title
stringlengths
0
216
summary
stringlengths
0
618
content
stringlengths
0
26.1k
url
stringlengths
35
205
metadata
dict
Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác Việt Nam và Liên minh châu Âu lên tầm cao mới
Chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, trong buổi tiếp Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam Giorgio Aliberti đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam,Chủ tịch nước Võ Văn Thưởngvui mừng cho biết, trong các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao các nước EU mới đây, các nhà lãnh đạo cho biết, các doanh nghiệp EU đánh giá cao môi trường đầu tư cởi mở của Việt Nam và Việt Nam đang tiếp tục nỗ lực cải thiện lĩnh vực này.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước chúc mừng Đại sứ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, góp phần làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU.Chủ tịch nước tin tưởng, trên cương vị mới, Đại sứ sẽ tiếp tục đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và EU.Trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước dành thời gian tiếp, Đại sứ EU Giorgio Aliberti bày tỏ vui mừng vì trong nhiệm kỳ đã có những đóng góp tích cực thúc đẩy quan hệ song phương trong bối cảnh thế giới có những biến động lớn, nhất là đại dịch Covid-19. Đại sứ bày tỏ ấn tượng về việc Việt Nam đã hỗ trợ EU khẩu trang y tế và EU đã hỗ trợ Việt Nam vaccine ngừa Covid-19.Đại sứ nhấn mạnh, dấu mốc quan trọng trong nhiệm kỳ qua là việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhờ đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng tích cực và các doanh nghiệp EU cũng kỳ vọng rất nhiều vào Hiệp định này.Đối với Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), EU đang tiếp tục thúc đẩy các nước thành viên sớm phê chuẩn Hiệp định này.Dấu mốc quan trọng trong nhiệm kỳ qua là việc ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Liên minh châu Âu (EVFTA), mang lại lợi ích cho cả hai bên. Nhờ đó, xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng trưởng tích cực và các doanh nghiệp EU cũng kỳ vọng rất nhiều vào Hiệp định này.Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Giorgio AlibertiQuang cảnh buổi tiếp. (Ảnh: Hồng Quân)Cho biết, EU đang nỗ lực phối hợp với Việt Nam để giải quyết vấn đề chống đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Đại sứ đánh giá, đến nay Việt Nam đang đi đúng hướng đã có sự cải thiện trong lĩnh vực này.Đại sứ Giorgio Aliberti cũng vui mừng nhận thấy Việt Nam và EU đang hợp tác tích cực trong chuyển đổi xanh; đánh giá cao Việt Nam cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và điều này thu hút được doanh nghiệp EU. EU đặt niềm tin vào Việt Nam, đối tác quan trọng trong tiến trình này, cùng hợp tác với Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu.Chia sẻ tình cảm và ấn tượng với đất nước, con người Việt Nam, Đại sứ khẳng định, dù trên cương vị nào cũng sẽ là cầu nối, nỗ lực đóng góp vào quan hệ Việt Nam-EU.Trao đổi với Đại sứ về những biến động lớn, chưa có tiền lệ trên thế giới thời gian qua, Chủ tịch nước nhắc lại câu nói của người Việt Nam: "Qua cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau" và cho rằng, qua đại dịch Covid-19, nhiều nước hiểu thêm về Việt Nam - luôn sẵn sàng làm bạn, đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế cũng như giúp Việt Nam tăng cường hiểu biết về các nước, qua đó thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác lên tầm cao mới. Việt Nam trân trọng cảm ơn EU hỗ trợ vaccine ngừa Covid-19, giúp Việt Nam vượt qua giai đoạn căng thẳng nhất của đại dịch.Đề cập việc gần đây, EU có nhiều quy định tăng tiêu chuẩn về “xanh, sạch” đối với hàng hóa nhập khẩu, trong đó có hàng hóa Việt Nam, Chủ tịch nước khẳng định, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang nỗ lực đáp ứng các yêu cầu đó. Việt Nam đang nỗ lực rất lớn để thực hiện cam kết giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050; đồng thời mong muốn nhận được hỗ trợ về tài chính, công nghệ của các nước phát triển, trong đó có EU.Chủ tịch nước đánh giá cao Đại sứ EU trong nhiệm kỳ qua đã có nhiều đóng góp quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt Nam-EU; nhất là việc hai bên ký kết EVFTA và thúc đẩy các thành viên EU sớm phê chuẩn EVIPA.Cho biết, thời gian qua Việt Nam rất nghiêm túc trong việc triển khai các quy định, khuyến cáo, hướng tới bảo đảm các điều kiện để EU dỡ bỏ thẻ vàng IUU, Chủ tịch nước mong muốn EU đánh giá đúng và đầy đủ nỗ lực của người dân và Nhà nước Việt Nam.Trao đổi thêm với Đại sứ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ, Việt Nam luôn coi trọng quyền con người.Ngay từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đến nay, Việt Nam luôn nỗ lực triển khai, bảo đảm cao nhất quyền con người. Hiến pháp 2013 đã quy định đầy đủ về quyền con người và hiện nay Việt Nam đang nỗ lực, kiên trì thực hiện những quyền đã được hiến định đó.Chủ tịch nước khẳng định, Việt Nam rất tôn trọng, tạo điều kiện, khuyến khích các tổ chức chính trị-xã hội và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.
https://nhandan.vn/thuc-day-quan-he-huu-nghi-hop-tac-viet-nam-va-lien-minh-chau-au-len-tam-cao-moi-post760611.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng", "Liên minh châu Âu EU", "ứng phó với biến đổi khí hậu", "Việt Nam-EU", "chuyển đổi xanh", "vaccine ngừa Covid-19", "phát thải ròng" ] }
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 20 về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo
NDO -Sáng 7/6, tại thành phố Siem Reap, thủ phủ tỉnh Siem Reap (tây bắc Campuchia) đã khai mạc Hội nghị Bộ trưởngASEANlần thứ 20 về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (AMMSTI-20). Thủ tướng nước chủ nhà Campuchia Samdech Moha Bovor Thipadei Hun Manet tham dự và phát biểu khai mạc sự kiện.
Chủ đề của AMMSTI-20 là “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo: Hành trình tới tương lai”. Đây là chủ đề được nhất trí thông qua tại cuộc họp lần thứ 85 của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Đổi mới ASEAN (COSTI-85) và các cuộc họp liên quan, diễn ra từ ngày 3 đến 7/6 tại Siem Reap, được trình lên các Bộ trưởng Khoa học ASEAN phê duyệt.Nội dung chính trong chương trình nghị sự của AMMSTI-20 là điểm lại kết quả thực hiện Kế hoạch hành động ASEAN vềKhoa học, Công nghệ và Đổi mới(APASTI) giai đoạn 2016-2025 và thông qua APASTI giai đoạn 2026-2035.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun Manet đánh giá cao việc lựa chọn lĩnh vựctrí tuệ nhân tạo(AI) là một nội dung trọng tâm trong kế hoạch chiến lược tiếp theo cho hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới của các quốc gia thành viên ASEAN giai đoạn 2026-2035.Theo Samdech Hun Manet, hợp tác trong ASEAN những năm qua mang tính tiêu biểu cho tinh thần đa phương về khoa học, công nghệ và đổi mới nói chung, cũng như trong lĩnh vực AI nói riêng, trên tinh thần hợp tác, bình đẳng, bền vững và mang tính bao trùm.Đại biểu các nước ASEAN dự AMMSTI-20. (Ảnh: Fresh News)Bên cạnh tầm quan trọng của ứng dụng AI trong các lĩnh vực công nghệ hàng đầu hiện nay, như: công nghệ blockchain, điện toán lượng tử, khoa học dữ liệu lớn, hiện thực ảo.., người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia cũng nêu lên những thách thức về định hướng, quản lý nhằm đảm bảo mục đích của AI là phục vụ con người, trên cơ sở luật pháp, đạo đức và các giá trị xã hội phổ quát.“Cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong việc sử dụng trí tuệ nhân tạo là rất quan trọng. Đồng thời, chúng ta cũng cần thúc đẩy sự thay đổi trong thái độ của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và khu vực tư nhân”.Theo Thủ tướng Campuchia, cùng với việc sử dụng AI, các nước ASEAN cũng cần xây dựng khung pháp lý hỗ trợ sự phát triển lĩnh vực này với sự đóng góp của các bên liên quan. Thông qua trao đổi, các đại biểu có thể đưa ra những ý tưởng thiết thực để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới vì lợi ích của nhân loại.
https://nhandan.vn/khai-mac-hoi-nghi-bo-truong-asean-lan-thu-20-ve-khoa-hoc-cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-post813227.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Samdech Hun Manet", "Trí thông minh nhân tạo", "ASEAN", "AMMSTI-20", "Hội nghị Bộ trưởng", "khoa học", "công nghệ", "đổi mới sáng tạo", "trí tuệ nhân tạo", "AI" ] }
Nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm tại Gaza
Quân đội Israel thông báo đang sơ tán khoảng 100.000 người khỏi khu vực phía đông Rafah, trong bối cảnh trước đó Israel nhiều lần thông báo về kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố miền nam Dải Gaza này.
Người phát ngôn quân đội Israel cho biết, hoạt động sơ tán là một phần trong kế hoạch tiêu diệt Hamas. Truyền thông địa phương đưa tin, địa điểm trú ẩn dành cho những người sơ tán nằm tại Al-Mawasi và Khan Younis, nơi có các bệnh viện dã chiến và khu lều trại.Quan chức cấp cao của Hamas Sami Abu Zuhri cho rằng, việc Israel sơ tán người dân khỏi Rafah, trong bối cảnh Israel có kế hoạch tấn công Rafah, cho thấy nguy cơ xung đột leo thang nguy hiểm, có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Mỹ và nhiều nước bày tỏ lo ngại trước khả năng Israel thực hiện chiến dịch tấn công trên bộ nhằm vào Rafah. Các nước kêu gọi Israel hành động có trách nhiệm và tuân thủ luật pháp quốc tế.Căng thẳng gia tăngTổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) kêu gọi 57 quốc gia thành viên áp đặt trừng phạt đối với Israel liên quan chiến dịch quân sự của nước này tại Gaza. Nghị quyết được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh OIC diễn ra ở Gambia kêu gọi các nước thành viên gây áp lực về ngoại giao, chính trị, pháp lý và thực hiện biện pháp răn đe nhằm ngăn chặn hành động của Israel. Nghị quyết cũng kêu gọi một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, lâu dài và vô điều kiện tại Gaza.Trong khi đó, quân đội Israel cho biết, ít nhất 3 binh sĩ nước này đã thiệt mạng và 9 người bị thương trong cuộc tấn công bằng rocket của lực lượng Hamas nhằm vào cửa khẩu Kerem Shalom kết nối giữa Israel và vùng lãnh thổ của Palestine.Phong trào Hamas thừa nhận thực hiện vụ tấn công nêu trên để đáp trả việc các máy bay chiến đấu của Israel tấn công các cứ điểm của lực lượng này trong khu vực. Sau vụ tấn công của Hamas, Israel cũng thông báo đóng cửa Kerem Shalom, cửa khẩu chính vào miền nam Gaza, không cho phép xe tải chở hàng cứu trợ qua đây.Hy vọng ngừng bắn mong manhCăng thẳng leo thang trong bối cảnh các cuộc đàm phán tìm giải pháp cho xung đột tại Gaza vẫn tiếp diễn, nhưng hy vọng ngừng bắn ngày càng mong manh. Theo phong trào Hamas, vòng đàm phán về ngừng bắn ở Gaza đã kết thúc ngày 5/5 tại Cairo (Ai Cập), phái đoàn Hamas di chuyển sang Qatar để tiến hành các cuộc thảo luận bổ sung do phong trào Hamas cần thảo luận về đề xuất mới.Palestine cho biết, trong cuộc đàm phán với các nhà hòa giải Ai Cập và Qatar tại Cairo, phái đoàn của Hamas giữ nguyên lập trường yêu cầu bất kỳ thỏa thuận ngừng bắn nào cũng phải bao gồm điều khoản chấm dứt giao tranh. Các yêu cầu chính của Hamas gồm chấm dứt hoàn toàn giao tranh, Israel rút khỏi Gaza, tạo thuận lợi cho việc hồi hương của những người phải di tản, tăng cường nỗ lực cứu trợ, bắt đầu tái thiết và kết thúc cuộc chiến.Trong khi đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã nhắc lại mục tiêu của Israel khi phát động cuộc tấn công vào Gaza là giải giáp và loại bỏ vĩnh viễn lực lượng Hamas. Ông Netanyahu khẳng định, Israel không thể chấp nhận các yêu cầu rút toàn bộ lực lượng khỏi Gaza, chấm dứt chiến tranh và để Hamas nắm quyền.Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) William Burns đã tới Cairo để tham gia các cuộc đàm phán. Hiện Mỹ cùng các đồng minh phương Tây của Israel đều phản đối việc Israel dự kiến triển khai kế hoạch tấn công vào Rafah, đồng thời hối thúc Hamas chấp nhận nhượng bộ trong đàm phán.
https://nhandan.vn/nguy-co-xung-dot-leo-thang-nguy-hiem-tai-gaza-post808196.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Gaza", "Israel", "Hamas" ] }
Hơn 4.100 tấn hàng viện trợ đã được chuyển qua bến tàu nổi của Mỹ vào Gaza
Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo qua bến tàu nổi đã được nối lại trong đêm 20/6, nâng tổng khối lượng hàng viện trợ được đưa đến Gaza qua công trình này lên hơn 4.100 tấn.
Ngày 20/6, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết bến tàu nổi do quân đội nước này thiết lập ởDải Gazađã được neo lại và hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đã được nối lại tại đây.Tuần trước, cầu tàu đã được đưa đến một cảng của Israel do thời tiết xấu gây biển động. Đây là lần thứ hai tình hình thời tiết gây ảnh hưởng đến hoạt động của bến tàu kể từ khi được xây dựng hồi tháng trước.Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder, binh sĩ CENTCOM đã thả neo và tái lập bến tàu với sự hỗ trợ của các lực lượng Israel.Ông cho biết hoạt động vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo thông qua bến tàu cũng đã được nối lại trong đêm cùng ngày, nâng tổng khối lượng hàng viện trợ được đưa đến Gaza qua công trình này lên hơn 4.100 tấn.Bến tàu trên được xây dựng từ giữa tháng 5 để vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo đến Gaza nhưng đã bị hư hại do thời tiết xấu vào cuối tháng trước và phải tạm dừng hoạt động để sửa chữa.Sau đó, bến tàu nối lại hoạt động vào ngày 7/6 nhưng sau đó lại phải tạm dừng trong 2 ngày cũng do thời tiết xấu và đến ngày 14/6 vừa qua, bến tàu tiếp tục phải ngừng hoạt động tạm thời.Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc đã tạm ngừng phân phối hàng viện trợ thông qua bến tàu này để đánh giá tình hình an ninh.Trong một diễn biến khác, cùng ngày, hơn 30 chuyên gia Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia và công ty chấm dứt hoạt động chuyển giao vũ khí và đạn dược cho Israel.Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong tuyên bố chung, các báo cáo viên đặc biệt, các chuyên gia độc lập và các nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã kêu gọi các quốc gia và nhà sản xuất vũ khí ngừng bán hay chuyển giao vũ khí, đạn dược và các thiết bị quân sự khác cho Israel, ngay cả khi hoạt động này được thực hiện theo các giấy phép xuất khẩu hiện hành.Các công ty này bao gồm BAE Systems, Boeing, Caterpillar, General Dynamics và Lockheed Martin.Việc chấm dứt chuyển giao phải tính cả những hoạt động được thực hiện gián tiếp thông qua các nước trung gian mà cuối cùng có thể được các lực lượng Israel sử dụng, đặc biệt là trong các cuộc tấn công đang diễn ra ở Dải Gaza.Các tổ chức tài chính đầu tư vào các công ty vũ khí này, bao gồm Bank of America, Capital Group và JP Morgan Chase, cũng có thể phải giải trình.
https://nhandan.vn/hon-4100-tan-hang-vien-tro-da-duoc-chuyen-qua-ben-tau-noi-cua-my-vao-gaza-post815460.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "hàng viện trợ", "Mỹ", "Gaza" ] }
Bệnh viện dã chiến hoạt động thiện nguyện tại Nam Sudan
NDO -Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng 49 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/04/1975-30/04/2024) và 138 năm ngày Quốc tế Lao động (01/05/1886-1/05/2024), Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, khởi đầu là chuyến công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ (Bentiu Girls Primary School) tại Bentiu, bang Unity, Nam Sudan.
Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 (thay thế Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 4) làm nhiệm vụ tại Nam Sudan có 63 cán bộ, chiến sĩ (trong đó có 10 nữ), được lựa chọn từ một số quân khu, quân đoàn, Bệnh viện Quân y 175, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam và một số đơn vị khác.Bentiu, nơi địa bàn đóng quân của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 là một trong những nơi biến động và bất ổn nhất của Nam Sudan. Cuộc sống của người dân ở đây vô cùng khó khăn, gần như phụ thuộc vào trợ cấp của Liên hợp quốc.Ngôi trường mà Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 đến làm thiện nguyện là một trường cấp 1 dành cho học sinh nữ, là con em của người dân địa phương. Trường đang được hỗ trợ của Unicef xây dựng lại từ những ngôi nhà đổ nát do chiến tranh.Đoàn thiện nguyện chụp hình lưu niệm với các em học sinh.Thông tin đến Báo Nhân Dân, đồng chí TS.BS. Nguyễn Hà Ngọc, Giám đốc Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cho biết: Việc tổ chức các chương trình thiện nguyện trong dịp kỷ niệm 30/4 này, không chỉ là chuỗi các hoạt động ghi nhớ công ơn của quân và dân ta trong công cuộc giải phóng đất nước, mà hơn thế nữa, là cơ hội để nhân viên Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 tiếp cận được người dân địa phương, thực hiện được những việc làm có ý nghĩa, quảng bá và xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Từ đó, mỗi nhân viên trong Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 sẽ thấy và trân trọng hơn giá trị của tự do và độc lập, thêm hiểu và tự hào hơn về nhiệm vụ và những hoạt động của mình khi tham gia lực lượng Gìn giữ hòa bình.Lớp hướng dẫn rửa tay và vệ sinh thân thể.Quà tặng đợt này đến các cháu là 50 phần quà gồm: vở, bút chì màu, tập vẽ, bút chì, dép, quần áo đến 50 cháu có hoàn cảnh khó khăn nhưng đạt thành tích học tập cao, kèm 20 phần quà đến các giáo viên đang giảng dạy tại trường, cùng một số hỗ trợ đến Ban Giám hiệu nhà trường nhằm khắc phục những khó khăn trong giảng dạy gồm văn phòng phẩm.Điểm đặc biệt, tổ thanh niên và phụ nữBệnh viện dã chiến cấp 2 số 5, đã biến chương trình thiện nguyện thành ngày lễ hội lớn trong trường, bao gồm các trò chơi như kéo co, nhảy dây tham gia cùng các cháu, hào hứng hơn là hình ảnh chú hề tạo hình bóng của Đại úy Nguyễn Mạnh Hiệp, đã làm ra nhiều sản phẩm hết sức ấn tượng từ những quả bóng được bơm thổi lên như chiếc mũ, cây kiếm, con mèo, bông hoa...Lớp hướng dẫn rửa tay và vệ sinh thân thể là một điểm sáng mới, nhiều thầy cô của trường sau đó đề nghị rằng, rất muốn mời các y bác sĩ Việt nam quay lại hướng dẫn cho các cháu trong thời gian tới.Tổ phụ nữ cũng đã chuẩn bị 40 lít trà sữa và một ít các bánh ngọt để gửi đến các cháu được thưởng thức, sau khi kết thúc trò chơi và lớp học vệ sinh tay.Các em học sinh đã rất vui mừng khi chứng kiến các chú làm và tặng những con vật ngộ nghĩnh từ bóng bay.Đồng chí Thượng tá Mai Hợp, Phó Giám đốc Quân sự Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5 cho biết: "Nhìn hình ảnh các màu áo lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam, hòa trong đám đông các cháu, trao tận tay những ly trà sữa, những cái bánh ngọt… nhìn ánh mắt, nụ cười rất vô tư và trong sáng của các cháu, những cái bắt tay cảm ơn từ quý thầy cô tại trường… làm cho chúng thêm thêm hãnh diện vì góp một phần công sức nhỏ vào xây dựng hình ảnh của Việt Nam trên mảnh đất châu Phi xa xôi này".
https://nhandan.vn/benh-vien-da-chien-hoat-dong-thien-nguyen-tai-nam-sudan-post806977.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "49 năm ngày giải phòng miền Nam thống nhất đất nước", "138 năm ngày Quốc tế lao động", "Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 5", "công tác thiện nguyện đến trường tiểu học dành cho học sinh nữ", "Bentiu Girls Primary School", "Nam Sudan." ] }
Tổng thống Mỹ Biden kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc
Nhà Trắng khẳng định việc tăng thuế nhập khẩu đối với thép và nhôm Trung Quốc là điều cần thiết cho an ninh quốc gia bởi lĩnh vực sản xuất thép là "xương sống" của nền kinh tế Mỹ.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein ngày 17/4 cho biết mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu của Trung Quốc đang được chính quyềnTổng thống Mỹ Joe Bidenxem xét sẽ không ảnh hưởng đến lạm phát của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng đây là điều cần thiết cho an ninh quốc gia Mỹ.Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Jared Bernstein nói với CNBC: “Nếu không hành động, chúng tôi sẽ đặt một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của mình vào nguy hiểm. Lĩnh vựcsản xuất théplà lĩnh vực được Tổng thống Biden gọi là ‘xương sống’ của nền kinh tế Mỹ, nền tảng của an ninh quốc gia”.Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi tăng gấp 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, với lý do "cạnh tranh không công bằng".Lời kêu gọi của ông Biden được đưa ra khi Đại diện thương mại Mỹ (USTR) thông báo họ đang tiến hành cuộc điều tra về các hoạt động thương mại củaTrung Quốctrong lĩnh vực đóng tàu, hàng hải và kho vận (logistics) để đáp lại kiến nghị gần đây của 5 công đoàn Mỹ.Mức thuế trung bình hiện nay đối với một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu của Trung Quốc là 7,5% theo mục 301.Ông Bernstein cho biết việc tăng thuế như vậy sẽ không có tác động tiêu cực đến nền kinh tế Mỹ. Ông nói: “Đây là một sự can thiệp có mục tiêu và không có nhiều tác động đến tình hình lạm phát của Mỹ”.Nhà Trắng giải thích các chính sách và khoản trợ cấp của Trung Quốc cho ngành thép và nhôm trong nước của họ đang ảnh hưởng đến những sản phẩm chất lượng cao của Mỹ. Họ nói các các sản phẩm của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn và có giá "rẻ một cách bất thường".
https://nhandan.vn/tong-thong-my-biden-keu-goi-tang-gap-3-lan-thue-doi-voi-thep-va-nhom-trung-quoc-post805303.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Joe Biden", "Mức thuế", "Đại diện thương mại", "Kinh tế Mỹ", "Ngành thép" ] }
WB: Khu vực Nam Á đang đứng trước nguy cơ đánh mất lợi thế về nhân khẩu học
NDO -Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, việc tạo việc làm ở các nền kinh tế Nam Á đang không theo kịp tốc độ gia tăng dân số trong độ tuổi lao động, khiến khu vực này có nguy cơ “phung phí lợi thế về nhân khẩu học của mình”.
Theo dữ liệu từ báo cáo củaWBcông bố ngày 2/4, trong giai đoạn 2000-2023, tỷ lệ việc làm mới ở Nam Á tăng 1,7% mỗi năm, trong khi dân số trong độ tuổi lao động tăng 1,9%/năm.Về mặt tuyệt đối, khu vực này đã tạo ra trung bình 10 triệu việc làm mỗi năm, trong khi dân số trong độ tuổi lao động tăng trung bình 19 triệu người/năm.Nhìn chung, trong giai đoạn 2000-2023, tăng trưởngviệc làmthấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động trung bình, đi kèm với tỷ lệ việc làm giảm, báo cáo của WB nhận định.Bà Franziska Ohnsorge, chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Nam Á cho biết, lợi thế về nhân khẩu học của khu vực Nam Á đang bị bỏ lỡ và lãng phí.“Người lao động không được tuyển dụng. Đó là một cơ hội tuyệt vời để phát triển nhưng cho đến gần đây, tỷ lệviệc làmvẫn giảm”, bà Ohnsorge nói.WB dự báo, ​​tăng trưởng kinh tế ở Nam Á sẽ ở mức 6-6,1% trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2025, phần lớn nhờ vào sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Ấn Độ, nơi nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 6,6%.Ở Ấn Độ, tăng trưởng đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, nhờ chi tiêu mạnh của chính phủ vào các ngành chủ chốt, nhất là xây dựng, song đầu tư tư nhân tại nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á vẫn còn yếu, gây ảnh hưởng đến việc tạo việc làm.Theo WB, trong giai đoạn 2000-2022, tỷ lệ việc làm ở Ấn Độ đã giảm nhiều hơn bất kỳ quốc gia Nam Á nào khác ngoại trừ Nepal, nhưng dữ liệu sơ bộ cho thấy sự phục hồi vào năm 2023 đã đảo ngược một phần sự suy giảm trước đó.Trong báo cáo, WB cũng khuyến nghị các quốc gia Nam Á cần giải quyết một số hạn chế về chính sách để đẩy nhanh quá trình tạo việc làm.Các giải pháp bao gồm phát triển các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất thuê nhân công, hợp lý hóa các quy định về lao động và thị trường đất đai, đồng thời cởi mở hơn với thương mại quốc tế.
https://nhandan.vn/wb-khu-vuc-nam-a-dang-dung-truoc-nguy-co-danh-mat-loi-the-ve-nhan-khau-hoc-post802926.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Nam Á", "WB", "Nhân khẩu học", "Đầu tư tư nhân", "Dân số", "Thương mại quốc tế", "việc làm" ] }
Mỹ đề xuất nghị quyết Liên hợp quốc về AI
Mỹ đã tiên phong giới thiệu dự thảo nghị quyết đầu tiên của Liên hợp quốc về trítuệ nhân tạo(AI).
Truyền thông Mỹ dẫn nhận định của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết, dự thảo nghị quyết Mỹ trình Đại hội đồng Liên hợp quốc hướng đến mục tiêu giảm “khoảng cách số” giữa các nước, bảo đảm các bên có vị thế bình đẳng trong tiến trình thảo luận về AI, cũng như có được công nghệ và tiềm lực để tận dụng lợi ích AI đem lại.Theo ông Jake Sullivan, dự thảo nghị quyết cho thấy ủng hộ toàn cầu đối với bộ nguyên tắc cơ bản về phát triển và sử dụng AI, phát huy tác dụng tích cực và quản trị rủi ro từ AI. Nếu được thông qua, nghị quyết sẽ là bước tiến lịch sử nhằm tạo dựng AI an toàn, an ninh và tin cậy trên toàn thế giới.Trong khi đó, ngày 14/3, tại hội nghị ở Italia, các Bộ trưởng Công nghiệp Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) nhất trí điều chỉnh các quy tắc về phát triển AI và bảo đảm chuỗi cung ứng trong những lĩnh vực quan trọng.Bộ trưởng Công nghiệp Italia Adolfo Urso cho biết, việc điều chỉnh các quy tắc nhằm thúc đẩy sự phát triển đồng nhất của AI và những lĩnh vực công nghệ mới nổi. Các nước sẽ hỗ trợ đầu tư chung vào AI, bảo đảm sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ủy ban châu Âu (EC) yêu cầu các ứng dụng, nền tảng số, mạng xã hội cung cấp thông tin về cách thức xử lý, ứng phó rủi ro mà công nghệ sử dụng AI có thể gây ra đối với hoạt động bầu cử. Yêu cầu được gửi đến các nền tảng TikTok, Facebook, Instagram, X và Snapchat, công cụ tìm kiếm Google, YouTube và Bing.EC nêu rõ những rủi ro mà AI có thể gây ra, như cung cấp thông tin sai lệch, phát tán hình ảnh, âm thanh và video giả mạo do công nghệ deepfake tạo ra, hay thao túng các dịch vụ có thể gây rối loạn thông tin đối với cử tri.Tại phiên đối thoại về kinh tế lần thứ ba vừa diễn ra tại Busan (Hàn Quốc), các quan chức Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản đã thảo luận về tăng cường hợp tác trong chuỗi cung ứng, công nghệ mới nổi và lĩnh vực kỹ thuật số.Các bên nhất trí tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu chung về các công nghệ cốt lõi và mới nổi. Về quản trị AI, ba nước nhất trí phối hợp chặt chẽ trong ứng phó các mối đe dọa an ninh mạng và bảo mật dữ liệu.
https://nhandan.vn/my-de-xuat-nghi-quyet-lien-hop-quoc-ve-ai-post800224.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Liên hợp quốc", "trí tuệ nhân tạo", "khoảng cách số" ] }
Giai đoạn nước rút hướng tới hiệp ước về đại dịch
Các đại diện đến từ hơn 190 nước thành viên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang chạy đua với thời gian trong nỗ lực hoàn tất đàm phán hiệp ước toàn cầu về đại dịch trước hạn chót vào cuối tháng này.
Bất đồng về vấn đề tiếp cận thông tin dịch bệnh, chia sẻ nguồn lực, huy động tài chính vẫn là trở ngại lớn với thỏa thuận giúp thế giới ứng phó đại dịch trong tương lai hiệu quả hơn.Đại dịch Covid-19không chỉ cướp đi sinh mạng của hàng triệu người, gây thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ USD, mà còn làm bộc lộ rõ những hạn chế trong khả năng ứng phó trước các cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng. Để lấp những lỗ hổng này, tiến trình xây dựng hiệp ước toàn cầu về đại dịch đã được khởi động từ tháng 12/2021.Tuy nhiên, sau hơn hai năm đàm phán, các nước thành viên WHO vẫn chưa thể giải quyết hết bất đồng. Thời hạn hoàn thiện hiệp ước vào ngày 31/3 vừa qua đã bị bỏ lỡ.Để tháo gỡ những khúc mắc cuối cùng liên quan nội dung hiệp ước, vòng đàm phán bổ sung đang được tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ), dự kiến kết thúc vào ngày 10/5 tới.Mục tiêu của vòng đàm phán là thống nhất được thỏa thuận để trình lên kỳ họp hằng năm của Đại hội đồng Liên hợp quốc, dự kiến khai mạc ngày 27/5 tới. Trong bối cảnh giờ G sắp điểm, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước chung tay loại bỏ những “chướng ngại vật” cuối cùng trên tiến trình hoàn thiện hiệp ước quan trọng này.Người đứng đầu WHO khẳng định, đây sẽ là thỏa thuận lịch sử, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ cách thức ứng phó các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại, các cuộc đàm phán có thể rơi vào bế tắc do các nước không tìm được tiếng nói chung. Bất đồng lớn nhất hiện nay xoay quanh cách thức chia sẻ thông tin dịch bệnh, vắc-xin, phương pháp xét nghiệm và điều trị.Đại dịch Covid-19 bùng phát đã làm lộ rõ tình trạng bất bình đẳng nghiêm trọng giữa các quốc gia trong tiếp cận vắc-xin và dịch vụ y tế. Để tránh lặp lại kịch bản từ đại dịch Covid-19, việc san bằng khoảng cách trong tiếp cận vắc-xin được quan tâm hàng đầu, song cũng là vấn đề nan giải nhất trên bàn đàm phán hơn hai năm qua.Ngoài ra, bảo đảm nguồn tài chính trong ứng phó đại dịch cũng là một thách thức lớn. Đại diện đoàn đàm phán Indonesia Wiku Adisasmito cho rằng, có sự chênh lệch đáng kể về năng lực ứng phó giữa các nước.Vì vậy, các nước đang phát triển cần hỗ trợ tài chính để tăng cường giám sát mầm bệnh mới nổi ở động vật và môi trường. Đây cũng là ý kiến chung của nhiều nước châu Phi. Các Bộ trưởng Y tế đến từ châu Phi kêu gọi thiết lập một cơ chế tài chính quốc tế với nguồn tài trợ bền vững và dồi dào hơn từ các nước phát triển để phòng ngừa và ứng phó đại dịch.Bất đồng vẫn chưa được giải quyết, trong khi không thể phủ nhận sự cấp thiết của việc hoàn thiện một khuôn khổ toàn cầu về ứng phó đại dịch. Các chuyên gia y tế của WHO nhận định, sau Covid-19, thế giới có thể sẽ phải đương đầu những đại dịch khác, nhất là khi các điều kiện làm bùng phát đại dịch, như chiến tranh, nạn đói, thiên tai, dịch bệnh, đang hội tụ với tần suất và cường độ lớn hơn bao giờ hết.Trong những tuần gần đây, WHO đã cảnh báo về sự gia tăng theo cấp số nhân của dịch cúm gia cầm H5N1, với những lo ngại về kịch bản xấu nếu virus lây truyền giữa người với người. Đây là cảnh báo mới nhất về việc các nước cần nỗ lực hơn nữa để tìm được tiếng nói chung, giúp thế giới được trang bị tốt hơn trước các thảm họa liên quan sức khỏe trong tương lai.Người đồng chủ trì các cuộc đàm phán hiệp ước toàn cầu về đại dịch, nhà ngoại giao Hà Lan Roland Driece thừa nhận vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết.Tuy nhiên, những mất mát và bài học từ đại dịch Covid-19 khiến các nước nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết và hợp tác toàn cầu. Giới chuyên gia kỳ vọng, hiệp ước toàn cầu về đại dịch sẽ sớm được hình thành, giúp thế giới sẵn sàng ứng phó các cuộc khủng hoảng y tế trong tương lai.
https://nhandan.vn/giai-doan-nuoc-rut-huong-toi-hiep-uoc-ve-dai-dich-post808198.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "WHO", "Chạy đua", "thoả thuận", "dịch bệnh" ] }
UNICEF: Gaza là nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em
Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Catherine Russell ngày 22/11 đã gọi Dải Gaza là "nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với trẻ em", khẳng định thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine không đủ để đảm bảo an toàn tính mạng cho nhóm đối tượng này.
Phát biểu tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, bà Russell nhấn mạnh hơn 5.300trẻ emđược cho là đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi xung đột giữa Hamas và Israel bùng phát hôm 7/10, chiếm 40% tổng số người thiệt mạng trong cuộc xung đột, tính đến ngày 22/11.Bà Russell, người vừa trở về sau chuyến đi tới miền nam Gaza, bày tỏ: “Đây là điều chưa từng có… Tôi bị ám ảnh bởi những gì đã được chứng kiến”.Người đứng đầuUNICEFcũng hoan nghênh thỏa thuận đạt được cùng ngày giữa Israel và Hamas nhằm giải thoát con tin và tạm dừng giao tranh ở Gaza. Tuy nhiên, bà Russell tuyên bố động thái trên là chưa đủ và kêu gọi “một lệnh ngừng bắn nhân đạo khẩn cấp để chấm dứt ngay cuộc tàn sát này”.Theo bà Russell, 1.200 trẻ em được cho là vẫn đang nằm dưới đống đổ nát của các tòa nhà bị đánh bom hoặc chưa được xác định danh tính. Quan chức UNICEF chia sẻ: “Ngoài bom, tên lửa và tiếng súng, trẻ em ở Gaza còn có nguy cơ cao phải sống trong điều kiện tồi tệ… 1 triệu trẻ em - tức mọi trẻ em trong vùng lãnh thổ này - hiện không được bảo đảm về lương thực và phải đối mặt với viễn cảnh một cuộc khủng hoảng dinh dưỡng thảm khốc".UNICEF ước tính tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em tại Gaza có thể tăng gần 30% trong những tháng tới.Trong một phát biểu khác tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, người đứng đầu Quỹ Dân số Liên hợp quốc Natalia Kanem đã kêu gọi quốc tế chú ý đến hoàn cảnh khó khăn của những phụ nữ mang thai ở Gaza, với khoảng 5.500 người dự kiến sẽ sinh con trong điều kiện khó khăn vào tháng tới. Bà Kanem nói: “Vào thời điểm cuộc sống mới đang bắt đầu, khoảnh khắc lẽ ra là niềm vui lại bị lu mờ bởi cái chết và sự hủy diệt, nỗi kinh hoàng và sợ hãi”.
https://nhandan.vn/unicef-gaza-la-noi-nguy-hiem-nhat-the-gioi-doi-voi-tre-em-post783974.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Gaza", "Hamas", "UNICEF", "Israel", "Trẻ em" ] }
Sáu trẻ em thiệt mạng, 14 người bị thương trong vụ tai nạn giao thông ở Iraq
NDO -Bộ Nội vụIraqngày 2/4 cho biết, ít nhất 6 học sinh tiểu học đã thiệt mạng cùng 14 trẻ khác bị thương trong một vụ tai nạn giao thông xảy ra cùng ngày ở thành phố Basra, miền nam Iraq.
Theo thông tin từ nhà chức trách, chiếc xe tải đông lạnh đã mất lái và tông vào các em học sinh đang đi bộ trên lề đường sau giờ tan học, gây ra vụtai nạnthương tâm kể trên. Một số trẻ em bị thương trong vụ việc đang trong tình trạng nguy kịch với vết thương nặng ở phần đầu.Người phát ngôn Bộ Nội vụ Iraq, ông Miqdad Miri cho biết, cảnh sát Basra đã bắt giữ tài xế lái xe tải. Ông thông tin thêm, điều tra ban đầu cho thấy, tài xế “đã mất kiểm soát chiếc xe do phanh bị hỏng”.Trong một tuyên bố, văn phòng của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani cho biết, ông đã yêu cầu khẩn trương tiến hành điều tra vụ tai nạn chết người này.Theo số liệu của Bộ Y tế Iraq, trong năm 2022, tai nạn đường bộ ở Iraq đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.900 người.Nhiều năm xung đột đã khiến cơ sở hạ tầng của nước này, bao gồm đường sá và cầu cống, rơi vào tình trạng hư hỏng.Nguyên nhân phần lớn của các vụtai nạn giao thônglà do người lái xe vi phạm quy định về tốc độ, dùng điện thoại di động, cũng như sử dụng ma túy và rượu khi tham gia giao thông.
https://nhandan.vn/sau-tre-em-thiet-mang-14-nguoi-bi-thuong-trong-vu-tai-nan-giao-thong-o-iraq-post802881.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:47", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:47", "tags": [ "Basra", "Bộ Nội vụ Iraq", "Bộ Y tế Iraq", "Tai nạn chết người", "Mất lái", "xe tải", "học sinh" ] }
Nga phá âm mưu tấn công khủng bố ở Stavropol
Thông báo của Cơ quan an ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 29/3 xác nhận đã bắt giữ 3 nghi phạm đến từ “một quốc gia Trung Á” đang âm mưu thực hiện vụ tấn công ở miền nam nước Nga.
Theo FSB, cơ quan này đã “ngăn chặn các hoạt động khủng bố của 3 công dân đến từ một quốc gia Trung Á đang lên kế hoạch thực hiện hành động khủng bố bằng cách kích nổ một thiết bị tại khu vực công cộng ở Vùng Stavropol”.Truyền hình Nga đăng tải hình ảnh một số người đàn ông bị các đặc vụ FSB ghì xuống đất. Trong khi đó, hãng thông tấn RIA Novosti đưa tin những bộ phận của thiết bị nổ tự chế và các chất hóa học đã được tìm thấy tại nhà của 1 trong 3 nghi phạm.Vùng Stavropol nằm ở khu vực bắc Caucasus thuộc miền nam nước Nga, giáp với Dagestan và Chechnya cùng các khu vực khác.Thông báo của FSB được đưa ra 1 tuần sauvụ khủng bố hôm 22/3tại Nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Moskva, khiến ít nhất 144 người thiệt mạng.
https://nhandan.vn/nga-pha-am-muu-tan-cong-khung-bo-o-stavropol-post802327.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "khủng bố", "Nga", "Stavropol", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Hợp tác Hà Nội-Vientiane góp phần vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
Chiều 12/3, tại thủ đô Vientiane, Lào, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp caothành phố Hà Nộiđến chào xã giao đồng chí Thongloun Sisoulith, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cảm ơn đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào đã tiếp và dành cho Đoàn những tình cảm nồng hậu; trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân tình, những tình cảm quý mến và tốt đẹp nhất của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đồng chí Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tới đồng chí Thongloun Sisoulith.Đồng chí Đinh Tiến Dũng bày tỏ vui mừng về những kết quả quan trọng mà Lào đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Thongloun Sisoulith đứng đầu, thể hiện ở sự ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng-an ninh được bảo đảm, trụ cột đối ngoại được triển khai tích cực.“Chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ và toàn diện công cuộc đổi mới, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước của Lào, đồng thời tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith đứng đầu, trên cơ sở phát huy những thành tựu, kinh nghiệm quý báu sau hơn 37 năm đổi mới, các đồng chí sẽ vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục giành được nhiều thành tựu mới to lớn hơn nữa”, đồng chí Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.Đồng chí Đinh Tiến Dũng bày tỏ vui mừng về những kết quả quan trọng mà Lào đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. (Ảnh: TRỊNH DŨNG)Đồng chí cũng bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ đặc biệtViệt Nam-Làongày càng phát triển sâu rộng trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng-an ninh và phát triển kinh tế-xã hội mỗi nước.Đồng chí khẳng định, việc không ngừng củng cố và phát triển quan hệ Việt Nam-Lào là một trong những nhiệm vụ chiến lược, có ý nghĩa sống còn đối với an ninh và sự phát triển của mỗi nước. Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào giữ gìn và không ngừng vun đắp cho quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.Đồng chí Đinh Tiến Dũng đã thông tin với đồng chí Thongloun Sisoulith về tình hình phát triển nổi bật của thủ đô Hà Nội và kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm giữa hai Đoàn đại biểu cấp cao hai thủ đô của hai nước. Đồng chí nhấn mạnh, kết quả hợp tác Hà Nội-Vientiane tiếp tục là một trong những minh chứng sống động phản ánh dấu ấn của mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam-Lào từ góc độ hợp tác địa phương. Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thủ đô Vientiane triển khai có hiệu quả các thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước và Thỏa thuận giữa hai thủ đô.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tin tưởng Hà Nội và thủ đô Vientiane sẽ tiếp tục triển khai thêm các nội dung hợp tác mới ngày càng thiết thực, hiệu quả. (Ảnh: TRỊNH DŨNG)Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm và làm việc của Đoàn cũng như kết quả cuộc hội đàm giữa hai bên; ghi nhận và đánh giá cao kết quả hợp tác thời gian qua của hai thủ đô theo Biên bản thỏa thuận hợp tác giữa hai thủ đô giai đoạn 2022-2025; ghi nhận và đánh giá cao những hỗ trợ thiết thực của Hà Nội dành cho thủ đô Vientiane.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tin tưởng Hà Nội và thủ đô Vientiane sẽ tiếp tục triển khai thêm các nội dung hợp tác mới ngày càng thiết thực, hiệu quả; mong muốn Hà Nội sẽ tích cực chia sẻ với các địa phương của Lào những bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị cũng như các lĩnh vực khác.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tin tưởng hai thủ đô sẽ đưa quan hệ hợp tác hữu nghị trở thành kiểu mẫu trong hợp tác cấp địa phương giữa hai nước Việt Nam-Lào, góp phần vun đắp thêm sự gắn bó thủy chung hiếm có, vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện được các đồng chí lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước dày công vun đắp.Trước đó, chiều cùng ngày, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại thủ đô Vientiane, Lào, đồng chí Đinh Tiến Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã tham dự Hội nghị Xúc tiến du lịch, thương mại Hà Nội-Vientiane 2024 nhằm hưởng ứng Năm Du lịch quốc gia Lào 2024.Đồng chí Đinh Tiến Dũng cùng Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã tham dự Hội nghị Xúc tiến du lịch, thương mại Hà Nội-Vientiane 2024. (Ảnh: TRỊNH DŨNG)Tại hội nghị, hai bên cùng đánh giá tiềm năng, cơ hội và kinh nghiệm hợp tác; đề xuất các phương án tăng cường hợp tác về du lịch, thương mại trong thời gian tới. Nhân dịp này, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội, Tổng công ty Du lịch Hà Nội và Hội Nghệ nhân, thợ giỏi thành phố Hà Nội đã ký kết các biên bản ghi nhớ hợp tác.Thông qua đó, Hà Nội sẽ hỗ trợ thủ đô Vientiane về đào tạo nghề thủ công, giúp các nghệ nhân nước bạn nâng cao tay nghề, khai thác tiềm năng, thế mạnh nghề thủ công, phát triển du lịch, dịch vụ; mở thêm các tour, tuyến du lịch Hà Nội-Vientiane.
https://nhandan.vn/hop-tac-ha-noi-vientiane-gop-phan-vun-dap-moi-quan-he-dac-biet-viet-nam-lao-post799707.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Hà Nội-Vientiane", "đồng chí Đinh Tiến Dũng", "Hà Nội", "thủ đô Vientiane", "Việt Nam-Lào", "Chặng đường hợp tác Việt-Lào" ] }
Không có dấu hiệu của sự sống tại hiện trường rơi trực thăng chở Tổng thống Iran
NDO -Ngày 20/5, người đứng đầu Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Iran, ông Pirhossein Kolivand cho biết, lực lượng cứu nạn không phát hiện thấy dấu hiệu của sự sống tại hiện trường vụ rơi trực thăng chở Tổng thống nước này Ebrahim Raisi.
"Chúng tôi có thể nhìn thấy mảnh vỡ và tình hình có vẻ không tốt", ông Pirhossein Kolivand phát biểu trên truyền hình quốc gia.Trước đó cùng ngày, sau khi các đội tìm kiếmxác định được vị trí mảnh vỡ trực thăng gặp nạn, một quan chức Iran cho biết, hy vọng Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian còn sống sót sau vụ rơi trực thăng trong địa hình núi và thời tiết lạnh giá ít dần đi."Trực thăng chở Tổng thống Raisi đã bị cháy hoàn toàn trong vụ tai nạn... Thật không may, toàn bộ những người có mặt trên thực thăng đều có thể đã thiệt mạng", quan chức này nói.Các đội cứu nạn đã phải làm việc xuyên đêm, vượt qua thời tiết có bão tuyết và địa hình hiểm trở tại tỉnh Đông Azerbaijan để tiếp cận xác trực thăng vào rạng sáng 20/5.Ảnh chụp Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, ngày 7/5/2024. (Ảnh: WANA/REUTERS)Ngày 19/5, chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian đã bị rơi khi đang bay qua địa hình núi trong thời tiết có sương mù dày đặc sau khi ông Raisi kết thúc chuyến thăm tới khu vực tây bắc Iran, giáp với Azerbaijan.Hôm qua, Tổng thống Iran Raisi đã có mặt ở biên giới giáp Azerbaijan để tham gia lễ khánh thành Đập Qiz-Qalasi, một dự án chung với quốc gia láng giềng này.Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, thời tiết xấu đã gây ra vụ tai nạn trực thăng và làm phức tạp thêm các nỗ lực tìm kiếm và cứu nạn.Chủ đề: Trực thăng chở Tổng thống Iran gặp tai nạnIran bắt đầu quy trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thốngIran công bố báo cáo nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của Tổng thống RaisiCuba: Tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng thống Iran
https://nhandan.vn/khong-co-dau-hieu-cua-su-song-tai-hien-truong-roi-truc-thang-cho-tong-thong-iran-post810195.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Ebrahim Raisi", "tai nạn trực thăng", "Iran" ] }
Hai sản phẩm giáo dục của Việt Nam giành giải vàng và bạc tại ASEAN ICT Awards 2019
NDO -NDĐT- Hai đại diện của Việt Nam lọt vào chung kết ASEAN ICT Awards 2019 là: Mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy và Nền tảng học tập trực tuyến Hocmai.vn đã giành các giải vàng tại hạng mục Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và giải bạc ở hạng mục Digital Content - Nội dung số.
Tại vòng chung kết ASEAN ICT AWARDS 2019, diễn ra tại Thủ đo Vientiane Lào tối 24-10, hai sản phẩm củaViệt Nam: Mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã giải vàng tại hạng mục Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệptập, Nền tảng học tập trực tuyến Hocmai.vn giành giải bạc hạng mục Digital Content - Nội dung số.ASEAN ICTAwards(AICTA) là giải thưởng uy tín hàng đầu khu vực Đông - Nam Á về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Giải thưởng được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.Tại vòng chung khảo của AICTA 2019, Nền tảng học tập trực tuyến Hocmai.vn của Hệ thống giáo dục Hocmai là sản phẩm duy nhất trong lĩnh vực giáo dục tranh giải tại hạng mục Nội dung số năm nay. Nền tảng học tập trực tuyến Hocmai.vn được ban giám khảo đánh giá cao ở khả năng kết hợp những công nghệ mới nhất để tạo ra một kho dữ liệu nội dung số cung cấp cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Đây là một cách tiếp cận mới về giáo dục và thúc đẩy tinh thần tự học của học sinh, góp phần nâng cao dân trí Việt Nam.Ông Pracha Asawateera, Giám khảo vòng chung khảo AICTA đến từ Thái-lan nhận xét về Nền tảng học tập trực tuyến Hocmai.vn: “Tôi đánh giá cao sản phẩm của các bạn ở khả năng triển khai hoạt động học tập trực tuyến hiệu quả thông qua số hóa nội dung. Đây là một phương pháp để giúp học sinh hứng thú hơn với các môn học. Tôi thấy được một số lượng rất lớn học sinh Việt Nam sử dụng sản phẩm của các bạn. Nhờ vào đó, học sinh có thể vận dụng lợi thế công nghệ vào học tập, đặc biệt là các môn khoa học ứng dụng và môn Toán.”Ông Pracha Asawateera, Giám khảo vòng chung khảo AICTA đến từ Thái-lan“Đối với tôi, một sản phẩm ấn tượng khi và chỉ khi sản phẩm đó biết tận dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề trong khu vực ASEAN. Tiêu chí quan trọng nhất mà ban giám khảo quan tâm là sản phẩm đó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khu vực ASEAN, sẽ giải quyết được các vấn đề đang tồn đọng trong khu vực như thế nào? Đồng thời, sản phẩm dự thi cần phải được nhân rộng phạm vi hoạt động, chứ không chỉ nằm gói gọn trong quốc gia đó hoặc trong khu vực ASEAN”, ông Pracha Asawateera cho biết thêm.Đại diện còn lại của Việt Nam tham gia tranh giải AICT năm nay là Mạng xã hội học tập trực tuyến ViettelStudy đã giành giải vàng tại hạng mục Corporate Social Responsibility - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, phó Vụ trưởng Vụ CNTT, ViettelStudy đã thể hiện được vai trò nổi bật của một doanh nghiệp đã thành công trong thị trường quay trở lại tham gia giải quyết những thách thức trong Giáo dục Việt Nam.Như vậy, tính đến nay, trong bảy lần tham gia AICT, Việt Nam là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tích với tổng số 5 giải vàng, 7 giải bạc và 3 giải đồng. Thành tích này đã góp phần nâng cao đáng kể vị thế của ngành công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam cũng như quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp ICT Việt Nam ra nước ngoài.
https://nhandan.vn/post-374967.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [] }
Việt Nam và UNESCO quyết tâm đưa quan hệ hợp tác tiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất
NDO -Nhân dịp mới sang nhận nhiệm vụ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của UNESCO đã đến chào và làm việc với lãnh đạo UNESCO để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Trong các ngày 27 và 28/2/2024, nhân dịp mới sang nhận nhiệm vụ,Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã đến chào và làm việc với lãnh đạo UNESCO để trao đổi về việc tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, thông tin và truyền thông.Tại các cuộc gặp, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh đề cao chủ nghĩa đa phương và vai trò, đóng góp của UNESCO trong việc tìm giải pháp cho các thách thức toàn cầu đang ngày càng gia tăng, qua đó góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh và thúc đẩy phát triển bền vững trên thế giới.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa và chủ trương của Việt Nam đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương; đề cao chính sách của Việt Nam coi văn hóa, khoa học và giáo dục là những động lực quan trọng phát triển đất nước nhanh và bền vững; đồng thời khẳng định Việt Nam nỗ lực thực hiện các cam kết theo các Công ước của UNESCO mà Việt Nam đã tham gia.Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh cảm ơn sự ủng hộ và hỗ trợ của UNESCO, nhất là trong việc triển khai Bản ghi nhớ hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và UNESCO giai đoạn 2021-2025, đồng thời bày tỏ mong muốn UNESCO tăng cường hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, thông tin và truyền thông.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh đề nghị UNESCO tiếp tục quan tâm ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam xây dựng và tư vấn các hồ sơ di sản mới, bảo tồn, phát huy các di sản đã được UNESCO ghi danh, trong đó có Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, hồ sơ Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh gặp và làm việc với ông Esnesto Ottone Ramirez, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Văn hóa.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh khẳng định sẽ nỗ lực nhằm góp phần đảm nhiệm một cách chủ động, tích cực vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên UNESCO và đưa quan hệ hợp tác giữaViệt Nam và UNESCOtiếp tục đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, qua đó đóng góp vào việc thực hiện các mục tiêu của UNESCO cũng như phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương và đất nước. Đại sứ chuyển lời mời các nhà lãnh đạo UNESCO vào thăm Việt Nam.Về phần mình, Phó Tổng Giám đốc và các Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO chúc mừng Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh sang nhận nhiệm vụ, đề cao và cảm ơn vai trò, sự tham gia, ủng hộ và những đóng góp hết sức tích cực, hiệu quả và trách nhiệm của Việt Nam tại UNESCO.Lãnh đạo UNESCO đánh giá cao việc Việt Nam đang cùng lúc đảm nhiệm nhiều vai trò hết sức quan trọng như Phó Chủ tịch Đại hội đồng và thành viên Hội đồng Chấp hành, thành viên Ủy ban Di sản thế giới...Ghi nhận sự quan tâm, coi trọng và ủng hộ của Việt Nam đối với sứ mệnh và mục tiêu của UNESCO, các nhà lãnh đạo UNESCO cũng vui mừng nhận thấy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO đang phát triển rất tốt đẹp, coi đây là hình mẫu hợp tác cần tiếp tục phát huy, đồng thời đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các nước thành viên khác, nhất là các nước châu Phi.Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh gặp và làm việc với ông Anthony Kwaku Ohemeng-Boamah, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Ưu tiên châu Phi và Quan hệ đối ngoại.Nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục, khoa học và văn hóa, các nhà lãnh đạo UNESCO mong muốn Việt Nam tham gia thúc đẩy hợp tác và đoàn kết quốc tế về các nội dung này trong quản trị toàn cầu về phát triển bền vững, tham gia thúc đẩy để văn hóa trở thành một mục tiêu riêng trong chương trình nghị sự phát triển bền vững giai đoạn sau năm 2030.Lãnh đạo UNESCO khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam, đồng hành và hỗ trợ Việt Nam triển khai các chính sách về giáo dục, khoa học và văn hóa, trong đó có tư vấn xây dựng các hồ sơ mới trình UNESCO ghi danh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản gắn với phát triển bền vững, và hứa sẽ thu xếp thăm Việt Nam vào thời điểm phù hợp.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-unesco-quyet-tam-dua-quan-he-hop-tac-tiep-tuc-di-vao-chieu-sau-hieu-qua-thuc-chat-post798078.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh", "UNESCO", "ông Xing Qu", "ông Esnesto Ottone Ramirez", "ông Anthony Ohemeng Boamah", "Việt Nam và UNESCO" ] }
Tai nạn xe buýt trường học ở Indonesia, hàng chục người thương vong
Ngày 12/5, cảnh sát Indonesia thông báo đã có ít nhất 11 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong vụ tai nạn xe buýt trường học nghiêm trọng trên đảo Java.
Vụ tai nạn xảy ra lúc 18 giờ 48 ngày 11/5 (giờ địa phương) khi một xe buýt chở hơn 60 học sinh và giáo viên từ thị trấn Depok đến Lembang, một địa điểm du lịch nổi tiếng trên đảo Java, thì gặp nạn. Theo cảnh sát tỉnh Tây Java, các học sinh vừa tham dự lễ tốt nghiệp và đang đi dã ngoại.Xe buýt bất ngờ bị mất lái và nghiêng sang trái, sau đó đâm vào một ô-tô và 3 xe máy. Trong số những người thiệt mạng có 9 học sinh và 1 giáo viên. Vụ va chạm còn khiến 1 người đi xe máy thiệt mạng, 13 người khác bị thương nặng và 40 người bị thương nhẹ.Theo cảnh sát giao thông địa phương, phanh của xe buýt có thể đã bị trục trặc trước khi xảy ra tai nạn. Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được điều tra làm rõ.Tai nạn giao thông chết người thường xuyên xảy ra ở Indonesia do các phương tiện cũ kỹ, ít được bảo dưỡng và tài xế không tuân thủ luật giao thông. Tháng trước, ít nhất 12 người đã thiệt mạng khi một ô-tô đâm liên tiếp vào một xe buýt và một ô-tô khác trên đường cao tốc ở Tây Java.
https://nhandan.vn/tai-nan-xe-buyt-truong-hoc-o-indonesia-hang-chuc-nguoi-thuong-vong-post808967.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Indonesia", "Tai nạn xe buýt" ] }
Thái Lan hy vọng tiếp tục giữ vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo
NDO -Hiệp hội Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan (TREA) dẫn các số liệu thống kê cho thấy, dù xuất khẩu giảm đáng kể do hạn chế lượng gạo xuất khẩu, song Ấn Độ vẫn là nhà xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong khi đó,Thái Lanvà Việt Nam đang tạm ở vị trí thứ hai và thứ ba tính đến hết quý I/2024.
TREA cho biết, trong quý 1/2024 Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới, với 4,3 triệu tấn, giảm 28,1% so cùng kỳ năm 2023. Thái Lan đứngvị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, với 2,46 triệu tấn, tăng 19,4% so cùng kỳ năm trước. Bám sát Thái Lan là Việt Nam, với 2,18 triệu tấn gạo xuất khẩu, tăng 17,7% so cùng kỳ năm 2023. Các nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 4 và thứ 5 thế giới là Pakistan và Mỹ với lượng gạo xuất khẩu lần lượt là 1,98 triệu tấn và 800.000 tấn.TREA dẫn báo cáo của truyền thông Ấn Độ cho biết, xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong thời gian còn lại của năm 2024 có thể tiếp tục giảm do chính phủ nước này có kế hoạch áp dụng các biện pháp hạn chế hơn nữa đối với xuất khẩu nhằm kiềm chế đà tăng của giá gạo nội địa. Giá bán lẻ gạo ở thị trường trong nước của Ấn Độ tăng 13,1% so cùng kỳ năm 2023, khiến chính phủ Ấn Độ phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ người tiêu dùng trong nước.Theo số liệu của TREA, giá trịxuất khẩu gạocủa Thái Lan trong quý I/2024 đạt 56,73 tỷ baht, tăng 49% so cùng kỳ năm ngoái. Hiệp hội này ước tính xuất khẩu gạo của Thái Lan trong tháng 4 đạt khoảng 800.000 tấn, phần lớn là hợp đồng mua gạo trắng với Indonesia, Philippines, Malaysia và Nhật Bản.Tin liên quanThái Lan tiến gần vị trí nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giớiTrong khi đó, gạo Hom Mali hay còn gọi là gạo hoa nhài của Thái Lan đang được Mỹ, Canada, Hồng Công (Trung Quốc), Singapore và một số nước ở châu Âu quan tâm nhiều. TREA cho rằng gạo Thái Lan đã trở nên hấp dẫn hơn trên thị trường toàn cầu nhờ đồng baht suy yếu, mặc dù vậy giá vẫn cao hơn một chút so với các đối thủ cạnh tranh. Tính đến ngày 30/4, gạo trắng 5% của Thái Lan có giá 599 USD/tấn, trong khi giá loại gạo này của Việt Nam là 583 USD và Pakistan là 582 USD.TREA trước đó đã cảnh báo về một năm khó khăn đối với ngành sản xuất lúa gạo của Thái Lan và hạ mục tiêu xuất khẩu trong năm 2024 xuống 7,5 triệu tấn, giảm từ mức 8,7 triệu tấn ghi nhận vào năm 2023. Chủ tịch danh dự của TREA, ông Chukiat Opaswong cho biết xuất khẩu gạo Thái Lan tăng mạnh trong năm ngoái là do nhu cầu của thế giới tăng cao sau lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ.Ông Chukiat Opaswong liệt kê ra nhiều yếu tố rủi ro đối với xuất khẩu gạo của Thái Lan, trong đó có việc baht có thể biến động ở mức mạnh hơn so với tiền đồng, bên cạnh đó, hiện tượng El Nino có thể kéo dài hạn hán ở Thái Lan, khiến tổng sản lượng gạo giảm.
https://nhandan.vn/thai-lan-hy-vong-tiep-tuc-giu-vi-tri-thu-hai-the-gioi-ve-xuat-khau-gao-post808584.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Thái Lan", "nông sản", "giá gạo", "xuất khẩu gạo", "trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo" ] }
Scotland phóng thích hàng trăm phạm nhân do các nhà tù bị quá tải
Những người thụ án dưới bốn năm dự kiến ra tù trong vòng sáu tháng sẽ đủ điều kiện được trả tự do và được chia làm bốn đợt để cho phép hỗ trợ tái hòa nhập cho họ.
Khoảng 550 tù nhân ởScotlanddự kiến sẽ được trả tự do trước thời hạn từ cuối tháng 6 nhằm giảm bớt tình trạng quá tải tại các nhà tù được chính phủ phân quyền mô tả là “một tình huống chưa từng có."Bộ trưởng Tư pháp Angela Constance cho biết Quốc hội Scotland sẽ được yêu cầu thông qua quyết định thả khẩn cấp theo luật các tù nhân ngắn hạn mà chính phủ đã đề xuất hai tuần trước.Các quy định về việc trả tự do đã được trình bày chi tiết tại Holyrood vào ngày 29/5.Quan chức này tuyên bố: “Việc phóng thích khẩn cấp trước thời hạn đã trở nên cần thiết để đảm bảo an toàn và phúc lợi cho nhân viên Cơ quan nhà tù Scotland và những người được họ chăm sóc do số lượng nhà tù tăng nhanh, tạo ra một tình huống chưa từng có."Bà cho biết thêm rằng việc tăng thêm khoảng 400 tù nhân trong hai tháng qua là điều không thể lường trước được và là một thách thức mà các chính quyền các vùng khác ở Vương quốc Anh phải đối mặt, đồng thời lưu ý rằng an toàn công cộng sẽ vẫn là điều tối quan trọng.Số tù nhân hiện tại của Scotland là 8.313, giảm so với mức kỷ lục 8.348 ghi nhận 2 tuần trước.Những người thụ án dưới bốn năm dự kiến ra tù trong vòng sáu tháng sẽ đủ điều kiện được trả tự do. Việc trả tự do khẩn cấp sẽ được chia làm bốn đợt để cho phép hỗ trợ tái hòa nhập cho họ.Một số biện pháp khác đang được xem xét sử dụng để hạn chếtình trạng quá tải của các nhà tùở Scotland bao gồm bảo lãnh có giám sát điện tử và không áp dụng án tù cho những người dưới 18 tuổi.
https://nhandan.vn/scotland-phong-thich-hang-tram-pham-nhan-do-cac-nha-tu-bi-qua-tai-post811789.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Quốc hội Scotland", "Trả tự do", "Tù nhân", "Nhà tù", "Scotland", "Phóng thích" ] }
Động đất mạnh tại Papua New Guinea
Sáng 15/4, một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển Papua New Guinea.
Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho biết trận động đất có độ lớn 6,5 xảy ra trước 7 giờ ngày 15/4 (giờ địa phương, tức trước 4 giờ sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam) với độ sâu chấn tiêu 68km và tâm chấn ở cách Kimbe - thủ phủ của tỉnh West New Britain, thuộc quốc đảo nam Thái Bình Dương này - 110km về phía đông nam.Papua New Guinea nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương - vòng cung của các đứt gãy địa chấn quanh Thái Bình Dương, nơi xảy ra phần lớn các trận động đất và hoạt động núi lửa trên thế giới.Hiện chưa có báo cáo về thiệt hại về người và tài sản sau trận địa chấn này. Hệ thống Cảnh báo sóng thần Mỹ cũng không ban bố cảnh báo sóng thần sau trận động đất.Hồi tháng trước, khu vực trên cũng đã hứng chịu mộttrận động đất độ lớn 6,9khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và khoảng 1.000 ngôi nhà bị phá hủy.
https://nhandan.vn/dong-dat-manh-tai-papua-new-guinea-post804752.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Papua New Guinea", "động đất" ] }
Khai trương Trung tâm Việt Nam học tại Khon Kaen của Thái Lan
NDO -Ngày 8/6, lễ khai trương Trung tâm Việt Nam học tại Trường Cao đẳng Học giả châu Á thuộc khu vực Đông Bắc Thái Lan được tổ chức trang trọng tại tỉnh Khon Kaen,Thái Lan.
Tham dự cóTổng Lãnh sự Việt Nam tại Khon KaenChu Đức Dũng; Phó Tỉnh trưởng tỉnh Khon Kaen Siriwat Phinitphanit; PGS. TS Kasom Chanawongse, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Học giả châu Á cùng hàng trăm đại biểu là giới học giả, sinh viên các trường đại học và học viện đào tạo giáo dục của Thái Lan.Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng cho biết rất vui mừng được tham dự và cùng nhà trường đồng tổ chức lễ khai trương Trung tâm Việt Nam học; nhấn mạnh, đây là cơ sở đào tạo, giáo dục có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu tuyển dụng nhân lực có chất lượng cao của Thái Lan.Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng cho rằng, việc thành lập Trung tâm Việt Nam học của Nhà trường sẽ tạo ra nguồn nhân lực cung cấp cho các công việc liên quan đến Việt Nam. Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng tin tưởng rằng, các sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để có thể giao tiếp thành thạo tiếng Việt, khi ra trường sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tuyển dụng trong các cơ quan chính quyền, các tổ chức doanh nghiệp hợp tác giữa Thái Lan và Việt Nam, trong công tác giảng dạy, làm ăn buôn bán, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch với Việt Nam.Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng đề nghị thúc đẩy việc đưa nội dung giảng dạy tiếng Việt tại các trường của Thái Lan.(Ảnh: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen)Nhân dịp này, Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng đã đề nghị Nhà trường và Trung tâm thúc đẩy việc hợp tác với một số trường đại học của Việt Nam để trao đổi sinh viên, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên giữa trường và đối tác Việt Nam trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy và làm việc có thời hạn; thường xuyên trao đổi với Trung tâm Việt Nam học Đại học Hoàng gia Udon Thani để cùng thống nhất các mục tiêu phát triển tiếng Việt; đặc biệt tiến tới việc học sinh tốt nghiệp môn tiếng Việt của Nhà trường được Đại học Khon Kaen cấp bằng; đưa nội dung giảng dạy tiếng Việt vào trường, sau này sẽ trở thành một môn học chính thức.Đông đảo giới học giả của Thái Lan tham dự sự kiện. (Ảnh: Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen)Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng cũng đề nghị cấp một số học bổng cho sinh viênViệt Namtham gia học ở trường, tăng cường các hoạt động liên quan đến Việt Nam; tổ chức thi đấu thể thao giữa các bạn sinh viên Thái Lan và Việt Nam.Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng đề nghị Nhà trường và Trung tâm là cầu nối, kết nối chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, viện nghiên cứu, tổ chức, cá nhân, nhà khoa học và doanh nghiệp Việt Nam trong một số lĩnh vực ưu tiên như khoa học công nghệ, công nghệ xanh, công nghệ tuần hoàn và công nghệ số.Nhân dịp này, Tổng Lãnh sự Chu Đức Dũng khẳng định, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen sẽ dành sự hỗ trợ, hợp tác cao nhất đối với Nhà trường và Trung tâm; nhận định việc thành lập Trung tâm Việt Nam học sẽ mở ra một giai đoạn mới trong định hướng phát triển của Nhà trường, đó là đưa ngôn ngữ tiếng Việt là một trong những mục tiêu phát triển, nhờ đó giúp truyền bá ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam đến các bạn sinh viên toàn trường.Tin liên quanRa mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên ở Đông Bắc Thái LanTrường Cao đẳng Học giả châu Á do Giáo sư, Tiến sĩ Krasae Chanawongse, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Bộ trưởng Giáo dục Thái Lan thành lập, là một cơ sở đào tạo giáo dục uy tín trong khu vực Đông Bắc Thái Lan.Việc thành lập Trung tâm Việt Nam học trong Trường Cao đẳng Học giả châu Á không những giúp sinh viên tại đây hiểu thêm về ngôn ngữ, văn hóa, truyền thống... của dân tộc Việt Nam, mà còn tạo động lực để các mô hình tương tự được nhân rộng ra tại nhiều trường đại học khác của Thái Lan, góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan.
https://nhandan.vn/khai-truong-trung-tam-viet-nam-hoc-tai-khon-kaen-cua-thai-lan-post813446.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung tâm Việt Nam học", "Thái Lan", "Khon Kaen", "Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Khon Kaen", "quan hệ hữu nghị Việt Nam - Thái-lan" ] }
Thái Lan chuẩn bị cho các quy định chặt chẽ hơn về AI
NDO -Các nhà hoạch định chính sách của Thái Lan lên kế hoạch xây dựng các quy tắc về trí tuệ nhân tạo (AI) để ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức, đồng thời thúc đẩy phát triển công nghệ thông qua quản trị tốt hơn, với các hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó, các chuyên gia pháp lý cũng kỳ vọng nhiều quốc gia, trong đó cóThái Lan, sẽ sớm phát triển khung pháp lý AI toàn diện.
Tổng Thư ký Ủy ban Xã hội và Kinh tế kỹ thuật số quốc gia của Thái Lan, ông Putchapong Nodthaisong cho biết, Ủy ban này đã xây dựng sẵn các hướng dẫn về đạo đức AI. Dự kiến, cuối tháng 5 này, tiểu ban thúc đẩy kinh tế kỹ thuật số sẽ được triệu tập để xem xét soạn thảo các quy định về AI nhằm tạo ra khuôn khổ xác định và xử phạt đối với những hành vi vi phạm đạo đức AI, giám sát các nhà phát triển AI và các nhà cung cấp dịch vụ AI.Hội đồng Người tiêu dùng Thái Lan (TCC) cũng đang thúc đẩy các biện pháp hiện đại hóa Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng năm 1979, để văn bản luật này phù hợp hơn với các xu hướng mới nổi trong công nghệ, đặc biệt làsự phát triển của AI.Giám đốc điều hành của Cơ quan Phát triển giao dịch điện tử (ETDA) Chaichana Mitrpant cho biết, trong một nghiên cứu chung được tiến hành trong gần hai năm qua với Đại học Thammasat về các quy định về AI ở châu Âu và Brazil, ETDA nhận thấy rằng các khu vực này đã gặt hái thành công trong việc quản trị AI có rủi ro cao. Giám đốc điều hành của ETDA cho rằng, Thái Lan có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nước về tác động của việc thực thi các quy định về AI.ETDA đã thành lập phòng quản trị AI có nhiệm vụ đánh giá mức độ rủi ro, đưa ra khuyến nghị và giám sát việc sử dụng các dự án liên quan đến AI. Cơ quan này hiện cũng soạn thảo các hướng dẫn quản trị AI tổng quát cho các nhà phát triển AI.ETDA cho rằng, cần xây dựng các tiêu chuẩn về hợp đồng giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ AI. Hợp đồng phải đưa ra những chi tiết rõ ràng hơn về quan hệ pháp lý giữa nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng, nhằm ngăn chặn những vấn đề có thể phát sinh do không biết hoặc không hiểu hết về các hệ thống phức tạp của AI.Tin liên quanSongkran tạo “cú huých” cho nền kinh tế Thái LanBà Pattaraphan Paiboon, đối tác công nghệ của Baker & McKenzie, một trong những công ty luật quốc tế lớn nhất thế giới có trụ sở tại Chicago của Mỹ, bày tỏ quan điểm rằng luật hiện hành có thể không đủ để hỗ trợ hoặc điều chỉnh AI do tính độc đáo của loại công nghệ này, tuy nhiên có thể còn quá sớm để áp đặt các quy định AI toàn diện trong giai đoạn đầu triển khai AI cho các doanh nghiệp và dịch vụ củaThái Lan. Bà Pattaraphan cho rằng, Chính phủ Thái Lan cần có lộ trình phát triển AI cấp quốc gia và luật AI phải được ban hành trước năm 2027.Cố vấn về sở hữu trí tuệ và công nghệ tại văn phòng Baker & McKenzie ở Bangkok, ông Dhiraphol Suwanprateep cho rằng trọng tâm của chính phủ chủ yếu là hỗ trợ, thúc đẩy việc sử dụng và phát triển AI và các doanh nghiệp AI. Ông Dhiraphol lưu ý thêm rằng nếu cần có bất kỳ quy định nào về AI, Thái Lan trước tiên có thể tập trung vào việc điều chỉnh AI có tính sáng tạo, giống như các biện pháp tạm thời của Trung Quốc để quản lý các dịch vụ AI có tính sáng tạo, thay vì ban hành luật AI toàn diện.
https://nhandan.vn/thai-lan-chuan-bi-cho-cac-quy-dinh-chat-che-hon-ve-ai-post807282.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Thái Lan", "trí tuệ nhân tạo", "AI" ] }
Ném bom xăng vào nhà con nợ làm 3 người bị thương
NDO -Sáng 15/11, thông tin từ cơ quan Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, vào chiều ngày 14/11, tại thôn An Lạc, xã Bình An, huyện Bắc Bình, Bình Thuận đã xảy ra một vụném bom xănglàm 3 người trong một gia đình bị thương.
Vụ việc xảy ra tại nhà chị Đ.T.Y, sinh năm 1992 và được cơ quan Công an huyện Bắc Bình xác định xuất phát từ mâu thuẫn trong việcđòi nợcá nhân.Vào lúc 17 giờ ngày 14/11, đối tượng L.T.M, sinh năm 1987, ngụ xã Hồng Thái, huyện Bắc Bình điều khiển xe máy đến trước nhà chị Y và ném 1 “chaibom xăng” vào nhà gây cháy.Hậu quả làm 3 người bị thương gồm: anh V.A.L, sinh năm 1989, chồng chị Y, bị phỏng nhẹ; cháu Đ.N.M.Q, sinh năm 2022, cháu chị Y, bị thương nhẹ và cháu V.T.A, con ruột chị Y, khoảng 4 tháng tuổi, bị bỏng độ II diện tích 28% vùng mặt, tay. Anh L và cháu Q bị thương nhẹ được điều trị ngoại trú. Riêng cháu A được đưa vào điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận.Hiện cơ quan Công an huyện Bắc Bình, Bình Thuận đang truy bắt đối tượng L.T.M để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
https://nhandan.vn/nem-bom-xang-vao-nha-con-no-lam-3-nguoi-bi-thuong-post782651.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Công an huyện Bắc Bình", "Bình Thuận", "đòi nợ", "bom xăng" ] }
Đức cho phép công dân Ukraine đủ điều kiện tiếp tục lưu trú
Những người Ukraine có giấy phép cư trú và làm việc ở Đức có thể ở lại nước này ngay cả khi chính quyềnUkrainetìm cách huy động các công dân sống ở nước ngoài về nước tham gia quân đội.
Những người Ukraine có giấy phép cư trú và làm việc ởĐứccó thể ở lại nước này ngay cả khi chính quyền Ukraine tìm cách huy động các công dân sống ở nước ngoài về nước tham gia quân đội.Ngày 11/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết những người Ukraine có giấy phép cư trú và làm việc ở Đức có thể ở lại nước này ngay cả khi chính quyền Ukraine tìm cách huy động các công dân sống ở nước ngoài về nước tham gia quân đội trong cuộc xung đột với Nga.Phát biểu tại một sự kiện, ông Scholz nhấn mạnh: “Có việc làm sẽ bảo đảm việc cư trú". Thủ tướng Scholz lưu ý Đức muốn khuyến khích người Ukraine ở nước này làm việc.Tháng 4 vừa qua, Chính phủ Ukraine đã đưa ra các quy định tạm thời cấm nam giới trong độ tuổi nhập ngũ xin hộ chiếu ở nước ngoài, qua đó thắt chặt hơn nữa các quy định khi nước này tìm cách giải quyết tình trạng thiếu binh sĩ trong cuộc xung đột với Nga.Theo tờ Bild của Đức, chỉ có 25,2% người di cư từ Ukraine ở Đức hiện đang có việc làm. Trong khi đó, tỷ lệ người Ukraine có việc làm ở các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) khác cao hơn rất nhiều (65% ở Ba Lan, 56% ở Thụy Điển và 50% ở Hà Lan).Chính phủ Đức đã và đang nỗ lực đẩy nhanh kế hoạch tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn người di cư Ukraine, kêu gọi các công ty trong nước nới lỏng yêu cầu về tiếng Đức và đào tạo thêm về tay nghề cho người di cư Ukraine.Chủ đề: Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại UkraineNga và Ukraine trao đổi tù binhIMF tiếp tục xem xét giải ngân vốn vay cho UkraineĐức cho phép công dân Ukraine đủ điều kiện tiếp tục lưu trú
https://nhandan.vn/duc-cho-phep-cong-dan-ukraine-du-dieu-kien-tiep-tuc-luu-tru-post808937.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Đức", "công dân Ukraine" ] }
Số lượng vàng trị giá hàng tỷ USD bị buôn lậu khỏi châu Phi hàng năm
Năm 2022, số vàng trị giá hơn 30 tỷ USD, tương đương hơn 435 tấn, đã bị buôn lậu ra khỏi châu Phi tới các điểm đến chính là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ.
Theo báo cáo mới đây của Swissaid, một tổ chức viện trợ và hỗ trợ phát triển của Thụy Sĩ, hằng năm số vàng trị giá hàng tỷ USD đã bịbuôn lậura khỏi châu Phi.Báo cáo của Swissaid cho biết vào năm 2022, số vàng trị giá hơn 30 tỷ USD, tương đương hơn 435 tấn, đã bị buôn lậu ra khỏichâu Phitới các điểm đến chính là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ, nơi vàng được tinh chế và bán đi khắp thế giới.Có tới 2.569 tấn vàng, trị giá khoảng 115 tỷ USD, đã được buôn lậu sang UAE trong giai đoạn 2012-2022. Mức chênh lệch giữa nhập khẩu và xuất khẩu của UAE từ các nước châu Phi đã ngày càng gia tăng trong những năm qua, có nghĩa là lượng vàng buôn lậu ra khỏi châu Phi dường như đã tăng lên trong 10 năm qua, từ 234 tấn vào năm 2020 lên 405 tấn vào năm 2022.Tin liên quanTiềm năng khoáng sản từ châu PhiThụy Sĩ cũng là một điểm đến lớn khác với vàng châu Phi, khi khoảng 21 tấn vàng đã được nhập khẩu không khai báo từ châu lục này vào năm 2022.Báo cáo cho biết, con số thực tế có thể cao hơn nhiều nếu vàng châu Phi được nhập khẩu qua các nước thứ ba, nhưng một khi vàng đã được tinh chế, hầu như không thể truy xuất nguồn gốc.Cũng theo Swissaid, khoảng 32-41% số vàng sản xuất ở châu Phi không được khai báo. Năm 2022, Ghana là nước sản xuất vàng lớn nhất ở châu Phi, tiếp theo là Mali và Nam Phi.Nhóm tác giả của báo cáo cho biết báo cáo này nhằm để hoạt động buôn bán vàng châu Phi trở nên minh bạch hơn và đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành phải hành động nhiều hơn để xác định được nguồn cung vàng và nâng cao tinh thần trách nhiệm của chuỗi cung ứng, đồng thời qua đó “cải thiện điều kiện sống của người dân địa phương và điều kiện làm việc của những người thợ mỏ trên khắp châu Phi”.
https://nhandan.vn/so-luong-vang-tri-gia-hang-ty-usd-bi-buon-lau-khoi-chau-phi-hang-nam-post812185.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "châu Phi", "buôn lậu vàng", "buôn bán vàng" ] }
Bế mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội Trung Quốc khóa 14
NDO -Chiều 11/3, tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa 14 đãbế mạc kỳ họpthứ hai sau 7 ngày làm việc.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, đại diện các cơ quan của Trung ương Đảng, Quốc vụ viện (Chính phủ), Chính hiệp toàn quốc, 2.900 đại biểu Quốc hội dự phiên bế mạc.Phát biểu ý kiến tại phiên bế mạc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Chủ tịch Quốc hội) Trung Quốc Triệu Lạc Tế nhấn mạnh, kỳ họp đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra, với những thành quả thể hiện sự thống nhất giữa chủ trương của Đảng và ý chí của người dân, những ưu thế vượt trội của nền dân chủ nhân dân và chế độ chính trị.Ông Triệu Lạc Tế khẳng định, năm nay kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 14; đồng thời, kêu gọi tập trung thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được kỳ họp thông qua, đoàn kết phấn đấu, kiên định thúc đẩy hiện đại hóa kiểu Trung Quốc; hiện thực hóa tư tưởng phát triển lấy người dân làm trung tâm, phát huy tinh thần khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong xã hội để tạo nên sức mạnh to lớn hoàn thành các kế hoạch đề ra.Theo báo cáo công tác Chính phủ được thông qua tại kỳ họp, năm 2024, Trung Quốc đặt mục tiêu GDP tăng trưởng khoảng 5%, tạo thêm 12 triệu việc làm cho khu vực thành thị, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp khoảng 5,5%, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 3%, thu nhập người dân tăng bằng mứctăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định cán cân thanh toán quốc tế, sản lượng lương thực hơn 650 triệu tấn, giảm khoảng 2,5% mức tiêu hao năng lượng trên đơn vị GDP, tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sinh thái…Tại kỳ họp lần này, các đại biểu Quốc hội Trung Quốc đã biểu quyết thông qua Báo cáo công tác Chính phủ, các báo cáo về phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách Trung ương và địa phương; thông qua Luật Tổ chức Quốc vụ viện nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sửa đổi), các báo cáo công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc.
https://nhandan.vn/be-mac-ky-hop-thu-hai-quoc-hoi-trung-quoc-khoa-14-post799464.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung Quốc", "Quốc hội Trung Quốc", "kỳ họp Quốc hội Trung Quốc" ] }
Phát huy truyền thống hữu nghị Việt Nam-Triều Tiên
Sau hơn 75 năm thành lập nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, đất nước và nhân dân Triều Tiên đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Triều Tiên.
Trên nền tảng mối quan hệ hữu nghị truyền thống được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành đặt nền móng, Việt Nam và Triều Tiên đã gặt hái được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực hợp tác. Mối quan hệ giữa hai nước không ngừng được nhà lãnh đạo kế nhiệm Kim Jong Il (Kim Châng In) và Kim Jong Un (Kim Châng Ưn) cùng các thế hệ lãnh đạo Việt Nam tiếp tục mở rộng và phát triển.Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950, nhân dân Việt Nam luôn ủng hộ nhân dân Triều Tiên vượt qua khó khăn, thử thách trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng như công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Triều Tiên. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Triều Tiên do Chủ tịch Kim Nhật Thành sáng lập, Triều Tiên đã duy trì đà phát triển kinh tế-xã hội ấn tượng, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.Ðại hội toàn quốc lần thứ VIII của Ðảng Lao động Triều Tiên (tháng 1/2021) đề ra kế hoạch 15 năm hiện đại hóa đất nước, với mục tiêu đưa Triều Tiên trở thành nước xã hội chủ nghĩa giàu mạnh. Tại Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Lao động Triều Tiên Khóa VIII (tháng 12/2023), nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra kết luận quan trọng, xác định phương hướng tổng thể đối với mục tiêu thực hiện thành công chương trình đặt ra tại Ðại hội lần thứ VIII, đồng thời tạo đà cho bước phát triển mới trong tương lai.Trong bối cảnh tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục thay đổi nhanh chóng, nhà lãnh đạo Kim Jong Un xác định nguyên tắc độc lập của Ðảng Lao động Triều Tiên là mở rộng và phát triển hợp tác chiến lược với các quốc gia độc lập. Ðồng thời, nêu bật những vấn đề trọng yếu đối với tiến trình củng cố nền tảng tổ chức và tư tưởng của Ðảng Lao động Triều Tiên, cũng như đổi mới công tác tư tưởng của đảng để đáp ứng yêu cầu của tình hình phát triển.Những nhiệm vụ được nhà lãnh đạo Kim Jong Un ưu tiên trong quá trình mở rộng vững chắc những thành quả của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Triều Tiên, bao gồm củng cố năng lực quản trị nhà nước, hệ thống và định hướng kinh tế, tiếp tục tăng cường trách nhiệm và vai trò của Chính phủ, cũng như xác định rõ các nhiệm vụ quan trọng đối với năm 2024 trong những lĩnh vực công nghiệp chủ chốt như luyện kim, hóa học, điện lực, than đá và chế tạo máy…Kế thừa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước theo mong muốn của các lãnh tụ và các thế hệ lãnh đạo hai nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào tháng 3/2019 của Chủ tịch Kim Jong Un đã tạo dấu mốc lịch sử mới trong quan hệ giữa hai Ðảng, hai nước. Nhân chuyến thăm, lãnh đạo cấp cao hai nước đã có dịp trao đổi về phương hướng phát triển và thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.Với quyết tâm chính trị và sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nhân dân Triều Tiên đoàn kết, phấn đấu thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra tại Ðại hội toàn quốc lần thứ VIII của Ðảng Lao động Triều Tiên, nhất là mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia giai đoạn 2021-2025.
https://nhandan.vn/phat-huy-truyen-thong-huu-nghi-viet-nam-trieu-tien-post798161.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Việt Nam - Triều Tiên", "Kim Jong Un", "Ðảng Lao động Triều Tiên", "Hữu nghị truyền thống", "Quan hệ ngoại giao", "Phát triển kinh tế", "Hợp tác phát triển" ] }
Tấn công ở miền trung Nigeria khiến ít nhất 113 người thiệt mạng
Thống đốc bang Plateau, ông Caleb Mutfwang, lên án vụ tấn công mới nhất, khiến ít nhất 113 người thiệt mạng, là man rợ và tàn bạo, đồng thời cam kết đưa thủ phạm ra trước công lý.
Theo hãng tin AFP, các quan chức địa phương thông báo đã có ít nhất 113 người thiệt mạng trongvụ tấn công ở miền trung Nigeriaxảy ra đêm 23/12 (giờ địa phương) tại làng Mushu ở bang Plateau.Khu vực này nằm trên ranh giới phân chia giữa miền bắc (chủ yếu là người Hồi giáo mưu sinh bằng nghề chăn nuôi du mục) và miền nam (nơi có lượng người theo đạo Thiên Chúa là nông dân chiếm đa số).Căng thẳng sắc tộc và tôn giáo đã diễn ra trong nhiều năm ở khu vực này.Lực lượng an ninh đã được triển khai để ngăn chặn đụng độ tái diễn sau vụ việc trên.Thống đốc bang Plateau, ông Caleb Mutfwang, lên án vụ tấn công mới nhất này là man rợ và tàn bạo, đồng thời cam kết đưa thủ phạm ra trước công lý.
https://nhandan.vn/post-789272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Tấn công", "Nigeria", "113 người thiệt mạng", "làng Mushu", "bang Plateau." ] }
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương gặp song phương Thứ trưởng Quốc phòng các nước Philippines và Indonesia
NDO -Nhân dịp tham dự Hội nghị hẹp Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM Hẹp) tại Luang Prabang, Lào, chiều 5/3, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Quốc phòng đã có các cuộc gặp song phương với Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Irineo C. Espino và Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Muhammad Herindra.
*Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Philippines Irineo C. Espino, hai bên đánh giá quan hệ quốc phòng song phương thời gian qua được triển khai hiệu quả trên các lĩnh vực, trong đó có trao đổi đoàn các cấp, phát huy các cơ chế hợp tác hiện có, cử tàu thăm; tham vấn, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn và khuôn khổhợp tác đa phương do ASEANdẫn dắt.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương bày tỏ mong muốn hai bên sớm xúc tiến việc ký kết Bản thỏa thuận hợp tác quốc phòng Việt Nam-Philippines và Bản ghi nhớ về Hỗ trợ hậu cần song phương; các cơ quan chấp pháp trên biển hai nước tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, hợp tác, giúp đỡ tàu cá và ngư dân của nhau bị gặp nạn trên biển, cũng như đối xử nhân đạo đối với tàu cá và ngư dân, phù hợp quan hệ hai nước và tinh thần đoàn kết ASEAN.Hai bên nhất trí cho rằng, hợp tác quốc phòng giữa hai nước còn nhiều tiềm năng, do đó đề nghị giao cho các cơ quan nghiên cứu đề xuất để phát triển quan hệ quốc phòng tương xứng quan hệ hai nước.Quang cảnh buổi gặp song phương. Ảnh: Trịnh DũngThời gian tới, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các văn bản, thỏa thuận đã ký kết, trọng tâm là trao đổi đoàn các cấp; duy trì cơ chế đối thoại chính sách quốc phòng; hợp tác quân, binh chủng; giao lưu sĩ quan trẻ; nghiên cứu khả năng mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như hậu cần, quân y, an ninh, an toàn hàng hải.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương đề nghị tiếp tục thúc đẩy giao lưu hữu nghị giữa lực lượng Hải quân Việt Nam và Philippines đóng quân trên hai đảo Song Tử Tây và Song Tử Đông với các hình thức phong phú hơn, để các cán bộ, chiến sĩ hiểu biết, gắn bó với nhau để cùng thực hiện nhiệm vụ chung, góp phần thúc đẩy quan hệ quốc phòng song phương.*Tại cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Muhammad Herindra, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương chúc mừng Bộ Quốc phòng Indonesia đã tổ chức thành công các sự kiện trong Năm Chủ tịch ASEAN 2023, góp phần duy trì đà hợp tác, nâng cao vị thế của ASEAN. Thượng tướng Nguyễn Tân Cương bày tỏ vui mừng với sự phát triển tốt đẹp của quan hệ song phương Việt Nam-Indonesia.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương gặp Thứ trưởng Quốc phòng Indonesia Muhammad Herindra. Ảnh: Trịnh DũngTrên cơ sở kết quả các văn kiện hợp tác đã ký kết, hai bên nhất trí tăng cường, thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là: trao đổi đoàn các cấp; các cơ chế đối thoại giữa hai Bộ Quốc phòng; hợp tác quân, binh chủng; nghiên cứu mở rộng hợp tác trong những lĩnh vực tiềm năng như công nghiệp quốc phòng, hậu cần và quân y; tiếp tục phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn, sự kiện đa phương.Thượng tướng Nguyễn Tân Cương mong muốn lực lượng chấp pháp trên biển hai nước tăng cường phối hợp trao đổi thông tin, hợp tác, giúp đỡ tàu cá và ngư dân của nhau bị gặp nạn trên biển, cũng như đối xử nhân đạo đối với tàu cá và ngư dân, phù hợp quan hệ hai nước và tinh thần đoàn kết ASEAN.
https://nhandan.vn/thuong-tuong-nguyen-tan-cuong-gap-song-phuong-thu-truong-quoc-phong-cac-nuoc-philippines-va-indonesia-post798730.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "ADMM hẹp", "ADMM+", "Luang Prabang", "Lào", "Thượng tướng Nguyễn Tân Cương", "hợp tác quốc phòng" ] }
Hàn Quốc, Nga ban bố cảnh báo sóng thần sau ảnh hưởng động đất ở Nhật Bản
NDO -Bờ biển phía đông Hàn Quốc đã hứng chịu những đợt sóng thần đầu tiên sau ảnh hưởng từ trận động đất mạnh xảy ra ởNhật Bảnngày 1/1, trong khi Nga cùng ngày cũng ban bố cảnh báo sóng thần ở vùng viễn đông nước này sau trận động đất kể trên.
Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc cho biết, trận động đất mạnh ảnh hưởng nhiều vùng dọc duyên hải phía tây Nhật Bản ngày 1/1 đã kéo theo sóng thần cao 0,45m tràn vào bờ biển phía đông Hàn Quốc lúc 9 giờ 21 phút giờ GMT (16 giờ 21 phút theo giờ Việt Nam) cùng ngày.Cơ quan này cũng khuyến cáo rằng, sóng thần có thể phát triển thêm sau những đợt sóng đầu tiên và có thể tiếp tục kéo dài trong hơn 24 giờ.Cơ quan khí tượng Hàn Quốc trước đó cũng cho biết, mực nước biển ở một số khu vực thuộc tỉnh Gangwon bên bờ biển phía đông nước này có thể dâng cao sau trận động đất xảy ra ở miền trung Nhật Bản.Tin liên quanNhật Bản sơ tán khẩn cấp người dân ở khu vực ảnh hưởng sóng thần sau động đất mạnhCơ quan này cũng đã đưa ra khuyến cáo thận trọng, đồng thời cảnh báosóng thầncao 0,3m có thể tràn tới bờ biển phía đông Hàn Quốc trong khoảng thời gian từ 9 giờ 29 phút đến 10 giờ 17 phút theo giờ GMT.Theo Bộ Hành chính và An toàn Hàn Quốc, chính quyền tỉnh Gangwon của nước này đã phát cảnh báo qua hình thức gửi tin nhắn khẩn cấp đến điện thoại di động, khuyến cáo người dân tránh xa bờ biển và sơ tán đến vùng đất cao hơn.Người dân sơ tán lên vùng đất cao hơn sau cảnh báo sóng thần do động đất ở Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 1/1/2024. (Ảnh: Kyodo/Reuters)Trong khi đó, hãng thông tấn nhà nước TASS của Nga cùng ngày đưa tin, một phần bờ biển phía tây của đảo Sakhalin và các khu vực Primorsk và Khabarovsk trên đất liền nằm gần Nhật Bản trên bờ biển Thái Bình Dương của Nga đang có nguy cơ ảnh hưởng bởi sóng thần.Truyền thông Nga dẫn lời đại diện chính quyền thành phố cảng Vladivostok vùng Primorsk cho biết, tàu thuyền địa phương đang hoạt động trên biển nên "khẩn trương quay lại bờ".TASS cũng dẫn lời đại diện chính quyền vùng Sakhalin và Khabarovsk cho biết, đợt sóng thần này không có khả năng đe dọa đến tính mạng người dân.Hãng thông tấn này cũng dẫn nguồn tin từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga phủ nhận thông tin trước đó rằng việc sơ tán người dân ở các khu vực có nguy cơ cao trên Sakhalin đang được tiến hành.Một ngôi nhà bị sập sau trận động đất ở Wajima, tỉnh Ishikawa, Nhật Bản, ngày 1/1/2024. (Ảnh: Kyodo)Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất mạnh 7,6 độ xảy ra lúc 16 giờ 10 phút theo giờ địa phương, với tâm chấn thuộc khu vực bán đảo Noto của tỉnh Ishikawa, ở độ sâu khoảng 10km. Tính đến 17 giờ 7 phút (theo giờ địa phương), 16 trận động đất khác cũng đã được ghi nhận sau trận động đất ban đầu.Sóng thầncao tới 5m cũng đã được quan sát thấy ở gần khu vực tâm chấn. Hiện chưa có báo cáo về thương vong trong bối cảnh giới chức Nhật Bản kêu gọi người dân nhanh chóng sơ tán khỏi các vùng ven biển bị ảnh hưởng.
https://nhandan.vn/han-quoc-nga-ban-bo-canh-bao-song-than-sau-anh-huong-dong-dat-o-nhat-ban-post790208.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Gangwon", "Sóng thần", "Bán đảo Noto", "Động đất", "Nhật Bản", "Hàn Quốc", "Nga" ] }
Các nước thành viên EU nhất trí với dự luật về AI
EC đề xuất thiết lập các tiêu chí phân loại cáchệ thống AIdựa trên mức độ rủi ro có thể gây ra cho người dùng, gồm cấp độ: Rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro hạn chế, rủi ro thấp.
EC đề xuất thiết lập các tiêu chí phân loại các hệ thống AI dựa trên mức độ rủi ro có thể gây ra cho người dùng, gồm cấp độ: Rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro hạn chế, rủi ro thấp.Sau nhiều cuộc đàm phán khó khăn, ngày 2/2, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua quy định toàn diện đầu tiên nhằm quản lý Trí tuệ Nhân tạo (AI).Ủy viên thị trường nội địa EU Thierry Breton cho biết các nước thành viên đã thông qua thỏa thuận chính trị đạt được hồi tháng 12/2023.Tin liên quanEU muốn hạn chế khả năng lạm dụng AIÔng Breton và chính phủ Bỉ - nước hiện giữ cương vị Chủ tịch luân phiên EU - bày tỏ hoan nghênh động thái tích cực này.Các đại sứ EU đã nhất trí với dự luật về AI tại cuộc họp ngày 2/2 ở Brussels, sau khi giải quyết được những mối lo ngại của Pháp và Đức.Trong đó, Pháp lo ngại vấn đề bản quyền và AI tạo sinh. Còn những người tại Đức phản đối cho rằng dự luật đặt ra những rào cản quá mức với các doanh nghiệp.Tháng 4/2021, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất khung pháp lý đầu tiên của EU đối với AI.Đề xuất này nhằm tập trung vào một số mục tiêu cụ thể như bảo đảm để các hệ thống AI được đưa vào thị trườngEUtuân thủ luật pháp hiện hành của khối, bảo đảm sự chắc chắn về mặt pháp lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và đổi mới AI, tăng cường quản trị và thực thi hiệu quả luật pháp EU về các quyền cơ bản và yêu cầu an toàn cho hệ thống AI, tạo điều kiện phát triển một thị trường chung cho các ứng dụng AI hợp pháp, an toàn và đáng tin cậy cũng như ngăn chặn sự phân mảnh của thị trường.Theo dự luật, EC đề xuất thiết lập các tiêu chí phân loại các hệ thống AI dựa trên mức độ rủi ro mà chúng có thể gây ra cho người dùng, gồm các cấp độ: Rủi ro không thể chấp nhận được, rủi ro cao, rủi ro hạn chế, rủi ro thấp.Việc không tuân thủ các quy định có thể dẫn đến mức phạt từ 35 triệu euro hoặc 7% doanh thu toàn cầu, tùy thuộc hành vi vi phạm và quy mô của các công ty. EP cũng đã đề xuất thành lập Văn phòng AI, một cơ quan mới của EU để hỗ trợ việc áp dụng hài hòa đạo luật AI, cung cấp hướng dẫn và điều phối các cuộc điều tra chung xuyên biên giới.Tháng 12/2023, các nước thành viên và các nghị sĩ EU đã đạt được thỏa thuận về dự luật và việc thông qua sau đó lẽ ra chỉ mang tính hình thức.Tuy nhiên, một số quốc gia, trong đó có Pháp và Đức, bày tỏ lo ngại đạo luật AI khi được triển khai sẽ không đem lại hiệu quả, dẫn đến vòng đàm phán mới được tổ chức.Nghị viện châu Âu dự kiến bỏ phiếu về dự luật vào tháng 3 hoặc 4 tới, trước khi văn bản này chính thức trở thành luật.Luật dự kiến có hiệu lực trước mùa Hè. Một số điều khoản của luật được áp dụng 6 tháng sau đó, trong khi những điều khoản khác bắt đầu từ năm 2026.
https://nhandan.vn/cac-nuoc-thanh-vien-eu-nhat-tri-voi-du-luat-ve-ai-post795174.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Các nước thành viên EU", "EU", "dự luật về AI", "AI", "chính phủ Bỉ" ] }
"Lực đẩy" giúp giá dầu có dấu hiệu tăng trở lại, nhưng còn nhiều yếu tố khó lường
Giá dầu thế giới có dấu hiệu tăng trở lại trong những tuần gần đây nhờ vào “lực đẩy” bao gồm triển vọng tăng trưởng khả quan hơn ở các nền kinh tế và biện pháp điều chỉnh sản lượng của các nước xuất khẩu dầu mỏ. Giá dầu tăng cho thấy kinh tế thế giới đã bớt “ốm yếu”, nhưng phía trước vẫn còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, các yếu tố khó lường.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi ảm đạm năm 2023, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ cùng một số quốc gia xuất khẩu dầu lớn khác, gọi làOPEC+, đã đồng ý cắt giảm sản lượng tự nguyện tổng cộng 2,2 triệu thùng mỗi ngày trong quý I/2024, trong đó Saudi Arabia đi đầu với mức giảm tự nguyện 1 triệu thùng/ngày. Việcgiảm sản lượngnhư trên đã góp phần quan trọng đẩy giá “vàng đen” đi lên.Tuy nhiên, phát biểu với báo giới ngày 27/1, Giám đốc Điều hành Gazprom Neft (công ty dầu khí hàng đầu của Nga), ông Alexander Dyukov, nhận định OPEC+ không cần phải cắt giảm thêm nguồn cung dầu. Lý do là bởi giá dầu hiện đã ở mức tương đối cao và ổn định, trong khi mùa xuân đang đến gần, thời điểm nhu cầu dầu dự kiến sẽ tăng. Giới phân tích cho rằng, tại cuộc họp cấp bộ trưởng của OPEC+ dự kiến diễn ra vào ngày 1/2 tới, OPEC+ có thể sẽ quyết định mức sản lượng dầu của tháng 4/2024 và thời gian tới.Bên cạnh đó,giá dầucòn tăng bởi tín hiệu phục hồi tích cực từ các nền kinh tế kéo theo nhu cầu dầu được dự báo tăng mạnh. Chốt phiên giao dịch cuối tuần trước, giá dầu thô Brent tăng 1,4% và giá dầu thô WTI tăng 0,8%, lên mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 đến nay.Trong sáng 29/1 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Brent đạt 84,48 USD/thùng và giá dầu thô ngọt nhẹ Texas (WTI) đạt 78,93 USD/thùng. Đà phục hồi của giá xăng dầu được hỗ trợ mạnh mẽ nhờ tăng trưởng kinh tế cả năm 2023 của Mỹ đạt 2,5%, vượt xa kỳ vọng của giới phân tích.Trong đó, tăng trưởng GDP quý IV/2023 của nước này đạt 3,3% - trái ngược với lo ngại trước đó. Ở thời điểm hiện tại, khả năng Mỹ có được một cuộc “hạ cánh mềm” trong năm 2024 đang lớn hơn bao giờ hết khi: lạm phát đã giảm nhiều, tỷ lệ thất nghiệp vẫn thấp và Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể cắt giảm lãi suất ngay từ tháng 3.Đánh giá về triển vọngkinh tế thế giớinăm 2024, đa số nhà phân tích cho rằng “những điều tồi tệ nhất có lẽ đã qua”. Lạm phát đang có xu hướng giảm ở nhiều khu vực trên thế giới. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), lạm phát cơ bản đang trên đà giảm từ mức 9,2% năm 2022 xuống còn 5,9% năm 2023 và có thể sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 4,8% năm 2024.Trong khi đó, theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), kinh tế khu vực châu Á cho thấy những dấu hiệu tích cực, giúp tăng trưởng của khu vực này trong năm 2023 đạt mức 4,9%, chủ yếu đến từ sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc. ADB đã ghi nhận mức tăng kinh tế của khu vực gồm 46 nền kinh tế, không bao gồm Nhật Bản, Australia và New Zealand trong báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á - nhờ “đòn bẩy” của các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa...Trước những tín hiệu lạc quan nêu trên, OPEC vừa dự báo, năm 2024, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng 2,2 triệu thùng/ngày so với năm 2023, không thay đổi so với dự kiến trong báo cáo tháng trước. Cũng theo tổ chức này, nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ tăng trưởng mạnh với mức 1,8 triệu thùng/ngày vào năm 2025, do kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đạt 2,8% trong năm 2025, cao hơn so với dự báo tăng trưởng 2,6% trong năm nay.Tuy nhiên, dù lực đẩy đã mạnh hơn như trên, năm 2024 vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố có thể cản bước đà tăng giá “vàng đen”. Tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo vẫn khó khăn trong năm nay. Trong báo cáo Tình hình Kinh tế thế giới và Triển vọng 2024 mới được công bố, Liên hợp quốc đã cảnh báo những thách thức như xung đột leo thang, thương mại toàn cầu yếu, lãi suất cao và các thảm họa khí hậu gia tăng, đe dọa kinh tế toàn cầu.IMF dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024 ở mức 2,9%. Nhưng, dù kinh tế thế giới có đạt mức tăng trưởng như các dự báo nêu trên, thì trong hai năm tới mức tăng trưởng vẫn dưới 3%, mức trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020. Do vậy, nhu cầu “vàng đen” khó tăng cao trong ngắn hạn.Bên cạnh đó, giới phân tích cũng quan ngại những dự báo lạc quan về kinh tế thế giới và giá dầu kể trên đều có thể không trở thành hiện thực bởi một loạt sự kiện “thiên nga đen” như đại dịch Covid-19 hay cuộc xung đột Nga-Ukraine từng bất ngờ xảy ra trong mấy năm qua, theo đó “phủ bóng đen” lên triển vọng giá dầu và bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2024.
https://nhandan.vn/luc-day-giup-gia-dau-co-dau-hieu-tang-tro-lai-nhung-con-nhieu-yeu-to-kho-luong-post794421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "OPEC", "Gazprom Neft", "Dầu thô Brent", "Kinh tế thế giới", "Saudi Arabia", "kinh tế thế giới", "giảm sản lượng", "giá dầu" ] }
Mỹ chính thức xác nhận chuyển giao tên lửa ATACMS tầm xa cho Ukraine
Tên lửa ATACMS tầm xa là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD của Mỹ dành cho Ukraine được công bố hôm 12/3 vừa qua, song được giữ kín để bảo đảm an ninh tác chiến choUkraine.
Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel ngày 24/4 xác nhận, Washington đã chuyển giao cho Kiev các Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine. Tên lửa đã được đưa tới quốc gia Đông Âu trong tháng này.Phát biểu trước báo giới, ông Patel khẳng định: “Mỹ đã cung cấp cho Ukraine tên lửa ATACMS tầm xa theo chỉ thị trực tiếp của Tổng thống (Joe Biden)”.Tin liên quanMỹ cung cấp gói viện trợ quân sự mới trị giá 100 triệu USD cho UkraineTheo phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, tên lửa ATACMS tầm xa là một phần trong gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD của Washington dành cho Kiev được công bố hôm 12/3 vừa qua, song “chúng tôi không thể công bố quyết định này ngay từ đầu để bảo đảm an ninh tác chiến cho Ukraine theo yêu cầu của họ”.Nhà Trắng trước đó khẳng địnhMỹchỉ chuyển cho Ukraine biến thể ATACMS có tầm bắn ngắn hơn, khoảng 165km.Tuy nhiên, biến thể ATACMS mà Washington mới cung cấp cho Kiev có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300km.Lời xác nhận của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra cùng ngày với sự kiện Tổng thống Biden ký ban hành luật cung cấp viện trợ mới trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine.Ngay sau sự kiện này,Lầu Năm Gócđã nhanh chóng công bố gói viện trợ 1 tỷ USD dành cho Kiev, trong đó chú trọng tới nhu cầu cấp thiết về đạn phòng không và đạn pháo của Ukraine.Nga nhiều lần lên tiếng phản đối phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine.Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhấn mạnh việc phương Tây tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine “không dẫn tới điều gì khác ngoài ngõ cụt và Chiến tranh Thế giới Thứ ba đang đến gần”.
https://nhandan.vn/my-chinh-thuc-xac-nhan-chuyen-giao-ten-lua-atacms-tam-xa-cho-ukraine-post806378.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "chuyển giao vũ khí", "Ukraine", "Mỹ", "tên lửa ATACMS tầm xa", "an ninh tác chiến", "viện trợ quân sự", "Lầu Năm Góc" ] }
Một nhóm 9 trẻ em Afghanistan tử vong do chơi bom sót lại từ chiến tranh
Ngày 1/4, hãng thông tấn Bakhtar đưa tin 9 trẻ em thiệt mạng trong vụ nổ bom sót lại từ chiến tranh tại tỉnh Ghazni ở miền ĐôngAfghanistan.
Vụ nổ xảy ra ở khu vực Zadran, huyện Geero sau khi một nhóm em nhỏ từ 4 - 10 tuổi tìm thấy quả bom vào chiều 31/3 và lấy làm đồ chơi. Theo nhà chức trách địa phương, quả bom bất ngờ phát nổ khiến 9 em nhỏ thiệt mạng ngay tại chỗ. Trước đó, ngày 22/3, mộtvụ nổ bomtương tự xảy ra ở tỉnh Helmand ở miền Nam nước này cũng đã khiến 3 trẻ em thiệt mạng và 2 trẻ khác bị thương.Sau hơn 4 thập niên chứng kiến xung đột và chiến tranh, Afghanistan hiện là một trong những quốc gia có nhiều bom mìn còn sót lại nhất trên thế giới.
https://nhandan.vn/mot-nhom-9-tre-em-afghanistan-tu-vong-do-choi-bom-sot-lai-tu-chien-tranh-post802625.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Afghanistan", "trẻ em", "nổ bom", "bom sót lại từ chiến tranh" ] }
Gói viện trợ cho Ukraine
Hội nghị thượng đỉnh bất thường của Liên minh châu Âu (EU) vừa khép lại với bước tiến đáng kể trong vấn đề ngân sách. Sau nhiều tuần vấp phải sự phản đối từ Hungary, cuối cùng các nhà lãnh đạo EU cũng đạt thỏa thuận cấp gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro choUkraine. EU nhấn mạnh, gói hỗ trợ sẽ giúp Ukraine bảo đảm nguồn tài chính ổn định và lâu dài.
Thông báo trên mạng xã hội X, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết, các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro choUkraine.Vấn đề ngân sách từng gây tranh cãi tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12/2023. Khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phủ quyết khoản hỗ trợ cho Ukraine, khiến EU không thể đạt được đồng thuận về kế hoạch ngân sách của khối và buộc phải nhóm họp lại vào đầu năm 2024 để tháo gỡ bế tắc.Theo ông Michel, EU đang đảm nhận vai trò lãnh đạo và thể hiện trách nhiệm hỗ hợ Ukraine. Lãnh đạo Ukraine và các nước EU hoan nghênh quyết định nêu trên. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Ukraine Yulia Svyrydenko cho rằng, khoản viện trợ góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô của Ukraine.Về phía EU, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận định, việc thông qua khoản ngân sách hỗ trợ Ukraine trong thời gian ngắn ngay sau khi hội nghị bắt đầu là một thành công.Vấn đề ngân sách từng gây tranh cãi tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12/2023. Khi đó, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã phủ quyết khoản hỗ trợ cho Ukraine, khiến EU không thể đạt được đồng thuận về kế hoạch ngân sách của khối và buộc phải nhóm họp lại vào đầu năm 2024 để tháo gỡ bế tắc.Vốn là quốc gia có lập trường phản đối cứng rắn với gói viện trợ, việc Hungary rút lại quyền phủ quyết tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường vừa qua đã gây bất ngờ. Theo tờ Financial Times, trước Hội nghị, EU đã gia tăng sức ép lên Hungary với cảnh báo về hậu quả mà nước này có thể phải đối mặt nếu Budapest phủ quyết gói hỗ trợ cho Kiev, trong đó có thiệt hại kinh tế với Budapest.Thỏa thuận của EU đạt được trong bối cảnh triển vọng viện trợ từ Mỹ cho Ukraine trở nên mờ mịt do sự bất đồng trong Quốc hội xứ Cờ hoa. Các nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối nỗ lực của Chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm hỗ trợ thêm 60 tỷ USD cho Kiev. Tình hình được nhận định sẽ càng trở nên phức tạp trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần.Theo giới chức EU, nếu không có các khoản viện trợ mới, Ukraine sẽ cạn ngân sách trong vài tháng tới. Hãng thông tấn Interfax-Ukraine cho biết, tổng nợ trong và ngoài nước của Ukraine trong năm 2023 ở mức cao kỷ lục là 145,32 tỷ USD. Bộ Tài chính Ukraine ước tính Ukraine cần hơn 37 tỷ USD tài trợ từ bên ngoài trong năm 2024. Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal đề nghị triệu tập một cuộc họp khẩn với các nhà tài trợ của Kiev để thảo luận về việc cung cấp tài chính hỗ trợ ngân sách đang gặp khó khăn của Ukraine.Trong khi đó, cuộc khủng hoảng của nông dân châu Âu cũng được các nhà lãnh đạo EU thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh bất thường. Nông dân Bỉ đưa khoảng 1.000 máy kéo đến chặn ở hầu hết các khu phố của Brussels, nơi diễn ra cuộc họp quan trọng của EU.Nguyên nhân khiến người nông dân châu Âu tổ chức biểu tình là do họ cảm thấy sản phẩm mình làm ra chưa được trả giá thỏa đáng, phải chịu nhiều loại thuế và các “quy định xanh” ngặt nghèo, cũng như phải chống chọi sự cạnh tranh thiếu công bằng từ các nhà sản xuất nước ngoài.Sự xuất hiện tràn ngập thị trường của ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraine, quốc gia được hưởng quy định miễn hạn ngạch và thuế của EU, cùng các cuộc đàm phán mới về việc ký thỏa thuận thương mại giữa EU và Khối Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) đã làm dấy lên sự bất mãn của nông dân các nước EU.Trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh bất thường, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định, EU vẫn đang nỗ lực hỗ trợ nông dân. Mới nhất, EU đề xuất gia hạn một năm áp dụng quy định miễn thuế nhập khẩu đối với hàng nông sản của Ukraine, song đi kèm các “biện pháp phòng vệ” nhằm ngăn hàng nhập khẩu giá rẻ tràn vào thị trường EU, gây thiệt hại cho nông dân.EU đang nỗ lực giải quyết khó khăn trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) vào tháng 6/2024. Việc các nước EU tìm được tiếng nói thống nhất để tạo nền tảng hiện thực hóa hành động chung về các vấn đề hóc búa, nhất là liên quan ngân sách và chính sách đối ngoại, là hết sức quan trọng đối với vị thế, uy tín của khối này.
https://nhandan.vn/goi-vien-tro-cho-ukraine-post795207.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "gói viện trợ", "EU-Ukraine", "EU", "Ukraine" ] }
Mỹ: Tổng thống Joe Biden ký ban hành đạo luật chi tiêu quốc phòng năm 2024
Chính quyền của Tổng thống Biden được cho là sẽ đầu tư tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Ngày 22/12, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) năm 2024, cho phép chi tiêu quân sự ở mức kỷ lục 886 tỷ USD, đi kèm theo đó là các chính sách nhưviện trợ cho Ukraine.NDAA đã được Quốc hội Mỹ thông qua vào tuần trước. Thượng viện do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua với 87 phiếu thuận và 13 phiếu chống, trong khi Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ với tỷ lệ 310 phiếu thuận và 118 phiếu chống.NDAA năm nay cũng bao gồm việc gia hạn thêm 4 tháng cho một điều luật quy định về hệ thống giám sát điện tử ở nước ngoài đối với người nước ngoài sắp hết hạn, vốn bị các nhóm bảo mật chỉ trích mạnh mẽ.Chương trình này cho phép các cơ quan an ninh của Mỹ thực hiện các chương trình giám sát điện tử, thông qua việc theo dõi thư điện tử email của những người không phải là công dân Mỹ ở nước ngoài mà không cần xin lệnh của tòa án.Với việc thông qua NDAA mới, chính quyền củaTổng thống Bidenđược cho là sẽ đầu tư tăng cường năng lực quân sự nhằm cạnh tranh với Trung Quốc và Nga, đồng thời tăng cường khả năng phòng thủ và răn đe tại Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương với các đồng minh như Anh và Australia.Văn kiện này cũng bao gồm sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine với các mục tiêu viện trợ đến cuối năm 2026 trong đó có việc phân bổ 300 triệu USD cho Kiev.Tuy nhiên, con số này quá ít ỏi so với gói viện trợ 61 tỷ USD mà ông Biden từng yêu cầu Quốc hội phê duyệt - hiện vẫn chưa đạt được đồng thuận.
https://nhandan.vn/my-tong-thong-joe-biden-ky-ban-hanh-dao-luat-chi-tieu-quoc-phong-nam-2024-post788983.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "NDAA", "Joe Biden", "Viện trợ", "Quốc hội Hoa Kỳ", "Ukraine" ] }
Nan giải bài toán dân số và thiếu hụt lao động tại Nhật Bản
Đầu năm 2023, trước Quốc hộiNhật Bản, Thủ tướng Kishida Fumio khẳng định, tỷ lệ sinh năm 2022 giảm xuống dưới 800 nghìn trẻ lần đầu trong lịch sử là vấn đề ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Chính phủ nước này. Tình trạng già hóa dân số nhanh khiến các khoản chi cho nhiều chương trình phúc lợi xã hội ở Nhật Bản tăng cao, tạo gánh nặng thiếu hụt ngân sách cho nền kinh tế thứ 3 thế giới.
Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản mới đây cho biết, số người trên 80 tuổi ở nước này đã tăng thêm 270 nghìn người so với cùng kỳ năm 2022, lên 12,59 triệu người và lần đầu vượt ngưỡng 10% trong tổngdân số Nhật Bản, khoảng 124,6 triệu người.Số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản duy trì mức cao kỷ lục là 36,23 triệu người, chiếm hơn 29% dân số, đồng nghĩa với việc Nhật Bản tiếp tục là nước có tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cao nhất thế giới.Số người trên 65 tuổi ở Nhật Bản duy trì mức cao kỷ lục là 36,23 triệu người, chiếm hơn 29% dân số, đồng nghĩa với việc Nhật Bản tiếp tục là nước có tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) cao nhất thế giới.Cùng với đó, số người Nhật Bản trên 75 tuổi là 20,05 triệu người, chiếm 16,1% dân số, lần đầu vượt mốc 20 triệu người. Các hệ lụy như già hóa dân số, giảm lực lượng lao động và chi phí phúc lợi xã hội ngày càng tăng cao khiến đất nước Mặt trời mọc đối mặt nguy cơ mất chức năng xã hội.Viện nghiên cứu Recruit Works dự báo, Nhật Bản có thể thiếu hơn 10 triệu lao động vào năm 2040, chủ yếu là do tỷ lệ sinh giảm cùng tình trạng già hóa dân số. Theo đó, ngoại trừ thủ đô Tokyo, tất cả các địa phương khác đều đang phải đối mặt bài toán thiếu hụt lao động.Đáng lo ngại là có tới 18 trong số 47 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản có tỷ lệ thiếu hụt lao động ở mức hơn 20%, thậm chí ở các tỉnh như Kyoto, Niigata và Nagano là hơn 30%. Các chuyên gia dự báo, từ nay tới năm 2040, Nhật Bản cần tăng số lượng lao động nước ngoài lên 6,74 triệu người, tăng gần 300% so với số 1,72 triệu hiện nay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 1,24%/năm mà chính phủ nước này đặt ra.Nhật Bản cần có các biện pháp để trở nên hấp dẫn hơn trong dài hạn và trở thành điểm đến được các lao động nước ngoài lựa chọn. Hiện nay, khoảng 50% trong số lao động nước ngoài ở Nhật Bản đến từ Việt Nam và Trung Quốc.Cựu Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Shinichi Kitaoka.Các chuyên gia nhận định số lượng lao động nhập cư từ các nước khác, như Campuchia và Myanmar, có thể tăng lên nhanh chóng trong hai mươi năm tới. Tuy nhiên, nguồn cung lao động nước ngoài có thể sẽ thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu thực tế do hệ thống và chính sách nhập cư hiện nay, do đó Nhật Bản cần xem xét cấp thị thực dài hạn hơn.Nhằm ứng phó với tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm, chính quyền thành phố Miyakonojo, tỉnh Miyagi, một địa phương miền nam Nhật Bản đã triển khai một gói chính sách táo bạo nhằm tăng số lượng các hộ gia đình đến định cư. Trọng tâm của chính sách thu hút các hộ gia đình đến định cư tại thành phố Miyakonojo là hỗ trợ 5 triệu yên (tương đương khoảng 33.500 USD) cho mỗi hộ gia đình chuyển đến từ bất kỳ địa phương nào trong cả nước và miễn phí chăm sóc trẻ em. Nhờ chủ trương này mà trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 7/2023, số lượng người đến định cư tại thành phố này đã tăng mạnh, tương đương số lượng của cả năm 2022.Thị trưởng thành phố Miyakonojo cho biết, chính sách cơ bản để đối phó với tình trạng dân số giảm là tăng dân số xã hội (tăng tỷ lệ nhập cư) và tăng dân số tự nhiên (tăng tỷ lệ sinh). Với thành công trong giai đoạn vừa qua, chính quyền thành phố dự kiến sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch thu hút thêm số lượng lớn người nhập cư trong vòng 10 năm tới.Chính phủ Nhật Bản vẫn không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp và chính sách nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng dân số già hóa nhanh chóng.Tháng 4/2023, Nhật Bản thành lập Cơ quan trẻ em và gia đình, một phần trong những nỗ lực chưa từng có của Chính phủ đất nước mặt trời mọc nhằm tăng tỷ lệ sinh, thông qua trợ cấp cho hộ gia đình nuôi con và hỗ trợ tài chính cho người lao động nghỉ thai sản, chú trọng việc mang thai và nuôi dạy con cái, bao gồm chăm sóc sau sinh, trung tâm chăm sóc trẻ em; phân phối trợ cấp nuôi con, hỗ trợ trẻ em và gia đình gặp khó khăn.
https://nhandan.vn/nan-giai-bai-toan-dan-so-va-thieu-hut-lao-dong-tai-nhat-ban-post777159.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Nhật Bản", "dân số", "thiếu hụt lao động", "Thông tin chung về Nhật Bản" ] }
Vĩnh biệt người bạn thủy chung, người đồng chí trọn đời vì Việt Nam
Tình yêu hơn nửa thế kỷ của nhà hoạt động cánh tả Merle Ratner dành cho Việt Nam chưa bao giờ phai nhạt.
“Việt Nam luôn trong trái tim tôi. Xin hãy gọi tôi là đồng chí!”. Tình yêu ấy, tâm niệm ấy của bà Merle Ratner, nhà hoạt động cánh tả người Mỹ cả cuộc đời hết mình vì Việt Nam, sẽ được chúng ta nhớ mãi.Ngày 6/2, nhà hoạt động cánh tả nổi tiếng người Mỹ Merle Ratner, một người bạn thân thiết với tình yêu trọn vẹn dành cho Việt Nam, đã qua đời tại thành phố New York (Mỹ) sau một tai nạn giao thông.Bà tên thật là Merle Evelyn Ratner, sinh năm 1956 trong một gia đình người Mỹ gốc Do Thái ở New York, nhưng vẫn được những người Việt gọi bằng cái tên trìu mến là “chị Mơ”.Vào cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, phong trào phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam lên đỉnh điểm. Mới 13 tuổi và đang là học sinh Trường trung học 127 ở quận Bronx, bà Merle khi ấy đã tích cực tham gia phong trào phản chiến và ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dư luận Mỹ và thế giới không thể quên hình ảnh lay động lòng người khi một cô gái nhỏ bé người Mỹ trèo lên tượng Nữ thần Tự do vẫy cao lá cờ đỏ Sao vàng với lời kêu gọi Mỹ chấm dứt cuộc chiến tranh sai lầm ở Việt Nam.Trong căn hộ nhỏ ấm cúng ở trung tâm New York, bà Merle cho biết hình ảnh chiến tranh tàn khốc tại Việt Nam, những trận chiến, những câu chuyện về việc sử dụng bom napalm, chất độc hóa học khiến rất nhiều người thiệt mạng, đã thôi thúc bà xuống đường làm một điều gì đó ý nghĩa giúp Việt Nam. Từ thương cảm, tới tình yêu dành cho dải đất hình chữ S cách xa nửa vòng Trái đất, bà đã tìm đọc các tài liệu, bài viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và về cuộc chiến chính nghĩa của Việt Nam.Càng hiểu Việt Nam, bà càng tích cực ủng hộ cuộc chiến vì độc lập, tự do và sự nghiệp thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Đối với nhà hoạt động cánh tả Merle Ratner, ngày 30/4/1975 không chỉ là ngày toàn thắng với Việt Nam, mà còn là ngày “vui sao nước mắt lại trào” của tất cả người dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới.Sau năm 1975, với tình yêu sâu sắc dành cho Việt Nam, bà Merle Ratner tiếp tục có nhiều nỗ lực vận động quốc gia nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hóaquan hệ Việt-Mỹ, cũng như hỗ trợ cho nhiều hoạt động quốc tế của Việt Nam. Giai đoạn từ năm 1976-1979, bà Merle cùng chồng là Giáo sư Ngô Thanh Nhàn đã thúc đẩy việc sáng lập "Hội Việt kiều yêu nước tại Mỹ" để kêu gọi Chính phủ Mỹ bình thường hóa quan hệ và bãi bỏ cấm vận Việt Nam.Bà từng nhiều lần tới thăm các tỉnh, thành phố của Việt Nam, làm việc với các tổ chức đối ngoại nhân dân, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Bà là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức "Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam-VAORRC" của khu vực New York.Hiện bà Merle Ratner cũng là thành viên của Tổ chức Chiến dịch cứu trợ và trách nhiệm với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam; là người không mệt mỏi vận động các tổ chức và cá nhân ủng hộ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, đồng thời kêu gọi Chính phủ Mỹ có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam.Những năm qua, tổ chức của bà đã thu thập được hàng chục triệu chữ ký qua mạng để giúp các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam khởi kiện. Với nhiều đóng góp ý nghĩa, bà Merle Ratner đã được trao tặng giải thưởng "Vì các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" vào năm 2013 và Kỷ niệm chương "Vì sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" năm 2010.Luật sư Jonathan Moore, thành viên Hội đồng quản trị tổ chức Vận động trách nhiệm và Cứu trợ chất độc da cam Việt Nam, xúc động trước sự ra đi đột ngột của nhà hoạt động cánh tả người Mỹ. Theo ông Moore, bà Merle “là người bạn thủy chung, cả đời đấu tranh không mệt mỏi cho quyền lợi của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam. Merle sẽ được những người đấu tranh cho phẩm giá và công bằng xã hội nhớ mãi”.Bà Lê Thanh Chung, một Việt kiều tại New York, đánh giá nhà hoạt động Merle Ratner là người có niềm tin sắt son vào lý tưởng Cộng sản và suốt đời tin tưởng chủ nghĩa xã hội là con đường chân chính mang hạnh phúc tới cho nhân dân. Đặc biệt, bà Merle đã dành trọn trái tim cho tình yêu Việt Nam, một tình yêu trong sáng và thủy chung. Ngôi nhà của bà Merle mấy chục năm qua luôn là “địa chỉ đỏ” của những người Việt Nam sinh sống và làm việc tại New York nói riêng và Mỹ nói chung.Tình yêu hơn nửa thế kỷ của nhà hoạt động cánh tả Merle Ratner dành cho Việt Nam chưa bao giờ phai nhạt. Niềm tin dành cho Việt Nam cũng vậy. Trong cuộc trả lời phỏng vấn ngày 1/2/2024 của phóng viên TTXVN tại New York nhân dịp 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, bà Merle Ratner một lần nữa nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thành tựu, mọi thắng lợi của Việt Nam. Bà khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đã kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh cho các giá trị của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới và Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trên con đường đã chọn.Trong bối cảnh thế giới biến động không ngừng, chủ nghĩa dân tộc cánh hữu gia tăng và cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt hiện nay, bà Merle Ratner cho rằng đường lối đối ngoại “4 không” và nghệ thuật “ngoại giao cây tre” - tức là linh hoạt trên thực tế nhưng vô cùng kiên định về nguyên tắc - của Đảng và Nhà nước Việt Nam đang cho thấy sự đúng đắn, góp phần quan trọng giúp Việt Nam bảo đảm hòa bình, độc lập, chủ quyền và gặt hái nhiều thành tựu ý nghĩa.Cuộc phỏng vấn nhà hoạt động Merle Ratner đã bị gián đoạn giữa chừng, khi bà đề nghị: “Xin đừng gọi tôi là bà. Tôi muốn được gọi là Đồng chí!!!”.Ngày 6/2, trái tim Đồng chí Merle Evelyn Ratner, trái tim với tình yêu trọn đời dành cho Việt Nam đã ngừng đập ở tuổi 68…
https://nhandan.vn/vinh-biet-nguoi-ban-thuy-chung-nguoi-dong-chi-tron-doi-vi-viet-nam-post795696.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Merle Ratner", "quan hệ Việt-Mỹ", "phong trào phản chiến" ] }
Châu Âu tăng tốc trong cuộc đua công nghiệp vũ trụ
Tại Hội nghị thượng đỉnh về không gian vừa diễn ra, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đạt được bước tiến đáng kể khi tạo động lực tái khởi động ngành công nghiệp vũ trụ khu vực sau một thời gian bị đình trệ. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang tăng tốc trên cuộc đua khám phá không gian, châu Âu không muốn bị chậm chân trong ngành công nghiệp quan trọng này.
Đại diện các quốc gia thành viên Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vừa quy tụ tại Tây Ban Nha để quyết định về tương lai của châu Âu trong lĩnh vực không gian, bao gồm thúc đẩy nhiệm vụ thăm dò vũ trụ và giải quyết cuộc khủng hoảng về bệ phóng tên lửa. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh châu Âu đang đứng trước nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đua vào không gian.Tháng 7 vừa qua, tên lửa Ariane 5 của châu Âu được phóng lần cuối, kết thúc 27 năm vận hành của chương trình Ariane 5, trong khi do bị trì hoãn nhiều năm, dự án tên lửa Ariane 6 chưa thể hoàn thành. Trong khi đó, tên lửa Vega nhỏ của Italia cũng đã thực hiện lần phóng cuối cùng vào tháng 10 vừa qua, song phiên bản nâng cấp là Vega-C lại bị đình chỉ hoạt động sau một sự cố vận hành. Việc sử dụng tên lửa Soyuz của Nga cũng gặp khó khăn do căng thẳng liên quan xung đột Ukraine.Mặc dù ESA đã sử dụng tên lửa của tập đoàn công nghệ SpaceX nhằm thay thế Soyuz của Nga, song Tổng Giám đốc ESA Josef Aschbacher cho rằng, bất kỳ giải pháp thay thế nào cũng chỉ mang tính tạm thời. Việc phụ thuộc vào dịch vụ phóng tên lửa ngoài khối đặt ra bài toán khó cho châu Âu trong triển khai độc lập các sứ mệnh không gian.Bên cạnh những vấn đề nội tại, châu Âu cũng đối mặt sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ từ Mỹ mà còn từ những nước khác có ngành công nghiệp vũ trụ mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ, cũng như các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực này như SpaceX.Những khó khăn nêu trên đang buộc ESA phải huy động các nguồn lực để giải quyết cuộc khủng hoảng thiếu bệ phóng tên lửa hiện nay, đồng thời nắm bắt cơ hội phát triển nền kinh tế vũ trụ. Với mục tiêu đó, tại hội nghị vừa qua, ba nước Đức, Pháp và Italia đã ký một thỏa thuận nhằm đưa ngành công nghiệp vũ trụ châu Âu phát triển độc lập và bảo đảm khả năng tiếp cận quỹ đạo.Thỏa thuận nêu trên mở đường cho khoản hỗ trợ tài chính trị giá 21 triệu euro cho dự án phát triển tên lửa Vega-C. Việc hỗ trợ tài chính cho Vega-C sẽ bắt đầu từ năm 2026. Ngoài ra, các nước thành viên ESA cũng nhất trí cung cấp hỗ trợ tài chính cho dự án phát triển tên lửa Ariane 6 bị trì hoãn lâu nay.Theo đó, dự án Ariane 6 sẽ nhận được khoản hỗ trợ trị giá 340 triệu euro. Mặc dù chậm hơn bốn năm so với kế hoạch ban đầu, dự án Ariane 6 dự kiến sẽ được đưa vào thử nghiệm lần đầu trong năm 2024.Một trong những kết quả quan trọng khác của hội nghị là các nước đã đề ra một mục tiêu táo bạo nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh trong lĩnh vực không gian thông qua việc khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các dịch vụ phóng tên lửa nhỏ. Những dự án mới này sẽ bắt đầu với thế hệ bệ phóng mini, nhằm tạo ra xu hướng thay thế lâu dài cho các tên lửa Ariane 6 và Vega-C.Theo Tổng Giám đốc ESA Josef Aschbacher, kết quả này mang lại niềm tin lớn cho các nhà sản xuất, đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc nâng cao cạnh tranh của châu Âu trong ngành công nghiệp vũ trụ toàn cầu.Lĩnh vực không gian vũ trụ đang ngày càng trở thành sân chơi cạnh tranh khốc liệt, khi không chỉ có tầm quan trọng chiến lược về khám phá khoa học, quốc phòng, công nghệ mà còn cả về thương mại. Khẳng định nền kinh tế vũ trụ đang phát triển mạnh mẽ và việc đứng ngoài lĩnh vực này là một sai lầm chiến lược, Tổng Giám đốc ESA Josef Aschbacher kêu gọi các nước châu Âu sớm hành động để không bị tụt hậu trong lĩnh vực không gian.
https://nhandan.vn/chau-au-tang-toc-trong-cuoc-dua-cong-nghiep-vu-tru-post783572.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Châu Âu", "Tây Ban Nha", "Vũ trụ" ] }
Điện chia buồn vụ xả súng tại Cộng hoà Séc
NDO -Được tin vụxả súng tại đại học Charles, Thủ đô Praha, Cộng hòa Séc ngày 21/12/2023 khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương, ngày 23/12/2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Tổng thống Petr Pavel, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Petr Fiala, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hạ viện Marketa Pekarova Adamova và Chủ tịch Thượng viện Milos Vystrcil.
Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện chia buồn tới Bộ trưởng Ngoại giaoSécJan Lipavsky.
https://nhandan.vn/dien-chia-buon-vu-xa-sung-tai-cong-hoa-sec-post788956.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Xả súng tại Séc", "Điện chia buồn", "Điều tra vụ xả súng ở trường Đại học Chalers" ] }
Pháp đối mặt nhiều khó khăn và thách thức
NDO -Tối 9/6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đưa ra quyết định giải tán Quốc hội để bầu lại ngay sau khi biết đảng cựu hữu Tập hợp Quốc gia có số phiếu bầu gần gấp đôi đảng cầm quyền Phục hưng và liên minh trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu. Đây là một bước đi mạo hiểm vì diễn biến trong những ngày tới rất khó lường, có thể giành lại quyền kiểm soát tình hình hoặc phải chia sẻ quyền lực với đảng RN.
Kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu tại Pháp đã tạo "cơn địa chấn" khi đảng cực hữu giành được tới 31,31,7% phiếu, tăng tới 8 điểm so với kỳ bầu cử năm 2019 và bỏ xa tỷ lệ 14,60% của đảng cầm quyền và liên minh. Cuộc bầu cử vừa qua khẳng định dự báo trước đó rằng phe cực hữu tiếp tục mạnh lên ở Pháp và một số nước châu Âu so với năm 2019.Không có đa số tuyệt đối ở Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ 2 vào năm 2022,Tổng thống Emmanuel Macronliên tục bị cản trở trong việc điều hành đất nước. Kết quả bầu cử ngày 9/6 là giọt nước làm tràn ly. Tình thế vô cùng bất lợi như vậy buộc ông Emmanuel Macron phải có bước đi táo bạo khi tuyên bố giải tán Quốc hội để bầu lại vào ngày 30/6 và 7/7.Quyết định này gây bất ngờ trong chính giới và công luận Pháp vì chưa khi nào một cuộc bầu cử ở cấp châu Âu lại trực tiếp tác động đến lịch bầu cử của nước này. Một số đảng phái cho rằng ba tuần là khoảng thời gian quá ngắn để để chuẩn bị lực lượng và vận động bầu cử.Với quyết định dứt khoát như vậy, ông Emmanuel Macron buộc tất cả các đảng phái chính trị Pháp từ cực hữu đến cực tả và cả cử tri Pháp đối mặt với "trách nhiệm của chính mình". Đó là đưa ra quyết định "hợp lý" thông qua bầu cử Quốc hội mới nhằm tránh tiếp tục làm tê liệt đất nước trong ba năm cuối nhiệm kỳ tổng thống. Tổng thống Pháp bày tỏ "tin tưởng vào khả năng chọn lựa đúng đắn của người dân Pháp vì lợi ích của chính mình và của những thế hệ mai sau".Vừa "trao trả" lại cho người dân quyền "bày tỏ nguyện vọng qua lá phiếu" để bầu lại 577 Nghị sĩ Quốc hội, Tổng thống Pháp đã đáp ứng nguyện vọng của cử tri, đó là sự thay đổi chính sách liên quan đến giáo dục, hưu trí hay y tế. Tuy nhiên, sẽ có nhiều thách thức trong cuộc bầu cử đột ngột như vậy.Do thời gian quá ngắn, việc thành lập một danh sách các ứng cử viên ở mỗi đơn vị cử tri và tìm kiếm các mối liên kết với các đảng phái chính trị khác là chuyện không đơn giản vào thời điểm các đảng phải coi đây là "cơ hội" để có liên minh "đúng và trúng" nhằm cải thiện vị thế. Thủ tướng Gabriel Attal và các thành viên nội các cũng phải tức tốc vận động bầu cử.Tiếp đó là việc tìm người để thành lập nội các và có đủ khả năng để tiếp nhận những hồ sơ nóng như bảo đảm an ninh cho Thế vận hội vào cuối tháng 7/2024 và làm dự luật ngân sách Nhà nước vào tháng 9 sắp tới.Chủ tịch đảng cực hữu RN Jordan Bardella, 28 tuổi, dẫn đầu danh sách ra tranh cử Nghị viện châu Âu đã tuyên bố "sẵn sàng" ngồi vào chiếc ghế Thủ tướng "nếu được cử tri tín nhiệm".Tuy nhiên, mục tiêu của RN không dễ đạt vì các đảng phái đều muốn thu hút cử tri để gây dựng lại vị thế và lâu nay "không ưa" quan điểm của đảng này. Cánh tả đã kêu gọi thành lập một liên minh ngăn chặn đảng cựu hữu lên nắm quyền.Còn đối với Tổng thống Emmanuel Macron và đảng cầm quyền, liên minh đảng đối lập cánh tả NUPES (Liên minh Nhân dân mới vì sinh thái và xã hội) và đảng Xanh đã nhiều lần kiến nghị bất tín nhiệm đối với hai Thủ tướng Elisabeth Borne và Gabriel Attal. Đảng cánh hữu Những người Cộng hòa (LR) và ngay cả cánh trung của ông François Bayrou, người từng sát cánh với ông Emmanuel Macron, cũng nhiều lần phản đối đảng cầm quyền về dự luật tài chính, dự luật cải tổ chế độ hưu trí cũng như những chủ đề mang tính xã hội.Trong hai năm vừa qua, đảng cầm quyền tại Quốc hội liên tục phải tìm liên kết mang tính "tình thế" vì không có đa số tuyệt đối. Nội các của Thủ tướng Élisabeth Borne và Gabriel Attal phải nhượng bộ các đối tác để có thểthông qua một số dự luật quan trọngvì không thể áp dụng quá nhiều lần điều 43 khoản 3 trong Hiến pháp (không cần đưa ra Quốc hội bỏ phiếu).Những đòi hỏi "thay đổi chính trị" nhằm mang lại sức sống cho các khu vực công, đổi mới các định chế, chống biến đổi khí hậu, các bất công xã hội hay lạm phát tăng vọt, đã dẫn tới các đợt biểu tình phản đối chính phủ suốt mấy năm vừa qua. Thách thức tiếp nối thách thức đối với Tổng thống Emmanuel Macron và đảng cầm quyền.Liệu cử tri có dồn phiếu cho đảng cầm quyền để đạt đa số tuyệt đối tại Quốc hội Tổng thống Emmanuel Macron sẽ điều hành đất nước như thế nào nếu đảng cựu hữu RN có được vị trí thủ tướng? Và đảng RN sẽ điều hành chính phủ thế nào với tinh thần bài ngoại, bài châu Âu?Từ tối 9/6, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ở Paris và một số thành phố để phản đối đà tiến của đảng cực hữu RN. Còn các tổ chức công đoàn lớn không chỉ thể hiện quyết tâm ngăn chặn "mối nguy RN" mà còn đòi hỏi chính phủ xem xét lại cải cách như hưu trí và bảo hiểm thất nghiệp.Nước Pháp đang đứng trước một thời kỳ bất định, đối mặt nhiều thách thức cả về đối nội và đối ngoại. Tình trạng tê liệt chính trị có sớm chấm dứt hay không vẫn là một ẩn số. Tất cả sẽ phụ thuộc vào kết quả bầu cử Quốc hội sắp tới.
https://nhandan.vn/phap-doi-mat-nhieu-kho-khan-va-thach-thuc-post813722.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Tổng thống Emmanuel Macron", "đảng RN", "nước Pháp", "Quốc hội Pháp", "Jordan Bardella" ] }
Triều Tiên sẵn sàng cùng Việt Nam đưa quan hệ hữu nghị truyền thống ngày càng phát triển
Chiều 25/3, tại Trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương, đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, đã hội đàm với đồng chí Kim Song Nam, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Trưởng ban Quốc tế Đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên Quốc vụ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên sang thăm Việt Nam từ ngày 25 đến 28/3.
Đồng chí Lê Hoài Trung đánh giá cao chuyến thăm của Đoàn tới Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động giao lưu, trao đổi song phương, nhất là trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm75 năm thiết lập quan hệ ngoại giaovào năm 2025. Đồng chí Lê Hoài Trung chúc mừng những thành tựu mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên đạt được trong phòng chống và kiểm soát dịch bệnh, cải thiện đời sống người dân.Về quan hệ hai đảng, hai nước, đồng chí Lê Hoài Trung nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên; đề nghị hai bên tăng cường giao lưu, tiếp xúc các cấp nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, phát triển quan hệ hai đảng, hai nước trên các lĩnh vực; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác hiện có; mở rộng giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giao lưu nhân dân và hợp tác địa phương; tăng cường phối hợp tại các diễn đàn đa phương.Đồng chí Kim Song Nam bày tỏ vui mừng sang thăm Việt Nam, nhấn mạnh mục đích của chuyến thăm nhằm tăng cường phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai đảng, hai nước, trao đổi các biện pháp nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng. Đồng chí Kim Song Nam chúc mừng những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên coi trọng quan hệ truyền thống hữu nghị với Việt Nam; vui mừng về sự phát triển của quan hệ hai đảng, hai nước; sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thốngTriều Tiên-Việt Namngày càng phát triển.Đồng chí Kim Song Nam đã thông tin về tình hình công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội của Triều Tiên trong thời gian qua, trong đó có kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng Lao động Triều Tiên và Kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia 5 năm (2021-2026).Hai bên đi sâu trao đổi, đánh giá kết quả hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại/Ban Quốc tế của hai đảng thời gian qua, nhất trí về các biện pháp hợp tác, phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của hai cơ quan phụ trách đối ngoại của hai đảng; thực hiện hiệu quả các phương hướng hợp tác giữa hai bên đã được đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Kim Jong Un nhất trí trong chuyến thăm Việt Nam năm 2019 của Tổng Bí thư, Chủ tịch Kim Jong Un.
https://nhandan.vn/trieu-tien-san-sang-cung-viet-nam-dua-quan-he-huu-nghi-truyen-thong-ngay-cang-phat-trien-post801590.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Ban Đối ngoại Trung ương", "đồng chí Lê Hoài Trung", "Đảng Lao động Triều Tiên", "Việt Nam-Triều Tiên" ] }
Nhiệm vụ nặng nề trong nhiệm kỳ mới
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi vừa tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 3, tiếp tục nắm quyền điều hành đất nước đến giữa năm 2030, trong bối cảnh Ai Cập đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế do thiếu hụt ngoại tệ và lạm phát leo thang, cũng như không ít thách thức trong khu vực đầy biến động.
Khó khăn kinh tế cùng với những thách thức an ninh bắt nguồn từ các diễn biến địa chính trị khu vực đang đặt lên vai nhà lãnh đạo Ai Cập nhiều nhiệm vụ nặng nề trong nhiệm kỳ mới để chèo lái đưa đất nước Kim tự tháp tiếp tục ổn định và phát triển.Trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra từ ngày 10-12/12/2023, đương kim Tổng thống Ai Cập El-Sisi đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 3 với 89,6% số phiếu ủng hộ. Uy tín cũng như những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, đối ngoại và kinh tế-xã hội trong hai nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 2014 đã mang lại cho ông El-Sisi chiến thắng áp đảo trước các đối thủ. Tổng thống El-Sisi đã đưa đất nước Ai Cập ổn định trở lại sau làn sóng biểu tình dẫn tới bạo loạn và bất ổn của Mùa Xuân Arab. Tình hình an ninh-chính trị nội bộ của Ai Cập đã được giữ vững, trong khi đời sống xã hội ngày càng được cải thiện.Ai Cậpngày càng khẳng định được ảnh hưởng, vị thế và vai trò then chốt tại châu Phi-Trung Đông.Mặc dù vậy, Tổng thống El-Sisi vẫn sẽ phải đương đầu với nhiều thách thức trong 6 năm tới. Nền kinh tế đất nước chưa thể thoát khỏi trì trệ do thiếu hụt ngoại tệ, lạm phát leo thang. Cuộc xung đột tại Dải Gaza hiện nay cũng như bất ổn ở Biển Đỏ đã tác động tiêu cực đếnkinh tế Ai Cập. Căng thẳng ở Biển Đỏ khiến doanh thu từ đầu năm tới nay từ Kênh đào Suez của Ai Cập giảm hơn 50% và ngành du lịch có dấu hiệu chững lại, khi du lịch và vận tải biển là hai trong số những nguồn hối đoái lớn của Ai Cập. Quốc gia Bắc Phi này đang cạn kiệt ngoại tệ do nguồn thu du lịch giảm sút và những bất ổn trên tuyến vận tải dọc Kênh đào Suez.Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), giai đoạn 2013-2022, nợ nước ngoài của Ai Cập đã tăng từ 46 tỷ USD lên hơn 165 tỷ USD, trở thành nước có nguy cơ vỡ nợ lớn thứ hai sau Ukraine. Trong tháng 2 vừa qua, lạm phát giá tiêu dùng hằng năm ở thành thị của Ai Cập đã tăng lên 35,7%, vượt xa dự báo.Ai Cập đang nỗ lực tăng nguồn thu USD, bằng cách hỗ trợ công nghiệp và xuất khẩu. Chính phủ Ai Cập được đánh giá đã thực hiện các biện pháp “khó khăn nhưng có triển vọng” nhằm cân đối vĩ mô, thống nhất tỷ giá hối đoái, thắt chặt đáng kể chính sách tiền tệ, tài khóa và được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) thông báo giải ngân ngay lập tức 820 triệu USD, một phần trong gói hỗ trợ 3 tỷ USD mà IMF dành cho nền kinh tế quốc gia Bắc Phi đang gặp khó khăn từ cuối năm 2022.Để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, Tổng thống El-Sisi sẽ phải thực hiện một số cải cách cơ cấu cũng như triển khai các chính sách và giải pháp kịp thời để tiếp sức cho nền kinh tế. Trong chiến lược của mình, bên cạnh việc hoàn thành Tầm nhìn phát triển năm 2030 và đưa về đích Sáng kiến “Cuộc sống Sung túc” nhằm thúc đẩy khu vực nông thôn, ông El-Sisi chú trọng phát triển ngành công nghiệp, sản xuất trong nước, xuất khẩu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hỗ trợ khu vực tư nhân, phát triển các ngành năng lượng, tăng gấp đôi diện tích đất nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện các chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như bảo đảm an sinh xã hội và tạo việc làm.Trước những vấn đề đối nội và đối ngoại cần giải quyết, Tổng thống El-Sisi tiếp tục thực thi các chính sách đã đem lại nhiều thành công trong hai nhiệm kỳ trước để đưa đất nước vượt qua thời kỳ khó khăn, xứng đáng với niềm tin mà cử tri Ai Cập đã dành cho ông. Ông gánh vác sứ mệnh quan trọng của “người cầm lái con tàu Ai Cập” tiếp tục tiến lên phía trước, phát triển và khẳng định vị thế vững chắc ở khu vực.
https://nhandan.vn/nhiem-vu-nang-ne-trong-nhiem-ky-moi-post803047.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Ai Cập", "Tổng thống Ai Cập", "Abdel-Fattah El-Sisi" ] }
Ngập lụt tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khu vực của Nga
NDO -Ngập lụt nghiêm trọng nhất trong vài thập kỷ qua đã ảnh hưởng nặng nề tới một số khu vực củaLiên bang Nga, gồm: Kurgan, Tyumen và đặc biệt là Orenburg. Các vùng Tver, Kostroma, Kemerovo và Altai cũng đang đối mặt với nguy cơ bị ảnh hưởng.
Ngày 11/4, Thống đốc vùng Kurgan Vadim Shumkov cho biết, một lượng nước lớn đang chảy về phía hạ lưu Kurgan, trong khi đó việc xả nước hồ chứa vào các con sông của vùng này vẫn tiếp diễn.Vấn đề chính hiện nay là mực nước sông Tobol ở khu vực Zverinogolovskoye đã cao hơn mức chỉ báo nguy hiểm 980cm, còn ở Kurgan là hơn 375cm. Các khu định cư nằm ven sông Tobol, trong đó có thành phố Kurgan, có nguy cơ bị lũ vàngập lụtnặng.Vùng Kurgan bị ảnh hưởng bởi ngập lụt (Ảnh: RIA Novosti)Đỉnh điểm ngập lụt tại vùng này dự kiến ​​từ ngày 11 đến 14/4, nước sông có thể dâng cao từ 9 đến 14m. Trong trường hợp xấu nhất, khoảng 28.000 người có thể phải sống trong vùng ngập lụt.Không ngoại trừ, ở phía đông Kurgan, nước sẽ tràn tới sân bay, ở phía nam tới hồ Stakan hoặc xa hơn và ở phía tây nước có khả năng tràn tới hồ Goreloye. Dòng chảy của nước sẽ ảnh hưởng đến hệ thống đường ray xe lửa trong khu vực, nguồn cung cấp nước của thành phố và các khu chung cư cũng có nguy cơ bị ngập.Cứu trợ thực phẩm cho người dân bị ngập lụt ở vùng Orenburg (Ảnh: IA Regnum)Tại vùng Orenburg, Thống đốc Denis Pasler cho biết, mực nước trên sông Ural thuộc vùng Orenburg đã tăng lên 1.054cm vào sáng 11/4, vượt chỉ báo nguy hiểm 124cm.Vùng ngập lụt ở Orenburg chủ yếu là lãnh thổ ở quận Leninsky ở phía đông nam thành phố, tiểu khu Forshtadt, các làng Kuznechny, Sitsovka, Station, Zarechny, Solnechny, khu phức hợp nhà ở Grand Park. Nước đã tràn vào các tòa nhà chung cư trên phố Gennady Donkovtsev, khu dân cư Dubki và Grand Park.Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga đã chuyển 35 tấn hàng viện trợ cho cư dân vùng Orenburg, bao gồm: thực phẩm, đồ dùng vệ sinh cá nhân, thuốc men, chăn, ủng cao-su và nước đóng chai.Kể từ khi vỡ đập vào đêm ngày 6/4 ở thành phố Orsk, vùng Orenburg đến nay, theo dữ liệu mới nhất, 12.800 ngôi nhà và 14.900 lô đất canh tác của các hộ gia đình trong khu vực bị ngập lụt, khiến 7.703 người phải sơ tán. Hiện nay, khoảng 1.513 người đang ở các trung tâm lưu trú tạm thời.
https://nhandan.vn/ngap-lut-tiep-tuc-anh-huong-nghiem-trong-toi-nhieu-khu-vuc-cua-nga-post804166.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Lũ lụt", "Nga", "Bộ tình trạng khẩn cấp", "Thông tin cơ bản về LB Nga" ] }
Trung Quốc thông báo nhập khẩu chính ngạch dưa hấu Việt Nam
NDO -Mới đây, sau khi được cơ quan chức năng Trung Quốc chấp thuận, dưa hấu chính thức trở thành nông sản tiếp theo của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường 1,4 tỷ dân.
Ngày 15/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc ra thông báo về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, sản phẩm dưa hấu tươi của Việt Nam đáp ứng yêu cầu kiểm dịch chính thức được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.Thông báo cho biết, việc xuất khẩu sản phẩm dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc dựa trên các quy định về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt được giữa Tổng cục Hải quan Trung Quốc và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.Các sản phẩm dưa hấu tươi được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc, có tên Latin là citrullus lanatus, tên tiếng Anh là watermelon, có nguồn gốc sản xuất từ Việt Nam, cơ sở trồng trọt và chế biến phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; Tổng cục Hải quan Trung Quốc thẩm định danh sách doanh nghiệp do cơ quan chức năng Việt Nam cung cấp và công bố, cập nhật thường xuyên trên website chính thức.Theo yêu cầu của cơ quan chức năng Trung Quốc, các sản phẩm dưa hấu của Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản lý, giám sát trước khi xuất khẩu, bao gồm các yêu cầu về quản lý vườn trồng, quản lý cơ sở đóng gói, kiểm nghiệm kiểm dịch trước xuất khẩu...Các lô hàng dưa hấu xuất khẩu sang Trung Quốc, được cơ quan chức năng Việt Nam kiểm dịch đạt yêu cầu, được cấp chứng nhận kiểm dịch thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế, với các thông tin về tên gọi hoặc mã số đăng ký của vườn trồng và cơ sở đóng gói, sẽ được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, qua các cửa khẩu được chỉ định.Thống kê của Trung Quốc cho thấy, dư địa hợp tác giữa Trung Quốc với Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất lớn, quy mô thương mại nông sản liên tục gia tăng. 11 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 44,62 tỷ nhân dân tệ nông sản của Việt Nam, tăng 20,3% so cùng kỳ năm ngoái.
https://nhandan.vn/trung-quoc-thong-bao-nhap-khau-chinh-ngach-dua-hau-viet-nam-post788285.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung Quốc", "dưa hấu Việt Nam", "xuất khẩu", "chính ngạch", "nông sản", "Hợp tác kinh tế" ] }
Những "đại sứ" trẻ và thông điệp hòa bình
Ðúng vào dịp Tháng Thanh niên năm 2024, Việt Nam cử hơn 100 đại biểu ưu tú tham gia Liên hoan Thanh niên Thế giới (World Youth Festival 2024) tại thành phố Sochi (Liên bang Nga). Liên hoan được tổ chức với kỳ vọng của nước chủ nhà về một không gian mở, nơi thanh niên toàn cầu gặp gỡ, chia sẻ nhận thức chung về những vấn đề hiện nay.
Theo thông tin từ chủ nhà Liên bang Nga, Liên hoan diễn ra từ ngày 1-7/3/2024 tại vùng lãnh thổ Liên bang Sirius (thành phố Sochi) với sự tham gia của khoảng 20.000 đại biểu chính thức, tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực như khoa học, kinh doanh, tình nguyện, văn hóa, giáo dục, thể thao, truyền thông…, trong đó, có một nửa là đại biểu của Liên bang Nga, phần còn lại là những gương mặt xuất sắc, ưu tú đến từ 180 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.Với chủ đề "Kết nối thanh niên trên thế giới cùng nhau xây dựng một tương lai chung, một thế giới đa cực, công bằng dựa trên sự hợp tác và cân bằng lợi ích", Liên hoan là sự kiện lớn của tuổi trẻ toàn cầu, nơi tất cả các đại biểu đều có thể bày tỏ ý kiến và lắng nghe quan điểm cá nhân; đoàn kết giải quyết các vấn đề cộng đồng; giúp đỡ lẫn nhau xây dựng một thế giới công bằng.Nhận lời mời của chủ nhà Liên bang Nga và được sự đồng ý của Ban Bí thư Trung ương Ðảng, Trung ương Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã cử đoàn đại biểu tham gia Liên hoan. Ðây là dịp tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, làm sâu sắc hơn mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa thanh niên hai nước, nhất là những năm gần đây, hai bên không thể tổ chức các hoạt động trực tiếp mà chỉ duy trì những chương trình giao lưu có hình thức phù hợp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.Ðoàn đại biểu Việt Nam dự Liên hoan lần này có 111 thanh niên ưu tú, do đồng chí Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Ðảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Ðoàn, Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Thanh niên Việt Nam, làm Trưởng đoàn. Trước khi lên đường, cuối tháng 2 vừa qua, Trung ương Ðoàn đã tổ chức chương trình tập huấn nhằm quán triệt tinh thần, các nội dung trong khuôn khổ Liên hoan… qua hai chuyên đề "Giới thiệu Liên hoan Thanh niên Thế giới năm 2024 và sự tham gia của đoàn đại biểu Việt Nam tại liên hoan" và "Tình hình thế giới và khu vực, chính sách đối ngoại của Việt Nam".Tham gia Liên hoan năm nay, đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam mang đến thông điệp hòa bình, hội nhập và phát triển. Liên hoan còn là dịp để các đại biểu quảng bá hình ảnh của Việt Nam cũng như những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội sau gần 50 năm thống nhất đất nước và gần 40 năm đổi mới, đồng thời giới thiệu về tổ chức Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thanh niên Việt Nam, vai trò của tuổi trẻ trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Năm 2017, trong khuôn khổ Liên hoan Thanh niên Thế giới lần thứ 19 cũng diễn ra tại thành phố Sochi, đoàn đại biểu Việt Nam đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong bạn bè quốc tế với khoảng 40 cuộc gặp song phương cùng hàng loạt hoạt động sôi nổi khác. Hình ảnh hàng trăm lá cờ đỏ sao vàng tung bay giữa rừng cờ đỏ búa liềm của Ðoàn Thanh niên Cộng sản Lênin và những lá cờ đại diện các tổ chức thanh niên cộng sản khác trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí những người trẻ tham gia Liên hoan năm ấy.Tin tưởng rằng, với những tiền đề tốt đẹp ở các kỳ Liên hoan từ trước tới nay nói chung, Liên hoan năm 2017 tại thành phố Sochi nói riêng, đoàn đại biểu Việt Nam sẽ nhận thức đầy đủ nhiệm vụ chính trị đối ngoại quan trọng ở kỳ Liên hoan lần này, bảo đảm các yêu cầu công tác, phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực, xứng đáng là những gương mặt xuất sắc của Việt Nam với đầy đủ trách nhiệm, tinh thần đoàn kết để truyền tải thông điệp hòa bình, hội nhập và phát triển của Tổ quốc đến bạn bè khắp năm châu.
https://nhandan.vn/nhung-dai-su-tre-va-thong-diep-hoa-binh-post798392.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung ương Ðoàn", "Liên hoan", "Việt Nam-Liên bang Nga", "Thanh niên Việt Nam", "Thông điệp hòa bình" ] }
Nỗi lo khủng hoảng di cư ở khu vực Mỹ Latin
Ủy ban Cứu trợ Quốc tế (IRC) cảnh báo hàng nghìn người có nguy cơ phải rời khỏi Ecuador và Haiti năm 2024 do khủng hoảng nhân đạo, bạo lực leo thang, biến đổi khí hậu và tình trạng nghèo đói ngày càng gia tăng. Nhận định này như xát thêm muối vào "vết thương" di cư bất hợp pháp vốn đang nhức nhối ở châu Mỹ.
Báo cáo của IRC chỉ rõ rằng, Ecuador và Haiti đã trải qua nhiều cuộcdi cưlớn những năm gần đây, khi điều kiện kinh tế, lương thực và an ninh của hai nước này suy giảm.Theo cơ quan di cư Panama, năm 2023, hơn 57.000 người Ecuador và 46.000 người Haiti đã vượt qua khu rừng rậm nguy hiểm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia và Panama, để tiến về phương bắc trong hành trình đi tìm "giấc mơ Mỹ". Con số biết nói này vượt xa kỷ lục buồn ghi nhận năm 2022.Người đứng đầu cơ quan IRC khu vực, ông Julio Rank Wright, dẫn các số liệu cho thấy cuộc khủng hoảng ở Haiti và Ecuador đang tạo ra hiệu ứng domino trên toàn khu vực Mỹ Latin.Theo đại diện IRC, xung đột giữa lực lượng Chính phủ Ecuador và các nhóm tội phạm đang gia tăng, đe dọa tính mạng và cuộc sống thường nhật của người dân. Ngoài ra, Ecuador có nguy cơ phải hứng chịu lũ lụt do hiện tượng khí hậu El Nino gây ra, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực.Chính quyền Ecuador cáo buộc các băng đảng buôn bán ma túy gia tăng hoạt động khiến tình trạng bạo lực ngày càng trở nên trầm trọng, trong đó có vụ tấn công mới đây vào bệnh viện, bắt giữ con tin, gây hoang mang dư luận.Trong nỗ lực đối phó làn sóng bạo lực, Tổng thống Ecuador Daniel Noboa vừa phát động một cuộc tổng tấn công quân sự vào các băng nhóm tội phạm, nhằm trả lại sự bình yên cho người dân nước này.Cảnh sát Ecuador cũng vừa phối hợp cảnh sát Tây Ban Nha thực hiện 57 cuộc truy quét tại sáu tỉnh của Ecuador và bốn thành phố của Tây Ban Nha, bắt giữ ít nhất 30 đối tượng liên quan hoạt động rửa tiền và buôn bán ma túy.Trong khi đó, vấn nạn tội phạm như bắt cóc, cướp của và giết người không ngừng gia tăng tại đất nước Haiti nghèo khó với gần 11,5 triệu dân. Các băng nhóm vũ trang thậm chí còn chiếm giữ một số cảng chính của Haiti và gây ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa tiêu dùng. Các băng nhóm tội phạm cũng mở rộng phạm vi hoạt động, vươn những "vòi bạch tuộc" tới các vùng nông thôn, chiếm đất nông nghiệp và đe dọa tính mạng nông dân, khiến tình trạng mất an ninh lương thực tại Haiti càng trở nên trầm trọng hơn trong năm 2024.Hội Bảo vệ Nhân quyền Haiti (Ordedh) cho biết, chỉ trong 15 ngày đầu tiên của năm 2024, Haiti ghi nhận 63 người, bao gồm thanh niên, phụ nữ, thành viên cộng đồng và cả các phần tử tội phạm, thiệt mạng do làn sóng bạo lực.Văn phòng Liên hợp quốc tại Haiti cho biết trong năm 2023, có tới 8.400 người là nạn nhân của bạo lực băng nhóm, tăng 122% so với năm 2022, chủ yếu tập trung tại thủ đô Port-au-Prince. Ðại diện Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại khi có khoảng 300 băng nhóm kiểm soát 80% thủ đô của Haiti và gây ra 83% số vụ giết người và gây thương tích trong năm ngoái. Các băng nhóm đã bắt cóc gần 2.500 người năm 2023, tăng hơn 80% so với năm 2022. Các băng nhóm đang mở rộng hoạt động về phía bắc đến vùng Artibonito, nơi được coi là vựa lúa mì của Haiti. Trong khi đó, tội phạm có vũ trang thực hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn ở phía nam thủ đô để kiểm soát các khu vực trọng điểm. Mặc dù Liên hợp quốc đã phê chuẩn kế hoạch triển khai một lực lượng đa quốc gia, do Kenya đứng đầu, tới Haiti giúp trấn áp các băng nhóm tội phạm vũ trang, song kế hoạch này đang đối mặt khó khăn về tổ chức và tài chính, và chưa biết khi nào có thể triển khai.Nhiều người dân Ecuador và Haiti cho biết, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc buộc phải chạy trốn khỏi bạo lực; buộc phải di cư, kể cả di cư bất hợp pháp nhằm giữ an toàn tính mạng cho bản thân và gia đình.Trong bối cảnh đó, IRC kêu gọi cộng đồng quốc tế nhanh chóng hỗ trợ hai quốc gia này đối phó tình trạng bạo lực, nghèo đói và khủng hoảng nhân đạo, trong đó có cam kết về tài chính, trong bối cảnh gần một nửa dân số Haiti cần viện trợ nhân đạo và khoảng 40% người dân Ecuador đang sống dưới mức nghèo khổ.
https://nhandan.vn/noi-lo-khung-hoang-di-cu-o-khu-vuc-my-latin-post796435.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "khủng hoảng di cư", "người di cư", "Ecuador", "Haiti" ] }
Châu Mỹ đau đầu đối phó nạn di cư
Làn sóng di cư ở châu Mỹ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi năm 2023 ghi nhận con số kỷ lục hơn 513.000 người đi qua khu rừng rậm hiểm trở xuyên Colombia và Panama, gấp đôi con số của năm 2022. Bất chấp nguy hiểm trên hành trình di cư và tương lai không xác định, những đoàn người tiếp tục tiến về Bắc Mỹ, khiến các nước ở khu vực này đau đầu với bài toán ngăn chặn lànsóng di cư.
Hầu hết các tuyến di cư từ Nam Mỹ đi qua rừng rậm Darien, biên giới tự nhiên giữa Colombia và Panama. Cuộc hành trình bắt đầu từ Vịnh Uraba, miền Tây Bắc Colombia, nơi tồn tại “khoảng trống an ninh” do bị các nhóm tội phạm có vũ trang kiểm soát. Điều này đã tạo môi trường để các hoạt động buôn lậu vũ khí, ma túy và nạn buôn người hoành hành.Hoạt động di cư qua khu rừng rậm hiểm trở này không phải vấn đề mới và rộ lên từ năm 2019. Theo dữ liệu chính thức của Panama, trong năm 2023, tính đến ngày 20/12, đã có 513.782 người di cư vượt qua Darien, cao hơn hai lần so với con số 248.000 người vào năm 2022.Bạo lực và điều kiện kinh tế xã hội nghèo nàn đã thúc đẩy những người di cư vượt qua nửa lục địa và dấn thân vào khu rừng đầy hiểm nguy, nơi được coi là tuyến đường mòn nguy hiểm nhất thế giới. Các băng nhóm tội phạm kiếm hàng triệu USD nhờ hoạt độngdi cư bất hợp pháp. Một số nguồn tin cho biết, các nhóm tội phạm thu của người di cư khoảng 200 USD/người trong hành trình xuyên rừng Darien.Khu rừng này trở thành “cơn ác mộng” đối với hàng trăm người di cư băng qua đây mỗi ngày, họ có thể trở thành nạn nhân của thú hoang, thời tiết khắc nghiệt, những cơn lũ quét, bị tấn công tình dục hoặc bị cướp. Ngay những ngày đầu năm mới 2024, nhà chức trách Mexico đã giải cứu thành công 31 người di cư bị một nhóm vũ trang bắt cóc khi họ đang trên đường di chuyển bằng xe buýt đến bang Tamaulipas, giáp biên giới với Mỹ.Những người di cư thực hiện hành trình nguy hiểm từ Nam Mỹ đến nước Mỹ trong năm 2023 hầu hết đến từ Venezuela, Ecuador, Haiti... Đáng chú ý, khoảng một phần tư số người di cư là trẻ vị thành niên. Dự án Người di cư mất tích của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) đã ghi nhận 42 trường hợp tử vong hoặc mất tích ở Darien tính từ đầu năm đến tháng 12/2023, mặc dù các số liệu thực tế có thể cao hơn nhiều.Chuyên gia về giới tính của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Johana Tejada López cho biết, hơn 100.000 trẻ em và thanh thiếu niên đã thiệt mạng tại nơi rừng thiêng nước độc, 50% trong số đó là trẻ dưới 5 tuổi. Chuyên gia UNICEF cảnh báo về xu hướng số lượng trẻ vị thành niên bị tách khỏi cha mẹ trong hành trình di cư và tình trạng thanh thiếu niên vượt biên một mình gia tăng.Các nước Mỹ, Colombia và Panama đã công bố thỏa thuận chung về giải quyết vấn đề người di cư, theo đó khẳng định sẽ tạo ra những con đường hợp pháp và linh hoạt mới cho hàng chục nghìn người di cư và người tị nạn, như là giải pháp cho vấn đề di cư bất hợp pháp.Trong số các biện pháp này có nỗ lực đầu tư nhằm giảm đói nghèo và tạo việc làm cho các cộng đồng ở biên giới Colombia và Panama. Mexico và Mỹ cũng đã nhất trí thành lập ủy ban chung chuyên trách giải quyết vấn đề người di cư, trong đó có nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ cải thiện tình hình kinh tế tại các nước trong khu vực và đối thoại thường xuyên với các quốc gia là nơi xuất phát của dòng người di cư.Hai quốc gia Bắc Mỹ nhất trí về tính cấp thiết của việc triển khai các biện pháp bổ sung để mở lại các cửa khẩu quan trọng ở biên giới, sau khi Mỹ đóng các cửa khẩu và cầu biên giới nhằm ngăn chặn dòng người di cư.Năm 2023 ghi nhận kỷ lục về số người di cư, ước tính có từ 100.000 đến 105.000 người đã đến biên giới giữa Mexico và Mỹ và con số này dự báo tiếp tục ở mức cao trong năm nay. Theo thống kê của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mexico, từ tháng 1 đến 11/2023, khoảng 2,2 triệu người di cư đã “quá cảnh” Mexico để tìm đường vào Mỹ. Nhiều người di cư xếp hàng nhiều tháng nhưng vẫn chưa đặt được lịch hẹn theo quy trình để bắt đầu làm thủ tục vào Mỹ. Điều này khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn. Mỹ nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư, nhưng không thành công.Sau khi đình chỉ hồi tháng 5 Điều khoản 42, một biện pháp gây tranh cãi cho phép trục xuất ngay lập tức những người di cư không có giấy tờ mà không có khả năng xin tị nạn, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình hình, trong đó đáng chú ý là hạn chế quyền tiếp cận nơi tị nạn, đe dọa trục xuất ngay lập tức những người vượt biên trái phép và đưa ra chiến lược chính sách đối ngoại nhằm cố thuyết phục các quốc gia khác trong khu vực, như Colombia, Panama hay Mexico, đóng vai trò làm “vùng đệm” cho dòng người di cư. Tuy nhiên, Mỹ được cho là không đủ nguồn lực để tạm giữ số lượng lớn người di cư theo đuổi “giấc mơ Mỹ”.Nhập cư bất hợp pháp đã trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với cử tri Mỹ. Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đã gửi thư tới Nhà trắng kêu gọi Tổng thống Joe Biden triển khai hành động hành pháp để ngăn chặn tình trạng nhập cư trái phép ở biên giới phía Nam.Ông đề nghị người đứng đầu Nhà trắng đàm phán với Mexico để khôi phục chương trình buộc người nhập cư trái phép ở lại Mexico. Các cuộc thảo luận tại Quốc hội Mỹ nhằm thắt chặt chính sách biên giới đã tăng tốc trong những tuần gần đây. Các nhà đàm phán tại Thượng viện cũng đang thảo luận nội dung thay đổi quy định về tị nạn và biên giới. Đảng Cộng hòa coi vấn đề này là một điều kiện để thông qua đề xuất của đảng Dân chủ về gói viện trợ dành cho nước ngoài trị giá 110,5 tỷ USD.Song song các biện pháp ở biên giới và với mục đích hạn chế việc đi lại bằng đường bộ, Washington đã thúc đẩy “các tuyến đường hợp pháp” đến Mỹ. Theo dữ liệu từ Văn phòng Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP), hơn 260.000 người di cư đã nhập cảnh Mỹ trong năm nay nhờ giấy phép nhân đạo. Mỹ cũng phối hợp với các quốc gia khác và Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) triển khai sáng kiến “di chuyển an toàn” nhằm hướng người di cư đến với chương trình tị nạn. Tuy nhiên, theo dữ liệu mới nhất, chỉ chưa đến 10% trong số hàng nghìn người đã đăng ký có thể tham gia chương trình này.Khó khăn về kinh tế và bất ổn chính trị chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề di cư tự do. Do đó, các nước trong khu vực xác định, ngoài những biện pháp kiểm soát biên giới, cần tìm ra phương thức tổng thể để giải quyết vấn đề người di cư từ gốc rễ.
https://nhandan.vn/chau-my-dau-dau-doi-pho-nan-di-cu-post790674.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Di cư", "ngăn chặn", "bất hợp pháp", "làn sóng", "châu mỹ" ] }
47 người của 18 gia đình bị vùi lấp trong vụ lở đất ở Vân Nam, Trung Quốc
NDO -Vụ lở đất xảy ra lúc rạng sáng ở tỉnhVân Nam, miền tây nam Trung Quốc đã vùi lấp 47 người thuộc 18 hộ gia đình.
Trang mạng của tờ Nhân dân Nhật báo (people.com.cn) dẫn nguồn tin từ Ban chỉ huy xử lý thiên tai lở đất ngày 22/1 của huyện Trấn Hùng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cho biết, vụ lở đất xảy ra lúc 5 giờ 51 phút sáng ngày 22/1 (giờ địa phương), tại thôn Trấn Thủy, thị trấn Đường Phòng, huyện Trấn Hùng, thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam.Theo xác minh ban đầu, vụlở đấtđã khiến 47 người thuộc 18 hộ gia đình ở địa phương bị vùi lấp.Tin liên quanĐộng đất tại Trung Quốc: Thương vong tiếp tục tăng, khẩn trương tìm kiếm, cứu hộNgay sau khi xảy ra vụ lở đất, cơ quan chức năng địa phương đã kích hoạt phương án ứng phó tình trạng khẩn cấp, để triển khai công tác tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ thấp dưới 0 độ C.Tính đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, hơn 300 người thuộc các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ cùng hơn 50 phương tiện đã được điều động tham gia xử lý vụ việc. Hơn 500 người dân địa phương đã được sơ tán khẩn cấp.Hiện, công tác tìm kiếm, cứu hộ vẫn đang được khẩn trương triển khai.
https://nhandan.vn/47-nguoi-cua-18-gia-dinh-bi-vui-lap-trong-vu-lo-dat-o-van-nam-trung-quoc-post793123.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung Quốc", "lở đất", "Vân Nam" ] }
Xung đột Hamas-Israel: Liên hợp quốc kêu gọi các nước tiếp tục tài trợ cho UNRWA
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh cần phải duy trì hoạt động của UNRWA để đáp ứng nhu cầu nhân đạo khẩn cấp của người dân tại Dải Gaza.
Ngày 28/1,Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterresđã kêu gọi các nước tài trợ để “bảo đảm duy trì hoạt động liên tục” của Cơ quan cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên hợp quốc (UNRWA).Ông Guterres đưa ra kêu gọi trên trong bối cảnh một số nước hiện đang tạm dừng tài trợ choUNRWAsau khi Israel cáo buộc một số nhân viên của tổ chức này có liên quan đến cuộc tấn công của phong trào Hồi giáo Hamas vào lãnh thổ Israel ngày 7/10/2023 khiến 1.200 người Israel thiệt mạng.UNRWA cho biết đã sa thải một số nhân viên và mở một cuộc điều tra về cáo buộc của Israel.Trong một tuyên bố, Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh cần phải duy trì hoạt động của UNRWA để đáp ứng nhu cầu nhân đạo khẩn cấp của người dân tại Dải Gaza.Ông cũng cho biết Liên hợp quốc đang điều tra làm rõ cáo buộc đối với một số nhân viên của UNRWA.Hiện, các quốc gia tài trợ chính cho UNRWA như Mỹ, Anh, Canada, Thụy Sĩ và Đức đã tuyên bố đình chỉ tài trợ cho tổ chức này liên quan đến cáo buộc của Israel.Trong một phản ứng, Chính quyền Palestine (PA) ngày 27/1 đã đề nghị nối lại “viện trợ tối đa” cho người dân tại Gaza.
https://nhandan.vn/xung-dot-hamas-israel-lien-hop-quoc-keu-goi-cac-nuoc-tiep-tuc-tai-tro-cho-unrwa-post794202.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Xung đột Hamas-Israel", "Liên hợp quốc", "Hamas", "Israel" ] }
Chung tay vun đắp quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Pháp
NDO -Ngày 19/12/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Pháp, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Quốc phòng đã hội kiến bà Patricia Miralles, Quốc vụ khanh Cựu chiến binh và ký ức chiến tranh Pháp. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức chiến tranh và vun đắp quan hệ hữu nghị và hợp tác.
Chào mừng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cùng Đoàn công tác đến thăm làm việc tại Pháp nhân dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ Đối tác chiến lược, bà Patricia Miralles tin tưởng rằng chuyến thăm đóng góp tích cực vào sự phát triển của mối quan hệhợp tác quốc phòng giữa hai nước.Tại hội kiến, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh, trải qua nửa thế kỷ, quan hệ giữa hai nước không ngừng được củng cố và phát triển, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất trên nhiều lĩnh vực, phù hợp với lợi ích của hai nước, đóng góp vào hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới.Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chuyển lời thăm hỏi và mời thăm chính thức Việt Nam của Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng, tới Bộ trưởng Quân đội Pháp Sébastien Lecornu. (Ảnh: Minh Duy)Nhân dịp này, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cũng chia sẻ với Quốc vụ khanh Patricia Miralles về kết quả Đối thoại Chiến lược và Hợp tác quốc phòng Việt Pháp lần thứ ba diễn ra trước đó đã thành công tốt đẹp. Qua đó, hai bên đã thống nhất những định hướng nhằm thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương thời gian tới.Đề cập đến việc hợp tác trong lĩnh vực chia sẻ ký ức chiến tranh, bà Patricia Miralles bày tỏ cảm ơn chân thành phía Việt Nam đã tạo điều kiện cho phép phía Pháp tôn tạo các nghĩa trang của binh sĩ Pháp tại Việt Nam thời gian qua và bày tỏ mong muốn được tới thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trong năm 2024.Quốc vụ khanh Patricia Miralles cho biết, quan điểm của phía Pháp là thẳng thắn nhìn nhận vào sự thật lịch sử, để tránh những sai lầm trong tương lai, hướng tới quan hệ ngày càng tốt đẹp với Việt Nam.Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam là luôn tôn trọng lịch sử, hướng tới tương lai, chung tay vun đắp xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác Việt Nam-Pháp phù hợp với quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời sẵn sàng đón bà Quốc vụ khanh sang thăm Việt Nam nhân dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ.Bên cạnh đó, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến cũng đề nghị phía Pháp nghiên cứu các hình thức hỗ trợ, giúp đỡ các cựu chiến binh và thân nhân có hoàn cảnh khó khăn của Việt Nam, cũng như phối hợp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, tư liệu lịch sử, biên soạn tài liệu giáo dục lịch sử, truyền thống cho thế hệ trẻ hai nước, trao đổi thông tin và kỷ vật chiến tranh và tổ chức hội thảo chung về các đề tài lịch sử… nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ vào năm 2024.Quốc vụ khanh Cựu chiến binh và ký ức chiến tranh Pháp nhất trí với các đề xuất của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam; tin tưởng quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển, thực chất, thực sự trở thành hình mẫu trong quan hệ Đối tác Chiến lược Việt NamPháp.Sáng cùng ngày, Đoàn Bộ Quốc phòng cũng đến thăm Tập đoàn Airbus. Lãnh đạo Tập đoàn Airbus đã đón và giới thiệu cho đoàn về Tập đoàn và cho biết sẽ tham gia Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần thứ hai tại Việt Nam trong năm 2024.
https://nhandan.vn/chung-tay-vun-dap-quan-he-huu-nghi-hop-tac-viet-nam-phap-post788413.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "bà Patricia Miralles", "Việt Nam - Pháp", "ký ức chiến tranh" ] }
Người góp phần đặt nền móng xây dựng quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam
NDO -Chiều 6/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Lào tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào (8/2/1924-8/2/2024), người góp phần đặt nền móng xây dựng quan hệ Lào-Việt Nam.
Tham dự có đồng chí Khamphan Pheuyavong, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ươngĐảng Nhân dân Cách mạng Lào; lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Lào, đại diện các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán cùng đông đảo cộng đồng người Việt Nam tại Lào.Cùng tham dự có giáo viên, học sinh trường song ngữ Lào-Việt Nam Nguyễn Du, giáo viên, sinh viên người Việt Nam đang công tác, học tập tại Lào cũng như sinh viên người Lào đang theo học tại khoa tiếng Việt thuộc trường Đại học Quốc gia Lào.Tại buổi nói chuyện, các đại biểu lắng nghe đồng chí Khamphan Pheuyavong trình bày về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Khamtay Siphandone kể từ thời niên thiếu cho đến khi tham gia phong trào cách mạng Lào. Đồng chí đã kinh qua nhiều vị trí quan trọng và trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước Lào.Quang cảnh buổi nói chuyện chuyên đề. Ảnh: Hải TiếnChủ tịch Khamtay Siphandone là người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược, đường lối đấu tranh chống thực dân Pháp, thông qua việc coi công tác xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng căn cứ địa cách mạng, trên cơ sở lấy nhân dân, dựa vào nhân dân để tiến hành đấu tranh; là một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên gây dựng phong trào và khai phá con đường cách mạng Lào; là người chỉ huy và đảm đương nhiều vị trí quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù giành độc lập cho dân tộc, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào ngày nay.Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào nhấn mạnh, năm 1947, Chủ tịch Khamtay Siphandone đã gặp đồng chí Phạm Văn Đồng tại tỉnh Quảng Ngãi. Trong lần gặp này, hai bên đã thống nhất về chính sách, hình thức và cách thức phối hợp giúp đỡ lẫn nhau cùng chiến đấu chống lại thực dân Pháp vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của hai nước. Đây là cuộc gặp có ý nghĩa quan trọng, là dấu mốc góp phần hình thành liên minh chiến đấu Lào-Việt Nam.Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khẳng định, Chủ tịch Khamtay Siphandone là một trong những nhà lãnh đạo đặt nền móng trong quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam, có những đóng góp quan trọng cả về trí tuệ và tư tưởng trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Lào, đã góp phần không nhỏ vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào-Việt Nam mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
https://nhandan.vn/nguoi-gop-phan-dat-nen-mong-xay-dung-quan-he-dac-biet-lao-viet-nam-post795626.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "đồng chí Khamtay Siphandone", "đồng chí Khamphan Pheuyavong", "Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào", "cộng đồng người Việt Nam tại Lào" ] }
Đề xuất nối lại thỏa thuận trao đổi con tin ở Trung Đông
Truyền thông Trung Đông dẫn nguồn tin từ phía Palestine cho biết Qatar đã đưa ra đề xuất mới nhằm nối lại thỏa thuận trao đổi con tin giữa Israel và lực lượng Hamas nhằm tạo điều kiện cho một lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Các cuộc đàm phán đã đề cập đến việc thả các con tin Israel để đổi lấy vài ngày ngừng bắn nhân đạo ở Gaza cũng như phóng thích các tù nhân Palestine và cho phép họ rời khỏi Israel.Qatar đang tìm cách để trả tự do cho ba sĩ quan cấp cao Israel để đổi lấy việc trả tự do cho một số tù nhân Palestine đang thụ án chung thân trong các nhà tù của Israel.Những nỗ lực ngoại giao mới của Qatar được đưa ra sau khi ba binh sĩ Israel, vốn bị Hamas bắt giữ, nhưng sau đó được cho là đã bị quân đội Israel vô tình khiến họ thiệt mạng trong cuộc giao tranh ở Gaza.Vụ việc chưa từng có tiền lệ này đã gây ra những tranh cãi ở Israel và dẫn đến việc gia tăng áp lực đối với chính phủ nước này về việc phải giải cứu 129 con tin còn lại.Trong khi đó, lực lượng Hamas đã từ chối tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán mới nào với Israel trừ khi Israel chấm dứt cuộc tấn công vào Gaza. Trước đó, Qatar và Ai Cập đã làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn nhân đạo kéo dài bảy ngày khi Hamas thả khoảng 86 con tin Israel và 24 con tin là người nước ngoài từ Gaza.Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ Bộ trưởng Ngoại giao Hakan Fidan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken và đề nghị Washington sử dụng ảnh hưởng để ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel vào Gaza và Bờ Tây.Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tình hình ở Gaza và Bờ Tây đang trở nên trầm trọng do các cuộc tấn công của Israel, nhấn mạnh Israel nên ngồi vào bàn đàm phán để thảo luận về giải pháp hai nhà nước sau khi đạt được lệnh ngừng bắn hoàn toàn.Theo thống kê của giới chức y tế tại Gaza, vùng lãnh thổ này đã bị Israel bao vây và bắn phá với quy mô lớn kể từ ngày 7/10 cho đến nay đã khiến khoảng 19.000 người Palestine thiệt mạng, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Phía Israel cũng có gần 1.200 người thiệt mạng.Theo Hiệp định Oslo năm 1994, Israel đại diện cho chính quyền Palestine thu thuế tại Bờ Tây và chuyển số tiền thu được cho chính quyền Palestine hằng tháng. Một phần số tiền này được chính quyền Palestine chi trả cho các chi phí tại Dải Gaza, bao gồm tiền lương của các nhân viên y tế.Đầu tháng 11 vừa qua, nội bộ Israel đã nảy sinh bất đồng ý kiến về việc có nên bàn giao một số khoản thu thuế tại Bờ Tây cho chính quyền Palestine hay không.
https://nhandan.vn/de-xuat-noi-lai-thoa-thuan-trao-doi-con-tin-o-trung-dong-post788175.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Dải Gaza", "trao đổi con tin", "lực lượng Hamas" ] }
Nâng cao vai trò của châu Phi trong giải quyết các thách thức toàn cầu
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra tại Ấn Độ mới đây, đã chính thức thông báo về việc cấp tư cách thành viên thường trực cho Liên minh châu Phi (AU). Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt với châu lục này, mang lại một khuôn khổ thuận lợi để Lục địa đen đóng góp hiệu quả vào nỗ lực của thế giới giải quyết những thách thức toàn cầu.
Ý tưởng kết nạp AU vào G20 lần đầu tiên được Tổng thống Mỹ Joe Biden (G.Bai-đơn) đưa ra vào ngày 15/12/2022. Theo ông Biden, đây là một nỗ lực nhằm phục hồi mối quan hệ với một khu vực từng bị bỏ quên.Chủ tịch Ủy ban AU Moussa Faki Mahamat (M.A.Ma-ha-mát) đã hoan nghênh việc AU gia nhập G20 và theo ông, tư cách thành viên này sẽ cung cấp một khuôn khổ thuận lợi để tăng cường vận động sự ủng hộ của châu Phi, cũng như thúc đẩy những đóng góp hiệu quả của châu lục này vào nỗ lực giải quyết các thách thức toàn cầu.Đánh giá ý nghĩa sự kiện, Tổng thống Kenya William Ruto (U.Ru-tô) cho rằng, việc AU gia nhập G20 sẽ mang lại tiếng nói và tầm nhìn cho những lợi ích và quan điểm của châu Phi trong tổ chức quan trọng này. Ông nhấn mạnh, với việc AU sẵn sàng phát triển trong những năm tới, một ghế thành viên sẽ cho phép khu vực này định hình các quyết định của G20 nhằm bảo đảm nâng cao lợi ích của lục địa.Tổng thống Nigeria Bola Ahmed Tinubu (A.Ti-nu-bu) nhấn mạnh rằng, châu Phi mong muốn thúc đẩy hơn nữa khát vọng của mình trên trường quốc tế với sự hỗ trợ của G20.Là một trong những tổ chức khu vực lớn nhất thế giới, AU có tổng cộng 55 thành viên. Các nước AU có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khoảng 3.000 tỷ USD và dân số hơn 1,4 tỷ người. Trong 7 năm qua, AU đã tích cực vận động để có được tư cách thành viên đầy đủ trong G20.Quyết định của G20 kết nạp liên minh của hơn 50 quốc gia châu Phi là sự công nhận đáng kể về khả năng toàn cầu hóa ngày càng tăng của châu Phi. Trước khi kết nạp AU, các nước G20 chiếm 85% sản lượng kinh tế thế giới và 75% thương mại thế giới, đồng thời chiếm hai phần ba dân số toàn cầu.Việc AU tham gia G20 sẽ cho phép châu lục này tham dự sâu hơn vào nhiều vấn đề quốc tế chung như kinh tế, khí hậu, chính sách y tế và an ninh quốc gia, trao thêm cơ hội cho các quốc gia châu Phi trong việc đưa ra giải pháp cho những thách thức toàn cầu đang tác động đến chính họ, từ biến đổi khí hậu, an ninh lương thực đến sức khỏe cộng đồng. Việc giải quyết những thách thức này đòi hỏi các hành động tập thể trong khuôn khổ hợp tác G20.AU trở thành thành viên chính thức của G20 là một cơ hội tuyệt vời để các nước châu Phi củng cố vị thế của mình hơn nữa trong hệ thống kinh tế và thương mại toàn cầu, nhất là dưới sự thành lập của Khu vực Thương mại tự do châu Phi. G20 được hy vọng sẽ giúp các sản phẩm của châu Phi thâm nhập thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, điều này cũng đặt châu Phi trước thách thức phải tăng cường nỗ lực và cam kết hướng tới công nghiệp hóa.Để có thể bắt kịp mức tăng trưởng của các đối tác, các nước châu Phi cần gia tăng giá trị cho nguyên liệu thô của mình để tăng doanh thu xuất khẩu. Châu Phi cũng cần một chiến lược tối đa hóa lợi ích khi tham gia các tổ chức toàn cầu. Ngoài tư cách thành viên, lục địa này cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn trong các quyết định có ảnh hưởng đến sự phát triển của châu lục mà không chịu tác động từ bên ngoài.Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự G20 năm 2023, bao gồm đẩy nhanh hành động về khí hậu, giảm tác động của địa chính trị đối với an ninh lương thực và năng lượng, cung cấp thêm tín dụng cho các nước đang phát triển thông qua các thể chế đa phương và tái cấu trúc nợ toàn cầu… Nền tảng G20-châu Phi sẽ thúc đẩy hành động nhằm đối phó các thách thức toàn cầu và được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Lục địa đen.
https://nhandan.vn/post-776178.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "G20", "AU", "châu Phi" ] }
Lào thu 1,4 tỷ USD từ xuất khẩu nông sản trong năm 2023
NDO -Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào, trong năm 2023, nước này thu về hơn 1,4 tỷ USD từxuất khẩunông sản, tăng 20,18% so với mục tiêu đề ra.
Thứ trưởng Nông nghiệp và Lâm nghiệp Lào Thongphat Vongmany cho biết, giá trị sản xuất nông-lâm nghiệp của Lào tăng 3,4% trong năm 2023, chiếm 21,4% tổng sản phẩm quốc nội của nước này.Lào hiện có khoảng 9,74 triệu tấn cây trồng đã được thu hoạch, vượt mục tiêu 3,7%, trong đó năng suất khoai tây tăng 28,62%, cà phê tăng 7,5%, chuối tăng 16,7% và mía tăng 10,1%.Bên cạnh đó,Làohiện có 2.261 trang trại chăn nuôi, tăng 123 trang trại so với năm 2022, bao gồm 55 trang trại chăn nuôi gia súc, 34 trang trại lợn và 18 trang trại gia cầm với hơn 6,5 triệu con gia súc, gia cầm, cung cấp 41% lượng thịt của cả nước.Việc tích cực đàm phán thương mại về xuất khẩu nông sản của Chính phủ Lào thời gian qua đã giúp nâng tổng số sản phẩm xuất khẩu của Lào lên 64 loại sản phẩm, nhiều hơn 16 loại so với năm 2022. Trong đó, 33 loại sản phẩm được xuất khẩu sang Trung Quốc, bao gồm 30 loại sản phẩm từ cây trồng và ba loại sản phẩm từ động vật.Lào cũng xuất khẩu 16 loại cây trồng và thực vật cho Việt Nam; 15 loại cây trồng và thực vật cho Thái Lan. Liên minh châu Âu (EU) cũng mở cửa với tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp của Lào khi bảo đảm tuân thủ các quy định nhập khẩu của EU.Các sản phẩm nông nghiệpxuất khẩuchính của Lào là chuối, cao su, sắn, mía, gia súc. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Lào.Mặt khác, nông dân và nhà sản xuất ở Lào hiện vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn do chi phí sản xuất tăng mạnh, chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng vọt. Ngoài ra, giá máy móc, phân bón và thức ăn chăn nuôi cũng tăng mạnh do các mặt hàng này phải nhập khẩu và phải thanh toán bằng ngoại tệ trong bối cảnh đồng kip Lào tiếp tục mất giá.
https://nhandan.vn/lao-thu-14-ty-usd-tu-xuat-khau-nong-san-trong-nam-2023-post795227.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "xuất khẩu nông sản", "Lào", "chăn nuôi gia súc", "chăn nuôi gia cầm" ] }
Học giả Argentina ca ngợi ngày thống nhất đất nước 30/4 của Việt Nam
Học giả Argentina cho rằng, trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.
Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Buenos Aires nhân kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), ông Ramoneda nhấn mạnh,chiến dịch Hồ Chí Minhcủa dân tộc Việt Nam toàn thắng là minh chứng cho ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh đại đoàn kết không gì lay chuyển của dân tộc Việt Nam.Sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình củaĐảng Cộng sản Việt Namlà nhân tố quyết định mọi thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ độc lập, tự do và chủ quyền đất nước.Tin liên quanChiến thắng Trảng Bom mở màn Chiến dịch Hồ Chí Minh ở hướng đôngTrong suốt chiều dài đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, cũng như trong công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước sau khi miền Nam được giải phóng và tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn thể hiện khả năng thích ứng linh hoạt với điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chuyên gia Argentina nhận định.Ông Ramoneda cho rằng trên nền tảng chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam đã xây dựng đất nước ngày một phát triển, vị thế trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao.Trong những thập kỷ qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn ở mức cao, đời sống của người dân được cải thiện đáng kể.Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra mục tiêu đưa đất nước trở thành một quốc gia phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045.Ông Ezequiel cho biết trong bài viết nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọngđã khẳng định quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, tất cả vì lợi ích của nhân dân.Nhân dân chính là mục tiêu, là động lực của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản được phát huy cao độ dựa trên sức mạnh của nhân dân.Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định khơi dậy, phát huy vai trò to lớn của nhân dân trong tiến trình cách mạng ở Việt Nam.Theo ông Ramoneda, trên bình diện quốc tế, vai trò và vị thế của Việt Nam cũng ngày càng được khẳng định.Việt Nam có nhiều đóng góp hiệu quả và đảm nhiệm thành công vai trò chủ chốt tại các tổ chức, diễn đàn, đặc biệt là Liên hợp quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).Việt Nam chủ động đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo ở các tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng, nhất là: ASEAN, ASEM, APEC, Liên hợp quốc, nhóm các nước G7, G20... Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu.
https://nhandan.vn/hoc-gia-argentina-ca-ngoi-ngay-thong-nhat-dat-nuoc-304-cua-viet-nam-post806382.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Chiến dịch Hồ Chí Minh", "Đảng Cộng sản Việt Nam", "Thống nhất đất nước", "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng", "học giả Argentina" ] }
WHO báo động về tình trạng béo phì toàn cầu
Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì và đáng báo động là số người béo phì đã tăng gấp 4 lần kể từ năm 1990 đến nay.
Đây là những con số ước tính được nêu trong một nghiên cứu do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu phối hợp thực hiện.Được công bố vài ngày trước Ngày thế giới phòng chống béo phì (4/3), nghiên cứu nêu bật thực trạng béo phì trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia, trong đó có cả nhiều nước thu nhập thấp và trung bình trước đây phải vật lộn với tình trạng suy dinh dưỡng. Nghiên cứu cũng chỉ rõ thực tế trẻ vị thành niên và trẻ em là nhóm người có tỷ lệ người béo phì gia tăng nhanh hơn nhóm người trưởng thành.Để có được con số ước tính 1 tỷ nêu trên, các nhà nghiên cứu đã phân tích số đo cân nặng và chiều cao của hơn 220 triệu người ở hơn 190 quốc gia. Họ ước tính rằng 504 triệu phụ nữ trưởng thành và 374 triệu nam giới bị béo phì vào năm 2022. Nghiên cứu cho biết tỷ lệ béo phì ở nam giới đã tăng gần gấp 3 lần (14%) kể từ năm 1990 và tăng hơn gấp đôi ở nữ giới (18,5%). Theo nghiên cứu, khoảng 159 triệu trẻ em và thanh thiếu niên phải sống chung với bệnh béo phì vào năm 2022, tăng từ khoảng 31 triệu vào năm 1990.Điều đáng quan ngại là số người mắc béo phì mới đang gia tăng nhanh chóng. Con số biểu tượng 1 tỷ người mắc căn bệnh này từng được WHO dự báo sẽ là hiện thực của năm 2030 nhưng cột mốc này đã đến nhanh hơn nhiều.Trước nghiên cứu trên, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh béo phì trong mọi giai đoạn phát triển của con người thông qua chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và chăm sóc đầy đủ khi cần thiết. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của sự hợp tác của khu vực tư nhân trong cuộc chiến chống “đại dịch” béo phì này, cho rằng khu vực này phải chịu trách nhiệm về những tác động sức khỏe do sản phẩm của họ gây ra.Ông nêu biện pháp cụ thể để hiện thức hóa mục tiêu giảm tỷ lệ béo phì toàn cầu như thực hiện các biện pháp thuế đối với các sản phẩm có hàm lượng đường cao và thúc đẩy các bữa ăn lành mạnh tại trường học. Kết hợp với đó, các chuyên gia cho rằng việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường cũng góp phần chống bèo phì.Béo phì không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều nguy cơ như mắc các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ, xơ gan, các bệnh lý cơ xương khớp, vô sinh… Béo phì và thừa cân cũng làm tăng nguy cơ tử vong hơn so với những bệnh nhân có cân nặng bình thường. Trong đại dịchCovid-19, béo phì cũng là nguyên nhân làm gia tăng số ca tử vong.
https://nhandan.vn/who-bao-dong-ve-tinh-trang-beo-phi-toan-cau-post798196.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "béo phì", "WHO" ] }
[Ảnh] Dấu mốc mới của quan hệ giữa hai tờ báo Đảng Việt Nam-Trung Quốc
NDO -Trong các ngày từ 21 đến 26/4, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân do đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam dẫn đầu,thăm và làm việc tại Trung Quốctheo lời mời của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, tạo dấu mốc mới trong quan hệ giao lưu, hợp tác giữa hai tờ báo Đảng, đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.
Tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, đồng chí Lý Thư Lỗi, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tiếp thân mật đồng chí Lê Quốc Minh và Đoàn.Đồng chí Lý Thư Lỗi nhiệt liệt chào mừng và đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân trong việc đẩy mạnh hơn nữa giao lưu, hợp tác giữa hai cơ quan báo Đảng ở Trung ương, đóng góp vào tăng cường sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa hai nước.Quang cảnh buổi tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Đoàn đã đến thăm trụ sở tòa soạnNhân dân nhật báo. Trong ảnh, các đồng chí lãnh đạo Nhân dân nhật báo đón Đoàn.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Đoàn đã đến thăm trụ sở tòa soạn Nhân dân nhật báo. Trong ảnh, các đồng chí lãnh đạo Nhân dân nhật báo cùng Đoàn tham quan khuôn viên tòa soạn.Lãnh đạo hai bên chụp ảnh lưu niệm. Trong ảnh, từ phải sang trái, lần lượt là Tổng Biên tập Nhân dân nhật báo Vu Thiệu Lương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh, Xã trưởng Nhân dân nhật báo Đà Chấn, Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Đinh Như Hoan và Phó Tổng Biên tập Nhân dân nhật báo Thôi Sỹ Tân.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Đoàn tham quan mô hình tòa soạn hội tụ của Nhân dân nhật báo.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh chia sẻ về những đổi mới của Báo Nhân Dân trong những năm qua, khi tham quan studio sản xuất các sản phẩm truyền thông mới của Nhân dân nhật báo.Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh và Xã trưởng Nhân dân nhật báo Đà Chấn đã tiến hành hội đàm. Hai bên nhất trí đẩy mạnh hợp tác, trao đổi giữa lãnh đạo và giữa các ban chuyên môn, ấn phẩm, phóng viên, biên tập viên trẻ, đưa mối quan hệ giữa hai tờ báo Đảng ngày càng thiết thực, hiệu quả, xứng tầm với quan hệ hai Đảng, hai nước.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú tại Trung Quốc. Trong ảnh là Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Công sứ Ninh Thành Công (bên phải).Tổng Biên tập Lê Quốc Minh và Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú tại Trung Quốc.Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân cùng đại diện lãnh đạo Đại sứ quán chụp ảnh lưu niệm tại tượng Bác Hồ trong khuôn viên Đại sứ quán.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân đã đếnthăm khu tự trị Tây Tạng, tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế-xã hội, bảo tồn văn hóa và phát triển truyền thông, báo chí của địa phương. Trong ảnh, đồng chí Lê Quốc Minh và Đoàn làm việc với đồng chí Uông Hải Châu, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên truyền Đảng ủy khu tự trị Tây Tạng và lãnh đạo Tây Tạng nhật báo, cơ quan thường trú Nhân dân nhật báo tại Tây Tạng.Tổng Biên tập Lê Quốc Minh trao tặng phẩm của Báo Nhân Dân cho đồng chí Uông Hải Châu.Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo khu tự trị Tây Tạng.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân đã khảo sát một số đơn vị kinh tế-văn hóa ở thành phố Bắc Kinh và khu tự trị Tây Tạng. Trong ảnh, Đoàn tìm hiểu về công tác bảo tồn di tích tại Cố Cung-Tử Cấm Thành ở thành phố Bắc Kinh.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân đã khảo sát một số đơn vị kinh tế-văn hóa ở thành phố Bắc Kinh và khu tự trị Tây Tạng. Trong ảnh, Đoàn khảo sát tình hình phát triển du lịch văn hóa, bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống tại thành phố Lhasa.Trong khuôn khổ chuyến thăm, Đoàn đại biểu Báo Nhân Dân đã khảo sát một số đơn vị kinh tế-văn hóa ở thành phố Bắc Kinh và khu tự trị Tây Tạng. Trong ảnh, Đoàn khảo sát tình hình bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái ở thành phố Lhoka, Tây Tạng.
https://nhandan.vn/anh-dau-moc-moi-cua-quan-he-giua-hai-to-bao-dang-viet-nam-trung-quoc-post806852.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:48", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:48", "tags": [ "Trung Quốc", "Nhân dân nhật báo", "Tổng Biên tập Lê Quốc Minh", "Báo Nhân Dân", "báo Đảng", "Quan hệ chính trị" ] }
Sụt lún đường cao tốc khiến 19 người thiệt mạng ở Quảng Đông, Trung Quốc
NDO -Một vụ sụt lún đường cao tốc nghiêm trọng xảy ra ở Quảng Đông khiến 18 ô-tô rơi xuống vực và 19 người thiệt mạng.
Theo truyền thôngTrung Quốc, vào hồi 2 giờ 10 phút sáng ngày 1/5 giờ địa phương, đã xảy ra vụsụt lúnmặt đường nghiêm trọng ở đoạn Chayang trên cao tốc Longmei từ tỉnh Quảng Đông đi tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, với chiều dài và diện tích sụt lún là 17,9m và 184,3m2.Tính đến 11 giờ 45 phút sáng, đã phát hiện 18 ô-tô cùng 49 người bị rơi xuống vực, trong đó 19 người thiệt mạng, 30 người bị thương hiện đang được điều trị tại bệnh viện và không còn nguy hiểm đến tính mạng.Sau khi xảy ratai nạn, chính quyền tỉnh Quảng Đông đã lập tức thành lập Ban chỉ huy cứu hộ cứu nạn, hơn 500 nhân viên cứu hộ từ các đơn vị công an, ứng phó khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy, y tế, giao thông... đã đến hiện trường triển khai công tác cứu hộ.Tin liên quanTrung Quốc hoàn thành tuyến đường sắt cao tốc đến gần biên giới với Việt NamCó thể mưa to liên tục đã ảnh hưởng đến địa chất đường cao tốc Longmei đoạn Km11+900, khiến mặt đường bị sụt lún tự nhiên. Hiện cao tốc này đã dừng lưu thông hai chiều.Hôm nay là ngày đầu tiên trong kỳ nghỉ lễ Ngày Quốc tế Lao động 1/5 kéo dài 5 ngày từ 1-5/5, nhiều người dân có kế hoạch tự lái ô-tô đi du lịch trong khi hệ thống đường cao tốc sẽ không thu phí đối với ô-tô từ 7 chỗ trở xuống.
https://nhandan.vn/sut-lun-duong-cao-toc-khien-19-nguoi-thiet-mang-o-quang-dong-trung-quoc-post807363.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Trung Quốc", "Quảng Đông", "cao tốc", "tai nạn" ] }
Sự kiện định hướng chiến lược phát triển mới của Belarus
NDO -Theo Đại sứ quán Belarus tại Việt Nam, vào ngày 25/2/2024, tạiBelarussẽ diễn ra một sự kiện có tầm quan trọng lớn đối với sự phát triển chính trị trong và ngoài nước của nhà nước Belarus - Ngày bầu cử duy nhất.
Người dân sẽ bầu ra 110 đại biểu Hạ viện Quốc hội. Quốc hội là Nghị viện của Belarus, bao gồm 2 viện: Hạ viện và Hội đồng Cộng hòa. Các thành viên Hạ viện được bầu theo đa số phiếu bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra vào năm 2019. Người dân cũng sẽ bầu ra 12.514 đại biểu Hội đồng đại biểu địa phương (cơ quan chính quyền địa phương), vốn được bầu theo đa số phiếu bầu với nhiệm kỳ 5 năm.Cuộc bầu cử gần đây nhất diễn ra vào năm 2018; vào năm 2021 nhiệm kỳ của họ được kéo dài đến năm 2024.Các chiến dịch bầu cử này được tổ chức nhằm định hướng phát triển chiến lược mới mà người dân Belarus đã xác định ở cấp độ hiến pháp vào năm 2022.Tổng số người được đề cử vào Hạ viện là 298 ứng cử viên, trong đó có 265 ứng cử viên đã đăng ký. Tổng cộng có 18.996 ứng cử viên được đề cử vào đại biểu Hội đồng đại biểu địa phương, trong đó 18.802 người sẽ tiếp tục tranh cử quyền ủy trị.Đảng Belarus “Belaya Rus”, Đảng Cộng sản Belarus, Đảng Cộng hòa Lao động và Công lý, và Đảng Dân chủ Tự do Belarus đã đề cử ứng cử viên của họ cho cuộc bầu cử. Các ứng cử viên ngoài đảng cũng tham gia bầu cử.Có 27.790 quan sát viên trong nước được công nhận, cũng như 294 quan sát viên quốc tế. Cuộc bầu cử sẽ được quan sát bởi các đại diện đến từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, bao gồm Hội đồng Liên nghị viện của các Quốc gia Thành viên CIS, Hội đồng Nghị viện của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, Hội đồng Nghị viện của Liên minh của Belarus và Nga, Ủy ban Thường vụ Liên minh. 11 quan sát viên được công nhận từ các cơ quan bầu cử trung ương của Azerbaijan, Armenia, Nga, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Kazakhstan, 22 quan sát viên từ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.Bầu cử không chỉ là việc thành lập các cơ quan đại diện quyền lực mà còn là cơ chế đoàn kết, thống nhất nhân dân.Chủ quyền bầu cử của Cộng hòa Belarus sẽ được đảm bảo thông qua việc tổ chức các cuộc bầu cử công bằng, cởi mở và khách quan.
https://nhandan.vn/su-kien-dinh-huong-chien-luoc-phat-trien-moi-cua-belarus-post797417.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Hạ viện", "Hội đồng Cộng hòa", "Đảng Cộng sản Belarus", "RUS", "Nghị viện", "Quan sát viên", "Cộng đồng các quốc gia độc lập", "Belarus" ] }
Thế giới lên án mạnh mẽ hành động tấn công khủng bố tại Nga
Cộng đồng thế giới đã đồng loạt lên ánvụ tấn công khủng bốnhằm vào khán phòng hòa nhạc trong trung tâm thương mại Crocus City Hall gần thủ đô Moskva của Nga vào tối 22/3 theo giờ địa phương.
Trong một tuyên bố, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc, ông Stephane Dujarric, cho biết Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres lên án vụ tấn công khủng bố bằng “ngôn từ mạnh mẽ nhất”. Trước đó, đích thân ông Guterres cũng đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình các nạn nhân, người dân và chính phủ Nga. Ông chúc những người bị thương nhanh chóng hồi phục. Cùng ngày, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc lên án vụ tấn công khủng bố là “ghê tởm và hèn hạ”.Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước châu Âu cũng lên án vụ tấn công đẫm máu tại Mosvka. Nhà Trắng gửi lời chia buồn tới các nạn nhân và cho biết đang cố gắng thu thập thêm thông tin.Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Tâm trí của chúng tôi hướng về các nạn nhân của vụ tấn công khủng khiếp này. Những hình ảnh thật khủng khiếp và khó xem”. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni lên án vụ tấn công khủng bố bằng những ngôn từ mạnh mẽ và cho rằng hành động giết hại người dân vô tội ở Moskva là không thể chấp nhận được.Trong khi đó, một số nước châu Mỹ như Mexico, Argentina, Brazil, Chile, Colombia và Bolivia bày tỏ tình đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nga. Nhóm phóng viên TTXVN tại châu Mỹ cho biết Bộ Ngoại giao Argentina ra thông cáo phản đối vụ tấn công khủng bố tại trung tâm Crocus City Hall làm hàng chục người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Thông cáo nhấn mạnh “Argentina lên án mạnh mẽ và phản đối vụ tấn công khủng bố”, đồng thời chia buồn sâu sắc với “gia đình các nạn nhân” và mong muốn những người bị thương sẽ nhanh chóng hồi phục.Trên mạng xã hội X, Bộ Ngoại giao Mexico (SRE) nêu rõ nước này cực lực phản đối mọi hành động bạo lực nhằm vào người dân vô tội. Tuyên bố nêu rõ vụ tấn công là “hành động khủng bố man rợ”. Mexico muốn thể hiện tình đoàn kết và sẵn sàng hỗ trợ Nga. Chính phủ Brazil và Chile cũng cực lực lên án vụ tấn công và bày tỏ tình đoàn kết với gia đình các nạn nhân ở Nga. Bộ ngoại giao Brazil cho biết trong số các nạn nhân không có công dân nước này.Tổng thống Colombia, Gustavo Petro, cầu mong hòa bình cho các dân tộc Slav và cho thế giới. Tổng thống Bolivia, Luis Arce, bày tỏ tình đoàn kết và chia buồn với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người dân Nga và gia đình các nạn nhân. Ông kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng lên tiếng phán đối vụ tấn công “thảm khốc”.Trong khi đó, theo cập nhật mới nhất từ một số nguồn tin tại Nga, tổng số người thiệt mạng trong vụ tấn công đã lên tới 62 người. Hiện lực lượng chức năng Nga vẫn chưa tìm kiếm được hết tất cả các phòng trong khu tổ hợp Crocus City Hall và số người thiệt mạng còn có thể còn tăng lên.Theo tờ New York Times của Mỹ, trước đó, các quan chức chống khủng bố của nước này đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc tấn công tại Nga. Từ tháng 3, Mỹ đã thu thập được thông tin tình báo nói rằng Nhà nước Hồi giáo-Khorasan (còn gọi là ISIS-K), một chi nhánh của nhóm có trụ sở tại Afghanistan, đã hoạt động tại Nga trong thời gian qua và lên kế hoạch tấn công ở nước này. Ngoài cảnh báo công khai, các quan chức tình báo Mỹ cũng đã thông báo riêng với giới chức Nga về một cuộc tấn công tiềm tàng có thể xảy ra.
https://nhandan.vn/the-gioi-len-an-manh-me-hanh-dong-tan-cong-khung-bo-tai-nga-post801213.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Crocus City Hall", "tấn công khủng bố tại Nga", "thế giới lên án", "Moskva" ] }
Mỹ và Hàn Quốc đàm phán về chia sẻ chi phí quốc phòng
Trưởng đoàn đàm phán củaMỹ với Hàn Quốcvề vấn đề chia sẻ chi phí cho quân đội Mỹ đóng tại Hàn Quốc Linda Specht cho biết, các quan chức hai nước đã vạch ra tầm nhìn của mỗi bên về thỏa thuận mới trong việc chia sẻ chi phí để duy trì hoạt động của Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) trong tương lai. Đây là kết quả đạt được tại vòng đàm phán đầu tiên giữa phái đoàn hai nước diễn ra ở thành phố Honolulu (Hawaii) trong tuần này.
Trong một tuyên bố, bà Specht cho biết: “Cam kết tăng cường khả năng sẵn sàng tư thế phòng thủ kết hợp cho thấy sức mạnh lâu dài của liên minh Mỹ-Hàn”, đồng thời khẳng định hai bên sẽ tiếp tục tham vấn bất cứ khi nào cần để tiếp tục thúc đẩy và duy trì quan hệ đồng minh theo Hiệp định đặc biệt về chia sẻ chi phí quân sự Mỹ-Hàn (SMA) lần thứ 12.Vòng đàm phán nêu trên diễn ra từ ngày 23 đến 25/4. Phái đoàn Mỹ do bà Specht, cố vấn cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn, cùng các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và đại diện lực lượng đồn trú Mỹ tại Hàn Quốc. Về phía Hàn Quốc do Trưởng đoàn đàm phán chia sẻ chi phí quân sự Mỹ-Hàn thuộc Bộ Ngoại giao Lee Tae-woo dẫn đầu cùng các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Tài chính, Cơ quan quản lý chương trình mua sắm quốc phòng (DAPA).SMA là hiệp định về mức gánh vác của Seoul trong chi phí cho lực lượng quân đội Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc. Mức đóng góp của Seoul được chia làm 3 hạng mục là chi phí nhân công (tiền lương tuyển dụng nhân lực người Hàn tại căn cứ đồn trú của Mỹ), chi phí xây dựng (bên trong căn cứ quân đội Mỹ), chi phí hỗ trợ hậu cần quân sự. Theo Hiệp định SMA lần thứ 11, mức gánh vác của Hàn Quốc năm 2021 là 858,8 triệu USD, tăng 13,9% so với năm trước. Mức đóng góp 4 năm tiếp theo được phản ánh theo mức tăng ngân sách quốc phòng hằng năm của Seoul.
https://nhandan.vn/my-va-han-quoc-dam-phan-ve-chia-se-chi-phi-quoc-phong-post806952.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Mỹ-Hàn", "Mỹ", "Hàn Quốc", "chi phí quốc phòng", "Lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK)" ] }
Phong trào Hamas ngừng đàm phán ngừng bắn với Israel
Nguồn tin giấu tên khẳng định, Hamas sẽ không tiến hành đàm phán về vấn đề này trong bối cảnh Israel tiếp tục leo thang quân sự cũng như "ám sát có hệ thống" nhằm vào các lãnh đạo của phong trào này.
Các nguồn tin Palestine cho biết,phong trào Hamasthông báo đã dừng đàm phán ngừng bắn với Israel sau khi phó thủ lĩnh phong trào này, ông Saleh al-Arouri, thiệt mạng trong một vụ tấn công của Israel tại Liban tối 2/1.Nguồn tin giấu tên cho biết, Hamas đã thông báo với đại diện của Qatar và Ai Cập - hai nước trung gian - về việc dừng đàm phán về mộtthỏa thuận ngừng bắn.Nguồn tin khẳng định, Hamas sẽ không tiến hành đàm phán về vấn đề này trong bối cảnh Israel tiếp tục leo thang quân sự cũng như "ám sát có hệ thống" nhằm vào các lãnh đạo của phong trào này.Trước đó, một nguồn tin Hamas cho biết nhiều trợ thủ của ông Al-Arouri cũng đã thiệt mạng trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Israel nhằm vào một văn phòng của Hamas ở ngoại vi phía nam thủ đô Beirut của Liban. Trong một tuyên bố, Hamas xác nhận 7 thành viên đã thiệt mạng trong vụ việc này.Tin liên quanXung đột giữa Hamas-Israel: Hơn 22.000 người Palestine đã thiệt mạngLực lượng Hezbollah ở Liban đã lên án vụ tấn công, khẳng định đây là dấu hiệu của "một diễn biến nguy hiểm" trong xung đột hiện nay giữaIsrael và Hamas.Thủ tướng Liban Najib Mikati cũng chỉ trích mạnh mẽ vụ việc, nhận định diễn biến sẽ khiến Liban không thể tránh khỏi bị đẩy vào giai đoạn đối đầu mới, sau các vụ tấn công diễn ra hàng ngày ở khu vực biên giới phía nam, gây nhiều thương vong.Hiện phía Israel vẫn không bình luận về vụ tấn công, dù giới truyền thông nước này dẫn lời các quan chức cấp cao khẳng định Israel đã được đặt trong tình trạng báo động cao, trước khả năng sẽ bị tấn công "trả đũa".Ông al-Arouri, 57 tuổi, được xem là một trong những lãnh đạo Hamas nổi bật hiện nay, và là người sáng lập Lữ đoàn al-Qassam - nhánh vũ trang của Hamas.Phó phát ngôn viên của Tổng thư ký Guterres, Florencia Soto Nino, đã cảnh báo về nguy cơ xung đột hiện nay sẽ lan rộng hơn trong khu vực.Tổng thư ký Liên hợp hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và thực hiện các bước cấp bách để giảm căng thẳng.
https://nhandan.vn/phong-trao-hamas-ngung-dam-phan-ngung-ban-voi-israel-post790433.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Xung đột Israel-Hamas", "Lệnh ngừng bắn", "Thỏa thuận ngừng bắn" ] }
Liên hợp quốc kêu gọi bảo đảm viện trợ tới Gaza
Trong bối cảnh người dân tạiDải Gazarơi vào cảnh thiếu lương thực nghiêm trọng,Liên hợp quốctiếp tục kêu gọi bảo đảm hàng viện trợ tới khu vực này. Ngày 12/3, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) thông báo, hàng cứu trợ đủ cho 25.000 người đã vào được thành phố Gaza. Đây là chuyến hàng viện trợ được vận chuyển thành công đầu tiên kể từ ngày 20/2.
Cùng ngày,Liên hợp quốchoan nghênh việc tàu cứu trợ Open Armas đã rời cảng ở Cyprus hướng đếnGaza, mang theo 200 tấn hàng viện trợ. Hoạt động này nằm trong chương trình mở tuyến đường biển vận chuyển hàng cứu trợ cho người Palestine có nguy cơ rơi vào nạn đói. Tuy nhiên, theo Liên hợp quốc, hoạt động nêu trên không thể thay thế vận chuyển lương thực và hàng viện trợ khẩn cấp bằng đường bộ vào Gaza.Người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza trong bối cảnh số trẻ em thiệt mạng trong xung đột đã cao hơn con số trong các cuộc xung đột trên thế giới trong 4 năm qua. Kể từ khi xung đột nổ ra ở Gaza đến nay đã có 12.300 trẻ em thiệt mạng, so với 12.193 trẻ em thiệt mạng trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới từ năm 2019 đến năm 2022.Bốn tàu của quân đội Mỹ cũng đã rời căn cứ ở bang Virginia mang theo khoảng 100 binh sĩ và thiết bị cần thiết để xây dựng một cảng tạm thời bên bờ biển Gaza nhằm chuyển hàng viện trợ khẩn cấp cho người Palestine.Ngày 12/3, trong thư gửi Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhóm 8 thượng nghị sĩ thuộc đảng Dân chủ yêu cầu tuân thủ Đạo luật Viện trợ nước ngoài và ngừng chuyển giao vũ khí cho Israel nếu hoạt động hỗ trợ nhân đạo tại Gaza tiếp tục bị ngăn chặn.Các nước tiếp tục kêu gọi Israel bảo đảm để hàng viện trợ nhân đạo đến với người dân ở dải đất này trong tháng lễ Ramadan. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nêu rõ, không thể cấp đủ viện trợ nếu xung đột tiếp diễn. Ai Cập phối hợp với các nước tiếp tục thả hàng viện trợ nhân đạo xuống khu vực miền bắc Gaza. Maroc cũng gửi 40 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho Gaza.Người đứng đầu Cơ quan Liên hợp quốc về cứu trợ người tị nạn Palestine (UNRWA) kêu gọi ngừng bắn ở Gaza trong bối cảnh số trẻ em thiệt mạng trong xung đột đã cao hơn con số trong các cuộc xung đột trên thế giới trong 4 năm qua. Kể từ khi xung đột nổ ra ở Gaza đến nay đã có 12.300 trẻ em thiệt mạng, so với 12.193 trẻ em thiệt mạng trong các cuộc xung đột trên toàn thế giới từ năm 2019 đến năm 2022.Truyền thông khu vực dẫn nguồn tin của phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, lực lượng này chấp thuận đề xuất của Mỹ về sửa đổi dự thảo lệnh ngừng bắn ở Gaza. Đại diện Hamas sẽ tới Ai Cập để thảo luận về nội dung và việc thực hiện thỏa thuận.Trước đó, giới chức Qatar cho biết, Israel và Hamas chưa tiến gần đến thỏa thuận chấm dứt xung đột tại Gaza và trao trả con tin, đồng thời cảnh báo tình hình vẫn rất phức tạp. Các bên tiếp tục đàm phán với hy vọng đạt được lệnh ngừng bắn trong tháng lễ Ramadan.Chủ đề: Xung đột vũ trang leo thang nghiêm trọng tại dải GazaKêu gọi chuẩn bị kế hoạch sau xung đột tại GazaHouthi thừa nhận tấn công 2 tàu chở hàng ở Biển Đỏ và phía tây Ấn Độ DươngThủ tướng Israel tuyên bố giao tranh khốc liệt ở Gaza sắp kết thúc
https://nhandan.vn/lien-hop-quoc-keu-goi-bao-dam-vien-tro-toi-gaza-post799866.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Dải Gaza", "xung đột Israel-Hamas", "Liên hợp quốc", "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Mỹ: Tàu hàng đâm sập cầu khiến nhiều phương tiện rơi xuống sông
Chiều 26/3 (theo giờ Việt Nam), một đoạn cầu Francis Scott Key (còn gọi là cầu Key Bridge) ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) đã bị sập do một tàu chở hàng đâm trúng khiến nhiều phương tiện lưu thông trên cầu rơi xuống sông.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 1 giờ 30 phút ngày 26/3 (giờ Mỹ, tức 13 giờ 30 phút cùng ngày theo giờ Việt Nam). Sau khi va chạm, tàu chở hàng nói trên đã bốc cháy và bị chìm.Trên trang mạng X, Cơ quan Giao thông Vận tải Maryland cho biết: “Tất cả các làn đường đã bị phong tỏa ở cả hai hướng dosự cố trên cầu Key Bridge I-695.Giao thông đang được điều hướng”.Theo Thị trưởng Baltimore, nhân viên cấp cứu đã có mặt tại hiện trường và các nỗ lực cứu hộ đang được tiến hành. Hiện chưa có thông tin về thương vong.Với chiều dài gần 3km, Key Bridge là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
https://nhandan.vn/my-tau-hang-dam-sap-cau-khien-nhieu-phuong-tien-roi-xuong-song-post801700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Mỹ", "Tàu hàng đâm sập cầu", "cầu Francis Scott Key", "bang Maryland" ] }
Cuba thúc đẩy hợp tác EU-CELAC
Ngày 10/7, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez cho biết Cuba sẽ thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC) với Liên minh châu Âu (EU).
Tuyên bố được Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodriguez đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh CELAC-EU, dự kiến diễn ra ngày 17 và 18/7 tới, tại Brussels (Bỉ). Hội nghị là sự kiện cấp cao đầu tiên của hai liên minh khu vực trong 8 năm qua.Bộ trưởng Bruno Rodriguez khẳng định, Cuba tham dự Hội nghị thượng đỉnh CELAC-EU với tinh thần xây dựng và đóng góp trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, đối thoại và hợp tác. Cuba hy vọng Hội nghị là cơ hội để mở rộng hợp tác toàn diện và cùng có lợi, trong các lĩnh vực ưu tiên cao, như tài trợ phát triển, chống biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng tái tạo.EU là một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại khu vực Mỹ Latin và Caribe; giá trị thương mại giữa hai khu vực năm 2022 đạt gần 300 tỷ euro. EU cũng là đối tác thương mại hàng đầu (chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất nhập khẩu) và là nguồn cung khách du lịch lớn thứ hai của Cuba.Theo Ủy ban Kinh tế Mỹ Latin và Caribe (CEPAL), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã tăng 55,2% trong năm 2022, lên mức kỷ lục 224,579 tỷ USD. Báo cáo CEPAL công bố ngày 10/7 cho thấy, các nước Mỹ Latin và Caribe đang thu hút ngày càng nhiều đầu tư nước ngoài, đứng đầu là Brazil, với FDI chiếm tới 41% tổng vốn đầu tư vào khu vực.
https://nhandan.vn/cuba-thuc-day-hop-tac-eu-celac-post761903.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Ecuador", "CELAC", "hợp tác EU-CELAC", "Thông tin cơ bản về Cuba" ] }
Trẻ em nói về biến đổi khí hậu
Một bản tin dự báo thời tiết đặc biệt vừa phủ sóng nhiều kênh truyền hình lớn trên thế giới vài ngày qua đã truyền tải nhiều cảm xúc và thông điệp nhân văn. Bản tin này đặc biệt ở chỗ người dẫn chương trình (MC) là các em nhỏ với những dự báo về tương lai của chính các em trước những rủi ro, biến động từ cuộc khủng hoảng khí hậu.
Sáng kiến do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và kênh truyền hình chuyên về thời tiết The Weather Channel (Mỹ) phối hợp thực hiện.Bản tin dài 1 phút bằng các ngôn ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Arab, Hindi, Swahili, Thái và Bồ Đào Nha, được phát sóng tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên nhiều kênh truyền hình cũng như nền tảng trực tuyến. Trong bản tin, các MC nhí cập nhật thông tin thời tiết, cùng với một bản đồ thế giới cho thấynhiệt độ Trái đấttiếp tục tăng.Sau đó, chương trình đưa ra các dự báo khí hậu đến năm 2050 với hình ảnh cháy rừng, cảnh nhà cửa đổ sập do nước sông, biển dâng cao. Tổng Thư ký WMO Celeste Saulo nhấn mạnh, quyết định của chúng ta hôm nay sẽ định hình cuộc sống của những thế hệ mai sau. Chiến dịch này là lời kêu gọi hành động khẩn cấp vì tương lai của con người và hành tinh xanh.Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) ước tính khoảng 1 tỷ trẻ em trên thế giới đang đối mặt nguy cơ cao chịu ảnh hưởng củabiến đổi khí hậu, làm gia tăng các nguy cơ với trẻ em như tình trạng khan hiếm nước sạch, bệnh tật, ô nhiễm không khí, các hình thái thời tiết cực đoan... tất cả yếu tố môi trường được coi là có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình sinh trưởng của trẻ trong giai đoạn hoàn thiện cơ thể từ ý thức đến thể chất.Giám đốc điều hành UNICEF Catherine Russell cho rằng những hậu quả này thật sự khắc nghiệt.Theo UNICEF, các hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu đã khiến 43,1 triệu trẻ em ở 44 quốc gia phải rời bỏ quê hương trong vòng 5 năm qua, trong đó 95% số trẻ em phải di tản do bão lũ.Chuyên gia Laura Healy của UNICEF cho biết, những dữ liệu được công bố chỉ là phần nổi, bởi hậu quả của biến đổi khí hậu đối với trẻ em trên thực tế còn nghiêm trọng hơn nhiều.Nữ chuyên gia nhấn mạnh, những trẻ em bị ảnh hưởng bởi các hình thái thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu còn phải đối mặt với những tổn thương khác như bị tách khỏi cha mẹ hoặc trở thành nạn nhân của những đường dây buôn người.UNICEF cũng dự đoán tình trạng lũ lụt do nước sông, biển dâng cao có thể sẽ khiến 96 triệu trẻ em phải di tản trong vòng 30 năm tới, trong khi tình trạng gió lốc cũng có thể buộc 10,3 triệu trẻ em phải rời bỏ quê nhà.Với gần 23 triệu người phải di tản trong 5 năm qua, Trung Quốc, Ấn Độ và Philippines trở thành những quốc gia có số người phải di tản do biến đổi khí hậu nhiều nhất thế giới.Tuy nhiên, theo UNICEF, ba quốc gia nêu trên có số người di tản nhiều nhất bởi họ là những nước có dân số đông hàng đầu thế giới và cũng do những kế hoạch sơ tán phòng ngừa trước thiên tai của chính phủ các nước này.Trái lại, các nước ở châu Phi và những quốc đảo nhỏ lại là những nơi có số trẻ em phải di tản nhiều nhất. Cụ thể, khoảng 76% tổng số trẻ em ở Cộng hòa Dominica phải di tản trong 5 năm gần đây, trong khi đó con số này ở Cuba và đảo Saint-Martin, phía bắc Caribe, là 30%.Biến đổi khí hậu là một trong rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc quyền trẻ em không được thực thi đầy đủ. Phó Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Nada Al-Nashif khẳng định, bảo trợ xã hội toàn diện là điều cần thiết để bảo đảmquyền trẻ emđược tôn trọng, bảo vệ và thực thi ở mọi quốc gia, trong mọi hoàn cảnh.Theo bà Nada Al-Nashif, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa nêu rõ, tất cả trẻ em đều có quyền được hưởng an sinh xã hội và các biện pháp bảo trợ xã hội phải sẵn có, đầy đủ và dễ tiếp cận.Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và UNICEF, hơn 1,77 tỷ trong số 2,4 tỷ trẻ em trên toàn thế giới không được tiếp cận bảo trợ xã hội đầy đủ.Tình trạng thiếu bảo trợ xã hội trong thời thơ ấu có tác động lâu dài đến hạnh phúc, sự phát triển, sức khỏe và kết quả học tập của trẻ em; ảnh hưởng việc trẻ em được hưởng các quyền con người, bao gồm quyền sống, quyền được giáo dục, sức khỏe, sống đầy đủ và quyền được vui chơi.
https://nhandan.vn/tre-em-noi-ve-bien-doi-khi-hau-post801194.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Celeste Saulo", "WMO", "The Weather Channel", "UNICEF", "Tổ chức Lao động quốc tế", "biến đổi khí hậu" ] }
Việt Nam đồng bảo trợ nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc về AI
Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tích cực đóng góp ý kiến, góp phần xây dựng một nghị quyết về AI cân bằng, đặt nền móng cho việc xây dựng các khuôn khổ quản trị và hợp tác quốc tế.
Việt Nam đã tích cực thực hiện vai trò đồng bảo trợ Nghị quyết “Nắm bắt cơ hội từ các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) an toàn, đảm bảo và tin cậy phục vụ phát triển bền vững” do Mỹ đề xuất và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại New York ngày 21/3.Đây là văn kiện chính thức đầu tiên củaĐại hội đồng Liên hợp quốcvề AI, khẳng định các hệ thống AI an toàn, đảm bảo và tin cậy có thể đóng góp tích cực cho nỗ lực thực hiện 17 mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), thúc đẩy hòa bình, bảo vệ quyền con người và thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia.Mặt khác, nghị quyết cũng chỉ ra mặt trái của AI nếu thiếu cơ chế quản trị phù hợp, nhất là nguy cơ bị lạm dụng vào mục đích xấu, làm xói mòn tính toàn vẹn của thông tin, cản trở phát triển bền vững trên các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, làm gia tăng bất bình đẳng…Nghị quyết kêu gọi các quốc gia phối hợp xây dựng những cơ chế quản trị AI ở cả cấp độ quốc gia và toàn cầu, theo hướng phù hợp với luật pháp quốc tế, vừa thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng AI phục vụ phát triển bền vững, vừa kiểm soát hiệu quả các rủi ro, đồng thời tăng cường hỗ trợcác nước đang phát triểntiếp cận công nghệ, nâng cao năng lực số.Trong quá trình thương lượng nghị quyết kéo dài hơn 3 tháng, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã tích cực tham gia tham vấn, đóng góp ý kiến trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia và phù hợp với quan điểm của các nước đang phát triển, góp phần xây dựng một nghị quyết cân bằng, đặt nền móng cho việc xây dựng các khuôn khổ quản trị và hợp tác quốc tế về AI.
https://nhandan.vn/viet-nam-dong-bao-tro-nghi-quyet-dau-tien-cua-dai-hoi-dong-lien-hop-quoc-ve-ai-post801693.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "SDG", "Các nước đang phát triển", "Quyền con người", "Phát triển bền vững", "Bất bình đẳng", "Trí thông minh nhân tạo", "Hợp tác Việt Nam và Liên hợp quốc" ] }
Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về Ngày Lễ Tình nhân
Nếu như ở châu Âu, ngày lễ này chỉ xoay quanh những cặp đôi cùng chung sống, thì ở Mỹ dịp này được kỷ niệm với quy mô rộng hơn khi trẻ em cũng dành tặng những món quà cho bạn cùng lớp.
Nếu như ở châu Âu, ngày lễ này chỉ xoay quanh những cặp đôi cùng chung sống, thì ở Mỹ dịp này được kỷ niệm với quy mô rộng hơn khi trẻ em cũng dành tặngnhững món quàcho bạn cùng lớp.Ngày Lễ Tình nhân (Valentine's Day) hằng năm được kỷ niệm hầu như trên toàn thế giới, nhưng hình thức thì có phần khác nhau và đôi khi không liên quan gì đến những câu chuyện tình lãng mạn.Nếu như ở châu Âu, ngày lễ này chỉ xoay quanh những cặp đôi cùng chung sống, thì ở Mỹ dịp này được kỷ niệm với quy mô rộng hơn khi trẻ em cũng dành tặng những món quà cho bạn cùng lớp, còn ở Nhật Bản, phụ nữ thường tặng chocolate cho sếp của mình.
https://nhandan.vn/nhung-dieu-thu-vi-co-the-ban-chua-biet-ve-ngay-le-tinh-nhan-post796139.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Ngày Lễ Tình nhân", "Valentine", "Valentine's Day", "chocolate" ] }
Việt Nam và UNESCO sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên
NDO -Ngày 8/3, lãnh đạo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh UNESCO bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học tự nhiên vì hòa bình, phát triển bền vững và phục vụ lợi ích của người dân.
Tại buổi làm việc với bà Lidia Arthur Brito-Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh đề cao vai trò củaUNESCOtrong thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hỗ trợ các quốc gia thành viên xây dựng chính sách và quản lý hiệu quả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên vì hòa bình, phát triển bền vững và phục vụ lợi ích của người dân.Đại sứ bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với UNESCO trong lĩnh vực này trong thời gian tới trên tinh thần triển khai Bản ghi nhớ hợp tác Việt Nam-UNESCO giai đoạn 2021-2025.Đại sứ cảm ơn UNESCO đã ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng hồ sơ, bảo tồn và phát huy giá trị các Công viên địa chất toàn cầu và Khu dự trữ sinh quyển thế giới phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững của địa phương.Đại sứ đề nghị UNESCO tiếp tục hỗ trợ, tư vấn cho các cơ quan liên quan của Việt Nam xây dựng các hồ sơ mới đệ trình UNESCO ghi danh Công viên địa chất toàn cầu và Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trước mắt là ủng hộ hồ sơCông viên địa chất Lạng Sơnđể được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.Nhân dịp này, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh cũng thông báo tỉnh Cao Bằng đang khẩn trương và tích cực chủ trì, phối hợp Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan khác tiến hành công tác chuẩn bị đăng cai Hội nghị quốc tế lần thứ 8 mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào tháng 9/2024 và chuyển lời mời bà Trợ lý Tổng Giám đốc về Khoa học tự nhiên đến thăm Việt Nam và tham dự Hội nghị này.Về phần mình, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về Khoa học tự nhiên cảm ơn Việt Nam luôn ủng hộ và đóng góp vào các nỗ lực của UNESCO trong triển khai chức năng nhiệm vụ của mình trong lĩnh vực khoa học tự nhiên.Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO khẳng định sẵn sàng tăng cường hợp tác với Việt Nam trong thời gian tới, nhất là lĩnh vực khoa học mở, hải dương học, quản lý tài nguyên nước, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong khoa học, đạo đức trong trí tuệ nhân tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các khu dự trữ sinh quyển thế giới và công viên địa chất toàn cầu hướng tới phát triển bền vững.Cảm ơn Việt Nam chuẩn bị đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế lần thứ 8 mạng lướiCông viên địa chất toàn cầu UNESCOkhu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO bày tỏ mong muốn đến Việt Nam tham dự Hội nghị, đồng thời gặp gỡ làm việc với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam để tăng cường hợp tác và đề nghị hai bên trao đổi thêm về việc thu xếp chuyến thăm.
https://nhandan.vn/viet-nam-va-unesco-se-tang-cuong-hop-tac-trong-linh-vuc-khoa-hoc-tu-nhien-post799304.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "UNESCO", "Lidia Arthur Brito", "Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh", "khoa học tự nhiên", "phát triển bền vững" ] }
Sôi nổi các hoạt động Tuần Việt Nam tại thành phố Saint Petersburg
NDO -Ngày 20/5, trong khuôn khổTuần Việt Namtại thành phố Saint Petersburg đã diễn ra Hội thảo khoa học-thực tiễn với chủ đề kỷ niệm 30 năm Ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Liên bang Nga và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tham dự sự kiện, về phíaViệt Namcó nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn, đại diện Hội hữu nghị Việt-Nga, Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.Về phía Nga, có Phó Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Saint Petersburg Vyacheslav Kalganov, Viện trưởng Viện Đông phương học Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen Andrey Leonidovich, đại diện Hội cựu chiến binh Nga từng công tác tại Việt Nam trong thời gian chiến tranh, cùng đông đảo các bạn trẻ Nga.Đại diện nhiều thế hệ Việt Nam và Nga tham dự Hội thảo. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Phát biểu tham luận tại Hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn đã điểm lại lịch sử quan hệ hai nước, trong đó nhấn mạnh, trong tổng thể các quan hệ quốc tế, Việt Nam luôn xác định quan hệ với Nga có vị trí đặc biệt quan trọng, việc duy trì quan hệ với Nga và các nước khác từng là thành viên của Liên Xô là điều cần thiết.Ông Phan Anh Sơn khẳng định, với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” nhân dân Việt Nam mãi khắc ghi và biết ơn sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn, toàn diện, vô tư, chí tình, chí nghĩa của Nhà nước và nhân dân Liên Xô trước đây và nhân dân Nga ngày nay, góp phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam.Khẳng định vai trò quan trọng của Hiệp ước đối với quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga, nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa nhấn mạnh, văn kiện này đã vượt qua thử thách thời gian, tiếp tục là cơ sở vững chắc cho quan hệ hai nước, đáp ứng lợi ích của nhân dân Việt Nam và Liên bang Nga.Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều người Nga muốn tìm hiểu về Việt Nam. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Theo nguyên Phó Chủ tịch nước, sự kiện Tuần Việt Nam do Chính quyền thành phố Saint Petersburg đang tổ chức bồi đắp những thêm tình cảm chân thành, gắn bó thế hệ trẻ hai nước, giúp họ phát huy tinh thần trách nhiệm viết tiếp những trang sử tươi sáng của tình hữu nghị gắn bó giữa Việt Nam và Liên bang Nga.Tham luận đề tài liên quan đến Chiến thắng Điện Biên Phủ, Giáo sư, Tiến sĩ lịch sử Andrey Leonidovich, Viện trưởng Viện Đông phương học Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen nêu bật những yếu tố giúp Việt Nam giành chiến thắng, cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng của Chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cách mạng Việt Nam.Đồng tình với tham luận của ông Andrey Leonidovich, Phó Chủ tịch thường trựcHội hữu nghị Việt-NgaTrịnh Quốc Khánh cho rằng, Chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam, trong đó có Chiến thắng Điện Biên Phủ.Ông Trịnh Quốc Khánh khẳng định, Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước là kết tinh sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là chiến thắng của chính nghĩa, của lương tri và phẩm giá con người, của truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ vĩ đại.Lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt-Nga và Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Cùng ngày, Đại sứ Đặng Minh Khôi cùng đoàn đại biểu Việt Nam đặt hoa tại Nghĩa trang tưởng niệm Piskaryov, Tượng đài Hồ Chí Minh trong khuôn viên Đại học Tổng hợp quốc gia Saint Petersburg và gặp Thống đốc Saint Petersburg Alexander Beglov.Dưới sự chứng kiến của Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi và Thống đốc Saint Petersburg Alexander Beglov đã diễn ra lễ ký thỏa thuận hợp tác giữa Hội hữu nghị Việt-Nga và Đại học Sư phạm Quốc gia Nga mang tên Herzen.Chủ đề: Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2024)Biểu tượng về hòa bình của nhân dân Việt Nam và thế giớiKỷ niệm 100 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên đến thành phố VladivostokSôi nổi các hoạt động Tuần Việt Nam tại thành phố Saint Petersburg
https://nhandan.vn/soi-noi-cac-hoat-dong-tuan-viet-nam-tai-thanh-pho-saint-petersburg-post810341.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Tuần Việt Nam", "Saint Petersburg", "Hội thảo", "Liên bang Nga", "134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh" ] }
Việt Nam tham dự Hội nghị quốc tế Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh lần thứ 12 tại Nga
NDO -Ngày 24/4, tại thành phố Saint Petersburg của Liên bang Nga đã khai mạcHội nghị quốc tế Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninhlần thứ 12 với sự tham dự của lãnh đạo về an ninh các nước.
Đoàn đại biểu Việt Nam do Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dẫn đầu đã tham dự Hội nghị và có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể.TheoBộ trưởng Tô Lâm, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu đang đẩy nhanh các hoạt động tội phạm sử dụng công nghệ cao trên diện rộng, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê của các hãng bảo mật quốc tế, Việt Nam nằm trong nhóm 3 quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hoạt động tội phạm công nghệ cao thường cấu kết với đối tượng ở nước ngoài, gây hậu quả rất nghiêm trọng.Tin liên quanViệt Nam tham dự Hội nghị quốc tế Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh tại NgaĐại tướng Tô Lâm nhấn mạnh, cần thúc đẩy hợp tác đa phương hiện có trong các khuôn khổ như Interpol, Europol, Aseanpol và các cơ chế khác để điều tiết, hỗ trợ các quốc gia trong bảo đảm an ninh mạng, phòng ngừa đấu tranh, xử lý tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia.Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, Việt Nam đánh giá cao ý nghĩa của Hội nghị và mong muốn tiếp tục được cùng các đối tác và bạn bè quốc tế chia sẻ những kinh nghiệm, sáng kiến về phòng, chống tội phạm, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng.Trong khuôn khổ Hội nghị cũng đã diễn ra cuộc gặp đa phương - phiên tham vấn lần thứ 4 lãnh đạo an ninh của các nước thành viên ASEAN và Nga. Nga quyết tâm tăng cường đối thoại với ASEAN trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực an ninh.Trước đó, ngày 23/4, Đại tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đã có cuộc gặp song phương với ông Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga. Hai bên mong muốn tăng cường đối thoại, đẩy mạnh hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật.Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga, Bộ trưởng Tô Lâm đã có cuộc làm việc với Chính quyền Saint Petersburg và đặt hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở “thủ đô phương Bắc” nước Nga.
https://nhandan.vn/viet-nam-tham-du-hoi-nghi-quoc-te-lanh-dao-cap-cao-phu-trach-an-ninh-lan-thu-12-tai-nga-post806313.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Hội nghị an ninh", "Liên bang Nga", "Bộ trưởng Tô Lâm", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza
Phong trào Hồi giáo Hamas cho biết đang nghiên cứu thỏa thuận chấm dứt xung đột được đề xuất tại các cuộc thảo luận ở Paris (Pháp), nhưng chưa có phản hồi chính thức.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Qatar thông báo, Hamas đã bước đầu phản ứng tích cực đối với thỏa thuận trao trả con tin do Qatar và Ai Cập đề xuất, theo đógiao tranh tại Dải Gazasẽ tạm dừng trong một thời gian để đổi lấy việc trả tự do cho một số con tin. Quan chức này nói rằng chính quyền Qatar lạc quan bởi hai bên hiện đã nhất trí với tiền đề để dẫn đến đợt ngừng bắn tiếp theo.Tuy nhiên, Kênh truyền hình 13 của Israel cùng ngày đưa tin, Nội các Chiến tranh của Israel đang họp để đánh giá tình hình. Kênh này cũng dẫn lời một quan chức cấp cao của Israel bác bỏ thông tin cho rằng chính quyền nước này đã chấp nhận bất cứ điều gì.Truyền thông Israel dẫn nguồn tin từ quan chức cấp cao Mỹ cho biết, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken sẽ tới Israel vào ngày 4-5/2 tới. Nghị trình của chuyến thăm sẽ xoay quanh thỏa thuận trao trả con tin, tăng cường hoạt động viện trợ nhân đạo choDải Gazavà thúc đẩy Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu xây dựng và triển khai kế hoạch để lực lượng nào quản lý Dải Gaza sau xung đột.Ngày 1/2, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với bốn người định cư Israel sau khi Tổng thống Joe Biden đánh giá bạo lực nhằm vào dân thường Palestine tại Bờ Tây đã lên đến mức không thể chấp nhận được. Đây được coi là một động thái hiếm hoi của Mỹ đối với Israel sau khi xung đột giữa Israel và Phong trào Hồi giáo Hamas bùng phát hôm 7/10/2023.Ngay sau khi Mỹ công bố biện pháp nêu trên, Israel đã lên tiếng phản đối, đồng thời khẳng định "đại đa số" công dân nước này ở Bờ Tây đều tuân thủ pháp luật. Sau khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát ngày 7/10/2023, nhiều vụ bạo lực đã xảy ra tại các khu định cư của người Do thái. Tháng 12/2023, Mỹ bắt đầu không cấp thị thực đối với những người Israel liên quan tình trạng bạo lực ở Bờ Tây.Quân đội Israel đã thả 114 người Palestine qua cửa khẩu Kerem Shalom ở phía nam Dải Gaza. Đây là những người bị phía Israel bắt giữ trong các chiến dịch trên bộ của quân đội nước này. Theo cơ quan giám sát nhân quyền Euro-Med, trong chiến dịch trên bộ ở Dải Gaza nhằm trả đũa Hamas, quân đội Israel đã bắt giữ hàng trăm người Palestine và chuyển họ đến những địa điểm không xác định.Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 1/2 đã thông báo cho các trường học ở khu vực miền nam giáp với Dải Gaza về việc có thể mở cửa trở lại trong bối cảnh tình hình an ninh đã được cải thiện đáng kể. IDF đã cho phép cư dân sáu thị trấn cách Dải Gaza từ 4-7 km bắt đầu trở về nhà để dọn dẹp và ổn định cuộc sống. IDF cũng đã giảm cấp độ cảnh báo nguy hiểm ở các cộng đồng giáp với Dải Gaza, từ cấp 2 xuống cấp 3.
https://nhandan.vn/thuc-day-mot-thoa-thuan-ngung-ban-o-gaza-post795083.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Dải Gaza", "Hamas", "chấm dứt xung đột" ] }
Đề xuất mới về ngừng bắn ở Gaza
Ngày 31/5, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, thảo luận đề xuất nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức ởDải Gazavà bảo đảm việc trả tự do cho các con tin. Tại các cuộc điện đàm, quan chức ngoại giao Mỹ nhấn mạnh, đề xuất này mang lại lợi ích cho cả Israel và cũng như Palestine, an ninh lâu dài của khu vực.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo,Israelđã đề xuất lộ trình hướng tới ngừng bắn toàn diện ở Gaza để đổi lấy hành động trả tự do cho các con tin Israel.Lộ trình gồm 3 giai đoạn, bắt đầu với lệnh ngừng bắn đầy đủ và toàn diện, kéo dài 6 tuần. Trong khoảng thời gian này, các lực lượng Israel rút khỏi Gaza và các con tin gồm người cao tuổi, phụ nữ và người bị thương được trao đổi với hàng trăm tù nhân Palestine. Dân thường Palestine sẽ trở về Gaza và mỗi ngày sẽ có 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo được vào vùng lãnh thổ này. Trong giai đoạn 2, Israel và lực lượng Hamas đàm phán về các điều khoản nhằm chấm dứt vĩnh viễn tình trạng thù địch. Giai đoạn cuối bao gồm kế hoạch tái thiết lớn dành cho Gaza.Ngay sau khi Mỹ công bố đề xuất mới, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen và Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock đã hoan nghênh, nhấn mạnh đây là cơ hội quan trọng nhằm chấm dứt xung đột ở Gaza. Bà von der Leyen cho rằng, cách tiếp cận 3 giai đoạn này là cân bằng và thực tế, đồng thời mong muốn nhận được sự ủng hộ của tất cả các bên.Israel và lực lượng Hamas ra điều kiệnTuy nhiên, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu không đồng tình với cách trình bày của Tổng thống Biden liên quan đến đề xuất hướng tới thỏa thuận ngừng bắn lâu dài. Ông Netanyahu cho rằng, việc chuyển giao giữa các giai đoạn theo lộ trình đề xuất phải gắn với điều kiện nhằm cho phép Israel duy trì các mục tiêu của mình. Văn phòng Thủ tướng Israel cho biết, ông Netanyahu đã ủy quyền cho nhóm đàm phán đưa ra đề xuất và tiếp tục nhấn mạnh chiến dịch quân sự chỉ kết thúc khi đạt được toàn bộ mục tiêu, trong đó có việc trả tự do cho tất cả con tin, phá hủy khả năng quân sự và bộ máy của Hamas.Phong trào Hồi giáo Hamas cũng ra tuyên bố, khẳng định sẵn sàng tham gia một cách tích cực và theo hướng xây dựng với bất kỳ đề xuất nào dựa trên cơ sở một lệnh ngừng bắn lâu dài ở Gaza, Israel rút quân, tái thiết Gaza, người bị buộc di dời được trở về nhà và thỏa thuận trao đổi tù nhân được Israel cam kết rõ ràng.Trong khi đó, quân đội Israel cho biết, trong chiến dịch quân sự tại Rafah, lực lượng nước này đã phát hiện các bệ phóng rocket, đường hầm; đồng thời phá bỏ kho vũ khí của Hamas. Israel đã triển khai chiến dịch trên bộ tại Rafah vào ngày 6/5 vừa qua, chủ yếu hoạt động tại khu vực phía đông, gần biên giới Ai Cập. Trong tuần này, các lực lượng Israel đã mở rộng sang phía tây thành phố. Quân đội Israel cũng thông báo chấm dứt các hoạt động tại khu vực trại tị nạn Jabalia, miền bắc Gaza.Theo thống kê, kể từ khi nổ ra ngày 7/10/2023, xung đột đã khiến hơn 36.280 người Palestine chết, hơn 80.000 người bị thương, gây ra tình trạng cận kề nạn đói tại Gaza. Cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Rafah càng làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo ở vùng lãnh thổ này. Đến nay, hơn 800.000 người trong tổng số khoảng 1,3 triệu người tị nạn ở Rafah tiếp tục phải di dời chỗ ở.Nỗ lực mở lại cửa khẩu RafahCác hoạt động vận chuyển hàng cứu trợ vào Rafah nói riêng và Gaza nói chung bị thu hẹp đáng kể, sau khi cửa khẩu nối Rafah và Ai Cập bị đóng do các cuộc tấn công của Israel. Không có xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo nào đi qua cửa khẩu này để vào Gaza kể từ đầu tháng 5 tới nay.Ai Cập thông báo kế hoạch chủ trì cuộc họp với Mỹ và Israel tại Cairo vào tuần tới, thảo luận việc mở lại cửa khẩu Rafah. Cuộc thảo luận tập trung vào kế hoạch khôi phục hoạt động cửa khẩu Rafah mà không có sự hiện diện của quân đội Israel. Ngoài ra, 3 nước cũng thảo luận kế hoạch bảo đảm an ninh ở khu vực biên giới giữa Ai Cập và Gaza.Trong khi đó, Liên hợp quốc cảnh báo, hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza không được chuyển tới những người có nhu cầu, đồng thời hối thúc Israel thực thi trách nhiệm pháp lý trong vấn đề này. Người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) nhấn mạnh, vấn đề chính hiện nay là hàng viện trợ không tới tay người dân. OCHA kêu gọi Israel tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng viện trợ qua biên giới. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng cảnh báo về tình hình nhân đạo thảm khốc tại Gaza và cho rằng cửa khẩu Rafah vẫn bị đóng là vấn đề rất lớn.Ai Cập cho biết sẽ cùng Jordan phối hợp Liên hợp quốc đồng tổ chức một hội nghị quốc tế khẩn cấp vào ngày 11/6 tới, để tìm giải pháp cho khủng hoảng nhân đạo ở Gaza. Hội nghị được tổ chức nhằm tăng cường phối hợp các nỗ lực quốc tế nhằm ứng phó thảm họa nhân đạo đang bủa vây cuộc sống của khoảng 2,3 triệu người Palestine ở Gaza. Hội nghị cũng hướng tới việc xác định các biện pháp và thủ tục để giải quyết hiệu quả các nhu cầu của người dân Gaza.
https://nhandan.vn/de-xuat-moi-ve-ngung-ban-o-gaza-post812272.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Gaza", "Israel", "Palestine" ] }
Ấn Độ: Đổ biển quảng cáo làm 9 người thiệt mạng và 70 người bị thương
Tối 13/5, một tấm biển quảng cáo cao hơn 30m ở Ghatkopar, trung tâm tài chính Mumbai, Ấn Độ đã bị đổ xuống sau cơn giông bão và mưa lớn, làm ít nhất 9 người thiệt mạng và 70 người bị thương.
TạiNew Delhi, tối 13/5, một tấm biển quảng cáo cao hơn 30m ở Ghatkopar, trung tâm tài chính Mumbai, bang Maharashtra của Ấn Độ đã bị đổ xuống sau cơn giông bão và mưa lớn, làm ít nhất 9 người thiệt mạng và 70 người bị thương.Biển quảng cáo bất hợp pháp nói trên đã rơi xuống một trạm xăng ở Giao lộ Cheddanagar thuộc khu vực Ghatkopar.Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia (NDRF) đã tới hiện trường và đang cố gắng giải cứu những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát.Sau sự cố trên, Thủ hiến Maharashtra Eknath Shinde tuyên bố bồi thường 500.000 rupee (gần 6.000 USD) cho thân nhân những người đã mất.Phó Thủ hiến Maharashtra Devendra Fadnavis đã hủy chiến dịch vận động tranh cử vào hạ viện và cuộc họp công khai ở khu vực Mulund.Trên mạng xã hội X, ông Fadnavis cho biết các lực lượng hữu quan như cảnh sát, sở quản lý thảm họa… đang nỗ lực phối hợp để giải cứu và sơ tán những người bị mắc kẹt.Ông nghi ngờ có thêm 20-30người bị mắc kẹtdưới đống đổ nát.Bên cạnh đó, Cơ quan Phát triển Khu vực Đô thị Mumbai (MMRDA) đã cử một đội ngũ chuyên trách gồm 60 nhân viên cùng nhiều cần cẩu hạng nặng và máy cắt đến hỗ trợ công tác giải cứu.
https://nhandan.vn/an-do-do-bien-quang-cao-lam-9-nguoi-thiet-mang-va-70-nguoi-bi-thuong-post809191.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Ấn Độ", "đổ biển quảng cáo", "tai nạn" ] }
Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hungary tại Đông Nam Á
Tiếp tục hoạt động đối ngoại tại châu Âu, từ ngày 1-3/4, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đã có chuyến thăm làm việc tại Hungary.
Theo phóng viên TTXVN đưa tin từ Budapest, trước khi bước vào hội đàm chính thức với Phó Chủ tịch Thứ nhất Quốc hội Hungary Márta Mátrai, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và đoàn đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér, gặp Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Hungary-Việt Nam, Chủ tịch Hội hữu nghịHungary-Việt Nam.Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương chân thành cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér đã dành thời gian tiếp đoàn. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương bày tỏ vui mừng trước quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội đã và đang không ngừng được củng cố và phát triển, khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệhợp tácnhiều mặt với Hungary, nước bạn bè truyền thống và cũng là đối tác toàn diện đầu tiên và là duy nhất hiện nay của Việt Nam tại khu vực Trung Đông Âu.Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương mong muốn hai bên tiếp tục tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao, trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân nhằm củng cố và tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau, làm nền tảng để mở rộng hợp tác song phương trên mọi lĩnh vực. Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội trân trọng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mời Chủ tịch Quốc hội László Kövér sớm thăm Việt Nam trong thời gian sớm nhất.Vui mừng chào đón Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Hungary László Kövér khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hungary tại Đông Nam Á. Quan hệ hợp tác hai nước trong nhiều lĩnh vực đã trở thành kiểu mẫu.Quan hệ giữa Quốc hội Hungary và Quốc hội Việt Nam là một trong những mối quan hệ đặc biệt với tần suất trao đổi đoàn cao, hiệu quả, duy trì cơ chế tổ chức tọa đàm lập pháp để trao đổi kinh nghiệm. Chủ tịch Quốc hội Hungary nhấn mạnh Quốc hội Hungary luôn nỗ lực trở thành một trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sau buổi hội đàm với Phó Chủ tịch Thứ nhất Quốc hội Hungary Márta Mátrai. Ảnh: Phương Hoa/Pv TTXVN tại HungaryTại cuộc hội đàm với Phó Chủ tịch Thứ nhất Quốc hội Hungary, bà Márta Mátrai, cũng diễn ra ở Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương đánh giá quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hungary phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác giữa Quốc hội hai nước phát triển tốt đẹp trên bình diện song phương và đa phương. Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong thời gian tới, hai bên tiếp tục duy trì trao đổi đoàn cấp cao, các ủy ban chuyên môn; tăng cường hợp tác và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương…, cũng như phối hợp triển khai tích cực và hiệu quả thỏa thuận hợp tác mà Quốc hội hai nước đã ký kết nhân chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Hungary. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng việc phối hợp tổ chức Hội thảo lập pháp giữa hai Quốc hội là cơ chế hợp tác hiệu quả, thiết thực, cần được tiếp tục phát huy.Về phần mình, bà Márta Mátrai cho rằng Hungary có mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam, là một trong những nước đã thiết lập quan hệ ngoại giao rất lâu đời với Việt Nam từ năm 1950. Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary đánh giá trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Hungary. Hungary nằm ở “trái tim” châu Âu, luật pháp thông thoáng, hy vọng sẽ tiếp nhận thêm nhiều hợp tác đầu tư từ Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên cũng đã trao đổi những vấn đề cùng quan tâm, mong muốn chính quyền các cấp của Hungary ủng hộ nguyện vọng củacộng đồng người Việt Namtại Hungary được xem xét công nhận là dân tộc thiểu số của nước này.Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam chụp ảnh trong tòa nhà Quốc hội Hungary. Ảnh: Phương Hoa/Pv TTXVN tại HungaryNhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương và đoàn công tác đã đi tham quan Nhà Quốc hội Hungary.Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương đã gặp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Hungary-Việt Nam; Chủ tịch Hội Hữu nghị Hungary-Việt Nam, thăm Đại sứ quán Việt Nam và gặp mặt đại diện một số hội đoàn tiêu biểu tại Hungary.Tại các cuộc tiếp xúc, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương mong muốn các nghị sĩ tiếp tục duy trì trao đổi nhóm nghị sĩ hữu nghị hai nước nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước trong thời gian tới, khẳng định hoạt động giao lưu nhân dân là một kênh ngoại giao quan trọng, góp phần thúc đẩy hợp tác hữu nghị giữa Nhà nước và nhân dân hai nước.Cộng đồng người Việt tại Hungary hiện có khoảng 6.000 người, luôn đoàn kết, hướng về Tổ quốc, có những đóng góp và gây dựng được hình ảnh khá tốt ở nước sở tại. Đến thăm Đại sứ quán Việt Nam, gặp gỡ Cộng đồng người Việt, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cùng các đại biểu Quốc hội coi đây là một cuộc “tiếp xúc cử tri” đặc biệt đối với đồng bào ở xa quê hương. Những mong muốn, kiến nghị về chế độ chính sách cho người có công; việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam… đã được gửi tới các đại biểu. Bà con cộng đồng, doanh nghiệp đánh giá rất cao việc Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), qua đó tạo hành lang pháp lý để Việt kiều về nước đầu tư, đồng thời cũng mong muốn cần có chính sách thuận tiện hơn nữa trong việc làm căn cước.
https://nhandan.vn/viet-nam-la-doi-tac-quan-trong-hang-dau-cua-hungary-tai-dong-nam-a-post802962.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Hungary-Việt Nam", "Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương", "Chủ tịch Quốc hội Hungary" ] }
Nửa thế kỷ xây dựng quan hệ đối tác tin cậy giữa ASEAN và Nhật Bản
Đánh dấu mốc son kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Nhật Bản đã thông qua Tuyên bố chung thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản tại Jakarta, Indonesia vào tháng 9/2023. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, ASEAN và Nhật Bản cùng hướng tới tăng cường hợp tác, tiếp tục đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và thịnh vượng bền vững tại khu vực.
Về quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio nhận định, hai bên chia sẻ mối quan hệ đối tác tin cậy, gắn bó từ trái tim đến trái tim.Tại Hội nghị, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản bày tỏ mong muốn tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực, hiệu quả vào các cơ chế do ASEAN chủ trì.Thủ tướng Kishida Fumio cũng khẳng định nhất quán ủng hộ đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP), vốn chia sẻ các nguyên tắc cơ bản với Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP) của Nhật Bản, dựa trên những trụ cột, bao gồm pháp quyền, hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản duy trì đối thoại chặt chẽ, thông qua nhiều kênh, diễn đàn khác nhau, bao gồm Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Hội nghị Bộ trưởng, Hội nghị quan chức cấp cao và chuyên gia.Đồng thời, Nhật Bản tích cực tham gia nhiều cơ chế, hoạt động do ASEAN chủ trì, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF)…Trải qua chặng đường 50 năm, quan hệ ASEAN-Nhật Bản phát triển toàn diện và năng động trên tất cả các lĩnh vực.Là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của ASEAN, Nhật Bản được đánh giá là một trong những đối tác kinh tế "đáng tin cậy nhất" của Hiệp hội.Chính phủ Nhật Bản ủng hộ đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN, đồng thời, đã có nhiều hoạt động hợp tác thiết thực hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng.Theo Đại sứ Nhật Bản tại ASEAN Kiya Masahiko, những giá trị mà ASEAN và Nhật Bản cùng chia sẻ là hòa bình, sự tin cậy và tôn trọng lẫn nhau. Một trong những trụ cột quan trọng cho những thành tựu hợp tác giữa hai bên là sự chú trọng mà cả ASEAN và Nhật Bản dành cho giao lưu nhân dân và trao đổi văn hóa, đặc biệt là trong giới trẻ và trí thức.Hướng đến xây dựng cơ sở vững chắc cho tình đoàn kết tại khu vực, từ năm 2007, Chính phủ Nhật Bản đã khởi xướng Chương trình giao lưu thế hệ trẻ và sinh viên giữa Nhật Bản và các nước Đông Á (JENESYS).Thông qua Chương trình, thanh thiếu niên Đông Nam Á được mời đến Nhật Bản và thanh thiếu niên Nhật Bản đến các nước trong khu vực để giao lưu, trao đổi với mục đích góp phần làm sâu sắc thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa thế hệ những người trẻ sẽ đảm nhận trọng trách xây dựng đất nước trong tương lai.Đến nay, tổng số thành viên của Hiệp hội Cựu lưu học sinh các nước Đông Nam Á tại Nhật Bản (ASCOJA) là hơn 50.000 người.Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện, ASEAN và Nhật Bản cùng hướng tới duy trì và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư, ổn định chuỗi sản xuất và cung ứng, triển khai hiệu quả Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).Đồng thời, hai bên chia sẻ định hướng đẩy mạnh hợp tác trong quản lý thiên tai, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch, tăng trưởng xanh…Là thành viên tích cực, chủ động trong ASEAN, Việt Nam luôn ủng hộ sự phát triển mạnh mẽ, gắn kết chặt chẽ hơn nữa trong quan hệ ASEAN-Nhật Bản.Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, nền tảng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản mới được thiết lập sẽ góp phần tích cực, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ ASEAN-Nhật Bản, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân Nhật Bản, Việt Nam và ASEAN.Đại sứ nhấn mạnh, trải qua nửa thế kỷ, ASEAN và Nhật Bản đã trở thành những đối tác không thể thiếu của nhau, mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cả hai bên.Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ tại Tokyo sắp tới là cơ hội để ASEAN cùng Nhật Bản nhìn lại chặng đường đã qua, những thành tựu hợp tác và đề ra những định hướng, tạo thêm động lực mới, cùng phát triển quan hệ hai bên mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.
https://nhandan.vn/nua-the-ky-xay-dung-quan-he-doi-tac-tin-cay-giua-asean-va-nhat-ban-post787583.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Chính phủ Nhật Bản", "Thủ tướng Nhật Bản", "ASEAN" ] }
Nhiều nước châu Âu trải qua năm 2023 với các hình thái thời tiết cực đoan
Cộng hòa Séc trải qua năm 2023nóng nhất lịch sử, trong khi Phần Lan và Thụy Điển ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục của mùa đông này khi nhiệt độ giảm xuống dưới -40 độ C.
Cơ quan Khí tượng Thủy văn Séc ngày 2/1 cho biết, nhiệt độ trung bình năm 2023 của nước này bằng kỷ lục của năm 2018, trở thành năm nóng nhất kể từ khi dữ liệu về thời tiết bắt đầu được ghi chép cách đây gần 250 năm.Theo thống kê, nhiệt độ trung bình tại thủ đô Prague đã lên tới 12,8 độ C (55 độ F) trong năm 2023.Năm 2022, nhiệt độ tại quốc gia châu Âu này cũng cao hơn 1,5 độ C so mức trung bình 1991-2020 và cao hơn 3,2 độ C so mức trung bình 1775-2014.Cơ quan trên cho biết thêm, 7 năm nóng nhất từng được ghi nhận ở Séc đều rơi vào giai đoạn 2014-2023.Nhiệt độ tại Séc lên mức cao kỷ lục vào năm 2023 là một phần trong hàng loạt các sự kiệnthời tiết cực đoanxảy ra trên toàn thế giới bao gồm nắng nóng, hạn hán và cháy rừng mà các nhà khoa học cho rằng tình trạng này đang ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu.Tại khu vực Bắc Âu, Phần Lan và Thụy Điển ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục của mùa đông này khi nhiệt độ giảm xuống dưới -40 độ C, khiến khu vực này chìm trong giá rét khắc nghiệt.Tại Thụy Điển, làng Nikkilaokta, nơi sinh sống của người Sami bản địa ở phía bắc nước này, ghi nhận nhiệt độ -41,6 độ C vào sáng sớm 2/1.Cơ quan Khí tượng Thủy văn Thụy Điển cho biết thêm, nhiệt độ tại nhiều địa phương phía bắc nước này cũng giảm sâu dưới -30 độ C. Cơ quan này cũng cảnh báo về tuyết rơi và gió lớn cho khu vực miền Trung và miền Nam Thụy Điển.Tại Phần Lan, thị trấn Ylivieska ở phía tây bắc đã ghi nhận nhiệt độ thấp kỷ lục của mùa đông với -37,8 độ C vào sáng sớm cùng ngày.Thủ đô Helsinki cũng chìm trong giá rét, với nhiệt độ dự kiến dao động từ -15 độ C đến -20 độ C trong suốt tuần này.Cơ quan Khí tượng của Phần Lan đã cảnh báo về thời tiết cực kỳ lạnh giá trên toàn quốc, với dự báo nhiệt độ có thể xuống dưới -40 độ C ở một số khu vực.
https://nhandan.vn/nhieu-nuoc-chau-au-trai-qua-nam-2023-voi-cac-hinh-thai-thoi-tiet-cuc-doan-post790428.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "châu Âu t", "thời tiết cực đoan", "nhiệt độ", "biến đổi khí hậu" ] }
Tổng thống Palestine kêu gọi chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột tại Gaza
Tổng thống Mahmoud Abbas đánh giá xung đột giữa Israel và người dân Palestine nói chung đã lên mức báo động, đòi hỏi một hội nghị quốc tế và sự đảm bảo của các cường quốc thế giới.
Ngày 8/12, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tứcxung đột tại Gazavà tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế, nhằm đạt được giải pháp chính trị lâu dài hướng tới việc thành lập nhà nước Palestine.Trong tuyên bố, Tổng thống Abbas đánh giá xung đột giữa Israel và người dân Palestine nói chung đã lên mức báo động, đòi hỏi một hội nghị quốc tế và sự đảm bảo của các cường quốc thế giới.Theo ông Abbas, không chỉ giao tranh với phong trào Hamas tại Gaza, các lực lượng Israel còn tăng cường các vụ tấn công tại khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng trong năm qua, trong bối cảnh leo thang các vụ bạo lực do những người định cư thực hiện nhằm vào các thị trấn của người Palestine.Ông cũng tái khẳng định quan điểm ủng hộ đàm phán trên cơ sở hội nghị hòa bình quốc tế, hướng tới giải pháp được các cường quốc bảo trợ nhằm thiết lập nhà nước Palestine tại Dải Gaza, Bờ Tây và Đông Jerusalem.Cùng ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hối thúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu mở cửa khẩu Kerem Shalom để vận chuyển hàng cứu trợ vào Gaza.Trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, ông Macron khẳng định sự cần thiết của việcbảo vệ dân thường tại Gaza, đồng thời nêu bật tầm quan trọng của việc đạt được lệnh ngừng bắn lâu dài.Theo ông, Israel cần triển khai các biện pháp cần thiết để chấm dứt các vụ bạo lực của những người định cư nhằm vào người dân Palestine tại Bờ Tây.Theo thống kê của Chính quyền Palestine, các vụ tấn công của Israel và người định cư tại Bờ Tây đã khiến ít nhất 236 người Palestine thiệt mạng kể từ khi xung đột nổ ra vào ngày 7/10 vừa qua.Trong diễn biến khác, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo sẽ viện trợ nhân đạo 125 triệu euro (134 triệu USD) cho người Palestine trong năm 2024.Khoản tiền này sẽ hỗ trợ các tổ chức nhân đạo tại Gaza và vùng Bờ Tây bị chiếm đóng. EC nhấn mạnh trong bối cảnh khủng hoảng nhân đạo tại Gaza đang xấu đi từng ngày, cơ quan này đang khẩn trương triển khai các công cụ ứng phó khẩn cấp trên diện rộng.Theo EC, với 30 chuyến bay nhân đạo được thực hiện, khoảng 1.000 tấn hàng viện trợ đã được gửi đến người dân có nhu cầu tại Gaza.
https://nhandan.vn/tong-thong-palestine-keu-goi-cham-dut-ngay-lap-tuc-cuoc-xung-dot-tai-gaza-post786740.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "dải gaza", "Palestine", "xung đột" ] }
EU có thể áp thuế có mục tiêu đối với xe điện của Trung Quốc
Chủ tịchỦy ban châu Âu (EC)Ursula von der Leyen ngày 21/5 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp thuế có mục tiêu vàoxe điệncủa Trung Quốc nếu điều tra cho thấy các khoản hỗ trợ của Chính phủ Trung Quốc cho lĩnh vực này là trái quy định.
EU năm ngoái đã khiếnTrung Quốcphản ứng mạnh sau khi tiến hành cuộc điều tra chống trợ giá nhằm vào xe điện của nước này, với khả năng gia tăng EU sẽ áp thuế đáp trả.Đầu tháng này, Mỹ đã tăng mạnh thuế đối với xe điện nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng bà Ursula von der Leyen khẳng định EU sẽ có cách tiếp cận khác. Bà nói có thể bảo đảm rằng mức thuế mà EU sẽ tương xứng với mức thiệt hại.EC được cho là sẽ quyết định liệu có áp thuế tạm thời đối với xe điện của Trung Quốc vào ngày 5/6 và thực thi từ ngày 4/7.Một số nước EU lo ngại về một động thái như vậy.Đức và Thụy Điển tuần trước bày tỏ sự e ngại trước khả năngEUđánh thuế, do tác động đến hoạt động thương mại giữa phương Tây và Trung Quốc.Tuy nhiên, bà Ursula von der Leyen, bác bỏ quan điểm cho rằng Trung Quốc và EU đang trong một cuộc chiến thương mại.Căng thẳng giữa Trung Quốc và EU gia tăng khi EU đã khởi động một loạt các cuộc điều tra nhằm vào các khoản trợ cấp của Trung Quốc cho tấm pin năng lượng Mặt Trời, tua-bin và tàu hỏa.Trong tháng trước, EU đã tiến hành điều tra hoạt động mua sắm công dịch vụ y tế của Trung Quốc, do lo ngại Trung Quốc ưu tiên các nhà cung cấp trong nước.Trung Quốc cảnh báo sẽ phản ứng trước bất kỳ hành động nào.
https://nhandan.vn/post-810565.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "EU", "áp thuế", "xe điện", "Trung Quốc", "Ủy ban châu Âu (EC)" ] }
Căng thẳng tại Biển Đỏ gây lo ngại
Trên cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Pháp xác nhận kế hoạch cơ quan này tổ chức phiên họp trong ngày 3/1 để thảo luận tình hình căng thẳng tại Biển Đỏ. Đại sứ Pháp tại Liên hợp quốc Nicolas de Riviere cho biết, tình hình tại Biển Đỏ đang "rất xấu" khi các vụ vi phạm liên tiếp xảy ra và hành động quân sự trong khu vực ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của tàu thuyền.
Các hãng vận tải biển điều chỉnh hoạt độngCăng thẳng gia tăng tạiBiển Đỏdấy lên lo ngại sau vụ việc cuối tuần trước, khi các tay súng Houthi tấn công tàu chở hàng của hãng Maersk của Đan Mạch, khiến hãng này tạm dừng tất cả các chuyến đi trên Biển Đỏ trong 48 giờ. Trực thăng quân sự Mỹ đã đẩy lùi cuộc tấn công và khiến 10 tay súng thiệt mạng.Ngày 2/1, các hãng vận tải biển Maersk và Hapag-Lloyd của Đức tuyên bố các tàu container của họ sẽ tiếp tục tránh tuyến Biển Đỏ dẫn vàoKênh đào Suez. Hai hãng này định tuyến lại một số chuyến đi qua Mũi Hảo Vọng, phía Nam châu Phi. Hapag-Lloyd nêu rõ, các tàu của họ tiếp tục chuyển hướng khỏi Biển Đỏ ít nhất đến ngày 9/1. Maersk sẽ tạm dừng vận chuyển hàng qua tuyến đường quan trọng trên Biển Đỏ cho tới khi có thông báo tiếp theo.Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) cho biết, tối 2/1, lực lượng Houthi ở Yemen đã phóng hai tên lửa vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, gần eo biển chiến lược Bab el-Mandeb, nhưng không có tàu nào ghi nhận thiệt hại. Theo CENTCOM, những hành động bất hợp pháp này đã gây nguy hiểm đến tính mạng của hàng chục thủy thủ và tiếp tục cản trởdòng chảy thương mạiquốc tế tự do, đồng thời lưu ý đây là vụ tấn công thứ 24 nhằm vào hoạt động vận chuyển thương mại trong khu vực kể từ ngày 19/11/2023.Cơ quan Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cũng thông báo ghi nhận các vụ nổ gần một tàu chở hàng đang di chuyển giữa bờ biển của Eritrea và Yemen. UKMTO cho biết không có thiệt hại nào đối với tàu và thủy thủ đoàn đều an toàn.Lực lượng Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi Israel dừng xung đột tại Gaza, đồng thời cảnh báo tấn công cả tàu chiến Mỹ nếu Houthi trở thành mục tiêu tấn công.Đàm phán giữa Israel và Hamas rơi vào bế tắcCác nguồn tin Palestine cho biết, phong trào Hamas đã ngừng đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn với Israel sau khi phó thủ lĩnh phong trào này, ông Saleh al-Arouri, thiệt mạng trong một vụ tấn công của Israel ở Liban tối 2/1. Hamas đã thông báo với đại diện của hai nước trung gian hòa giải là Qatar và Ai Cập, nêu rõ Hamas không tiến hành đàm phán trong bối cảnh Israel tiếp tục leo thang quân sự.Trước đó, nguồn tin Hamas cho biết, nhiều trợ thủ của ông Saleh al-Arouri cũng thiệt mạng trong vụ tấn công bằng thiết bị bay không người lái của Israel nhằm vào một văn phòng của Hamas ở vùng ngoại vi phía nam thủ đô Beirut của Liban. Trong một tuyên bố, Hamas xác nhận 7 thành viên đã thiệt mạng trong vụ việc này. Lực lượng Hezbollah ở Liban đã lên án vụ tấn công. Thủ tướng Liban cũng chỉ trích mạnh mẽ vụ việc, nhận định diễn biến này sẽ khiến Liban không thể tránh khỏi bị đẩy vào giai đoạn đối đầu mới.Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhận định, việc ám sát lãnh đạo của Hamas trong vụ tấn công nghi do Israel thực hiện ở Beirut là một diễn biến đáng lo ngại. Liên hợp quốc cảnh báo về nguy cơ xung đột hiện nay sẽ lan rộng hơn trong khu vực; hối thúc các bên liên quan kiềm chế tối đa và thực hiện các bước cấp bách để giảm căng thẳng.Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi Israel tránh leo thang xung đột, nhất là ở Liban. Tại cuộc điện đàm với ông Benny Gantz, thành viên Nội các chiến tranh mà Thủ tướng Israel thành lập trong thời gian xung đột với Hamas, Tổng thống Macron cũng nhắc lại lời kêu gọi thúc đẩy lệnh ngừng bắn lâu dài giữa Israel và Hamas.Trong khi đó, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus lên án các vụ tấn công nhằm vào trụ sở của Tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Palestine ở Dải Gaza.
https://nhandan.vn/cang-thang-tai-bien-do-gay-lo-ngai-post790537.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Maersk", "Saleh al-Arouri", "Biển Đỏ", "Hamas", "Liban", "Tàu chở hàng", "Houthi", "tàu chở hàng" ] }
NATO kỷ niệm 75 năm thành lập
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) hôm 4/4 đã kỷ niệm 75 năm thành lập tại trụ sở của liên minh ở thủ đô Brussels của Bỉ, bên lề cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao NATO, diễn ra trong hai ngày 3-4/4.
Sự kiện có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao 32 quốc gia thành viên NATO và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.Trong bài phát biểu, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết NATO hiện nay “lớn hơn, mạnh hơn và đoàn kết hơn bao giờ hết”.Ông Stoltenberg tuyên bố NATO là liên minh "mạnh nhất, bền vững nhất và thành công nhất trong lịch sử", đồng thời nhắc lại rằng NATO được thành lập sau việc ký kết Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tại Washington, ngày 4/4/1949, bởi ngoại trưởng của 12 quốc gia, trong đó có 10 nước châu Âu là Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh, Italia, Iceland, Luxembourg, Na Uy, Hà Lan và Bồ Đào Nha, cùng với Mỹ và Canada, nhằm thành lập tổ chức chính trị-quân sự chịu trách nhiệm bảo vệ tập thể lãnh thổ của các thành viên.Để đánh dấu kỷ niệm 75 năm ngày ký kết, Hiệp ước Washington được trưng bày trong hai ngày 4 và 5/4 tại trụ sở NATO ở Brussels. Được vận chuyển trên một chuyến bay thương mại từ Mỹ dưới sự hộ tống chặt chẽ, đây là lần đầu tiên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vượt Đại Tây Dương.Tổng Thư ký Stoltenberg đã ca ngợi việc Hiến chương sáng lập của Liên minh, thường được bảo quản tại Washington, lần đầu tiên được trưng bày tại trụ sở của Tổ chức.Nhân dịp này, tại Brussels, các tượng đài chính của thủ đô đều được trang trí bằng màu sắc của NATO: lá cờ của Tổ chức dưới mái vòm của Công viên Cinquantenaire, một số tòa nhà trong thành phố được chiếu sáng màu xanh dương, màu của NATO, nổi bật là Tòa thị chính và cung điện Egmont. Bức tượng "Chú bé tè" (Manneken Pis), một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của thủ đô, cũng mặc trang phụcNATO.
https://nhandan.vn/nato-ky-niem-75-nam-thanh-lap-post803219.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "NATO", "75 năm ngày thành lập NATO" ] }
Hành động bảo vệ tài nguyên đất
Trước cảnh báo gần 40% diện tích đất đai trên toàn cầu đang suy thoái, với diện tích đất mất đi mỗi giây ngày càng tăng, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hối thúc cộng đồng quốc tế hành động quyết liệt để chấm dứt mọi hành vi tàn phá Trái đất.
Trong thông điệp nhân Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán (17/6), Tổng Thư ký Liên hợp quốc nêu rõ, không chỉ cung cấp 95% lương thực cho thế giới, mà đất còn mang lại vô số lợi ích khác. Ðất còn là nơi xây dựng chỗ ở, tạo việc làm và sinh kế cho con người, cũng như bảo vệ cộng đồng trước tình trạng hạn hán, lũ lụt và cháy rừng ngày càng nghiêm trọng. Tuy nhiên, mỗi giây trôi qua, lại có diện tích đất tương đương 4 sân bóng đá bị suy thoái.Với chủ đề “Ðoàn kết vì đất đai. Di sản của chúng ta - Tương lai của chúng ta”, Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm nay nêu bật nhu cầu cấp thiết trong việc bảo vệ và khôi phục tài nguyên đất đai, bảo đảm sự phát triển bền vững và tăng cường khả năng phục hồi của các cộng đồng dễ bị tổn thương, đầu tư cho các biện pháp quản lý đất đai tương lai, bảo đảm sự ổn định và thịnh vượng của hàng tỷ người trên thế giới.Nhấn mạnh chủ đề trọng tâm của Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán năm nay, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới “đoàn kết vì đất đai”, đồng thời hối thúc các chính phủ, doanh nghiệp, giới khoa học, cộng đồng và nhiều bên liên quan khác chung tay hành động.Trong số 8 tỷ dân trên thế giới, hơn một tỷ thanh niên dưới 25 tuổi sống ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở các khu vực phụ thuộc trực tiếp vào đất đai và tài nguyên thiên nhiên để sinh sống.Khẳng định Công ước Chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc quy định rõ về những việc cần làm để giải quyết các vấn đề nêu trên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề xuất tăng cường nỗ lực, thúc đẩy động lực hướng tới Hội nghị các bên tham gia Công ước Chống sa mạc hóa, dự kiến diễn ra tại Riyadh (Saudi Arabia) vào tháng 12 tới, đồng thời bảo đảm tiếng nói của giới trẻ được lắng nghe trong các cuộc đàm phán. Ông Guterres nhấn mạnh: Cùng nhau, chúng ta hãy gieo hạt giống cho một tương lai thịnh vượng vì thiên nhiên và nhân loại.Ngày 17/6, Kenya kỷ niệm Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán với thành quả đạt hơn 10% độ che phủ rừng. Chủ trì lễ kỷ niệm, lãnh đạo Bộ Môi trường, Biến đổi khí hậu và Lâm nghiệp Kenya cho biết, độ che phủ cây xanh của nước này đã tăng lên khoảng 12,3%, đồng thời nhấn mạnh đây là dấu mốc quan trọng trong việc giải quyết tình trạng sa mạc hóa, suy thoái đất và hạn hán.Khoảng 50.000 cây giống đã được huy động để trồng trên khắp Kenya nhân kỷ niệm ngày 17/6 năm nay. Chính phủ Kenya cũng đang thực hiện chiến dịch trồng 15 tỷ cây xanh cho tới năm 2032, nhằm tăng độ che phủ rừng và khôi phục hệ sinh thái, trong bối cảnh Kenya trải qua một số tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu, trong đó có những trận mưa lớn sau đợt hạn hán nghiêm trọng nhất ở nước này trong 40 năm qua.Trong khi đó, tại Syria, ông Muhammad Manhal Al-Zoubi, Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên nước này cho biết, biến đổi khí hậu và bất ổn đã đẩy Syria đối mặt tình trạng sa mạc hóa trên diện rộng. Xung đột vũ trang cũng làm hư hỏng cơ sở hạ tầng thủy lợi, dẫn đến việc mất thêm thảm thực vật và làm trầm trọng thêm tình trạng sa mạc hóa.
https://nhandan.vn/hanh-dong-bao-ve-tai-nguyen-dat-post814998.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Sa mạc hóa", "Tài nguyên đất", "Hạn hán", "Ngày Thế giới chống Sa mạc hóa và Hạn hán", "Phục hồi tài nguyên đất", "Biến đổi khí hậu", "Hệ sinh thái", "Xung đột vũ trang" ] }
Động đất tại Nhật Bản: Tất cả các trường học mở cửa trở lại
Ngày 22/1, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của trận động đất ngày 1/1 đã mở cửa trở lại.
Ba tuần sautrận động đất mạnhtàn phá miền trung Nhật Bản, ngày 22/1, tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở tại khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất đã mở cửa trở lại, đánh dấu nhịp sống của người dân nơi đây dần phục hồi.Tại tỉnh Ishikawa, 2 trường cuối cùng ở thành phố Suzu và tất cả 9 trường tại thị trấn Noto đã đón học sinh trở lại. Theo đó tính đến nay, cả 20 trường tiểu học và trung học cơ sở bị đóng cửa sau thảm họa đều đã hoạt động trở lại.Theo báo cáo mới nhất công bố ngày 21/1, trận động đất độ lớn 7,6 trên bán đảo Noto ngày 1/1 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 232 người và hiện vẫn còn hơn 20 người mất tích .Giao thông cũng dần được khôi phục, với tuyến đường sắt JR Nanao nối giữa các ga Hakui và Nanao hoạt động trở lại vào ngày 22/1, cùng một số dịch vụ tàu tốc hành.Tại Wajima, một trường mẫu giáo đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên trong số 11 trường đóng cửa tại thành phố, đã mở cửa trở lại. Trường mẫu giáo Kawai mở cửa để chăm sóc con em nhân viên cứu hộ, trông giữ các em miễn phí 8 giờ 15 phút đến 17 giờ 30 phút các ngày trong tuần.Do thiếu nước sinh hoạt, trường mẫu giáo buộc phải cung cấp bữa ăn và đồ ăn nhẹ từ hàng cứu trợ, đồng thời bố trí khu vực vệ sinh tạm thời.Bà Kanae Uehata, 51 tuổi, Hiệu trưởng tạm thời của trường mẫu giáo, nhấn mạnh cam kết hỗ trợ các gia đình: "Chúng tôi muốn cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ em để mọi thứ có thể trở lại bình thường càng sớm càng tốt".
https://nhandan.vn/dong-dat-tai-nhat-ban-tat-ca-cac-truong-hoc-mo-cua-tro-lai-post793142.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "động đất", "Nhật Bản", "động đất tại Nhật Bản" ] }
Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam với Turkmenistan và Iceland
NDO -Chiều 21/6,Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằngtiếp các Đại sứTurkmenistanParakhat Hommadovich Durdyev và Đại sứIcelandThorir Ibsen nhân dịp sang Việt Nam trình Quốc thư.
Tiếp Đại sứ Turkmenistan Parakhat Hommadovich Durdyev, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng chúc mừng Đại sứ đã trình Thư ủy nhiệm của Tổng thống Turkmenistan tới Chủ tịch nước Tô Lâm; khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống với Turkmenistan.Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng đề nghị hai bên tiếp tục thúc đẩy và tăng cường trao đổi, tiếp xúc các cấp trong cả khuôn khổ song phương và đa phương nhằm tăng cường tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, du lịch, giáo dục-đào tạo... Thứ trưởng hoan nghênh hãng hàng không quốc gia Turkmenistan mở đường bay thẳng tới Việt Nam, góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động hợp tác thương mại-đầu tư, du lịch và giao lưu nhân dân.Thứ trưởng bày tỏ mong muốn Bộ Ngoại giao hai nước, cũng như Đại sứ Turkmenistan phát huy vai trò đầu mối thúc đẩy, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp hai nước hợp tác hiệu quả. Bên cạnh đó, hai bên có thể trao đổi khả năng đàm phán, ký kết Hiệp định về miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao và hộ chiếu công vụ nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động trao đổi đoàn, tiếp xúc song phương.Thứ trưởng khẳng định, Bộ Ngoại giao và các cơ quan Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ và tin tưởng Đại sứ có một nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Turkmenistan phát triển hơn nữa.Chia sẻ đánh giá của Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng về tiềm năng hợp tác của hai nước, Đại sứ Parakhat Hommadovich Durdyev khẳng định tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị Bộ Ngoại giao và Chính phủ Turkmenistan các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực có thế mạnh và nhu cầu của hai nước, nhất là hợp tác trong lĩnh vực thương mại-đầu tư, công nghệ thông tin, nông nghiệp, dầu khí, du lịch, giáo dục-đào tạo.Đại sứ khẳng định, Turkmenistan coi trọng hợp tác với Việt Nam và sẵn sàng làm cầu nối giúp Việt Nam phát triển quan hệ với các nước trong khu vực; mong muốn thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, nhất là cấp cao; nhất trí duy trì hợp tác hiệu quả giữa hai bộ ngoại giao thông qua các cơ chế tham vấn, phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tăng cường hợp tác đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và nghiên cứu khả năng hai bên ký kết hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ.Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiếp Đại sứ Iceland. Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam.Cùng ngày, tại cuộc tiếp Đại sứ Iceland Thorir Ibsen, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh việc hai bên cần tăng cường hợp tác chính trị-ngoại giao, tham vấn lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.Đánh giá cao vai trò của Iceland trong đàm phán Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khốiEFTA, Thứ trưởng đề nghị Iceland quan tâm thúc đẩy giao thương giữa hai nước, khuyến khích các doanh nghiệp Iceland tăng cường kinh doanh, đầu tư vào Việt Nam. Trên cơ sở những tiềm năng và thế mạnh của hai nước, Thứ trưởng đề nghị hai bên chủ động nghiên cứu và thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, công nghệ cao, năng lượng tái tạo…Thứ trưởng khẳng định Bộ Ngoại giao và các cơ quan Việt Nam sẽ tích cực phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ, tin tưởng Đại sứ có một nhiệm kỳ công tác thành công, góp phần thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Iceland phát triển hơn nữa.Chia sẻ về hợp tác của hai nước, Đại sứ Thorir Ibsen khẳng định, Iceland coi trọng quan hệ hợp tác với khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam; cho rằng, chính phủ hai nước cần triển khai các biện pháp nhằm tăng cường hợp tác chính trị-ngoại giao, tăng cường trao đổi đoàn các cấp cũng như hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là Liên hợp quốc.Đại sứ khẳng định, Iceland mong muốn đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực kinh tế thương mại, đầu tư, thông qua việc đàm phán và ký kết Hiệp định thương mại tự do FTA giữa EFTA mà Iceland là thành viên với Việt Nam, nhằm tạo khuôn khổ khuyến khích các doanh nghiệp Iceland đầu tư vào Việt Nam, cũng như tăng xuất khẩu của Việt Nam và Iceland sang thị trường của nhau.Đại sứ đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng sạch; triển khai hiệu quả hợp tác truyền thống trong lĩnh vực thuỷ hải sản, giáo dục-đào tạo, văn hóa-du lịch…
https://nhandan.vn/thuc-day-hop-tac-giua-viet-nam-voi-turkmenistan-va-iceland-post815631.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Việt Nam", "Turkmenistan", "Iceland", "Lê Thị Thu Hằng" ] }
Ra mắt sách "Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai"
NDO -Ngày 20/6, tại thủ đô Moskva,Liên bang Nga, đã diễn ra lễ ra mắt sách tiếng Nga “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”.
Sự kiện do Viện Đông phương học Viện Hàn lâm Khoa học Nga phối hợp Cục lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Nhà nước Nga tổ chức, diễn ra trong bối cảnhTổng thống Nga Vladimir Putinthăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.Tham dự lễ ra mắt sách, có đại diện Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga, các cơ quan đại diện ngoại giao ASEAN tại Moskva, Viện Hàn lâm Khoa học Nga và nhiều chuyên gia, học giả Nga nghiên cứu về Việt Nam.Đây là tuyển tập các văn kiện được lựa chọn, biên soạn từ tài liệu của Cơ quan Lưu trữ liên bang, Cục Lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Nhà nước Nga, Cục Lưu trữ lịch sử đương đại Nhà nước Nga, Cục Lưu trữ chính sách đối ngoại Liên bang Nga, Vụ Lịch sử và tài liệu của Bộ Ngoại giao Nga, Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ Việt Nam).Lễ ra mắt sách “Liên Xô và Việt Nam trong những năm Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai 1959-1975: Tuyển tập các văn kiện”. (Ảnh: XUÂN HƯNG)Cuốn sách gồm 137 tài liệu được lưu giữ đã gần nửa thế kỷ; gồm các nghị quyết, biên bản làm việc, băng ghi âm các cuộc trao đổi giữa các nhà ngoại giao Liên Xô và các đồng nghiệp Việt Nam…Các tài liệu phản ánh sự phát triển chiến lược đối ngoại của Liên Xô trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai giai đoạn 1959-1975, lần đầu tiên công bố về lịch sử của một trong những sự kiện quan trọng nhất thế kỷ 20, có tác động lớn đến toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế và chính trị thế giới.Cuốn sách dành cho các nhà sử học, nghiên cứu chính trị, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học, cũng như nhiều độc giả quan tâm đến lịch sử Nga và Việt Nam, quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ 20.
https://nhandan.vn/ra-mat-sach-lien-xo-va-viet-nam-trong-nhung-nam-chien-tranh-dong-duong-lan-thu-hai-post815021.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Việt Nam", "Vladimir Putin", "Liên bang Nga", "Liên Xô và Việt Nam", "Chiến tranh Đông Dương", "ra mắt sách" ] }
Xung đột cản trở hoạt động nhân đạo tại Sudan
Cáchoạt động cứu trợ ở Sudangặp trở ngại khi các cuộc đụng độ tiếp diễn giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF). Hai bên đổ lỗi lẫn nhau cản trở các hoạt động nhân đạo.
Trong tuyên bố ngày 29/3, RSF cáo buộc SAF và các lực lượng đồng minh lợi dụng hoạt động viện trợ nhân đạo để vận chuyển vũ khí và thiết bị quân sự.Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Sudan cho biết, RSF đã chặn một số xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) trên đường đến El Fasher, thủ phủ bang Bắc Darfur. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao nêu rõ, đây là hàng viện trợ giúp giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực và y tế tại các cơ sở dành cho người phải di dời do xung đột. Cơ quan trên cũng cáo buộc RSF triển khai lực lượng gần thành phố Mellit, cản trở và thu giữ các xe chở hàng viện trợ dọc tuyến đường Al-Dabba-Mellit-El Fasher.Liên hợp quốc ước tính, khoảng 25 triệu người, chiếm gần một nửa dân số Sudan, đang cần viện trợ và bảo vệ. Trong đó, gần 18 triệu người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng. Báo cáo cập nhật của Liên hợp quốc cho thấy, kể từ khi xung đột nổ ra tại Sudan hồi tháng 4/2023, khoảng 8,1 triệu người phải di tản, trong đó hơn 1,5 triệu người rời bỏ đất nước. Xung đột khiến khoảng 13.900 người chết.
https://nhandan.vn/xung-dot-can-tro-hoat-dong-nhan-dao-tai-sudan-post802421.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Sudan", "nhân đạo", "di tản", "cứu trợ", "đói", "bệnh dịch" ] }
Nguy cơ tấn công khủng bố tại nhiều nơi trên thế giới
Nhà chức trách Mỹ đang lo ngại nguy cơ các thành phần cực đoan ở nước này có thể hưởng ứng lời kêu gọi của tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) và thực hiện những vụ khủng bố tương tựvụ tấn công đẫm máu ở thủ đô Moskvacủa Nga vào tháng trước.
Báo cáo của tình báo Mỹ cảnh báo các thành viên IS trên khắp thế giới và những đối tượng hành động khủng bố đơn lẻ, vốn hay được gọi là “sói đơn độc”, có thể hưởng ứng những tuyên bố mới đây của IS liên quan vụ khủng bố ở Moskva và hô hào thực hiện thêm nhiều vụ tấn công khác ở nơi công cộng.Ngày 6/4, cơ quan chức năng Thổ Nhĩ Kỳ thông báo bắt giữ 48 người tình nghi có quan hệ với IS đã tham gia vụ xả súng tại nhà thờ ở Istanbul hồi tháng 1 vừa qua. Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Ali Yerlikaya nêu rõ, trong các chiến dịch truy quét IS, các đơn vị chức năng nước này đã bắt giữ 48 nghi can, trong đó có nhiều kẻ tình nghi liên quan đến các đối tượng tham gia vụ tấn công ngày 28/1 ở nhà thờ Santa Maria ở Istanbul và những đối tượng dính líu đến các khu vực xung đột khác.Trước đó, Bộ trưởng Yerlikaya tiết lộ rằng, từ tháng 6 năm ngoái đến 25/3 vừa qua, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành tổng cộng 1.329 chiến dịch chống khủng bố nhằm vào IS. Trong khuôn khổ các chiến dịch này, lực lượng chức năng đã bắt giữ 2.919 nghi phạm, trong đó có 692 người hiện đang bị giam giữ. Tháng 12 năm ngoái, các lực lượng tình báo và an ninh Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của IS chịu trách nhiệm giám sát tài chính của nhóm này ở tỉnh đông nam Mersin.Cảnh sát Iran thông báo đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của IS cùng hai thành viên của tổ chức này tình nghi âm mưu thực hiện vụ tấn công liều chết vào cuối tháng lễ Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo. Mohammad Zaker, biệt danh “Ramesh” và hai thành viên khác của IS bị bắt ở thành phố Karaj, thuộc tỉnh Alborz, phía Tây thủ đô Tehran. Ngoài ra, tám người khác đi cùng nhóm này cũng bị tạm giữ.IS đã từng nhận thực hiện hai vụ đánh bom tại thành phố Kerman của Iran hồi tháng 1/2024 khiến gần 100 người thiệt mạng và nhiều người bị thương. Vụ đánh bom nhằm vào lễ tưởng niệm tướng Qasem Soleimani, một trong những nhân vật cấp cao của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở Iraq vào năm 2020. Ngay trong tháng 1/2024, giới chức Iran đã bắt giữ 35 người, trong đó có một thủ lĩnh của nhánh IS ởAfghanistanISIS-Khorasan (ISIS-K) bị cho là có liên quan tới các vụ đánh bom nói trên.
https://nhandan.vn/nguy-co-tan-cong-khung-bo-tai-nhieu-noi-tren-the-gioi-post803620.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "IS", "khủng bố", "tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo", "tấn công đẫm máu" ] }
Điện thăm hỏi tình hình lũ lụt tại Nga và Kazakhstan
NDO -Ngày 15/4,Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơnđã gửi điện thăm hỏi về tình hình lũ lụt tạiLiên bang NgavàCộng hòa Kazakhstan.
Được tin lũ lụt xảy ra tại Liên bang Nga và Cộng hòa Kazakhstan, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gửi điện thăm hỏi đến Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Lavrov và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Kazakhstan Nurtley Murat.
https://nhandan.vn/dien-tham-hoi-tinh-hinh-lu-lut-tai-nga-va-kazakhstan-post804863.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn", "Liên bang Nga", "Cộng hòa Kazakhstan", "điện thăm hỏi", "Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện" ] }
Số người thiệt mạng do động đất tại Nhật Bản tăng lên 161
NDO -Một tuần sau khi trận động đất có cường độ 7,6 làm rung chuyển tỉnh Ishikawa, giới chức Nhật Bản đã ghi nhận ít nhất 161 người thiệt mạng. Các nỗ lực cứu nạn vẫn được ráo riết triển khai trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Trận động đấtcó độ lớn mạnh nhất theo thang đo cường độ địa chấn của Nhật Bản đã gây ra các đợt sóng thần, hỏa hoạn trên diện rộng cũng như khiến hàng chục nghìn người dân phải di dời vì nhà bị sập.Sau động đất, hàng chục dư chấn, trong đó có dư chấn có cường độ 5 theo thang đo của Nhật Bản, tiếp tục làm rung chuyển khu vực Bán đảo Noto của tỉnh Ishikawa.Mưa xuất hiện tại một số khu vực gây sạt lở, cản trở công tác tiếp cận khu vực chịu ảnh hưởng bởi động đất của lực lượng cứu nạn.Theo hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nhật Bản cung cấp, binh sĩ nước này đã chia thành nhiều nhóm nhỏ đi bộ tới các khu vực bị cô lập. Lực lượng quân đội, cảnh sát và máy bay cứu hỏa cũng được huy động tham gia công tác cứu nạn.Ngày 7/1, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Lực lượng Phòng vệ nước này đã điều tổng cộng 5.900 binh sĩ hỗ trợ công tác cứu trợ.Thời tiết khắc nghiệt cản trở công tác tìm kiếm và cứu nạn. (Ảnh: AP)Tuyết rơi dày không chỉ ảnh hưởng đến công tác cứu nạn mà còn khiến cuộc sống của người dân tại các khu vực lánh nạn thêm khó khăn, nhất là việc giữ ấm cơ thể.Công tác tiếp tế nhu yếu phẩm được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do tuyết rơi làm giảm tầm nhìn và che phủ các điểm nứt gãy trên các tuyến đường, trong khi địa phương không có đủ nhân lực để dọn tuyết.Thời tiết lạnh cũng có thể cản trở hơn 28.000 người trú trong khoảng 400 trung tâm lánh nạn đánh giá thiệt hại về tài sản mà họ phải hứng chịu sau động đất.
https://nhandan.vn/so-nguoi-thiet-mang-do-dong-dat-tai-nhat-ban-tang-len-161-post791071.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "động đất", "Nhật Bản", "động đất tại Nhật Bản", "Ishikawa" ] }
Việt Nam là khách mời danh dự của Ngày hội Pháp ngữ 2024
NDO -Ngày hội Pháp ngữ2024 là sân chơi giúp cho công chúng Pháp và bạn bè quốc tế có thể cùng nhau tìm hiểu về sự đa dạng văn hóa giữa các dân tộc sử dụng tiếng Pháp. Không gian trưng bày của Việt Nam, khách mời danh dự của Ngày hội Pháp ngữ 2024, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân địa phương và khách tham dự.
Tiếp nối thành công của các mùa trước, Ngày hội Pháp ngữ được tổ chức hai năm một lần tại thành phố Yebles ở ngoại ô Paris (Cộng hòa Pháp) tiếp tục trở thành điểm vui chơi giải trí cho các gia đình địa phương và du khách trong hai ngày cuối tuần 23 và 24/3.Ngày hội thu hút sự tham gia của 40 quốc gia nói tiếng Pháp và lãnh thổ hải ngoại của Pháp, mang tới nhiều tiết mục trình diễn nghệ thuật đặc sắc, trưng bày sản phẩm thủ công, mỹ nghệ độc đáo, không gian quảng bá văn hóa, xúc tiến du lịch… Đã nhiều mùa tham dự, Việt Nam năm nay trở thành khách mời danh dự của Ngày hội Pháp ngữ lần thứ 5.Thị trưởng thành phố Yebles, bà Marième Tamata-Varin đánh giá cao sự tham gia tích cực của Việt Nam tại Ngày hội Pháp ngữ nhiều năm qua. (Ảnh: KHẢI HOÀN)Sự kiện được khởi xướng vào năm 2015 bởi Thị trưởng thành phố Yebles, bà Marième Tamata-Varin. Quy tụ nhiều hiệp hội, đoàn ngoại giao, nghệ sĩ, nhà sáng tạo... từ các cộng đồng quốc tế sử dụng tiếng Pháp trong một bầu không khí lễ hội sôi động và tình hữu nghị thắm thiết giữa các quốc gia, Ngày hội Pháp ngữ đã dần trở thành niềm tự hào của người dân địa phương nhiều năm qua.Theo bà Marième Tamata-Varin, chương trình nhằm khuyến khích giao lưu, trao đổi, gỡ bỏ những rào cản, định kiến ​​và tạo dựng sự liên kết giữa các dân tộc nói tiếng Pháp trên khắp thế giới. Đặc biệt hơn nữa khi Ngày hội Pháp ngữ năm nay diễn ra chỉ vài tháng trước kỳ Thế vận hội Olympic và Paralympic 2024 sẽ được tổ chức tại Pháp và Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 19 sẽ diễn ra tại thành phố Villers-Cotterêts vào tháng 10 tới, càng làm củng cố hơn nữa tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO Nguyễn Thị Vân Anh cho biết, Việt Nam, với cương vị là thành viên tích cực của Cộng đồng Pháp ngữ, luôn sẵn sàng ủng hộ tinh thần của chính quyền địa phương thành phố Yebles và ý nghĩa của Ngày hội Pháp ngữ trong việc thúc đẩy sự đa dạng văn hóa và tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trong nhóm các quốc gia sử dụng tiếng Pháp.Thông qua ngôn ngữ tiếng Pháp và những giá trị văn hóa riêng biệt độc đáo, Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh tin tưởng rằng các quốc gia thành viên và quan sát viên sẽ cùng nhau chung sức xây dựng nên mộtcộng đồng Pháp ngữhòa đồng, đổi mới và bền vững, và hơn hết là một thế giới chung sống hòa bình dựa trên nguyên tắc tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau.Gian hàng của Việt Nam thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn bè quốc tế. (Ảnh: MINH DUY)Ngày hội Pháp ngữ là dịp tốt để quảng bá du lịch Việt Nam với nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo. (Ảnh: MINH DUY)Theo ông Tăng Thanh Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Việt Nam là một trong những thành viên tham gia tích cực nhất trong tất cả các mùa tổ chức của Ngày hội Pháp ngữ. Không chỉ có nhiệm vụ giữ gìn và thúc đẩy các giá trị văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc trong các thế hệ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp, thông qua những sự kiện quốc tế này, Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp mong muốn tăng cường quảng bá tới đông đảo bạn bè trên thế giới về một đất nước, con người Việt Nam tươi đẹp, mến khách.Ngày hội Pháp ngữ thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, là cơ hội tốt để xúc tiến du lịch Việt Nam. Không gian trưng bày của Việt Nam cũng dành một góc để giới thiệu những bức ảnh của họa sĩ, dịch giả, nhà nghiên cứu người Pháp Dominique De Miscault có nhiều gắn bó với Việt Nam.Bên cạnh các hoạt động dịch thuật và sáng tác nghệ thuật, bà Dominique De Miscault còn tham gia nhiều hoạt động đoàn kết, hữu nghị ủng hộ nhân dân Việt Nam.Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và Chi hội Sinh viên Việt Nam tại Paris (UEVP) đóng góp nhiều tiết mục biểu diễn nghệ thuật đặc sắc, quảng bá văn hóa tới công chúng Pháp. (Ảnh: MINH DUY)Đoàn Việt Nam phấn khởi tham gia diễu hành khai mạc chương trình Ngày hội Pháp ngữ 2024. (Ảnh: MINH DUY)
https://nhandan.vn/viet-nam-la-khach-moi-danh-du-cua-ngay-hoi-phap-ngu-2024-post801364.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Việt Nam", "Ngày hội Pháp ngữ 2024", "các quốc gia nói tiếng Pháp", "quảng bá văn hóa", "xúc tiến du lịch", "cộng đồng Pháp ngữ" ] }
Đồng chí Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên
NDO -Tiếp tục chương trình công tác tạiĐiện Biên, sáng 28/3, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Tham gia đoàn công tác cùng làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên, có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ cùng đại diện lãnh đạo các bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an; Quốc phòng; Văn phòng Trung ương Đảng…Làm việc với đoàn, về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên.Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên báo cáo, dù tập trung thực hiện các hoạt động, công việc chuẩn bị kỷ niệm 70 nămChiến thắng Điện Biên Phủ, song cấp ủy, chính quyền tỉnh luôn sát sao lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, xây dựng Đảng xây dựng hệ thống chính trị bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, xuyên suốt.Đồng chí Lê Thành Đô, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên báo cáo đồng chí Trương Thị Mai và đoàn công tác kết quả tiến độ các công việc chuẩn bị Lễ kỷ niệm do tỉnh Điện Biên thực hiện.Kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng quý I ước đạt 6,07% (xếp thứ 4 trong 14 tỉnh khu vực trung du, miền núi phía bắc và xếp thứ 25/63 tỉnh, thành phố trong nước); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 18,03% kế hoạch năm; giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ước đạt 18,58% kế hoạch vốn Thủ tướng chính phủ giao.Tổng lượng khách du lịch đến địa bàn đạt gần 450 nghìn lượt (tăng 1,46 lần so cùng kỳ năm trước), tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 777 tỷ đồng (tăng 1,48 lần so kế hoạch).Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, kịp thời định hướng góp phần ổn định tư tưởng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.Tiến độ tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và triển khai 18 dự án chỉnh trang đô thị, dự án phục vụ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã và đang được tỉnh Điện Biên tập trung nhân lực, nguồn lực thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao nhất.Đến thời điểm này, có 5 dự án chỉnh trang đô thị đã khởi công, dự kiến hoàn thành trước ngày 10/4/2024; 5 công trình chỉnh trang đô thị đang trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu thi công xây lắp; các dự án trong kế hoạch đầu tư công phục vụ kỷ niệm, gồm: sửa chữa, nâng cấp Trường tiểu học Hà Nội-Điện Biên Phủ; dự án sửa chữa, nâng cấp sân vận động tỉnh; sửa chữa các công trình, điểm di tích; dự án Nhà khách tỉnh đã hoàn thành từ 80% khối lượng trở lên, dự kiến hoàn thành toàn bộ vào trung tuần tháng 4 và trước ngày 7/5 để kịp phục vụ các hoạt động kỷ niệm…Tin liên quanThường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai thăm, làm việc tại Điện BiênGhi nhận nỗ lực rất lớn của tỉnh Điện Biên trong thực hiện các công việc chuẩn bị điều kiện cần thiết để phục vụ Lễ kỷ niệm; đồng thời tỉnh vẫn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng đạt kết quả nổi bật, đồng chí Trương Thị Mai đã bày tỏ tin tưởng, tỉnh Điện Biên sẽ thực hiện tốt các công việc còn lại.Đồng chí Trương Thị Mai khẳng định: "Khối lượng công việc còn lại khá lớn, song tôi tin tưởng Điện Biên sẽ thực hiện tốt các công việc để phục vụ Lễ kỷ niệm".Nhất trí với kế hoạch, chương trình Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức đúng ngày 7/5/2024, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các cơ quan tham mưu phải xây dựng kịch bản chung của Lễ kỷ niệm một cách chi tiết, cụ thể bắt đầu từ lễ dâng hương, dâng hoa… đến khi kết thúc Lễ kỷ niệm.Khối lượng công việc trong kịch bản chung là rất lớn, do nhiều cơ quan và tỉnh Điện Biên thực hiện, do vậy đồng chí Trương Thị Mai giao đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa trực tiếp điều hành, giao việc cụ thể từng cơ quan, đơn vị bảo đảm Lễ kỷ niệm thành công.Nhấn mạnh ý nghĩa đặc biệt của Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và các hoạt động kỷ niệm là tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc vĩ đại giá trị to lớn của chiến thắng Điện Biên Phủ trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị các đồng chí, các cơ quan và mỗi cá nhân cần toàn tâm, toàn ý, phát huy cao nhất trách nhiệm, năng lực thực hiện tốt các phần việc được giao, bảo đảm Lễ kỷ niệm thành công tốt đẹp.Trước đó, đồng chí Trương Thị Mai cùng các đồng chí trong đoàn công tác Trung ương đã tặng quà, thăm hỏi 20 chiến sĩ Điện Biên; dâng hương, viếng các anh hùng liệt sĩ tạiNghĩa trang liệt sĩ A1và Đền thờ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Điện Biên tại đồi F.Đồng chí Trương Thị Mai cùng các thành viên đoàn công tác viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1.
https://nhandan.vn/dong-chi-truong-thi-mai-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-tinh-uy-dien-bien-post801991.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Điện Biên", "chiến thắng Điện Biên Phủ", "chiến sĩ Điện Biên", "70 năm", "Lễ kỷ niệm" ] }
Moskva xem xét mở rộng biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp
NDO -Trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin khẳng định, các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân TP Moskva (Liên bang Nga) có thể được mở rộng hoặc gia hạn nếu cần thiết.
Theo ông Sergei Sobyanin, để đối phó dịch Covid-19, thủ đô Moskva của LB Nga đã chi khoảng 1,3 tỷ USD để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Đây là các khoản thanh toán trực tiếp, hoãn tiền thuê mặt bằng và các ưu đãi về thuế.Cũng theo Thị trưởng Moskva, nếu cần thiết, thủ đô sẽ gia hạn các biện pháp hỗ trợ nói trên, đồng thời triển khai các biện pháp mới, như trợ cấp các khoản về dịch vụ vệ sinh và phí dịch vụ tiện ích cho các khu phục vụ ăn uống. Hơn nữa, Moskva cũng đã gia hạn chương trình cho vay ưu đãi.Ngày 30/7, chính quyền TP Moskva đã phân bổ khoảng 70 triệu USD cho các khoản trợ cấp và vay ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Ông Sergei Sobyanin nhận định, nếu TP Moskva không áp đặt các hạn chế chống dịch mới, thì đến cuối năm nay, lĩnh vực ăn uống sẽ trở lại mức thu nhập của năm 2019.“Hiện, các doanh nghiệp đang bù lại những gì đã mất. Không phải hoàn toàn, song ở mức độ lớn”, Thị trưởng khẳng định. Ông Sergei Sobyanin cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong hỗ trợ kinh doanh không phải phân phối tiền, mà là trao cơ hội việc làm. Do đó, khi tình hình cho phép, TP Moskva đã hủy chế độ mã QR bắt buộc đối với thực khách tại các khu ăn uống.Trước đó, hệ thống mã QR để tham quan các địa điểm giải trí và ăn uống, cũng như các sự kiện công cộng được triển khai tại Moskva từ ngày 28/6 đến 18/7. Kể từ ngày 19/7, các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống ở thủ đô, gồm: Khu ẩm thực trong các trung tâm mua sắm, có thể phục vụ khách có mã QR hoặc không. Song, giới chức thành phố nhấn mạnh, trong mọi trường hợp, phải tuân thủ các yêu cầu về phòng, chống dịch Covid-19.Theo Thị trưởng Sergei Sobyanin, cuộc chiến chống lại sự lây lan của Covid-19 đã tiêu tốn của TP Moskva khoảng 8,2 tỷ USD, gồm cả thu nhập bị mất và các biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Trước đó, ông Sergei Sobyanin kỳ vọng, nền kinh tế Moskva sẽ trở lại bình thường vào cuối năm 2021.
https://nhandan.vn/moskva-xem-xet-mo-rong-bien-phap-ho-tro-doanh-nghiep-post657960.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "LB Nga", "mở rộng biện pháp", "hỗ trợ", "doanh nghiệp" ] }
Động đất có độ lớn 5,9 làm rung chuyển miền trung Nhật Bản
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) cho biết, trận động đất nông này xảy ra lúc 6 giờ 31 phút sáng giờ địa phương (21 giờ 31 phút theo giờ GMT), chủ yếu ở bán đảo Noto, nơi trận động đất kinh hoàng hôm 1/1.
Một trậnđộng đấtcó độ lớn 5,9 đã làm rung chuyển miền trung Nhật Bản sáng 3/6, song không có cảnh báo sóng thần.Cơ quan Khí tượngNhật Bản(JMA) cho biết, trận động đất nông này xảy ra lúc 6 giờ 31 phút sáng giờ địa phương (21 giờ 31 phút theo giờ GMT), chủ yếu ởbán đảo Noto, nơi trận động đất kinh hoàng hôm 1/1 đã làm hơn 230 người thiệt mạng.Tin liên quanNhật Bản: Động đất độ lớn 6,9 tại đảo Bonin, không có cảnh báo sóng thầnĐài truyền hình NHK đưa tin các quan chức địa phương cho biết chưa có báo cáo ngay lập tức về thiệt hại, nhưng họ vẫn đang thu thập thông tin.JMA cho biết trận động đất thứ 2 khoảng 10 phút sau đó có cường độ nhỏ hơn 4,8 độ ở cùng khu vực.Trong khi đó, NHK đưa tin công ty điều hành nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa trong khu vực cho biết đã đình chỉ hoạt động của nhà máy này để kiểm tra thiệt hại.
https://nhandan.vn/dong-dat-co-do-lon-59-lam-rung-chuyen-mien-trung-nhat-ban-post812399.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Động đất", "Nhật Bản", "bán đảo Noto", "Cơ quan Khí tượng Nhật Bản", "JMA" ] }
Mỹ: Xả súng tại bang Michigan khiến ít nhất 9 người bị thương
Cảnh sát trưởng quận Oakland ở thành phố Rochester Hills, bang Michigan cho biết 9 hoặc 10 nạn nhân bị thương trong vụxả súngtại công viên Brooklands Plaza Splash Pad, trong đó có một trẻ 8 tuổi.
Ngày 15/6, ít nhất 9 người đã bị bắn tại một khu vui chơi giải trí ở thành phố Rochester Hills thuộc bang Michigan củaMỹ.Hiện, cảnh sát đang bao vây một ngôi nhà tình nghi có nghi phạm lẩn trốn trong đó.Phát biểu họp báo tối cùng ngày, Cảnh sát trưởng quận Oakland, ông Michael Bouchard cho biết 9 hoặc 10 nạn nhân bị thương trong vụ xả súng tại công viên Brooklands Plaza Splash Pad ở Rochester Hills, trong đó có một trẻ 8 tuổi.Tin liên quanMỹ: Xả súng tại Pennsylvania làm 5 người thương vongCác nạn nhân đã được đưa tới bệnh viện. Ít nhất 1 người phải phẫu thuật và hiện đã ổn định.Ông Bouchard cũng cho biết sau khi nhận được cuộc gọi đầu tiên thông báo về vụ việc vào khoảng 17 giờ 11 phút chiều, cảnh sát đã nhanh chóng đến hiện trường và tìm thấy 1 khẩu súng ngắn cùng 3 băng đạn rỗng.Theo điều tra sơ bộ, dường như nghi phạm đã bắn tới 28 phát súng.Hiện, cảnh sát với sự hỗ trợ của đội đặc nhiệm SWAT cùng các xe bọc thép đang bao vây ngôi nhà tình nghi là nơi mà nghi phạm đang ẩn náu. Ngôi nhà này cách hiện trường vụ án khoảng 800m và cảnh sát nghi ngờ còn nhiều vũ khí trong đó.Nhà chức trách khuyến cáo người dân tránh xa hiện trường vụ án cũng như khu vực nghi phạm đang ẩn náu.Trong một bài đăng trên mạng X, Thống đốc bang Michigan Gretchen Whitmer thông báo đang theo dõi sát tình hình vụ việc.Hiện lực lượng chức năng đang điều tra động cơ của vụ tấn công.
https://nhandan.vn/my-xa-sung-tai-bang-michigan-khien-it-nhat-9-nguoi-bi-thuong-post814566.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "bang Michigan", "9 người bị thương", "xả súng", "Mỹ" ] }
Kỳ vọng từ cuộc bầu cử tại Mexico
Mexico chuẩn bị bước vào cuộc tổng tuyển cử có quy mô lớn nhất lịch sử nước này. Cuộc bầu cử được đánh giá đóng vai trò quyết định đối với tương lai đất nước, trong bối cảnhMexicođối mặt hàng loạt thách thức khi tình trạng bạo lực gia tăng, cuộc khủng hoảng người di cư ngày càng nghiêm trọng, nền kinh tế có dấu hiệu giảm tốc.
Ngày “siêu bầu cử” tại Mexico thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi đây là lần đầu các cuộc bầu cử cấp trung ương và địa phương được tổ chức đồng thời tại tất cả 32 bang. Số lượng cử tri cao kỷ lục, gần 100 triệu người, sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống, 628 ghế tại Hạ viện và Thượng viện, cùng khoảng 20.000 vị trí lãnh đạo các cấp.Hiện hai ứng cử viên hàng đầu đang bám đuổi sít sao trong cuộc đua vào vị trí tổng thống tiếp theo là bà Claudia Sheinbaum thuộc đảng cầm quyền Morena và đối thủ cạnh tranh phe đối lập Xochitl Galvez. Giới phân tích nhận định, quan điểm của các ứng cử viên về những vấn đề nóng mà cử tri quan tâm như di cư, kinh tế, tội phạm có tổ chức… là nhân tố quan trọng quyết định ai sẽ là chủ nhân tiếp theo của chiếc ghế Tổng thống Mexico. Và dù ai là người giành chiến thắng, tổng thống tiếp theo của quốc gia gần 130 triệu dân này sẽ đối mặt nhiều sóng gió để chèo lái đất nước trên con đường phát triển.Một trong những vấn đề khiến cử tri Mexico lo ngại nhất là tình trạng các băng nhóm tội phạm hoạt động ngày càng mạnh, khiến hơn 450.000 người thiệt mạng và hàng chục nghìn người mất tích kể từ năm 2006, đồng thời gây ảnh hưởng tiêu cực cuộc sống của người dân.Làn sóng bạo lực cũng lan rộng ngay cả trong quá trình tổ chức cuộc tổng tuyển cử năm nay. Hàng chục ứng cử viên đã bị sát hại. Chính phủ Mexico buộc phải huy động gần 3.000 binh sĩ để bảo vệ các ứng cử viên và quan chức phụ tráchbầu cử. Chỉ vài ngày trước cuộc tổng tuyển cử, một sự cố chưa từng có tiền lệ xảy ra khi hơn 2.000 lá phiếu bị đánh cắp tại thành phố Puebla ở miền trung, mà theo giới chức an ninh là do các băng đảng ma túy tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử.Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng người di cư cũng là vấn đề nổi cộm, có khả năng chi phối kết quả cuộc tổng tuyển cử. Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, hơn 140.000 người di cư đã xin tị nạn tại Mexico trong năm 2023, chưa kể hàng trăm nghìn người quá cảnh nước này để vào Mỹ, khiến Mexico nằm trong nhóm 5 nước có số lượng đơn xin tị nạn cao nhất thế giới. Bên cạnh làn sóng di cư từ khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ, Viện Di trú quốc gia Mexico cảnh báo, số người di cư bất hợp pháp từ châu Á và châu Phi đến Mexico đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm 2024.Cuộc tổng tuyển cử tại Mexico còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả khu vực và quốc tế.Kinh tế cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của người dân. Mặc dù tăng trưởng khả quan trong năm 2023, nền kinh tế Mexico vẫn đối mặt thách thức lớn. Mới đây, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mexico còn 2,4% trong năm nay và 1,4% năm 2025. Theo IMF, việc điều chỉnh dự báo là do chỉ số kinh tế vĩ mô giảm sút kể từ quý IV/2023 và hoạt động sản xuất đình trệ. Viện Ðiều hành Tài chính Mexico cũng cảnh báo, nước này sẽ đối mặt những thách thức tài chính lớn nhất kể từ những năm 1980 đến nay, nhất là khi tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu giảm tốc. Việc chèo lái đất nước vượt qua khó khăn kinh tế trở thành sứ mệnh đè nặng lên vai ban lãnh đạo Mexico nhiệm kỳ tới.Cuộc tổng tuyển cử tại Mexico còn thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả khu vực và quốc tế. Với Mỹ, hợp tác với Mexico đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực giải quyết nạn di cư trái phép. Mexico cũng là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn của Mỹ. Trong khi đó, Mexico cũng là một trong hai đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu (EU) tại Mỹ Latin. Nghị viện châu Âu nhấn mạnh, EU kỳ vọng sẽ cùng các nhà lãnh đạo mới của Mexico sớm hoàn tất việc hiện đại hóa Thỏa thuận toàn cầu EU-Mexico, mà hai bên đàm phán nhiều năm qua.Mexico đã gặt hái nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, dù còn nhiều thách thức. Người dân Mexico kỳ vọng, thế hệ lãnh đạo mới tiếp tục đưa đất nước vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển.
https://nhandan.vn/ky-vong-tu-cuoc-bau-cu-tai-mexico-post811767.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "tổng tuyển cử", "Mexico", "bầu cử" ] }
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi các quốc gia giải trừ vũ khí hạt nhân
Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhấn mạnh không bao giờ được để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, vì chiến tranh hạt nhân không bao giờ dẫn đến chiến thắng và cuối cùng toàn thể nhân loại sẽ phải trả giá.
Ngày 18/3, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đi đầu trong việcgiải trừ vũ khí hạt nhân, trong đó có thỏa thuận không sử dụng trước loại vũ khí này.Phát biểu tại phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về giải trừ và không phổ biến vũ khí hạt nhân, Tổng Thư ký Guterres nhận định vũ khí hạt nhân là loại vũ khí phá hủy mạnh nhất từng được phát minh, có thể hủy diệt toàn bộ sự sống trên Trái đất.Ngày nay, loại vũ khí này ngày càng được phát triển về sức công phá, tầm bắn và khả năng tàng hình. Ông Guterres nhấn mạnh không bao giờ được để xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân vì chiến tranh hạt nhân không bao giờ dẫn đến chiến thắng và cuối cùng toàn thể nhân loại sẽ phải trả giá.Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, một biện pháp duy nhất để ngăn chặn điều này là giải trừ vũ khí hạt nhân.Ông kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân dẫn đầu trong việc giải trừ trên sáu lĩnh vực. Theo đó, trước hết là tăng cường tính minh bạch và các biện pháp xây dựng lòng tin nhằmngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân.Thứ hai, dừng đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Thứ ba, tái khẳng định cam kết không thử nghiệm hạt nhân để củng cố Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện.Thứ tư, chuyển từ cam kết sang hành động cụ thể về giải trừ vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước không phổ biến hạt nhân. Thứ năm, cam kết không phải là nước sử dụng trước vũ khí hạt nhân trong mọi trường hợp. Cuối cùng, cần phải theo đuổi việc cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân.Ông Guterres cũng cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân ngày càng cao do căng thẳng địa chính trị hiện nay và kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động hướng tới một thế giới không còn công cụ hủy diệt này.Trong một diễn biến khác cùng ngày, Ngoại trưởng Nhật Bản Yoko Kamikawa cam kết khởi động khuôn khổ đối thoại mới nhằm đàm phán hiệp ước đa quốc gia về cấm sản xuất vật liệu hạt nhân làm vũ khí - Hiệp ước Cắt giảm vật liệu phân hạch (FMCT).Sáng kiến này nhằm mục đích tăng cường sự chú ý chính trị đối với FMCT trong bối cảnh cộng đồng quốc tế ngày càng chia rẽ về việc thúc đẩy giải trừ vũ khí hạt nhân, trong khi vẫn tồn tại lo ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột.Theo Ngoại trưởng Kamikawa, sáng kiến là bước đi mới nhằm hiện thực hóa "Kế hoạch hành động Hiroshima" của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhằm giảm thiểu rủi ro hạt nhân.Năm 1993, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Bill Clinton đề xuất FMCT tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, nhằm mục đích cấm sản xuất thêm vật liệu phân hạch cho vũ khí hạt nhân, trong đó có urani và plutoni được làm giàu cao.Tuy nhiên, văn bản này chưa được hoàn thiện do bất đồng dai dẳng giữa các quốc gia liên quan.
https://nhandan.vn/tong-thu-ky-lien-hop-quoc-keu-goi-cac-quoc-gia-giai-tru-vu-khi-hat-nhan-post800625.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "Thông tin cơ bản về Liên hợp quốc" ] }
Mexico đình chỉ quan hệ với Ecuador
Ngày 6/4, Mexico tuyên bố đình chỉ quan hệ ngoại giao với Ecuador.
Quyết định được đưa ra sau khi nhà chức trách Ecuador bắt giữ cựu Phó Tổng thống nước này Jorge Glas tại Đại sứ quán Mexico tại Quito.Văn phòng Tổng thống Ecuador đã xác nhận việc bắt giữ ông Glas.Qua mạng xã hội X, Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador cho biết đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao Mexico đình chỉ quan hệ ngoại giao vớiEcuador.Trước đó, ngày 5/4, Chính phủ Mexico đã cấp quy chế tị nạn chính trị cho ôngJorge Glas. Ông Glas là Phó Tổng thống nhiệm kỳ 2013-2018, bị kết án tổng cộng 14 năm tù giam vì cáo buộc nhận hối lộ và liên quan đến vụ án tại Tập đoàn xây dựng Odebrecht (Brazil) - vụ hối lộ lớn mà nhiều quan chức tại nhiều quốc gia Mỹ Latinh dính líu. Ông Glas mới hoàn thành 5 năm tù, được trả tự do vào năm 2022 và sau đó nhận lệnh bắt giữ lại hồi tháng 12 năm ngoái.
https://nhandan.vn/mexico-dinh-chi-quan-he-voi-ecuador-post803457.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "đình chỉ quan hệ", "Mexico", "Ecuador" ] }
Đảng Nhân dân Campuchia giành được gần như toàn bộ ghế Thượng viện khóa V
NDO -Sáng 5/3, Ủy ban Bầu cử quốc gia Campuchia (NEC) đã công bố kết quả chính thức của cuộc bầu cử nghị sĩ Thượng viện khóa V năm 2024, sau khi không có khiếu kiện về kết quả tạm thời được công bố hôm 29/2 vừa qua.
Theo kết quả được công bố trên Đài truyền hình quốc gia, Đài phát thanh quốc gia, trang mạng của NEC và một số nền tảng trực tuyến khác,đảng Nhân dân Campuchia(CPP) cầm quyền giành được gần như toàn bộ ghế nghị sĩ trong Thượng viện khóa V.Cụ thể, trong số 4 chính đảng tham gia cuộc bầu cử nghị sĩ Thượng viện, diễn ra ngày 25/2 vừa qua, CPP giành được 55 ghế; đảng Ý chí Khmer được 3 ghế. Hai đảng còn lại là FUNCINPEC và Sức mạnh dân tộc không giành được ghế nào.Thượng việnCampuchiacó tổng số 62 ghế. Trong đó, 58 ghế do cử tri là nghị sĩ Quốc hội và ủy viên Hội đồng xã/phường đương nhiệm bỏ phiếu bầu. Trong số 4 ghế còn lại, 2 nghị sĩ do Quốc vương bổ nhiệm và 2 nghị sĩ do Quốc hội giới thiệu thông qua lấy phiếu tín nhiệm.Tuyên bố của Đảng Nhân dân Campuchia. (Ảnh: Fresh News)Ngay sau khi NEC công bố kết quả chính thức của cuộc bầu cử Thượng viện khóa V, CPP ra tuyên bố công nhận kết quả của cuộc bầu cử; cho rằng, kết quả này thực sự phản ánh ý chí cao cả và sắc bén của người dân Campuchia trong việc gìn giữ hòa bình, tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội để nâng cao đời sống.Tuyên bố nhấn mạnh: CPP bày tỏ sự tôn trọng và biết ơn sâu sắc tới cử tri trong cả nước đã đi bỏ phiếu với tinh thần trách nhiệm cao. Chiến thắng này chính là sự ghi nhận sự lãnh đạo của CPP trong việc thúc đẩy thực hiện thắng lợi Cương lĩnh chính trị của Đảng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn 2023-2028, cũng chính là Cương lĩnh chính trị của Chính phủ Hoàng gia khóa VII.Tuyên bố của CPP khẳng định, Thượng nghị viện khóa V do CPP lãnh đạo, với Samdech Techo Hun Sen làm Chủ tịch Đảng, sẽ tiếp tục sứ mệnh lịch sử của Thượng viện nhiệm kỳ IV; thực hiện có hiệu quả cao hơn nữa các chức năng, như lập pháp, theo dõi hoạt động thực thi pháp luật, hợp tác trong nước và quốc tế.
https://nhandan.vn/dang-nhan-dan-campuchia-gianh-duoc-gan-nhu-toan-bo-ghe-thuong-vien-khoa-v-post798700.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "CPP", "Thượng viện Campuchia", "Đảng Nhân dân Campuchia" ] }
Thách thức với vận tải biển quốc tế
Các hãng vận tải biển quốc tế đang không chỉ đối mặt với mối đe dọa tấn công do lực lượng Houthi tiến hành ởBiển Đỏvà các vùng biển lân cận, mà còn phải ứng phó nạn cướp biển Somalia gần đây trỗi dậy sau một thời gian bị lực lượng hải quân quốc tế trấn áp. Bảo đảm an ninh đang nổi lên là thách thức lớn trên những tuyến vận tải biển, cũng như với hoạt động thương mại toàn cầu.
Hải quân Ấn Độ gần đây giải cứu một tàu thương mại khỏi cướp biển ngoài khơi bờ biển Somalia. Lực lượng Ấn Độ đã bắt giữ 35 tên cướp và giải cứu 17 thành viên thủy thủ đoàn của tàu MV Ruen treo cờ Malta. Đây là những nạn nhân mới nhất của nạn hải tặc trỗi dậy thời gian gần đây. Nhóm cướp biển Somalia thừa nhận lợi dụng tình hình trong lúc lực lượng hải quân quốc tế tập trung vào việc đẩy lùi các cuộc tấn công của Houthi, để hoạt động trở lại sau thời gian “nằm vùng” gần 10 năm.Theo dữ liệu của Lực lượng đặc nhiệm Liên minh châu Âu chống cướp biển (EUNAVFOR), kể từ tháng 11/2023, cướp biển đã chiếm giữ ít nhất 2 tàu hàng và 12 tàu cá. Đến tháng 2 vừa qua, EUNAVFOR đã xác định 5 nhóm cướp biển hoạt động ở Vịnh Aden và vùng biển phía đông Somalia. EUNAVFOR cảnh báo cướp biển mở rộng hoạt động trong mùa mưa này. Các đại diện ngành vận tải biển cũng cho biết, từ tháng 11 năm ngoái, cướp biển Somalia đã thực hiện hơn 20 cuộc tấn công và bắt giữ các tàu hàng.Diễn biến nêu trên đẩy giá thuê nhân viên an ninh có vũ trang và phí bảo hiểm của các hãng tàu tăng cao. Trong tháng 2 vừa qua, chi phí để thuê một đội bảo vệ đi theo tàu trong 3 ngày dao động trong khoảng 4.000 USD-15.000 USD, tăng khoảng 50% so mức tháng trước đó. Ngoài ra, các hãng vận tải cũng lo ngại về nguy cơ mất một số tiền lớn để chuộc tàu. Các cuộc tấn công của hải tặc Somalia khiến các công ty bảo hiểm mở rộng phạm vi các vùng biển áp dụng phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh bổ sung đối với tàu hàng. Hiện nay, phí bảo hiểm rủi ro chiến tranh ngày càng cao đối với các chuyến tàu đi qua Vịnh Aden và Biển Đỏ.Việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các tuyến vận tải hàng hóa trên biển là thách thức lớn hiện nay, khi ba tuyến thương mại toàn cầu chính đều bị gián đoạn.Việc bảo đảm an ninh, an toàn cho các tuyến vận tải hàng hóa trên biển là thách thức lớn hiện nay, khi ba tuyến thương mại toàn cầu chính đều bị gián đoạn. Ngoài tuyến Biển Đỏ, có cả dòng chảy ngũ cốc và dầu mỏ ở Biển Đen sau khi xung đột nổ ra ở Ukraine và tuyến vận tải qua kênh đào Panama, nơi mực nước thấp do hạn hán khiến lưu lượng vận chuyển giảm mạnh.Biển Đỏ nối với Địa Trung Hải qua kênh đào Suez, hình thành nên tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á, chiếm khoảng 15% lưu lượng vận tải biển của thế giới.Căng thẳng leo thang ở Biển Đỏđã thúc đẩy các công ty vận tải biển chủ chốt định tuyến lại hoạt động vận chuyển, theo đó tạm thời chuyển hướng sang tuyến đường biển quanh Mũi Hảo Vọng. Theo dữ liệu từ nền tảng PortWatch của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez trong tuần kết thúc ngày 13/2 đã giảm 55% so mức cùng kỳ năm 2023, trong khi khối lượng vận chuyển quanh Mũi Hảo Vọng tăng gần 75%.Theo dữ liệu từ nền tảng PortWatch của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khối lượng vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez trong tuần kết thúc ngày 13/2 đã giảm 55% so mức cùng kỳ năm 2023, trong khi khối lượng vận chuyển quanh Mũi Hảo Vọng tăng gần 75%.Theo Cơ quan Quản lý kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, căng thẳng ở Biển Đỏ khiến giá cước vận chuyển tăng mạnh, từ mức 750 USD/container lên 6.800 USD/container. Chi phí nhiên liệu và bảo hiểm cũng tăng cao, đặt ra những thách thức chưa từng có đối với ngành hàng hải nói chung và hoạt động vận chuyển qua kênh đào Suez nói riêng.Theo Cơ quan quản lý kênh đào Panama (ACP), phải đến tháng 2/2025, giao thông qua lại kênh đào này mới có thể trở lại bình thường, sau khi tình trạng thiếu nước nghiêm trọng buộc nhà chức trách Panama giảm lượng tàu lưu thông qua đây.Các cuộc tấn công trên Biển Đỏ, một phần của tuyến vận tải huyết mạch đông-tây của thế giới, cùng các vụ cướp biển xảy ra trên các vùng biển làm tăng lo ngại về hoạt động thương mại quốc tế bị gián đoạn khi chỉ vừa mới phục hồi sau đại dịch Covid-19, gây thêm tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu. Ngăn chặn nạn cướp biển và các vụ tiến công là vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm và cần một nỗ lực phối hợp nhằm bảo đảm an ninh lâu dài cho các tuyến hàng hải quan trọng, giữ cho hoạt động thương mại toàn cầu thông suốt, an toàn.
https://nhandan.vn/thach-thuc-voi-van-tai-bien-quoc-te-post801595.html
{ "published_date": "2024-07-03T16:10:49", "crawled_date": "2024-07-03T16:10:49", "tags": [ "vận tải biển quốc tế", "Biển Đỏ", "kênh đào Panama", "kênh đào Suez" ] }