều cảm thấy cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn hơn.
https://nhandan.vn/suy-buong-trung-co-co-hoi-lam-me-hay-khong-post807891.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "thụ tinh trong ống nghiệm", "suy buồng trứng", "hiếm muộn" ] }
Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực cho công tác dân số
NDO -Ngày 26/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ mít-tinh kỷ niệmNgày Dân số Việt Nam(26/12) năm 2023, với chủ đề "Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước”. Tham dự lễ mít-tính có lãnh đạo Bộ Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, Chi cục Dân số-Kế hoạch gia đình các tỉnh, thành phố.
Phát biểu ý kiến tại lễ mít-tinh, Thứ trưởng Y tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương cho biết: Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự đồng thuận, hưởng ứng của quần chúng nhân dân, Chương trình Dân số Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng cả về chất và về lượng như: Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công; mức sinh thay thế được duy trì trong suốt 16 năm qua; cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực; dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh.Đáng chú ý, từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng; chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt; tuổi thọ trung bình tăng nhanh và cao hơn so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á; tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh; tầm vóc, thể lực người Việt Nam được cải thiện.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương cho biết thêm: Ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326-TTg lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam và ngày 26/12/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là “Tháng hành động quốc gia về dân số”, với mục đích nâng cao nhận thức và đề cao trách nhiệm của các cấp chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, từng gia đình và toàn xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, mỗi gia đình, đối với sự phát triển bền vững của đất nước, dân tộc Việt Nam.Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại lễ mít-tinh.Tăng cường sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cấp, ngành, các tầng lớp nhân dân và sự hợp tác, giúp đỡ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình của Việt Nam.Hưởng ứng Tháng hành động quốc gia về dân số năm 2023; kỷ niệm Ngày dân số Việt Nam (26/12) năm 2023, Bộ Y tế chọn chủ đề "Tham gia tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn vì hạnh phúc gia đình, vì tương lai đất nước” nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội về việc sức khỏe người dân, chất lượng cuộc sống, đặc biệt là đối với lớp trẻ, nhóm đối tượng thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn được tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn để phát hiện, phòng ngừa và hướng dẫn điều trị các bệnh lý có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi kết hôn, mang thai, sinh đẻ, nuôi con bằng sữa mẹ, các nguy cơ sinh con bị bệnh, tật bẩm sinh góp phần đảm bảo hôn nhân bền vững.Dịp này, Thứ trưởng Y tế đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo, nhất là về công tác cán bộ, sớm kiện toàn ổn định tổ chức bộ máy và nhân lực làm công tác dân số, bảo đảm chế độ chính sách cho cán bộ dân số; ưu tiên đầu tư, hỗ trợ nguồn lực kịp thời cho công tác dân số, tiếp tục phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo dân số và phát triển ở các cấp, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 21 của Ban Chấp hành Trung ương và Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các chương trình, đề án, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, đưa công tác dân số thành nội dung quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền các cấp.Mặt khác, các ban, bộ, ngành, đoàn thể các cấp, các cơ quan truyền thông đại chúng, mỗi cộng đồng và từng người dân tăng cường phối hợp, chia sẻ, đồng hành và hưởng ứng tích cực, góp phần cùng với ngành Y tế - Dân số triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu vềcông tác Dân sốtrong tình hình mới đã đề ra.Các đại biểu dự lễ mít-tinh.Theo báo cáo của Cục Dân số (Bộ Y tế), tuổi thọ trung bình (tính từ lúc sinh) của người Việt Nam năm 2023, là 73,8 tuổi; tỷ số lệ giới tính khi sinh cả năm 2023 ước cả năm là 113,2 bé trai/100 bé gái sinh ra sống; tổng số người mới sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại năm 2023 tại 48 tỉnh, thành phố là gần 4,5 triệu người, đạt 110%; số trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh bằng kỹ thuật xét nghiệm máu gót chân (ít nhất 2 bệnh) đạt 59,91% số trẻ mới sinh năm 2023...Đáng chú ý, kết quả giám sát cho thấy, hầu hết trạm y tế tại địa bàn được giám sát đều có cán bộ y tế có khả năng cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/chăm sóc sức khỏe sinh sản thường xuyên như khám thai, khám phụ khoa, đặt dụng cụ tránh thai, tiêm thuốc tránh thai, cấy thuốc tránh thai, cung cấp bao cao su. Nhiều địa phương tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động, mô hình nhằm nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em, xây dựng các chuẩn mực giá trị phù hợp nhằm thực hiện hiệu quả bình đẳng giới.Gian hàng trưng bày các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sinh sản tại lễ mít-tinh kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2023.Tuy nhiên, tỷ số giới tính khi sinh có dấu hiệu gia tăng tại một số tỉnh, thành phố; cơ cấu và tổ chức bộ máy của ngành dân số liên tục biến động, đặc biệt là tuyến cơ sở, đội ngũ cán bộ chuyên trách và công tác viên dân số thường xuyên thay đổi; kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ vừa thiếu, vừa yếu; nội dung truyền thông còn chưa đa dạng, phong phú và chưa bao trùm đến từng nhóm đối tượng của chương trình dân số và phát triển hiện nay.
https://nhandan.vn/uu-tien-dau-tu-ho-tro-nguon-luc-cho-cong-tac-dan-so-post789321.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "dân số- kế hoạch hóa gia đình", "Ngày Dân số Việt Nam", "Tháng hành động quốc gia", "dân số", "bình đẳng giới" ] }
Ngành y tế hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu được Quốc hội giao
NDO -Sáng 9/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến kết nối với 63 tỉnh, thành phố triển khai công tác y tế năm 2024. Dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành; đại diện các tổ chức quốc tế.
Theo Bộ trưởng Y tếĐào Hồng Lan, năm 2023, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, chia sẻ của các bộ, ngành, địa phương và sự ủng hộ của người dân, ngành y tế đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. Theo đó, toàn ngành hoàn thành 3/3 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu năm 2023 được Quốc hội giao, trong đó vượt chỉ tiêu được giao về số bác sĩ/vạn dân (12,5 bác sĩ); đạt chỉ tiêu về số giường bệnh/vạn dân (32 giường bệnh); đạt chỉ tiêu về tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế (93,2%). Toàn ngành cũng cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể ngành, lĩnh vực năm 2023 được Chính phủ giao (7/9 chỉ tiêu).Bộ Y tếđã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, với nhiều giải pháp về cơ chế, chính sách, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, giảm bớt thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, động viên khuyến khích gắn với tăng cường kỷ luật kỷ cương công vụ, trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, tăng cường lắng nghe thực tiễn, hướng dẫn, hỗ trợ tháo gỡ dần từng bước các khó khăn, vướng mắc trong phòng, chống dịch bệnh, chế độ chính sách, giải quyết tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, vaccine, cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế.Các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp củng cố năng lực ngành y tế sau dịch bệnh như tăng cường nguồn lực đầu tư, chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút nhân lực y tế, tăng cường công tác chỉ đạo (như tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh…). Nhiều đơn vị thuộc bộ, cơ sở y tế, sở y tế các địa phương đã nỗ lực vượt khó, chủ động, linh hoạt hơn trong triển khai nhiệm vụ được giao.Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại hội nghị.Dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác được kiểm soát tốt, tập trung cùng với chính quyền địa phương bảo đảm công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh, không để xảy ra dịch chồng dịch; tập trung phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng,…), các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi (đậu mùa khỉ…).Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh thông thường phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19. Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ. Kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới; công tác quản lý chất lượng bệnh viện, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế tiếp tục có bước chuyển biến.Tập trung giải quyết các vướng mắc, triển khai các dự án xây dựng các cơ sở y tế đang xây dựng. Cùng với đó, khám, chữa bệnh từ xa, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại ngày càng được đẩy mạnh ở các tuyến, cơ sở y tế.Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, giảm đầu mối, hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được Chính phủ giao; triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển y tế cơ sở. Đồng thời, tập trung cho công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách hành chính trong lĩnh vực y tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh gắn với chuyển đổi số (tính từ năm 2021 đến nay, Bộ Y tế xếp thứ 1 trong số 18 bộ, ngành về cắt giảm thủ tục hành chính).Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành y tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan cần được khắc phục, nhất là khi nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng cao và đa dạng; mô hình bệnh tật kép, già hóa dân số nhanh, biến đổi khí hậu… Hệ thống văn bản pháp luật đã được tích cực xây dựng, từng bước hoàn thiện nhưng còn chưa đầy đủ; tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị y tế vẫn còn diễn ra cục bộ tại một số địa phương, cơ sở y tế; nhân lực và năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; chất lượng công tác quản trị, điều hành và phục vụ người bệnh tại một số cơ sở y tế còn chưa bảo đảm yêu cầu đặt ra, thậm chí có nơi còn có vi phạm; công tác đào tạo nhân lực ngành y tế còn những vấn đề về việc bảo đảm chất lượng...Để tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, trong thời gian tới ngành y tế sẽ tập trung nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng để ứng phó với các tình huống khẩn cấp và sự cố y tế công cộng, bảo đảm an ninh y tế, an toàn thực phẩm. Đồng thời, tăng cường và đổi mới mạnh mẽ y tế cơ sở trong tình hình mới hướng tới thực hiện bao phủ sức khỏe toàn dân; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh phục vụ người dân tạo được sự hài lòng của người bệnh.Thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu sản xuất vaccine, thuốc chữa bệnh và trang thiết bị y tế; tăng cường công tác quản lý dược, thực phẩm, trang thiết bị y tế; nâng cao năng lực nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm định thuốc, vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị y tế. Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác dân số trong tình hình mới; tăng cường vai trò, vị thế của y tế Việt Nam trên trường quốc tế; thúc đẩy các hợp tác song phương, đa phương, thu hút nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật từ các nước phát triển; thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác chuyên môn giữa các trường, viện, bệnh viện với các quốc gia trên thế giới.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái phát biểu tại hội nghị.Phát biểu ý kiến tại hội nghị, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng và những thành tích quan trọng mà ngành y tế đã đạt được trong năm 2023 đầy khó khăn, thử thách, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của ngành y nói riêng, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, năm 2024 ngành y tế cần bám sát và thực hiện nghiêm các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phương châm hành động của Chính phủ là: “Kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững”, trong đó, tập trung đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách y tế như: xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); hoàn thiện trình Quốc hội sửa đổi Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế... Đổi mới cơ chế tài chính y tế; thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế; hoàn thành xây dựng cơ chế tổ chức cung ứng, dự trữ, mua sắm đặc thù đối với các loại thuốc hiếm, thuốc điều trị bệnh hiếm.Tiếp tục tập trung giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư, thiết bị y tế. Đáp ứng đầy đủ, kịp thời vaccine, bảo đảm duy trì tỷ lệ tiêm đầy đủ các loại vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng đạt trên 90%.Thực hiện đồng bộ các giải pháp kiểm soát hiệu quả các dịch, bệnh; tăng cường khả năng phân tích, dự báo và chủ động xây dựng các kịch bản ứng phó hiệu quả các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, nâng cao năng lực điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích; bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ở các tuyến; đẩy mạnh triển khai đề án bệnh viện vệ tinh, bác sĩ gia đình, khám chữa bệnh từ xa, chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật. Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân, nghiên cứu điều chỉnh mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và trình độ, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số.Tiếp tục kiện toàn, sắp xếp cơ cấu tổ chức của các đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; khẩn trương hoàn thành và triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao năng lực thực thi của cấp dưới.Đẩy mạnh đầu tư, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng. Quyết liệt triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội và Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở. Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế, nhất là phương thức đối tác công-tư.Quang cảnh hội nghị triển khai công tác y tế 2024 tại điểm cầu Hà Nội.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu, trong năm 2024 Bộ Y tế phải xử lý triệt để các vướng mắc, tồn tại, hoàn thiện việc mua sắm thiết bị, chuẩn bị nguồn nhân lực để đưa cơ sở hai của hai bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai ở Hà Nam vào sử dụng. Đồng thời, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi phù hợp cho các cơ sở y tế tiếp cận các nguồn vốn bao gồm vốn vay ưu đãi của Chính phủ, vay thương mại để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị…Bên cạnh việc nghiên cứu, đề xuất chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ y tế, chú trọng thu hút, trọng dụng nhân lực trình độ cao, chuyên môn giỏi, gắn bó lâu dài, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng lưu ý, từ 1/7/2024, sẽ thực hiện chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW và nghị quyết của Quốc hội, do vậy Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Nội vụ hoàn thành xây dựng vị trí việc làm, xét thăng hạng cho viên chức, xây dựng bảng lương mới cho ngành.Mặt khác, đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam, trong đó tập trung đầu tư phát triển sản xuất thuốc Generic, bảo đảm chất lượng, giá cả hợp lý, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu; phát huy thế mạnh, tiềm năng sản xuất vaccine và thuốc từ dược liệu.Phó Thủ tướng cũng đề nghị ngành y tế nghiên cứu, xây dựng khung chính sách tổng thể về dân số, góp phần kéo dài và tận dụng cơ hội thời kỳ dân số vàng. Trong đó, sơ kết 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển Dân số Việt Nam gắn với xây dựng, ban hành Khung chính sách quốc gia thích ứng, giải quyết vấn đề già hóa dân số...Tại hội nghị, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã trao Cờ thi đua của Chính phủ tặng ba tập thể thuộc Bộ Y tế gồm: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống nhất, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương.
https://nhandan.vn/nganh-y-te-hoan-thanh-33-chi-tieu-kinh-te-xa-hoi-chu-yeu-duoc-quoc-hoi-giao-post791226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bộ Y tế", "bảo hiểm y tế", "dịch Covid-19", "thuốc hiếm", "cờ thi đua" ] }
AstraZeneca thông báo thu hồi vaccine ngừa Covid-19 trên toàn cầu
Thông báo của AstraZeneca nêu rõ: “Do nhiều phiên bản vaccine đã được phát triển để phòng ngừa các biến thể của virus gây bệnh Covid-19, nên hiện nay dư thừa các vaccine hiệu chỉnh sẵn có".
Hãng dược phẩm AstraZeneca ngày 7/5 thông báo hãng bắt đầuthu hồi vaccine ngừa Covid-19trên toàn thế giới vì hiện nay "dư thừa các loại vaccine hiệu chỉnh sẵn có" đối với dịch bệnh này.Theo AstraZeneca, hãng này cũng sẽ rút lại giấy phép tiếp thị vaccine Vaxzevria ở châu Âu.Thông báo của AstraZeneca nêu rõ: “Do nhiều phiên bản vaccine đã được phát triển để phòng ngừa các biến thể của virus gây bệnh Covid-19, nên hiện nay dư thừa các vaccine hiệu chỉnh sẵn có."Theo AstraZeneca, điều này đã dẫn đến sự sụt giảm nhu cầu đối với Vaxzevria - loại vaccine hiện không còn được sản xuất hoặc cung cấp trên thị trường.Hiện tại, AstraZeneca đang đối mặt vụ kiện tập thể, trong đó vaccine do hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển này kết hợp với Đại học Oxford (Anh) phát triển bị cho là gây tử vong và thương tật nghiêm trọng đối với hàng chục người dùng.Mặc dù phản đối cáo buộc nêu trên, song trong một tài liệu pháp lý trình lên Tòa Thượng thẩm của Anh hồi tháng 2 vừa qua, hãng thừa nhận rằng trong những trường hợp rất hiếm gặp, vaccine có thể gây ra huyết khối tĩnh mạch kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS).AstraZeneca cũng lưu ý rằng TTS vẫn có thể xảy ra dù không tiêm vaccine của hãng hoặc khi tiêm các vaccine khác. AstraZeneca nhấn mạnh cần phải có bằng chứng chuyên môn để xác định nguyên nhân trong từng trường hợp.Các nghiên cứu độc lập cho thấyvaccine của AstraZenecađã phát huy hiệu quả bảo vệ nhiều người trong đại dịch Covid-19, cứu sống hơn 6 triệu người trên toàn cầu trong năm đầu tiên triển khai.Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định, vaccine này an toàn, hiệu quả đối với tất cả mọi đối tượng từ 18 tuổi trở lên và "rất hiếm" tác dụng phụ dẫn đến hành động pháp lý.Theo báo Telegraph, quyết định thu hồi vaccine của AstraZeneca có hiệu lực từ ngày 7/5.AstraZeneca hiện tập trung phát triển vaccine ngừa virus hợp bào hô hấp (RSV) và thuốc trị béo phì, sau khi tốc độ tăng trưởng chậm lại do doanh số chế phẩm điều trị Covid-19 sụt giảm.
https://nhandan.vn/astrazeneca-thong-bao-thu-hoi-vaccine-ngua-covid-19-tren-toan-cau-post808377.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "AstraZeneca", "thu hồi vaccine ngừa Covid-19", "vaccine ngừa Covid-19" ] }
Ăn cá nóc, 5 người nhập viện cấp cứu
NDO -Sau hơn 2 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi và Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi, đến trưa 4/5, sức khỏe 5 bệnh nhân bịngộ độcdo ăn cá nóc đã qua cơn nguy hiểm, đang được tiếp tục được điều trị, theo dõi.
Cụ thể, 5 bệnh nhân đều là người thân trong một gia đình trú tại huyện đảo Lý Sơn, gồm Tr.Th.V. (68 tuổi), Tr.V.Tr. (40 tuổi), Tr.N.Th. (14 tuổi), Ph.T.V. (39 tuổi) và D.T. E (67 tuổi).Theo thông tin ban đầu, tối 2/5, 5 bệnh nhân trên dùng cơm tối với món cá nóc. Sau khi ăn, cả 5 người trong gia đình đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, đi ngoài nhiều lần, choáng do mất nước.... nên được đưa đến Trung tâm Y tế Quân-Dân y kết hợp huyện Lý Sơn cấp cứu.Đến ngày 3/5, 5 bệnh nhân được chuyển vào đất liền để tiếp tục điều trị, theo dõi. Trong đó, 4 người lớn điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi và 1 trẻ em điều trị tại Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh Quảng Ngãi.Trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm.Theo Bác sĩ Phạm Trung Hiếu, Khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi, trong cá nóc có thành phần chủ yếu là tetrodotoxins, thuộc nhóm độc tố thần kinh cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này là hợp chất có tính bền nhiệt, không bị phân hủy trong quá trình nấu chín.Người ăn cá nóc có độc tố có thể xuất hiện cảm giác ngứa ở miệng, môi, lưỡi tê và nặng hơn là choáng váng, nghẹt thắt lồng ngực và suy hô hấp nhanh, nguy cơ xảy ra trụy tim mạch và tử vong.Ngộ độc cá nóc vẫn chưa có thuốc đặc trị song vẫn còn nhiều ngư dân chủ quan sử dụng dẫn đến nhiều trường hợp tử vong do ăn cá nóc.
https://nhandan.vn/an-ca-noc-5-nguoi-nhap-vien-cap-cuu-post807815.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Quảng Ngãi", "ngộ độc", "cá nóc", "cấp cứu", "tử vong" ] }
Cameroon triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sốt rét định kỳ đầu tiên trên thế giới
NDO -Ngày 22/1, cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét đánh dấu một bước tiến mới, khi Cameroon chính thức triển khai chương trình vaccine thường quy đầu tiên trên thế giới phòng sốt rét dành cho trẻ em.
Theo đó, Cameroon sẽ sử dụng loại vaccine đầu tiên trong số 2 loại vaccine sốt rét đã được phê duyệt gần đây, có tên là Mosquirix (RTS,S) do nhà sản xuất dược phẩm GSK của Anh phát triển.Sau gần 40 năm phát triển và thử nghiệm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine này 2 năm trước, đánh giá cao tác dụng làm giảm đáng kể các ca nhiễm trùng nặng và nhập viện của vaccine Mosquirix.Theo đại diện của Chương trình Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), sau các chương trình thử nghiệm thành công, bao gồm cả ở Ghana và Kenya, Cameroon là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng định kỳ. Quốc gia Trung Phi này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 250 nghìn trẻ em trong năm nay và năm tới.Chiến dịch được kỳ vọng là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm hạn chế căn bệnh lây lan do muỗi tại châu Phi, vốn chiếm tới 95% số ca tử vong dosốt réttrên toàn thế giới.19 quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch triển khai chương trình tương tự trong năm nay, với kỳ vọng cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi. Theo đó, chương trình tiêm phòng sốt rét giai đoạn 2024-2025 sẽ nhắm đến khoảng 6,6 triệu trẻ em tại các nước này.Theo WHO, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid-19, tình trạng kháng thuốc gia tăng và các vấn đề khác đã cản trở cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong những năm gần đây, khiến số ca mắc bệnh vào năm 2022 tăng khoảng 5 triệu người so với năm trước đó.Tạichâu Phi, mỗi năm có khoảng 250 triệu ca mắc bệnh sốt rét, trong đó có 600 nghìn ca tử vong, chủ yếu ở trẻ nhỏ, với gần 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm tử vong vì sốt rét.Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm chủng cho dân làng Migowi ở Malawi, nơi thử nghiệm loại vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giới cho trẻ nhỏ, ngày 10/12/2019. (Ảnh minh họa: AP)Hiện có hơn 30 quốc gia tại châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm đến việc triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sốt rét, trong bối cảnh mối lo ngại về nguồn cung hạn chế đã giảm đi kể từ khi WHO khuyến nghị vaccine thứ 2 phòng sốt rét - có tên R21 - vào tháng 10/2023.Vaccine Mosquirix do GSK sản xuất chỉ có hiệu quả khoảng 30%, cần 4 liều và khả năng bảo vệ bắt đầu mờ dần sau vài tháng. Đại diện GSK cho biết, hãng chỉ có thể sản xuất khoảng 15 triệu liều Mosquirix mỗi năm.Trong khi đó, theo các chuyên gia, loại vaccine sốt rét thứ 2 do Đại học Oxford phát triển có thể là một giải pháp thiết thực hơn, khi có giá thành rẻ hơn, chỉ cần 3 liều và Viện Huyết thanh Ấn Độ cho biết họ có thể sản xuất tới 200 triệu liều mỗi năm.Giám đốc tiêm chủng của WHO, bà Kate O'Brien cho biết, việc tung ra loại vaccine R21 "dự kiến ​​sẽ bảo đảm nguồn cung vaccine để đáp ứng nhu cầu cao và tiếp cận được hàng triệu trẻ em".Bà Aurelia Nguyen, Giám đốc Chiến lược GAVI thông tin, vaccine R21 do Đại học Oxford phát triển có thể được tung ra thị trường vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.Bên cạnh việc triển khai tiêm chủng rộng rãi, các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét hiện có cùng với vaccine, như sử dụng màn chống muỗi hay phun thuốc diệt côn trùng.
https://nhandan.vn/cameroon-trien-khai-chuong-trinh-tiem-vaccine-phong-sot-ret-dinh-ky-dau-tien-tren-the-gioi-post793204.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Sốt rét", "Gavi", "R21", "Cameroon", "Viện Huyết thanh Ấn Độ", "vaccine phòng sốt rét" ] }
Cứu sống bệnh nhi sốc đa chấn thương nghiêm trọng do va chạm với xe ba gác
NDO -Sau cú va chạm với xe ba gác, bệnh nhi 12 tuổi bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ Bệnh viện E đã nỗ lực cứu sống bệnh nhi một cách ngoạn mục.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 3/6, trên đường đi học thêm trở về nhà, bệnh nhi đi bộ đã xảy rava chạm với xe ba gácchở xi-măng đi cùng chiều và bị bánh xe chèn qua người. Sau tai nạn, bệnh nhi xuất hiện hiện tượng đau, sưng nề, bầm tím và chảy máu nhiều vùng hông, hạ vị…Thông qua hệ thống Cấp cứu ngoại viện,Bệnh viện E, bệnh nhi (12 tuổi, Hà Nội) được đưa vào viện trong tình trạng bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng: chấn thương bụng kín, vỡ bàng quang độ II, chấn thương khung chậu, vỡ xương chậu trái… do xe ba gác chở xi măng chèn qua người.Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực nội khoa và chống độc, Bệnh viện E cho biết, bệnh nhi nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, sốc đa chấn thương.Nhận định đây là một ca đa chấn thương do tai nạn nghiêm trọng, cần can thiệp nhanh chóng để bảo đảm tính mạng cho người bệnh, ngay lập tức, một ê-kíp cấp cứu được “báo động đỏ”, huy động toàn bộ bác sĩ tham gia cấp cứu khẩn cấp cho bệnh nhi.Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành cầm máu cho người bệnh, khám lâm sàng và chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết để tầm soát hết các tổn thương.Kết quả cho thấy, người bệnh bị sốc đa chấn thương nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng: chấn thương bụng kín (đụng dập thành bụng, chảy máu trong ổ bụng, tụ máu sau phúc mạc, vỡ bàng quang độ II), chấn thương khung chậu (vỡ xương chậu trái, nhiều ổ chảy máu hoạt động, có nhiều vết thương ở các vị trí hậu môn, đụng dập tổn thương cơ vùng đùi 2 bên, chân, phù nề tầng sinh môn…).Đánh giá đây là một ca bệnh khó và nguy hiểm, bệnh nhi còn nhỏ tuổi, cùng lúc chịu nhiều thương tổn, đang biểu hiện tình trạng sốc mất máu nặng, người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, ở bệnh nhi này bị chấn thương vùng khung chậu, vùng đùi với đặc điểm các mô xương xốp nên đã dẫn đến tình trạng mất máu rất nghiêm trọng, gây khó khăn cho bác sĩ trong việc cầm máu cho người bệnh.Các bác sĩ đã nhanh chóng phối hợp cùng với kíp can thiệp để nút mạch chậu trong cho bệnh nhi nhằm cầm máu ở các vị trí gây mất máu nhiều của bệnh nhi.Trong 24 giờ đầu sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã phải truyền gần 4 lít máu để duy trì sự sống cho người bệnh. Tuy nhiên, truyền máu khối lượng lớn mặc dù có thể giúp người bệnh vượt qua khỏi giai đoạn nguy kịch nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ và biến chứng truyền máu nguy hiểm cần phải được xử trí kịp thời như: các tổn thương phổi, tổn thương ống thận, biến chứng nhiễm độc citrat và hạ canxi, biến chứng hạ thân nhiệt, quá tải tuần hoàn…Sau 4 ngày điều trị, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định.Sau khi nút mạch chậu xong, các bác sĩ tiếp tục xử lý cầm máu cho người bệnh ổn định. Một ê-kíp bác sĩ chuyên về phẫu thuật tiêu hóa đã tiếp tục tiến hành khâu vị trí vỡ bàng quang, xử lý những tổn thương khác trong ổ bụng.Sau 4 ngày điều trị, hiện sức khỏe của bệnh nhi đã ổn định, bệnh nhi tỉnh, đã rút ống nội khí quản, tự thở oxy kính, ăn bằng đường miệng... Bệnh nhi hiện đang được tiếp tục theo dõi điều trị các thương tổn và tập phục hồi chức năng tại giường bệnh.Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Quốc Phong, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực nội khoa và chống độc cho biết, với trường hợp bệnh nhi bị sốc đa chấn thương phức tạp thì việc xử trí nhanh chóng, chính xác, kịp thời để tránh bỏ qua thời cơ cấp cứu bệnh nhi rất quan trọng. Rất may, người bệnh được đưa đến cấp cứu nhanh chóng, tránh làm cho tổn thương nặng thêm gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
https://nhandan.vn/cuu-song-benh-nhi-soc-da-chan-thuong-nghiem-trong-do-va-cham-voi-xe-ba-gac-post813764.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh viện E", "cấp cứu ngoại viện", "bệnh nhi bị sốc đa chấn thương" ] }
Những định hướng ưu tiên mới của y tế cơ sở
Y tế cơ sở được ví như “người gác cổng của hệ thống y tế”. Theo Chỉ thị số 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới thì không chỉ cần quan tâm tới các yếu tố nội tại của mạng lưới y tế cơ sở, mà cần chú trọng tới sự tương tác giữa y tế cơ sở với cộng đồng dân cư cũng như sự tương tác giữa mạng lưới y tế cơ sở với các cơ sở y tế tuyến trên.
PGS, TS Phan Lê Thu Hằng, Phó Vụ trưởng Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, so với các quy định trước đây, Chỉ thị số 25-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới đã xác định nhiều điểm mới.Theo đó, xác định rõ những ưu tiên trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác y tế cơ sở, như việc nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, hệ thống chính trị về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của y tế cơ sở; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát chính quyền, cơ quan chuyên môn đối với công tác y tế cơ sở.Đáng chú ý, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, ngành y tế phải nêu cao trách nhiệm đối với hoạt động của y tế cơ sở thuộc phạm vi phụ trách. Điểm mới này xuất phát từ xu hướng quốc tế cũng như kinh nghiệm thực tế tại nước ta (về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe nói chung, nhất là công tác y tế cơ sở).Phạm vi của y tế cơ sở được mở rộng hơn, các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ y tế cơ sở bao gồm: Y tế thôn, bản; trạm y tế xã, phường, thị trấn; trung tâm y tế cấp huyện; y tế trường học, y tế cơ quan, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp và y tế khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất.Đáng chú ý, y tế tư nhân, tổ chức, cá nhân được khuyến khích tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế dự phòng và kết nối với y tế cơ sở trong quản lý sức khỏe cá nhân. Điểm mới này giúp tạo không gian để giải phóng các tiềm năng của xã hội hướng tới phục vụ mục tiêu duy trì, nâng cao sức khỏe cũng như chăm sóc sức khỏe ở cấp độ cơ bản.Về mô hình tổ chức, quản lý cũng được thống nhất thí dụ như đối với trung tâm y tế cấp huyện theo hướng chịu sự quản lý toàn diện của ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời, khuyến khích sự linh hoạt của mạng lưới y tế cơ sở để đáp ứng tối ưu nhu cầu thực tế, nếu các tỉnh, thành phố có mật độ dân cư cao sẽ sắp xếp trạm y tế theo quy mô dân số, không nhất thiết theo địa giới hành chính; các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất có thể căn cứ theo quy mô lao động, điều kiện thực tiễn và nhu cầu để thành lập cơ sở y tế phù hợp.Chỉ thị mới nhấn mạnh yêu cầu cần tăng cường đầu tư cho y tế cơ sở và việc đầu tư phải gắn với đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Điểm mới này được xem là định hướng quan trọng để giải quyết đồng thời hai thách thức liên quan tài chính y tế cho y tế cơ sở, đó là bảo đảm nền tảng tài chính bền vững cho hoạt động y tế cơ sở và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực cho chăm sóc sức khỏe ban đầu; và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở, xác định những nhóm giải pháp cốt lõi để thực hiện nhiệm vụ này như: Đào tạo; tiền lương, phụ cấp, chế độ đãi ngộ; chính sách thu hút nhân lực có trình độ chuyên môn giỏi làm việc, gắn bó lâu dài tại y tế cơ sở…).Phương thức hoạt động của y tế cơ sở được đổi mới theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe, sàng lọc để phát hiện sớm bệnh tật; đẩy mạnh quản lý và điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mạn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình và cộng đồng.Bên cạnh đó, một số nội dung ưu tiên cũng được xác định rõ như phát triển mô hình bác sĩ gia đình, thiết lập hệ thống chuyển tuyến chuyên môn linh hoạt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Điểm mới này phản ánh ưu tiên chuyển đổi phương thức chăm sóc sức khỏe, chuyển đổi mô hình cung ứng dịch vụ y tế cơ bản cũng như sự tương tác giữa mạng lưới y tế cơ sở với cộng đồng dân cư và các thành tố khác của hệ thống y tế.Dựa trên những nội dung mới trong Chỉ thị 25, các bộ, ngành liên quan cũng như chính quyền các cấp cần xác định những định hướng ưu tiên mới. Theo đó, đối với công tác chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế cơ sở cần được coi là ưu tiên hàng đầu.Đây vừa là ưu tiên dài hạn, vừa là ưu tiên bức thiết cần giải quyết ngay. Về phương thức chăm sóc sức khỏe, cần chuyển từ trọng tâm giải quyết bệnh tật sang chăm sóc sức khỏe toàn diện, lồng ghép và liên tục suốt đời, chú trọng giải quyết các vấn đề nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe (kinh tế, xã hội, môi trường).Việc đầu tư cho y tế cơ sở cần chuyển từ quan niệm trước đây là coi đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu không đòi hỏi nhiều kinh phí sang quan điểm coi đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu đòi hỏi kinh phí đầu tư tương xứng nhưng là phương thức đầu tư mang lại hiệu quả cao nhất tới sức khỏe người dân.Cách tiếp cận phải mang tính hệ thống, không chỉ chú trọng các yếu tố nội tại của y tế cơ sở mà cần chú ý sự cân bằng tổng thể của hệ thống y tế cũng như sự tương tác của hệ thống y tế với những ngành, lĩnh vực khác cũng như với cộng đồng.Bằng những điểm mới của Chỉ thị đến những định hướng ưu tiên sẽ tạo ra tầm nhìn chiến lược cũng như tạo ra xung lực mới cho củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới, qua đó giúp mạng lưới y tế cơ sở tối ưu hóa cấu trúc và hoạt động chức năng, trong đó có chức năng rất quan trọng là người gác cổng của hệ thống y tế.
https://nhandan.vn/nhung-dinh-huong-uu-tien-moi-cua-y-te-co-so-post796226.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [] }
Chuyện làm mẹ kiên cường của những người phụ nữ hiếm muộn
NDO -Trải qua 9 năm với 12 lần chuyển phôi, 3 lần chọc trứng, 2 lần đẻ non lúc 24 tuần, 3 lần khâu eo buồng tử cung, 1 lần mổ polyp... chị Nguyễn Thị Trang (Ninh Bình) đã trải qua những ngày tháng "có lúc đau khổ đến tột cùng" trên hành trình làm mẹ.
Những người mẹ vĩ đại trên hành trình "săn con"Trang đã trải qua tất cả những gian nan, đau đớn, hy vọng rồi thất vọng đến kiệt quệ cả về sức khỏe lẫn tài chính suốt 9 năm qua. Nhưng mong muốn có con không ngừng thôi thúc anh chị phải đi đến cùng hành trình này.Chồng Trang - anh Phạm Anh Tuấn là bộ đội gần nhà, tuần anh được về nhà 1-2 lần. Sau khi cưới nhau, chị Trang ở nhà chăm sóc mẹ chồng đã cao tuổi, sức khỏe yếu. "Nhà chỉ có hai mẹ con, nên bà nội rất mong ngóng cháu", Trang kể.Không nói ra, nhưng ai cũng hiểu áp lực của một người phụ nữ khi không thể có con một cách bình thường như bao người phụ nữ khác vì căn bệnh buồng trứng đa nang. Còn chồng chị, tinh trùng yếu không phải là lý do chính dẫn tới vô sinh, nên cũng nhiều khi suy tư, nản vì lời ra, bàn vào của dư luận. Anh cũng thương mẹ già lúc nào cũng mong ngóng có cháu nội.Dồn hết kinh tế gia đình, anh chị đã có 5 lần chuyển phôi đầu tiên ở những cơ sở y tế sản khoa lớn với nhiều hy vọng. Thế nhưng, nỗi đau chồng chất nỗi đau khi Trang còn mắc thêm căn bệnh hở eo cổ tử cung. Hai lần mang thai đến tuần 22, cơ địa cô không thể giữ nổi con. Những can thiệp phẫu thuật khâu eo cổ tử cung để giữ thai đều thất bại."Năm 2020, 2021 tôi hai lần mang song thai ở tuần 22. Bệnh viện siết chặt người ra vào vì Covid-19, đau đớn thể xác, sa sút tinh thần vì mất con, không có người thân bên cạnh, thật sự đó là những đau đớn tột cùng mà tôi không hiểu vì sao mình phải đối mặt", Trang rơm rớm nước mắt nhớ lại.Gia đình chị Nguyễn Thị Trang, anh Phạm Anh Tuấn (Ninh Bình) hạnh phúc sau 9 năm ròng rã can thiệp hiếm muộn.Rồi cơ duyên đưa đẩy Trang đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Nhìn hồ sơ đăng ký của cô, Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền không chần chừ, quyết định tài trợ toàn bộ quá trình thụ tinh ống nghiệm cho gia đình. "Nếu không có hành trình này, chắc nhà mình phải chờ 5 năm nữa mới đủ kinh tế để làm", Trang gieo niềm hy vọng với chồng.Nhưng hành trình săn con lại lần nữa thách thức cặp vợ chồng trẻ. Sau lần chuyển phôi ban đầu miễn phí, cô không thành công. Đến 3 lần chuyển phôi còn lại, Trang vẫn thất bại, có thời gian nằm viện tới 5 tháng, cô nghĩ mình không có khả năng có thai nữa. Bác sĩ Hiền động viên "Em cố gắng thêm 1-2 lần nữa". Trang về nghĩ đến chuyện đổi tay bác sĩ, nhưng cô hiểu, không phải do quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, mà do cơ địa không giữ được thai của mình.Và ở lần chuyển phôi thứ 7, Trang đậu thai. Lần này, số phận run rủi đã thành toàn cho vợ chồng cô những điều thuận lợi. Cũng trải qua khâu eo cổ tử cung, nhưng Trang đã giữ được thai đến tuần 38, hạ sinh bé gái kháu khỉnh nặng 3,1kg. "Có lẽ ông trời thương, nên cuối cùng hành trình thai kỳ lại thuận lợi. Hạnh phúc hôm nay, quả thật đã làm tan biến mọi đau đớn tột cùng mà tôi đã phải trải qua", Trang ôm chồng kể.Câu chuyện tìm con của gia đình chị Cao Thị Hằng (1983) và anh Phùng Văn Dũng (1978) hiện đang sinh sống ở Hà Nội cũng truyền động lực mạnh mẽ cho các gia đình đang trên hành trình tìm con.Sau khi có con đầu lòng bằng IVF, 5 năm sau, anh chị tiếp tục hành trình IVF lần 2 với mong muốn đón được thêm con yêu về nhà. Nhưng hành trình tìm con lần thứ 2 khiến chị phải trải qua những ngày tháng tuyệt vọng với gần 20 lần chuyển phôi đều thất bại mà không tìm ra nguyên nhân.Quá nhiều đau đớn, hai vợ chồng tưởng chừng như sẽ gục ngã và từ bỏ hành trình này nhưng đến năm 2021, vợ chồng chị Hằng chuyển ra Hà Nội sinh sống và được bạn bè giới thiệu đến Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội. Tại đây, anh chị được bác sĩ Hiền thăm khám, động viên tâm lý, tiếp thêm niềm tin động lực trên hành trình tìm con.Sau khi nghe tiền sử sản khoa nặng nề, chuyển phôi thất bại nhiều lần bác sĩ Hiền tư vấn anh chị chọc trứng tạo phôi, nuôi và theo dõi phôi bằng hệ thống tự động kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI) Timelapse.Chị Cao Thị Hằng hạnh phúc chia sẻ về hành trình tìm con.Từ đó, các bác sĩ và chuyên viên phôi học nhận thấy những bất thường của một số phôi. Việc theo dõi và cập nhật liên tục, không bị gián đoạn hình ảnh phôi trong quá trình hình thành và phát triển giúp cho các chuyên viên phôi học đánh giá chính xác chất lượng phôi và lựa chọn những phôi tốt nhất để chuyển vào buồng tử cung.Cuối cùng điều kỳ diệu đã tới ngay trong lần chuyển phôi đầu tiên của chị Hằng tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, hai vợ chồng chị đã rơi nước mắt khi nhìn vào tờ giấy thông báo kết quả beta có thai khi ấy. Cả quá trình mang thai diễn ra thuận lợi, chị Hằng hạ sinh một bé gái vào đầu năm 2023, hiện nay bé đã hơn 1 tuổi rất kháu khỉnh và đáng yêu.Chương trình thu hút rất đông các gia đình quan tâm tìm hiểu thông tin về hiếm muộn.Thắp sáng hành trình tìm kiếm trẻ thơNhư mọi năm, lễ Tổng kết chương trình Tuần Lễ Vàng 2024 và Kỷ niệm 15 năm thành lập Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (2009-2024) với chủ đề: "Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn” diễn ra sáng ngày 19/5 tại Hà Nội thu hút hàng nghìn người. Trong đó, có không ít người bế bồng con hạnh phúc vì nhờ chương trình đã hái được quả ngọt, nhưng phần lớn là những ông bố, bà mẹ hiếm muộn đang mong ngóng từng ngày đứa con thơ.Xuyên suốt chặng đường 10 năm, “Tuần lễ Vàng” của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội đã giúp niềm khát khao có con yêu của hàng nghìn gia đình trở thành hiện thực thông qua những ưu đãi thăm khám, những gói hỗ trợ miễn phí, góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính cho các gia đình hiếm muộn có thu nhập thấp, hoàn cảnh còn nhiều khó khăn. Đây hành trình nhân văn, một dấu ấn riêng của Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF HANOI) trong cộng đồng hiếm muộn trên khắp cả nước.15 gia đình may mắn nhận gói hỗ trợ Ươm mầm.Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện cho biết, qua quá trình thăm khám gần đây ở bệnh viện cho thấy số lượng bệnh nhân thăm khám đông hơn, tỷ lệ bệnh nhân trẻ hơn và các bệnh lý có xu hướng phức tạp hơn, có nhiều mặt bệnh khó. Bởi vậy, đặt ra nhiều thách thức với các gia đình trẻ trong việc "săn con".Bệnh viện nỗ lực cập nhật kiến thức, tổ chức khoa học để học tập kiến thức mới trên thế giới, hỗ trợ cho rất nhiều gia đình hiếm muộn, kể cả những trường hợp vô sinh được tiên lượng khó điều trị trước đó: Phương pháp phẫu thuật vi phẫu tinh hoàn tìm tinh trùng - Micro TESE, kỹ thuật nội soi thăm dò buồng tử cung, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) kết hợp xét nghiệm sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGT), hệ thống nuôi cấy và theo dõi phôi tự động tích hợp trí tuệ nhân tạo AI (Timelapse)....Đặc biệt, năm 2023-2024, bệnh viện đẩy mạnh chẩn đoán bệnh lý di truyền, nhất là bất thường các bệnh lý đơn gene, gây ra bệnh lý phức tạp di truyền sang thế hệ sau, thực hiện xét nghiệm trên phôi, loại trừ phôi bị bệnh để gia đình sinh những em bé khỏe mạnh.Khoảnh khắc xúc động của nhiều gia đình tại chương trình.Hỗ trợ các gia đình, phần nào xóa nhòa mặc cảm về mặt kinh tế, để những người cha-mẹ chưa có điều kiện về kinh tế vẫn có thể được can thiệp để sinh con khỏe mạnh là tâm sức suốt 10 năm qua của bệnh viện thông qua chương trình Tuần lễ Vàng. Những em bé có mặt ở buổi lễ là biểu tượng cho "quả ngọt" được trợ duyên từ rất nhiều phía, lan tỏa thêm niềm tin và động lực cho nhiều gia đình vẫn hiếm muộn, gian nan trên hành trình tìm con thơ.Trong khuôn khổ “Tuần Lễ Vàng 2024”, các hoạt động đồng hành cùng cộng đồng cũng được Bệnh viện triển khai xuyên suốt như: cuộc thi viết “IVF sẻ chia" và cuộc thi ảnh “Thiên thần IVF" dành cho các gia đình thực hiện HTSS thành công tại Bệnh viện đã trở thành món quà tinh thần vô cùng quý giá dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn.Đồng thời, trong thời gian này, “Cây nguyện ước” với thông điệp “Điều kì diệu của cuộc sống” đã trở thành nơi các gia đình, tập thể y bác sĩ và đội ngũ cán bộ nhân viên bệnh viện cùng nhau chia sẻ những ước mơ, những lời cầu nguyện và hy vọng tất cả ước nguyện sẽ sớm trở thành hiện thực.
https://nhandan.vn/chuyen-lam-me-kien-cuong-cua-nhung-nguoi-phu-nu-hiem-muon-post810076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "hiếm muộn", "Bệnh viện Nam học và hiếm muộn", "vô sinh", "hành trình \"săn con\"", "gia đình hiếm muộn" ] }
Làm gì để sơ cứu người đột quỵ đúng cách?
NDO -Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, 8% trong số các ca nhập viện vì đột quỵ là người trẻ. Việc sơ cứu sai cách khiến cho nhiều người bệnh không thể qua khỏi, hoặc gặp những di chứng nặng nề. Do đó, nâng cao nhận thức để người dân đến viện sớm trong “giờ vàng” vô cùng quan trọng.
Miền bắc lại rơi vào rét đậm trong những ngày qua khiến cho tỷ lệ người dân mắc đột quỵ tăng cao. Mỗi ngày, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 50-55 người bệnh bị đột quỵ, trong số đó khoảng 8% là người trẻ.Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ đột quỵ cao nhất, với khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm. Đột quỵ là nguyên nhân thường gặp thứ hai gây tử vong tại Việt Nam. Trong số người sống sót sau đột quỵ, tỷ lệ bị khuyết tật do đột quỵ ở mức cao.Những năm gần đây, nhờ công tác truyền thông nên số người dân bị đột quỵ đến viện sớm đạt khoảng 20%. Tuy nhiên, con số này vẫn là rất thấp so với thế giới.Do đó, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai đã đưa ra những khuyến cáo 6 điều cần làm và 3 điều không nên làm đối với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ.6 điều cần làm với bệnh nhân nghi ngờ đột quỵĐột quỵ não có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tàn tật vĩnh viễn. Vì vậy, điều tối quan trọng khi phát hiện người thân có dấu hiệu đột quỵ là cần hành động nhanh để kịp đến viện trong giờ vàng.Một là, lập tức gọi xe cứu thương. Gọi 115 là lựa chọn thông minh nhất khi người thân của bạn bị đột quỵ. Xe cứu thương 115 sẽ đưa người thân của bạn đến địa điểm có thể thực hiện kỹ thuật cấp cứu bệnh nhân đột quỵ chuẩn nhất và nhanh nhất. Thêm vào đó, nhân viên y tế của 115 được trang bị kiến thức y tế để xử lý các tình huống khẩn cấp khác nhau, họ có thể hỗ trợ cứu sống bệnh nhân trên đường đến bệnh viện và có khả năng làm giảm các tác động của đột quỵ não.Hai là, phải nói tình trạng “đột quỵ não” của người bệnh với cấp cứu 115. Khi bạn gọi 115 và yêu cầu trợ giúp, hãy thông báo cho người điều hành rằng bạn nghi ngờ bệnh nhân bị đột quỵ não. Nhân viên cấp cứu 115 sẽ được chuẩn bị phương tiện y tế phù hợp và chọn bệnh viện chuyên điều trị đột quỵ não trước khi họ chuyển bệnh nhân.Ba là, phải theo dõi các triệu chứng và hỏi chuyện người bệnh. Người thân của bạn có thể không giao tiếp được tại bệnh viện. Vì vậy, trong khi chờ xe cứu thương đến hãy hỏi người bệnh càng nhiều thông tin càng tốt. Hỏi về tất cả các loại thuốc mà người bệnh đang dùng, tình trạng sức khỏe, có dị ứng gì không? Ghi lại tất cả các triệu chứng bao gồm: thời điểm đột quỵ, tiền sử bệnh tật của người bệnh như tăng huyết áp, bệnh tim, ngừng thở khi ngủ, tiểu đường... Những thông tin này rất hữu ích khi bác sĩ khai thác bệnh sử...Bốn là, hãy khuyến khích người bệnh nằm xuống. Nếu người bệnh đang ngồi hoặc đứng, hãy khuyến khích họ nằm nghiêng với tư thế đầu cao. Để giữ cho người bệnh thoải mái, hãy nới lỏng quần áo của họ. Tư thế này giúp tăng cường lưu lượng máu đến não. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngã thì đừng cố di chuyển họ.Năm là, thực hiện hồi sinh tim phổi (CPR). Một số người bệnh có thể bất tỉnh trong cơn đột quỵ não. Nếu điều này xảy, hãy đánh giá tình trạng hô hấp của họ, xem họ có còn thở không. Nếu bạn không thể bắt được mạch, hãy bắt đầu thực hiện hồi sinh tim phổi...Sáu là, cố gắng giữ bình tĩnh trong suốt quá trình chờ cứu thương 115 đến.Tế bào não sẽ chết chỉ trong vài phút nếu không được cấp máu hoặc oxy. Đối với đột quỵ thiếu máu não, khi mạch máu lớn trong não bị tắc, cứ mỗi giây trôi qua có 32.000 tế bào não chết và cứ mỗi phút trôi qua sẽ có 1,9 triệu tế bào não bị chết. Cứ mỗi giờ trôi qua, số tế bào não chết tương ứng mất đi 3,6 năm tuổi thọ của người bình thường (đó là trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót).Những việc tối kỵ tránh bệnh nhân gặp biến chứngMột là, không được cho người bệnh uống thuốc. Mặc dù aspirin là chất làm loãng máu, tuy nhiên không được cho người bệnh uống aspirin hay bất kỳ một loại thuốc nào khác. Cục máu đông chỉ là một trong vô số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ não.Đột quỵ não cũng có thể do một mạch máu vỡ trong não gây ra. Vì vậy, khi không biết người thân bị mắc loại đột quỵ nào thì tuyệt đối không cho họ uống bất kỳ loại thuốc nào. Đã có nhiều sự cố vô cùng đáng tiếc khi người thân cho bệnh nhân uống An cung...Hai là, không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì. Tránh đưa thức ăn hoặc nước uống cho người bị đột quỵ não. Bởi vì bệnh nhân đột quỵ não thường không tỉnh táo và có thể có rối loạn nuốt. Do đó, cho người bệnh ăn hoặc uống có thể dẫn đến tình trạng nghẹn, gây sặc dẫn đến suy hô hấp và hệ quả là viêm phổi.Ba là, không cho người bệnh tự đi xe đến bệnh viện. Các triệu chứng đột quỵ não rất khó để nhận biết ngay từ đầu. Người bệnh có thể nhận ra có gì đó không ổn, nhưng không nghi ngờ đột quỵ não. Nếu bạn phán đoán người bệnh đang bị đột quỵ não thì tuyệt đối không để người bệnh tự đi xe đến viện mà hãy gọi 115 và chờ sự giúp đỡ.Phó Giáo sư Mai Duy Tôn khuyến cáo, khi thấy triệu chứng nghi ngờ như méo miệng một bên, nói ngọng, thất ngôn, yếu liệt hoặc tê bì tay chân một bên, mất thị lực đột ngột một hoặc hai mắt... Chúng ta không được phép để mất một giây phút nào để nằm bất động đợi chờ tự hồi phục hay tự điều trị theo “phương pháp dân gian truyền miệng” mà phải đưa tới cơ sở y tế."Cơ hội để can thiệp lấy huyết khối chỉ có 6 giờ đầu, ngoài ra một số trường hợp đặc biệt có thể tới 24 giờ. Nếu càng đến sớm bao nhiêu thì tỷ lệ điều trị thành công càng cao bấy nhiêu", bác sĩ Tôn nhấn mạnh."Thời gian vàng" trong đột quỵ thiếu máu não là 270 phút nếu sử dụng thuốc tiêu huyết khối làm tan cục máu đông hoặc trong 6-8 giờ nếu lấy huyết khối cơ học trong trường hợp tắc động mạch lớn trong não. Tuy nhiên, nếu người bệnh được điều trị càng sớm trong khoảng thời gian này thì cơ hội phục hồi, ít để lại di chứng càng cao. Ngược lại, nếu điều trị càng muộn trong “cửa sổ thời gian” này cơ hội phục hồi sẽ thấp đi.
https://nhandan.vn/lam-gi-de-so-cuu-nguoi-dot-quy-dung-cach-post797676.html#:~:text=M%E1%BB%97i%20ng%C3%A0y%2C%20Trung%20t%C3%A2m%20%C4%90%E1%BB%99t,t%E1%BB%AD%20vong%20t%E1%BA%A1i%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Phó Giáo sư Tiến sĩ Mai Duy Tôn", "đột quỵ não", "Bệnh viện Bạch Mai", "trời lạnh" ] }
Đồng Nai: Gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua
NDO -Tối 15/5, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) Lê Tuấn Anh xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, khiến gần 100 công nhân nhập viện.
Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, sau khi khoảng 500 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam ăn món bánh đa cua thì gần 100 người có các biểu hiện nôn nói, đau bụng được đưa đến bệnh viện.Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom các y, bác sĩ đã tập trung điều trị, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp để làm rõ nguyên nhân. Bước đầu, nghi tất cả các trường hợp trên bị ngộ độc thực phẩm.Trả lời phóng viên Báo Nhân Dân vào lúc 21 giờ cùng ngày, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom Lê Tuấn Anh cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện tập trung nhân lực, thiết bị điều trị cho các trường hợp trên. Trong số gần 100 công nhân nhập viện có một công nhân bị nặng phải thở máy, còn lại đều nhẹ.Trong tối cùng ngày, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom đã có mặt tại Trung tâm Y tế huyện để chỉ đạo công tác cứu chữa cho các trường hợp và động viên các công nhân.Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam có khoảng 1.200 công nhân, chuyên sản xuất đồ điện dân dụng.Trước đó, đầu tháng 5, tại thành phố Long Khánh xảy ravụ ngộ độc thực phẩmsau khi ăn bánh mì khiến 500 người phải nhập viện điều trị. Đến thời điểm này, còn một bệnh nhi 7 tuổi đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc và nghi ngộ độc tập thể tại Đồng Nai cũng đặt ra vấn đề quản lý nhà nước về thực phẩm và trách nhiệm của ngành y tế địa phương trong việc kiểm soát vấn đề trên.
https://nhandan.vn/dong-nai-gan-100-cong-nhan-nhap-vien-nghi-ngo-doc-sau-khi-an-banh-da-cua-post809498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Đồng Nai", "công nhân nhập viện", "bánh đa cua", "ngộ độc tại Đồng Nai", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Bộ Y tế thông tin về ca tử vong do mắc cúm A (H5N1) tại Khánh Hòa
NDO -Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trường hợp tử vong do mắc cúm A(H5N1) là bệnh nhân nam, 21 tuổi, cư trú tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 11/3, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm. Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào ngày 16-17/3, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.Ngày 19/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm. Theo kết quả xét nghiệm ngày 20/3, bệnh nhân dương tính với cúm A/H5 và kết quả khẳng định của Viện Pasteur Nha Trang ngày 22/3 xác định bệnh nhân dương tính vớicúm A(H5N1). Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân đã tử vong vào ngày 23/3.Theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực bệnh nhân sinh sống. Chung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, chết. Các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân được lập danh sách và theo dõi sức khỏe hàng ngày; đến nay chưa phát hiện thêm trường hợp mắc mới.Đây là trường hợp mắccúmA(H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam. Trước đó, vào tháng 10/2022, tại Phú Thọ đã ghi nhận 1 trường hợp mắc cúm A(H5N1) trên người.Tích lũy từ 2003 đến nay, cả nước ghi nhận 128 người nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 65 người tử vong (50,8%).Trên thế giới, từ cuối năm 2023 đến nay, ghi nhận nhiều đợt bùng phát cúm gia cầm trên động vật ở tất cả các khu vực, chủ yếu là do chủng virus cúm A(H5N1). Tại Campuchia tiếp tục ghi nhận các ca bệnh cúm A(H5N1) trên người từ cuối năm 2023.Trong nước, theo thông tin từ Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm gia cầm vẫn được ghi nhận rải rác trên đàn gia cầm ở nhiều địa phương trên cả nước.Từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước ghi nhận 6 ổ dịch cúm gia cầm tại 6 tỉnh, thành phố gồm Bắc Ninh, Ninh Bình, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An và Tiền Giang. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển.Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H5N1) lây từ người sang người, virus A(H5N1) là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (~50%).Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; bảo đảm ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn; không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn; hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/bo-y-te-thong-tin-ve-ca-tu-vong-do-mac-cum-a-h5n1-tai-khanh-hoa-post801387.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh nhân nam", "Khánh Hòa", "tử vong", "cúm A/H5N1" ] }
Đa mô thức trong điều trị ung thư: Từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng
NDO -Ngày 14 và 15/3, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chứchội nghị khoa họcquốc tế với chủ đề: “Đa mô thức trong điều trị ung thư: Từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng”
Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Minh Khôi, Trưởng phòng Khoa học và Đào tạo Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nghiên cứu khoa học là nền tảng vững chắc giúp bệnh viện duy trì, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chất lượng đào tạo.Tại chương trình tiền hội nghị, hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập bệnh viện, 30 công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu trong trong 5 năm gần đây của Bệnh viện đã được trình bày.Đây là những công trình khoa học tiêu biểu đã được công bố trên các tạp chí uy tín của quốc tế. Các công trình nghiên cứu đã đóng góp thiết thực cho công tác chẩn đoán, điều trị cho người bệnh nói chung và người bệnh ung thư nói riêng.Đây cũng là dịp để các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên y tế cùng cập nhật các tiến bộ trong y khoa từ các nhà khoa học quốc tế (Hàn Quốc, Singapore, Australia, Đài Loan (Trung Quốc)), các chuyên gia đầu ngành ở các bệnh viện, đại học và viện nghiên cứu lớn ở cả ba miền đất nước. Hội nghị thu hút gần 1.500 đại biểu tham dự.Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Trưởng Ban tổ chức hội nghị, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc.Với chủ đề “Đa mô thức trong điều trị ung thư: Từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng”, hội nghị lần này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cập nhật những nghiên cứu đột phá trong nghiên cứu cơ bản của khoa học y sinh và những ứng dụng lâm sàng, đặc biệt là vai trò của phối hợp đa mô thức trong điều trị nhắm đích nhằm đạt hiệu quả cao nhất, toàn diện nhất và giảm thiểu được những tác động không mong muốn.Hội nghị gồm 14 phiên chuyên đề với 96 báo cáo khoa học đa dạng, bao phủ nhiều chuyên khoa khác nhau (phiên toàn thể, ung thư tiêu hóa trên, đại trực tràng, phổi, trung thất, gan mật tụy, vú, răng hàm mặt, tai mũi họng, điều dưỡng, giải phẫu bệnh, tiết niệu, thần kinh, cơ xương).Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Trưởng Ban tổ chức hội nghị, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Phối hợp đa mô thức trong điều trị ung thư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.Hội nghị này là dịp để đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế nắm bắt các kiến thức mới, các phác đồ điều trị tiên tiến trên thế giới để ứng dụng vào chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh đồng thời giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm với các đồng nghiệp tại các cơ sở y tế khác.Hội nghị thu hút gần 1.500 đại biểu tham dự.Thông qua các chuyên đề của hội nghị lần này, những kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia đã được lan tỏa, giúp đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế bắt kịp xu hướng mới trong điều trị ung thư, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tối ưu, toàn diện cho người bệnh.
https://nhandan.vn/da-mo-thuc-trong-dieu-tri-ung-thu-tu-nghien-cuu-co-ban-den-ung-dung-lam-sang-post800197.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh", "Hội nghị Khoa học Quốc tế", "Đa mô thức trong điều trị ung thư", "nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng lâm sàng" ] }
Cứu bệnh nhân tự ngã vỡ gan nguy kịch
NDO -Ngày 19/2, thông tin từBệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơcho biết, các bác sĩ nhiều chuyên khoa đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân tai nạn giao thông chấn thương vỡ gan nguy kịch bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch.
Bệnh nhân nữ H. T. H., sinh năm 1979, ngụ tỉnh Bạc Liêu, tự ngã khi qua địa phận tỉnh Sóc Trăng nhưng thương tích khá nặng, được người dân chuyển đến bệnh viện địa phương cấp cứu.Tại đây, các bác sĩ đã xử trí cấp cứu, phẫu thuật khâu gan, chèn gạc cầm máu sau đó chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu với tình trạng nguy kịch, bóp bóng qua nội khí quản, mạch nhanh, huyết áp thấp, niêm nhạt da xanh, đang sử dụng thuốc vận mạch liều cao, sonde dẫn lưu ra khoảng 1.000ml máu đỏ, đa thương.Ngay sau khi nhập viện, bệnh nhân được các bác sĩ Khoa Cấp cứu xử trí sốc chấn thương truyền máu, truyền dịch chảy nhanh, thở máy,… Kết quả chụp cắt lớp vi tính ghi nhận: Chấn thương gan độ III-IV, có ổ thoát mạch, tụ máu quanh gan và vùng hạ vị; gãy xương sườn 4, 5 bên phải, tràn dịch màng phổi phải.Bệnh nhân trong tình trạng sốc, rối loạn đông máu nên lựa chọn tối ưu là chụp và nút mạch số hóa xóa nền. Kết quả ghi nhận ổ thoát mạch từ nhánh động mạch gan phải, đã được bơm tắc bằng hỗn hợp keo.Chụp kiểm tra sau bơm tắc không thấy thoát mạch. Thủ thuật kéo dài khoảng 40 phút, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức ngoại khoa: thở máy, bù dịch, bù máu và các chế phẩm của máu, kháng sinh, giảm đau, cân bằng điện giải.Tin liên quanMổ cấp cứu kịp thời, cứu sống bệnh nhân trên đảo Bạch Long VĩSau khi tổng trạng bệnh nhân ổn định, các bác sĩ khoa Ngoại Lồng ngực mạch máu tiếp tục tiến hành phẫu thuật dẫn lưu màng phổi khoảng 500ml máu loãng. Khoa Ngoại Tổng hợp phẩu thuật lấy gạc ổ bụng và xử trí tổn thương phối hợp.Quá trình cấp cứu và phẫu thuật tại Bệnh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ, bệnh nhân đã được truyền 15 đơn vị máu và chế phẩm của máu.Tình trạng hiện tại: bệnh nhân tỉnh, da niêm hồng, vết mổ khô, bụng mềm.
https://nhandan.vn/cuu-benh-nhan-tu-nga-vo-gan-nguy-kich-post796692.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ", "tai nạn giao thông" ] }
4 trẻ em ở Thái Bình được phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch
NDO -Cho đến ngày 13/3, qua theo dõi sát sao của các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Thái Bình, cả 4 trường hợp được phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch vừa được thực hiện tại đơn vị đều có tiến triển tốt, sức khỏe bệnh nhân ổn định.
Thạc sĩ, Bác sĩ Lương Đức Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình thông tin cho phóng viên Báo Nhân Dân:Phẫu thuật tim hởlà kỹ thuật đỉnh cao của ngoại khoa với kỹ năng vi phẫu ở trình độ cao, yêu cầu chuyên môn khắt khe, nghiêm ngặt.Việc triển khai phẫu thuật tim hở cho trẻ ngay tại tỉnh là bước tiến, dấu mốc quan trọng khẳng định sự nỗ lực, phát triển của Bệnh viện Nhi Thái Bình nói riêng, ngành y tếThái Bìnhnói chung; giúp gia đình người bệnh giảm bớt chi phí điều trị và không phải chuyển tuyến trên.Đội ngũ cán bộ y tế Bệnh viện Nhi Thái Bình nắm bắt rất nhanh quy trình kỹ thuật từ Bệnh viện Nhi Trung ương chuyển giao. (Ảnh Bệnh viện Nhi Thái Bình cung cấp)Sau thành công của 2 ca phẫu thuật tim hở năm 2023, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp tục thực hiện phẫu thuật tim hở cho 2 bệnh nhi bị thông liên thất và can thiệp tim mạch cho 2 bệnh nhi mắc bệnh tim.Các ca phẫu thuật được thực hiện dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn từ Bệnh viện Nhi Trung ương. Được biết, 2 bệnh nhi phẫu thuật tim hở đang sinh sống tại huyện Tiền Hải và Quỳnh Phụ, trong đó có bệnh nhi mới 9 tháng tuổi đang được các bác sĩ theo dõi, chăm sóc tại khoa Hồi sức tích cực. Còn 2 bệnh nhi được can thiệp tim mạch sức khỏe đã ổn định, trong ngày hôm nay các bác sĩ sẽ làm thủ tục xuất viện.Công ty Cổ phần Đầu tư IZI Group hỗ trợ hơn 146 triệu đồng phẫu thuật tim hở cho trẻ em. (Ảnh Bệnh viện Nhi Thái Bình cung cấp)Học viên Trường cao đẳng Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội hỗ trợ kinh phí cho phẫu thuật tim hở cho trẻ em Thái Bình. (Ảnh Bệnh viện Nhi Thái Bình cung cấp)Hiện tại, Bệnh viện Nhi Thái Bình đã vận động và tiếp nhận từ các nhà hảo tâm gửi đến bệnh nhân nhi phẫu thuật tim hở và can thiệp tim mạch đợt 3 với tổng số tiền 169 triệu đồng. Bệnh viện vẫn tiếp tục nhận ủng hộ và đóng góp từ các nhà hảo tâm để hỗ trợ cho các bệnh nhân mổ tim đã có chỉ định phẫu thuật trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/4-tre-em-o-thai-binh-duoc-phau-thuat-tim-ho-va-can-thiep-tim-mach-post799777.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "phẫu thuật tim hở", "Bệnh viện Nhi Thái Bình", "can thiệp tim mạch" ] }
15 trẻ ngộ độc thực phẩm tại thành phố Thủ Đức do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn
Chiều 3/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông tin về nguyên nhân gâyngộ độcthực phẩm ở 15 học sinh tiểu học tại thành phố Thủ Đức. Theo đó, nhiều khả năng các học sinh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị nhiễm độc tố vi khuẩn.
Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (HCDC) tiến hành điều tra dịch tễ, cử chuyên gia cấp cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1 đến hỗ trợ sau khi 15 trẻ nhỏ cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh.Tổ công tác ghi nhận bệnh nhân gồm 15 học sinh từ 7-11 tuổi đang học tại 4 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thủ Đức, bao gồm: Trường tiểu học Thạnh Mỹ Lợi, Trường tiểu học Bình Trưng Đông, Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, Trường tiểu học Lương Thế Vinh.Phụ huynh cho biết, sáng 2/5, tất cả các em đều ăn cơm cuộn mua trước cổng trường. Sau khi ăn khoảng 2,5-3 giờ, trẻ lần lượt xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều lần, đau bụng, chóng mặt, mệt mỏi, một số trẻ tiêu chảy. Đến sáng 3/5, tình trạng các em đã cải thiện, hoạt bát, còn tiêu chảy ít.Các chuyên gia HCDC và nhi khoa nhận định, đây là một vụ ngộ độc thực phẩm, nghi do ăn phải độc tố vi khuẩn có trong thức ăn, khả năng cao là sau khi ăn cơm cuộn bán hàng trước cổng trường.Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo HCDC tiếp tục phối hợp Trung tâm Y tế thành phố Thủ Đức giám sát tình hình dịch bệnh tại các trường học và cộng đồng.Về nguồn gốc gây ra ngộ độc thực phẩm, Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành điều tra và xác định.Ngành y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn trong việc cho mua thức ăn bảo đảm vệ sinh cho con em ăn nhanh trước khi đi học, nhất là trong tình hình thời tiết nắng nóng hiện nay là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa do ngộ độc thực phẩm tăng cao.Để chủ độngbảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống ngộ độc thực phẩm cho trẻ trong thời gian tới, HCDC khuyến cáo: cần chọn lựa sử dụng thực phẩm tươi, sạch, an toàn; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; nấu chín kỹ thức ăn; nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C; ăn ngay sau khi nấu vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm; bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín.Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại; nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại; tránh gây ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn; rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác.Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn; giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn.Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại; che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn...Chỉ sử dụng các sản phẩm, thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.Phản ánh cho các đơn vị chức năng nếu phát hiện cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mác, gây nguy hại đối với sức khỏe con người.Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu, điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc.
https://nhandan.vn/15-tre-ngo-doc-thuc-pham-tai-thanh-pho-thu-duc-do-an-phai-thuc-an-bi-nhiem-doc-to-vi-khuan-post807725.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "15 trẻ ngộ độc thực phẩm", "Thành phố Thủ Đức" ] }
Kiểm soát và quản lý thị trường thực phẩm chức năng
Cuối tháng 12/2023, lực lượngquản lý thị trườngkiểm tra một hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Chương Mỹ (Hà Nội), dưới vỏ bọc là trang trại nuôi gà, chủ cơ sở là N.V.T đã sử dụng làm nơi sản xuất, phối trộn sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm giả các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới được người tiêu dùng khá ưa chuộng như: Blackmores, Ronas, Yujin,... với số lượng bị thu giữ gần 40 tấn.
Nguy hiểm nhất, số nguyên liệu để sản xuất, phối trộn các sản phẩm trên đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Khi bị phát hiện, số nguyên liệu này đang vứt bừa bãi trên nền đất, thậm chí một số loại có mùi hắc nồng nặc, các viên nang đã kết dính vào nhau.Trước đó, lực lượng quản lý thị trường thành phố Hà Nội cũng kiểm tra địa điểm kinh doanhthực phẩm chức năngcủa Công ty cổ phần Đầu tư thương mại và Dịch vụ Thiên Kim Group tại quận Hà Đông, phát hiện số lượng lớn thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm giảm cân có chứa chất cấm Sibutramin và Cyproheptadin (chất không được phép sử dụng trong thực phẩm chức năng). Những vụ việc này một lần nữa là lời cảnh báo mạnh mẽ về công tác quản lý và chất lượng của các loại thực phẩm chức năng trên thị trường.Do nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng của người dân không ngừng tăng cao, thị trường kinh doanh sản phẩm này luôn sôi động. Đáng nói, nhiều cá nhân, đơn vị kinh doanh quảng cáo “thần thánh hóa” công dụng, chức năng của sản phẩm như “thần dược”, chữa bách bệnh hòng trục lợi, gây mất lòng tin, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để tăng tính thuyết phục, nhiều quảng cáo được đầu tư lồng ghép hình ảnh người nổi tiếng, ca sĩ, các y, bác sĩ,... tư vấn, trải nghiệm công dụng.Tuy nhiên, cái giá nhận lại, là phần lớn mọi người đều rơi vào cảnh “tiền mất tật mang”, dễ dàng “sập bẫy”. Với hình thức kinh doanh mua bán qua mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử, người bán không cần công khai nơi trưng bày, bảo quản hàng hóa, mọi thông tin đều là ảo. Khi khách hàng có nhu cầu, họ sẽ giao hàng qua dịch vụ ship cod hoặc chuyển phát nhanh nên lực lượng chức năng khó theo dõi, nắm bắt và xử lý cơ sở kinh doanh vi phạm do thời gian kiểm tra cũng lâu hơn.Có thể thấy, thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng hiện nay còn không ít bất cập, tạo ra khoảng trống cho đối tượng kinh doanh trục lợi, nhất là những vi phạm chủ yếu trên không gian mạng. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các lực lượng chức năng trong việc kiểm tra, kiểm soát và quản lý thị trường thực phẩm chức năng.Do đó, thời gian tới, các cơ quan chức năng, nhất là lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường hơn nữa công tác trinh sát, nắm bắt địa bàn, đặc biệt với loại hình kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử để có biện pháp xử lý cứng rắn hơn. Đồng thời, người dân cũng cần tỉnh táo, thận trọng khi mua hàng qua mạng từ đó mới có thể giúp kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm, hạn chế tình trạng thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
https://nhandan.vn/kiem-soat-va-quan-ly-thi-truong-thuc-pham-chuc-nang-post794757.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Thực phẩm chức năng", "Mùi hắc", "Thần thánh hóa", "Quản lý thị trường", "COD", "Bách bệnh", "Kết dính", "Ship", "Tiền mất tật mang", "Trục lợi" ] }
Chống lao, đừng như chống lũ dưới nguồn
Ðể đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao còn rất nhiều việc phải làm, cần có quyết tâm chính trị và sự vào cuộc của toàn thể nhân dân cũng như những giải pháp cụ thể nhằm giải quyết những khó khăn, thách thức. Tại cuộc họp của Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh lao mới đây, những khó khăn đã được chỉ rõ và các giải pháp cũng được “gọi tên”, thậm chí có ý kiến cho rằng, chống lao đừng như chống lũ cuối nguồn.
Trong giai đoạn 10 năm qua, thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Chương trình chống lao quốc gia phát hiện khoảng một triệu ca lao mới trên toàn quốc (khoảng 100 nghìn ca mỗi năm), với tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 90% trên tổng số các ca được phát hiện. Chương trình chống lao có mạng lưới y tế từ trung ương đến địa phương tích hợp vào hệ thống y tế chung.Mạng lưới chống lao đã phủ kín toàn quốc đến xã phường, thôn bản, cùng với sự phối hợp của hệ thống y tế công lập và y tế tư nhân. Chương trình đang triển khai các can thiệp toàn diện để tăng cường phát hiện sớm và điều trị thành công các thể của bệnh lao (lao thường, lao đa kháng, tiền siêu kháng, siêu kháng và lao tiềm ẩn)... Việt Nam cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong việc áp dụng nhanh và hiệu quả các công nghệ mới, can thiệp mới, đồng thời phối hợp triển khai nhiều nghiên cứu khoa học đột phá, từ thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu can thiệp dịch tễ đến nghiên cứu vắc-xin lao mới...Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đứng thứ 11 trong 30 nước có số người mắc bệnh và gánh nặng bệnh lao cao nhất trên toàn cầu. Ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm Việt Nam có thêm 172 nghìn người mới mắc lao và khoảng 13 nghìn người tử vong do lao, cao hơn số người tử vong vì tai nạn giao thông.Mỗi năm, nước ta có khoảng 9.200 ca bệnh lao đa kháng thuốc mới mắc, chiếm 4,5% trong nhóm bệnh nhân lao mới và 15% trong nhóm đã từng điều trị. Ðáng chú ý, số bệnh nhân lao được phát hiện, đưa vào điều trị và được báo cáo hằng năm mới chỉ chiếm khoảng 60% số bệnh nhân ước tính. Như vậy, vẫn còn gần 40% bệnh nhân lao trong cộng đồng chưa được phát hiện và điều trị hoặc chưa báo cáo.Ðể có thể đạt được các mục tiêu hướng tới cơ bản chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2035, Chương trình chống lao cần phải khắc phục được khó khăn, thách thức. Ðó là tập trung hoàn thiện mạng lưới các cơ sở tham gia công tác phòng chống lao; khắc phục ngay tình trạng thiếu nhân lực (từ tuyến tỉnh xuống đến huyện, xã) trong công tác phòng chống lao. Nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống lao vẫn còn hạn chế.Bảo hiểm y tế là một giải pháp bền vững cho các dịch vụ khám, chữa bệnh lao, nhưng mới có khoảng 32% tổng số xã, phường triển khai cấp phát thuốc lao bằng nguồn bảo hiểm y tế do chưa đáp ứng các quy định về khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Nhận thức của một bộ phận người dân về bệnh lao vẫn chưa đầy đủ, còn tồn tại sự kỳ thị đối với bệnh nhân lao, dẫn đến nhiều người bệnh mặc cảm giấu bệnh, chậm trễ trong đi khám phát hiện, điều trị bệnh, làm tăng nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.Trên cơ sở Công điện ngày 25/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao, Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình chống lao quốc gia đề xuất Chính phủ và Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao phê duyệt Chiến lược phòng chống lao quốc gia trong giai đoạn mới, tạo cơ sở pháp lý để bảo đảm nguồn lực, tăng cường đầu tư và triển khai các hoạt động phòng chống lao; chỉ đạo ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ban hành chính sách thu hút nhân lực làm công tác phòng chống bệnh lao; ưu tiên đầu tư và bố trí ngân sách cho hoạt động phòng chống lao.Ðề xuất Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ công tác phòng chống lao cho các địa phương; hỗ trợ rà soát và kịp thời phê duyệt các hướng dẫn chuyên môn về phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý, dự phòng bệnh lao; hỗ trợ các cơ sở pháp lý và giải pháp để bảo đảm nguồn lực cho hoạt động phòng chống lao... Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố thông tin nếu đầu tư 1 USD cho phòng chống lao có thể đem lại cho xã hội 39 USD. Như vậy đầu tư cho phòng chống bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững của xã hội.Nếu chỉ tối ưu hóa các hoạt động phòng chống lao như hiện nay, thực hiện bao phủ y tế toàn dân và bảo trợ xã hội, tỷ lệ mắc lao mới sẽ giảm nhưng không thể đạt mục tiêu đặt ra trong kiểm soát, tiến tới chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam. Do vậy cần phá vỡ “quỹ đạo” dịch tễ thường quy của bệnh lao thông qua đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học-công nghệ, áp dụng đồng bộ vắc-xin mới, thuốc mới, phác đồ điều trị mới. Việc chống lao phải như chống lũ, nhưng đừng chống lũ dưới nguồn.GS,TS Ðinh Ngọc Sỹ, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương (tại cuộc họp Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao)Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Ðức cho rằng, cần tập trung nguồn lực mạnh mẽ, triển khai điều tra dịch tễ sâu trong cộng đồng để tạo chuyển biến căn bản trong công tác phòng chống bệnh lao.Trong thời gian tới, nhiệm vụ hàng đầu của Bộ Y tế là ban hành quy định, hướng dẫn chuyên môn về công tác dự phòng, phát hiện, điều trị bệnh nhân lao từ tuyến cơ sở đến trung ương. Ðây là căn cứ để phân công nhiệm vụ, xác định nhu cầu nhân lực trong các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học, khu vực đặc thù… nhằm kiện toàn, củng cố bộ máy, tổ chức hệ thống phòng chống lao thống nhất, xuyên suốt trong phạm vi cả nước. Bảo đảm cung ứng đủ nguồn lực qua bảo hiểm y tế hoặc từ ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực xã hội dành cho các hoạt động phòng chống lao.Ðể đạt được mục tiêu chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam như đã cam kết với thế giới, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Y tế cùng các bộ, ngành trung ương và địa phương tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông về tình hình, các biện pháp phòng chống và khả năng tiếp nhận điều trị người mắc lao để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân trong công tác phòng và điều trị bệnh lao.Bộ Y tế phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tổng kết 10 năm triển khai Chiến lược quốc gia phòng chống bệnh lao đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; cập nhật nội dung về thực trạng, các vấn đề về phòng chống bệnh lao vào báo cáo kinh tế-xã hội gửi Quốc hội để đề xuất với Quốc hội về nguồn lực, chính sách triển khai. Mặt khác, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để khuyến khích cán bộ, nhân viên y tế tham gia và bảo đảm nguồn nhân lực cho công tác phòng chống bệnh lao; nghiên cứu, đề xuất đề án mô hình tổ chức phòng chống bệnh lao phù hợp; xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống bệnh lao…Các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động và triển khai các nội dung tại Công điện số 25/CÐ-TTg ngày 25/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh lao; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần lồng ghép các chỉ tiêu về phòng chống bệnh lao vào nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và hằng năm, bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng chống lao…
https://nhandan.vn/chong-lao-dung-nhu-chong-lu-duoi-nguon-post807899.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh lao", "Chống lao", "Công tác phòng chống bệnh lao", "Việt Nam", "Tổ chức Y tế Thế giới", "Bảo hiểm y tế", "Điều tra dịch tễ" ] }
Giám sát chặt người nhập cảnh, phòng cúm gia cầm lây sang người
NDO -Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo giám sát chặt chẽ người nhập cảnh.
Bộ Y tế vừa có công điện tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người. Theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/2, nước này ghi nhận 2 trường hợp nhiễm cúm A (H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có một trường hợp đã tử vong. Đây là những ca bệnh cúm A (H5N1) trên người mới nhất tại Campuchia kể từ năm 2014.Trong điều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.Tại Việt Nam, thời tiết đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển. Đồng thời, các lễ hội sau Tết Nguyên đán vẫn tiếp tục được tổ chức. Do đó, hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người luôn tiềm ẩnTrước đó, cuối năm 2022, Việt Nam cũng ghi nhận ca nhiễm cúm A (H5N1) trên người (tại tỉnh Phú Thọ) đầu tiên kể từ năm 2014 đến nay.Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo giám sát chặt chẽ người nhập cảnh.Việc này nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người).Các đơn vị kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các viện Vệ sinh dịch tễ/pasteur xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh và xử lý không để virus lây lan ra cộng đồng.Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A (H5N1).Các bệnh viện phải sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có biện pháp phòng, chống dịch; xử lý ổ dịch.Bộ Y tế cũng yêu cầu tăng cường phối hợp liên ngành trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm, đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống.Bên cạnh đó, ngành y tế khuyến cáo người dân không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc; thực hiện an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến gia cầm và các sản phẩm của gia cầm, không ăn tiết canh và không sử dụng gia cầm ốm, chết.Theo các chuyên gia dịch tễ, virus thường tồn tại ở gia cầm hoặc chim hoang dã.Người nhiễm bệnh thải virus qua nước bọt, chất nhầy và phân. Virus tồn tại trong khí dung hoặc bụi khí, xâm nhập vào mắt, mũi, miệng của con người.Hầu hết ca nhiễm xảy ra khi con người tiếp xúc gần, kéo dài với gia cầm mắc bệnh mà không đeo găng tay, khẩu trang bảo vệ. Nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc vào mức độ, thời gian tiếp xúc, khoảng cách.Virus này có thể lây lan cho người tiếp xúc gần, tỷ lệ tử vong trước đây lên tới 50%.Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chưa chính thức xác nhận khả năng lây truyền cúm A (H5N1) từ người sang người.
https://nhandan.vn/giam-sat-chat-nguoi-nhap-canh-phong-cum-gia-cam-lay-sang-nguoi-post741028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "cúm gia cầm", "lây cúm", "Bộ Y tế", "giám sát người nhập cảnh", "cúm gia cầm lây sang người" ] }
Nỗi kinh hoàng của ngộ độc chì từ thuốc nam không rõ nguồn gốc
NDO -Vừa có thêm một em bé 3 tuổi ở Thanh Hóa bị ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu, do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa bệnh động kinh.
Bệnh nhi có tiền sử mắc bệnh động kinh từ lúc 6 tháng tuổi. Cách nhập viện 3 tháng, gia đình thấy trẻ co giật nhiều hơn, tuy nhiên thay vì tuân thủ hướng dẫn điều trị bệnh của các bác sĩ chuyên khoa thì gia đình lại tự ý đi muathuốc nam không rõ nguồn gốcdạng viên về cho trẻ uống.Sau khi dùng thuốc, tình trạng co giật của trẻ có giảm hơn, thế nhưng, khoảng 1 tháng nay trẻ xuất hiện rối loạn hành vi, khóc buồn vô cớ, hay kêu đau đầu,…Bệnh nhi được đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 12/4 trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái. Qua thăm khám lâm sàng, kết hợp hỏi bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ trẻ bị ngộ độc chì.Sau khi tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và xét nghiệm định lượng chì trong máu, kết quả cho thấy bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng. Nồng độ chì trong máu trên 100 µg/dL (ngưỡng được chấp nhận là dưới 10 µg/dL). Ngoài ra, trẻ còn thiếu máu nặng và giãn não thất.Hiện trẻ đang được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì trong máu,… tại khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương. Tuy nhiên, trẻ vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng xấu.Hình ảnh gói thuốc nam.Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Chì (Lead) là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em. Khi xâm nhập vào cơ thể, kim loại này có thể gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết học, dạ dày, đường ruột, thận và sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.Ngộ độc chì vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với sự phát triển của trẻ em. Ở bất cứ độ tuổi nào trẻ cũng có thể bị ngộ độc chì, nguyên nhân có thể do trẻ tiếp xúc với đồ chơi, sơn có chứa chì, nước bị ô nhiễm,… Đặc biệt, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi làthuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.Sẽ phải mất hàng chục năm mới có thể thải được chì ra ngoài.Ngộ độc chì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em.Về thần kinh, biểu hiện cấp tính ở trẻ sẽ kích thích, co giật, lơ mơ, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, mất các kỹ năng học tập, thay đổi thái độ hành vi, mệt mỏi.Về tiêu hóa, trẻ sẽ nôn, đau bụng, chán ăn. Biểu hiện về các bệnh máu sẽ thấy trẻ da xanh xao, cơ thể gầy yếu. Ngoài các triệu chứng rõ rệt như trên, trẻ nhiễm độc chì còn có rất nhiều biểu hiện kín đáo, chỉ có thể phát hiện bằng các xét nghiệm định lượng chì trong máu.Để phòng ngừa ngộ độc chì cho trẻ em, Tiến sĩ, bác sĩ Đào Hữu Nam khuyến cáo, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc nam và các loại thuốc không rõ nguồn gốc khi không có chỉ định của bác sĩ.Đối với trẻ mắc bệnh động kinh nói riêng và các bệnh mạn tính nói chung, cần phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn điều trị, dùng thuốc và tái khám theo lịch hẹn, không được tự ý ngừng thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân cho trẻ như thường xuyên rửa tay, cắt móng tay, hướng dẫn trẻ không đưa tay và mọi vật lên miệng.Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, hạn chế để trẻ tiếp xúc với đồ chơi không đảm bảo chất lượng có thể nhiễm chì và các kim loại nặng khác. Bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.Nếu nghi ngờ trẻ mắc phải tình trạng ngộ độc chì, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
https://nhandan.vn/noi-kinh-hoang-cua-ngo-doc-chi-tu-thuoc-nam-khong-ro-nguon-goc-post806392.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "ngộ độc chì", "uống thuốc nam không rõ nguồn gốc", "nguy kịch tính mạng" ] }
Bữa cơm sum vầy dành cho những bệnh nhân ung thư
NDO -Ngày 24/1, tại cơ sở Tam Hiệp,Bệnh viện K(Bộ Y tế) tổ chức Chương trình “Tết yêu thương-Cơm sum vầy”, với sự tham dự của hơn 200 người bệnh quây quần bên 40 mâm cơm tại căng tin của bệnh viện.
Chương trình mong muốn đem đến không khí đoàn viên ấm áp trong bệnh viện, để người bệnh đón Tết vẹn tròn hơn khi sức khỏe bảo đảm và không còn lo lắng về kinh tế để trở về quê sau đợt điều trị cận Tết. Đây là một trong những hoạt động thường niên được Bệnh viện K tổ chức vào mỗi dịp Tết đến xuân về, như: Chương trình Cơm tất niên,Chuyến xe yêu thương.Theo Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K: Chúng tôi tổ chức bữa cơm Tất niên thân mật trong không khí hết sức đầm ấm để tất cả người bệnh cảm nhận sự chia sẻ của bệnh viện, của nhà tài trợ, của bác sĩ, điều dưỡng như tình cảm mà những người thân trong gia đình dành cho nhau.Bệnh nhân quây quần bên mâm cơm Tất niên.Những hoạt động ý nghĩa này phần nào giúp các bệnh nhân vơi đi nỗi nhớ quê hương, gia đình trong những ngày cuối năm phải điều trị xa nhà. Để Bệnh viện K không chỉ là nơi điều trị mà dường như thành ngôi nhà thứ hai của mỗi người với rất nhiều tình cảm thương yêu và sự ấm áp của tất cả các thành viên.Mặc dù vừa truyền hoá chất xong, người còn mệt nhưng bệnh nhân Nguyễn Thị H, vẫn cố gắng tham dự cùng những người bệnh điều trị tại Khoa Nội. Nghẹn ngào trong niềm vui, niềm hạnh phúc khi được tham dự Chương trình, bệnh nhân Nguyễn Thị H chia sẻ: “Tôi rất xúc động vì bệnh viện tổ chức chương trình ý nghĩa như vậy, hằng ngày chúng tôi đến điều trị là được miễn phí cơm ăn trong ngày và nước uống nên chi phí tiết kiệm được nhiều hơn để lo thuốc thang. Tết Nguyên đán năm 2024, chúng tôi lại được hỗ trợ nhiều hơn nên bản thân tôi và những bệnh nhân khác ở đây càng yên tâm, cố gắng điều trị sớm khỏi bệnh để trở về với gia đình, người thân”.Lãnh đạo Bệnh viện K chung vui cùng bệnh nhân trong bữa cơm Tất niên.Thật xúc động biết bao, không chỉ hơn 200 bệnh nhân quây quần bên 40 mâm cơm với đầy đủ các món ăn ngon đặc trưng của ngày Tết như bánh chưng, nem, giò…, mà cả những bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở Tam Hiệp không đủ sức khỏe để tham dự Chương trình, đã được đại diện bệnh viện đến từng giường bệnh thăm hỏi, động viên và trao những suất cơm đặc biệt và đầy ý nghĩa này.Được biết, để có bữa cơm dành cho các bệnh nhân hôm nay, bên cạnh sự nỗ lực của Bệnh viện K, còn có hỗ trợ đến từ Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Bến Tre. Đây là đơn vị đồng hành cùng Bệnh viện K trong hơn một năm qua để vận hành nhà ăn miễn phí, mỗi ngày chuẩn bị hàng trăm suất cơm trưa, tối cho các bệnh nhân đang điều trị tại cơ sở Tam Hiệp.
https://nhandan.vn/bua-com-sum-vay-danh-cho-nhung-benh-nhan-ung-thu-post793677.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Tết yêu thương", "Bệnh viện K", "bệnh nhân ung thư", "Tết Giáp Thìn 2024", "cơm tất niên" ] }
An Giang khởi công xây dựng Bệnh viện Quân dân y
NDO -Ngày 12/1, Bộ Chỉ huy Quân sựtỉnh An Giangtổ chức lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Quân dân y tỉnh An Giang.
Đồng chí Lê Hồng Quang, Ủy viên Trung ương, Đảng Bí thư Tỉnh ủy cùng đại diện Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành đã đến dự lễ khởi công.Dự ánBệnh việnquân dân y tỉnh An Giang có mặt bằng đầu tư xây dựng hơn 23.300m2, tọa lạc tại phường Mỹ Hòa, thành phố Long Xuyên với tổng mức đầu tư hơn 149 tỷ đồng, quy mô 100 giường bệnh.Công trình gồm các hạng mục: các khối nhà, hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị y tế theo quy mô bệnh viện cấp huyện, thời gian thi công trong 540 ngày.Khởi công xây dựng bệnh viện quy mô 100 giường.Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Lê Hồng Quang, Bí thư Tỉnh ủy, nhấn mạnh, đây là sự kiện quan trọng nhằm tăng cường cơ sở vật chất hiện đại, tiện ích, cung cấp dịch vụ y tế chất lượng cao...Khi đưa vào sử dụng, bệnh viện sẽ cung cấp cho lực lượng vũ trang và nhân dân dịch vụ y tế chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội tỉnh, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh địa phương.Đồng chí yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang, chủ đầu tư nêu cao tinh thần trách nhiệm; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện.Đặc biệt, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm tuyệt đối không để xảy ra vi phạm pháp luật; tổ chức thi công đúng thiết kế kỹ thuật được phê duyệt
https://nhandan.vn/an-giang-khoi-cong-xay-dung-benh-vien-quan-dan-y-post791736.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "An Giang", "Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang", "Bệnh viện Quân dân y tỉnh An Giang" ] }
Hà Nội ghi nhận 16 ca mắc sốt xuất huyết trong tuần qua
NDO -Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 19 đến 26/4), toàn thành phố ghi nhận 16 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 ca so với tuần trước) và 170 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 25 ca so với tuần trước).
Trong tuần,Hà Nộighi nhận 16 ca mắcsốt xuất huyết, 0 ca tử vong; tăng 9 ca so với tuần trước (7/0). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 592 ca mắc, 0 ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (221/0).Trong tuần không ghi nhận thêm ổ dịch mới, các ca mắc đều là ca tản phát, cộng dồn từ đầu năm đến nay ghi nhận 5 ổ dịch, hiện tại tất cả các ổ dịch đã kết thúc.Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết hiện nay đã chuyển sang mùa hè, nắng nóng kèm theo mưa rào là điều kiện thuận lợi để phát sinh muỗi truyền bệnh. Các địa phương cần tăng cường thực hiện chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết gia tăng trong thời gian tới.Trong tuần, thành phố ghi nhận 170 ca mắc tay chân miệng, 0 ca tử vong, giảm 25 ca mắc so với tuần trước đó (195/0). Bệnh nhân phân bố tại 26 quận, huyện, thị xã; một số đơn vị có nhiều bệnh nhân, gồm: Hoàng Mai (24 ca); Đông anh (17 ca); Cầu Giấy, Mê Linh (14 ca); Chương Mỹ (10 ca). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 948 ca mắc, 0 ca tử vong, tăng 104% số ca mắc so với cùng kỳ năm 2023 (465/0).Tuần qua, ghi nhận 8 ổ dịch tay chân miệng mới tại các quận, huyện: Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Ba Vì, Chương Mỹ, Thanh Oai. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, ghi nhận 26 ổ dịch, trong đó còn 14 ổ dịch đang hoạt động tại các quận, huyện: Thanh Oai, Hoàng Mai, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Hai Bà Trưng.Trong tuần ghi nhận 15 ca mắc ho gà, rải rác tại 11 quận, huyện; tăng 14 ca mắc so với tuần trước đó (01/0). Như vậy, trong năm 2024 đã ghi nhận 60 ca mắc ho gà tại 21 quận, huyện; tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0). Phần lớn ca mắc là trẻ em dưới 2 tháng tuổi (chiếm 60%), tỷ lệ trẻ chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ chiếm 72% số ca mắc.Thủy đậu ghi nhận 44 ca mắc, 0 ca tử vong; tăng 1 ca so với tuần trước (43/0). Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 478 ca mắc, 0 ca tử vong, giảm so với cùng kỳ năm 2023. Ngoài ra, các dịch bệnh sởi, rubella, uốn ván, viêm não Nhật Bản, dại không ghi nhận trong tuần.Trong tuần tới, Hà Nội tiếp tục tổ chức các hoạt động xử lý triệt để, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn phòng, chống bệnh tay chân miệng tại các trường mầm non, mẫu giáo khi có ca bệnh, ổ dịch. Đồng thời, giám sát công tác phòng chống tay chân miệng tại Lam Điền, Chương Mỹ.Cùng với đó, thành phố cũng tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết. Tập trung giám sát các ổ dịch cũ năm 2023 tại các quận, huyện, thị xã: Sơn Tây, Mê Linh, Thạch Thất, Tây Hồ.Ngành y tế sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tuyên truyền cho phụ huynh học sinh đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine theo quy định.Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch trên động vật, đặc biệt là cúm gia cầm và dại; triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.
https://nhandan.vn/ha-noi-ghi-nhan-16-ca-mac-sot-xuat-huyet-trong-tuan-qua-post807393.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "sốt xuất huyết", "thủ đô Hà Nội" ] }
Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới
NDO -Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.
Theo báo cáo tổng hợp từ gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc Sở Y tế và trung tâm y tế huyện: Chỉ tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụngthuốc lá điện tử.Trong đó, số người nhập viện tập trung nhiều nhất ở lứa tuổi từ 65 tuổi trở lên với 580 ca nhập viện, lứa tuổi từ 45-64 có 377 ca nhập viện, lứa tuổi từ 25-44 có 138 ca nhập viện, lứa tuổi từ 19-24 có 58 ca nhập viện, lứa tuổi từ 16-18 có 44 ca nhập viện và lứa tuổi dưới 16 tuổi có 27 ca nhập viện.Đáng lo ngại, theo điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 11 tỉnh thành, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 tăng từ 2,6% năm 2019 lên 8,1% năm 2023; ở nhóm 13-15 tuổi, tỉ lệ đã tăng hơn gấp đôi từ 3,5% năm 2022 lên 8% năm 2023; ở nữ giới tuổi 11-18, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử là 4,3% năm 2023.Cũng theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê hút thuốc lá điếu thông thường đã và đang gây ra gánh nặng lớn về sức khỏe và kinh tế và cần nhiều thời gian, nguồn lực để giải quyết tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nếu cho phép thuốc lá mới với thành phần nicotin, các sản phẩm này sẽ nhanh chóng gây nghiện và gia tăng số người sử dụng theo thời gian. Thuốc lá mới đe dọa những thành quả bước đầu trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt Nam.Rất nhiều loại hương liệu được chế vào thuốc lá điện tửBáo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chốngtác hại của thuốc lácho thấy nhờ có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu thông thường trong nam giới trưởng thành giảm trung bình 0,5% mỗi năm, từ 47,4% )năm 2010) xuống còn 38,9% (năm 2023). Tỷ lệ hút thuốc ở thanh thiếu niên cũng đã giảm, trong đó, ở nhóm 13-17 tuổi đã giảm từ 5,36% năm 2013 xuống còn 2,78% năm 2019, ở nhóm 13-15 tuổi giảm từ 2,5% (năm 2014) xuống còn 1,9% (năm 2022). Đồng thời, tỷ lệ phơi nhiễm với khói thuốc thụ động cũng giảm đáng kể cả ở các hộ gia đình, nơi cộng cộng và nơi làm việc.Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Tuy nhiên, những thành tựu này có nguy cơ bị phá bỏ bởi việc gia tăng nhanh chóng tỷ lệ sử dụng thuốc lá mới, đặc biệt là trong giới trẻ, cụ thể, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở người trưởng thành tăng từ 0,2% năm 2015 lên 3,6% năm 2020, trong khi đó, tỷ lệ học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 hiện đang sử dụng thuốc lá điện tử năm 2023 là 7,0%.Thực tế cho thấy, thuốc lá điện tử và kể cả một số loại thuốc lá nung nóng mới phát sinh, có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất không phải là từ nguyên liệu lá thuốc lá điếu thông thường. Nguyên liệu phối trộn nhiều loại thành phần khác nhau nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy. Thông qua việc phối trộn, người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện.Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống Độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện. Không chỉ có nicotin mà còn có nhiều chất khác có hại cho sức khỏe người dùng.Chi phí điều trị cho những ca ngộ độc thuốc lá điện tử trộn ma túy cấp tính nhẹ đến những ca nặng tiêu tốn trung bình từ trên 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng.Theo Tiến sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề lớn và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân.
https://nhandan.vn/bao-dong-tinh-trang-nhap-vien-do-thuoc-la-moi-post807683.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Nicotin", "Thuốc lá", "Luật Phòng chống tác hại", "Phòng chống tác hại thuốc lá", "Chất gây nghiện" ] }
Người thầy thuốc với hơn 30 năm cống hiến cho sự nghiệp nhãn khoa
NDO -Với hơn 30 năm hoạt động trong ngành nhãn khoa, bác sĩ Nguyễn Thanh Triết, Giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnhBình Địnhđã trở thành một biểu tượng của sự tận tụy trong việc chăm sóc bệnh nhân với chuyên môn cao. Ông không chỉ được biết đến ở tỉnh Bình Định mà còn được công nhận trên phạm vi toàn quốc.
Từ năm 1996, bác sĩ Triết đã dẫn dắt Trạm Mắt tỉnh, biến cơ sở nhỏ này thành một Bệnh viện Mắt lớn và hiện đại. Ông đã vận động sự giúp đỡ và hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế, đặc biệt có nhiều sáng kiến và triển khai nhiều dự án phòng, chống mù lòa cộng đồng có hiệu quả trong suốt một thời gian dài.Các dự án này bao gồm: “Dự án phát hiện sớmbệnh võng mạc đái tháo đườngtại cộng đồng”, “Dự án phát triển dịch vụ chăm sóc mắt trẻ em”, “Dự án chăm sóc mắt cộng đồng”, và “Mô hình khám mắt toàn diện và phẫu thuật thủy tinh thể cho người cao tuổi”.Chỉ tính riêng trong 10 năm qua, các sáng kiến, dự án này đã giúp tầm soát ROP cho hơn 3.000 trẻ sơ sinh đẻ non, phát hiện gần 2.000 trẻ em bị bệnh mắt bẩm sinh, sàng lọc tật khúc xạ cho 300.000 học sinh và phẫu thuật mắt cho gần 1.000 trẻ em.Trong hàng chục năm qua, hơn 100.000 bệnh nhân đã được khám mắt miễn phí, và hơn 67.000 bệnh nhân bị đục thủy tinh thể đã được phẫu thuật. Nhờ những nỗ lực này, tỷ lệ mù lòa ở người trên 50 tuổi tại tỉnh Bình Định đã giảm từ 4.5% (năm 2007) xuống còn 3.1% (năm 2022), chỉ số CSR trung bình của tỉnh đạt 4.500 ca/triệu dân.Trong lĩnh vực quản lý bệnh võng mạc đái tháo đường, 3.000 bệnh nhân đã được phát hiện sớm và hơn 800 bệnh nhân đã được điều trị miễn phí. Ngoài ra, 5 đơn vị thị giác cộng đồng, 4 bệnh viện huyện đã được thành lập để nâng cao việc tầm soát sớm bệnh lý võng mạc đái tháo đường trong cộng đồng.Là một bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của tỉnh, bác sĩ Triết đã đào tạo nhiều phẫu thuật viên mổ đục thủy tinh thể trong tỉnh và các tỉnh chung quanh. Ông đã trực tiếp khám, điều trị và phẫu thuật đạt kết quả tốt cho hơn chục nghìn bệnh nhân, đào tạo hàng trăm bác sĩ, điều dưỡng cho các cơ sở y tế. Ngoài ra, ông còn tổ chức hơn 200 khóa đào tạo về chăm sóc mắt ban đầu, sàng lọc tật khúc xạ, phát hiện bệnh lý mắt trẻ em, quản lý phát hiện sớm bệnh võng mạc đái tháo đường tại cộng đồng với hơn 3.000 nhân viên y tế được đào tạo.Bác sĩ Nguyễn Thanh Triết (thứ năm, từ trái qua phải) vinh dự nhận Giải thưởng Cống hiến xuất sắc về phòng, chống mù lòa năm 2024 của Hiệp Hội nhãn khoa châu Á-Thái Bình Dương.Với những đóng góp và thành công nêu trên, bác sĩ Triết đã nhận được sự đánh giá cao của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, Hội Nhãn khoa Việt Nam và các Tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mù lòa. Ông đã được Nhà nước, Chính phủ và Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như: Danh hiệuThầy thuốc ưu tú, Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều bằng khen và giải thưởng khoa học khác.Bác sĩ Nguyễn Thanh Triết không chỉ là một bác sĩ tài năng mà còn là người dẫn dắt có tầm nhìn trong lĩnh vực phòng, chống mù lòa. Sự cống hiến và đóng góp của ông cho ngành nhãn khoa đã được công nhận rộng rãi và mới đây đã được Hiệp hội Nhãn khoa châu Á - Thái Bình Dương trao Giải thưởng Cống hiến xuất sắc về phòng, chống mù lòa năm 2024. Đây là giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực nhãn khoa để tôn vinh những cá nhân có đóng góp đặc biệt xuất sắc trong công tác phòng, chống mù lòa và đào tạo nhân lực của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Có thể nói, bác sĩ Triết là một thí dụ điển hình cho sự tận tụy và chuyên môn cao trong ngành y. Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp nhãn khoa và đã góp phần lớn vào việc cải thiện chất lượng chăm sóc mắt tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/nguoi-thay-thuoc-voi-hon-30-nam-cong-hien-cho-su-nghiep-nhan-khoa-post797734.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bình Định", "bác sĩ Nguyễn Thanh Triết", "Thầy thuốc ưu tú", "nhãn khoa", "phòng chống mù lòa" ] }
Phối hợp đa chuyên khoa cứu người bệnh vỡ tim, ngừng tuần hoàn
NDO -Sau cú va chạm với ô-tô, em P.L.Q.L, 21 tuổi, ở Thường Tín, Hà Nội bị đa chấn thương, vỡ tim, ngừng tuần hoàn. Ngay sau khi nhập viện,Bệnh viện Bạch Maiđã huy động lực lượng của nhiều chuyên khoa để thực hiện ngay ca phẫu thuật, giúp em thoát khỏi “cửa tử” trong gang tấc.
Ngày 27/3, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, sau 1 tháng điều trị tích cực, em P.L.Q.L. được ra viện trở về với gia đình để viết tiếp ước mơ khi đang là sinh viên năm thứ 3 của Trường đại học Mở Hà Nội.Đêm muộn ngày 28/2, sau khi hoàn thành giờ dạy gia sư, trên đường về nhà P.L.Q.L không may gặp tai nạn giao thông (va chạm với ô-tô). Sau khi được sơ cứu tại chỗ rồi đưa vào Bệnh viện huyện Thường Tín cấp cứu, em được chuyển lên Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai.Nạn nhân đưa vào cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn ngoại viện, đa chấn thương. Ngay lập tức, bệnh nhân được cấp cứu hồi sức tim phổi, đến khi thấy dấu hiệu tim đập lại, nhưng huyết động rất yếu, da niêm nhợt trắng và được truyền 2 đơn vị máu tối cấp.Chẩn đoán sơ bộ, bệnh nhân bị chấn thương ngực kín, theo dõi vỡ tâm thất trái, tràn máu ngoài tim, chèn ép tim cấp xương sườn hai bên gãy gần hết, theo dõi chấn thương sọ não, sốc mất máu, tràn máu, tràn khí màng phổi 2 bên.Tin liên quanCứu sống trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạpVới tình trạng cực kỳ nặng của bệnh nhân lúc ấy, hầu như các y, bác sĩ có mặt lúc đó đều thoáng nghĩ đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Nhưng ngay trong những phút chạm vào nỗi tuyệt vọng như thế, với tinh thần “còn nước còn tát”, các y, bác sĩ quyết tâm chiến đấu để giành giật sự sống cho bệnh nhân. Nên ngay lập tức, bệnh nhân được đẩy thẳng lên phòng mổ trong tình trạng những dấu hiệu sinh tồn vô cùng mong manh: huyết áp khó đo, SPO2 khó bắt, vận mạch liều cao, dẫn lưu màng tim hơn 1.000ml máu.Các bác sĩ đang thực hiện ca mổ cấp cứu cho P.L.Q.L.Ê-kip gây mê hồi sức của Trung tâm Gây mê hồi sức nhanh chóng đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm, ven lớn, bù dịch và lĩnh máu cấp cứu. Các bác sĩ phẫu thuật thuộc Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu, Viện Tim mạch khẩn trương mở màng phổi cấp cứu, cưa xương ức, mở màng tim, khâu cầm máu nhĩ phải, trái, truyền máu và các chế phẩm máu.Sau khi được khẩn trương cấp cứu ban đầu tại Trung tâm Cấp cứu A9 và mổ cấp cứu, bệnh nhân được chuyển lên Hồi sức tích cực ngoại khoa để tiếp tục theo dõi sát sao và điều trị tích cực.Do tai nạn giao thông quá nặng nề, có thể nói là khủng khiếp, trải qua những giờ sinh tử của cấp cứu, phẫu thuật, bệnh nhân suy đa tạng, rối loạn đông máu do mất máu nhiều vì ngừng tuần hoàn ngoại viện và phải vận mạch liều cao trong và sau phẫu thuật… Cho nên các bác sĩ hồi sức tích cực phải triển khai các phương án can thiệp điều trị tối ưu: Lọc máu, kiểm soát huyết động bằng Picco, kiểm soát thân nhiệt, thuốc vận mạch trợ tim, thở máy bảo vệ phổi, truyền máu, chăm sóc dinh dưỡng...Bằng những cố gắng của rất nhiều thầy thuốc của nhiều chuyên khoa, sau 7 ngày điều trị tích cực bệnh nhân đã tỉnh, nhận biết tốt, cai thở máy, các chức năng phổi, gan, thận dần hồi phục.Đến ngày 21/3, bệnh nhân đã gần như hồi phục hoàn toàn và được chuyển lên Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu để theo dõi vết mổ và chuẩn bị xuất viện.PGS, TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ những yếu tố giúp cứu sống thành công người bệnh.PGS, TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đánh giá, điểm mấu chốt để có được thành công của trường hợp này là xử lý nhanh chóng, kịp thời sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý đa chuyên khoa, từ Trung tâm Cấp cứu A9, Phòng mổ cấp cứu tại Trung tâm Gây mê hồi sức đến Viện Tim mạch, Khoa Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu... Đó cũng chính là thế mạnh và ưu việt của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt lớn nhất cả nước với các mũi nhọn, các đơn vị xung kích sẵn sàng ứng cứu những trường hợp khẩn cấp.PGS, TS Đào Xuân Cơ cũng chia sẻ, cháu P.L.Q.L được cứu sống có một phần đóng góp quan trọng của xử lý cấp cứu ngoại viện (tại cộng đồng) cũng như tại đơn vị y tế tuyến dưới (Bệnh viện huyện Thường Tín).Do vậy, trong thời gian tới, Bệnh viện Bạch Mai sẽ phối hợp Hội Hồi sức chống độc Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức phổ biến kiến thức, đào tạo cấp cứu ngoại viện cho nhiều đối tượng trong cộng đồng, để thêm nhiều người bệnh không mayđột quỵ, ngừng tim, tai nạn... được cấp cứu đúng quy trình. Khi được sơ cứu đúng cách, người không may bị nạn sẽ có nhiều cơ hội được cứu sống cũng như hạn chế thấp nhất những di chứng.
https://nhandan.vn/phoi-hop-da-chuyen-khoa-cuu-nguoi-benh-vo-tim-ngung-tuan-hoan-post801838.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "Bệnh viện Bạch Mai", "Cấp cứu A9", "vỡ tim", "ngừng tuần hoàn", "cứu sống bệnh nhân" ] }
Giúp bệnh nhân ung thư Việt Nam không phải sang Mỹ điều trị
NDO -Trong các ngày từ 2-5/1, tại Hà Nội, Bệnh viện K (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề “Điều gì có thể làm tốt hơn cho bệnh nhânung thư tiêu hóa” từ phẫu thuật nội soi nâng cao đến phẫu thuật Robot.
Tại hội thảo, Giáo sư Rasa Zarnegar, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Robot Đại học Y khoa Weill Cornell New York, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư tiêu hóa đã cùng các chuyên gia, y, bác sĩ Bệnh viện K trao đổi và hội chẩn các ca bệnh ung thư dạ dày, đại trực tràng, thực quản... để đưa ra phương án điều trị tốt nhất, mang lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh.Tin liên quanChẩn đoán, điều trị sớm ung thư đường tiêu hóa nhờ kỹ thuật tiên tiếnTheo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K: Đối với Phẫu thuật Robot trong điều trị ung thư, hai tiêu chí rất quan trọng đặt ra đã đạt được. Tiêu chí thứ nhất về Ngoại khoa: Phẫu thuật Robot giúp cho việc phẫu tích tỷ mỉ, chi tiết, lấy được tối đa tổ chức ung thư, bảo tồn tối đa tổ chức lành, trong đó có các mạch máu thần kinh; giảm sang chấn sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình và Giáo sư Rasa Zarnegar chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu tham dự Hội thảo.Tiêu chí thứ hai về Ung thư học: Phẫu thuật nội soi Robot giúp cho lấy được tổ chức ung thư một cách triệt căn và triệt để nhất có thể dưới sự phẫu tích khéo léo của phẫu thuật viên và được trợ giúp bởi các tiến bộ trong công nghệ như là hình ảnh trường mổ 3D với độ phân giải cao; độ di chuyển tự do của dụng cụ giúp cho cánh tay Robot hoạt động linh hoạt...Ngoài ra, phẫu thuật Robot còn giúp hạn chế được cả chảy máu trong mổ, nhất là tỷ lệ phải truyền máu và mất máu của bệnh nhân có thể giảm một cách tối đa.Qua đợt hợp tác này giữa Bệnh viện K với Giáo sư Rasa Zarnegar, Giám đốc Trung tâm phẫu thuật Robot Đại học Y khoa Weill Cornell New York là một trang hợp tác mới mở ra một triển vọng để đào tạo cho các phẫu thuật viên trong phẫu thuật xâm nhập tối thiểu, đặc biệt là phẫu thuật robot. Kết quả thực hiện sẽ giúp cho các bệnh nhân ung thư có thể thụ hưởng được những kỹ thuật đỉnh cao nhất với trình độ thế giới của Mỹ ngay tại Bệnh viện K.Việc thực hiện ứng dụng các kĩ thuật mới hiện đại vào điều trị ung thư, đặc biệt là trong phẫu thuật điều trị đã mang lại bước tiến đáng kể cho người bệnh trong quá trình phục hồi, nâng cao chất lượng cuộc sống.Chuyên gia người Mỹ và các y, bác sĩ Bệnh viện K trao đổi trong quá trình thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư.Trong thời gian diễn ra hội thảo, các chuyên gia Bệnh viện K và chuyên gia người Mỹ đã trao đổi, hội chẩn và thực hiện phẫu thuật thành công một số ca bệnh ung thư đường tiêu hóa bằng kỹ thuật hiện đại. Điển hình như bệnh nhân T.T.L. (nữ 71 tuổi) đến từ tỉnh Nam Định bị ung thư dạ dày giai đoạn cT1NoMo được các chuyên gia hội chuẩn và thực hiện phẫu thuật nội soi Robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch. Ca phẫu thuật diễn ra thành công, hiện bệnh nhân đã ổn định.
https://nhandan.vn/giup-benh-nhan-ung-thu-viet-nam-khong-phai-sang-my-dieu-tri-post790785.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:41", "tags": [ "kỹ thuật mới trong điều trị ung thư", "ung thư tiêu hóa", "y tế", "Bộ Y tế", "phẫu thuật nội soi" ] }
Quảng Ngãi phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
NDO -Sáng 16/4, Ủy ban nhân dân tỉnhQuảng Ngãitổ chức lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024 với chủ đề “Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn nhấn mạnh, an toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh chính trị và quan hệ quốc tế.Ngộ độc thực phẩmvà các bệnh do thực phẩm gây ra không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe phát triển của con người, mà còn gây thiệt hại lớn cho sản xuất, kinh tế và chi phí chăm sóc y tế.Thời gian gần đây, trên địa bàn toàn quốc nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nói riêng liên tiếp xảy ra nhiều vụngộ độcthực phẩm với mức độ phức tạp ngày càng tăng, ảnh hưởng sức khỏe của nhiều người, đáng chú ý trong đó có lượng lớn các cháu học sinh-thế hệ tương lai của đất nước.Quang cảnh buổi Lễ phát động.Thực trạng trên đã và đang đặt ra các yêu cầu mới, đòi hỏi phải đề cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương, nhất là chính quyền cơ sở trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.Theo đồng chí Trần Hoàng Tuấn, Tháng hành động vìan toàn thực phẩmnăm 2024 là điểm nhấn trong năm, tạo nên đợt cao điểm, phát động một chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm.Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn phát biểu tại Lễ phát động.Để triển khai rộng khắp, hiệu quả chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024, đồng chí Trần Hoàng Tuấn đề nghị các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội cần phát huy hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Luật định; phổ biến kiến thức, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm, tác hại của thực phẩm không an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng; giám sát, hướng dẫn các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh, các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương.Đồng thời, các đơn vị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra vềvệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, công khai tên các cơ sở cung cấp thực phẩm không bảo đảm an toàn, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng và biểu dương các cơ sở cung cấp thực phẩm bảo đảm an toàn.Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn.Người tiêu dùng cần nâng cao nhận thức và thực hành trong chọn mua, chế biến và sử dụng thực phẩm an toàn; nói “không” với sản phẩm thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn; phát huy quyền lợi của người tiêu dùng, tăng cường vai trò giám sát, tố giác đối với các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
https://nhandan.vn/quang-ngai-phat-dong-thang-hanh-dong-vi-an-toan-thuc-pham-nam-2024-post804935.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:41", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Quảng Ngãi", "an toàn thực phẩm", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Khởi đầu hành trình tiến tới bảo đảm nguồn mô, tạng cứu người
Tại lễ phát động "Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kêu gọi: Người dân Việt Nam trưởng thành, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo, vùng miền hãy tình nguyện đăng ký hiến tạng trên tinh thần "Mở lòng nhân ái - Lan tỏa yêu thương - Thắp sáng niềm tin - Tiếp nối hy vọng - Gieo mầm sự sống" vì "cho đi là còn mãi", một người có thể cứu nhiều người.
Ghép mô, tạng được ghi nhận là một trong những thành tựu quan trọng nhất của y học thế giới, là một trong những phát minh về khoa học kỹ thuật làm thay đổi cuộc sống của nhân loại trong thế kỷ 20. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, cuối cùng để giành lại sự sống cho những người bệnh bị hỏng mô, tạng và không có lựa chọn nào khác.Tại Việt Nam, kể từ khi thực hiện thành công ca ghép thận đầu tiên trên người (tháng 6/1992), đến nay ngành y tế đã làm chủ được kỹ thuật ghép các loại tạng; các công nghệ, kỹ thuật ghép tạng được đánh giá ngang tầm với những nước có nền y học tiên tiến trên thế giới. Các bệnh viện đã thực hiện được 8.607 ca ghép tạng, trong đó nhiều nhất là ghép thận (7.914 ca), rồi đến ghép gan (593 ca), ghép tim (82 ca); ghép phổi (10 ca)...Trong khi trước đây chỉ có 5 bệnh viện (Hữu nghị Việt Đức, Trung ương Quân đội 108, Quân y 103, Trung ương Huế, Chợ Rẫy) thực hiện được kỹ thuật ghép tạng, thì nay Bộ Y tế đã cấp phép cho 26 bệnh viện thực hiện kỹ thuật này. Trước năm 2023, chỉ có 5 bệnh viện thực hiện chẩn đoán hồi sức chết não hiến mô tạng, thì nay cũng đã tăng lên 9 bệnh viện, trong đó có một số bệnh viện tuyến tỉnh...Tỷ lệ người chết não hiến mô, tạng năm 2023 tăng 15% so với năm 2022 và 4 tháng đầu năm 2024, số người chết não hiến mô, tạng tăng gấp đôi so với năm 2023. Với hơn 1.000 ca ghép tạng mỗi năm (trong hai năm qua), Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất có số lượng ghép tạng mỗi năm cao hơn 1.000 ca…Tuy nhiên, do nguồn mô, tạng của người hiến ở nước ta còn khan hiếm so với nhu cầu cần được ghép cho nên có hàng chục nghìn người bệnh vẫn đang giành giật sự sống từng ngày để chờ được ghép tạng. Ngoài ra, hơn 94% số tạng ghép là từ nguồn hiến sống, tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại đối với sức khỏe người hiến cũng như từ tình trạng buôn bán tạng trái phép.Trong khi đó, một người chết não hiến tạng có thể cứu sống được 8 đến 10 người khác; giúp giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình người bệnh và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và lan tỏa giá trị, tinh thần tương thân, tương ái, truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam.Theo Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, lễ phát động "Chương trình đăng ký hiến tặng mô, tạng - Cho đi là còn mãi" là bước khởi đầu của một hành trình tiến tới bảo đảm nguồn mô, tạng cứu người. Để hành trình này được lan tỏa trong tương lai, bền vững và hiệu quả, người đứng đầu ngành y tế đề nghị các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế tăng cường tuyên truyền, vận động người dân đăng ký hiến mô, tạng và lan tỏa những giá trị tốt đẹp, những tấm gương tiêu biểu. Bộ Y tế sẽ cùng các bộ, ngành hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế về hiến tạng, ghép tạng; xây dựng chính sách cho hoạt động tư vấn, hiến mô tạng, thu gom, vận chuyển mô tạng và chi phí ghép tạng cho người bệnh; hình thành được hệ thống ghép tạng chuyên nghiệp, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, Bộ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền việc sửa đổi, bổ sung Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, bảo đảm phù hợp yêu cầu thực tiễn; nghiên cứu, đề xuất cơ chế tài chính hiệu quả hỗ trợ nguồn lực cho thực hiện hiến, ghép tạng…PGS, TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người chia sẻ, ở Việt Nam số người đăng ký hiến tạng và số người hiến tạng sau chết vào loại thấp nhất thế giới, mới đạt tỷ lệ 0,1 người/1 triệu dân, trong khi ở Tây Ban Nha là 50 người/1 triệu dân. Nhiều nước, luật pháp quy định khi công dân đăng ký thẻ căn cước thì cũng là đăng ký hiến tạng (trừ một số lý do đặc biệt). Thật là lãng phí khi hằng ngày, vẫn vùi chôn vào lòng đất hoặc thiêu đốt thành tro bụi nguồn mô, tạng, trong đó nhiều tạng quý giá có thể cứu sống nhiều người. Nếu hiến tạng, gia đình của người hiến vẫn nghe thấy tiếng tim đập đầy yêu thương, lan tỏa năng lượng từ bi của người thân đã qua đời trên cơ thể và sự sống hồi sinh của người được ghép tạng. Người hiến tạng đã làm được việc có ích nhất sau khi từ giã cõi đời là cứu sống người khác, chắc họ cũng hài lòng và sẽ được tái sinh ở cõi giới phúc lạc hơn trong vòng sinh tử luân hồi như quan niệm của Phật giáo.Mặt khác, khi có nhiều người hiến tạng sau khi qua đời, tăng thêm nguồn tạng cứu người thì đồng thời cũng góp phần hạn chế tình trạng buôn bán tạng trái phép. Về hiệu quả tài chính, như trường hợp ghép thận, chi phí cho 1 ca ghép thận để người bệnh kéo dài tuổi thọ với chất lượng sống tốt hơn thì chỉ bằng 1/4 chi phí để lọc máu và điều trị suy thận.Để tặng nguồn tạng từ người cho chết não, có ba giải pháp đồng bộ: tại cộng đồng; tại các hệ thống bệnh viện; điều chỉnh chính sách từ Chính phủ và các bộ, ban, ngành. Đối với cộng đồng, cần đẩy mạnh truyền thông sâu rộng với sự phối hợp liên ngành các tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tôn giáo, cơ quan truyền thông...; đặc biệt là Hội Chữ thập đỏ các cấp đã và đang tích cực trong hoạt động hiến máu và hiến tạng nhân đạo.Đối với hệ thống các bệnh viện hiến và ghép tạng, trước mắt cần thành lập các chi hội vận động hiến mô, tạng và các đơn vị tư vấn hiến tạng sau chết não. Đối với Chính phủ và Bộ Y tế, sớm sửa Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác phù hợp với thực tiễn Việt Nam và hội nhập quốc tế, nhất là có cơ chế tài chính, chi trả cho công tác tư vấn hiến, lấy, ghép và điều phối tạng từ nguồn quỹ bảo hiểm y tế và các nguồn tài chính hợp pháp khác để hỗ trợ cho nhiều người có cơ hội được cứu sống. Bộ Y tế xây dựng và trình Chính phủ đề án "tăng cường năng lực tư vấn, điều phối hiến, lấy, ghép mô tạng của Việt Nam" để có những bước đột phá, phát triển kỹ thuật ghép tạng...Dưới góc nhìn của Phật giáo, theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thực tế hiện nay còn tồn tại trong xã hội một số quan niệm chưa đúng về việc hiến tặng mô tạng, bộ phận người sau khi qua đời. Họ cho rằng hiến tặng mô tạng sẽ ảnh hưởng đến "thần khí", "phúc phần" của người đó và gia đình. Nhưng xét về bản chất thì chính người hiến mô, tạng sẽ được hưởng phước báo, được hưởng quả lành từ hành động cao thượng của sự cho đi đó và những người ở lại cũng sẽ được hưởng phước báo cộng nghiệp thiện lành.Theo báo cáo của Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia, hiện nay cả nước mới có hơn 86 nghìn người đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chiếm 0,086%. Tỷ lệ đăng ký hiến mô tạng sau khi chết tại Việt Nam rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Chỉ số người chết não hiến mô tạng tại Việt Nam là 0,15. Số lượng ca ghép tạng hơn 1.000 trường hợp mỗi năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ghép tạng của người bệnh. Do vậy cần tăng nguồn hiến tạng sau chết/chết não từ mức khoảng 6% như hiện nay lên từ 50 đến 90% giống như các nước phát triển.
https://nhandan.vn/khoi-dau-hanh-trinh-tien-toi-bao-dam-nguon-mo-tang-cuu-nguoi-post810691.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Tạng", "Hiến tặng", "Bộ Y tế" ] }
Nghệ An: Thu được hơn 1.000 đơn vị máu trong Ngày hội hiến máu tình nguyện "Chủ nhật đỏ" lần thứ 16
NDO -Ngày 28/1, tại thành phố Vinh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Nghệ An phối hợp với Báo Tiền phong tổ chứcNgày hội hiến máu tình nguyện-Chủ nhậtđỏ lần thứ 16 năm 2024 và thu được hơn 1.000 đơn vị máu.
Mặc dù thời tiết rất lạnh, song rất đông cán bộ, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn thành phố Vinh có mặt tại Cung lễ hội-địa điểm tổ chức để tham giahiến máu, cứu người.Với thông điệp “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, Ngày hội hiến máu tình nguyện “Chủ nhật đỏ” lần thứ 16 đã phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng trong các tầng lớp nhân dân về nghĩa cử hiến máu cứu người…Mặc dù trời mưa rét nhưng rất đông cán bộ, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân trên địa bàn tham gia đăng ký hiến máu. Ảnh: Phan QuỳnhLượng máu thu về trong ngày hội hiến máu tình nguyện lần thứ 16 này là hơn 1.000 đơn vị.Những đơn vị máu được tiếp nhận hôm nay bảo đảm nguồn máu dự trữ, phục vụ cấp cứu người bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm máu điều trị tại các cơ sở y tế thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán.Ban tổ chức phân loại các đơn vị máu thu được. Ảnh Phan QuỳnhTrong suốt 16 năm qua, Nghệ An là địa phương thực hiện rất tốt "Ngày hội hiến máu"; đặc biệt là chương trình "Ngày Chủ nhật đỏ" được tổ chức hằng năm với sự tham gia đông đảo của cán bộ, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và nhân dân trong toàn tỉnh đã góp phần tích cực trong cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
https://nhandan.vn/nghe-an-thu-duoc-hon-1000-don-vi-mau-trong-ngay-hoi-hien-mau-tinh-nguyen-chu-nhat-do-lan-thu-16-post794188.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "nghệ an", "hiến máu lần thứ 16", "hơn 1.000 đơn vị máu", "Ngày chủ nhật Đỏ" ] }
Nguyên nhân khiến 438 công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc thực phẩm
NDO -Tại hội nghị trực tuyến về phòng, chống ngộ độc thực phẩm do Bộ Y tế tổ chức sáng 21/5, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc Lê Hồng Trung cho biết vừa nhận kết quả xét nghiệm ban đầu liên quan vụ 438 công nhân vào viện cấp cứu sau bữacơm trưatại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam.
Kết quả được thực hiện bởi Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia. Theo đó, vi khuẩn Bacillus Cereus được tìm thấy trong canh chua giá đỗ đang được xác định là nguyên nhân nghi ngờ cao nhất. Các triệu chứng lâm sàng mà công nhân gặp phải cũng phù hợp với nhận định này.Ngày 14/5, tại Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam tổ chức cho khoảng hơn gần 3.000 công nhân ăn trưa thành 2 ca (ca 1 có khoảng hơn 1.000 suất, ca 2 có khoảng 2.000 suất). Suất ăn do công ty này tự nấu gồm có gà xào, súp lơ xanh, canh đỗ xanh, dưa muối…Tổng cộng có 438 công nhân vào viện, với 2 triệu chứng chính là nôn và đi ngoài nhiều lần, bệnh nhân nhanh chóng đến và nhanh chóng hết triệu chứng trong 1-2 ngày. Đến sáng 21/5, không còn bệnh nhân nào còn điều trị ở viện.Ông Trung cho rằng cơ quan đã tích cực kiểm tra các bếp ăn, tuyên truyền về an toàn thực phẩm, nhưng “không thể kiểm tra hết được hiện tượng thực phẩm đi lòng vòng”.Giám đốc Sở Y tếVĩnh Phúccho hay, trong món canh chua giá đỗ tìm thấy vi khuẩn có độc tố gây nôn, tiêu chảy, gồm giá đỗ, hành lá, rau mùi, nước và quả chua...Theo ông Trung, sau điều tra, khẳng định nước không có vấn đề. Nhưng phát hiện có 6kg giá đỗ được mua thêm ở chợ Vĩnh Yên do bếp ăn bị thiếu. Đơn vị đặt rau cung cấp cho bếp ăn có đủ giấy tờ nhưng lại mua rau ở chợ. Đây là lỗ hổng. Hiện, cơ quan chức năng đang tiếp tục truy xuất.Liên quan đến vụ việc ngộ độc thực phẩm khiến hơn 400 người ảnh hưởng tại Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết kết quả truy xuất nguồn gốc nguyên liệu cho thấy nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp, nhưng truy xuất đến cùng đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ không có giấy phép, không kiểm soát được chất lượng.Kết quả điều tra cho thấy phần chả lụa được cung cấp tại một công ty tại Hà Nội truy xuất được nguồn gốc. Tuy nhiên, truy xuất sâu hơn thì thịt lợn để làm chả lại được cơ sở mua tự do tại chợ không kiểm soát được.Các món rau, hành, súp lơ, ớt chuông, rau mùi cũng được nhà cung cấp mua tại chợ dân sinh không có giấy phép kinh doanh, không có hợp đồng, phiếu giao nhận thực phẩm.Theo các chuyên gia, vi khuẩn Bacillus cereus là một trong những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm hàng đầu, xếp sau Salmonella. Bacillus cereus phổ biến trong môi trường, trong phân, đất nên dễ bị nhiễm vào thực phẩm. Vi khuẩn này có khả năng tồn tại ở dạng bào tử và đề kháng với nhiệt cao.Bacillus cereus phát triển tốt nhất trong khoảng từ 4 đến 48 độ C, sinh sôi nhiều trong khoảng 28 đến 35 độ C. Thực phẩm chứa độc tố của vi khuẩn này thường gây hai dạng ngộ độc. Dạng thứ nhất, độc tố gây buồn nôn, nôn ói, đau bụng, khởi phát nhanh trong vòng 6 giờ sau khi ăn. Dạng thứ hai xảy ra chậm hơn, từ 6 đến 15 giờ, gây tiêu chảy khi vi khuẩn ở trong đường ruột.Vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp), tùy thuộc vào cơ địa và cách xử trí ban đầu, điều trị cấp cứu...Để phòng tránh, bác sĩ khuyến cáo mọi người thường xuyên vệ sinh lau rửa tủ lạnh sạch sẽ. Thực phẩm nấu xong nên ăn liền hoặc để nơi thoáng, sạch, không để thực phẩm sống và chín gần nhau.Người dân không dùng thức ăn bị ôi thiu. Thực phẩm đã nấu chín không nên để ở nhiệt độ phòng quá hai giờ, đặc biệt là thịt. Nếu nghi ngờ thực phẩm đã hư hỏng, nhiễm bẩn, nên vứt bỏ vì việc hâm nóng cũng không thể giúp bảo đảm an toàn. Hâm nóng thức ăn từ 74 độ C trong hơn 15 giây, bởi nếu chỉ hâm cho đến khi vừa bốc hơi là không đủ để vô hiệu hóa độc tố.
https://nhandan.vn/nguyen-nhan-khien-438-cong-nhan-vinh-phuc-ngo-doc-thuc-pham-post810459.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc thực phẩm", "vi khuẩn Bacillus Cereus", "Vĩnh Phúc" ] }
Trúng gió có phải là đột quỵ không?
NDO -Hiện nay, nhiều người đang có sự hiểu nhầm về trúng gió là một dạng đột quỵ, dễ dẫn đến nhầm lẫn, khiến chậm trễ sơ cứu gây hậu quả đáng tiếc. Theo các bác sĩ, hai bệnh lý này có biểu hiện và cách xử trí hoàn toàn khác nhau.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai, trúng gió bao gồm gió lạnh là bị nhiễm lạnh biểu hiện như sốt, nhức đầu và đau nhức toàn thân, sổ mũi và ho. Người bị trúng gió sẽ có biểu hiện sốt, đổ mồ hôi, nhức đầu, mắt đỏ, đau họng, nhạy cảm ánh sáng, khát nước, ho có đờm vàng và đặc, các vấn đề về hô hấp, táo bón và chảy máu cam.Gió ẩm có tác dụng tương tự như cảm lạnh thông thường, gây đau nhức chân tay, bơ phờ, buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy và có thể gây ra các bệnh như viêm khớp. Gió nội sinh tấn công gan và gây chóng mặt, co thắt, co giật và thậm chí hôn mê.Trong khi đó,đột quỵhay tai biến mạch máu não của tây y theo y học cổ truyền Trung Quốc được định nghĩa là “đột quỵ gió” được đặc trưng bởi tình trạng bất tỉnh và suy sụp đột ngột, lệch lưỡi và miệng, liệt nửa người, nói ngọng hoặc chỉ lệch lưỡi và miệng và liệt nửa người mà không bị ngã.Tác nhân gây bệnh “đột quỵ gió” có liên quan mật thiết đến sự chuyển động ngược của khí huyết do chế độ ăn uống và lối sống bất thường, căng thẳng tâm lý, rối loạn tâm thần...Về cơ chế củađột quỵ nãotheo y học cổ truyền Trung Quốc lý giải là do sự mất cân bằng của khí huyết và âm dương làm trung gian cho "gió giật” dẫn đến huyết khối hoặc xuất huyết não.Theo tây y, tai biến mạch máu não, hay còn gọi là đột quỵ là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não, xảy ra khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc vỡ mạch, gây chảy máu trong não.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có hai loại tai biến mạch máu não là: Đột quỵ thiếu máu cục bộ (nhồi máu não) và đột quỵ xuất huyết não.Với đột quỵ thiếu máu cục bộ, hơn 80% các trường hợp tai biến mạch máu não do thiếu máu, xảy ra khi mạch máu cung cấp máu cho não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn bởi cục máu đông.Theo bác sĩ Nguyễn Quang Thành, nguyên nhân tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ là huyết khối hình thành tại động mạch bị vữa xơ, thường là động mạch cảnh, động mạch sống nền và động mạch não. Xơ vữa động mạch là tình trạng chất béo tích tụ trong trong lòng mạch thành các mảng xơ và cứng, gây hẹp động mạch. Khi mảng xơ vữa vỡ ra tạo điều kiện hình thành cục máu đông lấp kín lòng mạch.Một nguyên nhân khác là thuyên tắc mạch, khi cục máu đông hình thành ở một vị trí khác trong hệ tuần hoàn, thường là từ tim, sau đó di chuyển theo dòng máu lên não gây thuyên tắc mạch máu não. Nguyên nhân chính của thuyên tắc thường là do bệnh lý từ tim, viêm nhiễm, ung thư.Trong khi đó,đột quỵ xuất huyết nãoxảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ và chảy máu ra xung quanh, gây tổn thương nhu mô não. Có hai loại là xuất huyết nội sọ (trong não) và xuất huyết khoang dưới nhện.Các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não do xuất huyết não là: Tăng huyết áp; các bệnh rối loạn đông máu; điều trị thuốc chống đông máu; liệu pháp tiêu sợi huyết trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ thiếu máu não cấp tính (có thể gây xuất huyết não); dị dạng động tĩnh mạch, phình động mạch và các dị tật mạch máu khác (u tĩnh mạch và xoang hang); viêm mạch.Bác sĩ Nguyễn Quang Thành nhấn mạnh, người mắc tai biến mạch máu não (đột quỵ) trong tây y, đông y gọi là đột quỵ gió (trúng phong) có triệu chứng nhận biết khác hoàn toàn so với trúng gió. Như vậy, trúng gió và đột quỵ là hai bệnh khác nhau về bản chất cũng như hướng điều trị.Do đó, bác sĩ Thành khuyến cáo, những trường hợp có các biểu hiện rối loạn chức năng thần kinh khu trú, rối loạn vận động, ngôn ngữ, liệt… cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất."Trường hợp đột quỵ do thiếu máu não đến bệnh viện trước 4 giờ, chậm nhất là 6 giờ sẽ là thời gian vàng để can thiệp bằng phương pháp dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy bỏ huyết khối. Nếu bệnh nhân đến viện muộn, hiệu quả điều trị giảm đi rất nhiều. Vì thế, người dân không nên mạo hiểm chờ xem những biểu hiện của mình là trúng gió hay đột quỵ vì có thể bỏ qua thời gian vàng điều trị", bác sĩ Thành nhấn mạnh.
https://nhandan.vn/post-787048.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "đột quỵ não", "trúng gió", "tai biến mạch máu não", "bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Thành", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm vaccine phòng Covid-19
NDO -Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc hướng dẫn tiêmvaccine phòng Covid-19.
Theo Bộ Y tế, ngày 19/10/2023, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT điều chỉnh phân loại Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B. Hiện nay Covid-19 được kiểm soát, quản lý bền vững theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế, trong đó tiêm vaccine là một trong những nhiệm vụ và giải pháp trong giai đoạn 2023-2025.Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới diễn biến khó lường, khó dự báo với các biến chủng phụ mới tiếp tục được ghi nhận. Tháng 11/2023, Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam đưa ra khuyến cáo cập nhật về các đối tượng ưu tiên tiêm vaccine phòng Covid-19 trong thời gian tới.Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19, đặc biệt là các nhóm nguy cơ cao, trên cơ sở khuyến cáo của Nhóm Chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng của Tổ chức Y tế thế giới và Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế; Bộ Y tế hướng dẫn tiêm vaccine phòng Covid-19 như sau:Về đối tượng triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 bao gồm: Cán bộ y tế; người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền; người trên 18 tuổi chưa tiêm mũi nào; phụ nữ có thai.Về liều tiêmvaccine phòng Covid-19,nếu chưa tiêm liều nàothì tiêm ngay 1 liều, nếu đã tiêm thì tiêm thêm 1 liều cách liều trước đó từ ít nhất 6 tháng bằng vaccine được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.Đối với phụ nữ có thaitiêm 1 liều vào mỗi thai kỳ và tiêm vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, ưu tiên tiêm vào giai đoạn giữa của thai kỳ.Bộ Y tế đề nghị các đơn vị rà soát lại tỷ lệ tiêm chủng trên địa bàn, các đối tượng cần tiêm theo hướng dẫn nêu trên để nghiên cứu đề xuất nhu cầu vaccine phòng Covid-19 trong thời gian tới và gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để được cung ứng kịp thời và tổ chức triển khai tiêm chủng theo kế hoạch của địa phương.Đến nay, nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine Covid-19. Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine Covid-19 cao nhất thế giới với tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt gần 100%, tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%.
https://nhandan.vn/huong-dan-moi-nhat-cua-bo-y-te-ve-tiem-vaccine-phong-covid-19-post809220.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "vaccine phòng Covid-19", "Bộ Y tế", "hướng dẫn tiêm chủng" ] }
Tăng cường công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Nguyên đán
NDO -Bộ Y tếvừa ban hành Công văn 228/BYT-KCB năm 2024 gửi các cơ sở y tế trên cả nước về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịpTết Nguyên đánGiáp Thìn 2024.
Bộ Y yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc bảo đảm thường trực 4 cấp; có kế hoạch về phòng chống cháy nổ, thảm hoạ, tai nạn hàng loạt, phòng chống rét cho người bệnh và sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới, tham vấn về chuyên môn khi cần thiết.Các cơ sở tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh cho người bệnh: Dự trữ đủ thuốc, máu, dịch truyền và các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm; bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ.Đối với trường hợp bệnh nhân nếu trái tuyến, trái chuyên khoa, cơ sở y tế cần xử lý cấp cứu ban đầu ổn định, giải thích đầy đủ cho người bệnh, người nhà người bệnh trước khi chuyển đi cơ sở y tế khác.Các đơn vị y tế tổ chức thăm hỏi và tổ chức đón Tết cho người bệnh còn điều trị tại bệnh viện trong dịp Tết, đặc biệt là đối tượng người bệnh nghèo, người bệnh thuộc đối tượng chính sách; chú ý nâng cao tinh thần thái độ phục vụ người bệnh, giao tiếp, ứng xử ân cần.Trong công tác điều trị, Bộ Y tế cũng yêu cầu các đơn vị y tế có phương án đối phó với tai nạn, ngộ độc, cấp cứu hàng loạt có thể xảy ra.Bộ Y tế cũng lưu ý các đơn vị cảnh báo người dân về các nguy cơ tai nạn hay gặp ngày Tết như: Tai nạn giẫm đạp tại các điểm du lịch tập trung đông, tai nạn giao thông do rượu bia, đánh nhau do rượu bia, pháo nổ, vũ khí vật liệu nổ tự chế, ngộ độc thực phẩm. Các đơn vị có phương án cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng tình huống xấu xảy ra
https://nhandan.vn/tang-cuong-cong-tac-kham-chua-benh-dip-tet-nguyen-dan-post792419.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "khám chữa bệnh", "Tết Nguyên đán", "Bộ Y tế" ] }
Khám sàng lọc bệnh tim bẩm sinh miễn phí cho gần 300 trẻ em dưới 16 tuổi ở Đắk Lắk
NDO -Ngày 27/4,Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà đã tổ chức khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho gần 300 trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnhĐắk Lắk.
Công tác khám sàng lọc được tiến hành bởi các chuyên gia tim mạch và bác sĩ nhi khoa hàng đầu, cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại trang bị từ Bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà.Công tác khám sàng lọc được tiến hành bởi các chuyên gia tim mạch và bác sĩ nhi khoa hàng đầu, cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại trang bị từ Bệnh viện Nhi đồng I thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà.Sau sàng lọc, các trường hợp phát hiện mắcbệnh tim bẩm sinhcần can thiệp điều trị như phẫu thuật, thủ thuật sẽ được hỗ trợ chuyển đến Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà để điều trị miễn phí.Bên cạnh đó, để thuận tiện cho quá trình thăm khám cũng như bảo đảm dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã cung cấp các suất ăn trưa miễn phí cho những em nhỏ đến khám sàng lọc và người nhà đi cùng. Ngoài ra, bệnh viện cũng bố trí chú hề diễn các tiết mục ảo thuật, tạo hình bóng bay và tổ chức trò chơi để khuấy động phong trào, giúp các em có thêm niềm vui trong lúc chờ đến lượt khám.Các trường hợp phát hiện mắc bệnh tim bẩm sinh cần can thiệp điều trị như phẫu thuật, thủ thuật sẽ được hỗ trợ chuyển đến Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà để điều trị miễn phí.Theo các bác sĩ của Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh, khám sàng lọc tim bẩm sinh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề tim mạch, tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai của trẻ. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình mà còn có ý nghĩa to lớn về cải thiện sức khỏe cộng đồng.Để thuận tiện cho quá trình thăm khám cũng như bảo đảm dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh đã cung cấp các suất ăn trưa miễn phí cho những em nhỏ đến khám sàng lọc và người nhà đi cùng.Việc sàng lọc giúp phát hiện sớmcác vấn đề tim mạch, từ đó có hướng xử trí kịp thời và tăng tỷ lệ điều trị thành công. Cũng nhờ phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, trẻ có thể điều chỉnh lối sống và nhận được sự hỗ trợ y tế nhằm giảm nguy cơ biến chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng. Sau điều trị, trẻ sẽ sớm quay lại vận động, học hành, vui chơi, sinh hoạt bình thường, cải thiện chất lượng cuộc sống và có cơ hội phát triển toàn diện.
https://nhandan.vn/kham-sang-loc-benh-tim-bam-sinh-mien-phi-cho-gan-300-tre-em-duoi-16-tuoi-o-dak-lak-post806899.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh", "thành phố Buôn Ma Thuột", "tỉnh Đắk Lắk", "Bệnh viện Nhi đồng I", "Trung tâm tim mạch – Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hoà", "khám sàng lọc", "bệnh tim bẩm sinh", "miễn phí", "tim mạch" ] }
Hàng chục nghìn suất quà yêu thương dành tặng bệnh nhi nội trú
NDO -Khoảng 46 nghìn món quà đã được trao tới tay các bệnh nhi đang điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung ương đúng vào ngày Tết thiếu nhi 1/6. Có những em mười mấy năm nay quen với "bữa tiệc nghệ thuật" tại bệnh viện, có những em, lần đầu được biết tới chương trình này, đều vô cùng háo hức khi được cầm trên tay những món quà đầy tình yêu thương, góp phần làm giảm đi nỗi đau cơ thể các em đang phải gánh chịu.
"Cháu không nghĩ mình vẫn còn sống"3 tuần sau cú điện giật khiến rơi từ độ cao hơn 10m do trèo lên cột điện để lấy tổ chim, T.T.T (Cao Bằng) không thể nghĩ mình còn sống như ngày hôm nay. Cậu bé chăm chú hướng mắt lên sân khấu, cầm trên tay phiếu nhận quà, nhoẻn miệng cười bảo "Cháu không nghĩ mình còn sống nữa. Cháu chưa bao giờ được xem chương trình vui như thế này".Chị Đảng Thị Ph. - mẹ bé T. cho hay, cú ngã khiến cho con trai chị bất tỉnh 4 ngày, được đưa cấp cứu từ Cao Bằng về thẳng Bệnh viện Nhi Trung ương. Có lúc gia đình tưởng đã mất con, nhưng nhờ sự quan tâm, chăm sóc tích cực của các y, bác sĩ, con chị đã dần bình phục.Ngồi kế bên T. là cậu bé Vũ Xuân P. (7 tuổi, xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Một tháng trước, cậu bé bắt đầu bước vào cuộc chiến với ung thư máu sau khi được phát hiện mắc khối u ở hàm.Chị Đảng Thị Ph. vẫn chưa hoàn hồn sau cú giật điện của con trai.Anh Vũ Xuân H. (bố bệnh nhi) cho biết, cách đây hơn 2 tháng, con có biểu hiện sâu răng, sưng hàm, gia đình đưa đến Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thăm khám. Sau khi nhổ răng trở về, con sốt li bì, gia đình đưa con quay lại bệnh viện. Sau đó, con được chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi bác sĩ siêu âm, phát hiện con có khối u ở hàm, sinh thiết là ung thư máu.Một tháng qua nằm viện, vào hóa chất 2 lần, đúng sáng nay, P. được các bác sĩ rút ven truyền, ăn uống trở lại được, khỏe hơn, hào hứng đón Tết thiếu nhi sáng nay cùng hàng nghìn các bạn nhỏ khác.Địu con trên lưng, chị Lò Thị Th. (quê Sông Mã, Sơn La) mang theo một cảm xúc rất hoang mang khi vừa từ quê xuống Hà Nội. 4 ngày nằm ở tuyến huyện rồi đưa xuống tỉnh, bác sĩ chỉ nói kết quả máu của con có vấn đề, phải xuống Hà Nội khám xét kỹ. Lềnh Khôi Ng. (13 tháng) nằm trên lưng mẹ, thiêm thiếp ngủ.Chị Th. rơm rớm nước mắt vì bác sĩ bảo con chị có biểu hiện nặng: "Từ khi sinh ra, con ngủ hay giật mình. Gần đây, mồm miệng con loét hết, một tuần qua con không uống được giọt sữa nào. Được các bác động viên, được dự chương trình, xem rất nhiều bạn nhỏ cũng như con mình nhưng nên tôi cũng yên tâm cho con điều trị, chỉ mong kết quả xét nghiệm của con không phải quá nghiêm trọng".Bé Vũ Xuân P. (bên trái) và T.T.T (bên phải) chăm chú theo dõi chương trình.Chị Bùi Thị L. (xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) cáng trên mình 2 đứa con, V.V.T, 18 tuổi và V.T.H, 13 tuổi bị bại não có lẽ là người có thâm niên nhiều năm nhất tham dự các chương trình này. Năm nay, 2 bé lớn hơn, có nhận thức hơn chút, chị L. bảo không mong gì hơn là luôn nhận được sự quan tâm điều trị của các y, bác sĩ, sự chia sẻ, động viên của các mạnh thường quân để chị có thêm nghị lực đồng hành với 2 người con vẫn chưa thể rời xe lăn 18 năm qua.Khu phát quà dành cho hàng nghìn các bệnh nhi đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương làm sôi động cả một góc sân bệnh viện. Từ sáng sớm, các em nhỏ đã tề tựu về đây, người vẫn cắm trên tay kim luồn, trẻ dán miếng hạ sốt... nhưng quên đi những cơn đau, những bệnh tật trong người, các em đu đưa theo tiếng nhạc, rồi ồ lên khi thấy các tiết mục xiếc, ảo thuật hấp dẫn. Tại chương trình, các cháu được chơi xâu vòng, tô tượng, tranh cát, xúc muồng, xe điện….Chị Bùi Thị L. (xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đưa 2 con bị bại não đi nhận quà.Quan tâm tới hơn 4.000 bệnh nhi nằm điều trị tại bệnh việnSố lượng bệnh nhi tới khám tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng hơn trong đầu năm 2024. Theo ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình mỗi ngày có 4.000-6.000 cháu đến khám bệnh, với hơn 2.000 trường hợp điều trị nội trú tạiBệnh viện Nhi Trung ương.Trong đó, có những em gắn bó cả đời với xe lăn, nằm tại bệnh viện, sống phụ thuộc vào sự chăm sóc của các y, bác sĩ. Tất cả các trường hợp mắc bệnh hiểm nghèo nằm tại đây luôn được các y, bác sĩ quan tâm, chăm sóc và nỗ lực sớm đưa các cháu trở về cộng đồng.Ông Trịnh Ngọc Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương phát biểu tại chương trình.Cũng như những ngày lễ đặc biệt dành cho các em nhỏ, Tết thiếu nhi năm nay được tổ chức đúng ngày 1/6 trong không khí mát mẻ đầu hè. Để chuẩn bị cho sự kiện này, Bệnh viện Nhi Trung ương kết hợp các đơn vị trong và ngoài nước vận động được nguồn kinh phí hơn 2 tỷ đồng để tổ chức bữa tiệc nghệ thuật và hơn 46 nghìn món quà tặng cho các em nhỏ đang điều trị nội trú.Chương trình 1/6 năm nay có tổng 20 hạng mục quà với 34 gian hàng hội chợ và khu vui chơi trẻ em gồm 6 hạng mục: workshop xâu vòng, tô tượng, tranh cát, xúc muồng, xe điện cùng các chương trình sân khấu đặc sắc đến từ các ca sĩ, nghệ sĩ, các tiết mục ảo thuật xiếc hấp dẫn.Bên cạnh đó, từ ngày 20/5 đến hết 31/5, phòng Công tác xã hội đã kết nối và tiếp nhận kinh phí điều trị hỗ trợ cho gần 500 lượt bệnh nhân khó khăn, hơn 500 phần lì xì và hơn 600 suất quà đã được gửi tặng đến các bệnh nhi tại phòng bệnh.Chương trình thu hút hàng nghìn bạn nhỏ.Bệnh viện cũng đã kết nối khoảng 2.140 suất cơm mặn, 281 suất cơm chay, 710 suất cháo cho 31 bệnh nhân khó khăn được nhận phiếu ăn theo tuần, 42 bệnh nhân nhận phiếu ăn sáng theo tuần."Tôi hy vọng các cháu có được một Tết Thiếu nhi vui vẻ, đầm ấm dù đang phải nằm viện. 100% các cháu nội trú đều được quan tâm, chăm sóc trong dịp này. Các cháu đi lại được sẽ xuống sân xem biểu diễn và nhận quà. Riêng các trường hợp không thể đi lại, nằm điều trị tại chỗ, các cháu được thăm hỏi, động viên và tặng quà tại giường bệnh", Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương bày tỏ.Hàng chục nghìn quà được tặng cho các em nhỏ nằm điều trị nội trú.Thông qua chương trình, các y, bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương mong muốn gửi đến bệnh nhân và gia đình người bệnh, hãy yên tâm vào sự nỗ lực, cố gắng của Bệnh viện Nhi Trung ương nói riêng và cộng đồng xã hội, các tổ chức, cá nhân hảo tâm nói chung, tất cả đều rất quan tâm đến bệnh nhi phải nằm viện. Bệnh viện cam kết bằng hết sức mình để sớm đưa các cháu trở về với gia đình, với cộng đồng và trường lớp, bạn bè.
https://nhandan.vn/hang-chuc-nghin-suat-qua-yeu-thuong-danh-tang-benh-nhi-noi-tru-post812201.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Tết Thiếu nhi", "Bệnh viện Nhi Trung ương", "bệnh nhi", "điều trị nội trú" ] }
Ngăn chặn các dịch bệnh truyền nhiễm
Thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2024 đến nay, tại nhiều địa phương vẫn tiếp tục ghi nhận hàng nghìn trường hợp mắc các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi…
Tại Hà Nội có 513 trường hợp mắcsốt xuất huyết(tăng ba lần so với cùng kỳ năm 2023), đây được coi là điểm bất thường, bởi bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra từ tháng 8 đến tháng 10 hằng năm và đỉnh điểm của dịch này có thể xảy ra vào tháng 10 và 11. Ngoài bệnh sốt xuất huyết, trên địa bàn Hà Nội đã ghi nhận hơn mười trẻ mắc bệnh ho gà, là những trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine phòng bệnh.Đáng chú ý, từ năm 2022 đến nay,bệnh dạicó xu hướng gia tăng. Năm 2023, cả nước ghi nhận 82 người chết vì bệnh dại, gần 675 nghìn người phải điều trị dự phòng, trong đó, 80% trường hợp do chó cắn, 18% do mèo, còn lại do các động vật khác như khỉ, chuột, dơi. Riêng hai tháng đầu năm 2024, cả nước cũng đã ghi nhận 23 ca tử vong dại trên người, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023; xuất hiện các trường hợp mắc bệnh có thời gian ủ bệnh ngắn (từ 5 đến 15 ngày), trong đó nhiều trường hợp là trẻ em dưới năm tuổi, bị chó, mèo cắn ở vùng đầu, mặt, gây thương tích nặng.Tổ chức Y tế Thế giới nhận định, các dịchbệnh truyền nhiễmvẫn diễn biến khó lường trong thời gian tới và tiếp tục có nguy cơ xuất hiện và lây lan các biến thể mới, các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, cùng với bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao, diễn biến thời tiết thay đổi bất thường là các điều kiện thuận lợi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các bệnh dịch đang lưu hành (sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi...) đến các bệnh dự phòng bằng vaccine (bạch hầu, ho gà, uốn ván...) và các bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập từ nước ngoài.Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm như hiện nay và đang diễn ra nhiều lễ hội tại các địa phương thường tập trung đông người là điều kiện lý tưởng để các dịch bệnh truyền nhiễm lây lan, bùng phát. Do vậy, để bảo đảm kiểm soát kịp thời, hiệu quả, bền vững các dịch bệnh truyền nhiễm, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần sớm ban hành kế hoạch phòng, chống dịch năm 2024 của địa phương; bố trí đủ kinh phí và huy động nguồn lực, sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.Mặt khác, chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ ngành y tế triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở giáo dục; phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm; xử lý triệt để ổ dịch; ngăn chặn triệt để gia cầm, sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu không rõ nguồn gốc...Ngành y tế của từng địa phương tập trung giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, lưu ý theo dõi sự gia tăng các ca bệnh lây qua đường hô hấp, những trường hợp viêm phổi nặng do virus; chủ động giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và ở cơ sở y tế. Đối với bệnh dại, ngành y tế các địa phương cần bảo đảm đủ và tăng cường khả năng tiếp cận của người dân đối với vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Tại những vùng nguy cơ cao, trước mắt, bố trí mỗi huyện có ít nhất một điểm tiêm, ở những nơi địa bàn rộng và địa hình khó khăn xem xét bố trí thêm điểm tiêm; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế ở các điểm tiêm vaccine phòng dại về các kỹ năng tư vấn, xử trí các trường hợp bị động vật cắn.Song hành với sự nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành y tế, thì sự đồng hành của người dân đóng một vai trò rất quan trọng, đó là việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mà các cơ quan chuyên môn đưa ra, như chủ động tiêm vaccine để phòng bệnh, nhất là các bệnh có vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng như: Sởi, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván… Người dân cũng cần tích cực tham gia vệ sinh môi trường nơi mình sinh sống để phòng các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng… và các bệnh truyền nhiễm khác.
https://nhandan.vn/ngan-chan-cac-dich-benh-truyen-nhiem-post800544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Truyền nhiễm", "Bộ Y tế", "bệnh truyền nhiễm nguy hiểm", "bệnh sốt xuất huyết", "bệnh dại" ] }
Sản phụ 2 lần ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung được cứu sống kỳ tích
NDO -Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa phối hợp Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cứu sốngsản phụbị sốc mất máu, 2 lần ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung.
Ngày 15/4/2024, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.M (trú tại Lạng Sơn) nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau bụng liên tục, nôn nhiều. Các bác sĩ nhận định bệnh nhân có triệu chứng chảy máu trong ổ bụng, ngay lập tức chuyển mổ.Trong quá trình mổ, bệnh nhân 2 lần ngừng tuần hoàn do mất máu quá nhiều.Ngay lập tức, Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội gồm Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện cùng 2 Phó Giám đốc là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hoài Chương và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Du, toàn viện bật chế độ báo động đỏ, đồng thờihội chẩnliên viện cùng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tập trung cứu chữa cho bệnh nhân.Sau 15 phút căng thẳng được ép tim liên tục và hồi sức tích cực thì tim bệnh nhân đập trở lại. Toàn bộ y, bác sĩ 2 bệnh viện vui mừng, khẩn trương phẫu thuật cầm máu cho bệnh nhân.Bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Sau khi cẩn thận kiểm tra tình trạng người bệnh, vào lúc 15 giờ cùng ngày, chị Đ.T.M được chuyển sang Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để tiếp tục điều trị hồi sức tích cực. Trong suốt quá trình chị M. điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, hai bệnh viện liên tục trao đổi, thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng người bệnh. Sau 10 ngày nỗ lực cứu chữa, hiện chị M. hoàn toàn tỉnh táo, sức khỏe ổn định và giao tiếp tốt.Ngày 24/4, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc bệnh viện Phụ sản Trung ương, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Giám đốc bệnh viện cùng ê-kíp phẫu thuật đã sang thăm hỏi bệnh nhân Đ.T.M, đồng thời cảm ơn các bác sĩ khoa Hồi sức tích cực 2, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã nhanh chóng hội chẩn, cùng tham gia hỗ trợ cấp cứu và điều trị bệnh nhân.
https://nhandan.vn/san-phu-2-lan-ngung-tuan-hoan-do-chua-ngoai-tu-cung-duoc-cuu-song-ky-tich-post806540.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "sản phụ", "chửa ngoài tử cung", "sốc mất máu" ] }
[Ảnh] Phẫu thuật miễn phí cho các hoàn cảnh khó khăn tại tỉnh Hà Giang
NDO -Từ ngày 4-7/6 tại tỉnh Hà Giang, Câu lạc bộ nhân đạo Sala do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Khánh, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm trưởng đoàn phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giangkhám, tư vấn và tài trợ phẫu thuật miễn phícho trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn mắc các bệnh lý về chấn thương, chỉnh hình, khuyết tật hệ vận động.
Câu lạc bộ (CLB) nhân đạo Sala là một nhóm thiện nguyện phi lợi nhuận thành lập năm 2010, hạt nhân là các y bác sĩ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. CLB hoạt động với mục đích là khám, chữa trị miễn phí cho các trường hợp trẻ em và người có hoàn cảnh khó khăn mắc các bệnh lý về chấn thương, chỉnh hình, khuyết tật hệ vận động.Đoàn y bác sĩ thuộc CLB nhân đạo Sala cùng các chuyên gia đến từ Hoa Kỳ đã khám sàng lọc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang cho gần 100 bệnh nhân và tiến hành phẫu thuật cho 26 trường hợp, trong đó có 10 bệnh nhi.Các chuyên gia, bác sĩ khám và tư vấn cho người bệnh.Một bệnh nhi chuẩn bị được tiến hành phẫu thuật.Không chỉ đưa y học tiên tiến đến với trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn ở vùng cao, chương trình của CLB Sala còn là cầu nối giữa các y bác sĩ tuyến trên với đồng nghiệp tuyến dưới, giữa các chuyên gia chấn thương chỉnh hình trong nước và quốc tế.Quang cảnh phòng phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang.Các bác sĩ, chuyên gia Hoa Kỳ đang tiến hành phẫu thuật.Bên cạnh hoạt động chính của chương trình Sala Hà Giang, đoàn công tác đã đến thăm và tặng quà cho điểm trường Khâu Bủng - 1 trong 7 điểm trường của Trường tiểu học Quyết Tiến, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ.Tại đây, CLB Sala đã trao tặng năm ti-vi cho năm lớp học để hỗ trợ công tác dạy và học trực tuyến; 200 áo khoác mùa đông, 100 đôi dép và giấy vở, bút vẽ, bánh kẹo và quần áo. Đặc biệt CLB Sala trao 20 suất "Học Bổng Ngô Văn Toàn" (1 triệu đồng/suất) cho các học sinh nghèo vượt khó.Những tấm thiệp cảm ơn của các em nhỏ tại điểm trường Khâu Bủng.Đối với 26 bệnh nhân được mổ, phẫu thuật miễn phí, các y bác sĩ CLB nhân đạo Sala cũng thăm hỏi, tặng quà động viên, tổng giá trị quà tặng là 110 triệu đồng.Bệnh nhi Nguyễn Quốc Khánh (10 tuổi) đã trở lại cuộc sống bình thường sau khi được các y bác sĩ thăm khám và phẫu thuật năm 2023. Với phương châm “khởi nguồn trao yêu thương”, CLB nhân đạo Sala mong muốn kịp thời chia sẻ, trợ giúp cho những hoàn cảnh khó khăn để họ có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
https://nhandan.vn/anh-phau-thuat-mien-phi-cho-cac-hoan-canh-kho-khan-tai-tinh-ha-giang-post813357.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh nhi", "Chấn thương chỉnh hình", "Bệnh viện Việt Đức", "khám chữa từ thiện", "khám chữa bệnh miễn phí" ] }
Loại bỏ khối u buồng trứng khổng lồ nặng 13 kg
NDO -Biết mình có khối u vùng tiểu khung nhưng chị Trần Thị Hương D trì hoãn đi phẫu thuật. Chỉ trong 2 tháng, khối u của chị D. to nhanh bất thường, nặng tới 13 kg.
Cách đây khoảng 2 tháng, chị Trần Thị Hương D thấy đầy tức bụng tăng dần. Vốn chỉ nghĩ rằng mình bị “béo bụng” nên chị ra sức tập luyện để giảm cân và cải thiện vòng eo.Tuy nhiên, chẳng những triệu chứng không cải thiện mà ngày càng có xu hướng nặng thêm, chị đi khám tại một bệnh viện thì phát hiện có khối u vùng tiểu khung. Các bác sĩ đã khuyên chị vào viện để phẫu thuật, nhưng do chủ quan nên chị vẫn chần chừ, chỉ uống thuốc và theo dõi ở nhà.Đến khoảng hai tuần nay, chị thấy bụng to lên nhanh chóng như mang bầu ở những tháng cuối, ăn uống kém hẳn, cơ thể suy kiệt thấy rõ, thỉnh thoảng còn thấy khó thở, đi lại sinh hoạt rất hạn chế. Gia đình vội vã đưa bệnh nhân đến khám và nhập viện điều trị tại Khoa ngoại Phụ khoa, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều.Bệnh nhân được thăm khám kỹ lưỡng và làm đầy đủ các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, chất chỉ điểm khối u, chụp phim cắt lớp vi tính ổ bụng đa dãy…TS, BS Lê Chí Trinh, Trưởng khoa ngoại phụ khoa cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân nữ 30 tuổi, chưa lấy chồng, chưa sinh con, có thể trạng gầy, suy kiệt nhưng có khối u buồng trứng khổng lồ chiếm toàn bộ ổ bụng kích thước lên tới 35x60 cm, đè đẩy các tạng như thận, gan, lách và các mạch máu lớn là động tĩnh mạch chủ bụng.Ngoài ra, bệnh nhân còn bị tràn dịch màng phổi hai bên, đặc biệt ở phổi bên phải. Do vậy, đây là ca bệnh khó, cần phối hợp chặt chẽ giữa chuyên khoa ung bướu phụ khoa và gây mê hồi sức cả trước trong và sau mổ.Ngày 7/7, ca mổ đã diễn ra thành công tốt đẹp. Các bác sĩ đã tiến hành phẫu tích và thăm dò hết sức tỉ mỉ, tránh làm tổn thương các cơ quan lành, đồng thời tránh làm thay đổi đột ngột áp lực trong ổ bụng.Kết quả là khối u “khổng lồ” nặng hơn 13 kg đã được lấy ra khỏi cơ thể người bệnh, xét nghiệm giải phẫu bệnh tức thì trong mổ là u tuyến nang nhầy giáp biên ác tính.Nhờ bề dày kinh nghiệm điều trị lâu năm, các bác sĩ vẫn bảo tồn được tử cung và phần buồng trứng lành còn lại, giúp cho bệnh nhân vẫn có thể thực hiện được thiên chức làm mẹ trong tương lai. Đây là việc làm hết sức có ý nghĩa đối với người bệnh nữ trẻ tuổi.Hiện tại, sau phẫu thuật 5 giờ, bệnh nhân Trần Thị Hương D. đã tỉnh táo trò chuyện với các y, bác sĩ vì cơ thể chỉ còn 40 kg (trước mổ là 53 kg). Dự kiến, bệnh nhân sẽ được ra viện sau khi sức khỏe được hồi phục trong khoảng một tuần tới.TS, BS Lê Trí Chinh khuyến cáo, người bệnh đặc biệt là các chị em phụ nữ cần thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc các bệnh lý ung thư nói chung và ung thư buồng trứng nói riêng. Cần tránh tâm lý hoang mang lo lắng về bệnh tật một cách thái quá, cũng như tránh chủ quan, nên lắng nghe và thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.
https://nhandan.vn/loai-bo-khoi-u-buong-trung-khong-lo-nang-13-kg-post704552.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "khối u buồng trứng khổng lồ" ] }
Trao giải Cuộc thi "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ"
NDO -Ngày 22/2, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương đã tổ chức Lễ trao giảiCuộc thi"Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ".
Cuộc thi được phát động từ 12/4/2023, đã nhận được 196 bài thi. Hầu hết các bài dự thi đều đã tuân thủ nghiêm túc thể lệ cuộc thi, trả lời đầy đủ 5 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, gửi bài dự thi đúng thời gian quy định. Cách trả lời trau chuốt, mạch lạc, rõ ràng, có diễn giải, phân tích, chứng minh để làm rõ vấn đề; cách trình bày từng câu trả lời rõ ràng… thể hiện được sự quan tâm đầu tư nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thông tin của tác giả. Một số bài dự thi có hình ảnh minh họa rất đẹp, phong phú, phù hợp với nội dung thi.Cuộc thi không chỉ nhận được bài dự thi của các cán bộ, viên chức ngành y tế mà có cả những người ngoài ngành và đặc biệt là cả 3 người ngoài ngành tham dự đều đoạt giải (trong đó có 1 giải Nhất), điều đó thể hiện sự lan toả của tấm gương cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ đến với nhiều tầng lớp người dân Việt Nam.Ban tổ chức đã làm việc và và thống nhất trao các giải thưởng như sau: Giải Nhất: 1 cá nhân; Giải Nhì: 2 cá nhân; Giải Ba: 5 cá nhân; Giải Khuyến khích: 7 cá nhân.Đồng thời, Ban tổ chức thống nhất trao giải cho 5 tập thể hưởng ứng tích cực tham gia cuộc thi: Gồm các Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Y Hà Nội và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế.Tại buổi lễ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Y tế đánh giá, cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ là đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng cho viên chức, cán bộ y tế; cũng là dịp để thể hiện tình cảm đối với Giáo sư - nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực ký sinh trùng ở Việt Nam.Đây còn là hoạt động mang ý nghĩa sâu sắc, thiết thực để giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống ngành y đặc biệt trong lĩnh vực y tế dự phòng nói chung và phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng nói riêng.Cuộc thi cũng góp phần khơi dậy niềm tự hào của cán bộ y tế, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ nhân viên y tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, để từ đó tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.Các tác giả đoạt giải cuộc thi.Thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao những thành tích xuất sắc mà Viện Sốt rétKý sinh trùng-Côn trùng-Trung ương đã đạt được trong thời gian qua như một sự tiếp nối sự nghiệp khoa học và những hy sinh, đóng góp của Giáo sư Đặng Văn Ngữ cho ngành y tế nước nhà.Viện là một trong những đơn vị hàng đầu trong khối y tế dự phòng và là đơn vị có mô hình hoạt động rất đặc biệt trong ngành y tế Việt Nam.Công tác phòng chống sốt rét của Viện đã góp phần làm giảm sâu cả 3 tiêu chí: số mắc, số tử vong, số vụ dịch: Đến năm 2023 đã có 46 tỉnh được công nhận loại trừ sốt rét và Việt Nam đang tự tin thực hiện mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2030.Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá, công tác khám, chữa bệnh của Viện rất phát triển. Bệnh viện Đặng Văn Ngữ trực thuộc Viện được thành lập năm 2020 trên cơ sở khoa khám bệnh chuyên ngành, là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành về các bệnh ký sinh trùng. Năm 2023, bệnh viện khám, chữa bệnh cho 32.700 lượt trường hợp, tăng 2,1 lần, so với năm 2022.Thay mặt gia đình Giáo sư, bác sĩ, Anh hùng, liệt sĩ Đặng Văn Ngữ, đạo diễn Đặng Nhật Minh - con trai của cố Giáo sư Đặng Văn Ngữ chia sẻ: “Tôi và gia đình cảm động vì nhiều bài báo viết về cha tôi. Cha tôi không chỉ tiếp tục sống trong tâm hồn con cháu trong gia đình, trong các đồng nghiệp cộng sự và thế hệ học trò, mà còn ở trong tâm tưởng của không ít người dân. Việc phát động cuộc thi viết về cha tôi như là mạch nguồn để ông tiếp tục sống trong lòng các đồng nghiệp, cộng sự thế hệ kế tục sự nghiệp của cha tôi...”.Buổi lễ cũng là dịp hội ngộ của những nhân chứng sống trong đoàn cùng đi B với giáo sư Đặng Văn Ngữ. 5 người trong đoàn đi B năm nào giờ đây đều đã ở ngưỡng tuổi 90. Đây là cuộc gặp gỡ hiếm hoi nhiều xúc động.
https://nhandan.vn/trao-giai-cuoc-thi-tim-hieu-cuoc-doi-va-su-nghiep-khoa-hoc-cua-giao-su-bac-si-anh-hung-liet-si-dang-van-ngu-post797052.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp khoa học của Giáo sư", "Anh hùng Liệt sĩ Đặng Văn Ngữ", "Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương", "trao giải" ] }
Hồi sinh từ trái tim được hiến chiều 30 Tết
NDO -Sau 4 tuần trải qua cuộc đại phẫu lớn nhất trong đời nhận trái tim hiến từ người cho chết não, cuộc sống mới với N.V.M như một giấc mơ. Chiều 8/3, N.V.M được xuất viện trong niềm hạnh phúc của cả gia đình và những thầy thuốcBệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Trong niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình được nối dài sự sống, M. nghẹn ngào nói: “Ngày hôm nay tôi rất vui và hạnh phúc, là ngày tôi được ra viện. Khi tôi được như thế này, tôi luôn nhớ đến tình thương của bệnh viện, các y bác sĩ dành cho tôi. Tôi cảm giác như người trong một gia đình. Tôi xin cảm ơn các y, bác sĩ đã cứu sống tôi. Tôi như là một em bé mới được sinh ra vậy".Tại lễ chia tay bệnh nhân, người không giấu được hạnh phúc chính là Đại tá, Tiến sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 bởi đây là lần lấy-ghép đa tạng thứ 5 của bệnh viện, nhưng là ca ghép tim đầu tiên tại cơ sở y tế này. Chiều 30 Tết, những nhịp tim đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình theo dõi liên tục (monitor) trong sự hồi hộp và hạnh phúc của ê-kíp ghép tim."Thành công này thể hiện sự trưởng thành về mặt kỹ thuật, đội ngũ, tổ chức của bệnh viện. Ghép tạng không phải thành tựu của một cá nhân hay một chuyên khoa mà đây là thành tựu của cả hệ thống. Việc thành công ca lấy ghép đa tạng ngày 30 Tết vừa rồi thể hiện sự trưởng thành một cách rõ rệt của bệnh viện", Tiến sĩ Hải nói.Bệnh nhân đã hoàn toàn bình phục sau ca ghép.Trước đó, bệnh nhân M. được phát hiện bệnh cơ tim thể giãn, suy tim nhiều năm nay gần đây đã có những cơn rung thất đe dọa tử vong. Bệnh nhân đã được cấy máy đồng bộ cơ tim kết hợp máy phá rung điều trị suy tim và dự phòng đột tử. Mỗi năm, bệnh nhân phải nhập viện 3-4 lần vì suy tim.Đại tá, Tiến sĩ Ngô Vi Hải, Chủ nhiệm Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, trường hợp này đã được cho vào danh sách chờ ghép tim. Nếu bệnh nhân không đượcghép timthì bệnh nhân có thể bị đột tử bất cứ lúc nào.Người hiến là một bệnh nhân nam (26 tuổi) bị chấn thương sọ não nặng do tai nạn giao thông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.Các y, bác sĩ đã nỗ lực điều trị, hồi sức tích cực tìm cơ hội sống cho bệnh nhân nhưng may mắn đã không đến với bệnh nhân… Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân được chẩn đoán chết não.Sau khi nhận được thông tin về tình trạng của bệnh nhân và với tấm lòng thiện nguyện, nhân đạo, gia đình bệnh nhân đã đồng ý hiến mô, tạng để cứu sống nhiều bệnh nhân hiểm nghèo khác.Đây là ca lấy-ghép đa tạng từ người cho chết não lần thứ 5 được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Trong ngày 9/2, bệnh viện đã tổ chức lấy-ghép 8 mô tạng gồm tim, gan, thận, thận-tụy, 2 tay, 2 giác mạc, phổi.Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã lần đầu tiên thực hiện 2 ca ghép là ghép tim và ghép tụy-thận. Đồng thời, lá phổi đã được điều phối sang Bệnh viện Phổi Trung ương ghép cho bệnh nhân mắc bệnh phổi giai đoạn cuối.Bệnh viện đã huy động hơn 150 cán bộ nhân viên tham gia gồm chuyên gia của các chuyên ngành, các cơ quan làm công tác tổ chức, điều phối, hậu cần, trang bị, công nghệ thông tin, công tác xã hội… để lấy-ghép đồng thời các mô, tạng gồm: Tim, phổi, gan, thận, tụy, chi thể, giác mạc và tổ chức chu đáo công tác hậu sự cho người bệnh chết não hiến đa mô, tạng.Các nhân viên y tế chúc mừng bệnh nhân xuất viện.Chiều 30 Tết, những nhịp tim đầu tiên ở người nhận tim đã chạy trên màn hình theo dõi liên tục (monitor). Sau ghép, bệnh nhân được chăm sóc theo chế độ đặc biệt 24/24 giờ.Thượng tá, Tiến sĩ Ngô Đình Trung, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức ngoại khoa và ghép tạng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, các bác sĩ phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép, đặc biệt áp dụng các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng sau ghép cho bệnh nhân."Bệnh nhân này có tình trạng nhịp tim chậm sau ghép (khá thường gặp trên những bệnh nhân ghép tim). Chúng tôi đã sử dụng máy tạo nhịp để duy trì nhịp tim cho bệnh nhân kết hợp các thuốc điều chỉnh nhịp tim. Quá trình nhịp tim chậm kéo dài gần 3 tuần, và sau đó, nhịp tim đã phục hồi, trở về trong giới hạn bình thường", Tiến sĩ Trung cho hay.Hiện tại, sức khỏe của bệnh nhân diễn biến ổn định và được theo dõi đánh giá chặt chẽ. Chức năng tim ghép của người bệnh về trong giới hạn bình thường; ăn uống, sinh hoạt, vận động tốt. Đúng 4 tuần sau khi ghép tim, bệnh nhân được xuất viện với niềm vui, niềm hạnh phúc khôn xiết."Thành công của ca ghép tim trên là kết quả của sự nỗ lực, tận tâm, tận tụy vì người bệnh; sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên ngành trong bệnh viện, mở ra triển vọng cứu sống những người bệnh hiểm nghèo, tiếp tục đem lại cuộc sống khỏe mạnh cho nhiều người bệnh", Tiến sĩ Ngô Vi Hải tâm sự.
https://nhandan.vn/hoi-sinh-tu-trai-tim-duoc-hien-chieu-30-tet-post799235.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", "ghép tim", "chiều 30 tết", "hồi sinh" ] }
Người mẹ U50 vỡ òa hạnh phúc đón con đầu lòng sau 18 năm hiếm muộn
NDO -Sau gần 18 năm liên tục thất bại thụ tinh trong ống nghiệm với 5 lần thai lưu, 3 lần chửa ngoài tử cung, người mẹ ở độ tuổi xấp xỉ 50 đã vỡ òa hạnh phúc khi chào đón con đầu lòng.
Chị L.T. T.H (SN 1978, quê tại Ninh Bình) vừa hạ sinh em bé đầu lòng ở tuổi gần 50. Chị đã trải qua 5 lần thai lưu, 3 lần chửa ngoài tử cung, nhiều lần thực hiện thụ tinh nhân tạo (IUI) vàthụ tinh trong ống nghiệm(IVF) không thành công. Tới lần chuyển phôi cuối cùng, chị quyết định nếu không thành công thì sẽ chấp nhận số phận. Dường như ông trời thấu được nỗi lòng khao khát 18 năm qua, chị đậu thai và từ đó, hành trình giữ thai gian nan bắt đầu.Ở lần mang thai thứ 9 phát hiện mắc tiểu đường thai kỳ, chị được bác sĩBệnh viện Phụ Sản Hà Nộikhám nội tiết, điều trị bằng insulin đồng thời tư vấn chị chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học, bảo đảm cho cả mẹ và bé. Từng ngày trôi qua, qua được các mốc kiểm tra, cảm nhận con yêu vẫn đang khỏe mạnh, chị càng có thêm động lực.Ở mốc 38 tuần 3 ngày, qua quá trình thăm khám cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng, nhận thấy đây là thời điểm thích hợp đón bé chào đời và cũng để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé, chị được bác sĩ chuyên khoa I Bùi Chí Dũng chỉ định mổ.Kết quả là bác sĩ phẫu thuật Bùi Chí Dũng, bác sĩ gây mê hồi sức Nguyễn Nhật Hoan và ê-kíp thành công lấy một bé gái khỏe mạnh cân nặng 2.800g ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của cả gia đình, đánh dấu kết thúc chặng đường dài đằng đẵng mong con.
https://nhandan.vn/nguoi-me-u50-vo-oa-hanh-phuc-don-con-dau-long-sau-18-nam-hiem-muon-post786512.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "thụ tinh trong ống nghiệm", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", "sinh con", "U50" ] }
Số ca mắc mới Covid-19 tại Malaysia tăng mạnh, giới chức y tế khuyến cáo đeo khẩu trang
Số ca mắc mới Covid-19 tại Malaysia tăng gần gấp đôi trong tuần qua, giới chuyên gia y tế nước này cho rằng đã đến lúc người dân phải đeo khẩu trang trở lại.
Tổng Thư ký Bộ Y tế Malaysia, Tiến sĩ Muhammad Radzi Abu Hassan cho biết số ca mắc mớiCovid-19tại nước này đã tăng lên 12.757 vào tuần trước, so với 6.796 ca 2 tuần trước đó. Ngoài ra, nước này đã ghi nhận 11 trường hợp tử vong do Covid-19 trong thời gian từ ngày 3 đến 9/12.Theo ông Abu Hassan, mặc dù số ca mắc mới gia tăng nhưng tình hình chung vẫn trong tầm kiểm soát và không gây ra gánh nặng đối với các cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện có. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh có triệu chứng nhẹ và không cần nhập viện. Tuy nhiên, mức tăng gần gấp đôi số ca nhiễm mới trong thời gian ngắn gây lo ngại.Chủ tịch Hiệp hội các chuyên gia hành nghề y tế tư nhân Malaysia, Tiến sĩ Balwant Singh Gendeh cho rằng người cao tuổi và những người mắc bệnh cao huyết áp, hen suyễn và ung thư là những đối tượng dễ bị tổn thương. Ông nhấn mạnh việc đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ những người xung quanh và ngăn chặn các ca mắc Covid-19 tăng.Các chuyên gia y tế cũng khuyến nghị Bộ trưởng Y tế Malaysia mới được bổ nhiệm, Tiến sĩ Dzulkefly Ahmad cân nhắc thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nguy cơ Covid-19 bùng phát trở lại.Phó Chủ tịch đảng Hiệp hội Người Malaysia gốc Hoa (MCA), Tiến sĩ Mah Hang Soon cho rằng bộ này nên ban hành hướng dẫn phòng ngừa đại dịch mới nhất đối với các nhà điều hành doanh nghiệp, đặc biệt là những người trong ngành bán lẻ và ăn uống, nơi có đám đông lớn tụ tập trong thời gian dài. Ngoài ra, cần khuyến khích các nhà điều hành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến và mang đi.Tiến sĩ Mah cũng đề nghị triển khai lại một số Quy trình vận hành tiêu chuẩn (SOP) nghiêm ngặt từng được áp dụng trong thời kỳ đại dịch đối với những người sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Ông cho rằng Bộ Y tế phải cung cấp các hướng dẫn và khuyến cáo mới nhất cho công chúng về khả năng tiêm nhắc lại các mũi vaccine ngừa Covid-19.Trong khi đó, Giáo sư, Tiến sĩ Moy Foong Ming thuộc Khoa Y tế Dự phòng và Xã hội của Đại học Malaya (UM) chỉ ra rằng đeo khẩu trang vẫn là một biện pháp y tế công cộng tốt.Ông cho biết đối với những người có triệu chứng giống cúm, việc đeo khẩu trang sẽ giúp họ không lây nhiễm cho người khác. Người cao tuổi và những người có khả năng miễn dịch kém được khuyến khích đeo khẩu trang trong môi trường kín hoặc những nơi lưu thông gió kém.Theo trang thông tin chính thức của Bộ Y tế Malaysia, tính đến ngày 11/12, Malaysia ghi nhận 20.017 ca đang điều trị Covid-19, trong đó 446 ca phải nhập viện với 13 trường hợp phải điều trị tích cực.
https://nhandan.vn/so-ca-mac-moi-covid-19-tai-malaysia-tang-manh-gioi-chuc-y-te-khuyen-cao-deo-khau-trang-post787449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Malaysia", "Covivd-19", "đeo khẩu trang" ] }
Nghỉ lễ, không được lơ là phòng, chống dịch bệnh
NDO -Kỳnghỉ lễkéo dài 5 ngày tới đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh do việc dịch chuyển của người dân đi du lịch, về quê... Bộ Y tế đề nghị các địa phương không được lơ là phòng, chống dịch bệnh, cơ sở y tế phải bảo đảm trực 4 cấp để không xảy ra các tình huống
Theo Bộ Y tế, tình hình bệnh truyền nhiễm trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, trong đó một số bệnh như sởi, ho gà... được ghi nhận gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tháng 4/2024, Tổ chức Y tế thế giới đã cảnh báo việc gia tăng số ca mắc bệnh sởi và nguy cơ bùng phát dịch sởi tại nhiều khu vực trên thế giới.Trong nước, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, tại Việt Nam đã ghi nhận rải rác các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng ở một số địa phương. Bên cạnh đó, một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, bệnh dại hiện cũng có số mắc tăng so với cùng kỳ năm 2023.Tháng 4/2024 đã ghi nhận trường hợp tử vong do cúm A(H5N1), đây là trường hợp mắc thứ 2 kể từ năm 2014; đồng thời ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc cúm A(H9N2).Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024 sắp tới, nhu cầu đi lại tăng cao, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao trách nhiệm cho Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả các hoạt độngphòng, chống dịch bệnhvà công tác tiêm chủng mở rộng.Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân ban hành định mức chi cho hoạt động y tế dự phòng để chủ động triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh. Bố trí đầy đủ kinh phí cho việc triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng mở rộng từ nguồn kinh phí địa phương theo phương châm 4 tại chỗ bảo đảm đúng quy định.Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao chỉ đạo Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay từ cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế; phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động phân tích tình hình và đánh giá nguy cơ để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp, kịp thời.Xây dựng, triển khai phương án cụ thể sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn dịp nghỉ lễ Ngày Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế lao động 1/5 năm 2024 và cao điểm du lịch hè 2024; tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại tất cả các tuyến; đảm bảo hoạt động của các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động để sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết.Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, xử lý triệt để ổ dịch, không để bùng phát hoặc phát sinh mới các ổ dịch, nhất là các bệnh truyền nhiễm có số mắc, tử vong cao.Thực hiện tốt công tác thu dung bệnh nhân, kịp thời điều trị, cấp cứu người bệnh, hạn chế tối đa các trường hợp chuyển nặng, tử vong và thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật.Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và các khuyến cáo phòng bệnh cho người dân...Thường xuyên rà soát, bảo đảm hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực... đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ.Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm và xử lý kịp thời dịch bệnh trên động vật, nhất là cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh than..., kịp thời chia sẻ thông tin với ngành y tế để triển khai các biện pháp phòng lây nhiễm sang người; thực hiện tốt việc quản lý đàn chó, mèo và tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ; thực hiện truyền thông học đường về phòng, chống dịch bệnh và tiêm vắc xin phòng bệnh; thực hiện tốt công tác y tế trường học, phát hiện kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và thông báo cho cơ sở y tế để phối hợp xử lý kịp thời; phối hợp triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm vắc xin tại các cơ sở giáo dục.Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; phối hợp cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, tiêm chủng vaccine và thay đổi hành vi, nâng cao sức khỏe.Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch và tiêm chủng mở rộng, chuẩn bị sẵn sàng nguồn kinh phí dự phòng trong trường hợp cần thiết.
https://nhandan.vn/nghi-le-khong-duoc-lo-la-phong-chong-dich-benh-post806792.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "nghỉ lễ kéo dài", "phòng chống dịch bệnh", "Bộ Y tế", "nghỉ lễ 30/4 và 1/5" ] }
Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
NDO -Ngày 31/5, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Thống Nhất, Trường đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Ứng dụngchuyển đổi sốvà trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán và điều trị bệnh”.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, trên thế giới, chuyển đổi số và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế đang được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu để cải thiện chất lượng dịch vụ y tế và nâng cao sức khỏe của cộng đồng.Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để áp dụng các giải pháp y tế kỹ thuật số. Tuy nhiên, việc chuyển đổi số trong lĩnh vựcy tếở Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức.Cụ thể, người bệnh phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình chăm sóc sức khỏe, từ khả năng tiếp cận dịch vụ, chất lượng, cho đến trải nghiệm chăm sóc tổng thể.Các vấn đề này bao gồm thời gian chờ đợi tại các bệnh viện quá tải, thiếu nguồn lực y tế có kỹ năng, thiếu giường bệnh...Hiện, quá trình số hóa tại các bệnh viện ở Việt Nam vẫn còn rời rạc, nhỏ lẻ và chủ yếu được thực hiện ở các bệnh viện cấp quốc gia và các bệnh viện tư nhân ở các đô thị lớn.Qua đó, các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh cách mạngcông nghệ sốđang diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, việc áp dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực y tế không chỉ là xu hướng mà còn là cần thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng cường tiện ích và tiếp cận dịch vụ y tế, giảm chi phí y tế, tăng cường phòng chống dịch bệnh, tăng tính hiệu quả và hiệu suất của ngành y tế.Quang cảnh hội thảo.Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học, chuyên gia y tế tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến sử dụng chatbot y tế nhằm hỗ trợ bệnh nhân tự kiểm tra tình trạng sức khỏe; ứng dụng trí tuệ nhân tạo để phân tích dữ liệu y tế phức tạp; robot hỗ trợ trong phẫu thuật; ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong chụp X-quang; hệ thống theo dõi bệnh tình và dự đoán biến chứng; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (Cloud, VR, AR...) trong chẩn đoán hình ảnh.Những nội dung liên quan đến việc sử dụngtrí tuệ nhân tạođể phân tích hình ảnh bệnh lý của các bệnh ung thư khác nhau; phân tích và theo dõi mức độ lây lan của các bệnh truyền nhiễm nhờ trí tuệ nhân tạo; chuyển đổi số trong quản lý dữ liệu bệnh lý; sử dụng dữ liệu lớn và học máy trong tìm kiếm dược phẩm; sử dụng trí tuệ nhân tạo để phát hiện thuốc và rút ngắn chu kỳ phát triển thuốc… cũng được các đại biểu tập trung thảo luận tại hội thảo.Hội thảo nhằm xây dựng môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ, chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế để thúc đẩy việc ứng dụng chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh.Đồng thời, chia sẻ các sản phẩm nghiên cứu mới nhất, những ứng dụng tiềm năng và trao đổi học thuật giữa các chuyên gia, bác sĩ, nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên đến từ các bệnh viện, viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, học viện, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/ung-dung-chuyen-doi-so-tri-tue-nhan-tao-trong-linh-vuc-y-te-post812068.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Ứng dụng chuyển đổi số", "trí tuệ nhân tạo", "y tế", "dịch vụ y tế", "giảm chi phí y tế", "Việt Nam" ] }
Cần giải pháp cụ thể để giảm tác hại của đồ uống có đường
Để giảm bớt sự gia tăng của bệnh béo phì, đái tháo đường, cao huyết áp..., nhiều quốc gia đã thực hiện kết hợp ba nhóm giải pháp cùng lúc nhằm quản lý đồ uống có đường: áp thuế; hạn chế quảng cáo và tăng cường truyền thông. Trong đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt là giải pháp đã được hơn 100 quốc gia phát triển áp dụng, và có lẽ đã đến lúc Việt Nam cũng cần áp dụng những giải pháp này.
Báo cáo tại hội thảo về vấn đề tác hại của đồ uống có đường đối với sức khỏe và vai trò của chính sách thuế trong kiểm soát tiêu dùng do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức mới đây, nhiều ý kiến nêu rõ, để hạn chế sử dụng đồ uống có đường, nhiều quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại sản phẩm này.Tiến sĩ Angela Pratt - Trưởng đại diện Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nêu rõ, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường cao, cho nên không có gì ngạc nhiên khi tỷ lệ thừa cân và béo phì tăng nhanh, nhất là ở những người trẻ tuổi. Ở các thành phố lớn, cứ 4 thanh thiếu niên trong độ tuổi 15-19 thì có hơn 1 người bị thừa cân, béo phì. Việc tiêu thụ đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2, sâu răng, béo phì... và cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng khác bao gồm ung thư mà những loại bệnh này khiến cho người mắc để lại nhiều di chứng và sống chung với bệnh cả đời. Để xây dựng Việt Nam khỏe mạnh và an toàn hơn, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam khuyến cáo cần bắt đầu thực hiện một số biện pháp triệt để nhằm giảm tiêu thụ đồ uống có đường.PGS, TS Trương Tuyết Mai- Phó Viện trưởng Dinh dưỡng quốc gia phân tích rõ, đồ uống có đường chứa đường tự do đang âm thầm gây hại cho sức khoẻ. Những loại đồ uống này là nước ngọt có ga hoặc không ga, nước ép rau quả, hoặc dạng cô đặc hay dạng bột, nước có hương vị, nước tăng lực và thể thao, trà uống liền, cà-phê uống liền và sữa có thêm đường... Nhiều nghiên cứu cho thấy, sau một thời gian dài, khi cơ thể nạp vào một lượng đường lớn có thể làm xuất hiện sự đề kháng lại với insulin (đóng vai trò quy định các chức năng của hệ thần kinh ở bên trong não). Khi các tế bào não đề kháng lại với insulin sẽ gây nên tình trạng xử lý thông tin chậm và ảnh hưởng đến việc điều khiển suy nghĩ của bản thân. Ngoài ra, khi nạp vào cơ thể quá nhiều đường thì khả năng hấp thụ dưỡng chất cũng sẽ trở nên hạn chế hơn, nhất là vitamin A, C, B12, canxi...; điều này làm ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, glucose trong máu tăng cao, gan nhiễm mỡ..., làm cho cơ thể bị suy nhược.Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 10 năm qua, người dân đã uống nhiều đồ uống có đường hơn. Trung bình, mỗi người Việt Nam tiêu thụ 1 lít đồ uống có đường mỗi tuần. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, việc tiêu thụ đường tự do nên được giới hạn ở mức dưới 10% tổng năng lượng và lý tưởng là dưới 5%. Đó là khoảng 25 gram mỗi ngày cho một người trưởng thành và dưới 12-25 gram mỗi ngày với trẻ em.Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, một biện pháp phổ biến để giảm tác hại từ đồ uống có đường là áp thuế. Hơn 100 quốc gia hiện đã áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với loại sản phẩm này. Tiến sĩ Angela Pratt cho biết, bằng chứng, kinh nghiệm hiện tại cho thấy nếu thuế làm tăng giá đồ uống lên 10%, mọi người sẽ uống ít hơn khoảng 11%. Chính sách này có thể đem lại thay đổi tích cực trong tình hình thừa cân béo phì đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam. Bởi tăng thuế sẽ tác động đến tăng giá đồ uống có đường, qua đó tác động đến hành vi tiêu thụ, gánh nặng sức khỏe và kinh tế-xã hội sẽ thay đổi tương đương với mức tăng giá bán lẻ. Nếu mức tăng giá 5% đem lại sự thay đổi không đáng kể, thì tăng giá ở mức 20% sẽ là con số không nhỏ khi người tiêu dùng sẽ phải đắn đo và cân nhắc khi mua một sản phẩm đồ uống có đường. Lượng đường trong sản phẩm đồ uống có đường cao, thì sẽ đánh thuế cao, điều này có thể đem lại sự thay đổi tích cực, hạn chế tình trạng béo phì ở Việt Nam.Kinh nghiệm từ nhiều quốc gia cho thấy, thường áp dụng thuế tuyệt đối theo hàm lượng đường cao, đây là giải pháp khá nhiều ưu điểm so sánh với loại thuế khác. Giải pháp này mở đường cho các nhà sản xuất chuyển hướng sang các dòng sản phẩm ít đường hoặc sử dụng những sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn. Ngoài ra, các nước cũng tăng cường khuyến cáo nên sử dụng nước lọc, nước đóng chai, trà không đường thay cho các loại nước ngọt; hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường tự do như các loại đường tự nhiên (đường nâu, đường tinh luyện, đường phèn...) và đồ uống có đường (bao gồm nước ngọt, trà, cà-phê hòa tan...), bánh kẹo ngọt, mứt, xi-rô... Mặt khác, hạn chế lượng đường thêm vào thức ăn khi nấu nướng và trên bàn ăn; không cho thêm đường vào trà, cà-phê hay bất kỳ đồ uống nào khác. Người dân cũng nên chọn các kích cỡ suất ăn của thực phẩm hoặc đồ uống có đường nhỏ hơn và giảm dần số lượng; nên ăn trái cây tươi ít ngọt thay cho đồ ăn vặt có đường, chọn trái cây tươi thay vì trái cây sấy khô; đọc nhãn dinh dưỡng, chọn các sản phẩm chứa lượng đường tự do ít hơn...Đáng chú ý, ngoài chính sách thuế, các chuyên gia cũng khuyến nghị cần áp dụng các biện pháp: ghi nhãn dinh dưỡng ở mặt trước đồ uống, hạn chế quảng cáo, hạn chế đồ uống có đường trong trường học và giáo dục về dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025, cũng đã xác định các giải pháp trọng tâm là đẩy mạnh truyền thông để nâng cao sức khỏe giảm các hành vi nguy cơ, dự phòng mắc bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó có việc sử dụng đồ uống có đường ■
https://nhandan.vn/can-giai-phap-cu-the-de-giam-tac-hai-cua-do-uong-co-duong-post804623.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Angela Pratt", "Quyết định số 155/QĐ-TTg", "Béo phì", "Tổ chức Y tế thế giới", "tác hại của đồ uống có đường", "hạn chế đồ uống có đường" ] }
Sau đại dịch, nguy cơ mắc bệnh tự miễn tăng 20-50%
NDO -Miễn dịch học, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp tế bào T, phương pháp điều trị các bệnh tự miễn… là nội dung thu hút nhiều sự quan tâm của giới khoa học trong lĩnh vực y tế trong phiên tọa đàm “Thúc đẩy miễn dịch học chính xác để điều trị các bệnh rối loạn tự nhiên” của Tuần lễ Khoa học-công nghệ VinFuture chiều 18/12.
Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, thách thức trong điều trị các vấn đề rối loạn miễn dịch hiện nay là khoảng cách giữa nhu cầu của người bệnh và các sản phẩm điều trị.Tại tọa đàm, các diễn giả tập trung thảo luận các liệu pháp điều trị nhắm đích, bao gồm liệu pháp tế bào sử dụng lympho T điều hòa, các kháng thể đơn dòng để điều trị một số bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì... Những phương pháp điều trị theo hướng miễn dịch học chính xác này hứa hẹn có thể chữa khỏi hoàn toàn các bệnh lý tự miễn.Thế giới đối mặt với nguy cơ các bệnh tự miễnThứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đánh giá cao hội nghị quy tụ được các nhà khoa học hàng đầu thế giới quan tâm thúc đẩy miễn dịch học để điều trị rối loạn tự miễn.Theo Thứ trưởng, bệnh rối loạn tự miễn được công nhận lần đầu vào năm 1900. Sau đó, con người đã có bước tiến đáng kể nhưng việc làm sáng tỏ nguyên nhân gây bệnh vẫn là thách thức lớn, tốn nhiều thời gian, công sức của các nhà khoa học. Nhân loại hiện biết 100 loại bệnh tự miễn trong cả nghìn bệnh lý hiếm gặp.Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại tọa đàm.Sau đại dịch, chúng ta thấy nguy cơ mắc bệnh tự miễn tăng 20-50%. Tại Việt Nam cũng ghi nhận tỷ lệ mắc rối loạn miễn dịch sau dịch tăng nhưng còn hạn chế trong phát hiện, điều trị.“Hiểu biết về rối loạn tự miễn còn hạn chế, nhiều khó khăn về tiếp cận các loại thuốc. Tọa đàm là nơi để hợp tác mang tới hy vọng cho người bệnh”, Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương nhận định.Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUniversity, Việt Nam, bệnh tự miễn là hệ tự miễn tấn công tế bào cơ thể, như vảy nến, viêm mạch máu…Trước kia bệnh tự miễn được coi là hiếm gặp nhưng hiện gặp ở khoảng 4-5% trong cộng đồng dân số.“Tỷ lệ bệnh tự miễn ngày càng tăng và gặp nhiều trên lâm sàng. Nghiên cứu thế giới hiện tại có tới 20% bệnh lý tập trung vào bệnh tự miễn. Việt Nam có 100 triệu dân nhưng tỷ lệ bệnh tự miễn khoảng 4%, tức là có khoảng 4 triệu người bị mắc bệnh. Đó là câu hỏi để chúng ta nghiên cứu phương án điều trị”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh nói.Theo chuyên gia này, hiện các nhà nghiên cứu đang xác định các yếu tố dấu ấn sinh học, các kháng thể để chẩn đoán sớm cho bệnh nhân. Ngoài ra, còn xác định yếu tố bệnh học để áp dụng trong điều trị.“Vấn đề là các chuyên ngành phải phối hợp điều trị giúp cho bệnh nhân tốt nhất. Ví dụ bệnh nhân gặp cả vấn đề về thể chất và tâm lý thì cần điều trị cả 2. Có khoảng 25% bệnh nhân không chỉ mắc một bệnh lý tự miễn là nhiều. Chúng ta phải có liệu pháp đích và một số liệu pháp điều trị trên tế bào T và B được triển khai để điều trị bệnh lý tự miễn”, Tiến sĩ Đĩnh cho hay.Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh, Trưởng khoa Nội chung, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, giảng viên lâm sàng thuộc Khối Khoa học Sức khỏe, Trường Đại học VinUniversity, Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm.Theo Giáo sư Pascale Cossart, hệ vi sinh vật ở con người giống vi khuẩn, virus nhưng lành tính và đã cố định trên da, đường ruột. Cơ thể chứa số lượng vi khuẩn gấp nhiều lần số tế bào cơ thể.Vai trò hệ vi sinh vật đường ruột là tiêu hóa thức ăn, tạo ra các miễn dịch cơ thể và tạo ra hệ thống nhầy, peptide kháng khuẩn, thậm chí còn ảnh hưởng tới suy nghĩ, hành vi cảm xúc. Hệ sinh vật đường ruột rất đa dạng, thay đổi tùy mức độ giải phẫu, thậm chí còn khác giữa cộng đồng dân cư giữa khí hậu các vùng khác nhau.“Nghiên cứu cho thấy vi sinh vật ảnh hưởng tới các liệu pháp điều trị, ví dụ như ung thư. Nhiều bằng chứng cho thấy hệ vi sinh vật tác động lên đáp ứng hệ miễn dịch và liệu pháp miễn dịch. Theo nghiên cứu, trẻ em được bộc lộ phát triển tự do thì sẽ giảm được nguy cơ bệnh lý tự miễn.Do đó, chúng ta phải đánh giá vai trò quan trọng hệ vi sinh vật đường ruột. Chúng ta phải cân nhắc trong điều trị kháng sinh; đưa ra các thuốc tăng hệ miễn dịch. Hoặc nghĩ tới giải pháp làm sao thay thế hệ vi sinh vật đường ruột. Đó là biện pháp có khả năng phòng ngừa”, Giáo sư Pascale Cossart nói.Còn tranh luận về phương pháp điều trị các bệnh tự miễnTrong bài chia sẻ “Liệu pháp tế bào T điều hòa giúp điều trị các bệnh miễn dịch”, Giáo sư Shimon Sakaguchi cho hay, bệnh tự miễn có ở trên 10% dân số. Hầu hết cơ quan trong cơ thể đều bị bệnh tự miễn.Theo Giáo sư Shimon Sakaguchi, Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka (Nhật Bản), từ năm 1990, thế giới đã biết vai trò của tế bào T và đã xác định được các yếu tố kháng nguyên trong cơ thể. Nhưng làm sao điều chỉnh vai trò của tế bào T để làm giảm ức chế bất hoạt với các tế bào khác là điều đặt ra với các nhà khoa học.Theo chuyên gia này, tế bào T tự nhiên có thể được nuôi cấy. Nhưng làm sao để đạt được hiệu ứng đích trong kháng nguyên này là vấn đề ông đang nghiên cứu.Giáo sư Shimon Sakaguchi, Giáo sư xuất sắc tại Trung tâm Nghiên cứu miễn dịch tiên phong (IFReC), Đại học Osaka (Nhật Bản) chia sẻ về liệu pháp T trong điều trị bệnh tự miễn.Giáo sư Shimon Sakaguchi cho hay, việc sử dụng tế bào T hiện cho lĩnh vực cụ thể. Khó để phát hiện ra được phân tử đích để cho một điều trị ung thư khác. Làm sao để vượt qua được khó khăn này là thách thức khác. Việc sử dụng biện pháp điều trị nào hiệu quả về cả y khoa và kinh tế vẫn là câu hỏi tranh luận.Chia sẻ về thách thức của Việt Nam trong nghiên cứu các bệnh lý tự miễn và khả năng áp dụng các biện pháp với Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh cho biết, hiện một số loại thuốc được sử dụng ở Việt Nam như một số thuốc ức chế tế bào nhưng rất đắt tiền.“Tôi khuyến cáo các công ty làm sao sản xuất thuốc trong Việt Nam để giảm giá thành để nhiều bệnh nhân Việt Nam có thể sử dụng được”, Tiến sĩ Nguyễn Văn Đĩnh bày tỏ.Các nhà khoa học trao đổi tại phiên thảo luận.Tọa đàm có sự tham gia trao đổi của các diễn giả: Giáo sư Teck-Seng Low, Phó Chủ tịch cấp cao tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Singapore; Giáo sư Nguyễn Thục Quyên, Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Giám đốc Trung tâm Polyme và Chất rắn Hữu cơ (CPOS) và Giáo sư Khoa Hóa học & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ; Giáo sư Albert Pisano, Đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật Jacobs thuộc Đại học California, San Diego, Hoa Kỳ; Tiến sĩ Sadasivan Shankar, Quản lý Nghiên cứu – Phát triển Công nghệ tại Phòng thí nghiệm Máy gia tốc Quốc gia SLAC tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ; Giáo sư Vivian Yam, Thành viên Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture và Giáo sư Philip Wong Wilson Wong về Hóa học và Năng lượng, Giáo sư Chủ nhiệm Hóa học tại Đại học Hồng Kông, Trung Quốc.
https://nhandan.vn/sau-dai-dich-nguy-co-mac-benh-tu-mien-tang-20-50-post788058.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Tuần lễ khoa học", "Giải thưởng VinFuture", "tuần lễ khoa học", "y sinh", "tọa đàm khoa học", "điều trị bệnh lý tự miễn" ] }
Giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV nhờ hiệu quả điều trị dự phòng Prep tại Đồng Tháp
NDO -Đẩy mạnh y tế tư nhân tham gia vào phát hiện ca nghi ngờ nhiễm HIV, đưa vào quản lý, xét nghiệm sàng lọc, điều trị dự phòng Prep... góp phần làm giảm rõ rệt các trường hợp nhiễm HIV, chuyển sang AIDS và tử vong. Tỉnh Đồng Tháp có nhiều sáng kiến để đẩy mạnh công tác phòng, chống HIV/AIDS thời gian qua.
Hơn 85% ca nhiễm HIV tại Đồng Tháp từ 15-29 tuổiN.V.H (sinh năm 1990) bàng hoàng phát hiện bạn tình của mìnhnhiễm HIVgần một năm trước - đúng thời điểm khi cả hai bàn nhau cùng rời Thành phố Hồ Chí Minh về Đồng Tháp lập nghiệp. H. gần như chết lặng, mang theo một nỗi sợ vô hình khi được tư vấn đi xét nghiệm HIV."Kết quả của em âm tính, nhưng bác sĩ nói em phải điều trị Prep để tránh lây nhiễm", H. hắng giọng kể.H. đã từng nghĩ sẽ chia tay bạn tình, nhưng "nhìn bạn ấy quá thương", H. không nỡ. Vậy là họ vẫn sống chung với nhau, mưu sinh bằng nghề bán nước ép hoa quả ở xã An Long, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. "Mỗi tháng thu nhập được khoảng 4 triệu đồng, cũng gọi là sống qua ngày chị ạ", H. kể.H. chọn ở lại với bạn tình, bằng một kết quả suốt cả năm sống cạnh nhau, em không bị lây nhiễm HIV do tuân thủ các tư vấn của bác sĩ về uống Prep và sử dụng bao cao su. 3 tháng một lần, H. và bạn chạy từ An Long chừng hơn 10km về Trung tâm Y tế huyện Tam Nông khám, xét nghiệm, lấy thuốc."Mỗi lần test lại là một lần hồi hộp. Em cũng sợ lắm chứ. Nhưng một năm qua tuân thủ đúng quy định uống thuốc Prep, em thấy mình vẫn an toàn. Em nghĩ mình cứ chung tình với bạn của mình thôi, đó là một cách bảo đảm an toàn cho mình", H. bảo.H. là một trong nhiều trường hợp điều trị Prep hiệu quả, sống an toàn với bạn tình nhiễm HIV mà không bị lây nhiễm thời gian qua.N.V.H (sinh năm 1990) chia sẻ về quá trình điều trị Prep của mình.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Công Đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp cho hay, trong 10 năm gần đây, mỗi năm tỉnh phát hiện khoảng 397 trường hợp nhiễm HIV, trong đó năm 2019 lên tới 416 trường hợp.Từ năm 2013 đến nay số trường hợp nhiễm HIV dao động không quá 500 trường hợp, nhưng đến các năm gần đây có chiều hướng tăng lên do được sự hỗ trợ từ các nguồn tài trợ, tỉnh đẩy mạnh tiến hành mở rộng tư vấn, xét nghiệm HIV tại các cơ sở y tế tư nhân, trạm y tế xã, phường thị trấn, ngoài cộng đồng thông qua các đợt giám sát trọng điểm, xét nghiệm lưu động và xét nghiệm không chuyên,…Số trường hợp chuyển AIDS và tử vong có sự biến đổi đáng kể, năm 2013 số trường hợp chuyển AIDS và tử vong cao nhất lần lượt là 390 và 203 trường hợp.“Năm 2013 tử vong do AIDS đến 203 người, nhưng 10 năm sau, con số này giảm mạnh chỉ còn 69 người. Trên thực tế số trường hợp chuyển AIDS, tử vong giảm rõ rệt nói lên hiệu quả của thuốc điều trị kháng virus (ARV) đóng góp rất lớn. Các trường hợp khi được phát hiện nhiễm HIV nhanh chóng đưa vào điều trị trong ngày. Đây là thành quả điều trị ARV ở Đồng Tháp”, bác sĩ Đoàn cho hay.Tại Đồng Tháp, số ca nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở thành thị và vùng biên giới, như Cao Lãnh, thành phố Cao Lãnh, huyện Lai Vung, huyện biên giới Hồng Ngự... Những năm qua, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con giảm đáng kể. Hàng năm, có trên 95% thai phụ được xét nghiệm tầm soát HIV. Vì thế, từ năm 2020-2023, không có trường hợp con lây HIV từ mẹ. Tỷ lệ ca nhiễm mới từ nghiện chích ma túy cũng giảm rõ rệt. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn chiếm 99%.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý - Phó Trưởng Khoa phòng, chống HIV/AIDS (CDC Đồng Tháp) chia sẻ về sự gia tăng ca nhiễm trong nhóm MSM.Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quý - Phó Trưởng Khoa phòng, chống HIV/AIDS (CDC Đồng Tháp) cho biết, điều rất đáng quan ngại tại tỉnh Đồng Tháp thời gian gần đây, đó là nhóm từ 15-24 tuổi nhiễm HIV tăng nhanh so với 10 năm trước đó. Trên 85% ca nhiễm HIV nằm trong nhóm tuổi từ 15-29.Tình hình dịch HIV/AIDS tại Đồng Tháp có tương đồng giữa các tỉnh với đồng bằng sông Cửu Long, đó là số ca nhiễm mới trong nhóm nam quan hệ đồng giới (MSM) tăng mạnh. "Năm 2017, tỷ lệ lây nhiễm qua tình dục không an toàn, chủ yếu trong nhóm MSM chiếm 94,4% và đến năm 2023 tăng lên 99,1%", ông Quý nói.Việc tăng cường giám sát nhóm MSM, phát hiện sớm đưa vào điều trị Prep, cắt đứt nguồn lây là mục tiêu quan trọng của ngành y tế tỉnh nhà để giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong cộng đồng."Sáng kiến" phòng, chống HIV/AIDS tại Đồng ThápViệc xác định ca nhiễm mới rất quan trọng vì những ca này có tỷ lệ lây nhiễm rất cao. Do đó, từ năm 2023, Đồng Tháp đã thực hiện làm xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV (Asanté HIV-1 Rapid Recency) để sàng lọc ca nhiễm mới, cũ. Năm 2023, tỉnh tầm soát 426 ca, phát hiện 21 ca nhiễm mới. Riêng quý 1/2024, tỉnh tầm soát 107 ca và phát hiện 4 ca nhiễm mới."Những ca mới chưa được điều trị, nồng độ virus rất cao nên tỷ lệ lây nhiễm cao. Do đó, chúng tôi phải truy vết giống như tìm ca liên quan F0 thời Covid-19 nhưng khó hơn nhiều lần so với Covid-19 vì những ca nhiễm mới chủ yếu trong nhóm MSM. Để khống chế đường lây nhanh chóng, chúng tôi phải nhờ tới các cộng tác viên, là các MSM giúp chúng tôi truy vết", Phó Giám đốc CDC Đồng Tháp - ông Võ Công Đoàn cho hay.Chia sẻ về những điểm sáng của Đồng Tháp những năm gần đây, ông Đoàn cho hay, Đồng Tháp đang hiện đang có 12 phòng khám sàng lọc, trong đó có 2 phòng khám công lập và 10 cơ sở tư nhân; có 7 cơ sở y tế xét nghiệm khẳng định HIV gồm: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Đồng Tháp, Bệnh viện đa khoa Sa Đéc, Bệnh viện khu vực Hồng Ngự, Bệnh viện khu vực Tháp Mười, Trung tâm y tế Thanh Bình, Trung tâm Y tế Tam Nông, Trung tâm Y tế Lấp Vò. Toàn tỉnh có 1 nhóm CBO (đồng đẳng viên) là nhóm S66_Lotus; 3 nhóm giáo dục viên đồng đẳng.Bác sĩ chuyên khoa 2 Võ Công Đoàn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đồng Tháp.Hầu hết những người MSM có nguy cơ đangđiều trị PrEPtại các cơ sở y tế tư nhân. “80% khách hàng duy trì điều trị ở y tế tư nhân, cao hơn ở y tế công vì người dân có thể đi khám ngoài giờ, cuối tuần và họ không phải dè chừng sợ gặp người quen tại cơ sở y tế công. Tỷ lệ đóng góp vào điều trị Prep của y tế tư nhân là 66%", ông Đoàn cho hay.Từ sự thay đổi mô hình lây nhiễm, tỉnh thay đổi chiến lược tìm ca nhiễm trong cộng đồng, chủ yếu dựa mạng lưới tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO) như S66 Lotus và thành viên đồng đẳng các nhóm… bằng cách đẩy mạnh truyền thông tạo cầu trực tiếp, trên ứng dụng mạng xã hội...; thực hiện sáng kiến mới trong tìm ca, xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích- PNS; tiếp cận mạng lưới-SNS.Các CBO thường xuyên tham gia có chọn lọc các buổi gặp gỡ nhóm khách hàng, tạo mối liên hệ và kết bạn; đồng thời, tăng số buổi truyền thông nhóm nhỏ. Những "cánh tay nối dài" của cán bộ y tế cũng đã hỗ trợ trực tiếp, đưa khách hàng đi xét nghiệm khẳng định và điều trị ARV hoặc PrEp.Theo ông Đoàn, hầu hết (98%) tất cả ca nhiễm HIV của tỉnh Đồng Tháp đã và đang có thẻ bảo hiểm y tế để điều trị ARV. Còn khoảng 2% chưa có thẻ bảo hiểm y tế chủ yếu là ca nhiễm mới.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thanh Hùng, Phó Giám đốc CDC huyện Tam Nông cho biết, với bệnh nhân không có bảo hiểm y tế, lại có hoàn cảnh khó khăn nên việc đưa bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm lâm sàng cũng còn hạn chế."Trong thời gian chờ cấp bảo hiểm y tế từ nguồn ngân sách hỗ trợ thì việc cấp thuốc nguồn Quỹ Toàn cầu cũng là một sự giúp ích lớn đối với cơ sở và bệnh nhân nhưng hiện tại số lượng thuốc cũng không còn nhiều. Hiện cơ sở đang chăm sóc cho 1 bệnh nhân ARV không có bảo hiểm y tế do là người Campuchia nhập cư lâu nhưng chưa được cấp căn cước công dân", bác sĩ Hùng nói.Tỉnh Đồng Tháp có nhiều sáng kiến trong phát hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng.Việc giám sát HIV/AIDS được CDC tỉnh lồng ghép với giám sát lao và điều trị methadone. 98% bệnh nhân lao ở Đồng Tháp được tầm soát HIV vì nếu nhiễm HIV, suy giảm miễn dịch, nếu mắc thêm lao thì lây rất nhanh và tử vong nhanh.Phó Giám đốc CDC Đồng Tháp cho biết, tới đây, CDC tỉnh cũng mong muốn sớm tập huấn cho 1.007 phòng khám tư nhân và 2.135 nhà thuốc trên toàn tỉnh để những người này tham gia vào cộng đồng khống chế dịch.Đồng thời, CDC tỉnh đang đề xuất cho một cơ sở y tế tư nhân được xét nghiệm khẳng định HIV để triển khai điều trị trong ngày. Bên cạnh đó, đề xuất sớm xây dựng được Phòng khám và điều trị Prep tại khu công nghiệp để tạo thuận lợi cho công nhân được cấp phát thuốc tại chỗ.
https://nhandan.vn/giam-ty-le-lay-nhiem-hiv-nho-hieu-qua-dieu-tri-du-phong-prep-tai-dong-thap-post811568.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "phòng chống HIV/AIDS", "Đồng Tháp", "nhóm nam quan hệ đồng giới", "MSM" ] }
Sẻ chia, đồng hành cùng người bệnh
Đều đặn vào sáng thứ sáu hằng tuần, các hội viên phụ nữ Bệnh viện Quân y 4 (Cục Hậu cần Quân khu 4) cắt tóc, gội đầu, xoa bóp, bấm huyệt, khâu vá quần áo... cho những bệnh nhân nghèo, bệnh nhân nặng có hoàn cảnh khó khăn. Nghĩa cử này không chỉ góp phần giúp người bệnh yên tâm điều trị mà còn lan tỏa hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc quân y.
Tôi có mặt ở Khoa B3 (Khoa ngoại chung), Bệnh viện Quân y 4, đúng lúc các hội viên phụ nữ đơn vị đang cắt tóc, gội đầu cho bà Hồ Thị Phong, 81 tuổi, quê ở xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; là bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp đã di căn thực quản đang điều trị tại đây. Nhìn đôi tay thoăn thoắt, người thì cắt tóc, người gội đầu, người múc nước, người xoa dầu, người nói chuyện động viên, nhiều người sẽ nghĩ đây là các nhân viên của trung tâm spa chuyên nghiệp nếu như không thấy họ trong trang phục blu trắng. Sau 30 phút, bệnh nhân Hồ Thị Phong đã có mái tóc mới gọn gàng, sạch sẽ. Bà Phong chia sẻ: “Tôi đã đi điều trị bệnh nhiều nơi nhưng chưa ở đâu như ở đây. Các y, bác sĩ coi bệnh nhân như người thân, chăm sóc điều trị tận tình, chu đáo. Cuối tuần các y, bác sĩ lại gội đầu, cắt móng tay, móng chân cho tôi. Việc làm của các y, bác sĩ đã giúp tôi yên tâm điều trị”…Bà Mai Thị Ngụ, 65 tuổi (quê ở xã Phúc Thọ, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), bị gãy xương cánh tay phải, điều trị ở Khoa B1 (Khoa Chấn thương chỉnh hình) đã ba tuần nay. Ngoài điều trị chuyên môn, bà Ngụ còn được chị em hội viên Hội Phụ nữ Bệnh viện giúp gội đầu, xoa bóp, bấm huyệt. Bà Ngụ tâm sự: “Không ai muốn bệnh tật, nhưng khi vào điều trị ở Bệnh viện Quân y 4 tôi rất hài lòng. Các bệnh nhân không chỉ được các y, bác sĩ chăm sóc chu đáo mà còn được các hội viên phụ nữ của bệnh viện chăm sóc, gội đầu, xoa bóp, bấm huyệt... Việc làm tuy nhỏ, nhưng giúp chúng tôi yên tâm điều trị”.Ông Nguyễn Quốc Hoàn, 62 tuổi, ở xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đang điều trị ở Khoa A2 (Khoa Tim mạch). Đôi lúc, bệnh tật làm ông chán nản. Khi được gia đình đưa vào điều trị tại Bệnh viện, được các hội viên phụ nữ của bệnh viện cắt tóc, gội đầu, khâu vá quần áo ông như được tiếp thêm tinh thần để vượt qua nỗi đau bệnh tật. Ông Hoàn bộc bạch: “Ngoài tinh thần, trách nhiệm người thầy thuốc, các y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 4 còn có những việc làm mà tôi thấy chỉ có người thân ruột thịt trong gia đình mới làm được”.Thiếu tá Trần Thị Minh Đức, Chủ tịch Hội Phụ nữ Bệnh viện Quân y 4 cho biết: Thực tế cho thấy, nhiều bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, nhất là các bệnh nhân nặng đi lại khó khăn, nằm bất động tại giường. Có bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo, người già neo đơn... việc vệ sinh cá nhân gặp nhiều khó khăn. Từ đó, Hội Phụ nữ Bệnh viện Quân y 4 đã phát động thực hiện mô hình “Đồng hành cùng bệnh nhân”, bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Ban đầu một số chị em cũng băn khoăn, có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên khi được tuyên truyền, giải thích, cấp ủy, chỉ huy các cấp đồng tình ủng hộ, các hội viên phụ nữ đã nhận thấy ý nghĩa của việc làm này. Đến nay mô hình đã đi vào nền nếp, hiệu quả.Đánh giá về ý nghĩa, hiệu quả của mô hình nêu trên, Đại tá Trần Văn Hội, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bệnh viện Quân y 4 cho biết: Mô hình “Đồng hành cùng bệnh nhân” của Hội Phụ nữ đơn vị đã thực hiện được gần bốn năm nay. Những việc làm đó đã góp phần chia sẻ, xoa dịu nỗi đau bệnh tật, lan tỏa tình yêu thương, tạo niềm tin yêu cho người bệnh; đồng thời, xây dựng mối đoàn kết gắn bó, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau trong chăm sóc người bệnh, nhất là bệnh nhân nặng, người già neo đơn; đồng thời góp phần giúp Bệnh viện hoàn thành tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân trên địa bàn; xây dựng Bệnh viện Quân y 4 vững mạnh toàn diện “Mẫu mực tiêu biểu”.Sau gần bốn năm thực hiện mô hình, các hội viên Hội Phụ nữ Bệnh viện Quân y 4 đã cắt tóc, gội đầu, xoa bóp, bấm huyệt, khâu vá quần áo cho gần 6.200 lượt bệnh nhân. Bên cạnh mô hình nêu trên, Bệnh viện đang thực hiện các mô hình như: “Bát cháo tình thương, bữa cơm nghĩa tình”; “Buồng bệnh, buồng tiêm phụ nữ tự quản”... Những mô hình hay, việc làm ý nghĩa, đã góp phần lan tỏa hình ảnh, phẩm chất tốt đẹp của người thầy thuốc quân y thời kỳ mới ■
https://nhandan.vn/se-chia-dong-hanh-cung-nguoi-benh-post804618.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện Quân y 4", "Hội Phụ nữ Bệnh viện Quân y 4", "đồng hành cùng người bệnh", "Sẻ chia cùng người bệnh" ] }
Làm chủ kỹ thuật hiện đại trong điều trị bệnh ung thư
Với sự hỗ trợ, sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế, các bác sĩ Bệnh viện K (Bộ Y tế) thời gian qua đã triển khai thành công các kỹ thuật phẫu thuật nội soi robot trong điều trị ung thư. Kết quả này giúp bệnh nhân ung thư ở Việt Nam không phải ra nước ngoài điều trị bằng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nêu trên.
Một bệnh nhân nữ (66 tuổi) được chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn 3 được các bác sĩ Bệnh viện K và chuyên gia Nhật Bản cùng hội chẩn đưa ra phương án phẫu thuật nội soi bằng robot cắt gần toàn bộ dạ dày, nạo vét hạch. Trường hợp thứ hai, bệnh nhân nữ (67 tuổi) với chẩn đoán ung thư gan. Qua thăm khám và thực hiện làm các chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu, các bác sĩ kết luận, người bệnh có u gan kích thước 4x5 cm, nằm vị trí hạ phân thùy II... Với sự tư vấn chuyên gia Nhật Bản, người bệnh cũng được chỉ định phẫu thuật nội soi bằng robot.Đây là hai trong số bốn bệnh nhân ung thư dạ dày và ung thư trực tràng, ung thư gan và ung thư thực quản được các chuyên gia đến từ Bệnh viện Đại học Nagoya (Nhật Bản) và các chuyên gia Bệnh viện K phối hợp thực hiện trong khuôn khổ "Tuần lễ phẫu thuật nội soi robot Việt Nam-Nhật Bản". Phẫu thuật nội soi bằng robot là phương pháp mổ tiên tiến, xâm nhập tối thiểu ở trình độ cao nhất, giúp bệnh nhân hạn chế đến mức thấp nhất tổn thương, hồi phục nhanh sau mổ.Giới thiệu kỹ thuật nội soi robot, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện K cho biết: Thời gian qua, các kỹ thuật trong điều trị ung thư đã trở thành một cuộc cách mạng, giúp phẫu thuật ung thư trở nên hiệu quả hơn và bệnh nhân hồi phục nhanh hơn. Trong phẫu thuật xâm nhập tối thiểu, có phẫu thuật nội soi thông thường và phẫu thuật nội soi robot. Cho đến nay nội soi ung thư robot vẫn là một trong những kỹ thuật cao cấp nhất trong ứng dụng điều trị bệnh ung thư về lĩnh vực ngoại khoa. Đáng chú ý, phẫu thuật nội soi robot sẽ giúp bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, vẫn bảo đảm mặt ung thư học, giúp cho bác sĩ, phẫu thuật viên lấy được tối đa những tổn thương ung thư. Trong khi đó vẫn bảo tồn được những tổ chức lành, hạn chế những sang chấn tối thiểu.Đây là những điểm quan trọng nhất giúp việc lấy, nạo vét hạch một cách đầy đủ, chính xác và bảo đảm nguyên tắc ung thư học, điều đó giúp cho bệnh nhân kết hợp các phương pháp điều trị phụ trợ khác như xạ trị hóa chất sau mổ kéo dài nhất có thể thời gian sống cho bệnh nhân ung thư. Đây là cái đích cần phải phấn đấu trong lĩnh vực ung thư nói chung và ung thư tiêu hóa nói riêng.Phẫu thuật robot trong điều trị ung thư tiêu hóa có nhiều ưu điểm hơn so với phẫu thuật mổ mở hay nội soi thông thường. Đó là hình ảnh quan sát rõ nét, các cánh tay robot có độ linh hoạt cao giúp thực hiện phẫu tích tỉ mỉ giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác. Phương pháp phẫu thuật robot có nhiều ưu điểm vượt trội rõ ràng, bảo đảm thẩm mỹ, sang chấn tối thiểu, không chảy máu, giảm đau tối đa, giảm thời gian nằm viện trong khi kết quả điều trị ung thư vẫn được bảo đảm.Hiện nay, phẫu thuật robot được triển khai tại Bệnh viện K với tất cả bệnh lý ung thư tiêu hóa, từ ung thư thực quản đến ung thư dạ dày, đại trực tràng, gan... Hiện kỹ thuật này đang hoàn thiện và trở thành phẫu thuật thường quy ở những bệnh nhân ung thư tiêu hóa có chỉ định phẫu thuật phù hợp với phẫu thuật robot. Các phẫu thuật tiếp theo sẽ triển khai là phẫu thuật về ung thư tiết niệu, ung thư phổi, ung thư phụ khoa... và hy vọng trong một tương lai gần, kỹ thuật phẫu thuật robot sẽ trở thành kỹ thuật mũi nhọn ở lĩnh vực ngoại khoa ung thư, qua đó giúp bệnh nhân ung thư của Việt Nam không phải ra nước ngoài để điều trị.Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình cho biết, phẫu thuật robot trong điều trị ung thư gan là một phẫu thuật khó, phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật tách tổn thương trong một lá gan bị ung thư; cắt thế nào đủ rộng, đủ triệt căn mà vẫn bảo tồn được phần gan lành để bảo đảm chất lượng của chức năng gan cho bệnh nhân là rất khó. Phẫu thuật robot trong ung thư gan giúp việc phổ tích tỉ mỉ, cầm máu rất tốt, kiểm soát được diện cắt một cách an toàn về mặt ung thư học, cũng như về mặt cầm máu. Có thể nói phẫu thuật cắt gan khó, nhưng với trình độ phổ tích và kỹ năng để phẫu tích mổ ung thư gan, mổ mở, mổ nội soi đều được ứng dụng trong phẫu thuật robot.Những đánh giá giai đoạn trước mổ của bệnh nhân ung thư gan là hết sức quan trọng, điều này được thực hiện bài bản, thường quy. Đáng chú ý, phẫu thuật robot là một phẫu thuật xâm nhập tối thiểu, về mặt chỉ định có thể ứng dụng ở các giai đoạn sớm, trung bình, thậm chí giai đoạn tiến triển tại chỗ phụ thuộc vào thể trạng người bệnh, vị trí tổn thương ở gan, phần gan lành còn lại... và phụ thuộc vào kỹ năng của phẫu thuật viên. Trước đây, nhiều trường hợp không tiến hành bằng phẫu thuật nội soi robot được, thì ngày nay có thể tiến hành phẫu thuật nội soi robot cắt tổn thương ung thư gan lớn nhất.Ung thư gan hiện nằm trong nhóm những bệnh ung thư thường gặp tại Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư gan, ngoài sơ gan thì tại Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á, viêm gan B chiếm tỷ lệ cao. Để giảm tình trạng mắc bệnh này, mọi người dân cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh; hạn chế rượu, bia để tránh bị xơ gan; thực hiện tiêm vắc-xin phòng viêm gan B theo hướng dẫn của ngành y tế.Người dân cần thực hiện kiểm tra định kỳ, khám sàng lọc để phát hiện khối u ở giai đoạn còn sớm. Vì khối u khi còn nhỏ thì việc can thiệp điều trị cũng như cắt gan trở nên đơn giản hơn, hiệu quả hơn rất nhiều.
https://nhandan.vn/lam-chu-ky-thuat-hien-dai-trong-dieu-tri-benh-ung-thu-post799884.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Nội soi", "Bệnh viện K", "Gan" ] }
Bệnh viện tuyến huyện lần đầu phẫu thuật thay khớp háng thành công cho cụ ông 94 tuổi
NDO -Khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) vừa phẫu thuậtthay khớp hángthành công cho cụ ông 94 tuổi, có địa chỉ tại xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.
Cách đây 1 năm, cụ Vũ Mạnh Nga đã mổ kết hợp gẫy chỏm xương đùi bằng phương pháp nẹp vít ADF.Đầu tháng 5 vừa qua, cụ lại bị trượt chân ngã dẫn đến đau nhói, mất vận động vùng khớp háng bên trái.Cụ Nga đã được gia đình đưa đến bệnh viện khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, chụp X-quang với chẩn đoán gẫy chỏm xương đùi thứ phát, trật nẹp.Dù cụ Nga tuổi đã cao nhưng nếu khôngphẫu thuậtthay khớp háng sớm cho bệnh nhân thì xương không thể liền lại được, bệnh nhân không thể đứng dậy đi lại, mà phải nằm một chỗ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.Cụ Vũ Mạnh Nga đang tập hồi phục.Tin tưởng tay nghề các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải, gia đình cụ Nga đã quyết định cho cụ Nga phẫu thuật ngay tại bệnh viện. Sau hơn 1 giờ thực hiện, ca phẫu thuật đã thành công, bệnh nhân sau mổ tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định.Phẫu thuật thay khớp háng là một kỹ thuật cao và chuyên sâu trong lĩnh vực ngoại khoa. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện tại Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải với một bệnh nhân cao tuổi.Thành công của ca phẫu thuật khẳng định trình độ chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Nam Tiền Hải trong việc làm chủ những kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn ngay tại tuyến huyện.
https://nhandan.vn/benh-vien-tuyen-huyen-lan-dau-phau-thuat-thay-khop-hang-thanh-cong-cho-cu-ong-94-tuoi-post810579.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện đa hoa Nam Tiền Hải", "phẫu thuật thay khớp háng", "cụ ông 94 tuổi" ] }
Ngành y tế Hà Nội phát động "Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024"
NDO -Ngày 15/2,Sở Y tế Hà Nộitổ chức Hội nghị giao ban đầu năm ngành y tế Hà Nội và phát động “Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024” tại Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc, với sự tham dự của lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các đơn vị y tế trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết: "ngành y tế Hà Nội vừa bước qua năm 2023, trong điều kiện thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức; tuy nhiên với sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn ngành y tế, công tác y tế đã đạt được kết quả rất tích cực trên các lĩnh vực.Đáng chú ý, trong năm 2023, các cơ sở khám, chữa bệnh trong ngành có những tiến bộ vượt bậc và có sự đổi mới như sự kết nối giữa các tuyến, các bệnh viện và trung tâm y tế tạo thành một ngôi nhà chung của ngành cùng nhau kết nối, đoàn kết, phát triển. Tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh, đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế vẫn ngày đêm chăm sóc bệnh nhân trong những ngày Tết, tham gia ứng trực phục vụ các sự kiện diễn ra trên địa bàn thành phố".Các đại biểu tham dự Hội nghị giao giao ban đầu năm ngành y tế Hà Nội.Năm 2024, ngành y tế Hà Nội vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do gánh nặng bệnh tật kép với sự gia tăng tỷ trọng các bệnh không lây nhiễm; tình trạng già hóa dân số, biến đổi khí hậu, đô thị hóa, ô nhiễm không khí; nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng. Trong khi đó, khả năng đáp ứng của hệ thống y tế còn hạn chế. Mặt khác, năm 2024, là năm tăng tốc để bảo đảm thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu giai đoạn 5 năm 2021-2025; đồng thời cũng là năm có nhiều ngày kỷ niệm quan trọng của Thủ đô và đất nước.Trong thời gian tới,ngành y tếtiếp tục chung tay đóng góp tâm sức, trí tuệ, phát huy tốt hơn nữa những thành tựu đã đạt được, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, tận dụng tối đa những thời cơ, huy động mọi nguồn lực để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong năm 2024.Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị Thủ trưởng các đơn vị, cùng toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành tập trung bắt tay ngay vào công việc ngay từ những ngày đầu năm mới. Các đơn vị nghiên cứu phương án tổ chức hoạt động kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) bảo đảm ý nghĩa, hiệu quả, tiết kiệm để động viên tinh thần y, bác sĩ, nhân viên y tế tiếp tục làm tốt công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao.Theo số liệu thống kê của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 8 đến ngày 14/2, các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tiếp nhận điều trị nội trú cho 10.156 trường hợp (tăng hơn 4.000 trường hợp, so với năm 2023); Tiếp nhận khám cấp cứu, tai nạn giao thông 1.878 trường hợp (giảm 39 trường hợp so với năm 2023); tiếp nhận khám cấp cứu, tai nạn pháo nổ, pháo hoa 87 trường hợp... Tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố không có diễn biến đặc biệt; không phát sinh dịch bệnh mới và các ổ dịch, ca bệnh cũ đã được kiểm soát.Sau hội nghị, Sở Y tế Hà Nội đã phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa, góp phần thực hiện tốt việc cải tạo môi trường, tạo cảnh quan, sinh thái cho khu vực bệnh viện, đồng thời, tạo ra phong trào thường xuyên, sâu rộng, nâng cao trách nhiệm của toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện đối với công tác trồng cây, bảo vệ môi trường.Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của cán bộ, nhân viên y tế, người bệnh và người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, cảnh quan bệnh viện hướng đến nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh hơn nữa trong thời gian tới.
https://nhandan.vn/nganh-y-te-ha-noi-phat-dong-tet-trong-cay-xuan-giap-thin-nam-2024-post796268.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Tết trồng cây", "Hà Nội", "ngành y tế" ] }
5 người dân ở Đắk Lắk bị ngộ độc cà độc dược
NDO -Ngày 22/8, lãnh đạoBệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyêncho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận 5 bệnh nhânbị ngộ độc cà độc dượctại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk.
Các bệnh nhân nói trên gồm: S.M.L. sinh năm 1966, P.V.Ph. sinh năm 2003, P.V.P. sinh năm 2015, P.T.T. sinh năm 2016 và P.V.Q. sinh năm 2019, cùng trú tại tiểu khu 295, xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Cả 5 bệnh nhân này đều là người thân trong một gia đình.Thông tin ban đầu cho biết, vào trưa và chiều 21/8, các bệnh nhân nói trên cùng ăn cà độc dược.Sau khi ăn cà độc dược khoảng 30 phút đến 1 giờ, các bệnh nhân nói trên xuất hiện các triệu chứng: nóng, sốt, mệt nhiều, đau đầu, nôn ói, co giật… nên được đưa vào Trung tâm Y tế huyện Ea Súp cấp cứu.Đến tối cùng ngày, cả 5 bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên để tiếp tục điều trị và được chẩn đoán ngộ độc cà độc dược.Tại đây, sau khi được các bác sĩ cấp cứu, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân đã dần ổn định và đang tiếp tục được điều trị, theo dõi tại bệnh viện.
https://nhandan.vn/5-nguoi-dan-o-dak-lak-bi-ngo-doc-ca-doc-duoc-post768615.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên", "cà độc dược", "ngộ độc", "huyện Ea Súp", "tỉnh Đắk Lắk", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Khai trương Bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên tại Quảng Bình
NDO -Chiều 28/7, tại phường Phú Hải, thành phố Đồng Hới, Công ty cổ phần TTH Group tổ chức lễ khai trương Bệnh viện đa khoa TTHQuảng Bình. Đây là bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên tại tỉnh Bắc Trung Bộ này.
Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình nằm trong chuỗi bệnh viện mang thương hiệu TTH Hospital thuộc Tập đoàn TTH Group với hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực y tế.Với quy mô thực kê 800 giường, cơ sở y tế này có hệ thống phòng khám, phòng bệnh nội trú thiết kế đầy đủ tiện nghi, không gian xanh-sạch-đẹp. Tại đây còn bố trí riêng khu khám, điều trị bệnh nhi và khu vui chơi cho trẻ khi thăm khám, điều trị.Hệ thống máy móc của bệnh viện được trang bị đồng bộ, nhiều thiết bị tiên tiến nhất hiện nay như: Hệ thống phòng mổ áp lực dương, máy chụp cộng hưởng từ 1.5T, máy chụp cắt lớp vi tính CT Access, máy CT răng hàm mặt 3D toàn hàm và sọ mặt, máy đo loãng xương toàn thân, máy siêu âm cao cấp chuyên tim Samsung RS80, máy siêu âm chuyên sản Samsung HeraW9... giúp chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.Đồng thời, Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nội trú, điều dưỡng, nhân viên y tế trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm.Các đại biểu cắt băng khai trương Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình.Phát biểu tại lễ khai trương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình Phan Mạnh Hùng đã chúc mừng và đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn của Công ty cổ phần TTH Group và Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình khi xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng một cơ sở y tế hiện đại trong thời điểm bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19.Việc bệnh viện đi vào hoạt động sẽ góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng, giảm tải cho các bệnh viện tại Quảng Bình; đồng thời tạo điều kiện cho người dân được thụ hưởng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao tiên tiến mà không phải di chuyển đến các tỉnh, thành khác và giảm thiểu tối đa chi phí điều trị cho bệnh nhân.Ngay sau khai trương, Bệnh viện tiến hành khám, chữa bệnh cho người dân Quảng Bình với trang thiết bị y khoa hiện đại.Đại diện lãnh đạo tỉnh Quảng Bình mong muốn Sở Y tế Quảng Bình, các ngành, đơn vị trong tỉnh tạo điều kiện, hỗ trợ để bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên này sớm đi vào hoạt động ổn định.Bệnh viện đa khoa TTH Quảng Bình cần nỗ lực để mang đến dịch vụ y tế chất lượng, chi phí hợp lý đến cho người bệnh ở Quảng Bình và các địa phương lân cận.
https://nhandan.vn/post-764715.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa tư nhân", "bệnh viện công", "giảm tải", "Quảng Bình", "dịch vụ y tế kỹ thuật cao" ] }
Hệ lụy khi rối loạn giấc ngủ kéo dài
NDO -Rối loạn giấc ngủ kéo dài làm tăng nguy cơ trầm cảm, sang chấn tâm lý. Tỷ lệ bệnh nhân mắc rối loạn giấc ngủ khám mỗi ngày đông hơn tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai.
Bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Thị Huệ, Khoa Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho hay, số lượng bệnh nhân gặprối loạn giấc ngủtới viện khám khá cao trong thời gian gần đây.Mới đây, một phụ nữ trung niên đến khám tại Viện Sức khỏe tâm thần trong tình trạng buồn bực tại chân, gây ra cảm giác khó ngủ. Bệnh nhân luôn có cảm giác như dòi bò trong chân không thể ngủ nổi. Với bệnh nhân này, bác sĩ chỉ định cần phải khám chuyên sâu để loại trừ hội chứng chân không yên (hội chứng này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn và tăng theo tuổi).Trường hợp khác là nữ bệnh nhân cứ lên giường là hồi hộp khó ngủ. Bệnh nhân được bác sĩ cho thuốc uống nhưng tình trạng càng nặng thêm. Khi các bác sĩ khai thác thêm bệnh nhân thì cho thấy trường hợp này có rối loạn lo âu gây ra mất ngủ nặng. Sau khi được chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc, tình trạng đã cải thiện hơn.Chị D. (42 tuổi, giáo viên cấp 2) gặp bác sĩ Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia trong trạng thái mệt mỏi, đau đầu, thường xuyên mất tập trung.Bệnh nhân cho hay, khoảng gần 1 năm nay có biểu hiện ngủ ít dần nhưng không đi khám chỉ uống trà an thần. Khoảng 3 tháng gần đây, bệnh nhân ngủ ít, chỉ khoảng 2-3 tiếng, khó vào giấc ngủ hơn, giấc ngủ chập chờn, thức giấc nhiều lần trong đêm.Do thường xuyên mệt mỏi nhiều nên bệnh nhân cố gắng ngủ bù vào buổi trưa nhưng không ngủ được, đau đầu. Không ngủ được khiến cho bệnh nhân dễ nổi cáu vô cớ, ăn kém ngon miệng, gầy 2kg/2 tháng.Lo lắng cho sức khỏe, bệnh nhân đã đi khám ở bệnh viện tuyến dưới, có dùng thuốc 1 tháng, tình trạng mất ngủ vẫn không cải thiện mà bệnh nhân ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, tiếng động nhỏ cũng làm tỉnh giấc và không ngủ lại được. Điều này khiến cho bệnh nhân không dám ngủ chung giường với chồng vì chồng ngủ ngáy.Bác sĩ chuyên khoa II Phạm Công Huân, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia, Rối loạn tâm thần người già và Y học giấc ngủ cho hay, bệnh nhân được chẩn đoán mất ngủ không thực tổn, không ghi nhận có các rối loạn lo âu, không trầm cảm. Sau 7 ngày điều trị bệnh nhân ngủ tốt hơn, mỗi tối ngủ được 5-6 tiếng, ngủ sâu giấc hơn.Rối loạn giấc ngủ (hay rối loạn thức-ngủ) liên quan đến các vấn đề về chất lượng, thời gian và số lượng giấc ngủ, dẫn đến tình trạng mệt mỏi vào ban ngày và suy giảm chức năng rối loạn giấc ngủ gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Phụ nữ phàn nàn về giấc ngủ nhiều hơn nam giới. Tỷ lệ mất ngủ ở phụ nữ mãn kinh cao so với những người ở thời kỳ tiền mãn kinh.Theo bác sĩ Huệ, một người được chẩn đoán bị mất ngủ khi tình trạng này xuất hiện ít nhất 3 ngày trong 1 tuần, tồn tại ít nhất là 3 tháng. Đồng thời, cũng phải loại trừ các nguyên nhân gây mất ngủ khác như do sử dụng các chất tác động tâm thần, hay hậu quả của một bệnh tâm thần khác…Các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh mất ngủ thì cần xác định phải điều trị lâu dài, như một bệnh mãn tính. Còn nếu nó là triệu chứng của các bệnh khác thì phải điều trị bệnh gốc.Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Hường, Phòng M8, Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia khuyến cáo việc 'vệ sinh' giấc ngủ giúp chuẩn bị tâm lý khi bước vào giấc ngủ, giúp mỗi người có thể duy trì giấc ngủ tốt hơn là rất cần thiết.Theo đó, mỗi người cần: Buổi trưa chúng ta không nên ngủ quá 30 phút; tạo thói quen đi ngủ vào một giờ cố định; chỉ sử dụng giường cho việc ngủ, tránh ăn uống, làm việc, xem tivi, điện thoại trên giường. Điều này giúp não bộ tạo mối liên hệ giữa giấc ngủ và giường.Mọi người không ăn quá no, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán; Cố gắng ăn uống trước 3 tiếng trước khi đi ngủ. Tránh chất kích thích như trà, cà phê, rượu bia; Tránh xem tivi, điện thoại, thậm chí nhiều người rối loạn giấc ngủ đến mức ngay cả tiếng chuông tin nhắn điện thoại cũng gây khó ngủ, do đó cần để điện thoại xa khu vực giường ngủ.Cố gắng giảm áp lực căng thẳng, thực hành các hoạt động giúp thư giãn trước giờ đi ngủ như bài tập thở, thiền. Thể dục thường xuyên hằng ngày cũng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài, người bệnh nên đến gặp chuyên gia để loại trừ các bệnh lý về tâm thần. Mất ngủ không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gia tăng nguy cơ mắc rối loạn lo âu, trầm cảm.
https://nhandan.vn/he-luy-khi-roi-loan-giac-ngu-keo-dai-post774359.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "rối loạn giấc ngủ", "sức khỏe tâm thần", "Bệnh viện Bạch Mai" ] }
Hạnh phúc sau hành trình dài đằng đẵng hiếm muộn
NDO -Sau nhiều nămhiếm muộn, nữ giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên vỡ òa hạnh phúc khi chào đón đứa con đầu lòng dù bản thân mắc buồng trứng đa nang và chồng cũng gặp vấn đề về sinh sản.
Nỗi niềm của nhiều gia đình hiếm muộnChị Đoàn Nguyệt Linh và anh Nông Minh Tuấn nên duyên vợ chồng vào năm 2018 và cũng như bao cặp đôi khác, họ mong muốn sớm có tiếng cười nói trẻ thơ trong tổ ấm riêng của mình. Ngày tháng trôi đi với guồng quay cuộc sống, anh Tuấn bận rộn công việc tại trại giam Quân khu I thường xuyên phải ở lại cơ quan trực chiến làm nhiệm vụ, chị Linh là giảng viên Đại học Y Dược Thái Nguyên với lịch giảng dạy dày đặc nên hai vợ chồng không có nhiều thời gian dành cho nhau.Sau hành trình miệt mài trên con đường y đức, khi trở về cuộc sống đời thường nhữngnhân viên y tếnhư chị Linh cũng có mong ước về hạnh phúc riêng, rộn rã tiếng cười con trẻ.Hai năm sau hôn nhân, anh chị sốt ruột kéo nhau đi khám thì phát hiện bản thân chị Linh mắc đa nang buồng trứng, chất lượng tinh trùng của chồng kém làm khả năng thụ thai tự nhiên trở nên khó khăn. Bác sĩ cũng kê thuốc cho hai vợ chồng về uống nhưng có lẽ duyên con chưa tới, đợi mãi cũng không thấy có tin vui.Bác sĩ Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp mổ Micro Tese cho bệnh nhân.Là người công tác trong lĩnh vực y tế, hiểu về các phương pháp hỗ trợ sinh sản hiện đại, vợ chồng chị Linh quyết định lựa chọn IVF là giải pháp để sớm đón được con yêu. Qua lời giới thiệu của chị đồng nghiệp công tác cùng trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đôi vợ chồng trẻ quyết định xuống Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám và thực hiện hỗ trợ sinh sản.Khi đến Bệnh viện, hai vợ chồng chị Linh may mắn gặp được đúng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thu Hiền, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thăm khám. Hai vợ chồng được bác sĩ Hiền chỉ định thực hiện các siêu âm xét nghiệm cần thiết. Sau đó hành trình tìm con của anh Tuấn chị Linh bắt đầu bằng quá trình thực hiện IVF tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội.Tháng 3/2020 chị Linh bắt đầu quá trình kích trứng, chọc trứng tạo phôi tại bệnh viện. Một tháng sau, chị bắt đầu canh niêm mạc và sau đó được bác sĩ chuyển phôi vào cơ thể. Niềm vui và sự hạnh phúc đã gõ cửa gia đình chị Linh ngay lần chuyển phôi đầu tiên, bác sĩ thông báo hai mầm sống đã bắt đầu hình thành trong cơ thể mẹ.Cũng như chị Linh, gia đình chị Nguyễn Vân Anh (1996) và anh Nguyễn Văn Đức (1994) sau thời gian tiến tới hôn nhân cũng không thấy tin vui đến sớm. Chỉ sau 6 tháng hôn nhân, sau khi thăm khám tại bệnh viện, anh chị "rụng rời tay chân" khi phát hiện chồng không có tinh trùng.Bác sĩ khâu eo tử cung cho sản phụ.Sau thăm khám, siêu âm xét nghiệm, anh Đức được bác sĩ kết luận bị "vô tinh" do teo tinh hoàn, biến chứng của tiền sử quai bị hoặc viêm tinh hoàn trước đó. Không chỉ sức khỏe sinh sản của chồng gặp vấn đề, kết quả siêu âm khi đó còn cho thấy chị Vân Anh bị đa nang buồng trứng, rối loạn phóng noãn và kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng đến khả năng mang thai tự nhiên, khó có con.Với đồng lương công nhân ít ỏi, số tiền làm IVF là quá lớn nên ngày đó hai vợ chồng đành gác lại hành trình tìm con bằng phương pháp này. 4 năm đằng đẵng trôi đi, biết bao hy vọng đợi chờ qua hàng trăm thang thuốc bắc, hàng chục loại thuốc tây y nhưng nhận lại vẫn là những chiếc que thử thai một vạch.Năm 2022 với số tiền ít ỏi hai vợ chồng dành dụm anh Đức chị Vân Anh quyết định vay mượn thêm người thân và quay lại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội "tìm con". Sau khi làm lại tất cả các xét nghiệm, chị Vân Anh lại một lần nữa lo sợ vì kết quả xét nghiệm cho biết chị mang gene Thalassemia thể lặn (người lành mang gene bệnh). Vẫn còn một chút may mắn khi Anh Đức không mang gene bệnh này, hai vợ chồng được bác sĩ tư vấn làm thủ tục hoàn thiện hồ sơ và bắt đầu quá trình kích trứng thực hiện IVF.Với tình trạng vô tinh, không có tinh trùng trong tinh dịch do tiền sử quai bị gây teo tinh hoàn, anh Đức được bác sĩ chỉ định mổ Micro TESE với hy vọng tìm được tinh trùng để tạo phôi.Sau khi quyết định giữ lại 2 phôi ngày 3 và nuôi 6 phôi lên ngày 5, hai vợ chồng quyết định chuyển phôi ngày 5. Trời không phụ lòng người, sau chuyển phôi 10 ngày hai vợ chồng vỡ òa hạnh phúc khi chiếc que thử thai hiện hai vạch rõ nét với 2 mầm sống trong cơ thể.Chị Đoàn Nguyệt Linh và anh Nông Minh Tuấn đã chờ đợi gặt hái được thành quả sau nhiều năm hiếm muộn.Hành trình vượt cạn đầy gian truânHành trình vượt cạn song thai của những gia đình hiếm muộn đều mang những vất vả riêng cho gia đình và bác sĩ.Với gia đình chị Linh, 9 tháng 10 ngày không hề suôn sẻ. Để có những giây phút vỡ òa hạnh phúc đón con chào đời, vợ chồng anh Tuấn chị Linh cũng phải trải qua quãng thời gian đầy lo lắng và nước mắt. Do thể trạng cơ thể yếu nên giai đoạn đầu thai kỳ chị Linh bị nghén nặng, không ăn uống được, kiệt sức mệt mỏi.Hai thiên thần của gia đình chị Linh.Từ tuần 16 của thai kỳ những cơn co tử cung sớm bắt đầu xuất hiện, liên tục có dấu hiệu dọa sảy, chị Linh phải thường xuyên xuống bệnh viện để kiểm tra và dùng thuốc nội tiết cắt cơn co.Đến tuần thứ 28, cơn co xuất hiện ngày càng nhiều, chị Linh phải xuống Hà Nội nằm viện theo dõi đến cuối thai kỳ. Hai tháng nằm việngiữ thai, không ngày nào trên tay vắng bóng kim truyền thuốc giảm co, tưởng chừng như không thể giữ được hai con trong bụng thêm nữa, lo lắng lắm nhưng hai vợ chồng chị Linh vẫn cố gắng, động viên nhau tin vào kết quả ngọt ngào.Vượt qua một hành trình thai kỳ nhiều nguy cơ và đầy nước mắt, cuối cùng ngày 14/1/2021, hai thiên thần nhỏ Minh Khang và Diệu An đã chào đời khỏe mạnh.Với gia đình của sản phụ Vân Anh, từ tuần 20 của thai kỳ, khi song thai lớn dần cũng là lúc quá trình giữ thai chính thức bước vào giai đoạn khó khăn liên tiếp. Liên tục những cơn gò dọa sảy, sa cổ tử cung, thõng ối, ra máu thai kỳ…tất cả những điều đó như trở thành phép thử cho sự kiên trì của vợ chồng chị Vân Anh.Các bác sĩ phải khâu eo cổ tử cung để cấp cứu giữ thai cho sản phụ. Giai đoạn nguy hiểm đã tạm thời qua, sau khâu eo bác sĩ nói cổ tử cung lên được 18mm và còn rất yếu, phải giữ gìn cẩn thận. Tuần thứ 28 của thai kỳ bị ra máu, hai vợ chồng vội vàng vào viện, bác sĩ báo dọa sinh non và chỉ định nhập viện điều trị theo dõi tiêm thuốc cầm máu, giảm co cho đến khi thai kỳ ổn định. Cứ như vậy, cả thai kỳ được bác sĩ Khanh theo dõi sát sao cho đến khi sinh.Hai thiên thần của gia đình chị Vân Anh.Hành trình tìm con đầy gian nan vất vả cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng vào ngày 8/01/2023, chị Vân Anh vỡ ối và hạ sinh thành công hai thiên thần nhỏ Nguyễn Trọng Đăng Khôi - Nguyễn Trọng Đăng Khoa trong niềm hạnh phúc vô bờ của gia đình nội ngoại hai bên. Những giọt nước mắt hạnh phúc của của ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình đã rơi sau 5 năm mong mỏi đợi chờ.Có thể với bao cặp vợ chồng khác sinh được các con là điều đơn giản bình thường nhưng đối với gia đình hiếm muộn như chị Linh, chị Vân Anh, niềm hạnh phúc được bế con trên tay là hành trình dài chờ đợi, vượt qua khó khăn cả về tài chính lẫn tinh thần và sự đồng hành sát sao, tận tâm của các y, bác sĩ.
https://nhandan.vn/hanh-phuc-sau-hanh-trinh-dai-dang-dang-hiem-muon-post794864.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "hiếm muộn", "nữ giảng viên đại học", "thụ tinh trong ống nghiệm" ] }
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho bà con dân tộc
Bệnh viện đa khoaLạng Sơnlà Trung tâm khám chữa bệnh lớn nhất của tỉnh. Hiện nay, Bệnh viện được xếp hạng I, có tổng số giường bệnh 650; với 37 khoa, phòng. Để nâng cao năng lực khám, chữa bệnh, những năm qua, Bệnh viện đã chú trọng đầu tư các trang thiết bị hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho bà con các dân tộc trong tỉnh.
Bác sĩ Trương Quý Trường, Giám đốcBệnh viện đa khoa Lạng Sơncho biết: Các thiết bị hiện đại được trang bị đã tạo điều kiện cho Bệnh viện triển khai các kỹ thuật cao tương đương với các bệnh viện tuyến Trung ương, được làm chủ tại bệnh viện. Để bảo đảm sử dụng hiệu quả các trang thiết bị được đầu tư, bệnh viện đã cử các bác sĩ, kỹ thuật viên tập huấn sử dụng các trang thiết bị và tham gia đào tạo chuyển giao kỹ thuật tại các bệnh viện lớn tuyến Trung ương, bảo đảm thực hiện các kỹ thuật hiện đại để người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ sớm nhất, hiệu quả nhất.Từ năm 2021 đến nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn triển khai Đề án thuê chuyên gia, người bệnh được lựa chọn các chuyên gia đầu ngành là các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tại các bệnh viện lớn thực hiện phẫu thuật ngay tại tỉnh mà không phải chuyển tuyến. Qua đó vừa giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật hiện đại, giúp giảm thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh.Đây cũng là cơ hội để các bác sĩ bệnh viện được học tập kinh nghiệm thực tế từ các chuyên gia, hướng tới thực hiện và làm chủ các kỹ thuật cao này tại bệnh viện. Nhờ áp dụng các kỹ thuật cao ngay tại địa phương, tỷ lệ chuyển tuyến đã giảm hẳn, người dân ngày càng tin tưởng vào chất lượng bệnh viện và tay nghề, tâm đức của các bác sĩ. Tỷ lệ hài lòng của người bệnh đối với bệnh viện ngày càng được nâng cao, tỷ lệ hài lòng của bệnh nhân nội trú là 93%, bệnh nhân ngoại trú là 95%...Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Lạng Sơn sử dụng hệ thống chụp và can thiệp mạch số hóa nền (DSA) trong việc chuẩn đoán điều trị cho bệnh nhân.Bác sĩ Đặng Huy Du, Phó Giám đốc Bệnh viện chia sẻ: Trước đây những người mắc bệnh mạch vành phải chuyển tuyến trên điều trị, một số trường hợp nhồi máu cơ tim cấp không kịp can thiệp trong khoảng thời gian vàng dẫn đến di chứng nặng nề và tỷ lệ tử vong còn cao. Thì hiện nay, với trang thiết bị hiện đại, các bác sĩ được đào tạo bài bản, nhận chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện tim Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã thực hiện được kỹ thuật chụp và can thiệp mạch vành.Nhờ đó người bệnh không phải chuyển lên tuyến trên, giảm bớt thời gian, chi phí điều trị, đặc biệt là tận dụng được thời gian vàng trong bệnh lý nhồi máu cơ tim, giúp giảm biến chứng nặng và tử vong ở người bệnh.Bệnh nhân Dương Văn Mai (84 tuổi, ở phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn) vào viện do đau thắt ngực, khó thở. Người bệnh có tiền sử cao huyết áp, suy tim, hẹp 3 thân động mạch vành, đã can thiệp đặt 2 stent trước.Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh.Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn Lý Kim SoiBệnh nhân được chẩn đoán hẹp mạch vành, tăng huyết áp, suy tim và có chỉ định chụp can thiệp, đặt stent mạch vành qua da trên hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA. Sau khoảng 1 giờ thực hiện can thiệp, bệnh nhân ổn định, không còn cảm giác đau thắt ngực, có thể nói chuyện bình thường. Việc triển khai kỹ thuật cao này tại Bệnh viện đã tạo thuận lợi cho người dân được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, giúp giảm chuyển tuyến trên, giảm chi phí và thời gian điều trị...Đã năm tháng trôi qua mà đến giờ, anh Hoàng Văn Thuyền, ở thôn Chợ Hoàng, Thượng Cường, Chi Lăng (Lạng Sơn) vẫn chưa khỏi bàng hoàng về tai nạn đã xảy ra với mình. Do sự chủ quan trong quá trình sử dụng máy cày để xới đất cày ruộng, anh Thuyền không may bị cuốn vào lưới máy phay. Vụ tai nạn lao động khiến anh bị vỡ xương mâm chày trái, đứt dây chằng chéo trước và sau đầu gối trái, gãy xương mác chân phải. Anh Thuyền cho biết: Nhờ được gia đình đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa kịp thời, nên anh đã qua cơn nguy kịch.Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn, Lý Kim Soi khẳng định: Những năm qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh: Chú trọng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo đội ngũ nhân viên y tế đi đôi với đầu tư trang thiết bị, ứng dụng kỹ thuật cao, phát triển chuyên môn theo hướng chuyên sâu và mở rộng chuyên khoa. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị y tế, đáp ứng triển khai các kỹ thuật chuyên môn theo phân tuyến của Bộ Y tế.Bác sĩ sử dụng hệ thống chụp và can thiệp mạch số hóa, hiện đại mới được đầu tư tại Bệnh viện đa khoa tỉnh.Nhờ ứng dụng và triển khai nhiều kỹ thuật cao, chuyên sâu, bệnh viện đã cấp cứu thành công nhiều trường hợp nguy kịch đe dọa tính mạng người bệnh, giúp chẩn đoán và điều trị sớm nhiều trường hợp nặng, bệnh lý ác tính, bệnh lý nhiễm trùng dai dẳng, khó chẩn đoán. Hạn chế việc chuyển tuyến của người bệnh, đạt hiệu quả cao trong công tác điều trị, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, mang lại giá trị kinh tế cao, nâng tầm thương hiệu uy tín cho Bệnh viện.Qua đó đã giúp người dân được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hiện đại một cách dễ dàng, thuận tiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế tình trạng chuyển tuyến điều trị, giảm bớt gánh nặng kinh tế cho người bệnh.… Thời gian tới, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp tục đầu tư thêm một số thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ chẩn đoán và điều trị các chuyên khoa tim mạch, thần kinh, sọ não, chỉnh hình đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho bà con các dân tộc trong tỉnh.
https://nhandan.vn/benh-vien-da-khoa-tinh-lang-son-nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-cho-ba-con-dan-toc-post787251.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện đa khoa", "Lạng Sơn", "chụp cắt lớp vi tính" ] }
Thành phố Hồ Chí Minh có thêm trung tâm tiêm chủng vaccine
NDO -Ngày 27/11, Bệnh viện Thống Nhất chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm tiêm chủng vaccine, hướng tới việc chăm sóc toàn diện chongười cao tuổi, bước đầu phát triển mở rộng để gia tăng tiềm lực trở thành Bệnh viện Lão khoa toàn diện hạng đặc biệt khu vực phía nam.
PGS Lê Đình Thanh, Giám đốcBệnh viện Thống Nhấtcho biết, khi nói đến tiêm chủng hầu hết mọi người đều nghĩ đến đối tượng là trẻ em."Người lớn tuổi cũng rất cần tiêm vaccine, vì hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi cũng giống như nhiều cơ quan khác của cơ thể sẽ có dấu hiệu lão hóa theo độ tuổi. Vì vậy, khi lớn tuổi, nếu để mắc bệnh thì bệnh thường diễn tiến nặng và có nhiều biến chứng. Người lớn tuổi cũng rất cần tiêm nhắc những mũi vaccine mà chúng ta đã tiêm khi còn trẻ đã suy giảm hiệu lực bảo vệ", PGS Lê Đình Thanh khẳng định.Người lớn tuổi cũng rất cần tiêm vaccine, vì hệ thống miễn dịch của người lớn tuổi cũng giống như nhiều cơ quan khác của cơ thể sẽ có dấu hiệu lão hóa theo độ tuổi. Người lớn tuổi cũng rất cần tiêm nhắc những mũi vaccine đã suy giảm hiệu lực bảo vệ.PGS Lê Đình Thanh, Giám đốc bệnh viện Thống NhấtBệnh viện Thống Nhất là một cơ sở điều trị có số lượng bệnh nhân cao tuổi rất đông và trong định hướng xây dựng bệnh viện trở thành Bệnh viện Lão khoa toàn diện hạng đặc biệt, với kỳ vọng mong muốn được cung cấp đầy đủ dịch vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho những người cao tuổi trong đó có dịch vụ tiêm vaccine.PGS Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại buổi lễ.Đồng thời, đối tượng mà Trung tâm vaccine Bệnh viện Thống Nhất muốn hướng đến để phục vụ là người có bệnh lý nền. Vì người bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, COPD, suy thận,… người bệnh đang điều trị bệnh nền thì hệ miễn dịch suy yếu, nhạy cảm, thường dễ nhiễm khuẩn hơn và có thể làm nặng thêm bệnh lý sẵn có. Do đó, việc tiêm vaccine phòng bệnh cho các đối tượng này là rất cần thiết.Buổi tọa đàm được tổ chức ngay tại không gian của Trung tâm tiêm chủng Vaccine.Trong khuôn khổ của buổi khai trương, Trung tâm vaccine Bệnh viện Thống Nhất tổ chức tọa đàm nội dung xoanh quanh bệnh lý cúm mùa và bệnh lý do phế cầu khuẩn gây ra.Qua đó, khuyến cáo cộng đồng cần quan tâm hơn các bệnh lý phổ biến này, bởi đây hoàn toàn không phải “bệnh vặt” như nhiều người lầm tưởng, mà có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, điều này càng cần thiết hơn nữa trên người bệnh mạn tính, người có hệ miễn dịch suy yếu như người lớn tuổi…Ngay tại buổi lễ khai trương Trung tâm, đã có 60 vị khách đầu tiên được tiêm ngừa.
https://nhandan.vn/thanh-pho-ho-chi-minh-co-them-trung-tam-tiem-chung-vaccine-post784681.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện Thống Nhất", "Trung tâm tiêm chủng vaccine", "người có bệnh lý nền", "người cao tuổi" ] }
Cần có chính sách quản lý thuốc lá mới phù hợp
NDO -Thuốc lá mới là khái niệm để chỉ các sản phẩm có chứa nicotine nhưng không đốt cháy nguyên liệu thuốc lá như thuốc lá điếu truyền thống. Đến nay phần lớn chính phủ các nước đã thành công trong việc ban hành chính sách quản lýthuốc lá mớiphù hợp.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, cứ mỗi 4 giây sẽ có 1 người chết liên quan hút thuốc lá trên toàn cầu. Tác hại của thuốc lá và công tác kêu gọi cai thuốc lá đã được thực hiện nhiều thập kỷ nay. Tuy nhiên, kết quả không đạt được như mong đợi. Nhiều giải pháp đã được cung cấp đến người hút thuốc, trong đó bao gồm chương trình tư vấn hỗ trợ cai thuốc lá miễn phí, cung cấp các sản phẩm cai nghiện thuốc lá, điều trị bằng liệu pháp thay thế nicotine dược phẩm thay thế cho thuốc lá điếu như kẹo ngậm nicotin, xịt nicotine, miếng dán nicotine.Chia sẻ thông tin với phóng viên báo chí khi đến Hà Nội dự hội thảo “ung thư Việt Pháp” do Bệnh viện K (Bộ Y tế) tổ chức, Giáo sư David Khayat, người chắp bút các chiến lược phòng chống ung thư tại Pháp cho rằng, có hai cách để ngăn chặn, giảm các bệnh ung thư từ thuốc lá đó là loại bỏ hoàn toàn việc tiếp xúc với các chất gây ung thư (loại bỏ thuốc lá) và tìm những sản phẩm giảm tác hại. Nhưng thực tế đến nay số lượng người hút thuốc lá giảm không đáng kể, trong khi các liệu pháp thay thế nicotine dược phẩm không đạt hiệu quả như mong đợi. Một số nghiên cứu cho thấy, sau 2 tháng cung cấp nicotine tinh chất cho người nghiện thuốc lá thì 70% trong số họ cai được thuốc lá. Nhưng sau hai năm thì con số này chỉ còn 6%. Như vậy, liệu pháp thay thế nicotine dược phẩm chỉ giúp 6% người cai được thuốc lá.Theo Giáo sư David Khayat, cần hướng tiếp cận thứ hai đó là giảm phơi nhiễm với các chất gây hại. Các sản phẩm giảm tác hại thay thế thuốc lá tuy vẫn là sản phẩm gây hại nhưng ở mức độ giảm đáng kểso với thuốc lá điếu.Tại sự kiện Đổi mới công nghệ được do Tập đoàn Philip Morris International tổ chức mới đây tại Neuchâtel (Thụy Sĩ), nhiều chuyên gia, nhà khoa học cho rằng cần thúc đẩy các phát kiến đổi mới, công nghệ khoa nhằm thúc đẩy những nỗ lực chung hướng tới việc chấm dứt vấn nạn thuốc lá.Ông Gregoire Verdeaux, Phó Tổng Giám đốc cao cấp phụ trách đối ngoại Philip Morris International cho biết: Thuốc lá làm nóng đã được đánh giá, giám sát chặt chẽ bởi nhiều cơ quan quản lý từ châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc… đến châu Âu và kể cả Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Trong nhiều năm qua đã có những đánh giá về độc tính của thuốc lá làm nóng. Theo các kết quả được công bố, khả năng giảm hàm lượng các chất gây hại ở sản phẩm này, không giống như các kết quả khi đo lường đối với thuốc lá điện tử và sản phẩm thuốc lá điếu.Ngày càng nhiều chính phủ các nước trên thế giới lựa chọn các giải pháp phù hợp nhằm bổ sung cho chiến lược phòng, chống tác hại thuốc lá của quốc gia. Phần lớn chính phủ các nước lựa chọn hướng tiếp cận bổ trợ, trong đó ưu tiên chiến lược cai thuốc lá và giảm tác hại cho những người không thể hoặc không muốn cai. Đồng thời, mỗi quốc gia cũng sẽ có các sản phẩm thuốc lá mới nhằm đáp ứng cho phần lớn nhu cầu của số đông, cũng như quan điểm quản lý của chính phủ.Tin liên quanCần thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn để đánh giá tác động dài hạn của thuốc lá mớiTại Nhật Bản, quốc gia tiêu biểu cho việc chuyển đổi, sau 8 năm ra mắt sản phẩm thuốc lá làm nóng, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điếu tại Nhật đã giảm tới 44%, vượt xa con số 30% do Tổ chức Y tế thế giới đề ra. Trong khi đó, phần lớn người hút thuốc lá tại Thụy Điển lựa chọn thuốc lá ngậm snus. Theo số liệu năm 2022 từ Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, lượng tiêu thụ thuốc lá tại nước này đã giảm từ 16,5% năm 2004 xuống mốc 5,6% năm 2022.Tại Vương quốc Anh, chính phủ nước này dùng thuốc lá điện tử làm công cụ giúp người hút thuốc chuyển đổi và tiến dần đến cai thuốc lá. Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của của chính phủ nước này, các sản thuốc lá điện tử phải qua kiểm duyệt và cung cấp đúng đối tượng là những người đủ tuổi hút thuốc.Tại Việt Nam, có hai sản phẩm thuốc lá mới là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng đang lưu hành phổ biến trên thị trường chợ đen được nhắc đến nhiều thời gian qua. Theo quy định hiện hành hai sản phẩm này đều chưa được phép lưu hành chính thức nhưng được bán khá công khai. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải có chính sách rõ ràng để quản lý sản phẩm này.Các bộ, ngành đang có ý kiến về quản lý mặt hàng này. Mới đây, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Bộ Công thương sẽ đưa mặt hàng thuốc lá thế hệ mới vào đối tượng điều chỉnh của Nghị định thay thế Nghị định 67/2013/NĐ-CP về kinh doanh thuốc lá. Dự kiến trong quý IV này, Nghị định mới đó sẽ được trình Chính phủ để có hình thức quản lý phù hợp.
https://nhandan.vn/can-co-chinh-sach-quan-ly-thuoc-la-moi-phu-hop-post784557.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "thuốc lá mới", "thuốc lá điện tử", "Tổ chức Y tế thế giới", "Bộ Y tế" ] }
Cứu kịp thời một du khách nước ngoài bị nhồi máu não cấp
NDO -Du khách H.C.K (59 tuổi, quốc tịch Đài Loan (Trung Quốc)) đã được các y, bác sĩ Bệnh viện đa khoa Gia đìnhĐà Nẵngcứu sống kịp thời khi ông bị nhồi máu não cấp, hiện sức khỏe đã ổn định.
Ngày 11/12, Bệnh viện đa khoa Gia đình Đà Nẵng cho biết, đơn vị vừa kịp thời hút huyết khốicứu sốngdu khách Đài Loan (Trung Quốc) bịnhồi máu nãocấp.Cụ thể, ông H.C.K đang đi du lịch Đà Nẵng cùng gia đình. Khi máy bay vừa hạ cánh tại sân bay Quốc tế Đà Nẵng, trong lúc lấy hành lý, ông K. đột ngột yếu tay chân trái, nói ngọng. Ông được đưa thẳng từ sân bay Đà Nẵng đến khoa cấp cứu của Bệnh viện đa khoa Gia đình Đà Nẵng.Kết quả MRI sọ não cho thấy hình ảnh nhồi máu não diện rộng ở bán cầu não phải, tắc động mạch não giữa phải đoạn M1. Các bác sĩ đã nhanh chóng chuyển ông K tới phòng DSA để can thiệp hút huyết khối động mạch não bằng dụng cụ cơ học.Ekip bác sĩ đã thực hiện hút huyết khối và tái thông động mạch não bị tắc. Cả quá trình diễn ra trong vòng 20 phút. Động mạch não bị tắc được tái thông vào giờ thứ 4 từ khi khởi phát triệu chứng. Sau đó ông K. có thể nói rõ tiếng, sức cơ tay chân trái hồi phục hoàn toàn.ThS, BS Bùi Ngọc Anh, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu đột quỵ, Bệnh viện đa khoa Gia đình Đà Nẵng cho biết, khi nhận thấy người thân có các triệu chứng yếu tay, chân một bên, méo miệng, nói ngọng, hãy nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn và xử trí kịp thời."Cần tận dụng thời gian vàng 3-4,5 giờ của cấp cứu đột quỵ để tăng cơ hội hồi phục, giảm các di chứng nặng nề cho bệnh nhân", bác sĩ Ngọc Anh cho biết thêm.
https://nhandan.vn/cuu-kip-thoi-mot-du-khach-nuoc-ngoai-bi-nhoi-mau-nao-cap-post786918.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "cứu du khách nhồi máu não cấp", "đà nẵng", "khách du lịch Đài Loan", "đột quỵ" ] }
Kiểm soát gian lận trong phân nhóm trang thiết bị y tế trúng thầu
NDO -Chất lượng trang thiết bị y tế trúng thầu không đúng với nhu cầu thực tế của cơ sở y tế, ảnh hưởng đến hiệu quả khám chữa bệnh là vấn đề xảy ra gần đây. Theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, việc phân loại trang thiết bị y tế tương ứng với mức độ rủi ro, tránh tình trạng lập lờ là điều cần thiết.
Theo quy định tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lýtrang thiết bị y tế, tùy theo mức độ rủi ro khi sử dụng, trang thiết bị y tế được chia thành 4 nhóm: A (mức độ rủi ro thấp), B (mức độ rủi ro trung bình thấp), C (mức độ rủi ro trung bình cao), D (mức độ rủi ro cao).Trước khi đưa trang thiết bị y tế thuộc nhóm mức độ rủi ro thấp; mức độ rủi ro trung bình thấp lưu thông trên thị trường, doanh nghiệp tự công bố với sở y tế nơi đặt trụ sở kinh doanh, sau đó sở y tế thực hiện hậu kiểm.Trong khi đó, nhóm mức độ rủi ro trung bình cao; mức độ rủi ro cao phải được Bộ Y tế cấp phép số đăng ký lưu hành với quy trình kiểm soát nghiêm ngặt và mất nhiều thời gian hơn.Tuy nhiên trên thực tế, có tình trạng nhà thầu là đối tượng thuộc nhóm C và D, nhưng lại kê khai trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp (A và B), để dễ dàng tham dự và trúng thầu.Tại Công văn số 2098 ngày 12/4/2023, Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế tăng cường rà soát, kiểm tra hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A, B để kịp thời chấn chỉnh và xử lý vi phạm đối với những sản phẩm trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro (IVD) được phân loại trang thiết bị y tế thuộc loại A hoặc B, nhưng mục đích sử dụng của sản phẩm không phù hợp.Cụ thể là IVD có mục đích sử dụng để xác định nhóm máu, xét nghiệm tại chỗ thông số đường huyết, xét nghiệm HIV, xét nghiệm viêm gan B (HBV), xét nghiệm viêm gan C (HCV), xét nghiệm virus Dengue (sốt xuất huyết), xét nghiệm virus cúm A/B (Influenza A, B), theo dõi nồng độ các chất hoặc các thành phần sinh học mà kết quả xét nghiệm sai có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân ngay tức thì do quyết định điều trị không phù hợp…Tuy nhiên, hiện số lượng trang thiết bị y tế có kết quả phân loại sai mức độ rủi ro bị thu hồi rất khiêm tốn.Tình trạng kê khai sai mức độ rủi ro không chỉ xảy ra giữa các sản phẩm trang thiết bị y tế, mà theo Bộ Y tế, thực tế còn có tình trạng doanh nghiệp đánh tráo sản phẩm có chứa dược chất đánh dấu Urea C13 và Urea C14 dưới dạng uống kèm theo bộ xét nghiệm, máy xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter Pylori bằng hình thức xin cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế hoặc công bố là trang thiết bị y tế loại A.Mặc dù rất lo lắng về chất lượng sản phẩm trúng thầu khi đưa vào sử dụng, nhưng một số đơn vị mua sắm cho biết không thể loại những sản phẩm phân loại sai vì mẫu hồ sơ mời thầu hiện không có quy định nào đánh giá tư cách hợp lệ của các hàng hóa dự thầu.Tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, nguyên Vụ trưởng vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, liên quan đến vấn đềphân loại nhóm trang thiết bị y tếtheo yếu tố nguy cơ, cần phải có quản lý, có giấy phép nhập khẩu, giấy phép lưu hành. Nhất là những thiết bị được phân loại có nguy cơ cao đối với sức khỏe con người. Với những nhóm trang thiết bị ở mức độ thấp hơn thì tự phân loại đúng theo bản gốc của nó.Trong trường hợp không tự phân loại được thì phải thuê một đơn vị có khả năng phân loại, có đủ kỹ năng để phân loại. Khi có phân loại thì được nhập khẩu.Cũng theo các chuyên gia y tế, nếu phân loại không chuẩn xác, trang thiết bị y tế thuộc nhóm C, D mà kê khai vào nhóm A, B hay sản phẩm có dược chất trà trộn vào trang thiết bị y tế để tránh kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó, ông Quang nhấn mạnh, việc tăng cường thanh kiểm tra của cơ quan chức năng sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu.
https://nhandan.vn/kiem-soat-gian-lan-trong-phan-nhom-trang-thiet-bi-y-te-trung-thau-post787294.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "đấu thầu", "mua sắm trang thiết bị y tế", "kiểm soát gian lận" ] }
Nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe
NDO -Sáng 27/12, Bộ Y tế tổ chức lễ mít-tinh hưởng ứng Ngày Quốc tế Phòng, chống dịch bệnh, nhằm kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch.
Theo Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương, căn cứ tình hình dịch bệnh, thực tiễn phòng, chống dịch, đặc biệt là dịch Covid-19, Bộ Y tế đã đưa ra chủ đề ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm 2023 là toàn dân, toàn xã hội tham gia phòng, chống dịch bệnh.Theo Thứ trưởng, trên thế giới,dịch bệnh truyền nhiễmvẫn luôn diễn biến phức tạp, khó lường; có xu hướng tăng dần tần suất và xuất hiện nguy cơ lây nhiễm các biến thể mới, các dịch bệnh mới nổi.Các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi gia tăng đáng kể. Số ca mắc sốt xuất huyết tăng hơn 10 lần trong 10 năm qua với ước tính nửa dân số trên thế giới có nguy cơ ca mắc mỗi năm.Năm 2023, thế giới tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc, tử vong do các bệnh lây truyền từ động vật sang người, cácbệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổitại nhiều quốc gia.Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cùng với nhu cầu giao thương, du lịch ngày càng tăng cao nên nguy cơ đối mặt với sự lây lan của nhiều loại dịch bệnh khác nhau là rất lớn.Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, để phòng bệnh từ sớm, từ xa, để hạn chế dịch bệnh bùng phát và chủ động, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh trong tương lai, Bộ Y tế sẽ tập trung tổ chức triển khai các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, trong đó triển khai thực hiện Chỉ thị 25-CT/TW ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư; Nghị quyết 99/2023/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 18/12/2023.Đồng thời tiếp tục chủ động đẩy mạnh tiếp cận an ninh y tế toàn cầu trong phòng, chống dịch để thông tin, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương trên cơ sở phối hợp liên ngành, đa lĩnh vực, thể hiện tinh thần trách nhiệm của Việt Nam, cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với dịch bệnh.Các đại biểu ấn nút hưởng ứng ngày Quốc tế phòng chống dịch bệnh.Dịp này, Bộ Y tế kêu gọi toàn dân và cộng đồng nâng cao ý thức phòng bệnh, tăng cường sức khỏe; thường xuyên, tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống dịch. Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các ngành, các địa phương phối hợp, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp và huy động toàn xã hội, các tổ chức chính trị, đoàn thể tham gia trong công tác phòng, chống dịch, bảo đảm chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó với các đại dịch hoặc các tình huống khẩn cấp về dịch bệnh;Cùng đó, xác định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của y tế dự phòng, y tế cơ sở; củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch các tuyến, đặc biệt tại các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số và huy động sự tham gia của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong phòng, chống dịch.Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương bày tỏ, để tiếp tục hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong công tác phòng, chống dịch nói riêng và sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân nói chung, ngành Y tế mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ban ngành, địa phương và sự đóng góp, hỗ trợ của bạn bè quốc tế và sự ủng hộ, đồng lòng và tham gia tích cực của Nhân dân cả nước và cộng đồng xã hội.Ngày 7/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh.Nhân ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã đưa ra thông điệp hưởng ứng "Từ bài học của đại dịch Covid-19, hãy cùng nhau hành động cho một thế giới khỏe mạnh hơn, bình đẳng hơn".
https://nhandan.vn/nang-cao-y-thuc-phong-benh-tang-cuong-suc-khoe-post789449.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi", "lễ mit-ting", "Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh", "Bộ Y tế" ] }
Đồng Nai: Gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua
NDO -Tối 15/5, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai) Lê Tuấn Anh xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ nghi ngộ độc sau khi ăn bánh đa cua tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam, Khu công nghiệp Giang Điền, khiến gần 100 công nhân nhập viện.
Theo thông tin ban đầu, chiều cùng ngày, sau khi khoảng 500 công nhân của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam ăn món bánh đa cua thì gần 100 người có các biểu hiện nôn nói, đau bụng được đưa đến bệnh viện.Tại Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom các y, bác sĩ đã tập trung điều trị, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp để làm rõ nguyên nhân. Bước đầu, nghi tất cả các trường hợp trên bị ngộ độc thực phẩm.Trả lời phóng viên Báo Nhân Dân vào lúc 21 giờ cùng ngày, Bí thư Huyện ủy Trảng Bom Lê Tuấn Anh cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện tập trung nhân lực, thiết bị điều trị cho các trường hợp trên. Trong số gần 100 công nhân nhập viện có một công nhân bị nặng phải thở máy, còn lại đều nhẹ.Trong tối cùng ngày, lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trảng Bom đã có mặt tại Trung tâm Y tế huyện để chỉ đạo công tác cứu chữa cho các trường hợp và động viên các công nhân.Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dechang Việt Nam có khoảng 1.200 công nhân, chuyên sản xuất đồ điện dân dụng.Trước đó, đầu tháng 5, tại thành phố Long Khánh xảy ravụ ngộ độc thực phẩmsau khi ăn bánh mì khiến 500 người phải nhập viện điều trị. Đến thời điểm này, còn một bệnh nhi 7 tuổi đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.Việc liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc và nghi ngộ độc tập thể tại Đồng Nai cũng đặt ra vấn đề quản lý nhà nước về thực phẩm và trách nhiệm của ngành y tế địa phương trong việc kiểm soát vấn đề trên.
https://nhandan.vn/post-809498.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Đồng Nai", "công nhân nhập viện", "bánh đa cua", "ngộ độc tại Đồng Nai", "ngộ độc thực phẩm" ] }
Em bé sinh non 650g được nuôi sống kỳ tích
NDO -90 ngày qua, các y, bác sĩ Khoa Sơ sinh,Bệnh viện Phụ Sản Hà Nộiđã trở thành những người mẹ thứ hai của bé sinh non chỉ nặng 650g. 24/24 giờ mỗi ngày, những người mẹ ấy vẫn cần mẫn, tỉ mỉ chăm sóc cho con từng chút một cho tới khi em bé cán mốc cân nặng 3kg.
Theo bác sĩ Khoa Sơ sinh, bé N.T là một trong những ca khó khăn nhấtsinh nonđược nuôi dưỡng thành công. Ngay khi chào đời, bé đã bị suy hô hấp rất nặng phải điều trị bệnh lý.Một tháng đầu đời, cuộc sống của con phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở và dịch truyền, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch vì quá nhỏ không thể lấy được nhiều ven, phải chuyển sang nuôi qua đường cuống rốn.Thể trạng non yếu khiến bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lấy ven, tiêm truyền, đặt Catheter tĩnh mạch rốn và nhất là đặt Longline để truyền dịch nuôi dưỡng bé dài ngày.Việc cai máy thở cho con cũng cần rất nhiều nỗ lực. Mỗi ngày bác sĩ tập cai máy cho con từng chút một. Bên cạnh đó là các nguy cơ mà bé phải đối mặt như nhiễm khuẩn, tổn thương võng mạc, …Hơn 50 ngày phải cách ly với con là chuỗi ngày dài đằng đẵng với bố mẹ. Nhìn con sinh ra đỏ hỏn, chỉ nặng 650g lại bị suy hô hấp rất nặng phải nuôi dưỡng trong lồng ấp mà lòng bố mẹ đau xót vô cùng.Mỗi ngày vắt sữa gửi vào cho con, ngồi ngoài phòng hồi sức cấp cứu sơ sinh nghe bác sĩ thông báo về tình trạng sức khoẻ của con, biết con phát triển khoẻ mạnh từng ngày là thêm một ngày bố mẹ hy vọng và vững tin hơn vào sự kiên cường của con chờ đến ngày có thể gặp mẹ.Em bé được chăm sóc đặc biệt trong 90 ngày.Sau 50 ngày, mẹ N.T được gọi vào ấp con bằng phương pháp kangaroo. Được nhìn thấy con yêu, được ôm con trong vòng tay và tự mình có thể chăm sóc cho con, thật lòng bố mẹ không biết diễn tả cảm giác hạnh phúc của mình như thế nào.Mẹ N.T tâm sự, thương con bao nhiêu thì chị lại càng cảm thấy biết ơn các bác sĩ Khoa Sơ sinh bấy nhiêu. Các bác sĩ như người mẹ thứ hai đã tái sinh cuộc đời cho con.Theo dõi sát sức khoẻ của con mỗi ngày, thấy con có chuyển biến tích cực và phát triển khoẻ mạnh, mọi mệt mỏi và căng thẳng của đội ngũ bác sĩ Khoa Sơ sinh dường như tan biến.Sau 90 ngày, con đã được ra viện về ngôi nhà đầy tình yêu thương chờ đón con, và giờ con đã đạt chuẩn chạm mốc 3kg, khám sức khỏe tổng quát cho con (siêu âm tim, siêu âm thóp, khám bệnh võng mạc, siêu âm ổ bụng) nhận thấy tất cả các chỉ số đều trong giới hạn bình thường, con có thể bú sữa mẹ được.
https://nhandan.vn/em-be-sinh-non-650g-duoc-nuoi-song-ky-tich-post813734.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "chiến binh sinh non", "Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", "trẻ sơ sinh nặng 640g" ] }
Lần đầu tiên Việt Nam thực hiện thành công việc ghi hình PET/CT với 2 loại thuốc phóng xạ mới
NDO -Ngày 5/12, TS.BS Nguyễn Xuân Cảnh, Trưởng Khoa Y học hạt nhân,Bệnh viện Chợ Rẫycho biết, Đơn vị đã ghi hình PET/CT với 2 loại thuốc phóng xạ mới, đó là Galium-68 PSMA (Ga-68 PSMA) trong ung thư tuyến tiền liệt và Galium-68 Dotatate (Ga-68 Dotatate) trong u thần kinh nội tiết giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.
Trên thế giới, hai loại thuốc phóng xạ này đang được sử dụng rộng rãi cho người bệnh và đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận (năm 2020 với thuốc Ga-68 PSMA và năm 2016 với thuốc Ga-68 Dotatate).Hiện nay, không phải quốc gia nào cũng có thể sản xuất được Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate, do đó, tại Việt Nam, khi người bệnh có nhu cầuchụp PET/CTvới 2 loại thuốc này thông thường phải đi ra nước ngoài.Trải qua thời gian dài tìm hiểu, trao đổi chuyên môn cũng như chuẩn bị nguồn nhân lực để tập trung nghiên cứu, đến ngày 7/11 mới đây, Khoa Y học hạt nhân Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam pha chế thành công và đưa 2 loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate vào sử dụng.Kỹ thuật PET/CT là một hệ thống chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao, đầy tiềm năng cho nhiều lợi điểm trong chẩn đoán và theo dõi điều trị các loại bệnh như ung thư, thần kinh và tim mạch. Kỹ thuật này được áp dụng tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2009, trung bình 1 ngày, khoa Y học hạt nhân tiếp nhận chụp từ 12-15 ca PET/CT.Sau gần một tháng áp dụng ghi hình PET/CT với Ga-68 PSMA cho 12 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt và PET/CT với Ga-68 Dotatate cho 9 trường hợp u thần kinh nội tiết, kết quả cho thấy tính hiệu quả của 2 kỹ thuật này trong chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh.Thực hiện ghi hình PET/CT với 2 loại thuốc phóng xạ mới trong chẩn đoán theo dõi điều trị ung thư tuyến tiền liệt và u thần kinh nội tiết.TS.BS Cảnh cho biết thêm, Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện ghi hình PET/CT với thuốc F-18 FDG đánh giá chuyển hóa đường glucose trong nhiều loại bệnh ung thư từ năm 2009. Tuy nhiên, do tế bào ung thư tuyến tiền liệt và tế bào u thần kinh nội tiết thường ít sử dụng đường glucose nên hiển thị kết quả chẩn đoán không cao.Tế bào ung thư tuyến tiền liệt thường có biểu hiện kháng nguyên đặc hiệu trên màng tế bào PSMA (cao hơn 10-80 lần so với tế bào tuyến tiền liệt bình thường hoặc tăng sản lành tính) có đặc tính gắn kết tốt với thuốc Ga-68 PSMA và sẽ được phát hiện nhờ ghi hình PET/CT.Còn đối với u thần kinh nội tiết thì tế bào u biểu hiện tăng thụ thể Somatostatin và việc ghi hình PET/CT với thuốc Ga-68 Dotatate gắn kết vào thụ thể này sẽ phát hiện rõ hơn những tổn thương nguyên phát và di căn, từ đó giúp bác sĩ lâm sàng có hướng chẩn đoán, phân chia giai đoạn, chọn lựa phương pháp điều trị và theo dõi kết quả điều trị.Với việc pha chế thành công 2 loại thuốc Ga-68 PSMA và Ga-68 Dotatate, Khoa Y học hạt nhân bệnh viện Chợ Rẫy đã đem đến nhiều cơ hội cho người bệnh trong nước, giúp người bệnh có thể tiếp cận phương pháp kỹ thuật mới tiến trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cũng như tiết kiệm nhiều chi phí cho người bệnh.
https://nhandan.vn/lan-dau-tien-viet-nam-thuc-hien-thanh-cong-viec-ghi-hinh-petct-voi-2-loai-thuoc-phong-xa-moi-post786066.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "ung thư tuyến tiền liệt", "u thần kinh nội tiết", "ghi hình PET/CT" ] }
Phát hiện u tủy sống sau 4 tháng yếu liệt
NDO -Suốt 4 tháng yếu liệt và đã đi khám xét ở nhiều cơ sở y tế, ông M.V.L (68 tuổi) mới được phát hiện mắc u tủy sống.
Hơn 4 tháng, ông bắt đầu có biểu hiện tê yếu nhiều ở hai chân. Gia đình đưa ông đi khám ở nhiều bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, được chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống cổ và thắt lưng, chỉ phát hiện thoái hóa cột sống cổ và thêm bệnh lao màng phổi.Ông được chỉ định điều trị lao màng phổi trước. Sau điều trị hai tháng, ông L. bị liệt hai chân gần như hoàn toàn, cơ thể ngày một yếu dần.Ông được gia đình tiếp tục đưa đến khám tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh khám trong tình trạng ngồi xe lăn và hồ sơ bệnh án dầy cộm.Bác sĩ chuyên khoa II Đặng Bảo Ngọc, Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh nhận định ông L. có biểu hiện của tổn thương ở vùng tủy ngực chứ không phải ở cổ và thắt lưng như các chẩn đoán của những bệnh viện trước đó. Triệu chứng điển hình là liệt hai chân, mất cảm giác da từ khoảng ngang rốn trở xuống.Người bệnh được chỉ định chụp MRI 3 Tesla cột sống ngực có tiêm thuốc tương phản. Kết quả, phát hiện khối u tủy nằm trong ống sống ở đoạn đốt sống ngực D8, kích thước 3x4cm, chiếm hết lòng ống sống, đẩy lệch tủy sống sang một bên."Bệnh nhân từng chụp MRI cột sống cổ và thắt lưng ở khu vực trên và dưới khối u chỉ vài centimet,khối ubị khuất nên các bác sĩ khám trước đây không tìm ra bệnh", bác sĩ Ngọc nói.Người bệnh cảm ơn bác sĩ Bảo Ngọc trước khi xuất viện.Khối u tủy của ông L. ở vị trí rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng như gây liệt hoàn toàn hai chân, teo cơ hai chân, tê bì mất cảm giác da phần thân dưới và hai chân, bí đại tiểu tiện.Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật ngay ngày 19/3 để giải phóng tê liệt vùng chi dưới. Cuộc mổ kéo dài hơn một giờ, ứng dụng kính vi phẫu có chức năng chụp huỳnh quang 3D hiện đại kết hợp định vị thần kinh Neuro Navigation tích hợp trí tuệ nhân tạo thế hệ mới. Các kỹ thuật này giúp bác sĩ thấy rõ khối u và các cấu trúc chung quanh ở cột sống ngực, lựa chọn đường tiếp cận loại bỏ khối u an toàn.Bác sĩ rạch da một đường dài 6 cm tại vùng đốt sống ngực D7, D8, D9, cắt bản sống D8 hai bên và một phần bản sống D7, D9, giải áp bao tủy. Xẻ dọc màng cứng ngang D8, bộc lộ khối u màu trắng mềm, hơi dai, kích thước 3x4cm, chèn ép tủy sống. Ê-kíp phẫu thuật tiến hành bóc tách và lấy trọn khối u. Bác sĩ Ngọc nhận định, đây là một khối u vỏ bao dây thần kinh lành tính, tuy nhiên, mẫu bệnh phẩm sau đó được gửi đi sinh thiết để xác định bản chất u.Sau mổ, người bệnh hồi phục nhanh. Bốn ngày sau mổ sức cơ chân bên phải hồi phục 4/5, chân bên trái hồi phục 2/5. Ông L. có thể đứng, dự kiến xuất viện sau một tuần điều trị. Người bệnh tiếp tục tập luyện hồi phục vận động và tái khám theo chỉ định. Tiên lượng phục hồi tốt trong thời gian tới.Theo bác sĩ Bảo Ngọc, các khối u tủy sống, đặc biệt là tủy sống ngực, thường phát triển với triệu chứng khởi phát mơ hồ, dễ bị bỏ qua trong giai đoạn đầu. Bệnh cũng có thể gây nhầm lẫn do các nguyên nhân khác như thoái hóa cột sống, suy nhược.Người bệnh khi có các dấu hiệu nghi ngờ như tê yếu, mất cảm giác da vùng thân dưới, cần đến bệnh viện có chuyên khoa sâu thần kinh, phẫu thuật thần kinh để thăm khám,điều trịkịp thời.
https://nhandan.vn/phat-hien-u-tuy-song-sau-4-thang-yeu-liet-post800673.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "khối u tủy sống", "liệt", "khám bệnh" ] }
Tổ chức sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Khác với thị trường dược phẩm thế giới nơi nhà sản xuất và phân phối thường là các đơn vị độc lập nhằm tập trung hóa chuyên môn, hệ thống phân phối thuốc tại Việt Nam khá đặc thù với cấu trúc phức tạp và sự tham gia của nhiều bên liên quan.
Các thành phần chính tham gia kinh doanh, phân phối ở Việt Nam gồm: các doanh nghiệp phân phối thuốc chuyên nghiệp; các công ty dược vừa sản xuất vừa phân phối; hệ thống các cơ sở bán lẻ thuốc.Định vị mô hình “chuỗi nhà thuốc”Thời gian gần đây, do quá trình phát triển, chuyên môn hóa của xã hội dẫn đến hình thành một số mô hình kinh doanh dược mới, như hệ thống chuỗi nhà thuốc bắt đầu định hình rõ nét và xác định được vị trí của mình trong việcphân phối thuốctừ nhà phân phối đến bệnh nhân/người tiêu dùng ở kênh ngoài bệnh viện.Thạc sĩ Phan Công Chiến, Trưởng phòng quản lý kinh doanh dược (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) cho biết: Hệ thống chuỗi nhà thuốc đang từng bước trở thành một mô hình đặc thù trong cung ứng thuốc của Việt Nam, một số chuỗi nhà thuốc được hình thành và phát triển khá nhanh. Như hệ thống nhà thuốc Long Châu với hơn 1.000 nhà thuốc tại 63 tỉnh, thành phố; hệ thống nhà thuốc Pharmacity với hơn 1.100 nhà thuốc trên 44 tỉnh, thành phố; hệ thống nhà thuốc An Khang với hơn 500 nhà thuốc tại 33 tỉnh, thành phố…Tin liên quanQuy định cụ thể hơn các loại thuốc được kinh doanh theo phương thức thương mại điện tửTuy nhiên, quy định hiện hành về kinh doanh dược tại Luật dược năm 2016 chưa có quy định chi tiết về hoạt động của các nhà thuốc trong chuỗi; chưa quy định cụ thể điều kiện, cũng như quyền lợi của cơ sở kinh doanh chuỗi nhà thuốc; quy định còn cứng nhắc về dược sĩ phụ trách chuyên môn tại các nhà thuốc khi thay đổi,… chưa thực sự khuyến khích việc phát triển chuỗi nhà thuốc. Do đó, việc bổ sung quy định cụ thể về chuỗi nhà thuốc nhằm thống nhất cách thức quản lý; nâng cao tính chuyên môn hóa và hiện đại hóa hệ thống các cơ sở bán lẻ thuốc và việc làm cần thiết.Mô hình hệ thống nhà thuốc Long Châu đang khá phát triển.Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược được trình trong kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV này, Ban soạn thảo (Bộ Y tế) đã đưa ra một số quy định đặc thù cơ bản của chuỗi nhà thuốc mà các cơ sở bán lẻ độc lập không có.Chuỗi nhà thuốc hoạt động theo cơ chế quản lý thống nhất liên quan đến việc cung ứng, lưu thông, tồn trữ bảo quản thuốc và dữ liệu báo cáo của các nhà thuốc trong chuỗi. Tất cả các hoạt động của các nhà thuốc trong chuỗi do doanh nghiệp tổ chức chuỗi chịu trách nhiệm, quy định cụ thể điều kiện của cơ sở tổ chức chuỗi và điều kiện của các nhà thuốc trong chuỗi. Tương ứng với trách nhiệm trên, dự thảo cũng quy định quyền của cơ sở tổ chức chuỗi như: được luân chuyển thuốc giữa kho trung tâm với các nhà thuốc và giữa các nhà thuốc có phạm vi kinh doanh tương đồng trong chuỗi; được luân chuyển người phụ trách chuyên môn của các nhà thuốc trong chuỗi và chỉ cần thông báo tới cơ quan quản lý chứ không cần làm thủ tục đề nghị cấp lại/ điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Các quyền lợi này giúp cơ sở tổ chức chuỗi hoạt động linh hoạt, tiết kiệm chi phí mà vẫn đảm bảo chất lượng thuốc và chất lượng phục vụ.Bên cạnh đó, doanh nghiệp tổ chức chuỗi nhà thuốc có thể có các quyền lợi phái sinh như: đàm phán mua thuốc để cung cấp cho toàn bộ các nhà thuốc trong chuỗi với giá cả hợp lý; tạo dựng uy tín thương hiệu...Hiện nay, cả nước có hơn 60.000 cơ sởbán lẻ thuốcvới quy mô và cơ số thuốc cung ứng không đồng đều. Mục tiêu lớn nhất của việc công nhận và pháp quy hóa loại hình chuỗi nhà thuốc là nhằm chuyên môn hóa, hiện đại hóa hệ thống bán lẻ thuốc, nâng cao chất lượng, quản lý giá thành, dễ dàng truy xuất thông tin về nguồn gốc của thuốc, quản lý thông tin khách hàng giúp minh bạch hóa hoạt động kinh doanh (vì các cơ sở bắt buộc phải áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý).Khi các chuỗi nhà thuốc được hình thành sẽ tạo ra động lực cạnh tranh, đòi hỏi các nhà thuốc truyền thống phải cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, nhưng cũng không gây khó khăn cho các nhà thuốc truyền thống để bảo đảm cung ứng, tăng khả năng tiếp cận thuốc cho người dân.Với những thay đổi trên, người dân được hưởng chế độ phục vụ với thuốc có chất lượng và giá cả hợp lý.Tạo hành lang pháp lý chomua-bánthuốconlineTrong và sau dịch Covid-19, việc mua bán theo phương thức thương mại điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và tại Việt Nam. Phương thức mua-bán hàng online đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người, trong đó bao gồm cả mặt hàng thuốc chữa bệnh. Do đó cũng cần bổ sung, xây dựng hành lang pháp lý đối với phương thức kinh doanh trên trong lĩnh vực dược để tránh khoảng trống pháp lý đối với vấn đề này.Thạc sĩ Phan Công Chiến cho biết, trong Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược sẽ bổ sung quy định yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh thuốc muốn thực hiện thương mại điện tử (mua-bán thuốc online) phải được đánh giá cụ thể điều kiện về cơ sở vật chất, nhân sự, hồ sơ tài liệu và phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Đây phải là một cơ sở kinh doanh hiện hữu, đã được cấp phép kinh doanh theo phương thức truyền thống. Bán hàng trực tuyến chỉ là một hoạt động được thực hiện song song với bán hàng truyền thống. Như vậy, dù kinh doanh theo phương thức truyền thống hay kinh doanh trực tuyến, cơ sở vẫn phải tuân thủ các quy định chung vềkinh doanh dược.Cơ sở khi kinh doanh theo phương thức thương mại điện tử có trách nhiệm: đăng tải, cung cấp thông tin về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, Giấy đăng ký lưu hành của thuốc, Giấy phép nhập khẩu của thuốc, bao bì thương phẩm của thuốc, toàn bộ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc và nhãn thuốc đã được phê duyệt...; tổ chức tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng thuốc trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật cho người mua thuốc và tổ chức thực hiện hoạt động vận chuyển thuốc đến người mua theo quy định.Sau khi Luật mới được ban hành, Bộ Y tế sẽ xây dựng và ban hành các thông tư hướng dẫn liên quan, nhất là có các yêu cầu cụ thể đối với hoạt động của cơ sở kinh doanh thuốc theo hình thức thương mại điện tử, bao gồm cả cách thức tiến hành, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc, trách nhiệm của người phụ trách chuyên môn đối với việc bán thuốc trên môi trường điện tử cho phù hợp đặc thù của hình thức kinh doanh này.Do đây là một chính sách mới, dự kiến, giai đoạn đầu, Bộ Y tế chỉ cho phép bán lẻ các thuốc thông thường, thuộc danh mục thuốc không kê đơn mà không phải là thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Sau quá trình triển khai, sẽ đánh giá, rà soát lại để xem xét có điều chỉnh danh mục này trong trường hợp cần thiết.
https://nhandan.vn/to-chuc-sap-xep-lai-he-thong-kinh-doanh-phan-phoi-thuoc-nguyen-lieu-lam-thuoc-post814496.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "chuỗi nhà thuốc", "mua-bán thuốc online", "phân phối thuốc", "kinh doanh dược" ] }
Chung tay bảo đảm an toàn thực phẩm
Theo số liệu của Bộ Y tế, trong quý I năm 2024, cả nước xảy ra 16 vụ làm 659 người bịngộ độc thực phẩm(tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có ba trường hợp tử vong. Mới đây, ngày 5/4, tại một số trường học trên địa bàn thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra vụ việc hàng chục học sinh nghi ngộ độc thực phẩm, trong đó có một trường hợp tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến các vụngộ độc thực phẩmlà do điều kiện thời tiết thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh, nhất là vi khuẩn gây bệnh đường ruột, động thực vật chứa độc tố tự nhiên (nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản…); ô nhiễm môi trường và thiếu nước sạch để chế biến, vệ sinh dụng cụ.Theo các chuyên gia lĩnh vựcan toàn thực phẩm, phần lớn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và có những biện pháp đối phó hữu hiệu, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, suy giảm sức đề kháng, thậm chí tử vong.Mặt khác, quy trình chế biến, bảo quản nguyên liệu thực phẩm, thực phẩm chưa đúng cách, cộng với ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.Thực tế cho thấy tại một số địa phương, chính quyền, các cơ quan chức năng còn buông lỏng công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt, tình trạng buôn bán các loại thực phẩm chế biến sẵn trước cổng các trường học, hè phố, lòng lề đường, nơi tập trung đông người như bến xe, bệnh viện và tại các sự kiện văn hóa, thể thao… dẫn đến nguy cơ người tiêu dùng bị ngộ độc thực phẩm là rất lớn.Theo các chuyên gia lĩnh vựcan toàn thực phẩm, phần lớn trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sẽ hết sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời và có những biện pháp đối phó hữu hiệu, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch, suy giảm sức đề kháng, thậm chí tử vong.Để chủ động bảo đảm an toàn, ngăn chặn kịp thời các vụ ngộ độc thực phẩm tại cộng đồng, trước hết, chính quyền, các cơ quan chức năng tại các địa phương cần tập trung triển khai, thực hiện nghiêm túc “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm.Các cơ quan, đơn vị liên quan cần kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm, trong đó xử lý triệt để các trường hợp bán thực phẩm không bảo đảm an toàn chung quanh các trường học, hè phố, lòng lề đường. Đồng thời, cần quy trách nhiệm cho người đứng đầu tại địa phương khi để xảy ra tình trạng công tác quản lý an toàn thực phẩm không hiệu quả hay để xảy ra các vụ ngộ độc lớn trên địa bàn một cách công khai và minh bạch.Các địa phương tiếp tục nhân rộng mô hình “Từ trang trại đến bàn ăn” để giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm có chất lượng cao, qua đó còn góp phần giảm đến mức thấp nhất những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cho người dân.Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm nêu cao trách nhiệm-lương tâm, không vì lợi nhuận mà đánh đổi sức khỏe và tính mạng của người dân để sản xuất, kinh doanh những sản phẩm không bảo đảm chất lượng đưa ra thị trường tiêu thụ.Bên cạnh đó, mỗi người dân cần là “Người tiêu dùng thông thái” khi lựa chọn và sử dụng các loại thực phẩm hằng ngày; đấu tranh chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và những hành vi gian lận thương mại nơi mình sinh sống... nhằm chung tay hành động thiết thực bảo đảm an toàn thực phẩm và ngăn chặn hiệu quả các vụ ngộ độc thực phẩm.
https://nhandan.vn/chung-tay-bao-dam-an-toan-thuc-pham-post803749.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "ngộ độc thực phẩm", "an toàn thực phẩm" ] }
Dấu ấn 2 năm phẫu thuật ghép gan thành công cho nhiều bệnh nhi
NDO -Ngày 16/12, Bệnh viện Đại học Y dượcThành phố Hồ Chí Minhcho biết, sau 2 năm triển khai ghép gan trẻ em, đơn vị này đã thực hiện thành công 12 ca ghép gan cho trẻ em, mang lại cơ hội sống cho các bé mắc bệnh lý về gan nặng.
Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp đoàn Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em (Tokyo, Nhật Bản) đến tổng kết và thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vựcghép gan trẻ em.Đây cũng là dịp để đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện và các bệnh nhi, gia đình bệnh nhi cùng nhìn lại hành trình 2 năm viết tiếp những câu chuyện diệu kỳ cho các bé mắc bệnh lý về gan nặng, có chỉ định ghép gan.Trước đó, vào tháng 10/2021, ê-kíp ghép gan của Bệnh viện đã tham gia chương trình đào tạo trực tuyến về ghép gan trẻ em từ các Giáo sư của Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em.Đến tháng 12/2021, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bệnh viện đã phối hợp Bệnh viện Nhi đồng 2, nỗ lực triển khai và thực hiện thành công ca ghép gan trẻ em đầu tiên tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.Ca ghép này được thực hiện hoàn toàn bởi đội ngũ y bác sĩ của Việt Nam mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia nước ngoài, mở ra nhiều hy vọng cho các bệnh nhi chờ ghép gan.Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã hợp tác với các chuyên gia để thực hiện thường quy phẫu thuật ghép gan trẻ em tại bệnh viện.Đến nay, bệnh viện đã thực hiện 12 ca ghép gan trẻ em. Đa số các bé phục hồi tốt, tiếp tục tái khám và theo dõi định kỳ tại bệnh viện. Tại buổi gặp mặt, các bé vui vẻ nô đùa, chạy nhảy và được nhận quà từ các y, bác sĩ của bệnh viện và các chuyên gia Nhật Bản.Giáo sư Mureo Kasahara, Trung tâm Quốc gia về Sức khỏe và Phát triển trẻ em chia sẻ: “Buổi gặp mặt hôm nay là một trong những ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi khi nhìn thấy các bệnh nhi được ghép gan tại UMC đã được cứu sống và khỏe mạnh.Đó chính là giá trị lớn nhất từ sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau rất tốt giữa chúng tôi và các y bác sĩ UMC. Các y bác sĩ UMC có trình độ, kỹ năng rất tốt và ham học hỏi. Tôi tin chắc rằng với sự hợp tác, hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau sẽ giúp cho lĩnh vực ghép gan tại Việt Nam ngày càng phát triển trong tương lai”.Thay mặt Ban lãnh đạo và các y, bác sĩ, nhân viên y tế, TS. BS Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cảm ơn sự hỗ trợ tận tình của các chuyên gia Nhật Bản đã góp phần tạo nên thành công cho các ca ghép, cứu sống các bệnh nhi.Trong thời gian tới, bệnh viện hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia trong việc đào tạo, huấn luyện, hỗ trợ bệnh viện trong lĩnh vực ghép gan nói riêng và ghép tạng nói chung, góp phần thực hiện các ca ghép một cách hiệu quả, an toàn và cứu sống ngày càng nhiều người bệnh.TS. BS Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trước năm 2021, các bé mắc bệnh lý gan cấp tính và mạn tính hầu như không có cơ hội được phục hồi, nhiều trẻ trong lúc chờ được ghép gan tử vong, vì Việt Nam chưa hoàn toàn tự chủ kỹ thuật này, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 không có sự hỗ trợ trực tiếp từ các chuyên gia nước ngoài."Bệnh viện rất trăn trở và tâm huyết triển khai ghép gan trẻ em để kịp thời cứu sống các bệnh nhi. Sau 2 năm, lĩnh vực ghép gan trẻ em tại Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đã được cải thiện đáng kể, các bệnh nhi tái khám trong tình trạng ổn định, được đến trường và phát triển rất tốt.Đến nay, các Bác sĩ Việt Nam đã có thể tự chủ kỹ thuật này, các bệnh nhi đã có cơ hội được cứu sống mà không phải rơi vào bế tắc và tuyệt vọng như trước đây" TS. BS. Trần Công Duy Long, Phó Trưởng khoa Ngoại gan mật tụy, Trưởng đơn vị Ung thư gan mật và ghép gan Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định.
https://nhandan.vn/dau-an-2-nam-phau-thuat-ghep-gan-thanh-cong-cho-nhieu-benh-nhi-post787874.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh", "ghép gan trẻ em" ] }
Nâng cao năng lực chẩn đoán HIV/AIDS cho 2 đơn vị y tế phía nam
NDO -Với việc có thêm hệ thống xét nghiệm PCR, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Bệnh Viện Chợ Rẫy sẽ được nâng cao năng lực xét nghiệm, chẩn đoán HIV/AIDS và các bệnh lý truyền nhiễm khác.
Ngày 22/12, Bộ Y tế phối hợp cùng Cục Phòng, chống HIV/AIDS và các đơn vị liên quan tổ chức lễ bàn giao hệ thống máy tách chiết và Real Time PCR tự động Cobas 6800 của Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2021-2023” do Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét tài trợ cho 2 đơn vị: Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh là một bước quan trọng trong nỗ lực nâng cao khả năng chẩn đoán và phản ứng nhanh chóng trước các tình huống y tế khẩn cấp.Tại buổi lễ, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết,Quỹ toàn cầuphòng chống AIDS, Lao và Sốt rét đã tài trợ 60 tỷ USD cho công cuộc phòng, chống 3 bệnh trên và đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.Việt Nam là một trong các quốc gia được hưởng lợi từ Quỹ Toàn cầu kể từ năm 2003. Trong 20 năm qua, với sự đóng góp to lớn của Quỹ toàn cầu, chương trình phòng chống HIV/AIDS đã dự phòng lây nhiễm HIV cho gần 1 triệu người, cứu được hơn 200.000 người không bị tử vong do AIDS.Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1990, đến nay dịch HIV/AIDS ở Việt Nam được kiểm soát và liên tục đà giảm trên cả 3 tiêu chí đó là: Giảm số người nhiễm mới HIV được phát hiện; giảm số người chuyển sang giai đoạn AIDS và giảm số người tử vong liên quan đến AIDS.Ngay trong giai đoạn 2021-2023, quỹ đã hỗ trợ 61 triệu USD chocông tác phòng chống HIV/AIDS, trong đó bao gồm 12,6 triệu USD cho phòng, chống Covid-19 với mục tiêu “Nâng cao năng lực ứng phó Covid-19 và giảm thiểu ảnh hưởng của Covid-19 đối với các hoạt động phòng chống HIV/AIDS".Trong năm 2023, Bộ Y tế đã ký quyết định tiếp nhận 12 hệ thống máy do Quỹ toàn cầu mua sắm và viện trợ cho 10 đơn vị, cơ sở y tế trên toàn quốc. Trong đó, Bệnh viện Chợ Rẫy và Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh là 2 trong số các đơn vị tiếp nhận hệ thống máy xét nghiệm Cobas 6800 tân tiến và hiện đại nhất.Máy có khả năng xử lý hơn 25 loại xét nghiệm kỹ thuật cao trong các lĩnh vực: huyết học như sàng lọc máu, vi sinh như phát hiện các tác nhân truyền nhiễm, lây truyền qua đường hô hấp, máu, tình dục, phát hiện kháng kháng sinh, yếu tố miễn dịch, hỗ trợ ghép tạng...Hệ thống máy hiện đại thuộc dòng Cobas với công suất cao.Đây là một hệ thống máy rất hiện đại thuộc dòng Cobas với công suất cao (384 mẫu/8 giờ) giúp giảm thiểu các thao tác thủ công trong quá trình thử nghiệm, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên y tế.Đối với lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS, hệ thống máy Cobas 6800 giúp xét nghiệm phát hiện HIV, đo tải lượng virus HIV, đồng thời hỗ trợ xét nghiệm cho việc phát hiện, đo tải lượng virus viêm gan C, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, lao là các bệnh đồng nhiễm với HIV. Trên cơ sở đó giúp các chuyên gia y tế lựa chọn phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân.Với khả năng chẩn đoán chính xác và nhanh chóng, máy đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhiều loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh khác nhau cùng các yếu tố miễn dịch... Điều này sẽ giúp chẩn đoán điều trị kịp thời, giám sát và ứng phó các trường hợp khẩn cấp về y tế.Với việc trang bị các trang thiết bị này cho hệ thống dự phòng (Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh); hệ thống khám chữa bệnh (Bệnh Viện Chợ Rẫy), hệ thống PCR được kỳ vọng sẽ làm tăng năng lực xét nghiệm HIV/AIDS, nâng cao năng lực hệ thống giám sát phát hiện tác nhân truyền nhiễm và hỗ trợ cảnh báo dịch sớm và nhanh, góp phần vào các nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia chấm dứt đại dịch AIDS vào năm 2030.Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị 2 đơn vị vận hành máy, sử dụng tối đa, bảo đảm hiệu chuẩn, hiệu chỉnh, bão dưỡng định kỳ để tăng tuổi thọ máy; đào tạo cán bộ, đảm bảo sinh phẩm, hóa chất để vận hành máy móc hiệu quả.Đồng thời, 2 đơn vị cần mở rộng phạm vi danh mục xét nghiệm, để cung cấp xét nghiệm cho bệnh nhân, nghiên cứu khoa học và giám sát dịch.
https://nhandan.vn/nang-cao-nang-luc-chan-doan-hivaids-cho-2-don-vi-y-te-phia-nam-post788892.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "phòng chống HIV/AIDS", "hệ thống máy PCR", "Bộ Y tế" ] }
Trường hợp thứ 4 tử vong nghi do bệnh dại ở Đắk Lắk
NDO -Sáng 28/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm 1 trường hợp bệnh nhântử vongnghi dobệnh dại.
Bệnh nhân là Y.L.B sinh năm 1991, trú tại xã Hòa Thắng, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Theo người nhà bệnh nhân, khoảng 3 tháng trước, bệnh nhân bị chó nhà nuôi cắn vào cổ tay trái, có xử lý vết cắn và đi khâu 3 mũi nhưng không đi tiêm vaccine phòng bệnh dại. Đến ngày 23/11, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng sợ nước, sợ gió.Ngày 25/11, người nhà đưa bệnh nhân nhập Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên khám và điều trị với chẩn đoán: Theo dõibệnh dại lên cơn. Ngày 26/11, gia đình xin cho bệnh nhân về nhà. Ngày 27/11, bệnh nhân tử vong tại nhà.Như vậy, từ đầu năm 2023 đến nay, đây là trường hợp thứ 4 tử vong nghi do bệnh dại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
https://nhandan.vn/truong-hop-thu-4-tu-vong-nghi-do-benh-dai-o-dak-lak-post784793.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk", "bệnh nhân", "tử vong", "bệnh dại", "chó dại" ] }
Chuyện học Bác của những người lính quân hàm xanh
NDO -Hơn 5 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” được cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tích cực thực hiện. Phong trào đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, qua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương người tốt, việc tốt, các tổ chức tốt trong lực lượng.
Xuất phát từ những câu chuyện về Bác, trong đó có câu chuyện “Hũ gạo cứu đói của Bác Hồ”, cán bộ, chiến sĩ biên phòng Sơn La đã thực hiện mô hình “Bữa sáng cho em” vào 1 ngày tháng 9/2012 khi trời biên giới Lóng Sập (Mộc Châu) đã trở gió lạnh. Khi đó Trung tá Đào Mạnh Tưởng, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập (nay là Thượng tá, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội biên phòng tỉnh Sơn La) trong 1 lần đi tuần tra có ghé thăm điểm trường mầm non Buốc Pát (xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).Đây là 1 điểm trường cách trung tâm xã hơn 20 km, điểm trường ở trên vùng núi cao, 100% là đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Thương cảm trước cảnh các cháu nhỏ đến trường nhưng không đủ cơm ăn, không có quần áo mặc, Chính trị viên phó Đào Mạnh Tưởng đã đưa vấn đề ra trong cuộc họp của đơn vị để xin ý kiến giúp đỡ các cháu. Ngay sau đó đã được toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đồng thuận và nhất trí 100% xin tự nguyện bớt tiêu chuẩn bữa sáng của mình để chia thành những bữa sáng cho các cháu… Và câu chuyện “Bữa sáng cho em” được bắt đầu như thế.Trở lại câu chuyện về bản Buốc Pát, đây là 1 bản đồng bào dân tộc H’Mông nằm sát đường biên giới Việt Nam - Lào chạy qua địa phận xã Lóng Sập của huyện Mộc Châu. Cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn bởi phong tục tập quán là ở trên non cao không canh tác được. Thế nhưng, điều đáng nói Buốc Pát là địa bàn trọng điểm về tội phạm ma túy, hầu hết các gia đình đều có người nghiện hoặc đang thi hành án phạt tù do liên quan đến ma túy.Ông Lò Văn Nước, Bí thư Đảng ủy xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, nói: Cơn lốc ma túy đã khiến Buốc Pát chỉ còn lại là những mái nhà xiêu vẹo, những người được coi là lao động chính trong nhà đang phải chịu án tù do nghiện thuốc phiện hoặc mua bán trái phép chất ma túy. Bản có 14 hộ thì đều là hộ nghèo. Chỉ tội cho những trẻ em trong bản sinh ra không chỉ thiếu thốn về vật chất mà thiếu thốn cả tình thương của người thân và cha mẹ. Cũng chính vì thế, trẻ em trong bản không được quan tâm chăm sóc, việc học của các cháu cũng bị bỏ bê… Sự giúp đỡ của lực lượng biên phòng trong những năm qua đã giúp xã rất nhiều trong việc ổn định được an ninh, trật tự cũng như đời sống của bà con Buốc Pát.Không dừng ở đó, cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng Lòng Sập đã tiếp tục giúp đỡ trường Trung học cơ sở - Tiểu học bán trú xã Lóng Sập, nơi có 120 học sinh nhưng chỉ có 50 em có tiêu chuẩn ăn bán trú. Từ năm học 2019, Đồn Biên phòng cửa khẩu Lóng Sập đã quyết định hỗ trợ thêm 70 suất ăn mỗi buổi sáng cho các em. Theo đó, khẩu phần ăn của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị được chia làm 3 phần, 1 phần cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, phần thứ 2 gồm 20 suất cho điểm trường mầm non Buốc Pát và 70 suất còn lại được hỗ trợ bằng gạo, thực phẩm dành cho Trường Trung học cơ sở-Tiểu học bán trú xã Lóng Sập.Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lóng Sập chia khẩu phần ăn cho các cháu điểm trường tiểu học Buốc Pát.Xuất phát từ đó, nhiều mô hình của cán bộ chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La lần lượt được “ra đời” như mô hình “Hũ gạo tiết kiệm, ủng hộ người nghèo”; “Con nuôi đồn biên phòng”; “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”; “Nâng bước em đến trường” cùng nhiều mô hình khác nhằm giúp bà con nhân dân khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững. Từ đó các mô hình đã được lan tỏa tới các tổ chức, cá nhân thiện nguyện và đã phối hợp cùng Bộ đội Biên Phòng tỉnh Sơn La góp sức chung tay hỗ trợ, giúp đỡ các hộ gia đình, cá nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhằm không để ai bị bỏ lại phía sau.Qua những việc làm thiết thực từ phong trào học Bác của những người lính mang quân hàm xanh, đã lay động đến nhiều tổ chức mạnh thường quân từ miền ngược đến miền xuôi để sau đó đã đóng góp cùng lực lượng biên phòng xây dựng điểm trường tiểu học bản Mơ Tươi (xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu); xây dựng trường mầm non Phiêng Pằn (huyện Mai Sơn); xây dựng “Lớp học tình thương” cho điểm trường mần non bản Kỳ Nình (xã Mường Sai, huyện Sông Mã)…Phong trào học Bác của cán bộ, chiến sĩ biên phòng Sơn La còn nhận được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh khi đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy Sơn La và đồng chí Trá A Của, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Sơn La đã kết nối với lực lượng biên phòng để đỡ đầu 4 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Mỗi tháng sẽ hỗ trợ mỗi cháu 500.000 đồng cho đến khi các cháu học hết phổ thông…Từ đó, phong trào học Bác đã được nhân rộng tới các tổ chức, cá nhân và mở rộng quy mô của chương trình ra toàn Bộ đội Biên phòng tỉnh. Hơn nữa còn tuyên truyền mở rộng địa bàn đỡ đầu sang ngoại biên nước láng giềng Lào.Chính từ việc học Bác một cách thiết thực và hiệu quả nên phong trào đã tạo được sự lan tỏa mạnh mẽ trong toàn lực lượng. Bởi thực tế cho thấy, dù điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng các cán bộ, chiến sĩ mang quân hàm xanh ở Sơn La vẫn luôn quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và tích cực học tập, làm theo lời Bác, phát huy tốt truyền thống cha ông, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biên giới của Tổ quốc.
https://nhandan.vn/chuyen-hoc-bac-cua-nhung-nguoi-linh-quan-ham-xanh-post664667.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị", "người lính quân hàm xanh", "Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La" ] }
Nhận biết sớm khối thoát vị bẹn ở trẻ
NDO -Bệnh nhi mới sinh vừa được các bác sĩ giải cứu buồng trứng trái chui xuống bẹn thông qua lỗ khuyết của thành bụng. Nếu chậm trễ đi khám và xử trí, bé gái sẽ có nguy cơ phải cắt bỏ buồng trứng.
Vừa chào đời, bé gái N.TT có biểu hiện quấy khóc dữ dội, vùng bẹn phồng to bằng quả trứng cút. Khoảng 8 giờ tối ngày 25/12, gia đình đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khám. Bác sĩ siêu âm thấy vùng bẹn bên trái bất thường do nội tạng thoát xuống. Phần nội tạng thoát qua lỗ của thành bụng chui vào ống bẹn được xác định là buồng trứng.Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Ngoại nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh cho biết, các mạch máu nuôi dưỡng buồng trứng bị chèn ép, nguy cơ hoại tử do thiếu máu nuôi. Bé gái được phẫu thuật cấp cứu ngay trong đêm với mục tiêu cứu nguy cho buồng trứng.Sau 10 phútphẫu thuật, ê-kíp đã đưa buồng trứng về đúng vị trí, khâu lại túi thừa nhằm ngăn nội tạng tiếp tục chui xuống. Sau mổ, bé gái hồng hào, hồi phục tốt, hết đau bụng, quấy khóc, được xuất viện sau 3 ngày phẫu thuật.Bác sĩ Đỗ Trọng cho biết, trường hợp bệnh nhi nếu chậm trễ đi khám, buồng trứng nguy cơ phải cắt bỏ do hoại tử, ảnh hưởng đến tương lai sinh sản.Theo bác sĩ Trọng, trẻ sơ sinh có thể gặp các tình trạng thoát vị rốn,thoát vị hoành, thoát vị bẹn… Trong đó, thoát vị bẹn là nguyên nhân phổ biến gây ra khối phồng ở vùng bẹn, tỷ lệ mắc khoảng 0,8-4,4%. Tình trạng buồng trứng nghẹt đã được báo cáo chiếm khoảng 43% trường hợp.Theo các nhà khoa học, nguyên nhân gây thoát vị bẹn là do những bất thường trong quá trình hình thành bào thai ở tuần 8-12. Lúc này một “đường hầm” gọi là ống phúc tinh mạc (trẻ trai) hoặc ống Nuck (trẻ gái) không đóng lại hoàn toàn, tạo thành một điểm yếu trên thành bụng, khiến tạng chui qua được.Thoát vị bẹn gặp ở hai giới, song bé trai chiếm đến 90% trường hợp theo mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Một số trường hợp nhẹ không cần can thiệp, có thể thoái triển tự nhiên. Tuy nhiên, nhiều trường hợp nặng dễ bị thắt nghẹt và gây teo tinh hoàn do mạch máu nuôi tinh hoàn bị chèn ép.Bác sĩ Trọng cho hay, ở bé gái, nếu thoát vị bẹn chứa buồng trứng ít có khả năng thoái triển tự nhiên, nguy cơ bị tắc nghẽn cao hơn vì kích thước lớn.Các cha mẹ có thể nhận biết bệnh nếu quan sát vùng kín có khối phồng bất thường. Khối này to hơn khi trẻ ho, khóc, rặn; có thể xẹp đi khi trẻ nằm nghỉ ngơi. Một số trẻ khó chịu, quấy khóc, đau bụng, bỏ bú, nôn; nặng hơn có thể gây sốt kéo dài."Khối thoát vị có thể nhầm lẫn với tình trạng sưng hạch bẹn sau tiêm phòng, nhiều phụ huynh chủ quan không đưa trẻ đi khám. Do đó, khi có khối phồng bất thường ở vùng bẹn, phụ huynh nên cho trẻ đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ siêu âm đánh giá và có hướng xử trí phù hợp", bác sĩ Trọng khuyến cáo.
https://nhandan.vn/nhan-biet-som-khoi-thoat-vi-ben-o-tre-post791550.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:42", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:42", "tags": [ "thoát vị bẹn", "giải cứu buồng trứng", "bệnh nhi" ] }
Đà Nẵng: Nhiều trường hợp đa chấn thương do pháo nổ nhập viện cấp cứu
NDO -Chiều nay (30/1), đại diệnBệnh việnĐà Nẵng thông tin, đơn vị này vừa tiếp nhận thêm một trường hợp đa chấn thương nặng, vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng, vỡ bàng quang, dập nát tay trái, đùi trái, vỡ khung chậu trái do chơipháo phát nổ.
Cụ thể vào lúc 23 giờ ngày 28/1, bệnh nhân Đ.H.P, (sinh năm 2012, trú quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) được đưa đến cấp cứu tại Bệnh việnĐà Nẵngtrong tình trạng đa chấn thương, vết thương thủng bụng lộ nội tạng, tổn thương phức tạp vùng tay trái, đùi trái, các vết thương nham nhở, nhiều dị vật.Ngay lập tức, bệnh nhân được hội chẩn viện, xác định đa tổn thương do pháo nổ, vỡ nát nhiều đoạn ruột non, thủng trực tràng, vỡ bàng quang, dập nát tay trái, đùi trái, vỡ khung chậu trái, xây xát bỏng da toàn thân.Bệnh nhân được đưa vào phòng mổ cấp cứu, các bác sĩ của nhiều chuyên khoa bệnh viện phối hợp súc rửa vết thương lấy ra nhiều dị vật, phẫu thuật vết thương bàn tay, vết thương vùng bẹn đùi, cắt bỏ ruột non vỡ và thủng, khâu trực tràng, khâu bàng quang, làm hậu môn nhân tạo, cứu sống bệnh nhân.Bệnh nhân Đ.H.P, (sinh năm 2012, trú quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ảnh: ANH ĐÀOHiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp tục theo dõi và điều trị tích cực tại Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng.Trước đó, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn H.K., (sinh năm 2008, trú thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) được chuyển cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng khó thở, vết thương phức tạp vùng đầu, mặt, cổ, ngực, cánh tay 2 bên, mắt không nhìn thấy. Qua thăm khám và làm các xét nghiệm, chụp XQ, CT cho thấy, bệnh nhân bị tràn khí vùng cổ 2 bên, tụ máu khí trung thất trên, xẹp thùy phổi phải, mất xương bàn tay trái, phải, vỡ xoang hàm trái, chấn thương nhãn cầu phải…Bệnh nhân Nguyễn T.H., (sinh năm 2005, trú huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) nhập cấp cứu Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng đa chấn thương ở cánh tay, cổ tay, vết thương hở đùi trái, đùi phải, dập nát bàn tay phải, bỏng mặt, mắt không nhìn thấy. Các bác sĩ khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đà Nẵng đã tiến hành cắt lọc, phẫu thuật các vết thương, cắt cụt bàn tay phải cho bệnh nhân.Bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn V.D., (sinh năm 1999, trú quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng)nhập cấp cứuBệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng tổn thương cổ tay và dập nát các ngón 1,2,3,4 bàn tay phải, gãy hở ngón 2 bàn tay phải kèm vết thương nham nhở, nhiều dị vật, chảy nhiều máu, nhiều tổ chức hoại tử…Bác sỹ Chuyên khoa II Huỳnh Đức Phát, Trưởng khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, mặc dù đã tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo nhưng cứ vào dịp giáp Tết lại càng có nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe, nhiều trường hợp phải chịu thương tật suốt đời.“Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến con em mình, cảnh báo cho con mức độ nguy hiểm của việc chơi pháo. Nhà trường, xã hội cần tích cực tuyên truyền về hậu quả nghiêm trọng của pháo nổ để hạn chế các tai nạn thương tâm xảy ra”, bác sĩ Phát khuyến cáo.
https://nhandan.vn/da-nang-nhieu-truong-hop-da-chan-thuong-do-phao-no-nhap-vien-cap-cuu-post794483.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:14:43", "crawled_date": "2024-07-03T16:14:43", "tags": [ "đa chấn thương do pháo nổ", "cấp cứu", "bệnh viện Đà Nẵng", "nguy kịch" ] }