title
stringlengths
0
393
description
stringlengths
0
32.7k
content
stringlengths
0
778k
text
stringlengths
2
778k
url
stringlengths
0
202
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về PCCC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng rất nhiều vào việc thực hiện Công điện mới của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 chỉ đạo việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an, đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong PCCC, đồng thời kiềm chế và giảm được cả 3 tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do các vụ cháy gây ra. Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháyĐỌC NGAY Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra vẫn phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, dẫn đến gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Ban IV (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết các doanh nghiệp đã báo cáo nhiều khó khăn thời gian qua do những quy định còn chồng chéo nhau. Một điển hình là quy chuẩn PCCC của Việt Nam tương đương những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ với quy định sử dụng các vật liệu xây dựng chống cháy, trong đó có sơn chống cháy. Tuy nhiên, hiện tại trong danh mục những loại sơn được lưu hành tại Việt Nam lại không có các loại sơn chống cháy. Bên cạnh đó, trong khi một số công trình đang đầu tư theo quy định của văn bản cũ thì văn bản mới lại được ban hành, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình thẩm định và làm gián đoạn việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC, đồng thời phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về PCCC để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Công điện cũng yêu cầu tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về PCCC ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2023). Về phản ứng của doanh nghiệp với thông tin này, bà Thuỷ cho biết các doanh nghiệp rất vui mừng trước chỉ đạo rất nhanh và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Công tác nghiệm thu PCCC gần như là khâu cuối cùng trong việc phê duyệt dự án, giống như một "nút thắt cổ chai", nếu không được xử lý dứt điểm sẽ bị ách tắc và rất khó để các dự án đi vào hoạt động, kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp bày tỏ sự hoan nghênh khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc hiện nay. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn cụ thể, quy định tiêu chuẩn, chất lượng ngay từ khâu thiết kế, phê duyệt, đến nghiệm thu để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện. Các doanh nghiệp cũng đề xuất, khi siết chặt quản lý PCCC để bảo đảm an toàn tính mạng người dân, các cơ quan nên có lộ trình để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị đình trệ. Theo bà Thủy, không thể hạ quá thấp các quy chuẩn, tiêu chuẩn vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, chẳng hạn như nguy cơ cao do cháy nổ. Tuy nhiên, khi ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng phải tính toán toàn diện để tạo thuận lợi nhất, không để các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh. Bà Thuỷ cho rằng trước mắt, sẽ có một số việc cụ thể cần phải giải quyết. Đó là cần bóc tách các cơ sở kinh doanh theo nhóm (ví dụ như các cơ sở kinh doanh xây dựng theo quy chuẩn cũ nhưng lại bị kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới ban hành). Các nhóm sẽ được phân chia theo mức độ ưu tiên, nhóm cần giải quyết gấp và nhóm cần có thời gian để giải quyết. Với mỗi nhóm, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết, các cơ sở kinh doanh phải có ý thức và tuân thủ các quy định PCCC. Như vậy những chỉ đạo, tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng mới có ý nghĩa. Hồng Vân
Khẩn trương tháo gỡ vướng mắc về PCCC, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Doanh nghiệp đánh giá cao và kỳ vọng rất nhiều vào việc thực hiện Công điện mới của Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng cháy, chữa cháy, qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến hoạt động kinh doanh. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn - Ảnh minh họa Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 220/CĐ-TTg ngày 5/4/2023 chỉ đạo việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC), tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Công an, đã tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt, có hiệu quả công tác PCCC, bước đầu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo chuyển biến tích cực trong PCCC, đồng thời kiềm chế và giảm được cả 3 tiêu chí về số vụ, thiệt hại về người và tài sản do các vụ cháy gây ra. Thủ tướng ban hành Công điện tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phòng cháy, chữa cháyĐỌC NGAY Tuy nhiên, quá trình rà soát, kiểm tra vẫn phát hiện nhiều công trình, cơ sở chưa bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng chống cháy, nổ theo quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, buộc phải tạm dừng hoạt động, dẫn đến gián đoạn hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh. Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, bà Phạm Thị Ngọc Thuỷ, Giám đốc Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân - Ban IV (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) cho biết các doanh nghiệp đã báo cáo nhiều khó khăn thời gian qua do những quy định còn chồng chéo nhau. Một điển hình là quy chuẩn PCCC của Việt Nam tương đương những quốc gia phát triển như Anh, Mỹ với quy định sử dụng các vật liệu xây dựng chống cháy, trong đó có sơn chống cháy. Tuy nhiên, hiện tại trong danh mục những loại sơn được lưu hành tại Việt Nam lại không có các loại sơn chống cháy. Bên cạnh đó, trong khi một số công trình đang đầu tư theo quy định của văn bản cũ thì văn bản mới lại được ban hành, gây ảnh hưởng rất nhiều đến quy trình thẩm định và làm gián đoạn việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Để bảo đảm tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về PCCC, đồng thời phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp, trong Công điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các bộ, ngành, địa phương rà soát chính sách, pháp luật về PCCC để kịp thời sửa đổi, bổ sung ngay theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung; đẩy mạnh cải cách, cắt giảm mạnh thủ tục hành chính trong lĩnh vực PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, phân loại cụ thể theo nhóm các công trình, cơ sở có khó khăn, vướng mắc trong việc khắc phục sau kiểm tra, rà soát; chủ động, kịp thời giải đáp, hướng dẫn đầy đủ, cụ thể chi tiết các quy định và giải pháp để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân khắc phục tổng thể các vi phạm, thiếu sót về PCCC của công trình, cơ sở, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh (hoàn thành trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về PCCC trong đầu tư xây dựng nhà và công trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; làm rõ nguyên nhân để có giải pháp bổ sung, sửa đổi theo thẩm quyền ngay những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, bảo đảm phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, đồng thời cương quyết cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà không cần thiết nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về PCCC (báo cáo kết quả thực hiện với Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/4/2023). Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định rõ vai trò, trách nhiệm xử lý ngay những hạn chế, bất cập, cản trở trong quản lý nhà nước về PCCC trên địa bàn mình quản lý. Chỉ đạo có giải pháp cụ thể, chi tiết để xử lý dứt điểm những vi phạm trong đầu tư xây dựng theo thẩm quyền để khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về PCCC, phục vụ hiệu quả hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp. Công điện cũng yêu cầu tổng hợp những khó khăn, vướng mắc về PCCC ngoài thẩm quyền giải quyết để kiến nghị Bộ Công an, Bộ Xây dựng hướng dẫn hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền kịp thời giải quyết (gửi về Bộ Công an, Bộ Xây dựng trước ngày 20/4/2023). Về phản ứng của doanh nghiệp với thông tin này, bà Thuỷ cho biết các doanh nghiệp rất vui mừng trước chỉ đạo rất nhanh và quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Điều này có ý nghĩa lớn trong việc tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức như hiện nay. Công tác nghiệm thu PCCC gần như là khâu cuối cùng trong việc phê duyệt dự án, giống như một "nút thắt cổ chai", nếu không được xử lý dứt điểm sẽ bị ách tắc và rất khó để các dự án đi vào hoạt động, kinh doanh. Do vậy, các doanh nghiệp bày tỏ sự hoan nghênh khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo kịp thời, sát sao nhằm tháo gỡ ngay những vướng mắc hiện nay. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau Công điện của Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan chức năng sẽ sớm sửa đổi các quy định về PCCC kịp thời, phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, cần ban hành bộ tiêu chí hướng dẫn cụ thể, quy định tiêu chuẩn, chất lượng ngay từ khâu thiết kế, phê duyệt, đến nghiệm thu để các doanh nghiệp có cơ sở thực hiện. Các doanh nghiệp cũng đề xuất, khi siết chặt quản lý PCCC để bảo đảm an toàn tính mạng người dân, các cơ quan nên có lộ trình để tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh, sản xuất không bị đình trệ. Theo bà Thủy, không thể hạ quá thấp các quy chuẩn, tiêu chuẩn vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng, chẳng hạn như nguy cơ cao do cháy nổ. Tuy nhiên, khi ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn cũng phải tính toán toàn diện để tạo thuận lợi nhất, không để các doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất, kinh doanh. Bà Thuỷ cho rằng trước mắt, sẽ có một số việc cụ thể cần phải giải quyết. Đó là cần bóc tách các cơ sở kinh doanh theo nhóm (ví dụ như các cơ sở kinh doanh xây dựng theo quy chuẩn cũ nhưng lại bị kiểm tra, nghiệm thu theo quy định mới ban hành). Các nhóm sẽ được phân chia theo mức độ ưu tiên, nhóm cần giải quyết gấp và nhóm cần có thời gian để giải quyết. Với mỗi nhóm, cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trước hết, các cơ sở kinh doanh phải có ý thức và tuân thủ các quy định PCCC. Như vậy những chỉ đạo, tháo gỡ từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng mới có ý nghĩa. Hồng Vân
Cao điểm thanh niên tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới
Hôm nay (23/7), Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III năm 2023 diễn ra đồng loạt ở các cấp bộ Đoàn và ở tất cả các cơ sở Đoàn trên phạm vi toàn quốc.
Lễ ra quân Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh tại Ninh Bình. Ảnh: VGP/DA Ở cấp Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức điểm Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh cấp Trung ương tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bến Tre, Kiên Giang vào ngày 23/7/2023. Tại Ninh Bình, dự và phát biểu ra quân Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn nhấn mạnh, Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh đồng loạt trên toàn quốc sẽ tiếp tục là cơ hội cho tuổi trẻ khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Đồng chí Ngô Văn Cương cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tin tưởng Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III, năm 2023 trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm nay sẽ phát huy sức trẻ, tạo sự lan tỏa ra thanh niên cả nước. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước hãy bằng những việc làm thiết thực, chung sức đồng lòng, với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để kết quả của Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 thực sự trở thành điểm nhấn trong xã hội. Trong những năm qua, Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh do Trung ương Đoàn phát động đã và đang được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia; đã có những tác động thiết thực, huy động nguồn lực xã hội lớn, làm mới hàng nghìn km đường nông thôn, thắp sáng đường thôn bản, xây mới hàng nghìn cây cầu dân sinh, nhà văn hóa thôn; thành lập mới các hợp tác xã thanh niên, trồng hoa, cây xanh ở hàng vạn tuyến đường. Nhiều mô hình đã lan tỏa rộng khắp như: Con đường bích họa, Thắp sáng đường quê, Tuyến đường kiểu mẫu, Giữ sạch cánh đồng quê hương, Đội tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp xã, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến đường thanh niên tự quản, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh,... đã góp phần rất lớn vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của đất nước. Các y bác sĩ trẻ khám chữa bệnh tình nguyện cho người dân. Ảnh: VGP/DA Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Chủ nhật xanh lần III năm 2023 định hướng các cấp bộ Đoàn vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ thanh niên nghèo, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; tham gia xây dựng, tu bổ cầu và đường tại nông thôn, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa; xây dựng các mô hình kinh tế của thanh niên, các mô hình liên kết, hợp tác phát triển kinh tế của thanh niên; hỗ trợ thanh niên nông thôn trong học nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ thanh niên nông thôn vốn vay phát triển sản xuất; tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn; xây dựng các mô hình, đội hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường... Đây là những vấn đề trọng yếu trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Diệp Anh Tham khảo thêmLan tỏa 'Ngày Chủ nhật xanh - sạch - sáng' tại Thừa Thiên HuếTham khảo thêm500 tình nguyện viên tham gia “Ngày Chủ nhật Xanh”
Cao điểm thanh niên tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới Hôm nay (23/7), Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III năm 2023 diễn ra đồng loạt ở các cấp bộ Đoàn và ở tất cả các cơ sở Đoàn trên phạm vi toàn quốc. Lễ ra quân Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh tại Ninh Bình. Ảnh: VGP/DA Ở cấp Trung ương, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức điểm Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh cấp Trung ương tại 5 tỉnh: Lạng Sơn, Ninh Bình, Quảng Bình, Bến Tre, Kiên Giang vào ngày 23/7/2023. Tại Ninh Bình, dự và phát biểu ra quân Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh, đồng chí Ngô Văn Cương, Bí thư BCH Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn nhấn mạnh, Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh đồng loạt trên toàn quốc sẽ tiếp tục là cơ hội cho tuổi trẻ khẳng định quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết trong xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới phát triển bền vững, góp phần xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp, văn minh. Đồng chí Ngô Văn Cương cho biết, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tin tưởng Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh lần III, năm 2023 trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè năm nay sẽ phát huy sức trẻ, tạo sự lan tỏa ra thanh niên cả nước. Mỗi cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi cả nước hãy bằng những việc làm thiết thực, chung sức đồng lòng, với nỗ lực và quyết tâm cao nhất để kết quả của Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh trong Chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè năm 2023 thực sự trở thành điểm nhấn trong xã hội. Trong những năm qua, Ngày cao điểm chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày Chủ nhật xanh do Trung ương Đoàn phát động đã và đang được triển khai rộng khắp, thu hút đông đảo thanh niên và nhân dân tham gia; đã có những tác động thiết thực, huy động nguồn lực xã hội lớn, làm mới hàng nghìn km đường nông thôn, thắp sáng đường thôn bản, xây mới hàng nghìn cây cầu dân sinh, nhà văn hóa thôn; thành lập mới các hợp tác xã thanh niên, trồng hoa, cây xanh ở hàng vạn tuyến đường. Nhiều mô hình đã lan tỏa rộng khắp như: Con đường bích họa, Thắp sáng đường quê, Tuyến đường kiểu mẫu, Giữ sạch cánh đồng quê hương, Đội tuyên truyền bảo vệ môi trường cấp xã, Làng xã xanh - sạch - đẹp, Tuyến đường thanh niên tự quản, Ngày thứ 7 tình nguyện, Ngày Chủ nhật xanh,... đã góp phần rất lớn vào thành tựu xây dựng nông thôn mới của đất nước. Các y bác sĩ trẻ khám chữa bệnh tình nguyện cho người dân. Ảnh: VGP/DA Ngày cao điểm Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Chủ nhật xanh lần III năm 2023 định hướng các cấp bộ Đoàn vào các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới; giảm tỉ lệ hộ thanh niên nghèo, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; tham gia xây dựng, tu bổ cầu và đường tại nông thôn, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa; xây dựng các mô hình kinh tế của thanh niên, các mô hình liên kết, hợp tác phát triển kinh tế của thanh niên; hỗ trợ thanh niên nông thôn trong học nghề, giới thiệu việc làm; hỗ trợ thanh niên nông thôn vốn vay phát triển sản xuất; tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn; tham gia giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn; xây dựng các mô hình, đội hình thanh niên tham gia bảo vệ môi trường... Đây là những vấn đề trọng yếu trong bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Diệp Anh Tham khảo thêmLan tỏa 'Ngày Chủ nhật xanh - sạch - sáng' tại Thừa Thiên HuếTham khảo thêm500 tình nguyện viên tham gia “Ngày Chủ nhật Xanh”
Ngày đầu đấu giá 11 biển số ô tô, thu về hơn 82 tỷ đồng
Chiều nay, biển số 51K-888.88 đã của TPHCM đã thuộc về người trả giá 32,34 tỷ đồng, trước đó biển số 30K-555.55 của Hà Nội được đấu giá với mức 14,12 tỷ đồng.
Biển số "siêu vip" 51K-888.88 của TPHCM đã thu về số tiền 32,34 tỷ đồng cho ngân sách - Ảnh: VGP Phiên đấu giá biển 51K-888.88 được đánh giá là sôi động nhất chiều 15/9 khi có nhiều bước giá. Chưa đầy 10 phút, biển này đã chạm mốc 10 tỷ đồng, sau đó liên tục nhảy vọt với nhiều bước giá. Còn khoảng 10 phút cuối, mức tiền lên hơn 24 tỷ đồng. Những phút cuối cùng, bước giá liên tục tăng vọt và chốt cuối phiên với mức giá hơn 32 tỷ đồng. Trong phiên chiều nay, lúc 15h30, biển số 51K-888.88 được trả 21,8 tỷ đồng. 15 phút sau, khép lại phần đấu giá biển này, 51K-888.88 được công bố thuộc về người trả đấu giá 32,34 tỷ đồng. Kết thúc hôm nay, biển số 99A-666.66 thuộc về người trả giá cao nhất 4,27 tỷ đồng; 36A-999.99 có mức trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng; 47A-599.99 giá 1,37 tỷ đồng và 43A-799.99 giá 1,16 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc phiên đấu giá hôm nay, ngân sách đã thu được 82,32 tỷ đồng từ việc đấu giá 11 biển số ô tô. LS Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Hơn 18 tỷ đồng cho 2 biển số xe ngũ quý 555.55Tham khảo thêmCác cuộc đấu giá biển số xe sẽ được giám sát chặt chẽTham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tôTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Minh bạch, công khai, có mức giá khởi điểm chung
Ngày đầu đấu giá 11 biển số ô tô, thu về hơn 82 tỷ đồng Chiều nay, biển số 51K-888.88 đã của TPHCM đã thuộc về người trả giá 32,34 tỷ đồng, trước đó biển số 30K-555.55 của Hà Nội được đấu giá với mức 14,12 tỷ đồng. Biển số "siêu vip" 51K-888.88 của TPHCM đã thu về số tiền 32,34 tỷ đồng cho ngân sách - Ảnh: VGP Phiên đấu giá biển 51K-888.88 được đánh giá là sôi động nhất chiều 15/9 khi có nhiều bước giá. Chưa đầy 10 phút, biển này đã chạm mốc 10 tỷ đồng, sau đó liên tục nhảy vọt với nhiều bước giá. Còn khoảng 10 phút cuối, mức tiền lên hơn 24 tỷ đồng. Những phút cuối cùng, bước giá liên tục tăng vọt và chốt cuối phiên với mức giá hơn 32 tỷ đồng. Trong phiên chiều nay, lúc 15h30, biển số 51K-888.88 được trả 21,8 tỷ đồng. 15 phút sau, khép lại phần đấu giá biển này, 51K-888.88 được công bố thuộc về người trả đấu giá 32,34 tỷ đồng. Kết thúc hôm nay, biển số 99A-666.66 thuộc về người trả giá cao nhất 4,27 tỷ đồng; 36A-999.99 có mức trúng đấu giá 7,47 tỷ đồng; 47A-599.99 giá 1,37 tỷ đồng và 43A-799.99 giá 1,16 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc phiên đấu giá hôm nay, ngân sách đã thu được 82,32 tỷ đồng từ việc đấu giá 11 biển số ô tô. LS Tham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Hơn 18 tỷ đồng cho 2 biển số xe ngũ quý 555.55Tham khảo thêmCác cuộc đấu giá biển số xe sẽ được giám sát chặt chẽTham khảo thêmChính phủ ban hành Nghị định về thí điểm đấu giá biển số xe ô tôTham khảo thêmĐấu giá biển số xe: Minh bạch, công khai, có mức giá khởi điểm chung
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa
Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ.
bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Cử tri ủng hộ mở rộng thị trấn Thiệu Hóa, thành lập thị trấn Hậu Hiền, Thiệu Hóa, Thanh Hóa Đề án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa đã được đa số cử tri ủng hộ. bonewsrelation eonewsrelation Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Fri Oct 27 2023 17:01:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Nov 22 2023 17:08:03 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Một góc thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, UBND huyện Thiệu Hóa đã xây dựng kế hoạch lấy ý kiến cử tri; thành lập các tổ công tác; thông tin, tuyên truyền, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ công tác lấy ý kiến cử tri cho cán bộ, công chức của các xã, thị trấn, các thôn, tiểu khu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức lấy ý kiến cử tri. Ngày 24/9/2023, thị trấn Thiệu Hóa và các xã: Thiệu Phú, Minh Tâm đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri. Theo đó, phương án nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền đều được cử tri đồng thuận, thống nhất cao. Tỷ lệ cử tri tham gia ý kiến đạt 100%; tỷ lệ cử tri đồng ý với phương án nhập xã, thành lập thị trấn đạt từ 98,56% trở lên. Đề án, phương án, kết quả lấy ý kiến cử tri đã được trình đến Hội đồng nhân dân các xã, thị trấn và Hội đồng nhân dân huyện Thiệu Hóa thảo luận, biểu quyết tán thành chủ trương nhập xã, thành lập thị trấn đạt 100% so với số đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự. Ngày 29/9/2023, tại Kỳ họp thứ 16 Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thống nhất, quyết nghị tán thành chủ trương nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa (Nghị quyết số 444/NQ-HĐND ngày 29/9/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa). Theo Đề án, nhập toàn bộ 6,53 km2 diện tích tự nhiên, 9.175 người của xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa. Sau khi nhập, thị trấn Thiệu Hóa có 17,21 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 28.352 người. Địa giới hành chính thị trấn Thiệu Hóa: Phía Đông giáp các xã: Thiệu Nguyên, Tân Châu, Thiệu Duy; phía Tây giáp các xã: Thiệu Phúc, Thiệu Vận; phía Nam giáp xã Thiệu Trung và huyện Đông Sơn; phía Bắc giáp các xã: Thiệu Long, Thiệu Công. Thành lập thị trấn Hậu Hiền trên cơ sở toàn bộ 10,41 km2 diện tích tự nhiên, 12.061 người của xã Minh Tâm. Sau khi thành lập, thị trấn Hậu Hiền có 10,41 km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 12.061 người. Địa giới hành chính thị trấn Hậu Hiền: Phía Đông giáp các xã Thiệu Phúc, Thiệu Vận và Thiệu Viên; phía Tây giáp các xã Thiệu Chính, Thiệu Hòa và Thiệu Toán; phía Nam giáp huyện Triệu Sơn; phía Phía Bắc giáp xã Thiệu Tiến và xã Thiệu Vũ. Sau khi nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền; huyện Thiệu Hóa có 24 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 02 thị trấn: Thiệu Hóa, Hậu Hiền và 22 xã: Tân Châu, Thiệu Chính, Thiệu Công, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Giao, Thiệu Hòa, Thiệu Hợp, Thiệu Long, Thiệu Lý, Thiệu Ngọc, Thiệu Nguyên, Thiệu Phúc, Thiệu Quang, Thiệu Thành, Thiệu Thịnh, Thiệu Tiến, Thiệu Toán, Thiệu Trung, Thiệu Vận, Thiệu Viên, Thiệu Vũ. Mời bạn đọc xem Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến cử tri và kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện đối với việc nhập xã Thiệu Phú vào thị trấn Thiệu Hóa và thành lập thị trấn Hậu Hiền thuộc huyện Thiệu Hóa: Báo cáo Tuệ Văn Tham khảo thêmCác thành viên Chính phủ thể hiện trách nhiệm cao trước cử triTham khảo thêmCử tri ủng hộ thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình DươngTham khảo thêmĐông đảo cử tri ủng hộ thành lập thị trấn Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, đồng thời triển khai đơn thuốc điện tử.
Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy - Ảnh: VGP/Chí Hùng Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trong đó người đứng đầu giữ vai trò quyết định. Trong đó, toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy; triển khai đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT và Thông tư 04/2022/TT-BYT; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắp chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Liên quan đến triển khai bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đến hết năm 2023, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử; từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Người dân được gì từ bệnh án điện tử? 26/03/2021 09:15Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn? 04/07/2023 16:11Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03 Tuy nhiên, trong dự thảo mới đây đang lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, Bộ Y tế đề xuất, đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước có mới chỉ 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử. Hiền Minh
Khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy, đồng thời triển khai đơn thuốc điện tử. Bộ trưởng Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh khẩn trương triển khai bệnh án điện tử, không dùng bệnh án giấy - Ảnh: VGP/Chí Hùng Liên quan đến vấn đề đẩy mạnh chuyển đổi số và triển khai Đề án 06 tại các cơ quan, đơn vị trong ngành y tế, Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, chuyển đổi số là một nhiệm vụ chính trị, trọng tâm, trong đó người đứng đầu giữ vai trò quyết định. Trong đó, toàn ngành phải đẩy mạnh thanh toán chi phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt. Các cơ sở khám, chữa bệnh khẩn trương triển khai hồ sơ bệnh án điện tử, không sử dụng bệnh án giấy; triển khai đơn thuốc điện tử theo Thông tư 27/2021/TT-BYT và Thông tư 04/2022/TT-BYT; triển khai đặt lịch khám, chữa bệnh trực tuyến; chú trọng các giải pháp hỗ trợ người dân, người bệnh, sử dụng thẻ căn cước công dân gắp chip, nhận dạng sinh trắc học khi đăng ký và trong quá trình khám, chữa bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành y phải ưu tiên kinh phí cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; dành tối thiểu 1% các nguồn kinh phí của cơ quan, đơn vị để chi cho ứng dụng công nghệ thông tin. Liên quan đến triển khai bệnh án điện tử, theo Thông tư 46/2018/TT-BYT, đến hết năm 2023, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện hạng I trở lên phải triển khai bệnh án điện tử; từ năm 2024-2028, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Người dân được gì từ bệnh án điện tử? 26/03/2021 09:15Khi nào quản lý được việc bán thuốc theo đơn? 04/07/2023 16:11Thay đổi lộ trình thực hiện kê đơn thuốc điện tử 14/07/2022 18:03 Tuy nhiên, trong dự thảo mới đây đang lấy ý kiến của các cá nhân, tổ chức, Bộ Y tế đề xuất, đến hết năm 2025, tất cả bệnh viện trên cả nước phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 1.300 cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước, trong đó có khoảng 135 bệnh viện hạng I trở lên. Theo dữ liệu cải cách hành chính từ website Bộ Y tế, đến giữa tháng 8, cả nước có mới chỉ 50 cơ sở y tế (gồm cả công lập và tư nhân) chính thức công bố chuyển từ bệnh án giấy sang bệnh án điện tử. Hiền Minh
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:09:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Kiện toàn bộ máy trên nguyên tắc không làm tăng biên chế Quan điểm của Đề án là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút toàn dân tham gia chuyển đổi số quốc gia (Mạng lưới chuyển đổi số). 100% các cơ quan, địa phương được kiện toàn bộ phận thực hiện chuyển đổi số Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. 100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Đến năm 2030, mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia. 100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 1- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương, xác định rõ nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì triển khai; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, thuê ngoài dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, huy động sự tham gia của xã hội để triển khai. 2- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương. 3- Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng. 4- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ban Chỉ đạo) 5- Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số. 6- Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở. 7- Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmBộ Ngoại giao gắn tổ chức sắp xếp bộ máy với đẩy mạnh chuyển đổi sốTham khảo thêmVietinBank cùng doanh nghiệp bứt tốc trong cuộc đua chuyển đổi sốTham khảo thêmThủ tướng: Đề án 06 là một trong những 'điểm sáng' của chuyển đổi số trong 2 năm quaTham khảo thêmChuyển đổi số sẽ giúp nâng cao năng lực bộ máy khi tinh giản biên chếTham khảo thêmĐể người dân hiểu được lợi ích của cải cách hành chính và chuyển đổi sốTham khảo thêmBà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dânTham khảo thêmSở TN&MT Kiên Giang đẩy mạng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong phục vụ nhân dânTham khảo thêmKaopiz Holdings và Tập đoàn Hammock ký ghi nhớ hợp tác đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam – Nhật BảnTham khảo thêmTuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023: Kiến tạo dữ liệu số, thúc đẩy liên kết vùngTham khảo thêmChuyển đổi số và cơ hội vượt lên từ đổi mới sáng tạo không ngừng
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1690/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. bonewsrelation eonewsrelation Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:01:09 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Dec 27 2023 17:09:18 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Kiện toàn bộ máy trên nguyên tắc không làm tăng biên chế Quan điểm của Đề án là kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số trên nguyên tắc không làm tăng biên chế cán bộ, công chức; không làm tăng tổ chức, bộ máy của cơ quan nhà nước theo yêu cầu của Kết luận số 28-KL/TW ngày 21/2/2022 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thành Mạng lưới chuyển đổi số rộng khắp từ trung ương đến cơ sở có sự tham gia của cơ quan nhà nước các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, người dân nhằm huy động tối đa các nguồn lực xã hội, thu hút toàn dân tham gia chuyển đổi số quốc gia (Mạng lưới chuyển đổi số). 100% các cơ quan, địa phương được kiện toàn bộ phận thực hiện chuyển đổi số Mục tiêu cụ thể đến năm 2025, 100% bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kiện toàn tổ chức bộ máy của đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin để tăng cường thực hiện nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tăng cường bố trí biên chế từ nguồn biên chế được giao của cơ quan đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số. 100% cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chú trọng bố trí bộ phận hoặc đầu mối thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị. 100% các tổ chức, cá nhân trong Mạng lưới chuyển đổi số được tiếp cận và sử dụng các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số. Đến năm 2030, mạng lưới chuyển đổi số được hình thành, hoạt động hiệu quả, gắn kết chặt chẽ, phối hợp đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số quốc gia. 100% đội ngũ nhân lực thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương hằng năm được bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm. 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu Đề án đưa ra 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu: 1- Rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số ở trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Công nghệ thông tin, Luật An toàn thông tin mạng, Luật An ninh mạng, Luật Giao dịch điện tử và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo hướng tập trung, thống nhất một đầu mối, có phân công, phân cấp phù hợp, cụ thể giữa các cơ quan trung ương và giữa trung ương với địa phương, xác định rõ nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì triển khai; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, thuê ngoài dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp; nhiệm vụ do cơ quan nhà nước chủ trì, huy động sự tham gia của xã hội để triển khai. 2- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương. 3- Xây dựng, phát triển, phổ biến các nền tảng số và bộ công cụ sử dụng thống nhất toàn quốc phục vụ quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số, bao gồm các nền tảng số và bộ công cụ: bồi dưỡng, tập huấn; tuyên truyền, phổ biến; quản lý dự án; khảo sát, thu thập ý kiến; đo lường, giám sát trực tuyến; tạo lập, kết nối, chia sẻ dữ liệu; quản lý tri thức; trợ lý ảo; an toàn thông tin mạng. 4- Nâng cao vai trò tham mưu, tư vấn, điều phối của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ban Chỉ đạo) 5- Phát triển lực lượng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật cho đội ngũ nhân lực chuyển đổi số. 6- Thiết lập và đẩy mạnh hoạt động của Mạng lưới chuyển đổi số từ trung ương đến cơ sở. 7- Truyền thông, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa của Đề án, của Mạng lưới chuyển đổi số, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong thực hiện chuyển đổi số và các nội dung của Đề án. Vũ Phương Nhi Tham khảo thêmBộ Ngoại giao gắn tổ chức sắp xếp bộ máy với đẩy mạnh chuyển đổi sốTham khảo thêmVietinBank cùng doanh nghiệp bứt tốc trong cuộc đua chuyển đổi sốTham khảo thêmThủ tướng: Đề án 06 là một trong những 'điểm sáng' của chuyển đổi số trong 2 năm quaTham khảo thêmChuyển đổi số sẽ giúp nâng cao năng lực bộ máy khi tinh giản biên chếTham khảo thêmĐể người dân hiểu được lợi ích của cải cách hành chính và chuyển đổi sốTham khảo thêmBà Rịa – Vũng Tàu: Đẩy mạnh chuyển đổi số và nâng cao chất lượng cuộc sống người dânTham khảo thêmSở TN&MT Kiên Giang đẩy mạng ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong phục vụ nhân dânTham khảo thêmKaopiz Holdings và Tập đoàn Hammock ký ghi nhớ hợp tác đầu tư thúc đẩy chuyển đổi số Việt Nam – Nhật BảnTham khảo thêmTuần lễ chuyển đổi số - Huế 2023: Kiến tạo dữ liệu số, thúc đẩy liên kết vùngTham khảo thêmChuyển đổi số và cơ hội vượt lên từ đổi mới sáng tạo không ngừng
Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm OCOP, nông nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng là mô hình nổi bật trong sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn OCOP của huyện Yên Dũng - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo thống kê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 19.173 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp hơn 10.814 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt hơn 9.642 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 11,06%, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng. Chương trình đã từng bước đưa các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng của địa phương trở thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Tính đến tháng 9/2023, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 19 sản phẩm được UBND tỉnh và huyện đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP trong đó có: 1 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao. Đợt 1 năm 2023 huyện cũng cấp giấy chứng nhận OCOP huyện Yên Dũng cho 5 sản phẩm: Tương Trí Yên; Trà củ sen; Nấm Rơm; Nấm đông trùng hạ thảo; Rượu gạo men bắc Linh Sơn. Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đều có đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem truy xuất. Nổi bật trong các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Yên Dũng là mô hình Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng. Đơn vị có quy mô 60 ha; trong đó có gần 10 ha được sản xuất theo mô hình nhà lưới công nghệ cao ứng dụng hệ thống tưới tiêu, bón phân tự động theo công nghệ Israel. Các sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã đã trở thành nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho hệ thống các siêu thị lớn như Tmart, Winmart, Copmart, Big C,... Doanh số năm 2023 của Hợp tác xã so với các năm trước tăng từ 20-22%, được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng có nhiều sản phẩm nông sản nổi bật và được đánh giá cao - Ảnh: VGP/TT TIN LIÊN QUANChú trọng xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOPChuẩn OCOP 4 sao từ sản phẩm ổi nổi tiếng Thủ đô Bên cạnh đó, với thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Dũng đã quy hoạch được 4 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với hơn 50 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Yên Dũng đã xây dựng và phát triển được 5 nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện gồm: Gạo thơm Yên Dũng, Luvacoop, tương Trí Yên, rau sạch Yên Dũng, khoai tây Sao thần nông. Huyện cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện Yên Dũng đã chủ động ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình... Thiện Tâm
Tập trung nguồn lực phát triển sản phẩm OCOP, nông nghiệp công nghệ cao Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng là mô hình nổi bật trong sản xuất nông nghiệp đạt chuẩn OCOP của huyện Yên Dũng - Ảnh: VGP/Thiện Tâm Theo thống kê, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là hơn 19.173 ha, trong đó, diện tích đất nông nghiệp hơn 10.814 ha. Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng giá trị sản xuất của huyện ước đạt hơn 9.642 tỷ đồng. Cơ cấu giá trị sản xuất, ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm 11,06%, tăng 1,74% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành một phong trào sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp nông thôn của huyện Yên Dũng. Chương trình đã từng bước đưa các sản phẩm tiềm năng, đặc trưng của địa phương trở thành các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Tính đến tháng 9/2023, trên địa bàn huyện Yên Dũng có 19 sản phẩm được UBND tỉnh và huyện đánh giá, phân hạng đạt tiêu chuẩn OCOP trong đó có: 1 sản phẩm 4 sao, 18 sản phẩm đạt 3 sao. Đợt 1 năm 2023 huyện cũng cấp giấy chứng nhận OCOP huyện Yên Dũng cho 5 sản phẩm: Tương Trí Yên; Trà củ sen; Nấm Rơm; Nấm đông trùng hạ thảo; Rượu gạo men bắc Linh Sơn. Các sản phẩm sau khi tham gia chương trình OCOP đều có đầy đủ thông tin về chất lượng, nguồn gốc sản phẩm, mẫu mã bao bì, tem truy xuất. Nổi bật trong các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của Yên Dũng là mô hình Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng. Đơn vị có quy mô 60 ha; trong đó có gần 10 ha được sản xuất theo mô hình nhà lưới công nghệ cao ứng dụng hệ thống tưới tiêu, bón phân tự động theo công nghệ Israel. Các sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã đã tạo dựng được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Hợp tác xã đã trở thành nhà cung cấp chủ lực rau an toàn cho hệ thống các siêu thị lớn như Tmart, Winmart, Copmart, Big C,... Doanh số năm 2023 của Hợp tác xã so với các năm trước tăng từ 20-22%, được người tiêu dùng đánh giá cao về mẫu mã và chất lượng. Hợp tác xã rau sạch Yên Dũng có nhiều sản phẩm nông sản nổi bật và được đánh giá cao - Ảnh: VGP/TT TIN LIÊN QUANChú trọng xây dựng sản phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn OCOPChuẩn OCOP 4 sao từ sản phẩm ổi nổi tiếng Thủ đô Bên cạnh đó, với thế mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Yên Dũng đã quy hoạch được 4 vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, với hơn 50 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, Yên Dũng đã xây dựng và phát triển được 5 nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực, đặc trưng của huyện gồm: Gạo thơm Yên Dũng, Luvacoop, tương Trí Yên, rau sạch Yên Dũng, khoai tây Sao thần nông. Huyện cũng đã tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng ngày càng phát triển, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Để hỗ trợ các đơn vị, hợp tác xã mở rộng thị trường tiêu thụ, huyện Yên Dũng đã chủ động ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất như: Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp, cứng hóa hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, đường điện phục vụ sản xuất; hỗ trợ đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất; hỗ trợ giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP; hỗ trợ công tác đào tạo, tập huấn, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các mô hình... Thiện Tâm
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh'
(Chinhphu.vn) – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính…
Bộ Y tế sẽ cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính. Những thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người dân và mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Bộ cũng tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính; cân đối, cải cách các quy định về chuyển tuyến. Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến KCB 25/11/2023 09:40Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19Số hóa giấy chuyển viện 01/12/2023 15:23Các trường hợp không cần giấy chuyển viện 08/10/2023 08:02 Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến. Tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện như: củng cố, xây dựng hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm và xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và thời gian của người bệnh. Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số; số lượt khám chữa bệnh BHYT gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022 và quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng. Mỗi năm quỹ BHYT chi khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn gây phiên hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc. Từ ngày 01/01/2016, quy định thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện có hiệu lực, từ 01/01/2021 quy định thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng có hiệu lực. Tuy nhiên, đến nay, các quy định này đã tạo ra một số vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở. Hiền Minh
'Cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh' (Chinhphu.vn) – Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, Bộ sẽ tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính… Bộ Y tế sẽ cải cách việc cấp giấy chuyển tuyến có hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính. Những thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đưa ra tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2023. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bộ đã và đang tăng cường chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng lực và mở rộng phạm vi chi trả BHYT cho tuyến dưới. Áp dụng hình thức giấy chuyển tuyến điện tử để việc cấp giấy chuyển tuyến được thuận tiện, nhanh chóng. Lập hồ sơ quản lý sức khoẻ người dân và mở rộng mô hình bác sỹ gia đình, nâng cao chất lượng y tế cơ sở. Bộ cũng tiếp tục mở rộng danh mục và thời gian cấp phát thuốc BHYT cho tuyến xã cho một số bệnh mãn tính; cải tiến quy trình cấp giấy chuyển tuyến có thời hạn 1 năm cho một số bệnh mãn tính; cân đối, cải cách các quy định về chuyển tuyến. Tạo thuận lợi cho người bệnh trong chuyển tuyến, thông tuyến KCB 25/11/2023 09:40Đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh vì phiền toái 20/11/2023 14:19Số hóa giấy chuyển viện 01/12/2023 15:23Các trường hợp không cần giấy chuyển viện 08/10/2023 08:02 Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động về chỉ đạo tuyến, bệnh viện vệ tinh, luân phiên luân chuyển cán bộ, đào tạo chuyển giao kỹ thuật để tăng cường năng lực và trình độ chuyên môn của tuyến dưới đảm bảo thực hiện tốt các kỹ thuật theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật của các tuyến. Tăng cường hoạt động nâng cao chất lượng bệnh viện như: củng cố, xây dựng hệ thống, tổ chức quản lý chất lượng bệnh viện, đào tạo, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm và xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá, kiểm định chất lượng lâm sàng giúp nâng cao chất lượng chuyên môn, rút ngắn thời gian điều trị, tiết kiệm chi phí và thời gian của người bệnh. Tính đến nay, tỷ lệ bao phủ BHYT ở nước ta đã đạt gần 91 triệu người, với khoảng 92% dân số; số lượt khám chữa bệnh BHYT gia tăng với 150,5 triệu lượt khám chữa bệnh BHYT năm 2022 và quyền lợi của người tham gia BHYT cũng ngày càng được mở rộng. Mỗi năm quỹ BHYT chi khoảng hơn 110 nghìn tỷ đồng cho hoạt động khám chữa bệnh. Nguồn kinh phí do quỹ BHYT chi trả cho chi phí khám chữa bệnh đang chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn thu của bệnh viện; chất lượng dịch vụ y tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh, đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập như: quy định đăng ký khám chữa bệnh ban đầu còn nặng về hành chính; thủ tục chuyển tuyến, cấp giấy chuyển tuyến còn gây phiên hà cho người bệnh, thậm chí có trường hợp phát sinh tiêu cực, xin cho, giữ bệnh nhân lại gây bức xúc. Từ ngày 01/01/2016, quy định thông tuyến khám chữa bệnh giữa trạm y tế tuyến xã, phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện có hiệu lực, từ 01/01/2021 quy định thông tuyến tỉnh trên toàn quốc đối với khám chữa bệnh nội trú cũng có hiệu lực. Tuy nhiên, đến nay, các quy định này đã tạo ra một số vướng mắc liên quan đến tuyến, vượt tuyến, chuyển tuyến, gây ra tình trạng quá tải trở lại ở tuyến trên và giảm tỷ lệ khám chữa bệnh tại y tế cơ sở. Hiền Minh
Nghệ An: Làm rõ vụ việc 76 trẻ mầm non bị ngộ độc thực phẩm
76 trẻ Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong đêm qua (9/5), nghi do ăn sữa chua bị ngộ độc.
Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, Nghệ An tối 9/5 - Ảnh: TTTPHCM Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương Lê Đức Hải cho biết vào khoảng 21h ngày 9/5, Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 76 trẻ, nguyên nhân nghi do ngộ độc thực phẩm. TIN LIÊN QUANĐẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ mầm non, học sinhTrẻ nhập viện tăng đột biến, chuyên gia y tế khuyến cáoNhiều trẻ nhập viện do viêm não Nhật Bản Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương đã phải huy động gần 50 cán bộ, nhân viên khẩn trương tiếp hành cấp cứu cho các cháu bé. Những em có xuất hiện tình trạng mất nước nhẹ đã được bù nước điện giải. Hiện các em đang được theo dõi, điều trị tích cực, không xuất hiện dấu hiệu chuyển biến xấu. Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương, trong sáng nay (10/5), một số trẻ tình hình ổn định sẽ cho xuất viện. Thông tin ban đầu, bắt đầu từ 18-20h ngày 9/5, sau khi đi học về, nhiều trẻ của Trường Mầm non xã Thuận Sơn có dấu hiệu nôn, mửa, lả người và một số cháu đau bụng. Các cháu được phụ huynh đưa vào Trạm y tế xã Thuận Sơn trước khi chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Theo báo cáo của Trường Mầm non xã Thuận Sơn, chiều 9/5, Trường Mầm non Thuận Sơn đã cho các cháu ăn sữa chua. Ông Tây thông tin khả năng có thể trẻ bị ngộ độc do liên quan đến sữa chua. Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm ở trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Nhật Nam
Nghệ An: Làm rõ vụ việc 76 trẻ mầm non bị ngộ độc thực phẩm 76 trẻ Trường Mầm non xã Thuận Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An phải nhập viện cấp cứu trong đêm qua (9/5), nghi do ăn sữa chua bị ngộ độc. Các bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đô Lương, Nghệ An tối 9/5 - Ảnh: TTTPHCM Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương Lê Đức Hải cho biết vào khoảng 21h ngày 9/5, Bệnh viện tiếp nhận cấp cứu 76 trẻ, nguyên nhân nghi do ngộ độc thực phẩm. TIN LIÊN QUANĐẩy mạnh tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ mầm non, học sinhTrẻ nhập viện tăng đột biến, chuyên gia y tế khuyến cáoNhiều trẻ nhập viện do viêm não Nhật Bản Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương đã phải huy động gần 50 cán bộ, nhân viên khẩn trương tiếp hành cấp cứu cho các cháu bé. Những em có xuất hiện tình trạng mất nước nhẹ đã được bù nước điện giải. Hiện các em đang được theo dõi, điều trị tích cực, không xuất hiện dấu hiệu chuyển biến xấu. Theo Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Đô Lương, trong sáng nay (10/5), một số trẻ tình hình ổn định sẽ cho xuất viện. Thông tin ban đầu, bắt đầu từ 18-20h ngày 9/5, sau khi đi học về, nhiều trẻ của Trường Mầm non xã Thuận Sơn có dấu hiệu nôn, mửa, lả người và một số cháu đau bụng. Các cháu được phụ huynh đưa vào Trạm y tế xã Thuận Sơn trước khi chuyển lên tuyến trên cấp cứu. Theo báo cáo của Trường Mầm non xã Thuận Sơn, chiều 9/5, Trường Mầm non Thuận Sơn đã cho các cháu ăn sữa chua. Ông Tây thông tin khả năng có thể trẻ bị ngộ độc do liên quan đến sữa chua. Hiện Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng lấy mẫu thực phẩm ở trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Nhật Nam
Phát triển công viên văn hóa đa năng: Thủ đô sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị
Theo các kiến trúc sư, việc xây dựng một công viên văn hoá đa năng tại bãi giữa sông Hồng sẽ giúp bảo vệ đất công, chống chiếm dụng và giúp Thủ đô có thêm khoảng xanh đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
bonewsrelation eonewsrelation Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Jul 04 2023 20:33:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công viên văn hóa đa năng phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã đồng thuận, cho phép 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ tiếp tục nghiên cứu đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng", kinh phí từ ngân sách các quận. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng. Ảnh internet Theo nguyên tắc quản lý ngoài bãi sông Hồng, khu vực này phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng là Quy hoạch về đê điều, phòng chống lũ; thứ hai là điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, ngày 25/3/2022, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5000, đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu triển khai các quy hoạch khu vực ngoài bãi sông Hồng. Sông Hồng với định hướng phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiênSông Hồng gắn liền với xây dựng và phát triển Thủ đôHà Nội: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng làm hầm qua đê sông HồngQuy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống: Thúc đẩy Thủ đô phát triển bền vững Trong khi đó, công viên văn hóa du lịch được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên vốn có; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước... Với khu vực bãi giữa sông Hồng, quận Hoàn Kiếm dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Khu vực này cũng sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; khu chức năng không gian vui chơi, tập thể thao (như sân trượt cỏ) cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng... Khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân. Trong đó, khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, một phần khoảng 1ha thuộc địa phận quận Long Biên, được các hộ dân trồng cây lương thực, cây lâu năm. Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2ha do các hộ dân canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng... Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Việc UBND TP. Hà Nội có thông báo tán thành định hướng, cho phép tiếp tục nghiên cứu lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng" và giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu các bước tiếp theo làm dấy lên sự kỳ vọng của người dân về việc mở khoảng xanh, không gian xanh cho đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Bãi bồi, bãi giữa sông Hồng là vùng đất được phù sa bồi đắp trong nhiều năm với tổng diện tích không hề nhỏ. Đã mấy chục năm nay không có nước ngập, hàng chục ha để hoang hóa cho cỏ dại mọc, một phần bị chiếm dụng trái phép để canh tác rau màu. Do quỹ đất trên địa bàn TP. Hà Nội hạn hẹp và vì thiếu chỗ vui chơi, thư giãn nên thời gian gần đây nhiều khu vực đất bãi đã trở thành điểm vui chơi tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc lập đề án hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ thu hút người dân Thủ đô mà còn thu hút du khách từ các tỉnh khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định phân khu chức năng của từng khu vực, đồng thời xác định việc phân giao nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo. Theo đó, sẽ giao các quận, huyện liên quan tổ chức rà soát, nghiên cứu các khu vực dân cư hiện có trên cơ sở đó lập quy hoạch chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý triển khai việc sử dụng đất tại khu vực này. Hiện UBND các quận, huyện đang tổ chức đo đạc, lập bản đồ, quy hoạch. Tiếp đó, các địa phương liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở lập trình duyệt quy hoạch. Đối với công viên tại bãi giữa sông Hồng thuộc khu vực địa bàn 4 quận là Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Ba Đình phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Khu vực này định hướng phát triển các công viên cây xanh chuyên đề, nông nghiệp, du lịch thu hút các hoạt động kinh tế phục vụ du lịch. Dựa trên nguyên tắc phục hồi công viên tự nhiên, công viên đô thị, không gian công cộng phục vụ dân cư. Trong nhiều năm qua, việc giải quyết vấn đề thiếu không gian xanh, các khu công viên, vui chơi, giải trí công cộng dành cho người dân là vấn đề được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhất là khi hàng loạt khu chung cư, nhà ở cao tầng đang ngày càng mọc lên nhanh chóng khiến cho diện tích đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Nhất là tại khu vực lõi trung tâm, các không gian công cộng, không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật vẫn còn hạn chế. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Thủ đô Hà Nội cần được tái thiết, cải tạo chỉnh trang đô thị để nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bởi vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc các quận khu vực lõi trung tâm TP. Hà Nội cùng chủ động xây dựng đề án sử dụng nguồn lực đất đai quý giá còn lại ở khu vực bãi sông Hồng, để nâng cao chất lượng sống tinh thần cho người dân Thủ đô được nhiều người dân kỳ vọng, hưởng ứng. Theo các kiến trúc sư, bãi giữa sông Hồng sẽ là một không gian tiềm năng để khai thác và triển khai thành không gian công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính quyền các quận cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn đầy đủ ý kiến của chuyên gia nhà khoa học và người dân để bảo đảm khai thác hiệu quả quỹ đất nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chống xói lở, thoát lũ...tất cả phải phù hợp với các định hướng của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Thùy Chi
Phát triển công viên văn hóa đa năng: Thủ đô sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Theo các kiến trúc sư, việc xây dựng một công viên văn hoá đa năng tại bãi giữa sông Hồng sẽ giúp bảo vệ đất công, chống chiếm dụng và giúp Thủ đô có thêm khoảng xanh đô thị, nâng cao chất lượng đời sống người dân. bonewsrelation eonewsrelation Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Wed Jul 05 2023 08:29:00 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Tue Jul 04 2023 20:33:05 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Công viên văn hóa đa năng phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã đồng thuận, cho phép 4 quận: Hoàn Kiếm, Long Biên, Ba Đình, Tây Hồ tiếp tục nghiên cứu đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng", kinh phí từ ngân sách các quận. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng. Ảnh internet Theo nguyên tắc quản lý ngoài bãi sông Hồng, khu vực này phải tuân thủ hai quy hoạch quan trọng là Quy hoạch về đê điều, phòng chống lũ; thứ hai là điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Trước đó, ngày 25/3/2022, UBND TP. Hà Nội đã có Quyết định phê duyệt Quy hoạch phân khu sông Hồng tỉ lệ 1/5000, đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu triển khai các quy hoạch khu vực ngoài bãi sông Hồng. Sông Hồng với định hướng phát triển đô thị hài hòa với thiên nhiênSông Hồng gắn liền với xây dựng và phát triển Thủ đôHà Nội: Đầu tư hơn 100 tỉ đồng làm hầm qua đê sông HồngQuy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống: Thúc đẩy Thủ đô phát triển bền vững Trong khi đó, công viên văn hóa du lịch được xây dựng chủ yếu dựa trên địa hình tự nhiên vốn có; tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, kết hợp với xây dựng không gian du lịch văn hóa gắn kết lịch sử, các phong tục tập quán truyền thống, văn hóa gắn liền với sông nước... Với khu vực bãi giữa sông Hồng, quận Hoàn Kiếm dự tính tổ chức khu chức năng không gian cảnh quan nông nghiệp du lịch, có thể vẫn cho các hộ dân trồng cây ngắn ngày song quy hoạch chuyển đổi cây ngắn ngày phù hợp. Ngoài ra, du khách có thể tham quan, chụp ảnh, hưởng thụ các giá trị cây nông nghiệp đặc sắc theo hướng nông nghiệp hiện đại. Khu vực này cũng sẽ tổ chức khu chức năng không gian sáng tạo, sân chơi, thảm cỏ xen kẽ với các cây lâu năm hiện có; khu chức năng không gian vui chơi, tập thể thao (như sân trượt cỏ) cơ bản theo địa hình tự nhiên; khu chức năng câu cá, bơi lặn, tham quan mặt nước sông Hồng... Khu vực bãi bồi ven sông sẽ tổ chức các khu chức năng không gian công viên cây xanh (cơ bản giữ lại các cây lớn hiện có), khu chức năng trồng cây ngắn ngày, cây cảnh, cây hoa theo mùa, kết hợp phục vụ khách du lịch. Quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức khu dịch vụ, khu vực thể thao để làm nơi sinh hoạt cộng đồng gắn với không gian mặt nước; không gian nghệ thuật cộng đồng, không gian sáng tạo với trọng tâm nhấn mạnh nội dung giá trị lịch sử văn hóa sông Hồng. Khu vực bãi giữa, bãi bồi ven sông Hồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân. Trong đó, khu vực bãi giữa có diện tích khoảng 23ha nằm chủ yếu trên địa bàn phường Phúc Tân, một phần khoảng 1ha thuộc địa phận quận Long Biên, được các hộ dân trồng cây lương thực, cây lâu năm. Khu vực bãi bồi ven sông thuộc địa bàn phường Phúc Tân rộng 11,2ha do các hộ dân canh tác trồng rau, hoa màu, chăn nuôi; khu vực thuộc địa bàn phường Chương Dương diện tích 4,12ha do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng... Thủ đô Hà Nội sẽ có thêm khoảng xanh cho đô thị Việc UBND TP. Hà Nội có thông báo tán thành định hướng, cho phép tiếp tục nghiên cứu lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng" và giao UBND quận Hoàn Kiếm nghiên cứu các bước tiếp theo làm dấy lên sự kỳ vọng của người dân về việc mở khoảng xanh, không gian xanh cho đô thị trên địa bàn TP. Hà Nội. Bãi bồi, bãi giữa sông Hồng là vùng đất được phù sa bồi đắp trong nhiều năm với tổng diện tích không hề nhỏ. Đã mấy chục năm nay không có nước ngập, hàng chục ha để hoang hóa cho cỏ dại mọc, một phần bị chiếm dụng trái phép để canh tác rau màu. Do quỹ đất trên địa bàn TP. Hà Nội hạn hẹp và vì thiếu chỗ vui chơi, thư giãn nên thời gian gần đây nhiều khu vực đất bãi đã trở thành điểm vui chơi tự phát, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật tự và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, việc lập đề án hướng tới mục tiêu khai thác hiệu quả quỹ đất và lợi thế tiềm năng, vẻ đẹp tự nhiên của sông Hồng, lấy sông Hồng là trục cảnh quan tạo ra không gian mở, xanh, có hạ tầng đô thị văn minh, hiện đại, làm điểm đến vui chơi, tham quan du lịch hấp dẫn không chỉ thu hút người dân Thủ đô mà còn thu hút du khách từ các tỉnh khi đến với Thủ đô Hà Nội. Ông Phạm Quốc Tuyến, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho biết, đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng đã xác định phân khu chức năng của từng khu vực, đồng thời xác định việc phân giao nhiệm vụ cho giai đoạn triển khai tiếp theo. Theo đó, sẽ giao các quận, huyện liên quan tổ chức rà soát, nghiên cứu các khu vực dân cư hiện có trên cơ sở đó lập quy hoạch chi tiết trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để quản lý triển khai việc sử dụng đất tại khu vực này. Hiện UBND các quận, huyện đang tổ chức đo đạc, lập bản đồ, quy hoạch. Tiếp đó, các địa phương liên hệ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở lập trình duyệt quy hoạch. Đối với công viên tại bãi giữa sông Hồng thuộc khu vực địa bàn 4 quận là Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Ba Đình phân đoạn từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Khu vực này định hướng phát triển các công viên cây xanh chuyên đề, nông nghiệp, du lịch thu hút các hoạt động kinh tế phục vụ du lịch. Dựa trên nguyên tắc phục hồi công viên tự nhiên, công viên đô thị, không gian công cộng phục vụ dân cư. Trong nhiều năm qua, việc giải quyết vấn đề thiếu không gian xanh, các khu công viên, vui chơi, giải trí công cộng dành cho người dân là vấn đề được TP. Hà Nội đặc biệt quan tâm. Nhất là khi hàng loạt khu chung cư, nhà ở cao tầng đang ngày càng mọc lên nhanh chóng khiến cho diện tích đất dành cho không gian xanh, không gian công cộng ngày càng bị thu hẹp. Nhất là tại khu vực lõi trung tâm, các không gian công cộng, không gian văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi và thể thao, triển lãm nghệ thuật vẫn còn hạn chế. Nhiều chuyên gia khuyến nghị, Thủ đô Hà Nội cần được tái thiết, cải tạo chỉnh trang đô thị để nâng cao chất lượng sống cho người dân. Bởi vậy, cần quan tâm nhiều hơn đến phát triển không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Việc các quận khu vực lõi trung tâm TP. Hà Nội cùng chủ động xây dựng đề án sử dụng nguồn lực đất đai quý giá còn lại ở khu vực bãi sông Hồng, để nâng cao chất lượng sống tinh thần cho người dân Thủ đô được nhiều người dân kỳ vọng, hưởng ứng. Theo các kiến trúc sư, bãi giữa sông Hồng sẽ là một không gian tiềm năng để khai thác và triển khai thành không gian công cộng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, chính quyền các quận cũng cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham vấn đầy đủ ý kiến của chuyên gia nhà khoa học và người dân để bảo đảm khai thác hiệu quả quỹ đất nhưng vẫn bảo đảm an toàn, chống xói lở, thoát lũ...tất cả phải phù hợp với các định hướng của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Thùy Chi
Truy tố ông Diệp Dũng và 8 đồng phạm gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỷ đồng
Ngày 24/11, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM cho biết đã ban hành cáo trạng về vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" do ông Diệp Dũng cùng đồng phạm thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op). Trước đó, ngày 27/10, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố đã ban hành Bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án trên.
Ông Diệp Dũng khi còn làm Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op - Ảnh: TL Theo cáo trạng và kết luận điều tra, với vai trò Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, bị can Diệp Dũng là người nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác xã; Điều lệ, Quy chế hoạt động; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế thu chi, các quy định liên quan của Saigon Co.op và có trách nhiệm biết việc hợp tác đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT Saigon Co.op. Tuy nhiên, từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op mà tự ý chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục để bị can chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng của Saigon Co.op huy động vốn nhằm thực hiện thương vụ Big C, mở rộng mạng lưới cho công ty Đô Thị Mới (700 tỷ đồng) và công ty Đại Á (300 tỷ đồng). Việc bị can Diệp Dũng tự ý sử dụng số tiền của Saigon Co.op và tự ý điều chỉnh lợi nhuận cố định như trên đã gây thiệt hại cho Saigon Co.op số tiền hơn 115,6 tỷ đồng. Bị can Diệp Dũng thừa nhận hành vi lạm quyền của mình gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Diệp Dũng đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra, bị can Diệp Dũng đã thay đổi nhận thức và có thái độ hợp tác, thừa nhận hành vi phạm tội; có thành tích xuất sắc trong công tác, là con của liệt sĩ, phạm tội lần đầu nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s, v, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với 2 bị can Tôn Thất Hào, Tổng Giám đốc Công ty Đại Á và Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Đô Thị Mới, cơ quan điều tra xác định: Việc phân chia lợi nhuận tại hợp đồng hợp tác giữa Saigon Co.op với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới đều không liên quan đến hoạt động của 2 công ty này. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, sau khi Saigon Co.op đề nghị hoàn trả lại số tiền, 2 bị can đã thông qua nhiều người, lấy nhiều lý do để đề nghị Diệp Dũng điều chỉnh giảm lợi nhuận, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Nguyễn Thành Nhân, nguyên Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Tổng Giám đốc Saigon Co.op, đồng thời là Ủy viên HĐQT Saigon Co.op, Nguyễn Thành Nhân được Diệp Dũng thông báo về việc sử dụng số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng huy động vốn của Saigon Co.op để thực hiện việc hợp tác đầu tư và đồng ý cho bị can Hồ Mỹ Hòa thực hiện theo chỉ đạo của Diệp Dũng để ký kết hợp đầu tư với Công ty Đại Á và công ty Đô Thị Mới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, Nguyễn Thành Nhân đã không chỉ đạo cấp dưới báo cáo kiến nghị trong việc hạch toán doanh thu, không tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Hành vi của Nhân thể hiện việc cố ý bỏ mặc hậu quả từ hành vi phạm tội của Diệp Dũng, tạo điều kiện để Dũng hoàn thành hành vi phạm tội, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Nguyễn Thành Nhân đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Hồ Mỹ Hòa, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Ủy viên HĐQT, Giám đốc Phòng Tài chính – Saigon Co.op, Hồ Mỹ Hòa đã không thực hiện nhiệm vụ của minh đối với việc Saigon Co.op ký kết hợp đồng với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới; khi phát hiện sai phạm đã không đề xuất các biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Hồ Mỹ Hòa đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với các bị can Trần Trung Liệt, Hàn Thanh Dân, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Trang, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của các bị can trên đã phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài vụ án này, tháng 4/2022, ông Diệp Dũng bị TAND TPHCM tuyên phạt 2 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Hồng Đức
Truy tố ông Diệp Dũng và 8 đồng phạm gây thiệt hại cho Saigon Co.op hơn 115,6 tỷ đồng Ngày 24/11, Viện Kiểm sát nhân dân TPHCM cho biết đã ban hành cáo trạng về vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" do ông Diệp Dũng cùng đồng phạm thực hiện xảy ra tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TPHCM (Saigon Co.op). Trước đó, ngày 27/10, Cơ quan An ninh điều tra - Công an Thành phố đã ban hành Bản kết luận điều tra bổ sung về vụ án trên. Ông Diệp Dũng khi còn làm Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op - Ảnh: TL Theo cáo trạng và kết luận điều tra, với vai trò Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, bị can Diệp Dũng là người nắm rõ các quy định của pháp luật về hợp tác xã; Điều lệ, Quy chế hoạt động; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế thu chi, các quy định liên quan của Saigon Co.op và có trách nhiệm biết việc hợp tác đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT Saigon Co.op. Tuy nhiên, từ tháng 6/2016 đến tháng 3/2018, bị can Diệp Dũng đã không thông qua HĐQT Saigon Co.op mà tự ý chỉ đạo cấp dưới thực hiện các thủ tục để bị can chuyển số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng của Saigon Co.op huy động vốn nhằm thực hiện thương vụ Big C, mở rộng mạng lưới cho công ty Đô Thị Mới (700 tỷ đồng) và công ty Đại Á (300 tỷ đồng). Việc bị can Diệp Dũng tự ý sử dụng số tiền của Saigon Co.op và tự ý điều chỉnh lợi nhuận cố định như trên đã gây thiệt hại cho Saigon Co.op số tiền hơn 115,6 tỷ đồng. Bị can Diệp Dũng thừa nhận hành vi lạm quyền của mình gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Diệp Dũng đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ". Cũng theo cáo trạng, quá trình điều tra, bị can Diệp Dũng đã thay đổi nhận thức và có thái độ hợp tác, thừa nhận hành vi phạm tội; có thành tích xuất sắc trong công tác, là con của liệt sĩ, phạm tội lần đầu nên được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo điểm s, v, x khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự. Đối với 2 bị can Tôn Thất Hào, Tổng Giám đốc Công ty Đại Á và Võ Thành Trung, Tổng Giám đốc Công ty Đô Thị Mới, cơ quan điều tra xác định: Việc phân chia lợi nhuận tại hợp đồng hợp tác giữa Saigon Co.op với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới đều không liên quan đến hoạt động của 2 công ty này. Tuy nhiên, đến tháng 3/2018, sau khi Saigon Co.op đề nghị hoàn trả lại số tiền, 2 bị can đã thông qua nhiều người, lấy nhiều lý do để đề nghị Diệp Dũng điều chỉnh giảm lợi nhuận, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Tôn Thất Hào và Võ Thành Trung đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Nguyễn Thành Nhân, nguyên Tổng Giám đốc Saigon Co.op, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Tổng Giám đốc Saigon Co.op, đồng thời là Ủy viên HĐQT Saigon Co.op, Nguyễn Thành Nhân được Diệp Dũng thông báo về việc sử dụng số tiền 1.000 tỷ đồng từ 3.000 tỷ đồng huy động vốn của Saigon Co.op để thực hiện việc hợp tác đầu tư và đồng ý cho bị can Hồ Mỹ Hòa thực hiện theo chỉ đạo của Diệp Dũng để ký kết hợp đầu tư với Công ty Đại Á và công ty Đô Thị Mới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, Nguyễn Thành Nhân đã không chỉ đạo cấp dưới báo cáo kiến nghị trong việc hạch toán doanh thu, không tổ chức quản lý chặt chẽ các khoản doanh thu, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Hành vi của Nhân thể hiện việc cố ý bỏ mặc hậu quả từ hành vi phạm tội của Diệp Dũng, tạo điều kiện để Dũng hoàn thành hành vi phạm tội, dẫn đến gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Nguyễn Thành Nhân đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với bị can Hồ Mỹ Hòa, cơ quan điều tra xác định: Với vai trò là Ủy viên HĐQT, Giám đốc Phòng Tài chính – Saigon Co.op, Hồ Mỹ Hòa đã không thực hiện nhiệm vụ của minh đối với việc Saigon Co.op ký kết hợp đồng với Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới; khi phát hiện sai phạm đã không đề xuất các biện pháp ngăn chặn, gây thiệt hại cho Saigon Co.op. Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của bị can Hồ Mỹ Hòa đã phạm vào tội "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" với vai trò giúp sức. Đối với các bị can Trần Trung Liệt, Hàn Thanh Dân, Phạm Thị Minh Ngọc, Nguyễn Thị Thùy Trang, căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan điều tra kết luận hành vi của các bị can trên đã phạm vào tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ngoài vụ án này, tháng 4/2022, ông Diệp Dũng bị TAND TPHCM tuyên phạt 2 năm tù về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật Hình sự. Hồng Đức
Giải tỏa lo lắng cho các bệnh viện
Nghị định 07 và Nghị quyết 30 được kỳ vọng tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay của các bệnh viện công lập trên cả nước, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng cần bảo đảm minh bạch, công tâm, với tinh trần trách nhiệm cao, làm sao thiết bị được lựa chọn phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư.
Đại diện nhiều bệnh viện cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 gần như tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Trong hai ngày 3/3 và 4/3 vừa qua, Chính phủ liên tiếp ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (Nghị định 07) sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP (Nghị quyết 30) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Ngay sau khi ban hành, lãnh đạo ngành y tế và các bệnh viện cho rằng, quy định mới sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các bệnh viện đang đối mặt. Tránh được nguy cơ phải dừng hoạt động TS.BS. Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa được Chính phủ ban hành đã gỡ vướng rất nhiều trong lĩnh vực mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tránh nguy cơ phải dừng hoạt động của rất nhiều bệnh viện. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, các hoạt động điều trị cho người bệnh vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có giải pháp sớm thì tới đây cũng có thể rơi vào tình huống thiếu vật tư tiêu hao như một số bệnh viện lớn vừa qua. "Đây là tín hiệu hết sức tích cực để giải quyết các vấn đề về thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế", bác sĩ Thịnh đánh giá. Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho hay đầu tư trang thiết bị máy móc, vật tư y tế... là do hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện quyết định. Có những thiết bị rất đặc thù, chỉ có một đơn vị cung ứng, một chủng loại... nên chỉ có một báo giá, vì vậy, sửa đổi của Nghị quyết 30 về vấn đề 3 báo giá sẽ giải quyết được bất cập này. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn trang thiết bị và vật tư y tế thì cần phải bảo đảm minh bạch, công tâm, làm việc với tinh trần trách nhiệm cao, nếu không dễ rơi vào tình huống như chỉ định thầu. Làm sao khi chọn thiết bị phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Tránh tình trạng vin vào quy định để mua chủng loại mình mong muốn nhưng hiệu quả và chi phí đầu tư không phù hợp. Còn theo BS. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Chính phủ ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho ngành y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế. Với Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đây là những tháo gỡ hết sức cần thiết và kịp thời vì bệnh viện có hơn 80% máy móc trang thiết bị về xét nghiệm là theo hình thức mượn, đặt. Ngoài ra, qua thời gian chống dịch COVID-19, nhiều máy móc, thiết bị y tế được tài trợ. Do đó, việc đưa các thiết bị cho, tặng nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân vào khám chữa bệnh và được bảo hiểm y tế thanh toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện. Nghị quyết 30 của Chính phủ sửa đổi khoản 4 nghị quyết số 144. Đây được cho là "điểm nghẽn" mà rất nhiều bệnh viện kiến nghị và mong đợi giải quyết thời gian vừa qua - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng "Khiến cả ngành y tế rất vui" Tại cuộc họp trực tuyến do Sở Y tế TPHCM tổ chức để hướng dẫn thực hiện Nghị định 07 và Nghị quyết số 30, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố cho biết, Nghị quyết 30 và nghị định 07 vừa được Chính phủ ban hành khiến cả ngành y tế Thành phố rất vui. Theo ông Tăng Chí Thượng, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ban hành đã giải quyết được vướng mắc, lo lắng của hầu hết giám đốc các bệnh viện thời gian qua. Đây là cơ sở pháp lý để Sở Y tế Thành phố quyết tâm không để thiếu vật tư, thiết bị y tế trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Với số lượng bệnh viện trên địa bàn nhiều, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, sẽ tổ chức họp trực tuyến, tập huấn hàng tuần cho các đơn vị nhằm thống nhất cách làm, đồng thời theo dõi diễn biến của các đơn vị khi thực hiện mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất để đánh giá và sẽ kiến nghị lãnh đạo Thành phố và Bộ Y tế nếu phát sinh vướng mắc, làm sao để công tác chăm sóc người bệnh ko bị gián đoạn. Dự kiến, sau 1 tháng sẽ sơ kết và có báo cáo kết quả làm được cũng như vướng mắc phát sinh. Tránh tình trạng mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá Cũng tại cuộc họp trực tuyến của Sở Y tế, các bệnh viện đều cho biết, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện khi những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Đại diện các bệnh viện cũng lo lắng vì dù gỡ khó được yêu cầu 3 báo giá nhưng vẫn cần phải cẩn thận với tình huống các đơn vị có báo giá sát với giá nhập từ nước ngoài hay không; hay mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá? Bên cạnh đó, cũng cần có một cơ quan chủ trì định giá để bảo vệ cán bộ, vì các cơ quan khi thanh tra, kiểm tra sau đó hầu như đều tập trung vào vấn đề giá. Mạnh Hùng
Giải tỏa lo lắng cho các bệnh viện Nghị định 07 và Nghị quyết 30 được kỳ vọng tháo gỡ được những vướng mắc hiện nay của các bệnh viện công lập trên cả nước, tuy nhiên, việc triển khai áp dụng cần bảo đảm minh bạch, công tâm, với tinh trần trách nhiệm cao, làm sao thiết bị được lựa chọn phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Đại diện nhiều bệnh viện cho rằng Nghị định 07 và Nghị quyết 30 gần như tháo gỡ các vướng mắc trong đấu thầu, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị và vật tư y tế - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng Trong hai ngày 3/3 và 4/3 vừa qua, Chính phủ liên tiếp ban hành Nghị định số 07/2023/NĐ-CP (Nghị định 07) sửa đổi, bổ sung một số điều về quản lý trang thiết bị y tế và Nghị quyết số 30/NQ-CP (Nghị quyết 30) về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế. Ngay sau khi ban hành, lãnh đạo ngành y tế và các bệnh viện cho rằng, quy định mới sẽ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mà các bệnh viện đang đối mặt. Tránh được nguy cơ phải dừng hoạt động TS.BS. Đặng Huy Quốc Thịnh, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, Nghị định 07 và Nghị quyết 30 vừa được Chính phủ ban hành đã gỡ vướng rất nhiều trong lĩnh vực mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tránh nguy cơ phải dừng hoạt động của rất nhiều bệnh viện. Tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM, các hoạt động điều trị cho người bệnh vẫn diễn ra bình thường nhưng nếu không có giải pháp sớm thì tới đây cũng có thể rơi vào tình huống thiếu vật tư tiêu hao như một số bệnh viện lớn vừa qua. "Đây là tín hiệu hết sức tích cực để giải quyết các vấn đề về thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế", bác sĩ Thịnh đánh giá. Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho hay đầu tư trang thiết bị máy móc, vật tư y tế... là do hội đồng khoa học công nghệ của bệnh viện quyết định. Có những thiết bị rất đặc thù, chỉ có một đơn vị cung ứng, một chủng loại... nên chỉ có một báo giá, vì vậy, sửa đổi của Nghị quyết 30 về vấn đề 3 báo giá sẽ giải quyết được bất cập này. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn trang thiết bị và vật tư y tế thì cần phải bảo đảm minh bạch, công tâm, làm việc với tinh trần trách nhiệm cao, nếu không dễ rơi vào tình huống như chỉ định thầu. Làm sao khi chọn thiết bị phải mang tính tối ưu về hiệu quả và chi phí đầu tư. Tránh tình trạng vin vào quy định để mua chủng loại mình mong muốn nhưng hiệu quả và chi phí đầu tư không phù hợp. Còn theo BS. Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Chính phủ ban hành Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho ngành y tế trong việc mua sắm, đấu thầu trang thiết bị, vật tư y tế. Với Bệnh viện Lê Văn Thịnh, đây là những tháo gỡ hết sức cần thiết và kịp thời vì bệnh viện có hơn 80% máy móc trang thiết bị về xét nghiệm là theo hình thức mượn, đặt. Ngoài ra, qua thời gian chống dịch COVID-19, nhiều máy móc, thiết bị y tế được tài trợ. Do đó, việc đưa các thiết bị cho, tặng nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân vào khám chữa bệnh và được bảo hiểm y tế thanh toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện. Nghị quyết 30 của Chính phủ sửa đổi khoản 4 nghị quyết số 144. Đây được cho là "điểm nghẽn" mà rất nhiều bệnh viện kiến nghị và mong đợi giải quyết thời gian vừa qua - Ảnh: VGP/Mạnh Hùng "Khiến cả ngành y tế rất vui" Tại cuộc họp trực tuyến do Sở Y tế TPHCM tổ chức để hướng dẫn thực hiện Nghị định 07 và Nghị quyết số 30, PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế Thành phố cho biết, Nghị quyết 30 và nghị định 07 vừa được Chính phủ ban hành khiến cả ngành y tế Thành phố rất vui. Theo ông Tăng Chí Thượng, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 ban hành đã giải quyết được vướng mắc, lo lắng của hầu hết giám đốc các bệnh viện thời gian qua. Đây là cơ sở pháp lý để Sở Y tế Thành phố quyết tâm không để thiếu vật tư, thiết bị y tế trong công tác chăm sóc điều trị người bệnh. Với số lượng bệnh viện trên địa bàn nhiều, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, sẽ tổ chức họp trực tuyến, tập huấn hàng tuần cho các đơn vị nhằm thống nhất cách làm, đồng thời theo dõi diễn biến của các đơn vị khi thực hiện mua sắm thiết bị, vật tư, hóa chất để đánh giá và sẽ kiến nghị lãnh đạo Thành phố và Bộ Y tế nếu phát sinh vướng mắc, làm sao để công tác chăm sóc người bệnh ko bị gián đoạn. Dự kiến, sau 1 tháng sẽ sơ kết và có báo cáo kết quả làm được cũng như vướng mắc phát sinh. Tránh tình trạng mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá Cũng tại cuộc họp trực tuyến của Sở Y tế, các bệnh viện đều cho biết, Nghị quyết 30 và Nghị định 07 đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện khi những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Đại diện các bệnh viện cũng lo lắng vì dù gỡ khó được yêu cầu 3 báo giá nhưng vẫn cần phải cẩn thận với tình huống các đơn vị có báo giá sát với giá nhập từ nước ngoài hay không; hay mỗi nơi một giá, mỗi lần một giá? Bên cạnh đó, cũng cần có một cơ quan chủ trì định giá để bảo vệ cán bộ, vì các cơ quan khi thanh tra, kiểm tra sau đó hầu như đều tập trung vào vấn đề giá. Mạnh Hùng
Tạm dừng giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và 11 cá nhân liên quan đến bất động sản Nhật Nam
Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Ca sĩ Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đề nghị tạm dừng thực hiện các giao dịch tài sản của 1 doanh nghiệp và 12 cá nhân. Danh sách 12 cá nhân có tên ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương, 42 tuổi). Ngoài ra, 11 cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Lâm Nhi (30 tuổi, ngụ TPHCM), ông Vũ Duy Nga (61 tuổi), ông Vũ Văn Hoàng (32 tuổi), Lê Văn Hảo (36 tuổi) và bà Lưu Thị Luật (64 tuổi, cùng ngụ Thanh Hóa), ông Vũ Văn Hùng (35 tuổi), bà Ngô Thị Quyên (47 tuổi), ông Nguyễn Quang Đại (44 tuổi) và ông Nguyễn Văn Minh (49 tuổi, cùng ngụ tại Hà Nội), ông Nguyễn Anh Tuấn (51 tuổi, tỉnh Hưng Yên) và ông Trần Thiện Tâm (33 tuổi, tỉnh Lâm Đồng). TIN LIÊN QUANBất động sản Nhật Nam đã thu tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng của 20.000 cá nhânCông ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồngTạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn Doanh nghiệp bị tạm dừng giao dịch tài sản là Công ty cổ phần Đầu tư Nhật Nam Khang, trụ sở tại tầng 17 tòa nhà Vincom Center (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM). Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp này là ca sĩ Khánh Phương. Sở Tư pháp Lâm Đồng thực hiện chỉ đạo này để phối hợp theo đề nghị của Công an TP. Hà Nội trong việc điều tra, xác minh vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Công an TP. Hà Nội còn đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu, tạm dừng giao dịch các tài sản đã chuyển nhượng của 12 cá nhân và 1 doanh nghiệp nêu trên phát sinh từ ngày 2/7/2019 đến nay. Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua hơn 45.500 hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngày 2/10, tại họp báo của Bộ Công an, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, khi thu được 8.941 tỷ đồng, Công ty Nhật Nam đã sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trả tiền gốc và lãi cho các cá nhân dù không kinh doanh gì; chi 520 tỷ đồng để duy trì hoạt động công ty; chi hơn 2.000 tỷ đồng cho "hoa hồng", trả cho các cá nhân môi giới; chi cho Vũ Thị Thúy 600 tỷ đồng, còn lại gần 1.000 tỷ đồng chưa rõ mục đích sử dụng. Cơ quan điều tra đã kiểm kê, phong tỏa 20 tài khoản ngân hàng, kê biên nhà cửa, đất đai để đảm bảo quyền lợi cho bị hại. Tuy nhiên, 20 tài khoản trên không có tiền hoặc còn rất ít (dưới 10 triệu đồng). Phương Linh
Tạm dừng giao dịch tài sản của ca sĩ Khánh Phương và 11 cá nhân liên quan đến bất động sản Nhật Nam Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Ca sĩ Khánh Phương và vợ Vũ Thị Thúy Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng gửi văn bản cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đề nghị tạm dừng thực hiện các giao dịch tài sản của 1 doanh nghiệp và 12 cá nhân. Danh sách 12 cá nhân có tên ông Phạm Khánh Phương (ca sĩ Khánh Phương, 42 tuổi). Ngoài ra, 11 cá nhân khác là bà Nguyễn Thị Lâm Nhi (30 tuổi, ngụ TPHCM), ông Vũ Duy Nga (61 tuổi), ông Vũ Văn Hoàng (32 tuổi), Lê Văn Hảo (36 tuổi) và bà Lưu Thị Luật (64 tuổi, cùng ngụ Thanh Hóa), ông Vũ Văn Hùng (35 tuổi), bà Ngô Thị Quyên (47 tuổi), ông Nguyễn Quang Đại (44 tuổi) và ông Nguyễn Văn Minh (49 tuổi, cùng ngụ tại Hà Nội), ông Nguyễn Anh Tuấn (51 tuổi, tỉnh Hưng Yên) và ông Trần Thiện Tâm (33 tuổi, tỉnh Lâm Đồng). TIN LIÊN QUANBất động sản Nhật Nam đã thu tổng số tiền gần 9.000 tỷ đồng của 20.000 cá nhânCông ty bất động sản Nhật Nam lừa đảo hơn 10.000 cá nhân với hàng nghìn tỷ đồngTạm giữ khẩn cấp CEO bất động sản Nhật Nam vì chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn Doanh nghiệp bị tạm dừng giao dịch tài sản là Công ty cổ phần Đầu tư Nhật Nam Khang, trụ sở tại tầng 17 tòa nhà Vincom Center (phường Bến Nghé, Quận 1, TPHCM). Người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp này là ca sĩ Khánh Phương. Sở Tư pháp Lâm Đồng thực hiện chỉ đạo này để phối hợp theo đề nghị của Công an TP. Hà Nội trong việc điều tra, xác minh vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Công an TP. Hà Nội còn đề nghị Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu, tạm dừng giao dịch các tài sản đã chuyển nhượng của 12 cá nhân và 1 doanh nghiệp nêu trên phát sinh từ ngày 2/7/2019 đến nay. Ca sĩ Khánh Phương là chồng bà Vũ Thị Thúy, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam. Bà Thúy đã bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Theo thông tin từ người phát ngôn Bộ Công an, Trung tướng Tô Ân Xô, từ năm 2020 đến 2022, Công ty Nhật Nam đã thu 8.941 tỷ đồng của khoảng 20.000 cá nhân, thông qua hơn 45.500 hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ngày 2/10, tại họp báo của Bộ Công an, Phó Giám đốc Công an TP. Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng cho biết, khi thu được 8.941 tỷ đồng, Công ty Nhật Nam đã sử dụng hơn 4.000 tỷ đồng để trả tiền gốc và lãi cho các cá nhân dù không kinh doanh gì; chi 520 tỷ đồng để duy trì hoạt động công ty; chi hơn 2.000 tỷ đồng cho "hoa hồng", trả cho các cá nhân môi giới; chi cho Vũ Thị Thúy 600 tỷ đồng, còn lại gần 1.000 tỷ đồng chưa rõ mục đích sử dụng. Cơ quan điều tra đã kiểm kê, phong tỏa 20 tài khoản ngân hàng, kê biên nhà cửa, đất đai để đảm bảo quyền lợi cho bị hại. Tuy nhiên, 20 tài khoản trên không có tiền hoặc còn rất ít (dưới 10 triệu đồng). Phương Linh
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5
Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11.
Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 5 Trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 11. Vị trí và đường đi của bão số 5 - Ảnh: KTTV Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, trưa 18/10, áp thấp nhiệt đới trên khu vực biển Quảng Trị-Quảng Nam đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 5. Hồi 11h, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 109,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 270 km về phía tây tây bắc, cách đất liền khu vực Quảng Trị-Quảng Ngãi khoảng 150 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/giờ), giật cấp 11. Di chuyển theo hướng bắc tây bắc với tốc độ khoảng 10 km/giờ. Dự báo đến 10h ngày 19/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 10 km/giờ, và có khả năng mạnh thêm, vị trí bão tại 19,1N-108,1E; trên vùng biển phía đông khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, vùng nguy hiểm15,0-21,0N; phía tây kinh tuyến 111,5E; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông; vùng biển Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam. Đến 10h ngày 20/10, bão di chuyển theo hướng bắc tây bắc, tốc độ khoảng 5 km/giờ, vị trí bão tại 20,2N-107,5E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 8, giật cấp 11, vùng nguy hiểm ở phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ, vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế. Khoảng 10h ngày 21/10, bão di chuyển theo hướng nam tây nam và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, vị trí bão tại 19,2N-107,1E; trên khu vực Vịnh Bắc Bộ, cường độ bão mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng nguy hiểm là phía bắc vĩ tuyến 16,0N; phía tây kinh tuyến 110,0E, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3, khu vực chịu ảnh hưởng là Vịnh Bắc Bộ. Từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chậm theo hướng nam tây nam và suy yếu thêm. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông, vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Nam gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12, biển động rất mạnh. Ở khu vực Vịnh Bắc Bộ từ đêm ngày 18/10 có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Biển động rất mạnh. Vùng biển phía tây nam của khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa), vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi sóng biển cao 2-4 m, vùng biển Vịnh Bắc Bộ từ gần sáng và ngày 19/10 sóng biển tăng cao 2-4 m, sau tăng lên 3-5 m. Từ chiều 18/10 đến sáng 19/10, ở khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Từ đêm 19/10, vùng ven biển Bắc Bộ, khu vực nam Đồng Bằng, khu vực Bắc Trung Bộ có khả năng có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to; mưa lớn trên khu vực Trung Trung Bộ giảm dần.
Hỗ trợ nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, chưa thu viện phí
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam vừa hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổng số tiền 354 triệu đồng. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tập trung cứu chữa người bệnh, chưa thu các khoản phí.
Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Ảnh: VGP/HM Bảo đảm quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư miniTiếp tục tập trung cứu chữa nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, Hà NộiChàng shipper cứu nhiều người trong đám cháy: ‘Em không nghĩ gì, chỉ muốn cứu người'Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy ở phố Khương Hạ (Hà Nội)Thủ tướng thị sát hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại Hà NộiCác bệnh viện tập trung nguồn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Cụ thể, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, mỗi nạn nhân 5 triệu đồng và 37 người bị thương nặng đang điều trị tại các bệnh viện, mỗi người 2 triệu đồng. Sáng 14/9, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại các bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, St. Paul, Bưu Điện, Đống Đa, Quân y 103 và Đa khoa Hà Đông. Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và các bệnh viện về việc phối hợp tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời các nạn nhân trong vụ cháy này. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các bệnh viện phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn. Trước mắt, các đơn vị tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc về sức khỏe, ổn định tâm lý cho người bị nạn, người nhà vượt qua khủng hoảng, an tâm điều trị, chưa thu các khoản phí. HM
Hỗ trợ nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, chưa thu viện phí Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam vừa hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở ngách 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) tổng số tiền 354 triệu đồng. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tập trung cứu chữa người bệnh, chưa thu các khoản phí. Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp các nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Ảnh: VGP/HM Bảo đảm quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân trong vụ cháy chung cư miniTiếp tục tập trung cứu chữa nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình, Hà NộiChàng shipper cứu nhiều người trong đám cháy: ‘Em không nghĩ gì, chỉ muốn cứu người'Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy ở phố Khương Hạ (Hà Nội)Thủ tướng thị sát hiện trường vụ cháy đặc biệt nghiêm trọng tại Hà NộiCác bệnh viện tập trung nguồn lực cứu chữa nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini Cụ thể, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam hỗ trợ 56 nạn nhân tử vong trong vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ, mỗi nạn nhân 5 triệu đồng và 37 người bị thương nặng đang điều trị tại các bệnh viện, mỗi người 2 triệu đồng. Sáng 14/9, Trung ương Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ TP. Hà Nội đã đến thăm hỏi, động viên các nạn nhân vụ cháy đang điều trị tại các bệnh viện: Đại học Y Hà Nội, Bạch Mai, St. Paul, Bưu Điện, Đống Đa, Quân y 103 và Đa khoa Hà Đông. Trước đó, Bộ Y tế có công văn gửi Sở Y tế Hà Nội và các bệnh viện về việc phối hợp tiếp nhận, cấp cứu, điều trị kịp thời các nạn nhân trong vụ cháy này. Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các bệnh viện phối hợp với các đơn vị liên quan huy động các thầy thuốc giỏi, bảo đảm đủ thuốc, phương tiện cấp cứu, xử trí, cứu chữa người bị nạn. Trước mắt, các đơn vị tập trung cứu chữa, quan tâm chăm sóc về sức khỏe, ổn định tâm lý cho người bị nạn, người nhà vượt qua khủng hoảng, an tâm điều trị, chưa thu các khoản phí. HM
Tăng gần 550 chuyến bay phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán 2024
Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vừa thông báo tăng thêm hơn 100.000 chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ 15 tháng Chạp năm Quý Mão đến 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Ảnh: LĐO Như vậy, tổng số nguồn cung trên các đường bay nội địa của 3 hãng hàng không này trong dịp cao điểm Tết đã được nâng lên thành 2,1 triệu chỗ, với 10.700 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung các đường bay giữa TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Nha Trang, Phú Yên, Phú Quốc... Trong khi đó, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, đã ký hợp đồng thuê thêm 2 máy bay Airbus A320/A321, khai thác từ ngày 1/1/2024, tăng trên 20% tải cung ứng phục vụ cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Hãng này tăng tần suất khai thác tập trung trên các đường bay trục chính Hà Nội - TP HCM, giữa Hà Nội, TPHCM với Đà Nẵng và các đường bay địa phương có nhu cầu cao như TPHCM – Vinh/Thanh Hóa/ Hải Phòng. Đồng thời, tăng cường các chuyến bay đêm trên đường bay TPHCM – Hà Nội/Vinh/Đà Nẵng. Theo đánh giá của các hãng hàng không, năm nay, hành khách có xu hướng đặt hành trình bay có ngày khởi hành sớm hơn so với các năm trước. Các hãng khuyến nghị hành khách chủ động đặt mua sớm vé máy bay Tết qua các kênh bán vé chính thức của hãng, để tìm được vé có khung giờ và giá vé phù hợp. Tăng slot tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất dịp Tết Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ra quyết định điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay trong giai đoạn từ ngày 25/1/2024 đến hết ngày 24/2/2024 là 40 slot/giờ các khung giờ từ 6h đến 23h55 (giờ địa phương) tại Cảng HKQT Nội Bài. Tăng tham số điều phối slot tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất lên 44 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (6h00-23h55) và 40 slot/giờ khung giờ ban đêm (0h-5h55) giờ địa phương. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn Tết Nguyên đán, Cục HKVN đã có Chỉ thị số 6881/CT-CHK ngày 1/12/2023 về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024. Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các cảng hàng không báo cáo kế hoạch phục vụ Tết, đặc biệt kế hoạch tăng chuyến bay vào khung giờ ban đêm và kế hoạch về đội tàu bay khai thác, đậu lại qua đêm để các cảng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất bố trí, sắp xếp nguồn lực phục vụ, đặc biệt là bố trí vị trí đậu tàu bay ban đêm. Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ, Cục HKVN yêu cầu các đơn vị sẵn sàng bố trí toàn bộ nguồn lực về trang thiết bị, nhân lực phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024; tăng cường phục vụ các chuyến bay đêm đi, đến các cảng hàng không địa phương bảo đảm chất lượng dịch vụ hàng không, không để xảy ra ùn tắc tại cảng hàng không, gây bức xúc cho hành khách.../. BT
Tăng gần 550 chuyến bay phục vụ cao điểm Tết Nguyên đán 2024 Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vasco vừa thông báo tăng thêm hơn 100.000 chỗ, tương đương gần 550 chuyến bay cho mùa cao điểm Tết từ ngày 25/1 đến 24/2/2024 (tức từ 15 tháng Chạp năm Quý Mão đến 15 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Ảnh: LĐO Như vậy, tổng số nguồn cung trên các đường bay nội địa của 3 hãng hàng không này trong dịp cao điểm Tết đã được nâng lên thành 2,1 triệu chỗ, với 10.700 chuyến bay. Các chuyến bay tăng cường tập trung các đường bay giữa TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh, Thanh Hóa, Huế, Đà Lạt, Cần Thơ, Nha Trang, Phú Yên, Phú Quốc... Trong khi đó, Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết, đã ký hợp đồng thuê thêm 2 máy bay Airbus A320/A321, khai thác từ ngày 1/1/2024, tăng trên 20% tải cung ứng phục vụ cao điểm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Hãng này tăng tần suất khai thác tập trung trên các đường bay trục chính Hà Nội - TP HCM, giữa Hà Nội, TPHCM với Đà Nẵng và các đường bay địa phương có nhu cầu cao như TPHCM – Vinh/Thanh Hóa/ Hải Phòng. Đồng thời, tăng cường các chuyến bay đêm trên đường bay TPHCM – Hà Nội/Vinh/Đà Nẵng. Theo đánh giá của các hãng hàng không, năm nay, hành khách có xu hướng đặt hành trình bay có ngày khởi hành sớm hơn so với các năm trước. Các hãng khuyến nghị hành khách chủ động đặt mua sớm vé máy bay Tết qua các kênh bán vé chính thức của hãng, để tìm được vé có khung giờ và giá vé phù hợp. Tăng slot tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất dịp Tết Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa ra quyết định điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay tại Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Cảng HKQT Tân Sơn Nhất trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Theo đó, điều chỉnh tham số điều phối đường cất hạ cánh và dịch vụ điều hành bay trong giai đoạn từ ngày 25/1/2024 đến hết ngày 24/2/2024 là 40 slot/giờ các khung giờ từ 6h đến 23h55 (giờ địa phương) tại Cảng HKQT Nội Bài. Tăng tham số điều phối slot tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất lên 44 slot/giờ vào khung giờ ban ngày (6h00-23h55) và 40 slot/giờ khung giờ ban đêm (0h-5h55) giờ địa phương. Ngoài ra, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, đặc biệt trong giai đoạn Tết Nguyên đán, Cục HKVN đã có Chỉ thị số 6881/CT-CHK ngày 1/12/2023 về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và Lễ hội Xuân Giáp Thìn 2024. Cục HKVN yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam phối hợp với các cảng hàng không báo cáo kế hoạch phục vụ Tết, đặc biệt kế hoạch tăng chuyến bay vào khung giờ ban đêm và kế hoạch về đội tàu bay khai thác, đậu lại qua đêm để các cảng hàng không, các đơn vị phục vụ mặt đất bố trí, sắp xếp nguồn lực phục vụ, đặc biệt là bố trí vị trí đậu tàu bay ban đêm. Đối với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, các cảng hàng không và các đơn vị cung cấp dịch vụ, Cục HKVN yêu cầu các đơn vị sẵn sàng bố trí toàn bộ nguồn lực về trang thiết bị, nhân lực phục vụ tốt nhất nhu cầu của nhân dân trong dịp Tết Giáp Thìn 2024; tăng cường phục vụ các chuyến bay đêm đi, đến các cảng hàng không địa phương bảo đảm chất lượng dịch vụ hàng không, không để xảy ra ùn tắc tại cảng hàng không, gây bức xúc cho hành khách.../. BT
Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc tăng cường phát hiện thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19.
bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:55:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên tục được ghi nhận, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh đã xuất hiện ở 70 quốc gia. Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 08/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, thủ trưởng y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong. Đồng thời rà soát và trang bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ô xy y tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điều trị COVID-19 khi cần thiết. Tiếp tục triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế. Hạn chế tối đa lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện. Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật... Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh làm dịch bệnh lan rộng (đối với các ca bệnh khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19). Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện trong giai đoạn này và xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm làm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn. TB Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023Tham khảo thêmThủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19
Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế vừa có văn bản gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố; giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ; thủ trưởng y tế các bộ, ngành về việc tăng cường phát hiện thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh COVID-19. bonewsrelation eonewsrelation Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:52:14 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) -- Mon Jan 30 2023 16:55:22 GMT+0700 (Giờ Đông Dương) Tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, hạn chế lây lan dịch trong bệnh viện Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, các biến thể mới liên tục được ghi nhận, trong đó biến thể XBB với khả năng tránh miễn dịch và lây lan nhanh đã xuất hiện ở 70 quốc gia. Thực hiện Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 08/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế yêu cầu giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố, giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc bộ, thủ trưởng y tế các bộ, ngành rà soát, đánh giá và tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh, phân công cụ thể tới từng đơn vị số giường bệnh COVID-19 để sẵn sàng thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 có chỉ định nhập viện theo nguyên tắc 4 tại chỗ. Bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị người bệnh COVID-19 nhập viện để phát hiện sớm tình trạng chuyển nặng, xử trí kịp thời hạn chế tử vong. Đồng thời rà soát và trang bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế, ô xy y tế sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điều trị COVID-19 khi cần thiết. Tiếp tục triển khai tập huấn nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 cho nhân viên y tế. Hạn chế tối đa lây lan dịch trong bệnh viện Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường hội chẩn tại bệnh viện, hội chẩn với tuyến trên để xin ý kiến về chuyên môn, hạn chế tối đa việc chuyển người bệnh lên tuyến trên. Đối với các ca bệnh vượt quá khả năng chuyên môn, khi chuyển viện phải hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển và bảo đảm an toàn đối với người bệnh chuyển viện. Tại các cơ sở điều trị, tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong bệnh viện đặc biệt tăng cường bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật... Đối với các ca bệnh nặng, ca bệnh nghi ngờ COVID-19 nằm tại các bệnh viện khuyến cáo thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR để chẩn đoán mắc COVID-19 tránh bỏ sót ca bệnh làm dịch bệnh lan rộng (đối với các ca bệnh khi kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh âm tính nhưng vẫn nghi ngờ COVID-19). Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến cuối điều trị COVID-19 cần theo dõi, đánh giá lâm sàng các ca bệnh COVID-19 nặng nhập viện trong giai đoạn này và xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm làm giải trình tự gen để đánh giá mức độ nặng, nguy kịch báo cáo Bộ Y tế để xem xét điều chỉnh các hướng dẫn chuyên môn. TB Tham khảo thêmTiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19Tham khảo thêmGiám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch COVID-19, từ nơi xuất hiện biến thể mớiTham khảo thêmChính sách phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện đến ngày 31/12/2023Tham khảo thêmThủ tướng chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19

Dataset Card for "VietnameseNewsparquet"

More Information needed

Downloads last month
0
Edit dataset card