filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
punk rock.txt
Punk rock (hay gọi ngắn là punk) là thể loại nhạc rock đã phát triển từ năm 1974 đến 1976 tại Hoa Kỳ, Anh, và Úc. Bắt nguồn từ garage rock và các hình thức khác nay được gọi là nhạc protopunk, các ban nhạc punk rock né tránh sự thái quá nhận thức của nhạc rock đại chúng thập niên 1970. Các ban nhạc punk làm ra thứ âm nhạc nhanh, sắc bén, thường là với những bài hát ngắn, các nhạc cụ không rườm rà, và chủ đề thường là chính trị, đối lập hẳn với ý thức hệ thời đại đương thời. Punk bao gồm tinh thần DIY (do-it-yourself), nhiều ban nhạc tự sản xuất bản ghi âm và phân phối chúng bằng các hình thức không chính thức. Thuật ngữ "punk" lần đầu tiên được sử dụng liên quan đến nhạc rock của một số nhà phê bình Mỹ vào đầu năm 1970, để mô tả các ban nhạc garage và những người hâm mộ họ. Tiền khởi của punk bao gồm từ âm hưởng huyên náo nguyên thủy của ban The Velvet Underground, âm thanh tần suất lớn với phong cách giận dữ của "giai cấp lao động" của The Who, kiểu guitar cường độ lớn của MC5 và the Stooges, phong cách lưỡng tính của New York Dolls (ảnh hưởng từ David Bowie và Roxy Music). Dĩ nhiên khi punk phát triển, nó tự chuyển biến hình thành vô số nhánh rẽ thống trị, gây ảnh hưởng và lai tạp với các thể loại reggae, bubblegum giữa 60, tiền psychedelic, art rock, free jazz và các dòng âm nhạc cụ thể. Theo nghĩa đen mọi thứ đều thích hợp để cân bằng. Đến cuối năm 1976, các ban nhạc như Ramones ở New York, Sex Pistols và The Clash ở Luân Đôn đã được công nhận là đội tiên phong của một phong trào âm nhạc mới. Một năm sau, punk rock lan rộng trên khắp thế giới, và nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa lớn ở Vương quốc Anh. Đối với hầu hết các khu vực, punk bắt rễ trong những vùng địa phương có xu hướng từ chối gắn kết với xu thế chủ đạo (mainstream). Một nét tiển văn hóa punk liên quan xuất hiện, thể hiện nổi loạn trẻ trung và đặc trưng bởi phong cách đặc biệt của quần áo và đồ trang sức và một loạt các hệ tư tưởng chống độc tài. Trong thời kỳ thuần chất nhất của xúc cảm punk, từ 1975 - 1978, là khoảng thời gian có thể coi là thời khắc phong phú nhất. Dù cho thời gian thống trị ngắn ngủi, nhưng phong cách punk vẫn duy trì cho những ban nhóm dưới cái tên bớt phiền toái hơn. Vẫn lưu giữ tác động của nó trong thập niên 90, Punk độc lập hồi sinh và bước đầu được hiện diện chính thức trên nhãn hiệu đĩa thu /được hợp pháp hóa cho giới báo chí bí mật / được coi là một phong cách mới cho các nhà phê bình âm nhạc. Đến đầu những năm 1980, các phong cách nhanh hơn, mạnh mẽ hơn như hardcore (như Black Flag) và Oi! (như Cock Sparrer) đã trở thành phong cách chiếm ưu thế của punk rock. Các nhạc sĩ xác định lấy cảm hứng từ nhạc punk cũng theo đuổi một loạt các biến thể khác, dẫn đến việc nổi lên của post-punk và phong trào alternative rock. Sang cuối thế kỷ 20 - đầu thế kỷ 21, pop punk thành thành xu thế chủ đạo, khi các ban nhạc như Green Day, Rancid, Sublime, the Offspring và Blink-182 mang thể loại phổ biến rộng rãi. == Tham khảo ==
1992.txt
Theo lịch Gregory, năm 1992 (số La Mã: MCMXCII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ tư. Bản mẫu:Tháng trong năm 1992 == Sự kiện == 1 tháng 1: René Felber trở thành tổng thống Thụy Sĩ. 03 tháng 01: Ngưng bắn giữa Serbia và Croatia. 09 tháng 01: Tại Bosna và Hercegovina: Thành lập cộng hòa. 15 tháng 01: Slovenia và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao. 19 tháng 01: Đức thiết lập quan hệ ngoại giao với Croatia. 03 tháng 02: Thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Kyrgyzstan và Đức. 12 tháng 02: Hiến pháp dân chủ mới trong Mông Cổ. 02 tháng 03: Armenia, Turkmenista, Uzbekistan, San Marino, Cộng hòa Moldau, Kazakhstan, Kyrgyzstan, và Azerbaijan trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc. 06 tháng 03: Tại Azerbaijan: Tổng thống Mutalibow từ chức. 12 tháng 03: Thành lập Cộng hòa Mauritius. 13 tháng 03: Tại Burundi: Hiến pháp mới. Động đất trong vùng Erzincan, Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 650 người chết. 22 tháng 03: Croatia trở thành thành viên trong OSCE. 24 tháng 03: Gruzia và Slovenia trở thành thành viên của OSCE. 17 tháng 04: Armenia gia nhập OSCE. 18 tháng 04: Maaouya Ould Sid'Ahmed Taya trở thành tổng thống của Mauritanie. 22 tháng 04: Janez Drnovšek trở thành thủ tướng của Slovenia. 23 tháng 04: Tướng Than Shwe trở thành nhà lãnh đạo quốc gia trong Myanma. 07 tháng 05: Slovenia trở thành thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới. 18 tháng 05: Tại Turkmenista: Hiến pháp mới. 22 tháng 05: Croatia và Bosna và Hercegovina trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc. Kazakhstan trở thành thành viên trong UNESCO. 27 tháng 05: Cộng hòa Moldau và Slovenia trở thành thành viên trong UNESCO. 28 tháng 05: Armenia gia nhập Quỹ tiền tệ quốc tế. 01 tháng 06: Croatia trở thành thành viên trong UNESCO. 02 tháng 06: Kyrgyzstan trở thành thành viên trong UNESCO. 03 tháng 06: Azerbaijan trở thành thành viên trong UNESCO. 07 tháng 06: Tại Azerbaijan: Abulfaz Eltschibey trở thành tổng thống. 09 tháng 06: Armenia trở thành thành viên trong UNESCO. 15 tháng 06: Tại Burkina Faso: Youssouf Ouédraogo trở thành lãnh đạo chính phủ mới. 19 tháng 06: Armenia gia nhập Ngân hàng Thế giới. 28 tháng 06: Bầu cử dân chủ trong Mông Cổ. 03 tháng 07: Tại Estonia: Hiến pháp mới có hiệu lực. 08 tháng 07: Thomas Klestil trở thành tổng thống Áo. 15 tháng 07: Kazakhstan trở thành thành viên trong Quỹ tiền tệ quốc tế. 24 tháng 07: Kazakhstan trở thành thành viên của Ngân hàng Thế giới. 31 tháng 07: Gruzia trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc. Tại Nam Kinh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Rơi một chiếc Yakovlev Jak-42 108 người chết. 12 tháng 09: Tại Madagascar: Hiến pháp mới. 20 tháng 09: Tại Estonia: Bầu cử tổng thống và quốc hội. 28 tháng 09: Tại Kathmandu, Nepal: Một chiếc Airbus A300 của Pakistan International Airlines đâm vào núi, tất cả 167 người trên máy bay đều chết. 29 tháng 09: Bầu cử tổng thống và quốc hội trong Angola. 05 tháng 10: Tại Estonia: Lennart Meri trở thành tổng thống. 07 tháng 10: Gruzia trở thành thành viên của UNESCO. 11 tháng 10: Tại Gruzia: Eduard Shevardnadze trở thành tổng thống. 12 tháng 10: Động đất trong Cairo, gần 600 người chết. 14 tháng 10: Hiến pháp mới trong Togo. 25 tháng 10: Tại Litva: Hiến pháp mới. Bầu cử quốc hội trong Litva. 24 tháng 11: Tại Quế Lâm, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Rơi một chiếc Boeing 737 của China Southern Airlines, tất cả 141 người trên máy bay đã chết. 7 tháng 12: Sửa đổi hiến pháp Ba Lan. 12 tháng 12: Động đất trong vùng Flores, Indonesia, khoảng 2.500 người chết. 14 tháng 12: Croatia trở thành thành viên của Quỹ tiền tệ quốc tế. == Sinh == 1 tháng 2: Mao Ichimichi, nữ diễn viên Nhật Bản 5 tháng 2: Neymar, cầu thủ bóng đá Brasil 6 tháng 3: Tsugunaga Momoko, nữ ca sĩ Nhật Bản 10 tháng 3: Emily Osment, nữ diễn viên, ca sĩ Mỹ 15 tháng 4: Amy Diamond, nữ ca sĩ Thụy Điển 6 tháng 5: Baekhyun, ca sĩ Hàn Quốc 18 tháng 5: Spencer Breslin, diễn viên Mỹ 29 tháng 5: Anne-Luise Tietz, nữ diễn viên Đức 3 tháng 6: Mario Götze, cầu thủ bóng đá người Đức 9 tháng 6: Freddie Highmore, diễn viên Anh 22 tháng 7: Selena Gomez, nữ diễn viên, ca sĩ Mỹ 20 tháng 8: Demi Lovato, nữ diễn viên, ca sĩ Mỹ 21 tháng 9: Chen, ca sĩ Hàn Quốc 28 tháng 9: Skye McCole Bartusiak, nữ diễn viên Mỹ 23 tháng 11: Miley Cyrus, nữ diễn viên, ca sĩ Mỹ 5 tháng 12: Giorgio Cantarini, diễn viên Ý == Mất == 1 tháng 1: Giorgio Scarlatti, đua xe (s. 1921) 3 tháng 1: Judith Anderson, diễn viên (s. 1897) 9 tháng 1: Jochen van Aerssen, chính khách Đức (s. 1941) 17 tháng 1: Charlie Ventura, nhạc sĩ nhạc jazz Mỹ (s. 1916) 20 tháng 01: Paul Tröger, kiện tướng cờ vua Đức (s. 1913) Katrin Sello, nhà nữ phê bình nghệ thuật (s. 1941) 21 tháng 01: Edmund Collein, kiến trúc sư Đức (s. 1906) 26 tháng 01: José Ferrer, diễn viên, đạo diễn phim (s. 1912) 29 tháng 01: Willie Dixon, nhạc sĩ nhạc blues Mỹ (s. 1915) 31 tháng 01: Martin Held, diễn viên Đức (s. 1908) 06 tháng 02: Felix Rexhausen, nhà báo Đức, tác giả (s. 1932) 09 tháng 02: Andor Foldes, nghệ sĩ dương cầm Mỹ gốc Hungary (s. 1913) 10 tháng 02: Alex Haley, nhà văn Mỹ (s. 1921) 14 tháng 02: Elisabeth Schnack, nhà văn nữ Thụy Sĩ (s. 1899) 15 tháng 02: William Schuman, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1910) 16 tháng 02: George MacBeth, thi sĩ Scotland, nhà văn (s. 1932) Jânio Quadros, tổng thống Brasil (s. 1917) 28 tháng 02: Arsène Becuwe, nhà soạn nhạc Bỉ, nhạc trưởng (s. 1891) 02 tháng 03: Sandy Dennis, nữ diễn viên Mỹ (s. 1937) 03 tháng 03: Eux Stocké, doanh nhân Đức (s. 1895) 05 tháng 03: Harry Ristock, chính khách Đức (s. 1928) 06 tháng 03: Maria Elena Vieira da Silva, nữ họa sĩ, nữ nghệ sĩ tạo hình (s. 1908) 08 tháng 03: Hubert Doppmeier, chính khách (s. 1944) 09 tháng 03: Menachem Begin, chính khách Israel (s. 1913) 11 tháng 03: Richard Brooks, đạo diễn phim Mỹ (s. 1912) 12 tháng 03: Heinz Kühn, chính khách Đức, thủ hiến của bang Nordrhein-Westfalen (s. 1912) 15 tháng 03: Sergio Guerri, [[Hồng y ]] của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1905) 17 tháng 03: Jack Arnold, đạo diễn phim Mỹ (s. 1916) Monika Mann, nhà văn nữ Đức (s. 1910) 23 tháng 03: Friedrich August von Hayek, nhà kinh tế học, nhận Giải thưởng Nobel (s. 1899) 27 tháng 03: Harald Sæverud, nhà soạn nhạc Na Uy (s. 1897) 28 tháng 03: Nikolaos Platon, nhà khảo cổ học Hy Lạp (s. 1909) 29 tháng 03: Paul Henreid, diễn viên, đạo diễn phim (s. 1908) 30 tháng 03: Manolis Andronikos, nhà khảo cổ học Hy Lạp (s. 1919) Werner Koch, nhà văn Đức (s. 1926) 31 tháng 03: Hansmartin Decker-Hauff, nhà sử học Đức (s. 1917) 04 tháng 04: Samuel Reshevsky, kỳ thủ Mỹ (s. 1911) 06 tháng 04: Isaac Asimov, nhà hóa sinh Mỹ, nhà văn (s. 1920) 07 tháng 04: Ace Bailey, vận động viên khúc côn cầu trên băng Canada (s. 1903) 08 tháng 04: Käte Hamburger, nữ triết gia Đức (s. 1896) 09 tháng 04: Theodor Schieffer, nhà sử học Đức (s. 1910) 10 tháng 04: Peter Dennis Mitchell, nhà hóa học Anh, nhận Giải thưởng Nobel (s. 1920) 16 tháng 04: Werner Holtfort, chính khách Đức (s. 1920) 23 tháng 04: Satyajit Ray, đạo diễn phim Ấn Độ (s. 1921) 25 tháng 04: Werner Steinberg, nhà văn Đức (s. 1913) 27 tháng 04: Olivier Messiaen, nhà soạn nhạc Pháp, nghệ sĩ đàn ống (s. 1908) 28 tháng 04: Andrej Balantschiwadse, nhà soạn nhạc (s. 1906) 06 tháng 05: Gaston Reiff, vận động viên điền kinh Bỉ (s. 1921) Marlene Dietrich, nữ diễn viên, nữ ca sĩ (s. 1901) 08 tháng 05: Otto Šimánek, diễn viên Séc (s. 1925) 13 tháng 05: Gisela Elsner, nhà văn nữ Đức (s. 1937) 18 tháng 05: Marshall Thompson, diễn viên Mỹ (s. 1925) 20 tháng 05: Giovanni Colombo, tổng giám mục của Milano, [[Hồng y ]] của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1902) 22 tháng 05: György Ránki, nhà soạn nhạc Hungary (s. 1907) 23 tháng 05: Giovanni Falcone, luật gia (s. 1939) Atahualpa Yupanqui, nam ca sĩ Argentina, nhà soạn nhạc, người chơi đàn ghita, nhà văn (s. 1908) 25 tháng 05: Carl Mathieu Lange, nhạc sĩ Đức (s. 1905) 30 tháng 05: Karl Carstens, chính khách Đức, tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức (s. 1914) Antoni Zygmund, nhà toán học Mỹ (s. 1900) 31 tháng 05: Lutz Stavenhagen, chính khách Đức (s. 1940) 02 tháng 06: Franz Seidl, chính khách Đức 03 tháng 06: Johannes Baptist Lotz, triết gia Đức (s. 1903) 06 tháng 06: Werner Kreindl, diễn viên Áo (s. 1927) 14 tháng 06: Thomas Nipperdey, nhà sử học Đức (s. 1927) 19 tháng 06: Kathleen McKane Godfree, nữ vận động viên quần vợt Anh (s. 1896) 25 tháng 06: Irma Tübler, nữ chính khách Đức (s. 1922) 27 tháng 06: Elizabeth Shaw, nữ nghệ nhân (s. 1920) 28 tháng 06: Michail Tal, kỳ thủ Xô Viết (s. 1936) 06 tháng 07: Amadeus August, diễn viên Đức (s. 1942) 07 tháng 07: Josy Barthel, vận động viên điền kinh, huy chương Thế Vận Hội (s. 1927) 18 tháng 07: Giuseppe Paupini, [[Hồng y ]] của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1907) 19 tháng 07: Georg Kliesing, chính khách Đức (s. 1911) Paolo Borsellino, quan toà Ý (s. 1940) 24 tháng 07: Arletty, nữ diễn viên Pháp (s. 1898) 25 tháng 07: Kurt Lütgen, nhà văn Đức (s. 1911) 02 tháng 08: Michel Berger, nam ca sĩ Pháp, nhà soạn nhạc (s. 1947) 04 tháng 08: František Tomášek, tổng giám mục của Praha, [[Hồng y ]] của Giáo hội Công giáo La Mã (s. 1899) 06 tháng 08: Heinrich Eckstein, chính khách Đức (s. 1907) 12 tháng 08: John Cage, nhà soạn nhạc Mỹ (s. 1912) 19 tháng 08: Karl Storch, vận động viên điền kinh Đức (s. 1913) 29 tháng 08: Félix Guattari, bác sĩ tâm thần Pháp (s. 1930) 01 tháng 09: Erich Bielka, bộ trưởng Bộ Ngoại giao Áo (s. 1908) Piotr Jaroszewicz, chính khách Ba Lan, nhà quân sự, thủ tướng (s. 1909) 03 tháng 09: Bruno Bjelinski, nhà soạn nhạc Croatia (s. 1909) 05 tháng 09: HP Zimmer, họa sĩ Đức, nhà điêu khắc (s. 1936) 08 tháng 09: Hans-Otto Meissner, nhà ngoại giao Đức, nhà văn (s. 1909) 12 tháng 09: Anthony Perkins, diễn viên Mỹ (s. 1932) 18 tháng 09: Harald Koch, chính khách Đức (s. 1907) 20 tháng 09: Rudolf Jacquemien, nhà văn Đức, nhà báo (s. 1908) 24 tháng 09: Wolfgang Schulz, nhà soạn nhạc Đức (s. 1941) 25 tháng 09: Max Vehar, chính khách Đức (s. 1910) Joseph Arthur Ankrah, cựu lãnh đạo nhà nước của Ghana (s. 1915) César Manrique, nghệ nhân, kiến trúc sư, nhà điêu khắc (s. 1919) 27 tháng 09: Norbert Burger (Áo Politiker), chính khách Áo (s. 1929) 06 tháng 10: Denholm Elliott, diễn viên Anh (s. 1922) 08 tháng 10: Willy Brandt, chính khách Đức, 1969–1974 thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức (s. 1913) Lisa Korspeter, nữ chính khách Đức (s. 1900) 09 tháng 10: Gerhard Piekarski, nhà y học Đức (s. 1910) 16 tháng 10: Shirley Booth, nữ diễn viên Mỹ (s. 1898) 19 tháng 10: Helmut Eschwege, nhà sử học Đức (s. 1913) Arthur Wint, vận động viên điền kinh Jamaica, huy chương Thế Vận Hội (s. 1920) 20 tháng 10: Alexander Camaro, họa sĩ Đức (s. 1901) 25 tháng 10: Roger Miller, ca sĩ nhạc country Mỹ, nhà soạn nhạc (s. 1936) 01 tháng 11: Karl W. Deutsch, nhà chính trị học (s. 1912) 2 tháng 11: Hal Roach, nhà sản xuất phim Mỹ, đạo diễn phim, diễn viên (s. 1892) Walter Niephaus, kỳ thủ Đức (s. 1923) 05 tháng 11: Arpad Elo, nhà vật lý học Mỹ (s. 1903) Jan Hendrik Oort, nhà thiên văn học Hà Lan (s. 1900) 07 tháng 11: Alexander Dubček, chính khách Slovakia (s. 1921) 12 tháng 11: Henriette Puig-Roget, nữ nghệ sĩ đàn ống Pháp, nghệ sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc (s. 1910) 13 tháng 11: Karin Brandauer, nữ đạo diễn phim Áo, nữ tác giả kịch bản (s. 1945) 14 tháng 11: Ernst Happel, cầu thủ bóng đá Áo, huấn luyện viên bóng đá (s. 1925) 23 tháng 11: Roy Acuff, ca sĩ nhạc country (s. 1903) 26 tháng 11: Manfred Lehmbruck, kiến trúc sư (s. 1913) 29 tháng 11: Lawrence Trevor Picachy, tổng giám mục của Calcutta, [[Hồng y ]] (s. 1916) 07 tháng 12: Johannes Leppich, linh mục Đức, thầy tu dòng Tên (s. 1915) 10 tháng 12: Henry Hensche, họa sĩ Mỹ (s. 1899) 12 tháng 12: Robert Rex, chính khách (s. 1909) 16 tháng 12: Jürgen Egert, chính khách Đức (s. 1941) 17 tháng 12: Dana Andrews, diễn viên Mỹ (s. 1909) Günther Anders, triết gia tiếng Đức, nhà văn tiểu luận (s. 1902) 23 tháng 12: Eddie Hazel, người chơi đàn ghita Mỹ (s. 1950) Guido Baumann, nhà báo Thụy Sĩ (s. 1926) 24 tháng 12: Peyo, họa sĩ vẽ tranh cho truyện comic Bỉ (s. 1928) 26 tháng 12: John George Kemeny, nhà toán học Hungary (s. 1926) 28 tháng 12: Elfie Mayerhofer, nữ diễn viên Áo, nữ ca sĩ (s. 1917) == Giải thưởng Nobel == Hóa học - Rudolph A. Marcus Văn học - Derek Walcott Hòa bình - Rigoberta Menchú Tum Vật lý - Georges Charpak Y học - Edmond H. Fischer, Edwin G. Krebs Kinh tế - Gary Becker == Xem thêm == Thế giới trong năm 1992, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
glasgow.txt
Glasgow (tiếng Gaelic tại Scotland: Glaschu) là thành phố lớn nhất trong số 32 đơn vị hành chính của Scotland. Trong Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Glasgow là thành phố lớn thứ ba, sau Luân Đôn và Birmingham. Nó nằm bên sông Clyde trong phần phía tây miền trung của đất nước. Glasgow được phát triển từ địa phận giáo mục từ thời Trung cổ và sau đó là sự thành lập của trường Đại học Glasgow, đóng góp vào sự huy hoàng của xứ Scotland. Từ thế kỷ 18 thành phố trở thành một trong những trung tâm thương mại chính với châu Mỹ qua Đại Tây Dương. Với Cách mạng Công nghiệp, thành phố và các vùng lân cận trở thành một trong những trung tâm kỹ thuật và nghề đóng tàu ưu việt của thế giới, tạo nên nhiều tàu thuyền mang tính cách mạng và nổi tiếng. Thành phố cũng từng được gọi là "Thành phố Thứ hai của Đế chế Anh" vào thời kỳ Nữ hoàng Victoria. Ngày nay Glasgow nằm trong số 20 thành phố thương mại lớn nhất châu Âu và cũng là nơi đặt trụ sở của nhiều công ty kinh tế tại Scotland. Trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, dân số của Glasgow đã vượt trên một triệu người, và là thành phố lớn thứ tư trong châu Âu, sau Luân Đôn, Paris và Berlin. Trong thập niên 1960, sự di cư diện rộng tới những thành pố mới và vùng ngoại ô dẫn đến việc giảm dân số của Glasgow tới 580.690. Toàn bộ vùng bao quanh thành phố được bao phủ bởi khoảng 2,3 triệu người, 41% dân số của Scotland. == Chú thích ==
giải bóng đá ngoại hạng anh.txt
Giải bóng đá Ngoại hạng Anh (tiếng Anh: Premier League) là giải đấu bóng đá dành cho các câu lạc bộ chuyên nghiệp nam của Anh. Đây là giải đấu cấp cao nhất trong hệ thống các giải bóng đá Anh, và là giải đấu chính trong hệ thống thi đấu quốc gia. Gồm 20 câu lạc bộ, giải đấu sử dụng hệ thống lên xuống hạng cùng với English Football League (EFL; được gọi là "The Football League" trước 2016–17). Các câu lạc bộ của Xứ Wales nếu tranh tài trong hệ thống các giải bóng đá Anh cũng có thể được tham gia giải đấu. Premier League tồn tại như 1 công ty với 20 đội bóng thành viên đóng vai trò như những cổ đông. Mùa giải thường được bắt đầu vào tháng 8 và kết thúc vào tháng 5. Mỗi đội sẽ thi đấu 38 trận (đá với đội khác 2 trận, sân nhà và sân khách), tổng cộng có 380 trận đấu trong 1 mùa giải. Phần lớn các trận đấu diễn ra vào chiều thứ 7 và Chủ nhật; một số trận diễn ra vào tối ngày giữa tuần. Giải thường được gọi là "Premiership" còn ở ngoài Vương quốc Anh thường được biết đến là English Premier League (EPL). Giải đấu được thành lập vào ngày 20 tháng 2 năm 1992 với tên gọi FA Premier League sau quyết định của các câu lạc bộ tham dự Football League First Division tách khỏi Football League, một giải đấu khởi nguồn từ năm 1888, nhằm tận dụng lợi thế về các thỏa thuận bản quyền truyền hình. Thỏa thuận trong nước trị giá 1 tỉ bảng/năm được ký cho mùa 2013–14, với việc BSkyB và BT Group giành quyền phát sóng lần lượt 116 và 38 trận đấu. Giải đấu thu về 2,2 tỉ euro/năm tiền bản quyền truyền hình trong nước và quốc tế. Tính đến mùa 2014–15, các câu lạc bộ được chia khoản lợi nhuận 1,6 tỉ bảng. Hiện tại, Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình. Trong mùa giải 2014–15, trung bình 1 trận đấu tại Premier League thu hút khoảng 36,000 khán giả tới sân, cao thứ 2 trong các giải bóng đá chuyên nghiệp sau Bundesliga với 43,500 khán giả. Phần lớn các sân bóng đều được lấp đầy khán giả. Premier League xếp thứ 3 trong Hệ số UEFA dành cho các giải đấu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ tại các giải đấu châu Âu trong 5 mùa giải. Đã có tất cả 47 câu lạc bộ tham dự kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League năm 1992, nhưng mới chỉ có 6 trong số đó giành được chức vô địch: Manchester United (13), Chelsea (5), Arsenal (3), Manchester City (2), Blackburn Rovers và Leicester City (1). Đương kim vô địch là Chelsea, đội giành danh hiệu mùa 2016–17. == Lịch sử hình thành == === Bối cảnh === Sau thành công tại châu Âu những năm 1970 và đầu 1980, đến cuối những năm 80 đánh dấu những bước lùi của bóng đá Anh. Các sân vận động xuống cấp, các cổ động viên phải sử dụng cơ sở vật chất nghèo nàn, hooligan đầy rẫy, và các câu lạc bộ Anh bị cấm thi đấu tại các giải châu Âu trong 5 năm sau thảm họa Heysel năm 1985. Football League First Division, giải đấu cao nhất của nước Anh ra đời năm 1888, xếp sau Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha về số lượng khán giả cũng như doanh thu, một vài cầu thủ Anh nổi bật chuyển ra nước ngoài thi đấu. Đầu thập niên 1990 xu hướng dần đảo ngược: tại World Cup 1990, Anh lọt tới vòng bán kết; UEFA, cơ quan quản lý bóng đá châu Âu, dỡ bỏ lệnh cấm các câu lạc bộ Anh thi đấu tại các giải đấu châu Âu cũng trong năm đó, kết quả là Manchester United giành chức vô địch UEFA Cup Winners' Cup một năm sau đó, cùng với đó Lord Justice Taylor đưa ra bản báo cáo vào tháng 1 năm đó sau thảm họa Hillsborough, đề nghị các sân vận động phải nâng cấp trở thành các sân vận động gồm tất cả các khán đài ngồi. Doanh thu về truyền hình cũng dần trở nên quan trọng hơn: Football League nhận được 6,3 triệu bảng trong một thỏa thuận hai năm năm 1986, nhưng khi gia hạn hợp đồng mới năm 1988, giá trị đã tăng lên 44 triệu bảng cho bốn năm. Các cuộc đàm phán năm 1988 là những dấu hiệu đầu tiên của một giải đấu ly khai: mười câu lạc bộ dọa rời khỏi và thành lập một "siêu giải đấu", nhưng cuối cùng đã được thuyết phục để ở lại. Khi mà các sân vận động được cải thiện, lượng khán giả và doanh thu tăng lên, các câu lạc bộ hàng đầu lại một lần nữa cân nhắc việc rời khỏi Football League để tận dụng dòng tiền chảy vào các môn thể thao. === Thành lập === Kết thúc mùa giải 1991, 1 lời đề nghị đã được đưa ra về việc tạo ra giải đấu mới sẽ mang về nhiều tiền hơn. Bản hiệp định các thành viên sáng lập được ký ngày 17 tháng 7 năm 1991, bởi các câu lạc bộ của giải đấu cấp cao nhất khi ấy, lập ra các nguyên tắc cơ bản về việc thành lập FA Premier League. Giải đấu cấp cao nhất mới được thành lập này sẽ độc lập tài chính với Hiệp hội bóng đá Anh và Football League, giúp cho FA Premier League tự chủ về việc thỏa thuận các hợp đồng tài trợ và bản quyền truyền hình. Lý lẽ được đưa ra khi đó là việc tăng thu nhập sẽ giúp các câu lạc bộ Anh tăng khả năng cạnh tranh với các đội bóng khác ở châu Âu. Giám đốc điều hành của London Weekend Television (LWT), Greg Dyke, đã gặp mặt đại diện của "big five" của bóng đá Anh năm 1990. Cuộc gặp là sự mở đường cho cuộc ly khai khỏi Football League. Năm câu lạc bộ cũng cho rằng đó là một ý tưởng hay và quyết định đẩy mạnh nó thành hiện thực. Tuy nhiên giải đấu sẽ không có uy tín nếu như không có sự ủng hộ của Hiệp hội bóng đá Anh. Vì thế David Dein của Arsenal đã đàm phán với FA để tiếp nhận ý tưởng. FA vốn đang không có mối quan hệ tốt với Football League vào thời điểm đó nên coi đó như là một cách làm suy yếu đi vị thế của Football League. Năm 1992, các câu lạc bộ Hạng Nhất đồng loạt từ bỏ Football League và tới ngày 27 tháng 5 năm 1992, FA Premier League thành lập 1 công ty trách nhiệm hữu hạn làm việc tại văn phòng của Hiệp hội bóng đá Anh sau đó đặt trụ sở chính ở Lancaster Gate. Điều đó có nghĩa Football League chấm dứt 104 năm hoạt động với bốn giải đấu; Premier League sẽ hoạt động như một hạng đấu riêng còn Football League chỉ còn ba hạng. Không có sự thay đổi nào về thể thức; vẫn giữ nguyên số đội ở hạng đấu cao nhất, việc lên xuống hạng giữa Premier League và Hạng Nhất mới vẫn giữ nguyên như giữa Hạng Nhất và Nhì cũ với 3 đội lên hạng và 3 đội xuống hạng. Mùa giải đầu tiên diễn ra vào 1992–93 và có 22 câu lạc bộ tham dự. Bàn thắng đầu tiên tại Premier League được ghi bởi Brian Deane của Sheffield United trong trận thắng 2–1 trước Manchester United. 22 thành viên ban đầu của Premier League mới là Arsenal, Aston Villa, Blackburn Rovers, Chelsea, Coventry City, Crystal Palace, Everton, Ipswich Town, Leeds United, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Middlesbrough, Norwich City, Nottingham Forest, Oldham Athletic, Queens Park Rangers, Sheffield United, Sheffield Wednesday, Southampton, Tottenham Hotspur, và Wimbledon. Luton Town, Notts County và West Ham United là 3 đội bị xuống hạng ở giải hạng nhất cũ mùa 1991–92, nên không được tham dự mùa giải đầu tiên của Premier League. === "Big Four" thống trị (những năm 2000) === Một điều nổi bật của Premier League vào giữa thập niên 2000 là sự nổi lên của nhóm "Big Four" (4 ông lớn): Arsenal, Chelsea, Liverpool và Manchester United. Trong thập kỷ đó, cá biệt là từ 2002 tới 2009, họ thống trị 4 vị trí đầu, nơi có suất tham dự UEFA Champions League. Họ góp mặt cả trong 4 vị trí này 5 trong 6 mùa giải từ 2003–04 tới 2008–09, cùng với đó là việc Arsenal giành chức vô địch mà không thua trận nào mùa 2003–04, lần duy nhất diễn ra tại Premier League. Tháng 5 năm 2008, Kevin Keegan phát biểu rằng việc thống trị của "Big Four" đe dọa đến giải đấu: "Giải đấu này có nguy cơ trở thành 1 trong những giải đấu lớn nhưng nhàm chán nhất thế giới." Giám đốc điều hành Premier League, Richard Scudamore phản biện lại rằng: "Có nhiều sự cạnh tranh khác nhau ở Premier League tại các vị trí đầu bảng, giữa bảng hay cuối bảng xếp hạng. Điều đó làm nên sự thú vị của giải đấu." Từ sau năm 2009, đánh dấu sự thay đổi cấu trúc của "Big Four" với việc Tottenham Hotspur và Manchester City cùng lọt vào top 4. Trong mùa giải 2009–10, Tottenham kết thúc ở vị trí thứ tư, qua đó trở thành đội bóng đầu tiên lọt vào top bốn kể từ sau Everton năm 2005. Tuy nhiên, những chỉ trích về khoảng cách giữa nhóm các "siêu câu lạc bộ" và phần còn lại của Premier League thì vẫn tiếp diễn, do họ chi tiêu nhiều hơn so với các câu lạc bộ khác ở Premier League. Manchester City vô địch mùa 2011–12, trở thành câu lạc bộ đầu tiên ngoài "Big Four" vô địch kể từ mùa 1994–95. Đó cũng là mùa đầu tiên 2 trong 4 đội Big Four (Chelsea và Liverpool) kết thúc ngoài top 4 kể từ 1994–95. Những mùa giải sau đó, Manchester United 2 lần kết thúc ngoài top 4 (vào mùa 2013–14 và 2015–16) trong khi đó, Chelsea chỉ xếp thứ 10 mùa giải 2015–16 còn Liverpool đứng ngoài top 4 cả 4 mùa đó. Chỉ có Arsenal là tiếp tục trong top 4 cả 4 mùa và cũng chưa từng xếp ngoài top 4 kể từ khi Arsène Wenger nắm quyền đội bóng năm 1996. === Quá trình phát triển === Do yêu cầu của Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), cơ quan quản lý bóng đá quốc tế, rằng các giải đấu trong nước phải giảm số trận đấu, số câu lạc bộ giảm xuống còn 20 năm 1995, với việc 4bđội xuống hạng và chỉ có 2 lên hạng. Ngày 8 tháng 6 năm 2006, FIFA yêu cầu tất cả các giải đấu lớn của châu Âu, gồm cả Serie A của Italia và La Liga của Tây Ban Nha giảm xuống còn 18 đội bắt đầu từ mùa 2007–08. Premier League phản ứng bằng cách đưa ra các ý định của họ để phản đối việc cắt giảm. Cuối cùng, mùa 2007–08 vẫn khởi tranh với 20 đội. Giải đấu được đổi tên FA Premier League đơn giản hơn thành Premier League năm 2007. == Cơ cấu tổ chức == Football Association Premier League Ltd (FAPL) được tổ chức như 1 công ty và được sở hữu bởi 20 thành viên câu lạc bộ. Mỗi câu lạc bộ là 1 cổ đông, với 1 phiếu mỗi khi biểu quyết về các vấn đề như thay đổi quy tắc và hợp đồng. Các câu lạc bộ lựa chọn ra 1 chủ tịch, giám đốc điều hành, và các thành viên ban giám đốc để giám sát các hoạt động của giải đấu. Chủ tịch hiện tại là Sir Dave Richards, được bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1999, và giám đốc điều hành là Richard Scudamore, được bổ nhiệm tháng 11 năm 1999. Cựu chủ tịch và giám đốc điều hành, John Quinton và Peter Leaver, bị buộc từ chức vào tháng 3 năm 1999 sau khi trao hợp đồng tư vấn cho cựu giám đốc Sky Sam Chisholm và David Chance. Liên đoàn bóng đá Anh không trực tiếp tham gia vào việc điều hành Premier League, nhưng có quyền phủ quyết với tư cách cổ đông đặc biệt trong việc lựa chọn chủ tịch và giám đốc điều hành và khi các luật mới được đưa ra áp dụng cho giải đấu. Premier League có đại diện tại Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu của UEFA, số câu lạc bộ và những câu lạc bộ được lựa chọn theo hệ số UEFA. Mùa giải 2012–13 Premier League có 10 đại diện trong Hiệp hội: Arsenal, Aston Villa, Chelsea, Everton, Fulham, Liverpool, Manchester City, Manchester United, Newcastle United và Tottenham Hotspur. Hiệp hội các Câu lạc bộ châu Âu có trách nhiệm lựa chọn ra ba thành viên tham gia Ủy ban các giải đấu cấp câu lạc bộ của UEFA, nơi tham gia điều hành các giải đấu của UEFA như Champions League và UEFA Europa League. == Thể thức giải đấu == === Giải đấu === Có 20 câu lạc bộ tại Premier League. Trong một mùa giải (từ tháng 8 tới tháng 5) mỗi câu lạc bộ sẽ thi đấu với các đối thủ khác 2 lần (vòng tròn 2 lượt), 1 trên sân nhà của họ và 1 trận sân đối phương, tính ra có 38 trận đấu. Các đội sẽ giành được 3 điểm/trận thắng và 1 điểm/trận hòa. Không có điểm khi thua trận. Các đội sẽ được xếp hạng theo tổng số điểm giành được, rồi sau đó mới xét tới hiệu số bàn thắng, và số bàn ghi được. Nếu vẫn bằng điểm nhau, các đội sẽ được tính là xếp cùng vị trí. Nếu việc bằng nhau đó quyết định tới chức vô địch, xuống hạng hay giành quyền tham dự 1 giải đấu khác, 1 trận play-off sẽ được diễn ra trên sân trung lập để xác định thứ hạng. 3 vị trí thấp nhất sẽ xuống chơi tại Football League Championship, còn 2 đội đứng đầu Championship, cùng với đội thắng vòng play-off dành cho các đội xếp từ thứ 3 tới thứ 6 Championship, sẽ dành quyền lên hạng. Năm 2008 đã từng có đề xuất thêm vòng đấu 39 nhưng ý tưởng này đã bị hủy bỏ. === Tư cách tham dự các giải đấu châu Âu === Mùa giải 2009–10 suất tham dự UEFA Champions League thay đổi, 4 đội đứng đầu Premier League giành quyền tham dự UEFA Champions League, với việc 3 đội dẫn đầu lọt trực tiếp vào vòng bảng. Trước đó chỉ có 2 đội dẫn đầu lọt trực tiếp. Đội xếp thứ 4 tham dự Champions League ở vòng play-off dành cho các đội không vô địch và phải thắng sau 2 lượt trận mới được vào vòng bảng. Đội xếp thứ 5 Premier League sẽ trực tiếp tham dự UEFA Europa League, đội thứ 6 và thứ 7 được tham dự hay không, phụ thuộc vào đội vô địch 2 cúp quốc nội là FA Cup và League Cup. Hai suất Europa League sẽ được dành cho đội vô địch của giải đấu đó; nếu đội vô địch FA Cup hoặc League Cup đã giành quyền tham dự Champions League, thì suất đó sẽ dành cho đội có vị trí kết thúc ở vị trí cao hơn tại Premier League. Một suất tham dự UEFA Europa League khác cũng có thể giành được nhờ giải Fair Play. Nếu Premier League là một trong ba giải đứng bảng xếp hạng Fair Play của châu Âu, đội xếp cao nhất trong bảng xếp hạng Fair Play Premier League nếu chưa giành quyền tham dự cúp châu Âu sẽ được tham dự từ vòng loại thứ nhất UEFA Europa League. Một ngoại lệ xảy ra năm 2005, khi Liverpool vô địch Champions League năm trước đó, nhưng họ không giành được quyền tham dự Champions League tại Premier League mùa giải đó. UEFA dành cho Liverpool quyền đặc biệt tham dự Champions League, giúp Anh có 5 đội tham dự. UEFA sau đó đưa ra quy định đội đương kim vô địch mặc nhiên được tham dự vào mùa sau bất chấp kết quả của họ tại giải quốc nội. Tuy nhiên, đối với những quốc gia có 4 suất tham dự Champions League, nếu nhà vô địch Champions League kết thúc ở vị trí ngoài đội đứng đầu ở giải quốc nội, đội đó sẽ lấy suất tham dự của đội xếp thứ 4. Tại thời điểm đó, không có một liên đoàn nào có hơn 4 đại diện tham dự Champions League. Điều này diễn ra vào năm 2012, khi Chelsea – đội vô địch Champions League năm trước đó nhưng xếp thứ 6 tại giải trong nước – giành suất tham dự Champions League của Tottenham Hotspur, đội phải tham dự Europa League. Bắt đầu từ mùa 2015–16, đội vô địch Europa League sẽ được tham dự Champions League mùa giải tiếp theo, suất tối đa tham dự Champions League cho mỗi quốc gia được nâng lên 5. Một quốc gia có 4 suất Champions League, như Anh, sẽ chỉ kiếm được suất thứ 5 nếu một câu lạc bộ không giành được quyền tham dự Champions League thông qua giải quốc nội mà vô địch Champions League hoặc Europa League. Năm 2007, Premier League trở thành giải đấu đứng đầu bảng xếp hạng Các giải đấu châu Âu dựa theo thành tích của các câu lạc bộ Anh tại cúp châu Âu trong giai đoạn 5 năm. Điều này đã phá vỡ sự thống trị 8 năm của giải vô địch quốc gia Tây Ban Nha, La Liga. === Các câu lạc bộ Premier League tại các giải quốc tế === Từ mùa 1992–93 tới 2015–16, các câu lạc bộ Premier League đã 4 lần giành chức vô địch UEFA Champions League (và 5 lần giành á quân), xếp sau La Liga của Tây Ban Nha với 9 lần và Serie A của Italia với 5 lần, còn lại xếp trên các nước khác, xếp ngay trên Bundesliga của Đức với 3 lần vô địch (xem bảng tại đây). FIFA Club World Cup (hay FIFA Club World Championship, theo tên gọi ban đầu) từng 1 lần được các câu lạc bộ Premier League giành được (Manchester United năm 2008), họ cũng 2 lần giành chức á quân, xếp sau Brasileirão của Brazil và La Liga của Tây Ban Nha với bốn lần, và Serie A của Italia với hai lần (xem bảng tại đây). === Lên, xuống hạng === Các câu lạc bộ của Giải Ngoại hạng và Giải bóng đá hạng nhất Anh có sự chuyển đổi hạng thi đấu sau mỗi mùa giải. Cụ thể, ba đội bóng đứng cuối bảng xếp hạng của giải Ngoại hạng Anh sẽ trực tiếp xuống chơi tại Giải bóng đá hạng nhất Anh. Còn 2 đội đứng đầu bảng của giải hạng nhất Anh sẽ trực tiếp thăng hạng lên Ngoại hạng Anh, một cầu lạc bộ còn lại sẽ lên hạng sau chiến thắng trong trận play-off giữa các đội đứng thứ 3, thứ 4, thứ 5 và thứ 6 giải hạng nhất Anh. Số lượng các câu lạc bộ có sự chuyển đổi hạng thi đấu được thể hiện như sau: == Các câu lạc bộ == Có tổng cộng 47 câu lạc bộ từng tham dự Premier League từ khi thành lập năm 1992, tính đến mùa 2016–17. === Các đội vô địch === Vô địch theo câu lạc bộ === Các câu lạc bộ theo giai đoạn === Do việc lên xuống hạng, chỉ có 6 thành viên sáng lập Premier League chưa từng xuống hạng, trong khi đó 6 đội sáng lập khác chưa thể trở lại sau khi xuống hạng. Có 25 câu lạc bộ giành được quyền thăng hạng, chỉ có 3 đội không xuống hạng trong mùa tiếp theo, trong khi đó có 7 đội xuống hạng ngay sau 1 giai đoạn. Số còn lại 15 câu lạc bộ lên xuống nhiều lần, như trường hợp của thành viên sáng lập Crystal Palace là 5 giai đoạn khác nhau. === Mùa 2016–17 === Dưới đây là 20 câu lạc bộ tham dự Premier League mùa 2016–17. Newcastle United, Norwich City và Aston Villa xuống chơi tại Championship mùa 2016–17, trong khi đó Burnley, Middlesbrough và Hull City, lần lượt là đội vô địch, á quân và đội thắng trong trận chung kết playoff, lên thi đấu từ Championship. AFC Bournemouth, Stoke và Swansea là những câu lạc bộ vẫn tiếp tục tại Premier League sau lần lên hạng đầu tiên, với lần lượt là mùa giải thứ 2, 8 và 5 (trong tổng cộng 25 mùa). a: Thành viên sáng lập Premier Leagueb: Chưa từng xuống hạng từ Premier Leaguec: Một trong 12 đội Football League ban đầud: Câu lạc bộ có trụ sở tại Wales === Các câu lạc bộ ngoài Anh === Wales Năm 2011, câu lạc bộ của Wales tham dự Premier League lần đầu tiên, khi Swansea City giành suất lên hạng. Trận đấu đầu tiên của Premier League diễn ra bên ngoài nước Anh là trận đấu sân nhà của Swansea City ở Sân vận động Liberty gặp Wigan Athletic ngày 20 tháng 8 năm 2011. Mùa 2012–13, Swansea giành quyền tham dự Europa League khi vô địch League Cup. Số câu lạc bộ của Wales tại Premier League được tăng lên 2 lần đầu tiên mùa 2013–14, khi Cardiff City giành quyền thăng hạng, nhưng Cardiff City đã xuống hạng ngay mùa đó. Vì họ là thành viên của Hiệp hội bóng đá Wales (FAW), vấn đề là những câu lạc bộ như Swansea nên đại diện cho Anh hay Wales ở các giải đấu châu Âu đã đặt ra những cuộc thảo luận kéo dài tại UEFA. Swansea giành một trong ba suất của Anh tham dự Europa League mùa 2013–14 sau khi vô địch League Cup 2012–13. Quyền của các câu lạc bộ Wales thi đấu dưới danh nghĩa đại diện của Anh được tranh cãi cho tới khi Welsh UEFA làm rõ vấn đề tháng 3 năm 2012. Scotland và Ireland Việc tham dự Premier League của một vài câu lạc bộ Scotland hay Ireland được đưa ra thảo luận vài lần nhưng không có kết quả. Ý tưởng khả thi nhất là vào năm 1998, khi Wimbledon được Premier League chấp thuận di chuyển tới Dublin, Ireland, nhưng cuối cùng bị chặn lại bởi Hiệp hội bóng đá Cộng hòa Ireland. Thêm vào đó, giới truyền thông thi thoảng lại đưa ra ý tưởng về việc hai đội bóng lớn nhất Scotland, Celtic và Rangers, nên hoặc sẽ gia nhập Premier League, nhưng không có gì ngoài các cuộc thảo luận. == Các nhà tài trợ == Từ 1993 tới 2016, Premier League đã bán quyền tài trợ giải đấu cho hai công ty; Barclays là nhà tài trợ gần nhất, họ tài trợ cho Premier League từ năm 2001 tới 2016 (trước 2004, tài trợ thông qua thương hiệu Barclaycard trước khi trở lại với nhãn hiệu ngân hàng chính năm 2004). Hợp đồng của Barclays với Premier League kết thúc vào cuối mùa giải 2015–16. FA thông báo vào ngày 4 tháng 6 năm 2016, rằng sẽ không còn bất cứ nhà tài trợ nào gắn tên với Premier League nữa, họ muốn xây dựng một thương hiệu "sạch" cho giải đấu giống như các giải đấu thể thao nhà nghề Mỹ. Ngoài nhà tài trợ chính của giải đấu, Premier League còn có một số đối tác chính thức và các nhà cung cấp. Bóng chính thức được cung cấp bởi Nike có hợp đồng từ mùa 2000–01 khi họ giành được quyền từ tay Mitre. == Tài chính == Premier League là giải đấu bóng đá có doanh thu cao nhất thế giới, với tổng doanh thu các câu lạc bộ là 2.48 tỉ Euro mùa 2009–10. Mùa 2013–14, do doanh thu truyền hình được cải thiện và kiểm soát chi phí, Premier League đã có lợi nhuận ròng vượt trên 78 triệu bảng Anh, vượt qua tất cả các giải bóng đá khác. Năm 2010 Premier League giành Giải thưởng Nữ hoàng dành cho doanh nghiệp trong hạng mục Thương mại quốc tế tôn vinh những đóng góp xuất sắc của họ đối với thương mại quốc tế và giá trị mà nó mang lại cho bóng đá Anh và ngành công nghiệp truyền hình của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Premier League có một vài câu lạc bộ giàu nhất thế giới. Bảng xếp hạng "Football Money League" của Deloitte có bảy cây lạc bộ Premier League nằm trong top 20 trong mùa giải 2009–10, và cả 20 câu lạc bộ nằm trong top 40 toàn cầu tới cuối mùa 2013–14, phần lớn là kết quả của việc tăng doanh thu bản quyền truyền hình. Từ năm 2013, giải đấu thu về 2.2 tỉ Euro một năm tiền bản quyền truyền hình nội địa và quốc tế. Các câu lạc bộ tại Premier League đã đồng ý về nguyên tắc trong tháng 12 năm 2012, để kiểm soát chi phí mới một cách triệt để. Hai đề xuất bao gồm quy tắc hòa vốn và một mức trần mà các câu lạc bộ có thể tăng quỹ lương của họ theo từng mùa. == Bản quyền truyền hình == === Vương quốc Anh và Ireland === Từ năm 1992, sau khi 20 CLB hàng đầu nước Anh rời hệ thống Football League, Ngoại hạng Anh ra đời và hoạt động như một tập đoàn. Nó được điều hành bởi chính các đội bóng tham dự, độc lập với Liên đoàn bóng đá Anh. Sky là kênh phát sóng chủ yếu giải đấu này tại Vương quốc Anh và Ireland, sau này có thêm các kệnh khác cùng phát như ESPN, Setanta Sports, hiện nay là BT Sport, BT Sport bắt đầu nhảy vào tranh chấp miếng bánh ngon này với Sky, kênh truyền hình từ trước đến nay vốn độc quyền giải đấu trên lãnh thổ Anh từ năm 2013. Khi ấy, nhờ luật “đấu thầu mù” của Ngoại hạng Anh, hãng này bất ngờ lần đầu tiên giành quyền phát sóng 38 trận mỗi mùa. Từ khi BT Sport nhảy vào, giá bản quyền truyền hình trong lãnh thổ Anh tăng đột biến, từ 1,5 tỷ đôla mỗi mùa trong khoảng thời gian 2013 - 2016 lên 2,6 tỷ đôla trong giai đoạn 2016 - 2019. Tính ra, mỗi trận đấu từ năm 2016 sẽ có giá 15 triệu đôla chỉ riêng trên đất Anh. === Toàn thế giới === Premier League là giải đấu bóng đá được xem nhiều nhất trên thế giới, phát sóng trên 212 vùng lãnh thổ tới 643 triệu hộ gia đình và khoảng 4,7 tỉ khán giả truyền hình. Tại Việt Nam, hơn 10 năm trước, người hâm mộ Việt Nam vẫn được thưởng thức miễn phí EPL trên truyền hình khi giải phát trên VTV3 từ năm 2002 đến 2007. Nhưng sau đó, một số đài truyền hình trả tiền tại Việt Nam muốn tăng thị phần nên đã sẵn sàng bỏ ra hàng núi tiền để mua độc quyền bản quyền phát sóng EPL. Cuộc đua giữa các nhà đài luôn diễn ra rất căng thẳng khiến giá bản quyền EPL tăng với tốc độ phi mã. Kể từ năm 2010 đến nay, công ty truyền hình số vệ tinh VSTV (K+ - đơn vị liên doanh giữa VTV và Canal Plus) đã đánh bật các đối thủ khác trong nước và trở thành đơn vị duy nhất sở hữu tất cả các trận đấu của mỗi mùa giải. == Khoảng cách với các giải đấu thấp hơn == Khoảng cách giữa Premier League và Football League ngày càng tăng. Kể từ khi tách khỏi Football League, nhiều câu lạc bộ sáng lập Premier League vẫn đang vật lộn ở các giải thi đấu thấp hơn. Do một phần lớn là sự chênh lệch về doanh thu bản quyền truyền hình giữa các giải đấu, nhiều câu lạc bộ mới lên hạng rất khỏ khăn để trụ lại sau mùa giải đầu tiên của họ tại Premier League. Ở mọi mùa bóng trừ 2001–02 và 2011–12, có ít nhất một đội bóng mới lên Premier League phải quay trở lại với Football League. Mùa 1997–98 cả ba đội mới lên hạng đều phải xuống hạng vào cuối mùa bóng. Premier League vẫn phân chia một phần doanh thu bản quyền truyền hình cho các câu lạc bộ phải xuống hạng. Bắt đầu từ mùa 2013–14, khoản này đã vượt quá 60 triệu bảng cho bốn mùa bóng. Mặc dù đã có kế hoạch để giúp các đội bóng điều chỉnh sự không cân đối về doanh thu truyền hình (trung bình các đội Premier League nhận 55 triệu bảng trong khi đó các câu lạc bộ Football League Championship chỉ là 2 triệu), người ta cho rằng chính các khoản được chia này đã làm sâu thêm khoảng cách giữa các đội từng được tham dự Premier League với các câu lạc bộ khác, dẫn đến việc các câu lạc bộ thường trở lại sau khi xuống hạng. Một vài câu lạc bộ không thể quay trở lại ngay với Premier League, các vấn đề về tài chính, bao gồm một vài trường hợp bị chính quyền tiếp quản hoặc thậm chí là phá sản. == Các sân vận động == Tính tới mùa 2015–16, Premier League đã được diễn ra trên 53 sân vận động kể từ mùa giải đầu tiên của Premier League 1992. Sau thảm họa Hillsborough năm 1989 và kế quả của Báo cáo Taylor đề nghị loại bỏ khán đài đứng; kết quả là các sân vận động tại Premier League đều là khán đài ngồi. Từ khi thành lập Premier League, các sân bóng ở anh đã được nâng cấp sức chứa và cơ sở vật chất, một số câu lạc bộ còn chuyển tới những sân vận động xây mới. Chín sân vận động từng diễn ra Premier League đã bị phá hủy. Các sân đấu của mùa 2010–11 sân có sức chứa lớn nhất là: Old Trafford, sân nhà của Manchester United với sức chứa 75,957 còn nhỏ nhất là Bloomfield Road, sân nhà của Blackpool, với sức chứa 16,220. Tổng sức chứa của các sân vận động Premier League mùa 2010–11 là 770,477 trung bình là 38,523 một sân. Khán giả tới sân là một nguồn thu đáng kể của các câu lạc bộ Premier League. Mùa 2009–10, trung bình có 34,215 khán giả tới xem một trận đấu tại Premier League trong tổng số 13,001,616. Con số này tăng 13,089 so với số 21,126 khán giả ghi nhận trong mùa giải đầu tiên (1992–93). Tuy nhiên, sau mùa bóng 1992–93 sức chứa của các sân giảm xuống do phải loại bỏ khán đài đứng và đến hạn chót là mùa 1994-95 các sân phải bao gồm toàn bộ khán đài ngồi. Kỉ lục trung bình khán giả tới sân tại Premier League là 36,144 được thiết lập vào mùa giải 2007–08. Kỉ lục đó sau đó bị phá mùa 2013–14 với 36,695 khán giả, cao nhất kể từ năm 1950. == Huấn luyện viên == Huấn luyện viên tại Premier League phụ trách đội bóng ngày qua ngày bao gồm tập luyện, lựa chọn đội hình và mua bán cầu thủ. Tầm ảnh hưởng của họ thay đổi từ cầu lạc bộ này đến câu lạc bộ khác và có liên quan tới chủ sở hữu đội bóng và mối quan hệ với các cổ động viên. Các huấn luyện viên phải đạt chứng chỉ UEFA Pro Licence bằng cấp cao nhất, sau khi hoàn thành cả UEFA 'B' và 'A' Licences. UEFA Pro Licence là yêu cầu cần thiết đối với những người muốn huấn luyện lâu dài tại Premier League (nghĩa là dưới 12 tuần là thời gian huấn luyện viên tạm quyền được cho phép huấn luyện đội bóng). Vị trí tạm quyền sẽ được bổ nhiệm trong khoảng thời gian trống chờ đợi huấn luyện viên chính thức mới. Một vài huấn luyện viên đã được bổ nhiệm làm huấn luyện viên chính thức sau thời gian tạm quyền; ví dụ như trường hợp của Paul Hart ở Portsmouth hay David Pleat ở Tottenham Hotspur. Huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất là Alex Ferguson, người nắm quyền Manchester United từ tháng 11 năm 1986 tới khi nghỉ hưu mùa 2012–13, nghĩa là ông huấn luyện cả 21 mùa đầu tiên của Premier League. Arsène Wenger hiện là huấn luyện viên có thời gian làm việc dài nhất, khi vẫn đang dẫn dắt Arsenal tại Premier League từ 1996. Các huấn luyện viên giành chức vô địch Các huấn luyện viên hiện tại ở Premier League == Cầu thủ == === Số lần ra sân === Ryan Giggs đang giữ kỉ lục số lần ra sân tại Premier League và cũng có 13 lần vô địch Premier League, nhiều hơn bất cứ cầu thủ nào. === Cầu thủ nước ngoài và quy định chuyển nhượng === Trong mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, ở vòng đấu mở màn chỉ có 11 cầu thủ ra sân trong đội hình xuất phát đến từ bên ngoài của Vương quốc Anh hoặc Ireland. Tới mùa 2000–01, số cầu thủ nước ngoài tham dự Premier League là 36%. Mùa 2004–05 con số tăng lên 45%. Ngày 26 tháng 12 năm 1999, Chelsea trở thành đội bóng đầu tiên tại Premier League ra sân với toàn cầu thủ nước ngoài, còn ngày 14 tháng 2 năm 2005, Arsenal trở thành đội bóng đầu tiên đăng ký cả 16 cầu thủ cho 1 trận đấu là người nước ngoài. Tới năm 2009, chỉ còn dưới 40% cầu thủ tham dự Premier League là người Anh. Để đối phó với những lo ngại rằng các câu lạc bộ ngày càng bỏ qua các cầu thủ trẻ Anh để sử dụng các cầu thủ nước ngoài, năm 1999, Cục Xuất nhập cảnh Vương quốc Anh thắt chặt quy định của cấp giấy phép lao động cho cầu thủ đến từ ngoài Liên minh châu Âu. Một cầu thủ ngoài EU chỉ được cấp giấy phép lao động khi thi đấu 75% số trận đấu hạng 'A' mà cầu thủ đó được lựa chọn trong vòng 2 năm, và quốc gia của cầu thủ đó trung bình phải xếp ít nhất là thứ 70 trong bảng xếp hạng FIFA trong vòng 2 năm. Nếu 1 cầu thủ không đạt được những tiêu chí đó, câu lạc bộ muốn ký hợp đồng với cầu thủ đó có thể đưa ra lời yêu cầu. Các cầu thủ sẽ chỉ được chuyển nhượng khi thị trường chuyển nhượng mở cửa bởi Hiệp hội bóng đá. Sẽ có 2 kỳ chuyển nhượng bắt đầu từ ngày cuối cùng của mùa giải tới 31 tháng 8 và từ 31 tháng 12 tới 31 tháng Giêng. Cầu thủ đã được đăng ký sẽ không được thay đổi trong kì chuyển nhượng đó trừ khi có giấy phép đặc biệt từ FA, thường là trong trường hợp khẩn. Tới mùa 2010–11, Premier League đưa ra luật mới về việc các câu lạc bộ chỉ được phép đăng ký tối đa 25 cầu thủ trên 21 tuổi, cùng với đó là danh sách đội hình chỉ được phép thay đổi trong kì chuyển nhượng hoặc trong trường hợp đặc biệt. Cùng với đó là khái niệm 'home grown' cũng được áp dụng, theo đó cũng từ năm 2010 ít nhất là 8 trong số 25 cầu thủ đăng ký phải là 'cầu thủ home-grown'. === Lương cầu thủ và phí chuyển nhượng === Không có mức lương trần dành cho một cá nhân hay một đội bóng nào tại Premier League. Đây là kết quả của những bản hợp đồng bản quyền truyền hình ngày càng hấp dẫn, lương các cầu thủ tăng mạnh kể từ khi Premier League ra đời khi mà mức lương trung bình của cầu thủ chỉ là 75.000 bảng Anh một năm. Mức lương trung bình vào mùa 2008–09 là 1,1 triệu bảng. Tới năm 2015, trung bình lương của Premier League cao nhất trong các giải bóng đá trên thế giới. Kỷ lục chuyển nhượng dành cho một cầu thủ Premier League tăng đều đặn qua từng năm. Trước khi bắt đầu mùa giải Premier League đầu tiên Alan Shearer mới trở thành cầu Anh có mức chuyển nhượng trên 3 triệu bảng. Các kỷ lục tăng đều đặn trong vài mùa giải đầu tiên ở Premier League, cho đến khi Alan Shearer đã phá vỡ kỷ lục 15 triệu bảng khi chuyển tới Newcastle United vào năm 1996. Ba kỉ lục chuyển nhượng cao nhất lịch sử thể thao thì đều là các câu lạc bộ Premier League bán đi, khi Tottenham Hotspur bán Gareth Bale cho Real Madrid với giá 85 triểu bảng năm 2013, Manchester United bán Cristiano Ronaldo cho Real Madrid với mức giá 80 triệu bảng năm 2009, và Liverpool bán Luis Suárez cho Barcelona thu về 75 triệu năm 2014. === Cầu thủ ghi bàn hàng đầu === Số liệu thống kê chính xác tới 17 tháng 1 năm 2016. Chiếc giày vàng được trao cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng tại Premier League vào cuối mỗi mùa bóng. Cựu tiền đạo Blackburn Rovers và Newcastle United Alan Shearer đang giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất tại Premier League với 260. Hai mươi tư cầu thủ đã đạt cột mốc 100 bàn thắng. Kể từ mùa giải Premier League đầu tiên 1992–93, 14 cầu thủ đến từ 10 câu lạc bộ khác nhau đã giành hoặc chia sẻ danh hiệu vua phá lưới giải đấu. Thierry Henry giành danh hiệu vua phá lưới thứ tư với 27 bàn vào mùa 2005–06. Andrew Cole và Alan Shearer cùng nhau giữ kỉ lục ghi nhiều bàn thắng nhất trong một mùa giải (34) – cho lần lượt Newcastle và Blackburn. Ryan Giggs của Manchester United giữ kỉ lục ghi bàn trong nhiều mùa liên tiếp nhất, với việc ghi bàn trong cả 21 mùa giải đầu tiên. == Giải thưởng == === Cúp === Premier League có 2 chiếc cúp – một chiếc cúp thật (được giữ bởi nhà đương kim vô địch) và một bản sao dự trữ. Hai chiếc cúp sẽ được sử dụng trong trường hợp hai câu lạc bộ có thể có cơ hội vô địch ở ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải. Trong trường hợp có nhiều hơn hai đội cùng cạnh tranh nhau chức vô địch trong ngày thi đấu cuối cùng của mùa giải – thì một bản sao từng được giành bởi một câu lạc bộ trước đó sẽ được sử dụng. Chiếc cúp Premier League hiện tại được tạo ra bởi Royal Jewellers Asprey of London. Chiếc cúp bao gồm thân cúp với chiếc vương miện bằng vàng và chiếc đế bằng malachit. Chiếc đế nặng 33 pound (15 kg) còn thân cúp nặng 22 pound (10,0 kg). Cả thân và đế cao 76 cm (30 in), rộng 43 cm (17 in) và sâu 25 cm (9,8 in). Thân chính được làm từ bạc đặc thật và bạc mạ vàng, trong khi đó đế được làm từ malachit, một loại đá quý. Đế có một dải bạc xung quanh chu vi của nó, nơi ghi tên các nhà vô địch giải đấu. Malachit màu xanh cũng là tượng trưng cho màu xanh của cỏ trên sân. Chiếc cúp được thiết kế dựa trên huy hiệu của Tam Sư kết hợp với bóng đá Anh. Hai con sư tử được đặt ở hai bên chiếc cúp phía trên tay nắm– con thứ ba được biểu tượng chính là người đội trưởng của đội vô địch người nâng cao chiếc cúp, và khi ấy chiếc vương miện vàng sẽ ở trên đầu của anh ta. Các ruy băng treo lên tay nắm được thể hiện bằng màu của đội vô địch giải đấu năm đó. Năm 2004, một phiên bản vàng đặc biệt được trao cho Arsenal khi họ giành chức vô địch mà không để thua một trận đấu nào. === Các giải thưởng cho cầu thủ và huấn luyện viên === Bên cạnh việc cúp dành cho đội vô địch và huy chương dành cho các cá nhân cầu thủ, Premier League cũng trao các giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất tháng và Cầu thủ xuất sắc nhất tháng hàng tháng, và giải Huấn luyện viên xuất sắc nhất mùa giải, Cầu thủ xuất sắc nhất mùa giải, Chiếc giày vàng và Găng tay vàng hàng năm. === Giải thưởng 20 năm === Năm 2012, Premier League kỉ niệm thập niên thứ hai bằng lễ trao Giải thưởng 20 năm: Đội hình tiêu biểu Chuyên gia bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Rio Ferdinand, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Roy Keane, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer Khán giả bình chọn: Peter Schmeichel, Gary Neville, Tony Adams, Nemanja Vidić, Ashley Cole, Cristiano Ronaldo, Steven Gerrard, Paul Scholes, Ryan Giggs, Thierry Henry, Alan Shearer == Tham khảo == Tài liệu tham khảo == Liên kết ngoài == Website chính thức (tiếng Anh) (tiếng Indonesia) (tiếng Bồ Đào Nha) (tiếng Tây Ban Nha) (tiếng Thái) (tiếng Trung) Giải bóng đá Ngoại hạng Anh trên trang Open Directory Project
minh nhí.txt
Nghệ sĩ Minh Nhí tên thật là Trương Hùng Minh sinh ngày 20 tháng 1 năm 1964 tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), được biết đến với vai trò là một diễn viên hài - kịch nói. Anh từng 2 lần được trao giải Mai Vàng dành cho "Diễn viên kịch nói xuất sắc nhất" do báo Người Lao động tổ chức vào những năm 1998-1999. Nghệ danh Minh Nhí được ghép từ tên và chữ "Nhí" do đồng nghiệp đặt để chỉ ngoại hình và cũng là những vai diễn nhí nhảnh của anh trên sân khấu. Hiện nay, bên cạnh công việc biểu diễn, Minh Nhí còn đảm đương nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như: diễn viên điện ảnh, đạo diễn sân khấu, giáo viên dạy diễn xuất, và giám đốc của công ty Hoàng Kim, một đơn vị chuyên tổ chức và dàn dựng các buổi biểu diễn nghệ thuật == Tiểu sử và sự nghiệp == Minh Nhí sinh ngày 20 tháng 1 năm 1964 tại thị xã Sa Đéc, tỉnh Sa Đéc (nay là thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp), trong một gia đình có 8 người con (anh là áp út). Khi còn là học sinh, Minh Nhí học khá giỏi. Năm cấp 2 học tại Trường Thị xã Sa Đéc, Minh Nhí đã từng được chọn đi thi học sinh giỏi văn cấp tỉnh và đoạt giải nhất khối lớp 9. Năm 18 tuổi, anh tốt nghiệp tú tài, mặc dù có năng khiếu với môn văn và từng có ước mơ thi vào Khoa văn thuộc Trường Đại học Tổng hợp Sài Gòn nhưng vì trong gia đình có người làm nghề thuốc nên Minh Nhí phải theo lời cha mẹ thi vào trường đại học Y, kết quả là anh không đậu khi chỉ thiếu có nửa điểm. Đang có ý định tiếp tục ôn luyện để năm sau thi lại trường Y thì Minh Nhí đã đăng ký dự thi và trúng tuyển vào lớp đào tạo đạo diễn của Trường Nghệ thuật Sân khấu 2 (nay là Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh - Cao đẳng SK-ĐA Thành phố Hồ Chí Minh). Theo như Minh Nhí, ban đầu anh có ý định thi vào Khoa diễn viên nhưng lại không đủ tiêu chuẩn về ngoại hình nên đành đăng ký thi vào Khoa đạo diễn của trường. Cùng khóa học với anh có những nghệ sĩ thành danh sau này như: Lý Hải, Cát Phượng, Hữu Bình, Hoàng Sơn,... Trong suốt thời gian học tập tại đây, để có tiền đóng học phí và sinh hoạt, anh đã cùng các bạn học của mình là Kim Loan, Minh Phượng, Cảnh Đôn lập thành một nhóm hài mang tên "Con Nhím". Đến năm thứ 3, nhờ khả năng diễn hài cộng với ngoại hình khá đặc biệt của mình, Minh Nhí liên tiếp nhận được những lời mời đóng phim và đóng kịch, hầu hết trong số đó đều là những vai hài. Trong thời gian đầu đi biểu diễn, anh thường dùng tên đầy đủ của mình là Trương Hùng Minh nhưng sau đó đổi thành Minh Nhí, đây cũng là nghệ danh được giữ cho tới ngày nay. Năm 1988, Minh Nhí tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi. Đến năm 1990, anh được các giảng viên Nguyễn Văn Phúc và Công Ninh đề cử vào vị trí phụ giảng. Một thời gian sau, anh chính thức được bổ nhiệm làm giảng viên bộ môn Biểu diễn sân khấu và nằm trong biên chế chính thức của Cao đẳng SK-ĐA Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều diễn viên thành danh hiện nay từng là học trò của anh như: Tiết Cương, Thúy Nga, Việt Hương, Hạnh Thúy, Cao Minh Đạt, Ngọc Trinh, Lê Quốc Nam, Quốc Thuận. Trong thời gian này, bên cạnh công việc giảng dạy, Minh Nhí cũng thường xuyên tham gia đóng phim và biểu diễn ở nhiều sân khấu kịch trong thành phố. Điển hình là Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần (Sân khấu nhỏ 5B), tên tuổi của anh cũng nhanh chóng được nhiều khán giả biết đến. Thập niên 1990, hài kịch được khán giả ưa chuộng và bắt đầu nở rộ. Năm 1994, Minh Nhí cùng nghệ sĩ Hữu Châu thành lập một nhóm hài lấy tên "Ban Song Tấu Hài", nhóm chuyên biểu diễn tại các sân khấu và tụ điểm của thành phố cũng như nhiều địa phương khác. Năm 1998, Với vai ông Tư Rơm trong vở "Cha vợ mê bóng đá" (diễn tại Nhà hát Hòa Bình). Minh Nhí đã đoạt giải Mai Vàng trong lĩnh vực hoạt động biểu diễn, đây một giải thưởng thường niên trong lĩnh vực sân khấu và nghệ thuật do báo Người Lao động tổ chức. Đây cũng là lần đầu tiên Minh Nhí được trao giải thưởng này. Đến năm 1999, anh lại được trao giải Mai Vàng trong hạng mục Kịch nói với vai "Chổm" trong vở "Vua trả nợ" (tác giả: Mỹ Dung - đạo diễn: Đoàn Bá - Sân khấu kịch Sài Gòn. Năm 2001, Minh Nhí cùng nghệ sĩ Quốc Thảo cộng tác với Nhà thiếu nhi Quận 1 và Quận đoàn Quận 1 thành lập một sân khấu kịch lấy tên là Sân khấu Trần Cao Vân. Theo đó, định hướng hoạt động của sân khấu này sẽ là một nơi ưu tiên cho các diễn viên trẻ thể hiện mình, và là nơi giao lưu giữa diễn viên và khán giả. Sau khi ký bản hợp đồng đầu tiên, sân khấu hoạt động được hơn 20 ngày (từ 2 tháng 9 đến 27 tháng 9 năm 2001) thì Uỷ ban Nhân dân Quận 1 đã có văn bản yêu cầu ngừng mọi hoạt động của sân khấu với lý do: Nhà thiếu nhi không có chức năng và quyền hạn ký hợp đồng kinh tế. Sau nhiều lần thương thuyết, Sân khấu Trần Cao Vân đã được giữ lại với một bản hợp đồng mới. Tuy nhiên, Minh Nhí và Quốc Thảo đã không đồng ý với nhiều điều khoản của bản hợp đồng này và tuyên bố rút khỏi dự án. Sau đó, Quận đoàn Quận 1 đã quyết định thanh lý hợp đồng mà không đền bù. Thiệt hại của 2 nghệ sĩ được công bố là hơn 500 triệu đồng, riêng đối với Minh Nhí, để có tiền xây sân khấu, anh đã phải thế chấp căn nhà của mẹ và bán căn nhà của mình để trả nợ khi dự án bị vỡ. Một thời gian sau, nghệ sĩ Huỳnh Anh Tuấn đã đề nghị Minh Nhí hợp tác làm lại Sân khấu Trần Cao Vân nhưng anh đã từ chối và sang lại toàn bộ cho Huỳnh Anh Tuấn. Sân khấu này sau đổi tên thành Sân khấu kịch Idecaf và hoạt động cho đến ngày nay. Cuối năm 2002, Minh Nhí tham gia vở cải lương "Hương đồng gió nội" do nghệ sĩ Quốc Thảo làm đạo diễn, đây được coi như lần đầu tiên anh chính thức tham gia diễn xuất trong một vở cải lương. Vở diễn còn có sự góp mặt của Ngọc Trinh, Việt Hương, Nghệ sĩ Nhân dân Diệp Lang, Hương Lan. Trước đó, Minh Nhí đã từng tập luyện để diễn trong vở cải lương "Xóm nghèo" của Nghệ sĩ Nhân dân Hoa Hạ nhưng sau đó đã trả lại vai vì cảm thấy không đáp ứng được yêu cầu của nhân vật. Tháng 8 năm 2003, tiếp nối thành công của bộ phim điện ảnh Gái nhảy, đạo diễn Lê Hoàng đã quyết định thực hiện phần 2 của bộ phim mang tên "Lọ Lem hè phố", nghệ sĩ Minh Nhí được mời vào vai "má mì", một vai diễn khá nhạy cảm và có tính cách độc đáo. Vai diễn này ở phần 1 do diễn viên Anh Vũ thủ vai nhưng sang đến phần 2, nghệ sĩ này và đạo diễn Lê Hoàng đã không thống nhất được về vấn đề tiền thù lao nên Minh Nhí đã được mời thế chỗ Anh Vũ, mặc dù trước đó anh được giao vai ông bầu ca nhạc. Đây cũng là bộ phim điện ảnh đầu tiên mà Minh Nhí được tham gia diễn xuất. Sau khi công chiếu, vai diễn "má mì" của Minh Nhí trong phim bị đánh giá là mờ nhạt hơn so với Anh Vũ ở phần 1. === Vụ việc lưu trú tại Mỹ quá thời hạn cho phép === Ngày 18 tháng 2 năm 2004, khi đang là giảng viên - chủ nhiệm lớp Trung cấp diễn viên K25M, Minh Nhí đã làm đơn xin Khoa diễn viên và Ban giám hiệu trường Cao đẳng - Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh cho nghỉ phép một tháng (từ 25 tháng 2 đến 25 tháng 3 năm 2004) để sang Hoa Kỳ tham gia một chương trình giao lưu văn hóa theo lời mời của Viet Art Production. Ngày 22 tháng 2, anh đã lên máy bay sang Hoa Kỳ khi còn đang trong thời gian làm thủ tục báo cáo và xin phép các cơ quan chức năng trong nước. Theo một số tờ báo của Việt Nam, sau khi sang Hoa Kỳ, Minh Nhí đã cư trú ở nhiều nơi và cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trong 5 tháng đầu, anh diễn phần lớn tại sòng bạc, bar, các bữa tiệc gia đình và một show diễn cùng Quốc Thảo ở San Jose vào ngày 19 tháng 5 năm 2004. Tuy nhiên, trong suốt thời gian ở đây, Minh Nhí đã không liên lạc với Ban giám hiệu trường Cao đẳng SK-ĐA Thành phố Hồ Chí Minh kể cả khi đã quá thời gian 1 tháng nghỉ phép để đi lưu diễn. Ngày 12 tháng 5 năm 2004, Ban giám hiệu trường Cao đẳng SK-ĐA Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo đến các phòng, khoa liên quan của trường để bổ nhiệm người thay thế và tạm dừng các chế độ hiện hưởng của Minh Nhí. Sau khi có văn bản báo cáo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Văn hóa - Thông tin. Ngày 30 tháng 7 năm 2004, nhà trường đã ra quyết định (số 39) xét kỷ luật và buộc thôi việc đối với Minh Nhí. Ngày 8 tháng 3 năm 2005, Minh Nhí cùng người vợ mới cưới trở về Việt Nam sau hơn một năm lưu trú tại Hoa Kỳ. Đến ngày 10 tháng 5, anh đã đến trình diện tại Phòng Quản lý nghệ thuật - Sở Văn hóa Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh để xin được phép biểu diễn lại và gửi một bản tường trình về những hoạt động của mình trong suốt thời gian còn ở Hoa Kỳ. Mặc dù trước đó, ngay sau khi trở về, Minh Nhí đã phát biểu trên một số tờ báo rằng ngày 11 tháng 3 sẽ tham gia trong một số chương trình văn nghệ và lễ trao giải trong nước. Theo bản tường trình này thì sau khi ra nước ngoài, chương trình biểu diễn bị đình lại, Minh Nhí đã tạm thời đi biểu diễn tại một số tiểu bang của Mỹ đồng thời tham gia quay một số băng video cùng một số trung tâm ca nhạc của người Việt ở nước này. Tại đây, anh đã gặp gỡ kết hôn với một nhân viên ngân hàng tại California - Mỹ, người phụ nữ này cũng là một khán giả hâm mộ anh. Lý giải về việc không kịp trở về trả phép đúng ngày, Minh Nhí cho biết phải ở lại Hoa Kỳ quá thời gian như vậy là để hoàn tất thủ tục kết hôn theo đúng luật pháp của nước sở tại. Trong bản tường trình gửi, anh cũng đã thừa nhận khuyết điểm và xin được tha thứ. Sau khi xem xét bản tường trình, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã có quyết định kỷ luật đối với Minh Nhí, theo đó Cục sẽ tạm thời thu hồi giấy phép biểu diễn của anh. Trong thời gian chịu kỷ luật, Minh Nhí cũng đã từ chối lời mời sang diễn tại Australia, một số sân khấu lớn của Thành phố như Sân khấu kịch Idecaf, Sân khấu 5B - Võ Văn Tần, Sân khấu kịch Sài Gòn cũng đã xin ý kiến cơ quan chức năng liên quan về việc cho Minh Nhí được biểu diễn trở lại. === Tiếp tục biểu diễn === Ngày 16 tháng 9 năm 2005, sau 6 tháng chịu kỷ luật, Minh Nhí đã được Cục nghệ thuật biểu diễn cho phép tiếp tục biểu diễn trở lại. Ngay sau đó, anh đã tham gia biểu diễn trong một số vở kịch quen thuộc trước đây của mình như: "Trùm lừa", "Bệnh sĩ", "Phép lạ", "Người tốt nhà số 5", "Tình gần", "Ả ca-ve nhà hàng Maxim",... Bên cạnh đó, Minh Nhí cũng có dự định thực hiện 2 liveshow với ý nghĩa ra mắt lại khán giả. Liveshow đầu tiên được tổ chức vào tháng 10 năm 2005 do nghệ sĩ Phước Sang thực hiện. Chương trình thứ 2 với chủ đề ngày nhà giáo Việt Nam thực hiện vào tháng 11 cùng năm, đồng thời phối hợp cùng Sân khấu Idecaf do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Minh Ngọc và Thanh Phương viết kịch bản, Minh Nhí làm đạo diễn, Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc cố vấn nghệ thuật. Nhân dịp này, Minh Nhí cũng cho ra mắt một CD ca nhạc với các bài hát như: "Ngẫu hứng sông Hồng", "Chuyện hợp tan"... Album do Trung tâm Lạc Hồng sản xuất, nhạc sĩ Minh Khang hòa âm, phối khí. Tháng 7 năm 2007, sau một thời gian tập trung vào diễn xuất, Minh Nhí đã quay trở lại với vai trò là một đạo diễn sân khấu, vở kịch mà anh dàn dựng có tên "Giết chó dạy chồng", một kịch bản dân gian khá quen thuộc. Tham gia vở hài kịch này có các nghệ sĩ: Việt Hương, Minh Béo, Bo Bo Hoàng, Vân Anh, Lê Giang... Cùng năm 2007, để kỷ niệm 20 năm đứng trên sân khấu. Minh Nhí dự kiến sẽ thực hiện hai album DVD hài kịch và chương trình liveshow có tên "Minh Nhí lý lắc" tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, sau đó anh đã ngừng kế hoạch thực hiện liveshow với những lý do khác nhau. Năm 2008, Minh Nhí trở lại với phim truyền hình khi tham gia diễn xuất trong bộ phim hài dài 50 tập "Cái bóng bên chồng" của đạo diễn Xuân Phước. Phim còn có sự góp mặt của một loạt diễn viên và nghệ sĩ hài nổi tiếng như: Hữu Châu, Công Ninh, Thanh Điền, Hạnh Thúy, Hương Giang, Như Phúc, Minh Hằng, Cao Minh Đạt. Ngày 19 tháng 9 cùng năm, bộ phim truyền hình 30 tập "Ra giêng ai cưới em?" được chính thức khởi quay, phim do Hãng phim Lasta sản xuất, Xuân Phước làm đạo diễn. Nghệ sĩ Minh Nhí được mời tham gia diễn xuất trong một vai phụ của phim. "Ra giêng ai cưới em?" được thực hiện để công chiếu mùa phim Tết nguyên đán 2009. Ngày 7 tháng 5 năm 2008, tại Sân khấu ca nhạc Trống Đồng, Minh Nhí đã làm lễ ra mắt công ty "Hoàng Kim", đây là một đơn vị chuyên tổ chức và dàn dựng các buổi biểu diễn nghệ thuật do anh sáng lập và giữ vai trò giám đốc. Trước đó, Minh Nhí đã được giám đốc Sân khấu Kịch Phú Nhuận - nghệ sĩ Hồng Vân giao cho chức vụ Phó giám đốc phụ trách ngoại vụ. Cuối năm 2008, Minh Nhí tham gia vào vai trò là "bầu show" của loạt chương trình biểu diễn nghệ thuật tại các tỉnh thành trong nước, đây là các chương trình có kết hợp giữa hài kịch và cải lương. Ngoài ra, anh còn là giáo viên dạy diễn xuất cho lớp đào tạo diễn viên của Lasta và Công ty đào tạo Á Châu. Tháng 5 năm 2009, Minh Nhí tham gia vào vở "Mẹ và người tình" (trước đây có tên là "Người yêu của cha tôi"), kịch bản của Lê Chí Trung và do Minh Nhí làm đạo diễn kiêm diễn viên. Đây được coi là vở bi kịch đầu tiên do anh dàn dựng. Tháng 6 năm 2009, Minh Nhí được mời diễn xuất trong bộ phim điện ảnh thứ 2 với vai diễn "Chú Lùn thông thái" trong "Nhật ký Bạch Tuyết", phim do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cộng tác cùng Hãng phim Thiên Ngân thực hiện. Nội dung phim chịu sự ảnh hưởng của "Chuyện thần tiên ở New York", một bộ phim rất thành công của Hollywood. Phim được dự tính công chiếu vào dịp Tết nguyên đán 2009. == Sân khấu == === Cải lương === Hương đồng gió nội Cô Dâu Phụ (vai Bếp Lục) === Kịch === Cha vợ mê bóng đá Người vợ ma Vua trả nợ Trùm lừa Bệnh sĩ Phép lạ Người tốt nhà số 5 Tình gần Ả cave nhà hàng Maxim Trúng số === Vai trò đạo diễn === Giết chó dạy chồng Vợ chồng lười Giờ đại kiết Người đưa đò Tiền ơi tiền Mẹ và người tình == Phim truyện == Lọ Lem hè phố Cái bóng bên chồng Đồng hồ cát Ra giêng ai cưới em? Nhật ký Bạch Tuyết Nhật Ký Vợ Chồng Son == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
richard iii của anh.txt
Richard III (2 tháng 10 năm 1452 – 22 tháng 8 năm 1485) là quốc vương của Anh từ năm 1483 tới khi qua đời. Ông là vị vua cuối cùng của triều đại nhà York, và thất bại của ông trong trận Bosworth chứng kiến đỉnh cao của cuộc chiến tranh Hoa Hồng (Wars of the Roses) và sự cáo chung của vương triều Plantagenet. Sau khi vua anh Edward IV, ông làm nhiếp chính cho vị vua nhỏ Edward V. Ít lâu sau, ông giam Edward và anh trai là Richard vào tháp Luân Đôn (xem thêm bài Những hoàng thân trong tòa tháp) rồi cướp ngôi, đăng quang ngày 6 tháng 7 năm 1483. Hai cuộc nổi dậy lớn bùng nổ thời Richard. Đầu tiên, năm 1483, những người đối lập trung thành với Edward IV, tiêu biểu là kingmaker của chính Richard, Henry Stafford, Công tước thứ hai của Buckingham làm loạn. Cuộc bạo động bị dập tắt, vì Buckingham bị hành hình tại Salisbury, gần Bull's Head Inn. Dù vậy, năm 1485 Henry Tudor, Bá tước thứ hai của Richmond (tức vua Henry VII tương lai) và bác là Jasper phất cờ khởi nghĩa. Richard đã giao chiến với nghĩa quân tại Bosworth Field, sau gọi là Redemore hay Dadlington Field, với tư cách là vị vua người Anh cuối cùng trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường ở Anh. Ông là quốc vương Plantagenet cuối cùng đồng thời là quốc vương cuối cùng của nước Anh thời Trung Cổ. Richard III và Harold II là hai vị vua Anh duy nhất tử trận. Bởi vì hoàn cảnh lên ngôi hậu quả của chiến thắng của Henry VII, di hài của vua Richard III được chôn cất mà không có nghi thức long trọng và đã bị mất hơn năm thế kỷ. Sau khi tử trận, vua Richard III được chôn cất vội vàng dưới nhà thờ Greyfriars ở trung tâm Leicester. Nhà thờ Greyfriars bị phá huỷ vào thế kỷ 16 và qua nhiều thế kỷ, địa điểm chính xác của nó đã bị lãng quên. Trong năm 2012, khai quật khảo cổ học đã được thực hiện trên một bãi đỗ xe hội đồng thành phố trên địa điểm đã từng bị chiếm đóng bởi Greyfriars, Leicester. Đại học Leicester đã xác nhận vào ngày 4 tháng 2 năm 2013 rằng một bộ xương được tìm thấy sau khi khai quật, vượt qua sự hoài nghi hợp lý, di hài này là của Richard III, dựa trên sự kết hợp của bằng chứng từ xác định niên đại đồng vị cacbon, và so sánh với các báo cáo hiện đại về bề ngoài của ông, và so sánh của mình DNA ti thể với hai mẫu hệ con cháu của chị cả của Richard III, Anne của York. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Richard III Society-Extensive online library of sources and secondary works Richard III Society, American Branch—includes links to online editions of many primary texts and secondary sources Richard III của Anh tại DMOZ The Wars of the Roses Information on Richard and Bosworth BBC.co.uk about his final resting place Richard III Chronology World History Database Illustrated history of King Richard III Portraits of Richard III, with commentary by Pamela Tudor-Craig BBC: The excavation of Richard III's coffin ULAS: The Greyfriars Project
đài tiếng nói nhân dân thành phố hồ chí minh.txt
Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (tên tiếng Anh là "The Voice of Ho Chi Minh city People", viết tắt là VOH), là đài phát thanh của Thành phố Hồ Chí Minh và trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập theo quyết định số 55/ GP-TTĐT cấp ngày 02/10/2014 của Cục Phát thành Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. Có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận. Hiện Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có hai loại hình báo chí: phát thanh, báo điện tử. Trụ sở chính của Đài đặt tại Số 03, Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. == Lịch sử == Năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời và chỉ sau hơn một năm theo sự chỉ đạo của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam và lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam đã chuẩn bị để thành lập Đài Phát thanh Giải phóng vào ngày 1 tháng 2 năm 1962 tại Chiến khu Đ. Đài Phát thanh Giải Phóng phát đi chương trình phát thanh chính thức đầu tiên với danh xưng “Đây là Đài Phát thanh Giải phóng, tiếng nói của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam”. Chiến tranh Việt Nam diễn ra ác liệt đã khiến Đài Phát thanh Giải phóng phải thay đổi địa điểm nhiều lần ở một số tỉnh và ở Hà Nội, là cơ quan tuyệt mật khi đóng ở miền Bắc với các bí danh: Viz 1080 Bộ Tổng Tham mưu, C55 và CP90. Trong Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Đài Phát thanh Giải phóng tiếp quản cơ sở của Đài Vô tuyến Việt Nam (thuộc sự quản lý của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa). Đài Phát thanh Giải phóng đã đổi tên thành Đài Phát thanh Sài Gòn giải phóng trực thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngay sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV, từ tháng 7 năm 1976 Đài phát thanh Sài Gòn Giải phóng được đổi tên thành Đài Tiếng nói Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và phát triển về mọi mặt, trở thành đơn vị có uy tín trong báo giới cả nước và hệ thống Phát thanh truyền hình của Quốc gia.. Từ lúc thành lập Đài với một sóng AM 610khz, năm 1999 Đài phát triển thêm kênh thông tin thương mại giải trí phát trên sóng FM 99,9 Mhz và năm 2010 cho ra đời thêm Kênh giao thông đô thị phát trên sóng FM 95.6Mhz. Từ năm 2009, Đài đưa vào sử dụng trạm phát sóng ở tỉnh Sóc Trăng, nâng cao chất lượng phát sóng phục vụ người dân ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay Đài có hàng trăm chương trình, tiết mục, trong đó có hàng chục chương trình phát thanh trực tiếp mỗi ngày và tổng thời lượng phát trên ba sóng là 62 giờ/ngày. Đài còn có trang thông tin điện tử ở địa chỉ www.voh.com.vn có thể nghe Đài trực tuyến phục vụ cho kiều bào ở nước ngoài cũng như các tỉnh xa trong nước. Bên cạnh các chương trình Tiếng Việt, Đài ngày càng đầu tư vào các chương trình tiếng nước ngoài như Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Hoa phục vụ nhu cầu các đối tượng thính giả. Đài đã chuyển sang sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại như kỹ thuật số, truyền dẫn tín hiệu cáp quang và đang hướng tới công nghệ phát sóng qua vệ tinh đưa tiếng nói của Đài đi xa và rộng hơn. Dự kiến Đài sẽ mở thêm 6 kênh FM phục vụ theo từng lĩnh vực và đối tượng nghe Đài. == Các kênh phát thanh == AM 610 Khz (Kênh Thời sự - Chính trị - Tổng hợp): Phát sóng từ năm 1976, kênh được phát sóng 20 giờ mỗi ngày. FM 99.9 Mhz (Kênh Thông tin - Thương mại - Giải trí): Phát sóng từ năm 1999, kênh được phát sóng 24 giờ mỗi ngày. FM 95.6 Mhz (Kênh Giao thông Đô thị): Phát sóng từ năm 2010, kênh được phát sóng 18 giờ mỗi ngày. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Đài Tiếng nói Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
xe thể thao đa dụng.txt
Xe thể thao đa dụng, hay xe SUV (viết tắt từ tiếng Anh Sport Utility Vehicle) là một loại xe gia đình với khung xe là khung xe tải nhẹ. Loại xe này rất được chuộng bắt đầu từ Mỹ và sau đó lan truyền qua châu Âu và các nước khác. Người tiêu dùng ưa chuộng xe SUV bởi những đặc điểm sau: Xe cao, đi được nhiều địa hình phức tạp, không gian bên trong rộng rãi nên chở được nhiều người và vật dụng, dáng xe chắc chắn giống xe 2 cầu (4X4), khối lượng xe lớn tạo cảm giác an toàn Nhiều xe thể thao đa dụng là xe 2 cầu. Song, lưu ý là không phải mọi xe 2 cầu đều là xe thể thao đa dụng. == Tham khảo ==
nước dưới đất.txt
Nước dưới đất hay đôi khi còn được gọi là nước ngầm, là thuật ngữ chỉ loại nước nằm bên dưới bề mặt đất trong các không gian rỗng của đất và trong các khe nứt của các thành tạo đá, và các không gian rỗng này có sự liên thông với nhau. Một thành tạo đá hoặc các dạng tích tụ vật liệu không cố kết được gọi là tầng chứa khi nó chứa và có thể cung cấp một lượng nước có thể sử dụng được. Độ sâu của không gian có mặt khe nứt hoặc lỗ rỗng trong đá, mà ở đó bắt đầu bão hòa nước hoàn toàn thì được gọi là mực nước ngầm. Nước dưới đất được bổ cấp từ, và chảy từ bề mặt đất tự nhiên xuống. Nơi xuất lộ tự nhiên của nước thường là tại các sông suối. Nếu sông suối này chảy vào vùng bị đóng kín thì tạo ra các vùng đất ngập nước, và tại vùng sa mạc thì có thể hình thành các ốc đảo. Nước dưới đất thường được khai thác phục vụ cho nông nghiệp, đô thị, và công nghiệp qua các giếng khai thác nước. Ngành nghiên cứu sự phân bố và vận động của nước dưới đất được gọi là địa chất thủy văn. == Hiện tượng thấm == Sự vận động của chất lỏng trong môi trường lỗ hổng hoặc khe nứt gọi là thấm. Đặc điểm của môi trường lỗ hổng là sự có mặt các lỗ hổng với kích thước và hình dạng rất khác nhau trong thể tích của môi trường. == Tầng chứa nước == == Vòng tuần hoàn nước == Nước dưới đất là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy văn khác. == Hình thành - phân loại theo điều kiện nguồn gốc == Phần lớn nước dưới đất hình thành theo một nhánh trong vòng tuần hoàn nước cùng với các yếu tố thủy văn khác. Có 4 con đường hình thành nước dưới đất. 1. Nguồn gốc khí quyển: Do nước mưa, nước mặt trong sông hồ, đầm lầy,... ngấm xuống (Recharge Area) các tầng đất đá bên dưới (Aquifer) khi những tầng này có đới độ rỗng cao. Phần lớn nước dưới đất thuộc dạng này. 2. Nguồn gốc trầm tích trầm tích, khi lắng đọng thì ở dạng bùn ướt. Quá trình trầm tích tiếp theo tạo ra lớp đè lên trên, gây nén kết đá và nước bị tách ra thành vỉa. Các vỉa nước dưới đáy mỏ dầu khí thuộc dạng này. 3. Nguồn gốc magma (Nguyên sinh): Do magma nguội đi thì quá trình kết tinh xảy ra, lượng dư hydro và oxy nếu có sẽ tách ra, rồi kết hợp thành nước. Đây là quá trình chính thời viễn cổ khi Trái Đất từ dạng khối vật chất nóng chảy nguội dần, nước tách ra từ magma tạo ra khí hơi nước, mây rồi tích tụ tạo ra các đại dương cổ. Nguồn nước từ magma đã giảm nhiều, do vỏ rắn Trái Đất hiện dày hơn, và hydro là nguyên tố nhẹ nên ít nằm lại trong lòng Trái Đất. 4. Nguồn gốc biến chất (Thứ sinh): Các hoạt động xâm nhập làm nóng đất đá, gây biến chất các lớp trầm tích bên trên, dẫn đến thải nước từ trầm tích. Về chi tiết thì có hai hiện tượng: Nước tự do, tức là phân tử H2O tự do nằm trong đất đá và có thể di chuyển hay khai thác được, do nhiệt độ cao nên tách ra khỏi tầng đá. Nước liên kết, là nước trong các phân tử ngậm nước của đất đá. Bình thường thì nước này không tự do di chuyển và không khai thác được. Quá trình biến chất chuyển đổi khoáng vật của đất đá sang dạng khác "đặc" hơn và thải nước liên kết ra. Thời gian từ lúc khối nước tách ra khỏi nguồn cho đến ngày nay, gọi là "tuổi" của nước dưới đất. Tại Hà Nội thì tuổi của nước phun ra ở giếng chân đê sông Hồng mùa lũ có thể chỉ là vài ngày, nhưng nước khai thác ở tầng sâu 150 m ở Nhà máy nước Cáo Đỉnh thì có tuổi cỡ triệu năm, từ tầng Đệ tứ Q1. == Khai thác == Ở Việt Nam việc khai thác nước ngầm có các hình thức: giếng đào, giếng khoan,... tại các nhà máy nước hay tại hộ dân cư. Khi khai thác nước từ tầng đất cổ thì lượng ion sắt Fe2+ khá cao, nên phải bố trí hệ thống khử và lọc lắng, cũng như định kỳ phải xả bùn sắt tích tụ. Trước đây nhiều đô thị, chẳng hạn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh,... nguồn cung cấp nước từ nước ngầm chiếm phần lớn. Tuy nhiên sự rút bớt nước trong đất đá bên dưới mà không có nguồn bù đắp kịp, đã dẫn đến hạ thấp độ cao mặt đất, nói đơn giản là sụt đất. Vì thế quá trình chuyển sang dùng nước sông (hay nước mặt) đang diễn ra. Nước cấp cho Hà Nội hiện nổi tiếng với "đường ống dẫn nước sông Đà", và sự kiện vỡ đường ống nước luôn được mọi người quan tâm. == Ô nhiễm nước dưới đất == Nước dưới đất thường được coi là sạch, không bị ô nhiễm. Tuy nhiên nếu không để ý đến bảo vệ nguồn nước thì sẽ dẫn đến ô nhiễm, không sử dụng được nữa. Tại vùng đồi núi, nơi có độ chênh cao dẫn đến nước mưa thấm qua các tầng đất đá và có tạo được dòng thấm hay chảy ngầm, thì sự luân chuyển nước đảm bảo được nước dưới đất là sạch cho các khai thác nhỏ của hộ gia đình hay cụm dân cư. Tại vùng đồng bằng thì sau hàng chục năm du nhập lối sống công nghiệp, chất thải ở các bể phốt của nhà vệ sinh ngấm ra các tầng nước đã dẫn đến ô nhiễm nặng amoni đến độ sâu 20 m, làm cho nước từ giếng đào hay khoan nông không còn sạch nữa. Theo đánh giá năm 2011 của Trung tâm Quan trắc và dự báo tài nguyên nước, Bộ TN&MT, dựa trên quan trắc ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên, cho thấy "mực nước ngầm đang sụt giảm mạnh, chất lượng nước ở nhiều nơi không đạt tiêu chuẩn" và "7/7 mẫu đều có hàm lượng amoni cao", có nơi "hàm lượng amoni lên đến 23,30mg/l, gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép".. Các làng nghề hiện đang bị ô nhiễm cả nước mặt và nước ngầm, dẫn đến phải cấp nước từ nguồn xa y như tại các thành phố. Nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước tại các vùng ven biển và hải đảo hiện tại không được quan tâm đúng mức. Tại vùng này, đặc biệt là các đảo Trường Sa, Song Tử Tây,... thì nguồn nước ngầm có được là do nước mưa ngấm xuống cát tích tụ lại thành ổ, qua hàng chục ngàn năm mà có được ổ lớn. Ở đâu đó rìa biển là ranh giới nước ngầm ngọt với nước mặn của biển, nếu khai thác mà không bổ sung bằng nước mưa thì ranh giới với nước mặn sẽ tiến dần vào đảo và nước ngọt có thể hết. Nguy cơ này do con người gây ra, hiện có hai dạng: Không quan tâm đến cách giữ nước mưa để nước ngấm xuống cát. Các sân xi măng rộng lớn và đúc liền thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng không có khe để nước thấm. Quanh đảo không có gờ giữ nước mưa. Không bố trí các nhà vệ sinh phù hợp để chất thải từ đó gây ô nhiễm nước ngầm. Xử lý ô nhiễm nước dưới đất hiện còn là việc bất khả thi, vì thế việc bảo vệ trước là hành vi khôn ngoan cần có. Phủ beton ở đảo Trường Sa Lớn, làm nước mưa không ngấm xuống cát, sẽ dẫn đến cạn kiệt nước ngầm == Tham khảo == == Xem thêm == == Liên kết ngoài ==
world wide web.txt
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy cập (đọc và viết) qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet, ngoài Web ra còn các dịch vụ khác như thư điện tử hoặc FTP. Web được viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee, một chuyên gia tại CERN, Geneva, Thụy Sĩ phát minh ngày 12 tháng 3 năm 1989. Khởi đầu nó chỉ là một dự án liên lạc nội bộ của CERN, nhưng Berners-Lee nhận ra ý tưởng này có thể thực hiện với quy mô toàn cầu. Berners-Lee và Robert Cailliau, đồng nghiệp của ông tại CERN đề xuất vào năm 1990 sử dụng siêu văn bản "để liên kết và truy cập thông tin như một mạng lưới các nút trong đó người dùng có thể duyệt thông tin theo ý muốn" , và Berners-Lee đã hoàn thành trang web đầu tiên vào tháng 12 năm đó. Trang web được kiểm tra thành công ngày 20 tháng 12 năm 1990 và Berners-Lee thông báo về ý tưởng này trên alt.hypertext vào ngày 7 tháng 8 năm 1991. == Lịch sử == Trong số phát hành tháng 5 năm 1970 của tạp chí Popular Science, Arthur C. Clarke dự đoán rằng một ngày nào đó các vệ tinh sẽ "mang những kiến ​​thức tích lũy của thế giới đến tầm tay bạn" bằng cách sử dụng một giao diện điều khiển kết hợp chức năng của máy photocopy, điện thoại, truyền hình và một máy tính nhỏ, cho phép truyền dữ liệu và hội nghị truyền hình trên toàn cầu. Ngày 12 tháng 3 năm 1989, Tim Berners-Lee đã viết một dự án nhắc tới ENQUIRE, một dự án cơ sở dữ liệu và phần mềm đã được Berners-Lee xây dựng vào năm 1980, nhằm mô tả một hệ thống quản lý thông tin phức tạp hơn. Với sự giúp đỡ của đồng nghiệp Robert Cailliau, ông xuất bản một đề nghị chính thức vào ngày 12 tháng 11 năm 1990 để xây dựng một dự án "siêu văn bản" được gọi là "WorldWideWeb" (còn gọi là "W3") như là một "mạng lưới" của các "tài liệu siêu văn bản", xem qua "trình duyệt" sử dụng một kiến trúc client-server.Đề xuất này ước tính rằng một mạng lưới thông tin chỉ đọc sẽ được phát triển trong vòng ba tháng và mạng lưới sẽ mất sáu tháng để đạt được việc "độc giả tạo ra các liên kết mới và bài viết mới, [để] ai cũng trở thành tác giả của Web" cũng như "khả năng tự động thông báo đến độc giả khi có bài mới với chủ đề anh ta quan tâm đã phát sinh." Trong khi mục tiêu trang web chỉ đọc đã được đáp ứng, việc toàn cầu hóa dữ liệu mất nhiều thời gian để trưởng thành hơn, với các khái niệm wiki, WebDAV, blog, Web 2.0 và RSS/Atom. == Chức năng == Các thuật ngữ Internet và World Wide Web thường được sử dụng hàng ngày mà không có nhiều khác biệt. Tuy nhiên, Internet và World Wide Web không giống nhau. Internet là một hệ thống toàn cầu của mạng máy tính kết nối với nhau. World Wide Web chỉ là một trong những dịch vụ chạy trên Internet. Nó là một tập hợp các tài liệu văn bản và các tài nguyên khác được liên kết bởi các siêu liên kết và URL, do Trình duyệt web truy cập từ máy chủ web. Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là URL (Uniform Resource Locator)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ chứa trang web (web server) và hiển thị trên trình duyệt của người xem. Người dùng có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt Web. Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo. == Các web servers == == Tính riêng tư == == Sở hữu trí tuệ == == Các tiêu chuẩn == == Khả năng truy cập == == Quốc tế hóa == == Thống kê == == Tốc độ == Thất vọng về các vấn đề tắc nghẽn trong cơ sở hạ tầng Internet và độ trễ cao do trình duyệt chậm đã dẫn đến một tên miệt thị cho World Wide Web: World Wide Wait (chờ đa quốc gia.) Việc tăng tốc Internet được thảo luận liên tục với việc sử dụng các công nghệ ngang hàng và QoS. Các giải pháp khác để giảm ùn tắc có thể được tìm thấy tại W3C. Nói chung, thời gian đáp ứng web là: 0,1 giây (một phần mười của một giây). Thời gian đáp ứng lý tưởng. Người dùng không cảm nhận được bất kỳ sự gián đoạn nào. 1 giây. Thời gian đáp ứng cao nhất có thể chấp nhận được. Tải trang trên 1 giây làm gián đoạn kinh nghiệm người dùng. 10 giây. Thời gian đáp ứng không thể chấp nhận. Kinh nghiệm người dùng bị gián đoạn và người dùng có khả năng rời khỏi trang web hoặc hệ thống. == Xem thêm == Internet Web 2.0 Thư điện tử Máy truy tìm dữ liệu == Đọc thêm == Berners-Lee, Tim; Bray, Tim; Connolly, Dan; Cotton, Paul; Fielding, Roy; Jeckle, Mario; Lilley, Chris; Mendelsohn, Noah; Orchard, David; Walsh, Norman; Williams, Stuart (ngày 15 tháng 12 năm 2004). “Architecture of the World Wide Web, Volume One”. Version 20041215. W3C. Fielding, R.; Gettys, J.; Mogul, J.; Frystyk, H.; Masinter, L.; Leach, P.; Berners-Lee, T. (tháng 6 năm 1999). “Hypertext Transfer Protocol – HTTP/1.1”. Request For Comments 2616. Information Sciences Institute. Niels Brügger, ed. Web History (2010) 362 pages; Historical perspective on the World Wide Web, including issues of culture, content, and preservation. Polo, Luciano (2003). “World Wide Web Technology Architecture: A Conceptual Analysis”. New Devices. Skau, H.O. (tháng 3 năm 1990). “The World Wide Web and Health Information”. New Devices. == Link ngoài == The first website Early archive of the first Web site Internet Statistics: Growth and Usage of the Web and the Internet Living Internet A comprehensive history of the Internet, including the World Wide Web. Web Design and Development tại DMOZ World Wide Web Consortium (W3C) W3C Recommendations Reduce "World Wide Wait" World Wide Web Size Daily estimated size of the World Wide Web. Antonio A. Casilli, Some Elements for a Sociology of Online Interactions The Erdős Webgraph Server offers weekly updated graph representation of a constantly increasing fraction of the WWW. == Tham khảo ==
nhóm nguyên tố 7.txt
Nhóm nguyên tố 7 là nhóm gồm 4 nguyên tố mangan (Mn), tecneti (Tc), rheni (Re) và bohri (Bh) trong bảng tuần hoàn, nhóm này còn có tên gọi khác là nhóm mangan. == Tham khảo ==
vua việt nam.txt
Vua Việt Nam là nhà cai trị nước Việt Nam độc lập tự chủ từ thời dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tùy hoàn cảnh lịch sử mà có thể mang tước hiệu và chức vụ khác nhau, ở trong nước tước hiệu tự xưng cao nhất là hoàng đế và thấp hơn là vương. Về chức vụ, trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì có khi được thụ phong Quốc vương hoặc Quận vương, có khi chỉ là Tiết độ sứ hay Đô thống sứ. == Khái quát == Trong huyền sử, khái niệm vua Việt Nam đã thấy ghi chép từ Hồng Bàng thị nhưng còn nhiều điểm nghi vấn mơ hồ chưa thể khẳng định rõ rệt, sau đó nhà Thục cướp ngôi họ Hùng và họ Triệu lấy nước của nhà Thục. Thế nhưng Hồng Bàng thị là dòng dõi Thần Nông thị, Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị còn Triệu Đà cũng là người Hán ...như vậy những triều đại sơ khai đều có sự nghi vấn gây tranh cãi. Trong ngàn năm Bắc thuộc, từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên chấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập. Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc. Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc. Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi. Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt-Hoa. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất. Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng Miếu hiệu hoặc Thụy hiệu và Tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng Niên hiệu. Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là: Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ: thời họ Khúc và nhà Ngô Giao Chỉ Quận Vương: thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và gian đoạn đầu nhà Hậu Lý An Nam Quốc Vương: thời nhà Hậu Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn An Nam Đô Thống Sứ Ty: thời nhà Mạc và giai đoạn đầu nhà Lê trung hưng Việt Nam Quốc Vương: thời nhà Nguyễn Sau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ quân chủ. Trong danh sách này, ngoài những vị vua còn liệt kê một số nhân vật không phải vua nhưng đã nắm giữ thực quyền cai trị tối cao lãnh đạo đất nước như: các vị Tiết độ sứ thời tự chủ, các chúa Trịnh và chúa Nguyễn thời Lê trung hưng...Những vị vua tự xưng chế độ chưa thực sự ổn định, nhưng do chống ngoại xâm nên cũng bỏ qua sự trung lập mà đưa vào để tôn vinh sự chính thống và độc lập dân tộc: == Thời kỳ sơ sử == === Hồng Bàng === Kỷ Hồng Bàng hiện vẫn còn gây tranh cãi về tính chính xác và thời điểm xuất hiện. Do đó giai đoạn này được xem có tính truyền thuyết nhiều hơn. === Nhà Thục (257-208 TCN, hoặc 207-179 TCN) === === Nhà Triệu (207-111 TCN) === Nhà Triệu nếu trung lập thì là một triều đại chính thống của Việt Nam, còn nếu bỏ qua sự trung lập thì sẽ bị quy thành kẻ xâm lăng. Hiện trường hợp này vẫn còn đang tranh cãi, đa phần thư tịch cổ đều tính từ khi nhà Hán diệt nước Nam Việt là thời Bắc thuộc, tuy nhiên gần đây có sách lại tính từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc đã bắt đầu thời Bắc thuộc. Vì người Trung Quốc cũng không coi chính thể này là triều đại của họ mà chỉ chép phụ vào phần liệt truyện, cho nên tạm thời vẫn liệt kê ở đây như một triều đại nối tiếp hợp pháp của Việt Nam kiểu như nhà Nguyên nhà Thanh bên Tàu. == Chống Bắc thuộc lần I, II và III == === Trưng Nữ Vương (40-43) === Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngắn ngủi chưa kịp ổn định đã bị diệt vong, tuy nhiên vì do phụ nữ lãnh đạo hơn nữa lại chống ngoại xâm nên cũng được sử sách đưa vào thành một triều đại của Việt Nam. === Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (544-603) === === Họ Mai (713 - 723) === Chính quyền họ Mai cũng là cuộc khởi nghĩa chưa kịp ổn định, sử sách chỉ ghi chép vài dòng sơ sài nhưng vì tôn vinh vấn đề chống ngoại xâm nên cũng được liệt vào danh sách vua Việt Nam. === Họ Phùng (779-791) === == Thời kỳ tự chủ == === Họ Khúc (905-923) hoặc (905-930) === === Dương Đình Nghệ và Kiều Công Tiễn (931-938) === == Thời kỳ độc lập == == Chống Bắc thuộc lần IV == Thực ra nhà Hậu Trần là một cuộc khởi nghĩa thất bại, chưa ổn định chỉ mang tính chất cục bộ nhưng do đề cao việc chống giặc ngoại xâm cho nên sử sách bỏ qua sự trung lập mà vẫn xem như một triều đại. === Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) === == Thời kỳ tái độc lập == == Thời kỳ chia cắt == Niên biểu Lê Trung Hưng - Chúa Trịnh - Chúa Nguyễn == Thời kỳ tái thống nhất và Pháp thuộc == == Thái thượng hoàng == Thái thượng hoàng có nghĩa là: vua cha bề trên, có trường hợp chỉ gọi là: thượng hoàng để có nghĩa rộng hơn (vua bề trên). Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa. Có những vị không ở ngôi vua ngày nào nhưng do có con làm vua nên cũng được tôn xưng là Thái thượng hoàng, trong lịch sử Việt Nam nhà Lý và nhà Trần mỗi triều đại có một vị Thái thượng hoàng như vậy. Đối với các vị chúa, khi nhường ngôi sẽ được tôn xưng là Thái thượng vương, trong lịch sử Việt Nam chỉ có 2 vị Thái thượng vương. Thông thường thượng hoàng là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy: Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông, Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế; Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông, Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông; Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông. Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Hồ Quý Ly, Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều. Dưới đây là bảng thống kê các con số về Thái thượng hoàng: Thái thượng hoàng đầu tiên: Sùng Hiền Hầu Thái thượng hoàng giữ ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông (28 năm) Thái thượng hoàng cầm quyền qua nhiều đời vua nhất: Trần Nghệ Tông (3 đời vua) Thái thượng hoàng lên ngôi nhiều tuổi nhất: Hồ Quý Ly (65 tuổi) Thái thượng hoàng giữ ngôi ngắn nhất: Trần Giản Định Đế (4 tháng) Thái thượng hoàng duy nhất sau thời gian ở ngôi trở lại làm vua: Lê Thần Tông Thái thượng hoàng lên ngôi ít tuổi nhất: Lê Ý Tông (22 tuổi) Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Triều đại có nhiều Thái thượng hoàng nhất: nhà Trần (9 vị, kể cả Hậu Trần) == Quê hương các triều đại == == Thống kê các con số cụ thể == Về các vua Vua ở ngôi lâu nhất: Nếu tính nhà Triệu là chính thống thì: Nam Việt Vũ Vương (70 năm)...còn coi nhà Triệu là ngoại xâm thì: Lý Nhân Tông (56 năm) Vua có nhiều con làm vua nhất có 2 vị: Trần Minh Tông và Lê Thần Tông (4 người con làm vua) Vua lên ngôi già nhất: Hồ Quý Ly (64 tuổi) Vua lên ngôi trẻ nhất: Lê Nhân Tông (1 tuổi) Vua có niên hiệu sử dụng lâu nhất: Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng 47 năm) Vua có nhiều con rể làm vua nhất: Lê Hiển Tông (có 3 con rể làm vua) Vua có nhiều loại tiền mang niên hiệu nhất: Lê Hiển Tông (16 loại tiền Cảnh Hưng) Vua cuối cùng: Nguyễn Bảo Đại (thoái vị năm 1945) Về các triều đại Triều đại mơ hồ nhất: Hồng Bàng thị (trong truyền thuyết) Triều đại gây nhiều tranh cãi nhất: nhà Triệu (ngoại thuộc hay nội trị) Triều đại tồn tại lâu nhất: Không tính Hồng Bàng thị trong huyền sử thì: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (487 năm) Triều đại truyền qua nhiều thế hệ nhất: chúa Nguyễn - nhà Nguyễn (16 thế hệ) Triều đại truyền nhiều đời vua nhất: nhà Hậu Lê (27 vị) Triều đại nhiều vua bù nhìn nhất: nhà Hậu Lê (giai đoạn Lê trung hưng) và nhà Nguyễn (giai đoạn Pháp thuộc) Triều đại có cương vực rộng nhất: nhà Nguyễn (thời Minh Mạng) Triều đại cuối cùng: nhà Nguyễn (kết thúc năm 1945) == Những chính thể tự trị và ly khai == Ngoài những triều đại chính thống, trong lịch sử Việt Nam còn xuất hiện những chính quyền tự chủ và tự lập. Họ là những triều đại không chính thức, có khi chỉ là 1 viên quan địa phương nổi lên hình thành thế lực cát cứ, hoặc là những người dân thường dựng cờ khởi nghĩa, thậm chí là các vương tôn hoàng thân quốc thích tranh chấp ngai vàng trong hoàng tộc nên tạo phản. Vì chính quyền của họ chưa thực sự vững mạnh hoặc chưa đủ điều kiện để thiết lập nên triều đại nên họ chỉ bị coi là giặc cỏ, là quân phiệt cát cứ, hay là quyền thần thế tập nhưng sự tồn tại của họ cũng là một nhân tố không thể thiếu trong dòng chảy lịch sử. Cũng có người đã xưng đế xưng vương đặt ra quốc hiệu, cũng có kẻ xưng công hầu khanh tướng, có người mới chỉ làm thủ lĩnh một vùng nhưng trên thực tế họ ít nhiều đã nắm quyền hành cai quản đất nước hoặc những khu vực địa lý nhất định chẳng khác gì một vương quốc độc lập. Ngoài ra còn có những khu vực tự trị của dân tộc thiểu số do các lãnh chúa người bản xứ cai trị, tuy danh nghĩa là thuần phục triều đình trung ương nhưng trên thực tế họ cũng có bộ máy cai trị và luật lệ riêng. == Vua các quốc gia cổ == Ngoài những triều đại của người Kinh ra, trên dải đất Việt Nam hiện tại còn tồn tại nhiều quốc gia cổ đại do người dân tộc thiểu số sáng lập ra như các triều đại Chăm Pa: Hồ Tôn Tinh, Việt Thường thị, Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành, Panduranga-Chăm Pa, Thuận Thành trấn. Các tiểu quốc của người thiểu số ở Tây Nguyên: Thủy Xá - Hỏa Xá, Tiểu quốc J'rai, Tiểu quốc Mạ, Tiểu quốc Adham... Những quốc gia này cũng có vị trí rất quan trọng trên vũ đài chính trị, và họ cũng tranh đấu với các triều đại người Việt suốt hàng ngàn năm, cuối cùng họ bị đồng hóa. Họ có nền văn hóa và bản sắc dân tộc riêng không ảnh hưởng gì đến nền văn minh Trung Hoa, bởi lãnh thổ của họ đã hoàn toàn thuộc về Việt Nam nên vua của họ cũng cần được xem là một phần lịch sử Việt Nam. Rất tiếc, ngoại trừ vương quốc Chăm Pa, các tiểu quốc khác do sử liệu không nhiều nên thông tin về các vị vua hầu như không có nên không thể lập danh sách riêng. Ngoài ra còn có trường hợp Phù Nam và Thủy Chân Lạp ở Nam Bộ nhưng vùng đó chỉ là một phần lãnh thổ của hai đế chế này, do đó không hẳn vua của hai chính thể đó là vua Việt Nam mà chỉ có mối liên đới nhất định mà thôi. == Tham khảo == Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội Nước Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử, Vietnam Net Đại Việt sử ký toàn thư Trần Trọng Kim, Việt Nam sử lược Tóm tắt Niên biểu Lịch sử Việt Nam, trang web của tạp chí Quê Hương Sự hình thành cơ cấu chính trị Đại Việt, BBC Việt ngữ tóm lược bài viết The Early Kingdoms của Keith Taylor Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương Lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2008 == Chú thích == == Xem thêm == Niên hiệu Miếu hiệu Thụy hiệu Tôn hiệu Niên hiệu Việt Nam Thế phả Vua Việt Nam Danh sách người Việt Nam được truy tôn vua chúa Chủ tịch nước Việt Nam
west midlands (regional) league.txt
West Midlands (Regional) League là một giải đấu bóng đá Anh dành cho các đội bóng bán chuyên nghiệp và nghiệp dư ở các vùng West Midlands (hạt), Shropshire, Herefordshire, Worcestershire và phía nam Staffordshire. Có 3 hạng đấu, cao nhất là Premier Division, nằm ở cấp độ 10 của hệ thống các giải bóng đá Anh. Giải đấu được thành lập năm 1889 với tên gọi Birmingham & District League để phục vụ cho các đội bóng ở Birmingham và các vùng lân cận, tuy nhiên sau đó trở thành một trong những giải đấu mạnh nhất bên ngoài Football League, với thêm các đội bóng ở Bristol và Wales cùng tham gia. Sau Thế chiến thứ II nó sát nhập thêm với kình địch Birmingham Combination để trở thành giải đấu hàng đầu ở khu vực này, nhưng giải đấu bắt đầu giảm dần vị thế từ sau những năm 1950 và nó đang vận hành với mức độ thấp hơn rất nhiều so với thời vinh quang của nó. Giải đấu hiện tại góp đội vào Midland Football League Premier Division, chỉ một đội mỗi mùa giải. Có khoảng 50 đội tham gia trong giải đấu mỗi mùa, và các thành viên mới thường xuyên gia nhập từ những giải đấu địa phương thấp hơn. == Lịch sử == === Những năm đầu tiên === Trong những năm cuối của thập niên 1880, Birmingham và các vùng lân cận nổi lên nhiều đội bóng mạnh nhất trong nước. Sáu đội bóng hàng đầu của khu vực gia nhập vào hai giải đấu quốc gia đầu tiên của Anh là Football League và Football Alliance, nhưng vẫn có rất nhiều đội trong khu vực muốn tham gia thi đấu. Ngày 31 tháng 5 năm 1889, một hội nghị diễn ra ở khách sạn lớn Birmingham với dự định thành lập Birmingham & District League. Tổng cộng 17 đội bóng được mời nhưng chỉ có 13 đội tham gia, và 12 đội trong số đó được chọn để thành lập giải đấu mới, thi đấu ở mùa giải 1889–90. Đội bóng duy nhất gửi đại diện đến hội nghị nhưng không được mời tham gia vào giải đấu với lý do chưa rõ ràng là Worcester Rovers. 12 CLB tham dự mùa giải đầu tiên bao gồm Aston Victoria, Great Bridge Unity, Hednesford Town, Ironbridge, Kidderminster Harriers, Kidderminster Olympic, Langley Green Victoria, Oldbury Town, Smethwick Carriage Works, Unity Gas Department, Wellington St George's, và Willenhall Pickwick. Mặc dù Kidderminster Olympic giành chức vô địch, nhưng danh hiệu không được trao bởi vì có một số trận đấu vẫn chưa được hoàn thành. Tình trạng này lặp lại trong 2 mùa giải sau đó, và đều là trường hợp của Brierley Hill Alliance, đội bóng gia nhập giải đấu ở mùa giải thứ hai, đứng đầu bảng nhưng không được trao chức vô địch. Những năm đầu cũng chứng kiến thêm nhiều đội khác gia nhập vào giải đấu và các đội rớt ra khỏi giải đấu qua từng mùa, nhưng khi mà cấu trúc của giải đấu được hoàn tất thì nó được xem là một trong những giải đấu mạnh nhất bên ngoài Football League, chỉ cạnh tranh với Southern League và Midland League. Cho dù tên giải đấu là như vậy, nhưng ở những năm trước khi Thế chiến thứ I xảy ra, vẫn có các đội của các vùng khác gia nhập như Bristol, Wrexham và Crewe, và thêm đội dự bị của các đội bóng ở Football League. Một số đội bóng thành công ở Birmingham Combination cũng gia nhập giải đấu, chứng kiến một tầm cao mới trong tiêu chuẩn bóng đá ở đây. Tuy nhiên, sự bao quát rộng lớn của giải đấu đã gây nên vấn đề ở những năm 1930, với việc nhiều đội bóng gặp khó khăn khi di chuyển đi xa và tốn kém trong những chuyến làm khách, và bắt đầu có ý định rút ra để chơi ở các giải đấu bao phủ các vùng nhỏ hơn. Năm 1938, Bangor City, Worcester City, Wellington Town và đội dự bị của Cardiff City và Wrexham rút khỏi giải đấu, số lượng đội bóng giảm đi khá nhiều nên thay vì thi đấu theo thể thức thông thường thì Ủy ban Tổ chức quyết định vận hành hai giải đấu riêng biệt chỉ kéo dài nửa mùa bóng trong mùa giải 1938–39, giải đấu đầu tiên có tên là Keys Cup và giải đấu thứ hai là League Cup. Khi bóng đá phải dừng lại ở năm 1939 do sự bùng nổ của Thế chiến thứ II, giải đấu kình địch Birmingham Combination, nhờ việc không chọn các đội bóng nằm rải rác ở khu vực rộng lớn, đã củng cố lại và trở thành giải đấu hàng đầu trong khu vực. === Những năm sau chiến tranh === Mặc dù mất khá nhiều CLB vào tay Combination, giải đấu đã nhanh chóng trở lại sau chiến tranh, chỉ trong một vài năm họ đã lấy lại vị thế hàng đầu trong khu vực và tăng số đội bóng lên khoảng gấp đôi so với thời trước chiến tranh. Trong mùa giải 1952–53 Ủy ban Tổ chức Giải đấu đã đề nghị sát nhập hai giải đấu lại với nhau, nhưng Combination lại từ chối, rồi sau đó 6 đội bóng mạnh nhất của Combination rút ra và gia nhập vào giải đấu. Ủy ban của Combination đã cố gắng mở lại cuộc đàm phán sát nhập nhưng lại bênh vực để đẩy thứ hạng 6 đội bóng của họ lên, vì thế liên đoàn đã từ chối. Một năm sau đó, tất cả 14 CLB còn lại của Combination, trừ đội West Bromwich Albion 'A', rút ra và gia nhập giải đấu, khiến cho giải đấu kình địch bị sát nhập hoàn toàn. 40 CLB mới được chia thành hai hạng đấu Bắc và Nam, sau đó sắp xếp lại thành Division One và Two, với sự lên/xuống hạng giữa hai hạng đấu. Cuối mùa giải 1957–58, Burton Albion và Nuneaton Borough rút ra và gia nhập giải đấu Southern League đang trong thời kì bành trướng, và một năm sau đó tiếp tục là Hinckley Athletic rút ra. Với cố gắng củng cố lại giải đấu bằng cách loại bỏ tất cả các đội dự bị, họ đã giảm lại chỉ còn một hạng đấu với 22 đội bóng tham gia. Bốn năm sau, giải đấu đổi tên thành West Midlands (Regional) League để phản ánh chính xác vùng bao quát các đội bóng, nên bây giờ chỉ còn rất ít đội ở Birmingham và vùng lân cận. Từ mùa giải 1965–66, giải đấu đã được phép chuyển lại về kết cấu hai hạng đấu và họ đổi tên hạng đấu hiện tại thành Premier Division và thêm vào Division One. Năm 1976, trước sự đổ dồn vào của các đội bóng ở các giải đấu nhỏ hơn, Division One buộc phải chia thành Division One (A) và Division One (B), sau đó đổi tên thành Divisions One và Division Two. === Thời hiện đại === Alliance Premier League được thành lập năm 1979, đẩy Regional League xuống sâu hơn trong hệ thống các giải bóng đá Anh. Các đội bóng thành công ở Regional League như Bilston Town, Hednesford Town và Halesowen Town bắt đầu gia nhập Southern League, làm cho Regional League giảm vị thứ xuống chỉ còn một giải đấu góp đội, mặc dù sự ra đi của họ được bù lại bằng sự gia nhập của các đội bóng từ các giải đấu nhỏ khác. Để phản ánh được dân cư tồn tại ở vùng West Midlands, một số đội bóng British Asian gia nhập giải đấu, bao gồm Sikh Hunters, đội bóng toàn người Sikh đầu tiên của nước Anh. Cùng thời điểm đó vùng bao phủ của Regional League và Midland Football Combination ngày càng hội tụ nhau, và trong những năm đầu của 1990, tiêu chuẩn thi đấu và vùng địa lý của hai giải đấu đã được xem như là gần giống nhau. Một giải đấu mới được thành lập năm 1994 để phục vụ cho các đội bóng xuất sắc nhất của hai giải đấu, vì thế Regional League mất 10 CLB vào tay Midland Football Alliance, càng làm giảm vị thế của chính giải đấu này. Sự giảm sút số lượng buộc giải đấu phải trở về lại với cấu trúc hai hạng đấu, nhưng chỉ trong hai mùa giải, số lượng lại tăng lên Division One bị chia thành Divisions One (Bắc) and One (Nam) kể từ mùa giải 1996–97, một thể thức được duy trì đến năm 2004 khi hai Division One được tổ chức lại thành Division One và Division Two. Mặc dù giải đấu đang vận hành ở một cấp độ thấp hơn rất nhiều so với thời hoàng kim nhưng nó vẫn tồn tại và giữ được nét độc đáo, cùng với Northern League, là giải đấu lâu đời thứ hai chỉ sau Football League. == Cấu trúc == Hiện tại giải đấu không có nhà tài trợ. Trước đó họ được tài trợ bới Sport Italia, báo Express & Star của Wolverhampton, và nhà máy bia Banks's của Black Country. Ở mùa giải 2014–15, có 55 đội bóng tham gia, bao gồm 22 đội ở Premier Division, 16 đội ở Division One và 17 đội ở Division Two. Một vài đội ở hai hạng đấu thấp nhất là đội dự bị của các đội bóng đang chơi ở các cấp độ cao hơn. Mỗi hạng đấu dưới thể thức vòng tròn hai lượt, một lần sân nhà và một lần sân khách. Một trận thắng được tính 3 điểm (tăng từ 2 điểm kể từ mùa giải 1988–89), trận hòa được tính 1 điểm và trận thua là 0 điểm. Hiệu số bàn thắng bại được sử dụng để phân biệt các đội bóng cùng điểm số, dùng để thay thế số bàn thắng trung bình kể từ mùa giải 1978–79. Kể từ mùa giải 1994–95, Regional League, cùng với Midland Football Combination, là một trong hai giải đấu góp đội vào Midland Football Alliance. Đội bóng đứng nhất đạt điều kiện gia nhập Alliance sẽ được thăng hạng, và một hoặc nhiều đội khác có thể xuống hạng Regional League từ Alliance tùy thuộc vào số đội còn lại của mỗi giải đấu. Trước mùa giải 2006–07, giải đấu nằm ở cấp độ 11 của hệ thống các giải đấu bóng đá Anh, mặc dù góp vào Alliance, giải đấu nằm ở cấp độ 9. Năm 2006 Regional League được xem xét bởi the Football Association là giải đấu cấp độ 10. Các đội bóng ở hai hạng đấu cao nhất được phép tham dự FA Cup và FA Vase miễn là sân vận động của họ đủ tiêu chuẩn. Kể từ khi thành lập Midland Alliance, Regional League đã chấp nhận lời mời của nhiều đội bóng thành công ở các giải đấu nhỏ hơn nằm trong vùng bao phủ. Những giải đấu có thể tham gia vào Regional League bao gồm Shropshire County League, Herefordshire League, Wolverhampton Combination, và Kidderminster & District League. Nhiều đội có mong muốn thi đấu vào ngày Chủ nhật đã chuyển sang thi đấu ngày thứ Bảy và tham gia giải đấu. Bewdley Town, Bromyard Town và Ellesmere Rangers đều gia nhập từ 1994 và sau đó thăng hạng lên Premier Division. Các đội bóng ở Regional League trên mặt lý thuyết có thể bị xuống hạng dưới các giải đấu nhỏ hơn nhưng thực tế điều đó gần như chưa bao giờ xảy ra. Các đội duy nhất như vậy đó là Leominster Town, Kington Town và Hinton, tương ứng xuống chơi ở Herefordshire League ở các năm 2004, 2006 và 2007, mặc dù ba đội này tình nguyện rút ra để muốn chơi ở các giải đấu nhỏ hơn, đối lại với việc họ về đích chung cuộc ở cuối bảng xếp hạng. == Khán giả == Có một thời điểm, giải đấu thu hút được một lượng đông khán giả gồm 3,000 người theo dõi trận đấu giữa Coventry City và Shrewsbury Town năm 1899. Ở những năm 1960, cho dù vị thế của giải đấu bị giảm sút, Kidderminster Harriers vẫn thu hút khoảng 1,000 cho các trận đấu trên sân nhà của họ. Tuy nhiên ở thời hiện đại thì con số đó đã nhỏ hơn rất nhiều. Ở mùa giải 1993–94 Rocester chỉ có trung bình 100 người đến cổ vũ cho những trận trên sân nhà, và nhiều đội thi đấu trên sân khách dưới sự chứng kiến của số người ít kỉ lục, dưới 40 người. Số khán giả đến xem không được công bố trong kết quả của trận đấu, tuy nhiên ở FA Vase mùa giải 2005–06 số người cổ vũ cho các đội bóng đến từ Regional League trung bình khoảng 50, chỉ có trận đấu giữa Wellington và Alvechurch thuộc Midland Alliance có khoảng trên 100 khán giả đến cổ vũ. == Các đội bóng thành viên hiện tại mùa giải 2014–15 == Các đội bóng thành viên của giải đấu mùa giải 2014–15 gồm những đội sau: === Premier Division === == Các nhà vô địch == === Birmingham & District League === Trước đây giải đấu chỉ có một hạng đấu duy nhất Từ năm 1915 đến năm 1919 giải đấu bị hoãn do Thế chiên thứ I. Do số lượng CLB giảm đáng kể, mùa giải 1938–39 chia thành hai giải đấu riêng biệt. Keys Cup diễn ra đến Giáng sinh và League Cup diễn ra trong phần còn lại của mùa giải. Mùa giải 1939–40 bị hủy bỏ bởi sự bùng nổ của Thế chiến thứ II và hoãn cho đến năm 1946. Từ mùa giải 1954–55 giải đấu chia ra hai khu vực địa lý. Kể từ mùa giải 1955–56 giải đấu tổ chức lại thành Division One và Division Two. Giải đấu chuyển về thể thức một hạng đấu kể từ mùa giải 1960–61. === West Midlands (Regional) League === Kể từ mùa giải1965–66 giải đấu chuyển lại về thể thức hai hạng đấu, bao gồm Premier Division và Division One. Kể từ 1976–77 Division One chia thành khu vực 'A' và 'B'. Kể từ mùa giải 1977–78 Division One (A) và Division One (B) được tổ chức lại thành Division One và Division Two. Kể từ mùa giải 1993–94 Division Two không được tiếp tục. Kể từ mùa giải 1996–97 Division One chia thành hai khu vực địa lý. Kể từ mùa giải 2004–05 Division One (Bắc) và Division One (Nam) được tổ chức lại thành Division One và Division Two. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == FA Full Time page
time (tạp chí).txt
Time (đặc điểm phân biệt được viết hoa là TIME) là một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ, tương tự như tờ Newsweek và U.S. News & World Report. Ấn bản tại châu Âu (Time Europe, thường được biết đến là Time Atlantic) được xuất bản ở London. Time Europe phát hành tới cả Trung Đông, châu Phi và từ 2003 thêm châu Mỹ Latinh. Một phiên bản ấn bản tại châu Á (Time Asia) được đặt ở Hồng Kông. Tạp chí Time xuất bản ở cùng thời điểm tại Canada, với phương thức quảng cáo khác nhau. Phiên bản ấn bản tại châu Đại Dương, phát hành tới các nước Úc, New Zealand và những hòn đảo ở châu Đại Dương, được đặt ở Sydney. Trong một vài chiến dịch quảng cáo, tạp chí đã gợi ý rằng, qua cách viết tắt, những chữ cái trong từ "TIME" biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện). Richard Stengel là tổng biên tập hiện nay của tạp chí này, Priscilla Painton, Adi Ignatius và Michael Elliott là các phó tổng biên tập. Một trong những sự kiện nổi bật hàng năm là cuộc bầu chọn Nhân vật của năm (Person of the Year, trước năm 1999 là Man of the Year) trong một ấn bản đặc biệt, là những nhân vật được xem là có ảnh hưởng nhất trong mảng tin tức của năm vừa qua. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Time.com - for Breaking News and Analysis (PC & Mac) Time.mobi - for Breaking News and Analysis (Mobile Phones & PDAs) Time Archive - Free Archive of all magazines and covers from 1923 through present Time universe - Time universe on Netvibes Table of Contents of the Inaugural Issue on March 3, 1923
chiến tranh ba vương quốc.txt
Cuộc Chiến của Ba Vương quốcđôi khi được gọi là Nội Chiến dân sự Anh nhiều sự kiện gắn kết với nhau tạo ra các cuộc xung đột diễn ra ở nước Anh, Ireland và Scotland giữa 1639 đến 1651. Cuộc Nội Chiến anh đã trở thành trận chiến nổi tiếng nhất trong những cuộc xung đột và nguyên nhân từ việc hành hình, Charles I, bởi quốc hội anh năm 1649. == Ghi chú == == Tham khảo ==
nguyễn xiển.txt
Nguyễn Xiển (1907–1997) là một nhà khoa học, đồng thời cũng là một chính khách Việt Nam. Ông từng giữ chức vụ Tổng Thư ký Đảng Xã hội Việt Nam (1956–1988) và Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam (từ năm 1960 đến 1987). == Tiểu sử == Ông sinh ngày 27 tháng 7 năm 1907 tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nho học lâu đời. Thuở nhỏ, ông học tại trường Tiểu học, Trung học ở Vinh. Hồi còn học ở trường Quốc học Vinh (Nghệ An) ông đã là học sinh xuất sắc, đậu bằng Thành chung rồi ra Hà Nội học trường Bưởi. Năm 1926, do tham gia cuộc bãi khoá để tang Phan Chu Trinh cho nên ông đã bị đuổi học và bị cấm thi tú tài bản xứ, nhưng ông cùng một số bạn bãi khoá quyết chí tự học, đỗ đầu tú tài Tây ở Hà Nội và đoạt học bổng sang Pháp ở Trường Đại học Toulouse (Pháp) và đã đỗ cử nhân. Năm 1932, ông về nước, không nhận làm quan ở Huế mà ra Hà Nội đi dạy học. Từ năm 1937 ông chuyển sang ngành khí tượng thủy văn. Năm 1941 ông phụ trách Đài khí tượng Phù Liễn Đông Dương tại tỉnh Kiến An hiện đại nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Trong thời gian này ông cùng hợp tác với Hoàng Xuân Hãn nghiên cứu về lịch và lịch Việt Nam, và cùng các ông Hoàng Xuân Hãn, Đặng Phúc Thông, Nguyễn Duy Thanh, Nguyễn Đình Thuỵ, Nguỵ Như Kon Tum ra báo Khoa học phát hành cả Đông Dương, với mục đích truyền bá ý tưởng và phương pháp khoa học, xây dựng văn hoá mới cho quốc dân về phương diện khoa học. == Hoạt động chính trị == Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử giữ chức Chủ tịch Uỷ ban Hành chính Bắc bộ kiêm Giám đốc Nha khí tượng. Năm 1946, ông được bầu làm Phó Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam liên tục từ khoá I đến khoá VIII; Phó Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV,V,VI; Phó Chủ tịch Quốc hội khoá VII. Từ sau ngày Toàn quốc kháng chiến (ngày 19 tháng 12 năm 1946), ông làm công tác khoa học giáo dục và trở thành một trong những người đầu tiên xây dựng ngành đại học Việt Nam. Từ năm 1955 đến 1959, ông làm Bộ trưởng Cứu tế xã hội. Từ năm 1960 đến 1976, ông làm Giám đốc Nha Khí tượng Việt Nam, Chủ tịch Uỷ ban địa cầu quốc tế Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban khoa học kỹ thuật nhà nước. Năm 1956, ông làm Tổng thư ký Đảng Xã hội Việt Nam và giữ chức này cho đến khi đảng này giải thể năm 1988. Được mời, nhưng ông đã từ chối làm đơn xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam (nhắc đến trong cuốn Giáo sư Nguyễn Xiển: Cuộc đời và Sự nghiệp, 2007 ). Ông còn là Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa I, khóa II., Ông mất ngày 9 tháng 11 năm 1997, hưởng thọ 90 tuổi. == Gia đình == Nguyễn Xiển sinh ra trong một gia đình nghèo có truyền thống có 4 anh chị em ruột, 2 gái, 2 trai. Cụ Nguyễn Thị Lạc là chị cả, thời đầu đã góp sức nuôi Nguyễn Xiển ăn học cho đến khi về nước. Anh trai của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Bành, đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Phu nhân của Nguyễn Xiển là Cụ Nguyễn Thúy An (1907 - 1998), người Hà Nội, nổi tiếng về "Nữ công gia chánh"; Cụ Nguyễn Thúy An mất sau Cụ Ông đúng 100 ngày. Con trai cả của Nguyễn Xiển là Nguyễn Toán - Giáo sư đã nghỉ hưu, hiện ở tại số 1 Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Con trai thứ là Nguyễn Lưu, Nhà báo nổi tiếng hiện nay. Con rể của Nguyễn Xiển là Nguyễn Hy Hiền (tức Lê Tâm), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước; và Đỗ Quốc Sam (1929-2010), Giáo sư, Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Con dâu Nguyễn Xiển là Bà Đặng Kim Chi, Giáo sư, Tiến sĩ; nguyên phó viện trưởng viện KH&CN Môi trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (Bà là con của Giáo sư Đặng Vũ Hỷ và là cháu ngoại của Thượng thư Phạm Quỳnh). == Giải thưởng và tôn vinh == Huân chương Sao Vàng Huân chương Hồ Chí Minh Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996 về các công trình khoa học: Đặc điểm khí hậu miền Bắc Việt Nam và Tập bản đồ khí hậu miền Bắc Việt Nam (1968) Tên ông đã được đặt cho một con đường thuộc phường Trần Thành Ngọ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng; và một phần đường vành đai 3 chạy qua quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. Trong quận 9 có một con đường chạy qua từ Long Thuận,Nguyễn Duy Trinh qua thẳng sang Đồng Nai == Tham khảo ==
ninh bình (thành phố).txt
Thành phố Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du lịch của tỉnh Ninh Bình. Thành phố Ninh Bình hiện là đô thị loại II, nằm cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam, tại đầu mối giao thông của 3 tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh và Ninh Bình - Hải Phòng - Hạ Long. Thành phố này cũng nằm ở vị trí giao điểm của quốc lộ 1A với 2 quốc lộ 10 và Quốc lộ 38B đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Theo quy hoạch đô thị Ninh Bình, thành phố Ninh Bình đang được xây dựng trở thành một trung tâm dịch vụ, du lịch và là đô thị đầu mối giao thông ở cửa ngõ của miền Bắc. Quy hoạch cũng xác định mục tiêu phát triển thành phố Ninh Bình sẽ trở thành thành phố có diện tích gấp 3 hiện nay. == Địa lý == === Vị trí === Thành phố Ninh Bình nằm cách Hà Nội 93 km theo quốc lộ 1A; phía bắc và phía tây giáp huyện Hoa Lư, phía nam và đông nam giáp huyện Yên Khánh, phía đông bắc giáp huyện Ý Yên (Nam Định). Khoảng cách từ trung tâm thành phố tới 7 huyện lỵ khác của tỉnh Ninh Bình đều dưới 30 km. === Hành chính - Diện tích - Dân số === Thành phố Ninh Bình có 4.836,49 ha và 160.166 nhân khẩu (năm 2014), mật độ 3.312 người/km². Tỷ lệ tăng dân số trung bình là 3,6%/năm. Gồm 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: Bích Đào, Đông Thành, Nam Bình, Nam Thành, Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn, Phúc Thành, Tân Thành, Thanh Bình, Vân Giang và 3 xã: Ninh Nhất, Ninh Phúc, Ninh Tiến. === Sông hồ === Thành phố Ninh Bình nằm ở hữu ngạn sông Đáy, chính giữa 2 cây cầu nối với Nam Định là ngã ba sông Vân đổ vào sông Đáy. Sông Đáy chảy bên hông có vai trò quan trọng trong việc thoát nước thành phố và tạo mỹ quan đô thị với 2 cầu Non Nước bộ và cầu Ninh Bình bằng thép nối vào trung tâm thành phố. Trên sông có cảng Ninh Phúc và cảng Ninh Bình nối thông ra cửa biển. Sông Vân nằm bên Quốc lộ 1A và Quốc lộ 10 nối từ sông Vạc vào sông Đáy, chảy xuyên qua và chia thành phố làm 2 phần. Chợ Rồng, sông Vân, núi Thúy là biểu tượng của thành phố Ninh Bình và gắn với lịch sử hình thành của thành phố này. Sông Tràng An là tuyến du lịch đường sông của thành phố, nối từ núi Kỳ Lân qua danh thắng Tràng An tới cố đô Hoa Lư. Sông nằm bên đại lộ Tràng An nối từ thành phố lên chùa Bái Đính. Sông Chanh và sông Sào Khê nối từ sông Hoàng Long chảy qua vùng ngoại thành phía tây thành phố rồi đổ vào sông Vạc. Thành phố Ninh Bình còn có nhiều hồ nước ngọt như hồ Máy Xay, hồ Biển Bạch, hồ Cánh Diều, hồ Lâm Sản, hồ Cá Voi,... Rìa phía tây thành phố là những ngọn núi thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Nội đô thành phố Ninh Bình có địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có một số ngọn núi nhỏ như núi Ngọc Mỹ Nhân (cao 101 m), núi Non Nước, núi Kỳ Lân, núi chùa Sêu... == Hạ tầng giao thông == Nằm ở vị trí cửa ngõ miền Bắc, thành phố Ninh Bình đồng thời là một đầu mối giao thông với hệ thống đường thủy, đường bộ và đường sắt phát triển: Về đường bộ, thành phố Ninh Bình là đầu mối của các dự án đường cao tốc Việt Nam: Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Thanh Hóa; Dự án đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh Thành phố còn là điểm tụ của 3 Quốc lộ sau: Quốc lộ 1A xuyên Việt qua địa bàn Ninh Bình dài 40 km. Quốc lộ 10 từ Quảng Ninh qua các tỉnh thành Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới Thanh Hóa. Quốc lộ 38B từ thành phố Hải Dương đến huyện Nho Quan. Có 2 tuyến Quốc lộ nữa trên địa bàn thành phố là đường nối cảng Ninh Phúc (đường Trần Nhân Tông) và đường Quốc lộ 1A mới (đường Nguyễn Minh Không). Ga Ninh Bình và bến xe khách Ninh Bình đều nằm ở phường Thanh Bình thuộc trung tâm thành phố. Về giao thông thuỷ, thành phố có cảng Ninh Phúc hiện là cảng sông có quy mô lớn ở miền Bắc đồng thời là một trong những cảng nội địa lớn nhất Việt Nam. Cảng đảm bảo nhận tàu cỡ 3000 DWT cập bến, công suất đạt 2,5 triệu tấn/năm. Cảng nằm dọc bờ hữu sông Đáy thuộc các xã Ninh Phúc (thành phố Ninh Bình) và Khánh Phú, Khánh Hòa (Yên Khánh, Ninh Bình). Cảng Ninh Phúc nằm ở bờ trái sông Đáy, đảm bảo công tác vận tải đường thủy các tuyến giao thông đường thủy Cửa Đáy - Ninh Bình, Ninh Bình - Hà Nội, Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, Ninh Bình - Thanh Hóa. Gần Cảng Ninh Phúc là cảng Ninh Bình có công suất đạt 1,6 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu biển trên 3.000 DWT và 1.000 DWT ra vào thuận lợi. 2 cảng sông này đều nằm trong danh sách cảng sông được ưu tiên đầu tư xây dựng. == Lịch sử, văn hoá == Thành phố Ninh Bình cũng được gọi với mỹ từ là thành phố ngã ba. Thành phố ngã ba sông với các ngã ba tạo ra từ 3 sông Hoàng Long, sông Vân, sông Sắt đổ vào sông Đáy. Thành phố ngã ba giao thông với hệ thống 3 Quốc lộ 1A, quốc lộ 10, quốc lộ 38B và 3 tuyến cao tốc có điểm nút tại đây. Thành phố ngã ba khu vực bởi Ninh Bình nằm giáp với 3 khu vực kinh tế: vùng duyên hải Bắc Bộ - vùng Hà Nội – duyên hải miền Trung và 3 khu vực địa lý – văn hóa: Tây Bắc – Châu thổ sông Hồng – Bắc Trung Bộ. Thành phố Ninh Bình được hình thành ở cửa nước ngã ba sông, nơi hợp lưu của sông Vân vào sông Đáy. Từ xa xưa, khu vực quần thể di sản thế giới Tràng An ở phía tây thành phố đã là nơi cư trú của người tiền sử thuộc nền văn hóa Tràng An thời kỳ đồ đá. Thế kỷ X, người Tràng An đã đưa vùng đất này thăng hoa trở thành kinh đô Hoa Lư của nước Việt. Thế kỷ 15, đời Hồng Đức, nhà Hậu Lê, nơi đây lại trở thành thủ phủ của trấn Sơn Nam với việc trấn lỵ được đóng tại Vân Sàng, tức vùng đất gần chợ Rồng bây giờ. Xứ Sơn Nam rộng lớn khi ấy gồm 11 phủ, 42 huyện, thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên và Ninh Bình ngày nay. Từ xa xưa, ngã ba sông Vân hợp vào sông Đáy đã hình thành những chợ Cá và bến Nứa. Cùng với ưu thế giao thông thuận lợi do vị trí án ngữ giao điểm của những trục đường chính, các chợ Cá này đã phát triển thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá lớn ở phía nam vùng châu thổ sông Hồng.. Nét văn hoá thành phố chịu ảnh hưởng từ nền văn minh châu thổ sông Hồng. Vị trí địa lý của vùng đất giáp với 3 vùng miền cũng ảnh hưởng đến đặc trưng văn hóa của thành phố, đó là nền văn hóa hợp lưu, hội tụ từ các vùng. Năm 1873, Pháp chiếm Ninh Bình, nơi đây được xây dựng trở thành một đô thị ở vùng cửa ngõ miền Bắc với nhiều công trình kiến trúc như thành Ninh Bình, cầu Lim, phố Nhà thờ, chợ Rồng. Sau này, người dân ủng hộ chiến dịch "vườn không nhà trống" nên đã phá bỏ nhiều công trình đô thị đó. Chính vì thế mà thành phố Ninh Bình hiện là thành phố trẻ, có cảnh quan mang dáng dấp một đô thị mới. Năm 1945, Ninh Bình là một thị trấn với diện tích 2.5 km² dân số 5.000 người. Năm 1977, là thị trấn thuộc huyện Hoa Lư. Năm 1981, tái lập thị xã Ninh Bình từ huyện Hoa Lư, gồm 4 phường: Đinh Tiên Hoàng, Lương Văn Tụy, Quang Trung, Vân Giang, một năm sau (1982), chuyển xã Ninh Thành của huyện Hoa Lư vào thị xã Ninh Bình. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Ninh Bình từ tỉnh Hà Nam Ninh, thị xã Ninh Bình trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Ninh Bình; tới ngày 2 tháng 11 năm 1996, thị xã tiếp tục được mở rộng với dân số là 62.187 người, diện tích 11,6 km² (do sáp nhập 29,97 ha diện tích tự nhiên và 855 nhân khẩu của xã Ninh Khánh; 44,87 ha diện tích tự nhiên và 1.207 nhân khẩu của xã Ninh Tiến; 29,60 ha diện tích tự nhiên và 498 nhân khẩu của xã Ninh Phong; 102,35 ha diện tích tự nhiên và 2.290 nhân khẩu của xã Ninh Sơn; 27,30 ha diện tích tự nhiên và 1.610 nhân khẩu của xã Ninh Phúc thuộc huyện Hoa Lư và thành lập 7 phường: Tân Thành, Đông Thành, Nam Thành, Phúc Thành, Nam Bình, Bích Đào, Thanh Bình trên cơ sở giải thể 3 phường Đinh Tiên Hoàng, Lương Văn Tụy, Quang Trung và xã Ninh Thành). Ngày 9 tháng 1 năm 2004, thị xã Ninh Bình có diện tích 4.674,8 ha, dân số 102.539 người (do sáp nhập 6 xã: Ninh Khánh, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc thuộc huyện Hoa Lư). Ngày 28 tháng 4 năm 2005, chuyển 2 xã Ninh Phong, Ninh Khánh thành 2 phường có tên tương ứng. Ngày 2 tháng 12 năm 2005, thị xã Ninh Bình được công nhận là đô thị loại III. Ngày 7 tháng 2 năm 2007, khi trở thành thành phố, thành phố có 4.836,49 ha diện tích tự nhiên và 130.517 người. Ngày 3 tháng 12 năm 2007, chuyển xã Ninh Sơn thành phường Ninh Sơn. Ngày 20 tháng 5 năm 2014, thành phố Ninh Bình chính thức trở thành đô thị loại II. Vùng đất này gắn với nhiều huyền thoại. Sông Vân còn gọi là Vân Sàng, gắn với truyền thuyết về Lê Hoàn khi thắng Tống trở về, Dương Vân Nga đã đem một đoàn cung nữ ra đón và mở tiệc giao hoan với nhà vua ở trên dòng sông. Cái tên Vân Sàng (giường mây) đã ra đời từ đó. Ngày nay, tên tuổi của hai danh nhân được đặt cho hai đường phố ven sông này. Ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình có núi Non Nước, về đời Trần, Trương Hán Siêu thường lên chơi núi này, mới đổi thành Dục Thúy Sơn. Đây là một thắng cảnh, xưa gần cửa biển, có sông Vân, sông Đáy uốn quanh, là cảnh đẹp nên thơ, rất hữu tình. Núi Thuý còn là đề tài của các thi nhân xưa và nay gắn với lịch sử hình thành vùng đất Ninh Bình, núi Thúy -sông Vân trở thành hình ảnh biểu tượng độc đáo đặc trưng của thành phố Ninh Bình. == Kiến trúc - Đô thị == === Kiến trúc === Trung tâm hình học của thành phố ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10 với hai phường Thanh Bình và Vân Giang được hình thành khá sớm bên sông Vân. Từ vị trí này thành phố phát triển đô thị theo các hướng: Phía đông bắc thành phố (thuộc phường Đông Thành, Ninh Khánh) chủ yếu là các khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ của thành phố và của tỉnh. Đây cũng là khu đô thị hóa sớm của thành phố. Phía tây thành phố (phường Nam Thành, Phúc Thành) là các khu dân dụng, trường học, đại học Hoa Lư, 6 bệnh viện tuyến tỉnh như Bệnh viện đa khoa Ninh Bình và Bệnh viện Quân y 5, sân vận động Ninh Bình và khu dân cư. Phía tây bắc thành phố hiện đang phát triển xây dựng khu đô thị Tân An, công viên văn hóa Tràng An, các khu nhà vườn, khu dịch vụ du lịch. Phần biên phía tây của thành phố là dãy núi Tràng An với quần thể danh thắng Tràng An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thiên nhiên thế giới, là khu du lịch lớn của Ninh Bình. Phía nam chiếm diện tích lớn là đất nông nghiệp của làng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh Phúc. Phía đông nam thành phố là cảng Ninh Phúc và các khu công nghiệp Khánh Phú, khu công nghiệp Phúc Sơn. === Đường phố === Đường giao thông đô thị ở thành phố Ninh Bình được đặt tên gọi là đường hoặc phố. Những tuyến giao thông nhỏ, ngắn của thành phố được gọi là phố, ví dụ như phố Vạn Thắng, phố Bắc Thành, phố 7, phố Ngọc Xuân, phố Chiến Thắng, phố ẩm thực, phố Phong Sơn, phố Bạch Đằng… Phần lớn tên đường ở Ninh Bình được đặt theo tên danh nhân, một số đường đặt tên địa danh văn hóa như: Vân Giang, Tràng An, Nam Thành, Phúc Thành, Tây Thành, Xuân Thành, Kênh Đô Thiên; một số đường đặt tên sự kiện như đường 30 tháng 6, Đông Phương Hồng, Chiến Thắng, Thành Công. Các đường phố lớn của thành phố Ninh Bình là đại lộ Đinh Tiên Hoàng, đường 30/6, Lê Đại Hành, Tràng An, Nguyễn Minh Không, Trần Hưng Đạo và Nguyễn Công Trứ. Trục đường đại lộ Đinh Tiên Hoàng và đường Vạn Hạnh được quy hoạch là trục cảnh quan chính của thành phố. Đường Đinh Tiên Hoàng đi qua trục trung tâm thành phố, một phần phía nam của nó cùng với các đường Lương Văn Thăng, Lê Đại Hành và đường Nguyễn Công Trứ thực chất là Quốc lộ 10 hướng về vùng đất mở Kim Sơn; Đường Lương Văn Thăng còn là quốc lộ 38B đoạn qua trung tâm thành phố. Đường Tràng An dẫn vào cố đô Hoa Lư; đường Trần Hưng Đạo, đường 30 tháng 6 và đường Nguyễn Huệ là đoạn Quốc lộ 1A; có hai đường vành đai của thành phố là Nguyễn Minh Không và Trần Nhân Tông đều được nâng cấp thành Quốc lộ. Với vị trí nằm gần các tuyến điểm du lịch, giao thông tương đối thuận tiện đồng thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, thành phố Ninh Bình mang đặc trưng của một thành phố du lịch. == Kinh tế == Năm 2013 tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố đạt 1200 tỷ đồng. Cân đối thu chi ngân sách là cân đối dư. Thu nhập bình quân đầu người đạt 59,1 triệu/năm. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình giai đoạn 2010 - 2012 đạt 17,66%/năm. Tỷ lệ hộ nghèo là 0,79%. Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo chỉ rõ: thành phố tập trung cao cho công tác quản lý đô thị, triển khai thực hiện quy hoạch điều chỉnh thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, phấn đấu đạt đô thị loại I và thành phố du lịch trước năm 2025, tạo ấn tượng tốt đẹp của du khách khi về tham quan thành phố Ninh Bình. === Thương mại, du lịch === Trong quy hoạch phát triển kinh tế vùng duyên hải Bắc Bộ, thành phố Ninh Bình là một đầu mối ở phía nam của vùng. Thành phố phát triển mạnh các dịch vụ lưu trú, điều hành, khách tham quan phối hợp với các khu du lịch lớn ở khu vực. Ninh Bình cũng là đô thị giàu tiềm năng du lịch văn hoá, giải trí, ẩm thực, hội nghị và thể thao… Nhà thi đấu thể thao tỉnh và sân vận động Ninh Bình thường diễn ra những sự kiện của tỉnh và khu vực. Thành phố Ninh Bình được chính phủ chọn là nơi đặt trụ sở của Cục Hải quan Hà Nam Ninh, là cơ quan quản lý nhà nước liên vùng, có địa bàn kiểm soát trên phạm vi 3 tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Một cơ quan liên vùng khác đóng trên địa bàn thành phố là Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình thuộc Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương tạo điều kiện thuận lợi, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất, nhập khẩu trên địa bàn Ninh Bình và các tỉnh khu vực Hà Nam Ninh. === Công nghiệp === Nằm ở vị trí thuận lợi về giao thông đường thuỷ, đường sắt và đường bộ. Thành phố Ninh Bình có đủ điều kiện để phát triển công nghiệp lâu dài. Hiện thành phố có 2 khu công nghiệp là khu công nghiệp Ninh Phúc - Khánh Phú và khu công nghiệp Phúc Sơn. Khu công nghiệp Khánh Phú nằm giáp đông nam thành phố và huyện Yên Khánh. Tổng diện tích đất phát triển 334 ha, trong đó đất xây dựng nhà máy là 231,54ha. Các loại hình sản xuất chủ yếu: Nhà máy đạm Ninh Bình công suất 56 vạn tấn/năm, than (sàng tuyển) 300,000/năm; Bốc hàng hoá 1,1 tr tấn/năm; Đóng, sửa chữa tàu thuyền. Khu công nghiệp Phúc Sơn nằm ở phía nam thành phố. Tổng diện tích 145ha, là khu công nghiệp sạch với sản phẩm may mặc, lắp ráp điện tử, dụng cụ đo lường và sản xuất phần mềm. Thành phố Ninh Bình còn có 02 cụm công nghiệp Ninh Phong và Cầu Yên với tổng diện tích 62,3 héc-ta với tổng số vốn đăng ký đầu tư 880 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy 71%. Một số doanh nghiệp và nhà máy công nghiệp đem lại nguồn thu lớn là Tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Ninh Bình, Doanh nghiệp tư nhân Nam Phương, Công ty TNHH Hoàng Hà, Tập đoàn công nghiệp Quang Trung, Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình và nhà máy đạm Ninh Bình. === Nông nghiệp === Đất nông nghiệp Ninh Bình chủ yếu phục vụ cho quá trình đô thị hoá thành phố. Ngoài ra, các vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá được quy hoạch như vùng rau sạch Ninh Sơn, làng hoa Ninh Phúc. Thành phố cũng phát triển mạnh nghề thủ công truyền thống ở các xã ven đô như: nghề mộc Phúc Lộc, trồng cây cảnh và đá mỹ nghệ,... == Du lịch == Biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình là hình ảnh "chợ Rồng, sông Vân, núi Thuý". Thành phố có định hướng phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn trong tam giác du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh của miền Bắc. Những năm gần đây nhiều khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng được xây dựng để phát triển loại hình du lịch lưu trú, hội thảo và mua sắm. === Di tích, danh thắng === Thành phố Ninh Bình có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như khu di tích núi Non Nước; danh thắng núi Kỳ Lân, công viên văn hóa Tràng An; hay khu du lịch hang động Tràng An được coi là điểm nhấn để phát triển du lịch Ninh Bình. Núi Non Nước là một ngọn núi nằm ngay trên ngã ba sông Vân với sông Đáy, là một tiền đồn nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố Ninh Bình. Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, có lầu đón gió để nghỉ. Trên núi có hàng trăm bài thơ của các tao nhân mặc khách. Bên núi có chùa Non Nước và có đền thờ danh sĩ Trương Hán Siêu đời Trần. Bảo tàng Ninh Bình nằm ở phía nam công viên Thúy Sơn, là nơi tham quan tìm hiểu biết lịch sử dựng nước và giữ nước của tỉnh Ninh Bình. Núi Kỳ Lân nằm ở vị trí trung tâm thành phố Ninh Bình thuộc địa phận phường Tân Thành, cạnh quốc lộ 1A và đường tới các khu du lịch Hoa Lư - Tràng An. Núi tên là Kỳ Lân vì có hình tượng đầu con lân nhìn về phía Bắc. Núi cao trên 50 m và là một vọng gác có thể quan sát cảnh quan đô thị thành phố Ninh Bình Núi Ngọc Mỹ Nhân là ngọn núi đứng từ đằng xa có hình cô gái đẹp nằm giữa thanh thiên trời đất, xưa còn gọi là núi Cánh Diều vì gắn với truyền thuyết Cao Biền cưỡi diều đi dò phá long mạch nước Nam bị một đạo sĩ do thần Thiên Tôn hóa thân dùng tên bắn, diều gãy cánh rơi xuống hòn núi này. Hồ Máy Xay nằm ở gần chợ Rồng và công viên núi Thúy, đường Võ Thị Sáu ven bờ hồ là một trung tâm ẩm thực lớn của thành phố, tại đây có nhà máy bia Ninh Bình. Hồ Biển Bạch là một hồ nước nằm bên Quốc lộ 1A, hiện đang được cải tạo thành khu vui chơi giải trí. Các di tích khác: 2 ngôi chùa được xếp hạng di tích quốc gia là chùa Đẩu Long thuộc phường Tân Thành, chùa A Nậu thuộc phường Ninh Khánh, là ngôi chùa cổ do vua Trần Thái Tông sáng lập khi ông về ẩn náu tại hành cung Vũ Lâm. Đây cũng là di tích văn hóa thu hút nhiều nhà khảo cổ học đến sưu tầm và nghiên cứu === Công trình kiến trúc === Bảo tàng Ninh Bình được khánh thành vào ngày 1/9/1995 với 1200m2 sử dụng, có hệ thống trưng bày 3 phần chính: lịch sử thiên nhiên, lịch sử Ninh Bình trước cách mạng tháng Tám và lịch sử Ninh Bình sau cách mạng tháng Tám. Chợ Rồng Ninh Bình là chợ cấp 1 quốc gia, nằm ở bên sông Vân, là chợ lớn nhất Ninh Bình. Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế đế là công trình kiến trúc công cộng hiện đại ở trung tâm thành phố. Nhà thi đấu Ninh Bình là nơi diễn ra nhiều giải đấu lớn như Bóng chuyền, vật, võ,... là sân nhà của câu lạc bộ bóng chuyền Tràng An Ninh Bình, tại đây hàng năm diễn ra giải bóng chuyền cúp Hoa Lư của các đội bóng chuyền mạnh Việt Nam. Hệ thống siêu thị: Siêu thị Big C Ninh Bình, Siêu thị Tâm Hằng, Siêu Thị Đông Nam Á; Siêu Thị Hapro Mart Ninh Bình; Siêu Thị VinMart Ninh Bình; Siêu thị Kiên Anh; Siêu thị Đông Thành,... Địa chỉ mua sắm quà tặng và đồ lưu niệm: Cửa hàng Lưu Niệm Hải Dương,... Hệ thống công viên: Công viên văn hóa Tràng An, công viên Thúy Sơn, công viên sông Vân, công viên Đông Thành,... Các công trình kiến trúc khác: Cầu Ninh Bình, Cầu Non Nước, Cảng Ninh Phúc, Ga Ninh Bình, Sân vận động Ninh Bình, nhà hát Chèo Ninh Bình, đền Vân Thị,... === Làng nghề === Làng hoa Ninh Phúc nằm ở phía nam thành phố, là nơi cung cấp các loài hoa tươi cho thị trường khu vực Nam Bắc Bộ. Những loài hoa áp đảo về số lượng ở Ninh Phúc là các giống hoa ly, cúc, dơn, hồng. Nhiều loài hoa khác cũng có mặt ở làng hoa Ninh Phúc như: huệ, violet, lan, tulip, đồng tiền, cẩm tú,... Làng nghề trồng rau sạch Ninh Sơn với mô hình trồng rau an toàn từ diện tích 21 ha được nhân rộng ra toàn vùng đất màu. Ngoài các loại rau chủ yếu như rau muống, xà lách, cải thảo, cà tím rau thơm, một số loại rau củ cho hiệu quả kinh tế cao như su hào, tỏi... cũng được đưa vào trồng. Các hộ gia đình còn trồng hoa, cây cảnh, trồng đào, quất phục vụ thị trường. Làng mộc Phúc Lộc nằm ở phía đông nam thành phố Ninh Bình. Làng có 5 xóm: Xóm Trại, Xóm Ngoài, Xóm Giữa, xóm Trong và xóm Mơ. Làng nghề mộc Phúc Lộc hiện có tới 400 người làm nghề sản xuất đồ mộc và khoảng 200 người lao động phụ. Sản phẩm làng nghề Phúc Lộc đa dạng các loại đồ gỗ cao cấp, cầu kỳ, sang trọng như: tủ chè, sập gụ, sập lim, tạc tượng, chạm trổ hoa văn các loại… === Ẩm thực === Thành phố Ninh Bình là nơi hội tụ, phát triển mạnh các đặc sản Ninh Bình, tiêu biểu là loại hình ẩm thực phố đi bộ, phố đêm với các đặc sản đặc trưng như cơm cháy Ninh Bình, các đặc sản từ thịt dê, rượu Kim Sơn, dứa Đồng Giao, bún mọc, miến lươn, gỏi nhệch,... 4 câu thơ khi nhắc tới du lịch thành phố Ninh Bình: Rượu ngon cơm cháy thịt dê Ninh Bình chào đón khách về tham quan Đẹp thay non nước Tràng An Hạ Long trên cạn, đại ngàn Cúc Phương === Kết nối du lịch === Ngoài vị trí hội tụ giao thông, Thành phố Ninh Bình còn có lợi thế nằm ở vị trí gần các khu, tuyến, cụm điểm du lịch: Trong bán kính 15 km có các khu du lịch Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, Vân Long và một số điểm du lịch như đền thờ Đinh Bộ Lĩnh, đền thờ thánh Nguyễn, chùa Địch Lộng, phủ Dầy,... Trong bán kính 30 km có các khu du lịch nhà thờ Phát Diệm, đền Trần, suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, hồ Đồng Thái, phòng tuyến Tam Điệp... và các điểm du lịch động Mã Tiên, hồ Đồng Chương, sông Hoàng Long... Trong bán kính 50 km có các khu du lịch ven biển Kim Sơn, cồn Nổi,vườn quốc gia Cúc Phương, khu dự trữ sinh quyển thế giới biển Kim Sơn, thành nhà Hồ, chùa Hương... == Quy hoạch mở rộng thành phố == Theo Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, thành phố Ninh Bình được quy hoạch thành đô thị loại I, là trung tâm văn hóa - lịch sử, du lịch cấp quốc gia, có ý nghĩa quốc tế. Quy hoạch cũng xác định thành phố Ninh Bình sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030 với dân số 1 triệu người. Theo quy hoạch TP Ninh Bình mới có diện tích 21.052 ha bao gồm: toàn bộ TP Ninh Bình và Hoa Lư hiện tại; xã Gia Sinh của Gia Viễn; xã Sơn Lai và một phần diện tích của xã Sơn Hà của Nho Quan; một phần diện tích của xã Yên Sơn và phường Tân Bình thuộc TP Tam Điệp; xã Mai Sơn của Yên Mô và hai xã Khánh Hòa, Khánh Phú của Yên Khánh. Gần như 3 mặt của thành phố Ninh Bình có ranh giới là 3 con sông: sông Đáy ở phía đông, sông Hoàng Long ở phía bắc, sông Chim và sông Bến Đang ở phía tây. Như vậy toàn bộ quần thể di sản thế giới Tràng An tương lai sẽ sáp nhập vào thành phố Ninh Bình. Đô thị Ninh Bình phát triển theo mô hình đô thị đa tâm. Không gian đô thị sẽ được phân thành 4 phân vùng phát triển. Khu đô thị trung tâm với diện tích khoảng 5.331 ha, được chia làm ba phân khu: khu đô thị hiện hữu; khu đô thị mở rộng về phía Nam; khu đô thị mở rộng về phía Bắc. Khu đô thị trung tâm được phát triển thành trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hoá, lịch sử, dịch vụ, y tế, giáo dục đào tạo chất lượng cao tỉnh Ninh Bình với dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 29,6 vạn người. Khu vực Bái Đính gồm Khu đô thị Bái Đính; khu nông thôn Bái Đính. Khu vực này quy hoạch thành khu du lịch tâm linh chùa Bái Đính và khu đô thị đại học mới với tổng diện tích quy hoạch khoảng từ 1.330 - 1.460 ha và dân số dự kiến đến năm 2030 khoảng 2 vạn người. Khu vực Quần thể danh thắng Tràng An gồm Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An - Tam Cốc - Bích Động và rừng nguyên sinh đặc dụng Hoa Lư. Đây là vùng lõi di sản văn hóa - thiên nhiên có tổng diện tích quy hoạch hơn 700 ha và dân số dự kiến khoảng 1,58 vạn người vào năm 2030. Khu vực rộng nhất là nông thôn với tổng diện tích quy hoạch khoảng 1.742 ha thuộc một phần các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Hải, Ninh An, Ninh Vân, Ninh Nhất, Ninh Tiến, Ninh Phong, Ninh Phúc, Khánh Hòa, Khánh Phú, Yên Sơn, Tân Bình và toàn bộ Mai Sơn, xung quanh phía Đông Nam Quần thể danh thắng Tràng An; Theo quy hoạch mới này thì thành phố Hoa Lư sẽ rộng hơn 4 lần thành phố Ninh Bình hiện tại, là thành phố ngã ba: ngã ba giao thông, ngã ba sông và ngã ba khu vực; trở thành một đầu mối giao thông quan với các tuyến đường Quốc lộ 1A, 10, 38B, cao tốc và đường sắt Bắc - Nam và là đô thị du lịch với các khu du lịch như: khu du lịch Tràng An, khu văn hóa tâm linh núi chùa Bái Đính, Quần thể di tích Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và các tuyến điểm du lịch khác như núi Non Nước, công viên văn hóa Tràng An, quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, các di tích Hoa Lư tứ trấn, động Thiên Hà, hang Bụt... == Thành phố kết nghĩa == Jecheon, Hàn Quốc. Oudomxay, Lào. thành phố Bạc Liêu, Việt Nam. Asan, Hàn Quốc. == Hình ảnh == == Liên kết ngoài == Xây dựng đô thị Ninh Bình thành trung tâm du lịch quốc gia Sẽ có "Thành phố Hoa Lư" Du xuân trên núi Ngọc Mỹ Nhân == Chú thích ==
nguyễn minh phương (cầu thủ bóng đá).txt
Nguyễn Minh Phương (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1980 tại Long Khánh, Đồng Nai) nguyên quán Chơn Thành, Bình Phước là một cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam. Anh từng là thành viên của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam giành chức vô địch AFF Suzuki Cup 2008 và cựu đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia. Minh Phương giải nghệ vào cuối mùa bóng 2015 trong màu áo câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. Anh hiện làm Giám đốc Kỹ thuật cho Câu lạc bộ bóng đá Bình Phước. == Sự nghiệp == Từ năm 1998 đến năm 2002 anh là thành viên của Cảng Sài Gòn (sau đổi tên thành Thép Miền Nam-Cảng Sài Gòn), năm 2002 sau một số tranh cãi về chuyển nhượng với câu lạc bộ, anh chuyển sang Gạch Đồng Tâm Long An (nay là Long An) với phí chuyển nhượng là 400 triệu đồng. Từ tháng 10 năm 2010 anh là cầu thủ của SHB Đà Nẵng với giá chuyển nhượng 5 tỷ đồng. Đầu năm 2007, Nguyễn Minh Phương biết anh mắc bệnh dị ứng mao mạch (người bệnh có thể bị mất khả năng hoạt động mạnh và có thể tử vong). Tuy nhiên, anh vẫn tiếp tục thi đấu cho đội tuyển Việt Nam ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á và cúp bóng đá châu Á. Sau kỳ AFF Suzuki Cup 2010 không thành công của Việt Nam, Minh Phương tuyên bố từ giã đội tuyển quốc gia, sau kỷ lục 73 lần khoác áo đội tuyển quốc gia.. Sự rút lui của Minh Phương để lại rất nhiều nuối tiếc và khoảng trống vô cùng lớn ở đội tuyển bởi anh được biết đến như thủ lĩnh thực sự trong lẫn ngoài sân cỏ. Sau Nguyễn Hồng Sơn, Minh Phương chính là tiền vệ tài hoa bậc nhất của bóng đá Việt Nam với phong thái của một thủ lĩnh, phong cách thi đấu tinh tế với những đường chuyền xuất sắc và nhãn quan chiến thuật tốt. Ngoài ra anh cũng có kỹ năng đá phạt khá tốt. Cho tới năm 2012, mặc dù đã ngoài 30 tuổi, bị ảnh hưởng bởi tuổi tác và sức khỏe nhưng anh vẫn là trụ cột không thể thiếu của Đội bóng sông Hàn.. Hiện nay hộ khẩu của anh ở Phú Mỹ, Bình Dương. Sau khi treo giầy và kết thúc giai đoạn 1 của khóa HLV chuyên nghiệp do FIFA tổ chức anh nhận lời làm Giám đốc Kỹ thuật cho Câu lạc bộ bóng đá Bình Phước. == Các bàn thắng quốc tế == == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
neutron.txt
Neutron (tiếng Việt đọc là nơ t-rôn hay nơ t-rông) là một hạt hạ nguyên tử có trong thành phần hạt nhân nguyên tử, trung hòa về điện tích và có khối lượng bằng 1,67492716(13) × 10−27 kg. Neutron và proton được gọi là nucleon. Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử gồm có các neutron và proton. Số neutron xác định các đồng vị của một nguyên tố. == Lịch sử nghiên cứu == == Tương tác == Các neutron tương tác với nhau qua bốn lực cơ bản: lực điện từ, lực hạt nhân yếu, lực hạt nhân mạnh và lực hấp dẫn. === Tương tác mạnh === === Tương tác điện từ === Do trung hòa về điện nên neutron không tham gia vào các tương tác điện từ === Tương tác yếu === === Tương tác hấp dẫn === == Cấu trúc quark == Mỗi neutron gồm hai quark xuống và một quark lên. Các neutron đóng vai trò quan trọng trong nhiều phản ứng hạt nhân. == Phản neutron == Phản neutron là các phản hạt của neutron. Những hạt này đã được tìm ra bởi Bruce Cork vào năm 1956, một năm sau khi phát hiện ra phản proton. Phản neutron cấu thành bởi các phản quark [1], và có mômen lưỡng cực từ ngược với chính hạt: +1.91 µN cho phản neutron == Xem thêm == Proton Quark Sao Neutron == Tham khảo ==
chính trị hoa kỳ.txt
Hoa Kỳ là một nước cộng hòa liên bang, trong đó Tổng thống, Quốc hội và Toà án cùng nắm giữ và chia sẻ quyền lực của chính quyền liên bang (tam quyền phân lập) theo Hiến pháp. Trong khi đó, chính phủ liên bang lại chia sẻ quyền lực với chính quyền của từng tiểu bang. Chính phủ liên bang được thiết lập bởi Hiến pháp Hoa Kỳ. Hiện nay hai đảng chính trị lớn, Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà, đang có ảnh hưởng thống trị trên nền chính trị Hoa Kỳ mặc dù vẫn tồn tại các nhóm hoặc các đảng chính trị với ảnh hưởng ít quan trọng hơn. == Chính phủ liên bang, Tiểu bang và Địa phương == Chính phủ liên bang, được thiết lập bởi Hiến pháp, là nhân tố chủ đạo của hệ thống chính quyền Mỹ. Tuy nhiên, bất kỳ cá nhân nào sống bên ngoài thủ đô đều là đối tượng chịu sự quản lý của ít nhất ba định chế quyền lực: Chính phủ liên bang, tiểu bang, và quận (Ở một số địa phương không có cấp quận, thay vào đó là chính quyền thị trấn hoặc thành phố). Tính đa dạng của các cấp chính quyền là hệ quả lịch sử của đất nước này. Chính phủ liên bang được kiến tạo bởi các khu định cư (colony), hình thành cách riêng lẻ với quyền tự trị và độc lập với nhau. Trong mỗi khu định cư có các quận (hạt) và thị trấn, hình thành theo các lộ trình phát triển khác nhau hầu đáp ứng các nhu cầu hành chính khác biệt. Thay vì thiết lập một chính quyền thay thế hệ thống pháp quyền địa phương của các tiểu bang, Quốc hội Lập hiến cho phép duy trì quyền tự trị cho các tiểu bang. Khi lãnh thổ của đất nước được mở rộng, các tiểu bang mới được cấu tạo theo mô hình của các tiểu bang hiện hữu trước đó. == Chính quyền Tiểu bang == Trước khi độc lập, dưới thẩm quyền của vương triều Anh, các khu định cư được quyền tự trị và độc lập với nhau. Trong giai đoạn đầu của nền cộng hoà còn non trẻ, trước khi có Hiến pháp, mỗi tiểu bang hầu như là một đơn vị hành chính tự trị. Các đại biểu của Quốc hội Lập hiến tìm kiếm một thể chế liên bang mạnh mẽ và khả thi hơn, nhưng không thể bỏ qua các truyền thống tiểu bang cũng như quyền lợi của các chính trị gia ở các tiểu bang. Nhìn chung, các vụ việc bên trong địa giới tiểu bang là thuộc phạm vi quyền hạn của chính quyền tiểu bang, bao gồm truyền thông nội bang; các pháp qui về tài sản, công nghiệp, doanh nghiệp, tiện ích công; luật hình sự tiểu bang; và điều kiện làm việc trong tiểu bang. Trong khuôn khổ này, Chính phủ liên bang yêu cầu chính quyền tiểu bang phải theo mô hình thể chế cộng hoà, và luật lệ tiểu bang không được mâu thuẫn với hoặc vi phạm Hiến pháp liên bang hay luật lệ và các hiệp ước của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Cũng dễ hiểu khi tồn tại nhiều khu vực mà quyền tài phán giữa liên bang và tiểu bang chồng chéo lên nhau. Trong những năm gần đây, Chính phủ liên bang đảm nhận trách nhiệm rộng lớn hơn trong những lĩnh vực như y tế, giáo dục, phúc lợi, giao thông, gia cư và phát triển đô thị. Do đó, bất cứ nơi nào Chính phủ liên bang hành xử các chức trách trong lãnh thổ tiểu bang, các chương trình thường được duyệt xét trên căn bản hợp tác giữa hai cấp chính quyền hơn là một sự áp đặt từ bên trên. Giống chính quyền quốc gia, chính quyền tiểu bang cũng có ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp; có sự tương đồng rất lớn trong chức năng và mục tiêu giữa chính quyền tiểu bang và Chính phủ liên bang. Chức danh đứng đầu nhánh hành pháp tiểu bang là thống đốc, được bầu theo cách phổ thông đầu phiếu, thường là theo nhiệm kỳ bốn năm (trong một vài tiểu bang, nhiệm kỳ này chỉ kéo dài hai năm). Ngoại trừ bang Nebraska theo thể chế độc viện, nhánh lập pháp của các tiểu bang còn lại đều là lưỡng viện, với viện trên gọi là Thượng viện và viện dưới gọi là Viện Dân biểu, Viện Đại biểu hoặc Đại hội đồng. Một số tiểu bang còn gọi toàn bộ nhánh lập pháp của mình, bao gồm hai viện, là "Đại hội đồng", làm cho sự việc trở nên rắc rối hơn. Trong hầu hết các tiểu bang, thượng nghị sĩ phục vụ theo nhiệm kỳ bốn năm trong khi thành viên hạ viện có nhiệm kỳ kéo dài hai năm. Hiến pháp của các tiểu bang khác nhau trong một số chi tiết, nhưng nhìn chung tuân theo một mô thức tương tự với hiến pháp liên bang, gồm có một tuyên ngôn về quyền của người dân và một phác đồ tổ chức chính quyền. Về các lĩnh vực như điều hành doanh nghiệp, ngân hàng, tiện ích công cộng, và các định chế từ thiện, hiến pháp các tiểu bang có những quy định rõ ràng và chi tiết hơn hiến pháp liên bang. Mỗi bản hiến pháp tiểu bang đều tuyên bố thẩm quyền tối thượng thuộc về nhân dân, và thiết lập các tiêu chuẩn và nguyên tắc nền tảng cho chính quyền. === Chính quyền Thành phố === Từng là một nước nông nghiệp, ngày nay Hoa Kỳ là một quốc gia đã đô thị hoá cao độ. Có đến 80% dân số hiện sống ở các thị trấn, thành phố lớn, hoặc ở khu ngoại ô của các đô thị. Con số thống kê này nói lên tầm quan trọng của chính quyền các thành phố trong bức tranh toàn cảnh của chính quyền Mỹ. Ở mức độ cao hơn chính quyền cấp liên bang hoặc cấp tiểu bang, thành phố trực tiếp đáp ứng các loại nhu cầu cho người dân, cung ứng mọi thứ từ lực lượng cảnh sát và lính cứu hoả đến luật lệ, quy định về vệ sinh, y tế, giáo dục, giao thông công cộng và gia cư. Công việc điều hành những thành phố lớn là cực kỳ phức tạp. Thành phố New York có số cư dân đông hơn 41 trong tổng số 50 tiểu bang của nước Mỹ. Người ta nói rằng, chỉ sau chức vụ tổng thống, vị trí hành pháp khó khăn nhất là thị trưởng thành phố New York. Chính quyền thành phố được thiết lập bởi tiểu bang, được quy định chi tiết về mục tiêu và thẩm quyền, nhưng trong nhiều phương diện các thành phố được vận hành độc lập với tiểu bang. Tuy nhiên, hầu hết thành phố trên đất nước này xem sự cộng tác với các cơ quan của tiểu bang và liên bang là yếu tố nền tảng hầu có thể đáp ứng các nhu cầu của người dân. Mô hình của các chính quyền thành phố hiện hữu rải rác trên khắp đất nước là đa dạng, mặc dù hầu hết đều thiết lập một loại hình hội đồng trung ương, được cử tri bầu ra, và một viên chức hành pháp, được hỗ trợ bởi những người đứng đầu sở, ngành, để điều hành các loại sự vụ của thành phố. Có ba mô hình chính cho chính quyền thành phố: thị trưởng- hội đồng, uỷ ban, hội đồng- nhà điều hành. Hiện có nhiều thành phố phát triển các mô hình tổng hợp từ hai hoặc ba mô hình trên. Thị trưởng- Hội đồng. Đây là mô hình chính quyền thành phố lâu đời nhất hiện hữu ở Hoa Kỳ, cho đến đầu thế kỷ 20 vẫn được áp dụng tại hầu hết các thành phố ở đây. Cơ cấu của nó tương tự với chính quyền tiểu bang và quốc gia, với một thị trưởng được cử tri tuyển chọn để đảm nhiệm vị trí đứng đầu nhánh hành pháp, và một hội đồng, thông qua quy trình bầu cử đại diện các khu vực dân cư khác nhau, cấu thành nhánh lập pháp. Thị trưởng chỉ định những người đứng đầu các sở ngành cùng các viên chức khác, đôi khi cần có sự phê chuẩn của hội đồng. Thị trưởng có quyền phủ quyết các đạo luật của thành phố, thường trực chịu trách nhiệm về ngân sách thành phố. Hội đồng thông qua các dự luật, định mức thuế tài sản và phân bổ ngân sách cho các sở ngành. Ủy ban. Mô hình này kết hợp các chức năng lập pháp và hành pháp vào một nhóm các viên chức, thường là ba người hoặc hơn, được cử tri toàn thành phố tuyển chọn qua bầu cử. Mỗi uỷ viên giám sát sự vụ của một số sở ngành của thành phố. Nhân vật được chỉ định làm chủ toạ ủy ban thường được gọi là thị trưởng, dù quyền hạn của người này cũng chỉ ngang bằng các uỷ viên khác. Hội đồng- Nhà điều hành. Mô hình nhà điều hành thành phố là một giải pháp nhằm đáp ứng tình hình ngày càng trở nên phức tạp của các vấn nạn đô thị, đòi hỏi kỹ năng cao của nhà chuyên môn mà không thể tìm thấy nơi các viên chức dân cử. Điều cần làm là tin cậy và uỷ thác các quyền hành pháp, gồm quyền thi hành pháp luật và cung ứng các loại dịch vụ công, cho một nhà điều hành chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm và được đào tạo tốt. Mô hình này ngày càng được nhiều thành phố chấp nhận. Theo đó, một hội đồng được dân bầu ra với một ít nghị viên, ban hành luật và thiết lập chính sách cho thành phố, rồi thuê một nhà quản trị được trả lương, gọi là nhà điều hành thành phố, thực thi các nghị quyết của hội đồng. Nhà điều hành sẽ thiết kế ngân sách thành phố và giám sát hầu hết các sở ngành. Thường thì không có nhiệm kỳ cố định; bao lâu hội đồng thành phố còn hài lòng với công việc của nhà điều hành thì người ấy còn duy trì vị trí của mình. === Chính quyền Quận === Quận là một bộ phận của tiểu bang, mỗi quận thường có hai hoặc ba thị trấn và một vài xã. Cấu trúc mô phỏng theo chính quyền thành phố là mô hình phổ biến giống như Quận Mineral, tiểu bang Tây Virginia. Trong hầu hết các quận ở Hoa Kỳ, một thị trấn hoặc thành phố được chỉ định làm quận lỵ, ở đây tọa lạc các văn phòng chính quyền, cũng là nơi ban uỷ viên hoặc ban giám sát hội họp. Tại các quận nhỏ, thành viên uỷ ban được cử tri toàn quận bầu chọn, trong khi ở các quận lớn, thành viên đại diện cho các khu vực hoặc thị trấn riêng biệt. Uỷ ban chịu trách nhiệm đánh thuế; vay mượn và phân bổ tài chính; ấn định mức lương cho nhân viên của quận; giám sát các cuộc bầu cử; xây dựng và bảo trì xa lộ và cầu cống; và quản lý các chương trình phúc lợi cấp quận, tiểu bang và quốc gia. Tại một số tiểu bang ở vùng New England, quận không có chức năng chính quyền, mà chỉ đơn giản là một sự phân chia địa giới. === Chính quyền Thị trấn, Xã === Hiện có hàng ngàn đơn vị hành chính trong các đô thị. Chúng quá nhỏ để có thể gọi là chính quyền thành phố, nên được gọi là thị trấn hoặc xã với chức năng giải quyết các nhu cầu của địa phương như lót lề đường, chiếu sáng đường phố; bảo đảm nguồn cung cấp nước; cung ứng lực lượng cảnh sát và cứu hoả; thiết lập các quy định y tế địa phương; vận chuyển và xử lý rác, cống thoát và các loại chất thải; thu thuế để tài trợ các hoạt động của chính quyền; hợp tác với quận và tiểu bang để quản lý hệ thống trường học tại địa phương. Cần lưu ý rằng trong nhiều tiểu bang, từ "thị trấn" không có ý nghĩa đặc biệt nào - chỉ là một từ không chính thức áp dụng cho một khu dân cư (có thể là một phần của đô thị hoặc không). Trong một số tiểu bang, từ "thị trấn" là từ tương đương với xã dân sự (civil township) được dùng trong các tiểu bang khác. Ở đây, chính quyền thường được uỷ thác cho một uỷ ban hoặc hội đồng dân cử, được biết với các tên khác nhau: hội đồng thị trấn hoặc xã, ban dân biểu, ban giám sát, ban uỷ viên. Uỷ ban này có thể có một chủ tọa hoặc chủ tịch với chức năng của một viên chức lãnh đạo hành pháp, hoặc là một thị trưởng. Nhân sự chính quyền có thể có một thư ký, thủ quỹ, các nhân viên cảnh sát, cứu hoả, y tế và phúc lợi. Một khía cạnh độc đáo của chính quyền địa phương, được tìm thấy ở nhiều nơi trong vùng New England, là "kỳ họp thị trấn". Mỗi năm một lần - có thể triệu tập nhiều kỳ họp nếu cần - cử tri có đăng ký trong thị trấn họp với các viên chức dân cử, thảo luận về các vấn đề của địa phương, và thông qua luật để điều hành chính quyền. Các kỳ họp này quyết định về các dự án xây dựng và sửa chữa đường sá, xây dựng các tòa nhà và các tiện ích công cộng, định mức thuế và ngân sách thị trấn. Kỳ họp thị trấn, tồn tại từ hơn hai thế kỷ, thường được nhắc đến như là mô hình tinh tuyền nhất của nền dân chủ trực tiếp, theo đó quyền lực cai trị không được uỷ thác cho các viên chức dân cử, mà được hành xử trực tiếp và thường xuyên bởi nhân dân. === Các cấp chính quyền khác === Các mô hình Chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương nêu trên không phải là toàn bộ đơn vị chính quyền tại Hoa Kỳ. Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ (thuộc Bộ Thương mại) đã nhận diện được không ít hơn 84.955 đơn vị chính quyền ở Hoa Kỳ, bao gồm quận, thành phố, thị trấn, khu học chính và đặc khu. Người dân Mỹ uỷ thác cho chính quyền các cấp thực thi các sứ mạng mà trong những ngày đầu của nền cộng hòa, người dân phải tự làm. Trong thời kỳ thuộc địa, chỉ có một ít cảnh sát và lính cứu hỏa, ngay cả tại các thành phố lớn; chính quyền không phải chịu trách nhiệm thắp sáng hay vệ sinh đường phố. Ở quy mô lớn, người dân phải tự bảo vệ tài sản và chăm sóc các nhu cầu của gia đình mình. Ngày nay, việc đáp ứng các nhu cầu này được xem là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng, được thực thi thông qua các cơ quan chức năng của chính quyền các cấp. Ngay cả tại các thị trấn nhỏ, các chức trách về cảnh sát, cứu hỏa, phúc lợi và y tế đều do chính quyền đảm trách. Do đó xuất hiện vô số tầng nấc về thẩm quyền. == Quyền Bầu cử == Quyền bầu cử dành cho mọi công dân từ 18 tuổi trở lên. Trong tất cả 50 tiểu bang, kể cả Đặc khu Columbia, đều có phiếu cử tri đoàn cho tiến trình bầu chọn tổng thống. Tuy nhiên, Đặc khu Columbia, và một số lãnh thổ khác của Hoa Kỳ như Peurto Rico và Guam, không có quyền đại diện tại Quốc hội. Mỗi khu thịnh vượng chung, lãnh thổ, hoặc hạt chỉ được bầu một đại biểu không có quyền bầu phiếu phục vụ tại Viện Dân biểu (Hạ viện). Quyền bầu cử có thể bị hạn chế trong trường hợp phạm tội (những quy định như thế thường khác nhau tuỳ thuộc vào mỗi tiểu bang). Yếu tố đặc biệt quan trọng trong chính trường Hoa Kỳ, nhất là ở cấp liên bang, là muốn thành công trong các cuộc tuyển cử cần phải có nhiều tiền, đặc biệt là những khoản chi tiêu lớn cho quảng cáo trên truyền hình. Rất khó gây quỹ bằng cách kêu gọi sự quyên góp từ quần chúng, mặc dù Đảng Cộng hoà đã từng có một vài thành công như trường hợp của Howard Dean với chương trình vận động trên Internet. Thường thì cả hai đảng đều dựa vào những tổ chức và những nhà tài trợ giàu có – theo truyền thống, Đảng Dân chủ phụ thuộc vào những khoản tặng dữ từ các tổ chức nghiệp đoàn trong khi Đảng Cộng hoà trông cậy vào giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, kể từ năm 1984, ngân quỹ quyên góp được từ giới doanh nghiệp vượt quá các tổ chức nghiệp đoàn. Sự phụ thuộc vào các nhà tài trợ, là một vấn đề gây nhiều tranh cãi, đã dẫn đến việc ban hành một số luật lệ nhằm hạn chế chi tiêu trong các chiến dịch tranh cử. Đây là một vấn đề phức tạp khi giải thích Hiến pháp, những người chống đối các đạo luật hạn chế viện dẫn quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất, và tìm cách thách thức chúng vì cho rằng chúng hạn chế quyền hiến định của họ. Ngay cả nếu những luật này được tán thành, sự phức tạp nảy sinh khi áp dụng chúng sao cho phù hợp với Tu chính án thứ nhất đòi hỏi sự cẩn trọng và dè dặt khi soạn các pháp qui khiến chúng bị hạn chế nhiều nếu so sánh với quy trình này ở các quốc gia khác như Anh, Pháp hoặc Canada. Nhiều người cho rằng trong khi tập tục gây quỹ là chuyện bình thường ở Mỹ thì ở những nước khác điều này được xem là những ung thối chính trị. == Văn hóa chính trị == Bản Tuyên ngôn Độc lập, Hiến pháp, Đạo luật về các Quyền Công dân, cùng những tác phẩm của các Nhà Lập Quốc (Founding Father), được xem là những định nghĩa cho ý thức hệ cầm quyền của đất nước, được giảng dạy tại các trường học ở Hoa Kỳ. Trong số những ý tưởng căn cốt của ý thức hệ này có: Chính quyền chịu trách nhiệm trước công dân. Công dân có thể thay đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử. Quyền lực của chính quyền trong các lĩnh vực như tôn giáo, ngôn luận, và thi hành luật pháp cần bị hạn chế nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm dụng quyền lực. Luật pháp không được gắn kết với đặc quyền của bất kỳ công dân nào (nghĩa là, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật). Các cá nhân và các đảng chính trị có quyền thảo luận về cách áp dụng ý thức hệ nêu trên vào các hoàn cảnh riêng biệt, và có quyền công khai bất đồng ý kiến với bất kỳ điều khoản nào của ý thức hệ này. Trong thời kỳ lập quốc, nước Mỹ là một nền kinh tế với doanh nghiệp tư nhân là thành phần chủ đạo nên chính quyền các tiểu bang dành khu vực phúc lợi cho những sáng kiến tư nhân hoặc địa phương. Nhìn chung, Chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận một hệ thống các doanh nghiệp tư và chống lại chủ trương chi tiêu rộng rãi nhằm hỗ trợ người dân, mặc dù những kinh nghiệm có được từ cuộc Đại Suy thoái thách thức cả hai quan điểm này. Kết quả là, về mặt ý thức hệ, nước Mỹ có khuynh hướng thiên về chủ nghĩa tư bản dân chủ, đối nghịch với các nền văn hoá thiên về khuynh hướng dân chủ xã hội ở Âu châu và Canada. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách cô lập trong các vấn đề đối ngoại bằng cách không đứng về phe nào khi xảy ra các cuộc tranh chấp. Mặc dù đã từ bỏ chủ trương này sau khi trở nên một siêu cường, người Mỹ vẫn tỏ ra hoài nghi với chủ nghĩa quốc tế. Ý thức hệ của tổng thống đương nhiệm và các cố vấn của ông là yếu tố quyết định cho thái độ của chính quyền trong lĩnh vực ngoại giao. == Các chính đảng == Nhiều người trong số các nhà lập quốc không thích nghĩ đến các đảng phái chính trị, cho rằng các phe nhóm sẽ quan tâm đến việc tranh giành quyền lợi hơn là vì lợi ích quốc gia. Họ muốn cử tri bầu phiếu cho các ứng viên độc lập mà không cần có sự can thiệp của các nhóm có tổ chức – nhưng điều này đã không xảy ra. Trong thập niên 1790, bùng nổ các quan điểm khác nhau về một lộ trình đúng cho tiến trình xây dựng đất nước còn non trẻ này. Những người ủng hộ Alexander Hamilton, liên kết với nhau dưới tên "Phái Liên bang", chọn mô hình chính quyền trung ương tập trung nhiều quyền lực nhằm hỗ trợ những lợi ích của giới công thương. Những người khác theo Thomas Jefferson, chống cánh Liên bang, chọn cho mình tên "Cộng hoà-Dân chủ", chủ trương một nước cộng hoà nông nghiệp phân quyền, theo đó chính phủ liên bang chỉ có quyền lực hạn chế. Khoảng năm 1828, cánh "Liên bang" biến mất, được thay thế bởi Đảng Whig, trở nên thành phần đối lập với Tổng thống Andrew Jackson trong cuộc bầu cử tổ chức trong năm. Việc Jackson đắc cử gây chia rẽ trong đảng Cộng hoà-Dân chủ: những người ủng hộ Jackson thành lập Đảng Dân chủ trong khi những người theo John Quincy Adams thành lập Đảng Cộng hoà Quốc gia. Hệ thống lưỡng đảng, tiếp tục tồn tại cho đến ngày nay, đã được hình thành vào lúc này. Như thế Hoa Kỳ, như một ngoại lệ, đã có những đảng chính trị lâu đời. Trong thập niên 1850, vấn đề nô lệ trở nên điểm nóng trên chính trường Mỹ, với những bất đồng về việc liệu có nên cho phép chế độ nô lệ tồn tại trên nhưng lãnh thổ tân lập ở miền Tây hay không. Đảng Whig vì không thể thống nhất lập trường nên cuối cùng bị khai tử và được thay thế bởi Đảng Cộng hoà trong năm 1854, đảng này chủ trương hoàn toàn loại bỏ chế độ nô lệ. Chỉ trong vòng sáu năm, đảng chính trị tân lập này giành được ghế tổng thống khi Abraham Lincoln đắc thắng trong cuộc tuyển cử năm 1860. Đến lúc ấy, các chính đảng đã thiết lập cho mình vị trí chủ đạo trong nền chính trị của đất nước, và sự trung thành với một đảng chính trị đã trở nên một phần quan trọng trong ý thức chính trị của ngườI dân. Lòng trung thành này được truyền từ cha sang con, và các hoạt động đảng phái như tham gia các cuộc vận động bầu cử, thường kết thúc với các cuộc diễu hành của các nhóm mặc đồng phục và các buổi rước đuốc, là một phần trong cuộc sống xã hội tại nhiều cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, đến thập niên 1920, những tập quán dân dã này đã tàn lụi dần. Những cải cách đô thị, dịch vụ công, những vụ tham ô, và những cuộc bầu cử sơ bộ đã thay thế quyền lực của các chính trị gia tại các đại hội toàn quốc đã giúp tẩy sạch nền chính trị - và khiến nó bớt sôi động hơn. Làm sao mà hệ thống lưỡng đảng phát triển trên đất nước Mỹ? Lâu rồi trong lịch sử, nước Mỹ đã từng có nhiều chính đảng nhỏ, cũng từng có đảng thứ ba, một số có được sự ủng hộ đáng kể như Đảng Xã hội, Đảng Lao động Nông gia và Đảng Đại chúng, dù không thu được kết quả khả quan nào từ các cử tri đoàn. === Lăng kính chính trị của hai đảng chính === Trong hạ bán thế kỷ 20, triết lý chính trị của cả đảng Cộng hoà và đảng Dân chủ đã thay đổi triệt để. Từ thập niên 1860 đến thập niên 1950, đảng Cộng hoà được xem là có khuynh hướng tự do hơn, trong khi đảng Dân chủ được cho là có chủ trương bảo thủ. Nhưng hình ảnh này đã thay đổi kể từ nhiệm kỳ tổng thống của Franklin D. Roosevelt, chính sách New Deal của ông với sự hình thành hệ thống An sinh Xã hội cũng như các dự án dịch vụ và việc làm khác của chính phủ liên bang đã giúp hồi sinh đất nước tiếp theo sau những thiệt hại gây ra bởi cuộc Đại Suy thoái năm 1929. Những thành công của Roosevelt khi đối phó với hai cuộc khủng hoảng xảy ra cùng một lúc, Đại Suy thoái vàChiến tranh thế giới thứ hai, đã dẫn đến hiện tượng phân cực trong chính trường nước Mỹ, xoay quanh cá nhân tổng thống; điều này kết hợp khuynh hướng tự do đang gia tăng ảnh hưởng của tổng thống khiến đảng Dân chủ càng ngả về phía tả, trong khi đảng Cộng hoà càng trở nên hữu khuynh. Suốt thập niên 1950 và đầu thập niên 1960, cả hai đảng đều bày tỏ lập trường trung dung và để các nhóm bảo thủ, ôn hoà và tự do tạo lập ảnh hưởng đồng đều trong đảng. Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 1964, cánh bảo thủ chiếm ưu thế trong đảng Cộng hoà, trong khi cánh tự do kiểm soát đảng Dân chủ. Tiến trình này xảy ra cùng lúc với việc nhiều đảng viên Dân chủ chuyển sang đảng Cộng hoà vì chống đối Đạo luật Dân quyền năm 1964, hiện tượng này giúp đẩy mạnh Chiến lược miền Nam của Richard M. Nixon trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1968. Sau đó, cánh tự do và cánh bảo thủ trong đảng Dân chủ cạnh tranh với nhau cho đến năm 1972 khi việc đề cử George McGovern đóng dấu chiến thắng cho cánh tự do. Tình trạng tương tự xảy ra bên trong đảng Cộng hoà cho đến khi Ronald Reagan nhận được sự đề cử rồi chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980, chứng minh ưu thế của cánh bảo thủ. Những hàn gắn chính trị hoàn tất sau cuộc bầu cử năm 1980 giúp củng cố sự đồng thuận trong mỗi đảng. Những người có khuynh hướng tự do bên trong Đảng Cộng hoà và những người bảo thủ bên trong Đảng Dân chủ cùng những người tân tự do có tên trong Hội đồng Lãnh đạo Dân chủ thủ giữ vai trò biểu trưng cho giới đảng viên có tư tưởng độc lập, chủ trương trung tả, hoặc tìm cách hoà giải giữa hai chính đảng. Họ giúp chiếm được những vị trí dân cử trong những khu vực trước đây đảng của họ khó tìm được chiến thắng; Đảng Cộng hoà ứng dụng đối sách này với những đảng viên có khuynh hướng tự do như Rudy Giuliani, George Pataki, Richard Riordan và Arnold Schwarzenegger. === Cơ cấu tổ chức của các chính đảng === Không giống các quốc gia khác, cơ cấu tổ chức của các đảng chính trị tại Mỹ rất lỏng lẻo. Đối với hai đảng chính, không có thiết chế nào ở cấp quốc gia có chức năng kiểm soát số đảng viên, các hoạt động của đảng, hoặc quan điểm chính trị, mặc dù ở cấp tiểu bang có một số cơ quan đảm nhiệm công việc này. Như vậy, khi một người Mỹ nói rằng anh ta là đảng viên Dân chủ hay Cộng hoà, điều này có ý nghĩa khác với việc một người Anh tự nhận mình thuộc đảng Lao động hoặc Bảo thủ. Tại các tiểu bang, một cử tri có thể đăng ký là thành viên đảng này hay đảng kia, hoặc bầu cho đảng này hay đảng kia trong cuộc bầu cử sơ bộ, nhưng sự tham gia ấy không hề hạn chế sự chọn lựa của người ấy; cũng không dành cho người ấy bất cứ đặc quyền hoặc nghĩa vụ nào liên quan đến đảng phái. Hôm nay người ấy có thể chọn đến dự một buổi hội họp của uỷ ban địa phương của một đảng, ngày mai lại đến dự họp tại một đảng khác. Sự tham gia đảng phái được quan tâm đến khi một người muốn tranh một chức vụ được đảng giới thiệu. Tại hầu hết các tiểu bang, điều này có nghĩa là khi tuyên bố tranh sự đề cử của một đảng để tham gia cuộc bầu cử sơ bộ cho một chức vụ dân cử. Một uỷ ban của đảng sẽ chọn và ủng hộ một trong số những người tranh sự đề cử, nhưng cuối cùng thì sự chọn lựa phụ thuộc vào các cử tri đi bầu trong cuộc bầu cử sơ bộ, thường thì không dễ xác định thành phần cử tri chịu đi đến phòng phiếu. Đo đó, các chính đảng ở Mỹ chấp nhận một cơ cấu yếu ở trung ương cũng như thường tập trung vào các nỗ lực xây dựng sự đồng thuận hơn là quan tâm đến các vấn đề ý thức hệ. Các chính đảng không có quyền ngăn cản một người gia nhập đảng khi người ấy bất đồng với quan điểm đa số trong đảng, hoặc hoạt động tích cực chống lại các mục tiêu của đảng, miễn là cử tri chọn người ấy trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Ở cấp liên bang, cả hai đảng chính đều có uỷ ban quốc gia (Xem Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ và Uỷ ban Quốc gia Đảng Cộng hoà) với chức năng chính là gây quỹ và điều hành các chiến dịch tranh cử, đặc biệt trong các cuộc bầu cử tổng thống. Có khác biệt đôi chút trong thành phần uỷ ban của mỗi đảng, nhưng chủ yếu vẫn là đại biểu của các đảng bộ tiểu bang, các tổ chức hữu quan, cùng các nhân vật quan trọng trong mỗi đảng. Tuy nhiên, uỷ ban quốc gia không có quyền chỉ đạo các hoạt động của đảng viên. Dù mỗi đảng đều có chủ tịch, chức danh này không được xem là "lãnh tụ" đảng, trong thực tế không dễ gì xác định vị trí lãnh đạo trong các đảng chính trị tại Hoa Kỳ. Lãnh tụ đảng thường khi là người có khả năng thuyết phục các đảng viên đi theo sự dẫn dắt của mình. Các nhà lãnh đạo trong thực tế của đảng thường là những đảng viên đang nắm giữ những vị trí cao trong chính quyền như tổng thống hoặc lãnh đạo phe đa số ở Viện Dân biểu hoặc ở Thượng viện. Tuy nhiên, vị trí lãnh đạo ấy chỉ có giá trị khi người này có được sự ủng hộ của các đảng viên. Chính thức thì tổng thống đương nhiệm được xem là người đứng đầu đảng của mình, cũng là người chọn chủ tịch uỷ ban quốc gia. Tương tự, ứng cử viên tổng thống của đảng đối lập trong năm bầu cử cũng được xem là nhà lãnh đạo đảng. Cả hai đảng đều thành lập cho mình uỷ ban vận động, điều hành tiến trình bầu chọn ứng cử viên tại các cấp khác nhau. Quan trọng nhất là Uỷ ban Đồi Capitol (Hill Committee), tuyển chọn ứng viên cho Quốc hội. == Các nhóm Áp lực Chính trị == Đó là những nhóm quyền lợi đặc biệt. Theo đó, các tổ chức doanh nghiệp sẽ ủng hộ mức thuế thấp dành cho công ty và hạn chế quyền đình công trong khi các nghiệp đoàn sẽ ủng luật quy định mức lương tối thiểu và bảo vệ quyền đàm phán tập thể. Những nhóm quyền lợi khác – như các tổ chức tôn giáo và các nhóm chủng tộc – quan tâm nhiều hơn về việc ban hành những chính sách có thể ảnh hưởng đến niềm tin hoặc tổ chức của họ. Một mô hình nhóm quyền lợi đặc biệt hiện đang phát triển cả về số lượng và ảnh hưởng trong những năm gần đây là loại hình ủy ban hành động chính trị (political action committee – PAC). Đó là những nhóm độc lập, được tổ chức nhằm phục vụ một hoặc nhiều mục tiêu ví dụ như đóng góp tài chính cho các chiến dịch chính trị trong các cuộc bầu cử quốc hội hoặc tổng thống. Luật pháp hạn chế số tiền đóng góp trực tiếp cho các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử liên bang, nhưng không hạn chế số tiền các ủy ban hoạt động chính trị chi tiêu cho việc cổ xuý một quan điểm chính trị hoặc vận động bầu các ứng cử viên vào các chức vụ dân cử. Ngày nay, con số các uỷ ban này lên đến hàng ngàn. Tác giả cuốn sách xuất bản năm 1998, The Good Citizen: A History of American Civic Life, Michael Schudson viết, "Các chính đảng hiện đang bị đe dọa bởi số lượng những nhóm quyền lợi đang mọc nhiều như nấm, ngày càng có nhiều nhóm hơn đang điều hành các văn phòng ở Washington, D.C., có mặt thường xuyên tại quốc hội cùng các cơ quan liên bang. Nhiều tổ chức tìm kiếm sự ủng hộ tinh thần và tài chính từ các công dân bình thường. Bởi vì có nhiều nhóm trong số họ tập chú vào một phạm vi hẹp các vấn đề đang được quan tâm, hoặc có khi chỉ một vấn đề, thường là điểm nóng dễ gây xúc động trong quần chúng, họ đang cạnh tranh với các chính đảng trong việc tranh thủ tình cảm, thì giờ và tiền bạc của cử tri". Các nhóm quyền lợi đặc biệt ngày càng chi tiêu nhiều hơn khi các cuộc vận động ngày càng trở nên tốn kém. Nhiều người Mỹ có cảm giác rằng quyền lợi của giới giàu có – các công ty hay nghiệp đoàn hoặc các ủy ban hoạt động chính trị được tổ chức nhằm vận động cho một quan điểm đặc biệt nào đó – đã có quá nhiều quyền lực đến nỗi các công dân bình thường khó có thể làm gì để kháng cự lại. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chính trị Hoa Kỳ tại DMOZ Trang web chính thức của các đảng Trang web chính thức của Đảng Dân chủ Trang web chính thức của Đảng Cộng hoà Trang web chính thức của Đảng Xanh Trang web chính thức của Đảng theo chủ nghĩa Tự do Trang web chính thức của Đảng Hiến pháp
cước chú.txt
Cước chú là một đoạn chú thích đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Đoạn chú thích đó có thể là nhận hoặc trích dẫn đến một tham khảo một phần đoạn văn bản. Cước chú thường được là một con số nằm phía trên sau đoạn văn bản mà nó muốn chú thích. 1 cho cước chú đầu tiên trong trang, 2 cho cước chú thứ 2, và tương tự. Đôi khi cước chú được viết dưới dạng một con số nằm giữa cặp ngoặc vuông, như: [1]. Một số ký tự đặc biệt như dấu sao (*) hoặc dấu kiếm (†) cũng được dùng đánh dấu cước chú. Thứ tự thông thường của các ký hiệu là *, †, ‡, §, ‖, ¶. Trong các văn bản như thời khóa biểu, nhiều ký hiệu khác, cùng với chữ và số, cũng được dùng để chỉ đến các cước chú. == Sử dụng trong học thuật == Cước chú được dùng để đưa ra một giải thích có thể gây mất tập trung cho người đọc. Hầu hết các hướng dẫn về văn phong (bao gồm cả MLA và APA) khuyến cáo hạn chế sử dụng cước chú. Tuy nhiên, các nhà xuất bản thường khuyến khích sử dụng cước chú thay cho tham khảo bằng dấu ngoặc. Bên cạnh cách dùng như chú thích, cước chú còn được dùng để cung cấp thêm những thông tin hoặc những giải thích lạc đề so với đoạn văn bản chính. == Sử dụng như công cụ văn chương == == Xem thêm == Chú thích nguồn gốc Trích dẫn == Tham khảo == == Đọc thêm == Grafton, Anthony (1997). The Footnote: A Curious History. Cambridge, Mass.: Harvard University Press. ISBN 0-674-90215-7. Zerby, Chuck (2002). The Devil's Details: A History of Footnotes. New York: Simon & Schuster.
bạch cầu hạt trung tính.txt
Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%) trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú và là một bộ phận thiết yếu của hệ miễn dịch tự nhiên. Chúng được tạo thành từ các tế bào gốc trong tủy xương, có đời sống ngắn và khả năng di chuyển cao. Bạch cầu trung tính có thể chia thành 2 loại bạch cầu trung tính nhân phân thùy và bạch cầu trung tính nhân băng. Chúng cùng với bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiếm gộp thành họ bạch cầu nhân đa hình. Cái tên trung tính phát xuất từ tính chất nhuộm màu khi dùng phương pháp nhuộm mô học hay tế bào học hematoxylin và eosin (H&E). Trong khi tế bào bạch huyết ái kiềm nhuộm màu xanh thẫm và tế bào bạch huyết ái toan nhuộm màu đỏ tươi thì các bạch cầu trung tính có màu hồng trung gian. Thông thường, bạch cầu trung tính chứa một nhân chia thành 2 đến 5 thùy. Bạch cầu trung tính là một loại thực bào và thường được tìm thấy trong dòng máu. Trong giai đoạn đầu (cấp tính) của phản ứng viêm, đặc biệt trong trường hợp là kết quả của nhiễm trùng vi khuẩn, phơi nhiễm môi trường, và vài loại ung thư, thì bạch cầu trung tính là một trong các yếu tố phản ứng đầu tiên trong những tế bào kháng viêm di chuyển đến vùng bị viêm. Chúng di chuyển qua các mạch máu, sau đó xuyên qua mô kẽ, đi theo các tín hiệu hóa học như Interleukin-8 (IL-8), C5a, fMLP và Leukotriene B4 trong một quá trình gọi là hóa hướng động. Chúng là các tế bào chiếm ưu thế ở trong mủ, tạo nên màu vàng/trắng của mủ. Bạch cầu trung tính được triệu tập đến vùng bị thương chỉ trong vài phút sau chấn thương, và là biểu hiện đặc trưng của viêm nhiễm cấp tính. == Hình ảnh thêm == == Tham khảo == === Văn bản được nhắc tới === Zucker-Franklin, Dorothy; Greaves, M.F.; Grossi, C.E.; Marmont, A.M. (1988). “Neutrophils”. Atlas of Blood Cells: Function and Pathology 1 (ấn bản 2). Philadelphia: Lea & Ferbiger. ISBN 0-8121-1094-3.
vệ sinh an toàn thực phẩm.txt
Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra. Vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bao gồm một số thói quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức khỏe tiềm năng nghiêm trọng. Hiểu theo nghĩa rộng, vệ sinh an toàn thực phẩm là toàn bộ những vấn đề cần xử lý liên quan đến việc đảm bảo vệ sinh đối với thực phẩm nhằm đảm bảo cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đây là một vấn đề và nguy cơ rất lớn mà các nước đang phát triển đã và đang phải đối mặt như Việt Nam, Trung Quốc.... Thực phẩm có thể truyền bệnh từ người sang người cũng như là một môi trường phát triển cho các vi khuẩn có thể gây ra ngộ độc thực phẩm. Cuộc tranh luận về an toàn thực phẩm biến đổi gen bao gồm các vấn đề như tác động của thực phẩm biến đổi gen đối với sức khỏe của các thế hệ xa hơn và ô nhiễm môi trường, di truyền mà có thể phá hủy đa dạng sinh học tự nhiên. Ở các nước phát triển có những tiêu chuẩn rất phức tạp và nghiêm ngặt cho việc chế biến, bảo quản và tiêu thụ thực phẩm, trong khi ở các nước đang phát triển và kém phát triển thì tiêu chuẩn này quá thấp và việc quản lý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tỏ ra quá lỏng lẽo, yếu kém và xã hội những nước này thường ngày phải đối mặt với nguy cơ ngộ độc thực phẩm, tử vong hàng ngày hàng giờ. == Kiến thức tổng quát == Một số điều cần biết về vệ sinh thực phẩm: Đồ nhựa dùng lại: Chai đựng nước ngọt và nước uống đóng chai thường được làm từ nhựa PET (#1), là loại nhựa chỉ đảm bảo chất lượng cho sử dụng một lần. Một nghiên cứu của Đại học Idaho (Hoa Kỳ) cho thấy, các hóa chất được sử dụng trong chế tạo loại nhựa này có thể thôi ra và ngấm vào nước nếu chúng ta đem sử dụng lại hoặc để chai tiếp xúc với ánh nắng, nhiệt độ và thời gian. Đây là loại nhựa xốp, những chai này trong quá trình sử dụng đã bị ngấm các hương liệu và vi khuẩn mà bạn không có cách nào rửa sạch chúng được. Bọc thực phẩm bằng báo: Trong mực in có các loại hóa chất, trong đó có chì. Chì sẽ bị thôi nhiễm từ báo chí sang thực phẩm. Khi theo thực phẩm vào cơ thể con người, chì khó bị đào thải mà lắng đọng lại và có thể gây hại khi đạt đến một mực độ nhất định. Ngoài ra một tờ báo thường trải qua nhiều khâu, từ nhà in, qua đường phố, đến tay bao người đọc và người thu gom. Trong quá trình đó, đã có rất nhiều bụi bám vào. Giấy báo lại là chất liệu dễ thấm hút, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, ký sinh trùng bám dính và phát triển. Dùng các dụng cụ đun nấu, chứa đựng thực phẩm làm bằng nhôm: Đồ nhôm vừa nhẹ, vừa sạch sẽ, tiện dụng. Nhưng nếu dùng các đồ nhôm được chế tạo từ nhôm phế liệu, gia công không đảm bảo công nghệ, xử lý không hết tạp chất, không tạo được bề mặt trơ với tác động của môi trường... thì khi dùng đun nấu, chứa đựng thực phẩm có thể các ion nhôm sẽ thôi nhiễm vào thực phẩm và người ăn phải sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt khi nấu mặn, dễ tạo ra muối nhôm gây độc cho cơ thể. Dùng đồ nhôm để chứa đựng thức ăn nóng, chua (muối dưa, canh chua), mặn - bề mặt nhôm dễ bị rỗ, giải phóng các ion nhôm vào cơ thể, tích luỹ ở tế bào não, gây ra hội chứng "lú lẫn" sớm. Bình thường, tế bào thần kinh không có ion nhôm. Nhưng nếu trong thức ăn có nhiễm ion nhôm, thì ion nhôm vốn có ái tính với các tế bào thần kinh, sẽ tích tụ tại đó và làm cho tế bào thần kinh não bị biến tính, dẫn tới chứng "lú lẫn" (ngớ ngẩn). Biểu hiện là trí nhớ giảm sút, phản ứng trì trệ, trí năng giảm, cử động chậm chạp, cười khóc bất thường. Cách phòng ngừa: Không dùng đồ nhôm để đựng thức ăn qua đêm; không dùng đồ nhôm để muối dưa, đánh trứng gà, làm nộm chua, canh chua, muối mặn, nóng…; không dùng đồ nhôm gia công không đảm bảo công nghệ. Hạn chế dùng đồ nhôm để chế biến, chứa đựng thực phẩm. Phòng thôi nhiễm ở nồi nấu bằng kim loại nói chung: Không nên lưu trữ thực phẩm quá lâu trong các nồi đựng bằng kim loại, bất kể nhôm, gang, đồng hay inox. Bởi trong các món ăn, nhất là các món chua đều có một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi được "ngâm" trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm ôxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại. Nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm ra dù không nhiều nhưng lâu dần tích tụ trong cơ thể người dùng cũng sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, cũng từ nhiều nghiên cứu khác cho thấy, nồi kim loại khi mới dùng đôi khi cũng thôi ra một lượng kim loại nhất định như Nickel, Chrome hoặc sắt. Lý do là bởi các bụi kim loại còn bám trên bề mặt sau quy trình đánh bóng. Do vậy, các nhà sản xuất khuyên người tiêu dùng, đối với nồi mới, nên cọ rửa sạch, cho nước vào nấu sôi, rửa sạch lại sau đó mới dùng. == Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm == Nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thực phẩm: Do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật (33-49%) – chủ yếu do các chủng Salmonella, E.Coli, Clostridium Perfringens, vi khuẩn Listeria. Vi khuẩn Salmonella: là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc, có trong nhiều loại thực phẩm (đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín, chế phẩm từ sữa sống…) nhất là các món ăn chế biến từ trứng tươi hoặc còn hơi tươi sống. Vi khuẩn Listeria: phát triển ngay cả ở nhiệt độ thấp (4-6oC) trong thịt ướp lạnh hay phô mai chưa tiệt trùng, thịt nguội (patê, chả lụa), lưỡi heo đông lạnh. Khuẩn Listéria tác hại nhiều nhất cho thai phụ, gây nhiễm trùng phôi thai và có thể dẫn đến sẩy thai. Độc tố: chiếm 20-30% các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Trong số này, khuẩn Staphylococcus Aureus hiện diện trong các món ăn làm bằng tay (bánh ngọt), khuẩn Clostridium Perfringens hay phát sinh trong các món được nấu nướng và hâm nóng. Do thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất (11-27%): CN-, As, Cl -, Hg, Pb, Benladol, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất bảo vệ thực vật. 27% số vụ ngộ độc là do ăn phải thực phẩm còn tồn đọng hóa chất. Thực phẩm vốn hàm chứa các chất độc tự nhiên (6 – 37,5%): Xyanua (CN) sẵn có nhiều trong sắn, măng… (liều tử vong đối với người 50–90 mg/kg). Măng chua, trong quá trình ngâm kết hợp với một số enzym trong ruột người tạo thành HCN (axit cyanhydric), gây ngộ độc cấp tính. Phytat trong ngũ cốc (hàm lượng = 2-5gr/kg), là muối của Calci Phytic. Khi nhận 1g Phytat cơ thể lập tức bị mất đi 1g Calcium. Ancaloit (Solamin và Chaconin) trong khoai tây đã mọc mầm hay khi vỏ đã chuyển sang màu xanh, tiếp xúc nhiều với tia cực tím, ánh nắng mặt trời thì hàm lượng Solanin (chất gây độc) tăng lên rất cao. Axít Oxalic- chất chống calci thường có ở khế, me… (5g Acid Oxalic đủ gây tử vong cho người lớn trọng lượng 70 kg). Nấm mốc thường gặp trong môi trường nóng ẩm ở nước ta, nhất là ở trong các loại ngũ cốc, quả hạt có dầu dự trữ. Nấm mốc gây hư hỏng thực phẩm, và còn sản sinh ra các độc tố nguy hiểm. Aflatoxin là độc tố do nấm Aspergillus Flavus và Aspergillus Parasiticus sản sinh ra trong ngô, đậu và lạc ẩm mốc rất độc và có thể gây ung thư gan. Histamin trong thức ăn ôi thiu. Nấm độc, cá nóc, thịt cóc… với độc tố Tetradotoxin. Ngoài ra còn rất nhiều trường hơp ngộ độc mà không thể xác định được nguyên nhân. Theo điều tra của cơ quan vệ sinh an toàn thực phẩm cho thấy: Kem ăn có 55,2% không đạt chất lượng (với 75,4% E.coli; 70,3% Staphaurens). Thực phẩm đường phố ăn ngay 87,5% nhiễm vi sinh. Nước giải khát lề đường 85,7% không đạt tiêu chuẩn… Đó là chưa kể các thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu (phun hàm lượng cao, không cách ly với ngày thu hoạch), hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học). Do vậy để khỏi bị nhiễm độc, tốt nhất bạn nên ra chợ tự mua thực phẩm, chọn những con vật (cá, tôm, gà vịt…) đang còn sống. Với những thực phẩm đã giết mổ, pha chế sẵn thì nên mua ở những nơi có uy tín, có bảo hành chất lượng cho các sản phẩm của mình và dĩ nhiên nên lưu lại các hóa đơn mua hàng để sau đó nếu có ngộ độc xảy ra còn biết do loại nào, do ai bán… để làm các thủ tục pháp lý và đền bù thỏa đáng. Cần lưu ý đến ngay cả khâu chế biến thực phẩm của mỗi cá nhân và gia đình. Đảm bảo các dụng cụ nhà bếp phải thật sạch. Sắn (khoai mì) chứa xyanua, cả trong phần thịt và phần vỏ (thường có hàm lượng cao hơn). Cách tốt nhất để loại bỏ xyanua trong khoai mì là phải lột vỏ, ngâm trong nước lạnh nhiều giờ trước khi luộc, trong lúc luộc nên mở nắp nồi để xyanua bay đi. Đối với khoai tây, khoai mì, đậu phộng, người tiêu dùng hoàn toàn không nên dự trữ lâu. Để tránh ngộ độc solanin có trong khoai tây, không nên ăn những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển sang màu xanh, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Nên thận trọng với những thức ăn để lâu hay bảo quản không tốt mà chuột, bọ, dán, ruồi… có thể động chạm đến. == Ở Việt Nam == === Tình hình chung === Bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường. Các loại thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khác, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo không đúng sự thật vẫn xảy ra. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không theo đúng quy định gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm. Việc bảo quản lương thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển đã dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Các bệnh do thực phẩm gây nên không chỉ là các bệnh cấp tính do ngộ độc thức ăn mà còn là các bệnh mạn tính do nhiễm và tích lũy các chất độc hại từ môi trường bên ngoài vào thực phẩm, gây rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch và ung thư. === Một số loại thực phẩm === Với hoa quả, nhờ những chất bảo quản bị cấm, hay lượng quá cao, nho để tủ lạnh 3 tháng vẫn tươi; lê, táo, mận... cũng để cả tháng trời mà không hề hỏng, bề ngoài vẫn tươi, mặc dù thời tiết rất nóng. 5 loại trái cây nổi tiếng độc hại năm 2012: Táo Trung Quốc nhiễm độc. Nho Trung Quốc có hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần: Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Kết quả, phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan. Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người. Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung thư. Giả hiệu cam Hà Giang siêu rẻ 10.000 đồng một kg Một số nguyên liệu được nêu như: Tôm được chích lấy ra hết đất cát, rồi tẩm hóa chất cho có màu đó, sau đó luộc, phơi khô trên nền đất. Cá được các đầu nậu đưa từ biển về, nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán. Công đoạn này được gọi là "tráng đạm". Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt không hôi, và nhìn tươi đỏ: dễ gây rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu và chóng mặt. Dùng liên tục sẽ gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật như ung thư xương, tác hại đến thần kinh gây ra các hội chứng đãng trí, trầm uất và run tay chân, Ở Hà Nội, biến thịt lợn sề thành thịt bò Thịt heo được tiêm thuốc an thần Prozil để thịt không hôi, và nhìn tươi đỏ. Vận chuyển, buôn bán nội tạng thối: Tháng 1 năm 2013, cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện hàng chục tấn thịt quá hạn trữ trong kho lạnh của Công ty liên doanh đông lạnh Panasato, Bình Dương. Các công nhân Công ty Freewell (Bình Phước) phát hiện có dòi bò ra từ lòng đỏ trứng gà, Trữ thịt hàng chục tấn quá hạn, hoặc không có ghi hạn sử dụng Bánh mì của cửa hàng bánh mì Đồng Tiến (Đà Nẵng) nhiễm vi sinh gây ngộ độc gần 80 người ở Đà Nẵng. 4/5 loại thực phẩm thu mẫu tại cửa hàng này bị nhiễm vi sinh. Cụ thể là mẫu rau sống, jăm bông, thịt nguội, pa tê nhiễm Coliforms và E.Coli vượt quá giới hạn cho phép từ 2 đến 15 lần. Cửa hàng bánh mì này thuộc Công ty TNHH Đồng Tiến, quận Hải Châu. Các loại trái cây như chuối, chôm chôm, sầu riêng, mít, xoài… thường được ủ chín bằng phương pháp thủ công như rơm, lúa. Gần đây nhà nông sử dụng hóa chất bán trôi nổi trên thị trường để ép hoa quả chín nhanh. Bỏ vài muỗng hóa chất và một viên pin vào nồi luộc 200 trái bắp (ngô), chưa đến 2 giờ sau toàn bộ bắp sẽ chín, thơm, ngọt và để lâu mà không bị ôi thiu. Đậu đỗ, dưa chuột, rau cải tiềm ẩn nguy cơ nhiễm hóa chất. Người dân có thể tìm thấy đủ các loại hương liệu được bày bán tại khu vực chợ Kim Biên. Ở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương, chiều 23 tháng 2, Đoàn kiểm tra liên ngành An toàn vệ sinh thực phẩm phát hiện một số điểm kinh doanh ăn uống phục vụ tại lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu có nhiều loại thực phẩm chứa chất hàn the. 16 cơ sở bị nhắc nhở, 4 cơ sở bị lập biên bản, phạt tiền. Kiểm tra nhanh 27 mẫu thức ăn thì đã phát hiện 12 mẫu dương tính chứa hàn the, như mì sợi, bánh đúc, nem, chả lụa. Kết quả giám sát chất lượng thực phẩm đối với hoa quả sấy khô (xí muội, ô mai) có nguồn gốc từ Trung quốc bị nghi ngờ có chứa hóa chất phụ gia gây độc hại có nguy cơ đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Theo báo cáo của Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia và Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm hiện nay đã có 90 mẫu ô mai xí muội được lấy tại các địa phương gồm Hà Giang, Lai Châu, Khánh Hòa, Cà Mau, Tiền Giang, Phú Thọ, Bắc Ninh, Kiên Giang, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bình Định, Hải Phòng, Lâm Đồng Bắc Giang, Quảng Nam. Kết quả cụ thể như sau: 65/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng đường Sarcarine vượt quá giới hạn cho phép, 13/90 mẫu xét nghiệm có sử dụng Cyclamate, 1/90 mẫu có sử dụng Natri Benzoic, 23/90 mẫu có sử dụng Axit Benzoic, 9/90 mẫu xét nghiệm có hàm lượng chì cao hơn giới hạn cho phép, 90/90 mẫu không phát hiện có sử dụng phẩm màu không được phép sử dụng. == Xem thêm == Ngộ độc thực phẩm Thịt bẩn Bảo quản thực phẩm Vệ sinh == Tham khảo == 10 món ăn ngậm hóa chất gây xôn xao thị trường thực phẩm M. Satin, Food Alert: The Ultimate Sourcebook for Food Safety, September 2008, 2nd ed. ISBN 0-8160-6969-7, Facts on File, Inc. [1] Comprehensive Reviews in Food Science and Food Safety, ISSN: 1541-4337 (electronic) 1541–4337 (paper), Blackwell Publishing Food Control, ISSN: 0956-7135, Elsevier Food and Chemical Toxicology, ISSN: 0278-6915, Elsevier Food Policy, ISSN: 0306-9192, Elsevier Journal of Food Protection, ISSN 0362-028X, International Association for Food Protection Journal of Food Safety, ISSN: 1745-4565 (electronic) ISSN: 0149-6085 (paper), Blackwell Publishing Journal of Foodservice, ISSN: 1745-4506 (electronic) ISSN: 1748-0140 (paper), Blackwell Publishing Sensing and Instrumentation for Food Quality and Safety, ISSN: 1932-9954 (electronic) ISSN: 1932-7587 (paper), Springer Internet Journal of Food Safety, ISSN: 1930-0670, International Association for Food Safety/Quality Mark Clute (tháng 10 năm 2008). Food Industry Quality Control Systems. [CRC Press]. ISBN 978-0-8493-8028-0. == Chú thích == == Liên kết ngoài == THÔNG TƯ 30/2012/TT - BYT Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố của Bộ Y tế (Việt Nam)
barnet.txt
High Barnet hay Chipping Barnet là một địa điểm thuộc khu Barnet của Luân Đôn, Bắc Luân Đôn, Anh. Đây là một khu vực phát triển vùng ngoại ô được xây dựng xung quanh một khu định cư từ thế kỷ 12 và có vị trí cách 10 dặm (16 km) về phía bắc tây bắc của Charing Cross. Tên khu vực này thường được viết tắt là Barnet, nằm trong Khu Barnet của Luân Đôn. == Dân số == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Xã hội Barnet Barnet Symphony Orchestra Barnet YHA local group Barnet (A Guide to Old Hertfordshire)
cuộc chinh phục britannia của la mã.txt
Cuộc chinh phục Britannia của La Mã là một quá trình diễn ra dần dần, bắt đầu có kết quả vào năm 43 dưới thời hoàng đế Claudius, và viên tướng của ông, Aulus Plautius đã trở thành vị thống đốc đầu tiên của Britannia. Đảo Anh đã thường xuyên là mục tiêu của các cuộc xâm lược, trên kế hoạch và thực tế, bởi các đạo quân của Cộng hòa La Mã và đế quốc La Mã. Cũng giống như với các khu vực khác ở phía rìa của đế quốc, Britannia đã có được các mối liên hệ ngoại giao và thương mại với những người La Mã trong suốt gần một thế kỷ kể từ lúc các cuộc viễn chinh của Julius Caesar diễn ra vào năm 55 và 54 trước Công nguyên. Từ giữa năm 55 trước Công nguyên tới thập niên 40 sau công nguyên, hiện trạng triều cống, con tin, và các quốc gia chư hầu mà không có sự chiếm đóng quân sự trực tiếp, bắt đầu bằng cuộc xâm lược Britannia của Caesar, phần lớn vẫn còn nguyên vẹn. Augustus đã chuẩn bị tiến hành các cuộc xâm lược vào năm 34 trước Công nguyên, năm 27 trước Công nguyên và 25 trước Công nguyên. Kế hoạch đầu tiên và thứ ba phải hoãn lại do các cuộc khởi nghĩa ở những nơi khác trong đế quốc, lần thứ hai là do người Briton dường như đã sẵn sàng để đạt được một thỏa thuận Theo tác phẩm Res Gestae của Augustus, hai vị vua người Anh, Dumnovellaunus và Tincomarus, đã chạy trốn tới Roma dưới triều đại của ông Vào những năm 40 sau công nguyên, tình hình chính trị bên trong Britannia dường như trở nên sự náo động. Người Catuvellauni đã thay chỗ người Trinovantes để trở thành vương quốc hùng mạnh nhất ở phía đông nam Britannia, tiếp quản cố đô Camulodunum (Colchester) của người Trinovantes, và đang dồn ép bộ tộc láng giềng của họ là người Atrebates, vốn cai trị bởi con cháu của Commius, đồng minh cũ của Julius Caesar. Caligula cũng đã lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch chống lại người Anh vào năm 40, nhưng việc thực hiện nó lại kỳ lạ: theo Suetonius, ông ta đã sắp xếp quân đội của mình trong đội hình chiến đấu và phải quay mặt về phía eo biển Manche và ra lệnh cho họ để tấn công chỗ nước ứ đọng. Sau đó, ông ta cho quân lính đi thu thập vỏ sò, coi chúng như là "cướp bóc từ đại dương, nhờ có Capitol và Cung điện". Các nhà sử học hiện nay không chắc chắn liệu điều đó có nghĩa là một sự trừng phạt mỉa mai dành cho một cuộc nổi loạn của binh sĩ hoặc do sự loạn trí của Caligula. Chắc chắn nỗ lực xâm lược này đã tạo sự sẵn sàng cho quân đội và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc xâm lược của Claudius có thể diễn ra vào 3 năm sau đó (ví dụ như một ngọn hải đăng được Caligula xây dựng tại Boulogne-sur-Mer, mô hình cho một cái khác được xây dựng ngay sau năm 43 tại Dubris). == Sự chuẩn bị của Claudius == Vào năm 43 SCN, hoàng đế Claudius đã cho xây dựng một đạo quân xâm lược, có thể bằng cách tập hợp lại quân đội của Caligula, nhằm để khôi phục ngai vàng cho Verica, một vị vua lưu vong của người Atrebates. Aulus Plautius, một vị nguyên lão ưu tú đã được giao trọng trách chỉ huy toàn bộ bốn quân đoàn, tổng cộng khoảng 20.000 người, cộng với số quân trợ chiến tương đương. Các quân đoàn tham chiến là: Legio II Augusta Legio IX Hispana Legio XIV Gemina Legio XX Valeria Victrix Quân đoàn II Augusta vào lúc này đang nằm dưới sự chỉ huy của vị hoàng đế tương lai, Vespasianus. Ba vị tướng chỉ huy các quân đoàn khác được đề cập trong các ghi chép đó là: Gnaeus Hosidius Geta, có thể đã chỉ huy IX Hispana, và anh trai của Vespasianus,Titus Flavius ​​Sabinus II được đề cập bởi Dio Cassius (Dio nói rằng Sabinus là cấp dưới của Vespasianus, nhưng vì Sabinus là anh trai và bước vào sự nghiệp chính trị trước Vespasianus nên ông ta khó có thể là một quan bảo dân quân đội). Gnaeus Sentius Saturninus được đề cập bởi Eutropius == Vượt biển và đổ bộ == Đạo quân xâm lược chính dưới quyền Aulus Plautius đã vượt biển theo ba đạo. Cảng xuất phát của cuộc xâm lược thường được coi là ở Boulogne, và nơi đổ bộ chính là tại Rutupiae (Richborough, trên bờ biển phía đông của Kent). Không có nơi nào trong số các địa điểm này là chắc chắn. Dio không đề cập đến cảng xuất phát, và mặc dù Suetonius nói rằng đạo quân thứ hai dưới quyền Claudius đã khởi hành từ Boulogne, thì cũng không nhất thiết rằng toàn bộ lực lượng xâm lược cũng đã như vậy. Richborough có một cảng tự nhiên lớn mà sẽ thích hợp cho điều này, cùng với đó những bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng đã có sự chiếm đóng của quân đội La Mã ở đó vào khoảng thời điểm thích hợp. Tuy nhiên, Dio nói rằng những người La Mã đã đi thuyền từ đông sang tây, và một cuộc hành trình từ Boulogne tới Richborough là từ nam đến bắc. Một số nhà sử học cho rằng họ đã khởi hành từ Boulogne đến Solent, đổ bộ ở trong vùng lân cận của Noviomagus (Chichester) hoặc Southampton, trong lãnh thổ trước kia được cai trị bởi Verica. Một giải thích khác có thể là khởi hành từ cửa sông Rhine tới Richborough, đó sẽ là từ đông sang tây. == Những trận chiến trên sông == Cuộc kháng chiến của người Briton được lãnh đạo bởi Togodumnus và Caratacus, con trai của Cunobelinus, vị vua của người Catuvellauni. Một lực lượng lớn của người Briton đã chạm trán với những người La Mã tại một điểm băng qua sông được cho là gần Rochester trên sông Medway. Trận chiến đã xảy ra trong hai ngày. Hosidius Geta đã suýt nữa bị bắt sống, nhưng ông ta đã được cứu thoát và quay lại trận chiến một cách dứt khoát tới mức ông đã được ban cho một cuộc diễu binh chiến thắng(ornamenta triumphalia). Người Briton đã bị đẩy lùi trở lại sông Thames. Người La Mã đã truy đuổi họ qua bên kia sông và khiến cho họ mất người nhiều người trong các đầm lầy của Essex. Cho dù việc người La Mã đã sử dụng một cây cầu hiện có cho mục đích này hoặc xây dựng một cây cầu tạm thời là không chắc chắn. Ít nhất đã có một bộ phận của đội quân trợ chiến người Batavia bơi qua sông như một lực lượng riêng biệt. Togodumnus qua đời ngay sau trận chiến trên sông Thames. Plautius đã dừng lại và báo tin cho Claudius tham gia truy đuổi đến cùng với ông ta. Theo Cassius Dio, Plautius đang cần sự giúp đỡ của hoàng đế để đánh bại người Briton, lúc này đang quyết tâm trả thù cho Togodumnus. Tuy nhiên, Claudius vốn không phải là người lính. Khải hoàn môn Claudius cho biết rằng ông đã tiếp nhận sự đầu hàng của mười một vị vua mà gặp bất kỳ tổn thất nào, và Suetonius nói rằng Claudius đã tiếp nhận sự đầu hàng của người Briton mà không cần chiến đấu hoặc đổ máu Có khả năng là người Catuvellauni đã hầu như là nản chí và điều này cho phép hoàng đế xuất hiện như là nhà chinh phục trong cuộc hành quân cuối cùng về Camulodunum. Mười một bộ lạc ở khu vực Đông Nam Britannia đã đầu hàng Claudius và người La Mã đã chuẩn bị để di chuyển xa hơn về phía tây và phía bắc. Người La Mã sau đó thiết lập thủ phủ mới của họ tại Camulodunum và Claudius quay trở về Roma để tôn vinh chiến thắng của mình. Caratacus đã trốn thoát và sẽ tiếp tục cuộc kháng chiến ở phía tây. == Từ năm 44 tới năm 60 == Vespasianus đã nắm quyền chỉ huy một đạo quân tiến về phía tây, trên đường tiến quân của mình, ông chinh phục các bộ lạc và đánh chiếm các oppidum ở bất cứ nơi nào ông đặt chân tới, và tiến xa ít nhất tới tận Exeter mà dường như nơi này sẽ trở thành một căn cứ ban đầu cho Legio II Augusta và có thể đã tới tận Bodmin. Quân đoàn Chín đã được phái về phía bắc hướng tới Lincoln và trong vòng bốn năm kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, có khả năng là một khu vực phía nam của tuyến đường từ Humber đến cửa sông Severn đã nằm dưới sự kiểm soát của người La Mã. Vào cuối năm 47, thống đốc mới của Britannia, Ostorius Scapula, đã bắt đầu một chiến dịch chống lại các bộ lạc của xứ Wales ngày nay, và ở đồng bằng Cheshire. Người Silures ở phía đông nam xứ Wales đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho Ostorius và họ đã quyết liệt bảo vệ biên giới xứ Wales của mình. Bản thân Caratacus đã bị đánh bại trong trận Caer Caradoc và trốn sang bộ lạc chư hầu của La Mã là người Brigantes, vốn chiếm đóng khu vực Pennines. Tuy nhiên, nữ hoàng của họ, Cartimandua lại không thể hoặc không sẵn sàng để bảo vệ ông ta, và bà đã giao nộp ông ta cho những kẻ xâm lược nhằm đổi lại bằng sự đình chiến với những người La Mã. Ostorius qua đời và ông được thay thế bằng Aulus Gallus, người đã đưa biên giới xứ Wales xuống dưới sự kiểm soát của La Mã nhưng ông ta cũng không tiến xa hơn về phía bắc hoặc tây, có lẽ vì Claudius muốn tránh những gì mà ông coi là một cuộc chiến khó khăn và ít đem lại lợi ích trong địa hình miền núi của vùng cao Britannia. Khi Nero đã trở thành hoàng đế vào năm 54, ông ta dường như đã quyết định tiếp tục cuộc xâm lược và bổ nhiệm Quintus Veranius là thống đốc, một người vốn có kinh nghiệm đối phó với các bộ tộc vùng đồi ở Tiểu Á. Veranius và người kế nhiệm ông Gaius Suetonius Paulinus đã tiến hành một chiến dịch thành công ở xứ Wales, và nổi tiếng với việc phá hủy trung tâm của các druid tại Mona hoặc Anglesey vào năm 60 và được các sử gia sau này gọi là cuộc thảm sát Menai. Sự chiếm đóng hoàn toàn xứ Wales đã bị hoãn lại khi mà cuộc khởi nghĩa của Boudica nổ ra và buộc người La Mã phải quay trở về phía đông nam. Người Silures đã không hoàn toàn bị chinh phục cho đến khoảng năm 76 SCN khi chiến dịch kéo dài của Sextus Julius Frontinus nhằm chống lại họ bắt đầu có được những thành công. == Từ năm 60 tới năm 78 == Sau khi dập tắt thành công cuộc khởi nghĩa của Boudica, một số thống đốc La Mã mới đã tiếp tục cuộc chinh phục về phía viền phía bắc. Cartimandua đã buộc phải yêu cầu người La Mã trợ giúp cho mình sau khi chồng bà, Venutius, nổi loạn. Quintus Petillius Cerialis đã đưa quân đoàn của mình từ Lincoln tiến xa tới tận York và đánh bại Venutius gần Stanwick vào khoảng năm 70. Điều này dẫn đến việc người Brigantes đã La tinh hóa và bộ tộc Parisii dần đồng hóa hơn nữa vào trong đế quốc. Frontinus đã được phái đến Britannia thuộc La Mã trong năm 74 SCN để kế nhiệm Quintus Petillius Cerialis làm thống đốc của đảo này. Ông ta đã chinh phục người Silures và các bộ tộc thù địch khác của xứ Wales, thiết lập một căn cứ mới tại Caerleon cho Legio II Augusta và một mạng lưới các pháo đài nhỏ hơn cách xa khoảng 15–20 km cho các đơn vị quân trợ chiến của mình. Trong nhiệm kỳ của mình, ông có thể đã thiết lập pháo đài tại Pumsaint ở phía tây xứ Wales, chủ yếu là để khai thác các mỏ vàng tại Dolaucothi. Ông thôi giữ chức thống đốc vào năm 78 sau công nguyên, và sau đó được bổ nhiệm làm ủy viên về nước ở Rome. Thống đốc mới là Gnaeus Julius Agricola vốn nổi tiếng qua cuốn tiểu sử tán dương ông ta được viết bởi người con rể, Tacitus. == Agricola (tổng đốc từ năm 78 tới năm 84) == Đến Britannia vào giữa mùa hè năm 78, Agricola nhận thấy rằng một số các bộ tộc bị đánh bại trước đó đã dần tái lập lại sự độc lập của họ. Đầu tiên, ông đối phó với người Ordovices ở miền bắc xứ Wales, họ trước đó đã tiêu diệt một ala kỵ binh trợ chiến của người La Mã vốn đóng quân trong lãnh thổ của họ. Nhờ vào hiểu biết về địa hình do ông từng phụng vụ trong quân ngũ ở Britannia trước đây, Agricola đã có thể tiến quân một cách nhanh chóng, đánh bại và hầu như tiêu diệt họ. Sau đó ông xâm lược Anglesey, buộc cư dân ở đây phải cầu hòa. Năm sau, ông tiến đánh người Brigantes ở miền bắc nước Anh và người Selgovae dọc theo bờ biển phía nam của Scotland, sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để thiết lập lại sự kiểm soát của người La Mã === Scotland trước thời Agricola === Chi tiết về những năm đầu diễn ra sự chiếm đóng của La Mã ở miền Bắc nước Anh không rõ ràng nhưng nó bắt đầu không sớm hơn năm 71, vì Tacitus nói rằng trong năm đó Petillius Cerialis (thống đốc từ năm 71 tới năm 74) đã tiến hành một cuộc chiến tranh thắng lợi trước người Brigantes. Tacitus đã ca ngợi cả Cerialis và người kế nhiệm ông Julius Frontinus (thống đốc từ năm 75 tới năm 78), nhưng lại không cung cấp thêm thông tin về các sự kiện tới trước năm 79 mà liên quan đến các vùng đất hoặc các dân tộc sống ở phía bắc của người Brigantes. Đặc biệt, những bằng chứng khảo cổ học đã chỉ ra rằng người La Mã đã tiến hành chiến dịch và xây dựng doanh trại quân đội ở phía bắc dọc theo Gask Ridge. Trong quá trình mô tả các chiến dịch của Agricola, Tacitus không tuyên bố một cách rõ ràng rằng đây thực sự là một sự trở lại vùng đất trước đây bị Roma chiếm đóng, tại đây sự chiếm đóng của người La Mã hoặc đã bị các cư dân ở đây lật đổ, hoặc đã bị những người La Mã từ bỏ. === Agricola ở Caledonia === Tacitus ghi lại rằng sau khi kết hợp sử dụng cả quân sự và ngoại giao để dẹp tan sự bất mãn giữa những người Briton đã bị chinh phục trước đó, Agricola đã cho xây dựng nhiều pháo đài trong lãnh thổ của họ vào năm 79. Trong năm 80, ông hành quân đến Vịnh Tay (một số nhà sử học cho rằng ông ta dừng lại dọc theo Vịnh Forth cùng năm đó) và không trở về phía nam cho đến tận năm 81, vào lúc đó ông đã tiến hành củng cố các vùng đất mới được ông chinh phục, và trong các vùng đất nổi loạn mà ông đã tái chinh phục. Vào năm 82 ông đã đi thuyền tới Kintyre hoặc tới bờ biển Argyll, hoặc cả hai. Trong năm 83 và 84, ông tiến về phía bắc dọc theo phía đông của Scotland và bờ biển phía bắc bằng cả quân bộ và hải quân, ông đã tiến hành chiến dịch thắng lợi chống lại cư dân của nó, và giành được một chiến thắng quan trọng trước các dân tộc miền Bắc Britannia dưới sự chỉ huy của Calgacus trong trận Mons Graupius. Trước khi được triệu hồi vào năm 84, Agricola đã cho xây dựng một mạng lưới đường giao thông quân sự cùng các pháo đài để bảo đảm sự chiếm đóng của La Mã. Những pháo đài trước đó đã được tăng cường và những pháo đài mới được thiết lập ở phía đông bắc Scotland dọc theo ranh giới cao nguyên Scotland, củng cố quyền kiểm soát đối với những thung lũng hẹp mà cho phép tới và ra khỏi khu vực cao nguyên Scotland. Hệ thống đường giao thông quân sự và tiếp tế dọc theo đông nam Scotland và phía đông bắc nước Anh (ví dụ như đường Dere) cũng đã được tăng cường. Ở nơi xa nhất về phía nam của Caledonia, vùng đất của người Selgovae (xấp xỉ Dumfriesshire ngày nay và Stewartry của Kirkcudbright) cũng đã có rất nhiều pháo đài được thiết lập chắc chắn, không chỉ thiết lập sự kiểm soát hiệu quả ở đó mà nó cũng hoàn tất hệ thống thành lũy quân sự vây quanh khu vực nam trung tâm Scotland (hầu hết vùng cao nguyên phía nam, Teviotdale và miền tây Tweeddale). Trái ngược những hành động của người La Mã nhằm chống lại người Selgovae, các vùng lãnh thổ của người Novantae, người Damnonii, và người Votadini đã không có pháo đài nào được thiết lập, và không có gì để chỉ ra rằng là người La Mã đã có chiến tranh với họ. == Từ năm 84 tới năm 96 == Năm 84SCN, Agricola đã được hoàng đế Domitianus triệu hồi về Roma. Những người kế nhiệm ông đã không có tên trong bất cứ tài liệu nào còn sót lại, nhưng có vẻ như họ không thể hoặc không muốn tiếp tục cuộc chinh phục xa về phía bắc. Pháo đài tại Inchtuthil đã bị triệt phá trước khi nó được hoàn thành và các doanh trại khác của hệ thống Gask Rigde ở Perthshire, vốn được dựng lên nhằm củng cố sự hiện diện của người La Mã ở Scotland sau khi kết thúc trận Mons Graupius, đã bị từ bỏ trong khoảng một vài năm. == Thất bại trong việc chinh phục Caledonia == Người La Mã sau đó đã rút quân về một phòng tuyến được thiết lập như là một trong những limes của đế quốc (tức là một phòng tuyến biên giới), đó là trường thành Hadrianus. Một nỗ lực đã được thực hiện nhằm để đưa phòng tuyến này tiến xa về phía bắc đến khu vực sông Clyde-sông Forth trong năm 142 khi mà trường thành Antoninus được xây dựng. Nhưng nó lại một lần nữa bị bỏ rơi sau hai thập kỷ. Người La Mã sau đó tiếp tục rút về đoạn trường thành Hadrian được xây dựng sớm và vững chắc hơn ở khu vực biên giới sông Tyne-Vịnh Solway, nơi này đã được xây dựng vào khoảng năm 122. Tuy vậy, quân đội La Mã lại tiếp tục thâm nhập sâu hơn về phía bắc Scotland ngày nay nhiều lần hơn. Thật vậy, đã có một mật độ lớn các doanh trại hành quân của người La Mã ở Scotland hơn bất cứ nơi nào khác ở châu Âu như là một kết quả của ít nhất bốn nỗ lực lớn nhằm chinh phục vùng đất này. Đáng chú ý nhất là vào năm 209 khi hoàng đế Septimius Severus, tuyên bố tiến hành chiến dịch chống lại liên minh của người Caledonia do sự khiêu khích từ sự hiếu chiến của bộ tộc Maeatae. Ông đã sử dụng ba quân đoàn của đạo quân đồn trú ở Britannia (được tăng cường bởi hai quân đoàn Parthica mới được thành lập gần đây), 9.000 vệ binh hoàng gia với sự hỗ trợ của kỵ binh, và một số lượng lớn quân trợ chiến với sự tiếp tế từ biển của hạm đội Britannia, hạm đội Rhine và hai đội tàu chuyển từ khu vực sông Danube tới cho mục đích này. Đến năm 210, chiến dịch của Severus đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, bất chấp chiến thuật du kích của người Caledonia và mức độ thương vong nặng nề rõ ràng của người La Mã. Chiến dịch của Severus đã bị cắt ngắn sau khi ông mắc một căn bệnh thập tử nhất sinh. Ông quay về Eboracum và qua đời ở đó vào năm 211. Mặc dù con trai ông, Caracalla vẫn tiếp tục chiến dịch vào năm sau, ông ta đã sớm dàn xếp hòa bình. Người La Mã sau đó sẽ không bao giờ tiến hành chiến dịch tiến sâu vào Caledonia một lần nào nữa. == Xem thêm == Britannia cổ đại Britannia thuộc La Mã Itius Portus Tổng đốc La Mã của Britannia Pugnaces Britanniae == Chú thích == == Tham khảo == == Đọc thêm == The Great Invasion, Leonard Cottrell, Coward-McCann, New York, 1962, hardback. Was published in the UK in 1958. Tacitus, Histories, Annals and De vita et moribus Iulii Agricolae A.D. 43, John Manley, Tempus, 2002. Roman Britain, Peter Salway, Oxford, 1986 Miles Russel - Ruling Britannia - History Today 8/2005 p5-6 Francis Pryor. 2004. Britain BC. New York: HarperPerennial. Francis Pryor. 2004. Britain AD. New York: HarperCollins. George Shipway - Imperial Governor. 2002. London: Cassell Military Paperbacks.
ernst happel.txt
Ernst Franz Hermann Happel (29 tháng 11 năm 1925 – 14 tháng 11 năm 1992) là huấn luyện viên huyền thoại người Áo. Ông là một trong những huấn luyện viên thành công nhất trong lịch sử,khi đã giành được rất nhiều danh hiệu cao quý ở Hà Lan, Bỉ, Đức and Áo như 2 Cúp C1 châu Âu năm 1970 và 1983, á quân 1978 FIFA World Cup. Ông cũng là huấn luyện viên đầu tiên dành 2 danh hiệu lớn ở 2 câu lạc bộ khác nhau ở châu Âu, cùng với "sói già" Ottmar Hitzfeld, Jupp Heynckes, Carlo Ancelotti và "người đặc biệt" Jose Mourinho. == Sự nghiệp == Số liệu thống kê chính xác tới ngày 9 tháng 5 năm 2012 == Danh hiệu == === Cầu thủ === Austrian Football Bundesliga (6): 1946, 1948, 1951, 1952, 1954, 1957 Austrian Cup (1): 1946 Zentropa Cup (1): 1951 === Huấn luyện viên === ADO Den Haag Dutch Cup: 1967–68 Feyenoord Dutch Championship: 1970–71 European Cup: 1969–70 Intercontinental Cup: 1970 Club Brugge Belgian Championship: 1975–76, 1976–77, 1977–78 Belgian Cup: 1976–77 UEFA Cup: 1975-76 (Runner-up) European Cup: 1977-78 (Runner-up) Standard Liège Belgian Cup: 1980–81 Belgian Supercup: 1981 Belgian Championship: 1979-80 (Runner-up) The Netherlands FIFA World Cup: (Runner–Up) 1978 Hamburger SV German Championship: 1981–82, 1982–83 German Cup: 1986–87 European Cup: 1982–83 UEFA Cup: 1981–82 (Runner-up) European Super Cup: 1983 (Runner-up) Intercontinental Cup: 1983 (Runner-up) FC Swarovski Tirol Austrian Championship: 1988–89, 1989–90 Austrian Cup: 1988–89 == Liên kết ngoài == Player profile - Rapid Archive Career stats - National Football Teams == Tham khảo ==
bloomberg businessweek.txt
Bloomberg Businessweek là một tạp chí kinh doanh hàng tuần của Hoa Kỳ được xuất bản bởi Bloomberg L.P. Businessweek được thành lập vào năm 1929 với mục tiêu cung cấp thông tin và giải thích về những gì đang xảy ra trong thế giới kinh doanh. Trụ sở chính tại thành phố New York. Megan Murphy được bổ nhiệm làm biên tập viên của tạp chí vào tháng 11 năm 201. == Lịch sử == Businessweek được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 9 năm 1929, vài tuần trước sự sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1929. Tạp chí cung cấp thông tin và ý kiến ​​về những gì đang xảy ra trong thế giới kinh doanh vào thời điểm đó. Các phần đầu của tạp chí bao gồm tiếp thị, lao động, tài chính, quản lý và Washington Outlook, khiến Businessweek trở thành một trong những ấn phẩm đầu tiên đưa ra các vấn đề chính trị quốc gia ảnh hưởng trực tiếp đến thế giới kinh doanh. === Bị Bloomberg L.P. mua lại === == Gần đây == == Xếp hạng trường kinh doanh == Từ năm 1988, Businessweek đã công bố bảng xếp hạng hàng năm về các chương trình MBA của các trường kinh doanh ở Hoa Kỳ. Năm 2006, nó cũng bắt đầu xuất bản bảng xếp hạng hàng năm của chương trình kinh doanh đại học. == Các phiên bản khác == == Vinh dự và giải thưởng == Năm 2011, Adweek vinh danh Bloomberg Businessweek là tạp chí kinh doanh hàng đầu trong nước. == Lịch sử tên gọi == The Business Week (tên gọi khi sáng lập) Business Week and later BusinessWeek (tên gọi sau khi bị McGraw-Hill sở hữu) Bloomberg BusinessWeek (tên sau khi bị Bloomberg sở hữu) Bloomberg Businessweek (tên hiện tại, từ năm 2010) == Xem thêm == Bloomberg Markets Bloomberg News International Design Excellence Awards Danh sách tạp chí Hoa Kỳ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
trương quý hải.txt
Trương Quý Hải (sinh 1963) là một nhạc sĩ Việt Nam. Anh trở nên nổi tiếng với hai ca khúc Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (phổ nhạc, lời của Bùi Thanh Tuấn) và Khoảnh khắc (sáng tác). == Tiểu sử == Tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hệ bằng 2 trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó bí thư đoàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân UVTV Thành đoàn Hà Nội Chánh văn phòng Đoàn thể FPT == Tâm sự == "Trong đời, có lúc anh sẽ oải. Đi tiếp, lại con đường cam go. Đẩy thuyền đi nước đục, dừng tại chỗ nước trong suốt... Biết thế nhưng vẫn phải đi lên. Vì thế khát vọng tìm chốn bình yên của mỗi người bây giờ là cực lớn." == Album-Bài hát == Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (phổ nhạc) Khoảnh khắc Tự khúc ngày sinh Mùa thi nhớ mãi Tiền lá Hà Nội mùa hoa sấu Đồng dao Hành trình lời ru của mẹ [1] Tình cao nguyên [2] Tuyệt tình ca == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Những khoảnh khắc mới của Trương Quý Hải
dầu mỏ.txt
Dầu mỏ hay dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu mỏ tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu mỏ là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu mỏ chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu như dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đường... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lượng không tái tạo nên nhiều người lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tương lai không xa. == Quá trình hình thành dầu mỏ == Có nhiều lý thuyết giải thích việc hình thành dầu mỏ: === Thuyết sinh vật học === Đa số các nhà địa chất coi dầu lửa giống như than và khí tự nhiên là sản phẩm của sự nén và nóng lên của các vật liệu hữu cơ trong các thời kỳ địa chất. Theo lý thuyết này, nó được tạo thành từ các vật liệu còn sót lại sau quá trình phân rã xác các động vật và tảo biển nhỏ thời tiền sử (các cây cối trên mặt đất thường có khuynh hướng hình thành than). Qua hàng thiên niên kỷ vật chất hữu cơ này trộn với bùn, và bị chôn sâu dưới các lớp trầm tích dày. Kết quả làm tăng nhiệt và áp suất khiến cho những thành phần này bị biến hoá, đầu tiên thành một loại vật liệu kiểu sáp được gọi là kerogen, và sau đó thành một hydrocarbons khí và lỏng trong một quá trình được gọi là catagenesis. Bởi vì hydrocarbons có mật độ nhỏ hơn đá xung quanh, chúng xâm nhập lên phía trên thông qua các lớp đá ngay sát đó cho tới khi chúng bị rơi vào bẫy bên dưới những tảng đá không thể ngấm qua, bên trong những lỗ xốp đá gọi là bể chứa. Sự tập trung hydrocarbons bên trong một bẫy hình thành nên một giếng dầu, từ đó dầu lỏng có thể được khai thác bằng cách khoan và bơm. Các nhà địa chất cũng đề cập tới "cửa sổ dầu" (oil window). Đây là tầm nhiệt độ mà nếu thấp hơn thì dầu không thể hình thành, còn cao hơn thì lại hình thành khí tự nhiên. Dù nó tương thích với những độ sâu khác nhau ở những vị trí khác nhau trên thế giới, một độ sâu 'điển hình' cho cửa sổ dầu có thể là 4–6 km. Cần nhớ rằng dầu cũng có thể rơi vào các bẫy ở độ sâu thấp hơn, thậm chí nếu nó không được hình thành ở đó. Cần có ba điều kiện để hình thành nên bể dầu: có nhiều đá, mạch dẫn dầu xâm nhập, và một bẫy (kín) để tập trung hydrocarbons. Các phản ứng tạo thành dầu mỏ và khí tự nhiên thường như những phản ứng phân rã giai đoạn đầu, khi kerogen phân rã thành dầu và khí tự nhiên thông qua nhiều phản ứng song song, và dầu cuối cùng phân rã thành khí tự nhiên thông qua một loạt phản ứng khác. === Thuyết vô cơ === Cuối thế kỷ 19 nhà hóa học người Nga Dmitri Ivanovich Mendeleev đã đưa ra lý thuyết vô cơ giải thích sự hình thành của dầu mỏ. Theo lý thuyết này dầu mỏ phát sinh từ phản ứng hóa học giữa cacbua kim loại với nước tại nhiệt độ cao ở sâu trong lòng Trái Đất tạo thành các hiđrocacbon và sau đó bị đẩy lên trên. Các vi sinh vật sống trong lòng đất qua hàng tỷ năm đã chuyển chúng thành các hỗn hợp hiđrôcacbon khác nhau. Lý thuyết này là một đề tài gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học, tạo thành trường phái Nga - Ukraina trong việc giải thích nguồn gốc dầu mỏ. === Thuyết hạt nhân === Lý thuyết thứ ba, được giải thích trong nguyệt san khoa học Scientific American vào năm 2003, cho rằng các hợp chất hyđrocacbon được tạo ra bởi những phản ứng hạt nhân trong lòng Trái Đất. == Lịch sử == Do nhẹ hơn nước nên dầu xuất hiện lộ thiên ở nhiều nơi, vì thế loài người đã tìm thấy dầu hằng ngàn năm trước Công Nguyên. Thời đó dầu thường được sử dụng trong chiến tranh. Còn rất nhiều dấu tích của việc khai thác dầu mỏ được tìm thấy ở Trung Quốc khi dân cư bản địa khai thác dầu mỏ để sử dụng trong việc sản xuất muối ăn như các ống dẫn dầu bằng tre được tìm thấy có niên đại vào khoảng thế kỷ 4. Khi đó người ta sử dụng dầu mỏ để đốt làm bay hơi nước biển trong các ruộng muối. Mãi đến thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu khai thác dầu theo mô hình công nghiệp, xuất phát từ việc tìm kiếm một chất đốt cho đèn vì dầu cá voi quá đắt tiền chỉ những người giàu mới có khả năng dùng trong khi nến làm bằng mỡ thì lại có mùi khó ngửi. Vì thế giữa thế kỷ thứ 19 một số nhà khoa học đã phát triển nhiều phương pháp để khai thác dầu một cách thương mại. Năm 1852 một nhà bác sĩ và địa chất người Canada tên là Abraham Gessner đã đăng ký một bằng sáng chế sản xuất một chất đốt rẻ tiền và đốt tương đối sạch. Năm 1855 nhà hóa học người Mỹ Benjamin Silliman đề nghị dùng axit sunfuric làm sạch dầu mỏ dùng để làm chất đốt. Người ta cũng bắt đầu đi tìm những mỏ dầu lớn. Những cuộc khoan dầu đầu tiên được tiến hành trong thời gian từ 1857 đến 1859. Lần khoan dầu đầu tiên có lẽ diễn ra ở Wietze, Đức, nhưng cuộc khoan dầu được toàn thế giới biết đến là của Edwin L. Drake vào ngày 27 tháng 8 năm 1859 ở Oil Creek, Pennsylvania. Drake khoan dầu theo lời yêu cầu của nhà công nghiệp người Mỹ George H. Bissel và đã tìm thấy mỏ dầu lớn đầu tiên chỉ ở độ sâu 21,2 m. == Thành phần == Các thành phần hóa học của dầu mỏ được chia tách bằng phương pháp chưng cất phân đoạn. Các sản phẩm thu được từ việc lọc dầu có thể kể đến là dầu hỏa, benzen, xăng, sáp parafin, nhựa đường v.v. Một cách chính xác thì dầu mỏ là hỗn hợp của các hiđrôcacbon, là hợp chất của hiđrô và cacbon. Trong điều kiện thông thường, bốn alkan nhẹ nhất — CH4 (mêtan), C2H6 (êtan), C3H8 (prôpan) và C4H10 (butan) — ở dạng khí, sôi ở nhiệt độ -161.6 °C, -88.6 °C, -42 °C, và -0.5 °C tương ứng (-258.9°, -127.5°, -43.6°, và -31.1 °F). Các chuỗi trong khoảng C5-7 là các sản phẩm dầu mỏ nhẹ, dễ bay hơi. Chúng được sử dụng làm dung môi, chất làm sạch bề mặt và các sản phẩm làm khô nhanh khác. Các chuỗi từ C6H14 đến C12H26 bị pha trộn lẫn với nhau được sử dụng trong đời sống với tên gọi là xăng. Dầu hỏa là hỗn hợp của các chuỗi từ C10 đến C15, tiếp theo là dầu điêzen/dầu sưởi (C10 đến C20) và các nhiên liệu nặng hơn được sử dụng cho động cơ tàu thủy. Tất cả các sản phẩm từ dầu mỏ này trong điều kiện nhiệt độ phòng là chất lỏng. Các dầu bôi trơn và mỡ (dầu nhờn) (kể cả Vadơlin®) nằm trong khoảng từ C16 đến C20. Các chuỗi trên C20 tạo thành các chất rắn, bắt đầu là sáp parafin, sau đó là hắc ín và nhựa đường bitum. Khoảng nhiệt độ sôi của các sản phẩm dầu mỏ trong chưng cất phân đoạn trong điều kiện áp suất khí quyển tính theo độ C là: Xăng ête: 40-70 °C (được sử dụng như là dung môi) Xăng nhẹ: 60-100 °C (nhiên liệu cho ô tô) Xăng nặng: 100-150 °C (nhiên liệu cho ô tô) Dầu hỏa nhẹ: 120-150 °C (nhiên liệu và dung môi trong gia đình) Dầu hỏa: 150-300 °C (nhiên liệu) Dầu điêzen: 250-350 °C (nhiên liệu cho động cơ điêzen/dầu sưởi) Dầu bôi trơn: > 300 °C (dầu bôi trơn động cơ) Các thành phần khác: hắc ín, nhựa đường, các nhiên liệu khác == Khai thác == Muốn khai thác dầu, người ta khoan những lỗ khoan gọi là giếng dầu. Khi khoan trúng lớp dầu lỏng, thông thường dầu sẽ tự phun lên do áp suất cao của vỉa. Khi lượng dầu giảm thì áp suất cũng giảm đi, người ta phải dùng bơm hút dầu lên hoặc bơm nước hay khí xuống để duy trì áp suất cần thiết. Một số nước có phần lớn các giếng dầu nằm trên đất liền và tương đối nông như Mỹ, Nga, khu vực Trung Đông. Tuy nhiên tại nhiều khu vực khác các giếng dầu được khoan và khai thác ngoài biển kéo theo chi phí khá cao. == Phân loại == Ngành công nghiệp dầu mỏ phân chia "dầu thô" theo khu vực mà nó xuất phát (ví dụ "West Texas Intermediate" (WTI) hay "Brent") thông thường theo tỷ trọng và độ nhớt tương đối của nó ("nhẹ", "trung bình" hay "nặng"); các nhà hóa dầu còn nói đến chúng như là "ngọt", nếu nó chứa ít lưu huỳnh, hoặc là "chua", nếu nó chứa đáng kể lưu huỳnh và phải mất nhiều công đoạn hơn để có thể sản xuất nó theo các thông số hiện hành. Các thùng (barrel) tiêu chuẩn trên thế giới là: Hỗn hợp Brent, bao gồm 15 loại dầu mỏ từ các mỏ thuộc hệ thống mỏ Brent và Ninian trong khu vực lòng chảo Đông Shetland trên biển Bắc. Dầu mỏ được đưa vào bờ thông qua trạm Sullom Voe ở Shetlands. Dầu mỏ sản xuất ở châu Âu, châu Phi và dầu mỏ khai thác ở phía tây của khu vực Trung Cận Đông được đánh giá theo giá của dầu này, nó tạo thành một chuẩn (benchmark) đánh giá dầu. West Texas Intermediate (WTI) cho dầu mỏ Bắc Mỹ. Dubai được sử dụng làm chuẩn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương của dầu mỏ Trung Cận Đông. Tapis (từ Malaysia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nhẹ Viễn Đông). Minas (từ Indonesia, được sử dụng làm tham chiếu cho dầu mỏ nặng Viễn Đông). Giỏ OPEC bao gồm: Arab Light Ả Rập Saudi Bonny Light Nigeria Fateh Dubai Isthmus México (không OPEC) Minas Indonesia Saharan Blend Algérie Tia Juana Light Venezuela OPEC cố gắng giữ giá của giỏ Opec giữa các giới hạn trên và dưới, bằng cách tăng hoặc giảm sản xuất. Điều này rất quan trọng trong phân tích thị trường. Giỏ OPEC, bao gồm hỗn hợp của dầu thô nặng và nhẹ là nặng hơn cả Brent và WTI. Xem thêm Các dạng dầu mỏ. == Tầm quan trọng kinh tế của dầu mỏ == Dầu mỏ là một trong những nhiên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa, dầu cũng được sử dụng trong công nghiệp hóa dầu để sản xuất các chất dẻo (plastic) và nhiều sản phẩm khác. Vì thế dầu thường được ví như là "vàng đen". Tùy theo nguồn tính toán, trữ lượng dầu mỏ thế giới nằm trong khoảng từ 1.148 tỉ thùng (barrel) (theo BP Statistical Review 2004) đến 1.260 tỉ thùng (theo Oeldorado 2004 của ExxonMobil). Trữ lượng dầu mỏ tìm thấy và có khả năng khai thác mang lại hiệu quả kinh tế với kỹ thuật hiện tại đã tăng lên trong những năm gần đây và đạt mức cao nhất vào năm 2003. Dự đoán trữ lượng dầu mỏ sẽ đủ dùng cho 50 năm nữa. Năm 2011 trữ lượng dầu mỏ nhiều nhất là ở Hoa Kỳ (2855 tỷ thùng), Ả Rập Saudi (262,6 tỉ thùng), Venezuela (211,2 tỉ thùng), Canada (175,2 tì thùng), Iran (137 tỉ thùng), Iraq (115,0 tỉ thùng), kế đến là ở Kuwait, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, Nga, Libya, và Nigeria . Nước khai thác dầu nhiều nhất thế giới trong năm 2003 là Ả Rập Saudi (496,8 triệu tấn), Nga (420 triệu tấn), Mỹ (349,4 triệu tấn), México (187,8 triệu tấn) và Iran (181,7 triệu tấn). Việt Nam được xếp vào các nước xuất khẩu dầu mỏ từ năm 1991 khi sản lượng xuất được vài ba triệu tấn. Đến nay, sản lượng dầu khí khai thác và xuất khẩu hàng năm đạt vào khoảng 20 triệu tấn/năm. Vì tầm quan trọng kinh tế, dầu mỏ cũng là lý do cho những mâu thuẫn chính trị. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã sử dụng dầu mỏ như vũ khí trong cuộc xung đột Trung Đông và tạo ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào năm 1973 và 1979. == Ảnh hưởng dầu mỏ đến môi trường == Dâu mỏ bị tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đời sống sinh vật biển. Dầu mỏ đem đốt cũng gây ra ô nhiễm vì sinh ra nhiều khí như SO2, CO2. Xe cộ, máy móc... chạy bằng xăng góp phần làm Trái Đất nóng lên. == Các nguồn năng lượng khác == Do trữ lượng dầu mỏ có hạn nên các nguồn nhiên liệu tái sinh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió đang được tìm cách sử dụng với một hiệu quả kinh tế đáng kể. Tế bào nhiên liệu (fuel cell), sử dụng hiđrô làm nguyên liệu, cũng là một ngành công nghệ mới có nhiều triển vọng để thay thế cho dầu mỏ trong tương lai. == Xem thêm == Đá phiến dầu Cát dầu Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ Danh sách các quốc gia theo sản lượng dầu thô == Tham khảo == 3. 10 mỏ dầu lớn nhất thế giới == Liên kết ngoài == Công nghệ chế biến dầu mỏ và khí thiên nhiên Thông tin Năng lượng & Dầu khí Việt Nam
coto brus (tổng).txt
Coto Brus là một tổng trong tỉnh Puntarenas, Costa Rica. Tổng này có diện tích 933,91 km², dân số năm 2008 là 47247 người.. == Tham khảo ==
jds kongō (ddg-173).txt
JDS Kongō (DDG-173) là một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường thuộc lớp Kongō của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Kongō là chiếc tàu thứ ba của Hải quân Nhật được đặt tên theo Núi Kongō. Tàu được Mitsubishi Heavy Industries ở Nagasaki, Nagasaki ngày 8 tháng 5 năm 1990, hạ thủy ngày 26 tháng 11 năm 1991; và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ngày 25 tháng 3 năm 1993. == Ballistic missile defense == Tháng 12, 2007, Nhật Bản conducted a successful test of the SM-3 block IA against a ballistic missile aboard Kongō. This was the first time a Japanese ship was selected to launch the interceptor missile during a test of the Aegis Ballistic Missile Defense System. In previous tests they provided tracking and communications. == Xem thêm == Japanese corvette Kongō (1877) Japanese battleship Kongō == Tham khảo == == Liên kết ngoài == GlobalSecurity.org; JMSDF DDG Kongo Class MaritimeQuest photo gallery: Kongo Bản mẫu:Kongō class destroyerBản mẫu:Japan-mil-ship-stub
almaty.txt
Almaty (tiếng Kazakh: Алматы; tên trước đây là Alma-Ata, cũng gọi là Verniy, (Верный)) là thành phố lớn nhất, thủ đô thương mại của Kazakhstan, với dân số ngày 1 tháng 8 năm 2005 là 1.226.000 người, chiếm 8% dân số quốc gia này. Thành phố đã là thủ đô của Kazakhstan từ năm 1929 đến 1998. == Dân số == Các dân tộc (2003): Kazakh 43,6% Nga 40,2% Uyghur 5,7% Tatar 2,1% Triều Tiên 1,8% Ukraina 1,7% Đức 0,7% Theo điều tra dân số của Liên Xô năm 1989, dân số Almaty là 1.071.900 người; còn theo điều tra dân số của Kazakhstan thì dân số năm 1999 là 1.129.400 người. Thành phố này có Sân bay quốc tế Almaty, sân bay lớn nhất quốc gia này. === Tham khảo === == Liên kết ngoài == FallingRain Map - elevation = 861m (red dots are railways) Bản mẫu:Kazakhstan
zinédine zidane.txt
Zinédine Yazid Zidane (còn có biệt hiệu là Zizou; sinh ngày 23 tháng 6 năm 1972 tại Marseille, Pháp), là một cựu danh thủ bóng đá người Pháp, từng đưa đội tuyển Pháp lên ngôi vô địch thế giới lần đầu tiên năm 1998 và ngôi vô địch châu Âu năm 2000, hiện là HLV trưởng thứ 13 dưới thời Florentino Perez, cũng như là HLV trưởng người Pháp đầu tiên của câu lạc bộ Real Madrid. Ở cấp độ CLB, anh tỏa sáng trong màu áo của Juventus và Real Madrid, giúp 2 câu lạc bộ này giành nhiều danh hiệu ở châu Âu cũng như quốc gia. Với phong cách hào hoa, nhãn quan chiến thuật và kỹ thuật cá nhân điêu luyện, anh được đông đảo các cổ động viên và chuyên gia bóng đá coi như một trong những cầu thủ xuất sắc nhất của mọi thời đại. Cùng với Ronaldo, Zidane từng là cầu thủ lập kỉ lục về số lần được bình chọn làm "Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới" của FIFA với 3 lần vào các năm 1998, 2000 và 2003. Anh cũng là chủ nhân của danh hiệu Quả bóng vàng châu Âu năm 1998. Năm 2001, Zidane chuyển đến Real Madrid với mức phí chuyển nhượng lập kỉ lục thế giới lên đến 76 triệu euro. Vào tháng 7 năm 2006, Zidane chính thức giã từ sự nghiệp cầu thủ với danh hiệu "Quả bóng vàng" của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006, sau khi cùng đội tuyển Pháp đoạt danh hiệu Á quân. Anh là một trong 4 cầu thủ ghi bàn trong 2 trận chung kết World Cup, cũng là một trong số 4 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong các trận chung kết World Cup với 3 bàn thắng. Ngoài ra Zidane còn để lại hình ảnh rất ấn tượng sau khi nhận thẻ đỏ trong trận chung kết vì húc đầu vào hậu vệ Marco Materazzi của đội tuyển Ý. Zidane là cầu thủ duy nhất giành được toàn bộ các danh hiệu cao quý nhất dành cho tập thể (gồm World Cup, Euro, Champions League, giải Vô địch quốc gia) lẫn cá nhân (Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, Quả bóng vàng châu Âu, Quả bóng vàng World Cup, Cầu thủ xuất sắc nhất Euro, Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu cấp câu lạc bộ, Cầu thủ xuất sắc nhất quốc gia (tại cả Pháp, Italia và Tây Ban Nha)). Anh được lựa chọn trong danh sách 100 huyền thoại sống vĩ đại nhất của bóng đá thế giới (FIFA 100) vào năm 2004. Cũng trong năm này, anh được người hâm mộ ở châu Âu bầu chọn là "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" trong vòng 50 năm qua thông qua một cuộc bỏ phiếu trên Internet. Năm 2011, khi trang web chính thức của UEFA là Uefa.com tổ chức bầu chọn để trao giải cầu thủ xuất sắc nhất UEFA Champions League trong 20 năm trở lại đây, Zidane đã giành được giải này. Anh nhận được nhiều phiếu bầu nhất từ các nhà báo, các cầu thủ và người hâm mộ, xếp trên Lionel Messi. Sau khi giã từ sân cỏ, Zidane trở lại câu lạc bộ Real Madrid để làm việc với vai trò là cố vấn cho chủ tịch câu lạc bộ. Anh từng là Giám đốc thể thao của câu lạc bộ này. Năm 2013, Zidane là trợ lý huấn luyện viên của Real Madrid vào góp phần đưa Real Madrid đến chức vô địch Champions League lần thứ 10 trong lịch sử. Năm 2014, Zidane được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội trẻ Real Madrid. Ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane đã chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của Real Madrid sau khi Chủ tịch Florentino Perez quyết định sa thải Rafael Benítez. == Khởi đầu sự nghiệp tại Cannes == Zidane được sinh ra ở thành phố cảng Marseille của Pháp và là con trai trong một gia đình nhập cư gốc Algérie. Cha và mẹ của anh, Smail và Malika, đã di cư từ làng Aguemone thuộc vùng Kabylie của Algérie năm 1953 đến định cư ở Paris, trước khi chuyển đến Marseille một vài năm sau. Huấn luyện viên Jean Varraud của đội bóng thành phố Cannes ngay lập tức bị cuốn hút khi thấy cậu bé 14 tuổi chơi bóng. Ông mời Zidane về AS Cannes. Sau 6 tuần thử việc, Zidane được ký hợp đồng chuyên nghiệp đầu tiên trong cuộc đời. Điều đáng tiếc là Zidane không được thi đấu cho đội bóng quê hương, đồng thời cũng là đội bóng anh ưa thích nhất: Marseille. Kể cả sau khi thành danh rồi, anh vẫn khao khát được một lần được mặc chiếc áo trắng của Marseille. Zidane ra mắt ở giải hạng Nhất Pháp vào ngày 20 tháng 5 năm 1989 khi AS Cannes tiếp FC Nantes của Didier Deschamps và Marcel Desailly trên sân khách. Lúc đó, Zidane chưa đầy 17 tuổi. Đến ngày 8 tháng 2 năm 1991, anh ghi được bàn thắng đầu tiên và đội bóng "chịu hậu quả" cũng chính là Nantes. Phần thưởng cho bàn thắng đầu tiên là một chiếc ô tô do đích thân chủ tịch đã hứa tặng. Mùa bóng năm đó không thể thành công hơn với đội bóng thành phố biển. Họ được lên chơi ở cúp UEFA. Tuy nhiên ngay năm sau, Cannes sớm bị loại khỏi cúp UEFA và bị xuống hạng. == Bước đệm ở Bordeaux == Zidane chuyển đến FC Girondins de Bordeaux vào mùa hè năm 1992 khi vừa tròn 20 tuổi. Anh đã ghi 10 bàn thắng trong mùa bóng đầu tiên và 6 bàn trong 3 mỗi mùa bóng kế tiếp và trở thành linh hồn của đội bóng. Ở đây, với sự kết hợp của bộ tam hoàn hảo gồm Zidane, Bixente Lizarazu và Christophe Dugarry ở ba tuyến, Bordeaux đã đoạt được cup Intertoto để bước vào đấu trường châu Âu bằng "cửa hậu". Tại giải đấu này, Bordeaux đã gây bất ngờ lớn khi hạ gục A.C. Milan 3-0 sau khi thúc thủ 0-2 ở trận lượt đi nhờ sự toả sáng của Zidane và Dugarry. Trong trận tứ kết với Real Betis, Zidane sút tung lưới đội bóng TBN này bằng một cú nã đại bác kinh điển từ khoảng cách 40 m. Ở trận bán kết với Slavia Praha, anh trình diện làng bóng đá thế giới cú lừa bóng điệu nghệ theo kiểu xoay người 180 độ (roulettes) và nhiều cầu thủ sau đó đã bắt chước. Ở trận chung kết lượt đi với Bayern München, Zidane bị treo giò. Đội bóng rượu vang không Zidane đã để thua 0-2 và sau đó để mất chiếc cup UEFA năm 1996 vào tay đối thủ. Ngay năm 1995, đội ĐKVĐ Premiership Blackburn Rovers F.C. đã có ý định ký hợp đồng với Zidane. Chính Huấn luyện viên Kenny Dalglish công khai bày tỏ mong muốn có được Zidane và Dugarry trong đội hình. Tuy nhiên, khi đề nghị mua cầu thủ được đệ trình đến ông chủ của Blackburn là Jack Walker thì ông này đã tuyên bố: "Việc gì phải ký hợp đồng với Zidane khi đội ta đã có… Tim Sherwood?" == Toả sáng tại Juventus == Nhưng các câu lạc bộ của bóng đá châu Âu hiểu rõ giá trị của Zidane. Năm 1996, Zidane chuyển đến Ý cho đội bóng Đương kim vô địch UEFA Champions League Juventus F.C. với phí chuyển nhượng là 3 triệu bảng Anh. Anh đã cùng đội bóng giành Scudetto mùa 1996-97 và cúp Liên lục địa, nhưng lại thất bại trong trận CK C1 năm với tỉ số 1-3 trước Borussia Dortmund. Anh đã ghi được 7 bàn trong 32 trận để giúp Juventus giữ lại Scudetto mùa tiếp theo nhưng cũng lần thứ hai liên tiếp thúc thủ trong trận CK C1, lần này là trước Real Madrid. Juventus thi đấu không thành công ở cúp C1 năm 2000 - 2001, còn Zidane thì phải lĩnh chiếc thẻ đỏ khi húc đầu vào Jochen Kientz của Hamburger SV. Chiếc thẻ đỏ này cộng với chiếc thẻ đỏ ở Serie A trước đỏ khiến Zidane mất khá nhiều điểm trong cuộc bầu chọn Quả bóng Vàng năm đó. == Chinh phục châu Âu với Real Madrid == Năm 2001, Zidane đã gia nhập "dải thiên hà" Real Madrid với 76 triệu euro, khoản phí chuyển nhượng tốn kém nhất trong lịch sử bóng đá trong một hợp đồng bốn năm. Anh đã ghi được bàn thắng quyết định đem về cho Real chiếc cúp C1 thứ 9 và là chiếc cúp C1 đầu tiên của anh trong chiến thắng 2-1 trước Bayer Leverkusen năm 2002. Mùa tiếp theo, Zidane giúp CLB giành chức vô địch La Liga và anh lần thứ ba được FIFA bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Ở Real lúc đó là cả một dải thiên hà với các sao sáng như Luís Figo, Roberto Carlos, David Beckham, Ronaldo, Raúl González… nhưng nhiều tờ báo cho rằng Zidane là khoảng 50 sức mạnh của Real. Năm 2004, người hâm mộ bình chọn anh là "Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu" trong vòng 50 năm qua thông qua một cuộc bỏ phiếu trên Internet. Cũng nhân dịp kỉ niệm 100 năm FIFA, anh được bầu chọn trong danh sách 100 cầu thủ tiêu biểu mọi thời đại của làng bóng đá (FIFA 100). Zidane lập được cú hat-trick đầu tiên ở tuổi 33 trong chiến thắng 4-2 trước Sevilla FC, nhưng mùa bóng cuối cùng của Zidane ở Real đã "trắng tay". Vào ngày 7 tháng 5 năm 2006, Zidane chơi trận cuối cùng cho Kền kền trắng và cũng ghi được bàn thắng cuối cùng ở cấp độ CLB trong trận hoà 3-3 với Villarreal CF. Toàn đội bóng và CĐV đều mặc áo có đề "Zidane 2001-2006" để cảm ơn anh. Zidane tuyên bố sẽ chính thức giải nghệ sau World Cup 2006. == Linh hồn của đội tuyển Pháp == Zidane có quốc tịch kép của cả Pháp và Algérie, và do đó có đủ điều kiện để chơi cho đội tuyển quốc gia Algérie, nhưng Huấn luyện viên Abdelhamid Kermali bị nhiều người cáo buộc là đã từ chối gọi Zidane vì ông cảm thấy anh chơi bóng khá lề mề. Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2005, Zidane đã bác bỏ thông tin này. Anh khẳng định mình không chơi cho đội tuyển Algierie vì anh đã chọn đội tuyển Pháp. Ngày 17 tháng 8 năm 1994, anh lần đầu tiên được gọi vào đội tuyển quốc gia khi 22 tuổi trước đội tuyển CH Czech trên chính sân Parc Lescure của Bordeaux. Anh vào sân ở phút 63 khi Pháp đang bị dẫn 0-2. Nhưng có Zidane trên sân, mọi thứ đã thay đổi. Anh ghi một cú đúp vào lưới đối thủ giúp Pháp có một trận hoà 2-2. Từ đó, Zidane trở thành một cầu thủ không thể thiếu trong chiến lược trẻ hoá đội tuyển Pháp hướng tới World Cup 1998 của Huấn luyện viên Aimé Jacquet. Bất chấp mọi lời chỉ trích, Jacquet đặt tất cả niềm tin vào Zidane và mạnh tay gạt bỏ những ngôi sao thành danh như Eric Cantona, Ginola… Euro 1996 là giải đấu quốc tế lớn đầu tiên của anh. Trong vai trò của tiền vệ kiến thiết, Zidane đã đưa đội tuyển Pháp lọt vào bán kết trước khi thúc thủ trước CH Czech trên chấm phạt đền. Tuy nhiên, đây là giải đấu mà anh và cả đội tuyển Pháp không để lại nhiều ấn tượng. Đỉnh cao sự nghiệp của Zidane là chức vô địch thế giới năm 1998 với đội tuyển Pháp trên sân nhà. Tưởng chừng đó là một World Cup bỏ đi với anh khi ngay trong trận đấu bảng thứ 2, Zidane đã lĩnh thẻ đỏ trực tiếp khi đạp vào chân một hậu vệ của Ả rập Xê út. Thế nhưng, sau khi Pháp chật vật lọt qua vòng 2 bằng chiến thắng ở phút cuối cùng của hiệp phụ trước Paraguay, Zidane đã trở lại và toả sáng rực rỡ. Đỉnh điểm là hai cú đánh đầu thành bàn trong trận chung kết với Brasil giúp Pháp lần đầu đăng quang. Zidane tiếp tục thăng tiến với đội tuyển Pháp bằng chức vô địch Euro 2000. Pháp trở thành đội đầu tiên giữ cả hai chức vô địch thế giới và châu Âu kể từ khi Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Đức vô địch vào năm 1974. Anh ghi một bàn thắng vào lưới Tây Ban Nha bằng cú sút phạt thần sầu, rồi bàn thắng vàng loại Bồ Đào Nha khỏi bán kết. Zidane được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất của Euro 2000. Trước kì World Cup 2002 diễn ra, Pháp thống lĩnh mọi danh hiệu của làng bóng đá. Và ngay cả những người hoài nghi nhất cũng phải thừa nhận họ là ứng cử viên số 1, là vô đối. Nhưng trước khi WC diễn ra đúng một tuần, Zidane dính chấn thương đùi trong trận giao hữu với Hàn Quốc. Vì thế, Zidane phải ngồi ngoài 2 trận đấu đầu tiên. Vắng anh, Pháp như bị mất hết sức mạnh và nhuệ khí và chịu thua 0-1 trước "đàn em" Sénégal rồi hoà không bàn thắng với Uruguay trong một trận cầu mà Thierry Henry phải lĩnh thẻ đỏ. Dù chưa lành vết thương nhưng Zidane phải nén đau ra chơi trận đấu quyết định với Đan Mạch nhưng anh cũng không thể giúp gì cho đội Pháp đã rệu rã. Pháp kết thúc World Cup 2002 trong sự hổ thẹn khi về nước mà không ghi nổi một bàn thắng. Ngày 12 tháng 6 năm 2004, sau khi Pháp bị Hy Lạp loại khỏi Euro 2004, Zidane tuyên bố từ giã sự nghiệp bóng đá quốc tế. Tuy nhiên, khi thấy đội Pháp quá chật vật với vòng loại World Cup 2006, theo lời mời của Huấn luyện viên Raymond Domenech, Zidane trở lại đội tuyển và ngay lập tức được trao chiếc băng đội trưởng. Với Zidane trở lại, Pháp thi đấu khởi sắc hẳn lên và lọt vào VCK World Cup. Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Zidane đạt được cột mốc 100 lần khoác áo đội tuyển quốc gia trong chiến thắng 1-0 trước México, trở thành người Pháp thứ tư đạt được điều này sau Marcel Desailly, Didier Deschamps và Lilian Thuram. Sau khi bị phải ngồi ngoài đúng vào dịp sinh nhật lần thứ 34 trong trận cuối cùng của vòng bảng do đã lĩnh đủ 2 thẻ vàng, Zidane đã kiến tạo Patrick Vieira ghi bàn và tự mình ghi bàn "kết liễu" Tây Ban Nha vào phút 91 trong trận đấu vòng 2. Pháp gặp lại Brasil ở tứ kết. Lão tướng 34 tuổi này đã làm lu mờ tất cả dàn sao của Brasil gồm cả Ronaldinho, Ronaldo, Robinho, Kaká... bằng một phong độ đỉnh cao. Từ đường sút phạt của anh, Thierry Henry đã ghi bàn thắng quyết định đem về chiến thắng 1-0. Zidane được bầu chọn là Man of the Match. Sau khi ghi bàn quyết định giúp Pháp loại BĐN ở bán kết, Zidane lại một lần nữa lập công trong trận CK World Cup bằng cú sút phạt penalty hất bóng kì diệu kiểu panenka. Tuy nhiên, anh đã bị truất quyền thi đấu ở phút thứ 110 của hiệp phụ thứ 2 sau khi húc đầu vào Matterazzi. Thiếu anh, một lần nữa, Pháp thất thủ, nhưng lần này là trên chấm phạt đền oan nghiệt. Tuy nhiên, sau đó, Zidane đã được trao giải thưởng "Quả bóng Vàng" World Cup. Anh và các đồng đội được chào đón ở quê nhà như những người hùng. Chính Tổng thống Jacques Chirac ca ngợi Zidane là một "người đàn ông của nhiệt huyết". Tuy nhiên, anh vẫn phải chấp nhận hình phạt "lao động công ích" của FIFA trong một số hoạt động từ thiện sau đó, dù anh đã giã từ sự nghiệp thi đấu. == Những bàn thắng đáng nhớ nhất == Zidane lập cú đúp ngay trong lần đầu ra mắt đội tuyển quốc gia trước CH Czech trong đó có một cú sút xa từ cự li khoảng 30m năm 1996. Zidane đã ghi bàn thắng từ một cú vuốt bóng từ khoảng cách 40m (gần nửa sân) trong trận đấu với Betis tại cúp UEFA năm 1996. Ngày 27 tháng 5 năm 1997, Zidane trở thành người ghi bàn thắng đầu tiên trên sân Stade de France trong trận đấu khánh thành sân với đội tuyển Tây Ban Nha. Zidane lập cú đúp trong chung kết World Cup 1998 bằng hai cú đánh đầu. Anh cũng ghi bàn trong trận CK World Cup 2006. Zidane trở thành cầu thủ thứ tư trong lịch sử World Cup ghi bàn trong 2 trận CK World Cup, cùng với Pelé, Paul Breitner, và Vavá. Anh cũng cùng với Vavá, Pelé và Geoff Hurst là những cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất trong các trận CK World Cup với 3 bàn. Zidane ghi "bàn thắng vàng" để loại BĐN ở BK Euro 2000. Zidane đã tung một cú vô lê tuyệt đẹp từ khoảng cách 20 m làm tung lưới Bayer Leverkusen trong trận CK Champions League mùa 2001-2002. Đây được xem là một trong những siêu phẩm kinh điển nhất của làng bóng đá. Điều đáng nói là Zidane đã thực hiện cú sút bằng chân trái, không phải chân thuận của anh. Zidane đã lập cú đúp vào lưới của đội tuyển Anh tại vòng CK Euro 2004, giúp Pháp lội ngược dòng thắng 2-1 chỉ trong chưa đầy vài phút bù giờ cuối cùng của trận đấu, trong đó có một cú sút phạt hàng rào mẫu mực ở phút 90 và một quả penalty thành công ở phút 93. == Huấn luyện viên == Sau khi giã từ sân cỏ, Zidane trở lại câu lạc bộ Real Madrid để làm việc với vai trò là cố vấn cho chủ tịch câu lạc bộ. Anh từng là Giám đốc thể thao của câu lạc bộ này. Năm 2013, Zidane là trợ lý huấn luyện viên của Real Madrid vào góp phần đưa Real Madrid đến chức vô địch Champions League lần thứ 10 trong lịch sử. Năm 2014, Zidane được bổ nhiệm làm huấn luyện viên trưởng của đội trẻ Real Madrid. Ngày 4 tháng 1 năm 2016, Zinedine Zidane đã chính thức trở thành huấn luyện viên trưởng của Real Madrid sau khi Chủ tịch Florentino Perez quyết định sa thải Rafael Benítez.. Nhưng ở mùa giải đầu tiên tại Santiago Bernabeu, Zizou đã đạt được kết quả vô cùng ấn tượng với 1 chức vô địch UEFA Champions League (điều mà rất nhiều HLV chưa đạt được) 2016 sau khi đánh bại đội bóng cùng thành phố Atletico Madrid với tỷ số 5-3 trên chấm luân lưu 11m, sau khi hòa 1-1 sau 120 phút ở San Siro. Đồng thời, Real Madrid cũng đã về nhì ở La Liga. == Những điểm đáng chú ý khác == Zidane đã sút hỏng penalty 1 lần duy nhất trong màu áo đội tuyển Pháp. Đó là trận giao hữu với đội tuyển Trung Quốc vào ngày 7/6/2006 tại St Etienne. Zidane chưa bao giờ được khoác áo CLB Marseille, quê hương anh dù anh rất khao khát điều này. Anh cũng chưa từng được thử sức tại Premier League và Bundesliga. Zidane là cầu thủ duy nhất giành được giải thưởng "Cầu thủ xuất sắc nhất " trong cả World Cup (2006) và Euro (2000). Zidane đạt giải thưởng " Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới " của FIFA với 3 lần (1998, 2000 và 2003) (Ronaldo cũng có 3 lần) Zidane đã sưu tập đủ cả Quả bóng Vàng, Bạc và Đồng của tạp chí Francefootball. Trong số rất nhiều các danh hiệu đạt được, Zidane chưa bao giờ giành được chiếc cúp Quốc gia. Zidane là một cầu thủ rất hiền nhưng khá nóng tính. Tính cả cuộc đời cầu thủ 18 năm, anh phải nhận tất cả 14 thẻ đỏ: 3 thẻ đỏ trong màu áo Bordeaux: ngày 18 tháng 9 năm 1993 trong trận OM-Bordeaux, ngày 22 tháng 8 năm 1995 trong trận Bordeaux-Karlsruhe, ngày 27-10-1995 trong trận Martigues-Bordeaux. 6 thẻ đỏ với Juventus: ngày 2 tháng 9 năm 1996 trong trận Perugia-Juventus, ngày 5-1-1997 trong trận Parma-Juventus, ngày 25-10-1998 trong trận Juventus-Inter Milan, ngày 17 tháng 10 năm 1999 trong trận AS Roma-Juventus, ngày 26 tháng 9 năm 2000 trong trận Juventus-Deportivo, ngày 24-10-2000 trong trận Juventus-Hamburg. 3 thẻ đỏ với Real Madrid: ngày 11 tháng 2 năm 2004 trong trận FC Sévilla-Real Madrid, ngày 1 tháng 5 năm 2004 trong trận Deportivo-Real Madrid, ngày 23 tháng 5 năm 2005 trong trận Real-Madrid-Villarreal. 2 thẻ đỏ với đội tuyển Pháp: ngày 18 tháng 6 năm 1998 trong trận France-Ả Rập Saudi, ngày 9 tháng 7 năm 2006 trong trận France-Italia. Với 2 chiếc thẻ đỏ trong hai kì World Cup, Zidane là cầu thủ phải nhận nhiều thẻ đỏ nhất trong lịch sử Cup thế giới (cùng Rigobert Song của Camơrun). Cộng thêm 4 chiếc thẻ vàng trong các kì World Cup, Zidane là cầu thủ lĩnh nhiều thẻ phạt nhất Cúp thế giới (6 thẻ, bằng với Cafu của Brazil). Zidane là cầu thủ thứ tư bị đuổi trong trận chung kết World Cup (World Cup 2006). == Cuộc sống cá nhân == Zidane khẳng định mình là một tín đồ Hồi giáo không tu tập. Anh đã gặp ý trung nhân của mình, một vũ công người Pháp gốc Tây Ban Nha tên là Véronique Fernandez, trong khi đang chơi cho Cannes trong mùa 1991-92. Hai người đã có 4 con trai: Enzo Alan Zidane Fernandez (24-03-1995), Luca Zinedine Zidane Fernandez (13-05-1998), Théo Zidane Fernandez (18-05-2008), Elyaz Zidane Fernández (26-12-2005). Hiện Enzo, Luca, Theo và Elyaz Zidane Fernandez đang là thành viên của học viện bóng đá Real Madrid. Enzo là tiền vệ của đội Real Madrid Castilla (Real Madrid B), Luca là thủ môn của đội trẻ Juvenil A, Theo là tiền vệ của đội trẻ Infantil A và Elyaz là tiền vệ đội trẻ Alevin B. Zidane là một người kín đáo, hiền lành trong cuộc sống, rất tận tâm với gia đình. == Đánh giá == Pele: Zidane đã diễn trò ảo thuật trong trận đấu (sau khi Brazil thua Pháp 0-1 tại World cup 2006) Franz Beckenbauer: Zidane là một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử, một cầu thủ thật sự kì diệu. HLV Marcello Lippi: Zidane là tài năng kiệt xuất nhất thế giới trong 20 năm qua. Tôi rất vinh dự vì đã làm huấn luyện viên của anh ấy Michel Platini: Xét về mặt kĩ thuật, tôi cho rằng anh ấy là ông vua của những kĩ năng cơ bản trong bóng đá: kiểm soát bóng và chuyền bóng. Tôi không nghĩ có cầu thủ nào sánh kịp với anh ấy trong việc nhận bóng và điều chỉnh trái bóng Cesare Maldini: Nếu được thì tôi sẵn sàng bỏ 5 cầu thủ để có được Zidane trong đội hình của tôi Kevin Keegan: Bạn xem Zidane và tự nhủ: mình chưa bao giờ thấy một cầu thủ như vậy cả. Diego Maradona là một cầu thủ vĩ đại. Johan Cruyff là một cầu thủ vĩ đại. Họ khác nhau nhưng vẫn có nét tương đồng. Thứ làm cho Zidane nổi trội hơn là cách mà anh ấy chơi bóng, tự tạo ra không gian cho riêng mình. Và cả tầm nhìn của anh ấy nữa, nó khiến cho anh ấy trở nên vô cùng đặc biệt. Cựu huấn luyện viên ĐT Brazil Carlos Alberto Parreira: Zidane là một con quái vật David Beckham: Với tôi thì anh ấy là cầu thủ vĩ đại nhất mọi thời đại. Roberto Carlos: Đó là cầu thủ xuất sắc nhất mà tôi đã nhìn thấy. Ronaldo là "người ngoài hành tinh", nhưng Zizou lại có một cái gì ngoài cả phạm vi đó". Rivaldo: Cách di chuyển tao nhã của anh trên sân và các kĩ năng của anh là vô đối. Marcel Desailly: Kĩ năng chơi bóng của anh ấy là ngoài sức tưởng tượng. Thierry Henry: Ở Pháp mọi người đều nhận thấy rằng Chúa trời đang tồn tại và rằng anh ấy đang trở lại đội tuyển Pháp. Chúa trời đã trở lại. Romario: Messi là một cầu thủ giỏi nhưng tôi mới là người nằm trong top 3. Đó là tôi, Pele và Maradona. Tôi nghĩ nếu có thể điền thêm thì cái tên tôi chọn là Zinedine Zidane Xavi: Zidane là cầu thủ xuất sắc nhất của những năm 90 và đầu những năm 2000 Xabi Alonso: Những thứ mà anh ấy có thể làm được trong bóng đá là niềm mơ ước của hầu hết giới cầu thủ chúng tôi. Zlatan Ibrahimovic: Zidane đến từ một hành tinh khác. Khi có Zidane trên sân, 10 cầu thủ còn lại bỗng dưng chơi tốt hẳn lên. Chỉ đơn giản thế thôi. == Các đội đã thi đấu == AS Cannes (1988-1992) Bordeaux (1992-1996) Juventus (tháng 7 năm 1996 giá 3 triệu bảng Anh- tháng 7, 2001) Real Madrid (tháng 7, 2001 giá 47 triệu bảng Anh-2006) Pháp (1994-2004) (2005-2006) == Các danh hiệu == === Với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp === Giải vô địch bóng đá thế giới Vô địch: 1998 Hạng nhì: 2006 Các lần tham dự khác: 2002 Giải vô địch bóng đá châu Âu Vô địch: 2000 Các lần tham dự khác: 1996, 2004 === Với câu lạc bộ Juventus === Siêu cúp bóng đá châu Âu (UEFA Super cup): 1996 Vô địch Cúp bóng đá Liên lục địa: 1996 Vô địch bóng đá Ý: 1997,1998 Vô địch Siêu cúp bóng đá Ý: 1997 === Với câu lạc bộ Real Madrid === Vô địch UEFA Champions League: 2002 Vô địch Cúp bóng đá Liên lục địa: 2002 Vô địch bóng đá Tây Ban Nha La Liga: 2003 === Sự nghiệp huấn luyện viên === Với câu lạc bộ Real Madrid Vô địch UEFA Champions League: 2016 Á quân La Liga: 2016 Vô địch Siêu cúp bóng đá châu Âu: 2016 Vô địch FIFA Club World Cup: 2016 === Các danh hiệu cá nhân === Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh (Légion d'honneur), 1998 Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất nước Pháp, 1994 Cầu thủ xuất sắc nhất World Cup 2006 (FIFA Golden Ball Award), 2006 Quả bóng vàng châu Âu (Ballon d'or) 1998, Quả bóng Bạc 2000, Quả bóng Đồng 1997. Onze vàng 1998, 2000, 2001 Onze bạc (Onze d'argent), 1997, 2002, 2003 Onze đồng (Onze de bronze), 1999 Cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử của châu Âu [do BBC trao tặng] Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA 1998, 2000, 2003 Quả bóng bạc FIFA, 2006 Quả bóng Đồng FIFA, 1997, 2002 Cầu thủ xuất sắc nhất giải VĐQG Pháp, 1996 Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất Serie A, 1998, 2001 Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất La Liga, 2005 Cầu thủ xuất sắc nhất Euro 2000 Cầu thủ xuất sắc nhất trận chung kết Champions League, 2002 Cầu thủ xuất sắc nhất Champions League, 2001-2002, Cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp, 1998, 2002 Cầu thủ xuất sắc nhất của UEFA, 2002 Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu trong vòng 50 năm qua do UEFA trao tặng, thành viên của 100 huyền thoại sống vĩ đại nhất của bóng đá (FIFA100), 2004 Vận động viên tiêu biểu nhất của nước Pháp do L'Équipe trao tặng, 1998 Cầu thủ xuất sắc nhất của World Soccer, 1998 Cầu thủ của năm của RSS, 1998 Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu do tạp chí El País (TBN) trao tặng, 1998, 2001, 2002, 2003 Đứng đầu trong số các nhân vật được yêu thích nhất nước Pháp, 2000, 2007 Cầu thủ thế kỉ của Pháp do L'Équipe bình chọn, 2000 Đại sứ thiện chí của LHQ, 2002 Kỉ niệm chương danh dự của UNFP 2007. Cầu thủ xuất sắc nhất Champions League trong 20 năm trở lại đây, 2011. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Zidane chuẩn bị giải nghệ sau World Cup 2006 Đoạn Video về những pha đi bóng đặc trưng của Zidane 1zidane.com-một thư viện khá đầy đủ hình ảnh, video về Zidane
biển ireland.txt
Biển Ireland hay còn được biết đến là biển Mann hay biển Manx, là vùng biển chia cắt đảo Ireland với Đảo Anh. Nó nối liền với Đại Tây Dương về phía nam thông qua kênh đào St George và kênh đào Bắc. Anglesey là hòn đảo lớn nhất trong biển Ireland, tiếp đó là Đảo Man. == Tham khảo ==
rabindranath tagore.txt
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm 1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa được trao Giải Nobel Văn học năm 1913, trở thành người châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel. == Thân thế == Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ trong một gia đình trí thức truyền thống ở nhiều lĩnh vực. Bấy giờ, Calcutta là trung tâm giới trí thức của Ấn Độ. Có rất nhiều nhà văn, học giả, kịch tác gia... thường xuyên đến nhà Tagore để đàm luận vấn đề, tổ chức hòa nhạc, diễn kịch... Cha ông là Debendranath Tagore, một nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu ông muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Dù sao thì Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, cậu được học tất cả trên mọi lĩnh vực nhưng cậu thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch. == Sự nghiệp == Mặc dù thơ chiếm ưu thế trong sự nghiệp của Tagore với hơn 1.000 bài (50 tập thơ) - bắt đầu từ việc năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ "Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo", ông cũng để lại nhiều tiểu thuyết (12 bộ dài và vừa), luận văn, hàng trăm truyện ngắn, ký, kịch (42 vở), 2000 tranh vẽ,... Không kém phần nổi tiếng trong số các tác phẩm của ông là hơn 2.000 bài hát, ngày nay được gọi là Rabindra Sangeet và được xem là kho tàng văn hoá Bengal, ở cả Tây Bengal thuộc Ấn Độ lẫn Bangladesh, liên quan sâu sắc tới mọi lĩnh vực. Văn xuôi của Tagore đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục và nhãn quan của ông về tình huynh đệ phổ quát của con người. Thi ca của ông, xuất phát từ một tinh thần sâu sắc và sự hiến dâng, thường có nội dung ca ngợi thiên nhiên và cuộc sống. Đối với ông, sự phong phú muôn màu vẻ của cuộc sống là nguồn vui bất tận không mang yếu tố trần tục. Chủ đề tình yêu là mô-típ bàng bạc trong khắp các tác phẩm văn chương của ông. Các bài hát của ông được chọn làm quốc ca của cả Ấn Độ và Bangladesh. Năm 1913, ông đoạt giải Nobel về văn chương cho bản dịch tiếng Anh của tác phẩm Gitanjali (Thơ dâng) của ông. Những tập thơ tiêu biểu của ông là Thơ dâng, Balaca, Người làm vườn, Mùa hái quả, Ngày sinh, Thơ ngắn... Tagore cũng viết một số tác phẩm để phục vụ cho phong trào giải phóng Ấn Độ. Ông từ chối tước Hiệp sĩ (knight) của Hoàng gia Anh để phản đối cuộc Thảm sát Jallianwala Bagh tạiAmritsar năm 1919 mà lính Anh đã nã súng vào nhóm thường dân tụ tập không vũ trang, giết hơn 500 người đàn ông, phụ nữ và trẻ em vô tội. Quan điểm về giáo dục dẫn đưa ông thành lập trường của mình, gọi là Brahmacharyashram (brahmacaryāśrama, trung tâm giữ giới Phạm hạnh, brahmacarya), tại Santiniketan ở Tây Bengal năm 1901, nơi cha ông để lại mảnh đất cho ông làm tài sản. Sau năm 1921, trường này trở thành Đại học Vishwa-Bharti và đặt dưới quyền quản lý của chính phủ Ấn Độ từ năm 1951. Tagore rất nhạy cảm với các sự kiện thế giới xảy ra trong thời đại của mình và biểu hiện niềm đau cũng như nỗi thất vọng đối với chiến tranh. Ông luôn khao khát nền hoà bình cho thế giới. Các chuyến đi vòng quanh thế giới (Tagore từng tới Việt Nam) của Tagore đã mài dũa sự am hiểu các đặc trưng đa dạng của ông về các nền văn minh và dân tộc. Ông được xem là thí dụ điển hình cho sự kết hợp tinh tế của phương Đông và phương Tây trong văn chương. Ngày nay Tagore vẫn là nguồn cảm hứng cho hơn 200 triệu người Bengal sống ở Tây Bengal của Ấn Độ và Bangladesh cũng như nhiều người trên khắp thế giới.Tagore gọi Gandhi là "Mahatma" - linh hồn vĩ đại, và Gandhi (cũng như mọi người Ấn Độ) gọi Tagore là "Gurudev" - thánh sư.Thơ ông đến với độc giả người Việt qua các bản dịch của Đỗ Khánh Hoan, Đào Xuân Quý và một số dịch giả khác. == Một số bài thơ, châm ngôn sống == -"cõi đời hôn lên hồn tôi nỗi đau thương Và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát" HOA SEN Vào ngày sen nở, chao ôi, Tâm hồn tôi bỗng bồi hồi lang thang Tôi đâu có biết rõ ràng Lẵng hoa trống rỗng, hoa vương chốn nào. Giờ đây lại thấy buồn sao Giật mình tỉnh mộng, xiết bao ngỡ ngàng Thấy mùi hương lạ dịu dàng Ướp trong làn gió phương Nam thổi về. Hương thơm thoang thoảng đê mê Làm lòng tôi chợt tái tê mơ mòng Tưởng chừng mùa hạ mặn nồng Thở hơi tha thiết cầu mong vẹn phần. Tôi nào ngờ thấy quá gần Hương ngào ngạt tỏa ngát thầm trong tôi Hương hoa toàn hảo tuyệt vời Nở ra trong đáy lòng tôi thơm lừng. Dịch thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao == Chú thích == == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Gitanjali hoặc tại [1] (tiếng Anh) Một số tác phẩm của Tagore tại Dự án Gutenberg (tiếng Anh) Tâm tình hiến dâng, bản dịch The Gardener của Đỗ Khánh Hoan (hoặc tại [2]) (đến bài 67) Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển Đại học Vishwa-Bharti
samsung galaxy note 8.0.txt
Samsung Galaxy Note 8.0 là máy tính bảng 8-inch chạy hệ điều hành Android sản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc thế hệ thứ hai của dòng Samsung Galaxy Note series, bao gồm bản 10.1-inch, Galaxy Note 10.1 2014 Edition. Nó được công bố vào 23 tháng 2 năm 2013, và phát hành tại Mỹ vào 11 tháng 4 năm 2013. Không giống như máy tính bảng 10.1 inch, Galaxy Note 8.0 có kích thước mới trong dòng Note, nó cũng hỗ trợ bút stylus S-Pen của Samsung. Nó là máy tính bảng 8-inch đầu tiên của Samsung và sau đó phát hành một phiên bản cấp thấp hơn, Samsung Galaxy Tab 3 8.0. == Lịch sử == Galaxy Note 8.0 được công bố vào 23 tháng 2 năm 2013. Nó được ra mắt cùng với Galaxy S4 tại 2013 Mobile World Conference. Samsung xác nhận rằng Galaxy Note 8.0 sẽ được phát hành tại Mỹ vào 11 tháng 4, với giá $399.99 cho bản 16GB. == Tính năng == Galaxy Note 8.0 được phát hành với Android 4.1.2 Jelly Bean. Bản nâng cấp lên Android 4.2.2 Jelly Bean có sẵn tại một số vùng thông qua OTA và Samsung Kies. Vào tháng 2 năm 2014, Samsung đề cập Galaxy Note 8.0 vào danh sách cập nhật lên Android 4.4 Kit Kat. Samsung tùy biến với giao diện TouchWiz UX. Cũng như ứng dụng từ Google, bao gồm Google Play, Gmail và YouTube, cho phép truy cập ứng dụng Samsung như ChatON, S Note, S Suggest, S Voice, S Translator, S Planner, Smart Remote, Smart Stay, Multi-Window, Group Play, và All Share Play. Galaxy Note 8.0 có sẵn bản WiFi, 3G & WiFi, và biến thể 4G/LTE & WiFi. Bộ nhớ từ 16 GB đến 32 GB tùy theo mẫu, với khe thẻ nhớ mở rộng microSDXC. Nó có màn hình 8-inch WXGA TFT với độ phân giải 1.280x800 pixel. Nó có máy ảnh trước a 1.3 MP không flash và 5.0 MP AF máy ảnh chính. Nó có thể quay video HD. == Xem thêm == Samsung Galaxy Note series Samsung Electronics Samsung Galaxy Note 10.1 Samsung Galaxy Note 10.1 2014 Edition Samsung Galaxy Tab 3 8.0 == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
noda yoshihiko.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Noda (野田). Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Noda Yoshihiko (野田佳彥, のだ よしひこ, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1957) là cựu thủ tướng Nhật Bản. == Tiểu sử == Noda Yoshihiko xuất thân từ thành phố Funabashi, tỉnh Chiba, trong một gia đình mà cha là sĩ quan Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Ông nội và ông ngoại đều vốn là nông dân. Năm 1980, Noda tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Chính trị của Đại học Waseda ở Tokyo. Sau đó vào học khóa 1 của Học viện Quản lý Matsushita. Năm 1987, ông ứng cử vào hội đồng tỉnh Chiba với tư cách ứng cử viên tự do và đắc cử. Năm 1992, ông tái đắc cử, vẫn với tư cách ứng viên tự do. Năm 1993, ông ứng cử vào Hạ viện Nhật Bản với tư cách là đảng viên Tân Đảng Nhật Bản và trúng cử. Năm 1996, ông tiếp tục ứng cử với tư cách đảng viên đảng Tân tiến (Nhật Bản), nhưng thất bại. Năm 2000, ông tiếp tục ứng cử với tư cách đảng viên đảng Dân chủ (Nhật Bản) và trúng cử. Năm 2002, ông ứng cử vị trí Chủ tịch Đảng Dân chủ, nhưng thất bại. Ông được bầu làm trưởng ban chính sách quốc hội của đảng này và giữ cương vị này đến năm 2006. Các năm 2003, 2005, và 2009, ông tiếp tục ứng cử vào hạ viện với tư cách đảng viên Đảng Dân chủ và đều trúng cử. Năm 2007, ông trở thành trưởng ban quan hệ công cộng của Đảng Dân chủ. Năm 2009, ông trở thành Thứ trưởng thứ nhất Bộ Tài chính trong nội các của Hatoyama Yukio. Năm 2010, ông trở thành Bộ trưởng Bộ Tài chính trong nội các của Kan Naoto. Tháng 8 năm 2011, ông được bầu làm Chủ tịch Đảng Dân chủ Nhật Bản. Điều này đồng nghĩa với việc ông sẽ làm Thủ tướng Nhật Bản. Ngày 02 tháng 9 năm 2011, ông chính thức nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản và lập Nội các Noda. == Lập trường chính trị - kinh tế == Ông từng bị Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc là Đường Gia Triền phê phán vì lập trường về Okinotorishima. Noda Yoshihiko từng phê phán Koizumi Junichiro liên quan đến vấn đề tội phạm chiến tranh. Trong thư gửi Koizumi, Noda khẳng định rằng mình không coi các tội phạm chiến tranh hạng A thực sự là tội phạm chiến tranh. Noda chủ trương ban hành các luật về an ninh quốc gia và luật về tình trạng khẩn cấp. Khi tham gia nội các của Hatoyama, Noda phản đối chủ trương cho người Nhật gốc nước ngoài tham gia chính trường Nhật Bản. Noda theo phái chủ trương kiện toàn tài chính bằng tăng thuế. == Tham khảo ==
giải hoàng đế của viện hàn lâm nhật bản.txt
Giải Hoàng đế của Viện hàn lâm Nhật Bản (tiếng Nhật: 恩賜賞 = Ân tứ thưởng) là một giải thưởng cao quý của Viện hàn lâm Đế quốc (帝国学士院) Nhật Bản từ năm 1911 tới năm 1945 (nay là Viện hàn lâm Nhật Bản). Giải được trao cho những người không phải là viện sĩ của Viện để nhìn nhận các thành tựu học thuật của họ trong Khoa học, Kỹ thuật và Khoa học Nhân văn. Sau Thế chiến thứ hai, "Viện hàn lâm Đế quốc" được đổi tên thành Viện hàn lâm Nhật Bản; và tên giải cũng thay đổi theo. Giải Viện hàn lâm Nhật Bản (日本学士院賞) tương tự về thực chất được trao sau năm 1947. == Các người đoạt giải == 2011 — Akira Satake, Hideaki Miyata (101st) 2010 — Akira Omote, Shinya Yamanaka (100th) 2009 — Tetumi Murakami, Toru Eguchi (99th) 2008 — Keiji Morokuma (98th) 2007 — Senzo Hidemura, Shizuo Akira (97th) 2006 — Shuh Narumiya (96th) 2005 — Kazuya Kato (95th) 2004 — Chikahi Suma, Takeshi Yasumoto (94th) 2003 — Mitsuhiro Yanagida (93rd) 2002 — Takahiro Fujimoto, Sumio Iijima (92nd) 2001 — Fumio Hayashi, Makoto Asashima (91st) 2000 — Tsugitaka Sato, Shigekazu Nagata (90th) 1999 — Susumu Fuma, Yoshito Kishi (89th) 1998 — Toshio Yanagida (88th) 1997 — Shigetada Nakanishi (87th) 1996 — Tasuku Honjo (86th) 1995 — Toru Mineya, Yoshio Fukao (85th) 1994 — Makoto Kumada, Hideki Sakurai (84th) 1993 — Issei Tanaka, Yasuo Tanaka (nhà thiên văn học) (83rd) 1992 — Chushichi Tsuzuki, Tadamitsu Kishimoto (82nd) 1991 — Yoshinori Kobayashi, Akira Tonomura (81st) 1990 — Koji Nakanishi (80th) 1989 — Tomi Saeki, Yorio Hinuma (79th) 1988 — Susumu Nishimura (78th) 1987 — Toshio Fukuyama, Toshimitsu Yamazaki (77th) 1986 — Masao Ito (76th) 1985 — Ryo Sato (75th) 1984 — Seizen Nakasone, Gakuzo Tamura (74th) 1983 — Teruaki Mukaiyama (73rd) 1982 — Kokiti Hara, Shizuo Kakutani (72nd) 1981 — Yasuiti Nagano (71st) 1980 — Yoshio Okada (70th) 1979 — Yoshihide Kozai (69th) 1978 — Kiyoshi Itō (68th) 1977 — Shinji Takahashi (67th) 1976 — Takashi Sugimura (66th) 1975 — Jikido Takasaki, Minoru Oda (65th) 1974 — Tsugio Mikami, Kimishige Ishizaka (64th) 1973 — Takuichi Takeshima, Jun Kondo (63rd) 1972 — Tadashi Matsushita, Setsuro Ebashi (62nd) 1971 — Mataji Miyamoto, Chushiro Hayashi (61st) 1970 — Hidetaka Nakamura, Seizo Okamura (60th) 1969 — Ryogo Kubo (59th) 1968 — Tatsuo Nishida (58th) 1967 — Kōsaku Yosida (57th) 1966 — Egaku Mayeda (56th) 1965 — Noriyuki Kojima (55th) 1964 — Kiyoshi Mutō (54th) 1963 — Takeo NAGAMIYA (53rd) 1962 — Tomoichi Sasabuchi (52nd) 1961 — Shigeo Okinaka (51st) 1960 — Osamu Takata, Takuji Ito, Kazuo Yamasaki, Aki Uyeno, Taka Yanagisawa, Tsugio Miya (50th) 1959 — Isao Imai (physicist) (49th) 1958 — Ryozo Niizeki (48th) 1957 — Hajime Nakamura (47th) 1956 — Masuzo Shikata, Isamu Tachi (46th) 1955 — Yoshio Fujita (45th) 1954 — Jitsuzo Tamura, Yukio Kobayashi (44th) 1953 — Tomizo Yoshida (43rd) 1952 — Seiichi Mizuno, Toshio Nagahiro (42nd) 1951 — Yoshiyuki Toyama (41st) 1950 — Shoichi Sakata (40th) 1949 — Kakuji Goto (39th) 1948 — Saburo Ienaga (38th) 1947 — Takeo Matsumura (37th) 1946 — Hakaru Masumoto (36th) 1945 — Tokuhichi Mishima, Kyôji Funada, Takahiro Okuno (35th) 1944 — Tomosaburo Ogata (34rd) 1943 — Junpei Shinobu, Tanemoto Furuhata, Hitoshi Kihara (33rd) 1942 — Enku Uno (32nd) 1941 — Eiichi Matsumoto, Kinjiro Okabe, Yas Kuno (31st) 1940 — Asaji Nose, Hideki Yukawa, Juro Horiuti (30th) 1939 — Ken Ishikawa, Ken Kure (29th) 1938 — San-ichiro Mizushima (28th) 1937 — Shinkichi Horiba, Yasujiro Niwa (27th) 1936 — Hisayosi Ogawa, Takaoki Sasaki, Tomizo Yoshida (26th) 1935 — Shimpei Ogura, Shinsho Hanayama (25th) 1934 — Noboru Niida, Seitaro Tsuboi (24th) 1933 — Ziro Tuzi, Bunsuke Suzuki (23rd) 1932 — Kyōsuke Kindaichi, Kiyoo Wadati (22nd) 1931 — Katsutada Sezawa (21st) 1930 — Buntaro Adachi (20th) 1929 — Toshi Shida (19th) 1928 — Masao Kambe, Sōichi Kakeya (18th) 1927 — Shigeru Kato, Yuji Shibata (17th) 1926 — Yorisuke Numata, Yoshiaki Ozawa (16th) 1925 — Keiki Yabuki, Nagaho Mononobe (15th) 1924 — Kuniji Yashiro, Takaoki Sasaki (14th) 1923 — Iichiro Tokutomi, Shigematsu Kakimura, Yasuhiko Aasahina, Suekichi Kinoshita (13th) 1922 — Toshio Takamine, Usaburo Yishida (12th) 1921 — Zennosuke Tsuji, Gennosuke Fuse (11th) 1920 — Kaneyuki Miura, Mitsumaru Tsujimoto (10th) 1919 — Jun Ishihara (9th) 1918 — Hidematsu Wada, Taiken Kimura, Keita Shibata (8th) 1917 — Torahiko Terada, Sasaki Nobutsuna (7th) 1916 — Toru Oya, Taisuke Hayashi, Ryokichi Inada, Yasushi Ido (6th) 1915 — Hideyo Noguchi (5th) 1914 — Sunao Tawara (4th) 1913 — Ryosuke Muraoka, Kumakatsu Kosaka (3rd) 1912 — Nagao Ariga, Yu Fujikawa, Sakugoro Hirase, Seiichiro Ikeno (2nd) 1911 — Hisashi Kimura (1st) == Chú thích == == Tham khảo == Kita, Atsushi. (2005). Dr. Noguchi's Journey: A Life of Medical Search and Discovery (tr., Peter Durfee). Tokyo: Kodansha. 10-ISBN 4-770-02355-3; 13-ISBN 978-4-770-02355-1 == Liên kết ngoài == The Japan Academy
tây nam hoa kỳ.txt
Tây Nam Hoa Kỳ (Southwestern United States) được định nghĩa là các tiểu bang nằm ở phía tây Sông Mississippi và có một giới hạn ranh giới nào đó ở phía bắc, ví dụ như các vĩ tuyến 37, 38, 39 hay 40 độ bắc. Kinh tuyến 97,33 độ tây được dùng để phân chia Tây Nam ra khỏi Nam Hoa Kỳ. Trong lịch sử, Tây Nam Hoa Kỳ bắt đầu ở phía viễn tây của thành phố Fort Worth, 10 dặm Anh về phía đông của khu vực trung tâm của thành phố Austin, và 55 dặm Anh về phía đông của khu vực trung tâm của thành phố San Antonio. Tuy nhiên một số nguồn lại đặt ranh giới của vùng này xa hơn về hướng tây và xếp phần lớn Texas và Oklahoma thành một tiểu vùng "tây nam" của chính Nam Hoa Kỳ và vì thế tách chúng ra khỏi các tiểu bang khác thường được xem là các tiểu bang Tây Nam. Tây Nam Hoa Kỳ rất đa chủng với con số đáng kể dân số người Mỹ gốc châu Âu và người Mỹ gốc Hispanic ngoài ra còn có người Mỹ gốc châu Phi, người Mỹ gốc châu Á và người bản thổ Mỹ. Vùng này cũng có những thành phố và vùng đô thị lớn. Tuy nhiên vùng này có mật độ dân số thưa ở những khu vực nông thôn. Houston, Dallas, Phoenix và San Antonio là trong số 10 thành phố đông dân hàng đầu tại Hoa Kỳ. Nhiều tiểu bang trong vùng này như Arizona, Nevada, New Mexico và Texas có sự tăng dân số cao nhất tại Hoa Kỳ. Các khu đô thị trong vùng này như Albuquerque, Austin, Las Vegas, Phoenix, Tucson và El Paso là một số thành phố phát triển nhanh nhất tại Hoa Kỳ. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == American Southwest, a National Park Service Discover Our Shared Heritage Travel Itinerary
luật thành văn.txt
Luật thành văn (tiếng Anh: statutory law, statute law) là một tập hợp các quy tắc xử sự được ghi nhận hay quy định trong một hình thức văn bản nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng trình tự và thẩm quyền tại một thời điểm xác định. Luật thành văn được viết ra (ngược với luật truyền miệng hoặc luật tập quán) và được viết bởi cơ quan lập pháp (khác với các quy định do cơ quan hành pháp đặt ra và cũng khác với thông luật của cơ quan tư pháp). == Tham khảo ==
sân vận động lạch tray.txt
Sân vận động Lạch Tray là một sân vận động nằm ở đường Lạch Tray, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Đây một trong những sân vận động lớn nhất Việt Nam với sức chứa khoảng 28.000 chỗ ngồi. Hiện nay, Lạch Tray là sân nhà của câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng (trước là câu lạc bộ bóng đá Công an Hải Phòng), một trong những câu lạc bộ bóng đá giàu truyền thống nhất Việt Nam. == Lịch sử == Sân Lạch Tray được xây dựng năm 1957 từ một sân quần ngựa (một sân với khán đài bằng đất của câu lạc bộ Đua ngựa phố Lạch Tray). Một năm sau, chiều ngày 1 tháng 1 năm 1958, trận đấu bóng đá quốc tế đầu tiên diễn ra trên sân Lạch Tray là trận đấu giữa đội bóng đá Hải Phòng với đội bóng đá Bát Nhất 2 (Trung Quốc) (Hải Phòng thắng 2-0). Cùng năm đó, đội Hải phòng lần lượt thi đấu với các đội Công an Triều Tiên (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên) (2-2), đội tuyển Phnom Penh (Campuchia). Năm 1959, các khán đài được thay thế từ gỗ thành xi măng và có mái che trên khán đài A. Năm 1963, tại đây đã diễn ra các trận đấu một bảng thuộc giải bóng đá quân đội các nước xã hội chủ nghĩa gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam 2 (thực chất là đội bóng đá bóng Hải Phòng thay thế đội Mông Cổ). Năm 1972, khi Hoa Kỳ đưa máy bay ném bom đánh phá miền Bắc nói chung và Hải Phòng nói riêng, các phòng thuộc 2 khán đài A và B được bệnh viện Hải Phòng sử dụng làm nơi cấp cứu. Năm 1977, sân được cải tạo với việc xây dựng lại các khán đài, lắp 4 giàn đèn cao 30 m cho các trận đấu bóng đá vào buổi tối. Sân Lạch Tray được đổi tên thành sân vận động Trung tâm. Sau lần cải tạo này, sân Lạch Tray còn sửa chữa nhiều lần vào các năm 1995 (hoàn thành năm 2001; sửa chữa các khán đài A và B; xây dựng khán đài C và D; sửa mặt sân và đường chạy điền kinh; kinh phí: 34,950 tỷ đồng) và 2003 (để sử dụng cho các trận đấu bóng đã nữ thuộc Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games 2003); lắp bảng điện tử; kinh phí: 14,830 tỷ đồng). Ngoài bóng đá và điền kinh, nhiều giải thi đấu thể thao khác cũng như các sự kiện văn hóa lớn được tổ chức trên sân vận động này. Ngoài câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng, các đội bóng khác của Hải Phòng (đã giải thể, sáp nhập hay đổi tên) cũng đã từng lấy đây làm sân nhà như Điện lực Hải Phòng, Hóa chất Sông Cấm, Cảng Hải Phòng, Xi măng Hải Phòng, Xây dựng Hải Phòng và Quân khu 3. == Cấu trúc sân bóng == === Khán đài A === Đây là khán đài hiện đại nhất của sân vận động với sức chứa 15000 người. Gồm hai tầng và có mái che. Được lắp đặt ghế ngồi toàn bộ khán đài. Khán đài A quay theo hướng Đông-Bắc, đi vào theo hướng đường Lạch Tray. === Khán đài B === Khán đài B quay theo hướng Tây-Nam, được lắp đặt ghế ngồi theo chữ Lạch Tray, có sức chứa 10000 người. Đây là nơi tụ họp của những cổ động viên nhiệt tình nhất. Gồm một tầng và một ít mái che. Đi vào khán đài B theo hướng đường Chu Văn An. === Khán đài C và D === Đây là hai khán đài xa cầu môn nhất, không có ghế ngồi, không mái che, với sức chứa 2500 mỗi khán đài. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Diễn đàn Cổ động viên bóng đá Hải Phòng
tema.txt
Tema là một thành phố Ghana. Thành phố thuộc Accra Mở rộng Ghana. Thành phố cách thủ đô Accra 25 km về phía đông. Dân số ước tính năm 2007 là 161.106 người. Đây là thành phố lớn thứ 6 Ghana, sau thủ đô Accra, Kumasi, Tamale. Thành phố được dân địa phương gọi là "thành phố cảng" vì thành phố có hải cảng lớn nhất quốc gia này. Từ một làng chài, Tema đã phát triển sau khi cảng biển lớn được xây năm 1951. Thành phố có một nhà máy lọc dầu và là một trung tâm công nghiệp chế tạo quan trọng. Thành phố có kết nối đường bộ và đường sắt với thủ đô. == Tham khảo ==
việt anh (nghệ sĩ).txt
Việt Anh (sinh năm 1956), là một diễn viên, đạo diễn người thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Việt Anh, ông hoạt động trong nhiều lĩnh vực như chính kịch, hài kịch hay làm công tác đạo diễn. Từ cuối thể kỷ 20, ông tạo dấu ấn trong nhiều vở chính kịch gây tiếng vang như Lôi vũ, Dạ cổ hoài lang, Đêm họa mi,... Ngoài ra, ông còn làm công tác quản lý, hiện ông đang là Giám đốc Nhà hát kịch 5B Võ Văn Tần có trụ sở ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh. == Tiểu sử == Ông sinh năm 1956 tại thành phố Sài Gòn, nước Việt Nam Cộng Hòa. == Sự nghiệp == Năm 1979, sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, ông thi đậu khoa đạo diễn trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Là người duy nhất trong gia đình theo nghệ thuật nên ông gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu thực hiện đam mê của mình. Ông đã đánh dấu tên tuổi của mình qua hàng trăm, hàng ngàn vai diễn khác nhau và hầu như tất cả đều xuất phát từ lối diễn xuất phóng khoáng, tự do không theo một khuôn mẫu nào. === Kịch === Năm 1986, ông tham gia vào vở kịch Lôi vũ của nhà biên kịch Tào Ngu. Một vở kịch nổi đình nổi đám thời đó và gần như tất cả nghệ sĩ tham gia đều có những vai diễn để đời. Cái tên Lôi vũ có nghĩa là sấm và mưa, và quả thật nó đã tạo ra những cơn sấm chớp bão bùng tại 5B khiến khán giả nghẹn ngào rơi lệ và ấn tượng mãi cho đến bây giờ. Việt Anh vào vai ông chủ mỏ Chu Phác Viên cùng với Chu Xung (NSƯT Thành Lộc), Thị Bình (NSND Hồng Vân),... dưới sự dẫn dắt của nữ đạo diễn Hoa Hạ đã tạo một ấn tượng không thể nào quên trong lòng khán giả. Vở diễn ăn khách đến mức đêm diễn nào ở sân khấu 5B Võ Văn Tần cũng hầu như không còn một ghế trống, đến nỗi đạo diễn Hoa Hạ phải tập tuồng cho 2 ê kíp để diễn thay cho nhau. Khi Lôi vũ được phát sóng trên truyền hình thì làm khán giả cả miền Nam mê mẩn. Năm 1995, với vai diễn ông Năm trong vở Dạ cổ hoài lang của Cao Văn Lầu, ông đã giành giải Mai vàng 1995 ở hạng mục Nam nghệ sĩ kịch nói. Đây cũng là năm đầu tiên báo Người lao động tổ chức trao giải Mai vàng, giải thưởng này hiện nay đã là một giải thưởng thường niên quen thuộc với cộng đồng nghệ sĩ hoạt động ở miền Nam. Tháng 1 năm 2012, ông chứng tỏ tài năng của mình trong hài kịch khi ông được báo Tuổi trẻ cười trao tặng giải thưởng Cù nèo vàng 2011 với vai diễn gã ăn trộm Tư Liều trong vở Tốt, xấu, giả, thật với nét diễn tỉnh như không, không cương mà vẫn hài, không gồng mà vẫn bi đã thật sự chạm vào cảm xúc của người xem. Năm 2014, sau nhiều năm gắn bó với sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần, ông lên chức Giám đốc Nhà hát. === Điện ảnh === Việt Anh đã tham gia rất nhiều phim khác nhau. Tháng 4 năm 2008, tại lễ trao giải HTV Award 2007 với vai ông Mạnh trong Mùi ngò gai (một bộ phim truyền hình dài tập phối hợp sản xuất giữa Việt Nam với Hàn Quốc), Việt Anh lọt vào danh sách đề cử của giải HTV Awards 2007 ở hạng mục Nam diễn viên chính nhưng không đạt giải, người giành giải thưởng này sau đó là nam diễn viên Thanh Phương với vai Lợi trong Miền đất phúc. === Vinh danh === Sau nhiều năm miệt mài cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà, trong đợt xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú lần thứ 5 diễn ra năm 2001, Việt Anh đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. == Gia đình == Trước đây, ông đã từng kết hôn với diễn viên Phương Linh, sau khi chia tay vợ và con gái ông sang Úc định cư. Ông có sở thích là đá bóng, một fan bóng đá cuồng nhiệt. Thời gian rảnh rỗi sau những vở diễn, ông vẫn hay xỏ giày ra sân chơi bóng và cũng là một tiền vệ khéo léo có hạng trong giới nghệ sĩ. Ông còn là Chủ tịch danh dự của CLB Cựu sinh viên TP.HCM thường có các trận đấu giao hữu từ thiện giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == NSƯT Việt Anh: 'Tôi chưa mua nhà, tái hôn vì dành tiền cho con' NSƯT Việt Anh: “Hà tiện lời động viên, tôi mất vợ!” NSƯT Việt Anh: Khóc trước đời - cười sau đời Nhà hát tạm ngưng, NSƯT Việt Anh từ chức
quốc lộ 1a.txt
Quốc lộ 1A (viết tắt QL1A) hay Đường 1 là tuyến đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. Quốc lộ bắt đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, nằm tại xã Bảo Lâm thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Nó kết thúc tại Đất Mũi nằm trong địa phận huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau với tổng chiều dài 2360 km. Đây là tuyến đường quan trọng hàng đầu Việt Nam, nó đi qua trung tâm của một nửa số tỉnh thành Việt Nam, nối liền 4 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ nên nó còn được gọi là quốc lộ xuyên Việt hay tuyến đường huyết mạch. Nằm rất gần với quốc lộ 1A huyết mạch là Đường cao tốc Bắc - Nam, cũng nối thông suốt giữa 2 miền nam và bắc Việt Nam. Tuy nhiên, khác với Quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Đường cao tốc Bắc - Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ với tổng chiều dài 1.811 km. == Lộ trình == Quốc lộ 1A đi qua 31 tỉnh và thành phố với các điểm nút chính sau: Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (km 0) Lạng Sơn (km 16) Bắc Giang (km 119) Bắc Ninh (km 139) Hà Nội (km 170) Phủ Lý (km 229, tỉnh Hà Nam) Ninh Bình (km 263) Tam Điệp (km 280) Thanh Hóa (km 323) Vinh (km 461, tỉnh Nghệ An) Hà Tĩnh (km 510) Đồng Hới (km 658, tỉnh Quảng Bình) Đông Hà (km 750, tỉnh Quảng Trị) Huế (km 824, tỉnh Thừa Thiên-Huế) Đà Nẵng (km 929) Tam Kỳ (km 991, tỉnh Quảng Nam) Quảng Ngãi (km 1054) Quy Nhơn (km 1232, tỉnh Bình Định) Tuy Hòa (km 1329, tỉnh Phú Yên) Nha Trang (km 1450, tỉnh Khánh Hoà) Phan Rang - Tháp Chàm (km 1528, tỉnh Ninh Thuận) Phan Thiết (km 1701, tỉnh Bình Thuận) Biên Hòa (km 1867, tỉnh Đồng Nai) Bình Dương (km 1879) TP Hồ Chí Minh (km 1889) Tân An (km 1924, tỉnh Long An) Mỹ Tho (km 1954, tỉnh Tiền Giang) Vĩnh Long (km 2029, tỉnh Vĩnh Long) Cần Thơ (km 2068) Ngã Bảy (km 2096, tỉnh Hậu Giang) Sóc Trăng (km 2119, tỉnh Sóc Trăng) Bạc Liêu (km 2176, tỉnh Bạc Liêu) Cà Mau (km 2236, tỉnh Cà Mau) == Thông số kỹ thuật == Quốc lộ dài 2.301,340 km, hay dài 2283 km nếu đo bằng Google Maps; Mặt đường rộng 10–12 m; Thảm bê tông nhựa; Trên toàn tuyến có 874 cầu lớn nhỏ, tải trọng 25-30 tấn. Quốc lộ 1A trong suốt lịch sử của nó đã thúc đẩy sự phát triển của các địa phương mà nó đi qua nhưng bản thân nó lại không được phát triển. Vì vậy quốc lộ 1A đã không đáp ứng được nhu cầu lưu thông của thời hiện tại (2005). Nay QL1A đang được làm mới theo hướng nâng cấp các đoạn xa đô thị, làm đường tránh tại các đô thị, làm mới trên một số tuyến có nhiều đô thị liên tiếp. Hiện nay, khi chưa có quyết định thay đổi tên đường, các đoạn mới làm được gọi tạm là Quốc lộ 1A mới. Tuyến quốc lộ 1A mới không còn song song với đường sắt như quốc lộ 1A cũ (quốc lộ 1A cũ đoạn qua Hà Nội song song với đường sắt Bắc Nam và đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; riêng đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng thì có cả Bắc Ninh và Bắc Giang). == Lịch sử == Quốc lộ 1A được hình thành từng đoạn qua từng thời kỳ, từ thời Việt Nam bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài bên cạnh đường thủy thì con đường này cũng bắt đầu được hình thành. Tuy nhiên phải đến thời nhà Nguyễn sau khi thống nhất đất nước mới tu bổ và hoàn thiện con đường cái quan từ bắc đến nam này, ban đầu đường nhỏ chủ yếu dành cho việc vẫn chuyển người, hàng hóa bằng ngựa. Về sau cùng với sự cai trị của người Pháp con đường được mở rộng, nâng cấp. == Đường AH1 == AH1 là tuyến đường bộ dài nhất của hệ thống xa lộ xuyên Á với tổng chiều dài 12.845 dặm (20.557 km) từ Tokyo qua Triều Tiên, Trung Quốc, Đông Nam Á và Ấn Độ đến biên giới giữa Iran,Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria tây Istanbul. Ở Việt Nam, đường Quốc lộ 1A hiện là tuyến đường chính, cùng với quốc lộ 22 và tuyến đường phụ là quốc lộ 51 làm lên tuyến đường AH1 xuyên Á này. Tuyến AH1 qua Việt Nam gồm 2 quốc lộ: QL1A đoạn Lạng Sơn - Thành phố Hồ Chí Minh:Cửa khẩu Hữu Nghị/Lạng Sơn- Thủ đô Hà Nội - Phủ Lý - Ninh Bình - Thanh Hóa - Vinh - Hà Tĩnh - Đồng Hới - Đông Hà - Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Tuy Hòa - Nha Trang - Phan Rang - Tháp Chàm - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh QL22:Thành phố Hồ Chí Minh - Cửa khẩu Mộc Bài/Tây Ninh Nhánh phụ: QL51:Biên Hòa - Vũng Tàu Trong tương lai, khi đường cao tốc Bắc - Nam, đoạn đường từ Pháp Vân/Hà Nội - Dầu Giây/Đồng Nai hoàn thành sẽ trở thành đường AH1 thay vì trên Quốc lộ 1A như hiện nay. == Các tuyến Quốc lộ liên quan == Quốc lộ 1A có tên này để phân biệt với Quốc lộ 1B là đường rẽ từ Quốc lộ 1A tại thị trấn Đồng Đăng đi ngược về thành phố Thái Nguyên, để phân biệt với Quốc lộ 1D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên và đi vào nội thành thành phố Quy Nhơn. Chiều dài toàn tuyến Quốc lộ 1D là 35 km. === Quốc lộ 1B === === Quốc lộ 1C === Quốc lộ 1C là con đường dài 17,3 km chạy theo hướng Tây-Đông tại tỉnh Khánh Hòa, có điểm đầu tại đèo Rù Rì ở xã Vĩnh Lương, thành phố Nha Trang, và điểm cuối tại ngã ba Thành, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Tuyến đường này là tuyến quốc lộ 1A đi qua trung tâm thành phố Nha Trang trước khi tuyến tránh (quốc lộ 1A hiện nay) được xây dựng ở ngoại thành. === Quốc lộ 1D === Quốc lộ 1D là con đường tránh đèo Cù Mông cho quốc lộ 1A, nối thành phố Quy Nhơn và Thị xã Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Quốc lộ 1D chạy dọc sát biển. Dài 35Km. === Quốc lộ 1K === Quốc lộ 1K là một trong các con đường huyết mạch nối Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai.Điểm đầu của tuyến đường là Ngã ba Linh Xuân (Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh) giao với quốc lộ 1A rồi qua thị xã Dĩ An-Bình Dương đến điểm cuối tại ngã ba Hố Nai (thành phố Biên Hòa - Đồng Nai) giao cắt với quốc lộ 1A. Quốc lộ 1K dài 20,8 Km đo theo Google Maps. Đoạn cuối cũng trùng đường Nguyễn Ái Quốc (Biên Hòa) == Xem thêm == Đường cao tốc Bắc Nam Quốc lộ 1B Quốc lộ 1K == Tham khảo == Tập Bản đồ Giao thông Đường bộ Việt Nam,ấn bản năm 2004, Nhà xuất bản Bản đồ. == Liên kết ngoài == Từ đường Thiên Lý tới con đường Cái quan Lịch sử Việt Nam Quốc lộ 1A có từ bao giờ?
hậu giang.txt
Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Tỉnh lỵ hiện nay là thành phố Vị Thanh cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam, cách thành phố Cần Thơ 60 km theo Quốc lộ 61 và chỉ cách 40 km theo đường nối Vị Thanh – thành phố Cần Thơ Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm châu thổ sông Mê Kông, thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Trước năm 1976, Hậu Giang là tên gọi của sông Hậu. Vùng đất thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay trước năm 1956 nằm rải rác thuộc tỉnh Cần Thơ và tỉnh Rạch Giá. Từ năm 1957, toàn bộ vùng đất tỉnh Hậu Giang ngày nay đều thuộc về tỉnh Cần Thơ. Tháng 3 năm 1976, tỉnh Hậu Giang được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau trước đó là tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tỉnh Cần Thơ lại được chia thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang ngày nay. Hậu Giang là một trong những trung tâm lúa gạo của miền Tây Nam Bộ. Tỉnh có thế mạnh về cây lúa và cây ăn quả các loại, có nguồn thủy sản phong phú, chủ yếu tôm cá nước ngọt và chăn nuôi gia súc. Sông Mái Dầm có đặc sản cá ngát nổi tiếng. Tỉnh nổi tiếng với chợ nổi Ngã Bảy và nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia như di tích Khởi Nghĩa Nam Kỳ, di tích Liên Hiệp Đình Chiến Nam Bộ, Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, di tích Tầm Vu, đền Bác Hồ, v.v... == Vị trí địa lý == Hậu Giang là tỉnh thuộc khu vực nội địa của Đồng bằng Sông Cửu Long. Lãnh thổ của tỉnh nằm trong tọa độ từ 9030'35 đến 10019'17 Bắc và từ 105014'03 đến 106017'57 kinh Đông. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh nằm ở hạ lưu sông Hậu, giữa một mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Tỉnh nằm kề thành phố Cần Thơ, trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Sự phát triển của thành phố Cần Thơ sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, do vị trí nằm sâu trong nội địa nên Hậu Giang gặp không ít khó khăn trong việc khai thác các nguồn lực bên ngoài lãnh thổ, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá. == Điều kiện tự nhiên == Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. == Đơn vị hành chính == Hậu Giang có 8 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 5 huyện. Với 76 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 12 phường, 10 thị trấn & 54 xã: == Lịch sử == === Thời Pháp thuộc === Tỉnh Hậu Giang ngày nay vào thời Pháp thuộc bao gồm quận Long Mỹ của tỉnh Rạch Giá; quận Phụng Hiệp và một phần quận Châu Thành của tỉnh Cần Thơ. Năm 1939, quận Long Mỹ có 3 tổng là An Ninh, Thanh Tuyên, Thanh Giang. Quận Phụng Hiệp năm 1939 có 2 tổng là Định Hòa, và Định Phước. Riêng quận Châu Thành có 2 tổng là Định Bảo và Định An. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Năm 1951, chính quyền Việt Minh quyết định giải thể tỉnh Rạch Giá, sáp nhập địa bàn vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong đó, huyện Long Mỹ được giao về cho tỉnh Cần Thơ. Tuy nhiên, việc giải thể tỉnh Rạch Giá lại không được phía chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp của Bảo Đại và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh lại quyết định tái lập tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1954, huyện Long Mỹ cũng trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá. === Giai đoạn 1956-1976 === ==== Việt Nam Cộng hòa ==== Sau Hiệp định Geneve, 1954, Pháp rút, Hoa Kỳ can thiệp vào miền Nam Việt Nam, thiết lập chính thể Việt Nam Cộng hòa. Lúc này vùng đất Long Mỹ, Phụng Hiệp lại có nhiều thay đổi. Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Cần Thơ như thời Pháp thuộc. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, theo Sắc lệnh số 143-NV, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Cần Thơ thành tỉnh Phong Dinh. Năm 1957, quận Long Mỹ được chính quyền Việt Nam Cộng hòa chuyển giao cho tỉnh Phong Dinh quản lý. Ngày 12 tháng 3 năm 1960, chính quyền Ngô Đình Diệm tổ chức khánh thành Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu. Ngày 18 tháng 3 năm 1960, quận Long Mỹ được tách ra, thành lập một quận mới có tên là quận Đức Long. Hai quận này ban đầu đều trực thuộc tỉnh Phong Dinh. Ngày 21 tháng 12 năm 1961, Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 244-NV thành lập tỉnh Chương Thiện, bao gồm những vùng được tách ra từ các tỉnh Phong Dinh (trước năm 1956 là tỉnh Cần Thơ), Kiên Giang (trước năm 1956 là tỉnh Rạch Giá) và Ba Xuyên (trước năm 1956 là tỉnh Sóc Trăng). Sau đó, lễ khánh thành tỉnh Chương Thiện được tổ chức trọng thể vào ngày 3 tháng 1 năm 1962. Tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện có tên là "Vị Thanh", do lấy theo tên xã Vị Thanh thuộc quận Đức Long là nơi đặt tỉnh lỵ. Tỉnh Chương Thiện ban đầu bao gồm 5 quận: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Hưng, Kiên Long, và Phước Long. Trong đó, quận Đức Long nhận thêm một số xã tách từ quận Kiên Hưng vốn trước năm 1962 thuộc tỉnh Kiên Giang nhưng lúc bấy giờ cũng chuyển sang cùng thuộc tỉnh Chương Thiện; phần đất này trước năm 1956 lại thuộc về quận Giồng Riềng của tỉnh Rạch Giá. Ngày 18 tháng 4 năm 1963, Tổng thống Ngô Đình Diệm lại ban hành Sắc lệnh 38-NV về việc thay đổi hành chính ở tỉnh Chương Thiện. Theo đó, thành lập mới quận Kiến Thiện trên cơ sở tách một phần đất đai của các quận Phước Long và Long Mỹ, quận lỵ đặt tại Ngan Dừa. Lúc này, tỉnh Chương Thiện bao gồm 6 quận trực thuộc: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Long, Kiên Hưng, Phước Long, Kiên Thiện. Ngày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh 254-NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu. Lúc này, quận Phước Long trở lại thuộc tỉnh Bạc Liêu. Kể từ đó cho đến năm 1975, tỉnh Chương Thiện còn lại 5 quận: Đức Long, Long Mỹ, Kiên Long, Kiên Hưng, Kiên Thiện. Song song với tỉnh Chương Thiện, tại phần đất thuộc tỉnh Phong Dinh cũng có một số thay đổi hành chính. Ngày 2 tháng 7 năm 1962, tỉnh Phong Dinh có thêm quận Khắc Nhơn, được thành lập do tách đất từ quận Châu Thành và quận Phong Phú (trước năm 1958 là quận Ô Môn) cùng tỉnh. Ngày 20 tháng 4 năm 1964, đổi tên quận Khắc Nhơn thành quận Thuận Nhơn. Ngày 23 tháng 4 năm 1968, lại lập thêm quận Phong Thuận, gồm các xã do tách đất từ quận Châu Thành, tỉnh Phong Dinh và quận Kế Sách, tỉnh Ba Xuyên. ==== Chính quyền Cách mạng ==== Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi "Phong Dinh" mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Cần Thơ. Sau năm 1961, chính quyền Cách mạng cũng không công nhận tên gọi "Chương Thiện" cùng với sự sắp xếp, phân chia hành chính như trên. Khu vực tỉnh Chương Thiện vẫn thuộc tỉnh Cần Thơ và tỉnh Rạch Giá chỉ đạo như cũ. Huyện Long Mỹ, thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Cần Thơ; các huyện Gò Quao, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Rạch Giá. Riêng huyện Hồng Dân (tức huyện Phước Long cũ) vẫn thuộc tỉnh Sóc Trăng, đến tháng 11 năm 1973 thì chuyển sang thuộc tỉnh Bạc Liêu. Cho đến năm 1966, khu vực quận Long Mỹ và quận Đức Long của Việt Nam Cộng hòa vẫn cùng thuộc địa phận huyện Long Mỹ của chính quyền Cách mạng. Từ năm 1957, chính quyền Cách mạng cũng đặt huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Cần Thơ nhưng giữ lại xã Vị Thanh và nhập vào huyện Giồng Riềng của tỉnh Rạch Giá. Tháng 7 năm 1960, huyện Giồng Riềng giao xã Vị Thanh về cho huyện Long Mỹ của tỉnh Cần Thơ quản lý. Ngày 9 tháng 3 năm 1961, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam quyết định thành lập thị trấn Vị Thanh bao gồm khu vực chợ Cái Nhum và các ấp xung quanh, bên cạnh xã Vị Thanh. Tháng 6 năm 1966, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tách thị trấn Vị Thanh và một số ấp của xã Vị Thanh ra khỏi huyện Long Mỹ để thành lập thị xã Vị Thanh trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Bên cạnh đó, tại vùng đất tỉnh Cần Thơ, chính quyền Cách mạng cũng không công nhận tên gọi các quận sau này do chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập ra như Đức Long, Kiên Thiện (cùng thuộc tỉnh Chương Thiện), Thuận Nhơn, Phong Thuận (cùng thuộc tỉnh Phong Dinh). Tháng 10 năm 1966, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ được chia ra thành hai huyện là Châu Thành A và Châu Thành B. Cuối 1967 nhập lại là Châu Thành. Sau nhiều lần chia tách rồi sáp nhập Châu Thành Vòng Cung vào Châu Thành A, Châu Thành B nhập lại là huyện Châu Thành. Trong đó, địa bàn huyện Châu Thành A lúc bấy giờ cũng chính là huyện Châu Thành A ngày nay, còn địa bàn huyện Châu Thành B chính là huyện Châu Thành cùng thuộc tỉnh Hậu Giang ngày nay. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ vẫn duy trì hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ (ngoại trừ huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ (có cả huyện Thốt Nốt), tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh. === Tỉnh Hậu Giang cũ, giai đoạn 1976-1991 === Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Tỉnh lỵ khi đó lại đặt tại thành phố Cần Thơ, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Khi mới thành lập, tỉnh Hậu Giang gồm có thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng, thị xã Vị Thanh và 11 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Long Phú, Thạnh Trị, Vĩnh Châu. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 330-CP về việc hợp nhất huyện Long Mỹ và thị xã Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang thành một đơn vị hành chính lấy tên là huyện Long Mỹ thuộc tỉnh Hậu Giang. Thị xã Vị Thanh chuyển xuống thành thị trấn Vị Thanh thuộc huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 10 năm 1981, Hội đồng Bộ trưởng của ban hành Quyết định số 119-HĐBT về việc tách huyện Long Mỹ thành hai huyện Long Mỹ và huyện Mỹ Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 6 tháng 4 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng của ban hành Quyết định số 64-HĐBT về việc đổi tên huyện Mỹ Thanh thành huyện Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ đó cho đến cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lúc này bao gồm thành phố Cần Thơ, thị xã Sóc Trăng và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh, Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Long Phú, Vĩnh Châu. Tỉnh lỵ lúc đó lại là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Hậu Giang. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Cần Thơ có 7 đơn vị hành chính gồm: thành phố Cần Thơ và 6 huyện: Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh, có diện tích tự nhiên 3.022,30km2 với số dân 1.614.350 người. Tỉnh lỵ: thành phố Cần Thơ. === Tỉnh Cần Thơ cũ, giai đoạn 1992-2003 === Tỉnh Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động trở lại từ tháng 4 năm 1992. Tỉnh Cần Thơ lúc đó có diện tích 2.965,36 km², dân số là 1.832.045 người, bao gồm thành phố Cần Thơ và 6 huyện là Thốt Nốt, Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thanh. Tỉnh lỵ là thành phố Cần Thơ trực thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn tỉnh Hậu Giang ngày nay lúc đó thuộc tỉnh Cần Thơ. Ngày 01 tháng 07 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 45/1999/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Vị Thanh, đổi tên huyện Vị Thanh thành huyện Vị Thủy và thành lập các phường, xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh và huyện Vị Thủy, tỉnh Cần Thơ. Ngày 06 tháng 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để thành lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Theo đó, tái lập huyện Châu Thành A trên cơ sở 22.139 ha diện tích tự nhiên và 163.357 nhân khẩu của huyện Châu Thành. Từ đó cho đến cuối năm 2003, tỉnh Cần Thơ gồm 9 đơn vị hành chính trực thuộc: thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A, huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy, huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn, huyện Thốt Nốt. === Tỉnh Hậu Giang từ năm 2004 đến nay === Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang như sau: Thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương có diện tích tự nhiên là 138.959,99 ha và dân số hiện tại là 1.112.121 ngưười, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Cần Thơ cũ; huyện Ô Môn; huyện Thốt Nốt; một phần của huyện Châu Thành, bao gồm: thị trấn Cái Răng; các ấp Thạnh Mỹ, Thạnh Huề, Thạnh Thắng, Yên Hạ và 176 ha diện tích cùng với 2.216 ngưười của ấp Phú Quới thuộc xã Đông Thạnh; các ấp Thạnh Hóa, Thạnh Hưng, Thạnh Thuận, An Hưng, Thạnh Phú, Phú Khánh, Khánh Bình và 254,19 ha diện tích cùng với 1.806 người của ấp Phú Hưng thuộc xã Phú An; các ấp Phú Thành, Phú Thạnh, Phú Thuận, Phú Thuận A và 304,61 ha diện tích cùng với 1.262 người của ấp Phú Lợi thuộc xã Đông Phú; một phần của huyện Châu Thành A, bao gồm: xã Trưường Long; xã Nhơn ái; xã Nhơn Nghĩa; ấp Tân Thạnh Đông và 84,7 ha diện tích cùng với 640 người của ấp Tân Thạnh Tây thuộc xã Tân Phú Thạnh. Tỉnh Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.772,49 ha và dân số hiện tại là 766.105 người, bao gồm: diện tích và số dân của thành phố Vị Thanh; huyện Phụng Hiệp; huyện Long Mỹ; huyện Vị Thuỷ; phần còn lại của huyện Châu Thành và huyện Châu Thành A, trừ phần diện tích và số dân của hai huyện này đã được điều chỉnh về thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương quy định như trên. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang đặt tại thành phố Vị Thanh. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Hậu Giang chính thức được tái lập và đi vào hoạt động trở lại. Ban đầu, tỉnh Hậu Giang bao gồm thị xã Vị Thanh và 5 huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 98/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Phụng Hiệp để thành lập thị xã Tân Hiệp, tỉnh Hậu Giang; thành lập phường, xã thuộc thị xã Tân Hiệp. Ngày 27 tháng 10 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 124/2006/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập xã, thị trấn thuộc thị xã Vị Thanh, huyện Long Mỹ; đổi tên thị xã Tân Hiệp thành thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. Ngày 23 tháng 9 năm 2010, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký Nghị quyết số 34/NQ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ VỊ THANH thuộc tỉnh Hậu Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Vị Thanh trước đó. Ngày 11 tháng 5 năm 2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc thành lập thị xã Long Mỹ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Long Mỹ. == Giao thông == Hệ thống giao thông Hậu Giang thuận tiện, nối liền các mạch giao thông với các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Trên địa bàn tỉnh, có năm trục giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A, quốc lộ 61, quốc lộ 61B, quốc lộ Nam Sông Hậu, quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp. Ngoài ra, tuyến đường bộ nối Vị Thanh-cần Thơ, tuyến đường Bốn Tổng -Một Ngàn là cầu nối quan trọng giữa Hậu Giang, thành phố Cần Thơ với tỉnh Kiên Giang. Đường nội bộ tỉnh, gồm các tuyến 924 đến 933 với tổng chiều dài khoảng 400 km. Mạng lưới đường thủy, gồm có hai trục giao thông quốc gia kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hệ thống kênh, rạch hình thành mạng lưới đường thủy chằng chịt, trải đều địa bàn tỉnh đảm bảo cho việc vận tải thuỷ thuận lợi. == Dân số == Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Hậu Giang đạt gần 769.200 người, mật độ dân số đạt 480 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 176.000 người, dân số sống tại nông thôn đạt 593.200 người. Dân số nam đạt 387.600 người, trong khi đó nữ đạt 381.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 8,8 ‰ Hậu Giang có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên địa bàn tỉnh. Tính đến tháng 10 năm 2009, tỉnh Hậu Giang có 7.533 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 35.268 khẩu, chiếm 3,16% dân số, trong đó nhiều nhất là đồng bào dân tộc Khmer với 5.537 hộ, 25.536 khẩu, đồng bào Hoa 1.977 hộ với 9.530 khẩu, các dân tộc Chăm, Ê Đê, Mường có 58 hộ với 202 khẩu. == Kinh tế == Trong 6 tháng đầu năm 2012, tình hình kinh tế xã hội tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,08%, trong đó thu nhập bình quân đầu người đạt 12,39 triệu đồng/người, tăng 17,5% so cùng kỳ năm 2011, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn 6.251 tỷ đồng, đạt 54,8%, tổng thu ngân sách nhà nước đạt trên 3457 tỷ đồng, đạt 97% chỉ tiêu Hội đồng nhân dân tỉnh giao, tăng 29,5% so cùng kỳ, Năng suất vụ lúa Đông xuân đạt 7,1 tấn/ha, tăng 0,4 tấn/ha so với cùng kỳ, sản lượng đạt 554.182 tấn, giảm 2.156 tấn so cùng kỳ, xuống giống vụ lúa Hè Thu 77.381 ha, năng suất ước đạt 5,3 tấn/ha. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về mua tạm trữ gạo năm 2012, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu mua tạm trữ 15.000 tấn gạo, đạt 100% KH. Đến tháng 10 năm 2012, tình hình kinh tế xã hội có sự chuyển biến, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Giá trị sản xuất công nghiệp trong tháng thực hiện được 544,3 tỷ đồng, Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong tháng ước thực hiện được 912,1 tỷ đồng, tổng nguồn vốn xây dựng cơ bản được phân bổ 2.753,8 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trong tháng ước thực hiện được 2.090 tỷ đồng. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ thực hiện 26,3 triệu USD, Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng 0,29% so với tháng trước. Tính đến ngày 24 tháng 10 năm 2012, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện được 4.796,8 tỷ đồng, Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh thực hiện 3.535,7 tỷ đồng. Đánh giá tình hình kinh tế xã hội trong tháng 10 năm 2012, có chuyển biến và tiếp tục phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm được tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực, nổi bật là, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,6% so với tháng trước, tăng 6% so với cùng kỳ, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 4,1% so với tháng trước, tăng 22% so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 3% so với tháng trước, tăng 45,3% so cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất và dịch vụ thu ngoại tệ tăng so với tháng trước, tăng 29,3% so với cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhưng tỉ lệ thấp hơn tháng trước và thấp hơn bình quân chung cả nước. == Văn hóa & Xã hội == === Giáo dục === Hệ thống giáo dục tỉnh Hậu Giang bao gồm đầy đủ các cấp học, ngành học từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học. Tiêu biểu như trường Đại học Cần Thơ (khu Hòa An), trường Đại học Võ Trường Toản, trường cao đẳng cộng đồng Hậu Giang, trường trung cấp Luật Vị Thanh, trường trung cấp nghề Hậu Giang, trường cao đẳng nghề Trần Đại Nghĩa và các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học, mầm non...Giáo dục mầm non hiện nay đã có các cơ sở ở tất cả các huyện thị, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội. Tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2008, toàn tỉnh Hậu Giang có 250 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 12 ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. === Y tế === Tại Hậu Giang có một số bệnh viện như lớn như Bệnh viện đa khoa Hậu Giang với quy mô 500 giường, ngoài ra còn có các bệnh viện khác như Bệnh viện Sản - Nhi Hậu Giang, Bệnh viện Thành phố Vị Thanh,Bệnh viện Tâm thần tỉnh Hậu Giang, Bệnh viện Lao phổi tỉnh Hậu Giang...và nhiều cơ sở y tế tại các xã phường, thị trấn thuộc tỉnh Hậu Giang. Đến năm 2008, toàn tỉnh có 80 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 8 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa khu vực và 64 trạm y tế phường xã. Tổng số giường bệnh là 1.692 giường, trong đó các bệnh viện có 1.135 giường, phòng khám đa khoa khu vực có 65 giường, trạm y tế có 492 giường, với 293 bác sĩ, 558 y sĩ, 387 y tá, 188 nữ hộ sinh, 17 dược sĩ cao cấp, 249 dược sĩ trung cấp và 2 dược tá. === Du lịch === Tỉnh Hậu Giang có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tuy nhiên vẫn còn hạn chế, Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn hạn chế, chưa có sản phẩm du lịch đặc trưng. Xu hướng của khách du lịch trong nước lẫn quốc tế là tìm về với thiên nhiên, với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút, chính vì lẽ đó Hậu Giang đang có nhiều dự án phát triển du lịch hướng vào xây dựng du lịch sinh thái miệt vườn kết hợp với khu vui chơi giải trí, ăn uống, nghỉ ngơi.... Bên cạnh đó, Hậu Giang còn có các làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú, thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của vùng đất, con người. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang cũng được nhiều người ưa chuộng như khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quýt đường Long Trị....Ngoài ra, tỉnh còn có đặc sản về thủy sản, cá thác lác Vị Thanh ngon nổi tiếng khắp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Tỉnh cũng có nhiều di tích văn hoá lịch sử như Căn cứ Tỉnh Ủy Cần Thơ, đền Bác Hồ, di tích Chiến thắng 75 Tiểu đoàn, di tích Tầm Vu,....Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về không ít. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu hút khá nhiều du khách đến xem. == Một vài hình ảnh == == Chú thích ==
mũ vận động.txt
Mũ vận động (tiếng Anh: campaign hat, Stetson hat, drill instructor hat, drill sergeant hat, round brown hat, ranger hat, sergeant hat, Scouts hat, Smokey Bear hat) là một loại mũ nỉ rộng vành có phần chóp cao bó căng ở bốn góc. Nó có quan hệ với lực lượng bộ binh của Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, đương thời là mũ của các giảng viên huấn luyện quân sự Hoa Kỳ, lực lượng cảnh sát tiểu bang, nhân viên kiểm lâm, Hướng đạo sinh, Cảnh sát Kị binh Hoàng gia Canada,... Nó không nên bị nhầm lẫn với mũ lưỡi trai hay mũ cao bồi. == Lịch sử == Nguồn gốc của mũ có thể được truy tìm về thập niên 1840 khi các nhóm quân đội đóng quân ở miền tây vui sướng vì đội được những loại mũ dân sự mà chúng thực tiễn hơn là mũ Shako hay mũ Kepi mà vào lúc đó là thời trang trong các quân đội của tây phương. Tên gọi bắt đầu được dùng sau các quy định 1872–1876 để giới thiệu một loại nón nỉ đen — mà có thể là vải nâu xám sau 1883 — để dùng cho áo chiến được sưu tầm từ các loại phổ biến trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Trong Chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ, nếp lỏm xuống ở giữa theo tiêu chuẩn trên phần đỉnh mũ được xem là không thực tiễn vì có chiều hướng giữ lại nước khi gặp mưa. Điều này, cùng kết hợp với kiểu mẫu dân sự, có nghĩa là mũ bắt đầu được đội với phần chóp cao được bó gọn lại (tránh có lỏm nằm trên đỉnh). Mũ thường có liên hệ với Sir Robert Baden-Powell người giới thiệu mũ cho lực lượng cảnh sát Nam Phi và Hướng đạo. Qua thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, mũ vận động của binh sĩ Mỹ hơi mềm và vành thường cong gấp theo chiều sở thích của người đội. Vào thập niên 1930, nỉ được chế tạo rất cứng cho vành mũ thẳng vĩnh cửu. Khoảng thời gian này nó được gọi tên là kiểu nón "Đỉnh Montana". == Xem thêm == Mũ lưỡi trai Mũ cao bồi Shako Stetson Danh sách nón và vật đội đầu == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Campaign Hat, M1911 O'Ryan's Roughnecks - Uniforms
andy murray.txt
Andrew Barron "Andy" Murray (sinh ngày 15 tháng 5 năm 1987) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Anh Quốc, hiện đang giữ vị trí số 1 thế giới. Năm 2012, với việc vượt qua Novak Djokovic tại trận chung kết Mỹ Mở rộng 2012 và giành được danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp của mình, anh đã vươn lên vị trí số 3 trên bảng xếp hạng ATP vừa được công bố vào ngày 11/09/2012 (trước đó vị trí này là của Rafael Nadal) Năm 2005, Andy giành được giải Nhân vật thể thao Scotland trong năm của BBC (BBC Scotland Sports Personality of the Year). Trước đây, anh từng được huấn luyện bởi huấn luyện viên Brad Gilbert và Amélie Mauresmo. == Tuổi thơ == Họ và tên thật của Andy là Andrew Murray. Anh bắt đầu chơi quần vợt từ năm 3 tuổi. Mẹ anh, bà Judy là một cựu tay vợt của Scotland và cha anh là ông William. Anh có một anh trai là Jamie Murray cũng là một tay vợt nhưng thường thi đấu ở thể loại đánh đôi. Murray từng là học sinh của trường tiểu học Dunblane từ năm 1992 đến năm 1999. Năm 1999, anh học ở trường trung học Dunblane. Năm 11 đến 13 tuổi, Andy là thành viên của 3 đội quần vợt nhỏ tuổi tại câu lạc bộ Next Generation ở Newhaven, Edinburgh - nơi anh thi đấu thường xuyên. Vào tuổi 14, Murray đến Barcelona ở Tây Ban Nha, nơi anh đã học trường Schiller International và tập luyện trên mặt sân đất nện của học viện Sanchez-Casal, nơi mà anh được cho biệt danh "Lazy English" (người Anh lười). Murray giành giải nam trẻ tại US Open năm 2004 và tốt nghiệp sau đó một năm. == Sự nghiệp == === 2005 === Tháng 3 năm 2005, lần đầu tiên Andy được gọi vào đội tuyển Davis Cup của Anh và trở thành tay vợt trẻ tuổi nhất của Anh tham dự Davis Cup. Murray và David Sherwood đã thắng cặp đôi của Israel - lúc đó đang đứng thứ 8 thế giới, vào đến bán kết Wimbledon năm 2003, giúp đội tuyển giành chiến thắng 3-2. Tay vợt người Anh này vào đến bán kết giải trẻ Pháp mở rộng, để thua tay vợt người Croatia Marin Cilic. Điều này chứng tỏ đây là bước đột phá cuối cùng của anh tại giải trẻ Grand Slam. Murray tham gia hầu hết tất cả các kết quả ATP tour đều đến từ mặt sân cỏ và mặt sân cứng, mặt dù anh thích chơi trên sân đất nện. Wimbledon 2005 Anh đã đánh bại tay vợt xếp trên anh 150 bậc trong trận đấu Grand Slam đầu tiên lúc đó Murray đứng thứ 374 thế giới. Ở vòng 2, Andy thắng hạt giống thứ 14 Radek Štěpánek và chịu thua David Nalbandian ở vòng 3. Mỹ mở rộng 2005 Tại đây Murray phải thi đấu vòng loại. Ở vòng 1, Murray đánh bại tay vợt người România Andrei Pavel trong 5 set đấu căng thẳng. Sau đó thua Arnaud Clement cũng trong 5 set. Đó là cú sốc cho Andy, nếu anh thắng trận đấu đó anh đã lọt vào top 100 lần đầu tiên trong đời. Thái Lan mở rộng Vào ngày 29 tháng 9 cuối cùng Andy lọt được vào top 100 thế giới khi đánh bại Robin Soderling tại giải Thái Lan mở rộng. Sau đó thắng Robby Ginepri. Lần đầu tiên vào chung kết sau khi thắng tay vợt chủ nhà Paradorn Srichaphan ở bán kết. Để thua Roger Federer ở chung kết nhưng dù sao anh cung trở thành tay vợt thứ 72 của thế giới. === 2006 === Murray bắt đầu mùa giải 2006 bằng viêc bị loại tại vòng 2 trong hai giải đấu, tiếp theo thua Juan Ignacio Chela ở vòng một Úc mở rộng trong lần đầu tiên tham dự. Giải SAP Mở rộng là nơi đem lại cho Andy danh hiệu ATP đầu tiên trong sự nghiệp, để đến được với danh hiệu đầu tiên Andy đă thắng cả hai cựu số 1 thế giới Andy Roddick và Lleyton Hewit. Anh vào đến tứ kết giải đấu tiếp theo - giải Memphis. Nhưng phong độ này không duy trì lâu, anh để thua ngay trong vòng 1 tại sáu trong chín giải tham dự bao gồm giải Pháp mở rộng và giải của Queen's Club. Tại Wimbledon, Andy vào tới vòng 4 ngay trong lần đầu tiên tham dự. Sau đó, Murray còn ghi tên mình vào bán kết Hall of Fame Championship ở Newport và chung kết Legg Mason Classic tại Washington. Là thành viên của đội tuyển Anh tham dự Davis Cup, Andy đánh bại Andy Ram của Israel - đây là lần thứ hai Andy thắng được trận đấu kéo dài 5 set. Phong độ của Andy ngày càng được cải thiện, anh vào bán kết Toronto Master. Ở giải đấu tiếp theo - giải Cincinnati, Murray vào tứ kết khi thất bại truớc Andy Roddick, nhưng trước đó đã loại tay vợt số 1 thế giới Roger Federer và trở thành một trong hai tay vợt có thể đánh bại Roger trong năm 2006. Giải grand slam cuối cùng trong năm, Andy tiếp tuc vào vòng 4, dừng bước trước tay vợt Nga Nikolay Davydenko trong 4 set. Sự thất vọng khi để thua tay vợt đồng hương Tim Henman tại Thái Lan mở rộng được giãm bớt khi Andy cùng người anh Jamie vào đến chung kết ở thể loại đánh đôi. Với những thành công trong năm 2006, Andy kết thúc mùa giải với thứ hạng 17. === 2007 === Tại Úc Mở rộng, Murray được xếp hạt giống số 15. Tại vòng 1, Murray vượt qua tay vợt Tây Ban Nha Alberto Martín 6–0, 6–0, 6–1, đây cũng là chiến thắng áp đảo nhất tại Giải Úc Mở rộng từ năm 1968. Đối thủ tại vòng 4 của anh là tay vợt số 2 thế giới Rafael Nadal, trước đây hai tay vợt này chưa từng gặp nhau. Sau khi dẫn trước với 2-1, Murray thua Nadal (6(3)-7(7), 6–4, 4–6, 6–3, 6–1). Sau trận đấu, Murray nhận xét đây là một trong trận đấu hay nhất của anh từ trước đến nay. Andy Murray bảo vệ thành công danh hiệu tại San Jose, thắng Ivo Karlović 6–7 (3–7) 6–4 7–6 (7–2) trong trận chung kết. Anh trai của Murray, Jamie cũng đồng thời giành danh hiệu đôi tại đây. Anh em Murray trở thành cặp anh em đầu tiên giành danh hiệu đơn và đôi trong cùng một giải đấu kể từ năm 1989. Murray vào tới bán kết hai giải đấu tiếp theo là Indian Wells Masters và Miami Masters. Trong cả hai lần Murray đều phải dừng bước trước Novak Djokovic. Tuy nhiên, Murray vẫn vươn lên vị trí thứ 11 trên bảng xếp hạng thế giới. === 2008 === Murray mở đầu mùa giải 2008 với danh hiệu thứ 4 trong sự nghiệp tại giải Qatar ExxonMoblie Open. Chiến thắng hạt giống số 1 và hạng 4 thế giới Nikolay Davydenko 6-4 6-3 ở bán kết, Murray tự tin tiến thẳng vào chung kết đánh bại tay vợt Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka 6-4 4-6 6-2. Danh hiệu tại Qatar giúp Andy lọt vào top 10 thế giới. Andy Murray được xếp là hạt giống số 9 tại giải Giải quần vợt Úc mở rộng. Trái với dự đoán của nhiều người, Andy phải chia tay giải ngay từ vòng 1 khi thua tay vợt người Pháp Jo-Wilfried Tsonga 7-5, 6-4, 0-6, 7-6. Sau khi thất bại tại vòng 1 Úc Mở rộng, Murray gặp phải chấn thương ở đầu gối khiến anh phải rút tên trong danh sách đội tuyển Anh tham dự Davis Cup. Đầu tháng 2, Murray tham gia giải Open 13 tại Marseille, Pháp. Tuy vừa dính chấn thương đầu gối nhưng anh vẫn lọt chung kết, Murray gặp cựu số 7 thế giới, Mario Ancic và chiến thắng thuyết phục 6-3, 6-4. Danh hiệu tại Marseille là danh hiệu thứ 2 trong năm của Murray và cũng là danh hiệu thứ 5 trong sự nghiệp. Giải ABN Amro Tournament tại Rotterdam, hạt giống số 6 - Andy Murray bị loại ngay vòng đầu khi thua tay vợt chủ nhà Robin Haase. Không được xếp làm hạt giống tại giải Dubai Tennis Championship, Murray gặp tay vợt số 1 thế giới Roger Federer. Murray trở thành một trong số ít tay vợt có thành tích đối đầu trội hơn so với Federer khi chiến thắng 7-6(6), 3-6, 4-6. Murray dừng bước ở tứ kết khi thua Davydenko 7-5, 6-4. Giải Master Series đầu tiên trong năm, Indian Wells, Murray không lập lại thành tích năm ngoái khi dừng chân tại vòng 4 trước tay vợt người Đức Tommy Haas 6-2 5-7 3-6. Giải Sony Ericsson Open tại Miami, Murray thất bại trước Mario Ancic tại vòng hai, Murray không còn nằm trong top 20 bảng xếp hạng ATP. Để cải thiện thành tích của mình trên mặt sân đất nện, Murray bắt đầu làm việc với cựu á quân Pháp mở rộng Alex Corretja. Tuy nhiên, dưới sự huấn luyện của Corretja, Murray cũng không thể đạt thành tích nào cao hơn là vòng 3 Giải quần vợt Pháp Mở rộng. Mùa giải trên mặt sân cỏ bắt đầu với Andy Murray tại Queen's Club Championships, anh lọt vào vòng tứ kết nhưng phải rút lui vì chấn thương cổ tay. Tại Wimbledon, hạt giống số 12, Andy Murray đánh bại Fabrice Santoro, Xavier Malisse và Tommy Hass trước khi thực hiện cuộc lội ngược dòng trước tay vợt Pháp Richard Gasquet 5–7, 3–6, 7–6(3), 6–2, 6–4. Trong trận tứ kết Grand Slam đầu tiên, anh phải gác vợt với tỉ số 6–3, 6–2, 6–4 trước Rafael Nadal. Trở lại mặt sân cứng sở trường, Murray giành suất vào bán kết Toronto Masters khi lần đầu tiên chiến thắng trước tay vợt số 3 thế giới Novak Djokovic, nhưng lại lần thứ hai liên tiếp thua trận trước Nadal. Với phong độ cao, Murray giành danh hiệu Masters Series đầu tiên tại Cincinnati Masters, đánh bại Djokovic 7-6(4) 7-6(5). Cùng anh trai Jamie, Andy Murray đại diện Vương quốc Anh tham dự Olympic Bắc Kinh 2008. Bất ngờ xảy ra khi Murray, hạt giống số sáu, bị loại ngay vòng một. Ở nội dung đánh đôi, anh em Murray cũng sớm dứng bước tại vòng hai. Tại Mỹ Mở rộng 2008, Murray lội ngược dòng chiến thắng tay vợt Jurgen Melzer 6-7(5), 4-6, 7-6(5), 6-1, 6-3 để vào vòng bốn. Vòng bán kết, Murray chạm trán tân số một thế giới Rafael Nadal, tay vợt đánh bại anh năm lần gặp trước, nhưng người chiến thắng lại là Andy Murray với tỉ số 6–2, 7–6(5), 4–6, 6–4. Murray trở thành tay vợt đầu tiên của Vương quốc Anh lọt vào trận chung kết một giải Grand Slam kể từ khi Greg Rusedski lọt vào chung kết Mỹ Mở rộng năm 1997. Mặc dù chịu thất bại trước Roger Federer, Murray vẫn vươn lên vị trí thứ tư trên bảng xếp hạng thế giới. Với tư cách hạt giống thứ 4, Andy Murray được miễn thi đấu vòng một, tại Madrid Masters. Murray dễ dàng đi tiếp sau khi đối thủ Simone Bolelli bỏ cuộc do chấn thương vai. Đánh bại các tay vợt Marin Cilic, Gael Monfils mà chưa thua set nào. Murray vào bán kết gặp lại đối thủ trong trận chung kết Mỹ Mở rộng 2008, Roger Federer. Qua 3 set đấu căng thẳng, Murray giành chiến thắng 3-6 6-3 7-5. Với phong độ cao, anh vượt qua tay vợt Pháp Gilles Simon 6–4 7–6 (8-6), giành danh hiệu Master Series thứ hai liên tiếp. Murray trở thành tay vợt Vương quốc Anh đầu tiên giành 4 danh hiệu trong cùng một mùa giải. === 2011 === Tại Australia Open 2011, Andy Murray lọt vào trận chung kết lần thứ 2 liên tiếp nhưng dường như sức ép quá lớn từ người hâm mộ xứ sương mù đã ảnh hưởng khá nặng nề lên tâm lý thi đấu của Murray khiến cho anh không còn giữ được phong độ và cuối cùng đành gác vợt nhanh chóng trước Novak Djokovic. Thất bại này là một đòn gián đau đớn vào tham vọng cũng như tinh thần của Murray, kể từ thất bại này anh bắt đầu thi đấu sa sút với chuỗi trận thua liên tiếp ở các giải ABN Amro Tournament tại Rotterdam, Indian wells và Miami. Nhưng khán giả hâm mộ Murray thì vẫn luôn cổ vũ anh và chờ đợi sự trở lại mạnh mẽ hơn của anh ở những giải đấu tiếp theo. === 2012 === Năm 2012 có thể nói là một năm đặc biệt thành công của Andy Murray, sau thất bại đầy nước mắt tại chung kết Wimbledon 2012 trên sân nhà trước Roger Federer anh đã xuất sắc đoạt Huy chương Vàng Olympic London cho đất nước ngay tại Vương quốc Anh, và còn xuất sắc hơn khi chỉ hơn 1 tháng sau một lần nữa anh chiến thắng trong trận chung kết giải Mỹ mở rộng 2012 trước Novak Djokovic với tỉ số 3-2 để lần đầu tiên giương cao chiếc cúp dành cho tay vợt đoạt Grand Slam. Người hâm mộ hy vọng đây sẽ là một cột mốc để Andy Murray có thể chinh phục được nhiều đỉnh cao mới trong các năm sau. === 2013 === Andy Murray đã trở thành tay vợt nam đầu tiên trong 77 năm của làng quần vợt vương quốc Anh giành chức vô địch Wimbledon sau khi anh đánh bại Djokovic 3-0 (6-4, 7-5, 6-4) trong trận chung kết. === 2015 === Năm 2015 Murray thi đấu khá tốt. Anh lọt vào chung kết Australian Open nhưng để thua Novak Djokovic sau 4 set. Anh dừng bước ở tứ kết 2 giải Grand Slam tiếp theo là Roland Garros và Wimbledon.Ở US Open anh dừng bước tại bán kết trước Novak Djokovic. Đỉnh cao của Andy Murray trong năm 2015 chính là chức vô địch giải quần vọt đồng đội Davis Cup của với đội tuyển Vương Quốc Anh. Anh chiến thắng 2 trận đánh đơn với các tay vợt của đội tuyển Bỉ và 1 trận đánh đôi cùng người đồng đội là anh trai Jamie Murray. Andy Murray cũng lần đầu tiên kết thúc năm với vị trí số 2 trên bảng xếp hạng ATP === 2016 === Năm 2016 đến với Andy Murray sau niềm vui tại Davis Cup. Anh thi đấu rất tốt tại Australian Open và lọt tới trận chung kết nơi anh gặp Tay vợt số 1 thế giới Novak Djokovic. Thêm một lần anh thất bại trong trận chung kết Australian Open trước Novak Djokovic. Trước giải Grand Slam thứ 2 Roland Garros, anh thi đấu khá tốt ở các giải ATP 1000, lọt vào 3 trận chung kết Monte Carlo, Madrid Master và Rome Master. Anh đã giành chức vô địch trên sân đất nện lần đầu tiên sau khi đánh bại Novak Djokovic tại Chung kết tại Rome. Anh tiếp tục thi đấu xuất sắc tại Roland Garros và đi tới trận chung kết. Mặc dù đã thắng set đấu đầu nhưng anh vẫn chịu gác vợt trước Novak Djokovic tại chung kết. Murray đến với giải Grand Slam thứ 3 trong năm là Wimbledon với mục tiêu lật đổ Djokovic sau những trận chung kết thất bại. Murray lần lượt vượt qua các đối thủ khá dễ dàng và góp mặt trong trận chung kết Grand Slam lần thứ 3 trong năm. Nhưng lần này đối thủ của anh không còn là Novak Djokovic khi Djokovic bị loại từ vòng 3 mà đối thủ của anh là tay vợt người Canada Milos Raonic. Raonic đã ngược dòng đánh bại Roger Federer để vào chung kết. Nhưng trong trận chung kết Grand Slam đầu tiên của Raonic anh đã chịu thất bại trong vòng 3 set trước Andy Murray. Đây là một chung kết tuyệt vời của Murray và anh đã giành đã danh hiêu Grand Slam thứ 3 trong sự nghiệp trên quê nhà. Murray cũng đạt huy chương vàng tại nội dung Quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 2016. == Thành tích == ==== Vô địch đơn ==== ==== Á quân đơn ==== === GRAND SLAM === ==== Vô địch (3) ==== ==== Á quân (6) ==== === ATP WORLD TOUR 1000 === ==== Vô địch (8) ==== ==== Á quân (2) ==== ==== Á quân đôi (1) ==== === Thế vận hội === Vào chung kết 3 lần (2 huy chương vàng: đơn nam 2012, đơn nam 2016; 1 huy chương bạc: kết hợp đôi nam-nữ 2012) ===== Đơn nam: 2 (2–0) ===== ===== Kết hợp đôi: 1 (0–1) ===== == Các Giải Đấu == A: không tham dự giải Career SR: tỷ lệ số lần thắng trên số lần tham dự == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức Trang web của người hâm mộ Andy Murray trên trang chủ ATP (tiếng Anh)
avebury.txt
Avebury ( /ˈeɪvbri/) là một di chỉ cự thạch thời kỳ đồ đá mới bao gồm ba vòng tròn đá nằm ở gần làng Avebury, Wiltshire, miền tây nam nước Anh. Đây là một trong những địa điểm thời tiền sử nổi tiếng nhất ở Anh, khi là nơi có vòng tròn đá lớn nhất châu Âu. Avebury cũng là một nơi thu hút rất đông khách du lịch và là một địa điểm có tầm quan trọng trong Pagan giáo đương đại. Lịch sử của Avebury ước tính khoảng năm 2600 TCN, tức là vào thời kỳ đồ đá hoặc đồ đá mới. Tượng đài bao gồm một số lượng lớn các phiến đá lớn có kích cỡ khác nhau, với một vòng tròn đá lớn kết quanh ngôi làng, bên trong vòng tròn đó là hai vòng tròn đá riêng biệt nhỏ hơn ở trung tâm của di chỉ. Mục đích ban đầu của các vòng tròn đá là chưa được xác định, nhưng các nhà khảo cổ học tin rằng, nó có thể là được sử dụng nhiều nhất đối với một số nghi lễ tôn giáo. Di tích cự thạch Avebury là một phần của cảnh quan thời tiền sử lớn hơn có chứa một số di tích cổ gần đó, bao gồm cả khu mộ đá West Kennet Long và gò đất thời tiền sử Silbury Hill. Trong thời kỳ đồ sắt, khu vực này đã bị bỏ rơi, với một số bằng chứng về hoạt động của con người trong thời gian Anh thuộc La Mã. Đầu thời Trung cổ, một ngôi làng đầu tiên được xây dựng quanh, sau đó mở rộng ra khu vực của di chỉ. Trong thời kỳ cuối Trung cổ và Cận đại, người dân địa phương đã phá hủy rất nhiều các phiến đá của di chỉ vì cả lý do tôn giáo lẫn thực tiễn. Những người sưu tầm đồ cổ là John Aubrey và William Stukeley là những người đầu tiên nghiên cứu khảo cổ ở Avebury trong thế kỷ 17, và đã có nhiều bức vẽ cũng như các bản ghi chép những nghiên cứu của họ về di tích trước khi nó bị phá hủy. Trong thế kỷ 20, Alexander Keiller là người tiếp tục nghiên cứu và đã có những dự án nhằm phục hồi lại Avebury. Ngày nay, tượng đài này được quản lý bởi tổ chức National Trust, một tổ chức bất vụ lợi có nhiệm vụ bảo vệ di sản. Ngoài ra, nó cũng là một di tích được liệt kê, một phần của Di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1986 với tên gọi Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan. == Xem thêm == Cự thạch Stonehenge Vòng tròn mùa vụ Ngựa Trắng Cherhill Stonehenge, Avebury và các di chỉ liên quan == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Avebury Concise History from Wiltshire County Council Avebury information at the National Trust Day Out: Avebury and Marlborough – A 30-minute BBC TV programme made in 1983 of a day spent exploring Avebury and Marlborough National Trust information for Avebury & Alexander Keiller Museum Alexander Keiller Museum – English Heritage information Avebury – A Present from the Past Informative site about Avebury
saltaire.txt
Saltaire là một làng kiểu mẫu thời kỳ Victoria nằm ở trung tâm của quận đô thị Thành phố Bradford, Tây Yorkshire, Anh. Ngôi làng nằm bên cạnh sông Aire và kênh đào Leeds và Liverpool. Ngôi làng đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, đồng thời nó cũng là một điểm mốc của Tuyến đường di sản công nghiệp châu Âu. == Lịch sử == Saltaire được xây dựng vào năm 1851 bởi Sir Titus Salt, một nhà công nghiệp len hàng đầu ở Yorkshire. Tên của làng là một sự kết hợp giữa tên họ của người đã sáng lập ra ngôi làng và tên của dòng sông chảy bên cạnh nó. Titus Salt đã chuyển việc kinh doanh của mình (gồm năm nhà máy riêng biệt) từ Bradford tới Shipley, một địa điểm gần Saltaire để thành lập số lượng lớn các nhà máy dệt và sắp xếp công việc cho công nhân tại đây, bởi đây là một địa điểm gần đường sắt và kênh đào Leeds và Liverpool. Salt đã thuê các kiến trúc sư địa phương là Henry Lockwood và Richard Mawson. Tương tự như thế nhưng nhỏ hơn đáng kể về quy mô, các dự án cũng đã được bắt đầu vào khoảng cùng thời điểm bởi Edward Akroyd tại Copley và Henry Ripley tại Ripley Ville. Ngoài ra, các nhà máy bông ở làng New Lanark được thành lập bởi David Dale năm 1786 cũng trở thành một di sản thế giới của UNESCO. Titus Salt đã xây dựng những ngôi nhà bằng đá cho công nhân một cách rất khoa học và gọn gàng (tốt hơn nhiều so với các khu ổ chuột ở Bradford), với nước máy để sử dụng, nhà tắm công cộng, một bệnh viện,cơ sở đào tạo kỹ thuật để giải trí và giáo dục,thư viện, phòng đọc sách, phòng hòa nhạc, phòng chơi thể thao bi-a, phòng thí nghiệm khoa học và một phòng tập thể thao. Ngôi làng cũng có một trường học cho trẻ em của những công nhân, nhà dưỡng lão, một khu vườn công cộng, một công viên và một nhà thuyền. Do sự kết hợp giữa nhà ở, nơi việc làm và các dịch vụ xã hội, thị trấn ban đầu thường được xem là một bước phát triển quan trọng trong lịch sử thế kỷ 19 về quy hoạch đô thị. Sir Titus mất vào năm 1876 và được chôn cất tại lăng mộ liền kề với nhà thờ giáo đoàn. Khi con trai của Sir Titus Salt là Titus Salt Junior chết, làng Saltaire đã có một mối giao kết với Sir James Roberts từ Haworth. Sir James Roberts đã từng làm việc trong các nhà máy len từ khi mới chỉ mười một tuổi. Ông có sở thích kinh doanh và từng kinh doanh ở Nga, và có thể nói tiếng Nga một cách lưu loát. Roberts đã sở hữu Saltaire, trong hoàn cảnh thất bại nặng nề ở Nga, khi mất đi một số tài sản lớn trong cuộc cách mạng Nga. Ông được đề cập tới trong tác phẩm trường ca Đất hoang của nhà thơ T. S. Eliot. Roberts được chôn cất tại Fairlight, Đông Sussex. Di sản của ông vẫn có thể được nhìn thấy ở Saltaire, trong một công viên phía bắc của dòng sông, mà ông đặt tên là công viên Roberts sau khi con trai của ông đã chuyển giao Saltaire cho Hội đồng Bradford vào năm 1920. == Ngày nay == Trong tháng 12 năm 2001, Saltaire được chỉ định là di sản thế giới của UNESCO. Điều này có nghĩa rằng, chính phủ Anh sẽ phải có nhiệm vụ bảo vệ di sản công nghiệp quý giá này. Các tòa nhà được liệt kê, với mức độ bảo vệ cao nhất là nhà thờ giáo đoàn Saltaire. (kể từ năm 1972 là nhà thờ Giáo hội Cải cách chung Saltaire) được liệt kê như là công trình lớp I. Ngôi làng đã tồn tại khá nguyên vẹn trải qua thời gian, nhưng vẫn cần được bảo vệ như là hành động cần thiết bởi có lưu lượng lớn phương tiện giao thông đi các thung lũng sông Aire, một tuyến đường Đông-Tây quan trọng. Một cây cầu bắc qua sông được đề xuất xây dựng như là một giải pháp để giải tỏa áp lực giao thông. Công viên Roberts nằm về phía bắc của dòng sông đã từng bị bỏ rơi và phá hoại nhưng đã được khôi phục bởi Hội đồng Quận Trung tâm Thành phố Bradford. Victoria Hall (ban đầu là Viện Saltaire) ngày nay cũng đã được sử dụng là nơi cho các cuộc họp hội nghị và các buổi hòa nhạc. Nhà máy Salts Mill bị đóng cửa vào tháng 2 năm 1986 và đã được Jonathan Silver mua lại một năm sau đó để cải tạo nó ngày nay trở thành một khu phức hợp của nhiều doanh nghiệp với rất nhiều các hoạt động, bao gồm cả giải trí, thương mại và nơi ở. Còn New Mill là một tòa nhà bên kia con kênh là nơi có văn phòng của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) và nhiều căn hộ dân cư. == Phương tiện truyền thông == Một số cảnh quay về ngôi làng và tuyến đường sắt xe điện Shipley Glen có thể được thấy trong bộ phim Shipley Glen (1914) hay trong bộ phim truyền hình An Inspector Calls của BBC. == Hình ảnh == == Tham khảo == Greenhalf, Jim (1997). Salt & Silver: A Story of Hope. Bradford Libraries. ISBN 0-907734-52-9. Holloway, Julia Bolton. “Sir James Roberts”. Truy cập ngày 17 tháng 10 năm 2009. Holroyd, Abraham (2000) [1873]. Saltaire and its Founder. Piroisms Press. ISBN 0-9538601-0-8. == Đọc thêm == Binns, Sheila (2013). The Aesthetics of Utopia: Saltaire, Akroydon and Bedford Park, Spire Books, ISBN 978 1 904965 45 9 Saltaire tại DMOZ. Saltaire Village website Saltaire Arts Trail. Saltaire United Reformed Church Website
nam á.txt
Nam Á hay còn gọi là tiểu lục địa Ấn Độ, bao gồm các quốc gia Ấn Độ, Afghanistan, Pakistan, Nepal, Bhutan và Bangladesh, Sri Lanka và Maldives. Năm 1985, Ấn Độ cùng Bangladesh, Bhutan, Nepan, Mandives, Sri Lanka thành lập Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC) mục đích cùng khắc phục khó khăn, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài, hợp tác để nâng cao tiếng nói của khu vực trên trường quốc tế. Đây là sự kiện có tính bước ngoặt trong quan hệ giữa các nước trong khu vực. Ngày nay, khu vực Nam Á đã thực hiện những biện pháp cải cách sâu rộng và nhờ thế các quốc gia trong vùng đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra còn có những yếu tố khác như tình hình kinh tế vĩ mô được ổn định. == Điều kiện tự nhiên == === Vị trí địa lý === Khu vực Nam Á nằm ở rìa phía nam của lục địa Á - Âu, nằm từ 9oB - 36oB và từ 62oĐ - 98oĐ. Nằm giáp với các khu vực: Tây Nam Á, Trung Á, Đông Á và Đông Nam Á. Giáp với vịnh Bengan và biển Arap. Nam Á có ba miền địa hình. Phía Bắc là hệ thống núi Himalaya cao đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ở giữa là đồng bằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng dài trên 3000 km. Phía Nam là sơn nguyên Deccan với hai rìa Ghat Tây và Ghat Đông. === Khí hậu === Đại bộ phận Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đây là khu vực mưa nhiều của thế giới nhưng phân bố không đều. Nhịp điệu hoạt động của gió mùa đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực như trong sản xuất nông nghiêp, nhu cầu nước tưới vào mùa khô, tình trạng hạn hán kéo dài… === Sông ngòi === Khu vực này có nhiều sông lớn như: sông Ấn, sông Hằng, sông Brahmaputra… Sông Hằng là con sông có ý nghĩa linh thiêng với người Ấn Độ. Con sông này là nơi mà nếu được tắm mình trong đó, dù chỉ một lần trong đời thì mọi tội lỗi của con người sẽ được gột rửa và họ sẽ tìm được con đường ngắn nhất đến thiên đàng. Vì vậy mà mỗi ngày có tới 50.000 người đến tắm ở sông Hằng. == Cơ quan lập pháp == Cơ quan lập pháp tại các quốc gia Nam Á chủ yếu được tổ chức theo đơn viện, ngoại trừ: Ấn Độ, Pakistan, Bhutan và Afghanistan được tổ chức theo hệ thống lưỡng viện. Trong đó nghị viện Ấn Độ có số thành viên đông nhất, với tổng số ghế là 802 (thượng viện 250 ghế và hạ viện 552 ghế). Quốc hội Bhutan có ít thành viên nhất, chỉ có 72 nghị sĩ (thượng viện 25 ghế và hạ viện 47 ghế). == Giáo dục == Cơ sở giáo dục đại học danh tiếng nhất theo quốc gia tại Nam Á. == Quốc gia == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == World Bank, South Asia Region BBC News South Asia Birding in South Asia South Asian Awareness Network Conference Website Digital South Asia Library Bản mẫu:GeoSouthAsia Bản mẫu:Countries of South Asia Bản mẫu:Languages of South Asia
cao su.txt
Cao su (phiên âm từ chữ tiếng Pháp: caoutchouc) là một loại vật liệu polyme vừa có độ bền cơ học cao và khả năng biến dạng đàn hồi lớn. Cao su có thể là cao su tự nhiên (sản xuất từ mủ cây cao su) hoặc cao su tổng hợp. Cao su ít bị biến đổi khi gặp nóng hoặc lạnh, cách nhiệt, cách điện, không tan trong nước nhưng tan trong một số chất lỏng khác. Cao su có thể dùng để làm lốp xe, bóng, bao cao su,... == Lịch sử == Cao su là một loại nhựa có tính đàn hồi, được làm bằng mủ lấy từ một vài loại cây gốc Châu Mỹ hoặc Châu Phi. Năm 1876 Henry Wickham người Anh chọn lựa khoảng 70.000 hột cao su từ Brasil đem nhập lậu vô nước Anh. Từ số hạt giống này, chỉ trồng được 2600 cây song cũng đủ để trồng cây cao su ở các thuộc địa của Anh quốc về sau. == Các loại cao su == === Cao su tự nhiên === Cao su tự nhiên thường được chế biến từ nhựa cây cao su. Còn cao su nhân tạo thường được chế biến từ than đá, dầu mỏ. === Cao su tổng hợp === xem Cao su tổng hợp... Cao su izopren (Polyisoprene) Cao su butadien (Polybutadiene) Cao su styren butadien (Styrene butadiene) Cao su nitril butadien (Nitrile butadien) Cao su butyl (Butyl rubber) Cao su clopren (Chloroprene) Cao su flo (Fluoro rubber) Cao su silicon (Silicone rubber) ... == Tại Việt Nam == Việt Nam là nước đứng thứ năm về sản lượng cao su thiên nhiên và thứ tư về xuất khẩu cao su thiên nhiên, sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Năm 2012, diện tích cây cao su của Việt Nam có khả năng đạt 850.000 ha, chiếm khoảng 7% tổng diện tích cao su thế giới, xuất khẩu dự kiến đạt xấp xỉ 1 triệu tấn và trở thành nước thứ tư thế giới về xuất khẩu cao su thiên nhiên. Theo quy hoạch phát triển ngành cao su của chính phủ, dự kiến đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020, Việt Nam sẽ duy trì ổn định 800.000 ha và 1,2 triệu tấn cao su thiên nhiên hàng năm. Trong đó sẽ dành 30% cho ngành công nghiệp chế biến trong nước và 70% còn lại dành cho xuất khẩu [1]. Ngành xuất khẩu cao su Việt Nam đang hướng đến các thị trường quốc tế, hiện nay ngoài việc truyền thông cho lĩnh vực xuất khẩu cao su được phòng thương mại công nghiệp Việt Nam VCCI xúc tiến tại các quốc gia trên thế giới.
đông á.txt
Đông Á, hay Đông Bắc Á là một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa. Về mặt địa lý, nó chiếm khoảng 11.640.000 km², hay 15% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tôn giáo bao trùm lên trên sự phân chia địa lý của Đông Á. Theo quan điểm chính thống hiện nay, khu vực Đông Bắc Á gồm các quốc gia dưới đây: Mông Cổ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) Hồng Kông Macau Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) CHCND Triều Tiên Đại Hàn (Hàn Quốc) Nhật Bản Các dân tộc và cộng đồng sau được coi là có nền văn hóa Đông Bắc Á: Cộng đồng người Hoa (bao gồm cả các khu vực phân tán mà người Hoa chiếm đa số của Hồng Kông, Ma Cao, phần lớn Singapore và Đài Loan) Cộng đồng người Việt (có lịch sử nghìn năm bị ảnh hưởng mạnh bởi Văn hóa Trung Quốc, được xem là một cộng đồng thuộc khu vực Đông Á) Cộng đồng người Triều Tiên Cộng đồng người Nhật Các quốc gia hay khu vực sau đôi khi cũng được coi là một phần của Đông Bắc Á. Phần lãnh thổ của Trung Quốc mà theo dòng lịch sử đã không thuộc về người Hán: Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng (hoặc là Đông Á hoặc là Trung Á) Mông Cổ (hoặc là Đông Á, Trung Á hoặc là Bắc Á) Việt Nam (hoặc là Đông Á hoặc là Đông Nam Á) Vùng Viễn Đông của Nga (tức khu vực ven Thái Bình Dương thuộc Nga nằm ở phía đông sông Amur)-(hoặc là Đông Á, Trung Á hoặc là Bắc Á) Lý do chính trong sự không đồng thuận về vấn đề này là sự khác biệt giữa các định nghĩa địa lý và văn hóa của thuật ngữ "Đông Á". Viễn cảnh chính trị cũng là một yếu tố quan trọng. Với 1,7 tỷ người, khoảng 40% dân số châu Á hay 1/4 dân số thế giới sống ở châu Á (địa lý). Khu vực này là một trong những khu vực đông đúc dân nhất thế giới. Mật độ dân số của Đông Á là khoảng 230 người/ km², gấp 5 lần mật độ bình quân của thế giới. == Cơ quan lập pháp == Cơ quan lập pháp của hầu hết các quốc gia Đông Á được tổ chức theo hệ thống đơn viện, chỉ riêng Nhật Bản được tổ chức theo hệ thống lưỡng viện. Quốc hội Trung Quốc là cơ quan lập pháp có số đại biểu đông nhất Đông Á (cũng đông nhất thế giới) với 2.987 thành viên. Cơ quan lập pháp của Macau là ít thành viên nhất, chỉ có 29 đại diện. == Giáo dục == Các cơ sở giáo dục đại học và sau đại học danh tiếng nhất tại các quốc gia Đông Á. == Các khu vực khác == Các khu vực khác của châu Á: Bắc Á Sibir Viễn Đông thuộc Nga Trung Á Tây Á Trung Đông Tây Nam Á (Một định nghĩa của Trung Đông là đồng nghĩa với Tây Nam Á) Tây Bắc Á Nam Á (tiểu lục địa Ấn Độ) Đông Nam Á === Danh sách các quốc gia Viễn Đông theo số liệu Địa lý - kinh tế - xã hội - tài chính 2009 === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == www.ostasien.net (tiếng Đức)
diễn viên điện ảnh.txt
Diễn viên điện ảnh là một nghề nghiệp, một nghệ sĩ trong lĩnh vực "nghệ thuật thứ bảy". Diễn viên điện ảnh là một diễn viên làm việc với các công cụ như máy quay, đèn, đạo cụ và cùng cộng tác với đạo diễn, hoá trang, quay phim, bạn diễn (diễn viên khác) để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật, là một bộ phim. Đó có thể là một phim truyền hình hoặc là phim chiếu rạp. == Lịch sử == == Dụng cụ hành nghề == == Đào tạo ở Việt Nam == Tại Việt Nam, để trở thành một diễn viên điện ảnh, chúng ta có thể theo những con đường khác nhau: === Chính quy === Thi tuyển và theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành diễn viên điện ảnh: Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Đại học Sân khấu Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh Các trường Cao đẳng văn hoá nghệ thuật Học chuyên ngành diễn viên sân khấu, diễn viên cải lương, diễn viên chèo hoặc tương tự sau thời gian công tác, có thể chuyển đổi sang diễn viên điện ảnh. Sinh hoạt đội kịch tại các nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, nhà văn hoá thanh thiếu niên cấp Quận hoặc Tỉnh-Thành trở lên. === Không chính quy === Tham gia các cuộc thi tuyển diễn viên hoặc casting phim do các hãng phim tổ chức. Tham gia làm diễn viên đóng thế rồi dần chuyển sang đóng chính. Nhiều diễn viên hành động nổi tiếng trên thế giới cùng xuất thân từ diễn viên đóng thế: Thành Long, Johnny Trí Nguyễn... Học đạo diễn, biên kịch, quay phim rồi chuyển sang diễn viên. Nếu có ngoại hình chuẩn, hãy vào nghề người mẫu, một số không nhỏ đạo diễn thường tìm đến những người mẫu cho những bộ phim của họ. Dùng khả năng tài chính để tự sản xuất và tham gia diễn xuất trong phim. == Nơi làm việc và khả năng của nghề == == Cách nhìn nhận từ xã hội == == Tham khảo ==
khoai tây lát mỏng.txt
Khoai tây chiên giòn hay khoai tây lát mỏng (Potato chips) là những lát khoai tây chiên mỏng và giòn. Khoai tây lát mỏng thường được phục vụ như một món khai vị, món ăn, hoặc món ăn nhẹ hay món ăn vặt. Khoai tây lát mỏng được nấu chín và được sản xuất theo kiểu công nghiệp bằng cách sử dụng các hương liệu khác nhau và các thành phần bao gồm cả gia vị, thảo mộc, pho mát và các chất phụ gia nhân tạo. Thành phần chính của món ăn này là khoai tây chiên, tuy nhiên, tham khảo nhiều loại khác nhau của các sản phẩm thức ăn nhẹ có thể một số được làm từ khoai tây, nhưng cũng có thể được làm từ ngô và sắn. Khoai tây chiên lát mỏng là một phần chủ yếu của thị trường thực phẩm ăn nhẹ ở các nước phương Tây. Khoai tây chiên lát mỏng trên thị toàn cầu từng tạo ra tổng doanh thu lên đến 16,4 tỷ USD trong năm 2005. Nó chiếm 35,5% tổng thị trường đồ ăn nhẹ mặn trong năm đó (46,1 tỷ USD). Món khoai tây chiên giòn thơm ngon này không chỉ thu hút trẻ con mà còn thu hút cả người lớn. == Chú thích ==
tuy hòa.txt
Tuy Hòa là một thành phố biển trực thuộc tỉnh Phú Yên nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam. == Địa lý == Thành phố Tuy Hòa có diện tích 107 km² (10.682 ha diện tích tự nhiên), có vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía bắc, giáp với huyện Phú Hòa ở phía tây, giáp với huyện Đông Hòa ở phía nam và giáp biển Đông ở phía Đông với toàn chiều dài bờ biển trên 30 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 560 km về phía Bắc. Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu Sông Ba (tên khác là sông Đà Rằng). bồi đắp. Có 2 ngọn núi Chóp Chài và núi Nhạn nằm ngay trung tâm thành phố. Và cầu Đà Rằng cây cầu dài nhất miền Trung nằm trên QL1 nối trung tâm thành phố với các tỉnh phía Nam. Bãi biển Tuy Hòa là một bãi ngang trải dài, thơ mộng với bãi cát trắng là điểm du lịch nổi tiếng ở thành phố. == Lịch sử == Vào thời chúa Nguyễn, chỉ có địa danh huyện Tuy Hòa. Đến năm 1899, huyện Tuy Hòa được nâng lên thành phủ Tuy Hòa gồm 5 tổng, và chỉ có tổng Hoà Bình nằm ở phía Bắc sông Đà Rằng (trung tâm thành phố hiện nay) Cho đến ngày Cách mạng tháng Tám thành công, phủ Tuy Hòa có 7 tổng, trong đó, hai tổng Hòa Tường và Hòa Bình nằm phía bắc sông Đà Rằng. Năm 1946, giải thể cấp tổng, hai ba làng nhập thành một xã. Năm 1947, nhập xã lần thứ hai, các xã phía bắc sông Đà Rằng (thị xã Tuy Hòa) có tên là: Hòa Tiến, Hòa Thuận, Quang Khánh, Nam Tường, Trần Hào, Ái Quốc, Thắng Lợi, Vĩnh Hiệp, Cẩm Tú, Tân Tiến, Quốc Tiến và nội thị Tuy Hòa. Sau năm 1975, hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh, thị xã Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Khánh, gồm 6 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 6) và 2 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc. Ngày 10 tháng 3 năm 1977, sáp nhập thị xã Tuy Hòa vào huyện Tuy Hòa và chuyển thành thị trấn Tuy Hòa; từ đó, huyện Tuy Hòa có 1 thị trấn Tuy Hòa và 17 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa Trị, Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Quang, Hòa Định, Hòa Thành, Sơn Thành, Hòa Bình, Hòa Tân, Hòa Vinh, Hòa Đồng, Phú Lâm, Hòa Hiệp, Hòa Phong, Hòa Xuân, Hòa Thịnh, Hòa Mỹ. Theo Quyết định số 241/CP ngày 22 tháng 9 năm 1978 của Hội đồng Chính phủ, chia huyện Tuy Hòa thành hai đơn vị hành chính lấy tên là huyện Tuy Hòa và thị xã Tuy Hòa. Thị xã Tuy Hòa có 6 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 6) và 2 xã là Bình Kiến và Bình Ngọc. Đây là tiền đề cho việc hình thành các đơn vị hành chính của thành phố. Ngày 5 tháng 9 năm 1981, chuyển 6 xã: Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Định, Hòa Trị, Hòa Quang, Hòa Hội thuộc huyện Tuy Hòa về thị xã Tuy Hòa quản lý. Ngày 30 tháng 9 năm 1981, chia xã Bình Kiến thành 2 xã: Bình Kiến và Hòa Kiến; chia xã Hòa Định thành 2 xã: Hòa Định Đông và Hòa Định Tây. Cuối năm 1988, thị xã Tuy Hòa có 6 phường 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 10 xã: Bình Kiến, Bình Ngọc, Hòa An, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Hội, Hòa Kiến, Hòa Quang, Hòa Thắng, Hòa Trị. Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tái lập tỉnh Phú Yên từ tỉnh Phú Khánh, thị xã Tuy Hòa trở lại là tỉnh lị tỉnh Phú Yên. Ngày 28 tháng 4 năm 1999, chia phường 2 thành 2 phường: 2 và 8; chia phường 5 thành 2 phường: 5 và 7. Ngày 31 tháng 1 năm 2002, tách 7 xã: Hòa An, Hòa Thắng, Hòa Định Đông, Hòa Định Tây, Hòa Trị, Hòa Quang, Hòa Hội để thành lập huyện Phú Hòa. Ngày 20 tháng 8 năm 2003, chia xã Bình Kiến thành xã Bình Kiến và phường 9. Ngày 5 tháng 1 năm 2005, chuyển thị xã Tuy Hòa thành thành phố Tuy Hòa; chuyển xã An Phú thuộc huyện Tuy An về thành phố Tuy Hòa quản lý; chuyển thị trấn Phú Lâm thuộc huyện Tuy Hòa (nay là 2 huyện Đông Hòa và Tây Hòa) về thành phố Tuy Hòa quản lý và đổi thành phường Phú Lâm. Ngày 3 tháng 12 năm 2007, chia phường Phú Lâm thành 3 phường: Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông. Ngày 11 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg công nhận thành phố Tuy Hòa là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Phú Yên. == Hành chính == Sau ngày tái lập tỉnh Phú Yên từ tỉnh Phú Khánh (Phú Yên-Khánh Hòa), Tuy Hòa lại trở thành thị xã tỉnh lỵ của Phú Yên. Tháng 8-2002 được công nhận là đô thị loại III trong chuỗi đô thị của khu vực duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Theo nghị định của thủ tướng chính phủ 03/2005/NĐ-CP, thị xã Tuy Hòa chuyển thành thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên và điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố này. Tháng 3-2013, thành phố Tuy Hòa được công nhận là đô thị loại II Thành phố Tuy Hòa được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Tuy Hòa, đồng thời thành lập phường Phú Lâm (thị trấn Phú Lâm của huyện Tuy Hòa trước đây) và sáp nhập xã An Phú (thuộc huyện Tuy An trước đây) vào Thành phố Tuy Hòa. === Phân chia hành chính === Thành phố hiện nay có diện tích tự nhiên 10.682 ha, dân số 202.030 người và chia thành 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Phường 1 Phường 2 Phường 3 Phường 4 Phường 5 Phường 6 Phường 7 Phường 8 Phường 9 Phường Phú Đông Phường Phú Lâm Phường Phú Thạnh Xã An Phú Xã Bình Kiến Xã Bình Ngọc Xã Hoà Kiến. === Ủy ban Nhân dân Thành phố === Địa chỉ: 02 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên Điện thoại: 057.3823041 - Fax:057.3829186 Chủ tịch, các Phó Chủ tịch - Chủ tịch: Ông Phạm Đình Cự. - Phó Chủ tịch:Ông Trần Quang Nhất. - Phó Chủ tịch: Ông Hồ Đức Hùng. - Phó Chủ tịch: Ông Nguyễn Ngọc Tứ. Giới thiệu chung về thành phố Tuy Hoà: Thành phố Tuy Hoà có 16 đơn vị hành chính trực thuộc: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9, Phường Phú Lâm, Phường Phú Thạnh, Phường Phú Đông, xã Bình Ngọc, xã Bình Kiến, xã Hoà Kiến, xã An Phú. == Kinh tế == Được mệnh danh là vựa lúa của miền Trung. Hiện nay hoạt động kinh tế đang chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp và du lịch. Hiện có khu công nghiệp An Phú, và các điểm công nghiệp trên địa bàn thành phố. - Ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có những đột phá mạnh mẽ. Cùng với việc thực hiện tốt chính sách khuyến khích đầu tư của UBND TP, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, Tuy Hoà còn đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa", củng cố lại hoạt động của các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong giai đoạn 2001 - 2005 bình quân đạt 23,7%/năm. Đặc biệt, với việc xây dựng và đưa Khu công nghiệp An Phú (năm 2002) vào hoạt động, Tuy Hoà đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư. Đến năm 2005, khu công nghiệp này đã thu hút 25 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký 2,26 triệu USD và 148,81 tỷ đồng. - Hoạt động thương mại - dịch vụ cũng phát triển khá mạnh mẽ, năm 2005 đạt 846,2 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2000. Nét nổi bật là thành phố đã hình thành được hệ thống chợ rộng khắp, hoạt động sầm uất và khá nền nếp, mà hạt nhân là chợ trung tâm Tuy Hòa với hơn 1.500 sạp hàng cố định, có siêu thị và một số quầy hàng chuyên doanh theo hướng hiện đại. Ngoài dự án nâng cấp chợ trung tâm với tổng vốn 18,334 tỷ đồng, Tuy Hoà còn có kế hoạch xây dựng thêm nhiều chợ mới như: chợ phường 7, chợ Minh Đức (xã Hoà Kiến), chợ Màng Màng (xã Bình Kiến),... tạo môi trường giao thương rộng khắp. - Một điểm nhấn quan trọng trong bức tranh kinh tế của thành phố Tuy Hoà là sự phát triển của ngành du lịch. Những cảnh quan thiên nhiên thơ mộng như: bãi biển Tuy Hoà, bãi biển Long Thuỷ (thuộc xã An Phú), núi Nhạn, sông Đà,... đã tạo cho Tuy Hoà lợi thế để trở thành thành phố du lịch hấp dẫn. Trong giai đoạn 2000 - 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành du lịch luôn đạt trên 15%/năm. Lợi thế phát triển ngành công nghiệp "không khói" càng được phát huy khi tỉnh Phú Yên chú trọng đẩy mạnh đầu tư hạ tầng du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch, thực hiện chương trình liên kết phát triển du lịch với các tỉnh duyên hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh,... - Sản xuất nông - lâm - thuỷ sản cũng có bước tiến vững chắc, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 6,7%/năm (2001 - 2005). Thành phố đang đẩy mạnh thực hiện các dự án quan trọng như: dự án phát triển đàn bò lai sind, dự án phát triển hoa - cây cảnh, dự án sản xuất rau an toàn tại xã Bình Ngọc; chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân. Trong lĩnh vực thuỷ sản, thành phố khuyến khích và tạo điều kiện để ngư dân đóng mới, cải hoán tàu, thuyền công suất lớn, đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ. Không những thế, Tuy Hòa còn là một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước phát triển nghề câu cá ngừ đại dương và dẫn đầu cả nước về sản lượng khai thác, đánh bắt loài thuỷ sản này. Trong giai đoạn 2000 - 2005, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản bình quân đạt trên 4.000 tấn/năm, trong đó riêng cá ngừ đại dương đạt 2.000 - 2.500 tấn/năm. Phong trào nuôi tôm giống phát triển khá mạnh, hàng năm sản xuất trên 300 triệu con tôm giống post bán ra thị trường. == Hạ tầng == Nằm trên trục Quốc lộ 1A Bắc Nam. Tuyến đường sắt Bắc Nam. Quốc lộ 25, ĐT645 nối liền các tỉnh, thành phố trong khu vực. Sân bay Đông Tác được nâng cấp thành sân bay Tuy Hòa, có vị trí chiến lược quan trọng, phục vụ các chuyến bay Hồ Chí Minh - Tuy Hòa | Hà Nội - Tuy Hòa. Vào năm 2013, sân bay Tuy Hòa sẽ có nhà ga hàng không và trở thành sân bay dân dụng. Hệ thống vận tải: từ thành phố đi khắp các tỉnh thành trong cả nước khá hoàn chỉnh. Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thành phố Tuy Hòa và các vùng lân cận. Hệ thống thông tin liên lạc: Bưu điện trung tâm Tỉnh Phú Yên đặt tại trung tâm thành phố đảm bảo liên lạc thông suốt. Hệ thống Internet đường truyền ADSL tốc độ cao là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn thành phố. Hệ thống y tế: Có Bệnh viện đa khoa trung tâm tỉnh và bệnh viện đa khoa Thành phố Tuy Hòa. Hệ thống giáo dục: Khá hoàn chỉnh từ mầm non đến đại học. Đại học: Đại học Phú Yên và trường Đại học Xây dựng Miền trung Cao đẳng: Cao đẳng nghề, trường trung cấp y tế, cao đẳng công nghiệp Tuy Hòa, trung tâm giáo dục thường xuyên Học viện: Học viện ngân hàng- Phân viện Phú Yên, đào đạo các cấp học từ trung cấp đến Cao đẳng chính quy và Đại học tại chức, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn. Khu đô thị mới Nam Tuy Hòa sông Đà Rằng nằm trong quy hoạch Khu kinh tế nam Phú Yên,gắn với KCN Hòa Hiệp và cảng Vũng Rô, cầu Hùng Vương nối đôi bờ sông Ba với chiều dài 1.400m. Thành phố Tuy Hòa - Thành phố trực thuộc tỉnh định hướng phát triển mở rộng đô thị ra ba phía (Bắc, Tây, Nam) và sớm hoàn thành các tiêu chuẩn để phấn đấu thành đô thị loại I vào năm 2025. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang đi qua đang được xây dựng. == Du lịch == Du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn với lợi thế nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp. Vài năm trở lại đây, Tp Tuy Hoà là điểm đến của nhiều chương trình, sự kiện lớn như Duyên Dáng Việt Nam 2010, 2011. Chương trình Sao Mai điểm hẹn 2010. Chung kết cuộc thi Sao Mai Điểm Hẹn 2009. Chương trình phần thi áo tắm trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2010... Các di tích và danh thắng là: Tháp Nhạn, sông Đà Rằng, cầu Đà Rằng, các chùa Hồ Sơn, Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh Sơn, Bảo Tịnh, Bảo Lâm, Kim Cang, Khu du lịch Đá Bàn, núi Chóp Chài (Nựu Sơn), Khu du lịch Gió Chiều, Bãi biển Tuy Hoà, gành Đá Dĩa, đập Hàn... === Tháp Nhạn === Là công trình kiến trúc nghệ thuật Champa duy nhất còn sót lại trên vùng đất Tuy Hoà. Ngọn tháp nằm trên đỉnh Núi Nhạn, nên được người dân địa phương gọi là Tháp Nhạn. Đây cũng là biểu tượng của Tp Tuy Hoà. Tháp có điện chính là thờ Bà Thiên Y A Na. Ngoài ra còn phụng thờ Quan Âm Bồ Tát, Phật A Di Đà, 5 Bà Ngũ Hành, Phật Di Lặc, Quang Thánh... === Núi Nhạn === Là một trong 2 ngọn núi duy nhất nằm lọt giữa trung tâm thành phố. Từ trên đỉnh núi có thể phóng tầm mắt về cả 4 hướng của Tuy Hoà. Đây là điểm tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn đối với những ai đến với Tp Tuy Hoà. Bên cạnh đó, dưới chân núi là dòng sông Đà Rằng hiền hoà uốn lượn chảy qua, tạo nên một khung cảnh rất nên thơ, hữu tình. Hàng năm có nhiều hoạt động lễ hội diễn ra nhất là vào mùa xuân: hội Dinh Thầy == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên Trang du lịch Phú Yên
cột mốc 23.txt
Cột mốc 23 là một bộ phim kinh dị, tâm lý của Việt Nam do đạo diễn Nguyễn Quốc Duy thực hiện. Phim được công chiếu vào năm 2011. Cột mốc 23 có sự tham gia của nhiều diễn viên tên tuổi như Huy Khánh, Quốc Cường, Võ Thành Tâm, Phi Thanh Vân, Thân Thúy Hà... phim cũng có sự góp mặt của người mẫu Bảo Trúc với hai diễn viên hài Tiết Cương và Trung Dân. == Nội dung == Phim xoay quanh cô gái trẻ tên Nhã Trang vừa xinh đẹp vừa thành đạt. Sau một sai sót của bác sĩ, cô hiểu nhầm là bản thân bị bệnh nan y và sắp chết. Cô về sống tại một vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh với hi vọng tìm được bình yên trước khi lìa đời. Không lâu sau đó, nhiều chuyện kinh dị lạ lùng trong vùng bỗng xảy đến với cô, Nhã Trang rất sợ nhưng cô vẫn cố gắng tìm hiểu và đối phó với nó. Những chuyện kinh hoàng cứ liên tục diễn ra, cho đến khi Nhã Trang giật mình tỉnh dậy, cô nhận ra vừa rồi chỉ là giấc mơ. Cô vui vẻ đi dạo ngoài đường. == Diễn viên == Bảo Trúc vai Nhã Trang Quốc Cường vai Nguyên, thợ chụp ảnh khỏa thân Huy Khánh vai Quynh, chủ quán thịt chó Diễm Châu vai Hoa, em gái của Quynh Võ Thành Tâm vai Quân, người yêu của Nhã Trang Phi Thanh Vân vai Xuyên Tiết Cương vai Thám tử tư Trung Dân vai Thầy pháp Thân Thúy Hà vai Người đàn bà ma Mạnh Hùng vai Người đàn ông ma Quốc Thuận vai Bác sĩ Mạnh Linh Hoàng Thành vai Bác sĩ Thành Mạc Anh Thư vai Cô gái định tự tử Thanh Vy vai Sư cô Hồng Sáp vai Bà thầy bói == Sản xuất == Đạo diễn Nguyễn Quốc Duy cho biết, bộ phim Cột mốc 23 được anh chỉnh sửa và triển khai từ một truyện ngắn anh viết từ trước, mang tên Ớt đỏ. Đạo diễn nói: "Phim không tập trung vào yếu tố kinh dị, dù vậy sẽ mang hơi hướm của dòng phim liêu trai. Ngoài ra, yếu tố hài và lãng mạn không thể thiếu". == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trailer chính thức của phim. Cột mốc 23 tại Internet Movie Database
quy tắc đặt dấu thanh trong chữ quốc ngữ.txt
Việc đặt dấu thanh cho tiếng Việt tuân thủ một số quy tắc, dựa trên cách phát âm theo chữ cái tiếng Việt. Hiện nay có ít nhất hai quan điểm về cách đặt dấu thanh, mỗi quan điểm đều có một số nhà ngôn ngữ học ủng hộ. == Quan điểm chính thống == === Kiểu cũ === Hiện nay có hai quan điểm về cách đặt dấu thanh thường được gọi là "kiểu cũ" và "kiểu mới" Quy tắc kiểu cũ có phần căn cứ trên nhãn quan, giữ vị trí dấu ở giữa hay gần giữa mỗi từ cho cân bằng. Nếu có một nguyên âm thì dấu đặt ở nguyên âm: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng Nếu là tập hợp hai (2) nguyên âm (nhị trùng âm) thì đánh dấu ở nguyên âm đầu. Tập hợp ba (3) nguyên âm (tam trùng âm) hoặc hai nguyên âm + phụ âm cuối thì vị trí dấu chuyển đến nguyên âm thứ nhì. Ví dụ như: "òa" hay "tòa" thì dấu huyền đặt trên chữ "o". Nhưng nếu "toàn" thì dấu chuyển đến "a". "ủy" hay "thủy" thì dấu hỏi đặt trên "u". Nhưng nếu "khuỷu" thì dấu chuyển đến "y". Ngoại lệ là chữ "ê" và "ơ" chiếm ưu tiên, bất kể vị trí. Ví dụ như: "thuở", nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu hỏi đặt ở chữ "u" nhưng có "ơ" thì chuyển sang "ơ". "chuyện", nếu căn cứ vào lệ kể trên thì dấu nặng đặt ở chữ "y" nhưng có "ê" thì chuyển sang "ê". Kiểu cũ dựa trên những từ điển từ trước năm 1950 nên "gi" và "qu" được coi là một mẫu tự riêng. Vì vậy "già" và "quạ" không phải là nhị trùng âm "ia" hay "ua" mà là "gi" + "à"; và "qu" + "ạ". Nếu viết nhị trùng âm "ia" với phụ âm "gi" thì sẽ viết là "giặt giỵa" và đọc là zịa [ʐie6]). === Kiểu mới === Quy tắc "kiểu mới" căn cứ trên ngữ âm học muốn đối chiếu chữ và âm. Quy tắc đó như sau: Với các âm tiết [-tròn môi] (âm đệm /zero/) có âm chính là nguyên âm đơn: Đặt dấu thanh điệu vào vị trí của chữ cái biểu diễn cho âm chính đó. Ví dụ: á, tã, nhà, nhãn, gánh, ngáng... Với các âm tiết [+tròn môi] (âm đệm /w/, được biểu diễn bằng "o, u") có âm chính là nguyên âm đơn thì cũng bỏ dấu thanh điệu vào vị trí chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: hoà, hoè, quỳ, quà, quờ, thuỷ, nguỵ, hoàn, quét, quát, quỵt, suýt... Với các âm tiết có âm chính là nguyên âm đôi: Nếu là âm tiết [-khép] (nguyên âm được viết là: "iê, yê, uô, ươ"; âm cuối được viết bằng: "p, t, c, ch, m, n, ng, nh, o, u, i") thì bỏ dấu lên chữ cái thứ hai trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: yếu, uốn, ườn, tiến, chuyến, muốn, mượn, thiện, thuộm, người, viếng, muống, cường... Nếu là âm tiết [+khép] (nguyên âm được viết là: "ia, ya, ua, ưa") thì nhất loạt bỏ dấu vào vị trí chữ cái thứ nhất trong tổ hợp hai chữ cái biểu diễn cho âm chính. Ví dụ: ỉa, tủa, cứa, thùa, khứa... Phân biệt vị trí đặt dấu thanh điệu ở tổ hợp "ua" và "ia": Với "ia" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "g" ở đầu âm tiết. Có "g" thì đặt vào "a" (già, giá, giả...), không có "g" thì đặt vào "i" (bịa, chìa, tía...). Trường hợp đặc biệt: "gịa" (có trong từ "giặt gịa" và đọc là zịa [ʐie6]). Với "ua" thì phân biệt bằng sự xuất hiện hay vắng mặt của chữ cái "q". Có "q" thì đặt vào "a" (quán, quà, quạ...), không có "q" thì đặt vào "u" (túa, múa, chùa...). Hoặc để giản tiện cho việc làm bộ gõ, có thể coi "qu" như là một tổ hợp phụ âm đầu tương tự như "gi, nh, ng, ph, th"... Khi đó, sẽ coi "quán, quà, quạ"... như là những âm tiết có âm đệm /zero/. == Trong đời sống == Trong đời sống, ví dụ như trong các chương trình máy tính giúp nhập tiếng Việt, hiện vẫn tồn tại hai cách đặt dấu thanh trong tiếng Việt. Ví dụ "hòa" là một cách đặt dấu thanh khác cho "hoà", trong đó "hòa" còn gọi là cách đặt dấu thanh "cũ". Bảng sau liệt kê các trường hợp mà hai cách đặt dấu thanh khác nhau: Những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" cho rằng vì oa, oe, uy phiên âm theo IPA là /wa/, /wɛ/, /wi/ nên phải bỏ dấu vào vần a, e và i tương đương. Thêm vào đó, theo cách bỏ dấu gọi là kiểu "mới" bất cứ từ có biến đổi, vị trí dấu thanh không hề thay đổi. Trong khi đó những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" thì cho rằng cách lý luận như trên là thiếu cơ sở vì IPA là để biểu thị cách phát âm chứ không phải biểu thị cách viết do đó không thể dùng để quyết định là cách bỏ dấu kiểu "mới" là đúng hơn. Thêm vào đó, IPA mới chỉ được phát triển vào cuối thế kỉ 19 , trong khi chữ Quốc Ngữ đã được phát triển hoàn toàn độc lập và không ngừng thay đổi từ thế kỉ 17. Do đó, theo những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" việc dùng IPA để quyết định xem tiếng Việt phải bỏ dấu thế nào là bất hợp lý. Những người này còn cho rằng mặc dù IPA là phương pháp biểu thị cách phát âm phổ dụng nhất nhưng không có nghĩa là cách biểu thị cách phát âm duy nhất cũng như không phải là cách biểu thị cách phát âm chính xác nhất vì vậy không có lý gì lại sử dụng nó làm chuẩn để quyết định cách bỏ dấu tiếng Việt mà không phải là một trong các phương pháp biểu thị cách phát âm khác . Trên quan điểm ngôn ngữ là do con người tạo nên và luôn biến đổi theo nhu cầu của con người, những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "cũ" còn chỉ trích những người ủng hộ cách bỏ dấu kiểu "mới" là đang cố phức tạp hóa tiếng Việt, gây khó khăn không cần thiết nhất là trong giảng dạy học sinh tiểu học cũng như trong việc phát triển thuật toán và xử lý tiếng Việt trên máy vi tính. Họ còn cho rằng, thêm một quy tắc như trên không đem lại gì cho tiếng Việt nói chung và chữ Quốc Ngữ nói riêng do đó là hoàn toàn không cần thiết. Họ lấy dẫn chứng cho quan điểm của mình là việc chữ Quốc Ngữ từ khi được phát triển vào thế kỉ 17 đến nay đã trải qua rất nhiều thay đổi, bổ sung có và loại bỏ cũng có. == Chú thích == == Liên kết ngoài == "Quy tắc đặt dấu thanh trong tiếng Việt"", Vũ Xuân Lương, Trung tâm Từ điển Học "Một số ý kiến nhỏ về cách ghi dấu thanh trên văn bản tiếng Việt", Trần Thị Thìn "Trích từ Một số vấn đề từ điển học", Hoàng Phê - Nguyễn Ngọc Trâm "Vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt", Vũ Dũng. "Về bài "Vấn đề đánh dấu thanh tiếng Việt" của Vũ Dũng", Cao Xuân Hạo. Bảng quy tắc giản dị để dạy trẻ em đặt dấu thanh trong tiếng Việt, Johannjs
new england.txt
Tân Anh hay Tân Anh Cát Lợi (tiếng Anh: New England) là một vùng của Hoa Kỳ nằm trong góc đông bắc của quốc gia, giáp Đại Tây Dương, Canada và tiểu bang New York. Nó bao gồm các tiểu bang ngày nay là Maine, New Hampshire, Vermont, Massachusetts, Đảo Rhode, và Connecticut. Đây là một trong những vùng định cư xưa nhất của người Anh tại Tân Thế giới. Những người di cư Anh từ châu Âu đầu tiên đến định cư trong vùng Tân Anh vào năm 1620 tại thuộc địa Plymouth. Vào cuối thế kỷ 18, các thuộc địa Tân Anh là các thuộc địa của Anh đầu tiên ở Bắc Mỹ muốn chứng tỏ tham vọng độc lập khỏi Vương miện Anh mặc dù cũng chính họ sau này lại chống đối cuộc chiến tranh năm 1812 giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Tân Anh cho ra đời các tác phẩm văn chương Mỹ và triết lý đầu tiên và đây cũng là nơi bắt đầu của giáo dục công cộng miễn phí. Vào thế kỷ 19, nó đóng vai trò nổi bật trong phong trào bãi nô tại Hoa Kỳ. Nó là vùng đầu tiên của Hoa Kỳ được biến đổi nhờ Cách mạng Công nghiệp. Tân Anh là một vùng có mức độ ủng hộ cao nhất cho đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ. Đa số cử tri tại mỗi tiểu bang đã bỏ phiếu cho các đảng viên Dân chủ trong những cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 1992, 1996, 2004, và 2008. Sau các cuộc bầu cử năm 2008, tất cả các thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đến từ Tân Anh đều thuộc đảng Dân chủ. == Ghi chú == == Đọc thêm == Weeden, William Babcock, "Economic and Social History of New England, 1620-1789", Boston and New York: Houghton, Mifflin and company, 1890. 2 volumes. == Liên kết ngoài == Hiệp hội Thống đốc Tân Anh Cát Lợi Tân Anh Cát Lợi lịch sử Bản đồ của Cục địa chất Hoa Kỳ về Tân Anh Cát Lợi và New York
biển hoa đông.txt
Biển Hoa Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương và nằm về phía đông của Trung Quốc đại lục. Tại Trung Quốc, biển này được gọi là Đông Hải. Ở Hàn Quốc, vùng biển này đôi khi được gọi là Nam Hải, nhưng từ này thường chỉ dùng để chỉ vùng biển gần bờ ở phía nam Hàn Quốc. == Tên gọi == Tên gọi "Biển Hoa Đông" trong tiếng Việt gồm hai yếu tố là "biển" và "Hoa Đông", có nghĩa là "biển ở miền đông Trung Hoa". Không một ngôn ngữ chịu ảnh hưởng của Hán ngữ nào khác sử dụng tên gọi này. Nó có khả năng được "dịch" từ tên gọi của biển Hoa Đông trong một ngôn ngữ châu Âu nào đó (chẳng hạn tiếng Anh "East China Sea"), có thể là để tránh nhầm lẫn giữ "Đông Hải" (tên của biển Hoa Đông trong tiếng Trung) và "Biển Đông" của Việt Nam. == Địa lý == Biển Hoa Đông được bao bọc bởi đảo Kyushu và quần đảo Nansei, phía nam giáp đảo Đài Loan và phía tây giáp Trung Quốc đại lục. Nó thông với biển Đông ở phía nam qua eo biển Đài Loan và thông với biển Nhật Bản qua eo biển Triều Tiên, mở rộng lên phía bắc đến Hoàng Hải. Biển có diện tích là 1.249.000 km². Biển Hoa Đông tiếp giáp với đường biển của các quốc gia (theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc) gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. == Sông == Sông lớn nhất đổ ra Biển Hoa Đông là Trường Giang (tức sông Dương Tử). == Đảo và đá ngầm == Quần đảo Senkaku: tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản. Đảo Hải Tiêu. Ở phía bắc biển Hoa Đông có một số rạn đá ngầm như: Đá ngầm Socotra (tiếng Triều Tiên: 이어도, Ieodo; giản thể: 苏岩礁; bính âm: Sūyán Jiāo; Hán-Việt: Tô Nham tiêu): tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hàn Quốc. Đá ngầm Hổ Bì (giản thể: 虎皮礁; bính âm: Hǔpí Jiāo; Hán-Việt: Hổ Bì tiêu) Đá ngầm Áp (giản thể: 鸭礁; bính âm: Yā Jiāo; Hán-Việt: Áp tiêu) == Tranh chấp == Tại Biển Hoa Đông có những vụ tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia. Tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản liên qua tới nguồn khí thiên nhiên. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần đây đã phát hiện ra rằng tại đây tồn tại một mỏ khí thiên nhiên lớn dưới đáy biển Đông Hải, một phần của mỏ nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong khi phần còn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình do nó là phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi Nhật Bản tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế của mình do nó nằm trong phạm vi 200 hải lý (370 km) từ bờ biển Nhật Bản. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho lắp đặt thiết bị tại mỏ khí đốt Xuân Hiểu, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và chỉ cách ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế đang bị Nhật Bản tranh chấp trên 4 km, để khai thác khí thiên nhiên. Nhật Bản cho rằng mặc dù các thiết bị của mỏ hơi đốt Xuân Hiểu nằm ở mé Trung Quốc của đường trung tuyến mà chính quyền Tokyo coi như là ranh giới biển của hai phía, nhưng chúng có thể khoan vào các mỏ kéo dài tới vùng tranh chấp. Vì thế Nhật Bản đòi hỏi phải được ăn chia trong nguồn khí thiên nhiên này. Tranh chấp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan tới đá ngầm Socotra (32°07′22,63″B 125°10′56,81″Đ), một rạn đá ngầm mà trên đó Hàn Quốc đã cho xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học. Trong khi không một quốc gia nào tuyên bố đá ngầm này là lãnh thổ của mình thì Trung Quốc lại cho rằng các hoạt động của Hàn Quốc tại đây là vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Kosuke Takahashi. Gas and oil rivalry in the East China Sea Asia Times Online. 27-7-2004. Chinese submarine enters Japanese waters. Wikinews. 18-11-2004. Tra cứu 7-3-2006. Oil and gas in troubled waters The Economist. 6-10-2005. J Sean Curtin. Stakes rise in Japan, China gas dispute Asia Times Online. 19-10-2005. Chinese Suyan Rock community
danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ châu á.txt
Danh sách các quốc gia có chủ quyền và độc lập tại lục địa châu Á, bao gồm cả các lãnh thổ phụ thuộc === Ghi chú === == Danh sách khác == Danh sách các quốc gia châu Á theo GDP: theo GDP trên đầu người theo GDP PPP
công nghệ cao.txt
Công nghệ cao hay Kỹ thuật cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, trị giá gia tăng cao và thân thiện với môi trường; đóng một vai trò rất quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa, công nghiệp hóa các ngành sản xuất, dịch vụ hiện có. Không có sự phân định rõ ràng một loại công nghệ nào đó thuộc loại công nghệ cao dựa vào thời gian, vì vậy nên các sản phẩm được quảng cáo là công nghệ cao trong những năm 1960 hiện nay có thể sẽ được xem là công nghệ thông thường hay công nghệ thấp. Sự không rõ ràng trong định nghĩa về công nghệ cao dễ dẫn đến các doanh nghiệp, các nhà tiếp thị thường mô tả gần như toàn bộ các sản phẩm mới là công nghệ cao. Việc phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nền sản xuất của mỗi nước đều chiếm vị trí quan trọng. Nhiều nước đã có chiến lược phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn có ứng dụng công nghệ cao. Ấn Độ, Trung Quốc và Israel là các ví dụ điển hình cho chiến lược đầu tư phát triển các ngành công nghệ cao ở những nước đang phát triển. Israel, trong vòng 20 năm trở lại đây đã trở thành một thế lực công nghệ cao hùng mạnh trên thế giới, chuyển đổi căn bản từ một nước của hợp tác xã nông nghiệp thành một trung tâm công nghệ hiện đại. Mỗi năm đất nước này có tới hàng ngàn hãng công nghệ mới ra đời, thu hút một lượng lớn những người lao động có trình độ và chất lượng cao, có tác động mạnh đến mức độ đầu tư và phát triển của đất nước. == Một số lĩnh vực công nghệ cao == Công nghệ vũ trụ Công nghệ sinh học Công nghệ thông tin Công nghệ vật liệu mới Công nghệ tự động hóa OECD cũng có sự phân loại công nghiệp. OECD có hai cách tiếp cận khác nhau: tiếp cận theo lĩnh vực, ngành và tiếp cận theo sản phẩm. Tiếp cận theo ngành hay lĩnh vực là phân loại công nghiệp dựa theo tỉ lệ công nghệ của chúng, trong khi đó tiếp cận theo sản phẩm lại dựa vào sản phẩm cuối cùng. Việc phân loại của OECD như sau (từ năm 1973): == Xem thêm == Công nghệ Khoa học Khu công nghệ cao Hòa Lạc Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh == Chú thích == == Liên kết ngoài == Distribuzione prodotti high tech e altre categorie merceologiche Introduction into High-tech and Advanced watches Bangalore's High Tech Boast Tested Popular Technologies Review
groove music.txt
Groove Music (trước đây là Xbox Music và Zune Music và cũng có tên là Microsoft Groove) là một dịch vụ streaming nhạc kỹ thuật số được phát triển bởi Microsoft cho phép streaming nhạc thông qua đăng ký hoặc mua hàng thông qua Windows Store. Dịch vụ này được dựa trên web và cũng có sẵn qua các ứng dụng cho dòng sản phẩm Microsoft Windows và Xbox, cũng như Android và iOS. Groove nay đã có hơn 38 triệu bài hát. == Lịch sử == Microsoft trước đó đã đầu tư vào các dịch vụ nhạc với nhãn hiệu Zune. Zune Music Marketplace đã bao gồm 11 triệu bài hát. Dòng các máy nghe nhạc Zune và cửa hàng Zune đã không được thành công, và nhãn hiệu này đã bị ngừng vào đầu những năm 2010, mặc dù nó vẫn tiếp tục có mặt trên nhiều thiết bị và Zune Music Pass vẫn cho phép truy cập không giới hạn các bài hát với giá 9.99 USD mỗi tháng. Trong lúc đó, Microsoft đang nhấn mạnh tới sức mạnh của nhãn hiệu Xbox của họ vì tính hấp dẫn của nó đối với người tiêu dùng. Công ty đã mở rộng các dịch vụ đa phương tiện qua Xbox Live để đi kèm thêm các dịch vụ như một cửa hàng video và chợ trò chơi trực tuyến. Họ đã quyết định sẽ giới thiệu một dịch vụ nhạc mới để xây dựng dựa trên những tính năng sẵn có trên. Microsoft giới thiệu dịch vụ mới của mình trong cuộc họp báo của họ tại Electronic Entertainment Expo 2012 vào ngày 4 tháng 6. Xbox Music được bắt đầu cùng với dịch vụ Xbox Video vào ngày 16 tháng 10 năm 2012. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2015, Microsoft công bố việc thay đổi nhãn hiệu từ Xbox Music thành Groove để gắn với việc phát hành Windows 10 sắp được diễn ra. Nhãn hiệu mới sử dụng thương hiệu "Groove" mà Microsoft trước đó đã sử dụng cho một sản phẩm khác không có liên quan Microsoft Office Groove (bây giờ là OneDrive for Business). Joe Belfiore giải thích việc đổi nhãn hiệu nhằm tách dịch vụ này ra khỏi dòng sản phẩm Xbox, khiến nó bao gồm cả các nền tảng không phải Xbox khác. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2015, theo một bản cập nhật hệ thống cho Xbox 360, tên của ứng dụng đã thay đổi theo nhãn hiệu mới. Ứng dụng cho Xbox One trước đó cũng được thay đổi trong một bản cập nhật. == Tính năng == Groove Music Pass là một dịch vụ đăng ký cho phép streaming không giới hạn các nội dung có trong dịch vụ. Trước đó còn có một dịch vụ streming được hỗ trợ bởi quảng cáo nhưng đã bị ngừng từ ngày 1 tháng 12 năm 2014. Nhạc cũng có thể được mua trực tiếp từ Windows Store. Các bài hát mà người dùng đã mua, và các danh sách phát bao gồm những bài hát có sẵn trên dịch vụ có thể được đồng bộ qua OneDrive và được truy cập nhừ nhiều thiết bị. Các bài hát trong thư viện cục bộ của người dùng trên một PC Windows 8.1 có thể được khớp lại và có sẵn cho các thiết bị khác nếu nó có sẵn trên Groove Music Pass. Việc tải lên nhạc không phải của Groove cũng sẽ có sẵn trên Windows 10. Các "trạm radio" tùy chỉnh có thể được tạo ra sử dụng các bài hát liên quan tới các bài hát mà người dùng đã chọn. Các bài hát có thể được tải về để nghe ngoại tuyến trên điện thoại thông minh. Bản cập nhật Anniversary Update của Windows 10 cho phép người dùng ẩn những tính năng yêu cầu Groove Music Pass khỏi giao diện. === Groove Music Pass === Groove Music Pass (trước đây là Xbox Music Pass và Zune Music Pass) là một dịch vụ đăng ký trả tiền cho phép người dùng nghe các bài nhạc đã đăng ký của họ trên bất cứ thiết bị nào đã cài đặt dịch vụ. Dịch vụ này tại Hoa Kỳ cho phép đăng ký hàng tháng hoặc thường niên. Người dùng có thể dùng thử dịch vụ trong một tháng, nhưng những người dùng trước đó đã dùng thử dịch vụ Zune Music Pass trước khi đổi tên sẽ không được tham gia chương trình dùng thử này. === Lưu trữ đám mây === Groove Music cho phép người dùng tạo các bộ sưu tập các bài hát và danh sách phát được lưu trữ trên đám mây và có thể được truy cập trên tất cả các thiết bị được hỗ trợ. Các bài hát có thể được thêm vào từ Groove Music Store hoặc được khớp lại (các bài hát trong Groove Music Catalog) với các bài hát được lưu cục bộ trong máy của người dùng hoặc được tải lên tài khoản Microsoft OneDrive của người dùng. === Các API cho nhà phát triển === API Groove Music cho phép nhà phát triển truy cập vào các dịch vụ web RESTful để tận dụng kho nội dung và các tính năng của dịch vụ trong ứng dụng hoặc trang web của họ. == Các nền tảng hỗ trợ == Ứng dụng Groove có sẵn cho Windows 8, Windows 8.1, Windows 10, Windows Phone, Xbox 360, Xbox One, Android và iOS. Dịch vụ này cũng có một phiên bản nền web. == Có sẵn tại các quốc gia == Các quốc gia được sử dụng dịch vụ Groove bao gồm: == Xem thêm == Microsoft Movies & TV Bing Audio MixRadio TuneCore Windows Media Player == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Groove Music web player Bản mẫu:Nền tảng phân phối nhạc kỹ thuật số
windows holographic.txt
Windows Holographic là một nền tảng tính toán thực tại hỗn hợp của hãng Microsoft, cho phép các ứng dụng trình diễn các yếu tố ảo (Microsoft gọi là "hologram" nghĩa là ảnh toàn ký) được kết hợp với các yếu tố thế giới thực mang tính chất vật lý này mà nó nhận thức để cùng tồn tại trong môi trường chia sẻ. Một biến thể của Windows dành cho máy tính thực tế tăng cường (giúp gia tăng môi trường vật lý thế giới thực với các yếu tố ảo) Windows Holographic có môi trường hoạt động tăng cường thực tại có thể chạy ở bất kỳ ứng dụng nền tảng nào của Windows. Ngoài ra, với giao diện lập trình ứng dụng Windows Holographic vốn là một phần của Universal Windows Platform, sẽ được kích hoạt trong tất cả các phiên bản Windows 10 (bao gồm cả phiên bản dành cho điện thoại và máy tính bảng nhỏ và Xbox One) các tính năng thực tại hỗn hợp có thể được bổ sung vào bất kỳ ứng dụng nền tảng nào của Windows, bao gồm một loạt các thiết bị sử dụng Windows 10. Microsoft đã cho ra mắt Windows Holographic nhân sự kiện "Windows 10: The Next Chapter" vào ngày 21 tháng 1 năm 2015. Nó được bố trí giới thiệu như là một phần của việc triển khai chung hệ điều hành Windows 10, và trưng bày bộ kính thông minh Microsoft HoloLens. Windows 10 bắt đầu ra mắt vào mùa hè năm 2015 bằng việc phát hành phiên bản dành cho PC, riêng HoloLens sẽ được phát hành vào một lúc nào đó. == Microsoft HoloLens == Thiết bị hàng đầu dành cho Windows Holographic, Microsoft HoloLens là một chiếc kính thông minh không dây đóng vai trò như là một cái máy tính Windows 10 khép kín. Nó sử dụng các cảm biến tiên tiến, một màn hình gắn trên đầu đầu hiển thị hình ảnh 3D độ nét cao, và âm thanh không gian cho phép các ứng dụng thực tế tăng cường, với một giao diện người dùng tự nhiên mà người dùng tương tác với thông qua ánh mắt, giọng nói và cử chỉ. Mang mật danh "Dự án Baraboo," HoloLens được phát triển trong năm năm trước khi nó được công bố vào năm 2015, nhưng đã được hình thành trước đó như là bước ban đầu được thực hiện vào cuối năm 2007 đối với những gì sẽ trở thành nền tảng công nghệ Kinect. Microsoft kỳ vọng HoloLens sẽ có hiệu lực "trong khung thời gian Windows 10" và có giá trị sử dụng tại cả hai thị trường doanh nghiệp và người tiêu dùng. Một giám đốc điều hành Microsoft giấu tên cho biết rằng HoloLens sẽ có chi phí nhiều hơn so với một game console. == Ứng dụng == Tính đến năm 2015, một số ứng dụng Windows Holographic đã được trình diễn, chủ yếu xoay quanh Microsoft HoloLens. Chúng bao gồm HoloStudio, một ứng dụng mô hình 3D có thể sản xuất ra cho máy in 3D; Holobuilder, một sự thể hiện lấy cảm hứng từ tựa game Minecraft; một thao tác ứng dụng viễn thông Skype; OnSight, một công cụ phần mềm được phát triển trong quá trình hợp tác với Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA (JPL), và một bằng chứng về khái niệm dành cho các công cụ phần mềm công trình kiến trúc của hãng Trimble Navigation. OnSight tích hợp dữ liệu từ thiết bị thăm dò tự hành Curiosity nhằm mô phỏng môi trường sao Hỏa dưới dạng 3D, các nhà khoa học trên khắp thế giới có thể hình dung, tương tác, và cộng tác với nhau trong việc sử dụng các thiết bị HoloLens. OnSight có thể được sử dụng trong việc lập kế hoạch nhiệm vụ, với người sử dụng có thể lập chương trình hoạt động thăm dò tự hành bằng cách nhìn vào một mục tiêu trong quá trình mô phỏng, và sử dụng các cử chỉ để kéo lên và chọn lệnh menu. JPL đã lên kế hoạch triển khai OnSight trong sứ mệnh Curiosity và sử dụng nó để kiểm soát hoạt động thăm dò tự hành vào tháng 7 năm 2015. == Xem thêm == Thực tế tăng cường Magic Leap Google Glass Meta (công ty) Technical Illusions == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Microsoft HoloLens
hang đá long môn.txt
Hang đá Long Môn (tiếng Trung: 龍門石窟) hay Long Môn động, phiên âm Hán-Việt Long Môn thạch quật tọa lạc cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Các hang động này, chủ yếu mô tả các chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc rải rác dọc theo hai núi Xiangshan (về phía đông) và Long Môn sơn (về phía tây). Sông Y Hà chảy theo hướng bắc giữa chúng. Vì lý do này, khu vực này thường được gọi là Y Khuyết (Cổng của sông Y). Từ phía bắc đến phía nam, khoảng cách có hang đá là 1 km. Cùng với hang Mạc Cao và Hang đá Vân Cương, hang đá Long Môn là một trong 3 địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. == Thống kê == Theo Viện nghiên cứu hang động Long Môn, có 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu khắc, 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật tại đây. 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy, 60% từ thời nhà Đường, và số hang thuộc các triều đại khác nhỏ hơn 10%. == Lịch sử == Thời Chiến Quốc, tướng Bạch Khởi của Tần đã từng đánh bại liên minh của Hàn và Ngụy tại nơi này. Việc xây dựng các hang đá này bắt đầu vào năm 493. Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tháng 11/2000. == Các hang đơn lẻ xếp theo triều đại hoàn thành == === Bắc Ngụy === Động Cổ Dương Động Tân Dương Trung (140) Động Liên Hoa Động Ngụy Tự Động Hoàng Phủ Công === Tùy === Động Tân Dương Nam (159) === Đường === Chùa Phụng Tiên Động Vạn Phật Động chùa Tiềm Khê (20) Chùa Khán Kinh Động Đại Vạn Ngũ Phật Động Tân Dương Bắc (104) == Tham quan == Long Môn được mở cửa cho công chúng và dù các động không thể vào được, các tác phẩm nghệ thuật có thể chiêm ngưỡng từ bên ngoài. == Tham khảo ==
jersey.txt
Jersey ( /ˈdʒɜrzi/, tiếng Pháp: [ʒɛʁzɛ]; Jèrriais: Jèrri [ʒɛri]), tên chính thức Địa hạt Jersey (tiếng Pháp: Bailliage de Jersey; Jèrriais: Bailliage dé Jèrri), là một thuộc địa Vương thất của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, được quản lý bởi Chính quyền Vương vị. Jersey từng là một phần của Công quốc Normandie; công tước Normandie trở thành vua Anh năm 1066. Sau khi Normandie bị mất vào tay Pháp, Jersey và phần còn lại của Quần đảo Eo biển vẫn nằm dưới quyền quản lý của Anh. Jersey hiện là một nền dân chủ đại nghị dưới chế độ quân chủ lập hiến, với hệ thống tài chính, pháp luật và tòa án riêng, và có quyền tự quyết. Tỉnh trưởng của Jersey là người đại diện cho Nữ hoàng. Ảnh hưởng văn hóa Anh hiện diện ở nhiều khía cạnh, gồm sự phổ biến của tiếng Anh, đồng bảng Anh, kiểu lái xe bên trái, kênh BBC và ITV, chương trình giáo dục giống tại Anh, và sự phổ biến của thể thao Anh, như bóng đá, cricket và rugby. Địa hạt Jersey gồm có đảo chính Jersey, cùng với những đảo hoang lân cận được cọi chung là Les Dirouilles, Les Écréhous, Les Minquiers, và Les Pierres de Lecq. Đảo Jersey là đảo lớn nhất trong quần đảo Eo biển. == Tham khảo == Jersey Through the Centuries, Leslie Sinel, Jersey 1984, ISBN 0-86120-003-9 == Liên kết ngoài == States of Jersey Main website of the Jersey government. Jersey Tourism Government owned tourism website. Jerripedia Online history and family history encyclopedia Jersey Elections Locate Jersey BBC Jersey Jersey Evening Post Prehistoric Jersey
taliban.txt
Taliban (tiếng Pashtun: طالبان ṭālibān) một phong trào chính thống Hồi giáo Sunni Pashtun cực đoan và dân tộc thống trị phần lớn Afghanistan từ năm 1995 đến năm 2001, khi những lãnh đạo của họ đã bị loại bỏ khỏi quyền lực bởi một nỗ lực quân sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Anh quốc và Liên minh phía Bắc. == Lịch sử == Những người nổi dậy theo trào lưu Hồi giáo chính thống, thường được truyền thông gọi là "Taliban", xuất phát ở Các khu vực bộ lạc biên giới của Pakistan, hiện đang tham gia vào một cuộc chiến du kích và chiến dịch khủng bố kéo dài chống lại chính quyền hiện tại của Afghanistan và các lực lượng NATO. Phong trào này do Mullah Mohammed Omar lãnh đạo. Bên dưới ông là "một hỗn hợp các chỉ huy quân đội đơn vị nhỏ trước đây, các thầy giáo Madrasah, và một nhóm nhỏ worm-toungues chảy nước mũi thò lò" và dưới nữa là một hàng ngũ của phần lớn những người đã từng học ở các trường tôn giáo Hồi giáo ở Pakistan. Đa số áp đảo của phong trào Taliban là những người dân tộc Pashtun từ phía Nam Afghanistan và phía Tây Pakistan, cùng với một số nhỏ người tình nguyện từ Âu-Á và Trung Quốc. Lực lượng Taliban đã nhận được huấn luyện, tiếp tế và vũ khí quý giá từ chính quyền Pakistan, đặc biệt là Cơ quan tình báo Pakistan (ISI), và nhiều lính mới từ những Madrasah cho những người tị nạn Afghanistan ở Pakistan, ban đầu là những nơi thiết lập bởi Jamiat Ulema-e-Islam JUI. Sau khi kiểm soát được thủ đô Afghanistan (Kabul) và phần lớn đất nước trong 5 năm, chế độ Taliban, hay "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan," đã giành được sự công nhận ngoại giao chỉ từ ba nhà nước: Pakistan, Ả Rập Saudi, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Những lạm dụng về nhân quyền đã khiến chế độ này không được Liên Hiệp Quốc và phần lớn các nhà nước trên thế giới công nhận, trong đó có Iran, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Mỹ và phần lớn các nước cộng hòa Trung Á đã phản đối Taliban và trợ giúp đối thủ của chế độ này (Lực lượng Liên minh phía Bắc Afghanistan). Lúc còn nắm quyền, chế độ Taliban đã thi hành "sự diễn giải luật Sharia nghiêm khắc nhất từng có trong thế giới Hồi giáo," và tai tiếng quốc tế về cách đối xử với phụ nữ. Phụ nữ bị buộc phải mặc burqa ở nơi công cộng. Họ cũng không được phép làm việc hoặc được học hành sau 8 tuổi, và cho đến lúc đó chỉ được học kinh Qur'an. Phụ nữ tìm cách học hành sẽ bị buộc phải học lén ở các trường ngầm lén lút, nơi giáo viên và chính bản thân họ có nguy cơ bị hành quyết nếu bị bắt được. Họ không được phép được chữa bệnh bởi nam bác sĩ trừ phi có bà đi kèm, điều này dẫn đến việc họ không được chữa trị. Họ dễ bị đánh roi ở ngoài phố, và bị hành quyết công khai vì những vi phạm các luật lệ của Taliban. Trong thời gian cầm quyền tai Afghanistan từ năm 1996, chính quyền Taliban cũng triệt hạ những di sản của những nền văn hóa khác, như phá hủy hai tượng Phật cổ trên 1500 năm tại Bamiyan được coi là di sản thế giới. == Tham khảo ==
siêu cường tiềm năng.txt
Siêu cường tiềm năng là một quốc gia gần như đã trở thành một siêu cường (có sức mạnh gần đạt tới mức siêu cường) hoặc có tiềm năng để trở thành một siêu cường và được dự đoán sẽ trở thành một siêu cường trong thế kỷ 21. Trong quá khứ đã từng có nhiều dự đoán về siêu cường, tuy nhiên chúng thường không chính xác. Các quốc gia được coi là siêu cường tiềm năng hiện tại là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU), Nga, và Brazil. Các siêu cường tiềm năng trên (cùng với Hoa Kỳ) chiếm 68% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa, 62,4% tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua tương đương (PPP) và hơn 50% dân số toàn cầu. == Những tiên đoán trong quá khứ == Vào những năm của thập niên 1980, nhiều chính trị gia và nhà kinh tế học đã dự đoán rằng Nhật Bản sẽ trở thành một siêu cường trong tương lai vì thời ấy, Nhật Bản có dân số lớn, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Hiện nay, Nhật Bản tuy là nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu (tính theo GDP trên danh nghĩa), quốc gia này đã trải qua một giai đoạn suy thoái kinh tế kéo dài suốt nhiều năm bắt đầu vào đầu thập niên 1990 (gọi là Thập niên mất mát), cùng với một dân số đang già đi khiến cho nhật bản hiện nay tuy vẫn còn giữ được một số tiềm năng của siêu cường như: Kinh tế mạnh, công nghệ phát triển nhưng Nhật Bản chỉ là một "chú lùn chính trị", ảnh hưởng quân sự của Hoa Kỳ còn rất lớn và Nhật Bản không thể cạnh tranh quân sự với Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Liên bang Nga nên Nhật Bản không thể trở thành siêu cường đầy đủ == Sự tranh luận về Liên minh châu Âu == Một số người có thể cho rằng Liên minh châu Âu là một siêu cường, nếu coi nó là một thực thể. EU hiện có GDP và thị trường tiêu thụ lớn nhì thế giới cũng như có quyền kiểm soát to lớn đối với sự phân phối các nguồn tài nguyên thế giới, tuy vậy vẫn có ý kiến cho rằng Liên minh châu Âu vẫn còn bị chia rẽ quá xa về chính trị và văn hóa để được coi là một thực thể duy nhất, đặc biệt vì hai đòn bẩy quyền lực chính là chính sách đối ngoại và quốc phòng, được thực thi chủ yếu bởi cá nhân từng nước thành viên. Nếu được coi là một thực thể thống nhất, một số người sẽ coi EU là một siêu cường. Tổng số 28 quốc gia thành viên có những ảnh hưởng văn hóa to lớn trên toàn thế giới, thời trang, nghệ thuật và ẩm thực châu Âu đã trở nên quen thuộc ở mọi ngõ ngách trên thế giới. Pháp và Anh Quốc cũng là những thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với quyền phủ quyết. Về mặt giáo dục, 8 trong số 15 vị trí trong bản danh sách của PISA là các nước thành viên Liên minh châu Âu và tất cả các quốc gia phương Tây trong tổ chức này đều đứng trong tốp 30. Nếu tính sức mạnh sẽ có được theo kế hoạch mở rộng, châu Âu sẽ sở hữu bốn hạm đội tàu sân bay cũng như hơn nửa tá các tàu sân bay hộ tống cỡ nhỏ hơn và nhiều tàu chiến trên biển cho tới năm 2015. Ấn Độ và Trung Quốc tuy thống nhất về mặt chính trị nhưng vẫn còn thiếu sự phát triển về xã hội cần thiết. Liên minh châu Âu hiện có một số thành viên là những cường quốc kinh tế hiện nay - Anh Quốc, Đức, Pháp và Ý. EU thậm chí còn có thể đã phát triển phạm vi ảnh hưởng giữa các quốc gia gần gũi về địa lý, tương tự như trường hợp của Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết thời Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, các quốc gia thành viên khối EFTA bên ngoài Liên minh, và các thuộc địa cũ, đặc biệt tại châu Phi. EU đóng vai trò một bên trung gian hòa giải [1], họ đã đảo ngược sự cân bằng quyền lực truyền thống, theo nghĩa các quốc gia khác thường không muốn đối đầu với họ, mà muốn gia nhập cùng với họ. Một số nhà bình luận cho rằng, đối với Liên minh châu Âu sự hội nhập chính trị hoàn toàn là không cần thiết để có được ảnh hưởng mang tầm vóc quốc tế, rằng sự yếu kém hiện nay chính là sức mạnh thật sự của họ (as of its low profile diplomacy and the opsetion of the rule of law) và rằng EU đại diện cho một phương thức mới và có tiềm năng thành công hơn so với những phương thức truyền thống [2]. Tuy nhiên, sự không chắc chắn về tính hiệu quả của một tầm ảnh hưởng như vậy sẽ tương đương với sự không chắc chắn về sự hội nhập chính trị của một siêu cường (ví dụ Hoa Kỳ) khi so sánh. Đa số những cuộc tranh luận dường như cho rằng EU là một "thực thể riêng". === Cơ cấu Liên minh châu Âu === Ngày 16 tháng 12 năm 2004, The World Factbook, một ấn bản của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã có thêm mục dành riêng cho Liên minh châu Âu. Theo CIA, sở dĩ Liên minh châu Âu được thêm vào vì EU "tiếp tục tự mang lại cho mình những đặc điểm của một nhà nước". Lý lẽ của họ đã được giải thích trong đoạn tuyên bố ngắn ở lời mở đầu như sau: Tiến trình phát triển của Liên minh châu Âu (EU) từ một thỏa thuận kinh tế khu vực với sau nước thành viên năm 1951 tới một tổ chức siêu quốc gia như hiện nay với 25 nước thành viên trên khắp lục địa châu Âu là một hiện tượng chưa từng xảy ra trong lịch sử. Các liên minh triều đình với mục tiêu củng cố lãnh thổ từng là tiêu chuẩn từ lâu ở châu Âu... Mặc dù Liên minh châu Âu không phải là liên bang theo đúng nghĩa chặt chẽ của nó, nhưng tổ chức này vượt xa các hiệp hội tự do thương mại khác như ASEAN, NAFTA, hay Mercosur, và nó mang nhiều thuộc tính của các quốc gia độc lập, với lá cờ, quốc ca, ngày thành lập và đồng tiền tệ riêng cũng như một chính sách đối ngoại và an ninh chung đang ở giai đoạn thành hình. Trong tương lai, nhiều thuộc tính quốc gia của Liên minh châu Âu sẽ còn được mở rộng thêm. Vì thế, việc đưa những thông tin căn bản của EU với tư cách là một thực thể mới và riêng biệt vào trong The World Factbook là xác đáng. Tuy nhiên... những thông tin về thực thể này vẫn được đặt sau các quốc gia thông thường khác. - CIA factbook == Những siêu cường đang nổi lên == === Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa === Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thường được coi là một siêu cường đang nổi lên. Chưa cần tính số liệu kinh tế của Hồng Kông và Macao, Trung Quốc hiện là nền kinh tế đứng thứ hai thế giới tính theo GDP và nền kinh tế đứng thứ nhất thế giới tính theo PPP và hiện được coi là một siêu cường đang nổi lên nhờ dân số đông đảo và mức độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh với tỷ lệ bình quân hàng năm là 6.9%. Trung Quốc có một diện tích lãnh thổ rộng lớn và sở hữu lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới cùng kho vũ khí hạt nhân, Trung Quốc hiện là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. === Cộng hoà Ấn Độ === Cộng hòa Ấn Độ hiện là nền kinh tế đứng hàng thứ ba thế giới về PPP (theo sức mua tương đương) và đứng hàng thứ bảy theo GDP danh nghĩa (tỷ giá trao đổi thị trường), với mức tăng trưởng hàng năm 8.1%. Nước này được coi là một siêu cường tương lai bởi họ sở hữu một lực lượng lao động có tay nghề (đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ và công nghệ thông tin), một dân số trẻ, và là nền kinh tế lớn có tốc độ phát triển cao thứ hai thế giới. Ấn Độ có quân đội được huấn luyện tốt cùng lực lượng không quân và hải quân từ lâu được coi là có trình độ tác chiến tốt. Với các định chế dân chủ của mình, Ấn Độ tuy là nước có lịch sử phát triển chậm chạp nhưng ổn định. === Liên bang Nga === Liên bang Nga là quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 6 thế giới theo sức mua tương đương.Trước kia, Liên Xô đã đạt vị thế siêu cường của thế giới. Tuy nhiên do sự sụp đổ năm 1991 và sự khó khăn của nước Nga cuối thế kỷ XX đã khiến cho nước Nga mới thậm chí mất hẳn cả vị thế cường quốc cho đến đầu những năm 2000, dưới thời của Vladimir Putin và Dmitry Medvedev, kinh tế Nga đã khôi phục lại vị trí một nước có nền kinh tế phát triển. Mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bao vây cấm vận từ các chính sách thù địch từ phía Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu, nhưng nền kinh tế Nga vẫn duy trì trong top 10 nền kinh tế thế giới theo cả GDP và PPP, thậm chí giúp nước Nga tự chủ một số mặt hàng để đáp ứng nhu cầu trong nước khi bị cấm vận. Mặc dù nền kinh tế chưa thực sự xứng đáng với vị thế siêu cường. Điều đáng nói ở đây là sức mạnh quân sự và ảnh hưởng quốc tế của Nga, Lực lượng vũ trang Liên bang Nga hiện tại là quân đội có sức mạnh được xem là ngang bằng với Quân đội Hoa Kỳ, với tổ chức quân đội là chuẩn mực của một số quốc gia trên thế giới. Nga cũng sở hữu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt lớn nhất thế giới, là một siêu cường dầu mỏ, Nga cũng là một trong những nước hiếm hoi đi đầu về công nghiệp vũ trụ, có hệ thống định vị riêng GLONASS và sở hữu một lượng tri thức khoa học khổng lồ. Nga có tiếng nói quan trọng không kém siêu cường hiện tại là Hoa Kỳ trong các vần đề quốc tế như tại Syria, cuộc chiến chống khủng bố, vấn đề biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc hay tình hình tại Ukraine. Vị thế của Nga ngày càng được khẳng định. Vì vậy, có thể thấy rõ Nga có khả năng lớn nhất trở thành siêu cường mới của thế giới. == Xem thêm == Siêu cường Cường quốc == Chú thích ==
kinh tế thụy sĩ.txt
Kinh tế Thụy Sĩ là một trong những nền kinh tế ổn định nhất trên thế giới. Chính sách an ninh tiền tệ và giữ kín bí mật ở ngân hàng làm cho Thụy Sĩ trở thành một địa điểm an toàn cho các nhà đầu tư. Do đất nước có diện tích nhỏ và chuyên môn hóa cao trong lao động, nên ngành công nghiệp và thương mại là các nhân tố chìa cho nền kinh tế Thụy Sĩ. Thụy Sĩ là nước có mức sống cao, với GDP bình quân đầu người là 33.800 USD. Thụy Sĩ cũng là thành viên của nhiều tổ chức thương mại như OECD, WTO, EFTA, JEC. == Xu hướng kinh tế vĩ mô == Dưới đây là biểu đồ xu hướng tăng GDP của Thụy Sĩ theo giá cả thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính là triệu Francs Thụy Sĩ. == Chú thích ==
thuế môn bài.txt
Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. (Nguồn tham khảo: Thông tư 96/2002/TT-BTC ban hành ngày 24/10/2002 và Thông tư 42/2003/TT-BTC ban hành ngày 07/05/2003 của Bộ Tài chính) Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doanh kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế trước tùy từng nước và từng địa phương. == Tại Việt Nam == Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần trả thuế môn bài căn cứ trên số vốn đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư. Hộ gia đình trả thuế môn bài căn cứ trên thu nhập bình quân hàng tháng: Thuế môn bài là một loại chi phí cố định NỘP THUẾ MÔN BÀI: 1- Thời gian nộp thuế Môn bài: Cơ sở kinh doanh đang kinh doanh hoặc mới thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức Môn bài cả năm, nếu thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức thuế Môn bài cả năm. Cơ sở đang sản xuất kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay tháng đầu của năm dương lịch; cơ sở mới ra kinh doanh nộp thuế Môn bài ngay trong tháng được cấp đăng ký thuế và cấp mã số thuế. Cơ sở kinh doanh có thực tế kinh doanh nhưng không kê khai đăng ký thuế, phải nộp mức thuế Môn bài cả năm không phân biệt thời điểm phát hiện là của 6 tháng đầu năm hay 6 tháng cuối năm 2 - Cơ sở kinh doanh đăng ký nộp thuế với cơ quan thuế cấp nào thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế cấp đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh có nhiều cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc nằm ở các điểm khác nhau trong cùng địa phương thì cơ sở kinh doanh nộp thuế Môn bài của bản thân cơ sở, đồng thời nộp thuế Môn bài cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc, đóng trên cùng địa phương. Các chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu đóng ở địa phương khác thì nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi có chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh. Sau khi nộp thuế Môn bài, cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu được Cơ quan thuế cấp một thẻ Môn bài hoặc một chứng từ chứng minh đã nộp thuế Môn bài (biên lai thuế hay giấy nộp tiền vào ngân sách có xác nhận của kho bạc) ghi rõ tên cơ sở kinh doanh, cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh... làm cơ sở để xuất trình khi các cơ quan chức năng kiểm tra kinh doanh. Cơ sở kinh doanh không có địa điểm cố định như kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động, hộ xây dựng, vận tải, nghề tự do khác... nộp thuế Môn bài tại cơ quan thuế nơi mình cư trú hoặc nơi mình được cấp ĐKKD. HỒ SƠ THUẾ MÔN BÀI Mẫu số 01/MBAI. Giấy nộp tiền == Tham khảo == http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-96-2002-TT-BTC-dieu-chinh-muc-thue-mon-bai-huong-dan-thuc-hien-Nghi-dinh-75-2002-ND-CP-50158.aspx http://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thue-Phi-Le-Phi/Thong-tu-156-2013-TT-BTC-huong-dan-Luat-Quan-ly-thue-va-Nghi-dinh-83-2013-ND-CP-214560.aspx
đoan trang.txt
Đoan Trang tên thật là Cao Thị Đoan Trang (sinh ngày 4 tháng 2 năm 1978), là một nữ ca sĩ Việt Nam,. Khởi đầu sự nghiệp bằng việc tham gia các buổi biểu diễn hệ phong trào và đạt nhiều giải thưởng khi còn là sinh viên của 2 trường đại học HUFLIT và Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tên tuổi của Đoan Trang chỉ thật sự được biết đến khi cô đoạt giải nhì cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh năm 2001. Ngoài tên thật và cũng là nghệ danh Đoan Trang, cô còn được báo chí và giới truyền thông đặt cho biệt danh là "Chocolate", nhằm chỉ nước da bánh mật và cũng là ca khúc thành công trong một album của cô. == Tiểu sử và sự nghiệp == Đoan Trang sinh ngày 4 tháng 2 năm 1978 tại Đồng Nai. Từ nhỏ, cô đã sống tại thị xã Long Khánh tỉnh Đồng Nai trong gia đình có 6 người, gồm bố mẹ một chị gái và hai em trai. Cậu em trai Cao Minh Trung của Đoan Trang là tay trống của Microwave . Đoan Trang đã có thiên hướng và niềm yêu thích với âm nhạc ngay khi còn rất nhỏ, cô từng trình diễn các bài hát thiếu nhi trên nhiều sân khấu khi mới 5 tuổi, cô còn là thành viên rất chủ chốt của Nhà văn hóa Tỉnh cũng như các phong trào ca hát tại nơi theo học, Đoan Trang tham gia gần như không thiếu một hoạt động văn nghệ nào của trường trong suốt khoảng thời gian đi học, điều thú vị là tất cả các cuộc thi cô tham gia thì đều giành được giải thưởng. Năm 1992, khi mới 14 tuổi, Đoan Trang đã phải xa gia đình để theo học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1995, cô dự thi và đậu vào Khoa trung cấp thanh nhạc - Nhạc Viện Thành phố, cô còn theo học ngành Sư phạm Anh văn của Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP Hồ Chí Minh (HUFLIT), theo học một lúc đến hai trường đại học, Đoan Trang tham gia hầu hết các hoạt động về công tác Đoàn, nhất là chiến dịch Mùa Hè Xanh và các công tác xã hội khác. Vì những hoạt động tích cực như vậy, mùa xuân năm 1999, cô được Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn vào đội sinh viên đi thăm bộ đội ở vùng biên giới. === Trưởng thành từ những phong trào === Với lợi thế về khả năng ca hát cộng với kinh nghiệm biểu diễn trên sân khấu (dù không nhiều), Đoan Trang là một nhân vật khá quen thuộc đối với các buổi liên hoan văn nghệ dành cho sinh viên các trường đại học và từng đoạt khá nhiều giải thưởng. Thời kỳ này, cô còn biểu diễn tai các quán bar và phòng trà trên địa bàn thành phố để kiếm thêm thu nhập nuôi hai em trai ăn học và cũng là để trang trải phần học phí của mình. Cô từng được bầu chọn là một trong 10 sinh viên tiêu biểu của ĐH Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (khóa 1995-1999). Năm 1998, Đoan Trang tham gia cuộc thi "Tiếng hát học sinh - sinh viên Thành phố", một cuộc thi dành cho các bạn trẻ là học sinh - sinh viên tại các trường trung học phổ thông và đại học - cao đẳng nằm trên đại bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tại cuộc thi này, cô đoạt Huy chương vàng và sau đó là đại diện của Thành phố tham dự "Tiếng hát HSSV toàn quốc" diễn ra tại Hà Nội, cô tiếp tục giành được huy chương bạc. Không chỉ tham gia các giải phong trào trong học đường, Đoan Trang còn tham gia vào "Tiếng hát Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh" năm 1997, một cuộc thi được đánh giá là có uy tín vào loại bậc nhất của Sài Gòn cũng như các tỉnh phía nam, là nơi phát hiện ra hàng loạt ca sĩ có tên tuổi và tầm ảnh hưởng đến làng giải trí Việt Nam sau này như: Thu Minh, Đàm Vĩnh Hưng, Đức Tuấn, Thanh Thúy... Với cuộc thi này, cô đã lọt vào vòng chung kết và đoạt giải khuyến khích, một thành tích khá khích lệ đối với một ca sĩ mới vào nghề như Đoan Trang. === Con đường trở thành ca sĩ chuyên nghệp === Năm 1999, khi vừa tốt nghiệp đại học, với tấm bằng xuất sắc thanh nhạc - Nhạc viện Thành phố, Cô từng được chọn phỏng vấn để làm việc tại Singapore Airline, một công việc phù hợp với ngành tiếng Anh mà cô đã theo học với mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên, Trang đã tự chọn cho mình con đường trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp, cô đăng ký vào câu lạc bộ "Giai Điệu Xanh" và tham gia biểu diễn tại một số tụ điểm giải trí trên địa bàn thành phố. Năm 2001, một lần nữa cô tham gia vào cuộc thi Tiếng hát Truyền hình Thành phố và đã đoạt giải nhì, trong lần thi này, cô thể hiện ca khúc Vô tình của nhạc sĩ Trần Tiến, ca khúc được trình bày khá thành công và đạt được số điểm sít sao với giải nhất năm đó là nam ca sĩ Tú Anh, có thể nói đây là một trong những bước ngoặt trong sự nghiệp ca hát của Đoan Trang, Cô liên tiếp nhận được những lời mời từ các nhà sản xuất, và các công ty âm nhạc. Tuy nhiên, cô đã chọn con đường trở thành một ca sĩ độc lập và tự phát triển sự nghiệp ca hát theo hướng riêng của mình. Năm 2002, Đoan Trang bùng nổ một lần nữa với các ca khúc được coi là hit lúc bấy giờ như: Forget me not, Khi ta 20,... Đặc biệt, ca khúc Forget me not do nhạc sĩ Quốc An sáng tác đã được ba hãng đĩa ghi âm thực hiện ba bản hòa âm khác nhau bao gồm techno, slow và nhạc điện tử. Với những ca khúc này, Đoan Trang được khán giả bình chọn là ca sĩ trẻ triển vọng trong năm của Làn Sóng Xanh. Năm 2005, Đoan Trang được trao giải Làn Sóng Xanh lần thứ 7, là một trong 10 ca sĩ được yêu thích nhất trong năm với 2 ca khúc "Tóc hát" và "Bâng Khuâng", nhiều tuần liền nằm trong top 5 của Làn sóng Xanh. Đây là lần đầu tiên Đoan Trang giành được giải Làn Sóng Xanh. Tuy nhiên, một số bài báo cho rằng cô không xứng đáng với giải này bằng Thanh Thảo, ca sĩ được cho là có nhiều bài hát thành công hơn, và hoài nghi có sự vận động ở hậu trường. Tháng 7 năm 2007, Đoan Trang thực hiện một chuyến du học ngắn hạn trong vòng 5 tuần tại Hoa Kỳ, cô đăng ký vào trường Đại học Berklee, một trường nhạc danh tiếng tại thành phố Boston, bang Massachusetts. Với khóa học có tên gọi là "Summer Performance Program", cô được học về thanh nhạc, nhạc lý, kỹ năng biểu diễn sân khấu và dòng nhạc R&B, Latin pop. === Liveshow Khi tôi 20 === Năm 2004, Đoan Trang thực hiện liveshow đầu tiên trong sự nghiệp của mình mang tên "Khi tôi 20" tại Huế, một liveshow được đầu tư thực hiện khá kỹ lưỡng, ngoài ca sĩ khách mời đều thuộc hàng nổi tiếng trong nước như: Ngọc Anh, Trần Tâm, Nguyễn Phi Hùng, Lý Hải... buổi biểu diễn còn được tài trợ và truyền hình trực tiếp trên 7 đài truyền hình lớn của Việt Nam: Hải Phòng, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Trong Liveshow này, Đoan Trang trình bày 10 bài hát bao gồm các ca khúc đã làm nên tên tuổi của mình như: Khi tôi 20, Vô tình, cảm ơn một đóa xuân ngời, Forget me not,... Liveshow được kỳ vọng sẽ tạo sức bật để Đoan Trang "vút lên thành sao". Tuy nhiên, buổi biểu diễn này được nhận xét là đã không thành công như mong đợi, sự không hiểu ý giữa các ca sĩ khi chưa được tập luyện thật kỹ cùng nhau, một số ca sĩ khách mời như Mỹ Lệ, Thu Minh, Tuấn Hưng đã không tham dự được vì bận, Đoan Trang đã phải thừa nhận "Khách mời đều là ca sĩ hát nhạc pop, tiết tấu không quá sôi động. Trong khi tôi lại theo dòng latinh, cuồng nhiệt và mạnh mẽ. Có lẽ vì thế tôi trở nên hơi bị động". Ngoài ra, về tổng thể của chương trình cũng bị rời rạc do sự cắt xén của nhà đài cũng như sự phân bố các bài hát của ca sĩ chính chưa thật hợp lý. === Socodance === Tháng 5 năm 2006, Đoan Trang phát hành album Socodance, một album bao gồm tuyển tập 9 bài hát được phối âm và trình bày theo phong cách nhạc Dance. Tuy nhiên, không lâu sau đó, giới truyền thông trong nước đã rộ lên thông tin cho rằng ý tưởng của Socodance là do Đoan Trang lấy từ ca sĩ Nhất Thiên Bảo mà không xin phép anh này, và mọi chuyện bắt đầu trở nên phức tạp khi một bài báo của Vietnamnet mang tựa đề ""Chôm" ý tưởng âm nhạc, chuyện chẳng thể đùa!" được đăng tải trên Internet, nội dung bài viết cho rằng ca sĩ Nhất Thiên Bảo đã mời Đoan Trang tham gia trình bày một số bài hát trong album Bảodance đang thực hiện của mình và Đoan Trang đã tự tiện sử dụng những bài hát đó". Giải thích của hai ca sĩ Ngay sau khi bài báo này phát hành, đại diện Soco Production, là ê-kíp thực hiện các dự án âm nhạc của ca sĩ Đoan Trang đã gửi cho hàng loạt cơ quan thông tấn báo chí trong nước một bản thông cáo với tiêu đề: "Thông cáo chung của ca sĩ Nhất Thiên Bảo và Đoan Trang" (có chữ ký tay của Đoan Trang và Nhất Thiên Bảo). Nội dung của bản thông cáo này đã cho rằng: các bài hát trong album của Nhất Thiên Bảo đều mang chủ đạo là thể loại nhạc House, Trance, Hip Hop đầu thập niên 90 còn SocoDance của Đoan Trang theo thể loại vũ điệu khúc thập niên 50~70 như Slow, Tango, Valse, Chachacha v.v... Ngoài ra, còn có giải thích cho rằng ý tưởng về SoCodance đã được nhóm thảo luận lần đầu tiên vào khoảng tháng 12 năm 2005 trong khi Trang vẫn đang thực hiện CD album single Dạ Khúc và Socodance đã được nhen nhóm theo đề xuất của Từ Phi và em trai của mình là Cao Trung Hiếu (thành viên trong nhóm SoCo Production).. Ngoài thông cáo nói trên, Soco Production còn gửi cho báo chí một email mang nội dung: "Tôi chính là tác giả của ý tưởng SoCodance và đã cùng thực hiện trong ê kíp SoCoProduction" của Từ Phi. Ngày 28/4/2006, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Vietnamnet, ca sĩ Nhất Thiên Bảo lại cho rằng ý tưởng làm album BảoDance là do Lê Minh Hạ, một đạo diễn nghĩ ra từ trước, đã trình bày ý tưởng này với Nhất Thiên Bảo và anh đã nhận lời thực hiện album BảoDance. Đoan Trang cũng đã từng gửi thư cho tờ báo đã đăng thông tin về vụ tranh chấp, mà theo cô là đã "bịa đặt" và "làm ảnh hưởng rất xấu đến dạnh dự của chúng tôi" (cô và Soco Production). Khi nhận thấy tờ báo đã không có đính chính thỏa đáng, Đoan Trang đã từng có ý định gửi đơn kiện phóng viên đã viết bài báo này, tuy nhiên sau đó cô đã bỏ qua. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau đó, hai ca sĩ này đã có một buổi tiếp xúc trực tiếp với báo chí, Đoan Trang và Nhất Thiên Bảo đều tỏ thái độ rất cởi mở và vui vẻ, trái với dự đoán của nhiều người khi cho rằng không khí sẽ căng thẳng trong buổi nói chuyện này, cả hai cùng khẳng định mọi bàn cãi xung quanh Socodance chỉ là "hiểu lầm" và cảm thấy mọi chuyện đã đi quá xa. Hậu Socodance Sau vụ "lùm xùm" khi phát hành, album Socodance của Đoan Trang đã thắng lớn khi tiêu thụ được 15.000 CD, là album bán chạy nhất từ trước đến nay của cô. Một số ý kiến cho rằng album này bán chạy là do scandal "Nghi án chôm ý tưởng của Nhất Thiên Bảo". Tuy nhiên khi trả lởi phỏng vấn, Đoan Trang cho rằng: "Tôi rất vui vì ý tưởng mới, phong cách mới của mình đã được khán giả đón nhận. Và mặc dù, trong quá trình thực hiện Socodance đã có rất nhiều chuyện xảy ra, người ta vu cáo tôi "chôm" ý tưởng của Nhất Thiên Bảo, rồi có người lại tung ra ý xấu rằng tôi tự dựng scandal để đánh bóng tên tuổi...Thực sự, đó không bao giờ là cách làm của Đoan Trang. Chất lượng nghệ thuật của Socodance- Dạ vũ đã nói lên tất cả". === Tại Hattori Memorial Music Festival === Tháng 9 năm 2006, Đoan Trang được ban tổ chức Hattori Memorial Music Festival mời sang biểu diễn tại thành phố Osaka (Nhật Bản), đây là lần đầu tiên một ca sĩ Việt Nam được mời tham gia liên hoan âm nhạc này. Tiêu chí để được mời là ca sĩ phải có tầm ảnh hưởng lớn đến khán giả trong nước. Cô đã tham gia biểu diễn cùng với hơn 20 ca sĩ nổi tiếng của Nhật và các nước trong khu vực châu Á khác như: Trung Quốc, Indonesia, Hàn Quốc,... Tại cuộc thi này, cô đã trình bày 3 ca khúc đó là: Bâng khuâng, Sôcôla và ca khúc Ngẫu hứng sông Hồng. Các bài hát mà cô trình bày đều được phối âm theo phong cách Symphony Techno và phong cách latin rock. Phần trình diễn của Đoan Trang được đánh giá là khá thành công khi cô nhận được nhiều lời mời hợp tác âm nhạc sau buổi diễn. Ông Misachi (Đạo diễn âm nhạc của Hội âm nhạc Ryoichi Hattori) đã nhận xét về Đoan Trang: "Tôi không ngờ một cô gái nhỏ bé lại có phong cách trình diễn và giọng hát đầy nội lực. Mặc dù tôi không hiểu tiếng Việt nhưng qua sự thể hiện của Đoan Trang, tôi hiểu được âm nhạc đương đại VN và Đoan Trang có thể được xem như Utada Kitaru, một ca sĩ nổi tiếng của Nhật Bản. Hi vọng sẽ được hợp tác với Đoan Trang sau này và được giới thiệu âm nhạc VN tại Nhật...". Cũng trong chuyến đi Nhật lần này, Đoan Trang được nhận Kỷ niệm chương từ Thị trưởng Osaka và chủ tịch Hội Âm nhạc Ryoichi Hattori, cùng với 2 ca sĩ đến từ Indonesia và Trung Quốc được mời tham gia biểu diễn tại vòng chung kết cuộc thi StreetGrandPrix2006, một cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc của Nhật Bản. === Âm Bản và The Unmakeup === Tháng 12 năm 2007, Đoan Trang phát hành album thứ tư "Âm Bản" với các sáng tác phần lớn của các cây bút nữ. Album thể hiện đẳng cấp nữ quyền và sự chuyển hướng của Đoan Trang sang dòng Jazz và Blues thay vì Latin như những album trước đây của cô. Tháng 3 năm 2008, album "Âm Bản" thắng giải Album Vàng do Hội đồng Nghệ thuật Bình Chọn. Tại lễ trao giải này, Đoan Trang cũng đã bật mí kế hoạch thu album thứ năm "The Unmakeup" tập hợp các ca khúc hits của cô nhưng được dịch sang tiếng Anh và phối khí lại. Nhưng từ đấy cho đến nay vẫn chưa có một thông tin mới và chính thức nào xác nhận ngày phát hành album ngoại trừ vụ việc ngừng hợp tác với nhạc sĩ Quốc Bảo. == Phong cách âm nhạc == Thời kỳ đầu khi mới bắt đầu phát triển sự nghiệp, để tạo cho mình một phong cách và dấu ấn riêng, Đoan Trang đã thử nghiệm giọng hát của mình qua nhiều thể loại âm nhạc từ balad, pop, nhạc vàng,.. Tuy nhiên cuối cùng cô đã chọn theo đuổi dòng nhạc latin với những vũ đạo kiểu thổ dân, có thể nói đây là một lựa chọn mạo hiểm vì đây là một dòng nhạc mới du nhập vào Việt Nam và từ trước đến nay chưa có ca sĩ nào từng thử nghiệm với dòng nhạc sôi động này. Có một vài nhận xét rằng cô quá sa đà và rập khuôn theo phong cách biểu diễn của Shakira hay Jennifer Lopez, những ca sĩ mà cô hâm mộ. Đoan Trang nói: "Tôi mê nhạc La tinh, yêu thích Jennifer Lopez và Shakira, nên cố gắng tạo cho mình những bước đi đầy tự tin như ngọn lửa đam mê âm nhạc mà tôi đang có". Nhạc sĩ Minh Mẫn, một chuyên gia hòa âm phối khí, nhận xét về cô: "Đoan Trang biết cách tạo lửa, một thứ lửa xanh liêu trai của nhạc blues pha trộn với tiết tấu sôi nổi, rộn ràng của nhạc La tinh, nhờ vậy mà sự có mặt của Đoan Trang luôn nóng và đầy ma lực đối với khán giả. Không chỉ dừng lại ở đó, Đoan Trang còn xuất hiện khá tự tin trong chương trình Những ca khúc vượt thời gian, để hát những ca khúc vang bóng mà khó ai nghĩ giọng hát của cô có thể thích nghi". == Discography == === Album === Bốn mùa tình yêu Chocolate SocoDance Âm bản === Đĩa đơn === Dạ khúc == Bước nhảy hoàn vũ == Cô tham gia thí sinh trong cuộc thi Bước nhảy hoàn vũ 2010 cùng bạn nhảy là Evgeni Lyubomirov Popov và giành được cúp bạc. Điểm trung bình: 36.5. Điểm trung bình của từng giám khảo lần lượt từ trái qua phải (Lê Hoàng - Khánh Thi - Nguyễn Quang Dũng - Chí Anh): 8.8; 9.6; 9.4; 8.8 Các màn trình diễn: Ở Bước nhảy hoàn vũ 2011, Đoan Trang trở lại với vai trò người dẫn chương trình. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Đoan Trang: "Sự đồng cảm tâm hồn mới là quan trọng"
marcasit.txt
Khoáng vật marcasit, đôi khi gọi là pyrit sắt trắng, là disulfua sắt (FeS2). Marcasit thường bị nhầm lẫn với pyrit, nhưng marcasit nhẹ hơn và giòn hơn. Các mẫu marcasit thường dễ vỡ vụn do cấu trúc tinh thể không ổn định, và cấu trúc tinh thể này chính là điểm khác biệt chính giữa marcasit và pyrit. Mặc dù marcasit có cùng công thức hóa học như pyrit, nhưng nó kết tinh theo một hệ tinh thể khác biệt, vì thế nó được coi là một khoáng vật tách biệt. Trong nghề kim hoàn, pyrit được sử dụng như một loại đá quý được gọi một cách không chính xác là "marcasit". Marcasit thật sự không bao giờ được sử dụng như đá quý, do nó giòn và có cấu trúc không ổn định về mặt hóa học. Marcasit có thể được hình thành như là khoáng vật sơ và thứ cấp. Khi là khoáng vật sơ cấp, nó hình thành các hòn nhỏ, các khối kết hạch hay tinh thể trong nhiều loại đá trầm tích, chẳng hạn như tại Dover (Kent, Anh), trong đó nó tạo ra các tinh thể riêng rẽ và các nhóm tinh thể rõ nét và các hòn nhỏ (tương tự những gì minh họa trong bài) trong đá phấn. Nó cũng có thể tìm thấy trong các mạch thủy nhiệt có nhiệt độ thấp. Khi là khoáng vật thứ cấp nó hình thành bằng sự biến đổi hóa học của một số khoáng vật sơ cấp như pyrrhotit hay chalcopyrit. Trên các bề mặt mới nó có màu vàng nhạt tới gần như trắng và có ánh kim sáng. Nó bị xỉn màu thành màu hơi vàng hay hơi nâu và tạo ra màu vết vạch màu đen. Nó là loại vật liệu cứng, không thể cào xước bằng dao. Các tinh thể mỏng, dẹt, dạng bảng khi hợp lại với nhau thành các nhóm, được gọi là "mào gà". Marcasit có thể trải qua một điều kiện gọi là "phân rã pyrit", trong đó mẫu vật marcasit bị rã chậm thành dạng bột màu trắng. Người ta biết rất ít về điều kiện gây tổn hại cho nó này. Nó chỉ ảnh hưởng tới một số mẫu vật marcasit nhất định và dường như là ngẫu nhiên, trong khi các mẫu vật khác lại không chịu ảnh hưởng. Khi một mẫu vật trải qua phân rã pyrit thì marcasit phản ứng với hơi ẩm trong không khí, lưu huỳnh có trong nó kết hợp với nước để cuối cùng sinh ra axít sulfuric là chất dễ dàng tấn công các khoáng vật sulfua khác và các tem mác khoáng vật. Một điều quan trọng là cần loại bỏ mẫu vật bị biến đổi ra khỏi các khoáng vật khác để ngăn chặn "bệnh" này phát tán. Một số nghiên cứu gợi ý rằng vi khuẩn có thể hỗ trợ và gia tốc quá trình này bằng cách 'ăn' (theo nghĩa đen) marcasit. Điều mà người ta đã biết là các mẫu vật với bề mặt thô ráp có xu hướng bị phân rã nhanh hơn so với các mẫu vật có bề mặt phẳng và bóng, có lẽ là do có diện tích bề mặt lớn hơn để phản ứng với nước có trong không khí, và một điều rõ ràng là các mẫu vật giữ trong môi trường khô (độ ẩm thấp) thì ít bị phân rã hơn. Các khoáng vật khác thường đi kèm với marcasit là pyrit, galena, sphalerit, fluorit và canxit. == Xem thêm == Danh sách khoáng vật == Tham khảo == == Liên kết ngoài == How Minerals Form and Change "Pyrite oxidation under room conditions".
richard ii của anh.txt
Richard II (6 tháng 1, 1367 – c. 14 tháng 2, 1400), còn được gọi là Richard xứ Bordeaux, là Vua của Anh từ 1377 đến khi bị lật đổ ngày 30 tháng 9 năm 1399. Richard, con trai của Edward, Hoàng tử đen, chào đời Bordeaux dưới thời của hoàng tổ phụ, Edward III. Richard có một người anh trai là Edward xứ Angoulême; sau khi ông này chết, Richard, lúc đó mới 4 tuổi, đứng thứ hai trong danh sách kế vị sau phụ thân. Đến khi cha của Richard qua đời (trước cái chết của Edward III một năm), Richard, theo chế độ trưởng nam kế tự, trở thành người thừa kế ngai vàng. Sau cái chết của Edward III, Richard lên kế tự lúc mới 10 tuổi. Trong những năm đầu Richard làm vua, chính phủ nằm trong tay một nhóm hội đồng. Hầu hết các quý tộc phong kiến ưa chuộng một chế độ như vậy hơn là phải lập hội đồng nhiếp chính mà đứng đầu là thúc phụ của nhà vua, John xứ Gaunt, tuy nhiên Gaunt vẫn nắm nhiều ảnh hưởng. Thách thức đầu tiên trong thời trị vì là Khởi nghĩa nông dân năm 1381. Nhà vua trẻ đóng một vai trò quan trọng trong chiến dịch đàn áp thành công cuộc nổi dậy này. Tuy nhiên trong những năm sau đó, sự phụ thuộc của nhà vua vào một số ít các cận thần đã gây ra sự bất mãn giữa những người có thế lực, và năm 1387, thực quyền trong chính phủ rơi vào tay một nhóm các quý tộc gọi là Lords Appellant. Đến năm 1389 Richard giành lại quyền lực, và trong tám năm tiếp theo ông cầm quyền trong sự hòa hợp với các đối thủ cũ. Năm 1397, Richard đã trả thù phe Appellant, nhiều người trong số họ bị xử tử hoặc lưu đày. Hai năm tiếp theo, các sử gia mô tả là thời kì "độc tài" của Richard. Năm 1399, sau khi John xứ Gaunt chết, nhà vua tước quyền thừa kế của con trai Gaunt, Henry xứ Bolingbroke, ông này trước đó đã phải bị lưu đày. Henry xâm chiếm nước Anh vào tháng 6 năm 1399 với một lực lượng nhỏ nhưng lớn mạnh lên nhanh chóng. Đòi hỏi ban đầu chỉ là lấy lại tài sản, nhưng rất nhanh sau đó nó đã ông ta đã lộ rõ tham vọng giành ngai vàng cho chính mình. Không gặp nhiều sự chống cự, Bolingbroke lật đổ Richard và tự lập làm vua tức vua Henry IV. Richard chết trong cảnh giam cầm vào tháng 2 năm 1400; ông bị cho là đã bị bỏ đói đến chết, mặc dù vẫn còn những nghi vấn liên quan đến kết cục sau cùng của ông. Richard được cho là cao lớn, đẹp đẽ và thông minh. Có lẽ ông không điên khùng, như nhiều nhà sử học trước kia tin rằng, ông có thể mắc một chứng bệnh mà ngày nay gọi là "rối loạn nhân cách" vào cuối triều đại của ông. Ít hiếu chiến hơn so với phụ thân và tổ phụ, ông đã tìm cách chấm dứt Chiến tranh Trăm năm mà Edward III đã khởi xướng. Ông có niềm tin mạnh mẽ vào đặc quyền hoàng gia, thứ sẽ dẫn đến việc ông kiềm chế sức mạnh của tầng lớp quý tộc, và dựa vào tùy tùng của bản thân để thay thế cho sự bảo hộ của quân đội; trái ngược với triều đình trọng võ của tổ phụ, ông dựng một bầu không khí tao nhã tại triều đình, trong đó nhà vua là hình tượng cao cả, cùng nghệ thuật và văn hóa là trọng tâm. Danh tiếng của Richard sau khi chết đã bị định hình bởi mức độ ảnh hưởng lớn của Shakespeare, tác giả vở kịch Richard II miêu tả nền cai trị tồi tệ của Richard và việc ông bị lật đổ bởi Bolingbroke là nguyên do của Chiến tranh Hoa hồng thế kỉ XV. Các sử gia hiện đại không chấp nhận sự giải thích này, trong khi không minh oan của Richard khỏi mọi trách nhiệm trong việc chính ông bị lật đổ. Hầu hết các chuyên gia nhận định rằng, mặc dù những chính sách của ông không phải là hoàn toàn không hoặc chưa từng hợp với thực tế, nhưng cách thức ông thực hiện chúng là không thể chấp nhận trong tình hình chính trị, và dẫn đến thất bại của ông. == Cuộc sống ban đầu == Richard xứ Bordeaux là con trai nhỏ của Edward, Hoàng tử đen, và Joan xứ Kent ("Người con gái đẹp xứ Kent"). Edward, trên thực tế là thái tử nước Anh, là một tướng lĩnh quân đội lỗi lạc trong giai đoạn đầu của Chiến tranh Trăm năm, đặc biệt là ở Trận Poitiers năm 1356. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc phiêu lưu quân sự, ông mắc bệnh lỵ ở Tây Ban Nha năm 1370. Ông không bao giờ hoàn toàn hồi phục và phải trở về Anh vào năm sau. Joan xứ Kent là người phụ nữ được hai người đan ông tranh nhau cầu hôn gồm Thomas Holland, Bá tước xứ Kent, và William Montacute, Bá tước Salisbury, cuối cùng Holland giành chiến thắng. Chưa đầy một năm sau cái chết của Holland năm 1360, Joan kết hôn với Hoàng tử Edward. Vì bà là cháu nội của Vua Edward I và là em họ của Edward III, cuộc hôn nhân đòi hỏi sự phê chuẩn của Giáo hoàng.. Richard chào đời ở Cung điện Tổng Giám mục, Bordeaux, thuộc Công quốc Aquitaine của người Anh, ngày 6 tháng 1 năm 1367. Theo các nguồn tin hiện đại, ba vị vua – "Vua của Castille, Vua của Navarre và Vua của Bồ Đào Nha" – đều có mặt trong ngày sinh của ông. Giai thoại này, và thực tế là ngay sinh của ông nhằm vào ngày lễ Epiphany, và sau được sử dụng như hình ảnh tôn giáo của Wilton Diptych, nơi Richard là một trong ba vị vua bày tỏ lòng tôn kính đối với Virgin and Child. Anh trai ông Edward xứ Angoulême chết năm 1371, và Richard trở thành người kế thừa của phị thân. Hoàng tử đen cuối cùng cũng qua đời vì căn bệnh kinh niên vào năm 1376. các thành viên Hạ viện trong quốc hội lo sợ rằng thúc phụ của Richard, John of Gaunt, sẽ chiếm đoạt ngai vàng. Vì lý do này, tiểu hoàng tử nhanh chóng được trao cho Lãnh địa hoàng tử xứ Wales và các danh hiệu khác của phụ thân. Ngày 21 tháng 6 năm sau, tổ phụ của Richard, Edward III cũng băng hà, và Richard mới lên 10 tuổi được trao vương miện ngày 16 tháng 7 năm 1377. Một lần nữa, nỗi sợ hãi về những tham vọng gây ảnh hưởng lên nền chính trị của John xứ Gaunt, và một nền nhiếp chính đứng đầu là các hoàng thúc đã bị bỏ qua. Thay vào đó nhà vua thực hiện vương quyền trên danh nghĩa với sự giúp đỡ của một nhóm "hội đồng liên tục" mà ở đó tên của John xứ Gaunt bị loại bỏ. Gaunt, cùng với em trai là Thomas of Woodstock, Bá tước Buckingham, vẫn có ảnh hưởng lớn dù không chính thức đối với các vấn đề chính sự. Tuy nhiên, các ủy viên hội đồng và bạn bè của nhà vua, đặc biệt là Sir Simon de Burley và Robert de Vere, Công tước Ireland, ngày càng nắm được nhiều quyền kiểm soát đối với các công việc hoàng gia và gặp phải sự ngờ vực của Hạ viện đến mức Hội đồng phải giải tán năm 1380. Góp phần vào sự bất mãn là gánh nặng ngày càng tăng về vấn đề thuế thông qua ba lần thu thuế bầu cử từ 1377 đến 1381 được chi cho những cuộc viễn chinh không thành công ở đại lục. Đến năm 1381, đã có một sự oán giận sâu sắc của những người thuộc tầng lớp dưới trong xã hội đối với giai cấp lãnh đạo ở Anh. == Khởi nghĩa nông dân == Trong khi thuế bầu cử năm 1381 là ngòi nổ cho Cuộc nổi dậy nông dân, gốc rễ của cuộc xung đột này là sự căng thưởng giữa nông dân và địa chủ sau những thiệt hại nặng nề về kinh tế và nhân mạng của Cái chết Đen và bùng nổ tiếp sau đó là dịch hạch. Cuộc nổi dậy bắt đầu từ Kent và Essex vào cuối tháng 5, và ngày 12 tháng 6, đám đông những người nông dân tụ họp tại Blackheath gần London dưới sự lãnh đạo của Wat Tyler, John Ball và Jack Straw. Cung điện Savoy của John xứ Gaunt bị thiêu rụi. Tổng Giám mục Canterbury Simon Sudbury, đồng thời là Đại Chưởng ấn, và Tổng Thủ quỹ của nhà vua, cùng Robert Hales, đều bị những người nổi dậy giết chết, và họ đòi bãi bỏ hoàn toàn chế độ nông nô. Nhà vua, được bảo vệ trong Tháp Luân Đôn với các thành viên Hội đồng, chấp thuận rằng Quốc vương không có đủ lực lượng để giải tán phiến quân và lựa chọn khả thi nhất là thương lượng. Hiện chưa rõ rằng Richard, vào thời điểm đó chỉ mới 14 tuổi, đóng vai trò như thế nào trong cuộc đàm phán, mặc dù các sử gia đưa ra giả thuyết rằng ông là một trong số những người ủng hộ hòa đàm. Nhà vua đến bờ sông vào ngày 13 tháng 6, nhưng đám đông xúm quanh bờ ở Greenwich khiến ông không thể đặt chân tới đó, buộc phải trở lại Tòa Tháp. Ngày hôm sau, thứ 6, 14 tháng 6, ông cưỡi trên một con ngựa và gặp những người nổi dậy tại Mile End. Nhà vua chấp thuận yêu cầu của phiến quân, nhưng động thái này chỉ làm họ bạo gan hơn; họ tiếp tục cướp bóc và giết chóc. Richard gặp Wat Tyler lần nữa vào ngày hôm sau tại Smithfield và nhắc nhở rằng các yêu cầu đã được đáp ứng, nhưng lãnh đạo phiến quân không bị lòng chân thành của nhà vua thuyết phục. Quân lính của nhà vua trở nên bất tuân mệnh, và cuộc ẩu đả nổ ra, William Walworth, Thị trưởng London, đánh ngã Tyler từ trên lưng con ngựa và giết chết ông ta. Tình hình trở nên căng thẳng khi những người nổi dậy nhận ra những gì đang xảy ra, nhưng nhà vua đã hành động với sự bình tĩnh và, nói "Quả nhân là thủ lĩnh của bọn bây, đi theo quả nhân!", ông dẫn đám đông ra khỏi hiện trường. Trong khi đó Walworth tập hợp lực lượng bao vây những người nông dân, nhưng nhà vua mở lượng khoan hồng và cho phép bọn nổi dậy giải tán và trở về nhà của họ. Nhà vua sớm thu hồi những hiến chương tự do và khoan thứ mà ông từng ban, và bạo loạn tiếp tục nổ ra ở những nơi khác trong đất nước, ông đích thân tới Essex để đàn áp cuộc nổi dậy. Ngày 28 tháng 6 tại Billericay, ông đánh bại những kẻ nổi dậy cuối cùng trong cuộc giao tranh nhỏ và đàn áp thắng lợi cuộc nổi dậy của những người nông dân. Mặc dù còn niên thiếu, Richard đã thể hiện lòng dũng cảm và ý chí của ông trong việc đàn áp cuộc nổi loạn. Có khả năng là, mặc dù, sự kiện này gây ấn tượng với ông về sự nguy hiểm khi quyền lực hoàng gia bị bất phục và bị đe dọa, và giúp định hình quan điểm quyền lực tuyệt đối của quốc vương mà về sau đã khiến sự trị vì của ông gặp thất bại. == Trưởng thành == Chỉ đến khi Cuộc nổi dậy nông dân, Richard mới bắt đầu xuất hiện trong biên niên. Một trong những hành động đầu tiên của ông sau khi dẹp loạn là kết hôn với Anne xứ Bohemia, con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh (Vua của Bohemia Charles IV) cùng vợ ông ta Elisabeth von Pommern, ngày 20 tháng 1 năm 1382. Cuộc hôn nhân này có ý nghĩa ngoại giao; trong thời điểm châu Âu đang bị chia rẽ bởi Đại Ly giáo, Bohemia và Đế quốc được coi là đồng minh tiềm năng chống lại France trong Chiến tranh Trăm năm. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân không được ủng hộ ở Anh. Mặc dù phải trả rất nhiều tiền cho đế quốc, liên minh chính trị này không bao giờ dẫn đến chiến thắng quân sự. Hơn thế nữa, hai người không có con. Anne chết vì bệnh dịch hạch năm 1394, và chồng bà đã than khóc rất nhiều. Michael de la Pole được cử đi đàm phán cho cuộc hôn nhân; ông chiếm được sự tin tưởng của nhà vua và tham gia nhiều hơn vào triều đình và chính phủ khi Richard đến tuổi trưởng thành. De la Pole đến từ một gia đình nhà buôn mới phất. Khi Richard tấn phong ông làm Quan Chưởng ấn năm 1383, và ban tước vị Bá tước Suffolk hai năm sau, đã gây nên sự thù địch của các nhà quý tộc lâu đời. Một thành viên khác trong một vòng tròn khép kín xung quanh nhà vua là Robert de Vere, Bá tước Oxford, trong thời kì này nổi lên như là sủng thần của nhà vua. Tình bạn thân thiết mà Richard dành cho de Vere cũng gây khó chịu đối với các nhà chính trị. Sự bất bình trầm trọng thêm khi bá tước được thăng lên tước hiệu Công tước Ireland năm 1386. Nhà biên niên sử Thomas Walsingham đưa ra giả thuyết rằng mối quan hệ của nhà vua với de Vere có tính chất đồng giới, do Walsingham có sự bực bội đối với nhà vua. Căng thẳng đến đỉnh điểm về cách giải quyết cuộc chiến với Pháp. Trong khi các phe đảng trong triều đình ưu tiên đàm phán, Gaunt và Buckingham kêu gọi một chiến dịch có quy mô lớn nhằm bảo vệ các thuộc địa của người Anh. Thay vào đó, cái gọi là Cuộc viễn chinh chữ thập dẫn đầu bởi Henry le Despenser, Giám mục Norwich, được phái đi, và thất bại thảm hại. Đối mặt với nguy cơ thất bại trên đại lục, Richard chuyển sự chú ý của ông sang một đồng minh của Pháp, Scotland. Năm 1385, chính nhà vua dẫn đầu một cuộc viễn chinh mang tính chất trừng phạt lên phía bắc, nhưng những nỗ lực chẳng thu được kết quả gì, và đội quân phải trở về mà không giao chiến với người Scot trận nào cả. Trong khi đó, có một cuộc nổi dậy ở Ghent ngăn cuộc xâm lược của Pháp vào miền nam nước Anh. Quan hệ giữa Richard với thúc phụ của ông John xứ Gaunt càng xấu đi với những thất bại quân sự, và John xứ Gaunt rời khỏi Anh quốc để theo đuổi tuyên bố đối với ngai vàng Castile năm 1386 trong bối cảnh có những tin đồn về một âm mưu chống lại ông. Với việc Gaunt ra đi, lãnh đạo không chính thức của phe bất đồng quan điểm gia tăng chống lại nhà vua và các triều thần của ông chuyển sang Buckingham – người bấy giờ được phong làm Công tước Gloucester – và Richard Fitzalan, Bá tước Arundel. == Cuộc khủng hoảng thứ nhất 1386–88 == Mối đe dọa về sự xâm lược của người Pháp không lắng đi, và thay vào đó còn trở nên lớn hơn đến 1386. Tại Nghị viện vào tháng 10 năm đó, Michael de la Pole – với quyền hạn của tể tướng – đề nghị đánh thuế với một quy mô chưa từng có nhằm để bảo vệ vương quốc. Thay vì đồng ý, Nghị viện đáp trả bằng cách thứ chối xem xét bất cứ yêu cầu nào cho đến khi Quan chưởng ấn bị cách chức. Nghị viện (về sau được gọi là Nghị viện tuyệt vời) có lẽ đã làm như vậy với sự khuyến khích của Gloucester và Arundel. Nhà vua có câu trả lời nổi tiếng rằng ông sẽ không từ bỏ dù chỉ là người phụ bếp khi Quốc hội yêu cầu. Chỉ khi bị đe dọa bởi sự từ chức hàng loạt thì Richard buộc phải nhượng bộ và để cho de la Pole ra đi. Một ủy viên được thành lập để xem xét và kiểm soát tài chính của hoàng gia trong vòng một năm. Richard bị nhiễu loạn sâu sắc trước sự sỉ nhục đối với đặc quyền hoàng gia của ông, và từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1387 đã thực hiện một "sự hồi chuyển" (chuyến đi) khắp đất nước để tập hợp sự ủng hộ cho mục tiêu của ông. Bằng cách sắp đặt de Vere làm Thẩm phán Chester, ông bắt đầu kế hoạch tạo ra một căn cứ quân sự trung thành với mình ở Cheshire. Ông cũng củng cố một phán quyết pháp lý từ Đại Thẩm phán Robert Tresilian rằng cách hành xử của Nghị viện là trái pháp luật và phản nghịch. Trong chuyến trở về London, nhà vua phải giáp mặt với Thomas xứ Woodstock (bấy giờ là Công tước Gloucester), Arundel và Thomas de Beauchamp, Bá tước Warwick, người đã đưa ra một lời kết tội phản quốc chống lại de la Pole, de Vere, Tresilian, và hai nhân vật trung thành khác: Thị trưởng London, Nicholas Brembre, và Alexander Neville, Tổng Giám mục xứ York. Richard trì hoãn các cuộc đàm phán để kiếm thêm thời gian, vì ông mong đợi de Vere sẽ từ Cheshire đến với lực lượng quân tiếp viện. Ba vị bá tước sau đó gia nhập lực lượng với Henry Bolingbroke, Bá tước Derby (con trai của Gaunt, sau làđức vua Henry IV), và Thomas de Mowbray, Bá tước Nottingham – nhóm này được sử gọi là Lords Appellant. Ngày 20 tháng 12 năm 1387 họ ngăn chặn được de Vere ở cầu Radcot, nơi ông ta và ông đội của mình bị thảm bại và ông ta buộc phải lưu vong qua nước khác. Richard giờ đây không còn sự lựa chọn nào ngoài chiều theo yêu sách của nhóm chống đối; Brembre và Tresilian bị kết tội và xử tử, de Vere và de la Pole – những người hiện đang phải sống lưu vong ở nước ngoài – bị kết án tử hình vắng mặt tại Nghị viện Merciless vào tháng 2, 1388. Những thủ tục tố tụng còn đi xa hơn, và một số hiệp sĩ của Richard cũng bị xử tử, trong đó có Burley. Nhóm chống đối đã hoàn toàn thành công trong việc phá vỡ vòng vây các sủng thần xung quanh nhà vua. == Hòa bình mong manh == Richard dần tái lập vương quyền trong mấy tháng sau cuộc tranh luận trong Nghị viện Merciless. Chính sách đối ngoại hiếu chiến của Lords Appellant thất bại khi những nỗ lực của họ xây dựng một liên minh chống Pháp không thu được kết quả, và miền bắc Anh quốc phải đối mặt với sự xâm nhập của người Scots. Richard bấy giờ đã hơn 20 tuổi và có thể tự tin đòi quyền cai trị trên chính danh nghĩa của mình. Hơn thế nữa, John xứ Gaunt trở lại Anh năm 1389 và giải quyết những bất đồng với nhà vua, sau khi các chính khách cũ đã hành động điều có ảnh hưởng tiết chế trong nền chính trị Anh. Richard nắm đầy đủ quyền kiểm soát chính phủ ngày 3 tháng 5 năm 1389, tuyên bố rằng sự chống đối trong những năm qua chỉ là do sự tồi tệ của ủy viên hội đồng. Ông đưa ra chính sách đối ngoại ngược lại với nhóm chống đối khi tìm kiếm hòa bình và hòa giải với Pháp và hứa giảm bớt gánh nặng về thuế đối với đại bộ phận người dân. Richard cai trị một cách hòa bình trong 8 năm tiếp them, sau khi hòa giải với những kẻ cựu thù. Tuy nhiên, những sự kiện sau đó cho thấy rằng ông không quên những sự sỉ nhục mà ông từng nếm trải. Trong số đó, việc hành quyết người thầy cũ Sir Simon de Burley là một điều xúc phạm không dễ nguôi ngoai được. Với sự ổn định của đất nước được đảm bảo, Richard bắt đầu đàm phán một hiệp định hòa bình vĩnh viễn với Pháp. Một đề xuất được đưa ra năm 1393 theo đó mở rộng đáng kể đất Aquitaine thuộc sở hữu của quốc vương Anh. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại vì nó có một điều khoản rằng vua anh phải làm lễ phiên thần với vua Pháp – một điều kiện mà người Anh không thể nào chấp nhận. Thay vào đó, năm 1396, một thỏa thuận ngừng chiến được đồng ý, kéo dài 28 năm Như một phần của thỏa thuận, Richard đồng ý kết hôn với Isabella, con gái của Charles VI của Pháp, khi bà ta đủ tuổi. Đã có một số hoài nghi về lời hứa hôn, vì công chúa chỉ mới 6 tuổi, và do đó sẽ không có khả năng sinh ra một người thừa kế cho ngai vào Anh trong nhiều năm. Mặc dù Richard tìm kiếm hòa bình với Pháp, ông lại có cách tiếp cận khác đối với vấn đề Ireland. Quyền tể trị của người Anh Ireland đang có nguy cơ bị phá hủy, và các lãnh chúa Anglo-Irish đã cầu xin nhà vua can thiệp. Mùa thu năm 1394, Richard đến Ireland, ông ở lại đó cho đến tháng 5 năm 1395. Quân của ông gồm hơn 8,000 là lực lượng lớn nhất được đưa đến đảo này trong suốt giai đoạn cuối thời Trung Cổ. Cuộc xâm lược giành thắng lợi, và một số thủ lĩnh người Ireland quy phục chúa tể người Anh. Đây là một trong những thành tựu lớn nhất dưới thời Richard, và tăng cường sự ủng hộ trong nước dành cho nhà vua, mặc dù việc củng cố địa vị của người Anh ở Ireland chỉ được đảm bảo trong thời gian ngắn. == Khủng hoảng lần thứ hai 1397–99 == Thời kì mà các sử gia gọi là "chuyên chính" của Richard II bắt đầu vào cuối những năm 1390. Nhà vua sai bắt Gloucester, Arundel và Warwick vào tháng 7 năm 1397. Thời gian cụ thể của những vụ bắt giữ và mục tiêu của Richard không hoàn toàn rõ ràng. Mặc dù một niên sử đưa ra giả thuyết rằng có một âm mưu chống lại nhà vua đã được lên kế hoạch, không có bằng chứng cho thấy đây là nguyên nhân. Có nhiều khả năng Richard chỉ đơn giản là cảm nhận ông đã đủ sức mạnh để trả đũa một cách an toàn những người đó vì vai trò của họ trong sự kiện 1386–88 và trừ khử họ như là trừ khử các mối đe dọa đến quyền lực của mình. Arundel là người đầu tiên trong số ba người bị đưa ra xét xử, tại Nghị viện vào tháng 9 năm 1397. Sau một cuộc tranh cãi nảy lửa với nhà vua, ông bị kết án và hành quyết. Gloucester bị giam giữ bởi Bá tước Nottingham tại Calais trong lúc chờ ra tòa. Khi thời gian xét xử gần đến, Nottingham loan tin rằng Gloucester đã chết. Rất có khả năng rằng nhà vua đã ra lệnh giết chết ông ta trước để tránh sự ô nhục khi một hoàng tử bị giết chết trong vũng máu. Warwick cũng bị kết tội phải chết, nhưng mạng sống của ông ta được giữ lại và án giảm xuống chung thần. Em trai của Arundel là Thomas Arundel, Tổng Giám mục Canterbury, bị lưu đày. Richard sau đó chuyển sự đàn áp các đối thủ của ông sang địa phương. Trong lúc tuyển mộ tùy tùng cho chính mình tại các quận khác nhau, ông truy tố những gia tộc địa phương trung thành với phe chống đối. Số tiền phạt đối với những người này đem lại một nguồn thu lớn cho nhà vua, mặc dù niên sử đương đại đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các vụ kiện. Những hành động này có thể đã được thực hiện với trên sự tán đồng của John xứ Gaunt, nhưng với sự hỗ trợ của một nhóm không nhỏ các nhà quyền thế khác, nhiều người trong số họ được tán thưởng bằng những tước hiệu mới, họ bị gọi một cách miệt thị là "duketti" của Richard. Trong số đó bao gồm thành viên Appellants cũ là Henry Bolingbroke, Bá tước Derby, được tiến phong Công tước Hereford, và Thomas de Mowbray, Bá tước Nottingham, được tiến phong Công tước Norfolk. Ngoài ra còn có John và Thomas Holland, anh trai khác cha và anh họ của nhà vua, tương ứng được thăng từ Bá tước của Huntingdon và Kent lên thành công tước Exeter và Surrey; con trai của Công tước xứ York Edward, Bá tước Rutland, nhận danh hiệu ở Pháp của Gloucester là Công tước Aumale; con trai của Gaunt, John Beaufort, Bá tước Somerset, được phong Hầu tước Somerset và Hầu tước Dorset; John Montacute, Bá tước Salisbury; và Lãnh chúa Thomas le Despenser, trở thành Bá tước Gloucester. Bằng những vùng đất thu hồi từ phe chống đối, nhà vua có thể thưởng cho những người này những vùng đất phù hợp với cấp bậc mới của họ. Mối đe dọa của Richard vẫn còn tồn tại, tuy nhiên, đến từ Nhà Lancaster, tương ứng bởi John xứ Gaunt và con trai ông Henry Bolingbroke, Công tước Hereford. Nhà Lancaster không chỉ sở hữu tài sản lớn hơn bất kì gia tộc nào ở Anh quốc, họ còn là dòng dõi hoàng gia và, do vậy, là những ứng cử viên có khả năng kế vị Richard không có con. Sự bất hòa bùng nổ bên trong phạm vi nội bộ triều đình tháng 12 năm 1397, khi Bolingbroke và Mowbray bị lôi kéo vào một cuộc tranh cãi. Theo Bolingbroke, Mowbray đã tuyên bố rằng cả hai, là người cũ trong Lords Appellant, là đối tượng kế tiếp cho sự trừng phạt của hoàng gia. Mowbray kịch liệt phủ nhận những lời buộc tội đó, vì một tuyên bố như vậy bị coi là tội phản quốc. Một ủy ban quốc hội quyết định rằng cả hai nên giải quyết vấn đề bằng cách chiếu đấu, nhưng vào thời điểm cuối cùng Richard lưu đày cả hai công tước: Mowbray suốt đời, Bolingbroke 10 năm. Ngày 3 tháng 2 năm 1399, John xứ Gaunt qua đời. Thay vì cho phép Bolingbroke được kế tự, Richard tăng thêm thời hạn lưu đày của ông ta và tước đoạt tài sản của ông ta. Nhà vua cảm thấy an toàn đối với Bolingbroke, người đang ở Paris, vì người Pháp không quan tâm mấy đến bất kì ai gây thách thức đối với Richard và chính sách hòa bình của ông. Richard rời khỏi đất nước vào tháng 5 cho một cuộc viễn chinh tại Ireland. Năm 1398 Richard triệu tập một Nghị viện nhồi nhét ở Shrewsbury — gọi là Nghị viện Shrewsbury — tuyên bố tất cả đạo luật của Nghị viện Merciless là vô hiệu, không có giá trị, và tuyên bố rằng không có bất kì ràng buộc pháp lý nào được gắn cho nhà vua. Nó giao tất cả quyền lực của Nghị viên vào một ủy ban 12 lãnh chúa và 6 người bình dân được chọn từ những người bạn của nhà vua, khiến Richard trở thành một nhà cai trị chuyên chế và không bị ràng buộc bởi việc triệu tập một quốc hội nữa. == Bị lật đổ và cái chết == Tháng 6 năm 1399, Louis, Công tước Orléans, giành lại quyền kiểm soát triều đình của vị vua điên Charles VI của Pháp. Chính sách nối lại tình hữu nghị với vương quốc Anh không phù hợp với những tham vọng chính trị của Louis, và vì lý do này ông ta cảm thấy đã đến lúc cho phép Henry trở lại Anh. Với một lực lượng nhỏ những người đi theo, Bolingbroke đổ bộ lên Ravenspur thuộc Yorkshire vào cuối tháng 6 năm 1399. Người trên khắp đất nước sớm tụ tập xung quanh vị Công tước. Gặp Henry Percy, Bá tước Northumberland, người đang có mối lo âu về nhà vua, Bolingbroke nhấn mạnh rằng mục tiêu duy nhất của ông là giành lại tài sản riêng của mình. Percy dẫn ông ta đi theo lời ông ta và từ chối can thiệp. Nhà vua đã đem hầu hết các hiệp sĩ trong tư gia và các thành viên trung thành trong giới quý tộc tới, nên Henry không gặp nhiều sự kháng cự trong quá trình tiến quân về phía nam. Edmund xứ Langley, Công tước York, người nắm quyền Trông giữ Vương quốc, không có nhiều sự lựa chọn khác ngoài phụ họa với Bolingbroke. Trong lúc đó, Richard bị chậm bước khi trở về từ Ireland và không đổ bộ lên được Wales cho đến ngày 24 tháng 7. Ông đi đến Conwy, nơi mà ngày 12 tháng 8 ông gặp Bá tước Northumberland để đàm phán. Ngày 19 tháng 8, Richard II đầu hàng Henry tại Lâu đài Flint, hứa sẽ thoái vị nếu mạng sống của ông được bảo đảm. Hai người sau đó quay trở lại London. Khi đến nơi, ông bị bỏ tù trong Tháp London ngày 1 tháng 9. Henry bấy giờ quyết tâm giành lấy ngai vàng, nhưng để trình bày lý do của hành động này là vấn đề nan giải. Lập luận rằng Richard, bởi sự chuyên chế và cai trị tồi tệ, đã thể hiện rằng ông không xứng đáng làm vua. Tuy nhiên, Henry không phải người tiếp theo trong danh sách kế vị ngai vàng; người thừa kế hợp pháp là Edmund Mortimer, Bá tước March, hậu duệ của con trai thứ ba của vua Edward III, người thứ hai còn sống tới tuổi trưởng thành Lionel xứ Antwerp. Cha của Bolingbroke, John xứ Gaunt, là con trai thứ tư của Edward III, người thứ ba sống tới tuổi trưởng thành. Vấn đề được giải quyết bằng cách nhấn mạnh rằng Henry là con cháu dòng nam trực hệ, trong khi gốc gác của March lại thông qua bà của ông. Báo cáo chính thức về sự kiện tuyên bố rằng Richard tự nguyện nhường ngôi cho Henry ngày 29 tháng 9. Mặc dù có thể đây không phải là nguyên do, Nghị viện họp vào ngày 30 tháng 9 đồng ý Richard thoái vị. Henry làm lễ gia miện, tức vua Henry IV ngày 13 tháng 10. Cách giải quyết cuộc sống của Richard sau khi từ ngôi là không rõ ràng; ông vẫn ở trong Tòa Tháp cho đến khi được đưa tới Lâu đài Pontefract không lâu trước khi hết năm. Mặc dù Vua Henry có thể phải có trách nhiệm để ông sống, tất cả thay đổi khi phát giác ra chuyện các bá tước Huntingdon, Kent và Salisbury cùng Lãnh chúa Despenser, và có thể còn là Bá tước Rutland – all now demoted from the ranks they had been given by Richard – đang lập kế hoạch mưu sát tân vương và lập lại Richard trong Cuộc nổi dậy Epiphany. Mặc dù bị ngăn chặn được, kế hoạch nói lên sự nguy hiểm nếu cho phép Richard được sống. Ông bị cho là đã bị bỏ đói đến chết trong tù khoảng ngày 14 tháng 2 năm 1400, mặc dù còn một số nghi vấn về ngày giờ và cách chết của ông. Di thể ông được đem về phía nam từ Pontefract và trưng bày tại Nhà nguyện old St Paul ngày 17 tháng 2 trước khi đưa đi an táng tại Nhà thờ Kings Langley ngày 6 tháng 3. Tin đồn rằng Richard vẫn còn sống tiếp tục dai dẳng, nhưng không bao giờ có được sự tin tưởng ở nước Anh; tuy nhiên ởScotland, một người đàn ông được xác định là Richard đã rơi vào tay Nhiếp chính Albany, cư trú tại Lâu đài Stirling, và có lẽ là – bù nhìn – miễn cưỡng của những người chống đối Lancastrian và mưu đò Lollard ở Anh. Chính phủ của Henry IV coi ông ta là một kẻ mạo danh và nhiều nguồn tin từ cả hai bên biên giới đưa ra giả thuyết rằng ông ta có bệnh tâm thần, người ta cũng mô tả ông ta như một "thằng ăn xin" khi ông ta chết năm 1419, nhưng ông ta được an táng theo nghi lễ dành cho quốc vương tại Tu viện địa phương Dominican ở Stirling. Trong khi đó, năm 1413 Henry V – trong một nỗ lực nhằm chuộc lỗi cho hành động giết người của phụ thân và cũng để bịt miệng những tin đồn rằng Richard còn sống – đã quyết định đưa di thể tại King's Langley dời đên nơi an nghỉ cuối cùng tại Tu viện Westminster. Ở đây chính Richard đã cho xây dựng một ngôi mộ sẵn cho mình, nơi hài cốt của vợ ông Anne được chôn. == Tổ tiên == == Xem thêm == Miêu tả văn hóa của Richard II của Anh == Ghi chú == == Chú thích nguồn == == Nguồn == === Biên niên sử === (1993) Chronicles of the Revolution, 1397–1400: The Reign of Richard II, ed. Chris Given-Wilson. Manchester: Manchester University Press. ISBN 0-7190-3526-0. Froissart, Jean (1978). Chronicles, ed. Geoffrey Brereton. London: Penguin. ISBN 0-14-044200-6. (1977) Historia Vitae et Regni Ricardi Secundi, ed. George B. Stow. Philadelphia: University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-7718-X. Knighton, Henry (1995). Knighton's Chronicle 1337–1396, ed. G. H. Martin. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820503-1. Walsingham, Thomas (1862–64). Historia Anglicana 2 vols., ed. Henry Thomas Riley. London: Longman, Roberts, and Green === Nguồn thứ cấp === Alexander, Jonathan; Binksi, Paul (eds.) (1987). Age of Chivalry, Art in Plantagenet England, 1200–1400. London: Royal Academy/Weidenfeld & Nicholson. Allmand, Christopher (1988). The Hundred Years War: England and France at War c. 1300 – c. 1450. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-31923-4. Bennett, Michael J. (1999). Richard II and the Revolution of 1399. Stroud: Sutton Publishing. ISBN 0-7509-2283-4. Castor, Helen (2000). The King, the Crown, and the Duchy of Lancaster: Public Authority and Private Power, 1399–1461. Oxford: Oxford University Press. tr. 8–21. ISBN 0-19-820622-4. Dodd, Gwilym (ed.) (2000). The Reign of Richard II. Stroud: Tempus. ISBN 0-7524-1797-5. Gillespie, James (ed.); Goodman, Anthony (ed.) (1997). The Age of Richard II. Stroud: Sutton Publishing. ISBN 0-7509-1452-1. Gillespie, James; Goodman, Anthony (eds.) (1998). Richard II: The Art of Kingship. Oxford: Clarendon Press. ISBN 0-19-820189-3. Goodman, Anthony (1971). The Loyal Conspiracy: The Lords Appellant under Richard II. London: Routledge. ISBN 0-7100-7074-8. Goodman, Anthony (1992). John of Gaunt: The Exercise of Princely Power in Fourteenth-Century Europe. Burnt Mill, Harlow, Essex: Longman. ISBN 0-582-09813-0. Harriss, Gerald (2005). Shaping the Nation: England, 1360–1461. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-822816-3. Hilton, Rodney (1973). Bond Men Made Free: Medieval Peasant Movements and the English Rising of 1381. London: Temple Smith. ISBN 0-85117-039-0. Jones, Michael (ed.) (2000). The New Cambridge Medieval History, vol. 6: c. 1300 – c. 1415. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-36290-3. Keen, Maurice (1973). England in the Late Middle Ages. London: Methuen. ISBN 0-416-75990-4. Levey, Michael (1971). Painting at Court. London: Weidenfeld and Nicholson. McKisack, May (1959). The Fourteenth Century: 1307–1399. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-821712-9. Mortimer, Ian (2007). The Fears of King Henry IV: The Life of England's Self-Made King. London: Jonathan Cape. ISBN 978-0-224-07300-4. Saul, Nigel (1997). Richard II. New Haven: Yale University Press. ISBN 0-300-07003-9. Saul, Nigel (2005). The Three Richards: Richard I, Richard II and Richard III. London: Hambledon. ISBN 1-85285-286-0. Steel, Anthony (1941). Richard II. Cambridge: Cambridge University Press. Tuck, Anthony (1985). Crown and Nobility 1272–1461: Political Conflict in Late Medieval England. London: Fontana. ISBN 0-00-686084-2. Tuck, Anthony (2004). “Richard II (1367–1400)”. Oxford Dictionary of National Biography. Oxford: Oxford University Press. doi:10.1093/ref:odnb/23499. == Liên kết ngoài == Richard II's Treasure from the Institute of Historical Research và Royal Holloway, University of London. Richard II's Irish chancery rolls listed by year, translated, published online by CIRCLE. Full edition of Froissart's Chronicles in 12 volumes Bản mẫu:Nhà Plantagenet Bản mẫu:Công tước Cornwall Bản mẫu:Công tước Norman
nhập cư.txt
Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở đến vào một vùng hay một quốc gia mới. Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú. Nhập cư ngược với xuất cư và cả hai đều là di cư. == Việt Nam == === Thời bao cấp === Người nhập cư bị hạn chế về quyền lợi như không có sổ lương thực, tem phiếu, nhà ở, ruộng đất, học hành, chữa bệnh, việc làm, tiêu chuẩn, định mức điện nước, đăng ký xe máy, trước bạ nhà cửa, tàu thuyền, con cái họ có khi không có giấy khai sinh, chứng minh nhân dân. == Tham khảo ==
thanh trì.txt
Thanh Trì là một huyện ngoại thành phía Nam của thành phố Hà Nội, Việt Nam. == Hành chính == Huyện Thanh Trì gồm 1 thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ. == Đường phố == == Địa lý == Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây), huyện Gia Lâm và huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên với Sông Hồng là ranh giới tự nhiên (phía Đông), huyện Thanh Oai và huyện Thường Tín (phía Nam). Huyện Thanh Trì nằm ở hữu ngạn sông Hồng, địa thế thấp dần về phía Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, trên địa bàn huyện có đoạn cuối của sông Tô Lịch chảy qua nối với sông Nhuệ ở phía Tây Nam. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng nhất là khu Đồng Trì. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì (chữ Hán: 青池) và tên cổ Thanh Đàm (青潭) có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện. Do kỵ húy vua Lê Thế Tông nên đổi thành Thanh Trì. == Lịch sử == Là một vùng đất cổ nằm ở phía nam kinh đô, Thanh Trì có bề dày phát triển và truyền thống văn hóa đặc sắc. Bên cạnh hệ thống văn vật phong phú còn lưu giữ được với 56 cụm di tích và di tích, 2 tượng đài, đài tưởng niệm được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng[1], văn hoá nghệ thuật, nơi đây còn là quê hương của rất nhiều danh nhân văn hóa đất nước và cũng là nơi nức tiếng với nhiều sản vật nức tiếng xưa nay. Theo dấu lịch sử, từ xa xưa, vùng đất này có tên là Long Đàm (đầm Rồng). Thế kỷ X, sứ quân Nguyễn Siêu chiếm đóng Tây Phù Liệt, khai khẩn đất hoang tạo nên một thế lực quân sự mạnh và phát triển thành một trong 12 sứ quân. Đến thời thuộc Minh, không muốn dân chúng nhớ lại tên Thăng Long, chính quyền phong kiến phương Bắc đã đổi tên kinh đô nước Việt thành Đông Quan và Long Đàm cũng bị đổi theo thành Thanh Đàm (đầm nước trong) thuộc châu Phúc Yên. Sang thời Lê Thế Tông (1573 - 1591), để kiêng húy tên vua, vùng đất này được đổi tên lần nữa thành Thanh Trì và tên gọi này được sử dụng đến tận ngày nay. Trước năm 1945, huyện Thanh Trì thuộc Phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Năm 1942, Pháp sáp nhập một phần huyện Thanh Trì của tỉnh Hà Đông vào Hà Nội, thành lập “Đại lý đặc biệt Hà Nội” gồm huyện Hoàn Long và 22 xã thuộc Phủ Hoài Đức, được chia thành 8 tổng, 60 xã. Thời gian 1949 - 1954 Thanh Trì và huyện Thanh Oai nằm trong quận Văn Điển của thành phố Hà nội. Năm 1956 hai huyện này được trả về tỉnh Hà đông. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội (trừ 4 xã: Liên Ninh, Việt Hưng (Ngọc Hồi), Đại Thanh (Tả Thanh Oai), Thanh Hưng (Đại Áng) nhập vào huyện Thường Tín; 4: xã Hữu Hòa, Kiến Hưng, Cự Khê, Mỹ Hưng nhập vào huyện Thanh Oai). Ngày 31 tháng 5 năm 1961, lập huyện Thanh Trì mới trên cơ sở hợp nhất huyện Thanh Trì cũ và quận VII cũ, gồm thị trấn Văn Điển và 21 xã: Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Khương Đình, Lĩnh Nam, Ngũ Hiệp, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, 4 xã: Liên Ninh, Ngọc Hồi, Đại Áng, Tả Thanh Oai của huyện Thường Tín và xã Hữu Hòa của huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình sáp nhập vào huyện Thanh Trì. Từ đó, huyện Thanh Trì có thị trấn Văn Điển và 26 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Hữu Hòa, Khương Đình, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, chuyển xã Hoàng Văn Thụ về quận Hai Bà Trưng quản lý để thành lập phường Hoàng Văn Thụ đến năm 2004 thuộc quận Hoàng Mai. Ngày 22 tháng 11 năm 1996, xã Khương Đình thuộc huyện Thanh Trì cắt ra để thành lập quận Thanh Xuân, khi đó diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 9.791 ha (97,91 km²), gồm 24 xã: Đại Áng, Đại Kim, Định Công, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hoàng Liệt, Hữu Hòa, Liên Ninh, Lĩnh Nam, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Vĩnh Tuy, Yên Mỹ, Yên Sở và 1 thị trấn Văn Điển. Ngày 6 tháng 11 năm 2003, TP Hà nội tách một phần diện tích của huyện gồm 9 xã thuộc huyện Thanh Trì là: Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thịnh Liệt, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú và 55ha diện tích tự nhiên của xã Tứ Hiệp được cắt ra để hợp với 5 phường của quận Hai Bà Trưng là: Tương Mai, Tân Mai, Mai Động, Giáp Bát, Hoàng Văn Thụ thành quận Hoàng Mai. Sau khi chia tách, diện tích huyện Thanh Trì chỉ còn 6.317,27 ha với dân số 147.788 người (2003), gồm thị trấn Văn Điển và 15 xã: Đại Áng, Đông Mỹ, Duyên Hà, Hữu Hòa, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Tân Triều, Thanh Liệt, Tứ Hiệp, Vạn Phúc, Vĩnh Quỳnh, Yên Mỹ; xã Tứ Hiệp thuộc huyện Thanh Trì còn lại 412,20 ha và 9.584 người. == Kinh tế == Thanh Trì là mảnh đất có nhiều sản vật giá trị như: vải tiến làng Quang (xã Thanh liệt), nghề dệt quai thao Triều Khúc, sơn vẽ Đông Phù, mây tre Vạn Phúc, bánh chưng Tranh Khúc, làm bánh kẹo Nội Am, làm chìa khóa Tương Chúc. Thanh Trì là huyện sản xuất nông nghiệp. Các sản phẩm chính là lúa, ngô, đậu đỗ, rau xanh. Về sản xuất công nghiệp có: Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy pin Văn Điển, Nhà máy đệm Hanvico, Nhà máy lắp ráp ô tô GM, Khu công nghiệp Ngọc Hồi có nhiều doanh nghiệp in ấn bao bì, thức ăn chăn nuôi, cửa nhựa, Công ty May Thanh Trì. Trên địa bàn huyện Thanh Trì đã và đang hình thành một số khu đô thị lớn như: khu đô thị Đại Thanh xã Tả Thanh Oai, khu đô thị Cầu Bươu, khu đô thị Hồng Hà Park City, khu đô thị Tây Nam Kim Giang, khu đô thị Tân Triều, khu đô thị Ngọc Hồi, khu đô thị Tứ Hiệp. == Cơ sở giáo dục, nghiên cứu == === Dưới đại học === Trường THPT Ngọc Hồi Trường THPT Ngô Thì Nhậm Trường THPT Việt Nam - Ba Lan Trung tâm giáo dục thường xuyên Thanh Trì Trung tâm giáo dục thường xuyên Đông Mỹ Viện Quy hoạch rừng === Các trường đại học, cao đẳng === Học viện kỹ thuật mật mã (Bộ Công an) tại xã Tân Triều. Cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà nội (Bộ Công thương) tại xã Tả Thanh Oai. Cao đẳng Cơ điện Hà nội xã Vĩnh Quỳnh Viện Đại học Mở Hà Nội cơ sở Ngọc Hồi Viện khoa học Nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh. Trường quản lý cán bộ nông nghiệp Bộ Nông nghiệp xã Vĩnh Quỳnh. == Cơ quan == Chi cục Phát triển Thủy sản (Sở Nông nghiệp) tại xã Tân Triều. Bảo tàng Đặc công tại xã Đông Mỹ. Bộ Tư lệnh Đặc công tại xã Đông Mỹ. == Ngân hàng == Ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh Thanh Trì, khu Thị trấn Văn Điển Ngân hàng ACB chi nhánh Thanh Trì khu Thị trấn Văn Điển Ngân hàng Sacombank chi nhánh Thanh Trì khu Thị trấn Văn Điển Ngân hàng Công thương chi nhánh Thanh Trì, đường Ngọc Hồi Ngân hàng Đầu tư Phát triển chi nhánh Thanh Trì, đường Nghiêm Xuân Yêm, xã Thanh Liệt. Ngân hàng Tiên Phong khu Thị trấn Văn Điển == Trung tâm mua sắm == Siêu thị điện máy Thế giới di động khu Thị trấn Văn Điển Siêu thị điện máy Thế giới di động đường 70 Siêu thị điện máy Thế giới di động khu Tự Khoát, Ngũ Hiệp Siêu thị điện máy Media mart, cạnh Bệnh viện K, xã Tân Triều trên đường 70 Siêu thị điện máy Digi city đường Ngọc Hồi, xã Tứ Hiệp Siêu thị Mega Plaza Khu công nghiệp Ngọc Hồi Chợ Văn Điển Trung tâm vàng bạc Doji khu Thị trấn Văn Điển. == Bệnh viện == Bệnh viện Nội tiết Trung ương tại xã Tứ Hiệp gần cầu Văn Điển Bệnh viện Đa khoa Thăng Long tại đường Tựu Liệt, xã Tam hiệp Bệnh viện K cơ sở Tam Hiệp trên đường Tựu Liệt, xã Tam Hiệp. Bệnh viện K cơ sở Tân Triều trên đường Phan Trọng Tuệ. Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp trên Quốc lộ 1 cũ. Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì == Công trình thủy == Đập điều tiết Thanh Liệt, nằm trên sông Tô Lịch; Hồ điều hòa Yên Sở và trạm bơm Yên Sở (thuộc địa phận huyện cũ), nay thuộc phường Yên Sở, quận Hoàng Mai; Hai công trình trên là hai công trình đầu mối của hệ thống thoát nước của thành phố Hà Nội ra sông Nhuệ, sông Đáy và sông Hồng. Trạm bơm tiêu Đông Mỹ nằm ở phía Nam của huyện nhưng ít được sử dụng. == Giao thông == Quốc lộ 1A chạy xuyên suốt qua địa bàn huyện và đường quốc lộ 1A mới (Pháp Vân - Cầu Giẽ) chạy qua các xã Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Liên Ninh thuộc huyện; Sông Hồng chảy men theo phía Đông huyện, điểm cuối qua xã Yên Mỹ, Duyên Hà và Vạn Phúc. Đường sắt Thống Nhất, chạy dọc theo quốc lộ 1A. Các tuyến xe bus số 8 (Đông Mỹ - Long Biên), số 12 (Công viên Nghĩa Đô - Đại Áng), số 6A (Bến xe Giáp Bát - Cầu Giẽ), số 62 (Bến xe Thường Tín - Bến xe Yên Nghĩa) chạy dọc theo quốc lộ 1A. Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn huyện là các tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên), tuyến số 6 (Nội Bài - Ngọc Hồi), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 1 hiện đang được đầu tư xây dựng. == Ảnh di tích == == Danh nhân == Phạm Tu, quê xã Thanh Liệt; danh tướng triều Lý Nam Đế. Nguyễn Siêu, sứ quân chiếm đóng tại Tây Phù Liệt, xã Đông Mỹ Chu Văn An, quê xã Thanh Liệt; Nguyễn Như Đổ, quê xã Duyên Hà; Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm và các cá nhân trong Ngô gia văn phái, quê xã Tả Thanh Oai; Bạch Thái Bưởi, quê làng An Phúc, xã Liên Ninh; nhà tư sản dân tộc nổi tiếng trong lĩnh vực vận tải và khai mỏ trước Cách mạng Tháng Tám. Đỗ Ngọc Du, quê làng Thượng Phúc, xã Tả Thanh Oai; Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Đỗ Mười, quê xã Đông Mỹ; Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ. Nguyễn Thọ Chân, quê xã Đông Mỹ; Bí thư Thành ủy Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam tại Liên Xô và Thụy Điển. Vương Thừa Vũ, quê làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh; Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Hà Nội năm 1954. Vũ Lăng, quê xã Ngũ Hiệp, Thượng tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lê Khắc, quê làng Đông Phù, xã Đông Mỹ; Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Phạm Minh Hạc, quê làng Đông Phù, xã Đông Mỹ; Tiến sĩ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương. Tạ Hoàng Cơ quê xã Liên Ninh, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trần Tấn (chính khách), quê xã Hữu Hòa; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nội thương. == Chú thích ==
babe ruth.txt
George Herman "Babe" Ruth, Jr. (6 tháng 2 năm 1895 - 16 tháng 8 năm 1948) là một cầu thủ bóng chày người Mỹ. Với biệt danh " The Bambino " và " Sultan của Swat ", Anh là cầu thủ giao bóng từng chơi 22 mùa tại Major League Baseball từ năm 1914 đến 1935. == Chú thích == == Liên kết ngoài == BabeRuth.com – Official site Babe Ruth tại DMOZ baberuthmuseum.com Ruth Museum Babe Ruth tại Internet Movie Database Các công trình liên quan hoặc của Babe Ruth trên các thư viện của thư mục (WorldCat) In March 2011, the VOA Special English service of the Voice of America broadcast a 15-minute program on Babe Ruth. A transcript and MP3 of the program, intended for English learners, can be found at Babe Ruth,1895–1948: America's Greatest Baseball Player
trưng cầu dân ý độc lập québec, 1995.txt
Cuộc trưng cầu dân ý độc lập Québec năm 1995 là cuộc trưng cầu dân ý thứ nhì tại tỉnh bang Québec ở Canada hỏi cử tri có muốn ly khai ra khỏi Canada và thành lập một quốc gia độc lập không. Các cử tri được hỏi: Cuộc trưng cầu dân ý năm 1995 có điểm khác biệt với cuộc trưng cầu dân ý năm 1980 ở chỗ là năm 1980 đề xuất "độc lập-liên kết" đối với chính phủ Canada trong khi năm 1995 đề xuất "độc lập" với hợp tác "tùy chọn" với Canada. Bầu cử diễn ra vào ngày 30 tháng 10 năm 1995, và đề xuất ly khai Québec đã không được thông qua, với 50,58% cử tri bầu chống và 49,42% cử tri bầu thuận. == Bối cảnh == Hai năm sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1980 về nền độc lập của Québec, Hiến pháp Canada trở thành có hiệu lực tại Canada. Theo luật, chính phủ liên bang có thể đơn phương sửa đổi hiến pháp, nhưng Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Thủ tướng Pierre Trudeau cần phải hỏi ý kiến của các tỉnh bang và nhận sự đồng ý. Các thủ hiến tỉnh bang đoàn kết chống lại các sửa đổi hiến pháp cho đến khi một thỏa thuận được chín trong mười thủ hiến đồng ý; tuy nhiên René Lévesque, thủ hiến của Québec, đã không được các tỉnh bang khác hỏi ý. Vì thế, ông từ chối không ký kết thỏa ước về Đạo luật Hiến pháp năm 1982. Mặc dù ông đã từ chối, các tu chính vào hiến pháp vẫn được phê chuẩn và vẫn có hiệu lực trong Québec. Lévesque cho rằng cách thỏa thuận "kiểu Canada" của các thủ hiến kia là "bỏ mặc Québec trong lúc cơ nguy." Ông tiên đoán rằng việc này sẽ gây ra hậu quả rất xấu cho Canada. Sau Đạo luật Hiến pháp năm 1982, đã có nhiều cố gắng thêm sửa đổi để được Québec ủng hộ. Những cố gắng này được gọi là Hiệp định Hồ Meech năm 1987, và Hiệp định Charlottetown năm 1992. Cả hai cố gắng này đều thất bại, và đã khích động cho phong trào độc lập Québec. Năm 1990, Lucien Bouchard, một bộ trưởng trong chính phủ của Thủ tướng Brian Mulroney, đã lãnh đạo một liên minh gồm các thành viên nghị viện từ Đảng Tự do và Bảo thủ Cấp tiến đại diện cho Québec và thành lập một đảng liên bang mới để cổ xúy độc lập cho Québec, với tên gọi là Bloc Québécois (Khối Québec). Trong cuộc bầu cử liên bang năm 1993, Khối Québec giành được 54 ghế, trở thành đảng lớn thứ nhì trong Hạ Nghị viện Canada, và được địa vị đảng đối lập. Tại Québec, trong cuộc bầu cử tỉnh bang năm 1994, đảng ly khai Parti Québécois giành lại quyền lực dưới sự lãnh đạo của Jacques Parizeau. Ông hứa hẹn với cử tri sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý trong nhiệm kỳ thủ hiến của mình. == Câu hỏi trong trưng cầu dân ý == Ngày 7 tháng 9 năm 1995, sau khi được bầu làm thủ hiến, Jacques Parizeau đã trình bày với nhân dân Québec câu hỏi sẽ được đưa ra cho cử tri vào ngày 30 tháng 10 năm đó. Trong tiếng Pháp, câu hỏi là: Trong tiếng Anh, câu hỏi là: Trong các cộng đồng thổ dân có sử dụng ngôn ngữ thổ dân, các lá phiếu sử dụng ba ngôn ngữ. Toàn văn của cái gọi là "Thỏa thuận Ba bên về Độc lập", hay "thỏa thuận được ký kết vào ngày 12 tháng 6 năm 1995" trong câu hỏi được gửi đến mọi nhà Québec vài tuần trước cuộc bầu cử. Nó được ký kết bởi Jacques Parizeau, Lucien Bouchard, và Mario Dumont, lãnh đạo của nhóm Action démocratique du Québec ("Hành động Dân chủ cho Québec"). Một cuộc thăm dò ý kiến được tiến hành vài tuần trước cuộc bầu cử cho thấy 28% người chưa chọn lựa tin rằng phiếu thuận có nghĩa rằng Quebec sẽ thương lượng cho một giải pháp tốt hơn, nhưng vẫn trong khuôn khổ liên bang, nghĩa rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng hộ chiếu Canada và bầu nghị sĩ trong Hạ Nghị viện. Một số người chống ly khai cho rằng câu hỏi còn không rõ ràng về các vấn đề này và ủy ban vận động "Chống" đã cố gắng thuyết phục cử tri rằng nếu phe "Thuận" thắng sẽ có nghĩa Québec sẽ trở thành hoàn toàn độc lập, và không chắc chắn sẽ có một thỏa hiệp hợp tác với Canada. == Những thành phần tham gia == === Phía ủng hộ liên bang === Vận động cho phía "Chống" là những người ủng hộ cho Québec ở lại trong Canada, và thể chế liên bang của quốc gia này. Những người này được gọi là "federalists". Những nhân vật ủng hộ liên bang quan trọng gồm có: Thủ tướng Jean Chrétien. Daniel Johnson, lãnh đạo Đảng Tự do Québec. Jean Charest, Lãnh đạo Đảng Bảo thủ Cấp tiến liên bang. Lucienne Robillard, Bộ trưởng Liên bang Trách nhiệm về Trưng cầu Dân ý. Brian Tobin, Bộ trượng Liên bang về Ngư nghiệp và Biển === Phía ủng hộ độc lập === Vận động cho phía "Thuận" là những người cổ xúy Québec ly khai ra khỏi Canada và/hoặc thương lượng cho một hợp tác kinh tế và chính trị giới hạn với nước này. Những người này được gọi là "sovereigntists". Những nhân vật ủng hộ độc lập quan trọng gồm có: Thủ hiến Québec Jacques Parizeau. Lucien Bouchard, lãnh đạo đảng Bloc Québécois liên bang. Mario Dumont, lãnh đạo đảng ADQ. == Vận động == Những cuộc thăm dò ý kiến ban đầu cho thấy 67% người Québec sẽ bầu "Chống". Jean Chrétien đứng bên lề trong các cuộc tranh luận và để Daniel Johnson làm nhân vật đại diện cho chính quyền liên bang. Những sai lầm của phe liên bang vào lúc đầu như khi Paul Martin nói Québec sẽ mất một triệu việc làm nếu ly khai, và khi một người phát biểu rằng phe liên bang chẳng những sẽ đánh bại, mà còn "đè nát" phía độc lập, đã thúc đẩy và động viên phong trào độc lập. Nhận thấy phía "Thuận" đang không tiến đến đâu, Lucien Bouchard vốn được nhiều người ủng hộ đã đóng một vai trò lớn hơn trong nhóm độc lập, và đã được Parizeau làm "nhà đàm phán chính" trong các cuộc thương lượng về "hợp tác" sau khi phe "Thuận" thắng. Tháng 12 năm 1994, Lucien Bouchard xém chết vì bệnh necrotizing fasciitis (vi khuẩn ăn thịt người) và bác sĩ đã cưa cụt chân trái của ông. Sự bình phục của ông và sự hiện diện của ông sau này với cái nạng đã làm nhiều người cảm thông với ông. Một số nhà quan sát cho rằng nó đã có tác động tích cự cho phía độc lập, vì việc ông vẫn vận động cho độc lập ngay sau khi sắp chết đã đem lại nhiều cảm tình từ người dân. Dưới sự lãnh đạo của Bouchard, các con số tiếp tục thay đổi và các thăm dò ý kiến dần dần cho thấy số đông người Québec sẽ bầu "Thuận". Ngay cả những vấp ngã của Bouchard cũng không có hiệu lực gì. Ba tuần trước cuộc bầu cử, ông đã nói rằng người Québec là "chủng tộc da trắng" có tỉ lệ sinh sản thấp nhất. Vài ngày trước cuộc bầu cử, người ta tin rằng phía độc lập sẽ thắng. Các cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện hai tuần trước ngày bầu cử cho thấy phe "Thuận" đang dẫn đầu phe "Chống" với hơn 5%. Một cuộc mít tinh cho phe liên bang với khoảng một vạn người tham gia đã diễn ra tại Phòng thính Verdun vào ngày 24 tháng 10, trong đó Jean Chrétien đã hứa hẹn một số cải cách bán hiến pháp để đưa thêm quyền lực cho Québec. Tối hôm sau, Thủ tướng Jean Chrétien đã đọc diễn văn trên truyền hình bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, trong khi Lucien Bouchard đọc lời phản hồi. Sau hai sự kiện này, một số cuộc thăm dò cho thấy phe "Chống" đang dẫn đầu phe "Thuận", nhưng vẫn trong giới hạn độ sai (từ 0% đến 2%). Một cuộc mít tinh lớn được tổ chức vào Thứ 6, ngày 27 tháng 10 (3 ngày trước ngày bầu cử) tại trung tâm thành phố Montreal, gọi là "Unity Rally", khoảng 100.000 người Canada từ ngoài Québec đã đến đây để ca tụng một nước Canada đoàn kết, và kêu gọi người Québec bầu chọn "Chống" trong cuộc trưng cầu dân ý. Thủ tướng Jean Chrétien, lãnh đạo Đảng Bảo thủ Cấp tiến Jean Charest và lãnh đạo Đảng Tự do Québec đã phát biểu với đám đông trong sự kiện này. Bộ trưởng Ngư nghiệp và Biển Brian Tobin đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và vận động cho sự kiện này. Nhiều chính khác Canada từ bên ngoài Québec, trước kia được yêu cầu không tham gia trong ủy ban "Chống", cũng đã tham dự vào sự kiện này, trong đó có Thủ hiên Ontario Mike Harris, Thủ hiến New Brunswick Frank McKenna, Thủ hiến Nova Scotia John Savage, và Thủ hiến Prince Edward Island Catherine Callbeck. Cuộc mít tinh đã gây nhiều tranh cãi vì một số nhà tài trợ, theo quan điểm của Giám đốc Bầu cử tại Québec, đã ủng hộ bất hợp pháp vào phe "Chống", ví dụ trong việc chở người tham gia đến Montreal lấy giá rẻ hay miễn phí. Dù sao, những luật lệ này của Québec cũng không áp dụng được cho những nhà tài trợ vì địa điểm của họ ở ngoài Québec. == Chuẩn bị trong trường hợp phe "Thuận" chiến thắng == === Phía ủng hộ độc lập === Trong trường hợp phe "Thuận" thắng, Parizeau nói rằng ông sẽ trở lại Quốc hội Québec trong vòng hai ngày sau khi có kết quả và vận động cho Dự luật Độc lập]], đã được đề xuất vào lúc đó. Trong một diễn văn ông đã chuẩn bị sẵn trong trường hợp phe "Thuận" thắng, ông nói rằng một nước Québec độc lập đầu tiên phải "giơ tay đến quốc gia láng giềng là Canada" để hợp tác. Parizeau nói rằng ông sẽ chuẩn bị thương lượng với chính phủ liên bang sau phiếu "Thuận". Nếu không thương lượng được, ông sẽ tuyên bố một nước Québec độc lập. Vào ngày 27 tháng 10, văn phòng của lãnh đạo Bloc Québécois Lucien Bouchard đã đưa ra một thông cáo báo chí đến tất cả các căn cứ quân sự tại Québec, kêu gọi tạo ra một quân đội Québec và tạo dựng các nhân viên phòng thủ trong trường hợp Québec tuyên bố độc lập. Bouchard tuyên bố rằng Québec sẽ tiếp quản các phi cơ không quân Canada đang nằm tại tỉnh bang này. === Phía ủng hộ liên bang === Phía chính phủ liên bang không có kế hoạch gì trong trường hợp phe "Thuận" thắng. Một số thành viên trong nội các liên bang đã họp mặt để bàn một số trường hợp có thể xảy ra, kể cả việc đưa vấn đề độc lập của Québec lên Tòa án Tối cao. Một số viên chức cấp cao cũng họp mặt để thảo luận về tác động của cuộc ly khai đến các vấn đề như biên giới, nợ chính phủ, và Jean Chrétien có còn làm thủ tướng Canada được không, vì ông được bầu từ một khu bầu cử ở Québec. Khi được hỏi về cơ hội Canada thương lượng một thỏa thuận hợp tác kinh tế với một nước Québec độc lập, Nhà phê bình Việc Liên chính phủ (Intergovernmental Affairs Critic) từ Đảng Cải cách lúc đó và sau này là Thủ tướng Stephen Harper đã nói với các phóng viên "Không ai ở ngoài Québec ủng hộ mấy thứ này cả" và "Người Québec nên biết điều này càng sớm càng tốt". Bộ trưởng Quốc phòng David Collenette đã chuẩn bị tăng cường an ninh tại một số cơ quan liên bang. Ông cũng đã ra lệnh đưa máy bay CF-18 ra khỏi Québec để tránh bị dùng làm con cờ thương lượng. === Các nhóm thổ dân === Để chuẩn bị cho trường hợp phía "Thuận" chiến thắng, những dân tộc thổ dân tại Québec đã lên tiếng khẳng định quyền tự quyết của họ. Các tộc trưởng thổ dân khẳng định rằng việc họ bị bắt buộc tham gia vào một quốc gia Québec độc lập sẽ vi phạm luật quốc tế. Trong tuần cuối cùng của cuộc vận động, họ đòi hỏi được tham gia toàn bộ trong các cuộc thương lượng hiến pháp do cuộc trưng cầu dân ý. Đại hội đồng Cree tại miền Bắc Quebec đặc biệt chống đối ý tưởng bị gộp vào một quốc gia Québec độc lập. Tộc trưởng Matthew Coon Come đã phát hành một bài viết pháp luật với tên gọi "Bất công chủ quyền" (Sovereign Injustice) khẳng định quyền tự quyết của người Cree để giữ lãnh thổ của họ trong Canada. Ngày 24 tháng 10 năm 1995, họ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý riêng, đặt câu hỏi "Quý vị có đồng ý, với cương vị là một dân tộc, để Chính quyền Québec chia lãnh thổ người Cree ở James Bay và lãnh thổ truyền thống của người Cree ra khỏi Canada trong trường hợp cuộc trưng cầu dân ý Québec có kết quả là "Thuận"?' 96,3% của 77% người Cree bỏ phiếu muốn ở lại Canada. Người Inuit ở Nunavik cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tương tự với câu hỏi "Quý vị có đồng ý rằng Québec nên trở thành độc lập?", với 96% người bầu Chống. Các cộng đồng người thổ dân là một phần quan trọng trong các cuộc tranh luận về việc chia Québec. == Kết quả == Cử tri đã bác bỏ đề nghị độc lập, nhưng với tỉ lệ thấp hơn năm 1980, với 50,58% cử tri bầu "Chống" và 49,42% cử tri bầu "Thuận". Một con số kỷ lục là 94% trong 5.087.009 cử tri ghi danh đã bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý. Những người nói tiếng Pháp muốn độc lập với tỷ lệ khoảng 60%, nhưng vùng Montreal đông dân đã bầu "Chống". Phe "Chống" cũng nhận ủng hộ trong khu vực viễn Bắc, khu Outaouais, và các thị xã phía đông (Cantons de l'Est). Tại 81 trong 125 khu bầu cử của Québec, phe "Thuận" đã thắng, nhưng đây là những khu bầu cử thưa dân hơn, trong khi phe "Chống" chiến thắng ở các khu bầu cử ở thành thị. Trong một lời phát biểu gây tranh cãi trong một phòng đông người ủng hộ phe "Thuận", trực tiếp trên truyền hình, Jacques Parizeau đã đổ lỗi kết quả vào "tiền bạc và lá phiếu của dân tộc thiểu số". == Tranh cãi == === Các lá phiếu bị loại bỏ === Sau khi đếm hết phiếu, có 86.000 lá phiếu bị loại bỏ vì bị cho là "phiếu hỏng" vì không được đóng dấu đúng. Tại các khu vực bầu cử Chomedey, Marguerite-Bourgeois và Laurier-Dorion đã nổi lên cuộc tranh cãi rằng nhiều lá phiếu đã bị loại bỏ bằng những lý do không hợp lý, hầu hết là vì có những tiêu chuẩn gay gắt những dấu vết cử tri có thể sử dụng để đánh dấu lựa chọn của mình. Trong các khu vực này phiếu "Chống" thắng thế, và tỉ lệ số phiếu bị loại là 12%, 5,5%, và 3,6%. Tại khu bầu cử Chomedey, trung bình 1/9 lá phiếu đã bị loại. Thomas Mulcair, dân biểu Quốc hội Quebec cho khu vực Chomedey, đã nói với các phóng viên sau cuộc bầu cử rằng "có một âm mưu dàn sẵn để ăn cắp phiếu" trong khu vực của ông. Tăng dầu vào lửa trong tranh cãi này, một cuộc nghiên cứu được công bố vài tháng sau cuộc bầu cử của nhà xã hội học Đại học McGill Maurice Pinard, nhà khoa học thống kê Janusz Kaczorowski và luật sư Andrew Orkin, đã đưa kết luận rằng những khu bầu cử có tỉ lệ phiếu "Chống" cao hơn có tỉ lệ phiếu bị loại cao hơn. Vài tháng sau cuộc trưng cầu dân ý, người điều hành bầu cử tại Québec (DGEQ), Pierre F. Cote, đã bắt đầu một cuộc điều tra về những cáo buộc này. Dưới sự giám sát của Alan B. Gold, thẩm phán trưởng của Tòa án Thượng thẩm Québec, tất cả các lá phiếu từ ba khu bầu cử này cùng với một số phiếu mẫu từ 34 khu bầu cử khác được xem xét. Bản báo cáo của DGEQ đã kết luận rằng một số phiếu đã bị loại bỏ với lý do không chính đáng. Phần đông các số phiếu bị loại bỏ là phiếu "Chống", cùng tỉ lệ với số phiếu được chấp nhận trong các khu vực này. Bản báo cáo kết luận rằng các sự việc này là riêng lẻ. Hai người có nhiệm vụ kiểm phiếu đã bị DGEQ cáo buộc là vi phạm luật bầu cử, nhưng trong năm 1996 đã được trắng án. === Giới hạn chi tiêu === Theo Đạo luật Trưng cầu Dân ý Québec (được nghị viện Québec thông qua trược cuộc trưng cầu dân ý năm 1980), tất cả các chi tiêu trong cuộc vận động phải được các ủy ban "Thuận" và "Chống" cho phép và báo cáo. Mỗi ủy ban được ngân sách cho phép là 5 triệu CAD. Bất cứ các cá nhân hay tổ chức nào không phải là ủy ban chính thức có chi tiêu cho vận động sau khi cuộc vận động bắt đầu sẽ phạm luật. Vi phạm luật này sẽ có thể bị phạt đến 30.000 CAD hay bị giam cầm. Violation of this law could have resulted in fines of up to $30,000 or imprisonment. Sau một phán quyết của Tòa án Tôi cao Canada ngày 17 tháng 10 năm 1997 (xem Libman vs. Quebec-Attorney General), một số phần của luật trưng cầu dân ý của Québec đã bị phán là vi hiến vì được xem là quá khắt khe. ==== Hội đồng Thống nhất Canada và Option Canada ==== Một tổ chức vận động từ Montreal mà ít người biết đến với tên là Option Canada (Lựa chọn Canada) được thành lập vào ngày 7 tháng 9 năm 1995, tám tuần trước cuộc bầu cử. Mục đích của tổ chức là cổ xúy ủng hộ cho liên bang ở Québec. Option Canada được tạo ra bời Hội đồng Thống nhất Canada, một tổ chức với mục đích "làm Canada vững mạnh". Người đứng đầu hội đồng là Jocelyn Beaudoin, sau này được chính phủ tỉnh bang Québec của Jean Charest bổ nhiệm làm người đại diện cho Québec ở Toronto. Alfred Pilon, cựu chánh văn phòng của Charest, và Claude Dauphin, một phụ tá của Paul Martin, lúc đó là bộ trưởng tài chính liên bang, là những thành viên then chốt trong Option Canada. Option Canada nhận 1,6 triệu CAD từ Bộ Di sản Canada năm 1994, 3,35 triệu CAD năm 1995 và 1,1 triệu CAD năm 1996. Tháng 3 năm 1997, tờ The Montreal Gazette đưa tin rằng tổ chức này còn nhận tiền từ một số nguồn chưa thông báo khác. Một Ủy ban Đăng ký Cử tri Ngoài Québec cũng được tạo ra để giúp các công dân đã rời Québec trong vòng 2 năm trước cuộc bầu cử năm 1995 đăng ký trong danh sách cử tri. Từ năm 1989, một điều khoản trong luật bầu cử Québec cho phép các cựu cư dân của Québec ra dấu ý định trở về Québec và bầu cử bằng thư. Ủy ban này, hoạt động trong cuộc vận động trưng cầu dân ý, đã đưa nhiều truyền đơn, trong đó có giấy đăng ký cử tri. Truyền đơn cũng đưa ra một số gọi miễn phí, cũng là số của Hội đồng Thống nhất Canada. Sau cuộc trưng cầu dân ý, người điều hành bầu cử tại Québec là ông Pierre F. Côté, đã đưa ra 20 cáo buộc về chi tiêu trái phép bởi Option Canada và một số tổ chức khác cho phe "Chống", nhưng đã bị bác bỏ sau khi Tòa án Tối cao Canada đã phán quét rằng một số điều khoản của luật trưng cầu dân ý quá khắt khe trong việc chi tiêu bởi các tổ chức thứ ba. ==== Unity Rally ==== Một cuộc mít tinh lớn để tán dương một nước Canada thống nhất được tổ chức 3 ngày trước cuộc bầu cử. Ngày 27 tháng 10 năm 1995, khoảng 100.000 người Canada từ tất cả các tỉnh bang Canada đã đến Quảng trường Canada cho sự kiện được gọi là "Unity Rally" ("Mít tinh Thống nhất"). Số người ước tính tham gia đã bị tranh cãi ngay từ ngày xảy ra và trong nhiều năm sau đó. (Số người tham gia được ước tính không thống nhất trong báo chí. Đài truyền thanh tiếng Anh CJAD tại Montreal đã cho rằng đám đông lên đến 150.000 người trong khi CKAC, một đài truyền thanh tiếng Pháp, cho rằng đám đông chỉ có 30.000 người.) Aurèle Gervais, người điều hành thông tin cho Đảng Tự do Canada, cũng như hội học sinh tại Đại học Algonquin tại Ottawa, sau cuộc bầu cử đã bị cáo buộc mướn xe buýt sai luật để đem người ủng hộ đến Montreal cho cuộc mít tinh này, một phần của cáo buộc lớn hơn từ các người ủng hộ độc lập cho Québec, cho rằng nhiều phần chi tiêu trong mít tinh này là phạm pháp vì nó chưa được phía "Chống" cho phép hay báo cáo trong bản báo cáo chi tiêu. Bộ trưởng Môi trường Sergio Marchi nói với các phóng viên "Ông Gervais, thay mặt cho Đảng Tự do Canada, nên mặt [các cáo buộc chống ông] như một huy hiệu vinh dự," và "Tôi nghĩ rằng nó là những điều ba hoa và họ nên ngưng tính từng đồng từng cắc niềm ái quốc của người Canada." Hai năm sau, Tòa án Thượng thẩm Québec đã bác bỏ các cáo buộc, nói rằng các điều vi phạm xảy ra ngoài Québec, và không phạm luật gì dưới Đạo luật Bầu cử Québec. Robin Philpot, đồng tác giả của cuốn "Les secrets d'Option Canada" (Những bí mật của Option Canada), cho rằng cựu bộ trưởng liên bang Brian Tobin, người tổ chức chính cho buổi mít tinh này, đã cho ông biết nhiều tập đoàn Canada đã tài trợ bước đi này. Hai ngày trước cuộc mít tinh, Canadian Airlines đã tuyên bố "Giá thống nhất: được giảm đến 90% cho những người muốn mua vé đến bất cứ nơi nào trong Canada." Người điều hành bầu cử Québec là Pierre F. Cote đã cảnh cáo sáu công ty vận chuyển Canada, kể cả Air Canada, Canadian Airlines và Via Rail, rằng họ có thể sẽ bị phạt đến a 10.000 CAD nếu họ chi tiêu tiền trái luật để vận chuyển người đến Montreal. ==== Báo cáo Grenier ==== Người điều hành bầu cử tại Québec đã yêu cầu vị thẩm phán đã về hưu Bernard Grenier điều tra Option Canada và các cáo buộc chi tiêu bất hợp pháp của phía "Chống" trong năm 2006. Grenier đã xác định rằng 539.000 CAD đã được phe "Chống" chi tiêu trái luật trong cuộc trưng cầu dân ý, tuy nhiên ông không đưa kết luận gì cụ thể về cuộc mít tinh "Unity Rally". Grenier nói rằng không có bằng chứng rằng cuộc mít tinh là một phần của âm mưu phá hoại phong trào độc lập. Grenier nói rằng không ai bị cáo buộc tội danh gì. Thủ hiến Jean Charest, lúc đó là phó chủ tịch của ủy ban "Chống", được Grenier cho rằng đã không làm gì sai trái. Các nhà phân tích chính trị đã suy đoán rằng tín nhiệm của Charest sẽ bị thiệt hại nếu Grenier cho rằng ông có dính líu vào vụ này. Bản báo cáo của Grenier cũng nói rằng một số nhân chứng muốn khai báo về chi tiêu bất hợp pháp từ phe "Thuận", cụ thể là về một nhóm được thành lập vào mùa xuân năm 1995 tên là "Conseil de la souverainete du Québec" (Hội đồng Độc lập Québec). Grenier kết luận rằng nhiệm vụ của ông không phải là điều tra về các chi tiêu của tổ chức đó. Mặc dù bản báo cáo của Grenier đã tìm thấy số chi tiêu quá hạn bởi phe "Chống" là nhỏ hơn số tiền 5 triệu CAD mà Normand Lester và Robin Philpot, đồng tác giả của quyển "The Secrets of Option Canada" (Bí mật của Option Canada), đã cáo buộc, Lester đã dùng những khám phá của Grenier để kêu gọi một cuộc điều tra liên bang về vấn đề này, đặc biệt là về quỹ cho cuộc "Unity Rally". Tờ The Montreal Gazette, trong một bài báo xuất bản ngày 30 tháng 5 năm 2007, đã cho rằng phía chính phủ Québec cũng đã chi tiêu bất hợp pháp, có thể là cao hơn số tiền mà Option Canada đã chi tiêu, để ủng hội phe "Thuận" qua một số bộ chính phủ, một số cuộc nghiên cứu, và một vài cách khác. Grenier khuyến khích người Québec hãy bỏ qua chuyện này, cho rằng "Tôi nghĩ bây giờ là lúc để tiến tới, đi về phía trước." Sau khi bản báo cáo của Grenier được công bố, Đảng Bloc Québécois đã kêu gọi một cuộc điều tra liên bang về vụ này. Thủ tướng Stephen Harper đã gạt bỏ vấn đề này. === Quốc tịch và Immigration Canada === Các thẩm phán Tòa án Quốc tịch từ nhiều nơi ở Canada đã được đưa đến tỉnh bang để bảo đảm số lượng người nhập cư đang ở Québec hội đủ điều kiện được nhập tịch càng nhiều càng tốt, và do đó có thể bầu cử được. Mục tiêu là xử lý từ khoảng 10.000 đến 20.000 đơn xin nhập tịch cho các cư dân Québec trước giữa tháng 10. Đồng thời, chính phủ liên bang cũng giảm nửa thời gian xử lý bằng quốc tịch cho những người đã bị mất quốc tịch. Khi được một thành viên nghị viện của Bloc Québécois cho rằng những đơn xin nhập tịch của những người nhập cư được đi lối tắt vì họ là những người có cơ hội bầu "Chống" nhiều nhất, Bộ trưởng Quốc tịch và Nhập cư Sergio Marchi cho rằng tốc độ xử lý tại Québec trước cuộc bầu không khác gì tốc độ xử lý ở các tỉnh bang khác như Manitoba, New Brunswick và Ontario. Ông cũng cho rằng Bloc Quebécois trước kia đã chỉ trích chính phủ liên bang vì tiến triển chậm chạp trong việc xử lý các đơn nhập tịch đó, còn bây giờ lại cho rằng là quá nhanh. Theo thống kê của Bộ Quốc tịch và Nhập cư Canada, có 43.855 người Québec nhập tịch trong năm 1995. Khoảng 25% những người này (11.429) nhập tịch vào tháng 10. Dữ liệu cũng cho thấy từ năm 1993 đến 1995, số người nhận bằng tăng lên 87%. Trong năm 1996 thì số lượng này đã giảm xuống 39%. === Danh sách cử tri === Năm 1998, các nhà hoạt động PQ từ vùng Montreal đã đưa một danh sách có 100.000 đến trước DGEQ. Theo họ, 100.000 cử tri này có tên trong danh sách cử tri năm 1995 nhưng không đăng ký với Régie de l'Assurance-Maladie du Québec (RAMQ), cơ quan bảo hiểm y tế công cộng. Sau khi được kiểm chứng, DQED đã kết luận rằng 56.000 trong 100.000 tên không có quyền bầu cử và nên được loại ra khỏi danh sách trong tương lai. Cùng năm, các nhà hoạt động PQ từ khu vực Eastern Townships cũng trình lên DGEQ một trường hợp gian lận trong cuộc trưng cầu dân ý. Kết quả của cuộc điều tra là 32 sinh viên quốc tế đang học tập tại Đại học Bishop ở Lennoxville đã bị phạt sau khi bị kết án là bầu cử bất hợp pháp trong năm 1995. Chính phủ Québec đã thay đội Đạo luật Bầu cử đòi hỏi cử tri phải đưa chứng từ là hộ chiếu Canada, bằng lái xe Québec, hay thẻ RAMQ tại trạm bầu cử để nhận dạng trong các cuộc bầu cử trong tương lai. == Hậu quả == === Lãnh đạo PQ === Ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, Jacques Parizeau đã từ chức lãnh đạo the Parti Québécois, một phần do câu nói gây tranh cãi của ông đổ lỗi thua cuộc vào "tiền của và lá phiếu người sắc tộc". Lucien Bouchard là ứng cử viên duy nhất ra thay thế ông. Bouchard trở thành thủ hiến vàn ngày 29 tháng 1 năm 1996. Trong vài năm sau đó, sự ủng hộ cho độc lập đã giảm xuống. Mặc dù tái thắng cử vào năm 1998, PQ đã không tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý nữa, mà chờ đợi cho "tình trạng thắng thế". Trong cuộc bầu cử tỉnh bang năm 2003, PQ đã thua Đảng Tự do Québec dưới sự lãnh đạo của Jean Charest. === Đạo luật Rõ ràng === Trước cuộc trưng cầu dân ý, những người ủng hộ liên bang đã hứa hẹn cải cách hệ thống liên bang để đáp ứng các mối lo âu của Québec. Sau cuộc trưng cầu dân ý, chỉ một số cải cách có giới hạn được thực hiện, như đạo luật liên bang đòi hỏi một số khu vực (kể cả Québec) chấp thuận trước khi sửa đổi hiến pháp. Chính phủ liên bang cũng theo đuổi cái mà Chrétien gọi là "Phương án B", để cố gắng thuyết phục cử tri về những khó khăn về kinh tế và luật pháp nếu Québec tuyên bố độc lập. Sự việc này đã dẫn đến Đạo luật Rõ ràng (Clarity Act) được chính phủ liên bang thông qua năm 2000, đòi hỏi các cuộc trưng cầu dân ý trong tương lai phải có một "câu hỏi rõ ràng" và phải được một "đa số rõ ràng" ủng hộ để được chính phủ liên bang công nhận. Tuy nhiên, các cụm từ "câu hỏi rõ ràng" và "đa số rõ ràng" không được định nghĩa, dẫn đến sự chỉ trích từ một số người. === Quảng cáo === Sau chiến thắng hẹp này, chính phủ Chrétien đã tiến hành một chiến dịch quảng cáo nhằm gây ủng hộ cho Canada. Mục đích là tài trợ các sự kiện săn bắn, câu cá, và giải trí khác, và trong những việc như thế sẽ tăng sự ủng hộ cho Canada trong Québec. Trong khi nhiều sự kiện được tài trợ là chính đáng, một khoản tiền lớn đã bị quản lý thiếu sót. Người kiểm tra sổ sách Canada Sheila Fraser đã đưa ra một bản báo cáo vào tháng 11 năm 2003, phác thảo các vấn đề. Việc này đã dẫn đến sự điều tra của Ủy ban Gomery của cái gọi là Vụ bê bối Tài trọ. Lãnh đạo Bloc Québécois Gilles Duceppe cho rằng Canada đang "mua chuộc" liên bang và dùng lý do đó để đem tiền vào túi những người thân thiện với Đảng Tự do. Vụ bê bối này được truyền thông Québec quan tâm rất nhiều, dẫn đến sự ủng hộ cho phong trào độc lập. == Thông tin thêm == Phim tài liệu CBC Breaking Point (2005) Robin Philpot (2005). Le Référendum volé. Montreal: Les éditions des intouchables. ISBN 2-89549-189-5. Paul Jay documentary Neverendum Referendum == Xem thêm == Phong trào độc lập Québec Chính trị Québec Lịch sử Québec == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Le Directeur Général des Élections du Québec CBC documentary Breaking Point Official Website CRIC "Quick Guide" to the 1995 Quebec Referendum The Evolution of Support for Sovereignty – Myths and Realities PDF Polls on Referendum voting intentions Laws and Regulations on Elections and Referendums in Quebec Annual Reports of the Directeur général de élections du Québec (1997–2004) (bằng tiếng Pháp) CBC Digital Archives – Separation Anxiety: The 1995 Quebec Referendum
độ dẫn nhiệt.txt
Độ dẫn nhiệt là một đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng dẫn nhiệt của vật liệu. Trong phương trình của định luật Fourier (phương trình mô tả hiện tượng dẫn nhiệt trong vật liệu), độ dẫn nhiệt xuất hiện dưới dạng một hệ số đặc trưng cho vật liệu. Độ dẫn nhiệt được xác định bằng nhiệt lượng truyền qua một đơn vị diện tích vật liệu trong một đơn vị thời gian, dưới gradient của nhiệt độ. Thứ nguyên của độ dẫn nhiệt là [năng lượng].[diện tích]^-1.[thời gian]^-1.[nhiệt độ]^-1.[chiều dài] == Ví dụ == Một vài ví dụ về giá trị tính của độ dẫn nhiệt cho Vật liệu xây dựng, các vật rắn khác, chất lỏng (ở nhiệt độ phòng) và khí (ở 0 °C). Độ dẫn nhiệt lớn đồng nghĩa với việc truyền nhiệt tốt hơn (nhanh hơn). == Chân không == Trong chân không không diễn ra sự dẫn nhiệt, sự vận nhiệt chỉ xảy ra do quá trình bức xạ nhiệt. Điều này được dùng trong chai nhiệt, để hạn chế tối đa việc vận nhiệt. Để việc vận lượng (vận chuyển năng lượng) do bức xạ nhiệt giảm tối thiểu thì bề mặt các lớp sắt và kính phải hướng về chân không phản chiếu rất tốt. == Xem thêm == Độ dẫn nhiệt Hệ số truyền nhiệt Gitterschwingung Debye-Temperatur Phonon == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Wärmeleitfähigkeit der Elemente
hồ nghĩa dũng.txt
Hồ Nghĩa Dũng là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011. Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, IX và X. Ông được Quốc hội khóa XII chấp thuận chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. == Tiểu sử == Hồ Nghĩa Dũng, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1950, sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng; Dân tộc: Kinh; Quê quán phương Thanh Lộc Đán, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Chuyên môn: Kỹ sư cán thép. Ông đã tốt nghiệp Đại học Công nghiệp Hungary. Ngày 27 tháng 12 năm 1978, gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngày được công nhận chính thức là ngày 27 tháng 6 năm 1980. Ông từng giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa VIII, IX, X. Ông từng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi. Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. == Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam == Trong nhiệm kỳ Bộ trưởng Bộ GTVT của mình, ông đã đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam dài 1570 km, với kinh phí lên tới 55 tỷ USD. Tuy nhiên dự án này sau đó đã bị Quốc hội khóa XII biểu quyết bác bỏ. == Tranh cãi == Hồ Nghĩa Dũng, sau khi nghỉ hưu 8 tháng với chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đã tham gia Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Đèo Cả, một công ty do ông chỉ định làm nhà đầu tư của dự án xây hầm đường bộ Đèo Cả (một dự án cũng do chính ông ký phê chuẩn khi tại nhiệm). Cựu Phó trưởng Ban tổ chức trung ương, ông Nguyễn Đình Hương, coi việc ông Hồ Nghĩa Dũng nhận trách nhiệm tại công ty Đèo Cả không phải là chuyện tình cờ mà là có chuẩn bị trước và gọi đây là "hành động lót ổ", đồng thời là "một tiền lệ xấu". == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Các thành viên Chính phủ khóa XII
18 tháng 6.txt
Ngày 18 tháng 6 là ngày thứ 169 (170 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 196 ngày trong năm. == Sự kiện == 618 – Đường vương Lý Uyên đăng cơ làm hoàng đế tại Thái Cực điện tại Trường An, khởi đầu triều Đường. 1767 – Đại úy Samuel Wallis đổ bộ lên đảo Tahiti tại Thái Bình Dương, ông được cho là người châu Âu đầu tiên đến đảo. 1812 – Chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Đế quốc Anh bắt đầu khi Quốc hội Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua việc tuyên chiến với Anh. 1815 – Chiến tranh Liên minh thứ bảy: Napoléon Bonaparte thất bại trong trận Waterloo, ông buộc phải thoái vị lần thứ nhì ít ngày sau đó. 1858 – Charles Darwin nhận được bản thảo từ người bạn là nhà tự nhiên học Alfred Russel Wallace về chọn lọc tự nhiên, điều này thúc đẩy Darwin công bố lý thuyết của ông về tiến hóa. 1908 – Đại học Philippines được thành lập, hiện là đại học quốc gia duy nhất tại Philippines. 1919 - Nguyễn Ái Quốc gửi bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" cho Hội nghị Versailles 1928 – Phi công Amelia Earhart trở thành người phụ nữ đầu tiên bay qua Đại Tây Dương trên một khí cụ bay. 1965 – Hoa Kỳ lần đầu dùng máy bay ném bom chiến lược Boeing B-52 Stratofortress trong Chiến tranh Việt Nam. 1981 – Máy bay tàng hình thực tế đầu tiên trên thế giới Lockheed F-117 Nighthawk bay lần đầu. 1983 – Trên tàu con thoi Challenger, nhà du hành vũ trụ Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên trong không gian, và là người phụ nữ thứ ba sau hai nhà du hành Liên Xô Valentina Tereshkova và Svetlana Savitskaya. == Sinh == 1942 - Paul McCartney, ca sĩ người Anh, thành viên tứ quái The Beatles 1944 - Sandy Posey, ca sĩ Mỹ 1946 - Russell Ash, nhà văn Anh; Fabio Capello, huấn luyện viên Ý == Mất == 1749 - Ambrose Philips, nhà thơ Anh (s. 1674) 1930 - Cô Giang, hay Nguyễn Thị Giang, nhà cách mạng người Việt chống thực dân Pháp (s. 1906). 1950 - Trần Nghi, tướng lĩnh người Trung Quốc (s. 1883) 1985 - Xuân Thủy, Cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (s. 1912) == Ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
người norman.txt
Người Norman là tộc người mà vùng Normandy ở miền bắc nước Pháp được mang tên. Họ là con cháu của những người Viking đã chinh phục lãnh thổ này cùng với dân cư bản địa gốc Frank và Gallo-Roman. Họ xuất hiện từ thời nửa đầu thế kỷ thứ mười, và dần biến đổi trong những thế kỷ tiếp theo, cho tới khi biến mất hoàn toàn với tư cách là một sắc tộc vào đầu thế kỷ 13. Tên gọi "Normans" xuất phát từ "Northmen" hay "Norsemen", tức người phương bắc, dùng để chỉ những người Viking đến từ Scandinavia và lập ra lãnh thổ Normandy. Họ đóng vai trò chính trị, quân sự và văn hóa quan trọng ở châu Âu, và thậm chí Cận Đông thời trung cổ. Họ nổi danh vì tinh thần thượng võ và sùng đạo. Họ nhanh chóng dùng ngôn ngữ Romance bản địa ở những nơi họ định cư lại, và phương ngữ của họ được gọi là tiếng Norman, một ngôn ngữ quan trọng dùng trong văn học. Đất Quận công xứ Normandy mà họ dựng lên sau hòa ước với vương quyền Pháp là một trong những thái địa lớn nhất nước Pháp thời trung cổ. Người Norman nổi tiếng về văn hóa, như kiến trúc Roman, và truyền thống âm nhạc, cũng như các chiến tích quân sự và các phát kiến của họ. Những nhà phiêu lưu người Norman lập nên vương quốc Sicilia qua chinh phục, và một cuộc viễn chinh khác của người Norman chiếm được nước Anh. Ảnh hưởng của người Norman trải rộng từ các trung tậm đó tới Các quốc gia Thập tự chinh ở miền Cận Đông, tới Scotland, Wales, và Ireland. Trong sử Nga, tên gọi "Norman" dùng để chỉ người Varangian. Trong sử Pháp, tên gọi này thường được dùng để chỉ các nhóm quân Viking đánh cướp nước Pháp vào thời thế kỷ thứ 9 trước khi định cư lại ở Normandy. == Chú thích == == Nguồn tham khảo == === Nguồn tham khảo chính === Elisabeth van Houts, ed. The Normans in Europe Manchester Medieval Sources, Manchester 2000. Medieval History Texts in Translation from the University of Leeds. === Nguồn tham khảo phụ === Bates, David. Normandy before 1066, London 1982 Chalandon, Ferdinand. Histoire de la domination normande en Italie et en Sicilie. Paris, 1907. Chibnall, Marjorie. The Normans, The Peoples of Europe, Oxford 2000 Crouch, David. The Normans: The History of a Dynasty. Hambledon & London, 2003. Douglas, David. The Norman Achievement. London, 1969. Douglas, David. The Norman Fate. London, 1976 Gillingham, John. The Angevin Empire, end ed., London 2001. Gravett, Christopher, and Nicolle, David. The Normans: Warrior Knights and their Castles. Osprey Publishing: Oxford, 2006. Green, Judith A. The Aristocracy of Norman England. Cambridge University Press, 1997. Gunn, Peter. Normandy: Landscape with Figures. London: Victor Gollancz, Ltd, 1975. Harper-Bill, Christopher and Elisabeth Van Houts, eds. A Companion to the Anglo-Norman World Boydell Press. 2003 Haskins, Charles H. Norman Institutions, 1918 Maitland, F. W. Domesday Book and Beyond: Three Essays in the Early History of England. 2d ed. Cambridge University Press, 1988. (feudal Saxons) R. Mortimer, Angevin England 1154—1258, Oxford 1994. Muhlbergher, Stephen, Medieval England (Saxon social demotions) Norwich, John Julius. The Normans in the South 1016-1130. Longmans: London, 1967. Norwich, John Julius. The Kingdom in the Sun 1130-1194. Longman: London, 1970. Robertson, A. J., ed. and trans. Laws of the Kings of England from Edmund to Henry I. AMS Press, 1974. (Mudrum fine) Painter, Sidney. A History of the Middle Ages 284−1500. New York, 1953. Lucas Villegas-Aristizábal,"Algunas notas sobre la participación de Rogelio de Tosny en la Reconquista Ibérica", Estudios Humanísticos de la Universidad de Leon, III, 2004, pp. 263–74. http://dialnet.unirioja.es/servlet/articulo?codigo=1078914 Lucas Villegas-Aristizábal, 2007. "Norman and Anglo-Norman Participation in the Iberian Reconquista." PhD thesis, University of Nottingham. Lucas Villegas-Aristizábal, "Roger of Tosny's adventures in the County of Barcelona", Nottingham Medieval Studies LII, 2008, pp. 5–16. Thompson, Kathleen, "The Norman Aristocracy before 1066:the Example of the Montgomerys, Historical Research vol. 143, pp. 251–263,October 1987. == Liên kết ngoài == Dudo of St. Quentin's Gesta Normannorum, English translation The Normans, a European People, by the European Commission Breve Chronicon Northmannicum (Latin). The Normans Jersey heritage trust (pdf) Wales History — The Norman Wars. Patrick Kelly The Normans: their history, arms and tactics Regia Anglorum Who were the Normans?
chuối.txt
Chuối là tên gọi các loài cây thuộc chi Musa; trái của nó là trái cây được ăn rộng rãi nhất. Những cây này có gốc từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối được trồng ở ít nhất 107 quốc gia. Ở nhiều vùng trên thế giới và trong thương mại, "chuối" là từ thường được dùng để chỉ các loại quả chuối mềm và ngọt. Những giống cây trồng có quả chắc hơn được gọi chuối lá. Cũng có thể cắt chuối mỏng, sau đó đem chiên hay nướng để ăn giống như khoai tây. Chuối khô cũng được nghiền thành bột chuối. Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể tam bội. Có hai loại chuối cơ bản: các dạng chuối tráng miệng có màu vàng và được ăn khi chín, còn các loại chuối nấu được nấu khi còn màu xanh. Hầu hết chuối được xuất khẩu thuộc về loại đầu tiên; tuy nhiên, chỉ khoảng 10–15% tổng sản lượng chuối được xuất khẩu. Hoa Kỳ và các nước trong Liên minh châu Âu nhập khẩu chuối nhiều nhất. == Thực vật học == Cây chuối thuộc về họ Chuối. Nó được trồng chủ yếu để lấy trái cây của nó, và ở mức độ ít hơn là thân và để trang trí. Vì cây thường mọc lên cao, thẳng, và hơi vững, nó thường bị lầm lẫn với thân cây thật, trong khi "thân" chính của nó là một "thân giả" (tiếng Anh: pseudostem). Thân giả của một số loài có thể cao tới 2–8 m, với lá kéo dài 3,5 m. Mỗi thân giả có thể ra 1 buồng chuối màu vàng, xanh, hay ngay cả màu đỏ, trước khi chết và bị thay bằng thân giả mới. Quả của những cây chuối dại (ở Việt Nam còn gọi là chuối rừng) có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối được buôn bán để ăn thiếu hột (xem Trái cây không có hột) vì đã được thuần hóa lâu đời nên có bộ nhiễm sắc thể đa bội (thường là tam bội). Cây thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây non đem trồng thành bụi mới. Quả chuối ra thành nải treo, mỗi tầng (gọi là nải) có tới 20 quả, và mỗi buồng có 3–20 nải. Các nải nhìn chung gọi là một buồng, nặng 30–50 kg. Một quả trung bình nặng 125 g, trong số đó vào khoảng 75% là nước và 25% là chất khô. Mỗi quả riêng có vỏ dai chung quanh thịt mềm ăn được. Vỏ và thịt đều ăn được ở dạng tươi hay đã qua chế biến (nấu). Những người phương Tây thường ăn thịt chuối còn tươi và vứt vỏ, trong khi một số nước Á Đông nấu rồi ăn cả vỏ và thịt. Quả chuối thường có nhiều sợi (gọi là bó libe) nằm giữa vỏ và thịt. Chuối chứa nhiều vitamin B6, vitamin C và kali. Cây chuối có thân giả lên tới 6–7,6 m, mọc lên từ một thân ngầm. Lá chuối ra theo hình xoắn và có thể kéo dài 2,7 m và rộng 60 cm. Cây chuối là loài thân thảo lớn nhất. Hoa chuối thường lưỡng tính, đầu hoa thường ra một hoa đực riêng, không sinh sản, còn được gọi là bắp chuối, nhưng đôi khi có thể ra thêm – một thân cây chuối ở Hinigaran, Negros Occidental, Philippines ra năm hoa. Bắp chuối được dùng như rau ở Đông Nam Á; nó được hấp, trộn salad, hoặc ăn sống. Các hoa cái ở trên hoa đực và không cần được thụ phấn để tạo quả chuối. == Lịch sử == Chuối được thuần hóa ở Đông Nam Á. Nhiều loài chuối dại vẫn còn mọc lên ở New Guinea, Malaysia, Indonesia, và Philippines. Gần đây, di tích về khảo cổ học và môi trường cổ tại đầm lầy Kuk ở tỉnh Cao nguyên Tây, Papua New Guinea gợi ý rằng chuối được trồng ở đấy bắt đầu trễ nhất năm 5000 TCN, nhưng có thể từ 8000 TCN. Vụ khám phá này có nghĩa rằng cao nguyên New Guinea là nơi mà chuối được thuần hóa đầu tiên. Có lẽ những loài chuối dại khác được trồng ở những vùng khác tại Đông Nam Á. Một số vùng cô lập ở Trung Đông có thể nuôi chuối từ thời gian trước khi Hồi giáo ra đời. Có chứng cớ trong văn kiện rằng nhà tiên tri Muhammad biết ăn nó. Sau đó, văn minh Hồi giáo trải ra nhiều nước, và chuối đi theo. Những văn kiện Hồi giáo (như là bài thơ và truyện thánh) nói đến nó nhiều lần, bắt đầu từ thế kỷ 9. Vào thế kỷ 10, những văn kiện Palestine và Ai Cập đã nói đến chuối; từ đấy, chuối lan qua Bắc Phi và Tây Ban Nha Hồi giáo. Thực tế là vào thời Trung cổ, chuối từ Granada (Tây Ban Nha) được coi là những chuối ngon nhất trong thế giới Ả Rập. Các phytolith được khám phá trong một số cây chuối hóa thạch ở Cameroon từ thiên niên kỷ 1 TCN đã gây ra cuộc tranh luận về lúc bắt đầu trồng cây chuối ở châu Phi. Có chứng ngôn ngữ học rằng người Madagascar đã biết về chuối vào lúc đó. Trước các khám phá này, chứng cớ sớm nhất về sự trồng chuối ở châu Phi có từ cuối thế kỷ 6 CN về sau. Người Hồi giáo Ả Rập chắc buôn chuối từ bờ biển đông của châu Phi đến bờ biển Đại Tây Dương và về phía nam tới Madagascar. Năm 650, quân đội Hồi giáo mang chuối đến vùng Palestine. == Chú thích == == Xem thêm == Chuối chiên Bánh chuối Bắp chuối Chuối tiêu (chuối già, Cavendish) Chuối Gros Michel == Liên kết ngoài ==
tiêu chuẩn leibniz.txt
Tiêu chuẩn Leibniz cho chuỗi đan dấu được mang tên của nhà toán học, triết học, khoa học và lô gíc học người Đức Gottfried Willhelm Leibniz (1646-1716). Tiêu chuẩn chỉ ra điều kiện cho một chuỗi hội tụ. Đây là một cách thử để biết về tính hội tụ của một chuỗi đan dấu. == Phát biểu == Một chuỗi đan dấu thì hội tụ nếu giá trị tuyệt đối của số hạng tổng quát giảm đều về 0. == Thí dụ == ∑ n = 1 ∞ ( − 1 ) n 1 n = − 1 + 1 2 − 1 3 + 1 4 . . . {\displaystyle \sum _{n=1}^{\infty }(-1)^{n}{\frac {1}{n}}=-1+{\frac {1}{2}}-{\frac {1}{3}}+{\frac {1}{4}}...} là chuỗi hội tụ vì | a n | = | ( − 1 ) n n | = 1 n {\displaystyle \left\vert a_{n}\right\vert =\left\vert {\frac {(-1)^{n}}{n}}\right\vert ={\frac {1}{n}}} là giảm đều về 0 khi gía trị của n tiến ra vô cùng. == Tham khảo ==
eulophia taitensis.txt
Eulophia taitensis là một loài thực vật có hoa trong họ Lan. Loài này được Pfennig & P.J.Cribb mô tả khoa học đầu tiên năm 1977. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Eulophia taitensis tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Eulophia taitensis tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Eulophia taitensis”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2013.
chỉ số trung bình công nghiệp dow jones.txt
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones hay Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones (tiếng Anh: Dow Jones Industrial Average, viết tắt DJIA, còn gọi Dow 30, Dow Jones công nghiệp, hoặc Dow Jones; phát âm như "Đao Giôn"; NYSE: DJI) là một trong vài chỉ số thị trường chứng khoán được tạo ra bởi Charles Dow, chủ báo The Wall Street Journal và đồng sáng lập viên của công ty Dow Jones & Company vào thế kỷ 19. Dow tập hợp chỉ số này để đánh giá khu vực công nghiệp của thị trường chứng khoán tại Hoa Kỳ. Nó là chỉ số Mỹ lâu đời thứ hai, chỉ sau Chỉ số Trung bình Vận tải Dow Jones, cũng do Dow tạo ra. Chỉ số tính giá trị của 30 công ty cổ phần lớn nhất và có nhiều cổ đông nhất trong nước Mỹ. Tuy tên có phần "công nghiệp", ít trong những thành phần ngày nay còn có liên quan đến công nghiệp nặng. Chỉ số này được tính theo bình quân gia quyền giá (price-weighted average). Để chỉnh lại chỉ số sau các việc tách cổ phần và các sửa đổi khác, chỉ số sử dụng bình quân gia quyền (weighted average), thay vì tính số bình quân các giá chứng khoán thành phần. Tổng của các giá thành phần được chia bằng ước số thay đổi lúc nào mà một chứng khoán thành phần được tách hoặc trả cổ tức bằng cổ phần, để tính ra giá trị của chỉ số. Tại vì hiện nay ước số ít hơn một, giá trị của chỉ số cao hơn tổng các giá thành phần. == Xem thêm == NASDAQ-100 Nasdaq Composite NYSE Composite Russell 2000 S&P 500 Wilshire 5000 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ các chỉ số Dow Jones (tiếng Anh)
namibia.txt
Namibia ( /nəˈmɪbiə/, /næˈʔ/), tên chính thức là Cộng hòa Namibia (tiếng Đức: ; tiếng Afrikaans: Republiek van Namibië), là một quốc gia ở miền Nam Phi với bờ biển phía tây giáp Đại Tây Dương. Biên giới trên đất liền giáp Zambia và Angola về phía bắc, Botswana về phía đông và Nam Phi về phía đông và nam. Dù không giáp Zimbabwe, chỉ có một khúc với chiều rộng chưa tới 200 mét của sông Zambezi chia tách hai quốc gia. Namibia giành được độc lập từ Nam Phi vào ngày 21 tháng 3 năm 1990, sau khi Chiến tranh giành độc lập Namibia thắng lợi. Thủ đô và thành phố lớn nhất là Windhoek. Namibia là thành viên của Liên Hiệp Quốc (UN), Cộng đồng Phát triển Nam Phi (SADC), Liên minh châu Phi (AU), và Thịnh vượng chung Anh. == Lịch sử == Tên của quốc gia này xuất phát từ sa mạc Namib, sa mạc cổ nhất trên thế giới. Vùng đất khô hạn của Namibia đã có người San, người Damara, và người Nama sinh sống từ thời xưa. Khoảng thế kỷ 14, người Bantu đến Namibia. Từ khoảng thế kỷ 18, người Oorlam từ Cape Colony vượt sông Orange và di chuyển đến miền nam Namibia ngày nay. Khoảng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, người Bồ Đào Nha rồi đến người Anh, người Đức lần lượt xâm nhập lãnh thổ Tây Nam Phi (Namibia ngày nay). Năm 1883, Đức chiếm đóng và cai trị toàn bộ vùng này. Sau thế chiến thứ nhất, nước Đức bại trận, Hội Quốc liên trao cho Nạm Phí quyền quản thác Tây Nam Phi. Lợi dụng tình hình đó, năm 1920 Nam Phi biến lãnh thổ này thành thuộc địa của mình. Từ thập kỷ 60, 70 Liên Hiệp Quốc liên tiếp ra nhiều Nghị quyết lên án Nam Phi, đòi Nam Phi rút hết quân đội và trao trả độc lập cho Tây Nam Phi, nhưng Nam Phi vẫn tiếp tục chiếm đóng trái phép lãnh thổ này. Từ cuối thập kỷ 50, nhiều tổ chức yêu nước ở Tây Nam Phi ra đời với mục đích đấu tranh giải phóng dân tộc. Tháng 4/1960, ông Sam Nujoma thành lập Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi (SWAPO); tổ chức này phát triển nhanh chóng, được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ và được OUA, Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết công nhận. Sau khi Angola, Mozambique năm (1975) và Zimbabwe năm (1980) giành độc lập, cuộc đấu tranh của nhân dân Tây Nam Phi do SWAPO lãnh đạo bước sang giai đoạn mới. Với việc thực hiện Hiệp định hoà bình về Tây Nam Phi (ký tháng 12 năm 1988), Chính quyền Nam Phi buộc phải thực hiện nghị quuyết 435/78 của Liên Hiệp Quốc. Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên trên lãnh thổ Tây Nam Phi (sau gọi là Namibia) được tổ chức và SWAPO giành thắng lợi áp đảo. Ngày 21 tháng 3 năm 1990, Tây Nam Phi tuyên bố độc lập, đổi tên nước thành nước Cộng hoà Namibia; ông Sam Nujoma, Chủ tịch SWAPO được bầu làm Tổng thống. Năm 1994, Nam Phi trao tra lại vùng lãnh thổ Walvis Bay cho Namibia. Tổng thống Nujoma tái đắc cử năm 1994 sau khi hiến pháp được sửa đổi, Nujoma tiếp tục nhiệm kì thứ ba năm 1999. Tháng 9 năm 1999, đã xảy ra cuộc chiến giữa quân đội Namibia và nhóm li khai ở dải Caprivi, một hành lang hẹp nhô ra ở góc Đông Bắc có thể thông ra sông Zambezi. Trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 11 năm 2004, Hifikepunye Pohamba đã thay thế Sam Nujoma trở thành đại diện của SWAPO và đã trúng cử làm Tổng thống của Namibia. Sau đó Nahas Angul được bổ nhiệm là tân Thủ tướng của nước Cộng hoà này. SWAPO trở thành Đảng chiếm đa số tuyệt đối tại Nghị viện Namibia. == Chính trị == Namibia theo chính thể Cộng hoà Tổng thống. Thực hiện dân chủ, đa đảng. Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản. Tháng 11 năm 2009, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 5. Ông Hifikepunye Pohamba đã tái đắc cử Tổng thống với trên 75% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 54/72 ghế tại Quốc hội. Nguyên thủ quốc gia là Tổng thống, đồng thời là người đứng đầu Chính phủ. Namibia được chia thành 13 vùng. Quốc hội gồm 72 nghị sĩ được bầu trực tiếp phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm (bắt đầu từ tháng 12 năm 1994) và một Hội đồng Nhà nước gồm 26 nghị sĩ được bầu gián tiếp nhiệm kỳ 6 năm (bắt đầu từ tháng 7 năm 1993), mỗi hội đồng vùng bầu 2 thành viên, cũng với nhiệm kì 6 năm. Các đảng phái chính trị gồm có: - Đảng SWAPO (Tổ chức Nhân dân Tây Nam Phi) - Đảng cầm quyền hiện nay Chủ tịch là ông Hifikepunye Pohamba - Đảng COD (Đại hội Dân chủ); - Đảng DTA (Liên minh Dân chủ Turnhall); - Đảng UDF (Mặt trận Dân chủ Thống nhất); - Đảng MAG (Nhóm Hành động). == Tình hình == Từ 1990 đến nay, Đảng cầm quyền SWAPO luôn thắng cử. Chính phủ thực hiện chính sách hoà giải dân tộc, chống nghèo đói, bất công, chú trọng phát triển kinh tế nên đã duy trì được sự ổn định chính trị – xã hội. Namibia đang nghiên cứu phương thức cải cách ruộng đất sao cho phù hợp. Đối với các ngành khác, Namibia chưa tiến hành quốc hữu hoá để tránh xáo trộn trong xã hội và tận dụng khả năng quản lý của các nhà tư bản. Tháng 8 năm 2002, Đại hội lần thứ 3 đảng SWAPO tiến hành Đại hội với khẩu hiệu "Đảng SWAPO vì đoàn kết, phát triển và công bằng", thực hiện chính sách cải cách ruộng đất, trao quyền phát triển kinh tế cho người da đen, phát triển lao động, công nghệ thông tin, tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo, thực hiện phân cấp quản lý, đề cao vai trò phụ nữa, giải quyết các vấn đề xã hội. Về đối ngoại, Đảng SWAPO khẳng định đảng tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đoàn kết chống đế quốc, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, coi trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Phi, đặc biệt với các nước trong Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC). Tháng 11 năm 2004, Namibia tổ chức Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và Tổng thống lần thứ 4. Bảy đảng chính trị giới thiệu ứng cử viên tranh chức Tổng thống thay thế Tổng thống Sam Nujoma sau 15 năm cầm quyền. Ông Hifikepunye Pohamba đã đắc cử Tổng thống với 76,4% phiếu bầu. Đảng SWAPO cầm quyền giành thắng lợi với 55/72 ghế tại Quốc hội. == Địa lý == Namibia nằm ở khu vực Nam Phi, Bắc giáp Angola và Zambia, Nam giáp Nam Phi, Đông giáp Botswana và Tây giáp Đại Tây Dương. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng sa mạc Namib ở ven biển phía Tây và vùng cao nguyên trung tâm (trên 2.000 m) thoải dần về vùng chậu bán hoang mạc Kalahari ở phía Đông. == Kinh tế == Khoảng một nửa dân số Namibia sống phụ thuộc vào lãnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên, quốc gia này phải nhập khẩu một lượng lớn lương thực, thực phẩm. Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (kim cương, urani, đồng, chì, kẽm, bạc, cađimi) đóng vai trò quan trọng hơn cả ngành chăn nuôi và đánh bắt cá biển. Kinh tế phần lớn dựa vào xuất khẩu kim cương và urani. Namibia thuộc nhóm các nước châu Phi có thu nhập bình quân đầu người cao. Nhưng quốc gia này vẫn còn lệ thuộc vào Nam Phi và bị tác động bởi tình trạng bất bình đẳng cũng như nạn thất nghiệp. Mức tăng trưởng GDP năm 2000-2001 được cái thiện nhiều nhờ sự tăng giá của hai mặt hàng kim cương và cá. Những thỏa thuận mới đây vừa đạt được nhằm thực hiện tiến trình tư nhân hóa thêm nhiều công ty, xí nghiệp. Điều này sẽ kích thích sự đầu tư dài hạn của nguồn vốn nước ngoài. Nền kinh tế của Namibia phụ thuộc chặt chẽ vào việc khai thác và sản xuất các khoáng sản để xuất khẩu. Ngành khai khoáng đóng góp cho khoảng 20% GDP. Namibia có nguồn dự trữ giàu có về kim cương và các kim loại quý hiếm. Namibia là nước xuất khẩu khoáng sản (không phải là chất đốt) lớn thứ 4 ở châu Phi và là nước sản xuất vàng lớn thứ năm của thế giới. Ngoài ra Namibia cũng là nhà sản xuất lớn các kim loại như bạc, thiếc, chì, kẽm, vonfram. Ngành công nghiệp khai khoáng chỉ thu hút 3% lực lượng lao động trong khi gần một nửa dân số sống phụ thuộc vào nông nghiệp. Namibia thường phải nhập khẩu khoảng 50% nhu cầu về ngũ cốc. Trong những năm hạn hán, lương thực trở thành một vấn đề lớn ở khu vực nông thôn. Sự chênh lệch rất lớn về GDP giữa các khu vực cho thấy sự bất bình đẳng lớn trong phân phối thu nhập. Nền kinh tế Namibia có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế Nam Phi và đồng dollar Namibia thường có tỷ lệ trao đổi 1/1 với đồng rand Nam Phi. Năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội của Namibia là 7,781 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước này đạt 3,3%. Và GDP bình quân đầu người là 5.400 USD. Tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức khá thấp là 2,7% trong giai đoạn 2001 đến 2006, tuy nhiên năm 2008, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, tỉ lệ lạm phát của Namibia lên đến 10,3%. Nông nghiệp thu hút 47% lao động và đóng góp vào 10,4% GDP. Các nông sản chính của Namibia là kê, đậu phộng, lúa miến, vật nuôi, nho, cá… Dịch vụ thu hút 33% lao động và đóng góp vào 53,4% GDP. Về ngoại thương, năm 2008, Namibia xuất khẩu 2,98 tỷ USD (theo giá FOB) các loại hàng hoá. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này là: kim cương, đồng đỏ, vàng, kẽm, thiếc, uranium, cá, gia súc, lông cừu.. Các bạn hàng xuất khẩu chính của Namibia là Nam Phi và Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu của Namibia năm 2008 đạt 3,56 tỷ USD. Nước này nhập khẩu phần lớn là: thực phẩm, sản phẩm xăng dầu, thiết bị máy móc, sản phẩm hoá học… Các đối tác chính mà Namibia nhập khẩu hàng hoá là Nam Phi và Mỹ. a) Những thế mạnh và tài nguyên: Khai thác mỏ, đánh cá, chăn nuôi gia súc, du lịch và 4 ngành kinh tế mũi nhọn của Namibia. Namibia có tài nguyên thiên nhiên quý hiếm như kim cương (đứng thứ 5 thế giới), uranium, đồng, kẽm. Ngành khai mỏ chiếm 40% GDP (gồm khai thác kim cương, manggan, đồng, sắt, uranium). Thuỷ sản là ngành đứng thứ 2 sau khai khoáng, chiếm ¼ GDP. Đánh bắt cá phát triển vào bậc nhất châu Phi. Hàng năm có khoảng nửa triệu du lịch nước ngoài sang Namibia. Namibia xuất chủ yếu quặng mỏ (chiếm 20% GDP) và là nước sản xuất lớn thứ 5 thế giới về Uranium. Ngoài ra Namibia còn xuất khẩu thịt gia súc, cá; Nhập lương thực và hàng chế biến. Các ngành kinh tế chủ yếu, đất đai vẫn do người da trắng (chiếm 5% dân số) nắm giữ. Trong khi đó 60 – 65% người da đen vẫn sống trong nghèo khổ. Chính phủ Namibia có ý định cải cách ruộng đất và đang tìm con đường phù hợp. Về các ngành kinh tế khách Chính phủ Namibia không có ý định quốc hữu hoá ngay để tránh xáo trộn lớn và tận dụng khả năng quản lý của nhà tư sản. b) Một vài số liệu về kinh tế: - GDP: 6,7 tỉ USD (2007) - Tăng trưởng GDP: 4,5% (2007) - GDP đầu người:2.400 (2006) - Nhập khẩu:2,82 tỉ USD (2007) - Xuất khẩu: 2,87 tỉ USD (2006) == Chính sách đối ngoại == Từ khi giành độc lập (tháng 3 năm 1990) đến nay, Namibia thực hiện đường lối đối ngoại không liên kết, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, tiếp tục duy trì quan hệ mọi mặt với Nam Phi. Coi trọng quan hệ với các nước châu Phi, đặc biệt các nước miền Nam châu Phi (SADC), chú trọng quan hệ với Mỹ, phương Tây, tranh thủ Trung Quốc, Nhật Bản. Namibia thi hành chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn nhằm tranh thủ viện trợ, vốn, kỹ thuật. Namibia đóng góp tích cực vào việc thành lập Liên minh châu Phi (AU) vào quá trình tìm giải pháp cho các cuộc xung đột tại châu Phi. Namibia là thành viên của Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, AU, Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Khối Liên hiệp Anh và thành viên của các Tổ chức quốc tế IMF, WB v.v. Năm 2000, Namibia là một trong 35 nước được hưởng ưu đãi của Đạo luật cơ hội và tăng trưởng châu Phi (AGOA) của Mỹ. Quan hệ kinh tế giữa Namibia và Trung Quốc khá phát triển, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 240 triệu USD (tính đến hết tháng 11 năm 2006) tăng 103% so với năm 2005. Tính đến cuối năm 2006, Trung Quốc đầu tư vào Namibia đạt 33,5 triệu USD. Hiện Trung Quốc có khoảng 1500 người đang làm việc tại Namibia. == Xem thêm == == Liên kết ngoài ==
tapiraí.txt
Tapiraí là một đô thị thuộc bang Minas Gerais, Brasil. Đô thị này có diện tích 412,442 km², dân số năm 2007 là 1841 người, mật độ 4 người/km². == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cơ sở dữ liệu các đô thị của Brasil Inwonertallen 2009
thư viện quốc gia.txt
Thư viện quốc gia là thư viện đặc biệt do chính phủ thành lập, thường là thư viện lớn và quan trọng nhất của quốc gia đó, nơi lưu trữ tài liệu quý hiếm và giá trị. Một đặc trưng khác, thư viện quốc gia cũng thường giữ vai trò tiếp nhận lưu chiểu xuất bản phẩm và biên soạn, ấn hành thư mục quốc gia. Tại Hoa Kỳ, Thư viện Quốc hội đảm nhiệm nhiều chức năng của một thư viện quốc gia. Thư viện Nông nghiệp Quốc gia và Thư viện Y học Quốc gia là hai thư viện quốc gia của Hoa Kỳ trong hai lĩnh vực đó. Tại Pháp, Thư viện Quốc gia Pháp vốn là thư viện hoàng gia được thành lập từ năm 1368. Thư viện Anh là thư viện quốc gia của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, thành lập năm 1973, tách từ Bảo tàng Anh. Ở Nga, Thư viện Quốc gia Nga ở Sankt-Peterburg và Thư viện Nhà nước Nga ở Moskva cùng giữ vai trò này. Thư viện Quốc gia Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội được thành lập từ năm 1917, với tiền thân là Thư viện Trung ương Đông Dương, hiện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đứng đầu trong hệ thống thư viện công cộng. == Xem thêm == Danh sách thư viện quốc gia == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chính thức của Thư viện Quốc gia Việt Nam Trang chính thức của Thư viện Quốc gia Pháp Trang chính thức của Thư viện Quốc hội Mỹ Trang chính thức của Thư viện Anh Trang chính thức của Thư viện Quốc gia Israel
thanh hóa (thành phố).txt
Thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I, là tỉnh lị và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của tỉnh Thanh Hóa, cách thủ đô Hà nội 160 Km về phía nam. Thành phố là một đô thị phát triển và là một trong những thành phố lớn của khu vực Bắc Trung Bộ cùng với Vinh và Huế, đồng thời thành phố có sức lan tỏa tới khu vực Nam Bắc Bộ. Thành phố Thanh Hóa nằm hai bên bờ sông Mã hùng vĩ, phía bắc và đông bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía nam giáp huyện Quảng Xương, phía đông nam giáp thành phố Sầm Sơn, phía tây giáp huyện Đông Sơn, phía tây bắc giáp huyện Thiệu Hóa. Thị xã Thanh Hóa trở thành thành phố Thanh Hóa năm 1994. Thành phố Thanh Hóa hiện nay có diện tích tự nhiên 146,77 km² với 20 phường và 17 xã, dân số 435.298 người (2016). Thành phố là một trong những đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số, diện tích và có số đơn vị hành chính lớn nhất trong các đô thị trực thuộc tỉnh của Việt Nam. == Khái quát về thành phố == Thành phố Thanh Hóa là đô thị tỉnh lỵ tỉnh Thanh Hóa, trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa, là một trong những trung tâm kinh tế, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao của vùng phía Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thanh Hóa cũng là đô thị chuyển tiếp giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Bắc Trung Bộ, đầu mối giao lưu của tỉnh với cả nước, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng; là đô thị phát triển dịch vụ đa ngành, đa lĩnh vực, phát triển công nghiệp sạch công nghệ cao. Thành phố đã được công nhận đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào ngày 29 tháng 4 năm 2014 tại quyết định số 636/ QĐ- Ttg, nhân dịp kỉ niệm 210 năm đô thị tỉnh lỵ, 20 năm thành lập thành phố. Hệ thống đô thị Thanh Hóa hình thành từ lâu đời và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, thành phố Thanh Hóa là đô thị trẻ, nằm hai bên bờ sông Mã, có vị trí, cảnh quan sinh thái rất thuận lợi, khí hậu khá ôn hòa. Quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa giới hành chính thành phố dài gần 20 km, cảng Lễ Môn, Sầm Sơn ở phía Ðông, đường sắt Bắc - Nam chạy ở phía Tây, tạo thành một mạng lưới giao thông đa dạng và thuận tiện. Nhờ đó, thành phố Thanh Hóa đã trở thành trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, đồng thời ở vào vị thế thuận lợi trong việc giao thương với tất cả các tỉnh trong nước. == Điều kiện tự nhiên == === Địa hình === Thành phố Thanh Hóa nằm ở trung tâm đồng bằng Thanh Hóa, có nhiều núi đất, núi đá nằm rải rác với những cánh đồng rộng - hẹp, nông - sâu. Núi: Hàm Rồng: Chạy từ làng Dương Xá xã Thiệu Dương, men theo hữu ngạn sông Mã về đến chân cầu Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vừa dài vừa uốn lượn,đến khúc cuối thì phình to ra như một cái đầu có miệng khổng lồ, vì thế, dân gian đặt tên là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng nằm án ngữ cửa ngõ phía Bắc thành phố, theo tương truyền, núi Hàm Rồng có 99 đỉnh. Đặc điểm địa hình độc đáo đã vô tình tạo nên một cứ điểm phòng không vững chắc góp phần tạo ra huyền thoại về chiếc cầu Hàm Rồng không thể bị đánh sập trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Núi Mật Sơn: Là núi sót thấp nằm trên địa phận phường Đông Vệ. Sông: Sông Mã: Theo tương truyền, nước sông chảy xiết và dũng mãnh như một con ngựa phi nước đại nên có tên là sông Mã. Con sông mở đầu bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng ('Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi') khi chảy vào địa phận thành phố trở nên hiền hòa, uốn lượn quanh núi Hàm Rồng trước khi đổ ra biển. Sông Mã đã được chọn làm trục xương sống để xây dựng một thành phố hiện đại bên bờ sông Mã trong tương lai. Hệ thống sông đào bao gồm: sông Thọ Hạc, sông Cốc, sông Lai Thành, sông Nhà Lê, sông Kênh Bắc tlrước đây được xây dựng để cung cấp tưới tiêu, chống hạn, chống lụt cho nhân dân trên địa bàn thành phố. Cùng với những con sông đào này là những cây cầu mà người dân thành phố thường dùng tên chúng để chỉ những khu vực không mang địa danh hành chính chính thức như cầu Cốc, cầu Sâng, cầu Hạc, cầu Bố, cầu Treo, cầu Lai Thành... === Khí hậu === ===== Nhiệt độ ===== Với vị trí trong vùng nhiệt đới gió mùa, trong một năm thành phố Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của hai mùa nóng và lạnh rõ rệt. Mùa nóng: Bắt đầu từ cuối Xuân đến giữa mùa thu. Ở khoảng thời gian này trong năm, thời tiết rất nắng, mưa nhiều, gây ra lụt lội và hạn hán. Những ngày có gió Lào, nhiệt độ còn được đẩy cao tới 39-40 độ C. Mùa lạnh: Bắt đầu từ giữa mùa thu đến hết mùa xuân năm sau. Mùa này thường hay xuất hiện gió mùa Đông Bắc, lại mưa ít; đầu mùa thường hanh khô. Mùa lạnh nhiệt độ có thể xuống thấp tới 5 - 6 độ C. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 23,3 đến 23,6 độ C. ==== Gió ==== Do nằm trong vùng đồng bằng ven biển, thành phố Thanh Hóa hàng năm có 3 mùa gió: Gió Bắc: (gió mùa Đông Bắc) Không khí lạnh từ vùng Siberia thổi vào, gây ra mùa đông lạnh và giá buốt. Gió Tây Nam: (gió Lào) Từ vịnh Bengal qua Thái Lan rồi qua Lào, mang theo không khí nóng và khô rát vào những ngày hè. Cường độ gió Lào ở thành phố Thanh Hóa không mạnh bằng ở các tỉnh miền Trung khác. Gió Đông Nam: (gió Nồm) Là gió từ biển vào mang theo khí hậu mát mẻ. ==== Lượng mưa ==== Lượng mưa hàng năm trung bình đạt 1730 – 1980 mm. == Lịch sử == Xem thêm: Trấn thành Thanh Hóa Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa nay là xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành. Ngày 22 tháng 7 năm 1889, vua Thành Thái ký đạo dụ thành lập thị xã Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn). Ngày 29 tháng 5 năm 1929, người Pháp quyết định thành lập thành phố Thanh Hóa, là một thành phố cấp 3. Sau Cách mạng tháng 8 thành công (1945), chuyển thành thị xã Thanh Hóa. Ngày 16 tháng 3 năm 1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sát nhập vào thị xã. Ngày 28 tháng 8 năm 1971, 3 xã: Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sát nhập vào thị xã. Sau năm 1975, thị xã Thanh Hóa có 7 phường: Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 5 xã: Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ, Quảng Thắng. Lần lượt năm 1991 và 1993, thị xã Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại 4 và loại 3. Ðể phát huy và nâng cao vai trò, vị thế của trung tâm tỉnh lỵ của một tỉnh thuộc hàng lớn nhất cả nước, ngày 1 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên thành phố Thanh Hóa với 15 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người. Ngày 28 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ra Nghị định số 55-CP thành lập một số phường thuộc thành phố Thanh Hóa, chuyển 2 xã Đông Thọ và Đông Vệ thành 2 phường có tên tương ứng; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn; chia phường Nam Ngạn thành 2 phường: Nam Ngạn và Trường Thi. Ngày 6 tháng 12 năm 1995, Chính phủ ra Nghị định số 85-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng thành phố Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh (sáp nhập vào phường Đông Vệ) thuộc huyện Quảng Xương vào thành phố, nâng tổng số phường xã lên 17 phường xã. Ngày 11 tháng 4 năm 2002, Chính phủ ra Nghị định 44/2002/NĐ-CP chia phường Phú Sơn thành 2 phường: Phú Sơn và Tân Sơn. Ngày 29 tháng 4 năm 2004, thành phố Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại II. Năm 2008, thành phố Thanh Hóa có diện tích 57,94 km² , với 12 phường: Ba Đình, Điện Biên, Đông Sơn, Đông Thọ, Đông Vệ, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn, Tân Sơn, Trường Thi và 6 xã: Đông Cương, Đông Hải, Đông Hương, Quảng Hưng, Quảng Thắng, Quảng Thành. Dân số năm 2009 là 207.698 người. Ngày 29 tháng 2 năm 2012, Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính thành phố Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc thành phố Thanh Hóa, sáp nhập 19 xã, thị trấn bao gồm: 22,53 km² và 28.127 người của huyện Hoằng Hoá (gồm các xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên); 24,00 km² và 31.761 người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi); 14,97 km² và 26.098 người của huyện Thiệu Hoá (gồm các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân); 27,36 km² và 37.308 người của huyện Quảng Xương (gồm các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát); chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường An Hoạch. Ngày 19 tháng 8 năm 2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, quyết định thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc thành phố Thanh Hóa trên cơ sở các xã tương ứng. Ngày 29 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 636/QĐ-TTg công nhận thành phố Thanh Hóa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa. == Hành chính và dân số == === Các đơn vị hành chính === Thành phố hiện nay có diện tích tự nhiên 146,77 km², dân số 435.298 người, có 37 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 20 phường nội thành và 17 xã ngoại ô : Danh sách các đơn vị hành chính Ghi chú: đơn vị diện tích: km²; mật độ: người/km² Tổng số dân 20 phường là 234.118 người, 17 xã là 201.180 người trên tổng số dân toàn thành phố là 435.298 người. Dân số chưa bao gồm học sinh, sinh viên, công nhân, khách du lịch vãng lai trên địa bàn. == Kinh tế == Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế 15%; GDP bình quân đầu người 3.930 USD; giá trị kim ngạch xuất khẩu 504 triệu usd; tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 12.665; thu ngân sách Nhà nước 1.436 tỷ đồng... Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố ước đạt 15,6%.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2014 ước đạt 16.110 tỷ đồng. Giá trị xuất khẩu năm 2014 ước đạt 627,8 triệu USD. Tổng thu ngân sách năm 2014 ước đạt 1.490 tỷ đồng. Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 13.317 tỷ đồng tăng... Năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Thanh Hóa cơ bản phát triển ổn định; quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; có 38/41 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và 18 chỉ tiêu vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,5%. GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.400 USD, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 4% so với cùng kỳ. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt gần 26.000 tỷ đồng, đạt 103,6% so kế hoạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt gần 22 nghìn tỷ đồng. Thu ngân sách đạt trên 1.600 tỷ đồng. Hiện nay ở thành phố có 4 khu công nghiệp chính là Khu công nghiệp Lễ Môn,Khu công nghiệp Tây bắc ga, Khu công nghiệp Hoàng Long và Khu công nghiệp FLC Hoàng Long. == Giao thông == === Tổng quan === Xem thêm: Cảng hàng không Thọ Xuân Tọa lạc tại trung tâm của Đồng bằng Thanh Hóa, thành phố là quả tim của hệ thống giao thông toàn tỉnh. Tại đây tập trung đầu mối của tất cả các loại hình giao thông quan trọng: đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đường quốc lộ 1A xuyên Việt chạy qua địa bàn thành phố gần 20 km là con đường có dải phân cách cứng, một chiều. Các trục giao thông chính khác là: Đại lộ Hùng Vương (đường tránh quốc lộ 1A qua địa phận thành phố); đai lộ Nguyễn Hoàng, đại lộ Nam sông Mã giai đoạn 1, đại lộ CSEDP(công trình tuyến đường vành đai hợp phần 1 - phát triển đô thị thuộc Dự án "Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội TP Thanh Hóa); đường quốc lộ 47 nối thành phố với Sầm Sơn đã hoàn thành cải tạo, mở rộng thành đường một chiều. Ngoài ra để kết nối Tp Thanh Hóa và thị xã Sầm Sơn có đại lộ đang gấp rút thi công là: Đại lộ Ngã ba Voi- Sầm Sơn. Một số con đường lớn khác công đang thi công là: Đại lộ Đông Tây, đường vành đai tây thành phố sắp hoàn thành.Tiểu dự án 2 thuộc dự án nâng cấp quốc lộ 1A đã khánh thành, trong dự án này nổi bật có cầu Nguyệt Viên nối 2 bên bờ sông Mã. Như vậy đây là cây cầu thứ 3 bắc qua sông Mã, góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông, đồng thời mở rộng không gian đô thị, góp phần phát triển mạnh mẽ thành phố lên hướng Bắc, đưa sông Mã vào lòng thành phố. Hiện nay Cảng hàng không Thọ Xuân ở thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 45 km về phía tây, có một đường băng dài 3200 mét, có thể phục vụ máy bay tầm trung như Airbus A320 - Airbus A321 đã chính thức khai trương ngày 05/2/2013 . Với việc khởi công dự án Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn vào ngày 23/10/2013 với số vốn trên 9 tỷ đô la thì khả năng sân bay Thọ Xuân sẽ có nhiều cơ hội để phát triển thành cảng hàng không quốc tế. Hiện nay, cảng Hàng không Thọ Xuân đang xúc tiến mở thêm một số đường bay mới và đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế. Cảng Lễ Môn nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 4 km về phía đông. Đây là cảng loại 2 phục vụ cho khu công nghiệp Lễ Môn với công suất thiết kế 300.000 tấn/năm. Các tuyến phố chính của thành phố là:Đại lộ Lê Lợi,Đại lộ Hùng Vương, Đại lộ Nguyễn Hoàng,Đại lộ Nam sông Mã, Đại lộ Voi- Sầm Sơn, Lê Hoàn, Hàm Nghi, Bà Triệu, Phan Chu Trinh, Lê Lai, Hạc Thành, Nguyễn Chí Thanh, Quang Trung, Triệu Quốc Đạt, Đào Duy Từ, Lê Hữu Lập, Lê Hồng Phong, Phan Bội Châu, Nguyễn Trãi, Dương Đình Nghệ, Trường Thi, Trần Hưng Đạo, Đội Cung, Đinh Công Tráng, Cao Thắng, Hàng Than, Hàng Đồng, Xuân Diệu...... === Lộ Trình Các Tuyến Xe Buýt === == Du lịch == === Địa danh và cảnh quan === Năm 2016, du lịch TP Thanh Hóa ước đón 2,4 triệu lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, chiếm 41% so với toàn tỉnh, trong đó, khách nội địa ước đạt 1,6 triệu lượt, khách quốc tế đạt trên 800.000 lượt Thành phố Thanh Hoá có nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị để phát triển du lịch: Phía Bắc: - Phía Bắc thành phố là khu thắng cảnh Hàm Rồng, đây là khu du lịch trung tâm của cả thành phố và tỉnh Thanh Hoá, khu thắng cảnh này đã được sử sách lưu danh với nhiều di tích lịch sử, cách mạng có di chỉ khảo cổ nổi tiếng trong và ngoài nước, có nhiều cảnh quan địa danh thắng cảnh đẹp: có sông, có núi, có hang động,... như: động Long Quang, động Tiên, Núi Phượng, núi Voi, núi Rồng,... cùng với sông Mã là những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Các di tích như đền thờ danh tướng Lê Uy, Chu Văn Lương, đặc biệt là khu di tích văn hóa - làng cổ Đông Sơn với trống đồng Đông Sơn nổi tiếng. - Hiện nay, Khu Du lịch Văn hóa Hàm Rồng có Đền thờ Các Bà mẹ Việt Nam anh hùng và các anh hùng liệt sĩ, đây là một công trình tâm linh vô cùng ý nghĩa, đồng thời tạo địa điểm tham quan du lịch trong tổng thể Khu Du lịch văn hóa lịch sử Hàm Rồng..Trong Khu du lịch Văn hóa Hàm Rồng còn có Thiền viện Trúc Lâm Hàm Rồng,là công trình không chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân, mà còn góp phần thực hiện thành công dự án(Khu du lịch văn hóa Hàm Rồng) nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân.. Phía Nam thành phố là khu di tích thắng cảnh đẹp mà trung tâm là núi Mật Sơn có các hòn non bộ bao quanh như núi Long, núi Hổ, núi Vọng Phu,... và các di tích lịch sử khác như chùa Đại Bi, và đặc biệt là Thái Miếu nhà Lê - một di tích lịch sử văn hóa quốc gia mang nhiều dấu ấn dân tộc. Trung tâm thành phố Thanh Hoá là Bảo tàng lịch sử, giới thiệu cho du khách đến tham quan những khái niệm chung nhất về lịch sử Việt Nam và diện mạo văn hóa đặc sắc của tỉnh Thanh Hoá. Xung quanh thành phố là các điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng của xứ Thanh như khu du lịch bãi tắm Sầm Sơn, đi ngược qua vùng Nông Cống với nhà máy đường Lam Sơn sẽ đến Vườn quốc gia sinh quyển Bến En, theo đường mòn Hồ Chí Minh đến khu di tích lịch sử Lam Kinh, bãi chim Tiến Nông, về thành nhà Hồ hoặc động Từ Thức, đền Bà Triệu, đèo Ba Dọi... Nhìn chung: Tài nguyên di tích lịch sử văn hóa ở thành phố nói riêng và cả tỉnh Thanh Hoá rất phong phú đa dạng, có điều kiện để phát triển nhanh chóng ngành du lịch dịch vụ. Với sự thuận lợi đó, thành phố Thanh Hoá có đủ điều kiện để trở thành trung tâm dịch vụ du lịch lớn trong tuyến du lịch Bắc Nam. Khách sạn-nhà nghỉ Hiện nay Tp Thanh Hóa có rất nhiều cơ sở lưu trú đảm bảo là tiện nghi, sang trọng để đón tiếp du khách như: Khách sạn 5 sao Central Thanh Hóa, Khách sạn quốc tế 4 sao Lam Kinh, Khách sạn quốc tế 4 sao Thiên Ý, Khách sạn 4 sao Mường Thanh Grand Thanh Hóa, Khách sạn 3 sao Sao Mai, Khách sạn 3 sao Phù Đổng, Khách sạn 3 sao Phú Hưng, Khách sạn 3 sao Lam Sơn, Khách sạn 3 sao Cây Đa, Khách sạn 3 sao quốc tế Phượng Hoàng Thanh Hóa. Đặc biệt, thành phố có dự án khách sạn 5 sao Vinperl đang xây dựng tại khu đô thị Điện Biên(chủ đầu tư là tập đoàn Vingroup). == Ẩm thực == Thành phố Thanh Hóa có rất nhiều loại ẩm thực mang đậm dấu ấn riêng tại các con phố. Những món ăn đặc sắc có thể kể tới như Nem chua, Bánh khoái tép nồi gang, Chả tôm, Bánh cuốn, Ốc mút Chùa Thanh Hà, Bánh mỳ Nam Hà phố Trường Thi, Bánh ích Ngoài ra, ở thành phố Thanh Hóa cũng có thể dễ dàng tìm thấy đặc sản của các địa phương khác trên toàn tỉnh tại các chợ hoặc cửa hàng truyền thống. Nem chua: Có nhiều loại nem như nem dài, nem oản, nem cối, nem vuông… khác nhau ở hình thức và khối lượng, tùy mục đích sử dụng nhưng không thay đổi hương vị đặc trưng. Cũng có nhiều biến tấu cho món nem như nem thính, nem cuốn, nem nướng, nem rán… Mỗi loại lại mang đến cho người ăn những cảm nhận khác nhau. Những địa điểm tin cậy như nhà nem Gốc Đa, Cương Dũng, Vũ Linh, nem bà Thường, bà Năm hay trên vỉa hè các phố Đinh Lễ, Tô Vĩnh Diện, Ngọc Trạo… để thưởng thức. Bánh khoái tép nồi gang: Bánh khoái có vẻ giống bánh xèo Nam bộ về cách chế biến nhưng nguyên liệu thì khác, mang nét đặc trưng của xứ Thanh, bao gồm rau cần, bắp cải, thì là thái sợi nhỏ và tép tươi. Bánh khoái chấm cùng nước mắm pha chua ngọt và sung ghém rất hợp vị. Đôi khi người ta thay tép tươi bằng trứng gà để đổi vị. Ăn bánh khoái ngon nhất vào buổi chiều khi tan sở, có thể dễ dàng tìm thấy ở các phố Trường Thi, Đào Duy Từ, Hàn Thuyên, chợ Vườn Hoa… Chả tôm là món ăn độc đáo và lạ miệng với những thực khách phương xa. Cách làm khá cầu kỳ và tỉ mỉ với tôm bột tươi cùng một lượng gấc vừa đủ, thịt ba chỉ bằm đã được xào vàng cùng hành, tỏi để tạo thành hỗn hợp nhân. Bánh được gói bằng bánh phở vuông nhỏ bằng lòng bàn tay và nướng trên bếp than hoa. Vị bùi ngọt của nhân tôm cùng vị chua dịu của dưa góp lẫn chút cay cay của ớt tươi và rau sống thanh mát tạo nên hương vị khó quên cho món ăn. Bánh cuốn Thanh Hóa mềm, dai và thơm hương rất riêng. Người Thanh Hóa có thể thưởng thức một đĩa bánh cuốn ngon, rẻ ở khắp nơi trong thành phố. Bột làm từ thứ gạo dẻo thơm, nên kể cả khi nguội bánh vẫn ngon như thường. Người Thanh Hóa thường ăn bánh cuốn buổi sáng cùng chả nướng than hoa. Nếu muốn ăn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn có thể ghé đường Tống Duy Tân, Trần Phú, Lê Quý Đôn… Ốc mút Chùa Thanh Hà: Vị đậm đà của ốc được tẩm ướp gia vị kỹ lưỡng cùng mùi sả ớt là một trải nghiệm khó quên với những ai mới thưởng thức lần đầu. Bánh mỳ Nam Hà phố Trường Thi bao gồm một chuỗi cửa hàng bán bánh mỳ gia truyền. Bánh mỳ ở đây mang thương hiệu riêng, hương vị không đổi suốt hơn 20 năm qua. Nhân bánh rất đa dạng để bạn lựa chọn, ngon nhất phải kể đến bánh mỳ kẹp nem chua rán, kẹp bò khô, thịt quay… Điều làm nên sức sống lâu bền cho bánh mỳ Nam Hà là tất cả nguyên liệu của quán đều được chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo tươi ngon và nước sốt gia truyền. Bánh ích: Không khác nhiều so với cách làm bánh ít, bánh nếp ở các nơi. Bánh ích có hình tròn, bên trong là nhân tôm thịt, ăn cùng mắm chế chua ngọt. Được bán nhiều ở các chợ Vườn Hoa, Tây Thành hoặc một vài quán vỉa hè trên phố Đinh Lễ, bánh ích luôn hấp dẫn người ăn và thường hết hàng sớm. == Văn hóa == === Kiến trúc === Thành phố Thanh Hóa có nhiều quảng trường và công viên. Các công viên trên địa bàn thành phố là: Công viên Hội An, công viên Thanh Quảng, công viên Hồ Thành, công viên Tây Ga, công viên bến thuyền Hàm Rồng; công viên cây xanh – Trung tâm thể dục thể thao Thanh Hóa Centre Park, tại khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa (Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt Trời(Sungroup) làm chủ đầu tư.). Trong quy hoạch thành phố Thanh Hóa đến 2030, còn có công viên Nước Đông Hương, công viên Ngọc Nữ, công viên Tháng Tư. Với nét đặc trưng văn hóa Đông Sơn và hình ảnh chim Hạc đã trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo cho kiến trúc của nhiều công trình quan trọng trong thành phố. Có thể kể tới như Trung tâm triển lãm và hôi chợ tỉnh, những dàn đèn trang trí trên các đại lộ và điểm nhấn trong các quảng trường. Thành phố Thanh Hóa hiện nay có 3 quảng trường trung tâm: Quảng trường Lê Lợi, Quảng trường Lam Sơn và Quảng trường Hàm Rồng. Quảng trường Hàm Rồng được xây dựng với mục đích kỷ niệm 45 năm chiến thắng Hàm Rồng lịch sử, và trở thành điểm nhấn trung tâm của khu du lịch Hàm Rồng. Hiện nay một quảng trường nhỏ ở phía nam sông Mã thuộc khu vực chân cầu Hàm Rồng đã đi vào hoạt động tạo ra cảnh quan tươi đẹp bên bờ sông Mã. Sắp tới thành phố sẽ tiến hành xây dựng thêm một quảng trường nữa là quảng trường Văn hóa trung tâm.,. Thành phố Thanh Hóa đang đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng với nhiều khu dân cư đô thị mới, đại lộ, cao ốc với mục tiêu mở rộng quy mô đô thị, đặc biệt là về phía Đông và phía Nam như khu đô thị Bình Minh, khu đô thị Đông Bắc Ga Thanh Hóa, khu đô thị Đông Sơn, khu đô thị Nam thành phố Thanh Hóa, khu đô thị Đông Nam thành phố Thanh Hóa, khu đô thị ven sông Hạc... Nhiều tập đoàn, tổng công ty bất động sản lớn đã đầu tư vào thành phố như:Tecco, Hud, Mường Thanh, FLC, Vingroup, Sungroup.....Trong tương lai thành phố Thanh Hóa có quy mô một triệu dân, là thành phố 2 bờ sông Mã, thành phố du lịch biển. == Thông tin và truyền thông == TP Thanh Hóa là một trung tâm thông tin và truyền thông lớn với rất nhiều tờ báo của trung ương trên địa bàn. Hiện nay, trên địa bàn có 4 cơ quan báo chí địa phương, 17 văn phòng đại diện, 10 phóng viên thường trú, ngoài ra còn có 9 cơ quan báo chí trung ương và địa phương khác có phóng viên hoặc cộng tác viên hoạt động thường xuyên. == Các cơ quan cấp vùng và các cơ quan của trung ương trên địa bàn == 1.Kiểm lâm vùng II Địa chỉ: số 2- Trần Hưng Đạo-,phường Hàm Rồng - TP Thanh Hoá Phạm vi hoạt động của Cơ quan Kiểm lâm vùng II gồm các tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Đắc Nông, Đắc Lắc, Gia Lai và Kon Tum 2. Chi nhánh Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hóa Địa chỉ: Số 91 Nguyễn Chí Thanh, P. Đông Thọ, TP. Thanh Hóa VPĐD Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại Thanh Hoá được thành lập theo quyết định số 0541/2000/PTM-TCCB do chủ tịch Phòng TM&CN Việt Nam ký vào ngày 07/04/2000 với chức năng, nhiệm vụ là đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp tại Thanh Hoá và Ninh Bình nhằm mục đích phát triển, bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh Thanh Hoá và Ninh Bình 3. Kiểm toán nhà nước khu vực XI Hoạt động trên địa bàn các tỉnh: Nam Định, Ninh Bình,Thanh Hóa,Thái Bình 4.Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Bắc Trung bộ Địa chỉ: Ngõ 197 Hải Thượng Lãn Ông, Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa 5. Chi nhánh Bắc Trung Bộ - Công ty CP Định giá và Dịch vụ Tài chính Việt Nam (VVFC)(tiền thân là Trung tâm Thẩm định giá - Bộ Tài chính) Số 20, Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa 6.Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thuỷ lợi 3 Địa chỉ:Số 668 Phố Bà Triệu -Phường Điên Biên, TP Thanh Hoá 7.Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hoá - Địa chỉ: Số 572 đường Nguyễn Trãi - Phường Phú Sơn - Thành phố Thanh Hoá - Tỉnh Thanh Hóa. 8. Chi cục Đăng kiểm số 12 Địa chỉ: Số 7 Hạc Thành -P. Điện Biên - Tp Thanh Hoá 9.Nhà máy Cơ khí chính xác 11 (Z111) - Bộ Quốc phòng Địa chỉ: 284 Bà Triệu - Đông Thọ - TP. Thanh Hoá 10.Cục Hải quan Thanh Hoá Địa chỉ: 21 Phan Chu Trinh, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi quản lý: Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Thanh Hoá, Chi cục hải quan cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Chi cục hải quan Ninh Bình, Chi cục hải quan Nam Định, Chi cục hải quan quản lý các khu công nghiệp Hà Nam, Chi cục quản lý sau thông quan. == Giáo dục == === Đại học === Đại học Hồng Đức. Đại học Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thanh Hóa. Cơ sở Thanh Hóa của trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Phân hiệu Thanh Hóa của trường Đại học Y Hà Nội. Các trường Cao đẳng Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hóa. Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Công thương. Cao đẳng nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa. Cao đẳng nghề Vicet. Cao đẳng thực hành - FPT Polytechnic tại Thanh Hóa. Cao đẳng nghề Lam Kinh. Cao đẳng nghề An Nhất Vinh. Cao đẳng thể dục thể thao Thanh Hóa === Trung học phổ thông === Trung học phổ thông chuyên Lam Sơn Trung học phổ thông Hàm Rồng Trung học phổ thông Nguyễn Trãi Trung học phổ thông Đào Duy Từ Trung học phổ thông Tô Hiến Thành Trung học phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa Trung học phổ thông Lý Thường Kiệt Trung học phổ thông Trường Thi Trung học phổ thông Đào Duy Anh Trung học phổ thông Nguyễn Huệ Trung học phổ thông Đông Sơn. == Thành phố kết nghĩa == Hội An, Việt Nam Ngày 12 - 3 - 1960 tỉnh Thanh Hóa và Quảng Nam đã tổ chức lễ kết nghĩa theo tinh thần phong trào kết nghĩa Bắc Nam. Theo đó, thị xã Thanh Hóa cũng bắt tay kết nghĩa với thị xã Hội An. Một số công trình công cộng như rạp hát, công viên đã lấy tên Hội An để thể hiện tình gắn bó của mối liên kết này == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ TP Thanh Hóa Cổng thông tin điện tử Thanh Hóa
dhaka (phân khu).txt
Phân khu Dhaka (tiếng Bengal: ঢাকা বিভাগ, Ḑhaka Bibhag) là một đơn vị hành chính tại Bangladesh. Thủ phủ và thành phố lớn nhất của phân khu là Dhaka. Phân khu có diện tích 31.051 km², và dân số theo điều tra năm 2011 (kết quả sơ bộ) là 46.729.000 người, được sửa lại thành 47.424.418. Phân khu Dhaka giáp với bang Meghalaya của Ấn Độ ở phía bắc, với phân khu Barisal ở phía nam, với phân khu Chittagong ở phía đông nam, với phân khu Sylhet ở phía đông, với phân khu Rangpur ở phía tây bắc, và các phân khu Rajshahi và Khulna ở phía tây. == Hành chính == Phân khu Dhaka, trước đây gọi là phân khu Dacca của tỉnh Đông Pakistan, bao gồm một thành phố hợp nhất, 17 huyện, 58 khu tự quản, 123 upazila, 1,239 parishads liên hiệp, 12,765 mouza, 549 phường, 1.623 mahalla và 25.244 làng. == Tham khảo ==
trường trung học phổ thông chuyên đại học sư phạm hà nội.txt
Trường Trung học Phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội, tiền thân là Khối Trung học Phổ Thông Chuyên Toán-Tin của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tên thường gọi: Phổ thông Chuyên Sư phạm hay Chuyên Sư phạm, là một trường chuyên công lập chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hà Nội, Việt Nam, trực thuộc Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Được thành lập vào năm 1966, ban đầu, mục tiêu của Trường là bồi dưỡng những học sinh Việt Nam xuất sắc về toán học. Sau một số đợt mở rộng quy mô, Trường hiện là cơ sở đào tạo đa lĩnh vực dành cho các học sinh có năng khiếu về: toán học, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, văn học và tiếng Anh. Hàng năm, Trường nằm trong tốp đứng đầu về điểm trung bình trong kì thi tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam. Trường có thành tích tham dự các thì thi Toán học Quốc tế (IMO) đứng thứ hai tại Việt Nam, sau Trường THPT Chuyên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, và là một trong những trường Trung học phổ thông Việt Nam có thành tích cao nhất trong các kì thi Olympic Khoa học Quốc tế. Các cựu học sinh như Đại sứ - Thứ trưởng Ngoại giao Đoàn Xuân Hưng, Giáo sư Trí tuệ nhân tạo Hồ Tú Bảo, Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học Nguyễn Đình Công, Doanh nhân Lê Đình Long, Nguyễn Tử Quảng.. đang có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Việt Nam. Là trường chuyên lâu đời thứ 2 tại Việt Nam, Chuyên Sư phạm cũng đang nỗ lực hiện đại hóa môi trường học tập song song với bảo tồn nét văn hóa gần gũi và ấm cúng. == Lịch sử == Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa đã giao cho Bộ Giáo dục trách nhiệm phải thành lập những trường đặc biệt dành cho các học sinh có năng khiếu về Toán học, nhằm chuẩn bị lực lượng nòng cốt cho nền khoa học sau này. Với tư cách của một viện giáo dục quốc gia, chuyên đào tạo đội ngũ các giảng viên và nhà nghiên cứu khoa học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được giao nhiệm vụ thành lập một trường như vậy. Vào ngày 24 tháng 12 năm 1966, lớp Toán đặc biệt của Trường Đại học Sư phạm đã được mở cho ba mươi ba học sinh giỏi toán ở khu vực di tán tại huyện Phù Cừ, Tỉnh Hưng Yên. Lớp học đó chính là tiền thân của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay. Quá trình phát triển của Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm có thể được chia làm ba giai đoạn chính: Từ 1966 đến 1995, Trường có tên là "Lớp toán đặc biệt", nằm dưới sự quản lý của Khoa toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. Năm 1995, Khối đổi tên thành: "Hệ Trung học phổ thông Chuyên Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội", vẫn nằm dưới sự quản lý của Khoa Toán-Tin và mở thêm lớp chuyên tin học. Năm 2005, Hệ Trung học phổ thông Chuyên lấy tên chính thức: "Khối THPT Chuyên Đại học Sư Phạm Hà Nội", hoạt động với tư cách một khoa của Đại học Sư phạm Hà Nội và mở rộng lần hai với những lớp chuyên về văn học, vật lý, hóa học và sinh học. Năm 2009, Đơn vị này chính thức trở thành một đơn vị có tư cách pháp nhân riêng thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội với tên gọi Trường Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm.. Chuyên Sư phạm đã được Chính phủ trao tặng: Huân chương Lao động hạng ba, năm 1986; Huân chương Lao động hạng hai, năm 1996; Huân chương Lao động hạng nhất, năm 2001; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2004; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về thành tích đào tạo học sinh giỏi, năm 2008; Bằng khen của TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, năm 2011. == Giáo dục == === Tuyển sinh === Trong giai đoạn từ ngày đầu thành lập đến thập niên 1980, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm không trực tiếp đứng ra tuyển sinh; công việc này Bộ Giáo dục và Đào tạo đảm nhiệm. Trong giai đoạn đó, các học sinh có khả năng toán học đặc biệt xuất sắc (từ tỉnh Nam Định trở ra bắc) được địa phương giới thiệu lên Bộ Giáo dục và tham dự kì thi vào "trường chuyên của bộ". Những học sinh trúng tuyển sẽ được phân về một trong hai Trường: Khối Trung học phổ thông Chuyên Toán Đại học Sư phạm I và Khối thpt Chuyên Toán của Đại học Tổng hợp. Kể từ cuối thập niên 1980, với làn sóng xóa bỏ cơ chế bao cấp, Chuyên Sư phạm và Chuyên Tổng hợp tiến hành tuyển sinh độc lập. Hiện nay, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, với tư cách là một trường chuyên trực thuộc đại học, là một trong số ít các trường Trung học phổ thông công lập của Việt Nam được tổ chức tuyến sinh trong cả nước. Hàng năm, kì thi tuyển sinh của Trường diễn vào khoảng tháng 6, thu hút hàng nghìn học sinh trên cả nước tham gia và có tính cạnh tranh cao. Đợt thi diễn ra trong hai ngày: Ngày thi thứ nhất, thí sinh phải làm ba bài thi bắt buộc (tiếng Anh,tiếng Việt và toán học), ngày thứ hai, thí sinh làm bài thi tự chọn (trong số: toán học, văn học, vật lý, hóa học, sinh học, Tiếng Anh) tương ứng với môn chuyên mình muốn theo học (thí sinh dự thi chuyên tin làm bài thi toán với một câu hỏi riêng). Kì thi này nhằm đánh giá các kĩ năng cơ bản của thí sinh như: khả năng suy luận lô-gic, kĩ năng tính toán, kĩ năng đọc và viết, bên cạnh việc kiểm tra kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực muốn theo học. Trong mỗi đợt thi này, số học sinh được tuyển vào mỗi lớp tối đa là 40 học sinh. Các học sinh đạt điểm cao trong kì thi tuyển sinh sẽ được nhận học bổng cho kì học đầu tiên tại Trường. === Mô hình giáo dục === Học sinh của Trường được chia thành những lớp theo các môn học: Toán học (2 lớp: Toán 1 và Toán 2), Văn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Tiếng Anh (2 lớp: Anh1 và Anh 2) và 2 lớp chất lượng cao. Học sinh sẽ được tăng cường môn chuyên với số tiết học lớn hơn chương trình học của học sinh bình thường. Bên cạnh các tiết học môn chuyên chính trên lớp, trong thời gian lớp 10 và 11, học sinh còn được tham dự các buổi học chuyên đề tăng cường kiến thức cho các môn chuyên mình theo học. Bên cạnh chương trình học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học sinh còn được tạo điều kiện đi thực tế hoặc tham gia các buổi hội thảo với những nhà nghiên cứu. Các học sinh đặc biệt xuất sắc sẽ được nhà trường giới thiệu để học tập riêng với các chuyên gia. Học sinh được khuyến khích tham gia các kì thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục cũng như các kì thi khác, trong nước và quốc tế. === Giáo viên === Trong giai đoạn cuối thập niên 1980 trở về trước, giáo viên giảng dạy tại Khối Chuyên Toán của Đại học Sư phạm Hà Nội được Bộ Giáo dục tuyển chọn từ những nhà giáo, nhà khoa học uy tín và có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm để phân công công tác. Từ đầu thập niên 1990, công việc này được nhà trường tự chủ. Trong số các giáo viên biên chế chính thức của Trường, hiện có 7 tiến sĩ, 25 thạc sĩ. Nhiều người là các giảng viên đào tạo đội tuyển quốc gia, thành viên ban biên soạn chương trình sách giáo khoa trung học phổ thông, sách giáo khoa Trung học phổ thông chuyên, giáo trình các trường đại học cũng như các đề thi đại học và tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nhiều giảng viên các trường đại học, các chuyên gia tại các viện nghiên cứu cũng tham gia giảng dạy tại Trường. == Cơ sở vật chất == Khu nhà chính của Trường hiện giờ gồm 24 lớp học và một phòng đa phương tiện. Để có thể tạo cho học sinh điều kiện thuận lợi để học tập, toàn khu nhà đã được phủ sóng mạng không dây. Học sinh của Trường Chuyên được sử dụng thư viện của Đại học Sư phạm cho mục tiêu học tập và nghiên cứu. Được xây dựng vào năm 2001, thư viện có diện tích hơn 6000 m², với hơn 31 phòng, được trang bị những thiết bị hiện đại, có khả năng đáp ứng được như cầu tham khảo và nghiên cứu của giáo viên và học sinh. Học sinh và giáo viên của Trường có thế truy cập vào kho tài liệu phong phú gồm sách, báo, tạp chí, các băng đĩa tiếng và hình, tài nguyên Internet v.v. Đặc biệt, học sinh có thể sử dụng hệ thống điện tử để tra cứu và mượn sách trực tuyến. Có hai phòng tin học để học sinh có thể thực hành môn tin học và sử dụng để nghiên cứu, tham khảo hoặc giải trí. Các máy tính đều được kết nối Internet. Tuy thế, hiện nay Chuyên Sư phạm vẫn chưa có phòng thí nghiệm riêng cho các thí nghiệm vật lý, hóa học và sinh học nên học sinh của Trường phải sử dụng các phòng thí nghiệm của trường đại học. Những học sinh sống xa nhà được Trường bố trí ở phòng ký túc xá với mức giá hợp lý. Xung quanh khu vực ký túc xá có các điểm truy cập Internet, căng-tin, cửa hàng tạp hóa và đặc biệt là ở gần thư viện, giúp học sinh thuận tiện hơn trong quá trình sinh hoạt và học tập. Hiện tại, học sinh sử dụng sân vận động của trường Đại học Sư phạm Hà Nội để luyện tập cũng như tổ chức các giải thi đấu thể thao. == Cuộc sống của học sinh == Cuộc sống của học sinh Trường có những nét đặc trưng mà ít học sinh trường trung học phổ thông nào khác có được. Trước hết, học sinh trong trường đến từ nhiều vùng đất khác nhau trên cả nước với những hoàn cảnh rất khác nhau, điều đó tạo nên một môi trường đa dạng về văn hóa. Bên cạnh đó, với quy mô trường tương đối nhỏ (khoảng 1100 học sinh, so với hàng nghìn học sinh tại các trường Trung học phổ thông cỡ vừa khác), không khí trong trường thường được học sinh và phụ huynh đánh giá là gần gũi và thân mật. === Các tổ chức/ câu lạc bộ do học sinh điều hành === PTCMedia: là tổ chức lâu đời nhất của học sinh Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội, thành lập vào tháng 09 năm 2006. PTCMedia hoạt động trong mảng báo chí và truyền thông. Sản phẩm chính của PTCMedia: Ấn phẩm PTCTimes (đã xuất bản được 20 số), Kỉ yếu hàng năm cho các khóa ra trường, Kênh chương trình truyền hình trên YouTube - PTCTv, Trang tin tức trên Facebook, Chương trình radio thường xuyên. PTCMedia còn tham gia việc tổ chức chương trình định hướng cho học sinh THCS mang tên Dreamland hàng năm. Ngoài ra, từ năm 2015, PTCMedia đã tổ chức một chương trình mới theo mô hình chuỗi sự kiện mang tên Fiesta A Cielo (Lễ hội Bầu Trời). Fiesta A Cielo (hay còn gọi là FAC) là sự kiện có quy mô lớn và hoành tráng nhất CSP với sự tham gia của học sinh và giáo viên trong trường. Trong chương trình, các lớp sẽ được chia thành 9 zone với 9 tên gọi khác nhau. Mùa đầu tiên của FAC lấy chủ đề những vị thần Hy Lạp, mùa thứ hai lấy chủ đề là Ma Sói. SAGS (Studying abroad for gifted students): SAGS là tên viết tắt của tổ chức định hướng du học và phát triển Tiếng Anh do học sinh trường chuyên Sư phạm thành lập ngày 19 tháng 11 năm 2008 dưới sự quản lý của tổ Tiếng Anh trường chuyên ĐHSP. Tổ chức giúp nâng cao khả năng tiếng Anh của học sinh trong trường qua câu lạc bộ Tiếng Anh, trang facebook "the ySAGS" (trang chia sẻ các kinh nghiệm Tiếng Anh, clip học Tiếng Anh..). SAGS cũng tổ chức các hoạt động ngoại khóa như: Cuộc thi hùng biện Tiếng Anh Utalk-CSP Speaking Contest; Cuộc thi hát Tiếng Anh " Stereo Hearts";; Halloween; Christmas; Chương trình chia tay học sinh lớp 12 Hásta la Vísta; Chương trình chào mừng học sinh lớp 10 The Breakfast...và là cầu nối giúp các bạn học sinh tham gia các hoạt động tình nguyện tại các trại trẻ, viện mồ côi hay hoạt động tình nguyện như "Youth Day".... MCCM: Câu lạc bộ âm nhạc nơi các bạn có đam mê âm nhạc cùng tập luyện và chia sẻ niềm vui nghệ thuật. Câu lạc bộ thường tham gia biểu diễn trong các sự kiện của trường. CDT: Câu lạc bộ nhảy (CSP Dance Team) là nơi ác bạn có niềm đam mê nhảy nhiều thể loại cùng luyện tập và chia sẻ kinh nghiệm. Câu lạc bộ có nhiều ban và thường tam gia biểu diễn trong các sự kiện của trường. CSP English Club: Câu lạc bộ Tiếng Anh trường THPT Chuyên Sư phạm với khẩu hiệu '' English can lead you beyond'' là nơi các thành viên có niềm đam mê môn Tiếng Anh với nhiều hoạt động thú vị như biện luật, đóng phim,... CSP Cubing Club: Câu lạc bộ rubik trường THPT Chuyên Sư Phạm. Đây là nơi giao lưu và học hỏi cho những bạn học sinh có đam mê với khối rubik. Điểm đặc biệt của C3 với các câu lạc bộ khác trong trường là CLB có tuyển cả những học sinh thuộc trường ngoài. Hằng năm, CLB có tổ chức cuộc thi rubik CSP Open thu hút hàng trăm bạn trẻ trên cả nước. Movies for Relief: Tổ chức chiếu phim từ thiện của học sinh THPT Chuyên Sư Phạm. History for Everyone: Câu lạc bộ lịch sử nhằm truyền bá tình yêu lịch sử đến toàn thể trường THPT Chuyên Sư Phạm. Là nơi để các học sinh có cơ hội học hỏi và tìm hiểu trao đổi kiến thức lịch sử mà mình biết. ADaPT : Câu lạc bộ Công nghệ đầu tiên trong THPT Chuyên Sư Phạm. Tại đây, các bạn học sinh có cơ hội được tham gia chế tạo những sản phẩm công nghệ, trải nghiệm cảm giác trong một Startup công nghệ hay chỉ đơn giản là được trải nghiệm các sản phẩm công nghệ độc đáo. Đồng thời ADaPT cũng là nơi để các bạn giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về công nghệ với mọi người. ==== Các sự kiện lớn trong năm ==== U-talk: Cuộc thi hùng biện tiếng Anh dành cho học sinh Thành phố Hà Nội. Chương trình thường được diễn ra trong khoảng tháng 2, tháng 3 hàng năm. Stereo Hearts: Cuộc thi tiếng hát học sinh trường THPT Chuyên Sư phạm. Dreamland: Chương trình giới thiệu về Chuyên Sư phạm cho các học sinh THCS các tỉnh phía Bắc. Thường diễn ra vào khoảng tháng 4-5 hàng năm. The Breakfast: Chương trình chào mừng tân học sinh vào lớp 10. Dreamory/ Hásta la Vísta: Chuỗi sự kiện chia tay học sinh lớp 12. Thường diễn ra kéo dài suốt học kỳ 2 mỗi năm học. Red Carpet: Cuộc thi làm phim ngắn của học sinh THPT Chuyên Sư Phạm. Thường diễn ra vào cuối năm học. aPresent: Buổi triễn lãm các sản phẩm công nghệ của CLB ADaPT. Thường diễn ra vào đầu năm học. == Thành tích == === Tuyển sinh vào đại học === Hàng năm, 100% học sinh của Chuyên Sư phạm qua kì thi đại học và được nhận vào những trường đại học uy tín của Việt Nam. Điểm trung bình của học sinh Trường luôn đứng trong top đầu trong các trường Trung học phổ thông ở Việt Nam với nhiều thủ khoa. Nhiều học sinh của Trường cũng dẫn đầu tại các trường đại học. Sau khi ra trường, rất nhiều học sinh của Trường tiếp tục học tập tại các trường đại học nước ngoài. Một số lượng đáng kể các cựu học sinh đang học tập tại các đại học đẳng cấp thế giới như Đại học Brown, Học viện Kinh tế - Chính trị London, Đại học Stanford, Đại học Cambridge, Đại học California tại Berkeley, Imperial College London, Đại học Bách khoa Paris, École normale supérieure, Đại học Quốc gia Moskva, Đại học Tokyo, Đại học Quốc gia Singapore, Đại học Quốc gia Úc, v.v. Một số học sinh của Trường còn dẫn đầu tại các trường đại học này. === Kì thi học sinh giỏi quốc gia === Là một trường chuyên cấp quốc gia, các đội tuyển của Chuyên Sư phạm được tham dự thực tiếp kì thi học sinh giỏi quốc gia mà không phải tham gia các kì thi cấp tỉnh và thành phố. Kể từ ngày thành lập, Chuyên Sư phạm đã giành hơn 500 giải, chủ yếu là Toán và Tin học, bao gồm khoảng 50 giải nhất. === Olympic khoa học quốc tế và khu vực === Hơn 50 học sinh của Chuyên Sư phạm đã giành huy chương trong các kì thi Olympic quốc tế (tỉ lệ giành huy chương là 100%) như Olympic Toán Quốc tế (IMO), Olympic Tin học Quốc tế (IOI), Olympic Vật lý Quốc tế (IPhO) và Olympic Sinh học Quốc tế (IBO) và Olympic khu vực như Olympic Toán học châu Á Thái Bình Dương (APMO). Một số đã đạt được những kỉ lục như: Vũ Ngọc Minh hai lần đoạt huy chương vàng IMO (lần thứ 42 và 43); Đinh Tiến Cường đạt điểm tuyệt đối 42/42 trong IMO lần thứ 30; 14 năm sau, Nguyễn Trọng Cảnh lặp lại kỉ lục này. == Cựu học sinh == Trong 45 năm, Trường Trung học phổ thông Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội đã đào tạo hơn 3000 học sinh. Trong đó, hơn 150 người đạt học vị tiến sĩ và hàng trăm người khác có học vị thạc sĩ. Nhiều người cũng là những doanh nhân thành đạt, y bác sĩ, kĩ sư công nghệ thông tin, chính trị gia.... nổi tiếng. === Hội Cựu học sinh Chuyên Sư Phạm === Hội Cựu học sinh Chuyên Sư phạm là một tổ chức hội hoạt động nhằm gắn kết cộng đồng cựu học sinh của trường, hỗ trợ các cựu học sinh trong học tập, công việc và hỗ trợ nhà trường. Hoạt động thường xuyên của hội là chương trình CSP Càfe hàng tháng và CSP Càfe theo chủ đề, nơi các cựu học sinh mở rộng quan hệ (networking) trong từng lĩnh vực. Ngoài ra, hội cũng hỗ trợ chia sẻ thông tin liên quan tới cơ hội việc làm, thực tập, học tập, du học. Chủ tịch danh dự của hội hiện nay là GS.TSKH. Hồ Tú Bảo, khóa 1, Giám đốc phòng thí nghiệm về trí tuệ nhân tạo tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST). === Các cựu học sinh tiêu biểu === ==== Chính trị/Chính phủ ==== Đoàn Xuân Hưng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền của Việt Nam tại Nhật Bản. Lê Quốc Thịnh - Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản. Phan Văn Lân - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Phú Thọ. ==== Khoa học ==== Nguyễn Đình Công - Viện phó Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Viện phó Viện Toán học Việt Nam. Nguyễn Lân Việt - Nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, Viện phó Viện Tim mạch Việt Nam. Hồ Tú Bảo - Giám đốc Phòng thí nghiệm Phương pháp luận Sáng tạo Tri thức, Viện khoa học và Công nghệ Tiên tiến Nhật Bản (JAIST), Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam Đỗ Đức Thái - Giáo sư toán học, Trưởng khoa Toán, Đại học Sư phạm Hà Nội, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam. Vũ Kim Tuấn - Ghế Giáo sư Toán học đặc biệt (Distinguished Chair) Đại học West Georgia, Hoa Kỳ. Đinh Tiến Cường - Giáo sư toán học, Đại học Paris 6, Pháp, Thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam. Nguyễn Tự Cường - Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Toán học, Viện Toán học Việt Nam. Hà Anh Vũ - Honeywell International Center, Hoa Kỳ. Nguyễn Hồng Thái - Giáo sư tại Viện Toán của Đại học Szczecin, Ba Lan. ==== Kinh doanh ==== Lê Đình Long - Giám đốc Phát triển Trung tâm Doanh nghiệp Xã hội Spark, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), Nguyên Tổng giám đốc Hong Leong Bank Vietnam. Nguyễn Tử Quảng - Giám đốc Tập đoàn công nghệ Bkav. Đỗ Văn Minh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gemandept (HOSE: GMD) ==== Khác ==== Doãn Minh Cường (khóa 1) - Cựu Trưởng Khối (tương đương Hiệu trưởng) Trung học phổ thông Chuyên, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Ngân - Top 7 Vietnam's Next Top Model 2012. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức của Chuyên Sư phạm
bồ cô.txt
Bồ Cô (tiếng Trung: 浦姑) hoặc Bồ Cổ (tiếng Trung: 薄古) là một phiên thuộc thời Thương Châu, tiếp giáp Hoàng Hà và nằm ở địa phận Sơn Đông hiện nay. == Lịch sử == The Pugu are recorded as existing during the Shang and were counted among the "Eastern Barbarians" or Dongyi of Qingzhou. They occupied the shore of the Bay of Bohai around present-day Binzhou và Boxing, an area which the silt deposition from the present course of the Yellow River has since made miles inland. In alliance with the Shang prince Wu Geng, Pugu joined the Dongyi of Yan (奄, near present-day Qufu) and Xu in the Huai valley in opposing Shang's replacement by the Zhou after the Battle of Muye. This insurrection joined with the Rebellion of the Three Guards within Zhou itself, opposing the regency of the Duke of Zhou k. 1042 bc. The Duke undertook a successful campaign across the North China Plain, defeating Wu Geng and forcing the submission of the opposing Yi. Pugu's area was granted to the minister Jiang Ziya as the fief of Qi. The Bamboo Annals record that during the Duke of Zhou's expedition the "royal troops... attacked Yan and destroyed Pugu". The word used (滅) means "destroy" and even implies "extermination". This was, however, patently hyperbolic since "belligerents" required a combined response from Qi, Lu, and Zhou ten years later and the Pugu are again said to have been "destroyed" in the autumn three years after that. During the reign of King Yi, Duke Hu moved the Qi capital to the former site of Pugu. This prompted the residents of the former capital Yingqiu to revolt under another member of his house, who defeated him in battle and restored the former capital. == Xem thêm == Thái Mậu == Tham khảo == Li Feng (2006), Landscape and Power in Early China: The Crisis and Fall of the Western Zhou 1045–771 BC, Cambridge: Cambridge University Press . Shaughnessy, Edward L. (1997), Before Confucius: Studies in the Creation of the Chinese Classics, Albany: State University of New York Press . Sima Qian, “齐太公世家 [House of the Great Duke of Qi]”, Records of the Grand Historian, Guoxue, truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2012 . (tiếng Trung) Theobald, Ulrich (2013), “Chinese History: Barbarian Peoples: Yi 夷”, China Knowledge .
unix.txt
Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và 1970 do một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm Ken Thompson, Dennis Ritchie và Douglas McIlroy. Từ góc nhìn người dùng chuyên nghiệp và lập trình viên, hệ thống Unix có đặc điểm là thiết kế theo module, đôi khi còn được gọi là triết lý Unix, nghĩa là hệ điều hành cung cấp một tập hợp các công cụ đơn giản, và mỗi công cụ chỉ thực hiện những chức năng giới hạn và được định nghĩa rõ ràng, với hệ thống file hợp nhất là phương tiện chính để giao tiếp và phần lập trình vỏ và ngôn ngữ lệnh kết hợp các công cụ để thực hiện các chức năng phức tạp. Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau, nhánh của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối thương mại và nhánh của những tổ chức phi lợi nhuận. Unix có thể chạy trên nhiều loại máy tính khác nhau, từ những máy tính cá nhân cho đến các máy chủ dịch vụ. Nó là một hệ điều hành đa nhiệm (có thể cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ) hỗ trợ một cách lý tưởng đối với các ứng dụng nhiều người dùng. Unix được viết bằng ngôn ngữ lập trình C, một ngôn ngữ rất mạnh và mềm dẻo. Unix hỗ trợ các ứng dụng mạng và hỗ trợ nhiều môi trường lập trình khác nhau. Với hàng trăm lệnh và một số lượng rất lớn các tùy chọn, Unix thực sự là một khó khăn đối với người mới bắt đầu. Với sự phát triển của các shell Unix hệ điều hành này đã trở nên phổ dụng hơn trong lĩnh vực điện toán. Vì Bell Laboratories bị cấm không cho phép tiếp thị Unix vì lệnh chống độc quyền đối với AT&T nên Unix đã được cung cấp miễn phí cho các trường đại học trên toàn Bắc Mỹ từ năm 1976. Năm 1979 Đại học California tại Berkeley đã xây dựng một phiên bản của Unix dùng cho các máy tính VAX. Sau khi đã được ưa thích trong các lĩnh vực công nghệ, AT&T đã giành được quyền tiếp thị đối với Unix và đã cho ra đời System V vào năm 1983. Cho đên nay Unix vẫn được sử dụng rất rộng rãi trong thị trường dành cho máy chủ. Đã có nhiều phiên bản phát triển khác nhau, trong đó có Linux. Unix là một trong những hệ điều hành 64 bit đầu tiên. Hiện nay Unix được sử dụng bởi nhiều công ty tập đoàn lớn trên thế giới vì mức độ bảo mật của nó tương đối cao. == Lịch sử == UNIX bắt nguồn từ một đề án nghiên cứu trong Bell Labs của AT&T vào năm 1969. Lúc đó Ken Thomson, Dennis Ritchie và những người khác nữa làm ra trên máy PDP-7 một thứ mà bây giờ gọi là UNIX. Chữ UNIX ban đầu viết là Unics là một kiểu chơi chữ của các tác giả khi so sánh sản phẩm của họ với hệ điều hành Multics lúc bấy giờ. Unics là chữ viết tắt của Uniplexed Information and Computing System. Trong 10 năm đầu, việc phát triển UNIX giới hạn bên trong Bell Labs là chính. Những phiên bản trong thời gian này được gọi là Version n (Vn) và được chạy trên PDP-11 (16-bit) rồi kế đó là VAX (32-bit). Năm 1973, V4 được viết bằng C. Đây là sự kiện đáng chú ý nhất trong lịch sử hệ điều hành này vì nó làm cho UNIX có thể được chuyển sang các phần cứng mới trong vòng vài tháng. Năm 1976, V6 được phát miễn phí cho các trường đại học. Năm 1979, V7 được phát hành rộng rãi với giá $100 cho các trường đại học và $21,000 cho những thành phần khác. V7 là phiên bản căn bản cho các phiên bản sau này của UNIX. Sau khi phát hành V7, AT&T lập ra UNIX Support Group (USG) để khai thác UNIX như là một sản phẩm thương mại. Sau này USG đổi thành UNIX System Laboratories (USL). Bell Labs và USL cùng tiếp tục phát triển UNIX. Các phiên bản System III và System V của USL được phát hành rộng rãi và gây ảnh hưởng chính đến các hệ thống sau này. Trong khi đó đóng góp của Bell Labs là các công cụ phát triển như SCCS, và named pipes. === BSD === Từ năm 1977, Computer Systems Research Group (CSRG) của trường đại học California, Berkeley được quyền sử dụng code của UNIX để phát triển ra nhãn hiệu UNIX khác là BSD (Berkeley Software Distribution). BSD phát triển từ version 1 đến version cuối cùng 4.4 năm 1992. Khi AT&T bắt đầu khai thác UNIX như sản phẩm thương mại thì tiền bản quyền UNIX tăng lên nhanh chóng làm cho Berkeley phải đặt kế hoạch thay mã nguồn của AT&T bằng mã riêng. Việc này tốn rất nhiều thời gian và không kịp hoàn thành khi Berkeley bị ngưng tài trợ nghiên cứu hệ điều hành, CSRG giải tán. BSD UNIX và AT&T UNIX là hai dòng chính của UNIX. BSD giúp cho UNIX trở nên phổ biến và có nhiều đóng góp về mặt kỹ thuật như: csh, termcap, curses, vi, TCP/IP socket, long file name, symbolic link. === Các hãng phát triển khác === Workstation: Trong thập niên 1980, các hãng khác (chủ yếu là các hãng chế tạo workstation) cũng thực hiện các UNIX của riêng họ dựa vào bản quyền của AT&T. Đó là Sun với SunOS, DEC với Ultrix, HP với HP-UX, IBM với AIX, Silicon Graphics với IRIX, Microsoft với Xenix, SCO với SCO-Xenix, SCO-UNIX. Năm 1985, Sun giới thiệu NFS. Free UNIX: Ngoài ra còn có những bản UNIX không cần license chạy trên PC, trong đó thường gặp nhất là Linux. Linux nguyên thủy được viết bởi Linus Torvalds ở Helsinki, bây giờ được phát triển tiếp bởi một cộng đồng rất đông. Một bản UNIX free khác là FreeBSD, bắt nguồn từ BSD. Các version khác nhau của UNIX làm cho UNIX trở nên không thống nhất. Do đó, các tiêu chuẩn được hình thành để phần nào chuẩn hoá UNIX. Các tiêu chuẩn đó thường là do một nhóm các hãng liên minh lại đặt ra, ví dụ OSF, X/Open. IEEE đưa ra POSIX (Portable Operating System Interface). Sau khi tham gia OSF, DEC ngừng phát triển Ultrix, chỉ làm ra UNIX theo tiêu chuẩn OSF/1 của OSF. Năm 1992, AT&T bán quyền khai thác UNIX cho Novell. Novell được quyền thu tiền bản quyền trên mỗi bản UNIX của các hãng khác bán ra. Novell phát hành sản phẩm UNIX tên là UnixWare. Cuối năm 1993, Novell nhường quyền khai thác nhãn hiệu UNIX lại cho X/Open. UnixWare được bán lại cho SCO. == Thiết kế == Lịch sử phát triển gắn chặt với ngôn ngữ C. Ngôn ngữ C được thiết kế cho UNIX và được thực hiện đầu tiên trên UNIX. Hầu hết các chương trình ứng dụng trên UNIX được viết bằng C. === Multiplatform === Đặc tính multiplatform có từ rất sớm, gần như từ đầu. Được thực hiện trên hầu hết các máy từ 16-bit đến 64-bit. === 64-bit === Mặc dù hầu hết các processor mới ngày nay có hoặc sẽ có kiến trúc 64-bit, các hệ điều hành lại chậm chân hơn. Một trong những lý do là chưa có nhiều chương trình ứng dụng đòi hỏi khả năng 64-bit. Xu hướng hiện nay của các hệ điều hành nói chung, trong đó có UNIX là cung cấp khả nâng 64-bit để nâng cao thành tích của các chương trình ứng dụng. Khả năng 64-bit gồm có: File system lớn hơn hạn chế 4GB của 32-bit. Trong khía cạnh này sự thay đổi từ 32-bit lên 64-bit không lớn đối với hệ điều hành và chương trình ứng dụng. File lớn: Thay đổi này ảnh hưởng đáng kể đến ứng dụng vì vấn đề tương thích binary code. 64-bit networking: NFS version 3 dùng số 64-bit để chỉ kích thước file. Kích thước file có thể lên đến 263-1 bytes và truy xuất file với offset 64-bit. Bộ nhớ vật lý: Hệ điều hành quản lý được hơn 4GB bộ nhớ vật lý, đem lại lợi ích khi nhiều ứng dụng chạy cùng lúc cần nhiều hơn 4GB bộ nhớ (mỗi ứng dụng không dùng quá 4GB) và kích thước bộ nhớ vật lý thật sự lớn hơn 4GB. Lợi ích đó là hệ điều hành không phải swap memory. Bộ nhớ ảo: Cho phép mỗi ứng dụng truy xuất hơn 4GB bộ nhớ ảo. Chức năng này sẽ tăng thành tích cho các ứng dụng cần dữ liệu lớn hơn 2-4GB. Trong tương lai việc định địa chỉ 64-bit có thể dùng để tạo ra một mô hình bộ nhớ phẳng trải ra trên nhiều máy trong mạng (cluster), như vậy việc phát triển các ứng dụng phân tán sẽ đơn giản hơn. === Symmetrical multi processor và cluster === Hầu hết các hãng làm UNIX đều cung cấp khả năng multi processor và những thread của cùng một ứng dụng có thể thực hiện đồng thời trên những processor khác nhau. Những hệ điều hành UNIX có thể làm việc có hiệu quả đến vài chục processor. === Quản lý đĩa cứng === Các khả năng dưới đây mới có trên một số UNIX: Tự động khôi phục dữ liệu trong file system sau khi có sự cố: Journaled File System. Tự động di chuyển file giữa các physical volume để cân bằng hoạt động của các volume. Undelete. Defragmentation. Parallel file system: tận dụng khả năng SMP để xử lý nhiều yêu cầu I/O cùng lúc trên nhiều processor. === Networking === UNIX cung cấp khả năng networking rất mạnh, đặc biệt trong việc kết nối giữa các hệ thống từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Giao thức chuẩn là TCP/IP. Xu hướng hiện nay là: Kết nối với PC LAN: Novell NetWare và Windows NT. Cung cấp các giao thức liên quan đến Internet: PPP, SMTP, POP3, IMAP4, HTTP. === Bảo mật === Các hãng đã thực hiện các khả năng an toàn đến mức C2 theo tiêu chuẩn của National Computer Security Center (Mỹ). Xu hướng hiện nay là, song song với việc cung cấp thêm các công cụ trợ giúp. Một số hãng nâng mức an toàn lên mức B. === Công cụ quản lý hệ thống === Trước đây UNIX nổi tiếng là kém về các công cụ quản lý hệ thống. Người quản trị hệ thống phải sửa rất nhiều các thông số khó nhớ, khó hiểu trong rất nhiều configuration file nằm rải rác trong máy. Hiện nay nhiều công cụ quản lý theo kiểu GUI đã giúp người quản trị hệ thống rất nhiều. Xu hướng chung là tạo ra một bộ công cụ để quản lý hệ thống một cách tiện lợi dễ dàng. UNIX còn cung cấp những công cụ quản lý hệ thống hữu hiệu dựa trên giao diện kiểu ký tự. Những công cụ như vậy cho phép quản lý hệ thống từ xa qua telnet một cách hiệu quả. == Chú thích ==
nhắn tin nhanh.txt
Nhắn tin nhanh (hay tin nhắn tức khắc, trò chuyện trực tuyến, chát - từ chat trong tiếng Anh, IM viết tắt của Instant Messaging), là dịch vụ cho phép hai người trở lên nói chuyện trực tuyến với nhau qua một mạng máy tính. Mới hơn IRC, nhắn tin nhanh là trò chuyện mạng, phương pháp nói chuyện phổ biến hiện nay. Nhắn tin nhanh dễ dùng hơn IRC, và có nhiều tính năng hay, như khả năng trò chuyện nhóm, dùng biểu tượng xúc cảm, truyền tập tin, tìm dịch vụ và cấu hình dễ dàng bản liệt kê bạn bè. Nhắn tin nhanh đã thúc đẩy sự phát triển của Internet trong đầu thập niên 2000. == Giao thức - phần mềm == Có nhiều cách để thực hiện nhắn tin nhanh, thông qua các dịch vụ như IRC, hay các dịch vụ của Yahoo!, Microsoft, do nhắn tin nhanh hỗ trợ rất nhiều giao thức khác nhau. Một số người dùng bị giới hạn vì sử dụng ứng dụng khách chỉ truy cập một giao thức/mạng IM, như MSN hay Yahoo!. Một giao thức phổ biến đó là giao thức XMPP (Jabber). Đây là giao thức mở, an toàn, và máy chủ nào hỗ trợ giao thức này đều có thể kết nối được với nhau. Ứng dụng khách Jabber có khả năng truy cập mọi giao thức/mạng IM: MSN Messenger, Yahoo!, AIM, ICQ, Gadu-Gadu, ngay cả IRC và SMS. Chỉ một chương trình Jabber có thể nói chuyện với bạn bè trên mọi mạng. Có một số ứng dụng khách Jabber là phần mềm tự do đa nền tảng và đã dịch sang tiếng Việt Psi, Gaim và JWC hat. Cũng có Gossip dành cho hệ điều hành Linux/UNIX. Ứng dụng nhắn tin nhanh có khả năng VoIP, nói chuyện trực tiếp qua máy tính, như điện thoại. == Tham khảo ==
são tomé và príncipe.txt
São Tomé và Príncipe (phát âm tiếng Việt: Xao Tô-mê và Prin-xi-pê), tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ São Tomé và Príncipe (tiếng Bồ Đào Nha: República Democrática de São Tomé e Príncipe) là một đảo quốc gần Gabon tại châu Phi. São Tomé là tên gọi Thánh Tôma trong tiếng Bồ Đào Nha. == Lịch sử == Người N'Gola-Angolares đã sinh sống từ lâu trên lãnh thổ của São Tomé và Príncipe. Năm 1470, người Bồ Đào Nha đến và biến đảo này thành nơi quá cảnh để buôn bán nô lệ từ Tây Phi sang Brasil và châu Mỹ. Đến 1485, São Tomé và Príncipe chính thức trở thành thuộc địa của Bồ Đào Nha. Nhân dân liên tiếp nổi dậy chống lại ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, cùng với phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ ở châu Phi, tháng 9 năm 1960, Uỷ ban Giải phóng São Tomé và Príncipe, sau này đổi tên là Phong trào giải phóng São Tomé và Príncipe (MLSTP) do ông Manuel Pinto da Costa đứng đầu lãnh đạo nhân dân São Tomé và Príncipe đấu tranh giành độc lập. Ngày 26 tháng 11 năm 1974 tại Aler, Bồ Đào Nha và MLSTP đã ký Hiệp định trao trả độc lập cho nước này vào ngày 12 tháng 7 năm 1975. STP thông qua Hiến pháp mới, công nhận chế độ đa đảng (tháng 8 năm 1990), tiến hành bầu quốc hội và Tổng thống (tháng 3 năm 1991). Đây là cuộc bầu cử dân chủ đa đảng đầu tiên ở nước này kể từ khi độc lập. Do thất bại về chính sách kinh tế, đời sống nhân dân sa sút, Đảng MLSTP đã thất cử trước Đảng hội tụ Dân chủ (PCD) của ông Daniel Lima Dos Sangtos Daio và trở thành đảng đối lập. Trong 3 năm dưới chế độ chính trị đa đảng, Đảng PCD không cải thiện được tình hình kinh tế, xã hội, làm cho mâu thuẫn nội bộ trở nên sâu sắc, Tổng thống hai lần thay chức Thủ tướng nhưng vẫn không giải quyết đước những vấn đề cơ bản của cuộc khủng khoảng. Trong khi đó, nhân dân ngày càng bất mãn do đời sống khó khăn, nạn thất nghiệp cao (30%), lạm phát gia tăng (40%) v.v... Thực trạng trên của São Tomé và Príncipe đã làm vai trò và uy tín của Đảng cầm quyền PCD giảm. Trong cuộc bầu cử Quốc hội (tháng 10/1994), Đảng PCD chỉ được 15/55 ghế, trong khi Đảng MLSTP được 25/55 ghế trong Quốc hội, trở thành đảng cầm quyền theo quy định của Hiến pháp. Điều này đã gây khó khăn cho việc điều hành đất nước của Tổng thống thuộc Đảng PCD. Ngày 15 tháng 8 năm 1995, giới quân sự (theo Hiến pháp mới là phi đảng phái) do hai thiếu uý Ponte và Q.Deanmaydu cầm đầu với khẩu hiệu "Đưa São Tomé và Príncipe ra khỏi tình trạng khủng khoảng kinh tế - xã hội và nghèo đói hiện nay", đã bắt giam Tổng thống M. Trovoada, Thủ tướng C. Gracia và Bộ trưởng Quốc phòng A.Polino, thành lập Uỷ ban Cứu quốc lâm thời. Do áp lực mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế (LHQ, Mỹ, EU, Angola, Gabon...) đe doạ cắt viện trợ kinh tế cho São Tomé và Príncipe và qua vai trò trung gian hoà giải của Tổng thống Angola Dos Santos, ngày 22 tháng 8 năm 1995, Tổng thống M.Trovoada và nội các của ông đã trở lại nắm quyền. São Tomé và Príncipe là thành viên cộng đồng 5 nước nói tiếng Bồ Đào Nha (Angola, Guinea Bissau, São Tomé và Príncipe, Mozambique và Cap Vert). Hội nghị cấp cao lần thứ 6 các nước sử dụng tiếng Pháp họp ở Cotonou (Bénin) từ 2 - 4 tháng 12 năm 1995, đã kết nạp São Tomé và Príncipe làm thành viên liên kết của Hội nghị này. Ngày 21 tháng 7năm 1996, ông Manuel Trovoada, Đảng Hội tụ Dân chủ (PDC), đương kim Tổng thống đã thắng cử với 52,4% phiếu bầu, tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai (1996-2000), đánh bại ông Manuel Pinto da Costa, lãnh tụ Đảng MLPS, cựu Tổng thống (1975-1991), chỉ được 47,6% số phiếu. Ngày 21 tháng 7 năm 2001, trong cuộc bầu cử đa đảng phái lần thứ 3, ông Fradique De Menezes đã được bầu làm Tổng thống mới của STP. Và ngày 22 tháng 6 năm 2008, Tổng thống đã phê chuẩn đề nghị của Quốc hội bầu Joachim Rafael Blranco là Thủ tướng mới của nước này. == Chính trị == Chính trị của São Tomé và Príncipe diễn ra trong khuôn khổ là một nước bán tổng thống cộng hòa dân chủ, theo đó Tổng thống São Tomé và Príncipe là người đứng đầu nhà nước và Thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, và một hệ thống đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp nằ trong tay chính phủ và Quốc hội. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Chính trị São Tomé đã hoạt động theo một hệ thống đa đảng từ năm 1990. Sau khi ban hành một hiến pháp mới vào năm 1990, São Tomé và Príncipe tổ chức bầu cử đa đảng lần đầu tiên kể từ khi độc lập. Một thời gian ngắn sau khi hiến pháp có hiệu lực, Quốc hội chính thức hợp pháp hóa các đảng đối lập. Các ứng cử viên độc lập cũng được phép tham gia bầu cử tổng thống trong năm 1991. Tổng thống được bầu phổ thông đầu phiếu trực tiếp và bỏ phiếu kín với nhiệm kỳ năm năm, và có quyền giữ chức vụ hai nhiệm kỳ liên tiếp. Các ứng cử viên được lựa chọn tại hội nghị toàn quốc của đảng mình (hoặc ứng cử viên độc lập). Một ứng cử viên tổng thống phải có được đa số phiếu phổ thông trong cả hai vòng đầu tiên hoặc thứ hai của cuộc bầu cử để được bầu làm tổng thống. Thủ tướng được chọn bởi sự đề cử của tổng thống nhưng phải được sự phê chuẩn bởi các đảng chiếm đa số trong quốc hội. Thủ tướng có quyền bổ nhiệm 14 thành viên nội các. == Hành chính == São Tomé và Príncipe được chia làm 2 tỉnh: Príncipe, São Tomé. Tỉnh São Tomé là tỉnh được tạo thành từ các đảo ở Đại Tây Dương nằm gần xích đạo của São Tomé và là nơi đông dân nhất với dân số được ước tính trong năm 2004 là 133.600 người trong tổng số 139.000 người dân cả nước. Tỉnh Príncipe bao gồm các đảo nhỏ của Príncipe. Diện tích khoảng 142 km² và dân số được ước tính là khoảng 5.400 người. Príncipe đã tự trị kể từ ngày 29 tháng 4 năm 1995. Hai tỉnh Príncipe và São Tomé được chia thành bảy huyện. Sáu đang nằm trên đảo chính São Tomé trong khi một huyện bao gồm các đảo nhỏ của Príncipe. Bảy huyện là: Água Grande (São Tomé) Cantagalo (Santana) Caué (São João dos Angolares) Lembá (Neves) Lobata (Guadalupe) Mé-Zóchi (Trindade) Pagué (Santo António) == Địa lý == Quốc gia nằm ở ngoài khơi Gabon, ở trên (phía Bắc) xích đạo một ít; khoảng 60% diện tích lãnh thổ có rừng rậm bao phủ. Các đảo khác gồm Pedros Tinhosas và Rolas. Khoảng 95% dân số sống ở đảo São Tomé. Núi cao nhất Pico de São Tomé. == Kinh tế == São Tomé và Príncipe là một đảo quốc nhỏ và nghèo. Nền kinh tế nước này phụ thuộc chủ yếu vào cây ca cao từ sau khi giành được độc lập. Nhờ vào Chương trình dành cho những nước nghèo nợ nước ngoài lớn, São Tomé và Príncipe đã được hưởng 200 triệu USD. Tháng 8 năm 2005, São Tomé và Príncipe ký với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Chương trình xoá nghèo và hỗ trợ phát triển trị giá 4,3 tỷ USD. São Tomé và Príncipe đang rất lạc quan về nguồn dầu mỏ ở vùng vịnh Guinea, và đang hi vọng sẽ thu hút được vốn đầu tư và xuất khẩu được mặt hàng có giá trị này. Dự báo năm 2007 sẽ có những thùng dầu đầu tiên. Trữ lượng dầu ước tính khoảng 2 tỷ thùng. Dầu mỏ đang được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nền kinh tế của quốc gia nhỏ bé này. Năm 2010, GDP của São Tomé và Príncipe có mức tăng trưởng 6% tuy nhiên nền kinh tế São Tomé và Príncipe vẫn còn rất lạc hậu, khiến cho giá trị GDP cũng chỉ đạt 316 triệu USD. São Tomé và Príncipe có đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp, trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp nhiệt đới. Sản phẩm chủ yếu là chuối, cà phê, ca cao, mía, dừa, cây có dầu. Rừng chiếm diện tích khá lớn, cung cấp gỗ. Bờ biển dài có nhiều loài cá. Hiện nông nghiệp chỉ chiếm 14,7% GDP. Công nghiệp hầu như chưa phát triển, các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô rất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu. Một số ngành công nghiệp hiện đang đóng vai trò nhẹ, dệt may, chế biến hải sản, gỗ. Công nghiệp chỉ chiếm 22.9% GDP. Dịch vụ đặc biệt là dịch vụ của STP khá phát triển, năm 2010, ngành này (chủ yếu là du lịch) đóng góp khoảng 62,4% GDP và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc đảo này. Về ngoại thương, năm 2010, STP xuất khẩu 13 triệu USD hàng hoá các loại trong đó chủ yếu là ca cao (80%), cà phê, dầu cọ, cùi dừa. Các đối tác xuất khẩu chính của STP là Anh, Hà Lan, Bỉ và Bồ Đào Nha. Về nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu của STP năm 2010 là 99 triệu USD. Các mặt hàng mà nước này thường nhập là trang thiết bị máy móc, lương thực, sản phẩm dầu mỏ… Các nước mà STP hau nhập hàng hoá là Bồ Đào Nha, Brasil, Anh. == Dân số == Dân số của São Tomé và Príncipe ước tính là 163.784 người với khoảng 157.500 sống trên São Tomé và đảo Príncipe 6.000 người. Tất cả có nguồn gốc từ các nhóm dân tộc khác nhau đã di cư đến quần đảo từ năm 1485. Bảy nhóm sắc tộc được nhận biết là: Người Mestiços, là người lai giữ người Bồ Đào Nha và nô lệ châu Phi có nguồn gốc từ Bénin, Gabon và Congo. Người Angolares, là con cháu của người Angola nô lệ người sống sót sau một vụ đắm tàu ​​năm 1540 và hiện nay đánh cá là sinh kế của họ. Người Forros, con cháu của những người nô lệ được giải phóng khi chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ. Người Serviçais, là lao động hợp đồng từ Angola, Mozambique, và Cabo Verde, sống tạm thời trên các đảo. Người Tongas, là con cháu của người serviçais được sinh ra trên các đảo. Người châu Âu, chủ yếu là người Bồ Đào Nha và người Do Thái. Người châu Á, dân tộc thiểu số chủ yếu là người Trung Quốc. Mặc dù là một nước nhỏ, nhưng São Tomé và Príncipe có đến bốn ngôn ngữ quốc gia: tiếng Bồ Đào Nha (ngôn ngữ chính thức, được nói bởi 95% dân số), và tiếng creoles (được nói bởi 85% người gốc Bồ Đào Nha), Tiếng Angolar (3%) và tiếng Principense (0.1 %). Tiếng Pháp cũng được giảng dạy trong trường học, khi đất nước là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ. == Văn hóa == Tôn giáo ở são Tome và Principe chủ yếu là Cơ Đốc giáo với Giáo hội Công giáo Roma chiếm 71,9% các giáo phái khác chiếm 10,2%. Ngoài ra tôn giáo bản địa và tôn giáo khác chiếm 17,9%. == Xem khác == == Liên kết khác == == Tham khảo ==
đông nam bộ (việt nam).txt
Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh Bà Rịa-Vũng Tàu Bình Dương Bình Phước Đồng Nai Tây Ninh Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Theo số liệu năm 2011, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 14.890.800 người trên một diện tích 23.597,9 km², mật độ dân số là 631 người/km². Riêng tài liệu trước đây của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Nam Trung Bộ) vào miền Đông Nam Bộ. Hiện nay Tổng cục Thống kê đã xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Trung Bộ. Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Dưới đây là danh sách các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ. Đôi lúc, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận được xếp vào vùng Nam Trung Bộ, tỉnh Lâm Đồng được xếp vào vùng Tây Nguyên. == Lịch sử hình thành các tỉnh Đông Nam Bộ == Năm 1957 dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, khu vực này mang tên Miền Đông Nam phần, đại diện bởi Tòa Đại biểu Chính phủ cho 13 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Khu vực này là một đơn vị hành chánh của Việt Nam Cộng hòa. Năm 1963 Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ và đơn vị Miền Đông Nam phần bị xóa bỏ tuy danh từ này vẫn thông dụng, chỉ định khu vực địa lý. Từ năm 1966-1975 thời Đệ nhị Cộng hòa, Miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh thành: Đô thành Sài Gòn, Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An. Năm 1975: gồm 4 tỉnh thành: Thành phố Hồ Chí Minh (Tỉnh Gia Định, Đô thành Sài Gòn và một phần tỉnh Hậu Nghĩa), Sông Bé (gồm tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long), Tây Ninh, Đồng Nai (gồm Biên Hòa, Long Khánh và Phước Tuy). Tỉnh Bình Tuy cũ nhập vào tỉnh Thuận Hải thuộc miền Trung, tỉnh Long An nhập vào Miền Tây Nam Bộ. Năm 1979: gồm 4 tỉnh thành và 1 đặc khu: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Năm 1991, 5 tỉnh gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Sông Bé, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu Năm 1997, 6 tỉnh gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu == Địa lý == Phía Tây Bắc giáp với Campuchia. Phía Tây- Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ === Địa hình === Do vùng này là trung tâm công nghiệp nên rừng và cây công nghiệp ít, ô nhiễm nặng, trong đô thị rất dễ bị lũ lụt do không có cây giữ lại. Đất có 7 loại: đất feralit, đất phù sa (chiếm thấp nhất trong vùng), đất ba dan, đất xám trên phù sa cổ, đất mặn, đất phèn (đất mặn, đất phèn tập trung nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh). Vùng đất này thuộc địa chất giới Kainozoi: Cuội,cát, sét kết và các thành tạo bở rời === Sông ngòi === Khu vực Đông Nam Bộ có các sông lớn như hệ thống sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Thị Vải...Sông Sài Gòn và sông Thị Vải là nơi tập trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cái Mép, cảng Thị Vải. == Bờ biển == Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú Phát triển ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản. + Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển. + Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí. == Các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ == Tất cả các tỉnh miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam == Kinh tế == Đông Nam Bộ là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dân số đông và dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, GDP, cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác. Về Công nghiệp: khu vực công nghiệp-xây dựng tăng trưởng nhanh,chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng;cơ cấu sản xuất cân đối,bao gồm công nghiệp nặng,công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực thực phẩm.Một số ngành công nghiệp đang hình thành và phát triển như dầu khí,điện tử,công nghệ cao. Về Nông nghiệp: Đông Nam Bộ là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc,đâu,... là thế mạnh của vùng.Ngành chăn nuôi gia sú,gia cầm được chú trọng,ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Gần dây, Vũng Tàu cũng thu hút khá nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2006, Vũng Tàu là tỉnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cao nhất cả nước với hơn 1,1 tỷ USD. === Tứ giác kinh tế trọng điểm === Gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cả 4 tỉnh, thành trên đều thuộc vùng Đông Nam bộ, chiếm một diện tích khiêm tốn so với cả nước, nhưng đóng góp của 4 địa phương này đối với quốc gia là rất lớn, mang tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Theo số liệu năm 2004 thì tứ giác kinh tế này chiếm: 37,40% GDP cả nước, đóng góp 55,76% ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp 47,12%... Thành phố Hồ Chí Minh là Trung tâm thương mại và kinh tế của khu vực. Được ví là "Hòn ngọc Viễn Đông", Thành phố Hồ Chí Minh với lịch sử hơn 300 năm đã khẳng định vị trí hàng đầu, trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế lớn nhất nhì cả nước. Nằm tại ngã tư quốc tế, giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, Đông sang Tây, được xem là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là cửa ngõ lớn của Việt Nam thông ra thế giới. Đồng Nai là Trung tâm công nghiệp lớn trong vùng với trung tâm là Thành phố Biên Hoà. Các huyện như Nhơn Trạch, Long Thành, Trảng Bom là ba huyện công nghiệp lớn của Đồng Nai thu hút nhiều đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung lớn và quy mô. Các huyện thành này tạo thành trung tâm công nghiệp của tỉnh và của cả khu vực Đông Nam Bộ. Trong tương lai, Nhơn Trạch sẽ là một thành phố công nghiệp thuộc tỉnh của Đồng Nai. Huyện Trảng Bom và Long Thành cũng là trung tâm của các dự án lớn và là các đô thị phát triển trong tương lai của tỉnh Đồng Nai. Bình Dương là một tỉnh năng động trong thu hút vốn nước ngoài cùng với tỉnh Đồng Nai. Tỉnh có 04 thị xã công nghiệp nổi bật như Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và Thành phố Thủ Dầu Một. Những phát triển của Bình Dương đang góp phần to lớn cho sự phát triển bền vững và phát triển nhất của khu vực đối với cả nước. Cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu và Đồng Nai, Bình Dương hợp chung thành tứ giác phát triển nhất cả nước. Khu tứ giác này góp 48,6% trong ngân sách quốc gia. Theo kế hoạch, đến năm 2020, Bình Dương sẽ trở thành đô thị loại 1 và là thành phố trực thuộc trung ương với năm quận nội thành là Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Nam Tân Uyên, Bến Cát và 4 huyện ngoại thành là Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Phú Giáo, Dầu Tiếng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm du lịch, khai thác - lọc - hóa dầu khí trọng điểm. Nhắc đến Bà Rịa - Vũng Tàu người ta liên tưởng ngay đến các thế mạnh của tỉnh gắn liền với biển là công nghiệp khai thác dầu mỏ, vận tải hàng hải, dịch vụ du lịch và khai thác hải sản. Với trữ lượng 900 - 1.200 triệu mét khối dầu mỏ và 360 tỷ mét khối khí đối, BR-VT đang đứng đầu quốc gia về lĩnh vực này. Sự phát triển của ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ đã thúc đẩy nền kinh tế BR-VT tăng trưởng đáng kể. GDP đầu người năm 2004 kể cả dầu khí tăng gấp 5,33 lần, không kể dầu khí tăng gấp 10 lần so với năm 1992 (khi mới thành lập tỉnh). Cùng với việc khai thác dầu mỏ, các ngành công nghiệp liên quan cũng đồng thời phát triển theo như công nghiệp sử dụng khí làm nguyên liệu, nhiên liệu, khí hóa lỏng, phân đạm, nhựa, hóa chất... Tương lai của khu vực này sẽ có nhiều trong các dự án lớn như: Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai), đường cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, thành phố mới Nhơn Trạch (Đồng Nai), Thành phố mới Bình Dương (Bình Dương), cầu Đồng Nai mới, các trung tâm công nghiệp mới Trảng Bom, Long Thành, (Đồng Nai), đô thị hoá các huyện trung tâm tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. === Quy hoạch Tứ giác kinh tế === Theo Quyết định số 06/2011/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Quy hoạch nêu rõ, tập trung phát triển giao thông vận tải với bước đột phá mạnh mẽ, tạo tiền đề đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu là vùng đi đầu trong CNH, HÐH, thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Quy hoạch cũng nhấn mạnh, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành 580 km đường cao tốc; đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường tỉnh và mở mới một số tuyến cần thiết; tiếp tục phát triển giao thông nông thôn, 80% đường giao thông nông thôn được cứng hóa mặt. Hoàn thành nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Bắc - Nam và khu đầu mối TP Hồ Chí Minh; nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào thời điểm thích hợp. Tập trung xây dựng một số bến cảng nước sâu tại các cụm cảng Vũng Tàu, Ðồng Nai và TP Hồ Chí Minh; hoàn thành di dời các cảng trên sông Sài Gòn. Xây dựng và đưa vào khai thác giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tổ chức vận tải hợp lý trên một số hành lang chủ yếu như hành lang: TP Hồ Chí Minh - phía bắc; TP Hồ Chí Minh - đồng bằng sông Cửu Long; TP Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu... == Xem thêm == Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Vùng Tây Bắc (Việt Nam) Vùng Đông Bắc (Việt Nam) Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ (Việt Nam) Nam Trung Bộ (Việt Nam) Tây Nguyên Đồng bằng sông Cửu Long Danh sách các đơn vị hành chính cấp huyện khu vực Đông Nam Bộ == Chú thích ==
điện thoại.txt
Điện thoại là thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin, thông dụng nhất là truyền giọng nói - tức là "thoại" (nói), từ xa giữa hai hay nhiều người. Điện thoại biến tiếng nói thành tín hiệu điện và truyền trong mạng điện thoại phức tạp thông qua kết nối để đến người sử dụng khác. Hệ thống thực hiện công năng như vậy có hai hợp phần cơ bản: Thiết bị đầu cuối, thường gọi bằng chính tên "điện thoại", thực hiện biến tiếng nói thành tín hiệu điện để truyền đi, và biến tín hiệu điện nhận được thành âm thanh. Mạng điện thoại điều khiển kết nối và truyền dẫn, thực hiện nối những người dùng liên quan với nhau và truyền dẫn tín hiệu. Sự phát triển của kỹ thuật dẫn đến ngày nay mạng điện thoại có nhiều công năng hơn, như truyền fax, internet,... và bên cạnh đôi dây nối truyền thống thì có những cách thức phương tiện truyền dẫn mới. == Giới thiệu == Có bốn cách điện thoại kết nối vào mạng điện thoại sử dụng ngày nay: phương pháp truyền thống điện thoại cố định, dùng dây điện kết nối truyền tín hiệu vào một vị trí cố định; loại điện thoại không dây, dùng cả sóng vô tuyến truyền tín hiệu tương tự hoặc kỹ thuật số; điện thoại vệ tinh, dùng vệ tinh liên lạc; và VoIP (điện thoại qua giao thức Internet), dùng với kết nối Internet băng thông rộng. Giữa hai người dùng, việc truyền nhận qua mạng có thể dùng cáp quang, kết nối điểm-điểm sóng vi ba hay qua vệ tinh. Cho đến gần đây, từ "điện thoại" chỉ dùng để nói tới điện thoại có dây. Điện thoại mẹ con và điện thoại di động hiện nay khá phổ biến ở nhiều nơi, với điện thoại di động có triển vọng thay thế điện thoại có dây. Không như điện thoại di động, điện thoại mẹ con cũng phụ thuộc điện thoại có dây vì nó chỉ có ích trong một khoảng cách nhỏ chung quanh trạm phát được kết nối với dây điện thoại. Việc xác định người phát minh ra điện thoại (Antonio Meucci hay Johann Philipp Reis hoặc Alexander Graham Bell) vẫn còn tranh cãi. == Lịch sử == === Những phát triển ban đầu === ==== Nguyên tắc ==== Từ những chiếc điện thoại thô sơ ban đầu và cách chuyển mạch bằng nhân công, ta có thể nêu cụ thể một cuộc điện đàm như sau: Một thuê bao A gọi cho một thuê bao B thì tín hiệu (cụ thể là giọng nói) của thuê bao A được chuyển đổi thành tín hiệu điện và chuyển đến tổng đài. Ở đây một nhân viên trực tổng đài có nhiệm vụ gạt cần chuyển mạch sang thuê bao B và cuộc điện đàm được diễn ra. Nhưng nếu thuê bao B đang bận thì cuộc điện thoại đó sẽ bị rớt. Năm 1854 Pháp mới bắt đầu có điện tín. Charles Bourseul lúc bấy giờ là nhân viên hành chính về điện tín viết bài trong báo l'Illustration: "Từ ngày 26/08/1854 đây là nguyên tắc cho máy điện thoại" Năm 1860, một giáo viên người Ðức Philippe Reiss thực hiện một máy có thể truyền những âm thanh về nhạc bằng cách dùng điện Ông đã thành công trong việc kinh doanh máy của ông nhưng nó vẫn còn yếu kém và không có khả năng truyền lời nói. Tuy nhiên ông Reiss đã tiến đến rất gần cái có thể gọi là điện thoại. Phát minh của P. Reiss được trình bày tại Mỹ Hai người Mỹ, Alexander Graham Bell và Eliza Gray cuối cùng thực hiện được máy điện thoại. Graham Bell làm được nhiều mẫu máy truyền âm thanh và năm 1875 cho ra đời hệ thống điện tín hoàn chỉnh. Elisha Gray làm việc cùng lĩnh vực và ngày 14/02/1876, cả hai cùng trình bằng sáng chế điện thoại của họ. Lịch sử chỉ giữ lại tên của Bell bởi vì sau cuộc tranh chấp pháp luật, Bell được thắng kiện với bằng phát minh số 174465 ngày 7/03/1876. Tuy nhiên không một điện thoại nào dùng được. Phải đợi đến tháng 6 năm 1876 người ta mới thấy lần đầu tiên điện thoại hoạt động tại hội chợ triễn lãm ở Philadelphie. Ðiện thoại vào Hoa Kỳ từ năm 1877 sau khi hãng Bell Telephon Company sáng lập. Cùng năm 1877, Western Union Telegraph yêu cầu Thomas A. Edison làm một điện thoại khác để chống lại Bell Company. Edison bắt đầu từ máy của Reiss và nghiên cứu cho ra một máy phát có điện trở thay đổi nhạy hơn của Bell, và trở thành microphone đầu tiên bằng graphite, ngày 27/04/1877 Vài tuần sau, ngày 9/7/1877, Bell giới thiệu Hand Telephone Cuối năm 1877, Frédérick Gower, người Mỹ, cải thiện máy của Bell và hệ thống của ông được lắp đặt tại Paris năm 1879. Ðó là trung tâm điện thoại đầu tiên của nước Pháp. === Cuộc gọi đầu tiên === Cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lý của ông ngồi cách đó 4,5 m vào ngày 10/3/1876 với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!” là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc. ==== Cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên ==== Tổng đài điện thoại đầu tiên được đi vào hoạt động là tại New Haven, bang Connecticut, Mỹ. Vào ngày 21/2/1878, cuốn danh bạ điện thoại đầu tiên trên thế giới được xuất bản bởi công ty điện thoại New Haven với 1 trang duy nhất liệt kê tên của 50 người đã quyên góp cho công ty nhưng không hề có một số điện thoại nào kèm theo. Nó chủ yếu được dùng để ghi nhận công lao của những nhà tài trợ, hoàn toàn khác xa với mục đích tra cứu của những cuốn sổ danh bạ mà ngày nay chúng ta vẫn dùng. Những chiếc điện thoại thời kỳ đầu chỉ để dành cho những người giàu có sử dụng và hiếm thấy có những thiết kế đa dạng mà hầu hết đều rất kiểu cách và cầu kì với nét đặc trưng là có 2 đầu: một ống nói và ống nghe. ==== Bốt điện thoại ra đời ==== Chiếc bốt điện thoại khi mới ra đời đã từng được xem là một xu hướng trong tương lai khi mà chúng giúp bạn có thể gọi cho bất cứ ai khi đi trên đường. === Lịch sử gần đây === ==== Điện thoại trong xe ==== Khi các mẫu điện thoại tiến gần hơn tới “mốc” di động, chúng đã dần trở nên nhỏ gọn hơn để có thể gắn vào trong xe và thực sự trở nên tiện ích rất nhiều với người sử dụng. Có thể là bây giờ, chúng ta nhìn lại thì điện thoại được “tích hợp” trong xe chỉ là một thứ công nghệ thô sơ, lạc hậu vô cùng nhưng vào thời kì đó, đây thực sự là một cuộc cách mạng trong công nghệ. ==== Điện thoại di động ==== Chiếc điện thoại đầu tiên được cho là “di động” được quảng cáo vào năm 1967 với tên gọi là “Carry phone” đánh dấu một bước tiến gần hơn đến mẫu điện thoại di động nguyên bản. Mang danh là di động nhưng việc sử dụng nó thì vô cùng bất tiện khi người ta cứ phải vác “kè kè” bên mình một chiếc hộp máy to sụ nặng tới 4,5 kg. Giá thành lại rất cao nên nó hầu như không được phổ biến rộng rãi cho đến khi phiên bản nhỏ gọn của nó được tung ra thị trường. ==== Điện thoại cầm tay ==== Vào ngày 3/4/1973, mẫu điện thoại cầm tay đầu tiên Motorola Dyna Tac do nhà phát minh Martin Cooper của hãng sáng chế được “trình làng” thực sự đã làm công chúng kinh ngạc và đầy sửng sốt. Tuy nhiên, khi đó chúng đơn thuần là một màn trình diễn công nghệ mới chứ chưa thể được dùng để thay thế hoàn toàn cho điện thoại cố định. Hình dáng ban đầu của chúng trông giống như một “cục gạch” nặng nề với hình dáng thô kệch và vô cùng bất tiện khi mang theo mình. ==== Dòng điện thoại thông minh Smart Phone ==== Chiếc điện thoại Iphone của Apple thực sự là một sự sáng tạo đột phá về kiểu dáng với nét đặc trưng là màn hình cảm ứng siêu nhạy giúp người sử dụng có thể thao tác dễ dàng chỉ bằng việc “lướt” nhẹ các ngón tay. Nó tạo nên cơn sốt chưa từng có khi xuất hiện vào năm 2007 và khởi đầu cho một cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong phân khúc dòng điện thoại smartphone. Nhưng thực ra những đóng góp của Apple với công nghệ màn hình cảm ứng phải được ghi nhận từ năm 1983 với mẫu điện thoại để bàn cảm ứng Ciara, tiền đề cho một bước tiến lớn trong ngành công nghệ thông tin. == Điện thoại thông minh (smartphone) == Hiện nay có những hãng smartphone nổi tiếng như Apple, Samsung với những siêu phẩm như IPhone, Samsung Galaxy, Samsung Galaxy Note. == Điện thoại sử dụng IP == Thuật ngữ điện thoại IP (IP Telephony) thường dùng để chỉ phương pháp kết nội máy điện thoại tới tổng đài hoặc trung kế sử dụng Giao thức Internet hay phương pháp truyền tín hiệu thoại (VoIP) qua giao thức Internet VoIP. Tuy vậy, trên thực tế, thông thường hai khái niệm vẫn được dùng lẫn cho nhau. Điện thoại truyền thống dựa trên công nghệ chuyển mạch (curcuit switching) và vì vậy đòi hỏi phải có đường kết nối trực tiếp và dành riêng cho mỗi điểm dầu cuối. Chi phí lắp đặt, bảo dưỡng lớn cũng như khó thêm, bớt, thay đổi hay di chuyển thiết bị đầu cuối. Ngược lại, công nghệ IP là công nghệ chuyển gói tin (packet switching) cho phép sử dụng chung một đường kết nối cho nhiều kênh thoại hoặc kết hợp cùng với dữ liệu mang lại tính kinh tế cao hơn cũng như cho phép thêm, bớt, thay đổi, di chuyển thiết bị đầu cuối dễ dàng. Thay vì việc sử dụng một đường kết nối trực tiếp và dành riêng để nối máy điện thoại tới hệ thống chuyển mạch như tổng đài hoặc trung kế (PaBX), điện thoại IP sử dụng kết nối Ethernet của mạng IP cho mục đích này. Điện thoại có thể được kết nối tới PaBX thông qua hạ tầng mạng LAN hoặc mạng WAN. Một số nhà cung cấp viễn thông còn cung cấp dịch vụ SIP qua đó thuê bao có thể nối trức tiếp máy điện thoại vào Internet. Đầu cuối của công nghệ điện thoại IP thường là các máy điện thoại được thiết kế riêng hoặc một phần mềm chạy trên máy tính. Chi phí để triển khai điện thoại IP thường lớn hơn so với điện thoại thường nhưng ngược lại, chi phí vận hành, quản lý, khai thác sẽ giảm đáng êể đồng thời chất lượng cuộc gọi và khả năng sử dụng điện thoại và tiếp nhận cuộc gọi được tăng lên. Công nghệ Truyền giọng nói qua IP (VoIP) chủ yếu liên quan tới việc chuyển các tín hiệu thoại thành các gói tin IP và truyền qua hạ tầng Internet. Một số ví dụ như các dịch vụ 171, 177, 178, Skype, Yahoo Voice v.v. Tùy theo dịch vụ, người sử dụng có thể sử dụng điện thoại bình thường vẫn có thể tận dụng được lợi thế về chi phí do điện thoại Internet mang lại. Lợi ích chính của VoIP là mang lại lựa chọn cho khách hàng về một dịch vụ thoại có chất lượng thấp hơn nhưng cũng có chi phí rẻ hơn và thường áp dụng cho các dịch vụ Điện thoại đường dài. == Bài liên quan == Điện thoại di động VoIP Mã vùng (điện thoại) Bưu điện Smartphone == Chú thích == == Tham khảo == Lịch sử điện thoại
ứng suất nén.txt
Ứng suất nén là trạng thái ứng suất khi vật liệu bị tác động ép chặt. Trường hợp đơn giản của sự ép là lực ép đơn gây ra bởi phản lực tác động, lực đẩy. Sức bền nén của vật liệu luôn cao hơn sức bền kéo của vật liệu đó, tuy nhiên hình thể lại quan trọng để phân tích khi ứng suất nén đạt đến giới hạn cong vênh. Với những vật liệu dẻo, khi chịu ứng suất nén thường biến dạng méo mó, nhưng với các vật liệu có tính dòn thì khi vượt sức chịu đựng sẽ gây vỡ vụn. == Tham khảo ==
bắc bán cầu.txt
Bắc bán cầu hay bán cầu bắc là một nửa của bề mặt Trái Đất (hay thiên cầu) hay của một số hành tinh trong hệ Mặt Trời nằm về hướng bắc của đường xích đạo hay hướng bắc của mặt phẳng hoàng đạo. Trên Trái Đất, Bắc bán cầu là phần bề mặt chủ yếu khi xét về phần diện tích đất đai lục địa và dân số của thế giới. Trong các khu vực ôn đới của bắc bán cầu, mùa đông kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2 (mặc dù thời tiết mùa đông có thể bắt đầu sớm vào tháng 11 và kéo dài đến tháng 3 hay đôi khi đến tận tháng 4) và mùa hè bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 8. Trong kỷ nguyên J2000 thì điểm cận nhật của Trái Đất rơi vào đầu tháng 1, trong khoảng thời gian quanh đó chuyển động của Trái Đất trên quỹ đạo là nhanh nhất. Vì thế, các mùa đông của bắc bán cầu trong vài thế kỷ tới có xu hướng ngắn hơn và về lý thuyết là ít khắc nghiệt hơn (không đáng kể) so với các mùa đông ở Nam bán cầu ở cùng một giá trị của vĩ độ. Tuy nhiên, do hiện tượng tuế sai điểm cận nhật thì điều này lại không đúng và ngược lại hoàn toàn sau khoảng 9.000 năm nữa. Ngoài ra, do ảnh hưởng của đại dương ở Nam bán cầu là rõ nét hơn nên trên thực tế là khí hậu của Bắc bán cầu khắc nghiệt hơn. Các khu vực nhiệt đới có xu hướng có mùa mưa trong các tháng 'mùa hè' và mùa khô trong các tháng 'mùa đông'. Các khu vực ở phía bắc của vòng Bắc cực sẽ có một số ngày trong mùa hè mà khi đó Mặt Trời không bao giờ lặn, và một số ngày trong mùa đông mà Mặt Trời không bao giờ mọc. Thời gian của các pha này dao động từ một ngày tại các điểm chính xác trên vòng Bắc cực tới vài tháng tại các điểm rất gần với Bắc cực của Trái Đất. Tại bắc bán cầu thì kể từ thời điểm đông chí thì Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày lại lên cao một chút về phía bắc và lên cao nhất về phía bắc vào ngày hạ chí và sau đó lại xuống thấp dần về phía nam và xuống thấp nhất về phía nam vào ngày đông chí. Do trục tự quay của Trái Đất chỉ nghiêng so với phương vuông góc của mặt phẳng quỹ đạo của nó một góc khoảng 21,5 ° đến 24,5 ° (trong kỷ nguyên J2000 khoảng 23, 438°) nên tại các khu vực ôn đới và khu vực vùng cực của Bắc bán cầu trong toàn bộ thời gian của năm thì Mặt Trời luôn luôn di chuyển từ phương đông sang phương tây ở phía nam của thiên đỉnh, tạo ra bóng nắng quay theo chiều kim đồng hồ trong cả ngày. Tại khu vực nhiệt đới, tùy theo vĩ độ sẽ có những ngày Mặt Trời ở về phía bắc (xung quanh ngày hạ chí nhiều hay ít, nhiều nhất là tại xích đạo với thời gian này lên tới 6 tháng-từ xuân phân tới thu phân và ít nhất là tại đường bắc chí tuyến với thời gian khoảng 1 ngày) của thiên đỉnh và những ngày ở phía nam của thiên đỉnh. Trong những ngày Mặt Trời ở phía bắc của thiên đỉnh thì bóng nắng sẽ quay ngược chiều kim đồng hồ. == Các châu lục và quốc gia ở bắc bán cầu Trái Đất == Các châu lục ở bắc bán cầu có: châu Á (riêng Indonesia chủ yếu nằm ở Nam bán cầu) châu Âu châu Bắc Mỹ và Caribe Một phần nhỏ của Nam Mỹ, phía bắc sông Amazon Khoảng 2/3 diện tích châu Phi, phía bắc sông Congo Các quốc gia châu Phi nằm hoàn toàn hay chủ yếu ở Bắc bán cầu gồm: Các quốc gia nằm chủ yếu ở Bắc bán cầu mà thuộc về khu vực phía đông nam châu Á có: Quần đảo Marshall Liên bang Micronesia Palau Các quốc gia chủ yếu nằm ở Bắc bán cầu mà là một phần của châu Nam Mỹ: == Xem thêm == Nam bán cầu Tây bán cầu Đông bán cầu Mùa Xuân phân Hạ chí Thu phân Đông chí Hạ chí tuyến == Tham khảo ==
ngày kỷ niệm cưới.txt
Ngày kỷ niệm cưới là một ngày để kỷ niệm một lễ cưới đã diễn ra. Những người đã kết hôn thường ghi dấu lễ kỷ niệm ngày kết hôn của họ bằng những cách đặc biệt. Những người khác có thể gửi cho đôi vợ chồng những món quà thích hợp cho số năm kết hôn của họ. Những món quà này khác nhau ở mỗi nước. Một ví dụ, ở Vương quốc Liên hiệp Anh, lễ kỷ niệm 7 năm ngày cưới được gọi là Lễ kỷ niệm Đồng (Copper Anniversary), kỷ niệm 10 năm được gọi là Lễ kỷ niệm Nhôm (Aluminium Anniversary). Ở Mỹ, những ngày này được kỷ niệm bằng các món quà lần lượt bằng len và thiếc. Lễ kỷ niệm năm thứ 7 và năm thứ 10 thường phổ biến ở Anh, bên cạnh Đám cưới Bạc (năm thứ 25) và Đám cưới Vàng (năm thứ 50). Ở các nước Thịnh vượng chung, một đôi vợ chồng có thể nhận được một lời chúc mừng từ vị quốc vương của Anh vào những ngày kỷ niệm lễ cưới thứ 60, 65, 70 và bất kỳ năm nào sau đó. Việc này được thực hiện bằng cách đệ trình lên Điện Buckingham ở Vương quốc Liên hiệp Anh, hoặc cơ quan Toàn quyền ở các nước Thịnh vượng chung khác Ở Canada, một cặp vợ chồng có thể nhận được lời chúc từ Toàn quyền vào lễ kỷ niêm lần thứ 50 và 65. Ở Úc cũng tương tự như vậy, khi một đôi có thể nhận được thư chúc mừng từ phía Toàn quyền vào lễ kỷ niệm lần thứ 50 và tất cả các lễ kỷ niệm tiếp theo; và Thủ tướng, người lãnh đạo liên bang của phe đối lập, các thành viên địa phương của Quốc hội cũng như Thống đốc bang có thể gửi lời chào tới ngày kỷ niệm cưới và những ngày tương tự. Ở Mỹ, một cặp vợ chồng có thể nhận được lời chúc từ Tổng thống vào bất kỳ lễ kỷ niệm cưới nào đúng hoặc sau 50 năm. Những tín đồ Công giáo Rôma có thể thông qua những giám mục địa phương của họ, gửi yêu cầu lên Giáo hoàng nhờ ban phúc cho ngày kỷ niệm cưới của họ vào những năm đặc biệt (như năm thứ 25, 50, 60..). == Quà kỷ niệm ngày cưới == Danh sách dưới đây liệt kê loại quà tặng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm, ở cả truyền thống và hiện đại, biên soạn tại Thư viện Công cộng Chicago: == Hoa kỷ niệm ngày cưới == == Tham khảo ==
việt nam cộng hòa.txt
Việt Nam Cộng hòa (1955–1975) là một cựu chính thể được thành lập từ Quốc gia Việt Nam (1949–1955), về danh nghĩa tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, trên thực tế chỉ kiểm soát một phần lãnh thổ ở phía nam vĩ tuyến 17 ngay sau khi thành lập. Từ khi có Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (năm 1960) và hậu thân là Cộng hòa miền Nam Việt Nam (năm 1969), Việt Nam Cộng hòa là một trong hai chính thể cùng tồn tại song song ở miền Nam Việt Nam, quản lý các vùng lãnh thổ không thuộc phạm vi quản lý của Mặt trận Dân tộc Giải phóng (Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đệ đơn xin gia nhập Liên hiệp quốc nhưng đề nghị bị phủ quyết. Trong suốt 20 năm tồn tại (tới năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không có tư cách là thành viên của Liên hiệp quốc, trên thực tế nó không phải là một quốc gia mà chỉ là 1 trong 2 chính phủ cùng tồn tại song song ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn đó (chính phủ kia là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam của Mặt trận Dân tộc Giải phóng) Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam Cộng hòa sụp đổ và toàn bộ miền Nam Việt Nam thuộc kiểm soát của chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cùng nhau tiến hành cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc vào ngày 25 tháng 04 năm 1976 để bầu ra Quốc hội và Chính phủ thống nhất cho cả hai miền. Đây là cuộc Tổng tuyển cử thứ hai được diễn ra trên cả hai miền của Việt Nam, sau cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên diễn ra vào năm 1946. Vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội mới gồm đại biểu từ cả 2 miền đã quyết định thành lập nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kế thừa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. == Lịch sử == === Quốc gia Việt Nam 1949-1955 === === Đệ nhất Cộng hòa 1955-1963 === Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ và ký Hiệp định Geneve, Quốc gia Việt Nam cùng Pháp tập kết về vùng phía Nam vĩ tuyến 17 của Việt Nam. Theo kế hoạch, quân Pháp sẽ rút dần sau hai năm và Việt Nam sẽ tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, báo cáo của CIA cho Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower thấy rằng khoảng 80% dân số Việt Nam sẽ bầu cho Hồ Chí Minh nếu cuộc tổng tuyển cử được thi hành. Không thể chấp nhận việc Hồ Chí Minh sẽ thắng cử và lập chính phủ trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Quốc gia Việt Nam để cuộc tuyển cử không thể diễn ra nhằm chia cắt Việt Nam vĩnh viễn thành 2 quốc gia. Hoa Kỳ muốn có một chính phủ chống Cộng tồn tại ở miền Nam Việt Nam, bất kể chính phủ đó có tôn trọng dân chủ hay không Năm 1954, đội bán quân sự của Mỹ do tướng Edward Lansdale (sĩ quan cao cấp của Tình báo Mỹ và đã làm cố vấn cho Pháp tại Việt Nam từ 1953) đã huấn luyện các lực lượng vũ trang của Quốc gia Việt Nam; xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ quân sự tại Philippines; bí mật đưa một lượng lớn vũ khí và thiết bị quân sự vào Việt Nam; giúp đỡ phát triển các kế hoạch "bình định Việt Minh và các vùng chống đối" Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ thay thế dần cho sĩ quan Pháp tham gia huấn luyện quân đội Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1/1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho Quốc gia Việt Nam. Thượng nghị sĩ (4 năm sau trở thành Tổng thống) John F. Kennedy tuyên bố vào ngày 1/6/1956: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta là chủ tọa khi nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con đẻ của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”. Trong những năm 1954-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla giúp trang bị cho các lực lượng thường trực Quốc gia Việt Nam, gồm 170.000 quân và lực lượng cảnh sát 75.000 quân; 80% ngân sách quân sự của Quốc gia Việt Nam là do Mỹ viện trợ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Số viện trợ này giúp Quốc gia Việt Nam đủ sức duy trì bộ máy hành chính và quân đội khi không còn viện trợ của Pháp. Quân đội Quốc gia Việt Nam dần thay thế chiến thuật và vũ khí của Pháp bằng của Mỹ. Đến lúc này lại xảy ra mâu thuẫn giữa Thủ tướng Ngô Đình Diệm với Quốc trưởng Bảo Đại (nguyên là Hoàng đế nhà Nguyễn). Năm 1955, nhờ gian lận trong một cuộc trưng cầu dân ý (mà các tài liệu ngày nay của chính phủ Việt Nam thường gọi là "trò hề trưng cầu dân ý"), thủ tướng Ngô Đình Diệm đã phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, lên làm Tổng thống đầu tiên của chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau đó, Quốc gia Việt Nam tổ chức bầu cử Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này ban hành Hiến pháp thành lập Việt Nam Cộng hòa trên cơ sở kế thừa Quốc gia Việt Nam, thủ đô là thành phố Sài Gòn, ngày ban hành Hiến pháp 26 tháng 10 trở thành ngày Quốc khánh của Đệ nhất Cộng hòa. Việt Nam Cộng hòa theo thể chế chính trị đa đảng, kinh tế tư bản chủ nghĩa và được Mỹ giúp đỡ, bảo vệ để chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại miền Nam. Dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, ông đề ra chủ nghĩa "Cần lao Nhân vị", duy trì tình trạng đối lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong khoảng 5 năm, Việt Nam Cộng hòa đã có một số thành tựu: xã hội ổn định, kinh tế phát triển, định cư gần 1 triệu dân di cư từ miền Bắc, thành lập Viện Đại học Huế... Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm bị giới đối lập xem là chính phủ độc tài gia đình trị, dần dần tích lũy nhiều mâu thuẫn nội bộ. Từ năm 1955 và đặc biệt là từ 1959, cùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ (do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Việt Minh), chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách đàn áp những người cộng sản, tố cộng diệt cộng trên toàn bộ Nam Việt Nam, dựa theo Luật 10-59 (đạo luật quy định việc thiết lập các phiên tòa quân sự đặc biệt để xét xử những phạm nhân bị tình nghi là ủng hộ Việt Minh và chủ nghĩa cộng sản) Phong trào Đồng khởi năm 1960 (do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo) và cuộc đảo chính hụt năm 1960 là những đòn giáng mạnh vào chế độ Ngô Đình Diệm. Mâu thuẫn tôn giáo cũng trở nên gay gắt. Sự kiện Phật Đản năm 1963, việc cấm treo cờ Phật giáo ở Huế đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các Phật tử, dẫn đến các hoạt động đàn áp Phật giáo của chính quyền. Việc Thượng toạ Thích Quảng Đức tự thiêu giữa đường phố Sài Gòn cùng những phát biểu của bà Ngô Đình Nhu (tức dân biểu Trần Lệ Xuân) làm chế độ Ngô Đình Diệm bị báo chí phương Tây đả kích kịch liệt và mất hết mọi sự ủng hộ từ phương Tây. Ngày 1 tháng 11 năm 1963, nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ bởi một nhóm quân nhân dưới sự chỉ huy của một số tướng lĩnh (trong đó có tướng Dương Văn Minh); về sau, ngày này được xem là ngày Quốc khánh của Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Cả 3 anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn đều bị giết. Theo băng ghi âm tại Nhà Trắng, tổng thống Kennedy nói rằng ông bàng hoàng về cái chết của ông Diệm và ông Nhu. Cái chết của hai ông thật là kinh khủng. Theo như hồi ký của bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert McNamara, chính CIA đã hậu thuẫn cho việc lật đổ này và McNamara xem đó là một sai lầm nghiêm trọng mà Hoa Kỳ mắc phải. Tuy nhiên Hoa Kỳ không chủ trương phải giết hại ba anh em Diệm-Nhu-Cẩn mà đó là do quân đảo chính tự tiến hành. Kể từ đây, sự phụ thuộc của Việt Nam Cộng hòa vào viện trợ của Hoa Kỳ ngày càng lớn, cả về tài chính cũng như về quân sự. Sự can thiệp của tòa đại sứ Mỹ vào công việc nội bộ về chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng hòa ngày càng lên cao. === Thời kỳ quân quản 1963-1967 === Tiếp sau đó là giai đoạn khủng hoảng lãnh đạo chính trị ở miền Nam bởi một loạt đảo chính liên tiếp cho đến khi tướng Nguyễn Văn Thiệu thiết lập nền Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Trong thời gian 18 tháng sau cuộc đảo chính 1963, miền Nam phải chứng kiến hơn 10 cuộc khủng hoảng chính trị (cuộc đảo chính năm 1964 của tướng Nguyễn Khánh; thành lập Tam đầu chế; phong trào chống Hiến chương Vũng Tàu; chính phủ dân sự Trần Văn Hương lên rồi đổ; chính phủ dân sự Phan Huy Quát lên rồi đổ; đảo chính hụt ngày 13 tháng 9, 1964 của tướng Dương Văn Đức và Lâm Văn Phát; đảo chính hụt ngày 20 tháng 2, 1965 của đại tá Phạm Ngọc Thảo). Phe quân đội lần lượt hạ bệ lẫn nhau cùng những chính phủ dân sự được dựng lên rồi phải rút lui. Cùng khi đó về mặt xã hội, các khối Phật giáo và Công giáo nhiều lần xuống đường biểu tình làm áp lực. Về mặt pháp lý bản Hiến pháp năm 1956 bị vô hiệu hóa. Thay vào đó là một loạt hiến chương có tính chất tạm thời như: Hiến chương 4 tháng 11 năm 1963 Hiến chương 7 tháng 2 năm 1964 Hiến chương 16 tháng 8 năm 1964 (thường gọi là Hiến chương Vũng Tàu) Hiến chương 20 tháng 10 năm 1964. Về mặt quân sự, Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh tiếp tục chiến đấu chống lại các hoạt động quân sự của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong Chiến tranh Việt Nam. Quy mô và mức độ ác liệt của chiến tranh ngày càng tăng. Năm 1964, Mỹ đổ bộ hàng chục vạn quân, lính Mỹ hiện diện ở khắp miền Nam. === Đệ nhị Cộng hòa 1967-1975 === Để chấm dứt tình trạng rối ren về chính trị, tháng 6 năm 1966, Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia do tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ điều hành tuyên bố mở cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vào ngày 3 tháng 9. Theo đó 118 đại biểu đắc cử gồm nhiều thành phần và đến 1 tháng 4 năm 1967 thì ra tuyên cáo bản Hiến pháp Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam. Hiến pháp này là cơ sở pháp lý của Việt Nam Cộng hòa cho đến 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc tổng tuyển cử tổng thống và Quốc hội diễn ra ngày 3 tháng 9 năm 1967 với 11 liên danh tranh cử trong đó có những ứng cử viên như chính trị gia kỳ cựu như Phan Khắc Sửu và Trần Văn Hương. Trong số hơn sáu triệu cử tri thì năm triệu người đi bầu, tức tỷ lệ 80%. Liên danh Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao Kỳ đắc cử với 35% số phiếu. Về nhì là luật sư Trương Đình Dzu với 17%. Tháng 6 năm 1969, trong vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã diễn ra Đại hội đại biểu quốc dân và thành lập ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch và Hội đồng Cố vấn do Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Năm 1971 là cuộc Tổng Tuyển cử thứ nhì của nền Đệ nhị Cộng hòa. Kỳ này Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai một cách dễ dàng vì không có đối thủ nào khác ra tranh cử. Khi sự việc này xảy ra, nhiều người cho là do điều luật mới thông qua ngày 3 Tháng Sáu năm 1971 nhằm hạn chế khả năng tham gia của ứng cử viên đối lập. Theo đó thì ứng cử viên phải có 40 chữ ký ủng hộ của dân biểu hay nghị sĩ Quốc hội và 100 chữ ký của các thành viên trong hội đồng tỉnh. Dương Văn Minh và Nguyễn Cao Kỳ vì không thỏa mãn được quy định trên đã phải rút tên, chỉ còn Nguyễn Văn Thiệu là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử. Vào năm 1973, sau Hiệp định Paris (được thảo luận giữa bốn bên tham chiến là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hoa Kỳ, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa), quân đội Hoa Kỳ đã rút khỏi Việt Nam. Việt Nam Cộng hòa cố gắng trì hoãn việc ký kết hiệp định, nhưng phía Mỹ đã có quyết định dứt khoát về việc này và gây áp lực cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Cuối cùng, Việt Nam Cộng hòa phải chấp nhận ký kết hiệp định. === Suy vong === Bị mất viện trợ về tài lực và quân sự từ phía Hoa Kỳ, Việt Nam Cộng hòa không thể tự đứng vững được. Theo nhà sử học Vũ Ngự Chiêu thì Việt Nam Cộng hòa giống như "một lâu đài xây trên cát, trông bề thế bên ngoài nhưng chỉ cần một con sóng nhỏ là tan vỡ", mầm mống của sụp đổ gồm những lý do sau Không có lãnh đạo đủ khả năng: Người được Mỹ đưa lên cầm quyền năm 1967 (Nguyễn Văn Thiệu) chỉ là một bù nhìn, giống như khởi đầu binh nghiệp làm thông ngôn Pháp của ông ta. Chính phủ Việt Nam Cộng hòa không tự đưa ra được quyết sách gì, chính sách từ lớn xuống bé đều do Tòa Đại sứ Mỹ, các tướng lĩnh MACV (trung tâm chỉ huy tác chiến Hoa Kỳ tại Việt Nam), và sau này là USAID (Cơ quan quản lý viện trợ Hoa Kỳ) soạn thảo, đôn đốc thực hiện. Đại sứ Ellsworth Bunker và rồi Graham Martin có quyền lực không khác gì những “Toàn quyền Đông Dương” của Pháp trước kia – dù Việt Nam Cộng hòa không ngừng tự xưng là "Đồng minh" của Mỹ. Không có sự ủng hộ của người dân: Mặc dù cơ quan tuyên truyền của Mỹ và Việt Nam Cộng hòa luôn kêu gọi tinh thần chống Cộng với dân chúng miền Nam, nhưng thực ra họ chỉ có thể kiểm soát được khoảng 20-30% dân số miền Nam. Phần còn lại sống trong những vùng quân Giải phóng miền Nam kiểm soát một phần hoặc toàn bộ. Ngay trong số 20-30% dân chúng trong vùng do Việt Nam Cộng hòa kiểm soát, nhiều người cũng không ủng hộ chế độ này và chia làm nhiều phe phái chống lại nhau vì những lý do như tôn giáo (Thiên Chúa giáo - Phật giáo), sắc tộc (người Việt - người Hoa), vùng miền (người thành thị - người nhập cư)... Nền kinh tế phụ thuộc vào viện trợ Mỹ, khi Mỹ giảm viện trợ thì lập tức lâm vào khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1974 khiến đời sống người dân rất khó khăn, lương bổng cho binh sĩ bị cắt giảm, làm suy sụp ý chí chiến đấu của đa số binh sĩ. Quân đội Việt Nam Cộng hòa thiếu chỉ huy có kinh nghiệm: qua màng lọc của hệ thống phe đảng và tham nhũng, những cấp chỉ huy có tiềm năng nhất nhưng không có thế lực chính trị đỡ đầu thì thường chết trận hay bị loại ngũ. Khi tác chiến thì quen dựa vào hỏa lực mạnh của Quân đội Hoa Kỳ, nên khi không còn hỏa lực Mỹ nữa thì bị lâm vào lúng túng. Bản thân tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lên chức đều là do đảo chính chứ không phải vì thành tích mặt trận. Có được ghế Tổng thống rồi, ông Thiệu lại tập trung hết quyền bính trong tay, biến Bộ Tổng Tham mưu thành một cơ cấu thư ký, không được tự ra quyết sách (vì ông Thiệu sợ rằng đến lượt chính mình sẽ bị người khác đảo chính lật đổ). Hiệp định Paris 1973 khiến binh sĩ hoang mang rằng "Mỹ đã bỏ rơi chăng? Nếu Mỹ còn không đánh lại thì sao mà tự đánh được?", thế là tinh thần chiến đấu càng sụt giảm. Có đơn vị tự ý bỏ chạy khi vừa bị một viên pháo nã vu vơ vào đồn, đơn vị khác thì vừa nghe tiếng máy cày trong đêm đã thấy hoảng sợ, vội báo cáo xe tăng địch xuất hiện. Việt Nam Cộng hòa duy trì chủ yếu nhờ vào khoản viện trợ kinh tế và quân sự rất lớn của Mỹ, nhưng do nạn tham nhũng nên viện trợ bị sử dụng rất phung phí và kém hiệu quả. Quy mô tham nhũng của Việt Nam Cộng hòa là rất lớn: cả nửa triệu tấn gạo biến mất khỏi các kho lương thực trong năm 1967, súng cũng được tuồn ra bán với giá 25-30 đôla một khẩu, ngay cả xe bọc thép hoặc máy bay lên thẳng cũng có thể tuồn ra được. Hồi ký Nguyễn Cao Kỳ nêu trường hợp tướng Tư lệnh đồng bằng sông Cửu Long đã lấy cắp 8.000 đài vô tuyến và 24.000 vũ khí cá nhân do Hoa Kỳ viện trợ và sớm bán hết sạch ra chợ đen, tài liệu mật từ Tòa đại sứ Mỹ cho biết phần lớn số đó đã lọt vào tay quân Giải phóng Nhà báo người Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, nhận xét: kẻ thù tồi tệ nhất của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chính là nạn tham nhũng của Việt Nam Cộng Hòa. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức Việt Nam Cộng Hòa tham ô rồi bán ra chợ đen. Ông đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. William J. Lederer nhận xét: "Tôi đã thấy trước Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình" Năm 1975, sau khi thất thủ Ban Mê Thuột (nay gọi là Buôn Ma Thuột), trước sự tấn công mãnh liệt của Quân Giải phóng, cộng thêm các sai lầm chiến lược, quân đội Việt Nam Cộng hòa đã nhanh chóng tan rã, mất quyền kiểm soát lãnh thổ. Nhiều tướng lãnh cao cấp Việt Nam Cộng hòa đã tự ý rời bỏ hàng ngũ. Tổng thống Dương Văn Minh, người được đề cử chức vụ này vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, đã ra lệnh đầu hàng vô điều kiện trước Quân Giải phóng và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. === Tiếp quản === Ngày 30-4-1975, sau khi tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) tuyên bố: “Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam hiện nay thực hiện chủ quyền trên toàn vẹn lãnh thổ của mình trên toàn bộ miền Nam Việt Nam, là người đại diện chân chính và hợp pháp duy nhất của nhân dân Miền Nam Việt Nam, có đầy đủ quyền hành giải quyết những vấn đề quốc tế của miền Nam Việt Nam”. Thông qua tuyên bố này và việc tiếp nhận sự đầu hàng của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã khẳng định Cộng hòa miền Nam Việt Nam chính thức thực hiện quyền kế thừa quốc gia đối với Việt Nam Cộng hòa, đặc biệt là kế thừa chủ quyền của Việt Nam Cộng hòa đối với lãnh thổ miền Nam Việt Nam, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trên thực tế, sau năm 1975, Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã kế thừa lãnh thổ, các cơ quan đại diện ở nước ngoài, tư cách thành viên tại các tổ chức quốc tế (WHO, ILO, UNESCO, ICAO, IAEA, IMF, Ngân hàng Thế giới…). Tất cả những kế thừa này của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đều được thực hiện theo đúng thông lệ quốc tế và Công ước về kế thừa quốc gia đối với Điều ước quốc tế năm 1978.. == Chính quyền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa == Theo Hiến pháp 1956, mô hình tổ chức chính quyền của Việt Nam Cộng Hòa như sau: === Lập pháp === Quyền lập pháp thuộc vể Quốc hội được tổ chức đơn viện. Số lượng Dân biểu do Luật định. Dân biểu được bầu cử theo lối đầu phiếu phổ thông, trực tiếp và kín, theo những thể thức và điều kiện do đạo luật tuyển cử quy định. Nhiệm kỳ Dân biểu là ba năm. Các Dân biểu có thể được tái cử. Trong tình trạng khẩn cấp, chiến tranh, nội loạn, khủng hoảng kinh tế hoặc tài chính, Quốc hội có thể biểu quyết một đạo luật ủy cho Tổng thống, trong một thời gian, với những hạn định rõ, quyền ký các sắc luật để thực hiện chánh sách mà Quốc hội ấn định trong đạo luật ủy quyền. Các sắc luật phải được chuyển đến Văn phòng Quốc hội ngay sau khi ký. 30 ngày sau khi mãn thời hạn đã ấn định trong đạo luật ủy quyền, nếu Quốc hội không bác bỏ, các sắc luật ấy sẽ được coi hẳn như những đạo luật. [Điều 42] Quyền hạn: Quốc hội biểu quyết các đạo luật. Quốc hội chấp thuận các điều ước và các hiệp định quốc tế. Chỉ định một Ủy ban kiểm soát để phụ trách việc phúc trình về vấn đề kiểm soát tánh cách hợp thức cuộc bầu cử các Dân biểu. Chỉ định các Ủy ban. Quốc hội ấn định nội quy, Tổ chức nội bộ Quốc hội và Văn phòng; Thủ tục Quốc hội và quyền hạn Văn phòng; Kỷ luật trong Quốc hội và các sự chế tài về kỷ luật; Thành phần và quyền hạn các Ủy ban. Mỗi năm Quốc hội họp 2 lần không quá 3 tháng. Lần 1 bắt đầu từ ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 4 dương lịch. Lần 2 bắt đầu ngày thứ 2 đầu tiên trong tháng 10 dương lịch. Ngoài ra có thể họp bất thường. === Hành pháp === Tổng thống nắm quyền hành pháp, do Nhân dân trực tiếp bầy lên với nhiệm kỳ 5 năm, có thể được tái nhiệm thêm 2 nhiệm kỳ. Mặc dù trong Hiến pháp 1956 có quy định “Chủ quyền thuộc về toàn dân” nhưng đoạn 3, điều 3 thì lại xác định “Tổng thống lãnh đạo quốc dân” Tổng thống có các quyền: Ký kết, và sau khi được Quốc hội chấp thuận, phê chuẩn các điều ước và hiệp định quốc tế. Bổ nhiệm các sứ thần, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao, thay mặt Quốc gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc. Với sự thỏa thuận của một nửa tổng số Dân biểu Quốc hội, Tổng thống tuyên chiến hoặc phê chuẩn hòa ước. Bổ nhiệm và cách chức tất cả các công chức dân sự và quân sự. Thành lập Nội các. Là tư lệnh tối cao của các lực lượng quân sự. Ban các loại huy chương. Có quyền ân xá, ân giảm, hoán cải hình phạt, và huyền án. Có thể gia hạn nhiệm kỳ dân biểu. Có thể dự các phiên họp Quốc hội và tuyên bố trước Quốc hội. Mỗi năm vào đầu khóa họp thường lệ thứ nhì và mỗi khi thấy cần, Tổng thống thông báo cho Quốc hội biết tình hình Quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chính phủ. Với sự thỏa thuận của Quốc hội, Tổng thống có thể tổ chức trưng cầu dân ý. Tổng thống có thể ký sắc luật ngân sách cho tài khóa sau trong một số trường hợp nhất định. ký sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp, báo động hoặc giới nghiêm trong một hay nhiều vùng; các sắc lệnh này có thể tạm đình chỉ sự áp dụng một hoặc nhiều đạo luật tại những vùng đó. === Tư pháp === ==== Tòa án ==== Tư pháp được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng của mọi người trước pháp luật và nguyên tắc độc lập của Thẩm phán xử án. [Điều 70] Thẩm phán xử án quyết định theo lương tâm mình, trong sự tôn trọng luật pháp và quyền lợi Quốc gia. Hệ thống Tòa án nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp. ==== Đặc biệt Pháp viện ==== Đặc biệt Pháp viện là một tòa án đặc biệt có thẩm quyền xét xử Tổng thống, Phó Tổng thống, Chánh án Tòa Phá án, và Chủ tịch Viện Bảo hiến, trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội. Đặc biệt Pháp viện gồm có: Chánh án Tòa Phá án, Chánh án; Mười lăm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ, Hội thẩm. Khi Chánh án Tòa Phá án là bị can, Chủ tịch Viện Bảo hiến sẽ ngồi ghế Chánh án. Ban Điều tra của Đặc biệt Pháp viện gồm năm Dân biểu do Quốc hội bầu ra mỗi nhiệm kỳ. Đặc biệt Pháp viện họp để nghe Ban Điều tra và đương sự trình bày và phán quyết theo đa số ba phần tư tổng số nhân viên. ==== Viện bảo Hiến ==== Viện Bảo hiến đưa ra các phán quyết về tánh cách hợp hiến của các đạo luật, sắc luật, và quy tắc hành chánh. Viện Bảo hiến, về mỗi nhiệm kỳ Quốc hội, gồm có: Một Chủ tịch cho Tổng thống cử với thỏa hiệp của Quốc hội. 4 Thẩm phán cao cấp hay luật gia do Tổng thống cử; 4 Dân biểu do Quốc hội cử. === Hành chính địa phương === Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thành Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự. Cấp quận: đứng đầu là quận trưởng Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng == Chính quyền Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa == Hiến pháp 1967 xác lập cơ cấu tổ chức chính quyền Việt Nam Cộng hòa rất hoàn chỉnh, theo mô hình của nhà nước Hoa Kỳ. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa đã thể hiện khá đầy đủ tinh thần của chủ nghĩa hợp hiến. === Lập pháp === Quyền lập pháp thuộc về Quốc hội với Hạ nghị viện (159 thành viên được gọi là dân biểu với nhiệm kỳ 4 năm) và Thượng nghị viện (60 thành viên được gọi là nghị sĩ, nhiệm kỳ 6 năm). Thượng viện được bầu theo liên danh. Một liên danh có thể có ứng cử viên từ nhiều vùng khác nhau nhưng chung một liên danh. Hạ viện thì chọn theo số phiếu từng địa phương căn cứ trên dân số. Tính đến năm 1974 thì mỗi dân biểu đại diện khoảng 50.000 cử tri. Cử tri đầu phiếu trực tiếp để chọn đại biểu ở Hạ viện và Thượng viện. Nhiệm kỳ cuối cùng của Hạ viện bắt đầu ngày 29 Tháng Tám năm 1971, và đáng ra sẽ kết thúc vào Tháng Tám năm 1975. Thượng viện thì phân nửa bắt đầu nhiệm kỳ Tháng Tám năm 1970, sẽ kết thúc năm 1976. Phân nửa kia bắt đầu Tháng Tám năm 1973, đáng ra sẽ kết thúc năm 1979. Trong 159 ghế Hạ viện thì có 6 ghế dành riêng cho người Việt gốc Miên, 6 ghế cho người Thượng, 2 ghế cho người thiểu số di cư từ thượng du miền Bắc, và 2 ghế cho người Chàm. Quốc hội có những quyền hạn sau: Biểu quyết các đạo luật Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế Quyết định việc tuyên chiến và nghị hòa, quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chính sách quốc gia Hợp thức hóa sự đắc cử của dân biểu hoặc nghị sĩ quốc hội Quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chính phủ với đa số 2/3 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Nếu Tổng thống không có lý do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực. Trong trường hợp Tổng thống khước từ, Quốc hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số 3/4 tổng số dân biểu và nghị sĩ. Ở tỉnh, thị xã có Hội đồng tỉnh, thị xã, Đô thành Sài Gòn có Hội đồng Đô thành, đều do dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 3 năm; thành viên Hội đồng gọi là nghị viên. Các Hội đồng này có thẩm quyền quyết định ngân sách và các vấn đề dân sinh của địa phương. === Hành pháp === ==== Phủ Tổng thống ==== Tổng thống là người nắm quyền hành pháp, do bầu cử lên với nhiệm kỳ 4 năm và có những quyền hạn sau: Ban hành các đạo luật Hoạch định chính sách quốc gia Bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viên của Chính phủ, cải tổ một phần hay toàn bộ Chính phủ (hoặc tự ý, hoặc sau khi có sự khuyến cáo của Quốc hội) Bổ nhiệm các đại sứ, các tỉnh trưởng, thị trưởng, đô trưởng Chủ tọa Hội đồng Tổng trưởng Tổng tư lệnh tối cao của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Ký kết và ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế Tuyên bố tình trạng báo động, giới nghiêm bằng sắc luật. Sau vụ tu chính hiến pháp Tháng Giêng năm 1974 thì nhiệm kỳ tổng thống đổi từ 4 thành 5 năm. Ngoài ra tổng thống và phó tổng thống được phép tái đắc cử 2 lần thay vì 1 lần. Phó Tổng thống có những nhiệm vụ sau: Chủ tịch Hội đồng Văn hóa Giáo dục Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộc. Phó Tổng thống không được kiêm nhiệm một chức vụ nào trong các cơ quan Chính phủ khác. Theo lý thuyết thì Tổng thống không được quyền can thiệp vào nhánh lập pháp, nhưng trong thực tế thì khác. Ví dụ như năm 1969, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã vượt quyền hiến pháp, cụ thể là điều luật quy định sự bất khả xâm phạm của dân biểu, để bắt giữ và mở tòa án quân sự kết án dân biểu Trần Ngọc Châu 10 năm khổ sai, sau khi vị dân biểu này đề nghị thành lập một đoàn gồm các nhà lập pháp Việt Nam Cộng hòa để đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ==== Nội Các Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa ==== Thủ tướng điều khiển Chính phủ và các cơ cấu hành chính quốc gia. Thủ tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chính sách quốc gia trước Tổng thống. Chức vụ này do Tổng thống bổ nhiệm. Chính quyền Trung ương được tổ chức thành 19 Bộ; đứng đầu mỗi bộ là tổng trưởng: Bộ Ngoại giao Bộ Quốc phòng Bộ Nội vụ Bộ Thông tin Bộ Chiêu hồi Bộ Tài chánh Bộ Kinh tế Bộ Tư pháp Bộ Phát triển Nông thôn Bộ Cải cách Điền địa và Pháp triển Nông–Ngư nghiệp Bộ Công chánh Bộ Giao thông và Bưu điện Bộ Giáo dục Bộ Y tế Bộ Xã hội Bộ Lao động Bộ Cựu chiến binh Bộ Phát triển Sắc tộc Bộ Đặc trách liên lạc Quốc hội Ngoài ra còn có 3 Quốc vụ khanh: Quốc vụ khanh đặc trách văn hóa Quốc vụ khanh đặc trách tái thiết và phát triển Văn phòng Quốc vụ khanh Đứng đầu các Bộ là các Tổng trưởng hoặc Bộ trưởng. Các Tổng trưởng và Bộ trưởng là các thành viên của Chính phủ, thành viên của Hội đồng Nội các (Hội đồng Tổng trưởng). Các Tổng trưởng, Bộ trưởng do Thủ tướng đề cử lên Tổng thống, Tổng thống bổ nhiệm. Thủ tướng và các thành viên Chính phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc hội hoặc của các Uỷ ban để trình bày và giải quyết về các vấn đề liên quan đến chính sách quốc gia và sự thi hành các chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định. ==== Hành chính địa phương ==== Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa được chia thành các Tỉnh. Thủ đô Quốc gia được gọi là Đô thành Đô thành Sài Gòn, thị xã: đứng đầu là đô trưởng, thị trưởng Cấp tỉnh: đứng đầu là tỉnh trưởng. Vào thời Đệ nhị Cộng hòa thì tỉnh trưởng là quân nhân. Phó tỉnh trưởng mới là dân sự. Cấp quận: đứng đầu là quận trưởng Cấp xã: đứng đầu là xã trưởng === Tư pháp === ==== Luật pháp ==== Luật pháp Việt Nam Cộng hòa được xây dựng căn cứ theo Bộ Hoàng Việt Hộ luật (1936-39) do triều đình Nguyễn ban hành ở Trung Kỳ cùng Bộ Dân luật Giản yếu (1883) áp dụng ở Nam Kỳ, sau châm chước thêm một số điều khoản của Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931). Hình luật thì có Bộ Hoàng Việt Hình luật (1933), Tố tụng tu chính của Trung Kỳ (1935) và Hình luật Nam Kỳ Canh cải (1912). Di sản luật pháp từ thời Pháp thuộc dần được thống nhất thành một bộ luật cho toàn quốc năm 1972 với tên Bộ Hình luật Việt Nam ban hành ngày 20 Tháng Chạp năm 1972. Theo đó có năm hạng: Bộ luật Hình sự tố tụng; Bộ luật này đã được Tổng thống Việt Nam Cộng hòa ban hành qua Sắc luật số 027/TT-SLU Bộ Dân luật; Sắc luật số 028/TT/SLU Bộ Quân luật và các văn kiện thi hành của Bộ Quốc phòng Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng; Sắc luật số 030/TT/SLU Bộ luật Thương mại 1972. Phần này gồm 5 quyển và 1051 điều quy định các điều khoản tổng quát về nhà buôn, nhiệm vụ của các nhà buôn và các cửa hàng thương mại; thương hội; hành vi thương mại; thương mại hàng hải; khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp. ==== Tối cao Pháp Viện Việt Nam Cộng Hòa ==== Tối cao Pháp viện Việt Nam Cộng hòa gồm 9 thẩm phán, sau tăng thành 15 thẩm phán do Quốc hội tuyển chọn và Tổng thống bổ nhiệm. Nhiệm kỳ của thẩm phán Tối cao Pháp viện là 6 năm. Theo Hiến pháp 1967, Tối cao Pháp viện có những quyền hạn sau: Giải thích Hiến pháp, phán quyết về tính hợp hiến hay không hợp hiến của các Đạo luật, Sắc luật, Sắc lệnh, Nghị định, Quyết định hành chính Phán quyết về việc giải tán một chính đảng có chủ trương và hành động chống lại chính thể cộng hòa. Những quyết định của Tối cao Pháp viện tuyên bố một đạo luật không hợp hiến hoặc giải tán một chính đảng phải được 3/4 tổng số thẩm phán tán thành. Ở cấp Trung ương, ngoài Tối cao Pháp viện còn có Đặc biệt Pháp viện và Giám sát viện. Đặc biệt Pháp viện gồm có Chủ tịch Tối cao Pháp viện và 10 dân biểu, nghị sĩ, có thẩm quyền truất quyền Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, Tổng trưởng, Bộ trưởng, thẩm phán Tối cao Pháp viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác. Giám sát viện (tiếng Anh: Inspectorate General) gồm từ 9-18 giám sát viện, 1/3 do Quốc hội, 1/3 do Tổng thống và 1/3 do Tối cao Pháp viện chỉ định. Giám sát viện có thẩm quyền: Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân can tội tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế Kiểm kê tài sản của nhân viên các cơ quan công quyền, kể cả Tổng thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, dân biểu, Nghị sĩ và Chủ tịch Tối cao Pháp viện Có quyền đề nghị các biện pháp chế tài và kỷ luật hoặc yêu cầu truy tố trước toà án có thẩm quyền những đương sự phạm lỗi Thẩm tra kế toán các cơ quan công quyền và hợp doanh. ==== Tổ chức Tòa án ==== Ở địa phương, có các toà án thường (gồm các toà Thượng thẩm, toà Đại hình, toà Sơ thẩm, tòa Hòa giải, toà Vi cảnh) và các toà án đặc biệt (gồm các toà Hành chính, toà Lao động, toà án Điền địa, toà án Thiếu nhi (thành lập năm 1958), toà án Cấp dưỡng, toà án Sắc tộc, toà án Quân sự đặc biệt - trong đó có các toà án Quân sự tại mặt trận). Cấp thấp nhất là Tòa Vi cảnh, ở nông thôn có khi do quận trưởng chủ tọa. Cao hơn thì có hệ thống Tòa Sơ thẩm có một chánh thẩm và ba phụ thẩm. Tòa Thượng thẩm thời Đệ nhất Cộng hòa có hai sở, một ở Sài Gòn, một ở Huế. Mỗi phiên tòa này có ba thẩm án ngồi xử án. == Các đơn vị hành chính cấp tỉnh == Đầu năm 1956, thành lập thêm các tỉnh Tam Cần (9/2/1956), Mộc Hóa (17/2/1956), Phong Thạnh (17/2/1956), Cà Mau (9/3/1956). Theo sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa thì Nam phần (tức Nam Bộ) gồm 22 tỉnh và Đô thành Sài Gòn. Như vậy, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa lúc này có 35 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Pleiku, Darlac, Đồng Nai Thượng, Phước Long (tên cũ: Bà Rá), Bình Long (tên cũ: Hớn Quản), Long Khánh (tên cũ: Xuân Lộc), Biên Hòa, Bình Tuy, Phước Tuy (tên cũ: Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương (tên cũ: Thủ Dầu Một), Tây Ninh, Gia Định, Long An (gộp Chợ Lớn và Tân An), Kiến Tường (tên cũ: Mộc Hóa), Kiến Phong (tên cũ: Phong Thạnh), Định Tường (gộp Mỹ Tho và Gò Công), Kiến Hòa (tên cũ: Bến Tre), Vĩnh Long, Vĩnh Bình (tên cũ: Trà Vinh), An Giang (gộp Long Xuyên và Châu Đốc), Phong Dinh (tên cũ: Cần Thơ), Kiên Giang (gộp Rạch Giá và Hà Tiên), Ba Xuyên (gộp Bạc Liêu và Sóc Trăng), An Xuyên (tên cũ: Cà Mau), Côn Sơn và Đô thành Sài Gòn. Ngày 19/5/1958, lập 2 tỉnh Lâm Đồng và Tuyên Đức từ tỉnh Đồng Nai Thượng. Ngày 23/1/1959, lập 2 tỉnh Quảng Đức và Phước Thành. Ngày 21/1/1961, lập tỉnh Chương Thiện. Năm 1962, lập 2 tỉnh Quảng Tín (31/7/1962) và Phú Bổn (1/9/1962). Năm 1963, lập 2 tỉnh Hậu Nghĩa (15/10/1963) và Gò Công (20/12/1963). Ngày 8/9/1964, lập 2 tỉnh Châu Đốc và Bạc Liêu. Năm 1965, bỏ 2 tỉnh Côn Sơn (21/4/1965) và Phước Thành (6/7/1965). Ngày 24/9/1966, lập tỉnh Sa Đéc. Từ đó cho đến năm 1975, Việt Nam Cộng hòa có 44 tỉnh và Đô thành Sài Gòn: Quảng Trị | Thừa Thiên | Quảng Nam | Quảng Tín | Quảng Ngãi | Kon Tum | Bình Định | Pleiku | Darlac | Phú Yên | Phú Bổn | Khánh Hòa | | Ninh Thuận | Tuyên Đức | Quảng Đức | Bình Thuận | Lâm Đồng | Phước Long | Bình Long | Bình Tuy | Long Khánh | Bình Dương | Tây Ninh | Phước Tuy | Biên Hòa | Hậu Nghĩa | Gia Định | Long An | Kiến Tường | Gò Công | Định Tường | Kiến Phong | Châu Đốc | Kiến Hòa | Vĩnh Long | Sa Đéc | An Giang | Kiên Giang | Vĩnh Bình | Phong Dinh | Ba Xuyên | Chương Thiện | Bạc Liêu | An Xuyên. Đơn vị đông dân nhất là Đô thành Sài Gòn; ít dân nhất là tỉnh Quảng Đức. Đứng đầu tỉnh là tỉnh trưởng do tổng thống bổ nhiệm và báo cáo lên thủ tướng và bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trách nhiệm của tỉnh trưởng gồm soạn ngân sách, điều hành lực lượng Nhân dân Tự vệ, giữ gìn an ninh trật tự và kiểm soát việc hành chánh. == Các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh == Năm 1966, 44 tỉnh của Việt Nam Cộng hòa được chia thành 241 quận, sau tăng lên 247 quận. Quận trưởng do tỉnh trưởng đề cử và thủ tướng bổ nhiệm. Dưới quận là xã và thôn. Toàn quốc có 2.589 xã. Tính đến năm 1974 thì chính phủ kiểm soát 2.159 xã. Ngoài Đô thành Sài Gòn ra còn có 10 thị xã tự trị trong đó có Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Cam Ranh, Đà Lạt, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ và Rạch Giá. Dưới xã là thôn ấp, tổng cộng có hơn 15.000 đơn vị. Cấp tổng bị loại bỏ dần kể từ năm 1962. Việc cai trị ở cấp xã trước kia tự trị thì năm 1956 thời Đệ nhất Cộng hòa hội đồng xã phải do tỉnh trưởng bổ nhiệm. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa thì việc điều hành ở cấp xã trả lại cho địa phương. Hội đồng xã do cư dân 18 tuổi trở lên bầu ra. Những xã dưới 2.000 dân thì bầu ra hội đồng 6 người. Xã trên 10.000 dân thì được bầu 12 người. == Các quân khu == Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7, 1970 đổi tên là Quân khu. Lúc đầu có 3 vùng chiến thuật được đánh số 1, 2, 3, đến năm 1964 lập thêm vùng chiến thuật 4. Mỗi vùng chiến thuật do 1 quân đoàn phụ trách. Dưới vùng chiến thuật là các khu chiến thuật do 1 sư đoàn phụ trách. Bộ tư lệnh quân đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh vùng chiến thuật (trừ quân đoàn 2), còn Bộ tư lệnh sư đoàn đồng thời là Bộ tư lệnh khu chiến thuật. Các vùng chiến thuật có địa giới như sau: Vùng 1 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Đà Nẵng, gồm 5 tỉnh: Khu 11 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Khu 12 chiến thuật, gồm 2 tỉnh Quảng Tín, Quảng Ngãi Đặc khu Quảng Nam, gồm tỉnh Quảng Nam và thị xã Đà Nẵng Vùng 2 chiến thuật, Bộ tư lệnh vùng 2 chiến thuật ở Nha Trang, nhưng Bộ tư lệnh quân đoàn 2 ở Pleiku (từ giữa tháng 3 năm 1975 phải chuyển về Nha Trang), gồm 12 tỉnh: Khu 22 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn Khu 23 chiến thuật, gồm 7 tỉnh Darlac, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Quảng Đức, Lâm Đồng, và thị xã Cam Ranh Biệt khu 24, gồm 2 tỉnh Kon Tum, Pleiku Vùng 3 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Biên Hòa, gồm 10 tỉnh: Khu 31 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An Khu 32 chiến thuật, gồm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long, Bình Dương Khu 33 chiến thuật, gồm 4 tỉnh Bình Tuy, Phước Tuy, Long Khánh, Biên Hòa và thị xã Vũng Tàu Vùng 4 chiến thuật, Bộ chỉ huy ở Cần Thơ, gồm 15 tỉnh: Khu chiến thuật Định Tường, gồm 4 tỉnh Kiến Tường, Định Tường, Gò Công, Kiến Hòa Khu 41 chiến thuật, gồm 6 tỉnh Kiến Phong, Châu Đốc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, An Giang, Kiên Giang; sau thêm Sa Đéc Khu 42 chiến thuật, gồm 5 tỉnh Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên Khi 4 vùng chiến thuật chuyển thành 4 Quân khu, thì bỏ cấp khu chiến thuật. Quân khu 1 gồm ba tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng. Quân khu 2 với diện tích 78.841 km vuông, chiếm gần phân nửa lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa nhưng chỉ có gần 3 triệu dân sinh sống trong 12 tỉnh. Quân khu 3 có thêm tỉnh Gia Định và Biệt khu Thủ đô (do Quân khu Thủ đô đổi thành), tổng cộng 11 tỉnh. Quân khu 4 có 16 tỉnh. Các thị xã về mặt quân sự là các tiểu khu, còn các quận là các chi khu. == Quân sự == Quân lực Việt Nam Cộng Hòa là lực lượng quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Thành lập từ năm 1955 với nòng cốt là lực lượng quân đội Quốc gia Việt Nam trong Liên hiệp Pháp, chủ yếu là Bảo an đoàn, Bảo chính đoàn. Ngày truyền thống (còn gọi là ngày Quân lực) là ngày 19 tháng 6. Quân lực Việt Nam Cộng hòa được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được sự hỗ trợ tích cực của Mỹ, và các đồng minh, để chống lại Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, vốn được sự hậu thuẫn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quân lực Việt Nam Cộng hòa còn bị gọi là "quân đội Sài Gòn" hay "quân ngụy" theo cách gọi của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đương thời. Quân lực Việt Nam Cộng hòa cũng là lực lượng chính trong cuộc đảo chính 1963 lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, và tham chính trong chính quyền cho đến ngày Việt Nam Cộng hòa sụp đổ. Quân lực Việt Nam Cộng hòa là một quân đội hiện đại, tốn kém, đòi hỏi kinh phí hoạt động gần 3 tỷ đôla Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa không thể cáng đáng được kinh phí này, nên Việt Nam Cộng hòa đã gần như phải dựa hoàn toàn vào viện trợ của Mỹ để có thể chu cấp cho ngân sách quân sự. Nhà báo Mỹ William J. Lederer, trong chuyến điều tra năm 1968, đã nhận thấy quân đội Việt Nam Cộng Hòa sử dụng viện trợ rất phung phí và kém hiệu quả do nạn tham nhũng. Hàng tỷ USD viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ đã bị các quan chức, sĩ quan tham ô rồi bán ra chợ đen. William J. Lederer đã chứng kiến những kho hàng lậu đầy ắp hàng hóa và vũ khí quân dụng, có tới cả 1.000 khẩu súng trường, bao gồm cả loại M16 hiện đại. Chính phủ Hoa Kỳ biết rõ vấn nạn này, nhưng họ làm ngơ. William J. Lederer nhận xét: "Tôi thấy Hoa Kỳ sẽ bị đánh bại như thế nào - không phải chỉ bằng sức mạnh của đối phương, mà bởi chính những sai lầm của mình, sự bất lực của chính mình". Quy mô buôn lậu lên tới hàng tỷ USD, với sự tham gia của đủ thành phần: quan chức và doanh nhân Việt Nam Cộng hòa, thương nhân Mỹ và Đài Loan, binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philippines... Ngay cả Mặt trận Dân tộc Giải phóng cũng tận dụng thị trường chợ đen, tại đây họ mua hàng hóa Mỹ để đánh lại chính quân Mỹ Khi Mỹ giảm viện trợ xuống còn 1,1 tỷ đô la vào năm 1974, nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa lâm vào cuộc khủng hoảng với lạm phát ở mức 200%, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa không còn đủ kinh phí hoạt động, tình trạng thiếu đạn dược, vũ khí, xăng dầu đã dẫn đến hỏa lực yếu và giảm tính cơ động.. Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, lực lượng quân đội này đã tan rã hoàn toàn. == Ngoại giao == Tính đến năm 1975 thì Việt Nam Cộng hòa đã thiết lập ngoại giao với 87 quốc gia trên thế giới và 6 quốc gia ở cấp bán chính thức. Lập trường ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa là không chấp nhận bang giao với chính phủ nào đã công nhận chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa hoặc Mặt trận Giải phóng miền Nam. Năm 1957, Việt Nam Cộng hòa đứng đơn gia nhập Liên hiệp quốc do Hoa Kỳ đề cử. Đại hội đồng (General Assembly) bỏ phiếu 40 thuận, 8 chống. Việc này chuyển lên Hội đồng Bảo an quyết định. Liên Xô muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng gia nhập, nhưng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ chối việc này với lý do đất nước Việt Nam là thống nhất và chỉ có thể có 1 chính phủ đại diện ở Liên Hiệp quốc. Vì vậy cuối cùng Liên Xô phủ quyết đơn của Việt Nam Cộng hòa. Cho đến khi chấm dứt tồn tại (năm 1975), Việt Nam Cộng hòa vẫn không phải là thành viên của Liên Hiệp quốc. Ngày 2/2/1956 Ngô Đình Diệm đã đóng cửa biên giới không cho hàng hóa nhập vào Campuchia vì nước này không công nhận chính phủ Ngô Đình Diệm. Với Lào, quốc gia láng giềng, chính quyền Diệm đã quyết định đoạn giao khi Chính phủ của Hoàng thân Souvanna Phouma công nhận và thiết lập liên lạc ngoại giao với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào năm 1962. Ngày 27 Tháng 8, 1963 thì Campuchia cắt đứt bang giao với Việt Nam Cộng hòa vì tình hình biên giới, nhất là đòi hỏi của Nam Vang muốn thu hồi toàn đất Nam Kỳ vốn được họ cho là đất cũ của người Miên. Năm 1964 Việt Nam Cộng hòa đoạn giao với Indonesia, khi nước này tuyên bố công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 9 Tháng 5, 1966 Phnom Penh chính thức công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam công khai công kích Sài Gòn. Như vậy, thất bại lớn nhất trong chính sách đối ngoại giao của chính phủ Ngô Đình Diệm ở Đông Nam Á là không lôi kéo được Lào và Campuchia ủng hộ mình. Tuy nhiên sau khi Tổng công kích Tết Mậu Thân thất bại năm 1968 và chính phủ của vua Sihanouk bị Lon Nol lật đổ, lập nên nước Cộng hòa Khmer thì ngày 5 Tháng 5, 1970, Cộng hòa Khmer trục xuất phái đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, công nhận và tái lập bang giao với Việt Nam Cộng hòa. Trong khi đó chiến cuộc leo thang. Bắt đầu từ năm 1964, một số đồng minh của Việt Nam Cộng hòa ngoài viện trợ tài lực hoặc nhân lực còn trực tiếp tham chiến như Hoa Kỳ (1964), Nam Triều Tiên (03.1965), Úc (06/1965), New Zealand (07/.1965), Thái Lan (02/1966), và Philippines (10.1966). Nhóm này mang tên Quân lực Thế giới Tự do (tiếng Anh: The Free World Military Assistance Forces). Lực lượng quân sự của các đồng minh dần dần rút đi vào năm 1973 với Hòa đàm Paris đang diễn tiến và rồi kết thúc. Việt Nam Cộng hòa là thành viên trong một số tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966). == Kinh tế == Nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa là một nền kinh tế thị trường, chưa phát triển, và mở cửa. Mức độ tự do của nền kinh tế khá cao trong những năm 1963 đến 1973. Tuy nhiên, phát triển kinh tế vẫn được triển khai dựa trên các kế hoạch kinh tế 5 năm hoặc kế hoạch bốn năm. Nền kinh tế ổn định trong giai đoạn 1955-1960, sau đó do tác động của chiến tranh leo thang đã trở nên mất ổn định với những đặc trưng như tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều (có nhiều năm bị âm), tỷ lệ lạm phát cao, thâm hụt ngân sách nhà nước và thâm hụt thương mại. Chính quyền đã phải tiến hành cải cách ruộng đất hai lần. Mỹ đóng vai trò to lớn đối với phát triển kinh tế của Việt Nam Cộng hòa thông qua viện trợ kinh tế cũng như hỗ trợ kỹ thuật. Trải qua 21 năm, khối lượng viện trợ kinh tế mà Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa là rất lớn, đạt hơn 10 tỷ USD (thời giá thập niên 1960). Đây là con số viện trợ kinh tế cao nhất của Hoa Kỳ so với bất cứ nước nào khác trên thế giới kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ví dụ, Ấn Độ trong 20 năm (1950 - 1970) được Hoa Kỳ viện trợ 9,3 tỷ USD (trong khi dân số Ấn Độ lớn hơn 20 lần); Philippines trong 22 năm được viện trợ gần 2 tỷ USD (1945 - 1967); Thái Lan nhận được gần 1,2 tỷ USD, Indonesia nhận được gần 1 tỷ USD. Ở châu Phi, tính suốt trong 25 năm (1946 - 1970) tổng số viện trợ Hoa Kỳ cho tất cả các nước chỉ là 4,9 tỷ USD. Tại miền Nam Việt Nam, “thu nhập quốc dân chưa bao giờ vượt quá 2 tỷ USD/năm, nhưng trong 5 năm cuối cùng (1971 - 1975), viện trợ Hoa Kỳ hàng năm đạt hơn 2 tỷ USD/năm, tức là lớn hơn tổng số của cải do miền Nam Việt Nam làm ra” Giới thương nhân Hoa kiều cũng nắm giữ vị thế gần như độc quyền các ngành trong nền kinh tế. Trước năm 1975, ở miền Nam, Hoa kiều kiểm soát gần như toàn bộ các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt nắm chắc 3 lĩnh vực quan trọng: sản xuất, phân phối và tín dụng. Hoa kiều ở miền Nam gần như hoàn toàn kiểm soát giá cả thị trường. Đến cuối năm 1974, người Hoa kiểm soát hơn 80% các cơ sở sản xuất của các ngành công nghiệp thực phẩm, dệt may, hóa chất, luyện kim, điện... và gần như đạt được độc quyền thương mại: 100% bán buôn, hơn 50% bán lẻ và 90% xuất nhập khẩu Nhìn chung, kinh tế Việt Nam Cộng hòa có quy mô nhỏ và bị hạn chế vì tình hình bất ổn, sự tàn phá của chiến tranh và lệ thuộc vào viện trợ ngoại quốc. Trong giai đoạn 1955 - 1960, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đạt được một số thành tích về nông nghiệp, công nghiệp, nhưng giai đoạn sau (1960 - 1975) thì liên tục bị sụt giảm. Lợi tức quốc gia mỗi đầu người năm 1967 là 21.013 đồng, tính theo hối suất Mỹ kim là 176,87 USD. GDP bình quân đầu người năm cao nhất (1971) của Việt Nam Cộng hòa là 200 USD, tuy nhiên đến năm 1974 đã sụt xuống còn 54 USD do Mỹ cắt giảm viện trợ và tiền Việt Nam Cộng hòa mất giá khoảng 400% trong 2 năm Theo tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nền kinh tế có nhiều triển vọng "nếu hội đủ điều kiện cần thiết để tiến tới chỗ thoát khỏi tình trạng lạc hậu", nhưng điều kiện chiến tranh khiến kinh tế thường xuyên bị đình trệ. == Nhân khẩu == Theo Viện Quốc gia Thống kê của Việt Nam Cộng hòa thì tính đến ngày 30 tháng 6/1968, dân số là 16.259.334. Nông thôn là nơi cư trú của 71% dân số. Dân thành thị là 29%. Gia tăng tự nhiên là 2%-2,2% với lớp trẻ dưới 20 tuổi chiếm 57%. Trung bình thì mật độ là 95 người/cây số vuông nhưng vì phân phối không đều nên xét về mặt kinh tế thì duyên hải Trung phần là nơi nạn nhân mãn ở mức trầm trọng vì mỗi cây số vuông ruộng lúa (đất canh tác) có 1.258 người. So với Nam phần thì có 425 người mỗi cây số vuông ruộng lúa. Phân chia theo sắc tộc thì có 394.463 người Việt gốc Miên, 23.819 người Chàm và 464.354 người Thượng. Số liệu người Thượng không chính xác vì họ sống du canh ở những vùng hẻo lánh và việc kiểm tra bị hạn chế vì tình hình an ninh. Người Hoa chiếm khoảng một triệu người, tập trung ở Chợ Lớn và một số thị xã. Đông nhất là người Kinh: 15.409.126, chiếm 94,7%. Thành phố lớn nhất là thủ đô Sài Gòn với 1.736.880 dân, tính vùng phụ cận là 2.500.000. == Văn hóa và xã hội == Thời Đệ nhất Cộng hòa những ngày lễ chính là: Quốc khánh 26 Tháng 10 Tết Nguyên đán Lễ Hai Bà Trưng Lễ Trần Hưng Đạo Lễ Lê Thái tổ Lễ Phật đản Lễ Giáng sinh, 25 Tháng 12 Vào thời Đệ nhị Cộng hòa những ngày nghỉ chính thức cho các công sở gồm có: Tết Tây 1 Tháng Giêng Lễ Phục sinh Lễ Lao động, 1 Tháng Năm Quốc khánh 1 Tháng 11 (kỷ niệm cuộc đảo chính lât đổ Ngô Đình Diệm) Giáng sinh 25 Tháng 12 Ngoài ra những ngày lễ cổ truyền theo âm lịch sau đây cũng được nghỉ nguyên ngày: Tết Nguyên đán, nghỉ 3 ngày rưỡi từ chiều 30 Tết đến hết ngày mồng 3 Tết Giỗ Tổ Hùng Vương, 10 Tháng Ba Lễ Phật đản (công nhận năm 1958), rằm Tháng Tư Thích Ca thành đạo, 6 Tháng Chạp Ngoài ra còn có những ngày lễ cổ truyền tính theo âm lịch như ngày Giỗ trận Đống Đa (5 Tháng Giêng), Lễ Hai bà Trưng (cũng là ngày Phụ nữ Việt Nam) (6 tháng 2), Giỗ Nguyễn Du (10 Tháng Tám), Lễ Đức Thánh Trần (20 Tháng Tám), Giỗ Lê Lợi (22 Tháng Tám), Giỗ Phan Bội Châu (29 Tháng Chín) cũng là những ngày lễ chính thức tuy công sở vẫn làm việc. Có một số ngày lễ khác như Vu-lan (rằm Tháng Bảy), và tết Trung thu (rằm Tháng Tám) (còn có tên là Ngày Thiếu nhi Sản xuất), Ngày Nông dân Việt Nam (26 Tháng 3), Ngày Quân lực (19 Tháng 6), Ngày Quốc tế Viện trợ (22 Tháng 6) Ngày Cựu chiến binh (9 Tháng 7), Ngày Nhân dân Tự vệ (5 Tháng 8) được liệt vào "ngày đặc biệt" không nghỉ nhưng có tiết mục kỷ niệm của chính quyền. Một thành tựu văn hóa tại Miền Nam là ngành tân nhạc với khoảng 10.000 bản nhạc ra đời trong khoảng thời gian 1945-75. Đại đa số những bản nhạc này sau năm 1975 đều bị chính quyền mới cấm lưu hành thường gọi là nhạc vàng. Chính phủ đã hoàn tất việc xây dựng Thư viện Quốc gia Việt Nam, khởi công từ năm 1968 nhưng đến năm 1971 mới khánh thành tòa cao ốc. Lúc mở cửa, Thư viện có 121.000 đầu sách. Năm 1975 khi chính quyền mới tiếp thu thì thư viện này có 200.000 đầu sách. Dự tính của chính phủ sẽ tiến tới việc thành lập Hàn lâm Viện nhưng bước đầu chỉ có Ủy ban Điển chế Văn tự thuộc Bộ Văn hóa. Một đặc điểm của xã hội miền Nam vào thời điểm đó là sự đa dạng của xã hội dân sự, tức thành phần không thuộc chính phủ mà cũng không thuộc thị trường kinh doanh. Những cơ sở tên tuổi trong ngành công tác xã hội là cô nhi viện Dục Anh, Cô nhi viện Quách Thị Trang trại giáo hóa thanh thiếu niên phạm pháp Thủ Đức, viện dưỡng lão Thị Nghè, trung tâm hướng nghiệp Vườn Lài, Quán cơm xã hội Anh Vũ (phát cơm cho người nghèo). Cùng đó là những đoàn thể tiêu biểu như Hội Hồng Thập Tự, tổ chức Hướng đạo Việt Nam, Trường Bách khoa Bình dân, nhóm Thanh niên Phụng sự Xã hội và gia đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Thiếu nhi Thánh thể, Phong trào Du ca Việt Nam, Hội Thanh niên Thiện chí, v.v. Đây là một khác biệt lớn giữa hai miền Nam Bắc trong thời gian đất nước chia đôi. == Giáo dục == Trước năm 1954, ở miền Nam có một chi nhánh của Viện Đại học Hà Nội (tiếng Pháp: Université de Hà Nội) đặt tại Sài Gòn. Sau Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước, chi nhánh này cùng với một bộ phận của Viện Đại học Hà Nội chuyển từ miến Bắc vào trở thành Viện Đại học Quốc gia Việt Nam. Vào năm 1957, Viện Đại học Quốc gia Việt Nam trở thành Viện Đại học Sài Gòn theo sau việc thành lập Viện Đại học Huế. Đến năm 1973, Viện Đại học Sài Gòn đã đứng vào hàng quốc tế. Sau này các bác sĩ Việt Nam di tản sang Mỹ, chỉ cần một hai năm đào tạo lại và học thêm tiếng Anh là hành nghề được ngay. Ngoài Viện Đại học Sài Gòn, Việt Nam Cộng hòa còn có các viện đại học khác như Viện Đại học Huế, Viện Đại học Đà Lạt, Viện Đại học Cần Thơ, Viện Đại học Vạn Hạnh, Viện Đại học Minh Đức, Viện Đại học Hòa Hảo, Viện Đại học Cao Đài, v.v... Năm 1973, tổng số sinh viên đại học lên tới 98.832 người so với chỉ 2.900 người vào năm 1955. Số học sinh trung học trong cùng năm ấy là trên một triệu so với 43.000; và học sinh tiểu học, trên ba triệu so với 401.000. Ngoài ra còn các trường đại học cộng đồng (trường đại học hệ hai năm), trường huấn nghiệp và các chương trình công nghệ. Các trường đại học cộng đồng được thiết lập từ năm 1970 trở đi, đặt cơ sở ở Định Tường, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng, Vĩnh Long... Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là "nhân bản, dân tộc, và khai phóng". Điều này ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó được ghi lại trong Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967. Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa công nhận quyền tự do giáo dục, và rằng "nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí", "nền giáo dục đại học được tự trị", và "những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn". Do chương trình có nhiều kỳ thi với tỷ lệ đánh trượt cao nên học sinh thời Việt Nam Cộng hòa phải chịu áp lực rất lớn về thi cử nên phải học tập rất vất vả, có bằng tú tài đã là một thành tích khá. Do thiếu trường học hoặc điều kiện kinh tế khó khăn nên chỉ khoảng 24% tổng số thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến 18 là được đi học. Tới năm 1974, tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa ước tính vào khoảng 70% dân số. == Thể thao == Các đội tuyển thể thao của Việt Nam Cộng hòa đã sớm tham gia thi đấu quốc tế tại châu Á, đặc biệt là môn bóng đá. Đội thể thao của Việt Nam Cộng hòa tham dự thể thao ở các kỳ đại hội SEAP Games (nay là SEA Games), Asiad, Thế vận hội Mùa hè đến năm 1975. Về bóng đá, đội tuyển Việt Nam Cộng hòa có 2 thành tích chính: giành huy chương vàng môn bóng đá tại SEAP Games năm 1959 (giải đấu năm đó có 4 đội tham dự), và giành cúp vô địch giải Merdeka Cup năm 1966 Tuy nhiên, kể từ năm 1970, thành tích của đội bị suy giảm, số trận thắng ít hơn nhiều so với số trận thua Với các môn thể thao nói chung, Việt Nam Cộng hòa giành được 2 chiếc huy chương vàng tại Đại hội Thể thao châu Á 1958 ở Nhật Bản và xếp hạng 8 trong số 20 nước tham gia kỳ đại hội này Ngoài ra Việt Nam Cộng hòa còn tham gia nhiều môn thể thao tại các kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á (SEAP Game, tiền thân của SEAGames sau này), Asiad đến năm 1975. Nhìn chung tại SEAP Game, đoàn Việt Nam Cộng hòa thường xếp vị trí 5/6 hoặc 6/7 trong số các đoàn tham dự, có 2 kỳ xếp dưới cả Campuchia (1971 và 1973), chỉ riêng năm 1961 đạt hạng 4/7. == Hạ tầng cơ sở == Một kết quả tốt của chiến tranh là mang tới cho Miền Nam một hạ tầng cơ sở khá tốt, giúp phát triển kinh tế lâu dài dù việc xây dựng hạ tầng là rất tốn kém và mất thời gian. === Giao thông === Về đường hàng không, ngoài những phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ và Biên Hòa có thể tiếp nhận phản lực đủ loại còn có những phi trường nhỏ ở Đà Lạt, Huế, Kontum, Phú Quốc. Pleiku, Rạch Giá, và Qui Nhơn. Cộng thêm vào là khoảng 100 sân bay nhỏ, rải rác khắp nơi, rất tiện cho việc liên lạc giữa các địa phương. Hãng Air Vietnam là công ty không vận chính. Về đường thủy và đường bộ, miền Nam có tới 4.780 cây số sông, rạch (3.000 dặm Anh). Hải cảng lớn gồm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Nha Trang, Rạch Giá. Còn đường sá có tới 21.000 km đường trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. Cầu các loại qua sông tới gần 4.000 cây rất nhiều cầu đã bị hư hỏng do chiến tranh, nhưng sửa chữa lại thì cũng nhanh. Xe lam, xe xích lô máy và phương tiện di chuyển với động cơ dưới 49cc thì không thuộc dạng phải đăng ký. Tính đến năm 1974 thì có tổng cộng 258.514 xe lưu thông trên hệ thống đó (bao gồm 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi), chưa kể xe gắn máy (có khoảng 800.000 vào cuối thập niên 1960, tất cả được nhập khẩu từ Nhật và Ý). Tuy nhiên, đến cuối năm 1969, do Mỹ ngừng thuê lao động khiến lạm phát trở nên nghiêm trọng, khiến chính phủ Việt Nam Cộng hòa phải ban lệnh cấm nhập khẩu xe từ nước ngoài. Xa lộ xây dựng đầu tiên là xa lộ Biên Hòa, khánh thành ngày 28 tháng 4 năm 1961. Về đường sắt, tuyến đường sắt Xuyên Đông Dương đã được Pháp làm xong từ năm 1936, nhưng đến thập niên 1950 thì đoạn đường phía nam vĩ tuyến 17, khoảng 1/3 đã bị hư hại vì chiến tranh, không sử dụng được. Còn lại là hai khúc từ Đông Hà vào Đà Nẵng và từ Sài Gòn ra Ninh Hòa. Việc tái thiết kéo dài bốn năm cho đến năm 1959 thì xe lửa mới chạy được suốt từ Sài Gòn ra Đông Hà, lần đầu tiên sau 12 năm gián đoạn. Năng suất đường sắt lúc đầu có nhiều triển vọng nhưng sang thập niên 1960 thì tình hình an ninh là một cản trở lớn. Năm 1963 trở đi thì xe lửa hành khách không chạy vào đêm nữa vì những đợt tấn công của Mặt trận dân tộc trên tuyến đường từ Huế vào Sài Gòn. Tính đến năm 1971-1972 thì Việt Nam Cộng hòa có 1.240 km đường sắt nhưng chỉ có 57% sử dụng được. Dù vậy, tổng lượng hành khách và hàng hóa chuyên chở bằng đường sắt lại tăng dần. === Hệ thống viễn thông và thông tin === Tính đến năm 1970 Miền Nam có 20.000 điện thoại dân sự đăng ký, tính cả nước là 30.964. Mạng điện thoại và điện tín thuộc ty bưu điện với đường dây nối Sài Gòn với Đài Bắc, Calcutta, Manila, Osaka, Paris, Brussel, Bern, Bonn, Madrid và New York. Trong nước hệ thống điện thoại nối Sài Gòn với 21 tỉnh lỵ. Hệ thống phát thanh quốc gia Việt Nam, tức đài radio mang tên Vô tuyến Việt Nam (VTVN) vào giữa thập niên 1960 bao gồm đài trung ương ở Sài Gòn và tám đài khu vực phát sóng từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Ban Mê Thuột, Nha Trang, Đà Lạt, và Cần Thơ. Ngoài ra có những đài địa phương ở những tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Long An, Kiến Tường, và Định Tường. Đến năm 1972 thì có tổng cộng 49 đài phát thanh và 5 đài truyền hình đặt ở Sài Gòn, Huế, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Toàn quốc (1967) có 1.300.000 radio. Truyền hình thì bắt đầu ngày 7 Tháng Hai 1966, lúc đầu chỉ phát hình một giờ mỗi ngày. Sau vào đầu thập niên 1970 thời lượng phát hình của Đài Truyền hình Việt Nam là sáu giờ mỗi ngày vào buổi chiều. 80% dân chúng ở Miền Nam có thể bắt sóng xem được. Nhật báo trong nước có 48 tờ nhật báo phát hành, đại đa số bằng tiếng Việt nhưng cũng có nhật báo bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, và tiếng Miên. Tính trung bình cho mỗi 1.000 người thì có 51 ấn bản báo chí. Rạp chiếu bóng tính đến năm 1964 có 170 rạp chiếu phim 35mm, trong đó khoảng 100 rạp tập trung ở vùng Sài Gòn, Chợ Lớn. === Điện lực === Công suất điện lực đạt 125 MW năm 1961 nhưng do chiến tranh nên tụt xuống còn 117 MW (năm 1968). Sang năm 1971 lên được 278 MW. Phân tích thành phần nguồn điện năm 1961 thì 56% bằng hơi nước, 43% bằng dầu diezen và 1% bằng thủy điện với đập Đa Nhim bắt đầu hoạt động Tháng Tư năm 1961. == Đánh giá == === Quan điểm của đối phương === Theo quan điểm của đối phương tức Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì họ không công nhận sự hợp pháp của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Họ xem nó chỉ là một thứ "quốc gia giả hiệu" để Hoa Kỳ hợp thức hóa mưu đồ chia cắt Việt Nam của Mỹ. Cũng theo quan điểm của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng hòa được Hoa Kỳ lập ra để "dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam", ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược để dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng. Hoa Kỳ thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chủ nghĩa thực dân mới.. Do vậy một phần lớn người dân miền Nam không ủng hộ Việt Nam Cộng hòa mà đã đi theo phong trào Đồng khởi giành chính quyền Các chiến lược chiến tranh của Hoa Kỳ và kế hoạch lập "Ấp chiến lược" của Việt Nam Cộng hòa đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của người dân miền Nam nên đã phá sản. Lực lượng vũ trang của quân Giải phóng có thể đánh nhiều trận táo bạo, có hiệu suất cao cũng là nhờ có sự hỗ trợ của nhân dân miền Nam.. Vùng quân Giải phóng kiểm soát nhờ đó được mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc giúp họ đương đầu được với quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa.. Đài Tiếng nói Việt Nam - cơ quan phát thanh quốc gia của Việt Nam nhận định: "Chính nghĩa không thuộc về chế độ "Việt Nam Cộng hòa". Ngay từ đầu, chính thể "Việt Nam Cộng hòa" đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một "sáng tạo" thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…)... Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo nhân dân và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó... Ông Ngô Đình Diệm - do CIA (Mỹ) "tìm thấy" và đưa về Việt Nam làm Thủ tướng của chính phủ bù nhìn Bảo Đại - đã tuyên bố không có tổng tuyển cử gì hết, trắng trợn vi phạm Hiệp định Geneva, và đi ngược lại nguyện vọng thống nhất của dân tộc... Nền tảng trực tiếp cho sự ra đời của Việt Nam Cộng hòa là chính thể Quốc gia Việt Nam (1949-1955) – đây là một chế độ bù nhìn do Pháp lập nên trong thời kỳ kháng Pháp và do Bảo Đại (mất ngôi hoàng đế sau Cách mạng tháng Tám) làm quốc trưởng. Quốc kỳ "ba que" của Việt Nam Cộng hòa cũng chính là quốc kỳ của "Quốc gia Việt Nam" được Pháp "trao trả độc lập"... Về bản chất chính trị, "Việt Nam Cộng hòa" đại diện cho các tầng lớp tư sản mại bản và phong kiến thân Mỹ... Bước chuyển từ "Quốc gia Việt Nam" sang "Việt Nam Cộng hòa" là bước chuyển từ làm tay sai cho thực dân Pháp sang làm tay sai cho đế quốc Mỹ... Còn tính chính danh của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là rất cao, nên Mỹ không thể lấy cớ để lôi kéo quân của Liên Hợp Quốc vào lãnh thổ Việt Nam tham chiến như đã từng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên. Bên cạnh đó, Việt Nam Cộng hòa không phải là một chính thể được lòng dân. Cũng Đài Tiếng nói Việt Nam nhận định: "Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lòng dân luôn hướng về Đảng Cộng sản Việt Nam, cả ở miền Bắc lẫn miền Nam... Ở miền Nam liên tục diễn ra các cuộc biểu tình của dân chúng, của Phật giáo, sinh viên, trí thức, ký giả... các hoạt động đấu tranh vũ trang rộng khắp của quần chúng phá thế kìm kẹp ở nông thôn (như phong trào đồng khởi ở Bến Tre và toàn Nam bộ)... Nằm ngay cửa ngõ Sài Gòn là khu "đất thép" Củ Chi của các du kích và quân giải phóng miền Nam, tồn tại bao năm như cái gai thách thức chế độ Mỹ-ngụy... Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968 đã giáng một đòn mạnh, chỉ cho thế giới thấy chính thể Việt Nam Cộng hòa mất lòng dân đến mức nào... Vì rõ ràng, những người cộng sản không thể tiến hành một cuộc tấn công đồng loạt, rộng khắp và mãnh liệt trong thời gian dài như vậy (trên toàn đô thị miền Nam, trong điều kiện hết sức khó khăn) nếu thiếu sự che chở bao bọc của đông đảo nhân dân... Nếu Việt Nam Cộng hòa thực sự hợp lòng dân, được nhân dân ủng hộ thì có lẽ sẽ không xuất hiện Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (vào năm 1960), cùng với lực lượng Quân Giải phóng miền Nam (năm 1961), rồi sau đó là chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (vào năm 1969) ngay trên phần đất của miền Nam Việt Nam, với nhân lực chính là người miền Nam, nói giọng miền Nam. Như vậy ở phía nam vĩ tuyến 17 đã hình thành 2 vùng kiểm soát với 2 quân đội tương ứng, khiến cho tính hợp pháp và chính danh của chế độ Việt Nam Cộng hòa vốn đã kém lại càng bị thách thức nghiêm trọng... Thậm chí ngay cả ở những vùng Mỹ-ngụy chiếm giữ, vẫn tồn tại song song hai hệ thống chính quyền, hai lực lượng. Một bên là chế độ ngụy công khai, một bên là các đảng bộ cộng sản cùng các đơn vị công an và bộ đội địa phương hoạt động ngầm tương ứng với các đơn vị hành chính... Lực lượng tình báo cách mạng đã xâm nhập hết sức hiệu quả vào bộ máy an ninh tình báo ngụy và hệ thống chính quyền ngụy, kể cả ở cấp cao nhất... Trước giờ cáo chung, ngụy quyền còn tuyên truyền quân giải phóng sẽ dìm Sài Gòn trong biển máu. Nhưng cuối cùng thì không có cuộc tắm máu nào như thế cả. Các hình ảnh do chính phóng viên ảnh và quay phim nước ngoài ghi lại đã cho thấy quần chúng hồ hởi đón chào quân giải phóng đến nhường nào trong trưa 30/4/1975 tại Sài Gòn... Như vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng cuộc Chiến tranh Việt Nam 1955-1975 không phải là nội chiến mà là cuộc kháng chiến chính nghĩa do toàn dân tiến hành chống lại ngoại xâm và tay sai của ngoại bang." === Quan điểm của chính quyền Mỹ === Tài liệu được giải mật của Lầu Năm Góc vào năm 2010 cũng viết: "Không có sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Diệm hầu như chắc chắn không thể đứng vững được ở miền Nam... Nam Việt Nam, về bản chất, là một sáng tạo của Hoa Kỳ" Thậm chí tổng thống Mỹ Nixon trong lúc tức giận còn từng nói: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được." Tại cuộc họp do Hội "American Friends of Vietnam", một tổ chức vận động ủng hộ Ngô Đình Diệm ở Washington D.C. ngày 1/6/1956, John F. Kennedy (về sau là Tổng thống Mỹ) tuyên bố: “Nếu chúng ta không phải là cha mẹ của nước Việt Nam bé nhỏ [chỉ Việt Nam Cộng hòa] thì chắc chắn chúng ta cũng là cha mẹ đỡ đầu của nó. Chúng ta chủ tọa lúc nó ra đời, chúng ta viện trợ để nó sống, chúng ta giúp định hình tương lai của nó (…). Đó là con cái của chúng ta - chúng ta không thể bỏ rơi nó, chúng ta không thể không biết tới những nhu cầu của nó”. Thượng nghị sĩ Donald Duncan sau khi từ Việt Nam về nước đã cho xuất bản một bản báo cáo về cuộc chiến tranh Việt Nam đăng Tạp chí Ramparts (tháng 02/1965), trong đó ông đã nhận xét: “Tôi đã phải chấp nhận thực tế rằng… đại đa số người dân Việt Nam ủng hộ Việt Cộng và chống lại chính phủ Sài Gòn" Trung tướng Bernard Trainor, từng phục vụ ở Việt Nam hai lần, của cả hai loại hình Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ, so sánh cuộc chiến ở Việt Nam với cuộc chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ: "Tôi thấy cuộc kháng chiến của Việt Nam có nét tương đồng với cuộc Cách mạng của Mỹ. Cũng như các nhà cách mạng Mỹ thời đó, người Việt quyết chiến đến cùng. Những người dân Mỹ hồi đó đã đi tới một quyết định rằng độc lập là thiết yếu. Họ đặt cược tính mạng và của cải của mình vào sự nghiệp giành độc lập... Hy vọng ban đầu là thu phục trái tim khối óc của người dân, nhưng hy vọng này đã bị tan tành bởi sự thất bại của chính quyền Sài Gòn trong việc giành tín nhiệm của người dân và chiến lược Tìm và diệt của Westmoreland…". === Quan điểm của giới chức Việt Nam Cộng hoà === Các quan chức cấp cao Việt Nam Cộng hoà cũng công nhận sự lệ thuộc của họ vào Hoa Kỳ. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu đã từng phát biểu: "Nếu Mỹ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau 3 giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi dinh Độc Lập!".. Trong bài viết "30/4/1975, Dương Văn Minh và tôi", Nguyễn Hữu Thái thuật lại lời Tổng thống Dương Văn Minh đã nói với ký giả Francois Vanuxem khi được ông này khuyên rút về Vùng 4 chiến thuật để chờ Trung Quốc can thiệp nhằm tìm một giải pháp trung lập hóa Miền Nam: "Hết Tây (Pháp) rồi đến Mỹ, chẳng lẽ bây giờ còn đi làm tay sai cho Tàu nữa sao!". Ông Hồ Ngọc Nhuận, một dân biểu thời Việt Nam Cộng Hòa trả lời phỏng vấn năm 2009: "Ngày xưa tôi gọi đây là chiến tranh của Mỹ tại vì ổng (Mỹ) vô trong này từ cấp lớn đến cấp nhỏ ổng đều ở trên đầu, ổng làm cố vấn hết. Từ trên xuống dưới là của ảnh hết, súng cũng của ảnh, hành quân cũng của ảnh, đánh gì cũng của ảnh và trách nhiệm cũng của ảnh. Còn ông tổng thống trước khi ổng chạy đi thì ổng lên tiếng chửi Mỹ. Cái người ủng hộ Mỹ nhất mà cũng quay lại chửi Mỹ thì hỏi tôi không chống Mỹ sao được?" Năm 2005, khi và trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên, nguyên Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ nhận định rằng: "Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi chỉ là những kẻ đánh thuê..." Trong bộ phim tài liệu của hãng PBS, ông kể rằng mình cùng Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Khánh, và Nguyễn Chánh Thi từng bị đại sứ Mỹ triệu tập và đập bàn ghế trách mắng thậm tệ, rằng "từ nhỏ tới lớn, ngay cả cha ruột cũng chưa bao giờ chửi mắng tôi nặng nề và lâu đến như vậy" Tướng tổng tư lệnh Nguyễn Khánh thì phải rời khỏi Việt Nam bởi mệnh lệnh từ chính Đại tướng Mỹ Maxwell D. Taylor, năm sau Nguyễn Chánh Thi cũng chịu chung số phận. Đại tướng Cao Văn Viên viết trong hồi ký: "Chúng ta không có trách nhiệm về chiến tranh. Trách nhiệm về cuộc chiến ở đây là của người Mỹ. Chính sách đó do họ đề ra, chúng ta chỉ theo họ mà thôi !" Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh thì nói: "Tôi nói thật, trong tất cả các đời tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ai mà Mỹ không ưa thì người ấy bị hất đổ ngay... Người Mỹ họ có đường lối của họ: đó là họ phải nắm chỉ huy ở miền Nam này. Họ chỉ huy trong mọi lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế tới ngoại giao Mỹ đều nắm hết." Nguyễn Tiến Hưng, bộ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà nhận xét về sự sụp đổ của Việt Nam Cộng hoà: Nguyễn Văn Ngân, nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đã nhận xét: "Người Mỹ đã thay thế người Pháp với chính sách thực dân mới. Vào thế kỷ XX, người Pháp nhân danh khai hóa để khai thác tài nguyên thuộc địa, nay người Mỹ nhân danh dân chủ để khai thác xương máu người Việt trong việc thiết lập một "tiền đồn chống Cộng" tại Đông Nam Á... Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ…" === Quan điểm của phong trào phản chiến tại Mỹ === Năm 1972, Uỷ ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức một cuộc điều trần về cuộc chiến tranh Việt Nam suốt ba ngày liền, xoay quanh chủ đề nguồn gốc, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam và những bài học rút ra từ đó. Bốn học giả có tên tuổi đại diện cho phong trào phản chiến Leslie Gelb, James Thomson, Arthur Schlesinger và Noam Chomsky, từng nghiên cứu nhiều về Việt Nam, được Quốc hội Mỹ mời đến báo cáo góp ý kiến cho Quốc hội về cuộc chiến tranh Việt Nam. Đánh giá về Việt Nam Cộng hòa, giáo sư Noam Chomsky của học viện MIT đã nói: "Chính phủ Nam Việt Nam đã trở thành nơi ẩn nấp của những người Việt Nam từng đi theo Pháp trong cuộc chiến đấu chống lại nền độc lập của đất nước họ. Chính phủ Nam Việt Nam không có cơ sở thành trì trong nhân dân. Nó đi theo hướng bóc lột dân chúng nông thôn và tầng lớp dưới ở thành thị, trên thực tế nó là sự tiếp tục chế độ thuộc địa của Pháp" Theo một góc nhìn khác, tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong quyển sách "Những Bí mật về Chiến tranh Việt Nam" đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp-Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía (Việt Nam Cộng hòa) hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì đó không phải là một cuộc nội chiến..." === Quan điểm của giới sử gia phương Tây === Nhiều nhà sử học phương Tây thì xem chính thể này như là sản phẩm của chính sách can thiệp thực dân mới mà Mỹ tiến hành tại Đông Nam Á.. Nhà sử học Frances FitzGerald viết: Nhiều sử gia cho rằng chính thể này là một chính phủ con rối của Mỹ. Chuyên gia bình định, Trung Tá Mỹ William R. Corson thừa nhận rằng "vai trò của chế độ bù nhìn của Mỹ ở miền Nam Việt Nam là "cướp bóc, thu thuế, tái lập lại địa chủ, và tiến hành trả thù chống lại người dân". Nhà sử học James Gibson tóm tắt tình hình: "Chế độ miền Nam Việt Nam không có khả năng chiến thắng vì không có sự ủng hộ của những người nông dân, nó đã có không còn là một "chế độ" theo đúng nghĩa. Liên minh chính trị bất ổn định và hoạt động bộ máy thì quan liêu. Hoạt động của chính phủ dân sự và quân sự đã hầu như chấm dứt. Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã gần như tuyên bố quyền kiểm soát tại các khu vực rộng lớn... nó rất khác với một chính phủ Sài Gòn yếu ớt, không có nền dân chủ cơ bản và một mong muốn mạnh mẽ cho sự thống nhất Việt Nam". Craig A. Lockard nhận xét rằng: Nhà sử học Gregory Daddis nhận xét: những hành vi tội ác của quân đội Việt Nam Cộng hòa khiến người dân xem họ như kẻ thù. Một nông dân kể rằng "Khi quân đội Việt Nam Cộng hòa tới, mọi người trong làng đều bị đe dọa... Quân đội thoải mái đánh đập bất cứ ai, giết bất cứ ai", người khác kể rằng "cứ mỗi lần quân đội Việt Nam Cộng hòa tới thì lại càng có nhiều người dân ủng hộ Việt cộng". Khi được hỏi tại sao người dân không ủng hộ chính phủ Sài Gòn, một người dân trả lời "vì quân đội Việt Nam Cộng hòa... thường xuyên đốt nhà của dân làng và hiếp dâm phụ nữ". Không có cách nào để Việt Nam Cộng hòa có thể đánh bại đối phương khi mà người dân đã xa lánh họ và quan hệ thân thiết với quân Giải phóng. Nhà sử học Marilyn Young nhận xét: James M. Carter, giáo sư Đại học Drew nhận xét trong sách "Inventing Vietnam: The United States and State Building, 1954-1968" (Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 2008) như sau: == Xem thêm == Quốc gia Việt Nam Quân lực Việt Nam Cộng hòa Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960 Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963 Kinh tế Việt Nam Cộng hòa Giáo dục Việt Nam Cộng hòa == Chú thích == == Tham khảo == Bùi Diễm. Gọng Kìm Lịch sử. Paris: Phạm Xuân Khai, 2000. Choinski, Walter Frank. Country Study: Republic of Vietnam. Washington, DC: The Military Assistance Institute, 1965. Larsen, Stanley et al. Allied Participation in Vietnam. Washington, DC: Department of the Army, 1975. Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004. Ministry of Foreign Affairs. Vietnamese Realities. Saigon: Ministry of Foreign Affairs of the Republic of Vietnam, 1967. Nguyen Ngoc Bich, et al. An Annotated Atlas of the Republic of Viet-Nam. Washington, DC: Embassy of Viet-Nam, 1972. Nguyễn Phương-Khanh. Vietnamese Legal Materials 1954-1975, A Selected Annotated Bibliography. Washington, DC: Library of Congress, 1977. Nguyễn Văn Lục. Lịch sử Còn Đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008. Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA: Hoover Institution on War, Revolution and Peace at Stanford University, 1972. Sales, Jeanne M. Guide to Vietnam. Sài Gòn: American Women's Association of Saigon, 1974. Smith, Harvey et al. Area Handbook of South Vietnam. Washington, DC: US Government Printing Office, 1967. Trương Đình Bạch Hồng. Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Cambodge trong giai đoạn 1954-1970. Charleston, SC: Hồng Trương Books, 2014. Wiest, Andrew A. The Vietnam War, 1956-1975. Oxford, UK: Osprey Publishing, 2002 == Xem thêm == Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967 == Liên kết ngoài ==