Datasets:
image
imagewidth (px) 63
500
| title
stringlengths 2
105
⌀ | text
stringlengths 6
18.6k
|
---|---|---|
Pachara Chirathivat | Pachara Marcel Chirathivat (tiếng Thái: พชร จิราธิวัฒน์; sinh ngày 10 tháng 5 năm 1993), còn được gọi là Peach, là một diễn viên, ca sĩ và người mẫu Thái Lan. Anh nổi tiếng qua các bộ phim điện ảnh như Rock học trò (2011), Thiếu niên bạc tỷ (2011), Nam thần xe ôm (2018)... Tên tuổi anh thực sự được biết đến mạnh mẽ qua vai diễn Win trong series phim học đường Tuổi nổi loạn, bộ phim là bệ phóng giúp các diễn viên trẻ lên hàng ngôi sao. Năm 2015, anh rời công ty quản lý Nadao Bangkok và chuyển sang đài Channel 3. Anh còn đảm nhận vai trò huấn luyện viên The Face Men Thailand mùa đầu tiên năm 2017. |
|
Friedrich Paulus | Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã. Ông là vị chỉ huy cao cấp nhất của lực lượng quân Đức và đồng minh công phá Stalingrad, thất trận và bị bắt chỉ một ngày sau khi Adolf Hitler thăng lên cấp bậc Thống chế. |
|
Đặng Tích Hầu | Đặng Tích Hầu (Chinese: 邓锡侯; 1889–1964) là một tướng lĩnh và chính trị gia Trung Hoa. |
|
Thái Đình Khải | Thái Đình Khải (giản thể: 蔡廷锴; phồn thể: 蔡廷鍇; bính âm: Cài Tíngkǎi; Wade–Giles: Ts'ai T'ing-k'ai; 1892–1968) là một tướng lĩnh Trung Hoa.
Thái là Tư lệnh Lộ quân 19 Quân đội Cách mạng Quốc dân Trung Hoa Dân Quốc và các lực lượng Trung Hoa khác, chịu trách nhiệm cầm chân Quân đội Đế quốc Nhật Bản trong trận Thượng Hải bắt đầu ngày 28 tháng 1 năm 1932.
Tháng 11 năm 1933, Thái và Lý Tế Thâm nổi dậy chống lại chính quyền Quốc dân đảng, và cùng với Tưởng Quang Nãi, họ thành lập Chính phủ Nhân dân Phúc Kiến ngày 22 tháng 11 năm 1933. Tuy nhiên cuộc chính biến, có tên Sự biến Phúc Kiến, không được phe Cộng sản ủng hộ, và ngày 21 tháng 1 năm 1934, bị Quốc dân đảng đánh bại. Thái phải rời khỏi Trung Hoa trong vài năm.
Sau đó, trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai (Thế chiến II), Thái đề nghị được quay lại chỉ huy và được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Binh đoàn 26 trong trận Nam Quảng Tây. Ông cũng từng đến Hoa Kỳ kêu gọi Hoa kiều ủng hộ chiến tranh chống Nhật.
Trong giai đoạn cuối Nội chiến Trung Hoa, Thái ủng hộ phe Cộng sản Trung Hoa và là một trong những người ký vào bản "Tuyên ngôn của Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" ngày 1 tháng 10 năm 1949.
Ban đầu Thái được chôn cất tại Nghĩa trang cách mạng Bát Bảo Sơn, Bắc Kinh, nhưng từ năm 1997, di hài ông đã được đưa về Bảo tàng tưởng niệm các anh hùng Lộ quân 19 trong Chiến trang kháng Nhật tại Bắc Thượng Hải. |
|
Taio Cruz | Jacob Taio Cruz (sinh 23 tháng 4 năm 1985)'<ref>chú thích web | url=http://www.mtvbase.com/music/artists/taio-cruz/mywn2p | title=Taio Cruz | publisher=MTV Base | ngày truy cập=2015-10-23 | archive-date=2015-11-17 | archive-url=https://web.archive.org/web/20151117031707/http://www.mtvbase.com/music/artists/taio-cruz/mywn2p </ref> được biết với nghệ danh Taio Cruz<ref>chú thích web| url=http://www.taiocruzmusic.co.uk/about.php | location=London | work=Official Website | first=Taio | last=Cruz | title=Cruz Official Biography | year= 2009</ref> là ca sĩ-người viết bài hát, nhà sản xuất thu âm, rapper người Anh.<ref name="AllmusicBio">chú thích web |url=Allmusic|class=artist|id=p847820|pure_url=yes |title=Taio Cruz > Biography | publisher = AllMusic|Allmusic (Rovi Corporation) | last1 = Birchmeier | first1 = Jason | accessdate = ngày 24 tháng 7 năm 2010</ref> |
|
Snoop Dogg | Calvin Cordozar Broadus, Jr. (sinh 20 tháng 10 năm 1971) thường được biết đến nhiều hơn với nghệ danh Snoop Dogg là một rapper, ca sĩ, nhà sản xuất thu âm và diễn viên người Mỹ.
Sự nghiệp âm nhạc của ông bắt đầu vào năm 1992 khi ông được phát hiện bởi Dr. Dre và xuất hiện trong buổi ra mắt solo của Dre, "Deep Cover", và sau đó là album đầu tay solo của Dre, The Chronic. Ông đã bán được hơn 23 triệu album tại Hoa Kỳ và 35 triệu album trên toàn thế giới.
Album đầu tay của Snoop, Doggystyle, được sản xuất bởi Dr. Dre, được phát hành vào năm 1993 bởi Death Row Records. Được kích thích bởi sự phấn khích do Snoop thể hiện trên The Chronic, album đã xuất hiện ở vị trí số một trên cả bảng xếp hạng Album R & B / Hip-Hop hàng đầu của Billboard. Bán được gần một triệu bản trong tuần đầu tiên phát hành, Doggyu đã trở thành chứng nhận bạch kim tăng gấp bốn lần vào năm 1994 và ra mắt một số đĩa đơn thành công, bao gồm "What's My Name?" và "Gin & Juice". Năm 1994, Snoop đã phát hành một bản nhạc phim trong Death Row Records cho bộ phim ngắn Murder Was the Case, với sự tham gia diễn xuất của chính ông. Album thứ hai của ông, Tha Doggfather (1996), cũng đã ra mắt ở vị trí số một trên cả hai bảng xếp hạng, với "Snoop's Upside Ya Head" là đĩa đơn chính. Album được chứng nhận double platinum vào năm 1997.
Sau khi rời Death Row Records, Snoop đã ký hợp đồng với No Limit Records, nơi ông đã thu âm ba album tiếp theo của mình, Da Game Is To Be Sold, Not to Be Told (1998), No Limit Top Dogg (1999) và Tha Last Meal (2000). Snoop sau đó đã ký hợp đồng với Priority / Capitol / EMI Records vào năm 2002, nơi ông phát hành Paid tha Cost để trở thành ông chủ. Sau đó, ông đã ký hợp đồng với Geffen Records vào năm 2004 cho ba album tiếp theo của mình, R & G (Nhịp điệu & Gangsta): Kiệt tác, Xử lý thảm xanh và Ego Trippin '. Malice 'n Wonderland (2009) và Doggumentary (2011) đã được phát hành trên Priority. Snoop Dogg đã đóng vai chính trong các bộ phim chuyển động và tổ chức một số chương trình truyền hình, bao gồm Doggy Fizzle Televizzle, Cha của Snoop Dogg và Dogg After Dark. Ông cũng huấn luyện một giải bóng đá trẻ và đội bóng đá trường trung học. Vào tháng 9 năm 2009, Snoop được EMI thuê làm chủ tịch của Priority Records được kích hoạt lại.
Vào năm 2012, sau một chuyến đi đến Jamaica, Snoop đã tuyên bố chuyển đổi sang đạo Rastafarianism và một nghệ danh mới, Snoop Lion. Với nghệ danh Snoop Lion, ông phát hành một album reggae, Reincarnated, và một bộ phim tài liệu cùng tên, về kinh nghiệm sống ở Jamaica của ông, vào đầu năm 2013. Album phòng thu thứ 13 của ông, Bush, được phát hành vào tháng 5 năm 2015 và đánh dấu sự trở lại của tên Snoop Dogg. Album phòng thu solo thứ 14 của ông, Coolaid, được phát hành vào tháng 7 năm 2016. Snoop đã có 17 đề cử Grammy mà không có chiến thắng nào. Vào tháng 3 năm 2016, đêm trước WrestleMania 32 ở Arlington, Texas, ông được giới thiệu vào cánh gà những người nổi tiếng của Đại sảnh vinh danh WWE, đã xuất hiện nhiều lần đại diện cho công ty, bao gồm việc làm người dẫn chương trình trong trận đấu tại WrestleMania XXIV. Năm 2018, ông phát hành album nhạc phúc âm đầu tiên của mình, Bible of Love. Vào ngày 19 tháng 11 năm 2018, Snoop Dogg đã được đúc tặng một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. Đến năm 2019, ông mới được đông đảo fan hâm mộ Việt Nam biết đến khi kết hợp cùng Sơn Tùng M-TP trong ca khúc Hãy trao cho anh. |
|
Far East Movement | Far East Movement (cách điệu Far⋆East Movement hay viết tắt FM) là ban nhạc electro hop Mỹ gốc Á.
Nhóm được thành lập vào năm 2003, và bao gồm các thành viên Kev Nish (Kevin Nishimura), Prohgress (James Roh), J-Splif (Jae Choung), and DJ Virman (Virman Coquia).Far East Movement lần đầu tiên được biết đến nhờ bài hát "Round Round" được đưa vào trong phim của Hollywood, The Fast and the Furious: Tokyo Drift, và đĩa nhạc, DVD, và Các trò chơi điện tử sau đó.
Từ khi "Round Rond" được ra đời, nhóm đã được đưa vào những show truyền hình đa dạng như là CSI: Miami, CSI: NY, Entourage, Gossip Girl, and Finishing the Game (a featured film at Sundance 2007). Single "Like a G6" của họ là bài hát được xếp hạng đầu tiên được xếp hạng vào Billboard Hot 100 và trên iTunes cuối tháng 10 năm 2010, Far East Movement có một sự khác biết là một nhóm nhạc đàu tiên giữa Á-Mỹ đã giành được vị trí đầu bảng trên Billboard Hot 100 ở Mỹ. |
|
Calvin Harris | Calvin Harris (tên thật Adam Richard Wiles;<ref name="independent">chú thích báo |url=http://www.independent.co.uk/arts-entertainment/music/features/calvin-harris-how-the-nondancing-foulmouthed-antisocial-scot-became-the-caledonian-justin-timberlake-1764506.html |title=Calvin Harris: How the non-dancing, foul-mouthed, anti-social apricot became the 'Caledonian Justin Timberlake' |work=The Independent |publisher=Independent News & Media |date=ngày 2 tháng 8 năm 2009 |access-date=ngày 2 tháng 8 năm 2009</ref> 17 tháng 1 năm 1984)<ref>Chú thích web |url=http://www.starpulse.com/Music/Harris,_Calvin/Biography/ |tiêu đề=Calvin Harris Biography |ngày truy cập=ngày 16 tháng 1 năm 2009 |nhà xuất bản=starpulse.com |archive-date=2012-01-18 |archive-url=https://web.archive.org/web/20120118090753/http://www.starpulse.com/Music/Harris,_Calvin/Biography/ |url-status=dead </ref> là DJ, ca sĩ, người viết bài hát và nhà sản xuất thu âm người Scotland.
Album phòng thu đầu tay của Calvin, ''I Created Disco'', được phát hành vào năm 2007 và tạo ra hai bản hit top 10 cho anh ấy là "Acceptable in the 80s" và "The Girls (bài hát)|The Girls". Vào 2009, Harris phát hành album phòng thu thứ hai mang tên ''Ready for the Weekend (album)|Ready for the Weekend'', mở đầu tại vị trí số 1 tại UK Albums Chart nhận được một đĩa bạch kim từ British Phonographic Industry sau 3 tháng sau khi phát hành. Đĩa đơn ở đầu cho album trên, "I'm Not Alone (bài hát)|I'm Not Alone", trở thành đĩa đơn đứng đầu đầu tiên của Calvin Harris tại UK Singles Chart.
Harris trở nên nổi tiếng toàn thế giới với album phòng thu thứ 3 vào năm 2012, ''18 Months''. Đứng đầu tại Anh, album trở thành album đầu tiên của Calvin Harris có mặt trên bảng xếp hạng Billboard 200|''Billboard'' 200 của Hoa Kỳ tại vị trí thứ 19. Cả tám đĩa đơn từ album bao gồm; "Bounce (bài hát của Calvin Harris)|Bounce", "Let's Go (bài hát của Calvin Harris)|Let's Go", "We'll Be Coming Back", "Sweet Nothing (bài hát của Calvin Harris)|Sweet Nothing", "Drinking from the Bottle", "I Need Your Love (bài hát của Calvin Harris)|I Need Your Love", "Thinking About You (bài hát của Calvin Harris)|Thinking About You" và "Feel So Close", cùng với bản hit hợp tác với Rihanna "We Found Love" đều đứng đến top 10 của bảng xếp hạng UK Singles Chart, giúp anh trở thành nghệ sĩ đầu tiên làm được điều này, phá vỡ kỷ lục trước đó của ông hoàng nhạc Pop Michael Jackson với album Bad (album)|Bad (1987;7 đĩa đơn) và Dangerous (album của Michael Jackson)|Dangerous (1991;7 đĩa đơn).
Album phòng thu thứ tư của Harris, ''Motion (album của Calvin Harris)|Motion'', được phát hành tháng 10 năm 2014. Nó đạt cao nhất vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng UK Albums Chart và thứ năm trên bảng xếp hạng US ''Billboard'' 200. Album bao gồm các đĩa đơn quán quân tại Anh Quốc "Under Control", "Summer (bài hát của Calvin Harris)|Summer" và "Blame", cũng như đĩa đơn top 10 "Outside (bài hát của Calvin Harris)|Outside".
Năm 2016, anh tiếp tục hợp tác với nữ ca sĩ da màu Rihanna cho ra sản phẩm This Is What You Came For.Nhạc phẩm ngay khi ra mắt đã đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng âm nhạc Singles Chart của Anh, và đứng thứ 3 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100 của Mỹ. Hiện tại, đây được xem là ca khúc đạt những thứ hạng cao nhất trong sự nghiệp sáng tác và sản xuất âm nhạc của Calvin Harris. Tiếp theo là Sản phẩm "My Way" đây là sản phẩm thứ 3 mà anh góp giọng. Tại Hoa Kỳ, "My Way" khởi đầu lọt vào vị trí thứ 24 trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100|''Billboard'' Hot 100 trong số ngày 8 tháng 10 năm 2016. Đĩa đơn mở đầu tại vị trí thứ 4 trên Digital Songs với 53.000 lượt tải, và tại vị trí thứ 45 trên Streaming Songs với 6 triệu lượt stream tại Hoa Kỳ trong tuần đầu tiên. Trên Radio Songs, nó khởi đầu tại vị trí 46 sau tuần đầu tiên (27 triệu người nghe).
Năm 2017 Calvin Harris chính thức ra mắt Album "Funk Wav Bounces Vol. 1" mang màu sắc mùa hè.
Album ''“Funk Wav Bounces Vol. 1″ ''được ra mắt vào ngày 30/6/2017, đánh dấu sự trở lại của Calvin Harris trong sự nghiệp âm nhạc – kể từ sau khi anh ra mắt album “Motion” vào năm 2014 vừa qua.
Thể loại:Người đoạt giải Grammy
Thể loại:Người đoạt giải Ivor Novello
Thể loại:Nghệ sĩ của Columbia Records
Thể loại:Nhạc sĩ nhạc synthpop
Thể loại:Ca sĩ Vương quốc Liên hiệp Anh thế kỷ 21
Thể loại:Nhạc sĩ nhạc dance Vương quốc Liên hiệp Anh |
|
Danh sách album quán quân năm 2012 (Mỹ) | Billboard 200 là bảng xếp hạng các album thành công nhất tại thị trường âm nhạc Mỹ, phát hành hằng tuần bởi tạp chí Billboard. Các dữ liệu được tổng hợp bởi Nielsen SoundScan dựa trên doanh số đĩa thường, nhạc số và tần suất phát thanh. Năm 2012, có tất 32 album quán quân bảng xếp hạng này trong 51 ngày ấn hành của tạp chí Billboard.
Năm 2012, album phòng thu thứ hai của nữ ca sĩ Adele, 21 lại thống lĩnh bảng xếp hạng Billboard 200 với 11 tuần không liên tiếp. Trước đó, năm 2011, Adele đã thống lĩnh bảng xếp hạng này trong 13 tuần không liên tiếp. Tổng cộng, 21 đã quán quân bảng xếp hạng này với 24 tuần không liên tiếp, phá vỡ kỷ lục của album nhạc phim Titanic với 16 tuần liên tiếp. Với thành tích này, Adele là nghệ sĩ có album quán quân lâu nhất trong lịch sử xếp hạng của Billboard 200. Ngoài ra, 21 cũng là album bán chạy nhất năm 2012 khi vượt ngưỡng doanh số 10 triệu bản tại Mỹ và quán quân bảng xếp hạng trong cuối năm. Album phòng thu thứ tư của nữ ca sĩ Taylor Swift mang tên Red là album quán quân lâu thứ hai trên bảng xếp hạng, với 4 tuần không liên tiếp. Album tiêu thụ được 1,21 triệu bản trong tuần đầu tiên. Đây là album có doanh số trong tuần đầu tiên lớn nhất trong 1 thập kỷ qua, kể từ khi album Oops!... I Did It Again của Britney Spears năm 2001. |
|
Vágner Love | Vágner Silva de Souza (sinh 11 tháng 6 năm 1984 tại Rio de Janeiro, Brasil), thường được gọi là Vágner Love, anh là một tiền đạo bóng đá người Brasil chơi cho câu lạc bộ Alanyaspor. |
|
José Rodolfo Pires Ribeiro | José Rodolfo Pires Ribeiro, (sinh ngày 6 tháng 2 năm 1992),tên thường gọi là Dodô, là một hậu vệ bóng đá người Brasil hiện đang chơi cho câu lạc bộ Sampdoria ở Serie A. |
|
Thái Ngạc | Thái Ngạc (Phồn thể: 蔡鍔; Giản thể: 蔡锷; Bính âm: Cài È; Wade–Giles: Ts'ai O; 18 tháng 12 năm 1882 – 8 tháng 11 năm 1916) là môt lãnh tụ Cách mạng - quân phiệt Trung Hoa. Ông nguyên danh Thái Cấn Dần (蔡艮寅), tự Tùng Pha (松坡), nguyên tịch tổ tiên tại huyện Thiệu Dương, phủ Bảo Khánh, tỉnh Hồ Nam (Nay là khu Đại Tường, thành phố Thiệu Dương), sinh ở phủ Bảo Khánh, Vũ Cương Châu (Nay là thành phố Thiệu Dương, tỉnh Hồ Nam). Thái Ngạc là chính trị gia - quân sự gia kiệt xuất cuối đời Thanh, đầu Dân Quốc, từng tham gia Cách mạng Tân Hợi. Sau Cách mạng, ông trở thành quân phiệt đầy thế lực ở Vân Nam, và nổi tiếng với vai trò thủ lĩnh lực lượng chống Viên Thế Khải, vì vậy mà ông được tuyên xưng "Hộ quốc Đại tướng quân". |
|
Jordi Alba | Jordi Alba Ramos (sinh ngày 21 tháng 3 năm 1989) là một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Tây Ban Nha thi đấu ở vị trí hậu vệ cánh trái cho câu lạc bộ MLS Inter Miami. Anh thường được coi là một trong những hậu vệ cánh xuất sắc nhất trong thế hệ của mình.
Alba bắt đầu sự nghiệp của mình tại Barcelona, nhưng đã bị đào thải sau khi bị cho là quá nhỏ. Sau khi gia nhập Cornellà, anh chuyển đến Valencia. Năm 2012, anh trở lại Barcelona, nơi anh đã giành được mười sáu danh hiệu lớn, bao gồm năm danh hiệu La Liga, năm Copa del Rey và một UEFA Champions League.
Sau 23 lần khoác áo đội tuyển và ghi một bàn ở cấp độ trẻ, Alba có trận ra mắt đội tuyển Tây Ban Nha vào năm 2011. Anh là thành viên không thể thiếu của đội hình vô địch UEFA Euro 2012, và cũng là một phần của đội tuyển tại FIFA World Cup vào các năm 2014, 2018, và 2022, và UEFA Euro vào các năm 2016 và 2020. |
|
Trần Thành (thủ tướng) | Trần Thành (phồn thể: 陳誠; giản thể: 陈诚; bính âm: Chén Chéng; 4 tháng 1, 1897 – 5 tháng 3 năm 1965), là nhân vật chính trị và quân sự Trung Hoa, và một trong những tư lệnh chủ chốt của Quân đội Cách mạng Quốc dân trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2 và Nội chiến Trung Hoa. Sau khi đến Đài Loan vào cuối Nội chiến, ông trải các chức Chủ tịch tỉnh Đài Loan, Phó tổng thống và Thủ tướng Trung Hoa Dân Quốc. Ông đại diện Trung Hoa Dân Quốc trong các chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Ông cũng có công thực thi các chương trình cải cách ruộng đất và giảm thuế, khiến nông dân sở hữu được ruộng đất của họ, do đó đánh bại ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản. Tiếng tốt của ông vẫn còn đến ngày nay. Tên hiệu của ông là Trần Từ Tu (phồn thể: 陳辭修; giản thể: 陈辞修; bính âm: Chén Cíxiū). |
|
Tôn Truyền Phương | Tập tin:Sun Chuanfang.jpg|nhỏ|150px|Tôn Truyền Phương
Tôn Truyền Phương (chữ Hán giản thể|giản thể: 孙传芳; chữ Hán phồn thể|phồn thể: 孫傳芳; bính âm Hán ngữ|bính âm: Sūn Chuánfāng) (1885 – 13 tháng 11 năm 1935), tự Hinh Viễn (馨远), có biệt hiệu "Lãnh chúa Nam Kinh" hay "Tổng Tư lệnh Liên quân 5 tỉnh" là một tướng quân phiệt Trực hệ và bộ hạ của "Đại soái" Ngô Bội Phu (1874-1939).<ref>
chú thích web
|url=http://www.china.org.cn/english/NM-e/162397.htm
|title=Liu Haisu: Artistic Rebel
|publisher=www.china.org.cn
|access-date = ngày 22 tháng 3 năm 2008 |last=
|first=
</ref> |
|
Platon Leonidovich Lebedev | Tập tin:Platonlebedev250.jpg|nhỏ|Platon Lebedev
Platon Leonidovich Lebedev (lang-ru|Плато́н Леони́дович Ле́бедев) sinh ngày 29.11.1956 là nhà kinh doanh người Nga, cựu Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Menatep, cũng như phó chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn dầu khí Yukos. Ông bị bắt vào năm 2005, phạt tù 9 năm về tội trốn thuế và được thả vào ngày 25 tháng giêng 2014.<ref>chú thích báo | url=http://www.independent.co.uk/news/business/news/russian-court-denies-lebedev-his-freedom-560172.html | title=Russian court denies Lebedev his freedom | publisher=The Independent | access-date=ngày 16 tháng 2 năm 2010 | location=London | date=ngày 16 tháng 4 năm 2004 | first=Our | last=City Liên kết hỏng|date=2021-09-03 |bot=InternetArchiveBot </ref>,<ref>chú thích báo | title=Khordorkovsky associate Platon Lebedev to be released | url=http://www.bbc.co.uk/news/world-europe-25858870 | publisher=BBC | date=ngày 23 tháng 1 năm 2014 | access-date =ngày 23 tháng 1 năm 2014</ref> |
|
Hồ Hán Dân | Hồ Hán Dân (zh|t=胡漢民|s=胡汉民|p=Hú Hàn Mín; sinh tại Phiên Ngung, Quảng Đông, Trung Hoa, vào ngày 9 tháng 12 năm 1879; mất tại Quảng Đông, Trung Hoa ngày 12 tháng 5 năm 1936) là một trong những lãnh tụ đầu tiên và một nhân vật phái tả rất quan trọng của Trung Quốc Quốc Dân Đảng. |
|
Vincent Kompany | Vincent Jean Mpoy Kompany (sinh ngày 10 tháng 4 năm 1986) là một huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp người Bỉ và là cựu cầu thủ từng chơi ở vị trí trung vệ và hiện tại là huấn luyện viên trưởng của câu lạc bộ Burnley tại Premier League. Anh nổi tiếng vì đã chơi cho Manchester City trong 11 mùa giải, và là đội trưởng trong 8 mùa giải. Anh cũng đại diện cho Đội tuyển quốc gia Bỉ trong 15 năm, trong đó 7 năm với tư cách là đội trưởng.
Kompany bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp của mình tại Anderlecht; sau khi tốt nghiệp đào tạo trẻ của họ, anh đã gắn bó với câu lạc bộ trong ba mùa giải với tư cách là cầu thủ đội một trước khi chuyển đến câu lạc bộ Bundesliga Hamburger SV vào năm 2006. Vào mùa hè năm 2008, anh đã hoàn thành việc chuyển nhượng đến câu lạc bộ Premier League Manchester City, nơi mà anh hoàn thành sự nghiệp. Là một phần không thể thiếu của đội hình và được coi là một trong những món hời trong cuộc cách mạng của Man City, anh trở thành một trong những trung vệ xuất sắc nhất giải đấu. Trong mùa giải 2011–12, anh được trao băng đội trưởng của Man City, và dẫn dắt câu lạc bộ vô địch Premier League mùa giải đó, chức vô địch Premier League đầu tiên của họ sau 44 năm. Kompany đã được đưa vào Đội hình xuất sắc nhất Premier League trong hai năm liên tiếp vào năm 2011 và 2012 và sau đó là năm 2014, anh đã giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất Premier League vào năm 2012, và được coi là một trong những những hậu vệ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá Anh.
Kompany đã có 89 lần khoác áo đội tuyển Bỉ trong sự nghiệp quốc tế kéo dài 15 năm, ra mắt lần đầu tiên vào năm 2004 ở tuổi 17. Anh là một phần của đội hình của Bỉ đã về thứ tư tại Thế vận hội 2008 cũng như tham dự FIFA World Cup 2014 và 2018, đứng ở vị trí thứ ba của giải, thành tích tốt nhất từ trước đến nay của đội tuyển Bỉ.
Năm 2019, khi hết hạn hợp đồng sau 11 năm ở Man City, Kompany trở lại Anderlecht với tư cách cầu thủ kiêm huấn luyện viên trưởng. Một năm sau, anh tuyên bố giã từ sự nghiệp bóng đá chuyên nghiệp và trở thành huấn luyện viên đội một. Năm 2022, anh được Burnley kí hợp đồng. |
|
Hoài An (nhạc sĩ, sinh 1929) | Hoài An (tên thật Nguyễn Đắc Tịnh, 1929–2012) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng với các ca khúc như Câu chuyện đầu năm, Trăng về thôn dã, Tình lúa duyên trăng, Thiên duyên tiền định... Ông còn có một bút danh khác là Trang Dũng Phương. |
|
Will Keane | William David Keane (sinh ngày 11 tháng 1 năm 1993) là một cầu thủ bóng đá người Anh chơi ở vị trí Tiền đạo (bóng đá)|tiền đạo cho câu lạc bộ Hull City A.F.C.|Hull City. Năm 2009 anh kết thúc sự nghiệp cầu thủ trẻ tại Đội trẻ và Học viện Manchester United|Học viện Manchester United và bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp tại giải Giải bóng đá Ngoại hạng Anh|Premier League trong đội hình một của Manchester United F.C.|Manchester United. Anh là người anh sinh đôi của Michael Keane, hiện đang là trung vệ của Everton F.C.|Everton. |
|
Mark Wahlberg | Mark Robert Michael Wahlberg (sinh ngày 5 tháng 6 năm 1971) là một diễn viên, nhà sản xuất truyền hình, và cựu rapper người Mỹ. Anh đã được biết đến với tên Marky Mark trong những năm đầu của mình, và trở nên nổi tiếng cho ra mắt năm 1991 vì là trong vai trò nhạc công với ban nhạc Marky Mark and the Funky Bunch. Anh được bầu là người đứng số 1 trong danh sách ''40 Hottest Hotties of the 90's'' của VH1. Wahlberg nổi tiếng với các vai diễn của anh trong các phim nhu ''Boogie Nights'' (1997), ''Three Kings (phim 1999)|Three Kings'' (1999), ''The Perfect Storm (phim)|The Perfect Storm'' (2000), ''Planet of the Apes (phim 2001)|Planet of the Apes'' (2001), ''The Italian Job (2003 film)|The Italian Job'' (2003), ''I Heart Huckabees'' (2004), ''Four Brothers (phim)|Four Brothers'' (2005), ''Điệp vụ Boston|The Departed'' (2006), ''Invincible (phim 2006)|Invincible'' (2006), ''Shooter (phim)|Shooter'' (2007), và ''The Fighter (phim 2010)|The Fighter'' (2010). Anh còn là giám đốc sản xuất của ''Entourage (phim truyền hình)|Entourage'', ''Boardwalk Empire'' và ''How to Make It in America''. |
|
Hồ Tông Nam | Hồ Tông Nam (tiếng Hoa: 胡宗南; bính âm: Hú Zōngnán; Wade–Giles: Hu Tsung-nan), tự Thọ San (壽山), người Trấn Hải, Ninh Ba, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1896, là một tướng lĩnh Quốc dân Cách mệnh quân Trung Hoa Dân Quốc. Cùng với Trần Thành và Thang Ân Bá, ông là một trong ba tướng lĩnh tin cẩn của Tưởng Giới Thạch trong Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2. Sau khi phe Quốc dân rút về Đài Loan năm 1949, Hồ trở thành cố vấn quân sự cho Tổng thống đến khi mất ngày 14 tháng 2 năm 1962. |
|
Thang Ân Bá | Thang Ân Bá (chữ Hán giản thể|giản thể: 汤恩伯; chữ Hán phồn thể|phồn thể: 湯恩伯; bính âm Hán ngữ|bính âm: Tāng Énbó; Wade-Giles|Wade–Giles: T'ang En-po,)(1898–1954) là một vị tướng Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc dân đảng Trung Hoa Dân Quốc. Cùng Hồ Tông Nam và Tiết Nhạc, Thang Ân Bá là một trong những tướng lĩnh Quốc dân đảng được quân Nhật kính sợ nhất trong Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ 2. |
|
Ngô Nhĩ Khai Hy | Örkesh Dölet (tiếng Duy Ngô Nhĩ: ئۆركەش دۆلەت; cũng được chuyển tự là Uerkesh Davlet), hay Ngô Nhĩ Khai Hy (giản thể: 吾尔开希, phồn thể: 吾爾開希, bính âm: Wú'ěrkāixī) là nhà bất đồng chính kiến người Duy Ngô Nhĩ (tiếng Anh: Uyghur) mang quốc tịch Trung Quốc nổi tiếng vì vai trò thủ lĩnh trong sự kiện Thiên An Môn năm 1989.
Là một người Uyghur, Ngô Nhĩ Khai Hy sinh vào ngày 17 tháng 2 năm 1968 với nguồn gốc tổ tiên là ở Ili, Tân Cương. Ông đạt được thành tích xuất chúng, khi học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, khi tuyệt thực khiển trách vị Thủ tướng Trung Quốc Lý Bằng trên đài truyền hình quốc gia. Ông là một trong những nhà lãnh đạo chính tổ chức ủng hộ cải cách Liên đoàn Tự trị Sinh viên Bắc Kinh và đứng đầu các cuộc đàm phán không đầy đủ với các quan chức.
Ông hiện nay đang cư ngụ tại Đài Loan, nơi ông làm việc như một nhà bình luận chính trị. Những nỗ lực của ông để có thể trở về Trung Quốc đã giúp ông trở thành một trong những nhà bất đồng chính kiến rõ ràng nhất trong những năm gần đây. Ông có ghế tại Lập pháp viện Trung Hoa Dân Quốc hai lần, trong năm 2012 và 2016. |
|
Ogawa Kiyoshi | tiểu sử quân nhân
|name=Kiyoshi Ogawa
|placeofbirth= Gunma, Nhật Bản
|placeofdeath=
|image=Tập tin:Ensign Kiyoshi Ogawa hit Bunker Hill (new).png|200px
|caption=
|nickname=
|allegiance= flagicon|Japan|alt Đế quốc Nhật Bản
|serviceyears=
|rank=
|commands=
|unit=
|battles=
|awards=
|family=
|laterwork=
nihongo|Ogawa Kiyoshi|小川 清|hanviet=Tiểu Xuyên Thanh|kyu=|hg=|kk=|4=|23 tháng 10 năm 1922 – † 11 tháng 5 năm 1945 là một Thiếu uý Phi công Hải quân của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Anh là một Thần phong|phi công Thần Phong, trận chiến cuối cùng của Thiếu uý Ogawa xảy ra ngày 11 tháng 5 năm 1945, trong Trận Okinawa. Anh lái một máy bay chiến đấu Mitsubishi A6M Mitsubishi A6M Zero|Zero mang theo bom trong Chiến dịch Kikusui số 6, Ogawa khi đó 24 tuổi đã điều khiển máy bay bay qua những hỏa lực phòng không và tấn công hàng không mẫu hạm ''Bunker Hill'' (CV-17) của Hoa Kỳ. Anh thả một quả bom 250 kg xuống, sau đó đâm bổ xuống vị trí đài chỉ huy của hàng không mẫu hạm Mỹ. Quả bom xuyên thủng qua boong tàu và nổ tung, kho xăng dầu bắt lửa và cháy bùng lên, những máy bay của Hoa Kỳ đang được cung cấp thêm nhiên liệu và vũ khí nằm trên boong bùng nổ và gây một trận hỏa hoạn. Gần 400 thủy thủ Hoa Kỳ chết cùng với Thiếu uý Ogawa và chiếc tàu bị loại ra khỏi cuộc chiến. |
|
Shimon Peres | Shimon Peres (ngheⓘ; tiếng Hebrew: שמעון פרס; tên khai sinh Szymon Perski; 2 tháng 8 năm 1923 – 28 tháng 9 năm 2016) là Tổng thống thứ 9 của Nhà nước Israel (2007 – 2014). Peres từng hai lần giữ chức Thủ tướng Israel và một lần là Quyền Thủ tướng, suốt thập niên 70 đến thập niên 90, và từng là thành viên của 12 nội các trong sự nghiệp chính trị kéo dài hơn 66 năm. Peres được bầu vào Knesset tháng 11 năm 1959 và, ngoại trừ một thời gian gián đoạn ba tháng đầu năm 2006, phục vụ liên tục cho tới năm 2007, khi ông trở thành Tổng thống. Tháng 11 năm 2008 ông đã được Nữ hoàng Elizabeth II tặng danh hiệu Hiệp sĩ danh dự.
Ra đời tại Wiszniewo, ở Ba Lan (hiện ở Belarus) năm 1923, Peres đã cùng gia đình chuyển tới lãnh thổ Palestine Ủy trị năm 1934. Ông đã giữ nhiều chức vụ ngoại giao và quân sự trong và trực tiếp sau cuộc chiến tranh giành độc lập của Israel. Chức vụ cao cấp đầu tiên trong chính phủ của ông là Thứ trưởng Quốc phòng năm 1952, và Bộ trưởng Quốc phòng năm 1953 tới năm 1959. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đại diện cho năm đảng chính trị trong Knesset: Mapai, Rafi, Liên kết, Công Đảng và Kadima, và đã từng lãnh đạo Liên kết và Công Đảng. Peres đã giành Giải Nobel Hoà bình năm 1994 cùng với Yitzhak Rabin và Yasser Arafat vì những cuộc đàm phán hoà bình ông tham gia với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao Israel, dẫn tới Hiệp định Oslo. Đầu năm 2007 Peres được Kadima đề cử chạy đua trong cuộc bầu cử tổng thống, và được Knesset bầu làm tổng thống ngày 13 tháng 6 năm 2007 và đã tuyên thệ trở thành cựu Thủ tướng đầu tiên được bầu làm Tổng thống Israel ngày 15 tháng 7 năm 2007 với nhiệm kỳ bảy năm. |
|
Nagano Mei | Nagano Mei (永野 芽郁, Vĩnh Dã Nha Úc?) là diễn viên người Nhật Bản. Cô sinh ngày 24 tháng 9 năm 1999 tại Tokyo, Nhật Bản. Cô nổi tiếng với vai diễn Rinko trong bộ phim My Love Story! và vai diễn Suzume Yosano trong phim Ánh sao băng ban ngày. Tháng 6 năm 2017, cô được thông báo trong vai diễn chính trong phim truyền hình Asadora thứ 98 của đài NHK với tiêu đề Hanbun, Aoi, được phát sóng vào tháng 4 năm 2018. |
|
Joseph Werth | Tập tin:Епископ Иосиф Верт.jpg|thumb|right|Joseph Werth (2014)
Joseph Werth S.J. (sinh 1952) là một Giám mục người Kazakhstan của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông hiện là Giám mục chính tòa Giáo phận Transfiguration at Novosibirsk, tọa lạc tại thành phố Novosibirsk, nằm tại phía Châu Á của Nga; Phó Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên Bang Nga. Trước đó, ông cũng từng đảm trách nhiều vị trí khác như Giám mục Giám quản Vùng Novosibirsk, Giám mục Giám quản vùng Western Siberia và Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên bang Nga.<ref name=g>[http://www.gcatholic.org/dioceses/diocese/tran1.htm Diocese of Transfiguration at Novosibirsk - Russia]</ref> |
|
Pío Valenzuela | Pío Valenzuela y Alejandrino (11 tháng 7 năm 1869 - 6 tháng 4 năm 1956) là một bác sĩ người Philippines và là một nhà lãnh đạo cách mạng. Năm 23 tuổi, ông gia nhập tổ chức Katipunan, một tổ chức đòi độc lập cho Philippines khỏi chế độ thuộc địa Tây Ban Nha và bắt đầu cuộc Cách mạng Philippines. Cùng với Andrés Bonifacio và Emilio Jacinto, họ thành lập văn phòng bí mật của tổ chức gọi là Camara Reina. Ông chịu trách nhiệm về ấn phẩm của báo Kalayaan (tự do), ấn phẩm đầu tiên và duy nhất của Katipunan. Ông là người đã cố gắng thuyết phục José Rizal (lúc đó đang bị lưu vong) tham gia phong trào cách mạng. Tuy nhiên, ông cũng là một trong số những người đã làm chứng chống lại Rizal và dẫn đến việc Rizal bị xử tử
Khi Katipunan bị chính quyền Thực dân phát hiện, ông đã chạy trốn đến Balintawak (nay là một phần của Thành phố Quezon) vào ngày 20 tháng 8 năm 1896, nhưng sau đó ông đã sử dụng lệnh ân xá mà Chính phủ Thực dân Tây Ban Nha đã đề nghị và ông đầu hàng vào ngày 1 tháng 9 năm 1896. Ông bị trục xuất đến Tây Ban Nha và bị bỏ tù ở Madrid. Sau đó ông chuyển đến Málaga, rồi chuyển tới một thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Phi. Ông bị giam ở đây khoảng hai năm.
Ông trở lại Philippines vào tháng 4 năm 1899 và tiếp tục nghiên cứu y khoa. Ông ngay lập tức bị bắt giữ bởi Chính phủ Đế quốc Mỹ vì họ sợ ông sẽ kích động nổi dậy. Trong khi vẫn đang ở trong tù, Valenzuela được bầu làm Chủ tịch địa phương tại quê nhà Polo của ông, buộc người Chính phủ Mỹ phải thả ông ta. Từ năm 1921-1925, ông là Thống đốc tỉnh Bulacan.
Valenzuela vẫn còn đang gây tranh cãi trong giới sử học rằng liệu ông là một anh hùng hay là kẻ phản bội. Chủ nghĩa yêu nước của ông gắn liền với hành động nhân nhượng và phục tùng Thực dân Tây Ban Nha. |
|
Trịnh Bửu Hoài | Trịnh Bửu Hoài là một nhà thơ, nhà văn, nhà báo Việt Nam. |
|
Emadeddin Baghi | Emadeddin Baghi là nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng người Iran. Ông là người sáng lập và lãnh đạo Ủy ban bảo vệ các quyền của tù nhân và "Hội quyền của những người bảo vệ cuộc sống" (Society of Right to Life Guardians) ở Iran. Ông cũng là tác giả của 20 sách, trong đó có 6 quyển bị cấm ở Iran.
Baghi bị cầm tù vì các bài viết về Chain murders of Iran, xảy ra trong mùa Thu năm 1998, rồi bị giam tù lần nữa hồi cuối năm 2007 với các cáo buộc "hoạt động chống lại an ninh quốc gia". Theo gia đình và các luật sư của ông, Baghi đã bị gọi ra tòa án 23 lần kể từ khi được phóng thích trong năm 2003. Ông cũng bị tịch thu thẻ hộ chiếu, và tờ báo của ông bị đóng cửa. Vợ và con gái ông cũng bị án tù treo. Baghi lại bị bắt ngày 28.12.2009 vì các cáo buộc liên quan tới một cuộc phỏng vấn Grand Ayatollah (đại giáo chủ) Hussein-Ali Montazeri. Sau đó ông được thả ra, rồi bị bắt lại ngày 5.12.2010. |
|
Lady Flora Hastings | Lady Flora Elizabeth Rawdon-Hastings (11 tháng 1806 – 5 tháng bảy 1839) là một nữ quý tộc người Anh và là Thị tùng cho mẹ của Victoria của Anh, Bà Công Tước xứ Kent. Cái chết của bà vào năm 1839 trở thành một bê bối tại triều đình và khiến Victoria của Anh mất đi hình ảnh đẹp trong lòng dân chúng. |
|
Jang Dong-gun | Jang Dong-gun (sinh ngày 7 tháng 3 năm 1972) là một nam diễn viên người Hàn Quốc. Anh nổi tiếng với vai chính trong các bộ phim như Friend, Phẩm giá quý ông và Cờ Thái cực giương cao.
Anh cũng là một trong những diễn viên và ngôi sao quảng cáo có thù lao cao nhất ở Hàn Quốc khi liên tục đứng đầu trong các cuộc khảo sát bởi những người trong ngành cùng các tạp chí, tờ báo lớn có uy tín khác. |
|
Nguyễn Chánh Thi | Nguyễn Chánh Thi (1923-2007) nguyên là một cựu tướng lĩnh gốc Nhảy dù của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Trung tướng. Ông xuất thân từ một trường Võ bị Địa phương do Chính phủ Quốc gia trong Liên hiệp Pháp mở ra ở miền Đông Nam phần. Ông đã từng là Tư lệnh một Binh chủng được xem là xuất sắc nhất và Tư lệnh một Quân đoàn giàu truyền thống nhất của Quân đội Nam Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Ông là người được Tạp chí Times mệnh danh là "chuyên gia đảo chính". Bởi vì ông là một sĩ quan quân đội dính líu đến nhiều cuộc đảo chính và phản đảo chính trong lịch sử tồn tại của Việt Nam Cộng hòa. |
|
Volapük | Tập tin:JM Schleyer 1888.jpg|nhỏ|trái|Schleyer
Volapük IPA|[vola'pyk] là một ngôn ngữ được xây dựng|ngôn ngữ nhân tạo (constructed language), được Johann Martin Schleyer, một tu sĩ|thầy tu Nhà thờ Kitô giáo|Công giáo La Mã ở Grand Duchy of Baden|Baden, Đức sáng tạo ra năm 1879–1880. Schleyer cảm thấy rằng Đức Chúa trước đó đã bảo ông tạo ra một ngôn ngữ quốc tế trong khi ông đang mơ. Các hội nghị tiếng Volapük đã diễn ra năm 1884 (Friedrichshafen), 1887 (München), và 1889 (Paris). Hai hội nghị đầu sử dụng tiếng Đức, và hội nghị cuối chỉ sử dụng tiếng Volapük. Năm 1889, có khoảng 283 câu lạc bộ, 25 tạp chí xuất bản định kỳ bằng tiếng Volapuk hoặc viết về tiếng Volapük, và 316 cuốn sách giáo khoa bằng 25 thứ tiếng. Ngày nay, chỉ còn khoảng 20-30 người nói tiếng Volapük trên toàn thế giới do vào cuối thế kỉ 20, ngôn ngữ này đã dần bị tiếng Esperanto thay thế. |
|
Ngô Tôn | Ngô Cát Tôn (sinh ngày 10 tháng 10 năm 1979) là nam ca sĩ, diễn viên, huấn luyện viên thể hình người Brunei gốc Hoa ở Kim Môn, tỉnh Phúc Kiến, thành viên của nhóm nhạc Đài Loan Phi Luân Hải ra mắt năm 2005 và hoạt động tới tháng 6 năm 2011. Anh là thành viên lớn tuổi nhất và gia nhập muộn nhất. Ngày 22 tháng 6 năm 2011, công ty quản lý HIM International Music chính thức tuyên bố rằng Ngô Tôn đã rời nhóm để tập trung vào công việc diễn viên và dành thêm thời gian cho gia đình.
Ngô Tôn thành thạo tiếng Phổ thông, tiếng Mân Nam (Phúc Kiến), tiếng Brunei, tiếng Anh và một ít tiếng Nhật và tiếng Quảng Đông.
Anh từng tham gia vai chính trong rất nhiều phim thần tượng nổi tiếng của Đài Loan như Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ, Công chúa nhà tôi, Lửa bóng rổ and Nàng Juliet phương Đông. |
|
Nikita Sergeyevich Khrushchyov | Cố Bí thư thứ nhất KPSS
Cố Thủ tướng Liên Xô
Chính sách đối nội
Thời kỳ tan băng Khrushchyov
Chính sách đối ngoại
Khẩu ngữ và biến cố
Nikita Sergeyevich Khrushchyov[b] (cũng viết là: Khrushchev; phiên âm tiếng Việt: Khơ-rút-sốp hoặc Khơ-rút-xốp; 15 tháng 4 [lịch cũ 3 tháng 4] năm 1894 – 11 tháng 9 năm 1971) là nhà lãnh đạo của Liên bang Xô viết trong cuộc Chiến tranh Lạnh, đồng thời là Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1953 đến 1964, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (tức Thủ tướng) từ năm 1958 tới 1964. Khrushchev còn là người ủng hộ chủ nghĩa bài Stalin, cũng như việc triển khai Chương trình không gian Liên Xô trong thời gian đầu. Thời kì này chứng kiến nhiều cải tổ tương đối tự do trong các lĩnh vực của chính sách đối nội. Tuy nhiên, những đảng viên khác đã phế truất Khrushchev trong năm 1964. Thay vào đó, chức vụ Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng được trao cho Leonid Brezhnev, còn Alexei Kosygin lên làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. |
|
Noah Webster | Noah Webster (16 tháng 10 năm 1758 – 28 tháng 4 năm 1843) là nhà soạn từ điển, tác giả sách giáo khoa, nhà cải cách chính tả, nhà bình luận chính trị, và chủ bút báo người Mỹ. Ông được gọi là "Ông tổ của Học hành và Giáo dục Mỹ". Những cuốn sách "Blue-backed Speller" màu xanh dạy năm thế hệ trẻ em ở Hoa Kỳ biết đánh vần và đọc sách, và ở nước Mỹ tên ông trở nên đồng nghĩa với "từ điển", nhất là cuốn từ điển Merriam-Webster ngày nay, nó được xuất bản lần đầu tiên năm 1828 dưới tên An American Dictionary of the English Language. |
|
Nguyễn Du | Nguyễn Du (chữ Hán: 阮攸; 3 tháng 1 năm 1766 – 16 tháng 9 năm 1820) tên tự là Tố Như (素如), hiệu là Thanh Hiên (清軒), biệt hiệu là Hồng Sơn lạp hộ (鴻山獵戶), Nam Hải điếu đồ (南海釣屠), là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
Tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam. |
|
Tara Conner | Tara Elizabeth Conner (sinh ngày 18 tháng 12 năm 1985 tại Dallas, Texas) là một hoa hậu đến từ bang Kentucky. Cô từng tham dự cuộc thi Miss Teen USA năm 2002, đoạt danh hiệu Miss USA 2006 và tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2006. Cuối năm 2006, cô dính vào scandal khi bị phát hiện sử dụng rượu, ma túy và hôn Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ 2006, Katie Blair tại nơi công cộng. Cô được phép giữ lại vương miện với điều kiện phải sửa chữa những hành vi sai trái. |
|
Hermann von Helmholtz | Wilhelm Wien Tập tin:Nobel prize medal.svg|20px<br />
William James<br />
Heinrich Hertz <br />
Michael Pupin <br />
Friedrich Schottky <br />
Arthur Gordon Webster
<!--Edward Nichols-->
Hermann Ludwig Ferdinand von Helmholtz (31 tháng 8 năm 1821 – 8 tháng 9 năm 1894) là một bác sĩ và nhà vật lý người Đức. Theo lời của 1911 Britannica, "cuộc đời ông từ đầu đến cuối là một người cống hiến cho khoa học, ông phải được công nhận, về mặt văn hóa, như là một trong những nhà khoa học tiên phong của thế kỉ 19."
Helmholtz đóng góp nhiều công trình quan trọng trong một số lãnh vực khoa học.<ref name="Cahan">chú thích sách | last = Cahan | first = David | title = Hermann von Helmholtz and the Foundations of Nineteenth-Century Science | publisher = University of California Press | year = 1993 | id = ISBN 0-520-08334-2</ref> Trong sinh lý học, ông được biết đến với các tính toán của mắt, các lý thuyết về sức nhìn, các ý tưởng của sự cảm nhận về không gian của mắt, các nghiên cứu thị lực màu, cảm nhận về âm hưởng, sự cảm nhận âm thanh, và chủ nghĩa kinh nghiệm|kinh nghiệm chủ nghĩa. Trong vật lý học|vật lý, ông được biết đến với các lý thuyết về sự bảo toàn của năng lượng, các công trình trong điện từ học cổ điển|điện động lực học, hóa nhiệt động lực (''chemical thermodynamics'') và về cơ sở cơ học của nhiệt động lực học. Với tư cách một triết gia, ông được biết đến với các triết lý về khoa học, các ý tưởng về mối quan hệ giữa các định luật của cảm nhận và các luật tự nhiên, khía cạnh khoa học của mỹ học, và các ý tưởng về sự mạnh văn minh hóa của khoa học<ref name="Cahan" />. |
|
Lâm Tâm Như | Lâm Tâm Như (tên tiếng Anh là Ruby Lin, sinh ngày 27 tháng 1 năm 1976 tại Đài Bắc, Đài Loan) là một nữ diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhà sản xuất phim người Đài Loan.
Cô xếp hạng 30 trong danh sách 100 người nổi tiếng của Forbes Trung Quốc vào năm 2013, thứ 36 vào năm 2014, thứ 82 vào năm 2015, và thứ 68 vào năm 2017. Theo Apple Daily, Lâm Tâm Như là nữ diễn viên phim truyền hình Đài Loan có thu nhập cao thứ ba trong năm 2011 và có thu nhập cao nhất vào năm 2012 và 2013. |
|
Lê Đức Thọ | Lê Đức Thọ, tên khai sinh Phan Đình Khải (10 tháng 10 năm 1911 theo tài liệu chính thức, hoặc 14 tháng 11 năm 1911 theo tài liệu của Mỹ, 30 tháng 12 năm 1911 theo gia phả – 13 tháng 10 năm 1990) là chính khách Việt Nam, giữ chức Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, phụ trách nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt một thời kỳ dài 1956-1982, trực tiếp phụ trách đoàn ngoại giao Việt Nam đàm phán với Mỹ về Hiệp định Paris. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, ông Thọ trở thành người châu Á đầu tiên được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vào năm 1973, nhưng ông đã từ chối nhận giải với lý do đất nước Việt Nam chưa thể có được hòa bình chừng nào chưa đánh đổ được chế độ tay sai của Mỹ. Đó là giải Nobel duy nhất dành cho người Việt cho đến nay. |
|
Marie-Madeleine Maguerite d'Aubray | Marie-Madeleine-Marguerite d'Aubray, Nữ hầu tước de Brinvilliers (22 tháng 7 năm 1630 - 17 tháng 7 năm 1676) là một nữ quý tộc Pháp bị buộc tội hung thủ gây ra ba vụ án mạng giết hại cha đẻ cùng hai anh em ruột. Madeleine bị đưa ra xét xử sau khi người ta tìm được cuốn nhật ký do người tình đã mất của bà viết với những dòng ghi lại quá trình phạm tội, tuy nhiên không có bằng chứng hay nhân chứng xác thực cho tội ác bà gây ra. |
|
Kiki Håkansson | Kerstin (Kiki) Håkansson, hay Kiki Haakonson (sinh 17 tháng 6 năm 1929) là Hoa hậu Thế giới 1951 người Thuỵ Điển.
Bà là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trong cuộc thi mặc trang phục áo tắm bikini. Trong suốt hai thập kỉ sau đó, các hoa hậu thế giới khác chỉ mặc áo tắm một mảnh khi đăng quang. Người kế vị danh hiệu Hoa hậu Thế giới vào năm 1952 là May Louise Flodin, cũng đến từ Thụy Điển. Kiki Haakonson cũng là Hoa hậu Thế giới có thời gian tại vị lâu nhất. Bà ở ngôi 475 ngày (tương đương 16 tháng). Bà mất 11 tháng 11 năm 2011 thọ 82 tuổi. |
|
May Louise Flodin | May Louise Flodin là một hoa hậu đến từ Thụy Điển. Bà đại diện cho Thụy Điển tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 1952 và đã đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới 1952. Bà là người phụ nữ Thụy Điển thứ hai liên tiếp giành danh hiệu Hoa hậu Thế giới, sau Kiki Håkansson|Kiki Haakonson.
Hiện nay May Louise Flodin đang điều hành một chuỗi khách sạn ở Jordan. Bà có bốn người con và sáu người cháu. Người kế vị của bà là Denise Perrier, đến từ Pháp.
succession box|
before=flagicon|Thụy Điển Kiki Håkansson|
title=Hoa hậu Thế giới|
years=Hoa hậu Thế giới 1952|1952|
after=flagicon|Pháp Denise Perrier
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1952
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|FIN Armi Kuusela
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|SWE May Louise Flodin
|Hoa hậu Trái đất=không có |
|
Denise Perrier | Denise Perrier (sinh 13 tháng 2 năm 1935) là một người mẫu và diễn viên|nữ diễn viên của Pháp.
Năm 1953, bà được 18 tuổi và trở thành đại diện cho nước Pháp tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Bà đã trở thành người phụ nữ thứ ba đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới. Đồng thời bà cũng trở thành Hoa hậu Thế giới đầu tiên và duy nhất hiện nay của nước Pháp. Trong cùng năm 1953, Pháp cũng đoạt luôn danh hiệu Hoa hậu Hoàn vũ bởi Christiane Martel.
Bà tham gia đóng một số bộ phim. Trong số đó bộ nổi tiếng nhất là phim James Bond năm 1971, ''Diamonds Are Forever''. Trong phim này, bà được James Bond tin tưởng và đã tiết lộ địa điểm của tên tội phạm.
Sau khi từ bỏ công việc người mẫu, bà hoạt động tích cực trong chính quyền địa phương của Pháp. Bà là một trong những vị giám khảo của cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2005, Hoa hậu Thế giới 2010 và Hoa hậu Thế giới 2011.
Người kế vị của bà là Antigone Costanda, đến từ Ai Cập. |
|
Marita Lindahl | Tập tin:Marita-Lindahl-1958.jpg|nhỏ|Một bức ảnh chụp không màu của Marita Lindahl.
Marita Lindahl (17 tháng 10 năm 1938 - 21 tháng 3 năm 2017) là một hoa hậu đến từ Phần Lan. Bà đại diện cho Phần Lan tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 1957 tổ chức tại Luân Đôn và đã giành danh hiệu này. Bà trở thành người phụ nữ Phần Lan đầu tiên giành danh hiệu Hoa hậu Thế giới. Đồng thời bà cũng trở thành người phụ nữ thứ ba đến từ bán đảo Scandinavia đoạt danh hiệu này, sau hai lần đăng quang của Thụy Điển vào các năm 1951, 1952. Người kế vị của bà là Penelope Anne Coelen, hoa hậu thế giới 1958 đến từ Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi.
succession box|
before=flagicon|Đức Petra Schürmann|
title=Hoa hậu Thế giới|
years=Hoa hậu Thế giới 1957|1957|
after=flagicon|RSA Penelope Anne Coelen
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1957
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|PER Gladys Zender
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|FIN Marita Lindahl
|Hoa hậu Trái đất=không có |
|
Penelope Anne Coelen | File:Penelope Anne Coelen, Miss South Africa.jpg|thumb|<center>PAGENAME</center>
Penlope Anne Coelin (sinh 15 tháng 4 năm 1940 tại Durban, Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi) là Hoa hậu Thế giới 1958.
Bà đăng quang năm 18 tuổi và trở thành người phụ nữ Nam Phi đầu tiên đăng quang danh hiệu Hoa hậu Thế giới. Đồng thời, bà là người phụ nữ thứ hai của châu Phi, sau Antigone Costanda của Ai Cập, đoạt danh hiệu này.
Người kế vị của bà là Corinne Rottschafer, Hoa hậu Thế giới 1959 đến từ Hà Lan.
succession box|
before=flagicon|Finland Marita Lindahl|
title=Hoa hậu Thế giới|
years=Hoa hậu Thế giới 1958|1958|
after=flagicon|Hà Lan Corinne Rottschafer|Corinne Rottschäfer
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1958
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|COL Luz Marina Zuluaga
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|RSA|1928 Penelope Anne Coelen
|Hoa hậu Trái đất=none |
|
Corinne Rottschafer | Hình:CorineRottschafer1959.jpg|thumb|Corinne Rottschafer (1959)
Corinne Rottschafer là một cuộc thi sắc đẹp|hoa hậu đến từ Hà Lan. Bà đại diện cho Hà Lan tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 1959 tổ chức tại Luân Đôn và đã đoạt danh hiệu này. Bà đã trở thành người phụ nữ Hà Lan đầu tiên đăng quang danh hiệu Hoa hậu Thế giới.
Trước đó, bà đã từng đoạt danh hiệu Hoa hậu châu Âu (Miss Europe) vào năm 1957 và lọt vào top 15 cũng như thắng giải Hoa hậu Ảnh trong cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1958.
Bà đã trở thành một siêu mẫu nổi tiếng quốc tế. Sau này, bà đã thành lập hãng người mẫu ở Amsterdam, Corine's Agency.
Người kế vị của bà là Norma Gladys Cappagli, hoa hậu thế giới 1960 đến từ Argentina.
succession box|
before=flagicon|RSA|1928 Penelope Anne Coelen|
title=Hoa hậu Thế giới|
years=Hoa hậu Thế giới 1959|1959|
after=flagicon|ARG Norma Gladys Cappagli
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1959
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|JPN Kojima Akiko|Akiko Kojima
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|NED Corinne Rottschäfer
|Hoa hậu Trái đất=không có |
|
Yamamoto Isoroku | Yamamoto Isoroku (kanji: 山本五十六, Hán Việt: Sơn Bản Ngũ Thập Lục; 4 tháng 4 năm 1884 - 18 tháng 4 năm 1943) là một đô đốc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Người ta nhớ nhiều tới ông vì thành tích tấn công hạm đội Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Ông được sách Thập Đại Tùng Thư - 10 Đại tướng Soái Thế giới coi là một trong 10 viên tướng xuất sắc nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Ông cũng cùng với Đô đốc Togo Heihachiro, người đập tan hạm đội Nga ở trận Hải chiến Tsushima năm 1905 được hưởng vinh dự làm lễ quốc tang sau khi bị ám sát qua đời. |
|
Takahata Isao | Takahata Isao (高畑 勲 (Cao Điền Huân), Takahata Isao? 29 tháng 10 năm 1935 – 5 tháng 4 năm 2018) là một đạo diễn, nhà biên kịch và nhà sản xuất phim. Năm 1985, ông đồng sáng lập Studio Ghibli với đồng sự lâu năm Miyazaki Hayao cùng các cộng tác viên của Miyazaki là Suzuki Toshio và Tokuma Yasuyoshi. Takahata đã giành được sự hoan nghênh trên trường quốc tế với công việc đạo diễn của các bộ phim hoạt hình Nhật Bản, nổi bật trong số đó là Mộ đom đóm (1988), Omohide Poro Poro (1991), Pom Poko (1994), và Gia đình nhà Yamada (1999). Bộ phim cuối cùng mà ông đạo diễn là Chuyện nàng công chúa Kaguya (2013), được đề cử giải Oscar cho hạng mục Phim hoạt hình hay nhất tại Lễ trao giải Oscar lần thứ 87. |
|
William Monahan | William J. Monahan (sinh ngày 3 tháng 11 năm 1960) là một nhà viết kịch và tiểu thuyết gia Mỹ. Kịch bản sản xuất thứ nhì của ông là ''Điệp vụ Boston|The Departed'', một bộ phim mà ông giành được một giải thưởng WGA và một giải thưởng Oscar cho Kịch bản chuyển thể hay nhất.
Monahan đã học Đại học Massachusetts tại Amherst, nơi ông học kịch văn học Anh|Elizabeth và văn học Anh|Jacobea<ref name=WrittenBy>chú thích web |title=Profane Eloquence: Through the words of William Monahan, Boston swagger meets Hong Kong crime drama |author=John Koch |year=2007 |publisher=Written By Magazine |work=The Writers Guild of America, West |url=http://www.wga.org/writtenby/writtenbysub.aspx?id=2312 |accessdate=ngày 7 tháng 3 năm 2007 |archive-date=2007-09-27 |archive-url=https://web.archive.org/web/20070927015725/http://www.wga.org/writtenby/writtenbysub.aspx?id=2312 </ref>. Ông đã chuyển đến Thành phố New York và đã góp phần cho Alternative newspaper|alternative weekly ''New York Press'' và Talk (tạp chí)|''Talk'', Maxim (tạp chí)|''Maxim'' và Spy (tạp chí)|''Spy''.<ref name=BostonGlobe1/><ref name=WGAw>chú thích web |title=A Man of Letters |author=Dylan Callaghan |date=ngày 13 tháng 10 năm 2006 |url=http://www.wga.org/subpage.aspx?id=2240 |publisher=Writers Guild of America, West |accessdate=ngày 1 tháng 1 năm 2007 |archive-date=2007-09-27 |archive-url=https://web.archive.org/web/20070927015712/http://www.wga.org/subpage.aspx?id=2240 </ref>. Trong năm 1997, Monahan đã giành 1 giải thưởng Pushcart Prize cho câu chuyện ngắn của ông "A Relation of Various Accidents Observable in Some Animals Included in Vacuo".<ref>chú thích báo |title=Required Reading |author=William Georgiades |date=ngày 25 tháng 2 năm 2007 |publisher=The New York Post |url=http://www.nypost.com/seven/02252007/entertainment/required_reading_entertainment_william_georgiades.htm |accessdate=ngày 4 tháng 3 năm 2007</ref><ref name=Pushcart>chú thích sách |title=The Pushcart Prize XXI: Best of the Small Presses (1997) |url=https://archive.org/details/pushcartprizexxi00bill |editor=Bill Henderson |author=William Monahan |publisher=Pushcart Press |year=1997 |chapter=A Relation of Various Accidents Observable in Some Animals Included in Vacuo |isbn=978-1888889000 |accessdate=ngày 11 tháng 3 năm 2007</ref>. Monahan là 1 biên tập viên tại Spy (tạp chí)|''Spy'' trong năm cuối cùng của tạp chí, nơi ông sẽ đến ở gần các vấn đề hàng tháng để viết lại các bài báo và cải thiện những chuyện đùa.<ref name=BostonGlobe1>chú thích báo|title= Standing at the corner of Shakespeare and Scorsese |author=Sam Allis| date=ngày 3 tháng 10 năm 2006 |publisher=The Boston Globe |url=http://www.boston.com/ae/movies/articles/2006/10/03/standing_at_the_corner_of_shakespeare_and_scorsese/ | accessdate=ngày 1 tháng 1 năm 2007 </ref> |
|
Oscar Luigi Scalfaro | Oscar Luigi Scalfaro (9 tháng 9 năm 1918 - 29 tháng 1 năm 2012) là một chính trị gia Ý là Tổng thống thứ chín của Cộng hòa Italia từ năm 1992 đến năm 1999, và sau đó là thượng nghị sĩ về cuộc đời. Trước đây là một thành viên của Dân chủ Kitô giáo, ông thuộc đảng Dân chủ trung tâm. |
|
Catharina Lodders | Tập tin:Rina Lodders (1963).jpg|thumb|Catharina Lodders (1963)
Catharina Johanna Lodders (sinh 18 tháng 8 năm 1942) là một hoa hậu đến từ Hà Lan. Bà đại diện cho Hà Lan tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 1962 tổ chức tại Luân Đôn và đã đoạt danh hiệu này. Bà đã trở thành người phụ nữ thứ hai của Hà Lan đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới. Sau này, bà cưới nhạc sĩ, ca sĩ người Mỹ Chubby Checker.
Người kế vị của bà là Carole Crawford|Carole Joan Crawford, hoa hậu thế giới 1963 đến từ Jamaica.
succession box|
before=flagicon|UK Rosemarie Frankland|
title=Hoa hậu Thế giới|
years=Hoa hậu Thế giới 1962|1962|
after= flagicon|JAM Carole Crawford|Carole Joan Crawford
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1962
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|ARG Norma Nolan
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|NED Catharina Lodders
|Hoa hậu Trái đất=không có |
|
Ann Sydney | Tập tin:Ann Sidney 1965.jpg|nhỏ|Hoa hậu Thế giới Ann Sidney khi đến Schiphol nhân tuần lễ tiếng Anh
Ann Sydney (sinh 27 tháng 3 năm 1944) là một hoa hậu của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland|Anh. Bà đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới năm 1964 được tổ chức tại Luân Đôn. Bà đã trở thành người phụ nữ Anh thứ hai đoạt danh hiệu Hoa hậu Thế giới.
Sau cuộc thi Hoa hậu Thế giới, Ann làm việc cho một hãng truyền hình nhỏ và có tham gia đóng trong một vài bộ phim.
Thứ tự kế vị|
| trước = flagicon|JAM Carole Crawford
| chức vụ = Hoa hậu Thế giới
| năm = Hoa hậu Thế giới 1964|1964
| sau = flagicon|UK Lesley Langley
Tứ đại Hoa hậu
|năm=1964
|Hoa hậu Hoàn vũ= flagicon|GRE|old Corrinna Tsopei
|Hoa hậu Thế giới= flagicon|UK Ann Sydney
|Hoa hậu Trái đất=không có |
|
Triệu Khắc Chí | Triệu Khắc Chí (tiếng Trung: 赵克志; bính âm: Zhao Kezhi; sinh tháng 12 năm 1953) là một chính khách nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ông hiện là Ủy viên Quốc vụ.
Triệu Khắc Chí nguyên là Ủy viên Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc; Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quý Châu và Tỉnh trưởng Chính phủ Nhân dân tỉnh Quý Châu. Mặc dù chưa từng được đào tạo và trải qua công tác công an, nhưng Triệu Khắc Chí vẫn được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Công an bởi có nhiều kinh nghiệm và từng trải qua nhiều cương vị lãnh đạo tại nhiều tỉnh "trọng điểm". |
|
Mu Sochua | Mu Sochua (Tiếng Khmer: មូរ សុខ ហួ) sinh ngày 15 tháng 5 năm 1954) là một chính trị gia người Campuchia và là một nhà hoạt động nhân quyền. Bà là thành viên Quốc hội Campuchia đại diện cho tỉnh Battambang từ năm 2013 đến năm 2017. Bên cạnh đó, bà cũng là thành viên và Phó Chủ tịch của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) cho đến khi đảng này bị giải thể. Trước đây bà cũng từng là thành viên của Đảng Sam Rainsy (SRP) và FUNCINPEC. Bà từng là Bộ trưởng Bộ Phụ nữ và Cựu chiến binh chính phủ liên minh từ năm 1998 đến năm 2004. Bà hiện là một trong 118 nhân vật đối lập cao cấp bị cấm 5 năm hoạt động chính trị sau một phán quyết của tòa án tối cao Campuchia vào ngày 16 tháng 11 năm 2017. |
|
Janet Jackson | Janet Damita Jo Jackson (sinh ngày 16 tháng 5 năm 1966) là một nữ ca sĩ, người viết lời bài hát, vũ công và diễn viên người Mỹ. Được biết đến với một loạt các tác phẩm âm nhạc mang tính sáng tạo, ý thức xã hội và gợi dục, cũng như những đóng góp cho nghệ thuật biểu diễn, truyền hình và điện ảnh, bà được xem là một biểu tượng nhạc pop nổi bật trong hơn 30 năm qua. Là con gái út của gia đình Jackson, bà bắt đầu sự nghiệp với bộ phim truyền hình The Jacksons năm 1976 và xuất hiện trong nhiều chương trình khác xuyên suốt thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, bao gồm Good Times và Fame.
Sau khi ký hợp đồng thu âm với hãng đĩa A&M, bà trở thành biểu tượng văn hoá phổ biến khi phát hành album phòng thu thứ ba Control (1986). Sự hợp tác giữa bà và bộ đôi nhà sản xuất thu âm Jimmy Jam & Terry Lewis đã kết hợp nhiều yếu tố khác nhau từ các thể loại rhythm and blues, funk, disco, rap và nhạc công nghiệp, dẫn đến thành công đột phá của Jackson trong nền âm nhạc đại chúng. Bên cạnh đó, với sự đổi mới không ngừng nghỉ trong những bản thu âm, vũ đạo, video ca nhạc, và sự nổi tiếng trên sóng radio và MTV, Bà được xem là hình mẫu lý tưởng bởi nội dung lời ca mang đậm chất ý thức xã hội của mình.
Năm 1991, bà ký kết hợp đồng đầu tiên trong số hai bản hợp đồng thu âm kỷ lục hàng triệu đô-la với hãng đĩa Virgin Records, giúp bà trở thành một trong những nghệ sĩ có thu nhập cao nhất trong ngành công nghiệp âm nhạc. Album đầu tiên của bà với hãng, janet. (1993), đánh dấu sự thay đổi hình ảnh như là một biểu tượng gợi cảm khi đề cập đến tình dục trong các tác phẩm âm nhạc. Cùng năm đó, bà lần đầu tiên thủ vai chính trong Poetic Justice; kể từ đó bà tiếp tục xuất hiện trong nhiều bộ phim điện ảnh. Đến cuối những năm 1990, bà được mệnh danh là nghệ sĩ thu âm thành công thứ hai của thập kỷ. Việc phát hành album phòng thu thứ bảy All for You (2001) giúp Jackson khẳng định vị thế đỉnh cao trong ngành công nghiệp âm nhạc với buổi lễ tôn vinh MTV Icon cho những thành tựu của bà. Sau khi chia tay với Virgin, bà phát hành album phòng thu duy nhất với Island Records, Discipline (2008), trước khi hợp tác với Rights Management BMG để thành lập hãng thu âm riêng của mình, Rhythm Nation và phát hành album đầu tiên sau 7 năm Unbreakable (2015).
Với hơn 100 triệu đĩa nhạc được tiêu thụ, Jackson là một trong những nghệ sĩ bán đĩa chạy nhất lịch sử âm nhạc đương đại. Bà tích lũy được một loạt các bài hát trứ danh, như "Nasty", "Rhythm Nation", "That's the Way Love Goes", "Together Again" và "All for You"; bà còn giữ kỷ lục là nghệ sĩ nữ có nhiều đĩa đơn liên tiếp lọt vào top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100 nhất, với 19 bài. Trong năm 2016, tạp chí Billboard xếp bà ở vị trí thứ 7 trong "Top Nghệ sĩ của Hot 100 mọi thời đại", trong khi vào năm 2010, Jackson xếp hạng 5 trong "Top 50 Nghệ sĩ R&B/Hip-Hop trong 25 năm qua". Là một trong số những nghệ sĩ nhận nhiều giải thưởng nhất thế giới, những tác phẩm và thành tựu của bà đã tạo nên ảnh hưởng trong việc định hình và xác định lại phạm vi nền âm nhạc đại chúng. Jackson cũng được trích dẫn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nghệ sĩ khác. |
|
Chung Sye-kyun | Chung Sye-kyun (korean|정세균|hanviet=Đinh Thế Quân) là chính trị gia người Hàn Quốc, đương kim Thủ tướng Hàn Quốc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc (2016 - 2018).
Trước đây ông từng là lãnh đạo của Đảng Minjoo|Đảng Dân chủ Hàn Quốc vào năm 2008 và 2010, và hai lần là Chủ tịch Đảng Uri, từ tháng 10 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006 và từ tháng 2 năm 2007 cho đến khi Uri giải tán vào tháng 8 cùng năm.
Ngày 9 tháng 6 năm 2016, ông được bầu làm Chủ tịch Quốc hội trong nhiệm kỳ hai năm. Khi trở thành Chủ tịch Quốc hội, theo hiến pháp của Hàn Quốc thì người đó không thể là thành viên của một Đảng chính trị hay tổ chức nào khác, ông đã tuyên bố rời khỏi Đảng Minjoo|Đảng Dân chủ Hàn Quốc. Tư cách thành viên Đảng Dân chủ của ông sẽ được khôi phục khi vai trò Chủ tịch Quốc hội của ông sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 5 năm 2018.
Vào ngày 14 tháng 1 năm 2020, ông được Tổng thống Moon Jae-in bổ nhiệm làm Thủ tướng Hàn Quốc|Thủ tướng mới và được Quốc hội phê chuẩn. Ông chính thức nhận chức sau đó. |
|
Helen Keller | Helen Adams Keller (27 tháng 6 năm 1880 – 1 tháng 6 năm 1968) là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà là người khiếm thị, khiếm thính đầu tiên giành học vị Cử nhân Nghệ thuật.
Bà được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20. |
|
Susan B. Anthony | Tập tin:Susan B Anthony c1855.png|nhỏ|phải|Chân dung bà Susan Anthony
Susan Brownell Anthony (15 tháng 2 năm 1820 - 13 tháng 3 năm 1906) là một nhà cải cách xã hội Mỹ và nhà hoạt động vì quyền bầu cử phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong phong trào bầu cử của phụ nữ. Sinh ra trong một gia đình Quaker cam kết bình đẳng xã hội, bà đã thu thập kiến nghị chống nô lệ ở tuổi 17. Trong năm 1856, bà trở thành đại diện của bang New York cho Hiệp hội Chống Nô lệ Hoa Kỳ.
Năm 1851, bà gặp Elizabeth Cady Stanton, người đã trở thành người bạn đời của bà và đồng nghiệp trong các hoạt động cải cách xã hội, chủ yếu trong lĩnh vực quyền phụ nữ. Năm 1852, họ thành lập Hiệp hội Phụ nữ Nhà nước New York sau khi Anthony bị ngăn cản không được phát biểu tại một cuộc họp về hưu vì cô ấy là phụ nữ. Năm 1863, họ thành lập Liên đoàn Quốc gia Trung thành Phụ nữ, tổ chức cuộc chạy đua kiến thức lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến thời điểm đó, thu thập gần 400.000 chữ ký ủng hộ việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Năm 1866, họ khởi xướng Hiệp hội Quyền bình đẳng Hoa Kỳ, vận động cho quyền bình đẳng cho cả phụ nữ và người Mỹ gốc Phi. Năm 1868, họ bắt đầu xuất bản một tờ báo quyền phụ nữ mang tên The Revolution. Năm 1869, họ thành lập Hiệp hội Quyền bầu cử Phụ nữ Quốc gia (National Woman Suffrage Association) như là một phần của sự tách ra trong phong trào phụ nữ. Năm 1890, việc chia tách này đã được chính thức hoá khi tổ chức của họ sáp nhập với Hiệp hội Nữ quyền Hoa Kỳ đối nghịch để thành lập Hiệp hội Tỷ lệ nữ Nữ Hoa Kỳ, với Anthony là lực lượng chính. Vào năm 1876, Anthony và Stanton bắt đầu làm việc với Matilda Joslyn Gage về cái mà cuối cùng đã trở thành cuốn Lịch sử của Nữ quyền số sáu bộ. Lợi ích của Anthony và Stanton khác nhau trong những năm sau đó, nhưng cả hai vẫn là bạn thân.
Năm 1872, Anthony bị bắt vì bỏ phiếu ở Rochester, New York, và bị kết án trong một phiên tòa công khai. Mặc dù bà từ chối trả tiền phạt, chính quyền đã từ chối thực hiện hành động tiếp theo. Năm 1878, Anthony và Stanton sắp xếp Quốc hội để được trình bày với một sửa đổi cho phụ nữ quyền bỏ phiếu. Được đưa ra bởi Thượng nghị sĩ Aaron A. Sargent (R-CA), nó đã trở thành Sửa đổi thứ chín đối với Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1920.
Anthony đã đi khắp nơi để ủng hộ cuộc bầu cử của phụ nữ, cho khoảng 75 đến 100 bài phát biểu mỗi năm và làm việc trong nhiều chiến dịch của nhà nước. Bà đã làm việc quốc tế về quyền của phụ nữ, đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra Hội đồng Phụ nữ Quốc tế, vẫn còn hoạt động. Cô cũng đã giúp mang lại Đại hội Phụ nữ Thế giới tại Triển lãm Columbian Thế giới ở Chicago vào năm 1893.
Khi cô ấy bắt đầu vận động cho các quyền của phụ nữ, Anthony đã bị chế giễu và buộc tội cố gắng hủy hoại tổ chức hôn nhân. Nhận thức của công chúng về cô đã thay đổi triệt để trong suốt cuộc đời cô, tuy nhiên. Sinh nhật lần thứ 80 của cô được tổ chức tại Nhà Trắng theo lời mời của Tổng thống William McKinley. Bà trở thành người phụ nữ đầu tiên thực sự được đưa vào đô xu la Mỹ 1979. |
|
Châu Tinh Trì | Châu Tinh Trì (giản thể: 周星驰; phồn thể: 周星馳; bính âm: Zhōuxīngchí; Việt bính: Zau1 Sing1ci4, tiếng Anh: Stephen Chow, sinh ngày 22 tháng 6 năm 1962) là một nam nhà làm phim, cựu diễn viên và nghệ sĩ hài người Hồng Kông. Được mệnh danh là "vua hài châu Á", ông được xem là một trong những diễn viên hài nổi bật nhất của điện ảnh Hồng Kông.
Ngoài sự nghiệp diễn xuất, ông còn được biết đến với vai trò là đạo diễn. Hai tác phẩm Đội bóng Thiếu Lâm và Tuyệt đỉnh Kungfu của ông đều được giới chuyên môn và khán giả đánh giá cao và giành được vô số giải thưởng cao quý, trong đó có Phim hay nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất cho cá nhân ông tại giải thưởng điện ảnh Hồng Kông.
Ông còn là cố vấn chính trị của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. |
|
Phạm Khắc | Phạm Tấn Phước (29 tháng 1 năm 1939 – 17 tháng 5 năm 2007), thường được biết đến với nghệ danh Phạm Khắc là một nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh nổi tiếng trong làng nhiếp ảnh, quay phim và truyền hình Việt Nam; ông được xem là người đặt nền móng cho thể loại phim ký sự của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Anh hùng Lao động khi đang giữ chức Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. |
|
George Gabriel Stokes | Sir George Gabriel Stokes (13 tháng 8 năm 1819–1 tháng 2 năm 1903) là một nhà toán học và vật lý người Ireland đến từ Đại học Cambridge và đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cơ chất lỏng (bao gồm cả phương trình Navier-Stokes), quang học và toán lý (bao gồm cả định lý Stokes). Ông là thư ký, sau đó là chủ tịch của Hiệp hội Hoàng gia (Royal Society). |
|
Vũ Ngọc Phan | Vũ Ngọc Phan (武玉璠, 1902-1987) là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học hiện đại và văn học dân gian Việt Nam. Trong những năm đầu cầm bút, ông còn có bút danh là Chỉ Qua Thị. |
|
Deodato Arellano | Deodato de la Cruz Arellano (26 tháng 7 năm 1844 - 7 tháng 10 năm 1899) là một nhà tuyên truyền người Philippines và là Chủ tịch đầu tiên của tổ chức Katipunan. Ông sinh ra tại tỉnh Bulacan là con của Juan de la Cruz và Mamerta de la Cruz. Gia đình đổi tên họ của ông thành Arellano theo đúng nghị định Claveria năm 1849. Arellano học kế toán tại Đại học Ateneo de Manila (nay là Đại học Ateneo de Manila). Ông cũng làm việc như một trợ lý thư ký tại kho vũ khí của quân đội binh đoàn pháo. Ông kết hôn với em gái của Marcelo H. del Pilar, Hilaria G.H. del Pilar vào ngày 22 tháng 4 năm 1877, sau khi người vợ đầu tiên của ông là Paula Rivera đã qua đời.
Cùng với Marcelo H. del Pilar, Arellano là một hội viên Hội Tam Điểm tích cực. Ông kêu gọi người Philippines đang sinh sống ở Tây Ban Nha góp quỹ cho del Pilar chạy trốn đến Tây Ban Nha, vì những bài báo có nội dung chống phá Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha đã xuất hiện trong tờ báo Philippines mà Del Pilar xuất bản, Diariong Tagalog (Báo tiếng Tagalog).
Năm 1892, Arellano và những hội viên Tam Điểm khác, như Andrés Bonifacio, gia nhập La Liga Filipina (Liên minh Philippines), được thành lập bởi José Rizal khi ông trở về nước. Arellano được bầu làm thư ký của tổ chức, nhưng Rizal đã bị trục xuất đến đảo Dapitan tại Mindanao vài ngày sau đó. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1892, Thống đốc người Tây Ban Nha Eulogio Despujol ngay lập tức thông báo việc trục xuất Rizal đến Dapitan. Cùng ngày đó, tại nhà của Deodato Arellano ở 72 phố Azcarraga, Andrés Bonifacio - một thành viên của La Liga - đã tập hợp Teodoro Plata, Valentin Diaz, Ladislao Diwa, Jose Dizon và Arellano và thành lập hội kín Katipunan. Mục tiêu chính của Katipunan không chỉ là cải cách đất nước, mà là đánh đổ Chính quyền Thực dân Tây Ban Nha, giành lại độc lập cho Philippines
Ông được bầu làm chủ tịch đầu tiên của Hội đồng Tối cao Katipunan. Trong một cuộc họp bí mật vào tháng 10 năm 1892, Arellano được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của tổ chức. Với cương vị Chủ tịch, ông đã đề ra bộ luật của Katipunan với sự trợ giúp của Teodoro Plata và Ladislao Diwa. Arellano rất cẩn thận khi chọn thành viên mới vì đã có quá nhiều gián điệp. Tuy nhiên, chức Chủ tịch không nằm trong tay ông lâu. Vài tháng sau đó, vào tháng 2 năm 1893, Andrés Bonifacio chỉ đạo cho Roman Basa thay thế ông làm Chủ tịch của Katipunan. Theo đánh giá của Bonifacio, Arellano là một nhà lãnh đạo làm việc không có hiệu quả. Đây là một sai lầm lớn đối với Bonifacio, vì Arellano rất thận trọng khi chọn các thành viên tham gia Katipunan. Mặc dù thất bại, Arellano vẫn hoạt động tích cực trong tổ chức. Trong khi Bonifacio và các thành viên khác đang tổ chức các hội nghị lớn tại Manila, ông tự tổ chức các hội nghị tại tỉnh Bulacan.
Khi cuộc cách mạng nổ ra vào tháng 8 năm 1896, Arellano tham gia vào lữ đoàn của Gregorio del Pilar, trở thành viên chức ủy nhiệm của lữ đoàn.
Ông đã chiến đấu trong các trận đánh ở Bulacan trong Chiến tranh Philippines - Mỹ, nhưng ông đã mắc bệnh lao trong quá trình chiến tranh và mất vì căn bệnh này trong khi ông và những người đồng đội của ông đang chiến đấu ở dãy núi Cordillera. Các đồng chí của ông đã chôn ông trong nghĩa trang của thị trấn La Trinidad, Benguet. |
|
Huỳnh Thu Sinh | Huỳnh Thu Sinh (Tiếng Trung Quốc|tiếng Trung: 黃秋生, bính âm: ''Huáng Qiūshēng'', tiếng Anh: Anthony Wong Chau Sang; sinh ngày 2 tháng 9 năm 1961) là một nam diễn viên điện ảnh Hồng Kông mang hai dòng máu Trung - Anh.<ref>[http://www.hkcinemagic.com/en/page.asp?aid=136 Interview with Anthony Wong Chau Sang]</ref><ref>Chú thích web |url=http://www.channelnewsasia.com/404 |ngày truy cập=2018-10-09 |tựa đề=Interview with Anthony Wong Chau Sang |archive-date=2020-10-09 |archive-url=https://web.archive.org/web/20201009105216/http://www.channelnewsasia.com/404 |url-status=dead </ref> |
|
Worranit Thawornwong | Worranit Thawornwong (tiếng Thái: วรนิษฐ์ ถาวรวงศ์, sinh ngày 09 tháng 10 năm 1996) còn có nghệ danh là Mook (มุก), là một diễn viên và ca sĩ người Thái Lan nổi tiếng nhất GMMTV.
Cô được biết đến qua series Ugly Duckling: Perfect Match (2015), Kiss The Series (2016), Mia Noi (2019), Oh My Boss (2021). |
|
Steven Spielberg | Steven Allan Spielberg (/ˈspiːlbɜːrɡ/; sinh ngày 18 tháng 12 năm 1946) là một nam đạo diễn, nhà biên kịch kiêm nhà sản xuất điện ảnh người Mỹ gốc Do Thái. Ông bắt đầu sự nghiệp của mình trong kỷ nguyên New Hollywood và là một trong những đạo diễn thành công nhất trong lịch sử điện ảnh. Spielberg đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau, bao gồm hai Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất, một giải danh dự của Trung tâm Kennedy và một giải thưởng Cecil B. DeMille.
Spielberg sinh ra ở Cincinnati, Ohio và lớn lên ở Phoenix, Arizona. Sau đó ông chuyển đến California và theo học chuyên ngành điện ảnh. Sau khi có được sự chú ý từ Hollywood với một số tác phẩm chiếu rạp nhỏ lẻ, Spielberg bắt đầu nổi lên sau khi dự án Hàm cá mập (1975) mà ông đóng vai trò đạo diễn được ra mắt, và giành được thành công lớn về mặt chuyên môn cũng như thương mại, đồng thời còn mở ra định nghĩa mới về phim bom tấn mùa hè. Các tác phẩm sau đó của ông chủ yếu đi theo thể loại khoa học viễn tưởng như Kiểu tiếp xúc thứ 3 (1977), loạt phim Indiana Jones, E.T. Sinh vật ngoài hành tinh (1982), và loạt phim Công viên kỷ Jura vốn được coi như nguyên mẫu của lối làm phim Hollywood theo trường phái thoát ly.
Spielberg sau đó chuyển sang đào sâu về chủ nghĩa nhân văn trong các tác phẩm điện ảnh tiếp theo của sự nghiệp, được thể hiện rõ nhất qua The Color Purple (1985), Đế chế mặt trời (1987), Bản danh sách của Schindler (1993), Amistad (1997) và Giải cứu binh nhì Ryan (1998). Ông tiếp tục theo sát chủ đề này trong các dự án đầu thế kỷ 21, nổi bật là các bộ phim được đánh giá cao về mặt chuyên môn như Munich (2005), Lincoln (2012), Người đàm phán (2015) và Bí mật Lầu Năm Góc (2017). Gần đây nhất, ông cho ra mắt ba tác phẩm bao gồm Ready Player One: Đấu trường ảo (2018), Câu chuyện phía Tây (2021) và The Fabelmans: Tuổi trẻ huy hoàng (2022).
Phong cách đạo diễn và công nghệ làm phim của Spielberg được nhiều nhà phê bình đánh giá cao. Việc sử dụng các cảnh quay phản chiếu, khuếch đại hiệu ứng thị giác, và sử dụng các cảnh quay cận cho các tình huống biểu lộ sự ngạc nhiên, thường được gọi bằng cái tên "Spielberg Face", vẫn tồn tại cho tới ngày nay.
Ngoài công tác đạo diễn điện ảnh, Steven Spielberg còn là đồng sáng lập của hai hãng phim Amblin Entertainment và DreamWorks, tại đây ông cũng đảm nhận cương vị sản xuất cho nhiều phim truyền hình và phim dài tập. Ngoài ra, Spielberg cũng được biết đến vì sự hợp tác lâu dài với nhà soạn nhạc John Williams, người làm việc với ông trong tất cả tác phẩm điện ảnh ngoại trừ năm bộ phim truyện của mình. Một vài bộ phim do ông đạo diễn nằm trong số những tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất lịch sử, đồng thời ông cũng là đạo diễn có doanh thu phim cao nhất mọi thời đại. Được biết, tài sản của Spielberg có giá trị lên đến hơn 3 tỉ USD. |
|
Gordon Brown | James Gordon Brown (sinh năm 1951) là Thủ tướng của Vương quốc Anh và là lãnh đạo của Đảng Lao động (Công đảng) từ năm 2007 đến năm 2010. Trước đó, Brown phục vụ trong nội các Tony Blair với cương vị Bộ trưởng Tài chính từ ngày 2 tháng 5 năm 1997 đến ngày 27 tháng 6 năm 2007. Ông cũng là thành viên Quốc hội đại diện khu vực Kircaldy và Cowdenbeath từ năm 1983. Người kế nhiệm ông là David Cameron, lãnh đạo Đảng Bảo Thủ. |
|
Ladislao Diwa | Ladislao Diwa y Nocon (27 tháng 6 năm 1863 - 12 tháng 3 năm 1930) là một nhà yêu nước người Philippines, một trong số những người sáng lập ra tổ chức Katipunan khởi xướng cuộc Cách mạng Philippines chống lại Thực dân Tây Ban Nha năm 1896. |
|
Nikolai II của Nga | Nikolai II của Nga cũng viết là Nicholas II (Nga: Николай II, Николай Александрович Романов, chuyển tự. Nikolay II, Nikolay Alexandrovich Romanov [nʲɪkɐˈlaj ftɐˈroj, nʲɪkɐˈlaj əlʲɪkˈsandrəvʲɪʨ rɐˈmanəf], phiên âm tiếng Việt là Nicôlai II Rômanốp hay Ni-cô-lai II) (19 tháng 5 năm 1868 – 17 tháng 7 năm 1918) là vị Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại vương công Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Tên đầy đủ của Nikolai II là Nikolai Aleksandrovich Romanov (tiếng Nga: Николай Александрович Романов). Tước hiệu chính thức của ông là Nikolai Đệ nhị, Sa hoàng và Đấng cai trị chuyên chính của toàn nước Nga. Hiện nay, ông được Giáo hội Chính Thống giáo Nga gọi là Thánh Nikolai Người chịu nỗi thống khổ.
Sa hoàng Nikolai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Dưới triều đại của ông, đế quốc Nga đã lâm vào một loạt khủng hoảng kinh tế và quân sự. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là Nikolai Kẻ khát máu, vì đã ra lệnh cho vụ thảm sát Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người Do Thái xảy ra dưới triều ông. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga đã bại trận. Cũng chính ông là người đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng tám năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc thế chiến này, quân Nga tham chiến ở phe Hiệp ước, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung.
Hàng loạt thất bại trong Thế chiến I khiến nước Nga lâm vào khủng hoảng, sự bất mãn với Sa hoàng lên cao. Năm 1917, phong trào Cách mạng Tháng Hai thắng lợi, Nikolai II phải thoái vị. Đầu tiên, ông và gia đình bị giam lỏng tại Cung điện Aleksandr ở Hoàng Thôn, rồi được chuyển tới Dinh Tổng đốc tại Tobolsk, sau đó lại chuyển tới ngôi nhà Ipatiev tại Yekaterinburg. Đêm ngày 16 rạng sáng ngày 17 tháng 7 năm 1918, để ngăn chặn việc quân Bạch Vệ giành được gia đình Sa hoàng và tái lập chế độ phong kiến tại nước Nga, Nikolai II và toàn bộ gia đình bị Hội đồng tỉnh Ural xử bắn với án trạng là đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân. Lãnh đạo mới của Nga là Vladimir Lenin chỉ được thông báo về việc này vài ngày sau đó, ông tỏ ra rất buồn vì đã không ngăn chặn được vụ việc này, bởi nước Nga khi đó đang lâm vào thời kỳ nội chiến hỗn loạn. |
|
Edmund Hillary | Sir Edmund Percival Hillary (20 tháng 7 năm 1919 - 11 tháng 1 năm 2008) là một nhà thám hiểm và leo núi người New Zealand. Ngày 29 tháng 5 năm 1953, Hillary và nhà leo núi người Nepal|Nepan, Tenzing Norgay đã trở thành hai người đầu tiên trèo lên đỉnh Everest và quay về an toàn. |
|
Tom Hanks | Thomas Jeffrey Hanks (sinh ngày 9 tháng 7 năm 1956) là diễn viên, đạo diễn, nhà sản xuất phim người Mỹ nổi tiếng. Ông từng đoạt 2 giải Oscar cho các vai diễn trong phim Philadelphia và Forrest Gump. Hanks là một trong ba diễn viên duy nhất từng đóng 7 phim bom tấn liên tiếp có doanh thu trên 100 triệu USD, ông cũng là ngôi sao mang lại doanh thu cao thứ hai trong lịch sử điện ảnh. |
|
Isidor Kaufmann | Tập tin:Portraitofayoungboywithpeyot.jpg|thumb|Chân dung bé trai người do thái để kiểu Tóc Do Thái
Tập tin:Isidor Kaufmann Rabbi with prayer shawl.jpg|thumb|Tranh phác họa người do thái mặc khăn choàng cầu nguyện
Isidor Kaufmann (lang-hu|Kaufman(n) Izidor, lang-he|איזידור קאופמן; tháng Ba ngày 22 năm 1853 ở Arad – 1921 ở Vienna) là một hoa sĩ người do thái sinh sống ở Đế quốc Áo-Hung. Ông đã cống hiến sự nghiệp của cả cuộc đời mình cho việc vẽ tranh theo thể loại Do Thái, ông đã đi khắp tứ xứ Đông Âu để tìm kiếm những cảnh quan sinh sống sinh hoạt của người Do Thái. |
|
Richard Stallman | Richard Matthew Stallman (thường được viết tắt là RMS) (sinh 16 tháng 3 năm 1953), là một nhà hoạt động vì phần mềm tự do, một hacker (hiểu theo nghĩa tốt của từ này - một Hacker mũ trắng) và một nhà phát triển phần mềm. Vào tháng 9 năm 1983, ông đã triển khai Dự án GNU nhằm xây dựng các Tương tự Unix|hệ điều hành giống Unix và trở thành kiến trúc sư trưởng kiêm người tổ chức. Với dự án GNU ông đã khởi đầu cho phong trào phần mềm tự do và đến tháng 10 năm 1985 thành lập Quỹ Phần mềm Tự do|Tổ chức Phần mềm Tự do. Ông cũng là người đồng sáng lập Hội lập trình tự do. Stallman là người đầu tiên đề xuất khái niệm ''copyleft'' và là tác giả chính của một vài giấy phép copyleft trong đó có Giấy phép Công cộng GNU, loại giấy phép phần mềm tự do được sử dụng rộng rãi nhất. Kể từ giữa thập niên 90, Stallman đã dành phần lớn thời gian để ủng hộ cho phần mềm tự do, cũng như tham gia vào chiến dịch chống lại bằng sáng chế phần mềm|bằng độc quyền sáng chế phần mềm và những điều theo ông là sự mở rộng quá mức của các luật bản quyền. Stallman cũng phát triển một số phần mềm được sử dụng rộng rãi như Emacs nguyên thủy, Tập hợp Trình biên dịch GNU (GCC) và Trình gỡ rối GNU (GDB). |
|
Mũ bảo hiểm | Mũ bảo hiểm là một dạng đồ bảo hộ được đội để bảo vệ đầu. Đặc biệt hơn, mũ bảo hiểm bổ trợ cho hộp sọ trong việc bảo vệ bộ não con người. |
|
Sully Prudhomme | Sully Prudhomme, tên thật là René-Francois-Armand Prudhomme, (tiếng Pháp: [syli pʀydɔm]; 16 tháng 3 năm 1839 - 7 tháng 9 năm 1907) là một nhà thơ Pháp và là một thành viên của Viện Hàn lâm Pháp, người đầu tiên trên thế giới đoạt giải Nobel Văn học. |
|
Giám mục | Giám mục hay vít-vồ (gốc từ tiếng Bồ Đào Nha: bispo) là chức sắc được tấn phong trong một số giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, nắm giữ các vị trí quan trọng trong giáo hội. Trong Giáo hội Công giáo Rôma, Giám mục là một trong ba chức thánh cơ bản về phẩm trật: Giám mục, linh mục và phó tế. Theo đó, chức Giám mục là cao nhất và tượng trưng cho các tông đồ, trong đó giáo hoàng là tông đồ trưởng, tượng trưng cho Thánh Phêrô. Giám mục do Giáo hoàng chọn và chỉ định qua sự tư vấn của Thánh bộ Giám mục hoặc Thánh bộ Truyền giáo. Giám mục được các quyền: tấn phong chức Giám mục theo sự bổ nhiệm của Giáo hoàng, truyền chức linh mục và phó tế, chấp nhận lời khấn dòng của các tu sĩ, đồng thời có quyền ban tất cả bí tích cho giáo dân. Các Giám mục cũng là những người trực tiếp cùng với Giáo hoàng chia sẻ quyền lực của giáo hội trên toàn cầu để quản trị Giáo hội Công giáo Rôma.
Địa khu của một vị giám mục là giáo phận, gồm nhiều giáo xứ. |
|
Hoàng Thanh Trang | Hoàng Thanh Trang (sinh 25 tháng 4 năm 1980 tại Hà Nội) là một nữ đại kiện tướng cờ vua Hungary gốc Việt, thi đấu cho Đội tuyển cờ vua Hungary. Chị là nhà vô địch nữ châu Âu năm 2013 sau khi giành chức vô địch tại giải cá nhân châu Âu ở Serbia tháng 8 năm 2013 .
Hoàng Thanh Trang là kỳ thủ nữ có gốc gác Việt Nam duy nhất cho đến nay lọt vào Top 10 nữ kỳ thủ có hệ số Elo cao nhất thế giới (thứ 9, tháng 4 năm 2006) và hiện chị vẫn là kỳ thủ gốc Việt Nam duy nhất ở trong nhóm các nữ kỳ thủ hàng đầu của FIDE . |
|
Vasco da Gama | 1000 bài cơ bảnInfobox Biography
| subject_name = Vasco da Gama
| tên khai sinh =
| học vị =
| tổ chức =
| ngày mất = 24 tháng 12 năm 1524 (65 tuổi)
| tên = Vasco Da Gama
| cỡ hình =
| ghi chú hình =
| tên gốc =
| ngày sinh = 01 tháng 3 năm 1459
| chữ ký =
| an táng =
| năm hoạt động =
| cư trú =
| quốc gia =
| tên khác =
| dân tộc =
| quốc tịch =
| học vấn =
| notable works =
| website =
| hình = Vasco da Gama - 1838.png
| chiều cao =
| sinh = 1 tháng 3 năm 1459
| nơi sinh = ''Sines'', Alentejo, Bồ Đào Nha
| mất = 24 tháng 12 năm 1524
| nơi mất = ''Kochi'', Ấn Độ
| occupation = Nhà thám hiểm, chỉ huy hải quân
| spouse = ''Catarina de Ataíde''
| tiền nhiệm =
| quê quán =
| cân nặng =
| giải thưởng =
| tiêu đề =
| nhiệm kỳ =
| cha =
| kế nhiệm =
| đảng phái =
| con cái =
| nổi tiếng = Thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi từ Châu Âu đến Ấn Độ
| mẹ =
| cỡ chữ ký =
| footnotes = <ref>chú thích web | last=Fernandez-Armesto | first=Felipe | last2=Campbell | first2=Eila M.J. | title=Vasco da Gama: Biography & Facts | website=Encyclopedia Britannica | date=1999-05-27 | url=https://www.britannica.com/biography/Vasco-da-Gama | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | title=Historic figures: Vasco da Gama | website=BBC | date=2006-10-31 | url=https://www.bbc.co.uk/history/historic_figures/da_gama_vasco.shtml | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | last=Beyer | first=Greg | title=Vasco da Gama: Explorer & Adventurer | website=TheCollector | date=2023-03-01 | url=https://www.thecollector.com/vasco-da-gama-explorer-adventurer/ | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | title=Vasco da Gama | website=Ages of Exploration: Vasco De Gama | date=2014-02-05 | url=https://exploration.marinersmuseum.org/subject/vasco-da-gama/ | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | last=Cartwright | first=Mark | title=Vasco da Gama | website=World History Encyclopedia | date=2021-06-03 | url=https://www.worldhistory.org/Vasco_da_Gama/ | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | title=Vasco de Gama: Biography, Voyages & Legacy | website=HISTORY | date=2009-12-18 | url=https://www.history.com/topics/exploration/vasco-da-gama | access-date=2024-01-26</ref><ref>chú thích web | title=Vasco da Gama: Biography | website=Biography | date=2023-08-02 | url=https://www.biography.com/history-culture/vasco-da-gama | access-date=2024-01-26</ref>
Quý ông (''Dom'') Vasco da Gama, bá tước thứ nhất của Vidigueira (''1.º Conde da Vidigueira'') (IPA2|'vaʃku dɐ 'gɐmɐ) (phiên âm tiếng Việt : Va-xcô đơ Ga-ma) (sinh năm 1 tháng 3|01 tháng 3 năm 1459 tại ''Sines'', Bồ Đào Nha hoặc ''Vidigueira'', Alentejo, Bồ Đào Nha, mất ngày 24 tháng 12 năm 1524 tại ''Kochi'', Ấn Độ) là một Thám hiểm|nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, một trong những nhà hàng hải châu Âu thành công nhất của Kỷ nguyên khám phá (''Age of Discovery'') và là thuyền trưởng hạm đội đầu tiên đi thẳng từ châu Âu đến Ấn Độ. |
|
Michel Sabbah | Image:Michel-sabbah-1318847617.jpg|Right|thumb|210px|Michel Sabbah
Michel Sabbah (sinh 1933) là một Thượng phụ người Palestine của Giáo hội Công giáo Rôma. Ông nguyên là Thượng phụ Tòa Thượng phụ Jerusalem, nghi lễ Rôma từ năm 1987 đến năm 2008. Song song với nhiệm vụ Thượng phụ, ông còn đảm trách nhiều chức danh quan trọng khác như Đại Thống Lãnh dòng Hiệp sĩ Mộ Thánh Jerusalem, Chủ tịch Hội đồng các Giám mục nghi lễ Latinh tại khu vực Ả Rập và Chủ tịch Liên Hội đồng các Giáo hội Công giáo tại Khu vực Đất Thánh.<ref name=g>[http://www.gcatholic.org/dioceses/diocese/jeru0.htm Patriarchal See of Jerusalem - Palestine, Cyprus, Israel, Jordan]</ref> |
|
Willem Barentsz | Willem Barentsz (c.|1550 – 20 tháng 6 năm 1597) là một nhà hàng hải và thám hiểm người Hà Lan, một người tiên phong trong các cuộc thám hiểm về cực Bắc.
Vào năm 1594, ông rời Amsterdam với hai chiếc tàu biển để tìm kiếm lối đi về phía Đông Bắc cho vùng Bắc Xibia|Siberia và tiến vào vùng Đông Á. Ông đã đến được bờ biển phía tây của Novaya Zemlya, và đi tiếp về hướng bắc, cuối cùng buộc phải quay lại khi tiến gần đến cực Bắc của vùng này.
Vào năm sau (1595), ông chỉ huy một đội thám hiểm khác gồm bảy con tàu biển để đi thám hiểm eo biển giữa bờ biển Siberia và đảo Vaygach, nhưng không thu được kết quả. Chuyến đi thứ ba của ông cũng thất bại và dẫn đến cái chết của ông. Lần này ông chỉ huy đội tàu gồm hai tàu biển, với hai thuyền trưởng là Jan Rijp và Jacob van Heemskerk. Ở trên biển, họ đã quan sát thấy Bjørnøya|Biển Gấu và svalbard|quần đảo Svalbard (chính xác hơn là spitsbergen|đảo Spitsbergen) và lạc nhau. Con tàu của Barentsz mà van Heemskerk làm thuyền trưởng đã bị kẹt lại trong băng sau khi đi vòng quanh phía bắc của Novaya Zemlya. Thủy thủ đoàn đã phải trải qua mùa đông lạnh giá ở Novaya Zemlya, phá phần bên trong của con tàu và kiếm gỗ để dựng lên một túp lều. Do con tàu không thể thoát khỏi băng nên vào năm 1597, thủy thủ đã rời tàu Barentsz trên hai chiếc xuồng vào ngày 13 tháng 6. Hầu hết thủy thủ đoàn đều thoát và được tàu của Jan Rijp cứu tại bán đảo Kola gần Murmansk. Tuy nhiên Barentsz chết vào ngày 20 tháng 6.
Câu chuyện về mùa đông khủng khiếp tại Novaya Zemlya được kể lại và xuất bản trong nhật ký của Gerrit de Veer, người thợ mộc của tàu, là người đầu tiên quan sát thấy sự bất thường của không khí, còn được gọi là hiệu ứng Novaya Zemlya.
Năm 1853, Biển Murmean trước đây được đổi tên thành Biển Barents để vinh danh ông.<ref>"[http://www.britannica.com/eb/article-9013349 Barentsz Sea]." Encyclopædia Britannica. 2007. Encyclopædia Britannica Online. 5 December 2007</ref><ref>C. Michael Hogan and Steve Baum. 2010. [http://www.eoearth.org/article/Barents_Sea ''Barents Sea''. Eds. P. Saundry & C. Cleveland. Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment. Washington DC]</ref> Barentsburg, một khu định cư lớn thứ hai trên Svalbard, Barentsøya (Đảo Barents) và Vùng đất Barents cũng được đặt theo tên của Barentsz.
Năm 1871, ngôi nhà mà Barentsz và thủy thủ đoàn đã ở được phát hiện với tình trạng không bị phá huỷ, còn lại nhiều di vật, hiện được bảo quản tại Den Haag, và năm 1875 người ta đã tìm ra những ghi chép của ông. |
|
Chan Vathanaka | Chan Vathanaka (sinh ngày 23 tháng 1 năm 1994), thường được biết đến với biệt danh CV11, là một cầu thủ bóng đá người Campuchia đang thi đấu cho câu lạc bộ Pahang FA của Malaysia và đội tuyển bóng đá quốc gia Campuchia. Anh chơi ở vị trí tiền đạo. |
|
Terry Crews | Terry Alan Crews (sinh ngày 30 tháng 7 năm 1968) là một diễn viên Mỹ nghệ sĩ, và cựu thủ bóng đá kiểu Mỹ.
Crews đóng vai Julius Rock trong bộ phim hài của UPN/CW ''Mọi người đều Ghét Chris'' và Nick Kingston-Persons trong bộ phim hài của TBS ''Chúng ta Có Chưa?''. Anh cũng tổ chức chương trình ''Ai Là triệu Phú'' và đóng vai chính trong các sêri của BET Gia đình của Crews. Anh đã xuất hiện trong phim chẳng hạn như Chú g''White Chicks|à con màu Trắng'', ''Idiocracy'', và sêri B''iệt đội đánh thuê'', và hiện đang đóng vai trung sĩ cảnh sát New York Terry Jeffords trong bộ phim hài của Fox Brooklyn Nine-Nine
Trong bóng đá, Crews chơi ở vị trí linebacker ở National Football League cho Los Angeles Rams, San Diego Chargers, và Washington Redskins, và Rhein Fire. |
|
Người Tharu | Tharu là một nhóm sắc tộc bản địa sinh sống ở vùng chân đồi phía nam của dãy Himalaya; đa số người Tharu ở khu vực vùng Terai thuộc phạm vi Nepal. Một số nhóm Tharu còn lại sống ở vùng Terai Ấn Độ, chủ yếu ở Uttarakhand, Uttar Pradesh và Bihar. Người Tharu được Chính phủ Nepal công nhận là một dân tộc chính thức, và được xem như một bộ tộc bởi Chính phủ Ấn Đô. Từ थारू (thāru) được cho là xuất phát từ chữ sthavir có nghĩa là tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ. |
|
Manuel Teixeira Gomes | Manuel Teixeira Gomes, (IPA-pt|mɐnuˈɛɫ tɐjˈʃɐjɾɐ ˈɡomɨʃ; 27 tháng 5 năm 1860 – 18 tháng 10 năm 1941) là chính trị gia và nhà văn người Bồ Đào Nha. Ông giữ chức Tổng thống Bồ Đào Nha thứ 7 giữa 5 tháng 10 năm 1923 và 11 tháng 12 năm 1925. |
|
Felipe Massa | Felipe Massa (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1981) là một tay đua Công thức 1 người Brasil. Anh đã giành ngôi vị thứ hai tại Giải Vô địch Thế giới Công thức 1 2008, với kết quả sát nút ngôi vô địch, và hiện đang có hợp đồng đua cho đội Scuderia Ferrari cho tới cuối mùa giải 2010. Trong mùa giải năm 2009, Luca Badoer đã thay thế Massa tại các vòng đua 11 và 12, tiếp đó là Giancarlo Fisichella cho các vòng đua từ 13 tới 17, sau khi Massa bị chấn thương đầu tại Bản mẫu:F1 GP. |
|
Nguyễn Thúy Hiền (vận động viên) | Nguyễn Thúy Hiền (sinh năm 1979 tại Gia Lâm, Hà Nội) là cựu vận động viên wushu của thể thao Việt Nam.
Năm 1993 khi mới 14 tuổi, Nguyễn Thúy Hiền đã trở thành vận động viên Việt Nam đầu tiên giành huy chương vàng tại một giải vô địch thế giới (Giải vô địch Wushu thế giới tổ chức tại Malaysia). Sau đó cô luôn giữ vững vị trí là vận động viên wushu hàng đầu của Việt Nam và châu lục tại nội dung taolu (biểu diễn) cho đến khi nghỉ thi đấu vào năm 2005. Sau khi rời các đấu trường, cô từng có thời gian là huấn luyện viên và trọng tài môn Wushu cho Sở Thể dục Thể thao Hà Nội. |
|
Andrea Pirlo | Andrea Pirlo (phát âm tiếng Ý: [anˈdrɛ:a 'pi:rlo]; sinh ngày 19 tháng 5 năm 1979) là cựu cầu thủ bóng đá và là huấn luyện viên người Ý hiện đang dẫn dắt Sampdoria tại Serie B.
Khi còn thi đấu anh thường ra sân với vai trò một tiền vệ kiến thiết từ tuyến dưới. Với khả năng sáng tạo, quan sát cũng như kĩ thuật kiểm soát bóng, chuyền bóng và đá phạt thượng thừa, anh được xem là một trong những cầu thủ xuất sắc nhất từng chơi ở vị trí này.
Khởi đầu sự nghiệp, Andrea Pirlo chơi ở vị trí Tiền vệ công cho đội bóng quê hương Brescia và đã giúp đội bóng này đoạt chức vô địch Serie B, giành quyền lên chơi tại Serie A vào năm 1997. Màn trình diễn tiềm năng đã giúp anh cập bến Internazionale vào năm 1998, đội bóng yêu thích thuở nhỏ của cá nhân Pirlo. Tuy nhiên tại đây, thiếu hụt về tốc độ và sự cạnh tranh gắt gao đã không đem tới cho Pirlo nhiều cơ hội ra sân, và kết quả anh bị đem cho mượn vào năm 1999. Dẫu cho màn trình diễn ấn tượng trong khoảng thời gian ngắn tại Reggina và Brescia (một lần nữa) khi bị đem cho mượn, Pirlo vẫn không thể có được vị trí chính thức trong đội hình chính của Inter sau khi trở lại, và bị đem bán cho Đại kình địch A.C. Milan vào năm 2001. Tại Milan, Huấn luyện viên Carlo Ancelotti đã đẩy Pirlo xuống thi đấu ngay trước hàng hậu vệ, như một tiền vệ kiến thiết- lùi sâu, nhằm giúp anh có đủ khoảng trống về thời gian để tổ chức lối chơi của đội bóng. Pirlo tỏa sáng tại vị trí mới và dần phát triển thành một tiền vệ hàng đầu thế giới, giữ vai trò then chốt trong những thành công liên tiếp sau đó của Milan. Cùng Milan, Anh giành được hai danh hiệu UEFA Champions League (2003 và 2007), hai Siêu cúp châu Âu (2003 và 2007), hai danh hiệu Serie A (2004 và 2011), FIFA Club World Cup (2007), Supercoppa Italiana (2004) và Coppa Italia (2003). Pirlo sau đó chuyển tới thi đấu cho Juventus, một ông lớn khác của bóng đá Ý, theo dạng chuyển nhượng tự do vào năm 2011. Ngay lập tức, anh giúp đội bóng giải tỏa cơn khát danh hiệu từ năm 2003 và trở lại với vị thế hàng đầu quốc nội bằng bốn chức vô địch Serie A liên tiếp (2012, 2013, 2014 và 2015), hai Supercoppa Italiana (2012 và 2013) và Coppa Italia (2015). Sau hơn 20 mùa bóng thi đấu trong nước, Pirlo gia nhập New York City vào năm 2015, trước khi thông báo giải nghệ vào tháng 11 năm 2017.
Ở cấp độ quốc tế, Andrea Pirlo đứng thứ 5 về số lần khoác áo trong lịch sử Đội tuyển Ý, với 116 lần xuyên suốt từ năm 2002 tới 2015. Anh từng góp mặt trong đội hình của Đội tuyển trẻ lứa U15, U18 và U21, là đội trưởng của tập thể vô địch UEFA Euro U21 2000 cũng như là cầu thủ xuất sắc nhất và ghi nhiều bàn thắng nhất giải đấu. Anh có trận đầu tiên cho đội tuyển quốc gia vào tháng 11 năm 2002, và cùng đó dẫn dắt đội tuyển Olympic Bóng đá Ý đoạt huy chương đồng ở Olympics 2004. Hai năm sau, Pirlo đóng vai trò quan trọng trong chức vô địch của Đội tuyển Ý ở FIFA World Cup 2006; anh 3 lần trở thành Man of the Match (cầu thủ của trận đấu), trong đó có cả trận Chung kết, nhiều hơn bất kì cầu thủ nào, cùng với đó về thứ ba trong danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu. Pirlo cũng góp mặt trong đội hình tiêu biểu của UEFA Euro 2012, giải đấu mà anh đã dẫn dắt Đội tuyển Ý vào tới trận Chung kết, và ba lần giành Man of the Match (nhiều nhất, ngang bằng với Andrés Iniesta). Ngoài ra, Pirlo còn cùng đội tuyển tham dự UEFA Euro 2004, 2008, FIFA World Cup 2010, 2014, FIFA Confederations Cup 2009 và 2013.
Pirlo đứng thứ tư trong cuộc bầu chọn Cầu thủ xuất sắc nhất Châu Âu của UEFA 2012, đứng thứ 7 vào năm 2015; ở danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA năm 2007, Pirlo đứng thứ 7; anh cũng lần lượt được xếp hạng 5 và 7 ở cuộc đua Quả bóng vàng 2007 và 2012. Pirlo có tên trong đội hình tiêu biểu của FIFPro 2006, đội hình tiêu biểu UEFA 2012. Trong 3 năm liên tiếp 2012, 2013 và 2014 anh được bầu chọn là Cầu thủ Serie A xuất sắc nhất năm đồng thời có tên trong đội hình tiêu biểu của giải đấu.
Ngày 1/8/2020, Pirlo được Juventus bổ nhiệm làm HLV đội U23. Tuy nhiên, ngày 9/8/2020, chỉ 1 ngày sau khi Juventus bị loại khỏi UEFA Champions League, Ban lãnh đạo đã quyết định sa thải Maurizio Sarri và đưa Pirlo lên làm HLV trưởng đội 1 Juventus. |
|
Ueshiba Morihei | Ueshiba Morihei (tiếng Nhật: 植芝盛平, phiên âm Hán-Việt: Thực Chi Thịnh Bình, 1883-1969) là người đã có công lãnh hội nhiều trường phái võ thuật của Nhật Bản để sáng lập ra hệ phái Aikido (Hiệp/Hợp khí đạo) Nhật Bản, một hệ phái nhu hòa nổi tiếng với những đòn quăng, vật được đánh giá là võ phái phụng sự hòa bình cho con người trên Trái Đất. |
|
Jack Nicholson | John Joseph Nicholson (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1937), thường được biết tới với cái tên Jack Nicholson, là một cựu diễn viên kiêm nhà làm phim người Mỹ. Ông được coi là một trong những diễn viên xuất sắc nhất trong lịch sử Hollywood và được khán giả biết đến với việc vào vai những nhân vật bị thần kinh hoặc gặp vấn đề về tâm lý.
Nicholson đã được đề cử giải Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc nhất và Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất 12 lần và đã giành chiến thắng 3 lần. Ông và Walter Brennan là hai diễn viên nam đoạt nhiều giải Oscar nhất, hai người cũng chỉ xếp sau nữ diễn viên Katharine Hepburn về tổng số lần đoạt giải Oscar cho diễn xuất (Hepburn đã có 4 giải). Jack Nicholson cũng là một trong hai diễn viên nam duy nhất (người còn lại là Michael Caine) được đề cử giải Oscar cho diễn xuất trong mọi thập kỷ kể từ thập niên 1960. Ông cũng đã có tới 7 giải Quả cầu vàng. Nicholson được biết đến nhiều nhất qua vai diễn của ông trong các phim Chinatown, Bay trên tổ chim cúc cu, The Shining, Batman, As Good as It Gets và mới đây nhất là vai diễn trong phim The Departed (Điệp vụ Boston) của đạo diễn Martin Scorsese. Đây cũng là bộ phim cuối cùng của ông trước khi ông nghỉ hưu vào năm 2010. |
|
Abel Tasman | Tập tin:Abeltasman1903.jpg|nhỏ|240px|Chân dung Tasman do J. M. Donald vẽ (1903)
Abel Janszoon Tasman (sinh 1603; mất 10 tháng 10 năm 1659), là nhà hàng hải, thám hiểm|nhà thám hiểm và nhà buôn người Hà Lan.
Ông nổi tiếng với những chuyến đi vào các năm 1642 và 1644 dưới sự hỗ trợ của Công ty Đông Ấn Hà Lan (viết tắt là VOC). Ông được coi là người châu Âu đầu tiên thực hiện các chuyến thám hiểm tới vùng đất Van Diemen (nay là Tasmania) và New Zealand và quan sát thấy quần đảo Fiji vào năm 1643. Tasman cùng với nhà hàng hải Visscher và nhà buôn Gilsemans đã vẽ được bản đồ phần lớn Úc, New Zealand và các đảo trên Thái Bình Dương. |
|
Katharine Hepburn | Katharine Houghton Hepburn (sinh ngày 12 tháng 5 năm 1907, mất ngày 29 tháng 6 năm 2003), thường được biết tới với cái tên Katharine Hepburn là một nữ diễn viên người Mỹ. Hepburn đang giữ kỷ lục về số lần được trao giải Oscar cho Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với 4 lần giành giải trong tổng số 12 lần được đề cử. Năm 1999, Viện phim Hoa Kỳ (American Film Institute) đã xếp Hepburn là nữ diễn viên xếp số một trong số các nữ minh tinh của điện ảnh Hoa Kỳ trong 100 năm qua. |
|
Hoàng Văn Chí | Hoàng Văn Chí (1 tháng 10 năm 1913 - 6 tháng 7 năm 1988), bút danh Mạc Định, là một học giả người Mường Việt Nam có lập trường chống Cộng sản.
Ông là người Mường, nhưng chịu ảnh hưởng văn hóa Tây Phương. Ban đầu, ông tích cực tham gia kháng chiến chống Pháp, nhưng sau đó đã từ bỏ Việt Minh và di cư vào Nam năm 1954. Tại miền Nam, ông cũng thất vọng với chế độ thời Ngô Đình Diệm nên tìm cách bỏ ra hải ngoại. Ông trải qua một thời gian ở Ấn Độ, và tìm hiểu thêm nhiều ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Phật giáo trên văn hóa Việt. Ông cũng từng sống tại Nhật, Pháp và một thời gian dài tại Hoa Kỳ.
Ông đã có tác phẩm dịch ra trên 15 thứ tiếng (From Colonialism to Communism) từ thập niên 1960 và là một ngòi bút chống cộng đầu tiên của người Việt trên bình diện quốc tế. Cho đến hôm nay, các tác phẩm và tài liệu của ông vẫn được các sử gia quốc tế tham khảo như kinh điển về kinh nghiệm Việt Nam. |
|
Chavo Guerrero, Jr. | Chavo Guerrero, Jr. (tên khai sinh là Salvador Guerrero IV, sinh ngày 20 tháng 10 năm 1970) là đô vật thuộc thế hệ đô vật chuyên nghiệp Mỹ thứ ba và là thành viên của gia đình đô vật nổi tiếng Guerrero.
Anh là cháu của Gory Guerrero; con trai của Chavo Guerrero.Sr.; cháu trai của Eddie Guerrero, Hector Guerrero, Mando Guerrero và Enrique Llanes; và là em họ của Javier Llanes and Hector Mejia. Anh hiện đang thi đấu cho thể loại SmackDown! của công ty World Wrestling Entertainment, và từng giữ đai WWE Cruiserweight Championship. Ngày 22/7/2007 tại The Great American Bash Chavo đã để mất đai về tay Hornswoggle
Dứt điểm:Grory bomb |
|
Thales | Thalès de Milet hay theo phiên âm tiếng Việt là Ta-lét (tiếng Hy Lạp: Θαλῆς ὁ Μιλήσιος; khoảng 624 TCN – khoảng 546 TCN), là một triết gia, một nhà toán học người Hy Lạp sống trước Socrates, người đứng đầu trong bảy nhà hiền triết của Hy Lạp. Ông cũng được xem là một nhà triết gia đầu tiên trong nền triết học Hy Lạp cổ đại, là "cha đẻ của khoa học". Tên của ông được dùng để đặt cho một định lý toán học do ông phát hiện ra.
Thales còn là thầy của Pythagoras, tác giả của định lý Pythagoras nổi tiếng. |
|
Al Pacino | Alfredo James Pacino (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1940), thường được biết đến với tên Al Pacino là một diễn viên nổi tiếng của sân khấu và điện ảnh Hoa Kỳ. Ông đã từng giành giải Oscar, giải Quả cầu vàng, giải AFI, giải BAFTA, giải Emmy và giải Tony. Al Pacino được nhớ đến nhất với vai diễn Michael Corleone trong bộ ba phim Bố già và vai Tony Montana trong phim Scarface. |
|
Rafael Nadal | Rafael "Rafa" Nadal Parera (IPA: [rafa'el na'ðal], sinh ngày 3 tháng 6 năm 1986 tại Manacor, Mallorca) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Tây Ban Nha hiện đang giữ vị trí số 136 thế giới. Nadal được đánh giá là một trong những tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại. Nadal đang nắm giữ kỷ lục 22 Grand Slam ở nội dung đánh đơn, cùng với đó là 2 huy chương vàng Olympic: đơn nam tại Olympic 2008 và đôi nam tại Olympic 2016, 36 chức vô địch ATP World Tour Masters 1000, 21 chức vô địch ATP Tour 500, 5 chức vô địch Davis Cup cùng đội tuyển Tây Ban Nha vào các năm 2004, 2008, 2009, 2011 và 2019 cùng nhiều danh hiệu khác.
Sau chức vô địch Mỹ Mở rộng 2010, Nadal trở thành tay vợt thứ 7 trong lịch sử giành tất cả những danh hiệu Grand Slam và là người trẻ nhất trong Kỷ nguyên Mở rộng làm được điều này.
Anh trở thành tay vợt thứ hai sau Novak Djokovic trong Kỷ nguyên Mở giành được "Cú đúp Grand Slam sự nghiệp" (thắng mỗi giải Grand Slam ít nhất hai lần) sau chiến thắng tại Giải quần vợt Úc Mở rộng 2022.
Những thành công trên mặt sân đất nện đã mang đến cho Nadal danh hiệu "Ông vua trên mặt sân đất nện" và anh được nhiều chuyên gia đánh giá là tay vợt chơi trên sân đất nện hay nhất mọi thời đại. Nadal giữ kỷ lục là 14 chức vô địch ở giải Pháp Mở rộng (Roland Garros) từ 2005-2008, 2010-2014 và 2017-2020 và lần gần nhất vào năm 2022. Với thành tích này thì anh cũng là người có nhiều lần vô địch một Grand Slam nhất trong lịch sử (hơn Roger Federer với 8 lần vô địch Wimbledon và Novak Djokovic với 10 lần vô địch Úc Mở rộng). Theo bảng xếp hạng ATP ngày 13 tháng 6 năm 2022, Nadal giữ vị trí số 1 thế giới trong 209 tuần sau Federer 310 tuần, Djokovic 373 tuần. Nadal đã có 160 tuần đứng số 2 liên tiếp sau Roger Federer trước khi giành lấy vị trí số 1 từ ngày 18 tháng 8 năm 2008 đến ngày 5 tháng 7 năm 2009. Sau đó anh lấy lại vị trí số 1 thế giới vào ngày 7 tháng 6 năm 2010 và giữ cho đến ngày 3 tháng 7 năm 2011. Cho đến nay, Nadal đã có 5 lần kết thúc năm ở vị trí số 1 thế giới (2008, 2010, 2013, 2017 và 2019). Nadal là một trong hai tay vợt sau Rod Laver giành được 3 danh hiệu Grand Slam liên tục trong cùng một năm (Pháp Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng 2010).
Năm 2008, Nadal nhận giải thưởng thể thao Prince of Asturias vì những thành tích của mình. Vào ngày 21 tháng 11 năm 2010, ở London, Nadal lần đầu tiên giành giải thưởng Stefan Edberg Sportsmanship. Ngày 7 tháng 2 năm 2011, Nadal vinh dự được nhận giải thưởng Laureus World Sportsman of the Year lần đầu tiên trong sự nghiệp. |
End of preview. Expand
in Dataset Viewer.
Dataset Card for image_text_wikipedia_vi
Dataset Summary
Dataset Summary: People-Text Wikipedia Abstracts (Vietnamese version)
This dataset comprises nearly 30.000 pairs of well-known people images and corresponding textual abstracts extracted from Vietnamese Wikipedia articles.
It cotain portraits, paintings portray famous people,....
- Downloads last month
- 38