title
stringlengths
0
216
summary
stringlengths
0
618
content
stringlengths
0
26.1k
url
stringlengths
35
205
metadata
dict
Chính sách kinh tế khắc khổ của Argentina
Lần đầu tiên sau 16 năm,Argentinađạt thặng dư ngân sách trong một quý với hơn 4,3 tỷ USD, tương đương 0,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nhờ áp dụng triệt để chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Các biện pháp siêu tiết kiệm của Tổng thống Javier Milei đã giúp giải quyết tình trạng thâm hụt ngân sách, góp phần hạ nhiệt lạm phát và hy vọng thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, chính sách kinh tế khắc khổ “với những liệu pháp gây sốc” cũng khiến cuộc sống của người dân lâm vào khó khăn, và làn sóng biểu tình tiếp tục gia tăng.
Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 12/2023, Tổng thống Javier Milei đã điều chỉnh chính sách tài khóa, trong đó cắt giảm mạnh chi tiêu công nhằm đạt được cân bằng tài chính. Ngay sau khi được thành lập, Chính phủ Tổng thống Milei tuyên bố phá giá 50% giá trị đồng peso nội tệ; cắt giảm số bộ, từ 18 còn 9 bộ; sa thải nhiều lao động trong khu vực công; giảm trợ cấp phương tiện giao thông công cộng và chăm sóc y tế; giảm ngân sách trung ương phân bổ cho các tỉnh và ngừng mở thầu các dự án hạ tầng sử dụng ngân sách nhà nước. Quý I/2024, Chính phủ Argentina đã sa thải 50.000 người lao động khu vực nhà nước và khẳng định sẽ tiếp tục cắt giảm thêm 70.000 người trong tháng 4.Kết quả ban đầuVới việc cắt giảm mạnh chi tiêu công, chính phủ của Tổng thống Milei đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đạt thặng dư ngân sách tương đương 3% GDP trong năm 2024. Tổng thống Milei cho biết, kể từ năm 2008 tới nay, đây là quý đầu tiên, Argentina thoát khỏi tình trạng thâm hụt ngân sách và đây là “một phép màu”. Theo ông Milei, chính phủ hiện nay đã cắt giảm 22% chi phí vận hành của bộ máy nhà nước, tinh giản triệt để bộ máy hành chính công với việc giảm một nửa số người đảm nhiệm chức vụ tại các cơ quan nhà nước, cũng như giải thể nhiều bộ, ban, ngành không cần thiết.Với việc điều chỉnh chi tiêu công thông qua giảm 76% ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương và cắt giảm tới 87% vốn đầu tư công vào công trình công cộng, Chính phủ Argentina đã tiết kiệm được khoản tài chính tương đương 5% GDP.Với việc điều chỉnh chi tiêu công thông qua giảm 76% ngân sách trung ương phân bổ cho các địa phương và cắt giảm tới 87% vốn đầu tư công vào công trình công cộng, Chính phủ Argentina đã tiết kiệm được khoản tài chính tương đương 5% GDP. Lạm phát tại Argentina trong tháng 3 đã hạ so với trước, khi Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tiếp tục đà giảm tháng thứ ba liên tiếp và chỉ tăng 11% so với tháng 2. Mức tăng CPI tháng 3 đã giảm đáng kể so với 13,2% ghi nhận trong tháng 2 và 20,6% của tháng 1.Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát tại nền kinh tế lớn thứ 3 Mỹ Latin vẫn ở mức rất cao. Cụ thể, tháng 3 vừa qua, lạm phát vẫn ở mức 11% so với tháng trước và tăng tới 287,9% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là mức tăng lạm phát cao nhất trên thế giới. Ngân hàng JP Morgan dự báo tình trạng siêu lạm phát của nền kinh tế Argentina sẽ được kiểm soát vào năm 2025 ở mức 40%. Trong khi đó, Morgan Stanley nhận định lạm phát của Argentina có thể chỉ còn 31% vào năm 2025, và đây là mức dự báo lạc quan nhất. Theo Morgan Stanley, thâm hụt ngân sách trong năm nay ở mức 1,7% và sẽ ở mức 0,7% vào năm tới, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng của Tổng thống Milei.Các giải pháp cải cách kinh tế của Tổng thống Argentina Javier Milei được Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá cao. Ông William Maloney, nhà kinh tế trưởng phụ trách Mỹ Latin và Caribe của WB đánh giá, Chính phủ Argentina đang đi đúng hướng để quốc gia Nam Mỹ có thể thoát khỏi tình trạng trì trệ. Việc Buenos Aires khống chế thâm hụt ngân sách được đánh giá sẽ góp phần kiềm chế lạm phát và việc kiểm soát được siêu lạm phát mang tính quyết định đối với nền kinh tế. IMF cũng ca ngợi các chính sách kinh tế “táo bạo” của chính phủ Tổng thống Milei để khôi phục ổn định kinh tế và giải quyết các vấn đề đang làm chậm tăng trưởng và đầu tư. Ủng hộ chính sách cắt giảm thâm hụt ngân sách, nhưng IMF cũng cảnh báo Buenos Aires cần quan tâm tới những người dễ bị tổn thương trong xã hội khi điều chỉnh các chính sách kinh tế.Khó khăn, thách thứcCác chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Tổng thống Milei đang gây bất đồng giữa chính quyền trung ương và các thống đốc tỉnh bởi các địa phương bị cắt giảm ngân sách dành cho giáo dục, y tế và xây dựng hạ tầng. Việc sa thải nhân viên, cộng với lạm phát vẫn ở mức hai con số khiến đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Thu nhập thực tế của người dân Argentina sụt giảm. Một nghiên cứu cho thấy, 51,8% dân số nước này, tức khoảng 22,6 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trong quý I/2024, tăng 3,2 triệu người so với tháng 12/2023. Giáo sư Martin Gonzalez-Rozada của Đại học Torcuato Di Tella cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ nghèo đói tại Argentina tăng vọt trong 3 tháng đầu năm nay là do lạm phát vẫn ở mức rất cao. Theo giới phân tích, việc chính quyền của Tổng thống Javier Milei quyết định phá giá tới 50% đồng peso và sự leo thang mất kiểm soát giá hàng hóa thiết yếu đã làm suy giảm đáng kể sức mua ở tầng lớp trung lưu, đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.Các chính sách kinh tế hà khắc của chính phủ dẫn tới đình công, biểu tình trên khắp Argentina. Mới đây nhất, hiệu trưởng của 57 trường đại học công lập tại Argentina đã kêu gọi các học sinh, sinh viên và người lao động tham gia biểu tình. Nhiều tổ chức xã hội, các chính đảng đối lập và sinh viên nhiều trường đại học tư cũng hưởng ứng. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách “thắt lưng buộc bụng” của chính phủ kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức. Chỉ riêng tại thủ đô đã có khoảng 500.000 người tham gia. Thư ký Liên đoàn Đại học Argentina (FUA) Tomás Battaglino khẳng định, người dân Argentina sẽ không từ bỏ hệ thống giáo dục công lập, miễn phí và có chất lượng, phục vụ phát triển và bảo vệ chủ quyền đất nước.Chính phủ sẽ thúc đẩy tiết kiệm và giảm thuế cho đến khi Argentina có mức chi tiêu công phù hợp với mức đất nước cần phát triển.Tổng thống MileiÔng nhấn mạnh sự tham gia đông đảo của các giảng viên và sinh viên vào cuộc biểu tình là lời cảnh tỉnh mạnh mẽ đối với các chính sách hà khắc hiện nay của chính phủ. Năm nay, Chính phủ Argentina đã cắt giảm hơn 72% ngân sách cho hệ thống giáo dục và là mức ngân sách thấp nhất kể từ năm 1997. Mới đây, Đại học Buenos Aires (UBA), một trong ba trường đại học có danh tiếng nhất tại Mỹ Latin, thuộc sở hữu nhà nước, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về ngân sách và cảnh báo trường sẽ chỉ có thể tiếp tục hoạt động thêm vài tháng tới do cạn kiệt kinh phí.Tổng thống Milei cho biết, chính phủ sẽ thúc đẩy tiết kiệm và giảm thuế cho đến khi Argentina có mức chi tiêu công phù hợp với mức đất nước cần phát triển. Theo ông, cách duy nhất để giúp 60% người dân Argentina thoát nghèo là tăng trưởng kinh tế, dựa trên các ngành khoáng sản, dầu mỏ, khí đốt và nông nghiệp cùng với việc tái cơ cấu tiền lương sát thực tế, kiềm chế lạm phát. Ông cam kết sẽ đạt thặng dư tài chính trong năm nay, từ mức thâm hụt tương đương 2,9% GDP trong năm 2023. Được đánh giá đem lại một số dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế, song chính sách “mang tính tham vọng nhất trong lịch sử” của Tổng thống Milei hiện nay vẫn gây tranh cãi trong nước và tiếp tục đặt chính quyền của ông Milei trước những thách thức lớn.
https://nhandan.vn/chinh-sach-kinh-te-khac-kho-cua-argentina-post806371.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Argentina", "kinh tế khắc khổ", "lạm phát", "chính sách kinh tế" ] }
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne từ chức
Theo hãng tin Reuters, Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết Thủ tướng nước này, bà Elisabeth Borne, đã từ chức trong bối cảnhTổng thống Emmanuel Macronđang tìm cách tạo động lực mới cho nhiệm kỳ thứ 2 của ông trước thềm cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu và Thế vận hội Paris vào mùa hè tới.
Tổng thống Macron đã làm dấy lên suy đoán về một cuộc cải tổ Chính phủ hồi tháng 12 năm ngoái bằng cách hứa hẹn đưa ra một sáng kiến chính trị mới, sau khi Pháp chịu ảnh hưởng bởi những cuộc khủng hoảng chính trị sau cáccải cách hưu trívà luật nhập cư gây tranh cãi trong năm 2023.Văn phòng Tổng thống Pháp không nêu tên người kế nhiệm bà Borne, nhân vật được bổ nhiệm vào tháng 5/2022 và là nữ Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử nước Pháp. Bà Borne sẽ tiếp tục phụ trách các công việc liên quan cho đến khi Chính phủ mới được thành lập.
https://nhandan.vn/thu-tuong-phap-elisabeth-borne-tu-chuc-post791216.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne", "từ chức", "Tổng thống Emmanuel Macron", "cải cách hưu trí", "luật nhập cư" ] }
[Video] Khám phá vườn vải cổ thụ tiến vua nghìn năm tuổi ở Trung Quốc
NDO -Thành phố Mậu Danh, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc có diện tích 11.400km2, dân số hơn 6 triệu người, được mệnh danh là quê hương củavải thiều, nổi tiếng với Cống viên - vải tiến vua khi bảo tồn được nhiều cây vải cổ thụ hàng trăm, nghìn năm tuổi.
https://nhandan.vn/video-kham-pha-vuon-vai-co-thu-tien-vua-nghin-nam-tuoi-o-trung-quoc-post810850.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Trung Quốc", "vải thiều", "Mậu Danh", "Quảng Đông" ] }
Lan tỏa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về hòa bình
Ngày 19/5, nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890 - 19/5/2024), tại Đại học Sejong - ngôi trường mang tên vị vua vĩ đại nhất Hàn Quốc - đã diễn ra hội thảo quốc tế nhằm kết nối các trí thức, sinh viên, bà con kiều bào Việt Nam đang làm việc, học tập và sinh sống tại Hàn Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tạiHàn Quốc, với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”, hội thảo phát đi thông điệp đến mỗi người con Đất Việt xa quê hương về việc nhận thức rõ tầm quan trọng của tạo dựng một xã hội hoà bình.Cuộc hội thảo diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của dân tộc, là kết tinh của văn hóa Việt Nam. Là một chiến sĩ cách mạng kiên cường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. Cuộc hội thảo là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ đối với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu và làm việc ở Hàn Quốc, mà còn đối với bạn bè quốc tế yêu mến Việt Nam.Cuộc hội thảo do Tổ chức liên văn hoá, khoa học và truyền thông quốc tế cùng Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam tại Hàn Quốc, Trường Đại học Sejong và các chi hội người Việt tại Hàn Quốc phối hợp tổ chức, nhằm tiếp tục thắp lên ngọn lửa lạc hồng, thắp lên lòng biết ơn Tổ tiên nguồn cội. Tinh thần hiếu đạo này là truyền thống đáng quý của người Việt, tạo ra sức mạnh tinh thần quật cường giúp người Việt luôn chiến thắng mọi khó khăn, tiếp tục xây dựng “cây cầu” văn hoá vững chắc, xây dựng tình bạn chân thành, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hoà bình giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế, cùng nhau lan tỏa, định vị giá trị văn hoá và phẩm hạnh của dân tộc Việt đặt trong sự tôn trọng và tôn vinh giá trị văn hoá, phẩm hạnh của các quốc gia/dân tộc khác trên toàn cầu.Bà Nguyễn Thị Bích Yến (Yến Platz) - Chủ tịch Tổ chức liên văn hoá, khoa học và truyền thông quốc tế phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Thắng/PV TTXVN tại Hàn QuốcPhát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Bích Yến (Yến Platz) - Chủ tịch Tổ chức liên văn hoá, khoa học và truyền thông quốc tế - cho biết hội thảo năm nay là hoạt động nằm trong dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu nhằm nhắc nhở công lao của tổ tiên và các bậc tiền nhân đối với nền hoà bình của dân tộc Việt Nam; kết nối văn hoá và học thuật giữa Việt Nam và Hàn Quốc; duy trì và vun đắp tình bạn giữa các nhà trí thức, khoa học và nhân dân hai nước Việt-Hàn.Phát biểu tham luận tại sự kiện, các diễn giả là những giáo sư người Việt tại trường Đại học Sejong cùng với ông Bang Seung Ho - Chủ tịch Liên đoàn Teakwondo Cảnh sát thế giới - đều có chung nhận định rằng, hoà bình không chỉ là khát vọng của người dân Việt Nam, một quốc gia nhiều năm trải qua chiến tranh khốc liệt, mà còn là khát vọng, là món quà vô giá mà mọi quốc gia, mọi dân tộc đều khao khát có được.Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Thắng/PV TTXVN tại Hàn Quốc.Tại hội thảo, các diễn giả nhấn mạnh rằng, trong suốt chiều dài lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều mất mát, đau thương nên đã kiên trì, kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng đất nước hoà bình. Mỗi người Việt Nam đều thấu hiểu sâu sắc giá trị của hoà bình. Với truyền thống hoà hiếu, yêu chuộng hoà bình, Việt Nam luôn phản đối chiến tranh phi nghĩa, mong muốn mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới đều được sống trong hoà bình. Tinh thần ấy không bao giờ ngừng tắt mà nó luôn có sức thôi thúc, lan tỏa trong dòng máu nóng mỗi con người Việt Nam, dù sống ở bất cứ đâu.Chính vì thế, thông qua hội thảo, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học, sinh viên Việt Nam và bạn bè Hàn Quốc muốn lan toả giá trị đó đến toàn thế giới theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại về hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển giữa các dân tộc.
https://nhandan.vn/lan-toa-tu-tuong-cua-chu-tich-ho-chi-minh-ve-hoa-binh-post810182.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Chủ tịch Hồ Chí Minh về hòa bình", "kỷ niệm", "ngày sinh Bác Hồ" ] }
Châu Âu trước thách thức thiếu hụt lao động
Các quốc gia châu Âu đang nỗ lực tìm cách thu hút lao động nhập cư và khuyến khích sinh đẻ, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm và số lượng người cao tuổi gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng. Theo Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson, EU cần thêm khoảng một triệu người nhập cư hợp pháp mỗi năm để bù đắp cho lực lượng lao động đang già đi của khối này.
Già hóa dân số cho thấy những thành tựu của quá trình phát triển y tế, xã hội, song cũng đặt ra những thách thức to lớn với nền kinh tế các nước. Các nghiên cứu thời gian qua chỉ ra rằng, Italia và nhiều quốc gia châu Âu khác đang suy giảm dân số do tỷ lệ sinh thấp, cũng như tình trạng già hóa dân số.Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), chiều hướng suy giảm dân số đã được ghi nhận tại Ðức kể từ năm 1972 và tại Italia từ năm 1993. Xu hướng nhân khẩu học này đang đe dọa kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế cùng năng suất sản xuất, làm giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế EU. Già hóa dân số gây áp lực lớn lên ngân sách công khi phải chi nhiều hơn cho lương hưu, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.Theo Bộ trưởng Kinh tế Ðức Robert Habeck, xã hội già hóa của Ðức sẽ thiếu khoảng bảy triệu lao động lành nghề vào năm 2035, điều này là thách thức nghiêm trọng đối với nền kinh tế lớn nhất châu Âu. Theo quan chức nêu trên, với việc khoảng 700.000 vị trí việc làm cần tuyển dụng còn trống, tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Ðức được cho là giảm xuống mức 0,7% từ mức khoảng 2% trong những năm 80 của thế kỷ 20. Tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng cũng đe dọa cản trở sự phát triển kinh tế của Italia.CENSIS, tổ chức nghiên cứu và tư vấn về kinh tế và xã hội tại Italia cho biết, đến năm 2050, số người Italia trong độ tuổi lao động sẽ giảm gần tám triệu người so với hiện nay. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Italia (ISTAT), trong năm 2022, nước này chỉ có 393.000 ca sinh, giảm 1,8% so với năm 2021 và giảm 27% so với hai thập kỷ trước đó.Ðể bảo đảm sự phát triển bền vững của nền kinh tế, việc bù đắp lỗ hổng nhân lực bằng nguồn lao động nhập cư là cần thiết. Theo công ty bảo hiểm tín dụng cho doanh nghiệp Allianz Trade, tại Ðức, ngay cả khi nâng độ tuổi nghỉ hưu lên 68 tuổi và tăng tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động nữ thì nước này vẫn cần trung bình 200.000 lao động nhập cư mỗi năm. Thậm chí, nếu chỉ dựa vào lao động nhập cư để giảm thiểu tác động của thay đổi nhân khẩu học lên thị trường lao động, thì Ðức cần tới 482.000 lao động mỗi năm.Ðức đã đưa ra một số luật để thu hút lao động nhập cư như rút ngắn thời gian trở thành công dân Ðức, đẩy nhanh thủ tục cấp thị thực và công nhận bằng cấp nước ngoài. Hồi tháng 1 vừa qua, Quốc hội Ðức thông qua dự luật cải cách mang tính bước ngoặt, theo đó tạo điều kiện dễ dàng hơn cho quy chế hai quốc tịch cũng như việc nhập tịch đối với các công dân ngoài EU. Cải tổ luật công dân của Ðức là cam kết quan trọng từng được chính phủ của Thủ tướng Ðức Olaf Scholz đưa ra, nhằm giải quyết tình trạng thiếu lao động trầm trọng. Chính phủ Ðức cũng đề xuất cung cấp các ưu đãi tài chính cho những người muốn làm việc lâu hơn khi về già.Khuyến khích phụ nữ tham gia lực lượng lao động là giải pháp mà Chính phủ Italia đề xuất nhằm giải bài toán thiếu lao động. Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cam kết cải cách chế độ nghỉ phép của cha mẹ để khuyến khích các cặp vợ chồng sinh con, sau khi các số liệu cho thấy tỷ lệ sinh tại nước này trong năm 2023 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai.Robot cũng được coi là giải pháp tối ưu giúp bù đắp lỗ hổng nhân lực. Dân số già ngày càng phổ biến và trở thành xu hướng khó tránh tại nhiều nước. Ðiều này đòi hỏi các chính phủ có kế hoạch thích ứng chủ động, linh hoạt, bài bản với xu hướng nhân khẩu học này nhằm biến thách thức thành cơ hội, tạo nền tảng cho việc xây dựng xã hội thịnh vượng lâu dài.
https://nhandan.vn/chau-au-truoc-thach-thuc-thieu-hut-lao-dong-post800831.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Châu Âu", "Thiếu hụt lao động", "Già hóa dân số", "Tăng trưởng kinh tế", "Lao động nhập cư", "Robot" ] }
Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chínhNhật Bảnnhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức củađồng yen.
Nhật Bản sẽ có các biện pháp quyết liệt để ngănđồng yen mất giáquá mức.Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki Nhật Bản đưa ra ngày 27/3 sau khi đồng nội tệ giảm xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD trong phiên giao dịch cùng ngày.Phát biểu với báo giới, ông Suzuki nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức của đồng yen.Tuyên bố của ông Suzuki về “những bước đi quyết liệt” được coi là một trong những lời cảnh báo mạnh mẽ nhất tới nhà đầu tư.Điều này làm dấy lên đồn đoán rằng Chính phủ Nhật Bản có thể can thiệp vào thị trường tiền tệ lần đầu tiên kể từ cuối năm 2022.Ông cho biết thêm Nhật Bản sẽ theo dõi sát sao diễn biến trên thị trường ngoại hối với sự cảnh giác cao độ.Tuyên bố của ông Suzuki đưa ra sau khi đồng yen giảm xuống mức thấp nhất 34 năm so với đồng USD ở mức 151,97 yen/1 USD. Nguyên nhân là do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) duy trì lãi suất ở mức 0%.Trong khi đó, Chánh văn phòng Nội các Nhật bản Yoshimasa Hayashi phát biểu với báo chí rằng việc đồng yên giảm quá mức là "điều không mong muốn".Cùng ngày, giới chức thuộc Bộ Tài chính, Cơ quan Dịch vụ Tài chính và BoJ đã có cuộc họp thảo luận tình hình thị trường tài chính.Phát biểu sau cuộc họp, Thứ trưởng Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế của Nhật Bản Masato Kanda cho hay Bộ Tài chính sẽ thực hiện “mọi biện pháp có thể” để hạn chế những diễn biến tiêu cực của đồng yen, không loại trừ khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối.Ông nhận định nhiều khả năng các hành vi đầu cơ là nguyên nhân dẫn đến đồng yen giảm giá.Theo giới chuyên gia, nếu Chính phủ Nhật Bản quyết định can thiệp vào thị trường tiền tệ, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, theo chỉ thị của Bộ Tài chính, sẽ bán các tài sản được định giá bằng USD mà cơ quan này đang nắm giữ, ví dụ như trái phiếu chính phủ Mỹ, để mua đồng yen./.
https://nhandan.vn/bo-tai-chinh-nhat-ban-cam-ket-hanh-dong-quyet-liet-neu-dong-yen-tiep-tuc-giam-post801952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Nhật Bản", "đồng yen", "mất giá", "tiền tệ", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Sử dụng tuyến đường mới đưa hàng cứu trợ tới Gaza
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo đã chuyển tới Dải Gaza chuyến hàng viện trợ đầu tiên thông qua tuyến đường biển nhân đạo mới do Mỹ thiết lập. Người phát ngôn WFP Steve Taravella cho biết, chuyến hàng cứu trợ gồm thực phẩm bổ sung thiết yếu cho người dân Palestine.
Trong khi đó, Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) ghi nhận tổng cộng 41 xe tải chở hàng cứu trợ đã được đưa tới các tổ chức nhân đạo ởGaza. Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan khẳng định, hàng viện trợ sẽ tiếp tục được chuyển qua tuyến đường biển đi quaĐịa Trung Hảinói trên trong thời gian tới.Nỗ lực trung gian nhằm đạt được ngừng bắnBộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken kêu gọi Ai Cập làm mọi việc có thể để bảo đảmhàng viện trợ nhân đạođược chuyển vào Dải Gaza. Ông Blinken cho biết, giao tranh gia tăng gần cửa khẩu Rafah ở miền nam Dải Gaza đã cản trở hoạt động cung cấp viện trợ. Bộ trưởng Blinken nhấn mạnh, chính quyền Tổng thống Joe Biden vẫn lo ngại về khả năng Israel sử dụng bom hạng nặng cho chiến dịch ở thành phố Rafah và Washington đang trao đổi với Tel Aviv về vấn đề này.Trước đó, Tổng thống Biden đã cảnh báo Israel rằng Washington sẽ ngừng cung cấp một số vũ khí cho Tel Aviv để phản đối nước này thực hiện cuộc tấn công lớn vào Rafah, nơi tạm trú của hơn 1 triệu người Palestine sơ tán từ phía bắc Dải Gaza. Mỹ đã tạm dừng một lô hàng bao gồm cả bom hạng nặng cho Israel, nhưng cho biết sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ quân sự khác cho Israel.Người đứng đầu Cơ quan Thông tin Nhà nước Ai Cập (SIS) Diaa Rashwan cảnh báo Ai Cập có thể rút khỏi vai trò trung gian đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza sau khi xuất hiện các thông tin truyền thông không chính xác về Ai Cập trong vai trò trung gian. Trước đó, hãng CNN (Mỹ) trích dẫn các nguồn thạo tin về các cuộc đàm phán cho rằng tình báo Ai Cập đã âm thầm thay đổi các điều khoản của đề xuất ngừng bắn mà Israel ký kết hồi đầu tháng này trước khi cung cấp cho phong trào Hamas, khiến các nhà đàm phán ngạc nhiên.Ông Rashwan khẳng định tin tức trên của CNN là vô căn cứ, không dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy, do đó vi phạm các tiêu chuẩn báo chí chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu. Ông Rashwan nêu rõ rằng những động thái nhằm phá hoại vai trò hòa giải của Ai Cập bằng những tuyên bố vô căn cứ sẽ chỉ làm phức tạp thêm tình hình ở Gaza và toàn bộ khu vực, đồng thời có thể buộc phía Ai Cập phải rút khỏi vai trò hòa giải.Thúc đẩy giải pháp hai nhà nướcNgười phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric khẳng định sự ủng hộ của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đối với giải pháp hai nhà nước cho vấn đềIsrael-Palestine. Về tình hình xung đột tại Gaza, ông cho biết, Liên hợp quốc đang tập trung thúc đẩy các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhằm tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo và trả tự do cho các con tin, từ đó hướng đến một thỏa thuận chính trị.Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố, Trung Quốc luôn kiên quyết ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của người dân Palestine trong công cuộc khôi phục các quyền dân tộc hợp pháp và sẽ tiếp tục hợp tác với cộng đồng quốc tế để đóng vai trò mang tính xây dựng nhằm thúc đẩy giải pháp toàn diện, công bằng và lâu dài cho vấn đề Palestine.Phát biểu họp báo thường kỳ, ông Uông Văn Bân bày tỏ: “Chúng tôi cho rằng ưu tiên trước mắt là thực thi Nghị quyết 2728 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, triển khai lệnh ngừng bắn ngay lập tức, chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có ở Gaza và quay trở lại quỹ đạo đúng đắn là tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề Palestine trên cơ sở giải pháp hai nhà nước một cách càng sớm càng tốt”.
https://nhandan.vn/su-dung-tuyen-duong-moi-dua-hang-cuu-tro-toi-gaza-post810883.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Dải Gaza", "Cửa khẩu Rafah", "Ngừng bắn", "Viện trợ nhân đạo", "xung đột tại Gaza", "Israel-Palestine" ] }
Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
Trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tạiNhật Bảnvà dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 29, ngày 22/5,Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Kháihội kiến Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Nukaga Fukushiro.
Theo TTXVN, tại cuộc hội kiến, hai bên bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển của quan hệViệt Nam-Nhật Bản, với dấu mốc lịch sử là việc nâng cấp quan hệ lên mức Đối tác chiến lược toàn diện và tổ chức hơn 500 hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023, cũng như sự giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp diễn ra mật thiết với gần 200 đoàn thăm lẫn nhau hằng năm. Hai bên nhất trí cùng thúc đẩy cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện mới được thiết lập.Phó Thủ tướng Lê Minh Khái mong muốn Hạ viện Nhật Bản tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh hợp tác, giao lưu giữa quốc hội hai nước, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, giao lưu giữa các nghị sĩ, nghị sĩ trẻ, nữ nghị sĩ; hỗ trợ Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tham gia hiệu quả vào các chuỗi cung ứng toàn cầu; thúc đẩy và triển khai có hiệu quả viện trợ phát triển chính thức (ODA) thế hệ mới có tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam.Phó Thủ tướng đề nghị Quốc hội Nhật Bản ủng hộ hai nước tăng cường gắn kết nguồn nhân lực, hợp tác lao động; có các chính sách hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.Chủ tịch Hạ viện Nukaga Fukushiro khẳng định, Hạ viện Nhật Bản ủng hộ và tiếp tục thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản tăng cường hợp tác với Việt Nam trong mọi lĩnh vực; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế giữa hai nước trong tình hình mới; khẳng định, Nhật Bản mong muốn hợp tác với Việt Nam xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng.Nhất trí với các đề xuất của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, ông Nukaga Fukushiro khẳng định, Hạ viện Nhật Bản ủng hộ thúc đẩy giao lưu giữa hai nước trên các kênh, đặc biệt là Quốc hội, cũng nhưhợp tác đào tạo nguồn nhân lực.Theo ông Nukaga Fukushiro, Nhật Bản sẽ có chính sách nâng cao điều kiện sống và làm việc chongười lao động Việt Namtại Nhật Bản. Bên cạnh đó, ông Nukaga Fukushiro mong muốn Quốc hội hai nước hợp tác trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.Cùng ngày, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái có các cuộc tiếp: Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Saito Ken; hai đồng Chủ tịch Ủy ban hợp tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN); Thống đốc Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) Hayashi Nobumitsu và Chủ tịch điều hành Hội đồng thúc đẩy ngoại giao nhân dân Nhật Bản (FEC) Matsuzawa Ken.Tại các cuộc gặp, Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng về sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Nhật Bản; đề nghị các đối tác Nhật Bản quan tâm thúc đẩy triển khai cụ thể hóa các nội dung hợp tác giữa hai nước trên khuôn khổ quan hệ mới.
https://nhandan.vn/thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-nhat-ban-post810674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Việt Nam-Nhật Bản", "Phó Thủ tướng Lê Minh Khái", "quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện", "Quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng" ] }
Chìm phà ngoài khơi Mozambique, hơn 90 người thiệt mạng
Ngày 7/4, giới chức địa phương cho biết hơn 90 người đã thiệt mạng khi một chiếc phà ọp ẹp và chở quá tải bị chìm ngoài khơi bờ biển phía bắc Mozambique.
Chiếc phà tạm này, được cải tạo từ chiếc thuyền đánh cá, đang trên hành trình chở khoảng 130 người đến một hòn đảo ngoài khơi tỉnh Nampula thì gặp sự cố.Ông Jaime Neto - quan chức tỉnh cho biết chiếc phà chở quá tải và không phù hợp để chở hành khách. Trong số 91 người thiệt mạng, nhiều nạn nhân là trẻ em.Lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 5 người sống sót và đang nỗ lực tìm kiếm thêm. Tuy nhiên, công tác cứu hộ gặp khó khăn do điều kiện thời tiết trên biển không thuận lợi.Theo quan chức trên, hầu hết hành khách đang cố gắng rời khỏi Mozambique vì hoảng sợ trước thông tin sai lệch về bệnh tả.Theo dữ liệu của chính phủ, quốc gia Nam Phi này đã ghi nhận gần 15.000 trường hợp mắc bệnh lây qua đường nước và ghi nhận 32 trường hợp tử vong kể từ tháng 10/2023. Nampula là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm khoảng hơn 30% số ca mắc bệnh. Trong những tháng gần đây, tỉnh này cũng đã tiếp nhận một lượng lớn người dân tìm cách rời tỉnh do làn sóng tấn công thánh chiến ở tỉnh gần kề Cabo Delgado, ở phía bắcMozambique.
https://nhandan.vn/chim-pha-ngoai-khoi-mozambique-hon-90-nguoi-thiet-mang-post803650.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "chìm phà", "Mozambique", "người di cư" ] }
Indonesia và Timor Leste thúc đẩy giải pháp hoàn tất vấn đề biên giới
Phát biểu họp báo sau cuộc gặp song phương tại Phủ Tổng thống Indonesia ngày 26/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết Indonesia và Timor Leste nhất trí khuyến khích hoàn tất đàm phán biên giới.
Phát biểu họp báo sau cuộc gặp song phương tại Phủ Tổng thống Indonesia ngày 26/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết Indonesia và Timor Leste nhất trí khuyến khích hoàn tất đàm phán biên giới.Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Timor Leste Xanana Gusmao đếnIndonesiangày 26/1, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hoàn tất các cuộc đàm phán về biên giới.Phát biểu họp báo sau cuộc gặp song phương tại Phủ Tổng thống Indonesia ngày 26/1, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho biết hai nước đã nhất trí khuyến khích hoàn tất đàm phán biên giới.Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh: "Tôi cũng hoan nghênh việc tái kích hoạt Ủy ban Biên giới chung về quản lý biên giới, bao gồm cả việc triển khai hoạt động các đồn biên phòng."Thủ tướng Xanana Gusmao cũng hoan nghênh kết quả làm việc của đoàn đàm phán thỏa thuận giữa Indonesia vàTimor Leste. Ông tin tưởng trong tương lai hai nước có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề biên giới nhằm củng cố chủ quyền quốc gia.Ngoài vấn đề biên giới, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác kinh tế. Tổng thống Joko Widodo hoan nghênh cam kết của Chính phủ Timor Leste trong việc tạo ra môi trường đầu tư tốt hơn thông qua thỏa thuận bảo hộ đầu tư.Hai bên cũng đã ký Biên bản Ghi nhớ về hợp tác công nghệ thông tin, khuyến khích hợp tác về cơ sở hạ tầng viễn thông, bao gồm cả kế hoạch đầu tư cáp quang.Về hợp tác khu vực, Indonesia cam kết tiếp tục ủng hộ Timor Leste trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí ủng hộ Lào đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, cùng thảo luận về vấn đề Myanmar.Cả hai nước đều khuyến khích Lào thực hiện ngay Đồng thuận 5 điểm về Myanmar.Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Thủ tướng Xanana tới Indonesia kể từ khi ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Timor Leste vào tháng 7/2023.
https://nhandan.vn/indonesia-va-timor-leste-thuc-day-giai-phap-hoan-tat-van-de-bien-gioi-post794010.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Indonesia", "Timor Leste" ] }
Cameroon triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sốt rét định kỳ đầu tiên trên thế giới
NDO -Ngày 22/1, cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét đánh dấu một bước tiến mới, khi Cameroon chính thức triển khai chương trình vaccine thường quy đầu tiên trên thế giới phòng sốt rét dành cho trẻ em.
Theo đó, Cameroon sẽ sử dụng loại vaccine đầu tiên trong số 2 loại vaccine sốt rét đã được phê duyệt gần đây, có tên là Mosquirix (RTS,S) do nhà sản xuất dược phẩm GSK của Anh phát triển.Sau gần 40 năm phát triển và thử nghiệm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt vaccine này 2 năm trước, đánh giá cao tác dụng làm giảm đáng kể các ca nhiễm trùng nặng và nhập viện của vaccine Mosquirix.Theo đại diện của Chương trình Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI), sau các chương trình thử nghiệm thành công, bao gồm cả ở Ghana và Kenya, Cameroon là quốc gia đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng định kỳ. Quốc gia Trung Phi này đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 250 nghìn trẻ em trong năm nay và năm tới.Chiến dịch được kỳ vọng là một cột mốc quan trọng trong nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ nhằm hạn chế căn bệnh lây lan do muỗi tại châu Phi, vốn chiếm tới 95% số ca tử vong dosốt réttrên toàn thế giới.19 quốc gia khác cũng đang lên kế hoạch triển khai chương trình tương tự trong năm nay, với kỳ vọng cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi. Theo đó, chương trình tiêm phòng sốt rét giai đoạn 2024-2025 sẽ nhắm đến khoảng 6,6 triệu trẻ em tại các nước này.Theo WHO, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch Covid-19, tình trạng kháng thuốc gia tăng và các vấn đề khác đã cản trở cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong những năm gần đây, khiến số ca mắc bệnh vào năm 2022 tăng khoảng 5 triệu người so với năm trước đó.Tạichâu Phi, mỗi năm có khoảng 250 triệu ca mắc bệnh sốt rét, trong đó có 600 nghìn ca tử vong, chủ yếu ở trẻ nhỏ, với gần 500 nghìn trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm tử vong vì sốt rét.Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm chủng cho dân làng Migowi ở Malawi, nơi thử nghiệm loại vaccine chống sốt rét đầu tiên trên thế giới cho trẻ nhỏ, ngày 10/12/2019. (Ảnh minh họa: AP)Hiện có hơn 30 quốc gia tại châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm đến việc triển khai chương trình tiêm vaccine phòng sốt rét, trong bối cảnh mối lo ngại về nguồn cung hạn chế đã giảm đi kể từ khi WHO khuyến nghị vaccine thứ 2 phòng sốt rét - có tên R21 - vào tháng 10/2023.Vaccine Mosquirix do GSK sản xuất chỉ có hiệu quả khoảng 30%, cần 4 liều và khả năng bảo vệ bắt đầu mờ dần sau vài tháng. Đại diện GSK cho biết, hãng chỉ có thể sản xuất khoảng 15 triệu liều Mosquirix mỗi năm.Trong khi đó, theo các chuyên gia, loại vaccine sốt rét thứ 2 do Đại học Oxford phát triển có thể là một giải pháp thiết thực hơn, khi có giá thành rẻ hơn, chỉ cần 3 liều và Viện Huyết thanh Ấn Độ cho biết họ có thể sản xuất tới 200 triệu liều mỗi năm.Giám đốc tiêm chủng của WHO, bà Kate O'Brien cho biết, việc tung ra loại vaccine R21 "dự kiến ​​sẽ bảo đảm nguồn cung vaccine để đáp ứng nhu cầu cao và tiếp cận được hàng triệu trẻ em".Bà Aurelia Nguyen, Giám đốc Chiến lược GAVI thông tin, vaccine R21 do Đại học Oxford phát triển có thể được tung ra thị trường vào tháng 5 hoặc tháng 6 tới.Bên cạnh việc triển khai tiêm chủng rộng rãi, các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục áp dụng các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét hiện có cùng với vaccine, như sử dụng màn chống muỗi hay phun thuốc diệt côn trùng.
https://nhandan.vn/cameroon-trien-khai-chuong-trinh-tiem-vaccine-phong-sot-ret-dinh-ky-dau-tien-tren-the-gioi-post793204.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Sốt rét", "Gavi", "R21", "Cameroon", "Viện Huyết thanh Ấn Độ", "vaccine phòng sốt rét" ] }
Vẫn còn nhiều bất đồng tại Hội nghị Bộ trưởng WTO
Các bộ trưởng thương mại của các nước trên thế giới vẫn bất đồng về vấn đề trợ cấp đánh bắt cá, nông nghiệp và gia hạn thuế hải quan thương mại kỹ thuật số, trong khi Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 13 của Tổ chức Thương mại thế giới (MC13) kéo dài hơn dự kiến.
Không có dấu hiệu đột phá trong ngày 29/2 tại Hội nghị MC13 ở Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), do 164 quốc gia thành viênTổ chức Thương mại thế giới(WTO) chưa tìm được tiếng nói chung về 3 vấn đề chính nói trên, vốn chi phối chương trình nghị sự của hội nghị. Ban tổ chức đã phải lùi phiên bế mạc chính thức sang 14 giờ chiều 1/3 theo giờ địa phương (17 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam).Trả lời báo giới đầu ngày 1/3, người phát ngôn WTO Ismaila Dieng nhấn mạnh các bộ trưởng đang làm việc hết sức khẩn trương và đạt được tiến bộ thực sự. Tuy nhiên, việc đàm phán đang gặp khó khăn vì các mối liên kết giữa những lĩnh vực đang đàm phán. Các bộ trưởng sẽ xem xét văn bản xuyên đêm và sẽ tập hợp lại vào sáng cùng ngày.Về phần mình, Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai cho rằng có thể có sự đột phá, nhưng vẫn có những điều kiện phức tạp, "cân não" mà các bên đặt ra ngay cả đối với những vấn đề ít gai góc hơn như hạn chế trợ cấp đánh bắt cá.Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay nhận định, việc lùi thời điểm bế mạc hội nghị cho thấy các đại biểu vẫn đang cố gắng giải quyết các vấn đề. Tuy nhiên, trong vai trò người điều phối các cuộc đàm phán nhằm gia hạn lệnh cấm 25 năm về thuế hải quan kỹ thuật số, ông McClay cho biết vẫn chưa có những tiến triển cho thấy có thể vượt qua được bế tắc trong vấn đề này.Theo các nguồn thạo tin khác, trong bối cảnh các cuộc biểu tình của nông dân lan rộng khắp châu Âu và Ấn Độ, các thỏa thuận nông nghiệp đã nổi lên như một chủ đề tranh luận đặc biệt nhạy cảm. Các quốc gia thành viên đang cố gắng đàm phán để đạt được một văn kiện liệt kê các chủ đề cần thảo luận thêm. Hai văn bản dự thảo đang được các bộ trưởng thảo luận. Ấn Độ, quốc gia quan tâm đến các quy tắc lâu dài quản lý việc dự trữ lương thực, đang thúc đẩy một thỏa thuận an ninh lương thực độc lập tại MC13. Tuy nhiên, những nước khác như Mỹ và Liên minh châu Âu, đang yêu cầu một thỏa thuận nông nghiệp mang tính bao quát hơn.Trong khi đó, một thỏa thuận về đánh bắt hải sản ban đầu được đánh giá có thể đạt được trong các cuộc đàm phán tại MC13. Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho biết, "rất khó để đạt được một nghị quyết".Sau thỏa thuận năm 2022 cấm các khoản trợ cấp "tiếp tay" cho hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, WTO hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận thứ hai tập trung vào các khoản trợ cấp dẫn đến tình trạng dư thừa công suất và đánh bắt quá mức.Tin liên quanTổng Giám đốc WTO không lạc quan về tình hình thương mại toàn cầu trong năm 2024Về vấn đề gia hạn miễn trừ thuế hải quan kỹ thuật số, Bộ trưởng Goyal cho biết nước này chờ đợi động thái từ các quốc gia khác, khi đó mới đưa ra quyết định có thỏa hiệp gia hạn hay không. Quan chức này đồng thời cảnh báo rằng không thể coi việc gia hạn là "điều hiển nhiên".Trước đó, ngày 28/2, Bộ trưởng Goyal tuyên bố Ấn Độ sẽ chỉ phê chuẩn các thỏa thuận mới tại MC13 nếu Mỹ ngừng chặn một thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp. Thỏa thuận quy định việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào tòa phúc thẩm của WTO, cơ quan giải quyết tranh chấp cao nhất của tổ chức này.
https://nhandan.vn/van-con-nhieu-bat-dong-tai-hoi-nghi-bo-truong-wto-post798227.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Hội nghị Bộ trưởng WTO", "UAE", "trợ cấp đánh bắt cá", "an ninh lương thực" ] }
Cơ hội cuối cho “hiệp ước đại dịch”
Bất chấp nỗ lực thúc đẩy của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiến trình đàm phán về “hiệp ước đại dịch” toàn cầu vấp phải nhiều vướng mắc và đã bỏ lỡ mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh nội dung vào ngày 31/3. Vòng đàm phán mới diễn ra vào cuối tháng 4/2024 được nhận định là cơ hội cuối để các nước tìm kiếm sự đồng thuận, giúp ứng phó hiệu quả các thảm họa y tế tương lai.
Sáng kiến xây dựng một hiệp ước toàn cầu về ứng phó đại dịch được đưa ra vào năm 2021, thời điểmdịch Covid-19làm hệ thống y tế thế giới rơi vào khủng hoảng.Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh, hiệp ước này sẽ đặt ra các nguyên tắc mang tính cam kết cao nhằm tăng cường sự đoàn kết, công bằng.Sự bùng phát nhiều dịch bệnh cùng lúc như hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp bách tăng cường phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. Các nước cũng tiếp tục thúc đẩy triển khai sáng kiến hợp tác về ứng phó dịch bệnh. Mới đây, WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu về virus corona CoViNet, nhằm phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới.Các quốc gia nhất trí thành lập Cơ quan đàm phán liên chính phủ (INB), với nhiệm vụ soạn thảo nội dung và đàm phán về hiệp ước, đồng thời mong muốn đạt được thỏa thuận mang tính lịch sử này vào hạn chót là tháng 5/2024. Hiệp ước cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong nhiệm kỳ 5 năm lần thứ 2 của mình.Tuy nhiên, từ mong muốn đến hiện thực là một khoảng cách xa. Chỉ còn vài tuần nữa là đến thời hạn cuối cùng song các quốc gia vẫn chưa thể giải quyết những bất đồng trong quá trình đàm phán. Vòng đàm phán gần đây nhất đã lỡ mục tiêu hoàn chỉnh nội dung hiệp ước trước ngày 31/3 vừa qua để 194 nước thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại hội đồng Y tế Thế giới, khai mạc vào ngày 27/5 tới.Theo WHO, trong vòng đàm phán này, các nhà đàm phán đã thảo luận về những điều khoản trong dự thảo hiệp ước, bao gồm tài chính để chuẩn bị sẵn sàng trước đại dịch, tiếp cận công bằng các biện pháp y tế cần thiết và tăng cường lực lượng lao động y tế. Hiện các nước đang tranh luận về những điểm vướng mắc chính, bao gồm khả năng tiếp cận để tiến hành điều tra mầm bệnh mới nổi, giám sát tốt hơn các đợt bùng phát dịch, nguồn tài chính bảo đảm và chuyển giao công nghệ chống đại dịch cho những nước kém phát triển hơn.Một vòng đàm phán bổ sung sẽ được tiến hành từ ngày 29/4 đến 10/5 tại trụ sở của WHO ở Geneva (Thụy Sĩ), để các nước tiếp tục “chạy đua với thời gian” tìm kiếm sự đồng thuận cho hiệp ước ứng phó đại dịch.Đồng Chủ tịch INB, ông Roland Driece kỳ vọng rằng các quốc gia sẽ tận dụng cơ hội cuối cùng này, xóa bỏ những bất đồng và không để đàm phán thất bại.Quan chức này nêu rõ, không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải đàm phán thành công và các quốc gia cần có trách nhiệm duy trì tính cấp bách của vấn đề y tế này. Theo kế hoạch, INB sẽ soạn dự thảo hiệp ước mới trước ngày 18/4, trong đó tập trung vào những lĩnh vực đã đạt được sự đồng thuận của các nước.Sự bùng phát nhiều dịch bệnh cùng lúc như hiện nay đang đặt ra yêu cầu cấp bách tăng cường phối hợp giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. Các nước cũng tiếp tục thúc đẩy triển khai sáng kiến hợp tác về ứng phó dịch bệnh. Mới đây, WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu về virus corona CoViNet, nhằm phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới.Giới chuyên gia vẫn cho rằng, sự chú ý của các nước đối với các thảm họa y tế đang dần nhường chỗ cho những vấn đề quan trọng khác như biến đổi khí hậu, các cuộc xung đột ở Gaza, Ukraine... Đây cũng là một rào cản khiến hiệp ước toàn cầu về ứng phó đại dịch khó cán đích đúng thời hạn. Ngay khi các cuộc đàm phán về hiệp ước này được khởi động, nhiều ý kiến cho rằng đây sẽ là một tiến trình chông gai bởi những nội dung trong đó gồm các biện pháp mang tính ràng buộc pháp lý với các nước ký kết, theo đó các nước phải chia sẻ lợi ích nhiều hơn.Tuy khó khăn nhưng việc đạt được hiệp ước toàn cầu về ứng phó đại dịch sẽ mang ý nghĩa đặc biệt đối với thế giới. Tình trạng hỗn loạn bởi dịch Covid-19 trong quá khứ đã cho thấy thế giới cần một thoả thuận chung để tạo nền tảng vững chắc cho việc chuẩn bị ứng phó sẵn sàng, hiệu quả với các thảm họa dịch bệnh trong tương lai.
https://nhandan.vn/co-hoi-cuoi-cho-hiep-uoc-dai-dich-post803407.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Hiệp ước đại dịch", "WHO", "đại dịch Covid-19" ] }
Iran bắt đầu quy trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thống
Theo Bộ trưởng Nội vụ Iran, quá trình rà soát lý lịch sẽ kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ 4/6, và những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn sẽ có 14 ngày để tiến hành vận động tranh cử.
Theo Bộ trưởng Nội vụ Iran, quá trình rà soát lý lịch sẽ kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ 4/6, và những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn sẽ có 14 ngày để tiến hành vận động tranh cử.Ngày 30/5, hãng thông tấn chính thức IRNA của Iran đưa tin, quá trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thống của đất nước đã bắt đầu từ sáng 30/5 (theo giờ địa phương) và sẽ kéo dài 5 ngày, cho đến 3/6.Cuộcbầu cử Tổng thốngIran dự kiến diễn ra ngày 28/6 tới.Trước đó, hôm 26/5, Bộ trưởng Nội vụ Iran Ahmad Vahidi đã ban hành chỉ thị bắt đầu quá trình bầu cử tổng thống.Theo thông báo trên trang web của bộ, tất cả những người muốn đăng ký ứng cử viên cần phải đến trụ sở của Bộ Nội vụ ở thủ đô Tehran.Theo Bộ trưởng Vahidi, quá trình rà soát lý lịch sẽ kéo dài 7 ngày, bắt đầu từ 4/6. Sau đó, những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn sẽ có 14 ngày để tiến hành chiến dịch vận động tranh cử.Trong thông báo ngày 26/5, cơ quan bầu cử Iran đã nêu rõ các quy định và trình độ mà những người đăng ký ứng cử phải đáp ứng.Cụ thể, những người đăng ký phải là người gốc Iran, có quốc tịch Iran, độ tuổi từ 40-75, cũng như có thành tích và danh tiếng tốt, đồng thời cam kết tuân thủ các nguyên tắc của Iran cũng như tôn giáo chính thức của đất nước là đạo Hồi.Hội đồng Giám hộ sẽ công bố danh sách ứng viên đủ điều kiện vào ngày 11/6.Theo kế hoạch ban đầu, Iran tổ chức cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 14 vào năm 2025.Tuy nhiên, cuộc bầu cử đã được lên kế hoạch sớm hơn là vào cuối tháng 6 năm nay, sau khi Tổng thốngEbrahim Raisi và đoàn tùy tùng thiệt mạng trongvụ tai nạntrực thăng hôm 19/5 tại khu vực miền núi thuộc tỉnh Đông Azarbaijan, Tây Bắc Iran.Ngày 20/5, lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei đã bổ nhiệm Phó Tổng thống thứ nhất của đất nước Mohammad Mokhber làm tổng thống lâm thời.Theo quy định của Hiến pháp Iran, Tổng thống lâm thời Mohammad Mokhber cần tiến hành cuộc bầu cử tổng thống mới trong vòng tối đa 50 ngày.Các phương tiện truyền thông Iran đưa tin ông Mohammad Mokhber, Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf và một số cựu quan chức nổi tiếng đang cân nhắc ra tranh cử tổng thống.Trong số các ứng cử viên, cựu nhà đàm phán hạt nhân Saeed Jalili nổi lên như một trong những ứng cử viên đầu tiên tuyên bố tranh cử tổng thống.Những gương mặt đáng chú ý khác bao gồm cựu Ngoại trưởng Mohammad Javad Zarif và cựu Chủ tịch Quốc hội Ali Larijani.Chủ đề: Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạnIran bắt đầu quy trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thốngIran công bố báo cáo nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của Tổng thống RaisiCuba: Tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran
https://nhandan.vn/iran-bat-dau-quy-trinh-dang-ky-ung-cu-vien-tranh-cu-tong-thong-post811958.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Iran", "tranh cử tổng thống", "bầu cử tổng thống" ] }
Động đất ở Nhật Bản: Hành trình tìm kiếm 7 lao động nữ Việt Nam ở vùng tâm chấn
Sự xuất hiện của nhóm tình nguyện đã giúp 7 lao động nữ Việt Nam đanglánh nạntại một ngôi nhà cộng đồng ở thị trấn Wajima liên lạc được với gia đình ở quê nhà để thông báo: “Con vẫn bình an".
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, trong hành trình tiến gần đến khu vực tâm chấn của trậnđộng đấtchiều 1/1, nhóm tình nguyện viên Việt Nam đã thực sự đem đến nhiều cảm xúc.Cả 7 lao động nữ Việt Nam đang lánh nạn tại một ngôi nhà cộng đồng ở thị trấn Wajima không nén nổi cảm giác nghẹn ngào khi lần đầu tiên kể từ sau trận động đất được gặp đồng bào.Sự xuất hiện của nhóm tình nguyện đã giúp cả 7 cô gái liên lạc được với gia đình ở Việt Nam để báo thông tin quan trọng nhất: “Con vẫn bình an”.Càng tiến đến gần vùng tâm chấn, đường đi càng gian nan nguy hiểm. Không chỉ đường sụt, lún, nứt, dễ gây tai nạn, cả một đoạn đường dài gần 50km không có trạm xăng, trạm sửa xe… Khá nhiều xe bị tai nạn gãy bánh hoặc hết xăng phải dừng lại dọc đường mà không thể gọi được xe cứu hộ.Nhóm thiện nguyện gồm 5 bạn Thành Được, Minh Hải, Thanh Phong, Đăng Mạnh và Phan Tuấn đã cố gắng tiến vào đến thị trấn Wajima, nơi các bạn được biết là có 7 nữ thực tập sinh Việt Nam không liên lạc được kể từ khi xảy ra động đất.Sau nhiều nỗ lực loanh quanh tìm đường vào, lúc thì lạc đường cấm, lại phải quay ra tìm đường khác, nhóm thiện nguyện cuối cùng đã tìm được đến nơi 7 bạn nữ lánh nạn.Cảm giác vỡ òa khi biết cả 7 bạn đều bình an khiến cho những chàng trai trong nhóm tình nguyện phải quay lưng giấu đi những giọt nước mắt.Các nữ thực tập sinh Việt Nam đã kết nối được với gia đình ở Việt Nam sau nhiều ngày mất liên lạc. (Ảnh: TTXVN)Các lao động nữ Việt Nam gồm Trần Thị Thành, Lê Thị Ngọc Hiếu, Trần Thị Thu Hiền, Phan Thị Hiện, Phan Thị Phức, Nguyễn Thị Liên và Đào Thị Vy. Các cô làm việc cho Công ty May Shimizu tại thị trấn Wajima, tỉnh Ishikawa.Theo lời kể của các cô gái, khi động đất xảy ra, họ chỉ kịp nhắn với gia đình: “Con phải trốn vì đang có động đất, sắp có sóng thần”.Bảy cô gái được chính quyền và người dân địa phương hướng dẫn chạy vào nhà sinh hoạt cộng đồng của địa phương. Sau đó, khu vực này rơi vào cảnh mất điện, mất nước, mất sóng thông tin liên lạc...Dư chấn vẫn xảy ra đã khiến khu vực này bị cô lập nhiều ngày sau trận động đất.Thị trấn Wajima là một trong những địa phương sát vùng tâm chấn nhất nên bị thiệt hại khá nặng nề. Cho đến chiều 5/1, đây vẫn là khu vực khó tiếp cận và được xếp trong diện nguy hiểm vì dư chấn vẫn xuất hiện.Nhà cộng đồng của thị trấn Wajima được dùng làm nơi lánh nạn, điểm sáng duy nhất trong màn đêm của thị trấn sau động đất. (Ảnh: TTXVN)Những người dân địa phương ban ngày về nhà nhưng khi trời tối, tất cả vẫn vào nhà cộng đồng ngủ để đề phòng nguy cơ sóng thần.Chính quyền địa phương đã chạy một máy nổ phát điện để thắp sáng một bóng đèn nhỏ tại nhà cộng đồng vào ban đêm. Khi trời tối, nơi lánh nạn trở thành điểm sáng yếu ớt duy nhất trong màn đêm mênh mông.Các lao động Việt Nam trải qua 2 ngày đầu tiên sau động đất không có thức ăn. Từ ngày thứ ba, các cô gái đã được chính quyền hỗ trợ bánh mì và nước uống.Cuộc sống sau động đất vô cùng khó khăn không chỉ với lao động Việt Nam mà cả những người dân địa phương, thiếu thốn đồ ăn và thức uống trong khi thời tiết mùa đông khá lạnh giá.Thế nhưng, điều các cô gái canh cánh trong lòng là gia đình không thể nhận được thông tin gì của mình kể từ tin nhắn cuối cùng vào ngày 1/1.Các nữ thực tập sinh Việt Nam ngồi quanh lò sưởi trong nhà cộng đồng, nơi để người dân đến lánh nạn đề phòng nguy cơ sóng thần. (Ảnh: TTXVN)Phạm Thị Phức và Nguyễn Thị Liên cho biết, nhà ở của 7 chị em đã bị sập trong động đất. Sau khi xảy ra động đất, các bạn đã về nhà bới trong đống đổ nát tìm đồ ăn và chăn để đem ra nhà lánh nạn sử dụng trong thời gian cầm cự chờ cứu trợ.Chính vì vậy, khi nhìn thấy những nhóm tình nguyện Việt Nam đến, các cô gái đã nghẹn ngào. Có lẽ cảm giác được quan tâm, được chia sẻ và biết mình không bị bỏ rơi đã khiến các bạn nghẹn lời.Nhóm tình nguyện đã đưa điện thoại của mình cho các cô gái liên lạc với gia đình ở Việt Nam. Trong câu chuyện có nước mắt xen lẫn nụ cười, gia đình của các bạn ở Việt Nam đã an tâm khi biết người thân vẫn an toàn sau thảm kịch động đất.Tối muộn 5/1, một siêu thị cách nơi lánh nạn của các lao động nữ Việt Nam khoảng 400m bắt đầu được dọn dẹp và bán hàng trở lại. Điểm sáng thứ hai đã xuất hiện trong màn đêm rộng lớn ở thị trấn Wajima như một dấu hiệu hồi sinh đầu tiên của thị trấn kể từ sau động đất.Tin liên quanĐộng đất tại Nhật Bản: Chạy đua với thời gian tìm kiếm người mất tíchTrên gương mặt các cô gái Thành, Hiếu, Hiền, Phức, Hiện, Liên và Vy đã bớt đi nét lo lắng, bất an. Tình đồng bào ấm áp trong khó khăn đã thắp sáng trở lại nụ cười hy vọng.
https://nhandan.vn/dong-dat-o-nhat-ban-hanh-trinh-tim-kiem-7-lao-dong-nu-viet-nam-o-vung-tam-chan-post790845.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "động đất ở Nhật Bản", "lao động Việt Nam tại Nhật Bản" ] }
Thượng viện Campuchia tăng cường hợp tác quốc tế
Thượng viện Campuchiaquyết định thành lập 11 nhóm Thượng nghị sĩ hữu nghị với 11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực lập pháp. Quyết định được đưa ra tại phiên họp ngày 31/5 của Ủy ban Thường vụ Thượng viện, do Chủ tịch Thượng viện Samdech Hun Sen chủ trì.
Thông cáo báo chí của Thượng viện Campuchia cho biết, các Nhóm Thượng nghị sĩ hữu nghị Campuchia với các cơ quan lập pháp và tổ chức mặt trận của 11 quốc gia, gồm: Quốc hội Việt Nam, Quốc hội Lào, Thượng viện Pháp, Chính Hiệp Trung Quốc, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, Thượng viện Thái Lan, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga, Thượng viện Nhật Bản, Quốc hội Hàn Quốc, Thượng viện Pakistan và Nghị viện vùng Wallonie-Bruxelles của Bỉ.Thượng viện Campuchia cũng thành lập nhóm Thượng nghị sĩ Campuchia phụ trách hợp tác với 5 tổ chức liên Nghị viện, trong đó có Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Diễn đàn Nghị viện châu Á-Thái Bình Dương (APPF), Hội đồng Nghị viện châu Á (APA) và Mạng lưới Nghị viện của Phong trào Không liên kết (NAM-PN).Ngoài ra, Thượng viện thành lập nhóm Thượng nghị sĩ để phối hợp với Quốc hội trong công tác tổ chức các cuộc họp của Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội nghị cấp cao Quốc hội 3 nướcCampuchia-Lào-Việt Nam(CLV), Đối tác Nghị viện Á-Âu (ASEP) và Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP).
https://nhandan.vn/thuong-vien-campuchia-tang-cuong-hop-tac-quoc-te-post812273.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Campuchia-Lào-Việt Nam", "Thượng viện Campuchia", "Campuchia" ] }
Khai thông điểm nghẽn trong hợp tác ASEAN-Nga
Chương trình “Diễn đàn hợp tác kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga trong bối cảnh mới: Vấn đề và triển vọng”, do Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam vừa tổ chức tại Hà Nội cung cấp góc nhìn sâu rộng về các vấn đề quan trọng liên quan hợp tác kinh tế giữa các bên.
Nhiều giải pháp được đề xuất hướng đến khai thông các điểm nghẽn, thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa ASEAN, các nền kinh tế mới nổi với Liên bang Nga.Kim ngạch thương mại giữa ASEAN và Nga đạt khoảng 20 tỷ USD năm 2021; trong đó, xuất khẩu của ASEAN sang Nga đạt 12,6 tỷ USD, nổi bật là máy móc và thiết bị điện tử. Năm 2023 vừa qua đánh dấu kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược Nga-ASEAN.Tuy nhiên, theo các chuyên gia, do nhiều yếu tố, hợp tác giữa Nga và ASEAN chưa tương xứng tiềm năng và kỳ vọng của hai bên. Trong tiến trình chuyển đổi của hệ thống kinh tế toàn cầu hiện nay, Nga nhấn mạnh việc quan tâm tạo ra các động lực bổ sung để tăng cường và đa dạng hóa thương mại, cũng như hợp tác kinh tế với ASEAN. Các ưu tiên gồm bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng, kinh tế tuần hoàn, các vấn đề môi trường, số hóa kinh tế, phát triển thành phố thông minh và hợp tác trong khoa học, giáo dục.Việc điều chỉnh chính sách của Nga trong bối cảnh mới được giới học giả quan tâm. Cũng tại diễn đàn, các đại biểu tập trung phân tích triển vọng hợp tác tài chính giữa Nga và các nước ASEAN, tình hình phát triển quan hệ Nga-ASEAN trong lĩnh vực chính trị, kinh tế và triển vọng của Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Các tham luận cũng đề cập những vấn đề cốt lõi của hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Nga và ASEAN, trong đó có năng lượng.PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng (Học viện Khoa học Xã hội) nhận định, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn trong hợp tác năng lượng. Nhu cầu năng lượng của ASEAN được dự báo tăng gấp đôi vào năm 2050, trong khi Nga có khả năng đáp ứng, nhất là than đá, dầu mỏ và khí đốt.Nhấn mạnh hợp tác năng lượng hai bên phát triển chưa được như kỳ vọng, PGS, TS Nguyễn Huy Hoàng đề xuất ASEAN và Nga tăng cường hợp tác bảo đảm tính bền vững và an ninh năng lượng, cùng nhau phát triển công nghệ năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, cũng như thăm dò, hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí. Bên cạnh đó, hai bên cũng xem xét tăng cường quan hệ song phương, nâng cấp quan hệ, mở rộng lĩnh vực hợp tác về khai thác và chế biến, sản xuất năng lượng; thúc đẩy hợp tác chính trị, làm nền tảng cho hợp tác kinh tế và năng lượng.PGS, TS Ekaterina Koldunova, Giám đốc Trung tâm ASEAN (Đại học Quan hệ quốc tế Moskva, Bộ Ngoại giao Nga) khẳng định, trong điều kiện mới, nhu cầu duy trì hợp tác năng lượng cùng có lợi trở nên quan trọng đối với cả Nga và ASEAN. Để xử lý những điểm nghẽn trong quan hệ kinh tế giữa hai bên, bà Koldunova nhấn mạnh tính cấp thiết xây dựng hạ tầng, tăng tốc phát triển hệ thống giao thông kết nối giữa Nga và ASEAN thông qua đường biển và đường không.Trước đại dịch Covid-19, có các chuyến bay thẳng từ Nga đến Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Năm 2022, FESCO khai trương tuyến vận tải biển Vladivostok (Nga)-Hải Phòng (Việt Nam)-Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam)-Ninh Ba (Trung Quốc)-Vladivostok (Nga). Tuy nhiên, theo chuyên gia Nga, để tăng cường kết nối thương mại, kinh doanh và du lịch, rõ ràng đòi hỏi một mạng lưới hạ tầng dày đặc hơn.Cũng theo bà Koldunova, Nga và ASEAN từng đặt nhiều kỳ vọng vào hợp tác lĩnh vực công nghệ cao, tuy nhiên, nhiều khả năng hai bên phải cơ cấu lại các kênh tương tác. Trong tương lai gần, một số lĩnh vực có thể đem lại lợi ích chung cho Nga và Đông Nam Á gồm hợp tác trong lĩnh vực công nghệ sinh học (kinh nghiệm chống dịch), năng lượng tái tạo, phát triển du lịch và hợp tác giáo dục, khoa học, công nghệ mới.Là đối tác hàng đầu của Nga tại khu vực Đông Nam Á và là cầu nối giữa Nga với các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục được các chuyên gia đánh giá cao về thành tựu phát triển. Bà Ekaterina Bakeeva (Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam) tin tưởng, với bề dày lịch sử, quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga không ngừng được củng cố, tăng cường.Các doanh nghiệp Việt có nhiều cơ hội thành công tại thị trường Nga, trong bối cảnh người dân Xứ sở Bạch dương ưa chuộng nhiều mặt hàng Việt Nam như thủy hải sản, hoa quả, hàng dệt may, tiêu dùng. Để tăng cường kim ngạch thương mại song phương, bà Bakeeva nhấn mạnh giải pháp Nga và Việt Nam thúc đẩy đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước phát triển các dự án trong các lĩnh vực là thế mạnh.
https://nhandan.vn/khai-thong-diem-nghen-trong-hop-tac-asean-nga-post808833.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:45", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:45", "tags": [ "Ekaterina Koldunova", "Liên bang Nga", "Nguyễn Huy Hoàng", "Hệ thống kinh tế", "Kim ngạch thương mại", "BRICS", "Trung tâm ASEAN", "ASEAN", "Ninh Ba", "Đối tác chiến lược", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Xe khách lao xuống sông tại Nepal, 12 người thiệt mạng
Tối 12/1 (giờ địa phương), một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực Dang, miền Tây Nepal, trong đó một xe ô-tô chở khách đã lao từ trên cầu xuống sông. Hậu quả là 12 người thiệt mạng và 22 người bị thương.
Theo giới chức địa phương, nguyên nhântai nạncó thể là do lái xe đã điều khiển xe chạy quá tốc độ, khiến phương tiện lao đầu vào lan can cầu bắc qua sông Rapti trước khi rơi xuống sông.Lực lượng cứu hộ đã mất 4 giờ đồng hồ để đưa chiếc xe gặp nạn khỏi lòng sông. Có tổng cộng 36 người trên xe tại thời điểm xảy ra tai nạn khi xe đang trên hành trình đến thủ đô Kathmandu.Hiện, số người bị thương đã được đưa tới bệnh viện cấp cứu.
https://nhandan.vn/xe-khach-lao-xuong-song-tai-nepal-12-nguoi-thiet-mang-post791916.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Xe khách", "Nepal", "thiệt mạng", "tai nạn giao thông" ] }
Việt Nam và Australia hợp tác trước tác động của khủng hoảng khí hậu
NDO -Nhằm đẩy mạnh hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu Kristin Tilley có chuyến thăm Việt Nam để tăng cường cam kết song phương về khí hậu và năng lượng.
Australia và Việt Nam triển khai các cuộc gặp, trao đổi đoàn cấp cao để tiếp tục thảo luận các nội dung, đặc biệt là việc nâng cấp mối quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, trong đó bao gồm trụ cột chuyên biệt về khí hậu và năng lượng.Trong chương trình làm việc, Đại sứ Australia về biến đổi khí hậu Kristin Tilley chia sẻ tiếp cận của Australia về ngoại giao khí hậu trong buổi trao đổi chính sách về khí hậu và năng lượng với Trung tâm Việt - Úc tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt và Đại sứ Kristin Tilley thảo luận về kế hoạch hành động của CSP nhằm thích ứng và phục hồi khí hậu.Hội nghị Thượng đỉnh Kinh tế Xanh Australia-Việt Nam được tổ chức, đồng thời tập trung vào những hỗ trợ của Australia trong công tác thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng phục hồi ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Đại sứ Tilley chia sẻ“Australia đang hợp tác với Việt Nam để thực hiện tham vọng chung của hai quốc gia về chuyển dịch năng lượng và giảm phát thải, đồng thời giải quyết thách thức chính của thế hệ chúng ta thông qua hành động về khí hậu”.Tọa đàm Chính sách ngoại giao khí hậu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.Đại sứ Kristin Tilley cho biết, bà tự hào rằng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diệnAustralia-Việt Nambao gồm một trụ cột chuyên biệt cho hợp tác về biến đổi khí hậu và năng lượng - đây là lần đầu tiên Australia có riêng một trụ cột cho lĩnh vực này.Cam kết mạnh là thông điệp tới khu vực và thế giới, cho thấy Việt Nam và Australia không chỉ nhận diện được tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu mà cả tầm quan trọng của việc giải quyết triệt để các thách thức; đồng thời sẽ khai thác các cơ hội để củng cố nền kinh tế.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-australia-hop-tac-truoc-tac-dong-cua-khung-hoang-khi-hau-post804780.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Australia", "Năng lượng", "Việt Nam - Úc" ] }
Giáo dục và bảo vệ trẻ em trước, trong hoạt động tố tụng hình sự
Mục tiêu cao nhất xây dựng dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên lần này nhằm đổi mới, cải cách mạnh mẽ chính sách, pháp luật áp dụng đối vớingười chưa thành niênvề tư pháp hình sự theo đúng các cam kết, thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, việc xây dựng luật này góp phần xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện, đặc thù, phù hợp lứa tuổi, đặc điểm; bảo vệ và bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người chưa thành niên; huy động nguồn nhân lực có chuyên môn về công tác xã hội tham gia cùng cơ quan tiến hànhtố tụnghỗ trợ và giúp đỡ người chưa thành niên trong tố tụng.Quan tâm sự phát triển của người chưa thành niênCơ quan soạn thảo đang khẩn trương chuẩn bị dự án Luật này căn cứ Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 (ngày 5/11/2021) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; và xuất phát từ những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật về tư pháp người chưa thành niên; thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và tham khảo kinh nghiệm quốc tế về tư pháp người chưa thành niên.Là cơ quan đầu mối chủ trì soạn thảo, xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên, các cơ quan, đơn vị liên quan Tòa án nhân dân tối cao đã thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập và tổ chức nhiều cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập lấy ý kiến đối với dự thảo Đề cương chi tiết, hồ sơ dự án Luật. Nhiệm vụ, yêu cầu đặt ra với các cơ quan là tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật liên quan đến tư pháp người chưa thành niên; rà soát các văn bản pháp luật cần sửa đổi, bổ sung có liên quan dự thảo Luật; nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Hiến pháp năm 2013 về cải cách tư pháp nói chung và tư pháp người chưa thành niên nói riêng.Nội dung được quan tâm là tập trung nghiên cứu nhiều đề án, đề tài khoa học cấp Bộ phục vụ xây dựng dự án Luật; tổ chức các Hội thảo khoa học với sự tham gia của đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn để góp ý kiến đối với dự thảo Luật.Những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự. Để thể chế hóa những yêu cầu, nhiệm vụ đó thì việc đề xuất xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên là giải pháp khả thi và phù hợp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới.Những chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.Về hệ thống pháp luật, Việt Nam hiện đang có 3 bộ luật, luật điều chỉnh trực tiếp (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự) về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên và nhiều văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành đang còn một số hạn chế như: Thủ tục tố tụng hình sự hiện hành vốn được thiết kế dành cho người trưởng thành và có điều chỉnh một số quy định để giải quyết các vấn đề liên quan đến người chưa thành niên, dẫn đến các thủ tục chưa thật sự thân thiện, phù hợp với độ tuổi và sự phát triển của người chưa thành niên.Chuyển hướng thay thế các hình phạtBiện pháp xử lý chuyển hướng để thay thế các hình phạt trong Bộ luật Hình sự bằng biện pháp nhân văn, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi nhưng vẫn bảo đảm các nguyên tắc và tính nghiêm minh của pháp luật; hệ thống hình phạt chưa phù hợp với tính chất, hành vi phạm tội của người chưa thành niên.Còn cam kết trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được nội luật hóa đầy đủ. Theo quy định tại Điều 40 Công ước quốc tế quyền trẻ em, Việt Nam còn bỏ lọt đối tượng người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyền trợ giúp pháp lý miễn phí; chưa hình thành các cơ quan, tổ chức riêng dành cho trẻ em (mới chỉ thiết lập một phần tại tòa án - Tòa gia đình và người chưa thành niên)...Các chuyên gia pháp luật cho rằng, thời gian qua, thiết chế, cơ chế đặc thù riêng biệt để bảo vệ hiệu quả các quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên tại các giai đoạn tố tụng còn thiếu; chưa thiết lập được cơ chế điều phối quốc gia về tư pháp người chưa thành niên; chưa quy định về vị trí, vai trò, trách nhiệm của người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên; quy định về giáo dục, tái hòa nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên còn mờ nhạt, hạn chế và chưa đa dạng.Việc thi hành pháp luật đối với người chưa thành niên có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, nghiêm túc; nhận thức, quyết định về việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật vẫn còn nặng về răn đe, áp dụng hình phạt, chưa chú trọng nhiều đến việc tạo cơ hội cho người chưa thành niên sửa chữa, cải thiện hành vi; nguồn lực đầu tư cho việc bảo vệ người chưa thành niên trong hoạt động tố tụng còn hạn chế, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự còn hạn chế về kỹ năng, chuyên môn sâu.Các chuyên gia pháp luật nhận định: Nhìn chung, công tác bảo vệ người chưa thành niên vẫn còn bất cập; tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, bị xâm hại vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.Xu hướng chung của các quốc gia hiện nay là xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên thay vì quy định rải rác ở nhiều đạo luật khác nhau. Qua nghiên cứu ngẫu nhiên hệ thống pháp luật của 28 quốc gia trên thế giới, có tới 21 quốc gia xây dựng đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên.Ở cấp độ khu vực, hiện nay 9/10 quốc gia ASEAN đã có đạo luật riêng về tư pháp người chưa thành niên. Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á, thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và nhiều văn kiện quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, các văn kiện này đều khuyến nghị chúng ta đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tư pháp người chưa thành niên. Đặc biệt, kết luận của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc về báo cáo thực hiện Công ước quyền trẻ em lần thứ 5 và 6 của Việt Nam ngày 19/9/2022 tại Geneva, Thụy Sĩ đề cập nội dung này.Các quốc gia đều xác định, việc bảo vệ người chưa thành niên, chủ nhân tương lai của đất nước cần có cách tiếp cận riêng biệt, có cơ chế pháp lý đặc thù thông qua một đạo luật chuyên biệt quy định toàn diện, đầy đủ các vấn đề về tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên.Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, được thể hiện trong nhiều nghị quyết, văn kiện quan trọng.Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
https://nhandan.vn/giao-duc-va-bao-ve-tre-em-truoc-trong-hoat-dong-to-tung-hinh-su-post792738.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Tư pháp", "Luật Tư pháp", "Ủy ban Thường vụ Quốc hội", "người chưa thành niên", "trẻ em", "bảo vệ trẻ em" ] }
Những mảng màu đối lập ở Tây Phi
Ba quốc gia châu Phi, gồm Niger, Guinea và Mali, vừa được Cộng đồng Kinh tế các quốc giaTây Phi(ECOWAS) tuyên bố nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí của ECOWAS, hai trong ba nước nêu trên là Mali và Niger cùng với Burkina Faso đều tuyên bố, rút khỏi khối này ngay lập tức.
Guinea, Mali và Niger từng bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên và áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn, sau khi ở các quốc gia này liên tiếp xảy ra đảo chính quân sự trong khoảng thời gian 2020-2023. Khối này tiến hành trừng phạt Guinea về kinh tế, tài chính sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Alpha Conde năm 2021. ECOWAS thiết lập vùng cấm bay, đóng cửa biên giới và phong tỏa tài sản đối với Niger, sau cuộc đảo chính lật đổ nhà lãnh đạo dân cử Mohamed Bazoum năm 2023. Mali, quốc gia liên tiếp trải qua các cuộc đảo chính năm 2020 và 2021, cũng hứng chịu các biện pháp trừng phạt về kinh tế và tài chính, cũng như bị hạn chế tuyển dụng người Mali vào các vị trí chuyên môn trong các cơ quan thuộc ECOWAS.Tuyên bố dỡ bỏ các lệnh trừng phạt được đánh giá là cử chỉ đầy thiện chí của ECOWAS nhằm mong muốn đối thoại với giới quân sự cầm quyền của Guinea, Mali và Niger, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển tiếp từ chính quyền quân sự sang chính phủ dân sự ở hai nước này. Trong đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính đối với Mali được dỡ bỏ năm 2022, sau khi quân đội nước này công bố khung thời gian cho quá trình chuyển đổi trở lại chế độ dân sự.Tuy nhiên, Mali và Niger cùng với Burkina Faso đều tuyên bố “hết duyên nợ” với ECOWAS và khẳng định quyết tâm rời khỏi khối. Ba nước này cũng đã thành lập một liên minh, đồng thời cắt đứt quan hệ với Pháp - đối tác an ninh truyền thống của ECOWAS. Burkina Faso, Mali và Niger khẳng định sẽ rút khỏi ECOWAS ngay lập tức mà không cần thời gian một năm chuẩn bị theo quy định của khối này. Trong một công hàm của Bộ Ngoại giao Burkina Faso gửi ECOWAS, Burkina Faso khẳng định việc rút khỏi ECOWAS là quyết định không thể đảo ngược, đồng thời nhấn mạnh nước này không còn bị ràng buộc với việc tuân thủ quy định thời gian chuẩn bị một năm trước khi rút khỏi khối này. Mali cũng tái khẳng định sẽ rút khỏi ECOWAS không trì hoãn, không cần thời gian một năm chuẩn bị. Trong thư gửi ECOWAS, giới chức Niger cũng nhấn mạnh quyết định rút khỏi ECOWAS ngay lập tức.Hiệp ước thành lập ECOWAS có điều khoản quy định các nước thành viên tiếp tục tuân thủ các nghĩa vụ trong giai đoạn một năm sau khi chính thức thông báo rút khỏi khối. Ba nước nêu trên đều là những thành viên sáng lập ECOWAS nên việc rút khỏi khối này làm dấy lên lo ngại các hoạt động thương mại nội khối và tiến trình thúc đẩy chuyển tiếp chính quyền quân sự sang dân sự ở các nước này sẽ gặp khó khăn.Một tuần sau khi giải tán chính phủ chuyển tiếp, nhà lãnh đạo chính quyền quân sự ở Guinea, Tướng Mamady Doumbouya ngày 27/2 ký sắc lệnh bổ nhiệm nhà kinh tế Amadou Oury Bah làm Thủ tướng mới. Trước đó, ngày 19/2, chính quyền quân sự ở Guinea thông báo giải tán chính phủ chuyển tiếp do Thủ tướng Bernard Goumou lãnh đạo, song không nêu lý do. Guinea nằm dưới sự kiểm soát của quân đội kể từ khi chính quyền quân sự lên nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng 9/2021. Tháng 10/2022, các bên liên quan nhất trí về thời gian chuyển tiếp kéo dài 24 tháng. Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, người đứng đầu chính quyền quân sự ở Guinea, Tướng Mamady Doumbouya cam kết sẽ đưa nước này trở lại chế độ dân sự vào cuối năm nay.Trong khi đó, ECOWAS bày tỏ quan ngại về tình hình an ninh bất ổn ở Niger, sau khi xảy ra một cuộc tấn công khủng bố liều lĩnh nhằm vào một doanh trại quân đội ở thị trấn Tibiri, thuộc vùng Maradi, miền đông Niger, làm bốn binh sĩ thiệt mạng và hai người bị thương. Đài phát thanh quốc gia Niger cho biết, số phần tử tham gia vụ tấn công lên tới vài trăm người, cho thấy cuộc tấn công này được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Các phần tử vũ trang sử dụng khoảng 100 xe máy và tấn công thẳng vào doanh trại quân đội. Cộng đồng quốc tế lo ngại rằng, với quyết định rời khỏi ECOWAS và các cuộc tấn công khủng bố không ngừng gia tăng, giấc mơ khôi phục an ninh và ổn định ở Niger càng trở nên xa vời.
https://nhandan.vn/nhung-mang-mau-doi-lap-o-tay-phi-post798007.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "ECOWAS", "Tây Phi" ] }
Báo chí Paraguay đánh giá tích cực triển vọng hợp tác với Việt Nam
Tờ ABC Color của Paraguay cho rằng, Việt Nam là thị trường thương mại tiềm năng của Paraguay, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành và thịt.
Tờ ABC Color của Paraguay đã có bài viết đánh giá kết quả chuyến thăm mang tính “lịch sử” của Bộ trưởng Công Thương Paraguay, Javier Gimenez, tới Việt Nam vừa qua, trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương.Tờ báo này cho rằng, Việt Nam là thị trường thương mại tiềm năng của Paraguay, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp như đậu nành và thịt.Về kết quả buổi làm việc với Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên ngày 24/5, Bộ trưởng Gimenez khẳng định chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy và hỗ trợ đoàn doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị tới Paraguay tìm kiếm cơ hội hợp tác và trao đổi thương mại.Theo ông Gimenez, Paraguay đang nỗ lực tìm kiếm và mở rộng thị trường mới để xuất khẩu đậu nành và thịt cũng như các sản phẩm khác, đặc biệt hướng tới các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với 700 triệu dân, trong đó có Việt Nam.Bộ trưởng Gimenez cũng có các buổi làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có đại diện Tập đoàn Viễn thông Viettel, một trong những tập đoàn viễn thông lớn tại Đông Nam Á.Bộ trưởng Gimenez cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy khởi động đàm phán một Hiệp định Thương mại Tự do giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) với Việt Nam. Trong vai trò Chủ tịch luân phiên Mercosur trong năm 2024, Paraguay sẽ thúc đẩy mạnh mẽ vấn đề này.Paraguay là 1 trong 10 bạn hàng lớn của Việt Nam tạiMỹ Latinh. Kim ngạch thương mại giữa hai nước trong năm 2023 đạt hơn 280 triệu USD, tăng 22,2% so với năm 2022.Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Paraguay gồm cà-phê, giày thể thao, quạt điện, cao-su, hàng mây tre, gốm sứ, hàng may mặc, trong khi nhập khẩu bột đậu tương, thịt bò và phụ phẩm, da thuộc và gỗ.
https://nhandan.vn/bao-chi-paraguay-danh-gia-tich-cuc-trien-vong-hop-tac-voi-viet-nam-post811431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Javier Gimenez", "MERCOSUR", "Paraguay", "Mỹ Latinh", "Xuất khẩu", "đối tác thương mại" ] }
Không gian Việt Nam nổi bật tại Hội chợ Paris lần thứ 120
NDO -Với các hoạt động phong phú gồm quảng bá văn hóa, du lịch cũng như trưng bày các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, Không gian Việt Nam hiện diện nổi bật và thu hút rất đông khách tại Hội chợ Paris 2024 diễn ra từ ngày 1 đến 12/5.
Đến với Foire de Paris (Hội chợ Paris), khách địa phương cũng như quốc tế có dịp khám phá những nét văn hóa tiêu biểu của nhiều nước, mua sắm các sản phẩm thủ công truyền thống và mới sáng tạo, đồng thời trải nghiệm hương vị ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới.Năm nay, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp phối hợp các doanh nghiệp chuẩn bị rất kỹ lưỡng để tạo nên Không gian Việt Nam gần gũi hơn tới công chúng Pháp. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu, rất đông khách đã ghé thăm để thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc, giới thiệu du lịch, đồng thời có thể tham quan hơn 30 gian hàng với nhiều loại sản phẩm thủ công truyền thống và nông sản.Tiếng đàn T'rung thánh thót do nghệ sĩ Thanh Ngọc biểu diễn khiến nhiều khách thăm quan phải dừng chân xem say sưa. Ảnh: MINH DUYÔng Steven Abajoli, Giám đốc Hội chợ Paris, bày tỏ: Chúng tôi rất vui mừng được chào đón sự hiện diện của các gian hàng Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa hấp dẫn và sản phẩm đẹp, chất lượng cao. Các gian hàng của Việt Nam được bài trí rất chuyên nghiệp, sáng tạo và bắt mắt, mang lại những trải nghiệm thú vị nhất cho quan khách. Năm nay kỷ niệm 120 năm của hội chợ, là dịp đặc biệt để các quốc gia có thể trưng bày, giới thiệu những sản phẩm xuất khẩu thế mạnh người tiêu dùng và các đối tác tại châu Âu.Đại sứ Đinh Toàn Thắng và ông Steven Abajoli, Giám đốc Hội chợ Paris, tới thăm các gian hàng Việt Nam.Ban tổ chức Hội chợ Paris 2024 và khách thăm quan đánh giá cao công tác chuẩn bị của các gian hàng Việt Nam.Ảnh: KHẢI HOÀNNhận xét về Không gian Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh: Sự hiện diện của Việt Nam tại sự kiện văn hoá lớn này của thành phố Paris thể hiện được sự đặc sắc của Việt Nam. Thông qua các sự kiện hội chợ lớn như thế này, nhất là Hội chợ Paris, nét đặc sắc và độc đáo của Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa, ẩm thực và du lịch được công chúng Pháp đón nhận rất tích cực. Sự kiện này làm cho Việt Nam và Pháp ngày càng gần gũi hơn, cũng như góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.Đại sứ Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh: Sự hiện diện của Việt Nam tại Hội chợ Paris 2024 góp phần quảng bá văn hóa và sản phẩm đặc sắc của Việt Nam, đồng thờigóp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai quốc gia.Ảnh: KHẢI HOÀNChị Eva Alessandra, người Pháp, cùng với mẹ dành hàng giờ ở Không gian Việt Nam và có nhiều trải nghiệm đáng nhớ. Chị chia sẻ: Tới với Hội chợ Paris 2024, tôi có dịp được tìm hiểu văn hóa của rất nhiều các quốc gia, thông qua những sản phẩm được trưng bày tại các gian hàng.Tại đây, tôi vừa mới mua một số các vật dụng cá nhân và đồ trang trí trong gia đình tại các gian hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tôi thấy các sản phẩm của Việt Nam rất đẹp, tinh tế và độc đáo, như những bộ áo dài truyền thống. Qua tìm hiểu, tôi biết rằng Việt Nam là một quốc gia vô cùng xinh đẹp và tuyệt vời. Nhất định tôi sẽ đi du lịch ở Việt Nam vào một thời điểm thích hợp.Chị Eva Alessandra mua được một số sản phẩm ưng ý tại các gian hàng Việt Nam. Ảnh: MINH DUYCòn ông bà Philippe Maurin rất vui khi tìm được vòng đeo tay và hộp đựng trang sức khảm trai rất đẹp. Ông bày tỏ: Tháng trước chúng tôi đi du lịch ở Việt Nam gần 3 tuần, có những trải nghiệm thật thú vị. Đất nước Việt Nam rất đẹp và có những nét văn hóa thật đặc sắc. Chúng tôi đã mua một số đồ thủ công truyền thống nhưng tới đây thấy có nhiều sản phẩm được hoàn thiện rất tinh tế. Chúng tôi thấy Không gian Việt Nam rất phong phú, với nhiều hoạt động hấp dẫn để níu chân khách tới thăm.Chị Việt Hà, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, giới thiệu những điểm đến hấp dẫn ở Việt Nam. Ảnh: KHẢI HOÀNÔng Tăng Thanh Sơn, đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp cho biết: Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đã phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa, du lịch, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tại Hội chợ Paris 2024. Đã nhiều lần tham gia vào Hội chợ Paris, năm nay Trung tâm Văn hóa Việt Nam và các doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới việc xúc tiến du lịch với bạn bè quốc tế và bà con Việt kiều để tìm hiểu các điểm đến hấp dẫn tại Việt Nam.Khách thăm quan được thưởng thức các tiết mục văn hóa dân gian đặc sắc của Việt Nam. Ảnh: MINH DUYNăm nay Hội chợ Paris tròn 120 tuổi. Nhiều năm qua, Hội chợ Paris luôn là hội chợ mua sắm lớn nhất ở Pháp dành riêng cho không gian gia đình, văn hóa, ẩm thực, sáng tạo, nghề thủ công truyền thống của Pháp và quốc tế.Giới thiệu Không gian Việt Nam ngay từ cổng của hội chợ. Ảnh: MINH DUYHằng năm, Hội chợ Paris thu hút hơn 40 nước tham dự và dự kiến đón khoảng 400 nghìn người tới không chỉ để mua sắm mà còn gặp gỡ những nghệ nhân giỏi và khám phá những sản phẩm mới sáng tạo phục vụ cuộc sống hằng ngày.
https://nhandan.vn/khong-gian-viet-nam-noi-bat-tai-hoi-cho-paris-lan-thu-120-post808028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Hội chợ Paris", "Steven Abajoli", "thủ công mỹ nghệ", "Eva Alessandra" ] }
Pháp nỗ lực cân bằng ngân sách
Chính phủPhápvừa tung ra gói biện pháp “thắt lưng buộc bụng” mới nhằm kiềm chế thâm hụt ngân sách. Đây được xem là bước đi cần thiết để Paris hiện thực hóa mục tiêu cân bằng ngân sách, ổn định nền kinh tế.
Mới đây, Chính phủ Pháp thông báo cắt giảm 10 tỷ euro ngân sách. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire khẳng định, chính phủ sẽ khôngtăng thuếvà giảm các khoản an sinh xã hội, song tất cả các bộ và cơ quan chính phủ sẽ phải cùng chung tay thắt chặt chi tiêu. Quyết định cắt giảm ngân sách nêu trên do Thủ tướng Gabriel Attal ký ban hành. Trong phần ngân sách bị cắt giảm có 2 tỷ euro vốn được phân bổ cho chương trình chuyển đổi năng lượng và môi trường. Trước đó, Pháp đã giảm ngân sách dành cho giáo dục, tư pháp, quốc phòng và phát triển địa phương. Chính phủ Pháp cũng để ngỏ khả năng điều chỉnh ngân sách bổ sung vào mùa hè tới, tùy thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị.Với bước đi nêu trên, Pháp kỳ vọng, con thuyền kinh tế nước này sẽ đi đúng lộ trình thực hiện mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách, từ khoảng 4,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 xuống còn 4,4% năm 2024, và giảm xuống dưới mức trần 3% theo quy định của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2027. Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire nhấn mạnh, đây là nỗ lực lớn của chính phủ nước này để hiện thực hóa một kế hoạch đầy tham vọng là phục hồi nền tài chính công.Quyết định cắt giảm được đưa ra trong bối cảnh Paris đang nỗ lực ngăn chặn nguy cơ thâm hụt ngân sách tiếp tục phình to, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế không như kỳ vọng. Số liệu chính thức do Cơ quan Thống kê Pháp (INSEE) công bố cho thấy, kinh tế Pháp tăng trưởng 0,9% trong năm 2023, song đình trệ trong hai quý cuối năm. Chính phủ nước này đã hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 từ 1,4% xuống 1%. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2024 của Pháp xuống còn 0,9%, từ mức dự báo 1,2% được đưa ra hồi tháng 12/2023. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng cập nhật dự báo tăng trưởng GDP của Pháp năm 2024 xuống còn 0,6%.Giới phân tích nhận định, quyết định triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng” là bước đi cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế Pháp đang đối mặt nhiều khó khăn.Giới phân tích nhận định, quyết định triển khai chính sách “thắt lưng buộc bụng” là bước đi cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế Pháp đang đối mặt nhiều khó khăn. Các vấn đề thiếu hụt nguồn lao động, sự đình trệ trong hoạt động sản xuất, lạm phát cao, chi phí đi vay tăng mạnh… là những bài toán khó đối với Paris. Ngoài ra, cơn gió ngược từ bên ngoài như xung đột tại Ukraine và Dải Gaza, tình trạng gián đoạn hoạt động vận tải qua Biển Đỏ, cùng việc nền kinh tế của các đối tác thương mại hàng đầu như Đức tăng trưởng chậm lại, cũng có thể là trở lực đối với nền kinh tế Pháp.Bên cạnh đó, “thắt lưng buộc bụng” cũng là biện pháp mà EU khuyến nghị Pháp và nhiều nước thành viên triển khai. Trong đợt đánh giá định kỳ gần đây về tình hình ngân sách của các quốc gia thuộc Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo Pháp, Bỉ, Phần Lan và Croatia có nguy cơ vi phạm các quy định ngân sách của EU trong năm 2024 vì chi tiêu quá mức. Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni nhấn mạnh, các quốc gia thành viên cần thực hiện những biện pháp cần thiết để tuân thủ giới hạn thâm hụt ngân sách mà khối này đặt ra.Trong khi đó, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho rằng, việc triển khai các biện pháp tài chính mạnh nhằm ứng phó đại dịch Covid-19 đã khiến thâm hụt ngân sách tại một số nước EU tăng cao, trong đó có Pháp. Bà Georgieva khẳng định, mức tăng trưởng ở Pháp cho phép nước này có nhiều dư địa để điều chỉnh chính sách, song khuyến nghị Pháp vẫn nên thắt chặt chi tiêu trong năm 2024.Cân bằng ngân sách được xem là thách thức chung của nhiều nước EU, trong đó có Pháp. Giới phân tích kỳ vọng, các biện pháp quyết liệt vừa được ban hành sẽ phát huy tác dụng, giúp Pháp sớm ổn định nền tài chính công, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
https://nhandan.vn/phap-no-luc-can-bang-ngan-sach-post798308.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Pháp", "cân bằng ngân sách", "thắt lưng buộc bụng", "thâm hụt ngân sách" ] }
EU có thể áp thuế có mục tiêu đối với xe điện của Trung Quốc
Chủ tịchỦy ban châu Âu (EC)Ursula von der Leyen ngày 21/5 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp thuế có mục tiêu vàoxe điệncủa Trung Quốc nếu điều tra cho thấy các khoản hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho lĩnh vực này là trái quy định.
EU năm ngoái đã khiếnTrung Quốcphản ứng mạnh sau khi tiến hành cuộc điều tra chống trợ giá nhằm vào xe điện của nước này, với khả năng gia tăng EU sẽ áp thuế đáp trả.Đầu tháng này, Mỹ đã tăng mạnh thuế đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng bà Ursula von der Leyen khẳng định EU sẽ có cách tiếp cận khác. Bà nói có thể bảo đảm rằng mức thuế mà EU sẽ tương xứng với mức thiệt hại.EC được cho là sẽ quyết định liệu có áp thuế tạm thời đối với xe điện của Trung Quốc vào ngày 5/6 và thực thi từ ngày 4/7.Một số nước EU lo ngại về một động thái như vậy.Đức và Thụy Điển tuần trước bày tỏ sự e ngại trước khả năngEUđánh thuế, do tác động đến hoạt động thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc.Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen, bác bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc và EU đang trong một cuộc chiến thương mại.Căng thẳng giữa Trung Quốc và EU gia tăng khi EU đã khởi động một loạt các cuộc điều tra nhằm vào các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho tấm pin năng lượng Mặt Trời, tua-bin và tàu hỏa.Trong tháng trước, EU đã tiến hành điều tra hoạt động mua sắm công dịch vụ y tế của Trung Quốc, do lo ngại Trung Quốc ưu tiên các nhà cung cấp trong nước.Trung Quốc cảnh báo sẽ phản ứng trước bất kỳ hành động nào.
https://nhandan.vn/eu-co-the-ap-thue-co-muc-tieu-doi-voi-xe-dien-cua-trung-quoc-post810565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "EU", "áp thuế", "xe điện", "Trung Quốc", "Ủy ban châu Âu (EC)" ] }
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tri ân anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên
Chiều 21/4, Đoàn công tác do đồng chíVõ Thị Ánh Xuân, Ủy viên Trung ương Đảng, quyền Chủ tịch nước làm Trưởng đoàn về Điện Biên tri ân anh hùng, liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên.
Tham gia đoàn công tác, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; đồng chí Mùa A Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.Dâng hương, dâng hoa tại Đền thờ liệt sĩ Chiến trườngĐiện Biên Phủvà Nghĩa trang liệt sĩ A1, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và các đại biểu tỏ lòng thành kính, biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến và nhân dân đã anh dũng chiến đấu làm nên chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Điện Biên dâng hương viếng anh hùng, liệt sĩ tại Đền thờ liệt sĩ Điện Biên Phủ trên đồi F.Trước anh linh các anh hùng, liệt sĩ, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng các đại biểu nguyện phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục nỗ lực cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, thịnh vượng.Trong chương trình công tác tại Điện Biên, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân cùng các thành viên đoàn công tác đã đến thăm hỏi, tặng quà 2 chiến sĩ Điện Biên là ông Nguyễn Hữu Chấp, trú tại phường Him Lam và ông Nguyễn Viết Điểm trú tại phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ân cần thăm hỏi sức khỏe, đời sống của các chiến sĩ Điện Biên và gia đình; đồng chí cũng bày tỏ sự trân trọng, lòng biết ơn đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các chiến sĩ Điện Biên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần cùng quân và dân ta làm nên chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dân tộc.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân, thăm hỏi, động viên chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Hữu Chấp ở phường Him Lam, thành phố Điện Biên Phủ.Thay mặt đoàn công tác, đồng chí Võ Thị Ánh Xuân chúc các chiến sĩ Điện Biên có nhiều sức khỏe, là chỗ dựa tinh thần để các con cháu, nhân dân noi theo. Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân cũng mong muốn, các chiến sĩ Điện Biên sẽ luôn phát huy truyền thống “Bộ đội cụ Hồ”, giữ mãi tinh thần “Chiến sĩ Điện Biên” năm xưa, tiếp tục đóng góp trí tuệ, công sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên chiến sĩ Điện Biên Nguyễn Viết Điểm, ở phường Thanh Bình, thành phố Điện Biên Phủ.Nhân dịp này, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Điện Biên tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt hơn nữa chính sách đền ơn đáp nghĩa, đạo lý uống nước nhớ nguồn; quan tâm, chăm sóc người có công và gia đình chính sách trên địa bàn để các gia đình chính sách, người có công có cuộc sống ngày càng tốt hơn.Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương viếng anh hùng, liệt sĩ trong Nghĩa trang liệt sĩ A1.Chiều 21/4, quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng đoàn công tác tham quan Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.Đồng chí Võ Thị Ánh Xuân tham quan Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ.
https://nhandan.vn/quyen-chu-tich-nuoc-vo-thi-anh-xuan-tri-an-anh-hung-liet-si-chien-si-dien-bien-post805763.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Điện Biên", "chiến sĩ Điện Biên", "Chiến thắng Điện Biên Phủ", "Quyền Chủ tịch nước", "Dâng hương" ] }
Iran công bố báo cáo nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của Tổng thống Raisi
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chởTổng thống Raisiđã giữ nguyên lộ trình đã định trước đó trong suốt chặng đường và không đi chệch khỏi đường bay.
Theo báo cáo, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi đã giữ nguyên lộ trình đã định trước đó trong suốt chặng đường và không đi chệch khỏi đường bay.Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Iran ngày 23/5 công bố báo cáo đầu tiên về nguyên nhân vụtai nạn máy baytrực thăng gần đây dẫn đến cái chết của Tổng thống Ebrahim Raisi và đoàn tùy tùng.Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim dẫn báo cáo của Bộ Tổng tham mưu Các Lực lượng vũ trang Iran cho biết, sau vụ tai nạn, một ủy ban điều tra cấp cao gồm các chuyên gia và kỹ thuật viên đã đến hiện trường vụ tai nạn vào sáng 20/5.Tin liên quanTổng thống Iran Ebrahim Raisi đã tử nạnTheo báo cáo, chiếc trực thăng chở Tổng thống Raisi đã giữ nguyên lộ trình đã định trước đó trong suốt chặng đường và không đi chệch khỏi đường bay.Báo cáo tiết lộ, gần một phút rưỡi trước khi xảy ra vụ việc, phi công của chiếc trực thăng bị rơi đã liên lạc với 2 chiếc trực thăng khác trong đoàn tháp tùng của tổng thống.Không có dấu vết của đạn hay vật dụng tương tự nào được tìm thấy trên mảnh vỡ của chiếc trực thăng bị rơi. Sau khi đâm vào núi, chiếctrực thăngchở Tổng thống Raisi đã bốc cháy.Báo cáo nói thêm thời tiết bất lợi “sương mù và nhiệt độ thấp” đã gây khó khăn cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.Theo báo cáo, vào lúc 5 giờ sáng giờ địa phương ngày 20/5 (01h30 giờ GMT), với sự hỗ trợ của máy bay không người lái, vị trí chính xác của chiếc máy bay gặp nạn đã được xác định. Không có vấn đề đáng ngờ nào được phát hiện trong các cuộc trò chuyện giữa tháp canh và phi hành đoàn. Thông tin chi tiết sẽ được cung cấp sau khi điều tra thêm.Ngày 19/5, Tổng thống Raisi và phái đoàn tùy tùng đang trên đường đến tỉnh Đông Azarbaijan thì chiếc trực thăng chở họ bị rơi ở khu vực miền núi.Trên trực thăng gặp nạn còn có Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian và đại diện của Lãnh đạo tối cao Iran tại tỉnh Đông Azarbaijan, Mohammad Ali Ale-Hashem.Ngày 23/5, thi hài ông Raisi đã được chôn cất tại thánh địa Hồi giáo Imam Reza tại quê hương ông ở thành phố Mashhad, phía Đông Bắc Iran.
https://nhandan.vn/iran-cong-bo-bao-cao-nguyen-nhan-vu-tai-nan-may-bay-cua-tong-thong-raisi-post810897.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Tổng thống Raisi", "Iran", "Ebrahim Raisi", "tai nạn máy bay", "trực thăng" ] }
Định hình một tương lai tốt đẹp hơn
Diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Hội nghị cấp cao Chính phủ Thế giới (WGS) năm nay đặt mục tiêu xác định những cơ hội và thách thức mà các vấn đề toàn cầu đặt ra, đồng thời nỗ lực tìm lời giải cho bài toán chung này. Để tìm tiếng nói chung, WGS đưa ra chủ đề "Định hình các chính phủ tương lai" và chương trình nghị sự về những lĩnh vực được quan tâm hàng đầu hiện nay.
Được tổ chức lần đầu năm 2013, WGS đóng vai trò là một nền tảng thúc đẩy chia sẻ kiến thức và trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp, chuyên gia… trong nhiều lĩnh vực. Theo Phó Tổng thống, Thủ tướng UAE Mohammed bin Rashid Al Maktoum, trong suốt 11 năm qua, hội nghị là nơi "ươm mầm" nhiều ý tưởng và tôn vinh những sáng kiến được áp dụng thành công. Lãnh đạoUAEtin rằng, thông qua WGS, các quốc gia có thể biến nguyện vọng của người dân thành hiện thực.Bộ trưởng Nội các UAE, Chủ tịch WGS Mohammad Abdullah Al Gergawi cho biết, hội nghị năm nay tiếp tục phản ánh tầm nhìn của lãnh đạo UAE về việc định hình tương lai và thúc đẩy những thay đổi tích cực trên thế giới. Theo Bộ trưởng Nội các UAE, WGS lần này thu hút hơn 4.000 người tham dự, trong đó có hơn 20 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ các nước, lãnh đạo của gần 30 tổ chức quốc tế và khu vực.Trong thời gian diễn ra WGS, đông đảo diễn giả chia sẻ những hiểu biết sâu sắc trong nhiều lĩnh vực tại 15 diễn đàn, hơn 100 phiên đối thoại và 23 cuộc họp cấp bộ trưởng. Dựa trên kết quả đạt được trong chương trình dày đặc này, hội nghị dự kiến công bố các báo cáo chiến lược về các vấn đề thực tiễn hiện nay, cũng như những xu hướng phát triển trong tương lai.Chương trình nghị sự của WGS tập trung những vấn đề được các bên tham dự đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng mang lại cả cơ hội và thách thức, nhiều quốc gia đang tăng tốc chuyển đổi số, đồng thời tìm cách thu hẹp khoảng cách số nhằm bảo đảm lợi ích từ nỗ lực này đến được mọi thành phần trong xã hội, qua đó bảo đảm sự phát triển toàn diện.WGS nhận định, trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh sẽ là một trong những yếu tố có tiềm năng tác động nhiều mặt trên phạm vi toàn cầu. Do đó, việc đưa ra các quy định với AI, phát triển AI có trách nhiệm và bắt kịp các xu hướng công nghệ mới nổi sẽ là nhiệm vụ đặt ra với các chính phủ, tổ chức khu vực và quốc tế, cũng như các công ty công nghệ.Tại sự kiện ở Dubai ngay trước thềm WGS, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nhận định, thời điểm bất ổn hiện nay gây thêm áp lực lên các nền kinh tế đang trong quá trình phục hồi sau những cú sốc trước đó. Trong bối cảnh này, việc thích ứng và đổi mới là điều cần thiết để các nền kinh tế duy trì năng lực cạnh tranh. Nắm bắt các công nghệ và mô hình kinh doanh mới nhằm tận dụng cơ hội tăng trưởng được xem là biện pháp để xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng, tự cường trong thời gian tới. Những nội dung này được nêu bật tại nhiều sự kiện trong khuôn khổ WGS.Mục tiêu phát triển bền vững luôn nằm trong chương trình nghị sự của các tổ chức, diễn đàn đa phương và WGS cũng không phải ngoại lệ. Theo WGS, yếu tố bền vững đang định hình lại nền quản trị toàn cầu, nhất là đối với việc bảo đảm an ninh lương thực, nguồn nước và năng lượng. Nhận thức về tầm quan trọng, cũng như công tác quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên quý giá này cần được các chính phủ, doanh nghiệp và từng người dân nâng cao hơn nữa để bảo đảm sự thịnh vượng lâu dài. Trong khuôn khổ WGS, các đại biểu cũng bàn thảo nhiều lĩnh vực quan trọng, như y tế, giáo dục, đô thị hóa…Những khó khăn hiện nay chỉ có thể được tháo gỡ bằng những cam kết và hành động với tầm nhìn chung là đưa thế giới đến một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn. Xuất phát từ tầm nhìn này, Tổng thống UAE Sheikh Mohamed bin Zayed Al Nahyan khẳng định, nước này tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa các chính phủ trên thế giới. Thể hiện trách nhiệm của UAE, WGS chính là lời kêu gọi các bên tham gia đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm và đầu tư vào những sáng kiến nhằm giải quyết những thách thức đối với phát triển và đáp ứng mong mỏi của người dân về một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai.
https://nhandan.vn/dinh-hinh-mot-tuong-lai-tot-dep-hon-post796045.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "WGS", "Quỹ Tiền tệ Quốc tế", "Tiểu vương quốc ả rập thống nhất", "chính phủ tương lai", "UAE" ] }
Tổng thống Venezuela tái tranh cử
Đảng Xã hội Thống nhất Venezuela (PSUV) cầm quyền đã chính thức tuyên bố Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro là đại diện PSUV tham gia cuộc bầu cử sắp tới. Quyết định được đưa ra tại Đại hội toàn quốc của PSUV.
Tổng thống Maduro đã chấp thuận đề xuất của PSUV tiếp tục tranh cử nhiệm kỳ mới, trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela ngày 28/7 tới.Phát biểu trước hàng nghìn thành viên PSUV tại Caracas, ngày 16/3, ông Maduro cam kết sẽ đưa đất nước đến chiến thắng mới, với sự ủng hộ của người dân. Tổng thống nêu rõ, ông chấp thuận đề cử dựa trên quyết định của người dân và được phê Đại hội PSUV phê chuẩn.Ông Maduro nhấn mạnh về những thành tựu của đất nước thời gian qua, nhất là hòa bình được củng cố, kinh tế phục hồi và tăng trưởng bền vững, dự kiến đạt 8% trong năm nay. Ông khẳng định mục tiêu khôi phục và tăng cường phúc lợi xã hội, vốn giảm sút do các lệnh trừng phạt, đồng thời lên án các hoạt động phá hoại đất nước.Theo Phó Chủ tịch thứ nhất của PSUV Diosdado Cabello, PSUV đã đạt đồng thuận cao trong việc đề cử Tổng thống Maduro đại diện đảng tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới. PSUV đã tổ chức 317.187 cuộc họp công khai trên khắp đất nước, với sự tham gia của 4.240.032 thành viên, trước khi đưa ra quyết định nêu trên.
https://nhandan.vn/tong-thong-venezuela-tai-tranh-cu-post800417.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [] }
Giải pháp quan trọng cho hòa bình ở Trung Đông
Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh.
Nghị quyết mới được Đại hội đồng thông qua trao thêm một số quyền cho Palestine với tư cách Nhà nước Quan sát viên của Liên hợp quốc. Đây là bước đi quan trọng hướng tới việc kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc, góp phần thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai nhà nước” nhằm đạt được hòa bình lâu dài và bền vững ởTrung Đông.Năm 1974, Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 3237 công nhận Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) làm thành viên quan sát. Tới tháng 11/2012, Đại hội đồng tiếp tục thông qua nghị quyết trao cho Nhà nước Palestine quy chế “thành viên quan sát” tại Liên hợp quốc. Nghị quyết mới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tuyên bố Nhà nước Palestine đủ tư cách trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc, đồng thời khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét ủng hộ tiến trình này.Theo Hiến chương Liên hợp quốc, việc kết nạp các thành viên mới do Đại hội đồng quyết định căn cứ theo một nghị quyết đề nghị của Hội đồng Bảo an, nơi thành viên xin gia nhập cần nhận được 9/15 phiếu ủng hộ và không có ủy viên thường trực nào phủ quyết. Palestine sau đó cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 số thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc để trở thành thành viên chính thức.Dù chỉ mang tính biểu tượng, song việc Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết mới có ý nghĩa to lớn đối với quy chế và hoạt động của Palestine, theo đó Palestine sẽ được hưởng nhiều quyền hạn hơn kể từ khóa họp toàn thể sắp tới của cơ quan này (tháng 9/2024), như đưa ra tuyên bố thay mặt một nhóm; trình các đề xuất và sửa đổi hay đề xuất các nội dung trong chương trình nghị sự tạm thời tại các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường… Tuy nhiên, do chưa là thành viên đầy đủ, Palestine vẫn sẽ không được quyền ứng cử và bầu cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc như Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC).Trong bối cảnh tình hình xung đột và nhân đạo tại Dải Gaza đang diễn biến phức tạp và nguy cơ leo thang thành cuộc chiến tranh khu vực, việc thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai nhà nước”, với việc thành lập một Nhà nước Palestine độc lập bên cạnh Nhà nước Israel, là nhân tố vô cùng quan trọng cho hòa bình và ổn định ở khu vực. Việc Đại hội đồng thông qua nghị quyết mới nhằm hướng tới kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai nhà nước”.Nghị quyết mới nêu trên cũng phát đi một thông điệp quan trọng của cộng đồng quốc tế nhằm ủng hộ người Palestine, những người đang phải hứng chịu thảm kịch nhân đạo tồi tệ. Cộng đồng quốc tế tiếp tục bày tỏ ủng hộ nghị quyết lịch sử của Đại hội đồng, ủng hộ Nhà nước Palestine sớm được gia nhập Liên hợp quốc và cam kết sát cánh cùng người Palestine trong cuộc đấu tranh chính nghĩa giành quyền tự quyết bất khả xâm phạm.Trong bối cảnh xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas tiếp diễn căng thẳng tại Gaza, nhiều cuộc tuần hành ủng hộ người dân Palestine đã diễn ra tại các quốc gia trên khắp thế giới. Tại thủ đô Tokyo của Nhật Bản, hàng trăm người, trong đó phần lớn là người Palestine, đã xuống đường tuần hành, hô vang các khẩu hiệu bày tỏ sự ủng hộ và tình đoàn kết đối với người Palestine. Các cuộc biểu tình của sinh viên đã được đẩy mạnh trên khắp Tây Âu trong những tuần gần đây, khi những người biểu tình yêu cầu chấm dứt xung đột ở Gaza.Cuộc biểu tình đầu tiên tại Tây Ban Nha bắt đầu vào ngày 29/4 tại Đại học Valencia ở miền đông nước này, tiếp đó là một cuộc biểu tình tương tự tại Đại học Barcelona, rồi dần lan sang thủ đô Madrid, xứ Basque ở miền bắc, Alicante ở miền đông và vùng Andalucia ở miền nam Tây Ban Nha. Hàng nghìn người tham gia biểu tình tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, chỉ trích các vụ tấn công của Israel tại Gaza, đồng thời kêu gọi chính phủ Tây Ban Nha công nhận Nhà nước Palestine. Cộng hòa Ireland và một số nước thành viên EU khác đã lên kế hoạch công nhận Nhà nước Palestine vào ngày 21/5 tới.Cuộc xung đột kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa Palestine và Israel chỉ có thể được giải quyết dựa trên giải pháp hai nhà nước. Đây cũng được coi là con đường duy nhất chấm dứt cuộc xung đột ở Dải Gaza hiện nay. Việc kết nạp Palestine trở thành thành viên chính thức, đầy đủ của Liên hợp quốc sẽ là bước đi có lợi nhất cho giải pháp hai nhà nước, tạo nền tảng cho đàm phán bình đẳng giữa các bên và là bước tiến quan trọng hướng tới hòa bình bền vững ở Trung Đông.
https://nhandan.vn/giai-phap-quan-trong-cho-hoa-binh-o-trung-dong-post809350.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Trung Đông", "Hòa binh" ] }
Anh: Ông Vaughan Gething trở thành Thủ hiến da màu đầu tiên tại xứ Wales
Với 51,7% phiếu bầu, ông Gething giành chiến thắng trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo Công đảng tạiWales, trở thành lãnh đạo da màu đầu tiên của vùng, cũng là lãnh đạo da màu đầu tiên ở châu Âu.
Với 51,7% phiếu bầu, ông Gething giành chiến thắng trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo Công đảng tại Wales, trở thành lãnh đạo da màu đầu tiên của vùng, cũng là lãnh đạo da màu đầu tiên ở châu Âu.Người đứng đầu lĩnh vực kinh tế xứ Wales, ông Vaughan Gething đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào vị trí lãnh đạo Công đảng tại Wales, trở thành lãnh đạo da màu đầu tiên của vùng này, cũng là lãnh đạo da màu đầu tiên ở châu Âu.Với chiến thắng trên, ông Gething, 50 tuổi, sẽ kế nhiệm ông Mark Drakeford, trở thành Thủ hiến thứ 5 của xứ Wales.Với 51,7% phiếu bầu, ông đã giành chiến thắng trước người phụ trách giáo dục tại Wales, Jeremy Miles. Thủ hiến Mark Drakeford sẽ từ nhiệm vào tuần tới.Một trong những nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của ông Gething là dẫn dắt Công đảng xứ Wales tham gia cuộc tổng tuyển cử trong năm nay.Thủ hiến mới cũng đối mặt với những thách thức như cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, các vấn đề về y tế, giáo dục và môi trường.Phát biểu sau chiến thắng, ông Gething cam kết hứa sẽ cải thiện hệ thống Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) xứ Wales, đặt mục tiêu hàng đầu là việc làm "xanh" trong phát triển kinh tế, phát triển nhà ở và hệ thống giao thông, nâng cấp tiêu chuẩn giáo dục và đưa Wales lên vị thế nổi bật trên trường quốc tế.Ông Gething từng là luật sư, sinh ra ở Zambia và lớn lên ở England trước khi học ở Wales.Ông phụ trách y tế của xứ Wales từ năm 2016 đến tháng 5/2021, là người chịu trách nhiệm về việc ứng phó ban đầu đối với dịch Covid-19.
https://nhandan.vn/anh-ong-vaughan-gething-tro-thanh-thu-hien-da-mau-dau-tien-tai-xu-wales-post800310.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "xứ Wales", "Vaughan Gething", "lãnh đạo da màu" ] }
Israel và Hamas đạt thỏa thuận cung cấp thuốc y tế cho Dải Gaza
Israel và phong trào Hồi giáo Hamas, dưới sự trung gian của Qatar và Pháp, đạt thỏa thuận về việc cung cấp thuốc y tế cho các con tin người Israel đang bị Hamas giam giữ tạiGaza, để đổi lấy viện trợ nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cho những người dân dễ bị tổn thương ở vùng lãnh thổ này.
Bộ Ngoại giao Qatar xác nhận, thuốc y tế và hàng viện trợ nhân đạo sẽ được chuyển đến người dân ở Gaza để đổi lấy việc tiếp tế thuốc men điều trị cần thiết cho những người Israel bị bắt giữ làm con tin. Israel cũng thông báo, chuyến hàng viện trợ thuốc chữa bệnh có mặt tại Gaza trong ngày 17/1.Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry gặp Điều phối viên cấp cao của Liên hợp quốc về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza, bà Sigrid Kaag để thảo luận tình hình nhân đạo ở vùng lãnh thổ này.Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, hai bên đánh giá về hoạt động của các tổ chức nhân đạo và dịch vụ trong khu vực; nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường dòng viện trợ nhân đạo đến Gaza, hỗ trợ các cơ sở dịch vụ, bệnh viện và cơ quan cứu trợ để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân Palestine. Ông Shoukry nhấn mạnh trách nhiệm của Israel trong hợp tác đẩy nhanh việc đưa hàng viện trợ vào Gaza.Bộ trưởng Quốc phòng Italia Guido Crosetto xác nhận, Italia sẽ đón 100 trẻ em Palestine bị thương đến điều trị. Theo Liên hợp quốc, nhiều trẻ em đã bị thương trong cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas. Bên cạnh đó, trẻ em ở Dải Gaza cũng phải đối mặt nạn đói và bệnh tật nghiêm trọng.Mỹ tuyên bố đang chuẩn bị tăng viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza.Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, Washington hy vọng các cuộc thương lượng do Qatar làm trung gian sẽ dẫn đến một thỏa thuận mới giữa Hamas và Israel giúp giải phóng thêm nhiều con tin đổi lấy một lệnh ngừng bắn tại Gaza. Theo Nhà trắng, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ở Trung Đông đã có mặt tại Qatar để thảo luận về thỏa thuận nêu trên.Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock nhấn mạnh, người dân ở Israel và Gaza đang trải qua một thảm kịch. Theo bà Baerbock, Đức đang nỗ lực ngăn chặn cuộc xung đột lan rộng. Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức cũng hối thúc đẩy nhanh vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza.Thủ tướng lâm thời của Liban Najib Mikati khẳng định, Liban ủng hộ một giải pháp ngoại giao để tránh cuộc xung đột Hamas-Israel lan rộng toàn khu vực Trung Đông, đồng thời lưu ý rằng, Trung Đông đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa giải pháp ngoại giao và leo thang xung đột.Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan, tuyên bố cuộc xung đột ở Gaza đang đẩy toàn bộ khu vực vào tình thế cực kỳ nguy hiểm và các cuộc tấn công ở Biển Đỏ có liên quan giao tranh ở Gaza.
https://nhandan.vn/israel-va-hamas-dat-thoa-thuan-cung-cap-thuoc-y-te-cho-dai-gaza-post792536.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Dải Gaza", "Qatar", "Qatar-Pháp", "Hồi giáo Hamas" ] }
FED giữ nguyên lãi suất
Ngày 13/12,Cục Dự trữ Liên bang Mỹ(FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất, hiện ở mức cao nhất trong 22 năm, nhưng phát tín hiệu dự kiến thực hiện 3 lần cắt giảm trong năm 2024. Quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt trong khoảng từ 5,25% đến 5,50% được đưa ra trong bối cảnh FED tiếp tục nỗ lực giảm đà lạm phát, hướng tới mục tiêu dài hạn là 2%.
Các chuyên gia kinh tế tại Wells Fargo nhận định, sau gần hai năm thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng, nhiều khả năng, FED sẽ cắt giảm lãi suất vào năm tới. Chuyên gia kinh tế Mike Fratantoni của Hiệp hội các chủ ngân hàng cho vay thế chấp cũng tin rằng, các cuộc thảo luận giờ đây sẽ tập trung vào tốc độ cắt giảm lãi suất, đây là tin tích cực đối với thị trường nhà ở và thế chấp.FED cũng công bố dự báo kinh tế cập nhật, nâng triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm nay và giảm xuống vào năm 2024. FED đồng thời giảm triển vọng lạm phát trong cả hai năm. Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) cũng cập nhật dự báo kinh tế, theo đó dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ ở mức 2,6% trong năm 2023, tăng so với mức dự báo 2,1% vào tháng 9, trước khi giảm còn 1,4% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát năm nay được điều chỉnh giảm mạnh so với mức dự báo 2,8% đưa ra trước đó, tiếp tục giảm xuống 2,4% vào năm 2024.Cácchỉ số chứng khoántại Phố Wall đã đồng loạt tăng điểm sau khi FED quyết định giữ nguyên lãi suất, với chỉ số Dow Jones chốt phiên giao dịch ở mức cao nhất từ trước đến nay. Cụ thể, ngày 13/12, chỉ số Dow Jones đã tăng 1,4%, tương đương hơn 500 điểm, lên 37.090,24 điểm, lần đầu tiên chốt phiên ở mức hơn 37.000 điểm. Chỉ số Nasdaq và S&P 500 đều tăng 1,4% lên lần lượt các mức 14.733,96 điểm và 4.707,09 điểm.Cùng ngày, giá dầu WTI và Brent Biển Bắc lần lượt tăng 1,3% và 1,04% lên 69.47 USD/thùng và 74,26 USD/thùng, đảo chiều so với một ngày trước đó khi giảm xuống các mức thấp nhất trong 6 tháng. Tỷ giá đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền khác, theo đó giá trị đồng bạc xanh đã giảm 1,7% so với đồng yen.
https://nhandan.vn/fed-giu-nguyen-lai-suat-post787563.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "FED", "lãi suất", "giữ nguyên" ] }
Mỹ: Lạm phát hàng năm duy trì mức dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân ở Mỹ tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép FED bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Theo số liệu được Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 26/1, Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) của nước này đã tăng trở lại trong tháng 12/2023, song mức lạm phát hàng năm vẫn được duy trì dưới 3% tháng thứ 3 liên tiếp, có thể cho phép Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) bắt đầu cắt giảm lãi suất trong năm 2024.Chỉ số PCE, thước đo lạm phát ưa thích của FED, đã tăng 0,2% trong tháng 12/2023, sau khi giảm 0,1% trong tháng 11. So với cùng kỳ năm ngoái, tính đến tháng 12/2023, chỉ số PCE đã tăng 2,6%, tương đương với mức tăng của tháng 11.Loại trừ các thành phần năng lượng và thực phẩm dễ biến động, chỉ số PCE cơ bản đã tăng 0,2% trong tháng 12, sau khi tăng 0,1% trong tháng trước đó. So với cùng kỳ năm ngoái, PCE cơ bản của Mỹ đã tăng 2,9%, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021, sau khi tăng 3,2% trong tháng 11.Tin liên quanTriển vọng tích cực của nền kinh tế MỹLạm phát chậm lại đang thúc đẩy sức mua của các hộ gia đình, giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng vànền kinh tế Mỹ. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 66% hoạt động kinh tế của Mỹ, đã tăng 0,7% trong tháng 12/2023, sau khi tăng 0,4% trong tháng 11. Sau khi điều chỉnh theo lạm phát, chi tiêu tiêu dùng tổng thể tăng 0,5% trong tháng 12, tương đương với mức tăng của tháng 11.Trước đó, báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ ngày 25/1 cũng cho thấy, PCE cơ bản đã tăng 2,0% trong quý 4/2023, tương đương với mức tăng của quý III.Mặc dù thị trường tài chính hiện đã giảm xác suất FED sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất trong tháng 3/2024 xuống dưới 50%, song các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo chi phí cho vay dự kiến sẽ giảm vào tháng 6.Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ giữ nguyênlãi suấtchính sách ở mức 5,25-5,50% sau cuộc họp vào tuần tới.
https://nhandan.vn/my-lam-phat-hang-nam-duy-tri-muc-duoi-3-thang-thu-3-lien-tiep-post794076.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "PCE", "Bộ Thương mại Mỹ", "Ngân hàng Trung ương Mỹ", "Lạm phát", "Chỉ số giá tiêu dùng", "Sức mua", "Kinh tế Mỹ", "FED" ] }
Dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thành phố Zalaegerszeg của Hungary
Theo Phó Thị trưởng thành phố Zalaegerszeg, bức tượng Bác đặt tại địa điểm nổi bật của thành phố là biểu tượng cho tình bạn, tình hữu nghị giữa nhân dân Hungary và Việt Nam.
Theo Phó Thị trưởng thành phố Zalaegerszeg, bức tượng Bác đặt tại địa điểm nổi bật của thành phố là biểu tượng cho tình bạn, tình hữu nghị giữa nhân dân Hungary và Việt Nam.Nhân dịp kỷ niệm134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh(19/5/1890-19/5/2024), kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024), Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ ở thành phố Zalaegerszeg - tượng đài duy nhất ở khu vực Trung và Đông Âu.Lãnh đạo thành phố Zalaegerszeg vui mừng chia sẻ chủ trương trong mở rộng quy mô, chỉnh trang khuôn viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đẹp hơn để trở thành điểm đến chung của người dân Việt Nam và Hungary.Tin liên quanThủ tướng Thái Lan thăm Khu tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Nakhon PhanomĐến dự buổi lễ có Phó Thị trưởng thành phố Vadvari Tibor, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam Laszlo Botz, lãnh đạo Đảng Xã hội Hungary (MSZP) ở địa phương Gora Balazs, các cán bộ nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary, bạn bèHungary, các hội đoàn và cộng đồng người Việt tại Hungary.Mở đầu buổi lễ, sau quốc ca hai nước và phúttưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo đã phát biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, thành kính tưởng nhớ công lao to lớn của Người; nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định Geneva cách đây 70 năm, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, tạo sức mạnh lan toả, cổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.Xúc động đứng trước bức tượng Bác trong khuôn viên xanh tươi giữa lòng thành phố Zalaegerszeg, nơi cách xa Việt Nam hơn 9.000km, Đại sứ khẳng định đây là minh chứng sống động cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời giữa hai dân tộc Việt Nam-Hungary, luôn được các thế hệ lãnh đạo cấp cao và nhân dân hai nước tiếp tục kế thừa, vun đắp.Đại sứ bày tỏ sự tri ân, ghi nhận và cảm ơn sâu sắc tấm lòng, sự quan tâm đặc biệt của Chính quyền và nhân dân thành phố, đặc biệt của những người bạn Hungary có cảm tình với Việt Nam luôn giữ gìn, chăm sóc, tôn tạo tượng đài Bác Hồ. Đây là món quà tình cảm vô giá của nhân dân Hungary dành cho nhân dân Việt Nam, hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2025) và kỷ niệm 75 năm quan hệ Việt Nam-Hungary (3/2/1950-3/2/2025).Trong bài phát biểu, nhắc lại câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được khắc trên tượng Bác, ông Vadvari Tibor, Phó Thị trưởng thành phố Zalaegerszeg điểm lại lịch sử dựng tượng đài, nhấn mạnh ý nghĩa bức tượng Bác đặt tại địa điểm nổi bật của thành phố là biểu tượng cho tình bạn, tình hữu nghị giữa nhân dân Hungary vàViệt Namngày càng phát triển, đơm hoa kết trái.Vui mừng chia sẻ chủ trương của thành phố trong thời gian tới sẽ mở rộng quy mô, chỉnh trang khuôn viênTượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minhđẹp hơn để trở thành điểm đến chung của người dân Việt Nam và Hungary, ông mong muốn mối quan hệ giữa Việt Nam và Hungary nói chung, Việt Nam và thành phố Zalaegerszeg nói riêng sẽ tiếp tục được mở rộng toàn diện từ chính trị, kinh tế, văn hóa cùng nhiều lĩnh vực khác.Tiến sĩ Laszlo Botz, Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam chia sẻ cảm giác vui mừng khi được đứng trước bức tượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một người được toàn thế giới yêu mến.Ông nhấn mạnh suốt cuộc đời của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đại diện cho lòng yêu nước, đấu tranh vì hạnh phúc và độc lập của nhân dân bằng sức mạnh phi thường.Trong lễ kỷ niệm, tổng cộng có 12 đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ ở thành phố Zalaegerszeg. Các đại biểu đã cùng nhau ôn lại những câu chuyện hay về Bác, về truyền thống vẻ vang và lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
https://nhandan.vn/dang-hoa-tai-tuong-dai-chu-tich-ho-chi-minh-o-thanh-pho-zalaegerszeg-cua-hungary-post810355.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Chủ tịch Hồ Chí Minh", "Việt Nam", "Hungary", "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh", "thành phố Zalaegerszeg", "dâng hoa tưởng niệm", "134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Lào ước thu 4 tỷ USD từ xuất khẩu điện và khoáng sản năm 2024
NDO -Năm 2024,Lào đặt mục tiêu xuất khẩuđiện đạt trị giá hơn 2.453 triệu USD, xuất khẩu khoáng sản ước đạt 1.525 triệu USD, đưa tổng thu từ xuất khẩu hai ngành kinh tế mũi nhọn này lên khoảng 4 tỷ USD.
Cụ thể, trong năm 2024, Lào đặt mục tiêu sản lượng điện dự kiến sẽ vượt 51.134 triệu kWh, trị giá khoảng 41.321 tỷ kip, xuất khẩu điện ước đạt 40.446 triệu kWh, trị giá hơn 2.453 triệu USD, trong khi tiêu thụ điện trong nước ước khoảng 10.248 triệu kWh, trị giá hơn 700 triệu USD.Bên cạnh đó, trong năm 2024, Lào cũng đặt mục tiêugiá trị sản xuất khoáng sảnước đạt 19.795 tỷ kip, xuất khẩu khoáng sản ước đạt 1.525 triệu USD và giá trị doanh thu nội địa dự kiến đạt khoảng 313 triệu USD.Như vậy, năm 2024, Lào đặt mục tiêu thu từ xuất khẩu điện và khoáng sản ước đạt gần 4 tỷ USD. Đây cũng là hai ngành đi đầu trong việc thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước Lào.Báo cáo tổng kết năm 2023 của Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ và liên tục trong những năm qua của hai lĩnh vực năng lượng và mỏ, đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội của Lào.Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone đánh giá hai lĩnh vực nêu trên đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia của Chính phủ Lào. Việc tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn giữa ngành năng lượng, khai thác mỏ và các ngành liên quan là cần thiết để nâng cao lợi ích, phục vụ công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của Lào.Tin liên quanNgành Tài nguyên và Môi trường cần chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tài nguyên, khoáng sản và môi trườngThủ tướng Lào cũng đề nghị các cơ quan chức năng sớm khắc phục các lỗ hổng và ngăn chặn việc một số công ty lợi dụng những kẽ hở để trục lợi từ hai lĩnh vực nêu trên; yêu cầu Bộ Năng lượng và Mỏ Lào và các cơ quan liên quan tăng cường phối hợp nhằm quản lý tốt hơn, bảo đảm tất cả các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
https://nhandan.vn/lao-uoc-thu-4-ty-usd-tu-xuat-khau-dien-va-khoang-san-nam-2024-post790215.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Bộ Năng lượng và Mỏ Lào", "Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone", "xuất khẩu điện", "khai khoáng", "xuất khẩu khoáng sản", "Thông tin cơ bản về CHDCND Lào" ] }
Iraq: Hai ứng cử viên Chủ tịch Quốc hội đều không giành quá bán, ẩu đả giữa các nghị sĩ
Cả hai ứng cử viên chính cho vị trí Chủ tịch Quốc hội Iraq đều không giành được đa số phiếu ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu căng thẳng diễn ra ngày 18/5.
Các nhà lập pháp Iraqđã không bầu được Chủ tịch Quốc hội vì cả hai ứng cử viên chính đều không giành được đa số phiếu ủng hộ trong cuộc bỏ phiếu căng thẳng diễn ra ngày 18/5.Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi, đây là nỗ lực thất bại mới nhất của Quốc hội Iraq nhằm thay thế cựu Chủ tịch Quốc hội Mohamed al-Halbousi, người đã bị miễn nhiệm hồi tháng 11 năm ngoái, khi những bất đồng chính trị và chia rẽ giữa các đảng phái Sunni chủ chốt đã làm mọi nỗ lực cho đến nay đều chệch hướng.Tham gia cuộc bỏ phiếu ngày 18/5 có 311 nghị sỹ để bầu chọn người đứng đầu mới của Quốc hội Iraq gồm 329 thành viên.Văn phòng truyền thông Quốc hội Iraq thông báo ứng cử viên Salem al-Issawi đã giành được 158 phiếu ủng hộ, tiếp theo là nghị sỹ Mahmoud al-Mashhadani với 137 phiếu.Với kết quả này, ông al-Issawi chỉ thiếu có 7 phiếu ủng hộ để cthắng cử, do theo quy định, các ứng cử viên cần nhận được ít nhất 165 phiếu để chiến thắng.Sau cuộc bỏ phiếu, các nhà lập pháp Iraq đã không tham dự cuộc bỏ phiếu lần thứ hai cùng ngày 18/5, sau khi các phương tiện truyền thông sở tại chia sẻ video về một cuộc ẩu đả xảy ra giữa các nghị sỹ và đưa tin ít nhất một người bị thương sau vụ việc.Văn phòng truyền thông Quốc hội Iraq sau đó thông báo phiên họp đã bị hoãn.Iraq là một quốc gia có nhiều nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau, được quản lý bởi các thỏa thuận chia sẻ quyền lực phức tạp.Theo truyền thống, vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ của Tổng thống thuộc về người Kurd, Thủ tướng thuộc về người Shiite, trong khi Chủ tịch Quốc hội thường là người Sunni.Tuy nhiên, Quốc hội Iraq hiện nay bị chi phối bởi liên minh các chính đảng Shiite.
https://nhandan.vn/iraq-hai-ung-cu-vien-chu-tich-quoc-hoi-deu-khong-gianh-qua-ban-au-da-giua-cac-nghi-si-post810059.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Bầu cử", "Iraq", "Ứng cử viên", "ẩu đả" ] }
Thâm hụt ngân sách cản bước nhiều nền kinh tế
Thời gian gần đây, hàng loạt nền kinh tế lớn đối mặt mứcthâm hụt ngân sáchkhổng lồ. Tình trạng mất cân bằng ngân sách không chỉ tác động tiêu cực cuộc chiến chống lạm phát, kìm hãm đà tăng trưởng của các nước, mà còn kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế thế giới.
Bất chấp triển vọng phục hồi tích cực của nềnkinh tế Mỹ, sự ổn định tài chính trong dài hạn của nước này vẫn là vấn đề khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại. Số liệu thống kê Bộ Tài chính Mỹ vừa công bố cho thấy, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong nửa đầu tài khóa 2024, từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024, vượt mốc 1.000 tỷ USD, tăng 4% so mức cùng kỳ năm 2023.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, thâm hụt ngân sách tại Xứ cờ hoa trong năm 2025 có thể lên đến 7,1% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn nhiều so mức trung bình khoảng 2% của các nền kinh tế phát triển khác. Mặc dù khẳng định Mỹ đang tiếp tục giữ vai trò đầu tàu tăng trưởng toàn cầu, song IMF bày tỏ lo ngại đối với vấn đề tài chính công của nền kinh tế hàng đầu thế giới.Theo giới phân tích, gánh nặng chi tiêu của Chính phủ Mỹ tăng cao chủ yếu do chi phí đi vay tăng khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tìm cách kiềm chế lạm phát.Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo, thâm hụt ngân sách tại Xứ cờ hoa trong năm 2025 có thể lên đến 7,1%Bên cạnh Mỹ, nhiều nền kinh tế cũng bị “tuýt còi” do thâm hụt ngân sách. Tại Liên minhchâu Âu(EU), Italia là nước có mức thâm hụt cao nhất, lên đến 7,4% GDP trong năm 2023.Theo báo cáo của Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), thâm hụt của Roma vượt xa mức trung bình khoảng 3,5% của các quốc gia thành viên EU. Tình hình tại Pháp cũng không lạc quan hơn khi thâm hụt ngân sách chạm mức 5,5% GDP trong năm 2023, cao hơn đáng kể so với mục tiêu 4,9% mà chính phủ nước này đề ra. Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire nêu rõ, nền kinh tế tăng trưởng yếu dẫn đến nguồn thu từ thuế giảm là nguyên nhân chính khiến gánh nặng ngân sách của Paris gia tăng.Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva cho rằng, các biện pháp tài chính mạnh nhằm ứng phó, phục hồi sau đại dịch Covid-19 đã khiến thâm hụt ngân sách tại một số nước EU tăng cao. Hiệp ước Ổn định và Tăng trưởng của EU đặt ra quy định hạn chế thâm hụt ngân sách hằng năm không vượt quá 3% GDP và nợ công dưới 60% GDP. Quy định này cho phép EU giám sát chi tiêu của các nước thành viên, nhằm tránh nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ công.Tuy nhiên, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, kể từ năm 2022, EU đã tạm thời đình chỉ quy định về giới hạn thâm hụt ngân sách trong hiệp ước để tạo điều kiện cho chính phủ các nước chống dịch, hỗ trợ doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Nhiều chuyên gia khẳng định, đây là một trong những nguyên nhân khiến mức thâm hụt tại nhiều nước EU liên tục “phình to”.Giới phân tích nhận định, gánh nặng ngân sách ngày càng lớn là mối đe dọa lớn đối với sự ổn định của Mỹ và các nước châu Âu. Thâm hụt ngân sách tăng cao là một trong những rủi ro hàng đầu, khi làm tăng nợ công, tạo áp lực tăng thu thuế, kéo theo ảnh hưởng đến quy mô sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong trung và dài hạn.Nhà kinh tế trưởng của IMF Pierre-Olivier Gourinchas cho rằng, tình hình tài chính công của Mỹ là trở lực đáng kể đối với nỗ lực của FED nhằm đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2% GDP. Ðáng lo ngại, IMF cảnh báo, thâm hụt ngân sách quy mô lớn tại Mỹ không những làm tăng lạm phát, mà còn có thể gây rủi ro cho nền kinh tế toàn cầu.IMF khuyến nghị các nước nhanh chóng đưa ra quyết sách xử lý vấn đề mất cân bằng thu-chi ngân sách. Thắt chặt chi tiêu là biện pháp mà EU khuyến nghị nhiều nước thành viên triển khai. Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của EU Paolo Gentiloni nhấn mạnh, các quốc gia thành viên Liên minh Cờ xanh cần sớm triển khai những giải pháp cần thiết để bảo đảm giới hạn thâm hụt ngân sách mà khối này đặt ra.Bộ trưởng Kinh tế Italia Giancarlo Giorgetti cho biết trong tháng này, Ủy ban châu Âu (EC) dự kiến kích hoạt quy trình xử lý vi phạm thâm hụt của tất cả các nước có thâm hụt ngân sách vượt mức trần 3% của EU. Theo dữ liệu của Eurostat, hiện hàng chục quốc gia thành viên đang có thâm hụt ngân sách vượt mức trần 3%.
https://nhandan.vn/tham-hut-ngan-sach-can-buoc-nhieu-nen-kinh-te-post806605.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "kinh tế thế giới", "thâm hụt ngân sách", "kinh tế Mỹ", "kinh tế châu Âu" ] }
Liên hợp quốc sẽ nối lại phiên họp khẩn cấp về tình hình Palestine
Đại hội đồngLiên hợp quốcsẽ nối lại Phiên họp khẩn cấp đặc biệt lần thứ 10 về tình hìnhPalestine(ESS-10) vào ngày 10/5, theo thông báo của Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis.
Trước đó, vào tháng 4 vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã không thể thông qua dự thảo nghị quyết nhằm khuyến nghị Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức phiên họp toàn thể để bỏ phiếu về đề xuất nâng tư cách quan sát viên của Palestine lên thành viên chính thức của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này. Quan sát viên thường trực của Palestine tại Liên hợp quốc bày tỏ hy vọng, Đại hội đồng sẽ yêu cầu Hội đồng Bảo an xem xét lại vấn đề nêu trên tại ESS-10.Trong cuộc thảo luận với người đồng cấp Pháp Stephane Sejourne, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry nêu bật tầm quan trọng của việc công nhận Nhà nước Palestine với đường biên giới năm 1967, coi đây là một bước quan trọng tiến tới thành lập một Nhà nước Palestine độc lập và thực hiện giải pháp hai nhà nước. Hai nhà ngoại giao cũng phản đối mọi hoạt động quân sự trên bộ tại thành phố Rafah vì những rủi ro nhân đạo nghiêm trọng và các mối đe dọa đối với sự ổn định trong khu vực.Nguy cơ căng thẳng leo thangBộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant khẳng định, quân đội nước này đã sẵn sàng thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào được giao tại thành phố Rafah thuộc Dải Gaza. Tuyên bố được ông Gallant đưa ra sau cuộc gặp người đồng cấp Mỹ Antony Blinken, người có chuyến thăm Israel nhằm thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin với phong trào Hamas tại Dải Gaza.Mỹ tuyên bố phản đối kế hoạch của Israel tấn công thành phố Rafah, đồng thời đề xuất giải pháp đàm phán với Hamas. Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken khẳng định, Washington không ủng hộ chiến dịch quân sự lớn vào Rafah nếu thiếu một kế hoạch hiệu quả trong đó bảo đảm dân thường không bị ảnh hưởng, đồng thời nêu rõ hiện chưa có kế hoạch nào đáp ứng điều kiện nêu trên.Lực lượng Hamas nhấn mạnh, các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khẳng định sẽ tiến hành kế hoạch tấn công Rafah bất chấp sự phản đối của Mỹ và dù Hamas có chấp nhận đề xuất ngừng bắn đổi lấy việc thả con tin hay không.Cơ quan quản lý cửa khẩu và biên giới ở Gaza cho biết, ngày 2/5, Israel đã trả tự do cho 64 người Palestine bị bắt giữ trong các chiến dịch quân sự mà Israel tiến hành. Trong khi đó, Hamas cho biết, một phái đoàn của phong trào này sẽ sớm tới Ai Cập để tiến hành thêm các cuộc đàm phán ngừng bắn.Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc tất cả các bên nỗ lực hướng tới thỏa thuận ngừng bắn và kiến tạo hòa bình lâu dài tại Gaza. Ông Ghebreyesus cho rằng, Israel sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo nếu tiếp tục chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah.Đẩy mạnh hỗ trợ nhân đạoIsrael mở lại cửa khẩu Erez để tạo điều kiện cho các xe tải chở hàng viện trợ tiến vào Gaza. Động thái được đưa ra sau khi Mỹ yêu cầu Tel Aviv nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực này. Cửa khẩu Erez bị phá hủy khi lực lượng Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 năm ngoái và đóng cửa từ đó đến nay.Nguồn tin từ Dải Gaza cho biết, số lượng xe chở hàng viện trợ vào Gaza trong tháng 4 tăng nhẹ, đạt 164 xe/ngày, song vẫn thấp hơn nhiều so nhu cầu. Trong tháng 4 có tổng cộng 4.887 xe tải chở hàng vào Gaza, bao gồm 1.166 xe đi qua cửa khẩu Rafah nối với Ai Cập, phần còn lại đi qua cửa khẩu Kerem Abu nối với Israel. Tuy nhiên, chỉ có 8% số xe chở hàng viện trợ đến được miền bắc Gaza, nơi cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra nghiêm trọng.Lầu năm góc cho biết, cầu tàu tạm thời được quân đội Mỹ xây dựng để tăng cường vận chuyển viện trợ nhân đạo đến Gaza đã hoàn thành hơn 50%. Kế hoạch xây dựng cầu tàu viện trợ dự kiến tốn ít nhất 320 triệu USD. Kế hoạch này được Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố hồi đầu tháng 3 vừa qua, khi Israel ngừng chuyển hàng hỗ trợ bằng đường bộ.Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) cung cấp 3.780 gói thực phẩm dưới dạng viện trợ nhân đạo khẩn cấp nhằm cải thiện tình hình dinh dưỡng của người dân Gaza. Các gói thực phẩm được vận chuyển đến Gaza qua cửa khẩu biên giới Rafah. Đây là đợt cung cấp viện trợ lương thực khẩn cấp thứ 3 của Nhật Bản dành cho người dân Gaza. JICA cho biết, mỗi gói thực phẩm có thể nuôi một gia đình năm người trong một tuần.Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo, Gaza có thể sẽ vượt quá các ngưỡng báo động về nạn đói, mất an ninh lương thực, suy dinh dưỡng và tử vong do nạn đói ngay trong tháng 5 này. Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nếu quân đội Israel tấn công Rafah, nơi trú ẩn cuối cùng của khoảng 1,4 triệu người Palestine trong tổng số 2,3 triệu dân của Gaza.Theo thống kê của phía Palestine, sau gần bảy tháng xảy ra xung đột, 90% người dân tại Gaza phải sống dưới ngưỡng nghèo khổ. Các cuộc tấn công của Israel đã phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng tại Gaza. Theo giới chức y tế tại Dải Gaza, xung đột Hamas-Israel đã khiến hơn 34.500 người Palestine thiệt mạng và hơn 77.800 người khác bị thương. Trong khi đó, phía Israel ghi nhận hơn 1.200 người thiệt mạng.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-se-noi-lai-phien-hop-khan-cap-ve-tinh-hinh-palestine-post807529.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Liên hợp quốc", "palestin", "hamas", "israel" ] }
Bà Giorgia Meloni trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Italia
Phủ Tổng thống Italia ngày 21/10 ra thông báo cho biết, Tổng thống Italia Sergio Mattarella đã tiếp đón bà Giorgia Meloni và trao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới cho nhà lãnh đạo đảng trung tả Anh em Italy (FdI).
Theo dự kiến, Thủ tướng mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào 10 giờ ngày 22/10 (giờ địa phương).Tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mattarella tiến hành tham vấn với các chính đảng trong liên minh trung hữu, vốn đã giành thắng lợi cách biệt trong cuộc tổng tuyển cử hôm 25/9 vừa qua.Về phía liên minh trung hữu, các đảng trong liên minh đều nhất trí lãnh đạo đảng trung hữu FdI G.Meloni trở thành Thủ tướng mới của Italia.Chia sẻ trên Twitter, lãnh đạo đảng Tiến lên Italia (FI), cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi khẳng định: “Liên minh trung hữu đã đề cử bà Giorgia Meloni với Tổng thống Mattarella để thành lập chính phủ mới. Tôi chắc chắn rằng, nhờ sự hỗ trợ thiết yếu của Forza Italia, Thủ tướng mới có khả năng dẫn dắt đất nước theo hướng tăng trưởng”.Ngay sau tuyên bố, bà Meloni cũng nhận được lời chúc mừng từ Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và Thủ tướng Đức Olaf Scholz từ Hội đồng châu Âu.Sau khi được Tổng thống S. Mattarella chỉ định thành lập chính phủ mới, bà Giorgia Meloni sẽ sớm thông báo danh sách nội các mới.
https://nhandan.vn/ba-giorgia-meloni-tro-thanh-nu-thu-tuong-dau-tien-cua-italia-post721170.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "nữ Thủ tướng đầu tiên của Italia", "Giorgia Meloni" ] }
Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đơn gia nhập NATO của Thụy Điển
NDO -Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua một dự luật bị trì hoãn lâu nay liên quan đến nỗ lực của Thụy Điển trở thành thành viên thứ 32 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Các nghị sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua dự luật trên sau một phiên tranh luận vào ngày 23/1. Dự kiến, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ ký thành luật trong vài ngày tới.Đến nay chỉ còn Hungary là quốc gia thành viên NATO vẫn chưa phê chuẩn đơn xin gia nhập liên minh quân sự này của Thụy Điển. Theo quy định, việc gia nhập NATO cần phải nhận được sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã bày tỏ hoan nghênh động thái nêu trên của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Trong một tuyên bố, ông Stoltenberg nhấn mạnh việc Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp liên minh này vững mạnh hơn và an toàn hơn. Ông cũng kêu gọi Hungary sớm phê chuẩn tư cách thành viên của Thụy Điển trong NATO.Cùng ngày, trên mạng xã hội X, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan nhấn mạnh Thụy Điển là "một đối tác quốc phòng mạnh mẽ, có năng lực". Ông cũng cho rằng việc Thụy Điển gia nhập NATO sẽ giúp liên minh cũng như Mỹ an toàn và vững mạnh hơn.Về phía Thụy Điển, Thủ tướng Ulf Kristersson đánh giá việc Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn Thụy Điển gia nhậpNATOlà một động thái "tích cực".
https://nhandan.vn/tho-nhi-ky-phe-chuan-don-gia-nhap-nato-cua-thuy-dien-post793537.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "NATO", "Thổ Nhĩ Kỳ", "Thụy Điển gia nhập NATO" ] }
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư chúc mừng Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore
NDO -Nhân dịp Ngài Lawrence Wong đảm nhiệm cương vị Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore, ngày 15/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng.
.
https://nhandan.vn/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-gui-thu-chuc-mung-thu-tuong-nuoc-cong-hoa-singapore-post809481.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính", "thư chúc mừng", "Việt Nam-Singapore", "Thủ tướng Singapore", "Quan hệ Đối tác chiến lược" ] }
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể
NDO -Ngày 11/6, tại phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ở Paris, Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng.
Tham dự phiên họp có đại diện của 183 quốc gia thành viên và hơn 100 quan sát viên. Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp.Tại phiên khai mạc, Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003, đưa số lượng các cơ chế then chốt của UNESCO mà Việt Nam tham gia lên con số 6, gồm: thành viên Ủy ban Di sản thế giới và Hội đồng Chấp hành UNESCO, Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, Phó Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ và Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003.Phát biểu tại phiên khai mạc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam Hà Kim Ngọc nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của sự kiện này một lần nữa khẳng định vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, cũng như sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của Việt Nam tại các thể chế đa phương toàn cầu.Theo Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc, việc Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003 là sự ghi nhận quan trọng đối với những đóng góp của Việt Nam trong gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phi vật thể trong nước và trên thế giới.Đây cũng là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước về đa phương hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, chủ trương đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, cũng như Chiến lược Ngoại giao văn hoá đến năm 2030.Ở vị trí điều hành, Việt Nam sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng, thông qua các quyết định quan trọng của UNESCO về văn hóa, đóng góp hơn nữa cho việc hoàn thiện, thực hiện các mục tiêu của Công ước 2003. Đây cũng là điều kiện để tranh thủ các chương trình, kế hoạch, sáng kiến của UNESCO phục vụ phát triển đất nước, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc trong hợp tác văn hóa ở tầm toàn cầu.Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc đánh giá cao nỗ lực của Ủy ban liên chính phủ, Ban thư ký và các quốc gia thành viên Công ước 2003 trong thúc đẩy các mục tiêu của Công ước, nâng cao nhận thức về vai trò của bảo vệ và trao truyền di sản phi vật thể, đặt cộng đồng vào trung tâm của nỗ lực bảo tồn di sản.Đoàn Việt Nam tham dự Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp.Thứ trưởng khẳng định, Việt Nam với 15 di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh, 550 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, luôn quan tâm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, không ngừng xây dựng và hoàn thiện chính sách, luật pháp quốc gia, gần đây nhất là Chương trình Mục tiêu quốc gia về Phát triển Văn hóa đến năm 2045 và Luật Di sản văn hóa sửa đổi.Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đề xuất UNESCO và các nước thành viên cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả Công ước, ưu tiên chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển, các quốc gia châu Phi, nhóm đảo nhỏ đang phát triển, thúc đẩy tham gia và đóng góp của cộng đồng, phụ nữ và thanh niên.Các quốc gia thành viên Công ước 2003 đánh giá cao những kinh nghiệm, hiểu biết và nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ và phát huy di sản văn hoá phi vật thể ở cả phương diện lý luận, luật pháp và thực tiễn, là bài học tốt cho nhiều quốc gia ở khu vực và quốc tế. Với điều kiện như vậy, Việt Nam có thể góp phần bảo vệ khẩn cấp những di sản có nguy cơ bị mai một, gìn giữ những di sản đại diện cho nhân loại và quảng bá những hình mẫu di sản được bảo vệ tốt trên thế giới.Đại hội đồng Công ước 2003 là cơ quan quyền lực cao nhất của UNESCO trong lĩnh vực bảo vệ di sản văn hoá phi vật thể, gồm đại diện của 183 nước thành viên. Đại hội đồng quyết định những vấn đề quan trọng nhất liên quan chính sách, đường lối phát triển của Công ước, phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác bảo tồn di sản phi vật thể ở các quốc gia, bầu Ủy ban liên chính phủ Công ước 2003.
https://nhandan.vn/viet-nam-duoc-bau-lam-pho-chu-tich-dai-hoi-dong-cong-uoc-2003-ve-bao-ve-di-san-van-hoa-phi-vat-the-post813901.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Công ước 2003", "UNESCO", "Thứ trưởng Hà Kim Ngọc", "giá trị di sản", "183 quốc gia thành viên" ] }
Trung Quốc: Mưa lớn gây ngập lụt nhiều địa phương, giao thông bị tê liệt
Lũ lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực miền nam, đặc biệt ở tỉnh Quảng Tây, khiến nhiều tuyến đườngchìm trong nước lũvà người dân tại một số ngôi làng phải đi sơ tán để bảo đảm an toàn.
Tình trạng mưa lớn dai dẳng tại miền nam và miền đông Trung Quốc trong ngày 15/6 đã gây ngập lụt ở nhiều địa phương, khiến hệ thống giao thông bị tê liệt.Tin liên quanThành phố Trịnh Châu (Trung Quốc) ngập trong mưa lũ, 12 người tử vongTheo truyền thông Trung Quốc,lũ lụtnghiêm trọng đã xảy ra tại khu vực miền nam, đặc biệt ở tỉnh Quảng Tây, khiến nhiều tuyến đường chìm trong nước lũ. Lực lượng cứu hộ đã phải sơ tán người dân tại một số ngôi làng tới nơi an toàn.Tình trạng lũ lụt nghiêm trọng cũng xảy ra tại một số tỉnh miền đông, buộc nhà chức trách phải tạm dừng dịch vụ chở khách trên 4 tuyến đường sắt ở Giang Tây và Phúc Kiến từ ngày 15 đến 19/6. Mưa lớn được dự báo sẽ tiếp tục kéo dài và gây lũ lụt diện rộng trong những ngày tới.Trước đó, Bộ Tài nguyên nướcTrung Quốcđã ban bố lệnh ứng phó khẩn cấp cấp 4 với lũ lụt - mức thấp nhất trong thang cảnh báo, tại các tỉnh Quảng Tây, Phúc Kiến, Vân Nam và Quý Châu từ 14 đến 16/6, do dự kiến mưa lớn sẽ khiến mực nước nhiều con sông dâng cao vượt mức cảnh báo.
https://nhandan.vn/trung-quoc-mua-lon-gay-ngap-lut-nhieu-dia-phuong-giao-thong-bi-te-liet-post814553.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "chìm trong nước lũ", "Trung Quốc", "tỉnh Quảng Tây", "lũ lụt" ] }
Cầu nối giúp doanh nghiệp Canada thâm nhập thị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo TTXVN, mạng edc.ca của Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada (EDC) đăng bài phân tích về những cơ hội thương mại rộng mở cho các công tyCanadakhi đầu tư vào Việt Nam.
Bài viết cho biết, Việt Nam được đánh giá sẽ nhanh chóng trở thành trung tâm mới của châu Á, với cơ hội và tốc độ tăng trưởng kinh tế vĩ mô nhanh chóng. Để giúp các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada tận dụng tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam, trong khuôn khổ chuyến thăm của phái đoàn thương mại Canada tới Việt Nam, EDC đã thông báo việc mở văn phòng đại diện mới tại Thành phố Hồ Chí Minh vào mùa thu tới.Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành EDC Mairead Lavery nhận xét, Việt Nam sẽ mang lại cho các nhà xuất khẩu Canada lợi thế về mặt địa lý để thâm nhập cácthị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dươngmột cách dễ dàng, đồng thời cũng mang lại cho các công ty lợi thế cạnh tranh về chi phí trong kinh doanh. Với vị trí địa lý nằm ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam trở nên hấp dẫn với các công ty xuất khẩu.Theo Công ty nghiên cứu tài sản toàn cầu New World Wealth, Việt Nam có thể chứng kiến mức tăng trưởng đột biến về tài sản trong thập kỷ tới. Chính phủ Việt Nam cũng cam kết đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050 và điều này tạo nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực mà Canada có thế mạnh như công nghệ sạch, năng lượng tái tạo, nông nghiệp, sản xuất tiên tiến và cơ sở hạ tầng.Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng nhận định, sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã giúp nước này trở thành một trung tâm đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp Canada. Là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong ASEAN và là thành viên chủ chốt của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Việt Nam đang mang lại triển vọng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu và đầu tư Canada. Văn phòng đại diện EDC mới tại Việt Nam sẽ là nguồn lực có giá trị đối với các công ty Canada đang tìm cách vươn sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
https://nhandan.vn/cau-noi-giup-doanh-nghiep-canada-tham-nhap-thi-truong-an-do-duong-thai-binh-duong-post802855.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Canada", "thị trường Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương", "doanh nghiệp" ] }
Nhật Bản sơ tán khẩn cấp người dân ở khu vực ảnh hưởng sóng thần sau động đất mạnh
NDO -Người dân ở nhiều khu vực thuộc duyên hải phía tây Nhật Bản đã phải sơ tán khẩn cấp sau khi sóng thần cao hơn 1,2m theo sau trận động đất mạnh đã ập vào các khu vực trên chiều nay.
Ngày 1/1, mộttrận động đấtmạnh cấp 7 - cấp độ mạnh nhất theo thang cường độ địa chấn Nhật Bản - đã làm rung chuyển nước này, khiến giới chức Nhật Bản phải ban bố cảnh báo sóng thần dọc theo bờ biển phía tây.Theo đó, mức cảnh báo cao nhất về sóng thần đã được ban hành đối với bán đảo Noto của tỉnh Ishikawa, với cảnh báo từ cơ quan khí tượng nước này về sóng thần cao tới 5m có thể gây ảnh hưởng đến khu vực trên.Trong khi đó, các khu vực khác ven biển từ Hokkaido đến Nagasaki cũng được đặt dưới cảnh báo hoặc khuyến cáo về sóng thần; có nơi được dự báo sóng thần cao tới 3m.Tin liên quanĐộng đất tại Nhật Bản: Xuất hiện đợt sóng thần đầu tiênRung lắc từ trận động đất cũng được cảm nhận thấy ở Tokyo và khắp khu vực Kanto. Độ lớn của trận động đất này tương đương với trận động đất xảy ra vào năm 1983, khiến 104 người chết và 324 người bị thương.Sau khi xảy ra động đất, sóng thần đã quét qua một số khu vực. Đài NHK phát tin cảnh báo sóng thần đối với các tỉnh Ishikawa, Niigata, Toyama và Yamagata, kêu gọi người dân nhanh chóng rời khỏi các khu vực ven biển, trong bối cảnh những con sóng cao hơn 1,2m đã ập vào cảng Wajima trên bán đảo Noto vào khoảng 16 giờ 21 phút (theo giờ địa phương).Cổng torii tại đền Ono-Hiyoshi ở Kanazawa, tỉnh Ishikawa, đã bị sập sau trận động đất. (Ảnh: KYODO)Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, những cơn sóng thần cao hơn 1m có thể khiến người bị ảnh hưởng “không thể đứng vững và có khả năng tử vong”.NHK đưa tin, kể từ khi những đợt sóng đầu tiên ập đến, độ cao của sóng thần tại cảng Wajima ngày càng tăng lên, mặc dù con số chính xác vẫn chưa được xác định.Theo bản tin của NHK, người dân ở thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa, nơi đã quan sát thấy sóng thần cao hơn 1,2m, cũng như thành phố Toyama của tỉnh Toyama báo cáosóng thầncao 0,5m đã phải sơ tán khẩn cấp.Trong bối cảnh sóng thần đã tràn vào bờ biển Nhật Bản và được dự báo sẽ liên tục ập vào bờ biển nước này với độ cao có thể lớn hơn nữa, người dân ở những khu vực bị ảnh hưởng được cảnh báo phải luôn cảnh giác và khẩn trương di dời lên vùng đất cao hơn, cũng như tránh càng xa bờ biển càng tốt.Tin liên quanNhật Bản cải tiến công nghệ thế nào để ứng phó tốt hơn với động đất, sóng thần?Cảnh báo sóng thần đối với khu vực bán đảo Noto là cảnh báo cấp cao nhất trong số 3 cảnh báo phát ra, đồng thời tương đương với cảnh báo được đưa ra sau trận động đất tháng 3/2011 ở vùng Tohoku.Thông tin với các phóng viên, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio kêu gọi người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng “tiếp tục chú ý đề phòng động đất mạnh”, đồng thời yêu cầu người dân ở những khu vực có thể xảy ra sóng thần “sơ tán càng sớm càng tốt”.Theo cơ quan khí tượng nước này, cảnh báo sóng thần được đưa ra trong bối cảnh một số dư chấn trên khắp bán đảo Noto đã xảy ra sau trận động đất lớn nhất ban đầu.Các vết nứt do trận động đất mạnh gây ra bên ngoài một tòa nhà ở Wajima, tỉnh Ishikawa, ngày 1/1/2024. (Ảnh: KYODO)Theo đó, 7 trận động đất có cường độ từ 5,0 trở lên đã được Cơ quan Khí tượng Nhật Bản ghi nhận ở vùng Noto của tỉnh Ishikawa và ngoài khơi bán đảo Noto vào lúc 17 giờ 40 phút, cùng 9 trận khác trên toàn Nhật Bản.Các đợt sóng cao 0,8m cũng đã ảnh hưởng đến tỉnh Toyama vào khoảng 16 giờ 35 phút và sóng cao 0,4m cũng được ghi nhận ở Kashiwazaki thuộc tỉnh Niigata và cảng Kanazawa ở Ishikawa chiều cùng ngày.Theo dự báo, sóng thần sẽ gây ảnh hưởng đến các tỉnh Fukui, Hyogo, Hokkaido, Aomori, Akita, Kyoto và Tottori, cũng như quần đảo Oki thuộc tỉnh Shimane.Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshimasa Hayashi thông tin, cho đến nay, chưa có báo cáo bất thường nào về hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân trên khắp Nhật Bản. Cơ quan chức năng nước này “vẫn đang đánh giá thiệt hại về người và vật chất” sau trận động đất.Tin liên quanNhật-Hàn bàn về việc xả nước thải của Nhà máy Điện hạt nhân FukushimaCông ty Điện lực Tokyo (TEPCO) - nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima cũng xác nhận, trận động đất không gây ảnh hưởng đến hệ thống điện chính hoặc các nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 và số 2.Nhà máyđiện hạt nhân Fukushimasố 1 đã ngừng hoạt động kể từ khi bị hư hại trong trận động đất và sóng thần ở miền đông Nhật Bản vào ngày 11/3/2011.Đại diện TEPCO cho biết thêm, công ty đang tiếp tục kiểm tra xem liệu trận động đất hôm nay có ảnh hưởng gì đến nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa ở tỉnh Niigata hay không.
https://nhandan.vn/post-790205.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Bán đảo Noto", "Sóng thần", "TEPCO", "Động đất", "NHK", "Nhật Bản" ] }
EU viện trợ 21 triệu euro nhằm cải thiện an ninh lương thực tại Afghanistan
EU đóng góp 21 triệu euro (22,8 triệu USD) cho Quỹ Nhân đạoAfghanistannhằm hỗ trợ những người dân nước này vốn đang phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực.
Cổng thông tin Khaama Press dẫn thông báo của Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã đóng góp 21 triệu euro (22,8 triệu USD) cho Quỹ Nhân đạo Afghanistan.Khoảng 300.000 người ở Afghanistan dự kiến được hưởng lợi từ quỹ này.Theo EU, mục đích chính của sự hỗ trợ này là cải thiện an ninh lương thực và dinh dưỡng ở Afghanistan.Bà Rafaela Iodice, quan chức EU tại Afghanistan, khẳng định EU sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Afghanistan.Thông báo trên được đưa ra vào thời điểm Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres tuyên bố rằng tổ chức toàn cầu này chỉ có thể đảm bảo 3% ngân sách cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan.Các trận động đấtgần đây và việc trục xuất người di cư từ các nước láng giềng đang làm tăng nhu cầu viện trợ ở Afghanistan.Tình hình nhân đạo ở Afghanistan vẫn rất nghiêm trọng, với hàng triệu người phải đối mặt với tình trạng nghèo đói cùng cực, phải di dời và mất an ninh lương thực.Bên cạnh đó, nhiều năm xung đột, bất ổn chính trị và việc Taliban quay trở lại nắm quyền đã làm trầm trọng thêm những thách thức nói trên.
https://nhandan.vn/eu-vien-tro-21-trieu-euro-nham-cai-thien-an-ninh-luong-thuc-tai-afghanistan-post798404.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:46", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:46", "tags": [ "Afghanistan", "Taliban", "Nhân đạo", "Liên minh châu Âu", "viện trợ nhân đạo", "động đất" ] }
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
0
Edit dataset card