title
stringlengths
8
773
context
stringlengths
20
96.5k
id
stringlengths
36
36
Điều 1 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 1 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Phạm vi điều chỉnh Nghị quyết liên tịch này hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở và tham gia quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
526de6f6-a080-410d-bdaf-ca8dd556ee69
Điều 2 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 2 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Nguyên tắc phối hợp 1. Việc phối hợp hoạt động được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bảo đảm vai trò, trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức. 2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; tăng cường tính chủ động, tích cực của mỗi cơ quan, tổ chức trong công tác hòa giải ở cơ sở. 3. Việc phối hợp phải thường xuyên, kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất, đúng quy định của pháp luật.
518f32f0-6a61-488b-8c2e-e3b9ab479d8e
Điều 3 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 3 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương đóng góp ý kiến về dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp; tổ chức thực hiện và hướng dẫn các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về hòa giải ở cơ sở; phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết.
7620dacb-3942-40de-b65a-b6cf9878990e
Điều 4 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 4 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Tổ chức phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp phổ biến, vận động nhân dân tại cộng đồng dân cư thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật ở cơ sở bằng biện pháp hòa giải. 2. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp hỗ trợ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận về tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở; bồi dưỡng, tập huấn cho báo cáo viên pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp để thực hiện công tác phổ biến, vận động nhân dân chấp hành pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
88f7ffe0-9ac5-4917-a4dd-792e44414957
Điều 5 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 5 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương cử đại diện tham gia đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp; phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ kiểm tra và thực hiện kiểm tra theo kế hoạch. 2. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng Tổ hòa giải tiến hành tự kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại thôn, tổ dân phố, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả tự kiểm tra.
adae7348-7b9e-46b9-b202-d483e15288e9
Điều 6 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 6 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở 1. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; yêu cầu cơ quan, tổ chức được giám sát cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến nội dung giám sát; tổ chức đối thoại với đối tượng được giám sát để làm rõ nội dung kiến nghị; gửi báo kết quả giám sát đến Chính phủ, Ủy ban nhân dân cùng cấp. 2. Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; yêu cầu tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết; tổ chức thực hiện kiến nghị sau giám sát.
589ffb4f-3d84-4b72-bbba-b801b9c63df7
Điều 7 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 7 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi 1. Việc phối hợp tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở được thực hiện như sau: a) Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, định kỳ năm năm tổ chức tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở; b) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương xây dựng báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở gửi Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp để tổng hợp; đóng góp ý kiến về báo cáo sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp và phối hợp chuẩn bị các điều kiện phục vụ sơ kết, tổng kết; c) Căn cứ kế hoạch sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng tổ hòa giải tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp xã và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. 2. Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận, tổ trưởng tổ hòa giải động viên, khuyến khích hòa giải viên tham gia hội thi hòa giải viên giỏi.
736a3207-7b1d-445e-9b3e-e17355c7f808
Điều 8 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 8 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Tổ chức khen thưởng về hòa giải ở cơ sở Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp ở địa phương đề xuất với Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cùng cấp khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc tham gia, đóng góp, hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng; cho ý kiến về danh sách các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phối hợp tổ chức tôn vinh, khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
eab6cf1a-8384-4016-9aae-9e9553a26222
Điều 9 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 9 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức, vận động các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng nội dung thực hiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở trong hương ước, quy ước và tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.
2309b024-9db2-4f6f-b1f7-90a9b1b7c5ca
Điều 10 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 10 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp ở địa phương mà nòng cốt là Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam hướng dẫn, khuyến khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận làm hòa giải viên hoặc tham gia trực tiếp hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp ở cơ sở. Các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đoàn viên, hội viên các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia hòa giải ở cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp xã hỗ trợ tài liệu, phổ biến pháp luật phục vụ hoạt động hòa giải ở cơ sở, khen thưởng hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân cấp trên khen thưởng khi tích cực tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở theo quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2, Điểm a và Điểm d Khoản 3 Điều 4 của Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở cơ sở.
3fa8de36-d79d-45c7-b890-f232b219aae3
Điều 11 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 11 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải; kiện toàn tổ hòa giải 1. Hằng năm, Ủy ban nhân dân các cấp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải trên địa bàn. 2. Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với Tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải theo các nội dung chủ yếu sau: a) Số lượng tổ hòa giải; số lượng, thành phần hòa giải viên hiện có của tổ hòa giải; b) Kết quả hoạt động hòa giải của năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 của năm, bao gồm: Kết quả hoạt động của tổ hòa giải về số vụ, việc tiếp nhận; số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết, số vụ, việc đang giải quyết; kết quả hoạt động của từng hòa giải viên về số vụ, việc đã giải quyết, số vụ, việc hòa giải thành, số vụ, việc hòa giải không thành; số vụ, việc chưa giải quyết và số vụ, việc đang giải quyết. 3. Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bao gồm: số lượng tổ hòa giải cần thành lập mới; các Tổ hòa giải phải củng cố, kiện toàn; các trường hợp cho thôi hòa giải viên; dự kiến số lượng bổ sung hòa giải viên, Tổ trưởng tổ hòa giải. 4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổng hợp kiến nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận và đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
475a284f-a676-4d1c-9906-78dbf87e6a89
Điều 11 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 11 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở 3. Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của Tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, bao gồm: số lượng tổ hòa giải cần thành lập mới; các Tổ hòa giải phải củng cố, kiện toàn; các trường hợp cho thôi hòa giải viên; dự kiến số lượng bổ sung hòa giải viên, Tổ trưởng tổ hòa giải. 4. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã tổng hợp kiến nghị của Trưởng ban công tác Mặt trận và đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng tổ hòa giải ở địa phương và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải. 5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định số lượng tổ hòa giải và số lượng hòa giải viên trong mỗi tổ hòa giải.
475a284f-a676-4d1c-9906-78dbf87e6a89
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Bầu hòa giải viên 1. Chuẩn bị bầu hòa giải viên: a) Trong thời hạn 20 ngày, trước ngày dự kiến bầu hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đại diện các tổ chức thành viên của Mặt trận dự kiến những người được bầu làm hòa giải viên; thống nhất thời gian bầu hòa giải viên; quyết định hình thức bầu hòa giải viên; quyết định danh sách Tổ bầu hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố làm phó tổ trưởng, một số trưởng các chi, tổ, hội của thôn, tổ dân phố là thành viên. Tổ bầu hòa giải viên lập danh sách những người dự kiến bầu làm hòa giải viên (sau đây gọi tắt là danh sách bầu hòa giải viên) sau khi đã trao đổi, động viên và nhận được sự đồng ý của những người được giới thiệu bầu làm hòa giải viên. Trường hợp thành lập Tổ hòa giải mới, danh sách bầu hòa giải viên ít nhất bằng với số lượng hòa giải viên đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, trong đó có hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, danh sách bầu hòa giải viên phải có người dân tộc thiểu số; b) Danh sách bầu hòa giải viên được thông báo công khai tại thôn, tổ dân phố trong thời hạn 07 ngày, trước ngày bầu hòa giải viên. Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết. 2. Tổ chức bầu hòa giải viên: a) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau: Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Trường hợp có ý kiến phản ánh về danh sách bầu hòa giải viên, thì Trưởng ban công tác Mặt trận xem xét, giải quyết. 2. Tổ chức bầu hòa giải viên: a) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp được tiến hành khi có trên 50% đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố trở lên tham dự và thực hiện như sau: Đại diện Tổ bầu hòa giải viên giới thiệu danh sách Tổ bầu hòa giải viên; tiêu chuẩn của hòa giải viên; danh sách bầu hòa giải viên; thống nhất hình thức bầu hòa giải viên tại cuộc họp. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này); b) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong thôn, Tổ dân phố được thực hiện như sau: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này).
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai, Tổ bầu hòa giải viên trực tiếp đếm số người biểu quyết và lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này); b) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong thôn, Tổ dân phố được thực hiện như sau: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). 3. Kết quả bầu hòa giải viên: a) Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu hòa giải viên làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và kiểm phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này); b) Việc bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình trong thôn, Tổ dân phố được thực hiện như sau: Tổ bầu hòa giải viên phát phiếu bầu đến các hộ gia đình, thu nhận lại phiếu bầu và kiểm phiếu với sự có mặt chứng kiến của ít nhất 01 đại diện hộ gia đình không có thành viên trong danh sách bầu hòa giải viên, lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). 3. Kết quả bầu hòa giải viên: a) Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định; b) Việc bầu lại hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý. Việc bầu bổ sung hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không đủ số lượng hòa giải viên để thành lập Tổ hòa giải theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở 3. Kết quả bầu hòa giải viên: a) Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định; b) Việc bầu lại hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không có người nào đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý. Việc bầu bổ sung hòa giải viên được thực hiện trong trường hợp kết quả bầu không đủ số lượng hòa giải viên để thành lập Tổ hòa giải theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố, thì việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên được tiến hành ngay tại cuộc họp đó. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, thì thời gian tổ chức bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu trước đó.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố, thì việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên được tiến hành ngay tại cuộc họp đó. Trường hợp bầu hòa giải viên bằng hình thức phát phiếu lấy ý kiến các hộ gia đình, thì thời gian tổ chức bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên do Trưởng ban công tác Mặt trận quyết định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu trước đó. Tổ bầu hòa giải viên dự kiến danh sách mới để bầu lại, bầu bổ sung hòa giải viên; c) Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định; d) Trường hợp tổ hòa giải đã được thành lập đủ số lượng hòa giải viên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng chưa có hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc bầu bổ sung hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số; đ) Nếu việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 3 Điều này không đạt kết quả, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 12 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Tổ bầu hòa giải viên dự kiến danh sách mới để bầu lại, bầu bổ sung hòa giải viên; c) Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định; d) Trường hợp tổ hòa giải đã được thành lập đủ số lượng hòa giải viên theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, nhưng chưa có hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật hòa giải ở cơ sở, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định việc bầu bổ sung hòa giải viên nữ hoặc hòa giải viên là người dân tộc thiểu số; đ) Nếu việc bầu lại hoặc bầu bổ sung hòa giải viên theo quy định tại Điểm b, Điểm d Khoản 3 Điều này không đạt kết quả, thì Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Trưởng ban công tác Mặt trận, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định số lượng, thành phần tổ hòa giải.
44c252c6-a6ac-4f1e-8547-d26e57bd4309
Điều 13 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 13 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Bầu tổ trưởng tổ hòa giải 1. Việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện trong các trường hợp sau đây: a) Thành lập tổ hòa giải mới; b) Tổ trưởng tổ hòa giải thôi làm hòa giải viên, thôi làm tổ trưởng tổ hòa giải. 2. Tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải: Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau: a) Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín; b) Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này); c) Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). 3. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải: a) Người được đề nghị công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
e1501238-0120-44f9-a470-c68b95b2a89b
Điều 13 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 13 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở 3. Kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải: a) Người được đề nghị công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu cao nhất. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này) kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định; b) Trường hợp kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải không có người nào đạt trên 50% số hòa giải viên đồng ý thì bầu lại hai người có số phiếu cao nhất; Trường hợp kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải có hai người có số phiếu cao nhất bằng nhau và đạt trên 50% số hòa giải viên đồng ý thì tiến hành bầu lại giữa hai người này. Việc bầu lại được tiến hành ngay tại cuộc hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
e1501238-0120-44f9-a470-c68b95b2a89b
Điều 14 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 14 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Thôi làm hòa giải viên 1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị của tổ trưởng Tổ hòa giải về việc thôi làm hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố xem xét, xác minh, làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). Đối với trường hợp thôi làm hòa giải viên theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Luật hòa giải ở cơ sở, nếu Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải, thì Trưởng ban công tác Mặt trận thông báo với tổ trưởng tổ hòa giải, nêu rõ lý do không đồng ý, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định (Mẫu số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch này). 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoặc báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định. 3. Trường hợp không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải về việc thôi làm hòa giải viên, hòa giải viên kiến nghị để Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ dân phố xem xét, giải quyết.
55d39e7e-2fc5-470c-a83d-2c49a399e77f
Điều 15 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 15 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Hiệu lực thi hành Nghị quyết liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 01 năm 2015.
77968edd-be95-4e2f-bb67-597cb5ea5d18
Điều 16 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN
Điều 16 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện một số quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở Tổ chức thực hiện 1. Bộ Tư pháp, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham mưu giúp Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết liên tịch này. 2. Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị quyết liên tịch này tại địa phương. 3. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phối hợp theo quy định tại Nghị quyết liên tịch này do ngân sách nhà nước cấp trong dự toán kinh phí hàng năm của cơ quan, tổ chức và các nguồn kinh phí hợp pháp khác, được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành./. TM. ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM CHỦ TỊCH Nguyễn Thiện Nhân TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc VN; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ban Thường trực Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - UBMTTQ Việt Nam các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, PL (3b), UBTƯMTTQVN (3b). PHỤ LỤC
362df93d-9e3a-48a7-8bcd-dfcdd8998567
Điều 1 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 1 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
6e5c9b49-0b5e-4820-a298-11c7460bcc0d
Điều 2 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 2 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến việc cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Giấy xác nhận) trên lãnh thổ Việt Nam.
f4feacb6-5835-4b8c-ab59-a3e298d82244
Điều 3 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 3 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Giải thích từ ngữ Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Thực vật biến đổi gen là thực vật, mẫu vật di truyền, sản phẩm trực tiếp của thực vật mang một hoặc nhiều gen mới được tạo ra bằng công nghệ ADN tái tổ hợp. 2. Đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là đánh giá rủi ro) là các hoạt động nhằm xác định nguy cơ tiềm ẩn và khả năng xảy ra rủi ro của thực vật biến đổi gen khi sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 3. Sự kiện chuyển gen là kết quả của quá trình tái tổ hợp ADN mục tiêu vào một vị trí nhất định trong hệ gen của một loài cây để tạo ra một cây tương ứng mang gen mục tiêu. 4. Nước phát triển là nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến trong nhóm các nước thuộc Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế - OECD và nhóm các nước có nền kinh tế lớn G20. 5. Mã nhận diện duy nhất là mã do Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế xác định cho từng sự kiện chuyển gen.
96f3fbcd-3dba-4863-b979-f1c0a844c3c8
Điều 4 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 4 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Tiêu chí đánh giá rủi ro đối với thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 1. So sánh về thành phần dinh dưỡng của thực vật biến đổi gen với thực vật truyền thống tương đương. 2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 3. Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 4. Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 5. Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác động bất lợi khác đến sức khoẻ con người và vật nuôi (ví dụ như: các tác động tiềm ẩn từ quá trình chế biến; sự thay đổi về chất lượng dinh dưỡng, chức năng dinh dưỡng; sự tích lũy của các chất mới; gen chỉ thị kháng kháng sinh).
c7fdcb57-2768-4ad0-a0b9-0ca02e8d4cde
Điều 5 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 5 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Các trường hợp phải đăng ký cấp Giấy xác nhận 1. Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen đơn lẻ (single transformation event) là kết quả của quá trình chuyển một gen quy định một tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen. 2. Thực vật biến đổi gen mang sự kiện chuyển gen tổ hợp (vector stacked transformation event) là kết quả của quá trình chuyển từ hai hoặc nhiều gen quy định một hoặc nhiều tính trạng mong muốn bằng công nghệ chuyển gen.
ae31c6d1-d61d-4f4b-9254-d433c75ef374
Điều 6 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 6 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Điều kiện cấp Giấy xác nhận Thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: 1. Thực vật biến đổi gen được ít nhất 05 (năm) nước phát triển cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và chưa xảy ra rủi ro ở các nước đó. 2. Thực vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (sau đây gọi tắt là Hội đồng) thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đó đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và kết luận thực vật biến đổi gen đó không có các rủi ro không kiểm soát được đối với sức khỏe của con người và vật nuôi. 3. Các trường hợp khác. a) Trường hợp sự kiện thực vật biến đổi gen đã được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm thì sự kiện thực vật biến đổi gen đó được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi; b) Trường hợp thực vật mang sự kiện chuyển gen tổ hợp là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đơn lẻ đã được cấp Giấy xác nhận thì thực vật đó được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
ed7fe3d5-ec93-4294-b9bc-48f8d1871d6c
Điều 7 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 7 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận 1. Số lượng hồ sơ: 03 (ba) bộ, gồm 01 (một) bản chính và 02 (hai) bản sao. 2. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm: a) Đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này; b) Báo cáo đánh giá rủi ro (kèm theo bản điện tử) của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi (sau đây gọi tắt là báo cáo đánh giá rủi ro) theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư này; c) Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này (kèm theo bản điện tử); d) Tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư này; đ) Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại ít nhất 5 nước phát triển. 3. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm: a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này; b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác (nếu có); c) Các tài liệu khoa học tham khảo, các nghiên cứu chưa công bố, số liệu từ các đánh giá, thử nghiệm, hoặc các minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận thực vật biến đổi gen nếu được cấp Giấy xác nhận không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi.
ab5cb283-a0a4-4446-a366-23f052a509ae
Điều 7 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 7 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 3. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm: a) Các tài liệu quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này; b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực và bản dịch tiếng Việt (có dịch thuật công chứng) giấy xác nhận hoặc văn bản tương đương của cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi tại các quốc gia khác (nếu có); c) Các tài liệu khoa học tham khảo, các nghiên cứu chưa công bố, số liệu từ các đánh giá, thử nghiệm, hoặc các minh chứng khoa học khác (nếu có) mà tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng làm căn cứ để kết luận thực vật biến đổi gen nếu được cấp Giấy xác nhận không gây tác động xấu đến sức khỏe của con người và vật nuôi. 4. Trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Thông tư này, hồ sơ bao gồm: a) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều này (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư này); b) Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này (trường hợp đăng ký cấp Giấy xác nhận cho đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 6 của Thông tư này); c) Các dữ liệu bổ sung của báo cáo đánh giá rủi ro về sự tương tác của các gen chuyển trong cấu trúc, tính bảo tồn toàn vẹn về cấu trúc, chức năng và biểu hiện của gen mục tiêu trong cây nhận gen.
ab5cb283-a0a4-4446-a366-23f052a509ae
Điều 8 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 8 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận 1. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận gửi hồ sơ trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến cơ quan thường trực của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường). 2. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường xem xét hồ sơ và thông báo bằng văn bản (theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này) cho tổ chức, cá nhân đăng ký trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian xem xét hồ sơ hợp lệ. 3. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường đăng tải thông tin và bản tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để lấy ý kiến công chúng; tổng hợp và gửi Hội đồng. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải. 4. Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Hội đồng để đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 1 Điều 6 của Thông tư này và 180 (một trăm tám mươi) ngày đối với hồ sơ đăng ký theo khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
5fe1af1c-56fe-435a-89e3-c21efde581ef
Điều 9 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 9 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Cấp Giấy xác nhận Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định cấp Giấy xác nhận cho tổ chức, cá nhân đăng ký. 2. Trường hợp hồ sơ đăng ký đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 của Thông tư này) trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định của Hội đồng. 3. Trường hợp hồ sơ đăng ký không đủ điều kiện để cấp Giấy xác nhận, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
7821003a-3a94-45ce-ae98-50eef36411ac
Điều 10 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 10 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Thu hồi Giấy xác nhận 1. Giấy xác nhận bị xem xét thu hồi trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 và khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP ngày 21/6/2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen (gọi tắt là Nghị định 69/2010/NĐ-CP). 2. Căn cứ từng trường hợp cụ thể Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định việc thu hồi Giấy xác nhận. a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 29 và điểm a, điểm b khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội đồng để thẩm định hồ sơ và xem xét việc thu hồi Giấy xác nhận; b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 và điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định. 3. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau: a) Tổ chức các cuộc họp Hội đồng hoặc hội đồng tư vấn độc lập (trong trường hợp vi phạm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 29 và điểm c khoản 1 Điều 34 của Nghị định 69/2010/NĐ-CP) thẩm định hồ sơ việc thu hồi Giấy xác nhận đối với các trường hợp vi phạm; b) Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ra quyết định thu hồi Giấy xác nhận; c) Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và các cơ quan liên quan trong thời gian không quá 03 (ba) ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận, và gửi Quyết định (bản chính) cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi Giấy xác nhận.
7648025f-7455-4172-80c5-98890d12aada
Điều 11 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 11 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Lập danh mục, bổ sung và xóa tên thực vật biến đổi gen trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Lập và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận. 2. Bổ sung và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận vào Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có quyết định cấp Giấy xác nhận. 3. Xóa tên và công bố trên trang thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thực vật biến đổi gen thuộc các trường hợp vi phạm trong Danh mục thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi Giấy xác nhận.
1e01c073-504f-4bb4-8657-7b0ef69eef4b
Điều 12 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 12 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Tổ chức của Hội đồng 1. Hội đồng là tổ chức do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định thành lập để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét cấp, thu hồi Giấy xác nhận. 2. Hội đồng có 11 (mười một) thành viên gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch, là đại diện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 01 đại diện của Bộ Công Thương; 01 đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ; 01 đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường; 01 đại diện Bộ Y tế và một số chuyên gia trong lĩnh vực liên quan. Nhiệm kỳ của Hội đồng là 03 (ba) năm. 3. Kinh phí cho hoạt động của Hội đồng thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
5740a0f0-95ed-461e-a80c-defde6545e8e
Điều 13 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 13 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Hoạt động của Hội đồng 1. Hội đồng làm việc theo nguyên tắc, dân chủ, khách quan; chịu trách nhiệm cá nhân về tính khoa học, tính chính xác đối với những ý kiến nhận xét, đánh giá độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng. 2. Phiên họp Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 số thành viên dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó chủ tịch Hội đồng (trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt). Hội đồng họp ít nhất hai phiên. 3. Ngoài những điều kiện chung quy định tại khoản 1 và 2 của Điều này, phiên họp thứ hai của Hội đồng chỉ được tiến hành khi: có mặt Thư ký hội đồng và Thư ký hành chính; 02 ủy viên phản biện; ý kiến nhận xét bằng văn bản của các chuyên gia phản biện độc lập (nếu có). 4. Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể yêu cầu cơ quan thường trực mời đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký tham dự phiên họp để cung cấp bổ sung thông tin, trả lời các câu hỏi chất vấn của các thành viên Hội đồng hoặc ý kiến của công chúng.
2049cefd-680b-403d-b92a-882e09633461
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Nội dung, trình tự các phiên họp Hội đồng 1. Phiên họp thứ nhất: a) Thư ký hành chính (là đại diện của cơ quan thường trực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) giới thiệu đại biểu, tuyên bố lý do phiên họp và báo cáo tóm tắt về tính hợp lệ của hồ sơ; b) Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp, phân công 01 (một) Thư ký hội đồng và 02 (hai) thành viên phản biện hồ sơ. Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 2-3 chuyên gia phản biện độc lập là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan; c) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 (ba) thành viên là ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 (một) Trưởng ban; d) Hội đồng thống nhất thời gian phiên họp thứ hai và kế hoạch làm việc. 2. Phiên họp thứ hai: a) Thư ký hành chính đọc báo cáo tổng hợp ý kiến công chúng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và nhận xét của chuyên gia phản biện độc lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này (nếu có); b) Ủy viên của Hội đồng nhận xét hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này; c) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận theo các yêu cầu quy định tại Thông tư này; d) Hội đồng bỏ phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 8; đ) Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này; e) Hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu là hồ sơ đạt ít nhất ¾ (ba phần tư) số phiếu đánh giá “đạt yêu cầu” của thành viên Hội đồng tham dự phiên họp; g) Hội đồng thảo luận, kết luận và kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong hồ sơ (nếu có) và thông qua Biên bản cuộc họp theo quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này.
7b487d33-41c1-4cff-9213-10b5e40673bf
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Trường hợp cần thiết, Hội đồng có thể kiến nghị bổ sung từ 2-3 chuyên gia phản biện độc lập là các nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan; c) Hội đồng bầu ban kiểm phiếu, gồm 03 (ba) thành viên là ủy viên Hội đồng, trong đó có 01 (một) Trưởng ban; d) Hội đồng thống nhất thời gian phiên họp thứ hai và kế hoạch làm việc. 2. Phiên họp thứ hai: a) Thư ký hành chính đọc báo cáo tổng hợp ý kiến công chúng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và nhận xét của chuyên gia phản biện độc lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này (nếu có); b) Ủy viên của Hội đồng nhận xét hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này; c) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận theo các yêu cầu quy định tại Thông tư này; d) Hội đồng bỏ phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 8; đ) Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này; e) Hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu là hồ sơ đạt ít nhất ¾ (ba phần tư) số phiếu đánh giá “đạt yêu cầu” của thành viên Hội đồng tham dự phiên họp; g) Hội đồng thảo luận, kết luận và kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong hồ sơ (nếu có) và thông qua Biên bản cuộc họp theo quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này. 3. Ngoài hai phiên họp nêu trên, Hội đồng có thể kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các cuộc họp đột xuất và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp công việc thẩm định.
7b487d33-41c1-4cff-9213-10b5e40673bf
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 14 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 2. Phiên họp thứ hai: a) Thư ký hành chính đọc báo cáo tổng hợp ý kiến công chúng về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận và nhận xét của chuyên gia phản biện độc lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này (nếu có); b) Ủy viên của Hội đồng nhận xét hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư này; c) Hội đồng trao đổi, thảo luận về hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận theo các yêu cầu quy định tại Thông tư này; d) Hội đồng bỏ phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 8; đ) Ban kiểm phiếu tổng hợp và báo cáo kết quả kiểm phiếu theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 9 của Thông tư này; e) Hồ sơ đăng ký đạt yêu cầu là hồ sơ đạt ít nhất ¾ (ba phần tư) số phiếu đánh giá “đạt yêu cầu” của thành viên Hội đồng tham dự phiên họp; g) Hội đồng thảo luận, kết luận và kiến nghị những điểm bổ sung, sửa đổi cần thiết về những nội dung đã nêu trong hồ sơ (nếu có) và thông qua Biên bản cuộc họp theo quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư này. 3. Ngoài hai phiên họp nêu trên, Hội đồng có thể kiến nghị với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các cuộc họp đột xuất và các hoạt động khác để phục vụ trực tiếp công việc thẩm định. 4. Trên cơ sở biên bản các phiên họp, Thư ký hội đồng hoàn thiện báo cáo tổng kết đối với từng hồ sơ đánh giá và ý kiến kết luận tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xem xét cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 của Thông tư này). 5. Trong trường hợp thu hồi Giấy xác nhận, Hội đồng họp xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ trên hồ sơ và có ý kiến tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thu hồi Giấy xác nhận.
7b487d33-41c1-4cff-9213-10b5e40673bf
Điều 15 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 15 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên Hội đồng 1. Nghiên cứu hồ sơ đăng ký cấp, thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và các tài liệu liên quan do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp. 2. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Hội đồng trong quá trình thẩm định hồ sơ; có ý kiến nhận xét bằng văn bản theo mẫu quy định tại Thông tư này và các ý kiến nhận xét khác theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Quản lý các tài liệu được cung cấp, đảm bảo không thất thoát, không chuyển thông tin cho bên thứ ba và nộp lại các tài liệu này theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi hoàn thành nhiệm vụ. 4. Đánh giá, thẩm định hồ sơ một cách khách quan, độc lập, trên cơ sở khoa học và sẵn sàng trao đổi với cộng đồng về những ý kiến đánh giá khoa học của mình. 5. Được hưởng thù lao theo quy định của pháp luật hiện hành.
aa1e90cb-cc91-4e81-b79f-77dde7207b99
Điều 16 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 16 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Trách nhiệm của Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức, thực hiện Thông tư này.2. Phối hợp với cơ quan liên quan thu và sử dụng phí thẩm định hồ sơ theo các quy định pháp luật hiện hành. 3. Tổng hợp, báo cáo Bộ tình hình cấp, thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo quy định.
0e650c00-a229-41c8-840d-a5bf2a5dfa6d
Điều 17 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 17 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy xác nhận 1. Nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định. Phí thẩm định hồ sơ không được hoàn lại kể cả trong trường hợp sản phẩm bị từ chối cấp Giấy xác nhận. 2. Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin trong Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận. 3. Cung cấp bổ sung thông tin theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ các điều kiện của Giấy xác nhận. 5. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận có trách nhiệm thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ảnh hưởng bất lợi, thông tin khoa học mới về rủi ro của thực vật biến đổi gen (nếu có). 6. Thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến thực vật biến đổi gen khi Giấy xác nhận bị thu hồi.
2d32b57a-d2de-43e0-b0d2-c403569e7cae
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 3 năm 2014. 2. Trong thời hạn một (01) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các sự kiện thực vật biến đổi gen phải được nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận trước khi tiếp tục sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trên lãnh thổ Việt Nam. 3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./. Nơi nhận: - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - Lãnh đạo Bộ NN và PTNT; - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp; - Công báo Chính phủ; - Cổng thông tin điện tử: Chính phủ, Bộ NN và PTNT; - Các đơn vị thuộc Bộ NN và PTNT; - Lưu: VT, KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh Phụ lục 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Lê Quốc Doanh Phụ lục 1. Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ................, ngày tháng năm ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY XÁC NHẬN THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI Đăng ký lần đầu: □ Đăng ký bổ sung thông tin: □ Đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi: □ Đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thực phẩm: □ Kính gửi: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Căn cứ Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, Nghị định số 108/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi một số điều Nghị định số 69/2010/NĐ-CP về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen và Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24thangs 01 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, ………………(Tên tổ chức, cá nhân đăng ký) ……. xin gửi tới Quý Bộ Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cụ thể như sau: 1. Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký: - Tên tổ chức, cá nhân: - Tên người đại diện của tổ chức, cá nhân: - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: E-mail: 2.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi xin gửi tới Quý Bộ Hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cụ thể như sau: 1. Thông tin về tổ chức, cá nhân đăng ký: - Tên tổ chức, cá nhân: - Tên người đại diện của tổ chức, cá nhân: - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: E-mail: 2. Thông tin về thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Tên sự kiện chuyển gen: - Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: - Tên tổ chức, cá nhân tạo ra thực vật biến đổi gen: - Mã nhận diện duy nhất nếu có: 3. Hồ sơ kèm theo (01 bản chính và 02 bản sao) gồm: ………………. 4. Phần cam đoan: Chúng tôi xin cam đoan những thông tin trên đây là đúng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tính trung thực của các thông tin, số liệu được cung cấp trong hồ sơ kèm theo. Kính đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và tiến hành các thủ tục cần thiết để thẩm định hồ sơ và cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi./. .........., ngày.......tháng.....năm............. Tổ chức/cá nhân đăng ký (Ký, ghi rõ Họ tên, chức danh, đóng dấu) Phụ lục 2. Mẫu báo cáo đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người, vật nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ................, ngày tháng năm BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGUỜI, VẬT NUÔI I. Thông tin chung 1. Tổ chức, cá nhân đăng ký: - Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: - Người đại diện của tổ chức, cá nhân: - Đầu mối liên lạc của tổ chức, cá nhân: - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: Email: 2.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Mẫu báo cáo đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người, vật nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ................, ngày tháng năm BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGUỜI, VẬT NUÔI I. Thông tin chung 1. Tổ chức, cá nhân đăng ký: - Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: - Người đại diện của tổ chức, cá nhân: - Đầu mối liên lạc của tổ chức, cá nhân: - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: Email: 2. Tên thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): II. Thông tin về cây chủ nhận gen: 1. Tên cây chủ nhận gen: a) Tên thông thường; b) Tên khoa học; c) Vị trí phân loại. 2. Thông tin về lịch sử canh tác và phát triển trong chọn giống, đặc biệt thông tin liên quan đến các tính trạng có thể gây tác động bất lợi đến sức khỏe con người và vật nuôi; 3. Thông tin về sự an toàn của cây nhận gen bao gồm cả các vấn đề về độc tính và tính dị ứng (bao gồm cả thông tin đối với các loại cây trồng có họ hàng cùng loài mà có thể sử dụng làm nền di truyền nhận gen tương tự); 4. Thông tin về lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. (Mô tả chi tiết về tập quán canh tác, vận chuyển, lưu giữ bảo quản và các điều kiện đặc thù cần thiết trong chế biến (nếu có) để sử dụng an toàn trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, vai trò, giá trị, thành phần dinh dưỡng của các bộ phận của cây sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. III. Thông tin về sinh vật cho gen 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi III. Thông tin về sinh vật cho gen 1. Tên sinh vật cho gen: a) Tên thông thường; b) Tên khoa học; c) Vị trí phân loại. 2. Thông tin về lịch sử tự nhiên liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 3. Thông tin về việc tìm thấy trong tự nhiên các chất kháng dinh dưỡng, độc tố và chất gây dị ứng. Đối với trường hợp sinh vật cho gen là vi sinh vật cần có thông tin về tính gây bệnh và mối quan hệ tương tác với các tác nhân gây bệnh đã biết. 4. Thông tin về việc đã và đang sử dụng (nếu có) trong chuỗi thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và con đường phơi nhiễm khác ngoài sử dụng có chủ đích (ví dụ: khả năng lẫn tạp không chủ đích). IV. Thông tin về thực vật biến đổi gen A. Thông tin về gen chuyển 1. Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến quá trình biến đổi gen để có thể xác định được tất cả các vật liệu di truyền có khả năng chuyển vào cây chủ và cung cấp đầy đủ thông tin để phân tích đánh giá cơ sở dữ liệu khẳng định đặc điểm của đoạn ADN được chèn vào cây chủ. 2. Mô tả chi tiết quá trình biến đổi gen bao gồm: a) Thông tin về các phương pháp được sử dụng để chuyển gen b) Thông tin về trình tự, nguồn gốc, vector, plasmid, tính tương đồng và chức năng mong đợi của gen chuyển trong cây biến đổi gen. c) Thông tin về sinh vật chủ trung gian bao gồm các sinh vật (ví dụ: vi khuẩn) sử dụng để tạo ra hoặc nhân bản ADN phục vụ chuyển gen vào cây chủ. d) Cung cấp đầy đủ thông tin về đoạn ADN bao gồm: - Mô tả đầy đủ đặc điểm của các thành phần di truyền: gen chỉ thị, các bộ phận điều tiết và các thành phần cấu thành khác có ảnh hưởng đến chức năng của gen; - Kích thước và tính tương đồng của các thành phần; - Vị trí và chiều của trình tự gen chuyển trong hệ thống cấu trúc cuối cùng/vector - Chức năng của gen chuyển B. Thông tin về thực vật biến đổi gen 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 2. Mô tả chi tiết quá trình biến đổi gen bao gồm: a) Thông tin về các phương pháp được sử dụng để chuyển gen b) Thông tin về trình tự, nguồn gốc, vector, plasmid, tính tương đồng và chức năng mong đợi của gen chuyển trong cây biến đổi gen. c) Thông tin về sinh vật chủ trung gian bao gồm các sinh vật (ví dụ: vi khuẩn) sử dụng để tạo ra hoặc nhân bản ADN phục vụ chuyển gen vào cây chủ. d) Cung cấp đầy đủ thông tin về đoạn ADN bao gồm: - Mô tả đầy đủ đặc điểm của các thành phần di truyền: gen chỉ thị, các bộ phận điều tiết và các thành phần cấu thành khác có ảnh hưởng đến chức năng của gen; - Kích thước và tính tương đồng của các thành phần; - Vị trí và chiều của trình tự gen chuyển trong hệ thống cấu trúc cuối cùng/vector - Chức năng của gen chuyển B. Thông tin về thực vật biến đổi gen 1. Cung cấp đầy đủ thông tin mô tả chi tiết đặc điểm phân tử, sinh hóa của thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và các tác động của chúng tới thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm đó.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi d) Cung cấp đầy đủ thông tin về đoạn ADN bao gồm: - Mô tả đầy đủ đặc điểm của các thành phần di truyền: gen chỉ thị, các bộ phận điều tiết và các thành phần cấu thành khác có ảnh hưởng đến chức năng của gen; - Kích thước và tính tương đồng của các thành phần; - Vị trí và chiều của trình tự gen chuyển trong hệ thống cấu trúc cuối cùng/vector - Chức năng của gen chuyển B. Thông tin về thực vật biến đổi gen 1. Cung cấp đầy đủ thông tin mô tả chi tiết đặc điểm phân tử, sinh hóa của thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen và các tác động của chúng tới thành phần dinh dưỡng và tính an toàn của sản phẩm đó. 2. Cung cấp đầy đủ thông tin về đoạn ADN được chèn vào hệ gen của cây nhận bao gồm: a) Mô tả đặc điểm của vật liệu di truyền đã được chuyển gen; b) Số lượng các vị trí được chèn; c) Cây chủ mang gen chuyển ở mỗi vị trí được chèn gen bao gồm số bản sao và cơ sở dữ liệu về trình tự ADN của gen được chèn vào và các vùng lân cận để có thể xác định được bất kỳ hợp chất nào đó bị tạo ra do hệ quả của sự chèn gen, hoặc các thông tin khác liên quan đến phân tích các sản phẩm phiên mã hay sản phẩm biểu hiện để xác định bất kỳ các chất mới có thể có trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi từ cây chuyển gen; d) Xác định bất kỳ khung đọc mở trong ADN chèn hoặc được tạo ra bởi các đoạn chèn cùng với ADN của hệ gen cây chủ liền kề có thể dung hợp các phân tử protein. 1. Cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ biểu hiện gen trong cây biến đổi gen bao gồm: a) Sản phẩm của gen (ví dụ: phân tử protein hoặc ARN không phiên mã).
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi 2. Cung cấp đầy đủ thông tin về đoạn ADN được chèn vào hệ gen của cây nhận bao gồm: a) Mô tả đặc điểm của vật liệu di truyền đã được chuyển gen; b) Số lượng các vị trí được chèn; c) Cây chủ mang gen chuyển ở mỗi vị trí được chèn gen bao gồm số bản sao và cơ sở dữ liệu về trình tự ADN của gen được chèn vào và các vùng lân cận để có thể xác định được bất kỳ hợp chất nào đó bị tạo ra do hệ quả của sự chèn gen, hoặc các thông tin khác liên quan đến phân tích các sản phẩm phiên mã hay sản phẩm biểu hiện để xác định bất kỳ các chất mới có thể có trong thực phẩm, thức ăn chăn nuôi từ cây chuyển gen; d) Xác định bất kỳ khung đọc mở trong ADN chèn hoặc được tạo ra bởi các đoạn chèn cùng với ADN của hệ gen cây chủ liền kề có thể dung hợp các phân tử protein. 1. Cung cấp đầy đủ thông tin về mức độ biểu hiện gen trong cây biến đổi gen bao gồm: a) Sản phẩm của gen (ví dụ: phân tử protein hoặc ARN không phiên mã). b) Chức năng của sản phẩm của gen; c) Mô tả đặc điểm kiểu hình của tính trạng mới; d) Mức độ, vị trí (bộ phận) biểu hiện của gen chuyển trong cây chuyển gen và mức độ các chất chuyển hóa của chúng trong cây, đặc biệt trong các bộ phận sử dụng để làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi; e) Định lượng về hàm lượng các sản phẩm biểu hiện gen nếu có khi chức năng của các gen chuyển làm thay đổi sự tích tụ của các phân tử ARN thông tin hay protein. 2. Bổ sung thông tin liên quan bao gồm: Chứng minh về sự bảo tồn cấu trúc của vật liệu di truyền hoặc sự thay đổi vị trí trong cấu trúc trong quá trình chuyển gen. a) Chứng minh sự thay đổi trong trình tự axit amin của phân tử protein sản phẩm biểu hiện của gen chuyển là kết quả của sự biến đổi có chủ đích.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi b) Chức năng của sản phẩm của gen; c) Mô tả đặc điểm kiểu hình của tính trạng mới; d) Mức độ, vị trí (bộ phận) biểu hiện của gen chuyển trong cây chuyển gen và mức độ các chất chuyển hóa của chúng trong cây, đặc biệt trong các bộ phận sử dụng để làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi; e) Định lượng về hàm lượng các sản phẩm biểu hiện gen nếu có khi chức năng của các gen chuyển làm thay đổi sự tích tụ của các phân tử ARN thông tin hay protein. 2. Bổ sung thông tin liên quan bao gồm: Chứng minh về sự bảo tồn cấu trúc của vật liệu di truyền hoặc sự thay đổi vị trí trong cấu trúc trong quá trình chuyển gen. a) Chứng minh sự thay đổi trong trình tự axit amin của phân tử protein sản phẩm biểu hiện của gen chuyển là kết quả của sự biến đổi có chủ đích. b) Chứng minh tác động có chủ đích của sự biến đổi đã đạt được, tính trạng mới được biểu hiện và được di truyền theo hướng ổn định qua nhiều thế hệ và theo quy luật di truyền. Nếu đặc tính mới không thể xác định được bằng biểu hiện kiểu hình, cần có các thông tin ở mức độ phân tử. c) Chứng minh các tính trạng mới được biểu hiện ở các bộ phận cần thiết ở mức độ phù hợp liên quan đến các trình tự điều tiết điều khiển quá trình biểu hiện của gen tương ứng. d) Chỉ ra các bằng chứng cho thấy một hoặc vài gen trong cây chủ bị ảnh hưởng bởi quá trình chuyển gen (nếu có). e) Khẳng định sự tương đồng và kiểu biểu hiện của bất kỳ phân tử protein dung hợp. 3. Thông tin về lịch sử cấp phép và sử dụng thực vật biến đổi gen trên thế giới. V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người và vật nuôi 1. So sánh sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa thực vật biến đổi gen và thực vật nhận gen. 2.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người và vật nuôi 1. So sánh sự khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa thực vật biến đổi gen và thực vật nhận gen. 2. Đánh giá khả năng chuyển hóa các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 3. Đánh giá khả năng gây độc tố của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 4. Đánh giá khả năng gây dị ứng của các chất mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển nếu được sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. 5. Đánh giá khả năng hình thành các hợp chất mới, khả năng gây bệnh hoặc các tác động bất lợi khác đến sức khoẻ con người và vật nuôi (ví dụ như: các tác động tiềm ẩn từ quá trình chế biến; sự thay đổi về chất lượng dinh dưỡng, chức năng dinh dưỡng; sự tích lũy của các chất mới; gen chỉ thị kháng kháng sinh …). VI. Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tiềm ẩn của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi VII. Kết luận và kiến nghị .........., ngày.......tháng.....năm............. Tổ chức/cá nhân đăng ký (Ký, ghi rõ Họ tên, chức danh, đóng dấu) Phụ lục 3. Mẫu báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người, vật nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ................, ngày tháng năm TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI I. Thông tin chung 1. Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức đăng ký, người đứng đầu và người đầu mối liên lạc.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Mẫu báo cáo tóm tắt đánh giá rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khoẻ con người, vật nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên tổ chức, cá nhân đăng ký CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- ................, ngày tháng năm TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHOẺ CON NGƯỜI, VẬT NUÔI I. Thông tin chung 1. Tên, địa chỉ liên lạc của tổ chức đăng ký, người đứng đầu và người đầu mối liên lạc. 2. Tên thực vật biến đổi gen: tên khoa học, tên thông thường, mã sự kiện chuyển gen và mã nhận dạng duy nhất (nếu có). II. Thông tin liên quan đến cây chủ nhận gen: Mô tả tóm tắt về thực vật nhận trong đó gồm tên, đặc điểm sinh học của sinh vật nhận, mối quan hệ với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam, lịch sử sử dụng sinh vật nhận. III. Thông tin về sinh vật cho gen Mô tả tóm tắt về sinh vật cho gen trong đó gồm tên, đặc điểm sinh học của sinh vật cho, mối quan hệ với môi trường tự nhiên và đa dạng sinh học tại Việt Nam, lịch sử sử dụng sinh vật cho. IV. Thông tin về thực vật biến đổi gen Mô tả quá trình tạo ra thực vật biến đổi gen gồm mô tả sơ bộ phương pháp chuyển gen. Nêu những tính trạng và đặc điểm mới của thực vật biến đổi gen so với loài thực vật thông thường tương ứng. Thông tin về lịch sử cấp phép và sử dụng thực vật biến đổi gen này trên thế giới. V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thực vật biến đổi gen đối với con người và vật nuôi Mô tả tóm tắt các hoạt động đánh giá rủi ro đã được thực hiện đối với thực vật biến đổi gen này và kết quả của các đánh giá rủi ro đã được nêu.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Thông tin về lịch sử cấp phép và sử dụng thực vật biến đổi gen này trên thế giới. V. Đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của thực vật biến đổi gen đối với con người và vật nuôi Mô tả tóm tắt các hoạt động đánh giá rủi ro đã được thực hiện đối với thực vật biến đổi gen này và kết quả của các đánh giá rủi ro đã được nêu. Mô tả tóm tắt các khả năng gây độc, gây dị ứng, gây bệnh hoặc các tác động khác đối với sức khỏe con người nếu sử dụng làm thực phẩm. VI. Đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi: Mô tả tóm tắt các biện pháp quản lý rủi ro (nếu có) được đề xuất. VII. Kết luận và kiến nghị .........., ngày.......tháng.....năm............. Tổ chức/cá nhân đăng ký (Ký, ghi rõ Họ tên, chức danh, đóng dấu) Phụ lục 4. Mẫu tờ khai thông tin đăng tải lấy ý kiến công chúng đối với hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) TỜ KHAI THÔNG TIN ĐĂNG TẢI LẤY Ý KIẾN CÔNG CHÚNG 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2. Địa chỉ liên lạc: 3. Họ và tên người chịu trách nhiệm: 4. Mô tả thực vật biến đổi gen đăng ký cấp phép: 5. Nguồn gốc, xuất xứ thực vật biến đổi gen: (nước) 6.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Mô tả thực vật biến đổi gen đăng ký cấp phép: 5. Nguồn gốc, xuất xứ thực vật biến đổi gen: (nước) 6. Mục đích đăng ký: Nếu cần thêm thông tin chi tiết về thực vật biến đổi gen đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi xin mời liên hệ người chịu trách nhiệm đối với thực vật biến đổi gen: - Họ và tên: - Địa chỉ liên hệ - Tel: - E-mail: - Fax: Trân trọng kính mời các tổ chức, cá nhân gửi ý kiến tham luận về việc xem xét cấp Giấy xác nhận đối với thực vật biến đổi gen nêu trên đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi trong vòng 30 ngày từ ngày thông tin được đăng tải về địa chỉ: Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội Phụ lục 5. Mẫu thông báo tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm THÔNG BÁO TÍNH HỢP LỆ CỦA HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY XÁC NHẬN 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: - Người đại diện của tổ chức: - Đầu mối liên lạc của tổ chức: - Địa chỉ: - Điện thoại: Fax: 2. Tên thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 3. Ngày nhận hồ sơ: 4. Thời gian thẩm định từ ngày…………. đến ngày………………… TT Danh mục hồ sơ Căn cứ pháp lý để thẩm định Kết quả rà soát (đạt/không đạt) Yêu cầu bổ sung 5. Những nội dung yêu cầu bổ sung (ghi cho từng tài liệu) 6. Nhận xét và đề nghị Nơi nhận: - - QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) Họ và tên Phụ lục 6.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Những nội dung yêu cầu bổ sung (ghi cho từng tài liệu) 6. Nhận xét và đề nghị Nơi nhận: - - QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) Họ và tên Phụ lục 6. Mẫu Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… GIẤY XÁC NHẬN (Kèm theo Quyết định số…./QĐ-BNN-KHCN ngày….tháng…..năm……của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1. Thực vật biến đổi gen được cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Tính trạng liên quan đến gen chuyển: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận: - Tên tổ chức, cá nhân được cấp giấy xác nhận - Địa chỉ: - Số điện thoại: Số Fax: 3. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy xác nhận đối với thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu sau đây: - - Nơi nhận: - - QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký, dấu) Họ và tên Phụ lục 7. Mẫu bản nhận xét đánh giá hồ sơ của ủy viên Hội đồng và chuyên gia phản biện (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG/CHUYÊN GIA I. Thông tin chung về hồ sơ: 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Mẫu bản nhận xét đánh giá hồ sơ của ủy viên Hội đồng và chuyên gia phản biện (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BẢN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ CỦA ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG/CHUYÊN GIA I. Thông tin chung về hồ sơ: 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2. Tên thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 3. Mã số hồ sơ: II. Thông tin về thành viên Hội đồng/chuyên gia phản biện 1. Họ và tên (chức danh khoa học, học vị): 2. Cơ quan công tác: 3. Chức vụ: là: a) Ủy viên □ b) Ủy viên phản biện □ c) Chuyên gia độc lập □ III. Nội dung đánh giá hồ sơ (Thành viên Hội đồng đưa ra các đánh giá tóm tắt về các nội dung trong báo cáo đánh giá rủi ro và các kết luận tương ứng đối với từng nội dung) 1. Đánh giá về hồ sơ (Tính đầy đủ của hồ sơ, nội dung theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi) 2.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Đánh giá về hồ sơ (Tính đầy đủ của hồ sơ, nội dung theo quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi) 2. Đánh giá về Báo cáo đánh giá rủi ro và các tài liệu kèm theo Thông tin về cây chủ nhận gen, sinh vật cho gen Thông tin về quá trình biến đổi di truyền - Phương pháp chuyển gen đã sử dụng - Chức năng và sự điều tiết của gen chuyển - Biểu hiện gen chuyển trong cây chuyển gen - Tính ổn định di truyền của sự biến đổi - Kết luận Thông tin chung về tính an toàn - Lịch sử sử dụng (sinh vật nhận, sinh vật cho) - Đặc điểm của phân tử protein mới - Biểu hiện của protein mới qua các phân tích sinh học phân tử (phân tích Western blot, ELISA) - Tác động đối với sức khỏe con người trong trường hợp các vật liệu di truyền mới có thể chuyển vào các tế bào hệ tiêu hóa của người - Kết luận Thông tin về các vấn đề liên quan đến độc tính - Hàm lượng độc tố xảy ra trong tự nhiên trong các sản phẩm của thực vật biến đổi gen - Độc tính tiềm ẩn của các phân tử protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Tính gây dị ứng tiềm ẩn của các protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Kết luận Thông tin về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng - Phân tích thành phần cấu tạo: Nêu rõ cách thu mẫu, chuẩn bị mẫu, phương pháp phân tích, xử lý thống kê, các thí nghiệm phân tích điển hình ở một số nước trên các thành phần các chất dinh dưỡng chính - Phân tích thử nghiệm các phân tử protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển trên các đối tượng động vật, vật nuôi - Kết luận Về biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người, vật nuôi nếu có khả năng xảy ra IV.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Đánh giá về Báo cáo đánh giá rủi ro và các tài liệu kèm theo Thông tin về cây chủ nhận gen, sinh vật cho gen Thông tin về quá trình biến đổi di truyền - Phương pháp chuyển gen đã sử dụng - Chức năng và sự điều tiết của gen chuyển - Biểu hiện gen chuyển trong cây chuyển gen - Tính ổn định di truyền của sự biến đổi - Kết luận Thông tin chung về tính an toàn - Lịch sử sử dụng (sinh vật nhận, sinh vật cho) - Đặc điểm của phân tử protein mới - Biểu hiện của protein mới qua các phân tích sinh học phân tử (phân tích Western blot, ELISA) - Tác động đối với sức khỏe con người trong trường hợp các vật liệu di truyền mới có thể chuyển vào các tế bào hệ tiêu hóa của người - Kết luận Thông tin về các vấn đề liên quan đến độc tính - Hàm lượng độc tố xảy ra trong tự nhiên trong các sản phẩm của thực vật biến đổi gen - Độc tính tiềm ẩn của các phân tử protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Tính gây dị ứng tiềm ẩn của các protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Kết luận Thông tin về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng - Phân tích thành phần cấu tạo: Nêu rõ cách thu mẫu, chuẩn bị mẫu, phương pháp phân tích, xử lý thống kê, các thí nghiệm phân tích điển hình ở một số nước trên các thành phần các chất dinh dưỡng chính - Phân tích thử nghiệm các phân tử protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển trên các đối tượng động vật, vật nuôi - Kết luận Về biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người, vật nuôi nếu có khả năng xảy ra IV. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận (Căn cứ các tài liệu minh chứng, các thông tin khoa học đưa ra kết luận khẳng định hay không khẳng định thực vật biến đổi gen ….
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận (Căn cứ các tài liệu minh chứng, các thông tin khoa học đưa ra kết luận khẳng định hay không khẳng định thực vật biến đổi gen …. an toàn như thực phẩm/thức ăn chăn nuôi truyền thống tương đương) a) Đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa, bổ sung □ b) Đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung (Nêu rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) □ c) Đánh giá Hồ sơ: Không đạt yêu cầu □ 2. Kiến nghị Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp/không cấp Giấy xác nhận............ đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; các điều kiện đối với việc cấp Giấy xác nhận (nếu có). …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… Người nhận xét (Ký và ghi rõ họ, tên) Phụ lục 8. Mẫu phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… Phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Ủy viên phản biện: □ Uỷ viên: □ I. Thông tin chung về hồ sơ 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2. Tên sinh vật chuyển gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 3. Mã số hồ sơ: II. Thông tin về thành viên Hội đồng 1. Họ và tên (chức danh khoa học, học vị): 2. Cơ quan công tác: 3. Chức vụ: III. Kết luận và kiến nghị 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Chức vụ: III. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận a) Đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa, bổ sung □ b) Đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung (Nêu rõ nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung) □ c) Đánh giá Hồ sơ: Không đạt yêu cầu □ 2. Kiến nghị a) Đề nghị cấp Giấy xác nhận □ b) Đề nghị không cấp Giấy xác nhận □ 3. Các ý kiến góp ý khác: ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………… Thành viên hội đồng (Ký và ghi rõ họ, tên) Phụ lục 9. Mẫu biên bản kiểm phiếu Hội đồng An toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN I. Những thông tin chung 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2. Tên thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 3. Tính trạng của gen chuyển: 4. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng: Ngày ........tháng ..........năm 5. Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: - Số phiếu phát ra: - Số phiếu thu về: - Số phiếu hợp lệ: - Số phiếu không hợp lệ: 6. Kết quả kiểm phiếu: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Không đạt yêu cầu: - Số phiếu đề nghị cấp Giấy xác nhận: - Số phiếu đề nghị không cấp Giấy xác nhận: II.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Số thành viên có mặt trên tổng số thành viên: - Số phiếu phát ra: - Số phiếu thu về: - Số phiếu hợp lệ: - Số phiếu không hợp lệ: 6. Kết quả kiểm phiếu: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Đạt yêu cầu với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá Hồ sơ: Không đạt yêu cầu: - Số phiếu đề nghị cấp Giấy xác nhận: - Số phiếu đề nghị không cấp Giấy xác nhận: II. Kết luận ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… Hà Nội, Ngày tháng năm Thành viên Ban kiểm phiếu Thành viên 1 (Họ, tên, chữ ký) Thành viên 2 (Họ, tên, chữ ký) Trưởng ban kiểm phiếu (Họ, tên, chữ ký) Phụ lục 10. Mẫu biên bản họp Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN I. Những thông tin chung 1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: 2. Tên thực vật biến đổi gen: - Tên thông thường: - Tên khoa học: - Tên thương mại: - Sự kiện chuyển gen: - Mã nhận diện duy nhất (nếu có): 3. Tính trạng của gen chuyển: …………………………………………………………………………………………. 4. Quyết định thành lập Hội đồng (nếu có): số /QĐ-BNNPTNT ngày tháng năm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về việc thành lập Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen. II. Phiên họp trù bị: 1. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng: ………………………………………………………………………………………… 2. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ............/........... Vắng mặt: ........ người, gồm các thành viên: .......................................................................................................................................... 3. Khách mời tham dự phiên họp: TT Họ và tên Đơn vị công tác 1 2 ... 4.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ............/........... Vắng mặt: ........ người, gồm các thành viên: .......................................................................................................................................... 3. Khách mời tham dự phiên họp: TT Họ và tên Đơn vị công tác 1 2 ... 4. Nội dung làm việc: - Hội đồng đã thảo luận, thống nhất phân công nhiệm vụ các thành viên và đề nghị Bộ NN &PTNT mời các chuyên gia phản biện độc lập (nếu có) nhận xét đánh giá các Hồ sơ đăng ký tuyển chọn gồm các chuyên gia sau đây: TT Họ và tên chuyên gia phản biện Ghi chú (Chuyên gia phản biện là thành viên hoặc không là thành viên Hội đồng) 1 2 … - Hội đồng nhất trí cử: + Ông/Bà :..............................................................là thư ký khoa học của Hội đồng. + Ban kiểm phiếu gồm: Trưởng ban: ……………………………………….. Ủy viên: …………………………………………. …………………………………………. - Hội đồng thảo luận trao đổi để quán triệt nguyên tắc, quy trình và các tiêu chí đánh giá các Hồ sơ theo Quy định. - Các thành viên Hội đồng nhận Hồ sơ và phiếu nhận xét hồ sơ - Hội đồng thống nhất họp phiên chính thức vào ngày.........tháng ..........năm………. III. Phiên họp chính thức: 1. Địa điểm và thời gian họp Hội đồng: ………………………………………………………………………………………… 2. Số thành viên Hội đồng có mặt trên tổng số thành viên: ............/........... Vắng mặt: ........ người, gồm các thành viên: .................................................................. 3. Khách mời tham dự phiên họp: TT Họ và tên Đơn vị công tác …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… 4. Nội dung làm việc: - Hội đồng đã trao đổi, thảo luận và đánh giá hồ sơ theo các tiêu chí đã quy định tại Thông tư số 02/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi. - Hội đồng đã bỏ phiếu kín đánh giá hồ sơ Kết quả kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi được trình bày trong biên bản kiểm phiếu gửi kèm theo. IV.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi - Hội đồng đã bỏ phiếu kín đánh giá hồ sơ Kết quả kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký cấp Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi được trình bày trong biên bản kiểm phiếu gửi kèm theo. IV. Kết luận của Hội đồng Kết quả kiểm phiếu: - Số phiếu đánh giá hồ sơ: Đạt yêu cầu, không cần chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá hồ sơ: Đạt yêu cầu với điều kiện chỉnh sửa, bổ sung: - Số phiếu đánh giá hồ sơ: Không đạt yêu cầu: - Số phiếu đề nghị cấp Giấy xác nhận: - Số phiếu đề nghị không cấp Giấy xác nhận: V. Kiến nghị của Hội đồng Căn cứ phiếu đánh giá và kết quả kiểm phiếu, Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen đề nghị Bộ NN&PTNT cấp (hoặc không cấp) Giấy xác nhận đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đối với ................. cho tổ chức/cá nhân:................................................................................................... Kiến nghị các điều kiện được cấp Giấy xác nhận đối với tổ chức/cá nhân đăng ký (nếu có). Trường hợp kiến nghị không cấp Giấy xác nhận ghi rõ lý do. VI. Những nội dung cần sửa đổi bổ sung trong hồ sơ: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… VII. Những lưu ý khác trong việc hoàn thiện hồ sơ (nếu có): …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Thư ký (Họ, tên và chữ ký) Chủ tịch (Họ, tên và chữ ký) Xác nhận của Bộ NN&PTNT Phụ lục 11. Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ của Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY XÁC NHẬN THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI I. Tóm tắt và kết luận 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Những lưu ý khác trong việc hoàn thiện hồ sơ (nếu có): …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Thư ký (Họ, tên và chữ ký) Chủ tịch (Họ, tên và chữ ký) Xác nhận của Bộ NN&PTNT Phụ lục 11. Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ của Hội đồng an toàn thực phẩm, thức ăn chăn nuôi biến đổi gen (Ban hành kèm theo Thông tư số: 02/2014/TT-BNNPTNT, ngày 24/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HỘI ĐỒNG AN TOÀN THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI BIẾN ĐỔI GEN -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày tháng năm 20… BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG VỀ HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY XÁC NHẬN THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM, THỨC ĂN CHĂN NUÔI I. Tóm tắt và kết luận 1. Thông tin về sự kiện chuyển gen và những biến đổi di truyền: Mô tả tóm tắt về sự kiện chuyển gen và các thông tin liên quan đến gen chuyển trong Hồ sơ đăng ký. Nêu các vấn đề chung về an toàn 2. Thông tin về các vấn đề liên quan đến độc tính sử dụng làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi Mô tả tóm tắt về sản phẩm của gen chuyển trong sinh vật nhận gen và các quá trình phân giải, trao đổi chất có thể tạo ra các độc tố. 3. Thông tin về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng Mô tả tóm tắt thành phần dinh dưỡng của các bộ phận của thực vật biến đổi gen trên cơ sở so sánh tương đương với các sản phẩm truyền thống. 4. Kết luận Căn cứ các tài liệu minh chứng, các thông tin khoa học đưa ra kết luận khẳng định thực vật biến đổi gen. …. an toàn như thực phẩm/thức ăn chăn nuôi truyền thống tương đương. II. Báo cáo đánh giá 1.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi II. Báo cáo đánh giá 1. Đánh giá về hồ sơ (Tính đầy đủ của hồ sơ, nội dung theo quy định tại Thông tư số…/20…-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi Giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi) 2. Đánh giá về Báo cáo đánh giá rủi ro và các tài liệu kèm theo 2.1. Thông tin về cây chủ nhận gen, sinh vật cho gen 2.2. Thông tin về quá trình biến đổi di truyền - Phương pháp chuyển gen đã sử dụng - Chức năng và sự điều tiết của gen chuyển - Biểu hiện gen chuyển trong cây chuyển gen - Tính ổn định di truyền của sự biến đổi - Kết luận 2.3. Thông tin chung về tính an toàn - Lịch sử sử dụng (sinh vật nhận, sinh vật cho) - Đặc điểm của phân tử protein mới - Biểu hiện của protein mới qua các phân tích sinh học phân tử (phân tích Western blot, ELISA - Tác động đối với sức khỏe con người trong trường hợp các vật liệu di truyền mới có thể chuyển vào các tế bào hệ tiêu hóa của người - Kết luận 2.4. Thông tin về các vấn đề liên quan đến độc tính - Hàm lượng độc tố xảy ra trong tự nhiên trong các sản phẩm của thực vật biến đổi gen - Tính độc tiềm ẩn của các phân tử protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Tính gây dị ứng tiềm ẩn của các protein mới là sản phẩm biểu hiện của gen chuyển - Kết luận 2.5. Thông tin về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng - Phân tích thành phần cấu tạo: Nêu rõ cách thu mẫu, chuẩn bị mẫu, phương pháp phân tích, xử lý thống kê, các thí nghiệm phân tích điển hình ở một số nước trên các thành phần các chất dinh dưỡng chính - Phân tích thử nghiệm trên các đối tượng động vật, vật nuôi - Kết luận 2.6. Về biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi III.
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN
Điều 18 02/2014/TT-BNNPTTN quy định trình tự, thủ tục cấp và thu hồi giấy xác nhận thực vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi Thông tin về các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng - Phân tích thành phần cấu tạo: Nêu rõ cách thu mẫu, chuẩn bị mẫu, phương pháp phân tích, xử lý thống kê, các thí nghiệm phân tích điển hình ở một số nước trên các thành phần các chất dinh dưỡng chính - Phân tích thử nghiệm trên các đối tượng động vật, vật nuôi - Kết luận 2.6. Về biện pháp quản lý rủi ro của thực vật biến đổi gen đối với sức khỏe con người và vật nuôi III. Tóm tắt và dự thảo trả lời các ý kiến của công chúng IV. Kết luận và kiến nghị 1. Kết luận (Căn cứ các tài liệu minh chứng, các thông tin khoa học đưa ra kết luận khẳng định hay không khẳng định thực vật biến đổi gen …. Đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi) 2. Kiến nghị (Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp/không cấp Giấy xác nhận............ đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi; các điều kiện đối với việc cấp Giấy xác nhận (nếu có). Thư ký Hội đồng (Ký, ghi rõ họ, tên) Chủ tịch Hội đồng (Ký, ghi rõ họ, tên)
7c4a9a48-8760-49b2-b638-d9967f0fbe5f
Điều 2 06/2009/TT-BKHCN
Điều 2 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Đối tượng áp dụng 2.1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sau: a) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội, đơn vị tổ chức hội trợ triển lãm, tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (dưới đây viết tắt là đơn vị tổ chức xét thưởng); b) Tổ chức, cá nhân đăng ký để được xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (dưới đây viết tắt là đơn vị đăng ký xét thưởng). 2.2. Thông tư này không áp dụng đối với Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, các giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa với mục đích thi đua khen thưởng trong nội bộ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
6b21c7f4-f699-4973-bfdd-fe5357c40257
Điều 1 06/2009/TT-BKHCN
Điều 1 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Điều kiện đối với đơn vị tổ chức xét thưởng Đơn vị tổ chức xét thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau: 1.1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, có trụ sở, con dấu và tài khoản độc lập. Đối với cá nhân: phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có tài khoản độc lập. 1.2. Có đủ năng lực tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng. Trường hợp sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để tổ chức xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đơn vị tổ chức xét thưởng phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức xét tặng giải thưởng bằng văn bản và việc sử dụng kinh phí cho hoạt động tổ chức xét tặng giải thưởng phải tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước. 1.3. Có đủ cán bộ, nhân viên có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm về tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 1.4. Hoạt động xét thưởng phải đáp ứng các nguyên tắc xét thưởng quy định tại khoản 3 Mục I của Thông tư này. 1.5. Đã xây dựng kế hoạch và xác định thời gian tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng. 1.6. Có Quy chế xét thưởng phù hợp đối với lĩnh vực xét thưởng, gồm các nội dung chính sau: a) Tên của giải thưởng, mục đích xét thưởng; b) Đối tượng xét thưởng; c) Mức thưởng và hình thức tặng thưởng; d) Điều kiện và nguyên tắc xét thưởng; đ) Tiêu chí xét thưởng; e) Nhiệm vụ của Hội đồng xét thưởng; g) Trình tự, thủ tục xét thưởng; h) Nội dung đánh giá, căn cứ đánh giá, phương pháp đánh giá và kết quả đánh giá sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa với tiêu chí xét thưởng; i) Quy định về chi phí đăng ký để được xét tặng giải thưởng. Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 1.7.
b0a9d59f-26e3-484f-9547-b76f4468a1a4
Điều 1 06/2009/TT-BKHCN
Điều 1 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Quy chế xét thưởng có thể được sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. 1.7. Hội đồng xét thưởng bao gồm các chuyên gia có trình độ, năng lực về lĩnh vực xét thưởng. 1.8. Đã đăng ký và được cấp Giấy xác nhận đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng về chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại cơ quan quản lý theo quy định tại khoản 3 Mục này (dưới đây viết tắt là Giấy xác nhận).
b0a9d59f-26e3-484f-9547-b76f4468a1a4
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Thủ tục đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa và cấp Giấy xác nhận 3.1. Trước khi tổ chức xét tặng giải thưởng ít nhất 02 tháng, đơn vị tổ chức xét thưởng phải lập hồ sơ đăng ký gửi về cơ quan tương ứng sau: a) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đối với các giải thưởng do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, Hội, Hiệp hội ở Trung ương, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố tổ chức. b) Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, thành phố đối với các giải thưởng do tổ chức, cá nhân tổ chức trên địa bàn tỉnh, thành phố, trừ các tổ chức quy định tại điểm a khoản này. 3.2. Hồ sơ đăng ký gồm có: a) Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này); b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức); c) Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có); d) Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động); đ) Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng; e) Quy chế xét thưởng; g) Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn); h) Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức phí cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng; i) Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng. 3.3.
2fb87878-e8f5-4dba-91be-ed3cb1c8822b
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Hồ sơ đăng ký gồm có: a) Giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa (theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này); b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc bản sao Giấy phép kinh doanh/Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức); c) Văn bản, quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức giải thưởng (nếu có); d) Danh sách cán bộ, nhân viên tham gia tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng (tên, chức danh, trình độ, kinh nghiệm tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Quyết định tuyển dụng/Hợp đồng lao động); đ) Kế hoạch và thời gian xét tặng giải thưởng; e) Quy chế xét thưởng; g) Dự kiến danh sách thành viên Hội đồng xét thưởng (trình độ, chuyên môn); h) Báo cáo về khả năng tài chính để bảo đảm tổ chức thành công hoạt động xét tặng giải thưởng, gồm các nội dung sau: dự kiến kinh phí chi cho toàn bộ hoạt động xét tặng giải thưởng, mức phí cho từng hoạt động và nguồn kinh phí sử dụng; i) Mẫu hồ sơ mời đăng ký để được xét tặng giải thưởng. 3.3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan quản lý quy định tại khoản 3.1 Mục này tiến hành thẩm xét hồ sơ, nếu đáp ứng điều kiện quy định, đơn vị tổ chức xét thưởng được cấp Giấy xác nhận (theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này). Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau: a) Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm; Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về cơ quan tương ứng theo quy định tại khoản 3.1, khoản 3.2 Mục này để được cấp lại Giấy xác nhận. b) Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng.
2fb87878-e8f5-4dba-91be-ed3cb1c8822b
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN
Điều 3 06/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về điều kiện, thủ tục xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tổ chức, cá nhân Hiệu lực của Giấy xác nhận như sau: a) Đối với các giải thưởng được tổ chức xét tặng định kỳ hàng năm, Giấy xác nhận có hiệu lực không quá 03 năm; Trường hợp Giấy xác nhận hết hiệu lực, đơn vị muốn tiếp tục tổ chức hoạt động xét tặng giải thưởng, phải lập hồ sơ đăng ký gửi về cơ quan tương ứng theo quy định tại khoản 3.1, khoản 3.2 Mục này để được cấp lại Giấy xác nhận. b) Đối với các giải thưởng không tổ chức định kỳ, Giấy xác nhận có hiệu lực cho từng trường hợp tổ chức xét tặng. Trường hợp từ chối không cấp Giấy xác nhận, đơn vị tổ chức xét thưởng sẽ được thông báo lý do bằng văn bản.
2fb87878-e8f5-4dba-91be-ed3cb1c8822b
Điều 1 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 1 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn chi tiết thi hành khoản 2 và 3 Điều 74 của Luật thú y, cụ thể như sau: 1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y. 2. Quy trình kiểm soát giết mổ động vật; quy trình, hồ sơ kiểm tra vệ sinh thú y; mẫu dấu kiểm soát giết mổ, tem vệ sinh thú y; quy định việc xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
5f753896-2688-42c6-b788-deab7a505304
Điều 2 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 2 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trên lãnh thổ Việt Nam.
a17c8359-b67f-4119-816a-aac55110fc8e
Điều 3 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 3 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ; Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y; Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y 1. Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ theo quy định tại mục 1 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Danh mục đối tượng thuộc diện phải kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 2 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Danh mục đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định tại mục 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
ecf483dc-fa67-444a-b78b-c61f5ed98aae
Điều 4 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 4 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Yêu cầu đối với động vật đưa vào giết mổ 1. Động vật đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được phép giết mổ trước. 2. Có nguồn gốc rõ ràng.
c39c7003-0545-4d2c-ba99-5c721719a32f
Điều 5 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 5 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Kiểm tra trước giết mổ 1. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của cơ sở giết mổ; Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định. 2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc. 3. Kiểm tra lâm sàng động vật: a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng; b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này; c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ; d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng. 4. Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao gồm: a) Tên chủ động vật; b) Nơi xuất phát của động vật; c) Loại động vật; d) Số lượng động vật trong cùng một lô; đ) Thời gian nhập; e) Kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường); g) Số lượng, lý do động vật chưa được giết mổ; h) Biện pháp xử lý; i) Chữ ký của nhân viên thú y. 5. Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y).
d3610eeb-efc0-4f5b-b578-1e9ca14f6254
Điều 6 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 6 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi 1. Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài. 3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y. 4. Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc phải được đánh dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận để phát hiện những dấu hiệu bất thường. 5. Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động vật theo quy định. Mục 2. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ CÁC LOẠI GIA CẦM NUÔI
ec70b049-ff50-4cb3-b83d-23b36bbc4c38
Điều 7 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 7 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Kiểm tra trước giết mổ 1. Thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b, d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Thông tư này. 2. Việc kiểm tra lâm sàng tình trạng sức khoẻ của gia cầm thực hiện tại nơi có đủ ánh sáng và khi được treo lên dây chuyền giết mổ (đối với cơ sở giết mổ công nghiệp và bán công nghiệp) nhằm phát hiện gia cầm quá yếu, còi cọc hoặc gia cầm có biểu hiện mắc bệnh truyền nhiễm để có các biện pháp xử lý thích hợp. 3. Sau khi kiểm tra lâm sàng, gia cầm khoẻ mạnh phải sớm được đưa vào giết mổ.
ee3ffddf-ec1e-46b2-a30c-226acbb35f96
Điều 8 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 8 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Kiểm tra sau giết mổ các loại gia cầm nuôi 1. Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 6 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. 2. Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này; thân thịt và phủ tạng của từng con gia cầm phải được để cùng nhau, tránh nhầm lẫn. Mục 3. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾT MỔ CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN KHÁC DÙNG LÀM THỰC PHẨM
f782da0e-26d1-490e-a3b7-1e1f7300a1cf
Điều 9 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 9 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Quy trình kiểm soát giết mổ các loại động vật trên cạn khác dùng làm thực phẩm 1. Kiểm tra trước giết mổ: Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này. 2. Kiểm tra sau giết mổ: a) Khám thân thịt và phủ tạng: Quy trình kiểm tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4.1, điểm a, c mục 4.2 và điểm a, b mục 4.3 của Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. b) Việc kiểm tra sau giết mổ thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 5 Điều 6 của Thông tư này. Mục 4. XỬ LÝ ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT KHÔNG BẢO ĐẢM YÊU CẦU VỆ SINH THÚ Y
6095d561-2de9-4521-9d35-7018a357a297
Điều 10 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 10 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Nguyên tắc xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y 1. Việc xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật phải thực hiện ngay và được cơ quan thú y, nhân viên thú y hướng dẫn, giám sát, kiểm tra. 2. Những người trực tiếp thực hiện xử lý động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh nguy hiểm phải được trang bị bảo hộ lao động. 3. Địa điểm xử lý vệ sinh thú y phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 4. Địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phải được vệ sinh, khử trùng sau mỗi lần xử lý. 5. Chủ động vật phải chịu mọi chi phí trong thời gian nuôi cách ly, theo dõi; chủ lô hàng sản phẩm động vật phải chịu mọi chi phí bảo quản sản phẩm động vật đến khi có kết luận của cơ quan thú y.
6bb5375c-ee1b-4528-914d-1d475659203c
Điều 11 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 11 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Quy trình xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y Khi phát hiện động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan thú y có thẩm quyền, nhân viên thú y thực hiện như sau: 1. Cách ly động vật ở khu vực riêng; 2. Lập biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật theo Mẫu số 04 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; yêu cầu chủ cơ sở, chủ lô hàng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh thú y để bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giảm thiểu ô nhiễm môi trường; 3. Lấy mẫu động vật, sản phẩm động vật gửi phòng thử nghiệm trong trường hợp cần thiết để kiểm tra chỉ tiêu vi sinh vật và tồn dư thuốc thú y, chất cấm, mầm bệnh theo Mẫu số 03 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; 4. Lập biên bản xử lý vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo Mẫu số 05 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; 5. Thông báo cho chủ cơ sở, chủ lô hàng và các cơ quan liên quan về kết quả xử lý và các yêu cầu đối với động vật, sản phẩm động vật được phép sử dụng sau khi xử lý; 6. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện xử lý vệ sinh thú y.
b1525174-85fe-49f3-b01e-5abb80aad522
Điều 12 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 12 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Quy định về xử lý đối với động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ 1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tạm dừng giết mổ; giết mổ ở khu vực riêng; giết mổ bắt buộc, tiêu hủy bắt buộc hoặc chuyển mục đích sử dụng. 2. Động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y được xử lý theo hướng dẫn tại mục 1 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này. 3. Cục Thú y hướng dẫn biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm mới.
0f37e57e-c926-41ae-9ef5-f595c62c0309
Điều 13 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 13 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Quy định về xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y 1. Các biện pháp xử lý bao gồm: Tiêu hủy; xử lý nhiệt; xử lý cơ học; chuyển mục đích sử dụng. 2. Hướng dẫn xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y tại cơ sở giết mổ như sau: a) Sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm phát hiện trong quá trình giết mổ xử lý theo hướng dẫn tại mục 2 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; b) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về cảm quan xử lý theo hướng dẫn tại mục 3 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; c) Sản phẩm động vật ô nhiễm vi sinh vật không được phép có hoặc vượt quá mức giới hạn cho phép xử lý theo hướng dẫn tại mục 4 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; d) Sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu về các chỉ tiêu tồn dư thuốc kháng sinh hoặc phát hiện tồn dư chất cấm, chất độc xử lý theo hướng dẫn tại mục 5 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; đ) Sản phẩm động vật mang ký sinh trùng, ấu trùng của ký sinh trùng xử lý theo hướng dẫn tại mục 6 của Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.
29f97ef7-bd9a-4a90-90d8-b23c11058da8
Điều 14 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 14 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để xuất khẩu 1. Dấu hình tròn, có kích thước: Đ­ường kính vòng ngoài 40 mm, đường kính vòng trong 25 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau. Đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 1 mm. 2. Khoảng cách giữa đường tròn trong và đường tròn ngoài của dấu: a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm; b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm. 3. Hình tròn phía trong của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ theo quy định sau: a) Phía trên khắc mã hiệu của cơ quan quản lý cơ sở giết mổ theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 10 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm; b) Phía d­ưới khắc số hiệu của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 10 mm, bề rộng của nét số là 2 mm. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 1 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
6b5730e2-e069-476f-a8ae-943d3a463006
Điều 15 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 15 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để xuất khẩu 1. Dấu hình tròn có kích thước: Đ­ường kính vòng ngoài 30 mm, đường kính vòng trong 20 mm, ở giữa có đường phân cách đi qua tâm đường tròn chia đôi dấu thành hai phần bằng nhau; đường tròn ngoài, đường tròn trong và đường kẻ ngang của dấu có bề rộng là 0,5 mm. 2. Vòng tròn ngoài của dấu: a) Phía trên khắc chữ “K. S. G. M. X. K” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ xuất khẩu), chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm; b) Phía dưới khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm. 3. Hình tròn phía trong của dấu: a) Phía trên khắc mã số của cơ quan quản lý theo ký tự A hoặc B, C, ..., chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm; b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ theo số thứ tự 1 hoặc 2, 3, ..., chiều cao của chữ số là 5 mm, bề rộng của nét số là 1,5 mm. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 2 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
8254a4e0-3001-4c7c-babb-546740c88730
Điều 16 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 16 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa 1. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 80 mm, rộng 50 mm, các đường thẳng có bề rộng 1 mm. 2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 13mm, phần giữa rộng 20 mm (không tính đường kẻ). 3. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm. 4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. 5. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm. 6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 3 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia súc không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.
1296a6ad-6560-4b6d-ab92-6a645086488b
Điều 17 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 17 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa 1. Dấu hình chữ nhật, có kích th­ước: Dài 40 mm, rộng 27 mm, các đường thẳng có bề rộng 0,5 mm. 2. Dấu được chia thành 3 phần theo chiều dài: Phần trên và phần dưới rộng 7,5mm, phần giữa rộng 10 mm (không kể đường kẻ). 3. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm. 4. Ở giữa dấu khắc chữ “NỘI ĐỊA”, chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm. 5. Dọc theo chiều dài phần d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm. 6. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 4 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Dấu được dùng đối với thân thịt gia cầm không sử dụng để xuất khẩu, nhưng bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để tiêu thụ nội địa.
7508336a-7b06-45ca-8f49-b72d206cc288
Điều 18 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 18 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y 1. Dấu hình ô van, có kích thước: a) Vòng ngoài có bề rộng 80 mm, chiều cao 50 mm; b) Vòng trong có bề rộng 60 mm, chiều cao 30 mm; c) Đường ô van ngoài và đường ô van trong của dấu có bề rộng là 1 mm. 2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu như sau: a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 4 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm; b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 4mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm; 3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 5 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
0f7116a4-f6b7-4d2a-8ed2-7acfe71edf25
Điều 19 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 19 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải xử lý vệ sinh thú y 1. Dấu hình ô van, có kích thước: Vòng ngoài có bề rộng 40 mm, chiều cao 30 mm; vòng trong có bề rộng 28 mm, chiều cao 18 mm; đường ô van ngoài và đường ô van trong có bề rộng là 0,5 mm. 2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu: a) Phía trên khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm; b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3,5 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1 mm. 3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 5 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 6 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
36854c48-6ff0-46a3-95cd-10467b8ffa55
Điều 20 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 20 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải tiêu huỷ 1. Dấu hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 80 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm. 2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 30 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 8 mm, bề rộng của nét chữ và số là 1,5 mm. 3. Phần giữa của dấu có đường cao là 22 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. 4. Phần đáy của dấu có đường cao là 15 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm. 5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 7 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
7cc9e707-4164-4c64-be57-d8313f05f412
Điều 21 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 21 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải tiêu huỷ 1. Dấu có hình tam giác đều được chia thành 3 phần, kích thước mỗi cạnh của tam giác là 40 mm, các đường thẳng có bề rộng là 1 mm. 2. Phần đỉnh của dấu có đường cao là 16 mm (không tính đường kẻ), khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số là 3 mm, bề rộng của nét chữ và số là 0,5 mm. 3. Phần giữa của dấu có đường cao là 10 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “HUỶ”, chiều cao của chữ là 7 mm, bề rộng của nét chữ là 1,5 mm. 4. Phần đáy của dấu có đường cao là 7,5 mm (không tính đường kẻ), khắc chữ “CỤC THÚ Y”, chiều cao của chữ là 3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5 mm. 5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 8 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Mục 2. MẪU DẤU KIỂM SOÁT GIẾT MỔ SỬ DỤNG TẠI CƠ SỞ GIẾT MỔ TIÊU THỤ NỘI ĐỊA
db69e267-9f38-4791-98e8-266735b15206
Điều 22 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 22 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia súc để tiêu thụ nội địa 1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 16 của Thông tư này. 2. Dọc theo chiều dài ở phía trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ........”, chiều cao của chữ là 5-8 mm, bề rộng của nét chữ là 1-1,5 mm. 3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 12 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. 4. Dọc theo chiều dài ở phía d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này. 5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 9 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
6bc1ea8c-3cd2-43d6-9973-85e06f894a56
Điều 23 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 23 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu kiểm soát giết mổ đóng trên thân thịt gia cầm để tiêu thụ nội địa 1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 17 của Thông tư này. 2. Dọc theo chiều dài phần trên của dấu khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1-3 mm, bề rộng của nét chữ là 0,3-0,5 mm. 3. Ở giữa dấu, khắc chữ “K. S. G. M” (viết tắt của cụm từ kiểm soát giết mổ), chiều cao của chữ là 6 mm, bề rộng của nét chữ là 1 mm. 4. Dọc theo chiều dài phần d­ưới của dấu khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo khoản 2 Điều này. 5. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 10 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
23354142-a677-4473-ac06-bf410d2a3aaf
Điều 24 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 24 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia súc phải xử lý vệ sinh thú y 1. Hình dáng, kích thước của dấu theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này. 2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu: a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 2-4 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm; b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này. 3. Hình ô van phía trong của dấu khắc chữ “XỬ LÝ V.S.T.Y” (viết tắt của cụm từ xử lý vệ sinh thú y), chiều cao của chữ là 8 mm, bề rộng của nét chữ là 2 mm. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 11 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
a08c4a0f-0d8e-405b-9d5a-3144d8e9e124
Điều 25 09/2016/TT-BNNPTNT
Điều 25 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y Mẫu dấu dùng để đóng trên thân thịt gia cầm phải xử lý vệ sinh thú y 1. Hình dáng, kích thước và nội dung của dấu theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 19 của Thông tư này. 2. Khoảng cách giữa đường ô van trong và đường ô van ngoài của dấu: a) Phía trên khắc tên cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh “CHI CỤC ..........”, chiều cao của chữ là 1,5-3,5 mm, bề rộng của nét chữ là 0,5-1 mm; b) Phía d­ưới khắc mã số của cơ sở giết mổ, chiều cao của chữ và số, bề rộng của nét chữ và số cùng một cỡ theo điểm a khoản này. 4. Mẫu dấu theo hướng dẫn như Hình 12 của Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
fbb5abbd-3628-4fa2-bf3f-94ea8741f360

Dataset Card for "legal_truncated_corpus"

More Information needed

Downloads last month
0
Edit dataset card