title
stringlengths
8
773
context
stringlengths
20
96.5k
id
stringlengths
36
36
Điều 13 10/2017/QH14
Điều 13 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu bồi thường 1. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có quyền sau đây: a) Yêu cầu một trong các cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 3 của Luật này giải quyết yêu cầu bồi thường và được thông báo kết quả giải quyết yêu cầu bồi thường; b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện quyết định, hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; khiếu nại, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng; c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình theo quy định của pháp luật; d) Nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình; đ) Được cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hướng dẫn thủ tục yêu cầu bồi thường; e) Ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện quyền yêu cầu bồi thường; g) Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình; b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường; c) Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
6890491d-aa41-4149-a376-5f05e7f2c74b
Điều 13 10/2017/QH14
Điều 13 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2. Người yêu cầu bồi thường là người bị thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp kịp thời, chính xác, trung thực tài liệu, chứng cứ có liên quan đến yêu cầu bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình; b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường; c) Chứng minh những thiệt hại thực tế của mình được bồi thường theo quy định tại Luật này và mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế và hành vi gây thiệt hại; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 3. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo pháp luật, người thừa kế của người bị thiệt hại hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại có quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 4. Người yêu cầu bồi thường là người đại diện theo ủy quyền có quyền, nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều này trong phạm vi ủy quyền.
6890491d-aa41-4149-a376-5f05e7f2c74b
Điều 14 10/2017/QH14
Điều 14 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Quyền và nghĩa vụ của người thi hành công vụ gây thiệt hại 1. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có quyền sau đây: a) Được nhận văn bản, quyết định về việc giải quyết yêu cầu bồi thường liên quan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của Luật này; b) Tố cáo hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về tố cáo; khiếu nại, khởi kiện quyết định hoàn trả và kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, pháp luật về tố tụng hành chính; c) Quyền khác theo quy định của pháp luật. 2. Người thi hành công vụ gây thiệt hại có nghĩa vụ sau đây: a) Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực thông tin, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp thông tin, tài liệu của mình; b) Tham gia đầy đủ vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo yêu cầu của cơ quan giải quyết bồi thường và quá trình xác định trách nhiệm hoàn trả theo yêu cầu của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; c) Hoàn trả cho ngân sách nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
0d1beb1f-d8a4-4cc3-8987-bc72b8a2882e
Điều 15 10/2017/QH14
Điều 15 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường 1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường. 2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này. 3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. 4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường. 6. Ra bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường, tổ chức thực hiện hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện bản án, quyết định đó. 7. Gửi bản án, quyết định về giải quyết yêu cầu bồi thường cho cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. 8. Khôi phục hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp khác của người bị thiệt hại. 9. Hướng dẫn người yêu cầu bồi thường thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường. 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11. Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này.
596b33bd-2aa8-47c5-8a64-842bf3f3133a
Điều 15 10/2017/QH14
Điều 15 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 11. Tham gia tố tụng tại Tòa án trong trường hợp người yêu cầu bồi thường khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu bồi thường, trừ trường hợp giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 52 hoặc Điều 55 của Luật này. 12. Xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại và thu tiền hoàn trả theo quy định của Luật này. 13. Xem xét, xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. 14. Báo cáo về việc giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và việc xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại cho cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước. 15. Trường hợp Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính giải quyết yêu cầu bồi thường thì phải xác định hành vi của người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 7 của Luật này trước khi thực hiện các trách nhiệm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, 13 và 14 Điều này.
596b33bd-2aa8-47c5-8a64-842bf3f3133a
Điều 16 10/2017/QH14
Điều 16 10/2017/QH14 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường 1. Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường. 2. Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi. 3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. 4. Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật. 5. Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại. 6. Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.
494e1925-9420-483c-a241-a0b0463d1e76
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 53/2013/QĐ-TTg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam, cụ thể như sau: 1. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 4. Điều kiện tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy 1. Đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy theo chủng loại, định lượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ sau khi được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế theo quy định. 2. Đối tượng nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ, nếu thỏa mãn các Điều kiện sau đây: a) Được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế theo quy định. Đối với trường hợp người kế nhiệm đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, Bộ Ngoại giao chỉ cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế khi người tiền nhiệm đã hoàn thành thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy, hoặc chuyển nhượng xe ô tô theo quy định, trên cơ sở thông báo của cơ quan Hải quan.
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam 2. Đối tượng nêu tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng xe ô tô, xe gắn máy theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ, nếu thỏa mãn các Điều kiện sau đây: a) Được Bộ Ngoại giao cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế theo quy định. Đối với trường hợp người kế nhiệm đề nghị tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy, Bộ Ngoại giao chỉ cấp tiêu chuẩn tạm nhập khẩu tại sổ định mức hàng miễn thuế khi người tiền nhiệm đã hoàn thành thủ tục tái xuất hoặc tiêu hủy xe ô tô, xe gắn máy, hoặc chuyển nhượng xe ô tô theo quy định, trên cơ sở thông báo của cơ quan Hải quan. b) Có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định này). c) Có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 12 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng nêu tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định này).
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam b) Có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 18 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 12 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 2 Quyết định này). c) Có thời gian công tác tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế có trụ sở tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tối thiểu từ 12 tháng trở lên kể từ ngày đối tượng được Bộ Ngoại giao cấp chứng minh thư, còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên, thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp (đối với đối tượng nêu tại Khoản 3 Điều 2 Quyết định này). 3. Trường hợp đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này tạm nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua lại xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác, khi thực hiện thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe, chủ xe nộp chứng từ chứng minh quyền sở hữu xe như: Chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng (đối với trường hợp tạm nhập khẩu từ nước ngoài) hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe (đối với trường hợp tạm nhập khẩu dưới dạng tài sản di chuyển) cho cơ quan hải quan. 4. Đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng trong các trường hợp sau: a) Đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy.
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam 3. Trường hợp đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này tạm nhập khẩu từ nước ngoài hoặc mua lại xe ô tô, xe gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác, khi thực hiện thủ tục cấp giấy tạm nhập khẩu xe, chủ xe nộp chứng từ chứng minh quyền sở hữu xe như: Chứng từ thanh toán tiền mua xe qua ngân hàng (đối với trường hợp tạm nhập khẩu từ nước ngoài) hoặc giấy đăng ký lưu hành hoặc giấy hủy đăng ký lưu hành xe (đối với trường hợp tạm nhập khẩu dưới dạng tài sản di chuyển) cho cơ quan hải quan. 4. Đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng trong các trường hợp sau: a) Đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy. b) Đối tượng nêu tại Khoản 2 và 3 Điều 2 Quyết định này sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp).
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam 4. Đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này được tạm nhập khẩu miễn thuế xe ô tô, xe gắn máy để bổ sung đủ định lượng trong các trường hợp sau: a) Đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy hoặc chuyển nhượng xe ô tô, xe gắn máy. b) Đối tượng nêu tại Khoản 2 và 3 Điều 2 Quyết định này sau khi hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy đối với xe ô tô, xe gắn máy bị tai nạn, thiên tai hoặc do nguyên nhân khách quan về kỹ thuật không tiếp tục sử dụng được và còn thời gian công tác tại Việt Nam tối thiểu từ 09 tháng trở lên kể từ ngày hoàn thành thủ tục tái xuất khẩu hoặc tiêu hủy xe (thời gian công tác tại Việt Nam ghi trên chứng minh thư do Bộ Ngoại giao cấp). 5. Đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này nếu tạm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng gồm: Xe tạm nhập khẩu từ nước ngoài và xe tạm nhập khẩu dưới dạng tài sản di chuyển, phải tuân thủ quy định về nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan. 6. Không được tạm nhập khẩu xe gắn máy đã qua sử dụng.” 2. Sửa đổi, bổ sung tên Điều 9 và Khoản 2, Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 9. Điều kiện chuyển nhượng xe ô tô.” “2.
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg
Điều 1 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam Sửa đổi, bổ sung tên Điều 9 và Khoản 2, Khoản 4 Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 9. Điều kiện chuyển nhượng xe ô tô.” “2. Tại thời điểm chuyển nhượng, nếu năm sản xuất của xe quá 5 năm thì đối tượng nêu tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này được chuyển nhượng xe cho đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khác tại Việt Nam hoặc các đối tượng khác tại Việt Nam với Điều kiện xe được cơ quan đăng kiểm xác nhận còn đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để lưu hành.” “4. Chính sách thuế đối với xe ô tô chuyển nhượng tại Việt Nam: a) Thực hiện theo quy định về thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xe ô tô đã qua sử dụng tại Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ. b) Thời điểm chuyển nhượng xe đối với đối tượng nêu tại Khoản 1 Điều 2 Quyết định này là thời điểm thay đổi Mục đích sử dụng xe được thể hiện trên các giấy tờ giao dịch giữa người mua xe và chủ xe. c) Thời điểm chuyển nhượng xe đối với đối tượng nêu tại Khoản 2 và 3 Điều 2 Quyết định này là thời điểm thay đổi Mục đích sử dụng xe được thể hiện trên các giấy tờ giao dịch giữa người mua xe và chủ xe phù hợp với thời điểm chủ xe kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. d) Người mua xe của các đối tượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Quyết định này có trách nhiệm kê khai, nộp các loại thuế, lệ phí theo quy định. đ) Đối với xe gắn máy: Không được chuyển nhượng tại Việt Nam.”
c0a1cd34-703d-4788-a940-b5cb78e98bdd
Điều 2 10/2018/QĐ-TTg
Điều 2 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam Hiệu lực thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 4 năm 2018. 2. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Quyết định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
70c48f62-ddbc-42ae-8b10-29bd4c6ac295
Điều 3 10/2018/QĐ-TTg
Điều 3 10/2018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của quyết định số 53/2013/qđ-ttg ngày 13 tháng 9 năm 2013 của thủ tướng chính phủ về việc tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, tiêu hủy, chuyển nhượng đối với xe ô tô, xe hai bánh gắn máy của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ tại việt nam Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
98bf034d-3bbd-4fbf-8daa-6eec78444a75
Điều 1 15/2011/TT-NHNN
Điều 1 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Thông tư này quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền kim loại) của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu hoặc bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp (sau đây gọi chung là hộ chiếu). 2. Việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới bằng chứng minh thư biên giới hoặc giấy thông hành xuất nhập cảnh biên giới do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước có chung biên giới cấp được thực hiện theo quy định riêng. Điều 2. Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
c72d7968-e7c3-4882-8779-3bf5f0c3aefd
Điều 1 15/2011/TT-NHNN
Điều 1 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. 3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác. Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo 1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu: a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.
c72d7968-e7c3-4882-8779-3bf5f0c3aefd
Điều 1 15/2011/TT-NHNN
Điều 1 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo 1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu: a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. 2. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
c72d7968-e7c3-4882-8779-3bf5f0c3aefd
Điều 2 15/2011/TT-NHNN
Điều 2 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh 1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu: a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương; b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán. 3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác. Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo 1.
f69d391d-89ab-47bb-bdea-c45b523cd4e6
Điều 2 15/2011/TT-NHNN
Điều 2 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Điều 3. Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo 1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu: a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. 2. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
f69d391d-89ab-47bb-bdea-c45b523cd4e6
Điều 3 15/2011/TT-NHNN
Điều 3 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Giấy tờ xuất trình cho Hải quan cửa khẩu khi cá nhân xuất cảnh theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo 1. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này hoặc vượt số mang vào đã khai báo Hải quan cửa khẩu khi nhập cảnh lần gần nhất, phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu: a) Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài (sau đây gọi là Giấy xác nhận) do tổ chức tín dụng được phép cấp phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối; hoặc b) Văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. 2. Cá nhân xuất cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt vượt mức quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư này, nhưng không vượt quá số lượng đã mang vào phải xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất, không cần phải có Giấy xác nhận của tổ chức tín dụng được phép. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt đã mang vào khi nhập cảnh lần gần nhất chỉ có giá trị cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài khi xuất cảnh lần tiếp theo trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
afd3e92b-25a9-4ab3-bb6c-e459a4e7c2ce
Điều 4 15/2011/TT-NHNN
Điều 4 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân Cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt có nhu cầu gửi số ngoại tệ này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở tại tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định sau: 1. Cá nhân xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số ngoại tệ tiền mặt mang vào. Khi thực hiện giao dịch cho khách hàng, tổ chức tín dụng được phép đóng dấu xác nhận số ngoại tệ đã nộp vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trên bản chính Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh, đồng thời lưu giữ 01 bản sao Tờ khai. 2. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho cá nhân gửi ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày khi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh.
8f888c12-a39b-4e7d-9fcf-089fe9f63155
Điều 5 15/2011/TT-NHNN
Điều 5 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài 1. Thẩm quyền cấp Giấy xác nhận và văn bản chấp thuận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài: a) Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật của tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cho các mục đích nêu tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 8 của Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Thông tư này). b) Ngoài các trường hợp nêu tại điểm a Khoản này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, chấp thuận bằng văn bản cho cá nhân có nhu cầu mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt ra nước ngoài căn cứ vào tình hình thực tế và tính chất cần thiết của từng trường hợp. 2. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép: a) Quy định cụ thể các loại giấy tờ cần thiết chứng minh cho mục đích, số lượng ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt mang ra nước ngoài; quy trình xem xét, kiểm tra chứng từ và cấp Giấy xác nhận cho cá nhân. b) Căn cứ quy định của pháp luật và nhu cầu thực tế, hợp lý của từng mục đích để cấp Giấy xác nhận đối với số ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt mang ra nước ngoài của cá nhân hoặc có văn bản trả lời trong trường hợp không cấp Giấy xác nhận trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị kèm theo hồ sơ hợp lệ. c) Lưu giữ đầy đủ chứng từ theo quy định của pháp luật, hướng dẫn khách hàng các thủ tục liên quan đến chứng từ và yêu cầu khách hàng tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các giao dịch đã thực hiện.
4625ae6e-c090-4686-a3cb-fe8d8db9edc9
Điều 6 15/2011/TT-NHNN
Điều 6 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Xử lý vi phạm Cá nhân mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh vi phạm các quy định tại Thông tư này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
84226203-f567-454d-97cd-b5f20dd14d97
Điều 7 15/2011/TT-NHNN
Điều 7 15/2011/TT-NHNN quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng việt nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Điều khoản thi hành 1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011. 2. Các Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh; Quyết định số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27/6/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc sửa đổi khoản a và b Điều 1 Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. PHỤ LỤC
09b786e6-70d3-4999-a4f1-9b6ad3a8bc45
Điều 31 162/2015/TT-BTC
Điều 31 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu Điều kiện phát hành cổ phiếu để trả cổ tức Công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần phải đáp ứng các điều kiện sau: 1. Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức; 2. Có đủ nguồn để thực hiện từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối căn cứ báo cáo tài chính gần nhất được kiểm toán theo quy định. Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ phát hành cổ phiếu để trả cổ tức, nguồn để thực hiện không được vượt quá mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán. Trường hợp lợi nhuận quyết định phân phối thấp hơn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính hợp nhất và cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ, công ty chỉ được thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ theo hướng dẫn về phân phối lợi nhuận của chế độ kế toán doanh nghiệp.
86ac579b-056f-4659-a6d8-4e2695756514
Điều 1 19/2012/QH13
Điều 1 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản. Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm.
c1eb0b21-d978-480d-b82a-af109219f735
Điều 2 19/2012/QH13
Điều 2 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Đối tượng áp dụng Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản.
2b9b8981-e8b3-4947-9a1a-77724079e047
Điều 3 19/2012/QH13
Điều 3 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Vị trí, mục đích của hoạt động xuất bản Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nhằm phổ biến, giới thiệu tri thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hóa với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b20bd716-7dc6-4253-a108-830d1a0d43a2
Điều 4 19/2012/QH13
Điều 4 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Giải thích từ ngữ Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử. 2. In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu. 3. Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng. 4. Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức sau đây: a) Sách in; b) Sách chữ nổi; c) Tranh, ảnh, bản đồ, áp-phích, tờ rời, tờ gấp; d) Các loại lịch; đ) Bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách. 5. Bản thảo là bản viết tay, đánh máy hoặc bản được tạo ra bằng phương tiện điện tử của một tác phẩm, tài liệu để xuất bản. 6. Biên tập là việc rà soát, hoàn thiện nội dung và hình thức bản thảo để xuất bản. 7. Tài liệu không kinh doanh là xuất bản phẩm không dùng để mua, bán. 8. Xuất bản điện tử là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu và sử dụng phương tiện điện tử để tạo ra xuất bản phẩm điện tử. 9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. 10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử.
a804d035-fbd3-40cd-bf8e-62b006a23f62
Điều 4 19/2012/QH13
Điều 4 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 9. Xuất bản phẩm điện tử là xuất bản phẩm quy định tại các điểm a, c, d, đ khoản 4 Điều này được định dạng số và đọc, nghe, nhìn bằng phương tiện điện tử. 10. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự quy định tại khoản 10 Điều 4 của Luật giao dịch điện tử. 11. Phương thức xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử là việc xuất bản và phát hành xuất bản phẩm trên các phương tiện điện tử. 12. Lưu chiểu là việc nộp xuất bản phẩm để lưu giữ, đối chiếu, kiểm tra, thẩm định.
a804d035-fbd3-40cd-bf8e-62b006a23f62
Điều 5 19/2012/QH13
Điều 5 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan 1. Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. 2. Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản. 3. Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
488854f6-d07c-4f7a-a206-7c6ed401dd92
Điều 6 19/2012/QH13
Điều 6 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 1. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm: a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản; b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu; c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản; d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản; đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản; e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản; g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao. 2. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.
d72841a2-1489-452a-9f1d-5f6df39d4685
Điều 7 19/2012/QH13
Điều 7 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xuất bản 1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch phát triển mạng lưới nhà xuất bản, cơ sở in, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật cho hoạt động xuất bản; có chính sách thu hút các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động xuất bản. 2. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực xuất bản: a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản này; b) Đặt hàng để có bản thảo và xuất bản tác phẩm, tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ đồng bào vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo, thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thị và các nhiệm vụ trọng yếu khác; c) Mua bản thảo đối với những tác phẩm có giá trị nhưng thời điểm xuất bản chưa thích hợp hoặc đối tượng sử dụng hạn chế; hỗ trợ mua bản quyền đối với tác phẩm trong nước và nước ngoài có giá trị phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; d) Ưu đãi lãi suất vay vốn theo quy định của pháp luật. 3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm: a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
26af503a-2e50-47d8-a26a-c25faea7d681
Điều 7 19/2012/QH13
Điều 7 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 3. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực in xuất bản phẩm: a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; b) Ưu đãi về tiền thuê đất để làm nhà xưởng và lãi suất vay vốn cho cơ sở in phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại và cơ sở in tại vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. 4. Chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm: a) Ưu tiên đầu tư quỹ đất và kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống cơ sở phát hành xuất bản phẩm tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo; b) Hỗ trợ cước vận chuyển xuất bản phẩm phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; c) Hỗ trợ kinh phí tổ chức hoạt động quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt Nam thông qua xuất bản phẩm; tổ chức triển lãm, hội chợ xuất bản phẩm trong và ngoài nước; d) Ưu đãi tiền thuê đất, thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; lãi suất vay vốn đối với cơ sở phát hành xuất bản phẩm. 5. Chính sách của Nhà nước đối với việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử: a) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ - kỹ thuật tiên tiến cho nhà xuất bản để xuất bản xuất bản phẩm điện tử; b) Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu đặc tả của xuất bản phẩm điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, truy nhập, quản lý và lưu trữ xuất bản phẩm điện tử. 6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này phù hợp với từng giai đoạn phát triển của hoạt động xuất bản.
26af503a-2e50-47d8-a26a-c25faea7d681
Điều 8 19/2012/QH13
Điều 8 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, của tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài 1. Nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp, tổ chức được thành lập tại nước ngoài hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực trong đó có xuất bản, phát hành xuất bản phẩm) được thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam sau khi được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép. 2. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện thành lập và nội dung hoạt động, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của nhà xuất bản nước ngoài, tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài.
f00b7505-43d7-4831-9c9c-1167c979a004
Điều 9 19/2012/QH13
Điều 9 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động xuất bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
18479731-2141-4199-91d9-444db9956462
Điều 10 19/2012/QH13
Điều 10 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản 1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây: a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục; c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định; đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân. 2. Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây: a) Xuất bản mà không đăng ký, không có quyết định xuất bản hoặc không có giấy phép xuất bản; b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản; c) In lậu, in giả, in nối bản trái phép xuất bản phẩm; d) Phát hành xuất bản phẩm không có nguồn gốc hợp pháp hoặc chưa nộp lưu chiểu; đ) Xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép; e) Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
55d0c603-1ab4-4797-ba12-1f411841238a
Điều 11 19/2012/QH13
Điều 11 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản 1. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 2. Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 3. Xuất bản phẩm có vi phạm thì bị đình chỉ phát hành có thời hạn và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà phải sửa chữa mới được phát hành hoặc bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy. 4. Xuất bản phẩm điện tử có vi phạm thì bị đưa ra khỏi phương tiện điện tử và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều này. 5. Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động xuất bản thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 6. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; trường hợp quyết định sai, gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
8fc29c90-33d5-4243-9b64-cf111d8e1ac6
Điều 31 19/2012/QH13
Điều 31 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Hoạt động của cơ sở in xuất bản phẩm 1. Cơ sở in chỉ được in xuất bản phẩm sau khi được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. 2. Cơ sở in chỉ được nhận in xuất bản phẩm theo quy định tại Điều 33 của Luật này.
ad311115-724a-4798-bdc5-f11b1350ca8d
Điều 32 19/2012/QH13
Điều 32 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm 1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm: a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm; c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật; d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở in xuất bản phẩm. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định; b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in; c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm; d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định; đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương.
8c790877-8e84-4229-bb48-f6419292e908
Điều 32 19/2012/QH13
Điều 32 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định; b) Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in; c) Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm; d) Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định; đ) Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp; e) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 3. Thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm: a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cho cơ sở in của cơ quan, tổ chức ở trung ương; b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cơ sở in ở địa phương. 4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản quy định tại khoản 3 Điều này phải cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 5. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. 6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
8c790877-8e84-4229-bb48-f6419292e908
Điều 32 19/2012/QH13
Điều 32 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 5. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm được cấp lại trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng. 6. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ sở in có một trong các thay đổi về tên gọi, địa chỉ, thành lập chi nhánh, chia tách hoặc sáp nhập thì cơ sở in phải làm thủ tục đổi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm. 7. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có thay đổi về người đứng đầu thì cơ sở in phải thông báo bằng văn bản với cơ quan cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và gửi kèm hồ sơ quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều này. 8. Giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bị thu hồi trong các trường hợp sau đây: a) Cơ sở in xuất bản phẩm không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trong quá trình hoạt động; b) Cơ sở in có các thay đổi quy định tại khoản 6 Điều này mà không làm thủ tục đổi giấy phép. 9. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in, giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm.
8c790877-8e84-4229-bb48-f6419292e908
Điều 33 19/2012/QH13
Điều 33 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Điều kiện nhận in xuất bản phẩm 1. Việc nhận in xuất bản phẩm được thực hiện theo quy định sau đây: a) Đối với xuất bản phẩm thực hiện thông qua nhà xuất bản thì phải có quyết định xuất bản (bản chính) và bản thảo có chữ ký duyệt của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản; b) Đối với tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức Việt Nam, tổ chức nước ngoài không thực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của Luật này; c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 34 của Luật này. 2. Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. 3. Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh.
93a65893-89ce-4ced-a1c1-8bee1724dc16
Điều 34 19/2012/QH13
Điều 34 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài 1. Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 của Luật này được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài. Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép. 2. Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này. 3. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định; b) Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in; c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm; d) Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt; đ) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in. 4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do. 5. Giám đốc cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in xuất bản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt in gia công chịu trách nhiệm về bản quyền đối với xuất bản phẩm đặt in gia công. 6. Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.
f3ec7d0e-e6ec-444e-a553-26dd06dbf128
Điều 35 19/2012/QH13
Điều 35 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở in xuất bản phẩm 1. Thực hiện quy định tại các điều 31, 32, 33 và các khoản 1, 2, 4, 5 Điều 34 của Luật này; lưu giữ và quản lý hồ sơ nhận in xuất bản phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. 2. Báo cáo về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. 3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức. 4. Khi phát hiện xuất bản phẩm có nội dung vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này thì cơ sở in phải dừng việc in và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đồng thời thông báo với nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân đặt in. 5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động in xuất bản phẩm của cơ sở in.
febacd5b-f842-49aa-945c-d24010f9460f
Điều 45 19/2012/QH13
Điều 45 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Điều kiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử 1. Việc xuất bản điện tử phải do nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức có giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện và phải tuân theo quy định của Luật này. Nhà xuất bản thực hiện xuất bản điện tử khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình xuất bản điện tử; b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm; c) Có tên miền internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện xuất bản điện tử trên Internet; d) Có đăng ký hoạt động xuất bản điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Có năng lực về thiết bị, công nghệ và nhân lực kỹ thuật để điều hành và quản lý quá trình phát hành xuất bản phẩm điện tử; b) Có biện pháp kỹ thuật phù hợp với quy định của cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn sao chép, can thiệp bất hợp pháp vào nội dung xuất bản phẩm; c) Có tên miền Internet Việt Nam theo quy định của pháp luật để thực hiện phát hành xuất bản phẩm điện tử trên Internet; d) Có đăng ký hoạt động phát hành xuất bản phẩm điện tử với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.
d2021c2b-a9a7-44ad-93a2-5775f53fbecc
Điều 46 19/2012/QH13
Điều 46 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Cách thức thực hiện xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử 1. Tác phẩm, tài liệu xuất bản lần đầu theo phương thức xuất bản điện tử phải thông qua nhà xuất bản hoặc phải được cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản cấp giấy phép xuất bản theo quy định tại Điều 25 của Luật này. 2. Xuất bản phẩm đã được xuất bản, in, phát hành hợp pháp được phát hành trên phương tiện điện tử. 3. Việc xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 4. Việc chuyển xuất bản phẩm điện tử sang xuất bản phẩm in để phổ biến tới nhiều người phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về sở hữu trí tuệ.
2de3246d-6591-4379-86d8-b9416e90030f
Điều 47 19/2012/QH13
Điều 47 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Kỹ thuật, công nghệ để xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử Cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phải: 1. Thực hiện đúng quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan quản lý nhà nước đối với xuất bản phẩm điện tử; 2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về viễn thông, công nghệ thông tin, thương mại điện tử, giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b2393b91-ae77-4a27-9d46-774649dd1b94
Điều 48 19/2012/QH13
Điều 48 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử và nộp cho Thư viện Quốc gia Việt Nam 1. Nhà xuất bản, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh thực hiện nộp lưu chiểu xuất bản phẩm điện tử cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo quy định tại Điều 28 của Luật này và nộp xuất bản phẩm điện tử cho Thư viện Quốc gia Việt Nam. 2. Cơ quan quản lý nhà nước về xuất bản chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử lưu chiểu để phục vụ công tác quản lý. 3. Thư viện Quốc gia Việt Nam lưu trữ và chỉ được sử dụng xuất bản phẩm điện tử vào việc phục vụ bạn đọc tại Thư viện Quốc gia Việt Nam theo quy định của pháp luật.
0eb57767-f803-4bce-9d5f-600ec8f0e4b6
Điều 49 19/2012/QH13
Điều 49 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử Việc quảng cáo trên xuất bản phẩm điện tử thực hiện theo quy định sau đây: 1. Không được quảng cáo lẫn vào nội dung hoặc làm gián đoạn nội dung của xuất bản phẩm điện tử dưới mọi hình thức; 2. Thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
443ad134-b8c6-4d32-9633-936325441a67
Điều 50 19/2012/QH13
Điều 50 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử 1. Nhà xuất bản, tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập, biên tập viên của nhà xuất bản có trách nhiệm: a) Thực hiện quy định tại các điều 18, 19, 21, 22, 23, 24, 27, 45, 46, 47, 48, 49 và 52 của Luật này; b) Đảm bảo nội dung xuất bản phẩm điện tử được phát hành đúng với nội dung xuất bản phẩm điện tử nộp lưu chiểu; c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản; đ) Kiểm tra, giám sát nội dung xuất bản phẩm liên kết. 2. Đối tác liên kết xuất bản có trách nhiệm: a) Thực hiện quy định tại các điều 23, 45, 46, 47 và 49 của Luật này; b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt; c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm: a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 46 của Luật này và các điểm b, c, d khoản 2 Điều này; b) Thực hiện đúng văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phát hành xuất bản phẩm điện tử.
89bf7b87-dff6-4bf4-8a45-f098435add62
Điều 50 19/2012/QH13
Điều 50 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2. Đối tác liên kết xuất bản có trách nhiệm: a) Thực hiện quy định tại các điều 23, 45, 46, 47 và 49 của Luật này; b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt; c) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc can thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; d) Dừng việc phát hành xuất bản phẩm khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hành xuất bản phẩm có trách nhiệm: a) Thực hiện đúng quy định tại Điều 46 của Luật này và các điểm b, c, d khoản 2 Điều này; b) Thực hiện đúng văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc phát hành xuất bản phẩm điện tử. 4. Cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu điện tử không kinh doanh có trách nhiệm: a) Thực hiện đúng quy định, tại khoản 6 Điều 25 của Luật này; b) Thực hiện các biện pháp kỹ thuật ngăn chặn việc có thể thiệp vào nội dung xuất bản phẩm hoặc loại bỏ xuất bản phẩm có vi phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 5. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông tại Việt Nam có trách nhiệm: a) Thực hiện quy định tại điểm c và điểm d khoản 2 Điều này; b) Thực hiện các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ phải thực hiện đúng quy định về sở hữu trí tuệ khi phát hành xuất bản phẩm điện tử.
89bf7b87-dff6-4bf4-8a45-f098435add62
Điều 51 19/2012/QH13
Điều 51 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử Cơ sở phát hành nhập khẩu xuất bản phẩm điện tử để kinh doanh hoặc phổ biến phải được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
53d3a802-e7aa-458a-8053-8a30f0d6aba3
Điều 52 19/2012/QH13
Điều 52 19/2012/QH13 trách nhiệm bồi thường của nhà nước Quy định chi tiết về xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử Chính phủ quy định chi tiết hoạt động xuất bản và phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với từng giai đoạn phát triển công nghệ.
ea7b15fc-9824-455f-a8fc-46cecf2437a0
Điều 5 23/2016/TT-NHNN
Điều 5 23/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2010/tt-nhnn ngày 25 tháng 6 năm 2010 của thống đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn thi hành nghị định số 10/2010/nđ-cp ngày 12 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận bao gồm: a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo mẫu số 01/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; c) Tài liệu chứng minh các Điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 10/2010/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các Điều kiện này (nếu có) bao gồm: i) Điều lệ của doanh nghiệp; ii) Hợp đồng với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng; iii) Danh Mục và bản thuyết minh về trang thiết bị công nghệ thông tin, phần mềm tin học phục vụ cho hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng; iv) Xác nhận của ngân hàng thương mại về số dư tài Khoản tiền gửi đồng Việt Nam, vàng, ngoại tệ; xác nhận của tổ chức định giá chuyên nghiệp đối với các tài sản góp vốn khác; hoặc xác nhận của tổ chức kiểm toán về vốn Điều lệ của doanh nghiệp; v) Bảng kê danh sách các chức danh thuộc đội ngũ quản lý của doanh nghiệp; vi) Lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu số 02/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; kèm theo các văn bằng, chứng chỉ, xác nhận thời gian làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành của tổ chức liên quan; vii) Phương án kinh doanh theo mẫu số 03/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; viii) Văn bản của các ngân hàng thương mại cam kết cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp theo mẫu số 04/TTTD ban hành kèm theo Thông tư này; ix) Văn bản thỏa thuận về quy trình thu thập, xử lý, lưu giữ và cung cấp thông tin tín dụng giữa doanh nghiệp với các tổ chức cấp tín dụng đã cam kết cung cấp thông tin tín dụng.
8b776e16-937f-4021-848d-0881be4b0679
Điều 5 23/2016/TT-NHNN
Điều 5 23/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2010/tt-nhnn ngày 25 tháng 6 năm 2010 của thống đốc ngân hàng nhà nước hướng dẫn thi hành nghị định số 10/2010/nđ-cp ngày 12 tháng 02 năm 2010 của chính phủ về hoạt động thông tin tín dụng 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận được lập thành năm (05) bộ, gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó: a) Có tối thiểu hai (02) bộ hồ sơ mà trong đó: i) Các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm c(iii), c(iv), c(v), c(vii) Khoản 1 Điều này và bản lý lịch tóm tắt của đội ngũ quản lý theo mẫu 02/TTTD là bản chính; ii) Các giấy tờ còn lại quy định tại Khoản 1 Điều này là bản sao. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì doanh nghiệp phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính. b) Các bộ hồ sơ còn lại trừ các bộ hồ sơ quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này là hồ sơ sao chụp và đóng dấu giáp lai bằng con dấu của doanh nghiệp.”.
8b776e16-937f-4021-848d-0881be4b0679
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/nđ-cp ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội 1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép trang thông tin điện tử tổng hợp Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp theo Mẫu số 23 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể). Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp; c) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin, các chuyên Mục dự kiến; nguồn tin chính thức, bản in trang chủ và các trang chuyên Mục chính; phương án nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; đ) Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội.
a416702a-1677-4a44-b43c-6593a0f9552e
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/nđ-cp ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với nội dung thông tin cung cấp trên trang thông tin điện tử tổng hợp; c) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Mục đích cung cấp thông tin; nội dung thông tin, các chuyên Mục dự kiến; nguồn tin chính thức, bản in trang chủ và các trang chuyên Mục chính; phương án nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính bảo đảm hoạt động của trang thông tin điện tử tổng hợp phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; đ) Văn bản chấp thuận của các tổ chức cung cấp nguồn tin để đảm bảo tính hợp pháp của nguồn tin. 2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép được lập thành 01 bộ, gồm có: a) Đơn đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng xã hội theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; b) Bản sao hợp lệ bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản gốc một trong các loại giấy tờ: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập (hoặc bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác được cấp trước ngày có hiệu lực của Luật đầu tư số 67/2014/QH13 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13); Điều lệ hoạt động (đối với các tổ chức hội, đoàn thể).
a416702a-1677-4a44-b43c-6593a0f9552e
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP
Điều 23đ 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 72/2013/nđ-cp ngày 15 tháng 7 năm 2013 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng Quyết định thành lập hoặc Điều lệ hoạt động phải có chức năng nhiệm vụ phù hợp với lĩnh vực thông tin trao đổi trên trang mạng xã hội; c) Đề án hoạt động có chữ ký, dấu của người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp đề nghị cấp giấy phép, bao gồm các nội dung chính: Các loại hình dịch vụ; phạm vi; lĩnh vực thông tin trao đổi; phương án tổ chức nhân sự, kỹ thuật, quản lý thông tin, tài chính nhằm bảo đảm hoạt động của mạng xã hội phù hợp với các quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ Khoản 5 Điều 23 Nghị định này; thông tin địa điểm đặt hệ thống máy chủ tại Việt Nam; đ) Thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội phải có tối thiểu các nội dung sau: Các nội dung cấm trao đổi, chia sẻ trên mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội; quyền, trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội; cơ chế xử lý đối với thành viên vi phạm thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; cảnh báo cho người sử dụng các rủi ro khi lưu trữ, trao đổi và chia sẻ thông tin trên mạng; cơ chế giải quyết khiếu nại, tranh chấp giữa các thành viên mạng xã hội với tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội hoặc với tổ chức, cá nhân khác; công khai việc có hay không thu thập, xử lý các dữ liệu cá nhân của người sử dụng dịch vụ trong thỏa thuận cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; chính sách bảo vệ thông tin cá nhân, thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội.
a416702a-1677-4a44-b43c-6593a0f9552e
Điều 1 30/2018/QĐ-TTg
Điều 1 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1. Quyết định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điểm b, c khoản 4 Điều 19 và điểm e khoản 2 Điều 31 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu về trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư. 2. Quyết định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư.
4e5217f3-8458-4ecb-9dfb-515b9f4efcb6
Điều 2 30/2018/QĐ-TTg
Điều 2 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Hồ sơ đề nghị xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ 1. Văn bản đề nghị xác nhận (theo Mẫu số 01). 2. Thuyết minh về hàng hóa thuộc Danh mục hoặc đáp ứng tiêu chí theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc đổi mới công nghệ. 3. Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy thác (bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc các tài liệu khác liên quan để xác định giao dịch mua bán, nhập khẩu. 4. Ngoài các tài liệu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp các giấy tờ sau: a) Bản sao có chứng thực (hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu): Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có); b) Danh mục máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ của cơ sở ươm tạo công nghệ, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (đối với trường hợp đề nghị xác nhận hàng hóa là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ); c) Danh mục máy móc, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hoặc dự án đầu tư đổi mới công nghệ (đối với trường hợp đề nghị xác nhận hàng hóa là máy móc, thiết bị chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho đổi mới công nghệ).
d7968a0f-56da-423e-9592-d98365576bc6
Điều 3 30/2018/QĐ-TTg
Điều 3 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ 1. Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ hoặc về bộ chủ quản dự án, cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ (trong trường hợp có bộ chủ quản). 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này xem xét hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hoặc sửa đổi. 3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 02) trong đó xác định rõ danh mục hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc gia hạn thời gian trả lời trong trường hợp phải thẩm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ trước khi có văn bản trả lời. Thời gian thẩm tra và trả lời không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Kinh phí tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.
60245f3e-ead3-4083-bfe0-dd185720c241
Điều 4 30/2018/QĐ-TTg
Điều 4 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho đổi mới công nghệ 1. Tổ chức cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 2 của Quyết định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hoặc sửa đổi. 3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 02) trong đo xác định rõ danh mục hàng hóa sử dụng trực tiếp cho đổi mới công nghệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc gia hạn thời gian trả lời trong trường hợp phải thẩm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ trước khi có văn bản trả lời. Thời gian thẩm tra và trả lời không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Kinh phí tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.
0e6cf1f4-0c46-4232-a56d-bb9366320496
Điều 5 30/2018/QĐ-TTg
Điều 5 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Hồ sơ đề nghị xác nhận phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư 1. Văn bản đề nghị xác nhận (theo Mẫu số 03). 2. Thuyết minh về phương tiện vận tải chuyên dùng đáp ứng tiêu chí theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ về phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư. 3. Tài liệu kỹ thuật của phương tiện vận tải chuyên dùng, thể hiện rõ tên phương tiện, năm sản xuất, tính năng kỹ thuật, tình trạng phương tiện, công suất, chức năng và ảnh chụp phương tiện vận tải chuyên dùng. 4. Hợp đồng mua bán hoặc hợp đồng ủy thác (bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) hoặc các tài liệu khác liên quan để xác định quan hệ mua bán, nhập khẩu. 5. Danh mục máy móc, thiết bị của dự án đầu tư đã được chủ đầu tư phê duyệt theo quy định của pháp luật. 6. Ngoài các tài liệu trên, tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nộp bản sao có chứng thực (hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu) các giấy tờ sau (nếu có): Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
876dfca8-9c2c-4195-a3fc-b69c5be4fa50
Điều 6 30/2018/QĐ-TTg
Điều 6 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Trình tự, thủ tục xác nhận phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư 1. Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Quyết định này gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Khoa học và Công nghệ. 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ không hợp lệ, cần bổ sung hoặc sửa đổi. 3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân (theo Mẫu số 04); trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Bộ Khoa học và Công nghệ có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân về việc gia hạn thời gian trả lời trong trường hợp phải thẩm tra hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều này. 4. Trường hợp cần thiết, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ trước khi có văn bản trả lời. Thời gian thẩm tra và trả lời không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp từ chối xác nhận phải có văn bản nêu rõ lý do. Kinh phí tổ chức hội đồng để thẩm tra hồ sơ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nước.
9d574eaf-c82b-426d-b232-2c71c08de359
Điều 7 30/2018/QĐ-TTg
Điều 7 30/2018/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục xác nhận hàng hóa sử dụng trực tiếp cho phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ; phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất của dự án đầu tư Điều khoản thi hành 1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 9 năm 2018. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
fa7f488f-1d65-4a98-8999-cc0b54c66e3d
Điều 5 35/2011/TT-BGTVT
Điều 5 35/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải Thực hiện thẩm định 1. Trình tự, cách thức thực hiện: a) Cơ sở thiết kế lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế quy định tại Điều 4 của Thông tư này, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn cơ sở thiết kế hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả. c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành thẩm định thiết kế: Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu thì thông báo bằng văn bản cho cơ sở thiết kế; nếu đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu tại Phụ lục II của Thông tư này kèm theo 01 bộ hồ sơ thiết kế đã được thẩm định cho cơ sở thiết kế. 2. Thời hạn giải quyết: Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế được cấp trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành thẩm định đạt kết quả theo quy định. 3. Phí và lệ phí Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
853e6c85-f4c6-4561-967e-6b41349aedc2
Điều 6 35/2011/TT-BGTVT
Điều 6 35/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải Hồ sơ đăng ký kiểm tra Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm: 1. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục III và bản kê chi tiết thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục III.1 của Thông tư này; 2. Bản sao chụp tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; 3. Bản sao chụp hóa đơn mua bán hoặc chứng từ tương đương; 4. Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản về thiết bị nhập khẩu của cơ sở sản xuất (bản chính hoặc bản sao chụp) hoặc bản đăng ký thông số kỹ thuật thiết bị nhập khẩu do tổ chức, cá nhân nhập khẩu lập theo mẫu tại Phụ lục III.2 của Thông tư này; 5. Bản chính giấy chứng nhận chất lượng (C/Q) của cơ sở sản xuất cấp đối với thiết bị chưa qua sử dụng nhập khẩu.
305b706b-c9f1-47b0-b991-34eed711983e
Điều 8 35/2011/TT-BGTVT
Điều 8 35/2011/TT-BGTVT quy định về thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị xếp dỡ, nồi hơi, thiết bị áp lực sử dụng trong giao thông vận tải Thực hiện việc cấp giấy chứng nhận 1. Trình tự, cách thức thực hiện: a) Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra như nêu tại Điều 6 (tài liệu nêu ở khoản 2 Điều 6 có thể nộp trước khi kiểm tra thiết bị) của Thông tư này, nộp trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam. b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì xác nhận vào giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục III của Thông tư này trong 01 ngày làm việc và thống nhất về thời gian, địa điểm kiểm tra. c) Sau khi tổ chức, cá nhân bổ sung tài liệu nêu ở khoản 2 Điều 6 của Thông tư này, Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra: Nếu không đạt thì cấp Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục IV của Thông tư này; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục V của Thông tư này. 2. Thời hạn giải quyết: Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu hoặc thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật thiết bị nhập khẩu được cấp trong phạm vi 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra theo quy định. 3. Phí và lệ phí Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.
0f3bf07f-cca5-4036-acce-24038fce8166
Điều 1 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 1 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Phạm vi điều chỉnh 1. Quy chế này điều chỉnh các hoạt động cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng (sau đây gọi tắt là mã BIN) của các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam. 2. Việc cấp, sử dụng và quản lý mã BIN của tổ chức thẻ quốc tế đối với tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam có nghiệp vụ phát hành thẻ mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
8f1a77cb-4f1b-475f-8459-23d6bc3b0233
Điều 2 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 2 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Đối tượng áp dụng Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc cấp, sử dụng và quản lý mã BIN.
66850790-ef3f-4e28-b980-4325826eccb1
Điều 3 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 3 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Sử dụng mã BIN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý cấp mã BIN theo Quy chế này cho các loại thẻ sau: 1. Thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Thẻ do tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành (ngoại trừ thẻ mang thương hiệu của tổ chức thẻ quốc tế) để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
143b956e-e0d3-4ccf-b89c-630d96cce682
Điều 4 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 4 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Đối tượng được cấp mã BIN Đối tượng được cấp mã BIN là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác và các tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ ngân hàng (gọi chung là tổ chức phát hành thẻ) theo quy định tại Điều 9 Quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
6b0e5a36-d4db-4568-b64d-26bb4dd309b6
Điều 5 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 5 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Kết cấu mã BIN 1. Mã BIN là một dãy số có 6 chữ số theo chuẩn ISO/IEC 7812-1:2006(E) của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế và Tổ chức Kỹ thuật điện Quốc tế ban hành năm 2006, có định dạng 9704xx, trong đó: a) 04 chữ số đầu tiên của mã BIN phản ánh mã quốc gia của tổ chức phát hành thẻ thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ tại Việt Nam. b) 02 chữ số cuối cùng bắt đầu từ số 00 cho đến số 99 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định cho từng tổ chức phát hành thẻ. 2. Trường hợp kho số (100 số) theo chuẩn ISO/IEC 7812-1: 2006(E) quy định tại Khoản 1 Điều này, được cấp hết cho các tổ chức phát hành thẻ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định kết cấu mã BIN mới phù hợp với điều kiện cấp, sử dụng và quản lý mã BIN tại thời điểm đó. Điều 6. Thủ tục cấp mã BIN 1. Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, Tổ chức phát hành thẻ phải gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban Thanh toán) bộ hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mẫu số 01; b) 01 bản sao giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức phát hành thẻ là tổ chức tín dụng hoặc giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức phát hành thẻ không phải là tổ chức tín dụng. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ.
d33e072a-e9cb-4bdd-be76-6830e7f9bc21
Điều 7 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 7 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Quản lý mã BIN 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ cấp 01 mã BIN duy nhất cho mỗi tổ chức phát hành thẻ thuộc đối tượng được cấp mã BIN. Tổ chức phát hành thẻ được phép sử dụng các chữ số sau mã số BIN để phân biệt loại sản phẩm, dịch vụ, công nghệ thẻ hoặc vị trí địa lý. 2. Tổ chức phát hành thẻ có sự thay đổi tên giao dịch vẫn được sử dụng mã BIN hiện hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, nhưng phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thông báo về sự thay đổi tên gọi của đơn vị mình. 3. Trong thời hạn 180 ngày kể từ ngày được cấp mã BIN, tổ chức phát hành thẻ phải có trách nhiệm đưa mã BIN vào sử dụng. Nếu tổ chức phát hành thẻ không sử dụng mã BIN theo thời hạn quy định trên thì phải có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban Thanh toán) đề nghị gia hạn. Thời hạn gia hạn tối đa là 90 ngày kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận được đơn đề nghị gia hạn của tổ chức phát hành thẻ. 4. Tổ chức phát hành thẻ phải sử dụng mã BIN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp theo đúng mục đích tại đơn đề nghị cấp mã BIN và không được phép chuyển nhượng mã BIN dưới bất kỳ hình thức nào. 5. Trường hợp các tổ chức phát hành thẻ (đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp mã BIN) thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại, tổ chức phát hành thẻ hợp thành từ việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại nêu trên được lựa chọn 01 mã BIN duy nhất trong số các mã BIN đang sử dụng của các tổ chức phát hành thẻ. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức phát hành thẻ hợp thành có trách nhiệm chuyển đổi các thẻ có mã số BIN không được lựa chọn sang mã số BIN được lựa chọn duy nhất.
1561fc44-d8da-40a1-b2dc-b66e9b8a35a5
Điều 7 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 7 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng 5. Trường hợp các tổ chức phát hành thẻ (đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp mã BIN) thực hiện sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại, tổ chức phát hành thẻ hợp thành từ việc sáp nhập, hợp nhất hoặc mua lại nêu trên được lựa chọn 01 mã BIN duy nhất trong số các mã BIN đang sử dụng của các tổ chức phát hành thẻ. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức phát hành thẻ hợp thành có trách nhiệm chuyển đổi các thẻ có mã số BIN không được lựa chọn sang mã số BIN được lựa chọn duy nhất. Hết thời hạn quy định trên, tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mã BIN đã cấp không còn sử dụng.
1561fc44-d8da-40a1-b2dc-b66e9b8a35a5
Điều 8 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 8 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Thu hồi mã BIN 1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thu hồi mã BIN đã cấp cho tổ chức phát hành thẻ khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây: a) Thông tin, chứng cứ trong hồ sơ xin cấp mã BIN không chính xác hoặc sai lệch. b) Tổ chức phát hành thẻ bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động. c) Sau thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 7 mà tổ chức phát hành thẻ không đưa mã BIN vào sử dụng. d) Sau thời hạn quy định tại Khoản 5 Điều 7. đ) Sử dụng mã BIN sai mục đích đã nêu tại đơn đề nghị cấp mã BIN. 2. Khi thực hiện thu hồi mã BIN, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải ra quyết định thu hồi mã BIN gửi đến tổ chức phát hành thẻ.
6ffc4651-d8c0-4f0d-99e2-8ce3278ddb8d
Điều 9 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 9 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Thời điểm áp dụng mã BIN 1. Đối với các sản phẩm thẻ đã triển khai hoặc đăng ký phát hành trước thời điểm Quy chế này có hiệu lực, tổ chức phát hành thẻ được phép sử dụng mã BIN cũ (không phải mã BIN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp) đến hết ngày 30/06/2011 hoặc mã BIN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp đối với các thẻ phát hành mới thuộc các sản phẩm thẻ này . 2. Kể từ thời điểm Quy chế này có hiệu lực, tổ chức phát hành thẻ có trách nhiệm đưa mã BIN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp vào sử dụng đối với các thẻ phát hành mới thuộc các sản phẩm thẻ mới đăng ký phát hành. 3. Chậm nhất đến ngày 30/06/2011, tất cả tổ chức phát hành thẻ sử dụng mã BIN cũ phải thực hiện các biện pháp sửa đổi cần thiết về hệ thống công nghệ và quy trình nội bộ để chuyển đổi các thẻ sử dụng mã BIN cũ sang các thẻ sử dụng mã BIN được quy định theo Quy chế này. 4. Kể từ ngày 01/07/2011, các tổ chức phát hành thẻ không sử dụng mã BIN theo Quy chế này sẽ bị buộc phải ngừng thực hiện nghiệp vụ phát hành thẻ và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thiệt hại và rủi ro phát sinh từ việc không tuân thủ mã BIN theo Quy chế này.
8e07f82a-e1cd-4169-81b1-2317f8151d0b
Điều 10 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 10 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Trách nhiệm các Vụ, Cục tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1. Ban Thanh toán chịu trách nhiệm: a) Hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế này. b) Thực hiện cấp, thu hồi mã BIN; Giám sát việc sử dụng mã BIN theo quy định tại Quy chế này. c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm Quy chế này. d) Thông báo bằng văn bản việc cấp hoặc thu hồi mã BIN cho các tổ chức phát hành thẻ. đ) Định kỳ 6 tháng công bố danh mục mã BIN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp trên trang thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng chịu trách nhiệm: a) Xây dựng chương trình phần mềm phục vụ yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về mã BIN. b) Phối hợp với Ban Thanh toán trong việc giám sát, kiểm tra sử dụng mã BIN theo quy định tại Quy chế này. 3. Vụ Các Ngân hàng chịu trách nhiệm: a) Cung cấp cho Ban Thanh toán các thông tin về việc thành lập và hoạt động đối với tổ chức phát hành thẻ. b) Cung cấp cho Ban Thanh toán các thông tin về những thay đổi của tổ chức phát hành thẻ bao gồm phá sản, giải thể, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, mua lại, thay đổi tên gọi, thu hồi giấy phép hoạt động ngân hàng. 4. Thanh tra Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm: a) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng mã BIN của các tổ chức phát hành thẻ và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền và thông báo kết quả cho Ban Thanh toán. b) Tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xử lý các trường hợp vi phạm quy định tại Quy chế này.
cf275e0a-10d6-4183-86fd-44a79be0ee08
Điều 11 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 11 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Trách nhiệm Thủ trưởng đơn vị tổ chức phát hành thẻ Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thẻ chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, kiểm tra việc sử dụng mã BIN tại đơn vị mình theo đúng Quy chế này.
44a6ae0d-b8a3-42ce-9964-af659ad9bd0e
Điều 6 38/2007/QĐ-NHNN
Điều 6 38/2007/QĐ-NHNN ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý mã tổ chức phát hành thẻ ngân hàng Thủ tục cấp mã BIN 1. Khi có nhu cầu được cấp mã BIN, Tổ chức phát hành thẻ phải gửi đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ban Thanh toán) bộ hồ sơ gồm: a) Đơn đề nghị cấp mã BIN theo Mẫu số 01; b) 01 bản sao giấy phép thành lập và hoạt động đối với tổ chức phát hành thẻ là tổ chức tín dụng hoặc giấy phép hoạt động ngân hàng đối với các tổ chức phát hành thẻ không phải là tổ chức tín dụng. 2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cấp mã BIN cho tổ chức phát hành thẻ.
b29e75e8-330a-4596-bb84-9d965b60088c
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng 1. Khi có thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng, thay đổi về địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này. 2. Trường hợp thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. 3. Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đã được cấp phép, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm kinh doanh mua, bán được đề nghị bổ sung hoặc địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng sau thay đổi.
be78d3e1-cae4-40c9-ba9f-779a0f09b1dc
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 2. Trường hợp thay đổi nội dung về thông tin doanh nghiệp trên Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng. 3. Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đã được cấp phép, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm kinh doanh mua, bán được đề nghị bổ sung hoặc địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng sau thay đổi. Trường hợp thay đổi tên địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố không kiểm tra tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng; c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) về kết quả kiểm tra; d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc gửi văn bản thông báo việc không chấp thuận đến doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
be78d3e1-cae4-40c9-ba9f-779a0f09b1dc
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 3. Trường hợp thay đổi tên, địa chỉ của địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng đã được cấp phép, bổ sung địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại Điều 9a Thông tư này đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Sau khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông báo để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố kiểm tra giấy tờ pháp lý chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh đối với doanh nghiệp và tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng tại địa điểm kinh doanh mua, bán được đề nghị bổ sung hoặc địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng sau thay đổi. Trường hợp thay đổi tên địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố không kiểm tra tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng; c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) về kết quả kiểm tra; d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc gửi văn bản thông báo việc không chấp thuận đến doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Thời hạn cấp Quyết định hoặc gửi văn bản thông báo đối với trường hợp thay đổi tên địa điểm là 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp thay đổi địa chỉ địa điểm là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.
be78d3e1-cae4-40c9-ba9f-779a0f09b1dc
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN
Điều 15a 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Trường hợp thay đổi tên địa điểm kinh doanh mua, bán vàng miếng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố không kiểm tra tình hình trang thiết bị cần thiết để triển khai hoạt động mua, bán vàng miếng; c) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) về kết quả kiểm tra; d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng hoặc gửi văn bản thông báo việc không chấp thuận đến doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Thời hạn cấp Quyết định hoặc gửi văn bản thông báo đối với trường hợp thay đổi tên địa điểm là 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, đối với trường hợp thay đổi địa chỉ địa điểm là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ. 4. Thủ tục đề nghị được chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện văn bản đề nghị được chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng tại địa điểm đã được cấp phép đến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng. 5. Quyết định điều chỉnh Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng là bộ phận không tách rời của Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.”.
be78d3e1-cae4-40c9-ba9f-779a0f09b1dc
Điều 18a 38/2015/TT-NHNN
Điều 18a 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Hồ sơ, thủ tục chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng 1. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hồ sơ gồm: (i) Văn bản đề nghị việc tự nguyện chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, trong đó nêu rõ lý do; (ii) Bản chính Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng; (iii) Bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (nếu có); b) Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định chấm dứt kinh doanh mua, bán vàng miếng của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng (theo mẫu tại Phụ lục 19 Thông tư này). 2. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức tín dụng bị yêu cầu chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng a) Căn cứ kết quả thanh tra, giám sát hoặc đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Vụ Quản lý ngoại hối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng (theo mẫu tại Phụ lục 19 Thông tư này); b) Trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng có trách nhiệm nộp lại bản chính Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng và bản chính các tài liệu là bộ phận không tách rời của Giấy phép (nếu có), đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng.
aaca760a-34b3-49e1-834d-af4285a2c84d
Điều 17 38/2015/TT-NHNN
Điều 17 38/2015/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 16/2012/tt-nhnn ngày 25 tháng 5 năm 2012 của thống đốc ngân hàng nhà nước việt nam hướng dẫn một số điều của nghị định 24/2012/nđ-cp ngày 03 tháng 4 năm 2012 của chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 1. Các văn bản, tài liệu trong hồ sơ quy định tại Mục 3 Thông tư này phải là bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực theo quy định của pháp luật hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu. Trong trường hợp người nộp hồ sơ nộp bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu, người đối chiếu có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
df47a97b-60f1-4dd0-b858-49b3092570c0
Điều 1 45/2016/QĐ-TTg
Điều 1 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Phạm vi điều chỉnh 1. Quyết định này quy định việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 2. Quyết định này không điều chỉnh việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính đối với thủ tục hành chính yêu cầu tổ chức, cá nhân không được ủy quyền và phải có mặt trực tiếp để giải quyết. 3. Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính lựa chọn doanh nghiệp bưu chính không phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển phát hồ sơ đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết theo quy định của pháp luật.
16ce51f6-c6a5-45fd-a60c-54916b4a9613
Điều 2 45/2016/QĐ-TTg
Điều 2 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Đối tượng áp dụng 1. Các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi là cơ quan có thẩm quyền). 2. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân). 3. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật bưu chính.
10bdd2fc-748f-4b6a-bedc-837778537c02
Điều 3 45/2016/QĐ-TTg
Điều 3 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Giải thích từ ngữ 1. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (sau đây gọi là hồ sơ) là những loại giấy tờ mà tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính cần phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan có thẩm quyền trước khi cơ quan này giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức, trong đó có giấy tờ, tài liệu quan trọng của tổ chức, cá nhân, giấy tờ, hồ sơ mang thông tin riêng của cá nhân, tổ chức, giấy tờ chỉ có một bản duy nhất hoặc giấy tờ có giá của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính. 2. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính là các quyết định hành chính, giấy chứng nhận, giấy phép, văn bằng, chứng chỉ và các hình thức khác mà theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải cấp cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết thủ tục hành chính.
5b61bee2-916f-4d4f-b5d5-958c43e75f31
Điều 4 45/2016/QĐ-TTg
Điều 4 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Yêu cầu của việc chuyển phát hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính 1. Bảo đảm chất lượng dịch vụ: An toàn, ổn định, tin cậy, chính xác, thường xuyên, kịp thời trong việc thực hiện dịch vụ chuyển phát hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 2. Tiết kiệm chi phí thực hiện thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân. 3. Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện thủ tục hành chính. 4. Bảo đảm vai trò của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong việc chuyển phát hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính; sự phối hợp giữa doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích với tổ chức, cá nhân và cơ quan có thẩm quyền trong giải quyết thủ tục hành chính. 5. Chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về chất lượng dịch vụ chuyển phát của cơ quan nhà nước; được hưởng các cơ chế ưu tiên, ưu đãi theo quy định của pháp luật đối với loại hình dịch vụ bưu chính công ích.
87f63446-f0f3-4df8-880d-f9d7b6191859
Điều 5 45/2016/QĐ-TTg
Điều 5 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Các hình thức thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: 1. Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. 2. Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 3. Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
3f29b882-ada3-43c1-884c-95e2a81d1c5c
Điều 6 45/2016/QĐ-TTg
Điều 6 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân 1. Việc nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thực hiện tại các điểm phục vụ bưu chính của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích hoặc tại địa chỉ theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân. 2. Đại diện tổ chức, cá nhân có hồ sơ cần chuyển phát cùng với nhân viên bưu chính kiểm đếm, đối chiếu danh mục tài liệu có trong hồ sơ so với danh mục tài liệu đã được cơ quan có thẩm quyền công bố công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, Cổng thông tin điện tử của cơ quan đó và niêm yết tại nơi giải quyết thủ tục hành chính. Trường hợp thủ tục hành chính được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính và thủ tục hành chính được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền không thống nhất thì thực hiện theo thủ tục hành chính được công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền. 3. Nếu thấy danh mục tài liệu có trong hồ sơ còn thiếu so với danh mục tài liệu được công bố công khai quy định tại khoản 2 Điều này thì nhân viên bưu chính có trách nhiệm hướng dẫn đại diện tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ. 4. Nhân viên bưu chính và đại diện tổ chức, cá nhân lập và cùng ký vào Phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành trong đó ghi rõ họ, tên, địa chỉ người gửi; tên, địa chỉ cơ quan có thẩm quyền; tên thủ tục hành chính; danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ và những nội dung liên quan khác (nếu có). 5. Nhân viên bưu chính trực tiếp đóng gói, niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân để chuyển phát. Việc chấp nhận và phát bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật bưu chính.
117e9198-5de7-49ff-b7db-7a6761266447
Điều 6 45/2016/QĐ-TTg
Điều 6 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích 5. Nhân viên bưu chính trực tiếp đóng gói, niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện tổ chức, cá nhân để chuyển phát. Việc chấp nhận và phát bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật bưu chính. 6. Trường hợp thủ tục hành chính phải nộp phí, lệ phí thì nhân viên bưu chính thực hiện thu phí, lệ phí theo quy định và cấp biên lai thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân.
117e9198-5de7-49ff-b7db-7a6761266447
Điều 7 45/2016/QĐ-TTg
Điều 7 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Giao hồ sơ 1. Cơ quan có thẩm quyền bố trí người tiếp nhận hồ sơ và tiền phí, lệ phí (nếu có) do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích chuyển đến. 2. Nhân viên bưu chính và người tiếp nhận hồ sơ cùng kiểm đếm hồ sơ, bảo đảm phù hợp với danh mục tài liệu ghi trên Phiếu gửi hồ sơ và phù hợp với số lượng hồ sơ tại thời điểm giao nhận. 3. Trên cơ sở kết quả giao nhận các hồ sơ tại khoản 2 Điều này, nhân viên bưu chính và người tiếp nhận hồ sơ lập và cùng ký Biên bản giao nhận hồ sơ gồm những nội dung chủ yếu sau: Các hồ sơ thủ tục hành chính, số hiệu phiếu gửi của từng hồ sơ, xác nhận về tính đầy đủ của hồ sơ. 4. Thời điểm xác định tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ hợp pháp, hợp lệ tại cơ quan có thẩm quyền được tính kể từ khi ký Biên bản giao nhận hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này. Nếu có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì thời điểm tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu được xác định là thời điểm nộp hồ sơ hợp pháp, hợp lệ (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác). 5. Nhân viên bưu chính nộp tiền phí, lệ phí đã thu cho cơ quan giải quyết thủ tục hành chính theo quy định và đề nghị cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin hoặc giấy, phiếu hẹn trả kết quả.
3b8bb2c1-0a50-4831-bbc5-8e6defee3114
Điều 8 45/2016/QĐ-TTg
Điều 8 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Xử lý hồ sơ và giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan có thẩm quyền 1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ được chuyển đến, người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển ngay hồ sơ đến người có thẩm quyền của cơ quan đó để giải quyết. 2. Việc giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo đúng trình tự, thẩm quyền và thời hạn do pháp luật quy định. 3. Trường hợp hồ sơ có bản chính hoặc bản gốc cần phải sao chụp, đối chiếu, xác nhận tính xác thực thì người trực tiếp xử lý hồ sơ có trách nhiệm sao chụp, xem xét, đối chiếu và xác nhận tính xác thực của bản sao chụp so với bản chính hoặc bản gốc và lưu bản sao chụp đã được xác nhận vào hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính. Bản chính hoặc bản gốc phải được bảo quản và trả lại cho tổ chức, cá nhân khi trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. 4. Khi hoàn thành giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan có thẩm quyền đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên trang thông tin điện tử của cơ quan (nếu có) và thông báo (bằng tin nhắn, thư điện tử hoặc hình thức khác) đến nhân viên bưu chính và tổ chức, cá nhân.
d7284b5c-b057-40e3-a43d-6312a418005d
Điều 9 45/2016/QĐ-TTg
Điều 9 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính 1. Việc trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo các quy định cụ thể như sau: a) Trường hợp tổ chức, cá nhân có yêu cầu gửi trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích thì nhân viên bưu chính nhận kết quả để chuyển phát theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân; b) Hồ sơ gửi trả cho tổ chức, cá nhân qua dịch vụ bưu chính công ích phải bảo đảm đầy đủ theo quy định mà cơ quan, người có thẩm quyền phải trả cho tổ chức, cá nhân sau khi giải quyết thủ tục hành chính; c) Trường hợp hồ sơ có bản chính hoặc bản gốc thì nhân viên bưu chính phải tiếp nhận, ghi rõ trong Phiếu gửi hồ sơ và thực hiện việc chuyển trả cho tổ chức, cá nhân; d) Nếu tổ chức, cá nhân ủy quyền cho nhân viên bưu chính ký sổ gốc thì việc ký sổ gốc thực hiện theo văn bản ủy quyền. 2. Đại diện của cơ quan có thẩm quyền và nhân viên bưu chính cùng kiểm đếm hồ sơ, lập và cùng ký Phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính phát hành để gửi trả cho tổ chức, cá nhân, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ người gửi là cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính; tên, địa chỉ người nhận là tổ chức; họ, tên, địa chỉ người nhận là cá nhân; danh mục tài liệu, văn bản có trong hồ sơ theo quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này. Trường hợp có kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì phải ghi rõ trong Phiếu gửi hồ sơ và những nội dung có liên quan khác (nếu có). 3. Nhân viên bưu chính trực tiếp đóng gói, niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc chuyển phát, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Việc chấp nhận và phát bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật bưu chính.
1892abad-b850-478b-b633-0b309d50d6eb
Điều 9 45/2016/QĐ-TTg
Điều 9 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích 3. Nhân viên bưu chính trực tiếp đóng gói, niêm phong hồ sơ có sự chứng kiến của đại diện cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc chuyển phát, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này. Việc chấp nhận và phát bưu gửi được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật bưu chính. 4. Trường hợp nhận chuyển kết quả giải quyết thủ tục hành chính với số lượng nhiều, đồng nhất cho nhiều cá nhân, tổ chức là đối tượng giải quyết thủ tục hành chính trong một tập thể, đơn vị thì doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích có thể thỏa thuận với cơ quan có thẩm quyền để nhân viên bưu chính nhận và chuyển phát bưu gửi đã được cơ quan có thẩm quyền đóng gói, niêm phong.
1892abad-b850-478b-b633-0b309d50d6eb
Điều 10 45/2016/QĐ-TTg
Điều 10 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Tổ chức, cá nhân nhận hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính 1. Hồ sơ và kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích phải được chuyển trả kịp thời cho tổ chức, cá nhân. 2. Trường hợp tổ chức, cá nhân không thể trực tiếp nhận hồ sơ, kết quả từ nhân viên bưu chính thì có thể ủy quyền cho người khác nhận hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính. Việc ủy quyền được thực hiện theo quy định của pháp luật. 3. Đại diện tổ chức, cá nhân và nhân viên bưu chính cùng ký xác nhận về việc đã giao, nhận hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Phiếu gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định này.
341870fa-6dd9-4378-9904-0b1804aa7eae
Điều 11 45/2016/QĐ-TTg
Điều 11 45/2016/QĐ-TTg về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Phương thức thực hiện nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính 1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính đã được quy định (nếu có) theo các phương thức sau đây: a) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản phí, lệ phí của cơ quan có thẩm quyền; b) Trực tiếp nộp hoặc chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền. 2. Tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn việc nộp phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính bằng phương thức khác nếu được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. 3. Chứng từ nộp tiền, chuyển khoản tiền phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính hoặc Biên lai thu phí, lệ phí giải quyết thủ tục hành chính (nếu có) được gửi kèm theo hồ sơ đến cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính.
40621e28-4f27-4e00-9f44-d468898265b2