id
int64
1
7.01k
question
stringlengths
17
1.52k
answer
stringlengths
33
7.13k
link
stringlengths
66
211
7,001
Ngứa toàn thân kèm nổi cục trên da là bệnh gì?
Bà bạn có hiện tượng ngứa toàn thân kèm nổi cục trên da. Đây là biểu hiện có thể gặp ở nhiều bệnh như: sẩn ngứa, ghẻ, viêm da cơ địa... Với bệnh ghẻ, nguyên nhân do ký sinh trùng, bệnh dễ lây lan. Bạn cần cho bà đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán đúng và điều trị sớm.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/ngua-toan-kem-noi-cuc-tren-da-la-benh-gi/
7,002
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật cột sống có hiệu quả không?
Nếu bạn bị gãy lún đốt sống L1, không chèn ép tủy sống, được bơm xi măng hay bắt nẹp vít thì cột sống sẽ vững. Sau 1 thời gian luyện tập đúng quy cách vẫn đi lại bình thường được bạn nhé. Các bài tập sau phẫu thuật cột sống cần được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn cụ thể. Thời gian tập tùy thuộc vào mức độ phục hồi sức cơ và tầm vận động cột sống của tường người, có thể từ 1-2 tháng sau phẫu thuật.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phuc-hoi-chuc-nang-sau-phau-thuat-cot-song-co-hieu-qua-khong/
7,003
Dương vật bị nổi mẩn đỏ sau khi quan hệ có nguy hiểm không?
Thông thường khi dương vật bị nổi mẩn đỏ do vệ sinh kém hoặc bị kích ứng nhẹ sẽ tự động khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu nốt sần tồn tại lâu ngày, sau đó xuất hiện tình trạng dương vật chảy mủ trắng đục hoặc dương vật bị hôi nặng thì có thể là nguyên nhân của những vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:Bệnh giang mai;Bệnh ghẻ do ký sinh trùng;Nhiễm trùng da Molluscum contagiosum;Viêm bao quy đầu Balanitis;Viêm da tiếp xúc;Nhiễm trùng nấm men Candida;Vảy nến sinh dục;Chàm sinh dục.Vì vậy, với tình trạng của bạn lâu ngày chưa hết, bạn nên đến bệnh viện chuyên Nam khoa thăm khám. Những trường hợp chủ quan tự ý điều trị tại nhà, hoặc có thái độ thờ ơ với tình trạng dương vật nổi mụn đều khiến bệnh kéo dài, diễn tiến thành nhiều hậu quả không mong muốn.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/duong-vat-bi-noi-man-do-sau-khi-quan-he-co-nguy-hiem-khong/
7,004
Trẻ 5 tuổi hay chảy máu cam nguyên nhân do đâu?
Khả năng cháu bị chảy máu do bệnh lý thành mạch yếu, bệnh lý này không có hậu quả nặng nề, mà chỉ cần chú ý bổ sung vitamin C trong chế độ ăn uống giàu cho cháu bé. Ngoài ra, chỉ số WBC như vậy hơi cao, bạn quan sát nếu cháu bé sốt thì khả năng do nhiễm trùng. Còn nếu cháu không sốt, thì gia đình nên đưa cháu đi xét nghiệm lại kiểm tra nhiều lần và làm huyết đồ để xem bản chất tế bào bạch cầu có thay đổi gì không.
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/tre-5-tuoi-hay-chay-mau-cam-nguyen-nhan-do-dau/
7,005
Thiếu máu điều trị như thế nào?
Theo các chỉ số bạn cung cấp cho bác sĩ thì bạn có thiếu máu hồng cầu nhỏ. Nguyên nhân hồng cầu nhỏ thì có nhiều nguyên nhân, nhóm hay gặp tại Việt Nam là thiếu máu thiếu sắt, bệnh lý huyết sắc tố, viêm mạn tính...Bạn nên khám và thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng để tìm nguyên nhân của thiếu máu hồng cầu nhỏ. Việc điều trị là khác nhau đối với từng nhóm nguyên nhân khác nhau.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/thieu-mau-dieu-tri-nhu-nao/
7,006
Thường xuyên tức ngực, khó thở có phải dấu hiệu bệnh tự miễn?
trường hợp của em nên khám và làm các xét nghiệm về yếu tố thấp và xét nghiệm vi khuẩn hầu họng, cũng như chụp các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/thuong-xuyen-tuc-nguc-kho-tho-co-phai-dau-hieu-benh-tu-mien/
7,007
Mất răng số 7 có nguy hiểm và làm cầu răng được không?
Việc nhổ răng số 7 thường sẽ không ảnh hưởng đến răng cửa. Răng số 7 là răng hàm, có vai trò lớn trong việc nhai, nghiền thức ăn nên khi mất răng số 7, sẽ phải làm răng giả để phục hồi lại chức năng ăn nhai bên răng mấtLàm cầu răng sứ từ răng số 5, số 6 để mang răng số 7 là một trong những lựa chọn để bù răng số 7 bị mất.Bạn nên đi khám chuyên khoa Răng-Hàm-Mặt tại bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để nha sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng của bạn để tư vấn cụ thể hơn cách bù răng số 7 bị mất.
https://www.vinmec.com/vi/suc-khoe-tong-quat/tu-van-bac-si/mat-rang-so-7-co-nguy-hiem-va-lam-cau-rang-duoc-khong/
7,008
Hiện tại em gặp 2 vấn đề sau:1. Em bị viêm gan B bùng phát đã điều trị ổn định, hiện nay vẫn còn dùng thuốc.2. Em cũng bị dị ứng khi bị ong ruồi đốt (đã bị 2 lần, triệu chứng nổi mề đay, ngứa khắp người, khó thở... cả 2 lần phải vào bệnh viện để tiêm thuốc). Vậy e có nên tiêm vaccine Covid-19 không?
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, anh thuộc đối tượng cần cẩn trọng khi tiêm và nên tiêm vaccine Covid-19 tại khối bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức ban đầu.
https://vnexpress.net/tu-van-tiem-vaccine-covid-19-an-toan-hieu-qua-p120
7,009
Phòng ngừa bệnh hẹp động mạch trong và ngoài sọ như thế nào?
Những người từ 40-50 tuổi trở lên, có bệnh lý nền (tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, . . . )hoặc thường xuyên lạm dụng rượu bia, thuốc lá nếu xuất hiện các triệu chứng sau nên lập tức đi khám sàng lọc, tầm soát bệnh: Nhức đầu, có thể khu trú 1 chỗ sau đó lan tỏa khắp đầu. Tăng lên khi gắng sức, khi vận động hoặc khi suy nghĩ nhiềuNhức đầu kèm theo ù tai, chóng mặt, mờ mắt hoặc mù mắt thoáng qua, tê nửa người thoáng qua, . . . Suy giảm trí nhớ, mất tập trung, rối loạn giấc ngủ, .
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoi-dap-bac-si/phong-ngua-benh-hep-dong-mach-trong-va-ngoai-so-nhu-nao/