title
stringlengths 0
393
| description
stringlengths 0
32.7k
| content
stringlengths 0
778k
| text
stringlengths 2
778k
| url
stringlengths 0
202
|
---|---|---|---|---|
Gia đình ở TP.HCM, Hà Nội phải có vài chục tới trăm triệu khi sinh con | Vợ chồng Hồ My tốn khoảng 150 triệu đồng khi sinh đôi lần 2, trong khi gia đình Hoài Phương, Thu Trang, Hồng Ngân dao động 40-50 triệu đồng. | Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022, chỉ ra trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa (tổng tỷ suất sinh giảm từ 3,80 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ năm 2019). Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sinh của Việt Nam năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ.
Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh 2 con là phổ biến.
Trong khi thu nhập của người dân Việt Nam nói chung không ngừng tăng lên, tỷ lệ sinh thấp hơn cho phép các bậc cha mẹ phân bổ lượng tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho mỗi đứa trẻ.
Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho việc sinh nở chưa được thống kê cụ thể. Chia sẻ với Zing, 10 cặp vợ chồng ở Hà Nội, TP.HCM đã hoặc sắp có con trong vòng 2 năm trở lại đây cho biết tổng số tiền chi cho việc sinh em bé (bao gồm thăm khám, đăng ký gói sinh, thuốc bổ cho bà bầu, mua sắm đồ cho mẹ và bé, vật dụng chăm sóc trẻ nhỏ,...) là từ vài chục triệu đồng cho tới hơn 100 triệu đồng.
Mức chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sinh thường hay mổ, lựa chọn bệnh viện công/tư/quốc tế, sinh lần thứ mấy, mua sắm đồ nhiều hay ít,...
Dưới đây, 4 gia đình nói về cách tính toán, lên kế hoạch cho việc sinh con.
Hồ My (31 tuổi, quận 2, TP.HCM)
Tuổi con: 2 tháng tuổi
Tổng chi phí: khoảng 150 triệu đồng
Các khoản chi:
Khám thai, xét nghiệm, siêu âm: 20-30 triệu đồng Đi sinh (sinh đôi, mổ lần 2 ở bệnh viện quốc tế, một bé nằm ở khoa Săn sóc tích cực sơ sinh - NICU 2 ngày): 100 triệu đồng Thuốc bổ: 10 triệu đồng
Khi tôi sinh lần 2, hai bé lớn (cũng là cặp song sinh) tròn 18 tháng tuổi. Vợ chồng tôi mong muốn có thêm con trong giai đoạn đang sẵn sàng về mặt tinh thần cũng như vật chất.
Sẵn tiện trang thiết bị đầu tư cho con đầu vẫn còn (máy tiệt trùng, xe đẩy, thau tắm,...), tôi tận dụng luôn cho 2 bé sau để đỡ khoản đầu tư lại từ đầu. Trước đó, những món này tôi mua khoảng 40 triệu đồng.
Vợ chồng tôi xác định nuôi dạy con theo hướng tự lập từ nhỏ. Tất cả 4 bé chúng tôi đều sẽ cho học trường công lập thay vì tư thục, giúp tiết kiệm một khoản đáng kể.
Bù lại, gia đình tôi phải chi khá nhiều cho việc thuê người phụ giữ con nhỏ vì không đủ sức chăm sóc chu toàn cả 4 bé. Chi phí thuê 3 người chuyên giữ bé là 30 triệu đồng/tháng, thêm 3 người giúp việc cho gia đình khoảng 26 triệu đồng.
Khi có người hỗ trợ, vợ chồng tôi có thể bao quát được cả 4 con từ sức khỏe, phát triển, tư duy, học hành, vui chơi,...
So sánh giữa 2 lần sinh, 2 bé đầu đỡ tốn kém hơn vì giá sinh mổ lần đầu ít hơn lần 2. Các con cũng không phải nằm NICU như em nên cũng giảm được hơn 10 triệu đồng.
Sau khi sinh 2 bé sau, chi phí hàng tháng của gia đình tôi tăng thêm khoảng 50%, nhưng thu nhập của 2 vợ chồng hiện vẫn vừa đủ để chăm các con.
Trong những lần tôi vượt cạn, chồng đều là người túc trực, chăm lo cho vợ trong bệnh viện. Việc ông xã theo sát hỗ trợ tinh thần tôi rất nhiều. Trong tháng đầu tiên con chào đời, anh cũng là người trực tiếp chăm em bé, sau đó mới yên tâm giao cho người giúp việc.
Thu Trang (36 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thai kỳ: 35 tuần
Tổng chi phí: khoảng 50 triệu đồng
Các khoản chi:
Thăm khám, xét nghiệm, tiêm vaccine: 3,5-4 triệu đồng Thuốc bổ, thực phẩm: hơn 20 triệu đồng Đi sinh (sinh mổ ở bệnh viện tư): 40 triệu đồng (trước khi được bảo hiểm chi trả 1/2)
Khi có 2 con trai 8 tuổi và 4 tuổi, bé thứ 3 đến với vợ chồng tôi khá bất ngờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón con chào đời, đặc biệt về tài chính.
Trong 40 tuần của thai kỳ, tôi đi khám các mốc thời gian là khi phát hiện mang bầu, ở tuần thứ 12, 18, 22, 26, 32, 36 với chi phí trung bình khoảng 500.000 đồng/lần, cộng thêm làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, tiêm vaccine uốn ván. Ngoài ra, tôi cũng bổ sung vitamin, canxi, sắt, thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu.
Sau khi sinh, nếu thuận lợi, tôi dự định nuôi con bằng sữa mẹ. Quần áo, bỉm và đồ dùng khác cho em bé cũng sẽ được sắm tiết kiệm và hợp lý nhất có thể. Một số vật dụng như máy hút sữa, xe đẩy, nôi cũi,... tôi mua dùng đến khi con không cần nữa sẽ thanh lý.
So với 2 lần trước, số tiền chi cho việc sinh con chắc chắn có sự chênh lệch do giá cả sinh hoạt hiện tại cao hơn, điều kiện kinh tế và nhu cầu của gia đình cũng khác. Như lần đầu sinh không sử dụng dịch vụ, tôi chỉ tốn khoảng 6-7 triệu đồng tiền viện phí. Khi có bé thứ 2, tôi chọn đẻ ở bệnh viện tư với chi phí hơn 20 triệu đồng.
Lần thứ 3 này, tôi dự kiến đăng ký sinh mổ ở bệnh viện tư gần nhà, chi phí khoảng 40 triệu đồng. Nhờ có bảo hiểm mua từ trước, tôi sẽ được chi trả khoảng một nửa chi phí.
Thực tế, chi phí khi con đến tuổi đi học sẽ khiến tôi cần phải lên kế hoạch chuẩn bị nhiều hơn. Cũng như 2 bé lớn, tôi dự định cho con út đi học từ 13-14 tháng tuổi, ưu tiên chọn trường tư có sự chăm sóc tốt, học phí trung bình 7-8 triệu đồng/tháng.
Hàng tháng, tôi luôn chia thu nhập theo tỷ lệ 20% tiết kiệm và chi tiêu trong khoảng 80% còn lại.
Với thu nhập hiện tại của 2 vợ chồng là 50 triệu đồng/tháng, riêng tiền học cho 3 bé đã chiếm khoảng 50%. Chính vì vậy, tôi không có ý định giữ nguyên nguồn thu nhập và phải co kéo trong đó, mà sẽ cố gắng đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn nữa để gia đình có cuộc sống thoải mái hơn.
Võ Hồng Ngân (26 tuổi, quận 1, TP.HCM)
Thai kỳ: 23 tuần
Tổng chi phí: khoảng 50 triệu đồng
Các khoản chi:
Khám thai, xét nghiệm sàng lọc dự tính: 24 triệu đồng Đi sinh dự tính (chưa chọn gói cụ thể): 15 triệu đồng Mua sắm: 8-12 triệu đồng
Ngoài tiền khám thai định kỳ, chi phí sinh, tiêm chủng cho bé, nghỉ thai sản nhất định phải có, các khoản chi tiêu khác có thể linh hoạt tùy vào tình hình kinh tế gia đình, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Theo tôi, các khoản mẹ bỉm thường chi quá tay trong quá trình chuẩn bị thường là:
Quần áo cho mẹ: 3 tháng đầu bụng chưa lớn nhưng một số mẹ đã bắt đầu mua sắm quần áo. Ở những tháng sau, khi bụng lớn thì lại mặc không vừa và phải mua thêm quần áo mới. Thuốc men cho mẹ: Hiện tại, có rất nhiều thuốc bổ, mỹ dược phẩm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều sản phẩm không thực sự cần thiết. Thuốc bổ cũng không bằng dinh dưỡng được cung cấp hợp lý từ ăn uống. Tốt nhất chỉ nên mua theo chỉ định của bác sĩ. Quần áo, vật dụng cho bé: Em bé phát triển rất nhanh nên nhiều khi quần áo chuẩn bị chưa kịp mặc đã chật. Nhiều vật dụng mua trước cũng có thể không dùng đến như máy đo độ ẩm không khí, nôi rung,... Sữa, thuốc cho con: Khi mua sữa, thuốc cho con cần tìm hiểu kỹ, nghe theo tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng mua về không dùng được.
Để lên kế hoạch tài chính hiệu quả, hợp lý khi chuẩn bị có con, vợ chồng tôi xác định chi phí trước, trong và sau khi mang thai nhất định phải có, thu nhập gia đình trong các giai đoạn này. Chúng tôi tính toán chi tiết các khoản thu và chi, sau đó lên kế hoạch tiết kiệm.
Tuy nhiên, dù lên kế hoạch chi tiết đến mức nào, vẫn có sự chênh lệch giữa tính toán và thực tế. Lúc này, gia đình cần xem xét điều chỉnh lại các khoản chi, giảm bớt những chi phí không cần thiết.
Hà Phương (31 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Tuổi con: 1,5 tuổi
Tổng chi phí: khoảng 40 triệu đồng
Các khoản chi:
Thăm khám xét nghiệm định kỳ: 5-7 triệu đồng Thuốc bổ, vitamin trong suốt thai kỳ: 5 triệu đồng Đi sinh (sinh thường ở bệnh viện tư quốc tế): 28 triệu đồng Ăn uống, mua sắm cho mẹ và bé: có thể linh hoạt, tùy điều kiện
Trong các khoản chi kể trên, vợ chồng tôi đắn đo nhiều nhất với gói sinh ở bệnh viện quốc tế (sinh thường khoảng 28 triệu đồng, còn sinh mổ sẽ tốn kém hơn, khoảng 45-50 triệu đồng). Tôi cũng cân nhắc sinh ở các bệnh viện khác có chi phí thấp hơn, nhưng lại không cảm thấy an tâm và thoải mái bằng.
Giống nhiều mẹ khác, tôi thường mua sắm quá nhiều thứ khi xem review trên mạng, nhưng không thực sự cần thiết và ít khi dùng đến. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy chỉ nên mua trước một số món cơ bản, còn nhiều thứ khác để sinh xong rồi mới sắm. Ví dụ, chỉ mua quần áo sơ sinh đến trước 3 tháng, đồ dưỡng da cho con cũng mua trước 1-2 loại vì còn phải xem bé dùng có hợp hay không.
Do chi phí sinh và nuôi con không hề thấp, tôi nghĩ rằng các cặp vợ chồng trẻ nên có em bé khi cả hai đã thực sự sẵn sàng về tài mặt chính, nếu không sẽ gặp rất nhiều lo âu, vất vả. Sinh muộn một chút còn hơn là sớm mà lo toan, phải nhờ ông bà hỗ trợ, khiến chính mình căng thẳng và cả gia đình lo lắng theo.
Cố xoay xở vài trăm triệu đồng để làm đám cướiNgoài quỹ riêng, vợ chồng Hùng Phúc vay phụ huynh 550 triệu đồng để lo liệu đám cưới. Còn Bảo Anh và bạn trai tích cóp trong 2,5 năm để tự chi trả cho hôn lễ từ đầu đến cuối.
06:00 27/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Gia đình ở TP.HCM, Hà Nội phải có vài chục tới trăm triệu khi sinh con
Vợ chồng Hồ My tốn khoảng 150 triệu đồng khi sinh đôi lần 2, trong khi gia đình Hoài Phương, Thu Trang, Hồng Ngân dao động 40-50 triệu đồng.
Kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022, chỉ ra trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa (tổng tỷ suất sinh giảm từ 3,80 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ năm 2019). Theo Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sinh của Việt Nam năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ.
Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh 2 con là phổ biến.
Trong khi thu nhập của người dân Việt Nam nói chung không ngừng tăng lên, tỷ lệ sinh thấp hơn cho phép các bậc cha mẹ phân bổ lượng tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho mỗi đứa trẻ.
Tại Việt Nam, chi phí trung bình cho việc sinh nở chưa được thống kê cụ thể. Chia sẻ với Zing, 10 cặp vợ chồng ở Hà Nội, TP.HCM đã hoặc sắp có con trong vòng 2 năm trở lại đây cho biết tổng số tiền chi cho việc sinh em bé (bao gồm thăm khám, đăng ký gói sinh, thuốc bổ cho bà bầu, mua sắm đồ cho mẹ và bé, vật dụng chăm sóc trẻ nhỏ,...) là từ vài chục triệu đồng cho tới hơn 100 triệu đồng.
Mức chênh lệch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sinh thường hay mổ, lựa chọn bệnh viện công/tư/quốc tế, sinh lần thứ mấy, mua sắm đồ nhiều hay ít,...
Dưới đây, 4 gia đình nói về cách tính toán, lên kế hoạch cho việc sinh con.
Hồ My (31 tuổi, quận 2, TP.HCM)
Tuổi con: 2 tháng tuổi
Tổng chi phí: khoảng 150 triệu đồng
Các khoản chi:
Khám thai, xét nghiệm, siêu âm: 20-30 triệu đồng Đi sinh (sinh đôi, mổ lần 2 ở bệnh viện quốc tế, một bé nằm ở khoa Săn sóc tích cực sơ sinh - NICU 2 ngày): 100 triệu đồng Thuốc bổ: 10 triệu đồng
Khi tôi sinh lần 2, hai bé lớn (cũng là cặp song sinh) tròn 18 tháng tuổi. Vợ chồng tôi mong muốn có thêm con trong giai đoạn đang sẵn sàng về mặt tinh thần cũng như vật chất.
Sẵn tiện trang thiết bị đầu tư cho con đầu vẫn còn (máy tiệt trùng, xe đẩy, thau tắm,...), tôi tận dụng luôn cho 2 bé sau để đỡ khoản đầu tư lại từ đầu. Trước đó, những món này tôi mua khoảng 40 triệu đồng.
Vợ chồng tôi xác định nuôi dạy con theo hướng tự lập từ nhỏ. Tất cả 4 bé chúng tôi đều sẽ cho học trường công lập thay vì tư thục, giúp tiết kiệm một khoản đáng kể.
Bù lại, gia đình tôi phải chi khá nhiều cho việc thuê người phụ giữ con nhỏ vì không đủ sức chăm sóc chu toàn cả 4 bé. Chi phí thuê 3 người chuyên giữ bé là 30 triệu đồng/tháng, thêm 3 người giúp việc cho gia đình khoảng 26 triệu đồng.
Khi có người hỗ trợ, vợ chồng tôi có thể bao quát được cả 4 con từ sức khỏe, phát triển, tư duy, học hành, vui chơi,...
So sánh giữa 2 lần sinh, 2 bé đầu đỡ tốn kém hơn vì giá sinh mổ lần đầu ít hơn lần 2. Các con cũng không phải nằm NICU như em nên cũng giảm được hơn 10 triệu đồng.
Sau khi sinh 2 bé sau, chi phí hàng tháng của gia đình tôi tăng thêm khoảng 50%, nhưng thu nhập của 2 vợ chồng hiện vẫn vừa đủ để chăm các con.
Trong những lần tôi vượt cạn, chồng đều là người túc trực, chăm lo cho vợ trong bệnh viện. Việc ông xã theo sát hỗ trợ tinh thần tôi rất nhiều. Trong tháng đầu tiên con chào đời, anh cũng là người trực tiếp chăm em bé, sau đó mới yên tâm giao cho người giúp việc.
Thu Trang (36 tuổi, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thai kỳ: 35 tuần
Tổng chi phí: khoảng 50 triệu đồng
Các khoản chi:
Thăm khám, xét nghiệm, tiêm vaccine: 3,5-4 triệu đồng Thuốc bổ, thực phẩm: hơn 20 triệu đồng Đi sinh (sinh mổ ở bệnh viện tư): 40 triệu đồng (trước khi được bảo hiểm chi trả 1/2)
Khi có 2 con trai 8 tuổi và 4 tuổi, bé thứ 3 đến với vợ chồng tôi khá bất ngờ. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chuẩn bị mọi thứ tốt nhất để đón con chào đời, đặc biệt về tài chính.
Trong 40 tuần của thai kỳ, tôi đi khám các mốc thời gian là khi phát hiện mang bầu, ở tuần thứ 12, 18, 22, 26, 32, 36 với chi phí trung bình khoảng 500.000 đồng/lần, cộng thêm làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, tiêm vaccine uốn ván. Ngoài ra, tôi cũng bổ sung vitamin, canxi, sắt, thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu.
Sau khi sinh, nếu thuận lợi, tôi dự định nuôi con bằng sữa mẹ. Quần áo, bỉm và đồ dùng khác cho em bé cũng sẽ được sắm tiết kiệm và hợp lý nhất có thể. Một số vật dụng như máy hút sữa, xe đẩy, nôi cũi,... tôi mua dùng đến khi con không cần nữa sẽ thanh lý.
So với 2 lần trước, số tiền chi cho việc sinh con chắc chắn có sự chênh lệch do giá cả sinh hoạt hiện tại cao hơn, điều kiện kinh tế và nhu cầu của gia đình cũng khác. Như lần đầu sinh không sử dụng dịch vụ, tôi chỉ tốn khoảng 6-7 triệu đồng tiền viện phí. Khi có bé thứ 2, tôi chọn đẻ ở bệnh viện tư với chi phí hơn 20 triệu đồng.
Lần thứ 3 này, tôi dự kiến đăng ký sinh mổ ở bệnh viện tư gần nhà, chi phí khoảng 40 triệu đồng. Nhờ có bảo hiểm mua từ trước, tôi sẽ được chi trả khoảng một nửa chi phí.
Thực tế, chi phí khi con đến tuổi đi học sẽ khiến tôi cần phải lên kế hoạch chuẩn bị nhiều hơn. Cũng như 2 bé lớn, tôi dự định cho con út đi học từ 13-14 tháng tuổi, ưu tiên chọn trường tư có sự chăm sóc tốt, học phí trung bình 7-8 triệu đồng/tháng.
Hàng tháng, tôi luôn chia thu nhập theo tỷ lệ 20% tiết kiệm và chi tiêu trong khoảng 80% còn lại.
Với thu nhập hiện tại của 2 vợ chồng là 50 triệu đồng/tháng, riêng tiền học cho 3 bé đã chiếm khoảng 50%. Chính vì vậy, tôi không có ý định giữ nguyên nguồn thu nhập và phải co kéo trong đó, mà sẽ cố gắng đa dạng hóa nguồn thu nhập hơn nữa để gia đình có cuộc sống thoải mái hơn.
Võ Hồng Ngân (26 tuổi, quận 1, TP.HCM)
Thai kỳ: 23 tuần
Tổng chi phí: khoảng 50 triệu đồng
Các khoản chi:
Khám thai, xét nghiệm sàng lọc dự tính: 24 triệu đồng Đi sinh dự tính (chưa chọn gói cụ thể): 15 triệu đồng Mua sắm: 8-12 triệu đồng
Ngoài tiền khám thai định kỳ, chi phí sinh, tiêm chủng cho bé, nghỉ thai sản nhất định phải có, các khoản chi tiêu khác có thể linh hoạt tùy vào tình hình kinh tế gia đình, sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Theo tôi, các khoản mẹ bỉm thường chi quá tay trong quá trình chuẩn bị thường là:
Quần áo cho mẹ: 3 tháng đầu bụng chưa lớn nhưng một số mẹ đã bắt đầu mua sắm quần áo. Ở những tháng sau, khi bụng lớn thì lại mặc không vừa và phải mua thêm quần áo mới. Thuốc men cho mẹ: Hiện tại, có rất nhiều thuốc bổ, mỹ dược phẩm cho mẹ bầu. Tuy nhiên, tôi thấy nhiều sản phẩm không thực sự cần thiết. Thuốc bổ cũng không bằng dinh dưỡng được cung cấp hợp lý từ ăn uống. Tốt nhất chỉ nên mua theo chỉ định của bác sĩ. Quần áo, vật dụng cho bé: Em bé phát triển rất nhanh nên nhiều khi quần áo chuẩn bị chưa kịp mặc đã chật. Nhiều vật dụng mua trước cũng có thể không dùng đến như máy đo độ ẩm không khí, nôi rung,... Sữa, thuốc cho con: Khi mua sữa, thuốc cho con cần tìm hiểu kỹ, nghe theo tư vấn của bác sĩ để tránh tình trạng mua về không dùng được.
Để lên kế hoạch tài chính hiệu quả, hợp lý khi chuẩn bị có con, vợ chồng tôi xác định chi phí trước, trong và sau khi mang thai nhất định phải có, thu nhập gia đình trong các giai đoạn này. Chúng tôi tính toán chi tiết các khoản thu và chi, sau đó lên kế hoạch tiết kiệm.
Tuy nhiên, dù lên kế hoạch chi tiết đến mức nào, vẫn có sự chênh lệch giữa tính toán và thực tế. Lúc này, gia đình cần xem xét điều chỉnh lại các khoản chi, giảm bớt những chi phí không cần thiết.
Hà Phương (31 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Tuổi con: 1,5 tuổi
Tổng chi phí: khoảng 40 triệu đồng
Các khoản chi:
Thăm khám xét nghiệm định kỳ: 5-7 triệu đồng Thuốc bổ, vitamin trong suốt thai kỳ: 5 triệu đồng Đi sinh (sinh thường ở bệnh viện tư quốc tế): 28 triệu đồng Ăn uống, mua sắm cho mẹ và bé: có thể linh hoạt, tùy điều kiện
Trong các khoản chi kể trên, vợ chồng tôi đắn đo nhiều nhất với gói sinh ở bệnh viện quốc tế (sinh thường khoảng 28 triệu đồng, còn sinh mổ sẽ tốn kém hơn, khoảng 45-50 triệu đồng). Tôi cũng cân nhắc sinh ở các bệnh viện khác có chi phí thấp hơn, nhưng lại không cảm thấy an tâm và thoải mái bằng.
Giống nhiều mẹ khác, tôi thường mua sắm quá nhiều thứ khi xem review trên mạng, nhưng không thực sự cần thiết và ít khi dùng đến. Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy chỉ nên mua trước một số món cơ bản, còn nhiều thứ khác để sinh xong rồi mới sắm. Ví dụ, chỉ mua quần áo sơ sinh đến trước 3 tháng, đồ dưỡng da cho con cũng mua trước 1-2 loại vì còn phải xem bé dùng có hợp hay không.
Do chi phí sinh và nuôi con không hề thấp, tôi nghĩ rằng các cặp vợ chồng trẻ nên có em bé khi cả hai đã thực sự sẵn sàng về tài mặt chính, nếu không sẽ gặp rất nhiều lo âu, vất vả. Sinh muộn một chút còn hơn là sớm mà lo toan, phải nhờ ông bà hỗ trợ, khiến chính mình căng thẳng và cả gia đình lo lắng theo.
Cố xoay xở vài trăm triệu đồng để làm đám cướiNgoài quỹ riêng, vợ chồng Hùng Phúc vay phụ huynh 550 triệu đồng để lo liệu đám cưới. Còn Bảo Anh và bạn trai tích cóp trong 2,5 năm để tự chi trả cho hôn lễ từ đầu đến cuối.
06:00 27/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Các bà mẹ Trung Quốc quay cuồng vì hội nhóm nuôi dạy con | Từ liên lạc với giáo viên, tham gia các diễn đàn nuôi dạy con cái đến mua sắm đồ dùng cho gia đình, những công việc này gần như do phụ nữ đảm nhiệm. | Các bà mẹ bận rộn hơn khi việc trao đổi với giáo viên có thêm hình thức trực tuyến.
“Các nhóm phụ huynh và giáo viên trực tuyến là nỗi khổ của tôi. Bất cứ khi nào con đăng ký một hoạt động ngoại khóa, tôi lại được thêm vào một group chat để bàn thêm. Chồng tôi không bao giờ để tâm những chuyện này. Cả hai có sự phân công rõ ràng, tôi chịu trách nhiệm về việc giao tiếp với nhà trường”, Yun, một phụ huynh, chia sẻ.
Peng Yinni, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Baptist Hong Kong, cùng nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn Yun vào năm 2022, trong một cuộc điều tra kéo dài 3 năm về các phương pháp nuôi dạy con cái ở Thâm Quyến (thành phố ven biển Hạ Môn) và Thái An (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Một trong những điều khiến Yinni ấn tượng là công nghệ kỹ thuật số đã trở nên gắn bó sâu sắc với quá trình này.
Trong khi chăm sóc thể chất, bồi dưỡng tình cảm và kỷ luật con trẻ chiếm phần lớn nhiệm vụ của cha mẹ, thì sự xâm nhập của các phương tiện hiện đại vào cuộc sống hàng ngày của những bậc phụ huynh Trung Quốc đang tạo ra một phương pháp giáo dục kiểu mới, theo Sixth Tone.
Thêm áp lực cho người mẹ
Mặc dù công nghệ thường được coi là lĩnh vực của nam giới, khi họ luôn thể hiện kỹ năng đặc biệt trong việc sử dụng máy móc, các cuộc phỏng vấn của Yinni cho thấy chuẩn mực này không áp dụng cho mảng gia đình.
Câu chuyện của Yun là điển hình: khi quá trình lớn lên của đứa trẻ được bổ sung yếu tố trực tuyến, các bà mẹ có thêm nhiều công việc phải làm hơn trước đây.
Chẳng hạn, phụ nữ thường chủ động hơn các ông bố trong khâu tìm kiếm, sàng lọc và chia sẻ thông tin với những cha mẹ khác.
Họ cũng đăng ký các blog, tham gia diễn đàn hoặc nhóm trò chuyện về phát triển con trẻ trên Baidu, Xiaohongshu.
Việc theo dõi tình hình học tập của con được mặc định thuộc về người mẹ. Ảnh: China Daily.
Những bà mẹ mà Yinni tiếp cận đều nhận thấy các tài liệu trên mạng khá hữu ích khi giúp giải quyết vấn đề cụ thể của họ trong cuộc sống và nâng cao kiến thức tổng thể về thực hành nuôi dạy trẻ.
“Họ thay đổi suy nghĩ của tôi khi nói đến việc chăm sóc con cái”, Mei, một bà mẹ ở Tai'an, bày tỏ.
Một đặc điểm khác của phương pháp này là phải liên lạc thường xuyên với giáo viên.
Các nhóm chat giữa phụ huynh và giáo viên qua các ứng dụng nhắn tin như WeChat hoặc QQ khá phổ biến.
Với các gia đình có con trong độ tuổi đi học, việc kiểm tra tin nhắn đã trở thành một nhiệm vụ hàng ngày. Đây được được xem là cách để cập nhật tình hình học tập, hoạt động của con ở trường và theo dõi bài tập về nhà.
“Tôi chịu trách nhiệm kết nối với giáo viên. Chúng tôi có một nhóm chat chung, cô giáo sẽ đăng thông tin bài kiểm tra và nhận xét về thành tích của học sinh trong đó. Tôi cũng chủ động gặp mặt để hỏi thêm việc học về con trai”, Fang, một bà mẹ ở Thâm Quyến, kể chi tiết về thói quen của mình.
Fang thừa nhận cô phải chú ý nhiều đến nhiệm vụ này và điều đó khá mất thời gian. Trong các group WeChat hoặc QQ, họ sẽ nhận được thông báo, yêu cầu phụ huynh dạy con học ở nhà, ký vào một số biểu mẫu do trường gửi hoặc đóng phí trực tuyến.
Mẹ có nhiều thời gian rảnh hơn?
Một khía cạnh khác thường bị bỏ qua của việc nuôi dạy con kỹ thuật số là mua sắm online.
Nhiều người mẹ thường dành công sức để lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao cho con cái của họ.
Trước khi thanh toán, họ có thể so sánh giá của các tùy chọn khác nhau, đánh giá độ tin cậy, tiếng tăm của cửa hàng và đọc qua nhận xét từ người tiêu dùng.
Mặt khác, các ông bố hiếm khi tham gia vào bất kỳ yếu tố nào trong hình thức này. Ví dụ, chồng của Mei không bao giờ đọc thông tin về dạy con trên mạng.
Một số đàn ông trong nghiên cứu của Yinni xác định đó là sở trường của phụ nữ và cho rằng vợ mình thích làm những việc này hơn.
Các bà mẹ, ông bố và giáo viên dường như đều đồng ý rằng việc nữ giới quản lý giao tiếp trực tuyến với nhà trường là phù hợp hơn. Ảnh: SCMP.
“Mẹ của bọn trẻ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Cô ấy hay truy cập các diễn đàn hoặc hội nhóm làm mẹ trên Internet và quan tâm đến loại thông tin này. Tôi ít khi làm vậy vì bận rộn với công việc”, Qiang, một người cha sống ở phía đông nam thành phố Hạ Môn, giải thích.
Các bà mẹ, ông bố và giáo viên dường như đều đồng ý rằng việc nữ giới quản lý giao tiếp trực tuyến với nhà trường là phù hợp hơn.
“Mọi thông tin liên lạc với giáo viên đều do vợ tôi xử lý. Nếu cần, cô ấy sẽ gọi cho họ. Tôi ít khi nhúng tay vào”, Dong, một người đàn ông ở Thâm Quyến, cho biết.
Trong khi mọi người viện dẫn các định kiến “coi mẹ là người chăm sóc chính và bố là trụ cột gia đình”, phó giáo sư xã hội học nhận định sự gia tăng của điều này có thể làm sâu sắc thêm sự phân công lao động theo giới tính trong hộ gia đình.
Bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa chăm sóc chồng con, công việc và giải trí, suy nghĩ trên sẽ khiến phụ nữ trở nên vô hình hơn và cho phép người chồng lãng quên công sức của vợ một cách dễ dàng.
Rất ít đàn ông thừa nhận vợ họ phải chịu áp lực ngày càng lớn do phải liên tục phản hồi những tin nhắn mới liên quan đến con cái.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.
Những đứa trẻ sống cả đời trong nhà thuê ở SingaporeỞ nơi đất chật người đông, việc lớn lên trong một không gian chật hẹp khiến nhiều đứa trẻ xuất thân từ hộ gia đình có thu nhập thấp bị mắc chứng trầm cảm, lo âu.
20:19 2/4/2023 | Các bà mẹ Trung Quốc quay cuồng vì hội nhóm nuôi dạy con
Từ liên lạc với giáo viên, tham gia các diễn đàn nuôi dạy con cái đến mua sắm đồ dùng cho gia đình, những công việc này gần như do phụ nữ đảm nhiệm.
Các bà mẹ bận rộn hơn khi việc trao đổi với giáo viên có thêm hình thức trực tuyến.
“Các nhóm phụ huynh và giáo viên trực tuyến là nỗi khổ của tôi. Bất cứ khi nào con đăng ký một hoạt động ngoại khóa, tôi lại được thêm vào một group chat để bàn thêm. Chồng tôi không bao giờ để tâm những chuyện này. Cả hai có sự phân công rõ ràng, tôi chịu trách nhiệm về việc giao tiếp với nhà trường”, Yun, một phụ huynh, chia sẻ.
Peng Yinni, phó giáo sư xã hội học tại Đại học Baptist Hong Kong, cùng nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn Yun vào năm 2022, trong một cuộc điều tra kéo dài 3 năm về các phương pháp nuôi dạy con cái ở Thâm Quyến (thành phố ven biển Hạ Môn) và Thái An (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc).
Một trong những điều khiến Yinni ấn tượng là công nghệ kỹ thuật số đã trở nên gắn bó sâu sắc với quá trình này.
Trong khi chăm sóc thể chất, bồi dưỡng tình cảm và kỷ luật con trẻ chiếm phần lớn nhiệm vụ của cha mẹ, thì sự xâm nhập của các phương tiện hiện đại vào cuộc sống hàng ngày của những bậc phụ huynh Trung Quốc đang tạo ra một phương pháp giáo dục kiểu mới, theo Sixth Tone.
Thêm áp lực cho người mẹ
Mặc dù công nghệ thường được coi là lĩnh vực của nam giới, khi họ luôn thể hiện kỹ năng đặc biệt trong việc sử dụng máy móc, các cuộc phỏng vấn của Yinni cho thấy chuẩn mực này không áp dụng cho mảng gia đình.
Câu chuyện của Yun là điển hình: khi quá trình lớn lên của đứa trẻ được bổ sung yếu tố trực tuyến, các bà mẹ có thêm nhiều công việc phải làm hơn trước đây.
Chẳng hạn, phụ nữ thường chủ động hơn các ông bố trong khâu tìm kiếm, sàng lọc và chia sẻ thông tin với những cha mẹ khác.
Họ cũng đăng ký các blog, tham gia diễn đàn hoặc nhóm trò chuyện về phát triển con trẻ trên Baidu, Xiaohongshu.
Việc theo dõi tình hình học tập của con được mặc định thuộc về người mẹ. Ảnh: China Daily.
Những bà mẹ mà Yinni tiếp cận đều nhận thấy các tài liệu trên mạng khá hữu ích khi giúp giải quyết vấn đề cụ thể của họ trong cuộc sống và nâng cao kiến thức tổng thể về thực hành nuôi dạy trẻ.
“Họ thay đổi suy nghĩ của tôi khi nói đến việc chăm sóc con cái”, Mei, một bà mẹ ở Tai'an, bày tỏ.
Một đặc điểm khác của phương pháp này là phải liên lạc thường xuyên với giáo viên.
Các nhóm chat giữa phụ huynh và giáo viên qua các ứng dụng nhắn tin như WeChat hoặc QQ khá phổ biến.
Với các gia đình có con trong độ tuổi đi học, việc kiểm tra tin nhắn đã trở thành một nhiệm vụ hàng ngày. Đây được được xem là cách để cập nhật tình hình học tập, hoạt động của con ở trường và theo dõi bài tập về nhà.
“Tôi chịu trách nhiệm kết nối với giáo viên. Chúng tôi có một nhóm chat chung, cô giáo sẽ đăng thông tin bài kiểm tra và nhận xét về thành tích của học sinh trong đó. Tôi cũng chủ động gặp mặt để hỏi thêm việc học về con trai”, Fang, một bà mẹ ở Thâm Quyến, kể chi tiết về thói quen của mình.
Fang thừa nhận cô phải chú ý nhiều đến nhiệm vụ này và điều đó khá mất thời gian. Trong các group WeChat hoặc QQ, họ sẽ nhận được thông báo, yêu cầu phụ huynh dạy con học ở nhà, ký vào một số biểu mẫu do trường gửi hoặc đóng phí trực tuyến.
Mẹ có nhiều thời gian rảnh hơn?
Một khía cạnh khác thường bị bỏ qua của việc nuôi dạy con kỹ thuật số là mua sắm online.
Nhiều người mẹ thường dành công sức để lựa chọn các sản phẩm chất lượng cao cho con cái của họ.
Trước khi thanh toán, họ có thể so sánh giá của các tùy chọn khác nhau, đánh giá độ tin cậy, tiếng tăm của cửa hàng và đọc qua nhận xét từ người tiêu dùng.
Mặt khác, các ông bố hiếm khi tham gia vào bất kỳ yếu tố nào trong hình thức này. Ví dụ, chồng của Mei không bao giờ đọc thông tin về dạy con trên mạng.
Một số đàn ông trong nghiên cứu của Yinni xác định đó là sở trường của phụ nữ và cho rằng vợ mình thích làm những việc này hơn.
Các bà mẹ, ông bố và giáo viên dường như đều đồng ý rằng việc nữ giới quản lý giao tiếp trực tuyến với nhà trường là phù hợp hơn. Ảnh: SCMP.
“Mẹ của bọn trẻ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Cô ấy hay truy cập các diễn đàn hoặc hội nhóm làm mẹ trên Internet và quan tâm đến loại thông tin này. Tôi ít khi làm vậy vì bận rộn với công việc”, Qiang, một người cha sống ở phía đông nam thành phố Hạ Môn, giải thích.
Các bà mẹ, ông bố và giáo viên dường như đều đồng ý rằng việc nữ giới quản lý giao tiếp trực tuyến với nhà trường là phù hợp hơn.
“Mọi thông tin liên lạc với giáo viên đều do vợ tôi xử lý. Nếu cần, cô ấy sẽ gọi cho họ. Tôi ít khi nhúng tay vào”, Dong, một người đàn ông ở Thâm Quyến, cho biết.
Trong khi mọi người viện dẫn các định kiến “coi mẹ là người chăm sóc chính và bố là trụ cột gia đình”, phó giáo sư xã hội học nhận định sự gia tăng của điều này có thể làm sâu sắc thêm sự phân công lao động theo giới tính trong hộ gia đình.
Bằng cách xóa nhòa ranh giới giữa chăm sóc chồng con, công việc và giải trí, suy nghĩ trên sẽ khiến phụ nữ trở nên vô hình hơn và cho phép người chồng lãng quên công sức của vợ một cách dễ dàng.
Rất ít đàn ông thừa nhận vợ họ phải chịu áp lực ngày càng lớn do phải liên tục phản hồi những tin nhắn mới liên quan đến con cái.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.
Những đứa trẻ sống cả đời trong nhà thuê ở SingaporeỞ nơi đất chật người đông, việc lớn lên trong một không gian chật hẹp khiến nhiều đứa trẻ xuất thân từ hộ gia đình có thu nhập thấp bị mắc chứng trầm cảm, lo âu.
20:19 2/4/2023 | |
Cuối tuần của con bị 'đánh cắp' vì bố mẹ quá bận | Phải làm thêm vào cuối tuần, Phan Khanh chạnh lòng khi ít có cơ hội đưa gia đình đi chơi. Ngược lại, vợ chồng Nguyễn Trang gác lại công việc, dành trọn mỗi chủ nhật bên con. | Là trưởng phòng của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công việc của Phan Khanh (34 tuổi, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) khá áp lực, luôn phải theo dõi sát sao tiến độ công việc ở nhà máy sản xuất.
Vào các ngày trong tuần, anh thường phải tăng ca 1-2 tiếng, rất ít khi được về sớm. Ngay cả chủ nhật, anh cũng hay ở công ty từ 8h đến 17h hoặc đi công tác.
Anh luôn cảm thấy chạnh lòng khi cuối tuần mà phải nói với vợ con: “Mấy mẹ con ở nhà nhé, công ty có việc gấp, bố đi giải quyết một chuyến”.
Cũng như anh Khanh, không ít phụ huynh vướng bận công việc, phải chắt chiu từng giờ nhàn rỗi để được gần con vào cuối tuần. Trong khi đó, nhiều gia đình dù bận rộn, may mắn có thể dành thời gian cho con cả ngày chủ nhật.
Không thể đi xa vì bận rộn
Con trai mới vào lớp một nên vợ chồng anh Khanh đặc biệt chú ý đến thời gian sinh hoạt, điều chỉnh cân đối giữa việc học và chơi của con.
Phan Khanh mong muốn có nhiều thời gian bên vợ con hơn.
Do vậy, vào những chủ nhật "may mắn" được nghỉ ngơi, anh luôn thu xếp dạy con học bài, chuẩn bị cho tuần học tập mới.
Sau đó, gia đình anh thường cùng nhau đi loanh quanh khu phố, tới các cửa hàng ăn vặt, khu vui chơi hay trung tâm thương mại.
Anh chia sẻ: “Cuối tuần của nhà tôi chỉ đơn giản vậy thôi, ít khi đi xa, bởi công việc không cho phép”.
Để có những chuyến đi dài ngày, vợ chồng anh Khanh phải sắp xếp nhiều thứ, từ công việc của bố mẹ đến lịch học của các con. Vì vậy, các cuộc vui vào dịp nghỉ hè, lễ, Tết luôn là khoảng thời gian quý báu của gia đình trẻ.
Tương tự, Trần Quân (32 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội), kỹ sư nhiệt lạnh, cũng phải ôm máy tính thêm một buổi vào chủ nhật. Vợ công tác trong ngành Y, thi thoảng cũng trực liên tục ở bệnh viện từ thứ bảy đến sáng hôm sau. Con gái 3 tuổi ở nhà thường được bà nội trông nom.
Anh Quân cho biết sau khi kết thúc công việc, cuối tuần của gia đình chỉ thu hẹp ở trong khu phố. Những lúc đó, cả nhà cùng đi siêu thị, thỏa sở thích ngắm các gian hàng đồ chơi, bánh kẹo của con. Vợ chồng anh cũng tranh thủ mua sắm, lo liệu đồ dùng và thức ăn cho cả một tuần tới.
Thời gian còn lại, gia đình nhỏ thường đi bộ về thăm nhà ngoại ở cùng khu phố.
Con gái Trần Quân thường chỉ được đi chơi vào dịp nghỉ hè, lễ, Tết.
Gia đình anh đã lâu không đi chơi xa, nếu có cũng chỉ đi loanh quanh trong thành phố, đến các địa điểm như công viên, quán cà phê kết hợp khu vui chơi trẻ em, ăn nhà hàng,...
Lần nào có kế hoạch ra ngoài cả ngày chủ nhật, anh cũng phải thức muộn vào tối hôm trước hoặc tranh thủ sáng sớm hoàn thành công việc.
Thỉnh thoảng vợ con anh tự đi chơi riêng, có vài lần đi xa hơn, đến các tỉnh lân cận tham quan thung lũng hoa, khu du lịch sinh thái,...
Con càng thêm lớn, anh Quân càng trăn trở cách điều chỉnh công việc để có thể cùng con đi du lịch nhiều hơn.
“Dù chưa được đi nhiều nơi như các bạn nhỏ khác, may mắn thay, con gái tôi vẫn có những chủ nhật ý nghĩa bên cạnh cả hai nhà nội ngoại”, anh chia sẻ.
Gác lại công việc để bên con
Khác với Phan Khanh và Trần Quân, Nguyễn Trang (32 tuổi, Hà Nội) lại có điều kiện đưa con đi chơi mỗi cuối tuần.
“Chồng là kỹ sư, tôi là nghiên cứu viên, công việc của cả hai đều bận rộn. Tuy nhiên, hai đứa bảo nhau mỗi người tạm gác lại một số đầu việc, dù ít tiền, gia đình được quây quần, sum họp là điều hạnh phúc”, chị chia sẻ.
Cắm trại là hoạt động gia đình 4 người yêu thích nhất. Vì quỹ thời gian gói gọn trong một ngày, cả nhà chị thường chọn địa điểm ở vùng ngoại ô, trong phạm vi 40-60 km. Phần vì việc đi lại không quá mệt nhọc, phần vì không khí thoáng đãng, mát mẻ, quan trọng có không gian rộng rãi cho 2 cậu con trai 5 tuổi thoải mái chạy nhảy.
Quan niệm chỗ vui chơi không cần quá tiện nghi, đắt đỏ, chị Trang ưu tiên những địa điểm có phí vé vào cửa và ăn uống trong khoảng 500.000-700.000 đồng.
Hai cậu bé 5 tuổi nhà Nguyễn Trang luôn mong mỏi đến cuối tuần để được đi cắm trại.
Mỗi dịp đi chơi, hai cậu bé lại háo hức dậy sớm, phụ giúp bố mẹ chuẩn bị đồ đạc. Chị Trang đảm nhiệm việc nấu nướng, gói ghém đồ ăn, những món đơn giản như cơm cuộn, bánh mì và nước uống. Trong khi đó, mấy bố con cùng nhau thu xếp hành lý. Vài ba bộ quần áo, sách truyện và loa bluetooth là cả gia đình có thể lên đường.
"Tôi chỉ mong cả nhà cùng nhau trải qua những khoảnh khắc thật thoải mái, không lo nghĩ gì, các con cũng tạm quên sách vở. Một vài lần cơ quan có việc đột xuất, hai chúng tôi đành xin phép xử lý công việc sau", chị Trang chia sẻ.
Không chỉ con vui vẻ, vợ chồng trẻ cũng cảm thấy được “xốc” lại tinh thần sau những ngày mệt mỏi, sẵn sàng cho tuần làm việc mới năng suất hơn.
Xuân Liên (30 tuổi, huyện Định Quán, Đồng Nai) hiện là giáo viên, đồng thời kinh doanh trên mạng. Giống với gia đình Nguyễn Trang, mỗi chủ nhật, chị và chồng đều tự giác tạm gạt điện thoại và công việc sang một bên để dành thời gian cho các con.
Vợ chồng Xuân Liên luôn cố gắng vun đắp tình cảm và gần gũi bên con.
Những ngày cuối tuần mát mẻ, cả nhà chị sẽ vào rừng tắm nước nóng và mang theo đồ ăn cắm trại đến chiều. Nhiều khi gia đình rủ nhau tham gia một vài phiên chợ địa phương, cùng vui vẻ mua sắm và ăn uống.
Những hôm mưa to hay nắng gắt, chị Liên sẽ để các con ngủ nướng cả sáng, vợ chồng chị tranh thủ phóng xe ra chợ mua thực phẩm. "Hẹn hò" xong, cả hai loay hoay dọn nhà, chuẩn bị đồ ăn. Khi con thức giấc, gia đình nhỏ lại cùng chung vui với tiệc nướng BBQ trong sân vườn.
Thỉnh thoảng, anh chị sẽ thu xếp các ngày cuối tuần tổ chức những chuyến đi chơi xa kết hợp trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền.
"Vẻ mặt vui tươi, phấn khởi của các con mỗi khi tíu tít hỏi về những chuyến đi chơi cuối tuần khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc", chị Liên kể.
Vợ là chuyên viên trang điểm, kinh doanh đồ uống, chồng là DJ, gia đình Kim Yến (33 tuổi, quận 7, TP.HCM) đôi lúc cảm thấy áp lực và mệt nhoài vì khối lượng công việc dày đặc, luôn phải linh động.
Tuy nhiên mỗi cuối tuần, cả hai đều cố gắng dành tối đa thời gian rảnh để chơi cùng con. Vợ chồng chị luôn ưu tiên dẫn con đến những khu vui chơi có hoạt động thể chất và môi trường thiên nhiên, giúp bé nâng cao sức khỏe, học hỏi thêm nhiều điều thú vị.
"Trẻ con phải chăm tắm nắng, ham vận động, chân tay lấm lem một chút mới khỏe mạnh và hoạt bát”, người mẹ chia sẻ.
Bên cạnh đó, quán cà phê kết hợp khu vui chơi trẻ em là một trong những địa điểm khiến gia đình chị Yến tâm đắc. Tại đây, hai vợ chồng chị có thể vừa ngắm con vui chơi, vừa thong dong nhâm nhi cà phê, bánh ngọt.
Dù bận rộn, chị Yến và chồng luôn cố gắng dành thời gian cuối tuần cho con gái 4 tuổi.
Anh chị luôn quan niệm giữa cuộc sống bận rộn, hối hả, việc dành thời gian cho con là điều đáng giá, bố mẹ nên duy trì.
“Nếu tôi bận, chồng sẽ là người chơi với con và ngược lại, như vậy, công việc vẫn suôn sẻ, mà con gái cũng cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Chúng tôi không muốn vừa phải làm việc vừa trông con một cách hời hợt”, chị Yến cho hay.
Thực tế, dành thời gian cho con trẻ bao lâu không quan trọng bằng việc bố mẹ đang bên con như thế nào.
Nếu phụ huynh bên con 2-3 giờ mỗi ngày nhưng liên tục cáu gắt, bị phân tâm bởi công việc, điện thoại,... thì thời gian đó thậm chí còn có tác động tiêu cực hơn đến sự phát triển của trẻ, theo nhà xã hội học Kei Nomaguchi, công tác tại Đại học Bowling Green State (Mỹ).
Family Peace Foundation khuyến khích các bậc cha mẹ nên dành ít nhất 8 phút chất lượng mỗi ngày cho con. Nếu trong khoảng thời gian này, bố mẹ có thể gạt bỏ hết điện thoại và công việc, dồn hết sự quan tâm và chú ý vào con, trẻ sẽ có kết quả học tập tốt hơn, kỹ năng ngôn ngữ và sự tự tin cũng cao hơn.
Ngoài ra, chuyên gia tâm lý Nataliya Sirotich, Đại học Toronto, Canada cho rằng 3 phút ngắn ngủi khi bố mẹ mới đón con đi học về là khoảng thời gian giúp gắn kết tình cảm.
Sau một ngày dài ở trường, đây là khoảnh khắc con trẻ háo hức được chia sẻ những tâm tư, câu chuyện thầy cô, bạn bè cho bố mẹ hơn cả. Do vậy, phụ huynh nên cố gắng dành thời gian, ít nhất 3 phút trò chuyện để khiến con thêm tin tưởng và có cảm giác được quan tâm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cùng trẻ làm việc nhà hay những bữa ăn đông đủ cũng giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Cuối tuần của con bị 'đánh cắp' vì bố mẹ quá bận
Phải làm thêm vào cuối tuần, Phan Khanh chạnh lòng khi ít có cơ hội đưa gia đình đi chơi. Ngược lại, vợ chồng Nguyễn Trang gác lại công việc, dành trọn mỗi chủ nhật bên con.
Là trưởng phòng của một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công việc của Phan Khanh (34 tuổi, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) khá áp lực, luôn phải theo dõi sát sao tiến độ công việc ở nhà máy sản xuất.
Vào các ngày trong tuần, anh thường phải tăng ca 1-2 tiếng, rất ít khi được về sớm. Ngay cả chủ nhật, anh cũng hay ở công ty từ 8h đến 17h hoặc đi công tác.
Anh luôn cảm thấy chạnh lòng khi cuối tuần mà phải nói với vợ con: “Mấy mẹ con ở nhà nhé, công ty có việc gấp, bố đi giải quyết một chuyến”.
Cũng như anh Khanh, không ít phụ huynh vướng bận công việc, phải chắt chiu từng giờ nhàn rỗi để được gần con vào cuối tuần. Trong khi đó, nhiều gia đình dù bận rộn, may mắn có thể dành thời gian cho con cả ngày chủ nhật.
Không thể đi xa vì bận rộn
Con trai mới vào lớp một nên vợ chồng anh Khanh đặc biệt chú ý đến thời gian sinh hoạt, điều chỉnh cân đối giữa việc học và chơi của con.
Phan Khanh mong muốn có nhiều thời gian bên vợ con hơn.
Do vậy, vào những chủ nhật "may mắn" được nghỉ ngơi, anh luôn thu xếp dạy con học bài, chuẩn bị cho tuần học tập mới.
Sau đó, gia đình anh thường cùng nhau đi loanh quanh khu phố, tới các cửa hàng ăn vặt, khu vui chơi hay trung tâm thương mại.
Anh chia sẻ: “Cuối tuần của nhà tôi chỉ đơn giản vậy thôi, ít khi đi xa, bởi công việc không cho phép”.
Để có những chuyến đi dài ngày, vợ chồng anh Khanh phải sắp xếp nhiều thứ, từ công việc của bố mẹ đến lịch học của các con. Vì vậy, các cuộc vui vào dịp nghỉ hè, lễ, Tết luôn là khoảng thời gian quý báu của gia đình trẻ.
Tương tự, Trần Quân (32 tuổi, quận Hoàng Mai, Hà Nội), kỹ sư nhiệt lạnh, cũng phải ôm máy tính thêm một buổi vào chủ nhật. Vợ công tác trong ngành Y, thi thoảng cũng trực liên tục ở bệnh viện từ thứ bảy đến sáng hôm sau. Con gái 3 tuổi ở nhà thường được bà nội trông nom.
Anh Quân cho biết sau khi kết thúc công việc, cuối tuần của gia đình chỉ thu hẹp ở trong khu phố. Những lúc đó, cả nhà cùng đi siêu thị, thỏa sở thích ngắm các gian hàng đồ chơi, bánh kẹo của con. Vợ chồng anh cũng tranh thủ mua sắm, lo liệu đồ dùng và thức ăn cho cả một tuần tới.
Thời gian còn lại, gia đình nhỏ thường đi bộ về thăm nhà ngoại ở cùng khu phố.
Con gái Trần Quân thường chỉ được đi chơi vào dịp nghỉ hè, lễ, Tết.
Gia đình anh đã lâu không đi chơi xa, nếu có cũng chỉ đi loanh quanh trong thành phố, đến các địa điểm như công viên, quán cà phê kết hợp khu vui chơi trẻ em, ăn nhà hàng,...
Lần nào có kế hoạch ra ngoài cả ngày chủ nhật, anh cũng phải thức muộn vào tối hôm trước hoặc tranh thủ sáng sớm hoàn thành công việc.
Thỉnh thoảng vợ con anh tự đi chơi riêng, có vài lần đi xa hơn, đến các tỉnh lân cận tham quan thung lũng hoa, khu du lịch sinh thái,...
Con càng thêm lớn, anh Quân càng trăn trở cách điều chỉnh công việc để có thể cùng con đi du lịch nhiều hơn.
“Dù chưa được đi nhiều nơi như các bạn nhỏ khác, may mắn thay, con gái tôi vẫn có những chủ nhật ý nghĩa bên cạnh cả hai nhà nội ngoại”, anh chia sẻ.
Gác lại công việc để bên con
Khác với Phan Khanh và Trần Quân, Nguyễn Trang (32 tuổi, Hà Nội) lại có điều kiện đưa con đi chơi mỗi cuối tuần.
“Chồng là kỹ sư, tôi là nghiên cứu viên, công việc của cả hai đều bận rộn. Tuy nhiên, hai đứa bảo nhau mỗi người tạm gác lại một số đầu việc, dù ít tiền, gia đình được quây quần, sum họp là điều hạnh phúc”, chị chia sẻ.
Cắm trại là hoạt động gia đình 4 người yêu thích nhất. Vì quỹ thời gian gói gọn trong một ngày, cả nhà chị thường chọn địa điểm ở vùng ngoại ô, trong phạm vi 40-60 km. Phần vì việc đi lại không quá mệt nhọc, phần vì không khí thoáng đãng, mát mẻ, quan trọng có không gian rộng rãi cho 2 cậu con trai 5 tuổi thoải mái chạy nhảy.
Quan niệm chỗ vui chơi không cần quá tiện nghi, đắt đỏ, chị Trang ưu tiên những địa điểm có phí vé vào cửa và ăn uống trong khoảng 500.000-700.000 đồng.
Hai cậu bé 5 tuổi nhà Nguyễn Trang luôn mong mỏi đến cuối tuần để được đi cắm trại.
Mỗi dịp đi chơi, hai cậu bé lại háo hức dậy sớm, phụ giúp bố mẹ chuẩn bị đồ đạc. Chị Trang đảm nhiệm việc nấu nướng, gói ghém đồ ăn, những món đơn giản như cơm cuộn, bánh mì và nước uống. Trong khi đó, mấy bố con cùng nhau thu xếp hành lý. Vài ba bộ quần áo, sách truyện và loa bluetooth là cả gia đình có thể lên đường.
"Tôi chỉ mong cả nhà cùng nhau trải qua những khoảnh khắc thật thoải mái, không lo nghĩ gì, các con cũng tạm quên sách vở. Một vài lần cơ quan có việc đột xuất, hai chúng tôi đành xin phép xử lý công việc sau", chị Trang chia sẻ.
Không chỉ con vui vẻ, vợ chồng trẻ cũng cảm thấy được “xốc” lại tinh thần sau những ngày mệt mỏi, sẵn sàng cho tuần làm việc mới năng suất hơn.
Xuân Liên (30 tuổi, huyện Định Quán, Đồng Nai) hiện là giáo viên, đồng thời kinh doanh trên mạng. Giống với gia đình Nguyễn Trang, mỗi chủ nhật, chị và chồng đều tự giác tạm gạt điện thoại và công việc sang một bên để dành thời gian cho các con.
Vợ chồng Xuân Liên luôn cố gắng vun đắp tình cảm và gần gũi bên con.
Những ngày cuối tuần mát mẻ, cả nhà chị sẽ vào rừng tắm nước nóng và mang theo đồ ăn cắm trại đến chiều. Nhiều khi gia đình rủ nhau tham gia một vài phiên chợ địa phương, cùng vui vẻ mua sắm và ăn uống.
Những hôm mưa to hay nắng gắt, chị Liên sẽ để các con ngủ nướng cả sáng, vợ chồng chị tranh thủ phóng xe ra chợ mua thực phẩm. "Hẹn hò" xong, cả hai loay hoay dọn nhà, chuẩn bị đồ ăn. Khi con thức giấc, gia đình nhỏ lại cùng chung vui với tiệc nướng BBQ trong sân vườn.
Thỉnh thoảng, anh chị sẽ thu xếp các ngày cuối tuần tổ chức những chuyến đi chơi xa kết hợp trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền.
"Vẻ mặt vui tươi, phấn khởi của các con mỗi khi tíu tít hỏi về những chuyến đi chơi cuối tuần khiến chúng tôi cảm thấy hạnh phúc", chị Liên kể.
Vợ là chuyên viên trang điểm, kinh doanh đồ uống, chồng là DJ, gia đình Kim Yến (33 tuổi, quận 7, TP.HCM) đôi lúc cảm thấy áp lực và mệt nhoài vì khối lượng công việc dày đặc, luôn phải linh động.
Tuy nhiên mỗi cuối tuần, cả hai đều cố gắng dành tối đa thời gian rảnh để chơi cùng con. Vợ chồng chị luôn ưu tiên dẫn con đến những khu vui chơi có hoạt động thể chất và môi trường thiên nhiên, giúp bé nâng cao sức khỏe, học hỏi thêm nhiều điều thú vị.
"Trẻ con phải chăm tắm nắng, ham vận động, chân tay lấm lem một chút mới khỏe mạnh và hoạt bát”, người mẹ chia sẻ.
Bên cạnh đó, quán cà phê kết hợp khu vui chơi trẻ em là một trong những địa điểm khiến gia đình chị Yến tâm đắc. Tại đây, hai vợ chồng chị có thể vừa ngắm con vui chơi, vừa thong dong nhâm nhi cà phê, bánh ngọt.
Dù bận rộn, chị Yến và chồng luôn cố gắng dành thời gian cuối tuần cho con gái 4 tuổi.
Anh chị luôn quan niệm giữa cuộc sống bận rộn, hối hả, việc dành thời gian cho con là điều đáng giá, bố mẹ nên duy trì.
“Nếu tôi bận, chồng sẽ là người chơi với con và ngược lại, như vậy, công việc vẫn suôn sẻ, mà con gái cũng cảm nhận được sự quan tâm của bố mẹ. Chúng tôi không muốn vừa phải làm việc vừa trông con một cách hời hợt”, chị Yến cho hay.
Thực tế, dành thời gian cho con trẻ bao lâu không quan trọng bằng việc bố mẹ đang bên con như thế nào.
Nếu phụ huynh bên con 2-3 giờ mỗi ngày nhưng liên tục cáu gắt, bị phân tâm bởi công việc, điện thoại,... thì thời gian đó thậm chí còn có tác động tiêu cực hơn đến sự phát triển của trẻ, theo nhà xã hội học Kei Nomaguchi, công tác tại Đại học Bowling Green State (Mỹ).
Family Peace Foundation khuyến khích các bậc cha mẹ nên dành ít nhất 8 phút chất lượng mỗi ngày cho con. Nếu trong khoảng thời gian này, bố mẹ có thể gạt bỏ hết điện thoại và công việc, dồn hết sự quan tâm và chú ý vào con, trẻ sẽ có kết quả học tập tốt hơn, kỹ năng ngôn ngữ và sự tự tin cũng cao hơn.
Ngoài ra, chuyên gia tâm lý Nataliya Sirotich, Đại học Toronto, Canada cho rằng 3 phút ngắn ngủi khi bố mẹ mới đón con đi học về là khoảng thời gian giúp gắn kết tình cảm.
Sau một ngày dài ở trường, đây là khoảnh khắc con trẻ háo hức được chia sẻ những tâm tư, câu chuyện thầy cô, bạn bè cho bố mẹ hơn cả. Do vậy, phụ huynh nên cố gắng dành thời gian, ít nhất 3 phút trò chuyện để khiến con thêm tin tưởng và có cảm giác được quan tâm nhiều hơn.
Bên cạnh đó, cùng trẻ làm việc nhà hay những bữa ăn đông đủ cũng giúp tình cảm gia đình thêm gắn bó.
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt NamTrong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
12:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Lựa chọn chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi sống đắt nhất Việt Nam | Hoàng Nhâm phân chia các khoản chi tiêu cho gia đình từ đầu tháng, cố không để thiếu trước hụt sau. Trong khi đó, vợ chồng Hồng Anh tiết kiệm đều đặn 75% thu nhập để sớm mua nhà. | Theo Tổng cục Thống kê, Hà Nội cùng với Quảng Ninh và TP.HCM là 3 địa phương có mức sống cao nhất cả nước năm 2022. Giữa bối cảnh giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, các gia đình, đặc biệt là vợ chồng trẻ ở thành phố lớn, phải tính toán để cân đối hợp lý giữa khoản thu và chi hàng tháng.
Cũng theo kết quả nghiên cứu sự thích nghi và ứng phó của gia đình với đại dịch Covid-19 tại Hà Nội, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, để tổ chức cuộc sống gia đình phù hợp với tình hình giá cả tăng trong khi thu nhập bị sút giảm, một trong những hành động ứng phó là cắt giảm chi tiêu.
Cụ thể, chỉ có gần 6% gia đình không cắt giảm, gần 64% cắt giảm một ít và có đến 30,2% cắt giảm chi tiêu từ một nửa trở lên.
Việc cắt giảm chi tiêu phụ thuộc vào mức sống của gia đình. Có 10,8% gia đình ở mức sống khá giàu không cắt giảm, trong khi tỷ lệ này ở hai nhóm trung bình và nghèo là 2,1% và 0%. Tỷ lệ gia đình cắt giảm chi tiêu từ một nửa trở lên giảm dần theo mức sống.
Zing trò chuyện với 4 gia đình đang sinh sống tại Hà Nội và TP.HCM để nghe chia sẻ về quan điểm chi tiêu của họ.
Cố chi tiêu trong mức cho phép Hoàng Nhâm
Nơi sống: quận Hà Đông, Hà Nội Loại hình nhà ở: chung cư riêng Thành viên gia đình: mẹ chồng, 2 vợ chồng, 2 con Nghề nghiệp: chồng là kỹ sư IT, vợ làm nhân viên văn phòng Thu nhập: 28 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, sinh hoạt phí (8 triệu đồng); học phí của con (14 triệu đồng); bỉm, sữa (2 triệu đồng); thuốc men và khám chữa bệnh (2 triệu đồng); tiết kiệm (2 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: chia các khoản cụ thể từ đầu tháng, cố gắng chi tiêu trong mức cho phép
Cuối tháng, khi tài khoản ngân hàng của hai vợ chồng báo có lương, tôi nhanh chóng chia nhỏ thành 5 phần để chi tiêu. Dù cố gắng cân đối trong mức cho phép là 26 triệu đồng, tôi vẫn thường xuyên thấy thiếu.
Khoản khám chữa bệnh thường phát sinh nhiều. Hai con sức đề kháng yếu nên hay đi viện, đồng nghĩa với tiền viện phí và thực phẩm bồi bổ tăng. Một khoản chi tiêu khác cũng thường phát sinh là ăn uống. Các con khá kén ăn nên tôi hay cho bé ra ngoài để thay đổi không khí, ăn ngon miệng hơn.
Tôi đều ghi chú các khoản chi tiêu mỗi tháng để so sánh. Những tháng không có nhiều hiếu hỷ hay con ốm đau thì thường vừa đủ chi. Tháng nào tiêu nhiều hơn, tôi cắt giảm các khoản khác hoặc lấy từ tiền tiết kiệm, thưởng cuối năm, lễ, Tết để bù vào.
Nhìn chung, phần lớn các tháng đều chi tiêu chênh lệch so với dự chi khoảng 2-3 triệu đồng.
Năm 2022, chi tiêu trung bình mỗi tháng của gia đình tôi khoảng 25-26 triệu đồng. Năm 2023, con số này là 28-29 triệu đồng. Một phần vì thời tiết giao mùa, mẹ chồng và hai con ốm nhiều hơn, một phần do giá cả đắt đỏ hơn.
So với thu nhập của những nhà xung quanh, gia đình tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi cố gắng tính toán thật kỹ từng khoản chi và cùng chồng làm thêm để cải thiện thu nhập.
Một trong những khoản cắt giảm là đi ăn ngoài và mua đồ chơi cho con. Tôi thường xuyên phải trao đổi với chồng vì anh khá chiều con. Mỗi khi con đòi hỏi, tôi phải đánh lạc hướng bằng cách làm cho bé món ăn lạ miệng hay tự bày trò chơi.
Ngoài ra, thay vì đi du lịch hay đến trung tâm thương mại thường mất một khoản lớn, gia đình tôi sẽ tới công viên, khu vui chơi ngoài trời và di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện để tiết kiệm chi phí.
Sử dụng thẻ tín dụng thông minhNguyễn Phương
Nơi sống: quận Đống Đa, Hà Nội Loại hình nhà ở: nhà riêng Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 1 con Nghề nghiệp: chồng làm quản lý thương hiệu, vợ là chuyên viên truyền thông Thu nhập: 50-60 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, bỉm của con, vật dụng gia đình (14-15 triệu đồng); học phí của con (3,5-3,7 triệu đồng); trả nợ vay mua ôtô (3,5 triệu đồng); quỹ dự phòng đau ốm, cưới xin,... (5 triệu đồng); tiết kiệm (10 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: dùng thẻ tín dụng tiêu trước trả sau, kiểm soát tốt để không bị nợ
Vợ chồng tôi chi tiêu tiền gia đình bằng thẻ tín dụng vì mua sắm online và trả bằng thẻ nhiều, mỗi tháng khoảng 14-15 triệu đồng. Sau khi chi cho các khoản chính (tính cả tiết kiệm) hết khoảng 40 triệu đồng, số dư còn lại là tiền tiêu riêng, tôi và chồng sẽ tự tính toán.
Tháng nào cưới xin nhiều, tiền mừng trên 5 triệu đồng, vợ chồng tôi vừa đủ tiêu, phải vay thêm vài triệu hoặc xén bớt vào khoản tiết kiệm.
Nếu con ốm phải đi viện, tiền tích lũy sẽ bị hụt kha khá. Ví dụ, có tháng bé vào viện gần một tuần đóng 10-11 triệu đồng, một phần do nhà tôi không mua bảo hiểm sức khỏe nên tốn kém.
Dùng thẻ tín dụng tiêu trước trả sau đi đôi với nỗi lo “vung tay quá trán”. Tuy nhiên, vợ chồng tôi sử dụng đã lâu, thậm chí còn kiểm soát tốt vì hiểu nếu nổi hứng tiêu gì quá tay là tháng sau lại chật vật.
Bình thường, thu nhập của tôi khoảng 20-23 triệu đồng từ công việc chính và làm freelance (tự do). Tôi vừa xin nghỉ việc từ ngày 31/3 nên mất một phần thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Điều này chỉ ảnh hưởng một chút tới tiền tiết kiệm. Vì vậy, tôi chỉ dự định nghỉ ngơi 1-2 tuần rồi sẽ tìm việc mới.
So với chồng, tôi ít để ý đến việc tính toán chi tiêu. Các khoản đều do anh ghi ra và thống nhất với tôi cùng thực hiện. Thẻ tín dụng cũng là chồng giữ.
Nhìn chung, khoản chi cho con cái khá tốn kém. Bé mới hơn 2 tuổi nên vợ chồng tôi chưa cho đi học thêm gì. Nhưng khi con lớn hơn chút nữa, cần học ngôn ngữ hoặc các môn năng khiếu khác, chúng tôi sẽ phải xem xét và cân đối lại chi tiêu hoặc cố gắng cày thêm.
Làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêuNguyệt Quang
Nơi sống: quận 3, TP.HCM Loại hình nhà ở: chung cư thuê Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 2 con Nghề nghiệp: chồng có công ty cho thuê xe, vợ mở công ty về dịch vụ nhân sự Thu nhập: 70-80 triệu đồng/tháng từ kinh doanh Các khoản chi tiêu: học phí của con (30 triệu đồng); thuê nhà, điện, nước, Internet (20 triệu đồng); ăn uống (10 triệu đồng); giao lưu đối tác, bạn bè (5-10 triệu đồng); du lịch (5-10 triệu đồng); mua sắm đồ chơi, quần áo, mỹ phẩm,... (3-4 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, tiền để đầu tư hơn là tiết kiệm
Với quan điểm chi tiêu thoáng, vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu nên gần như không có tiền tích lũy.
Tôi luôn cho rằng khoản đầu tư lớn nhất trong chi tiêu của gia đình tôi hàng tháng là học phí của hai con ở trường tư thục - 30 triệu đồng. Sau khi lo liệu hết các khoản chính, còn lại bao nhiêu tiền, tôi sẽ cân đối cho những việc ít cần thiết hơn như giao lưu đối tác/gặp gỡ bạn bè, du lịch, mua sắm cá nhân.
Có căn hộ chung cư cho thuê, sở hữu đất trong và ngoài thành phố, vợ chồng tôi vẫn chọn đi thuê nhà. Cũng nhờ cho thuê tài sản (xe hơi, nhà, đất), chúng tôi có thu nhập thụ động hàng tháng. Toàn bộ khoản này được sử dụng để thanh toán nợ ngân hàng và tái đầu tư.
Nếu ở quê, mức thu nhập 70-80 triệu đồng/tháng đủ để gia đình 4 người sống thoải mái. Nhưng so với mặt bằng chung tại TP.HCM, chi tiêu của nhà tôi chỉ ở mức bình thường.
Dù không có tiền tích lũy, đôi khi còn xài kiểu “vung tay quá trán”, vợ chồng tôi không áp lực, thậm chí coi đó là động lực để kiếm tiền.
Ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêuHồng Anh
Nơi sống: quận 10, TP.HCM Loại hình nhà ở: nhà của bố mẹ đẻ Thành viên gia đình: bố mẹ vợ, 2 vợ chồng Nghề nghiệp: chồng làm ở mảng nhân sự, vợ là bác sĩ Thu nhập: 40 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, mua sắm (10 triệu đồng); tiết kiệm: 30 triệu đồng Quan điểm chi tiêu: ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu
Với kế hoạch mua nhà ở TP.HCM rồi mới sinh con, vợ chồng tôi đặt mục tiêu tiết kiệm nhiều nhất có thể.
Hàng tháng, sau khi nhận lương, chồng chuyển toàn bộ cho tôi để cân đối. Tôi chia thu nhập thành hai phần: 75% tiết kiệm (30 triệu đồng), 25% tiêu xài (10 triệu đồng).
Nhờ ở cùng bố mẹ, chúng tôi không tốn chi phí thuê nhà. Số tiền chi tiêu chủ yếu là ăn uống (trong đó gửi bố mẹ phí sinh hoạt 4 triệu đồng) và mua sắm.
Vợ chồng tôi thường tiết kiệm đủ 30 triệu đồng, nhưng cũng có tháng phát sinh chi phí cho sinh nhật, hiếu hỷ,...
Như tháng 4 này, nộp tiền học lái xe cho chồng 9 triệu đồng (tổng 18 triệu đồng chia làm hai lần đóng) và đi du lịch 10 triệu đồng nên phần tích lũy chỉ còn 10 triệu đồng.
Mỗi năm, vợ chồng tôi chỉ đi du lịch 2-3 lần, thường là lên Đà Lạt nghỉ dưỡng. Cưới xin cũng không nhiều, trong tầm kiểm soát được, chỉ khi nào tốn 3 triệu đồng trở lên mới phải tiêu xén vào khoản tiết kiệm. Do đó, mục tiêu để dành mua nhà riêng không bị xáo trộn nhiều.
Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi.
10:00 11/4/2023
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. | Lựa chọn chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi sống đắt nhất Việt Nam
Hoàng Nhâm phân chia các khoản chi tiêu cho gia đình từ đầu tháng, cố không để thiếu trước hụt sau. Trong khi đó, vợ chồng Hồng Anh tiết kiệm đều đặn 75% thu nhập để sớm mua nhà.
Theo Tổng cục Thống kê, Hà Nội cùng với Quảng Ninh và TP.HCM là 3 địa phương có mức sống cao nhất cả nước năm 2022. Giữa bối cảnh giá cả sinh hoạt ngày càng tăng, các gia đình, đặc biệt là vợ chồng trẻ ở thành phố lớn, phải tính toán để cân đối hợp lý giữa khoản thu và chi hàng tháng.
Cũng theo kết quả nghiên cứu sự thích nghi và ứng phó của gia đình với đại dịch Covid-19 tại Hà Nội, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, để tổ chức cuộc sống gia đình phù hợp với tình hình giá cả tăng trong khi thu nhập bị sút giảm, một trong những hành động ứng phó là cắt giảm chi tiêu.
Cụ thể, chỉ có gần 6% gia đình không cắt giảm, gần 64% cắt giảm một ít và có đến 30,2% cắt giảm chi tiêu từ một nửa trở lên.
Việc cắt giảm chi tiêu phụ thuộc vào mức sống của gia đình. Có 10,8% gia đình ở mức sống khá giàu không cắt giảm, trong khi tỷ lệ này ở hai nhóm trung bình và nghèo là 2,1% và 0%. Tỷ lệ gia đình cắt giảm chi tiêu từ một nửa trở lên giảm dần theo mức sống.
Zing trò chuyện với 4 gia đình đang sinh sống tại Hà Nội và TP.HCM để nghe chia sẻ về quan điểm chi tiêu của họ.
Cố chi tiêu trong mức cho phép Hoàng Nhâm
Nơi sống: quận Hà Đông, Hà Nội Loại hình nhà ở: chung cư riêng Thành viên gia đình: mẹ chồng, 2 vợ chồng, 2 con Nghề nghiệp: chồng là kỹ sư IT, vợ làm nhân viên văn phòng Thu nhập: 28 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, sinh hoạt phí (8 triệu đồng); học phí của con (14 triệu đồng); bỉm, sữa (2 triệu đồng); thuốc men và khám chữa bệnh (2 triệu đồng); tiết kiệm (2 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: chia các khoản cụ thể từ đầu tháng, cố gắng chi tiêu trong mức cho phép
Cuối tháng, khi tài khoản ngân hàng của hai vợ chồng báo có lương, tôi nhanh chóng chia nhỏ thành 5 phần để chi tiêu. Dù cố gắng cân đối trong mức cho phép là 26 triệu đồng, tôi vẫn thường xuyên thấy thiếu.
Khoản khám chữa bệnh thường phát sinh nhiều. Hai con sức đề kháng yếu nên hay đi viện, đồng nghĩa với tiền viện phí và thực phẩm bồi bổ tăng. Một khoản chi tiêu khác cũng thường phát sinh là ăn uống. Các con khá kén ăn nên tôi hay cho bé ra ngoài để thay đổi không khí, ăn ngon miệng hơn.
Tôi đều ghi chú các khoản chi tiêu mỗi tháng để so sánh. Những tháng không có nhiều hiếu hỷ hay con ốm đau thì thường vừa đủ chi. Tháng nào tiêu nhiều hơn, tôi cắt giảm các khoản khác hoặc lấy từ tiền tiết kiệm, thưởng cuối năm, lễ, Tết để bù vào.
Nhìn chung, phần lớn các tháng đều chi tiêu chênh lệch so với dự chi khoảng 2-3 triệu đồng.
Năm 2022, chi tiêu trung bình mỗi tháng của gia đình tôi khoảng 25-26 triệu đồng. Năm 2023, con số này là 28-29 triệu đồng. Một phần vì thời tiết giao mùa, mẹ chồng và hai con ốm nhiều hơn, một phần do giá cả đắt đỏ hơn.
So với thu nhập của những nhà xung quanh, gia đình tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi cố gắng tính toán thật kỹ từng khoản chi và cùng chồng làm thêm để cải thiện thu nhập.
Một trong những khoản cắt giảm là đi ăn ngoài và mua đồ chơi cho con. Tôi thường xuyên phải trao đổi với chồng vì anh khá chiều con. Mỗi khi con đòi hỏi, tôi phải đánh lạc hướng bằng cách làm cho bé món ăn lạ miệng hay tự bày trò chơi.
Ngoài ra, thay vì đi du lịch hay đến trung tâm thương mại thường mất một khoản lớn, gia đình tôi sẽ tới công viên, khu vui chơi ngoài trời và di chuyển bằng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện để tiết kiệm chi phí.
Sử dụng thẻ tín dụng thông minhNguyễn Phương
Nơi sống: quận Đống Đa, Hà Nội Loại hình nhà ở: nhà riêng Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 1 con Nghề nghiệp: chồng làm quản lý thương hiệu, vợ là chuyên viên truyền thông Thu nhập: 50-60 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, bỉm của con, vật dụng gia đình (14-15 triệu đồng); học phí của con (3,5-3,7 triệu đồng); trả nợ vay mua ôtô (3,5 triệu đồng); quỹ dự phòng đau ốm, cưới xin,... (5 triệu đồng); tiết kiệm (10 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: dùng thẻ tín dụng tiêu trước trả sau, kiểm soát tốt để không bị nợ
Vợ chồng tôi chi tiêu tiền gia đình bằng thẻ tín dụng vì mua sắm online và trả bằng thẻ nhiều, mỗi tháng khoảng 14-15 triệu đồng. Sau khi chi cho các khoản chính (tính cả tiết kiệm) hết khoảng 40 triệu đồng, số dư còn lại là tiền tiêu riêng, tôi và chồng sẽ tự tính toán.
Tháng nào cưới xin nhiều, tiền mừng trên 5 triệu đồng, vợ chồng tôi vừa đủ tiêu, phải vay thêm vài triệu hoặc xén bớt vào khoản tiết kiệm.
Nếu con ốm phải đi viện, tiền tích lũy sẽ bị hụt kha khá. Ví dụ, có tháng bé vào viện gần một tuần đóng 10-11 triệu đồng, một phần do nhà tôi không mua bảo hiểm sức khỏe nên tốn kém.
Dùng thẻ tín dụng tiêu trước trả sau đi đôi với nỗi lo “vung tay quá trán”. Tuy nhiên, vợ chồng tôi sử dụng đã lâu, thậm chí còn kiểm soát tốt vì hiểu nếu nổi hứng tiêu gì quá tay là tháng sau lại chật vật.
Bình thường, thu nhập của tôi khoảng 20-23 triệu đồng từ công việc chính và làm freelance (tự do). Tôi vừa xin nghỉ việc từ ngày 31/3 nên mất một phần thu nhập khoảng 10 triệu đồng. Điều này chỉ ảnh hưởng một chút tới tiền tiết kiệm. Vì vậy, tôi chỉ dự định nghỉ ngơi 1-2 tuần rồi sẽ tìm việc mới.
So với chồng, tôi ít để ý đến việc tính toán chi tiêu. Các khoản đều do anh ghi ra và thống nhất với tôi cùng thực hiện. Thẻ tín dụng cũng là chồng giữ.
Nhìn chung, khoản chi cho con cái khá tốn kém. Bé mới hơn 2 tuổi nên vợ chồng tôi chưa cho đi học thêm gì. Nhưng khi con lớn hơn chút nữa, cần học ngôn ngữ hoặc các môn năng khiếu khác, chúng tôi sẽ phải xem xét và cân đối lại chi tiêu hoặc cố gắng cày thêm.
Làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêuNguyệt Quang
Nơi sống: quận 3, TP.HCM Loại hình nhà ở: chung cư thuê Thành viên gia đình: 2 vợ chồng, 2 con Nghề nghiệp: chồng có công ty cho thuê xe, vợ mở công ty về dịch vụ nhân sự Thu nhập: 70-80 triệu đồng/tháng từ kinh doanh Các khoản chi tiêu: học phí của con (30 triệu đồng); thuê nhà, điện, nước, Internet (20 triệu đồng); ăn uống (10 triệu đồng); giao lưu đối tác, bạn bè (5-10 triệu đồng); du lịch (5-10 triệu đồng); mua sắm đồ chơi, quần áo, mỹ phẩm,... (3-4 triệu đồng) Quan điểm chi tiêu: làm bao nhiêu, tiêu bấy nhiêu, tiền để đầu tư hơn là tiết kiệm
Với quan điểm chi tiêu thoáng, vợ chồng tôi làm ra bao nhiêu, tiêu hết bấy nhiêu nên gần như không có tiền tích lũy.
Tôi luôn cho rằng khoản đầu tư lớn nhất trong chi tiêu của gia đình tôi hàng tháng là học phí của hai con ở trường tư thục - 30 triệu đồng. Sau khi lo liệu hết các khoản chính, còn lại bao nhiêu tiền, tôi sẽ cân đối cho những việc ít cần thiết hơn như giao lưu đối tác/gặp gỡ bạn bè, du lịch, mua sắm cá nhân.
Có căn hộ chung cư cho thuê, sở hữu đất trong và ngoài thành phố, vợ chồng tôi vẫn chọn đi thuê nhà. Cũng nhờ cho thuê tài sản (xe hơi, nhà, đất), chúng tôi có thu nhập thụ động hàng tháng. Toàn bộ khoản này được sử dụng để thanh toán nợ ngân hàng và tái đầu tư.
Nếu ở quê, mức thu nhập 70-80 triệu đồng/tháng đủ để gia đình 4 người sống thoải mái. Nhưng so với mặt bằng chung tại TP.HCM, chi tiêu của nhà tôi chỉ ở mức bình thường.
Dù không có tiền tích lũy, đôi khi còn xài kiểu “vung tay quá trán”, vợ chồng tôi không áp lực, thậm chí coi đó là động lực để kiếm tiền.
Ưu tiên tiết kiệm hơn chi tiêuHồng Anh
Nơi sống: quận 10, TP.HCM Loại hình nhà ở: nhà của bố mẹ đẻ Thành viên gia đình: bố mẹ vợ, 2 vợ chồng Nghề nghiệp: chồng làm ở mảng nhân sự, vợ là bác sĩ Thu nhập: 40 triệu đồng/tháng Các khoản chi tiêu: ăn uống, mua sắm (10 triệu đồng); tiết kiệm: 30 triệu đồng Quan điểm chi tiêu: ưu tiên tiết kiệm hơn là chi tiêu
Với kế hoạch mua nhà ở TP.HCM rồi mới sinh con, vợ chồng tôi đặt mục tiêu tiết kiệm nhiều nhất có thể.
Hàng tháng, sau khi nhận lương, chồng chuyển toàn bộ cho tôi để cân đối. Tôi chia thu nhập thành hai phần: 75% tiết kiệm (30 triệu đồng), 25% tiêu xài (10 triệu đồng).
Nhờ ở cùng bố mẹ, chúng tôi không tốn chi phí thuê nhà. Số tiền chi tiêu chủ yếu là ăn uống (trong đó gửi bố mẹ phí sinh hoạt 4 triệu đồng) và mua sắm.
Vợ chồng tôi thường tiết kiệm đủ 30 triệu đồng, nhưng cũng có tháng phát sinh chi phí cho sinh nhật, hiếu hỷ,...
Như tháng 4 này, nộp tiền học lái xe cho chồng 9 triệu đồng (tổng 18 triệu đồng chia làm hai lần đóng) và đi du lịch 10 triệu đồng nên phần tích lũy chỉ còn 10 triệu đồng.
Mỗi năm, vợ chồng tôi chỉ đi du lịch 2-3 lần, thường là lên Đà Lạt nghỉ dưỡng. Cưới xin cũng không nhiều, trong tầm kiểm soát được, chỉ khi nào tốn 3 triệu đồng trở lên mới phải tiêu xén vào khoản tiết kiệm. Do đó, mục tiêu để dành mua nhà riêng không bị xáo trộn nhiều.
Chi tiêu của 4 gia đình ở những nơi có mức sống cao nhất Việt Nam4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM, Quảng Ninh chia sẻ về số tiền chi tiêu trong một tháng. Tất cả đều thừa nhận mức sống tăng cao nhưng thu nhập ít thay đổi.
10:00 11/4/2023
Nên đầu tư tiền vào đâu? Trong hơn 200 năm qua, mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán vẫn là nơi tốt nhất để các nhà đầu tư dài hạn xây dựng sự sung túc. Nhưng để thành công trong mảng này, cần hiểu rõ các quy luật của thị trường, hiểu các mùa hoạt động của nó. Câu hỏi lớn nhất về tài chính trong tâm trí tất cả chúng ta ngày nay là gì? Theo kinh nghiệm của tác giả Anthony Robbins trong cuốn Đầu tư thông minh, chúng ta đều đang tìm kiếm câu trả lời cho cùng một vấn đề: “Tôi nên đặt tiền của mình vào đâu?”. | |
Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam | Trong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí. | Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2022, chỉ số giá sinh hoạt của Hà Nội đạt mức cao nhất cả nước, tiếp đến là Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, trong quý 1/2023, các mặt hàng thực phẩm tăng 4,41%.
Thống kê của Q&Me tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy tỷ lệ người dân tự nấu bữa sáng và trưa chiếm gần 40%, song tỷ lệ chuẩn bị bữa tối tại gia đạt tới 77%. Sau đại dịch, chênh lệch thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tần suất nấu cơm của nhiều gia đình. Trong khi nhóm người có thu nhập từ 5.500.000-8.500.000 đồng chọn nấu cơm tại nhà chiếm 63%, nhóm kiếm được hơn 20 triệu đồng chiếm 43%.
Thực tế, không có tiêu chuẩn nhất định nào về mức chi tiêu cho mâm cơm gia đình. Chi 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng cho mỗi bữa đều phụ thuộc vào ngân sách, sở thích, sức ăn và tiêu chí mua sắm của mỗi nhà.
4 cặp vợ chồng đang sinh sống tại các thành phố lớn, có mức chi tiêu đắt đỏ bậc nhất Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng) chia sẻ với Zing cách họ chi tiêu cho mâm cơm gia đình.
Nấu một lần, ăn hai bữaThu Trang (30 tuổi) - Ngô Hiệp (31 tuổi, Hà Nội)
Hơn 4 năm kể từ khi chuyển về huyện Chương Mỹ, tôi cảm thấy túi tiền của mình rủng rỉnh hơn. Phần vì sinh hoạt phí tương đối “dễ thở”, phần nhờ bản thân cũng đã học cách cân đối ngân sách.
Do tính chất công việc bận rộn, có thêm hai con nhỏ nên hai vợ chồng thường cùng nhau san sẻ việc nhà cũng như chuyện bếp núc. Mỗi khi tôi chuẩn bị cơm nước, chồng sẽ tranh thủ chơi cùng các con. Khi ăn xong, anh sẽ rửa bát đũa khi vợ ôm con. Nhờ chồng tâm lý, tôi cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng đi rất nhiều.
Mỗi ngày, sau khi đưa con đến trường, tôi sẽ đi chợ để chọn nguyên vật liệu nấu ăn vừa đủ cho cả ngày. Chi phí cho mỗi bữa cơm khoảng 120.000-170.000 đồng, chủ yếu gồm 4 món canh, xào, thịt, rau luộc và một đĩa hoa quả tráng miệng. Đối với tôi, bữa cơm gia đình là chất xúc tác, sợi dây gắn kết mọi thành viên lại với nhau.
Từ khi học được cách lên thực đơn vào tối hôm trước, tôi không chỉ cân bằng được ngân sách, nấu những món ăn hợp khẩu vị của cả nhà, mà còn có nhiều thời gian phát triển công việc kinh doanh online.
Dù bận rộn, Thu Trang luôn cố gắng nấu mâm cơm đủ các món dinh dưỡng.
Khoảng thời gian cả gia đình sống tại khu vực nội thành Hà Nội, không chỉ chi phí sinh hoạt đắt đỏ, giá các loại đồ ăn thức uống khác cũng rất tốn kém.
Ngày đó, vì còn son rỗi, tôi đi chợ với tâm lý thoải mái, thích gì mua nấy, hoàn toàn không có công thức chung hay mức chi tiêu cố định nào. Mỗi lần đó, tôi luôn đem về nhà lượng thực phẩm nhiều hơn nhu cầu của gia đình, với số tiền lên tới 300.000-400.000 đồng.
Về quê đi chợMinh Toàn - Huỳnh Liên (31 tuổi, TP.HCM)
Cứ 1-2 tháng, gia đình tôi lại về quê ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai một lần. Bên cạnh việc thăm người thân, tôi còn tranh thủ đi chợ, mua thức ăn và một vài món quê hương không có ở Sài Gòn. Mỗi lần như vậy, gia đình tiết kiệm được khoảng 300.000 đồng so với đi chợ ở thành phố, tương ứng với số tiền chi tiêu ăn uống bình thường trong 2-3 ngày.
Chồng đi làm văn phòng, tôi ở nhà nội trợ nên có nhiều thời gian vào bếp, nấu đủ ngày ba bữa cơm cho gia đình.
Hàng ngày, sau khi nấu cơm tối, tôi sẽ chuẩn bị sẵn đồ ăn cho cả bữa sáng và bữa trưa hôm sau. Sáng dậy, tôi chỉ cần hâm nóng lại thức ăn là có thể làm hộp cơm trưa cho chồng đi làm.
Nhiều lúc đau đầu với câu hỏi "Hôm nay nấu món gì?", tôi lại lên mạng, tìm trong các hội nhóm những công thức nấu ăn mới để mâm cơm gia đình thêm phong phú.
Chồng là nhân lực chính lên thực đơn cho các bữa ăn. Anh cũng là người đi chợ, dọn dẹp, tham gia nấu ăn cùng vợ.
Mỗi bữa ăn của gia đình có chi phí trung bình 50.000 đồng. Theo tôi, đây là mức giá khá hợp lý dành cho hai người lớn và một con nhỏ 16 tháng. Những hôm nấu món cay hay đồ khó ăn, tôi sẽ chuẩn bị riêng thức ăn khác cho con, số tiền phát sinh cũng không đáng kể.
Với số tiền này, các mâm cơm gia đình tôi vẫn luôn đầy đặn và đủ chất. Trong những tháng gần đây, dù giá thực phẩm thiết yếu tăng cao, tôi vẫn luôn cố gắng cân bằng bữa cơm trong khoảng tiền đó.
Huỳnh Liên luôn cố gắng tìm tòi công thức mới cho mâm cơm phong phú, đa dạng.
Cuối tuần, gia đình thường dành thời gian ở nhà, ít khi ra ngoài ăn. Hôm nào muốn thay đổi không khí, chúng tôi chi 300.000-400.000 đồng cho những nồi lẩu, bếp nướng hay đĩa ốc bên ngoài.
Vì cơ quan xa nhà, nhiều hôm chồng không kịp ăn sáng với vợ con. Bữa tối chính là khoảng thời gian cả nhà quây quần, ngồi lại bên mâm cơm để kể nhau nghe những chuyện vui buồn trong ngày.
Mua thực phẩm một lần/tuầnNhư Quỳnh (26 tuổi) - Đình Đạm (28 tuổi, Đà Nẵng)
Vài năm trước, khi tài chính gia đình chưa ổn định, tôi cảm thấy rất áp lực, thậm chí mất ngủ vì luôn phải cân bằng giữa việc nấu mâm cơm dinh dưỡng, tiết kiệm ngân sách, lại hợp khẩu vị cả nhà.
Chồng là dân văn phòng, tôi ở nhà chăm con và làm thêm việc sáng tạo nội dung trên mạng.
Nhà chỉ có 3 thành viên, khi tôi nấu nướng, chồng sẽ nhặt rau, sơ chế nguyên liệu, dọn dẹp. Hôm nào được nghỉ, anh thường tranh thủ cùng tôi đi chợ mua thực phẩm. Đó chỉ là khoảnh khắc đời thường, nhưng luôn khiến tôi cảm thấy ấm áp và được yêu thương.
Ngày 3 bữa, gia đình tôi thường chi khoảng 40.000-200.000 đồng cho mâm cơm với đầy đủ 3 món: thịt, cá, những món phụ rẻ hơn như đậu, trứng, món cuối cùng sẽ là rau xanh. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do vật giá ngày càng leo thang, chi tiêu cũng sẽ không ổn định.
Đang trong giai đoạn làm kinh tế, bản thân tôi cũng phải cân đo đong đếm để vừa cân đối nguồn chi, lại phải nấu được những bữa cơm chất lượng.
Nhờ luôn giữ thói quen lên thực đơn cho cả tuần và chỉ đi chợ tuần một lần, tôi có thể tiết kiệm kha khá. Vì mua thực phẩm với số lượng lớn, các tiểu thương cũng không bán với giá quá đắt, ngoài ra đây cũng là cách giúp tôi tối ưu hóa thời gian.
Như Quỳnh quan niệm cả gia đình được ngồi bên nhau ăn bữa cơm là điều hạnh phúc nhất.
Từ năm 2020, tôi luôn duy trì thói quen dậy sớm chuẩn bị cơm hộp cho chồng đem đi làm. Một phần vì hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, phần khác cũng rẻ hơn đặt bên ngoài, lại còn giúp anh có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tan ca mỗi tối, chồng tôi đều kể rằng đồng nghiệp luôn cảm thấy ngưỡng mộ và tò mò không biết trưa nay anh mang món gì.
Nhiều người thường cho rằng, nấu cơm cho chồng đi làm rất lách cách, bỏ 50.000-100.000 đồng là có bữa ngon lành lại nhanh gọn. Tuy nhiên, tôi luôn quan niệm, mỗi ngày được vào bếp là một loại hạnh phúc thay vì gánh nặng hay mỏi mệt.
Ưu tiên nấu món con thíchNgọc Tú - Hương Linh (30 tuổi, Hà Nội)
Chỉ cần nghe “Mẹ ơi, hôm nay con muốn ăn cánh gà rán” hay “Mẹ làm món thịt xá xíu cho con nhé!” là tôi xắn tay áo vào bếp ngay.
Hai con nhỏ đi học cả ngày, buổi sáng cũng ăn tại trường, gia đình chỉ có thể quây quần đông đủ bữa tối. Do đó, tôi thường chú trọng cơm nước buổi tối hơn, chuẩn bị nhiều món theo sở thích của các con.
Hai vợ chồng tôi làm việc tại nhà, hơn nữa sống chung với bố mẹ chồng nên buổi trưa cũng tự nấu cơm, không hay đi ăn ngoài.
Với mong muốn mâm cơm đủ chất dinh dưỡng, tôi luôn cố gắng đảm bảo một bữa có ba món: canh, xào, rán hoặc luộc.
Chi phí ăn uống khoảng 300.000 đồng cho hai bữa ăn chính. Buổi sáng mỗi người tự ăn uống đơn giản, chủ yếu là mì tôm. Những hôm nào có thời gian, tôi sẽ đổi gió ăn bánh mì bơ hoặc bún, phở. Mấy năm nay, mức chi tiêu của gia đình tôi vẫn vậy, không có nhiều thay đổi.
Những khi công việc bận rộn, mẹ chồng lại giúp tôi đi chợ, lo liệu cơm nước. Nhà tôi thường mua thịt cá đủ cho một tuần, còn rau mua mỗi ngày ở quầy gần nhà. Tôi cũng thường hay tham khảo ý kiến bố mẹ chồng để cân nhắc nấu nướng.
Thỉnh thoảng, cả nhà ra ngoài hàng để đổi gió, nhưng đối với tôi, được quây quần cùng bố mẹ, con cái bên mâm cơm gia đình vẫn mang nhiều ý nghĩa hơn.
“Một ngày hôm nay của các con như thế nào? Đi học có gì vui không?” là cách các cuộc trò chuyện trong bữa tối của gia đình tôi bắt đầu. Cứ như vậy, những câu chuyện trên lớp mà hai bạn nhỏ líu lo là khoảnh khắc gia đình trở nên gắn kết.
Bữa cơm là dịp để gia đình Hương Linh lắng nghe những chia sẻ buồn vui của các con.
Cái khó của phụ nữ khi nghỉ làm để ở nhà chăm conVừa chăm con, vừa đi làm và kinh doanh, Ngọc Hân cảm thấy một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Trong khi đó, Phương Trinh dần đánh mất các mối quan hệ và sự tự do khi ở nhà.
06:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Bữa ăn gia đình ở những nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất Việt Nam
Trong khi Thu Trang ưu tiên nấu một lần ăn hai bữa, vợ chồng Huỳnh Liên tranh thủ về quê mua thực phẩm, Như Quỳnh lên sẵn thực đơn cho cả tuần để tối ưu chi phí.
Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2022, chỉ số giá sinh hoạt của Hà Nội đạt mức cao nhất cả nước, tiếp đến là Quảng Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngoài ra, trong quý 1/2023, các mặt hàng thực phẩm tăng 4,41%.
Thống kê của Q&Me tại Hà Nội và TP.HCM cho thấy tỷ lệ người dân tự nấu bữa sáng và trưa chiếm gần 40%, song tỷ lệ chuẩn bị bữa tối tại gia đạt tới 77%. Sau đại dịch, chênh lệch thu nhập cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tần suất nấu cơm của nhiều gia đình. Trong khi nhóm người có thu nhập từ 5.500.000-8.500.000 đồng chọn nấu cơm tại nhà chiếm 63%, nhóm kiếm được hơn 20 triệu đồng chiếm 43%.
Thực tế, không có tiêu chuẩn nhất định nào về mức chi tiêu cho mâm cơm gia đình. Chi 50.000 đồng, 100.000 đồng hay 200.000 đồng cho mỗi bữa đều phụ thuộc vào ngân sách, sở thích, sức ăn và tiêu chí mua sắm của mỗi nhà.
4 cặp vợ chồng đang sinh sống tại các thành phố lớn, có mức chi tiêu đắt đỏ bậc nhất Việt Nam (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng) chia sẻ với Zing cách họ chi tiêu cho mâm cơm gia đình.
Nấu một lần, ăn hai bữaThu Trang (30 tuổi) - Ngô Hiệp (31 tuổi, Hà Nội)
Hơn 4 năm kể từ khi chuyển về huyện Chương Mỹ, tôi cảm thấy túi tiền của mình rủng rỉnh hơn. Phần vì sinh hoạt phí tương đối “dễ thở”, phần nhờ bản thân cũng đã học cách cân đối ngân sách.
Do tính chất công việc bận rộn, có thêm hai con nhỏ nên hai vợ chồng thường cùng nhau san sẻ việc nhà cũng như chuyện bếp núc. Mỗi khi tôi chuẩn bị cơm nước, chồng sẽ tranh thủ chơi cùng các con. Khi ăn xong, anh sẽ rửa bát đũa khi vợ ôm con. Nhờ chồng tâm lý, tôi cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng đi rất nhiều.
Mỗi ngày, sau khi đưa con đến trường, tôi sẽ đi chợ để chọn nguyên vật liệu nấu ăn vừa đủ cho cả ngày. Chi phí cho mỗi bữa cơm khoảng 120.000-170.000 đồng, chủ yếu gồm 4 món canh, xào, thịt, rau luộc và một đĩa hoa quả tráng miệng. Đối với tôi, bữa cơm gia đình là chất xúc tác, sợi dây gắn kết mọi thành viên lại với nhau.
Từ khi học được cách lên thực đơn vào tối hôm trước, tôi không chỉ cân bằng được ngân sách, nấu những món ăn hợp khẩu vị của cả nhà, mà còn có nhiều thời gian phát triển công việc kinh doanh online.
Dù bận rộn, Thu Trang luôn cố gắng nấu mâm cơm đủ các món dinh dưỡng.
Khoảng thời gian cả gia đình sống tại khu vực nội thành Hà Nội, không chỉ chi phí sinh hoạt đắt đỏ, giá các loại đồ ăn thức uống khác cũng rất tốn kém.
Ngày đó, vì còn son rỗi, tôi đi chợ với tâm lý thoải mái, thích gì mua nấy, hoàn toàn không có công thức chung hay mức chi tiêu cố định nào. Mỗi lần đó, tôi luôn đem về nhà lượng thực phẩm nhiều hơn nhu cầu của gia đình, với số tiền lên tới 300.000-400.000 đồng.
Về quê đi chợMinh Toàn - Huỳnh Liên (31 tuổi, TP.HCM)
Cứ 1-2 tháng, gia đình tôi lại về quê ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai một lần. Bên cạnh việc thăm người thân, tôi còn tranh thủ đi chợ, mua thức ăn và một vài món quê hương không có ở Sài Gòn. Mỗi lần như vậy, gia đình tiết kiệm được khoảng 300.000 đồng so với đi chợ ở thành phố, tương ứng với số tiền chi tiêu ăn uống bình thường trong 2-3 ngày.
Chồng đi làm văn phòng, tôi ở nhà nội trợ nên có nhiều thời gian vào bếp, nấu đủ ngày ba bữa cơm cho gia đình.
Hàng ngày, sau khi nấu cơm tối, tôi sẽ chuẩn bị sẵn đồ ăn cho cả bữa sáng và bữa trưa hôm sau. Sáng dậy, tôi chỉ cần hâm nóng lại thức ăn là có thể làm hộp cơm trưa cho chồng đi làm.
Nhiều lúc đau đầu với câu hỏi "Hôm nay nấu món gì?", tôi lại lên mạng, tìm trong các hội nhóm những công thức nấu ăn mới để mâm cơm gia đình thêm phong phú.
Chồng là nhân lực chính lên thực đơn cho các bữa ăn. Anh cũng là người đi chợ, dọn dẹp, tham gia nấu ăn cùng vợ.
Mỗi bữa ăn của gia đình có chi phí trung bình 50.000 đồng. Theo tôi, đây là mức giá khá hợp lý dành cho hai người lớn và một con nhỏ 16 tháng. Những hôm nấu món cay hay đồ khó ăn, tôi sẽ chuẩn bị riêng thức ăn khác cho con, số tiền phát sinh cũng không đáng kể.
Với số tiền này, các mâm cơm gia đình tôi vẫn luôn đầy đặn và đủ chất. Trong những tháng gần đây, dù giá thực phẩm thiết yếu tăng cao, tôi vẫn luôn cố gắng cân bằng bữa cơm trong khoảng tiền đó.
Huỳnh Liên luôn cố gắng tìm tòi công thức mới cho mâm cơm phong phú, đa dạng.
Cuối tuần, gia đình thường dành thời gian ở nhà, ít khi ra ngoài ăn. Hôm nào muốn thay đổi không khí, chúng tôi chi 300.000-400.000 đồng cho những nồi lẩu, bếp nướng hay đĩa ốc bên ngoài.
Vì cơ quan xa nhà, nhiều hôm chồng không kịp ăn sáng với vợ con. Bữa tối chính là khoảng thời gian cả nhà quây quần, ngồi lại bên mâm cơm để kể nhau nghe những chuyện vui buồn trong ngày.
Mua thực phẩm một lần/tuầnNhư Quỳnh (26 tuổi) - Đình Đạm (28 tuổi, Đà Nẵng)
Vài năm trước, khi tài chính gia đình chưa ổn định, tôi cảm thấy rất áp lực, thậm chí mất ngủ vì luôn phải cân bằng giữa việc nấu mâm cơm dinh dưỡng, tiết kiệm ngân sách, lại hợp khẩu vị cả nhà.
Chồng là dân văn phòng, tôi ở nhà chăm con và làm thêm việc sáng tạo nội dung trên mạng.
Nhà chỉ có 3 thành viên, khi tôi nấu nướng, chồng sẽ nhặt rau, sơ chế nguyên liệu, dọn dẹp. Hôm nào được nghỉ, anh thường tranh thủ cùng tôi đi chợ mua thực phẩm. Đó chỉ là khoảnh khắc đời thường, nhưng luôn khiến tôi cảm thấy ấm áp và được yêu thương.
Ngày 3 bữa, gia đình tôi thường chi khoảng 40.000-200.000 đồng cho mâm cơm với đầy đủ 3 món: thịt, cá, những món phụ rẻ hơn như đậu, trứng, món cuối cùng sẽ là rau xanh. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, do vật giá ngày càng leo thang, chi tiêu cũng sẽ không ổn định.
Đang trong giai đoạn làm kinh tế, bản thân tôi cũng phải cân đo đong đếm để vừa cân đối nguồn chi, lại phải nấu được những bữa cơm chất lượng.
Nhờ luôn giữ thói quen lên thực đơn cho cả tuần và chỉ đi chợ tuần một lần, tôi có thể tiết kiệm kha khá. Vì mua thực phẩm với số lượng lớn, các tiểu thương cũng không bán với giá quá đắt, ngoài ra đây cũng là cách giúp tôi tối ưu hóa thời gian.
Như Quỳnh quan niệm cả gia đình được ngồi bên nhau ăn bữa cơm là điều hạnh phúc nhất.
Từ năm 2020, tôi luôn duy trì thói quen dậy sớm chuẩn bị cơm hộp cho chồng đem đi làm. Một phần vì hợp vệ sinh, đủ dinh dưỡng, phần khác cũng rẻ hơn đặt bên ngoài, lại còn giúp anh có thêm thời gian nghỉ ngơi. Tan ca mỗi tối, chồng tôi đều kể rằng đồng nghiệp luôn cảm thấy ngưỡng mộ và tò mò không biết trưa nay anh mang món gì.
Nhiều người thường cho rằng, nấu cơm cho chồng đi làm rất lách cách, bỏ 50.000-100.000 đồng là có bữa ngon lành lại nhanh gọn. Tuy nhiên, tôi luôn quan niệm, mỗi ngày được vào bếp là một loại hạnh phúc thay vì gánh nặng hay mỏi mệt.
Ưu tiên nấu món con thíchNgọc Tú - Hương Linh (30 tuổi, Hà Nội)
Chỉ cần nghe “Mẹ ơi, hôm nay con muốn ăn cánh gà rán” hay “Mẹ làm món thịt xá xíu cho con nhé!” là tôi xắn tay áo vào bếp ngay.
Hai con nhỏ đi học cả ngày, buổi sáng cũng ăn tại trường, gia đình chỉ có thể quây quần đông đủ bữa tối. Do đó, tôi thường chú trọng cơm nước buổi tối hơn, chuẩn bị nhiều món theo sở thích của các con.
Hai vợ chồng tôi làm việc tại nhà, hơn nữa sống chung với bố mẹ chồng nên buổi trưa cũng tự nấu cơm, không hay đi ăn ngoài.
Với mong muốn mâm cơm đủ chất dinh dưỡng, tôi luôn cố gắng đảm bảo một bữa có ba món: canh, xào, rán hoặc luộc.
Chi phí ăn uống khoảng 300.000 đồng cho hai bữa ăn chính. Buổi sáng mỗi người tự ăn uống đơn giản, chủ yếu là mì tôm. Những hôm nào có thời gian, tôi sẽ đổi gió ăn bánh mì bơ hoặc bún, phở. Mấy năm nay, mức chi tiêu của gia đình tôi vẫn vậy, không có nhiều thay đổi.
Những khi công việc bận rộn, mẹ chồng lại giúp tôi đi chợ, lo liệu cơm nước. Nhà tôi thường mua thịt cá đủ cho một tuần, còn rau mua mỗi ngày ở quầy gần nhà. Tôi cũng thường hay tham khảo ý kiến bố mẹ chồng để cân nhắc nấu nướng.
Thỉnh thoảng, cả nhà ra ngoài hàng để đổi gió, nhưng đối với tôi, được quây quần cùng bố mẹ, con cái bên mâm cơm gia đình vẫn mang nhiều ý nghĩa hơn.
“Một ngày hôm nay của các con như thế nào? Đi học có gì vui không?” là cách các cuộc trò chuyện trong bữa tối của gia đình tôi bắt đầu. Cứ như vậy, những câu chuyện trên lớp mà hai bạn nhỏ líu lo là khoảnh khắc gia đình trở nên gắn kết.
Bữa cơm là dịp để gia đình Hương Linh lắng nghe những chia sẻ buồn vui của các con.
Cái khó của phụ nữ khi nghỉ làm để ở nhà chăm conVừa chăm con, vừa đi làm và kinh doanh, Ngọc Hân cảm thấy một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Trong khi đó, Phương Trinh dần đánh mất các mối quan hệ và sự tự do khi ở nhà.
06:00 7/4/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Chồng ở nhà chăm con để vợ đi làm lo kinh tế | Từ khi con gái 5 tháng tuổi, Vũ Tồn ở nhà chăm con, dọn dẹp, nấu nướng, còn Hoài Thịnh đi làm, kiếm tiền chính. Cả hai quyết định “đổi vai” để phù hợp hoàn cảnh gia đình. | Tôi là Vũ Tồn (33 tuổi), đang sinh sống ở Hà Nội. Vợ tôi là Hoài Thịnh, kém tôi 8 tuổi. Sau hơn 2 năm về chung nhà, chúng tôi có con gái Hoài An (2 tuổi), biệt danh là Cam. Trong nhà, tôi là người chăm con, nấu nướng, dọn dẹp, còn vợ kiếm tiền chính. Chúng tôi “đổi vai” từ khi con 5 tháng tuổi, cũng là lúc tôi chính thức thất nghiệp, khó tìm việc mới do dịch phức tạp.
Hàng ngày, cho con ăn sáng xong, nếu vợ bận đi làm, tôi tự mình đưa bé đi nhà trẻ. Hôm nay, thấy mẹ ở nhà, con khóc đòi theo nên hai vợ chồng cùng đi. Căn hộ một phòng ngủ gia đình tôi đang thuê có diện tích 30 m2, giá 4,5 triệu đồng/tháng. Tuy không gian nhỏ, thang máy đôi khi trục trặc, lại không có sân chơi, tôi thấy điểm cộng lớn nhất là có nơi gửi trẻ đối diện tầng trệt chung cư. Do đó, việc đưa đón con chỉ mất vài phút.
Vợ chồng tôi cho Cam đi học từ 19 tháng tuổi, với học phí 4 triệu đồng/tháng. Ban đầu, thương con bé bỏng nên còn xót, nhưng chúng tôi dần yên tâm khi thấy bé dạn dĩ, biết nhảy, múa, hát và nói sớm hơn. Nếu ở nhà, có lẽ con sẽ đòi xem clip trên mạng cả ngày.
Hơn một năm nay, sau khi nghỉ việc tại công ty, vợ tôi chuyển sang làm freelance (tự do) nên có lúc ở nhà, khi lại ra ngoài gặp đối tác hay ngồi cà phê xử lý công việc. Như sáng nay, cô ấy là diễn giả tại sự kiện dành cho các bạn freelancer. Kinh tế gia đình hiện tại chủ yếu dựa vào thu nhập của vợ, trong khi nội trợ là nhiệm vụ chính của tôi.
Tôi luôn tranh thủ đi chợ sớm để mua được đồ tươi ngon nhất. Giá rau, thịt, mắm, muối đang đắt, rẻ ra sao tôi đều nắm được, cộng với toàn mua ở hàng quen nên không khi nào phải mặc cả. Bố mẹ ở quê thường xuyên gửi đồ ăn ra nên tôi cũng ít phải đi chợ. Nhờ thế, tiền ăn uống của gia đình tôi chỉ rơi vào 2-3 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi cân đối chi tiêu hàng tháng nên vẫn thấy dễ thở khi sống ở nơi đắt đỏ như Hà Nội.
Chưa đến giờ nấu cơm, tôi lau dọn nhà cửa một lượt. Nhớ lại lúc mới chuyển sang chăm con toàn thời gian, không ít người dị nghị “chồng kiểu gì mà ở nhà để vợ ra ngoài kiếm tiền”, “một mình vợ đi làm vậy có đủ nuôi con không?”. Bản thân tôi cũng lúng túng với việc lúc nào cho con ăn, khi nào ru bé ngủ dù được vợ chỉ dẫn từng chút. Nhiều hôm, con khóc không dỗ được, tôi cũng không dám gọi “cầu cứu” bởi sợ vợ lo lắng không thể làm việc.
Mất gần 2 tháng tập quen, tất cả dần đi vào quỹ đạo. Mọi người cũng quen dần tôi trong hình ảnh ông bố bỉm sữa. Vợ vui vì có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, tôi cũng có niềm hạnh phúc riêng khi được đồng hành, chứng kiến con từ lúc biết lật đến chập chững những bước chân đầu đời,... Thời gian này giúp chúng tôi càng thêm hiểu và thương nhau nhiều hơn.
Tôi thử sức ở công việc mới khi con 18 tháng tuổi, nhưng chỉ làm tự do để dành thời gian chăm bé. Mỗi ngày, tôi nhận hàng chục cuộc điện thoại nhờ tư vấn từ khách hàng. Để so sánh, tôi vẫn thích làm công ty hơn vì có chế độ bảo hiểm, phúc lợi, giao lưu đồng nghiệp,... Tôi dự định khi con 3-4 tuổi sẽ đi làm lại hoặc lập công ty riêng nếu có điều kiện.
Vừa từ hội thảo về, vợ tôi lại có cuộc họp online với đồng nghiệp. Cũng gần đến giờ trưa, tôi lại xắn tay chuẩn bị cho bữa ăn nóng sốt. Nếu không bận, vợ chồng sẽ cùng nhau vào bếp, vừa chuyện trò vui vẻ. Bố mẹ đôi bên đều ở xa, không thể hỗ trợ nên hai đứa cố gắng ai làm việc nấy, coi kiếm tiền hay chăm con đều quan trọng như nhau.
Con đi học, ăn trưa luôn ở lớp nên mâm cơm của vợ chồng tôi đều là món luộc đơn giản, thêm bát cà muối là đủ ngon. Đến tối có con ăn cùng, tôi mới trổ tài làm món cầu kỳ hơn để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng.
Vợ chồng tôi vẫn chia sẻ việc nhà hàng ngày, như chồng nấu cơm thì vợ rửa bát. Hôm nào vợ bận rộn, tôi vui vẻ làm hết. Thỉnh thoảng, hai đứa lại ra ngoài đi ăn, hẹn hò như hồi còn yêu nhau.
Tôi yêu thích những giây phút như thế này, khi hai vợ chồng ngồi cạnh nhau và chia sẻ về những điều diễn ra trong cuộc sống, công việc. Trong khi tôi vui vẻ và hay đùa, vợ lại có phần trầm tính. Cách biệt 8 tuổi nhưng chúng tôi hợp nhau về nhiều mặt.
Đón Cam tan học lúc 17h, vợ ngồi chơi với con hay tranh thủ dạy chữ, đếm số cho bé. Trong khi đó, tôi cũng rục rịch chuẩn bị bữa tối. Ăn cơm xong, cả nhà lại chở nhau đi chơi vòng vòng là gần hết một ngày.
Tôi nghĩ rằng trong mỗi gia đình, việc chăm con, kiếm tiền hay vun vén hạnh phúc là nghĩa vụ của cả vợ lẫn chồng. Ở từng thời điểm, cần có sự phân chia phù hợp, miễn sao đôi bên đều vui vẻ với quyết định đó. Ra ngoài kiếm tiền vất vả, ở nhà chăm con cũng không hề dễ dàng, chỉ cần vợ chồng thấu hiểu và sẻ chia, con cái sẽ có môi trường phát triển tốt nhất. | Chồng ở nhà chăm con để vợ đi làm lo kinh tế
Từ khi con gái 5 tháng tuổi, Vũ Tồn ở nhà chăm con, dọn dẹp, nấu nướng, còn Hoài Thịnh đi làm, kiếm tiền chính. Cả hai quyết định “đổi vai” để phù hợp hoàn cảnh gia đình.
Tôi là Vũ Tồn (33 tuổi), đang sinh sống ở Hà Nội. Vợ tôi là Hoài Thịnh, kém tôi 8 tuổi. Sau hơn 2 năm về chung nhà, chúng tôi có con gái Hoài An (2 tuổi), biệt danh là Cam. Trong nhà, tôi là người chăm con, nấu nướng, dọn dẹp, còn vợ kiếm tiền chính. Chúng tôi “đổi vai” từ khi con 5 tháng tuổi, cũng là lúc tôi chính thức thất nghiệp, khó tìm việc mới do dịch phức tạp.
Hàng ngày, cho con ăn sáng xong, nếu vợ bận đi làm, tôi tự mình đưa bé đi nhà trẻ. Hôm nay, thấy mẹ ở nhà, con khóc đòi theo nên hai vợ chồng cùng đi. Căn hộ một phòng ngủ gia đình tôi đang thuê có diện tích 30 m2, giá 4,5 triệu đồng/tháng. Tuy không gian nhỏ, thang máy đôi khi trục trặc, lại không có sân chơi, tôi thấy điểm cộng lớn nhất là có nơi gửi trẻ đối diện tầng trệt chung cư. Do đó, việc đưa đón con chỉ mất vài phút.
Vợ chồng tôi cho Cam đi học từ 19 tháng tuổi, với học phí 4 triệu đồng/tháng. Ban đầu, thương con bé bỏng nên còn xót, nhưng chúng tôi dần yên tâm khi thấy bé dạn dĩ, biết nhảy, múa, hát và nói sớm hơn. Nếu ở nhà, có lẽ con sẽ đòi xem clip trên mạng cả ngày.
Hơn một năm nay, sau khi nghỉ việc tại công ty, vợ tôi chuyển sang làm freelance (tự do) nên có lúc ở nhà, khi lại ra ngoài gặp đối tác hay ngồi cà phê xử lý công việc. Như sáng nay, cô ấy là diễn giả tại sự kiện dành cho các bạn freelancer. Kinh tế gia đình hiện tại chủ yếu dựa vào thu nhập của vợ, trong khi nội trợ là nhiệm vụ chính của tôi.
Tôi luôn tranh thủ đi chợ sớm để mua được đồ tươi ngon nhất. Giá rau, thịt, mắm, muối đang đắt, rẻ ra sao tôi đều nắm được, cộng với toàn mua ở hàng quen nên không khi nào phải mặc cả. Bố mẹ ở quê thường xuyên gửi đồ ăn ra nên tôi cũng ít phải đi chợ. Nhờ thế, tiền ăn uống của gia đình tôi chỉ rơi vào 2-3 triệu đồng/tháng. Vợ chồng tôi cân đối chi tiêu hàng tháng nên vẫn thấy dễ thở khi sống ở nơi đắt đỏ như Hà Nội.
Chưa đến giờ nấu cơm, tôi lau dọn nhà cửa một lượt. Nhớ lại lúc mới chuyển sang chăm con toàn thời gian, không ít người dị nghị “chồng kiểu gì mà ở nhà để vợ ra ngoài kiếm tiền”, “một mình vợ đi làm vậy có đủ nuôi con không?”. Bản thân tôi cũng lúng túng với việc lúc nào cho con ăn, khi nào ru bé ngủ dù được vợ chỉ dẫn từng chút. Nhiều hôm, con khóc không dỗ được, tôi cũng không dám gọi “cầu cứu” bởi sợ vợ lo lắng không thể làm việc.
Mất gần 2 tháng tập quen, tất cả dần đi vào quỹ đạo. Mọi người cũng quen dần tôi trong hình ảnh ông bố bỉm sữa. Vợ vui vì có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp, tôi cũng có niềm hạnh phúc riêng khi được đồng hành, chứng kiến con từ lúc biết lật đến chập chững những bước chân đầu đời,... Thời gian này giúp chúng tôi càng thêm hiểu và thương nhau nhiều hơn.
Tôi thử sức ở công việc mới khi con 18 tháng tuổi, nhưng chỉ làm tự do để dành thời gian chăm bé. Mỗi ngày, tôi nhận hàng chục cuộc điện thoại nhờ tư vấn từ khách hàng. Để so sánh, tôi vẫn thích làm công ty hơn vì có chế độ bảo hiểm, phúc lợi, giao lưu đồng nghiệp,... Tôi dự định khi con 3-4 tuổi sẽ đi làm lại hoặc lập công ty riêng nếu có điều kiện.
Vừa từ hội thảo về, vợ tôi lại có cuộc họp online với đồng nghiệp. Cũng gần đến giờ trưa, tôi lại xắn tay chuẩn bị cho bữa ăn nóng sốt. Nếu không bận, vợ chồng sẽ cùng nhau vào bếp, vừa chuyện trò vui vẻ. Bố mẹ đôi bên đều ở xa, không thể hỗ trợ nên hai đứa cố gắng ai làm việc nấy, coi kiếm tiền hay chăm con đều quan trọng như nhau.
Con đi học, ăn trưa luôn ở lớp nên mâm cơm của vợ chồng tôi đều là món luộc đơn giản, thêm bát cà muối là đủ ngon. Đến tối có con ăn cùng, tôi mới trổ tài làm món cầu kỳ hơn để đảm bảo bé có đủ dinh dưỡng.
Vợ chồng tôi vẫn chia sẻ việc nhà hàng ngày, như chồng nấu cơm thì vợ rửa bát. Hôm nào vợ bận rộn, tôi vui vẻ làm hết. Thỉnh thoảng, hai đứa lại ra ngoài đi ăn, hẹn hò như hồi còn yêu nhau.
Tôi yêu thích những giây phút như thế này, khi hai vợ chồng ngồi cạnh nhau và chia sẻ về những điều diễn ra trong cuộc sống, công việc. Trong khi tôi vui vẻ và hay đùa, vợ lại có phần trầm tính. Cách biệt 8 tuổi nhưng chúng tôi hợp nhau về nhiều mặt.
Đón Cam tan học lúc 17h, vợ ngồi chơi với con hay tranh thủ dạy chữ, đếm số cho bé. Trong khi đó, tôi cũng rục rịch chuẩn bị bữa tối. Ăn cơm xong, cả nhà lại chở nhau đi chơi vòng vòng là gần hết một ngày.
Tôi nghĩ rằng trong mỗi gia đình, việc chăm con, kiếm tiền hay vun vén hạnh phúc là nghĩa vụ của cả vợ lẫn chồng. Ở từng thời điểm, cần có sự phân chia phù hợp, miễn sao đôi bên đều vui vẻ với quyết định đó. Ra ngoài kiếm tiền vất vả, ở nhà chăm con cũng không hề dễ dàng, chỉ cần vợ chồng thấu hiểu và sẻ chia, con cái sẽ có môi trường phát triển tốt nhất. | |
Đừng để tình dục trở thành rào cản hôn nhân | Sự nghiệp, tiền bạc, việc nhà, con cái có thể là vật cản khiến nhiều cặp đôi ngại đụng chạm thân mật. Giao tiếp, thấu hiểu và nâng cấp bản thân là những cách cải thiện hiệu quả. | Quan hệ tình dục thường xuyên là dấu hiệu cho thấy cặp đôi có đời sống vợ chồng tốt, điều này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho cả hai. Ảnh minh họa: Cottonbro studio/Pexels.
Theo International Society for Sexual Medicine (ISSM), không có tiêu chuẩn cụ thể về tần suất quan hệ “bình thường”. Số lần thân mật của một cặp vợ chồng nên tùy thuộc vào chính họ. Điều này có thể bao gồm từ không có hoạt động nào đến một vài lần trong ngày, tuần hoặc thậm chí cả một năm.
Không phải lúc nào hai người cũng sẵn sàng quan hệ, đôi khi chỉ có một người ham muốn, người còn lại không có nhu cầu, theo Very Well Mind.
Giao tiếp
Trò chuyện là chìa khóa mở ra đời sống tình dục lành mạnh và tích cực giữa các cặp đôi. Vì thế việc tâm sự thường xuyên sẽ giúp hai người xích lại gần nhau, từ đó gia tăng nhu cầu.
Giao tiếp là cách nhanh nhất giúp các cặp đôi phá tan sự ngại ngùng và hiểu rõ kỳ vọng về nhau. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadia/Pexels.
Đôi lúc, cặp đôi có thể chia sẻ với bạn đời về nỗi thất vọng, sự mong chờ hoặc trải nghiệm cùng đối phương bằng cách tinh tế, khéo léo.
Bên cạnh đó, thường xuyên tán thưởng, khen ngợi về hành động, nỗ lực của nửa kia cũng khiến họ dần tự tin hơn.
"Anh thích em trong bộ trang phục này", "cơ thể của anh thật rắn chắc", hay "trông em thật dễ thương" là ba trong số những câu khen ngợi được nhiều đôi áp dụng.
Đụng chạm thân mật trong một mối quan hệ lâu dài có thể sâu sắc hơn và trở thành một trải nghiệm phong phú nếu cả hai luôn cố gắng làm mới. Cho dù đã là vợ chồng, sự ngạc nhiên, nhu cầu và bị hấp dẫn lẫn nhau có thể vẫn luôn tồn tại.
Dành thời gian cho nhau
Nếu một cặp vợ chồng bị xoáy sâu vào vòng lặp công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền, họ có thể khó dành thời gian cho mỗi cuộc yêu. Thậm chí có thể ảnh hưởng nhiều đến đời sống hôn nhân.
Các cặp đôi trong tình huống này được khuyến khích nuôi dưỡng mối quan hệ bằng nhiều cách khác nhau.
Bí mật lên lịch một đêm hẹn hò lãng mạn và dành trọn thời gian bên nhau có thể giúp thúc đẩy mối quan hệ tình cảm. Nếu cần thiết, có thể nhờ các thành viên trong gia đình và bạn bè giúp đỡ trong việc chăm sóc con trẻ, chuẩn bị quà, cùng lên ý tưởng,...
Cùng nhau ăn tối ở nhà hàng, đi dạo, hay chỉ cần ở bên cạnh nhau cũng là cách hiệu quả giữ lửa hôn nhân. Ảnh minh họa: Pexels.
Mọi cuộc hôn nhân đều không thể nào mặn nồng nếu như một người cố gắng gần gũi, trao đi tình cảm, còn người còn lại luôn tỏ ra thờ ơ hoặc bận rộn. Cả hai cần có trách nhiệm để có một mối quan hệ thân mật và thành công.
Ngoài ra, nắm tay và thể hiện tình cảm là điều phái yếu mong muốn. Chỉ khi đó, họ mới cảm thấy được yêu thương và kết nối, đời sống vợ chồng sẽ dần trở nên viên mãn.
Việc nhắn tin, gọi điện thường xuyên hoặc trao nụ hôn trước khi đi làm, cái ôm sau tan ca cũng sẽ khiến đối phương cảm thấy ấm áp, được yêu thương.
Nâng cấp chính mình
Đời sống tình dục lành mạnh liên quan đến sức khỏe tổng thể: thể chất, cảm xúc và tinh thần. Những người luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và cơ thể dẻo dai thường có tâm trạng vui vẻ, tích cực.
Sở hữu một gương mặt tự tin, vóc dáng săn chắc sẽ thu hút được ánh nhìn của đối phương. Ảnh minh họa: Anastasia Shuraeva/Pexels.
Nếu chăm tập thể dục và chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn cũng sẽ có nhiều năng lượng, cải thiện tính linh hoạt và sự tự tin.
Có một số bằng chứng cho thấy một lần tập thể dục có thể giúp cả hai có cảm xúc hơn, thúc đẩy sản sinh hormone, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
Ngừng so sánh
Việc liên tục kể lể, so sánh cách yêu của người khác hoặc những số liệu thống kê trên mạng, sách báo là điều không hữu ích. Thực tế, mỗi người đều không có quy chuẩn nào về số lần quan hệ.
Điều quan trọng nhất là liệu tần suất quan hệ trong hôn nhân có phù hợp cả hai hay không. Nếu không, hai người cần ngồi lại và tháo gỡ nó càng sớm càng tốt.
Tương tự, chuyện chăn gối không phải lúc nào cũng hoàn hảo; đừng so sánh đời sống vợ chồng với những hình ảnh trên phim hoặc trên truyền hình.
Ngừng so sánh tiêu chuẩn trên phim ảnh với đối phương nếu bạn không muốn hôn nhân đi vào ngõ cụt. Ảnh minh họa: Pexels.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu hai vợ chồng đều gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì đời sống tình dục viên mãn, gặp gỡ chuyên gia là cách giúp cả hai dần dần tháo gỡ vấn đề.
Bên cạnh đó, tham gia các lớp học trị liệu là một hình thức giúp các cá nhân và các cặp vợ chồng giải quyết các vấn đề liên quan.
Tích cực hoạt động và nghĩ về chuyện chăn gối sẽ đem đến nhiều lợi ích bao gồm: hạ huyết áp, giảm căng thẳng, tăng sự thân mật và thậm chí giảm tỷ lệ ly hôn.
Chuyện đụng chạm thân mật trong hôn nhân sẽ có lúc thăng lúc trầm. Vì vậy, đừng để câu chuyện ngại quan hệ trở thành vật cản hạnh phúc của hai người.
Bữa tiệc khiến nhiều người Mỹ ngoại tìnhMột cuộc khảo sát cho thấy hơn 70% người Mỹ đã lừa dối bạn đời khi tham dự các bữa tiệc độc thân của chính mình, người quen hoặc bạn bè, theo The New York Post.
05:26 22/5/2023
Tại sao tình dục lại thú vị Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa. | Đừng để tình dục trở thành rào cản hôn nhân
Sự nghiệp, tiền bạc, việc nhà, con cái có thể là vật cản khiến nhiều cặp đôi ngại đụng chạm thân mật. Giao tiếp, thấu hiểu và nâng cấp bản thân là những cách cải thiện hiệu quả.
Quan hệ tình dục thường xuyên là dấu hiệu cho thấy cặp đôi có đời sống vợ chồng tốt, điều này đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho cả hai. Ảnh minh họa: Cottonbro studio/Pexels.
Theo International Society for Sexual Medicine (ISSM), không có tiêu chuẩn cụ thể về tần suất quan hệ “bình thường”. Số lần thân mật của một cặp vợ chồng nên tùy thuộc vào chính họ. Điều này có thể bao gồm từ không có hoạt động nào đến một vài lần trong ngày, tuần hoặc thậm chí cả một năm.
Không phải lúc nào hai người cũng sẵn sàng quan hệ, đôi khi chỉ có một người ham muốn, người còn lại không có nhu cầu, theo Very Well Mind.
Giao tiếp
Trò chuyện là chìa khóa mở ra đời sống tình dục lành mạnh và tích cực giữa các cặp đôi. Vì thế việc tâm sự thường xuyên sẽ giúp hai người xích lại gần nhau, từ đó gia tăng nhu cầu.
Giao tiếp là cách nhanh nhất giúp các cặp đôi phá tan sự ngại ngùng và hiểu rõ kỳ vọng về nhau. Ảnh minh họa: Andrea Piacquadia/Pexels.
Đôi lúc, cặp đôi có thể chia sẻ với bạn đời về nỗi thất vọng, sự mong chờ hoặc trải nghiệm cùng đối phương bằng cách tinh tế, khéo léo.
Bên cạnh đó, thường xuyên tán thưởng, khen ngợi về hành động, nỗ lực của nửa kia cũng khiến họ dần tự tin hơn.
"Anh thích em trong bộ trang phục này", "cơ thể của anh thật rắn chắc", hay "trông em thật dễ thương" là ba trong số những câu khen ngợi được nhiều đôi áp dụng.
Đụng chạm thân mật trong một mối quan hệ lâu dài có thể sâu sắc hơn và trở thành một trải nghiệm phong phú nếu cả hai luôn cố gắng làm mới. Cho dù đã là vợ chồng, sự ngạc nhiên, nhu cầu và bị hấp dẫn lẫn nhau có thể vẫn luôn tồn tại.
Dành thời gian cho nhau
Nếu một cặp vợ chồng bị xoáy sâu vào vòng lặp công việc, nỗi lo cơm áo gạo tiền, họ có thể khó dành thời gian cho mỗi cuộc yêu. Thậm chí có thể ảnh hưởng nhiều đến đời sống hôn nhân.
Các cặp đôi trong tình huống này được khuyến khích nuôi dưỡng mối quan hệ bằng nhiều cách khác nhau.
Bí mật lên lịch một đêm hẹn hò lãng mạn và dành trọn thời gian bên nhau có thể giúp thúc đẩy mối quan hệ tình cảm. Nếu cần thiết, có thể nhờ các thành viên trong gia đình và bạn bè giúp đỡ trong việc chăm sóc con trẻ, chuẩn bị quà, cùng lên ý tưởng,...
Cùng nhau ăn tối ở nhà hàng, đi dạo, hay chỉ cần ở bên cạnh nhau cũng là cách hiệu quả giữ lửa hôn nhân. Ảnh minh họa: Pexels.
Mọi cuộc hôn nhân đều không thể nào mặn nồng nếu như một người cố gắng gần gũi, trao đi tình cảm, còn người còn lại luôn tỏ ra thờ ơ hoặc bận rộn. Cả hai cần có trách nhiệm để có một mối quan hệ thân mật và thành công.
Ngoài ra, nắm tay và thể hiện tình cảm là điều phái yếu mong muốn. Chỉ khi đó, họ mới cảm thấy được yêu thương và kết nối, đời sống vợ chồng sẽ dần trở nên viên mãn.
Việc nhắn tin, gọi điện thường xuyên hoặc trao nụ hôn trước khi đi làm, cái ôm sau tan ca cũng sẽ khiến đối phương cảm thấy ấm áp, được yêu thương.
Nâng cấp chính mình
Đời sống tình dục lành mạnh liên quan đến sức khỏe tổng thể: thể chất, cảm xúc và tinh thần. Những người luôn hạnh phúc, khỏe mạnh và cơ thể dẻo dai thường có tâm trạng vui vẻ, tích cực.
Sở hữu một gương mặt tự tin, vóc dáng săn chắc sẽ thu hút được ánh nhìn của đối phương. Ảnh minh họa: Anastasia Shuraeva/Pexels.
Nếu chăm tập thể dục và chế độ ăn uống bổ dưỡng, bạn cũng sẽ có nhiều năng lượng, cải thiện tính linh hoạt và sự tự tin.
Có một số bằng chứng cho thấy một lần tập thể dục có thể giúp cả hai có cảm xúc hơn, thúc đẩy sản sinh hormone, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.
Ngừng so sánh
Việc liên tục kể lể, so sánh cách yêu của người khác hoặc những số liệu thống kê trên mạng, sách báo là điều không hữu ích. Thực tế, mỗi người đều không có quy chuẩn nào về số lần quan hệ.
Điều quan trọng nhất là liệu tần suất quan hệ trong hôn nhân có phù hợp cả hai hay không. Nếu không, hai người cần ngồi lại và tháo gỡ nó càng sớm càng tốt.
Tương tự, chuyện chăn gối không phải lúc nào cũng hoàn hảo; đừng so sánh đời sống vợ chồng với những hình ảnh trên phim hoặc trên truyền hình.
Ngừng so sánh tiêu chuẩn trên phim ảnh với đối phương nếu bạn không muốn hôn nhân đi vào ngõ cụt. Ảnh minh họa: Pexels.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Nếu hai vợ chồng đều gặp khó khăn trong việc xây dựng và duy trì đời sống tình dục viên mãn, gặp gỡ chuyên gia là cách giúp cả hai dần dần tháo gỡ vấn đề.
Bên cạnh đó, tham gia các lớp học trị liệu là một hình thức giúp các cá nhân và các cặp vợ chồng giải quyết các vấn đề liên quan.
Tích cực hoạt động và nghĩ về chuyện chăn gối sẽ đem đến nhiều lợi ích bao gồm: hạ huyết áp, giảm căng thẳng, tăng sự thân mật và thậm chí giảm tỷ lệ ly hôn.
Chuyện đụng chạm thân mật trong hôn nhân sẽ có lúc thăng lúc trầm. Vì vậy, đừng để câu chuyện ngại quan hệ trở thành vật cản hạnh phúc của hai người.
Bữa tiệc khiến nhiều người Mỹ ngoại tìnhMột cuộc khảo sát cho thấy hơn 70% người Mỹ đã lừa dối bạn đời khi tham dự các bữa tiệc độc thân của chính mình, người quen hoặc bạn bè, theo The New York Post.
05:26 22/5/2023
Tại sao tình dục lại thú vị Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa. | |
Bất lực 'cai nghiện' TikTok cho con | Không ít phụ huynh thừa nhận bản thân cũng bị "cuốn" khi lướt TikTok, gặp nhiều khó khăn trong việc hạn chế con xem video có nội dung nhảm nhí, độc hại. | Cách đây hơn nửa năm, Thanh Nga (27 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM) đã có khoảng thời gian vật lộn để "cai nghiện" điện thoại cho con trai gần 3 tuổi, khi cậu bé liên tục quấy khóc đòi xem clip TikTok, YouTube.
“Vấn đề xuất phát từ sai lầm của tôi”, chị nói với Zing. Khi bé hơn một tuổi, Thanh Nga bắt đầu cho con xem các clip trên YouTube, sau đó là TikTok, để rảnh tay khi một mình nấu ăn hay làm việc nhà.
“Lúc đó, chỉ cần có điện thoại trước mặt, bé ngồi im để xem cả tiếng. Khi đón con từ nhà trẻ về vào buổi chiều, tôi sẽ để bé ngồi xem khoảng 1 tiếng trong lúc nấu nướng, và khi cho con ăn. Bản thân tôi cũng rất thích lướt video vui nhộn trên TikTok nên không nghĩ có vấn đề gì”, chị kể.
Thế nhưng, dần dần người mẹ nhận thấy vấn đề lớn khi con chỉ chịu ăn khi được xem clip, khóc lớn ăn vạ mỗi khi bị lấy lại điện thoại.
Không riêng chị Nga, nhiều phụ huynh cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát con nhỏ xem video trên mạng xã hội. Không ít bậc cha mẹ thừa nhận bản thân cũng bị “cuốn” vào các nền tảng này, hay xem video để giải trí, nên rất khó để làm gương cho con.
Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam, trong đó bao gồm chứa nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em.
Bởi vậy, sự kiểm soát và hướng dẫn của cha mẹ đóng vai trò quan trọng giúp các em nhỏ không bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu.
Trốn con xem điện thoại
Chị Nga nói rằng rất khó để “cai nghiện” cho con, bởi mỗi khi thấy bố mẹ cầm điện thoại, bé lại khóc lóc để đòi xem cho bằng được. Đỉnh điểm, có lúc bé khóc hơn 30 phút tới mức mệt lả.
Cuối cùng, chị chọn cách hạn chế thời gian xem từ từ, và chỉ cho con xem những clip đã tải xuống điện thoại với nội dung phù hợp.
“Tôi phải thống nhất với chồng là trước mặt con không được cầm điện thoại, nhất là vào giờ ăn. Nếu cần nhắn tin hay gọi điện thì tránh đi chỗ khác. Hai vợ chồng thường tranh thủ xem video để giải trí sau khi con đã ngủ”, chị cho biết.
Chị Thanh Nga hạn chế thời gian, cho con xem những video tải sẵn trong điện thoại.
Hồng Ngọc (sinh năm 1996, Quảng Ninh) thừa nhận có thời gian bản thân dành 1-2 tiếng xem TikTok mỗi ngày “khi rảnh rỗi, cầm điện thoại không biết làm gì”.
Bà mẹ hai con, một bé 5 tuổi và một bé 2 tuổi, nhận xét một số clip trên nền tảng này khá hữu ích, hấp dẫn song cũng có nhiều clip nhảm, không giá trị. Vì vậy, cô thường chỉ xem các nội dung giải trí, giáo dục con nhỏ hay chăm sóc da và chọn lọc áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Dù bản thân thường xuyên xem TikTok, Ngọc cho biết cô không muốn hai con tiếp xúc với ứng dụng này hay dùng để dỗ dành các bé như nhiều phụ huynh khác. Cô từng thấy nền tảng này lan truyền nhiều đoạn video phản cảm, nói tục hay thậm chí bạo lực và lo ngại con có thể học theo nếu bắt gặp.
Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận không loại trừ khả năng bị các con bắt gặp lúc đang xem clip TikTok. Con có thể tò mò, đòi xem chung. Khi đó, khó để cô giải thích cho con hiểu tác hại của những clip “nhìn có vẻ vui nhộn, hút mắt” ấy.
“Các bé giờ rất lanh, bé nhà tôi từng có lần thắc mắc về món ăn vợ chồng tôi được dùng, còn bé lại không”.
Để tránh khả năng đó, Ngọc chỉ xem vào tầm giờ trưa, khi rảnh rang và các con đã ngủ. Ngoài ra, cô thống nhất với các thành viên trong gia đình không nịnh, dỗ con bằng ứng dụng này hay để các bé phát hiện, xem chung.
Nếu muốn giải trí, buổi sáng, hai con của Ngọc chỉ được xem một số video trên YouTube Kids trong thời gian nửa tiếng. Các clip cũng được chiếu trên màn hình tivi để người lớn tiện theo dõi, kiểm soát.
Chị Ngọc tránh xem điện thoại trước mặt con.
Tương tự, Ngọc Dung (25 tuổi, TP.HCM), đang sống cùng nhà với vợ chồng anh trai, cũng phải “lén” dùng điện thoại vì không muốn ảnh hưởng đến cháu nhỏ 5 tuổi. Dung cho hay bản thân rất hay xem TikTok vì nhiều trend, tính giải trí cao.
“Ngày trước, tôi không xem nhưng vì bạn bè ai cũng ‘đu trend’ nên tôi tải TikTok để không bị lạc lõng. Bây giờ, nhiều khi tôi vô thức bật ứng dụng lên rồi lướt cả tiếng đồng hồ không chán, khi thoát ra lại chẳng nhớ mình vừa xem những gì. Thú thực, tôi thấy mình cũng nghiện xem”, Dung nói.
Tuy nhiên, anh chị của Dung không cho phép con trai tiếp cận TikTok vì cho rằng có quá nhiều nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em, nên cô cũng không mở xem trước mặt cháu.
“Chị dâu chỉ cho cháu tôi xem các clip học tập hoặc giải trí của trẻ em trên ipad. Tôi và anh trai thỉnh thoảng bị chị nhắc nhở khi ngồi lướt video trong bữa ăn hay khi có cháu tôi bên cạnh”.
Trong cuộc trò chuyện với Zing, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), nhận định không nên để trẻ tương tác với các nội dung trên mạng xã hội như TikTok, YouTube khi còn quá nhỏ.
“Khi con dưới 2 tuổi, cha mẹ cần tăng giao tiếp trực tiếp giữa con với những người xung quanh. Cha mẹ cần có trách nhiệm và sự nhất quán trong quản lý, xác định độ tuổi con sử dụng thiết bị điện tử, tham gia mạng xã hội. Càng trong thời đại công nghệ số, họ càng phải làm tốt vấn đề đó”, bà Hà nói.
Cha mẹ làm gương
Theo thống kê, tỷ lệ người dùng TikTok ở Việt Nam đã tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022) và có khoảng 4 triệu người dưới 18 tuổi đang sử dụng nền tảng này.
Dù đưa ra chính sách cộng đồng, không có cơ chế cụ thể nào để ngăn trẻ em tiếp xúc với các nội dung xấu.
Báo cáo tháng 12/2022 của Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số (CCDH) thực hiện tại Mỹ, Anh, Canada và Australia cho thấy trong vòng 2,6 phút sau khi người dùng là trẻ em 13 tuổi lập tài khoản, TikTok đề xuất nội dung tự sát.
Ở Việt Nam, việc kiểm soát nội dung độc hại với trẻ em chưa được nền tảng này thực hiện hiệu quả.
"Chúng tôi ghi nhận nội dung gây nguy hiểm với trẻ em, yêu cầu ngăn chặn nhưng TikTok không làm hiệu quả", ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), nói với Zing.
Thời gian rảnh buổi tối, vợ chồng Quang Huy (sinh năm 1995, Đà Nẵng) cũng thường xuyên chọn các clip trên TikTok để giải trí với thời lượng 30 phút đến một tiếng. Song, giống nhiều bậc phụ huynh khác nhận thức được các nội dung tạp nham trên nền tảng này, khó kiểm soát, Huy và vợ không cho cô con gái gần 3 tuổi biết và xem chúng.
Kể cả với tivi, máy tính bảng hay các nền tảng video, mạng xã hội khác, vợ chồng anh cũng hạn chế hết mức để con tiếp xúc, càng không dùng chúng để dỗ dành con. Nếu bé muốn giải trí, múa hát, hai người chỉ đồng ý cho xem khoảng 10 phút sau khi bé đã hoàn thành bữa ăn.
Nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc kiểm soát con xem điện thoại.
Để con gái không phát hiện, vợ chồng Huy chủ yếu xem TikTok khi con đã ngủ. Vào ngày nghỉ bé ở nhà, cặp đôi sắp xếp thời gian đưa con đi chơi, tham gia các hoạt động thể chất, hạn chế sự quan tâm dành cho các thiết bị điện tử.
“Giờ con còn nhỏ, chúng tôi có thể biết và quản lý gần như mọi hoạt động ăn uống ngủ nghỉ của con, song một thời gian nữa, tôi nghĩ sẽ cần có thêm biện pháp mới nếu muốn bảo vệ con khỏi các nội dung độc hại trên mạng xã hội”, anh chia sẻ.
Con có thể tiếp xúc các nội dung không phù hợp trên TikTok cũng là nỗi lo của Vũ Hòa (sinh năm 1987, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thời gian qua.
Thi thoảng, Vũ Hòa dành 20-30 phút/ngày để xem clip học tiếng Anh, nấu ăn hay chủ đề công nghệ trên TikTok. Song anh nhận định đứa con hơn 3 tuổi của mình chưa thể có khả năng phân biệt các nội dung tốt/xấu ở đây như người lớn và dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc thời gian dài.
“Nhưng cũng phải công nhận rằng thuật toán của ứng dụng này biết cách thu hút, giữ chân người dùng, ngay đến cả người lớn cũng dễ bị cuốn theo”, anh chia sẻ.
Có lần, con Vũ Hòa bắt gặp bố mẹ xem clip ca nhạc trên TikTok, chạy tới muốn xem chung. Hai người phải nhanh chóng tắt ứng dụng và hướng sự chú ý của con sang chủ đề khác. Sau lần đó, hai vợ chồng thống nhất hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước mặt con, đặc biệt là khi đang giải trí.
Hiện, Vũ Hòa chỉ thi thoảng cho con xem các video trẻ em 10-15 phút mỗi lần, tăng cường thời gian chơi cùng con, đưa con đến các khu vui chơi công cộng để con hạn chế tiếp xúc và nảy sinh ý muốn sử dụng thiết bị điện tử, nhất là các nền tảng video, mạng xã hội.
“Sau này con lớn hơn, đến một độ tuổi nào đó thì cũng không tránh được con tiếp xúc với các nền tảng này. Khi đó, chúng tôi sẽ coi đó như một phần thưởng để vừa khích lệ, vừa quản lý việc con sử dụng. Ví dụ, nếu con hoàn thành việc gì đó, con có thể được dùng thiết bị điện tử hoặc xem thứ yêu thích trong một khoảng thời gian nhất định”.
Ông bố Hà Nội cũng hy vọng TikTok sớm cập nhật các tính năng cho phép người lớn quản lý nội dung cung cấp cho trẻ nhỏ.
“Không phải 100% nội dung trên TikTok xấu, nhưng nếu muốn để con mình sử dụng, ít nhất những người làm cha mẹ như chúng tôi cần quản lý được các hình ảnh, âm thanh con sẽ tiếp xúc thay vì phó mặc cho thuật toán”.
TikTok tràn ngập các chuyên gia dạy làm giàuCác TikToker đưa ra vô số lời khuyên tài chính, tuy nhiên, đa số chỉ đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và không có tác dụng thực tế.
06:00 20/3/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | Bất lực 'cai nghiện' TikTok cho con
Không ít phụ huynh thừa nhận bản thân cũng bị "cuốn" khi lướt TikTok, gặp nhiều khó khăn trong việc hạn chế con xem video có nội dung nhảm nhí, độc hại.
Cách đây hơn nửa năm, Thanh Nga (27 tuổi, nhân viên văn phòng tại TP.HCM) đã có khoảng thời gian vật lộn để "cai nghiện" điện thoại cho con trai gần 3 tuổi, khi cậu bé liên tục quấy khóc đòi xem clip TikTok, YouTube.
“Vấn đề xuất phát từ sai lầm của tôi”, chị nói với Zing. Khi bé hơn một tuổi, Thanh Nga bắt đầu cho con xem các clip trên YouTube, sau đó là TikTok, để rảnh tay khi một mình nấu ăn hay làm việc nhà.
“Lúc đó, chỉ cần có điện thoại trước mặt, bé ngồi im để xem cả tiếng. Khi đón con từ nhà trẻ về vào buổi chiều, tôi sẽ để bé ngồi xem khoảng 1 tiếng trong lúc nấu nướng, và khi cho con ăn. Bản thân tôi cũng rất thích lướt video vui nhộn trên TikTok nên không nghĩ có vấn đề gì”, chị kể.
Thế nhưng, dần dần người mẹ nhận thấy vấn đề lớn khi con chỉ chịu ăn khi được xem clip, khóc lớn ăn vạ mỗi khi bị lấy lại điện thoại.
Không riêng chị Nga, nhiều phụ huynh cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát con nhỏ xem video trên mạng xã hội. Không ít bậc cha mẹ thừa nhận bản thân cũng bị “cuốn” vào các nền tảng này, hay xem video để giải trí, nên rất khó để làm gương cho con.
Trong buổi họp báo chiều 6/4, đại diện Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), thuộc Bộ Thông tin & Truyền thông đã chia sẻ chi tiết những vi phạm của TikTok tại Việt Nam, trong đó bao gồm chứa nội dung nhảm nhí, độc hại, thậm chí gây nguy hiểm với trẻ em.
Bởi vậy, sự kiểm soát và hướng dẫn của cha mẹ đóng vai trò quan trọng giúp các em nhỏ không bị ảnh hưởng bởi nội dung xấu.
Trốn con xem điện thoại
Chị Nga nói rằng rất khó để “cai nghiện” cho con, bởi mỗi khi thấy bố mẹ cầm điện thoại, bé lại khóc lóc để đòi xem cho bằng được. Đỉnh điểm, có lúc bé khóc hơn 30 phút tới mức mệt lả.
Cuối cùng, chị chọn cách hạn chế thời gian xem từ từ, và chỉ cho con xem những clip đã tải xuống điện thoại với nội dung phù hợp.
“Tôi phải thống nhất với chồng là trước mặt con không được cầm điện thoại, nhất là vào giờ ăn. Nếu cần nhắn tin hay gọi điện thì tránh đi chỗ khác. Hai vợ chồng thường tranh thủ xem video để giải trí sau khi con đã ngủ”, chị cho biết.
Chị Thanh Nga hạn chế thời gian, cho con xem những video tải sẵn trong điện thoại.
Hồng Ngọc (sinh năm 1996, Quảng Ninh) thừa nhận có thời gian bản thân dành 1-2 tiếng xem TikTok mỗi ngày “khi rảnh rỗi, cầm điện thoại không biết làm gì”.
Bà mẹ hai con, một bé 5 tuổi và một bé 2 tuổi, nhận xét một số clip trên nền tảng này khá hữu ích, hấp dẫn song cũng có nhiều clip nhảm, không giá trị. Vì vậy, cô thường chỉ xem các nội dung giải trí, giáo dục con nhỏ hay chăm sóc da và chọn lọc áp dụng vào cuộc sống thường ngày.
Dù bản thân thường xuyên xem TikTok, Ngọc cho biết cô không muốn hai con tiếp xúc với ứng dụng này hay dùng để dỗ dành các bé như nhiều phụ huynh khác. Cô từng thấy nền tảng này lan truyền nhiều đoạn video phản cảm, nói tục hay thậm chí bạo lực và lo ngại con có thể học theo nếu bắt gặp.
Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận không loại trừ khả năng bị các con bắt gặp lúc đang xem clip TikTok. Con có thể tò mò, đòi xem chung. Khi đó, khó để cô giải thích cho con hiểu tác hại của những clip “nhìn có vẻ vui nhộn, hút mắt” ấy.
“Các bé giờ rất lanh, bé nhà tôi từng có lần thắc mắc về món ăn vợ chồng tôi được dùng, còn bé lại không”.
Để tránh khả năng đó, Ngọc chỉ xem vào tầm giờ trưa, khi rảnh rang và các con đã ngủ. Ngoài ra, cô thống nhất với các thành viên trong gia đình không nịnh, dỗ con bằng ứng dụng này hay để các bé phát hiện, xem chung.
Nếu muốn giải trí, buổi sáng, hai con của Ngọc chỉ được xem một số video trên YouTube Kids trong thời gian nửa tiếng. Các clip cũng được chiếu trên màn hình tivi để người lớn tiện theo dõi, kiểm soát.
Chị Ngọc tránh xem điện thoại trước mặt con.
Tương tự, Ngọc Dung (25 tuổi, TP.HCM), đang sống cùng nhà với vợ chồng anh trai, cũng phải “lén” dùng điện thoại vì không muốn ảnh hưởng đến cháu nhỏ 5 tuổi. Dung cho hay bản thân rất hay xem TikTok vì nhiều trend, tính giải trí cao.
“Ngày trước, tôi không xem nhưng vì bạn bè ai cũng ‘đu trend’ nên tôi tải TikTok để không bị lạc lõng. Bây giờ, nhiều khi tôi vô thức bật ứng dụng lên rồi lướt cả tiếng đồng hồ không chán, khi thoát ra lại chẳng nhớ mình vừa xem những gì. Thú thực, tôi thấy mình cũng nghiện xem”, Dung nói.
Tuy nhiên, anh chị của Dung không cho phép con trai tiếp cận TikTok vì cho rằng có quá nhiều nội dung độc hại, không phù hợp với trẻ em, nên cô cũng không mở xem trước mặt cháu.
“Chị dâu chỉ cho cháu tôi xem các clip học tập hoặc giải trí của trẻ em trên ipad. Tôi và anh trai thỉnh thoảng bị chị nhắc nhở khi ngồi lướt video trong bữa ăn hay khi có cháu tôi bên cạnh”.
Trong cuộc trò chuyện với Zing, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW), nhận định không nên để trẻ tương tác với các nội dung trên mạng xã hội như TikTok, YouTube khi còn quá nhỏ.
“Khi con dưới 2 tuổi, cha mẹ cần tăng giao tiếp trực tiếp giữa con với những người xung quanh. Cha mẹ cần có trách nhiệm và sự nhất quán trong quản lý, xác định độ tuổi con sử dụng thiết bị điện tử, tham gia mạng xã hội. Càng trong thời đại công nghệ số, họ càng phải làm tốt vấn đề đó”, bà Hà nói.
Cha mẹ làm gương
Theo thống kê, tỷ lệ người dùng TikTok ở Việt Nam đã tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022) và có khoảng 4 triệu người dưới 18 tuổi đang sử dụng nền tảng này.
Dù đưa ra chính sách cộng đồng, không có cơ chế cụ thể nào để ngăn trẻ em tiếp xúc với các nội dung xấu.
Báo cáo tháng 12/2022 của Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số (CCDH) thực hiện tại Mỹ, Anh, Canada và Australia cho thấy trong vòng 2,6 phút sau khi người dùng là trẻ em 13 tuổi lập tài khoản, TikTok đề xuất nội dung tự sát.
Ở Việt Nam, việc kiểm soát nội dung độc hại với trẻ em chưa được nền tảng này thực hiện hiệu quả.
"Chúng tôi ghi nhận nội dung gây nguy hiểm với trẻ em, yêu cầu ngăn chặn nhưng TikTok không làm hiệu quả", ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT), nói với Zing.
Thời gian rảnh buổi tối, vợ chồng Quang Huy (sinh năm 1995, Đà Nẵng) cũng thường xuyên chọn các clip trên TikTok để giải trí với thời lượng 30 phút đến một tiếng. Song, giống nhiều bậc phụ huynh khác nhận thức được các nội dung tạp nham trên nền tảng này, khó kiểm soát, Huy và vợ không cho cô con gái gần 3 tuổi biết và xem chúng.
Kể cả với tivi, máy tính bảng hay các nền tảng video, mạng xã hội khác, vợ chồng anh cũng hạn chế hết mức để con tiếp xúc, càng không dùng chúng để dỗ dành con. Nếu bé muốn giải trí, múa hát, hai người chỉ đồng ý cho xem khoảng 10 phút sau khi bé đã hoàn thành bữa ăn.
Nhiều phụ huynh gặp khó khăn trong việc kiểm soát con xem điện thoại.
Để con gái không phát hiện, vợ chồng Huy chủ yếu xem TikTok khi con đã ngủ. Vào ngày nghỉ bé ở nhà, cặp đôi sắp xếp thời gian đưa con đi chơi, tham gia các hoạt động thể chất, hạn chế sự quan tâm dành cho các thiết bị điện tử.
“Giờ con còn nhỏ, chúng tôi có thể biết và quản lý gần như mọi hoạt động ăn uống ngủ nghỉ của con, song một thời gian nữa, tôi nghĩ sẽ cần có thêm biện pháp mới nếu muốn bảo vệ con khỏi các nội dung độc hại trên mạng xã hội”, anh chia sẻ.
Con có thể tiếp xúc các nội dung không phù hợp trên TikTok cũng là nỗi lo của Vũ Hòa (sinh năm 1987, quận Thanh Xuân, Hà Nội) thời gian qua.
Thi thoảng, Vũ Hòa dành 20-30 phút/ngày để xem clip học tiếng Anh, nấu ăn hay chủ đề công nghệ trên TikTok. Song anh nhận định đứa con hơn 3 tuổi của mình chưa thể có khả năng phân biệt các nội dung tốt/xấu ở đây như người lớn và dễ bị ảnh hưởng nếu tiếp xúc thời gian dài.
“Nhưng cũng phải công nhận rằng thuật toán của ứng dụng này biết cách thu hút, giữ chân người dùng, ngay đến cả người lớn cũng dễ bị cuốn theo”, anh chia sẻ.
Có lần, con Vũ Hòa bắt gặp bố mẹ xem clip ca nhạc trên TikTok, chạy tới muốn xem chung. Hai người phải nhanh chóng tắt ứng dụng và hướng sự chú ý của con sang chủ đề khác. Sau lần đó, hai vợ chồng thống nhất hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước mặt con, đặc biệt là khi đang giải trí.
Hiện, Vũ Hòa chỉ thi thoảng cho con xem các video trẻ em 10-15 phút mỗi lần, tăng cường thời gian chơi cùng con, đưa con đến các khu vui chơi công cộng để con hạn chế tiếp xúc và nảy sinh ý muốn sử dụng thiết bị điện tử, nhất là các nền tảng video, mạng xã hội.
“Sau này con lớn hơn, đến một độ tuổi nào đó thì cũng không tránh được con tiếp xúc với các nền tảng này. Khi đó, chúng tôi sẽ coi đó như một phần thưởng để vừa khích lệ, vừa quản lý việc con sử dụng. Ví dụ, nếu con hoàn thành việc gì đó, con có thể được dùng thiết bị điện tử hoặc xem thứ yêu thích trong một khoảng thời gian nhất định”.
Ông bố Hà Nội cũng hy vọng TikTok sớm cập nhật các tính năng cho phép người lớn quản lý nội dung cung cấp cho trẻ nhỏ.
“Không phải 100% nội dung trên TikTok xấu, nhưng nếu muốn để con mình sử dụng, ít nhất những người làm cha mẹ như chúng tôi cần quản lý được các hình ảnh, âm thanh con sẽ tiếp xúc thay vì phó mặc cho thuật toán”.
TikTok tràn ngập các chuyên gia dạy làm giàuCác TikToker đưa ra vô số lời khuyên tài chính, tuy nhiên, đa số chỉ đánh vào tâm lý muốn làm giàu nhanh chóng và không có tác dụng thực tế.
06:00 20/3/2023
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam. | |
Con đòi cha mẹ cho chơi TikTok vì 'các bạn trend nào cũng biết' | Sau khi vào lớp một, hầu như ngày nào, con trai của chị Anh Thi (36 tuổi, TP.HCM) cũng đòi bố mẹ tải ứng dụng TikTok về điện thoại vì không muốn thua kém bạn bè. | “Con kể trên lớp các bạn đều chơi ‘tóp tóp’ nên bài nhạc chế nào cũng thuộc, trend nào mới cũng biết. Chỉ mình con không biết gì nên thường bị bạn trêu chọc”, chị nói với Zing.
Nghe con kể thấy thương nên chị Thi quyết định cho phép bé dùng TikTok trên điện thoại của mình. Ban đầu, thấy con chỉ xem các clip nhảy nhót, hát hò với mục đích giải trí, chị khá yên tâm và dần lơ là giám sát.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản là thay vì xem hoạt hình trên tivi hay chơi game trên máy tính, các con có thể giải trí bằng việc xem clip trên TikTok”.
Tuy nhiên, chị Thi nhanh chóng nhận ra mình sai lầm khi nghĩ như vậy.
Với sự bùng nổ của ứng dụng video ngắn trong những năm gần đây, việc con nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại lướt TikTok cả ngày hay gào khóc, ăn vạ khi bị cấm cản là nỗi đau đầu của nhiều bậc phụ huynh.
Tỷ lệ người dùng TikTok tại Việt Nam tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022), với thời lượng sử dụng tăng gấp đôi từ 4% đến 8%. Một thống kê khác năm 2021 cũng chỉ ra rằng số lượng người sử dụng TikTok tại Việt Nam đứng thứ 6 thế giới và có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này.
Giới hạn thời gian sử dụng, hướng con tới các hoạt động vui chơi bên ngoài hay thẳng thừng cấm cửa, chặn ứng dụng TikTok trên bộ định tuyến mạng Wi-Fi,... là một số cách cha mẹ áp dụng để ngăn con sa đà vào nền tảng.
Nhiều trẻ em "nghiện" xem TikTok, thậm chí bắt bố mẹ quay clip cho mình.
Càng cấm càng tò mò
Một buổi sáng cuối tuần, sau khi đi chợ về, chị Thi tá hỏa phát hiện hàng loạt chai lọ trong nhà bị cắt ngang. Từ lọ tương ớt, các loại gia vị cho đến đồ dùng trong nhà tắm như chai nước rửa tay, tuýp kem đánh răng mới mua vài ngày trước đều bị cắt và vứt vào sọt rác.
Sau một hồi hỏi chuyện, người mẹ mới biết cậu con trai đang học lớp một đã dùng kéo cắt các vật dụng trong nhà vì nghĩ bên trong những món đồ này giấu đồ chơi.
Cậu bé nói rằng từng xem rất nhiều clip trên TikTok cho thấy mọi người cắt các lọ tương ớt, tương cà và tìm thấy mèo thần tài, mô hình lắp ghép, thậm chí cả tiền mặt ở bên trong. Tuy nhiên, những nội dung này đều là giả mạo, được dàn dựng để thu hút sự tò mò của người xem nhỏ tuổi.
Nói với Zing, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) chia sẻ nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi con chăm chú ngồi im xem tivi hay điện thoại nghĩa là con “ngoan”, nhưng tác động tiêu cực tiềm ẩn về sau rất khó lường.
Con trai chị Anh Thi cắt chai tương ớt để tìm đồ chơi như clip trên TikTok.
Chị Thi sau đó xóa ứng dụng để ngăn con tiếp cận với nội dung độc hại trên nền tảng.
“Con trai vẫn thường thuyết phục tôi tải lại ứng dụng, nhưng tôi nhất quyết nói không. Tôi thực sự lo ngại về những clip mà TikTok đang đề xuất cho người xem, nhất là trẻ em”, chị chia sẻ.
Trao đổi với Zing, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết, Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids, nhận định phụ huynh mỗi khi cho con ăn hay ngủ đều mang clip TikTok hoặc cho bé dùng các thiết bị điện tử để dỗ dành sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đầu tiên, con chỉ việc khóc, không ăn, làm hành vi tiêu cực,... sẽ được bố mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu, đòi hỏi của mình. Bé chỉ thụ động ngồi xem, tất cả sẽ có sẵn từ âm thanh, hình ảnh đến nội dung, thậm chí không cần nhấn nút. Lâu dần, điều này trở thành thói quen, khiến con không có nhu cầu tương tác, giao tiếp.
Tiếp đến, con trở nên thụ động và ì vì thấy các clip trên mạng thú vị hơn hoạt động bên ngoài. Bé sẽ lười vận động, không muốn nhúc nhích, động đậy khi chỉ cần nằm một chỗ và được cung cấp mọi thứ.
Thêm vào đó, khi con leo thang hành vi tiêu cực như bỏ ăn, không chịu ngủ,... để đạt được mục đích, bố mẹ phải mang việc xem TikTok ra để “mặc cả” với bé. Lúc này, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện là ai muốn bé làm việc gì thì phải đáp ứng nhu cầu của mình, dẫn đến việc người lớn rất khó để hướng dẫn, rèn luyện nề nếp và dạy con kỹ năng.
“Lẽ ra các kỹ năng như học là niềm vui, ăn cơm, đi ngủ là nhu cầu lại thành thứ để con ra điều kiện với bố mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ có tính thụ động cao và mất đi hứng thú với cách hoạt động, sinh hoạt khác mà đáng lẽ là niềm vui, động lực của bé”, bà Tuyết lý giải.
Gia đình anh Mai Viễn sắp xếp công việc, đưa các con đi chơi để hạn chế thời gian xem điện thoại, tivi.
Dù nhận thức rõ về ảnh hưởng xấu của những nội dung gây hại, nhảm nhí trên TikTok, anh Mai Viễn (41 tuổi, Quảng Trị) thừa nhận việc bảo vệ các con khỏi đó không hề đơn giản.
Có hai con trai (13 tuổi và 5 tuổi) đều rất thích các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, vợ chồng anh Viễn giữ quan điểm không để con tham gia thế giới trực tuyến quá sớm và quá sâu. Con trai đầu của anh hiện chỉ được phép sử dụng các mạng xã hội có liên quan đến trường lớp, cần thiết để trao đổi với bạn bè, thầy cô.
“Tôi từng tải ứng dụng TikTok về điện thoại để dùng thử. Nhưng chỉ sau hai tuần, tôi quyết định bấm xóa vì nhận thấy bản thân gần như bị nghiện, dành quá nhiều thời gian trên nền tảng. Người lớn mà còn dễ sa đà như vậy thì huống gì là trẻ em”, anh nói.
Tuy vậy, xóa app không hẳn là phương pháp “cai nghiện” hiệu quả nhất. Anh Viễn từng nhiều lần bắt gặp các con lén bố mẹ mở các clip TikTok trên tivi.
“Chúng tôi đã thử cả việc đặt mật khẩu tivi, đổi mật khẩu điện thoại, thậm chí giấu điều khiển mỗi lần ra khỏi nhà, nhưng dường như càng cấm, các con càng tò mò, càng tìm cách xem cho bằng được”, anh kể.
Bố mẹ cũng cần thay đổi
Khác với nhiều phụ huynh xung quanh, chị Bích Thủy (35 tuổi), nhân viên văn phòng tại TP.HCM, không cấm con trai hơn 4 tuổi dùng điện thoại, tivi.
“Không ít bố mẹ dùng điện thoại nhiều hơn cả con, trông con nhưng mắt không rời màn hình, lấy điện thoại để dụ con ngồi yên một chỗ, ăn thêm miếng cơm, thìa cháo hay lướt TikTok với lý do giải trí sau một ngày dài đi làm. Khi người lớn vẫn dùng điện thoại mà cấm con trẻ sử dụng, bé sẽ nảy sinh tâm lý bực bội, khó chịu”, chị chia sẻ.
Do đó, theo chị Thủy, việc đầu tiên không phải điều chỉnh hành vi của con, mà chính bố mẹ phải làm điều này nhằm tạo dựng môi trường tốt cho con trẻ.
Chị Bích Thủy không cho con tiếp xúc với clip trên mạng cho đến hơn 2 tuổi.
Về phía bản thân, chị Thủy không sử dụng điện thoại để chơi game và không cài đặt bất kỳ trò chơi nào trong máy.
“Khi sử dụng điện thoại mà có con bên cạnh, tôi sẽ giải thích lý do với bé như ‘Mẹ sử dụng điện thoại để giải quyết công việc/học bài/gọi điện thoại cho bà, người thân’ và nói rõ sẽ dùng trong bao lâu. Khi hết thời gian, tôi đặt điện thoại sang một bên. Bố mẹ cũng cần giữ chữ tín và thể hiện sự tôn trọng để làm gương cho con”, chị nói.
Hàng ngày, chị Thủy vẫn dùng điện thoại để giải trí, nhưng thường là lúc con ngủ hoặc khi bé không nhìn thấy.
Mỗi khi cho phép con xem điện thoại hay tivi, chị đặt ra những câu hỏi như “Con coi điện thoại với ai hay một mình?”, “Con coi trong thời gian bao lâu?”, “Con sẽ coi nội dung gì?”. Bằng cách này, người mẹ dễ biết việc mình cần làm hơn là cấm đoán bé.
“Những gì con coi luôn được tôi để ý tới. Nội dung nào không lành mạnh, tôi sẽ xóa trong lịch sử và giải thích cho con hiểu nên xem cái gì. Thời gian giải thích sẽ giúp bé sau này biết lựa chọn, định hướng thông tin để coi khi không có bố mẹ ở bên”, chị nói.
Khi con xem một mình, chị sẽ căn khoảng 15 phút và đặt báo thức trên điện thoại. Hết thời gian, bé sẽ trả lại điện thoại cho mẹ. Đặc biệt, con không coi vào giờ ăn cơm.
“Trong trường hợp con không chịu trả máy hay gào khóc, tôi sẽ tiến lại gần và nhắc nhẹ ‘Con là người biết giữ chữ tín mà. Mẹ lấy điện thoại nha’. Con có khóc, khó chịu cũng là chuyện tự nhiên vì đang xem mà bị cắt ngang, chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Nếu bố mẹ bực mình, la con ầm lên sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn”, chị nói.
Đến giờ, con trai chị Thủy vẫn thỉnh thoảng không chịu hợp tác. Tuy nhiên, sau khi con trả lại điện thoại, chị vẫn nói cảm ơn bé.
“Trong nhà tôi, con muốn coi điện thoại, tivi phải xin phép người lớn và có được sự đồng ý mới được sử dụng. Do đó, tôi hướng dẫn con hỏi bà khi mẹ không có mặt”.
Cấm con dùng TikTok mà không hướng dẫn, cùng tham gia hoạt động vui chơi khác để thay thế là sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết đồng ý rằng việc phụ huynh cấm đoán, cắt đứt việc xem TikTok của con ngay lập tức sẽ hình thành phản xạ ngược. Bé sẽ cảm giác bố mẹ không yêu mình, cấm cản tham gia thú vui, tước đoạt quyền lợi mà bé chưa đủ hiểu biết, trình độ để phân biệt là nó có hại.
Do đó, ngay từ đầu, bố mẹ có thể cài đặt chương trình con có thể xem để các video tương tự xoay quanh chủ đề này sẽ xuất hiện. Đây là cách định hướng cho con.
Về mặt thời lượng xem điện thoại, phụ huynh sẽ đồng thỏa thuận với con thay vì ngăn cấm hoàn toàn. Ngoài ra, người lớn phải có các hoạt động bổ trợ để con không bị hụt hẫng.
“Thực tế, nhu cầu của trẻ là giao tiếp, tương tác, không phải xem clip TikTok. Các con hoàn toàn có nhu cầu chơi với người lớn, nhưng nhiều khi bố mẹ không có thời gian để đáp ứng, hướng dẫn tham gia thú vui khác. Do đó, việc cấm đoán nên thay thế bằng khuyến khích thay đổi thói quen, như đưa con đi công viên, mua cát về xúc, cho chơi trò chơi”, bà Tuyết nói.
Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids chia sẻ thêm: “Tuổi thơ của trẻ trôi qua rất nhanh. Vì vậy, đừng để con suốt ngày dán mắt vào iPad và điện thoại. Rất mong bố mẹ dành thời gian thực sự để chơi cùng, tìm hiểu về tính cách, thói quen, sở thích của con và hiện diện trong những năm tháng tuổi thơ của bé”.
Sau khi thấy việc cấm đoán con xem clip trên TikTok không hiệu quả, vợ chồng anh Mai Viễn cố thử thay đổi phương pháp. Thay vì luôn nói “không” với trẻ, cả hai tìm cách chuyển sự chú ý của các con sang những hoạt động khác.
“Chúng tôi bắt đầu đăng ký cho con tham gia các lớp thể chất yêu thích như bơi lội, võ thuật. Mỗi tuần đều cố gắng đưa con ra ngoài chơi 1-2 lần, thay vì để con ở nhà và xem tivi”, anh nói.
Nhờ các hoạt động bên ngoài, “screen time” (thời gian xem màn hình tivi, smartphone...) của các con anh Viễn đã giảm rõ rệt.
“Tôi nhận ra con trẻ ngày nay dành quá nhiều thời gian xem TikTok hay mạng xã hội cũng là vì thiếu các hoạt động giải trí bên ngoài. Đôi khi bố mẹ vì bận rộn với công việc mà đang quên đi nhu cầu giải trí của các con”.
Loạn ‘thầy’ dạy giới tính, tiếng Anh, giảm cân ở TikTokTrên TikTok, “thầy” tiếng Anh bị tố dạy sai kiến thức, “chuyên gia” giảm cân chia sẻ phương pháp thiếu khoa học, người rao giảng về giáo dục giới tính không có bằng cấp chuyên môn.
19:30 28/3/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Con đòi cha mẹ cho chơi TikTok vì 'các bạn trend nào cũng biết'
Sau khi vào lớp một, hầu như ngày nào, con trai của chị Anh Thi (36 tuổi, TP.HCM) cũng đòi bố mẹ tải ứng dụng TikTok về điện thoại vì không muốn thua kém bạn bè.
“Con kể trên lớp các bạn đều chơi ‘tóp tóp’ nên bài nhạc chế nào cũng thuộc, trend nào mới cũng biết. Chỉ mình con không biết gì nên thường bị bạn trêu chọc”, chị nói với Zing.
Nghe con kể thấy thương nên chị Thi quyết định cho phép bé dùng TikTok trên điện thoại của mình. Ban đầu, thấy con chỉ xem các clip nhảy nhót, hát hò với mục đích giải trí, chị khá yên tâm và dần lơ là giám sát.
“Tôi chỉ nghĩ đơn giản là thay vì xem hoạt hình trên tivi hay chơi game trên máy tính, các con có thể giải trí bằng việc xem clip trên TikTok”.
Tuy nhiên, chị Thi nhanh chóng nhận ra mình sai lầm khi nghĩ như vậy.
Với sự bùng nổ của ứng dụng video ngắn trong những năm gần đây, việc con nhỏ dán mắt vào màn hình điện thoại lướt TikTok cả ngày hay gào khóc, ăn vạ khi bị cấm cản là nỗi đau đầu của nhiều bậc phụ huynh.
Tỷ lệ người dùng TikTok tại Việt Nam tăng từ 34% (năm 2020) lên 62% (năm 2022), với thời lượng sử dụng tăng gấp đôi từ 4% đến 8%. Một thống kê khác năm 2021 cũng chỉ ra rằng số lượng người sử dụng TikTok tại Việt Nam đứng thứ 6 thế giới và có tới 4 triệu người dưới 18 tuổi dùng mạng xã hội này.
Giới hạn thời gian sử dụng, hướng con tới các hoạt động vui chơi bên ngoài hay thẳng thừng cấm cửa, chặn ứng dụng TikTok trên bộ định tuyến mạng Wi-Fi,... là một số cách cha mẹ áp dụng để ngăn con sa đà vào nền tảng.
Nhiều trẻ em "nghiện" xem TikTok, thậm chí bắt bố mẹ quay clip cho mình.
Càng cấm càng tò mò
Một buổi sáng cuối tuần, sau khi đi chợ về, chị Thi tá hỏa phát hiện hàng loạt chai lọ trong nhà bị cắt ngang. Từ lọ tương ớt, các loại gia vị cho đến đồ dùng trong nhà tắm như chai nước rửa tay, tuýp kem đánh răng mới mua vài ngày trước đều bị cắt và vứt vào sọt rác.
Sau một hồi hỏi chuyện, người mẹ mới biết cậu con trai đang học lớp một đã dùng kéo cắt các vật dụng trong nhà vì nghĩ bên trong những món đồ này giấu đồ chơi.
Cậu bé nói rằng từng xem rất nhiều clip trên TikTok cho thấy mọi người cắt các lọ tương ớt, tương cà và tìm thấy mèo thần tài, mô hình lắp ghép, thậm chí cả tiền mặt ở bên trong. Tuy nhiên, những nội dung này đều là giả mạo, được dàn dựng để thu hút sự tò mò của người xem nhỏ tuổi.
Nói với Zing, bà Ngô Thị Thu Hà, Giám đốc Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và nâng cao năng lực phụ nữ (CEPEW) chia sẻ nhiều phụ huynh nghĩ rằng khi con chăm chú ngồi im xem tivi hay điện thoại nghĩa là con “ngoan”, nhưng tác động tiêu cực tiềm ẩn về sau rất khó lường.
Con trai chị Anh Thi cắt chai tương ớt để tìm đồ chơi như clip trên TikTok.
Chị Thi sau đó xóa ứng dụng để ngăn con tiếp cận với nội dung độc hại trên nền tảng.
“Con trai vẫn thường thuyết phục tôi tải lại ứng dụng, nhưng tôi nhất quyết nói không. Tôi thực sự lo ngại về những clip mà TikTok đang đề xuất cho người xem, nhất là trẻ em”, chị chia sẻ.
Trao đổi với Zing, chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết, Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids, nhận định phụ huynh mỗi khi cho con ăn hay ngủ đều mang clip TikTok hoặc cho bé dùng các thiết bị điện tử để dỗ dành sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Đầu tiên, con chỉ việc khóc, không ăn, làm hành vi tiêu cực,... sẽ được bố mẹ đáp ứng đầy đủ nhu cầu, đòi hỏi của mình. Bé chỉ thụ động ngồi xem, tất cả sẽ có sẵn từ âm thanh, hình ảnh đến nội dung, thậm chí không cần nhấn nút. Lâu dần, điều này trở thành thói quen, khiến con không có nhu cầu tương tác, giao tiếp.
Tiếp đến, con trở nên thụ động và ì vì thấy các clip trên mạng thú vị hơn hoạt động bên ngoài. Bé sẽ lười vận động, không muốn nhúc nhích, động đậy khi chỉ cần nằm một chỗ và được cung cấp mọi thứ.
Thêm vào đó, khi con leo thang hành vi tiêu cực như bỏ ăn, không chịu ngủ,... để đạt được mục đích, bố mẹ phải mang việc xem TikTok ra để “mặc cả” với bé. Lúc này, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện là ai muốn bé làm việc gì thì phải đáp ứng nhu cầu của mình, dẫn đến việc người lớn rất khó để hướng dẫn, rèn luyện nề nếp và dạy con kỹ năng.
“Lẽ ra các kỹ năng như học là niềm vui, ăn cơm, đi ngủ là nhu cầu lại thành thứ để con ra điều kiện với bố mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ có tính thụ động cao và mất đi hứng thú với cách hoạt động, sinh hoạt khác mà đáng lẽ là niềm vui, động lực của bé”, bà Tuyết lý giải.
Gia đình anh Mai Viễn sắp xếp công việc, đưa các con đi chơi để hạn chế thời gian xem điện thoại, tivi.
Dù nhận thức rõ về ảnh hưởng xấu của những nội dung gây hại, nhảm nhí trên TikTok, anh Mai Viễn (41 tuổi, Quảng Trị) thừa nhận việc bảo vệ các con khỏi đó không hề đơn giản.
Có hai con trai (13 tuổi và 5 tuổi) đều rất thích các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok, vợ chồng anh Viễn giữ quan điểm không để con tham gia thế giới trực tuyến quá sớm và quá sâu. Con trai đầu của anh hiện chỉ được phép sử dụng các mạng xã hội có liên quan đến trường lớp, cần thiết để trao đổi với bạn bè, thầy cô.
“Tôi từng tải ứng dụng TikTok về điện thoại để dùng thử. Nhưng chỉ sau hai tuần, tôi quyết định bấm xóa vì nhận thấy bản thân gần như bị nghiện, dành quá nhiều thời gian trên nền tảng. Người lớn mà còn dễ sa đà như vậy thì huống gì là trẻ em”, anh nói.
Tuy vậy, xóa app không hẳn là phương pháp “cai nghiện” hiệu quả nhất. Anh Viễn từng nhiều lần bắt gặp các con lén bố mẹ mở các clip TikTok trên tivi.
“Chúng tôi đã thử cả việc đặt mật khẩu tivi, đổi mật khẩu điện thoại, thậm chí giấu điều khiển mỗi lần ra khỏi nhà, nhưng dường như càng cấm, các con càng tò mò, càng tìm cách xem cho bằng được”, anh kể.
Bố mẹ cũng cần thay đổi
Khác với nhiều phụ huynh xung quanh, chị Bích Thủy (35 tuổi), nhân viên văn phòng tại TP.HCM, không cấm con trai hơn 4 tuổi dùng điện thoại, tivi.
“Không ít bố mẹ dùng điện thoại nhiều hơn cả con, trông con nhưng mắt không rời màn hình, lấy điện thoại để dụ con ngồi yên một chỗ, ăn thêm miếng cơm, thìa cháo hay lướt TikTok với lý do giải trí sau một ngày dài đi làm. Khi người lớn vẫn dùng điện thoại mà cấm con trẻ sử dụng, bé sẽ nảy sinh tâm lý bực bội, khó chịu”, chị chia sẻ.
Do đó, theo chị Thủy, việc đầu tiên không phải điều chỉnh hành vi của con, mà chính bố mẹ phải làm điều này nhằm tạo dựng môi trường tốt cho con trẻ.
Chị Bích Thủy không cho con tiếp xúc với clip trên mạng cho đến hơn 2 tuổi.
Về phía bản thân, chị Thủy không sử dụng điện thoại để chơi game và không cài đặt bất kỳ trò chơi nào trong máy.
“Khi sử dụng điện thoại mà có con bên cạnh, tôi sẽ giải thích lý do với bé như ‘Mẹ sử dụng điện thoại để giải quyết công việc/học bài/gọi điện thoại cho bà, người thân’ và nói rõ sẽ dùng trong bao lâu. Khi hết thời gian, tôi đặt điện thoại sang một bên. Bố mẹ cũng cần giữ chữ tín và thể hiện sự tôn trọng để làm gương cho con”, chị nói.
Hàng ngày, chị Thủy vẫn dùng điện thoại để giải trí, nhưng thường là lúc con ngủ hoặc khi bé không nhìn thấy.
Mỗi khi cho phép con xem điện thoại hay tivi, chị đặt ra những câu hỏi như “Con coi điện thoại với ai hay một mình?”, “Con coi trong thời gian bao lâu?”, “Con sẽ coi nội dung gì?”. Bằng cách này, người mẹ dễ biết việc mình cần làm hơn là cấm đoán bé.
“Những gì con coi luôn được tôi để ý tới. Nội dung nào không lành mạnh, tôi sẽ xóa trong lịch sử và giải thích cho con hiểu nên xem cái gì. Thời gian giải thích sẽ giúp bé sau này biết lựa chọn, định hướng thông tin để coi khi không có bố mẹ ở bên”, chị nói.
Khi con xem một mình, chị sẽ căn khoảng 15 phút và đặt báo thức trên điện thoại. Hết thời gian, bé sẽ trả lại điện thoại cho mẹ. Đặc biệt, con không coi vào giờ ăn cơm.
“Trong trường hợp con không chịu trả máy hay gào khóc, tôi sẽ tiến lại gần và nhắc nhẹ ‘Con là người biết giữ chữ tín mà. Mẹ lấy điện thoại nha’. Con có khóc, khó chịu cũng là chuyện tự nhiên vì đang xem mà bị cắt ngang, chưa kịp chuẩn bị tâm lý. Nếu bố mẹ bực mình, la con ầm lên sẽ trở thành một vòng luẩn quẩn”, chị nói.
Đến giờ, con trai chị Thủy vẫn thỉnh thoảng không chịu hợp tác. Tuy nhiên, sau khi con trả lại điện thoại, chị vẫn nói cảm ơn bé.
“Trong nhà tôi, con muốn coi điện thoại, tivi phải xin phép người lớn và có được sự đồng ý mới được sử dụng. Do đó, tôi hướng dẫn con hỏi bà khi mẹ không có mặt”.
Cấm con dùng TikTok mà không hướng dẫn, cùng tham gia hoạt động vui chơi khác để thay thế là sai lầm nhiều cha mẹ mắc phải.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết đồng ý rằng việc phụ huynh cấm đoán, cắt đứt việc xem TikTok của con ngay lập tức sẽ hình thành phản xạ ngược. Bé sẽ cảm giác bố mẹ không yêu mình, cấm cản tham gia thú vui, tước đoạt quyền lợi mà bé chưa đủ hiểu biết, trình độ để phân biệt là nó có hại.
Do đó, ngay từ đầu, bố mẹ có thể cài đặt chương trình con có thể xem để các video tương tự xoay quanh chủ đề này sẽ xuất hiện. Đây là cách định hướng cho con.
Về mặt thời lượng xem điện thoại, phụ huynh sẽ đồng thỏa thuận với con thay vì ngăn cấm hoàn toàn. Ngoài ra, người lớn phải có các hoạt động bổ trợ để con không bị hụt hẫng.
“Thực tế, nhu cầu của trẻ là giao tiếp, tương tác, không phải xem clip TikTok. Các con hoàn toàn có nhu cầu chơi với người lớn, nhưng nhiều khi bố mẹ không có thời gian để đáp ứng, hướng dẫn tham gia thú vui khác. Do đó, việc cấm đoán nên thay thế bằng khuyến khích thay đổi thói quen, như đưa con đi công viên, mua cát về xúc, cho chơi trò chơi”, bà Tuyết nói.
Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids chia sẻ thêm: “Tuổi thơ của trẻ trôi qua rất nhanh. Vì vậy, đừng để con suốt ngày dán mắt vào iPad và điện thoại. Rất mong bố mẹ dành thời gian thực sự để chơi cùng, tìm hiểu về tính cách, thói quen, sở thích của con và hiện diện trong những năm tháng tuổi thơ của bé”.
Sau khi thấy việc cấm đoán con xem clip trên TikTok không hiệu quả, vợ chồng anh Mai Viễn cố thử thay đổi phương pháp. Thay vì luôn nói “không” với trẻ, cả hai tìm cách chuyển sự chú ý của các con sang những hoạt động khác.
“Chúng tôi bắt đầu đăng ký cho con tham gia các lớp thể chất yêu thích như bơi lội, võ thuật. Mỗi tuần đều cố gắng đưa con ra ngoài chơi 1-2 lần, thay vì để con ở nhà và xem tivi”, anh nói.
Nhờ các hoạt động bên ngoài, “screen time” (thời gian xem màn hình tivi, smartphone...) của các con anh Viễn đã giảm rõ rệt.
“Tôi nhận ra con trẻ ngày nay dành quá nhiều thời gian xem TikTok hay mạng xã hội cũng là vì thiếu các hoạt động giải trí bên ngoài. Đôi khi bố mẹ vì bận rộn với công việc mà đang quên đi nhu cầu giải trí của các con”.
Loạn ‘thầy’ dạy giới tính, tiếng Anh, giảm cân ở TikTokTrên TikTok, “thầy” tiếng Anh bị tố dạy sai kiến thức, “chuyên gia” giảm cân chia sẻ phương pháp thiếu khoa học, người rao giảng về giáo dục giới tính không có bằng cấp chuyên môn.
19:30 28/3/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Hơn 30 tuổi mới lấy chồng | Trang 34 tuổi và chồng 43 tuổi lúc kết hôn, khi cả hai đều có sự nghiệp ổn định, đủ tài chính để có thể làm đám cưới theo ý mình và hiểu đây là người mình muốn ở bên. | Cách đây 10 năm, khi còn sinh sống tại Việt Nam, Phạm Nguyễn Quỳnh Trang (34 tuổi, hiện ở bang Texas, Mỹ) từng đặt ra cột mốc phải kết hôn trước năm 27 tuổi. Giống nhiều cô gái cùng trang lứa, Trang không tránh khỏi áp lực bị giục lấy chồng. Nhưng nhìn cảnh nhiều bạn bè lập gia đình sớm rồi có kết thúc buồn, cô càng đắn đo.
Tuy nhiên, từ khi ra nước ngoài định cư, dành nhiều thời gian tập trung phát triển sự nghiệp, Trang dần thay đổi suy nghĩ. Cô muốn cưới khi gặp đúng người.
Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mỹ, mọi thứ gần như đóng băng, Trang quen chồng sắp cưới qua ứng dụng hẹn hò.
Năm 2022, sau khi đông lạnh trứng khiến hormone thay đổi, trải qua cảm xúc tương tự trầm cảm sau sinh và đối mặt với những chấn thương tâm lý, Trang nhận ra người đàn ông yêu thương, chăm sóc, ở bên mình hơn 3 năm qua là người mình muốn cưới. Lúc này, cô đã 33 tuổi.
Quỳnh Trang chỉ kết hôn khi gặp đúng người, không quan trọng tuổi tác.
“Khi tôi thông báo kết hôn, gia đình và bạn bè gần như không tin. Họ hỏi đi hỏi lại nhiều lần, có người còn trêu, nói tôi về Việt Nam đưa thiệp tận tay mới tin”, cô kể.
Những người có xu hướng kết hôn muộn như Trang không hề hiếm.
Theo Niên giám Thống kê 2021, độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình ở Việt Nam là 26,2 tuổi. Xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất (29 tuổi).
Điều tra biến động dân số 2020 của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình của nam giới tăng từ 24,4 (năm 1989) lên 27,9 (năm 2020). Mức sinh hoạt phí cao cùng áp lực cuộc sống, công việc được xem là nguyên nhân dẫn đến xu hướng kết hôn trễ ở người trẻ thành thị.
Cùng với đó, nhiều người trẻ cũng chọn yêu đương không ràng buộc hôn nhân. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% (năm 2004) lên 10,1% (năm 2019). Điều đó có nghĩa trong vòng 15 năm, tỷ lệ người chọn không kết hôn tăng gần gấp đôi.
Cưới khi có sự nghiệp, đủ tài chính
Quỳnh Trang tổ chức hôn lễ vào ngày 11/6 tại TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Chồng cô 43 tuổi, là người gốc Việt sinh ra ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ về quê hương. Hôn lễ cũng là dịp nhà trai gồm 60 người được trải nghiệm văn hóa cùng nghi lễ đám cưới của Việt Nam.
“Tôi dồn hết tâm huyết và công sức để khách mời có buổi tối đáng nhớ thay vì chỉ đến ăn uống rồi đi về”.
Lúc này, cả Trang và chồng đều có sự nghiệp ổn định, đủ tài chính để có thể làm đám cưới theo ý mình.
Khi Lệ Hằng thông báo kết hôn ở tuổi 38, cả nhà cô đều bất ngờ.
Càng gần đám cưới diễn ra vào ngày 10-11/6, Vương Thị Lệ Hằng (38 tuổi, TP.HCM) càng mong dịp này đến sớm để vơi bớt căng thẳng trong quá trình chuẩn bị. Cô cho biết sẽ tổ chức đơn giản, nhà gái đãi 12 bàn khách, nhà trai 20 bàn.
“Một phần, tôi thấy mình không đủ sức khỏe để làm rình rang. Phần nữa là tôi thương ông xã chỉ có một mình, ba mẹ đều không còn, nên áp lực về kinh tế khá lớn”, cô chia sẻ.
Trước khi gặp chồng, Hằng có đoạn duyên lỡ dở vài năm. Tuy nhiên, cô không nghĩ nhiều, chỉ coi kết hôn là duyên phận, khi nào đến thì đón nhận.
“Ba mẹ tôi cũng không thúc giục. Bởi vậy, khi tôi thông báo kết hôn, cả nhà đều bất ngờ và vui”.
Ông xã ít hơn Hằng một tuổi. Hai người quen nhau một năm trước khi tiến tới hôn nhân. Với cô, tuổi tác khi kết hôn không quan trọng bằng chuyện sinh con.
“Ngày trước, tôi thi thoảng cũng mơ về đám cưới lãng mạn, cầu kỳ. Nhưng sau 30 tuổi, suy nghĩ trở nên thực tế hơn. Tôi chỉ tổ chức đám cưới tối giản, không cần lãng phí quá nhiều bởi sau đó, 2 vợ chồng còn cần dồn tài chính lo cho con cái”.
Vợ chồng Hằng dự định sau khi cưới xong sẽ đến gặp bác sĩ để theo dõi, bắt đầu hành trình tìm con.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết, Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids, nhận định hiện nay, độ tuổi kết hôn càng ngày càng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều người hơn 30 tuổi mới nghĩ đến chuyện lập gia đình và điều này không còn bị xem là bất thường.
Theo bà Tuyết, việc đặt ra độ tuổi phù hợp để khuyến khích kết hôn hay sinh con là rất khó, bởi mỗi người sẽ có quan điểm, mục tiêu khác nhau và chính họ mới biết rõ nhất thời điểm nào là phù hợp.
Kết hôn khi sẵn sàng
Giống như Quỳnh Trang và Lệ Hằng, Nguyễn Thị Diễm Phúc (32 tuổi) không nôn nóng chuyện kết hôn cho đến khi gặp người mình cảm thấy xứng đáng.
“Trước khi quen ông xã, tôi từng trải qua nhiều mối tình. Tôi cũng không đưa ai về ra mắt gia đình”, cô kể.
Dù là con gái duy nhất trong nhà, Phúc cũng không bị giục cưới. Bố mẹ thường nói chỉ sợ con lấy nhầm rồi khổ, chứ không sợ con độc thân.
Lần đầu gặp chồng hiện tại, Phúc không ấn tượng vì anh không phải gu, hơn nữa lại kém 2 tuổi, tính trẻ con hơn. Ngược lại, anh lại phải lòng sự chững chạc của Phúc và nhất quyết theo đuổi cô.
Khi dịch Covid-19 ở TP.HCM bùng phát mạnh, ông xã rủ Phúc lên Đà Lạt sinh sống và kinh doanh khách sạn. Sau nhiều lần do dự, cô bỏ mức thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng để đi theo anh, khi đó mới là bạn trai.
“Đó là giai đoạn tôi muốn sống bình yên, không bon chen và biết rằng ông xã có thể đem đến cho mình cảm giác đó. Nếu là người khác, tôi chưa chắc sẽ lựa chọn như vậy”.
Diễm Phúc tổ chức hôn lễ khi con gái được một tuổi.
Lên Đà Lạt một tháng, Phúc phát hiện có bầu. Cả hai vui mừng và cảm thấy cuộc đời đã cho mình "món quà" vô giá. Tới khi bé Nấm đầy tháng, 2 gia đình mới chính thức gặp mặt. Chuyện cưới xin được bàn bạc lúc em bé 6 tháng tuổi.
Tháng 12/2022, hôn lễ diễn ra tại TP.HCM của Phúc khiến khách mời bất ngờ và xúc động khi bé Nấm ngồi trên ôtô điều khiển tiến vào lễ đường. Ông xã cô cũng không kìm được nước mắt. Trước đó, trừ gia đình, Phúc không tiết lộ về việc mình sinh con.
"Lúc đó, chúng tôi đã đủ trưởng thành để làm vợ, làm chồng và làm cha mẹ", cô nhớ lại.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết nhận xét thực tế, nếu kết hôn khi chưa có đủ trải nghiệm và chưa chuẩn bị tâm thế về tinh thần lẫn vật chất, điều này có thể dẫn đến sự đổ vỡ vì nhiều thứ chưa thể lường trước.
Hoặc trong trường hợp một người còn muốn rong chơi mà đã phải lấy chồng/vợ, họ luôn có sự nuối tiếc và không toàn tâm toàn ý cho cuộc hôn nhân. Ngược lại, khi được tự do và phấn đấu đến độ tuổi nào đó, họ tự thấy cần thay đổi, vun vén cho gia đình.
Dù hiện nay không còn nhiều áp lực về việc “30 tuổi chưa lấy chồng”, bà Tuyết lưu ý sau 35 tuổi, sức dẻo dai của phụ nữ không còn nhiều, nội tiết tố cũng bắt đầu suy giảm. Điều này có thể liên quan đến sức khỏe thể chất của người mẹ khi sinh nở và ảnh hưởng đến con.
“Do đó, nếu thực sự có ý định kết hôn, mỗi người có thể đặt ra một số mục tiêu cơ bản về sự nghiệp, tài chính,... Chúng ta cũng nên suy xét tới việc chênh lệch tuổi tác giữa con cái và cha mẹ. Đây cũng là trở ngại trong việc nuôi dạy, về phương pháp hay sự thích ứng với con”, bà nói.
Với Phúc, bao nhiêu tuổi kết hôn không quan trọng bằng việc vợ chồng yêu thương nhau.
“Mỗi độ tuổi đều có nét đẹp riêng. Ở độ tuổi 20 hay 30 kết hôn đều được, miễn là tự mình thấy hạnh phúc”, cô nói.
Còn với Quỳnh Trang, độ tuổi nên lập gia đình sẽ là thời điểm tự mình phải cảm thấy sẵn sàng. Khi đó, mỗi người xác định rõ điều mình mong muốn để không làm mình đau hay đối phương tổn thương.
“Tôi nghĩ rằng bản thân kết hôn trên 30 tuổi, khi có sự nghiệp, biết rõ mình muốn gì, đủ trải nghiệm về tình yêu, hạnh phúc sẽ vững bền hơn”, Trang chia sẻ.
Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cươngVới nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần.
06:05 13/5/2023
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào. | Hơn 30 tuổi mới lấy chồng
Trang 34 tuổi và chồng 43 tuổi lúc kết hôn, khi cả hai đều có sự nghiệp ổn định, đủ tài chính để có thể làm đám cưới theo ý mình và hiểu đây là người mình muốn ở bên.
Cách đây 10 năm, khi còn sinh sống tại Việt Nam, Phạm Nguyễn Quỳnh Trang (34 tuổi, hiện ở bang Texas, Mỹ) từng đặt ra cột mốc phải kết hôn trước năm 27 tuổi. Giống nhiều cô gái cùng trang lứa, Trang không tránh khỏi áp lực bị giục lấy chồng. Nhưng nhìn cảnh nhiều bạn bè lập gia đình sớm rồi có kết thúc buồn, cô càng đắn đo.
Tuy nhiên, từ khi ra nước ngoài định cư, dành nhiều thời gian tập trung phát triển sự nghiệp, Trang dần thay đổi suy nghĩ. Cô muốn cưới khi gặp đúng người.
Khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Mỹ, mọi thứ gần như đóng băng, Trang quen chồng sắp cưới qua ứng dụng hẹn hò.
Năm 2022, sau khi đông lạnh trứng khiến hormone thay đổi, trải qua cảm xúc tương tự trầm cảm sau sinh và đối mặt với những chấn thương tâm lý, Trang nhận ra người đàn ông yêu thương, chăm sóc, ở bên mình hơn 3 năm qua là người mình muốn cưới. Lúc này, cô đã 33 tuổi.
Quỳnh Trang chỉ kết hôn khi gặp đúng người, không quan trọng tuổi tác.
“Khi tôi thông báo kết hôn, gia đình và bạn bè gần như không tin. Họ hỏi đi hỏi lại nhiều lần, có người còn trêu, nói tôi về Việt Nam đưa thiệp tận tay mới tin”, cô kể.
Những người có xu hướng kết hôn muộn như Trang không hề hiếm.
Theo Niên giám Thống kê 2021, độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình ở Việt Nam là 26,2 tuổi. Xét theo địa phương, TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất (29 tuổi).
Điều tra biến động dân số 2020 của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình của nam giới tăng từ 24,4 (năm 1989) lên 27,9 (năm 2020). Mức sinh hoạt phí cao cùng áp lực cuộc sống, công việc được xem là nguyên nhân dẫn đến xu hướng kết hôn trễ ở người trẻ thành thị.
Cùng với đó, nhiều người trẻ cũng chọn yêu đương không ràng buộc hôn nhân. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ người độc thân tại Việt Nam có xu hướng tăng nhanh, từ 6,23% (năm 2004) lên 10,1% (năm 2019). Điều đó có nghĩa trong vòng 15 năm, tỷ lệ người chọn không kết hôn tăng gần gấp đôi.
Cưới khi có sự nghiệp, đủ tài chính
Quỳnh Trang tổ chức hôn lễ vào ngày 11/6 tại TP Biên Hòa (Đồng Nai).
Chồng cô 43 tuổi, là người gốc Việt sinh ra ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ về quê hương. Hôn lễ cũng là dịp nhà trai gồm 60 người được trải nghiệm văn hóa cùng nghi lễ đám cưới của Việt Nam.
“Tôi dồn hết tâm huyết và công sức để khách mời có buổi tối đáng nhớ thay vì chỉ đến ăn uống rồi đi về”.
Lúc này, cả Trang và chồng đều có sự nghiệp ổn định, đủ tài chính để có thể làm đám cưới theo ý mình.
Khi Lệ Hằng thông báo kết hôn ở tuổi 38, cả nhà cô đều bất ngờ.
Càng gần đám cưới diễn ra vào ngày 10-11/6, Vương Thị Lệ Hằng (38 tuổi, TP.HCM) càng mong dịp này đến sớm để vơi bớt căng thẳng trong quá trình chuẩn bị. Cô cho biết sẽ tổ chức đơn giản, nhà gái đãi 12 bàn khách, nhà trai 20 bàn.
“Một phần, tôi thấy mình không đủ sức khỏe để làm rình rang. Phần nữa là tôi thương ông xã chỉ có một mình, ba mẹ đều không còn, nên áp lực về kinh tế khá lớn”, cô chia sẻ.
Trước khi gặp chồng, Hằng có đoạn duyên lỡ dở vài năm. Tuy nhiên, cô không nghĩ nhiều, chỉ coi kết hôn là duyên phận, khi nào đến thì đón nhận.
“Ba mẹ tôi cũng không thúc giục. Bởi vậy, khi tôi thông báo kết hôn, cả nhà đều bất ngờ và vui”.
Ông xã ít hơn Hằng một tuổi. Hai người quen nhau một năm trước khi tiến tới hôn nhân. Với cô, tuổi tác khi kết hôn không quan trọng bằng chuyện sinh con.
“Ngày trước, tôi thi thoảng cũng mơ về đám cưới lãng mạn, cầu kỳ. Nhưng sau 30 tuổi, suy nghĩ trở nên thực tế hơn. Tôi chỉ tổ chức đám cưới tối giản, không cần lãng phí quá nhiều bởi sau đó, 2 vợ chồng còn cần dồn tài chính lo cho con cái”.
Vợ chồng Hằng dự định sau khi cưới xong sẽ đến gặp bác sĩ để theo dõi, bắt đầu hành trình tìm con.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết, Giám đốc chương trình Trí tuệ cảm xúc Capokids, nhận định hiện nay, độ tuổi kết hôn càng ngày càng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn. Nhiều người hơn 30 tuổi mới nghĩ đến chuyện lập gia đình và điều này không còn bị xem là bất thường.
Theo bà Tuyết, việc đặt ra độ tuổi phù hợp để khuyến khích kết hôn hay sinh con là rất khó, bởi mỗi người sẽ có quan điểm, mục tiêu khác nhau và chính họ mới biết rõ nhất thời điểm nào là phù hợp.
Kết hôn khi sẵn sàng
Giống như Quỳnh Trang và Lệ Hằng, Nguyễn Thị Diễm Phúc (32 tuổi) không nôn nóng chuyện kết hôn cho đến khi gặp người mình cảm thấy xứng đáng.
“Trước khi quen ông xã, tôi từng trải qua nhiều mối tình. Tôi cũng không đưa ai về ra mắt gia đình”, cô kể.
Dù là con gái duy nhất trong nhà, Phúc cũng không bị giục cưới. Bố mẹ thường nói chỉ sợ con lấy nhầm rồi khổ, chứ không sợ con độc thân.
Lần đầu gặp chồng hiện tại, Phúc không ấn tượng vì anh không phải gu, hơn nữa lại kém 2 tuổi, tính trẻ con hơn. Ngược lại, anh lại phải lòng sự chững chạc của Phúc và nhất quyết theo đuổi cô.
Khi dịch Covid-19 ở TP.HCM bùng phát mạnh, ông xã rủ Phúc lên Đà Lạt sinh sống và kinh doanh khách sạn. Sau nhiều lần do dự, cô bỏ mức thu nhập gần 50 triệu đồng/tháng để đi theo anh, khi đó mới là bạn trai.
“Đó là giai đoạn tôi muốn sống bình yên, không bon chen và biết rằng ông xã có thể đem đến cho mình cảm giác đó. Nếu là người khác, tôi chưa chắc sẽ lựa chọn như vậy”.
Diễm Phúc tổ chức hôn lễ khi con gái được một tuổi.
Lên Đà Lạt một tháng, Phúc phát hiện có bầu. Cả hai vui mừng và cảm thấy cuộc đời đã cho mình "món quà" vô giá. Tới khi bé Nấm đầy tháng, 2 gia đình mới chính thức gặp mặt. Chuyện cưới xin được bàn bạc lúc em bé 6 tháng tuổi.
Tháng 12/2022, hôn lễ diễn ra tại TP.HCM của Phúc khiến khách mời bất ngờ và xúc động khi bé Nấm ngồi trên ôtô điều khiển tiến vào lễ đường. Ông xã cô cũng không kìm được nước mắt. Trước đó, trừ gia đình, Phúc không tiết lộ về việc mình sinh con.
"Lúc đó, chúng tôi đã đủ trưởng thành để làm vợ, làm chồng và làm cha mẹ", cô nhớ lại.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Tình Tuyết nhận xét thực tế, nếu kết hôn khi chưa có đủ trải nghiệm và chưa chuẩn bị tâm thế về tinh thần lẫn vật chất, điều này có thể dẫn đến sự đổ vỡ vì nhiều thứ chưa thể lường trước.
Hoặc trong trường hợp một người còn muốn rong chơi mà đã phải lấy chồng/vợ, họ luôn có sự nuối tiếc và không toàn tâm toàn ý cho cuộc hôn nhân. Ngược lại, khi được tự do và phấn đấu đến độ tuổi nào đó, họ tự thấy cần thay đổi, vun vén cho gia đình.
Dù hiện nay không còn nhiều áp lực về việc “30 tuổi chưa lấy chồng”, bà Tuyết lưu ý sau 35 tuổi, sức dẻo dai của phụ nữ không còn nhiều, nội tiết tố cũng bắt đầu suy giảm. Điều này có thể liên quan đến sức khỏe thể chất của người mẹ khi sinh nở và ảnh hưởng đến con.
“Do đó, nếu thực sự có ý định kết hôn, mỗi người có thể đặt ra một số mục tiêu cơ bản về sự nghiệp, tài chính,... Chúng ta cũng nên suy xét tới việc chênh lệch tuổi tác giữa con cái và cha mẹ. Đây cũng là trở ngại trong việc nuôi dạy, về phương pháp hay sự thích ứng với con”, bà nói.
Với Phúc, bao nhiêu tuổi kết hôn không quan trọng bằng việc vợ chồng yêu thương nhau.
“Mỗi độ tuổi đều có nét đẹp riêng. Ở độ tuổi 20 hay 30 kết hôn đều được, miễn là tự mình thấy hạnh phúc”, cô nói.
Còn với Quỳnh Trang, độ tuổi nên lập gia đình sẽ là thời điểm tự mình phải cảm thấy sẵn sàng. Khi đó, mỗi người xác định rõ điều mình mong muốn để không làm mình đau hay đối phương tổn thương.
“Tôi nghĩ rằng bản thân kết hôn trên 30 tuổi, khi có sự nghiệp, biết rõ mình muốn gì, đủ trải nghiệm về tình yêu, hạnh phúc sẽ vững bền hơn”, Trang chia sẻ.
Vợ chồng mới cưới được tặng nhà, đất, nhẫn kim cươngVới nhiều đôi mới kết hôn, giá trị của món quà cưới đôi khi không nằm ở mặt kinh tế, mà còn mang ý nghĩa về tinh thần.
06:05 13/5/2023
Thí nghiệm sự bền chặt của các đôi Trong cuốn Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy của tác giả David McRaney, nhà tâm lý học James Graham đã làm một thí nghiệm và đi tới kết luận rằng bởi vì con người luôn có nhu cầu được phát triển, mở rộng, trau dồi khả năng và vốn kiến thức, nên khi được kết hợp, học hỏi từ người yêu, biến chúng thành những kỹ năng, triết lý và bản ngã của bản thân, thì mối liên kết giữa bạn với người ấy sẽ được củng cố tốt hơn bất kỳ hành động lãng mạn nào. | |
Cái khó của phụ nữ khi nghỉ làm để ở nhà chăm con | Vừa chăm con, vừa đi làm và kinh doanh, Ngọc Hân cảm thấy một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Trong khi đó, Phương Trinh dần đánh mất các mối quan hệ và sự tự do khi ở nhà. | Phương Trinh (24 tuổi, quận 7, TP.HCM) mang bầu trong giai đoạn vừa hoàn thành những môn học cuối cùng trước khi tốt nghiệp đại học, vừa làm cùng lúc nhiều công việc freelance (tự do) với mức thu nhập tốt.
Sức khỏe yếu, cô phải tạm gác mọi thứ để yên tâm dưỡng thai, đợi qua kỳ thai sản mới tính tiếp.
Tháng 12/2022, vợ chồng Trinh đón con gái đầu lòng. Bé khá cứng cáp, quấn mẹ cả ngày.
“Trước đó, tôi dự định đi làm lại từ sớm để kinh tế gia đình thoải mái hơn. Nhưng sinh xong lại bị ‘nghiện con’, tôi không nỡ gửi bé đi nhà trẻ, trong khi nhà nội ở xa, ông bà ngoại cũng chỉ phụ được ít bữa. Vì thế, vợ chồng tôi quyết định tự chăm con đến ít nhất 18 tháng”, cô chia sẻ.
Không yên tâm gửi con đi nhà trẻ, vợ chồng Phương Trinh quyết định tự chăm bé đến 18 tháng tuổi.
Theo Trinh, lựa chọn này có điểm cộng lớn nhất là được đồng hành với con trong những năm tháng đầu đời, cũng như dành thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến gánh nặng tài chính dồn lên vai người chồng và đòi hỏi cả hai phải biết tính toán chi tiêu hợp lý.
Để tránh bị lạm chi, Trinh lên kế hoạch chi tiết cho 3 tháng đầu nhằm cân đối ngân sách, từ mua sắm đồ dùng em bé, tiêm ngừa, sữa đến ăn uống, tiền sinh hoạt.
Bên cạnh đó, việc ở nhà lâu ngày khiến cô cảm thấy bị tụt lại phía sau, dần đánh mất các mối quan hệ trong xã hội lẫn công việc và sự tự do.
“Ở cữ vài tháng thôi mà khi ra đường, tôi thấy mọi thứ đều mới lạ. Việc dành 24 giờ cho con mỗi ngày khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa như tôi mắc tâm lý ngại đi làm trở lại. Tôi sẽ nghĩ đến chuyện này khi cả hai mẹ con đã sẵn sàng”.
Khi nói đến phương án thuê người chăm trẻ, Trinh cảm thấy không an tâm. Cô đang tìm hiểu một trường mẫu giáo ở quận 4, có dạy tiếng Anh và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, học phí hơi cao nên người mẹ trẻ còn đắn đo.
Những băn khoăn của Phương Trinh khi đứng giữa lựa chọn đi làm lại hay nghỉ ở nhà để chăm bẵm con nhỏ không phải là cá biệt.
Theo báo cáo “Lao động nữ mong muốn gì” do ManpowerGroup khảo sát 4.000 lao động nữ từ 7 quốc gia và khu vực công bố đầu tháng 3, 30% lao động nữ sẽ thôi việc để đổi lấy sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống.
Số liệu cũng chỉ rõ có 8% phụ nữ không thể trở lại làm việc do phải chăm sóc con cái. Đây là tỷ lệ gấp đôi so với nam giới. Gần 20% số người được hỏi mong muốn lãnh đạo thấu hiểu và chia sẻ với thách thức phụ nữ đối mặt khi “vừa đi làm, vừa làm mẹ”.
Nỗi lo thu nhập
Trước khi sinh con đầu lòng, Như Thùy (24 tuổi, Hà Nội) làm việc trong mảng nhân sự. Từ khi theo chồng ra Bắc và mang thai, cô không xin được việc nên quyết định nghỉ hẳn ở nhà.
“Lúc mới sinh, tôi gặp áp lực tâm lý vì lần đầu làm mẹ, phải học từ những thứ nhỏ nhất, cộng với việc chồng thường phải đi xa, ông bà đều ở quê nên chỉ có mình tôi chăm bé. 24h trông con, rồi lo nhà cửa, cơm nước, xoay vần là hết một ngày”, người mẹ trẻ nhớ lại.
Tài chính gia đình là nỗi lo lớn nhất của Như Thùy khi lựa chọn ở nhà chăm con.
Con trai hiện được 6,5 tháng, nhưng Thùy chưa định đi làm lại. Cô không muốn gửi bé đi nhà trẻ sớm vì sợ con khóc rồi ốm, bệnh.
“Kiếm thêm được chút tiền mà con ốm, sụt cân, đi bệnh viện thì cũng bằng huề. Có lẽ đợi bé trên 2 tuổi, biết nói và bày tỏ mong muốn rồi tôi mới tìm trường mẫu giáo”.
Hiện Thùy có dự tính mở shop buôn bán và học thêm ngoại ngữ trong thời gian rảnh.
Như Thùy cũng đồng tình với Phương Trinh về sự bất cập của lựa chọn ở nhà nuôi con.
Trong đó, nỗi lo lớn nhất là tình hình tài chính trong gia đình, khi một nguồn thu nhập bị mất đi. Ngoài ra, vấn đề bạo hành trẻ em, bệnh lây truyền,... nếu gửi con đi nhà trẻ cũng khiến các mẹ bỉm sữa e ngại.
Bà Trần Thị Nguyệt Oanh, Giám đốc Khối quản lý nguồn nhân lực của HSBC Việt Nam, nhận định lựa chọn đi làm hay ở nhà chăm con nhỏ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và ưu tiên của mỗi người. Tuy nhiên, dừng hẳn sự nghiệp không phải là quyết định dễ dàng.
Là một phụ nữ làm công tác nhân sự, bà Oanh khuyến khích chị em tiếp tục theo đuổi sự nghiệp. Theo bà, với sự chuyển biến tích cực của xã hội và kinh tế trong những năm vừa qua, quan niệm việc chăm sóc trẻ nhỏ là chỉ của người phụ nữ đã lỗi thời.
Phụ nữ hiện nay có điều kiện nâng cao trình độ học thức, tham gia nhiều hoạt động xã hội, có được mức lương tốt hơn.
Thực tế, phụ nữ châu Á đang ngày càng gia tăng khối tài sản họ sở hữu và trở nên giàu có hơn, vượt xa thống kê tại nhiều quốc gia phát triển khác. Theo Ngân hàng Thế giới, 70% phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động, vượt xa các thị trường cận biên khác như Sri Lanka và Pakistan. Tỷ lệ thu nhập từ lao động của phụ nữ cũng chiếm tới 42% ở Việt Nam.
Quyết định tạm dừng sự nghiệp để ở nhà chăm con không dễ dàng với nhiều phụ nữ. Ảnh minh họa: Trương Hiếu.
Bà Oanh phân tích một lợi ích khác của việc phụ nữ tiếp tục làm việc sau khi có con là nguồn thu nhập trong gia đình sẽ được dư dả hơn, nhờ đó họ cũng có thể gia tăng đầu tư cho con cái.
“Hiện nay, có nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc chăm sóc con như hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, các hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ ở mọi lứa tuổi hoặc các chương trình chia sẻ kinh nghiệm, coaching để giúp phụ nữ có được sự sắp xếp hợp lý và cân bằng cả tinh thần lẫn thể chất,... Phụ nữ có thể tận dụng những tiện ích này để hỗ trợ họ trong việc chăm con và làm việc”, bà nói.
Cần sự hỗ trợ
Khác với Phương Trinh hay Như Thùy, Lê Ngọc Hân (25 tuổi), giáo viên tiểu học ở Bắc Ninh, trở lại công việc ngay sau kỳ thỉ thai sản. Đúng đợt chuyển công tác, cô phải vừa chăm con, vừa làm quen với mọi thứ từ đầu.
Ở môi trường làm việc mới, Hân có nhiều điều vướng bận, lo toan hơn. Tuy nhiên, cô được đồng nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để bắt nhịp trở lại, đồng thời có thời gian cho con nhỏ cũng như gia đình.
Thời gian này, vợ chồng Hân cũng bắt đầu gây dựng sự nghiệp kinh doanh. Số vốn và công sức bỏ ra tương đối lớn nên ngoài công việc chính, hai người cùng nhau trông coi cửa hàng.
Với Ngọc Hân, có con nhưng không đồng nghĩa với từ bỏ sự nghiệp và ngược lại. Cô cố gắng cân bằng cả hai.
“Hôm nào được nghỉ, tôi vừa chăm con, vừa bán hàng. Có khi đặt con ở xe nôi, tay ru bé ngủ, mà vẫn đứng tư vấn, nói chuyện với khách. Những lúc con quấy khóc, tôi cũng bất lực, nhưng thường bé ngoan, cười nghịch là nhiều. Nhớ lại những lần con đói đang uống sữa trong nhà, bên ngoài có khách lại phải bế bé chạy vội ra mà thương lắm”, cô kể.
Thương vợ vất vả nên buổi tối, chồng Hân thường trông con cho cô ngủ. Khi được nghỉ, ông bố trẻ chăm em bé để vợ bán hàng.
Từ khi đi làm lại, Hân thuê nhân viên phụ để đỡ việc. Cô cũng thấy nhẹ gánh hơn khi được bố mẹ hỗ trợ cả về vật chất lẫn tình cảm, luôn sắp xếp thời gian qua cửa hàng chơi với cháu.
Thế nhưng với Hân, từ khi thành mẹ bỉm sữa, một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Từ không phải đeo kính, cô giờ cận hơn 2 độ vì cường độ làm việc dày đặc.
“Trưa tranh thủ trông cửa hàng, con ngủ thì mẹ cũng lim dim chợp mắt, nhưng lúc nào cũng nơm nớp có khách vào. Tối chồng phụ trông con, song đêm bé đói vẫn lò dò dậy pha sữa. Chưa đêm nào vợ chồng tôi ngủ tròn giấc, nhất là khi con ho, ốm, sốt hay đợt bị viêm phổi nặng, phải bế ẵm cho bé dễ thở. Vừa thương con, vừa mệt rũ. Con nằm viện thì mẹ vẫn làm việc online”.
Chưa kể Hân ít sữa, thời gian đầu ngồi vắt sữa, kích sữa đau nhức lưng, nhưng không ăn thua. Con cô sau đó dùng sữa ngoài từ khi 2 tháng tuổi nên những hôm bận có thể đi gửi.
“Đến giờ, tôi không muốn rời con, thích chơi với bé cả ngày. Xa con lâu một chút là nhớ lắm, lúc nào cũng mở ảnh con ra ngắm, kiểm tra camera xem con đang làm gì, có ngoan không. Thế nhưng vì biết đã đến lúc, không phải lúc nào cũng kè kè bên con được mãi. Tôi cố gắng sắp xếp và cân bằng giữa công việc và con cái. Có con nhưng không đồng nghĩa với bỏ sự nghiệp và ngược lại”, cô bày tỏ.
Dù vậy, trong thực tế, lao động nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi làm mẹ, từ việc quyết định kế hoạch mang thai, quyền lợi cho đến cơ hội việc làm sau sinh. Nhiều công ty muốn tránh ký hợp đồng lao động với nhân sự nữ có ý định mang thai trong những năm đầu làm việc.
Ngay cả ở những quốc gia giàu có, gánh nặng chăm con vẫn khiến phụ nữ phải chịu khoảng cách về lương theo giới tính, mất cơ hội thăng tiến.
Chăm sóc con cái thường được cho là "nghĩa vụ" của người mẹ, khiến họ phải chịu nhiều gánh nặng. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Áp lực chăm sóc con cái cũng trở thành rào cản trong sự nghiệp đối với phụ nữ ở các quốc gia, đặc biệt tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, khoảng cách lương theo giới tính ở Hàn Quốc được đánh giá là tồi tệ nhất trong 38 nước phát triển. Theo dữ liệu được thu thập bởi viện nghiên cứu của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, phụ nữ nước này chỉ được trả mức lương bằng 2/3 nam giới trong nửa đầu năm 2022.
Tương tự, ở Nhật Bản, những bà mẹ đi làm phải chấp nhận mức lương thấp, vị trí làm hợp đồng tạm thời. Trong chỉ số về vai trò và ảnh hưởng của phụ nữ trong lực lượng lao động do tạp chí The Economist tổng hợp, Nhật Bản xếp thứ 28/29 quốc gia phát triển được khảo sát suốt 7 năm liên tiếp.
Trước vấn đề còn tồn tại này, bà Trần Thị Nguyệt Oanh cho rằng chính sách lao động cần được cập nhật để quan tâm tới người lao động nữ.
Bà Trần Thùy Trang, Giám đốc Nhân sự và Đào tạo Deloitte Việt Nam, đồng tình với quan điểm này: “Điều doanh nghiệp cần làm là cổ vũ những nhân sự mang thai, trao cơ hội họ trong công việc”.
Thay vì coi thai sản là “thứ gì đó rắc rối” và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, lãnh đạo cần phải hiểu cho người lao động. "Họ đã cống hiến, và sẵn sàng cống hiến, chỉ là đang tạm ngừng trong một thời gian. Và khi quay trở lại, họ cần được cảm thông và hỗ trợ".
Đi làm sau sinh, mẹ vừa hút sữa ở công ty, vừa khóc vì thương conTrở lại với công việc sau thời gian nghỉ thai sản, Hoài Thịnh loay hoay bắt nhịp với đồng nghiệp. Nhiều hôm, nhìn con nằm chơi một bên, laptop một bên, cô thấy tủi thân.
08:49 24/3/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Cái khó của phụ nữ khi nghỉ làm để ở nhà chăm con
Vừa chăm con, vừa đi làm và kinh doanh, Ngọc Hân cảm thấy một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Trong khi đó, Phương Trinh dần đánh mất các mối quan hệ và sự tự do khi ở nhà.
Phương Trinh (24 tuổi, quận 7, TP.HCM) mang bầu trong giai đoạn vừa hoàn thành những môn học cuối cùng trước khi tốt nghiệp đại học, vừa làm cùng lúc nhiều công việc freelance (tự do) với mức thu nhập tốt.
Sức khỏe yếu, cô phải tạm gác mọi thứ để yên tâm dưỡng thai, đợi qua kỳ thai sản mới tính tiếp.
Tháng 12/2022, vợ chồng Trinh đón con gái đầu lòng. Bé khá cứng cáp, quấn mẹ cả ngày.
“Trước đó, tôi dự định đi làm lại từ sớm để kinh tế gia đình thoải mái hơn. Nhưng sinh xong lại bị ‘nghiện con’, tôi không nỡ gửi bé đi nhà trẻ, trong khi nhà nội ở xa, ông bà ngoại cũng chỉ phụ được ít bữa. Vì thế, vợ chồng tôi quyết định tự chăm con đến ít nhất 18 tháng”, cô chia sẻ.
Không yên tâm gửi con đi nhà trẻ, vợ chồng Phương Trinh quyết định tự chăm bé đến 18 tháng tuổi.
Theo Trinh, lựa chọn này có điểm cộng lớn nhất là được đồng hành với con trong những năm tháng đầu đời, cũng như dành thời gian cho gia đình. Tuy nhiên, điều đó cũng khiến gánh nặng tài chính dồn lên vai người chồng và đòi hỏi cả hai phải biết tính toán chi tiêu hợp lý.
Để tránh bị lạm chi, Trinh lên kế hoạch chi tiết cho 3 tháng đầu nhằm cân đối ngân sách, từ mua sắm đồ dùng em bé, tiêm ngừa, sữa đến ăn uống, tiền sinh hoạt.
Bên cạnh đó, việc ở nhà lâu ngày khiến cô cảm thấy bị tụt lại phía sau, dần đánh mất các mối quan hệ trong xã hội lẫn công việc và sự tự do.
“Ở cữ vài tháng thôi mà khi ra đường, tôi thấy mọi thứ đều mới lạ. Việc dành 24 giờ cho con mỗi ngày khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa như tôi mắc tâm lý ngại đi làm trở lại. Tôi sẽ nghĩ đến chuyện này khi cả hai mẹ con đã sẵn sàng”.
Khi nói đến phương án thuê người chăm trẻ, Trinh cảm thấy không an tâm. Cô đang tìm hiểu một trường mẫu giáo ở quận 4, có dạy tiếng Anh và tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, học phí hơi cao nên người mẹ trẻ còn đắn đo.
Những băn khoăn của Phương Trinh khi đứng giữa lựa chọn đi làm lại hay nghỉ ở nhà để chăm bẵm con nhỏ không phải là cá biệt.
Theo báo cáo “Lao động nữ mong muốn gì” do ManpowerGroup khảo sát 4.000 lao động nữ từ 7 quốc gia và khu vực công bố đầu tháng 3, 30% lao động nữ sẽ thôi việc để đổi lấy sự cân bằng giữa công việc - cuộc sống.
Số liệu cũng chỉ rõ có 8% phụ nữ không thể trở lại làm việc do phải chăm sóc con cái. Đây là tỷ lệ gấp đôi so với nam giới. Gần 20% số người được hỏi mong muốn lãnh đạo thấu hiểu và chia sẻ với thách thức phụ nữ đối mặt khi “vừa đi làm, vừa làm mẹ”.
Nỗi lo thu nhập
Trước khi sinh con đầu lòng, Như Thùy (24 tuổi, Hà Nội) làm việc trong mảng nhân sự. Từ khi theo chồng ra Bắc và mang thai, cô không xin được việc nên quyết định nghỉ hẳn ở nhà.
“Lúc mới sinh, tôi gặp áp lực tâm lý vì lần đầu làm mẹ, phải học từ những thứ nhỏ nhất, cộng với việc chồng thường phải đi xa, ông bà đều ở quê nên chỉ có mình tôi chăm bé. 24h trông con, rồi lo nhà cửa, cơm nước, xoay vần là hết một ngày”, người mẹ trẻ nhớ lại.
Tài chính gia đình là nỗi lo lớn nhất của Như Thùy khi lựa chọn ở nhà chăm con.
Con trai hiện được 6,5 tháng, nhưng Thùy chưa định đi làm lại. Cô không muốn gửi bé đi nhà trẻ sớm vì sợ con khóc rồi ốm, bệnh.
“Kiếm thêm được chút tiền mà con ốm, sụt cân, đi bệnh viện thì cũng bằng huề. Có lẽ đợi bé trên 2 tuổi, biết nói và bày tỏ mong muốn rồi tôi mới tìm trường mẫu giáo”.
Hiện Thùy có dự tính mở shop buôn bán và học thêm ngoại ngữ trong thời gian rảnh.
Như Thùy cũng đồng tình với Phương Trinh về sự bất cập của lựa chọn ở nhà nuôi con.
Trong đó, nỗi lo lớn nhất là tình hình tài chính trong gia đình, khi một nguồn thu nhập bị mất đi. Ngoài ra, vấn đề bạo hành trẻ em, bệnh lây truyền,... nếu gửi con đi nhà trẻ cũng khiến các mẹ bỉm sữa e ngại.
Bà Trần Thị Nguyệt Oanh, Giám đốc Khối quản lý nguồn nhân lực của HSBC Việt Nam, nhận định lựa chọn đi làm hay ở nhà chăm con nhỏ còn tùy thuộc vào hoàn cảnh và ưu tiên của mỗi người. Tuy nhiên, dừng hẳn sự nghiệp không phải là quyết định dễ dàng.
Là một phụ nữ làm công tác nhân sự, bà Oanh khuyến khích chị em tiếp tục theo đuổi sự nghiệp. Theo bà, với sự chuyển biến tích cực của xã hội và kinh tế trong những năm vừa qua, quan niệm việc chăm sóc trẻ nhỏ là chỉ của người phụ nữ đã lỗi thời.
Phụ nữ hiện nay có điều kiện nâng cao trình độ học thức, tham gia nhiều hoạt động xã hội, có được mức lương tốt hơn.
Thực tế, phụ nữ châu Á đang ngày càng gia tăng khối tài sản họ sở hữu và trở nên giàu có hơn, vượt xa thống kê tại nhiều quốc gia phát triển khác. Theo Ngân hàng Thế giới, 70% phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động, vượt xa các thị trường cận biên khác như Sri Lanka và Pakistan. Tỷ lệ thu nhập từ lao động của phụ nữ cũng chiếm tới 42% ở Việt Nam.
Quyết định tạm dừng sự nghiệp để ở nhà chăm con không dễ dàng với nhiều phụ nữ. Ảnh minh họa: Trương Hiếu.
Bà Oanh phân tích một lợi ích khác của việc phụ nữ tiếp tục làm việc sau khi có con là nguồn thu nhập trong gia đình sẽ được dư dả hơn, nhờ đó họ cũng có thể gia tăng đầu tư cho con cái.
“Hiện nay, có nhiều sự hỗ trợ hơn trong việc chăm sóc con như hệ thống nhà trẻ, trường mẫu giáo, các hoạt động ngoại khóa dành cho trẻ ở mọi lứa tuổi hoặc các chương trình chia sẻ kinh nghiệm, coaching để giúp phụ nữ có được sự sắp xếp hợp lý và cân bằng cả tinh thần lẫn thể chất,... Phụ nữ có thể tận dụng những tiện ích này để hỗ trợ họ trong việc chăm con và làm việc”, bà nói.
Cần sự hỗ trợ
Khác với Phương Trinh hay Như Thùy, Lê Ngọc Hân (25 tuổi), giáo viên tiểu học ở Bắc Ninh, trở lại công việc ngay sau kỳ thỉ thai sản. Đúng đợt chuyển công tác, cô phải vừa chăm con, vừa làm quen với mọi thứ từ đầu.
Ở môi trường làm việc mới, Hân có nhiều điều vướng bận, lo toan hơn. Tuy nhiên, cô được đồng nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện để bắt nhịp trở lại, đồng thời có thời gian cho con nhỏ cũng như gia đình.
Thời gian này, vợ chồng Hân cũng bắt đầu gây dựng sự nghiệp kinh doanh. Số vốn và công sức bỏ ra tương đối lớn nên ngoài công việc chính, hai người cùng nhau trông coi cửa hàng.
Với Ngọc Hân, có con nhưng không đồng nghĩa với từ bỏ sự nghiệp và ngược lại. Cô cố gắng cân bằng cả hai.
“Hôm nào được nghỉ, tôi vừa chăm con, vừa bán hàng. Có khi đặt con ở xe nôi, tay ru bé ngủ, mà vẫn đứng tư vấn, nói chuyện với khách. Những lúc con quấy khóc, tôi cũng bất lực, nhưng thường bé ngoan, cười nghịch là nhiều. Nhớ lại những lần con đói đang uống sữa trong nhà, bên ngoài có khách lại phải bế bé chạy vội ra mà thương lắm”, cô kể.
Thương vợ vất vả nên buổi tối, chồng Hân thường trông con cho cô ngủ. Khi được nghỉ, ông bố trẻ chăm em bé để vợ bán hàng.
Từ khi đi làm lại, Hân thuê nhân viên phụ để đỡ việc. Cô cũng thấy nhẹ gánh hơn khi được bố mẹ hỗ trợ cả về vật chất lẫn tình cảm, luôn sắp xếp thời gian qua cửa hàng chơi với cháu.
Thế nhưng với Hân, từ khi thành mẹ bỉm sữa, một giấc ngủ trưa cũng là niềm ao ước. Từ không phải đeo kính, cô giờ cận hơn 2 độ vì cường độ làm việc dày đặc.
“Trưa tranh thủ trông cửa hàng, con ngủ thì mẹ cũng lim dim chợp mắt, nhưng lúc nào cũng nơm nớp có khách vào. Tối chồng phụ trông con, song đêm bé đói vẫn lò dò dậy pha sữa. Chưa đêm nào vợ chồng tôi ngủ tròn giấc, nhất là khi con ho, ốm, sốt hay đợt bị viêm phổi nặng, phải bế ẵm cho bé dễ thở. Vừa thương con, vừa mệt rũ. Con nằm viện thì mẹ vẫn làm việc online”.
Chưa kể Hân ít sữa, thời gian đầu ngồi vắt sữa, kích sữa đau nhức lưng, nhưng không ăn thua. Con cô sau đó dùng sữa ngoài từ khi 2 tháng tuổi nên những hôm bận có thể đi gửi.
“Đến giờ, tôi không muốn rời con, thích chơi với bé cả ngày. Xa con lâu một chút là nhớ lắm, lúc nào cũng mở ảnh con ra ngắm, kiểm tra camera xem con đang làm gì, có ngoan không. Thế nhưng vì biết đã đến lúc, không phải lúc nào cũng kè kè bên con được mãi. Tôi cố gắng sắp xếp và cân bằng giữa công việc và con cái. Có con nhưng không đồng nghĩa với bỏ sự nghiệp và ngược lại”, cô bày tỏ.
Dù vậy, trong thực tế, lao động nữ vẫn gặp nhiều khó khăn khi làm mẹ, từ việc quyết định kế hoạch mang thai, quyền lợi cho đến cơ hội việc làm sau sinh. Nhiều công ty muốn tránh ký hợp đồng lao động với nhân sự nữ có ý định mang thai trong những năm đầu làm việc.
Ngay cả ở những quốc gia giàu có, gánh nặng chăm con vẫn khiến phụ nữ phải chịu khoảng cách về lương theo giới tính, mất cơ hội thăng tiến.
Chăm sóc con cái thường được cho là "nghĩa vụ" của người mẹ, khiến họ phải chịu nhiều gánh nặng. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang.
Áp lực chăm sóc con cái cũng trở thành rào cản trong sự nghiệp đối với phụ nữ ở các quốc gia, đặc biệt tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, khoảng cách lương theo giới tính ở Hàn Quốc được đánh giá là tồi tệ nhất trong 38 nước phát triển. Theo dữ liệu được thu thập bởi viện nghiên cứu của Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, phụ nữ nước này chỉ được trả mức lương bằng 2/3 nam giới trong nửa đầu năm 2022.
Tương tự, ở Nhật Bản, những bà mẹ đi làm phải chấp nhận mức lương thấp, vị trí làm hợp đồng tạm thời. Trong chỉ số về vai trò và ảnh hưởng của phụ nữ trong lực lượng lao động do tạp chí The Economist tổng hợp, Nhật Bản xếp thứ 28/29 quốc gia phát triển được khảo sát suốt 7 năm liên tiếp.
Trước vấn đề còn tồn tại này, bà Trần Thị Nguyệt Oanh cho rằng chính sách lao động cần được cập nhật để quan tâm tới người lao động nữ.
Bà Trần Thùy Trang, Giám đốc Nhân sự và Đào tạo Deloitte Việt Nam, đồng tình với quan điểm này: “Điều doanh nghiệp cần làm là cổ vũ những nhân sự mang thai, trao cơ hội họ trong công việc”.
Thay vì coi thai sản là “thứ gì đó rắc rối” và ảnh hưởng đến hiệu quả công việc, lãnh đạo cần phải hiểu cho người lao động. "Họ đã cống hiến, và sẵn sàng cống hiến, chỉ là đang tạm ngừng trong một thời gian. Và khi quay trở lại, họ cần được cảm thông và hỗ trợ".
Đi làm sau sinh, mẹ vừa hút sữa ở công ty, vừa khóc vì thương conTrở lại với công việc sau thời gian nghỉ thai sản, Hoài Thịnh loay hoay bắt nhịp với đồng nghiệp. Nhiều hôm, nhìn con nằm chơi một bên, laptop một bên, cô thấy tủi thân.
08:49 24/3/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
10 món đồ đáng tiền nên sắm cho 'em bé EASY' | Cho con ngủ riêng và rèn nếp sinh hoạt theo phương pháp EASY, Cẩm Ly nghiên cứu, chọn lọc những món đồ thông minh, tiện dụng để phục vụ việc chăm con. | Đối với Nguyễn Cẩm Ly (sinh năm 1995, Hà Nội), thời điểm hào hứng nhất trong quá trình mang bầu là những lần được đi mua sắm đồ dùng cho con. Hiện em bé đầu lòng, nickname Norbu, đã 8 tháng tuổi, được vợ chồng Ly nuôi dạy theo phương pháp EASY (Eat - Activity - Sleep - Your time).
Đây là phương pháp rèn luyện nếp sinh hoạt cho con ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ khi bé thức dậy, vui chơi, ăn uống một ngày cho đến khi đi ngủ.
Sau thời gian tìm hiểu và cân nhắc, Cẩm Ly lựa chọn 10 món đồ có thể dùng lâu dài phục vụ quá trình chăm con.
Chiếc cũi chắc chắn, có thể cho bé nằm tới 3-4 tuổi.
Cũi Từ 7 triệu đồng
Cũi là một trong những món đồ Ly đầu tư nhất. Cô ưu ái những sản phẩm tích hợp nhiều tính năng, có thể sử dụng lâu dài.
Bà mẹ trẻ lựa chọn loại cũi có thể chỉnh 3 nấc cao thấp, tháo lắp thành giường ngủ, sử dụng tới khi con 3-4 tuổi.
Sản phẩm này tiện dụng, chắc chắn, người lớn cũng có thể nằm được nhưng nên cân nhắc vì chiếm khá nhiều diện tích, hợp với phòng ngủ lớn, nhiều không gian.
Chiếc máy tiệt trùng (trên tủ, giữa) hỗ trợ nhiều trong việc cho con nhỏ uống sữa.
Máy tiệt trùng Từ 5,5 triệu đồng
Ly đang sử dụng chiếc máy tiệt trùng kiêm sấy khô cho con.
"Ngày xưa không có máy tiệt trùng, các mẹ thường phải chần bình sữa của con qua nước sôi, đôi khi cũng không thể sạch hoàn toàn được. Bây giờ, những bước này có thể thay bằng một chiếc máy gọn gàng, chỉ lớn như tủ thuốc, giúp tiết kiệm thời gian và diện tích phòng", cô chia sẻ.
Ngoài ra, trong một ngày, em bé uống sữa nhiều lần, cần rửa bình liên tục. Bố mẹ chỉ cần bỏ bình vào máy, ấn nút là có thể vừa sấy khô và tiệt trùng.
Chiếc máy lọc không khí rất hữu ích trong tình trạng ô nhiễm ở thành phố lớn.
Máy lọc không khí Từ 14 triệu đồng
Ngay khi mới sinh con, vợ chồng Ly đã sắm máy lọc không khí để giữ nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng, lọc bụi mịn, tránh ẩm mốc, tạo độ ẩm và khử mùi hôi.
Trước đó, cả hai nghiên cứu rất nhiều về cách chọn màng lọc, thương hiệu và cả tính thẩm mỹ để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất.
Lưu ý khi dùng máy này là phải thay lõi lọc thường xuyên và thực tế công suất máy chỉ phù hợp với phòng có không gian vừa và nhỏ.
Ly sử dụng chiếc máy hút bụi cầm tay nhỏ gọn.
Máy hút bụi ga gối Từ 2 triệu đồng
Đây là món đồ bà mẹ trẻ đánh giá là "chắc chắn nên có". Theo cô, nhiều người vẫn khá chủ quan cho rằng ga gối ngủ trong nhà thì sẽ không có hoặc ít bụi.
Từ khi sử dụng máy hút bụi, cô mới nhận ra căn phòng có nhiều bụi vải, bụi mịn, tóc rụng như thế nào. Nhất là ở giường em bé, các món đồ chơi như gấu bông, ga gối tiếp xúc trực tiếp với hệ hô hấp của bé nên việc làm sạch hàng ngày lại càng quan trọng.
Khi mua, cô chọn loại máy cầm tay, nhỏ gọn, không cần cắm dây để dễ di chuyển, bộ lọc bụi cũng phải dễ sử dụng.
Chiếc máy hâm sữa có thể cầm theo được nhiều nơi.
Máy hâm sữa cầm tay Từ 800.000 đồng
Từ khi có con, Ly tham khảo nhiều mẫu máy hâm sữa. Đa số là các loại đổ nước vào rồi cắm điện, chỉ để được một chỗ, không thể di chuyển.
Hiện, cô đang sử dụng loại máy hâm sữa cầm tay có thể mang đi theo nhiều nơi. Sản phẩm này có thể giúp cả nhà thoải mái di chuyển mà em bé vẫn có sữa nóng ấm.
Tuy nhiên, Ly lưu ý vì bề mặt làm nóng tiếp xúc trực tiếp với sữa, cần làm sạch sau mỗi lần sử dụng.
Chiếc bình đun nước có thể tùy chỉnh nhiệt độ mong muốn.
Bình đun nước tùy chỉnh nhiệt độ Từ 1,2 triệu đồng
Ly cho rằng hầu hết gia đình đều có ấm đun nước siêu tốc song phần lớn không chỉnh được nhiệt độ, chỉ đun sôi.
Vì vậy, với các bà mẹ cho con dùng sữa công thức, phải pha theo nhiệt độ nhất định thì đây là món đồ cần có. Hiện con đã 8 tháng, ngoài việc pha sữa, Ly vẫn duy trì thói quen dùng bình đun để uống nước ấm nóng mỗi ngày, vừa giúp lợi sữa vừa tốt cho sức khỏe sau sinh.
Điểm Ly hài lòng ở chiếc bình là chỉnh được chi tiết nhiệt độ mong muốn, chế độ giữ nóng ở nhiệt độ tùy chỉnh.
Chiếc xe đẩy 3 tầng di động, có thể kéo theo khắp nhà.
Xe đẩy để đồ 500.000 đồng
Ly sử dụng xe đẩy 3 tầng chứa những đồ hàng ngày con cần dùng như bỉm, khăn xô, yếm, kem dưỡng da... Món đồ này tiện dụng, giúp mẹ không cần phải để đồ ở tủ cố định và mở ra vào mỗi lần cần.
Bà mẹ trẻ nhận xét loại xe đẩy này nhỏ gọn, tiện lợi, có thể di chuyển khắp nhà.
Tuy nhiên, xe không có ngăn chia đồ nên cần bổ sung thêm các hộp để đựng đồ.
Chiếc gối chống trào ngược đồng hành với Norbu từ nhỏ.
Gối chống trào ngược Từ 400.000 đồng
Được Ly gọi là "phát minh vĩ đại dành cho các mẹ bỉm" khi gối giúp mẹ không còn phải bế con mỗi khi cho con dùng sữa.
Chiếc gối làm bằng vải muslin mềm mại, ruột gối có thể tháo bớt để điều chỉnh độ cao thấp tùy ý.
"Từ hồi có Norbu, tôi chỉ cho con ăn trên gối chống trào ngược, tạo lập thói quen ăn sữa từ khi 1 tháng tuổi".
Chiếc gối Ly sử dụng có thể tháo rời làm sạch, giảm độ cao, độ nghiêng theo ý thích.
Song, cô nhận thấy gối vải nên dễ bị thấm sữa, cần làm sạch thường xuyên.
Chiếc xe đẩy tiện dụng, có thể sử dụng lâu dài.
Xe đẩy Từ 14 triệu đồng
Đa số mẫu xe đẩy em bé hiện nay được chia thành 2 loại là 0-6 tháng và 6 tháng trở lên. Nếu mua cả hai loại phục vụ từng giai đoạn sẽ rất tốn kém, nhất là 6 tháng đầu đời, con ít khi ra ngoài.
Vì vậy, Ly ưu tiên những mẫu xe có thể tháo lắp phần nôi và ghế phía trên để sử dụng cho cả hai giai đoạn. Chiếc cô đang sử dụng có thể thay nôi nằm thành ghế ngồi.
Món đồ này được nhận xét tiện lợi, cùng một loại xe, chỉ cần thay phần nôi và ghế phía trên là có thể sử dụng tới 2-3 tuổi, xe có thể gập mang lên cabin máy bay.
"Tuy nhiên, phần nôi cho trẻ dưới 6 tháng không được chắc chắn lắm - thời điểm con cần một xe đẩy nôi cứng cáp phần lưng để không bị ảnh hưởng cột sống", cô chia sẻ.
Chiếc máy sấy quần áo giúp Ly không cần lo về việc làm khô đồ cho con.
Máy sấy quần áo16 triệu đồng
"Ngày trước, tôi cũng nghĩ không cần sử dụng máy sấy quần áo cho con vì thời điểm sinh vào mùa hè sang thu, thời tiết mát mẻ, đồ dễ khô.
Nhưng máy sấy không chỉ giúp giải quyết lượng quần áo rất nhiều mỗi ngày của con mà còn hút hết bụi vải, tránh con hít phải và có chế độ sấy nóng diệt khuẩn, đảm bảo hơn so với phơi ngoài trời bụi bặm".
Theo cô, trẻ nhỏ mỗi ngày có rất nhiều quần áo cần giặt và sấy khô, thêm cả lượng đồ của các thành viên khác trong gia đình. Sản phẩm này giúp cha mẹ không cần phụ thuộc vào thời tiết để phơi đồ, tiết kiệm thời gian.
Lưu ý là cần vệ sinh máy đúng cách và thường xuyên, nhất là lưới lọc, lồng sấy để tránh bụi bẩn, xơ vải tích tụ trong quá trình sấy, làm bẩn ngược lại quần áo.
Cụ bà 82 tuổi đỡ đẻ cho cháu gái ngay trước sân nhàVỡ ối khi vừa ra đến ngoài sân, không kịp tới bệnh viện, Duyễn (quê Thạch Hà, Hà Tĩnh) được người bác ruột hỗ trợ sinh con gái thành công.
18:17 10/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | 10 món đồ đáng tiền nên sắm cho 'em bé EASY'
Cho con ngủ riêng và rèn nếp sinh hoạt theo phương pháp EASY, Cẩm Ly nghiên cứu, chọn lọc những món đồ thông minh, tiện dụng để phục vụ việc chăm con.
Đối với Nguyễn Cẩm Ly (sinh năm 1995, Hà Nội), thời điểm hào hứng nhất trong quá trình mang bầu là những lần được đi mua sắm đồ dùng cho con. Hiện em bé đầu lòng, nickname Norbu, đã 8 tháng tuổi, được vợ chồng Ly nuôi dạy theo phương pháp EASY (Eat - Activity - Sleep - Your time).
Đây là phương pháp rèn luyện nếp sinh hoạt cho con ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ khi bé thức dậy, vui chơi, ăn uống một ngày cho đến khi đi ngủ.
Sau thời gian tìm hiểu và cân nhắc, Cẩm Ly lựa chọn 10 món đồ có thể dùng lâu dài phục vụ quá trình chăm con.
Chiếc cũi chắc chắn, có thể cho bé nằm tới 3-4 tuổi.
Cũi Từ 7 triệu đồng
Cũi là một trong những món đồ Ly đầu tư nhất. Cô ưu ái những sản phẩm tích hợp nhiều tính năng, có thể sử dụng lâu dài.
Bà mẹ trẻ lựa chọn loại cũi có thể chỉnh 3 nấc cao thấp, tháo lắp thành giường ngủ, sử dụng tới khi con 3-4 tuổi.
Sản phẩm này tiện dụng, chắc chắn, người lớn cũng có thể nằm được nhưng nên cân nhắc vì chiếm khá nhiều diện tích, hợp với phòng ngủ lớn, nhiều không gian.
Chiếc máy tiệt trùng (trên tủ, giữa) hỗ trợ nhiều trong việc cho con nhỏ uống sữa.
Máy tiệt trùng Từ 5,5 triệu đồng
Ly đang sử dụng chiếc máy tiệt trùng kiêm sấy khô cho con.
"Ngày xưa không có máy tiệt trùng, các mẹ thường phải chần bình sữa của con qua nước sôi, đôi khi cũng không thể sạch hoàn toàn được. Bây giờ, những bước này có thể thay bằng một chiếc máy gọn gàng, chỉ lớn như tủ thuốc, giúp tiết kiệm thời gian và diện tích phòng", cô chia sẻ.
Ngoài ra, trong một ngày, em bé uống sữa nhiều lần, cần rửa bình liên tục. Bố mẹ chỉ cần bỏ bình vào máy, ấn nút là có thể vừa sấy khô và tiệt trùng.
Chiếc máy lọc không khí rất hữu ích trong tình trạng ô nhiễm ở thành phố lớn.
Máy lọc không khí Từ 14 triệu đồng
Ngay khi mới sinh con, vợ chồng Ly đã sắm máy lọc không khí để giữ nhà luôn sạch sẽ, thông thoáng, lọc bụi mịn, tránh ẩm mốc, tạo độ ẩm và khử mùi hôi.
Trước đó, cả hai nghiên cứu rất nhiều về cách chọn màng lọc, thương hiệu và cả tính thẩm mỹ để chọn ra sản phẩm ưng ý nhất.
Lưu ý khi dùng máy này là phải thay lõi lọc thường xuyên và thực tế công suất máy chỉ phù hợp với phòng có không gian vừa và nhỏ.
Ly sử dụng chiếc máy hút bụi cầm tay nhỏ gọn.
Máy hút bụi ga gối Từ 2 triệu đồng
Đây là món đồ bà mẹ trẻ đánh giá là "chắc chắn nên có". Theo cô, nhiều người vẫn khá chủ quan cho rằng ga gối ngủ trong nhà thì sẽ không có hoặc ít bụi.
Từ khi sử dụng máy hút bụi, cô mới nhận ra căn phòng có nhiều bụi vải, bụi mịn, tóc rụng như thế nào. Nhất là ở giường em bé, các món đồ chơi như gấu bông, ga gối tiếp xúc trực tiếp với hệ hô hấp của bé nên việc làm sạch hàng ngày lại càng quan trọng.
Khi mua, cô chọn loại máy cầm tay, nhỏ gọn, không cần cắm dây để dễ di chuyển, bộ lọc bụi cũng phải dễ sử dụng.
Chiếc máy hâm sữa có thể cầm theo được nhiều nơi.
Máy hâm sữa cầm tay Từ 800.000 đồng
Từ khi có con, Ly tham khảo nhiều mẫu máy hâm sữa. Đa số là các loại đổ nước vào rồi cắm điện, chỉ để được một chỗ, không thể di chuyển.
Hiện, cô đang sử dụng loại máy hâm sữa cầm tay có thể mang đi theo nhiều nơi. Sản phẩm này có thể giúp cả nhà thoải mái di chuyển mà em bé vẫn có sữa nóng ấm.
Tuy nhiên, Ly lưu ý vì bề mặt làm nóng tiếp xúc trực tiếp với sữa, cần làm sạch sau mỗi lần sử dụng.
Chiếc bình đun nước có thể tùy chỉnh nhiệt độ mong muốn.
Bình đun nước tùy chỉnh nhiệt độ Từ 1,2 triệu đồng
Ly cho rằng hầu hết gia đình đều có ấm đun nước siêu tốc song phần lớn không chỉnh được nhiệt độ, chỉ đun sôi.
Vì vậy, với các bà mẹ cho con dùng sữa công thức, phải pha theo nhiệt độ nhất định thì đây là món đồ cần có. Hiện con đã 8 tháng, ngoài việc pha sữa, Ly vẫn duy trì thói quen dùng bình đun để uống nước ấm nóng mỗi ngày, vừa giúp lợi sữa vừa tốt cho sức khỏe sau sinh.
Điểm Ly hài lòng ở chiếc bình là chỉnh được chi tiết nhiệt độ mong muốn, chế độ giữ nóng ở nhiệt độ tùy chỉnh.
Chiếc xe đẩy 3 tầng di động, có thể kéo theo khắp nhà.
Xe đẩy để đồ 500.000 đồng
Ly sử dụng xe đẩy 3 tầng chứa những đồ hàng ngày con cần dùng như bỉm, khăn xô, yếm, kem dưỡng da... Món đồ này tiện dụng, giúp mẹ không cần phải để đồ ở tủ cố định và mở ra vào mỗi lần cần.
Bà mẹ trẻ nhận xét loại xe đẩy này nhỏ gọn, tiện lợi, có thể di chuyển khắp nhà.
Tuy nhiên, xe không có ngăn chia đồ nên cần bổ sung thêm các hộp để đựng đồ.
Chiếc gối chống trào ngược đồng hành với Norbu từ nhỏ.
Gối chống trào ngược Từ 400.000 đồng
Được Ly gọi là "phát minh vĩ đại dành cho các mẹ bỉm" khi gối giúp mẹ không còn phải bế con mỗi khi cho con dùng sữa.
Chiếc gối làm bằng vải muslin mềm mại, ruột gối có thể tháo bớt để điều chỉnh độ cao thấp tùy ý.
"Từ hồi có Norbu, tôi chỉ cho con ăn trên gối chống trào ngược, tạo lập thói quen ăn sữa từ khi 1 tháng tuổi".
Chiếc gối Ly sử dụng có thể tháo rời làm sạch, giảm độ cao, độ nghiêng theo ý thích.
Song, cô nhận thấy gối vải nên dễ bị thấm sữa, cần làm sạch thường xuyên.
Chiếc xe đẩy tiện dụng, có thể sử dụng lâu dài.
Xe đẩy Từ 14 triệu đồng
Đa số mẫu xe đẩy em bé hiện nay được chia thành 2 loại là 0-6 tháng và 6 tháng trở lên. Nếu mua cả hai loại phục vụ từng giai đoạn sẽ rất tốn kém, nhất là 6 tháng đầu đời, con ít khi ra ngoài.
Vì vậy, Ly ưu tiên những mẫu xe có thể tháo lắp phần nôi và ghế phía trên để sử dụng cho cả hai giai đoạn. Chiếc cô đang sử dụng có thể thay nôi nằm thành ghế ngồi.
Món đồ này được nhận xét tiện lợi, cùng một loại xe, chỉ cần thay phần nôi và ghế phía trên là có thể sử dụng tới 2-3 tuổi, xe có thể gập mang lên cabin máy bay.
"Tuy nhiên, phần nôi cho trẻ dưới 6 tháng không được chắc chắn lắm - thời điểm con cần một xe đẩy nôi cứng cáp phần lưng để không bị ảnh hưởng cột sống", cô chia sẻ.
Chiếc máy sấy quần áo giúp Ly không cần lo về việc làm khô đồ cho con.
Máy sấy quần áo16 triệu đồng
"Ngày trước, tôi cũng nghĩ không cần sử dụng máy sấy quần áo cho con vì thời điểm sinh vào mùa hè sang thu, thời tiết mát mẻ, đồ dễ khô.
Nhưng máy sấy không chỉ giúp giải quyết lượng quần áo rất nhiều mỗi ngày của con mà còn hút hết bụi vải, tránh con hít phải và có chế độ sấy nóng diệt khuẩn, đảm bảo hơn so với phơi ngoài trời bụi bặm".
Theo cô, trẻ nhỏ mỗi ngày có rất nhiều quần áo cần giặt và sấy khô, thêm cả lượng đồ của các thành viên khác trong gia đình. Sản phẩm này giúp cha mẹ không cần phụ thuộc vào thời tiết để phơi đồ, tiết kiệm thời gian.
Lưu ý là cần vệ sinh máy đúng cách và thường xuyên, nhất là lưới lọc, lồng sấy để tránh bụi bẩn, xơ vải tích tụ trong quá trình sấy, làm bẩn ngược lại quần áo.
Cụ bà 82 tuổi đỡ đẻ cho cháu gái ngay trước sân nhàVỡ ối khi vừa ra đến ngoài sân, không kịp tới bệnh viện, Duyễn (quê Thạch Hà, Hà Tĩnh) được người bác ruột hỗ trợ sinh con gái thành công.
18:17 10/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Mẹ lái ôtô, đưa hai con đi từ Nam ra Bắc trong 34 ngày | Nhân dịp chồng đi công tác nửa năm ở Hà Nội, Đỗ Hà tự lái xe qua 15 tỉnh, thành, đưa 2 con từ Nam ra Bắc với bố. Chị cũng muốn các bé được vui chơi thoải mái trước khi vào lớp một. | Ba mẹ con Đỗ Hà tự lái ôtô đi quãng đường 2.000 km từ TP.HCM ra Hà Nội.
"Ba mẹ con chuẩn bị lên đường nhé, các con phấn khởi lắm".
Sau khi gửi tin nhắn cho chồng, Đỗ Hà (33 tuổi) lái ôtô rời nhà ở quận 7 (TP.HCM), bắt đầu hành trình đưa 2 con ra Bắc đoàn tụ với bố. Trước đó, ông xã chị phải ra Hà Nội công tác nửa năm.
Trong 34 ngày (từ 6/3 đến 10/4), 3 mẹ con chị Hà đi qua 15 tỉnh, thành với quãng đường 2.000 km.
“Với tôi, chuyến đi còn là dịp để nghỉ ngơi, phục hồi sau thời gian dài ở nhà trông con”, chị nói với Zing.
Quyết định nhanh chóng
Sau khi con gái út chào đời, chị Hà nghỉ hẳn công việc kinh doanh, ở nhà nội trợ, trông 2 con.
Không có rào cản công việc, đồng thời mong muốn các con có thể khám phá nhiều nơi trước khi vào lớp một, người mẹ chỉ cần 5 phút để quyết định đưa con đi du lịch dài ngày.
“Tôi không quá lo lắng chuyện học hành của con bị gián đoạn. Ngoài sách vở, tôi muốn con có thể học hỏi thêm nhiều điều khác từ những chuyến đi thực tế”, chị bày tỏ.
Chị Hà mất nhiều thời gian nhất trong việc tìm hiểu, chọn lọc nơi tham quan cho 2 con.
Chị Hà dành 3 tuần để nghiên cứu các cung đường và lên kế hoạch chi tiết mỗi điểm dừng, khu vực tham quan. Ngoài những khu vui chơi ở trung tâm và bãi biển, chị còn tìm hiểu thêm di tích và bảo tàng, tạo điều kiện cho các con học hỏi.
Tùy vào khoảng cách của những điểm dừng chân, chị Hà thường lái xe 50 km/ngày, cũng có khi lên tới 220 km. Đối với các chặng đường dài như vậy, cứ đi 3-5 tiếng, 3 mẹ con lại nghỉ 1-3 lần.
Chị Hà cho biết việc chuẩn bị đồ đạc cho con không quá khó khăn bởi bình thường, gia đình chị cũng hay ra ngoài chơi, đi dã ngoại vào cuối tuần.
“Những vật dụng để bảo vệ sức khỏe cho 2 bé như mũ nón, kem chống nắng, chống muỗi,... và thuốc thang dự phòng luôn được tôi chú ý đầu tiên. Để các con thoải mái vui chơi, thay đồ, tôi chuẩn bị thêm nhiều quần áo và dép cao su”, chị chia sẻ.
Ngoài ra, người mẹ còn mang theo nồi cơm điện và ít gạo để nấu cháo, sẵn sàng cho các bữa ăn nhẹ hay “chữa cháy” nếu con không hợp đồ ăn địa phương.
Do đi vào thời điểm không phải mùa du lịch, chị Hà dễ dàng tìm và đặt phòng ở trung tâm.
Mong muốn con được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ du lịch, chị Hà thay đổi nhiều loại hình không gian nghỉ ngơi như nhà nghỉ, khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng. Bà mẹ 2 con luôn ưu tiên những nơi trung tâm hoặc gần biển, có chỗ gửi ôtô.
Thậm chí, trong 6 ngày ở Đà Nẵng, chị cùng các con thuê 3 khách sạn khác nhau. Mỗi ngày, con trai đều hỏi liệu có phải chuẩn bị chuyển đến nơi nghỉ khác hay không.
Chị Hà dự định dừng chân mỗi nơi khoảng 3 ngày. Nhưng 3 mẹ con lưu lại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định gần một tuần bởi thích ở lâu hơn.
Trong suốt chuyến đi, chi phí thuê phòng của 3 người khoảng 17 triệu đồng. Ngoài ra, chị Hà chi 33 triệu đồng cho ăn uống, vui chơi, quà cáp và khoảng 5 triệu xăng xe.
Kỷ niệm đáng nhớ
“Tôi khá tự tin với việc chăm con. Trên xe, tôi thường xuyên nhắc nhở, trò chuyện để các con không chán hay quậy phá. Hai bé rất vâng lời nên việc lái xe khá suôn sẻ”, chị Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, chuyến đi dài không tránh khỏi nhiều khó khăn. Ba mẹ con có vài lần lạc đường, chủ yếu là khi đi tìm các quán ăn, cửa hàng trong thành phố. Những lần như vậy, chị Hà tự nhủ đó cũng là cơ hội để mình chiêm ngưỡng những cung đường mới.
"Một trong những lần 'mất phương hướng' mà tôi nhớ nhất là khi trên đường đến bãi biển Hải Dương ở Thừa Thiên - Huế. Do nhầm lẫn, chúng tôi rẽ vào đoạn đường bùn, chẳng may xe bị sa lầy", chị kể lại.
Chiếc xe của ba mẹ con không may bị sa lầy trên đường đến bãi biển Hải Dương, Thừa Thiên - Huế.
Khi đó trời âm u sắp mưa, quãng đường dài vắng bóng người do không phải mùa du lịch, chị Hà rất lo lắng. Chị cuống quýt định gọi cho chồng, nhưng điện thoại chỉ còn 3% pin.
May mắn thay, trong lúc đang loay hoay, 3 mẹ con được 2 người đàn ông đi qua giúp đỡ.
Sau 2 ngày ở lại Thừa Thiên - Huế, 3 mẹ con tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, thời tiết miền Bắc bắt đầu có không khí lạnh, mưa phùn và biển xấu.
Bởi vậy, chuyến đi dự tính 60 ngày kết thúc ở ngày 34 với nhiều tiếc nuối. Nhưng 3 mẹ con đều mừng khi đoàn tụ với bố ở Hà Nội.
Từ đầu tháng 5, con trai 5 tuổi của chị Hà bắt đầu đi học lại. Thời gian bé được nghỉ, vợ chồng chị thường xuyên đưa các con ra ngoài, tham gia các hoạt động thể chất như cắm trại, leo núi, bơi lội,...
"Chúng tôi muốn đưa con đi nhiều nơi, tạo điều kiện cho bé trực tiếp học hỏi từ những trải nghiệm thực tế. Thời gian tới, cả nhà sẽ tranh thủ khám phá hết miền Bắc, vừa đi du lịch, vừa giúp con mở mang hiểu biết về lối sống, văn hóa mới khác với trong Nam", chị nói.
Tiếc nuối vì chuyến đi kết thúc sớm hơn dự kiến, gia đình Đỗ Hà tiếp tục lên kế hoạch du lịch các địa điểm nổi tiếng ở miền Bắc.
Ngoài ra, vợ chồng chị Hà cũng dự tính cuối năm, khi chuyến công tác của chồng kết thúc, cả gia đình lại “phượt” từ Bắc quay trở về Nam.
“Chuyến đi vừa rồi khá yên bình và nhẹ nhàng, cũng may các con không ốm sốt lần nào. Lần trở về TP.HCM tới với sự góp mặt của bố, chắc chắn sẽ có thêm nhiều kỷ niệm đáng quý hơn. Chúng tôi dự định tìm hiểu các cung đường khác để tham quan, gặt hái được nhiều trải nghiệm mới lạ hơn”, chị bày tỏ.
Cuối tuần của con bị 'đánh cắp' vì bố mẹ quá bậnPhải làm thêm vào cuối tuần, Phan Khanh chạnh lòng khi ít có cơ hội đưa gia đình đi chơi. Ngược lại, vợ chồng Nguyễn Trang gác lại công việc, dành trọn mỗi chủ nhật bên con.
08:46 14/5/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Mẹ lái ôtô, đưa hai con đi từ Nam ra Bắc trong 34 ngày
Nhân dịp chồng đi công tác nửa năm ở Hà Nội, Đỗ Hà tự lái xe qua 15 tỉnh, thành, đưa 2 con từ Nam ra Bắc với bố. Chị cũng muốn các bé được vui chơi thoải mái trước khi vào lớp một.
Ba mẹ con Đỗ Hà tự lái ôtô đi quãng đường 2.000 km từ TP.HCM ra Hà Nội.
"Ba mẹ con chuẩn bị lên đường nhé, các con phấn khởi lắm".
Sau khi gửi tin nhắn cho chồng, Đỗ Hà (33 tuổi) lái ôtô rời nhà ở quận 7 (TP.HCM), bắt đầu hành trình đưa 2 con ra Bắc đoàn tụ với bố. Trước đó, ông xã chị phải ra Hà Nội công tác nửa năm.
Trong 34 ngày (từ 6/3 đến 10/4), 3 mẹ con chị Hà đi qua 15 tỉnh, thành với quãng đường 2.000 km.
“Với tôi, chuyến đi còn là dịp để nghỉ ngơi, phục hồi sau thời gian dài ở nhà trông con”, chị nói với Zing.
Quyết định nhanh chóng
Sau khi con gái út chào đời, chị Hà nghỉ hẳn công việc kinh doanh, ở nhà nội trợ, trông 2 con.
Không có rào cản công việc, đồng thời mong muốn các con có thể khám phá nhiều nơi trước khi vào lớp một, người mẹ chỉ cần 5 phút để quyết định đưa con đi du lịch dài ngày.
“Tôi không quá lo lắng chuyện học hành của con bị gián đoạn. Ngoài sách vở, tôi muốn con có thể học hỏi thêm nhiều điều khác từ những chuyến đi thực tế”, chị bày tỏ.
Chị Hà mất nhiều thời gian nhất trong việc tìm hiểu, chọn lọc nơi tham quan cho 2 con.
Chị Hà dành 3 tuần để nghiên cứu các cung đường và lên kế hoạch chi tiết mỗi điểm dừng, khu vực tham quan. Ngoài những khu vui chơi ở trung tâm và bãi biển, chị còn tìm hiểu thêm di tích và bảo tàng, tạo điều kiện cho các con học hỏi.
Tùy vào khoảng cách của những điểm dừng chân, chị Hà thường lái xe 50 km/ngày, cũng có khi lên tới 220 km. Đối với các chặng đường dài như vậy, cứ đi 3-5 tiếng, 3 mẹ con lại nghỉ 1-3 lần.
Chị Hà cho biết việc chuẩn bị đồ đạc cho con không quá khó khăn bởi bình thường, gia đình chị cũng hay ra ngoài chơi, đi dã ngoại vào cuối tuần.
“Những vật dụng để bảo vệ sức khỏe cho 2 bé như mũ nón, kem chống nắng, chống muỗi,... và thuốc thang dự phòng luôn được tôi chú ý đầu tiên. Để các con thoải mái vui chơi, thay đồ, tôi chuẩn bị thêm nhiều quần áo và dép cao su”, chị chia sẻ.
Ngoài ra, người mẹ còn mang theo nồi cơm điện và ít gạo để nấu cháo, sẵn sàng cho các bữa ăn nhẹ hay “chữa cháy” nếu con không hợp đồ ăn địa phương.
Do đi vào thời điểm không phải mùa du lịch, chị Hà dễ dàng tìm và đặt phòng ở trung tâm.
Mong muốn con được trải nghiệm đa dạng các dịch vụ du lịch, chị Hà thay đổi nhiều loại hình không gian nghỉ ngơi như nhà nghỉ, khách sạn, homestay, khu nghỉ dưỡng. Bà mẹ 2 con luôn ưu tiên những nơi trung tâm hoặc gần biển, có chỗ gửi ôtô.
Thậm chí, trong 6 ngày ở Đà Nẵng, chị cùng các con thuê 3 khách sạn khác nhau. Mỗi ngày, con trai đều hỏi liệu có phải chuẩn bị chuyển đến nơi nghỉ khác hay không.
Chị Hà dự định dừng chân mỗi nơi khoảng 3 ngày. Nhưng 3 mẹ con lưu lại Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định gần một tuần bởi thích ở lâu hơn.
Trong suốt chuyến đi, chi phí thuê phòng của 3 người khoảng 17 triệu đồng. Ngoài ra, chị Hà chi 33 triệu đồng cho ăn uống, vui chơi, quà cáp và khoảng 5 triệu xăng xe.
Kỷ niệm đáng nhớ
“Tôi khá tự tin với việc chăm con. Trên xe, tôi thường xuyên nhắc nhở, trò chuyện để các con không chán hay quậy phá. Hai bé rất vâng lời nên việc lái xe khá suôn sẻ”, chị Hà chia sẻ.
Tuy nhiên, chuyến đi dài không tránh khỏi nhiều khó khăn. Ba mẹ con có vài lần lạc đường, chủ yếu là khi đi tìm các quán ăn, cửa hàng trong thành phố. Những lần như vậy, chị Hà tự nhủ đó cũng là cơ hội để mình chiêm ngưỡng những cung đường mới.
"Một trong những lần 'mất phương hướng' mà tôi nhớ nhất là khi trên đường đến bãi biển Hải Dương ở Thừa Thiên - Huế. Do nhầm lẫn, chúng tôi rẽ vào đoạn đường bùn, chẳng may xe bị sa lầy", chị kể lại.
Chiếc xe của ba mẹ con không may bị sa lầy trên đường đến bãi biển Hải Dương, Thừa Thiên - Huế.
Khi đó trời âm u sắp mưa, quãng đường dài vắng bóng người do không phải mùa du lịch, chị Hà rất lo lắng. Chị cuống quýt định gọi cho chồng, nhưng điện thoại chỉ còn 3% pin.
May mắn thay, trong lúc đang loay hoay, 3 mẹ con được 2 người đàn ông đi qua giúp đỡ.
Sau 2 ngày ở lại Thừa Thiên - Huế, 3 mẹ con tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, thời tiết miền Bắc bắt đầu có không khí lạnh, mưa phùn và biển xấu.
Bởi vậy, chuyến đi dự tính 60 ngày kết thúc ở ngày 34 với nhiều tiếc nuối. Nhưng 3 mẹ con đều mừng khi đoàn tụ với bố ở Hà Nội.
Từ đầu tháng 5, con trai 5 tuổi của chị Hà bắt đầu đi học lại. Thời gian bé được nghỉ, vợ chồng chị thường xuyên đưa các con ra ngoài, tham gia các hoạt động thể chất như cắm trại, leo núi, bơi lội,...
"Chúng tôi muốn đưa con đi nhiều nơi, tạo điều kiện cho bé trực tiếp học hỏi từ những trải nghiệm thực tế. Thời gian tới, cả nhà sẽ tranh thủ khám phá hết miền Bắc, vừa đi du lịch, vừa giúp con mở mang hiểu biết về lối sống, văn hóa mới khác với trong Nam", chị nói.
Tiếc nuối vì chuyến đi kết thúc sớm hơn dự kiến, gia đình Đỗ Hà tiếp tục lên kế hoạch du lịch các địa điểm nổi tiếng ở miền Bắc.
Ngoài ra, vợ chồng chị Hà cũng dự tính cuối năm, khi chuyến công tác của chồng kết thúc, cả gia đình lại “phượt” từ Bắc quay trở về Nam.
“Chuyến đi vừa rồi khá yên bình và nhẹ nhàng, cũng may các con không ốm sốt lần nào. Lần trở về TP.HCM tới với sự góp mặt của bố, chắc chắn sẽ có thêm nhiều kỷ niệm đáng quý hơn. Chúng tôi dự định tìm hiểu các cung đường khác để tham quan, gặt hái được nhiều trải nghiệm mới lạ hơn”, chị bày tỏ.
Cuối tuần của con bị 'đánh cắp' vì bố mẹ quá bậnPhải làm thêm vào cuối tuần, Phan Khanh chạnh lòng khi ít có cơ hội đưa gia đình đi chơi. Ngược lại, vợ chồng Nguyễn Trang gác lại công việc, dành trọn mỗi chủ nhật bên con.
08:46 14/5/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòng | Trong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới. | Theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022, Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh 2 con là phổ biến.
Trong khi đó, thời gian trung bình để có con đầu lòng sau khi kết hôn của các cặp đôi chưa được thống kê cụ thể. Tùy vào tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh sống và nhiều yếu tố khác, hành trình sinh con của mỗi gia đình có sự khác biệt nhất định. Trong khi nhiều vợ chồng có con sau kết hôn vài tháng đến vài năm, cũng có những cặp đôi hiếm muộn, mất nhiều thời gian chạy chữa.
Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, 4 cặp đôi chia sẻ về thời điểm, quá trình chào đón đứa con đầu lòng. Mỗi cha mẹ trải qua những cảm xúc khác nhau nhưng đều có một điểm chung: Con tới là một món quà và niềm hạnh phúc không điều gì có thể so sánh được.
9 năm mong mỏi tìm con Trần Lê Dũng (37 tuổi), Hà Thạch Thảo (34 tuổi) - Bắc Giang
Thời điểm kết hôn: 2013 Thời điểm phát hiện có bầu: 18/12/2021
Tôi lập gia đình năm 24 tuổi, chồng 27 tuổi. Sau vài tháng thả bầu nhưng chưa có kết quả, cả hai vẫn thoải mái vì nghĩ mình còn trẻ, sức khỏe tốt, các chỉ số đều “đẹp”.
Hai năm sau, tôi bắt đầu sốt ruột và phải đi khám tại một bệnh viện chuyên về hiếm muộn ở Hà Nội. Kết quả, tôi bị tắc vòi trứng.
Hai vợ chồng quyết định làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) với sự tư vấn của bác sĩ và nhanh chóng chuyển phôi. Không lâu sau đó, lần đầu tiên nhìn thấy que thử hiện 2 vạch, tôi vội báo tin mừng cho chồng và bố mẹ hai bên.
Vậy nhưng, thế giới quanh tôi như sụp đổ khi bác sĩ kết luận không tìm thấy tim thai.
Tôi không thể quên những những ngày tháng sau đó khi liên tục phải chuyển phôi lần 2, lần 3. Nhưng đều không thành công.
Hết phôi, kinh tế cũng cạn. Hai vợ chồng quyết định nghỉ ngơi một thời gian.
Năm 2020, ổn định hơn về tinh thần và vật chất, chúng tôi quyết định làm IVF lần 2. Tuy nhiên, đây thời điểm bắt đầu bùng dịch, nhà nằm trong vùng dịch nên đến tháng 12/2021, tôi mới được tiến hành chuyển phôi thai và may mắn đậu ngay lần đầu.
Bị ám ảnh từ lần trước, tôi rất lo lắng. Cứ cách 2 ngày, tôi lại thử máu để xem các chỉ số có tốt không. Khi nằm giường bệnh để siêu âm, tôi run lẩy bẩy vì sợ hãi. Chỉ đến khi nghe được nhịp tim đầu tiên của con, tôi mới bình tâm trở lại, nước mắt cứ thế chảy ra.
Quá trình mang thai sau đó diễn ra thuận lợi. Tôi nghỉ làm 3 tháng để dưỡng thai rồi tiếp tục đi làm bình thường.
Ngày bé ra đời, khi tôi nghe được tiếng con khóc, bao nhiêu nỗi buồn trong 9 năm qua tan biến hết. Lần đầu được bế và hít hà mùi của con, vợ chồng tôi cảm thấy dường như những khó khăn đã bỏ lại đằng sau.
Con đến lúc không ngờ nhấtTrần Văn Hòa, Đinh Thị Nguyệt (27 tuổi) - TP.HCM
Thời điểm kết hôn: năm 2017 Thời điểm phát hiện có bầu: 4/2020
Sau gần 1 năm thả bầu nhưng không có kết quả, hai vợ chồng đi khám và phát hiện tôi bị đa nang buồng trứng, chồng bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phẫu thuật, cộng thêm việc tinh trùng gần như không có. Trường hợp xấu nhất, chúng tôi phải đi mua tinh trùng của người khác mới hy vọng có em bé.
Cả hai vợ chồng đều không mong muốn điều đó xảy ra nên quyết định để mọi thứ tự nhiên, động viên nhau “con cái là lộc trời cho, có duyên con sẽ đến".
Sau khi chữa bệnh cho chồng, tôi từng vài lần “mừng hụt" khi có các dấu hiệu của việc mang thai, nhưng lần nào que thử cũng chỉ hiện 1 vạch. Cảm giác thất vọng lớn dần hơn mỗi ngày. Có những khi trò chuyện, chúng tôi đã đưa ra một vài phương án, một vài từ "nếu như", "giả dụ" bởi hy vọng có con đang dần cạn.
Đầu năm 2020, trong một lần nấu cơm, tôi cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với mùi đồ ăn, chỉ nghĩ bị đau bao tử và trào ngược dạ dày.
Và điều bất ngờ đã đến, que thử báo 2 vạch. Tôi như không tin vào mắt mình, chân tay run bần bật, đứng không vững, nghĩ que bị hỏng. Tôi thử thêm 5 lần nữa và cho kết quả tương tự. Tôi bật khóc như một đứa trẻ. Chồng tôi cũng ôm vợ rồi nức nở.
Trong quá trình mang thai, tôi bị tiểu đường thai kỳ, dọa sinh non vì em bé quay đầu sớm nên phải nằm một chỗ, hạn chế đi lại. Khi thai được 40 tuần 2 ngày, tôi nhập viện để kích sinh. Cuối cùng, con chào đời với cân nặng 4 kg bằng phương pháp đẻ mổ.
Vì tăng cân nhanh nên trên người tôi chằng chịt vết rạn đỏ. Tôi từng rất tự ti nhưng khi con ra đời, tôi thấy tất cả điều đó đều đáng giá và thật thiêng liêng.
Nhận tin vui một tháng sau đám cưới Mỹ Huyền (21 tuổi), Trường Giang (24 tuổi) - Bến Tre
Thời điểm kết hôn: tháng 12/2021 Thời điểm phát hiện có bầu: tháng 1/2022
Chúng tôi kết hôn khá sớm, vì vậy, hai đứa đều dự tính sau khoảng 2-3 năm mới sinh con. Một phần cả hai còn trẻ, một phần cũng muốn tranh thủ tận hưởng chút không gian riêng của hai vợ chồng.
Không ngờ, chưa kịp "kế hoạch", tôi phát hiện mang thai chỉ khoảng một tháng sau hôn lễ. Cha mẹ hai bên vui mừng vì không nghĩ được bế cháu sớm như vậy, còn tôi khá hoang mang vì chưa kịp chuẩn bị tâm lý, kiến thức và một khoản tiền dành riêng cho việc này.
Dù vậy, hai vợ chồng bảo nhau đón nhận tin vui vì con cái là món quà và quà tới thì hãy nhận.
Thời gian mang thai, vì bồi bổ quá kỹ thành ra hại, tới tháng thứ 6, tôi bị tiểu đường thai kỳ, phải kiêng khem nhiều thứ. Tôi cũng sinh non bé ở tuần thứ 32, bé nặng 2,5 kg. May mắn, bé nhanh bụ bẫm, khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Làm cha mẹ ở tuổi còn khá trẻ, chúng tôi có nhiều bỡ ngỡ nhưng cũng háo hức, dường như cảm thấy bản thân trưởng thành cùng con theo từng ngày. Cũng nhờ có con sớm, hai vợ chồng chỉ tập trung làm việc, chăm con và dành phần lớn thời gian ở bên gia đình.
Mới đây, vì "khoái" con quá, chồng tôi gợi ý sớm có thêm bé nữa. Tuy nhiên, tôi xác định đợi bé đầu 3-5 tuổi mới tính tiếp để con nhận được sự chăm sóc tốt và chu đáo nhất.
Quay cuồng vì mang thai trước ngày cưới Hoài An (28 tuổi), Thanh Tùng (29 tuổi) - Hải Phòng
Thời điểm kết hôn: tháng 10/2020 Thời điểm phát hiện có bầu: tháng 4/2020
Vợ chồng tôi dự định kết hôn vào năm 2021, sau khi nhà chồng tôi xây xong nhà. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đành thay đổi khi tôi phát hiện có thai vào tháng 4/2020, khi đó đã được 8 tuần.
Thời điểm đó, tôi lo và hoang mang nhiều hơn vì cảm giác bị động. Tôi vốn muốn có một hôn lễ được lên kế hoạch rõ ràng, chủ động chuẩn bị mọi thứ và được diện những chiếc váy lộng lẫy.
Không ít lần, tôi nghĩ tới phương án đợi sinh con xong mới làm đám cưới để dư dả thời gian chuẩn bị. Cuối cùng, chúng tôi vẫn thống nhất tổ chức luôn, gia đình chồng cũng chia sẻ rằng muốn lễ lạt đầy đủ, đón hai mẹ con về cẩn thận.
Dù đã đẩy nhanh, sắp xếp mọi thứ sớm hơn dự kiến, phải đến khi thai kỳ ở tuần thứ 32, đám cưới mới có thể diễn ra. Đúng 2 tháng sau ngày cưới, tôi sinh con.
Giờ nhớ lại, mọi thứ khi đó thật "quay cuồng". Bù lại, bé đầu lòng giờ đã cứng cáp, hai vợ chồng cũng đã ổn định mọi thứ hơn, thậm chí như trở lại thời mới cưới. Đôi khi nói chuyện với nhau, chồng tôi nói nhờ có con sớm nên thời kỳ trăng mật của hai đứa giờ có thêm cả em bé kháu khỉnh đang nằm ở giữa bố mẹ này.
Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóaNếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé.
16:50 16/6/2023 | Niềm hạnh phúc của các gia đình khi đón con đầu lòng
Trong khi vợ chồng Thảo mất nhiều năm chạy chữa, Mỹ Huyền và bạn đời nhận tin vui sau hôn lễ 1 tháng. Mỗi gia đình có cảm nhận, trải nghiệm khác biệt khi đón thành viên mới.
Theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022, Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh 2 con là phổ biến.
Trong khi đó, thời gian trung bình để có con đầu lòng sau khi kết hôn của các cặp đôi chưa được thống kê cụ thể. Tùy vào tình trạng sức khỏe, hoàn cảnh sống và nhiều yếu tố khác, hành trình sinh con của mỗi gia đình có sự khác biệt nhất định. Trong khi nhiều vợ chồng có con sau kết hôn vài tháng đến vài năm, cũng có những cặp đôi hiếm muộn, mất nhiều thời gian chạy chữa.
Trong Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, 4 cặp đôi chia sẻ về thời điểm, quá trình chào đón đứa con đầu lòng. Mỗi cha mẹ trải qua những cảm xúc khác nhau nhưng đều có một điểm chung: Con tới là một món quà và niềm hạnh phúc không điều gì có thể so sánh được.
9 năm mong mỏi tìm con Trần Lê Dũng (37 tuổi), Hà Thạch Thảo (34 tuổi) - Bắc Giang
Thời điểm kết hôn: 2013 Thời điểm phát hiện có bầu: 18/12/2021
Tôi lập gia đình năm 24 tuổi, chồng 27 tuổi. Sau vài tháng thả bầu nhưng chưa có kết quả, cả hai vẫn thoải mái vì nghĩ mình còn trẻ, sức khỏe tốt, các chỉ số đều “đẹp”.
Hai năm sau, tôi bắt đầu sốt ruột và phải đi khám tại một bệnh viện chuyên về hiếm muộn ở Hà Nội. Kết quả, tôi bị tắc vòi trứng.
Hai vợ chồng quyết định làm IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) với sự tư vấn của bác sĩ và nhanh chóng chuyển phôi. Không lâu sau đó, lần đầu tiên nhìn thấy que thử hiện 2 vạch, tôi vội báo tin mừng cho chồng và bố mẹ hai bên.
Vậy nhưng, thế giới quanh tôi như sụp đổ khi bác sĩ kết luận không tìm thấy tim thai.
Tôi không thể quên những những ngày tháng sau đó khi liên tục phải chuyển phôi lần 2, lần 3. Nhưng đều không thành công.
Hết phôi, kinh tế cũng cạn. Hai vợ chồng quyết định nghỉ ngơi một thời gian.
Năm 2020, ổn định hơn về tinh thần và vật chất, chúng tôi quyết định làm IVF lần 2. Tuy nhiên, đây thời điểm bắt đầu bùng dịch, nhà nằm trong vùng dịch nên đến tháng 12/2021, tôi mới được tiến hành chuyển phôi thai và may mắn đậu ngay lần đầu.
Bị ám ảnh từ lần trước, tôi rất lo lắng. Cứ cách 2 ngày, tôi lại thử máu để xem các chỉ số có tốt không. Khi nằm giường bệnh để siêu âm, tôi run lẩy bẩy vì sợ hãi. Chỉ đến khi nghe được nhịp tim đầu tiên của con, tôi mới bình tâm trở lại, nước mắt cứ thế chảy ra.
Quá trình mang thai sau đó diễn ra thuận lợi. Tôi nghỉ làm 3 tháng để dưỡng thai rồi tiếp tục đi làm bình thường.
Ngày bé ra đời, khi tôi nghe được tiếng con khóc, bao nhiêu nỗi buồn trong 9 năm qua tan biến hết. Lần đầu được bế và hít hà mùi của con, vợ chồng tôi cảm thấy dường như những khó khăn đã bỏ lại đằng sau.
Con đến lúc không ngờ nhấtTrần Văn Hòa, Đinh Thị Nguyệt (27 tuổi) - TP.HCM
Thời điểm kết hôn: năm 2017 Thời điểm phát hiện có bầu: 4/2020
Sau gần 1 năm thả bầu nhưng không có kết quả, hai vợ chồng đi khám và phát hiện tôi bị đa nang buồng trứng, chồng bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phẫu thuật, cộng thêm việc tinh trùng gần như không có. Trường hợp xấu nhất, chúng tôi phải đi mua tinh trùng của người khác mới hy vọng có em bé.
Cả hai vợ chồng đều không mong muốn điều đó xảy ra nên quyết định để mọi thứ tự nhiên, động viên nhau “con cái là lộc trời cho, có duyên con sẽ đến".
Sau khi chữa bệnh cho chồng, tôi từng vài lần “mừng hụt" khi có các dấu hiệu của việc mang thai, nhưng lần nào que thử cũng chỉ hiện 1 vạch. Cảm giác thất vọng lớn dần hơn mỗi ngày. Có những khi trò chuyện, chúng tôi đã đưa ra một vài phương án, một vài từ "nếu như", "giả dụ" bởi hy vọng có con đang dần cạn.
Đầu năm 2020, trong một lần nấu cơm, tôi cảm thấy mệt mỏi, nhạy cảm với mùi đồ ăn, chỉ nghĩ bị đau bao tử và trào ngược dạ dày.
Và điều bất ngờ đã đến, que thử báo 2 vạch. Tôi như không tin vào mắt mình, chân tay run bần bật, đứng không vững, nghĩ que bị hỏng. Tôi thử thêm 5 lần nữa và cho kết quả tương tự. Tôi bật khóc như một đứa trẻ. Chồng tôi cũng ôm vợ rồi nức nở.
Trong quá trình mang thai, tôi bị tiểu đường thai kỳ, dọa sinh non vì em bé quay đầu sớm nên phải nằm một chỗ, hạn chế đi lại. Khi thai được 40 tuần 2 ngày, tôi nhập viện để kích sinh. Cuối cùng, con chào đời với cân nặng 4 kg bằng phương pháp đẻ mổ.
Vì tăng cân nhanh nên trên người tôi chằng chịt vết rạn đỏ. Tôi từng rất tự ti nhưng khi con ra đời, tôi thấy tất cả điều đó đều đáng giá và thật thiêng liêng.
Nhận tin vui một tháng sau đám cưới Mỹ Huyền (21 tuổi), Trường Giang (24 tuổi) - Bến Tre
Thời điểm kết hôn: tháng 12/2021 Thời điểm phát hiện có bầu: tháng 1/2022
Chúng tôi kết hôn khá sớm, vì vậy, hai đứa đều dự tính sau khoảng 2-3 năm mới sinh con. Một phần cả hai còn trẻ, một phần cũng muốn tranh thủ tận hưởng chút không gian riêng của hai vợ chồng.
Không ngờ, chưa kịp "kế hoạch", tôi phát hiện mang thai chỉ khoảng một tháng sau hôn lễ. Cha mẹ hai bên vui mừng vì không nghĩ được bế cháu sớm như vậy, còn tôi khá hoang mang vì chưa kịp chuẩn bị tâm lý, kiến thức và một khoản tiền dành riêng cho việc này.
Dù vậy, hai vợ chồng bảo nhau đón nhận tin vui vì con cái là món quà và quà tới thì hãy nhận.
Thời gian mang thai, vì bồi bổ quá kỹ thành ra hại, tới tháng thứ 6, tôi bị tiểu đường thai kỳ, phải kiêng khem nhiều thứ. Tôi cũng sinh non bé ở tuần thứ 32, bé nặng 2,5 kg. May mắn, bé nhanh bụ bẫm, khỏe mạnh và phát triển bình thường.
Làm cha mẹ ở tuổi còn khá trẻ, chúng tôi có nhiều bỡ ngỡ nhưng cũng háo hức, dường như cảm thấy bản thân trưởng thành cùng con theo từng ngày. Cũng nhờ có con sớm, hai vợ chồng chỉ tập trung làm việc, chăm con và dành phần lớn thời gian ở bên gia đình.
Mới đây, vì "khoái" con quá, chồng tôi gợi ý sớm có thêm bé nữa. Tuy nhiên, tôi xác định đợi bé đầu 3-5 tuổi mới tính tiếp để con nhận được sự chăm sóc tốt và chu đáo nhất.
Quay cuồng vì mang thai trước ngày cưới Hoài An (28 tuổi), Thanh Tùng (29 tuổi) - Hải Phòng
Thời điểm kết hôn: tháng 10/2020 Thời điểm phát hiện có bầu: tháng 4/2020
Vợ chồng tôi dự định kết hôn vào năm 2021, sau khi nhà chồng tôi xây xong nhà. Tuy nhiên, mọi kế hoạch đành thay đổi khi tôi phát hiện có thai vào tháng 4/2020, khi đó đã được 8 tuần.
Thời điểm đó, tôi lo và hoang mang nhiều hơn vì cảm giác bị động. Tôi vốn muốn có một hôn lễ được lên kế hoạch rõ ràng, chủ động chuẩn bị mọi thứ và được diện những chiếc váy lộng lẫy.
Không ít lần, tôi nghĩ tới phương án đợi sinh con xong mới làm đám cưới để dư dả thời gian chuẩn bị. Cuối cùng, chúng tôi vẫn thống nhất tổ chức luôn, gia đình chồng cũng chia sẻ rằng muốn lễ lạt đầy đủ, đón hai mẹ con về cẩn thận.
Dù đã đẩy nhanh, sắp xếp mọi thứ sớm hơn dự kiến, phải đến khi thai kỳ ở tuần thứ 32, đám cưới mới có thể diễn ra. Đúng 2 tháng sau ngày cưới, tôi sinh con.
Giờ nhớ lại, mọi thứ khi đó thật "quay cuồng". Bù lại, bé đầu lòng giờ đã cứng cáp, hai vợ chồng cũng đã ổn định mọi thứ hơn, thậm chí như trở lại thời mới cưới. Đôi khi nói chuyện với nhau, chồng tôi nói nhờ có con sớm nên thời kỳ trăng mật của hai đứa giờ có thêm cả em bé kháu khỉnh đang nằm ở giữa bố mẹ này.
Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóaNếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé.
16:50 16/6/2023 | |
Bánh quy bơ Danisa ra mắt hộp quà phiên bản độc đáo mừng Ngày của mẹ | Nhân kỷ niệm Ngày của mẹ, Danisa - thương hiệu bánh quy bơ Đan Mạch - tổ chức chương trình "Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con" với nhiều phần quà ý nghĩa. | Chương trình nhằm khuyến khích mỗi người thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đến mẹ của mình.
Tri ân mẹ - “nữ hoàng” của lòng con
Từ khi mới chào đời, mẹ là người đầu tiên yêu thương và chăm sóc, luôn sẵn sàng hy sinh ước mơ riêng mình để dành điều tốt đẹp nhất cho con. Tình yêu của mẹ dành cho con là vùng đất tươi màu không biên giới, đầy ắp sự hy sinh và lòng vị tha.
Dù con đi đến đâu, làm gì, mẹ vẫn luôn dõi theo, hết lòng vun đắp tình yêu thương và sự quan tâm đón chờ con về mỗi khi mỏi mệt. Dù chẳng mang vương miện xa hoa, cũng không cần cơ ngơi tráng lệ, những người con vẫn luôn xem mẹ là “nữ hoàng” duy nhất và dành trọn yêu thương, sự tôn kính.
Những người con có cơ hội tri ân đấng sinh thành thông qua chương trình “Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con”.
Hiếu thảo và biết ơn mẹ, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bày tỏ tình cảm chất chứa này. Áp lực cuộc sống, công việc, học tập... có thể khiến những cuộc tâm tình, chia sẻ giữa hai mẹ con trở nên thưa dần, thói quen khó biểu lộ tình cảm của người Á Đông cũng khiến câu yêu thương khó nói thành lời.
Là văn hóa lâu đời tại các nước phương Tây, lan tỏa đến Việt Nam trong những năm gần đây, Ngày của mẹ trở thành dịp để người con thể hiện tình yêu và tâm ý tri ân sâu sắc đến mẹ.
Nhân dịp này, Danisa - thương hiệu bánh quy bơ nổi tiếng đến từ Đan Mạch - mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng, giúp con thể hiện tình cảm và lòng tri ân đến đấng sinh thành thông qua chương trình “Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con”. Diễn ra từ ngày 24/4 đến 12/5, chương trình khuyến khích cộng đồng cất tiếng lòng tri ân và tôn vinh “nữ hoàng” của lòng mình nhân Ngày của mẹ.
Bộ tặng phẩm thay lời muốn nói
Lấy cảm hứng từ tình mẫu tử, điểm nhấn của chương trình là 8 hộp quà tặng tri ân phiên bản giới hạn với thiết kế 2 tầng. Tầng một là thiệp 3D phong cách hoàng gia được tạo hình thủ công cùng chuỗi khoảnh khắc ý nghĩa của chủ nhân tác phẩm thắng giải và mẹ. Tầng hai là không gian phủ đầy hoa ôm trọn hộp bánh quy bơ Danisa thân thuộc, gợi nhắc kỷ niệm gia đình, mở ra khoảnh khắc ấm áp mẹ và con bên nhau.
Đặc biệt, bên trong còn có tặng phẩm trang sức tinh xảo, chế tác độc quyền bằng vàng 18K lấy cảm hứng từ chiếc vương miện Danisa, biểu trưng cho tâm ý mẹ là “nữ hoàng” của lòng con. Món quà ý nghĩa sẽ biến tất cả sự trân trọng và tình cảm mà con muốn gửi gắm thành niềm vui bất ngờ cho mẹ.
Danisa thay lời con cất tiếng lòng tri ân trong dịp tôn vinh những người mẹ.
Để nhận hộp quà tri ân phiên bản giới hạn từ Danisa tặng mẹ, người chơi có thể tham gia bằng cách tự tay làm món quà sáng tạo và độc đáo tặng mẹ từ chính chiếc hộp Danisa quen thuộc hoặc chia sẻ khoảnh khắc yêu thương cùng lời chúc gửi gắm đến “nữ hoàng” của mình nhân Ngày của mẹ.
Cụ thể, theo cách 1, người tham gia tự tay làm món quà sáng tạo tặng mẹ từ chiếc hộp Danisa. Sau đó quay/chụp món quà và đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân (Facebook hoặc Tiktok) ở chế độ công khai kèm hashtag #Danisa #NgayCuaMe2023 #ChiecHopTriAnMe #DIYContest.
Cách 2, người tham gia chia sẻ khoảnh khắc yêu thương với mẹ bằng cách đăng ảnh/video lên trang mạng xã hội cá nhân (Facebook hoặc Tiktok) ở chế độ công khai kèm theo hashtag: #Danisa #NgayCuaMe2023 #ChiecHopTriAnMe #PhotoContest.
Là biểu trưng cho truyền thống tri ân đến từ Đan Mạch, Danisa trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Việt trong ngày lễ, Tết và dịp đặc biệt như Ngày của mẹ.
"Không chỉ tiếp tục sứ mệnh là cầu nối yêu thương để người tiêu dùng gửi những món quà ý nghĩa, Danisa còn muốn khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa nét đẹp tri ân đến nhiều người hơn", đại diện thương hiệu chia sẻ.
Khách hàng tự tay làm món quà sáng tạo tặng mẹ từ chiếc hộp Danisa có thể nhận 1 giải Danisa tri ân đặc biệt -“chiếc hộp tri ân Danisa” trị giá 20 triệu đồng. Bên trong là hộp bánh Danisa 681 g, hộp trang sức dây chuyền vàng 18K và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người thắng giải. Ngoài ra, còn có 3 giải Danisa tri ân vàng, mỗi giải 1 “chiếc hộp tri ân Danisa” trị giá 12 triệu đồng. Bên trong là hộp bánh Danisa 681 g, hộp trang sức bông tai vàng 18K và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người thắng giải. 15 bài dự thi xuất sắc tham gia chia sẻ khoảnh khắc yêu thương có cơ hội trúng giải Tri ân chân thành bao gồm hộp bánh Danisa trọng lượng 681 g và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người nhận giải. Chương trình được chia làm 2 đợt bắt đầu từ 24/4 đến 12/5: Đợt 1: Từ ngày 24/4 đến hết ngày 4/5, thời gian công bố kết quả đợt 1: 7/5. Đợt 2: Từ ngày 5/5 đến hết ngày 12/5, thời gian công bố kết quả đợt 2: 14/5. | Bánh quy bơ Danisa ra mắt hộp quà phiên bản độc đáo mừng Ngày của mẹ
Nhân kỷ niệm Ngày của mẹ, Danisa - thương hiệu bánh quy bơ Đan Mạch - tổ chức chương trình "Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con" với nhiều phần quà ý nghĩa.
Chương trình nhằm khuyến khích mỗi người thể hiện tình cảm và lòng biết ơn đến mẹ của mình.
Tri ân mẹ - “nữ hoàng” của lòng con
Từ khi mới chào đời, mẹ là người đầu tiên yêu thương và chăm sóc, luôn sẵn sàng hy sinh ước mơ riêng mình để dành điều tốt đẹp nhất cho con. Tình yêu của mẹ dành cho con là vùng đất tươi màu không biên giới, đầy ắp sự hy sinh và lòng vị tha.
Dù con đi đến đâu, làm gì, mẹ vẫn luôn dõi theo, hết lòng vun đắp tình yêu thương và sự quan tâm đón chờ con về mỗi khi mỏi mệt. Dù chẳng mang vương miện xa hoa, cũng không cần cơ ngơi tráng lệ, những người con vẫn luôn xem mẹ là “nữ hoàng” duy nhất và dành trọn yêu thương, sự tôn kính.
Những người con có cơ hội tri ân đấng sinh thành thông qua chương trình “Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con”.
Hiếu thảo và biết ơn mẹ, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bày tỏ tình cảm chất chứa này. Áp lực cuộc sống, công việc, học tập... có thể khiến những cuộc tâm tình, chia sẻ giữa hai mẹ con trở nên thưa dần, thói quen khó biểu lộ tình cảm của người Á Đông cũng khiến câu yêu thương khó nói thành lời.
Là văn hóa lâu đời tại các nước phương Tây, lan tỏa đến Việt Nam trong những năm gần đây, Ngày của mẹ trở thành dịp để người con thể hiện tình yêu và tâm ý tri ân sâu sắc đến mẹ.
Nhân dịp này, Danisa - thương hiệu bánh quy bơ nổi tiếng đến từ Đan Mạch - mong muốn lan tỏa và truyền cảm hứng, giúp con thể hiện tình cảm và lòng tri ân đến đấng sinh thành thông qua chương trình “Chiếc hộp tri ân mẹ - nữ hoàng của lòng con”. Diễn ra từ ngày 24/4 đến 12/5, chương trình khuyến khích cộng đồng cất tiếng lòng tri ân và tôn vinh “nữ hoàng” của lòng mình nhân Ngày của mẹ.
Bộ tặng phẩm thay lời muốn nói
Lấy cảm hứng từ tình mẫu tử, điểm nhấn của chương trình là 8 hộp quà tặng tri ân phiên bản giới hạn với thiết kế 2 tầng. Tầng một là thiệp 3D phong cách hoàng gia được tạo hình thủ công cùng chuỗi khoảnh khắc ý nghĩa của chủ nhân tác phẩm thắng giải và mẹ. Tầng hai là không gian phủ đầy hoa ôm trọn hộp bánh quy bơ Danisa thân thuộc, gợi nhắc kỷ niệm gia đình, mở ra khoảnh khắc ấm áp mẹ và con bên nhau.
Đặc biệt, bên trong còn có tặng phẩm trang sức tinh xảo, chế tác độc quyền bằng vàng 18K lấy cảm hứng từ chiếc vương miện Danisa, biểu trưng cho tâm ý mẹ là “nữ hoàng” của lòng con. Món quà ý nghĩa sẽ biến tất cả sự trân trọng và tình cảm mà con muốn gửi gắm thành niềm vui bất ngờ cho mẹ.
Danisa thay lời con cất tiếng lòng tri ân trong dịp tôn vinh những người mẹ.
Để nhận hộp quà tri ân phiên bản giới hạn từ Danisa tặng mẹ, người chơi có thể tham gia bằng cách tự tay làm món quà sáng tạo và độc đáo tặng mẹ từ chính chiếc hộp Danisa quen thuộc hoặc chia sẻ khoảnh khắc yêu thương cùng lời chúc gửi gắm đến “nữ hoàng” của mình nhân Ngày của mẹ.
Cụ thể, theo cách 1, người tham gia tự tay làm món quà sáng tạo tặng mẹ từ chiếc hộp Danisa. Sau đó quay/chụp món quà và đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân (Facebook hoặc Tiktok) ở chế độ công khai kèm hashtag #Danisa #NgayCuaMe2023 #ChiecHopTriAnMe #DIYContest.
Cách 2, người tham gia chia sẻ khoảnh khắc yêu thương với mẹ bằng cách đăng ảnh/video lên trang mạng xã hội cá nhân (Facebook hoặc Tiktok) ở chế độ công khai kèm theo hashtag: #Danisa #NgayCuaMe2023 #ChiecHopTriAnMe #PhotoContest.
Là biểu trưng cho truyền thống tri ân đến từ Đan Mạch, Danisa trở thành lựa chọn của nhiều người tiêu dùng Việt trong ngày lễ, Tết và dịp đặc biệt như Ngày của mẹ.
"Không chỉ tiếp tục sứ mệnh là cầu nối yêu thương để người tiêu dùng gửi những món quà ý nghĩa, Danisa còn muốn khơi nguồn cảm hứng, lan tỏa nét đẹp tri ân đến nhiều người hơn", đại diện thương hiệu chia sẻ.
Khách hàng tự tay làm món quà sáng tạo tặng mẹ từ chiếc hộp Danisa có thể nhận 1 giải Danisa tri ân đặc biệt -“chiếc hộp tri ân Danisa” trị giá 20 triệu đồng. Bên trong là hộp bánh Danisa 681 g, hộp trang sức dây chuyền vàng 18K và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người thắng giải. Ngoài ra, còn có 3 giải Danisa tri ân vàng, mỗi giải 1 “chiếc hộp tri ân Danisa” trị giá 12 triệu đồng. Bên trong là hộp bánh Danisa 681 g, hộp trang sức bông tai vàng 18K và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người thắng giải. 15 bài dự thi xuất sắc tham gia chia sẻ khoảnh khắc yêu thương có cơ hội trúng giải Tri ân chân thành bao gồm hộp bánh Danisa trọng lượng 681 g và thiệp 3D đính kèm hình ảnh khoảnh khắc hai mẹ con của người nhận giải. Chương trình được chia làm 2 đợt bắt đầu từ 24/4 đến 12/5: Đợt 1: Từ ngày 24/4 đến hết ngày 4/5, thời gian công bố kết quả đợt 1: 7/5. Đợt 2: Từ ngày 5/5 đến hết ngày 12/5, thời gian công bố kết quả đợt 2: 14/5. | |
Cha mẹ cũng cần học để lớn lên cùng con | Theo chuyên gia, không có công thức chung cho sự thành công của mọi đứa trẻ. Cha mẹ cần giúp con tìm được những giá trị, tiềm năng để đương đầu với thế giới thay đổi nhanh chóng. | Lướt mạng xã hội những năm gần đây, không ít phụ huynh có con nhỏ cảm thấy “mệt” trước những thông tin, phương thức xoay quanh chuyện nuôi dạy con cái. Đó cũng là cảm xúc của chuyên gia giáo dục, TS Nguyễn Chí Hiếu.
Tuy nhiên, ông nhận thấy dù là nhu cầu chính đáng, phần lớn cha mẹ vẫn chỉ đang hỏi về khóa học nào đó cho con để có một kỹ năng nào đó, để đỗ trường gì đó, có thành tích nào đó... Đó là cách phần lớn bậc phụ huynh đang tiếp xúc trên mạng xã hội.
Làm trong ngành giáo dục 15 năm, trải rộng từ cấp mầm non đến đại học, ông Hiếu nhận thấy phần lớn xu hướng hiện nay là cha mẹ chỉ tập trung vào các kỹ năng học tập cho trẻ, song như vậy là chưa đủ. Bên trong, các con còn nhiều điều chưa đủ chất, đủ sâu để phát triển toàn diện.
Trong một thế giới ngày càng nhiều biến động, nhiều thông tin, nhìn đâu cũng dễ dàng thấy người giỏi người tài, cha mẹ cần tìm được hướng đi để đồng hành cùng con. Đây cũng là vấn đề được bàn luận tại hội thảo “Mặt trái thế giới - Giá trị ‘thực’ con cần” được Tổ chức Giáo dục IEG Global tổ chức với sự tham gia của TS Nguyễn Chí Hiếu, bà Đàm Bích Thủy - nguyên chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam và bà Vũ Thanh Hà - điều hành tại Câu lạc bộ Màu Xanh và sáng lập dự án Đi Để Hiểu.
Nhiều cha mẹ đang chỉ quan tâm đến việc học của con thay vì các yếu tố khác. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.
Áp lực của thế hệ “ăn ngon mặc đẹp”
Nhận định về môi trường phát triển của trẻ em hiện nay, bà Thanh Hà cho rằng các em có rất nhiều cơ hội, điều kiện tốt hơn thế hệ trước. Nếu thời cha mẹ ngày trước là “ăn no mặc ấm” thì hiện nay các em “ăn ngon mặc đẹp”.
Nhiều em nhỏ được cha mẹ đầu tư toàn diện, không chỉ về kiến thức mà còn các kỹ năng. Nhiều cha mẹ không bằng lòng với việc con chỉ biết một ngoại ngữ mà phải nhiều, không chỉ chơi được một mà hai nhạc cụ trở lên, giỏi cả cầm kỳ thi họa. Đây cũng chính là điều bà trăn trở.
“Ngõ nhà tôi có nhiều trung tâm luyện thi vào các trường chuyên nổi tiếng. Nhiều hôm nhìn từ ban công, tôi thấy các em học sinh cấp 2, cấp 3 hay thậm chí cấp 1 vẫn mặc nguyên đồng phục sau giờ học, bước xuống xe của bố mẹ, vừa đi vừa cầm miếng bánh hay gói bim bim ăn vội rồi vào lớp luyện thi học tiếp", bà kể.
Mỗi lần thấy những em nhỏ lao vào học ở trung tâm đến 20h, 21h mới được về ăn tối, tắm rửa rồi tiếp tục làm bài tập, bà Hà chảy nước mắt vì thương.
Theo bà, sự đầu tư cho con như vậy thường sẽ tỷ lệ thuận với kỳ vọng của bố mẹ. Ngay cả những ước mơ dang dở của bố mẹ cũng được đặt hết lên vai thế hệ sau, khiến các con đối diện không ít áp lực.
Bà Hà (ngoài cùng bên phải) từng rơi nước mắt khi thấy các em nhỏ phải học thêm quá nhiều. Ảnh: BTC.
Đồng quan điểm, bà Thủy cảm thấy thương khi nhiều học sinh hiện nay có đủ thứ nhưng xét cho cùng, các em chia sẻ mình chẳng có gì, chỉ có những thứ người khác muốn các em có thay vì điều bản thân thực sự thích.
Nhiều bố mẹ đặt ra cho con cái kỳ vọng từ điểm số, hoạt động ngoại khóa, làm sao phải vào được lớp này trường kia. Họ chạy đua cố gắng tạo ra một đứa trẻ phải hoàn chỉnh, có tất cả yếu tố các bậc cha mẹ muốn.
“Song là người lớn, chúng ta cũng biết, không có sự thành công của ai giống ai 100% cả. Đường đến thành công của mỗi người khác nhau. Vậy lý do gì ta phải bắt con mình có con đường đi giống hệt của một đứa trẻ khác?”.
Bà Thủy cũng dẫn một thống kê rằng ở Việt Nam hiện nay 50% học sinh có dấu hiệu hoặc gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trước đây, bà cũng từng cho rằng thế hệ bây giờ “sướng” như vậy thì có gì để tới mức trầm cảm, đâu đói khổ, vất vả như thế hệ trước. Nhưng đến khi làm giáo dục, bà mới nhận ra điều ngược lại.
“Khi nói chuyện với nhiều em học sinh có vấn đề sức khỏe, các em nói mình cô đơn lắm, không biết cuộc đời có ý nghĩa như thế nào; rằng em không thể nói chuyện với bố mẹ dù hàng ngày vẫn nhắn tin, gọi điện, nhưng đó chỉ như nghĩa vụ báo thông tin”, bà Thủy nói.
Hãy nói chuyện với con
Theo TS Hiếu, trong thời đại ngày nay, việc cả cha và mẹ cùng đi làm kiếm tiền khiến thời gian nhiều người dành cho con không là bao. Cũng vì ít thời gian bên con, họ bất an, không biết chuyện học hành của con ra sao nên quyết định gửi đến trung tâm dạy thêm, nhiều cuộc nói chuyện ở nhà cũng chỉ xoay quanh chuyện thành tích, học hành ra sao.
Đúng vào thời điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi, nhiều em không có thời gian trò chuyện với cha mẹ dần trở nên xa cách, tự tạo thế giới riêng và không muốn tìm đến cha mẹ để chia sẻ những tâm tư thầm kín nữa.
Theo chuyên gia, con trẻ cần được cha mẹ chia sẻ nhiều hơn. Ảnh minh họa: Pixabay/Pexels.
Theo vị chuyên gia giáo dục, cha mẹ và cả giáo viên nên dành thời gian kể chuyện, nói với con về những câu chuyện của chính gia đình, thời ông bà, bố mẹ để con học được cách nhìn về cuộc sống. Những câu chuyện nhỏ được bồi đắp theo thời gian đó đôi khi còn giá trị hơn những điểm số cao ở trường, giúp tạo ra một con người có chiều sâu, tự đưa ra những quyết định cho bản thân.
Bà Thủy cũng đồng tình rằng các gia đình nên dành ít nhất thời gian ăn tối với nhau, 1-2 tiếng không dùng điện thoại, ipad để thực sự trò chuyện, đây là điều nhiều em đang rất thiếu. Những cuộc trò chuyện có thể dẫn đến sau này khi gặp khó khăn, các con sẽ nhớ và muốn tìm đến ba mẹ bày tỏ. Ở độ tuổi chưa trưởng thành, việc không tìm được nơi sẻ chia tâm tư là rất nguy hiểm.
Tầm quan trọng của sự lắng nghe
Chia sẻ về vai trò của một người thầy, người đồng hành trong cuộc đời học sinh, bà Thủy dẫn kết quả một khảo sát tại Mỹ, thực hiện trên 200 người thành công trong nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, giải trí. Với câu hỏi: “Điều gì quan trọng nhất dẫn đến thành công của bạn?”, 70% người được hỏi đều cho biết họ đã gặp được một người thầy, người bạn hay người có thể đưa ra những lời khuyên tốt, chín chắn trong thời gian họ học cấp 3, đại học.
“Chúng ta cố gắng cho con đạt điểm cao, vào được trường này trường kia, nghĩ rằng đó là cái tốt nhưng thực ra tôi nghĩ điều quan trọng nhất với một sinh viên trong 4 năm đại học là làm sao cho các em tìm được một người thầy có thể lắng nghe, trao đổi, tư vấn đưa ra ý kiến cho các em, cho các em lời khuyên để bước tiếp quãng đường sau này”, bà nhận xét.
Trẻ cần có một người thầy, người hướng dẫn và đồng hành phù hợp. Ảnh minh họa: People Visual.
Về phía cha mẹ, ông Hiếu cũng cho rằng phụ huynh đừng nghĩ rằng mình đã hiểu trẻ con bởi cuộc sống và hoàn cảnh hiện giờ của các con rất khác so với người lớn ngày trước. Vì không hiểu, người lớn cần lắng nghe để biết, để kìm lại những cơn nóng giận, kỳ vọng. Dần dần có được niềm tin của các con, lúc đó ta mới chia sẻ ý kiến, góp ý cho con.
Dù vậy, trên hành trình cùng con tìm ra hướng đi, giá trị của bản thân, chính cha mẹ cũng cần trước hết tự vượt qua được chính bản thân, đứng vững trước những làn sóng, xu hướng xung quanh để kiên định với con đường mình cho là đúng.
Ông Hiếu kết luận rằng điều quan trọng là phải nương, nhìn theo cách một đứa trẻ phát triển để tìm hướng đi phù hợp. Tuy nhiên, sẽ có những điểm chung nhất định đó là xây dựng cho con ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm, hai là phải có niềm tin, rằng cứ nỗ lực thì sẽ có tiến bộ. Cuối cùng, cốt lõi nhất là để con được yêu thương một ai đó, một điều gì đó, bởi yêu thương là nền tảng của hạnh phúc.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Câu hỏi của con trai 8 tuổi về rượu khiến người mẹ bất ngờNhiều phụ huynh Hàn Quốc lo ngại các video về người nổi tiếng uống rượu bia không được kiểm soát trên Internet có thể khuyến khích trẻ vị thành niên học theo.
19:05 7/5/2023 | Cha mẹ cũng cần học để lớn lên cùng con
Theo chuyên gia, không có công thức chung cho sự thành công của mọi đứa trẻ. Cha mẹ cần giúp con tìm được những giá trị, tiềm năng để đương đầu với thế giới thay đổi nhanh chóng.
Lướt mạng xã hội những năm gần đây, không ít phụ huynh có con nhỏ cảm thấy “mệt” trước những thông tin, phương thức xoay quanh chuyện nuôi dạy con cái. Đó cũng là cảm xúc của chuyên gia giáo dục, TS Nguyễn Chí Hiếu.
Tuy nhiên, ông nhận thấy dù là nhu cầu chính đáng, phần lớn cha mẹ vẫn chỉ đang hỏi về khóa học nào đó cho con để có một kỹ năng nào đó, để đỗ trường gì đó, có thành tích nào đó... Đó là cách phần lớn bậc phụ huynh đang tiếp xúc trên mạng xã hội.
Làm trong ngành giáo dục 15 năm, trải rộng từ cấp mầm non đến đại học, ông Hiếu nhận thấy phần lớn xu hướng hiện nay là cha mẹ chỉ tập trung vào các kỹ năng học tập cho trẻ, song như vậy là chưa đủ. Bên trong, các con còn nhiều điều chưa đủ chất, đủ sâu để phát triển toàn diện.
Trong một thế giới ngày càng nhiều biến động, nhiều thông tin, nhìn đâu cũng dễ dàng thấy người giỏi người tài, cha mẹ cần tìm được hướng đi để đồng hành cùng con. Đây cũng là vấn đề được bàn luận tại hội thảo “Mặt trái thế giới - Giá trị ‘thực’ con cần” được Tổ chức Giáo dục IEG Global tổ chức với sự tham gia của TS Nguyễn Chí Hiếu, bà Đàm Bích Thủy - nguyên chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam và bà Vũ Thanh Hà - điều hành tại Câu lạc bộ Màu Xanh và sáng lập dự án Đi Để Hiểu.
Nhiều cha mẹ đang chỉ quan tâm đến việc học của con thay vì các yếu tố khác. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.
Áp lực của thế hệ “ăn ngon mặc đẹp”
Nhận định về môi trường phát triển của trẻ em hiện nay, bà Thanh Hà cho rằng các em có rất nhiều cơ hội, điều kiện tốt hơn thế hệ trước. Nếu thời cha mẹ ngày trước là “ăn no mặc ấm” thì hiện nay các em “ăn ngon mặc đẹp”.
Nhiều em nhỏ được cha mẹ đầu tư toàn diện, không chỉ về kiến thức mà còn các kỹ năng. Nhiều cha mẹ không bằng lòng với việc con chỉ biết một ngoại ngữ mà phải nhiều, không chỉ chơi được một mà hai nhạc cụ trở lên, giỏi cả cầm kỳ thi họa. Đây cũng chính là điều bà trăn trở.
“Ngõ nhà tôi có nhiều trung tâm luyện thi vào các trường chuyên nổi tiếng. Nhiều hôm nhìn từ ban công, tôi thấy các em học sinh cấp 2, cấp 3 hay thậm chí cấp 1 vẫn mặc nguyên đồng phục sau giờ học, bước xuống xe của bố mẹ, vừa đi vừa cầm miếng bánh hay gói bim bim ăn vội rồi vào lớp luyện thi học tiếp", bà kể.
Mỗi lần thấy những em nhỏ lao vào học ở trung tâm đến 20h, 21h mới được về ăn tối, tắm rửa rồi tiếp tục làm bài tập, bà Hà chảy nước mắt vì thương.
Theo bà, sự đầu tư cho con như vậy thường sẽ tỷ lệ thuận với kỳ vọng của bố mẹ. Ngay cả những ước mơ dang dở của bố mẹ cũng được đặt hết lên vai thế hệ sau, khiến các con đối diện không ít áp lực.
Bà Hà (ngoài cùng bên phải) từng rơi nước mắt khi thấy các em nhỏ phải học thêm quá nhiều. Ảnh: BTC.
Đồng quan điểm, bà Thủy cảm thấy thương khi nhiều học sinh hiện nay có đủ thứ nhưng xét cho cùng, các em chia sẻ mình chẳng có gì, chỉ có những thứ người khác muốn các em có thay vì điều bản thân thực sự thích.
Nhiều bố mẹ đặt ra cho con cái kỳ vọng từ điểm số, hoạt động ngoại khóa, làm sao phải vào được lớp này trường kia. Họ chạy đua cố gắng tạo ra một đứa trẻ phải hoàn chỉnh, có tất cả yếu tố các bậc cha mẹ muốn.
“Song là người lớn, chúng ta cũng biết, không có sự thành công của ai giống ai 100% cả. Đường đến thành công của mỗi người khác nhau. Vậy lý do gì ta phải bắt con mình có con đường đi giống hệt của một đứa trẻ khác?”.
Bà Thủy cũng dẫn một thống kê rằng ở Việt Nam hiện nay 50% học sinh có dấu hiệu hoặc gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Trước đây, bà cũng từng cho rằng thế hệ bây giờ “sướng” như vậy thì có gì để tới mức trầm cảm, đâu đói khổ, vất vả như thế hệ trước. Nhưng đến khi làm giáo dục, bà mới nhận ra điều ngược lại.
“Khi nói chuyện với nhiều em học sinh có vấn đề sức khỏe, các em nói mình cô đơn lắm, không biết cuộc đời có ý nghĩa như thế nào; rằng em không thể nói chuyện với bố mẹ dù hàng ngày vẫn nhắn tin, gọi điện, nhưng đó chỉ như nghĩa vụ báo thông tin”, bà Thủy nói.
Hãy nói chuyện với con
Theo TS Hiếu, trong thời đại ngày nay, việc cả cha và mẹ cùng đi làm kiếm tiền khiến thời gian nhiều người dành cho con không là bao. Cũng vì ít thời gian bên con, họ bất an, không biết chuyện học hành của con ra sao nên quyết định gửi đến trung tâm dạy thêm, nhiều cuộc nói chuyện ở nhà cũng chỉ xoay quanh chuyện thành tích, học hành ra sao.
Đúng vào thời điểm tâm sinh lý có nhiều thay đổi, nhiều em không có thời gian trò chuyện với cha mẹ dần trở nên xa cách, tự tạo thế giới riêng và không muốn tìm đến cha mẹ để chia sẻ những tâm tư thầm kín nữa.
Theo chuyên gia, con trẻ cần được cha mẹ chia sẻ nhiều hơn. Ảnh minh họa: Pixabay/Pexels.
Theo vị chuyên gia giáo dục, cha mẹ và cả giáo viên nên dành thời gian kể chuyện, nói với con về những câu chuyện của chính gia đình, thời ông bà, bố mẹ để con học được cách nhìn về cuộc sống. Những câu chuyện nhỏ được bồi đắp theo thời gian đó đôi khi còn giá trị hơn những điểm số cao ở trường, giúp tạo ra một con người có chiều sâu, tự đưa ra những quyết định cho bản thân.
Bà Thủy cũng đồng tình rằng các gia đình nên dành ít nhất thời gian ăn tối với nhau, 1-2 tiếng không dùng điện thoại, ipad để thực sự trò chuyện, đây là điều nhiều em đang rất thiếu. Những cuộc trò chuyện có thể dẫn đến sau này khi gặp khó khăn, các con sẽ nhớ và muốn tìm đến ba mẹ bày tỏ. Ở độ tuổi chưa trưởng thành, việc không tìm được nơi sẻ chia tâm tư là rất nguy hiểm.
Tầm quan trọng của sự lắng nghe
Chia sẻ về vai trò của một người thầy, người đồng hành trong cuộc đời học sinh, bà Thủy dẫn kết quả một khảo sát tại Mỹ, thực hiện trên 200 người thành công trong nhiều lĩnh vực từ kinh doanh, giải trí. Với câu hỏi: “Điều gì quan trọng nhất dẫn đến thành công của bạn?”, 70% người được hỏi đều cho biết họ đã gặp được một người thầy, người bạn hay người có thể đưa ra những lời khuyên tốt, chín chắn trong thời gian họ học cấp 3, đại học.
“Chúng ta cố gắng cho con đạt điểm cao, vào được trường này trường kia, nghĩ rằng đó là cái tốt nhưng thực ra tôi nghĩ điều quan trọng nhất với một sinh viên trong 4 năm đại học là làm sao cho các em tìm được một người thầy có thể lắng nghe, trao đổi, tư vấn đưa ra ý kiến cho các em, cho các em lời khuyên để bước tiếp quãng đường sau này”, bà nhận xét.
Trẻ cần có một người thầy, người hướng dẫn và đồng hành phù hợp. Ảnh minh họa: People Visual.
Về phía cha mẹ, ông Hiếu cũng cho rằng phụ huynh đừng nghĩ rằng mình đã hiểu trẻ con bởi cuộc sống và hoàn cảnh hiện giờ của các con rất khác so với người lớn ngày trước. Vì không hiểu, người lớn cần lắng nghe để biết, để kìm lại những cơn nóng giận, kỳ vọng. Dần dần có được niềm tin của các con, lúc đó ta mới chia sẻ ý kiến, góp ý cho con.
Dù vậy, trên hành trình cùng con tìm ra hướng đi, giá trị của bản thân, chính cha mẹ cũng cần trước hết tự vượt qua được chính bản thân, đứng vững trước những làn sóng, xu hướng xung quanh để kiên định với con đường mình cho là đúng.
Ông Hiếu kết luận rằng điều quan trọng là phải nương, nhìn theo cách một đứa trẻ phát triển để tìm hướng đi phù hợp. Tuy nhiên, sẽ có những điểm chung nhất định đó là xây dựng cho con ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm, hai là phải có niềm tin, rằng cứ nỗ lực thì sẽ có tiến bộ. Cuối cùng, cốt lõi nhất là để con được yêu thương một ai đó, một điều gì đó, bởi yêu thương là nền tảng của hạnh phúc.
Bài hát lớn lên cùng con Ký ức của nhà báo Phạm Hồng Tuyến gắn với những bài hát bất hủ do bố bà, nhạc sĩ Phạm Tuyên, sáng tác như Trường cháu là trường Mầm non - bài hát nhạc sĩ Phạm Tuyên viết tặng trường con gái học; Cả tuần đều ngoan cũng là một khúc ca quen thuộc của nhiều thế hệ trẻ em Việt. Ngoài ra, Ở trường cô dạy em thế, rồi Gặp nhau dưới trời thu Hà Nội, Theo cánh đu bay... cũng đã trở thành ký ức chung của nhiều người Việt Nam.
Câu hỏi của con trai 8 tuổi về rượu khiến người mẹ bất ngờNhiều phụ huynh Hàn Quốc lo ngại các video về người nổi tiếng uống rượu bia không được kiểm soát trên Internet có thể khuyến khích trẻ vị thành niên học theo.
19:05 7/5/2023 | |
Khánh Thi: 'Có con lần 3, ông xã Phan Hiển đã kinh nghiệm đầy mình' | Vừa trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu. | Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Khánh Thi
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
Thính giả cũng có thể nghe đầy đủ các tập của MOM, First trên Spotify và Apple Podcast
_____
Mang thai lần thứ 3, Khánh Thi vẫn dành thời gian để "cháy" với đội tuyển dancesport - breaking Việt Nam tại SEA Games 32. Mới về nhà vài ngày, cô vẫn sợ cái nắng gay gắt tại Campuchia. May mắn, dù di chuyển và hoạt động nhiều, sức khỏe hai mẹ con vẫn ổn định. Nhờ chơi thể thao và luyện tập thường xuyên, cô có thể kiểm soát được sức khỏe, chú ý ăn uống và đặc biệt là giữ tinh thần thoải mái khi có thai ở tuổi 41.
Gắn bó với nhau 13 năm, Khánh Thi nhớ hồi mang bầu bé đầu tiên, chồng cô, Phan Hiển, lúc đó 22 tuổi, rất vụng về khi thấy vợ ốm nghén. Còn giờ đây, anh "kinh nghiệm đầy mình" trong việc chăm sóc cả nhà, chăm chút mẹ bầu, đưa đón hai con.
"Chúng tôi còn may mắn khi có ba mẹ, cố ngoại (bà ngoại Phan Hiển) chăm sóc và yêu thương. Có lẽ ít đôi vợ chồng nào có được điều này".
Khánh Thi là khách mời trong số tiếp theo của MOM, First, series podcast về gia đình. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | Khánh Thi: 'Có con lần 3, ông xã Phan Hiển đã kinh nghiệm đầy mình'
Vừa trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
Mang thai lần thứ 3 và trải qua khoảng thời gian vất vả cùng học trò ở SEA Games 32, Khánh Thi thừa nhận đôi khi quá tập trung chăm sóc các VĐV, cô gần như quên mình đang có bầu.
_____
Host: Nghiêm Ngọc
Khách mời: Khánh Thi
Độc giả có thể nghe phiên bản Audio tại đây
Thính giả cũng có thể nghe đầy đủ các tập của MOM, First trên Spotify và Apple Podcast
_____
Mang thai lần thứ 3, Khánh Thi vẫn dành thời gian để "cháy" với đội tuyển dancesport - breaking Việt Nam tại SEA Games 32. Mới về nhà vài ngày, cô vẫn sợ cái nắng gay gắt tại Campuchia. May mắn, dù di chuyển và hoạt động nhiều, sức khỏe hai mẹ con vẫn ổn định. Nhờ chơi thể thao và luyện tập thường xuyên, cô có thể kiểm soát được sức khỏe, chú ý ăn uống và đặc biệt là giữ tinh thần thoải mái khi có thai ở tuổi 41.
Gắn bó với nhau 13 năm, Khánh Thi nhớ hồi mang bầu bé đầu tiên, chồng cô, Phan Hiển, lúc đó 22 tuổi, rất vụng về khi thấy vợ ốm nghén. Còn giờ đây, anh "kinh nghiệm đầy mình" trong việc chăm sóc cả nhà, chăm chút mẹ bầu, đưa đón hai con.
"Chúng tôi còn may mắn khi có ba mẹ, cố ngoại (bà ngoại Phan Hiển) chăm sóc và yêu thương. Có lẽ ít đôi vợ chồng nào có được điều này".
Khánh Thi là khách mời trong số tiếp theo của MOM, First, series podcast về gia đình. Ở đây, chúng tôi trò chuyện cùng những người đã, đang và sẽ sinh con, nuôi con, xoay quanh việc làm cha, làm mẹ vì đây là một quá trình mới mẻ với những bài học phải theo học trọn đời. | |
Vung tay sắm đồ cho con mới sinh rồi không dùng | Với tâm lý dành cho con những gì tốt nhất, không ít ông bố bà mẹ, đặc biệt khi có con đầu lòng, thừa nhận mua sắm đồ đạc quá tay, nhiều món không dùng đến gây lãng phí. | Theo thống kê của Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời. Kéo theo đó, nhu cầu mua sắm sản phẩm cho bé cũng tăng cao.
Bên cạnh giá cả, những yếu tố được các cặp vợ chồng trẻ ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm cho con cái là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng, theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện.
Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó, phần lớn sẽ đọc review trước khi mua sắm online và có xu hướng lựa chọn những sản phẩm dễ dàng khi tìm hiểu, thao tác mua.
Tuy vậy, không ít ông bố bà mẹ lần đầu có con thừa nhận thường mua sắm quá tay, gây lãng phí khi nhiều món không hoặc ít dùng đến. Zing trò chuyện với 4 gia đình để tìm hiểu về món đồ họ cho rằng không cần thiết mua cho con mới chào đời.
Nguyễn Thị Tố Anh (30 tuổi, quận 1, TP.HCM)Gia đình có 3 thành viên, con 6 tháng tuổi
Khi sinh con, tôi mua sắm cho bé chỉ hết khoảng 8 triệu đồng nhờ một số đồ họ hàng để lại, xoay vòng cho các bé trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một số món tôi thấy đầu tư phí tiền.
Ví dụ, gối chống trào (600.000 đồng) - bé chỉ dùng được đến khi biết lật và hầu như không có tác dụng; quần dài cho bé sơ sinh (500.000 đồng/10 cái) - bé chỉ cần mặc áo và đóng tã, không cần đến quần; tã vải chéo (50.000 đồng/10 cái) - dùng tã sơ sinh tiện hơn vì tã vải phải giặt, bé thay liên tục 10-15 lần/ngày sẽ mệt cho mẹ mới sinh và dễ bị tràn ra giường, gối; xịt thơm toàn thân (335.000 đồng).
Ngoài ra, nhiều đồ không hữu dụng khác bao gồm băng che thóp, băng rốn, quần áo ra ngoài chơi cho bé, nón, miếng lót phân xu, đồ chơi cho trẻ sơ sinh, áo liền quần tay dài,...
Để chi tiêu hợp lý, tôi thường săn tã, quần áo,... giảm giá từ nhãn hàng uy tín trên các sàn thương mại điện tử, mua đồ thanh lý trên nhiều hội, nhóm với chất lượng tốt nhưng giá rẻ gần một nửa.
Theo tôi, để tránh lãng phí, các bố mẹ nên tham khảo trước những gia đình có điều kiện gần giống nhà mình để dự liệu trước món đồ hữu ích khi có con. Bên cạnh đó, tăng việc tái sử dụng đồ cho em bé (máy tiệt trùng, máy hút sữa, xe đẩy, đồ chơi, tủ, kệ, úp bình,...) trong họ hàng cũng giúp tiết kiệm khá nhiều.
Khi nuôi con nhỏ, phụ huynh đừng chỉ theo trend, nghĩ rằng phải mua đồ đắt mới tốt. Thật ra, các con chỉ cần môi trường sạch sẽ, no bụng, ngủ ngon, khỏe mạnh mới là những tiêu chí cần.
Phạm Trúc Quỳnh (28 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)Gia đình có 3 thành viên, con 2 tuổi
Từ khi hay tin có bầu, tôi bắt đầu thích xem đồ cho em bé, cứ rảnh lại lướt tìm trên mạng. Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, siêu âm biết giới tính là con gái, tôi càng háo hức sắm đồ điệu đà cho bé.
Vốn thích mua hàng online và săn sale, tôi thường có tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO), nghĩ rằng “mua ngay bây giờ mới rẻ”, “chần chừ thêm mọi người sẽ mua hết”. Do đó, tổng chi phí sắm đồ cho con của gia đình tôi lên tới 30 triệu đồng.
Ngoài những vật dụng tôi thấy cần thiết như máy hút sữa, máy tiệt trùng, máy đun nước pha sữa, xe đẩy, tủ quần áo,... không ít món khiến tôi hối hận vì “vung tay quá trán”.
Bình thường, gối chặn chỉ có giá hơn 100.000 đồng, nhưng tôi chọn mua loại của Hàn Quốc với giá cao gấp 8 lần. Chiếc nôi rung 1,8 triệu đồng cũng lãng phí khi bé nhà tôi ít sử dụng.
Riêng quần áo sơ sinh, tôi mua 30 bộ, cộng thêm được mọi người tặng. Sinh con vào đợt dịch, không mấy khi ra ngoài nên bé chưa kịp mặc hết đã chật.
Nghĩ lại, tôi cảm thấy tiếc tiền vì khoản chi đó có thể để đầu tư vào những việc khác cho con.
Nếu sinh bé thứ 2, tôi sẽ phải mua sắm hợp lý, tiết kiệm hơn. Những điều cần làm là lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng; cách thời điểm sinh 1-2 tháng mới bắt đầu sắm đồ để không bị mua quá nhiều; chỉ mua món đồ cần thiết vừa tránh lãng phí, vừa đỡ chật nhà cửa; đọc tham khảo kỹ trước khi mua sắm, đặc biệt là đồ điện tử để không phải mua đi mua lại nhiều lần vì chưa ưng ý hoặc không đúng chức năng mình cần.
Đến nay, chi phí nuôi con tôi thấy tốn kém nhất ở khoản tiền học 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tiền sữa, bỉm, quần áo, ăn uống, vui chơi cho bé cũng hết khoảng 5 triệu đồng. Thu nhập của hai vợ chồng hiện tại có thể lo liệu được, nhưng tôi luôn cố gắng chi tiêu hợp lý để không bị thiếu trước hụt sau, nhất là khi con lớn hơn sẽ cần đi học thêm nhiều thứ.
Nguyễn Thị Hiền Trang (29 tuổi, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh)Gia đình có 3 thành viên, con 1 tuổi
Lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn đồ cho con, tôi thường xem review trên mạng rồi mua hàng. Tuy nhiên, nhiều món không dùng được, tác dụng không như quảng cáo.
Ví dụ, chiếc gối chống trào ngược tôi mua giá 1,7 triệu đồng, khi cho con nằm, bé vẫn bị ọc sữa, nôn trớ nên không dùng đến nữa. Ngoài ra, bộ bấm móng tay (170.000 đồng), núm trợ ti (400.000 đồng), địu (650.000 đồng) cũng rất khó sử dụng.
Nhiều bà mẹ thường rơi vào “bẫy mua sắm”, thấy gì đẹp cũng mua và muốn dành cho con những điều tốt nhất nên đôi khi chi tiêu quá tay. Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi sinh em bé đầu tiên, tôi không dùng lại quần áo cũ được cho mà mua mới hoàn toàn. Nhưng chỉ sau 3 tháng, con lớn hơn một chút là phải thay toàn bộ, dù có món mới chỉ mặc 1-2 lần.
Sau vài lần tốn tiền triệu mua đồ không sử dụng được, tôi thường tự đặt câu hỏi: “Món này có hợp lý không?”, “Có cần thiết không?”, “Có dùng được nhiều dịp không?”. Bên cạnh đó, tôi không mua ngay mà đợi 1-2 ngày sau khi xem xét kỹ mới quyết định “xuống tiền”.
Mỗi tháng, chi phí cho con của gia đình tôi, bao gồm bỉm, sữa, kem dưỡng da, thuốc bổ, quần áo khoảng 3 triệu đồng. Mức chi tiêu này với vợ chồng tôi là khá hợp lý khi chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết cho con. Hơn nữa, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế gia đình vì trước đó, hai vợ chồng cũng chuẩn bị về vật chất lẫn tinh thần để con có cuộc sống đầy đủ.
Vũ Nga (31 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội)Gia đình có 4 thành viên, 2 con 3 tuổi và 9 tháng
Người mẹ nào khi mang thai cũng mong chờ đến ngày được đi mua sắm đồ cho con. Lần thứ hai có bầu, tôi vẫn có tâm trạng như vậy.
Tuy nhiên, do có kinh nghiệm từ lần trước, nắm được thứ gì cần thiết, dùng tốt và nên mua, tôi biết cách mua sắm thông minh cũng như tiết chế hơn rất nhiều.
Với bé đầu, tôi từng mua máy tiệt trùng bằng hơi nước có giá 1 triệu đồng. Máy này phải đổ nước ẩm bị dồn lại và hay đọng canxi nên phải vệ sinh thường xuyên, rất mất thời gian. Khi có bé thứ 2, tôi chuyển sang mua máy UV, giá cao hơn 750.000 đồng nhưng tiện dụng hơn rất nhiều.
Máy làm ấm khăn ướt (600.000 đồng) cũng là món đồ dùng bất tiện bởi lúc nào cũng phải cắm điện và không di chuyển được. Theo tôi, chỉ cần dùng khăn khô đa năng, xả qua vòi nước nóng là sử dụng được, không cần phải mua riêng chiếc máy cho việc này.
Ngoài ra, gối cho con bú (1 triệu đồng), thìa bóp cháo, túi nhai ăn dặm, dụng cụ rây kiểu Nhật,... là những món không hữu dụng cho người mẹ hai con như tôi.
Tôi từng thấy đồ gì tốt, tiện lợi cho con là mua ngay lập tức. Nhưng khi nuôi hai bạn nhỏ cũng lúc, tôi tiết chế được rất nhiều.
Chi phí nuôi con khá tốn kém, khoảng 10-15 triệu đồng/tháng nên tôi chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, không sắm chỉ vì đẹp hay theo trend. Tôi cân đối lại các khoản chi tiêu, đầu tư cho dinh dưỡng, phát triển thể chất và trí tuệ cho con nhiều hơn.
10 món đồ đáng tiền nên sắm cho 'em bé EASY'Cho con ngủ riêng và rèn nếp sinh hoạt theo phương pháp EASY, Cẩm Ly nghiên cứu, chọn lọc những món đồ thông minh, tiện dụng để phục vụ việc chăm con.
06:03 25/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Vung tay sắm đồ cho con mới sinh rồi không dùng
Với tâm lý dành cho con những gì tốt nhất, không ít ông bố bà mẹ, đặc biệt khi có con đầu lòng, thừa nhận mua sắm đồ đạc quá tay, nhiều món không dùng đến gây lãng phí.
Theo thống kê của Đại học Y Hà Nội, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời. Kéo theo đó, nhu cầu mua sắm sản phẩm cho bé cũng tăng cao.
Bên cạnh giá cả, những yếu tố được các cặp vợ chồng trẻ ưu tiên khi lựa chọn sản phẩm cho con cái là chất lượng, độ an toàn và tiện lợi trong quá trình sử dụng, theo dự báo xu hướng mua sắm mặt hàng mẹ và bé năm 2023 của nhóm phụ huynh Gen Z châu Á do Skyperry thực hiện.
Ngoài ra, sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ số làm thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng. Trong đó, phần lớn sẽ đọc review trước khi mua sắm online và có xu hướng lựa chọn những sản phẩm dễ dàng khi tìm hiểu, thao tác mua.
Tuy vậy, không ít ông bố bà mẹ lần đầu có con thừa nhận thường mua sắm quá tay, gây lãng phí khi nhiều món không hoặc ít dùng đến. Zing trò chuyện với 4 gia đình để tìm hiểu về món đồ họ cho rằng không cần thiết mua cho con mới chào đời.
Nguyễn Thị Tố Anh (30 tuổi, quận 1, TP.HCM)Gia đình có 3 thành viên, con 6 tháng tuổi
Khi sinh con, tôi mua sắm cho bé chỉ hết khoảng 8 triệu đồng nhờ một số đồ họ hàng để lại, xoay vòng cho các bé trong gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một số món tôi thấy đầu tư phí tiền.
Ví dụ, gối chống trào (600.000 đồng) - bé chỉ dùng được đến khi biết lật và hầu như không có tác dụng; quần dài cho bé sơ sinh (500.000 đồng/10 cái) - bé chỉ cần mặc áo và đóng tã, không cần đến quần; tã vải chéo (50.000 đồng/10 cái) - dùng tã sơ sinh tiện hơn vì tã vải phải giặt, bé thay liên tục 10-15 lần/ngày sẽ mệt cho mẹ mới sinh và dễ bị tràn ra giường, gối; xịt thơm toàn thân (335.000 đồng).
Ngoài ra, nhiều đồ không hữu dụng khác bao gồm băng che thóp, băng rốn, quần áo ra ngoài chơi cho bé, nón, miếng lót phân xu, đồ chơi cho trẻ sơ sinh, áo liền quần tay dài,...
Để chi tiêu hợp lý, tôi thường săn tã, quần áo,... giảm giá từ nhãn hàng uy tín trên các sàn thương mại điện tử, mua đồ thanh lý trên nhiều hội, nhóm với chất lượng tốt nhưng giá rẻ gần một nửa.
Theo tôi, để tránh lãng phí, các bố mẹ nên tham khảo trước những gia đình có điều kiện gần giống nhà mình để dự liệu trước món đồ hữu ích khi có con. Bên cạnh đó, tăng việc tái sử dụng đồ cho em bé (máy tiệt trùng, máy hút sữa, xe đẩy, đồ chơi, tủ, kệ, úp bình,...) trong họ hàng cũng giúp tiết kiệm khá nhiều.
Khi nuôi con nhỏ, phụ huynh đừng chỉ theo trend, nghĩ rằng phải mua đồ đắt mới tốt. Thật ra, các con chỉ cần môi trường sạch sẽ, no bụng, ngủ ngon, khỏe mạnh mới là những tiêu chí cần.
Phạm Trúc Quỳnh (28 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)Gia đình có 3 thành viên, con 2 tuổi
Từ khi hay tin có bầu, tôi bắt đầu thích xem đồ cho em bé, cứ rảnh lại lướt tìm trên mạng. Ở tuần thứ 19 của thai kỳ, siêu âm biết giới tính là con gái, tôi càng háo hức sắm đồ điệu đà cho bé.
Vốn thích mua hàng online và săn sale, tôi thường có tâm lý sợ bị bỏ lỡ (FOMO), nghĩ rằng “mua ngay bây giờ mới rẻ”, “chần chừ thêm mọi người sẽ mua hết”. Do đó, tổng chi phí sắm đồ cho con của gia đình tôi lên tới 30 triệu đồng.
Ngoài những vật dụng tôi thấy cần thiết như máy hút sữa, máy tiệt trùng, máy đun nước pha sữa, xe đẩy, tủ quần áo,... không ít món khiến tôi hối hận vì “vung tay quá trán”.
Bình thường, gối chặn chỉ có giá hơn 100.000 đồng, nhưng tôi chọn mua loại của Hàn Quốc với giá cao gấp 8 lần. Chiếc nôi rung 1,8 triệu đồng cũng lãng phí khi bé nhà tôi ít sử dụng.
Riêng quần áo sơ sinh, tôi mua 30 bộ, cộng thêm được mọi người tặng. Sinh con vào đợt dịch, không mấy khi ra ngoài nên bé chưa kịp mặc hết đã chật.
Nghĩ lại, tôi cảm thấy tiếc tiền vì khoản chi đó có thể để đầu tư vào những việc khác cho con.
Nếu sinh bé thứ 2, tôi sẽ phải mua sắm hợp lý, tiết kiệm hơn. Những điều cần làm là lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng; cách thời điểm sinh 1-2 tháng mới bắt đầu sắm đồ để không bị mua quá nhiều; chỉ mua món đồ cần thiết vừa tránh lãng phí, vừa đỡ chật nhà cửa; đọc tham khảo kỹ trước khi mua sắm, đặc biệt là đồ điện tử để không phải mua đi mua lại nhiều lần vì chưa ưng ý hoặc không đúng chức năng mình cần.
Đến nay, chi phí nuôi con tôi thấy tốn kém nhất ở khoản tiền học 5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tiền sữa, bỉm, quần áo, ăn uống, vui chơi cho bé cũng hết khoảng 5 triệu đồng. Thu nhập của hai vợ chồng hiện tại có thể lo liệu được, nhưng tôi luôn cố gắng chi tiêu hợp lý để không bị thiếu trước hụt sau, nhất là khi con lớn hơn sẽ cần đi học thêm nhiều thứ.
Nguyễn Thị Hiền Trang (29 tuổi, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh)Gia đình có 3 thành viên, con 1 tuổi
Lần đầu làm mẹ, chưa có nhiều kinh nghiệm lựa chọn đồ cho con, tôi thường xem review trên mạng rồi mua hàng. Tuy nhiên, nhiều món không dùng được, tác dụng không như quảng cáo.
Ví dụ, chiếc gối chống trào ngược tôi mua giá 1,7 triệu đồng, khi cho con nằm, bé vẫn bị ọc sữa, nôn trớ nên không dùng đến nữa. Ngoài ra, bộ bấm móng tay (170.000 đồng), núm trợ ti (400.000 đồng), địu (650.000 đồng) cũng rất khó sử dụng.
Nhiều bà mẹ thường rơi vào “bẫy mua sắm”, thấy gì đẹp cũng mua và muốn dành cho con những điều tốt nhất nên đôi khi chi tiêu quá tay. Tôi cũng không ngoại lệ.
Khi sinh em bé đầu tiên, tôi không dùng lại quần áo cũ được cho mà mua mới hoàn toàn. Nhưng chỉ sau 3 tháng, con lớn hơn một chút là phải thay toàn bộ, dù có món mới chỉ mặc 1-2 lần.
Sau vài lần tốn tiền triệu mua đồ không sử dụng được, tôi thường tự đặt câu hỏi: “Món này có hợp lý không?”, “Có cần thiết không?”, “Có dùng được nhiều dịp không?”. Bên cạnh đó, tôi không mua ngay mà đợi 1-2 ngày sau khi xem xét kỹ mới quyết định “xuống tiền”.
Mỗi tháng, chi phí cho con của gia đình tôi, bao gồm bỉm, sữa, kem dưỡng da, thuốc bổ, quần áo khoảng 3 triệu đồng. Mức chi tiêu này với vợ chồng tôi là khá hợp lý khi chỉ mua những món đồ thật sự cần thiết cho con. Hơn nữa, nó cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến kinh tế gia đình vì trước đó, hai vợ chồng cũng chuẩn bị về vật chất lẫn tinh thần để con có cuộc sống đầy đủ.
Vũ Nga (31 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội)Gia đình có 4 thành viên, 2 con 3 tuổi và 9 tháng
Người mẹ nào khi mang thai cũng mong chờ đến ngày được đi mua sắm đồ cho con. Lần thứ hai có bầu, tôi vẫn có tâm trạng như vậy.
Tuy nhiên, do có kinh nghiệm từ lần trước, nắm được thứ gì cần thiết, dùng tốt và nên mua, tôi biết cách mua sắm thông minh cũng như tiết chế hơn rất nhiều.
Với bé đầu, tôi từng mua máy tiệt trùng bằng hơi nước có giá 1 triệu đồng. Máy này phải đổ nước ẩm bị dồn lại và hay đọng canxi nên phải vệ sinh thường xuyên, rất mất thời gian. Khi có bé thứ 2, tôi chuyển sang mua máy UV, giá cao hơn 750.000 đồng nhưng tiện dụng hơn rất nhiều.
Máy làm ấm khăn ướt (600.000 đồng) cũng là món đồ dùng bất tiện bởi lúc nào cũng phải cắm điện và không di chuyển được. Theo tôi, chỉ cần dùng khăn khô đa năng, xả qua vòi nước nóng là sử dụng được, không cần phải mua riêng chiếc máy cho việc này.
Ngoài ra, gối cho con bú (1 triệu đồng), thìa bóp cháo, túi nhai ăn dặm, dụng cụ rây kiểu Nhật,... là những món không hữu dụng cho người mẹ hai con như tôi.
Tôi từng thấy đồ gì tốt, tiện lợi cho con là mua ngay lập tức. Nhưng khi nuôi hai bạn nhỏ cũng lúc, tôi tiết chế được rất nhiều.
Chi phí nuôi con khá tốn kém, khoảng 10-15 triệu đồng/tháng nên tôi chỉ mua những thứ thực sự cần thiết, không sắm chỉ vì đẹp hay theo trend. Tôi cân đối lại các khoản chi tiêu, đầu tư cho dinh dưỡng, phát triển thể chất và trí tuệ cho con nhiều hơn.
10 món đồ đáng tiền nên sắm cho 'em bé EASY'Cho con ngủ riêng và rèn nếp sinh hoạt theo phương pháp EASY, Cẩm Ly nghiên cứu, chọn lọc những món đồ thông minh, tiện dụng để phục vụ việc chăm con.
06:03 25/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Làm nhiều nghề để có thêm tiền nuôi con, thuê giúp việc | Áp lực tài chính từ ngày có con buộc các bố mẹ phải làm 2-3 công việc. Nghề tay trái giúp các gia đình gia tăng thu nhập, trang trải các khoản chi phí và có thêm tích lũy. | 6h, Lâm Anh (28 tuổi, Hà Nội) dậy làm việc sau giấc ngủ đêm vỏn vẹn 4 tiếng. Bé Bông - con gái cô - đang trong giai đoạn khủng hoảng, thường xuyên thức đêm và quấy khóc.
Một tháng qua, người mẹ trẻ không có nổi giấc ngủ trọn vẹn.
Dù vậy, mỗi ngày, Lâm Anh vẫn làm việc 14 tiếng, từ 6h đến 20h. Lịch làm việc này không thay đổi từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cô đang nhận làm thêm một công việc ngoài giờ hành chính để có tiền thuê người giúp việc, hỗ trợ trông con khi vợ chồng đi làm.
Công việc phụ, việc ngoài giờ, nghề tay trái (side job, side hustle) được coi là xu hướng làm việc của nhiều nhân sự. Gia tăng thu nhập là mục tiêu chính của những người này và trở nên đặc biệt cấp bách với những ai đã có gia đình và chịu áp lực lớn về tài chính.
Làm thêm để thuê giúp việc
Lương từ công việc văn phòng của hai vợ chồng Lâm Anh chỉ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của gia đình 3 người. Từ ngày đi làm lại sau 6 tháng nghỉ thai sản, cô luân phiên nhờ ông bà nội, ngoại hỗ trợ chăm bé Bông.
Tuy nhiên, cha mẹ ở quê đều có công việc riêng, nên Lâm Anh phải tìm người giúp việc, chấp nhận trả lương 7 triệu đồng/tháng. Cân đối các khoản thu nhập và chi tiêu, cô cố gắng làm thêm để có tiền trả lương cho người giúp việc.
May mắn tìm được công việc nhập liệu online, hàng tháng, người mẹ này có thể kiếm thêm khoảng 7 triệu đồng.
Thỉnh thoảng, Lâm Anh nhờ chồng phụ giúp làm thêm. Tháng đột biến, 2 vợ chồng có thể kiếm được 10 triệu đồng từ công việc ngoài giờ này.
"Khoản thu nhập này giúp tôi có tiền trả lương cho người giúp việc. Đôi khi dư được 1-2 triệu đồng để mua thêm bỉm, sữa cho con", Lâm Anh kể.
Vợ chồng Thanh Vân có 2 con, thu nhập từ công việc chính đủ chi tiêu, chưa có tích lũy. Ảnh: NVCC.
Trong khi đó, Thanh Vân (29 tuổi, Hà Nội) cho hay ở giai đoạn cao điểm đã làm cùng lúc 3 công việc: quản lý một khách sạn của gia đình, sáng tạo nội dung cho một công ty media và bán thêm đồ ăn dặm cho trẻ.
Với Vân, quản lý khách sạn là công việc quan trọng nhất và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình, còn lại là các công việc làm thêm để gia tăng thu nhập.
Hàng tháng, gia đình Vân chi khoảng 30-35 triệu đồng cho sinh hoạt, ăn uống, tiền học của 2 con.
Thực tế, khoản thu từ khách sạn đáp ứng cơ bản nhu cầu chi tiêu của gia đình. Tuy nhiên để có tích lũy, Vân chọn làm thêm các công việc khác.
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022 khảo sát 621 phụ nữ tại Hà Nội nhận định về các giá trị liên quan tới đời sống vật chất, kinh tế, thể chất của gia đình. Trong đó, 83,9% người dưới 35 tuổi muốn cuộc sống tiện nghi và có tài sản để dành, 78,8% muốn có điều kiện tham gia các hoạt động du lịch, giải trí. Về nhà ở, thay vì tiêu chí "có nhà riêng để ở", phần lớn (67,8%) chọn "có nhà riêng khang trang, rộng rãi".
Báo cáo cho thấy phụ nữ ngày càng đầu tư và hướng tới các giá trị thiên về chất lượng cuộc sống. Điều kiện kinh tế ngày càng tốt hơn khiến đa số phụ nữ trong khảo sát nhận thấy sự cần thiết của các giá trị không chỉ đảm bảo nhu cầu sống cơ bản nữa, mà còn hướng tới các giá trị thu hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Phương Thảo (27 tuổi, Nghệ An) là kế toán viên của một bệnh viện tại địa phương. Chồng Thảo cũng công tác cùng cơ quan. Trước khi có con, thu nhập từ công việc tại bệnh viện của hai vợ chồng cơ bản đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
Tuy nhiên từ khi sinh thêm con cách đây khoảng 4 tháng, hai vợ chồng nhận thấy tiền lương chỉ tương đương 50% tổng mức chi tiêu của cả gia đình. Hai vợ chồng quyết định dùng đến khoản thu nhập từ công việc làm thêm của Thảo để đủ trang trải chi phí.
Phương Thảo và chồng đang làm việc tại một bệnh viện. Ảnh: NVCC.
"Tôi bắt đầu làm thêm từ 3 năm trước, công việc là sáng tạo nội dung, phục vụ hoạt động marketing cho một công ty về mẹ và bé tại Hà Nội. Lúc đó, tôi làm chủ yếu vì thích, ngoài ra cũng có thể kiếm thêm một khoản tiền để tự do mua sắm, đi du lịch...", Thảo kể.
Sau này khi đã gắn bó đủ lâu, Thảo dần có vị trí hơn tại công ty, nhờ đó thu nhập từ việc làm thêm tăng dần. Vai trò của công việc này cũng thay đổi theo.
"Từ ngày sinh con, công việc này đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình, giúp hai vợ chồng có thêm tiền để chi tiêu, mua sắm cho con và có thêm một khoản tiết kiệm nhỏ", Thảo chia sẻ.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của QandMe trên 300 người lao động, 66% cho biết có làm thêm công việc phụ, trong đó 70% làm với mức độ thường xuyên.
Theo báo cáo của Manpower, công ty cung cấp các giải pháp nhân sự toàn diện tại Việt Nam, cho biết có 87% người lao động Việt ưa chuộng các công việc bán thời gian như phụ trách dự án hoặc việc freelance. Trong nhiều trường hợp, họ tìm tới các dự án freelance để tăng thu nhập, hoặc tìm cơ hội phát triển chuyên môn.
Áp lực
Hàng ngày, Lâm Anh phải dậy từ 6h, bất kể ngày thường hay cuối tuần, ngày lễ hay ngày Tết để đảm bảo dữ liệu được cập nhật đầy đủ trước giờ hành chính. Mẹ bỉm sữa kể có những giai đoạn bé Bông rơi vào tuần khủng hoảng, hai vợ chồng thay phiên nhau thức đêm để trông con, nhưng sáng hôm sau vẫn phải dậy đúng giờ để làm việc.
"Tôi chấp nhận không còn ngày nghỉ nào kể từ lúc nhận việc làm thêm này, nhiều lúc cũng kiệt sức. Nhưng chỉ khi làm 2 công việc cùng lúc thì mới đủ để chi tiêu gia đình", Lâm Anh chia sẻ.
May mắn hơn Lâm Anh, công việc kế toán của Phương Thảo không quá bận, cộng thêm việc Thảo đã quen với chuyện làm thêm từ trước nên không cảm thấy áp lực hay mệt mỏi. Vợ chồng Thảo có lợi thế ở gần bố mẹ nên được ông bà giúp đỡ việc nhà, hỗ trợ trông bé.
Thảo vừa chăm con, vừa tranh thủ làm việc trong thời gian nghỉ thai sản. Ảnh: NVCC.
Với Thanh Vân, công việc ở khách sạn không cần quá nhiều thời gian nên cô có thể chủ động nhận thêm nghề phụ bên ngoài. Một năm nay, Vân còn sắp xếp thời gian để tham gia một lớp học ngoại ngữ.
"Làm nhiều công việc cùng lúc, chăm sóc 2 con nhỏ rồi còn học ngoại ngữ, thỉnh thoảng tôi cũng cảm thấy quá tải, áp lực", Thanh Vân cho hay.
"Tôi thường phải dậy sớm hơn để có thời gian làm việc nhà, đi ngủ muộn hơn để tìm tư liệu dạy con, chuẩn bị bài vở để học ngoại ngữ. Cuộc sống bận rộn nhưng tôi thường suy nghĩ theo hướng tích cực là mình đang sống có ích, đang tiến lên mỗi ngày, đa dạng nguồn thu nhập. Hiện tại tôi rất hài lòng với cuộc sống và các lựa chọn của mình", Vân chia sẻ.
Vừa chăm con, vừa phải đảm bảo chất lượng công việc chính, Lâm Anh, Thanh Vân và Phương Thảo đều cho rằng họ phù hợp với những công việc nhẹ nhàng, vui vẻ, ít phải di chuyển.
Thanh Vân quan niệm những công việc chị làm thêm hiện nay đều mang đến niềm vui, cảm giác mới mẻ. Dù vậy, nghề tay trái, theo Vân đánh giá, cần phải nhẹ nhàng, linh động, không yêu cầu đi công tác hay quá khắt khe về mặt tổ chức.
"Tôi hoàn toàn chủ động trong công việc của mình, không bị gò bó thời gian. Tôi có thể sắp xếp thời gian làm việc một cách linh hoạt, miễn rằng mọi công việc đều hoàn thành đúng kế hoạch và đáp ứng chất lượng", Thanh Vân chia sẻ.
Trong khi đó, Lâm Anh nói rằng cô chọn nhập dữ liệu vì công việc này không đòi hỏi sự sáng tạo hay yêu cầu khắt khe về năng lực.
"Tôi cũng không cần đến cơ quan hay gặp gỡ đồng nghiệp. Xác định đây chỉ là công việc phụ, giúp mình có tiền trang trải trong giai đoạn này, tôi hoàn toàn không tính đến việc gắn bó lâu dài".
Những người không học hành, không tìm việc, không sinh conTheo thống kê, số người trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 20 và 30 không tham gia vào hoạt động kinh tế đã đạt mức cao kỷ lục.
20:52 17/5/2023
AI có cướp đi công việc của chúng ta? Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn. | Làm nhiều nghề để có thêm tiền nuôi con, thuê giúp việc
Áp lực tài chính từ ngày có con buộc các bố mẹ phải làm 2-3 công việc. Nghề tay trái giúp các gia đình gia tăng thu nhập, trang trải các khoản chi phí và có thêm tích lũy.
6h, Lâm Anh (28 tuổi, Hà Nội) dậy làm việc sau giấc ngủ đêm vỏn vẹn 4 tiếng. Bé Bông - con gái cô - đang trong giai đoạn khủng hoảng, thường xuyên thức đêm và quấy khóc.
Một tháng qua, người mẹ trẻ không có nổi giấc ngủ trọn vẹn.
Dù vậy, mỗi ngày, Lâm Anh vẫn làm việc 14 tiếng, từ 6h đến 20h. Lịch làm việc này không thay đổi từ đầu năm đến nay, chủ yếu do cô đang nhận làm thêm một công việc ngoài giờ hành chính để có tiền thuê người giúp việc, hỗ trợ trông con khi vợ chồng đi làm.
Công việc phụ, việc ngoài giờ, nghề tay trái (side job, side hustle) được coi là xu hướng làm việc của nhiều nhân sự. Gia tăng thu nhập là mục tiêu chính của những người này và trở nên đặc biệt cấp bách với những ai đã có gia đình và chịu áp lực lớn về tài chính.
Làm thêm để thuê giúp việc
Lương từ công việc văn phòng của hai vợ chồng Lâm Anh chỉ đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của gia đình 3 người. Từ ngày đi làm lại sau 6 tháng nghỉ thai sản, cô luân phiên nhờ ông bà nội, ngoại hỗ trợ chăm bé Bông.
Tuy nhiên, cha mẹ ở quê đều có công việc riêng, nên Lâm Anh phải tìm người giúp việc, chấp nhận trả lương 7 triệu đồng/tháng. Cân đối các khoản thu nhập và chi tiêu, cô cố gắng làm thêm để có tiền trả lương cho người giúp việc.
May mắn tìm được công việc nhập liệu online, hàng tháng, người mẹ này có thể kiếm thêm khoảng 7 triệu đồng.
Thỉnh thoảng, Lâm Anh nhờ chồng phụ giúp làm thêm. Tháng đột biến, 2 vợ chồng có thể kiếm được 10 triệu đồng từ công việc ngoài giờ này.
"Khoản thu nhập này giúp tôi có tiền trả lương cho người giúp việc. Đôi khi dư được 1-2 triệu đồng để mua thêm bỉm, sữa cho con", Lâm Anh kể.
Vợ chồng Thanh Vân có 2 con, thu nhập từ công việc chính đủ chi tiêu, chưa có tích lũy. Ảnh: NVCC.
Trong khi đó, Thanh Vân (29 tuổi, Hà Nội) cho hay ở giai đoạn cao điểm đã làm cùng lúc 3 công việc: quản lý một khách sạn của gia đình, sáng tạo nội dung cho một công ty media và bán thêm đồ ăn dặm cho trẻ.
Với Vân, quản lý khách sạn là công việc quan trọng nhất và cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình, còn lại là các công việc làm thêm để gia tăng thu nhập.
Hàng tháng, gia đình Vân chi khoảng 30-35 triệu đồng cho sinh hoạt, ăn uống, tiền học của 2 con.
Thực tế, khoản thu từ khách sạn đáp ứng cơ bản nhu cầu chi tiêu của gia đình. Tuy nhiên để có tích lũy, Vân chọn làm thêm các công việc khác.
Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022 khảo sát 621 phụ nữ tại Hà Nội nhận định về các giá trị liên quan tới đời sống vật chất, kinh tế, thể chất của gia đình. Trong đó, 83,9% người dưới 35 tuổi muốn cuộc sống tiện nghi và có tài sản để dành, 78,8% muốn có điều kiện tham gia các hoạt động du lịch, giải trí. Về nhà ở, thay vì tiêu chí "có nhà riêng để ở", phần lớn (67,8%) chọn "có nhà riêng khang trang, rộng rãi".
Báo cáo cho thấy phụ nữ ngày càng đầu tư và hướng tới các giá trị thiên về chất lượng cuộc sống. Điều kiện kinh tế ngày càng tốt hơn khiến đa số phụ nữ trong khảo sát nhận thấy sự cần thiết của các giá trị không chỉ đảm bảo nhu cầu sống cơ bản nữa, mà còn hướng tới các giá trị thu hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Phương Thảo (27 tuổi, Nghệ An) là kế toán viên của một bệnh viện tại địa phương. Chồng Thảo cũng công tác cùng cơ quan. Trước khi có con, thu nhập từ công việc tại bệnh viện của hai vợ chồng cơ bản đáp ứng các nhu cầu chi tiêu hàng ngày.
Tuy nhiên từ khi sinh thêm con cách đây khoảng 4 tháng, hai vợ chồng nhận thấy tiền lương chỉ tương đương 50% tổng mức chi tiêu của cả gia đình. Hai vợ chồng quyết định dùng đến khoản thu nhập từ công việc làm thêm của Thảo để đủ trang trải chi phí.
Phương Thảo và chồng đang làm việc tại một bệnh viện. Ảnh: NVCC.
"Tôi bắt đầu làm thêm từ 3 năm trước, công việc là sáng tạo nội dung, phục vụ hoạt động marketing cho một công ty về mẹ và bé tại Hà Nội. Lúc đó, tôi làm chủ yếu vì thích, ngoài ra cũng có thể kiếm thêm một khoản tiền để tự do mua sắm, đi du lịch...", Thảo kể.
Sau này khi đã gắn bó đủ lâu, Thảo dần có vị trí hơn tại công ty, nhờ đó thu nhập từ việc làm thêm tăng dần. Vai trò của công việc này cũng thay đổi theo.
"Từ ngày sinh con, công việc này đã trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình, giúp hai vợ chồng có thêm tiền để chi tiêu, mua sắm cho con và có thêm một khoản tiết kiệm nhỏ", Thảo chia sẻ.
Tại Việt Nam, theo khảo sát của QandMe trên 300 người lao động, 66% cho biết có làm thêm công việc phụ, trong đó 70% làm với mức độ thường xuyên.
Theo báo cáo của Manpower, công ty cung cấp các giải pháp nhân sự toàn diện tại Việt Nam, cho biết có 87% người lao động Việt ưa chuộng các công việc bán thời gian như phụ trách dự án hoặc việc freelance. Trong nhiều trường hợp, họ tìm tới các dự án freelance để tăng thu nhập, hoặc tìm cơ hội phát triển chuyên môn.
Áp lực
Hàng ngày, Lâm Anh phải dậy từ 6h, bất kể ngày thường hay cuối tuần, ngày lễ hay ngày Tết để đảm bảo dữ liệu được cập nhật đầy đủ trước giờ hành chính. Mẹ bỉm sữa kể có những giai đoạn bé Bông rơi vào tuần khủng hoảng, hai vợ chồng thay phiên nhau thức đêm để trông con, nhưng sáng hôm sau vẫn phải dậy đúng giờ để làm việc.
"Tôi chấp nhận không còn ngày nghỉ nào kể từ lúc nhận việc làm thêm này, nhiều lúc cũng kiệt sức. Nhưng chỉ khi làm 2 công việc cùng lúc thì mới đủ để chi tiêu gia đình", Lâm Anh chia sẻ.
May mắn hơn Lâm Anh, công việc kế toán của Phương Thảo không quá bận, cộng thêm việc Thảo đã quen với chuyện làm thêm từ trước nên không cảm thấy áp lực hay mệt mỏi. Vợ chồng Thảo có lợi thế ở gần bố mẹ nên được ông bà giúp đỡ việc nhà, hỗ trợ trông bé.
Thảo vừa chăm con, vừa tranh thủ làm việc trong thời gian nghỉ thai sản. Ảnh: NVCC.
Với Thanh Vân, công việc ở khách sạn không cần quá nhiều thời gian nên cô có thể chủ động nhận thêm nghề phụ bên ngoài. Một năm nay, Vân còn sắp xếp thời gian để tham gia một lớp học ngoại ngữ.
"Làm nhiều công việc cùng lúc, chăm sóc 2 con nhỏ rồi còn học ngoại ngữ, thỉnh thoảng tôi cũng cảm thấy quá tải, áp lực", Thanh Vân cho hay.
"Tôi thường phải dậy sớm hơn để có thời gian làm việc nhà, đi ngủ muộn hơn để tìm tư liệu dạy con, chuẩn bị bài vở để học ngoại ngữ. Cuộc sống bận rộn nhưng tôi thường suy nghĩ theo hướng tích cực là mình đang sống có ích, đang tiến lên mỗi ngày, đa dạng nguồn thu nhập. Hiện tại tôi rất hài lòng với cuộc sống và các lựa chọn của mình", Vân chia sẻ.
Vừa chăm con, vừa phải đảm bảo chất lượng công việc chính, Lâm Anh, Thanh Vân và Phương Thảo đều cho rằng họ phù hợp với những công việc nhẹ nhàng, vui vẻ, ít phải di chuyển.
Thanh Vân quan niệm những công việc chị làm thêm hiện nay đều mang đến niềm vui, cảm giác mới mẻ. Dù vậy, nghề tay trái, theo Vân đánh giá, cần phải nhẹ nhàng, linh động, không yêu cầu đi công tác hay quá khắt khe về mặt tổ chức.
"Tôi hoàn toàn chủ động trong công việc của mình, không bị gò bó thời gian. Tôi có thể sắp xếp thời gian làm việc một cách linh hoạt, miễn rằng mọi công việc đều hoàn thành đúng kế hoạch và đáp ứng chất lượng", Thanh Vân chia sẻ.
Trong khi đó, Lâm Anh nói rằng cô chọn nhập dữ liệu vì công việc này không đòi hỏi sự sáng tạo hay yêu cầu khắt khe về năng lực.
"Tôi cũng không cần đến cơ quan hay gặp gỡ đồng nghiệp. Xác định đây chỉ là công việc phụ, giúp mình có tiền trang trải trong giai đoạn này, tôi hoàn toàn không tính đến việc gắn bó lâu dài".
Những người không học hành, không tìm việc, không sinh conTheo thống kê, số người trẻ Hàn Quốc trong độ tuổi 20 và 30 không tham gia vào hoạt động kinh tế đã đạt mức cao kỷ lục.
20:52 17/5/2023
AI có cướp đi công việc của chúng ta? Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn. | |
Hành trình vợ chồng tìm và mua nhà với 2,4 tỷ | Với số tiền tiết kiệm và vay mượn thêm người thân, vợ chồng Linh đã mua được căn nhà khá ưng ý. Họ cũng chỉ mất một năm để trả được hết số nợ. | Sau 2 năm ngày cưới và 8 tháng tìm mua nhà, Linh và Toán (Hà Nội) cũng có một mái ấm riêng. Với cả hai, đây là dấu mốc quan trọng của cuộc sống hôn nhân và giúp cả gia đình "an cư" hơn, có thể yên tâm nuôi dạy con trai.
Năm kết hôn: 2019
Tuổi hiện tại: Linh 28 tuổi, Toán 33 tuổi
Con: Một bé trai 2,5 tuổi, tên ở nhà là Bơ.
Thời điểm xác định mua nhà: Tháng 11/2020.
Thời điểm mua nhà: Tháng 6/2021.
Ngày dọn về nhà mới: Tháng 12/2021.
Nghề nghiệp hiện tại: Linh là content marketing và Toán kinh doanh tự do.
Lý do mua nhà:
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng ở thuê trong căn nhà trọ rộng 30 m2, giá 3,5 triệu đồng/tháng. Thời điểm đó, nhu cầu về nơi ở của cả hai không quá cao. Sau đó, khi có con, việc chăm sóc một em bé tốn nhiều diện tích và đồ đạc trong nhà luôn quá tải, gia đình thuê một căn chung cư mini, giá 5 triệu đồng/tháng.
Chỉ một thời gian sau, Linh và Toán dần nhận ra con trai mình, bé Bơ, đang dần lớn. Con cần một không gian rộng hơn để vui chơi, phát triển. Hơn nữa, chi phí thuê căn nhà chỉ trong một thời gian ngắn cũng ngốn cả trăm triệu đồng. Sau khi tính toán, hai vợ chồng quyết định mua nhà.
Linh và Toán luôn mong muốn có một không gian rộng rãi cho sự phát triển của con.
Tại sao lại chọn nhà chung cư:
Khi mới bàn bạc, hai vợ chồng đều thích mua nhà đất ở trung tâm để tiện đi lại và gần công ty. Tuy nhiên, nhà đất có điểm yếu là diện tích khá bé, phải leo tầng và nằm sâu trong ngõ không thuận tiện. Cuối cùng, hai người quyết định mua chung cư.
Tính cả những khoản vay và tiền tiết kiệm, họ có khoảng 2,4 tỷ, phù hợp với hướng mua chung cư cũ, không cần quá gần trung tâm nhưng rộng rãi, tiện đi lại, chỉ cần sửa sang lại.
Quá trình tìm mua nhà:
Cùng làm việc ở Mỹ Đình, Linh và Toán nên có xu hướng tìm chung cư ở quanh khu vực này.
Căn đầu tiên hai vợ chồng ưng ý có diện tích 80 m2, giá 2,3 tỷ, gồm phòng khách rất rộng và 2 phòng ngủ nhỏ. Tuy nhiên, khi đến đặt cọc, chủ nhà đã bán cho người khác.
Căn thứ hai là căn góc thoáng, rộng 70 m2, giá 2,1 tỷ. Song đến phút chót, chủ nhà lại đổi ý không muốn bán.
Sau 3 lần "mua hụt" nhà, Linh rất ưng ý với căn nhà hiện tại, có ánh nắng tràn ngập các phòng cũng như view thoáng đãng.
Căn thứ ba cùng tòa với căn đầu tiên. Nhưng sau khi đặt tiền cọc, chủ nhà mới cho biết họ vẫn nợ ngân hàng, muốn khách tất toán để rút sổ về nhưng không muốn ghi giấy đảm bảo. Cùng lúc đó, đôi vợ chồng phát hiện chủ nhà ôm cọc của nhiều người khác nên họ quyết định không mua. Gần 2 tháng sau, họ mới nhận lại được tiền.
Quá tam 3 bận, Linh và Toán nhận thấy mất khá nhiều thời gian tự tìm hiểu và đi xem nhà. Họ đã nhờ đến bên trung gian và mở rộng các dự án ở nhiều khu vực khác.
Sau khi tham khảo, hai người "chấm" một căn chung cư ở quận Hà Đông. Căn hộ rộng 72 m2, giá 1,8 tỷ. Khu vực này khá thoáng, gần hồ nhân tạo, có công viên, siêu thị và trường học công lập. Những điều này phù hợp với gia đình có con nhỏ.
Sau khi mua được nhà, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2021, đôi vợ chồng mới sửa sang được nhà.
Tháng 12/2021, gia đình chuyển về nhà mới.
Ngay từ đầu, hai người đều thống nhất sẽ không vay ngân hàng để mua nhà, vì lãi khá cao và thả nổi theo năm. Thay vào đó, họ chỉ vay người nhà và sẽ cố gắng trả trong 2 năm.
Sau đó, hai người nhận thêm nhiều việc, cố gắng tiết kiệm và đã hoàn thành trả nợ trong một năm.
Gấp rút sửa nhà:
Sau khi mua nhà, họ còn 100 triệu đồng để làm nội thất.
Tự đi tham khảo qua một vài đơn vị, chi phí khá cao, vượt mức hai vợ chồng có thể chi trả. Vì vậy, họ quyết định sẽ tự lên ý tưởng và tìm xưởng làm nội thất để đóng đồ, tiết kiệm chi phí.
Thường xuyên "ngụp lặn" trong các hội nhóm về nhà cửa, xem nhiều chương trình decor, Linh cũng có chút kinh nghiệm để thực hiện căn nhà mơ ước. Hai vợ chồng xem mẫu trên mạng, sau đó tự phối đồ cho hợp lý, làm thành một bản thiết kế và ghi chú để bên xưởng dễ hình dung.
Linh sưu tập hình ảnh mẫu trên mạng và tự thiết kế nội thất cho căn nhà.
Thời gian đầu, vì kinh phí chưa đủ, họ chọn những đồ liền tường để làm trước như tủ quần áo, giường, bếp và bàn dài. Sofa, kệ tivi hay một số đồ khác sẽ được sắm dần.
Tường ngăn cách giữa phòng khách và phòng bếp được phá bỏ, tạo không gian mở làm nhà thoáng hơn.
Căn nhà hướng Tây Bắc, nắng hè chiếu vào đến nửa nhà và đặc biệt khu vực bếp, vì vậy, cả hai chọn màu xanh để làm dịu mát.
Việc đập bỏ bức tường ngăn giữa phòng khách và bếp là quyết định sáng suốt nhất của vợ chồng Linh.
Phòng ngủ làm tủ quần áo kịch trần, cánh trượt cho tủ dưới, cánh mở phía trên. Tận dụng cửa sổ lớn, có view đẹp nên họ chia đôi một nửa là ghế lười, một nửa là bàn làm việc. Phía dưới ghế lười là ngăn kéo để bỉm, túi và máy hút bụi giường đệm.
Chi phí làm nội thất cho căn 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 bếp cùng phí cải tạo và mua sắm các thiết bị khoảng 140 triệu đồng.
Bàn làm việc gần cửa sổ khiến Linh cảm thấy đỡ bí bách sau 2 năm làm việc tại nhà.
Hai vợ chồng lựa chọn sống đơn giản, chỉ mua đồ thực sự cần thiết, giấu mọi thứ có thể vào ngăn tủ để nhà lúc nào cũng gọn gàng. Họ ưu tiên không gian rộng để con có thể chơi thỏa thích. Vì cả hai vợ chồng đều thích cảm giác ngồi quây quần bên mâm cơm tròn nên không làm bàn ăn.
Điều cặp đôi ưng ý nhất đó là nhà lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng với gam màu chủ đạo là trắng và nâu gỗ, cùng với màu xanh của cây.
Khuôn viên xung quanh khu chung cư cũng khá đẹp và thoải mái. Từ ngày chuyển về đây, sức khỏe của gia đình cũng tốt hơn rất nhiều.
Màu sắc chủ đạo là xanh và trắng làm căn nhà trở nên dịu mát dù cửa sổ hướng tây.
Lời khuyên cho các cặp vợ chồng trẻ:
Nếu có điều kiện, các cặp vợ chồng nên có nhà càng sớm càng tốt để con có một môi trường xanh-sạch-đẹp cho sự phát triển. Dù có phải vay nợ, đó cũng là động lực để hai người phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn.
Tính thời điểm mua căn hộ này, hai vợ chồng phải trả 25 triệu đồng/m2. Hiện giá lên đến 40 triệu đồng/m2. Nhờ quyết tâm mua sớm, cả hai mới có nhà, nếu chần chừ, để đến bây giờ chắc khó có thể mua được.
Ngoài ra, hãy luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của vợ, chồng mình. Khi xem nhà, mua nhà, trang trí nhà, cố gắng chia sẻ mọi thứ để căn nhà được hoàn thiện và vừa ý cả hai vợ chồng vì đó là nơi cả gia đình chia sẻ không gian chung trong phần lớn thời gian.
Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngàyNguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này.
19:00 20/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Hành trình vợ chồng tìm và mua nhà với 2,4 tỷ
Với số tiền tiết kiệm và vay mượn thêm người thân, vợ chồng Linh đã mua được căn nhà khá ưng ý. Họ cũng chỉ mất một năm để trả được hết số nợ.
Sau 2 năm ngày cưới và 8 tháng tìm mua nhà, Linh và Toán (Hà Nội) cũng có một mái ấm riêng. Với cả hai, đây là dấu mốc quan trọng của cuộc sống hôn nhân và giúp cả gia đình "an cư" hơn, có thể yên tâm nuôi dạy con trai.
Năm kết hôn: 2019
Tuổi hiện tại: Linh 28 tuổi, Toán 33 tuổi
Con: Một bé trai 2,5 tuổi, tên ở nhà là Bơ.
Thời điểm xác định mua nhà: Tháng 11/2020.
Thời điểm mua nhà: Tháng 6/2021.
Ngày dọn về nhà mới: Tháng 12/2021.
Nghề nghiệp hiện tại: Linh là content marketing và Toán kinh doanh tự do.
Lý do mua nhà:
Sau khi kết hôn, hai vợ chồng ở thuê trong căn nhà trọ rộng 30 m2, giá 3,5 triệu đồng/tháng. Thời điểm đó, nhu cầu về nơi ở của cả hai không quá cao. Sau đó, khi có con, việc chăm sóc một em bé tốn nhiều diện tích và đồ đạc trong nhà luôn quá tải, gia đình thuê một căn chung cư mini, giá 5 triệu đồng/tháng.
Chỉ một thời gian sau, Linh và Toán dần nhận ra con trai mình, bé Bơ, đang dần lớn. Con cần một không gian rộng hơn để vui chơi, phát triển. Hơn nữa, chi phí thuê căn nhà chỉ trong một thời gian ngắn cũng ngốn cả trăm triệu đồng. Sau khi tính toán, hai vợ chồng quyết định mua nhà.
Linh và Toán luôn mong muốn có một không gian rộng rãi cho sự phát triển của con.
Tại sao lại chọn nhà chung cư:
Khi mới bàn bạc, hai vợ chồng đều thích mua nhà đất ở trung tâm để tiện đi lại và gần công ty. Tuy nhiên, nhà đất có điểm yếu là diện tích khá bé, phải leo tầng và nằm sâu trong ngõ không thuận tiện. Cuối cùng, hai người quyết định mua chung cư.
Tính cả những khoản vay và tiền tiết kiệm, họ có khoảng 2,4 tỷ, phù hợp với hướng mua chung cư cũ, không cần quá gần trung tâm nhưng rộng rãi, tiện đi lại, chỉ cần sửa sang lại.
Quá trình tìm mua nhà:
Cùng làm việc ở Mỹ Đình, Linh và Toán nên có xu hướng tìm chung cư ở quanh khu vực này.
Căn đầu tiên hai vợ chồng ưng ý có diện tích 80 m2, giá 2,3 tỷ, gồm phòng khách rất rộng và 2 phòng ngủ nhỏ. Tuy nhiên, khi đến đặt cọc, chủ nhà đã bán cho người khác.
Căn thứ hai là căn góc thoáng, rộng 70 m2, giá 2,1 tỷ. Song đến phút chót, chủ nhà lại đổi ý không muốn bán.
Sau 3 lần "mua hụt" nhà, Linh rất ưng ý với căn nhà hiện tại, có ánh nắng tràn ngập các phòng cũng như view thoáng đãng.
Căn thứ ba cùng tòa với căn đầu tiên. Nhưng sau khi đặt tiền cọc, chủ nhà mới cho biết họ vẫn nợ ngân hàng, muốn khách tất toán để rút sổ về nhưng không muốn ghi giấy đảm bảo. Cùng lúc đó, đôi vợ chồng phát hiện chủ nhà ôm cọc của nhiều người khác nên họ quyết định không mua. Gần 2 tháng sau, họ mới nhận lại được tiền.
Quá tam 3 bận, Linh và Toán nhận thấy mất khá nhiều thời gian tự tìm hiểu và đi xem nhà. Họ đã nhờ đến bên trung gian và mở rộng các dự án ở nhiều khu vực khác.
Sau khi tham khảo, hai người "chấm" một căn chung cư ở quận Hà Đông. Căn hộ rộng 72 m2, giá 1,8 tỷ. Khu vực này khá thoáng, gần hồ nhân tạo, có công viên, siêu thị và trường học công lập. Những điều này phù hợp với gia đình có con nhỏ.
Sau khi mua được nhà, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đến tháng 11/2021, đôi vợ chồng mới sửa sang được nhà.
Tháng 12/2021, gia đình chuyển về nhà mới.
Ngay từ đầu, hai người đều thống nhất sẽ không vay ngân hàng để mua nhà, vì lãi khá cao và thả nổi theo năm. Thay vào đó, họ chỉ vay người nhà và sẽ cố gắng trả trong 2 năm.
Sau đó, hai người nhận thêm nhiều việc, cố gắng tiết kiệm và đã hoàn thành trả nợ trong một năm.
Gấp rút sửa nhà:
Sau khi mua nhà, họ còn 100 triệu đồng để làm nội thất.
Tự đi tham khảo qua một vài đơn vị, chi phí khá cao, vượt mức hai vợ chồng có thể chi trả. Vì vậy, họ quyết định sẽ tự lên ý tưởng và tìm xưởng làm nội thất để đóng đồ, tiết kiệm chi phí.
Thường xuyên "ngụp lặn" trong các hội nhóm về nhà cửa, xem nhiều chương trình decor, Linh cũng có chút kinh nghiệm để thực hiện căn nhà mơ ước. Hai vợ chồng xem mẫu trên mạng, sau đó tự phối đồ cho hợp lý, làm thành một bản thiết kế và ghi chú để bên xưởng dễ hình dung.
Linh sưu tập hình ảnh mẫu trên mạng và tự thiết kế nội thất cho căn nhà.
Thời gian đầu, vì kinh phí chưa đủ, họ chọn những đồ liền tường để làm trước như tủ quần áo, giường, bếp và bàn dài. Sofa, kệ tivi hay một số đồ khác sẽ được sắm dần.
Tường ngăn cách giữa phòng khách và phòng bếp được phá bỏ, tạo không gian mở làm nhà thoáng hơn.
Căn nhà hướng Tây Bắc, nắng hè chiếu vào đến nửa nhà và đặc biệt khu vực bếp, vì vậy, cả hai chọn màu xanh để làm dịu mát.
Việc đập bỏ bức tường ngăn giữa phòng khách và bếp là quyết định sáng suốt nhất của vợ chồng Linh.
Phòng ngủ làm tủ quần áo kịch trần, cánh trượt cho tủ dưới, cánh mở phía trên. Tận dụng cửa sổ lớn, có view đẹp nên họ chia đôi một nửa là ghế lười, một nửa là bàn làm việc. Phía dưới ghế lười là ngăn kéo để bỉm, túi và máy hút bụi giường đệm.
Chi phí làm nội thất cho căn 2 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 bếp cùng phí cải tạo và mua sắm các thiết bị khoảng 140 triệu đồng.
Bàn làm việc gần cửa sổ khiến Linh cảm thấy đỡ bí bách sau 2 năm làm việc tại nhà.
Hai vợ chồng lựa chọn sống đơn giản, chỉ mua đồ thực sự cần thiết, giấu mọi thứ có thể vào ngăn tủ để nhà lúc nào cũng gọn gàng. Họ ưu tiên không gian rộng để con có thể chơi thỏa thích. Vì cả hai vợ chồng đều thích cảm giác ngồi quây quần bên mâm cơm tròn nên không làm bàn ăn.
Điều cặp đôi ưng ý nhất đó là nhà lúc nào cũng tràn ngập ánh sáng với gam màu chủ đạo là trắng và nâu gỗ, cùng với màu xanh của cây.
Khuôn viên xung quanh khu chung cư cũng khá đẹp và thoải mái. Từ ngày chuyển về đây, sức khỏe của gia đình cũng tốt hơn rất nhiều.
Màu sắc chủ đạo là xanh và trắng làm căn nhà trở nên dịu mát dù cửa sổ hướng tây.
Lời khuyên cho các cặp vợ chồng trẻ:
Nếu có điều kiện, các cặp vợ chồng nên có nhà càng sớm càng tốt để con có một môi trường xanh-sạch-đẹp cho sự phát triển. Dù có phải vay nợ, đó cũng là động lực để hai người phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn.
Tính thời điểm mua căn hộ này, hai vợ chồng phải trả 25 triệu đồng/m2. Hiện giá lên đến 40 triệu đồng/m2. Nhờ quyết tâm mua sớm, cả hai mới có nhà, nếu chần chừ, để đến bây giờ chắc khó có thể mua được.
Ngoài ra, hãy luôn tin tưởng và tôn trọng ý kiến của vợ, chồng mình. Khi xem nhà, mua nhà, trang trí nhà, cố gắng chia sẻ mọi thứ để căn nhà được hoàn thiện và vừa ý cả hai vợ chồng vì đó là nơi cả gia đình chia sẻ không gian chung trong phần lớn thời gian.
Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngàyNguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này.
19:00 20/4/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóa | Nếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé. | Mỗi năm trong giai đoạn 2011-2021, Việt Nam ghi nhận khoảng 20.000 cuộc kết hôn với người nước ngoài, riêng năm 2018 (53.214 cuộc), theo kết quả nghiên cứu Biến đổi xu hướng kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và khu vực Đông Á giai đoạn 2001-2021, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022.
Khi kết hôn với một người khác quốc tịch, việc dung hòa các yếu tố như ẩm thực, văn hóa, lối sống... giữa hai bên trong cuộc sống gia đình là điều không đơn giản với nhiều cặp đôi. Đến khi có con, việc nuôi dạy đứa trẻ trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng trở thành thách thức không nhỏ.
Nói với phóng viên, 4 gia đình đa quốc tịch, hiện sinh sống ở cả Việt Nam và nước ngoài chia sẻ cách mình thích nghi cũng như quan điểm, phương pháp nuôi dạy trẻ.
Mẹ quyết định phần lớn
Vợ: Cẩm Tú, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Jang Sang Hee, quốc tịch Hàn Quốc
Nơi sống: Hà Nội, Việt Nam
Con gái: Jang Jae Yi (Tú Anh), 2 tuổi
Quan điểm nuôi con:
Trong hai chúng tôi, Tú là người quyết định chủ yếu trong việc nuôi con vì hai đứa đang sống ở Việt Nam, quen nếp sinh hoạt tại đây. Cả hai chỉ bàn bạc ở những chuyện quan trọng như cho con học trường nào, ở đâu.
Chúng tôi không ưu tiên con học ngôn ngữ nào hơn mà muốn để con phát triển tự nhiên. Hàng ngày, bé giao tiếp với bà ngoại và mẹ bằng tiếng Việt, đôi khi bằng tiếng Hàn với mẹ và hoàn toàn bằng tiếng Hàn với bố.
Chúng tôi cho rằng tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ quan trọng nhưng chưa vội dạy mà chỉ để con tiếp xúc tự nhiên qua các bài hát đơn giản, nếu con tỏ ra yêu thích sẽ đầu tư hơn. Đến nay, sinh hoạt hàng ngày của con thiên về văn hóa Việt Nam hơn Hàn Quốc vì ở nhà với bà và mẹ là chủ yếu.
Jae Yi nói được hai ngôn ngữ là Việt Nam và Hàn Quốc. Bé theo học trường Hàn Quốc để quen thêm với văn hóa quê hương bố.
Một trong những mối lo của hai vợ chồng là việc tiếp xúc cùng lúc nhiều ngôn ngữ có thể gây rối loạn, song may mắn là chúng tôi nhận thấy bé đang tiếp thu khá tốt dù phát âm đôi chỗ còn ngọng, nhưng đứa trẻ nào ở tuổi này cũng vậy.
Theo chúng tôi cảm nhận, phương pháp nuôi dạy con của Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng có vẻ ở Hàn sẽ thoải mái và để con tự lập nhiều hơn chút. Tuy nhiên, giờ nhiều mẹ Việt hiện đại cũng đang thay đổi theo hướng đó, tham khảo nhiều phương pháp thông minh, hiệu quả hơn.
Cân bằng văn hóa
Vợ: Yến Nhi, quốc tịch Việt Nam
Chồng: John Lapp, quốc tịch Mỹ
Nơi sống: thị trấn Crossville, bang Tennessee, Mỹ
Con trai: David Nguyễn Lapp (2,5 tuổi)
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi không ưu tiên hay chú trọng con phải học những gì mà muốn con được tiếp xúc cùng lúc nhiều thứ để tự chọn những gì bé thích.
David tiếp xúc và sử dụng 3 ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Đức (từ người Amish, gốc bên bố). Bé nói chuyện với mẹ bằng tiếng Việt, với bố bằng tiếng Đức và khi có cả gia đình thì tiếng Anh.
Chuyện ăn uống, chúng tôi cũng không quá câu nệ. Ngoài việc bữa nào cũng phải có cơm vì bé David rất thích, mẹ Nhi luôn cố gắng cân bằng ẩm thực giữa 3 văn hóa. Trong sinh hoạt cũng vậy, chúng tôi để bé tìm hiểu tất cả nhưng thiên về văn hóa Mỹ và Amish nhiều hơn, một phần do nơi đang sống rất ít người Việt.
Tất nhiên, để cân bằng được các yếu tố văn hóa khác nhau trong một gia đình và nuôi dạy con cái không phải điều dễ, hai vợ chồng cố gắng chọn lọc những điều tích cực từ mỗi bên để con tiếp thu. Dù vậy, chúng tôi luôn đặt sở thích và lựa chọn của bé lên hàng đầu.
Để mọi thứ tự nhiên
Vợ: Nguyễn Thị Thêu, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Maxime Godin-Murphy, quốc tịch Canada
Nơi sống: không cố định, hiện lưu trú tại TP.HCM, Việt Nam
Hai con gái: Kim (9 tuổi) và An (3,5 tuổi)
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi là “gia đình phượt”, liên tục xê dịch khắp thế giới và không ở một nơi cố định nên việc chăm con cũng khá “thoáng”. Vợ chồng tôi đều dễ tính, sống theo kiểu tối giản, để mọi thứ tự nhiên.
Hai bé nhà chúng tôi cũng dễ ăn uống, phần vì từ sớm ba mẹ quyết định không chăm quá kỹ, bao bọc từng chút. Không phải chúng tôi không làm được mà cho rằng không cần quá cầu kỳ, miễn sao các con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt là được.
Cuộc sống xê dịch của gia đình cũng dẫn tới việc các con sớm tự lập. Khoảng từ 2 tuổi, hai đứa đã bắt đầu tự tắm gội dưới sự theo dõi của ba mẹ, rồi dần tự làm mà không cần ai giúp.
Về học văn hóa, bé nhỏ chưa đi học, ở nhà cũng không học gì, chỉ tự vẽ, viết theo sở thích. Bé lớn 6 tuổi cũng mới bắt đầu học chữ cái, số, chúng tôi không dạy gì trước mà để con tự muốn học gì thì ba mẹ hướng dẫn cái đó. Hiện, Kim học theo chương trình homeschool (tự học tại nhà) của Mỹ và thường 3-4 tháng là con xong một lớp. Theo hướng dẫn, nếu muốn, con có thể thi và lên 2 lớp/năm, nhưng chúng tôi ưu tiên cho bé chơi, chỉ học một lớp/năm.
Về ngôn ngữ, Kim có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp và Việt. Bé An 3,5 tuổi mới biết nói và cũng sử dụng 3 ngôn ngữ. Sinh ra trong môi trường đa dạng ngôn ngữ, các con sớm được tiếp xúc và nói nhiều thứ tiếng như điều tất nhiên thay gì phải học.
Dù vậy, khác quốc tịch, văn hóa nên vợ chồng tôi cũng có nhiều thứ khác biệt và bất đồng. Cả hai cố gắng không tranh cãi trong việc nuôi dạy con. Chúng tôi đều sống đơn giản, không kỳ vọng các con phải quá thành công mà chỉ muốn con khỏe mạnh, vui vẻ.
Khi trò chuyện, ba mẹ cố gắng tổng hòa các văn hóa, ví dụ như để con phát triển tự nhiên, tôn trọng ý kiến dù con còn bé, nhưng đồng thời cũng trân trọng cội nguồn, lễ nghĩa. Đây cũng là điều mẹ lưu ý các con hơn so với ba.
Nhờ mẹ chồng góp ý khi có xung đột
Vợ: Nguyễn Thị Miên, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Dominik Martin Aukschlat, quốc tịch Đức
Nơi sống: thị trấn Eppstein, ngoại thành Frankfurt, Đức
Con trai: Max Nguyen Aukschlat
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi cũng quan niệm nuôi con theo hướng tự nhiên thay vì bó buộc con theo khuôn mẫu nào đó.
Để con biết được văn hóa quê ngoại, vào những dịp lễ Tết ở Việt Nam như Trung thu, Tết Nguyên đán, mẹ Miên đều làm bánh trái, món ăn, kể con nghe những phong tục, lễ nghi truyền thống.
Bên cạnh đó, mẹ cũng thường chuẩn bị món Việt cho con ở nhà và đem đi nhà trẻ, cũng có thể vì vậy mà con khoái cơm, phở hơn bánh mì, thịt nguội.
Về ngôn ngữ, con có xu hướng sử dụng tiếng Đức nhiều hơn vì được tiếp xúc nhiều ở nhà trẻ, môi trường xung quanh, còn tiếng Việt chỉ có mẹ nói ở nhà. Song, con vẫn nghe hiểu khá tốt tiếng Việt. Ngoài ra, con khá thích tiếng Anh thông qua việc xem các video ca hát trên mạng.
Chúng tôi từng lo lắng khi con sử dụng lẫn lộn, không phân biệt rõ các thứ tiếng trong giao tiếp. Giáo viên của con khuyên hạn chế cho con tiếp xúc tiếng Anh lại, để con thuần thục đầu tiên là tiếng Đức, sau đó là tiếng Việt. Khi hai ngôn ngữ này đã ổn, bé có thể học thêm và tiếp thu cũng nhanh, ổn hơn.
Phong cách nuôi dạy trẻ ở Đức khá khác biệt so với Việt Nam. Khi phát hiện con thuận tay trái, Miên từng nghĩ cần uốn nắn, hướng dẫn con sử dụng lại bằng tay phải, như nhiều phụ huynh Việt làm. Song, Dominik nói hãy để con phát triển tự nhiên, ở đây cũng có các thiết bị, dụng cụ phục vụ riêng người thuận tay trái.
Vì đang sống ở Đức, chúng tôi quyết định nương theo văn hóa ở đây nhiều hơn một chút để phù hợp. Mỗi khi có xung đột trong quan điểm, đặc biệt là cách nuôi con, ba mẹ thường tìm hiểu qua Internet, tham khảo người xung quanh, hàng xóm và đặc biệt là mẹ chồng để đi đến thống nhất.
Bà là người am hiểu, có kinh nghiệm và công tâm. Tuy nhiên, bà chỉ đưa ra gợi ý, phân tích để chúng tôi hiểu, hoàn toàn không can thiệp trực tiếp hay quá sâu vào các quyết định dạy con. Mẹ chồng cho rằng cuối cùng, con vẫn là con của ba mẹ, ông bà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ trong việc chơi với cháu, không thể thay thế hai vợ chồng trong bất cứ điều gì.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.
Ăn, nằm ở viện cùng con vì thời tiết nắng nóngThời tiết bước vào những ngày nắng nóng gay gắt cũng là lúc nhiều phụ huynh phải tìm cách bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ, đồng thời đối phó với các vấn đề, chi phí phát sinh.
17:00 31/5/2023 | Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóa
Nếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé.
Mỗi năm trong giai đoạn 2011-2021, Việt Nam ghi nhận khoảng 20.000 cuộc kết hôn với người nước ngoài, riêng năm 2018 (53.214 cuộc), theo kết quả nghiên cứu Biến đổi xu hướng kết hôn với người nước ngoài ở Việt Nam và khu vực Đông Á giai đoạn 2001-2021, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số tháng 3/2022.
Khi kết hôn với một người khác quốc tịch, việc dung hòa các yếu tố như ẩm thực, văn hóa, lối sống... giữa hai bên trong cuộc sống gia đình là điều không đơn giản với nhiều cặp đôi. Đến khi có con, việc nuôi dạy đứa trẻ trưởng thành trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa cũng trở thành thách thức không nhỏ.
Nói với phóng viên, 4 gia đình đa quốc tịch, hiện sinh sống ở cả Việt Nam và nước ngoài chia sẻ cách mình thích nghi cũng như quan điểm, phương pháp nuôi dạy trẻ.
Mẹ quyết định phần lớn
Vợ: Cẩm Tú, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Jang Sang Hee, quốc tịch Hàn Quốc
Nơi sống: Hà Nội, Việt Nam
Con gái: Jang Jae Yi (Tú Anh), 2 tuổi
Quan điểm nuôi con:
Trong hai chúng tôi, Tú là người quyết định chủ yếu trong việc nuôi con vì hai đứa đang sống ở Việt Nam, quen nếp sinh hoạt tại đây. Cả hai chỉ bàn bạc ở những chuyện quan trọng như cho con học trường nào, ở đâu.
Chúng tôi không ưu tiên con học ngôn ngữ nào hơn mà muốn để con phát triển tự nhiên. Hàng ngày, bé giao tiếp với bà ngoại và mẹ bằng tiếng Việt, đôi khi bằng tiếng Hàn với mẹ và hoàn toàn bằng tiếng Hàn với bố.
Chúng tôi cho rằng tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ quan trọng nhưng chưa vội dạy mà chỉ để con tiếp xúc tự nhiên qua các bài hát đơn giản, nếu con tỏ ra yêu thích sẽ đầu tư hơn. Đến nay, sinh hoạt hàng ngày của con thiên về văn hóa Việt Nam hơn Hàn Quốc vì ở nhà với bà và mẹ là chủ yếu.
Jae Yi nói được hai ngôn ngữ là Việt Nam và Hàn Quốc. Bé theo học trường Hàn Quốc để quen thêm với văn hóa quê hương bố.
Một trong những mối lo của hai vợ chồng là việc tiếp xúc cùng lúc nhiều ngôn ngữ có thể gây rối loạn, song may mắn là chúng tôi nhận thấy bé đang tiếp thu khá tốt dù phát âm đôi chỗ còn ngọng, nhưng đứa trẻ nào ở tuổi này cũng vậy.
Theo chúng tôi cảm nhận, phương pháp nuôi dạy con của Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng, nhưng có vẻ ở Hàn sẽ thoải mái và để con tự lập nhiều hơn chút. Tuy nhiên, giờ nhiều mẹ Việt hiện đại cũng đang thay đổi theo hướng đó, tham khảo nhiều phương pháp thông minh, hiệu quả hơn.
Cân bằng văn hóa
Vợ: Yến Nhi, quốc tịch Việt Nam
Chồng: John Lapp, quốc tịch Mỹ
Nơi sống: thị trấn Crossville, bang Tennessee, Mỹ
Con trai: David Nguyễn Lapp (2,5 tuổi)
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi không ưu tiên hay chú trọng con phải học những gì mà muốn con được tiếp xúc cùng lúc nhiều thứ để tự chọn những gì bé thích.
David tiếp xúc và sử dụng 3 ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Đức (từ người Amish, gốc bên bố). Bé nói chuyện với mẹ bằng tiếng Việt, với bố bằng tiếng Đức và khi có cả gia đình thì tiếng Anh.
Chuyện ăn uống, chúng tôi cũng không quá câu nệ. Ngoài việc bữa nào cũng phải có cơm vì bé David rất thích, mẹ Nhi luôn cố gắng cân bằng ẩm thực giữa 3 văn hóa. Trong sinh hoạt cũng vậy, chúng tôi để bé tìm hiểu tất cả nhưng thiên về văn hóa Mỹ và Amish nhiều hơn, một phần do nơi đang sống rất ít người Việt.
Tất nhiên, để cân bằng được các yếu tố văn hóa khác nhau trong một gia đình và nuôi dạy con cái không phải điều dễ, hai vợ chồng cố gắng chọn lọc những điều tích cực từ mỗi bên để con tiếp thu. Dù vậy, chúng tôi luôn đặt sở thích và lựa chọn của bé lên hàng đầu.
Để mọi thứ tự nhiên
Vợ: Nguyễn Thị Thêu, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Maxime Godin-Murphy, quốc tịch Canada
Nơi sống: không cố định, hiện lưu trú tại TP.HCM, Việt Nam
Hai con gái: Kim (9 tuổi) và An (3,5 tuổi)
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi là “gia đình phượt”, liên tục xê dịch khắp thế giới và không ở một nơi cố định nên việc chăm con cũng khá “thoáng”. Vợ chồng tôi đều dễ tính, sống theo kiểu tối giản, để mọi thứ tự nhiên.
Hai bé nhà chúng tôi cũng dễ ăn uống, phần vì từ sớm ba mẹ quyết định không chăm quá kỹ, bao bọc từng chút. Không phải chúng tôi không làm được mà cho rằng không cần quá cầu kỳ, miễn sao các con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt là được.
Cuộc sống xê dịch của gia đình cũng dẫn tới việc các con sớm tự lập. Khoảng từ 2 tuổi, hai đứa đã bắt đầu tự tắm gội dưới sự theo dõi của ba mẹ, rồi dần tự làm mà không cần ai giúp.
Về học văn hóa, bé nhỏ chưa đi học, ở nhà cũng không học gì, chỉ tự vẽ, viết theo sở thích. Bé lớn 6 tuổi cũng mới bắt đầu học chữ cái, số, chúng tôi không dạy gì trước mà để con tự muốn học gì thì ba mẹ hướng dẫn cái đó. Hiện, Kim học theo chương trình homeschool (tự học tại nhà) của Mỹ và thường 3-4 tháng là con xong một lớp. Theo hướng dẫn, nếu muốn, con có thể thi và lên 2 lớp/năm, nhưng chúng tôi ưu tiên cho bé chơi, chỉ học một lớp/năm.
Về ngôn ngữ, Kim có thể sử dụng tiếng Anh, Pháp và Việt. Bé An 3,5 tuổi mới biết nói và cũng sử dụng 3 ngôn ngữ. Sinh ra trong môi trường đa dạng ngôn ngữ, các con sớm được tiếp xúc và nói nhiều thứ tiếng như điều tất nhiên thay gì phải học.
Dù vậy, khác quốc tịch, văn hóa nên vợ chồng tôi cũng có nhiều thứ khác biệt và bất đồng. Cả hai cố gắng không tranh cãi trong việc nuôi dạy con. Chúng tôi đều sống đơn giản, không kỳ vọng các con phải quá thành công mà chỉ muốn con khỏe mạnh, vui vẻ.
Khi trò chuyện, ba mẹ cố gắng tổng hòa các văn hóa, ví dụ như để con phát triển tự nhiên, tôn trọng ý kiến dù con còn bé, nhưng đồng thời cũng trân trọng cội nguồn, lễ nghĩa. Đây cũng là điều mẹ lưu ý các con hơn so với ba.
Nhờ mẹ chồng góp ý khi có xung đột
Vợ: Nguyễn Thị Miên, quốc tịch Việt Nam
Chồng: Dominik Martin Aukschlat, quốc tịch Đức
Nơi sống: thị trấn Eppstein, ngoại thành Frankfurt, Đức
Con trai: Max Nguyen Aukschlat
Quan điểm nuôi con:
Chúng tôi cũng quan niệm nuôi con theo hướng tự nhiên thay vì bó buộc con theo khuôn mẫu nào đó.
Để con biết được văn hóa quê ngoại, vào những dịp lễ Tết ở Việt Nam như Trung thu, Tết Nguyên đán, mẹ Miên đều làm bánh trái, món ăn, kể con nghe những phong tục, lễ nghi truyền thống.
Bên cạnh đó, mẹ cũng thường chuẩn bị món Việt cho con ở nhà và đem đi nhà trẻ, cũng có thể vì vậy mà con khoái cơm, phở hơn bánh mì, thịt nguội.
Về ngôn ngữ, con có xu hướng sử dụng tiếng Đức nhiều hơn vì được tiếp xúc nhiều ở nhà trẻ, môi trường xung quanh, còn tiếng Việt chỉ có mẹ nói ở nhà. Song, con vẫn nghe hiểu khá tốt tiếng Việt. Ngoài ra, con khá thích tiếng Anh thông qua việc xem các video ca hát trên mạng.
Chúng tôi từng lo lắng khi con sử dụng lẫn lộn, không phân biệt rõ các thứ tiếng trong giao tiếp. Giáo viên của con khuyên hạn chế cho con tiếp xúc tiếng Anh lại, để con thuần thục đầu tiên là tiếng Đức, sau đó là tiếng Việt. Khi hai ngôn ngữ này đã ổn, bé có thể học thêm và tiếp thu cũng nhanh, ổn hơn.
Phong cách nuôi dạy trẻ ở Đức khá khác biệt so với Việt Nam. Khi phát hiện con thuận tay trái, Miên từng nghĩ cần uốn nắn, hướng dẫn con sử dụng lại bằng tay phải, như nhiều phụ huynh Việt làm. Song, Dominik nói hãy để con phát triển tự nhiên, ở đây cũng có các thiết bị, dụng cụ phục vụ riêng người thuận tay trái.
Vì đang sống ở Đức, chúng tôi quyết định nương theo văn hóa ở đây nhiều hơn một chút để phù hợp. Mỗi khi có xung đột trong quan điểm, đặc biệt là cách nuôi con, ba mẹ thường tìm hiểu qua Internet, tham khảo người xung quanh, hàng xóm và đặc biệt là mẹ chồng để đi đến thống nhất.
Bà là người am hiểu, có kinh nghiệm và công tâm. Tuy nhiên, bà chỉ đưa ra gợi ý, phân tích để chúng tôi hiểu, hoàn toàn không can thiệp trực tiếp hay quá sâu vào các quyết định dạy con. Mẹ chồng cho rằng cuối cùng, con vẫn là con của ba mẹ, ông bà chỉ là người hỗ trợ, giúp đỡ trong việc chơi với cháu, không thể thay thế hai vợ chồng trong bất cứ điều gì.
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức.
Ăn, nằm ở viện cùng con vì thời tiết nắng nóngThời tiết bước vào những ngày nắng nóng gay gắt cũng là lúc nhiều phụ huynh phải tìm cách bảo vệ sức khỏe cho con nhỏ, đồng thời đối phó với các vấn đề, chi phí phát sinh.
17:00 31/5/2023 | |
Bài tập gym trong lúc trông con của HLV thể hình | Trang Lê hay gọi yêu cô con gái nhỏ của mình "cục tạ mini", bởi trong lúc tập gym tại nhà, cô vừa tranh thủ đốt năng lượng, vừa cho em bé vui đùa cùng mẹ. | Đón em bé Sochu chào đời vào tháng 7/2022, HLV thể hình Trang Lê (sinh năm 1993, Hà Nội) không còn nhiều thời gian tập thể dục. Trước kia, cô có thể có mặt ở phòng gym 2 ca/ngày. Hiện tại, cô chuyển sang tranh thủ đi tập vào buổi sáng sớm, trước khi con ngủ dậy hoặc lựa chọn “một công đôi việc”: vừa bế con vừa tập tại nhà.
Các động tác được áp dụng cho nhiều vùng khác nhau trên cơ thể: lunge twist (kết hợp giữa bước chân trước, gập gối và xoay người), squat (đứng lên - ngồi xuống để tập cho cơ mông, đùi), bicep curls (tập cơ tay trước), good morning (gánh tạ cúi đầu tập đùi sau), push-up kisses baby (chống đẩy)... Những bài tập cardio này giúp "mẹ bỉm" được vận động trong lúc trông con nhỏ.
“Sochu rất thích và hợp tác khi được mẹ cho tham gia cùng. Tuy nhiên, các mẹ muốn thực hiện theo cần chú ý kiểm soát thăng bằng cho trẻ. Bàn tay phải chắc và vững, ôm bé vào đúng vị trí để tránh bé cựa quậy. Với những động tác khó, lực cánh tay chưa đủ khỏe để giữ bé, mình nên bỏ qua để đảm bảo an toàn", Trang cho hay.
Nữ PT thường gọi yêu cô con gái đầu lòng là "cục tạ mini 9 kg của mẹ". Còn biệt danh ở nhà - Sochu - do bố đặt cho, vừa gợi nhắc kỷ niệm lần đầu hẹn hò của hai bố mẹ, vừa mang nghĩa con gái "rượu" của cả nhà.
Cô chỉ tăng khoảng 6 kg vào thời điểm sinh con, song lượng cơ giảm xuống và tỷ lệ mỡ tăng lên. Con tròn một tháng tuổi, cô đã có thể quay lại phòng gym, tập các bài tập nặng như cũ. Tuy vậy, Trang Lê nhấn mạnh thể trạng khỏe mạnh nhờ duy trì tập luyện thường xuyên trong thời gian dài. Với những người mẹ có nhu cầu tương tự, lời khuyên là nên tham khảo bác sĩ trước khi tập gym trở lại.
Theo cô, những bài tập cường độ nhẹ có thể áp dụng như tập yoga, pilates, đi bộ nhẹ nhàng, tập cơ sàn chậu. Các bài tập nặng chỉ nên quay lại khi con đã trên 3 tháng và tham khảo bác sĩ. Điều lưu ý là hậu sinh nở, cơ bụng của người phụ nữ bị tách ra, việc chọn lựa bài tập để phục hồi cơ bụng rất quan trọng, người tập cần tránh các động tác gập bụng hay xoay vặn nhiều.
Những lúc tập một mình, nữ PT thường chuyển sang tập yoga. Lý do là các tư thế yoga giúp tác động, căng giãn vào các nhóm cơ khác nhau, giúp tránh khỏi cảnh đau nhức lưng, cột sống hay cổ, vai, gáy - tình trạng dễ gặp sau khi sinh.
Chế độ tập luyện và dinh dưỡng của cô thay đổi nhiều trong giai đoạn Sochu mới chào đời. Khi con còn bú mẹ, cô quan trọng nhất việc ăn uống đầy đủ, không nhịn ăn để con nhận đủ dinh dưỡng từ trong sữa mẹ. Đến lúc con dừng bú, chế độ ăn uống của cô mới trở về bình thường.
Nếu như trước kia, cô muốn tập cho người có cơ, giờ Trang Lê lại hướng tới dáng người thanh mảnh, nữ tính hơn. Ngoài ra, cô chú trọng để có sức bền, sự dẻo dai.
Không còn thời gian làm HLV cá nhân như trước, cô ưu tiên những công việc làm tại nhà, không gò bó giờ giấc và vẫn được tập trung chăm sóc em bé. "Tôi thích cho con tiếp xúc với thiên nhiên, ánh sáng và cây cối, để trẻ tò mò về thế giới xung quanh. Ban đầu, Sochu hay sợ, khóc khi thấy người lạ. Thấy vậy, tôi càng cho con ra ngoài nhiều hơn, để bé dạn dĩ, bớt nhút nhát".
Buổi chiều hàng ngày, hai mẹ con lại xuống sân chung cư, đi dạo vòng quanh. Hạn chế của chỗ ở hiện giờ là không có nơi vui chơi cho trẻ em. Cô cố gắng khắc phục điều này bằng cách cuối tuần đưa con đi công viên hay các khu vui chơi ngoài trời - những nơi có không gian ngoài trời rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Nhờ cho con quen với việc vận động sớm, Sochu khá cứng cáp, ít ốm vặt. Khi mới sinh, cô luyện cho con nằm sấp, giúp phần cột sống chắc khỏe, nhờ đó bé biết lẫy sớm.
Điều quan trọng là tạo môi trường và huấn luyện con chậm rãi. Đồ đạc trong phòng khách được dọn bớt để có thêm không gian cho Sochu vui đùa. "Cơ, khớp của trẻ nhỏ còn rất yếu, trong khi con đã bước vào giai đoạn nghịch ngợm hơn. Tôi cũng lo lắng nhưng để con tự khám phá, còn người lớn sẽ cần có mặt ở bên để đảm bảo an toàn".
Về chế độ dinh dưỡng cho Sochu, Trang Lê cho rằng "mẹ ăn gì, con ăn nấy" với thực đơn là những món quen thuộc với dân tập gym như thịt gà, thịt lợn, cá hồi, các loại rau, củ, quả, ngoài ra có thêm cháo ăn dặm.
"Sochu đang trong thời kỳ ăn dặm tự chỉ huy, tức là trẻ tự quyết định món và cách ăn. Việc này giúp con học cách tự điều chỉnh lượng thức ăn đưa vào cơ thể và ngừng khi cảm thấy no. Người lớn sẽ tôn trọng và không ép. Điều lưu ý nữa là tôi chỉ cho ăn khi con đã ngồi vào ghế và dặn người lớn không đưa đi rong, không bật TV, tập trung 100% vào việc nuốt", cô chia sẻ.
Vốn thích tự do, bay nhảy, từng nghĩ sẽ không lập gia đình hay sinh con, sự xuất hiện của Sochu đã làm thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Đứa trẻ vừa là bài học, vừa là bạn đồng hành, giúp cô trưởng thành hơn. Tuy vậy, Trang Lê tự nhận mình không phải là người mẹ tập trung hoàn toàn 100% vào con cái.
Cuối ngày, khi Sochu đã vào giấc, người mẹ dành thời gian đọc sách, học thêm chuyên môn cho các dự án cá nhân. "Tôi quan niệm phải chăm sóc chính mình trước. Người mẹ phải thật vui vẻ, có lối sống lành mạnh, tỏa ra năng lượng yêu thương, thì con mới có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Nếu mình căng thẳng, bực tức, đứa trẻ cũng ảnh hưởng theo", cô nói thêm.
Ghi chú treo tường trong căn nhà của đôi vợ Việt chồng Hàn"Không bao giờ từ bỏ", "xin lỗi nhau", "nói yêu thương nhau", "tha thứ", "cho nhau cơ hội thứ hai" là những điều Tiểu Doan và Honggu ghi trên tường nhà để luôn trân trọng lẫn nhau.
10:35 8/3/2023
Quyền lực của sự quyến rũ Trong cuốn Nghệ thuật quyến rũ, tác giả Robert Greene giúp độc giả khám phá và phát huy những lợi điểm vốn có bên trong để tạo ảnh hưởng đối với người khác thông qua một số phương pháp và kỹ năng được hướng dẫn cụ thể. Theo bà, quyến rũ là một trò chơi tâm lí, chứ không phải vẻ đẹp bề ngoài, và trở thành một chuyên gia quyến rũ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì ai. | Bài tập gym trong lúc trông con của HLV thể hình
Trang Lê hay gọi yêu cô con gái nhỏ của mình "cục tạ mini", bởi trong lúc tập gym tại nhà, cô vừa tranh thủ đốt năng lượng, vừa cho em bé vui đùa cùng mẹ.
Đón em bé Sochu chào đời vào tháng 7/2022, HLV thể hình Trang Lê (sinh năm 1993, Hà Nội) không còn nhiều thời gian tập thể dục. Trước kia, cô có thể có mặt ở phòng gym 2 ca/ngày. Hiện tại, cô chuyển sang tranh thủ đi tập vào buổi sáng sớm, trước khi con ngủ dậy hoặc lựa chọn “một công đôi việc”: vừa bế con vừa tập tại nhà.
Các động tác được áp dụng cho nhiều vùng khác nhau trên cơ thể: lunge twist (kết hợp giữa bước chân trước, gập gối và xoay người), squat (đứng lên - ngồi xuống để tập cho cơ mông, đùi), bicep curls (tập cơ tay trước), good morning (gánh tạ cúi đầu tập đùi sau), push-up kisses baby (chống đẩy)... Những bài tập cardio này giúp "mẹ bỉm" được vận động trong lúc trông con nhỏ.
“Sochu rất thích và hợp tác khi được mẹ cho tham gia cùng. Tuy nhiên, các mẹ muốn thực hiện theo cần chú ý kiểm soát thăng bằng cho trẻ. Bàn tay phải chắc và vững, ôm bé vào đúng vị trí để tránh bé cựa quậy. Với những động tác khó, lực cánh tay chưa đủ khỏe để giữ bé, mình nên bỏ qua để đảm bảo an toàn", Trang cho hay.
Nữ PT thường gọi yêu cô con gái đầu lòng là "cục tạ mini 9 kg của mẹ". Còn biệt danh ở nhà - Sochu - do bố đặt cho, vừa gợi nhắc kỷ niệm lần đầu hẹn hò của hai bố mẹ, vừa mang nghĩa con gái "rượu" của cả nhà.
Cô chỉ tăng khoảng 6 kg vào thời điểm sinh con, song lượng cơ giảm xuống và tỷ lệ mỡ tăng lên. Con tròn một tháng tuổi, cô đã có thể quay lại phòng gym, tập các bài tập nặng như cũ. Tuy vậy, Trang Lê nhấn mạnh thể trạng khỏe mạnh nhờ duy trì tập luyện thường xuyên trong thời gian dài. Với những người mẹ có nhu cầu tương tự, lời khuyên là nên tham khảo bác sĩ trước khi tập gym trở lại.
Theo cô, những bài tập cường độ nhẹ có thể áp dụng như tập yoga, pilates, đi bộ nhẹ nhàng, tập cơ sàn chậu. Các bài tập nặng chỉ nên quay lại khi con đã trên 3 tháng và tham khảo bác sĩ. Điều lưu ý là hậu sinh nở, cơ bụng của người phụ nữ bị tách ra, việc chọn lựa bài tập để phục hồi cơ bụng rất quan trọng, người tập cần tránh các động tác gập bụng hay xoay vặn nhiều.
Những lúc tập một mình, nữ PT thường chuyển sang tập yoga. Lý do là các tư thế yoga giúp tác động, căng giãn vào các nhóm cơ khác nhau, giúp tránh khỏi cảnh đau nhức lưng, cột sống hay cổ, vai, gáy - tình trạng dễ gặp sau khi sinh.
Chế độ tập luyện và dinh dưỡng của cô thay đổi nhiều trong giai đoạn Sochu mới chào đời. Khi con còn bú mẹ, cô quan trọng nhất việc ăn uống đầy đủ, không nhịn ăn để con nhận đủ dinh dưỡng từ trong sữa mẹ. Đến lúc con dừng bú, chế độ ăn uống của cô mới trở về bình thường.
Nếu như trước kia, cô muốn tập cho người có cơ, giờ Trang Lê lại hướng tới dáng người thanh mảnh, nữ tính hơn. Ngoài ra, cô chú trọng để có sức bền, sự dẻo dai.
Không còn thời gian làm HLV cá nhân như trước, cô ưu tiên những công việc làm tại nhà, không gò bó giờ giấc và vẫn được tập trung chăm sóc em bé. "Tôi thích cho con tiếp xúc với thiên nhiên, ánh sáng và cây cối, để trẻ tò mò về thế giới xung quanh. Ban đầu, Sochu hay sợ, khóc khi thấy người lạ. Thấy vậy, tôi càng cho con ra ngoài nhiều hơn, để bé dạn dĩ, bớt nhút nhát".
Buổi chiều hàng ngày, hai mẹ con lại xuống sân chung cư, đi dạo vòng quanh. Hạn chế của chỗ ở hiện giờ là không có nơi vui chơi cho trẻ em. Cô cố gắng khắc phục điều này bằng cách cuối tuần đưa con đi công viên hay các khu vui chơi ngoài trời - những nơi có không gian ngoài trời rộng rãi và thoáng đãng hơn.
Nhờ cho con quen với việc vận động sớm, Sochu khá cứng cáp, ít ốm vặt. Khi mới sinh, cô luyện cho con nằm sấp, giúp phần cột sống chắc khỏe, nhờ đó bé biết lẫy sớm.
Điều quan trọng là tạo môi trường và huấn luyện con chậm rãi. Đồ đạc trong phòng khách được dọn bớt để có thêm không gian cho Sochu vui đùa. "Cơ, khớp của trẻ nhỏ còn rất yếu, trong khi con đã bước vào giai đoạn nghịch ngợm hơn. Tôi cũng lo lắng nhưng để con tự khám phá, còn người lớn sẽ cần có mặt ở bên để đảm bảo an toàn".
Về chế độ dinh dưỡng cho Sochu, Trang Lê cho rằng "mẹ ăn gì, con ăn nấy" với thực đơn là những món quen thuộc với dân tập gym như thịt gà, thịt lợn, cá hồi, các loại rau, củ, quả, ngoài ra có thêm cháo ăn dặm.
"Sochu đang trong thời kỳ ăn dặm tự chỉ huy, tức là trẻ tự quyết định món và cách ăn. Việc này giúp con học cách tự điều chỉnh lượng thức ăn đưa vào cơ thể và ngừng khi cảm thấy no. Người lớn sẽ tôn trọng và không ép. Điều lưu ý nữa là tôi chỉ cho ăn khi con đã ngồi vào ghế và dặn người lớn không đưa đi rong, không bật TV, tập trung 100% vào việc nuốt", cô chia sẻ.
Vốn thích tự do, bay nhảy, từng nghĩ sẽ không lập gia đình hay sinh con, sự xuất hiện của Sochu đã làm thay đổi hoàn toàn mọi thứ. Đứa trẻ vừa là bài học, vừa là bạn đồng hành, giúp cô trưởng thành hơn. Tuy vậy, Trang Lê tự nhận mình không phải là người mẹ tập trung hoàn toàn 100% vào con cái.
Cuối ngày, khi Sochu đã vào giấc, người mẹ dành thời gian đọc sách, học thêm chuyên môn cho các dự án cá nhân. "Tôi quan niệm phải chăm sóc chính mình trước. Người mẹ phải thật vui vẻ, có lối sống lành mạnh, tỏa ra năng lượng yêu thương, thì con mới có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt. Nếu mình căng thẳng, bực tức, đứa trẻ cũng ảnh hưởng theo", cô nói thêm.
Ghi chú treo tường trong căn nhà của đôi vợ Việt chồng Hàn"Không bao giờ từ bỏ", "xin lỗi nhau", "nói yêu thương nhau", "tha thứ", "cho nhau cơ hội thứ hai" là những điều Tiểu Doan và Honggu ghi trên tường nhà để luôn trân trọng lẫn nhau.
10:35 8/3/2023
Quyền lực của sự quyến rũ Trong cuốn Nghệ thuật quyến rũ, tác giả Robert Greene giúp độc giả khám phá và phát huy những lợi điểm vốn có bên trong để tạo ảnh hưởng đối với người khác thông qua một số phương pháp và kỹ năng được hướng dẫn cụ thể. Theo bà, quyến rũ là một trò chơi tâm lí, chứ không phải vẻ đẹp bề ngoài, và trở thành một chuyên gia quyến rũ hoàn toàn nằm trong tầm tay của bất kì ai. | |
Các gia đình chi tiêu bao nhiêu cho chuyến du lịch 30/4-1/5 | Gia đình Anh Khang (Hà Nội) dự định chi 75 triệu đồng để du lịch Hàn Quốc. Còn chuyến tham quan miền Tây của 6 thành viên nhà Như Huyền (TP.HCM) tiêu tốn khoảng 23 triệu đồng. | Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 29/4 đến 3/5), là thời điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch cùng gia đình. Lo sợ tình trạng cháy phòng, nhiều người đã bắt đầu lên kế hoạch du lịch và liên hệ đặt vé máy bay, book phòng từ tháng trước.
Các chặng bay từ Hà Nội và TP.HCM đi Huế, Đồng Hới, Quy Nhơn, Tuy Hòa... "cháy vé" dịp nghỉ lễ khiến Cục Hàng không phải đề nghị hãng bay tăng chuyến. Nhiều khách sạn ở Phan Thiết (Bình Thuận), Hội An (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang) đã kín phòng trước cả tháng.
Du lịch ngày lễ vừa có thuận lợi lẫn bất tiện, trong đó vấn đề tài chính cũng khiến các gia đình phải đắn đo, cân nhắc nhiều. Zing phỏng vấn 5 gia đình để tìm hiểu mức chi, kế hoạch, kinh nghiệm cũng như quan điểm du lịch của họ trong giai đoạn này.
Anh Khang (sinh năm 1997, Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 29/4 đến 7/5
Số thành viên tham gia: 3 người, gồm vợ chồng Khang và con trai 4 tuổi
Điểm đến: Hàn Quốc
Số tiền dự định chi: 25 triệu đồng/người
Kinh nghiệm và quan điểm: Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới Hàn Quốc, lại đi theo diện tự túc nên hành trình sẽ khá thoải mái. Chúng tôi dự kiến thăm thú một số điểm du lịch nổi tiếng ở Busan và Seoul trong quãng thời gian này, nếu có thể sẽ đi chơi một số bãi biển.
Vợ chồng tôi cũng xác định sẽ không chi tiêu theo kiểu tiết kiệm hay quá tính toán mà ưu tiên thoải mái, không ngại chi trả theo ý thích cá nhân vì đi du lịch mà, không phải lúc nào cũng như vậy, miễn sao có trải nghiệm đáng nhớ cho cả nhà.
Về chuyện ăn uống hay chỗ vui chơi, chắc hai vợ chồng cũng xem các clip review, giới thiệu để tham khảo, không quá o ép phải đi đến những địa điểm nhất định.
Như Huyền (sinh năm 1993, TP.HCM)
Thời gian du lịch: từ 1/5 đến 3/5
Số thành viên tham gia: 6 người, gồm vợ chồng Huyền, bố mẹ, em gái và dì
Điểm đến: Cần Thơ và Tiền Giang
Số tiền dự định chi: khoảng 23 triệu đồng cho tổng 6 người. Các khoản cụ thể gồm: thuê xe 7 chỗ 3 ngày tổng 4,2 triệu đồng, khách sạn 1,3 triệu đồng, tour khám phá 2 ngày 1 đêm tổng 10,8 triệu đồng, ăn uống mua sắm rơi vào khoảng 4-5 triệu đồng.
Kinh nghiệm và quan điểm: Gia đình chúng tôi luôn đi du lịch theo kiểu có kế hoạch cụ thể. Thông thường, chúng tôi lập kế hoạch trước 2-4 tuần, tùy theo đối tượng đi chơi, ví dụ người lớn tuổi sẽ lập kế hoạch theo kiểu nghỉ dưỡng, người trẻ tuổi sẽ lên lịch trình thiên về khám phá hơn.
Từ khi kết hôn đến nay, gia đình nhỏ của tôi đã đi rất nhiều chuyến cùng nhau, trung bình 3-4 lần/năm. Chuyến thăm Hà Nội vào năm ngoái là kỷ niệm đáng nhớ nhất vì có đầy đủ thành viên và đi đúng vào mùa nóng nhất của thành phố.
Theo tôi, khó khăn lớn nhất khi du lịch gia đình là cùng nhau sắp xếp thời gian, công việc và cân đối các khoản chi. Quan điểm của gia đình tôi là luôn ưu tiên sự thoải mái, mọi người đều được ăn ngon, ở chỗ đẹp và tận hưởng dịch vụ chu đáo.
Diệp Khanh (sinh năm 1993, Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 29/4 đến 2/5
Số thành viên tham gia: 3 người, gồm vợ chồng Khanh và con
Điểm đến: Hải Phòng
Số tiền dự định chi: khoảng 2 triệu đồng. Các khoản cụ thể gồm: tiền xe khách 130.000/người/chiều, tiền taxi 300.000 đồng, food tour 200.000 đồng/người, tiền đi họp lớp của chồng khoảng 300.000 đồng/người.
Kinh nghiệm và quan điểm: Nhà chồng tôi ở Đồ Sơn, Hải Phòng nên cả gia đình dự định vừa kết hợp thăm bố mẹ, vừa đi chơi loanh quanh thành phố trong mấy ngày lễ. Lần nào về, cả nhà cũng tranh thủ làm một chuyến food tour vì đồ ăn ở đây thực sự rất ngon.
Từ khi có con, mỗi lúc du lịch gia đình, vợ chồng tôi luôn ưu tiên sự thoải mái và tiết kiệm. Chỗ ăn nghỉ cần tiện nghi, đẹp đẽ nhưng cũng phải hợp túi tiền.
Nếu dự định du lịch vào các đợt lễ, chúng tôi thường lên kế hoạch trước một vài tháng để tiết kiệm được chi phí vé máy bay, chỗ nghỉ và thu xếp công việc. Tôi cũng lên sẵn danh sách sẽ đi đâu, làm gì, ăn ở thế nào trong những ngày đi chơi để chuyến đi được trọn vẹn nhất có thể.
Tôi thấy trong ngày lễ, các loại phí dịch vụ đều tăng. Điều này khiến các gia đình muốn du lịch gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, địa điểm nào cũng đông đúc trong những ngày này. Gia đình muốn đi nghỉ ngơi, ngắm cảnh vật, ăn uống thoải mái thì lại gặp cảnh chen chúc, đợi chờ.
Thu Hằng (Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 1/5 đến 6/5
Số thành viên tham gia: 5 người lớn, 2 trẻ em, gồm ông bà, em trai, vợ chồng Thu Hằng và 2 con của vợ chồng cô
Điểm đến: Singapore
Số tiền dự định chi: 210 triệu đồng (đã chi 46 triệu đồng tiền vé máy bay, 90 triệu đồng tiền khách sạn, dự tính vé các điểm tham quan là 24 triệu đồng, mua sắm, ăn uống 50 triệu đồng)
Kinh nghiệm và quan điểm: Vì nhà có người già và trẻ nhỏ, chúng tôi lên trước kế hoạch di chuyển, thăm thú nhưng cũng còn tùy theo sức khỏe của các thành viên để sắp xếp. Nếu có thể, cả nhà sẽ đến thăm những điểm du lịch nổi tiếng như công viên Garden by the Bay, đảo Sentosa, khu vinh Marina, Chinatown...
Chúng tôi cũng không đặt nặng chuyện mua sắm, ưu tiên trải nghiệm thoải mái cho gia đình và đưa các bé đi chơi, tham quan. Trước đây, các thành viên cũng từng cùng nhau du lịch Thái Lan, Nha Trang và đều chung tinh thần như vậy.
Hà My (sinh năm 1991, Hà Nội)
Thời gian du lịch: 6 ngày, 5 đêm, gồm 2 đêm cắm trại và 3 đêm ngủ khách sạn trên đường đi
Số thành viên tham gia: vợ chồng My cùng hai gia đình bạn bè
Điểm đến: cắm trại, nghỉ ngơi dọc theo cung đường từ Hà Nội đến Huế
Số tiền dự định chi: chưa tính trước số tiền, nhưng chủ yếu sẽ sử dụng đồ có sẵn (lều, trại) và cố gắng tiết kiệm
Kinh nghiệm và quan điểm: Nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm ngoái, gia đình tôi đi cắm trại tại Mỏ Mạ, Hữu Lũng, Lạng Sơn và kết hợp nghỉ một đêm ở homestay.
Theo tôi, du lịch, cắm trại ngày lễ vừa có mặt lợi lẫn mặt bất tiện. Thuận lợi là bạn sẽ không bị vướng bận công việc, sắp xếp thời gian dễ dàng hơn nhiều. Nhưng cũng vì nhu cầu du lịch lớn nên các địa điểm đều đông đúc, đặt chỗ sẽ khó khăn.
Khách đông thì dịch vụ cũng không bằng ngày thường mà giá cả còn cao hơn. Như năm nay tôi có đặt khách sạn ở Huế thì phụ thụ lên đến 20% và mất khá nhiều thời gian mới chọn được nơi ưng ý.
Nếu đi chơi theo nhóm vào ngày thường, vợ chồng tôi thường có kế hoạch trước 1-2 tuần, nhưng với dịp lễ tết thì phải lập trước 1 tháng. Nhà tôi có 2 bạn nhỏ và đều thích các điểm tự nhiên ít có tác động của con người, nên mất khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu địa hình, thời tiết và giao thông.
Gia đình tôi mong muốn mỗi tháng cả nhà có ít nhất một chuyến đi chơi cùng nhau. Mỗi chuyến đi đều có những kỷ niệm riêng nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là lần gia đình đi cung đường biển từ Cam Ranh (Khánh Hòa) đến Mũi Né (Bình Thuận).
Đó là chuyến đi xa đầu tiên sau đợt giãn cách vì dịch Covid-19. Tất cả thành viên đều rất háo hức sau 2 năm chỉ loanh quanh gần Hà Nội.
Quan điểm du lịch của gia đình tôi là không quá quan tâm giá cả, nhưng vẫn sẽ tiết kiệm, chứ không chi tiêu phung phí để rèn tính cho các con.
Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngàyNguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này.
19:00 20/4/2023 | Các gia đình chi tiêu bao nhiêu cho chuyến du lịch 30/4-1/5
Gia đình Anh Khang (Hà Nội) dự định chi 75 triệu đồng để du lịch Hàn Quốc. Còn chuyến tham quan miền Tây của 6 thành viên nhà Như Huyền (TP.HCM) tiêu tốn khoảng 23 triệu đồng.
Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (từ 29/4 đến 3/5), là thời điểm lý tưởng cho các chuyến du lịch cùng gia đình. Lo sợ tình trạng cháy phòng, nhiều người đã bắt đầu lên kế hoạch du lịch và liên hệ đặt vé máy bay, book phòng từ tháng trước.
Các chặng bay từ Hà Nội và TP.HCM đi Huế, Đồng Hới, Quy Nhơn, Tuy Hòa... "cháy vé" dịp nghỉ lễ khiến Cục Hàng không phải đề nghị hãng bay tăng chuyến. Nhiều khách sạn ở Phan Thiết (Bình Thuận), Hội An (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang) đã kín phòng trước cả tháng.
Du lịch ngày lễ vừa có thuận lợi lẫn bất tiện, trong đó vấn đề tài chính cũng khiến các gia đình phải đắn đo, cân nhắc nhiều. Zing phỏng vấn 5 gia đình để tìm hiểu mức chi, kế hoạch, kinh nghiệm cũng như quan điểm du lịch của họ trong giai đoạn này.
Anh Khang (sinh năm 1997, Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 29/4 đến 7/5
Số thành viên tham gia: 3 người, gồm vợ chồng Khang và con trai 4 tuổi
Điểm đến: Hàn Quốc
Số tiền dự định chi: 25 triệu đồng/người
Kinh nghiệm và quan điểm: Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới Hàn Quốc, lại đi theo diện tự túc nên hành trình sẽ khá thoải mái. Chúng tôi dự kiến thăm thú một số điểm du lịch nổi tiếng ở Busan và Seoul trong quãng thời gian này, nếu có thể sẽ đi chơi một số bãi biển.
Vợ chồng tôi cũng xác định sẽ không chi tiêu theo kiểu tiết kiệm hay quá tính toán mà ưu tiên thoải mái, không ngại chi trả theo ý thích cá nhân vì đi du lịch mà, không phải lúc nào cũng như vậy, miễn sao có trải nghiệm đáng nhớ cho cả nhà.
Về chuyện ăn uống hay chỗ vui chơi, chắc hai vợ chồng cũng xem các clip review, giới thiệu để tham khảo, không quá o ép phải đi đến những địa điểm nhất định.
Như Huyền (sinh năm 1993, TP.HCM)
Thời gian du lịch: từ 1/5 đến 3/5
Số thành viên tham gia: 6 người, gồm vợ chồng Huyền, bố mẹ, em gái và dì
Điểm đến: Cần Thơ và Tiền Giang
Số tiền dự định chi: khoảng 23 triệu đồng cho tổng 6 người. Các khoản cụ thể gồm: thuê xe 7 chỗ 3 ngày tổng 4,2 triệu đồng, khách sạn 1,3 triệu đồng, tour khám phá 2 ngày 1 đêm tổng 10,8 triệu đồng, ăn uống mua sắm rơi vào khoảng 4-5 triệu đồng.
Kinh nghiệm và quan điểm: Gia đình chúng tôi luôn đi du lịch theo kiểu có kế hoạch cụ thể. Thông thường, chúng tôi lập kế hoạch trước 2-4 tuần, tùy theo đối tượng đi chơi, ví dụ người lớn tuổi sẽ lập kế hoạch theo kiểu nghỉ dưỡng, người trẻ tuổi sẽ lên lịch trình thiên về khám phá hơn.
Từ khi kết hôn đến nay, gia đình nhỏ của tôi đã đi rất nhiều chuyến cùng nhau, trung bình 3-4 lần/năm. Chuyến thăm Hà Nội vào năm ngoái là kỷ niệm đáng nhớ nhất vì có đầy đủ thành viên và đi đúng vào mùa nóng nhất của thành phố.
Theo tôi, khó khăn lớn nhất khi du lịch gia đình là cùng nhau sắp xếp thời gian, công việc và cân đối các khoản chi. Quan điểm của gia đình tôi là luôn ưu tiên sự thoải mái, mọi người đều được ăn ngon, ở chỗ đẹp và tận hưởng dịch vụ chu đáo.
Diệp Khanh (sinh năm 1993, Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 29/4 đến 2/5
Số thành viên tham gia: 3 người, gồm vợ chồng Khanh và con
Điểm đến: Hải Phòng
Số tiền dự định chi: khoảng 2 triệu đồng. Các khoản cụ thể gồm: tiền xe khách 130.000/người/chiều, tiền taxi 300.000 đồng, food tour 200.000 đồng/người, tiền đi họp lớp của chồng khoảng 300.000 đồng/người.
Kinh nghiệm và quan điểm: Nhà chồng tôi ở Đồ Sơn, Hải Phòng nên cả gia đình dự định vừa kết hợp thăm bố mẹ, vừa đi chơi loanh quanh thành phố trong mấy ngày lễ. Lần nào về, cả nhà cũng tranh thủ làm một chuyến food tour vì đồ ăn ở đây thực sự rất ngon.
Từ khi có con, mỗi lúc du lịch gia đình, vợ chồng tôi luôn ưu tiên sự thoải mái và tiết kiệm. Chỗ ăn nghỉ cần tiện nghi, đẹp đẽ nhưng cũng phải hợp túi tiền.
Nếu dự định du lịch vào các đợt lễ, chúng tôi thường lên kế hoạch trước một vài tháng để tiết kiệm được chi phí vé máy bay, chỗ nghỉ và thu xếp công việc. Tôi cũng lên sẵn danh sách sẽ đi đâu, làm gì, ăn ở thế nào trong những ngày đi chơi để chuyến đi được trọn vẹn nhất có thể.
Tôi thấy trong ngày lễ, các loại phí dịch vụ đều tăng. Điều này khiến các gia đình muốn du lịch gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, địa điểm nào cũng đông đúc trong những ngày này. Gia đình muốn đi nghỉ ngơi, ngắm cảnh vật, ăn uống thoải mái thì lại gặp cảnh chen chúc, đợi chờ.
Thu Hằng (Hà Nội)
Thời gian du lịch: từ 1/5 đến 6/5
Số thành viên tham gia: 5 người lớn, 2 trẻ em, gồm ông bà, em trai, vợ chồng Thu Hằng và 2 con của vợ chồng cô
Điểm đến: Singapore
Số tiền dự định chi: 210 triệu đồng (đã chi 46 triệu đồng tiền vé máy bay, 90 triệu đồng tiền khách sạn, dự tính vé các điểm tham quan là 24 triệu đồng, mua sắm, ăn uống 50 triệu đồng)
Kinh nghiệm và quan điểm: Vì nhà có người già và trẻ nhỏ, chúng tôi lên trước kế hoạch di chuyển, thăm thú nhưng cũng còn tùy theo sức khỏe của các thành viên để sắp xếp. Nếu có thể, cả nhà sẽ đến thăm những điểm du lịch nổi tiếng như công viên Garden by the Bay, đảo Sentosa, khu vinh Marina, Chinatown...
Chúng tôi cũng không đặt nặng chuyện mua sắm, ưu tiên trải nghiệm thoải mái cho gia đình và đưa các bé đi chơi, tham quan. Trước đây, các thành viên cũng từng cùng nhau du lịch Thái Lan, Nha Trang và đều chung tinh thần như vậy.
Hà My (sinh năm 1991, Hà Nội)
Thời gian du lịch: 6 ngày, 5 đêm, gồm 2 đêm cắm trại và 3 đêm ngủ khách sạn trên đường đi
Số thành viên tham gia: vợ chồng My cùng hai gia đình bạn bè
Điểm đến: cắm trại, nghỉ ngơi dọc theo cung đường từ Hà Nội đến Huế
Số tiền dự định chi: chưa tính trước số tiền, nhưng chủ yếu sẽ sử dụng đồ có sẵn (lều, trại) và cố gắng tiết kiệm
Kinh nghiệm và quan điểm: Nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm ngoái, gia đình tôi đi cắm trại tại Mỏ Mạ, Hữu Lũng, Lạng Sơn và kết hợp nghỉ một đêm ở homestay.
Theo tôi, du lịch, cắm trại ngày lễ vừa có mặt lợi lẫn mặt bất tiện. Thuận lợi là bạn sẽ không bị vướng bận công việc, sắp xếp thời gian dễ dàng hơn nhiều. Nhưng cũng vì nhu cầu du lịch lớn nên các địa điểm đều đông đúc, đặt chỗ sẽ khó khăn.
Khách đông thì dịch vụ cũng không bằng ngày thường mà giá cả còn cao hơn. Như năm nay tôi có đặt khách sạn ở Huế thì phụ thụ lên đến 20% và mất khá nhiều thời gian mới chọn được nơi ưng ý.
Nếu đi chơi theo nhóm vào ngày thường, vợ chồng tôi thường có kế hoạch trước 1-2 tuần, nhưng với dịp lễ tết thì phải lập trước 1 tháng. Nhà tôi có 2 bạn nhỏ và đều thích các điểm tự nhiên ít có tác động của con người, nên mất khá nhiều thời gian cho việc tìm hiểu địa hình, thời tiết và giao thông.
Gia đình tôi mong muốn mỗi tháng cả nhà có ít nhất một chuyến đi chơi cùng nhau. Mỗi chuyến đi đều có những kỷ niệm riêng nhưng đáng nhớ nhất có lẽ là lần gia đình đi cung đường biển từ Cam Ranh (Khánh Hòa) đến Mũi Né (Bình Thuận).
Đó là chuyến đi xa đầu tiên sau đợt giãn cách vì dịch Covid-19. Tất cả thành viên đều rất háo hức sau 2 năm chỉ loanh quanh gần Hà Nội.
Quan điểm du lịch của gia đình tôi là không quá quan tâm giá cả, nhưng vẫn sẽ tiết kiệm, chứ không chi tiêu phung phí để rèn tính cho các con.
Cả gia đình yêu nhau hơn sau chuyến đi xuyên Việt dài 26 ngàyNguyễn Hảo và Nguyễn Khánh luôn mơ ước được một lần du lịch xuyên Việt, nhưng phải đến khi về chung nhà, có con đầu lòng, cả hai mới có thể cùng nhau thực hiện hành trình này.
19:00 20/4/2023 | |
Vườn rau được người phụ nữ Việt xem như gia tài ở Malaysia | Mang từng hạt giống từ Đà Lạt sang Malaysia, chị Diễm Ly dành 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc vườn cây trái đậm chất Việt Nam ở nước ngoài. | Những ngày tháng 6 nóng bức ở Johor Bahru, Malaysia, vườn rau, cây trái xanh mát, tươi tốt là một trong những nơi được gia đình chị Huỳnh Diễm Ly yêu thích, thường xuyên lui tới. Vườn đang độ cho thu hoạch các loại từ rau như đậu đũa, bí đao, rau dền, cải xanh, xà lách đến các loại quả như chanh dây, đu đủ, na dai...
Chị Diễm Ly sinh ra tại Đà Lạt, học tập và lập nghiệp ở TP.HCM. Sau khi kết hôn vào năm 2010, chị theo chồng sang Malaysia sinh sống. Bà mẹ 3 con cho biết vốn thích và được theo cha mẹ làm nông từ nhỏ. Vì vậy khi sang nước ngoài sinh sống, chị đem theo cả tình yêu dành cho rau củ, cây trái và quyết định tạo một khu vườn đậm chất Việt cho mình.
"Mỗi lần về thăm nhà, tôi lại nhờ ba mẹ chọn hạt giống tốt để mang sang Malaysia trồng", chị kể. Với tổng diện tích nhà và khu đất 1.200 m2, chị dành 300 m2 cho phần làm vườn, 150 m2 trồng cây ăn trái ở hành lang ngoài. Bên cạnh đó, chị còn dành không gian trồng một giàn hoa hồng leo, một khu cho hoa lan các loại và nhiều cây hoa cảnh quanh nhà.
Gia đình chị gần như luôn có rau củ tươi để dùng mỗi ngày. Những lúc thu hoạch nhiều hoặc dọn vườn, chị sẽ gửi biếu người quen, bạn bè Việt Nam ở gần. "Mọi người đều biết rau nhà tôi trồng không phân thuốc hóa học nên ai được biếu cũng rất quý và thích, đặc biệt là những người Việt sống xa quê, không phải lúc nào cũng có rau củ, trái cây tươi đặc trưng như ở nhà để dùng".
Chị Ly cho biết khoảng 10 năm về trước, đồ ăn và rau gia vị Việt Nam ở Malaysia rất hiếm. Khoảng 5 năm trở lại đây, các siêu thị mới bắt đầu bày bán nhiều loại theo mùa như đậu đũa, cà tím, bí xanh, bí đỏ, khổ qua, rau lang, rau dền... Nhờ vậy, cộng đồng người Việt tại đây cũng dễ dàng trong việc mua sắm thực phẩm. Dù vậy đối với người phụ nữ gốc Đà Lạt, có thể tự tay trồng và sử dụng các nông sản Việt Nam vẫn là điều yêu thích, tự hào.
Sở thích trồng trọt của chị Ly cũng được gia đình chồng ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình. Tuy nhiên thời gian đầu, từng có những "tai nạn" khiến chị dở khóc dở cười. "Có lần tôi nhờ chồng hái cóc xanh làm món chân gà trộn sả ớt, anh ra chặt nguyên một cành to đem vào. Một lần tôi bệnh, mấy ngày không ra vườn. Đến khi thăm lại thì thấy cây bơ 3 năm tuổi bị ba chồng chặt ngang gốc, cây đu đủ đang đẹp cũng bị chặt ngang. Hỏi ra mới biết ba chồng tôi được bạn chỉ rằng cây nào cao quá, cứ chặt ngang nó sẽ ra mầm mới và nhanh có trái. Tôi bật khóc vì tiếc công sức, cũng từ đó, mọi người trong nhà muốn cắt rau hay vặt cây trái gì đều hỏi ý kiến tôi trước để tránh sự việc tương tự", chị kể.
Đối với bà mẹ Việt, vườn rau, cây trái giống như cả gia tài. Mỗi ngày, chị làm vườn từ 8h đến 11h, luôn tìm học kỹ thuật chăm rau sạch ở các hội rau, tìm giống mới ngon, dễ trồng, trồng thử trong vườn nhà. Ngoài những ngày cuối tuần cả nhà đi chợ, đi chơi, chiều rảnh rang chị lại tranh thủ làm vườn, chăm cây chăm hoa. "Với tôi, đó là khoảng thời gian an yên, hạnh phúc và vui vẻ nhất".
Mỗi khi đi đâu xa nhà hơi lâu, chị Ly nhớ vườn và hay gọi điện, dặn chồng con nhớ kiểm tra bồn chứa nước tưới tự động, đảm bảo luôn cung cấp đủ cho cây trái. "Có lúc, tôi bảo chồng gọi video, ra vườn quay hình cho tôi xem, vừa để kiểm tra cây khỏe hay không, vừa đỡ nhớ vườn", chị chia sẻ.
Sách chữa lành tại Việt Nam Đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.
Mang theo từng cái chén, món đồ trang trí khi chuyển từ Nhật về TP.HCMDành nhiều tình cảm cho căn bếp ở Nhật Bản, Thanh Trúc và chồng đem theo phần lớn vật dụng, cố gắng tái hiện nó khi trở về Việt Nam sinh sống.
19:00 4/6/2023 | Vườn rau được người phụ nữ Việt xem như gia tài ở Malaysia
Mang từng hạt giống từ Đà Lạt sang Malaysia, chị Diễm Ly dành 3 tiếng mỗi ngày để chăm sóc vườn cây trái đậm chất Việt Nam ở nước ngoài.
Những ngày tháng 6 nóng bức ở Johor Bahru, Malaysia, vườn rau, cây trái xanh mát, tươi tốt là một trong những nơi được gia đình chị Huỳnh Diễm Ly yêu thích, thường xuyên lui tới. Vườn đang độ cho thu hoạch các loại từ rau như đậu đũa, bí đao, rau dền, cải xanh, xà lách đến các loại quả như chanh dây, đu đủ, na dai...
Chị Diễm Ly sinh ra tại Đà Lạt, học tập và lập nghiệp ở TP.HCM. Sau khi kết hôn vào năm 2010, chị theo chồng sang Malaysia sinh sống. Bà mẹ 3 con cho biết vốn thích và được theo cha mẹ làm nông từ nhỏ. Vì vậy khi sang nước ngoài sinh sống, chị đem theo cả tình yêu dành cho rau củ, cây trái và quyết định tạo một khu vườn đậm chất Việt cho mình.
"Mỗi lần về thăm nhà, tôi lại nhờ ba mẹ chọn hạt giống tốt để mang sang Malaysia trồng", chị kể. Với tổng diện tích nhà và khu đất 1.200 m2, chị dành 300 m2 cho phần làm vườn, 150 m2 trồng cây ăn trái ở hành lang ngoài. Bên cạnh đó, chị còn dành không gian trồng một giàn hoa hồng leo, một khu cho hoa lan các loại và nhiều cây hoa cảnh quanh nhà.
Gia đình chị gần như luôn có rau củ tươi để dùng mỗi ngày. Những lúc thu hoạch nhiều hoặc dọn vườn, chị sẽ gửi biếu người quen, bạn bè Việt Nam ở gần. "Mọi người đều biết rau nhà tôi trồng không phân thuốc hóa học nên ai được biếu cũng rất quý và thích, đặc biệt là những người Việt sống xa quê, không phải lúc nào cũng có rau củ, trái cây tươi đặc trưng như ở nhà để dùng".
Chị Ly cho biết khoảng 10 năm về trước, đồ ăn và rau gia vị Việt Nam ở Malaysia rất hiếm. Khoảng 5 năm trở lại đây, các siêu thị mới bắt đầu bày bán nhiều loại theo mùa như đậu đũa, cà tím, bí xanh, bí đỏ, khổ qua, rau lang, rau dền... Nhờ vậy, cộng đồng người Việt tại đây cũng dễ dàng trong việc mua sắm thực phẩm. Dù vậy đối với người phụ nữ gốc Đà Lạt, có thể tự tay trồng và sử dụng các nông sản Việt Nam vẫn là điều yêu thích, tự hào.
Sở thích trồng trọt của chị Ly cũng được gia đình chồng ủng hộ và hỗ trợ nhiệt tình. Tuy nhiên thời gian đầu, từng có những "tai nạn" khiến chị dở khóc dở cười. "Có lần tôi nhờ chồng hái cóc xanh làm món chân gà trộn sả ớt, anh ra chặt nguyên một cành to đem vào. Một lần tôi bệnh, mấy ngày không ra vườn. Đến khi thăm lại thì thấy cây bơ 3 năm tuổi bị ba chồng chặt ngang gốc, cây đu đủ đang đẹp cũng bị chặt ngang. Hỏi ra mới biết ba chồng tôi được bạn chỉ rằng cây nào cao quá, cứ chặt ngang nó sẽ ra mầm mới và nhanh có trái. Tôi bật khóc vì tiếc công sức, cũng từ đó, mọi người trong nhà muốn cắt rau hay vặt cây trái gì đều hỏi ý kiến tôi trước để tránh sự việc tương tự", chị kể.
Đối với bà mẹ Việt, vườn rau, cây trái giống như cả gia tài. Mỗi ngày, chị làm vườn từ 8h đến 11h, luôn tìm học kỹ thuật chăm rau sạch ở các hội rau, tìm giống mới ngon, dễ trồng, trồng thử trong vườn nhà. Ngoài những ngày cuối tuần cả nhà đi chợ, đi chơi, chiều rảnh rang chị lại tranh thủ làm vườn, chăm cây chăm hoa. "Với tôi, đó là khoảng thời gian an yên, hạnh phúc và vui vẻ nhất".
Mỗi khi đi đâu xa nhà hơi lâu, chị Ly nhớ vườn và hay gọi điện, dặn chồng con nhớ kiểm tra bồn chứa nước tưới tự động, đảm bảo luôn cung cấp đủ cho cây trái. "Có lúc, tôi bảo chồng gọi video, ra vườn quay hình cho tôi xem, vừa để kiểm tra cây khỏe hay không, vừa đỡ nhớ vườn", chị chia sẻ.
Sách chữa lành tại Việt Nam Đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.
Mang theo từng cái chén, món đồ trang trí khi chuyển từ Nhật về TP.HCMDành nhiều tình cảm cho căn bếp ở Nhật Bản, Thanh Trúc và chồng đem theo phần lớn vật dụng, cố gắng tái hiện nó khi trở về Việt Nam sinh sống.
19:00 4/6/2023 | |
Cha mẹ và con cái dành bao nhiêu thời gian cho nhau | Với vợ chồng chị Phạm Thị Hà (Hà Nội), thời gian ở bên con rất quý giá, công việc cũng chỉ xếp sau. Cả nhà thường quây quần ít nhất 5-6 tiếng/ngày để trò chuyện, sẻ chia với nhau. | Thống kê năm 2017 của Tổ chức giáo dục Varkey Foundation cho thấy phụ huynh Việt Nam dành ra trung bình 10 giờ/tuần để làm bài tập hoặc đọc sách cùng con, xếp hạng 2/29 quốc gia khảo sát, chỉ đứng sau Ấn Độ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian gia đình dành cho nhau là bao nhiêu không quan trọng bằng việc cha mẹ và con cái ở bên nhau như thế nào.
Trong ngày Gia đình Việt Nam, 4 gia đình ở nhiều độ tuổi, sinh sống tại các tỉnh, thành khác nhau chia sẻ về thời gian và các hoạt động khi ở bên nhau, cũng như quan điểm về sự gắn kết giữa các thành viên.
Bên con nhiều nhất có thểTrương Mai Lê (TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang)
Cha mẹ: 28 và 29 tuổi
Con: 4,5 tuổi và 9 tháng tuổi
Bên nhau: 7 tiếng/ngày
Tôi quan niệm những năm đầu đời rất quan trọng trong việc hình thành tính cách của con, bồi dưỡng tình cảm gia đình cũng quan trọng không kém.
Ngoài đi làm theo giờ hành chính, tất cả thời gian còn lại trong ngày tôi đều dành cho hai bé.
Vì chồng đi làm xa, chỉ cuối tuần mới được về nhà, tôi càng muốn bên con nhiều hơn, gần như mẹ đi đâu con theo đấy. Dù có bận rộn thế nào, ông xã cũng đều dành ra thời gian mỗi tối để gọi video cho vợ và nói chuyện với các con.
Mỗi khi chồng về, gia đình quây quần đông đủ, con sẽ nô đùa, chơi đồ chơi với bố hoặc học chữ cái, tô màu với mẹ. Cuối tuần, cả nhà tôi thường đi chơi đâu đó quanh thành phố.
Với mỗi lứa tuổi và giai đoạn trưởng thành của con, bố mẹ lại có những nỗi lo lắng khác nhau. Như bé lớn của tôi năm sau vào lớp một, tôi chắc chắn có nhiều thứ phải lo toan hơn. Nhưng cùng với đó, con cũng dễ đồng hành cùng bố mẹ khi du lịch, đi chơi xa.
Tôi có vài người bạn thân có con tầm bằng tuổi bé nhà tôi nên các gia đình thường tụ tập để các con chơi với nhau, bố mẹ cũng có thời gian chuyện trò. Tôi luôn muốn các con có tuổi thơ thật đẹp bên gia đình.
Ưu tiên bên con hơn công việcPhạm Thị Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội)
Cha mẹ: 44 và 39 tuổi
Con: 16, 13 và 6 tuổi
Bên nhau: 5-6 tiếng/ngày (khi con đi học)
Trong năm học, gia đình tôi thường chỉ có khoảng 6 tiếng/ngày quây quần bên nhau, từ khoảng 17h30, khi các con đi học về, đến bữa tối tới giờ đi ngủ.
Mùa hè, vợ chồng tôi sắp xếp công việc để dành thời gian cho con nhiều nhất có thể.
Ngoài đi học thêm ngoại ngữ 2 buổi/tuần, chị lớn là 5 buổi/tuần, các con còn được bố đưa đi bơi 3 lần/tuần, bé út đi đá bóng 2 lần/tuần. Cũng có khi, cả nhà đi chơi xa ít ngày hoặc về quê thăm ông bà.
Với vợ chồng tôi, đồng hành cùng con là ưu tiên hàng đầu, công việc cũng được xếp sau.
Sắp tới, nhân trước khi các con đi học trở lại vào tháng 7, cả nhà tôi có chuyến du lịch 10 ngày ở Trung Quốc. Hai vợ chồng coi đây là món quà để động viên tinh thần các con trước khi bắt đầu năm học mới.
Quỹ dành cho giáo dục là lớn nhất trong gia đình tôi, chiếm phần lớn chi tiêu hàng tháng. Vợ chồng tôi không tiếc gì để con được phát triển tốt nhất.
Mọi người thường nói con cái càng lớn thì bố mẹ sẽ càng bớt vướng bận, nhưng tôi không nghĩ vậy. Với tôi, con cái ở mỗi độ tuổi sẽ có sự bận rộn khác nhau trong việc nuôi dạy.
Như với 2 bé lớn, giờ các con có thể tự chăm sóc bản thân, nhưng vợ chồng tôi cũng phải để ý tâm sinh lý của con ở độ tuổi này. Chúng tôi gần gũi như bạn bè để con có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình và cảm thấy được tôn trọng ý kiến.
Ít được gần cha mẹ khi đã trưởng thànhLê Thanh Thản (quận Bình Thạnh, TP.HCM)
Cha mẹ: 52 và 49 tuổi
Con: 27 tuổi
Bên nhau: 2 ngày/tháng
Tôi sinh sống, làm việc ở TP.HCM, trong khi gia đình ở Đồng Tháp. Từ khi ra trường, đi làm, tôi thường về quê mỗi tháng một lần, những lúc bận có thể kéo dài 1,5-2 tháng.
Tôi rất thích cảm giác được quây quần đông đủ bên mâm cơm gia đình, cùng thưởng thức những món ăn thân thuộc của mẹ. Hương vị của cơm nhà là thứ không thể tìm thấy ở thành phố.
So với thời đại học, tôi về thăm ba mẹ ít hơn, thời gian ở lại nhà cũng ngắn hơn.
Khi không ở nhà, hầu như ngày nào tôi cũng gọi điện về nhà để hỏi thăm sức khỏe ba mẹ, ông bà hay chỉ đơn giản là kể về những gì mình đã làm trong một ngày.
Tôi là kiểu con cái có thể dễ dàng tâm sự mọi chuyện với ba mẹ. Tôi nghĩ tính cách đó có được là nhờ vào những bậc phụ huynh luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Tôi cũng chưa bao giờ ngại ngùng, ngập ngừng khi nói câu: “Con thương ba mẹ”.
Càng lớn, tôi nhận ra mình càng có ít thời gian hơn cho gia đình. Những khi ba mẹ đau ốm, nhìn cả hai già đi nhanh hơn, tôi càng quý trọng từng giây giúp được ở bên gia đình.
Có con rồi càng mong ở gần cha mẹHuỳnh Tố Trinh (quận Gò Vấp, TP.HCM)
Cha mẹ: 65 và 68 tuổi
Con: 36 tuổi
Bên nhau: 2 buổi/tuần
Tôi đã lập gia đình, có con và đang sống ở quận Gò Vấp. Cha mẹ tôi hiện sống ở quận 7. Mỗi tuần, cả gia đình sẽ tụ họp khoảng 1-2 lần.
Hiện tại, cả nhà thống nhất sẽ ăn uống ở nhà cha mẹ vào một tối trong tuần. Đến chủ nhật, gia đình sẽ cùng ra ngoài ăn sáng, uống cà phê, đưa các cháu nhỏ đi công viên, sở thú.
Mỗi lần trở về nhà, tôi đều cảm thấy không khí ấm cúng, thân thuộc đến kỳ lạ, dù đã lập gia đình và ra ở riêng được nhiều năm. Cha mẹ không bao giờ hối thúc chúng tôi trở về, nhưng sẽ cười nói nhiều hơn nếu thấy con cháu ghé thăm.
Lúc còn nhỏ, còn trẻ, tôi chỉ muốn được rong ruổi hết nơi này đến nơi khác, nhưng từ ngày đi làm, bươn chải nhiều thì mới hiểu rằng không nơi nào bình yên bằng gia đình.
Con trai tôi năm nay 3 tuổi. Tôi nghĩ từ ngày sinh con, mình mới có thể hiểu hết tình yêu thương mà bậc sinh thành dành cho con cái.
Đến thời điểm này, khi đã 36 tuổi, tôi trong mắt phụ huynh vẫn nhỏ bé như ngày nào. Những lúc bản thân khó khăn hay vấp ngã, nơi đầu tiên tôi nghĩ đến vẫn luôn là vòng tay của cha mẹ.
Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóaNếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé.
16:50 16/6/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | Cha mẹ và con cái dành bao nhiêu thời gian cho nhau
Với vợ chồng chị Phạm Thị Hà (Hà Nội), thời gian ở bên con rất quý giá, công việc cũng chỉ xếp sau. Cả nhà thường quây quần ít nhất 5-6 tiếng/ngày để trò chuyện, sẻ chia với nhau.
Thống kê năm 2017 của Tổ chức giáo dục Varkey Foundation cho thấy phụ huynh Việt Nam dành ra trung bình 10 giờ/tuần để làm bài tập hoặc đọc sách cùng con, xếp hạng 2/29 quốc gia khảo sát, chỉ đứng sau Ấn Độ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thời gian gia đình dành cho nhau là bao nhiêu không quan trọng bằng việc cha mẹ và con cái ở bên nhau như thế nào.
Trong ngày Gia đình Việt Nam, 4 gia đình ở nhiều độ tuổi, sinh sống tại các tỉnh, thành khác nhau chia sẻ về thời gian và các hoạt động khi ở bên nhau, cũng như quan điểm về sự gắn kết giữa các thành viên.
Bên con nhiều nhất có thểTrương Mai Lê (TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang)
Cha mẹ: 28 và 29 tuổi
Con: 4,5 tuổi và 9 tháng tuổi
Bên nhau: 7 tiếng/ngày
Tôi quan niệm những năm đầu đời rất quan trọng trong việc hình thành tính cách của con, bồi dưỡng tình cảm gia đình cũng quan trọng không kém.
Ngoài đi làm theo giờ hành chính, tất cả thời gian còn lại trong ngày tôi đều dành cho hai bé.
Vì chồng đi làm xa, chỉ cuối tuần mới được về nhà, tôi càng muốn bên con nhiều hơn, gần như mẹ đi đâu con theo đấy. Dù có bận rộn thế nào, ông xã cũng đều dành ra thời gian mỗi tối để gọi video cho vợ và nói chuyện với các con.
Mỗi khi chồng về, gia đình quây quần đông đủ, con sẽ nô đùa, chơi đồ chơi với bố hoặc học chữ cái, tô màu với mẹ. Cuối tuần, cả nhà tôi thường đi chơi đâu đó quanh thành phố.
Với mỗi lứa tuổi và giai đoạn trưởng thành của con, bố mẹ lại có những nỗi lo lắng khác nhau. Như bé lớn của tôi năm sau vào lớp một, tôi chắc chắn có nhiều thứ phải lo toan hơn. Nhưng cùng với đó, con cũng dễ đồng hành cùng bố mẹ khi du lịch, đi chơi xa.
Tôi có vài người bạn thân có con tầm bằng tuổi bé nhà tôi nên các gia đình thường tụ tập để các con chơi với nhau, bố mẹ cũng có thời gian chuyện trò. Tôi luôn muốn các con có tuổi thơ thật đẹp bên gia đình.
Ưu tiên bên con hơn công việcPhạm Thị Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội)
Cha mẹ: 44 và 39 tuổi
Con: 16, 13 và 6 tuổi
Bên nhau: 5-6 tiếng/ngày (khi con đi học)
Trong năm học, gia đình tôi thường chỉ có khoảng 6 tiếng/ngày quây quần bên nhau, từ khoảng 17h30, khi các con đi học về, đến bữa tối tới giờ đi ngủ.
Mùa hè, vợ chồng tôi sắp xếp công việc để dành thời gian cho con nhiều nhất có thể.
Ngoài đi học thêm ngoại ngữ 2 buổi/tuần, chị lớn là 5 buổi/tuần, các con còn được bố đưa đi bơi 3 lần/tuần, bé út đi đá bóng 2 lần/tuần. Cũng có khi, cả nhà đi chơi xa ít ngày hoặc về quê thăm ông bà.
Với vợ chồng tôi, đồng hành cùng con là ưu tiên hàng đầu, công việc cũng được xếp sau.
Sắp tới, nhân trước khi các con đi học trở lại vào tháng 7, cả nhà tôi có chuyến du lịch 10 ngày ở Trung Quốc. Hai vợ chồng coi đây là món quà để động viên tinh thần các con trước khi bắt đầu năm học mới.
Quỹ dành cho giáo dục là lớn nhất trong gia đình tôi, chiếm phần lớn chi tiêu hàng tháng. Vợ chồng tôi không tiếc gì để con được phát triển tốt nhất.
Mọi người thường nói con cái càng lớn thì bố mẹ sẽ càng bớt vướng bận, nhưng tôi không nghĩ vậy. Với tôi, con cái ở mỗi độ tuổi sẽ có sự bận rộn khác nhau trong việc nuôi dạy.
Như với 2 bé lớn, giờ các con có thể tự chăm sóc bản thân, nhưng vợ chồng tôi cũng phải để ý tâm sinh lý của con ở độ tuổi này. Chúng tôi gần gũi như bạn bè để con có thể thoải mái chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình và cảm thấy được tôn trọng ý kiến.
Ít được gần cha mẹ khi đã trưởng thànhLê Thanh Thản (quận Bình Thạnh, TP.HCM)
Cha mẹ: 52 và 49 tuổi
Con: 27 tuổi
Bên nhau: 2 ngày/tháng
Tôi sinh sống, làm việc ở TP.HCM, trong khi gia đình ở Đồng Tháp. Từ khi ra trường, đi làm, tôi thường về quê mỗi tháng một lần, những lúc bận có thể kéo dài 1,5-2 tháng.
Tôi rất thích cảm giác được quây quần đông đủ bên mâm cơm gia đình, cùng thưởng thức những món ăn thân thuộc của mẹ. Hương vị của cơm nhà là thứ không thể tìm thấy ở thành phố.
So với thời đại học, tôi về thăm ba mẹ ít hơn, thời gian ở lại nhà cũng ngắn hơn.
Khi không ở nhà, hầu như ngày nào tôi cũng gọi điện về nhà để hỏi thăm sức khỏe ba mẹ, ông bà hay chỉ đơn giản là kể về những gì mình đã làm trong một ngày.
Tôi là kiểu con cái có thể dễ dàng tâm sự mọi chuyện với ba mẹ. Tôi nghĩ tính cách đó có được là nhờ vào những bậc phụ huynh luôn sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ. Tôi cũng chưa bao giờ ngại ngùng, ngập ngừng khi nói câu: “Con thương ba mẹ”.
Càng lớn, tôi nhận ra mình càng có ít thời gian hơn cho gia đình. Những khi ba mẹ đau ốm, nhìn cả hai già đi nhanh hơn, tôi càng quý trọng từng giây giúp được ở bên gia đình.
Có con rồi càng mong ở gần cha mẹHuỳnh Tố Trinh (quận Gò Vấp, TP.HCM)
Cha mẹ: 65 và 68 tuổi
Con: 36 tuổi
Bên nhau: 2 buổi/tuần
Tôi đã lập gia đình, có con và đang sống ở quận Gò Vấp. Cha mẹ tôi hiện sống ở quận 7. Mỗi tuần, cả gia đình sẽ tụ họp khoảng 1-2 lần.
Hiện tại, cả nhà thống nhất sẽ ăn uống ở nhà cha mẹ vào một tối trong tuần. Đến chủ nhật, gia đình sẽ cùng ra ngoài ăn sáng, uống cà phê, đưa các cháu nhỏ đi công viên, sở thú.
Mỗi lần trở về nhà, tôi đều cảm thấy không khí ấm cúng, thân thuộc đến kỳ lạ, dù đã lập gia đình và ra ở riêng được nhiều năm. Cha mẹ không bao giờ hối thúc chúng tôi trở về, nhưng sẽ cười nói nhiều hơn nếu thấy con cháu ghé thăm.
Lúc còn nhỏ, còn trẻ, tôi chỉ muốn được rong ruổi hết nơi này đến nơi khác, nhưng từ ngày đi làm, bươn chải nhiều thì mới hiểu rằng không nơi nào bình yên bằng gia đình.
Con trai tôi năm nay 3 tuổi. Tôi nghĩ từ ngày sinh con, mình mới có thể hiểu hết tình yêu thương mà bậc sinh thành dành cho con cái.
Đến thời điểm này, khi đã 36 tuổi, tôi trong mắt phụ huynh vẫn nhỏ bé như ngày nào. Những lúc bản thân khó khăn hay vấp ngã, nơi đầu tiên tôi nghĩ đến vẫn luôn là vòng tay của cha mẹ.
Nuôi dạy con khi vợ, chồng khác quốc tịch, văn hóaNếu người chồng Hàn Quốc của Cẩm Tú để cô quyết định phần lớn trong việc nuôi con thì gia đình của Yến Nhi tại Mỹ lại cố gắng tạo ra môi trường văn hóa cân bằng cho bé.
16:50 16/6/2023
Rèn luyện kỹ năng tự học cho con Tác giả sách Kỹ năng tự học cho trẻ tiểu học, TS Nguyễn Thị Thu, cho rằng trẻ cần có mục tiêu để tạo động lực học tập. Phụ huynh nên tìm hiểu, quan sát sở thích của con, rồi lồng ghép những hoạt động tìm hiểu khám phá kiến thức trong những sở thích đó để nuôi dưỡng sự tìm tòi nghiên cứu trong con. Ngoài ra, đọc sách là một cách hay và lành mạnh để trẻ tiếp nạp kiến thức. | |
Món đồ giúp các đôi vợ chồng chăm con tốt hơn | Trong khi gia đình Thu Trang đầu tư vào máy pha và rửa bình sữa cho con nhỏ để tiết kiệm thời gian, Diễm Phương sắm máy lọc không khí để đảm bảo sức khỏe gia đình. | Trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa, duy trì mức ổn định trong hơn một thập kỷ. Tỷ lệ sinh giảm cho phép các bậc cha mẹ phân bổ nguồn Iực tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho trẻ, theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới vào tháng 3/2022.
Khi có con, các cặp vợ chồng có nhu cầu và khả năng đầu tư vào những món đồ cần thiết cho bé. Sắm sửa những vật dụng tiện ích này giúp đem lại khoảng thời gian thoải mái hơn cho cả nhà.
Zing chia sẻ câu chuyện của 4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM để tìm hiểu về vật dụng họ thấy cần thiết khi có con nhỏ.
Tủ đựng đồ cho bé: 2 triệu đồngThanh Ngân (quận 7, TP.HCM)
Với vợ chồng Thanh Ngân, tủ đồ cho con là rất cần thiết để sắp xếp mọi thứ ngay ngắn.
Sinh con đầu lòng, vợ chồng tôi còn khá bối rối trong việc sắm sửa đồ đạc cho bé.
Trẻ sơ sinh thường cần chuẩn bị nhiều quần áo, khăn, tã... nên gia đình tôi quyết định sắm chiếc tủ rộng rãi để sắp xếp đồ gọn gàng riêng cho bé.
Chồng tôi tính toán kích thước của tủ để vừa vặn với không gian trong nhà. Còn tôi nhận nhiệm vụ tìm hiểu thương hiệu, mẫu mã, chất liệu và giá cả.
Chúng tôi cũng tham khảo từ người quen cho tới đánh giá trên các trang mạng xã hội. Món đồ không quá đắt nhưng tốn diện tích, sử dụng liên tục và nếu không ưng ý, việc đổi trả rất lỉnh kỉnh.
May mắn, hai vợ chồng đều khá hài lòng về độ tiện ích mà vật dụng này mang lại. Tủ gọn nhẹ, được chia làm 4 ngăn nên để được nhiều đồ của bé. Ngoài ra, tủ còn dễ dàng di chuyển vì có thiết kế bánh xe.
Khi chưa có món đồ này, chúng tôi thường rất vất vả mỗi lần tìm kiếm đồ đạc lặt vặt và nhà cửa lúc nào cũng xáo trộn vì đồ đạc vương vãi khắp nơi.
Máy pha, rửa bình sữa: 10 triệu đồngThu Trang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thu Trang và ông xã ưu tiên đầu tư vật dụng công nghệ cho cặp sinh đôi.
Gia đình tôi rất quan tâm đến công nghệ. Khi có em bé, vợ chồng tôi càng nhận thấy mức độ cần thiết và đầu tư sắm sửa đồ dùng tiện nghi cho con.
Từ khi mang thai, tôi tìm hiểu rất kỹ những sản phẩm công nghệ dành cho việc chăm sóc con nhỏ và tham gia nhiều hội, nhóm để đọc kinh nghiệm.
Trước thời gian dự sinh một tháng, vợ chồng tôi quyết định mua bộ máy pha, rửa bình sữa có giá hơn 10 triệu đồng.
Món đồ giúp đong đếm tỷ lệ, nhiệt độ pha sữa và rửa bình tự động, có tính năng điều khiển thông qua điện thoại. Độ an toàn về chất liệu cũng được đảm bảo, giúp chúng tôi yên tâm và tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Trong quá trình sắm sửa vật dụng, gia đình tôi ưu tiên chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp tài chính cũng như tần suất sử dụng. Thương hiệu và thẩm mỹ cũng là yếu tố để cân nhắc lựa chọn giữa nhiều sản phẩm có tính năng giống nhau.
Với đồ dùng công nghệ, vợ chồng tôi thường lựa chọn dòng máy mới bởi loại hàng này thay đổi rất nhanh và các tính năng luôn được cải tiến.
Máy giặt sấy: 12 triệu đồngThanh Huyền (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Vợ chồng Huyền Hoa sắm máy giặt sấy ngay sau khi sinh vì độ tiện ích máy đem lại.
Từ khi có con nhỏ, vợ chồng tôi phải sắm thêm nhiều vật dụng. Khi bé càng lớn, đồ đạc càng nhiều. Chúng tôi luôn cố gắng để mua những món đồ tốt nhất cho con.
Vật dụng hữu ích nhất hai vợ chồng sắm sửa khi có thêm thành viên mới là chiếc máy giặt sấy khoảng hơn 12 triệu đồng. Mức chi phí này phù hợp với kinh tế gia đình tôi thời điểm đó.
Sinh bé vào đúng thời tiết nồm, ẩm, quần áo của trẻ sơ sinh nhiều không đếm xuể, luôn trong tình trạng thiếu chỗ phơi và rất lâu mới khô.
Do đó, chỉ sau 10 ngày bé chào đời, vợ chồng tôi quyết định sắm máy giặt sấy phục vụ gia đình.
Khi con lớn hơn, tôi càng thấy việc đầu tư cho chiếc máy này là đúng đắn. Trẻ nhỏ mặc quần áo được 5-10 phút là nghịch bẩn, nôn trớ hoặc gặp rất nhiều vấn đề khác phải thay đồ liên tục.
Hơn nữa, chiếc máy có cả hai chức năng giúp tiết kiệm diện tích đặt máy, phơi đồ, cũng như chi phí mua sắm.
Trong lúc máy hoạt động, vợ chồng tôi vẫn có thời gian chơi với con, làm việc nhà hoặc hoàn thành các công việc khác.
Máy lọc không khí: 27 triệu đồngDiễm Phương (quận 10, TP.HCM)
Với vợ chồng Diễm Phương, máy lọc không khí là vật dụng cần thiết nhất giúp bảo vệ sức khỏe con nhỏ.
Ngay từ khi xây nhà, cũng là lúc tôi mang bầu, hai vợ chồng rất quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe.
Chúng tôi tôi trao đổi với kiến trúc sư về vị trí đặt máy lọc không khí từ khi thi công nhà, sau đó tập trung tìm hiểu mẫu mã trên thị trường.
Ban đầu, hai đứa gặp khó vì chức năng sản phẩm các hãng gần giống nhau, nhưng giá thành lại có sự chênh lệch. Tôi phải tham khảo đánh giá của người thân cũng như các hội, nhóm trên mạng.
Vợ chồng tôi ưu tiên máy lọc có tính năng đặc biệt: chăm sóc em bé. Tiếp đến là chọn sản phẩm có công suất và lưu lượng gió tương ứng với diện tích phòng. Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định mua máy lọc không khí 2 tầng với giá 27 triệu đồng.
Đến khi căn nhà hoàn thiện, chiếc máy được đặt trong phòng ngủ, cung cấp không khí sạch cho con. Tôi cũng có thể dễ dàng theo dõi và nhận biết tình trạng không khí dựa trên hệ thống cảm biến.
Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, máy lọc sẽ giúp loại bỏ các loại bụi và tác nhân gây dị ứng. Điều này khiến tôi yên tâm.
Mọi sinh hoạt của gia đình hay việc chăm sóc em bé hầu hết ở trong phòng ngủ nên không khí trong lành thực sự quan trọng. Đến tận lúc này, tôi vẫn đánh giá ưu tiên đầu tư cho máy lọc không khí là đúng đắn.
Món đồ vợ chồng trẻ cân nhắc mua lâu nhấtSau 4 năm tính toán, gia đình Nguyễn Thư mới sắm được máy rửa bát, còn vợ chồng Hồng Thúy quyết "tậu" xe hơi chỉ trong 3 tháng để đi lại thuận tiện hơn.
09:23 19/4/2023
Gánh nặng lời khen 'giỏi việc nước, đảm việc nhà' Theo cuốn Phụ nữ vô hình của Caroline Criado Perez, trên thế giới, 75% công việc chăm sóc gia đình (công việc không-được-trả-lương) do phụ nữ cáng đáng. Câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" không phải là một cái danh ca ngợi, mà như một "cái còng", buộc người phụ nữ phải xoay xở vừa phải chăm lo được cho gia đình, vừa phải ra ngoài kiếm tiền. | Món đồ giúp các đôi vợ chồng chăm con tốt hơn
Trong khi gia đình Thu Trang đầu tư vào máy pha và rửa bình sữa cho con nhỏ để tiết kiệm thời gian, Diễm Phương sắm máy lọc không khí để đảm bảo sức khỏe gia đình.
Trong vòng 30 năm qua, mức sinh ở Việt Nam giảm gần một nửa, duy trì mức ổn định trong hơn một thập kỷ. Tỷ lệ sinh giảm cho phép các bậc cha mẹ phân bổ nguồn Iực tài chính và các nguồn Iực khác nhiều hơn cho trẻ, theo kết quả nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học với hôn nhân và gia đình, đăng trên tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới vào tháng 3/2022.
Khi có con, các cặp vợ chồng có nhu cầu và khả năng đầu tư vào những món đồ cần thiết cho bé. Sắm sửa những vật dụng tiện ích này giúp đem lại khoảng thời gian thoải mái hơn cho cả nhà.
Zing chia sẻ câu chuyện của 4 gia đình ở Hà Nội, TP.HCM để tìm hiểu về vật dụng họ thấy cần thiết khi có con nhỏ.
Tủ đựng đồ cho bé: 2 triệu đồngThanh Ngân (quận 7, TP.HCM)
Với vợ chồng Thanh Ngân, tủ đồ cho con là rất cần thiết để sắp xếp mọi thứ ngay ngắn.
Sinh con đầu lòng, vợ chồng tôi còn khá bối rối trong việc sắm sửa đồ đạc cho bé.
Trẻ sơ sinh thường cần chuẩn bị nhiều quần áo, khăn, tã... nên gia đình tôi quyết định sắm chiếc tủ rộng rãi để sắp xếp đồ gọn gàng riêng cho bé.
Chồng tôi tính toán kích thước của tủ để vừa vặn với không gian trong nhà. Còn tôi nhận nhiệm vụ tìm hiểu thương hiệu, mẫu mã, chất liệu và giá cả.
Chúng tôi cũng tham khảo từ người quen cho tới đánh giá trên các trang mạng xã hội. Món đồ không quá đắt nhưng tốn diện tích, sử dụng liên tục và nếu không ưng ý, việc đổi trả rất lỉnh kỉnh.
May mắn, hai vợ chồng đều khá hài lòng về độ tiện ích mà vật dụng này mang lại. Tủ gọn nhẹ, được chia làm 4 ngăn nên để được nhiều đồ của bé. Ngoài ra, tủ còn dễ dàng di chuyển vì có thiết kế bánh xe.
Khi chưa có món đồ này, chúng tôi thường rất vất vả mỗi lần tìm kiếm đồ đạc lặt vặt và nhà cửa lúc nào cũng xáo trộn vì đồ đạc vương vãi khắp nơi.
Máy pha, rửa bình sữa: 10 triệu đồngThu Trang (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội)
Thu Trang và ông xã ưu tiên đầu tư vật dụng công nghệ cho cặp sinh đôi.
Gia đình tôi rất quan tâm đến công nghệ. Khi có em bé, vợ chồng tôi càng nhận thấy mức độ cần thiết và đầu tư sắm sửa đồ dùng tiện nghi cho con.
Từ khi mang thai, tôi tìm hiểu rất kỹ những sản phẩm công nghệ dành cho việc chăm sóc con nhỏ và tham gia nhiều hội, nhóm để đọc kinh nghiệm.
Trước thời gian dự sinh một tháng, vợ chồng tôi quyết định mua bộ máy pha, rửa bình sữa có giá hơn 10 triệu đồng.
Món đồ giúp đong đếm tỷ lệ, nhiệt độ pha sữa và rửa bình tự động, có tính năng điều khiển thông qua điện thoại. Độ an toàn về chất liệu cũng được đảm bảo, giúp chúng tôi yên tâm và tiết kiệm khá nhiều thời gian.
Trong quá trình sắm sửa vật dụng, gia đình tôi ưu tiên chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp tài chính cũng như tần suất sử dụng. Thương hiệu và thẩm mỹ cũng là yếu tố để cân nhắc lựa chọn giữa nhiều sản phẩm có tính năng giống nhau.
Với đồ dùng công nghệ, vợ chồng tôi thường lựa chọn dòng máy mới bởi loại hàng này thay đổi rất nhanh và các tính năng luôn được cải tiến.
Máy giặt sấy: 12 triệu đồngThanh Huyền (quận Cầu Giấy, Hà Nội)
Vợ chồng Huyền Hoa sắm máy giặt sấy ngay sau khi sinh vì độ tiện ích máy đem lại.
Từ khi có con nhỏ, vợ chồng tôi phải sắm thêm nhiều vật dụng. Khi bé càng lớn, đồ đạc càng nhiều. Chúng tôi luôn cố gắng để mua những món đồ tốt nhất cho con.
Vật dụng hữu ích nhất hai vợ chồng sắm sửa khi có thêm thành viên mới là chiếc máy giặt sấy khoảng hơn 12 triệu đồng. Mức chi phí này phù hợp với kinh tế gia đình tôi thời điểm đó.
Sinh bé vào đúng thời tiết nồm, ẩm, quần áo của trẻ sơ sinh nhiều không đếm xuể, luôn trong tình trạng thiếu chỗ phơi và rất lâu mới khô.
Do đó, chỉ sau 10 ngày bé chào đời, vợ chồng tôi quyết định sắm máy giặt sấy phục vụ gia đình.
Khi con lớn hơn, tôi càng thấy việc đầu tư cho chiếc máy này là đúng đắn. Trẻ nhỏ mặc quần áo được 5-10 phút là nghịch bẩn, nôn trớ hoặc gặp rất nhiều vấn đề khác phải thay đồ liên tục.
Hơn nữa, chiếc máy có cả hai chức năng giúp tiết kiệm diện tích đặt máy, phơi đồ, cũng như chi phí mua sắm.
Trong lúc máy hoạt động, vợ chồng tôi vẫn có thời gian chơi với con, làm việc nhà hoặc hoàn thành các công việc khác.
Máy lọc không khí: 27 triệu đồngDiễm Phương (quận 10, TP.HCM)
Với vợ chồng Diễm Phương, máy lọc không khí là vật dụng cần thiết nhất giúp bảo vệ sức khỏe con nhỏ.
Ngay từ khi xây nhà, cũng là lúc tôi mang bầu, hai vợ chồng rất quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe.
Chúng tôi tôi trao đổi với kiến trúc sư về vị trí đặt máy lọc không khí từ khi thi công nhà, sau đó tập trung tìm hiểu mẫu mã trên thị trường.
Ban đầu, hai đứa gặp khó vì chức năng sản phẩm các hãng gần giống nhau, nhưng giá thành lại có sự chênh lệch. Tôi phải tham khảo đánh giá của người thân cũng như các hội, nhóm trên mạng.
Vợ chồng tôi ưu tiên máy lọc có tính năng đặc biệt: chăm sóc em bé. Tiếp đến là chọn sản phẩm có công suất và lưu lượng gió tương ứng với diện tích phòng. Sau khi cân nhắc, chúng tôi quyết định mua máy lọc không khí 2 tầng với giá 27 triệu đồng.
Đến khi căn nhà hoàn thiện, chiếc máy được đặt trong phòng ngủ, cung cấp không khí sạch cho con. Tôi cũng có thể dễ dàng theo dõi và nhận biết tình trạng không khí dựa trên hệ thống cảm biến.
Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, máy lọc sẽ giúp loại bỏ các loại bụi và tác nhân gây dị ứng. Điều này khiến tôi yên tâm.
Mọi sinh hoạt của gia đình hay việc chăm sóc em bé hầu hết ở trong phòng ngủ nên không khí trong lành thực sự quan trọng. Đến tận lúc này, tôi vẫn đánh giá ưu tiên đầu tư cho máy lọc không khí là đúng đắn.
Món đồ vợ chồng trẻ cân nhắc mua lâu nhấtSau 4 năm tính toán, gia đình Nguyễn Thư mới sắm được máy rửa bát, còn vợ chồng Hồng Thúy quyết "tậu" xe hơi chỉ trong 3 tháng để đi lại thuận tiện hơn.
09:23 19/4/2023
Gánh nặng lời khen 'giỏi việc nước, đảm việc nhà' Theo cuốn Phụ nữ vô hình của Caroline Criado Perez, trên thế giới, 75% công việc chăm sóc gia đình (công việc không-được-trả-lương) do phụ nữ cáng đáng. Câu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" không phải là một cái danh ca ngợi, mà như một "cái còng", buộc người phụ nữ phải xoay xở vừa phải chăm lo được cho gia đình, vừa phải ra ngoài kiếm tiền. |