id
stringlengths
10
10
question
stringlengths
0
10.4k
answers
sequencelengths
2
4
explanation
stringlengths
0
1.4k
correct_answer
stringclasses
4 values
VJ_H-00001
Lịch sử được hiểu là
[ "A. những gì đã diễn ra trong quá khứ.", "B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.", "C. ngành khoa học dự đoán về tương lai.", "D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai." ]
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. SGK Trang 7
A
VJ_H-00002
Hiện thực lịch sử được hiểu là
[ "A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.", "B. những hiểu biết của con người về quá khứ.", "C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.", "D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ." ]
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. SGK Trang 7
D
VJ_H-00003
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về hiện thực lịch sử?
[ "A. Là nhận thức của con người về quá khứ.", "B. Tồn tại hoàn toàn khách quan.", "C. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.", "D. Có thể thay đổi theo thời gian." ]
Hiện thực lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Do đó, hiện thực lịch sử tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Con người không thể thay đổi được hiện thực lịch sử mà chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức và tái hiện lại lịch sử theo những cách khác nhau. SGK Trang 7
B
VJ_H-00004
Nhận thức lịch sử được hiểu là
[ "A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.", "B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.", "C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.", "D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử." ]
Nhận thức lịch sử là những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử. SGK Trang 7
A
VJ_H-00005
Yếu tố nào dưới đây tạo nên “khoảng cách” giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử?
[ "A. Tính chủ quan và luôn biến đổi của hiện thực lịch sử.", "B. Quy luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.", "C. Mục đích và thái độ của người nghiên cứu lịch sử.", "D. Sự thay đổi theo thời gian của hiện thực lịch sử." ]
Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân. Nhận thức lịch sử trước hết phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử; phụ thuộc vào mức độ phong phú và xác thực của nguồn sử liệu; phụ thuộc vào mục đích, thái độ, đạo đức và thế giới quan của người tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử. SGK Trang 7, 8
C
VJ_H-00006
Sử học là
[ "A. khoa học nghiên cứu về quá khứ của loài người.", "B. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.", "C. tất cả những gì đã và đang diễn ra ở hiện tại.", "D. khoa học nghiên cứu về lịch sử các loài sinh vật." ]
Sử học là khoa học nghiên cứu vẻ quá khứ của loài người. SGK Trang 9
A
VJ_H-00007
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là
[ "A. các hành tinh trong hệ Mặt Trời.", "B. các loài sinh vật trên Trái Đất.", "C. toàn bộ quá khứ của loài người.", "D. quá trình hình thành Trái Đất." ]
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người, hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại. SGK Trang 9
C
VJ_H-00008
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng chức năng của Sử học?
[ "A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.", "B. Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.", "C. Giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho con người.", "D. Dự báo về tương lai của con người và xã hội loài người." ]
SGK Trang 10
D
VJ_H-00009
Nội dung nào sau đâykhôngphải là nhiệm vụ của Sử học?
[ "A. Cung cấp tri thức khoa học cho con người.", "B. Tái hiện lại những sự kiện trong quá khứ.", "C. Truyền bá những giá trị truyền thống tốt đẹp.", "D. Góp phần dự báo về tương lai của nhân loại." ]
Dự báo thông qua việc tổng kết thực tiễn, rút ra các bài học kinh nghiệm, góp phần dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại. SGK Trang 10
B
VJ_H-00010
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng các nguyên tắc cơ bản của Sử học?
[ "A. Khách quan, chủ quan, trung thực, nhân văn.", "B. Chủ quan, nhân văn, khách quan, trung thực.", "C. Khách quan, trung thực, nhân văn, tiến bộ.", "D. Trung thực, nhân văn, tiến bộ, chủ quan." ]
Các nguyên tắc cơ bản của Sử học bao gồm khách quan, trung thực, nhân văn và tiến bộ. SGK Trang 10
C
VJ_H-00011
Việc tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Sử học trong tìm hiểu và nghiên cứu lịch sửkhôngđem lại ý nghĩa nào sau đây?
[ "A. Góp phần thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.", "B. Giúp những thông tin do Sử học cung cấp trở nên đáng tin cậy.", "C. Giúp những thông tin được cung cấp có giá trị thực tiễn.", "D. Góp phần xây dựng thế giới hòa bình, yêu thương, nhân ái." ]
Đáp án A không phù hợp, vì hiện thực lịch sử không thể thay đổi.
A
VJ_H-00012
Phương pháp Sử học nào sau đây nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó (hình thành, phát triển và tiêu vong)?
[ "A. Phương pháp lô-gích.", "B. Phương pháp liên ngành.", "C. Phương pháp lịch sử.", "D. Phương pháp đồng đại." ]
Phương pháp lịch sử là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển cụ thể của nó hình thành, phát triển và tiêu vong. SGK Trang 12
C
VJ_H-00013
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau:
[ "A. Dã sử.", "B. Lịch sử.", "C. Sử học.", "D. Sử liệu." ]
Sử liệu là toàn bộ những hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử, chứa đựng những thông tin về quá khứ của loài người. SGK Trang 12
D
VJ_H-00014
Sử liệu nào sau đâykhôngphải là sử liệu gốc?
[ "A. Châu bản triều Nguyễn.", "B. Sách Đại cương lịch sử Việt Nam.", "C. Rìu tay núi Đọ (Thanh Hóa).", "D. Trống đồng Đông Sơn." ]
Trong các sử liệu trên, cuốn sách Đại cương lịch sử Việt Nam là công trình nghiên cứu của các nhà sử học về lịch sử Việt Nam, nó không ra đời cùng với thời điểm diễn ra các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên không phải là sử liệu gốc. Các nguồn sử liệu còn lại đều ra đời cùng thời gian và gắn liền với các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ nên là nguồn sử liệu gốc.
B
VJ_H-00015
Hai nhiệm vụ cơ bản của công tác chuẩn bị sử liệu khi nghiên cứu lịch sử bao gồm
[ "A. lập danh mục sử liệu và tìm kiếm sử liệu.", "B. sưu tầm sử liệu và xử lí thông tin sử liệu.", "C. phân loại và đánh giá các nguồn sử liệu.", "D. tìm kiếm và thu thập các nguồn sử liệu." ]
2015 All Rights Reserved.
B
VJ_H-00016
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
[ "A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.", "B. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.", "C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.", "D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người." ]
Lịch sử cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại. SGK Trang 16
A
VJ_H-00017
Nội dung nào sau đâykhôngphải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
[ "A. Gửi gắm trong sử thi.", "B. Khắc họa trên vách đá.", "C. Thực hành nghi lễ truyền thống.", "D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng." ]
Từ thuở xa xưa, con người đã quan tâm đến việc tìm hiểu về cội nguồn của bản thân, gia đình, dòng họ và cộng đồng. Đồng thời, họ cũng luôn tìm cách lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống, tri thức, khát vọng, bằng nhiều hình thức khác nhau như khắc họa trên vách đá, đồ vật; gửi gắm trong sử thi; thực hành nghi lễ; lập gia phả; về sau còn có các ghi chép lịch sử, thư tịch và công trình nghiên cứu lịch sử. SGK Trang 15
D
VJ_H-00018
Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta
[ "A. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.", "B. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.", "C. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.", "D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử." ]
Hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi để tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng, dân tộc. SGK Trang 16.
B
VJ_H-00019
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
[ "A. Góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.", "B. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của dân tộc.", "C. Giúp con người đúc kết bài học kinh nghiệm từ quá khứ cho hiện tại.", "D. Giúp con người dự báo chính xác về những sự kiện trong tương lai." ]
Căn cứ vào cụm từ khóa đều dùng làm gương răn cho đời sau, có thể khẳng định nhận định trên đề cập đến ý nghĩa giúp con người đúc kết và vận dụng thành công nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ của tri thức lịch sử.
C
VJ_H-00020
Nội dung nào sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
[ "A. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử hiện nay còn là bí ẩn.", "B. Hiện thực lịch sử là duy nhất và không thay đổi.", "C. Lịch sử chỉ xuất hiện một lần và không lặp lại.", "D. Nhận thức lịch sử luôn trùng khớp hiện thực lịch sử." ]
Đem lại cho con người những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. SGK Trang 17
A
VJ_H-00021
Việc học tập lịch sử suốt đời đem lại lợi ích nào sau đây?
[ "A. Giúp con người phát triển toàn diện về mặt thể chất.", "B. Giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức.", "C. Làm phong phú và đa dạng hiện thực lịch sử.", "D. Tách rời lịch sử với cuộc sống của con người." ]
Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,...
B
VJ_H-00022
Kết nối lịch sử với cuộc sống chính là
[ "A. sử dụng tri thức lịch sử để hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.", "B. sử dụng những kiến thức trong quá khứ để thay đổi cuộc sống hiện tại.", "C. kết nối giữa hiện thực lịch sử với nhận thức lịch sử bằng các nguồn sử liệu.", "D. sưu tầm và sử dụng các nguồn sử liệu để làm sáng tỏ hiện thực lịch sử." ]
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại, là việc nhìn nhận về cuộc sống hôm nay từ quan điểm lịch sử.
A
VJ_H-00023
Nội dung nào sau đâykhôngphải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
[ "A. Đọc sách lịch sử.", "B. Tham quan di tích lịch sử.", "C. Xem phim khoa học viễn tưởng.", "D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử." ]
Có nhiều hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử như tham quan các bảo tàng, khu tưởng niệm, các di tích, đọc sách, truyện, xem phim lịch sử, nghe các bài hát lịch sử,... SGK Trang 18
C
VJ_H-00024
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
[ "A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.", "B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.", "C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.", "D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai." ]
Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, do đó, định hướng phát triển của trường trong tương lai không phải là lịch sử của ngôi trường mà em đang học.
D
VJ_H-00025
“Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên”. Đây là quan điểm
[ "A. đúng, vì chỉ học sinh và sinh viên mới cần học tập lịch sử.", "B. đúng, vì đây là môn học bắt buộc ở trường phổ thông và đại học.", "C. sai, vì học tập và tìm hiểu lịch sử chỉ dành cho các nhà sử học.", "D. sai, vì tất cả mọi người đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử." ]
Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên. Đây là quan điểm sai, vì tất cả mọi người, không phân giai cấp, tầng lớp, giới tính, tuổi tác, đều có thể học tập và tìm hiểu lịch sử. Chúng ta cần phải học tập lịch sử suốt đời.
D
VJ_H-00026
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
[ "A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.", "B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.", "C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.", "D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng." ]
Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó. SGK Trang 16.
A
VJ_H-00027
Tri thức lịch sử có điểm gì tương đồng với nhận thức lịch sử?
[ "A. Là duy nhất và không thay đổi theo thời gian.", "B. Là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ.", "C. Là những hiểu biết của con người về quá khứ.", "D. Không dựa vào ý muốn chủ quan của con người." ]
Dựa vào hai khái niệm trên, có thể khẳng định phương án Là những hiểu biết của con người về quá khứ là điểm tương đồng giữa nhận thức lịch sử và tri thức lịch sử.
C
VJ_H-00028
Tri thức lịch sử mang đặc điểm nào sau đây?
[ "A. Rộng lớn và đang dạng.", "B. Không bao giờ biến đổi.", "C. Chỉ mang tính chủ quan.", "D. Chỉ mang tính khách quan." ]
Vừa mang tính khách quan, vừa mang ý muốn chủ quan của con người.
A
VJ_H-00029
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
[ "A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.", "B. Tri thức về lịch sử phát triển không ngừng.", "C. Giúp con người sáng tạo ra hiện thực lịch sử.", "D. Giúp mở rộng và làm giàu tri thức lịch sử." ]
Đưa lại những cơ hội nghề nghiệp mới đầy thú vị. SGK Trang 17.
C
VJ_H-00030
Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
[ "A. Thương ngày nắng về.", "B. Hương vị tình thân.", "C. Hoa hồng trên ngực trái.", "D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long." ]
2015 All Rights Reserved.
D
VJ_H-00031
Nội dung nào sau đây là một trong những nhân tố chứng minh Sử học là môn khoa học liên ngành?
[ "A. Sử học nghiên cứu về toàn bộ đời sống của loài người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực.", "B. Sử học do con người sáng tạo ra trên cơ sở nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng trong quá khứ.", "C. Sử học là ngành khoa học xã hội, gắn liền với đời sống hiện tại của con người.", "D. Sử học là ngành khoa học tự nhiên, gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người." ]
Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải phối hợp sử dụng thông tin và phương pháp của các ngành khoa học khác nhau để tìm hiểu một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội. SGK Trang 20
A
VJ_H-00032
Nội dung nào sau đây là mục đích của các nhà sử học khi vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử?
[ "A. Chứng minh tính xác thực của các nguồn tư liệu lịch sử.", "B. Hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.", "C. Chứng tỏ mối quan hệ giữa các ngành khoa học với đời sống.", "D. Chứng minh quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử." ]
Sử học là một môn khoa học mang tính liên ngành. Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ đời sống của con người trong quá khứ trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, giáo dục,... Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu lịch sử, nhà sử học cần phải khai thác tri thức của các ngành khoa học liên quan để hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người. SGK Trang 20
B
VJ_H-00033
Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ như thế nào?
[ "A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.", "B. Quan hệ gắn bó và tương tác hai chiều.", "C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.", "D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại." ]
Quan hệ giữa Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn là mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều. SGK Trang 21
B
VJ_H-00034
Ngành nào sau đây là thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn?
[ "A. Vật lí học.", "B. Sinh học.", "C. Toán học.", "D. Văn học." ]
Các ngành vật lí học, sinh học, toán học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên.
D
VJ_H-00035
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
[ "A. Luôn biệt lập và tách rời với các ngành khoa học xã hội và nhân văn.", "B. Cung cấp toàn diện kiến thức chuyên ngành của các ngành khoa học.", "C. Là nguồn cảm hứng đưa tới sự ra đời của các công trình khoa học.", "D. Là cơ sở dẫn tới sự ra đời của mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn." ]
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống. SGK Trang 21
C
VJ_H-00036
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đối với Sử học?
[ "A. Giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.", "B. Phục dựng lại quá trình hình thành và phát triển của Sử học.", "C. Là nguồn gốc của những nhận thức lịch sử của con người.", "D. Là nền tảng tiếp cận duy nhất khi tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử." ]
Sử học luôn sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu, của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát, trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. SGK Trang 22
A
VJ_H-00037
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng mối liên hệ của Sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn?
[ "A. Là chất liệu của các công trình khoa học xã hội và nhân văn.", "B. Là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình khoa học.", "C. Là tấm gương phản chiến giá trị của các công trình khoa học.", "D. Là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của các ngành khoa học xã hội." ]
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và đều không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Vì vậy, lịch sử đời sống xã hội chính là chất liệu, là nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó đối với cuộc sống. SGK Trang 21
D
VJ_H-00038
Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm
[ "A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.", "B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.", "C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.", "D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội." ]
Sử học luôn sử dụng tri thức, phương pháp nghiên cứu, thành tựu,... của nhiều ngành như Triết học, Văn học, Địa lí, Luật học, Tâm lí học, Xã hội học,... để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, cũng như giải thích, chứng minh, khái quát. Trên cơ sở đó vạch ra những triết lí, rút ra bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ và sâu sắc hơn. SGK Trang 22
B
VJ_H-00039
Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn hỗ trợ Sử học tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn vì những thông tin này
[ "A. luôn tách biệt với hoạt động của con người.", "B. góp phần dự đoán tương lai của loài người.", "C. phản ánh hiện thực cuộc sống trong quá khứ.", "D. là cơ sở duy nhất để nghiên cứu quá khứ." ]
Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li khỏi bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Chính vì vậy, việc sử dụng những thông tin này trong quá trình nghiên cứu lịch sử sẽ giúp cho các nhà sử học nhìn nhận lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn. SGK Trang 21
C
VJ_H-00040
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?
[ "A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.", "B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.", "C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.", "D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ." ]
Giúp các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu rõ các vấn đề đã từng được các thế hệ nhà khoa học đi trước đặt ra và giải quyết như thế nào. Từ đó giúp các thế hệ nhà khoa học đi sau không lặp lại sai lầm của người đi trước, có thể kế thừa tri thức, kinh nghiệm của người đi trước. SGK Trang 24
A
VJ_H-00041
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
[ "A. Là nguồn sử liệu tin cậy của Sử học.", "B. Dự báo sự kiện xảy ra trong tương lai.", "C. Là nền tảng lưu giữ hiện thực lịch sử.", "D. Phục vụ quá trình sưu tầm sử liệu." ]
Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học phục vụ cho quá trình sưu tầm, tìm kiếm sử liệu, nghiên cứu, tìm hiểu, tái hiện quá khứ; cung cấp dữ liệu rộng lớn và đa dạng cho các nhà sử học, từ đó giúp các nhà sử học miêu tả, trình bày lịch sử một cách toàn diện, cụ thể và chính xác hơn.
D
VJ_H-00042
Ngành Địa lí - Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?
[ "A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.", "B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.", "C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.", "D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn." ]
Ngành Địa lí Địa chất cung cấp những dữ liệu để các nhà sử học nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền hoặc các sự kiện, hiện tượng lịch sử gắn với địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, tài nguyên,...
C
VJ_H-00043
Các ngành công nghệ số và viễn thám có vai trò như thế nào đối với Sử học?
[ "A. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.", "B. Tái hiện quá khứ một cách sinh động, hấp dẫn và hiệu quả.", "C. Cung cấp phương pháp thống kê, đo đạc và tính toán số liệu lịch sử.", "D. Hỗ trợ tìm kiếm dấu vết, thu thập sử liệu trong nghiên cứu lịch sử." ]
Các ngành công nghệ số và viễn thám giúp hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập nguồn sử liệu, phục vụ cho công tác tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử. SGK Trang 24
D
VJ_H-00044
Ngành Hóa học có vai trò như thế nào đối với Sử học?
[ "A. Góp phần đoán định niên đại của các di vật lịch sử.", "B. Cung cấp thông tin về địa hình, khí hậu của các vùng miền.", "C. Hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết của di vật lịch sử.", "D. Góp phần trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động." ]
Ngành Hóa học góp phần xác định tính chính xác của sự kiện lịch sử, cũng như phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử. Ngày nay, thông qua phương pháp đồng vị phóng xạ, các nhà nghiên cứu có thể đoán định chính xác niên đại của các di tích, di vật lịch sử.
A
VJ_H-00045
Sử học và các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ có mối liên hệ như thế nào?
[ "A. Tồn tại độc lập và tách biệt với nhau.", "B. Mối liên hệ tương hỗ, tác động qua lại.", "C. Chỉ có các ngành khoa học tác động đến Sử học.", "D. Chỉ có Sử học tác động lên các ngành khoa học." ]
2015 All Rights Reserved.
B
VJ_H-00046
Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là gì?
[ "A. Xác định giá trị thực tế của di sản.", "B. Phát huy giá trị của di sản văn hóa.", "C. Đảm bảo tính nguyên trạng của di sản.", "D. Tu bổ và phục hồi di sản thường xuyên." ]
Yếu tố cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng của di sản, phải giữ cho được yếu tố gốc cấu thành di tích, hay phải đảm bảo tính xác thực, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học. SGK Trang 26
C
VJ_H-00047
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản?
[ "A. Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học để xác định giá trị của di sản.", "B. Sử học tái hiện đầy đủ mọi giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên.", "C. Sử học giúp cho giá trị của di sản văn hóa và di sản thiên nhiên luôn bền vững.", "D. Các phương pháp nghiên cứu Sử học luôn phục dựng lại nguyên vẹn di sản." ]
Giá trị của một di sản thường thể hiện ở nhiều khía cạnh lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mĩ thuật,... Vì vậy, việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu của Sử học với tư cách là một khoa học có tính liên ngành đóng vai trò quan trọng. Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại. SGK Trang 27
A
VJ_H-00048
Nội dung nào sau đây là vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể?
[ "A. Góp phần lưu trữ và thực hành di sản từ thế hệ này sang thế hệ khác.", "B. Góp phần phát triển đa dạng sinh học và làm tăng giá trị của di sản.", "C. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của các di sản.", "D. Hạn chế tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người đến di sản." ]
Di sản văn hóa vật thể gồm nhiều loại hình thành quách, lăng tẩm, đình, đền, tháp, cung điện, nhà cổ,... được xây dựng bằng nhiều chất liệu khác nhau đất, đá, gạch, gỗ, tre, nứa, lá,... nên có thể bị biến dạng, xuống cấp, hư hỏng theo thời gian,... Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản góp phần quan trọng nhất trong việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên vả của con người đến di sản. SGK Trang 28
D
VJ_H-00049
Một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là
[ "A. khắc phục tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên đến di sản.", "B. góp phần tái tạo, giữ gìn và lưu truyền giá trị di sản qua các thế hệ.", "C. góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa và đa dạng sinh học trên toàn cầu.", "D. tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sống và phát triển của di sản." ]
Hiện nay, loại hình di sản văn hóa phi vật thể điệu hát, tín ngưỡng, phong tục,... cũng đối mặt với nhiều thách thức và nguy cơ mai một. Nhờ công tác bảo tồn và phát huy di sản, thông qua một số biện pháp khác nhau như sưu tầm, lưu giữ, truyền nghề, trình diễn,... mà những di sản đó được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. SGK Trang 28
B
VJ_H-00050
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên?
[ "A. Góp phần phát triển đa dạng sinh học.", "B. Loại bỏ tác động của con người đến di sản.", "C. Thực hành giá trị của các di sản thiên nhiên.", "D. Góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa." ]
Đối với di sản thiên nhiên, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản. SGK Trang 28
A
VJ_H-00051
Công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm ngành nào sau đây?
[ "A. Du lịch văn hóa", "B. Công nghệ thông tin.", "C. Sinh học.", "D. Y khoa." ]
Theo Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 8 9 2016, công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm các ngành quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mĩ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa. SGK Trang 29
A
VJ_H-00052
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa?
[ "A. Lưu giữ và phát huy các giá trị văn hóa.", "B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên môn về ngành.", "C. Bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa.", "D. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo." ]
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,... thông qua các nguồn sử liệu và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử văn hóa của dân tộc và nhân loại. SGK Trang 29
D
VJ_H-00053
Nội dung nào sau đây là vai trò của các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học?
[ "A. Cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng cho sự phát triển của ngành Sử học.", "B. Cung cấp toàn bộ tri thức về quá trình hình thành và phát triển của ngành Sử học.", "C. Quảng bá, lan tỏa rộng rãi những tri thức, giá trị lịch sử dưới nhiều hình thức.", "D. Là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất cho công tác nghiên cứu và phục dựng lịch sử." ]
Sự phát triển của công nghiệp văn hóa đóng góp một nguồn lực vật chất đáng kể để tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của những công trình lịch sử văn hóa. SGK Trang 30
C
VJ_H-00054
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua
[ "A. các nguồn sử liệu.", "B. quan điểm lịch sử.", "C. phương pháp nghiên cứu lịch sử.", "D. phương pháp trình bày lịch sử." ]
Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho một số ngành công nghiệp văn hóa thông qua các nguồn sử liệu chữ viết, hình ảnh, hiện vật,.... và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử văn hóa của dân tộc và nhân loại. SGK Trang 29
A
VJ_H-00055
Ngành công nghiệp văn hóa nào sau đây cần thiết phải sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển?
[ "A. Xuất bản.", "B. Quảng cáo.", "C. Thủ công mĩ nghệ.", "D. Du lịch văn hóa." ]
Các ngành còn lại có thể hoặc không cần sử dụng chất liệu lịch sử trong quá trình phát triển.
D
VJ_H-00056
Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
[ "A. Thúc đẩy quá trình giao lưu và hội nhập với thế giới.", "B. Mang lại nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.", "C. Là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển ngành du lịch.", "D. Góp phần quảng bá lịch sử, văn hóa đất nước ra bên ngoài." ]
Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
C
VJ_H-00057
Một trong những vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa là
[ "A. cung cấp đầy đủ những tri thức về di tích lịch sử và di sản văn hóa.", "B. thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.", "C. thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, khu vực trên thế giới.", "D. giúp con người hưởng thụ giá trị của di sản thiên nhiên và di sản văn hóa." ]
Một phần doanh thu từ du lịch được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tại, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dại và tổ chức trình diễn, SGK Trang 32
B
VJ_H-00058
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?
[ "A. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.", "B. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.", "C. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.", "D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử." ]
Mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch là mối quan hệ tương tác hai chiều lịch sử và văn hóa góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển, ngược lại, ngành du lịch đem lại nguồn lực hỗ trợ cho việc bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, di sản văn hóa.
C
VJ_H-00059
Nội dung nào sau đâykhôngphải là vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển ngành du lịch?
[ "A. Quảng bá lịch sử và văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.", "B. Là nguồn di sản, tài nguyên quý giá của ngành du lịch.", "C. Cung cấp tri thức để hỗ trợ quảng bá ngành du lịch.", "D. Góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững." ]
Cung cấp tri thức lịch sử, văn hóa để hỗ trợ quảng bá, thúc đẩy ngành du lịch phát triển bền vững.
A
VJ_H-00060
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa?
[ "A. Góp phần gìn giữ, bảo tồn giá trị của di tích, di sản.", "B. Giúp nhân dân biết quý trọng, tự hào về di tích, di sản.", "C. Mang lại nguồn lực cho việc bảo tồn di tích, di sản.", "D. Là cơ sở cho sự hình thành của các di tích, di sản." ]
2015 All Rights Reserved.
D
VJ_H-00061
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm để hoàn thiện khái niệm sau:
[ "A. Văn minh.", "B. Văn tự.", "C. Văn vật.", "D. Văn hiến." ]
Văn minh là sự tiến bộ về vật chất và tinh thần của xã hội loài người; là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa, khi xã hội loài người vượt quan trình độ của thời kì dã man. SGK Trang 33
A
VJ_H-00062
Nội dung nào sau đây là một trong những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh?
[ "A. Khi nền công nghiệp xuất hiện.", "B. Khi con người được hình thành.", "C. Khi nhà nước xuất hiện.", "D. Khi nền nông nghiệp ra đời." ]
Những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện văn minh là nhà nước, đô thị, chữ viết, những tiến bộ về tổ chức xã hội, luân lí và kĩ thuật để cải thiện cuộc sống của con người. SGK Trang 34
C
VJ_H-00063
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là
[ "A. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.", "B. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.", "C. Ai Cập, Ấn Độ, Trung Hoa và Hy Lạp.", "D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa." ]
Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa. SGK Trang 34
D
VJ_H-00064
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là
[ "A. Hy Lạp và La Mã.", "B. Ấn Độ và Trung Hoa.", "C. Ai Cập và Lưỡng Hà.", "D. La Mã và A-rập." ]
Hai nền văn minh lớn ở phương Tây thời kì cổ đại là Hy Lạp và La Mã. SGK Trang 35
A
VJ_H-00065
Văn minh Văn Lang - Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì nào của lịch sử văn minh thế giới?
[ "A. Thời kì cổ đại.", "B. Thời kì trung đại.", "C. Thời kì cận đại.", "D. Thời kì hiện đại." ]
Văn minh Văn Lang Âu Lạc ở Việt Nam thuộc thời kì cổ đại trong lịch sử văn minh thế giới. Nền văn minh này xuất hiện và tồn tại từ khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ II TCN.
A
VJ_H-00066
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điểm tương đồng giữa văn hóa và văn minh?
[ "A. Chỉ là những giá trị tinh thần mà loài người sáng tạo ra.", "B. Là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo trong lịch sử.", "C. Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra.", "D. Là toàn bộ giá trị vật chất của con người từ khi xuất hiện đến nay." ]
Văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra, nhưng văn hóa và văn minh khác nhau ở chỗ văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo từ khi loài người ra đời đến nay, còn văn minh chỉ là những giá trị mà loài người sáng tạo trong giai đoạn phát triển cao của xã hội giai đoạn có nhà nước.
C
VJ_H-00067
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực con sông nào?
[ "A. Sông Ấn.", "B. Sông Hằng.", "C. Sông Ti-grơ.", "D. Sông Nin." ]
Ai Cập cổ đại được hình thành trên lưu vực sông Nin ở Đông Bắc châu Phi. SGK Trang 35
D
VJ_H-00068
Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là
[ "A. buôn bán đường biển.", "B. sản xuất nông nghiệp.", "C. sản xuất thủ công nghiệp.", "D. buôn bán đường bộ." ]
Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Ai Cập cổ đại là sản xuất nông nghiệp. Người Ai Cập thường trồng các loại lúa mì, lúa mạch, kê và nhiều loại hoa màu khác. Họ cũng đã biết thuần dưỡng và chăn nuôi các loài gia súc để cung cấp sức kéo và thực phẩm như dê, bò, lừa, ngựa, SGK Trang 36
B
VJ_H-00069
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
[ "A. chữ Hán.", "B. chữ hình nêm.", "C. chữ La-tinh.", "D. chữ tượng hình." ]
Chữ viết của người Ai Cập cổ đại là chữ tượng hình ra đời khoảng hơn 3000 năm TCN. Đây là loại chữ dùng hình vẽ thực để biểu đạt ý niệm. SGK Trang 37
D
VJ_H-00070
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là
[ "A. kim tự tháp.", "B. chùa hang.", "C. nhà thờ.", "D. tượng Nhân sư." ]
Công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp. Cho tới nay, đã có 138 kim tự tháp ở Ai Cập được phát hiện, trong đó nổi tiếng nhất là quần thể kim tự tháp ở Ghida. SGK Trang 38
A
VJ_H-00071
Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại gắn liền với những dòng sông nào?
[ "A. Sông Nin và sông Ấn.", "B. Hoàng Hà và Trường Giang.", "C. Sông Ấn và sông Hằng.", "D. Sông Ti-grơ và sông Ơ-phơ-rát." ]
Văn minh Ấn Độ cổ trung đại gắn liền với sông Ấn và sông Hằng ở miền Bắc Ấn Độ. SGK Trang 40
C
VJ_H-00072
Những tôn giáo nào sau đây có nguồn gốc từ Ấn Độ?
[ "A. Phật giáo và Hin-đu giáo.", "B. Hồi giáo và Ki-tô giáo.", "C. Đạo giáo và Hồi giáo.", "D. Nho giáo và Phật giáo." ]
Hinđu giáo Bàlamôn giáo ra đời khoảng thế kỉ VIII TCN. Đây là tôn giáo gắn liền với truyền thống của người Ấn Độ và là tôn giáo có đông tín đồ nhất ở Ấn Độ hiện nay. SGK Trang 40, 41
A
VJ_H-00073
Văn minh Trung Hoa thời kì cổ - trung đại gắn liền với những con sông nào?
[ "A. Hắc Long và Mê Công.", "B. Hoàng Hà và Trường Giang.", "C. Dương Tử và Mê Công.", "D. Hắc Long và Trường Giang." ]
Văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển trên một không gian rộng lớn ở phía Đông châu Á. Vùng đất này có hệ động thực vật phong phú, cùng hàng nghìn dòng sông lớn, nhỏ, trong đó quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang. SGK Trang 43
B
VJ_H-00074
Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo thể chế nào?
[ "A. Dân chủ chủ nô.", "B. Quân chủ lập hiến.", "C. Quân chủ chuyên chế.", "D. Dân chủ tư sản." ]
Lịch sử Trung Quốc thời kì cổ trung đại đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về chính trị, quân sự, dẫn đến sự thành lập và diệt vong của các triều đại nối tiếp nhau. Nhà nước được tổ chức theo thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua, dưới vua là hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. SGK Trang 44
C
VJ_H-00075
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của người Trung Hoa thời kì cổ - trung đại là
[ "A. bản đồ, la bàn, thuốc nổ và kĩ thuật làm giấy.", "B. kĩ thuật làm giấy, cánh buồm, bánh xe và la bàn.", "C. kĩ thuật đóng tàu, giấy, khuôn in và thuốc súng.", "D. kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng." ]
2015 All Rights Reserved.
D
VJ_H-00076
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng điều kiện tự nhiên của Hy Lạp - La Mã cổ đại?
[ "A. Có nhiều đồng bằng châu thổ màu mỡ ven sông.", "B. Có bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh với các hải cảng.", "C. Địa hình bằng phẳng, thuận lợi phát triển giao thông.", "D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa quanh năm." ]
Địa Trung Hải có bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh với các hải cảng là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, đồng thời giúp cho người Hy Lạp La Mã cổ đại sớm tiếp thu những thành tựu văn minh phương Đông, cũng như mở rộng không gian và ảnh hưởng đến nhiều vùng đất quanh Địa Trung Hải. SGK Trang 48, 49
B
VJ_H-00077
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại là
[ "A. địa chủ và nông dân.", "B. lãnh chúa và nông nô.", "C. chủ nô và nô lệ.", "D. quý tộc và nô tỳ." ]
Trong xã hội Hy Lạp La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ, ngoài ra, còn có các tầng lớp khác là nông dân, thợ thủ công, thương nhân, SGK Trang 49
C
VJ_H-00078
Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp - La Mã cổ đại là
[ "A. nông nghiệp và thủ công nghiệp.", "B. công nghiệp và thương nghiệp.", "C. thương nghiệp và nông nghiệp.", "D. thủ công nghiệp và thương nghiệp." ]
Những ngành kinh tế chủ đạo của người Hy Lạp La Mã cổ đại là thủ công nghiệp và thương nghiệp. SGK Trang 49
D
VJ_H-00079
Nhà nước ở Hy Lạp thời cổ đại được tổ chức theo hình thức nào sau đây?
[ "A. Thành bang.", "B. Đế chế.", "C. Thành thị.", "D. Đế quốc." ]
Từ khoảng cuối thiên niên kỉ III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong các thế kỉ VIII IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi bị Maxêđônia chinh phục. SGK Trang 49
A
VJ_H-00080
Người La Mã cổ đại đã sáng tạo ra loại chữ viết nào sau đây?
[ "A. Chữ Hán.", "B. Chữ hình nêm.", "C. Chữ Phạn.", "D. Chữ La-tinh." ]
Trên cơ sở chữ viết của người Hy Lạp, người La Mã đã sáng tạo một loại chữ mà ngày nay thường được gọi là chữ Latinh. Chữ Latinh ban đầu được sử dụng để ghi tiếng Latinh, về sau còn được dùng để ghi nhiều ngôn ngữ khác. Đến nay, chữ Latinh là loại chữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. SGK Trang 50
D
VJ_H-00081
Hai bộ sử thi nào sau đây đã đặt nền móng cho văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại?
[ "A. I-li-át và Ô-đi-xê.", "B. A-chi-lút và Xô-phô-clơ.", "C. Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.", "D. Vua Ơ-đíp và Những phụ nữ thành Tơ-roa." ]
Đặt nền móng cho văn học Hy Lạp La Mã cổ đại là hai bộ sử thi Iliát và Ôđixê. SGK Trang 51
A
VJ_H-00082
Những thành tựu khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp - La Mã cổ đại có ý nghĩa như thế nào?
[ "A. Là nguồn gốc của những thành tựu khoa học kĩ - thuật phương Đông cổ đại.", "B. Đưa loài người bước vào kỉ nguyên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.", "C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thế giới giai đoạn sau.", "D. Là một trong những cơ sở dẫn tới sự ra đời của văn minh phương Tây cổ đại." ]
Những cống hiến về khoa học, kĩ thuật của người Hy Lạp La Mã cổ đại có ý nghĩa rất to lớn, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học, kĩ thuật của thế giới trong những giai đoạn tiếp theo. SGK Trang 53
C
VJ_H-00083
Tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã thời kì cổ đại (từ đầu thế kỉ IV) là
[ "A. Phật giáo.", "B. Cơ Đốc giáo.", "C. Hồi giáo.", "D. Hin-đu giáo." ]
Cơ Đốc giáo được hình thành vào thế kỉ I ở phần lãnh thổ phía Đông của đế quốc La Mã. Theo truyền thuyết, người sáng lập Cơ Đốc giáo và Giêsu, được sinh ra ở Nadarét nay thuộc Ixraen. Ban đầu, Cơ Đốc giáo bị giới thống trị La Mã tìm cách tiêu diệt, nhưng tôn giáo này ngày càng có nhiều tín đồ và được truyền bá rộng rãi. Đến đầu thế kỉ IV, chính quyền La Mã đã ngừng đàn áp và công nhận Cơ Đốc giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã. SGK Trang 54
B
VJ_H-00084
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) ở Tây Âu ra đời trong bối cảnh nào sau đây?
[ "A. Tầng lớp tư sản Tây Âu tiến hành cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.", "B. Giáo hội Hin-đu giáo lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở các nước Tây Âu.", "C. Những thành tựu văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại được chính quyền đề cao.", "D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành ở các nước Tây Âu." ]
Về văn hóa thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và Giáo hội Cơ Đốc giáo đang lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng ở Tây Âu. Do đó, tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Trong bối cảnh ấy, họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp La Mã cổ đại. SGK Trang 54, 55
D
VJ_H-00085
Phong trào Văn hóa Phục hưng (thế kỉ XV - XVII) diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
[ "A. Anh.", "B. I-ta-li-a.", "C. Tây Ban Nha.", "D. Pháp." ]
Phong trào Văn hóa Phục hưng thế kỉ XV XVII diễn ra đầu tiên ở Italia, nơi vốn là quê hương của nền văn minh La Mã. Từ Italia, phong trào Văn hóa Phục hưng lan sang các nước Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, SGK Trang 55
B
VJ_H-00086
Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?
[ "A. Uy-li-am Sếch-xpia.", "B. Đan-tê A-li-ghê-ri.", "C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.", "D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc." ]
Trong thể loại kịch, tác giả kiệt xuất nhất của thời kì Phục hưng là Uyliam Sếchxpia với nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưHamlét, Ôtenlô, Rômêô và Giuliét, SGK Trang 55
A
VJ_H-00087
Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
[ "A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.", "B. Lê-ô-na đờ Vanh-xi.", "C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.", "D. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê." ]
Đến thế kỉ XV XVI, nghệ thuật Phục hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc nổi tiếng như Lêôna đờ Vanhxi, Mikenlănggiơ, Raphaen, SGK Trang 55
B
VJ_H-00088
Nhà Thiên văn học nào sau đây đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận?
[ "A. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.", "B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê.", "C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.", "D. Gioóc-đan-nô Bru-nô." ]
Nhà Thiên văn học Gioócđannô Brunô đã chứng minh Mặt Trời chỉ là trung tâm của Thái dương hệ và tồn tại trong vũ trụ vô tận. SGK Trang 56
D
VJ_H-00089
Một trong những học giả tiêu biểu của triết học duy vật thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
[ "A. Phran-xít Bê-cơn.", "B. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.", "C. Mi-ken-lăng-giơ.", "D. Đan-tê A-li-ghê-ri." ]
Khoa học, kĩ thuật thời Phục hưng đã tạo tiền đề cho sự phát triển của tư tưởng, đặc biệt là triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phranxít Bêcơn, Đêcáctơ, SGK Trang 57
A
VJ_H-00090
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng ý nghĩa của những thành tựu văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng?
[ "A. Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.", "B. Mở đường cho sự phát triển của văn minh Tây Âu trong những thế kỉ kế tiếp.", "C. Là cuộc đấu tranh công khai của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến.", "D. Góp phần củng cố và mở rộng ảnh hưởng của Giáo hội Cơ Đốc giáo." ]
2015 All Rights Reserved.
D
VJ_H-00091
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra đầu tiên ở quốc gia nào?
[ "A. Anh.", "B. Pháp.", "C. Hà Lan.", "D. Mĩ." ]
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào giữa thế kỉ XVIII, bắt đầu ở Anh, sau đó lan ra nhiều quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ. SGKTrang 59
A
VJ_H-00092
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng nguyên nhân thúc đẩy nước Anh sớm tiến hành Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
[ "A. Cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công.", "B. Có nguồn tích lũy vốn và nhân công lớn.", "C. Áp dụng những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất.", "D. Đi đầu trong các cuộc đại phát kiến địa lí." ]
Nước Anh tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất trong bối cảnh có nhiều thuận lợi cách mạng tư sản nổ ra sớm và thành công; nguồn tích lũy tư bản lớn từ buôn bán nô lệ da đen và bóc lột thuộc địa; những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào và lực lượng lao động cho các nhà máy, xí nghiệp. SGKTrang 59
D
VJ_H-00093
Ai là người chế tạo thành công máy kéo sợi Gien-ni (1764)?
[ "A. Giêm Oát.", "B. Giêm Ha-gri-vơ.", "C. Ri-chác Ác-rai", "D. Ét-mơn Các-rai." ]
Năm 1764, Giêm Hagrivơ đã chế tạo thành công máy kéo sợi và đặt bằng tên con gái mình, đó là máy kéo sợi Gienni. SGKTrang 60
B
VJ_H-00094
Người phát minh máy hơi nước (năm 1784) là
[ "A. Giôn Cay.", "B. Ét-mơn Các-rai.", "C. Giêm Oát.", "D. Hen-ri Cót." ]
Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước. Phát minh này đã mở ra thời kì công nghiệp hóa ở nước Anh. SGKTrang 60
C
VJ_H-00095
Người chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên (năm 1804) là
[ "A. Ri-chác Tơ-re-vi-thích.", "B. Hen-ri Cót.", "C. Ét-mơn Các-rai.", "D. Ri-chác Ác-rai." ]
Năm 1804, Richác Tơrevithích đã chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy trên đường ray đầu tiên. SGKTrang 61
A
VJ_H-00096
Người đầu tiên chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước (năm 1807) là
[ "A. Ét-mơn Các-rai.", "B. Ri-chác Ác-rai.", "C. Giôn Cay.", "D. Rô-bớt Phơn-tơn." ]
Ở Mỹ, năm 1807, Rôbớt Phơntơn chế tạo thành công tàu thủy chở khách chạy bằng hơi nước đầu tiên. SGKTrang 61
D
VJ_H-00097
Nội dung nào sau đâykhôngphản ánh đúng bối cảnh dẫn tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1914)?
[ "A. Nước Anh đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước.", "B. Các nước tư bản có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.", "C. Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học đạt được nhiều thành tựu.", "D. Các cuộc cách mạng tư sản bắt đầu bùng nổ ở châu Âu và Bắc Mĩ." ]
Các ngành khoa học Vật lí, Hóa học, Sinh học, đạt được nhiều thành tựu lớn. SGKTrang 62
D
VJ_H-00098
Đến nửa sau thế kỉ XIX, việc phát minh ra phương pháp nào trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới?
[ "A. Phương pháp nung nhiệt độ cao.", "B. Phương pháp rèn dũa.", "C. Phương pháp sử dụng lò cao.", "D. Phương pháp cán kim loại." ]
Đến nửa sau thế kỉ XIX, việc phát minh ra phương pháp sử dụng lò cao trong luyện kim đã dẫn đến sự ra đời của các nguyên liệu mới. Phương pháp sử dụng lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép có chất lượng tốt, dễ cán, giá thành rẻ. SGKTrang 62
C
VJ_H-00099
Ai là người phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong (năm 1879)?
[ "A. Mai-cơn Pha-ra-đây.", "B. Tô-mát Ê-đi-xơn.", "C. Giô-dép Goan.", "D. Ni-cô-la Tét-la." ]
Năm 1879, Tômát Êđixơn đã hoàn thiện phát minh ra bóng đèn sợi đốt trong và cùng với Giôdép Goan thương mại hóa đèn điện giúp thắp sáng các nhà, thành phố, nhà xưởng. SGKTrang 63
B
VJ_H-00100
Người có công lớn trong việc đưa xe hơi trở nên phổ biến là
[ "A. Hen-ri Pho.", "B. Can Ben.", "C. Mác-cô-ni.", "D. Gra-ham Beo." ]
Người có công lớn trong việc đưa xe hơi trở nên phổ biến là ông vua xe hơi nước Mỹ Henri Pho. Năm 1896, Henri Pho chế tạo thành công chiếc xe hơi bốn bánh đầu tiên. Sau đó, năm 1903, Công ti Pho Môtô được thành lập và năm 1908 cho ra đời dòng xe Môđen T nổi tiếng khắp thế giới bấy giờ. Henri Pho đã tạo ra cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp ô tô. SGKTrang 64
A

No dataset card yet

New: Create and edit this dataset card directly on the website!

Contribute a Dataset Card
Downloads last month
58
Add dataset card