id
int64
1
7.01k
question
stringlengths
17
1.52k
answer
stringlengths
33
7.13k
link
stringlengths
66
211
1
Đang chích ngừa viêm gan B có chích ngừa Covid-19 được không?
Nếu anh/chị đang tiêm ngừa vaccine phòng bệnh viêm gan B, anh/chị vẫn có thể tiêm phòng vaccine phòng Covid-19, tuy nhiên vaccine Covid-19 phải được tiêm cách trước và sau mũi vaccine viêm gan B tối thiểu là 14 ngày.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p57
2
Đau đầu, căng thẳng do công việc, suy giảm trí nhớ khoảng gần một năm phải làm sao?
Tình trạng đau đầu theo bạn mô tả thì chưa rõ. Vì thế, bác sĩ khuyến khích bạn đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để khám chuyên khoa Thần kinh. Nếu đau đầu thông thường thì cần nghỉ ngơi thư giãn sẽ đỡ, còn nếu có những yếu tố khác thì cần phải khám kỹ, xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn và có hướng điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-cang-thang-do-cong-viec-suy-giam-tri-nho-khoang-gan-mot-nam-phai-lam-sao/
3
Đặt lưu lượng khí hệ thống Jackson-Rees thấp hơn quy định khi sử dụng gây mê cho trẻ em sẽ gây hậu quả gì?
Hệ thống Jackson – Rees dùng khi gây mê để tránh hít lại khí thở ra cần đặt lưu lượng khí mới gấp 2 – 2,5 lần thông khí phút của bệnh nhân. Nếu cài đặt thấp hơn mức này sẽ gây ra hiện tượng ưu thán hay còn gọi là thừa khí CO2 biểu hiện kích thích vã mồ hôi, tăng huyết áp, nguy hiểm hơn là bệnh nhân tím tái, trụy tim mạch, thậm chí là tử vong.Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ hoặc đến trực tiếp một trong các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để được bác sĩ chuyên môn tư vấn cụ thể hơn.Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi tới Vinmec. Trân trọng!
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dat-luu-luong-khi-he-thong-jackson-rees-thap-hon-quy-dinh-khi-su-dung-gay-me-cho-tre-em-se-gay-hau-qua-gi-/
4
Bé 13 tháng tuổi uống thuốc Acyclovir có được không?
Acyclovir có thể sử dụng cho cả trẻ dưới 13 tháng nếu có chỉ định. Tuy nhiên, Acyclovir là thuốc kê đơn, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/be-13-thang-tuoi-uong-thuoc-acyclovir-co-duoc-khong/
5
Vừa qua ngày 4/6 tôi có bị con chó ở nhà cắn xước ngoài da và tôi đã đến trung tâm y tế để tiêm ngừa dại. Lịch tiêm ngừa là 5 mũi vaccine ABHAYRAB 0,5 ml các ngày 5/6, 8/6, 12/6 và đến ngày 19/6 thì tôi đã tiêm mũi thứ tư. Mũi thứ 5 (cuối cùng) sẽ tiêm vào ngày 3/7. Nhưng nay cơ quan báo là tôi có tên trong danh sách tiêm ngừa Covid-19. Vậy xin hỏi tôi có thể bỏ tiêm mũi cuối cùng này hay không và khoảng cách giữa hai mũi tiêm ngừa dại với mũi Covid-19 là bao nhiêu ngày là bao lâu? Tôi có chút rối.
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm và nếu có chỉ định tiêm phòng vaccine thì cần được ưu tiên tiêm trước. Khoảng cách giữa mũi vaccine Covid-19 với các vaccine khác là 14 ngày. Nếu khoảng cách với mũi cuối cùng đã hơn 14 ngày, anh/chị có thể tiêm chủng bình thường. Còn trong trường hợp chưa đủ 14 ngày, anh/chị sẽ được hoãn tiêm đến khi đủ khoảng cách.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p21
6
Co giật chi dưới phải điều trị thế nào?
Bệnh của bố em bệnh sử hơi phức tạp, em nên khám bác chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để có hướng điều trị tốt nhất em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-giat-chi-duoi-phai-dieu-tri-nao/
7
Trẻ trên 1 tuổi bổ sung vitamin D dạng xịt nào phù hợp?
Trẻ trên 1 tuổi có thể bổ sung vitamin D dạng xịt được, tùy theo mức độ thiếu vitamin D để bổ sung liều cho hợp lý. Loại vitamin D dạng xịt: Dlux infant vitamin D oral spray hoặc Dimaio oral spray.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-tren-1-tuoi-bo-sung-vitamin-d-dang-xit-nao-phu-hop/
8
Mệt mỏi, ngạt mũi có phải triệu chứng bệnh viêm đường hô hấp không?
Các triệu chứng bạn liệt kê ở trên hoàn toàn có thể là những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý viêm đường hô hấp trên. Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới. Đường hô hấp trên bao gồm các bộ phận đường mũi, xoang, thanh quản, hầu họng. Các bộ phận này làm nhiệm vụ dẫn không khí từ ngoài vào phế quản và đến phổi để hô hấp. Viêm đường hô hấp trên là hiện tượng nhiễm trùng một hoặc nhiều bộ phận nêu trên. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh viêm hô hấp trên gồm: HoNghẹt mũiHắt hơiChảy nước mũiĐau rát họng, đau khi nuốtĐau đầu, mỏi cơ, sốt caoKhó thở, cay chảy nước mắt, buồn nôn, đau vùng xoang. . ít gặp hơn
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/met-moi-ngat-mui-co-phai-trieu-chung-benh-viem-duong-ho-hap-khong/
9
Trẻ bị lòi búi thịt ở hậu môn có phải mắc bệnh trĩ không?
Theo như bạn mô tả, thấy ở hậu môn bé có 1 búi lòi ra ngoài, có khả năng là búi trĩ. Cách chữa trị và khắc phục tình trạng này là tránh táo bón. Bé cần được khuyến khích uống nhiều nước, ăn rau củ quả nhuận trường, massage bụng khi đói, tập đi ngoài ngày 1 lần vào giờ cố định (kích thích hậu môn trẻ bằng tăm bông). . .
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-loi-bui-thit-o-hau-mon-co-phai-mac-benh-tri-khong/
10
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp chung với cà phê có tác dụng không?
Trong câu hỏi bạn không đề cập tới tên loại thuốc tránh thai khẩn cấp đã dùng. Tuy nhiên, với 2 loại thuốc tránh thai khẩn cấp phổ biến trên thị trường hiện nay là Postinor (thành phần levonorgestrel) và Mifestad 10 mg (thành phần mifepriston) dược sĩ chưa thấy có thông tin ghi nhận việc sử dụng thuốc kèm cà phê sẽ gây giảm tác dụng của thuốc. Bạn cũng cần lưu ý rằng, ngoài tương tác, hiệu quả của thuốc còn phụ thuộc vào thời gian sử dụng thuốc kể từ khi quan hệ. Hơn nữa, dù dùng thuốc đúng theo hướng dẫn thì bạn vẫn có khả năng mang thai. Vì vậy, nếu bạn thấy chậm kinh hoặc có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bạn vẫn nên đi khám bác sĩ tại các cơ sở Y tế gần nhà hoặc bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được kiểm tra.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/uong-thuoc-tranh-thai-khan-cap-chung-voi-ca-phe-co-tac-dung-khong/
11
Lệch vách ngăn mũi phải làm sao?
Vách ngăn mũi là cấu trúc gồm sụn và xương để chia hốc mũi làm hai bên. Thông thường ai cũng có sự lệch vách ngăn mũi ở mức độ nhất định và đa số không phải can thiệp phẫu thuật. Trong trường hợp vách ngăn mũi lệch nhiều, làm hẹp hốc mũi, gây ngạt mũi, viêm mũi kéo dài, gây viêm xoang, đau nửa đầu thì cần can thiệp phẫu thuật.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/lech-vach-ngan-mui-phai-lam-sao/
12
Em đang điều trị ARV được 3 năm và CD4 ổn định ~500 (theo em hiểu đây cũng được xếp vào bệnh nền), tải lượng dưới ngưỡng phát hiện.Nhiều báo chính thống cũng lưu ý rằng nếu bệnh nền đang được điều trị ổn định (không phải giai đoạn tiến triển nặng và giai đoạn cuối) thì vẫn tiêm vaccine Covid-19 như người bình thường. Kính mong bác sĩ tư vấn và xác nhận thông tin có đúng không? Và khi tiêm tại cơ sở y tế thì cần mang kết quả CD4 hay giấy tờ gi để được tiêm?
Đúng là một số bệnh lý tim mạch, hô hấp. . . mãn tính mà điều trị ổn định có thể tiêm vaccine Covid-19, còn trong trường hợp tiền sử bệnh lý suy giảm miễn dịch như của anh sẽ phải tạm hoãn tiêm chủng, chờ hướng dẫn tiếp theo của Bộ Y tế. Chúc anh sức khỏe!
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p123
13
Em có tiền sử dị ứng tôm cua đồng. Trước đây, em từng cấp cứu do ăn hai con tôm đồng bị dị ứng cả bên trong và bên ngoài dẫn đến người bị khó thở, bị giật liên tục và bị lạnh hết người. Em cũng không biết đó có phải là sốc phản vệ không nhưng bác sĩ cấp cứu mãi mới qua được. Đó là cách đây 10 năm.Sau khi sinh, em ăn canh cua đồng bình thường, còn từ đó đến giờ không bao giờ ăn tôm đồng nữa nên không biết còn dị ứng với tôm không. Em cũng không thấy bị dị ứng với gì nữa, nhưng với tôm đồng do chưa ăn lại nên không biết còn bị dị ứng với tôm không. Vậy bác sĩ cho em hỏi,tuần tới em tiêm vaccine Covid-19 có ảnh hưởng gì không ạ?
Trường hợp của bạn đã dị ứng từ lâu tuy nhiên theo như mức độ dị ứng của bạn mô tả là dị ứng nặng (phản vệ độ 2 trở lên). Vì vậy, bạn thuộc đối tượng chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Mặc dù bạn không được tiêm chủng vaccine Covid-19 nhưng bạn có thể chủ động phòng dịch bằng cách chủ động thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Chính phủ.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p84
14
Đau tức cơ bắp khớp chân tay do virus HIV giai đoạn cửa sổ xử lý thế nào?
Thông thường đối với viêm thần kinh ngoại biên hay sử dụng vitamin nhóm B để bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, bạn đang nói bệnh nhân bị đau tức cơ bắp khớp chân tay do virus HIV giai đoạn cửa sổ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-tuc-co-bap-khop-chan-tay-do-virus-hiv-giai-doan-cua-so-xu-ly-the-nao/
15
Tôi bị viêm gan siêu vi B mãn tính có tiêm được vaccine Covid-19 không?
Bệnh viêm gan B mạn tính trong giai đoạn ổn định thì vẫn tiêm được vaccine Covid-19. Anh/chị sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về bệnh lý để bác sĩ khám sàng lọc sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và tư vấn cụ thể hơn.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p115
16
Phần lòng trắng mắt có nhiều tia máu đỏ là dấu hiệu bệnh gì?
Mắt đỏ là biểu của nhiều bệnh lý như: Viêm kết mạc, khô mắt, mộng mắt,... hoặc cũng có thể do bẩm sinh. Nếu do bẩm sinh không gây ảnh hưởng đến chức năng thì không cần can thiệp gì nhưng nếu do bệnh lý thì tùy theo từng bệnh sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp khác nhau. Phần lòng trắng của bạn có nhiều tia máu tuy không đau nhưng nếu đỏ thường xuyên như vậy thì bạn đến khám chuyên khoa Mắt để tìm nguyên nhân từ đó mới có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phan-long-trang-mat-co-nhieu-tia-mau-do-la-dau-hieu-benh-gi/
17
Xét nghiệm PCR tủy là gì?
Bác sĩ hiểu là bạn đang hỏi PCR dịch não tủy, vì đây là chỉ định xét nghiệm phổ biến hơn rất nhiều so với PCR tủy xương. Xét nghiệm PCR dịch não tủy thì cần phải chọc và hút được dịch não tủy, sau đó dịch não tủy sẽ được làm xét nghiệm hóa sinh để kiểm tra các tính chất của dịch não tủy, xét nghiệm tế bào học phát hiện các tế bào trong dịch não tủy và PCR dịch não tủy để tìm ra căn nguyên vi khuẩn, virus gây viêm não, viêm màng não tủy bạn nhé!Trong hầu hết các trường hợp, chọc dò tủy sống không gây vấn đề gì hay biến chứng nguy hiểm. Nguy cơ bị nhiễm trùng từ thủ thuật này cũng rất hiếm xảy ra và được giảm đáng kể vì bác sĩ đã dùng thuốc sát trùng để lau sạch lưng của người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân đôi khi có thể bị đau lưng dưới nhẹ sau khi chọc tủy giống như vết bầm, nhưng thường sẽ tự hết. Một tác dụng phụ thông thường khác có thể gặp, đó là nhức đầu. Nếu bệnh nhân bị chứng rối loạn xuất huyết thì có nguy cơ bị chảy máu, gây tổn hại dây thần kinh và cột sống, tuy nhiên trường hợp này thì rất hiếm gặp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/xet-nghiem-pcr-tuy-la-gi/
18
Ợ chua kèm tức ngực, khó thở nên thăm khám hay sử dụng thuốc?
Bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa để được nội soi dạ dày kiểm tra. Có thể bạn đã mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Nội soi dạ dày cũng kiểm tra được thực quản của bạn xem có gì tắc nghẽn hay không mà lại có cảm giác tức ngực, khó thở, ợ chua. Riêng vấn đề nội soi dạ dày gây đau thì giờ đây chúng ta đã có hình thức nội soi kết hợp với gây mê. Bệnh nhân nội soi sẽ được cho ngủ nhẹ, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nội soi cho bệnh nhân. Toàn bộ quá trình nội soi sẽ không gây khó chịu hay đau đớn cho bệnh nhân vì lúc đó bệnh nhân đang ngủ và không biết gì cả.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/o-chua-kem-tuc-nguc-kho-tho-nen-tham-kham-hay-su-dung-thuoc/
19
Tôi mới treo sa trễ ngực và đặt túi độn ngực được 2 tháng. Sau khi tiêm vaccine Covid-19 về, tôi cảm thấy bị đau, nhức ngực. Đây có phải do phản ứng sau tiêm của vaccine hay không?
Sau tiêm vaccine Covid-19 có thể xuất hiện đau mỏi người trong vòng 48-72h. Tuy nhiên chị bị nhức ngực và mới đặt túi độn ngực 2 tháng, vì vậy chị nên đi kiểm tra lại với bác sĩ chuyên khoa để có tư vấn chính xác hơn.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p47
20
Men gan tăng kèm ngứa, nổi mẩn khi uống thuốc điều trị lao có nên uống nữa không?
Nếu người bệnh lao có tổn thương gan nặng từ trước phải được điều trị nội trú tại bệnh viện và theo dõi chức năng gan trước và trong quá trình điều trị. Phác đồ điều trị sẽ do bác sĩ chuyên khoa quyết định tùy khả năng dung nạp thuốc của người bệnh. Sau khi người bệnh dung nạp thuốc tốt, men gan không tăng và có đáp ứng tốt về lâm sàng thì có thể chuyển điều trị ngoại trú và theo dõi chặt chẽ.Đối với người bệnh lao có bệnh gan mạn tính, nếu chức năng gan bình thường có thể tiếp tục điều trị và không cần thiết xét nghiệm trừ khi bệnh nhân có triệu chứng của nhiễm độc gan; nếu men gan cao ít hơn 2 lần giới hạn trên của mức bình thường và không kèm theo triệu chứng nhiễm độc gan thì bệnh nhân có thể được bắt đầu điều trị nhưng phải theo dõi đánh giá triệu chứng của nhiễm độc gan và các chỉ số men gan hàng tháng; nếu men gan cao trên 2 lần giới hạn trên của mức bình thường thì ngừng điều trị lao và phải tiếp tục quản lý tại bệnh viện; bệnh nhân có bệnh gan mạn tính không nên dùng Pyrazinamid, Isoniazid và Rifampicin, do đó có thể kết hợp một hoặc hai loại thuốc không độc với gan như Streptomycin và Ethambutol hay kết hợp với một thuốc thuộc nhóm Fluoroquinolones.Đối với người bệnh lao có viêm gan cấp tính, vừa mắc bệnh lao và đồng thời vừa mắc bệnh viêm gan cấp tính như viêm gan siêu vi cấp tính không liên quan đến lao hoặc điều trị lao. Việc đánh giá lâm sàng rất cần thiết trong việc đưa ra quyết định điều trị. Trong một số trường hợp có thể trì hoãn việc điều trị bệnh lao cho đến khi bệnh viêm gan cấp tính đã được điều trị ổn định. Trong trường hợp cần thiết phải điều trị bệnh lao trong viêm gan cấp tính, viêm gan không ổn định hoặc tiến triển như có men gan cao gấp 3 lần mức ban đầu thì có thể cân nhắc một trong các lựa chọn tùy thuộc vào mức độ tiến triển. Mức độ tiến triển càng nặng thì phác đồ lựa chọn cần sử dụng càng ít thuốc độc đối với gan. Các lựa chọn có thể thực hiện: Giảm còn 2 thuốc thay vì 3 thuốc độc đối với gan như phác đồ 9 HRE điều trị kéo dài 9 tháng thuốc Isoniazid (H), Rifampicin (R), Ethambutol uống hàng ngày; phác đồ 2HRSE/6RH điều trị tấn công kéo dài 2 tháng thuốc Isoniazid (H), Rifampicin (R), Streptomycin (S), Ethambutol (E) dùng hàng ngày và điều trị duy trì kéo dài 2 tháng thuốc Rifampicin (R), Isoniazid (H) uống hàng ngày; phác đồ 6-9RZE điều trị kéo dài 6 đến 9 tháng thuốc Rifampicin (R), Pyrazinamid (Z), Ethambutol (E) uống hàng ngày. Chỉ sử dụng 1 thuốc độc đối với gan như phác đồ 2HES/10HE điều trị tấn công kéo dài 2 tháng thuốc Isoniazid (H), Ethambutol (E), Streptomycin (S) dùng hàng ngày và điều trị duy trì kéo dài 10 tháng thuốc Isoniazid (H), Ethambutol (E) uống hàng ngày. Không sử dụng thuốc độc đối với gan như phác đồ 18-24SEFQs điều trị kéo dài 18 đến 24 tháng thuốc Streptomycin (S), Ethambutol (E), Fluoroquinolones (FQs) dùng hàng ngày.Phải ngừng ngay việc sử dụng những thuốc lao gây độc cho gan, nên xem xét sử dụng thuốc Fluoroquinolones nếu việc điều trị lao cần thiết; điều trị hỗ trợ chức năng gan cho đến khi men gan trở về lại chỉ số bình thường, hết vàng da; cần theo dõi lâm sàng và chỉ số men gan. Nếu không có đáp ứng hoặc có biểu hiện viêm gan do thuốc nặng thêm, phải chuyển bệnh nhân đến cơ sở chuyên khoa để điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/men-gan-tang-kem-ngua-noi-man-khi-uong-thuoc-dieu-tri-lao-co-nen-uong-nua-khong/
21
Em bị bệnh gout đã gần 10 năm uống nhiều nhiều loại thuốc (cả đông và tây y) nhưng không khỏi. Em nhờ các bác sĩ tư vấn giúp nên dùng loại thuốc nào để điều trị và thực đơn ăn uống thế nào cho hợp lý.
Theo những thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi không rõ bệnh lý của chị đã ở mức độ nào. Trường hợp của chị nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để có sự cụ thể hơn.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p15
22
Nang màng nhện có nguy hiểm không, phương pháp điều trị như thế nào
Khi bạn bị té xe chụp CT không có chảy máu não, màng não thì đó là một việc rất tốt. Nang màng nhện thường không nguy hiểm và không chuyển thành ung thư. Nhưng trong 1 số trường hợp nang nhện to ra , chèn ép vào não, gây ảnh hưởng đến chức năng não thì bạn cần phải xem xét điều trị phẫu thuật. Sau ngã có chấn thương vùng đầu, đôi khi không chảy máu ngay nhưng sau đó máu chảy rỉ ra gây ra tình trạng tụ máu ngoài màng cứng, khối máu này to dần chèn ép não. Bạn phải theo dõi tình trạng đau đầu của bạn trong 03 tháng, nếu đau đầu tăng dần, xuất hiện dấu hiệu thần kinh khu trú thì nên khám lại bác sĩ chấn thương nhé.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nang-mang-nhen-co-nguy-hiem-khong-phuong-phap-dieu-tri-nhu-nao/
23
Đau 2 bên vùng lưỡi gà có phải mắc ung thư vòm họng?
Đau 2 bên vùng lưỡi gà thông thường là do viêm Amidan
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-2-ben-vung-luoi-ga-co-phai-mac-ung-thu-vom-hong/
24
Triglycerides cao 4.5 H có nguy hiểm không?
Triglyceride là một dạng chất béo mà cơ thể chúng ta vẫn tiêu thụ mỗi ngày. Triglyceride cũng là một trong những thành phần chủ yếu của mỡ động vật, thực vật. Sau khi cơ thể tiêu hóa Triglyceride sẽ được tiêu thụ dưới dạng năng lượng tế bào khi di chuyển trong mạch máu.Nếu cơ thể tích tụ Triglyceride quá lớn sẽ khiến chỉ số mỡ máu Triglyceride cao và gây hại cho cơ thể. Triglyceride bám vào các thành mạch gây nên các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu. Chỉ số mỡ máu Triglyceride cao cảnh báo nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, gan nhiễm mỡ, đột quỵ...Nồng độ triglycerid bình thường <1.7 mmol/L, từ 1.7 – 2.25 mmol/L là cao nhẹ, từ 2.25 – 5.64 mmol/L là mức cao và > 5.64 mmol/là mức rất cao. Nồng độ Triglyceride trong máu của bạn là 4,5, đang ở mức cao. Để điều trị tăng triglyceride một cách hiệu quả bạn cần được thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa và làm thêm một số xét nghiệm để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe của bạn.Dưới đây là những phương pháp giúp điều chỉnh chỉ số Triglyceride cao. Tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày. Mỗi tuần nên tập thể dục ít nhất 5 ngày để gia tăng nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể.Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu chất béo có hại như: đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, cá loại thịt có màu đỏ, mỡ động vật, thịt hun khói...Hạn chế những loại thức ăn có lượng đường cao.Giảm tinh bột, nên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu...Thay thịt đỏ bằng thịt trắng và cáTránh xa rượu bia và các loại đồ uống chứa cồn.Không hút thuốc lá
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/triglycerides-cao-45-h-co-nguy-hiem-khong/
25
Nguyên nhân hiếm muộn của vợ chồng em là do em bị tinh dịch loãng. Tuần sau em có lịch hẹn đi xét nghiệm tinh dịch đồ. Ngoài xét nghiệm này, em có cần phải làm thêm một số loại xét nghiệm khác không? Nếu có thì chi phí như thế nào?
Một người đàn ông khỏe mạnh mỗi lần xuất tinh được trên hai ml tinh dịch. Trong đó mỗi một ml tinh dịch có hơn 20 triệu con tinh trùng. Tinh trùng loãng là hiện tượng tinh dịch do nam giới xuất tinh ra có sự bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng trong tinh dịch không đủ chất dinh dưỡng hoặc tinh dịch không đủ khả năng bảo vệ cho tinh trùng hoạt động, khiến tinh trùng thường chết yểu trên đường đi gặp trứng và kèm theo đó là khả năng thụ thai ở những người tinh trùng loãng là rất thấp. Với trường hợp này, anh cần làm xét nghiệm tinh dịch đồ. Ngoài tinh dịch đồ, Anh sẽ cần làm thêm xét nghiệm miễn dịch, xét nghiệm tế bào máu. Tùy tình trạng bất thường của tinh dịch đồ và nguyên nhân nghi ngờ, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm để định hướng về nguyên nhân như siêu âm tinh hoàn, xét nghiệm nội tiết sinh sản nam giới, phân tích đột biến gen AZF, nhiễm sắc thể đồ. . .
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p19
26
Sốt siêu vi 4 ngày, đi tiểu hoa mắt, ngất xỉu phải làm gì?
Ngất xỉu là sự mất ý thức đột ngột do lưu lượng máu đến não bị thiếu. Ngất xỉu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tình trạng ngất xỉu có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên đây có thể là dấu hiệu ban đầu cảnh báo nhiều bệnh lý khác, chính vì thế, khi bị ngất thường xuyên, người bệnh nên trực tiếp đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra và kịp thời can thiệp khi phát hiện các bệnh lý nguy hiểm khác.Ngoài ra, bạn cũng cần điều trị khỏi sốt siêu vi, tránh gây các biến chứng nguy hiểm:Biện pháp chính để điều trị sốt siêu vi hoặc cúm do virus là điều trị triệu chứng vì không có loại thuốc nào có thể giúp điều trị các bệnh nhiễm virus. Tuy nhiên, điều trị triệu chứng như ho, cảm lạnh, sốt có thể giúp bệnh nhân khỏe hơn và ngăn chặn việc phát triển biến chứngNếu tình trạng này còn diễn ra, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán đánh giá và điều trị cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sot-sieu-vi-4-ngay-di-tieu-hoa-mat-ngat-xiu-phai-lam-gi/
27
Sau khi mổ bắt vít mắt cá chân có đi lại bình thường được không?
Mổ bắt vít mắt cá chân thì sau khi xương lành vẫn hoạt động như bình thường, giống như xương không gãy, trừ một số trường hợp có tổn thương dây chằng, gân, khớp,... kèm theo, hoặc có biến chứng sau mổ như nhiễm trùng, cal lệch, khớp giả, không lành xương,... Sau mổ tốt nhất bạn nên tái khám định kỳ đúng theo yêu cầu của bác sĩ mổ cho bạn để theo dõi và tập phục hồi chức năng thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sau-khi-mo-bat-vit-mat-ca-chan-co-di-lai-binh-thuong-duoc-khong/
28
Trẻ bị sụp mi bẩm sinh không phẫu thuật được phải làm thế nào?
Bé nhà bạn đã được khám ở bệnh viện và chẩn đoán là sụp mi bẩm sinh. Với căn bệnh này điều trị là phải phẫu thuật, tuy nhiên vấn đề phẫu thuật còn tùy thuộc vào phân độ của sụp mi, bệnh có thể gây nhược thị hay không, cần cho bé tái khám và theo dõi 3 - 6 tháng/ lần.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-bi-sup-mi-bam-sinh-khong-phau-thuat-duoc-phai-lam-the-nao/
29
Dấu hiệu co giật kèm tê bì chân tay là do đâu?
Theo đánh giá của bác sĩ qua các triệu chứng của bạn thì hiện tượng co giật này nguyên nhân từ việc bạn nhịn cả ngày và uống thuốc không đúng dẫn đến có thể hạ đường máu, có thể kèm theo hạ canxi đi cùng. Vì vậy mà sau đó bạn sẽ có cảm giác tê tay, chân, đau khi vận cơ. Để tránh tình trạng lặp lại cách tốt nhất là bạn nên ăn uống điều độ, ăn đầy đủ các bữa, không bỏ bữa. Bạn cũng nên đến khám với bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tầm soát thêm các nguyên nhân gây co giật khác bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-hieu-co-giat-kem-te-bi-chan-tay-la-do-dau/
30
Đọc kết quả xét nghiệm máu
♦ AFP là một Globulin được hình thành trong túi noãn hoàng và gan của bào thai. Nếu thai phát triển bình thường, nồng độ AFP được tìm thấy trong huyết thanh của mẹ sẽ tăng lên. Chỉ một lượng không đáng kể AFP vẫn còn lại trong dòng tuần hoàn sau sinh. AFP cũng được coi như một chất chỉ điểm khối u đối với một số loại ung thư (nhất là ung thư gan nguyên phát). Nồng độ AFP bình thường đối với hầu hết những người trưởng thành khỏe mạnh: 0-9 ng/ml.♦ CA 19-9: Định lượng CA 19-9 (carbohydrate antigen 19-9) máu là một xét nghiệm đặc biệt, hỗ trợ chẩn đoán ung thư, đặc biệt là ung thư tụy. Chỉ số định lượng CA 19-9 bình thường trong huyết tương hoặc huyết thanh là ≤ 39 U/ml. Giá trị này có thể thay đổi chút ít tùy thuộc vào phương pháp định lượng, hệ thống máy phân tích và các kit sử dụng của từng phòng xét nghiệm.♦ PG (Pepsinogen) là tiền chất của Pepsin-một enzyme được tiết ra bởi các tế bào niêm mạc dạ dày. Enzyme này có vai trò thủy phân protein dưới tác dụng hoạt hóa của acid clohydric. Ngoài được tiết vào trong dạ dày, một phần nhỏ nó sẽ được bài tiết vào máu. Pepsinogen tồn tại dưới hai dạng chính đó là Pepsinogen I và Pepsinogen II. Nồng độ hai dạng pepsinogen này trong máu sẽ cho thấy hoạt động và tình trạng sức khỏe bình thường hoặc tổn thương của các bộ phận trong niêm mạc dạ dày.Giá trị bình thường của pepsinogen I đó là > 70 ng/mL, pepsinogen II > 7,5 ng/mL và tỷ lệ PG I/ II > 3 ng/mL. Thông thường giá trị này ở nam sẽ cao hơn so với nữ giới.♦ Pro GRP: là một dấu ấn ung thư có giá trị trong chẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ. Bình thường nồng độ ProGRP huyết tương người khỏe mạnh bình thường là ≤ 50 ng/L, chỉ có dưới 5% người khỏe mạnh có nồng độ ProGRP cao hơn bình thường nhưng vẫn < 75 ng/L.Như vậy các chỉ số của bạn làm đều trong giới hạn bình thường bạn nhé. Tuy nhiên tỷ lệ PG I/ II < 3 ng/mL, sự giảm mức độ pepsinogen I huyết thanh và tỷ lệ PGI/II là những yếu tố nguy cơ của ung thư dạ dày. Bạn nên làm thêm nội soi dạ dày để có thể khẳng định chắc chắn.Hơn nữa, cần có sự phối hợp giữa kết quả xét nghiệm và tổng hợp khám lâm sàng, bạn nên khám sức khỏe định kỳ để có thể theo dõi một cách tốt nhất
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/doc-ket-qua-xet-nghiem-mau/
31
Mang thai có được uống hay tiêm thuốc điều trị viêm bao gân hay không?
Trong quá trình mang thai bạn không nên sử dụng thuốc điều trị viêm bao gân, bởi chúng có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mang-thai-co-duoc-uong-hay-tiem-thuoc-dieu-tri-viem-bao-gan-hay-khong/
32
Nổi mụn đỏ ở mông là dấu hiệu bệnh gì?
Trường hợp bạn nổi mụn đỏ ở mông và đau, có thể bạn bị nhọt. Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Căn nguyên gây bệnh thường do tụ cầu vàng. Các thuốc bạn đang sử dụng chứa thành phần Benzoyl peroxide và Axit salicylic được chỉ định để điều trị mụn trứng cá. Với trường hợp bị nhọt giai đoạn sớm chưa có mủ, bạn tránh nặn mụn, sát khuẩn bằng các dung dịch như Povidone –iodine 10%, hoặc Chlorhexidine 4%. Bôi kem kháng sinh tại chỗ như Axit fusidic 2% bôi 1-2 lần/ngày hoặc mỡ Mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày, uống kháng sinh. Giai đoạn có mủ cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch tổn thương. Trường hợp bạn vệ sinh tại chỗ bằng dung dịch sát khuẩn nhưng mụn tiếp tục to lên và đau, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được tư vấn cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/noi-mun-do-o-mong-la-dau-hieu-benh-gi/
33
Ba tôi 60 tuổi bị K dạ dày, cắt toàn bộ năm 2018, đã hoá trị, hiện nay chỉ dùng thuốc bổ hỗ trợ. Tôi có được chích vaccine Covid-19 không thưa bác sĩ? Tôi nên chích loại vaccine nào?
Theo hướng dẫn gần nhất của Bộ Y tế, Quyết định 2995 ngày 18/6/2021 cho thấy, hiện naym Bộ Y tế đã có một hướng mở và hướng dẫn một cách cụ thể là những trường hợp bị ung thư giai đoạn cuối phải hoãn tiêm chủng. Trường hợp của anh/chị, ung thư được phát hiện sớm, anh/chị đã điều trị với khoảng thời gian đã trên 6 tháng, có nghĩa là bệnh lý cũng đã ổn định thì có thể chủng ngừa được. Trong hướng dẫn của Bộ Y tế lần này, chúng ta thấy rằng, trường hợp đang điều trị, hóa trị hay xạ trị chỉ cần hoãn tiêm 14 ngày thì có thể tiêm được vaccine Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p26
34
Rạn thận phải cần điều trị như thế nào?
Theo như em mô tả thì thận phải của bạn em bị rạn. Thông tin em đưa ra chưa đủ để chẩn đoán bệnh. Vì vậy, em nên khuyên bạn đi khám chuyên khoa Thận để được tư vấn, kiểm tra thì mới có hướng điều trị phù hợp em nhé!
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ran-phai-can-dieu-tri-nhu-nao/
35
Đột nhiên hoa mắt chóng mặt cảnh báo bệnh gì?
Triệu chứng hoa mắt chóng mặt nếu chỉ xuất hiện thoáng qua rồi hết, thỉnh thoảng lặp lại nhưng thời gian xảy ra ngắn thì thường lành tính. Bạn chỉ cần tăng cường nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng đầy đủ.Tuy nhiên, khi các triệu chứng trên xuất hiện thường xuyên, kéo dài trên 30 phút thì bạn cần cảnh giác, vì nó là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thiếu máu mạn tính, xơ vữa mạch máu nặng, bệnh tim mạch, thần kinh,...Vì vậy, tốt nhất nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất ổn kéo dài, bạn nên đi khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán xác định bệnh, tư vấn chuyên sâu về phương pháp chữa trị phù hợp để đẩy lùi bệnh tật, tránh bỏ lỡ cơ hội điều trị tốt nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dot-nhien-hoa-mat-chong-mat-canh-bao-benh-gi/
36
Điều trị táo bón, chướng bụng kéo dài
Táo bón được định nghĩa là có ít hơn 3 lần đi đại tiện trong một tuần. Mặc dù táo bón không thường xuyên diễn ra phổ biến, tuy nhiên, ở một số người, táo bón gây cản trở sinh hoạt hoặc hạn chế làm các công việc hằng ngày. Táo bón mãn tính cũng là nguyên nhân khiến người bệnh phải rặn rất nhiều khi đi đại tiện và là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Điều trị táo bón mạn tính phụ thuộc một phần vào nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không tìm thấy nguyên nhân. Để phân mềm, tạo phản xạ đại tiện rõ ràng, bạn hãy tạo thói quen đại tiện đúng giờ, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước và ăn nhiều chất xơ (20-35g/ngày). Có một số loại trái cây giúp dễ đại tiện mà bạn nên biết như: đu đủ, thanh long, xoài, mận, cam, chanh, quýt, . . . Lưu ý là nếu đột ngột ăn một lượng chất xơ quá nhiều, bạn có thể bị đầy bụng, trung tiện nhiều. Để tránh tác dụng phụ này, bạn nên tăng dần lượng chất xơ ăn vào. Có thể uống thêm thuốc nhuận tràng Sorbitol (một loại đường tự nhiên, không hấp thu vào máu và có tính rút nước vào lòng ruột giúp phân mềm). Sorbitol có nhiều trong các trái cây: Táo, nho, lê, đậu, mận và dâu tây. Nếu sau tất cả những cố gắng trên mà chứng táo bón vẫn không giảm, thì bạn có thể dùng thêm thuốc nhuận tràng. Các biện pháp kể trên không được bạn cần đến khám Bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dieu-tri-tao-bon-chuong-bung-keo-dai/
37
Tiểu ra máu sau khi nhậu có sao không?
Tiểu ra máu có nhiều nguyên nhân: Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi hệ tiết niệu, u của thận và hệ tiết niệu,... Do vậy bạn cần đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám cụ thể.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tieu-ra-mau-sau-khi-nhau-co-sao-khong/
38
Thở khò khè kèm trào ngược là dấu hiệu bệnh gì?
Khoảng thời gian 0 giờ đến 3 giờ 30 phút, bạn bị trào ngược, tức là lúc đó bạn đang ngủ thì thức giấc và trào ngược. Triệu chứng này có thường lặp đi lặp lại hay thỉnh thoảng, lâu lâu mới gặp một lần. Nếu tình trạng này lặp lại thường xuyên có thể bạn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản lại ít khi gây ra thở khò khè. Trước đây bạn có thở khò khè như vậy lần nào chưa, nếu chưa, bác sĩ khuyên bạn nên đi khám một lần để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, nếu đi khám bệnh viện là bất tiện, bạn có thể ra nhà thuốc mua vài liều thuốc trị trào ngược dạ dày uống thử. Nếu kết quả cải thiện thì thôi, không cải thiện thì phải khám bác sĩ. Đồng thời kết hợp, bạn nên hạn chế ăn các thức ăn uống như cà phê, nước ngọt. Bạn không nên ăn trong vòng 2 giờ trước khi ngủ. Ngủ kê đầu hơi cao hơn so với bình thường và nằm nghiêng trái sẽ tốt hơn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/tho-kho-khe-kem-trao-nguoc-la-dau-hieu-benh-gi/
39
Mọc mụn quanh mặt có nên dùng Differin không?
Differin Gel 0,1% là một loại thuốc thoa điều trị mụn với hoạt chất là Adapalene có hoạt tính kháng viêm, kiểm soát dầu nhờn, thường dùng cho tình trạng mụn trứng cá nhẹ đến trung bình như: Mụn cám đầu trắng, đầu đen, sần và mụn mủ. Khi dùng, bạn chỉ nên bôi 1 lớp mỏng, tránh tiếp xúc với mắt và môi, nếu da bạn nhạy cảm thì có thể bôi Differin sau khi thoa kem dưỡng ẩm. Differin Gel nên được dùng trên cả vùng da bị mụn trứng cá mỗi ngày một lần buổi tối và sau khi rửa sạch sẽ, chứ không phải chỉ chấm lên đầu mụn, không thoa chung với các sản phẩm có chứa BHA, Benzoyl Peroxides, Peel da, Sulfur, Resorcinol, Salicylic acid, các thuốc Retinoid hay các thuốc khác có cùng phương thức tác động với Adapalene. Cảm giác ấm hoặc châm chích trong thời gian ngắn có thể xảy ra ngay sau khi bôi thuốc Adapalene. Da mẩn đỏ, khô, ngứa, đóng vảy, bỏng rát nhẹ hoặc tình trạng mụn nặng hơn có thể xảy ra trong 2 - 4 tuần đầu tiên sử dụng thuốc. Khi tiếp tục sử dụng thuốc, những tác dụng này sẽ thuyên giảm dần, có thể mất 8 - 12 tuần để nhận thấy hiệu quả giảm mụn. Differin Gel không nên cho tiếp xúc với mắt, miệng, khóe mũi hay niêm mạc. Nếu thuốc dây vào mắt, rửa ngay lập tức bằng nước ấm, không nên bôi thuốc lên vùng da đang bị trầy xước, vết thương hở, chàm, đang bị cháy nắng. Khi dùng thì phải chống nắng kỹ và giữ ẩm tốt cho da. Theo như bạn mô tả, cảm giác rát da sau khi thoa thuốc chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nên bạn có thể tiếp tục sử dụng thuốc, không thoa thuốc ngay sau khi rửa mặt và chú ý lau thật khô vùng da bị mụn trước khi bôi thuốc.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/moc-mun-quanh-mat-co-nen-dung-differin-khong/
40
Mình bị viêm mũi dị ứng thể xoang, thỉnh thoảng bị viêm kết mạc dị ứng. Một lần sinh mổ đặt thuốc giảm đau, mình cũng bị dị ứng. Trường hợp của mình có được tiêm vaccine Covid-19 không?
Trường hợp của bạn, chúng tôi không biết tình trang dị ứng của bạn diễn tiến như thế nào, nếu dị ứng nhẹ tự khỏi vẫn tiêm được vaccine phòng Covid-19. Còn nếu dị ứng phản vệ độ 2 trở lên, phải điều trị ở bệnh viện thì theo hưỡng dẫn của Bộ Y tế sẽ chống chỉ định tiêm chủng. Với bệnh lý viêm mũi và viêm xoang, bạn vẫn tiêm chủng vaccine Covid-19 bình thường.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p46
41
Con trai mà tinh trùng lạnh thì làm sao để có con?
Tinh trùng "lạnh" là khái niệm không có trong y học hiện đại (Tây y). Dưới góc nhìn của Tây y, để biết tinh dịch có bình thường hay không, chuyên viên phôi học thường đánh giá mẫu tinh dịch bằng hai phương pháp chính gồm đánh giá đại thể (nhìn bằng mắt) và vi thể (quan sát bằng kính hiển vi). Bạn nên thăm khám chuyên khoa để được kiểm tra chi tiết. Nếu kết quả tinh dịch đồ bất thường, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám và làm một số xét nghiệm chuyên sâu. Tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho bạn.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p26
42
Thai phụ tuần 32 sa trĩ cấp 4 có thể cắt trĩ được không?
Trĩ trong thai kỳ ưu tiên điều trị nội khoa với thuốc trợ mạch và kháng viêm. Nếu trong trường hợp có nguy cơ hoại tử búi trĩ, trĩ viêm cấp, điều trị nội khoa không đáp ứng được mới có chỉ định cắt trĩ bạn nhé. Do có những nguy cơ liên quan đến thai kỳ, sử dụng thuốc kháng sinh sau mổ. . Để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên đến gặp bác sĩ ngoại tiêu hóa để được thăm khám cụ thể hơn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thai-phu-tuan-32-sa-tri-cap-4-co-cat-tri-duoc-khong/
43
Khoai tây có ngừa tiểu đường được không?
Khoai tây là thực phẩm chứa carb. Khi ăn vào cơ thể, các carb bị phá vỡ thành các loại đường đơn rồi di chuyển vào máu. Do đó, khoai tây làm tăng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu tăng lên sẽ kích thích sản sinh hoocmon insulin giúp di chuyển đường từ máu vào tế bào để sinh năng lượng khi cơ thể cần. Thực phẩm giàu carb như khoai tây không phù hợp với người tiểu đường. Vì ăn khoai tây khi bị tiểu đường sẽ làm tăng đường huyết trong máu cao hơn nữa. Chính vì vậy, khoai tây không có tác dụng ngừa tiểu đường.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/khoai-tay-co-ngua-tieu-duong-duoc-khong/
44
Nam giới đau đầu nguyên nhân là gì?
Đau đầu do nhiều nguyên nhân như đau đầu do các bệnh thần kinh, đau đầu do bệnh cơ thể, bệnh nội khoa,... Bạn cần đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng đau đầu, đồng thời kiểm tra tổng quát tình trạng bệnh của bạn để có biện pháp điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nam-gioi-dau-dau-nguyen-nhan-la-gi/
45
Bạch cầu và tiểu cầu cao bất thường là dấu hiệu của bệnh gì?
Có nhiều nguyên nhân bệnh lý gây kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu và tiểu cầu cao đồng thời, bác sĩ lâm sàng sẽ chẩn đoán bạn mắc bệnh gì dựa vào triệu chứng lâm sàng và các xét nghiệm chuyên sâu: Hội chứng tăng sinh tủy mạn tính: lơ xê mi kinh dòng hạt, tăng tiểu cầu tiên phát. . . Tăng tiểu cầu thứ phát sau viêm hoặc nhiễm trùng cấp tính. Dựa theo mô tả sơ bộ của bạn, bác sĩ chưa có đủ thông tin về mức độ tăng bạch cầu và tiểu cầu của bạn như thế nào, có triệu chứng lâm sàng gì kèm theo khi làm xét nghiệm máu hay không? Chính vì vậy bạn cần phải đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm nguyên nhân của xét nghiệm tăng số lượng bạch cầu và tiểu cầu.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bach-cau-va-tieu-cau-cao-bat-thuong-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
46
Uống thuốc điều trị sốt xuất huyết có ảnh hưởng đến thai nhi 6 tuần tuổi không?
Bệnh sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị, hiện tại chỉ dùng các loại thuốc để giảm sốt (Paracetamol), bù dịch và vitamin. Các thuốc sốt xuất huyết này được cho là không có ảnh hưởng đối với thai. Do đó, bị sốt xuất huyết khi mang thai nếu được điều trị đúng cách thì không đáng lo bạn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/uong-thuoc-dieu-tri-sot-xuat-huyet-co-anh-huong-den-thai-nhi-6-tuan-tuoi-khong/
47
Khoang tai nổi mụn lạ chứa dịch nhầy phải làm sao?
Với triệu chứng khoang tai nổi mụn lạ chứa dịch nhầy như trường hợp của bạn, bác sĩ cần phải nội soi tai kiểm tra và đôi khi cần một số xét nghiệm khác để chẩn đoán đúng bệnh.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/khoang-tai-noi-mun-la-chua-dich-nhay-phai-lam-sao/
48
Triệu chứng nặng đầu do rối loạn tiền đình thì phải làm sao?
Nếu bạn đã đi khám và đã chụp cộng hưởng từ nhưng triệu chứng rối loạn tiền đình không đỡ, thì bạn cần đi khám lại để kiểm tra xem bạn bị nặng đầu do nguyên nhân khác không.Ngoài ra, bạn cần có chế độ học tập và làm việc phù hợp, ví dụ: Đi ngủ sớm, hạn chế dùng máy tính nhiều, tập thể dục thể thao, bỏ bia rượu,... (nếu có)
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/trieu-chung-nang-dau-do-roi-loan-tien-dinh-thi-phai-lam-sao/
49
Bị viêm dạ dày và trào ngược thực quản ăn sữa chua được không?
Bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản do nhiều nguyên nhân gây nên, những nguyên nhân hay gặp là do rối loạn nhu động thực quản, giảm trương lực cơ thắt tâm vị, tăng tiết axit quá mức ở dạ dày, nhiễm H. Pylori, chế độ ăn uống không lành mạnh (như uống nhiều bia, nước có gas, hút thuốc lá) hoặc ở những người béo phì, hay ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu. . . Với thắc mắc “Bị viêm dạ dày và trào ngược thực quản ăn sữa chua được không?” Thì bạn có thể ăn được sữa chua nhé, nhưng ăn ít và cần hạn chế đồ rán nướng, thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, chua, cay. . . Điều trị bệnh lý trào ngược rất khó, bạn có thể để ý thực đơn ăn hàng ngày để biết loại nào không phù hợp với mình. Nếu ăn loại thức ăn đó mà thấy đầy chướng, khó chịu thì bạn nên hạn chế, nếu không thật sự cần thiết, bạn có thể không dùng nó nữa. v
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/bi-viem-da-day-va-trao-nguoc-thuc-quan-an-sua-chua-duoc-khong/
50
cần làm xét nghiệm phân mảnh ADN tinh trùng trong trường hợp nào? Vợ chồng tôi đã lấy nhau được 5 năm nhưng vẫn chưa có con, nên muốn thực hiện xét nghiệm này xem sao. Ngoài xét nghiệm này ra, vợ chồng tôi còn cần làm thêm xét nghiệm nào khác không
Xét nghiệm Phân mảnh ADN tinh trùng dùng để chỉ mức độ bất thường di truyền bên trong tinh trùng. Thường được thực hiện trong trường hợp: vô sinh không rõ nguyên nhân, phôi phát triển kém, tuổi cao, làm việc trong môi trường nguy cơ, sảy thai nhiều lần, thất bại IVF nhiều lần. . . Đối với trường hợp vô sinh 5 năm như hai vợ chồng bạn cần đến thăm khám làm đầy đủ các xét nghiệm đánh giá về sức khỏe sinh sản và tìm nguyên nhân vô sinh, từ đó mới đưa ra hướng điều trị phù hợp để bạn sớm có con.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p33
51
Xuất tinh mỗi lần rặn khi đi đại tiện có sao không?
Thông thường, hiện tượng xuất tinh xảy ra ở pha thứ 4 trong quá trình quan hệ hay kích thích tại chỗ (sau pha cực khoái). Trong tinh dịch bao gồm tinh trùng và dịch niệu đạo. Hiện tượng của bạn có thể là dịch nhầy niệu đạo, dịch nhầy này xuất hiện trong những trường hợp viêm niệu đạo hoặc trong một số bất thường khác. Vì vậy, bạn nên đến thăm khám chuyên khoa Tiết niệu - Nam khoa để xác định chính xác tình trạng bạn đang gặp phải và nguyên nhân để đưa ra hướng điều trị thích hợp.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/xuat-tinh-moi-lan-ran-khi-di-dai-tien-co-sao-khong/
52
Tôi có bệnh thiếu máu cơ tim nay do tập thể dục thường xuyên nên đã giảm, huyết áp thương là 13-9, có bệnh đau đầu không rõ nguyên nhân từ khi 12 tuổi tới giờ, có lần tôi bị dị ứng với thuốc giảm đau vậy tôi có chủng ngừa vaccine Covid-19 được không thưa bác sĩ?
Nếu tình trạng thiếu máu cơ tim hện tại của Anh/Chị đã cải thiện, HA ổn định và tình trạng dị ứng mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 tại cơ sở tuyến bệnh viện được.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p74
53
Bé có chỉ số TSH cao 33,6 ảnh hưởng như thế nào?
Trong các nhóm bệnh nằm trong sàng lọc sơ sinh thường được các bác sĩ khuyến cáo và chỉ định, TSH là một xét nghiệm quan trọng trong nhận định đánh giá ban đầu các bệnh lý tuyến giáp. Xét nghiệm TSH ở trẻ sơ sinh (thường được lấy máu sau 72 giờ sau sinh) giúp các bác sĩ lâm sàng đánh giá được bệnh lý suy giáp bẩm sinh sớm ở trẻ.TSH được tiết ra bởi tế bào ưa kiềm ở thùy trước tuyến yên và được tiết theo nhịp ngày đêm. Việc tiết TSH (thyrotropic hormone) từ tuyến yên là cơ chế điều hòa trung tâm cho tác dụng sinh học của nội tiết tố tuyến giáp. TSH có tác động kích thích trong tất cả giai đoạn hình thành và bài tiết nội tiết tố tuyến giáp. Ngay cả những thay đổi rất nhỏ trong nồng độ của nội tiết tố tuyến giáp tự do cũng có thể dẫn đến sự thay đổi ngược lại rất lớn về nồng độ TSH.Bệnh lý suy giáp bẩm sinh gây hậu quả rất lớn tới sự phát triển tâm thần – vận động và trí tuệ của trẻ. Ngay sau khi sinh, bệnh thường không có biểu hiện gì đặc biệt, một số trường hợp có thể gặp vàng da kéo dài. Biểu hiện giai đoạn đầu thường từ 2-3 tuần sau sinh: Vàng da kéo dài, màu da tái đi, ngủ nhiều, ít khóc, bỏ bú hoặc bú ít, lưỡi thẻ ra ngoài, chậm biết lẫy, biết bò,... Các triệu chứng này có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nên có thể bị bỏ qua.Theo một số nghiên cứu, khi TSH của trẻ cao hơn mức sinh lý (10 uIU/ml hoặc 10 mU/L, một số nghiên cứu khác lấy giá trị sinh lý của trẻ sơ sinh < 20 uIU/ml hoặc 20 mU/L), sẽ có những trường hợp sau:Làm lại xét nghiệm TSH sau 15-20 ngày hoặc 1 tháng để đánh giá lại kết quả TSH (trẻ sơ sinh có thể có dao động sinh lý nồng độ TSH lớn).Nếu kết quả về nằm trong giới hạn sinh lý, trẻ không bị suy giáp bẩm sinh.Nếu kết quả của trẻ vẫn lớn hơn ngưỡng giới hạn và duy trì ở mức cao, trẻ có khả năng bị suy giáp bẩm sinh, cần tiến hành điều trị ngay nhằm phục hồi tuyến giáp và cơ thể phát triển bình thường. Trong quá trình điều trị BS lâm sàng sẽ chỉ định các xét nghiệm TSH, FT3, FT4 để đánh giá hiệu quả điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/be-co-chi-so-tsh-cao-336-anh-huong-nhu-nao/
54
Tôi 37 tuổi, năm 10 tuổi khi uống kháng thì bị dị ứng phù Quincke, vậy tôi có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Nếu anh đã có biểu hiện dị ứng phù Quincke vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19 tại các bệnh viện hoặc nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu được, còn nếu vào bệnh viện và đã chẩn đoán phản ứng phản vệ từ độ 2 trở lên sẽ chống chỉ định tiêm.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p67
55
Cách đây 3 năm, em bị dị ứng mẩn ngứa tôm, cua, cá... uống thuốc tây mới khỏi. Sau đó, em uống nam thì bớt hẵng. Nhưng hiện tại cơ thể em rất dễ phát nhiệt, lỗ tai hay lùng bùng, da nóng ran do ăn, uống đồ nóng như nước mắm cay, trà gừng hòa tan, vải thiều...Cơ thể em hơi gầy, hay bị đau đầu, choáng mặt và buồn nôn. Em đã từng uống thuốc thiếu máu não, rối loạn tiền đình, viêm xoang... Sắp tới công ty em có đợt chích vaccine Covid-19 tập trung, em có thể chích trong dịp này không?
Theo bạn chia sẻ thì có bị dị ứng tôm cua, có 2 trường hợp để bạn biết mình có thể tiêm được vaccine Covid-19 hay không gồm: - Nếu trường hợp bạn dị ứng có khó thở, có tím tái phải nhập viện thì trường hợp này chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Nếu bạn chỉ bị nổi mẩn đỏ ít trên da, không cần điều trị, tự hết thì vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên bạn cần tiêm tại bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p32
56
Tôi bị thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm và viêm xoang. Vậy tôi có thể tiêm được vaccine Covid-19 được không và có cần kiêng gì hay không?
Những bệnh lý của anh hiện tại ổn định, không phải điều trị thuốc gì, không có biểu hiện nào khác từ 3 tháng trở lên thì có thể tiêm chủng vaccine Covid- 19 bình thường. Vaccine covid 19 cũng như các vaccine thông thường khác bạn cần chú ý những phản ứng nặng sau tiêm chủng như tím tái, khó thở, đau bụng, đi ngoài. . . để báo ngay cho cán bộ y tế hoặc đến bệnh viện gần nhất thăm khám.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p8
57
Em có tiền sử mang thai 2 lần bị tiền sản giật, một lần bị nặng, thai lưu, bị tiểu đường thai kỳ. Bình thường tim đập nhanh, mạch nhanh, thỉnh thoảng bị đau ngực trái, tuyến giáp bình thường. Em có thể tiêm vaccine Covid-19 được không?
Những trường hợp có bệnh lý nền được theo dõi, điều trị và thăm khám định kỳ, bệnh đã vào giai đoạn ổn định vẫn đủ điều kiện tiêm phòng vaccine Covid-19. Đối với trường hợp của chị, bệnh nền vẫn chưa được kiểm soát và điều trị ổn định. Điều quan trọng nhất ở thời điểm hiện tại, chị nên đến các cơ sở y tế như bệnh viện để được thăm khám, đánh giá và thăm dò chức năng tim mạch trước khi có quyết định tiêm vaccin Covid-19.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p87
58
Tôi muốn được tiêm vaccine Covid- 19 phải đăng ký như thế nào?
Về vấn đề cách thức đăng ký tiêm vaccine Covid-19, anh cần liên hệ với các cơ sở y tế địa phương để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm cho các đối tượng được ưu tiên, vì vậy nếu anh thuộc diện được tiêm theo chính sách thì có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p6
59
Rối loạn thần kinh, không kiểm soát được suy nghĩ sau khi bỏ ma túy đá nên điều trị thế nào?
Trước hết chúc mừng em đã đủ nghị lực để bỏ hẳn ma túy. Thông thường, sẽ có những hành vi kỳ quặc, suy nghĩ tiêu cực, rối loạn thần kinh sau bỏ ma túy. Vì vậy, với thắc mắc Bác sĩ khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện Tâm thần hoặc trung tâm cai nghiện sẽ được hướng dẫn đầy đủ hơn nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/roi-loan-than-kinh-khong-kiem-soat-duoc-suy-nghi-sau-khi-bo-ma-tuy-da-nen-dieu-tri-the-nao/
60
Trẻ 17 tháng tuổi có những hành động bất thường là bị làm sao?
Theo như chị mô tả những hiện tượng trên khi trẻ 3 tháng và 7 tháng tuổi có thể là những hành vi không bình thường.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-17-thang-tuoi-co-nhung-hanh-dong-bat-thuong-la-bi-lam-sao/
61
Nữ giới đau nửa đầu, tê chân tay là dấu hiệu bệnh gì?
Mẹ bạn có các triệu chứng đau nửa đầu, tê nửa bên tay và chân, mất ngủ, bạn cần đưa mẹ bạn đi khám bác sĩ Nội thần kinh để chẩn đoán, có kế hoạch điều trị và dự phòng.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nu-gioi-dau-nua-dau-te-chan-tay-la-dau-hieu-benh-gi/
62
Vì sao điều trị cường giáp về bình giáp mà tim vẫn đập nhanh?
Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormon tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin) dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân,...Điều trị cường giáp cần thời gian đủ lâu để chức năng tuyến giáp về bình thường và giảm ảnh hưởng tới tim. Nhịp tim nhanh có thể do nhiều các nguyên nhân khác gây ra. Vì vậy, bạn cần khám thêm chuyên khoa Tim mạch để đánh giá đầy đủ.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vi-sao-dieu-tri-cuong-giap-ve-binh-giap-ma-tim-van-dap-nhanh/
63
Vì sao dùng thuốc điều trị tăng huyết áp lâu ngày có thể gây tác dụng phụ liệt dương?
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp, không rõ bạn đang nhắc đến loại thuốc cụ thể nào?Cần lưu ý, tăng huyết áp là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị thường xuyên, đều đặn để có thể phòng ngừa được các biến cố tim mạch nghiêm trọng (như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, tử vong,...).Trường hợp trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh gặp phải các tác dụng không mong muốn (bao gồm liệt dương), người bệnh nên đến thăm khám lại tại cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị (bao gồm: điều chỉnh liều, thay đổi thuốc,...)
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/vi-sao-dung-thuoc-dieu-tri-tang-huyet-ap-lau-ngay-co-the-gay-tac-dung-phu-liet-duong/
64
Tôi bị viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa thì có tiêm được vaccine phòng Covid-19 không?
Viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa, theo Quyết định của BYT không chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên để an toàn cho người tiêm phòng, nên tiêm tại bệnh viện có đầy đủ phương tiện cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p48
65
Bé 6 tháng tuổi bú ít, đi ngoài sau khi sử dụng kháng sinh, phải làm sao?
Trường hợp bé nhà mình có thể bị rối loạn tiêu hóa do kháng sinh (gây loạn khuẩn), tình trạng này thường hồi phục sau một thời gian ngừng kháng sinh, tuy nhiên thời gian hồi phục thì phụ thuộc vào từng trường hợp. Để hỗ trợ cho bé thì gia đình có thể bổ sung thêm men vi sinh (ví dụ: Lacteol, Bioflora) để điều hòa lại hệ vi khuẩn chí đường ruột. Đồng thời cho bé bú mẹ hoàn toàn là tốt nhất, trường hợp dùng thêm sữa công thức thì cần chú ý đến vấn đề vệ sinh. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tiêu hóa nhi để bác sĩ đánh giá và điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-6-thang-tuoi-bu-it-di-ngoai-sau-khi-su-dung-khang-sinh-phai-lam-sao/
66
Nguyên nhân và điều trị tình trạng ngứa khắp người trong thời gian dài
Với những triệu chứng mô tả thì có thể em bị bệnh mày đay, em nên đến khám chuyên khoa da liễu để xác định nguyên nhân và điều trị sớm nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-va-dieu-tri-tinh-trang-ngua-khap-nguoi-trong-thoi-gian-dai/
67
17 tuổi có biểu hiện của bệnh tự kỷ khắc phục được không?
Qua các thông tin mà cháu cung cấp, bác sĩ nhận thấy có thể em gái của cháu đang có các vấn đề về tâm lý. Vì vậy, để có thể hỗ trợ cho em gái cháu thì em cháu cần phải đến khám tại các phòng khám Tâm lý - Tâm thần để được chẩn đoán xác định, từ đó hướng điều trị, can thiệp hỗ trợ tốt hơn. Nếu em gái cháu có mắc bệnh tự kỷ hay thiếu hụt các kỹ năng thì bác sĩ có thể đưa ra các tư vấn can thiệp trị liệu, giáo dục hỗ trợ sau khi thăm khám để xác định rõ vấn đề của em cháu gặp phải là gì.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/17-tuoi-co-bieu-hien-cua-benh-tu-ky-khac-phuc-duoc-khong/
68
Mất cảm giác ở cẳng chân và khó cử động ngón chân do tê bì tay chân phải làm thế nào?
Nếu bạn bị tê bì đã đến mất cảm giác ở cẳng chân và khó cử động ngón chân thì lời khuyên tốt nhất là Bạn nên đi khám tại khoa Nội Thần kinh
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-cam-giac-o-cang-chan-va-kho-cu-dong-ngon-chan-do-te-bi-tay-chan-phai-lam-nao/
69
Hai triệu liều vaccine Covid-19 của Mỹ viện trợ thì sẽ phân phối như thế nào?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90. 000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh/Chị vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính Phủ và Bộ Y tế. Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành tiêm chủng vaccine AstraZeneca (Vương quốc Anh) cho các đối tượng, địa bàn ưu tiên theo hướng dẫn chỉ đạo của Chính Phủ và Bộ Y tế.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p6
70
Tôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh khá nặng, bị sốc phản vệ và phải cấp cứu hai lần. Tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và nhà sản xuất đối với người có tiền sử phản ứng phản vệ độ 2 trở lên với bất kỳ tác nhân nào là chống chỉ định đối với vaccine Covid-19. Vì vậy, rất tiếc anh/chị sẽ không được tiêm chủng vaccine. Bạn cần thực hiện các biện pháp phòng dịch hiệu quả khác như tuân thủ thông điệp 5K của Chính phủ.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p105
71
Nữ giới mắt bị rách kết mạc nhỏ có ảnh hưởng gì?
Thông thường, chấn thương rách kết mạc nhỏ sẽ tự liền mà không cần can thiệp phẫu thuật nhưng bạn nên đi khám để bác sĩ biết mức độ, tiên lượng bệnh và cho hướng điều trị.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nu-gioi-mat-bi-rach-ket-mac-nho-co-anh-huong-gi/
72
Viêm khớp dạng thấp có thể điều trị bằng vật lý trị liệu được không?
Trường hợp nếu mẹ em được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì bác sĩ ban đầu tư vấn cho em như sau:Viêm khớp dạng thấp là một bệnh khớp tự miễn diễn biến mạn tính, trong đó số lượng khớp bị viêm và bị hủy hoại có thể rất nhiều, về lâu dài có thể gây ra teo cơ, giảm sức cơ, biến dạng khớp, cứng khớp.Chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi hoàn toàn. Các biện pháp điều trị nhằm cải thiện triệu chứng, nâng cao chất lượng giúp duy trì cuộc sống bình thường.Nhưng các nghiên cứu lâm sàng chỉ ra rằng nếu điều trị bắt đầu sớm với các thuốc được gọi là thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs) thì sẽ có nhiều khả năng giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và thời gian bị viêm khớp dạng thấp. Đây là phương pháp điều trị chính, bên cạnh đó cũng cần phối hợp điều trị bằng vật lý trị liệu - phục hồi chức năng nhằm giúp: bảo vệ khớp; giảm đau, duy trì và cải thiện tầm độ khớp, tránh biến dạng khớp; làm mạnh cơ yếu tăng cường sức chịu đựng của cơ thể; cải thiện khả năng thăng bằng khi đi lại; cải thiện sức khỏe và tăng cường độc lập trong sinh hoạt.Việc điều trị tập luyện còn tùy thuộc từng giai đoạn và biểu hiện của bệnh. Vì vậy em cần cho mẹ em đến khám với bác sĩ chuyên khoa Nội cơ xương khớp và bác sĩ Phục hồi chức năng để được chẩn đoán chính xác, điều trị sớm, toàn diện và theo dõi lâu dài
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/viem-khop-dang-thap-co-dieu-tri-bang-vat-ly-tri-lieu-duoc-khong/
73
Sưng phía ngoài tai kèm theo lỗ nhỏ là dấu hiệu của bệnh gì?
Có rất nhiều nguyên nhân gây sưng phía ngoài tai, một trong những nguyên nhân hay gặp gây sưng ngoài tai kèm có lỗ tại vị trí sưng là rò luân nhĩ. Bệnh rò luân nhĩ là khi vùng trước vành tai xuất hiện một lỗ nhỏ, thông vào bên trong vùng chân sụn vành tai, lỗ rò đi sâu vào bên trong và bám vào phần sụn. Lỗ rò luân nhĩ bé bằng đầu tăm trên da khi bị viêm nhiễm, bị sưng hay bị tắc thường gây ra cảm giác ngứa, khó chịu, tiết ra chất bã đậu, rỉ dịch màu trắng, có mùi hôi hoặc phình ra, tạo thành nang (nang khi bị bội nhiễm sẽ trở nên to dần, tạo thành áp-xe rò luân nhĩ). Bạn nên đến phòng khám Tai mũi họng để khám, xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị triệt để.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/sung-phia-ngoai-tai-kem-theo-lo-nho-la-dau-hieu-cua-benh-gi/
74
Vợ em bị ứ dịch tử cung. Nếu em làm IVF thì tỷ lệ thành công là khoảng bao nhiêu?
Để đưa ra một con số cụ thể về tỷ lệ thành công của một cặp vợ chồng, các bác sĩ cần đánh giá toàn diện chức năng sinh sản của hai vợ chồng, bao gồm lứa tuổi, đặc điểm nền, các chỉ số nội tiết sinh dục, dự trữ buồng trứng của người vợ cũng như tính chất tinh trùng của người chồng.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p31
75
Viêm xoang ở trẻ em có thể chữa khỏi không?
Cháu mới có 9 tuổi, xoang chưa phát triển hoàn chỉnh, các xoang của cháu rất bé và nông, tình trạng viêm xoang hoàn toàn có thể chữa khỏi. Trong lứa tuổi này vấn đề chính là điều trị tình trạng viêm mũi họng tốt, khi đó viêm xoang sẽ được cải thiện. Bạn đừng quá lo lắng với kết luận của bác sĩ, điều trị đúng chỉ dẫn, vệ sinh mũi họng tốt, tái khám sau đợt điều trị. Nếu tình trạng không thuyên giảm bạn có thể đến với chúng tôi sau đợt dịch bệnh để được khám và tư vấn tốt nhất.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/viem-xoang-o-tre-em-co-chua-khoi-khong/
76
Tôi 49 tuổi, giới tính nam, đã mắc các bệnh nền lâu năm, bao gồm tiểu đường type 2, xơ gan giảm tiểu cầu và suy tim hẹp mạch vành. Tôi đã điều trị tiểu đường ổn định, đặt stent nhưng tiểu cầu vẫn thấp (78). Tôi muốn được tiêm vaccine Covid-19 cần thực hiện các biện pháp sàng lọc, theo dõi gì để tiêm vaccine an toàn.
Theo các thông tin liên quan sức khỏe anh mô tả, anh có nhiều bệnh nền kết hợp, trong trường hợp các bệnh lý nền đều có dùng thuốc điều trị có kiểm soát tốt ổn định và trong vòng 3 tháng trước thời điểm tiêm vaccine anh không cần phải thay đổi điều trị đáng kể hoặc phải nhập viện vì bệnh lý nặng hơn thì anh vẫn đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19. Để đảm bảo an toàn trong việc tiêm vaccine Covid-19, anh nên thăm khám, đánh giá và có ý kiến của bác sĩ điều trị về tình trạng các bệnh lý nền đang mắc phải trước khi tiến hành tiêm vaccine. Đồng thời, do anh có lượng tiểu cầu thấp nên anh thuộc nhóm nguy cơ cao có thể chảy máu sau tiêm, tốt nhất anh nên tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p29
77
Tôi bị tai biến 2 lần vào năm 2001 và 2005. Hiện nay tôi vẫn đi lại, làm việc bình thường, năm 2019 bị nhồi máu cơ tim, đã đặt 2 stent. Vậy xin hỏi tôi có nên tiêm vaccine Covid-19 được không?
Trường hợp của anh vẫn có thể tiêm chủng vaccine Covid-19. Nếu bệnh của anh đã được điều trị ổn định và tốt nhất là tiêm chủng ở trong bệnh viện nơi có đủ điều kiện cấp cứu và xử trí trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, khi đi khám anh cần cung cấp đầy đủ thông tin tình trạng bệnh hiện tại, thuốc đang sử dụng hằng ngày để bác sĩ khám sàng lọc biết để chỉ định tiêm và tư vấn phù hợp.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p112
78
Mắc virus ho trong thời gian nuôi con bú có uống nghệ được không?
Viêm họng cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không phức tạp. Có tới > 50% số trường hợp viêm phế quản cấp không cần điều trị mà tự thoái lui. Nghệ tuy rất tốt nhưng tinh bột nghệ vẫn có những lưu ý khi sử dụng. Bạn không nên dùng chúng trong những trường hợp sau: Không uống tinh bột nghệ và thuốc tây cùng một lúc. Hai thứ này kết hợp với nhau sẽ làm bạn đau ruột, khó chịu, quặn thắt bụng. Không sử dụng nếu như bạn có tiền sử bệnh trào ngược dạ dàyMỗi ngày chỉ nên dùng 2 lần, bạn không nên thay nghệ như nước để uống. Mặc dù, tinh bột nghệ có tác dụng rất tốt cho chị em sau sinh, song theo các chuyên gia, không nên vì thế mà lạm dụng một cách bừa bãi. Bởi chất curcumin nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, thiếu sắt, giảm khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/mac-virus-ho-trong-thoi-gian-nuoi-con-bu-co-uong-nghe-duoc-khong/
79
Trẻ 3 tháng thường quấy khóc, hay giật mình là do đâu?
Bé sơ sinh khi ngủ hay vặn mình, giật mình, nắm chặt tay, quấy khóc thường do phản xạ hoặc do môi trường xung quanh. Sau khi bé bú mẹ nên vỗ lưng và bế em bé lên vai khoảng 20 phút mới đặt xuống nằm ngủ, nằm ngủ đầu cao 1 góc nghiêng toàn thân khoảng 30 độ, mặc quần áo thoải mái, kiểm tra tã lót trước khi ngủ, để nhiệt độ phòng khoảng 28 độ C, phòng phải tối và yên tĩnh. Nếu em bé khóc quá nhiều mẹ có thể kiểm tra em bé có đói không, kiểm tra lại quần áo và môi trường xung quanh. Ở lứa tuổi sơ sinh trẻ bú mẹ hoàn toàn chỉ cần bổ sung vitamin D.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-3-thang-thuong-quay-khoc-hay-giat-minh-la-do-dau/
80
Bé 5 tháng cao 57,5cm có nên đi khám chiều cao không?
Chiều cao của bé có thấp so với tuổi như bạn đã biết. Bạn có thể đưa bé khám chậm phát triển chiều cao tại các có sở Y tế uy tín có chuyên khoa nhi hoặc các bệnh viện, phòng khám thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để bé được các bác sĩ thăm khám kỹ, làm các xét nghiệm cần thiết để đưa ra biện pháp xử trí thích hợp cho bé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-5-thang-cao-575cm-co-nen-di-kham-chieu-cao-khong/
81
Đau đầu chóng mặt sau tập thể thao có sao không?
Choáng váng sau khi tập thể dục có thể liên quan tới huyết áp, hoặc hạ đường máu. Bạn có thể đo huyết áp, và uống 1 viên thuốc giảm đau Paracetamol) và theo dõi đáp ứng. Cần đi khám nếu đau cường độ mạnh, buồn nôn/nôn, chóng mặt tăng, yếu tay chân, hoặc sốt.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/dau-dau-chong-mat-sau-tap-thao-co-sao-khong/
82
Hoa mắt, chóng mặt kèm đau tức ngực là dấu hiệu bệnh gì?
Biểu hiện triệu chứng của bạn khá mơ hồ, có thể gặp ở rất nhiều bệnh khác nhau (như các bệnh lý nội tiết, tim mạch,...) nên bác sĩ rất khó hướng dẫn điều trị khi chưa xác định rõ tình trạng, cũng như nguyên nhân. Do đó, bạn nên đến cơ sở y tế khám để được tư vấn cụ thể, chính xác nhất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/hoa-mat-chong-mat-kem-dau-tuc-nguc-la-dau-hieu-benh-gi/
83
Đang mang thai bị cúm uống kháng sinh có sao không?
nếu em bị sốt do cúm thông thường thì không nên dùng kháng sinh em nhé. Nếu cúm có chỉ định dùng kháng sinh thì loại em đang uống là kháng sinh an toàn cho bầu em nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dang-mang-thai-bi-cum-uong-khang-sinh-co-sao-khong/
84
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi không?
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi ở 1 số ít trường hợp sau khi dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật mà sau đó không cần dùng thuốc và cơn giật không xuất hiện trở lại. Các bác sĩ thường bắt đầu bằng cách điều trị động kinh bằng thuốc. Mục đích điều trị bệnh động kinh là để kiểm soát các cơn co giật với thuốc ở liều thấp nhất ít gây tác dụng phụ. Thời gian uống thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân động kinh và khả năng đáp ứng điều trị. Nếu thuốc không chữa được bệnh, các bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật hoặc một loại điều trị khác.bạn nên đến cơ sở y tế gặp bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh giàu kinh nghiệm để được tư vấn, thăm khám và điều trị kịp thời.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/benh-dong-kinh-co-chua-khoi-khong/
85
Nguyên nhân không mọc răng số 4 là do đâu?
Bạn năm nay 20 tuổi, bạn đang thiếu 1 răng số 4 hàm dưới bên trái. Bạn nên đến phòng khám Răng Hàm Mặt để được thăm khám, chụp phim kiểm tra và có hướng chẩn đoán nguyên nhân thiếu răng số 4 cho chính xác. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng không mọc lên được như: Thiếu răng do bẩm sinh hoặc di truyền. Do không có mầm răng tồn tại. Do bị bác sĩ nhổ nhầm mầm răng từ khi bạn còn bé. Ngoài ra còn các yếu tố từ môi trường bên ngoài như chấn thương, viêm nhiễm, điều trị tia xạ, các hóa chất, . . .
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/nguyen-nhan-khong-moc-rang-so-4-la-do-dau/
86
Trẻ 5 tháng bị bẹp đầu, phải làm sao?
Xương hộp sọ của bé còn tiếp tục phát triển, canxi hóa, dễ bị biến dạng khi nằm lệch 1 bên trong thời gian dài. Bạn nên xoay chuyển tư thế cho bé để tránh phát triển không cân xứng nhé.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-5-thang-bi-bep-dau-phai-lam-sao---/
87
Em bị viêm cột sống dính khớp - bệnh mãn tính, năm nay 37 tuổi. Như vậy em có được tiêm vaccine không và tiêm ở đâu để an toàn.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tê, những trường hợp bệnh mãn tính vẫn có thể tiêm vaccine được nếu hiện tại tình trạng bệnh của anh/chị ổn định. Anh/chị nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ khả năng hồi sức ban đầu để bác sỹ khám sàng lọc đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại (tổng trạng, dấu hiệu sinh tồn, tiền căn dị ứng, thuốc đang dùng) nếu ổn định bác sỹ sẽ chỉ định tiêm chủng ngay. Chúc anh/chị sức khỏe.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p62
88
Bố tôi bị ung thư dạ dày, điều trị được 6 năm rồi, giờ sức khoẻ ổn định liệu có tiêm được vaccine Covid-19 không bác sĩ?
Bố của anh bị ung thư dạ dày điều trị ổn định có thể tiêm vaccine phòng Covid-19 tại các điểm tiêm khối bênh viện.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p13
89
Có vấn đề về não nên đi khám những gì?
Theo thông tin cung cấp, trường hợp của em đã được xác định là bị động kinh. Em cần đi khám cận lâm sàng (điện não, hình ảnh học, các xét nghiệm khác. . . ).
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/co-van-de-ve-nao-nen-di-kham-nhung-gi/
90
Khuyết lỗ đồng tử có chữa được không?
Bác sĩ đã khám và kết luận khuyết lỗ đồng tử thì có thể điều trị được. Cách điều trị đối với trường hợp của bạn là phẫu thuật tạo lỗ đồng tử mới. Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, tư vấn và phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh bị nhược thị.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/khuyet-lo-dong-tu-co-chua-duoc-khong/
91
Phương pháp gây mê do người nhà hay bác sĩ quyết định?
Trước mỗi trường hợp cần phẫu thuật, bác sĩ gây mê sẽ cân nhắc các phương pháp vô cảm phù hợp để tiến hành phẫu thuật. Lựa chọn phương pháp vô cảm cần căn cứ trên người bệnh cụ thể để đảm bảo tính an toàn cho phẫu thuật, hiệu quả giảm đau sau mổ tốt nhất.Để mổ thay khớp háng, các phương án có thể lựa chọn gồm: tê tủy sống, tê ngoài màng cứng, gây mê nội khí quản hoặc phối hợp tê tủy sống và tê ngoài màng cứng.Ngoài ra ở bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec có các kỹ thuật gây tê thần kinh để giảm đau sau mổ. Mỗi phương pháp vô cảm đều có ưu và nhược điểm riêng. Bác sĩ gây mê sẽ đánh giá và bàn bạc cùng người bệnh để giúp người bệnh chọn ra phương án vô cảm hợp lý nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhất. Các kỹ thuật vô cảm đều được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ gây mê – hồi sức chuyên khoa nên rất an toàn cho người bệnh.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/phuong-phap-gay-me-do-nguoi-nha-hay-bac-si-quyet-dinh/
92
Chạy canxi là gì?
Trước hết, tình trạng thiếu canxi ở trẻ sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Việc đánh giá cần được thăm khám trực tiếp qua lâm sàng, đôi khi có thể là qua kết quả xét nghiệm thiếu canxi, chính vì vậy muốn đánh giá chính xác con mình có thiếu canxi hay không, thì bạn nên cho bé đến kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín hoặc các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc. Ngoài ra, việc bổ sung canxi cho trẻ cũng tùy theo giai đoạn và lứa tuổi. Với mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có các cách bổ sung khác nhau, nhưng nói chung đều qua thông qua việc ăn uống. Hiện tại, trong các tài liệu y văn chưa thấy ghi nhận về chạy canxi. Do đó, tốt nhất là bạn nên cho trẻ đến khám và nhận tư vấn trực tiếp từ các bác sĩ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/chay-canxi-la-gi/
93
Tôi bị tinh trùng yếu và ít, mong mỏi có con mà khó quá. Tôi đã dùng thuốc nhưng vẫn không cải thiện được tình trạng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi có phương pháp nào giúp tăng lượng tinh trùng không?
Tinh trùng yếu và ít có rất nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ do di truyền (rối loạn gen; bệnh bẩm sinh: tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn. . . ); do bệnh mắc phải (giãn tĩnh mạch thừng tinh, quai bị. . . ); do viêm nhiễm (lậu, lao. . . ); do chấn thương, vết thương bộ phận sinh dục ngoài; do thuốc, hóa chất. . . Bạn cần được khám trực tiếp để tìm đúng nguyên nhân sinh bệnh.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p16
94
Bé 9 tuổi sưng một bên ngực, đau khi nhấn có phải dậy thì sớm?
Theo những dấu hiệu mà chị mô tả phía trên rất có thể bé bị tình trạng viêm mô tế bào hoặc áp xe mô vú. Tuy nhiên đây chưa phải kết luận chính xác nhất, chị có thể đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/be-9-tuoi-sung-mot-ben-nguc-dau-khi-nhan-co-phai-day-thi-som/
95
Tôi còn 3 tháng nữa là 70 tuổi, có đặt 2 stent tim. Tôi đang uống thuốc thì có chích ngừa vaccine Covid-19 được không?
Hiện tại, theo quyết định 2995/QĐ-BYT mới nhất của Bộ Y tế đang triển khai tiêm cho đối tượng trên 18 tuổi. Trường hợp của anh/chị bệnh nền hiện tại chưa ổn định thì nên tạm hoãn tiêm chủng. Sau khi mức độ bệnh lý đã ổn định, anh/chị có thể tiến hành tiêm chủng tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p79
96
Nguyên nhân đau đầu kèm mệt mỏi?
Đau đầu kèm mệt mỏi có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là đau đầu căng thẳng, hoặc đau đầu do nguyên nhân mạch máu, đau đầu dạng chuỗi,... Bạn cần đi khám bác sĩ nội thần kinh để được khám và chẩn đoán điều trị.Nhiều trường hợp đau đầu đã có sẵn trong người, chỉ chờ những yếu tố thuận lợi (stress, sốc tình cảm, tâm lý), yếu tố thúc đẩy (chế độ sinh hoạt, thời gian làm việc kéo dài)... làm tăng sinh các gốc tự do đủ để xảy ra triệu chứng đau đầu, tổn thương thần kinh, mạch máu và làm tổn hại cấu trúc của não.Thời gian điều trị chung cho các chứng đau đầu thường là 3 tháng, sau đó có thể ngưng thuốc. Tuy nhiên, khi các triệu chứng kèm theo như: mất ngủ, lo âu... chưa được kiểm soát tốt, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn. Song song với việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần hạn chế sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, tránh stress tâm lý, đảm bảo giấc ngủ tốt, ăn uống điều độ và đầy đủ dinh dưỡng.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/nguyen-nhan-dau-dau-kem-met-moi/
97
Đau đầu cảm cúm uống thuốc gì để nhanh khỏi?
Khi bị cảm cúm, nhiễm siêu vi thông thường bạn có thể bổ sung vitamin C, uống nhiều nước. Nếu đau đầu nhiều, sốt > 38, 5 độ có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol 500mg với liều 1 viên, uống cách nhau 4- 6 giờ. Tuy nhiên, trước khi uống thuốc bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để xác định có đúng chỉ nhiễm siêu vi không cũng như được tư vấn các lưu ý trong điều trị cảm cúm. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế việc tự ý dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/dau-dau-cam-cum-uong-thuoc-gi-de-nhanh-khoi/
98
Chồng em bị tinh trùng yếu, dị dạng có IUI được không? Có cải thiện được không?
Nhìn chung, tinh trùng yếu vẫn có thể làm IUI được, do các phương pháp lọc rửa tinh trùng trước bơm IUI có thể khắc phục nhược điểm của tinh trùng yếu. Tuy nhiên, tùy mức độ tinh trùng yếu (thể hiện trên các chỉ số trong kết quả tinh dịch đồ) và loại hình dị dạng tinh trùng sẽ giúp tiên lượng khả năng mang thai của mẫu tinh trùng đó.
https://vnexpress.net/tu-van-vo-sinh-hiem-muon-vo-sinh-khong-vo-vong-p25
99
Ngừng thở, khó thở khi ngủ là dấu hiệu bệnh gì?
Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) là sự rối loạn trong giấc ngủ, trong đó có hiện tượng ngưng thở hơn 10 giây hay giảm thông khí lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm kèm triệu chứng ngủ ngáy và ngủ ngày quá mức. Chứng ngưng thở tắc nghẽn này thỉnh thoảng xảy ra làm cho bạn phải tỉnh giấc khi đang ngủ ngon. Nếu xảy ra thường xuyên và không được điều trị thì theo thời gian có thể phát triển thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. OSA thường gặp ở nam giới, phụ nữ sau tuổi mãn kinh và những người trên 65 tuổi. OSA cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Những người thừa cân có nhiều khả năng bị OSA. Chứng ngưng thở khi ngủ OSA có thể xảy ra ở những người có amidan hoặc VA lớn nhưng cũng có thể xảy ra ở những người có kích thước amidan hoặc VA bình thường và những người có một số vấn đề về xương hàm dưới. Những người có vấn đề về xương hàm dưới thường gặp khó khăn trong việc giữ mô mềm ở họng thông thoáng. Các tình trạng này gọi là tật xương hàm dưới nhỏ và tật tụt xương hàm dưới. Trường hợp của bạn đang trẻ với triệu chứng như bạn mô tả trước mắt chỉ có thể thấy bạn có biểu hiện của giấc ngủ không tốt, thi thoảng hay giật mình thức giấc. Bạn bị polyp mũi nhưng bạn không cung cấp kích thước của polyp, có gây cản trở hô hấp chưa, bạn có béo phì thừa cân không, . . . nên bác sĩ chưa thể tư vấn chính xác cho bạn. Để chẩn đoán chắc chắn bạn có bị ngưng thở khi ngủ không và mức độ như thế nào, có cần điều trị không, bạn cần đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được thăm khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng lâm sàng, các yếu tố nguy cơ dựa trên các bảng hỏi hoặc đo đa ký giấc ngủ từ đó mới có chẩn đoán xác định bạn có ngừng thở khi ngủ không. Từ đó, bác sĩ mới quyết định có cần điều trị không.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/ngung-tho-kho-tho-khi-ngu-la-dau-hieu-benh-gi/
100
Khi nào VNVC mới có dịch vụ tiêm vaccine Covid-19? Giá khoảng bao nhiêu một mũi cho từng loại AstraZeneca, Pfizer, và Moderna ạ?
Theo thông tin từ Bộ Y tế, hơn 90. 000 liều vaccine Covid-19 Pfizer/BioNTech đã về đến sân bay Nội Bài vào sáng ngày 7/7/2021, đây là lô vaccine đầu tiên của hãng này về Việt Nam. Hiện nay, Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Theo thông tin từ Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), 2 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Moderna đã về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Chính phủ chưa có cơ chế triển khai tiêm chủng loại vaccine này. Anh/chị vui lòng chờ thêm thông tin từ Chính Phủ và Bộ Y tế.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p24

Disclaimer:

The dataset may contain personal information crawled along with the contents of various sources. Please make a filter in pre-processing data before starting your research training.

SPBERTQA: A Two-Stage Question Answering System Based on Sentence Transformers for Medical Texts

This is the official repository for the ViHealthQA dataset from the paper SPBERTQA: A Two-Stage Question Answering System Based on Sentence Transformers for Medical Texts, which was accepted at the KSEM-2022.

Citation Information

The provided dataset is only used for research purposes!

@InProceedings{nguyen2022viheathqa,
  author="Nguyen, Nhung Thi-Hong
  and Ha, Phuong Phan-Dieu
  and Nguyen, Luan Thanh
  and Van Nguyen, Kiet
  and Nguyen, Ngan Luu-Thuy",
  title="SPBERTQA: A Two-Stage Question Answering System Based on Sentence Transformers for Medical Texts",
  booktitle="Knowledge Science, Engineering and Management",
  year="2022",
  publisher="Springer International Publishing",
  address="Cham",
  pages="371--382",
  isbn="978-3-031-10986-7"
}

Abstract

Question answering (QA) systems have gained explosive attention in recent years. However, QA tasks in Vietnamese do not have many datasets. Significantly, there is mostly no dataset in the medical domain. Therefore, we built a Vietnamese Healthcare Question Answering dataset (ViHealthQA), including 10,015 question-answer passage pairs for this task, in which questions from health-interested users were asked on prestigious health websites and answers from highly qualified experts. This paper proposes a two-stage QA system based on Sentence-BERT (SBERT) using multiple negatives ranking (MNR) loss combined with BM25. Then, we conduct diverse experiments with many bag-of-words models to assess our system’s performance. With the obtained results, this system achieves better performance than traditional methods.

Dataset

The ViHealthQA dataset is consist of 10,015 question-answer passage pairs. Note that questions are from health-interested users asked on prestigious health websites and answers are from highly qualified experts.

The dataset is divided into three parts as below:

  1. Train set: 7.01K question-answer pairs
  2. Valid set: 2.01 question-answer pairs
  3. Test set: 993 question-answer pairs

Contact

Please feel free to contact us by email luannt@uit.edu.vn if you have any further information!

Downloads last month
211
Edit dataset card