title
stringlengths
0
216
summary
stringlengths
0
618
content
stringlengths
0
26.1k
url
stringlengths
35
205
metadata
dict
Các hãng vận tải đối mặt tình trạng cảng ùn tắc do khủng hoảng Biển Đỏ
Kể từ khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu các cuộc tấn công vào tháng 12 năm ngoái, hầu hết các hãng vận tải ngừng sử dụng tuyến đường thông thường từ châu Á đến châu Âu quaBiển Đỏvà Kênh đào Suez.
Các hãng vận tải container đang chật vật đối phó với tình trạng thiếu tàu và ùn tắc tại các cảng khicuộc khủng hoảng ở Biển Đỏbước sang tháng thứ ba.Tờ Financial Times dẫn lời Giám đốc điều hành hãng Ocean Network Express (Nhật Bản), Jeremy Nixon cho biết, nhiều hãng tàu đang gặp khó khăn về lịch trình.Kể từ khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu các cuộc tấn công vào tháng 12 năm ngoái, hầu hết các hãng vận tải ngừng sử dụng tuyến đường thông thường từ châu Á đến châu Âu qua Biển Đỏ và Kênh đào Suez.Thay vào đó, các hãng chuyển sang tuyến đường vòng qua Mũi Hảo Vọng. Điều này khiến mỗi chuyến đi giữa châu Á và Bắc Âu mất thêm 10 ngày đến 2 tuần trong khi các tàu thường xuyên cập cảng không theo đúng lịch trình. Áp lực bảo đảm đúng lịch trình khiến các hãng tàu tranh chấp về neo đậu tại một số cảng, gây tình trạng ùn tắc.Ngoài ra, các cảng trung tâm lớn cũng chịu thêm áp lực, với lượng hàng vào các cảng trung tâm ở châu Á và Địa Trung Hải tăng cao, đặc biệt là ở Singapore, Dubai và các cảng chung quanh eo biển Gibraltar.Việc chuyển hướng tuyến đường khỏi Biển Đỏ cũng gây nên tình trạng thiếu tàu. Một hành trình trên tuyến đường giữa châu Á và Bắc Âu qua Mũi Hảo Vọng và quay trở lại mất tới 102 ngày, đồng nghĩa một hãng vận tải sẽ cần triển khai 16 tàu cho dịch vụ hằng tuần, thay vì 12 tàu như trước đây.Ông Nixon cho biết, với thời gian vận chuyển kéo dài thêm nhiều ngày, Ocean Network Express, hiện vận hành đội tàu container lớn thứ sáu thế giới, đang thiếu tàu để duy trì các dịch vụ bình thường hằng tuần, mặc dù các tàu của hãng đã chạy nhanh hơn 10-15% nhằm giảm thiểu tình trạng chậm trễ.Công suất đội tàu thế giới dự kiến sẽ tăng khoảng 8% trong năm 2024, cao hơn khoảng 3% so mức tăng nhu cầu dự kiến. Tuy nhiên, ông Nixon nhận định không có tình trạng dư cung lớn trong ngành vận tải container, cho rằng ngành này đang đầu tư để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi xanh đội tàu và đầu tư xanh.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/cac-hang-van-tai-doi-mat-tinh-trang-cang-un-tac-do-khung-hoang-bien-do-post796888.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Biển Đỏ", "vận tải đường biển" ] }
Cuba ưu tiên ổn định kinh tế và hợp tác quốc tế
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, người dân Cuba đã trải qua một năm 2023 nhiều khó khăn và biến động. Với mong muốn hướng tới năm mới 2024 thành công và đạt những bước phát triển mới, Chính phủ Cuba vừa đưa ra một số chính sách quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô quốc gia cũng như tăng cường vị thế đất nước trên trường quốc tế.
Trong phát biểu mới đây, Thủ tướng Cuba Manuel Marrero Cruz cho biết quốc đảo Caribe sẽ thực hiện một loạt biện pháp nhằm tăng nguồn thu ngoại hối, tăng sản lượng quốc gia và giảm thâm hụt ngân sách, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn do tác động của các lệnh bao vây cấm vận và các cuộc khủng hoảng quốc tế.Bên cạnh đó, Thủ tướng Cruz cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Chương trình ổn định kinh tế vĩ mô nhằm khôi phục sự cân bằng và bảo đảm môi trường thuận lợi cho tăng trưởng. Đây là chương trình nằm trong Kế hoạch quốc gia về phát triển và xã hội đến năm 2030, đòi hỏi sự tham gia, đồng lòng của nhiều tổ chức để tăng cường kỷ luật tài chính và nâng cao năng suất.Một số kế hoạch trọng tâm nhằm tăng nguồn thu ngoại tệ được Chính phủ Cuba dự kiến thực hiện trong thời gian tới là tăng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, phục hồi du lịch, thúc đẩy các sản phẩm như niken, xì gà và rượu rum, thay đổi quy mô thị trường hối đoái và phục hồi dòng kiều hối.Thủ tướng Cruz đề cập việc thực hiện cơ chế quản lý và phân bổ thanh khoản mới cho tất cả các chủ thể kinh tế, trong đó bao gồm việc sử dụng các phương thức thanh toán mới, hoặc thẻ bằng ngoại tệ có thể nạp được từ nước ngoài hoặc bằng tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ. Các biện pháp để các đơn vị phi nhà nước thanh toán từ Cuba những hạng mục nhập khẩu cũng được tính tới, bên cạnh thúc đẩy thương mại điện tử thanh toán từ bên ngoài, tiếp tục đàm phán lại nợ công và tăng đầu tư nước ngoài.Bộ Tài chính và Vật giá Cuba vừa qua cũng ban hành quyết định gia hạn đến ngày 31/3/2024 nhiều ưu đãi thuế quan đặc biệt và tạm thời được phê duyệt theo Nghị quyết 280/2023 về việc miễn nộp thuế hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phi thương mại như thực phẩm, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc chữa bệnh và vật tư y tế trong hành lý của người nhập cảnh vào quốc đảo Caribe. Các mặt hàng này cần có tổng giá trị tương đương dưới 500 USD và trọng lượng dưới 50 kg, nếu vượt quá mức quy định sẽ chịu mức thuế quan 30%.Các chuyên gia nhận định, quyết định này sẽ giúp Cuba kịp thời giải quyết những hạn chế về nguồn cung thực phẩm và các sản phẩm khác tại thị trường trong nước do các lệnh cấm vận và khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.Thời gian qua, Cuba không ngừng tăng cường hợp tác với các tổ chức, liên minh trong khu vực và trên thế giới. Phát biểu ý kiến bằng hình thức trực tuyến tại cuộc họp của Hội đồng Kinh tế Á-Âu tối cao (bao gồm các nhà lãnh đạo nhà nước và chính phủ của Liên minh kinh tế Á-Âu-EAEU) mới đây, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz-Canel khẳng định mục tiêu thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư trong những dư địa mới của thị trường Á-Âu, từ đó làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính và hợp tác giữa Cuba với các nước thành viên trong khối.Bên cạnh đó, Chủ tịch nước Diaz-Canel cho biết, thời gian tới, Cuba sẽ tích cực duy trì sự hiện diện của mình tại các sự kiện của EAEU nhằm thúc đẩy hợp tác cùng có lợi trong liên minh. Cuba cho rằng, cơ chế hỗ trợ tài chính siêu quốc gia mới cho hợp tác công nghiệp trong EAEU là cơ hội tuyệt vời cho các nước quan sát viên, giúp thúc đẩy các dự án chung. Tại nhiều dịp trao đổi trước đó, EAEU và Cuba đều nhất trí, việc phát triển hợp tác là chìa khóa cho mục tiêu tạo ra chuỗi giá trị mới, cùng với đó hai bên cũng cần bảo đảm chuyển giao công nghệ, định hướng phù hợp tại các khu vực và thị trường khác nhau. La Habana tin tưởng, phiên họp thứ ba của Ủy ban hỗn hợp Cuba-EAEU diễn ra vào trung tuần tháng 1/2024 là dịp thích hợp để hai bên hiện thực hóa mong muốn trong việc tiếp tục mở rộng đối thoại trên tinh thần xây dựng, từ đó có thể phát triển và thực hiện các dự án chung, trên cơ sở cùng có lợi trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, nông nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm và công nghiệp, cùng nhiều lĩnh vực khác.Được thành lập từ tháng 5/2014, đến nay EAEU có năm nước thành viên gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan; với tổng dân số hơn 180 triệu người và tổng GDP khoảng 1,9 nghìn tỷ USD. Hiện Cuba, Moldova và Uzbekistan là quan sát viên của tổ chức hội nhập kinh tế quốc tế này.
https://nhandan.vn/cuba-uu-tien-on-dinh-kinh-te-va-hop-tac-quoc-te-post791203.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Cuba", "Chính phủ Cuba", "Quốc đảo Caribe" ] }
Tổng Tư lệnh Quân đội Kenya tử nạn trong vụ rơi trực thăng quân sự
Tổng thống Kenya William Ruto xác nhận, một chiếc trực thăng quân sự của Các Lực lượng Phòng vệ Kenya (KDF) đã bị rơi trong chiều 18/4, khiến 10 sĩ quan cấp cao tử nạn, trong đó có Tổng Tư lệnh KDF, Tướng Francis Omondi Ogolla.
Tổng thống Ruto chia sẻ: “Lúc 14 giờ 20 phút hôm nay, đất nước chúng ta đã phải một gánh chịu mộttai nạnhàng không bi thảm… Tôi hết sức đau buồn khi tuyên bố về sự ra đi của Tướng Francis Omondi Ogolla. Một vị tướng 4 sao đã hy sinh khi đang thực hiện nhiệm vụ và gánh vác trọng trách vì đất nước”.Theo Tổng thống Ruto, vụ tai nạn cũng khiến 9 sĩ quan khác của KDF tử nạn, song vẫn có 2 người may mắn sống sót.Nhà lãnh đạo Kenya tuyên bố quốc tang 3 ngày (từ ngày 19/4) để tưởng nhớ các quân nhân xấu số.Chiếc trực thăng Bell UH-1 Iroquois (Huey) đã rơi xuống và phát hỏa sau khi cất cánh chưa lâu từ một trường tiểu học ở Hạt Elgeyo-Marakwet, cách thủ đô Nairobi khoảng 400km về phía tây nam.Theo một quan chức cảnh sát cấp cao của Kenya, các sĩ quan chỉ huy KDF gặp nạn khi thực hiện công tác giám sát “khu vực tiến hành nhiệm vụ an ninh bởi KDF đang triển khai binh sĩ trong khu vực".Tổng thống William Ruto đã triệu tập Hội đồng An ninh Quốc gia Kenya họp khẩn sau khi xảy ravụ tai nạn. Không quân Kenya cũng đã điều động nhóm điều tra tới hiện trường để xác định nguyên nhân gây ra vụ việc.Tướng Ogolla, 61 tuổi được Tổng thống Ruto bổ nhiệm giữ chức Tổng Tư lệnh KDF hồi tháng 4/2023 bất chấp vị sĩ quan này từng nằm trong số những nhân vật cố gắng lật ngược chiến thắng sít sao của ông trước nhà lãnh đạo đối lập Raila Odinga trong cuộc bầu cử năm 2022.
https://nhandan.vn/tong-tu-lenh-quan-doi-kenya-tu-nan-trong-vu-roi-truc-thang-quan-su-post805404.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "KDF", "William Ruto", "Raila Odinga", "Nhiệm vụ an ninh", "Kenya", "Quốc tang", "Rơi máy bay", "rơi máy bay trực thăng" ] }
Vùng Zabaikal của Nga mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam
NDO -Ngày 16/4, tại trụ sở Phòng Thương mại và Công nghiệp Vùng Zabaikal,Liên bang Ngađã diễn ra Tọa đàm với chủ đề “Hợp tác kinh tế Việt Nam-Liên bang Nga” dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự sự kiện, có ông Sergei Snetkov, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Vùng Zabaikal; ông Nguyễn Đăng Hiền, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Vladivostok; ông Nguyễn Hồng Thành, Lãnh sự kinh tế thương mại, Trưởng chi nhánh Thương vụ Việt Nam tạiViễn Đông; đại diện Bộ Công thương Việt Nam; các doanh nghiệp Việt Nam và Vùng Zabaikal.Tại tọa đàm, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp hai bên thông tin cho nhau về tiềm năng và nhu cầu hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, kho vận, đầu tư và du lịch…Ông Nguyễn Hồng Thành, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông đã giới thiệu khái quát tới cộng đồng doanh nghiệp Vùng Zabaikal về những kết quả nổi bật của kinh tế Việt Nam, thông tin về phương thức vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Nga, đề xuất doanh nghiệp Zabaikal tham gia một số sự kiện xúc tiến thương mại dự kiến tổ chức tại Việt Nam thời gian tới.Ông Nguyễn Hồng Thành nhấn mạnh, hai bên có nhiều tiềm năng để hợp tác trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, khai thác và chế biến gỗ, cung ứng nguồn lao động, xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình dân dụng khác.Trưởng Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông khẳng định sẵn sàng phối hợp các cơ quan quản lý, các hiệp hội kinh doanh Vùng Zabaikal tổ chức các hội nghị, hội thảo về lĩnh vực kinh tế, tổ chức các chuyến thăm làm việc của đoàn doanh nghiệp sở tại tới Việt Nam để nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu, tìm kiếm đối tác và chia sẻ cơ hội kinh doanh.Đại diện các cơ quan, doanh nghiệp hai bên tham gia Tọa đàm. (Ảnh chụp màn hình)Phát biểu trực tuyến, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu và châu Mỹ, Bộ Công thương Việt Nam cho rằng, Tọa đàm là cầu nối quan trọng để thúc đẩy các hoạt động thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp Nga nói chung, với Vùng Zabailkal nói riêng.Theo ông Tạ Hoàng Linh, quan hệ ngoại thương giữa Việt Nam và Vùng Zabaikal còn rất khiêm tốn so với tiềm năng hợp tác của hai bên. Một trong những nguyên nhân chính là doanh nghiệp Việt Nam và Vùng Zabaikal ít hiểu biết về thị trường của nhau. Do vậy, qua sự kiện này, các doanh nghiệp hai bên có cơ hội cùng trao đổi, tìm hiểu rõ những cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra những chiến lược tiếp cận thị trường của nhau một cách phù hợp nhất.Giới thiệu những tiềm năng, cơ hội của Vùng Zabaikal, ông Alexandr Shakhov, Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Vùng Zabaikal cho biết, Zabaikal là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn khoáng sản, tài nguyên rừng phong phú. Nông nghiệp là một trong những ngành triển vọng, đất đai màu mỡ và khí hậu thuận lợi. Vùng Zabaikal đang ưu tiên phát triển du lịch sinh thái.Tin liên quanViễn Đông (Nga): Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt NamÔng Alexandr Shakhov khẳng định, Vùng Zabaikal mong muốn tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam. Việc phát triển hợp tác kinh tế-thương mại giữa Vùng Zabaikal và Việt Nam sẽ mang lại lợi nhuận cho cả hai bên, mở ra các cơ hội mới cho nhân dân hai nước. Đại diện Vùng Zabaikal cam kết tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tối đa để hai bên thực hiện thành công các dự án chung.Vùng Zabaikal nằm ở phía Đông Liên bang Nga, có diện tích hơn 431.000 km2. Vùng tiếp giáp Trung Quốc, Mông Cổ và các khu vực khác của Nga. Vị trí địa lý đắc địa giúp Zabaikal trở thành đầu mối giao thông quan trọng của Liên bang Nga.
https://nhandan.vn/vung-zabaikal-cua-nga-mong-muon-hop-tac-voi-cac-doanh-nghiep-viet-nam-post805028.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Vùng Zabaikal", "Việt Nam", "doanh nghiệp", "Liên bang Nga", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Cuba trải qua tháng nóng nhất kể từ năm 1951
NDO -Cubavừa trải qua tháng nóng nhất kể từ năm 1951 khi nhiệt độ tăng cao cả trên biển và trên đất liền gây áp lực lớn đối với hệ thống lưới điện và các nguồn tài nguyên biển.
Theo thông tin từ Viện khí tượng Cuba, nhiệt độ trung bình tại quốc gia Mỹ Latin đã chạm mốc 29,1 độ C trong tháng 7/2023, cao hơn kỷ lục trước đó thiết lập hồi tháng 8/2020.Nhà chức trách Cuba cho biết, nước biển bề mặt chung quanh vùng biển Caribe và vùng nhiệt đới Đại Tây Dương ấm lên làm tăng nguy cơ hình thành các cơnbão nhiệt đớitừ nay cho đến tháng 11.Các chuyên gia khí tượng nước này dự báo sẽ có khoảng 13 cơn bão được đặt tên trong mùa bão nhiệt đới năm nay, tăng nhẹ so với dự báo đưa ra hồi tháng 5/2023 (11 cơn bão).Đầu tháng 8, Cơ quan quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cảnh báo, nước biển ấm hơn ở ngoài khơi Florida có thể làm tăng cường độ các cơn bão nhiệt đới, vốn hoạt động dữ dội hơn trên các vùng nước ấm.Nhiệt độ bề mặt đại dương chung quanh quần đảo Florida Keys, cách Cuba khoảng 100 dặm về phía bắc, cũng đã tăng vọt hồi cuối tháng 7, giết chết các rạn san hô và gây áp lực lên các loài sinh vật biển.Các nhà khoa học cho biết, hệ thống rạn san hô của Cuba cũng bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng cao.Theo các chuyên gia khí hậu, tần suất và cường độ ngày càng tăng củathời tiết khắc nghiệt- ở cả trên biển và đất liền - là “triệu chứng” của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người gây ra. Các đợt nắng nóng cực đoan được dự báo sẽ kéo dài đến hết tháng 8.Chủ đề: El Nino khiến nhiệt độ toàn cầu tăng bất thườngTổ chức Khí tượng thế giới: El Nino đã suy yếu nhưng nhiệt độ vẫn caoAustralia ứng phó cháy rừng nghiêm trọng ở bang VictoriaNắng nóng cực đoan làm gia tăng nguy cơ cháy rừng ở Australia
https://nhandan.vn/cuba-trai-qua-thang-nong-nhat-ke-tu-nam-1951-post766648.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Cuba", "tháng nóng nhất", "nắng nóng kỷ lục", "thời tiết khắc nghiệt", "áp lực lưới điện", "El Nino", "bão nhiệt đới", "Đại Tây Dương", "Thông tin cơ bản về Cuba" ] }
Động đất tại Nhật Bản: Số người thiệt mạng tiếp tục tăng
Nhà chức trách Nhật Bản trưa 2/1 xác nhận, ít nhất 30 người đã thiệt mạng sau loạt trận động đất mạnh làm rung chuyển Bán đảo Noto thuộc tỉnh Ishikawa và các khu vực duyên hải ở miền trung nước này trong ngày đầu tiên của năm mới 2024.
Theo giới chức địa phương,trận động đất banđầu với độ lớn 7,6 cùng hơn 155 dư chấn tiếp đó đã gây thiệt hại lớn về cấu trúc đô thị và gây ra nhiều vụ hỏa hoạn tại thành phố Wajima thuộc tỉnh Ishikawa.Nhiều hệ thống đường sá bị phá hủy, trong khi hơn 33.000 hộ dân lâm vào cảnh không có điện và nước sinh hoạt. Hơn 1.400 hành khách bị ảnh hưởng do các chuyến tàu Shinkansen ở khu vực thảm họa tạm dừng hoạt động.Đài truyền hình NHK cho biết, sân bay Noto đã buộc phải đóng cửa do đường băng bị nứt vỡ và các ảnh hưởng nghiêm trọng khác đối với khu vực nhà ga. Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn 500 người bị mắc kẹt tại bãi đỗ ô-tô của sân bay này. Ngoài ra, loạt trận động đất trên cũng gây ra thương tích về người và làm hư hại nhiều công trình kiến trúc tại các tỉnh Niigata, Toyama, Fukui và Gifu lân cận.Cơ quan Nội chính Hoàng gia Nhật Bản ngày 2/1 thông báo sẽ hủy bỏ sự kiện Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako xuất hiện trước công chúng vào dịp đầu năm mới. Trong khi đó, Thủ tướng Fumio Kishida cũng hoãn chuyến thăm đền Ise nhân dịp đầu năm mới, dự kiến diễn ra vào ngày 4/1 tới.Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, tâm chấn của trận động đất ban đầu cách Wajima khoảng 30km về phía đông-đông bắc, với độ sâu chấn tiêu khoảng 16km.Theo đó, cơn địa chấn này được xác định ở mức cao nhất trên thang cường độ địa chấn 7 cấp của Nhật Bản. Lần gần nhất trước đó, Nhật Bản từng chứng kiến động đất mạnh như vậy là vào cuối năm 2018 tại Hokkaido.Chủ đề: Động đất và sóng thần tại Nhật BảnChính sách hỗ trợ lao động nước ngoài bị ảnh hưởng bởi động đất mạnh tại Nhật BảnĐộng đất tại Nhật Bản: Tất cả các trường học mở cửa trở lạiNhững chuyến xe "nghĩa tình" vượt hàng trăm kilomet của người Việt giữa tâm chấn Nhật Bản
https://nhandan.vn/dong-dat-tai-nhat-ban-so-nguoi-thiet-mang-tiep-tuc-tang-post790293.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "động đất tại Nhật Bản", "động đất", "Nhật Bản" ] }
Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan kêu gọi ngừng bắn để cứu trợ nhân đạo cho Dải Gaza
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho rằng, cần mở cửa khẩu Rafah cho hàng viện trợ nhân đạo vàoDải Gazavà khẩn trương triển khai hoạt động trao đổi tù nhân giữa hai bên.
Ngày 25/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi Israel và các nhóm vũ trang của Palestine lập tức ngừng bắn đồng thời hối thúc các cường quốc thế giới cũng như cộng đồng Hồi giáo gây sức ép để Nhà nước Do Thái ngừng tấn công Dải Gaza.Phát biểu trước các nghị sĩ đảng Công lý và phát triển, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, cần mở cửa khẩu Rafah cho hàngviện trợ nhân đạo vào Dải Gazavà khẩn trương triển khai hoạt động trao đổi tù nhân giữa hai bên.Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn bày tỏ thất vọng khi Liên hợp quốc không nhất trí về nghị quyết liên quan chiến dịch không kích của Israel nhằm vào Dải Gaza.Ông Erdogan cũng nêu quan điểm rằng phong trào vũ trang của người Palestine không phải là tổ chức khủng bố mà đang đấu tranh bảo vệ đất đai của họ. Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo hủy kế hoạch thăm Israel để bày tỏ phản đối chiến dịch mà Nhà nước Do Thái đang tiến hành nhằm vào phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza.Năm 2010, quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ đóng băng sau khi Israel tấn công tàu của Thổ Nhĩ Kỳ chở hàng cứu trợ tới Dải Gaza. Năm 2022, hai nước có động thái khôi phục quan hệ và Tổng thống Israel đã tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan cũng đã gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu bên lề Khóa họp thứ 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) hồi tháng 9/2023.Hai nước đang lên kế hoạch xây dựng đường ống khí đốt từ Israel tới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cung cấp năng lượng cho châu Âu. Tuy nhiên, những tranh cãi ngoại giao liên quan cuộc xung đột tại Dải Gaza có thể khiến quan hệ song phương lại rơi vào chu kỳ căng thẳng mới.Trong một diễn biến liên quan, phát biểu sau cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ngày 25/10, Quốc vương Jordan Abdullah II đã kêu gọi chấm dứt giao tranh ở Dải Gaza và cảnh báo cuộc xung đột hiện nay có nguy cơ trở thành là “ngòi nổ” trong khu vực.Quốc vương Jordan cũng đề nghị Pháp và các cường quốc thế giới gây sức ép để Israel ngừng chiến dịch ném bom Dải Gaza cũng như chấm dứt chính sách bao vây, phong tỏa đối với hơn 2 triệu người dân ở khu vực này.Cũng liên quan vấn đề lệnh ngừng bắn, người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Anh sẽ ủng hộ thảo luận về việc tạm dừng tranh chấp để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa cứu trợ cho người dân Palestine chứ không ủng hộ ngừng bắn toàn diện cho rằng, điều này có lợi cho phong trào Hamas.Theo người phát ngôn này, London cũng kiên quyết lên án cuộc tấn công của Hamas vào Israel, cho rằng không có gì có thể biện minh cho hành động này.
https://nhandan.vn/tho-nhi-ky-jordan-keu-goi-ngung-ban-de-cuu-tro-nhan-dao-cho-dai-gaza-post779385.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Thổ Nhĩ Kỳ", "Jordan", "ngừng bắn", "nhân đạo", "Dải Gaza" ] }
Ấm áp Tết cộng đồng 2024 tại thủ đô Paris
NDO -Tối 26/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức Tết cộng đồng tại Tòa thị chính thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp. Tham dự có đại diện chính quyền địa phương, các đoàn ngoại giao tại Paris, các hội đoàn hữu nghị và hợp tác với Việt Nam cùng đông đảo bà con Việt kiều.
Phát biểu tại Chương trình mừngTết Giáp Thìn 2024, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh, năm 2023 là một dấu mốc rất đặc biệt trong quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam và Pháp, kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược.Nhiều sự kiện, hoạt động và giao lưu trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ đã được tổ chức ở cả hai nước.Cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Emmanuel Macron ngày 20/10/2023, tiếp đó là cuộc gặp giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Emmanuel Macron bên lề COP28 ngày 1/12/2023, thể hiện sự tin cậy chính trị giữa hai nước.Hội nghị hợp tác phi tập trung Pháp-Việt lần thứ 12, với sự tham dự của lãnh đạo thuộc 40 chính quyền địa phương Pháp và Việt Nam tại Hà Nội vào tháng 4 năm 2023, là một ví dụ điển hình về sự gần gũi và đa dạng trong quan hệ song phương của hai nước.Đại sứ Đinh Toàn Thắng gửi lờichúc mừng năm mớitốt đẹp nhất tới cộng đồng người Việt ở Pháp và mong bà con phát huy tinh thần đoàn kết và có thêm nhiều đóng góp cho quê hương trong năm mới 2024. Ảnh: Khải Hoàn.Những hoạt động trao đổi và giao lưu giữa hai nước trong năm 2023 có ý nghĩa rất quan trọng, tạo động lực cho việc tăng cường hợp tác và hữu nghị trên nhiều lĩnh vực trong năm mới 2024.50 năm qua, dù có nhiều diễn biến phức tạp, hai nước Việt Nam và Pháp đã cùng hành động và thể hiện cam kết ở cấp độ song phương cũng như quốc tế nhằm tăng cường quan hệ hợp tác và hữu nghị vì sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia, đồng thời đóng góp cho hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung trên thế giới.Các thế hệ người Việt tại Pháp cùng bạn bè quốc tế tham dự Tết cổ truyền của Việt Nam. Ảnh: Minh Duy.Năm 2024, Paris sẽ đăng cai Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa hè và nước Pháp sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 vào tháng 10. Tham dự hai sự kiện lớn này là dịp để thể hiện bản lĩnh và tinh thần Việt Nam, đồng thời là dịp để cộng đồng người Việt tại Pháp đóng góp vào sự thành công của mỗi sự kiện này cũng như cho mối quan hệ gắn bó giữa Việt Nam và Pháp.Trong không khí phấn khởi, tràn đầy hy vọng và động lực bước vào năm mới 2024, Đại sứ Đinh Toàn Thắng bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước sẽ có bước phát triển ấn tượng, cộng đồng người Việt tại Pháp sẽ có thêm nhiều đóng góp quan trọng cho quê hương.Phó Thị trưởng Paris Arnaud Ngatcha đánh giá cao quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Paris với Việt Nam cũng như đóng góp của cộng đồng người Việt. Tham dự Chương trình Tết cóbà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO, Nguyễn Thị Vân Anh.Ảnh: Minh Duy.Thay mặt Thị trưởng Paris, ông Arnaud Ngatcha - Phó Thị trưởng phụ trách phụ trách châu Âu, quan hệ quốc tế và Pháp ngữ - bày tỏ vinh dự được tham dự Tết cổ truyền của người Việt chào đón năm mới 2024, không chỉ giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước.Theo Phó Thị trưởng Paris, năm 2023 là một năm đánh dấu những kỷ niệm đáng nhớ trong quan hệ hai nước. Năm 2024 là năm con rồng biểu tượng của sức mạnh và khát vọng. Đây cũng chính là hai tiêu chí mà nước Pháp theo đuổi khi tổ chức hai lễ hội thể thao văn hóa lớn nhất hành tinh - thế vận hội Olympic và paralympic. Trong thời gian tới, người dân Việt Nam và người dân thành phố Paris sẽ tiếp tục cùng nhau chia sẻ giá trị về sự đoàn kết và những nét đẹp văn hóa của mỗi nước.Các tiết mục văn nghệ mừng Xuân mới mang lại không khí rộn ràng, đầm ấm cho bà con xa quê. Ảnh: Khải Hoàn.Chương trình Tếthằng năm do Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức tại Tòa thị chính Paris đã trở thành một điểm hẹn rất được mong đợi đối với bà con người Việt xa quê. Còn với bạn bè Pháp và quốc tế, đây là dịp để thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, những món ăn truyền thống trong ngày Tết và chúc nhau những lời tốt đẹp nhất chào đón năm mới.Ông bà Houria Delourme gửi lời chúc Tết và mong sớm tới thăm Việt Nam: Ảnh: Minh Duy.Lần thứ hai được tham dự Tết của người Việt ở Tòa thị chính Paris, ông bà Houria Delourme rất ấn tượng với những nét văn hóa đặc sắc, không khí sum họp đầm ấm vào dịp Tết của cộng đồng người Việt. Bà Houria Delourme cho biết: "Thật may mắn vì chúng tôi được làm thông gia của một gia đình Việt Nam. Việt Nam có một nền văn hóa vô cùng cởi mở và thân thiện. Chúng tôi xin gửi lời chúc một năm mới bình an, có nhiều may mắn và thành công tới những người bạn Việt Nam".Tham dự các hoạt động mừng Xuân, đón Tết giúp các thế hệ người Việt tại Pháp gìn giữ và phát huy những giá trị, bản sắc Việt Nam. Ảnh: Khải Hoàn.
https://nhandan.vn/am-ap-tet-cong-dong-2024-tai-thu-do-paris-post794065.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Tết Giáp Thìn", "cộng đồng người Việt ở Pháp", "thủ đô Paris" ] }
Quân đội Hàn Quốc: Triều Tiên tiếp tục phóng vật thể về phía biển Hoàng HảI
Quân đội Hàn Quốc cho biết, sáng 28/5 (giờ địa phương),Triều Tiênđã phóng một vật thể chưa xác định về phía biển Hoàng Hải.
Trước đó, tối 27/5 (giờ Việt Nam), hãng tin Yonhap cho biết, quân đội Hàn Quốc thông báo Triều Tiên đã phóng vật thể không xác định theo hướng nam ra biển Hoàng Hải.Trong khi đó, theo hãng tin Kyodo, hệ thống cảnh báo sớm J-Alert của Nhật Bản trước đó cho biết Triều Tiên đã bắn một tên lửa, nghi làtên lửa đạn đạo.
https://nhandan.vn/quan-doi-han-quoc-trieu-tien-tiep-tuc-phong-vat-the-ve-phia-bien-hoang-hai-post811429.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Quân đội Hàn Quốc", "Yonhap", "Hoàng Hải", "Triều Tiên", "Tên lửa đạn đạo" ] }
Động đất tại Nhật Bản: Nhiều thực tập sinh Việt Nam đã được sơ tán lánh nạn
Theo thông tin ban đầu, một số nhà dưỡng lão ở tỉnh Niigata có thực tập sinh Việt Nam làm việc đã được sơ tán lên vùng cao lánh nạn để đề phòng nguy cơ sóng thần.
Theo thông tin ban đầu, một số nhà dưỡng lão ở tỉnh Niigata có thực tập sinh Việt Nam làm việc đã được sơ tán lên vùng cao lánh nạn để đề phòng nguy cơ sóng thần.Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đang tiến hành liên lạc để xác định thông tin liên quan đến an toàn của người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại các địa phương bị ảnh hưởng củatrận động đấtxảy ra chiều ngày 1/1 tại tỉnh miền Trung Ishikawa và nhiều tỉnh lân cận.Ông Phan Tiến Hoàng, Bí thư thứ nhất, Trưởng Ban quản lý Lao động Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam, cho biết sau khi trận động đất xảy ra, ban đã lập tức liên hệ với chính quyền những địa phương bị ảnh hưởng thiên tai có lao động Việt Nam làm việc.Theo thông tin ban đầu, một số nhà dưỡng lão ở tỉnh Niigata có thực tập sinh Việt Nam làm việc đã được sơ tán lên vùng cao lánh nạn để đề phòng nguy cơ sóng thần.Ngoài ra, Ban quản lý Lao động Việt Nam đang xác nhận thông tin liên quan đến lao động người Việt tại các khu vực khác, trong đó đặc biệt là tỉnh Ishikawa, nơi có nguy cơ sóng thần cao nhất.Bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản hiện cũng đang liên hệ với các địa phương bị ảnh hưởng động đất để xác nhận thông tin liên quan đến an toàn của người Việt tại các khu vực này, sẵn sàng thực hiện công tác bảo hộ công dân trong trường hợp cần thiết.Trận động đất chiều ngày 1/1/2024 đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn dọc bờ biển Nhật Bản, kèm theo cảnh báo sóng thần nguy hiểm tại tỉnh miền Trung Ishikawa.Những hình ảnh đầu tiên cho thấy nhiều vết nứt gãy lớn xuất hiện tại địa phương Wajima, tỉnh Ishikawa.Nhà chức trách Nhật Bản cho biết đây là một trong những trận động đất gây ra phạm vi chấn động trên diện rộng tại nước này.
https://nhandan.vn/dong-dat-tai-nhat-ban-nhieu-thuc-tap-sinh-viet-nam-da-duoc-so-tan-lanh-nan-post790204.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Động đất tại Nhật Bản", "thực tập sinh Việt Nam", "lánh nạn" ] }
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu ưu tiên hoạt động trong năm 2024
Ông Antonio Guterres nhấn mạnh trong bản danh sách dài những chương trình nghị sự vạch ra cho năm 2024 có một sự kết nối chung đó là hòa bình, cần có hòa bình trên mọi khía cạnh.
Ngày 8/2, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nỗ lực đoàn kết vì hòa bình.Phát biểu tại họp báo về nhữngưu tiên hoạt động trong năm 2024tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), ông Antonio Guterres cho rằng nỗ lực vì nền hòa bình công bằng và bền vững là điều thiết yếu nhưng đó phải là nền hòa bình tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.Ông nhấn mạnh trong bản danh sách dài những chương trình nghị sự vạch ra cho năm 2024 có một sự kết nối chung đó là hòa bình, cần có hòa bình trên mọi khía cạnh và đây chính là sợi dây kết nối ràng buộc.Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề cập tới các cuộc xung đột ngày càng gia tăng, sự phân chia địa chính trị đang đe dọa hòa bình và an ninh, tình trạng phân cực gây chia rẽ trong các cộng đồng, nới rộng khoảng cách bất bình đẳng, trong khi khí thải toàn cầu và nhiệt độ tăng đáng báo động đe dọa sự hòa hợp với thiên nhiên.Ông Guterres đề xuất giải pháp là tạo ra sự thay đổi cuộc sống của con người một cách thực tế và tích cực, giải quyết các vấn đề của con người. Các mối đe dọa từ hạt nhân, từ các tình trạng khẩn cấp về khí hậu, nguy cơ chưa được đánh giá củaTrí tuệ Nhân tạo (AI)đều là những thách thức hiện hữu cần có cách ứng phó một cách đoàn kết và có tổ chức.Tuy nhiên, người đứng đầu Liên hợp quốc khẳng định giữa những khó khăn chồng chất vẫn còn một tia hy vọng, đòi hỏi hành động tập thể, gác lại mọi xung đột phát sinh khi giải quyết các mối đe dọa từ AI, hành động khí hậu và đạt Các Mục tiêu phát triển bền vững.Ông nhấn mạnh các nước cần thảo luận nghiêm túc, cải cách các cơ quan đã lỗi thời, khuyến khích sự đa cực với các cơ chế quản trị đa phương hiệu quả, mới mẻ và toàn diện.Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng các thách thức ngày càng nhiều, lộ trình giải quyết phức tạp những lời kêu gọi hòa bình, đoàn kết và hành động ngày càng tạo nên cộng hưởng sâu rộng trong và ngoài Liên hợp quốc.
https://nhandan.vn/tong-thu-ky-lien-hop-quoc-neu-uu-tien-hoat-dong-trong-nam-2024-post795842.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres", "hoạt động trong năm 2024", "Trí tuệ Nhân tạo (AI)", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Iran: Nổ pháo hoa lớn làm 1 người thiệt mạng và 11 người bị thương
Vụ nổ pháo hoa tại thủ đô Tehran củaIranđã khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 11 người bị thương; gây hỏa hoạn, khiến một tòa chung cư hai tầng ở gần đó bị sập một phần.
Truyền thông Iran đưa tin một vụ nổ pháo hoa lớn đã xảy ra tại thủ đô Tehran của Iran, khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và 11 người bị thương, trong đó có 2 lính cứu hỏa.Ông Jalal Maleki - người phát ngôn của Sở cứu hỏa Tehran, cho biết vụ việc trên xảy ra gần khu vực Grand Bazaar. Lính cứu hỏa đã được điều tới hiện trường ngay lập tức.Theo ông Maleki, vụ nổ đã gây hỏa hoạn, khiến một tòa chung cư hai tầng ở gần đó bị sập một phần, trong khi một tòa nhà liền kề khác cũng bị hư hại nghiêm trọng.Giới chức địa phương cho rằng vụ nổ xảy ra do một lượng lớn pháo hoa tự chế. Trong khi đó, ông Mohammad Esmaeil Tavakoli, người đứng đầu tổ chức cấp cứu y tế của Tehran, xác nhận 2 trong số những nạn nhân bị thương đang trong tình trạng nguy kịch.Tai nạn do pháo hoa xảy ra thường xuyên hơn tại Iran trước thềm Lễ hội Lửa (Fire Festival) truyền thống ở nước này.Sự kiện này được tổ chức vào đêm thứ Tư cuối cùng trước ngày Nowruz - Tết Nguyên đán của Iran, năm nay là ngày 20/3.
https://nhandan.vn/iran-no-phao-hoa-lon-lam-1-nguoi-thiet-mang-va-11-nguoi-bi-thuong-post799471.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Iran", "nổ pháo hoa", "Thủ đô Tehran", "tử vong" ] }
Thắt chặt quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Việt Nam và Azerbaijan
NDO -Tối 28/5, tạiHọc viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam(Hà Nội), Đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam tổ chức chương trình hòa nhạc nhân dịp Quốc khánhAzerbaijan(28/5/1918 - 28/5/2024).
Tham dự sự kiện có đại diện lãnh đạoBan Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Đại sứ và đại diện Đại sứ quán nhiều nước tại Việt Nam, cũng như đông đảo người Việt Nam gắn bó với Liên Xô nói chung và Azerbaijan nói riêng.Phát biểu khai mạc, Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Shovgi Mehdizade đã điểm lại những dấu mốc lịch sử của đất nước Azerbaijan và quan hệ hữu nghị truyền thống Azerbaijan-Việt Nam. Đại sứ nhấn mạnh, năm nay, hai nước kỷ niệm nhiều sự kiện quan trọng: Việt Nam kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), kỷ niệm 65 năm chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Azerbaijan (1959-2024).Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Azerbaijan 65 năm về trước có ý nghĩa lịch sử quan trọng đối với tình hữu nghị hai nước, đồng thời đặt nền móng cho ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam sau này. Sau chuyến thăm, Azerbaijan đã cử nhiều chuyên gia, kỹ sư dầu khí sang hỗ trợ Việt Nam."Hàng nghìn thanh niên Việt Nam đã học tập tại Baku (Thủ đô của Azerbaijan). Họ không chỉ nghiên cứu mà còn củng cố tình hữu nghị được thiết lập bởi các nhà lãnh đạo hai bên. Bằng tác phong, thái độ học tập, lòng yêu nước và năng lực xuất sắc nhất, tất cả họ đều để lại những kỷ niệm rất ấm áp và chân thành về Việt Nam trong trái tim của tất cả người dân Azerbaijan" - Đại sứ Shovgi Mehdizade phát biểu.Đại sứ Azerbaijan tại Việt Nam Shovgi Mehdizade phát biểu khai mạc.Thay mặt Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng gửi đến Đại sứ và qua Đại sứ, gửi tới các lãnh đạo, nhân dân Azerbaijan những tình cảm thắm thiết và lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan được xây dựng trên nền tảng lịch sử vững chắc, truyền thống lâu đời và sự đồng cảm của nhân dân hai nước, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước vun đắp và phát triển. Nhân dân Việt Nam luôn ghi nhớ và trân trọng những tình cảm chân thành, sự ủng hộ và giúp đỡ vô cùng quý báu mà nhân dân Azerbaijan đã dành cho nhân dân Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong quá trình xây dựng đất nước.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cho biết: "Buổi hòa nhạc là dịp chúng ta cùng nhau tôn vinh những di sản văn hóa phong phú và tài năng nghệ thuật của hai dân tộc. Việt Nam và Azerbaijan có thể cách nhau về mặt địa lý, ngôn ngữ và văn hóa nhưng đêm nay chúng ta sẽ bắc cầu nối khoảng cách đó bằng những giai điệu vượt biên giới và chạm đến sâu thẳm tâm hồn con người. Thông qua buổi hòa nhạc tối nay, chúng ta cùng nhau tôn vinh vẻ đẹp và sự đa dạng của truyền thống âm nhạc của chúng ta. Đặc biệt hôm nay cũng là cơ hội để người dân Việt Nam biết thêm về loại hình âm nhạc dân gian của Azerbaijan - Mugham, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại năm 2003".Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu được thưởng thức các tiết mục văn nghệ do các nghệ sĩ Việt Nam và Azerbaijan trình diễn, đặc biệt là các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú của hai nước.Cũng tại sự kiện này, các đại biểu thưởng thức triển lãm ảnh về quan hệ Việt Nam và Azerbaijan, cũng như các món ăn đặc trưng của Azerbaijan.
https://nhandan.vn/that-chat-quan-he-huu-nghi-hop-tac-giua-viet-nam-va-azerbaijan-post811664.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam", "Azerbaijan", "Azerbaijan-Việt Nam" ] }
Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 27
NDO -Ngày 25/1, tại thủ đô Vientiane, Lào, đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởngDu lịch ASEANlần thứ 27, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, bà Suansavan Viyaketh. Đoàn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam do Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng dẫn đầu tham dự Hội nghị.
Bộ trưởng Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào Suansavan Viyaketh nhiệt liệt chào đón các Bộ trưởng Du lịch, các Trưởng đoàn đại biểu ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN; gửi lời chúc mừng tới Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Indonesia đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 26 và các hội nghị bên lề với nhiều hoạt động, dự án hợp tác tronglĩnh vực du lịchđược triển khai hiệu quả.Tin liên quanLào chính thức khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2024Tại Hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và lắng nghe báo cáo kết quả của Hội nghị quan chức cấp cao Du lịch ASEAN, đặc biệt là kết quả của việc tổ chức Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025, trong đó có báo cáo của các tổ chức quốc tế, các tổ chức liên quan đến ASEAN và các đối tác bên ngoài khác trong việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ du lịch ASEAN trong thời gian qua và kế hoạch trong thời gian tới.Du lịch là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững và thúc đẩy hợp tác chặt chẽ để hội nhập kinh tế hài hòa, tận dụng đổi mới sáng tạo để đa dạng hóa; thúc đẩy kết nối và hoạt động giao lưu đi lại của người dân trong khu vực.Điều này cũng nhằm góp phần tổ chức thực hiện Kế hoạch Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025, Kế hoạch Tổng thể Kinh tế ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 trở thành hiện thực theo mục tiêu chung của ASEAN.Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 27 là hoạt động nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN 2024 (ATF 2024).Là sự kiện thường niên lớn nhất được tổ chức luân phiên giữa các thành viên ASEAN trong khuôn khổ hợp tác du lịch ASEAN, ATF 2024 diễn ra từ ngày 22-27/1/2024 tại thủ đô Vientiane, Lào với nhiều hoạt động quan trọng như: Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 27; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN+3 (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) lần thứ 23; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Ấn Độ lần thứ 11; Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 3; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN lần thứ 59; Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN+3 lần thứ 44; Hội nghị Nhóm Công tác Du lịch Quốc gia ASEAN+Ấn Độ lần thứ 31; Họp Tham vấn Du lịch ASEAN-Nga lần thứ 14; Lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN…
https://nhandan.vn/hoi-nghi-bo-truong-du-lich-asean-lan-thu-27-post793853.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hội nghị Bộ trưởng", "Diễn đàn Du lịch ASEAN", "ATF 2024", "Lào", "Hội nghị Bộ trưởng Du lịch", "ASEAN" ] }
Giới thiệu tiềm năng của Campuchia tới các nhà đầu tư Việt Nam
Theo TTXVN, nhiều báo, trang tin của Campuchia như SBM NEWS, Phnom Penh Post, CNC, Khmer Times... đăng tải nhiều tin, bài về các cuộc gặp, làm việc giữaHiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia(VCBA) với các cơ quan, bộ, ngành của Campuchia, như Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp, Phòng Thương mại Campuchia (CCC)... Truyền thông Campuchia cho biết, hai bên nhất trí hợp tác thúc đẩy giới thiệu tiềm năng của Campuchia nhằm thu hút doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Ðất nước Chùa Tháp.
Theo trang tin SBM NEWS, trong cuộc gặp đoàn các doanh nghiệp thuộc VCBA, Phó Thủ tướng Campuchia, Phó Chủ tịch thứ nhất CDC Sun Chanthol nhấn mạnh những yếu tố thuận lợi của Campuchia đối với các nhà đầu tư, như môi trường hòa bình, kinh tế ổn định, luật đầu tư thông thoáng... Ông Sun Chanthol cảm ơn các nhà đầu tư đã lựa chọn Campuchia, kỳ vọng các doanh nghiệp tiếp tục mở rộng quy mô đầu tư. Tại cuộc gặp, Chủ tịch VCBA Oknha Leng Rithy cam kết nỗ lực hợp tác với CDC nhằm giới thiệu tiềm năng của Campuchia tới các nhà đầu tư Việt Nam, qua đó thu hút đầu tư vào nhiều lĩnh vực, nhất là nông nghiệp.Báo Phnom Penh Post nhận định, kim ngạch thương mại giữaCampuchia và Việt Namđược dự đoán sẽ tăng trưởng khi đại diện VCBA cam kết thúc đẩy cơ hội đầu tư với các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. Theo Phnom Penh Post, ông Oknha Leng Rithy cho biết, các thành viên của VCBA quan tâm sự phát triển nhanh chóng của Campuchia, nhất là những nỗ lực của chính phủ nước này trong nhiệm kỳ Quốc hội Campuchia khóa VII.Theo trang tin CNC, quyền Chủ tịch CCC Neak Oknha Lim Heng có cuộc gặp và làm việc với đoàn doanh nghiệp thuộc VCBA nhằm thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai bên. CNC nhận định, sự hiện diện của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong các lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, hàng không... cho thấy các nhà đầu tư Việt Nam đang kinh doanh thành công tại Campuchia. Ðể triển khai thực hiện tốt Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước, lãnh đạo CCC đề nghị hai bên cùng trao đổi, thảo luận, hướng tới thành lập Hội đồng Doanh nghiệp Campuchia-Việt Nam nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/gioi-thieu-tiem-nang-cua-campuchia-toi-cac-nha-dau-tu-viet-nam-post799353.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam-Campuchia", "nhà đầu tư", "tiềm năng", "truyền thông" ] }
Lạm phát của Đức vẫn cao hơn mức trung bình ở Eurozone
Theo số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang, giá tiêu dùng ở Đức dù đã giảm nhưng trên thực tế vẫn cao hơn so mức trung bình của toàn bộ Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn số liệu từ Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis) công bố ngày 8/8 cho biết, lạm phát của Đức trong tháng 7/2023 là 6,2%, tương đương so với thống kê sơ bộ được đưa ra vào cuối tháng trước.Tuy nhiên, giá tiêu dùng ở Đức dù đã giảm nhưng trên thực tế vẫn cao hơn so mức trung bình của toàn bộEurozone.Theo Destatis, mặc dù số liệu vừa công bố thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so tháng 6/2023, nhưng giá lương thực cao tiếp tục là yếu tố giữ lạm phát cao hơn mức bình thường. Destatis cho biết, giá các mặt hàng thực phẩm nói chung cao hơn 11% so cùng kỳ năm ngoái, đặc biệt là bánh mỳ, các sản phẩm ngũ cốc và rau củ tăng 16%.Sản phẩm duy nhất trong nhóm các mặt hàng thực phẩm rẻ hơn là dầu ăn và chất béo với mức giảm 12,9%.Vào cùng giai đoạn, chi phí năng lượng tăng 5,7%, trong đó chi phí cho điện đắt hơn 17,6%.Destatis cho rằng, nếu không bao gồm giá lương thực và năng lượng trong số liệu thống kê, lạm phát trong tháng 7/2023 của Đức sẽ ở mức 5,5%.Tuần trước, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết,lạm pháttại 20 quốc gia thuộc khu vực Eurozone đã giảm xuống 5,3% trong tháng 7/2023, giảm gần 1 điểm phần trăm so tháng 5.Phát biểu với hãng tin Reuters, chuyên gia kinh tế Sebastian Dullien từ Viện Chính sách Kinh tế Vĩ mô (IMK) có trụ sở tại Düsseldorf cho rằng, các số liệu cho thấy xu hướng chung là giảm lạm phát. Ông dự báo con số này sẽ giảm nhiều hơn nữa trong tháng 9/2023.Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB)hồi cuối tháng 7đã nâng lãi suất tiền gửi thêm 0,25 điểm phần trăm lên mức cao nhất trong 23 năm là 3,75%. Đây cũng là lần thứ 9 liên tiếp ECB tăng lãi suất trong vòng một năm qua, nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát cao dai dẳng.Tăng lãi suấtđược coi là một công cụ để kiềm chế lạm phát. Dù lạm phát ở khu vực Eurozone đã giảm gần một nửa so mức cao kỷ lục 10,6% vào tháng 10/2022, nhưng giới phân tích cho rằng con số này chưa đủ để ngăn ECB tiếp tục “hành động”.
https://nhandan.vn/lam-phat-cua-duc-van-cao-hon-muc-trung-binh-o-eurozone-post766394.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Eurozone", "Eurostat", "Lãi Suất", "Lạm Phát", "Ngũ Cốc" ] }
Khó khăn bủa vây nền kinh tế Mỹ Latin và Caribe
Nền kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribe trải qua một năm nhiều biến động khó khăn, trong đó mức tăng trưởng thấp sau đại dịch Covid-19 cùng những ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình thế giới là những nguyên nhân chính trong sự ảm đạm ấy.
Những kế hoạch cải cách, thay đổi trong chính sách của các quốc gia trong khu vực được kỳ vọng sẽ giúp bức tranh kinh tế và đời sống người dân trở nên tươi sáng hơn trong năm 2024.Trong báo cáo thường niên do Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) công bố mới đây, cơ quan này dự báo khu vực Mỹ Latin và Caribe sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế thấp, chỉ khoảng 1,9%, trong năm 2024. Theo CEPAL, nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tạo việc làm chậm, sự tồn tại dai dẳng của những công việc phi chính thức và khoảng cách giới, cùng nhiều tác động khác.Thư ký điều hành của CEPAL, José Salazar-Xirinachs dẫn các nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các khu vực đều giảm so với năm 2022. CEPAL dự báo, khu vực Mỹ Latin và Caribe sẽ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn trong năm 2024, cụ thể Nam Mỹ ở mức 1,4%, Trung Mỹ và Mexico đạt mức 2,7%, Caribe là 2,6%. Trong số này, chỉ có nền kinh tế của Guyana nổi lên như một ngoại lệ khi tiếp tục xu hướng tăng vọt như trong vài năm trở lại đây nhờ hoạt động sản xuất dầu mỏ.Những dự báo này phần nào phản ánh sự thiếu năng động của tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu nói chung. Các sự kiện quốc tế trong những năm gần đây, như đại dịch Covid-19 hay cuộc xung đột ở Ukraine đều ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế thế giới. Lạm phát tuy đã có xu hướng giảm nhưng lãi suất ở các nền kinh tế phát triển vẫn không hạ cho nên chi phí tài chính vẫn ở mức cao trong suốt năm 2023. Các chuyên gia nhận định, tình trạng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong vài năm tiếp theo, với tỷ lệ lạm phát trung bình khu vực được dự báo ở mức 3,2% trong năm 2024.Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ Latin và Caribe trong năm 2023 có thể hạ xuống mức 6,3%, tương đương giai đoạn trước đại dịch Covid-19, song có nguy cơ tăng trở lại vào năm 2024 do ảnh hưởng bởi tốc độ tăng trưởng chậm của các nền kinh tế trong khu vực.ILO lo ngại, tình trạng suy giảm kinh tế sẽ khiến sức mua giảm sút, từ đó gia tăng số lượng “người lao động nghèo”, những người có việc làm nhưng vẫn sống trong cảnh nghèo khó, túng thiếu. Theo thống kê, khoảng 32,1% dân số Mỹ Latin và Caribe đang sống trong nghèo đói và 13,1% sống trong tình trạng nghèo cùng cực.Những khó khăn về kinh tế đang bủa vây hầu hết các quốc gia trong khu vực. Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các nước Mỹ Latin phải chi trả khoảng 110 tỷ USD để thanh toán nợ nước ngoài. Áp lực trả nợ nước ngoài gây cản trở tiến trình thực hiện các ưu tiên phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, từ xóa đói, giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, đến nỗ lực giải quyết các vấn đề như ứng phó biến đổi khí hậu, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng hay cải thiện hệ thống y tế và giáo dục.WB cho biết, nợ nước ngoài tại Mỹ Latin hiện tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, khiến chính phủ các nước buộc phải cắt giảm chi tiêu trong các lĩnh vực quan trọng, bao gồm mạng lưới an toàn xã hội và đầu tư công. Tổng nợ công nước ngoài của khu vực này đã tăng từ 445 tỷ USD năm 2010 lên hơn 1.000 tỷ USD trong năm 2022.Trước tình trạng này, CEPAL khuyến nghị, các quốc gia Mỹ Latin và Caribe cần có các kế hoạch cụ thể nhằm tránh bẫy tăng trưởng thấp, như mở rộng quy mô phát triển sản xuất, hướng đến các lĩnh vực chiến lược năng động, thúc đẩy chính sách tạo điều kiện cho đầu tư công và tư nhân, bên cạnh đó cần điều chỉnh khuôn khổ tài chính để tăng cường huy động các nguồn lực.Cơ quan của Liên hợp quốc cũng ủng hộ chính sách của các nước trong khu vực cho phép người dân hòa nhập nhiều hơn và giảm bất bình đẳng, nhất là bất bình đẳng giới. Ngoài ra, CEPAL còn nêu bật sự cần thiết của những cải cách về cấu trúc tài chính và thuế quốc tế để đồng hành cùng các nước Mỹ Latin và Caribe trong việc đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) thông qua huy động các nguồn lực cho khu vực.
https://nhandan.vn/kho-khan-bua-vay-nen-kinh-te-my-latin-va-caribe-post794567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [] }
Công trình biểu tượng cho tình hữu nghị giữa Hà Nội và Vientiane
NDO -Dự án xây dựng Trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân thủ đô Vientiane do Hà Nội tài trợ được hai bên tin tưởng sẽ tiếp tục là dấu ấn và là biểu tượng cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai thủ đô.
Sáng 5/11, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Lào, đồng chí Trần Sỹ Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội dẫn đầu Đoàn đại biểu Thành phố tham dự Lễ khởi công Dự án xây dựng trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân thủ đô Vientiane.Cùng dự có đồng chí Athsaphangthong Siphandone, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đô trưởng thủ đô Vientiane (Lào) và lãnh đạo nhiều sở, ngành liên quan của thủ đô Vientiane.Tiếp nối truyền thống quan hệ hợp tác giữa Hà Nội và Vientiane, nhằm chào mừng “Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam 2022”, trên cơ sở đề nghị của lãnh đạo thủ đô Vientiane, tại Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, Chính quyền thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, Chính quyền thủ đô Vientiane giai đoạn 2022-2025, thủ đô Hà Nội đã chính thức ghi nhận việc hỗ trợ thủ đô Vientiane 3 triệu USD để xây dựng Trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân thủ đô Vientiane.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và Đô trưởng thủ đô Vientiane Athsaphangthong Siphandone tại lễ khởi công. (Ảnh: Trịnh Quốc Dũng)Nhân chuyến thăm Hà Nội đầu tháng 8/2022 của Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Vientiane do đồng chí Anouphap Tounalom, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân dẫn đầu, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Chính quyền thủ đô Vientiane đã thống nhất nội dung và quy trình hỗ trợ chi tiết đối với dự án.Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trên cơ sở hồ sơ dự án do phía Vientiane cung cấp, Ủy ban nhân dân Hà Nội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan phụ trách công tác hỗ trợ, bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy trình đã thống nhất giữa hai bên.Phát biểu tại lễ khởi công dự án, lãnh đạo chính quyền hai thủ đô nhấn mạnh, lễ khởi công chỉ là bước đầu của quá trình xây dựng; đề nghị chính quyền, các cơ quan chuyên môn của hai bên cũng như Đại sứ quán Việt Nam tại Lào phối hợp chặt chẽ, chỉ đạo, quản lý, giám sát quá trình triển khai xây dựng; đề nghị nhà thầu xây dựng triển khai thi công bảo đảm chất lượng, tiến độ, thực hiện đúng các mục tiêu, nhiệm vụ đã được phê duyệt trong dự án.Hai bên tin tưởng dự án xây dựng Trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát nhân dân thủ đô Vientiane sẽ tiếp tục là dấu ấn và là biểu tượng cho quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai thủ đô, phát huy vai trò tích cực đối với sự nghiệp xây dựng phát triển thủ đô Vientiane trong giai đoạn tới, thể hiện tinh thần tương trợ và đồng hành phát triển của Hà Nội và Vientiane.Chiều cùng ngày, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cùng đoàn đại biểu thành phố đến thăm khu vực trưng bày, triển lãm hàng hóa Hà Nội tại Vientiane và dự Tọa đàm kết nối đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội-Vientiane 2022.Đây là chuỗi hoạt động tiếp theo thành công của chương trình triển lãm hàng hóa Vientiane tại Hà Nội và Hội nghị xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội-Vientiane tổ chức tại Hà Nội tháng 8/2022 vừa qua, mở ra hướng đi mới trong hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai thủ đô, phù hợp với nhu cầu thị trường và nguyện vọng của doanh nghiệp hai bên.
https://nhandan.vn/cong-trinh-bieu-tuong-cho-tinh-huu-nghi-giua-ha-noi-va-vientiane-post723376.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hà Nội và Vientiane", "khởi công", "công trình" ] }
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn về căng thẳng leo thang ở Trung Đông
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã nhiều lần cảnh báo nguy cơ căng thẳng quân sự leo thang và tính toán sai lầm kể từ khi xảy ra xung đột giữaphong trào Hamas và Israelsẽ đẩy khu vực này vào “chảo lửa”.
Chiều 5/2, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp khẩn cấp theo đề nghị của Nga, trong bối cảnh chiến sự tạiDải Gazatiếp tục lan rộng ra khắp Trung Đông và có nguy cơ dẫn tới những hậu quả thảm khốc đối với hòa bình và an ninh thế giới.Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách chính trị và kiến tạo hòa bình Rosemary DiCarlo cảnh báo các vụ tấn công gia tăng tại nhiều nơi ởTrung Đôngđang khiến nguy cơ tính toán sai lầm thêm cận kề, đồng thời hối thúc hành động khẩn cấp để hạ nhiệt căng thẳng.Bà Rosemary cho hay Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã nhiều lần cảnh báo nguy cơcăng thẳng quân sự leo thangvà tính toán sai lầm kể từ khi xảy ra xung đột giữa phong trào Hamas và Israel sẽ đẩy khu vực này vào “chảo lửa”.Theo quan chức Liên hợp quốc, các vụ tấn công diễn ra gần như hằng ngày trên khắp Trung Đông, trong đó có khoảng 165 vụ tấn công vào các cơ sở Mỹ ở Syria và Iraq, châm ngòi cho chiến dịch không kích đáp trả của Mỹ nhằm vào hai nước này.Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Zhang Jun tuyên bố lịch sử đã chứng minh rằng sử dụng các biện pháp quân sự sẽ không mang lại bất kỳ giải pháp nào cho những căng thẳng ở Trung Đông.Ông Zhang Jun hối thúc các bên liên quan kiềm chế, tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, chấm dứt các hành động quân sự phi pháp và không để tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát.Theo nhà ngoại giao Trung Quốc, mấu chốt của vấn đề hiện nay là chưa có một lệnh ngừng bắn ở Gaza, nhấn mạnh mọi quốc gia cần phải cam kết theo đuổi mục tiêu chung là đảm bảo ổn định khu vực.Về phần mình, Đại sứ, Trưởng phái đoàn thường trực Vương quốc Anh tại Liên hợp quốc Barbara Woodward tuyên bố Anh “hoàn toàn ủng hộ” mọi nỗ lực nhằm bảo đảm và duy trì hòa bình-an ninh quốc tế, trong đó có hòa bình và an ninh ở Iraq, Syria.
https://nhandan.vn/hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc-hop-khan-ve-cang-thang-leo-thang-o-trung-dong-post795471.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", "họp khẩn", "căng thẳng ở Trung Đông" ] }
Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết
Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới,Tổng thống Nga Vladimir Putinđã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ đưa đất nước phát triển ổn định trong giai đoạn mới.
Tổng thống Putin tiếp tục đảm nhiệm cương vị người đứng đầu Nhà nước Nga sau khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8, diễn ra hồi tháng 3 vừa qua. Tại cuộc bầu cử này, ông Putin đã chiến thắng áp đảo ngay từ vòng đầu tiên, nhận được hơn 87% số phiếu ủng hộ.Theo giới phân tích, đông đảo cử tri Nga đặt kỳ vọng lớn vào nhà lãnh đạo mạnh mẽ, quyết đoán, kiên định. Trong bối cảnh nước Nga đối mặt các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan cuộc xung đột tại Ukraine đã bước sang năm thứ ba, người dân Nga tiếp tục đặt niềm tin vào Tổng thống Putin, mong muốn ông sẽ dẫn dắt đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, bảo vệ an ninh quốc gia trước những mối đe dọa từ bên ngoài.Phát biểu khi tuyên thệ nhậm chức,Tổng thống Putinnhấn mạnh về niềm vinh dự và trách nhiệm trên cương vị người lãnh đạo đất nước và khẳng định số phận của nước Nga sẽ do chính người Nga định đoạt, vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và tương lai. Ông Putin nhấn mạnh, việc bảo tồn các giá trị dân tộc và truyền thống lâu đời là ưu tiên hàng đầu, đồng thời nêu rõ, hệ thống chính trị của Liên bang Nga phải ổn định và bảo đảm duy trì sự phát triển của đất nước trong nhiều thập niên tới. Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh an toàn của người dân Nga là trên hết và Nga sẽ vượt qua giai đoạn quan trọng khó khăn này.Về chính sách đối ngoại, Tổng thống Putin tuyên bố nước Nga đang và sẽ mở cửa với các quốc gia đối tác, không từ chối đối thoại với các nước phương Tây. Theo ông, trong một thế giới phức tạp, nước Nga cần “tự chủ và cạnh tranh” và hệ thống của nước Nga phải linh hoạt. Nga sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để hình thành trật tự thế giới đa cực.Nhà lãnh đạo Nga đứng trước một nhiệm kỳ 6 năm tới với bộn bề công việc để có thể thực thi các mục tiêu vì một nước Nga vững mạnh trước sóng gió đến từ bên ngoài. Ðạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng là 3,6% trong năm 2023, song nền kinh tế Nga vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro do hàng loạt các biện pháp trừng phạt.Ngoài những vấn đề phát triển kinh tế, người dân Nga rất quan tâm và hy vọng chính phủ sẽ tìm ra cách thức để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.Theo các chuyên gia, ngoài những vấn đề phát triển kinh tế, người dân Nga rất quan tâm và hy vọng chính phủ sẽ tìm ra cách thức để đạt được tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Ðây là hai lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào quan hệ quốc tế và việc tạo được “cú hích” về phát triển khoa học và công nghệ sẽ giúp nước Nga tiến những bước dài hơn trên con đường phát triển.Tổng thống Putin đã công bố một loạt các dự án trong nước với các cải cách về giáo dục, phúc lợi và chống đói nghèo, với mục tiêu đưa nền kinh tế Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Ðó là lộ trình phát triển nhất quán của nước Nga. Nhà lãnh đạo Nga khẳng định: “Chúng ta là một dân tộc đoàn kết và vĩ đại, cùng nhau chúng ta sẽ vượt qua mọi trở ngại và hiện thực hóa mọi kế hoạch”.Các mục tiêu chính trong sắc lệnh của Tổng thống là hỗ trợ gia đình, tạo môi trường sống an toàn và tiện nghi; phát triển tiềm năng con người; môi trường sinh thái tốt đẹp, dẫn đầu về công nghệ, chuyển đổi số trong lĩnh vực quản lý nhà nước và đô thị, cũng như phát triển kinh tế và xã hội.Một số chỉ tiêu cụ thể trong việc thực hiện các mục tiêu đó gồm có tăng hệ số sinh lên 1,6 vào năm 2030 và 1,8 vào năm 2036, tăng tuổi thọ trung bình lên 78 tuổi vào năm 2030 và 81 tuổi vào năm 2036. Tổng thống Nga cũng đặt nhiệm vụ hạ tỷ lệ nghèo xuống dưới 7% vào năm 2030 và dưới 5% vào năm 2036, trong đó tỷ lệ nghèo của gia đình đông con sẽ phải hạ xuống 12% vào năm 2030 và 8% vào năm 2036. Tổng thống cũng chỉ thị bảo đảm tăng lương lao động tối thiểu gấp hai lần của mức năm 2023 vào năm 2030, hay ít nhất lên 35.000 ruble/tháng (gần 400 USD/tháng).Trong mục tiêu “Lãnh đạo công nghệ”, Tổng thống Putin đặt mục tiêu đến năm 2030 Nga lọt vào tốp 10 nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu và phát triển. Ðến năm 2030, ít nhất 70% số các dự án trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, sáng tạo dân gian có tài trợ của nhà nước thúc đẩy và bảo vệ các giá trị tinh thần, đạo đức truyền thống; tỷ lệ này tăng lên 80% vào năm 2036. Vào năm 2030, ít nhất 80% số các cơ quan kinh tế then chốt sẽ sử dụng phần mềm cơ bản và ứng dụng của Nga trong các hệ thống hỗ trợ các quy trình quản lý và sản xuất...Tổng thống Putin đã đi qua hành trình dài trên cương vị lãnh đạo quốc gia, chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nước Nga trong suốt chặng đường vừa qua. Ông tuyên bố sẽ làm mọi việc trong khả năng để đáp lại sự tin tưởng của cử tri, nhưng nhấn mạnh rằng, kết quả của nhiệm kỳ 6 năm tới phụ thuộc vào sự đoàn kết dân tộc. Dựa vào cội nguồn sức mạnh là nhân dân, Tổng thống Putin được người Nga tin tưởng trao sứ mệnh tiếp tục phát huy nội lực, giữ vững ổn định và xây dựng đất nước ngày càng phát triển vững mạnh.
https://nhandan.vn/niem-tin-vung-chac-vao-suc-manh-doan-ket-post808487.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Liên bang Nga", "Vladimir Putin", "Tổng thống" ] }
Nhiều nước kêu gọi thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Palestine
Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan, nêu rõ chỉ có cam kết thực sự đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung độtPalestine-Israelmới có thể ngăn chặn tái diễn xung đột ở Gaza.
Tại phiên khai mạc cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ngày 28/4 tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, các đại biểu tham dự sự kiện đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy thực hiện giải pháp hai nhà nước, coi đây là con đường duy nhất chấm dứtxung đột ở Dải Gaza.Phát biểu tại cuộc họp, Ngoại trưởng Saudi Arabia, Hoàng tử Faisal bin Farhan nêu rõ chỉ có cam kết thực sự đối với giải pháp hai nhà nước cho cuộcxung đột Palestine-Israelmới có thể ngăn chặn tái diễn xung đột ở Gaza.Ông Faisal nói thêm: "Chúng tôi, các quốc gia trong khu vực, sẽ không chỉ tập trung vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng hiện tại, mà còn xem xét cách thức chúng tôi có thể giải quyết vấn đề lớn hơn trong bối cảnh Gaza. Đó là một cam kết thực sự đối với giải pháp hai nhà nước, tức là một con đường đáng tin cậy và không thể đảo ngược để hướng tới một nhà nước Palestine độc lập".Ngoại trưởng Saudi Arabia cho rằng, việc hỗ trợ thực hiện giải pháp hai nhà nước phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế, đặc biệt là những quốc gia có ảnh hưởng lớn nhất và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.Ông Faisal cũng lưu ý rằng cộng đồng quốc tế đã thất bại ở Gaza, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi thành lập một nhà nước Palestine độc lập.Theo ông, tình hình ở Gaza rõ ràng là một thảm họa xét về vấn đề nhân đạo và là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống chính trị hiện nay trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở vùng đất này.Ông Faisal cho hay, Saudi Arabia sẽ làm mọi thứ có thể để thúc đẩy giải pháp hai nhà nước, đồng thời bày tỏ hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ làm điều đúng đắn và biến khái niệm này thành hiện thực.Trong khi đó, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry nhấn mạnh sự cấp thiết phải đạt được lệnh ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài ở Gaza, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế thúc đẩy các bước đi cụ thể nhằm thực hiện giải pháp hai nhà nước.Về phần mình, Ngoại trưởng Sri Lanka Ali Sabry nhắc lại lời kêu gọi của người đồng cấp Saudi Arabia, cho rằng cuộc xung đột Israel-Palestine sẽ không được giải quyết cho đến khi giải pháp hai nhà nước được thực hiện.Ông Sabry nói: "Tôi luôn ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Israel-Palestine, vì đây là vấn đề cơ bản".Cũng tại sự kiện, Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Mohammed Al-Jadaan cho rằng các mối đe dọa địa chính trị như xung đột ở Gaza và Ukraine gây ra rủi ro lớn nhất cho nền kinh tế toàn cầu.Ông Al-Jadaan cảnh báo những tác động dây chuyền của các cuộc xung đột đang "ảnh hưởng trực tiếp đến các nền kinh tế".Theo ông, các mối đe dọa địa chính trị đang gia tăng hiện nay có thể là rủi ro số một đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung.Trong những năm gần đây, Saudi Arabia đã có những nỗ lực đáng kể nhằm giảm bớt căng thẳng ở Trung Đông và đây là chiến lược cụ thể của Riyadh.Trong phiên họp đầu tiên, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tăng cường an ninh và tăng trưởng toàn cầu.Cuộc họp đặc biệt của WEF về hợp tác toàn cầu, tăng trưởng và năng lượng cho phát triển, diễn ra tại Riyadh trong 2 ngày 28-29/4, được kỳ vọng sẽ giải quyết những thách thức toàn cầu, trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với những căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng.Sự kiện quy tụ hơn 700 đại biểu đến từ 92 quốc gia trên thế giới, bao gồm các nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu các chính phủ, các ngoại trưởng, đại diện của các tổ chức quốc tế, các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp.Với 3 chủ đề chính là thúc đẩy hành động về năng lượng cho phát triển, hiệp ước tăng trưởng toàn diện và khôi phục hợp tác toàn cầu, cuộc họp đặc biệt của WEF nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách Bắc-Nam ngày càng gia tăng về các vấn đề như chính sách kinh tế mới nổi, chuyển đổi năng lượng và các cú cốc địa chính trị.
https://nhandan.vn/nhieu-nuoc-keu-goi-thuc-day-giai-phap-hai-nha-nuoc-cho-van-de-palestine-post807080.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Palestine-Israel", "xung đột", "Gaza", "Diễn đàn Kinh tế Thế giới" ] }
Việt Nam và Australia chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện
NDO -Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đãthăm chính thức Australiatừ ngày 7 đến 9/3.
Sáng 7/3 (giờ địa phương), sau lễ đón chính thức trọng thể tại Nhà Quốc hội, thủ đô Canberra với nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm sâu rộng với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Anthony Albanese hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lần đầu tiên thăm chính thức Australia; đánh giá chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng, ghi dấu mốc mới trong quan hệ hai nước sau hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao; đánh giá cao sự đóng góp tích cực của đoàn Việt Nam vào thành công chung của Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia tổ chức tại Melbourne ngày 5 và 6/3 vừa qua; nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp về chuyến thăm chính thức Việt Nam cũng như cuộc hội đàm với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tháng 6/2023.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại cuộc hội đàm.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo chủ chốt tới Thủ tướng Anthony Albanese; cảm ơn sự đón tiếp trọng thị và chu đáo của Chính phủ, nhân dân Australia và cá nhân Thủ tướng Anthony Albanese dành cho Đoàn; chúc mừng Australia đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Australia.Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Công đảng và Thủ tướng Anthony Albanese, Australia sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu to lớn, ngày càng khẳng định vai trò và vị thế ở khu vực và quốc tế.Trên tinh thần chân thành, tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị và Đối tác chiến lược hai nước và nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện; thống nhất cùng phối hợp chặt chẽ để thực hiện 6 phương hướng lớn nhằm đưa hợp tác trên các lĩnh vực đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất hơn, cụ thể là:Tin cậy chính trị, ngoại giao cao hơn, chiến lược hơn. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao; duy trì các cơ chế hợp tác song phương; triển khai hiệu quả các văn kiện ký kết và chuẩn bị xây dựng Chương trình Hành động cho giai đoạn 2024-2028; đẩy mạnh giao lưu nhân dân, tạo điều kiện cho các hội đoàn hữu nghị hai nước tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, từ thiện; tăng cường hợp tác thiết thực giữa các địa phương; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực bình đẳng giới và bảo vệ quyền cho các nhóm dễ bị tổn thương…Thủ tướng Australia Anthony Albanese cùng các đại biểu tại cuộc hội đàm.Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư bao trùm, thực chất, hiệu quả hơn, tận dụng các tiềm năng của của hai nền kinh tế có tính bổ trợ cao. Theo đó, hai bên nhất trí tạo thuận lợi cho việc mở cửa thị trường đối với các mặt hàng nông sản của nhau, hướng tới mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng cho hai nước. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Australia tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh, đầu tư tại Australia; hoan nghênh các doanh nghiệp Australia đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các dự án chất lượng cao, công nghệ hiện đại, là thế mạnh của Australia.Thúc đẩy hợp tác khoa-học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh mạnh mẽ hơn. Theo đó, hai bên nhất trí triển hiệu quả Bản Ghi nhớ trong lĩnh vực khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo; Australia hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam; kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ Australia hợp tác với các trung tâm đổi mới sáng tạo, công viên phần mềm, sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam.Hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn diện, sâu sắc hơn. Theo đó, hai bên nhất trí tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa; thúc đẩy hợp tác giáo dục nghề, tăng số lượng học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Australia; mở thêm chi nhánh các trường đại học lớn của Australia tại Việt Nam. Thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất hydrogen xanh tại Việt Nam; hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, hỗ trợ Việt Nam đạt mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc hội đàm.Giao lưu nhân dân, kết nối giữa các thế hệ rộng mở và chân thành hơn. Theo đó, ngoài các hợp tác tốt đẹp hiện nay, hai bên nhất trí thúc đẩy ký kết một thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực du lịch, phấn đấu đưa hai nước lọt vào nhóm các thị trường du lịch hàng đầu của nhau; sớm triển khai Bản Ghi nhớ giữa hai Chính phủ về việc hỗ trợ công dân Việt Nam làm việc trong ngành nông nghiệp Australia. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Chính phủ Australia tiếp tục tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt tại Australia sinh sống, lao động, học tập, thành lập các hội đoàn….Hiểu biết, thông cảm và chia sẻ nhiều hơn về hợp tác an ninh quốc phòng. Theo đó, hai bên nhất trí triển khai hiệu quả Thỏa thuận Đối tác Gìn giữ Hòa bình; tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm giữa các quân, binh chủng, khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng dữ liệu quốc gia…Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai bên nhất trí tiếp tục ủng hộ lẫn nhau và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, nhất là Liên hợp quốc, ASEAN và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quan điểm của Australia về ủng hộ thượng tôn pháp luật quốc tế ở khu vực và giải quyết tranh chấp tại Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anthony Albanese trao đổi Tuyến bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia.Sau hội đàm, hai Thủ tướng đã trao Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia và chứng kiến lễ trao 11 văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; gìn giữ hòa bình; bảo vệ người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, đầu tư; khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo; tài chính; ngân hàng; nghiên cứu khoa học để phát triển nông, lâm, thủy sản; lao động; tài nguyên môi trường; và năng lượng, khoáng sản.Chủ đề: Xung lực mới cho quan hệ ASEAN-Australia và hợp tác giữa Việt Nam với Australia, New ZealandNền tảng tin cậy, chân thành, tạo đột phá hướng tới tương laiTầm vóc mới của quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam với các đối tác Nam Thái Bình DươngThủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng New Zealand
https://nhandan.vn/viet-nam-va-australia-chinh-thuc-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-post798982.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Việt Nam", "Australia", "Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Cụ ông người Anh 111 tuổi được công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới
NDO -Ở tuổi 111 và 224 ngày, cụ ông John Alfred Tinniswood đến từ Anh vừa được tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là Người đàn ông sống thọ nhất thế giới.
Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới đã đưa ra thông báo nói trên hôm 5/4, chỉ 2 ngày sau khi cụ ông 114 tuổi người Venezuela,Juan Vicente Pérez, người nắm giữ kỷ lục này trước đây, qua đời chỉ 1 tháng trước sinh nhật lần thứ 115 của cụ.Tổ chức này cho biết, kỷ lục của cụ Tinniswood đã được đánh giá bởi các chuyên gia của tổ chức này và Nhóm Nghiên cứu lão khoa, cơ quan lập danh mục những người “siêu trăm tuổi” được xác nhận trên thế giới.Tin liên quanCụ ông cao tuổi nhất thế giới qua đờiTrong cuộc phỏng vấn với Guinness khi được trao chứng nhận, cụ Tinniswood chia sẻ bí quyết sống lâu của mình chỉ đơn giản là “may mắn”, và không có bí quyết đặc biệt nào trong chế độ ăn uống của ông.Sinh năm 1912, cùng năm tàu Titanic chìm, cụ ông từng làm trong ngành kế toán, bưu điện và đã nghỉ hưu được hơn nửa thế kỷ cho biết, món ăn yêu thích của ông là cá và khoai tây chiên vào thứ sáu hàng tuần. Ông cũng không hút thuốc và hiếm khi uống rượu.Ngoài ra, cụ Tinniswood cũng đưa ra lời khuyên về sự điều độ trong cuộc sống: “Nếu bạn uống quá nhiều, ăn quá nhiều hoặc đi bộ quá nhiều hay làm quá nhiều bất cứ điều gì, cuối cùng cũng vẫn mang lại những tác hại”.Cụ Tinniswood được trao danh hiệu cụ ông cao tuổi nhất thế giới sau khi có thông báo về tin cụ Juan Vicente Pérez, người từng giữ danh hiệu này trước đó, đã qua đời ở tuổi 144 hồi đầu tuần. (Nguồn: Kỷ lục Guinness thế giới/Reuters)Sinh ra ở thành phố cảng Liverpool, tây bắc nước Anh vào ngày 26/8/1912, cụ Tinniswood đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, cũng như đại dịch cúm ở châu Âu năm 1918 và cả đại dịch Covid-19. Theo kỷ lục Guinness, cụ cũng giữ kỷ lục là nam cựu chiến binh Thế chiến thứ 2 sống lâu nhất trên thế giới.Ngoài ra, cụ còn là một người hâm mộ nhiệt thành của câu lạc bộ bóng đá Liverpool và đã trải qua tất cả 19 chức vô địch giải đấu hàng đầu nước Anh của đội bóng, cũng như chứng kiến cả 8 lần giành cúp FA của “Quỷ đỏ vùng Merseyside”.Cụ Tinniswood hiện đang sống tại một viện dưỡng lão ở thị trấn ven biển Southport. Người quản lý viện dưỡng lão Katie Howard cho biết, cụ Tinniswood thích đọc báo và nghe đài và là một người “tuyệt vời với rất nhiều câu chuyện để kể”.Đến nay, người đàn ông cao tuổi nhất thế giới từng là cụ ông ngườiNhật Bản, Jiroemon Kimura, sống thọ tới 116 tuổi 54 ngày. Trong khi người phụ nữ cao tuổi nhất và người sống lâu nhất đến nay là cụ bà Maria Branyas Morera, 117 tuổi, sống ở Tây Ban Nha.
https://nhandan.vn/cu-ong-nguoi-anh-111-tuoi-duoc-cong-nhan-la-nguoi-dan-ong-song-tho-nhat-the-gioi-post803527.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Guinness", "Cảng Liverpool", "Cụ ông", "Cao tuổi", "Kỷ lục", "Anh", "người cao tuổi" ] }
Rơi trực thăng tại Cộng hòa Altai của Nga, 6 người thiệt mạng
Trực thăngMi-8 của công ty Altai Avia đã rơi sau khi đâm vào đường dây điện và bốc cháy tại thời điểm đang hạ cánh xuống làng Tyungur thuộc huyện Ust-Koksinsky ở Cộng hòa Altai.
Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn tin y tế cho biết 6 người đã thiệt mạng trong ngày 27/7 khi một trực thăng gặp nạn tại Cộng hòa Altai, trực thuộcLiên bang Nga.Theo nguồn tin trên, trực thăng Mi-8 của công ty Altai Avia đã rơi sau khi đâm vào đường dây điện và bốc cháy tại thời điểm đang hạ cánh xuống làng Tyungur thuộc huyện Ust-Koksinsky ở Cộng hòa Altai.Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsiya) cho biết trên trực thăng có 12 hành khách và 3 thành viên phi hành đoàn.Theo thông tin sơ bộ, 6 người trong số này đã thiệt mạng và ít nhất 7 người bị thương. Trong các trường hợp bị thương, có 3 người hiện đang nguy kịch.Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga đã xác nhận thông tin về vụ tai nạn trên, đồng thời cho biết lực lượng cứu hỏa đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn.Hiện giới chức trách đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ việc./.Tin liên quanVụ rơi máy bay trực thăng ở Nepal: Toàn bộ hành khách và phi công thiệt mạng
https://nhandan.vn/roi-truc-thang-tai-cong-hoa-altai-cua-nga-6-nguoi-thiet-mang-post764475.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Cộng hòa Altai", "MI-8", "Máy bay trực thăng", "Thiệt mạng", "Liên bang Nga", "Phi hành đoàn" ] }
Thách thức trên “ghế nóng G7”
Hỗ trợ phát triển ở châu Phi và kiểm soát rủi ro từtrí tuệ nhân tạo (AI)là những ưu tiên chính được bàn luận tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), dự kiến diễn ra vào tháng 6/2024. Việc đảm nhận chức Chủ tịch G7 năm nay là một trọng trách nặng nề với Italia, trong bối cảnh thế giới đối mặt nhiều thách thức mới nổi và phức tạp.
Italia chính thức đảm nhận chức Chủ tịch G7 từ ngày 1/1/2024. Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Thủ tướng Italia Giorgia Meloni nhấn mạnh, công nghệ AI sẽ là chủ đề chính được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra vào tháng 6 tới ở miền nam Italia.Trước đó, bà Meloni từng bày tỏ quan ngại vềtác động của AIđối với thị trường lao động, cho thấy sự quan tâm của nước chủ tịch G7 đối với công nghệ tiên tiến mới nổi này.Việc hỗ trợ phát triển cho châu Phi cũng sẽ là ưu tiên của G7, bởi đây là nhân tố giúp ngăn chặn từ gốc rễ làn sóng di cư đến châu Âu, vốn gây áp lực lớn với Italia và buộc nước này phải tìm kiếm sự trợ giúp từ Liên hợp quốc.Thủ tướng Italia Giorgia Meloni tại cuộc họp báo ngày 4/1.Tiếp quản “ghế nóng G7” từ Nhật Bản, Italia đối mặt một phép thử về năng lực dẫn dắt trong bối cảnh thế giới chao đảo bởi hàng loạt thách thức cũ và mới đan xen, như triển vọng phục hồi kinh tế bấp bênh, dịch bệnh, thảm họa khí hậu, các cuộc xung đột ở Ukraine, Trung Đông...Đặc biệt, với mức độ phủ sóng nhanh chóng và tính năng vượt trội, công nghệ AI siêu thông minh nổi lên là thách thức của thời đại, với rủi ro khôn lường nếu không được kiểm soát chặt chẽ.Hiệp hội ngành thủ công và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italia cảnh báo, khoảng 8,4 triệu lao động nước này có nguy cơ gặp rủi ro do việc sử dụng AI.Thời gian qua, G7 nỗ lực giám sát việc phát triển và ứng dụng AI. Cuối năm 2023, G7 đã thống nhất về Bộ Quy tắc ứng xử gồm 11 điểm dành cho các công ty phát triển AI, hướng dẫn quản lý những hệ thống AI tiên tiến nhất và hệ thống AI tạo sinh.Bộ quy tắc đưa ra các khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự an toàn, bảo mật và phát triển AI một cách đáng tin cậy trên toàn thế giới. Giới chuyên gia ước tính, đến năm 2028, giá trị thị trường AI có thể đạt 1.000 tỷ USD.Những bước đi hiện tại của các chính phủ và tổ chức, trong đó có G7, là những bước đi đúng hướng, góp phần đẩy nhanh nỗ lực quản trị AI toàn cầu.Về trọng tâm nữa trong chương trình nghị sự của G7 là hỗ trợ phát triển cho châu Phi, Italia khẳng định, điều quan trọng là hỗ trợ châu Phi phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân, từ đó giúp hạ nhiệt làn sóng di cư.Theo Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), các chính phủ, nhà tài trợ và tổ chức nhân đạo cần chuẩn bị đáp ứng nhu cầu hỗ trợ lương thực cao ở Zimbabwe, Malawi, Mozambique và Madagascar trong suốt năm 2024, do hiện tượng El Nino đe dọa nghiêm trọng ngành nông nghiệp khu vực.Đói nghèo, bạo lực, thiên tai làm bùng nổ làn sóng di cư mới.Theo Cơ quan Biên giới châu Âu (Frontex), từ tháng 1 đến 11/2023, có tới 355.300 người di cư trái phép đã đến Liên minh châu Âu (EU), tăng 17% so với mức cùng kỳ năm 2022 và là con số cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2016.Vấn đề di cư luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách an ninh châu Âu trong khoảng một thập niên qua, nhưng đến nay chưa thể giải quyết được do tầm nhìn khác nhau của các quốc gia trong việc kiểm soát làn sóng di cư.Trong khi đó, xung đột Israel-Hamas đã phủ bóng lên chương trình nghị sự toàn cầu, trong đó có G7. Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao G7 (tháng 11/2023) kêu gọi các bên thúc đẩy hoạt động nhân đạo, bảo vệ dân thường, tuân thủ luật pháp quốc tế.Tuy nhiên, G7 chưa đưa ra lập trường rõ ràng, mạnh mẽ và quyết liệt về cuộc xung đột, do các thành viên có mối quan tâm cũng như lợi ích kinh tế và chính trị khác nhau. Vấn đề xung đột tại Trung Đông tiếp tục nằm trong chương trình nghị sự G7 năm 2024.Bài toán khó của G7 tiếp tục là phối hợp hành động để thực thi vai trò “đầu tàu” thế giới. Một năm dẫn dắt G7 sẽ là phép thử đối ngoại lớn, cũng là cơ hội để Italia khẳng định bản lĩnh tại diễn đàn có tầm ảnh hưởng toàn cầu.
https://nhandan.vn/thach-thuc-tren-ghe-nong-g7-post790971.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "G7", "trí tuệ nhân tạo", "Hội nghị thượng đỉnh", "Italia" ] }
Australia ứng phó cháy rừng nghiêm trọng ở bang Victoria
NDO -Ngày 25/2, Thủ tướng Australia Anthony Albanese cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết để giúp bang Victoria ứng phó cháy rừng nghiêm trọng đang diễn ra tại đây nhiều ngày qua.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh bang tập trung đông đúc dân cư tạiAustraliađang trong tình trạng khẩn cấp về cháy rừng vốn kéo dài nhiều ngày qua, khiến nhiều ngôi nhà bị thiêu rụi và thiệt hại về gia súc.Chính quyền địa phương cũng đã phát cảnh báo, nhiệt độ cao có thể làm bùng phát thêm các đám cháy rừng trong tuần vừa qua.“Chúng tôi sẽ cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào nếu được yêu cầu từ Victoria”, Thủ tướng Albanese nói với các phóng viên trong buổi họp báo ở thành phố Frankston, bang Victoria.Theo ông Albanese, đây là lời nhắc nhở phải cảnh giác để tiếp tục các nỗ lực và hành động ứng phó với mối đe dọa liên quan biến đổi khí hậu.Tình trạng khẩn cấp vềcháy rừngở Victoria đã buộc hơn 2.000 người phải rời các thị trấn phía tây để sơ tán tới thành phố Ballarat, cách Melbourne - thành phố thủ phủ của bang 95km về phía tây.Tin liên quanNắng nóng cực đoan làm gia tăng nguy cơ cháy rừng ở AustraliaAustralia đang chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng thời tiếtEl Nino, thường gắn liền với các dạng thời tiết cực đoan như cháy rừng, lốc xoáy và hạn hán.Theo cơ quan ứng phó khẩn cấp của bang Victoria, hơn 15 vụ cháy rừng đã bùng phát ở bang này chỉ trong ngày chủ nhật, trong đó có một số vụ cháy nghiêm trọng được xếp ở mức độ nguy hiểm cao thứ 2 xảy ra ở gần một số thị trấn vùng sâu của bang này.Các cơ quan chức năng địa phương cũng thông tin về những lo ngại liên quan thời tiết trong tuần qua, đặc biệt trong 2 ngày từ thứ tư đến thứ năm khi dự báo nhiệt độ cao có thể làm bùng phát thêm các đám cháy.Hiện khoảng 1.000 lính cứu hỏa được hỗ trợ bởi hơn 50 máy bay vẫn đang nỗ lực dập lửa ngay từ khi các đám cháy bùng phát tại bang này.Hai mùa cháy rừng vừa qua ở Australia đã dịu đi đáng kể so với “Mùa hè đen” trong giai đoạn 2019-2020, khi cháy rừng đã tàn phá một khu vực rộng lớn ở nước này, cướp đi sinh mạng của 33 người cùng ước tính khoảng 3 tỷ động vật.
https://nhandan.vn/australia-ung-pho-chay-rung-nghiem-trong-o-bang-victoria-post797516.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Bang Victoria", "Cháy rừng", "Tình trạng khẩn cấp", "El Nino", "Australia" ] }
Lễ hội tiễn mùa đông ở xứ Bạch Dương
Mùa xuân là mùa của những lễ hội đầu năm, nơi gửi gắm mong ước của người làm nông về một vụ mùa mới với mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu. Tại Nga, cứ đến cuối tháng 2, đầu tháng 3 hằng năm, người dân lại háo hức chuẩn bị cho một trong những dịp lễ quan trọng nhất trong năm, đó là Tuần lễ Maslenitsa.
Theo RIA Novosti, Maslenitsa hay Lễ tiễn đưa mùa đông là ngày lễ dân gian lâu đời của Nga. Ban đầu, Maslenitsa là ngày lễ riêng của người vô thần dành để tôn vinh thần Mặt trời Yarila hay thần gia súc Veles. Thời xưa, các lễ hội thường được tổ chức vào những thời điểm giao mùa, thể hiện nhận thức của người dân về những thay đổi của tiết trời trong năm. Maslenitsa cũng là một trong số đó. Ngày này, người Nga trên khắp cả nước lại vui mừng tổ chức các hoạt động vui chơi, rộn ràng tiễn mùa đông lạnh giá và chào đón mùa xuân ấm áp với ngập tràn hy vọng, vì vậy mà lễ hội luôn có sự hiện diện của lửa. Người dân nhóm những đống lửa, đốt bánh xe lửa và hình nộm rơm. Âm thanh và ánh sáng của lửa tượng trưng cho ánh sáng mặt trời sẽ ngự trị, xoa tan giá lạnh, băng tuyết của mùa đông.Bánh blin, món ăn đặc trưng của người Nga và được xem là “linh hồn” trong nghi lễ tiễn đưa mùa đông. Món bánh có hình tròn và mầu sắc ấm áp, tượng trưng cho mặt trời. Không chỉ dùng làm lễ vật để dâng lên thần linh và cầu nguyện cho mùa màng no đủ, sức khỏe và hạnh phúc, bánh blin còn là món ăn phổ biến nhất suốt một tuần của lễ hội.Tuần lễ Maslenitsa kéo dài từ thứ hai đến chủ nhật. Mỗi ngày trong tuần đều có tên gọi riêng và chứa đựng ý nghĩa sâu sắc với những nghi lễ bắt buộc. Thứ hai là ngày gặp gỡ nên khi chuẩn bị xong các trò giải trí, người dân đến chơi nhà nhau, làm những chiếc bánh blin đầu tiên của Tuần lễ Maslenitsa. Theo tục lệ, chiếc bánh đầu tiên được dành cho những người nghèo để tưởng nhớ linh hồn những người đã khuất.Thứ ba là ngày mai mối. Ở các vùng nông thôn, người Nga thường tổ chức sắp đặt hôn lễ cho cô dâu. Thứ tư là ngày của mẹ vợ. Vào ngày này, mẹ vợ sẽ làm bánh blin để thiết đãi con rể. Bữa tiệc càng đầy đủ thì chứng tỏ mẹ vợ càng ưu ái con rể. Thứ năm là ngày vui chơi với những bài hát, điệu múa và các trò chơi như nhảy vòng, hát, trượt tuyết từ trên đồi, nhảy qua đống lửa... và đặc biệt là trò chơi đánh chiếm thành phố tuyết. Trẻ em và người lớn xây một pháo đài tuyết rồi chia thành hai đội gồm bộ binh và kỵ binh. Bộ binh bảo vệ pháo đài, trong khi kỵ binh phải cố gắng phá hủy nó. Thứ sáu là ngày của mẹ chồng. Mẹ của cô dâu sẽ đến thăm nhà chú rể và mẹ chồng sẽ thết đãi thông gia bằng những món ăn đặc trưng trong Tuần lễ Maslenitsa. Mẹ vợ không đi một mình mà đi cùng một người bạn gái để có thể khoe con rể với họ.Thứ bảy là ngày tụ họp chị dâu, em chồng. Cô dâu trẻ mời họ hàng nhà chồng, trước hết là chị dâu đến thăm nhà. Chủ nhật là ngày tiễn đưa. Người dân bắt đầu chuẩn bị cho Mùa chay lớn và tưởng nhớ những người đã khuất. Đồ ăn thức uống phải được sử dụng hết, những gì còn sót lại phải mang đi đốt. Lễ tiễn mùa đông khép lại với việc người dân long trọng đốt hình nộm người rơm Maslenitsa và phần tro được rải trên các cánh đồng để cầu mong vụ mùa năm tới sẽ bội thu.Đốt hình nộm người rơm Maslenitsa. Ảnh: MOSCOWTOURSTổ chức Tuần lễ Maslenitsa với nhiều nghi thức độc đáo, người Nga gửi gắm hy vọng về một cuộc sống bình an, hạnh phúc và ấm no. Cũng giống như ở Việt Nam, dù cuộc sống hiện đại có nhiều đổi thay, nhưng những giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống luôn có sức sống mãnh liệt trong lòng mỗi người dân Nga.
https://nhandan.vn/le-hoi-tien-mua-dong-o-xu-bach-duong-post636648.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [] }
Thủ tướng Hàn Quốc kêu gọi các bác sĩ hủy kế hoạch đình công
Thủ tướng Han Duck-soo nhấn mạnh rằng ngay cả khi các bệnh nhân đang kêu gọi các y bác sĩ dừng cuộcđình công tập thể, các nhân viên ngành y vẫn không thay đổi quyết định của họ.
Theo hãng tin Yonhap, ngày 16/6, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo kêu gọi các bác sĩ hủy bỏ kế hoạch đình công trong tuần này do đây là một diễn biến có thể làm leo thang tình trạng bế tắc kéo dài hằng tháng giữa chính phủ và cộng đồng y tế.Phát biểu trong một cuộc họp của chính phủ, Thủ tướng Han Duck-soo nhấn mạnh rằng ngay cả khi các bệnh nhân đang kêu gọi các y bác sĩ dừng cuộc đình công tập thể, các nhân viên ngành y vẫn không thay đổi quyết định của họ.Đây là điều để lại vết sẹo sâu sắc cho toàn xã hội Hàn Quốc và hủy hoại niềm tin được xây dựng qua nhiều thập kỷ giữa bác sĩ với bệnh nhân.Thủ tướng Han Duck-soo nhắc lại rằng chính phủ sẽ không xử phạt các bác sĩ thực tập quay trở lại làm việc ngay bây giờ và vẫn sẵn sàng tham gia đối thoại với cộng đồng nhân viên ngành y dưới mọi hình thức.Tuy nhiên, rất khó để chấp nhận yêu cầu của cộng đồng này về việc bãi bỏ hoàn toàn biện pháp tăng chỉ tiêu tuyển sinh ngành y, vốn được thực hiện phù hợp Hiến pháp và pháp luật.Những tuyên bố trên được Thủ tướng Han Duck-soo đưa ra khi các giáo sư y khoa tại Đại học Quốc gia Seoul và các bệnh viện trực thuộc tuyên bố ngày 17/6 sẽ tiến hành một cuộc đình công vô thời hạn.Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, quy tụ số lượng bác sĩ lớn nhất cả nước, cũng đã công bố kế hoạch dẫn đầu một cuộc đình công trên diện rộng hơn bắt đầu từ ngày 18/6.Các cuộc đình công hàng loạt trong tuần này nhằm ủng hộcác bác sĩ thực tập đã nghỉ việckể từ tháng 2 năm nay để phản đối kế hoạch của chính phủ tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào trường y tại nước này.Bất chấp các cuộc đình công, trong tháng 5 vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc đã hoàn tất kế hoạch tăng khoảng 1.500 chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y trên cả nước trong năm tới, đánh dấu mức tăng lần đầu tiên sau 27 năm.
https://nhandan.vn/thu-tuong-han-quoc-keu-goi-cac-bac-si-huy-ke-hoach-dinh-cong-post814672.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Thủ tướng Hàn Quốc", "bác sĩ", "đình công", "bác sĩ đình công", "Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc" ] }
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Một chiến thắng nữa của Thủ tướng Italy
Thủ tướngGiorgia Melonivà đảng Anh em Italy (FdI) cánh hữu của bà giành chiến thắng lớn, bỏ xa các đối tác trong liên minh cầm quyền như đảng Liên đoàn (Lega) và đảng Forza Italia (FI) trung hữu.
Chiều 8/6, cử tri Italy bắt đầu bỏ phiếu để bầu ra 76 ghế trong Nghị viện châu Âu mới, cùng các cuộcbầu cửđịa phương tại hơn 3.700 đô thị và vùng Piedmont.Các điểm bỏ phiếu trên khắp Italy mở cửa từ 15 giờ ngày 8/6, với tổng cộng 12 đảng tham gia ứng cử trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu.Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Thủ tướng Giorgia Meloni và đảng Anh em Italy (FdI) cánh hữu của bà đang trên đường giành chiến thắng lớn, tiếp tục bỏ xa các đối tác trong liên minh cầm quyền như đảng Liên đoàn (Lega) chống người di cư và đảng Forza Italia (FI) trung hữu.Thủ tướng Meloni duy trì được tỷ lệ ủng hộ ổn định kể từ khi trở thành Thủ tướng vào tháng 10/2022, một phần nhờ phe đối lập trung dung và cánh tả bị chia rẽ, cũng như sự sụt giảm ủng hộ đối với 2 đảng còn lại trong liên minh cầm quyền.Kết quả cuộc thăm dò lớn mới nhất của Euronews, được công bố ngày 5/6, cho thấy FdI có khả năng giành được 27,2% số phiếu bầu, gấp hơn 3 lần so với con số 9,1% của Lega và 8,1% của FI.Đứng thứ 2 là đảng Dân chủ trung tả (PD) đối lập với 20,6%, thứ 3 là Phong trào năm sao (M5S) với 15,7%, trong khi tỷ lệ ủng hộ các đảng còn lại đều dưới 4,5%.Thủ tướng Meloni, người đứng đầu Nhóm bảo thủ và cải cách châu Âu (ECR), đích thân lãnh đạo chiến dịch tranh cử của đảng mình với mục tiêu đạt được tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao để giành được càng nhiều ghế càng tốt và tác động đến việc hình thành các liên minh trong Nghị viện châu Âu tương lai.Ông Maurizio Scordino, một cử tri cho biết: “Tôi đã bỏ phiếu cho bà Giorgia Meloni và đảng FdI vì tôi hoàn toàn nhất trí với các giải pháp của Thủ tướng về nhập cư. Tôi hy vọng các đại biểu trong Nghị viện mới sẽ hoàn thành chương trình họ đã đưa ra. Ở châu Âu, tôi thấy rằng Italy đang được tôn trọng hơn.”Tuy nhiên, trước khi có thể trở thành một người môi giới quyền lực tại Liên minh châu Âu (EU), Thủ tướng Meloni cần phải vượt qua hai trở ngại ở trong nước.Một là Phó Thủ tướng Matteo Salvini, người đứng đầu đảng Lega thuộc Nhóm Bản sắc và Dân chủ (ID) của nhà lãnh đạo cực hữu Pháp Marine Le Pen, với cương lĩnh tranh cử thiên hữu hơn.Hai là khả năng cánh tả được củng cố. Nếu PD, một thành viên của nhóm Xã hội và Dân chủ (S&D), có thể tìm thấy điểm chung với M5S, phong trào do cựu Thủ tướng Giuseppe Conte lãnh đạo, thì các lực lượng cánh tả và trung tả có thể tạo ra một cấu trúc mạnh mẽ trong bối cảnh chính trị rạn nứt của Italy.Cử tri Italy có thể bỏ phiếu cho đến tận 23 giờ ngày 9/6, khi cuộc bầu cử tại những nơi khác ở châu Âu đã kết thúc. Các kết quả sơ bộ sẽ được công bố sau đó.Chia sẻ về những kỳ vọng đối với Nghị viện châu Âu mới, ông Claudio Protasi nói: “Với nghị viện mới, tôi hy vọng có thêm sự đoàn kết ở châu Âu bởi hiện vẫn còn rất nhiều người đang trải qua khó khăn, thậm chí trong hoàn cảnh nghèo đói và cần sự trợ giúp của cộng đồng. Tôi hy vọng về một châu Âu với những ý tưởng có thể đảm bảo cuộc sống cho tất cả người lao động.”Còn bà Cinzia Scuto nói: “Ở Italy, chúng tôi rất coi trọng việc làm, gia đình và sức khỏe. Chúng tôi rất tin tưởng vào những người lãnh đạo sắp tới ở châu Âu, những đại diện đầy năng động của một thế hệ mới, có thể đáp ứng được mong muốn của chúng tôi.”Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu được cho là không ảnh hưởng đến chính trị quốc gia, nhưng thực tế lại rất khác, đặc biệt là ở Italy.Thủ tướng Meloni đang hy vọng kết quả bỏ phiếu sẽ thắt chặt sự kiểm soát của bà đối với chính trường Italy.Bà Meloni thậm chí còn kêu gọi cử tri “chỉ viết Giorgia” (tên của bà) trên lá phiếu của họ. Lý do là cuộc bầu cử này có thể giúp định hình hướng đi tương lai của Italy, cũng như đánh giá sức nóng của các vấn đề quan trọng như biến đổi khí hậu và tương lai của Thỏa thuận xanh châu Âu, phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, di cư và vai trò trên toàn cầu của EU.
https://nhandan.vn/bau-cu-nghi-vien-chau-au-mot-chien-thang-nua-cua-thu-tuong-italy-post813438.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "bầu cử Nghị viện châu Âu", "Thủ tướng Giorgia Meloni", "đảng Anh em Italy (FdI)" ] }
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự cuối cùng trong năm 2023 cho Ukraine
Gói viện trợ quân sự cuối cùng trong năm 2023 Mỹ dành cho Ukraine bao gồm: đạn dược cho hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 105mm và 155mm, đạn xuyên giáp và hơn 15 triệu băng đạn.
Ngày 27/12, Bộ Ngoại giao Mỹ đã công bố góiviện trợ vũ khícuối cùng dành cho Ukraine trong khuôn khổ Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) hiện hành.Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ “gói viện trợ cuối cùng trong năm nay (2023)” trị giá 250 triệu USD, bao gồm “đạn dược cho hệ thống phòng không, các cấu kiện khác cho hệ thống phòng không, bổ sung đạn dược cho các hệ thống rocket pháo binh cơ động cao (HIMARS), đạn pháo 105mm và 155mm, đạn xuyên giáp và hơn 15 triệu băng đạn”.Tin liên quanMỹ chính thức công bố gói viện trợ quân sự thứ 43 cho UkraineBộ Ngoại giao Mỹ cũng yêu cầu Quốc hội nước này “hành động nhanh chóng” và “càng sớm càng tốt” để “thúc đẩy các lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta thông qua chính sách hỗ trợ Ukraine tự vệ và bảo vệ tương lai của nước này”.Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/12 tuyên bố Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev, ngay cả khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối cung cấp viện trợ bổ sung cho Ukraine.Nhà lãnh đạo Mỹ đã khẳng định như vậy tại buổi họp báo chung vớiTổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskysau cuộc hội đàm giữa hai bên tại Nhà Trắng.Mỹ là bênviện trợ quân sựnhiều nhất cho Ukraine với cam kết trị giá hơn 43,7 tỷ USD.Mỹ ban đầu chuyển vũ khí cá nhân, sau đó viện trợ các hệ thống HIMARS, tổ hợp tên lửa phòng không Patriot, xe thiết giáp hạng nặng M2 Bradley, xe tăng chủ lực M1 Abrams và gần đây cam kết huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
https://nhandan.vn/my-cong-bo-goi-vien-tro-quan-su-cuoi-cung-trong-nam-2023-cho-ukraine-post789569.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Ukraine", "Mỹ", "viện trợ quân sự", "Nhà Trắng", "Máy bay chiến đấu F-16", "Huấn luyện phi công" ] }
Xung đột Hamas-Israel đẩy giá hàng hóa thiết yếu tăng gấp 25 lần ở Gaza
Israel tuyên bố không chấp thuận các đoàn xe UNRWA chở lương thực tới phía bắc Gaza trong khi giá cả các mặt hàng thiết yếu ở khu vực này đã tăng gấp 25 lần so trước khi xung đột.
Ngày 25/3, Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) cho biết, giá lương thực thực phẩm ởDải Gazađã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, trong bối cảnh cuộcxung đột giữa Hamas và Israelđang đẩy người dân ở dải đất ven biển Địa Trung Hải này bên bờ vực nạn đói.Trong một thông báo, cơ quan trên ghi nhận giá cả các mặt hàng thiết yếu ở phía bắc Gaza đã tăng gấp 25 lần so mức trước khi xảy ra cuộc xung đột.Hôm 24/3, người đứng đầu UNRWA, ông Philippe Lazzarini cho biết, Israel đã thông báo với Liên hợp quốc về việc nước này sẽ không còn chấp thuận các đoàn xe chở lương thực của UNRWA tới phía bắc Gaza.Tin liên quanLiên hợp quốc nỗ lực ngăn chặn nạn đói ở GazaÔng Lazzarini cho rằng, hành động này cản trở công tác cứu trợ nhân đạo đến người dân ở Gaza, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết dỡ bỏ những hạn chế như vậy.Ông hoan nghênh cam kết của Bộ trưởng Gallant về việc sẽ thực hiện những biện pháp bổ sung để ứng phó với cuộckhủng hoảng nhân đạoở Gaza.Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo ông Gallant cũng có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong ngày 25/3, trong đó người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ nhấn mạnh những giải pháp thay thế cho hành động quân sự ở thành phố Rafah, phía nam Gaza, qua đó vừa bảo đảm lợi ích về an ninh đối với Israel đồng thời bảo vệ tính mạng của người dân Palestine.
https://nhandan.vn/xung-dot-hamas-israel-day-gia-hang-hoa-thiet-yeu-tang-gap-25-lan-o-gaza-post801698.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Dải Gaza", "Khủng hoảng nhân đạo", "giá hàng hóa", "Xung đột Hamas-Israel" ] }
EU nhất trí khởi động sứ mệnh phòng thủ ở Biển Đỏ
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận nguyên tắc về việc khởi động sứ mệnh phòng thủ ở Biển Đỏ, tại cuộc họp Hội đồng Đối ngoại EU tại Brussels (Bỉ) ngày 22/1. Thông tin được Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell công bố tại họp báo sau cuộc họp.
Ông Borrell cho biết, sứ mệnh nêu trên nhằm mục đích bảo vệ các tàu thương mại ở Biển Đỏ trước những cuộc tấn công của lực lượngHouthitừ Yemen. EU sẽ triển khai các tàu chiến và hệ thống cảnh báo sớm trên không để bảo vệ tàu chở hàng trong trường hợp có mối đe dọa.Ngày 22/1, theo Tân Hoa xã, lực lượng Houthi tuyên bố đã thực hiện cuộc tấn công bằng tên lửa vào tàu quân sự OCEAN JAZZ của Mỹ ở Vịnh Aden. Phát ngôn viên Houthi khẳng định việc trả đũa các cuộc tấn công của Mỹ và Anh là không tránh khỏi và bất kỳ hành vi gây hấn mới nào cũng sẽ bị trừng phạt; Houthi tiếp tục ngăn các tàu liên quan tới Israel đi qua Biển Đỏ và Biển Arab cho tới khi đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.Reuters dẫn nguồn tin quan chức Mỹ cho biết, các lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện một đợt tấn công mới nhằm vào các cơ sở của phong trào Houthi ở Yemen. Tuy nhiên, nguồn tin không cho biết thông tin cụ thể.Tại cuộc điện đàm ngày 22/1, trao đổi về tình hình tạiBiển Đỏ, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Rishi Sunak nhất trí duy trì cách tiếp cận đa phương để giải quyết căng thẳng và giảm khả năng tấn công của Houthi. Về xung đột ở Gaza, hai bên nhấn mạnh sự cần thiết hạn chế thương vong cho dân thường và tăng hỗ trợ nhân đạo; cho rằng giải pháp hai nhà nước cho phép người Israel và người Palestine sống trong hòa bình và an ninh là điều quan trọng hơn bao giờ hết.Cùng ngày, Mỹ phối hợp với Anh và Australia áp vòng trừng phạt mới nhất đối với các cá nhân và thực thể liên quan đến giao dịch tài chính cho Phong trào Hamas và các nhóm vũ trang đồng minh. Trong danh sách trừng phạt có các cá nhân, thực thể bị Mỹ cho là hậu thuẫn việc chuyển tài chính cho Hamas, cùng các nhóm vũ trang sử dụng căn cứ ở Dải Gaza, các nước Iraq, Liban, Syria và Yemen để tấn công các mục tiêu của Israel và Mỹ.Chính phủ Anh cũng xác nhận đã "đóng băng" tài sản và áp đặt lệnh cấm đi lại đối với 5 nhân vật chủ chốt và một thực thể liên quan đến vai trò lãnh đạo và mạng lưới tài chính của Hamas.Trong khi đó, kết thúc Hội nghị thượng đỉnh Phương Nam lần thứ 3 ở thủ đô Kampala của Uganda, các nhà lãnh đạo Nhóm G77 và Trung Quốc đã kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và bảo vệ dân thường. Tuyên bố của hội nghị nhắc lại yêu cầu về việc dỡ bỏ ngay lập tức và hoàn toàn lệnh phong tỏa của Israel đối với Dải Gaza, cũng như chấm dứt mọi hoạt động định cư bất hợp pháp của Israel tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.Bên lề cuộc họp Hội đồng Đối ngoại EU tại Brussels, các Bộ trưởng Ngoại giao EU và các nước đối tác cũng đã thảo luận tìm giải pháp cho xung đột Hamas-Israel. EU đánh giá tình hình tại Gaza ngày càng thảm khốc với số lượng dân thường thiệt mạng gia tăng, nạn đói lan rộng, việc cung cấp và tiếp cận hỗ trợ nhân đạo bị hạn chế. EU và Iran, Saudi Arabia, Jordan, Ai Cập cùng Liên đoàn Arab (AL) nhất trí về sự cần thiết hỗ trợ Chương trình Cứu trợ Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA).Bên lề phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nga đã có các cuộc gặp riêng rẽ với những người đồng cấp Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Liban. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nội dung chính của các cuộc gặp làxung đột ở Gazavà căng thẳng ở Biển Đỏ. Những đề xuất từ các cuộc gặp này sẽ được Nga đưa ra tại phiên họp của Hội đồng Bảo an trong ngày 23/1.Trước đó, ngày 21/1, gần 9.000 người đã tham gia cuộc tuần hành tại Brussels, kêu gọi Chính phủ Bỉ đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza và bảo đảm công lý cho người Palestine.Cùng ngày, hàng nghìn người ở Thụy Sĩ cũng xuống đường tham gia cuộc tuần hành bày tỏ tình đoàn kết với người Palestine.Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã bác bỏ đề xuất về một thỏa thuận ngừng bắn do Qatar, Mỹ và Ai Cập thúc đẩy, trong khi quân đội Israel tiếp tục các cuộc tấn công tại Gaza. Ông Netanyahu bác bỏ yêu cầu của Hamas về việc Israel chấm dứt các cuộc tấn công, rút lực lượng khỏi Gaza và coi đó là điều kiện tiên quyết để thả các con tin vẫn bị giam giữ ở Gaza.Theo tờ Wall Street Journal, các nhà trung gian hòa giải đã đề xuất một kế hoạch ngừng bắn 90 ngày. Theo lộ trình, ở giai đoạn đầu, giao tranh sẽ chấm dứt, Hamas sẽ trả tự do cho tất cả các con tin là dân thường Israel, trong khi Israel phóng thích tù nhân Palestine và thúc đẩy viện trợ cho Gaza. Kế hoạch cũng có nội dung về tái thiết Gaza và đàm phán ngừng bắn vĩnh viễn, tái khởi động quy trình thành lập Nhà nước Palestine.
https://nhandan.vn/eu-nhat-tri-khoi-dong-su-menh-phong-thu-o-bien-do-post793489.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hamas", "Houthi", "Biển Đỏ", "Gaza" ] }
OAS họp khẩn về khủng hoảng ngoại giao Mexico-Ecuador
Tổng Thư ký Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Luis Almargo đã đề nghị Hội đồng Thường trực OAS họp khẩn sau vụ việc lực lượng an ninh Ecuador tấn công Đại sứ quán Mexico tại thủ đô Quito để thực hiện việc bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas, gây ra một trong những sự cố ngoại giao tồi tệ nhất trong 76 năm lịch sử của tổ chức này.
Tổng Thư ký OAS nêu rõ, các thành viên hội đồng thường trực cần nhóm họp trong thời gian sớm nhất để có thể tìm ra phương hướng giải quyết căng thẳng ngoại giao giữa Mexico và Ecuador - hai quốc gia thành viên OAS.Đề nghị của Tổng Thư ký OAS được đưa ra trong bối cảnh hàng chục quốc gia thành viên đã lên án mạnh mẽ vụ việc. Theo đó, rạng sáng 6/4, lực lượng an ninh Ecuador đã tấn công vào Đại sứ quán Mexico tại Thủ đô Quito, khống chế toàn bộ nhân sự thuộc phái đoàn ngoại giao Mexico để bắt giữ cựu Phó Tổng thống Ecuador Jorge Glas - người đã tị nạn trong Đại sứ quán này từ tháng 12/2023 và vừa được Tổng thống Mexico chính thức cấp quy chế tị nạn chính trị trước đó vài giờ.Mexico ngay sau đó tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ecuador, đồng thời rút toàn bộ phái đoàn ngoại giao về nước.Bộ Ngoại giao Mexico ngày 6/4 tuyên bố sẽ khởi kiện Chính phủ Ecuador lên Tòa án Công lý Quốc tế.
https://nhandan.vn/oas-hop-khan-ve-khung-hoang-ngoai-giao-mexico-ecuador-post803622.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Tổ chức các quốc gia châu Mỹ", "Chính phủ Ecuador", "Bộ Ngoại giao Mexico", "tấn công", "bắt giữ", "OAS" ] }
Cuba: Lễ tuần hành rước đuốc tưởng nhớ anh hùng dân tộc José Martí
Nhà lãnh đạo Cách mạngCuba, Đại tướng Raúl Castro Ruz, và Chủ tịch nước Miguel Díaz-Canel dẫn đầu đoàn tuần hành, tái hiện cuộc diễu hành của “Thế hệ Trăm năm” từng làm nên lịch sử 7 thập kỷ trước.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, tối 27/1 (giờ địa phương), sinh viên thuộc nhiều cơ sở giáo dục của Cuba đã tập trung tại Đại học La Habana để tham gia lễ rước đuốc truyền thống tôn vinh người anh hùng dân tộc José Martí nhân kỷ niệm 171 năm ngày sinh của ông (27/1/1853).Nhà lãnh đạo Cách mạng Cuba, Đại tướng Raúl Castro Ruz, và Chủ tịch nước Miguel Díaz-Canel dẫn đầu đoàn tuần hành đi qua nhiều con phố, tái hiện cuộc diễu hành của “Thế hệ Trăm năm” từng làm nên lịch sử 7 thập kỷ trước.Trên mạng xã hội X, Bí thư thứ Nhất Đảng Cộng sản Cuba và Chủ tịch nước Miguel Díaz-Canel viết: “Martí soi đường và tiếp tục chỉ lối cho tâm hồn dân tộc. Martí vẫn sống.”Trong khi đó, Chủ tịch Liên đoàn sinh viên đại học (FEU) Ricardo Rodríguez khẳng định tư tưởng José Martí sống mãi trong thế hệ trẻ và luôn bên thanh niên Cuba trên con đường tiến tới tương lai.Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi các hoạt động thường niên do FEU tổ chức để kỷ niệm ngày sinh của Jose Martí, nhà tư tưởng vĩ đại, nhà cách mạng, nhà văn hóa của Cuba nói riêng và Mỹ Latinh nói chung.Các buổi hòa nhạc, triển lãm, thi tìm hiểu, lao động cộng đồng tự nguyện và hành hương về di tích nhà tù sẽ diễn ra nhân dịp này.Jose Martí hy sinh khi tham gia chiến đấu giành độc lập cho Cuba từ tay thực dân Tây Ban Nha. Mặc dù ra đi khi mới 42 tuổi nhưng vị anh hùng dân tộc đã để lại hàng trăm tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.Cho tới nay, bên cạnh giá trị văn học to lớn, những tác phẩm của Jose Martí vẫn được coi là kim chỉ nam cho tư tưởng độc lập tự chủ của Cuba.Lễ tuần hành rước đuốc tưởng niệm Jose Martí được tổ chức lần đầu tiên tại La Habana năm 1953 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Sau đó, hoạt động này đã lan rộng và trở thành ngày truyền thống để thanh niên Cuba thể hiện lòng yêu nước.Lễ rước đuốc thường thu hút sự tham gia của hàng chục nghìn sinh viên đến từ hơn 50 trường đại học trên cả nước, cũng như lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Cuba.Với tầm vóc tư tưởng vĩ đại, José Martí là người duy nhất chính thức được vinh danh “Anh hùng dân tộc” của Cuba và cũng thường được nhắc tới như “người Cuba quảng đại nhất.”Với Việt Nam, ông thường được nhắc tới như người Cuba đầu tiên khơi dậy sợi dây tình cảm sau này gắn liền 2 dân tộc ở hai nửa bán cầu với truyện ngắn “Một cuộc dạo chơi trên đất An Nam” trong tác phẩm thiếu nhi “Tuổi vàng” xuất bản hồi cuối thế kỷ XIX, một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Cuba.
https://nhandan.vn/cuba-le-tuan-hanh-ruoc-duoc-tuong-nho-anh-hung-dan-toc-jose-marti-post794209.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Cuba", "Lễ tuần hành", "rước đuốc", "anh hùng dân tộc", "José Martí" ] }
Ai Cập, Pháp, Jordan kêu gọi sớm đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza
Ngoại trưởng Ai Cập, Pháp và Jordan nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứtcuộc khủng hoảng nhân đạoở dải Gaza, đồng thời cảnh báo về kế hoạch tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah.
Ngoại trưởng Ai Cập, Pháp và Jordan nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo ở dải Gaza, đồng thời cảnh báo về kế hoạch tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah.Ngày 30/3, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và hai người đồng cấp Pháp Stéphane Séjourné và Jordan Ayman Safadi đã thảo luận tại Cairo về các biện pháp chung nhằm đạt được "lệnh ngừng bắnngay lập tức và lâu dài" ở dải Gaza, cũng như thả tất cả con tin do các nhóm Palestine bắt giữ.Tin liên quanThúc đẩy đạt được lệnh ngừng bắn ở Dải GazaPhát biểu tại cuộc họp báo chung, Ngoại trưởng Séjourné cho biết chính phủ Pháp dự kiến sẽ trình một dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhằm tìm kiếm giải pháp "chính trị" cho xung đột Gaza.Ông cho hay rằng dự thảo sẽ gồm "tất cả các tiêu chí cho giải pháp hai nhà nước" choxung độtIsrael-Palestine.Về phần mình, Ngoại trưởng Shoukry cảnh báo dải Gaza "không thể chịu đựng thêm sự tàn phá và đau khổ nhân đạo hơn nữa," đồng thời kêu gọi Israel mở tất cả các cửa khẩu trên bộ với dải Gaza để đưa viện trợ nhân đạo vào vùng lãnh thổ Palestine.Trong khi đó, Ngoại trưởng Jordan nhấn mạnh "thảm họa thực sự là cộng đồng quốc tế không có khả năng ngăn chặn" thảm họa nhân đạo.Ngoài ra, ngoại trưởng ba nước cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt cuộc khủng hoảng nhân đạo mà người dân ở Gaza đang phải đối mặt.Ai Cập, Jordan và Pháp đều cảnh báo về kế hoạch tấn công trên bộ của Israel vào thành phố Rafah, nằm ở phía Nam Gaza.Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi coi chiến dịch ở Rafah là "thảm họa."Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng bất kỳ hành động cưỡng bức di dời dân thường nào khỏi Rafah sẽ cấu thành "tội ác chiến tranh".Cuộc họp Ngoại trưởng Ai Cập, Pháp và Jordan diễn ra trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài sáu tháng qua tại dải Gaza vẫn tiếp diễn, bất chấp việc Hội đồng Bảo an đã thông qua một nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza trong tháng lễ Ramadan của Hồi giáo.
https://nhandan.vn/ai-cap-phap-jordan-keu-goi-som-dat-duoc-lenh-ngung-ban-lau-dai-o-gaza-post802431.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "dải Gaza", "lệnh ngừng bắn", "cuộc khủng hoảng nhân đạo", "Ai Cập", "Pháp", "Jordan", "xung đột" ] }
Áo bắt giữ ba đối tượng âm mưu tấn công ở châu Âu trong dịp Giáng sinh
Văn phòng Công tố viên Vienna cho biết, các nghi phạm "đã thảo luận về kế hoạchtấn côngở Vienna, Cologne và Madrid" nhưng "không có mối đe dọa ngay lập tức về một cuộc tấn công ở Vienna".
Ngày 24/12, nhà chức trách Áo đã bắt giữ ba đối tượng ở nước này vì nghi ngờ liên quan một "mạng lưới Hồi giáo xuyên biên giới," trong bối cảnh cảnh sát ở Thủ đô Vienna tăng cường kiểm soát để bảo đảm an ninh trong dịp Giáng sinh.Đài truyền hình ORF của Áo đưa tin Văn phòng Công tố viên Vienna cho biết các nghi phạm "đã thảo luận về kế hoạch tấn công ở Vienna, Cologne và Madrid" nhưng "không có mối đe dọa ngay lập tức về một cuộc tấn công ở Vienna".Cảnh sát Áo đã tăng cường kiểm tra và tuần tra, đặc biệt là chung quanh các nhà thờ, sự kiện tôn giáo và chợ Giáng sinh ở Thủ đô Vienna, với lý do lo ngại an ninh ngày càng tăng trong bối cảnh có những lời kêu gọi tấn công khủng bố vào các sự kiện Kitô giáo trên khắp châu Âu.Các nước châu Âu đang tăng cường công tác bảo đảm an ninh cho các hoạt động mừng lễ Giáng sinh do lo ngại nguy cơ xảy ra các cuộc tấn công cực đoan.Tại Đức, khách tham quan bị cấm vào bên trong nhà thờ chính tại Cologne, trong khi những người đến dự Thánh lễ cầu nguyện Giáng sinh vào nửa đêm 24/12 đều bị kiểm tra an ninh gắt gao.Trước đó, cảnh sát Đức đã điều động lực lượng tới kiểm tra an ninh tại nhà thờ sau khi nhận được thông tin cảnh báo về âm mưu xảy ra tấn công.Cảnh sát cũng đã huy động lực lượng đông đảo để sẵn sàng ứng phó và bảo vệ người dân tới nhà thờ trong đêm 24/12, đặc biệt vào thời điểm tiến hành Thánh lễ.Trước đó, hôm 5/12, Ủy viên phụ trách Nội vụ của Liên minh châu Âu (EU) Ylva Johansson đã cảnh báo nguy cơ cao xảy ra tấn công khủng bố trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh tại châu Âu trong bối cảnh căng thẳng xã hội gia tăng do ảnh hưởng của cuộc xung đột Hamas-Israel.
https://nhandan.vn/ao-bat-giu-ba-doi-tuong-am-muu-tan-cong-o-chau-au-trong-dip-giang-sinh-post789122.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Áo", "tấn công", "châu Âu", "Giáng sinh", "Kitô giáo" ] }
Malaysia ra mắt "Thẻ thông hành khám phá ASEAN"
Malaysia sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự về khu vực tư nhân choASEAN-BAC để bảo đảm 10 quốc gia thành viên tập trung vào các giao dịch mang lại lợi ích và đưa các nền kinh tế gắn kết nhiều hơn.
Malaysia sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự về khu vực tư nhân cho ASEAN-BAC để bảo đảm 10 quốc gia thành viên tập trung vào các giao dịch mang lại lợi ích và đưa các nền kinh tế gắn kết nhiều hơn.Ông Nazir Razak - người sẽ đóng vai trò là Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) khi Malaysia nắm giữ cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2025 - cho biết Malaysia sẽ tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực bằng cách tạo thêm nhiều thỏa thuận khu vực, giao dịch và sản phẩm trong khu vực.Ông Razak đã đưa ra thông điệp như vậy tại buổi ra mắt sản phẩm “Thẻ thông hànhkhám phá ASEAN” (ASEAN Explorer Pass) - thẻ thông hành thường niên, diễn ra tại thủ đô Malaysia vào ngày 25/4.Theo quan chức này, Malaysia sẽ thúc đẩy chương trình nghị sự về khu vực tư nhân cho ASEAN-BAC để bảo đảm 10 quốc gia thành viên tập trung vào các giao dịch mang lại lợi ích và đưa các nền kinh tế gắn kết và hội nhập nhiều hơn.Ông nhấn mạnh, theo truyền thống, ASEAN-BAC chủ yếu tập trung vào những thay đổi và cải cách chính. Tuy nhiên, Malaysia mong muốn chương trình nghị sự của hội đồng trong năm 2025 sẽ tập trung nhiều hơn vào các giao dịch và thỏa thuận.Vì vậy, việc ra mắt "Thẻ thông hành khám phá ASEAN" là thí dụ điển hình về một sản phẩm mang lại lợi ích cho hành khách bay trên chuyến bay của hãng hàng không Air Asia X của Malaysia để tham gia vào các cuộc họp về kinh doanh trong khu vực.Ngoài ra, thẻ này còn mang đến cơ hội không giới hạn để khám phá các địa điểm du lịch ở ASEAN, đặc biệt là “những viên ngọc tiềm ẩn” trong khu vực, giúp quảng bá ASEAN. Khách du lịch toàn cầu có thể dùng thẻ này.Theo ông Nazir, ASEAN-BAC đã và đang dẫn dắt nhiều dự án trên khắp các nước thành viên ASEAN với các cuộc họp trực tiếp và các cuộc họp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đều rất hữu ích.Với cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN vào năm 2025, Malaysia sẽ chủ trì cuộc họp ASEAN-BAC lần thứ 100 tại Kuala Lumpur vào năm 2025.Kể từ khi thành lập năm 2003, ASEAN-BAC đã là cơ quan chính tư vấn cho các chính phủ về hoạt động kinh doanh trong khu vực.
https://nhandan.vn/malaysia-ra-mat-the-thong-hanh-kham-pha-asean-post806615.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "ASEAN-BAC", "Malaysia", "thẻ thông hành khám phá ASEAN" ] }
Lào chuẩn bị sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp 2015
NDO -Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lào đã bắt đầu chuẩn bị toàn diện các mặt công tác cho việc sửa đổi một số nội dung Hiến pháp năm 2015, dự kiến ​​hoàn thành vào giữa năm 2025 và có thể trình Quốc hộiLàokhóa IX xem xét tại Kỳ họp thường kỳ lần thứ 9 tới đây.
Báo cáo về việc chuẩn bị toàn diện các mặt công tác sửa đổi Hiến pháp năm 2015 tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội Lào khóa IX đang diễn ra tại Thủ đô Vientiane, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Chaleun Yiapaoher thay mặt Ủy ban Sửa đổi Hiến pháp cấp quốc gia cho biết, bản Hiến pháp đầu tiên của nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Làođược ban hành ngày 15/8/1991; trong thời gian qua đã tiến hành sửa đổi 2 lần, lần đầu tiên sửa đổi vào năm 2003 và lần thứ 2 vào năm 2015.Trong suốt thời kỳ này, Nhà nước Lào đã triển khai xây dựng thành các bộ luật áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau với tổng số 167 luật, trong đó lĩnh vực kinh tế là 75 luật, văn hóa-xã hội là 42 luật, hành chính và pháp lý 32 luật, quốc phòng-an ninh 13 luật, lĩnh vực đối ngoại 5 luật.Hiến pháp và các đạo luật đó đã trở thành công cụ sắc bén nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội đi theo đường lối đổi mới toàn diện có nguyên tắc củaĐảng Nhân dân Cách mạng Lào, giúp công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, xã hội bằng pháp luật ngày càng chặt chẽ, nghiêm minh hơn. Sự tôn trọng và thực hiện theo Hiến pháp, pháp luật trong toàn xã hội được nâng cao, tạo điều kiện cơ bản cho việc hình thành nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từng bước trở thành Nhà nước pháp quyền.Theo ông Chaleun Yiapaoher, mục đích của việc sửa đổi Hiến pháp lần thứ 3 nhằm tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, có nguyên tắc của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, trở thành một điều khoản của Hiến pháp mới, chẳng hạn như Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai đường lối đổi mới sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trong vai trò lãnh đạo của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong thời kỳ mới.Việc dự kiến sửa đổi một số điều khoản về hệ thống chính quyền Nhà nước các cấp, như cấp địa phương nhằm phù hợp hơn với nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước Lào trong giai đoạn mới, có thể đáp ứng yêu cầu cần thiết trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế-xã hội bằng luật pháp hiệu quả, chất lượng hơn, bảo đảm thực hiện phù hợp với nhiệm vụ chiến lược gồm bảo vệ và xây dựng phát triển đất theo mục tiêu mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đặt ra.Nội dung sửa đổi Hiến pháp lần này tập trung nghiên cứu, hoàn thiện một số mục, một số điều cần thiết, như mục về quản lý địa phương và sẽ nghiên cứu đề xuất bổ sung một số điều, một số quy định được cho là quan trọng và cần thiết, có hướng chỉ đạo trong việc sửa đổi cần bảo đảm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, vai trò điều hành nhà nước dân chủ nhân dân và thực hiện các quyền làm chủ đất nước của nhân dân các dân tộc Lào, bảo đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ hay nguyên tắc quyền lực nhà nước thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.Tin liên quanChủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội LàoCác nội dung dự kiến sửa đổi lần này cũng có trọng tâm và phù hợp với Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai đường lối đổi mới sâu rộng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ sâu sắc, toàn diện dưới vai trò lãnh đạo của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ trong thời kỳ mới, bảo đảm tính khoa học trong xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp lý thông qua việc đánh giá tổ chức thực hiện theo Hiến pháp, nghiên cứu và xác định nội dung trọng tâm chính sẽ cần sửa đổi một cách cụ thể, rõ ràng, có sự tham vấn và huy động ý kiến, trí tuệ của cả hệ thống chính trị, nhân dân các dân tộc, các doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài tại Lào, tranh thủ vận dụng kinh nghiệm phù hợp của nước ngoài để làm cho nội dung của Hiến pháp mới có tính chính xác, phù hợp, đầy đủ, chặt chẽ và có tính khả thi cao.
https://nhandan.vn/lao-chuan-bi-sua-doi-mot-so-noi-dung-cua-hien-phap-2015-post815651.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Lào", "Quốc hội Lào khóa IX", "Nhà Quốc hội Lào", "Hiến pháp Lào", "thủ đô Vientiane" ] }
Lãnh đạo các nước gửi thông điệp chào năm mới 2024
Khép lại năm 2023 với nhiều biến động, các quốc gia trên thế giới đã lần lượt chính thức đón chào năm mới 2024 với hy vọng vào tương lai đoàn kết và phát triển hơn. Đây cũng là thông điệp chào năm mới từ các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia.
Trong thông điệp mừng năm mới 2024, ngày 31/12, Tổng Bí thư, Chủ tịchTrung QuốcTập Cận Bình đã nêu bật những thành tựu mà nước này đạt được trong thời gian qua, đồng thời đề ra các mục tiêu về hiện đại hóa đất nước, hướng tới sự phát triển kinh tế ổn định và lâu dài.Đánh giá về tình hình kinh tế trong năm qua, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định kinh tế nước này đã vượt qua khó khăn, có sức chống chịu tốt và trở nên năng động hơn trước.Theo ông, sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc đang trên đà phát triển theo hướng đổi mới, đạt được nhiều thành tựu như máy bay chở khách cỡ lớn C919, siêu du thuyền nội địa đầu tiên, tàu vũ trụ Thần Châu và tàu ngầm có người lái Fendouzhe. Trong khi đó, các sản phẩm được thiết kế và sản xuất tại Trung Quốc, đặc biệt là các thương hiệu thời trang, rất được người tiêu dùng ưa chuộng.Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, những hoạt động sôi nổi này đã góp phần làm cho cuộc sống của người dân Trung Quốc trở nên phong phú và nhiều màu sắc hơn, đánh dấu sự trở lại của cuộc sống nhộn nhịp trên khắp đất nước, phản ánh một nền kinh tế sôi động và hưng thịnh.Trên cơ sở này, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ củng cố và tăng cường đà phục hồi kinh tế, nỗ lực đạt được sự phát triển kinh tế ổn định và lâu dài.Ông khẳng định Trung Quốc sẽ thúc đẩy quá trình hiện đại hóa đất nước, thông qua đẩy nhanh việc xây dựng mô hình phát triển mới, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, đồng thời theo đuổi mục tiêu phát triển và bảo vệ an ninh. Trung Quốc sẽ tăng cường cải cách và mở cửa trên diện rộng, thúc đẩy sự phát triển sôi động của nền kinh tế và đẩy mạnh giáo dục, thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển.Trong thông điệp của mình, Thủ tướngSingaporeLý Hiển Long đã kêu gọi người dân nước này chung tay thực hiện nguyện vọng của đất nước và bảo đảm một tương lai tươi sáng cho Đảo quốc Sư tử.Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: The Straits TimesÔng Lý Hiển Long nhấn mạnh, môi trường toàn cầu sẽ vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới và Singapore cũng sẽ trải qua quá trình chuyển tiếp lãnh đạo.Ông kêu gọi người dân Singapore đoàn kết và ủng hộ Phó Thủ tướng Lawrence Wong và thế hệ lãnh đạo tiếp theo xây dựng một quốc gia “năng động và hòa nhập, công bằng và cạnh tranh, kiên cường và đoàn kết”. Ông khẳng định đây sẽ là cách Singapore vượt qua các cuộc khủng hoảng và thách thức trong tương lai.Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Singapore cũng coi biến đổi khí hậu là một thách thức khác đối với đảo quốc này. Theo ông, Singapore cần thích ứng và chuẩn bị cho tình trạng nhiệt độ và mực nước biển tăng cao, đồng thời chuyển đổi nền kinh tế theo hướng trung hòa carbon.Đề cập đến chương trình nghị sự "Singapore Tiến lên" do thế hệ lãnh đạo thứ tư đưa ra, Thủ tướng Lý Hiển Long nhấn mạnh đây là “một chương trình đầy tham vọng”, bao gồm các vấn đề như tạo cơ hội cho tất cả người dân Singapore phát triển, phối hợp hỗ trợ nhóm dễ bị tổn thương nhất.Bất chấp những thách thức hiện nay, Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng tiến bộ công nghệ nhanh chóng, đặc biệt là vềtrí tuệ nhân tạovà robot, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và người dân.Trong bài phát biểu chúc mừng năm mới 2004, Tổng thốngNgaVladimir Putin nêu rõ sự bảo đảm tốt nhất cho tương lai của nước Nga là người dân đoàn kết với nhau.Tổng thống Putin cũng chúc tất cả các gia đình Nga mọi điều tốt đẹp nhất, cho rằng lịch sử của mỗi gia đình “làm nên lịch sử của Tổ quốc (Nga) rộng lớn, xinh đẹp và yêu dấu của chúng ta”. Ông nhấn mạnh, vận hội của đất nước nằm trong tay tất cả người dân Nga.Nhà lãnh đạo 71 tuổi này tuyên bố: "Chúng ta đã hơn một lần chứng minh rằng chúng ta có thể giải quyết những vấn đề khó khăn nhất và sẽ không bao giờ rút lui, bởi vì không có thế lực nào có thể chia rẽ chúng ta".Ông Putin cũng khẳng định nước Nga và người dân Nga đoàn kết, ủng hộ và "kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, tự do và an ninh cũng như các giá trị của chúng ta".Tổng thống Nga nói: "Làm việc vì lợi ích chung đã đoàn kết xã hội... Chúng ta đoàn kết trong suy nghĩ, trong công việc và trong chiến đấu, vào các ngày trong tuần và ngày lễ, thể hiện những đặc điểm quan trọng nhất của người dân Nga - tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái và lòng dũng cảm".Trong bài phát biểu đầu năm mới, Thủ tướngĐứcOlaf Scholz cho rằng đất nước của ông sẽ phải thay đổi khi đối mặt với một thế giới “đầy bất ổn và khắc nghiệt hơn”, song chắc chắn sẽ “vượt qua được”.Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: APÔng Scholz đánh giá thế giới đã trở thành nơi bất ổn và khắc nghiệt hơn và “kết quả là nước Đức cũng phải thay đổi. Đây là tình trạng gây lo ngại đối với nhiều người, thậm chí còn gây ra tâm lý bất mãn”. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức vẫn đưa ra quan điểm lạc quan và nêu bật những trở ngại mà nước này đã vượt qua một cách thành công trong năm 2023, cả ở trong nước và trên trường quốc tế.Phát biểu trên sóng truyền hình tối 31/12, Tổng thốngPhápEmmanuel Macron đã điểm lại một năm 2023 với những cuộc khủng hoảng trong nước và quốc tế, từ những tranh cãi về cải cách lương hưu đến cải cách nhập cư, từ những vụ bạo loạn ở thành thị đến biến động kinh tế, từ lạm phát dai dẳng toàn cầu đến các cuộcxung đột ở Ukrainehay trên dải Gaza…Kêu gọi người dân trong nước và các tỉnh hải ngoại sát cánh bên nhau cùng đoàn kết để vượt qua những khó khăn tồn tại cả trong nước và trên thế giới, cả về chính trị lẫn kinh tế, Tổng thống Macron đặc biệt nhấn mạnh vào các sự kiện lớn sẽ gắn kết người dân nước này trong năm 2024 chẳng hạn như Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Paris, mở cửa trở lại Nhà thờ Đức Bà, kỷ niệm 80 năm Cuộc đổ bộ của quân đồng minh trên bãi biển Normandy, những thách thức của cuộc bầu cử cấp khu vực Liên minh châu Âu.Tổng thốngPhápEmmanuel Macron. Ảnh: AFPKhông quên các vấn đề quốc tế, Tổng thống Macron mong rằng các cuộc chiến ở Ukraine và Trung Đông sẽ chấm dứt, và kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng phục hồi. Với tinh thần lạc quan, đồng thuận và nhân văn mà Tổng thống Emmanuel Macron muốn chuyển tải, gác lại sau lưng những khó khăn vất vả của năm cũ, người dân Pháp hân hoan đón năm mới 2024 trong hy vọng và lạc quan.Chủ đề: Chào 2024[Ảnh] Hình tượng "Năm con Rồng" lạc quan, yêu đời của nhóm họa sĩ gen Z"Happy Tết 2024" sẽ kết hợp độc đáo của Tết Cung đình xưa với văn hóa Tết nayẤm áp "Xuân quê hương" của người Việt Nam tại Trung Quốc
https://nhandan.vn/lanh-dao-cac-nuoc-gui-thong-diep-chao-nam-moi-2024-post790161.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "thông điệp năm mới", "năm mới 2024", "Chào 2024" ] }
Triều Tiên phóng một số tên lửa hành trình hướng ra biển Hoàng Hải
Tham mưu trưởng quân đội (JCS) Hàn Quốc cho biết, sáng 24/1, Triều Tiên đã phóng một số tên lửa hành trình hướng ra biển Hoàng Hải.
Đây là vụ phóng thử tên lửa hành trình đầu tiên của Triều Tiên kể từ tháng 9/2023 và diễn ra sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố thử thành công tênlửa đạn đạo tầm trung sử dụng nhiên liệu rắn(IRBM) ngày 14/1 và thử nghiệm hệ thống vũ khí hạt nhân dưới nước "Haeil-5-23" ngày 19/1.JCS cho biết vụ phóng diễn ra vào lúc 7 giờ (giờ địa phương), tức 5 giờ theo giờ Hà Nội. Tuy nhiên, hiện JCS chưa xác định chính xác số tên lửa được phóng, cũng như chi tiết của vụ phóng.Thông cáo báo chí của JCS nêu rõ: "Quân đội Hàn Quốc đang tăng cường giám sát và cảnh giác, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Mỹ để theo dõi các dấu hiệu tiếp theo của Triều Tiên".Các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc vừa kết thúc tập trận chung trên vùng biển ngoài khơi đảo Jeju (Hàn Quốc). Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu hạt nhân Carl Vinson và tàu tuần dương Aegis Princeton của Mỹ cùng các tàu chiến khác của Nhật Bản và Hàn Quốc, những hành động này được Bình Nhưỡng coi là có thể gây bất ổn tình hình khu vực, đe dọa nghiêm trọng an ninh của Triều Tiên.
https://nhandan.vn/trieu-tien-phong-mot-so-ten-lua-hanh-trinh-huong-ra-bien-hoang-hai-post793526.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Hoàng Hải", "Triều Tiên", "tên lửa hành trình" ] }
Hiện thực hóa “giấc mơ năng lượng xanh”
Báo cáo Đánh giá điện năng toàn cầu của tổ chức nghiên cứu Ember cho thấy, việc phát triển điện mặt trời vàđiện gióđã giúp nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên mức cao kỷ lục, đóng góp tới hơn 30% sản lượng điện toàn cầu trong năm 2023, đưa thế giới tiến gần hơn mục tiêu tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030. Đây là tín hiệu tích cực trong tiến trình chuyển đổi nhằm hiện thực hóa “giấc mơnăng lượng xanh” của nhân loại.
Theo Ember, các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp 30,3% điện năng toàn cầu trong năm 2023, cao hơn so với mức 29,4% của năm 2022. Kết quả này là do sự mở rộng nhanh chóng các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió.Công suất điện mặt trời gia tăng mở ra cơ hội để thế giới đạt mục tiêu tăng gấp 3 công suất năng lượng tái tạo vào năm 2030 đã được hơn 100 nước nhất trí tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra hồi năm ngoái ở Dubai.Các nguồn năng lượng tái tạo đã cung cấp 30,3% điện năng toàn cầu trong năm 2023, cao hơn so với mức 29,4% của năm 2022. Kết quả này là do sự mở rộng nhanh chóng các dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió.Trong “bức tranh năng lượng xanh” năm 2023, Trung Quốc nổi bật, đóng góp hơn 50% lượng điện mặt trời và điện gió trên toàn cầu. Các cường quốc khác cũng đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi năng lượng và đạt kết quả tích cực.Tại Đức, hơn một nửa lượng điện tiêu thụ của nền kinh tế đầu tàu châu Âu là từ năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời. Theo Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức, trong quý I/2024, sản lượng điện từ các nguồn năng lượng tái tạo tăng đáng kể, đạt gần 77 TWh, tăng khoảng 11% so với mức cùng kỳ năm trước.Tỷ trọngnăng lượngtái tạo chiếm khoảng 56% lượng điện tiêu thụ. Các dự án lắp đặt hệ thống quang điện và năng lượng gió được phê duyệt gia tăng. Năng lượng gió trên bờ là nguồn cung cấp điện quan trọng nhất, đóng góp 22% sản lượng điện. Số lượng hệ thống năng lượng mặt trời được lắp đặt đạt mức kỷ lục...Bỉ cũng đang xây dựng đảo năng lượng ngoài khơi đầu tiên trên thế giới mang tên Princesse Elisabeth nhằm kết nối các trang trại điện gió ở Biển Bắc với đất liền. Đây là thí dụ điển hình về sự đổi mới và cam kết của Bỉ về năng lượng tái tạo. Đảo năng lượng Princesse Elisabeth là một bước tiến quan trọng về chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở Bỉ và châu Âu, giúp giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và chống biến đổi khí hậu.Theo Ember, sự tăng trưởng liên tục của năng lượng tái tạo có thể giúp giảm 2% sản lượng điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2024, qua đó đẩy tỷ trọng điện sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch trong tổng lượng điện toàn cầu lần đầu tiên xuống dưới 60%.Việc cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và phát thải trong ngành điện là yếu tố quan trọng để đáp ứng các mục tiêu về khí hậu toàn cầu. Sự phụ thuộc của ngành điện toàn cầu vào nhiên liệu hóa thạch đang giảm dần, góp phần làm giảm lượng phát thải của ngành. Sự thay đổi này là dấu mốc lớn trong tiến trình chuyển đổi toàn cầu sang các nguồn năng lượng sạch và bền vững hơn.Cam kết đi đầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Mỹ đã hoàn tất bộ quy tắc giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí và nước do khí thải từ các nhà máy điện, qua đó sẽ giúp Mỹ cắt giảm hơn 1 tỷ tấn khí thải vào năm 2047 ngay cả khi nhu cầu điện tăng cao.Bộ quy tắc mới nhằm cắt giảm lượng phát thải các-bon từ các nhà máy điện chạy bằng khí đốt và than hiện nay, đồng thời cập nhật và hoàn thiện những quy định để giảm thủy ngân và các chất gây ô nhiễm không khí, cũng như làm sạch nước thải và ngăn tro than phát tán ra môi trường. Đây được xem là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.Tuy nhiên, báo cáo của Ember cũng chỉ ra những thách thức, đặc biệt là việc kết nối lưới điện và xin cấp phép cho các dự án năng lượng tái tạo mới. Giới chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua những rào cản này để đạt được các mục tiêu vào năm 2030. Thêm vào đó, tài chính cho chuyển đổi năng lượng cũng là vấn đề quan trọng. Thế giới cần huy động nhiều nguồn lực hơn nữa để có thể thực hiện các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
https://nhandan.vn/hien-thuc-hoa-giac-mo-nang-luong-xanh-post808674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "năng lượng xanh", "năng lượng tái tạo", "điện gió", "điện mặt trời" ] }
Triều Tiên tái khẳng định kế hoạch phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm 2024
NDO -Ngày 1/4, Triều Tiên tuyên bố sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực không gian và tái khẳng định kế hoạch phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm 2024, sau khi đưa vệ tinh đầu tiên thuộc loại này vào quỹ đạo hồi tháng 11/2023.
Triều Tiên năm ngoái đã phóng tên lửaMalligyong-1sau 2 lần phóng thử thất bại vào tháng 5 và tháng 8 cùng năm.Tại cuộc họp cuối năm 2023, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố nước này có kế hoạch đưa thêm 3 vệ tinh do thám vào quỹ đạo trong năm 2024."Việc phóng thành công vệ tinh do thám Malligyong-1 vào năm ngoái đã mang lại tiến bộ đáng kể về năng lực phòng thủ quốc gia và dự kiến sẽ có một số lần phóng trong năm nay”, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn tuyên bố của ông Pak Kyong-su, Phó Giám đốc Cơ quan Công nghệ hàng không vũ trụ quốc gia Triều Tiên, cho biết.Nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của việc phát triển lĩnh vực không gian, ông Pak cho biết Bình Nhưỡng đang nỗ lực sử dụng vệ tinh cho nhiều mục đích khác nhau như nông nghiệp, quản lý đất đai và phòng, chống thiên tai.Tuyên bố của ông Pak Kyong-su được đưa ra nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Cơ quan Công nghệ hàng không vũ trụ quốc gia Triều Tiên (ngày 1/4).
https://nhandan.vn/trieu-tien-tai-khang-dinh-ke-hoach-phong-nhieu-ve-tinh-do-tham-trong-nam-2024-post802546.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Triều Tiên", "vệ tinh do thám", "Kim Jong-un" ] }
ASEAN cần nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch
NDO -ASEAN cần nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khám phá các tiêu chuẩn mới trong những năm tới, có tính đến các xu hướng mới nổi của khu vực như du lịch golf-đang là sản phẩm hấp dẫn và cũng là thế mạnh của nhiều quốc gia thành viên.
Đó là ý kiến đóng góp của Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh tại Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN lần thứ 59 diễn ra sáng 23/1 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào. Hội nghị là hoạt động mở mànDiễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2024với chủ đề “Du lịch chất lượng và có trách nhiệm - Vì tương lai ASEAN bền vững” diễn ra từ ngày 22 đến 27/1.Hội nghị Cơ quan Du lịch Quốc gia ASEAN năm nay có sự tham dự của đại diện các cơ quan du lịch 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ban Thư ký ASEAN và Timor Leste.Chủ đề của ATF 2024 “Du lịch chất lượng và có trách nhiệm - Vì tương lai ASEAN bền vững” tượng trưng cho sự cống hiến của nước chủ nhà và cộng đồng ASEAN trong việc duy trì các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm: giảm thiểu hậu quả tiêu cực và tối đa hóa lợi ích của du lịch đối với môi trường, xã hội, văn hóa và kinh tế.Theo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, hội nghị đã tập trung xem xét báo cáo của 4 Ủy ban hợp tác du lịch ASEAN, bao gồm: Ủy ban Cạnh tranh du lịch ASEAN (ATCC), Ủy ban Phát triển du lịch bền vững và toàn diện ASEAN (ASITDC),Ủy ban Giám sát nghề du lịch ASEAN (ATPMC), Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN (ATRMEC).Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã thảo luận về kết quả du lịch giai đoạn 2022-2023; Quỹ ASEAN NTOS; Thiết lập cơ chế hội nghị bộ trưởng du lịch ASEAN-Trung Quốc; Chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Du lịch ASEAN lần thứ 27 và các hội nghị liên quan, Triển khai Tuyên bố PAKSE về lộ trình ASEAN vì sự phát triển chiến lược của các cụm du lịch sinh thái và hành lang du lịch,...Phát biểu tại hội nghị, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, trong năm 2023, Việt Nam đã tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động, dự án du lịch quan trọng trong ASEAN. Việt Nam đang chủ trì dự án xây dựng Sản phẩm Du lịch Lễ hội ASEAN thuộc Ủy ban ATCC.Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Cục Du lịch quốc gia Việt Nam)Trong năm 2023, Việt Nam đã tổ chức Hội thảo về Du lịch Lễ hội ASEAN tại Hà Nội với sự tham gia của các đại biểu là đại diện một số nước thành viên ASEAN, Đại sứ quán các nước ASEAN và đối tác tại Việt Nam, Văn phòng đại diện cơ quan du lịch nước ngoài tại Việt Nam, một số Sở quản lý du lịch địa phương, doanh nghiệp và cơ sở đào tạo du lịch.Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN (ATRMEC) giai đoạn 2024-2025, quản lý chung việc triển khai Chiến lược Du lịch ASEAN 2016-2025, Kế hoạch phục hồi du lịch ASEAN 2021-2025, Quỹ ASEAN NTOs và các dự án đề xuất sử dụng kinh phí từ quỹ này.Vui mừng khi thấy ngành du lịch ASEAN đã có một năm sôi động với nhiều dự án và sự kiện đa dạng được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ từ tất cả các quốc gia thành viên, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh sự đóng góp to lớn của thị trường nội khối ASEAN vào sự hồi phục của toàn khu vực.“Tại Việt Nam, trong số 12,6 triệu lượt khách quốc tế đến vào năm 2023, chúng tôi đã đón khoảng 2,1 triệu khách du lịch từ các nước thành viên ASEAN, một sự phục hồi tốt sau đại dịch. Đặc biệt, lượng khách đến từ Lào, Campuchia và Singapore đã vượt mức của năm 2019. Tôi tin tưởng tích cực rằng năm 2024, tất cả các thị trường ASEAN sẽ hồi phục hoàn toàn”, Cục trưởng cho biết.Dựa trên báo cáo của các ủy ban, Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh đã đề xuất một số phương hướng, ý tưởng hợp tác khu vực.Cụ thể, về marketing du lịch, theo xu hướng hiện nay là đi lại ngày càng gần hơn vì vậy bên cạnh các thị trường mục tiêu đường dài hiện tại (Mỹ, Anh, Australia, Ấn Độ) và các chiến dịch nội khối ASEAN cần quan tâm hơn đến các hoạt động chung tại ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.Các nước ASEAN cũng có thể tận dụng sự phối hợp của các đối tác đối thoại của ASEAN như US-ABC, PATA và UNWTO vì các đối tác này có danh mục thành viên tốt và các kênh truyền thông giúp quảng bá du lịch ASEAN.Bên cạnh đó, Việt Nam đã ủng hộ Lào xây dựng tiêu chuẩn Du lịch sinh thái ASEAN như một ưu tiên thực hiện trong Năm Chủ tịch ASEAN. Việt Nam đề nghị ASEAN khám phá các tiêu chuẩn mới trong những năm tới, có tính đến các xu hướng mới nổi của khu vực như du lịch golf, đang là sản phẩm hấp dẫn và cũng là thế mạnh của nhiều quốc gia thành viên.Việt Nam đã ủng hộ Lào xây dựng tiêu chuẩn Du lịch sinh thái ASEAN như một ưu tiên thực hiện trong Năm Chủ tịch ASEAN.Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt NamASEAN cần nỗ lực nhiều hơn nữa để phát triển, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, có sự tham gia nhiều hơn từ các nước thành viên. Việt Nam là quốc gia dẫn đầu Dự án Phát triển sản phẩm mới, với trọng tâm hiện nay là Du lịch Lễ hội. Việt Nam đề nghị các thành viên hợp tác cung cấp hình ảnh, tài liệu để hoàn thiện cuốn sách hướng dẫn về các chuyến Du lịch Lễ hội ASEAN và các hoạt động tiếp theo để xem xét tổ chức một lễ hội chung trong khu vực.Về nội dung xây dựng Chiến lược Du lịch ASEAN (ATSP) giai đoạn sau năm 2025, Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh: “Khi chúng ta đặt ra tầm nhìn mới để du lịch ASEAN trở thành một điểm đến nổi bật hơn với hình ảnh thương hiệu khác biệt cho giai đoạn tiếp theo, tôi nghĩ chúng ta nên suy ngẫm về tính hiệu quả của logo và khẩu hiệu du lịch của mình để bảo đảm chúng đồng bộ với chiến lược mới”.Trong khuôn khổ ATF 2024 diễn ra Triển lãm Du lịch ASEAN (TRAVEX). TRAVEX là sự kiện lớn nhất trong hợp tác du lịch ASEAN. Tham dự sự kiện, Việt Nam sẽ giới thiệu tới công chúng chính sách thị thực mới, các sản phẩm, dịch vụ du lịch hấp dẫn và Năm Du lịch Việt Nam - Điện Biên 2024…
https://nhandan.vn/asean-can-no-luc-da-dang-hoa-san-pham-du-lich-post793353.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Du lịch ASEAN", "đa dạng hóa sản phẩm du lịch", "Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2024" ] }
Ông Joe Biden chính thức thông báo ý định tái tranh cử Tổng thống Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức thông báo kế hoạch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, kêu gọi cử tri cho ông thêm thời gian để “kết thúc công việc” mà ông đã bắt đầu khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/4 chính thức thông báo kế hoạch tái tranh cử Tổng thống năm 2024, kêu gọi cử tri cho ông thêm thời gian để “kết thúc công việc” mà ông đã bắt đầu khi nhậm chức nhiệm kỳ đầu.Trả lời phỏng vấn trong chương trình "Today" của đài NBC ngày 10/4, Tổng thống Biden xác nhận ông có ý định trở thành ứng viên của đảng Dân chủ tham gia tranh cử vào năm 2024.Cả ông Biden và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đều tuyên bố sẽ liên danh tái tranh cử.Trước đó, ngày 29/1, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, đối thủ của ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020, đã chính thức khởi động chiến dịch tái tranh cử tại bang New Hampshire và South Carolina.Đây là hai bang được chính trị gia tỷ phú này lựa chọn để phát biểu tranh cử đầu tiên kể từ khi ông thông báo tham gia cuộc đua trở lại Nhà Trắng vào năm 2024.
https://nhandan.vn/ong-joe-biden-chinh-thuc-thong-bao-y-dinh-tai-tranh-cu-tong-thong-my-post749672.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Joe Biden", "tranh cử Tổng thống Mỹ", "bầu cử tại Mỹ" ] }
Apple vượt Microsoft trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới
Cổ phiếu Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ đã tăng hơn 7% sau khi hãng công bố một loạt tính nănghỗ trợ AIvà cải tiến phần mềm cho các thiết bị của mình.
Ngày 12/6 đánh dấu Tập đoàn công nghệ Apple của Mỹ một lần nữa soán ngôi Microsoft trở thành công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Tin vui này đến với Apple trong bối cảnh hãng đang dẫn đầu cuộc đua về công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).Theo đó, cổ phiếu của Apple đã tăng gần 4% lên mức kỷ lục 215,04 USD, nâng mức vốn hóa thị trường lên 3.290 tỷ USD. Vốn hóa thị trường của Microsoft đạt 3.240 tỷ USD, lần đầu tiên sau 5 tháng xếp sauApple.Trước đó 1 ngày, cổ phiếu của "Trái táo cắn dở" đã tăng hơn 7% sau khi hãng công bố một loạt tính năng hỗ trợ AI và cải tiến phần mềm cho các thiết bị của mình. Một số nhà phân tích cho rằng các tính năng AI mới sẽ giúp thúc đẩy doanh số iPhone.Ngày 10/6, trong khuôn khổ Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu 2024 (WWDC24), Apple đã tiết lộ một trợ lý ảo Siri cải tiến có thể trả lời nhiều câu hỏi hơn và hoàn thành các tác vụ phức tạp hơn so với các phiên bản trước đó.Ngoài ra, hãng cũng thông báo một số tính năng AI trên các ứng dụng sẽ được cung cấp cùng với hệ điều hành mới nhất dành cho iPhone, iPad và máy tính Mac.Ít nhất 13 nhà phân tích đã nâng triển vọng giá đối với cổ phiếu Apple sau WWDC24, trong đó một số chuyên gia cho rằng các tính năng mới nhất có thể thúc đẩy một làn sóng mua mới thiết bị khi Apple chuẩn bị công bố dòng iPhone mới vào mùa Thu.Cổ phiếu của Apple đã tăng khoảng 12% tính đến thời điểm hiện tại trong năm 2024, trong khi cổ phiếu của Microsoft tăng khoảng 16% và cổ phiếu của Alphabet tăng gần 28%.
https://nhandan.vn/apple-vuot-microsoft-tro-thanh-cong-ty-co-gia-tri-von-hoa-lon-nhat-the-gioi-post814058.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Tập đoàn công nghệ Apple", "Microsoft", "Vốn hóa", "Apple", "AI", "trí tuệ nhân tạo" ] }
Bầu cử Indonesia: Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto đắc cử tổng thống
Theo kết quả kiểm phiếu tại 38 tỉnh trong nước,ông Prabowo Subiantovà người đồng hành, ứng cử viên Phó Tổng thống Gibran Rakabuming Raka giành được 58,58% phiếu ủng hộ.
Tối 20/3, Ủy ban bầu cử quốc gia Indonesia (KPU) đã công bố kết quả kiểm phiếu chính thức cuối cùng của cuộc bầu cử tổng thống diễn ra hồi tháng trước.Theo kết quả kiểm phiếu, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto được xác nhận đã giành chiến thắng.Cụ thể, theo kết quả kiểm phiếu tại 38 tỉnh trong nước, ông Prabowo Subianto và người đồng hành, ứng cử viên Phó Tổng thống Gibran Rakabuming Raka giành được 58,58% phiếu ủng hộ.Cựu Thống đốc Jakarta Anies Baswedan và ứng cử viên Muhaimin Iskandar về thứ hai với 24,94% số phiếu, trong khi tỷ lệ ủng hộ dành cho cặp ứng cử viên Ganjar Pranowo, cựu Thống đốc tỉnh Trung Java, và người đồng hành Mahfud Md. là 16,46%.Xét theo khu vực bầu cử nước ngoài, thứ hạng của ba cặp ứng cử viên không thay đổi, trong đó cặp của ông Prabowo Subianto bỏ xa cặp đối thủ tiếp theo tới hơn 300.000 phiếu bầu.Tổng hợp số phiếu bầu, cặp ứng cử viên Prabowo và Gibran nhận được 96.304.691 phiếu, cặp ứng cử viên Anies-Muhaimin nhận được 40.971.726 phiếu bầu trong khi cặp ứng cử viên Ganjar-Mahfud nhận được 27.041.508 phiếu bầu.Theo Luật bầu cử Indonesia, trong trường hợp có tranh chấp liên quan việc xác định kết quả bỏ phiếu, các cặp ứng cử viên có thể gửi đơn phản đối tới Tòa án Hiến pháp trong vòng tối đa 3 ngày sau khi có kết quả chính thức.Tổng thống và Phó Tổng thống đắc cử của Indonesia dự kiến sẽ nhậm chức ngày 20/10.
https://nhandan.vn/bau-cu-indonesia-bo-truong-quoc-phong-prabowo-subianto-dac-cu-tong-thong-post800854.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Bầu cử", "Indonesia", "Bộ trưởng Quốc phòng", "Prabowo Subianto", "đắc cử" ] }
Ba Lan nỗ lực xử lý khủng hoảng ở biên giới với Ukraine
Thủ tướngBa LanDonald Tusk ngày 27/12 cho biết, Chính phủ nước này đang tiến gần tới việc chấm dứt hoạt động phong tỏa một số khu vực biên giới với Ukraine của các tài xế xe tải.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu với báo giới, Thủ tướng Donald Tusk chia sẻ: “Chúng tôi tin rằng các hành động sẽ dẫn tới kết quả, cả đàm phán tại Kiev và Brussels. Tôi không cho rằng chúng tôi có thể đạt được tối đa những gì mà các tài xế xe tải mong muốn, nhưng dường như những gì chúng tôi có thể đạt được sẽ cho phép giải quyết tình trạng phong tỏa ở biên giới”.Tin liên quanUkraine: Các tài xế Ba Lan đã dừng phong tỏa tại cửa khẩu biên giớiTrước đó, các tài xế xe tải Ba Lan đã phong tỏa một số cửa khẩu ở biên giới nước này vớiUkraine, yêu cầu Liên minh châu Âu (EU) khôi phục hệ thống, theo đó, các công ty Ukraine cần có giấy phép để hoạt động trong khối, và đây cũng là yêu cầu tương tự đối với các tài xế xe tải châu Âu khi vào Ukraine.Sau đó, nông dân Ba Lan đã dừng biểu tình ở 1 cửa khẩu hồi cuối tuần qua, song các tài xế xe tải vẫn tiếp tục biểu tình ở 3 địa điểm khác.Hệ thống cấp giấy phép cho tài xế Ukraine đã được dỡ bỏ sau khi EU và Kiev ký thỏa thuận vào tháng 6/2022, 4 tháng sau khi Nga phát độngchiến dịch quân sựở Ukraine.Theo Thủ tướng Tusk, các quy định hiện hành liên quan đến giấy phép sẽ có hiệu lực cho đến tháng 6 và khó có khả năng thay đổi trước thời điểm này.Tuy nhiên, ông khẳng định các giải pháp khác có thể được tìm thấy ở “cấp độ vận hành”.Dự kiến, nhà lãnh đạo Ba Lan cũng sẽ thảo luận vấn đề này với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong chuyến thăm Kiev sắp tới.
https://nhandan.vn/ba-lan-no-luc-xu-ly-khung-hoang-o-bien-gioi-voi-ukraine-post789567.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "khủng hoảng biên giới", "Ukraine", "Ba Lan", "Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk", "tài xế xe tải" ] }
Căn cứ của Mỹ ở sân bay Erbil, Iraq bị tấn công
NDO -Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin an ninh người Kurd cho biết, sân bay Erbil ở miền bắc Iraq đã bị tấn công bằng thiết bị bay không người lái mang theo thuốc nổ nhằm vào căn cứ của Mỹ tại sân bay này.
Theo các nguồn tin, còi báo động đã vang lên từ Lãnh sự quán Mỹ trong thành phố Erbil, thủ phủ khu vực người Kurd ở Iraq. Mọi chuyến bay đã bị tạm dừng sau vụ tấn công này.Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, theo thông tin sơ bộ, vụ tấn công không gây hư hại về hạ tầng hay thương vong về người. Một người phát ngôn khác của quân đội Mỹ cũng cho biết một thiết bị bay không người lái đã rơi gần Erbil.Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi căn cứ không quân Ain Al-Asad, nơi đồn trú quân đội Mỹ, và Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad cũng bị tấn công bằng rocket và thiết bị bay không người lái.Hồi tháng 4, một thiết bị bay không người lái đã thả thuốc nổ gần lực lượng Mỹ đồn trú tại sân bay Erbil. Đây là vụ tấn công được biết đến đầu tiên sử dụng thiết bị bay không người lái nhằm vào lực lượng Mỹ ở Erbil, trong bối cảnh các căn cứ đồn trú lực lượng Mỹ và Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad thường xuyên bị tấn công bằng rocket.
https://nhandan.vn/post-653981.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "tấn công bằng rocket", "căn cứ Mỹ ở sân bay Erbil" ] }
Máy bay Singapore Airlines hạ cánh khẩn cấp tại Thái Lan do nhiễu động không khí
Ngày 21/5, ít nhất 1 hành khách đã thiệt mạng và 30 người bị thương sau khi chuyến bay mang số hiệu SQ321của Singapore Airlines khởi hành từ London đến Singapore đi vào vùng nhiễu động không khí.
Truyền thông Anh đưa tin ngày 21/5, ít nhất 1 hành khách đã thiệt mạng và 30 người bị thương sau khi chuyến bay mang số hiệu SQ321của hãng hàng không Singapore Airlines khởi hành từ London đến Singapore đi vào vùng nhiễu động không khí, buộc phải hạ cánh khẩn cấp tại Bangkok, Thái Lan.Nguồn tin cho biết máy bay Boeing 777 đã rời Anh vào tối 20/5. Khi di chuyển vào không phận trong khu vực, máy bay đã gặp nhiễu động nghiêm trọng và hứng chịu giông mạnh.Máy bay sau đó đã phải chuyển hướng sang sân bay quốc tế Suvarnabhumi tại Bangkok, thay vì hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore như kế hoạch. Singapore Airlines cũng đã xác nhận vụ việc khiến 1 hành khách thiệt mạng.
https://nhandan.vn/may-bay-singapore-airlines-ha-canh-khan-cap-tai-thai-lan-do-nhieu-dong-khong-khi-post810452.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Singapore Airlines", "nhiễu động không khí", "Thái Lan", "Boeing 777", "Thông tin về Singapore" ] }
Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy chính thức công nhận nhà nước Palestine
NDO -Ngày 28/5, Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy đã chính thức công nhận nhà nước Palestine. Ba nước này cho rằng hành động của họ sẽ khuyến khích các quốc gia khác làm theo.
Sau khi được thông qua tại cuộc họp của Nội các do Thủ tướng Pedro Sanchez chủ trì, Tây Ban Nha đã công nhận nhà nước Palestine. Trong một tuyên bố trước khi cuộc họp này diễn ra, Thủ tướng Sanchez khẳng định: "Đây là một quyết định lịch sử với mục tiêu duy nhất là giúp người Israel và người Palestine đạt được hòa bình"."Chúng tôi đã thông qua việc công nhận nhà nước Palestine vì nó công bằng với người dân Palestine, cách duy nhất để bảo đảm an ninh cho Israel và hòa bình trong khu vực", Bộ trưởng Ngoại giao, EU và Hợp tác Tây Ban Nha Jose Manuel Albares phát biểu trong một cuộc họp báo.Trong một tuyên bố, Chính phủ Ireland đã "công nhận Palestine là một quốc gia có chủ quyền và độc lập, đồng thời đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Dublin và Ramallah".Thủ tướng Simon Harris cho biết: "Quyết định này của Ireland nhằm duy trì hy vọng. Đó là niềm tin rằng giải pháp hai nhà nước là cách duy nhất để Israel và Palestine cùng chung sống trong hòa bình và an ninh".Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Barth Eide cho biết: "Trong hơn 30 năm, Na Uy là một trong những nước ủng hộ nhà nước Palestine. Hôm nay, khi Na Uy chính thức công nhận nhà nước Palestine, đánh dấu một cột mốc trong quan hệ giữa Na Uy và Palestine".Trước đó, trong 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu, Thụy Điển, Cộng hòa Síp, Hungary, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Slovakia, Romania và Bulgaria đã công nhận nhà nướcPalestine. Slovenia dự kiến ​​sẽ phê duyệt việc công nhận vào ngày 30/5, trong khi đó Malta cho biết đang xem xét động thái này.Quyết định nêu trên của Tây Ban Nha, Ireland và Na Uy đã vấp phải sự phản đối của Israel. Trước đó, Israel đã ra lệnh triệu hồi ngay lập tức các đại sứ tại 3 quốc gia này để "tham vấn khẩn cấp".
https://nhandan.vn/tay-ban-nha-ireland-va-na-uy-chinh-thuc-cong-nhan-nha-nuoc-palestine-post811566.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:50", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:50", "tags": [ "Tây Ban Nha", "Ireland", "Na Uy", "công nhận nhà nước Palestine" ] }
Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3
NDO -Thực hiện Chương trình hoạt động đối ngoại năm 2023, ngày 18/12, tại Paris (Cộng hòa Pháp), Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam và bà Alice Rufo, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quan hệ quốc tế và Chiến lược, Bộ Quân đội Pháp đã đồng chủ trì Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3.
Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3 có ý nghĩa quan trọng, diễn ra trong bối cảnh hai nước đang tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lậpquan hệ ngoại giao Việt Nam-Pháp(1973-2023) và 10 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược (2013-2023).Đây là dịp để hai bên đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng thời gian qua, đồng thời chia sẻ quan điểm về các vấn đề thế giới, khu vực cùng quan tâm, qua đó thống nhất, định hướng những nội dung hợp tác thời gian tới nhằm đưa hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển sâu rộng, thực chất và hiệu quả, phù hợp với với quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.Tại Đối thoại, hai Trưởng đoàn đánh giá, kể từ Đối thoại lần thứ 2 (tháng 4/2022) đến nay, quan hệ hợp tác quốc phòng song phương giữa hai nước tiếp tục được củng cố và tăng cường theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với các văn bản, thỏa thuận hợp tác đã ký kết, đặc biệt là Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp giai đoạn 2018-2028 và Thỏa thuận khung về hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp.Thứ trưởng Quốc phòng Hoàng Xuân Chiến: Chúng tôi đánh giá Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3 diễn ra tại thủ đô Paris đã thành công rất tốt đẹp, với tinh thần cởi mở, thẳng thắn, chân thành.Các cơ quan, đơn vị của hai bên đã phối hợp chặt chẽ, tích cực rà soát, triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác đề ra trong Chương trìnhhợp tác quốc phòng Việt Nam-Phápvà đạt được kết quả nổi bật như: Hoạt động tiếp xúc, trao đổi đoàn, được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy và hợp tác hiệu quả; cơ chế Đối thoại chiến lược, Tham vấn và hợp tác quân binh chủng được duy trì thường niên; khuôn khổ pháp lý cho hợp tác tiếp tục được hoàn thiện; hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, huấn luyện, gìn giữ hòa bình được triển khai tích cực, chủ động và hiệu quả; hai bên tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn an ninh khu vực và thế giới…Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, thời gian vừa qua, hai bên đã cùng phối hợp thực hiện, xây dựng phóng sự về học viên Việt Nam tại Trường Sĩ quan Hải quân Pháp và xuất bản Sổ tay thuật ngữ quân sự Việt Nam-Pháp. Các hoạt động này mang ý nghĩa thiết thực, tạo động lực cho việc dạy và học tiếng Pháp trong quân đội cũng như hỗ trợ cho các quân nhân Việt Nam trong quá trình chuẩn bị tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại địa bàn các nước nói tiếng Pháp. Đây còn là minh chứng cho quan hệ hữu nghị tốt đẹp hiện có giữa Bộ Quốc phòng hai nước, góp phần kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệĐối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.Trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược và Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3, hai Trưởng đoàn đã nghe các nhóm làm việc báo cáo kết quả phiên họp nhóm, vui mừng nhận thấy từng lĩnh vực hợp tác được triển khai theo đúng định hướng lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quân đội Pháp đề ra, phù hợp với tổng thể quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.Trưởng đoàn Pháp khẳng định quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp là ví dụ điển hình trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia trên thế giới. Pháp mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ, bền vững với tư cách là đối tác tin cậy, hiệu quả của Việt Nam và của ASEAN.Về phương hướng hợp tác thời gian tới, trên cơ sở kết quả hợp tác đã đạt được và các nội dung thống nhất tại các văn bản, thỏa thuận đã ký kết, hai bên thống nhất tiếp tục nỗ lực thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất, hiệu quả, trọng tâm là: tăng cường trao đổi, tiếp xúc ở các cấp, nhất là cấp cao; duy trì và phát huy hiệu quả cơ chế Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng, gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, nghiên cứu việc ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác về đào tạo, tăng cường hợp tác quân y, thủy đạc, an ninh biển, an ninh mạng, phòng chống khủng bố, khắc phục hậu quả chiến tranh.Hai bên cũng thống nhất tiếp tục hoàn thiện các khuôn khổ pháp lý hợp tác trên các lĩnh vực; tìm hiểu khả năng hợp tác nghiên cứu-phát triển trong các lĩnh vực công nghệ cao, an ninh mạng, an ninh biển; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới…Tại Đối thoại, hai bên cũng chia sẻ quan điểm về tình hình thế giới, khu vực cùng quan tâm, đánh giá cao vai trò của khu vực và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Quốc phòng chứng kiến lễ ký kết Biên bản Đối thoại chiến lược và hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3.(Ảnh: Minh Duy)Trưởng đoàn Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, đa phương hóa, đa dạng hóa, thực hiện nhất quán chính sách quốc phòng “bốn không”. Về vấn đề Biển Đông, quan điểm nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.Nhân dịp này, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến trân trọng mời lãnh đạo Bộ Quân đội, bà Tổng cục trưởng và các doanh nghiệp quốc phòng Pháp sang Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.Kết thúc Đối thoại, hai Trưởng đoàn đã ký kết Biên bản Đối thoại chiến lược và Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Pháp lần thứ 3 và công bố Sổ tay thuật ngữ quân sự Pháp-Việt.
https://nhandan.vn/doi-thoai-chien-luoc-va-hop-tac-quoc-phong-viet-nam-phap-lan-thu-3-post788274.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến", "Đối thoại Chiến lược và Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Pháp", "Đối tác Chiến lược Việt Nam - Pháp" ] }
Cuba nêu bật tầm quan trọng của hợp tác với Nga
Ngày 11/5, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử hữu nghị và hợp tác với Nga, đồng thời nêu bật sự hỗ trợ mà Moskva dành cho La Habana trong đại dịch Covid-19.
Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, chia sẻ trong chương trình "Từ Phủ Chủ tịch" trên nền tảng YouTube, Chủ tịch Díaz-Canel, người vừa kết thúc chuyến thăm và làm việc kéo dài 3 ngày tại Nga nhân dịp kỷ niệm 64 năm tái lập quan hệ ngoại giao La Habana-Moskva, cho biếtTổng thống Nga Vladimir Putinhiểu biết sâu sắc về thực tế Cuba và những thách thức mà đảo quốc này đang phải đối mặt.Chủ tịch Cuba và Tổng thống Nga đã thảo luận về nhiều vấn đề trong nước và quốc tế cùng quan tâm, về quan hệ song phương và những khó khăn của La Habana.Nhân dịp này, hai bên cũng đánh giá tiến độ của một số hoạt động hợp tác song phương về tư pháp và truyền thông doanh nghiệp, cũng như một số dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên của Cuba như năng lượng và lương thực mới được phê duyệt và đang trong quá trình triển khai.HiệnCuba và Ngacó 6 dự án hợp tác đang được triển khai, 4 dự án sẽ bắt đầu hoạt động và 5 dự án khác đang trong quá trình đánh giá để phê duyệt.Theo Chủ tịch Cuba, đây đều là những dự án thuộc diện ưu tiên nhằm tháo gỡ "tình huống khẩn cấp" mà đảo quốc Caribe đang gặp phải.Chủ tịch Cuba bày tỏ hài lòng trước những kết quả hợp tác song phương nhằm đối phó với những tác động của lệnh bao vây cấm vận.Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez đề cập đến tầm quan trọng của việc kỷ niệm Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phátxít (9/51945-9/5/2024), đặc biệt trong bối cảnh xu hướng phát xít mới đang gia tăng.Theo ông Bruno Rodríguez, sự hiện diện của Cuba ở Nga, đặc biệt là trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng, cùng với bạn bè và đồng minh, có ý nghĩa lớn, thể hiện tình đoàn kết với Moskva, bạn bè truyền thống và đối tác kinh tế lớn của La Habana trong khu vực.
https://nhandan.vn/cuba-neu-bat-tam-quan-trong-cua-hop-tac-voi-nga-post808941.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Cuba", "Nga", "Cuba-Nga", "Thông tin cơ bản về LB Nga", "Thông tin cơ bản về Cuba" ] }
Cần đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế
NDO -Nhận lời mời của Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Khóa họp lần thứ 15 của UNCTAD được tổ chức từ ngày 3 đến 7/10 theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại Geneva (Thụy Sỹ) và Bridgetown (Barbados).
Với chủ đề “Từ bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương đến thịnh vượng cho tất cả mọi người”, UNCTAD 15 có sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và các tổ chức quốc tế, như Thủ tướng Barbados Mia Amor Mottley, Tổng thống Kenya, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala, cùng các Bộ trưởng và đại biểu từ hơn 200 quốc gia trên thế giới.Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres  nhấn mạnh các nước đang phát triển đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng để thúc đẩy thương mại và phát triển trong bối cảnh phục hồi từ Covid-19; theo đó Liên hợp quốc cần phát huy vai trò hỗ trợ các nước đang phát triển trong các nỗ lực này. Tổng Thư ký UNCTAD cho rằng thế giới đang ở thời điểm quan trọng trong lịch sử của chủ nghĩa đa phương khi các nước đang phát triển đối mặt với rất nhiều thách thức trên các lĩnh vực, đặc biệt là kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế. Nhiều nhà lãnh đạo nhấn mạnh thông điệp tiếp cận bình đẳng vaccine Covid-19, tăng cường phối hợp đa phương trong ứng phó khủng hoảng khí hậu và khủng hoảng nợ.Phát biểu tại phiên toàn thể của Hội nghị, ngày 6/10, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, năm 2021 đánh dấu một chương mới của thương mại và phát triển toàn cầu. Trong đó, số hóa và đổi mới sáng tạo làm biến đổi sâu sắc cách thức các nước trao đổi và hợp tác; bất bình đẳng ngày càng gia tăng không chỉ trong nắm bắt các cơ hội của toàn cầu hóa mà còn trong khả năng hồi phục sau đại dịch; các thách thức toàn cầu, nhất là biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19 đã gây ra khủng hoảng y tế, kinh tế và xã hội chưa từng có tiền lệ.Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 3 khuyến nghị quan trọng.Thứ nhất, hơn lúc nào hết, cần đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế nhằm kiểm soát dịch bệnh, nâng cao khả năng thích ứng và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trên phạm vi toàn cầu, đồng thời củng cố những nền tảng để nâng cao khả năng tự cường trước các cú sốc toàn cầu có thể xảy ra trong tương lai.Bộ trưởng kêu gọi cần bảo đảm tiếp cận vaccine công bằng và sớm nhất, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong chia sẻ vaccine cũng như hợp tác về công nghệ sản xuất vaccine. UNTAD cần phối hợp chặt chẽ với các cơ chế đa phương, hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc giải quyết các thách thức đang đặt ra trong thương mại và phát triển, nhất là đứt gãy chuỗi cung ứng, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, nâng cao khả năng tự chủ của nền kinh tế...Thứ hai, phát triển trong tương lai cần bảo đảm tính bền vững, bao trùm cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Bộ trưởng đề nghị cần tăng cường các nỗ lực quốc tế để hỗ trợ nâng cao khả năng thích ứng của những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực tiểu vùng Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.Thứ ba, UNCTAD cần phát huy vai trò trong việc thúc đẩy hợp tác toàn cầu về đổi mới sáng tạo và số hóa nhằm tạo ra các động lực mới cho phát triển bền vững và tăng trưởng trên nền tảng công nghệ.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định Việt Nam đang tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát và thích ứng an toàn với dịch bệnh, thúc đẩy phục hồi kinh tế, phát triển nhanh và bền vững trong điều kiện bình thường mới, trên cơ sở khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ của UNCTAD và cộng đồng quốc tế trong quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước, đồng thời sẽ tiếp tục chung tay cùng cộng đồng quốc tế để bảo đảm môi trường quốc tế hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.Hội nghị UNCTAD 15, hội nghị quan trọng của cơ chế hợp tác và phát triển lớn nhất toàn cầu, sẽ tiếp tục diễn ra đến hết ngày 7/10. Dự kiến, Hội nghị sẽ thông qua Tuyên bố “Từ bất bình đẳng và tính dễ bị tổn thương đến thịnh vượng cho tất cả mọi người” nhằm khẳng định cam kết của UNCTAD trong việc ứng phó với các thách thức về thương mại và phát triển trong quá trình phục hồi từ đại dịch Covid-19 vì mục tiêu thịnh vượng cho tất cả mọi người. Tuyên bố đặc biệt nhấn mạnh chìa khóa để giải quyết các thách thức về thương mại và phát triển toàn cầu là đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương và tăng cường hợp tác quốc tế.Ngoài phiên thảo luận toàn thể, đoàn Việt Nam cũng tham dự và đóng góp tích cực tại Hội nghị quan chức cao cấp và Hội nghị Bộ trưởng nhóm G77 và Trung Quốc.Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) là diễn đàn liên chính phủ được thành lập năm 1964 nhằm mục đích hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng của tất cả các nước thành viên; đặc biệt hướng tới mục tiêu bảo đảm sự phát triển hài hòa về các mặt thương mại, vận tải, viện trợ, tài chính và kỹ thuật. Hiện UNCTAD bao gồm 195 thành viên, trong đó có 155 nước (trong đó có Việt Nam) là thành viên của Ủy ban thương mại và phát triển.
https://nhandan.vn/can-day-manh-chu-nghia-da-phuong-va-hop-tac-quoc-te-post668238.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "UNCTAD 15", "đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương", "tăng cường hợp tác quốc tế" ] }
Tiếng nói đoàn kết từ Mỹ Latin và Caribe
Thúc đẩy tinh thần đoàn kết, hợp tác đểchống đói nghèovàbiến đổi khí hậulà trọng tâm chính của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) vừa diễn ra tại Saint Vincent và Grenadines. Hội nghị là không gian đối thoại quan trọng, giúp củng cố mối quan hệ giữa các nước trong bối cảnh nhiều khó khăn vẫn chờ đợi khu vực Mỹ Latin và Caribe ở phía trước.
Với sự tham dự của đại diện hơn 30 quốc gia thành viên, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8CELACđược nhận định là một trong những sự kiện ngoại giao quan trọng nhất trong lịch sử Saint Vincent và Grenadines, quốc gia Caribe đang chịu ảnh hưởng trầm trọng bởi biến đổi khí hậu.Mỹ Latin và Caribe là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trước những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, với sự gia tăng tần suất các cơn bão, lũ lụt, cháy rừng, lở đất, hạn hán ở mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ngân hàng Phát triển Mỹ Latin và Caribe (CAF) cho biết, các cơn bão là nguyên nhân gây ra 97% số vụ thảm họa ở vùng Caribe.Trong bài phát biểu có chủ đề "Niềm tin, niềm hy vọng mới và tình yêu", Thủ tướng nước chủ nhà Ralph Gonsalves khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời nhấn mạnh cam kết của khu vực với an ninh, hòa bình toàn cầu.Truyền thông Cuba nhận định, việc tổ chức hội nghị góp phần nâng cao vị thế, tiếng nói của Saint Vincent và Grenadines cũng như cộng đồng các nước Caribe trong giải quyết thách thức toàn cầu. Các nước đã thống nhất ý kiến về bảo đảm an ninh lương thực, chống biến đổi khí hậu và duy trì hòa bình, đồng thời trao đổi quan điểm về các "điểm nóng" xung đột như Trung Đông, Ukraine, Haiti.Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia trên thế giới cải cách hệ thống tài chính quốc tế để hỗ trợ các nước đang phát triển và đạt được công bằng về khí hậu. Nhà lãnh đạo này khẳng định, Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), vốn chịu trách nhiệm về 80% lượng khí thải toàn cầu, cần có trách nhiệm đặc biệt trong dẫn dắt những nỗ lực này.Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL), để đạt các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu, từ nay đến năm 2030, khu vực Mỹ Latin và Caribe cần đầu tư từ 2.100 tỷ USD đến 2.800 tỷ USD mỗi năm, tương đương từ 3,7% đến 4,9% GDP của khu vực. Đáng nói là, theo số liệu thống kê của năm 2020, mức đầu tư của khu vực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu chỉ chiếm 0,5% GDP, một con số thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra.Nghèo đói, vấn đề kinh niên của khu vực, cũng càng trở nên trầm trọng do dịch Covid-19, thiên tai và xung đột. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), khoảng 6,5% dân số tại khu vực này đang sống trong tình trạng thiếu ăn. Ông Mario Lubetkin, Phó Tổng Giám đốc FAO phụ trách Mỹ Latin và Caribe cho biết, các tổ chức quốc tế cũng như chính phủ sở tại chưa tìm được giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình nghèo đói, khiến mục tiêu xóa bỏ đói nghèo vào năm 2030 ngày càng xa vời. Chống đói nghèo và bất bình đẳng là một trong những ưu tiên của quốc gia Nam Mỹ Brazil trong nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của mình.Những thông điệp tích cực về hợp tác, đoàn kết cũng được phát đi từ Hội nghị thượng đỉnh CELAC lần này, khi một số quốc gia thành viên nỗ lực gạt bỏ bất đồng để hàn gắn các mối quan hệ song phương.Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã gặp người đồng cấp Guyana Irfaan Ali bên lề hội nghị, trao nhau những món quà và cam kết thúc đẩy hòa bình, nhằm làm ấm lại mối quan hệ hai nước sau những căng thẳng liên quan tranh chấp vùng lãnh thổ Essequibo.Trong khi đó, Tổng thống Brazil Lula da Silva và người đồng cấp Venezuela Nicolas Maduro đã có cuộc hội đàm khẳng định quyết tâm tăng cường trao đổi kinh tế và thương mại giữa hai nước. Quan hệ ngoại giao giữa Brazil và Venezuela từng căng thẳng dưới thời ông Jair Bolsonaro, nhà lãnh đạo cực hữu lên cầm quyền tại Brazil. Tuy nhiên, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển mới kể từ khi nhà lãnh đạo cánh tả Lula da Silva trở lại nắm quyền tại Brazil.Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s dự báo, tăng trưởng kinh tế khu vực Mỹ Latin và Caribe trong năm 2024 là 1,8%, thấp hơn mức 2,2% của năm 2023. Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng phức tạp cùng nhiều khó khăn chờ đợi khu vực Mỹ Latin và Caribe, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres khẳng định, thúc đẩy đoàn kết và hợp tác là sứ mệnh của CELAC, cũng là chìa khóa cho sự phát triển của khu vực.
https://nhandan.vn/post-798493.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "CELAC", "Mỹ Latin", "Caribe", "chống đói nghèo", "biến đổi khí hậu" ] }
Hơn 600.000 tòa nhà ở Istanbul có nguy cơ đổ sập khi xảy ra động đất
Ngày 22/8, Bộ trưởng Môi trường, Đô thị hóa và Biến đổi khí hậuThổ Nhĩ KỳMehmet Ozhaseki cảnh báo, khoảng 600.000 tòa nhà tại Istanbul - thành phố lớn nhất của nước này - đang nằm trong diện nguy hiểm, có thể đổ sập khi xảy ra động đất.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình, Bộ trưởng Ozhaseki cho biết, Chính phủ có kế hoạch thiết lập các khu vực có nhiều tòa nhà kiên cố có thể chống chịu động đất. Đây là một phần trong quy hoạch chuyển đổi đô thị của thành phố.Ông nhấn mạnh nhà chức trách đang nỗ lực xây dựng hơn 300.000 nhà ở tại các khu vực trên, song khó tìm nền đất chắc chắn quanh trung tâm thành phố.Thổ Nhĩ Kỳ nằm trên đường đứt gãy địa chất nên thường xuyên xảy ra động đất.Tháng 2 vừa qua, miền nam nước này đã hứng chịu trậnđộng đấtkinh hoàng khiến hơn 50.000 người thiệt mạng.Sau thảm họa, thành phố Istanbul đã triển khai chương trình kiểm tra nhanh chất lượng các tòa nhà, trong bối cảnh người dân lo lắng về mức độ an toàn của nơi ở.Năm 1999, một trận động đất mạnh xảy ra tại khu vực Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ khiến 17.000 người thiệt mạng, trong đó có 1.000 người tại Istanbul.
https://nhandan.vn/hon-600000-toa-nha-o-istanbul-co-nguy-co-do-sap-khi-xay-ra-dong-dat-post768781.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Thổ Nhĩ Kỳ", "động đất", "nguy cơ", "Istanbul" ] }
EU khởi động phái bộ bảo vệ tàu thuyền qua Biển Đỏ
Theo tin nước ngoài và TTXVN, các bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp ngày 19/2 tại Brussels (Bỉ) để chính thức khởi động một phái bộ hải quân, nhằm bảo vệ tàu thuyền quốc tế qua lại khu vựcBiển Đỏkhỏi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen.
Kế hoạch nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Houthi đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công tàu thuyền tại hải trình quan trọng này kể từ tháng 11/2023.Theo đó, phái bộ mang tên Aspides, gồm ít nhất bốn tàu chiến. Đến nay, Đức, Pháp, Italia và Bỉ đã thông báo kế hoạch góp tàu cho phái bộ. Tổng chỉ huy phái bộ này sẽ là Hy Lạp, trong khi việc điều hành hoạt động kiểm soát trên thực địa sẽ do Italia đảm nhận. EU cho biết phái bộ sẽ có thời hạn ban đầu là một năm, với nhiệm vụ chỉ giới hạn ở bảo vệ tàu dân sự tại Biển Đỏ và sẽ không thực hiện các vụ tấn công vào lãnh thổ Yemen.Trước đó, các lực lượng Mỹ và Anh đã thực hiện các cuộc không kích Houthi tại Yemen nhằm đáp trả các vụ tấn công của lực lượng này ởBiển Đỏ. Một quan chức EU cho biết sẽ phối hợp hành động với Mỹ và các lực lượng khác trong khu vực để bảo đảm an toàn cho tàu bè tại Biển Đỏ. EU đã nỗ lực đạt đồng thuận về phái bộ tại Biển Đỏ do lo ngại các vụ tấn công của Houthi có thể ảnh hưởng tới các nền kinh tế trong khối và đẩy lạm phát lên cao.Trong một diễn biến liên quan, một tàu treo cờ Panama đã bị tấn công khi đang ở ngoài khơi Biển Đỏ. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, một tên lửa được bắn đi từ Yemen “đã trúng vào mạn tàu chở dầu thô MT Pollux của Ấn Độ, treo cờ Panama”. Công ty an ninh Ambrey đã xác nhận “thiệt hại nhỏ” của tàu trên sau khi trúng tên lửa ở ngoài khơi phía Tây Bắc thành phố Mokha của Yemen. Hiện tàu này đã tiếp tục hành trình. Trong khi đó, quân đội Mỹ cho biết đã thực hiện hai cuộc không kích vào “ba khu vực phóng tên lửa hành trình chống hạm di động (ASCM) do Houthi kiểm soát tại Yemen”.
https://nhandan.vn/eu-khoi-dong-phai-bo-bao-ve-tau-thuyen-qua-bien-do-post796513.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Biển Đỏ", "Liên minh châu Âu", "EU" ] }
Indonesia: 67 người thiệt mạng do lũ lụt ở tỉnh Tây Sumatra
NDO -Ngày 16/5, các nhà chức trách Indonesia cho biết, lũ quét tại tỉnh Tây Sumatra đã khiến 67 người thiệt mạng. Các lực lượng chức năng vẫn đang tìm kiếm 20 người mất tích.
Anh Yose Rizal (43 tuổi), sống tại huyện Tanah Datar, tỉnh Tây Sumatra, đã không cầm được nước mắt khi đặt hoa lên mộ của chị gái và cháu gái mình, những người đã thiệt mạng trong trận lũ quét vừa qua. Ba người thân của anh Yose vẫn đang mất tích.Vào thời điểm xảy ra thảm họa (tối 13/5), gia đình anh Yose đang có buổi họp mặt các thành viên.“Trận lũ ập đến quá đột ngột, chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi di chuyển tới nơi an toàn”, anh Yose chia sẻ với hãng tin Reuters. “Bố mẹ tôi cũng đã có mặt tại buổi họp mặt gia đình tối hôm đó, nhưng họ đã may mắn sống sót”, anh nói.Ngày 16/5, nhà chức trách Indonesia cho biết, số người thiệt mạng do lũ quét và lở đất cuối tuần qua đã tăng lên 67 người, 20 người khác vẫn đang mất tích. Chính phủ nước này có kế hoạch di dời những người sống sót tới các khu vực an toàn hơn.Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia Indonesia (BNPB) cho biết, 5 người mất tích theo báo cáo trước đó đã được tìm thấy trong tình trạng tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng lên 67 người. Hơn 4.000 người đã được sơ tán đến các tòa nhà gần đó và các khu trú ẩn tạm thời.Ít nhất 521 ngôi nhà, 31.985ha đất gồm ruộng lúa, 19 cây cầu và hầu hết các trục đường chính đều đã bị phá hủy.Người đứng đầu BNPB, ông Suharyanto tuyên bố Chính phủ Indonesia dự tính sẽ di dời người dân hiện đang sinh sống tại các khu vực có nguy cơ sạt lở hoặc lũ quét và những hộ gia đình có nhà ở bị hư hỏng nặng.BNPB cùng chính quyền tỉnh Tây Sumatra đang thu thập dữ liệu về số người cần được di tản và đang tìm kiếm các khu vực an toàn hơn để tiến hành xây dựng nơi ở mới cho người dân.Theo ông Suharyanto, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đất và xây dựng nhà ở cho người dân, dự kiến hoàn thành trong 6 tháng. Tuy nhiên, chưa rõ thời điểm tiến hành di dời.Những trận mưa lớn cuối tuần qua đã kéo theo các đợt lũ quét, sạt lở và dung nham lạnh (một dòng chảy giống bùn được tạo nên bởi tro núi lửa, sỏi đá và nước mưa), gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới 3 huyện và 1 thị xã tại tỉnh Tây Sumatra.Dòng dung nham lạnh (còn được gọi là lahar) chảy xuống từMarapi- một trong những ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Indonesia. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, ngọn núi lửa này đã bất ngờ phun trào khiến hơn 20 người thiệt mạng. Kể từ thời điểm đó, các vụ phun trào khác vẫn tiếp tục xảy ra tại đây.Cùng với sự hỗ trợ từ lực lượng cảnh sát và quân đội, BNPB sẽ tiếp tục tìm kiếm những người mất tích và dọn dẹp các trục đường chính trong 7 ngày tới.
https://nhandan.vn/indonesia-67-nguoi-thiet-mang-do-lu-lut-o-tinh-tay-sumatra-post809655.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Indonesia", "lũ lụt", "sạt lở", "Tây Sumatra" ] }
Cảnh báo cú sốc kinh tế chưa từng có đối với Palestine
Bộ trưởng Kinh tế Palestine Mohammed Alamour cảnh báo, chịu thiệt hại khoảng 20 triệu USD mỗi ngày do hoạt động sản xuất ở Dải Gaza và Bờ Tây bị gián đoạn, nền kinh tế Palestine đang đối mặt cú sốc chưa từng có.
Theo ông Alamour, các cuộc tấn công ởGaza, cũng như các biện pháp phong tỏa tài chính và kinh tế của Israel đối vớiPalestinelàm gián đoạn hoạt động thương mại của nước này. Quan chức Palestine kêu gọi cộng đồng quốc tế có biện pháp buộc Chính phủ Israel chấm dứt các cuộc tấn công và các biện pháp phong tỏa kinh tế đối với Palestine.Tuyên bố nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo nhận định chính quyền Palestine đang đối mặt nguy cơ sụp đổ tài chính, khi nguồn thu cạn kiệt và hoạt động kinh tế suy giảm. WB dự báo trong những tháng tới, thâm hụt ngân sách của Palestine lên tới 1,2 tỷ USD; nền kinh tế Palestine có thể suy giảm từ 6,5% đến 9,6%. WB nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hỗ trợ nước ngoài cho chính quyền Palestine.Trong khi đó, các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) thúc đẩy tuyên bố kêu gọi Israel không làm gián đoạn “các giao dịch tài chính quan trọng” ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của người Palestine, sau những dấu hiệu cho thấy Israel có thể cắt đứt quan hệ với các ngân hàng Palestine.Dự thảo tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 diễn ra ở Stresa (Italia)kêu gọi Israelthực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm duy trì dịch vụ giữa các ngân hàng Israel và Palestine, đồng thời yêu cầu Israel gỡ bỏ hoặc nới lỏng các biện pháp có tác động tiêu cực đến thương mại, tránh làm trầm trọng thêm tình hình kinh tế ở Bờ Tây.Israel tiếp tục tấn công RafahNgày 25/5, các nhân chứng cho biết, máy bay chiến đấu và pháo binh của Israel tiếp tục tấn công thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza, sau khi nước này bác bỏ phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) yêu cầu Tel Aviv tạm dừng mọi hoạt động quân sự tại đây. Kênh truyền hình Al Jazeera đưa tin, quân đội Israel cũng đang truy quét các tay súng Palestine ở thành phố Jenin ở bờ tây sông Jordan.Trong khi đó, đại diện các nước tiếp tục hối thúc Israel chấm dứt hoạt động quân sự ở Rafah. Bộ Ngoại giao Pakistan ra tuyên bố ủng hộ ICJ ra phán quyết yêu cầu Israel chấm dứt ngay chiến dịch tấn công quân sự ở Rafah. Bộ Ngoại giao và Người di cư Liban cũng ra tuyên bố yêu cầu Israel dừng ngay lập tức các hoạt động quân sự ở Rafah, coi đây là cơ hội quan trọng để chấm dứt các chính sách tấn công và di dời người dân của Israel.Phó Thủ tướng Đức Robert Habeck kêu gọi Tel Aviv tuân thủ luật pháp quốc tế. Mô tả tình hình ở Rafah là thảm họa nhân đạo và có khả năng trở nên tồi tệ hơn, Chính phủ Australia kêu gọi Israel tuân thủ phán quyết ngày 24/5 của ICJ về việc dừng ngay lập tức cuộc tấn công và mở cửa khẩu Rafah vào Gaza để cho phép viện trợ vào khu vực.Liên quan công tácviện trợ, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ cho biết, bốn tàu của lục quân Mỹ hỗ trợ cầu tàu tạm thời được xây dựng để vận chuyển hàng viện trợ vào Gaza đã bị mắc cạn. Hải quân Israel đã khẩn trương hỗ trợ giải cứu phương tiện. Không ai bị thương sau sự cố và cầu tàu tiếp tục hoạt động bình thường.Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani thông báo nước này tiếp tục tài trợ cho Cơ quan Liên hợp quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA). Phát biểu tại cuộc gặp với Thủ tướng Palestine, ông Antonio Tajani cho biết, Italia quyết định tiếp tục tài trợ cho các dự án cụ thể nhằm hỗ trợ người tị nạn Palestine, nhưng chỉ sau khi có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ để bảo đảm tiền tài trợ không bị sử dụng sai mục đích.Hamas phủ nhận nối lại đàm phán ngừng bắn với IsraelMột quan chức Hamas phủ nhận thông tin cho rằng, những cuộc đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sẽ tiếp tục diễn ra ở Cairo (Ai Cập) từ ngày 28/5. Quan chức khẳng định, chưa có thời gian cụ thể dành cho các cuộc đàm phán.Trước đó, truyền thông Israel cho hay, một quan chức Israel giấu tên cho biết, nước này có ý định nối lại các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận thả con tin ở Gaza. Dù quan chức này không nêu chi tiết về việc các bên đã đạt được nhất trí như thế nào, song truyền thông đưa tin, trong các cuộc gặp ở Pháp, lãnh đạo Cơ quan Tình báo Israel đã nhất trí với các nhà hòa giải về khuôn khổ mới cho các cuộc đàm phán đang bị đình trệ.Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã thảo luận với Bộ trưởng Nội các chiến tranh Israel về những nỗ lực mới nhất nhằm đạt được lệnh ngừng bắn và mở lại cửa khẩu Rafah. Trong tháng này, các cuộc đàm phán nhằm đạt được thỏa thuận thả con tin và ngừng bắn ở Dải Gaza bị đình trệ, sau khi Israel tiến hành chiến dịch quân sự tại thành phố Rafah.
https://nhandan.vn/canh-bao-cu-soc-kinh-te-chua-tung-co-doi-voi-palestine-post811293.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Rafah", "Tòa án Quốc tế vì Công lý", "Gaza", "Palestine", "Cửa khẩu Rafah", "Antonio Tajani", "Phong tỏa kinh tế", "Israel", "chiếm đóng", "kinh tế suy giảm" ] }
Mỹ tấn công 85 mục tiêu ở Iraq, Syria, khởi đầu cho màn đáp trả cuộc tập kích căn cứ
Bộ Chỉ huy trung tâm Mỹ ngày 2/2 cho biết, nước này đã tiến hành cáccuộc không kíchnhằm vào 85 mục tiêu ở Iraq và Syria, “chống lại Lực lượng Quds của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và các nhóm dân quân trực thuộc”.
Dẫn lời 2 quan chức quốc phòng Mỹ, đài CNN đưa tin các mục tiêu nằm rải rác ở 7 địa điểm. Vụ đáp trả kéo dài 30 phút và chỉ được báo trước cho chính phủ Iraq, không được thông báo trước với Iran. Mỹ vẫn chưa nắm rõ số lượng các tay súng thương vong. Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby khẳng định các cuộc tấn công đã thành công và đánh trúng mục tiêu.Trong một tuyên bố vào chiều 2/2, Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ nêu rõ: “Lực lượng quân sự đã tấn công hơn 85 mục tiêu, với nhiều máy bay, trong đó có máy bay ném bom tầm xa xuất phát từ Mỹ. Các cuộc không kích sử dụng hơn 125 quả đạn chính xác. Các cơ sở bị tấn công bao gồm cơ sở chỉ huy và giám sát, các trung tâm tình báo, kho tên lửa, kho chứa máy bay không người lái cũng như các cơ sở chuỗi cung ứng hậu cần và đạn dược của các nhóm dân quân...”Cũng theo một quan chức chính quyền cấp cao, Mỹ sẽ không tấn công bên trong Iran mà chỉ tập trung vào các mục tiêu bên ngoài đất nước. Việc tấn công vào bên trong Iran được đánh giá sẽ là một động thái khiến căng thẳng leo thang nghiêm trọng và các quan chức đều cho rằng một kịch bản như thế khó có thể xảy ra.Ngay sau không kích đáp trả, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra một tuyên bố. "Chủ nhật vừa qua, 3 binh sĩ Mỹ đã thiệt mạng ở Jordan bởi cuộc tập kích bằng máy bay không người lái do các nhóm chiến binh được Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hậu thuẫn phóng đi… Chiều nay, theo sự chỉ đạo của tôi, lực lượng quân sự Mỹ đã tấn công các mục tiêu tại Iraq và Syria mà IRGC và nhóm dân quân liên kết sử dụng để tấn công binh sĩ Mỹ. Chúng tôi sẽ bắt đầu đáp trả từ ngày hôm nay. Cuộc đáp trả này vẫn sẽ tiếp tục, theo thời gian và địa điểm chúng tôi chọn”, nhà lãnh đạo Nhà Trắng cho biết ngày 2/2.Tổng thống Mỹ Joe Biden dự lễ nhận thi thể 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng ở căn cứ Jordan.(Ảnh: AFP)Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh các cuộc tấn công của Mỹ ở Iraq và Syria trong ngày 2/2 chỉ là “phản ứng khởi đầu” của Washington.Bộ trưởng Austin nói: “Chúng tôi không tìm kiếm xung đột ở Trung Đông hay bất kỳ nơi nào khác, nhưng Tổng thống và tôi sẽ không tha thứ cho các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ. Chúng tôi sẽ thực hiện mọi hành động cần thiết để bảo vệ nước Mỹ, các lực lượng và lợi ích của chúng tôi”.Theo Trung tướng Douglas A. Sims - Giám đốc tác chiến của Bộ Tổng tham mưu liên quân, lựa chọn thời điểm tiến hành các cuộc tấn công vào ngày 2/2 nhằm vào các mục tiêu ở Iraq và Syria phù hợp với điều kiện thời tiết trong khu vực. Mỹ đang tìm cách tránh những tổn thất thương vong không cần thiết.Theo ông Sims, lợi dụng độ che phủ của mây, Mỹ có thể hoạt động để bảo đảm bắn trúng chính xác tất cả các mục tiêu. Vị tướng này cũng tiết lộ máy bay ném bom B-1 của Không quân nằm trong số các máy bay Mỹ thực hiện cuộc không kích ở Iraq và Syria. Chiếc máy bay ném bom tầm xa này đã xuất phát thẳng từ Mỹ.Trước đó, ngày 31/1, phát ngôn viên Kirby nói rằng nhóm Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq đã lên kế hoạch, cung cấp nguồn lực và tạo điều kiện thực hiện vụ tập kích căn cứ Mỹ ở Jordan Theo ông Kirby, Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq gồm nhiều nhóm, trong đó có Kata’ib Hezbollah.Tuy nhiên, ông Kirby không chỉ đích danh Kata'ib Hezbollah, nói rằng đây không phải là nhóm duy nhất chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công vào các căn cứ của Mỹ trước đây.Tin liên quanTấn công bằng UAV khiến nhiều binh sĩ Mỹ thương vong ở Trung ĐôngVụ tập kích căn cứ ở Jordan là cuộc tấn công nghiêm trọng nhất trong số các cuộc tấn công nhắm vào lực lượng Mỹ ở Trung Đông kể từ ngày 7/10/2023 - ngày bùng phát cuộc chiến Hamas-Israel ở Gaza. Đây cũng là lần đầu tiên binh sĩ Mỹ thiệt mạng dưới hỏa lực trực tiếp ở Trung Đông kể từ ngày đó. Ngoài 3 lính thiệt mạng còn có hơn 40 lính Mỹ bị thương trong vụ ở Jordan.
https://nhandan.vn/my-tan-cong-85-muc-tieu-o-iraq-syria-khoi-dau-cho-man-dap-tra-cuoc-tap-kich-can-cu-post795132.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [] }
Nga và Trung Quốc củng cố điều phối chiến lược trên trường quốc tế
NDO -Truyền thông Nga đưa tin, ngày 9/4, tạithủ đô Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov, đang có chuyến thăm chính thức Trung Quốc trong 2 ngày (8 và 9/4).
Phát biểu chào mừng Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov, Chủ tịchTrung QuốcTập Cận Bình đề nghị ông Lavrov chuyển lời chào chân thành của mình tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.Tin liên quanNga, Trung Quốc tăng cường hợp tác năng lượngÔng Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bộ trưởng Nga Lavrov là nhà ngoại giao kinh nghiệm, người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc. Ông Lavrov đã làm rất tốt công việc của mình trên vai trò người thúc đẩy quan hệ hai nước.Lãnh đạo Trung Quốc khẳng định, Bắc Kinh và Moskva đã đi theo con đường chung sống hòa bình và đang mong muốn hợp tác cùng có lợi và vì lợi ích phát triển tiến bộ và bền vững trong quan hệ song phương.Bộ trưởng Ngoại giao Nga Lavrov chuyển lời chào của Tổng thống Vladimir Putin tới Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho rằng, người đứng đầu Nhà nước Nga đánh giá cao thông điệp chúc mừng ông Putin tái đắc cử vào tháng 3 năm nay của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Quang cảnh cuộc tiếp. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga)Ông Lavrov đánh giá cao những thành tựu mà Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đạt được thời gian qua dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình và bày tỏ tin tưởng, lễ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ được tổ chức một cách trang trọng.Bộ trưởng Ngoại giao Nga khẳng định, việc Tổng thống Putin tái đắc cử bảo đảm tính liên tục quan hệ hai nước, tăng cường các bước phát triển mới trong quan hệ song phương trên mọi lĩnh vực.Cùng ngày, ông Lavrov đã gặp người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị. Hai bên đã thảo luận thực trạng và triển vọng quan hệ song phương, cuộc khủng hoảng Ukraine, tình hình chung quanh vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) và Bán đảo Triều Tiên.Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Vương Nghị. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Nga)Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh, nhờ nỗ lực của lãnh đạo cấp cao nhất hai nước, mối quan hệ đối tác toàn diện và phối hợp chiến lược giữa Moskva và Bắc Kinh đã đạt đến mức độ chưa từng có.Ông Lavrov cho rằng, sự gần gũi và trùng khớp cách tiếp cận của Nga và Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề then chốt của thời đại đã đặt nền tảng để hai nước củng cố điều phối chiến lược trên trường quốc tế.
https://nhandan.vn/nga-va-trung-quoc-cung-co-dieu-phoi-chien-luoc-tren-truong-quoc-te-post803892.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Liên bang Nga", "Trung Quốc", "Lavrov", "Tập Cận Bình", "trường quốc tế", "điều phối chiến lược", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Liên hợp quốc kêu gọi giảm xung đột trên Biển Đỏ
Tổng Thư kýLiên hợp quốcAntonio Guterres kêu gọi tất cả các bên liên quan hạ nhiệt căng thẳng nhằm thiết lập hòa bình và ổn định ở Biển Đỏ, cũng như khu vực. Lời kêu gọi được đưa ra sau khi Mỹ và Anh tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượngHouthiở Yemen. Giới chức quân đội Mỹ cho biết, hàng chục địa điểm của Houthi ở Yemen đã bị tấn công.
Trong một tuyên bố chung, chính phủ các nước Anh, Mỹ, Australia, Bahrain, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, New Zealand và Hàn Quốc nêu rõ, mục đích của cuộc không kích nhằm "giảm căng thẳng và khôi phục sự ổn định ở Biển Đỏ"; nhấn mạnh sẵn sàng hành động để bảo đảm dòng chảy thương mại tự do tại Biển Đỏ.Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo, Mỹ sẽ thực hiện các cuộc tấn công mới nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen nếu lực lượng này tiếp tục tấn công các tàu thương mại ở Biển Đỏ.Chính phủ Yemen cho rằng, các cuộc không kích của Mỹ và Anh vào các cơ sở của Houthi ở Yemen là phản ứng trước việc Houthi liên tục tấn công tuyến đường vận tải quốc tế trên Biển Đỏ.Lực lượng Houthi tuyên bố sẽ trả đũa các mục tiêu của Mỹ và Anh ở Biển Đỏ hoặc trên đất liền sau các cuộc không kích do quân đội Mỹ và Anh thực hiện nhằm vào các khu vực do lực lượng này kiểm soát.Chính phủ Yemen cũng nhấn mạnh, lực lượng Houthi phải chịu trách nhiệm về việc kéo Yemen vào một cuộc đối đầu quân sự. Trong khi đó, Nhà trắng khẳng định, Mỹ không muốn chiến tranh với Yemen nhưng sẽ không ngần ngại hành động thêm để đáp trả các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ.Lực lượng Houthi tuyên bố sẽ trả đũa các mục tiêu của Mỹ và Anh ở Biển Đỏ hoặc trên đất liền sau các cuộc không kích do quân đội Mỹ và Anh thực hiện nhằm vào các khu vực do lực lượng này kiểm soát. Theo người phát ngôn của lực lượng Houthi, Anh và Mỹ đã thực hiện 73 cuộc không kích vào nhiều địa điểm ở thủ đô Sanaa và các tỉnh Hodeidah, Taiz, Hajjah và Saada.Ai Cập bày tỏ quan ngại về tình trạng leo thang các hoạt động quân sự ở khu vực Biển Đỏ. Cairo mong muốn thúc đẩy các nỗ lực chung của khu vực và quốc tế nhằm giảm căng thẳng và tránh gây bất ổn trong khu vực, đặc biệt là tuyến hàng hải ở Biển Đỏ. Bộ Ngoại giao Ai Cập nêu rõ, những diễn biến nguy hiểm và ngày càng leo thang ở phía nam Biển Đỏ và Yemen cho thấy căng thẳng ở Dải Gaza đã làm xung đột lan rộng trong khu vực.Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) kêu gọi các bên kiềm chế và tránh làm xung đột leo thang, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và ổn định ở Biển Đỏ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cảnh báo về nguy cơ leo thang căng thẳng trên Biển Đỏ. Bộ Ngoại giao Kuwait cũng ra tuyên bố kêu gọi các bên kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng.Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập bác bỏ thông tin về việc tạm dừng hoạt động hàng hải qua kênh đào Suez. SCA khẳng định mong muốn mở kênh liên lạc trực tiếp và phối hợp với các công ty vận tải nhằm cung cấp dịch vụ vận tải biển tốt hơn, bảo đảm tính bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo SCA, từ đầu năm đến nay, lưu lượng tàu thuyền qua kênh đào Suez đã giảm 30% so mức cùng kỳ năm 2023, do những căng thẳng gần đây trên Biển Đỏ.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-keu-goi-giam-xung-dot-tren-bien-do-post791980.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Liên hợp quốc", "Biển Đỏ", "Houthi", "Yemen" ] }
BRICS tăng cường đối thoại và hợp tác
Theo Tân Hoa xã và TTXVN, ngày 3-9, phát biểu ý kiến khai mạc Diễn đàn Kinh doanh BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, gồm Bra-xin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), tổ chức tại thành phố Hạ Môn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, nền kinh tế thế giới chưa đủ mạnh và các nước đối mặt nhiều thách thức.
Các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển cần tăng cường đối thoại và hợp tác nhằm thúc đẩy kinh tế toàn cầu tăng trưởng và ổn định. Diễn đàn Kinh doanh BRICS có quy mô lớn nhất cho đến nay, tập trung điểm lại quá trình 10 năm hợp tác, tổng kết kinh nghiệm và thảo luận về triển vọng phát triển của BRICS.* Diễn đàn Kinh doanh BRICS là hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao BRICS lần thứ 9, diễn ra tại Hạ Môn, từ ngày 3 đến 5-9 tới. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết, tại hội nghị lần này, lãnh đạo các nước BRICS thông qua Tuyên bố Hạ Môn, truyền thông điệp tích cực về tăng cường hợp tác thiết thực về kinh tế, hoàn thiện quản trị kinh tế toàn cầu, giữ gìn hòa bình, ổn định thế giới, thúc đẩy giao lưu nhân văn… H Theo trợ lý Tổng thống Nga, tại Hội nghị ở Hạ Môn, các nhà lãnh đạo BRICS cũng đề cập nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, như tình hình Trung Đông, Bắc Phi, Áp-ga-ni-xtan, vùng Xa-ha-ra - Xa-hen... Tổng thống Nga V.Pu-tin kêu gọi lãnh đạo các nước BRICS tham gia giải quyết tình hình tại Xy-ri; phản đối chủ nghĩa bảo hộ thương mại và những hành động áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương.
https://nhandan.vn/brics-tang-cuong-doi-thoai-va-hop-tac-post302765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [] }
Tàu Odysseus hạ cánh khó khăn xuống Mặt trăng
Sứ mệnh của tàu đổ bộ Mặt trăng Odysseus(trong ảnh)có thể sẽ phải rút ngắn 5 ngày so dự kiến ban đầu, sau cú hạ cánh “không hoàn hảo” xuống Mặt trăng.
Theo Công ty Intuitive Machines, đơn vị vận hành tàu đổ bộ này, các chuyên gia sẽ phải đánh giá tổng thể mức độ ảnh hưởng từ cú đáp trên, cũng như ước lượng dữ liệu khoa học có thể bị hao hụt sau khi hành trình của tàu Odysseus bị rút ngắn.Bức tường đá 11.000 năm tuổiCác nhà nghiên cứu đã phát hiện một bức tường đá có niên đại tới 11.000 năm tuổi ở độ sâu 21m ở ngoài khơi bờ biển nước Đức.Reuterscho biết, có thể những người tiền sử địa phương đã xây dựng bức tường đá này để ghi lại các cuộc săn tuần lộc - một hoạt động phổ biến vào thời đó.Xu hướng đi bar ban ngàyĐi bar là hoạt động thường diễn ra vào buổi tối, song tại Anh, “đi bar ban ngày” đang là trải nghiệm thu hút nhiều khách hàng, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên. TheoDaily Mail,quán bar ban ngày ra mắt lần đầu hồi tháng 12/2023 ở Sheffield, sau đó được mở rộng tại nhiều thành phố khác. Quán bar mở cửa từ giữa giờ chiều và kéo dài tới 8 giờ tối.Colombia trục vớt thuyền chở đồ cổChính phủ Colombia vừa công bố kế hoạch thực hiện một chuyến thám hiểm để phục vụ việc trục vớt con tàu huyền thoại San Jose bị chìm vào thế kỷ 18. TheoAFP,con tàu này chứa những món đồ có giá trị, chở đầy vàng, bạc và ngọc lục bảo, ước tính trị giá 20 tỷ USD. Chính phủ Colombia đã xác định được vị trí của chiếc thuyền buồm vào năm 2015, nằm sâu 600 m dưới biển.Sôi động lễ hội cigar CubaNhững người yêu cigar trên khắp thế giới đang quy tụ tại Thủ đô La Habana (Cuba) để tham gia Lễ hội Habanos lần thứ 24. TheoAP, lễ hội là nơi gặp gỡ, giao lưu của những người yêu cigar(trong ảnh), nâng tầm thú chơi này thành một trải nghiệm độc đáo. Hội chợ thương mại diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Habano năm nay thu hút hơn 2.900 lượt khách mời từ 108 quốc gia và hơn 79 doanh nghiệp.
https://nhandan.vn/tau-odysseus-ha-canh-kho-khan-xuong-mat-trang-post798095.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [] }
Xung đột Israel-Hamas: Khoảng 9.000 bệnh nhân ở Gaza cần được chăm sóc khẩn cấp
Tổng giám đốc WHO nêu rõ trước cuộc xung đột, có 36 bệnh viện hoạt động ởdải Gaza. Nhưng hiện chỉ còn 10 bệnh viện hoạt động ở mức tối thiểu, trong khi có hàng nghìn bệnh nhân cần được chăm sóc.
Tổng giám đốc WHO nêu rõ trước cuộc xung đột, có 36 bệnh viện hoạt động ở dải Gaza. Nhưng hiện chỉ còn 10 bệnh viện hoạt động ở mức tối thiểu, trong khi có hàng nghìn bệnh nhân cần được chăm sóc.Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 30/3 cho biết, khoảng 9.000 bệnh nhân ở dải Gaza cần được chăm sóc khẩn cấp.Tin liên quanXung đột Hamas-Israel: Hơn 13.000 trẻ em đã thiệt mạng ở Dải GazaThông tin được đưa ra trong bối cảnh chỉ có khoảng 10 bệnh viện hoạt động cầm chừng ở khu vực này.Trên mạng xã hội X, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: “Trước cuộc xung đột, có 36 bệnh viện hoạt động ở dải Gaza. Nhưng hiện chỉ còn 10 bệnh viện hoạt động ở mức tối thiểu, trong khi có hàng nghìn bệnh nhân tiếp tục cần được chăm sóc”.Giao tranh trên bộ giữa quân đội Israel và phong trào Hồi giáo Hamas diễn ra trong nhiều tuần qua, đôi khi chung quanh các bệnh viện ở dải Gaza, nơi cũng là điểm nương náu của hàng nghìn người mất nhà cửa hoặc chạy trốn khỏi cuộc chiến.Trong khi đó, trong thông điệp Lễ Phục sinh năm 2024, các trưởng giáo phái và lãnh đạo giáo hội ở Jerusalem tiếp tục kêu gọi một “lệnh ngừng bắn ngay lập tức và lâu dài” ở dải Gaza.Các nhà lãnh đạo tôn giáo tái khẳng định lời kêu gọi nhanh chóng cung cấp viện trợ nhân đạo, trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ và không cản trở nhân viên y tếchăm sóccho người bị thương và bị bệnh.Họ cũng ủng hộ các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt các hành động thù địch và mang lại một giải pháp bền vững cho cuộc xung đột.Bộ Ngoại giao Qatar cùng ngày khẳng định cuộc chiến ở Gaza đã dẫn tới tình trạng bi thảm. Tình trạng này tiếp tục trở nên tồi tệ hơn từng ngày do những trở ngại đối với việc tiếp cận hàngviện trợ nhân đạo.Bộ Ngoại giao Qatar cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải tuân thủ phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế, trong đó có việc mở các cửa khẩu, để tránh nạn đói đe dọa dải Gaza, cũng như ngăn chặn nguy cơ diệt chủng.Đồng thời, cơ quan phụ trách đối ngoại của Qatar cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế có sự hợp tác vững chắc để tiến tới một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza và ngăn chặn sự lan rộng hậu quả thảm khốc ra toàn khu vực.
https://nhandan.vn/xung-dot-israel-hamas-khoang-9000-benh-nhan-o-gaza-can-duoc-cham-soc-khan-cap-post802434.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "dải Gaza", "chăm sóc y tế", "viện trợ nhân đạo", "xung đột", "chăm sóc", "lệnh ngừng bắn" ] }
Tổng Giám đốc WTO: Việt Nam là một hình mẫu tốt về hội nhập và phát triển
NDO -Bày tỏ ấn tượng trước các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, Tổng Giám đốcTổ chức thương mại thế giới(WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, Việt Nam là một hình mẫu tốt và mong muốn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các nước đang phát triển về hội nhập và phát triển kinh tế.
Ngày 18/5, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala nhân dịp có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam từ ngày 17 đến 19/5.Tại buổi tiếp, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala đánh giá cao vai trò tích cực của Việt Nam tại WTO, trong đó, có việc tham gia các vòng đàm phán quan trọng và đóng góp vào việc cải tổ nâng cao hiệu quả hoạt động của WTO.Bày tỏ ấn tượng trước các thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong thời gian qua, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, Việt Nam là một hình mẫu tốt và mong muốn Việt Nam sẽ chia sẻ kinh nghiệm với các nước đang phát triển về hội nhập và phát triển kinh tế.Bà Okonjo-Iweala chia sẻ một số ưu tiên hợp tác của WTO trong thời gian tới, bao gồm thúc đẩy cải cáchWTO, sớm khôi phục sự vận hành đầy đủ của cơ chế giải quyết tranh chấp, mở rộng chương trình nghị sự ngoài những vấn đề kinh tế-thương mại truyền thống, nhất là thương mại điện tử và thuận lợi hóa đầu tư, đẩy mạnh sự phối hợp giữa WTO với các tổ chức quốc tế khác để chung tay ứng phó các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực...Toàn cảnh cuộc làm việc.Tổng Giám đốc WTO đồng thời bày tỏ hy vọng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực vào các tiến trình phát triển của WTO, sớm phê chuẩn Hiệp định trợ cấp nghề cá, hướng tới thành công của của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13.Hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của bà Okonjo-Iweala, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần tăng cường quan hệ hợp tác Việt Nam-WTO. Bộ trưởng khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, công bằng và dựa trên luật lệ với WTO đóng vai trò trung tâm.Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Tổng Giám đốc trong giai đoạn quan trọng hiện nay của WTO cũng như các ưu tiên chính sách nhằm nâng cao vai trò của WTO trong hệ thống thương mại đa phương, tăng cường gắn kết, phối hợp giữa WTO và các tổ chức quốc tế khác, thúc đẩy tiến trình cải cách WTO và tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 12 vừa qua (6/2022).Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, là một thành viên có trách nhiệm của WTO, Việt Nam luôn nỗ lực phát huy vai trò chủ động, tích cực tại các khuôn khổ hợp tác của WTO. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, cơ quan liên quan để thúc đẩy các hoạt động đóng góp tích cực và mang tính xây dựng của Việt Nam tại WTO.Hai bên cũng trao đổi về các chương trình hợp tác đào tạo, nâng cao năng lực của WTO cho cán bộ làm công tác đối ngoại của Việt Nam, cũng như hỗ trợ tài chính, kỹ thuật giúp Việt Nam hội nhập sâu hơn và tiếp tục đóng góp thiết thực vào các hoạt động của WTO.
https://nhandan.vn/tong-giam-doc-wto-viet-nam-la-mot-hinh-mau-tot-ve-hoi-nhap-va-phat-trien-post753351.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "WTO", "hội nhập", "Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn", "Ngozi Okonjo-Iweala", "Tổng Giám đốc WTO", "hình mẫu tốt về hội nhập", "Việt Nam" ] }
Bước đột phá nhằm phát triển AI bền vững
Là công nghệ nền tảng, trí tuệ nhân tạo (AI) có tiềm năng tạo đột phá trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc Đại hội đồng Liên hợp quốc vừa thông qua nghị quyết đầu tiên về thúc đẩy các hệ thống AI an toàn, bảo mật và đáng tin cậy được đánh giá là bước ngoặt quan trọng trong quản lý AI, đưa công nghệ tiên tiến này vào khuôn khổ pháp lý nhằm quản trị AI hiệu quả, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Với việc thông quanghị quyết về AI, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nêu bật tầm quan trọng của việc tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong thiết kế, phát triển và sử dụng AI. Đại hội đồng kêu gọi tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc và các bên liên quan kiềm chế hoặc chấm dứt việc sử dụng cáchệ thống AIkhông phù hợp luật nhân quyền quốc tế hoặc gây ra những rủi ro quá mức đối với việc thực hành nhân quyền.Liên hợp quốc cũng hối thúc các quốc gia, khu vực tư nhân, các tổ chức nghiên cứu và phương tiện truyền thông phát triển và hỗ trợ các phương pháp điều hành, quản trị việc sử dụng AI một cách an toàn, bảo mật và đáng tin cậy. Nghị quyết đề nghị các bên hợp tác, hỗ trợ các quốc gia đang phát triển để họ có thể tiếp cận toàn diện và công bằng, thu hẹp khoảng cách và nâng cao trình độkỹ thuật số.Ghi nhận tiềm năng của AI trong việc thúc đẩy và hiện thực hóa 17 Mục tiêu phát triển bền vững (SDG), nghị quyết cũng chỉ ra mặt trái của AI nếu thiếu cơ chế quản trị phù hợp, nhất là nguy cơ bị lạm dụng vào mục đích xấu, làm xói mòn tính toàn vẹn của thông tin, cản trở phát triển bền vững trên các khía cạnh kinh tế-xã hội và môi trường, làm gia tăng bất bình đẳng…Vấn đề cấp thiếtĐây là văn kiện chính thức đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc về AI nhằm điều chỉnh hoạt động liên quan công nghệ này, trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những cơ hội và cả trách nhiệm trong việc quản trị AI, thay vì để AI chi phối con người. Đây là vấn đề ngày càng cấp thiết, đòi hỏi các nước phải có tư duy và chiến lược phù hợp, hướng tới việc phát triển và ứng dụng công nghệ AI một cách chủ động, có trách nhiệm, bền vững, công bằng và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.Trải qua quá trình nghiên cứu và phát triển, AI đã có những bước tiến vượt bậc và được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong đời sống kinh tế-xã hội. Đáng chú ý, với sự xuất hiện của công cụChatGPT, công nghệ AI tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), AI có khả năng thúc đẩy GDP toàn cầu tăng 14% vào năm 2030; tăng 40% năng suất lao động. Riêng AI tạo sinh có thể đóng góp 4.400 tỷ USD, giúp cắt giảm 60-70% thời gian làm việc.AI làm thay đổi mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội, cách thức con người sinh hoạt, làm việc, từ đó đặt ra thách thức mới trong quản trị và xây dựng khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh các vấn đề và mối quan hệ mới. Một trong những thách thức chính là xác định trách nhiệm và địa vị pháp lý trong ứng dụng AI, nhất là trong trường hợp xảy ra sai sót, tranh chấp liên quan tính mạng con người hay quyền sở hữu trí tuệ. AI hỗ trợ mạnh mẽ việc quản lý xã hội, song cũng nảy sinh quan ngại về vấn đề tự do cá nhân, lạm dụng kiểm soát…Khả năngsử dụng AItạo ra các nội dung giả mạo, thiên lệch có chủ đích, độc hại, làm nổi lên nguy cơ dư luận bị định hướng, dẫn dắt phục vụ mục đích chính trị, về lâu dài có thể làm suy giảm lòng tin vào tin tức. “AI ngoài tầm kiểm soát” là vấn đề hầu hết các chính phủ đều lo ngại. Ngoài ra, còn có quan ngại về khả năng trong tương lai xa AI tự phát triển trí tuệ tương tự con người.Hành động toàn cầuTiến trình xây dựng khuôn khổ quản trị AI ở cấp độ quốc gia và toàn cầu đang đối mặt nhiều thách thức, do việc xây dựng pháp luật không theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ nói chung và AI nói riêng. Nhiều nước, trong đó có cả Mỹ và các thành viên Liên minh châu Âu (EU), đang tìm cách hạn chế những rủi ro từ công nghệ này. Trung Quốc đã hoàn thiện các quy tắc đầu tiên về việc quản lý lĩnh vực AI tạo sinh. EU đã chính thức thông qua đạo luật kiểm soát AI.Với tuyên bố sẽ đóng vai trò là hình mẫu cho hành động toàn cầu trong việc ứng dụng AI, Chính phủ Mỹ mới đây công bố các biện pháp bảo vệ cụ thể khi các cơ quan chính phủ ứng dụng công nghệ AI. Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh rằng, tất cả các cơ quan liên bang Mỹ phải công bố một cách minh bạch danh sách các hệ thống AI mà họ sử dụng, đi kèm với các giải pháp quản lý rủi ro khi ứng dụng công nghệ này, như theo dõi, đánh giá và kiểm tra tác động của AI đối với công chúng và giảm rủi ro phân biệt đối xử về mặt thuật toán.Ngoài ra, tất cả các cơ quan liên bang tại Mỹ cũng phải chọn ra một “giám đốc AI” có chuyên môn để bảo đảm rằng công nghệ này được sử dụng một cách có trách nhiệm. Theo kế hoạch, ngày 1/12 tới sẽ là thời hạn chót để các cơ quan thuộc Chính phủ liên bang Mỹ áp dụng chính sách sử dụng AI nêu trên. Nhà Trắng cũng lên kế hoạch thuê 100 chuyên gia trong lĩnh vực AI để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ này một cách an toàn, ở cấp độ liên bang.Sự kiện Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua nghị quyết đầu tiên về AI là dấu mốc mang tính bước ngoặt, đúng thời điểm, có ý nghĩa quan trọng và to lớn đối với thế giới. AI mang lại lợi ích to lớn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và đời sống con người, song một số ứng dụng của AI tạo ra những rủi ro, có thể gây hại cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội, ở cả quy mô quốc gia, khu vực và toàn cầu. Thực tế này đòi hỏi cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, thể hiện trách nhiệm cao trong việc phát triểncông nghệ AItheo hướng an toàn, công bằng và bền vững.Trước bộn bề nhiệm vụ để có thể cụ thể hóa nghị quyết về AI mới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua, các nước cần tiếp tục cùng nhau xây dựng khung khổ pháp lý và phát triển công nghệ nhằm quản trị AI. Các quốc gia có nền tảng, hạ tầng và chiến lược đầu tư sẽ vượt xa các nước mới hội nhập với AI. Vì thế, cần có cơ chế hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Điều đó mới có thể giúp đạt được kỳ vọng như nghị quyết đề ra là AI an toàn, tin cậy, bền vững và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, không ai bỏ lại phía sau.
https://nhandan.vn/buoc-dot-pha-nham-phat-trien-ai-ben-vung-post802531.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Đại hội đồng", "SDG", "Nhân quyền", "Quản trị", "Chính phủ liên bang Mỹ", "ChatGPT", "Tự do cá nhân", "Liên hợp quốc", "công nghệ AI", "nghị quyết về AI" ] }
Văn hóa Việt Nam gây ấn tượng mạnh
NDO -Tại triển lãm văn hóa các dân tộc trong khuôn khổLiên hoan Thanh niên Thế giới 2024đang diễn ra tại Sochi, Liên bang Nga, gian hàng Việt Nam gây ấn tượng mạnh với sự đầu tư kỹ càng và chất lượng, góp phần đưa hình ảnh “Dải đất hình chữ S” đến gần hơn nữa với bạn bè quốc tế.
Từ thành phố Tula của Nga, Liza cùng bạn hào hứng có mặt tại Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024, kỳ vọng trải nghiệm thêm những điều mới mẻ. Giữa không gian ngập tràn âm thanh và đa màu sắc văn hóa, tiếng đàn nhị du dương kéo cô lại gian hàng mang tên Việt Nam.Vừa nhún nhảy theo những giai điệu chưa từng nghe một lần trong đời, Liza vừa cố gắng tiến gần hơn các nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam. Cô mạnh dạn bày tỏ mong muốn chơi thử nhạc cụ.“Chiếc đàn nhị của các bạn thật sự độc đáo. Nó gợi cho chúng tôi nghĩ đến chiếc đàn violin. Cảm giác được cầm trên tay chiếc đàn nhị quả thật thú vị. Cảm ơn các bạn vì những trải nghiệm độc đáo”, Liza bày tỏ.Liza trải nghiệm đàn nhị.Liza chỉ là một trong số rất nhiều bạn bè quốc tế ghé thăm gian hàng mang tên “Dải đất hình chữ S”, trưng bày hơn 100 tư liệu hình ảnh, đồ thủ công mỹ nghệ giới thiệu vẻ đẹp đất nước, con người, cũng như di sản thiên nhiên thế giới và văn hóa phi vật thể của Việt Nam. Một số say mê và hô vang “Việt Nam thật tuyệt”, hay “Tôi yêu Việt Nam”.Chiếc áo xanh Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cùng huy hiệu Đoàn cũng gây được sự chú ý của bè bạn. Nhiều người hiểu hơn về Tổ chức Đoàn và phong trào thanh niên Việt Nam.Đứng nhìn các vị khách thích thú với những điều mới mẻ, ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam trực thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đơn vị được giao chuẩn bị và tổ chức gian hàng cảm thấy hạnh phúc và hãnh diện.Giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại triển lãm.“Bạn bè quốc tế gửi lời cảm ơn, đánh giá gian hàng Việt Nam nổi bật cả về quy mô và chất lượng. Một trong những điểm nhấn là các tiết mục biểu diễn văn hóa dân tộc, do các nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam trình diễn. Những bài hát, làn điệu với nhạc cụ độc đáo thật sự níu chân người xem”, ông Hùng cho hay.Trong trang phục truyền thống thướt tha, bắt mắt, Hoàng Nga “bay trên từng cung đàn tì bà”. Cô gái có tên trùng với nơi cô đang biểu diễn, cùng những nghệ sĩ khác của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam bị khán giả vây quanh, đề đạt nguyện vọng trải nghiệm thử nhạc cụ.Hoàng Nga (đứng giữa) biểu diễn đàn tì bà.“Tình cảm của các bạn khiến chúng tôi xúc động thật sự. Đây là lần đầu tôi đến nước Nga, nơi từ lâu tôi đã mong được mang tiếng đàn đến biểu diễn. Chúng tôi cảm thấy thật may mắn và hạnh phúc”, Hoàng Nga chia sẻ.Cũng theo nghệ sĩ của Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam, tinh thần của Liên hoan Thanh niên rất trẻ trung, năng động. Hoàng Nga bày tỏ như được trở lại với những ngày vừa ra trường đi biểu diễn. Sự chăm chú và đón nhận của bạn bè năm châu khiến các nghệ sĩ Việt Nam càng thêm thăng hoa, để trình diễn những bản nhạc chất lượng, với niềm tự hào dạt dào về quê hương, đất nước.Tin liên quanKrasnaya Polyana: Khu làng đặc biệt tại NgaNgày 4/3, nhân dịp tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024, đoàn đại biểu Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ghé thăm trải nghiệm gian hàng Việt Nam, cùng đại diện phía Việt Nam đánh giá lại kết quả hợp tác về thanh niên giữa hai nước thời gian qua; thảo luận về kế hoạch thúc đẩy hợp tác thời gian tới.Đoàn đại biểu Lào thăm gian hàng Việt Nam.Liên hoan Thanh niên Thế giới 2024 được tổ chức tại khu lãnh thổ Sirius ở Vùng Krasnodar, miền nam nướcNga, từ ngày 1 đến 7/3. Ngày hội của người trẻ thu hút sự tham gia của khoảng 20.000 người từ hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đoàn Việt Nam tham gia Liên hoan với hơn 100 đại biểu.
https://nhandan.vn/van-hoa-viet-nam-gay-an-tuong-manh-post798702.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Liên hoan Thanh niên Thế giới", "Nga", "Việt Nam", "Đàn tì bà", "Đàn nhị" ] }
Hướng tới liên thông chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động di cư trong các nước CLMTV
Tại Hội nghị Bộ trưởng Lao động các nước CLMTV lần thứ tư, các Bộ trưởng- Trưởng đoàn ủng hộ về mặt nguyên tắc thông qua Tuyên bố Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan-Việt Nam về liên thông chế độ bảo hiểm xã hội cho ngườilao động di cư. Qua đó, hướng tới bảo đảman sinh xã hộicho lao động di cư ở khu vực này .
Bảo đảm an sinh xã hội cho lao động di cư trong cáccác quốc gia CLMTVNgày 23/5, Hội nghị Bộ trưởng Lao động Campuchia-Lào-Myanmar-Thái Lan-Việt Nam (CLMTV) lần thứ tư đã diễn ra theo theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Hội nghị do nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chủ trì với sự tham dự của các Bộ trưởng, Trưởng đoàn phụ trách về lao động của các nước CLMTV nhằm trao đổi các vấn đề liên quan đến lao động trong khu vực.Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan làm Trưởng đoàn cùng đoàn đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ.Tại hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đã trao đổi, chia sẻ và cập nhật thông tin về những chính sách mới trong giai đoạn 2019-2024, những kinh nghiệm và bài học được rút ra sau 5 năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.Đại diện 5 quốc gia CLMTV tham dự Hội nghị theo hình thức trực tuyến. (Ảnh: Molisa)Với đường biên giới chung và nhiều điểm tương đồng trong văn hóa, người lao động thường xuyên di chuyển giữacác quốc gia CLMTV, đa phần theo những kênh phi chính thức. Điều này đã gây ra nhiều khó khăn, thách thức cho việc thu thập đầy đủ số liệu và quản lý lao động di cư, và cho việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp củangười lao động, đặc biệt là quyền được tham giabảo hiểm xã hội.Trên thực tế, do 5 quốc gia CLMTV chưa có liên thông bảo hiểm xã hội nên nhiều lao động di cư trong khu vực không có bảo hiểm xã hội, không được bảo đảm quyền an sinh xã hội cơ bản này và họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, không bảo đảm công bằng khi gặp các rủi ro trong cuộc sống ở nước ngoài.Sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, nhu cầu lao động phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội đã thúc đẩy người dân tại các tỉnh dọc biên giới không ngừng di cư sang quốc gia lân cận tìm kiếm việc làm và đa phần trong số họ là lao động phổ thông. Điều này thể hiện qua những con số và dữ liệu di cư mà các tổ chức quốc tế và 5 quốc gia đã chia sẻ với nhau. Do đó, việc bảo đảm an sinh xã hội, trong đó có tham gia bảo hiểm xã hội thông qua chính sách, liên thông bảo hiểm xã hội giữa các quốc gia cho những người lao động di cư này là mục tiêu cần được chú trọng nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho họ.Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam Nguyễn Bá Hoan cho biết, trên thực tế, do 5 quốc gia CLMTV chưa có liên thông bảo hiểm xã hội nên nhiều lao động di cư trong khu vực không có bảo hiểm xã hội, không được bảo đảm quyền an sinh xã hội cơ bản này và họ phải đối mặt với nhiều khó khăn, không bảo đảm công bằng khi gặp các rủi ro trong cuộc sống ở nước ngoài.Việc thực hiện các hiệp định an sinh xã hội song phương hoặc đa phương, đặc biệt là liên thông bảo hiểm xã hội, nhằm hướng tới tính di động của bảo hiểm xã hội trong bối cảnh này cũng sẽ giúp lao động di cư có thể duy trì những quyền của họ đối với lương hưu và bảo đảm các quyền này có thể được chuyển giao qua biên giới.Việt Nam thúcđẩy khả năng trao đổi, tiến tới có thể liên thông bảo hiểm xã hộiThông tin tới các Bộ trưởng CLMTV về những đổi mới trong chính sách, pháp luật với người lao động nói chung và lao động di cư của nước ta trong những năm qua, Thứ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh, Việt Nam luôn chú trọng công tác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hoàn thiện pháp luật và chính sách có liên quan.Cụ thể, chúng ta đã sửa đổi Bộ luật Lao động 2019, ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP để quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc cũng nhưLuật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồngvà các văn bản liên quan.Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực từ năm 2021, đã sửa đổi và bổ sung nhiều quy định để quản lý có hiệu quả người lao động ra nước ngoài làm việc.Việt Nam luôn chú trọng công tác bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thông qua hoàn thiện pháp luật và chính sách có liên quan: Sửa đổi Bộ luật Lao động 2019, ban hành Nghị định 152/2020/NĐ-CP và Nghị định số 70/2023/NĐ-CP để quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc; ban hành Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và các văn bản liên quan.Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: "Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần…"Luật này cũng quy định người lao động được: (i) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài (ii) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế.Luật cũng quy định “thực hiện quản lý người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bằng mã số, tích hợp trên Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.Luật Bảo hiểm xã hội của Việt Nam ban hành năm 2006, sửa đổi năm 2014 và hiện tiếp tục được sửa đổi và trình Quốc hội thông qua trong năm 2024. Luật hướng tới việc xây dựng một hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng: mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng như các chế độ thụ hưởng và đa dạng hóa danh mục, cơ cấu đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội theo nguyên tắc an toàn, bền vững, hiệu quả.Để thực hiện các chế độ dài hạn đối với lao động nước ngoài, Việt Nam tăng cường ký kết các hiệp định song phương về bảo hiểm xã hội giữa các nước. Hiện tại, Việt Nam đã ký kếtHiệp định song phương về bảo hiểm xã hội với Hàn Quốc, với thời điểm thực hiện từ ngày 1/1/2024. Việt Nam cũng đang trao đổi để chuẩn bị xúc tiến đàm phán Hiệp địnhBảo hiểm xã hộivới Nhật Bản.Thực tế cho thấy, với sự dịch chuyển lao động ngày càng tăng giữa Việt Nam và các nước, hợp tác bảo hiểm xã hội, hướng tới liên thông bảo hiểm xã hội giữa các nước là một trong những nội dung cần được chú trọng. Tuy nhiên, việc liên thông sẽ gặp một số khó khăn có thể kể đến đó là tính không tương đồng về mặt luật pháp, chính sách giữa các nước cũng như khả năng đáp ứng việc thực hiện liên thông chính sách bảo hiểm xã hội giữa các nước, các cơ quan trong tổ chức thực hiện.Việt Nam cam kết sẽ phối hợp và hợp tác chặt chẽ với các nước trong việc quản lý lao động di cư qua biên giới một cách hiệu quả cũng như thúc đẩy khả năng trao đổi tiến tới có thể liên thông bảo hiểm xã hội trong tương lai.Đại diện Đoàn Việt Nam biểu quyết thông qua về mặt nguyên tắc Tuyên bố CLMTV về Liên thông chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động di cư. (Ảnh: Molisa)Đại diện Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam cũng hy vọng, cơ chế hợp tác lao động cấp Bộ trưởng của các nước CLMTV sẽ góp phần tăng cường và củng cố mối quan hệ láng giềng khăng khít và bền chặt; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong môi trường hòa bình, vì sự thịnh vượng chung của khu vực.Các Bộ trưởng, Trưởng đoàn ủng hộ về mặt nguyên tắc việc thông qua Tuyên bố CLMTV về Liên thông chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động di cư khu vực CLMTV. Việc ký Tuyên bố sẽ được thực hiện sau khi các nước đã hoàn thành đầy đủ các thủ tục theo quy định.Dự kiến, Hội nghị các Bộ trưởng Lao động CLMTV lần thứ 5 sẽ diễn ra tại Thái Lan vào năm 2026.Hiện nay trong khu vực CLMTV, Thái Lan đang là quốc gia được người lao động lựa chọn đến làm việc. Trong giai đoạn qua, theo thống kê của Cục Việc làm Thái Lan, nước này đã tiếp nhận và cấp giấy phép lao động cho hơn 3 triệu người lao động trong khu vực CLMTV.Cụ thể, có 150 nghìn người Campuchia, 169 nghìn người Lào và hơn 2,3 triệu người Myanmar. Lao động chủ yếu là các ngành không đòi hỏi trình độ cao, đầu tư và tự kinh doanh.Chủ đề: Người lao động & việc làm6 tháng đầu năm 2024: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 2,27%Dành hơn 16.300 tỷ đồng tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng thángTăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội từ ngày 1/7: Hơn 3,3 triệu người được hưởng lợi
https://nhandan.vn/huong-toi-lien-thong-che-do-bao-hiem-xa-hoi-cho-lao-dong-di-cu-trong-cac-nuoc-clmtv-post810741.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Bộ trưởng Lao động", "ASEAN", "liên thông chế độ bảo hiểm xã hội", "bảo hiểm xã hội", "lao động di cư", "các nước CLMTV", "an sinh xã hội", "Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng" ] }
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ tăng mạnh năm 2025
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng vọt lên mức 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế vững chắc ở Trung Quốc. Đây là đánh giá đầu tiên của OPEC về nhu cầu dầu năm 2025, được công bố trong báo cáo định kỳ tháng 1/2024 về thị trường dầu mỏ thế giới.
Theo báo cáo của OPEC, tăng trưởng nhu cầudầu mỏtoàn cầu năm 2025 có động lực chính từ tăng trưởng nhu cầu gần 1,7 triệu thùng/ngày ở các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong đó chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ, các nước khu vực Trung Đông và một số nước châu Á khác. Đối với năm 2024, OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng ở mức 2,2 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với dự đoán trong báo cáo tháng 12/2023.OPEC dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2025 đạt 2,8%, tăng so với dự báo tăng trưởng 2,6% cho năm 2024. Theo báo cáo của OPEC, quỹ đạo tích cực này phù hợp kỳ vọng lạm phát chung sẽ tiếp tục giảm trong hai năm 2024 và 2025, đặc biệt ở các nền kinh tế lớn. Các chính sách tiền tệ thích ứng có thể sẽ diễn ra trong nửa cuối năm 2024 và nửa đầu năm 2025, trong đó các tỷ giá chủ chốt sẽ đạt đỉnh trong nửa đầu năm 2024. Về nguồn cung dầu, tổ chức này dự đoán sản lượng ngoài OPEC sẽ tăng 1,3 triệu thùng/ngày trong hai năm 2024 và 2025.Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais bác bỏ dự đoán cho rằng nhu cầu dầu đang tiến gần tới mức đỉnh, dù trong kịch bản ngắn hạn hay dài hạn. Điều này ngược với dự báo hồi năm 2023 của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ đạt đỉnh trước năm 2030. Theo cơ quan này, nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 ở mức 1,1 triệu thùng/ngày.
https://nhandan.vn/opec-du-bao-nhu-cau-dau-mo-tang-manh-nam-2025-post792729.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "OPEC", "Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế", "Dầu mỏ", "nhu cầu dầu mỏ", "tăng mạnh" ] }
Hàn Quốc sửa đổi quy định về người nước ngoài cư trú bất hợp pháp
Từ 1/6/2025, người nước ngoài đã có lệnh trục xuất do cư trú bất hợp pháp hoặc phạm tội sẽ chỉ được lưu trú ở Hàn Quốc tối đa đến 36 tháng.
Đây là một phần nội dung sửa đổi trong Đạo luật Kiểm soát nhập cư vừa được Quốc hội Hàn Quốc thông qua trong phiên họp ngày 12/4 và được Bộ Tư phápHàn Quốccông bố ngày 14/4.Cụ thể, luật sửa đổi cho phép kéo dài thời gian bảo hộ với người nước ngoài từ 18 lên 36 tháng nhằm tạo cơ hội cho người nước ngoài bày tỏ ý kiến trực tiếp và có thời gian quy định để bố trí phương tiện đưa người nước ngoài về nước.Luật sửa đổi cũng quy định thành lập một Ủy ban độc lập về bảo hộ người nước ngoài nhằm tăng cường tính công bằng và độc lập trong việc ra đánh giá quyết định trục xuất và các hoạt động bảo hộ. Ủy ban sẽ có 9 thành viên là công chức, luật sư và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên ngành.Việc sửa đổi luật nhằm hạn chế hiệu quả tình trạng giữ vô thời hạn đối với những người nước ngoài bị trục xuất tại các nơi tạm trú. Pháp luật hiện hành quy định nếu người nước ngoài bị trục xuất không thể hồi hương ngay vì những lý do như không có hộ chiếu hoặc không bảo đảm phương tiện đi lại thì có thể được bảo vệ tại cơ sở bảo hộ do chính quyền chỉ định cho đến khi hồi hương. Tính đến hết năm 2023, số người nước ngoài được bảo vệ để thi hành lệnh trục xuất là 34.580 người.Một quan chức của Bộ Tư pháp cho biết với việc thông qua luật sửa đổi, các cơ quan chức năng có trách nhiệm tích cực thực hiện đẩy nhanh các biện pháp trục xuất trong thời gian quy định, tránh các vi phạm về nhân quyền. Luật sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1/6/2025 sau khi trải qua các thủ tục lập pháp.
https://nhandan.vn/han-quoc-sua-doi-quy-dinh-ve-nguoi-nuoc-ngoai-cu-tru-bat-hop-phap-post804765.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "người nước ngoài cư trú bất hợp pháp", "Hàn Quốc" ] }
[Ảnh] Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước
NDO -Ngày 30/4, trên nhiều tuyến đường và địa điểm trung tâmHà Nội, lá cờ Tổ quốc tung bay phấp phới, băng rôn, khẩu hiệu cũng được trang hoàng rực rỡ chào mừng 49 nămNgày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, là cơ hội lớn để ngành du lịch Hà Nội triển khai nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước.Không khí của ngày hội thống nhất non sông lan tỏa rộng khắp phố phường Hà Nội.Từng góc phố đều được trang hoàng để chào mừng ngày lễ lớn của đất nước.Rợp bóng cây xanh, phố Hoàng Diệu được tô điểm bằng sắc đỏ từ các băng rôn, khẩu hiệu treo dọc tuyến đường, chào mừng49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024).Bức tranh cổ động lớn được đặt trên đường Điện Biên Phủ, ngay trước Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Cột cờ Hà Nội.Nhân dịp nghỉ lễ, các gia đình cho con đi tham quan để tìm hiểu về lịch sử của quê hương, đất nước.Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hà Nội đã tăng cường các hoạt động quảng bá, cổ động trực quan nhằm tuyên truyền sâu sắc về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử của Chiến dịch Điện Biên Phủ.Đi qua khu vực Tràng Tiền Plaza, nhiều người không khỏi bị thu hút trước những hình ảnh cổ động chiếu trên màn hình lớn.Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm được khách du lịch đến tham quan đông đảo trong ngày 30/4.Bên cạnh khách nội địa, nhiều lượt khách quốc tế đến ghé thăm Hà Nội dịp 30/4. Một số du khách ngoại quốccho biết, họ cảm thấy thích thú khi đến thăm Quảng trường Ba Đình rộng lớn và chứng kiến hình ảnh hàng nghìn người chờ đợi để vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
https://nhandan.vn/anh-ha-noi-ruc-ro-co-hoa-chao-mung-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-thong-nhat-dat-nuoc-post807223.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Lễ 30/4-1/5", "Kỷ niệm Ngày Giải phóng miền nam", "Thủ đô Hà Nội", "Quốc Kỳ Việt Nam" ] }
Triều Tiên phóng nhiều tên lửa hành trình
Theo hãng tin Yonhap, quân đội Hàn Quốc ngày 28/1 thông báoTriều Tiênđã phóng một số tên lửa hành trình từ bờ biển phía đông của nước này.
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) dẫn một phân tích đang được tiến hành cho biết, vụphóng tên lửacủa Triều Tiên diễn ra vào khoảng 8h sáng theo giờ địa phương ở vùng biển ngoài khơi cảng Shinpo.Tin liên quanTriều Tiên phóng một số tên lửa hành trình hướng ra biển Hoàng HảiTrong thông điệp gửi báo giới, JCS cũng cho biết, quân đội đang tăng cường giám sát và cảnh giác, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Mỹ để theo dõi các dấu hiệu cũng như hoạt động tiếp theo của Triều Tiên.Đây là vụ phóngtên lửa hành trìnhthứ 2 của Triều Tiên từ đầu năm đến nay, sau khi nước này phóng thử tên lửa hành trình chiến lược mang tên Pulhwasal-3-31 về phía biển Hoàng Hải hôm 24/1.
https://nhandan.vn/post-794162.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Quân đội Hàn Quốc", "Triều Tiên", "phóng tên lửa", "tên lửa hành trình" ] }
Liên hợp quốc thúc giục tiếp tục viện trợ Palestine
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi các nước tài trợ bảo đảm duy trì hoạt động liên tục của Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA).
Trong tuyên bố ngày 28/1, nhà lãnh đạo Liên hợp quốc nhấn mạnh sự cần thiết duy trì hoạt động của UNRWA, đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của người dân ở Dải Gaza.Lời kêu gọi của Liên hợp quốc được đưa ra sau khi một số nước thông báo tạm dừng tài trợ cho UNRWA, do Israel cáo buộc nhân viên tổ chức này liên quan cuộc tấn công của phong trào Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023.Người đứng đầu UNRWA, ông Phillippe Lazzarini cũng kêu gọi các nước đảo ngược quyết định dừng viện trợ Palestine.Theo quan chức Liên hợp quốc, động thái này của một số quốc gia sẽ gây nguy hiểm cho các chương trình cứu trợ nhân đạo với người dân ở Gaza. Ông cho biết, UNWRA đã sa thải các nhân viên liên quan và mở cuộc điều tra để làm rõ cáo buộc của Israel.Trước đó, ngày 27/1, các nước Mỹ, Anh, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Sĩ, Phần Lan, Australia và Canada tuyên bố đình chỉ tài trợ cho UNRWA. Động thái được đưa ra sau khi Israel cho biết ít nhất 12 nhân viên UNRWA tham gia cuộc tấn công của Hamas, khiến 1.200 người thiệt mạng. Các nước cho biết, trước mắt sẽ tạm dừng phê duyệt các khoản tài trợ mới.Cùng ngày, Chính quyền Palestine (PA) đã chỉ trích động thái tạm ngừng tài trợ cho UNRWA và đề nghị các nước nối lại “viện trợ tối đa” cho người dân tại Gaza.Trong bình luận trên mạng xã hội X, ông Hussein Al-Sheikh, Tổng Thư ký Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) kiêm Bộ trưởng PA phụ trách các vấn đề dân sự nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi các quốc gia vừa công bố ngừng viện trợ cho UNRWA ngay lập tức đảo ngược quyết định này.Liên quan phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) của Liên hợp quốc về xung đột ở Gaza, dư luận tiếp tục hoan nghênh và yêu cầu các bên tuân thủ các bước đi theo phán quyết.Trong tuyên bố ngày 27/1, Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi (AU) Moussa Faki Mahamat nêu rõ: AU hoan nghênh phán quyết của ICJ yêu cầu Israel thực hiện mọi biện pháp trong khả năng để ngăn chặn các “hành động diệt chủng” ở Gaza.Cơ quan y tế tại Gaza ngày 27/1 cho biết, tình hình tại các bệnh viện ở Khan Younis, miền nam Gaza, đang xấu đi nhanh chóng. Nguồn cung cấp máu và các loại thuốc sắp cạn kiệt. Hiệp hội Trăng lưỡi liềm Đỏ của Palestine cũng cảnh báo về tình trạng nguy hiểm khi các cơ sở y tế ở Gaza bị bao vây trong nhiều ngày qua.
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-thuc-giuc-tiep-tuc-vien-tro-palestine-post794260.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "UNRWA", "Antonio Guterres", "phong trào Hamas", "Tòa án Công lý Quốc tế" ] }
Campuchia và Trung Quốc ký kết các văn bản thúc đẩy hợp tác
NDO -Campuchia và Trung Quốc vừa ký kết một số văn bản hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, nông nghiệp và nông thôn nhân chuyến thăm chính thứcCampuchiatừ ngày 21 đến 23/4 của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Tại cuộc họp của Ủy ban liên Chính phủ hai nước lần thứ 7, diễn ra ngày 22/4 tại Phnom Penh, dưới sự đồng chủ trì của Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Phát triển Campuchia Sun Chanthol và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, hai bên đã ký 3 văn bản hợp tác quan trọng.Trong đó, bao gồm các nội dung về viện trợ củaTrung Quốccho các dự án cung cấp nước sạch nông thôn giai đoạn 2 tại Campuchia; hỗ trợ của Trung Quốc đối với Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp Campuchia; nghị định thư về chế biến da bò tại Campuchia xuất khẩu sang Trung Quốc làm thức ăn cho vật nuôi.Tin liên quanThủ tướng Campuchia Samdech Moha Bovorthipadi Hun Manet sẽ thăm chính thức Trung QuốcTrước đó, ngày 21/4, ông Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Sok Chenda Sophea.Hai bên đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực trong quan hệ song phương Campuchia-Trung Quốc.Hội đàm giữa hai đoàn đại biểu Bộ Ngoại giao Campuchia và Trung Quốc tại Phnom Penh. (Ảnh: Fresh News)Bộ trưởng Ngoại giao hai nước cũng nhất trí về tầm quan trọng của việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm giữa lãnh đạo hai nước, thể hiện sự tin cậy chính trị cao và tình hữu nghị giữa hai quốc gia.Theo Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia, việc tiếp tụcthúc đẩy hợp tác“Lục giác kim cương”, giao lưu nhân dân, cùng phát triển “Hành lang Công nghiệp và công nghệ” và “Hành lang cá và gạo” cũng như hợp tác về cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế và thương mại cũng đã được đưa ra thảo luận. Bên cạnh đó, hai bên cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia, trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có các hoạt động yết kiến Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; chào xã giao Samdech Techo Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Campuchia và Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet, Thủ tướng Campuchia.
https://nhandan.vn/campuchia-va-trung-quoc-ky-ket-cac-van-ban-thuc-day-hop-tac-post806043.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Campuchia", "Trung Quốc", "thúc đẩy hợp tác", "ký kết", "Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị" ] }
Hạ viện Mỹ bác bỏ dự luật viện trợ cho Israel 17,6 tỷ USD
Ngày 6/2,Hạ viện Mỹđã bác bỏ dự luật do đảng Cộng hòa thúc đẩy cung cấp 17,6 tỷ USD cho Israel, trong khi phía đảng Dân chủ muốn một biện pháp rộng hơn, bao gồm cả hỗ trợ Ukraine, tài trợ nhân đạo quốc tế và kinh phí mới cho an ninh biên giới.
Với 180 phiếu ủng hộ và 250 phiếu chống, dự luật đã bị bác bỏ vì không hội đủ sự ủng hộ của 2/3 số nghị sĩ theo quy định đối với việc bỏ phiếu cấp tốc. Dự luật do đảng Cộng hòa thúc đẩy, song có 14 nghị sĩ Cộng hòa phản đối dự luật này, trong khi 46 nghị sĩ Dân chủ ủng hộ dự luật.Trước đó, ngày 4/2,Thượng viện Mỹđã công bố một dự luật an ninh trị giá 118 tỷ USD, bao gồm việc tăng cường bảo vệ biên giới, viện trợ cho Ukraine và Israel, hỗ trợ các đối tác của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như hỗ trợ nhân đạo cho dân thường tại Dải Gaza, khu vực Bờ Tây và Ukraine.Tổng thống Joe Biden, người ủng hộ dự luật của Thượng viện, khẳng định sẽ dùng quyền phủ quyết dự luật chỉ hỗ trợ Israel mà Hạ viện đề xuất.Các thành viên Quốc hội Mỹ đã đàm phán trong nhiều tháng qua để tìm cách gửi hỗ trợ an ninh ra nước ngoài, đặc biệt là Ukraine. Tổng thống Biden đã 2 lần yêu cầu Quốc hội thông qua dự luật chi tiêu khẩn cấp bổ sung tài trợ cho Ukraine và Israel, lần gần đây nhất vào tháng 10/2023. Tuy nhiên, các nghị sĩ Cộng hòa đòi hỏi bất cứ hỗ trợ an ninh nào cũng phải gắn với thay đổi về chính sách nhập cư và an ninh ở biên giới giáp Mexico.
https://nhandan.vn/ha-vien-my-bac-bo-du-luat-vien-tro-cho-israel-176-ty-usd-post795635.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Hạ viện Mỹ", "bác bỏ", "dự luật viện trợ", "Israel" ] }
Phong trào Hồi giáo Hamas đồng ý nối lại đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn
Phong trào Hồi giáo Hamas đã “đồng ý về nguyên tắc” việc nối lại các cuộc đàm phán để thả thêm các con tin bị bắt giữ trong vụ tấn công vào Israel ngày 7/10 để đổi lấy một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Thời báo Israel cho biết, các nhà trung gian hòa giải Qatar đã thông báo với phía Israel rằngPhong trào Hồi giáo Hamasđã “đồng ý về nguyên tắc” việc nối lại các cuộc đàm phán để thả thêm các con tin bị bắt giữ trong vụ tấn công vào Israel ngày 7/10 để đổi lấy một lệnh ngừng bắn kéo dài tới 1 tháng ởDải Gaza.Phía Israel đang phản ứng thận trọng trước thông điệp này và nhấn mạnh nước này sẽ nhanh chóng biết được liệu Hamas có thực sự nghiêm túc hay không.Tin liên quanĐẩy nhanh công tác viện trợ nhân đạo ở Dải GazaTrong khi đó, hãng tin Walla của Palestine cho biết, các cuộc thảo luận vẫn tập trung vào đề xuất của ông David Barnea, người đứng đầu Cơ quan Tình báo Israel, bao gồm việc thả khoảng 40 con tin, trong đó có phụ nữ, đàn ông trên 60 tuổi và những người có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.Để đổi lấy các con tin,Israelsẽ tạm dừng các hoạt động quân sự ở Gaza trong tối đa 1 tháng và thả một số tay súng Palestine.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/phong-trao-hoi-giao-hamas-dong-y-noi-lai-dam-phan-ve-thoa-thuan-ngung-ban-post790047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Phong trào Hồi giáo Hamas", "Gaza", "Đàm phán", "Con tin Israel Palestine" ] }
Nạn đói ngày càng trầm trọng ở phía bắc Dải Gaza
Người dân ởGazahiện nay chỉ đang sống sót nhờ vào bánh mỳ khi đối mặt với tình trạng thiếu rau củ, trái cây và thịt cá trầm trọng khiến nạn đói ngày càng lan rộng.
Ở phía bắcDải Gaza, nơi nạn đói ngày càng lan rộng, người dân Palestine đang đối mặt với tình trạng thiếu rau củ, trái cây và thịt cá trầm trọng.Điều này có nghĩa là người dân ở Gaza hiện nay chỉ đang sống sót nhờ vào bánh mỳ.Các quan chức chính quyền Palestine và nhân viên viện trợ quốc tế cho biết cuối tháng Năm vừa qua, quân đội Israel đã dỡ bỏ lệnh cấm bán thực phẩm tươi sống choGazatừ Israel và Bờ Tây.Kể từ sau cuộc tấn công của phong trào Hồi giáo Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, đây là lần đầu tiên hàng hóa sản xuất bên trong Israel hoặc Bờ Tây được phép đưa vào Gaza.Tuy nhiên, trong các bài đăng trên mạng xã hội, người dân Gaza cho biết các thương nhân đang lợi dụng nhu cầu cao ở Gaza để mua hàng hóa ở Israel và Bờ Tây rồi bán với giá "trên trời."Dòng viện trợ của Liên hợp quốc tại vùng lãnh thổ bị tàn phá của Palestine đã bị gián đoạn nghiêm trọng kể từ khi Israel triển khai các hoạt động quân sự tại thành phố Rafah ở phía nam Gaza.Đây là cửa ngõ quan trọng dẫn vào dải đất này từ Ai Cập. Israel đang đứng trước sức ép ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế kêu gọi xoa dịu cuộc khủng hoảng ở Gaza trong bối cảnh nạn đói.Israel khẳng định nước này không giới hạn nguồn cung cấp nhân đạo cho dân thường ở Gaza, đồng thời chỉ trích Liên hợp quốc trì hoãn hoạt động viện trợ.Các nhân chứng cho biết các máy bay đã thả thùng hàng viện trợ xuống các khu vực ở Al-Karara và Khan Younis ở phía nam Dải Gaza.Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo một tỷ lệ lớn dân số Gaza đang phải đối mặt với nạn đói thảm khốc.Ông Tedros cho biết hơn 8.000 trẻ em dưới 5 tuổi ở Gaza đã được chẩn đoán và điều trị suy dinh dưỡng cấp tính, trong đó có 1.600 trẻ bị suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng.Theo cơ quan y tế ở Gaza, kể từ khi cuộc xung đột hiện nay bùng phát vào tháng 10 năm ngoái, 27 trẻ em ở dải đất này đã tử vong vì suy dinh dưỡng.Cơ quan này cho biết: “Một thảm kịch nhân đạo đang tấn công khu vực phía Bắc Gaza và bóng ma nạn đói đang rình rập.”Cùng ngày 14/6, cơ quan thương mại Gaza đã hối thúc cộng đồng quốc tế gây sức ép để Israel tạo thuận lợi cho việc tiếp cận hàng viện trợ khẩn cấp.Trong tuyên bố, cơ quan này cho biết: “Ngoài tình trạng thiếu lương thực, nước và thuốc men, phía bắc Dải Gaza còn thiếu trầm trọng nhiều nhu yếu phẩm cơ bản khác, bao gồm cả sản phẩm vệ sinh cá nhân. Vì thiếu nhiên liệu, điện và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các bệnh viện đã không còn hoạt động và tất cả các cơ sở công cộng và tư nhân đều bị phá hủy hoàn toàn”.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/nan-doi-ngay-cang-tram-trong-o-phia-bac-dai-gaza-post814439.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "nạn đói", "Dải Gaza", "xung đột Israel-Hamas" ] }
Nga kêu gọi khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran
Tại phiên họp của Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) ở thủ đô Vienna của Áo, đại diện thường trực của Nga Mikhail Ulyanov cho biết, Moskva kêu gọi Washington và nhóm E3 (gồm Pháp, Đức và Anh) nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Theo hãng tin TASS, ông Ulyanov cho rằng, điều này sẽ thúc đẩy các động thái tương tự từ phía Iran.
Bày tỏ quan ngại về việc Iran tiếp tục theo đuổi chương trìnhhạt nhânvà vi phạm các cam kết trong JCPOA, E3 cho biết đã nỗ lực kêu gọi Iran tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này và quay trở lại bàn đàm phán. Trong tuyên bố chung, E3 đề nghị Iran ngừng làm giàu uranium và hợp tác với IAEA triển khai đầy đủ các hoạt động giám sát đối với các cơ sở hạt nhân của nước này.Tại phiên họp, Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Iran ngăn cản thanh sát viên quốc tế tiến hành hoạt động giám sát. Washington kêu gọi Iran đảo ngược các động thái có thể làm gia tăng căng thẳng và xây dựng lại niềm tin với cộng đồng quốc tế. Mỹ đề nghị Iran hợp tác đầy đủ với IAEA, trong đó cung cấp các thông tin liên quan quá trình làm giàu uranium.Trong cuộc họp báo bên lề phiên họp, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi cho biết, Iran đã ngừng thực thi nhiều cam kết trong JCPOA, cũng như trong tuyên bố chung mà hai bên đạt được tháng 3 vừa qua. Theo báo cáo gần đây của IAEA, kho dự trữ uranium làm giàu của Iran tăng đáng kể, vượt xa ngưỡng quy định của JCPOA.Iran ký JCPOA với năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức năm 2015. Theo đó, Tehran hạn chế chương trình hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận này năm 2018 và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với Iran, khiến Tehran từ bỏ một số cam kết trong JCPOA. Tháng 4/2021, tiến trình đàm phán khôi phục JCPOA được khởi động tại Vienna, Áo. Các bên sau đó đã tiến hành một số vòng đàm phán, song chưa đạt được đột phá.
https://nhandan.vn/nga-keu-goi-khoi-phuc-thoa-thuan-hat-nhan-iran-post784389.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "thỏa thuận hạt nhân Iran", "Nga", "IAEA", "JCPOA", "Iran" ] }
Nhiều nước ủng hộ Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc
Lá thư của các nước ủng hộ gửi Chủ tịch Hội đồng Bảo an bao gồm tên của 140 quốc gia đã công nhận Nhà nước Palestine, trong đó có 22 thành viên của AL, 57 thành viên thuộc OIC và 120 nước trong NAM.
Các quốc gia ủng hộ yêu cầu của Palestine về việc trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc ngày 2/4 (giờ địa phương) đã đề nghịHội đồng Bảo an Liên hợp quốcxem xét đơn của Palestine gửi năm 2011 đề nghị trở thành thành viên chính thức của tổ chức này.Lá thư của các nước ủng hộ gửi Chủ tịch Hội đồng Bảo an bao gồm tên của 140 quốc gia đã công nhậnNhà nước Palestine, trong đó có 22 thành viên của Liên đoàn Arab (AL), 57 thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) và 120 quốc gia trong Phong trào Không liên kết (NAM).Trước đó cùng ngày, đặc phái viên của Palestine tại Liên hợp quốc Riyad Mansour cho biết Chính quyền Palestine mong muốn Hội đồng Bảo an bỏ phiếu trong tháng này để trở thành thành viên chính thức của Liên hợp quốc. Mặc dù vậy, đề xuất này có thể bị Mỹ - đồng minh của Israel, ngăn chặn.Ông Mansour đã công khai kế hoạch nêu trên của Palestine khi cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hamas ở Gaza sắp bước sang tháng thứ 7 và Israel đang tiếp tục mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây.Theo ông, Palestine đặt mục tiêu Hội đồng Bảo an sẽ đưa ra quyết định tại cuộc họp cấp bộ trưởng về Trung Đông vào ngày 18/4, nhưng đến nay vẫn chưa có cuộc bỏ phiếu nào được đưa vào chương trình làm việc.Palestine đã nộp đơn đăng ký trở thành thành viên đầy đủ từ năm 2011 song vẫn đang chờ xử lý vì Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên chưa bao giờ đưa ra quyết định chính thức.Tại thời điểm hiện nay, bên cạnh nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza, áp lực toàn cầu đòi hỏi phải nối lại nỗ lực thực hiện giải pháp hai nhà nước cũng ngày càng gia tăng.Theo quy định, đơn của Palestine xin trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an và sau đó là ít nhất 2/3 trong tổng số 193 thành viên của Đại hội đồng bỏ phiếu thông qua.
https://nhandan.vn/nhieu-nuoc-ung-ho-palestine-tro-thanh-thanh-vien-day-du-cua-lien-hop-quoc-post803051.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Chính quyền Palestine", "Liên đoàn Arab", "Palestine", "Phong trào Không liên kết", "Hội đồng Bảo an", "Phong trào Hamas", "Gaza", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
EU đạt thỏa thuận quan trọng về cải cách các quy định ngân sách
Nghị viện châu Âu và các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận về cải cách các quy địnhngân sách, trong đó giới hạn nợ công các nước ở mức 60% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP.
Nghị viện châu Âu và các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận về cải cách các quy định ngân sách, trong đó giới hạn nợ công các nước ở mức 60% GDP và thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP.Ngày 10/2, Nghị viện châu Âu (EP) và các nước thành viên đã đạt được thỏa thuận về cải cách các quy định ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công.Văn bản thỏa thuận bao gồm các nội dung đổi mới những quy định hiện hành trong Hiệp định ổn định và phát triển vốn được ban hành từ cuối những năm 1990, trong đó giới hạn nợ công các nước ở mức 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thâm hụt ngân sách ở mức 3% GDP.Chia sẻ trên mạng xã hội X, Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, thông báo các bên đạt được thỏa thuận sau 16 giờ đàm phán.Đây là kết quả sau 2 năm tích cực thúc đẩy nỗ lực xây dựng các biện pháp cải cách để linh hoạt các quy định ngân sách của EU, vốn cần có sự ủng hộ của một số nước có quan điểm chi tiêu chặt chẽ như Đức, Pháp và Italy.Sau thời gian trì hoãn vì bất đồng giữa Berlin và Paris, 27 nước thành viên đã đạt được thỏa thuận hồi tháng 12/2023 và đưa ra thảo luận với các nhà đàm phán thuộc EP.Sau đây, nội dung cải cách sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại EP trong mùa xuân, trước khi cơ quan này giải tán để chuẩn bị cho cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 6 tới.Nếu các nghị sĩ EP và các nước thông qua các biện pháp cải cách thì các nước thành viên có thể áp dụng quy định mới cho ngân sách 2025.
https://nhandan.vn/eu-dat-thoa-thuan-quan-trong-ve-cai-cach-cac-quy-dinh-ngan-sach-post795915.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "EU", "ngân sách", "nợ công" ] }
Hội đồng Hiến pháp Senegal xác nhận chiến thắng của ông Bassirou Diomaye Faye
Ngày 29/3, Hội đồng Hiến pháp Senegal đã xác nhận chiến thắng của ông Bassirou Diomaye Faye trong cuộc bầu cử tổng thống hôm 24/3 ở nước này.
Thông báo của Hội đồng Hiến pháp nêu rõ ông Diomaye Faye, ứng cử viên của liên minh đối lập đã giành chiến thắng trong vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống, với 54,28% số phiếu bầu. Tổng số phiếu mà ông Diomaye Faye nhận được là 2.434.751 phiếu, đạt quá bán.Ngoài ra, Hội đồng Hiến pháp cũng cho biết không nhận được bất cứ khiếu nại nào từ 19 ứng cử viên tham gia cuộc bầu cử vừa qua.Trước đó, hôm 27/3, Ủy ban bầu cử quốc gia Senegal đã công bố kết quả bầu cử chính thức với chiến thắng thuộc về ông Diomaye Faye, cũng với tỷ lệ 54,28% số phiếu bầu. Đứng thứ hai là ông Amadou Ba, đại diện liên minh cầm quyền, với 35,79% số phiếu; còn Aliou Mamadou Dia xếp ở vị trí thứ 3, với 2,8% số phiếu bầu.Như vậy, ông Diomaye Faye, 44 tuổi, sẽ trở thành tổng thống trẻ nhất trong lịch sửSenegal. Đây cũng là lần đầu tiên một ứng cử viên của phe đối lập giành chiến thắng ngay từ vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống kể từ khi nước này giành độc lập vào năm 1960.
https://nhandan.vn/hoi-dong-hien-phap-senegal-xac-nhan-chien-thang-cua-ong-bassirou-diomaye-faye-post802328.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Hội đồng Hiến pháp Senegal", "Senegal", "Bassirou Diomaye Faye" ] }
Hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức
Theo TTXVN và các nguồn tin nước ngoài, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã khai mạc ngày 28/2 (giờ địa phương) tại Sao Paulo, Brazil.
Xây dựng một mô hình toàn cầu hóa mới mang tính toàn diện và bền vững hơn, tập trung vào hợp tác quốc tế nhằm giải quyết các thách thức xã hội và môi trường là chủ đề mà nước chủ nhà Brazil đề xuất cho cuộc gặp đầu tiên của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G20 năm 2024.Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Fernando Haddad đề cập tới những thách thức trong việc xây dựng một G20 toàn diện với những tiến bộ trong các vấn đề quan trọng như cuộc chiến chống đói nghèo và bất bình đẳng, tài trợ cho phát triển bền vững, cải cách quản trị toàn cầu, phân chia của cải công bằng và giải quyết vấn đề nợ kinh niên ở một số quốc gia.Bộ trưởng Haddad khẳng định các nước nghèo nhất đang phải gánh chịu phí tổn môi trường ngày càng tăng, đồng thời nền kinh tế của các quốc gia này bị đe dọa bởi làn sóng chủ nghĩa bảo hộ. Ông Haddad cảnh báo về tình trạng không bền vững, trong đó 1% số người giàu nhất thế giới sở hữu 43% tài sản của toàn cầu và thải ra lượng carbon tương đương hai phần ba số người nghèo nhất thế giới.Mặc dù hàng triệu người đã thoát nghèo, nhưng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập và tài sản vẫn gia tăng đáng kể ở nhiều quốc gia.Bộ trưởng Tài chính Brazil bày tỏ quan ngại hội nhập kinh tế toàn cầu đang bị nhầm lẫn với tự do hóa thị trường, sự lỏng lẻo trong luật lao động, quy định tài chính bị bãi bỏ và sự di chuyển tự do của nguồn vốn. Một hệ thống tài chính quốc tế phức tạp được tạo ra từ quá trình này cho phép giới siêu giàu trốn thuế ngày càng tinh vi hơn. Ông nhấn mạnh, Brazil đề xuất thành lập Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và biến đổi khí hậu, cũng như thiết lập mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới nhằm giảm thiểu bất bình đẳng.Thống đốc Ngân hàng Trung ương Brazil Roberto Campos Neto nhấn mạnh tầm quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô trong giải quyết bất bình đẳng, đồng thời đề cập đến tác động tiêu cực của lạm phát đối với tình trạng nghèo đói, ảnh hưởng những người dễ bị tổn thương nhất, làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng xã hội. Ông khẳng định rằng dưới sự chủ trì của Brazil tại G20 năm 2024, tài chính toàn diện sẽ là yếu tố trung tâm để thúc đẩy phát triển và giảm thiểu bất bình đẳng.
https://nhandan.vn/hop-tac-quoc-te-de-giai-quyet-cac-thach-thuc-post798158.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Hội nghị G20", "Tài chính quốc tế", "Hợp tác quốc tế", "Môi trường", "Chống đói nghèo", "Cải cách quản trị toàn cầu", "Hội nhập kinh tế toàn cầu", "Tự do hóa thị trường" ] }
Thị trường du lịch Campuchia đang phục hồi
NDO -Dữ liệu gần đây do BộDu lịchCampuchia công bố cho thấy nước này đã đón khoảng 3,7 triệu khách du lịch quốc tế trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 162% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn giảm gần 20% so với năm 2019.
Thái Lan nổi lên là nguồn khách du lịch hàng đầu với 1.186.999 lượt khách, tiếp theo là Việt Nam (641.758),Trung Quốc(364.844), Lào (212.984) và một số quốc gia khác bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Indonesia và Pháp.Campuchia đã nới lỏng các hạn chế nhập cảnh vì Covid-19 và mở cửa trở lại đón khách du lịch vào tháng 3/2022. Nước này đang trên đà đón khoảng 4,5 đến 5 triệu khách du lịch quốc tế vào cuối năm nay.Cục Hàng không dân dụng Campuchia cũng dự báo sẽ có 4,6 triệu lượt khách vào cuối năm 2023, thời điểm cuối năm thường báo hiệu mùa cao điểm du lịch đến Campuchia.Quần thể Angkor Wat, một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất ở Đông Nam Á, là nơi đón lượng khách quốc tế lớn đến Campuchia.Trải dài trên 400km2, quần thể chứa tàn tích của đế chế Khmer, từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 15. Nhưng chỉ một số ít địa điểm là Angkor Wat, Angkor Thom và Bayon đón lượng khách du lịch lớn.Theo báo cáo của Công ty Angkor thuộc sở hữu nhà nước, Công viên khảo cổ Angkor nổi tiếng của Campuchia đã đón 539.561 khách du lịch nước ngoài trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 302% so với cùng kỳ năm ngoái.Quần thể này này đã thu được 24,95 triệu USD doanh thu từ việc bán vé trong giai đoạn này, tăng 365% so với cùng kỳ năm ngoái.Người phát ngôn Bộ Du lịch Campuchia Top Sopheak bày tỏ tin tưởng rằng số lượng khách du lịch quốc tế đến Angkor sẽ tăng đáng kể sau khi Sân bay Quốc tế Siem Reap Angkor do Trung Quốc đầu tư xây dựng vừa đi vào hoạt động từ giữa tháng này.Theo Bộ Du lịch, số lượng du khách quốc tế đến quốc gia Đông Nam Á này được dự đoán sẽ đạt 7 triệu vào năm 2025, vượt mức 6,6 triệu vào năm 2019 trước đại dịch Covid-19.Du lịch là một trong 4 trụ cột hỗ trợ nền kinh tế Campuchia. 4 trụ cột này gồm: Xuất khẩu hàng may mặc, giày dép; du lịch; nông nghiệp; xây dựng và bất động sản.
https://nhandan.vn/thi-truong-du-lich-campuchia-dang-phuc-hoi-post779523.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Angkor Wat", "Du lịch Campuchia", "du lịch", "phục hồi", "Thông tin cơ bản về Campuchia" ] }
Sạt lở tại Papua New Guinea, 100 người thiệt mạng
NDO -Ngày 24/5, hãng tin ABC của Australia đưa tin, vụ sạt lở tại một ngôi làng hẻo lánh ở miền bắc Papua New Guinea đã cướp đi tính mạng của khoảng 100 người.
ABC đưa tin, vụ sạt lở xảy ra tại làng Kaokalam, tỉnh Enga, vào khoảng 3 giờ sáng 24/5. Thi thể của các nạn nhân đang được đưa ra khỏi khu vực sạt lở.Hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy, nhiều người dân đã leo lên những tảng đá lớn trong lúc đánh giá thiệt hại do sạt lở gây ra.Hiện chưa có nhiều thông tin liên quan đến vụ sạt lở này. Các quan chức chính phủ và cảnh sát Papua New Guinea chưa đưa ra bình luận về vụ việc.Truyền thông tại quốc đảo Thái Bình Dương cho biết vụ lở đất đã ảnh hưởng đến hoạt động tại mỏ vàng Porgera, do Barrick Gold ABX.TO điều hành thông qua Barrick Niugini Ltd.
https://nhandan.vn/sat-lo-tai-papua-new-guinea-100-nguoi-thiet-mang-post810975.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Papua New Guinea", "thiệt mạng", "sạt lở" ] }
Các nhà lãnh đạo thế giới lên án vụ ám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cực lực lên án vụ tấn công nhằm vào Thủ tướng Slovakia Robert Fico trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả vụ nổ súng tấn công ông Fico là "tội ác ghê tởm".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres ngày 15/5 đã kịch liệt lên án vụám sát Thủ tướng Slovakia Robert Fico.Người phát ngôn Liên hợp quốc Farhan Haq nêu rõ: "Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres cực lực lên án vụ tấn công hèn hạ nhằm vào Thủ tướng Slovakia Robert Fico. Suy nghĩ của Tổng Thư ký Liên hợp quốc hướng về Thủ tướng Fico và những người thân yêu của ông trong thời điểm khó khăn này".Cùng ngày,Tổng thống Nga Vladimir Putinmô tả vụ nổ súng tấn công ông Fico là "tội ác ghê tởm" và bày tỏ hy vọng Thủ tướng Slovakia sẽ nhanh chóng bình phục.Điện Kremlin dẫn lời Tổng thống Putin chia sẻ: "Tôi biết ông Robert Fico là một người dũng cảm và có tinh thần mạnh mẽ. Tôi rất hy vọng những phẩm chất này sẽ giúp ông trụ vững trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay".Tin liên quanThủ tướng Slovakia Robert Fico bị thương nguy hiểm đến tính mạngCũng trong ngày 15/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án vụ nổ súng đe dọa tính mạng của Thủ tướng Fico là "hành vi bạo lực khủng khiếp".Tổng thống Bidencho biết, ông và Đệ nhất phu nhân Jill Biden "đang cầu nguyện cho (Thủ tướng Fico) hồi phục nhanh chóng và tâm trí của chúng tôi hướng về gia đình ông cũng như nhân dân Slovakia".Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bày tỏ "bị sốc" với vụ ám sát. Nhà lãnh đạo Pháp "cực lực lên án" hành động này, đồng thời khẳng định tình đoàn kết với Thủ tướng Fico, gia đình ông và nhân dân Slovakia.Trong khi đó, Tổng thống Slovakia Zuzana Caputova xác nhận tay súng tấn công Thủ tướng Fico đã bị cảnh sát bắt giữ tại hiện trường.Nhà lãnh đạo Slovakia thông báo: "Cảnh sát đã bắt giữ đối tượng tấn công và sẽ cung cấp thông tin một cách sớm nhất có thể", đồng thời gọi âm mưu ám sát đối thủ chính trị của bà là "hành động tấn công vào nền dân chủ".Báo chí Slovakia đưa tin đối tượng tấn công Thủ tướng Fico là một người đàn ông 71 tuổi, cựu nhân viên bảo vệ tại một trung tâm mua sắm, đồng thời là tác giả của 3 tập thơ và là thành viên của Hội Nhà văn Slovakia.Tuy nhiên, hiện chưa rõ động cơ của đối tượng khi gây ra vụ tấn công.Lịch sử Slovakia - quốc gia thành viên của cả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) - hiếm khi ghi nhận các vụ bạo lực chính trị.Thủ tướng Fico đã bị tấn công trong một vụ nổ súng sau cuộc họp chính phủ ở thị trấn Handlova. Ông đã ngay lập tức được đưa tới bệnh viện, cách hiện trường khoảng 65km.
https://nhandan.vn/cac-nha-lanh-dao-the-gioi-len-an-vu-am-sat-thu-tuong-slovakia-robert-fico-post809544.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Thủ tướng Slovakia", "Robert Fico", "Vụ ám sát", "Vladimir Putin", "Slovakia" ] }
Pakistan, Iran nhất trí giảm leo thang căng thẳng
Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan và Iran đã nhất trí giảm leo thang căng thẳng sau khi hai bên thực hiện các cuộc không kích gây chết người nhằm vào các mục tiêu phiến quân trên lãnh thổ của nhau trong tuần qua. Các cuộc tấn công đã gây thêm quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế trong bối cảnh chiến sự giữa lực lượng Hamas và Israel vẫn tiếp tục căng thẳng.
Hợp tác chống khủng bốBản tóm tắt cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giao Pakistan Jalil Abbas Jilani và người đồng cấp Iran Hossein Amir-Abdollahian nêu rõ, hai Bộ trưởng Ngoại giao nhất trí cần tăng cường hợp tác chống khủng bố và giảm leo thang tình hình. Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc điện đàm, người đứng đầu ngành ngoại giao Iran nhấn mạnh hai nước cần dung hòa và việc phá hủy các căn cứ khủng bố ở Pakistan là cần thiết.Trước đó, Thủ tướng Pakistan Anwaar-ul-Haq Kakar đã tiến hành cuộc họp khẩn với các tướng lĩnh quân đội và tình báo của nước này, tái khẳng định rằng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Pakistan là bất khả xâm phạm và cảnh báo bất kỳ âm mưu nào nhằm thay đổi dù với bất cứ lý do gì cũng sẽ bị đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh quốc gia. Tuy nhiên, tuyên bố đưa ra sau cuộc họp cũng nêu rõ Pakistan và Iran cần giải quyết các quan ngại an ninh của nhau trong tổng thể lợi ích lớn hơn của hòa bình và ổn định khu vực.Những ngày qua, căng thẳng giữa Iran và Pakistan leo thang nghiêm trọng khi hai bên đều đã tiến hành các cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên lãnh thổ của nhau khiến nhiều người thiệt mạng, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em. Tehran khẳng định, cuộc tấn công này nhằm vào lực lượng Jaish al-Adl, vốn thừa nhận tấn công lực lượng an ninh Iran ở khu vực biên giới với Pakistan.Lập tức, lực lượng an ninh Pakistan đã tấn công các đồn bốt của hai nhóm ly khai là Mặt trận giải phóng Balochistan và Quân giải phóng Balochistan ở tỉnh Sistan - Baluchestan của Iran. Sau các cuộc tấn công này, Pakistan đã triệu hồi Đại sứ tại Tehran, đồng thời tuyên bố đại diện ngoại giao của Iran tại Islamabad, người đang có chuyến công cán về nước, không được quay trở lại Islamabad.Kêu gọi hai bên kiềm chếLiên hợp quốc (LHQ) và Mỹ đã hối thúc Iran và Pakistan kiềm chế sau khi hai quốc gia láng giềng Nam Á này thực hiện các vụ không kích gây thương vong cho dân thường. Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi Chính phủ Iran và Pakistan kiềm chế tối đa, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ tấn công quân sự lẫn nhau giữa hai nước này.Phát ngôn viên Nhà trắng John Kirby cho biết, Mỹ đang theo dõi sát tình hình và giữ liên lạc với giới chức Pakistan. Ông Kirby nêu rõ: “Đây là hai quốc gia vũ trang tốt và chúng tôi không muốn thấy tình hình leo thang hơn nữa”.Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi Islamabad và Tehran giảm căng thẳng tại khu vực biên giới, đề nghị hai bên giải quyết bất đồng bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao. Hiện, Trung Quốc đề xuất làm trung gian hòa giải, giúp hạ nhiệt căng thẳng giữa Pakistan và Iran.Trước khi xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng khủng bố ở khu vực biên giới, hai bên bày tỏ sẵn sàng thúc đẩy hợp tác thương mại song phương. Đại sứ Pakistan tại Iran Mudassir Tipu cho biết, trong bối cảnh nền kinh tế của Pakistan đang rơi vào vòng xoáy đi xuống, nước này và Iran sẵn sàng thúc đẩy thương mại song phương lên 5 tỷ USD. Hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác thương mại giai đoạn 2023-2028 vào tháng 8/2023 nhằm giải quyết các rào cản trong thương mại song phương, hoàn tất Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và tạo thuận lợi khu vực tư nhân.Pakistan đã nỗ lực cải thiện thương mại song phương với các đồng minh, đặc biệt là các nước láng giềng, để giải quyết tình trạng nền kinh tế đang sụp đổ dẫn đến lạm phát tràn lan và giá năng lượng và hàng hóa tăng vọt do các chỉ số tài chính xấu đi - đặc biệt là sau trận lũ lụt lớn gây thiệt hại 30 tỷ USD.
https://nhandan.vn/pakistan-iran-nhat-tri-giam-leo-thang-cang-thang-post793162.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [] }
EU yêu cầu Microsoft làm rõ về rủi ro liên quan AI trong Bing
NDO -Ủy ban châu Âu (EC) có thể phạt Microsoft nếu công ty này không cung cấp thông tin đầy đủ về các rủi ro bắt nguồn từ các tính năngAI tạo sinhtrong công cụ tìm kiếm Bing trước ngày 27/5.
Ngày 17/5, EC cho biết rằng châu Âu lo ngại về việc phổ biến công nghệ làm giả deepfake và thao túng tự động các dịch vụ có thể đánh lừa cử tri khối này.EC cũng đang đẩy mạnh các biện pháp ứng phó liên quan vấn đề này vì chưa nhận được phản hồi từ phía Microsoft đối với yêu cầu cung cấp thông tin được gửi vào ngày 14/3.Nếu không đáp ứng thời hạn trên, EC có thể phạt Bing tới 1% tổng thu nhập hàng năm và mức phạt định kỳ lên tới 5% thu nhập trung bình hàng ngày.Ủy ban châu Âu cũng có thể phạt Microsoft nếu công ty này cung cấp thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm.Cáccông ty công nghệđược yêu cầu phải hành động nhiều hơn để giải quyết vấn nạn các nội dung bất hợp pháp và có hại trên nền tảng của mình theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số của Liên minh châu Âu, vốn bắt đầu có hiệu lực vào năm ngoái.EC xác địnhAItạo sinh là một trong những rủi ro có thể ảnh hưởng tới các quy trình bầu cử, đặc biệt là đối với cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào tháng 6 sắp tới.
https://nhandan.vn/eu-yeu-cau-microsoft-lam-ro-ve-rui-ro-lien-quan-ai-trong-bing-post809903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Ủy ban châu Âu", "Bing.com", "Liên minh châu Âu", "Microsoft", "AI", "AI tạo sinh", "AI trên thế giới" ] }
Ông Trump giành đủ số phiếu đại biểu để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa
Tổng số phiếu đại biểu mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có được là 1.228 phiếu, vượt mốc 1.215 phiếu cần thiết để giành đề cử của đảng Cộng hòa.
Theo truyền thông Mỹ, đương kim Tổng thống Joe Biden và cựu Tổng thốngDonald Trumpđã giành đủ số phiếu đại biểu cần thiết để trở thành ứng cử viên tổng thống của mỗi đảng tham gia cuộc đua trở thành ông chủ Nhà Trắng vào tháng 11 tới.Tối 12/3 theo giờ bờ Đông của Mỹ (sáng 13/3 theo giờ Việt Nam), ông Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa tổ chức dưới hình thức bỏ phiếu kín tại các bang Georgia, Mississippi và Washington, trước khi có kết quả tại bang Hawaii.Với kết quả này, tổng số phiếu đại biểu mà ông Trump đã có được là 1.228 phiếu, vượt mốc 1.215 phiếu cần thiết để giành đề cử của đảng Cộng hòa.Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ông Trump giành được 84,5% phiếu bầu tại bang Georgia, tạm thời giành được 56/59 phiếu đại biểu của bang miền đông nam này. Tại Mississippi, ông Trump được 92,6% phiếu bầu và giành trọn 40 phiếu đại biểu của bang miền nam này. Tại Washington, ông Trump được 74,2%% phiếu bầu và giành trọn 43 phiếu đại biểu của bang tây bắc này.Trong khi đó, đương kim Tổng thống Joe Biden cũng đã đạt đủ số phiếu đại biểu để trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, sau khi chiến thắng trong bầu cử sơ bộ tại bang Georgia.Ông Biden cần 1.968 phiếu trong tổng số 3.934 phiếu đại biểu để giành được đề cử. Ông Biden đã vượt qua mốc này với hơn 2.000 phiếu đại biểu sau kết quả ban đầu bầu cử sơ bộ tại Georgia tối 12/3 theo giờ địa phương, trước khi có kết quả tại các bang Mississippi, Washington và Quần đảo Bắc Marianas.Theo đó, ông đã giành đủ số phiếu đại biểu để đại diện cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Truyền thông Mỹ ngày 12/3 dự đoán đương kim Tổng thống Biden cũng sẽ chiến thắng trong các cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Mississippi và Washington.Cả ôngBidenvà ông Trump đều giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sơ bộ ngày "Siêu thứ Ba" diễn ra hồi đầu tháng này.
https://nhandan.vn/ong-trump-gianh-du-so-phieu-dai-bieu-de-tro-thanh-ung-cu-vien-tong-thong-cua-dang-cong-hoa-post799818.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Donald Trump", "đảng Cộng hòa", "bầu cử Mỹ", "bầu của tổng thống" ] }
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có 5 nước ủy viên không thường trực mới
5 nước ủy viên mới gồm: Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia đã bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm thay thế cho các nước: Albania, Brazil, Gabon, Ghana và UAE hết nhiệm kỳ hôm 31/12 vừa qua.
5 nước ủy viên mới gồm Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia đã bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm thay thế cho các nước Albania, Brazil, Gabon, Ghana và UAE hết nhiệm kỳ hôm 31/12 vừa qua.Ngày 2/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chính thức có 5nước ủy viên không thường trựcmới với nhiệm kỳ 2 năm.Tin liên quanHội đồng Bảo an Liên hợp quốc có 5 nước ủy viên không thường trực mớiTheo phóng viên TTXVN tại New York, 5 nước ủy viên mới gồm Algeria, Guyana, Hàn Quốc, Sierra Leone và Slovenia đã bắt đầu nhiệm kỳ 2 năm thay thế cho các nước: Albania, Brazil, Gabon, Ghana và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hết nhiệm kỳ hôm 31/12 vừa qua.Hội đồng Bảo an Liên hợp quốccó tổng cộng 15 thành viên. Trong đó, 5 nước ủy viên thường trực và không có nhiệm kỳ gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. 10 nước ủy viên không thường trực sẽ được phân bổ theo nguyên tắc đại diện khu vực địa lý và được Đại hội đồng Liên hợp quốc bầu theo nhiệm kỳ 2 năm.Pháp là nước giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong tháng 1/2024.Dự kiến, khủng hoảng Israel-Palestine và xung đột ở Gaza sẽ tiếp tục là trọng tâm hàng đầu trong chương trình làm việc của các đại sứ tại Liên hợp quốc.
https://nhandan.vn/hoi-dong-bao-an-lien-hop-quoc-co-5-nuoc-uy-vien-khong-thuong-truc-moi-post790429.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc", "5 nước ủy viên", "ủy viên không thường trực", "Hàn Quốc", "Slovenia", "Sierra Leone", "Algeria", "Guyana" ] }
Xuất khẩu của Philippines lần đầu vượt mốc 100 tỷ USD
Kim ngạch xuất khẩu của Philippines trong năm 2023 đạt 103,6 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD và tăng 4,8% so với năm 2022.
Ngày 1/4, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) cho biết, kim ngạch xuất khẩu nước này trong năm 2023 đạt 103,6 tỷ USD, lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD và tăng 4,8% so với năm 2022.Trích dẫn số liệu từ Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP-Ngân hàng trung ương Philippines), Bộ trưởng DTI Alfredo Pascual cho biết, thành tích khả quan trong lĩnh vực quản lý kinh doanh, công nghệ thông tin, cùng doanh thu tăng mạnh tronglĩnh vực du lịchlà những nhân tố thúc đẩy tăng trưởng.Nhờ các nỗ lực tăng cường quảng bá và kết nối du lịch, Philippines đã lần đầu tiên ghi nhận thặng dư về doanh thu du lịch sau 15 năm, đạt 9,1 tỷ USD vào năm 2023, tăng gấp đôi so với mức của năm 2022.Theo DTI, tăng trưởng xuất khẩu phần lớn là nhờ mức tăng 17,4% trong lĩnh vực xuất khẩu dịch vụ, trong đó dịch vụ du lịch đóng góp gần 70% tổng doanh thu xuất khẩu dịch vụ gia tăng vào năm 2023.Tuy nhiên, nhu cầu bên ngoài yếu trong lĩnh vực hàng hóa đã làm giảm đóng góp chung của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế.Tin liên quanADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu ÁNăm 2023, xuất khẩu đóng góp 27% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) củaPhilippines.Theo BSP, xuất khẩu hàng hóa đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó hàng điện tử giảm 3,4%, tương đương 955 triệu USD, so với năm 2022.Bộ trưởng Pascual nhận định, sự sụt giảm này cho thấy tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục xuất khẩu và nâng cao khả năng cạnh tranh trong các lĩnh vực chủ chốt.
https://nhandan.vn/xuat-khau-cua-philippines-lan-dau-vuot-moc-100-ty-usd-post802703.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Bangko Sentral ng Pilipinas", "DTI", "BSP", "Thặng dư", "Kim ngạch xuất khẩu", "Philippines", "xuất khẩu" ] }
Cuba và Nga củng cố quan hệ song phương
Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba Miguel Diaz Canel vừa có chuyến thăm Nga, dự hoạt động kỷ niệm 79 năm Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1945-2024). Hai nước khẳng định chuyến thăm góp phần tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ Cuba-Nga.
Tại cuộc hội đàm cấp cao, Chủ tịch nước Cuba Diaz Canel và Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng khẳng định mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, cũng như tầm quan trọng của lễkỷ niệm 79 nămNgày Chiến thắng chủ nghĩa phát-xít. Tại cuộc tiếp nhà lãnh đạo Cuba, Chủ tịch Đảng Nước Nga thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng an ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev khẳng định, Nga sẵn sàng trao đổi với Cuba, một “đối tác đáng tin cậy”, về hợp tác giữa hai đảng và liên kết kinh tế giữa hai nước. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zyuganov cũng đã gặp và trao đổi với nhà lãnh đạo Cuba.Chủ tịch Cuba đã cùng các nhà lãnh đạo một số nước dự lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ ở Moskva và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Chiến sĩ Vô danh để tưởng nhớ những người lính Hồng quân đã ngã xuống trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.Tại Cuba, ngày 9/5, hàng trăm người cũng tập trung tại Lăng Chiến sĩ quốc tế Liên Xô ở thủ đô La Habana để tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong cuộc chiến đấu chống phát-xít. Phát biểu tại sự kiện, Tướng Mario Rodríguez Peñaranda, Tư lệnh Lực lượng Phòng không và Không quân Cuba, nhấn mạnh chiến thắng chủ nghĩa phát-xít đã giúp hàng triệu người bảo toàn sinh mạng và đó là chiến thắng của nhân loại tiến bộ.Đại sứ Nga tại Cuba Victor Koronelli nêu bật ý nghĩa của Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và bày tỏ tri ân những người Cuba tình nguyện gia nhập Hồng quân, cùng nhân dân Liên Xô bảo vệ tổ quốc, chiến thắng chủ nghĩa phát-xít, mang lại hòa bình cho thế giới.
https://nhandan.vn/cuba-va-nga-cung-co-quan-he-song-phuong-post808834.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Diaz Canel", "Đảng Nước Nga", "Cuba", "Hồng quân", "Chủ nghĩa", "Quảng trường Đỏ", "Dmitry Medvedev", "Duyệt binh", "Thông tin cơ bản về LB Nga", "Thông tin cơ bản về Cuba" ] }
Tìm tiếng nói chung trong hành động khí hậu
Tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28), diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), ít nhất 80 quốc gia đã lên tiếng yêu cầu đạt một thỏa thuận về chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó, một số quốc gia lại phản đối đưa cam kết này vào thỏa thuận của COP28. Tính cấp thiết cắt giảm lượng khí thải đòi hỏi các nước gạt bỏ lợi ích riêng để tìm tiếng nói chung trong một thỏa thuận về chốngbiến đổi khí hậu.
Đề xuất dần loại bỏ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch là một trong những nội dung được đưa vào bản dự thảo đầu tiên của thỏa thuận hành động chống biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề mà các đại biểu của khoảng 200 nước nỗ lực đạt đồng thuận tạiCOP28.Tuy nhiên, trong bản dự thảo mới mà Chủ tịch COP28 đưa ra, cụm từ nêu trên đã không được đề cập, thay vào đó là cụm từ “giảm thiểu” sản xuất và sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu khí và than đá, để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.Các cuộc tranh luận “nóng” lên sau khi có thông tin Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) gửi thư hối thúc các nước thành viên và những nước đồng minh sản xuất dầu mỏ phản đối việc đề cập nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP28.Trong bối cảnh Hội nghị lần này được coi là cơ hội cuối cùng để các nước trên thế giới thực hiện được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, một thỏa thuận cần được đưa ra trong ngày họp cuối cùng của COP28, kết thúc ngày 12/12.Các cuộc tranh luận “nóng” lên sau khi có thông tin Tổ chức các nước sản xuất dầu mỏ (OPEC) gửi thư hối thúc các nước thành viên và những nước đồng minh sản xuất dầu mỏ phản đối việc đề cập nhiên liệu hóa thạch trong thỏa thuận cuối cùng của COP28. Nội dung thư cảnh báo về sức ép quá mức và không tương xứng đối với nhiên liệu hóa thạch.Tổng Thư ký OPEC Haitham Al Ghais khẳng định, OPEC muốn Hội nghị duy trì trọng tâm vào mục tiêu giảm khí thải khiến Trái đất nóng lên. Ông nhấn mạnh thế giới cần đầu tư mạnh vào tất cả nguồn năng lượng, trong đó có hydrocarbon và quá trình chuyển đổi năng lượng phải hợp lý, cân bằng và toàn diện.Một số nước như Pháp, Tây Ban Nha phản đối mạnh, trong khi các nước khác như Iraq ủng hộ quan điểm của OPEC. Những nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu cảnh báo, việc phản đối đề cập đến nhiên liệu hóa thạch tại COP28 sẽ đe dọa toàn thế giới. Bà Tina Stege, đặc phái viên khí hậu của Quần đảo Marshall cho rằng, nhiên liệu hóa thạch gây rủi ro lớn cho tương lai và sự thịnh vượng của toàn bộ người dân trên Trái đất, trong đó có công dân các nước OPEC. Bộ trưởng về Biến đổi khí hậu của Vanuatu nêu lo ngại về việc một số ít quốc gia đang cản trở nỗ lực đạt được đồng thuận về loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch.Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho rằng, mục tiêu đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050 được xem là cần thiết để kiềm chế mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu dưới 2oC theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Để đạt mục tiêu này, lượng phát thải từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch cần giảm 75% từ nay đến năm 2030.Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, đến nay, 130 quốc gia đã ký kết cam kết về phát triển năng lượng tái tạo và hiệu quả sử dụng năng lượng. Ngoài ra, khoảng 50 công ty dầu khí chiếm 40% sản lượng toàn cầu đã ký một thỏa thuận không ràng buộc về không phát thải khí methane và hạn chế đốt dầu trong sản xuất. Tuy nhiên, đây là những cam kết tự nguyện không như các quyết định được đưa ra với sự đồng thuận của gần 200 quốc gia tại COP28. IEA nhận định, các cam kết là bước tiến trong nỗ lực giảm phát thải của ngành năng lượng, nhưng chưa đủ mạnh để giúp thế giới đạt được các mục tiêu về khí hậu.Trong bối cảnh thế giới không dễ tìm được tiếng nói chung, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhắc lại lời kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương để giải quyết thách thức chung.Ông nhận định, trong thế giới rạn nứt và chia rẽ, chủ nghĩa đa phương là niềm hy vọng để giải quyết thách thức toàn cầu. Đối với các hành động khí hậu, cả trách nhiệm chung, cũng như khả năng và hoàn cảnh khác nhau của các quốc gia cần được xem xét để đưa ra các quyết định phù hợp.
https://nhandan.vn/tim-tieng-noi-chung-trong-hanh-dong-khi-hau-post787236.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "COP28", "biến đổi khí hậu", "khí hậu" ] }
Nổ bom xe khiến hơn 30 người thương vong tại Syria
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), ít nhất 8 người thiệt mạng và hơn 20 người khác bị thương sau khi một quả bom cài trên xe ô tô phát nổ tại một khu chợ ở thành phố Azaz, tỉnh Aleppo, phía Bắc Syria, vào rạng sáng 31/3.
Tổ chức trên cho biết 23 người bị thương trong khi số người thiệt mạng có thể tiếp tục tăng lên. Vụ nổ đã gây "thiệt hại đáng kể" và làm bùng phát một đám cháy. Các xe cứu thương và nhân viên cứu hộ đã có mặt tại hiện trường.Theo người dân địa phương và lực lượng cứu hộ, vụ nổ xảy ra vào đêm muộn- thời điểm mua sắm đông đúc sau khi người dân chấm dứt việc nhịn ăn cả một ngày dài trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.Lực lượng phòng vệ dân sự Syria cho biết ít nhất 30 người bị thương, trong đó có một số người bị thương nặng và đã được chuyển đến bệnh viện để điều trị. Hiện chưa có lực lượng nào thừa nhận thực hiện vụ việc.Trong những năm gần đây, những vụ đánh bom thường xuyên xảy ra tại khu vực dân cư đông đúc ở khu vực biên giới phía Tây Bắc Syria.Thành phố Azaz giáp khu vực biên giới giữaSyriavà Thổ Nhĩ Kỳ.
https://nhandan.vn/no-bom-xe-khien-hon-30-nguoi-thuong-vong-tai-syria-post802436.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Syria", "nổ bom xe", "Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria", "SOHR" ] }
Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng
Theo phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Nga, ngày 9/5, Nga tổ chức các hoạt động kỷ niệm79 năm Ngày Chiến thắngtrong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945-9/5/2024), chiến thắng của Hồng quân Liên Xô trước chủ nghĩa phát-xít.
Tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva,lễ duyệt binhcó sự tham gia của khoảng 9.000 sĩ quan và binh sĩ cùng hơn 70 phương tiện kỹ thuật. Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng các nhà lãnh đạo nước ngoài và đông đảo các cựu chiến binh, người dân Nga theo dõi duyệt binh. Các nhóm diễu binh qua Quảng trường Đỏ gồm các trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội theo loại và quân chủng, các khối học viện quân sự, nhóm thanh niên, nữ quân nhân, và dàn nhạc quân sự tổng hợp...Phát biểu tại buổi lễ, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, Ngày Chiến thắng 9/5 là ngày đoàn kết tất cả các thế hệ, nhấn mạnh về các giá trị truyền thống lâu đời và là ngày tràn đầy cảm xúc khi mỗi gia đình đều tưởng nhớ và tôn vinh các anh hùng, những người đã hy sinh và nhắc lại những câu chuyện kể về những ngày tháng họ chiến đấu, làm việc.Tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moskva,lễ duyệt binhcó sự tham gia của khoảng 9.000 sĩ quan và binh sĩ cùng hơn 70 phương tiện kỹ thuật.Tổng thống Putin nhắc lại, Nga đề cao sự hỗ trợ của quân đồng minh trên mặt trận chống chủ nghĩa phát-xít, không bao giờ quên cuộc chiến đấu chung và truyền thống liên minh đầy tự hào.Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, nước Nga đang trong giai đoạn khó khăn, mang tính bước ngoặt và tương lai đất nước phụ thuộc vào mỗi người Nga. Ông tin tưởng vào sự đoàn kết quốc gia nhằm bảo đảm độc lập, an toàn của đất nước. Tổng thống Nga khẳng định, Nga sẽ làm mọi cách để ngăn chặn tình trạng xung đột, đối đầu toàn cầu và không cho phép bất kỳ lực lượng nào đe dọa.Các hoạt động diễu binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng cũng được tổ chức tại nhiều thành phố và nơi đặt trụ sở các quân khu, hạm đội và quân đoàn vũ trang tổng hợp. Khoảng 150.000 người và 2.500 phương tiện vũ khí, thiết bị quân sự tham gia các cuộc diễu binh trên toàn nước Nga.Nhân dịp này, ông Grigory Trofimchuk, chuyên gia Nga về quan hệ quốc tế nhận định: Ngày Chiến thắng 9/5 có ý nghĩa quan trọng lâu dài không chỉ với châu Âu, mà với cả các lục địa khác. Ý nghĩa trọng đại ở chỗ đánh dấu sự khởi đầu của phong trào giải phóng dân tộc trên khắp thế giới. Theo chuyên gia, ngoài hợp tác kinh tế, việc chia sẻ quan điểm về các vấn đề quá khứ và tương lai cũng là yếu tố gắn kết các quốc gia, dân tộc. Bảo tồn ký ức lịch sử chung góp phần bảo đảm an ninh toàn cầu. Trong bối cảnh thế giới biến động phức tạp, cộng đồng quốc tế vẫn cần nhiều nỗ lực để bảo đảm hòa bình, phát triển và thịnh vượng.
https://nhandan.vn/nga-ky-niem-ngay-chien-thang-post808669.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:51", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:51", "tags": [ "Nga", "Ngày Chiến thắng", "Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại", "lễ duyệt binh", "Quảng trường Đỏ", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản
NDO -Ngày 11/3, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ hội đàm với ông Komura Masahiro, Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản nhân dịp có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 10 đến 13/3.
Tại cuộc hội đàm, Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ hoan nghênh Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro sang thăm Việt Nam và dựLễ hội Việt Nam-Nhật Bảnlần thứ 9 tại Thành phố Hồ Chí Minh trong hai ngày 9 và 10/3 vừa qua; đánh giá cao việc Bộ Ngoại giao hai nước thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để phối hợp thúc đẩy các thỏa thuận cấp cao, cụ thể hóa khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước vừa được nâng cấp tháng 11/2023 trên mọi lĩnh vực.Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên duy trì giao lưu, trao đổi đoàn cấp cao và các cấp giữa hai nước trong năm 2024; Nhật Bản tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh mới.Thứ trưởng bày tỏ hài lòng trước các tiến triển trong hợp tác kinh tế giữa hai nước và trong cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam cũng như hợp tác trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, triển khai các dự án hợp tác trong khuôn khổ Sáng kiến Cộng đồngphát thải ròng bằng 0châu Á (AZEC) của Nhật Bản.Tin liên quanViệt Nam có vị trí quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản với khu vựcThứ trưởng Nguyễn Minh Vũ đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác lao động, đào tạo nhân lực có tay nghề, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của hai nước; mở rộng lĩnh vực tiếp nhận và quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho lao động Việt Nam tại Nhật Bản.Hạ nghị sĩ, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro bày tỏ cảm ơn sự thăm hỏi và tình cảm của lãnh đạo Việt Nam đến lãnh đạo và người dân Nhật Bản đối với thiệt hại do động đất tại Bán đảo Noto vừa qua; khẳng định Việt Nam có vị trí quan trọng trong triển khai chính sách đối ngoại của Nhật Bản với khu vực.Nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hai nước nâng cấp lên quan hệĐối tác chiến lược toàn diệnvà đã tổ chức thành công nhiều sự kiện quy mô lớn kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2023, Thứ trưởng Komura khẳng định, Bộ Ngoại giao Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ ngoại giao Việt Nam chuẩn bị thành công các chuyến thăm, tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian tới.Tại cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi về tình hình thế giới và khu vực; nhất trí tăng cường phối hợp, chia sẻ lập trường, hợp tác trên các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, tích cực đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của khu vực; khẳng định tiếp tục ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương và tổ chức quốc tế.
https://nhandan.vn/cu-the-hoa-khuon-kho-quan-he-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-nhat-ban-post799590.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "Đối tác chiến lược toàn diện", "Việt Nam-Nhật Bản", "Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ", "Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiro" ] }
Ukraine: Các tài xế Ba Lan đã dừng phong tỏa tại cửa khẩu biên giới
Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết, việc chặn cửa khẩu Yahodyn-Dorohusk ở biên giới với Ba Lan đã kết thúc, lưu lượng xe tải đi qua cửa khẩu đã ổn định trở lại.
Ngày 11/12, Phó Thủ tướng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết, các tài xếBa Lanđã dừng phong tỏa tại cửa khẩu Yahodyn-Dorohusk ở biên giới hai nước, với những chiếc xe tải đầu tiên đang trên đường vào Ukraine.Trên mạng xã hội Facebook, Phó Thủ tướng Kubrakov nêu rõ, việc chặn cửa khẩu Yahodyn-Dorohusk đã kết thúc. Lưu lượng xe tải đi qua cửa khẩu đã ổn định trở lại từ lúc 14 giờ (giờ địa phương)Ước tính có 15 xe tải đã đi qua cửa khẩu vàoUkrainevà 25 xe tải khác đang được thông quan để di chuyển về phía Ba Lan.Bên cạnh đó, ông Kubrakov nhấn mạnh, phía Ukraine đã tổ chức nhiều cuộc họp và đàm phán ở tất cả các cấp để dỡ bỏ hoàn toàn tình trạng phong tỏa biên giới với Ba Lan, cũng như ngăn sự việc tái diễn.Trong khi đó, Tomasz Borkowski, người đứng đầu Ủy ban Bảo vệ Lao động Vận tải và chủ sử dụng lao động vận tải của Ba Lan khẳng định, vẫn chưa có thỏa thuận về việc chấm dứt phong tỏa tại cửa khẩu Yahodyn-Dorohusk.Các tài xế xe tải Ba Lan đã bắt đầu biểu tình vào tháng trước nhằm phản đối các điều khoản cho phép xe tải Ukraine đi vào Liên minh châu Âu (EU). Họ đã chặn các hành lang đường bộ chính dẫn vào Ukraine, khiếngiá nhiên liệuvà một số mặt hàng thực phẩm tăng cao.Yêu cầu chính của các hãng vận tải Ba Lan là cấm các tài xế xe tải Ukraine được phép vào EU không giới hạn, điều mà Ukraine và EU cho là bất khả thi.Chính quyền Ukraine cho biết tính, đến sáng 10/12, khoảng 3.500 xe tải đã bị chặn ở biên giới Ba Lan và đến nay, chính quyền vẫn chưa thể thống nhất với những người biểu tình về các điều khoản chấm dứt hành động này.
https://nhandan.vn/ukraine-cac-tai-xe-ba-lan-da-dung-phong-toa-tai-cua-khau-bien-gioi-post787046.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "Tài xế xe tải", "Ba Lan-Ukraine", "Yahodyn-Dorohusk", "Giá nhiên liệu", "Ba Lan", "Ukraine" ] }
Công bằng với người khuyết tật
Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) chào đón hàng trămngười khuyết tật, đại diện các tổ chức phi chính phủ, đại sứ từ khắp nơi trên thế giới đến dự Hội nghị lần thứ 17 các quốc gia tham gia Công ước về Quyền của người khuyết tật (COSP17), diễn ra từ ngày 11 đến 13/6. Hàng loạt nội dung thảo luận mang tính thời sự, xoay quanh cả thách thức và cơ hội cho người khuyết tật tiếp tục khẳng định nỗ lực của cộng đồng quốc tế bảo đảm công bằng cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.
Có hiệu lực vào năm 2008, Công ước về Quyền của người khuyết tật đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm tất cả mọi người được hưởng đầy đủ và bình đẳng các quyền con người. Kể từ đó, Hội nghị các quốc gia tham gia Công ước về Quyền của người khuyết tật (COSP) được tổ chức hằng năm, giám sát thực thi hiệp ước mang tính bước ngoặt đã được 191 quốc gia thành viên Liên hợp quốc ký kết. Là cuộc họp toàn cầu lớn nhất tập trung vào quyền của người khuyết tật, COSP bảo đảm các quốc gia “giữ lời hứa” về quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.Khi mà thế giới đang dành nhiều quan tâm cho những điểm nóng xung đột và trí tuệ nhân tạo (AI), COSP17 cũng được thiết kế để không nằm ngoài guồng quay, với chương trình nghị sự tập trung vào các vấn đề về khủng hoảng nhân đạo, thảm họa khí hậu, cũng như những cơ hội và thách thức trong lĩnh vực việc làm, công nghệ mới. Báo cáo về những câu chuyện thành công, cùng những thách thức, các bên đề xuất giải pháp xóa bỏ những rào cản còn lại để người khuyết tật được hưởng đầy đủ mọi quyền con người.Điều gì xảy ra khi bạn không thể nghe thấy tiếng bom trong vùng chiến sự, hoặc không thể di chuyển xe lăn để sơ tán khỏi lũ lụt? Câu hỏi đó bắt đầu cho những thảo luận về các trường hợp khẩn cấp nhân đạo. Dù không muốn, nhiều đại biểu phải thừa nhận, trong các tình huống đầy rủi ro, chẳng hạn xung đột vũ trang, thiên tai và thảm họa do khí hậu, những người khuyết tật thường bị “bỏ lại bên lề” khi lập kế hoạch cho các nỗ lực chuẩn bị, ứng phó và phục hồi.Thật vậy, trong tuyên bố chung về khủng hoảng hiện tại ở Dải Gaza, các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo, những người khuyết tật có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy dinh dưỡng và tử vong cao hơn, và mối nguy này ngày càng hiện hữu khi cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza sụp đổ. Trong bối cảnh đó, COSP17 tập trung vào nỗ lực mới để triển khai hiệu quả hơn giải pháp hỗ trợ nhóm người dễ bị tổn thương do thảm họa xung đột, khí hậu.Vớingười khuyết tật, công việc thật sự quan trọng, giúp họ hòa nhập xã hội. Thực tế, nhận được hỗ trợ, những người mang khiếm khuyết vẫn gặp trở ngại khi tham gia thị trường việc làm. Luật mới được ban hành, cùng mạng lưới hỗ trợ người khuyết tật được thành lập ở nhiều quốc gia, song tại chính những nước đó, nhiều vấn đề vẫn tồn tại. Báo cáo toàn cầu hiện nay vẫn cho thấy tiến triển không đồng đều về việc làm cho người khuyết tật. Đó là lý do COSP17 đề xuất một loạt giải pháp dựa trên những nỗ lực đã được kiểm chứng, nhằm giúp người khuyết tật có thể đóng góp nhiều hơn cho gia đình, xã hội.Những sự kiện như COSP giúp thế giới hiểu hơn về cuộc sống của người khuyết tật. Năm nay, hội nghị đi sâu vào cơ hội và thách thức từ chuyển đổi số, trong bối cảnh tiềm năng công nghệ mới đối với nhóm người dễ bị tổn thương đã được biết đến rộng rãi. Nhấn mạnh chuyển đổi số có thể giúp hiện thực hóa những thay đổi mà Công ước về Quyền của người khuyết tật mang lại, COSP17 tập trung vào các nỗ lực thúc đẩy đổi mới công nghệ, hướng tới tăng cường hòa nhập xã hội và trao quyền cho những người khuyết tật từ lớp học đến nơi làm việc.Khoảng 1,3 tỷ người trên thế giới đang sống với ít nhất một dạng khuyết tật nhất định. Họ nằm trong số những nhóm người dễ bị tổn thương nhất, phải chịu đựng nghèo đói, thiệt thòi và phân biệt đối xử. Tuy nhiên, bằng lòng dũng cảm và quyết tâm, không ít câu chuyện tích cực về hành động và thái độ sống lạc quan, yêu đời tiếp tục truyền cảm hứng, nhắc nhở thế giới về những gì có thể đạt được khi người khuyết tật được hỗ trợ để phát huy tối đa tiềm năng. Khi chúng ta đoàn kết và tôn trọng sự đa dạng của những khiếm khuyết, những điều tuyệt vời sẽ tiếp tục diễn ra.
https://nhandan.vn/cong-bang-voi-nguoi-khuyet-tat-post814036.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "người khuyết tật", "COSP17" ] }
Ghi nhận gần 130 dư chấn sau động đất mạnh ở Nhật Bản
NDO -Sau trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra chiều 1/1 ở tỉnh Ishikawa, miền trung Nhật Bản, cơ quan khí tượng nước này vẫn tiếp tục ghi nhận gần 130 dư chấn lớn nhỏ tại khu vực gần tâm chấn.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết, trậnđộng đấtxảy ra lúc 16 giờ 10 phút chiều 1/1 (theo giờ địa phương) được xếp vào cấp 7 - cấp cao nhất trên thang đo địa chấn của Nhật Bản.Sau khi xảy ra động đất, hoạt động địa chấn vẫn liên tục được ghi nhận trong khu vực gần tâm chấn. Tính đến 6 giờ sáng nay (theo giờ địa phương), ít nhất 129 chấn động với cường độ từ 2,0 trở lên đã được quan sát thấy ở khu vực này.Trong đó, ngoài dư chấn với cường độ 7,0, có 3 chấn động ở cấp độ trên 5,0, cùng 5 cơn chấn động ở cấp độ dưới 5,0 và 19 chấn động với cường độ 4,0 đã được ghi nhận.Tin liên quanNhật Bản: Cảnh báo thêm nhiều trận động đất mạnh có thể tiếp diễn trong 1 tuần tớiTổng cộng, 87chấn độngđã được quan sát thấy trong ngày 1/1 cùng với 42 dư chấn nữa tính đến 6 giờ sáng 2/1.Cơ quan Khí tượng Nhật Bản đã hạ cấp tất cả cảnh báo sóng thần dọc duyên hải phía tây nước này xuống mức khuyến cáo, nhưng cơ quan này cũng kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác về khả năng xảy ra thêm nhiều trận động đất và sóng thần.Một số thành phố ở Ishikawa đã quan sát thấy sóng thần, trong đó Wajima báo cáo có sóng cao hơn 1,2m và Kanazawa ghi nhận sóng cao 0,9m.Người dân sơ tán đến Văn phòng Chính quyền tỉnh Ishikawa để tránh ảnh hưởng động đất, Kanazawa, Nhật Bản, ngày 1/1/2024. (Ảnh: Kyodo/Reuters)Ít nhất 6 người được cho là đã thiệt mạng ở tỉnh Ishikawa sau khi trận động đất mạnh làm rung chuyển khu vực này vào chiều thứ hai. Trong đó, cảnh sát Ishikawa thông báo, một người đàn ông lớn tuổi được xác nhận đã tử vong sau khi được giải cứu khỏi một ngôi nhà bị sập, đồng thời cơ quan cảnh sát cũng xác nhận cái chết của 5 người khác.Thành phố Wajima là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi trận động đất hôm qua, với cường độ đo được ở đây trên mức 6,0.Sở cứu hỏa thành phố cho biết, hơn 100 tòa nhà chung quanh phố Asaichi nổi tiếng ở trung tâm thành phố - trong đó có nhiều cửa hàng bằng gỗ đã bị cháy. Từ tối qua, lính cứu hỏa vẫn đang nỗ lực dập lửa ở khu vực này.Chính phủ Nhật Bản đã ra lệnh sơ tán khẩn cấp hơn 97 nghìn người trong tối 1/1. Nhiều người trong số này đã quay trở về nhà trong sáng nay khi chính quyền dỡ bỏcảnh báo sóng thần.Hình ảnh từ trên cao cho thấy hiện trường vụ cháy sau trận động đất tại một khu dân cư ở Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 1/1/2024. (Ảnh: Kyodo/Reuters)Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 33 nghìn hộ gia đình ở tỉnh Ishikawa vẫn chưa có điện tính đến sáng sớm thứ ba. NHK đưa tin, nguồn cung cấp nước cũng vẫn chưa được nối lại tại hầu hết các khu vực ở phía bắc bán đảo Noto.Trận động đất mạnh đã khiến nhiều hệ thống giao thông kết nối với các khu vực bị ảnh hưởng dọc bờ biển phía tây Nhật Bản bị đình trệ.Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản cho biết, họ sẽ đình chỉ hoạt động của tàu cao tốc Hokuriku Shinkansen giữa ga Nagano và Kanazawa vào sáng 2/1 để đánh giá an toàn của các cơ sở đường sắt.Tuyến Joetsu Shinkansen cũng sẽ ngừng hoạt động giữa các ga Echigo-Yuzawa và Niigata trong sáng nay. Công ty cho biết có thể tiếp tục tạm dừng dịch vụ vào buổi chiều, tùy thuộc vào kết quả kiểm tra an toàn.Tin liên quan[Video] Khoảnh khắc động đất làm rung chuyển miền trung Nhật BảnTổng cộng 9 chuyến bay kết nối các thành phố bao gồm Tokyo và Osaka, cũng như các tỉnh Ishikawa, Niigata và Yamagata đã bị hủy trong hôm nay.Các hãng hàng không khuyến cáo hành khách thường xuyên kiểm tra thông tin chuyến bay mới nhất trên trang web của hãng.Trong khi đó, một số tuyến đường cao tốc vẫn đang đóng cửa, chủ yếu ở những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
https://nhandan.vn/ghi-nhan-gan-130-du-chan-sau-dong-dat-manh-o-nhat-ban-post790275.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "Bán đảo Noto", "Động đất", "Sóng thần", "Dư chấn", "Nhật Bản" ] }
Nga muốn phát triển tuyến vận tải biển phía Bắc để cạnh tranh với kênh đào Suez
NSR là tuyến đường hàng hải ngắn nhất nối châu Âu và châu Á. Thí dụ, chặng đường biển từ Murmansk tới Nhật Bản qua NSR là 9.280km, còn qua kênh đào Suez là 20.660km.
Trên kênh truyền hình Rossya 24 ngày 23/1, Đại diện toàn quyền Tổng thống Nga tại Viễn Đông Yuri Trutnev cho biết Nga đang thảo luận với Trung Quốc để kêu gọi nước này tham gia bảo hiểm hàng hóa cho tuyến đường biển phía Bắc (NSR) của Nga.Ông Trutnev cho biết đã đề nghị hệ thống ngân hàng Trung Quốc tham gia bảo hiểm hàng hóa cho tuyến vận tải này vì tin tưởng vào năng lực của hệ thống.Ông đánh giá NSR sẽ trở thành huyết mạch vận tải mới của thế giới và hoàn toàn có thể cạnh tranh vớikênh đào Suez. Tuy nhiên, hiện nhiều hãng vận tải chưa sử dụng NSR chính vì hàng hóa qua đây chưa được bảo hiểm.Theo thống kê của Cục quản lý tuyến đường biển phía Bắc (Glavsevmorput), từ tháng 1-11/2023, 32 triệu tấn hàng đã đi qua NSR, chủ yếu là LNG, khí ngưng tụ, quặng sắt, dầu mỏ, hàng đông lạnh, than... Sang năm 2024, Nga dự báo lượng hàng hóa vận tải qua NSR sẽ ở mức 72 triệu tấn, năm 2030 là gần 200 triệu tấn.Trong năm 2024, Nga cũng sẽ triển khai dịch vụ dẫn đường hàng hải quanh năm thay vì chỉ mùa hè như hiện nay, nhờ đó hoạt động vận tải hàng hóa sẽ được duy trì cả vào mùa lạnh vốn không phải là mùa vận tải biển truyền thống.Dự báo, trong những tháng đầu năm 2024, công ty sản xuất khí thiên nhiên hóa lỏng độc lập lớn nhất Nga Novatek sẽ thực hiện chuyến tàu vận tải đầu tiên sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo hệ thống dẫn đường quanh năm này.Trong năm 2023, con tàu chở hàng rời Gingo không thuộc lớp tàu đi trên băng có trọng tải lớn nhất từ trước đến nay (hơn 169.000 tấn, chở 164.500 tấn quặng sắt đặc) đã thành công vượt qua NSR theo hướng từ Tây sang Đông.Tháng 12/2023,Tổng thống Nga V. Putintuyên bố NSR đang ngày càng cho thấy hiệu quả logistics lớn hơn so với kênh đào Suez.Nga cũng xây dựng các kế hoạch lớn phát triển đội tàu nguyên tử phá băng. Trong thời gian tới, Nga sẽ khánh thành tàu phá băng Ledokol có khả năng xuyên thủng những núi băng cao 6-7m.NSR là tuyến đường hàng hải ngắn nhất nối châu Âu và châu Á. Thí dụ, chặng đường biển từ Murmansk tới Nhật Bản qua NSR là 9.280km, còn qua kênh đào Suez là 20.660km.Tuy nhiên, NSR có một nhược điểm là đi qua đại dương phủ toàn băng tuyết và cần phải có tàu nguyên tử phá băng mở đường cho các tàu vận tải.Dù vậy, Bắc Cực gần đây có thể trở thành một lựa chọn khả thi cho vận chuyển thương mại.Thứ nhất, do tình hình ấm lên toàn cầu khiến băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan nhanh chóng. Một nghiên cứu trên tạp chí Nature Communications năm 2023 cho rằng, mùa hè không có băng đầu tiên ở Bắc Cực có thể đến ngay sau những năm 2040, ngay cả khi thế giới giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính.Thứ hai, các tuyến vận tải biển đang chịu áp lực. Hoạt động vận tải biển qua Biển Đỏ bị đình chỉ do các cuộc tấn công của lực lượng Houthi ở Yemen vào các tàu chở hàng. Kết quả, có ít tàu sử dụng kênh đào Suez hơn, dù đây là lối tắt nối Ấn Độ Dương với Địa Trung Hải.Khối lượng thương mại đi qua kênh đào Panama, nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, đã giảm 30% kể từ tháng 11/2023, sau khi hạn hán nghiêm trọng khiến mực nước các hồ chứa hạ thấp.
https://nhandan.vn/nga-muon-phat-trien-tuyen-van-tai-bien-phia-bac-de-canh-tranh-voi-kenh-dao-suez-post793741.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "NSR", "Kênh đào Suez", "Đường hàng hải", "Phá băng", "Vận tải biển", "V. Putin", "Liên bang Nga" ] }
Các Đảng cực hữu nổi lên và cán cân chính trị tại châu Âu
NDO -Cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vừa kết thúc, với kết quả khiến nhiều lãnh đạo các nước thành viên Liên hiệp châu Âu (EU) phải sững sờ và khuấy động chính trường châu lục này. Sơ bộ thống kê cho thấy, các Đảng cực hữu đã giành được sự ủng hộ vượt trội so với trước đó. Kết quả này khiến EU càng thêm lo ngại về cả những vấn đề đối nội và đối ngoại của khối này.
Kết quả sơ bộ mới được Nghị viện châu Âu (EP) công bố cho thấy, Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) vẫn đứng đầu với 189 ghế (tăng 13 ghế so với nhiệm kỳ 2019-2024), Liên minh Đảng Xã hội và Dân chủ (SD) đứng thứ hai với 135 ghế (giảm 4 ghế), về thứ ba là Đảng Phục hưng châu Âu (RE) được 80 ghế (giảm 22 ghế), thứ tư là Liên minh Đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) được 72 ghế (tăng 3 ghế), thứ năm là Liên minh khối Bản sắc và Dân chủ (ID) được 58 ghế (tăng 9 ghế), thứ sáu là Liên minh Đảng Tự do châu Âu & Xanh được 52 ghế (giảm 19 ghế), Liên minh lực lượng The Left-GUE/NGL được 36 (giảm 1 ghế), các đảng khác được 52 ghế.Đáng chú ý, tại Pháp và Đức, phe cực hữu nổi trội trên chính trường. Đảng Mặt trận dân tộc (FN) tại Pháp do bà Marine Le Pen đứng đầu chiếm ưu thế với hơn 31,5% phiếu ủng hộ, vượt xa Đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron chỉ được 14,6%.Tại Đức, Đảng cực hữu Lựa chọn vì nước Đức (AfD) đứng thứ hai trong cuộc bầu cử EP với 15,9% phiếu bầu ủng hộ, so với Đảng Dân chủ Xã hội (DPD) của Thủ tướng Olaf Schold chỉ được 13% và Đảng Xanh cũng chỉ được 11,9%. Các Đảng cầm quyền ở một số nước như: Cộng hòa Séc, Slovakia, Hungary, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha cũng chịu thất bại trong cuộc bầu cử EP.Trong khi đó, Đảng Tự do (PVV) cực hữu ở Hà Lan hay Đảng Những người anh emItalia(FdI) cánh hữu ở Italia giành thắng lợi lớn.Điều đáng nói và gây bất ngờ đối với châu Âu trong mùa bầu cử lần này là các Đảng cực hữu giành được đáng kể số phiếu ủng hộ và sẽ có được một số ghế quan trọng tại EP trong nhiệm kỳ mới, đó là Đảng Phục hưng châu Âu (RE), Liên minh Đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR) và Liên minh khối Bản sắc và Dân chủ (ID).Kết quả nữa gây sốc trong kỳ bầu cử lần này là Đảng Phục hưng châu Âu (RE), tập trung số đông những người theo chủ nghĩa tự do, trong đó có các thành viên Đảng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, và là lực lượng lớn thứ ba tại EP, với 102 ghế trong nhiệm kỳ 2019-2024, đã bị giảm tới 20 ghế.Ở chiều ngược lại,Đảng cực hữutại Pháp đã giành được tới 30 trên tổng số 81 ghế.Kết quả không mong đợi này đã khiến Tổng thống Pháp E. Macron phải tuyên bố giải tán Quốc hội và yêu cầu tổ chức một cuộc bầu cử ngay vào cuối tháng sáu này.ƠiKết quả bầu cử Nghị viện châu Âu. (Ảnh: Euronews)Cuộc bầu cửNghị viện châu Âulần này không chỉ cho EU mà cũng là cuộc trưng cầu ý kiến đối với uy tín của chính Tổng thống Pháp về những điều sát sườn liên quan đời sống người dân nước này.Cho dù các Đảng cực hữu có số phiếu ủng hộ tăng, nhưng các Đảng truyền thống châu Âu (theo đường lối trung dung) vẫn duy trì số cử tri ủng hộ. Chẳng hạn tại Đức, mặc dù Đảng của Thủ tướng nước này bị thất bại nhưng Đảng Dân chủ Xã hội vẫn bảo đảm số phiếu ủng hộ.Điều đáng chú ý và quan trọng là Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu không những duy trì được mà còn giành thêm 9 ghế, giúp họ tiếp tục dẫn đầu và vẫn có sức ảnh hưởng nhiều nhất trong Nghị viện châu Âu. Kết quả này sẽ giúp EPP có thể liên minh dễ dàng với các Đảng dân chủ xã hội và phe cánh hữu tự do ủng hộ châu Âu để đạt được trên 360 ghế (chiếm đa số) tại EP để giữ những vị trí lãnh đạo cơ quan lập pháp quan trọng này của EU.Trong cuộc bầu cử EP năm nay, không thể phủ nhận thắng lợi của các Đảng cánh tả và sinh thái, môi trường ở Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, với vị trí đứng thứ sáu tại EP.Trước sự gia tăng vị thế của các Đảng cực hữu, trong năm năm tới, nhiều dự án và chương trình hoạt động của Liên hiệp châu Âu sẽ khó khăn hơn để có thể thông qua được tại EP, trong đó cóThỏa thuận xanhvề năng lượng và môi trường, hay vấn đề nhập cư, di cư sẽ được siết chặt hơn, việc giám sát biên giới các nước sẽ chặt chẽ hơn, thậm chí cả những nội dung liên quan quốc tế cũng gặp khó khăn khi cần được thông qua tại EP.Trụ sở Nghị viện châu Âu ở Strasbourg-Pháp (Ảnh: 20minutes)Điều này sẽ góp phần gây chia rẽ ngay trong nội bộ EU, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ tới vai trò của khối này trong quan hệ quốc tế.Tuy nhiên trên thực tế, các Đảng cực hữu trong EP vẫn bất đồng ý kiến về một số vấn đề, trong đó có vấn đề Ucraina hay mối quan hệ EU với Nga. Vì thế, theo các chuyên gia chính trị, các Đảng cực hữu chưa thể tập hợp để lập một liên minh lớn trong Nghị viện châu Âu.Từ nay tới khoảng giữa tháng bảy tới, các Đảng phái châu Âu sẽ chuẩn bị cho những bước kết nối thành lập liên minh trong nhiệm kỳ mới 2024-2029 nhằm đạt được đa số ghế trong tổng số 720 ghế của Nghị viện châu Âu (EP). Tiếp đó là việc bầu chọn Chủ tịch EP, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, những nhà lãnh đạo sẽ mang trọng trách điều hành con tàu EU trong bối cảnh khối này đang gặp không ít khó khăn, thách thức, về cả đối nội và đối ngoại.
https://nhandan.vn/cac-dang-cuc-huu-noi-len-va-can-can-chinh-tri-tai-chau-au-post813854.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:52", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:52", "tags": [ "Châu Âu", "EU" ] }