filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
phát triển phần mềm android.txt
Phát triển phần mềm Android là quy trình tạo ra các ứng dụng cho hệ điều hành Android. Các ứng dụng chủ yếu được phát triển bằng ngôn ngữ lập trình Java, sử dụng bộ phát triển phần mềm Android, tuy vậy các môi trường phát triển khác cũng có thể được sử dụng. == Các công cụ phát triển chính thức == === Android SDK === Bộ phát triển phần mềm (SDK) cho Android bao gồm một tập hợp đầy đủ các công cụ phát triển. Bao gồm một bộ gỡ lỗi, các thư viện,,một giả lập thiết bị cầm tay dựa trên QEMU, tài liệu, mã mẫu, và hướng dẫn. Các nền tảng được hỗ trợ hiện tại bao gồm các máy tính chạy Linux (bất cứ máy để bàn hiện đại nào chạy các bản phân phối Linux), Mac OS X 10.5.8 hay mới hơn, và Windows XP hay mới hơn. ==== Android Debug Bridge ==== ==== Fastboot ==== === Android NDK === === Bộ phát triển phụ trợ mở cho Android === === Hỗ trợ phát triển bằng ngôn ngữ Go === == Phát triển phần cứng bên ngoài == == Các công cụ phát triển bên thứ ba == === App Inventor cho Android === === Basic4android === Basic4android là một sản phẩm thương mại tương tự như Simple. Lấy cảm hứng từ Microsoft Visual Basic 6 và Microsoft Visual Studio, nó giúp việc lập trình Android trở nên dễ dàng hơn nhiều cho những lập trình viên Visual Basic vốn cảm thấy khó khăn khi lập trình Java. Basic4android được phát triển rất tích cực, và có cộng đồng trực truyến mạnh mẽ của các lập trình viên Basic4android. === Corona SDK === Corona SDK là bộ phát triển phần mềm (SDK) được tạo ra bởi Walter Luh, nhà sáng lập của Corona Labs Inc.. Corona SDK cho phép lập trình viên xây dựng ứng dụng di động cho thiết bị iPhone, iPad và Android bằng ngôn ngữ Lua, vốn được nằm trên của C++/OpenGL. === Delphi === === HyperNext Android Creator === === Kivy === === Lazarus === Lazarus IDE có thể được sử dụng để phát triển ứng dụng Android bằng ngôn ngữ Object Pascal (và các thổ ngữ Pascal), dựa trên trình biên dịch Free Pascal bắt đầu từ phiên bản 2.7.1. === Processing === === Qt for Android === === RubyMotion === === SDL === === Visual Studio 2015 === === Xamarin === == Cuộc thi Android Developer Challenge == == Firmware của cộng đồng == == Các tiêu chuẩn Java == == Lịch sử / Thị phần == == Xem thêm == Android Studio Danh sách các ứng dụng Android mã nguồn mở và miễn phí Rooting (Android OS) == Tham khảo == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
quốc ngữ la mã tự.txt
Gwoyeu Romatzyh, viết tắt là GR, hay Quốc ngữ La Mã tự (chữ La-mã hóa quốc ngữ) là một hệ thống chữ viết tiếng Quan Thoại bằng chữ cái Latin. Hệ thống này đã được Triệu Nguyên Nhiệm (赵元任) nghĩ ra và đã được một nhóm các nhà ngôn ngữ học phát triển lên, bao gồm Triệu Nguyên Nhiệm và Lâm Ngữ Đường (林語堂) từ năm 1925 đến 1926. Sau này chính Triệu Nguyên Nhiệm đã xuẩt bản các tác phẩm trong ngôn ngữ học sử dụng GR. Ngoài một số nhỏ các sách giáo khoa và từ điển bằng GR được xuất bản ở Hồng Kông và hải ngoại từ năm 1942 đến năm 2000. Quốc Ngữ La Mã Tự (GR) là duy nhất trong các hệ thống Latin hóa để chỉ 4 các thanh điệu tiếng Quan Thoại bằng cách thay đổi cách viết các âm tiết. Các thanh điệu này là một phần quan trọng đối với tiếng Trung như dấu thanh đối với tiếng Việt vậy. Các hệ thống khác chỉ các âm điệu bằng các trọng âm (ví dụ bính âm: āi, ái, ǎi and ài) hoặc con số (Wade-Giles: ai1, ai2, etc.). GR thì viết như nhau cho cả 4 thanh điệu ai, air, ae and ay. Các cách viết này theo các quy tắc, biểu thị âm điệu nhưng vẫn giữ lại các phát âm của âm tiết ai. Do nó gắn âm điệu của mỗi âm tiết trong cách viết của nó, GR có thể giúp học sinh nắm vững được âm điệu tiếng Trung—dù nhiều lập luận lý thuyết thì bàn cãi về tuyên bố này. Năm 1928, Trung Quốc đã đưa vào sử dụng Quốc Ngữ La Mã Tự là hệ thống La Mã hóa của quốc gia. GR đã được sử dụng để biểu thị cách phát âm trong các từ điển tiếng Quan Thoại. Những người đề xuất hy vọng một ngày nào đó sẽ thiết lập một hệ thống viết cho loại văn tự Hán cải cách này. Dù có ủng hộ từ một số nhà ngôn ngữ được đào tạo ở trong nước và hải ngoại, Quốc Ngữ La Mã Tự đã vấp phải sự bàng quan và thậm chí thái độ thù địch của công chúng do tính phức tạp của nó. Một trở ngại khác ngăn cản sử ứng dụng rộng rãi hệ thống này là do nó dựa vào chi tiết phương ngữ Bắc Kinh, một thời kỳ thiếu chính quyền tập trung hóa mạnh để bắt buộc sử dụng hệ thống này bằng luật. Cuối cùng, GR đã bị hệ thống bính âm và các hệ thống Latin hóa khác qua mặt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó vẫn còn rõ rệt khi nhiêuf nguyên tắc được những người tạo ra hệ thống này đã được sử dụng trong các hệ thống Latin hóa tiếp sau hệ thống này. == Lịch sử == == Chú thích ==
madrid masters.txt
Madrid Open (tên chính thức Madrid Masters) là một giải quần vợt được tổ chức hằng năm tại Madrid, Tây Ban Nha. Là giải đấu nằm trong hệ thống 9 giải thuộc ATP World Tour Masters 1000. Giải được tổ chức trên mặt sân đất nện. == Các kỷ lục == === Đơn nam === Vô địch đơn nam nhiều nhất: Rafael Nadal (5 lần: 2005, 2010, 2013, 2014, 2017) === Đôi nam === === Nữ === ==== Đơn nữ ==== Vô địch đơn nữ nhiều nhất: 2 lần Petra Kvitová (2011, 2015) Serena Williams (2012, 2013) Simona Halep (2016, 2017) Vào chung kết đơn nữ nhiều nhất: 3 lần Simona Halep (2014, 2016, 2017) ==== Đôi nam ==== == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official Madrid Open Website
chiến tranh afghanistan (2001–2014).txt
Cuộc Chiến tranh tại Afghanistan, bắt đầu vào tháng 10 năm 2001 với Chiến dịch Tự do Bền vững của Hoa Kỳ để đáp trả cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001. Mục đích của cuộc chiến tranh này là để bắt Osama bin Laden, tiêu diệt Al-Qaeda và loại bỏ các thành phần Taliban đã cung cấp hỗ trợ và bến cảng an toàn cho Al-Qaeda. == Bối cảnh == Vào tháng 9 năm 2001, lãnh tụ du kích huyền thoại Ahmed Shah Masoud bị giết chết bởi bom tự sát, một cái chết dường như hồi chuông báo tử cho Taliban, vì trong các lực lượng chống Taliban, có một nhóm có liên lạc lỏng lẻo được nhắc đến là phe Liên minh phương Bắc. Vài ngày sau, quân khủng bố tấn công Tòa Tháp Đôi, Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, và Bin Laden vượt lên như nghi can đầu tiên trong thảm kịch này. == Đầu cuộc chiến == Ngày 7 tháng 10 năm 2001, sau khi Taliban nhiều lần thách thức từ chối giao nộp Bin Laden, Hoa Kỳ và các đồng minh bắt đầu oanh kích ban ngày từ trên không, chống lại các cơ sở quân sự và các doanh trại huấn luyện quân khủng bố Afghanistan. Năm tuần sau, với không quân Hoa Kỳ giúp đỡ, Liên minh phương Bắc xoay xở bằng tốc độ ngoạn mục, lấy lại các thành phố nòng cốt Mazar-i-Sharif và thủ đô Kabul. Ngày 7 tháng 12, chế độ Taliban sụp đổ hoàn toàn, khi quân sĩ bỏ trốn khỏi pháo lũy phòng thủ cuối cùng. Tuy nhiên các thành viên Al-Qeda và thành viên Moudjahid khác từ các bộ phận khác nhau của thế giới Hồi giáo, từng chiến đấu trong hàng ngũ Taliban còn sống sót trong những ổ kháng cự dữ tợn trước kia, buộc Hoa Kỳ và các đồng minh phải hiện diện ở Afghanistan. Osama Bin Laden - trùm khủng bố hiện tại đã bị tiêu diệt.,lãnh tụ Taliban Mullah Muhammad Omar vẫn chưa bị bắt, tuy nhiên đến ngày 29 tháng 7 năm 2015, Omar được xác định đã qua đời vào ngày 24 tháng 4 năm 2013 == Chính phủ mới == Tháng 12, 2001, Hamid Karzai, một người Pastun (nhóm dân tộc chiếm đa số trong xứ) và lãnh tụ của thị tộc có 500.000 người dân quân hùng mạnh, được mời gọi làm người dứng đầu chính quyền lâm thời của Afghanistan. Tháng 6, 2002, ông chính thức trở thành Tổng thống Afghanistan. Hoa Kỳ duy trì xấp xỉ 12.000 quân để đánh lại các tàn dư Taliban và al-Qaeda, và khoảng 31 nước cũng đóng góp vào các lực lượng gìn giữ hòa bình do Liên Hiệp Quốc đứng đầu. Năm 2003, sau khi Hoa Kỳ bỏ lực lượng quân sự chuyển sang chiến tranh Iraq, những cuộc tấn công vào quân lực do Hoa Kỳ cầm đầu trở nên mạnh hơn, khi phe Taliban và al Qeda tụ tập lại. Tổng thống Hamid Karzai nắm quyền vững bền, khi các lãnh tụ chiến tranh ở đào hầm hố vẫn tiếp tục thi thố kiểm soát trong vùng. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là những cuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên của Afghanistan vào tháng 10 năm 2002 bộc lộ rõ ràng một thành công. Mười triệu người Afghanistan, hơn một phần ba đất nước đã được ghi tên bầu cử, kể cả hơn 40% các phụ nữ chọn lựa. Karzai được tuyên bố là người thắng cử tháng 11, và chiếm 55% số phiếu cử tri, và nhiệmm kỳ bắt đầu vào tháng 12. == Loạn Taliban == Tháng 5, 2005, 17 người bị giết trong những vụ phản kháng chống Mỹ. Các lính gác Mỹ ở nhà tù tại Vịnh Guantánamo Cuba đã bang bổ nhục mạ kinh Koran. Tháng 9, 2005, Afghanistan cho tổ chức các cuộc bầu cử nghị viện dân chủ đầu tiên trong hơn 25 năm. Phe Taliban tiếp tục tấn công quân lính Hoa Kỳ suốt năm 2005 và 2006. Năm 2006 là năm chết chóc nhiều nhất cho quân lính Hoa Kỳ, từ khi chiến tranh bắt đầu năm 2001. Năm 2004 và 2005, mức độ quân Mỹ tại Afghanistan đã dần tăng lên đến gần 18.000 từ số thấp là 10.000. Suốt mùa xuân 2006, quân lính Taliban - đó là một lực lượng có nhiều ngàn người – xâm nhập vào Nam Afghanistan, khủng bố dân làng địa phương và tấn công cả quân Afghanistan lẫn Hoa Kỳ. == Liên quân tại miền nam == Vào tháng 5 và 6, 2006, chiến dịch Mount Thrust được thực hiện, triển khai hơn 10.000 quân Afghanistan và liên quân tại miền Nam. Khoảng 700 người, trong đó hầu hết là quân Taliban bị giết chết. Tháng 8, 2006, quân NATO tổ chức nhiều cuộc hành quân ở Nam Afghanistan với liên minh do Hoa Kỳ cầm đầu. Đây là sứ mệnh Afghanistan của NATO được xem là nguy hiểm nhất mà NATO đảm lãnh trong lịch sử 57 năm. == Liên quân công kích == Phe Taliban tăng cường tấn công mạnh mẽ vào cuối năm 2006 và sang năm 2007, với các binh sĩ vượt vào miền Đông Afghanistan từ các khu vực bộ tộc của Pakistan. Chính quyền Pakistan không nhận là tình báo của nước này đã yểm trợ binh sĩ Hồi giáo, mặc dù có những báo cáo trái ngược từ các nhà ngoại giao và thông tấn phương Tây. Mullah Dadullah, một chỉ huy hành quân hàng đầu của Taliban từng tổ chức nhiều cuộc ám sát và bắt cóc, đã bị giết chết trong một cuộc tấn công ở tỉnh Helmand vào tháng 5 năm 2007 do lực lượng an ninh Afghanistan, quân NATO và binh lính Mỹ cùng thực hiện. == Danh sách các trận chiến == Trong khoảng thời gian 2001 tới nay đã xảy ra một số trận chiến đáng chú ý: Trận Dahaneh‎ Trận Kamdesh‎ Trận phục kích Uzbin‎ Chiến dịch Bia Daralam‎ Cuộc oanh kích Dhuusamareeb‎ == Chú thích ==
richard nixon.txt
Richard Milhous Nixon (9 tháng 1 năm 1913 – 22 tháng 4 năm 1994) là tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Nhiệm kỳ tổng thống của ông bắt đầu từ năm 1969, kết thúc khi ông từ chức vào năm 1974, khiến ông là tổng thống duy nhất từ chức trong lịch sử Hoa Kỳ. Trước đó, Nixon từng phục vụ trong vai trò là một nghị sĩ của đảng Cộng hòa tại Hạ viện và Thượng viện liên bang, đại diện cho California; và từng đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng thống thứ 36 của Hoa Kỳ từ năm 1953 đến năm 1961. Nixon sinh tại Yorba Linda, California; ông tốt nghiệp Học viện Whittier vào năm 1934 và Trường Luật Đại học Duke vào năm 1937, rồi quay về California hành nghề luật. Đến năm 1942, ông cùng phu nhân là Pat Nixon chuyển đến Washington, D.C. để làm việc cho chính phủ liên bang. Sau đó, ông phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đến năm 1946, Nixon được cử tri tại California bầu vào Hạ nghị viện liên bang, ông tái cử vào năm 1948, và được bầu vào Thượng nghị viện liên bang vào năm 1950. Hành động theo đuổi vụ án Alger Hiss đem lại Nixon danh tiếng là một nhân vật chống Cộng hàng đầu, khiến ông trở nên nổi bật trên toàn quốc. Ông là nhân vật đồng tranh cử với Dwight D. Eisenhower trong bầu cử tổng thống năm 1952, sau đó ông phục vụ tám năm trong cương vị phó tổng thống. Ông tiến hành một chiến dịch tranh cử tổng thống không thành công vào năm 1960, thất bại sít sao trước John F. Kennedy, và thất bại khi tranh cử Thống đốc California vào năm 1962. Năm 1968, ông lại tiến hành chiến dịch tranh cử tổng thống và đắc cử. Nixon ban đầu gia tăng sự tham dự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, song đến năm 1972 thì ông chấm dứt sự tham dự này. Chuyến công du của Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 mở ra những giao thiệp giữa hai quốc gia và cuối cùng dẫn đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Ông đề xướng chính sách hòa hoãn và ký Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo với Liên Xô trong cùng năm. Về đối nội, chính phủ của ông thường đi theo các chính sách nhằm chuyển giao quyền lực từ trung ương cho các bang. Trong các vấn đề khác, ông đưa ra các sáng kiến nhằm chống ung thư và ma túy bất hợp pháp, áp đặt kiểm soát lương và giá, thúc đẩy cấm chỉ kỳ thị chủng tộc trong các trường học miền Nam, thi hành các cải cách môi trường, và ban hành các điều luật nhằm cải cách y tế và phúc lợi. Ông chỉ huy các cuộc đổ bộ mặt Trăng bằng Apollo 11, thay thế thăm dò không gian có người lái bằng các sứ mệnh con thoi. Ông tái đắc cử vào năm 1972 với chênh lệch phiếu lớn. Trong thời gian nhiệm kỳ thứ nhì của Nixon, tại Trung Đông xảy ra một cuộc khủng hoảng, dẫn đến một lệnh cấm vận dầu mỏ và tái khởi động tiến trình hòa bình Trung Đông. Cùng với đó là một loạt tiết lộ liên tục về bê bối Watergate, Nixon mất đi phần lớn ủng hộ chính trị của mình khi bê bối leo thang, và đến ngày 9 tháng 8 năm 1974 thì ông từ chức khi phải đối diện với tình hình gần như chắc chắc bị luận tội và bãi chức. Sau khi từ chức, Nixon được người kế nhiệm là Gerald Ford ân xá. Khi về hưu, công việc của Nixon giống như của một nguyên lão, ông là tác giả của chín cuốn sách và thực hiện nhiều chuyến đi ra ngoại quốc, giúp khôi phục hình ảnh công chúng của mình. Ông suy nhược do đột quỵ vào ngày 18 tháng 4 năm 1994, và từ trần bốn ngày sau đó. == Sinh hoạt ban đầu == Nixon là con của Francis A. Nixon và Hannah (Milhous) Nixon. Ông sinh ngày 9 tháng 1 năm 1913, tại nhà do cha ông xây dựng tại Yorba Linda, California. Mẹ ông là một tín đồ của giáo phái Quaker (cha ông cải đạo từ Giám Lý sau khi kết hôn), ông trưởng thành dưới ảnh hưởng của môi trường Quaker bảo thủ đương thời, chẳng hạn như kiềm chế với rượu cồn, khiêu vũ, và chửi thề. Nixon có một anh trai là Harold (1909–33), và ba em trai là Donald (1914–87), Arthur (1918–25), và Edward (sinh 1930). Bốn trong số năm người con trai của nhà Nixon được đặt tên theo các quốc vương trong lịch sử hoặc truyền thuyết của Anh; trong đó Richard được đặt tên theo Richard I. Sinh hoạt ban đầu của Nixon rất khốn khổ, và sau này ông trích dẫn một câu nói của Eisenhower để miêu tả về thời thiếu niên của mình: "Ta nghèo, song sự hãnh diện của điều đó là ta không nhận biết nó". Trại chăn nuôi của gia đình Nixon bị phá sản vào năm 1922, sau đó họ chuyển đến Whittier, California. Frank Nixon mở một tiệm tạp phẩm và trạm xăng trong một khu vực có nhiều tín đồ Quaker. Em trai của Richard Nixon là Arthur Nixon từ trần vào năm 1925 do bị bệnh. Đến tuổi 12, Richard Nixon được phát hiện có một đốm trên phổi, thêm vào đó là việc gia đình có tiền sử mắc lao, do vậy ông bị cấm chơi các môn thể thao. Cuối cùng, đốm đó được xác minh là mô sẹo từ một cơn viêm phổi trước đó. === Giáo dục tiểu học và trung học === Richard Nixon theo học tại trường tiểu học East Whittier, giữ chức lớp trưởng trong năm lớp tám. Cha mẹ ông cho rằng việc theo học tại trường Trung học Whittier khiến cho anh trai của Richard Nixon là Harold Nixon có phong cách sinh hoạt phóng đãng trước khi lâm bệnh lao (từ trần do bệnh vào năm 1933). Do vậy, họ gửi Richard Nixon đến trường Trung học Fullerton Union lớn hơn. Ông nhận được điểm số xuất sắc dù trong năm thứ nhất ông mất một giờ để đi xe buýt trường học mỗi chiều đi và về, sau đó ông sống cùng một người cô/dì tại Fullerton trong tuần. Ông tham gia đội tuyển bóng bầu dục cấp dưới, và hiếm khi bỏ một buổi luyện tập nào, song ông hiếm khi được chọn khi thi đấu. Ông đạt được thành công lớn hơn trong vai trò một nhà tranh luận, giành chiến thắng trong một số giải vô địch và nhận sự dạy dỗ chính thức duy nhất về diễn giảng công khai từ Trưởng bộ môn Anh văn của trường Fullerton là H. Lynn Sheller. Nixon sau đó nhớ lại những lời của Sheller, "Hãy nhớ rằng, diễn giảng là đàm thoại... đừng hét vào người ta. Chuyện trò với họ. Đàm thoại với họ." Nixon nói rằng ông cố gắng sử dụng ngữ khí đàm thoại nhiều nhất có thể. Cha mẹ cho phép Richard Nixon chuyển sang trường trung học Whittier, bắt đầu vào tháng 9 năm 1928. Tại trường Whittier, Richard Nixon thất cử lần đầu tiên trong đời khi ứng cử chức chủ tịch hội học sinh. Ông thường thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, lái xe tải gia đình vào Los Angeles và mua rau trong chợ. Sau đó, ông lái xe về tiệm để rửa và bày chúng, sau đó thì đến trường. Anh cả Harold Nixon của ông được chẩn đoán mắc bệnh lao vào năm trước đó; khi mẹ ông đưa người anh này đế Arizona với hy vọng cải thiện sức khỏe, gánh nặng đối với Richard Nixon tăng lên, khiến ông từ bỏ bóng bầu dục. Tuy thế, Richard tốt nghiệp trường trung học Whittier với thứ hạng ba trong số 207 học sinh trong lớp. === Giáo dục bậc đại học === Richard Nixon được tặng một khoản tài trợ học phí để theo học tại Đại học Harvard, song do Harold Nixon đau ốm liên miên còn mẹ ông thì cần phải chăm sóc cho con trai cả, nên Richard cần phục vụ cho tiệm của gia đình. Ông vẫn ở lại quê nhà và theo học tại Học viện Whittier, một khoản thừa kế từ ông ngoại giúp Richard đủ tiền để trang trải chi phí cho việc học tại trường. Richard Nixon chơi cho đội bóng rổ; ông cũng thử chơi bóng bầu dục, song không đạt chuẩn về hình thể để chơi. Ông vẫn ở trong đội tuyển song là một vận động viên dự bị, và được chú ý nhờ nhiệt tình. Thay vì có các hội anh em hay hội chị em như những trường khác, Whittier có các hội văn chương dành cho sinh viên. Nixon bị hội duy nhất của nam sinh là hội Franklin khinh rẻ; nhiều thành viên của hội Franklin xuất thân từ các gia đình danh giá còn Richard Nixon thì không. Ông phản ứng lại bằng việc giúp thành lập một hội mới mang tên hội Orthogonian. Ngoài việc tham gia hội, học tập, và làm việc tại tiệm, Richard Nixon còn dành một lượng lớn thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, trở thành một nhà tranh luận vô địch và có được danh tiếng là một người nỗ lực. Năm 1933, ông đính hôn với con gái của cảnh sát trưởng Whittier là Ola Florence Welch, song đến năm 1935 thì hai người chia tay. Sau khi tốt nghiệp Học viện Whittier vào năm 1934, Richard Nixon nhận được một học bổng toàn phần để theo học Trường Luật Đại học Duke. Đây là trường mới thành lập và tìm cách thu hút những sinh viên hàng đầu thông qua cung cấp các khoản học bổng. Trường trả lương cao cho các giáo sư của mình, nhiều người trong số đó có thanh danh tầm quốc gia hay quốc tế. Số lượng các học bổng giảm mạnh cho các sinh viên năm hai và năm ba, buộc những người muốn nhận phải cạnh tranh khốc liệt. Richard Nixon không chỉ giữ được học bổng cho mình mà còn được bầu làm chủ tịch của Hiệp hội Luật sư Duke, được nhận vào hội Order of the Coif của các sinh viên luật ưu tú, và tốt nghiệp vào năm ba, trong tháng 6 năm 1937. Sau đó ông viết về alma mater của mình: "Tôi luôn ghi nhớ rằng bất cứ thứ gì tôi làm trong quá khứ hoặc có thể làm trong tương lai, Đại học Duke phải chịu trách nhiệm theo cách này hay cách khác." == Sự nghiệp ban đầu, kết hôn, phục vụ chiến tranh == Sau khi tốt nghiệp Đại học Duke, Nixon ban đầu hy vọng gia nhập Cục Điều tra Liên bang (FBI). Ông không nhận được phúc đáp sau khi gửi đơn xin việc, và nhiều năm sau thì ông biết được rằng mình được tuyển, song việc bổ nhiệm bị hủy vào phút chót do cắt giảm ngân sách. Thay vào đó, ông trở lại California và được nhận vào hội luật sư bang vào năm 1937. Ông bắt đầu hành nghề trong hãng luật Wingert and Bewley tại Whittier, làm việc về tố tụng thương nghiệp cho các công ty dầu mỏ địa phương và các sự vụ về doanh nghiệp khác, cũng như về các tố tụng liên quan đến di chúc. Trong những năm sau này, Nixon tự hào tuyên bố rằng ông là tổng thống hiện đại duy nhất từng hành nghề luật sư. Nixon phải miễn cưỡng làm việc trong các vụ án ly hôn, ông không thích trò chuyện về giới tính một cách thẳng thắn với nữ giới. Năm 1938, ông mở đại lý Wingert and Bewley của mình tại La Habra, California, và trở thành một đối tác đầy đủ của hãng vào năm sau. Vào tháng 1 năm 1938, Nixon xuất hiện trong kịch The Dark Tower do Whittier Community Players sản xuất. Ông đóng kịch cùng với một giáo viên trung học tên là Thelma "Pat" Ryan. Nixon mô tả trong hồi ký của ông rằng "một trường hợp yêu trong cái nhìn đầu tiên"—chỉ đối với Nixon, do Pat Ryan từ chối anh luật sự trẻ vài lần trước khi chấp thuận hẹn hò. Đến khi bắt đầu tìm hiểu nhau, Ryan không sẵn lòng kết hôn với Nixon; họ hẹn hò trong hai năm trước khi bà chấp thuận lời cầu hôn của ông. Họ kết hôn trong một buổi lễ nhỏ vào ngày 21 tháng 6 năm 1940. Sau một tuần trăng mật tại Mexico, hai người bắt đầu sinh hoạt hôn nhân của họ tại Whittier. Họ có hai người con là Tricia (sinh năm 1946) và Julie (sinh năm 1948). Đến tháng 1 năm 1942, hai vợ chồng chuyển đến Washington, D.C. do Nixon tìm được một công việc tại Văn phòng quản lý giá. Trong các chiến dịch chính trị của mình, Richard Nixon nói rằng đây là phản ứng của ông với sự kiện Trân Châu Cảng, song ông theo đuổi vị trí này trong suốt nửa cuối năm 1941. Cả Nixon và vợ ông đều tin rằng triển vọng của ông đang bị kìm hãm do vẫn còn ở Whittier. Ông được phân công vào bộ phận phân phối lốp xe, được giao nhiệm vụ trả lời thư từ. Ông bất mãn với vị trí này, và bốn tháng sau đó ông thỉnh cầu gia nhập Hải quân Hoa Kỳ. Do là một tín đồ Quaker con trưởng (do anh cả đã mất), ông có thể yêu cầu miễn quân dịch, và việc hoãn quân dịch được cấp thường lệ cho những người phục vụ chính phủ. Thỉnh cầu của ông thành công, và ông được tuyển vào Hải quân trong tháng 8 năm 1942. Nixon hoàn thành chương trình học tại trường sĩ quan dự bị và được phong cấp thiếu úy hải quân vào tháng 10 năm 1942. Vị trí nhiệm vụ đầu tiên của ông là trợ thủ chỉ huy căn cứ hàng không Hải quân Ottumwa tại Iowa. Muốn thêm náo nhiệt, ông thỉnh cầu được giao nhiệm vụ trên biển và được tái điều động làm sĩ quan kiểm soát vận chuyển hành khách hải quân của Bộ tư lệnh không vận chiến đấu Nam Thái Bình Dương, cung cấp hậu cần cho các hoạt động tại Mặt trận Tây Nam Thái Bình Dương. Ông là sĩ quan thường trực của Bộ tư lệnh không vận chiến đấu tại Guadalcanal thuộc quần đảo Solomon và sau đó là tại đảo Green (Nissan) ở ngay phía bắc của Bougainville. Đơn vị của ông chuẩn bị bản kê khai và các kế hoạch bay cho những chiến dịch C-47 và giám sát việc bốc và dỡ hàng của máy bay chở hàng. Nhờ sự phục vụ này mà ông nhận được một thư tán dương cho việc "thực hiện nhiệm vụ đáng khen và có hiệu quả trong vai trò Sĩ quan thường trực của Bộ tư lệnh không vận chiến đấu Nam Thái Bình Dương". Vào ngày 1 tháng 10 năm 1943, Nixon được thăng cấp thành đại úy hải quân. Nixon được nhận hai sao phục vụ và được tuyên dương kèm với đó, dù ông không trực tiếp chiến đấu. Khi trở về Hoa Kỳ, Nixon được bổ nhiệm làm sĩ quan hành chính tại căn cứ hàng không hải quân Alameda tại California. Trong tháng 1 năm 1945, ông chuyển sang văn phòng Cục Hàng không tại Philadelphia để giúp đàm phán chấm dứt các hợp đồng chiến tranh, và ông nhận được thư tán dương khác cho công tác của mình tại đây. Sau đó, Nixon được chuyển đến các văn phòng khác để làm việc về các hợp đồng và cuối cùng chuyển đến Baltimore. Đến tháng 10 năm 1945, ông được thăng làm thiếu tá hải quân. Ông từ bỏ các cấp phong của mình vào ngày Giao thừa năm 1946. == Chính khách thăng tiến == === Sự nghiệp quốc hội === Năm 1945, những người Cộng hòa tại khu vực bầu cử quốc hội số 12 của California cảm thấy nản chí do họ không có khả năng đánh bại nghị sĩ Dân chủ Jerry Voorhis, do vậy họ tìm kiếm một ứng cử viên nhất trí nhằm tiến hành một chiến dịch tranh cử lớn. Họ thành lập một "Ủy ban 100" để quyết định chọn một ứng cử viên, hy vọng nhằm tránh bất đồng nội bộ từng tạo điều kiện cho Voorhis giành thắng lợi. Sau khi ủy ban thất bại trong việc thu hút các ứng cử viên có tư chất cao, Giám đốc chi nhánh ngân hàng Bank of America tại Whittier là Herman Perry tiến cử một người bạn là Nixon. Perry viết thư cho Nixon khi ông ở tại Baltimore. Sau một đêm đàm luận sôi nổi giữa hai vợ chồng, người sĩ quan hải quân đáp lại Perry một cách tích cực. Nixon tới California và được ủy ban lựa chọn. Khi ông rời Hải quân vào đầu năm 1946, Nixon và vợ trở về Whittier, tại đây Nixon bắt đầu một năm vận động tranh cử mạnh mẽ. Ông cho rằng Voorhis vô tích sự trong vai trò là một nghị sĩ và đưa ra giả thuyết rằng Voorhis phải có các quan điểm cấp tiến thì mới được một nhóm có liên kết với những người cộng sản ủng hộ. Nixon giành chiến thắng trong cuộc bầu cử, với 65.586 phiếu so với 49.994 phiếu của Voorhis. Trong Quốc hội, Nixon ủng hộ Đạo luật Taft–Hartley năm 1947, một luật liên bang nhằm giám sát các hoạt động và năng lực của các công đoàn lao động, và phục vụ trong Ủy ban Giáo dục và Lao động của Hạ nghị viện. Ông là một thành viên trong Ủy ban Herter, ủy ban này đến châu Âu để báo cáo về nhu cầu viện trợ nước ngoài từ Mỹ. Nixon là thành viên ít tuổi nhất trong ủy bản, và là người miền Tây duy nhất. Do kiến nghị của các thành viên trong Ủy ban Herter, bao gồm cả Nixon, quốc hội thông qua Kế hoạch Marshall. Năm 1948, Nixon lần đầu giành được sự chú ý trên toàn quốc khi ông phá vụ gián điệp Alger Hiss với vai trò là một thành viên của Ủy ban về hoạt động phản Hoa Kỳ trực thuộc Hạ nghị viện. Trong khi nhiều người hồ nghi cáo buộc của Whittaker Chambers rằng cựu viên chức Bộ ngoại giao Alger Hiss là một điệp viên của Liên Xô, thì Nixon lại tin những điều đó là sự thực và thúc bách ủy ban tiếp tục điều tra. Trước đơn kiện tội phỉ báng của Alger Hiss, Whittaker Chambers trình ra các tài liệu chứng minh cho những cáo buộc của mình. Chúng gồm có các bản sao và thu nhỏ văn kiện mà Whittaker Chambers giao cho những nhà điều tra của Hạ viện sau khi dấu chúng qua đêm tại một cánh đồng; chúng được biết đến với tên gọi "văn kiện bí ngô". Alger Hiss bị kết tội khai man trước tòa vào năm 1950 do phủ nhận trong lời tuyên thệ về việc truyền các tài liệu cho Chambers. Năm 1948, Nixon thành công trong việc trở thành một ứng cử viên nghị sĩ trong khu vực của cả hai chính đảng chủ yếu, và dễ dàng tái đắc cử. Năm 1949, Richard Nixon bắt đầu suy nghĩ về việc tranh cử Thượng nghị sĩ cùng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm là Sheridan Downey, và tham gia cuộc đua vào tháng 11 cùng năm. Sheridan Downey phải đối diện với một cuộc chiến tuyển chọn ứng cử viên quyết liệt với Hạ nghị sĩ đương nhiệm Helen Gahagan Douglas, và tuyên bố rút lui vào tháng 3 năm 1950. Richard Nixon và Helen Gahagan Douglas giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử chọn ứng cử viên và tiến hành một chiến dịch có tranh nghị, với một vấn đề lớn là Chiến tranh Triều Tiên đang diễn ra. Nixon cố gặng tập trung chú ý vào hồ sơ đầu phiếu tự do của Helen Gahagan Douglas. Nằm trong nỗ lực này, các thành viên trong chiến dịch của Richard Nixon phân phát những "tờ rơi hồng" nói rằng do hồ sơ đầu phiếu của Douglas tương tự như của hạ nghị sĩ Vito Marcantonio (được một số người cho là người cộng sản) từ New York, quan điểm chính của họ sẽ gần như đồng nhất. Richard Nixon thắng cử với cách biệt gần 20%. Trong Thượng nghị viện, Richard Nixon giữ một vị trí nổi bật trong việc chống đối chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu, di chuyển thường xuyên và lớn tiếng chống mối đe dọa này. Ông duy trì các quan hệ thân thiết với đồng chí chống Cộng của mình là Thượng nghị sĩ gây tranh luận Joseph McCarthy đại diện cho Wisconsin, song cẩn thận giữ một chút khoảng cách giữa mình với các luận điệu của McCarthy. Richard Nixon cũng phê phán cách xử lý của Tổng thống Harry S. Truman trong Chiến tranh Triều Tiên. Ông ủng hộ lập bang cho Alaska và Hawaii, bỏ phiếu ủng hộ các quyền công dân đối với người thiểu số, và ủng hộ cứu trợ thảm họa của liên bang cho Ấn Độ và Nam Tư. Ông bỏ phiếu chống kiểm soát giá và những hạn chế tiền tệ khác; phúc lợi cho người nhập cư bất hợp pháp, và quyền lực công cộng. === Phó Tổng thống === Năm 1952, Tướng Dwight D. Eisenhower được đảng Cộng hòa chọn làm ứng cử viên tổng thống do đảng đề cử. Vị tướng này không ưa thích rõ ràng một nhân vật nào để có thể chọn làm ứng cử viên phó tổng thống, và các quan chức của Đảng Cộng hòa và những viên chức trong đảng tụ họp trong một "phòng đầy khói thuốc" và tiến cử Richard Nixon cho Dwight D. Eisenhower, và người này chấp thuận lựa chọn. Richard Nixon khi đó còn trẻ tuổi, có lập trường chống Cộng, và có nền tảng chính trị tại California—một trong các bang lớn nhát—tất cả đều được cho là điểm thu hút phiếu bầu. Các ứng cử viên được cân nhắc cùng với Richard Nixon là Thượng nghị sĩ Robert Taft đại diện cho Ohio, Thống đốc New Jersey Alfred Driscoll và Thượng nghị sĩ Everett Dirksen đại diện cho Illinois. Trong chiến dịch tranh cử, Eisenhower nói về các kế hoạch của ông đối với quốc gia, để cho Nixon tiến hành cuộc vận động phủ định. Vào giữa tháng 9, truyền thông tường thuật rằng Nixon có một quỹ chính trị do những người ủng hộ ông cung cấp, nó bù đắp các phí tổn chính trị cho ông. Việc có một quỹ như vậy không phải là bất hợp pháp, song nó khiến Nixon có phải chịu các cáo buộc về khả năng xung đột lợi ích. Do áp lực đối với Dwight D. Eisenhower nhằm yêu cầu Nixon rút khỏi danh sách ứng cử, vị Thượng nghị sĩ lên truyền hình để phát biểu diễn văn trước quốc dân vào ngày 23 tháng 9 năm 1952. Bài diễn văn được khoảng 60 triệu người Mỹ thu nghe, đạt số lượng khán giả truyền hình lớn nhất tính đến thời điểm đó, và sau này nó được đặt tên là "diễn giảng Checkers". Nixon biện hộ cho bản thân một cách cảm động, nói rằng quỹ không phải là bí mật, và những người quyên góp không nhận được ưu đãi đặc biệt nào. Ông miêu tả bản thân như một người có của cải khiêm tốn (vợ ông không có áo choàng da lông chồn; bà mặc một "áo choàng vải Cộng hòa đoan trang") và là một người ái quốc. Tên gọi phổ biến của diễn văn có nguồn gốc từ việc Nixon nói rằng ông sẽ không trả lại một món quà mà gia đình ông nhận được: "một chú chó Cocker Spaniel nhỏ... gửi từ tận Texas. Và đứa con gái bé bỏng của chúng tôi -Tricia, 6 tuổi—đặt tên cho nó là Checkers." Bài diễn văn là một kiệt tác tu từ học và thúc đẩy quần chúng bày tỏ ủng hộ mạnh mẽ cho Nixon. Dwight D. Eisenhower quyết định giữ Richard Nixon trong danh sách ứng cử, và họ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11. Dwight D. Eisenhower cam kết trao cho Nixon những trách nhiệm phó tổng thống trong nhiệm kỳ của ông ta, tạo điều kiện cho Nixon có ảnh hưởng từ đầu với vị trí người kế thừa. Nixon tham dự các cuộc họp của nội các và Hội đồng An ninh Quốc gia và giữ vị trí chủ tọa khi Dwight D. Eisenhower vắng mặt. Năm 1953, ông tiến hành một chuyến công du Viễn Đông với kết quả thành công trong việc gia tăng tín nhiệm của địa phương với Hoa Kỳ và thúc đẩy Nixon đánh giá đúng tiềm năng của khu vực trong vai trò một trung tâm công nghiệp. Ông đến thăm Sài Gòn và Hà Nội tại Đông Dương thuộc Pháp. Khi trở về Hoa Kỳ vào cuối năm 1953, Nixon tăng thêm thời gian mà ông dành cho quan hệ đối ngoại. Nhà tiểu sử Irwin Gellman là người ghi chép những sự kiện trong những năm Nixon phục vụ tại quốc hội, nói về nhiệm kỳ phó tổng thống của ông: Eisenhower hoàn toàn cải biến vai trò của người đồng tranh cử với mình khi trao cho người đó những nhiệm vụ có tính quyết định trong cả các vấn đề đối ngoại và đối nội ngay khi ông nhậm chức. Phó tổng thống hoan nghênh các sáng kiến của tổng thống và tích cực làm việc để hoàn thành các mục tiêu của Nhà Trắng. Do sự cộng tác giữa hai nhà lãnh đạo này, Nixon xứng đáng với danh hiệu "phó tổng thống hiện đại đầu tiên". Trong bầu cử quốc hội năm 1954, bất chấp chiến dịch vận động mạnh mẽ của Nixon, trong đó ông liên tục công kích mạnh những người Dân chủ, Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát lưỡng viện quốc hội. Những thất bại này khiến Nixon dự định rời bỏ chính trị một khi ông hoàn tất nhiệm kỳ của mình. Ngày 24 tháng 9 năm 1955, Tổng thống Eisenhower bị một cơn nhồi máu cơ tim; ban đầu bệnh tình của tổng thống được cho là đe dọa đến tính mạng. Eisenhower không thể thực hiện trách nhiệm của mình trong sáu tuần. Tu chính án điều 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ chưa được đề xuất, và Phó Tổng thống không có quyền tạm thời thay thế theo luật. Tuy vậy, Nixon thay thế cho Eisenhower trong giai đoạn này, chủ tọa các cuộc họp của nội các và đảm bảo rằng các trợ thủ và quan chức Nội các không mưu cầu quyền lực. Theo một tác giả tiểu sử Nixon tên là Stephen Ambrose, Nixon "giành được sự tán dương cao độ cho sự quản trị của ông trong khủng hoảng... ông không có nỗ lực nào nhằm đoạt quyền lực". Tinh thần trở nên phấn chấn, Nixon tìm kiếm một nhiệm kỳ thứ hai, song một số trợ thủ của Eisenhower muốn thay thế ông. Trong một cuộc họp vào tháng 12 năm 1955, Eisenhower đề nghị Nixon không tái tranh cử để có kinh nghiệm về quản trị trước khi tranh cử tổng thống năm 1960, và thay vào đó trở thành một quan chức trong nội các trong nhiệm kỳ thứ nhì của Eisenhower. Tuy nhiên, Nixon cho rằng một hành động như vậy sẽ hủy hoại sự nghiệp chính trị của mình. Khi Eisenhower tuyên bố tái tranh cử vào tháng 2 năm 1956, tổng thống lảng tránh câu hỏi về lựa chọn người đồng tranh cử. Mặc dù Eisenhower không bị phản đối trong đảng Cộng hòa, song Nixon nhận một số lượng đáng kể phiếu bầu ghi tên người không có trong danh sách trong bầu cử sơ bộ New Hampshire 1956. Đến cuối tháng 4, Tổng thống tuyên bố rằng Nixon lại là người đồng tranh cử. Eisenhower và Nixon tái đắc cử với khoảng cách phiếu cao trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 1956. Trong mùa xuân năm 1957, Nixon thực hiện một chuyến công du ngoại quốc trọng đại khác, lần này là đến châu Phi. Khi trở về Hoa Kỳ, ông bang trợ cho Dự luật Dân quyền 1957 được thông qua tại Quốc hội. Dự luật bị làm yếu đi tại Thượng viện, và các lãnh đạo dân quyền bị chia rẽ trong việc Eisenhower có nên ký thành luật không. Nixon khuyên Tổng thống ký vào dự luật, và Tổng thống làm như vậy. Eisenhower bị đột quỵ nhẹ vào tháng 11 năm 1957, và Nixon tổ chức một cuộc họp báo, đảm bảo với quốc dân rằng Nội các hoạt động tốt như một thể thống nhất trong thời gian ngắn khi Eisenhower bị ốm. Ngày 27 tháng 4 năm 1958, Richard và Pat Nixon bắt đầu tiến hành một chuyến đi thiện chí đến Nam Mỹ. Tại thủ đô Montevideo, Uruguay, Nixon thực hiện một chuyến thăm ngẫu hứng đến một trường sở học viện, nhận được những câu hỏi từ sinh viên về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Chuyến đi không có biến cố cho đến khi nhóm Nixon đến Lima tại Peru, tại đây ông gặp phải các cuộc biểu tình của sinh viên. Nixon đến trường sở và bước ra khỏi xe để đối diện với các sinh viên, và ở lại cho đến khi buộc phải vào xe do bị tấn công. Tại khách sạn của mình, Nixon đối diện với một đám đông khác, một người biểu tình khạc nhổ thóa mạ ông. Tại thủ đô Caracas của Venezuela, Nixon và vợ bị những người biểu tình chống Mỹ khạc nhổ thóa mạ và xe limousine của họ bị một đám đông cầm ống tấn công. Theo Ambrose, cách cư xử dũng cảm của Nixon "khiến cho ngay cả một số đối thủ quyết liệt nhất của ông cũng bất đắc dĩ dành cho ông phần nào tôn trọng". Trong tháng 7 năm 1959, Tổng thống Eisenhower cử Nixon đến Liên Xô để khai mạc Triển lãm quốc gia Hoa Kỳ tại Moskva. Ngày 24 tháng 7, trong khi đi tham quan triển lãm cùng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev, hai người dừng lại tại một mô hình nhà bếp Hoa Kỳ và tham gia một cuộc trao đổi ứng khẩu về so sánh các giá trị của chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cộng sản, cuộc trao đổi được biết đến với tên gọi "tranh luận nhà bếp". === Các cuộc bầu cử 1960 và 1962; thời kỳ dân dã === Năm 1960, Nixon tiến hành chiến dịch đầu tiên của ông nhằm tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ. Ông phải đối diện với không nhiều phản đối trong các hội nghị tuyển chọn của Đảng Cộng hòa và chọn cựu Thống đốc Massachusetts Henry Cabot Lodge, Jr. làm người đồng tranh cử. Đối thủ Dân chủ của ông là John F. Kennedy, và cuộc đua tranh cử vẫn rất sít sao. Nixon vận động dựa trên kinh nghiệm của mình, song Kennedy kêu gọi về sinh khí mới và tuyên bố chính phủ của Eisenhower–Nixon đã để cho Liên Xô vượt qua Hoa Kỳ về tên lửa đạn đạo. Một phương tiện chính trị mới được đưa vào trong chiến dịch: ứng cử viên tổng thống tranh luận trên truyền hình. Trong cuộc tranh luận đầu tiên trong tổng số bốn cuộc tranh luận, Nixon xuất hiện với diện mạo nhợt nhạt cùng một mảng râu lún phún, tương phản với Kennedy ăn ảnh. Thể hiện của Nixon trong tranh luận được đánh giá là tầm thường trong môi trường thị giác của truyền hình, song nhiều thính giả nghe phát thanh nghĩ rằng Nixon thắng lợi. Nixon thất cử với chênh lệch phiếu nhỏ, Kennedy chỉ dẫn trước với 120.000 phiếu (0,2%) phiếu phổ thông. Có những cáo buộc gian lận phiếu tại Texas và Illinois, Kennedy giành chiến thắng tại cả hai bang này; Nixon từ chối suy nghĩ đến việc phản đối kết quả bầu cử, cảm thấy một cuộc luận chiến kéo dài sẽ khiến Hoa Kỳ bị suy giảm hình ảnh trong nhìn nhận của thế giới, và sự không chắc chắn sẽ làm tổn hại đến các lợi ích của Hoa Kỳ. Đến khi kết thúc nhiệm kỳ phó tổng thống vào tháng 1 năm 1961, Nixon và gia đình ông trở lại California, tại đây ông hành nghề luật và viết một quyển sách bán chạy là Six Crises (sáu cơn khủng hoảng), trong đó nói về vụ án Hiss, nhồi máu cơ tim của Eisenhower, và khủng hoảng ngân quỹ- vấn đề được giải quyết nhờ diễn văn Checkers. Các lãnh đạo Cộng hòa địa phương và quốc gia khuyến khích Nixon thách thức Thống đốc California đương nhiệm là Pat Brown trong cuộc bầu cử năm 1962. Mặc dù ban đầu miễn cưỡng, song Nixon tham gia tranh cử. Chiến dịch bị lu mờ do sự ngờ vực của công chúng rằng Nixon nhìn nhận chức vụ này là một bàn đạp cho một cuộc tranh cử tổng thống khác, một số phản đối đến từ phe cực hữu trong đảng, và ông cũng thiếu quan tâm đến việc trở thành thống đốc của California. Nixon hy vọng rằng một chiến dịch thành công sẽ củng cố địa vị của ông như là một chính trị gia Cộng hòa tích cực hàng đầu quốc gia, và đảm bảo rằng ông vẫn là một đấu thủ lớn trên chính trường quốc gia. Tuy vậy, ông thất cử trước Brown với khoảng cách hơn 5%, và thất bại được nhìn nhận rộng rãi là dấu mốc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông. Trong một bài phát biểu nhượng bộ ngẫu hứng vào buổi sáng sau bầu cử, Nixon quy trách nhiệm cho truyền thông thiên vị đối thủ của ông, nói rằng, "Các bạn sẽ không còn có Nixon để hành hạ nữa vì, thưa quý vị, đây là buổi họp báo cuối cùng của tôi". Thất bại tại California của ông được làm nổi bật vào ngày 11 tháng 11 năm 1962, một tập trong chương trình Howard K. Smith: News and Comment của ABC có tựa đề "Lời cáo phó chính trị của Richard M. Nixon". Alger Hiss xuất hiện trong chương trình, và nhiều thành viên công chúng phàn nàn rằng việc để cho một người bị kết án có cơ hội lên sóng để công kích một cựu phó tổng thống là điều không phù hợp. Tranh cãi đẩy Howard K. Smith và chương trình của ông ra khỏi sóng truyền hình, và cảm thông công chúng dành cho Nixon tăng lên. Gia đình Nixon lữ hành châu Âu vào năm 1963, tại đây Nixon tổ chức họp báo và họp với các lãnh đạo của những quốc gia ông đến thăm. Gia đình ông chuyển đến thành phố New York, và tại đây Nixon trở thành một cổ đông cao cấp tại hãng luật hàng đầu "Nixon, Mudge, Rose, Guthrie & Alexander". Khi tuyên bố trong chiến dịch tranh cử tại California, Nixon cam kết sẽ không tranh cử tổng thống vào năm 1964; thậm chí ngay cả khi không cam kết, thì ông tin sẽ khó đánh bại được John F. Kennedy, hoặc người kế thừa của John F. Kennedy là Lyndon Johnson. Năm 1964, ông ủng hộ Thượng nghị sĩ Barry Goldwater từ Arizona làm ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa; khi Goldwater thắng lợi trong việc giành được sự đề cử, Nixon được chọn để giới thiệu ứng cử viên cho đại hội. Mặc dù nghĩ Goldwater không chắc sẽ giành chiến thắng, song Nixon vẫn tham gia chiến dịch vì lòng trung kiên. Tổng tuyển cử năm 1964 là một thảm họa đối với Đảng Cộng hòa; Goldwater thua phiếu lớn trước Lyndon Johnson, đồng thời là các thất bại lớn của đảng tại Quốc hội và các chức vụ thống đốc bang. Nixon là một trong số ít lãnh đạo của Đảng Cộng hòa không bị quy trách nhiệm cho những kết quả tai hại này, và ông tìm cách dựa vào đó trong tổng tuyển cử quốc hội năm 1966. Ông tham gia vận động cho nhiều đảng viên Cộng hòa đang tìm cách giành lại những ghế bị mất trong tổng tuyển cử năm 1964 và nhận được tín nhiệm khi giúp đảng Cộng hòa giành được thêm nhiều ghế trong bầu cử giữa nhiệm kỳ. == Bầu cử tổng thống năm 1968 == Đến cuối năm 1967, Nixon nói với gia đình mình rằng ông có kế hoạch tranh cử tổng thống lần thứ nhì. Mặc dù Pat Nixon không phải luôn thích thú sinh hoạt công cộng (chẳng hạn bà từng thấy ngượng khi cần phải tiết lộ gia cảnh bần hàn thế nào trong diễn văn Checkers), song bà ủng hộ tham vọng của chồng. Nixon tin rằng khi những người Dân chủ bị chia rẽ trong vấn đề Chiến tranh Việt Nam, một người Cộng hòa có một cơ hội tốt để chiến thắng, song ông cho rằng cuộc bầu cử sẽ sít sao như hồi năm 1960. Một trong những mùa bầu cử sơ bộ náo nhiệt nhất cho đến đương thời thời bắt đầu trong khi Sự kiện Tết Mậu Thân bùng phát, tiếp đến là Tổng thống Lyndon Johnson rút lui trong vai trò ứng cử viên sau khi bất ngờ chịu kết quả kém trong bầu cử sơ bộ tại New Hampshire; tiếp đến là vụ ám sát một ứng cử viên Dân chủ là Thượng nghị sĩ Robert F. Kennedy ngay sau khi người này giành thắng lợi trong bầu cử sơ bộ tại California. Bên phía Đảng Cộng hòa, đối thủ chính của Nixon là Thống đốc Michigan George Romney, song cả Thống đốc New York Nelson Rockefeller và Thống đốc California Ronald Reagan đều hy vọng trở thành ứng cử viên được đề cử trong một đại điều phối. Nixon giành được quyền đề cử trong cuộc bỏ phiếu đầu tiên. Ông lựa chọn Thống đốc Maryland Spiro Agnew làm người đồng tranh cử, Nixon tin rằng lựa chọn này sẽ đoàn kết đảng, thu hút cả những người miền Bắc ôn hòa và những người miên Nam bất mãn với Đảng Dân chủ. Đối thủ Dân chủ của Nixon trong tổng tuyển cử là Phó Tổng thống Hubert Humphrey, người này giành được đề cử trong một đại hội ghi dấu với các hành động kháng nghị bạo lực. Trong suốt chiến dịch, Nixon miêu tả bản thân là một nhân vật kiên định trong một giai đoạn náo động và biến động trên toàn quốc. Ông kêu gọi tới những người mà sau đó ông gọi là "đa số im lặng" gồm những người Mỹ bảo thủ về xã hội, những người không thích thứ hippie phản văn hóa và các cuộc thị uy phản chiến. Spiro Agnew trở thành một người chỉ trích ngày càng lớn tiếng những nhóm này, củng cố vị thế của Nixon với cánh hữu. Nixon tiến hành một chiến dịch quảng cáo trên truyền hình đáng chú ý, gặp những người ủng hộ trước máy quay phim. Ông nhấn mạnh rằng tỷ lệ tội phạm quá cao, và công kích điều mà ông cảm thấy là một sự đầu hàng của Đảng Dân chủ đối với tính ưu việt hạt nhân của Hoa Kỳ. Nixon hứa hẹn "hòa bình trong danh dự" trong Chiến tranh Việt Nam và tuyên bố rằng "ban lãnh đạo mới sẽ chấm dứt chiến tranh và giành được hòa bình tại Thái Bình Dương". Ông không đưa ra những chi tiết về cách thức mà ông hy vọng sẽ chấm dứt chiến tranh, dẫn đến truyền thông gợi ý rằng ông chắc phải có một "kế hoạch bí mật". Khẩu hiệu của ông là "Nixon's the One", nó tỏ ra có hiệu quả. Những nhà đàm phán của Lyndon Johnson hy vọng đạt được một thỏa thuận đình chiến tại Việt Nam trước bầu cử. Nixon nhận được phân tích sắc sảo về các cuộc đàm phán từ Henry Kissinger, đương thời là một cố vấn cho nhà đàm phán Hoa Kỳ W. Averell Harriman, và chiến dịch tranh cử của ông có tiếp xúc thường xuyên với Anna Chennault (Trần Hương Mai người Hoa, vợ tướng Chennault) tại Sài Gòn. Người phụ nữ này khuyên Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu không đến Paris để tham gia đàm phán, ám chỉ rằng Nixon sẽ đưa lại cho ông ta thỏa thuận tốt hơn nếu đắc cử. Johnson nhận biết được điều đang diễn ra, do tổng thống cho đặt máy nghe lén cả Anna Chennault và Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Washington, và nổi giận trước điều mà tổng thống cho là một nỗ lực của Nixon nhằm phá hoại chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Ngày 31 tháng 10, mặc dù không có thỏa thuận, Johnson tuyên bố đơn phương tạm dừng ném bom, và rằng các cuộc đàm phán hòa bình sẽ bắt đầu tại Paris vào ngày 6 tháng 11, tức một ngày sau ngày bầu cử. Ngày 2 tháng 11, sau khi một lần nữa nói chuyện với Anna Chennault, Nguyễn Văn Thiệu nói rằng ông sẽ không đến Paris. Johnson gọi điện thoại cho Nixon, song Nixon phủ nhận bất kỳ dính líu nào; song Tổng thống không tin ông. Lyndon Johnson cảm thấy ông không thể công khai đề cập đến dính líu của Anna Chennault do điều này biết được là nhờ nghe lén, song nói với Hubert Humphrey và người này chọn cách không sử dụng thông tin. Trong cuộc đua ba bên giữa Nixon, Humphrey, và ứng cử viên độc lập là Thống đốc Alabama George Wallace, Nixon đánh bại Humphrey với chênh lệnh gần 500.000 phiếu phổ thông, ông giành được 301 phiếu đại cử tri đoàn so với 191 của Humphrey và 46 của Wallace. Trong diễn văn thắng lợi, Nixon cam kết rằng chính phủ của ông sẽ cố gắng đoàn kết quốc gia đang chia rẽ. Nixon nói: "Tôi đã nhận được một thông điệp rất lịch sử từ Phó Tổng thống, chúc mừng tôi vì thắng cử. Tôi chúc mừng ông ấy vì sự đấu tranh hào hiệp và dũng cảm của ông ấy trước những bất hòa lớn. Tôi cũng kể cho ông ấy rằng tôi biết rõ ông ấy cảm thấy thế nào. Tôi biết sẽ cảm thấy thế nào khi mất một thứ ở ngay tầm tay." == Nhiệm kỳ tổng thống (1969–74) == Nixon được tấn phong tổng thống vào ngày 20 tháng 1 năm 1969, tuyên thệ nhậm chức trước kình địch chính trị một thời là Chánh án Earl Warren. Pat Nixon cầm Kinh Thánh gia đình mở đến Isaiah 2:4, đọc, "Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái." Diễn văn nhậm chức của ông hầu như đều được phê bình tích cực, ông nhận xét rằng "xưng hiệu người hòa giải là vinh dự lớn nhất mà lịch sử có thể ban cho"—một cụm từ mà sau này được khắc trên bia mộ của ông. Ông nói về việc đưa chính trị đảng phái sang một thời đại mới đoàn kết, rằng Hoa Kỳ trải qua một cơn sốt ngôn từ trong những năm qua, rằng cần ngừng la hét mà hãy nói chuyện yên lặng đủ để hiểu nhau. === Chính sách đối ngoại === ==== Trung Quốc ==== Nixon đặt cơ sở cho cuộc đàm phán của ông với Trung Quốc ngay từ trước khi trở thành tổng thống, ông viết trên tạp chí Foreign Affairs (sự vụ ngoại giao) một năm trước cuộc bầu cử của mình rằng không thể để một tỷ người sinh hoạt trong sự cô lập phẫn nộ. Giúp đỡ ông trong hành động mạo hiểm này là Cố vấn An ninh Quốc gia và Bộ trưởng Ngoại giao tương lai Henry Kissinger, Tổng thống làm việc gần gũi với người này, bỏ qua các quan chức Nội các. Với việc quan hệ giữa Liên Xô và Trung Quốc nằm ở một điểm đáy —xung đột biên giới giữa hai quốc gia diễn ra vào năm đầu nhiệm kỳ tổng thống của Nixon—Nixon gửi lời nhắn bí mật đến Trung Quốc rằng ông mong muốn có quan hệ gần gũi hơn. Một sự đột phá đến vào đầu năm 1971, khi Mao Trạch Đông mời một đội tuyển vận động viên bóng bàn Hoa Kỳ đến thăm Trung Quốc và thi đấu với các vận động viên hàng đầu của Trung Quốc. Nixon đáp lại bằng việc cử Kissinger đến Trung Quốc để bí mật gặp gỡ các quan chức nước này. Ngày 15 tháng 7 năm 1971, chính phủ Trung Quốc và Nixon (trên truyền hình và phát thanh) đồng thời tuyên bố Tổng thống Hoa Kỳ sẽ thăm Trung Quốc vào tháng hai sắp tới. Tuyên bố khiến thế giới kinh ngạc. Việc giữ bí mật cho phép cả hai ban lãnh đạo có thời gian để chuẩn bị môi trường chính trị trong nước cho việc tiếp xúc.. Đến tháng 2 năm 1972, Nixon và phu nhân công du Trung Quốc, trước đó Kissinger báo cáo vắn tắt với Nixon trong trên 40 giờ để chuẩn bị. Khi đến nơi, Tổng thống và Đệ nhất phu nhân ra khỏi Air Force One và chào Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai. Nixon bắt tay với Chu Ân Lai, một hành động mà Bộ trưởng Ngoại giao đương thời là John Foster Dulles từ chối thực hiện năm 1954 khi hai người gặp nhau tại Genève. Trên 100 ký giả truyền hình tháp tùng tổng thống. Theo chỉ thị của Nixon, truyền hình được ưu tiên cao hơn so với các xuất bản phẩm báo chí, do ông cảm thấy rằng phương tiện này sẽ nắm bắt chuyến công du tốt hơn nhiều so với báo chí. Nó cũng trao cho ông cơ hội làm bẽ mặt những ký giả báo chí mà ông khinh thị. Nixon và Kissinger họp bốn giờ với Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai tại tư dinh chính thức của Mao Trạch Đông, tại đây họ thảo luận về một loạt vấn đề. Mao Trạch Đông sau đó nói với bác sĩ của mình rằng bị Nixon làm cho ấn tượng, đánh giá Nixon là người thẳng thắn, không giống với những người cánh tả và Liên Xô. Mao Trạch Đông nói rằng minh nghi ngờ Kissinger, song Cố vấn An ninh Quốc gia gọi cuộc họp của họ là "cuộc chạm trán lịch sử" đối với ông. Một yến tiệc chính thức hoan nghênh phái đoàn tổng thống được tổ chức vào tối hôm đó trong Đại lễ đường Nhân dân. Ngày hôm sau, Nixon họp với Chu Ân Lai; thông cáo chung sau cuộc họp này công nhận Đài Loan là một bộ phận của Trung Quốc, và trông đợi về một giải pháp hòa bình cho vấn đề tái thống nhất. Ngoài việc tham gia các cuộc họp, Nixon còn tham quan các kỳ quan kiến trúc như Tử Cấm thành, Minh thập tam lăng, và Trường Thành. Thông qua các nhà quay phim tháp tùng Đệ nhất phu nhân Pat Nixon, người Mỹ có cái nhìn sơ bộ đầu tiên về sinh hoạt tại Trung Quốc, Đệ nhất phu nhân tham quan thành phố Bắc Kinh và đến các công xã, trường học, xí nghiệp, và bệnh viện. Chuyến công du mở ra một kỷ nguyên mới cho quan hệ Trung-Mỹ. Do lo ngại về khả năng có một liên minh Trung-Mỹ, Liên Xô nhượng bộ trước áp lực để hòa hoãn với Hoa Kỳ. ==== Chiến tranh Việt Nam ==== Khi Nixon nhậm chức, có khoảng 300 quân nhân Hoa Kỳ tử chiến mỗi tuần tại Việt Nam, và quần chúng Hoa Kỳ không hoan nghênh cuộc chiến này, với các cuộc kháng nghị bạo lực nhằm phản chiến đang diễn ra. Chính phủ Lyndon Johnson chấp thuận đình chỉ ném bom để đổi lấy các cuộc đàm phán không có điều kiện tiên quyết, song thỏa thuận này không bao giờ có hiệu lực đầy đủ. Theo Walter Isaacson, không lâu sau khi nhậm chức, Nixon kết luận rằng không thể giành chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam và ông quyết định nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Ngược lại, Conrad Black cho rằng Nixon thực sự tin tưởng rằng mình có thể đe dọa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng "thuyết Madman". Nixon tìm kiếm một số dàn xếp mà theo đó cho phép lực lượng Hoa Kỳ triệt thoái, trong khi để lại một Việt Nam Cộng hòa vững chắc trước sự tấn công. Tháng 3 năm 1969, Nixon phê chuẩn một chiến dịch ném bom bí mật các vị trí của các lực lượng Bắc Việt Nam và đồng minh của họ là Khmer Đỏ tại Campuchia (có hiệu là Chiến dịch Menu), một chính sách bắt đầu dưới thời Johnson. Các hành động này khiến Campuchia bị ném bom nặng nề; số bom ném xuống Campuchia dưới thời Johnson và Nixon còn hơn số lượng bom mà Đồng Minh ném trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Đến giữa năm 1969, Nixon bắt đầu các nỗ lực nhằm đàm phán hòa bình với miền Bắc Việt Nam, gửi một thư riêng đến các lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và các cuộc thương lượng hòa bình bắt đầu tại Paris. Tuy nhiên, các cuộc thương lượng ban đầu không dẫn đến kết quả bằng một hiệp định. Đến tháng 5 năm 1969, ông công khai đề nghị triệt thoái toàn bộ binh sĩ Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam với điều kiện là Bắc Việt Nam cũng làm như vậy, và để Nam Việt Nam tổ chức tổng tuyển cử dưới sự giám sát của quốc tế với sự tham dự của Việt Cộng. Đến tháng 7 năm 1969, Nixon công du Việt Nam Cộng hòa, tại đây ông họp với tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Trong lúc tại Hoa Kỳ diễn ra hoạt động kháng nghị yêu cầu rút quân ngay lập tức, ông thi hành chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh nhằm thay thế các binh sĩ Hoa Kỳ bằng binh sĩ Việt Nam. Ông nhanh chóng thiết lập giai đoạn để binh sĩ Hoa Kỳ triệt thoái song cho phép các cuộc xâm nhập Lào, một phần là nhằm làm gián đoạn Đường mòn Hồ Chí Minh qua Lào và Campuchia vốn được sử dụng để tiếp đế cho lực lượng Bắc Việt Nam. Nixon công bố cuộc xâm nhập trên bộ vào Campuchia trước công chúng Hoa Kỳ vào ngày 30 tháng 4 năm 1970. Một trong những phản ứng của ông trước những người kháng nghị là một cuộc gặp ứng khẩu vào đầu buổi sáng với họ tại Nhà kỉ niệm Lincoln vào ngày 9 tháng 5 năm 1970. Chiến dịch của Nixon được hứa hẹn sẽ kiềm chế chiến tranh, song tương phản với hành động leo thang ném bom, khiến xuất hiện các bình luận rằng Nixon có một "khủng hoảng tín nhiệm" trong vấn đề. Năm 1971, những trích dẫn từ "các văn kiện Lầu Năm Góc" viết về lịch sử dính líu của Hoa Kỳ tại Việt Nam bị The New York Times và The Washington Post công bố. Khi tin tức bị lộ đầu tiên xuất hiện, Nixon định không làm gì. Mặc dù các văn kiện chủ yếu liên quan đến những dối trá của chính phủ trước và chỉ có một vài tiết lộ thực, song Kissinger sau đó thuyết phục ông rằng các văn kiện này nếu xuất hiện sẽ có hại nhiều hơn, và Tổng thống cố gắng ngăn cản việc công bố. Tối cao pháp viện Hoa Kỳ cuối cùng ra phán quyết ủng hộ báo chí. Trong khi các binh sĩ Hoa Kỳ tiếp tục triệt thoái, chế độ nghĩa vụ quân sự được giảm bớt và đến năm 1973 thì chấm dứt; binh sĩ Hoa Kỳ hoàn toàn là những người tình nguyện tòng quân. Sau nhiều năm giao chiến, Hiệp định hòa bình Paris được ký kết vào đầu năm 1973. Hiệp định quy định về đình chiến và để cho cho những binh sĩ Hoa Kỳ còn lại triệt thoái; tuy nhiên, hiệp định không yêu cầu 160.000 quân nhân chuyên nghiệp Bắc Việt tại miền Nam phải triệt thoái. Khi hỗ trợ chiến đấu của Hoa Kỳ kết thúc, các bên chỉ có một giai đoạn đình chiến ngắn ngủi, sau đó giao tranh tái diễn song lúc này quân đội Hoa Kỳ không còn tham chiến. Lực lượng cộng sản giành thắng lợi trước Việt Nam Cộng hòa vào năm 1975. ==== Mỹ Latinh ==== Nixon từng là một người ủng hộ mạnh mẽ đối với Kennedy trong sự kiện xâm nhập vịnh con Lợn năm 1961 và khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962; đến khi nhậm chức ông tăng cường các chiến dịch bí mật nhằm chống Cuba và Chủ tịch nước này là Fidel Castro. Thông qua bạn của mình là Bebe Rebozo, Nixon duy trì các quan hệ thân cận với cộng đồng người Cuba lưu vong tại Mỹ, họ thường đề xuất các phương pháp đối phó với Castro. Những hành động này khiến người Liên Xô và người Cuba lo ngại, họ lo rằng Nixon có thể tấn công Cuba và phá vỡ sự thỏa thuận giữa Kennedy và Khrushchev vốn giúp chấm dứt khủng hoảng tên lửa. Đến tháng 8 năm 1970, Liên Xô đề nghị Nixon tái xác nhận thỏa thuận; Nixon chấp thuận dẫu cho ông có đường lối cứng rắn với Fidel Castro. Quá trình thực thi thỏa thuận vẫn chưa được hoàn thành do Liên Xô bắt đầu mở rộng căn cứ của họ tại cảng Cienfuegos của Cuba vào tháng 10 năm 1970. Sau đó xảy ra một cuộc đối kháng quy mô nhỏ, kết thúc bằng một thỏa thuận mà theo đó Liên Xô sẽ không sử dụng Cienfuegos cho các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo. Trao đổi công hàm ngoại giao cuối cùng nhằm tái xác nhận thỏa thuận năm 1962 được tiến hành trong tháng 11 năm đó. Việc ứng cử viên Marxist Salvador Allende tham gia tranh cử Tổng thống Chile vào tháng 9 năm 1970 thúc đẩy Nixon và Kissinger theo đuổi một chiến dịch mạnh mẽ nhằm bí mật chống Allende, đầu tiên là thuyết phục cho Quốc hội Chile xác nhận Jorge Alessandri là người chiến thắng trong bầu cử và sau đó đưa tin cho các sĩ quan quân đội về việc Hoa Kỳ ủng hộ một cuộc đảo chính. Các hỗ trợ khác bao gồm cả các cuộc đình công có tổ chức nhằm chống Allende và tài trợ cho các đối thủ của Allende. Thậm chí có thông tin rằng đích thân Nixon cho phép cung cấp tài trợ bí mật để in các thông điệp chống Allende trên một báo nổi tiếng của Chile. Sau một giai đoạn bất ổn xã hội, chính trị, và kinh tế kéo dài, Tướng Augusto Pinochet lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính bạo lực vào tháng 9 năm 1973; Allende tự sát. ==== Liên Xô ==== Nixon tận dụng môi trường quốc tế được cải thiện để xử lý chủ đề hòa bình hạt nhân. Sau khi công bố về chuyến công du của ông đến Trung Quốc, chính quyền Nixon hoàn tất các dàn xếp để ông công du Liên Xô. Tổng thống và Đệ nhất phu nhân đến Moskva vào ngày 22 tháng 5 năm 1972 và họp với Tổng Bí thư Leonid Brezhnev; Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Alexei Kosygin; và Chủ tịch Nikolai Podgorny, cũng các quan chức hàng đầu khác của Liên Xô. Nixon tiến hành các đàm phán căng thẳng với Brezhnev. Hội nghị thượng định có kết quả là những hiệp định nhằm tăng cường mậu dịch và hai hiệp ước kiểm soát vũ khí giới hạn: SALT I, hiệp ước hạn chế toàn diện đầu tiên giữa hai siêu cường, và Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo, mà theo đó cấm phát triển các hệ thống được thiết kế nhằm đánh chặn tên lửa. Nixon và Brezhnev tuyên bố một kỷ nguyên mới "cùng tồn tại hòa bình". Một quốc yến được tổ chức vào tối hôm đó tại điện Kremlin. Nhằm thúc đẩy quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ, Trung Quốc và Liên Xô giảm bớt ủng hộ về ngoại giao của họ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và khuyên chính phủ này đạt các thỏa thuận về quân sự. Nixon sau đó thuật rằng ông tin Liên Xô và Trung Quốc có vai trò không thể thiếu trong các sáng kiến hòa bình tại Việt Nam. Ít nhất thì miền Bắc Việt Nam sẽ cảm thấy bớt tự tin khi Hoa Kỳ có giao thiệp với Liên Xô và Trung Quốc. Còn khả quan nhất là miền Bắc Việt Nam chịu áp lực từ hai cường quốc cộng sản nên phải đàm phán về một dàn xếp mà Hoa Kỳ có thể chấp thuận. Nhằm tạo tiến triển đáng kể so với hai năm trước trong quan hệ Mỹ-Xô, Nixon thực hiện chuyến đi thứ nhì đến Liên Xô vào năm 1974. Ông đến Moskva vào ngày 27 tháng 6 và nhận được một nghi lễ hoan nghênh, quần chúng hoan hô, và tham gia một quốc yến tại điện Đại Kremlin vào tối hôm đó. Nixon và Brezhnev họp tại Yalta, thảo luận về một hiệp ước phòng thủ chung được đề xuất, hòa hoãn, và các tên lửa đạn đạo đa đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). Trong khi cân nhắc đề nghị một hiệp ước cấm thử toàn diện, Nixon thấy rằng nhiệm kỳ tổng thống của ông không còn đủ để hoàn thành nó. Không có đột phá đáng kể trong các cuộc đàm phán này. ==== Trung Đông ==== Theo Học thuyết Nixon, trong việc viện trợ đồng minh, Hoa Kỳ sẽ tránh chiến đấu trực tiếp khi có thể, thay vào đó là giúp đỡ để họ tự vệ, Hoa Kỳ tăng mạnh việc bán vũ khí cho Trung Đông—đặc biệt là Israel, Iran và Ả Rập Saudi—dưới thời chính phủ Nixon. Chính phủ Nixon ủng hộ mạnh mẽ đồng minh Israel, song sự ủng hộ này không phải là vô điều kiện. Nixon cho rằng Israel nên kiến tạo hòa bình với các láng giềng Ả Rập và Hoa Kỳ nên khuyến khích việc này. Ông cho rằng ngoại trừ trong Khủng hoảng Suez thì Hoa Kỳ thất bại trong việc can thiệp với Israel, và nên sử dụng đòn bẩy là viện trợ quân sự lớn của Hoa Kỳ cho Israel để thúc đẩy các bên đến bàn đàm phán. Tuy nhiên, xung đột Ả Rập-Israel không phải là một tiêu điểm chú ý của Nixon trong nhiệm kỳ đầu của ông, một nguyên nhân là vì ông cho rằng người Do Thái sẽ phản đối ông tái tranh cử bất kể ông làm điều gì. Ngày 6 tháng 10 năm 1973, Chiến tranh Yom Kippur bùng nổ khi một liên minh Ả Rập do Ai Cập và Syria dẫn đầu tấn công Israel, Israel chịu tổn thất nặng nề. Hoa Kỳ không có hành động gì trong những ngày đầu tiên, song sau đó Nixon hạ lệnh tiến hành không vận nhằm bù đắp cho những tổn thất của Israel, phớt là các tranh cãi nội bộ và chịu trách nhiệm cá nhân đối với bất kỳ phản ứng nào của các quốc gia Ả Rập. Đến khi Hoa Kỳ và Liên Xô bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận đình chiến, Israel đã thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương. Cuộc chiến dẫn đến khủng hoảng dầu mỏ, trong đó các quốc gia Ả Rập từ chối bán dầu thô cho Hoa Kỳ nhằm trả đũa việc Hoa Kỳ ủng hộ Israel. Lệnh cấm vận gây ra tình trạng thiếu hụt kéo theo chế độ phân phối xăng dầu tại Hoa Kỳ vào cuối năm 1973, và kết thúc khi Trung Đông đạt được hòa bình. Một trong những chuyến công du quốc tế cuối cùng của Nixon trên cương vị tổng thống là đến Trung Đông vào tháng 6 năm 1974, ông trở thành Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên công du Israel. === Chính sách đối nội === ==== Kinh tế ==== Thời điểm Nixon nhậm chức năm 1969, lạm phát tại Hoa Kỳ là 4,7 %—mức cao nhất kể từ Chiến tranh Triều Tiên. Chính sách "Great Society" được ban hành dưới thời Johnson, cùng với phí tổn cho Chiến tranh Việt Nam, khiến cho ngân sách thâm hụt lớn. Tỷ lệ thất nghiệp thấp, song lãi suất ở mức cao nhất trong một thế kỷ. Mục tiêu kinh tế chính của Nixon là giảm lạm phát; phương pháp hiển nhiên nhất là kết thúc chiến tranh. Điều này không thể nhanh chóng hoàn thành, và kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục vật lộn qua năm 1970, góp phần khiến cho Đảng Cộng hòa nhận kết quả kém trong bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ (Đảng Dân chủ kiểm soát cả lưỡng viện quốc hội). Quan tâm của Nixon thiên nhiều về những sự vụ đối ngoại thay vì các chính sách đối nội, song ông cho rằng cử tri có khuynh hướng tập trung vào tình trạng tài chính của bản thân họ, và rằng tình trạng kinh tế là một mối đe dọa cho việc ông tái đắc cử. Ông có quan điểm về "chế độ liên bang mới", đề nghị nhượng bớt quyền lực cho các bang, song những đề xuất này phần lớn bị bỏ đi trong quá trình dự thảo ngân sách tại quốc hội. Tuy nhiên, Nixon giành được uy tín chính trị do tán thành những việc này. Năm 1970, Quốc hội do Đảng Dân chủ chiếm đa số trao cho Tổng thống quyền áp đặt hạn định lương và giá, họ biết Nixon phản đối những kiểm soát như vậy trong quá trình hoạt động của ông, và không cho rằng Nixon sẽ thực sự sử dụng quyền này. Do lạm phát chưa được giải quyết cho đến tháng 8 năm 1971, và một năm bầu cử lại đang đến gần, Nixon triệu tập một hội nghị thượng đỉnh gồm các cố vấn kinh tế của ông tại trại David. Sau đó, ông tuyên bố tạm thời kiểm soát lương và giá, cho phép thả nổi đô la với các tiền tệ khác, và kết thúc khả năng hoán đổi đô la thành vàng. Các chính sách của Nixon khiến lạm phát suy giảm cho đến năm 1972, song di chứng của chúng góp phần vào lạm phát trong nhiệm kỳ thứ hai của ông và thời chính phủ Gerald Ford. Sau khi tái đắc cử, Nixon nhận thấy lạm phát tăng trở lại. Ông tái áp dụng kiểm soát giá vào tháng 6 năm 1973. Kiểm soát giá trở thành điều không được quần chúng và thương nhân hoan nghênh, họ cho rằng các liên đoàn lao động hùng mạnh là thể chế thích hợp hơn ban định giá của chính quyền. Sự kiểm soát gây ra tình trạng thiếu lương thực, do thịt biến mất khỏi các cửa hàng tạp hóa và các nông dân thà giết gà chứ không bán chúng với giá thua lỗ. Mặc dù thất bại trong việc kiểm soát lạm phát, ongg các kiểm soát chấm dứt một cách chậm chạp, và đến ngày 30 tháng 4 năm 1974, ủy quyền theo luận định của chúng hết hiệu lực. ==== Sáng kiến và tổ chức của chính phủ ==== Nixon chủ trương một "chủ nghĩa liên bang mới", theo đó phân quyền cho các ban và các quan chức đắc cử tại địa phương, song Quốc hội chống đối các ý tưởng này và chỉ ban hành một vài trong số đó. Ông giải trừ Bộ Bưu điện Hoa Kỳ thuộc nội các liên bang, đến năm 1971 thể chế này trở thành Dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ do chính phủ vận hành. Chính sách môi trường không phải là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử năm 1968; các ứng cử viên hiếm khi được hỏi về quan điểm của họ trong chủ đề này. Nixon nhận thấy rằng Ngày Trái Đất đầu tiên vào tháng 4 năm 1970 báo trước một làn sóng cử tri quan tâm về vấn đề, và tìm cách lợi dụng nó; trong tháng 6 ông tuyên bố việc Cơ quan Bảo vệ Môi sinh (EPA) thành lập. Nixon tạo đột phá mới khi nói đến chính sách môi trường trong thông điệp liên bang của ông; các sáng kiến khác được Nixon ủng hộ có cả Đạo luật Không khí thanh khiết 1970 và Ủy ban An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp (OSHA); Đạo luật Chính sách môi trường quốc gia yêu cầu trình bày tác động môi trường đối với nhiều dự án liên bang. Nixon bác bỏ dự luật Nước thanh khiết 1972, nguyên nhân là do ông nhận thấy chi phí tiền bạc dành cho nó là quá mức. Sau khi bị Quốc hội bác sự phủ quyết của mình, Nixon không chi tiêu số tiền mà ông cho là vô lý. Năm 1971, Nixon đề xuất cải cách bảo hiểm y tế—một bảo hiểm y tế tư nhân mà chủ lao động yêu cầu, liên bang hóa Medicaid đối với những gia đình nghèo khó có người vị thành niên cần nuôi dưỡng, và hỗ trợ cho các tổ chức bảo vệ sức khỏe (HMOs). Một dự luật HMO có giới hạn được thông qua vào năm 1973. Năm 1974, Nixon đề xuất cải cách bảo hiểm y tế toàn diện hơn—một bảo hiểm y tế tư nhân mà chủ lao động yêu cầu và thay thế Medicaid bằng các kế hoạch bảo hiểm y tế quốc doanh cho toàn bộ nhân dân, với tiền đóng phí bảo hiệm dựa trên thu nhập, và chia sẻ chi phí. Lo ngại về sự phổ biến của việc sử dụng ma túy cả ở quốc nội và trong các binh sĩ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Nixon khởi động một Chiến tranh chống ma túy, cam kết cắt đứt nguồn cung ma túy từ bên ngoài, và tăng kinh phí cho giáo dục và cho các cơ sở cải tạo. ==== Dân quyền ==== Trong những năm Nixon tại vị, diễn ra tích phân chủng tộc quy mô lớn lần đầu tiên trong các trường công tại miền Nam. Nixon tím kiếm một trung đạo giữa những người kỳ thị chủng tộc do George Wallace dẫn đầu và những người Dân chủ tự do, việc Đảng Dân chủ ủng hộ tích phân chủng tộc khiến họ chính đảng này một số người Da trắng miền Nam xa lánh. Nhận thấy triển vọng tốt tại miền Nam trong cuộc bầu cử năm 1972, từ trước đó ông tìm cách loại bỏ tính chính trị của việc phế bỏ kỳ thị chủng tộc. Không lâu sau khi nhậm chức, ông bổ nhiệm Phó Tổng thống Spiro Agnew lãnh đạo một tổ chuyên biệt đi làm việc với các thủ lĩnh địa phương—cả da trắng và da đen—nhằm xác định cách thức để tích phân chủng tộc các trường học địa phương. Spiro Agnew ít quan tâm đến công việc này, và hầu hết chúng do Bộ trưởng Lao động George Shultz tiến hành. Vào tháng 9 năm 1970, dưới 10% học sinh da đen theo học tại các trường bị cô lập. Tuy nhiên, đến năm 1971, căng thẳng về phế bỏ kì thị chủng tộc trong nhà trường nổi lên tại các thành phố miền Bắc, với các cuộc biểu tình giận dữ đối với việc vận chuyển học sinh bằng xe buýt đến trường ngoài khu phố của chúng để đạt cân bằng chủng tộc. Nixon phản đối vận chuyển này với tư cách cá nhân song thi hành lệnh của tòa án yêu cầu áp dụng chúng. Ngoài việc phế bỏ kì thị chủng tộc trong các trường công, Nixon thi hành Kế hoạch Philadelphia vào năm 1970—chương trình hành động bình quyền cấp liên bang đáng kể đầu tiên. Ông cũng tán thành Tu chính án bình quyền sau khi nó được lưỡng viện quốc hội thông qua vào năm 1972 và đưa đến các bang để phê chuẩn. Nixon tham gia vận động trong vị thế một người ủng hộ tu chính án vào năm 1968, song một số nhà nữ quyền chỉ trích ông ít có hành động đề giúp đỡ ERA hoặc các vụ tố tụng của họ sau khi ông đắc cử. Tuy vậy, ông bổ nhiệm nhiều nữ giới vào các vị trí trong chính phủ hơn so với thời Lyndon Johnson. ==== Không gian ==== Tháng 7 năm 1969, Apollo 11 được phóng, Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc đua để phi hành gia đổ bộ lên Mặt Trăng sau một nỗ lực quốc gia kéo dài gần một thập niên. Nixon nói chuyện với Neil Armstrong và Buzz Aldrin khi họ đi trên Mặt Trăng. Ông gọi cuộc đối thoại là "cuộc điện thoại mang tính lịch sử lớn nhất từng được tiến hành từ Nhà Trắng". Tuy nhiên, Nixon không muốn duy trì tài trợ cho NASA ở mức cao như trong suốt thập niên 1960 khi NASA chuẩn bị đưa người lên Mặt Trăng. Quản trị viên NASA Thomas O. Paine phác thảo một kế hoạch đầy tham vọng nhằm thiết lập một căn cứ thường trực trên Mặt Trăng vào cuối thập niên 1970 và thực hiện một hành trình có người lên sao Hỏa sớm nhất là vào năm 1981. Tuy nhiên, Nixon bác bỏ cả hai đề xuất. Nixon cũng hủy bỏ chương trình Phòng thí nghiệm quỹ đạo có người của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1969, do các vệ tinh gián điệp không người lái được chứng minh là có hiệu quả hơn về chi phí để hoàn thành mục tiêu do thám tương tự. Tháng 5 năm 1972, Nixon chấp thuận một chương trình hợp tác kéo dài 5 năm giữa NASA và chương trình không gian Liên Xô, với cực điểm là sứ mệnh chung của một tàu vũ trụ Apollo và Soyuz liên kết trong không gian vào năm 1975. === Tái cử, bê bối Watergate, và từ chức === ==== Chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1972 ==== Richard Nixon tin rằng việc ông lên nắm quyền đạt đỉnh tại một thời điểm tái tổ chức chính trị. "Miền Nam chắc chắn" của Đảng Dân chủ từ lâu là nguyên nhân khiến các tham vọng của Đảng Cộng hòa bị thất bại. Barry Goldwater giành chiến thắng tại một vài bang miền Nam do phản đối Đạo luật Dân quyền 1964, song bị những người miền Nam ôn hòa hơn xa lánh. Các nỗ lực của Richard Nixon nhằm giành sự ủng hộ của miền Nam vào năm 1968 bị ảnh hưởng do ứng cử viên ủng hộ kỳ thị chủng tộc George Wallace cũng tham gia. Trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên, Richard Nixon theo đuổi một chiến lược miền Nam bằng các chính sách, như các chính sách phế bỏ kì thị chủng tộc của ông, được người Da trắng miền Nam chấp thuận rộng rãi, khuyến khích họ tái tập hợp bên Đảng Cộng hòa sau thời đại Dân quyền. Ông tiến cử hai người bảo thủ miền Nam là Clement Haynsworth và G. Harrold Carswell làm thẩm phán Tối cao Pháp viện, song cả hai đều không được Thượng viện phê chuẩn. Richard Nixon ghi danh trong cuộc bầu cử sơ bộ New Hampshire vào ngày 5 tháng 1 năm 1972, trên thực tế có nghĩa là công bố ông tái ứng cử chức vụ tổng thống. Gần như chắc chắc được Đảng Cộng hòa đề cử, Tổng thống ban đầu kỳ vọng đối thủ Dân chủ của ông là Thống đốc Massachusetts Ted Kennedy, song người này hầu như bị loại khỏi cuộc đua sau sự kiện Chappaquiddick. Ngày 10 tháng 6, Thống đốc Nam Dakota George McGovern giành thắng lợi trong bầu cử sơ bộ tại California và đảm bảo quyền được Đảng Dân chủ đề cử. Tháng sau đó, Richard Nixon được tái đề cử trong Đại hội toàn quốc năm 1972 của Đảng Cộng hòa. Ông bác bỏ cương lĩnh chính trị của Đảng Dân chủ khi cho nó là hèn nhát và gây bất hòa. George McGovern có ý định giảm mạnh chi tiêu quốc phòng và ủng hộ ân xá cho những người trốn quân dịch cũng như quyền phá thai. Richard Nixon dẫn trước trong hầu hết các cuộc thăm dò ý kiến trong toàn bộ chu trình tranh cử, và tái đắc cử vào ngày 7 tháng 11 năm 1972 với số phiếu dẫn trước thuộc hàng cao nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Ông đáng bại McGovern với trên 60 % số phiếu phổ thông, chỉ thua tại Massachusetts và quận Columbia. ==== Watergate ==== Thuật ngữ Watergate ám chỉ một loạt những hành động bí mật và thường là phi pháp do các thành viên trong chính phủ Richard Nixon tiến hành. Các hành động này gồm có "những trò bẩn" hay đặt máy ghi âm bí mật trong văn phòng của các đối thủ chính trị và quấy nhiễu các nhóm hoạt động và các nhân vật chính trị. Các hoạt động này bị đưa ra ánh sáng sau khi năm người bị bắt vì đột nhập vào trụ sở của Đảng Dân chủ tại khu phức hợp Watergate thuộc Washington, D.C. vào ngày 17 tháng 6 năm 1972. The Washington Post nắm bắt được tình tiết; các ký giả Carl Bernstein và Bob Woodward dựa vào một người cung cấp tin được gọi là "Deep Throat"—người đã mạo hiểm mạng sống này là Phó giám đốc FBI Mark Felt—để liên kết những người này với chính phủ Richard Nixon. Richard Nixon xử trí bằng cách cho rằng bê bối chỉ đơn thuần là hoạt động chính trị, gọi các bài báo là thiên kiến và lạc lối. Một loạt những tiết lộ làm sáng tỏ rằng Ủy ban Tái tranh cử của Tổng thống Richard Nixon, và sau đó là Nhà Trắng, có dính líu đến các nỗ lực nhằm phá hoại Đảng Dân chủ. Các trợ lý cao cấp như Cố vấn Nhà Trắng John Dean đối diện với việc bị khởi tố; tổng cộng 48 quan chức bị kết án có tội. Trong tháng 7 năm 1973, trợ thủ Nhà Trắng Alexander Butterfield khai tuyên thệ trước Quốc hội rằng Richard Nixon có một hệ thống băng ghi âm bí mật, chúng ghi lại các cuộc đối thoại và điện thoại của ông trong phòng Bầu Dục. Các băng ghi âm này bị Luật sư đặc biệt Watergate Archibald Cox lệnh đưa ra trước tòa; Richard Nixon cung cấp bản chép lại các cuộc đối thoại thay vì băng ghi âm thực, viện dẫn đặc quyền hành pháp. Do Nhà Trắng và Archibald Cox bất hòa, Richard Nixon sa thải Archibald Cox vào tháng 10; người thay thế là Leon Jaworski. Trong tháng 11, các luật sư của Richard Nixon khám phá rằng một đoạn băng ghi âm các cuộc đối thoại trong Nhà Trắng song bị gián đoạn 18½ phút. Thư ký riêng của Tổng thống là Rose Mary Woods tuyên bố chịu trách nhiệm cho sự việc, khẳng định rằng bà vô tình xóa phần đó trong khi sao lại băng, song chuyện mà bà khai bị chế nhạo rộng rãi. Phần gián đoạn không chứng minh được rằng Tổng thống phạm tội, song tạo ra nghi ngờ về tuyên bố của Richard Nixon rằng ông không biết việc che giấu. Mặc dù mất đi nhiều ủng hộ của công chúng, thậm chí là từ đảng của mình, song Richard Nixon bác bỏ các cáo buộc phạm tội và thề tại nhiệm. Ông nhấn mạnh rằng mình đã phạm lỗi, song trước đó không biết về việc trộm thông tin, không phạm phải bất kỳ luật nào, và không được biết về việc che giấu cho đến đầu năm 1973. Ngày 10 tháng 10 năm 1973, Phó Tổng thống Spiro Agnew từ chức —không liên quan đến Watergate— và bị kết án phạm tội hối lộ, trốn thuế, và rửa tiền trong nhiệm kỳ làm Thống đốc Maryland. Richard Nixon chọn lãnh đạo phe thiểu số trong Hạ viện là Gerald Ford thay thế Agnew. Cuộc chiến tư pháp về các băng ghi âm tiép tục cho đến đầu năm 1974, và đến tháng 4 năm 1974 Richard Nixon tuyên bố phát hành 1.200 bản chép lại các cuộc đối thoại tại Nhà Trắng giữa ông và các trợ thủ. Ủy ban Tư pháp Hạ viện mở phiên điều trần luận tội đối với Tổng thống vào ngày 9 tháng 5 năm 1974, sự kiện được phát trên các mạng lưới truyền hình lớn. Phiên điều trần đạt đỉnh điểm bằng bỏ phiếu luận tội. Ngày 24 tháng 7, Tối cao pháp viện ra phán quyết nhất trí rằng toàn bộ các băng ghi âm phải được phát hành, thay vì chỉ các bản chép lại được lựa chọn. Ủng hộ dành cho Richard Nixon giảm đi khi tiếp tục có một loạt tiết lộ mới, song Richard Nixon hy vọng có thể đấu tranh với các cáo buộc. Tuy nhiên, một trong các băng ghi âm mới, được ghi ngay sau cuộc đột nhập, biểu thị rằng Richard Nixon đã thuật lại liên lạc của Nhà Trắng với những người đột nhập Watergate ngay sau khi chúng xảy ra, và đã chấp thuận các kế hoạch nhằm cản trở điều tra. Trong một phát biểu cùng với việc phát hành "Smoking Gun Tape" vào ngày 5 tháng 8 năm 1974, Richard Nixon thừa nhận trách nhiệm về việc lừa dối quốc dân trong khi ông đã được kể về dính líu của Nhà Trắng, nói rằng ông có một lầm lẫn về trí nhớ. Ông họp cùng các lãnh đạo trong Quốc hội của Đảng Cộng hòa ngay sau đó, và được bảo rằng ông chắc chắn phải đối diện với luận tội trong Quốc hội, và nhiều nhất sẽ chỉ nhận được 15 phiếu ủng hộ trong Thượng viện— ít hơn nhiều con số 34 phiếu để tránh bị bãi chức. ==== Từ nhiệm ==== Trong tình hình bị mất ủng hộ chính trị và gần như chắc chắn bị luận tội, Richard Nixon từ nhiệm tổng thống vào ngày 9 tháng 8 năm 1974, sau khi nói chuyện với quốc dân trên truyền hình vào buổi tối hôm trước. Bài phát biểu từ nhiệm được đọc từ phòng Bầu dục và được truyền trực tiếp trên sóng phát thanh và truyền hình. Richard Nixon nói rằng ông từ nhiệm vì lợi ích của quốc gia và thỉnh cầu quốc dân ủng hộ tân tổng thống là Gerald Ford. Richard Nixon hồi tưởng các thành tựu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại. Bài phát biểu của Richard Nixon ban đầu nhận được phản ứng nhìn chung là thuận lợi từ các nhà bình luận hệ thống, chỉ có Roger Mudd của hãng CBS nói rằng Richard Nixon không nhận tội. Một trong những người viết tiểu sử của Richard Nixon là Conrad Black gọi đó là "một kiệt tác". Conrad Black cho rằng Richard Nixon đã tránh khỏi điều được dự kiến là thứ bẽ mặt chưa từng thấy đối với một tổng thống Hoa Kỳ. == Những năm cuối và từ trần == === Xá tội và đau ốm === Sau khi từ nhiệm, hai vợ chồng Richard Nixon trở về tư dinh La Casa Pacifica tại San Clemente, California. Theo người viết tiểu sử của Richard Nixon là Jonathan Aitken, sau khi từ nhiệm, "Richard Nixon ở trong một tâm trạng đau khổ". Quốc hội tài trợ cho các chi phí chuyển tiếp của Richard Nixon, gồm cả một số chi phí tiền lương, song giảm trích quỹ từ 850.000 đô la xuống 200.000 đô la. Một số nhân viên vẫn ở bên ông, Richard Nixon ngồi vào bàn làm việc lúc 7 giờ sáng song có ít thứ để làm. Nguyên thư ký báo chí của ông là Ron Ziegler ngồi cùng riêng ông hàng giờ mỗi ngày. Việc Richard Nixon từ nhiệm không giúp chấm dứt đề nghị của nhiều người nhằm khiến ông bị trừng phạt. Nhà Trắng của Ford cân nhắc về một lệnh ân xá cho Richard Nixon, song điều này không được công chúng hoan nghênh. Richard Nixon tiếp xúc với những phái viên của Ford, ông ban đầu miễn cưỡng trong việc chấp thuận ân xá, song sau đó đồng ý làm như vậy. Tuy nhiên, Ford khăng khăng yêu cầu ông thực hiện một bản tuyên bố hối lỗi; Richard Nixon cảm thấy rằng ông không phạm tội gì và không cần phải đưa ra một văn kiện như vậy. Ford cuối cùng đồng ý, và vào ngày 8 tháng 9 năm 1974, đương kim tổng thống đương thời ban cho Richard Nixon một "một lệnh ân xá đầy đủ, tự do và tuyệt đối", theo đó kết thúc bất kỳ khả năng truy tố nào. Richard Nixon sau đó đưa ra một bản tuyên bố, trong đó nói rằng ông đã sai khi không hành động kiên định hơn và quả quyết hơn khi xử sự vụ Watergate. bày tỏ hối tiếc và đau khổ về sai lầm của mình. Đến tháng 10 năm 1974, Richard Nixon đổ bệnh viêm tĩnh mạch. Các bác sĩ nói với Richard Nixon rằng ông phải phẫu thuật nếu không sẽ tử vong, Richard Nixon miễn cưỡng lựa chọn phẫu thuật, và Tổng thống Ford đến thăm ông trong bệnh viện. Richard Nixon nhận trát hầu tòa khi xét xử ba trong số các trợ thủ cũ của mình là Dean, Haldeman, và John Ehrlichman. Thẩm phán John Sirica miễn cho việc Richard Nixon hiện diện bất chấp phản đối của các bị cáo. Quốc hội chỉ thị cho Tổng thống Ford giữ lại các văn kiện trong thời tổng thống của Richard Nixon, khởi đầu một cuộc chiến pháp ký kéo dài trong ba thập niên với thắng lợi của cựu tổng thống và tài sản của ông. Richard Nixon ở trong bệnh viện khi diễn ra bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1974, vụ Watergate và lệnh ân xá góp phần khiến Đảng Cộng hòa mất 43 ghế trong Hạ viện và 3 ghế trong Thượng viện. === Trở lại sinh hoạt công cộng === Đầu năm 1975, sức khỏe của Richard Nixon được cải thiện. Ông duy trì một văn phòng tại trạm tuần duyên cách nhà 300 yard (274 m), đầu tiên đi bằng xe chơi golf và sau đó đi bộ mỗi ngày; ông chủ yếu làm việc về hồi ký của bản thân. Ông hy vọng có thể chờ đợi thời cơ trước khi viết hồi ký của bản thân; song do thực tế là tài sản của ông bị tổn thất do các phí tổn và phí luật sư buộc ông phải nhanh chóng bắt đầu làm việc. Trợ cấp chuyển tiếp của ông kết thúc vào tháng hai, buộc ông phải từ biệt với nhiều trong số các nhân viên của mình, kể cả Ziegler. Đến tháng 8 cùng năm, ông gặp người dẫn chương trình và sản xuất truyền hình người Anh David Frost, người này thanh toán cho ông 600.000 đô la để thực hiện một loại cuộc phỏng vấn, quay thành phim và phát sóng vào năm 1977. Họ bắt đầu với chủ đề chính sách đối ngoại, thuật lại về các nhà lãnh đạo mà ông đã biết, song phần được ghi nhớ nhất trong các cuộc phỏng vấn là về Watergate. Richard Nixon tự nhận rằng ông đã hạ thấp quốc gia và tự lôi bản thân đi xuống. Các phỏng vấn thu hút 45–50 triệu khán giả—trở thành chương trình được theo dõi nhiều nhất ở thể loại này trong lịch sử truyền hình. Các phỏng vấn giúp cải thiện tình hình tài chính của Richard Nixon—vào một thời điểm đầu năm 1975 ông chỉ có 500 đô la trong ngân hàng—cũng như bán tài sản của ông tại Key Biscayne. Trong tháng 2 năm 1976, Richard Nixon đến Trung Quốc theo lời mời cá nhân của Mao Trạch Đông. Richard Nixon muốn trở lại Trung Quốc, song chọn cách chờ cho đến sau chuyến công du của Ford vào năm 1975. Richard Nixon duy trì trung lập trong cuộc chiến sơ bộ sát nút năm 1976 giữa Ford và Reagan. Ford giành thắng lợi, song thất bại trước Thống đốc Georgia Jimmy Carter trong tổng tuyển cử. Chính phủ Carter đối xử không rộng lượng với Richard Nixon và ngăn chuyến đi dự kiến của ông đến Úc, khiến chính phủ của Thủ tướng Malcolm Fraser rút lại lời mời chính thức của họ. Đến đầu năm 1978, Richard Nixon tới Anh Quốc. Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ và hầu hết bộ trưởng trong chính phủ James Callaghan xa lánh Richard Nixon. Tuy nhiên, ông được lãnh đạo đối lập Margaret Thatcher cũng các cựu thủ tướng Alec Douglas-Home và Harold Wilson hoan nghênh. Hai cựu thủ tướng khác là Harold Macmillan và Edward Heath từ chối gặp Richard Nixon. Richard Nixon phát biểu với Oxford Union về Watergate: "Một số ngươì nói tôi không xử sự đúng đắn và họ đúng" nhưng hãy nhìn vào các thành tựu của ông. === Tác giả và lão chính khách === Năm 1978, Richard Nixon xuất bản hồi ký RN: The Memoirs of Richard Nixon, cuốn đầu tiên trong 10 cuốn sách mà ông là tác giả trong thời gian nghỉ hưu. Cuốn sách bán chạy và nhận được phản ứng phê bình tổng thể là tích cực. Richard Nixon đến Nhà Trắng vào năm 1979, theo lời mới của Carter để dự quốc yến với Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình. Carter không muốn mời Richard Nixon, song Đặng Tiểu Bình nói rằng ông ta sẽ đến thăm Richard Nixon tại California nếu cựu tổng thống không được mời. Richard Nixon có cuộc họp riêng với Đặng Tiểu Bình và đến thăm Bắc Kinh một lần nữa vào giữa năm 1979. Đến đầu năm 1980, vợ chồng Richard Nixon chuyển đến thành phố New York. khi cựu hoàng Iran từ trần tại Ai Cập vào tháng 7 năm 1980, Richard Nixon tham dự tang lễ bất chấp ý kiến của Bộ Ngoại giao là không cử đại diện của Hoa Kỳ. Mặc dù Richard Nixon không được ủy nhiệm chính thức, song do là một cựu tổng thống nên ông được xem là sự hiện diện của Hoa Kỳ trong tang lễ cựu đồng minh của họ. Richard Nixon ủng hộ Ronald Reagan trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980, xuất hiện trên truyền hình và phác họa bản thân như là "chính khách lão luyện" theo lời người viết tiểu sử Stephen Ambrose. Ông viết guest articles cho nhiều ấn phẩm xuất bản trong chiến dịch và cả sau khi Reagan thắng cử. Sau 18 tháng trong sống trong nhà tại thành phố New York, Richard Nixon và vợ chuyến đến Saddle River, New Jersey vào năm 1981. Trong suốt thập niên 1980, Richard Nixon duy trì một lịch trình đầy tham vọng với các cam kết phát biểu và viết văn, lữ hành, và gặp gỡ nhiều lãnh đạo ngoại quốc, đặc biệt là các lãnh đạo trong Thế giới thứ ba. Ông cùng với các cựu tổng thống Ford và Carter đóng vai trò là đại diện cho Hoa Kỳ trong tang lễ Tổng thống Ai Cập Anwar Sadat. Trong một chuyến đi đến Trung Đông, Richard Nixon trình bày quan điểm của ông về Ả Rập Saudi và Libya, được truyền thông Hoa Kỳ chú ý đáng kể; The Washington Post đăng những câu chuyện về "phục nguyên" của Richard Nixon. Richard Nixon đến Liên Xô vào năm 1986 và khi trở về ông gửi cho Tổng thống Reagan một bị vong lục dài bao gồm những đề nghị về chính sách ngoại giao và những ấn tượng cá nhân của ông với Mikhail Gorbachev. Sau chuyến đi này, Richard Nixon được xếp hạng là một trong mười người được ngưỡng mộ nhất trên thế giới theo một thăm dò của Gallup. Năm 1986, Richard Nixon phát biểu tại một hội nghị của những nhà xuất bản báo chí, gây ấn tượng với các khán giả bằng tour d'horizon thế giới của ông. Newsweek đăng một câu chuyện "sự trở lại của Richard Nixon" với tiêu đề "ông ấy trở lại". Ngày 19 tháng 7 năm 1990, Thư viện và Sinh quán Richard Nixon tại Yorba Linda, California được khánh thành với sự tham dự của vợ chồng Richard Nixon. Họ tham dự với một đám đông lớn, gồm cả các tổng thống Ford, Reagan, và George H. W. Bush, cũng như các phu nhân của họ. Vào tháng 1 năm 1991, cựu tổng thống thành lập Trung tâm Richard Nixon (nay là Trung tâm lợi ích quốc gia), một trung tâm cố vấn chính sách và hội nghị tại thủ đô Washington, D.C. Pat Nixon từ trần ngày 22 tháng 6 năm 1993 do bệnh khí thũng và ung thư phổi. Tang lễ cho bà được tổ chức tại khu đất của Thư viện và Sinh quán Richard Nixon. Cựu Tổng thống Richard Nixon quẫn trí trong suốt lễ mai táng. === Từ trần và tang lễ === Richard Nixon bị đột quỵ nghiêm trọng vào ngày 18 tháng 4 năm 1994, trong lúc chuẩn bị để ăn tối tại tư gia thuộc Park Ridge. Do tình trạng tim của ông, một cục máu đông đã hình thành trong tim trên, rời ra, và đi lên não. Ông được đưa đến Trung tâm Y tế Cornell- Bệnh viện New York tại Manhattan, ban đầu tỉnh táo song không thể nói hay chuyển động tay hoặc chân phải. Tổn hại đến não gây ra phù, và Richard Nixon rơi vào một trạng thái hôn mê sâu. Ông mất vào 9:08 tối ngày 22 tháng 4 năm 1994, với các con gái ở bên giường bệnh. Ông hưởng thọ 81 tuổi. Tang lễ cho Richard Nixon diễn ra vào ngày 27 tháng 4 năm 1994. Những người truy điệu trong lễ diễn ra tại Thư viện Richard Nixon gồm có cả Tổng thống Bill Clinton, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger, Lãnh đạo phe thiểu số trong Hạ viện Bob Dole, Thống đốc California Pete Wilson, và Giáo sĩ Billy Graham. Tham dự tang lễ còn có các cựu tổng thống Ford, Carter, Reagan, George H. W. Bush, cùng phu nhân của họ. Richard Nixon được an táng cạnh vợ là Pat trong khuôn viên của Thư viện Richard Nixon. Ông để lại hai người con gái là Tricia và Julie, và bốn người cháu. Để phù hợp với di nguyện của ông, tang lễ cho ông không hoàn toàn là một quốc tang, song thi thể của ông được đặt tại hành lang Thư viện Richard Nixon từ 26 tháng 4 đến sáng hôm diễn ra tang lễ. Những người đến viếng chờ đợi thành hàng dài và phải mất tám giờ trong thời tiết giá lạnh, ẩm để được viếng. Lúc cao điểm, dòng người chờ viếng Richard Nixon dài 3 dặm (4,8 km) với ước tính là 42.000 người. == Di sản == Những người viết tiểu sử của Richard Nixon bất đồng về việc lịch sử sẽ nhận thức ông như thế nào. Theo Ambrose, "Richard Nixon muốn được đánh giá bằng những gì ông từng thực hiện. Thứ mà ông sẽ được ghi nhớ là cơn ác mộng ông đưa đến cho quốc gia trong nhiệm kỳ thứ nhì của mình và về sự từ nhiệm của ông." Một người ghi chép về sự nghiệp của Richard Nixon trong Quốc hội là Irwin Gellman thì nói rằng "ông là người xuất sắc trong số các đồng nghị sĩ với mình, một tiểu sử thành công trong một thời đại khó khăn, một người đã gợi ý một tiến trình chống cộng hợp lý tương phản với sự quá độ của McCarthy". Jonathan Aitken thấy rằng "Richard Nixon, trong vai trò một nhân vật và một chính khách, bị phỉ báng quá đáng vì những khuyết điểm của mình và những ưu điểm của ông không được công nhận thích đáng." Chiến lược miền Nam của Richard Nixon được một số sử gia cho là căn nguyên khiến miền Nam trở thành một thành trì của Đảng Cộng hòa, trong khi những người khác thì cho rằng các yếu tố kinh tế quan trọng hơn trong sự thay đổi này. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông có công trong việc chuyển Đảng Cộng hòa ra xa tầm kiểm soát của những người theo chủ nghĩa biệt lập, và trong vai trò là một nghị sĩ ông là một người chủ trương có tài thuyết phục trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản Liên Xô. Richard Nixon cho rằng các chính sách của ông đối với Việt Nam, Trung Quốc, và Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong vị trí lịch sử của ông. Đối thủ một thời của Richard Nixon là George McGovern bình luận vào năm 1983, "Tổng thống Richard Nixon đại khái đã có một cách tiếp cận thực tế hơn với hai siêu cường là Trung Quốc và Liên Xô so với bất kỳ tổng thổng nào khác kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai... Ngoại trừ việc tiếp tục không thể dung thứ của ông trong chiến tranh tại Việt Nam, Richard Nixon thực sự sẽ được đánh giá cao trong lịch sử." Nhà khoa học chính trị Jussi M. Hanhimäki thì bất đồng, cho rằng chính sách của Richard Nixon chỉ là một sự tiếp nối của chính sách ngăn chặn thời Chiến tranh Lạnh, sử dụng ngoại giao thay vì các biện pháp quân sự. Sử gia Keith W. Olson viết rằng Nixoddeeer lại một di sản tiêu cực: sự bất tín nhiệm căn bản đối với chính phủ bắt nguồn từ các sự kiện Chiến tranh Việt Nam và Watergate. Trong vụ luận tội Bill Clinton vào năm 1998, cả hai bên đều cố sử dụng Richard Nixon và Watergate để tạo lợi thế cho mình: phe Cộng hòa cho rằng hành vi sai trái của Clinton có thể so sánh với tội của Richard Nixon, trong khi phe Dân chủ tranh luận rằng các hành động của Richard Nixon nghiêm trọng hơn nhiều so với các hành động của tổng thống đương nhiệm. Di sản khác kéo dài trong một thời gian đó là giảm quyền lực của tổng thống do Quốc hội thông qua pháp luật hạn chế do sự kiện Watergate. Keith W. Olson cho rằng việc trao thêm quyền lực cho Tổng thống George W. Bush sau các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 giống như phục hồi quyền lực của tổng thống. == Cá tính và hình ảnh công cộng == Tính cách cá nhân và nhận thức của công chúng về nó luôn theo sát sự nghiệp của Richard Nixon. Những nhà biếm họa xã luận và diễn viên hài kịch thường cường điệu hóa diện mạo và phong cách của ông, đến mức ranh giới giữa con người và các biếm họa ngày càng trở nên mờ nhạt. Ông thường được phác họa là không cạo râu, vai xuôi, trán có nếp nhăn và đầy mồ hôi. Richard Nixon có tính cách phức tạp, vừa bí ẩn và vụng về, hơn nữa còn đặc biệt thận trọng về chính mình. Ông có khuynh hướng giữ khoảng cách với mọi người và tuân theo nghi thức trên mọi phương diện, mặc một áo choàng và buộc dây ngay cả khi ở nhà một mình. Nhà viết tiểu sử về Richard Nixon là Conrad Black miêu tả ông là người cương ngạnh song cũng thấp thỏm bất an với bản thân trên các phương diện nhất định. Theo Conrad Black, Richard Nixon nghĩ rằng mình phải chịu sự phỉ báng, hai mang, phiền nhiễu bất công, hiểu lầm, xem thường, phải chịu những thử thách của Job, song ông rốt cuộc sẽ thắng thế dựa vào ý chí mạnh mẽ, tính kiên trì, và tính cần mẫn của bản thân. Nhà viết tiểu sử Elizabeth Drew tổng kết Richard Nixon như một "người thông minh, tài hoa, song đặc biệt nhất và chịu quấy nhiễu nhiều nhất trong các tổng thống". Trong tháng 10 năm 1999, một trong số những cuốn băng ghi âm tại Nhà Trắng vào năm 1971 được công bố, trong cuốn băng có những phát biểu của Richard Nixon được xem là xúc phạm đến người Do Thái. Trong một đàm thoại với H. R. Haldeman, Richard Nixon nói rằng Washington bị "dân Do Thái tràn ngập" và rằng "đại bộ phận người Do Thái đều không trung thành," ngoại lệ là một số trợ thủ cao cấp của ông. Cũng trong các băng ghi âm vào năm 1971, Richard Nixon phủ nhận bản thân là người bài Do Thái, nói rằng "Nếu người nào đó từng ngồi trên cái ghế này có lý do để bài Do Thái, thì đó là tôi... Và tôi không như vậy, ông hiểu ý tôi chứ?" Khi được kể rằng hầu hết người Mỹ, thậm chí là ở cuối sự nghiệp của ông, đã không cảm thấy rằng họ hiểu biết về ông, Richard Nixon hồi đáp "Vâng, điều đó chính xác. Và họ không cần thiết phải biết." == Chú giải == == Tham khảo == == Thư mục == === Sách === == Liên kết ngoài == Richard Nixon Foundation The Nixons Take a Bicycle Ride The Nixon Center, Washington, D.C. Richard Nixon Presidential Library White House biography Richard Nixon: A Resource Guide from the Library of Congress The Watergate Tapes Nixon's will Richard Nixon trên C-SPAN Richard Nixon at C-SPAN's American Presidents: Life Portraits Richard Nixon tại Internet Movie Database United States Congress. “Richard Nixon (id: N000116)”. Biographical Directory of the United States Congress. Các tác phẩm của Richard Nixon tại Dự án Gutenberg Thêm tin tức và bình luận về Richard Nixon trên The New York Times The Nixon–Presley Meeting at The National Security Archive The Presidents: Nixon — An American Experience Documentary Richard Nixon tại Internet Movie Database
eugene o'neill.txt
Eugene Gladstone O'Neill (16 tháng 10 năm 1888 – 27 tháng 11 năm 1953) là nhà viết kịch Mỹ 4 lần đoạt giải Pulitzer cho kịch (1920, 1922, 1928, 1956) và giải Nobel Văn học năm 1936. O'Neill là người mở ra trường phái kịch tự nhiên của Mỹ. == Tiểu sử == Eugene O'Neill sinh ở Broadway, New York trong một gia đình Kitô giáo, con trai một nghệ sĩ tài danh gốc Ireland. Từ nhỏ ông phải theo cha đi lưu diễn khắp nơi, 7 tuổi bắt đầu vào trường nội trú, học lực bình thường nhưng đọc nhiều sách văn học. Những năm 1906-1907 ông học Đại học Princeton, nhưng không hứng thú với công việc nghiên cứu trong trường nên bỏ dở, đi vào cuộc sống phiêu lưu, làm qua các nghề tìm vàng, viên chức nhỏ, thủy thủ, diễn viên, nhà báo... Năm 1911, ông trở về New York, làm đủ thứ việc để kiếm sống. Năm 1912 ông mắc bệnh lao phải nằm điều dưỡng 6 tháng, đã toan tự tử rồi quyết định làm lại cuộc đời, bắt đầu sáng tác kịch để trở thành nghệ sĩ. Năm 1913 ông ra viện và bắt đầu theo học các khóa giảng về nghệ thuật kịch tại Đại học Harvard. Năm 1914, ông xuất bản cuốn sách đầu tiên gồm 7 vở kịch Thirst and other one-act plays (Khát và các vở kịch một hồi khác). Năm 1916, ông dựng thành công vở kịch dài Bound East of Cardiff (Về phía Đông tới Cardiff), và tiếp đó liên tục các vở kịch khác được ra đời và trình diễn như The Emperor Jones (Hoàng đế Jones), The Hairy Ape (Con khỉ rậm lông), Beyond the Horizon (Phía sau chân trời)... Thập niên 1930 là thời kì đỉnh cao sáng tạo của O'Neill, ông được coi là nhà sáng tác kịch hàng đầu của nước Mỹ. Năm 1936 O'Neill là nhà viết kịch đầu tiên của Mỹ được nhận giải Nobel; do bệnh nặng ông không đến Thụy Điển dự lễ trao giải. Trong thư gửi Viện Hàn lâm Thụy Điển, ông đặc biệt nhấn mạnh đến ảnh hưởng của nhà viết kịch xuất chúng người Thụy Điển August Strindberg đối với ông. Những năm tiếp theo O'Neill viết thêm nhiều kiệt tác như The Iceman Comes (Người mang băng đá đang đến, 1939), Long Day's Journey Into Night (Ngày dài đi vào đêm, 1941), A Moon for the Misbegotten (Mặt Trăng cho các con ghẻ của số phận, 1943)... Với vở kịch All God's Children Got Wings (Các con của Chúa đều có cánh, 1924), Eugene O'Neill là nhà văn Mỹ đầu tiên có tác phẩm lên án nạn phân biệt chủng tộc và nền văn minh tư sản. Dù vậy, kịch của O'Neill vẫn bộc lộ những tư tưởng bi quan sâu sắc trước số phận con người và cuộc đời. Sau khi nhận giải Nobel, ông hướng dần về tôn giáo và tư tưởng bi quan càng trở nên trầm trọng. Ông không tin vào khoa học và tiến bộ, sáng tác của ông thời kì này sa vào khủng hoảng nặng nề. Năm 1943 ông bị tổn thương não, mất khả năng làm việc, thậm chí không thể cầm bút viết, nên nhiều dự định sáng tạo ông ấp ủ đã không được thực hiện. Eugene O'Neill mất năm 1953. == Linh tinh == Con gái của Eugene O'Neil, Oona O'Neill, bị ông từ bỏ sau khi cô kết hôn với Charlie Chaplin khi cô mới 18 tuổi và Chaplin 54 tuổi. == Tác phẩm == Thirst and Other One-act plays (Khát và các vở kịch một hồi khác, 1914), tập kịch ngắn Bound East of Cardiff (Về phía Đông tới Cardiff, 1914), kịch Before Breakfast (Trước bữa sáng, 1916), kịch The Long Voyage Home (Chuyến đi dài ngày về nhà, 1917), kịch In The Zone (Trong vùng, 1917), kịch Moon of The Carabbees (Trăng Caribe, 1917), kịch Ile (1917), kịch The Rope (Dây thừng, 1918), kịch The Dreamy Kid (Đứa trẻ mơ mộng, 1918), kịch Where The Cross is Made (Nơi dấu chữ thập được vạch, 1918), kịch The Straw (Cái tráp, 1919), kịch Gold (Vàng, 1920), kịch Anna Christie (1920), kịch The Emperor Jones (Hoàng đế Jones, 1920), kịch Different (Khác nhau, 1920), kịch Beyond the Horizon (Phía sau chân trời, 1920), kịch The First Man (Người đàn ông đầu tiên, 1921), kịch The Hairy Ape (Con khỉ rậm lông, 1921), kịch The Fountain (Nguồn suối, 1921-1922), kịch Desire Under the Elms (Khát vọng dưới bụi cây du, 1924), kịch All God's Children Got Wings (Các con của Chúa đều có cánh, 1924), kịch Marco Millions (Triệu phú Marco, 1923-1925), kịch The Great God Brown (Thần Brown vĩ đại, 1925), kịch Lazarus Laughed (Lazarus cười, 1926), kịch Strange Interlude (Khúc biến tấu kì lạ, 1926-1927), kịch Dynamo (1928), kịch Mourning Becomes Electra (Buồn tang là Electra, 1929-1931), kịch Days Without End (Những ngày bất tận, 1932-1933), kịch Ah, wilderness! (Ôi, tuổi trẻ!, 1933), hài kịch The Iceman Comes (Người mang băng đá đang đến, 1939, dựng 1946), kịch A Touch of a Poet (Tâm hồn nhà thơ, 1940, dựng 1957), kịch More Stately Mansions (Các cung điện giàu hơn, 1940), kịch Long Day's Journey Into Night (Ngày dài đi vào đêm, 1941, dựng năm 1956), kịch A Moon for the Misbegotten (Mặt Trăng cho các con ghẻ của số phận, 1943, dựng 1957), kịch == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Works by Eugene O'Neill at Project Gutenberg eOneill.com: An Electronic Eugene O'Neill Archive The Iceman Cometh: A Study Guide Các tác phẩm của Eugene O'Neill tại Dự án Gutenberg Eugene O'Neill National Historic Site American Experience - Eugene O'Neill: A Documentary Film on PBS Nobel autobiography
cảng hải phòng.txt
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An thành phố, bên cạnh đó cụm cảng Lạch Huyện Cửa ngõ Quốc tế mới loại 1A đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng. == Lịch sử == Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân đội viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Đến năm 1939, cảng này thực hiện 23% khối lượng vận chuyển xuất nhập khẩu của xứ Đông Dương. Ngày, 21/03/1956 Cảng Hải Phòng là một xí nghiệp do Ngành vận tải thủy phụ trách và quản lý. Ngày 10/7/1965, Cảng Hải Phòng là xí nghiệp trực thuộc Cục vận tải đường biển. Ngày 28/11/1978, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng cục đường biển. Ngày 29/4/1995, Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 12/10/2007, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam. Ngày 01/07/2014, Cảng Hải Phòng chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. == Thông số kỹ thuật == Cảng Hải Phòng hiện nay bao gồm các khu bến cảng chính sau: Cảng Vật Cách:Xây dựng năm 1965,ban đầu là những dạng mố cầu,có diện tích mặt bến 8 X 8 mét,cảng có 5 mố cầu bố trí cần trục ôtô để bốc than và một số loại hàng khác từ sà lan có trọng tải từ 100 đến 200 tấn. Cảng Hải Phòng (khu cảng chính, hay còn gọi là Bến Hoàng Diệu, trước gọi là Bến Sáu kho) trên sông Cấm: cảng container nội địa, cảng bốc xếp và vận chuyển hàng hóa rời, chủ yếu phục vụ nội địa. Khu cảng này có 11 cầu tàu, độ sâu trước bến là -8,4 mét; hệ thống kho rộng 31320 mét vuông; hệ thống bãi rộng 163 nghìn mét vuông. Cảng Hải Phòng (khu bến Chùa Vẽ) trên sông Cấm: cảng container chuyên dụng, có 5 cầu tàu, hệ thống bãi rộng 179 nghìn mét vuông. Khu bến Đình Vũ và Nam Đình Vũ: có thể tiếp nhận tàu trọng tải 10 nghìn - 20 nghìn DWT Cảng gồm 8 cầu tàu bê tông cốt thép, 2 cầu đang xây dựng trong đó có 1 bến nghiêng; Kho có diện tích 70.232 m², bãi chứa hàng có diện tích 39.000 m²; Thiết bị bốc dỡ: có cẩu cố định và di động 10 - 50 - 70 tấn, có xe nâng, hạ hàng, băng chuyển tải và cẩu xếp dỡ công ten nơ; Độ sâu trung bình của mực nước là 7 m; Có đường sắt vào các cầu tàu số 8 - 9 - 10 - 11. Khả năng xếp dỡ: từ 3,5 đến 4,5 triệu tấn/năm. Đang tăng cường khả năng xếp dỡ hàng hóa và công ten nơ lên 7 triệu tấn/năm. Khu bến sông Cấm: 5 nghìn - 10 nghìn DWT Khu bến Diêm Điền (huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình): 1 nghìn - 2 nghìn DWT Cảng Thủy sản Cảng Đoạn Xá: Cảng Tân Vũ: có độ sâu cốt luồng là -7,3 mét, độ sâu trước bến là -10,3 mét, tiếp nhận được tàu 20 nghìn DWT, hiện có 2 cầu tàu dành cho làm hàng container (khi xây hoàn thành, sẽ có thêm 1 cầu tàu dành cho làm hàng container và 2 cầu tàu dành cho làm hàng rời). Cảng Hải An: Hiện có 1 cầu tàu dành cho làm hàng container Cảng Lạch Huyện (đang xây dựng) == Quy hoạch == Hiện chính phủ Việt Nam đang có kế hoạch nâng cấp cảng Hải Phòng. Khu bến Lạch Huyện sẽ được xây dựng làm cảng tổng hợp và cảng công ten nơ. Đây sẽ là khu bến chính của cảng Hải Phòng có năng lực tiếp nhận tàu 50 nghìn đến 80 nghìn DWT vào năm 2020. Khu bên Đình Vũ sẽ được nạo vét, cải tạo để có thể tiếp nhận được tàu 20 nghìn đến 30 nghìn DWT. Khu bến Yên Hưng (Yên Trạch, đầm nhà Mạc) sẽ được xây dựng làm bến chuyên dùng có thể tiếp nhận tàu 30 nghìn tới 40 nghìn DWT. Ngoài ra, còn có bến Nam Đồ Sơn chuyên dùng cho an ninh quốc phòng. == Các cảng ở Hải Phòng == Cũng ở Hải Phòng, ngoài các cảng trên, còn có hơn 20 bến cảng khác với các chức năng khác nhau, như vận tải chất hóa lỏng (xăng, dầu, khí đốt), bến cảng đóng tàu, bến cho tàu vận tải đường sông nhỏ có trọng tải 1-2 tấn ("tàu chuột"). Các cảng này do nhiều công ty khác nhau quản lý và khai thác. == Tham khảo == Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
kitô giáo sơ khai.txt
Kitô giáo sơ khai là giai đoạn của Kitô giáo trước khi diễn ra Công đồng Nicaea I năm 325. Nó thường được chia thành Thời đại Tông đồ và Thời kỳ Tiền Nicaea (tiếp nối Thời đại Tông đồ cho đến thời Nicaea). Những tín hữu Kitô giáo đầu tiên, như đã được kể lại trong các chương đầu của Sách Công vụ Tông đồ, đều là người Do Thái, đạo gốc hoặc đạo theo, mà trong Kinh Thánh dùng thuật từ "proselytos", và được các nhà sử học gọi là những Kitô hữu Do Thái. Thông điệp Phúc Âm ban đầu được loan báo bằng phương thức truyền khẩu, có lẽ bằng tiếng Aram, nhưng gần như đồng thời còn bằng tiếng Hy Lạp. Tân Ước với Sách Công vụ Tông đồ và Thư gửi tín hữu Galát đã ghi nhận cộng đồng Kitô giáo đầu tiên tập trung tại Jerusalem và những người lãnh đạo đầu tiên bao gồm Thánh Phêrô, Giacôbê Công chính, và Gioan Tông đồ. Sau khi Phaolô cải đạo, ông được gọi bằng danh hiệu "Tông đồ cho Dân ngoại". Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được cho là nhiều hơn đáng kể so với các tác giả Tân Ước khác. Đến cuối thế kỷ 1, Kitô giáo bắt đầu được công nhận trong nội bộ và bên ngoài như là một tôn giáo riêng tách ra từ Do Thái giáo, được tinh chỉnh và phát triển thêm trong nhiều thế kỷ sau khi Đệ nhị Đền thờ của người Do Thái bị phá hủy. == Xem thêm == == Tham khảo == === Chú thích === === Sách tham khảo === Berard, Wayne Daniel. When Christians Were Jews (That Is, Now). Cowley Publications (2006). ISBN 1-56101-280-7. Boatwright, Mary Taliaferro & Gargola, Daniel J & Talbert, Richard John Alexander. The Romans: From Village to Empire. Oxford University Press (2004). ISBN 0-19-511875-8. Bourgel, Jonathan (2010). “The Jewish Christians' Move from Jerusalem as a Pragmatic Choice”. Trong Jaffé, Dan. Kaiphas: der Hohepriester jenes Jahres: Geschichte und Deutung. BRILL. ISBN 90-04-18410-4. Cook, John Granger (2011). Roman Attitudes Toward the Christians: From Claudius to Hadrian. Mohr Siebeck. ISBN 978-3-16-150954-4. Croix, G. E. M. de Sainte (1963). “Why Were The Early Christians Persecuted?”. Past and Present 26 (1): 6–38. doi:10.1093/past/26.1.6. Dauphin, C. "De l'Église de la circoncision à l'Église de la gentilité – sur une nouvelle voie hors de l'impasse". Studium Biblicum Franciscanum. Liber Annuus XLIII (1993). Dunn, James (1992). Jews and Christians. Wm. B. Eerdmans Publishing. ISBN 978-0-8028-4498-9. Durant, Will (2011). Caesar and Christ: The Story of Civilization. Simon and Schuster. ISBN 978-1-4516-4760-0. Ehrman, Bart D. (2006). Whose Word is It?: The Story Behind Who Changed The New Testament and Why. A&C Black. ISBN 978-0-8264-9129-9. Ehrman, Bart D. (2008). A Brief Introduction to the New Testament. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-536934-2. Ehrman, Bart D. (2012). Did Jesus Exist?: The Historical Argument for Jesus of Nazareth. HarperCollins. ISBN 978-0-06-208994-6. Esler, Philip F. The Early Christian World. Routledge (2004). ISBN 0-415-33312-1. Fee, Gordon; Stuart, Douglas (2014). How to Read the Bible for All Its Worth: Fourth Edition. Zondervan. ISBN 978-0-310-51783-2. Harris, Stephen L. Understanding the Bible. Mayfield (1985). ISBN 0-87484-696-X. Hinson, E. Glenn The Early Church: Origins to the Dawn of the Middle Ages. Abingdon Press (1996). ISBN 0-687-00603-1. Hunt, Emily Jane. Christianity in the Second Century: The Case of Tatian. Routledge (2003). ISBN 0-415-30405-9. Keck, Leander E. Paul and His Letters. Fortress Press (1988). ISBN 0-8006-2340-1. Pelikan, Jaroslav Jan. The Christian Tradition: The Emergence of the Catholic Tradition (100–600). University of Chicago Press (1975). ISBN 0-226-65371-4. Pritz, Ray A., Nazarene Jewish Christianity From the End of the New Testament Period Until Its Disappearance in the Fourth Century. Magnes Press – E.J. Brill, Jerusalem – Leiden (1988). Richardson, Cyril Charles. Early Christian Fathers. Westminster John Knox Press (1953). ISBN 0-664-22747-3. Stark, Rodney.The Rise of Christianity. Harper Collins Pbk. Ed edition 1997. ISBN 0-06-067701-5 Stambaugh, John E. & Balch, David L. The New Testament in Its Social Environment. John Knox Press (1986). ISBN 0-664-25012-2. Tabor, James D. "Ancient Judaism: Nazarenes and Ebionites", The Jewish Roman World of Jesus. Department of Religious Studies at the University of North Carolina at Charlotte (1998). Taylor, Joan E. Christians and the Holy Places: The Myth of Jewish-Christian Origins. Oxford University Press (1993). ISBN 0-19-814785-6. Thiede, Carsten Peter. The Dead Sea Scrolls and the Jewish Origins of Christianity. Palgrabe Macmillan (2003). ISBN 1-4039-6143-3. Valantasis, Richard. The Making of the Self: Ancient and Modern Asceticism. James Clarke & Co (2008) ISBN 978-0-227-17281-0.[1] White, L. Michael. From Jesus to Christianity. HarperCollins (2004). ISBN 0-06-052655-6. Wilson, Barrie A. How Jesus Became Christian. New York: St. Martin's Press, (2008). Wright, N.T. The New Testament and the People of God. Fortress Press (1992). ISBN 0-8006-2681-8. Wylen, Stephen M. The Jews in the Time of Jesus: An Introduction. Paulist Press (1995). ISBN 0-8091-3610-4. == Liên kết ngoài == Early Christians Ebionites Early Christian Writings Christian Classics Ethereal Library Early Church Texts The Early Christians in Their Own Words (free Ebook – English or Arabic) Catholic Encyclopedia: The Fathers of the Church PBS Frontline: The First Christians "The Old Testament of the Early Church" Revisited, Albert C. Sundberg, Jr. The Jewish Roman World of Jesus Early Christian Sites in Ireland
miura toshiya.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Miura. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Miura Toshiya (三浦 俊也, みうら としや) sinh ngày 16 tháng 7 năm 1963 là một huấn luyện viên bóng đá người Nhật Bản. Ông từng là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. == Sự nghiệp cầu thủ == Miura Toshiya sinh tại Kamaishi, Iwate, Nhật Bản. Sau khi chơi cho đội bóng trường trung học Nam Kamaishi, ông đã nhập học trường đại học Komazawa và gia nhập câu lạc bộ bóng đá của trường đại học này nhưng chỉ với vai trò cầu thủ dự bị. Sau khi tốt nghiệp đại học, Miura vừa theo khóa học về điều dưỡng tại quê nhà, vừa thi đấu cho các câu lạc bộ bóng đá nghiệp dư địa phương là Morioka Zebra và Shinittetsu Sumikin Kamaishi. == Sự nghiệp huấn luyên viên == === Du học tại Đức === Vì không thể từ bỏ ước muốn trở thành huấn luyện viên bóng đá, năm 1991, Miura quyết định du học tại Đức. Sau 5 năm rưỡi du học tại Đức, ông đã có chứng chỉ huấn luyện viên loại A (tương đương loại A tại Nhật). Cùng thời gian này, Miura cũng học làm phiên dịch tiếng Đức. Sau khi trở về nước, ông lập tức học tiếp khóa phiên dịch tiếng Đức và lấy chứng chỉ cao cấp về phiên dịch tiếng Đức năm 1996. Năm 1997, ông nhậm chức huấn luyện viên câu lạc bộ Brummel Sendai (nay là Vegalta Sendai) và bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên ở cúp Thiên Hoàng. Năm 1998, Miura chính thức bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên với câu lạc bộ Mito Hollyhock. Năm 1999, Miura trở thành huấn luyện viên phó cho câu lạc bộ Omiya Ardija và học phong cách bóng đá tổng lực Hà Lan từ huấn luyện viên trưởng đội bóng này là ông Pim Verbeek và trở thành huấn luyện viên trưởng đội bóng này vào năm 2000. Mùa giải năm 2000, mặc dù kết thúc với vị trí thứ 4 nhưng đội bóng của Miura đã phải chịu thất bại thảm hại với tỷ lệ 1 thắng - 11 bại với 3 đội bóng dẫn đầu. Năm 2001, Miura đã tuyển mộ Jorge Luis Dely Valdes, tuyển thủ quốc gia Panama, Baré (Jader Volnei Spindler), cầu thủ người Brazil, người đầu tiên lập cú đúp hattrick tại J-League và Ando Masahiro, cựu tuyển thủ Nhật Bản. Miura đã tự tin tuyên bố: "Kể từ khi trở thành huấn luyện viên, đây là đội bóng xuất sắc nhất tôi từng dẫn dắt." Mùa giải năm 2001, dù kết thúc lượt đi với 17 trận thắng (trong đó có 4 trận thắng bằng thi đấu thêm giờ), 2 bại, 1 hòa, đội bóng của Miura đã kết thúc mùa giải với vị trí thứ 5 và không thể lên J1 sau khi hai cầu thủ quan trọng là Jorginho và Jorge Luis Dely Valdes chấn thương nặng. Cuối mùa giải 2001, Miura từ chức huấn luyện viên câu lạc bộ bóng đá Omiya Aldija. === Omiya Aldija === Năm 2004, Miura trở lại làm huấn luyện viên của câu lạc bộ Omiya Aldija. Mặc dù khởi đầu chậm chạp nhưng ngoại trừ việc gặp khó khăn ở lượt đi trước đội bóng mạnh nhất Kawasaki Frontale, đội bóng của Miura đã đảm bảo vị trí thứ 2, vị trí chắc chắn lên hạng. Ở lượt về, với sự tăng cường của cầu thủ Brazil Tuto, Omiya Aldija kéo dài mạch chiến thắng và lên hạng J1 sau chiến thắng trước Mito Hollyhock ở vòng đấu thứ 42. Ở lượt đi mùa bóng 2005, mặc dù đã có thành tích giành thắng lợi 50% ở lượt đi, nhưng với sự ra đi của ngôi sao Cristian và chấn thương của nhiều trụ cột, đội bóng của Miura gặp thất bại liên tiếp như mùa giải 2001, tưởng như đã tụt xuống vị trí xuống hạng nhưng cuối cùng đã trụ lại được ở J1. Tuy nhiên với kết quả không tốt đẹp ở mùa giải 2006, Miura đã từ chức huấn luyện viên của câu lạc bộ Omiya Aldija. === Sapporo Consadore === Miura nhậm chức huấn luyện viên của Sapporo Consadore ở mùa giải 2007. Huấn luyện viên tiền nhiệm Yanagishita Masaaki đã dẫn dắt Sapporo chơi với lối bóng đá tấn công, tuy nhiên sự yếu kém của hàng phòng ngự đã dẫn đến thất bại của đội bóng ở những thời điểm quan trọng. Miura đã truyền cho Sapporo Consadore lối chơi có tổ chức với hàng phòng ngự được tổ chức từ tuyến trên. Thất bại không còn nữa và đội bóng tiến lên vững chắc kể từ trận khai mạc. Mặc dù có một số thời điểm bị chỉ trích, ở vòng đấu cuối cùng (1 tháng 12), Sapporo Consadore đã giành thắng lợi trước Mito Hollyhock, vô địch J2 và trở lại J1. Trở lại J1 ở mùa giải 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn như việc cầu thủ trung tâm hàng tiền vệ, Alseu, rời đội bóng ở tuần đầu tiên, hủy hợp đồng với Bruno Quadros, hàng phòng ngự với trung tâm là Soda Yushi, người đã đóng góp rất quan trọng trong chiến tích lên hạng J1 mùa bóng trước, Sapporo Consadore đã tránh khỏi nhiều thất bại, đồng thời tiền đạo mũi nhọn Davi cũng góp công với nhiều bàn thắng. Tuy nhiên, với hàng loạt cầu thủ bị chấn thương và lối phòng ngự khu vực cứng nhắc dễ bị bắt bài với các đội bóng J1, lối chơi của đội bóng đã gặp thất bại. Với chiến thuật quá khắc nghiệt, khiến nhiều cầu thủ phải rời sân (có trận đấu mà 2 cầu thủ phải ra sân), Sapporo Consadore đã dẫm chân tại chỗ. Giữa mùa giải, với sự gia nhập đội bóng của Minoyoshi Yoshinobu, hàng phòng ngự đã trở nên ổn định, Sapporo Consadore đã lật ngược tình thế với các trận đấu ở tháng 7, tháng 8 nhưng với nhiều trận thất bại, Sapporo Consadore đã phải xuống hạng J2 với kết quả tồi tệ nhất trong lịch sử. Mặc dù đã được yêu cầu tiếp tục huấn luyện mùa giải 2009, Miura đã nhận trách nhiệm với việc xuống hạng của câu lạc bộ và từ chức huấn luyện viên Sapporo Consadore. === Vissel Kobe === Tháng 8 năm 2009, Miura trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ Vissel Kobe thay thế cho Wada Masahiro. Tiếp nối phong cách phòng thủ phản công, đội bóng của Miura đã chiến thắng 3 trận liên tiếp trong tháng 8 và đưa đội bóng tạm thời thoát khỏi nguy cơ xuống hạng. Mặc dù chỉ giành được 1 chiến thắng trong tháng 9 nhưng Vissel Kobe đã trụ lại được một cách khó nhọc. Miura tiếp tục dẫn dắt Kobe ở mùa giải 2010. Tuy nhiên, với kết quả không được như ý kể từ trận khai mạc, Vissel Kobe tụt lại ở khu vực xuống hạng, cộng với sự thiếu hòa nhập của Lee Jae Min, tiền đạo thay thế tuyển thủ Nhật Bản Okubo, và tình trạng chấn thương kéo dài do chiến thuật quá khắc nghiệt của Miura, có giai đoạn trong 7 trận đấu có 6 cầu thủ bị chấn thương phải thay ra (trong đó có hai lần thủ môn Enomoto Matsuya phải ra sân, thay vào vị trí thủ môn là một cầu thủ khác trên sân), tình cảnh ở câu lạc bộ Sapporo Consadore lại lặp lại, Miura đã bị sa thải vào ngày 12 tháng 9. === Venforet Kofu === Năm 2011, Miura trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ Venforet Kofu. Ông được kỳ vọng sẽ củng cố lại hàng phòng ngự bất ổn ở mùa bóng trước. Miura đã cố áp dụng chiến thuật phòng ngự khu vực đã thành công với Sapporo Consadore nhưng các cầu thủ Kofu vốn quen với chiến thuật phòng ngự áp sát. nổi tiếng với chiến thuật "running soccer" đã gặp khó khăn với chiến thuật mới quá thiên về phòng ngự, làm mờ đi hình ảnh đội bóng tấn công tốt nhất J2 mùa bóng trước. Venforet Kofu giành được thắng lợi đầu tiên ở vòng đấu thứ 6 trước Nagoya Grampus Eight, nhưng sau đó chỉ giành được tổng cộng 4 trận thắng trong số 19 trận đấu, bao gồm 2 trận trước Kashima Antlers và Gamba Osaka, những đội bóng đã mệt mỏi sau các trận đấu ở AFC Champions League, và trận thắng cuối cùng ở vòng đấu thứ 13 trước Avispa Fukuoka, kết thúc ở vị trí thứ 16, rơi xuống khu vực xuống hạng. Mặc dù được trông chờ ở việc xây dựng hàng phòng ngự nhưng với chiến thuật phòng ngự khu vực, Venforet Kofu đã để lọt lưới nhiều thứ 2 với 37 bàn thua do đã để lỏng những cú sút từ tuyến hai của hàng tiền vệ đối phương. Kết quả không tốt này khiến chủ tịch đội bóng Umino Kazuyuki không thể bỏ qua và đã ra điều kiện "Nếu Miura không chiến thắng ở vòng đấu thứ 20 ngày 6 tháng 8 gặp Sanfrecce Hiroshima và vòng đấu tiếp theo gặp Montedio Yamagata thì sẽ bị sa thải". Cuối cùng, Miura đã bị sa thải sau thất bại 0-2 trước Sanfrecce Hiroshima. Miura đã trở thành huấn luyện viên đầu tiên bị sa thải giữa mùa giải. Sau khi rời khỏi ghế huấn luyện viên, ông Miura đảm nhiệm vai trò bình luận ở hai chương trình về giải vô địch Italy, Serie A của kênh truyền hình Sky PerfecTV và giải vô địch Hà Lan, Eredivisie của kênh J SPORTS. === Việt Nam === Ngày 8 tháng 5 năm 2014, Miura Toshiya trở thành huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, đồng thời là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Olympic Việt Nam tham dự vòng loại Olympic Rio de Janeiro. ASIAD 17 tại Hàn Quốc vào tháng 9 năm 2014, Miura dẫn dắt U23 Việt Nam lọt vào vòng 1/8 môn bóng đá nam. Hai tháng sau tại AFF Cup 2014, ông đưa đội tuyển Việt Nam lọt vào vòng bán kết và dừng bước trước Malaysia vì những sai lầm ở hàng thủ. Tháng 6 năm 2015, Miura Toshiya dẫn dắt U23 Việt Nam giành huy chương Đồng môn bóng đá nam tại SEA Games 28. Miura Toshiya cùng đội tuyển Việt Nam tham dự trận giao hữu với câu lạc bộ Manchester City vào ngày 27 tháng 7 năm 2015 và thất bại với tỷ số 1-8. Kể từ khi ký hợp đồng với VFF vào ngày 10 tháng 5 năm 2014, HLV Toshiya Miura dẫn dắt ĐTQG và ĐT U23 Việt Nam trải qua 22 trận đấu chính thức, với 13 chiến thắng, 2 trận hòa và 7 trận thua. Một số người hâm mộ bóng đá Việt Nam không đồng tình cách đá phòng ngự số đông và việc cầu thủ gặp chấn thương khi tập luyện; Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) đánh giá cao huấn luyện viên Miura, tờ báo The Jordan Times nhận xét U23 Việt Nam có tinh thần thi đấu như những võ sĩ đạo samurai và là nhân tố bí ẩn tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016. Tháng 1 năm 2016, huấn luyện viên Miura Toshiya lần đầu tiên đưa đội tuyển U23 Việt Nam tham dự vòng chung kết giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016 tổ chức tại Qatar. Đội tuyển U23 Việt Nam đã không gây nên bất ngờ khi để thua 3 trận liên tiếp với U23 Jordan, U23 Australia, U23 UAE và bị loại. Tại trận đấu gặp UAE, đội tuyển U23 Việt Nam hai lần vươn lên dẫn trước nhưng sau đó bị gỡ hòa, huấn luyện viên Miura Toshiya cho rằng cầu thủ còn thiếu kinh nghiệm thi đấu. Giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016 kết thúc, huấn luyện viên Miura Toshiya chịu nhiều chỉ trích của báo chí và người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Ngày 28 tháng 1 năm 2016, hội nghị ban chấp hành liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) lần thứ 7 tại thành phố Hồ Chí Minh có 11/16 phiếu biểu quyết sa thải huấn luyện viên Miura Toshiya trước thời hạn 2 tháng và ông đã không nhận khoản phí bồi thường khoảng 800 triệu đồng. Huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh cho rằng việc sa thải huấn luyện viên Miura Toshiya giữa chừng của VFF chỉ để tránh sức ép của dư luận, và lối chơi bóng đá không phù hợp với thị hiếu người xem ở Việt Nam. == Cuộc sống cá nhân == Miura tiết lộ rằng cha của mình là một thành viên của đội rugby hàng đầu Shin Nittetsu Kamaishi trong chương trình văn hóa của kênh truyền hình Hokkaido. == Đón nhận tại Việt Nam == === Chỉ trích === Huấn luyện viên Miura có chiến thuật không phù hợp với sở trường, sở đoản của cầu thủ Việt Nam. Đây là những lý do định tính và khiến VFF có thể đưa ra để xem xét cắt hợp đồng với ông. Miura Toshiya thay đổi đội hình quá nhiều, sử dụng nhiều vị trí thi đấu không đúng sở trường khiến đội tuyển mất đi tính ổn định; Miura Toshiya cũng xem trọng lối chơi cơ bắp, dùng nhiều bóng dài. === Khen ngợi === Miura Toshiya vượt qua các thông số thành tích của Liên đoàn bóng đá Việt Nam: huy chương đồng AFF Cup 2014, huy chương đồng SEA Games 2015; thậm chí đạt thành tích ngoài mong đợi như tham dự vòng đấu loại trực tiếp tại Đại hội Thể thao Châu Á 2014, giải vô địch bóng đá U23 châu Á 2016. Miura Toshiya vực dậy đam mê bóng đá của người hâm mộ đang chán bóng đá khi mà nền bóng đá Việt Nam trước đó tuột dốc thảm bại: đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam bị loại ngay từ vòng bảng AFF Cup 2012, đội tuyển bóng đá U-23 quốc gia Việt Nam bị loại ngay vòng bảng SEA Games 2013, thua Indonesia 1-5 tại bán kết SEA Games 2011, thua liền 5 trận tại vòng loại Cúp bóng đá Châu Á 2015 (bao gồm cả Hồng Kông). Theo huấn luyện viên Nguyễn Thành Vinh thì Miura Toshiya đã đóng góp nhiều cho nền bóng đá Việt Nam: "giải nào ông ấy cũng đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Về mặt chuyên môn, ông ấy thổi vào cầu thủ cái tinh thần khác, cái tâm thế khác khi tham dự các giải đấu tầm châu lục trở lên. Dưới thời huấn luyện viên Miura, hầu như người ta không lo chuyện đội tuyển có tiêu cực ở các giải quốc tế...Trình độ thể lực được nâng lên rõ rệt, chúng ta không hụt hơi trước các đội có đẳng cấp châu Á. Kỷ luật chiến thuật cũng khác hẳn trước đây". Miura Toshiya được gọi là "nhà khai phá" khi nhiều cầu thủ đã vụt sáng với cách đá phòng ngự - phản công; trong đó ưu tiên sử dụng bóng dài, bứt tốc nhanh, đặc biệt từ hai biên; đảm bảo chắc chắn khâu phòng ngự trước khi xâm nhập vòng cấm địa đối phương rồi tung ra các cú dứt điểm sắc bén. Về chuyên môn, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam có thế mạnh thể lực trong các trận đấu tầm cỡ quốc tế; tuy không hoa mỹ nhưng tấn công đa dạng (phối hợp đá nhỏ, chơi tấn công rực lửa khi cần, xen lẫn với lối chơi tấn công là những đòn phản công tốc độ, kết hợp với những đường bóng dài nhiều tính bất ngờ). Trong các buổi tập, Miura Toshiya rất nghiêm khắc, tạo sự tập trung cho đội bóng; cầu thủ khi thi đấu phối hợp nhuần nhuyễn, khai thác tốt các tình huống cố định như dàn xếp đá phạt. Miura Toshiya xây dựng lối chơi chống bóng bổng hiệu quả ngay cả khi thi đấu với các đội bóng thuộc khu vực Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay các đội bóng Tây Á như Iraq hoặc Iran; đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam rất mạnh trong những pha dứt điểm bên ngoài khu vực 16m50. Miura Toshiya kiếm soát tốt chấn thương của các cầu thủ: càng gần giải đấu chính thức thì số lượng các trường hợp chấn thương, mức độ chấn thương giảm dần; khi giải chính thức bắt đầu, cầu thủ đều đạt trạng thái hưng phấn nhất. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Vissel Kobe
huy du.txt
Huy Du, tên đầy đủ là Nguyễn Huy Du (1 tháng 12 năm 1926 - 17 tháng 12 năm 2007) là một nhạc sĩ chuyên về nhạc đỏ của Việt Nam. == Tiểu sử == Huy Du còn có bí danh là Huy Cầm, sinh tại quê hương xã Tân Chi huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, là con thứ 2 trong một gia đình có 10 anh chị em. Cha ông là nhà viáo Nguyễn Huy Hoàng. Khi cha ông chuyển về Hà Nội dạy học, ông cũng theo cha đến Hà Nội sống và học tập. Ở đây ông bắt đầu được học nhạc và violon. Ông cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tường (tức nhạc sĩ Phong Nhã) cùng những người bạn khác hợp thành ban nhạc biểu diễn tại rạp Tố Như hàng đêm. Năm 1944, ông tham gia tổ chức Thanh niên cứu quốc và đến năm 1945 ông nhập ngũ và hoạt động trong Đội tuyên truyền vũ trang. Từ năm 1947 đến năm 1949, Huy Du dạy nhạc ở trường Thiếu sinh quân liên khu III. Năm 1949, ông làm trưởng đoàn văn công của Bộ tư lệnh liên khu III rồi trưởng đoàn văn công Sư đoàn 320 (năm 1951). Từ năm 1956 đến năm 1962, Huy Du học tại Nhạc viện Bắc Kinh, Trung Quốc.Năm 1962, ông trở về nước làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị (Quân đội Nhân dân Việt Nam) cho đến năm 1977. Đây là giai đoạn ông cho ra đời hàng loạt tác phẩm nổi tiếng nhất của mình. Huy Du đã từng là Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ Việt Nam khoá III, Đại biểu Quốc hội khoá VII, khóa VIII, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục Quốc hội khoá VIII. Ông từng là Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc. Ông nghỉ hưu vào năm 1990. Ngày 17 tháng 12 năm 2007, ông mất tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô, thọ 82 tuổi. == Gia đình == Cha Huy Du là Cụ Nguyễn Huy Hoàng, thường gọi là "Cụ Giáo hoàng", dạy học tại Hà Nội, sống tại 44 Phố Châu Long, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội và mất tại nhà riêng. Phu nhân là Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhung, nguyên Phó Giám đốc Nhạc viện Hà Nội. Vợ chồng Huy Du có 2 con; một gái, một trai đều thành đạt. == Sự nghiệp sáng tác == Ca khúc đầu tay của ông là Sóng nước Ngọc Tuyền lấy cảm hứng từ ca khúc Thiên thai của nhạc sĩ Văn Cao (cụ thể là từ câu hát Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền). Trong lúc hoạt động âm nhạc tại Liên khu III, ông có các sáng tác: Ba Vì năm xưa, Sẽ về Thủ đô, Những gác chuông giáo đường (phổ thơ Hữu Loan), Tôi yêu hoà bình... Khi đang tại Nhạc viện Bắc Kinh, ông viết ca khúc Hoa mộc miên với chủ đề tình hữu nghị anh em giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc (lúc này quan hệ giữa hai nước rất thân thiết). Khi làm việc tại Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, ông đã có những sáng tác được công chúng yêu thích như Tình em (thơ Ngọc Sơn, 1962), Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường, 1963), Tôi ca mãi đời anh (1964). Ông cũng viết các tác phẩm khí nhạc như Miền Nam quê hương ta ơi!, Kể chuyện sông Hồng. Vào thời kì Kháng chiến chống Mỹ ông đã viết rất nhiều ca khúc, trong đó có những ca khúc được phổ biến rộng rãi như: Thề bảo vệ Tổ quốc, Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung), Bạch Long Vĩ đảo quê hương, Có chúng tôi trên hải đảo xa xôi, Chưa hết giặc ta chưa về, Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách), Nổi lửa lên em (phỏng thơ Giang Lam), Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách), Trên đỉnh Trường Sơn ta hát, Đêm Trường Sơn, Bài ca đường chín... Khi đất nước thống nhất, ông viết tiếp những ca khúc: Việt Nam ơi ta bước tiếp, Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi, Chiều không em (phỏng thơ Thuỵ Kha), Người mù hát tình ca (phỏng thơ Thế Hùng), Biển cả quê hương, Nhớ về cửa biển, Chợ Chờ em vẫn chờ ai (thơ Phạm Tiến Duật), Khát vọng mùa xuân (thơ Huy Cừ), Đường chân trời (thơ Hoàng Trần Cương)... Huy Du là một trong những nhạc sĩ lớn của dòng nhạc cách mạng. Những sáng tác của ông được công chúng đón nhận và yêu thích. Nhiều ca sĩ thành danh đã hát nhạc của ông, trong đó có Quý Dương, Quang Hưng, Doãn Tần, Bích Liên, Lê Dung... Nhạc sĩ Huy Du đã xuất bản các tập ca khúc: Anh vẫn hành quân (Nhà xuất bản Văn hoá), Đường chúng ta đi (Nhà xuất bản Quân đội nhân dân), Khát vọng mùa xuân (Nhà xuất bản Âm nhạc), Tuyển chọn ca khúc (Nhà xuất bản Âm nhạc và Hội nhạc sĩ Việt Nam); Băng audio - cassette: Người mù hát tình ca (Audio Hồ Gươm), Chiều không em (DIHAVINA và Hội Nhạc sĩ Việt Nam). == Giải thưởng == Huy Du được tặng nhiều giải thưởng: Huân chương Độc lập hạng Nhất (10-2007); Huân chương Quân công hạng Nhì; Huân chương Chiến công hạng Nhì và Ba... Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học - Nghệ thuật năm 2000 cho các tác phẩm Bế Văn Đàn sống mãi, Đường chúng ta đi, Anh vẫn hành quân, Cùng anh tiến quân trên đường dài, Nổi lửa lên em. == Tác phẩm == === Ca khúc === Huy Du có gần 400 ca khúc, ca khúc hợp xướng, hợp xướng có dàn nhạc đệm và không có dàn nhạc đệm (a cappella). Trong đó có những ca khúc tiêu biểu như: Anh vẫn hành quân (thơ Trần Hữu Thung) Bạch Long Vĩ đảo quê hương Tình em (thơ Ngọc Sơn) Bế Văn Đàn sống mãi (thơ Trinh Đường) Tôi ca mãi đời anh Cùng anh tiến quân trên đường dài (thơ Xuân Sách) Nổi lửa lên em (thơ Giang Lam) Đường chúng ta đi (lời thơ Xuân Sách) Trên đỉnh Trường Sơn ta hát Đêm Trường Sơn Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi Chiều không em (phỏng thơ Nguyễn Thụy Kha) Ba Vì năm xưa Sẽ về Thủ đô === Giao hưởng === Miền Nam quê hương ta ơi (1959) viết cho violon và piano – sau này ông phối âm cho violon và dàn nhạc giao hưởng. Kể chuyện sông Hồng (1960). viết cho violon, cello và piano. === Nhạc cho phim === Ông đã viết nhạc cho những phim: Bạch Long Vĩ Rừng o Thắm (đồng tác giả) Quảng Trị giải phóng Đại thắng mùa xuân (đồng tác giả) Dã tràng Tiểu thư Yến Ngọc === Nhạc cho kịch nói === Cố nhân Hành trình đến tự do Quê hương == Đánh giá == Giáo sư, tiến sĩ Huỳnh Khái Vinh đã từng nhận xét: "Huy Du là một nhạc sĩ tài ba, nhạc của ông không chỉ đi sâu vào nhiều đối tượng khán, thính giả rất rộng, rất sâu mà còn mang tính chất cao sang, rất trang trọng, đầy sức hấp dẫn". "Có vào chiến trường mới nghiệm sinh hết mình ảnh hưởng của Huy Du" (Nhà văn Xuân Thiều) "Một Huy Du nở rộ trong thời chống Mỹ. Một Huy Du vẫn vững vàng và sôi nổi trong hòa bình xây dựng. Từ Huy Du trẻ trung đến Huy Du già dặn, Huy Du đã và vẫn là nhạc sĩ của Quân đội, của tuổi trẻ và tình yêu, và khát vọng mùa xuân… " (Giáo sư Trần Quốc Vượng) "Những sáng tác của Huy Du cùng với nhiều nhạc sĩ Cách mạng khác đã tạo được cái nền vững chắc cho âm nhạc Việt Nam hiện đại trên một căn bản dân tộc. Nền nhạc đó khác một cách đương nhiên với âm nhạc lãng mạn trước đó và sau này ở Sài Gòn (trước năm 1975) mà sự khác nhau không phải là vấn đề đề tài, hoặc đặc tính tuyên truyền như nhiều người lầm tưởng, mà là khác về thực chất âm nhạc. Tôi không phải là người đứng trong đội ngũ của ông, song tôi hiểu điều này." (Nhạc sĩ Dương Thụ, 1987) "Tính giai điệu là một đặc điểm trong âm nhạc Huy Du. Nhờ giai điệu đẹp, dễ đọng lại trong lòng người, bài hát tạm rời bỏ lời ca (dù đó là lời thơ cũng rất …nên thơ) vẫn không mất đi giá trị nghệ thuật của nó. Chả thế mà không ít ca khúc của ông vẫn được diễn tấu như nhạc không lời. Có thể nói, ở ông nhạc hát tiềm ẩm chất khí nhạc, và ngược lại, nhạc đàn đầy tính ca xướng. Giai điệu nhiều chất hát đã làm cho các tác phẩm hòa tấu của ông dễ nghe dễ nhớ, dễ cảm nhận như những bài ca không lời(…) Giản dị, tự nhiên, chân thành, giàu chất hát chất thơ – đó là những gì nói gắn gọn về con người và âm nhạc Huy Du." (Nguyễn Thị Minh Châu – nhà phê bình âm nhạc) "Đời Huy Du cuộc viễn du ngời sáng Khắp nước non trọn ngày tháng hào hùng Huy Du đêm nhạc tưng bừng Họ Huy, Huy Cận xin mừng Huy Du... ...Nhạc thơ thơ nhạc nòi tình Đêm nay Huy Cận tưởng mình… Huy Du" (Nhà thơ Huy Cận, 1996) == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
nhà tắm caracalla.txt
Nhà tắm Caracalla (tiếng Ý: Terme di Caracalla) tại Roma nước Ý là nhà tắm công cộng (tiếng Latinh: thermae) nổi tiếng nhất cả về mặt tiện nghi lẫn về quy mô đồ sộ đứng hàng thứ hai của Đế quốc La Mã được xây dựng ở kinh thành Roma từ năm 212 đến 217, dưới thời trị vì của các Hoàng đế Septimius Severus và Caracalla. Chris Scarre còn cho biết thời gian xây dựng dài hơn, khoảng năm 211-217. Dựa theo nguồn sử liệu ghi chép lại cho thấy ý tưởng về nhà tắm đã có từ thời Septimius Severus và chỉ được hoàn thành hoặc khai trương dưới triều đại của Caracalla, đó cũng chính là lý do mà nhà tắm này lấy tên ông. Điều này cho phép một khung thời gian xây dựng dài hơn. Người La Mã đã phải dùng đến hơn 2.000 tấn nguyên liệu mỗi ngày với hàng vạn nhân công trong vòng sáu năm mới hoàn thành công trình trong thời gian này. Hiện nay đây là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, mẫu thiết kế nhà tắm Caracalla lại được sử dụng như là nguồn cảm hứng cho một số công trình hiện đại, bao gồm Hội trường St George ở Liverpool và Ga Pennsylvania tại thành phố New York. Tại Thế vận hội Mùa hè năm 1960, đây là địa điểm tổ chức các sự kiện môn thể dục dụng cụ. Nhà tắm còn là địa điểm khảo cổ duy nhất ở Roma bị một trận động đất gần L'Aquila làm hư hại vào năm 2009. == Đặc điểm == Nhà tắm Caracalla là một công trình đồ sộ nằm trên một khu đất hình vuông, mỗi cạnh là 350m, tổng diện tích là 14.000 hécta. Trong tòa nhà chính dài 228m rộng 115m, các phòng tắm bố trí đối xứng qua trục chính. Những phòng này đều có sảnh vào riêng rẽ với những hàng cột để đảm bảo tốt cho việc đi lại. Phòng chính ở giữa được lợp bởi ba chiếc vòm lớn, có những cửa lấy ánh sáng ngay dưới sát những cung cuốn của vòm, làm cho nội thất của tòa sảnh lớn này tràn ngập ánh sáng, soi rõ những hoa văn trên đầu cột theo kiểu cột Corinth và ở những múi trần của vòm cuốn. Các phòng được xây rất rộng, tường rất dày và chắc. Nhà tắm này cao 35m cho đến nóc vòm. Cấu trúc nhà tắm gồm: phòng gửi quần áo, phòng tắm nước ấm (tepidarium), phòng tắm nước nóng (caldarium) hay tắm hơi và phòng tắm nước lạnh (frigidarium). Nhà tắm có sức chứa tới 3.000 người đến tắm một lúc. Khu vực bên trong nhà tắm được trang trí nhiều đá cẩm thạch, khảm trên các tường, đài phun nước, đặc biệt là những bức tượng về các vị thần trong thần thoại Hy Lạp rất sống động và có giá trị nghệ thuật cao. Bên ngoài nhà tắm có những phòng thi đấu thể dục thể thao (palaestra), nơi nghỉ ngơi, phòng đọc sách, phòng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật, nhà ăn, nơi dạo chơi, vườn hoa, cầu dẫn nước... Vì thế, người La Mã đến đây không chỉ để tắm rửa, mà còn là nơi giải trí, gặp gỡ bạn bè, đọc sách báo, luyện tập thể dục thể thao... Thiết bị kỹ thuật của công trình cũng rất đáng chú ý. Bên trong tường của công trình có những hệ thống đường ống phức tạp để dẫn nước nóng và hơi ấm. Mặt khác, hệ thống sưởi cho nhà tắm được đặt ở tầng hầm, nên nước được thường xuyên được cung cấp, đảm bảo cho mọi người có thể thoải mái thư giãn. Trên khu đất của công trình có bể nước chứa tới 33.000m³ nối liền với thủy kiều (cầu dẫn nước) xây dựng bằng đá phục vụ cho công trình. Hiện nay, nhà tắm Caracalla chỉ còn là phế tích, nhưng người đời sau vẫn ngưỡng mộ, vì nó không chỉ là một nhà tắm đầy đủ tiện nghi, có quy mô đồ sộ, mà còn là một công trình văn hóa nổi tiếng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == 1960 Summer Olympics official report. Volume 1. pp. 76, 79. 1960 Summer Olympic official report. Volume 2. Part 1. p. 345. History Channel website for ROME: Engineering an Empire video tour and Flash presentation on the Baths. Also video gallery for a short movie on the Baths. Baths of Caracalla Virtual 360° panorama and photos of the ruins. Caracalla Thermal Baths [1] 'Restoration of Roman tunnels gives a slave's view of Caracalla Baths,' Tom Kington, The Guardian, ngày 11 tháng 12 năm 2012
hino motors.txt
Hino Motors, Ltd. (日野自動車株式会社, Hino Jidōsha), thường được gọi đơn giản là Hino, là công ty sản xuất, kinh doanh xe tải, xe buýt va các loại xe động cơ diesel khác có trị sở đặt tại Hino-shi, Tokyo, Nhật Bản. Hino Motors là công ty con của Toyota Motor Corporation, có lịch sử kinh doanh lâu dài ở châu Á và là một trong 16 công ty lớn của Toyota Group. Ở Việt Nam, Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam là nhà sản xuất xe tải được thành lập tháng 6 năm 1996 trên cơ sở liên doanh giữa Tập đoàn Hino Motors Nhật Bản, Tổng công ty Công nghiệp Ô tô Việt Nam và Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản. Trụ sở chính của công ty đặt tại Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. == Chú thích == IsraelMotorIndustry.org. “Hino Contessa in Israel”. == Liên kết ngoài == Company website (tiếng Anh) Company website (tiếng Nhật) HinoSamurai.org (Research Center of Historic and Existing Hino Contessa & Hino Samurai Cars, English and Japanese)
lê thái tổ.txt
Lê Thái Tổ (chữ Hán: 黎太祖; 10 tháng 9, 1385 – 5 tháng 9, 1433), tên thật là Lê Lợi (黎利), là vị hoàng đế đầu tiên của nhà Hậu Lê – triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1428 đến khi qua đời, và sử dụng niên hiệu Thuận Thiên. Lê Lợi xuất thân trong một gia đình quân trưởng ở Thanh Hóa, trưởng thành trong thời kỳ nhà Minh đô hộ nước Việt. Năm 1418, Lê Lợi tổ chức cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống lại quân đội chiếm đóng. Dưới sự lãnh đạo của ông, nghĩa quân sau 10 năm chiến đấu gian khổ đã đánh bại quân Minh và giành lại độc lập cho người Việt. Mùa xuân năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, sáng lập nhà Lê sơ và khôi phục quốc hiệu Đại Việt. Nhà vua đã xây dựng lại khoa cử, luật lệ, kinh tế, chế tác lễ nhạc, đồng thời thu thập lại sách vở, mở mang trường học... làm cho nước Đại Việt được thịnh trị. Ông còn thành công trong việc trấn áp các cuộc bạo động ở vùng tây bắc. Tuy nhiên, ông bị một số sử gia chỉ trích vì đa nghi, đã giết chết các công thần Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo. Lê Thái Tổ cũng là nhân vật trong truyền thuyết Hồ Gươm, một sự tích trong dân gian Việt Nam, kể lại quá trình ông có được thanh kiếm thần, tương truyền được thần nhân ban xuống để giúp ông chống lại quân đội nhà Minh. Ngày nay, ông thường được xem là một trong những anh hùng dân tộc của Việt Nam. == Nguồn gốc và giáo dụcSửa đổi == Cụ tổ của Lê Lợi là Lê Hối, có lần đến Lam Sơn, sách Đại Việt thông sử đã chép rằng: ''Đã trông thấy đàn chim bay lượn quanh chân núi, giống như cảnh đông người tụ hội''. Lê Hối cho là đất tốt và chuyển nhà đến ở đấy. Sau 3 năm thì thành sản nghiệp. Từ đó, các thế hệ họ Lê thay nhau làm quân trưởng ở Thanh Hóa. Lê Hối sinh ra Lê Thinh, nối được nghiệp nhà, có tới hơn 1000 tôi tớ, lấy vợ là Nguyễn Thị Quách, sinh được hai người con trai, con trưởng là Lê Tòng, con thứ là Lê Khoáng. Lê Khoáng lấy Trịnh Thị Ngọc (Chủ Sơn nay là Thủy Chú). Bà Trịnh Ngọc Thương là con gái của viên Đại toát hữu, một chức tướng quân thời Trần. Hai ông bà ở làng Lam Sơn thì các tù trưởng người Ai Lao kéo đến cướp phá, hai cụ chuyển tới Thủy Chú, sinh ra Lê Học, Lê Trừ và Lê Lợi, lại sinh ba người con gái là quốc thái trưởng công chúa Ngọc Tá, quốc trưởng công chúa Ngọc Vĩnh và quốc trưởng công chúa Ngọc Tiên. Lê Lợi sinh vào giờ tý ngày 6 tháng 8 năm Ất Sửu(1385), tức ngày 10 tháng 9 năm 1385, niên hiệu Xương Phù năm thứ 9 đời nhà Trần tại làng Chủ Sơn tức làng Thủy Chú, quê của mẹ ông. Đại Việt sử ký toàn thư mô tả ông là người "thiên tư tuấn tú khác thường'', khi lớn lên, thần sắc tinh anh kỳ vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai có bảy nốt ruồi, tiếng nói như chuông, dáng đi tựa rồng, nhịp bước như hồ". Lê Lợi lúc nhỏ được người bác ruột Lê Học nuôi nấng. Lúc vua chưa sinh ra, có một cây quế, dưới cây quế có một con hùm xám thường xuất hiện, nó hiền lành và thân cận với người chưa từng hại ai. Từ khi vua ra đời con hùm xám không còn ai nhìn thấy nữa.Vào ngày vua sinh có hòa quang đỏ chiếu sáng rực và mùi thơm ngào ngạt khắp làng. == Bối cảnh lịch sửSửa đổi == Lê Lợi nối đời làm phụ đạo Lam Sơn, lớn lên giữa lúc nước Đại Việt có nhiều biến động. Năm ông 16 tuổi (1400), ngoại thích nhà Trần là Hồ Quý Ly sau nhiều năm nắm quyền đã truất ngôi của Trần Thiếu Đế, tự lên làm Hoàng đế, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, lập nên nhà Hồ. Triều đình nhà Minh vốn rất muốn xâm lăng Đại Ngu, đã nhân cơ hội Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần để đưa quân tràn vào đất Việt năm 1406. Hồ Quý Ly liên tục thất bại và đến tháng 6 năm 1407 thì bị bắt cùng các con trai là Hồ Nguyên Trừng và Hồ Hán Thương. Nhà Hồ sụp đổ. Minh Thành Tổ thực hiện chính sách xóa bỏ nền văn minh Đại Việt thời nhà Lý và nhà Trần bằng các cách như đốt, phá và chở về Yên Kinh tất cả các loại sách, văn bia có nói về dân Việt, của dân Việt tạo lập, thiến hoạn đàn ông người Việt; dùng chính lệnh ngặt nghèo, thi hành hình phạt tàn ác, cấm muối mắm, nâng sưu thuế, bắt nộp sản vật. Ngoài ra họ còn dời dân chúng đi xa, đắp 10 tòa thành khắp nước, chia quân đóng giữ, nhằm dễ bề cai trị và trấn áp những cuộc nổi dậy của người Việt. Những hành động đó làm người Việt căm giận. Ngay sau khi nhà Minh chiếm đóng, tông thất nhà Trần là Trần Ngỗi và Trần Quý Khoáng đã khởi binh dựng lên nhà Hậu Trần. Sử sách ghi chép khác nhau về thái độ của Lê Lợi đối với nhà Hậu Trần. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết Lê Lợi thấy họ không có thực lực nên không theo mà ẩn náu trong vùng Lam Sơn, chiêu nạp kẻ sĩ. Tuy nhiên Việt sử tiêu án lại cho rằng Lê Lợi từng theo Trùng Quang Đế và làm chức Kim ngô Tướng quân. Tướng Hoàng Phúc nhà Minh biết tiếng ông, đã trao cho chức quan để dụ theo, nhưng ông không chịu khuất phục. Lê Lợi "ẩn dấu ở núi rừng làm nghề cày cấy; đọc sách kinh, sử, nhất là càng chuyên tâm về các sách Thao Lược; hậu đãi các tân khách; chiêu nạp kẻ trốn, kẻ làm phản; ngầm nuôi ác kẻ mưu trí; bỏ của, phát thóc để giúp cho kẻ côi cút, nghèo nàn; hậu lễ, nhún lời, để thu bọn anh hùng hào kiệt; đều được lòng vui vẻ của họ" (theo Lam Sơn thực lục). Những hào kiệt như Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú, Trịnh Vô, Vũ Uy, Lê Liễu và Lê Xa Lôi nối tiếp đến quy phục. Đến năm 1414 thì nhà Hậu Trần hoàn toàn bị quân Minh đánh bại. == Khởi nghĩa Lam SơnSửa đổi == Năm 1416, Lê Lợi đã cùng các hào kiệt cùng thề ở Lũng Nhai nguyện đánh quân Minh cứu nước. Thổ quan người Việt phục vụ cho nhà Minh là Lương Nhữ Hốt biết Lê Lợi có chí lớn bèn báo cho quân Minh. Bị quân Minh bức bách, Lê Lợi quyết định dấy binh khởi nghĩa. Lê Lợi từng nói rằng: Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt, đồng chí hướng như Phạm Vấn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Lê Ngân, Nguyễn Trãi... tất cả 50 tướng văn và tướng võ (trong đó có 19 người đã từng kết nghĩa anh em nguyện cùng chí hướng với nhau ở hội thề Lũng Nhai, năm 1416), chính thức phất cờ khởi nghĩa (khởi nghĩa Lam Sơn). Sách Lam Sơn thực lục chép rằng: Ông tự xưng là Bình Định vương, kêu gọi dân chúng hào trưởng trong vùng tham gia khởi nghĩa, giành lấy chính quyền Đại Việt. === Thời kỳ đầu ở vùng núi Thanh HóaSửa đổi === Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có những lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy. Ngày 9 tháng 1 âm lịch năm 1418, tướng nhà Minh là Mã Kỳ dẫn đại quân đánh vào Lam Sơn. Lê Lợi rút quân tới Lạc Thủy, tại ông bố trí quân mai phục chờ địch. Khi quân Mã Kỳ tới vào ngày 13 tháng 1, Lê Lợi sai quân mai phục đổ ra đánh; theo Toàn thư: "Lê Thạch cùng các tướng Đinh Bồ, Lê Ngân, Lê Lý... dẫn đầu xông vào trận giặc, chém được hơn 3.000 thủ cấp, thu được hàng ngàn quân tư, khí giới", sau đó nghĩa quân dời về núi Chí Linh. Ba ngày sau, cộng sự người Việt là Thượng Ái dẫn quân Minh theo lối tắt đánh úp nghĩa quân. Người Minh bắt được vợ con của Lê Lợi và thân quyến của nhiều tướng sĩ. Một bộ phận nghĩa quân nhụt chí đành bỏ cuộc, chỉ có Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Bí, Lê Xí và Lê Đạp theo Lê Lợi vào ẩn náu ở núi Chí Linh. Nghĩa quân tuyệt lương đến 2-3 tháng; đến khi quân Minh rút lui, Lê Lợi mới trở về thu lại được tàn quân hơn 100 người, xây chiến lũy ở Lam Sơn cố thủ, phủ dụ quân lính, ước thúc cơ đội và sửa sang khí giới; nhờ đó nghĩa quân Lam Sơn lại mạnh lên. Cuối tháng 4 năm 1418, nghĩa quân Lam Sơn bị thua trận ở Mường Một, chạy thoát về Trịnh Cao, quân Minh đuổi theo vây chặt các lối hiểm yếu. Trong tình thế nguy cấp Lê Lợi hỏi mọi người: "Có ai dám bắt chước Kỷ Tín ngày xưa không?". Lúc ấy chỉ có Lê Lai nhận lời, đem quân ra khiêu chiến và tự xưng là chúa Lam Sơn. Quân Minh vây đánh và bắt được Lê Lai. Vì tưởng là Lê Lợi, người Minh đã xử tử Lê Lai tàn ác và lui quân. Nhờ hành động của Lê Lai, Lê Lợi cùng các tướng lĩnh khác được thoát. Năm 1419, tận dụng thời cơ quân Minh lui quân, Lê Lợi tiến hành xây dựng thành lũy, sửa sang chiến cụ và động viên sĩ khí quân đội. Tháng 10 âm lịch năm 1420, quân Minh tiến đánh nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cho quân mai phục ở bến Bổng, đánh thắng và thu hơn 100 con ngựa. Lê Lợi cho quân nghỉ ở Mường Nanh, sau dời quân đóng ở Mường Thôi. Lý Bân và Phương Chính được Đồng tri châu Quỳ Châu là Cầm Lạn dẫn đường, kéo 10 vạn đại quân tới, theo đường từ Quỳ Châu tới Mường Thôi. Lê Lợi sai Lê Triệu, Lê Lý và Lê Vấn đem quân phục ở xứ Bồ Mộng để phục đánh tiền quân nhà Minh. Quân Minh đến, nghĩa quân Lam Sơn đổ ra đánh, quân Minh tan vỡ, nghĩa quân giết 300 quân Minh. Đại quân Minh tiến gần tới dinh Lê Lợi đóng, Lê Lợi sai quân mai phục ở chỗ hiểm yếu. Ngày hôm sau, Lê Lợi tung quân ra đánh, quân Minh đại bại ở xứ Bồ Thi Lang và bị mất hơn 1000 quân; Lý Bân và Phương Chính chỉ chạy thoát được thân mình. Nghĩa quân truy sát đến 6 ngày đêm mới dẫn quân trở về. Tận dụng thời cơ, Lê Lợi tiến quân đóng ở trại Ba Lẫm thuộc Lỗi Giang, quân Minh không dám khiêu chiến. Tướng nhà Minh là Tạ Phượng, Hoàng Thành lui binh về Nga Lạc, rồi lại về giữ Quan Du, Tây đô cố thủ. Lê Lợi sai tướng Lam Sơn là Lê Hào, Lê Sát đánh trại Quan Du, chém hơn nghìn người. Chiến thắng Thị Lang là trận đánh mang tính bước ngoặt với nghĩa quân Lam Sơn, trước nay nghĩa quân dù thắng cũng phải rút chạy, nay đánh bại 10 vạn quân địch, thừa thế đuổi theo, lập chiến tuyến ở Lỗi Giang, dòm ngó Tây Đô. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng "từ đó thế giặc ngày một suy". Lê Lợi nhân cơ hội đó mộ binh, chiêu tập nhân dân các xứ, các huyện bên cạnh đều hưởng ứng. Ngày 20 tháng 11 năm 1421, tướng nhà Minh là Trần Trí thu quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, hơn 10 vạn quân tiến tới chiến tuyễn Lỗi Giang. Lê Lợi cho rằng: Lê Lợi chia quân tập kích doanh trại quân Minh vào ban đêm, phá 4 trại, chém hơn 1000 người. Trần Trí không nản, đem quân phá núi, mở đường tiến đánh nghĩa quân, Lê Lợi sai quân phục ở đèo Ống, đánh tan quân Trần Trí, khiến Trí tháo chạy. === Đánh bại quân Ai LaoSửa đổi === Cuối năm 1421, quân Ai Lao đem 3 vạn quân, 100 thớt voi đột xuất đến doanh trại nghĩa quân Lam Sơn, phao tin là hợp sức với nghĩa quân đánh quân Minh. Lê Lợi chấp thuận, quân Ai Lao nửa đêm đánh úp nghĩa quân. Lê Lợi đích thân đốc chiến, đánh tan quân Ai Lao, chém 1 vạn người, bắt 14 con voi, truy kích 4 ngày đêm đến tận sào huyệt quân Ai Lao rồi sẫn quân trở về đóng quân ở Sách Thủy. Tù trưởng Ai Lao là Mãn Sát xin giảng hòa, Lê Lợi cho đó là kế gian, các tướng cố xin hòa, Bình chương Lê Thạch tiến đánh nhưng trúng phải chông ngầm mà chết. === Trận Sách KhôiSửa đổi === Tháng 2 âm lịch năm 1422, viên tướng nhà Minh là Lý Bân bệnh mà chết. Tháng 12 âm lịch năm 1422, quân Minh và quân Ai Lao tiến đánh nghĩa quân ở Trại Quan Da, do bị đánh cả 2 mặt, nghĩa quân nhiều người chết và bị thương. Lê Lợi rút quân về Sách Khôi, 7 ngày sau quân Minh tiến tới. Lê Lợi nói với các quân sĩ: Nói xong chảy nước mắt, quân sĩ xúc động, tranh nhau xin chết. Lê Lĩnh, Phạm Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước, chém tướng nhà Minh là Phùng Quý và hơn 1000 người, bắt được 100 con ngựa. Quân Minh đại bại, Mã Kỳ, Trần Trí thoát thân chạy về Đông Quan; quân Ai Lao tan vỡ. === Giảng hòaSửa đổi === Sau trận Sách Khôi, Lê Lợi thu quân về núi Chí Linh, nghĩa quân thiếu lương 2 tháng, phải đẵn măng rừng, rau và củ để ăn, nhiều người bỏ trốn. Lê Lợi bắt chém viên tướng trốn đi tên Khanh, từ đó việc quân mới tạm an ổn. Do chinh chiến nhiều ngày, tướng sĩ mệt mỏi nên Lê Lợi chấp thuận hòa hoãn với quân Minh, sai Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa, và được quân Minh chấp thuận. Ngày 14 tháng 4 âm lịch năm 1423, Lê Lợi lui quân về Lam Sơn. Các chỉ huy quân Minh như tham tướng Trần Trí, và nội quan Sơn Thọ đem nhiều cá, muối, thóc giống và nông cụ tặng nghĩa quân, Lê Lợi tặng vàng, bạc đáp lễ, nhưng vẫn bí mật cảnh giác. Quân Minh cho rằng không khuất phục được Lê Lợi, bèn bắt giam nhóm sứ giả Lê Trăn không cho về. Lê Lợi đình chỉ việc giảng hòa, tướng sĩ Lam Sơn đều căm giận người Minh và thề chiến đấu tới cùng. === Tiến vào Nghệ AnSửa đổi === Ngày 20 tháng 9 âm lịch năm 1423, khi Lê Lợi hỏi mọi người rằng: "Nay chúng ta nên tới xứ nào để mưu đồ việc nước?", Thiếu úy Nguyễn Chích đã đáp: Lê Lợi nghe theo, tiến quân vào Nghệ An. Ngày 20 tháng 9 âm lịch năm 1424, Lê Lợi chia quân đánh úp thành Đa Căng, phá được thành này, quân Minh bị giết và chết đuối hơn 1000 người. Tham chính Lương Nhữ Hốt chạy thoát, nghĩa quân thu nhiều lương thực, khí giới. Sau đó tướng nhà Minh là Hoa Ánh đến cứu, Lê Lợi xua quân đánh tràn, quân Minh thua to, chạy vào Tây Đô. Lê Lợi sai thả về tất cả vợ, con, gia quyến của quân Minh bị bắt, rồi tiến quân vào châu Trà Long. Lê Lợi dẫn quân qua núi Bồ Lạp thuộc Châu Quì, thì bị Chỉ huy đồng tri nhà Minh Sư Hựu, Tri phủ châu Trà Lân là Cầm Bành đem 5000 quân đón ở mặt trước, mặt sau bị Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc uy hiếp. Nhân trời sắp tối, Lê Lợi sai phục binh trong rừng đón đánh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, quân Minh tan vỡ, đô ty Trần Trung bị chém, mất 2000 người, 100 con ngựa. Ngày sau, nghĩa quân đến Trang Trịnh Sơn, châu Trà Lân, đánh bại Sư Hựu, chém thiên hộ Trường Bản và hơn 1000 người. Lê Lợi dẫn quân đến sách Mộc, Trần Trí đuổi theo nhưng không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An, đưa trả Lê Trăn cầu hòa. Tháng 11 âm lịch năm 1424, Lê Lợi sai người chiêu dụ Cầm Bành. Bành cự tuyệt không theo, Cầm Bành cùng với hơn ngàn quân lên dựng rào lũy trên đỉnh núi để đón quân cứu viện. Nghĩa quân bao vây, Phương Chính, Sơn Thọ muốn đem quân cứu nhưng không dám tiến quân, sai người mang thư cầu hòa nghĩa quân, nhằm giải vây Cầm Bành. Lê Lợi nói rằng: "Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi". Rồi ông viết thư để trên bè thả theo dòng sông, Lê Lợi viết thư rằng vẫn muốn giảng hòa, nhưng bị Cầm Bành chặn đường, xin cho sứ giả đến hòa giải để thông đường về. Phương Chính nhận được thư, sai Trần Đức Nhị đến bảo Cầm Bành hòa giải, Bành biết viện binh không đến, liền đầu hàng. Lê Lợi tiếp quản châu Trà Lân và ra lệnh rằng: Lê Lợi ủy lạo, động viên các bộ tộc, khao thưởng tù trưởng và mộ quân thêm 5000 người. Quân Minh nghe tin Cầm Bành ra hàng, quay lại đánh trại Trà Lân, nhưng bị Lê Lợi đánh lui. === Vây đánh thành Nghệ AnSửa đổi === Lê Lợi tiến quân tới đánh thành Nghệ An, quân sắp đi, nhận được tin báo quân Minh đem quân thủy bộ tới. Lê Lợi bàn với các tướng: Trên tình hình đó, ông chia hơn nghìn quân, sai tướng Lê Liệt theo đường tắt giữ huyện Đỗ Gia, cướp thế tranh tiên của địch. Còn Lê Lợi thì chính mình cầm đại quân, đóng giữ vào nơi hiểm trở để đợi. Chừng ba, bốn ngày, người Minh đem hết cả quân, mặt thủy, mặt bộ đều tới ải Khả Lưu, đắp lũy và đóng trại ở miệt dưới. Nghĩa quân ở miệt trên, dương cờ, đánh trống, đêm thì đốt lửa. Lại ngầm sai quân tinh nhuệ và bốn thớt voi, qua sông phục nơi hiểm yếu. Trời sắp sáng, quân Minh bèn dẫn quân, trên cạn, dưới sông đều tiến, để đánh dinh trại của nghĩa quân. Lê Lợi giả vờ lui, nhử giặc vào chỗ có quân phục. Giặc không ngờ, đem hết quân vào sâu. Quân phục bốn mặt nổi lên, xông đánh, cả phá được trận giặc. Quân Minh thiệt hại vô số, rồi tựa núi, đắp lũy cố thủ và không tấn công nữa. Khi ấy, lương của nghĩa quân không tới 10 ngày, quân Minh còn nhiều lương, Lê Lợi nhận định rằng: Ông bèn sai đốt hết trại, dinh, rồi giả vờ chạy lên miệt trên; nhưng thật ra quân Lam Sơn đi ngầm đường tắt, đợi quân Minh đến thì đánh. Quân Minh cho rằng nghĩa quân bỏ chạy, đem quân từ dưới lên đóng vào dinh trại cũ. Ngày sau, Lê Lợi đem quân khiêu chiến, quân Minh tung hết quân ra đánh. Lê Sát, Lê Vấn, Lê Bí, Lê Lễ, Lê nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê văn An, đều thi nhau hãm trận. Quân Minh vỡ trận, người chết vô số, thuyền trôi nghiền, quân lính chết đuối tắc cả dòng sông. Tướng tiên phong Hoàng Thành bị chém chết, tướng Chu Kiệt cùng hơn 1000 quân Minh bị bắt, nghĩa quân thừa thắng đuối 3 ngày, quân Minh chạy vào thành Nghệ An cố thủ. Tháng 5 năm 1425, Lê Lợi lại sai Đinh Lễ đem quân ra đánh Diễn Châu, quân Minh thua chạy về Tây Đô (Thanh Hoá). Sau đó ông lại điều Lê Sát, Lưu Nhân Chú, và Lý Triện tiếp ứng cho Đinh Lễ đánh ra Tây Đô, quân Minh ra đánh lại bị thua phải rút vào cố thủ trong thành. Lê Lợi một mặt siết vòng vây quanh thành Nghệ An và Tây Đô, mặt khác sai Trần Nguyên Hãn, Doãn Nỗ, Lê Đa Bồ đem quân vào nam đánh Tân Bình, Thuận Hoá. Tướng Minh là Nhậm Năng ra đánh bị phá tan. Sau đó Lê Lợi lại sai Lê Ngân, Lê Văn An mang thủy quân tiếp ứng cho Trần Nguyên Hãn chiếm đất Tân Bình, Thuận Hoá. Quân Minh phải rút vào cố thủ nốt. Như vậy đến cuối năm 1425, Lê Lợi làm chủ toàn bộ đất đai từ Thanh Hóa trở vào, các thành của đối phương đều bị bao vây. === Chiến dịch Tốt Động - Chúc ĐộngSửa đổi === Tháng 8 năm 1426, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lý Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ, Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan. Lý Triện tiến đến gần Đông Quan gặp Trần Trí kéo ra, liền đánh bại Trần Trí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Lý Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan. Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Quân Vân Nam chạy về cố thủ ở thành Xương Giang. Trần Trí thấy mất viện binh bèn cầu viện Lý An ở Nghệ An. Lý An và Phương Chính để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An, mang quân vượt biển ra cứu Đông Quan. Lê Lợi liền giao cho Lê Văn An, Lê Văn Linh vây thành, còn mình kéo đại quân ra bắc. Vua Minh sai Vương Thông, Mã Anh mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lý Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Nguyễn Xí. Đinh Lễ, Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân biết Vương Thông định chia dường đánh úp Lý Triện, hai tướng bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động. Quân Vương Thông thua to, Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan. Sử chép ba đạo quân ra bắc của Lê Lợi chỉ có tổng số 9000 người. Các nhà nghiên cứu cho rằng con số đó chưa chính xác vì các trận đánh của ba đạo quân này đều có quy mô khá lớn và lực lượng quân Minh sang nhập vào khá đông, do đó để giành thắng lợi, 3 cánh quân (sau đó lại chia thành 4) chắc phải đông hơn. Với một vài ngàn người khó đương nổi lực lượng đông và mạnh của quân Minh như vậy. Căn cứ sách Đại Việt thông sử, khi quân Minh sắp rút về, Lê Lợi đã bàn với các tướng, đại ý rằng: quân Lam Sơn hiện có tổng số 35 vạn, ông dự định sẽ cho 25 vạn về làm ruộng và tuyển lấy 10 vạn làm quân thường trực của triều đình. Qua đó thì thấy những cánh quân ra bắc phải có một vài vạn mỗi cánh quân. Lê Lợi được tin thắng trận liền sai Trần Nguyên Hãn, Bùi Bị chia hai đường thủy bộ tiến ra gần Đông Quan. === Lập Trần CảoSửa đổi === Vương Thông thua chạy không dám ra đánh, viện cớ tìm lại tờ chiếu của vua Minh năm 1407 khi đánh nhà Hồ, có nội dung muốn lập lại con cháu nhà Trần ra điều kiện với Lê Lợi rằng Thông sẽ rút về nếu Lê Lợi lập con cháu nhà Trần làm vua. Lê Lợi vì đại cuộc, muốn quân Minh nhanh chóng rút về nên đồng ý. Ông sai người tìm được Trần Cảo bèn lập làm vua, còn ông tự xưng là Vệ quốc công. Vương Thông ngoài mặt giảng hòa nhưng lại sai quân đào hào cắm chông phòng thủ và mật sai người về xin cứu viện. Lê Lợi biết chuyện liền cắt đứt giảng hòa. === Vây thành Đông QuanSửa đổi === Sau khi cắt đứt giảng hoà, Lê Lợi sai các tướng đi đánh chiếm các thành ở Bắc bộ như Điêu Diêu (Thị Cầu, Bắc Ninh), Tam Giang (Tam Đái, Phú Thọ), Xương Giang (phủ Lạng Thương), Kỳ Ôn, không lâu sau đều hạ được. Đầu năm 1427, ông chia quân tiến qua sông Nhị, đóng dinh ở Bồ Đề, sai các tướng đánh thành Đông Quan. Ông đặt kỷ luật quân đội rất nghiêm để yên lòng nhân dân. Do đó quân Lam Sơn đi đến các nơi rất được lòng dân. Tướng Minh là Thái Phúc nộp thành Nghệ An xin hàng. Lê Lợi sai Thượng thư bộ Lại là Nguyễn Trãi viết thư dụ đối phương ở các thành khác ra hàng. Nhân lúc quân Lam Sơn vây thành có vẻ lơi lỏng, quân Minh ở Đông Quan ra đánh úp. Lê Triện tử trận ở Từ Liêm, Đinh Lễ và Nguyễn Xí bị bắt ở Thanh Trì. Sau Đinh Lễ bị giết, Nguyễn Xí trốn thoát được. === Chiến dịch Chi Lăng - Xương GiangSửa đổi === Cuối năm 1427, vua Minh Tuyên Tông điều viện binh cứu Vương Thông, sai Liễu Thăng mang 10 vạn quân tiến sang từ Quảng Tây; Mộc Thạnh mang 5 vạn quân từ Vân Nam kéo sang. Trước khi viện binh nhà Minh kéo sang Lê Lợi đã sai Thái úy Trần Nguyên Hãn, Tư mã Lê Sát, thiếu úy Lý Triện, Nguyễn Lý công thành gấp hạ thành Xương Giang. Thành Xương Giang bị nghĩa quân vây trong hơn 6 tháng, không hạ được, đến đây Lê Lợi đích thân ra lệnh cho các tướng đắp đất, mở đường, dùng câu liêm, giáo dài, nỏ cứng, tên lửa và súng lửa công phá thành từ bốn mặt. Quân Lam Sơn cuối cùng đã hạ được Xương Giang. Lại ra lệnh dời người ở những vùng đối phương đi qua như Lạng Giang, Bắc Giang, Quy Hoá, Tuyên Quang, để đồng không để cô lập đối phương. Các tướng khuyên Lê Lợi đánh thành Đông Đô nhưng Lê Lợi phản đối: Lê Lợi họp bàn với các tướng, nói rằng: Biết cánh Liễu Thăng là quân chủ lực, ông sai Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Lãnh, Đinh Liệt, Lê Thụ mang quân phục ở Chi Lăng, lại sai Lê Văn An, Lê Lý mang quân tiếp ứng. Đối với cánh quân Mộc Thạnh, ông biết Thạnh là viên tướng lão luyện, sẽ ngồi chờ thắng bại của Liễu Thăng mới hành động nên hạ lệnh cho Phạm Văn Xảo và Trịnh Khả cố thủ không đánh. Tướng trấn giữ biên giới là Trần Lựu liên tục giả cách thua chạy từ Ải Nam Quan về Ải Lưu rồi lại lui về Chi Lăng. Ngày 18 tháng 9 âm lịch, Thăng đuổi đến Chi Lăng. Trần Lựu lại thua, Thăng đắc thắng mang 100 quân kị đi trước. Ngày 20, Thăng bị phục binh của Lê Sát, Trần Lựu đổ ra chém chết. Các tướng thừa dịp xông lên đánh quân Minh, giết hơn 1 vạn quân, chém được Lương Minh, Lý Khánh tự vẫn. Tướng Minh còn lại Hoàng Phúc, Thôi Tụ cố kéo về thành Xương Giang thế thủ nhưng đến nơi mới biết thành đã bị quân Lam Sơn hạ, phải đóng quân ngoài đồng không. Lê Lợi sai Trần Nguyên Hãn chặn đường vận lương, sai Phạm Vấn, Lê Khôi, đem 3 nghìn quân Thiết đột, 4 thớt voi, cùng với Lê Sát, Nguyễn Lý, Lưu Nhân Chú, Lê Văn An tấn công, giết 5 vạn quân Minh ở Xương Giang. Hoàng Phúc và hơn 3 vạn quân bị bắt, Thôi Tụ không hàng bị giết. Mộc Thạnh nghe tin Liễu Thăng thua bèn rút chạy. Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả đuổi theo chém hơn 1 vạn quân, bắt sống 1000 người ngựa. === Hội thề Đông QuanSửa đổi === Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi, tức 10 tháng 12 năm 1427, Lê Lợi cùng các tướng nhà Minh: Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông, Tham tướng Mã Anh, Thái giám Sơn Thọ, Mã Kỳ, Vinh Xương hầu Trấn Trí, An bình hầu Lý An, Đô ty Phương Chính, Chưởng đô ty sự Trần Tuyền, Trần Hựu, Giám sát ngự sử Chu Kỳ Hậu,Cấp sự trung Quách Vĩnh Thanh, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm, Tả hữu tham chính là Hồng Bỉnh Lương, Lục Trinh và Lục Quảng Bình, Án sát sứ Dương Thời Tập và Thiêm sự Quách Đoan làm hội thề ở cửa Nam thành Đông Đô. Vương Thông hẹn rằng đến ngày 12 tháng 12 âm lịch thì đem quân về nước và sai người đem tờ trình xin trả lại đất đai cho nghĩa quân. Lê Lợi sai giải vây thành Đông Quân, kéo quân lui về, lại sai giải vây cho 3 thành: Tây Đô, Cổ Lộng và Chí Linh; truyền cho nghĩa quân hộ tống các tướng trong 3 thành trên dẫn quân về thành Đông Quan, để cùng về Trung Quốc. Ngày 29 tháng 11 âm lịch năm 1427, Lê Lợi sai Lê Thiếu Dĩnh, Lê Cảnh Quang đem tờ biểu cầu phong của Trần Cảo, cùng các vật phẩm theo viên chỉ huy do Vương Thông sai, sang triều Minh. Các tướng sĩ và người dân căm tức sự tàn ngược của quân Minh, nên khuyên ông giết các bại tướng. Lê Lợi đáp rằng: Tháng 12 âm lịch năm 1427, Lê Lợi ra lệnh Cánh đường thủy, cấp 500 chiếc thuyền, cho Phương Chính, Mã Kỳ lãnh nhận. Cánh đường bộ, cấp lương thảo, cho Sơn Thọ, Hoàng Phúc lãnh nhận. Còn hơn 2 vạn người bị bắt hoặc đầu hàng và 2 vạn con ngựa thì do Mã Anh lãnh nhận. Chinh man tướng quân Trần Tuấn đem quân trấn thủ đi theo. Tất cả đều tới dinh Bồ Đề lạy tạ mà về. Ngày 12 tháng 12 âm lịch năm 1427, Phương Chính, Mã Kỳ tới dinh Bồ Đề cáo biệt Lê Lợi, ở lại suốt một buổi chiều, Lê Lợi sai sắm trâu ngựa, trướng vẽ và lễ phẩm hậu tặng. Đến ngày 17, tướng Minh là Vương Thông dẫn quân bộ đi sau. Lê Lợi đã nói chuyện với Vương Thông suốt đêm trước khi từ biệt nhau. Ông còn sai đưa trâu rượu, cờ thêu, trướng vẽ cùng các lễ vật tiễn Vương Thông rất hậu. Quân thủy, bộ của ba thành Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh cùng lục tục rút tiếp. Từ đây, chiến tranh chấm dứt với thắng lợi hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn. Lê Lợi sai Nguyễn Trãi thảo bài Bình Ngô đại cáo để bá cáo cho thiên hạ biết về việc đánh quân Minh. Đây là áng văn chương rất có giá trị, được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài thơ Nam quốc sơn hà. == Cai trịSửa đổi == === Lên ngôi Hoàng đếSửa đổi === Sau khi quân Minh rút về, trên danh nghĩa Trần Cảo là quốc vương của nước Nam. Theo sử sách, đầu năm 1428, Trần Cảo tự biết mình không có công, lòng người không theo nên bỏ trốn vào châu Ngọc Ma (phủ Trấn Ninh), nhưng không thoát, bị bắt mang về và bị ép uống thuốc độc chết. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ việc Cảo phải tự bỏ trốn mà cho rằng các tướng của Lê Lợi được lệnh sát hại Cảo, hoặc Cảo bị đe doạ phải bỏ trốn. Tuy nhiên, suy cho cùng Trần Cảo cũng chỉ là con bài chính trị để Lê Lợi đối phó với nhà Minh trong một giai đoạn cần thiết. Ngay nhà Minh, khi xâm lược Việt Nam lấy lý do lập con cháu nhà Trần thực chất chỉ là cớ để đánh nhà Hồ và rõ ràng không thực bụng. Nhà Minh lấy cớ lập con cháu nhà Trần nhưng lại đàn áp nhà Hậu Trần. Việc đó đã bị Nguyễn Biểu, sứ giả của hoàng đế Hậu Trần Trùng Quang Đế bóc trần. Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào ngày 15 tháng 4 âm lịch năm 1428, sử gọi là Lê Thái Tổ, chính thức dựng lên triều Hậu Lê. Ông khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô ở Thăng Long và đổi tên Thăng Long thành Đông Kinh (東京) vào năm Thuận Thiên thứ hai (1430). Lê Thái Tổ sai sứ sang Trung Quốc cầu phong, nhưng nhà Minh không chịu, bắt phải tìm con cháu nhà Trần lập làm hoàng đế. Sứ nhà Minh đi về hai ba lần, sau Thái Tổ hoàng đế sai các viên quan phụ lão trong nước làm tờ khai rằng con cháu vua Trần thật sự không còn ai nữa, và xin phong cho Lê Lợi làm vua nước Nam. Nhà Minh thấy vậy mới thuận nên phong Vương cho ông. === Chính sách ruộng đấtSửa đổi === Mùa xuân tháng 1 năm 1428, quân Minh đã về nước, Đại Việt hoàn toàn độc lập. Lê Lợi đã thực hiện những chính sách của mình nhằm phục hồi lại đất nước vốn đã bị suy tàn sau những năm bóc lột của quân Minh và chiến tranh. Tháng 7 âm lịch năm 1426, Lê Lợi cho làm sổ hộ tịch (sổ đinh). Tháng Giêng năm 1428, nhà vua hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu đều nên trở về nhận ruộng đất ở quê cha đất tổ, để chấm dứt nạn tranh chiếm ruộng đất. Tháng 4 âm lịch năm 1428, nhà vua ra lệnh trả lại ruộng đất, nhà cửa cho những quân dân bị bắt vào 4 thành Tây Đô, Đông Kinh, Cổ Lộng, Chí Linh đã được bổ vào các quân phụ vào quân Thiết đột. Ngày 25 tháng 11 âm lịch năm 1428, triều đình cho làm sổ ruộng đất, sổ hộ tịch. Triều đình ra chỉ thị cho các phủ, huyện, lộ khám xét các chằm bãi, ruộng đất, mỏ vàng bạc, những sản vật núi rừng trong hạt, các loại thuế cũ, cùng ruộng đất đã sung công các nhà thế gia và những người tuyệt tự, ruộng đất của bọn đào ngũ, ngụy quan. Ngày 22 tháng 12 âm lịch năm 1428, Lê Thái Tổ ra lệnh chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã, sách đối chiếu, khám xét ruộng đất, đầm bãi công tư trong các huyện, xã của lộ mình. Ngày 22 tháng 1 năm 1429, nhà vua ra lệnh cho các đại thần tâu lên về việc cấp đất cho dân chúng, từ quan lại, quân nhân, đàn ông, đàn bà, người già yếu, mồ côi, góa chồng. Tháng 2 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ lệnh cho tập trận trong 5 đạo, cả thủy binh và bộ binh. Sau cuộc tập trận, ông chia số quân sĩ làm 5 phiên, lưu lại 1 phiên còn 4 phiên về làm ruộng. Ngày 29 tháng 3 âm lịch năm 1429, nhà vua ra lệnh rằng phần đất của các quan và phủ đệ công hầu trăm quan nên trồng cây, hoa, rau đậu, không được để hoang, ai không theo thì mất phần đất đó. Các công hầu đã được ban cho đất ở, nếu trong phần đất của quân Thiết đột thì không cho quá nhiều, chỉ từ 5 sào trở xuống, nếu không phải trong phần đất của quân Thiết đột thì cho 2 mẫu trở xuống đến 1 mẫu. Nếu đã được chia ruộng đất vườn nhà nhất định rồi, lại còn chiếm đất trong thành Đại La làm nhà cửa khác nữa thì không được. Ngày 30 tháng 5 âm lịch năm 1429, ông sai định hạng ruộng đất của các cộng sự người Việt của quân Minh trước đây. Ngày 19 tháng 12 âm lịch năm 1429, ông ra lệnh xã nào có nhiều ruộng đất nhưng ít người, để bỏ hoang thì cho phép các quan nơi đó cho những người không có ruộng ở các xã khác đến cày cấy, người chủ ruộng xã đó không được chiếm giữ rồi bỏ hoang. Ai vi phạm sẽ bị xử theo tội cưỡng bức chiếm đoạt. Vào các năm Thuận Thiên thứ 3 (1430) và 6 (1433), ông lại cho làm sổ hộ tịch. Chính sách đất đai của vua Thái Tổ đã làm cho Đại Việt như lời nhận xét của sử thần trong sách Đại Việt sử ký toàn thư: "Vua mặc áo sớm, ăn cơm trưa, trải 10 năm mà thiên hạ đại trị". Dân gian có câu ca dao về việc no đủ, thịnh trị thời của vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông: Đời vua Thái Tổ, Thái Tông Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn === Dẹp phản kháng trong nước, thu châu Phục LễSửa đổi === ==== Đánh Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc TháiSửa đổi ==== Ngoài xây dựng kinh tế, Thái Tổ còn phải đối phó với bạo loạn trong nước. Tháng 11 âm lịch năm 1430, Thổ tù ở châu Thạch Lâm, Trấn Thái Nguyên là Bế Khắc Thiệu, Nông Đắc Thái nổ dậy, để đối phó, Lê Lợi tuyển binh ở bãi Bồ Đề. Tháng Giêng năm 1431, sau khi giết Phạm Văn Xảo, Lê Lợi thân chinh đem quân đánh trấn Thái Nguyên. Khi đến châu Thạch Lâm, thành Na Lữ, ông cho đóng quân quân ở đây, vì thấy thắng cảnh núi sông, nên sai lập sinh từ thờ phụng. Trên núi đá phía tây bắc thành Na Lữ, có bài thơ của vua Lê Thái Tổ ngự chế khắc vào đá, bên dưới ghi rằng: Thuận Thiên tứ niên Tân Hợi chính nguyệt thị thập nhật đà. Nội dung bài thơ như sau, được viết trong sách Đại Nam nhất thống chí. Bất từ vạn lý chỉnh sư đồ, Duy lục biên manh xích tử tô. Thiên địa bất dung gian đảng tại, Cổ kim thùy xá bạn thần chu. Trung lương tự khả lương đa phúc. Bạo bội chung nan bảo nhất khu. Đái lệ bất di thần tử tiết; Danh thùy vạn cổ dữ sơn câu. Dịch nghĩa: Đường xa chẳng quản ngại ra quân Chỉ muốn biên phương cứu lấy dân. Trời đất chẳng dung phường phản tặc, Xưa nay ai xá tội gian thần Trung lương ắt tự giành nhiều phúc. Bạn nghịch đành khôn giữ chiếc thân. Sông cạn đá mòn không đổi tiết Danh cùng núi ấy vạn năm xuân. Tháng 2 âm lịch cùng năm, ông đánh chiếm được Lâm Châu, giết Bế Khắc Thiệu và bắt sống Nông Đắc Thái. ==== Đánh Đèo Cát Hãn, thu châu Mường LễSửa đổi ==== Năm 1407, khi quân Minh sang đánh nhà Hồ, Đèo Cát Hãn dẫn 4.000 quân ra xin hợp tác với quân Minh. Theo Minh sử, năm 1405, Đèo Cát Hãn dâng sớ lên triều đình nhà Minh tố cáo nhà Hồ đánh chiếm 7 trại Mãnh Man thuộc châu Ninh Viễn dưới quyền Đèo Cát Hãn, vốn thuộc phủ Vân Nam, giết con rể của ông, bắt con gái của ông để khống chế. Năm 1427, Lê Lợi sai Chủ thư thị sử Trần Hồ đi chiêu dụ châu Ninh Viễn (sau đổi là châu Phục Lễ, nay là phủ An Tây). Phụ đạo châu ấy là Đèo Cát Hãn đem binh tướng theo về. Tháng giêng năm 1432, Lê Lợi sai con trai cả là Lê Tư Tề và Tư đồ Lê Sát đem quân đánh châu Mường Lễ, do Đào Cát Hãn thông đồng Phạm Văn Xảo làm loạn, liên kết với nghịch thần Ai Lao là Kha Đốn xâm lấn đất Mang Mỗi. Sau đó đích thân Lê Lợi thân chinh, đánh được Mang Lễ, Kha Đốn bị giết, Đào Cát Hãn bỏ chạy, Lê Lợi thu Mang Lễ, đổi tên thành châu Phục Lễ. Trên đường đi thảo phạt Đào Cát Hãn, vua Lê Thái Tổ đã 2 bài thơ; bài thứ nhất được khắc trên vách đá Pú Huổi Chỏ, có tên là Thân chinh Phục Lễ châu Đèo Cát Hãn (Tự mình đi đánh Đèo Cát Hãn ở châu Phục Lễ), viết bằng chữ Hán theo thể ngũ ngôn bát cú; bài thơ thứ hai, bằng chữ Hán, theo thể thất ngôn bát cú, được khắc trên vách núi Hào Tráng (Hòa Bình), có tên là Chinh Đèo Cát Hãn, quá Long Thủy đê (Đi đánh Đèo Cát Hãn trở về, qua đường đê Long Thủy). Bài thơ này đã được chép trong Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích (1744-1818), và được nhắc tới trong sách Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1825-1885), dưới triều vua Tự Đức. === Tổ chức hành chínhSửa đổi === Vua Lê Thái Tổ chia trong nước làm năm đạo: Đông, Tây Nam, Bắc và Hải Tây. Mỗi đạo đặt một vệ quân, mỗi vệ đặt chức tổng quản(có các chức tổng quản, đô tổng quản, đồng tổng quản, trên dưới liên hệ nhau, lớn nhỏ giữ gìn nhau). Ông còn đặt chức hành khiển ở năm đạo, chia giữ việc sổ sách và từ tụng của quân dân, đứng đầu là hành khiển, thứ đến là các chức tham tri, đồng tri, chủ bạ, đạo thuộc. Các đạo đều đặt các ban tả hữu, giữa của cải chứa trong kho tàng (có chức đô tri). Theo sách Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thái Tổ còn có những chính sách hành chính như sau: Định quan các lộ, các huyện (lộ đặt tri phủ, chưởng ấn, thứ đến các chức trấn phủ sứ, an phủ sứ, tuyên phủ sứ, chiêu thảo sứ..) và đặt quan trấn thủ nơi hiểm yếu. Đặt các quan có các tên gọi: Bình chương, từ đồ (sau thêm chữ đại), đại tư không, đại tư mã, khu mật đại sứ, thiếu úy, thượng tướng, đại tướng, á hầu, thông hầu, quan phục hầu, trước phục hầu. Chia các lộ ở Đông Đô làm bốn đạo, đặt các chức văn võ liêu thuộc trong ngoài, có chức bộc xạ, thị trung, thiếu bảo, hành khiển, thượng thư, hàn lâm, các chức quan bốn đạo (chức chánh mang hàm tổng tri, coi việc quân dân; chức phó mang hàm kiên tri quân dân bạ tịch), quan Mật viện, quan các bộ (chẳng hạn như Thượng thư bộ Lại Nguyễn Trãi), quan các sảnh (như Thượng thư sảnh), quan Hàn lâm viện (như các chức thừa chỉm, học sĩ), quan Hình viện, quan quân vệ, quan điền binh. Các chức quan ngoài thì có các chức sứ, quan sát sứ, phòng ngự sứ, tuyên úy sứ, an phủ sứ. Các quan văn võ đại thần được vua coi thân tín, đều được thêm chữ nhập nội. Quan võ từ tổng quản, tổng lĩnh, đồng tri xuống đến đại đội trưởng, đội trưởng, văn từ hành khiển, thượng thư, xuống đến thất phẩm đều là những chức sang, lại có ngự tiền văn đội, ngựa tiền võ đội và khách đội, thực đội. Lại đặt các quan ở các xã. === Giáo dụcSửa đổi === Nhà Minh hoàn thành việc xâm lược Đại Ngu bằng việc đánh bại nhà Hậu Trần năm 1414; nhà Minh có mở khoa thi nhưng kẻ sĩ đều trốn tránh không chịu ra thi. Phép thi cử bỏ mặc cho đến khi vua Lê Thái Tổ đánh thắng quân Minh. Năm 1426, Lê Thái Tổ tiến quân ra Bắc, đóng quân ở dinh Bồ Đề, liền hạ lệnh thi học trò văn học, đầu đề bài thi: Bảng văn dụ thành Đông Quan, lấy đỗ 50 người, sung bổ chức An phủ các lộ bên ngoài và chức viên ngoại lang ở 6 bộ trong Kinh. Khoa này Đào Công Soạn, người Tiên Lữ, Hưng Yên đỗ đầu. Sau khi dành độc lập năm 1428, Lê Thái Tổ cho mở lại trường Quốc tử giám để cho con cháu các quan và người thường dân tuấn tú vào học và đặt các nhà học ở các phủ và các lộ. Lúc mới đến Đông Đô, mở khoa thi lấy đỗ 32 người. Năm 1429, hạ chiếu cho quân nhân các lộ và những người ẩn dật ở rừng núi, cùng các quan từ tứ phẩm trở xuống, ai thông kinh sử, thì đế cả sảnh đường để thi, năm ấy thi khoa Minh kinh. Năm 1431, thi Hoành từ. Năm 1433, vua lại thân thi văn sách. Thi hai khoa này, hoặc dùng minh kinh, hoặc luận phú hoặc dùng sách vấn, đều tùy tài năng mà cất nhắc bổ dụng vượt bậc, vẫn chưa lấy đỗ Tiến sĩ. Theo Đào Duy Anh, nước Đại Việt về văn hóa, nửa triều Trần từ đời Chu Văn An Nho học đã bắt đầu thắng Phật học. Sang đời Lê, Nguyễn, Nho học mới chiếm địa vị độc tôn. Hai triều ấy đều có phép luật nghiêm khắc đối với các nhà tu hành Phật giáo và Đạo giáo. Nước Việt trải qua cuộc nhà Minh chinh phục thì rất nhiều sách vở về Nho học, Phật học của nước Việt bị người Minh thu mất, rồi người Minh phát lại những sách Ngũ kinh, Tứ thư thể chú để dùng ở các trường công. Đến khi nhà Lê phục quốc, những chế độ và thư tịch ở đời Lý, Trần đã mất tích nên đành bắt chước chế độ của Minh triều, lấy khoa cử làm con đường dụng thân duy nhất, dùng văn chương bác cổ để làm thước đo nhân tài, lấy sách Tống nho làm chính thư. === Tôn giáoSửa đổi === Nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, họ đã có chính sách thu hoặc đốt phá các sách vở về Nho học, Phật học của người Việt, rồi phát các sách Tứ thư, Ngũ kinh thể chú để dùng ở các trường công. Khi mà Lê Lợi giành được tự chủ cho Đại Việt, chế độ và thư tịch đời Lý, Trần đều mất tích nên đành bắt chước chế độ của nhà Minh, lấy khoa cử làm con đường dụng nhân duy nhất, dùng văn chương để đánh giá tài năng. Theo Đào Duy Anh, thời kỳ Lý Trần là thời kỳ Tam giáo Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo cùng song hành tồn tại; đến nay Nho học hoàn toàn độc tôn. Nhà nước có mở các cuộc thi cho người theo tôn giáo nhưng đó chỉ là cách hạn chế giai tầng này. Đối với tôn giáo, Lê Thái Tổ quy định những người muốn xuất gia trong Phật giáo và Lão giáo phải thi kinh điển các đạo này. Người thi đỗ được phép làm sư hoặc làm đạo sĩ, còn người thi trượt thì phải về quê làm ăn. === Luật phápSửa đổi === Về luật pháp, Thái Tổ cho đặt ra bộ luật mới theo như hình luật của nhà Đường đặt ngũ hình là: xuy, trượng, đồ, lưu và tử. Đặt lệ bát nghị: nghị thân, nghị cố, nghị hiền, nghị năng, nghị công, nghị quí, nghị cần, nghị tân Tháng 1 âm lịch năm 1428, thiên hạ thái bình, vua Lê Thái Tổ sai các quan Tư không, Tư đồ, Tư mã, Thiếu úy, Hành khiển bàn việc soạn các điều luật dân sự và quân sự, nhằm mục đích "để cho người làm Tướng biết phép trị quân, người làm quan các Lộ biết phép trị dân, và sự răn dạy quân dân, cũng nên cho biết có phép, để những người giữ việc gì, biết phép của việc ấy mà làm". Các cơ quan triều đình đã thực thi lệnh này, và đệ trình những đề xuất của mình lên nhà vua. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), Lê Thái Tổ định luật cấm cờ bạc, đánh bạc thì chặt bàn tay 5 phân, đánh cờ thì chặt bàn tay 2 phân. Những kẻ vô cố không phải việc công mà họp nhau uống rượu thì bị 100 trượng, kẻ dung túng thì tội giảm 1 bậc. Về tội ăn hối lộ, Lê Thái Tổ quy định nếu ghi nhận ăn hối lộ 1 quan tiền trở lên thì bị xử chém. === Tiền tệSửa đổi === Từ đời vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính, bắt đầu dùng tiền giấy gọi là hội sao, nhà nước thu tiền đồng đổi tiền giấy. Đến khi Lê Lợi lên ngôi, tiền đồng trong nước không còn, nên đúc thứ tiền đồng mới. Năm Thuận Thiên thứ 1 (1428), Lê Thái Tổ đúc tiền Thuận Thiên thông bảo, tính 50 đồng là 1 tiền. Năm Thuận Thiên thứ 2 (1429), ông truyền cho các quan trong ngoài bàn phép dùng tiền. Ông xuống chiếu rằng: === Chính sách đối với những người Việt làm quan cho nhà MinhSửa đổi === Trước năm 1428, Lê Lợi đã cho tiến hành bắt những quan lại người Việt phục vụ cho nhà Minh, bắt vợ con, nô tỳ,tài vật, trâu bò đem giải nộp cho hết, điều tra những kẻ có lòng khác, thu nhập văn bằng ẩn tin của ngụy quan, theo đúng hạn nộp lên. Sau đo cho ngụy quan chuộc mệnh, đinh lệ tiền chuộc các vợ cả, vợ lẽ và nô tỳ của ngụy quan. Vợ Bố chính ty thì 70 quan, dưới đến các hạng sinh viên, thổ quan, thừa sai, bạn đương, thì vợ là 10 quan, con trai, con gái và nô tỳ từ 10. tuổi trở xuống thì 5 quan. Năm 1428, sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ ra lệnh trị tội những viên quan cộng tác với nhà Minh. Năm 1429 ông ra lệnh chỉ rằng những người này trước đã có lệnh cho tha tội chuộc mệnh, thì cho miễn cả ruộng đất (không phải sung công). Tháng 5 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ ra lệnh: cho những văn võ hào kiệt nào còn bị bỏ sót có thể đến chỗ Thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến, không phân biệt ngụy quan hay sĩ thứ, cốt lấy tài đức. Các quan người Việt của nhà Minh như Lương Nhữ Hốt, Trần Phong, Đỗ Duy Trung đều được Lê Thái Tổ tha mạng; tuy nhiên, sau này họ cùng nhau làm phản và đều bị giết. === Lập thái tử và qua đờiSửa đổi === Ngày 7 tháng 1 âm lịch năm 1429, Lê Thái Tổ lập con trưởng Lê Tư Tề làm Quận vương, giúp trông coi việc nước, con thứ Nguyên Long làm Hoàng thái tử. Lê Tư Tề mắc chứng điên cuồng, giết bừa các tì thiếp, việc đó không hợp ý vua Thái Tổ. Năm 1433, Lê Thái Tổ vời Lê Khôi lúc ấy đang trấn thủ Hóa châu về để bàn định việc lập Thái tử, tháng 8 âm lịch năm đó, con trưởng Lê Tư Tề bị phế giáng làm Quận vương, con thứ Nguyên Long kế thừa tông thống. Đô đốc Phạm Vấn, Đại tư đồ Lê Sát và Tư khấu Lê Ngân được vua trao trọng trách phụ chính giúp vua Lê Thái Tông còn ít tuổi. Thái Tổ ở ngôi được 5 năm thì qua đời vào ngày 22 tháng 8 âm lịch (7 tháng 9 dương lịch) năm 1433, hưởng dương 49 tuổi. Vì nhớ công Lê Lai chết thay cho mình ở núi Chí Linh trước kia, ông dặn lại đời sau phải giỗ Lê Lai trước khi giỗ ông một ngày. Bởi thế đời sau truyền lại câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi. Lê Lợi được an táng tại Vĩnh Lăng, Lam Sơn, và được tôn miếu hiệu là Thái Tổ (太祖), thụy hiệu là Thống Thiên Khải Vận Thánh Đức Thần Công Duệ Văn Anh Vũ Khoan Minh Dũng Trí Hoàng Nghĩa Chí Minh Đại Hiếu Cao Hoàng Đế (chữ Hán: 統天啟運聖德神功睿文英武寬明勇智弘義至明大孝高皇帝). Đời sau đều gọi là Thái Tổ Cao hoàng đế (chữ Hán:太祖高皇帝) hay Cao Hoàng (高皇), Cao Đế (皇帝). Thái tử Lê Nguyên Long 11 tuổi lên nối ngôi, tức hoàng đế Lê Thái Tông. == Nhận địnhSửa đổi == === Về công lao, sự nghiệpSửa đổi === Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại những lời nhận xét về Lê Thái Tổ như sau: Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép rằng: Lời bình của các quan đời Vĩnh Trị, sách Lam Sơn thực lục: Nguyễn Trãi trong bài thơ Phú Núi Chí Linh, có ví von Lê Thái Tổ với các vua huyền thoại Trung Hoa thời Tam Hoàng Ngũ Đế: Nhưng thịnh đức của vua ta ngày nay, chỉ quy mô rộnh lớn của Hán Cao Tổ mới sánh kịp Còn như Câu Tiễn, ngoài chí phục thù là đáng kể, thì trong muôn phần không so được với vua ta Đến như: uy thần chẳng giết, đức lớn hiếu sinh Nghĩ kế nước nhà trường cửu Tha cho mười vạn hàng binh Gây lại hoà hảo hai nước Dập tắt chiến tranh cho muôn đời Địch phải theo thượng sách: hai nước vẹn toàn dân được an ninh Như thế thì thịnh đức của vua ta Cao tổ nhà Hán sao sánh kịp Vua ta phải sánh ngang hàng với Tam hoàng, Ngũ đế lừng danh thuở trước Lê Lợi là vị vua có công đánh đuổi quân Minh, chấm dứt 20 năm Bắc thuộc lần thứ tư và sáng lập nhà Hậu Lê, triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Sau thời kỳ độc lập hơn 400 năm kể từ thế kỷ 10, Đại Việt có nguy cơ trở lại thành quận huyện của Trung Hoa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi đã chấm dứt 20 năm cai trị của nhà Minh tại Đại Việt và chấm dứt hẳn sự đô hộ của Trung Quốc thời phong kiến. Bởi công lao đó của ông nên đời sau còn nhớ nhà Lê khi bị nhà Mạc cướp ngôi và đó là một nguyên nhân khiến nhà Lê có thể trung hưng (1533). Thậm chí ngay cả khi con cháu triều Lê không còn nắm được thực quyền thì trên danh nghĩa vẫn là người đứng đầu thiên hạ. Chúa Trịnh làm phụ chính nhiều đời nhưng vẫn không dám cướp ngôi nhà Lê cũng bởi sợ dư luận còn nhớ công lao giành lại độc lập cho đất nước của nhà Lê. Về cai trị, ông cũng là người thiết lập lại trật tự, quy củ của chế độ phong kiến các triều đại Lý, Trần trước đây mà các thế hệ vua sau tiếp tục củng cố, phát triển cao hơn nữa. === Những điểm giống với Hán Cao TổSửa đổi === Giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ của Trung Quốc có những điểm tương đồng trong thân thế, cuộc đời sự nghiệp bản thân và sự nghiệp của hậu duệ: Cả Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ đều xuất thân từ gia đình nông dân và là con thứ ba trong nhà. Trên Lê Lợi có Lê Học, Lê Trừ còn trên Lưu Bang có Lưu Bá, Lưu Trọng. Cuộc khởi nghĩa của cả hai vị vua đều gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu tiên, phải thường xuyên lẩn trốn sự truy kích của kẻ thù, thậm chí có những lúc rơi vào tính thế hiểm nghèo. Cả hai vị vua đều thoát chết nhờ thuộc hạ tình nguyện hy sinh cứu chủ. Khi bị Hạng Vũ vây ở Huỳnh Dương, Lưu Bang đã phải nhờ Kỷ Tín ra hàng và bị Hạng Vũ giết. Lê Lợi bị quân Minh vây ở núi Chí Linh cũng phải nhờ Lê Lai theo gương Kỷ Tín để thoát nạn. Lê Lai cũng bị quân Minh giết. Sau khi lên ngôi, hai vị hoàng đế đều giết các công thần khai quốc. Lưu Bang giết Hàn Tín, Bành Việt; Lê Lợi giết Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn. Sau khi qua đời, cả Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ đều được đặt chữ "Cao". Lưu Bang là (Cao Tổ) Cao hoàng đế, Lê Lợi là (Thái Tổ) Cao hoàng đế. Về sau, cơ nghiệp của hai vị vua đều bị họ khác cướp ngôi. Nhà Hán và nhà Hậu Lê đều bị gián đoạn một thời gian, nhưng rồi lại phục hồi. Nhà Tây Hán bị Vương Mãng cướp ngôi (lập nhà Tân), nhưng sau đó được nhà Đông Hán kế tục. Nhà Hậu Lê (Lê sơ) bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi (lập nhà Mạc), rồi sau đó được nhà Lê trung hưng kế tục. Khi ngự phê sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục, vua Tự Đức nhà Nguyễn cũng đánh giá Lê Lợi "mở được nền chính thống nghìn năm, thật đáng là bậc nối gót Hán Cao Tổ". Sử quan nhà Nguyễn trong lời cẩn án dưới lời phê của Tự Đức còn nêu thêm một điểm giống nhau nữa giữa Lê Thái Tổ và Hán Cao Tổ: hai người cùng dấy binh nổi lên với một thanh kiếm. == Câu nóiSửa đổi == == Các truyền thuyếtSửa đổi == === Gươm thần Thuận ThiênSửa đổi === Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép: Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ) nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi: - Sắt nào đây? Thận nói: - Đêm trước quăng chài bắt được. Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng: - Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau! Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra. Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to: - Hãy trả gươm thần cho ta! Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm. === Hồ ly phu nhânSửa đổi === Truyền thuyết kể rằng thời quân Lam Sơn chưa mạnh, Lê Lợi bị đánh bại, tướng sĩ chạy tan tác mỗi người một nơi. Bị quân Minh đuổi, Lê Lợi trốn vào rừng, trông thấy xác một cô gái chết trên bãi cỏ. Ông rút gươm đào tạm một cái huyệt chôn cô gái và cầu khấn người chết phù hộ để thoát nạn. Quân Minh đuổi tới gần, Lê Lợi vội trốn vào một gốc cây to rỗng ruột, xung quanh là cỏ mọc cao. Quân Minh cho chó sục sạo, đánh hơi đến gốc cây. Thấy chó sủa ở gốc cây, quân Minh đâm bừa ngọn giáo vào trong, trúng đùi Lê Lợi. Ông vội lấy vạt áo chùi vết máu ở mũi giáo. Quân Minh rút giáo ra không thấy gì nhưng chó vẫn sủa. Quân Minh định dùng lửa đốt cây thì trong gốc cây có con cáo trắng chạy ra, chó săn ùa theo đuổi bắt. Quân Minh tưởng là chó sủa vì con cáo nên bỏ đi. Lê Lợi thoát nạn, cho rằng linh hồn người con gái đã chết hóa thành cáo cứu mình. Ông đến nấm mộ cô gái vái tạ. Sau này lên ngôi vua, ông truy tặng cô gái là Hồ ly phu nhân. Một thuyết khác cho rằng Lê Lợi trong một trận đánh nhà vua bị giặc đuổi tới khu vực Đồng Giao - Tam Điệp thì gặp xác một người phụ nữ đã bị mối xông, vua vội lấy đất lấp mà không để ý quân giặc đã đuổi tới gần. Tình thế cấp bách vua vội nấp vào gốc cây đa rất to ở gần đó. Giặc có con chó săn rất giỏi tìm người, trận đánh nào chúng cũng cho chó đi theo và chưa khi nào nó tìm sai. Đến gần gốc cây đa nơi vua Lê Lợi đang nấp, bất ngờ từ trong gốc đa có một con cáo chạy ra, đánh lạc hướng quân địch; nhờ vậy vua Lê Lợi được cứu. Vua cho rằng chính vong hồn của người phụ nữ vưà được nhà Vua lấp đã hoá thành con cáo để cứu mình nên cho quân lập đền thờ đặt hiệu cho cô gái là “Bạch Diện Sơn Tinh công chúa” để ghi nhớ ơn cứu mạng. Từ đó nhân dân trong vùng Tam Điệp truyền tụng nhau và đến đây lễ rất đông, đền thuộc địa phận thôn Tân Thượng xã Quang Sơn nên thường gọi là đền Mẫu thượng, hiện nay vẫn còn ở thành phố Tam Điệp. Cuối thế kỷ 18, Phạm Đình Hổ xác minh việc nhà Hậu Lê đã làm tượng thờ ân nhân của Lê Thái Tổ trong sân triều đình Lê - Trịnh: Những buổi chầu trong điện không bị ngăn cấm người ngoài vào xem. Ta khi nhỏ thường hay vào sân rồng, thấy bên võ ban có đặt pho tượng "Hộ quốc phu nhân". Tượng ấy đầu người thân hồ ly, dáng rất đẹp, hình dung một thiếu nữ búi tóc, cài trâm. == Gia đìnhSửa đổi == === Tổ tiênSửa đổi === Cụ tằng tổ tên là Lê Hối, được truy tôn làm Cao Thượng Tổ Minh Hoàng đế. Theo Đại Việt Thông sử, Lê Hối là người tính tình chất phác, ngay thẳng, dời nhà về Lam Sơn, tự cày cấy ruộng vườn, ba năm thành sản nghiệp, đời đời làm quần trưởng một phương, đế nghiệp của họ Lê bắt đâu từ đây. Ông Lê Hối lấy cụ bà Đinh thị, được truy tôn Phổ Từ Cao Minh Hoàng hậu, có con trai là Lê Thinh. Ông nội là Lê Thinh, được truy tôn là Hiển Tổ Chiêu Đức Chí Nhân Trạch Hoàng đế, nối cơ nghiệp của cha, trong nhà có hàng nghìn tôi tớ, có lòng yêu người, xa gần đều quy phụ. Ông lấy vợ là bà Nguyễn Quách, được truy tôn là Hiển Từ Gia Thục Khâm Thuận Hoàng hậu. Hai ông bà sinh được hai con trai là con trưởng Lê Tòng và Lê Khoáng (cha của Lê Lợi) === Cha mẹ, anh emSửa đổi === Ông Lê Khoáng, được truy tôn là Tuyên Tổ Hiến Văn Duệ Triết Phúc Hoàng đế lấy bà Trịnh Ngọc Thương, người sách Chủ Sơn, được truy tôn là Trinh Từ Ý Văn Trang Hiến Hoàng hậu. Ông bà sinh được 3 con trai Lê Học, Lê Trừ, Lê Lợi và 3 con gái, Ngọc Tá, Ngọc Vĩnh và Ngọc Tiên. Lê Học mất sớm, được truy tặng làm Chiêu Hiếu đại vương. Ông có con trai là tướng quốc Lê Thạch tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, do ham đuổi theo quân địch trúng phải tên mà chết, được truy tặng làm Nhập nội kiểm hiệu thái uý Bình chương quân quốc trọng sự, phong làm Trung Vũ đại vương. Lê Trừ, được tôn là Lam quốc công, về sau được tôn là Hoằng Dụ vương. Con trai ông là Khai quốc công thần Kì Lân Hổ vệ tướng quân Lê Khôi. Về sau cháu 6 đời là Lê Duy Bang được lập nối ngôi nhà Lê trung hưng, tức là Lê Anh Tông. === VợSửa đổi === Vua Lê Thái Tổ không lập chính thất (vợ cả hay vương hậu, hoàng hậu), ông có 2 người vợ chính. Bà thứ nhât là bà Thần phi Trịnh Thị Ngọc Lữ, người trang Bái Đô, huyện Lôi Dương, phủ Thiện Thiên, trấn Thanh Hoa, là người vợ đầu tiên của Thái Tổ, mẹ của Lê Tư Tề, mất năm Thái Hòa (1443-1453) thời vua Lê Nhân Tông. Bà thứ hai là bà Phạm Thị Ngọc Trần hay Cung Từ hoàng hậu Phạm Thị Ngọc Trần, sinh ra Lê Nguyên Long vào năm 1423, sau trở thành Lê Thái Tông. Bà mất khi Nguyên Long được 3 tuổi. Bà vợ lẽ, người vợ thứ ba là Hụệ phi Phạm Thị Nghiêu; ? - 1441), bà không có con. Bà được vua Thái Tông tôn làm Huệ phi, sau bị đảng gian lừa dối, mưu phế lập vua. Nhà vua Thái Tông bèn cho bà về Lam Kinh coi giữ Vĩnh Lăng, do vẫn oán thán nên nhà vua cho đinh thần luận tội, cho được chết. === Con cáiSửa đổi === Vua Lê Thái Tổ có 4 người con là: Quận Ai vương Lê Tư Tề (黎思齊), con của Trịnh Thần phi. Lê Thái Tông Lê Nguyên Long (黎元龍), con của Cung Từ Cao Hoàng hậu. Công chúa Lê Thị Đào Nữ, con gái của Trịnh Thần phi. Bị giặc Minh bắt rồi mất hồi đầu kháng chiến. Trang Từ Công chúa Lê Thị Ngọc Châu (莊慈公主), con của Trần Trinh Thục phi, được Thái Tổ gả cho Bùi Ban, con trai của tướng Bùi Bị. Bùi Ban hy sinh trong chiến trận với Chiêm Thành, bà tái giá với Khôi Quận công Trần Hồng rồi xin đi tu. === Họ hàngSửa đổi === Hai anh em Hiển Khánh vương Đinh Lễ, Nhập nội thái phó Á quận hầu Đinh Liệt là cháu ruột của Lê Lợi, gọi Lê Lợi bằng cậu. == Xem thêmSửa đổi == Nhà Hậu Lê Khởi nghĩa Lam Sơn Hai bài thơ khắc trên vách núi của Lê Lợi Bia Vĩnh Lăng Hội thề Lũng Nhai Lê Thạch Lê Khôi Đinh Liệt Đinh Lễ == Tham khảoSửa đổi == Đại Việt sử ký toàn thư (bản điện tử) Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2007. Việt sử tiêu án, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1991. Khâm định Việt sử thông giám cương mục (bản điện tử) Lam Sơn thực lục Việt sử toàn thư (bản điện tử) Lê Quý Đôn (1978), Đại Việt thông sử, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Việt Nam văn hóa sử cương, Tác giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Bốn phương, 1938 Suy ngẫm về 20 năm - Một chớp mắt của lịch sử đầu thế kỷ XV (1407 - 1427), Tác giả Nguyễn Diên Niên, Nhà xuất bản Trí thức, 2016. Viện Sử học (2007), Lịch sử Việt Nam, tập 3, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Lê Thái Dũng (2008), Giở trang sử Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. Phan Duy Kha, Lã Duy Lan, Đinh Công Vĩ (2003), Nhìn lại lịch sử, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Trần Trọng Kim (2010), Việt Nam sử lược, Nhà xuất bản thời đại Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng Cát Kiếm Hùng chủ biên (2006), Bước thịnh suy của các triều đại phong kiến Trung Quốc, tập 1, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Trương Chí Quân (1997), Đời tư các vị hoàng đế, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Tiêu Lê (2000), Những ông vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục == Chú thíchSửa đổi == == Liên kết ngoàiSửa đổi == Le Loi (emperor of Vietnam) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
don't say you love me.txt
"Don't Say You Love Me" là một bài hát được thu âm bởi ban nhạc Na Uy M2M năm 1999. Nó đã góp mặt trên album nhạc phim của bộ phim Pokémon: The First Movie. Đĩa đơn đạt được thành công tại Mỹ khi đạt đến vị trí 21 trên Billboard Hot 100 và 2 trên Billboard Hot Singles Sales, được chứng nhận vàng bởi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Hoa Kỳ, với doanh số 700.000 copies. Ca khúc cũng từng được hát trên chương trình truyền hình Felicity trên kênh The WB Television Network và Beverly Hills, 90210 trên kênh Fox tại Hoa Kỳ. Radio Disney Mỹ bắt đầu chơi ca khúc này trước tháng 10 năm 1999, tuy nhiên đến tháng 10 năm 1999, đĩa đơn mới được phát hành dưới dạng đĩa. Có một chút khác biệt về lời bài hát giữa phiên bản album và phiên bản trong Pokémon: The First Movie, bởi câu hát "You start kissing me" (Anh bắt đầu hôn tôi) được xem là không phù hợp cho một bộ phim trẻ em. Trong phiên bản Pokémon: The First Movie, đoạn lời trên đã được sửa lại thành "You said you loved me" (Anh đã nói anh yêu em). == Video âm nhạc == Video được quay trong hơn 3 ngày ở Los Angeles, California, quay cảnh M2M trong một quầy bán đồ ăn ở rạp chiếu phim ngoài trời. Ở đầu video, Marion hát trong một chiếc xe con màu tím với một chàng trai, còn Marit hát với một chiếc ghi-ta đỏ. Sau đó máy bán bắp rang bị nổ và M2M nhảy múa cùng mọi người dưới bầu trời rơi đầy bắp rang. Có 2 phiên bản của video, phiên bản thông thường và một phiên bản có xen thêm những cảnh quay trong Pokémon: The First Movie. == Danh sách bài hát == [1] US single "Don't Say You Love Me" (album version) – 3:46 "The Feeling Is Gone" (non-album bonus track) – 3:16 (Marion Raven, Marit Larsen) US Maxi-CD "Don't Say You Love Me" (Tin Tin Out Remix) – 3:33 "Don't Say You Love Me" (Lenny Bertoldo Radio Mix) – 3:01 "Don't Say You Love Me" (acoustic version) – 3:15 "Don't Say You Love Me" (album version) – 3:46 Japanese Maxi-CD "Don't Say You Love Me" (album version) – 3:46 "Don't Say You Love Me" (Tin Tin Out Remix) – 3:33 "Don't Say You Love Me" (acoustic version) – 3:15 "The Feeling Is Gone" – 3:16 "Don't Say You Love Me" (karaoke version) – 4:06 European Maxi-CD "Don't Say You Love Me" (album version) – 3:46 "The Feeling Is Gone" – 3:16 "Don't Say You Love Me" (acoustic version) – 3:15 == Xếp hạng == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức của Marit Larsen Website chính thức của Marion Raven
thế kỷ trung quốc.txt
Thế kỷ của Trung Quốc ("Trung Quốc thế kỷ" giản thể: 中国世纪; phồn thể: 中國世紀; bính âm: Zhōngguó Shìjì) là một khái niệm mới nêu ra khả năng Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc sẽ thống trị thế kỷ 21, giống như thế kỷ 20 và 19 lần lượt là thế kỷ của Hoa Kỳ và Đế quốc Anh. Cụm từ này đặc biệt được sử dụng khi đề cập đến viễn cảnh nền kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, vị trí mà Trung Quốc đã nắm giữ từ khoảng 1000-1700 SCN hoặc 221 TCN-1830 SCN, tuy từng nguồn nghiên cứu. == Chỉ trích == Michael Beckley, một nhà nghiên cứu đến từ trường Harvard Kennedy, không đồng tình với quan điểm cho rằng: Nước Mỹ suy tàn là có liên quan đến Trung Quốc và; Sự suy tàn của nước Mỹ có một phần nguyên nhân từ các gánh nặng của vị thế bá quyền của nó trong việc duy trì hệ thống đơn cực. Beckley cho rằng sức mạnh của Hoa Kỳ là lâu dài với các nguyên nhân chính là bởi tính đơn cực và sự toàn cầu hóa. == Tham khảo ==
16 tháng 9.txt
Ngày 16 tháng 9 là ngày thứ 259 (260 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 106 ngày trong năm. == Sự kiện == 1908 – Hãng sản xuất ô tô General Motors được thành lập. 1941 – Vua Reza Pahlavi của Iran bị bắt phải từ ngôi để cho con Mohammad Reza Pahlavi lên ngôi. 1950 – Chiến tranh Đông Dương: Tướng Hoàng Văn Thái chỉ huy hai trung đoàn Việt Minh tiến công quân Pháp ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. 1963 – Malaya, Singapore, Bắc Borneo (Sabah ngày nay), và Sarawak hợp nhất thành Malaysia. 1972 - Chiến tranh Việt Nam: Các binh sĩ miền Bắc cuối cùng rút khỏi thành cổ Quảng Trị, kết thúc trận chiến ác liệt tại đây. 1975 - Nguyên mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 Liên Xô tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. 1992 – Bảng Anh bị loại ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu ngày Thứ Tư Đen và bị phá giá nhiều. 1987 – Nghị định thư Montreal được ký kết nhằm bảo vệ lớp ôzôn khỏi bị suy giảm. 1992 – Bảng Anh bị loại ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu trong ngày Thứ Tư Đen và bị mất giá mạnh. 2007 – 89 người thiệt mạng trong một tai nạn của hãng One-Two-GO Airlines tại Thái Lan. == Sinh == 1909 – Nguyễn Mạnh Tường, luật sư người Việt Nam (m. 1997) 1923 – Lý Quang Diệu, chính trị gia Singapore (m. 2015) 1992 – Nick Jonas, ca sĩ, nhạc sĩ người Mỹ, thành viên nhóm nhạc Jonas Brothers == Mất == 1792 – Nguyễn Huệ, Vị hoàng đế thứ hai của nhà Tây Sơn (s. 1753) 1820 – Nguyễn Du, đại thi hào Việt Nam (s. 1766) 1963 – Nam Phương hoàng hậu, vợ cựu hoàng Bảo Đại, hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn (s. 1914) == Những ngày lễ và kỷ niệm == Ngày thế giới bảo vệ tầng Ô zôn == Tham khảo ==
phạt đền (bóng đá).txt
Phạt đền, còn gọi là đá phạt 11 mét, pê-nan-ti (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp penalty), là một kiểu đá phạt trong bóng đá, vị trí của quả đá phạt này là 11 mét tính từ khung thành và thủ môn của đội bị phạt. Đây là cú đá chỉ có sự tham gia của 1 cầu thủ đội tấn công (người sút phạt đền) và thủ môn đội phòng ngự. Trên thực tế, thường các quả đá phạt được biến thành bàn thắng ngay cả khi thủ môn có đẳng cấp quốc tế. Điều này có nghĩa rằng phạt đền mang tính chất quyết định, đặc biệt trong các trận đấu có tỉ số thấp. Đá trượt phạt đền thường ảnh hưởng nặng tới tâm lý cầu thủ vì đã bỏ lỡ 1 cơ hội dễ dàng để ghi bàn. == Tình huống == Trọng tài sẽ thổi phạt đền khi cầu thủ của đội phòng ngự phạm lỗi với cầu thủ của đội tấn công hoặc để bóng chạm tay trong vòng cấm. Cần lưu ý vị trí này là vị trí lỗi xảy ra chứ không phải vị trí quả bóng dừng lại. Tình huống phạt đền cũng có thể xảy ra trong 2 tình huống đặc biệt khác: lỗi được thực hiện ngoài vòng cấm nhưng trọng tài nhận định sai lầm, hoặc trong vòng cấm nhưng cầu thủ tấn công đánh lừa được trọng tài là có lỗi xảy ra trong khi sự thật lại không có. Mặc dù đó không phải là tinh thần hay nguyên tắc của bóng đá nhưng quyết định của trọng tài đưa ra đã theo luật bóng đá và kết quả sẽ không thể bị thay đổi về sau. Nhiều cầu thủ lợi dụng điều này đã cố gắng tìm đủ mọi cách đánh lừa người cầm còi và vì vậy gây ra nhiều tranh cãi trong trận đấu. Trọng tài sẽ ra hiệu đá phạt đền bằng cách thổi còi và chỉ tay vào dấu chấm phạt đền và đặt bóng vào chấm phạt đền. == Cách thực hiện == === Bình thường === Quả phạt đền phải được thực hiện từ dấu chấm phạt đền cách khung thành 11m. Cầu thủ thực hiện có thể là mọi cầu thủ trong đội bóng được hưởng quả phạt chứ không chỉ riêng cầu thủ bị phạm lỗi và phải được trọng tài xác nhận. Tất cả các cầu thủ ngoại trừ thủ môn của đội phòng ngự và cầu thủ đá phạt, phải đứng ngoài vòng cấm địa, sau dấu chấm phạt đền và cách dấu chấm phạt đền tối thiểu 9m15 cho tới khi trái bóng được đá. Thủ môn phải giữ vị trí giữa 2 cọc khung thành trên vạch vôi và quay mặt vào trái bóng cho tới khi trái bóng được đá và chỉ có thể di chuyển theo chiều ngang. Nếu thủ môn di chuyển về phía trước trước khi bóng được đá, cú đá sẽ được thực hiện lại nếu bàn thắng chưa được ghi. Một quả phạt đền sẽ được thực hiện sau tiếng còi của trọng tài và được tính thành bàn thắng khi quả bóng lăn qua vạch vôi trước khung thành. Bóng nhập cuộc khi được đá và di chuyển, tại thời điểm này, các cầu thủ khác có thể nhập vòng cấm và tiếp tục chơi như bình thường. Hầu hết trường hợp bàn thắng đã được ghi, bóng đã đi hết đường biên ngang hoặc thủ môn đã khống chế được bóng. Đôi khi, bóng được thủ môn đẩy ra hoặc bật xà ngang, cột dọc; nếu điều này xảy ra, bàn thắng tiếp theo nếu có sẽ không được tính là đá phạt đền, mặc dù có thể được ghi từ quả bóng bị bật ra. Đá phạt đền là một hình thức đá phạt tự do trực tiếp, nghĩa là bàn thắng có thể được ghi trực tiếp từ cú đá phạt. Nếu bàn thắng không được ghi, trận đấu sẽ tiếp tục như bình thường. Cũng như các cú đá tự do khác, người đá phạt không được chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm 1 cầu thủ khác ngay cả khi bóng nảy ra từ cọc hoặc xà. Tuy nhiên, đá phạt đền khác đá tự do ở chỗ nếu có các nhân tố bên ngoài tác động, cú đá sẽ được thực hiện lại thay vì như bình thường là trọng tài tung bóng. === Đá phối hợp === Hai cầu thủ có thể phối hợp để thực hiện đá phạt đền, theo đó cầu thủ thứ nhất thay vì đá thẳng vào khung thành chỉ đẩy nhẹ bóng về phía trước và cầu thủ thứ 2 có thể chạy vào đá tiếp để ghi bàn. Giống các cầu thủ khác, cầu thủ thứ 2 cũng phải cách khung thành 9,15m. Chiến thuật này phụ thuộc vào yếu tố ngạc nhiên để cầu thủ thứ 2 có thể đá được bóng trước các cầu thủ của đội phòng ngự. Chiến thuật lần đầu tiên do Johan Cruyff thực hiện trong trận đấu cho AFC Ajax năm 1982. == Vi phạm luật đá phạt đền == Vi phạm luật đá phạt đền được xử lý sử dụng các khái niệm lợi thế. Nói chung: Lỗi của đội phòng ngự, trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng được ghi, bàn thắng được công nhận, nếu không, đá lại. Lỗi của đội thực hiện đá phạt đền, nếu bàn thắng được ghi, đá lại, nếu không đội tấn công sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm phạm lỗi. Cả 2 cùng có lỗi, đá lại. Nếu cầu thủ thực hiện đá phạt đền (kể cả khi bóng nảy ra từ cọc/xà và không chạm thủ môn) sẽ bị phạt gián tiếp tại địa điểm có lỗi (Theo luật số 8 trong Luật Bóng đá) Trọng tài có thể phạt thẻ vàng đối với các cầu thủ vi phạm luật đá phạt đền như cố tình xâm nhập vòng cấm nhiều lần. Tuy vậy, trên thực tế, hầu hết các vi phạm đá phạt đền không bị phạt thẻ. Lưu ý rằng tất cả các lỗi trước khi đá phạt đều được xử lý theo cách trên. Ví dụ, nếu đội phòng ngự cản trở di chuyển của đối phương (kể cả về phía khung thành hoặc ra xa khung thành) trước khi quả đá được thực hiện, nếu bàn thắng không được ghi, trọng tài có thể cho phép đá lại. Các lỗi khác do bất kỳ đội nào vi phạm sẽ được xử lý theo bốn điểm như trên. == Chiến thuật cản phá phạt đền == Cản phá phạt đền là một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất của thủ môn. Do khoảng cách giữa điểm đá phạt và khung thành là rất gần cũng như thủ môn không có nhiều thời gian để phản xạ. Vì vậy, một số thủ môn thường đoán hướng và bắt đầu đổ người trước khi quả bóng được sút. Một số khác cố gắng đọc ý nghĩ từ cách di chuyển của cầu thủ đá phạt. Mặt khác, cầu thủ đá phạt cũng thường làm động tác giả và di chuyển từ từ để đánh lạc hướng thủ môn. Một cách tiếp cận có tỉ lệ thành công cao là đá cao giữa khung thành vào khoảng trống mà thủ môn sẽ để lại sau khi đã bay người, cách này cũng có rủi ro cao khi quả bóng dễ bay vọt hoặc dội xà ngang. Khi cầu thủ đá chạy đà, thủ môn chỉ có một vài giây để đọc di chuyển và phán đoán hướng bóng. Nếu phán đoán tốt, có thể sẽ cản phá được quả đá. Thủ môn Helmuth Duckadam của đội Steaua Bucharest đã lập kỷ lục cản phá 4 quả phạt đền liên tiếp trong trận chung kết Cúp châu Âu năm 1986 với FC Barcelona. Ông bay người 3 lần về bên phải và lần thứ 4 về bên trái và đẩy tất cả các quả sút phạt mang lại chiến thắng cho đội mình. Thủ môn cũng có thể dựa vào kiến thức về thói quen sút phạt của cầu thủ để quyết định. Một ví dụ là cựu thủ môn ĐTQG Hà Lan Hans van Breukelen luôn có 1 hộp chứa các thẻ có tất cả thông tin về những chuyên gia sút phạt của đối phương. Một ví dụ khác là thủ môn đội tuyển quốc gia Bồ Đào Nha Ricardo trong trận đấu với ĐT Anh tại World Cup 2006 đã cứu 4 quả phạt đền và suýt cản phá được quả thứ 5. Trận đấu giữa đội tuyển quốc gia Argentina và đội tuyển quốc gia Đức cũng được kết thúc bằng phạt đền và người ta thấy Jens Lehmann xem mẩu giấy giấu ở trong tất trước khi mỗi cầu thủ Argentina lên đá. Người ta cho rằng thói quen sút phạt của cầu thủ được ghi trong tờ giấy. Cách tiếp cận này không phải lúc nào cũng thành công. Hầu hết trường hợp, đặc biệt trong các giải không chuyên, thủ môn buộc phải đoán mò. Đá phạt đền thường là đấu trí hơn là đấu kỹ năng. Thủ môn cũng có thể cố gắng làm cầu thủ đá phạt xao nhãng, do kỳ vọng thường là quả đá thành công, cầu thủ đá phạt sẽ bị thêm áp lực và từ đó có thể mắc lỗi. Ví dụ trong trận chung kết Champions League năm 2008 giữa Manchester United và Chelsea, Edwin van der Sar chỉ sang bên trái khi Nicolas Anelka tiến lên để đá phạt. Trước đó, tất cả các quả đá của Chelsea đều về bên trái. Anelka đá vào bên phải và bị cản phá. Thủ môn Bruce Grobbelaar của Liverpool sử dụng phương pháp tạo sao nhãng gọi là "chân mì sợi" (spaghetti legs) và đã đưa câu lạc bộ của mình vượt qua AS Roma để đoạt cúp châu âu năm 1984. Phương pháp này sau đó lại được thủ môn Jerzy Dudek sử dụng trên loat luân lưu để giúp Liverpool đánh bại AC Milan trong trận chung kết UEFA Champions League 2005. Một phương pháp trái luật để cản phá penalty là thủ môn nhảy ngắn và nhanh về phía trước ngay trước khi cầu thủ chạm bóng. Điều này không những thu hẹp góc sút mà còn làm sao nhãng cầu thủ đá phạt. Phương pháp này được thủ môn Taffarel của Brasil áp dụng. Thời đó, FIFA chưa nghiêm khắc về áp dụng luật này. Gần đây, FIFA đã chỉ thị các trọng tài áp dụng nghiêm chỉnh luật. Tương tự như vậy, một thủ môn cũng có thể tìm cách trì hoãn quả phạt đền bằng cách làm sạch giày của mình, đề nghị trọng tài kiểm tra xem quả bóng đã được đặt đúng vị trí chưa và các thủ thuật trì hoãn khác. phương pháp này có thể tạo nhiều áp lực hơn cho cầu thủ đá phạt, nhưng thủ môn cũng có nguy cơ nhận thẻ phạt, thường là một thẻ vàng. Ngay cả khi thủ môn cố gắng chặn được cú sút, bóng thường sẽ bật ngược trở lại ra những vị trí mà cầu thủ đá phạt hoặc đồng đội của anh ta có thể thực hiện 1 cú sút bồi. Việc cản phá thành công lần thứ hai dường như là không thể khi mà cầu thủ tấn công đã ở gần khung thành hơn còn thủ môn lại ở vị trí khó có thể cản phá bóng lần nữa.Tuy vậy, trong loạt sút luân lưu, điều này không đáng lo ngại do mỗi quả phạt chỉ được phép thực hiện 1 lần. Một giáo sư người Đức đã nghiên cứ thống kê những quả phạt đền tại giải Bundesliga trong 16 năm và khám phá ra rằng trong 16 năm có tất cả 76% quả phạt đền thành công, và 99% những cú sút vào nửa phía trên khung thành thành bàn, mặc dù những cú sút như vậy thường đem đến nhiều rủi ro. Trong suốt sự nghiệp của mình, Roberto Baggio đã có hai lần sút bóng trúng xà ngang, bóng bật xuống, nảy qua thủ môn và vượt qua vạch vôi thành bàn. == Nhận xét == Bình thường, phạt đền là một trong những cách hữu hiệu nhất để một cầu thủ ghi bàn thắng cho đội bóng của mình. Thế nhưng đôi khi, nó lại trở nên cực kì khó khăn vì việc đá có thành công hay không còn tùy thuộc vào thời tiết, mặt sân (tốt hay xấu), tâm lý cầu thủ có ổn định không khi phải chịu sức ép từ phía khán giả và cả thủ môn đội bị phạt có xuất sắc hay không. Ví dụ trong trận chung kết UEFA Champions League 2008 phải giải quyết trên chấm phạt đền giữa Chelsea và Manchester United, Chelsea đã thua khi đội trưởng John Terry đá bóng ra ngoài bởi mặt sân trơn và đầy nước mưa. == Luân lưu 11m == Luân lưu 11m là loạt sút phạt đền ở trong những trận đấu loại trực tiếp, cần phải xác định thắng/thua để chọn 1 đội vào vòng kế tiếp (trong các trận tranh cúp hay tranh play-off) nếu kết quả hòa sau 90 phút đá hai hiệp chính và 30 phút đá hai hiệp phụ. Nếu có sự phân bại thắng/thua ở hai hiệp phụ thì trận đấu sẽ kết thúc, không phải đá luân lưu nữa. Trọng tài sẽ tung đồng tiên lên trên cao để xác định đội nào được đá luân lưu trước. Lần lượt, đội này đá xong quả phạt đền thì đến lượt đội kia sẽ đá tiếp. Sau khi mỗi đội thực hiện 5 lượt sút luân lưu chính thức, đội nào có nhiều quả phạt đền thành công hơn thì sẽ thắng, nếu 2 đội có số quả phạt đền thành công bằng nhau, thì tiếp tục loạt sút luân lưu, đến khi trong một lượt sút có một đội thực hiện thành công còn đội kia đá hỏng thì loạt luân lưu sẽ kết thúc. Loạt luân lưu kết thúc trước lượt sút thứ 5 với một trong các trường hợp sau: Hết lượt sút thứ 3, đội này đá 3 quả thành công còn đội kia đá hỏng cả 3 quả. Hết lượt sút thứ 4, đội này đá 2 quả thành công còn đội kia đá 3 quả thành công, đến lượt sút thứ 4, đội này đá hỏng còn đội kia thực hiện thành công. Hết lượt sút thứ 3, đội này đá 3 quả thành công còn đội kia chỉ đá 1 quả thành công, đến lượt sút thứ 4, đội này thực hiện thành công. Hết lượt sút thứ 4, đội này đá 3 quả thành công còn đội kia đá 2 quả thành công, đến lượt sút thứ 5, đội này thực hiện thành công. Hết lượt sút thứ 3, đội này đá 1 quả thành công còn đội kia đá 3 quả thành công, đến lượt sút thứ 4, đội này đá hỏng còn đội kia thực hiện thành công. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Lịch sử của Luật bóng đá - Từ năm 1863 đến nay
cày.txt
Cày là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, là nông cụ canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây. Mục đích chính của cày là để lật trở lớp đất bên trên, mang chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân huỷ. Nó cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Thông thường cánh đồng được cày lên và để khô, sau đó nó được bừa trước khi dùng để trồng trọt. Cày có thể được kéo bởi trâu, bò, ngựa hay máy kéo (máy cày). Cày có thể được làm bằng gỗ, sắt, hoặc khung thép với một lưỡi cắt hoặc que để cắt các lớp đất. Nó đã là một công cụ cơ bản suốt chiều dài lịch sử, mặc dù tài liệu về cày không xuất hiện trong tiếng Anh cho tới năm 1100 CE, kề từ sau thời điểm này nó được nhắc đến thường xuyên. Cày đại diện cho một trong những tiến bộ quan trọng trong nông nghiệp. Mục đích chính của việc cày là để lật các lớp trên của đất, đưa chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn lấp cỏ dại, những gì còn sót lại của vụ mùa trước và phá vỡ chúng. Khi cày được kéo qua lớp đất nó tạo ra rãnh đất dài màu mỡ gọi là luống cày. Trong thời hiện đại, một luống cày thường để khô, và sau đó bừa trước khi trồng. Cày, bừa và bón phân lọc rửa và thay đổi một lớp dày 12–25 cm của đất để tạo thành một lớp đất đã cày. Trong nhiều loại đất, phần lớn rễ cây có khả năng hút chất tăng trưởng đều nằm trong lớp đất trên bề mặt hoặc trong lớp đất cày. Khởi đầu cày dùng sức con người, nhưng quá trình này trở nên hiệu quả hơn đáng kể khi sử dụng các con vật. Những động vật đầu tiên kéo cày là bò, và sau này là ngựa và la, ngoài ra còn nhiều loài động vật khác nhau đã được sử dụng. Ở các nước công nghiệp phát triển, máy cày đầu tiên dùng động cơ hơi nước, nhưng đã được dần dần thay thế bằng máy cày sử dụng động cơ đốt trong. Có các cuộc thi hiện đại diễn ra cho những người chuyên cày như giải vô địch quốc gia cày ở Ireland. Việc thực hiện cày đất đã giảm ở một số khu vực, thường là ở những địa phương có đất chất lượng kém và bị xói mòn, thay vào đó sử dụng cày nông và kỹ thuật canh tác bảo tồn ít xâm lấn khác. Phương pháp canh tác tự nhiên đang dần phổ biến mà không cần đến việc cày, chỉ cần cày lúc ban đầu để phá vỡ đất thịt trên một vùng đất mới được canh tác, do đó đất mới vỡ hoang có thể thâm nhập và phát triển nhanh hơn và theo chiều sâu hơn. Vì không cày, các cây nấm có lợi và cuộc sống của vi sinh vật có thể phát triển và cuối cùng sẽ đưa không khí vào trong đất, giúp giữ nước và tạo ra chất dinh dưỡng. Một lớp đất khỏe mạnh đầy đủ các loại nấm và hoạt động sống của vi khuẩn, kết hợp với các loại cây trồng khác nhau (sử dụng trồng xen canh), ức chế cỏ dại và sâu bệnh một cách tự nhiên và giữ lại nước mưa. Như vậy nước, dầu, thủy lợi, phân bón và thuốc diệt cỏ có thể không cần đến. Đất canh tác trở nên màu mỡ hơn và tái phục hồi theo thời gian, trong khi đất cày có xu hướng giảm năng suất theo thời gian do bị xói mòn và bị loại bỏ các chất dinh dưỡng sau mỗi vụ thu hoạch. Những người ủng hộ việc hạn chế cày đất nông nghiệp cho rằng đó là cách duy nhất của nông nghiệp để duy trì chất lượng đất khi các nhiên liệu hóa thạch dần cạn kiệt. Mặt khác, lợi thế của phương pháp nông nghiệp áp dụng cày ở chỗ nó cho phép độc canh trên quy mô lớn tại các địa điểm ở xa, sử dụng máy móc công nghiệp thay cho lao động của con người. == Lịch sử == === Cày bằng cuốc === Khi nông nghiệp mới được phát triển, gậy và cuốc cầm tay đã được sử dụng ở các vùng có đất màu mỡ, chẳng hạn như hai bờ sông Nile, nơi lũ lụt hàng năm làm trẻ hóa đất, để tạo các lỗ khoan (rãnh) gieo giống cây trồng. Gậy và cuốc đã được dùng phổ biến ở khắp mọi nơi canh tác nông nghiệp. Cuốc là phương pháp canh tác truyền thống trong khu vực nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới, vốn có đất đá, độ dốc sườn dốc, cây có củ chiếm ưu thế, và ngũ cốc thô trồng phân tán ở khoảng cách xa nhau. Trong khi nền nông nghiệp dùng cuốc là phù hợp nhất với các khu vực này, cuốc vẫn được sử dụng hầu như ở khắp mọi nơi khác. Thay vì cày, một số nền nông nghiệp sử dụng lợn để đạp đất và ủi đất. == Tham khảo == == Đọc thêm == Brunt, Liam. "Mechanical Innovation in the Industrial Revolution: The Case of Plough Design". Economic History Review (2003) 56#3, pp. 444–477. . Hill, P. and Kucharski, K. "Early Medieval Ploughing at Whithorn and the Chronology of Plough Pebbles", Transactions of the Dumfriesshire and Galloway Natural History and Antiquarian Society, Vol. LXV, 1990, pp 73–83. Nair, V. Sankaran. Nanchinadu: Harbinger of Rice and Plough Culture in the Ancient World. Wainwright, Raymond P.; Wesley F. Buchele; Stephen J. Marley; William I. Baldwin (1983). “A Variable Approach-Angle Moldboard Plow”. Transactions of the ASAE 26 (2): 392–396. doi:10.13031/2013.33944. Steven Stoll, Larding the Lean Earth: Soil and Society in Nineteenth-Century America (New York: Hill and Wang, 2002) == Liên kết ngoài == The Rotherham Plough – the first commercially successful iron plough History of the steel plough – as developed by John Deere in the US Breast Ploughs and other antique hand farm tools "Tractor Guide Saves Labor for the Farmer", Popular Mechanics, December 1934.
cầu long biên.txt
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối hai quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902), đặt tên là cầu Doumer, theo tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Dân gian còn gọi là cầu sông Cái hay cầu Bồ Đề (vì nó được bắt qua bến Bồ Đề thuộc huyện Gia Lâm). Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ 1899 -1902 - Daydé & Pillé - Paris. == Xây dựng == Dự án xây dựng cầu được Toàn quyền Đông Dương thông qua ngày 4 tháng 6 năm 1897 và đến ngày 4 tháng 6 năm 1897 đã tiến hành đấu thầu và 6 công ty xây dựng cầu đường lớn của Pháp tham dự. Mỗi nhà thầu được phép đưa ra 2 dự án được gọi là dự án A và B, ông Fourès, Thống sứ Bắc Kì được cử làm Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án. Cuối cùng, Hội đồng mở thầu đã chọn dự án B của công ty Daydé & Pillé với giá 5.390.794 franc Pháp. Cây cầu được thiết kế với kiểu dáng độc đáo do hãng Daydé & Pillé thiết kế , giống với kiểu dáng của cầu Tolbiac ở quận 13, Paris trên tuyến đường sắt Paris - Orléans, Pháp. Nha công chính Đông Dương xây dựng phần cầu dẫn. Ngày 12.9.1898 diễn ra lễ khởi công xây dựng và sau hơn 3 năm (chính xác là 3 năm chín tháng) thì hoàn thành, dù kế hoạch dự trù phải mất 5 năm. Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoản 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp, không vượt quá dự trù là bao. Cầu dài 2290m qua sông và 896m cầu dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m (kể cả móng) và đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6m và luồng đi bộ là 0,4m. Luồng giao thông của cầu theo hướng đi xuôi ở phía trái cầu chứ không phải ở bên phải như các cầu thông thường khác. === Liên quan đến Kiến trúc sư Gustave Eiffel === Trên một số phương tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam xuất hiện thông tin rằng kiến trúc sư Gustave Eiffel là người thiết kế cầu Long Biên. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Thực tế, Gustave Eiffel đã từ chức và rút lui khỏi công ty của mình (Compagnie des Etablissements Eiffel) vào ngày 14 tháng 2 năm 1893, trước khi ý tưởng xây dựng cầu Long Biên được đề xuất. Sau khi Eiffel từ chức, công ty Compagnie des Etablissements Eiffel của ông đã đổi tên thành La Société Constructions Levallois-Perret, và do Maurice Koechlin làm Giám đốc điều hành. Năm 1897, khi đấu thầu xây dựng cầu Long Biên, công ty Levallois-Perret là một trong sáu nhà thầu tham gia nộp bản vẽ thiết kế, nhưng không trúng thầu. Công ty Daydé & Pillé mới là nhà thầu đã trúng thầu. Trong các bản vẽ thiết kế cầu Long Biên của Daydé & Pillé hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I có các chữ ký gốc của các kỹ sư của Daydé & Pillé và chữ ký gốc phê duyệt bản vẽ của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, không có chữ ký nào là của Eiffel. Do vậy, Eiffel và công ty của ông không phải là tác giả thiết kế và cũng không tham gia xây dựng cầu Long Biên. == Hoạt động == Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ 1(1965-1968),cầu bị máy bay Mỹ ném bom 10 lần,hỏng 7 nhịp và 4 trụ lớn Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai của không lực Hoa Kỳ (1972) cầu Long Biên bị ném bom 4 lần,phá hỏng 1500m cầu và hai trụ lớn bị cắt đứt. Để bảo vệ cầu, bộ đội công binh và phòng không Việt Nam xây dựng hai trận địa pháo phòng không cao 11,5 m trên bãi cát nổi giữa sông Hồng (còn gọi là bãi giữa), để vẫn có thể bắn máy bay Hoa Kỳ khi có lũ cao nhất. Bộ đội Phòng không Việt Nam dùng máy bay trực thăng cẩu pháo, khí tài chiếm lĩnh trận địa. Ngoài ra còn có lực lượng phòng không hải quân gồm: các tàu tuần tiễu tham gia bảo vệ cầu. Các nhịp của cầu bị bom đánh đổ đã được thay bằng các dầm bán vĩnh cửu, có khẩu độ ngắn đặt trên các trụ mới. Lịch sử sử dụng cầu Long Biên đã chứng kiến các điểm cao trên thành cầu trở thành ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ trong thời gian chiến tranh. Sang thời bình, do giao thông ngày một tăng trong thập kỷ 90, cầu Long Biên được sử dụng chỉ cho tàu hỏa, xe đạp và người đi bộ. Việt Nam xây dựng thêm cầu Chương Dương nằm trong mục tiêu đáp ứng nhu cầu đi lại và để phát triển kinh tế, xã hội đô thị ở hai bờ sông Hồng Hà Nội. Cuối năm 2005 xe máy được phép đi qua cầu Long Biên để giảm việc ùn tắc giao thông cho cầu Chương Dương. Năm 2002, Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt thông qua dự án gia cố sửa chữa cầu Long Biên giai đoạn 2 với tổng vốn đầu tư 94,66 tỷ đồng [1], nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn khai thác đến năm 2010. == Trong văn hóa == Cầu Long Biên có trong câu vè sau: Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc trên sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi... == Tham khảo == == Xem thêm == Dự án thành phố sông Hồng == Liên kết ngoài == Cầu Long Biên tại Từ điển bách khoa Việt Nam Long Biên tự sự Hình Cầu Long Biên năm 1952 Người trẻ Hà Nội "phải lòng" Long Biên 11/10/2007 - 04:15 Cao Cường, báo Dân Trí Sẽ sửa chữa nâng cấp cầu Long Biên Hôm nay 28 tháng 2 năm 2002, cầu Long Biên tròn 100 tuổi Pháp viện trợ 1 triệu euro để khôi phục cầu Long Biên Cảnh bãi sông Hồng mùa nước lên Cầu Long Biên bao nhiêu tuổi? Lại phải nói về tác giả thiết kế cầu Long Biên Tác giả Cầu Long Biên thực sự là ai?
murakami haruki.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Murakami. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Murakami Haruki (Tiếng Nhật: 村上 春樹, âm Hán Việt: Thôn Thượng Xuân Thụ), sinh năm 1949 tại Kyoto và hiện đang sống ở Boston, Mỹ, là một trong những tiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản được biết đến nhiều nhất hiện nay cả trong lẫn ngoài nước Nhật. Từ thời điểm nhận giải thưởng Nhà văn mới Gunzo năm 1979 đến nay, hơn một phần tư thế kỷ hoạt động và viết lách, tác phẩm của ông đã được dịch ra khoảng 38 thứ tiếng trên thế giới, đồng thời trong nước ông là người luôn tồn tại ở tiền cảnh sân khấu văn học Nhật Bản. Murakami đã trở thành hiện tượng trong văn học Nhật Bản đương đại với những mĩ danh "nhà văn được yêu thích", "nhà văn best-seller", "nhà văn của giới trẻ". == Tiểu sử == Murakami sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại Kyoto, nhưng lớn lên tại thành phố Nishinomiya và thành phố Ashiya ở tỉnh Hyogo. Ông nội của ông là một nhà sư; ông ngoại của ông là một thương gia ở Osaka. Bố và mẹ ông đều là giáo viên môn Văn học Nhật Bản. Từ nhỏ, Murakami đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa phương Tây, đặc biệt là âm nhạc và văn học. Ông lớn lên cùng với hàng loạt tác phẩm của các nhà văn Mỹ như Kurt Vonnegut và Richard Brautigan, và sự ảnh hưởng của phương Tây chính là đặc điểm giúp mọi người phân biệt ông với những nhà văn Nhật khác. Văn học Nhật thường chú trọng đến vẻ đẹp ngôn từ, do đó có thể khiến cho khả năng diễn đạt bị giới hạn và trở nên cứng nhắc, trong khi phong cách của Murakami tương đối thoáng đạt và uyển chuyển. Murakami học về nghệ thuật sân khấu tại Đại học Waseda, Tokyo. Ở đó, ông đã gặp được Yoko, người sau này là vợ ông. Ban đầu ông làm việc trong một cửa hàng băng đĩa, nơi mà một trong những nhân vật chính của ông trong tác phẩm Rừng Na Uy, Watanabe Toru, đã làm việc. Một thời gian ngắn trước khi hoàn thành việc học, Murakami mở một tiệm cà phê chơi nhạc jazz có tên "Peter Cat" tại Kokubunji, Tokyo, ông quản lý nó từ năm 1974 đến 1982. Nhiều tiểu thuyết của ông lấy bối cảnh âm nhạc và nhan đề đề cũng nói đến một bản nhạc nào đó, gồm có Dance, Dance, Dance (của ban nhạc The Steve Miller), Rừng Na Uy của The Beatles)' và Phía nam biên giới, phía tây mặt trời (ghép từ nhan đề một bài hát South of the Border và mượn ý lại của một bài hát khác East of the Sun). === "Bộ ba Chuột" === Murakami viết tác phẩm đầu tay của ông khi ông 29 tuổi. Ông nói rằng ông đột ngột nảy ra ý tưởng viết bộ tiểu thuyết đầu tay của mình (Lắng nghe gió hát, 1979) khi đang xem một trận bóng chày. Vào năm 1978, Murakami đang ngồi xem trận đấu bóng chày giữa hai đôi Yakult Swallows và Hiroshima Carp ở Sân vận động Jingu thì cầu thủ người Mỹ Dave Hilton lên đánh. Theo như những lời đồn đoán thì khi Hilton đánh được trái thứ hai, Murakami bỗng nhận ra mình có khả năng sẽ viết được một câu chuyện. Ông về nhà và bắt đầu viết truyện ngay tối hôm đó. Murakami viết tác phẩm này trong khoảng vài tháng do ban ngày ông phải làm việc tại quán bar (dẫn đến những câu văn rời rạc, thất thường trong những chương ngắn). Sau khi hoàn thành, ông gửi cuốn tiểu thuyết đến một cuộc thi văn học duy nhất chấp nhận tác phẩm ngắn cũng như vậy, và giành được giải nhất. Thậm chí trong tác phẩm đầu tay này, rất nhiều yếu tố căn bản tạo nên những tác phẩm sau này của Murakami cũng đã thành hình: phong cách phương Tây, kiểu hài hước thâm thúy, và nỗi nhớ quê hương sâu sắc. Thành công ban đầu của cuốn Lắng nghe gió hát khuyến khích ông tiếp tục theo đuổi sự nghiệp cầm bút. Một năm sau đó, ông xuất bản cuốn Pinball, 1973, phần tiếp theo của cuốn đầu. Vào năm ông xuất bản Săn cừu hoang, một thành công nữa về mặt phê bình, sử dụng lại những yếu tố không tưởng và một cốt truyện mang tính kết thúc. Lắng nghe gió hát, Pinball, 1973, và Săn cừu hoang tạo thành "Bộ ba Chuột" (phần tiếp theo của bộ truyện, Dance, Dance, Dance, sau đó cũng được viết nhưng không được xem là một phần của loạt truyện này), trung tâm là người dẫn chuyện vô danh và bạn anh tên là "Chuột". Tuy nhiên, hai tiểu thuyết đầu không được xuất bản ra nước ngoài bằng tiếng Anh, mà chỉ có bản tiếng Anh dành cho sinh viên tiếng Anh. Theo Murakami (Publishers Weekly, 1991), ông cho rằng hai tiểu thuyết đầu tay của ông là "yếu", và không định dịch chúng sang tiếng Anh. Săn cừu hoang là "cuốn đầu tiên tôi cảm nhận một sự xúc động, một niềm vui khi kể câu chuyện. Khi bạn đọc một câu chuyện hay, bạn cứ ngấu nghiến đọc. Khi tôi viết một câu chuyện hay, tôi viết ngấu nghiến". === Được công nhận rộng rãi === Vào năm 1985 ông viết cuốn Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, một câu chuyện tưởng tượng mơ mộng dựa vào những yếu tố huyền ảo, đưa tác phẩm của ông lên một tầm cao mới. Murakami tạo được một sự đột phá mạnh mẽ và sự thừa nhận tại Nhật vào năm 1987 với tác phẩm Rừng Na Uy, một câu chuyện viết về thời quá khứ đầy mất mát và dục tình. Tác phẩm đã bán được hàng triệu bản trong giới trẻ Nhật, khiến Murakami trở thành một dạng "siêu sao" tại Nhật Bản (trong sự bất ngờ của ông). Cuốn sách được in thành hai tập, bán chung với nhau, khiến cho số lượng sách bán ra tăng gấp đôi so với thực tế, trở thành cuốn sách bán chạy nhất (bestseller) với hàng triệu bản. Một cuốn có bìa xanh lá, còn cuốn kia màu đỏ. Vào năm 1986, Murakami rời Nhật Bản, đi du lịch qua các nước Châu Âu, và sau đó định cư tại Hoa Kỳ. Murakami là giảng viên văn tại Đại học Princeton ở Princeton, New Jersey, và tại Đại học Tufts ở Medford, Massachusetts.. Trong thời gian này ông viết Nhảy, Nhảy, Nhảy và Phía nam biên giới, Phía tây mặt trời. === Thành đạt === Vào năm 1994/1995 ông xuất bản Biên niên ký chim vặn dây cót. Tiểu thuyết này hợp nhất khuynh hướng hiện thực và tưởng tượng, và chứa đựng cả yếu tố bạo lực. Nó cũng được xã hội chú ý rộng rãi hơn các tác phẩm trước đây, do nó liên quan đến đề tài nhạy cảm về tội ác chiến tranh ở Mãn Châu (Mãn Châu Quốc). Biên niên ký chim vặn dây cót giúp ông đoạt Giải Yomiuri, người trao giải cho ông là một trong những người phê bình ông gay gắt nhất, Oe Kenzaburo, người đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1994. Những chấn thương tâm lý trở thành chủ đề chính trong tác phẩm của Murakami giai đoạn này, vấn đề khi đó vẫn được xem là riêng tư. Trong khi ông đang hoàn thành cuốn Biên niên ký chim vặn dây cót, thì Nhật Bản rung động trong vụ động đất ở Kobe và Vụ tấn công bằng khí ga của Aum Shinrikyo, ông đã trở về Nhật Bản sau khi vụ đó diễn ra. Ông đề cập đến những sự kiện này trong tác phẩm hiện thực đầu tiên của ông, Đường xe điện ngầm, và tập hợp những câu truyện ngắn Sau cơn động đất. Đường xe điện ngầm phần lớn là những cuộc phỏng vấn các nạn nhân trong vụ tấn công bằng khí ga ở hệ thống tàu điện ngầm Tokyo. Dù thủ phạm và sự kiện đứng đằng sau vụ tấn công không phải là chủ đề chính mà cuốn sách nói tới, nhưng bức tranh xã hội Nhật Bản mà Murakami vẽ nên khiến cho người đọc sửng sốt. Bản dịch tiếng Anh các truyện ngắn của ông viết trong khoảng năm 1983 đến 1990 tập hợp trong The Elephant Vanishes (Con voi biến mất). Ông cũng dịch nhiều tác phẩm của F. Scott Fitzgerald, Raymond Carver, Truman Capote, John Irving, và Paul Theroux, v.v. sang tiếng Nhật. Vào năm 2006, Murakami trở thành nhân vật thứ sáu nhận Giải Franz Kafka của Cộng hòa Séc cho tác phẩm Kafka bên bờ biển. Murakami nói với phóng viên, "Theo một cách nào đó, đọc những tác phẩm của Franz Kafka là một sự khởi đầu cho nghiệp văn của tôi". Hai người nhận giải Kafka trước Murakami vào năm 2004 và 2005 đều đã đoạt giải Nobel Văn học. Murakami cũng đã được đánh giá là ứng cử viên cho giải Nobel. Vào tháng 9 năm 2007, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Liège. Năm 2009 ông đoạt Giải Jerusalem. === Các tác phẩm gần đây === Tác phẩm Người tình Sputnik được xuất bản lần đầu tiên năm 1999. Kafka bên bờ biển được xuất bản năm 2002. Vào cuối năm 2005, Murakami đã xuất bản tập truyện ngắn có nhan đề Tōkyō Kitanshū (東京奇譚集, Tokyo Kỳ Đàm Tập). Một tập truyện ngắn bằng tiếng Anh với 24 truyện ngắn, nhan đề Blind Willow, Sleeping Woman (Cây liễu mù, người đàn bà ngủ), được xuất bản vào tháng 8 năm 2006. Tập truyện này bao gồm những tác phẩm từ thập niên 1980 cũng như một số truyện ngắn gần đây nhất của ông (gồm cả năm truyện trong Tōkyō Kitanshū). Murakami vừa rồi đã xuất bản một hợp tuyển có tên Những câu chuyện sinh nhật, trong đó gồm những truyện ngắn lấy bối cảnh là những buổi sinh nhật của Russell Banks, Ethan Canin, Raymond Carver, David Foster Wallace, Denis Johnson, Claire Keegan, Andrea Lee, Daniel Lyons, Lynda Sexson, Paul Theroux, và William Trevor, cũng như một câu chuyện đặc biệt được chính Murakami viết. Tháng 2 năm 2013, ông thông báo tiểu thuyết đầu tiên trong 3 năm kể từ 1Q84 sẽ được phát hành vào tháng 4. Ngày 12 tháng 4, cuốn sách được chính thức phát hành với tên Shikisai wo motanai Tazaki Tsukuru, kare no junrei no toshi (nghĩa là "Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương"). Ban đầu cuốn sách được cho in 300.000 bản nhưng với số lượng đơn đặt hàng tăng cao, Bungeishunju, nhà xuất bản cuốn sách đã phải nâng số bản in lên nửa triệu bản, phá kỷ lục lượng bản in đầu của bất cứ cuốn sách nào. Đây cũng là cuốn sách đầu tiên của Murakami Haruki có tên tiếng Anh chính thức Colorless Tsukuru Tazaki and His Years of Pilgrimage. == Phê bình và ảnh hưởng == Những tiểu thuyết của Murakami, thường bị những tổ chức văn học Nhật Bản chỉ trích là văn học "bình dân", thường hài hước và mang tính siêu thực, cùng một lúc phản ánh sự ham muốn, nỗi cô đơn, và khao khát tình yêu khiến độc giả khắp Hoa Kỳ, Châu Âu cũng như Đông Á phải xúc động. Hơn nữa, những tác phẩm của Murakami cũng bị chỉ trích do cách mô tả của ông về sự ám ảnh tư bản của Nhật Bản. Thông qua tác phẩm của mình, ông có thể nắm bắt được cảm giác trống rỗng về linh hồn của những con người cùng thế hệ với ông và khám phá ra những tác động tiêu cực của tâm lý hướng về công việc của Nhật Bản. Tác phẩm của ông phê bình sự suy giảm trong giá trị người phụ nữ và sự mất mát mối quan tâm giữa con người với nhau trong xã hội tư bản nước Nhật. Vào năm 2006, Murakami trở thành người thứ sáu giành Giải thưởng Franz Kafka, giải mà trước đó đã trao cho người đạt Giải Nobel Văn học Harold Pinter và Elfriede Jelinek. Chính Murakami cũng đã được xem là một tiềm năng cho giải Nobel. Nếu được nhận giải, ông sẽ trở thành người Nhật thứ ba, sau Kawabata Yasunari và Oe Kenzaburo. Murakami được trao Giải thưởng Kiriyama dành cho Tiểu thuyết năm 2007 với tập truyện ngắn Cây liễu mù, người đàn bàn ngủ nhưng, theo Trang web chính thức của Kiriyama, Murakami "đã từ chối nhận giải vì lý do cá nhân". Murakami bị chúc mừng nhầm vì tưởng đã đoạt Giải Nobel Văn học năm 2006 trên trang chủ của thư viện phố ở quê nhà Ashiya của ông, nhưng đó là lỗi ở thư viện. == Bộ phim và Chuyển thể == === Phim === 1981, bộ phim Nhật Lắng nghe gió hát (tiếng Nhật: 風の歌を聴け Kaze no uta wo kike), đạo diễn: Ōmori Kazuki, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. 1982, phim ngắn Nhật Tập kích tiệm bánh mì (tiếng Nhật: パン屋襲撃 Panya shūgeki), đạo diễn: Yamakawa Naoto, dựa trên truyện ngắn "Tái tập kích tiệm bánh mì". 1983, phim ngắn Nhật Cô Gái 100% (tiếng Nhật: 100%の女の子, tiếng Anh chính thức: A Girl, She Is 100%), đạo diễn Yamakawa Naoto, dựa trên truyện ngắn "Chuyện gặp cô gái 100% vào một sáng tháng Tư đẹp trời". 1988, bộ phim Nhật Phía bên kia khu rừng (tiếng Nhật: 森の向う側 Mori no mukōgawa), đạo diễn: Nomura Keichi, dựa trên truyện "Chú chó nhỏ của cô gái trong lòng đất". 2004, bộ phim Nhật Toni Takitani (tiếng Nhật: トニー滝谷 Tonī Takitani), đạo diễn Ichikawa Jun, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên. 1998, bộ phim Đức Der Eisbaer (Gấu Bắc cực), kịch bản và đạo diễn: Granz Henman sử dụng nhiều yếu tố của truyện ngắn "Tái tập kích tiệm bánh mì". 2008, bộ phim Mĩ All God's Children Can Dance, đạo diễn: Robert Logevall, chuyển thể từ truyện ngắn "Tất cả các con của Thượng đế đều nhảy múa". 2010, phim ngắn Mĩ và Mexico The Second Bakery Attack, đạo diễn: Carlos Cuaron, có sự tham gia của Kirsten Dunst cũng chuyển thể từ truyện ngắn "Tái tập kích tiệm bánh mì". 2010, bộ phim Rừng Na Uy (tiếng Nhật: ノルウェイの森 Noruwei no mori), đạo diễn: Trần Anh Hùng, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên. === Khác === Tác phẩm của Murakami cũng đã được chuyển thể sang sân khấu, vào năm 2003 với vở kịch có tên Con voi biến mất, đồng hợp tác giữa công ty Complicite của Anh và Sân khấu Công cộng Setagaya của Nhật. Vở kịch do đạo diễn Simon McBurney đạo diễn, đã sử dụng lại ba câu truyện ngắn của Murakami và nhận được lời hoan nghênh do sự pha trộn đặc sắc các hình thức đa phương tiện (videom nhạc và sản phẩm có dây khác). Trong chuyến lưu diễn, vở kịch đã được trình diễn bằng tiếng Nhật, và được phụ đề cho khán giả châu Âu và Mỹ. Trong album nhạc Songs from Before của Max Richter vào năm 2006, Robert Wyatt đã đọc một đoạn trong tiểu thuyết của Murakami. == Những câu nói đáng chú ý == Những câu nói đáng chú ý của Murakami Haruki được trích dẫn lại đây là những câu trả lời phỏng vấn từ Trần Tiễn Cao Đăng qua email, với hàm ý dành riêng cho độc giả Việt Nam nhân dịp nhiều tác phẩm của ông vừa được xuất bản bằng tiếng Việt: Tôi thích rượu vang Pháp. Nhưng chẳng ai bảo rằng vì vậy mà tôi chịu ảnh hưởng mạnh của văn hóa Pháp. Tôi vẫn là một tiểu thuyết gia Nhật Bản, không gì khác. Tôi không nghĩ đấy là điều gì lạ lùng, sai lạc, kỳ quặc, trái khoáy, phi tự nhiên hay đáng thẹn. Một số nhà phê bình hay học giả phương Tây cứ có cái thói hễ văn chương châu Á thì cứ phải là đặc thù châu Á. Chẳng có lý do gì tôi phải thỏa mãn cái lối nhìn rập khuôn của họ. Cái mà tôi muốn mô tả trong tác phẩm của tôi là những con người. Tôi gọi họ là "những con người của tôi". Có thể diễn dịch rằng ấy là "người Nhật" mà cũng có thể diễn dịch họ là con người nói chung. Tôi không nghĩ mình là nhà văn hậu hiện đại, mặc dù nếu bạn gọi tôi bằng cái tên đó thì tôi không phản đối. Nói thật, người ta gọi tôi là gì tôi cũng chẳng quan tâm. Theo ý tôi, tôi chỉ là người kể chuyện. Một người kể chuyện khá cừ, chắc vậy. Tôi cho rằng trên thế giới có hai loại tiểu thuyết gia: tiểu thuyết gia đầy cảm hứng và tiểu thuyết gia thường. Bạn cũng đoán được rồi đó, tôi muốn mình là loại thứ nhất. Tôi chẳng mấy quan tâm đến bất kỳ giải thưởng nào. Giải thưởng đích thực của tôi là độc giả, những độc giả đang mong chờ tác phẩm kế tiếp của tôi. Tôi rất trân trọng sự quan tâm và thủy chung của họ. Tôi đã nỗ lực suốt nhiều năm trời để nắm được tư tưởng họ, tâm hồn họ, và dường như tôi đã nắm được tư tưởng, tâm hồn độc giả, nhiều độc giả. Đến năm 29 tuổi tôi mới bắt đầu viết. Trước thời gian đó tôi chẳng có gì để viết. Đôi khi bạn phải sống cuộc đời của chính mình cho hết sức hết lòng, hết mực chân thành, sau đó bạn mới tìm thấy một cái gì đó của riêng mình để viết. == Các tác phẩm == === Tiểu thuyết === 1 Trừ các tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam đã có tên tiếng Việt chính thức, nhan đề các tác phẩm còn lại là tạm dịch. === Truyện ngắn chọn lọc === === Phi hư cấu === 2 Các tác phẩm chỉ là tạm dịch, chỉ có các tác phẩm đã xuất bản tại Việt Nam thì tên mới chính xác == Các bản dịch tiếng Việt == Rừng Na Uy, Hạnh Liên và Hải Thanh dịch theo bản tiếng Anh của Alfred Birnbaum, Bùi Phụng hiệu đính, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1997. Rừng Na Uy, Trịnh Lữ dịch theo bản tiếng Anh của Jay Rubin, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006. Biên niên ký chim vặn dây cót, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006 Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời, Cao Việt Dũng dịch theo bản tiếng Pháp có tham khảo bản gốc và bản tiếng Anh, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007. Kafka bên bờ biển, Dương Tường dịch theo bản tiếng Anh có tham khảo bản tiếng Pháp, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007. Sau nửa đêm, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2007 Truyện ngắn Murakami Haruki, nghiên cứu và phê bình, Hoàng Long tuyển dịch và giới thiệu, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Người tình Sputnik, Ngân Xuyên dịch theo bản tiếng Anh, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2008 Ngầm, Trần Đĩnh dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Sài Gòn, 2009 Xứ sở diệu kỳ tàn bạo và chốn tận cùng thế giới, Lê Quang dịch, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2010 Nhảy Nhảy Nhảy, Trần Vân Anh dịch theo bản tiếng Anh, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2011 1Q84 (trọn bộ 3 tập), Lục Hương dịch theo bản tiếng Hoa, Nhã Nam và Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội, 2012 Tazaki Tsukuru không màu và những năm tháng hành hương, Uyên Thiểm (Lương Việt Dũng) dịch, Nhã Nam phát hành 2014 Các tập truyện ngắn do Phạm Vũ Thịnh dịch và Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành: Ngày đẹp trời để xem Kangaroo (18 truyện) Đom đóm Sau cơn động đất Người Ti-vi (14 truyện) Bóng ma ở Lexington (14 truyện) == Chú thích == == Tham khảo == Kỷ yếu hội thảo Thế giới của Haruki Murakami và Banana Yoshimoto, Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam–Nhật Bản (VJCC), Công ty văn hóa và truyền thông Nhã Nam và, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Tháng 3 năm 2007. == Liên kết ngoài == Haruki Murakami Official Website exorcising ghosts - Haruki Murakami Resources http://www.murakami.ch Haruki Murakami Official Dutch Website The Wind-Up Bird Chronicle - By Matthew Chozick - Literary Encyclopedia Featured author in The New York Times VR Panorama of Haruki Murakami in Prague receiving the Franz Kafka Award Complete Works Interview referenced in short story. The Internet Movie Database entry for Tony Takitani Special Edition book of Tony Takitani from Cloverfield Press Limited edition book of Sleep from Kat Ran Press Condalmo (discussion of Murakami works) Review of Murakami's After The Quake Short Stories The Folklore of Our Times Hunting Knife Hanalei Bay Where Murakami Ends and Radiohead Begins: A Comparative Study The Mysterious Disappearance of the Strangely Beautiful Woman - A Murakami parody. [5] === Phỏng vấn === Interview with Laura Miller in Salon, December 1997 Interview with Sinda Gregory, Toshifumi Miyawaki, and Larry McCaffer, Center for Book Culture Interview with Roland Kelts, Metropolis Magazine Interview with Matt Thompson in The Guardian, ngày 26 tháng 5 năm 2001 Interview with Velisarios Kattoulas, Time Asia, Nov. 25, 2002 An interview with Roland Kelts, The Japan Times: Dec. 1, 2002 An interview with Richard Williams in The Guardian, ngày 17 tháng 5 năm 2003 A Conversation with Philip Gabriel, translator of KAFKA ON THE SHORE, Random House An interview from the magazine A Public Space
lawrenci.txt
Lawrenci là một nguyên tố tổng hợp có tính phóng xạ được ký hiệu là Lr và số nguyên tử là 103. Đồng vị bền nhất của nó là 262Lr, với chu kỳ bán rã gần 3,6 giờ. Có rất ít thông tin hóa học về nguyên tố này nhưng nó có thể hình thành ion hóa trị 3 trong dung dịch nước, và là nguyên tố nằm cuối cùng trong nhóm actini. == Phát hiện == Lawrenci được tổng hợp đầu tiên bởi một nhóm nghiên cứu Albert Ghiorso, Torbjørn Sikkeland, Almon Larsh, Robert M. Latimer, và các cộng sự vào ngày 14 tháng 2 năm 1961, tại phòng thí nghiệm phóng xạ Lawrence (Lawrence Radiation Laboratory ngày nay gọi là phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Berkeley) tại đại học California, Berkeley. Các nguyên tử đầu tiên của nguyên tố lawrenci được tạo ra bằng cách bắn phát 3-milligram hỗn hợp 3 đồng vị của nguyên tố californi bằng các hạt nhân boron-10 và boron-11 trong máy gia tốc tuyến tính ion nặng (Heavy Ion Linear Accelerator-HILAC). Nhóm nghiên cứu Berkeley thông báo rằng đồng vị 257Lr được phát hiện với phương pháp tương tự, và khi phân rã nó giải phóng 8,6 MeV hạt anpha với chu kỳ bán rã khoảng 8 giây. Việc xác định này sau đó được sửa lại là 258Lr. 25298Cf + 115B → 263–x103Lr → 258103Lr + 5 10n Nhóm nghiên cứu tại đại học California đề nghị đặt tên là lawrencium, và ký hiệu là "Lw" cho nguyên tố mới nhưng "Lw" không được thông qua, và "Lr" được chính thức chấp nhận. Năm 1967, các nhà nghiên cứu hạt nhân ở Dubna, Nga thông báo rằng họ không thể xác nhận một phát xạ anpha có chu kỳ bán rã 8 giây đối với 257Lr. Đồng vị này sau đó được xác định là 258Lr. Thay vào đó nhóm nghiên cứu ở Dubna thông báo rằng một đồng vị chu kỳ bán rã 45 giây là 256Lr. 24395Am + 188O → 261–x103Lr → 256103Lr + 5 10n Các thí nghiệm sau đó vào năm 1969, được thực hiện bởi Travis Anselm và đồng sự đã minh họa một nguyên tố mới thuộc nhóm actini. Nguyên tố này nằm ở vị trí của lawrenci chu kỳ 8B trong bảng tuần hoàn. Năm 1971, nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân ở đại học California tại Berkeley đã hoàn thành thành công một loạt các thí nghiệm với mục đích đo đạc các tính chất phân rã của các đồng vị lawrenci có khối lượng từ 255 đến 260. Năm 1992, IUPAC Trans-fermium Working Group (TWG) chính thức công nhận các nhóm nghiên cứu vật lý hạt nhân tại Dubna và Berkeley đồng phát hiện ra lawrenci. == Điều chế và làm tinh khiết == Trong khi các đồng vị Lawrenci nhẹ nhất (sup>252Lr đến 254Lr) và nặng nhất (266Lr) được tạo ra chỉ từ các sản phẩm phân rã anpha của đồng vị dubni (Z = 105), thì các đồng vị trung bình (255Lr đến 262Lr) có thể được tạo ra bằng phương pháp bắn phá nguyên tử actinide (americi đến einsteini) bởi các ion nhẹ (từ boron đến neon). Hai đồng vị quan trọng nhất 256Lr và 260Lr được tạo ra trong khoảng này. 256Lr có thể được tạo ra qua việc bắn phá californi-249 bằng ion boron-11 70 MeV (tạo ra lawrenci-256 và có neutron), trong khi 260Lr có thể được tạo ra bằng khi bắn phá berkeli-249 bằng oxy-18 (tạo ra lawrenci-260, 1 hạt alpha, và 3 neutron). Cả hai 256Lr và 260Lr có chu kỳ bán rã quá ngắn để hoàn thiện quy trình làm tinh khiết bằng phương pháp hóa học. Các thí nghiệm trước đây với 256Lr sau đó được sử dụng chiết xuất dung môi nhanh chóng bằng thenoyltrifluoroacetone (TTA) hòa tan trong methyl isobutyl ketone (MIBK) ở dạng pha hữu cơ, và với pha lỏng được đệm bằng dung dịch acetate. Các ion có điện tích khác nhau (+2, +3, or +4) sau đó sẽ tác thành những pha hữu cơ trong các điều kiệu pH khác nhau, nhưng phương pháp này không tác các actinide ba cấu tử và do đó 256Lr phản được nhận dạng qua việc nó phát ra các hạt anpha có mức năng lượng 8,24 MeV. Các phương pháp gần đây hơn cho phép rửa chọn lọc nhanh với α-HIB diễn ra trong thời gian đủ để tách chúng ra khỏi các đồng vị tồn tại lâu hơn như 260Lr. Đồng vị này có thể được loại bỏ ra khỏi các tấm bắt giữ bằng dung dịch axit clohydric 0,05 M . == Tham khảo == == Đọc thêm == Los Alamos National Laboratory's Chemistry Division: Periodic Table – Lawrencium Guide to the Elements – Revised Edition, Albert Stwertka, (Oxford University Press; 1998) ISBN 0-19-508083-1 Eric Scerri, The Periodic Table, Its Story and Its Significance, (Oxford University Press; 2007) == Liên kết ngoài == WebElements.com – Lawrencium
chu kỳ nguyên tố 2.txt
Chu kỳ nguyên tố 2 là hàng thứ 2 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), có tổng cộng 8 nguyên tố: 2 có electron ngoài cùng lớp 2s và 6 nguyên tố còn lại lớp 2p. == Tham khảo ==
hbo.txt
HBO (Home Box Office) là kênh truyền hình của Mỹ, chiếu phim và thể thao, thời sự. Kênh có những hợp đồng phân phối độc quyền phim của các hãng sản xuất nổi tiếng nhất thế giới như Columbia Tristar, DreamWorks, Paramount, Universal, Warner Bros, Walt Disney và từ các hãng phân phối độc lập như Castle Rock, Franchise, Morgan Creek, New Line, Screen Gems, Studio Canal và Village Roadshow. == Logos == == Khẩu hiệu == Source: == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website Bản mẫu:Home Box Office Inc. Bản mẫu:HBO TV Shows
tiếng khách gia.txt
Tiếng Khách Gia hay tiếng Hakka, (chữ Hán giản thể: 客家话, chữ Hán phồn thể: 客家話, âm tiếng Hakka: Hak-ka-fa/-va, bính âm: Kèjiāhuà, âm Hán-Việt: Khách Gia thoại) là ngôn ngữ giao tiếp của tộc người Khách Gia sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Trung Quốc và hậu duệ của họ sống rải rác khắp khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cũng như trên toàn thế giới. Còn được gọi là tiếng Hẹ. Ngôn ngữ Khách Gia có nhiều thổ âm sử dụng ở các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tây, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Quý Châu và các đảo Hải Nam và Đài Loan. Tiếng Khách Gia và hầu hết các tiếng (phương ngữ) khác cùng thuộc Hán ngữ như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng Đông, tiếng Mân không thể hiểu lẫn nhau. Trong số các thổ âm của tiếng Khách Gia thì thổ âm Moi-yen/Moi-yan (梅縣, âm tiếng Hán phổ thông: Méixìan, âm Hán-Việt: Mai huyện) ở vùng Mai huyện, đông bắc tỉnh Quảng Đông, thường được coi là dạng chuẩn của tiếng Khách Gia. Sở Giáo dục tỉnh Quảng Đông năm 1960 đã tạo ra hệ chữ viết Latinh chính thức cho phương ngữ này, một trong 4 thứ tiếng đạt được quy chế này ở Quảng Đông. == Tên gọi == Tên gọi Khách Gia có nghĩa là "những người khách" (từ nơi khác đến). Bản thân người Khách Gia gọi ngôn ngữ của chính họ là Hak-ka-fa (-va) 客家語 (Khách Gia ngữ), Hak-fa (-va) (Khách ngữ), 客語, Tu-gong-dung-fa (-va) 土廣東話 (Thổ Quảng Đông thoại), hoặc Ngai-fa (-va) 𠊎話, nghĩa là "tiếng nói của mình". == Tham khảo ==
vdc.txt
VDC, tên đầy đủ là Công ty Điện toán và Truyền số liệu (Vietnam Datacommunication Company) là một công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông ở Việt Nam. Công ty này trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Nó có trụ sở tại Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, và có ba chi nhánh lớn đặt trên Việt Nam (VDC1 phía Bắc, VDC2 phía Nam và VDC3 ở miền Trung và Tây Nguyên). VDC là một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của VDC
boris becker.txt
Boris Franz Becker (sinh 22 tháng 11 năm 1967 tại Leimen, Tây Đức) là một cựu vận động viên quần vợt số 1 thế giới người Đức. Becker được biết đến với nguồn thể lực dồi dào cũng như lòng nhiệt huyết khi thi đấu giúp ông trở nên bất khả chiến bại. Ông từng 6 lần giành chức vô địch đơn Grand Slam, một huy chương vàng Olympic và là vận động viên trẻ nhất từng giành danh hiệu vô địch đơn nam tại giải Wimbledon ở tuổi 17. == Những trận chung kết đơn (77) == === Thắng (49) === * - Những tên chính thức các giải đấu cuối năm: trước 1989: Masters, 1990 - 1999: ATP World Championship == Những trận chung kết đôi (27) == === Thắng (15) === == Thương tích == Trong quyển hồi ký "Das Leben ist kein Spiel" (Cuộc sống không phải là một trò chơi) Boris Becker tiết lộ là ông phải trả một giá đắt cho sự nghiệp Tennis: "Tôi có 2 xương chậu mới, một miếng sắt 10 cm ở khớp bàn chân, tôi đi hơi khập khiễng.", khi tập luyện với Djokovic: " ở Wimbledon tôi có dợt với Novak, nhưng chỉ ở nửa sân, chơi cả sân cặp chân tôi không chịu nổi. Chạy với banh rất khó khăn. Bây giờ tôi không còn linh động nữa." == Tham khảo ==
pháp lam.txt
Pháp lam (hay đồ đồng tráng men) là những sản phẩm được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng, trên bề mặt được tráng men trang trí để tăng giá trị thẩm mỹ. Bài viết này chỉ đề cập đến Pháp lam Huế hay đồ đồng tráng men thời Nguyễn. == Lịch sử tên gọi == Vấn đề này hiện đang còn được tiếp tục tranh luận bởi giới nghiên cứu về Huế. Dựa theo một số bài viết của cố họa sĩ Phạm Đăng Trí, những nhà sưu tập cắt nghĩa rằng: "pháp lam" bắt nguồn từ chữ "pha lang" do người Trung Hoa dùng để chỉ một loại đồ tráng men mà các nhà truyền giáo Tây phương trước kia hướng dẫn cho họ sản xuất rồi du nhập kỹ thuật sang Việt Nam. Sở dĩ chữ "pháp lam" phải trại ra từ chữ "pha lang" (France) là để tránh phạm húy chúa Nguyễn Phúc Lan1... Một số nhà khảo cổ học cho rằng "Pháp lam" là loại đồ men Pháp, chữ "Pháp" ở đây được người Trung Hoa dùng đề chỉ chung người phương Tây chứ không riêng gì người Pháp...; chữ "lam" ngoài nghĩa thông thường chỉ màu sắc xanh lam, cây chàm... còn được Từ điển Hán Việt Thiều Chữu giải thích trong là soi, làm gương theo kiểu Pháp... Theo từ điển, Cảnh Thái lam là tên gọi sản phẩm mỹ nghệ dùng men tráng lên đồng hoặc thiếc... niên hiệu Cảnh Thái đời Minh Đại Tông, hàng được chế tạo tại Bắc Kinh, và gọi: Cảnh Thái lam... Ý kiến khác: "... châu Âu trang trí cửa sổ bằng khung ghép hình và cùng với vật gia dụng tráng men trắng có lấm tấm hạt các màu xanh lục... Nghệ nhân Huế dưới triều nhà Nguyễn cũng chế tác mặt hàng nhiều mảng màu trên men, cốt đồng và nghĩ rằng nó có nguồn gốc từ "pháp lang sa" (Française) và do kiêng húy 2 Thượng Vương Nguyễn Phúc Lan (1635-1648) nên gọi là "Pháp lam". Về việc đổi chữ "lang" thành "lam" đó là vì chữ Lang (瑯) có âm gần giống với chữ Lan (灡) trong tên chúa Nguyễn Phước Lan, nhất là phát âm theo lối Huế. Vì thế cần phải đọc trại đi để tránh phạm húy... Tạm gọi và hiểu: Sản phẩm này mang tính địa phương (Huế) cao và trong lịch sử chỉ thời Nguyễn mới sản sinh ra chúng. Chúng có liên quan đến một di tích nằm trong quần thể Di sản văn hóa thế giới (Cố đô Huế), đó là Pháp lam tượng cục. Dẫu không còn rõ nét trên thực địa nhưng tên gọi của cơ quan này vẫn còn ghi trong sử liệu. Thời xưa nghệ nhân Huế có sáng tạo trong quy trình công nghệ chế tác đồ pháp lam. Đây chính là cái giá trị văn hóa phi vật thể của loại đồ đặc biệt này và Luật di sản văn hóa buộc mọi người phải bảo vệ. Do đó không nên đổi tên gọi "Pháp lam" thành "đồ đồng tráng men", cũng không nên viết chung chung "Pháp lam" mà phải viết rõ ràng "Pháp lam Huế" hay "đồ đồng tráng men thời Nguyễn" để khỏi nhầm với Pháp lang Trung Hoa. == Nguồn gốc xuất xứ == Pháp lam Huế tiếp thu kỹ nghệ Họa pháp lang của Quảng Đông, Trung Quốc. Quảng Đông là cửa ngõ du nhập công nghệ chế tác Họa pháp lang (Émaux hay Painted enamel) vào Trung Hoa. Khác với kỹ nghệ Kháp ti pháp lang (Cloisonné), từ xứ Byzantine du nhập vào Trung Hoa qua ngã Tây Vực theo vó ngựa viễn chinh của quân Mông Cổ, kỹ nghệ Họa pháp lang xuất xứ từ vùng Limoges ở Pháp và vùng Battersea ở Anh, du nhập vào Trung Hoa theo chân các tu sĩ dòng Tên vào cuối thế kỷ 17. Kỹ nghệ này du nhập vào Việt Nam từ thời vua Minh Mạng (năm 1827). Bấy giờ, có một nhóm thợ vẽ ở Nội Tạo, cơ quan chuyên việc vẽ vời, trang trí trong cung Nguyễn, học được nghề làm pháp lam từ Trung Hoa. == Phân loại == Dựa vào phương pháp chế tạo thai cốt và kỹ thuật thể hiện men màu, họa tiết, có thể chia chế phẩm pháp lang thành 4 loại: Kháp ti pháp lang (掐 丝 珐 琅): Pháp lang làm theo kiểu ngăn chia ô hộc. Xem en: Cloisonne Họa pháp lang (画 珐 琅): Pháp lang làm theo kiểu vẽ trên nền men như các tác phẩm hội họa (Painted enamel), kiểu này được phát minh ra tại thị trấn Limoges của Pháp trong thế kỷ 15. Tạm thai pháp lang (錾 胎 珐 琅): Pháp lang có cốt được chạm trổ (champleve). Thấu minh pháp lang (透 明 珐 琅): Pháp lang có phủ lớp men trong bên ngoài. Pháp lam Huế thuộc Họa pháp lang và một số vật dụng khác là đồ ký kiểu thuộc Kháp ti pháp lang được đặt mua tại Trung Hoa. Dựa trên các hiện vật pháp lam được trang trí trên các cung điện của triều Nguyễn và các hiện vật pháp lam hiện còn lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế cũng như trong dân gian, có thể thấy pháp lam được sử dụng vào các mục đích chính sau đây: Pháp lam dùng trong trang trí ngoại thất các cung điện triều Nguyễn: Loại hình này thường thấy trên các bờ nóc, bờ quyết, cổ diềm tại các cung điện điển hình như ở điện Sùng Ân (lăng Minh Mạng); điện Biểu Đức (lăng Thiệu Trị); điện Hòa Khiêm (lăng Tự Đức); điện Thái Hòa (Đại Nội) và các nghi môn ở các lăng trên cũng như khu vực Đại Nội. Pháp lam dùng trong trang trí nội thất: Đó là những hoành phi, câu đối, bình, choé... Pháp lam gia dụng và pháp lam tế tự: Hiện vật nhóm này bao gồm các đồ dùng trong việc tế tự như lư hương, quả bồng, chân đế quả bồng, cơi trầu... và các đồ gia dụng như khay trà, tô, bát, tìm đựng thức ăn. == Pháp lam qua các thời kỳ == Pháp lam còn là loại hình mỹ thuật, đồng thời, là một loại vật liệu đặc biệt, được sử dụng rất nhiều trong việc trang trí nội ngoại thất các cung điện ở Huế. Đó là những tác phẩm mỹ thuật hay các chi tiết trang trí trong kiến trúc Huế. Sử sách nhà Nguyễn cho biết thời điểm khai sinh kỹ nghệ chế tác pháp lam ở Việt Nam là năm 1827; thịnh hành vào các đời vua Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức (1848-1883); sa sút từ sau thời kỳ tứ nguyệt tam vương3 và dù được phục hồi, chỉnh đốn dưới triều Đồng Khánh (1885-1889) song không phục hưng nổi mà rơi vào thoái trào rồi thất truyền. Như vậy, thời gian tồn tại của kỹ nghệ pháp lam Huế, từ lúc khai sinh đến khi thất truyền, chỉ hơn 60 năm. Nhưng di sản pháp lam còn lại trên mảnh đất cố đô Huế khá đồ sộ, phong phú về số lượng; đa dạng về loại hình và kiểu thức. Hiện ở Huế có nhiều nhóm nghiên cứu phục chế Pháp lam, tuy cách thức, công nghệ và đạt những mức độ thành công khác nhau song bước đầu đã đáp ứng công tác trùng tu di tích, hơn thế nữa đã phục hồi được một nghề chuyên sản xuất cho vua chúa mà một thời gian được xem như thất truyền. == Chú thích == Trong Nguyễn Phúc tộc thế phả in năm 1995, trang 123, tên húy của chúa Nguyễn Phúc Lan viết theo Hán tự là 灡 và đọc là "Lan". Nếu theo Luật kỵ húy của triều Nguyễn tại sao triều đình Huế lại ban ra các chức danh có phiên âm gần giống lan như: Lang Đạo, Lang Chiên, Thị Lang, Lang Trung, Đặng Sĩ Lang, Tá Quốc Lang...? Nguồn Quan chức nhà Nguyễn-Nhà xuất bản Thuận Hóa, năm 2000. Âm Lan là quốc húy của triều Nguyễn. Căn cứ theo chỉ dụ năm Gia Long thứ 6 (1807) về những điều răn cấm: kính lục các chữ húy đọc đến phải tránh âm, làm văn phải đổi dùng chữ khác. Các chữ húy này gồm 6 chữ: Noãn (暖); Ánh (映); Chủng (種); Luân (輪); Hoàn (環) và Lan (籣). Đây là giai đoạn lịch sử đen tối nhất của triều Nguyễn, sau khi vua Dục Đức bị truất phế, chỉ trong vòng 4 tháng mà hai quyền thần Tôn thất Thuyết và Nguyễn văn Tường đã lập rồi truất phế thêm 2 người nữa là vua Hiệp Hòa và vua Kiến Phúc nên ở Huế mới có câu: Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết, Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường (Một sông hai nước lời khôn nói, bốn tháng ba vua triệu chẳng lành). == Tham khảo == Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội năm 1964. 故 宫 藏 金 属 胎 珐 琅 器 (Cố cung tàng kim thuộc thai pháp lang khí). 编 著: 陈 丽 华 (Trần Lệ Hoa). Tạp chí Bảo tàng mỹ thuật cung đình Huế- Chuyên đề Pháp lam == Liên kết == Phục chế Pháp lam Huế: Cần nghiên cứu kỹ lưỡng Pháp lam trên trang Gốm cổ Huế Pháp lam Huế-Những nhận thức mới I
mỹ đình.txt
Mỹ Đình là một xã cũ thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một trong những xã có tốc độ đô thị hóa cao nhất huyện Từ Liêm, có nhiều công trình cấp quốc gia như: Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Xã cũ gồm các thôn: Phú Mỹ Nhân Mỹ Tân Mỹ (Sa Na) Đình Thôn Phú Mỹ là thôn lớn nhất,nằm sau bến xe Mỹ Đình bao gồm nhiều nhà hàng,khu giải trí. Đây là thôn số dân lớn nhất xã, và tỉ lệ đô thị hóa cao. Người dân trong thôn sống chủ yếu dựa vào việc làm ruộng, cho thuê nhà trọ và bán hàng tạp hóa. Với số dân đông nên cũng nhiều vấn đề phúc tạp. Nhân Mỹ là thôn gần sân vận động Quốc gia Mỹ Đình liền kề Khu thể thao dưới nước.Sở dĩ có tên là Nhân Mỹ do thôn có khá nhiều người đẹp() Tân Mỹ là thôn chiếm diện tích nhỏ nhất,thôn được hình thành do người dân lên đây khai hoang nhưng hiên giờ thôn tương đối phát triển với công việc chủ yếu là xây nhà cao tầng cho sinh viên thuê,trước cổng thôn Tân Mỹ là Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình Đình Thôn là thôn phát triển của xã,tiếp giáp với Mễ Trì, tỉ lệ đô thị hóa cao, trung tâm là khu chợ Đình Thôn, gần đình và chùa. Thôn có nhiều khu chung cư và nhà nghỉ cao cấp. Ngày 27 tháng 12 năm 2013, thành lập quận Nam Từ Liêm, xã Mỹ Đình được tách thành 2 phường: Mỹ Đình 1 và Mỹ Đình 2. == Tham khảo ==
shoegazing.txt
Shoegazing (hay shoegaze) là một tiểu thể loại alternative rock xuất hiện tại Vương quốc Anh vào nửa sau thập kỷ 1980. Shoegazing điển hình sử dụng nhiều biến âm và hồi âm guitar, giọng hát khó hiểu và kiểu nhạc "wall of sound". Các tạp chí âm nhạc Anh đặt ra thuật ngữ "shoegazing" từ việc các nghệ sĩ khi biểu diễn nhìn chằm chằm (gaze) vào giày (shoe) của họ. Việc dùng hiệu ứng bàn đạp cũng tạo nên hình ảnh nghệ sĩ nhìn xuống chân khi biểu diễn. Shoegazing và "dream pop" là hai thể loại liên quan và có khi bị nhầm lẫn với nhau. Vào đầu thập kỷ 1990, các ban nhạc shoegazing bị "đẩy ra ngoài" bởi làn sóng grunge từ Mỹ và các nghệ sĩ Britpop thời kỳ đầu như Suede, ép các ban nhạc tương đối vô danh tan rã hay phải thay đổi phong cách. Thập kỷ 2000 chứng kiến sự phục hồi của shoegazing bởi các ban nhạc "nu gaze". == Xem thêm == Danh sách nghệ sĩ shoegazing == Tham khảo == == Liên kết ngoài == musicOMH.com Shoegaze revival feature Shoegaze examples at Earbits.com Shoegaze group at Last.fm
thành phố của nhật bản.txt
Thành phố Nhật Bản (市, shi) là một đơn vị hành chính ở Nhật Bản. Đơn vị hành chính này được xếp cùng cấp với thị trấn (町, machi) và làng (村, mura), nhưng có một số điểm khác biệt như thành phố không trực thuộc các Gun (郡, gun). Cũng giống như các đơn vị hành chánh hiện tại khác, các thành phố này được xác lập theo Luật tự trị địa phương (地方自治法 Chihō-jichi-hō) năm 1947. == Tham khảo ==
c.txt
C, c (/xê/, /cờ/ trong tiếng Việt; /xi/ trong tiếng Anh) là chữ thứ ba trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ năm trong chữ cái tiếng Việt. Trong tiếng Etruscan, vì những phụ âm bật không được phát âm rõ, cho nên những người nói tiếng đó phải dùng chữ gama (Γ) của tiếng Hy Lạp để viết âm /k/. Lúc ban đầu, người La Mã dùng C cho hai âm /k/ và /g/, sau họ cho thêm đường ngang để trở thành G. C có thể, nhưng không chắc, chỉ dùng cho âm /g/ trong thời gian trước đó, trong khi K được dùng cho âm /k/. Trong bảng mã ASCII dùng cho máy tính, chữ C hoa có giá trị 67 và chữ c thường có giá trị 99. Trong âm nhạc, C đồng nghĩa với nốt Đô. C cũng là tên của một loại vitamin. Trong hệ đo lường quốc tế: C là ký hiệu của coulomb c được dùng cho tiền tố centi (đọc là xăng ti) – hay 1/100. Trong ngành kim hoàn và đá quý, c là ký hiệu để chỉ cara. Trong hoá học, C là ký hiệu của nguyên tố cacbon. Trong vật lý học: c là hằng số ký hiệu cho vận tốc ánh sáng. °C là ký hiệu cho nhiệt độ Celsius. Hạt quark charm có ký hiệu là c. Trong hóa sinh học, C là biểu tượng cho cystein và cytosin. Trong mô hình màu CMYK, C đại diện cho màu xanh lơ. Trong toán học: C thông thường được sử dụng để biểu diễn chữ số có giá trị 12 trong các hệ đếm cơ số lớn hơn 12. Xem thêm hệ thập lục phân. Chữ C {\displaystyle \mathbb {C} } bảng đen đậm chỉ tới tập hợp các số phức. C với các chỉ số C(n, k) biểu diễn chỉnh hợp hay hệ số nhị thức trong tam giác Pascal. Chữ c {\displaystyle {\mathfrak {c}}} Gothic có nghĩa là số lượng các phần tử của tập hợp các số thực, hay tổ hợp của các số tự nhiên. Trong hình học, c là độ dài cạnh huyền trong tam giác vuông. Ví dụ công thức Pitago: a² + b² = c². Trong biểu diễn số dưới dạng số La mã, C có giá trị là 100. Trong tin học: C: Một ngôn ngữ lập trình. C++: Một ngôn ngữ lập trình phát triển từ ngôn ngữ lập trình C. C#: Một ngôn ngữ lập trình có cú pháp gần giống C nhưng đã được thay đổi nhiều và phát triển bởi công ty Microsoft. Trong hệ điều hành Microsoft Windows, Ctrl-C dùng để sao chép một đoạn văn bản, hình ảnh hay âm thanh đã được lựa chọn và đặt bản sao này vào trong bộ đệm (clipboard). Tương đương trong hệ điều hành Mac OS là Command-C. Trong kinh tế học, C thường được dùng để biểu diễn sự tiêu thụ các tài nguyên. © là dấu hiệu bản quyền (copyright). Theo mã số xe quốc tế, C được dùng cho Cuba. C được đọc là Charlie trong bảng chữ cái âm học NATO, trong liên lạc vô tuyến hàng hải. Trong bảng chữ cái Hy Lạp, C tương đương với Γ và c tương đương với γ. Trong bảng chữ cái Cyrill, C và c giống như trong bảng chữ cái Latinh, nhưng phát âm như S. Trong quân sự, C là ký hiệu để chỉ UTC+3 hay MSK (tức múi giờ Moskva). == Cách phát âm == == Tham khảo ==
tổ chức khí tượng thế giới.txt
Tổ chức Khí tượng Thế giới (tên tiếng Anh: World Meteorological Organization, viết tắt tên tiếng Anh WMO) là tổ chức chuyên môn về khí tượng của Liên Hiệp Quốc. WMO có tiền thân là Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành lập năm 1873. Được thành lập năm 1950, WMO đã trở thành một tổ chức chuyên môn của Liên Hiệp Quốc về khí tượng (thời tiết và khí hậu, thủy văn vận hành và các khoa học địa vật lý liên quan. WMO hiện có 189 quốc gia thành viên. WMO có trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ và là một thành viên của Nhóm Phát triển Liên Hiệp Quốc. Đương kim chủ tịch là David Grimes đảm trách từ 02004-01-01 1 tháng 1 năm 2004 và được Đại hội WMO 2015 tái cử . Tổng thư ký là Petteri Taalas . == Lịch sử == Vào thế kỷ 19, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở Tây Âu đã tiến bộ với những bước tiến khổng lồ kéo theo sự phát triển về kinh tế và thương mại quốc tế. Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng được tăng cường và yêu cầu phải được bảo đảm an toàn. Việc thu thập tin tức chính xác về thời tiết phục vụ cho giao thông vận tải là không thể thiếu được. Chính trong bối cảnh đó, nhiều hội nghị quốc tế về khí tượng đã được triệu tập để xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của khí tượng đối với hoạt động sống con người. Hội nghị Khí tượng Quốc tế năm 1873 tại Viên đã đánh dấu một bước ngoặt có tính chất lịch sử về hợp tác quốc tế của ngành Khí tượng thế giới và chính tại Hội nghị này, điều lệ của WMO đã được thông qua. Tháng 10 năm 1947, Hội nghị Khí tượng thế giới lần thứ 12 đã họp tại Washington quyết định đổi tên Tổ chức Khí tượng Quốc tế thành Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và đến ngày 23 tháng 3 năm 1950, Quy chế chính thức của WMO mới có hiệu lực. Cũng từ đó, WMO lấy ngày 23 tháng 3 hàng năm làm Ngày Khí tượng thế giới. Trụ sở của WMO: 41 Avenue Giuseppe – Montta, Case Postale N0 5 CH-1211 Geneve 20, Thụy Sĩ. Ngày 20 tháng 12 năm 1951 WMO đã ký với Liên hợp quốc một Hiệp định và chính thức trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. == Tổ chức == Các quốc gia là thành viên của Liên hợp quốc có Cơ quan Khí tượng - Thuỷ văn và đồng ý gia nhập Công ước của WMO đều có thể trở thành thành viên của WMO. Các lãnh thổ hoặc các nhóm lãnh thổ do một quốc gia thành viên WMO hoặc Liên hợp quốc chịu trách nhiệm về quan hệ quốc tế của lãnh thổ này cũng trở thành thành viên của WMO. Cơ cấu tổ chức của Tổ chức Khí tượng Thế giới bao gồm Đại hội đồng: Đại hội đồng gồm tất cả các thành viên của tổ chức bốn năm họp một lần tại trụ sở của WMO (Giơnevơ). Trưởng đoàn phải là người đứng đầu Cơ quan Khí tượng - Thuỷ văn quốc gia. Chức năng của Đại hội đồng là: đề ra các biện pháp chung nhằm thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích của Tổ chức đã đề ra; xem xét các khuyến nghị của các nước thành viên về các vấn đề liên quan đến thẩm quyển của tổ chức; xem xét các báo cáo của Hội đồng Chấp hành, quyết định việc thành lập các Hội khu vực, các Uỷ ban kỹ thuật, các vấn đề về tài chính, ngân sách và pháp lý v.v; bầu Ban lãnh đạo của Tổ chức. Hội đồng chấp hành: Gồm 36 thành viên trong đó có: Chủ tịch, ba Phó Chủ tịch, sáu Chủ tịch của sáu khu vực và 26 thành viên. Hội đồng Chấp hành họp ít nhất mỗi năm một lần, là cơ quan hành pháp có nhiệm vụ triển khai thực hiện các quyết định của Đại hội đồng. Các Hội khu vực: WMO có sáu tổ chức khu vực và được chia theo vị trí địa lý, cụ thể như sau: Khu vực 1: châu Phi Khu vực 2: châu Á Khu vực 3: Nam Mỹ Khu vực 4: Bắc và Trung Mỹ Khu vực 5: Tây Nam Thái Bình Dương Khu vực 6: châu Âu. Hội nghị khu vực họp khi cần thiết, thời gian và địa điểm họp do Chủ tịch khu vực ấn định với sự chấp thuận của Chủ tịch của tổ chức.*Ban Thư ký: Đứng đầu là Tổng thư ký do Đại hội đồng bầu, nhiệm kỳ 4 năm. Tổng Thư ký hiện nay là ông Michel Jarraud (quốc tịch Pháp) và các nhân viên kỹ thuật, hành chính cần thiết để thực hiện các công việc của tổ chức. Các Uỷ ban kỹ thuật: WMO có tám Ủy ban kỹ thuật: Uỷ ban về khí quyển, về hệ thống cơ bản, về khí động học, về thuỷ văn, về khí hậu, về khí tượng biển, vv… Ngân sách hoạt động: Là một tổ chức chuyên môn có tính chất tư vấn về kỹ thuật, do đó ngân sách của WMO không lớn, bao gồm: Đóng góp của UNDP chiếm 54%; Đóng góp tự nguyện của các nước thành viên cho Chương trình giúp đỡ tự nguyện chiếm 23%; Đóng góp của các nước thành viên cho Quỹ giúp đỡ đặc biệt chiếm 19%; Đóng góp thường xuyên của các nước thành viên chiếm 4%. Một số chương trình hoạt động chủ yếu của WMO: Đào tạo về phương pháp quan trắc; Dự báo bão nhiệt đới; Nghiên cứu khí hậu thế giới; Cung cấp dữ liệu dự báo thời tiết khí hậu; Nghiên cứu quan hệ giữa khí hậu và môi trường; Nghiên cứu về vật lý, hoá chất trong các đám mây và tác động của chúng đến sự biến đổi khí hậu; Áp dụng kỹ thuật tổng hợp trong bảo vệ mùa màng và chống hạn hán, sa mạc hoá; Nghiên cứu khí hậu đại dương và tác động đến các hoạt động trên biển; Sử dụng và khai thác các nguồn nước; Vai trò điều phối của WMO trên phạm vi toàn cầu. == Hoạt động == Do thời tiết, khí hậu và chu kỳ nước biết không có biên giới quốc gia, hợp tác quốc tế ở quy mô toàn cầu là điều cần thiết cho sự phát triển của khí tượng và thuỷ văn hoạt động cũng như gặt hái những lợi ích từ ứng dụng của họ. WMO cung cấp các khuôn khổ hợp tác quốc tế như vậy. Từ khi thành lập, WMO đã đóng một vai trò duy nhất và mạnh mẽ trong việc góp phần an toàn và phúc lợi của toàn nhân loại. Dưới sự lãnh đạo của WMO và trong khuôn khổ các chương trình của WMO, các cục Thủy văn và Khí tượng quốc gia góp phần đáng kể để bảo vệ cuộc sống và tài sản chống lại thiên tai, bảo vệ môi trường và nâng cao kinh tế và xã hội của tất cả các lĩnh vực của xã hội trong các lĩnh vực như an ninh lương thực, tài nguyên nước và vận chuyển. WMO và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) phối hợp tạo ra Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Tổ chức này cũng trực tiếp chịu trách nhiệm cho việc tạo ra Giám sát khí quyển toàn cầu (GAW). IPCC đã nhận được giải Nobel Hòa bình năm 2007 "cho những nỗ lực của họ trong việc xây dựng và phổ biến kiến ​​thức về con người tạo ra biến đổi khí hậu, và đặt nền móng cho những biện pháp cần thiết để chống lại sự thay đổi đó". WMO thúc đẩy hợp tác trong việc thành lập mạng lưới quan sát khí tượng, khí hậu, thuỷ văn và địa vật lý, cũng như trao đổi, xử lý và tiêu chuẩn hóa các dữ liệu liên quan, và hỗ trợ đào tạo chuyển giao công nghệ, và nghiên cứu. Nó cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia khí tượng và thủy văn của các thành viên của nó và furthers ứng dụng của khí tượng thời tiết các dịch vụ công cộng, nông nghiệp, hàng không, vận chuyển, môi trường, vấn đề về nước và giảm nhẹ tác động của thiên tai. WMO tạo điều kiện cho việc trao đổi miễn phí và không hạn chế dữ liệu và thông tin, sản phẩm và dịch vụ trong thời gian thực hoặc gần thực về các vấn đề liên quan đến an toàn và an ninh của xã hội, phúc lợi kinh tế và bảo vệ môi trường. Tổ chức này góp phần xây dựng chính sách trong các lĩnh vực này ở cấp quốc gia và quốc tế. == Thành viên == Đến thời điểm năm 2009, các quốc gia thành viên của tổ chức là 181 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, quần đảo Cook và Niue. Ngoài ra còn có 6 lãnh thổ thành viên là: Các lãnh thổ hải ngoại Vương quốc Anh ở Caribbea (tư cách thành viên và tổ chức khí tượng chung), Polynesia thuộc Pháp, Hong Kong, Macau, Antilles Hà Lan, Aruba (thành viên và dịch vụ khí tượng chung), New Caledonia. Các quốc gia không thành viên là Andorra, Grenada, Guinea Xích đạo, Liechtenstein, quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Saint Kitts và Nevis, Saint Vincent và Grenadines, San Marino, Tuvalu, Thành phố Vatican và các quốc gia được công nhận hạn chế. == Ngày Khí tượng Thế giới == Liên Hiệp Quốc trong Nghị quyết WMO/EC-XII/Res.6 (do WMO đề xuất) đã chọn ngày 23 tháng 3 hàng năm là ngày Khí tượng Thế giới. == Quan hệ Việt Nam – WMO == Việt Nam Cộng hòa gia nhập ngày 1 tháng 4 năm 1955. Ngày 7/5/1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là thành viên chính thức của WMO tại Đại hội lần thứ bảy của WMO. Ngày 20/7/1976, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho Tổng thư ký WMO thông báo về việc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục là thành viên chính thức của WMO. == Tham khảo == == Xem thêm == Former Presidents of WMO Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu Nhóm Phát triển Liên Hiệp Quốc == Liên kết ngoài == WMO Extranet for the WMO Community
răng người.txt
Xem thêm: Răng Ở người, răng được chia ra thành: Răng sữa: răng tạm thời, mọc trong khoảng từ 6 đến 30 tháng tuổi. Răng sữa có 20 cái và sẽ được thay dần bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn: loại răng thay răng sữa và tồn tại đến già. Số lượng răng vĩnh viễn là 32, mọc từ khoảng 6 tới 22 hoặc 25 tuổi. Răng khôn: loại răng cối lớn mọc vào tuổi thành niên, từ 18 đến 25. Nhưng cũng có khi răng khôn mọc chậm hơn hoặc không mọc. Đôi khi răng khôn mọc lệch có thể làm hỏng răng hàng đứng trước nó nên phải nhổ. == Giải phẫu học răng người == === Cấu trúc chính === Răng có cấu trúc như xương cứng được cắm chặt vào các hốc răng của hàm. Hai hàm răng lần lượt xuất hiện trong cả cuộc đời. Mỗi răng gồm hai phần: thân răng, đó là phần có thể nhìn thấy bên trong miệng và chân răng là phần được cắm bên trong xương hàm. Chân răng thường dài hơn thân răng. Răng cửa chỉ có một chân, trong khi các răng mọc xa về phía sau có hai hoặc ba chân. Nguyên tố cấu trúc quan trọng nhất của răng gồm mô đã vôi hóa được gọi là ngà răng. Ngà răng là một chất liệu giống như xương cũng có chứa các tế bào sống. Nó là một mô nhạy cảm và gây ra cảm giác đau khi bị kích thích bằng nhiệt hoặc bằng hóa chất. Ngà của thân răng được men răng bảo vệ bao bọc, lớp men này là một mô tế bào rất cứng và không có cảm giác. Chân răng được bao bọc bằng một lớp xương răng, một chất tương tự với ngà răng giúp giữ răng trong hốc răng. Giữa răng có hình dạng một hốc rỗng chứa đầy mô liên kết nhạy cảm được gọi là tủy răng. Tủy này kéo dài từ bên trong thân răng thẳng xuống đến cuối chân răng. Chân răng có lỗ mở ở phần sâu nhất trong xương hàm. Qua lỗ mở này, các mạch máu và dây thần kinh nhỏ bé chạy vào hốc tủy răng. === Sự nâng đỡ răng người === Mỗi răng đều có chân được dính chặt vào xương hàm; phần hàm nâng đỡ răng được gọi là mỏm ổ răng. Tuy nhiên phương thức gắn vào phức tạp và các răng được dính chặt vào hàm nhờ các sợi được gọi là dây chằng nha chu. Ở đây gồm một loạt sợi collagen cứng, chạy từ xương răng bao bọc chân răng đến sát bên xương ổ răng. Các sợi này nằm rải rác với các mô liên kết, trong mô kiên kết cũng có chứa các mạch máu và sợi thần kinh. Cách thức gắn răng đưa đến một mức độ chuyển động tự nhiên rất nhỏ. Điều này có tác dụng như một loại giảm xóc có thể bảo vệ răng và xương khỏi bị tổn hại khi cắn. Khu vực quan trọng chủ yếu trong hệ thống này là ở cổ răng, nơi tiếp giáp giữa thân răng và chân răng. Ở vùng này nướu răng thắt chặt vào răng có tác dụng bảo vệ các mô nâng đỡ nằm dưới khỏi bị nhiễm trùng và các ảnh hưởng có hại khác. == Sự phát triển của răng người == Dấu hiệu đầu tiên về sự phát triển của răng xuất hiện khi bào thai chỉ 6 tuần tuổi. Ở giai đoạn này các tế bào biểu mô của miệng nguyên thủy tăng lên về số lượng và hình thành một băng dầy có hình dáng của hàm răng. Tại một chuỗi các điểm tương ứng với răng riêng rẽ, băng này tạo ra các điểm mọc vào trong như chồi trong mô mà biểu mô bao phủ. Sau đó, các chồi này trở thành hình chuông và dần dần mọc lên để tạo nên hình dáng nối liền sau cùng giữa men răng và ngà răng. Một số tế bào nào đó sau đó tiếp tục hình thành ngà răng, trong khi đó các tế bào khác tạo nên men răng. Các rìa chuông tiếp tục phát triển sâu hơn và cuối cùng các chân răng trọn vẹn hình thành, nhưng quá trình này không hoàn toàn cho đến khoảng 1 năm sau khi các răng sữa đã xuất hiện. Lúc mới sinh, dấu hiệu duy nhất của khớp cắn được cung cấp bằng "các đệm nướu", chúng là các băng làm dày của mô nướu. Khoảng 6 tháng tuổi, răng cửa dưới bắt đầu nhú qua nướu, quá trình này gọi là sự mọc răng. Tuổi mọc răng có thể thay đổi: có một số ít trẻ có răng lúc mới sinh trong khi đó có những trẻ đến một tuổi mới có răng. Sau khi các răng cửa dưới xuất hiện, các răng cửa trên bắt đầu mọc và tiếp theo là các răng nanh và răng hàm, tuy vậy sự liên tục chính xác có thể thay đổi. Khoảng 2,5 - 3 tuổi, đứa trẻ thường có một bộ đầy đủ 20 chiếc răng sữa. Chúng sẽ được đặt cách nhau một cách lý tưởng để cung cấp chỗ cho các răng vĩnh viễn lớn hơn. Đến 6 tuổi, các răng cửa sữa trên và dưới trở nên lung lay và được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Các răng hàm vĩnh viễn phát triển không đúng vị trí của răng hàm sữa mà ở phía sau chúng. Các răng hàm vĩnh viễn thứ nhất xuất hiện lúc 6 tuổi, răng hàm thứ hai lúc 12 tuổi và răng hàm thứ ba (răng khôn) khoảng 18 tuổi. Tuy nhiên, có sự thay đổi đáng kể về thời gian xuất hiện của tất cả các răng. Khoảng 25% số người không bao giờ phát triển một răng khôn; lý do của vấn đề này có thể là do tiến hóa: khi hàm trở nên nhỏ đi thì số răng sẽ giảm đi. Một số răng khôn có thể không bao giờ mọc qua nướu và nếu chúng bị lèn chặt (bị nêm sát vào nhau dưới nướu) chúng có thể cần được nhổ bỏ; điều này xảy ra trong 50% số người. Giải Phẫu Răng - Chủ biên GS.TS.NGND Hoàng Tử Hùng (Xuất bản ngày 17/01/2014) == Liên kết ngoài == An article on the use of human tooth used as a neolithic pendant An overview of dental anatomy "Broke a tooth? Grow it back" Tooth eruption chart
1911.txt
1911 (số La Mã: MCMXI) là một năm thường bắt đầu vào Chủ nhật trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1911 == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1 - Northern Territory được chia tách chính trị khỏi South Australia và chuyển cho Khối Thịnh vượng chung kiểm soát. 5 tháng 1 - Alpha Kappa Psi Fraternity được thành lập tại Đại học Indiana, Bloomington, Indiana. 10 tháng 1 - Thiếu tá Jimmie Erickson chụp bức không ảnh đầu tiên (trên San Diego, California). 18 tháng 1 - Eugene B. Ely hạ cánh trên boong tàu USS Pennsylvania đậu ở bến cảng San Francisco, là vụ hạ cánh đầu tiên của máy bay trên một chiếc tàu thủy. 21 tháng 1 – Các cuộc đua Monte Carlo đầu tiên (Cuộc đua ô tô Rallye Monte Carlo). 26 tháng 1 - Glenn H. Curtiss bay thành công chiếc thủy phi cơ. 30 tháng 1 – Tàu khu trục USS Terry đã thực hiện cuộc cứu hộ máy bay trên biển, cứu sống James McCurdy cách La Habana, Cuba 10 dặm. === Tháng 2 === 11 tháng 2 - Omak, Washington chính thức thành một thị xã ở quận Okanogan. 18 tháng 2 - Chuyến bay chở thư chính thức đầu tiên diễn ra ở Allahabad, Ấn Độ đi Naini, Ấn Độ, khi Henri Pequet chở 6500 lá thư đi xa 13 km. === Tháng 4 === 26 tháng 4: Thành lập đại học Thanh Hoa. 27 tháng 4: Xảy ra khởi nghĩa Quãng Châu. === Tháng 7 === 31 tháng 7: Tống Giáo Nhân tại Thượng Hải thành lập Đồng Minh hội === Tháng 10 === 10 tháng 10: Khởi nghĩa Vũ Xương. 11 tháng 10: Đảng cách mạng Trung Quốc thành lập chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. 22 tháng 10: Trường Sa độc lập, tướng quân Thiểm Tây công chiếm Tây An. 29 tháng 10: Sơn Tây độc lập, Diêm Tích Sơn lập chính quyền. 30 tháng 11: Thái Ngạc khỏi nghĩa thành công tại Côn Minh. === Tháng 11 === 4 tháng 11: Quý Châu độc lập, Chiết Giang độc lập 5 tháng 11: Chiết Giang độc lập 7 tháng 11: Quảng Tây độc lập. 8 tháng 11: An Huy độc lập 9 tháng 11: Quảng Đông độc lập === Tháng 12 === 1 tháng 12: Ngoại Mông Cổ tuyên bố độc lập 29 tháng 12: Tôn Trung Sơn được đề cử làm đại tổng thống Trung Hoa Dân Quốc. == Sinh == 6 tháng 2 – Ronald Reagan, tổng thống Mỹ thứ 40 (m. 2004) 30 tháng 4 - Nghệ sĩ Phùng Há (mất 2009) 24 tháng 6 – Juan Manuel Fangio, vận động viên đua xe người Argentina (m. 1995) 30 tháng 6 - Czesław Miłosz, nhà văn, nhà thơ Ba Lan, giải Nobel văn học năm 1980. 5 tháng 7 – Georges Pompidou, tổng thống Pháp (m. 1974) 17 tháng 8 - Mikhail Botvinnik, kỳ thủ cờ vua Liên Xô, ba lần giành ngôi vô địch thế giới. 25 tháng 8 - Võ Nguyên Giáp, Đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 7 tháng 9 – Todor Zivkov, tổng thống Bulgaria (m. 1997) 10 tháng 10 - Lê Đức Thọ, chính khách, người Việt Nam đầu tiên được trao giải Nobel Hòa bình (m. 1990). 1 tháng 11 – Henri Troyat, nhà văn Pháp (m. 2007) 11 tháng 11 - Naguib Mahfouz, nhà văn Ai Cập, giải Nobel Văn học năm 1988 (mất 2006) không rõ ngày Bút Tre - nhà thơ Việt Nam, người được coi là khởi xướng dòng thơ Bút Tre. Trần Văn Giàu, nhà hoạt động cách mạng, nhà khoa học, và nhà giáo Việt Nam. 31 tháng 1 – Baba Vanga, nhà tiên tri (mất 1996). == Giải Nobel == Vật lý - Wilhelm Wien Hóa học - Marie Curie Y học - Allvar Gullstrand Văn học - Bá tước Maurice Maeterlinck Hòa bình - Tobias Asser, Alfred Hermann Fried == Xem thêm == == Tham khảo ==
đá vôi.txt
Đá vôi là loại một loại đá trầm tích, về thành phần hóa học chủ yếu là khoáng chất canxit (tức cacbonat canxi CaCO3). Đá vôi ít khi ở dạng tinh khiết, mà thường bị lẫn các tạp chất như đá phiến silic, silica và đá mácma cũng như đất sét, bùn và cát, bitum... Nên nó có màu sắc từ trắng đến màu tro, xanh nhạt, vàng và cả màu hồng sẫm, màu đen. Đá vôi có độ cứng 3, khối lượng thể tích 2600 ÷ 2800 kg/m3, cường độ chịu nén 1700 ÷ 2600 kg/cm2, độ hút nước 0,2 ÷ 0,5%. Đá vôi nhiều silic có cường độ cao hơn, nhưng giòn và cứng. Đá vôi đôlômit có tính năng cơ học tốt hơn đá vôi thường. Đá vôi chứa nhiều sét (lớn hơn 3%) thì độ bền nước kém. == Đặc điểm == khối lượng thể tích là 2,6-->2,8 g/cm3 độ chịu nén 45-80 MPa dễ dàng gia công thành các loại vật liệu dạng hạt == Phong cảnh vùng đất đá vôi == Núi tai mèo Hang động karst Đồng bằng Karst Động Phong Nha Vịnh Hạ Long === Xâm thực núi đá vôi === Hiện tượng này có thể thấy qua quá trình tạo thành các thạch nhũ trong các hang động. Phương trình hóa học: (1)CaCO3 + CO2 + H2O ↔ Ca(HCO3)2 (2) Chiều phản ứng thuận (1)-> (2) Diễn tả quá trình xâm thực núi đá vôi. Chiều phản ứng (2) ->(1) Diễn tả quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động. == Các cách sử dụng == Đá vôi không rắn bằng đá granit, nhưng phổ biến hơn, khai thác và gia công dễ dàng hơn, nên được dùng rộng rãi hơn. Đá vôi thường được dùng làm cốt liệu cho bê tông, dùng rải mặt đường ô tô, đường xe lửa, và dùng trong các công trình thuỷ lợi nói chung, cũng như để chế tạo tấm ốp, tấm lát và các cấu kiện kiến trúc khác. Đá vôi là nguyên liệu để sản xuất vôi và xi măng. == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
8672 morse.txt
8672 Morse (1991 PW16) là một tiểu hành tinh vành đai chính được phát hiện ngày 6 tháng 8 năm 1991 bởi Eric Walter Elst ở Đài thiên văn Nam Âu. Nó được đặt theo tên Samuel F. B. Morse, inventor thuộc Morse code. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == JPL Small-Body Database Browser ngày 8672 Morse
mark shuttleworth.txt
Mark Shuttleworth (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1973) là một người Nam Phi và là người Châu Phi đầu tiên du hành vào vũ trụ. Shuttleworth sáng lập ra Canonical Ltd. và là người tài trợ cho các dự án phân phối hệ điều hành Ubuntu. Hiện tại, ông đang sống tại London. Ông vừa là công dân của Nam Phi vừa là công dân của Anh Quốc. == Tiểu sử == Sau khi theo học tại trường trung học Diocesan College, Mark Shuttleworth vào Đại học Cap và tốt nghiệp với 2 bằng về Kinh tế và Quản trị hệ thống thông tin. Ông sáng lập Thawte năm 1995, một công ty chuyên về bảo mật Internet. Đến tháng 12 năm 1999 ông ta bán nó cho VeriSign với giá hơn 500 triệu đô vào thời đó. Sau đó, Shuttleworth lập HBD Venture Capital, công ty chuyên về đầu tư mạo hiểm, và thiết lập Quỹ Shuttleworth để tài trợ cho các dự án giáo dục ở Nam Phi. Giữa thập niên 1990, ông tham gia vào việc phát triển hệ điều hành Debian. Đến năm 2004, ông quay trở lại thế giới mã nguồn mở bằng việc sáng lập ra Ubuntu, một bản phân phối Linux mới (với mục tiêu là phổ biến nó đến mọi người) thông qua công ty của ông ta là Canonical Ltd. Năm 2005, ông lập thêm quỹ Ubuntu Foundation với số tiền đầu tư ban đầu là 10 triệu đô la. Mục đích là trả công cho những nhà phát triển Ubuntu. Ngày 15 tháng 10 năm 2006, Shuttleworth trở thành nhà bảo trợ đầu tiên của KDE, với mức đầu tư cao nhất chưa từng có. == Bay vào không gian == Ngày 25 tháng 4 năm 2002, Shuttleworth trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi làm hành khách du hành vào vũ trụ trên tên lửa Soyuz TM-34 của Nga (giá vé cho chuyến đi là 20 triệu đô la Mỹ). Hai ngày sau khi phóng, tàu vũ trụ Soyuz đã cập trạm vũ trụ quốc tế ISS và ở đó trong 8 ngày để tham gia vào các cuộc thí nghiêm về AIDS và Genome. Ngày 5 tháng 5, Shuttleworth đã trở về Trái Đất an toàn. Để chuẩn bị cho chuyến bay này, ông được huấn luyện và luyện tập trong vòng 1 năm, hết 7 tháng ở Star City, Moskva. == Biết thêm == Biệt danh của Shuttleworth là SABDFL (Self-Appointed Benevolent Dictator for Life). Nhờ có những đóng góp to lớn của Shuttleworth, chúng ta mới có thể yêu cầu gửi đĩa cài đặt Ubuntu và Kubuntu mà không phải tốn đồng nào. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Shuttleworth
natri citrat.txt
Natri citrat có công thức hóa học là Na3C6H5O7. Nó có vị hơi chua và mặn. Nó có tính kiềm nhẹ và có thể được dùng chung với axit citric để tạo các dung dịch đệm tương thích sinh học. == Ứng dụng == === Thực phẩm === Natri citrat được dùng chủ yếu làm phụ gia thực phẩm, thường là làm hương liệu hay làm chất bảo quản. Nó có số E là E331. Natri citrat được dùng làm chất tạo mùi trong nhiều loại nước có ga. Natri citrat còn là thành phần của xúc xích, và cũng được dùng trong các loại đồ uống chế biến sẵn (ready to drink) và hay tự pha chế (drink mix), đóng vai trò làm vị chua. Nó được tìm thấy trong kem, kẹo mứt, sữa bột, phô mai qua chế biến, thức uống có ga và rượu. === Dung dịch đệm === Là một base liên hợp của một axit yếu, citrat có thể đóng vai trò làm chất đệm hay chất điều chỉnh độ chua, chống lại sự thay đổi pH. Natri citrat dùng để kiểm soát độ axit trong vài chất, như thạch. Nó có thể được tìm thấy trong những chai sữa nhỏ dùng với máy pha cà phê. Hợp chất này là thuốc kháng axit (antacid), như Alka-Seltzer, khi được hòa tan trong nước. Dung dịch có nồng độ 5 g/100 ml nước 25 °C có pH trong khoảng 7,5 – 9,0. === Ứng dụng y học === Năm 1914, bác sĩ người Bỉ Albert Hustin và thầy thuốc, nhà nghiên cứu người Argentina Luis Agote đã sử dụng thành công natri citrat làm chất chống đông khi truyền máu, cùng với Richard Lewisohn xác định nồng độ hợp lý năm 1915. Nó tiếp tục vẫn được dùng ngày nay trong các ống thu mẫu máu và để bảo quẩn máu trong ngân hàng máu. Ion citrat tạo phức chelat với ion canxi trong máu bằng việc tạo thành phức hợp canxi citrat, ngăn cản quá trình đông máu. Năm 2003, Ööpik và cộng sự chỉ ra rằng việc sử dụng natri citrat (0,5 gam trên mỗi kg cân nặng) giúp cải thiện thành tích chạy bộ trên 5 km 30 giây. Natri citrat dùng để giảm sự khó chịu trong các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, để giảm sự nhiễm axit được tìm thấy trong bệnh nhiễm axit ống thận ngoại biên, và cũng có thể được dùng làm thuốc nhuận tràng thẩm thấu. Nó là một thành phần quan trọng của liệu pháp tiếp nước đường miệng của WHO (Oral Rehydration Solution). Nó được dùng làm thuốc kháng axit, đặc biệt là trước khi gây mê, cho thủ tục mổ lấy thai để giảm các nguy cơ liên quan đến việc hít vào phổi các chất trong dạ dày (hội chứng Medelson). === Tẩy cặn nồi hơi === Natri citrat là một chất có hiệu quả đặc biệt trong việc tẩy bỏ cặn cacbonat trong nồi hơi mà không cần lấy nó ra khỏi hệ thống và trong việc dọn dẹp bộ tản nhiệt ô tô. == Chú thích ==
argon.txt
Argon là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn. Nó có ký hiệu Ar và số nguyên tử bằng 18. Là khí hiếm thứ ba trong nhóm 8, argon chiếm khoảng 0,934% khí quyển Trái Đất, điều này làm cho nó trở thành khí hiếm phổ biến nhất trên Trái Đất. == Lịch sử == Argon (tiếng Hy Lạp argos có nghĩa là "lười" hoặc "bất động") đã được Henry Cavendish cho là tồn tại trong không khí từ năm 1785 nhưng chỉ được Lord Rayleigh (John William Strutt, nam tước đời 3 của Rayleigh) và William Ramsay phát hiện chính thức từ năm 1894. Khí này được cô lập từ không khí lỏng bằng chưng cất phân đoạn do khí quyển Trái Đất chỉ chứa khoảng 0,934% thể tích là argon (1,29% khối lượng). Khí quyển Sao Hỏa chứa tới 1,6% Ar40 và 5 ppm Ar36. Vào năm 2005, tàu thăm dò Huygens cũng đã phát hiện sự tồn tại của Ar40 trên Titan, vệ tinh lớn nhất của sao Thổ [1]. == Tính chất lý - hóa == Argon hòa tan trong nước nhiều gấp 2,5 lần nitơ và xấp xỉ độ hòa tan của oxi. Nguyên tố hóa học có độ ổn định cao này là không màu, không mùi trong cả dạng lỏng và khí. Người ta biết rất ít về các hợp chất hóa học của argon, đây là một trong các lý do trước đây nó được gọi là khí trơ. Sự tạo ra hidroflorua argon (HArF), một hợp chất rất không ổn định của argon với hidro và flo đã được các nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Helsinki thông báo vào năm 2000, nhưng vẫn chưa được xác nhận. Mặc dù không có hợp chất hóa học nào của argon hiện đã được công nhận, nhưng argon có thể tạo ra các mắt lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt trong lưới các phân tử nước. Các tính toán lý thuyết trên các máy tính đã chỉ ra vài hợp chất của argon mà có thể ổn định nhưng cách thức tạo ra các chất này thì vẫn chưa được biết. == Ứng dụng == Nó được sử dụng trong các loại đèn điện do nó không phản ứng với dây tóc trong bóng đèn ngay cả ở nhiệt độ cao và trong các trường hợp mà nitơ phân tử là một khí bán trơ không ổn định. Các ứng dụng khác: Argon được sử dụng như là môi trường khí trơ trong nhiều công nghệ hàn kim loại, bao gồm hàn kim loại khí trơ (mig) và hàn vonfram khí trơ (tig) (trong đó "I" là viết tắt của inert trong tiếng Anh tức là trơ). Có vai trò là lớp phủ không phản ứng trong sản xuất titan và các nguyên tố có phản ứng hóa học cao khác. Là lớp khí bảo vệ để nuôi cấy các tinh thể silic và germani trong công nghiệp sản xuất chất bán dẫn. Là chất khí dùng trong các đèn plasma. Argon39 được sử dụng cho nhiều ứng dụng, chủ yếu là nghiên cứu lõi băng. Nó cũng được dùng để xác định niên đại nước ngầm. Các thiết bị phẫu thuật lạnh chẳng hạn như sự cắt bỏ lạnh sử dụng agon lỏng để tiêu diệt các tế bào ung thư. Argon cũng được sử dụng trong các thiết bị lặn tự chứa để làm căng quần áo khô, do nó trơ và có độ dẫn nhiệt kém. == Hợp chất == Trước năm 1962, argon và các khí hiếm khác nói chung được coi là trơ về mặt hóa học và không có khả năng tạo ra các hợp chất. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, các nhà khoa học đã có thể bắt các khí hiếm nặng hơn tạo ra các hợp chất. Năm 2000, hợp chất đầu tiên của argon được các nhà nghiên cứu của trường Đại học Tổng hợp Helsinki thông báo là đã tạo ra bằng cách chiếu tia cực tím vào argon rắn chứa một lượng nhỏ florua hidro (HF), và chất tạo ra là hidroflorua argon (HArF). == Đồng vị == Các đồng vị chính của argon tìm thấy trên Trái Đất là Ar40, Ar36 và Ar38. K40 nguồn gốc tự nhiên với chu kỳ bán rã 1,250 x 109 năm, bị phân rã thành Ar40 ổn định (11,2%) bằng bắt electron và bằng bức xạ positron cũng như chuyển thành Ca40 ổn định (88,8%) bằng phân rã beta. Các tính chất và tỷ lệ này được dùng để xác định niên đại của các loại đá. Trong khí quyển Trái Đất, Ar39 được tạo ra nhờ hoạt động của các tia vũ trụ, chủ yếu là với Ar40. Trong các môi trường dưới bề mặt Trái Đất thì nó cũng được tạo ra thông qua bắt neutron của K39 hay phân rã alpha của canxi. Agon37 được tạo ra từ phân rã của Ca40 như là kết quả của các vụ thử nghiệm hạt nhân ngầm. Nó có chu kỳ bán rã 35 ngày. == Chú thích == == Tham khảo == Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ-Argon == Liên kết ngoài == WebElements.com-Argon Các ứng dụng lặn: Tại sao là argon? Argon Ar -Tính chất, sử dụng và ứng dụng Hóa điện toán Wiki
real brasil.txt
Real (phát âm tiếng Bồ Đào Nha:. [ʁeaw]; Reais pl) là tiền tệ hiện nay của Brazil. Dấu hiệu của nó là R $ và mã ISO của nó là BRL. Nó được chia thành 100 centavos ("xu"). Tiếng Bồ Đào Nha từ real có nghĩa là "hoàng gia" hoặc "thực sự". Real ngày nay đã được giới thiệu vào năm 1994, khi nó thay thế đồng tiền cũ, cruzeiro real, như là một phần của Plano Real, một gói cải cách tiền tệ đáng kể nhằm chấm dứt ba thập kỷ của lạm phát tràn lan. Lúc đó nó đã được ấn định tỷ giá hối đoái cố định 1:1 với đồng đô la Mỹ. Nó phải chịu một mất giá đột ngột đến tỷ giá khoảng 2:1 năm 1999, Đạt tỷ giá gần 4:1 vào năm 2002, sau đó phần nào được phục hồi và đã đạt tỷ giá 2:1 từ năm 2006. Tỷ giá hối đoái thời điểm ngày 15 tháng 7 năm 2015 là BRL/USD 03,19. Biểu tượng giống đồng đô la (cifrão) trong biểu tượng của đồng tiền real (cả lịch sử và hiện đại), và trong tất cả các vị tiền tệ Brazil khác trong quá khứ, được chính thức bằng văn bản với hai nét thẳng đứng () thay vì một. Tuy nhiên Unicode xem sự khác biệt chỉ là một vấn đề thiết kế phông chữ, và không có một mã riêng biệt cho các phiên bản hai nét . == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng BRL == == Chú thích ==
chiến quốc thất hùng.txt
Chiến Quốc Thất Hùng (chữ Hán phồn thể: 戰國七雄; chữ Hán giản thể: 战国七雄) là thuật ngữ để chỉ 7 nước lớn chủ đạo thời Chiến Quốc, vốn là chư hầu của nhà Chu, lớn mạnh lên sau khi tiêu diệt các chư hầu khác khi nhà Chu bước vào thời kỳ suy yếu. Hàn (韓; Han). Ngụy (魏; Wei). Sở (楚; Chu). Tần (秦; Qin). Tề (齊; Qi). Triệu (趙; Zhao). Yên (燕; Yan). Kết thúc giai đoạn Chiến Quốc, chiến thắng đã thuộc về nước Tần do Tần Thủy Hoàng trị vì. Chính ông đã lập nên đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, là một nước Trung Hoa thống nhất. Có lẽ tên gọi Trung Quốc đã xuất hiện từ thời nhà Tần, gốc từ chữ Ch'in chỉ nước Tần (nay theo pinyin là Qin). Và đế hiệu "Hoàng Đế" cũng bắt đầu từ triều đại của vị vua này trở về sau. == Xem thêm == Chiến Quốc Nhà Tần == Tham khảo ==
kiên giang.txt
Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam, với phần lớn diện tích của tỉnh thuộc địa bàn tỉnh Rạch Giá trước đó. Đây là tỉnh có diện tích lớn nhất miền tây và lớn nhì ở miền nam (sau tỉnh Bình Phước). Tuy nhiên, cũng có thời kỳ toàn bộ diện tích tỉnh Kiên Giang ngày nay đều thuộc tỉnh Rạch Giá, bao gồm cả các vùng Hà Tiên và Phú Quốc. Trung tâm tỉnh là thành phố Rạch Giá, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km về phía Tây. Kiên Giang tiếp giáp Campuchia ở phía Bắc với đường biên giới dài 54 km và vịnh Thái Lan ở phía Tây có đường bờ biển dài hơn 200 km. Ngoài ra Kiên Giang có hơn 100 đảo lớn nhỏ ngoài biển. Kiên Giang nằm ven biển thuộc phía Tây Nam của Việt Nam, là vùng đất thuộc trấn Hà Tiên cũ do Mạc Cửu khai phá vào thế kỷ XVII. Đầu thế kỷ XVIII, Mạc Cửu được chúa Nguyễn thuần phục. Thời vua Minh Mạng, Hà Tiên là một trong 6 tỉnh Nam Kỳ. Sau năm 1975 thành lập tỉnh Kiên Giang cho đến ngày nay. Kiên Giang được nhiều người biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, là quê hương của thi sĩ Đông Hồ, là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời. Cảnh đẹp của Kiên Giang ngày xưa từng được ca ngợi qua "Hà Tiên thập vịnh". Đến ngày nay Kiên Giang được nhiều người biết đến qua danh thắng du lịch nổi tiếng là Hòn Phụ Tử và đảo Phú Quốc. Ngoài ra, Kiên Giang còn có tiềm năng kinh tế với nguồn lợi vô cùng to lớn về thuỷ sản. Tỉnh lỵ của Kiên Giang là Thành phố Rạch Giá, một thành phố biển duy nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kiên Giang có vị trí chiến lược quan trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nước thuộc Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo, Chính vì vậy Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài. == Vị trí địa lý == Kiên Giang nằm tận cùng phía tây nam của Việt Nam, trong đó lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Phần đất liền nằm trong tọa độ từ 9°23'50 - 10°32'30 vĩ Bắc và từ 104°26'40 - 105°32'40 kinh Đông. Phía Bắc giáp Campuchia, đường biên giới dài 56,8 km, phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200 km, phía Đông lần lượt tiếp giáp với các tỉnh là An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang. Phần hải đảo nằm trong vịnh Thái Lan bao gồm hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc và xa nhất là quần đảo Thổ Chu, tập trung thành 5 quần đảo là quần đảo Hải Tặc, quần đảo Bà Lụa, quần đảo An Thới, quần đảo Nam Du và quần đảo Thổ Chu. Điểm cực Bắc thuộc địa phận xã Tân Khánh Hoà, huyện Giang Thành. Cực Nam nằm ở xã Vinh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Cực Tây tại xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên và điểm cực Đông nằm ở xã Hoà Lợi thuộc địa phận huyện Giồng Riềng. == Điều kiện tự nhiên == Kiên Giang có đủ các dạng địa hình từ đồng bằng, núi rừng và biển đảo. Trong đó, phần đất liền có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ đông bắc xuống tây nam. Do nằm ở vĩ độ thấp và giáp biển nên Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 27 – 27,50C. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.600 – 2.000 mm ở đất liền và 2.400 – 2.800 mm ở vùng đảo Phú Quốc. Khí hậu Kiên Giang rất ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. Kiên Giang có 4 vùng đất đai chính là vùng phù sa ngọt thuộc tây sông Hậu, vùng phèn ngập lũ thuộc tứ giác Long Xuyên, vùng nhiễm mặn thuộc bán đảo Cà Mau và vùng đồi núi, hải đảo ở hai huyện Phú Quốc và Kiên Hải. Trong đó, Đất nông nghiệp, chiếm 64,2% diện tích tự nhiên, đất rừng chiếm 122,8 nghìn ha, đất chuyên dùng 35,4 nghìn ha, đất ở 10,1 nghìn ha. Ngoài ra tỉnh còn có trên 70 nghìn ha đất hoang hoá và sản xuất chưa ổn định với hơn 25 nghìn ha vườn tạp. Rừng tại Kiên Giang rất ít, chủ yếu là rừng phòng hộ. Kiên Giang là tỉnh có tiềm năng khoáng sản tương đối lớn mặc dù đang ở mức thăm dò, nghiên cứu nhưng bước đầu đã xác định được 152 điểm quặng và 23 mỏ khoáng sản các loại khác. Trữ lượng đá vôi toàn tỉnh hiện có 440 triệu tấn, có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác công nghiệp là 235 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu tấn clinker/năm trong suốt 40 năm. Than bùn, ước tính còn khoảng 150 triệu tấn. Nền nông nghiệp của Kiên Giang là nông nghiệp trồng lúa nước. Đất canh tác không tập trung nhưng phần lớn phân bố ở ven các trung tâm huyện. Trên Quốc lộ 61 có một vùng trồng lúa ven nội ô huyện Giồng Riềng ngoài ra còn có đất canh tác của các gia đình nằm sâu trong những xóm nhỏ. Xen kẽ với việc trồng lúa nước là các loại hoa màu và một số cây có giá trị công nghiệp cao như dừa, khóm... Kiên Giang là tỉnh có nghề đánh bắt hải sản phát triển. Với bờ biển dài trên 200 km, có diện tích biển khoảng 63.000 km2, Kiên Giang tiềm năng rất phong phú để phát triển kinh tế biển. Đây là một lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế hơn hẳn so với nhiều tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nước mắm Phú Quốc là một thương hiệu nước mắm nổi tiếng không những trong phạm vi cả nước mà còn trên bình diện quốc tế. == Lịch sử == === Tỉnh Hà Tiên thời nhà Nguyễn độc lập === Năm 1757, Kiên Giang được biết là một đạo ở vùng Rạch Giá thuộc Trấn Hà Tiên do Mạc Thiên Tích thành lập. Đến năm 1808, đạo Kiên Giang được đổi thành huyện Kiên Giang. Năm 1832, vua Minh Mạng đặt ra tỉnh Hà Tiên (một trong 6 tỉnh Nam Kỳ), gồm 1 phủ là Quan Biên (đổi tên từ phủ An Biên) thống lĩnh 8 huyện: Hà Châu (đổi tên từ huyện Hà Tiên), Long Xuyên (sau này là địa bàn Cà Mau) và Kiên Giang (sau này là địa bàn tỉnh Rạch Giá), Sài Mạt, Linh Quỳnh, Châu Sum (có thể là Chhuk, mà cũng có thể là Bảy Núi), Cần Vọt, Vũng Thơm. Thời vua Tự Đức cho đến khi Pháp chiếm Hà Tiên (1847-1867), tỉnh Hà Tiên gồm 1 phủ (là phủ An Biên) với 3 huyện: Hà Châu, Kiên Giang và Long Xuyên. Các huyện trước thuộc phủ Quảng Biên (đất Cần Bột (Kampot), Vũng Thơm) trả về cho nước Cao Miên. Phủ An Biên (thời Tự Đức), gồm: Huyện Hà Châu nguyên có tên là Hà Tiên, gồm 5 tổng (tổng Hà Nhuận, tổng Nhuận Đức, tổng Hà Thanh, tổng Thanh Di, tổng Phú Quốc) với 63 làng xã, phía Tây giáp biển Tây, phía Nam giáp huyện Kiên Giang (Rạch Giá), phía Đông giáp huyện Hà Âm tỉnh An Giang, phía Bắc giáp nước Cao Miên. Đất huyện Hà Châu (phần các tổng Hà Thanh, Thanh Di) nay là phần đất thuộc các huyện thị phía Bắc của tỉnh Kiên Giang: Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Giang Thành, và (có thể phần các tổng Hà Nhuận, Nhuận Đức) là phần đất Campuchia ngày nay ở giáp biên giới: (tại các huyện Banteay Meas, Kampong Trach của tỉnh Kampot), huyện Kiri Vong của tỉnh Takeo và thành phố Kep. Huyện Kiên Giang nguyên là đất Rạch Giá (được Mạc Cửu mở mang), gồm 4 tổng (Kiên Định, Giang Ninh, Kiên Hảo, Thanh Giang) với 66 làng xã, phía Tây giáp biển Tây (qua núi Tật Lệ), phía Nam giáp lâm phận rừng huyện Long Xuyên, phía Đông giáp huyện Phong Phú tỉnh An Giang, phía Bắc giáp huyện Hà Châu. Đất huyện Kiên Giang nay có thể là phần đất thuộc thành phố Rạch Giá và các huyện phía Nam của tỉnh Kiên Giang. Huyện Long Xuyên nguyên là đất Cà Mau (được Mạc Cửu mở mang), gồm 2 tổng (là Long Thủy và Quảng Xuyên) với 55 làng xã, phía Tây giáp biển Tây (qua núi Bạch Thạch (Đá Bạc)), phía Nam (đến cửa Hàu (Gành Hào)) giáp biển Đông, phía Đông giáp huyện Phong Thịnh tỉnh An Giang, phía Bắc giáp lâm phận rừng huyện Kiên Giang. Đất huyện Long Xuyên có thể nay là phần đất thuộc các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, nhưng cũng có thể bao gồm thành phố Long Xuyên của tỉnh An Giang, vì theo lời chú thích trong Đại Nam nhất thống chí (bản quốc ngữ) thì: Thời Pháp thuộc, tỉnh Hà Tiên chia cho 4 tỉnh: tỉnh Hà Tiên thời Pháp (đất huyện Hà Châu cũ), tỉnh Rạch Giá (huyện Kiên Giang cũ), tỉnh Long Xuyên (tức huyện Long Xuyên cũ), tỉnh Bạc Liêu (cũng đất huyện Long Xuyên) (có lẽ lời chú này lầm với tỉnh An Xuyên, tức Cà Mau ngày nay). Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì vào thời vua Tự Đức, cương vực tỉnh Hà Tiên như sau: "...Đông-Tây cách nhau 37 dặm, Nam-Bắc cách nhau 25 dặm, phía Đông đến địa giới huyện Hà Dương tỉnh An Giang (35 dặm), phía Tây đến biển (2 dặm), phía Nam vượt qua núi Tô Châu đến biển (5 dặm), phía Bắc đến địa giới Cao Miên (25 dặm), phía Đông Nam đến địa giới huyện Phong Thịnh tỉnh An Giang (150 dặm linh), phía Tây Nam đến biển (chừng 1 dặm), phía Đông Bắc đến địa giới Cao Miên (25 dặm), phía Tây Bắc vượt qua núi Bạch Ô đến biển (20 dặm). Từ tỉnh lỵ đi về phía Đông đến Kinh 1.325 dặm..." Như vậy, tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn nằm kéo dài bên bờ vịnh Thái Lan (biển Tây), suốt từ Cà Mau đến Hà Tiên, có thời kỳ tới tận tỉnh Kampot và thành phố Sihanoukville (Kompong Som) của Campuchia, phía Đông giáp với tỉnh An Giang nhà Nguyễn, phía Tây Bắc, phía Bắc và phía Đông Bắc tiếp giáp Cao Miên. Trong cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời, xem xét về các địa danh trấn Hà Tiên, Đào Duy Anh viết: "... Chúng ta đã biết Vũng Thơm, Cần Bọt, Sài Mạt là dải đất từ lỵ sở Hà Tiên đến Sài Mít. Tức dải đất bờ biển phía tây nam nước Cao Miên. Còn Chân Sum thì Nhất thống chí (An Giang) chép là núi ở phía nam huyện Hà Âm cách 10 dặm, cách bờ sông Vĩnh Tế ở phía Nam 10 dặm. Huyện Hà Âm là huyện ở phía bắc sông Vĩnh Tế (phía âm của sông) nên gọi tên là thế, đối với huyện Hà Dương là huyện ở phía nam (phía dương của sông). Có thể đất Chân Sum là đất Sóc Sum của tỉnh KamPot. Về Linh Quỳnh thì Nhất thống chí chép rằng núi Linh Quỳnh thuộc huyện Hà Châu cách 120 dặm và ở phía bắc sông Giang Thành, sông này có hai nguồn ra từ núi Linh Quỳnh. Linh Quỳnh tức địa điểm Linh Quỳnh của tỉnh KamPot nước Cao Miên. (Xem thế thì thấy rằng năm phủ Vũng Thơm, Cần Bọt, Chân Sum, Sài Mạt, Linh Quỳnh ở đời Nguyễn còn là đất của huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên và của huyện Hà Âm tỉnh An Giang, đến đời Tự Đức triều Nguyễn mới trả về nước Cao Miên)." Từ ngày 15 tháng 6 năm 1867, thực dân Pháp đặt hạt Thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 8 năm 1967, đổi tên thành hạt Kiên Giang tỉnh Rạch Giá === Tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên thời Pháp thuộc === ==== Trước năm 1900 ==== Ngày 24 tháng 6 năm 1867, tỉnh thành Hà Tiên bị thực dân Pháp chiếm. Sau nhiều năm do dự và phân thiết, địa bàn Hà Tiên được phân bổ ra các đơn vị hành chánh khá phức tạp, theo từng thời điểm khác nhau. Ngày 15 tháng 6 năm 1867, sau khi chiếm xong tỉnh Hà Tiên, thực dân Pháp cho thành lập hạt Thanh tra Kiên Giang bao gồm hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên cũ. Ngày 16 tháng 8 năm 1867, hạt Thanh tra Rạch Giá được thành lập do đổi tên từ hạt Thanh tra Kiên Giang trước đó. Năm 1868, tỉnh Hà Tiên cũ được chia ra làm hai hạt Thanh tra: Hà Tiên và Rạch Giá Hạt Thanh tra Hà Tiên, nguyên là huyện Hà Châu với 5 tổng và 16 thôn: tổng Hà Thanh (5 thôn), tổng Thanh Di (3 thôn), tổng Nhuận Đức (1 thôn), tổng Hà Nhuận (5 thôn), tổng Phú Quốc (5 thôn) Hạt Thanh tra Rạch Giá, nguyên là hai huyện Kiên Giang và Long Xuyên với 7 tổng và 110 thôn: tổng Kiên Định (14 thôn), tổng Thanh Giang (11 thôn), tổng Kiên Hảo (26 thôn), tổng Giang Ninh (11 thôn), tổng Long Thủy (25 thôn), tổng Quảng Xuyên (13 thôn). Ngày 5 tháng 6 năm 1871, Pháp tách vùng Cà Mau ra khỏi Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, Pháp lại nhập Cà Mau vào Rạch Giá. Năm 1874, hạt Thanh tra Phú Quốc được thành lập, nhưng vì kinh tế không phát triển được nên một năm sau phải giải thể. Ngày 5 tháng 1 năm 1876, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì tỉnh Hà Tiên cũ bị chia thành hai hạt tham biện là Hà Tiên và Rạch Giá, đồng thời các thôn cũng đổi thành các làng. Năm 1882, thiết lập hạt tham biện Bạc Liêu trên cơ sở tách 3 tổng Quảng Long, Quảng Xuyên và Long Thủy của hạt tham biện Rạch Giá hợp với 2 tổng Thạnh Hòa và Thạnh Hưng tách từ hạt tham biện Sóc Trăng chuyển sang. Lỵ sở Bạc Liêu thuộc địa bàn tổng Thạnh Hòa vốn trước đó thuộc hạt tham biện Sóc Trăng. Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt tham biện Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, thực dân Pháp lại tái lập hạt tham biện Rạch Giá. Năm 1888, Hà Tiên cho thuộc về hạt tham biện Châu Đốc, đến cuối năm 1892 được phục hồi. Hạt tham biện Hà Tiên thuộc khu vực Bát Xắc (Bassac) chỉ còn đất huyện Hà Châu của tỉnh Hà Tiên cũ. ==== Giai đoạn 1900-1945 ==== Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tên tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hai hạt tham biện Rạch Giá và Hà Tiên trở thành tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên. Năm 1903, đảo Phú Quốc được đặt dưới quyền của đại diện chủ tỉnh Hà Tiên. Ngày 20 tháng 5 năm 1920, thực dân Pháp cho thành lập ở tỉnh Rạch Giá 5 quận trực thuộc: Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Long Mỹ, Phước Long. Tỉnh lỵ Rạch Giá đặt tại làng Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Châu Thành. Ngày 18 tháng 12 năm 1928, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã hỗn hợp Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá trên cơ sở cải biến khu đô thị Rạch Giá, trụ sở tại làng Vĩnh Thanh Vân dưới quyền một viên Thị trưởng và một Hội đồng thị xã. Ngày 16 tháng 1 năm 1930, Pháp chia địa bàn thị xã Rạch Giá thành 5 khu vực để đánh thuế. Ngày 30 tháng 4 năm 1934, Pháp nâng thị xã Rạch Giá lên thành thành phố Rạch Giá và chia thành 3 khu phố trực thuộc. Ngày 1 tháng 1 năm 1936, thực dân Pháp lập đại lý hành chánh An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá, trụ sở đặt tại chợ Thứ Ba trên cơ sở tách ra từ quận Phước Long. Đến ngày 1 tháng 8 năm 1939, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định nâng lên thành quận An Biên, đặt dưới quyền một quan chức người Pháp. Tỉnh Hà Tiên từ năm 1913 đến năm 1924 bị giải thể, sáp nhập vào tỉnh Châu Đốc. Ngày 9 tháng 2 năm 1924, Hà Tiên lại trở thành một tỉnh độc lập. Từ năm 1924, tỉnh Hà Tiên gồm 4 quận: Châu Thành, Giang Thành, Hòn Chông và Phú Quốc. Tỉnh lỵ Hà Tiên đặt tại làng Mỹ Đức thuộc quận Châu Thành. === Giai đoạn 1945-1954 === Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đến năm 1956 cũng thống nhất dùng danh xưng là xã, tuy nhiên vẫn gọi là quận cho đến năm 1975. Lúc bấy giờ, tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên nằm trong danh sách 21 tỉnh ở Nam Bộ. Năm 1947, quận Phước Long được chính quyền thực dân Pháp giao cho tỉnh Bạc Liêu. Cũng trong năm này, chính quyền kháng chiến của lực lượng Việt Minh quyết định đổi tên huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân, ban đầu thuộc tỉnh Rạch Giá, do lấy theo tên người chiến sĩ cộng sản Trần Hồng Dân (1916 - 1946) đã hy sinh tại địa phương trước đó. Năm 1951, huyện Hồng Dân được chính quyền Việt Minh giao về cho tỉnh Bạc Liêu. Năm 1951, chính quyền Việt Minh quyết định giải thể tỉnh Rạch Giá, sáp nhập địa bàn vào các tỉnh Bạc Liêu, Cần Thơ và Sóc Trăng. Trong đó, thị xã Rạch Giá và các huyện Châu Thành, Long Mỹ, Gò Quao, Giồng Riềng được giao về cho tỉnh Cần Thơ, các huyện Hồng Dân và An Biên được giao về cho tỉnh Bạc Liêu. Bên cạnh đó, một phần nhỏ đất đai tỉnh Rạch Giá cũng được giao về cho tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tuy nhiên, việc giải thể tỉnh Rạch Giá, cũng như đổi tên gọi huyện Phước Long thành huyện Hồng Dân lại không được phía chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp của Bảo Đại và sau này là chính quyền Việt Nam Cộng hòa công nhận. Đến năm 1954, chính quyền Việt Minh lại quyết định tái lập tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1954, các huyện Hồng Dân và Long Mỹ cũng trở lại thuộc tỉnh Rạch Giá. Sau năm 1956, chính quyền Cách mạng lại quyết định giao huyện Hồng Dân cho tỉnh Sóc Trăng và giao huyện Long Mỹ cho tỉnh Cần Thơ quản lý trở lại như cũ. Ngày 29 tháng 12 năm 1952, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp quyết định công nhận đô thị tỉnh lỵ Rạch Giá trở thành thị xã hỗn hợp (commune mixte) Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Song song đó, tỉnh Hà Tiên cũng bị giải thể giống như tỉnh Rạch Giá. Tháng 10 năm 1950, chính quyền Việt Minh quyết định thành lập tỉnh Long Châu Hà trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Tiên với tỉnh Long Châu Hậu (bao gồm một phần tỉnh Châu Đốc và một phần tỉnh Long Xuyên cũ) trước đó. Tuy nhiên, tên gọi tỉnh Long Châu Hà cũng không được chính quyền Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại và chính quyền Việt Nam Cộng Hòa công nhận. Tỉnh Long Châu Hà tồn tại cho đến năm 1954 thì cũng bị giải thể, phân chia lại cho tỉnh Hà Tiên, tỉnh Châu Đốc và tỉnh Long Xuyên như cũ. Như vậy, sau năm 1954, tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên đều được khôi phục trở lại như cũ. === Tỉnh Kiên Giang (tỉnh Rạch Giá) giai đoạn 1956-1976 === ==== Việt Nam Cộng hòa ==== Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Rạch Giá và tỉnh Hà Tiên như thời Pháp thuộc. Ngày 15 tháng 2 năm 1955, Thủ hiến Nam Việt của chính quyền Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) quyết định tạm sáp nhập vùng Chắc Băng và quận An Biên thuộc tỉnh Rạch Giá vào tỉnh Sóc Trăng. Ngày 24 tháng 5 năm 1955, quyết định sáp nhập ba quận An Biên, Phước Long và Chắc Băng để thành lập đặc khu An Phước thuộc tỉnh Sóc Trăng, nhưng không lâu sau lại cho giải thể đặc khu này. Sau đó, quận An Biên và vùng Chắc Băng lại trở về thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang đặt tại Rạch Giá và vẫn giữ nguyên tên là "Rạch Giá", về mặt hành chánh thuộc xã Vĩnh Thanh Vân, quận Kiên Thành. Sau năm 1956, thành phố Rạch Giá bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành của tỉnh Kiên Giang. Năm 1957, theo Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ, tỉnh Kiên Giang gồm 6 quận là Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Hà Tiên, Phú Quốc. Ngày 27 tháng 12 năm 1957, Nghị định số 368-BNV/HC/NĐ bổ túc Nghị định số 281-BNV/HC/NĐ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Kiên Giang. Quận Kiên An gồm thêm xã Vĩnh Tuy. Trong đó, quận Kiên An đổi tên từ quận An Biên cũ, quận Kiên Thành đổi tên từ quận Châu Thành cũ, quận Kiên Tân tách ra từ quận Châu Thành cũ, quận Kiên Bình thành lập trên phần đất hai quận Gò Quao và Giồng Riềng cũ. Ngày 13 tháng 6 năm 1958, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành ban hành Nghị định 314-BNV/HC/NĐ về việc sửa đổi đơn vị hành chính tỉnh Kiên Giang. Trong đó quận Kiên Bình được tách thành quận Kiên Bình và quận Kiên Hưng. Năm 1958, tỉnh Kiên Giang có 7 quận: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên An, Kiên Bình, Kiên Hưng, Hà Tiên, Phú Quốc. Sau đó lại lập thêm quận Kiên Long. Ngày 31 tháng 5 năm 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập thêm quận Kiên Lương do tách đất từ hai quận Kiên Thành và Hà Tiên (địa bàn quận Kiên Lương lúc bấy giờ khác hẳn huyện Kiên Lương ngày nay). Ngày 24 tháng 12 năm 1961, lại giao hai quận Kiên Long và Kiên Hưng cho tỉnh Chương Thiện vừa mới thành lập. Năm 1968, tỉnh Kiên Giang có 7 quận là: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc. Sau năm 1968, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại lập thêm quận Hiếu Lễ, do tách đất từ quận Kiên An. Năm 1971, tỉnh Kiên Giang có 8 quận là: Kiên Thành, Kiên Tân, Kiên Bình, Kiên An, Kiên Lương, Hà Tiên, Phú Quốc, Hiếu Lễ. Quận Hà Tiên gồm 3 xã: Mỹ Đức, Phú Mỹ, Thuận Yên; Quận Hiếu Lễ gồm 4 xã: Đông Hưng, Đông Thạnh, Tân Bằng, Vân Khánh Đông; Quận Kiên An gồm 4 xã: Đông Hòa, Đông Thái, Đông Yên, Tây Yên; Quận Kiên Bình gồm 8 xã: Bàn Tân Định, Hóa Quản, Long Thạnh, Ngọc Chúc, Thạnh Hòa, Thạnh Hưng, Thới An, Vĩnh Thạnh; Quận Kiên Tân gồm 5 xã: Giục Tượng, Mông Thọ, Tân Hiệp, Tân Hội, Thạnh Đông; Quận Kiên Thành gồm 7 xã: An Phước, Bình An, Lại Sơn, Minh Hòa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn, Vĩnh Hòa Hiệp; Quận Kiên Lương gồm 6 xã: An Bình, An Hòa, Bình Trị, Dương Hòa, Đức Phương, Tín Đạo; Quận Phú Quốc gồm 3 xã: An Thới, Dương Đông, Hàm Ninh. Ngày 20 tháng 11 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập thị xã Rạch Giá, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang. Thị xã Rạch Giá được tái lập trên cơ sở các xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa cùng thuộc quận Kiên Thành trước đó. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. ==== Chính quyền Cách mạng ==== Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ nguyên tên gọi tỉnh Rạch Giá từ năm 1956 cho đến năm 1976, đồng thời vẫn duy trì thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Năm 1957, chính quyền Cách mạng quyết định giải thể tỉnh Hà Tiên, đổi thành huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc cùng trực thuộc tỉnh Rạch Giá. Tỉnh Rạch Giá khi đó gồm thị xã Rạch Giá và các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Hà Tiên và Phú Quốc. Về sau, chính quyền Cách mạng lại cho thành lập thêm huyện Tân Hiệp trên cơ sở tách đất từ huyện Châu Thành và huyện Giồng Riềng. Bên cạnh đó, huyện Châu Thành cũng được chia thành huyện Châu Thành A và huyện Châu Thành B cùng thuộc tỉnh Rạch Giá. Năm 1964, chính quyền Cách mạng thành lập huyện Vĩnh Thuận trên cơ sở tách ra từ huyện An Biên. Huyện Vĩnh Thuận thuộc tỉnh Rạch Giá có địa giới hành chính trùng với quận Kiên Long thuộc tỉnh Kiên Giang của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Năm 1965, giao huyện Hà Tiên và huyện Phú Quốc cho tỉnh An Giang quản lý. Đến năm 1967 lại trả hai huyện Hà Tiên và Phú Quốc về cho tỉnh Rạch Giá như trước. Tuy nhiên, năm 1971 khi Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập tỉnh Châu Hà, tách ra từ tỉnh An Giang, trên phần đất tỉnh Châu Đốc và tỉnh Hà Tiên trước đó thì huyện Hà Tiên, huyện Phú Quốc cùng với huyện Châu Thành A của tỉnh Rạch Giá lại được giao về cho tỉnh Châu Hà quản lý. Đến năm 1974 ba huyện này lại cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà. Sau khi đã bàn giao huyện Châu Thành A về cho tỉnh Châu Hà và sau đó là tỉnh Long Châu Hà quản lý, huyện Châu Thành B cũng được đổi tên lại thành huyện Châu Thành thuộc tỉnh Rạch Giá như cũ. Từ đó cho đến năm 1976, tỉnh Rạch Giá còn lại thị xã Rạch Giá và các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng, An Biên, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận. Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Rạch Giá như trước đó cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa). Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, địa bàn tỉnh Rạch Giá sẽ được chia ra vào sáp nhập vào các tỉnh mới, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên. Cụ thể như sau: Tỉnh Cà Mau, tỉnh Bạc Liêu và hai huyện Vĩnh Thuận, An Biên (ngoại trừ 2 xã Đông Yên và Tây Yên) của tỉnh Rạch Giá sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh. Phần còn lại của tỉnh Rạch Giá cùng với toàn bộ diện tích tỉnh Long Châu Hà và huyện Thốt Nốt của tỉnh Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh. Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Rạch Giá cũ (bao gồm cả 3 huyện Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Thành A hiện cùng thuộc tỉnh Long Châu Hà nhưng trước năm 1971 lại cũng đều thuộc tỉnh Rạch Giá) vẫn để thành một tỉnh riêng biệt. === Tỉnh Kiên Giang từ năm 1976 đến nay === Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tỉnh Rạch Giá và ba huyện: Châu Thành A, Hà Tiên, Phú Quốc vốn thuộc tỉnh Long Châu Hà trước đó. Lúc này, huyện Châu Thành A bị giải thể và sáp nhập trở lại vào huyện Châu Thành như trước. Tỉnh Kiên Giang lúc đó gồm thị xã Rạch Giá và 8 huyện: An Biên, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, Hà Tiên, Phú Quốc, Tân Hiệp, Vĩnh Thuận. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch Giá. Ngày 3 tháng 6 năm 1978, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 125-CP về việc chia huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang. Theo đó, huyện Hòn Đất gồm có các xã Nam Thái Hoa, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành cũ và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên cắt sang. Địa bàn huyện Hòn Đất thuộc tỉnh Kiên Giang ngày nay chính là địa bàn huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Rạch Giá và sau đó thuộc tỉnh Long Châu Hà trước năm 1976, còn địa bàn huyện Châu Thành phần còn lại sau khi chia tách cũng chính là địa bàn huyện Châu Thành B thuộc tỉnh Rạch Giá cũ. Ngày 14 tháng 1 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 4-HĐBT về việc thành lập huyện Kiên Hải thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 13 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 7-HĐBT về việc chia huyện An Biên thuộc tỉnh Kiên Giang thành hai huyện lấy tên là huyện An Biên và huyện An Minh. Ngày 8 tháng 7 năm 1998, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 47/1998/NĐ-CP về việc thành lập thị xã Hà Tiên và thành lập các phường thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Theo đó, thành lập thị xã Hà Tiên trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Hà Tiên, xã Thuận Yên (trừ 2.732 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu giao về xã Phú Mỹ quản lý), xã Mỹ Đức và xã Tiên Hải thuộc huyện Hà Tiên. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập thị xã Hà Tiên, huyện Hà Tiên có 89.548,5 ha diện tích tự nhiên và 62.162 nhân khẩu, gồm 6 xã và 1 thị trấn. Ngày 21 tháng 4 năm 1999, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 28/1999/NĐ-CP về việc đổi tên huyện Hà Tiên thành huyện Kiên Lương thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP' về việc thành lập THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Rạch Giá. Ngày 6 tháng 4 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 58/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện; thành lập huyện U Minh Thượng và thành lập xã thuộc các huyện Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Sau khi điều chỉnh, tỉnh Kiên Giang có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Tân Hiệp, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 29/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường, thuộc các huyện, thành lập xã thuộc thị xã Hà Tiên và các huyện: Kiên Lương, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Vĩnh Thuận; đồng thời điều chỉnh địa giới hành chính huyện Kiên Lương để thành lập huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang. Tỉnh Kiên Giang có 634.833,32 ha diện tích tự nhiên và 1.726.026 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Kiên Hải, Phú Quốc, Giang Thành, thị xã Hà Tiên và thành phố Rạch Giá. Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Ngày 17 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg công nhận huyện đảo Phú Quốc là đô thị loại II. == Các đơn vị hành chính == Kiên Giang được chia thành 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện, tổng cộng có 145 đơn vị cấp xã gồm 12 thị trấn, 15 phường và 118 xã trực thuộc: == Kinh tế == Năm 2012 Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,81%, mục tiêu đề ra là 12,5% xếp hạng thứ 3 trong các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long sau Hậu Giang với 14,13%, Bạc Liêu đạt 12,57%, GDP bình quân đầu người năm 2012 là 2026 USD/người/năm, sản lượng lương thực của tỉnh đạt 4,28 triệu tấn cao nhất từ trước đến nay và là năm thứ 2 đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực, trong đó sản lượng lúa đạt 4.287.175 tấn, tăng 366.026 tấn so cùng kỳ, đây là năm sản lượng lương thực đạt cao nhất từ trước đến nay. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ước 548.182 tấn, đạt 100,95% kế hoạch, tăng 8,24%, trong đó sản lượng khai thác 421.201 tấn, đạt 100,29% kế hoạch và tăng 6,11%, sản lượng nuôi trồng thủy sản 126.981 tấn, đạt 103,24% kế hoạch và tăng 15,96% so với năm 2011. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 ước đạt 16.055,3 tỷ đồng, đạt 99,11% kế hoạch, tăng 10,01% so với cùng kỳ năm 2011. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước 41.710 tỷ đồng, tăng 18,02% cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 620 triệu USD. Trong đó, hàng nông sản 438 triệu USD và hàng hải sản đạt 157 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu ước 35 triệu USD. Tình hình đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch được đẩy mạnh thực hiện, thu hút có hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước 24.406,9 tỷ đồng, Vốn ngân sách do địa phương quản lý giá trị khối lượng hoàn thành ước thực hiện 3.269 tỷ đồng, giải ngân 3.214 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước ước 4.406 tỷ đồng, đạt 97,9% dự toán điều chỉnh. Tổng chi ngân sách ước 8.357 tỷ đồng, đạt 105,4% dự toán điều chỉnh, trong đó chi đầu tư phát triển 2.742 tỷ đồng chưa kể nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, chi thường xuyên 4.558,8 tỷ đồng. Hoạt động ngân hàng, nguồn vốn hoạt động tiếp tục tăng trưởng 14,28%, huy động vốn tại địa phương tăng 20,59% so với năm 2011, đảm bảo vốn tín dụng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Doanh số cho vay ước đạt 49.950 tỷ đồng tăng 8,8% so năm trước, dư nợ cho vay là 25.650 tỷ đồng tăng 6,39% so năm trước, tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 11 tháng tăng 6,3% so với tháng 12 năm 2011, ước CPI tháng 12 năm 2012 so với tháng 12 năm 2011 tăng 6,5-7,5%, thấp hơn so với mức bình quân chung của cả nước (8%). == Giao thông == Kiên Giang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km đường bộ về phía tây nam, hệ thống giao thông ở tỉnh tương đối thuận tiện, bao gồm đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không. Trong đó, Hệ thống giao thông đường bộ không ngừng phát triển. Giao thông nội bộ các thành phố, thị xã được nâng cấp và tráng nhựa. Các tuyến đường huyết mạch trên địa bàn tỉnh là Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63 và Tỉnh lộ 11...Mạng lưới giao thông đường thuỷ của tỉnh cũng tương đối hoàn chỉnh. Về giao thông vận tải theo đường hàng không thì Kiên Giang có Sân bay Rạch Giá và Sân bay Phú Quốc, rất thuận lợi về việc lưu thông trong tỉnh và trong nước. == Dân số == Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Kiên Giang đạt gần 1.726.200 người, mật độ dân số đạt 272 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 471.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 1.255.000 người. Dân số nam đạt 861.600 người, trong khi đó nữ đạt 852.500 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 10,8 ‰ Về dân tộc và tôn giáo, Kiên Giang là địa bàn cư trú của hơn 15 dân tộc khác nhau. Trong đó, người Kinh chiếm khoảng 85,5%, Người Khmer chiếm khoảng 12,2% dân số tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Gò Quao. Người Hoa chiếm khoảng 2,2% dân số sinh sống ở thành phố Rạch Giá và huyện Châu Thành. Còn lại là một số dân tộc khác như: Chăm, Tày, Mường, Nùng.... Về tôn giáo, theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 489.609 người theo tôn giáo, chiếm khoảng 32,7% tổng số dân, trong đó Phật giáo chiếm 25%, Công giáo chiếm 5,7%, còn lại là các tôn giáo khác như Cao Đài, Hoà Hảo, Hồi giáo..... == Giáo dục == Hiện nay Kiên Giang có 1 trường Đại học và 5 trường Cao đẳng. Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng tại Kiên Giang: Đại học Kiên Giang (QL61, Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) Cao đẳng Cộng đồng Kiên Giang (217 Chu Văn An, TP Rạch Giá) Trường Cao đẳng Y tế Kiên Giang (14 Phạm Ngọc Thạch, Rạch Giá, Kiên Giang) Trường Cao đẳng Nghề Kiên Giang (Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang) Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Kiên Giang (425 Mạc Cửu, Vĩnh Thanh, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang (449 Nguyễn Chí Thanh, Rạch Sỏi, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) == Văn hóa xã hội == Kiên Giang nằm tận cùng về phía tây nam của Việt Nam, nơi giao thoa văn hóa của nhiều vùng miền cả nước, bản sắc văn hoá tỉnh nhà cũng vì thế mà rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, ẩm thực, lễ hội, làng nghề truyền thống... Văn hóa ẩm thực ở đây cũng rất phong phú, đa dạng với hàng trăm món ăn các loại với các đặc sản như Cá nhồng, Nước mắm Phú Quốc, Cháo môn, Sò huyết Hà Tiên, Bún cá Kiên Giang... Hằng năm trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều lễ hội, nhưng đặc sắc nhất là lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực diễn ra vào tháng tháng Tám âm lịch thu hút hàng ngàn lượt khách trong và ngoài tỉnh đến tham gia. các làng nghề truyền thống rất đặc sắc như đan đệm bàng, dệt chiếu Tà Niên, nắn nồi Hòn Đất, làm hàng thủ công mỹ nghệ bằng đồi mồi, làm huyền phách ở Hà Tiên… Du lịch Kiên giang tiềm tàng nhiều tài năng chưa được khai thác hoặc khai thác chưa đúng mức. Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu DTSQ Kiên Giang chứa đựng sự phong phú, đa dạng và đặc sắc về cảnh quan và hệ sinh thái như rừng tràm trên đất ngập nước, rừng trên núi đá, hệ sinh thái biển mà trong đó tiêu biểu là thảm cỏ biển gắn liền với loài động vật quý hiếm là bò biển. Khu DTSQ Kiên Giang trùm lên địa phận các huyện Phú Quốc, An Minh, Vĩnh Thuận, Kiên Lương và Kiên Hải, có ba vùng lõi thuộc các Vườn quốc gia U Minh Thượng, VQG Phú Quốc, và Rừng phòng hộ ven biển Kiên Lương - Kiên Hải. Thắng cảnh chùa Hang (Kiên Lương) với hòn Phụ Tử nổi tiếng. Tháng 8 năm 2006, một bên của hòn Phụ Tử (hòn Phụ) đã bị đổ xuống biển. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do những tác động tự nhiên của gió, sóng và nước biển. Hiện nay các ngành chức năng ở địa phương đang họp bàn về cách phục dựng. Thạch Động: Cách biên giới Campuchia chưa được 3 km đường chim bay, từ xa hình giống như nón của người lính kỵ binh Anh thời xưa. Được hình thành từ đá vôi bị xâm thực, bên trong Thạch Động đủ rộng để du khách có thể viếng chùa, ngắm nhìn biên giới bên tay gió biển thổi lộng vào (xem thêm Hà Tiên thập vịnh). Đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là hòn đảo ngọc hiện đang được chú ý bởi những ai thích vẻ hoang sơ của nó. Hiện nay tốc độ tăng trưởng du lịch của Phú Quốc được coi như là cao nhất với mức tăng luôn từ 100% trở lên so với năm trước đó. == Chú thích ==
22 tháng 8.txt
Ngày 22 tháng 8 là ngày thứ 234 (235 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 131 ngày trong năm. == Sự kiện == 392 – Đại tướng quân Arbogast chọn Eugenius lên ngôi Hoàng đế của Đế quốc Tây La Mã. 564 – Nhà truyền giáo Columba thuật rằng ông trông thấy quái vật ở hồ Loch Ness, Scotland. 1639 – Công ty Đông Ấn Anh mua một dải đất nhỏ mà nay là Chennai, nay là thủ phủ bang Tamil Nadu của Ấn Độ, từ quân chủ của Đế quốc Vijayanagara. 1642 – Nội chiến Anh bùng nổ với việc quốc vương Charles I tuyên bố Nghị viện là kẻ phản bội. 1875 –Hiệp ước Sankt-Peterburg được phê chuẩn, theo đó đảo Sakhalin thuộc về Nga còn quần đảo Kuril thuộc về Nhật Bản. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân sự Pháp với 27.000 binh sĩ tử trận khi giao tranh tại Rossignol trong khuôn khổ Trận Ardennes. 1920 – Ủy ban Cách mạng Lâm thời Ba Lan giải thể, ủy ban thành lập bởi những người Bolshevik Ba Lan lưu vong tại Nga. 1968 – Giáo hoàng Phaolô VI đến Bogotá, Colombia. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng Giáo hội Công giáo Rôma đến Mỹ Latinh. == Sinh == 1760 – Giáo hoàng Lêô XII, Giáo hoàng thứ 252 của Giáo hội Công giáo (m. 1829) 1834 – Samuel Pierpont Langley, nhà thiên văn học và vật lý người Hoa Kỳ (m. 1906) 1902 – Leni Riefenstahl, đạo diễn, vũ công và diễn viên người Đức (m. 2003) 1904 – Đặng Tiểu Bình, nhà chính trị Trung Quốc, cầm quyền trên thực tế tại Trung Quốc từ cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990 (m. 1997) 1915 – James Hillier, nhà khoa học và phát minh người Hoa Kỳ, thiết kế và chế tạo kính hiển vi điện tử đầu tiên ở Bắc Mỹ (m. 2007) 1921 – Sergei Sergeyevich Orlov, nhà thơ Liên Xô (m. 1977) 1933 – Lê Nguyên Vỹ, chuẩn tướng Việt Nam Cộng hoà (m. 1975) 1953 – Nguyễn Bắc Son, nhà chính trị Việt Nam, bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam 1957 – Anh Đào Traxel, con nuôi của cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac 1964 – Mats Wilander, vận động viên quần vợt Thuỵ Điển, cựu số 1 thế giới 1967 – Adewale Akinnuoye-Agbaje, diễn viên, người mẫu người Anh 1975 – Đặng Hùng Việt, vận động viên cờ tướng Việt Nam, vô địch Việt Nam năm 2003 (m. 2005) 1978 – Trần Duy Quang, cầu thủ bóng đá Việt Nam 1991 – Federico Macheda, cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha == Mất == 408 – Stilicho, tướng lĩnh cấp cao của Đế quốc Tây La Mã (s. 359) 1241 – Giáo hoàng Grêgôriô IX, Giáo hoàng thứ 178 của Giáo hội Công giáo (s. ?) 1350 – Philippe VI của Pháp, vua Pháp từ 1328 đến 1350 (s. 1293) 1485 – Richard III của Anh, vua Anh từ 1483 đến 1485 (s. 1452) 1922 – Michael Collins, nhà cách mạng Ireland (s. 1890) 1941 – Phùng Chí Kiên, nhà hoạt động cách mạng và quân sự Việt Nam (s. 1901) 1967 – Gregory Goodwin Pincus, nhà sinh vật học Hoa Kỳ, đồng sáng chế thuốc tránh thai (s. 1903) 1989 – Alexander Sergeyevich Yakovlev, nhà thiết kế máy bay Liên Xô, thiết kế máy bay Yakovlev (s. 1906) 1991 – Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1929) 1997 – Brendan Smyth, linh mục Công giáo Ireland, lạm dụng tình dục trẻ em (s. 1927) 2006 – Nguyễn Văn Tính, thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam (s. 1944) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
samsung galaxy tab pro 12.2.txt
Samsung Galaxy Tab Pro 12.2 là máy tính bảng 12,2-inch chạy hệ điều hành Android sản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc về dòng thế hệ mới của Samsung Galaxy Tab series và máy tính bảng Pro, nó còn bao gồm phiên bản 8,4-inch, Samsung Galaxy Tab Pro 8.4, phiên bản 10,1-inch, Samsung Galaxy Tab Pro 10.1, và phiên bản khác là 12,2 inch, Samsung Galaxy Note Pro 12.2. Nó được công bố vào 6 tháng 1 năm 2014. Nó được bán ra vào 9 tháng 3 năm 2014 với mức giá từ $649 ở thị trường Mỹ. == Lịch sử == Galaxy Tab Pro 12.2 được công bố vào 6 tháng 1 năm 2014. Nó được ra mắt cùng với Galaxy Note Pro 12.2, Tab Pro 10.1, và Tab Pro 8.4 tại 2014 Consumer Electronics Show ở Las Vegas. Mẫu đầu tiên được phát hành với bản WiFi vào ngày 9 tháng 3 tại Mỹ, với bản 3G và 4G theo sau đó. == Tính năng == Galaxy Tab Pro 12.2 phát hành cùng với Android 4.4 KitKat. Samsung tùy biến giao diện với TouchWiz UX. Cùng với Google apps, các ứng dụng của Samsung như ChatON, S Suggest, S Voice, Smart Remote và All Share Play. Galaxy Tab Pro 12.2 có sẵn bản Wi-Fi, và biến thể 4G/LTE & Wi-Fi. Dung lượng lưu trữ từ 32 GB đến 64 GB tùy thuộc vào mẫu, với khe thẻ nhớ mở rộng microSDXC. Nó có màn hình 12.2-inch WQXGA TFT với độ phân giải 2.560x1.600 pixel. Nó có máy ảnh trước 2 MP và 8 MP máy ảnh chính. Nó có thể quay video HD. == Xem thêm == Samsung Galaxy Tab series Samsung Electronics Samsung Galaxy Tab Pro 8.4 Samsung Galaxy Tab Pro 10.1 == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
sinh học.txt
Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học). Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng). Sinh học bao hàm nhiều ngành học khác nhau được xây dựng dựa trên những nguyên lý riêng. Có 4 nguyên lý tạo thành nền tảng cho sinh học hiện đại: lý thuyết tế bào, tiến hóa, di truyền và cân bằng nội môi (homeostasis ). Các môn học này có mối quan hệ qua lại với nhau, giúp ta hiểu về sự sống với các mức độ, phạm vi khác nhau. Sự ra đời của sinh học bắt đầu từ thế kỉ 19, khi các nhà khoa học tìm thấy được các đặc điểm chung cơ bản giữa các loài. Ngày nay, sinh học trở thành một môn học chuẩn và bắt buộc tại các trường học và Đại học trên khắp thế giới. Rất nhiều bài báo được công bố hằng năm ở trên khắp các tạp chí chuyên ngành về y và sinh. Việc phân loại các ngành con của sinh học rất đa dạng. Ban đầu, chúng được phân loại theo chủng loại các cá thể làm đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: botany, nghiên cứu về cây; zoology, nghiên cứu về động vật; và microbiology, nghiên cứu về các vi sinh vật. Tiếp đến, chúng lại được chia nhỏ dựa trên quy mô của các cá thể và phương pháp nghiên cứu chúng: biochemistry nghiên cứu về hóa cơ bản của sự sống; molecular biology nghiên cứu các tương tác phức tạp giữa các hệ thống của các phân tử sinh học; cellular biology tìm hiểu các cấu trúc cơ bản tạo thành mọi sự sống. Như vậy, sự sống ở mức độ nguyên tử và phân tử được nghiên cứu thông qua sinh học phân tử, hóa sinh và di truyền phân tử. Ở mức độ tế bào, nó được hiểu biết thông qua tế bào học và mức độ đa bào thì thông qua physiology, giải phẫu học và mô học. Sinh học phát triển nghiên cứu sự sống ở các giai đoạn phát triển khác nhau hoặc phát triển cá thể (ontogeny) của sinh vật. Với mức độ lớn hơn, di truyền học quan tâm đến tính di truyền giữa cha mẹ và con cái. Phong tục học (ethology) nghiên cứu nhóm hành vi của một tập hợp cá thể. Di truyền học quần thể (population genetics) xem xét toàn bộ quần thể và hệ thống học quan tâm đến sự tiến hóa của nhiều loài thuộc các nhánh tiến hóa (lineage). Mối quan hệ qua lại giữa các quần thể với nhau và với ổ sinh thái của chúng là đối tượng của sinh thái học và sinh học tiến hóa. Một lĩnh vực tương đối mới là sinh học vũ trụ (astrobiology hoặc xenobiology) nghiên cứu về khả năng tồn tại sự sống ngoài Trái Đất. == Các nguyên lý trong sinh học == Không sử dụng các công thức toán học để miêu tả các quá trình sinh lý trong hệ thống sinh học như vật lý học, sinh học sử dụng hệ thống các khái niệm và nguyên lý riêng bao gồm: tính phổ biến (universality), sự tiến hóa (evolution), tính đa dạng (diversity), tính liên tục (continuity), trạng thái cân bằng nội môi và các mối quan hệ hữu cơ (interactions). === Các khái niệm chính: hoá sinh, tế bào và mã di truyền === Trong sinh học, nhiều phân tử, khái niệm, quá trình có tính phổ biến và tổng quát chung cho tất cả các dạng sống. Ví dụ, mọi dạng sống đều có cấu tạo tế bào và các tế bào đều được cấu thành từ các phân tử hữu cơ giống nhau. Tất cả các sinh vật đều truyền thông tin di truyền của mình thông qua các vật liệu di truyền mà được cấu tạo từ phân tử nucleic acid (đa số là phân tử DNA (xem hình) chứa đựng mã di truyền thống nhất trên toàn bộ sinh giới (chỉ khác một vài chi tiết nhỏ). Trong quá trình phát triển của sinh vật, tính phổ biến cũng thể hiện ở chỗ hầu hết các động vật metazoan đều trải qua các giai đoạn cơ bản của quá trình phát triển phôi giống nhau về hình thái và hệ thống gene hoạt hóa. === Tiến hóa: nguyên lý trung tâm của sinh học === Một trong các khái niệm trung tâm, có tính hệ thống trong toàn bộ các chuyên ngành của Sinh học đó là tất cả sự sống đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung (common descent) và trải qua một quá trình tiến hóa. Thật vậy, đó là lý do mà các sinh vật đều có những đặc điểm, phân tử và quá trình sinh lý giống nhau đến ngạc nhiên (xem thảo luận phía dưới). Học thuyết tiến hóa của Charles Darwin là học thuyết được chấp nhận rộng rãi (mặc dù có những tranh cãi). Thuyết tiến hóa này cho rằng sự sống của sinh vật chịu tác động dưới một áp lục gay gắt gọi là chọn lọc tự nhiên. Phiêu bạt di truyền (genetic drift) là cơ chế bổ sung về học thuyết này và được gọi là thuyết tiến hóa hiện đại (modern synthesis). Cây phát sinh chủng loại miêu tả lịch sử tiến hóa của một nhóm các loài với những đặc tính khác nhau nhưng cùng có mối quan hệ họ hàng với nhau và cùng hình thành từ một tổ tiên chung trong quá khứ. Có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để chứng minh đặc điểm phát sinh chủng loại này. Trước hết, người ta có thể so sánh trình tự các đoạn DNA (thuộc sinh học phân tử hay hệ gene học (genomics); hoặc so sánh các mẫu hoá thạch (fossil) hoặc các di chỉ (record) của sinh vật cổ (thuộc cổ sinh vật học. Các nhà sinh học tổ chức và phân tích các mối quan hệ tiến hóa thông qua các phương pháp khác nhau, bao gồm phát sinh chủng loài học (phylogenetics), phân loại theo ngoại hình (phenetics) và phân loại theo nhánh (cladistics). Các sự kiện chính xảy ra trong quá trình tiến hóa của sự sống được xây dựng thành biểu đồ thời gian tiến hóa (evolutionary timeline) dựa trên các hiểu biết hiện nay của khoa học. === Tính đa dạng: sự phong phú và đa dạng của sinh giới === Mặc dù sự sống vừa mang một sự thống nhất chung nhưng chúng lại vừa có tính đa dạng, phong phú đáng kinh ngạc ở các đặc điểm hình thái, tập tính (behavior) và lịch sử phát triển (life history). Để nghiên cứu một sinh giới đa dạng như vậy, các nhà sinh học đã nỗ lực phân loại tất cả các sinh vật sống. Sự phân loại khoa học này cần phải phản ảnh được cây tiến hóa (evolutionary tree) (hay cây phát sinh chủng loại) của các sinh vật khác nhau. Các khóa phân loại như vậy là các lĩnh vực nghiên cứu của bộ môn (ngành) hệ thống học và phân loại học. Phân loại học nghiên cứu nhằm xếp các sinh vật vào các nhóm gọi là nhóm phân loại (taxon), trong khi đó hệ thống học thì xem xét mối quan hệ giữa chúng. Trước kia, sinh giới được chia làm 5 giới (kingdom): Monera -- Protista -- Fungi -- Plantae -- Animalia Tuy nhiên, hệ thống phân loại 5 giới hiện nay đã lỗi thời. Ngày nay, sinh học hiện đại sắp xếp sinh vật vào 3 lãnh giới (domain hay superregnum) theo hệ thống phân loại 3 lãnh giới (three-domain system) như sau: Archaebacteria -- Bacteria (còn gọi là Eubacteria) -- Eukaryota (bao gồm Giới nguyên sinh (Protista), Giới nấm (Fungi), Giới thực vật (Plantae) và Giới động vật (Animalia) theo phân loại trước kia). Các giới này phân biệt với nhau thông qua tế bào đã có nhân thực hay chưa cũng như các cấu trúc khác trong tế bào. Ngoài ra sinh giới còn tồn tại các vật ký sinh (parasite) nội bào mà khó được xếp vào sinh vật sống vì không có khả năng trao đổi chất độc lập: Virus (bản chất sinh học, khác với virus trong tin học) -- Viroid -- Prion === Tính liên tục: sự sống bắt nguồn từ một tổ tiên chung === Một nhóm sinh vật được gọi là có chung một nguồn gốc nếu cùng một tổ tiên chung. Tất cả các loài sinh vật trên trái đất đều xuất phát từ một thuỷ tổ (ancestor) hoặc một vốn gene gốc (ancestral gene pool). Giống sinh vật là thuỷ tổ của tất cả các nhóm sinh vật hiện nay có lẽ xuất hiện ở Trái Đất khoảng 3,5 tỷ năm trước. (Xem thêm nguồn gốc sự sống.) Tư tưởng về "tất cả sự sống bắt nguồn từ một quả trứng (tiếng Latin: Omne vivum ex ovo) là một khái niệm cơ bản của sinh học hiện đại, có nghĩa là sự sống từ khi khởi nguồn đến ngay nay để vận động và phát triển liên tục, không ngừng. Mặc dù đến tận thế kỷ 19, người ta vẫn còn tin rằng các dạng sống có thể xuất hiện một cách tình cờ dưới một số điều kiện nhất định. (Xem thêm tạo sinh phi sinh học (abiogenesis).) Tính phổ biến của mã di truyền là một bằng chứng xác đáng mà các nhà sinh học khẳng định giả thuyết về một tổ tiên chung (universal common descent, UCD). của tất cả các loài vi khuẩn thực (eubacteria), vi khuẩn cổ (archaea) và sinh vật nhân thực (eukaryote). (Xem thêm Hệ thống phân loại 3 giới.) === Cân bằng nội môi (homeostasis): cơ chế thích nghi với sự thay đổi === Cân bằng nội môi (homeostasis) là một đặc tính của một hệ thống mở để điều khiển môi trường bên trong nhằm duy trì trạng thái cân bằng, thông qua việc điều chỉnh các cơ chế điều hòa cân bằng động (dynamic equilibrium) khác nhau. Tất cả các sinh vật (organism) sống bao gồm cả đơn bào hay đa bào đều duy trì cân bằng nội mô. Cân bằng này có thể là cân bằng pH nội bào ở mức độ tế bào; hay cân bằng nhiệt độ cơ thể ở động vật máu nóng; hay cũng chính là tỷ phần khí cacbornic trong khí quyển ở mức độ hệ sinh thái. Các mô và cơ quan trong các cơ thể đa bào cũng duy trì các mối cân bằng này. === Các mối quan hệ: các nhóm sinh vật và môi trường === Mọi sinh vật sống đều có mối quan hệ với các sinh vật khác và môi trường của chúng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp khi nghiên cứu các hệ thống sinh học là do mối tương tác phức tạp này. Một vi khuẩn khi phản ứng với sự thay đổi nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy cũng phức tạp như một chú sư tử châu Phi đi kiếm mồi trên thảo nguyên. Đối với từng loài cụ thể mối quan hệ hữu cơ (giữa các sinh vật với nhau) có thể là quan hệ hợp tác (co-operation), cộng sinh (symbiosis), vật ăn thịt - con mồi (aggression) hay vật chủ - vật ký sinh (parasite). Các vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nữa khi có nhiều loài sinh vật chịu tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ sinh thái. == Đối tượng của sinh học == Sinh học ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu lớn, phức tạp bao gồm nhiều chuyên ngành hẹp. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến 4 nhóm ngành chính trong Sinh học. các ngành nghiên cứu cấu trúc cơ bản của hệ thống sống: như tế bào, gene v.v.; nhóm ngành nghiên cứu sự vận hành, hoạt động của các cấu trúc này ở cấp độ mô, cơ quan (organ) và cơ thể (body); nhóm quan tâm đến sinh vật và lịch sử phát triển của các sinh vật; nhóm ngành xem xét các mối quan hệ, tương tác giữa các hệ thống sống. Tuy nhiên, các ranh giới và phân chia chuyên ngành trên chỉ có tính ước lệ. Trong thực tế, các ranh giới này là không rõ ràng và thường xuyên có sự vay mượn về kỹ thuật, thuật ngữ, nguyên lý chung giữa các chuyên ngành. === Cấu trúc của sự sống === Sinh học phân tử là một môn khoa học nghiên cứu giới sinh vật ở mức độ phân tử. Phạm vị nghiên cứu của môn này có phần trùng lặp với các ngành khác trong Sinh học đặc biệt là di truyền học và hoá sinh. Sinh học phân tử chủ yếu tập trung nghiên cứu mối tương tác giữa các hệ thống cấu trúc khác nhau trong tế bào, bao gồm mối quan hệ qua lại giữa quá trình tổng hợp của DNA, RNA và protein và tìm hiểu cách thức điều hòa các mối tương tác này. Tế bào học nghiên cứu các đặc tính sinh lý của tế bào, cũng như các phản ứng, tương tác mà môi trường của chúng ở cả cấp độ hiển vi lẫn cấp độ phân tử. Tế bào học quan tâm đến cả những sinh vật đơn bào (như vi khuẩn) và đa bào (như con người). Thành phần cấu tạo nên tế bào và cách thức tế bào vận hành là một trong những hướng nghiên cứu chính của khoa học sự sống. Sự giống nhau và khác nhau giữa các loại tế bào cũng được nghiên cứu trong sinh học phân tử và tế bào học. Những sự giống và khác nhau cơ bản tạo nên một bộ khung kiến thức chung mà người ta có thể áp dụng cho các loài tế bào khác cũng như quy nạp cho tất cả các loại tế bào. Di truyền học là khoa học về gene, tính di truyền và biến dị (variation) của sinh vật. Trong các nghiên cứu hiện đại, di truyền học cũng cấp các phương pháp nghiên cứu các chức năng của một gene nhất định. Mọi sinh vật đều lưu giữ thông tin di truyền của mình dưới dạng trình tự các nucleotide của phân tử DNA hoặc RNA. Gene cấu trúc mã hóa thông tin cần thiết cho quá trình tổng hợp các protein. Protein là nhóm phân tử đóng vai trò quan trọng (nhưng không phải là hoàn toàn) quy định kiểu hình của sinh vật. Sinh học phát triển nghiên cứu quá trình sinh vật sinh trưởng (growth) và phát triển (development). Có nguồn gốc từ bộ môn phôi học, sinh học phát triển ngày nay nghiên cứu sự điều khiển về mặt di truyền các quá trình sinh trưởng tế bào (cell growth), biệt hóa tế bào (cellular differentiation) và tạo hình (morphogenesis). Sinh vật mô hình dùng trong sinh học phát triển bao gồm giun tròn Caenorhabditis elegans, ruồi giấm Drosophila melanogaster, cá ngựa Brachydanio rerio, chuột Mus musculus và cây Arabidopsis thaliana. === Cấu trúc, chức năng của cơ thể sống === Giải phẫu học là một bộ môn quan trọng của hình thái học và quan tâm đến cấu trúc và tổ chức của các hệ cơ quan trong cơ thể động vật. Đó là hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn... Sinh lý học nghiên cứu các quá trình cơ học, vật lý và hoá sinh xảy ra trong cơ thể các sinh vật sống bằng cách xem xét hoạt động của tất cả các cấu trúc, bộ phận trong sinh vật hoạt động như thế nào. Sinh lý học được phân chia thành 2 bộ môn nhỏ là sinh lý học thực vật và sinh lý học động vật nhưng các nguyên lý về sinh lý học mang tính tổng quát đối với tất cả các loài sinh vật. Ví dụ, nhưng kiến thức về sinh lý tế bào nấm cũng có thể áp dụng đối với các tế bào người. Lĩnh vực sinh lý học động vật sử dụng các công cụ và phương pháp cho cả sinh lý học người cũng như các động vật khác. Sinh lý học thực vật cũng sử dụng một số kỹ thuật nghiên cứu của các bộ môn trên. === Sự đa dạng và tiến hóa của sinh vật === Sinh học tiến hóa nghiên cứu nguồn gốc và tổ tiên của các loài, cũng như các thay đổi của chúng theo thời gian. Sinh học tiến hóa là một lĩnh vực sinh học đa ngành vì rằng nó bao gồm các nhà khoa học từ nhiều chuyên môn khác nhau theo định hướng phân loại học. Ví dụ, thông thường mỗi nhà phân loại học thường chuyên về một nhóm sinh vật nhất định như là động vật có vú, chim (ornithology), hoặc bò sát (herpetology). Mặc dù nghiên cứu trên các đối tượng khác nhau nhưng các nhà phân loại học vẫn cùng giải quyết những vấn đề chung trong tiến hóa. Sinh học tiến hóa cũng bao hàm cả lĩnh vực cổ sinh vật học. Các nhà cổ sinh vật học thường sử dụng các mẫu vật để lý giải về mô hình và hiện trạng của sự tiến hóa, cũng như các thuyết tiến hóa hoặc thuyết về di truyền quần thể. Vào thập niên 1990, sinh học phát triển cũng trở thành một phần của sinh học tiến hóa để phát triển thành một ngành có tên là sinh học phát triển trong tiến hóa (evolutionary developmental biology). Ngoài ra, một số ngành liên quan đến sinh học tiến hóa là phát sinh chủng loài học (phylogenetics), hệ thống học và phân loại học. Trong phân loại học, người ta thường chia thành hai bộ môn lớn là thực vật học và động vật học. Thực vật học là môn học về cây cối. Thực vật học bao hàm nhiều lĩnh vực nghiên cứu về thực vật như quá trình sinh trưởng, sinh sản, trao đổi chất, phát sinh hình thái (morphogenesis development), bệnh học thực vật và tiến hóa. Động vật học là ngành học liên quan đến các loài động vật, bao gồm sinh lý học, giải phẫu học và phôi học. Các cơ chế phát triển và di truyền chung của cả động vật và thực vật được nghiên cứu trong sinh học phân tử, di truyền phân tử và sinh học phát triển. Sinh thái học về động vật được nghiên cứu bởi sinh thái học tập tính (behavioral ecology) và các ngành khác. ==== Phân loại học ==== Phân loại Linnaean hiện là hệ thống phân loại chính, bao gồm các cấp bậc phân loại và danh pháp 2 phần. Tên của một loài sinh vật được thống nhát thông qua các Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho thực vật (International Code of Botanical Nomenclature, ICBN), Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho động vật (International Code of Zoological Nomenclature, ICZN) và Hệ thống mã danh pháp quốc tế cho vi khuẩn (International Code of Nomenclature of Bacteria, ICNB). Hiện nay, người ta đang cố gắng chuẩn hóa 3 chuẩn quốc tế trên trong BioCode. Tuy nhiên hệ thống mã phân loại và danh pháp của virus (International Code of Virus Classification and Nomenclature, ICVCN) vẫn nằm ngoài BioCode. Nhiều sự kiện biệt hóa tạo ra một hệ thống có cấu trúc cây về các mối quan hệ giữa các loài. Vai trò của hệ thống học là nghiên cứu các mối quan hệ và sự khác biệt và tương đồng giữa các loài và các nhóm loài. Tuy nhiên, các hệ thống học đã từng là một lĩnh vực nghiên cứu năng động trong thời gian dài trước khi những tư tưởng tiến hóa học trở nên phổ biến. Theo truyền thống, các sinh vật sống được chia thành 5 giới:: Monera; Protista; Fungi; Plantae; Animalia. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hiện xem cách phân loại 5 giới này đã lỗi thời. Các hệ thống phân loại học hiện đại ban đầu với 3 vực: Archaea (vi khuẩn cổ); Bacteria (vi khuẩn Eubacteria) và Eukaryota (bao gồm sinh vật nguyên sinh, nấm, thực vật và động vật) Các vực này phản ảnh liệu các tế bào có nhân hay không có nhân, cũng như sự khác biệt về thành phần hóa học của lớp bên ngoài tế bàor. Tiếp theo, các giới được chia thành các đơn vị nhỏ hơn theo thứ tự: Vực (Domain); Giới (Kingdom); Ngành (Phylum); Lớp (Clas); Bộ (Order); Họ (Familia); Chi (Genus); Loài (Species). === Các mối quan hệ hữu sinh === Sinh thái học nghiên cứu sự phân bố và sinh sống của các sinh vật sống và mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và với môi trường sống. Môi trường sống của một sinh vật bao gồm các yếu tố vô sinh như khí hậu và địa chất cũng như các yếu tố hữu sinh là các sinh vật sống trong cùng một ổ sinh thái. Các hệ sinh thái thường được nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau từ cá thể (individual) và các quần thể cho đến các hệ sinh thái và sinh quyển. Sinh thái học là môn khoa học đa ngành, nghĩa là dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau. Tập tính học nghiên cứu các hành vi của động vật (đặc biệt trong xã hội của loài vật như ở khỉ và chó sói, do đó đôi khi bộ môn này được coi là một nhánh của động vật học. Các nhà tập tính học nghiên cứu chủ yếu quá trình tiến hóa của hành vi và kiến thức về tập tính học tuân theo thuyết chọn lọc tự nhiên. Một trong những người đặt nền móng cho tập tính học hiện đại là nhà tập tính học Charles Darwin == Campbell, Neil (2004). Biology (ấn bản 7). Benjamin-Cummings Publishing Company. ISBN 0-8053-7146-X. OCLC 71890442. == Colinvaux, Paul (1979). Why Big Fierce Animals are Rare: An Ecologist's Perspective . Princeton University Press. ISBN 0691023646. OCLC 10081738 24132192. Hoagland, Mahlon (2001). The Way Life Works . Jones and Bartlett Publishers inc. ISBN 076371688X. OCLC 223090105 45487537. Janovy, John Jr. (2004). On Becoming a Biologist (ấn bản 2). Bison Books. ISBN 0803276206. OCLC 55138571 56964280. Johnson, George B. (2005). Biology, Visualizing Life. Holt, Rinehart, and Winston. ISBN 0-03-016723-X. OCLC 36306648. Tobin, Allan; Dusheck, Jennie (2005). Asking About Life (ấn bản 3). Belmont, CA: Wadsworth. ISBN 0-534-40653X. Arrhenius, Gustaf và đồng nghiệp (1997). “Entropy and Charge in Molecular Evolution—the Case of Phosphate”. Journal of Theoretical Biology 187 (4): 503–22. doi:10.1006/jtbi.1996.0385. PMID 9299295. Buehler, Lukas K. (2000–2005) The physico-chemical basis of life, http://www.whatislife.com/about.html accessed ngày 27 tháng 10 năm 2005. Davies, Paul (1998). The Fifth Miracle. Penguin Science, London. ISBN 0-14-028226-2. De Duve, Christian (tháng 1 năm 1996). Vital Dust: The Origin and Evolution of Life on Earth. Basic Books. ISBN 0-465-09045-1. Egel, R.; Lankenau, D.-H.; Mulkidjanian, A. Y. (2011). Origins of Life: The Primal Self-Organization. Berlin Heidelberg: Springer-Verlag. tr. 1–366,. doi:10.1007/978-3-642-21625-1. ISBN 978-3-642-21624-4. Fernando CT, Rowe, J (2007). “Natural selection in chemical evolution”. Journal of Theoretical Biology 247 (1): 152–67. doi:10.1016/j.jtbi.2007.01.028. PMID 17399743. Hartman, Hyman (1998). “Photosynthesis and the Origin of Life”. Origins of Life and Evolution of Biospheres 28 (4–6): 515–521. doi:10.1023/A:1006548904157. Harris, Henry (2002). Things come to life. Spontaneous generation revisited. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0-19-851538-3. Hazen, Robert M. (tháng 12 năm 2005). Genesis: The Scientific Quest for Life's Origins. Joseph Henry Press. ISBN 0-309-09432-1. Gribbon, John (1998). The Case of the Missing Neutrinos and other Curious Phenomena of the Universe. Penguin Science, London. ISBN 0-14-028734-5. Horgan, J (1991). “In the beginning”. Scientific American 264 (6): 100–109. Bibcode:1991SciAm.264..100P. doi:10.1038/scientificamerican0691-100. (Cited on p. 108). Huber, C. and Wächtershäuser, G., (1998). “Peptides by activation of amino acids with CO on (Ni,Fe)S surfaces: implications for the origin of life”. Science 281 (5377): 670–2. Bibcode:1998Sci...281..670H. doi:10.1126/science.281.5377.670. PMID 9685253. (Cited on p. 108). Knoll, Andrew H. (2003). Life on a Young Planet: The First Three Billion Years of Evolution on Earth. Princeton University Press. ISBN 0-691-00978-3. Luisi, Pier Luigi (2006). The Emergence of Life: From Chemical Origins to Synthetic Biology. Cambridge University Press. ISBN 0-521-82117-7. Martin, W. and Russell M.J. (2002). “On the origins of cells: a hypothesis for the evolutionary transitions from abiotic geochemistry to chemoautotrophic prokaryotes, and from prokaryotes to nucleated cells”. Philosophical Transactions of the Royal Society B 358 (1429): 59–83; discussion 83–5. doi:10.1098/rstb.2002.1183. PMC 1693102. PMID 12594918. Maynard Smith, John; Szathmary, Eors (ngày 16 tháng 3 năm 2000). The Origins of Life: From the Birth of Life to the Origin of Language. Oxford Paperbacks. ISBN 0-19-286209-X. Morowitz, Harold J. (1992) "Beginnings of Cellular Life: Metabolism Recapitulates Biogenesis". Yale University Press. ISBN 0-300-05483-1 NASA Astrobiology Institute: Earth's Early Environment and Life NASA Specialized Center of Research and Training in Exobiology: Gustaf O. Arrhenius Pitsch, Stefan; Krishnamurthy, Ramanarayanan; Arrhenius, Gustaf (2000). “Concentration of Simple Aldehydes by Sulfite-Containing Double-Layer Hydroxide Minerals: Implications for Biopoesis” (abstract). Helvetica Chimica Acta 83 (9): 2398 2411. doi:10.1002/1522-2675(20000906)83:9<2398::AID-HLCA2398>3.0.CO;2-5. Pross, Addy (2012). What is Life?: How chemistry becomes biology. Oxford University Press. ISBN 0-19-964101-3. Russell MJ, Hall AJ, Cairns-Smith AG, Braterman PS (1988). “Submarine hot springs and the origin of life”. Nature 336 (6195): 117. Bibcode:1988Natur.336..117R. doi:10.1038/336117a0. Dedicated issue of Philosophical Transactions B on Major Steps in Cell Evolution freely available. Dedicated issue of Philosophical Transactions B on the Emergence of Life on the Early Earth freely available. == Liên kết bên ngoài == Sinh học tại Từ điển bách khoa Việt Nam Sinh học tại DMOZ OSU's Phylocode Biology Online – Wiki Dictionary MIT video lecture series on biology Biology and Bioethics. Biological Systems – Idaho National Laboratory The Tree of Life: A multi-authored, distributed Internet project containing information about phylogeny and biodiversity. The Study of Biology Using the Biological Literature Web Resources Journal links PLos Biology A peer-reviewed, open-access journal published by the Public Library of Science Current Biology General journal publishing original research from all areas of biology Biology Letters A high-impact Royal Society journal publishing peer-reviewed Biology papers of general interest Science Magazine Internationally Renowned AAAS Science Publication – See Sections of the Life Sciences International Journal of Biological Sciences A biological journal publishing significant peer-reviewed scientific papers Perspectives in Biology and Medicine An interdisciplinary scholarly journal publishing essays of broad relevance Life Science Log
holly hunter.txt
Holly P. Hunter (sinh 20 tháng 3 năm 1958) là một nữ diễn viên truyền hình và điện ảnh người Mỹ, đã đoạt giải Oscar cùng nhiều giải khác. Cô nổi tiếng nhờ các vai diễn trong các phim như Raising Arizona, Broadcast News, Always và The Piano. Cô cũng đóng vai chính trong loạt phim truyền hình nhiều tập Saving Grace của đài Truyền hình cáp quang TNT. == Tiểu sử == === Thời niên thiếu và Sự nghiệp === Hunter sinh tại Conyers, Georgia, là con gái của Opal Marguerite (nhũ danh Catledge), một bà nội trợ, và Charles Edwin Hunter, một chủ nông trại kiêm người đại lý cho hãng sản xuất đồ thể thao. Hunter tốt nghiệp ngành kịch trường Đại học Carnegie Mellon ở Pittsburgh, sau đó cô chuyển tới sống tại thành phố New York, ngụ chung phòng với nữ diễn viên bạn Frances McDormand. Năm 2008 Hunter mô tả cuộc sống ở khu The Bronx: "ở cuối đường xe lửa ngầm D, ngay bên kia đường phố 205, trên đại lộ Bainbridge Avenue và Hull Avenue. Có rất nhiều người Ireland, và khi đi khỏi vài khối nhà nữa thì sẽ đụng phần lớn người Ý". Một dịp may, cô đã gặp nhà soạn kịch Beth Henley khi 2 người đi chung thang máy, đã dẫn tới việc cô diễn trong vở Crimes of the Heart của Henley (kế tiếp Mary Beth Hurt ở Broadway), và The Miss Firecracker Contest của nhà hát kịch ngoài Broadway (Off-Broadway). "Đó là khoảng đầu năm 1982, trên đường phố 49 giữa Broadway và Đại lộ 8 (Eighth Avenue) [...] ở bên phía nam đường phố", Hunter nhớ lại trong một cuộc phỏng vấn. "Chúng tôi nói chuyện với nhau 10 phút, không lâu hơn. Quả là chúng tôi đã có một cuộc nói chuyện tốt đẹp. Chỉ có 2 người chúng tôi". Khi cô di chuyển tới Los Angeles, California năm 1982, Hunter cư ngụ chung nhà với một nhóm người, trong đó có McDormand, đạo diễn Sam Raimi, cũng như các cộng sự viên tương lai là anh em Joel và Ethan Coen. === Kịch và điện ảnh === Hunter xuất hiện lần đầu trên màn ảnh là trong phim kinh dị The Burning năm 1981. Sau khi chuyển tới cu ngụ ở Los Angeles, California năm 1982, Hunter xuất hiện trên phim truyền hình, trước khi có vai diễn phụ trong phim Swing Shift năm 1984. Năm này, cô hợp tác lần đầu với anh em Ethan Coen và Joel Coen là các đạo diễn, người viết kịch bản và chủ nhiệm phim, trong phim Blood Simple, bằng giọng của mình trong máy ghi âm trả lời (và không ghi tên trên phim). Sau đó cô đóng nhiều phim và chương trình truyền hình tới năm 1987, trong đó nhờ một vai chính trong phim Raising Arizona của anh em Coen, và việc đề cử cho Giải Oscar của cô trong phim Broadcast News, Hunter trở thành ngôi sao được giới bình luận phim hoan hô. Cô diễn trong phim từ kịch bản chuyển thể Miss Firecracker của Henley; phim Always của Steven Spielberg, một bi kịch lãng mạn với Richard Dreyfuss; và phim tài liệu nửa hư cấu (docudrama) cho TV năm 1989 về vụ Roe v. Wade ở Tòa án tối cao Hoa Kỳ. Tiếp theo lần hợp tác thứ hai với Dreyfuss, trong phim Once Around (1991), Hunter thu được sự đánh giá cao của giới bình luận cho các vai diễn của mình trong 3 phim năm 1993, trong đó 2 phim dẫn tới kết quả là được đề cử cho 2 giải Oscar trong cùng năm: The Firm được đề cử cho giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất, trong đó cô đóng vai một phụ nữ Scotland câm, vướng vào một vụ tình ái bội bạc với Harvey Keitel, và trong phim The Piano của Jane Campion, cô đã đoạt giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất. Hunter cũng xuất hiện trong các phim như phim bi hài Home for the Holidays (1995) và phim giật gân Copycat (1995). Vai diễn của cô trong phim Crash (1996) của David Cronenberg được chú ý rất nhiều, nhưng cô phải chịu đựng các việc gây tranh cãi quanh phim đó, và sự xuất hiện của cô trong vai một thiên thần nhạo báng trong phim A Life Less Ordinary (1997) cũng chịu chung số phận như vậy. Năm sau, cô đóng vai người New Yorker mới ly dị trong phim Living Out Loud của Richard LaGravenese; cùng diễn vai chính với Danny DeVito, Queen Latifa và Martin Donovan, Hunter được các bài bình luận đánh giá tốt. Hunter đã bổ sung đầy đủ cho thập niên 1990 bằng một vai nhỏ trong phim độc lập (ngơài Hollywood) Jesus' Son và trong phim Woman Wanted (1999) của Kiefer Sutherland. Tiếp theo một vai phụ trong phim O Brother, Where Art Thou? (2000) của anh em Coens, cùng năm cô đứng đầu danh sách diễn viên phim truyền hình Harlan County War, tường thuật việc đấu tranh lao động của các công nhân mỏ than Kentucky. Hunter tiếp tục diễn xuất trên màn ảnh nhỏ với một vai trong When Billie Beat Bobby (2001), chơi tennis ủng hộ Billie Jean King trong một chuyện dựa trên sự thật của trận đấu nổi tiếng của King với Bobby Riggs; và vai người thuật chuyện của phim Eco Challenge New Zealand trước khi trở lại đóng phim trong một vai nhỏ trong phim Moonlight Mile (2002). Năm sau, cô đóng phim Levity và vai phụ trong phim được hoan nghênh Thirteen và nhận một đề cử cho Giải Oscar cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất. Năm 2004, Hunter đóng vai chính với Brittany Murphy trong phim phúng thích lãng mạn Little Black Book, và cho mượn giọng cho phim hoạt hình The Incredibles (giọng của Helen Parr, tức siêu người hùng Elastigirl). Năm 2005, Hunter đóng vai chính với Robin Williams trong phim khôi hài đen The Big White. Hunter trở thành chủ nhiệm phim, và cũng đóng vai chính loạt phim truyền hình nhiều tập Saving Grace của mạng truyền hình cáp TNT, được chiếu từ tháng 7 năm 2007. Cô nhận được 1 đề cử cho Giải Quả cầu vàng, 2 đề cử cho Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh và 1 đề cử cho Giải Emmy. Ngày 30.5.2008 Hunter được nhận một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood. === Đời tư === Hunter có quan hệ tình ái với nam diễn viên Arliss Howard trong nhiều năm. Cô kết hôn với nhà quay phim người Ba Lan Janusz Kaminski ngày 20.5.1995, họ ly dị ngày 21.12.2001. Từ 2001, cô quan hệ với nam diễn viên Gordon MacDonald, họ cùng đóng vai chính trong vở kịch By the Bog of Cats của Marina Carr diễn ở rạp San Jose Repertory Theater năm 2001, và sau này cùng diễn cũng vở đó ở rạp West End (London) năm 2004. Tháng giêng năm 2006, nhà quảng cáo của Hunter loan báo cô sinh đôi ở tuổi 47; Sau đó tạp chí Entertainment Weekly cho biết đó là một cặp con trai song sinh. == Phim mục == == Các giải thưởng == === Giải Oscar === Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất 1987: đề cử (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất 1993: đề cử (vai "Tammy Hemphill" phim The Firm) 2003: đề cử (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) === Giải BAFTA === Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất 1993: đề cử (vai "Tammy Hemphill" phim The Firm) 2003: đề cử (vai "Melanie 'Mel' Freeland" phim Thirteen) === Liên hoan phim Berlin === 1988: đoạt Nữ diễn viên xuất sắc nhất (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) === Giải của Hội phê bình phim Boston cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất === 1987: đoạt giải (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) === Giải cho nữ diễn viên xuất sắc nhất (Liên hoan phim Cannes) === 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano, won) === Giải của Hiệp hội phê bình phim Chicago === Giải của Hiệp hội phê bình phim Chicago cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) 1998: đề cử (vai "Judith Moore" phim Living Out Loud) Giải của Hiệp hội phê bình phim Chicago cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất 2003: đề cử (vai "Melanie 'Mel' Freeland" phim Thirteen) === Giải của Hiệp hội phê bình phim Dallas-Fort Worth cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất === 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano, won) === Giải Emmy === Giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên chính xuất sắc - Miniseries hoặc phim truyền hình 1989: đoạt giải (vai "Ellen Russell/Jane Roe" phim Roe vs. Wade) 1993: đoạt giải (vai "Wanda Holloway" phim The Positively True Adventures of the Alleged Texas Cheerleader-Murdering Mom) 2000: đề cử (vai "Ruby Kincaid" in Harlan County War) 2001: đề cử (vai "Billie Jean King" phim When Billie Beat Bobby) Giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên phụ xuất sắc - Miniseries hoặc phim truyền hình 2001: đề cử (vai "Rebecca Waynon" phim Things You Can Tell Just by Looking at Her) 2008: đề cử Giải Primetime Emmy cho nữ diễn viên chính xuất sắc - Drama series (vai "Grace Hanadarko" phim Saving Grace) === Giải Quả cầu vàng === ==== Giải phim ==== 1987: đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim ca nhạc hoặc phim hài xuất sắc nhất (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: đoạt Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên phim chính kịch xuất sắc nhất (vai "Ada McGrath" phim The Piano) 2003: đề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên điện ảnh phụ xuất sắc nhất (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) ==== Giải Truyền hình ==== Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất - Mini-Series hoặc phim Truyền hình 1989: đề cử (vai "Ellen Russell/Jane Doe" phim Roe vs. Wade) 1993: đề cử (vai "Wanda Holloway" phim The Positively True Adventures of the Alleged Texas Cheerleader-Murdering Mom) 2000: đề cử (vai "Ruby Kincaid" phim Harlan County War) 2007: dề cử Giải Quả cầu vàng cho nữ diễn viên xuất sắc nhất - Drama Series (vai "Grace Hanadarko" phim Saving Grace) === Giải Gotham === 2005: đề cử "Giải Toàn bộ các vai diễn xuất sắc" (phim Nine Lives) === Giải Gracie Allen === 2007: đoạt giải cho "Nữ diễn viên xuất sắc - Drama Series (vai "Grace Hanadarko" phim Saving Grace) === Giải của Hội phê bình phim Las Vegas cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất === 2003: đoạt giải (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) === Giải của Hội phê bình phim London cho nữ diễn viên trong năm === 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) 2003: đề cử (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) === Giải của Hiệp hội phê bình phim Los Angeles cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất === 1987: đoạt giải (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) === Giải MTV Movie cho đội diễn viên màn ảnh xuất sắc nhất === 2005: đề cử (phim The Incredibles) === Giải National Board of Review === 1987: đoạt "Giải cho nữ diễn viên xuất sắc nhất" (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: Best Actress (for playing "Ada McGrath" in The Piano, won) === Giải của Hội phê bình phim quốc gia cho nữ diễn viên xuất sắc nhất === 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) === Giải của Hội phê bình phim New York cho nữ diễn viên xuất sắc nhất === 1987: đoạt giải (vai "Jane Craig" phim Broadcast News) 1993: đoạt giải (vai "Ada McGrath" phim The Piano) === Giải của Hội phê bình phim online cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất === 2003: đề cử (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) === Giải của Hội phê bình phim Phoenix cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất === 2003: đề cử (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) === Giải Vệ tinh === ==== Giải phim ==== 1998: đề cử Giải Vệ tinh cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Phim ca nhạc hoặc phim hài (vai "Judith Moore" vai Living Out Loud) 2000: đề cử Giải Vệ tinh cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - Phim ca nhạc hoặc phim hài (vai "Penny" phim O Brother, Where Art Thou?) 2003: đề cử Giải Vệ tinh cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất - Phim chính kịch (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) ==== Giải Truyền hình ==== 2000: đề cử Giải Vệ tinh cho nữ diễn viên xuất sắc nhất - Miniseries hoặc phim truyền hình (vai "Ruby Kincaid" phim Harlan County War) === Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh === ==== Giải phim ==== 2003: đề cử Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh cho nữ diễn viên đóng vai phụ xuất sắc (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) ==== Giải Truyền hình ==== Giải của Nghiệp đoàn diễn viên màn ảnh cho nữ diễn viên xuất sắc - Drama Series 2007: đề cử (vai "Grace Hanadarko" phim Saving Grace) 2008: đề cử (vai "Grace Hanadarko" phim Saving Grace) === Giải của Hiệp hội phê bình phim khu vực Washington DC cho nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất === 2003: đề cử (vai "Melanie Freeland" phim Thirteen) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Holly Hunter tại Internet Movie Database Holly Hunter at the Notable Names Database "What people don't know about Holly" (Interview), The Guardian, 22 tháng 11 năm 2003
giải vô địch bóng đá đông nam á 2007.txt
Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 là giải vô địch bóng đá Đông Nam Á lần thứ sáu. Giải được chia làm 2 giai đoạn. 5 đội tuyển xếp hạng kém nhất gồm Brunei, Đông Timor, Campuchia, Lào, và Philippines phải tham dự vòng sơ loại tại Philippines từ 12 đến 20 tháng 12 năm 2006 để chọn ra 2 đội vào vòng chung kết. Vòng chung kết được tổ chức tại Thái Lan (bảng A) và Singapore (bảng B) từ 13 tháng 1 đến 4 tháng 2 năm 2007. 8 đội tuyển được chia vào 2 bảng, đấu vòng tròn 1 lượt, chọn 2 đội đứng đầu vào bán kết. Từ vòng bán kết, các cặp đấu sẽ chơi 2 lượt đi và về. Singapore đã bảo vệ thành công ngôi vô địch AFF Cup sau khi giành chiến thắng trước Thái Lan với tổng tỉ số 3-2 sau hai lượt trận chung kết và trở thành đội thứ hai của Đông Nam Á 3 lần đăng quang. Đáng lẽ ra giải đấu này diễn ra vào cuối tháng 12 năm 2006, tuy nhiên do thời gian này trùng với thời điểm diễn ra Đại hội Thể thao châu Á 2006 ở Qatar nên Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á quyết định dời giải đấu sang đầu năm 2007. == Vòng sơ loại == === Đội chính thức tham dự vòng chung kết === Được vào thẳng Indonesia Malaysia Myanmar Singapore (Chủ nhà) Thái Lan (Chủ nhà) Việt Nam Qua vòng loại Lào (Nhất vòng loại) Philippines (Nhì vòng loại) == Vòng chung kết == === Vòng bảng === ==== Bảng A ==== Tất cả các trận đấu diễn ra ở Thái Lan. Giờ tính theo UTC+7 ==== Bảng B ==== Tất cả các trận đấu diễn ra ở Singapore. Giờ tính theo UTC+8 === Vòng đấu loại trực tiếp === Lưu ý: Mặc dù được thi đấu 2 lượt, hình thức luật bàn thắng trên sân khách có áp dụng sau 90 phút, nhưng không được áp dụng sau hiệp phụ. Đội nào có tổng tỉ số cao hơn sẽ lọt vào vòng trong. Nếu tổng tỉ số của cả hai đội sau 2 lượt đấu là hòa, thì sẽ quyết định bàn sân khách để xem đội nào có bàn sân khách cao hơn sẽ lọt vào vòng tiếp. Nếu bàn sân khách là bằng nhau, 30 phùt hiệp phụ sẽ đá, nhưng bàn sân khách không áp dụng, nếu tổng tỉ số là bằng nhau, thì loạt đá luân lưu 11m nếu cần thiết. ==== Bán kết ==== Lượt đi Lượt về Tổng tỉ số là 2–2. Singapore thắng 5–4 bằng loạt đá luân lưu 11m. Thái Lan thắng với tổng tỉ số 2–0. ==== Chung kết ==== Lượt đi Lượt về Singapore thắng với tổng tỉ số 3–2. == Vô địch == == Giải thưởng == == Danh sách cầu thủ ghi bàn == == Bảng xếp hạng giải đấu == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á 2007 trên trang web của RSSSF.
chủ nghĩa duy vật.txt
Trong triết học, chủ nghĩa duy vật là một hình thức của chủ nghĩa duy vật lý (physicalism) với quan niệm rằng thứ duy nhất có thể được thực sự coi là tồn tại là vật chất; rằng, về căn bản, mọi sự vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Khoa học sử dụng một giả thuyết, đôi khi được gọi là thuyết tự nhiên phương pháp luận, rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không-tồn tại của cái siêu nhiên. Với vai trò một học thuyết, chủ nghĩa duy vật thuộc về lớp bản thể học nhất nguyên. Như vậy, nó khác với các học thuyết bản thể học dựa trên thuyết nhị nguyên hay thuyết đa nguyên. Xét các giải thích đặc biệt cho thực tại hiện tượng, chủ nghĩa duy vật đứng ở vị trí đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa duy tâm. == Tổng quan == Miêu tả chi tiết đầu tiên về triết học xuất hiện trong bài thơ khoa học De Rerum Natura Mặc dù có nhiều trường triết học và nhiều sắc thái khác nhau, mọi triết lý được cho rằng thuộc về 2 phạm trù chính, mà đối ngược với nhau: Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa duy tâm. Mệnh đề cơ bản của hai phạm trù này liên quan tới bản chất của thực tế, và sự khác biệt căn bản là câu trả lời của hai câu hỏi cơ bản: "Hiện thực bao gồm những gì?" và "Nó hình thành như thế nào?" Đối với chủ nghĩa duy tâm thì linh hồn hoặc trí óc hoặc các ý tưởng là cơ bản, vật chất là thứ hai. Đới với chủ nghĩa duy vật thì vật chất là cơ bản còn trí óc hay linh hồn là thứ nhì, là sản phẩm của vật chất với vật chất. == Nội dung tóm tắt == Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. == Nguồn gốc == Chủ nghĩa duy vật có nguồn gốc từ thực tiễn và sự phát triển của khoa học. == Ý nghĩa == Khắc phục được những hạn chế của quan niệm duy tâm trong xã hội. Khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức, từ đó khẳng định con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Khẳng định tính đa dạng của thế giới và định hướng cho con người cải tạo thế giới. Chính qua thực tiễn và khái quát hóa tri thức của nhân loại trong nhiều lĩnh vực, chủ nghĩa duy vật đã thể hiện là hệ thống tri thức lý luận chung nhất gắn với lợi ích của các lực lượng xã hội tiến bộ, định hướng cho các lực lượng này trong hoạt động nhận thức và thực tiễn. == Các nhánh của chủ nghĩa duy vật == Chủ nghĩa duy vật Kitô giáo Chủ nghĩa duy vật văn hóa Chủ nghĩa duy vật biện chứng (Xem thêm Triết học tự nhiên Marx) Chủ nghĩa duy vật lịch sử Chủ nghĩa duy vật tiêu trừ (Eliminative materialism) Chủ nghĩa duy vật cách mạng Chủ nghĩa duy vật Pháp Chủ nghĩa duy vật hoàn nguyên / Thuyết hoàn nguyên (Reductive materialism) Chủ nghĩa duy vật Descartes Charvaka == Tham khảo == Churchland, Paul (1981). Eliminative materialism and the Propositional Attitudes. The philosophy of science. Boyd, Richard; P. Gasper; J. D. Trout. Cambridge, Massachusetts, MIT Press. Flanagan, Owen (1991). The Science of the Mind. 2nd edition Cambridge Massachusetts, MIT Press. Fodor, J.A. (1974) Special Sciences, Synthese, Vol.28. Kim, J. (1994) Multiple Realization and the Metaphysics of Reduction, Philosophy and Phenomenological Research, Vol. 52. Lange, Friedrich A.,(1925) The History of Materialism. New York, Harcourt, Brace, & Co. Moser, P. K.; J. D. Trout, Ed. (1995) Contemporary Materialism: A Reader. New York, Routledge. Schopenhauer, Arthur, (1969) The World as Will and Representation. New York, Dover Publications, Inc. Vitzthum, Richard C. (1995) Materialism: An Affirmative History and Definition. Amhert, New York, Prometheus Books. Buchner, L. (1920). Force and Matter. New York, Peter Eckler Publishing CO. La Mettrie, Man The machine.
hệ ngôn ngữ dravida.txt
Hệ ngôn ngữ Dravida là một hệ ngôn ngữ được nói chủ yếu ở Nam Ấn Độ, một số phần tại Đông và Trung Ấn Độ, cũng như tại miền Bắc Sri Lanka và vài khu vực nhỏ ở Pakistan, Nam Afghanistan, Nepal, Bangladesh, và các cộng đồng hải ngoại ở Malaysia và Singapore. Những ngôn ngữ Dravida với lượng người nói lớn nhất là tiếng Telugu, Tamil, Kannada và Malayalam. Dù có ý kiến cho rằng ngôn ngữ Dravida được những người di cư đưa đến Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ tư hoặc bốn TCN hay thậm chí sớm hơn, ta không thể dễ dàng liên hệ hệ ngôn ngữ Dravida với các hệ ngôn ngữ khác. Những bản chữ khắc chữ ngôn ngữ Dravida đã được ghi nhận, chúng có nhiên đại cổ nhất là thế kỷ 2 TCN. Chỉ hai ngôn ngữ Dravida không có mặt ở Ấn Độ: tiếng Brahui tại Pakistan và tiếng Dhangar, có thể xem là phương ngữ tiếng Kurukh, tại Nepal. Những địa danh có tên Dravida dọc bờ biển Ả Rập và sự ảnh hưởng của hệ Dravida lên các ngôn ngữ Indo-Arya, như tiếng Marathi, Konkan, Gujarat, Marwar và Sindh, cho thấy rằng ngôn ngữ Dravida có lẽ từng phổ biến rộng rãi hơn trên tiểu lục địa Ấn Độ. == Tham khảo ==
chỉ số toàn cầu hóa.txt
Chỉ số toàn cầu hóa (tiếng Anh: Globalization Index) được công bố thường niên bởi Tạp chí chính sách đối ngoại và Hãng tư vấn A. T. Kearney, nhằm xếp hạng và đưa ra giải thích về những bước thăm trầm trong quá trình toàn cầu hóa của 72 quốc gia trên thế giới (chiếm 97% GDP và 88% dân số thế giới). == Phương pháp luận == Chỉ số toàn cầu hoá được công bố lần đầu vào năm 2000 dựa trên đánh giá 5 nhóm thành tố. Chỉ số toàn cầu hóa 2007 dùng dữ liệu của năm 2004 và dựa trên bốn nhóm chỉ tiêu gồm: hội nhập kinh tế (ngoại thương & đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), kết nối cá nhân (chuyển giao thu nhập từ hoạt động viễn thông quốc tế, du lịch, kiều hối), kết nối công nghệ (lượng người dùng dịch vụ mạng internet, số máy chủ phục vụ mạng, các giải pháp bảo đảm an ninh máy chủ mạng), cam kết chính trị (tham gia các tổ chức quốc tế, tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, tham gia các thỏa ước quốc tế, chuyển giao tín dụng giữa các nhà nước). == Bảng xếp hạng theo chỉ số KOF == Số liệu cũ KOF 2013 và KOF 2010 được biên tập từ trước. Bảng xếp hạng được bổ sung bằng số liệu KOF 2014 Bảng xếp hạng 2007 bởi KOF Index of Globalization' == Bảng xếp hạng theo Hãng A.T. Kearney == Bảng xếp hạng 2006 bởi Hãng A.T. Kearney Nguồn: KOF Globalization Index - 2007. Xếp hạng Chỉ số toàn cầu hóa năm 2007 theo dữ liệu năm 2004. A.T. Kearney/Foreign Policy Magazine - 16 tháng 10 năm 2006. Dữ liệu năm 2006. == Tham khảo == == Xem thêm == == Liên kết ngoài == Foreign Policy Magazine A.T. Kearney The Globalization Index, Yale Center for the Study of Globalization KOF Index of Globalization GlobalIndex: A Multidimensional Globalization Measurement of the University of Bamberg and the TransEurope research network atkearney.com Globalization Index The Centre for the Study of Globalisation and Regionalisation
hai môn phối hợp bắc âu tại thế vận hội mùa đông 2006.txt
Hai môn phối hợp Bắc Âu tại Thế vận hội Mùa đông 2006 (Nordic combined) là một trong một số nhỏ bộ môn chỉ được thi đua giữa phái nam tại Thế vận hội. Đây là bộ môn hỗn hợp trượt tuyết băng đồng với nhảy ski (ski jumping). == Bảng huy chương == == 4 × 5 km đội == == Tham khảo ==
đồng bạc đông dương.txt
Đồng Đông Dương (tiếng Pháp: piastre) đơn vị tiền tệ người Pháp cho phát hành và lưu thông tại Đông Dương thuộc Pháp trong thời gian từ năm 1885 đến năm 1954. == Đơn vị đếm và tên gọi của chúng == Tiền Đông Dương được chia thành các đơn vị piastre, cent/centime và sapèque. Một piastre bằng 100 cent. Một cent lại bằng 2-6 sapèque tùy theo triều đại. Theo tỷ lệ đó thì một đồng bạc Đông Dương có giá trị từ 200 đền 600 đồng tiền cổ truyền của người Việt. Mặt trước của các tờ tiền giấy hoặc tiền kim loại ghi bằng tiếng Pháp. Mặt sau ghi bằng chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Lào và chữ Khmer, song cũng có lúc chỉ ghi chữ Pháp. Piastre phiên dịch sang chữ Hán thành 元 (nguyên); thông dụng gọi là đồng, hoặc đồng bạc hay thậm chí ngắn gọn là bạc (khi tiền Đông Dương còn theo chế độ bản vị bạc cho đến tháng 5 năm 1930), hoặc đồng vàng (khi tiền Đông Dương theo chế độ bản vị vàng từ tháng 5 năm 1930 về sau). Cent tức sou khi phiên âm sang chữ quốc ngữ thành xu. Người Việt Nam còn có thói quen gọi các tiền mệnh giá hàng chục xu trở lên là cắc (gọi chệch từ âm giác của chữ Hán 角). Về sau, người Pháp viết chính thức bằng chữ quốc ngữ là hào và bằng chữ Hán là 毛 (mao). Sapèque tục gọi là đồng kẽm hay đồng điếu là đơn vị có giá trị nhỏ nhất. == Lịch sử == === Tiền kim loại === Đồng bạc Đông Dương được phát hành để ổn định tình hình tiền tệ tại các xứ thuộc địa của Pháp. Ban đầu đồng Đông Dương mang giá trị tương đương với đồng peso Mexico, thường gọi là đồng hoa xòe, đồng con cò hay đồng con ó khi đó đang được lưu hành rộng rãi trong khu vực. Đồng con cò trị giá 600 đồng tiền kẽm (tức đồng điếu), bằng giá với một quan tiền cổ truyền. Để có đơn vị nhỏ hơn để tiêu dùng, chỉ vài năm sau khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp giao cho Ngân hàng Đông Dương nhiệm vụ đúc ra đồng centime, tức đồng 1 xu vào năm 1875, trị giá 5 đồng kẽm. Đồng centime hình tròn nhưng đục thêm một lỗ bầu dục ở giữa tương tự như loại tiền cũ của người Việt vì dân bản xứ quen lối xỏ dây xách đi thành một xâu. Năm 1879 thì thay thế đồng centime cũ bằng đồng cent mới, kích thước lớn hơn nhưng giữ tỷ lệ giá trị 5 đồng kẽm. Dân Việt gọi đồng cent đó là đồng xu lá bài hay đồng chiêm (gọi trại centime). Ngoài ra còn có những đồng 10 centimes, 20 centimes (tục gọi là đồng góc tư), 50 centimes (tục gọi là đồng ru-bi) và giá trị lớn nhất là 1 piastre tức $1. Thay vì đục lỗ ở giữa, những đồng tiền này xóa hẳn biểu tượng của cựu triều và thay thế bằng dòng chữ République française và Cochinchine française. Mặt kia có hình biểu tượng nước Pháp: Marianne. Người Việt quen dần gọi đồng bạc 1 piastre đầu tiên đó của Ngân hàng Đông Dương là bạc hoa xòe giống như đồng peso Mexico cũ vì phía sau Marianne có vầng hào quang tia sáng tỏa ra như cánh hoa. Đồng piastre với trọng lượng 27,125 gr này được lưu hành với mục đích dần loại bỏ tiền đồng con cò. === Tiền giấy đầu tiên === Về tiền giấy thì tờ giấy bạc Đông Dương được lưu hành đầu tiên ở Nam kỳ. Sắc lệnh của Tổng thống Pháp ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 đã quy định đồng bạc Đông Dương là đơn vị dùng trông việc giữ sổ sách cùng soạn ngân sách, và kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị này. Sau khi Pháp tiếp tục gây hấn ở Đông Dương và triều đình Huế phải chấp nhận Hòa ước Quý Mùi ngày 25 tháng 8 năm 1883 thì một đồng bạc Đông Dương được quyền lưu hành tự do ở cả hai xứ Trung kỳ và Bắc kỳ. Vì vậy vào cuối thế kỷ 19 ở Việt Nam, trên toàn quốc có ba loại tiền cùng lưu hành một lúc: tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), peso México, và đồng bạc Đông Dương. Dần dà những thể tiền cũ bị loại bỏ và riêng đồng Đông Dương chiếm vị thế duy nhất kể từ năm 1906 khi có lệnh hủy bỏ giá trị lưu hành pháp lý của đồng peso México. === Giá trị === Đồng bạc Đông Dương giữ bản vị bạc nhưng vì giá bạc dao động nên năm 1895 đồng $1 được đúc lại với trọng lượng giảm từ 27,215 gr xuống còn 27 gr chẵn. Năm 1920 giá trị của đồng bạc Đông Dương dựa vào đồng Franc Pháp. Bản vị bạc lại được phục hồi vào năm 1921 và giữ đến tháng 5 năm 1930 thì trở lại ràng buộc vào đồng Franc Pháp theo tỷ giá 1 đồng Đông Dương = 10 franc. Từ tháng 5 năm 1930 đến năm 1939, nó theo bản vị vàng. Trong thời kì Nhật chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2, tỷ giá với đồng yen Nhật là 0,976 đồng = 1 yen. Sau chiến tranh, tỷ giá với đồng franc Pháp lại được khôi phục. Tuy nhiên, tháng 12 năm 1945, để tránh sự mất giá của đồng franc, tỷ giá hối đoái đã bị thay đổi thành 1 đồng = 17 franc. Năm 1946, "tiền cụ Hồ" được phát hành và được sử dụng ở vùng do Việt Minh kiểm soát song song với đồng bạc Đông Dương. Trong khi đó Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào (Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Viet-Nam) thành lập năm 1951 bắt đầu cho lưu hành loại tiền tệ mới trong thời kỳ chuyển tiếp từ Liên bang Đông Dương sang ba nước riêng với đồng kip của Lào (1952), riel của Campuchia (1953), và đồng Quốc gia Việt Nam (1953) lần lượt phát hành và sử dụng song song với đồng bạc cũ. Tiền giấy thì có hai dạng: một kiểu chung cho cả ba nước Việt, Miên, Lào; kiểu kia là riêng cho mỗi nước. Tiền kim loại thì ngay từ khởi đầu đã đúc riêng cho mỗi xứ. Tỷ giá 1 đồng = 10 franc được khôi phục vào năm 1953. Tờ tiền giấy ghi 2 mệnh giá tiếp tục lưu hành cho đến năm 1955 tại Việt Nam Cộng hòa và Campuchia, và mãi đến năm 1957 tại Lào. == Tiền kim loại == Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng được phát hành. Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887. Năm 1895 các đồng xu bằng bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Năm 1923, phát hành đồng 5 xu bằng hợp kim cupro-nickel đục lỗ, tiếp theo là đồng nửa xu đục lỗ bằng đồng vào năm 1935. Năm 1939, đồng nửa xu bằng kẽm và các loại đồng 10 và 20 xu bằng nickel và cupro-nickel được phát hành. Các đồng xu État Française được phát hành trong thời gian 1942 và 1944 với các mệnh giá ¼, 1 và 5 xu. Cả 3 loại này đều có lỗ, đồng ¼ xu bằng kẽm, hai đồng kia bằng nhôm. Năm 1945, các đồng 10 và 20 xu bằng nhôm được phát hành, theo sau là các đồng 5 xu và 1 đồng bằng nhôm không đục lỗ. Những đồng tiền kim loại cuối cùng được phát hành dưới tên "Liên bang Đông Dương". Những đồng tiền kim loại kip đầu tiên của Lào ra đời năm 1952, trong khi các đồng Việt Nam Cộng hòa và đồng riel Campuchia ra đời năm 1953. == Tiền giấy == Theo nghị định ngày 21 Tháng Giêng, 1875 thì Ngân hàng Đông Dương cho lưu hành những tờ giấy bạc đầu tiên với ba mệnh giá: $5, $20, và $100. Loại này mặt trước ghi bằng hai thứ tiếng Pháp và Anh. Mặt sau ghi chữ Nho: Đông phương hối lý ngân hàng (東方滙理銀行). Kỳ thứ nhì năm 1893-6 thêm tờ $1; kỳ thứ ba 1903-7 thì bỏ phần tiếng Anh nhưng ghi thêm xuất xứ: Cao Miên (高綿), Lục Tỉnh (六省) cho khu vực miền nam và Đông Kinh (東京), An Nam (安南) cho khu vực miền bắc vì lúc đó đã hình thành Liên bang Đông Dương. Tổng cộng có nhiều thay đổi ít nhiều về hình thức, màu sắc. Tờ $20 được người Việt gọi là tờ "hoảnh", đọc trại âm "vingt" của Pháp. Bắt đầu từ năm 1919 thì in thêm những tờ với mệnh giá: 10 cents, 20 cents, 50 cents. Sau cuộc Đại khủng hoảng kinh tế, đồng tiền mất giá nên đợt phát hành 1936-9 Nhà nước phải cho phát hành tờ $500. Năm 1940 với biến động chính trị ở chính quốc, Đệ tam Cộng hòa Pháp sụp đổ, bị thay thế bới chính phủ Vichy chủ trương hợp tác với Nhật Bản thì bên Đông Dương cho phát một loạt tiền giấy mới. Loại tiền này in thêm dòng chữ Phủ Toàn quyền Đông Dương (Gouvernement General de l'Indochine) thay vì Banque de l'Indochine như những tờ giấy bạc trước kia. Những tờ 10 cents, 20 cents, và 50 cents rồi tiếp theo là tờ 5 cents xuất hiện từ năm 1942 đến 1944. Tuy nhiên cũng trong khoảng thời gian đó thì những tờ giấy bạc mệnh giá $1 đến $500 vẫn giữ dòng chữ Banque de l'Indochine. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai người Pháp tái chiếm Đông Dương. Tình hình xáo trộn nên mãi đến năm 1947 mới phát hành những mẫu tiền mới, trong đó xuất hiện tờ $50 lần đầu tiên. Năm 1952, Institut d'Emission des Etats du Cambodge, du Laos et du Vietnam (Viện Phát hành Quốc gia Việt, Miên, Lào) đảm nhận việc phát hành mẫu tiền giấy riêng cho mỗi nước nhưng có giá trị khắp ba nước. Chân dung Quốc trưởng Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, và quốc vương Sisavang Vong xuất hiện trên tờ $1. Danh xưng piastre được dùng song hành với những tên bản xứ: riel cho Campuchia, kip của Lào, và đồng của Quốc gia Việt Nam. Tại Campuchia, các tờ bạc có mệnh giá 1, 5, 10, 100, và 200 đồng/riel được phát hành. Tại Lào là các tờ bạc 1, 5, 10 và 100 đồng/kip. Còn ở Nam Việt Nam là các tờ bạc 1, 5, 10, 100 và 200 đồng/đồng Việt Nam. Loại tiền này đến năm 1955 thì bị thu hồi, nhường chỗ cho tiền tệ của bốn quốc gia độc lập trên bán đảo Đông Dương. == Ghi chú == == Xem thêm == Đông Dương thuộc Pháp Chiến tranh thế giới thứ nhất == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Diễn đàn về sưu tầm tiền Việt Nam
sân bóng đá.txt
Sân bóng đá là một loại hình sân thi đấu của bộ môn Bóng đá. Sân thi đấu hình chữ nhật có chiều dài sân lớn hơn chiều ngang, bề mặt của sân có thể là mặt sân cỏ tự nhiên hoặc mặt sân cỏ nhân tạo. Kích thước và vị trí các đường giới hạn của sân bóng đá được quy định bởi Luật I: Sân Thi Đấu trong Luật bóng đá. Bắt đầu từ năm 2008, để tiêu chuẩn hóa kích thước của sân bóng dành cho các trận đấu quốc tế, IFAB đã quyết định đặt kích thước cố định là: chiều dài 105m và chiều rộng 68m (thay vì chiều dài tối thiểu và tối đa từ 100m đến 110m và chiều rộng tối thiểu và tối đa từ 64m đến 75m như trước). == Cấu tạo của một sân bóng == === Các đường giới hạn === Hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc. Hai đường giới hạn ngắn hơn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Các đường giới hạn đều không rộng hơn 12 cm. Đường thẳng kẻ suốt theo chiều ngang và chia sân thành 2 phần bằng nhau, gọi là đường giữa sân. Ở chính giữa đường giữa sân có một điểm rõ ràng là tâm của sân. Lấy điểm đó làm tâm kẻ đường tròn bán kính 9m15, đó là đường tròn giữa sân. === Khu cầu môn === Từ điểm cách cột dọc 5m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song, vuông góc với biên ngang và có độ dài 5m50, kẻ đường nối liền hai đầu đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng và đường biên ngang gọi là khu cầu môn. === Khu phạt đền === Từ điểm cách cột dọc 16m50 trên đường biên ngang của mỗi phần sân, kẻ vào phía trong 2 đoạn thẳng song song vuông góc với biên ngang và có độ dài 16m50, kẻ đường nối liền 2 đoạn thẳng đó. Phần diện tích được giới hạn bởi những đoạn thẳng đó và đường biên ngang gọi là khu phạt đền. Trong mỗi khu phạt đền có một điểm với đường kính 22 cm được đánh dấu rõ ràng, cách điểm giữa đường biên ngang 11m, đó là điểm phạt đền. Lấy điểm phạt đền làm tâm kẻ một cung tròn ở ngoài khu phạt đền có bán kính 9m15, để xác định vị trí đứng của những cầu thủ khi thực hiện quả phạt 11m. === Cột cờ góc === Ở mỗi góc sân được cắm cột cờ góc không nhọn đầu và cao tối thiểu 1m50. Phía ngoài đường giữa sân cách 2 đường biên dọc tối thiểu 1m có thể đặt 2 cột cờ. === Cung phạt góc === Lấy tâm là điểm cắm các cột cờ góc, kẻ vào trong sân 1/4 cung tròn bán kính 1m. Đây là vị trí đặt bóng để đá quả phạt góc. === Cầu môn === Ở chính giữa mỗi đường biên ngang được đặt một khung cầu môn. Cầu môn được cấu tạo bởi 2 cột dọc vuông góc với đường biên ngang và cách đều 2 cột cờ góc, có khoảng cách 7m32, (tính từ mép trong của cột) được nối liền với nhau bằng một xà ngang song song và cách mặt sân 2m44 (tính từ mép dưới xà ngang). Cột dọc và xà ngang phải có cùng kích thước và không rộng quá 12 cm. Lưới phải được mắc vào cột dọc, xà ngang và gắn xuống mặt sân phía sau cầu môn một cách chắc chắn. Lưới phải có thiết bị căng một cách thích hợp để không gây cản trở hoạt động của thủ môn cũng như không để bóng có thể bật trở lại sân, khi bóng đã hoàn toàn vượt qua đường cầu môn. Chất liệu lưới cầu môn phải bằng sợi vải, sợi đay hoặc sợi ny lon. Các cột dọc, xà ngang của cầu môn phải được sơn màu trắng. === Sự an toàn === Cầu môn phải được gắn một cách chắc chắn xuống mặt sân. Những cầu môn lắp ráp cũng có thể được sử dụng nếu đảm bảo đủ những yêu cầu của Luật. == Những quyết định của hội đồng luật quốc tế == === Quyết định 1 === Trong thi đấu khi xà ngang bị lệch hoặc gãy thì trận đấu phải ngừng lại. Nếu không thể thay thế hoặc sửa chữa một cách an toàn được thì trận đấu phải huỷ bỏ. Cấm việc dùng sợi dây để thay thế xà ngang. Trường hợp có thể sửa chữa, thay thế được thì trận đấu sẽ được tiếp tục trở lại bằng quả "thả bóng chạm đất" tại nơi có bóng khi ngưng cuộc. === Quyết định 2 === Cột dọc, xà ngang phải được làm bằng gỗ, kim loại hay chất liệu khác được hội đồng luật cho phép. Tiết diện của nó có thể là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn hay hình bầu dục và không gây nguy hiểm cho cầu thủ. === Quyết định 3 === Không có bất cứ hình thức quảng cáo thương mại nào trong sân và trên các trang thiết bị thi đấu (gồm: lưới, cột dọc và xà ngang) từ thời điểm đổi bóng vào sân và rời sân sau khi kết thúc hiệp I và quay trở lại sân cho đến khi kết thúc trận đấu. Đặc biệt không được dùng bất kỳ chất liệu quảng cáo nào trưng bày trên cầu môn, lưới, cờ và cột cờ góc. Các trang thiết bị thi đấu không được gắn các phương tiện thông tin (camera, microphone). === Quyết định 4 === Không được có bất kỳ một hình thức quảng cáo nào ở mặt đất trong khu vực kỹ thuật hoặc trong khu vực được giới hạn bởi đường biên dọc với đường song song và cách biên dọc 1m của khu vực kỹ thuật. Ngoài ra không được có quảng cáo ở khu vực giữa đường cầu môn với lưới cầu môn. === Quyết định 5 === Các biểu tượng của FIFA; Liên đoàn bóng đá khu vực, quốc gia hoặc Câu lạc bộ đều không được phép xuất hiện trên sân thi đấu trong suốt thời gian diễn ra trận đấu như quyết định 3. === Quyết định 6 === Phải kẻ một đoạn thẳng ở ngoài sân thi đấu, vuông góc với biên ngang cách cột cờ góc 10m. Đoạn thẳng này giúp trọng tài xác định vị trí đứng hợp lệ của cầu thủ đối phương khi thực hiện quả phạt góc. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Toàn văn Luật bóng đá Việt Nam The current Laws of the Game (FIFA) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam Văn bản pháp quy về bóng đá tại Việt Nam Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2005 Văn bản sửa đổi, bổ sung luật thi đấu bóng đá năm 2006 Quy định về kỷ luật của FIFA (FDC) Tổng hợp sân bóng đá tại TP.HCM
gd & top.txt
GD & TOP là một bộ đôi ca sĩ người Hàn Quốc gồm hai thành viên G-Dragon và T.O.P của Big Bang. Bộ đôi này ra mắt vào năm 2010 với sản phẩm âm nhạc cùng tên. == Hoạt động == === 2010–2011 === Vào tháng 11 năm 2010 YG Entertainment thông báo về sự kết hợp giữa G-Dragon và T.O.P với tên "GD & T.O.P" để cho ra mắt album cùng tên. Họ tổ chức buổi ra mắt toàn cầu tại Quảng trường Thời đại tại Yeongdeungpo, Seoul và được phát sóng trực tiếp trên YouTube. Album gồm ba đĩa đơn "High High," "Oh Yeah" và "Knock Out". và các đĩa đơn này thu về cho GD & TOP thành công về mặt thương mại khi đứng đầu các bảng xếp hạng tại Hàn Quốc. Album được phát hành vào ngày Giáng sinh với lượng đặt trước 200.000 bản, và sau đó là 130.000 bản đã được bán ra. === 2015: "Zutter" === Sau bốn năm không kết hợp cùng nhau, G-Dragon và T.O.P trở lại với bài hát "Zutter" trong album đĩa đơn E nằm trong series Made của Big Bang. Bài hát bán được 280.817 bản trong tuần đầu tiên trên Gaon Chart vào đạt vị trí thứ hai trên Gaon Digital Chart và Download Chart sau "Let's Not Fall In Love" cũng của Big Bang. Bài hát đứng ở vị trí thứ bảy trên bảng xếp hạng Streaming Chart với 4,334 triệu lượt phát trực tuyến, thứ 19 trên BGM Chart và 32 trên Mobile Chart. Đĩa đơn đứng thứ hai trên bảng xếp hạng Billboard World Digital Songs của Hoa Kỳ và trên bảng xếp hạng MV QQ Music của Trung Quốc. Tính tới cuối năm 2015, bài hát bán ra 823.317 bản ở Hàn Quốc và 6.000 tại Hoa Kỳ. == Đĩa nhạc == === Album === === Đĩa đơn === === Đĩa đơn hợp tác === == Giải thưởng == === Chiến thắng tại chương trình âm nhạc === == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
chiến tranh bóng đá.txt
Chiến tranh Bóng đá (tiếng Tây Ban Nha: La guerra del fútbol) hay còn gọi là cuộc chiến 100 giờ là một cuộc chiến ngắn nổ ra giữa El Salvador và Honduras năm 1969. Nguyên nhân thực chất là từ kinh tế, cụ thể là vấn đề người nhập cư từ El Salvador tới Honduras. Những căng thẳng này giữa hai quốc gia đã diễn ra trùng vào vòng loại thứ hai giải vô địch bóng đá thế giới 1970 khu vực Bắc Mỹ. Chiến tranh bắt đầu vào ngày 14 tháng 7 năm 1969, khi quân đội El Salvador tấn công Honduras. Tổ chức các quốc gia châu Mỹ đã điều đình một hiệp định ngừng bắn vào tối ngày 18 tháng 7 (do đó gọi là "cuộc chiến 100 giờ") có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 20 tháng 7. Quân đội Salvador rút lui vào đầu tháng 8. Mười một năm sau, ngày 30 tháng 10 năm 1980, hai quốc gia đã ký một hiệp ước hòa bình. và đồng ý phân định tranh chấp biên giới trên vịnh Fonseca và năm đoạn biên giới trên đất liền thông qua Tòa án Công lý Quốc tế. Năm 1992, Tòa án trao phần lớn lãnh thổ tranh chấp cho Honduras, và năm 1998, Honduras và El Salvador ký kết một hiệp ước phân định biên giới để thực thi các điều khoản mà Tòa án Công lý Quốc tế đưa ra. Tổng diện tích lãnh thổ mà Honduras nhận từ El Salvado sau khi thi hành bản án là khoảng 374,5 km2 (145 sq mi). Tính đến đầu năm 2006, việc phân định biên giới vẫn chưa hoàn thành nhưng Honduras và El Salvador vẫn duy trì mối quan hệ ngoại giao và thương mại bình thường. == Tham khảo ==
chụp ảnh trên không trung.txt
Chụp ảnh trên không trung, Chụp ảnh trên không, Chụp ảnh từ không trung là một thể loại nhiếp ảnh, kỹ thuật, được sản xuất trong các ảnh chụp của địa hình từ trên không khí (không trung) hoặc việc lấy hình ảnh của mặt đất từ một vị trí cao / trực tiếp xuống. Thông thường các máy ảnh không được hỗ trợ bởi một cấu trúc trên mặt đất. Nền tảng cho chụp ảnh trên không bao gồm máy bay cánh cố định, trực thăng, máy bay không người lái (UAV), bóng bay, khí cầu, tên lửa, chim bồ câu, diều, dù, kính viễn vọng và các khí cụ, xe có thể điều khiển được. Máy ảnh gắn kết có thể được kích hoạt từ xa hoặc tự động; hình ảnh cầm tay có thể được thực hiện bởi một nhiếp ảnh gia. Ảnh chụp được sẽ gọi là ảnh/hình chụp trên không hay là không ảnh. Thể loại liên quan theo chủ đề là chụp ảnh trên không bằng diều, chụp ảnh bằng chim bồ câu, các nhiếp ảnh quỹ đạo, việc tạo ra các hình ảnh vệ tinh và chụp ảnh thiên văn. Chụp ảnh trên không trung không nên nhầm lẫn với nhiếp ảnh không-đối-không, nơi mà một hoặc nhiều máy bay được sử dụng như máy bay đuổi theo và chụp ảnh máy bay khác trong chuyến bay. Ví dụ == Xem thêm == Chụp ảnh bằng bồ câu Nhiếp ảnh Panorama == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Những bức ảnh chụp từ không trung ấn tượng nhất, Vietnamnet, 12/07/2015 Aerial photography and remote sensing INTERACTIVE MAP OF Drone "Restriction Areas" National Collection of Aerial Photography The official archive of British Government declassified aerial photography. History of Aerial photos by Kite - KAP Aerial Photographic Techniques Suitable for Children
đại chủng âu.txt
Đại chủng Âu (tiếng Anh: Caucasoid) hay người da trắng là một trong bốn đại chủng trong nhân chủng học. Đại chủng Âu bắt nguồn từ châu Âu, Trung Đông (Tây Á), một số vùng của Trung Á, Bắc Phi và các vùng gần Ấn Độ. Chiếm gần 48% dân số thế giới. Địa bàn cư trú đầu tiên ở Ấn Độ sau đó mở rộng sang Tây Á, Bắc Phi, Nam Âu, quanh Địa Trung Hải. Ở phía bắc, băng tan đến đâu con người cư trú đến đó. Chủng tộc Oropeoit có địa bàn cư trú rộng, gắn liền với việc thực dân hóa ở châu Mĩ và châu Đại Dương và nhiều thuộc địa của các nước châu Âu. == Xem thêm == Nhân chủng học Đại chủng Úc Đại chủng Phi Đại chủng Á == Tham khảo == Chú thích Thư mục == Liên kết ngoài == Anthropology: Caucasoid
gái mại dâm.txt
Gái mại dâm, cave, gái đĩ, gái điếm hay gái đứng đường là những phụ nữ phục vụ đàn ông thỏa mãn hành vi tình dục ngoài hôn nhân để được trả tiền hoặc được hưởng các lợi ích vật chất khác. Ước tính tại Đức cho thấy gái mại dâm chiếm 96% số người bán dâm, chỉ có 4% là nam giới (số nam giới này lại chủ yếu phục vụ đồng tính nam), bởi số phụ nữ đi mua dâm là rất ít so với nam giới. Do vậy khi nói về mại dâm, người ta thường chỉ liên tưởng tới gái bán dâm mà bỏ qua bộ phận nhỏ nam bán dâm. Các quan niệm xã hội, cũng như các thống kê thực tế đã cho thấy đa số gái mại dâm đi bán dâm là do thu nhập cao trong khi bản thân họ lười lao động lại thích hưởng thụ, số còn lại là do nguyên nhân khác như hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc bị lừa đảo, lôi kéo, nghiện ma túy... Theo công bố của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam năm 2012, trên 53% gái bán dâm tại ba thành phố Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao và 25% số người hoạt động mại dâm tự tìm tới công việc này, có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự đi bán dâm. Cũng theo thống kê năm 2012 sau khi thực hiện khảo sát tại 3 thành phố trên, hoàn cảnh gia đình của gái mại dâm phần lớn ở mức trung bình, với 42,4% có gia cảnh nghèo, 55,2% có gia cảnh trung bình và 2,4% có gia đình khá giả Một số diễn viên, người mẫu, ca sĩ... có thu nhập cao nhưng vẫn đi bán dâm để kiếm tiền thật nhanh, một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm ... Về luật pháp, đa số các quốc gia nghiêm cấm hành vi mại dâm. Một số nước chấp nhận hành vi mại dâm nhưng phải nằm dưới sự kiểm soát của nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện quản lý Nhà nước thường không đạt hiệu quả, mại dâm chủ yếu vẫn nằm dưới sự khống chế của xã hội đen và tiếp tục là vấn nạn gây nhức nhối tại các nước này. Một số nước sau một thời gian hợp pháp hóa mại dâm càng khiến tệ nạn này lan tràn thêm, lại phải quay về biện pháp cấm hoàn toàn mại dâm (như Thụy Điển, Na Uy và Hàn Quốc). == Tên gọi == Do sự đa dạng về hình thức hoạt động, nên đã xuất hiện những tên gọi khác nhau để chỉ đến gái mại dâm. Trong tiếng Việt có nhiều tên gọi khác nhau để nói về đối tượng này như: gái, gái ăn sương, gái làng chơi, gái bán hoa, đĩ, gái bán dâm, gái lầu xanh, gái điếm, gái giang hồ, gái bao, gái gọi, kỹ nữ, cave (được Việt hóa từ tiếng Pháp cavalière, nghĩa là "bạn nhảy nữ" hay "gái nhảy"), gái làm tiền, hàng, phò, phạch, bớp, gà lạc, em út... Một số từ điển dùng cụm từ gái mãi dâm thay cho gái mại dâm, tuy nhiên nếu cho rằng cụm từ mãi, mại có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc thì mãi là mua, mại là bán (thương mại là buôn bán chẳng hạn) thì dùng cụm gái mại dâm chính xác hơn. === Từ lóng === Vào đầu thế kỷ 20 ngành hát cô đầu, tức hát ả đào có khi được dùng trá hình làm nơi bán dâm. Những ca nhi loại này được gọi là cô đào rượu để phân biệt với cô đào hát là những ca nhi chân chính. Một số gái mại dâm để lại số điện thoại tại các nhà hàng, quán cà phê, quán ăn, spa, khách sạn,... hoặc chủ chứa, môi giới... Khi khách làng chơi có nhu cầu thì sẽ gọi điện cho họ đến phục vụ. "Gái gọi" ra đời từ đó. Khi phụ nữ đi bán thân xác thì có nghĩa họ bị coi như hàng hóa và vì thế gái mại dâm còn được gọi khinh miệt (nhưng cũng đúng với bản chất hành vi của họ) là "hàng". Ở những địa phương khác nhau có thể có những cách gọi khác nhau để nói về gái mại dâm. Ở Quảng Bình chẳng hạn, người ta gọi gái mại dâm là "gà" hay "gà công nghiệp" (ví dụ, hắn bị nhiễm HIV do thường xuyên đi "đá gà"). Những gái đứng đường ăn sương vào ban đêm được gọi là "bò lạc". Những gái mại dâm hoạt động ở những bãi biển được gọi là "ghẹ" ("ghẹ 2 chân"). Do gái mại dâm chủ yếu hoạt động vào ban đêm, họ còn được gọi là "bướm đêm". === Mánh lới === Không chỉ bán dâm, gái làng chơi còn có những mánh khoé để đánh vào tâm lý khách mua dâm để bòn rút, làm sao cho khách làng chơi mê mẩn mà đổ hết bạc tiền, tiêu hết cơ nghiệp vào trò chơi hương phấn. Theo truyện Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) thì gái bán dâm có những mánh là: Khấp: tức là khóc giả bộ thương yêu, quyến luyến khách không muốn rời. Phải khóc lóc như thật để chứng tỏ mình thành tâm, thiệt ý. Tốt nhất là dùng nước gừng sống tẩm vào khăn tay để lau nước mắt thì nước mắt sẽ không khô mà còn tuôn ra như suối. Khi khóc thì phải kết hợp với kể lể "hoàn cảnh đau khổ" của mình (không có thì bịa ra, nếu có hoàn cảnh thật thì cũng phải cường điệu lên) để khách thấy thương mà chi thêm tiền. Tiện: cắt của mình một ít tóc và của khách một ít, trộn chung lại rồi chia hai; mỗi người buộc vào cánh tay để tỏ ý muốn kết tóc se tơ, khách sẽ tưởng là chân thành mà không nở bỏ. Thích: dùng mực xạ xăm tên người khách vào bắp tay hoặc bắp đùi mình để khách trông thấy cho là mình chung tình. Thiêu: đốt hương giả bộ thề nguyền rồi chích vào tay mình và tay khách để tỏ dạ chung tình. Giá: hứa lấy khách làm chồng, giả đò thề hẹn, bàn cách lấy nhau. Sau khi điều tra biết khách là kẻ giàu có thì thủ thỉ, rủ rê, bàn chuyện cưới nhau. Tất nhiên khách muốn cưới thì phải bỏ ra một số tiền lớn để chuộc mình ra. Tử: đòi chết để tỏ ra chung tình với khách. Tất nhiên là giả vờ chứ không phải chết thật. Thề thốt cho họ tin là mình yêu họ, chỉ biết có họ thôi, nếu không tin thì đòi chết ngay tại chỗ, trước mắt cho chàng thấy. Nếu biết y có thê thiếp rồi, không thể lấy mình được thì càng làm già đến độ rủ y "cả hai cùng chết hơn là chẳng lấy được nhau!". Lúc đó, có tán gia bại sản, đem hết bạc tiền ra dâng cho mình, y cũng không tiếc. Tẩu: rủ khách cùng đi trốn; đó thực ra là một cách "tống cổ" khách êm thắm. Khi khách hết tiền, muốn chuộc không có tiền mà muốn chơi cũng không còn tiền đâu chơi tiếp thì chỉ còn cách tống khứ đi cho rảnh. Lúc ấy phải giả vờ rủ khách đi trốn, hẹn giờ hẹn chỗ nhưng không đến, đánh tiếng cho ma cô giang hồ đi bắt kẻ bỏ trốn, thế tất khách phải sợ mà… trốn thật. Đây là những mánh khóe có từ thời xưa, hiện nay những mánh này đổi khác và tinh vi hơn, nhưng mục tiêu thì vẫn vậy: cốt bòn rút được càng nhiều tiền càng tốt, cho tới khi khách cạn tiền mới thôi. Vì những mánh lới giả dối này nên dân gian đã có những câu như "Gái đĩ già mồm", "Không nghe Cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày" === Ví von === Những cô gái "buôn phấn bán son". Gái đĩ nói chuyện trinh tiết: chỉ những kẻ thiếu tư cách, vô đạo đức nhưng lại thích ra vẻ bằng cách nói về những điều cao đẹp. "Gái đĩ già mồm": hàm ý gái gọi thường lẻo mép để moi tiền khách, khi tức giận hoặc cãi nhau thì thường nói năng thô lỗ. "Làm đĩ bốn phương, lấy chồng tiến sĩ": ý nói rằng có những người dù làm đủ chuyện xấu xa nhưng đôi khi vẫn không ai biết, có thể gặp may để tự đắc với người khác "Làm đĩ chín phương, chừa một phương lấy chồng": ý nói rằng dù có làm chuyện xấu xa gì thì cũng nên lo nghĩ về tương lai của mình, chừa lại một con đường thoát. "Làm đĩ không đủ tiền phấn sáp" - ý nói gái mại dâm tiêu xài phung phí, kiếm được bao nhiêu tiền cũng không đủ trang trải cho việc tiêu xài. Không nghe Cave kể chuyện, không nghe con nghiện trình bày: ví von 2 đối tượng này thường dối trá về hoàn cảnh để ngụy biện cho sự sa ngã của mình hoặc lợi dụng lòng cảm thương để moi tiền, người nghe không nên tin. == Nguyên nhân == Gái mại dâm tồn tại trong xã hội vì nhiều lý do: một số bị bọn buôn người lừa gạt ép buộc vào nhà chứa, một số do hoàn cảnh kinh tế phải hành nghề mại dâm để tồn tại,> số khác tự nguyện làm mại dâm vì muốn hưởng thụ kiếm tiền nhanh không phải lao động nặng nhọc mà có thu nhập cao. Theo khảo sát của Bộ Lao động Thương binh Xã hội Việt Nam, có tới 53% số người hành nghề mại dâm là tự nguyện do muốn có thu nhập cao mà không phải làm việc vất vả, hoặc do cần tiền hút ma túy (51% gái mại dâm được khảo sát nghiện ma túy), trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi đua đòi nên tự bước vào nghề mại dâm.. 57,6% có gia cảnh trung bình hoặc khá giả chứ không hề nghèo. 27,6% đi bán dâm là do nghe bạn bè rủ rê, 63,9% cho biết bị lôi kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức Một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Như người mẫu bán dâm Hồng Hà nói: "Em định làm một thời gian khi nào mua được nhà lầu, xe ôtô thì sẽ dừng lại". Theo quy luật có "cầu" thì có "cung", một trong những nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu thoả mãn tình dục của một số đàn ông có tiền nhưng thiếu đạo đức lại "ham của lạ", muốn tìm "cảm giác mới", nên gái mại dâm có điều kiện tồn tại và phát triển. Cùng sự phát triển của các ngành giải trí khác và du lịch, mại dâm cũng lan tràn theo. Một minh họa điển hình cho quy luật "cung" - "cầu" về mại dâm là hiện tượng tại các vòng chung kết World Cup, Euro gần đây, gái mại dâm đổ về nước đăng cai để đón một lượng khách là nam giới - các cổ động viên và khán giả chủ yếu của môn bóng đá - vì lượng "cầu" tại nơi này tăng đột biến, sẽ dễ bắt khách hơn. Một tuyên truyền viên chống HIV cho biết: "Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc phải đến đôi trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười lao động, thích chưng diện, thích ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa được..." Có gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời tỉnh queo: "Ở nhà mỗi lần xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu" == Luật pháp == Ở đa số các nước (khoảng 160/207 nước), mại dâm bị nghiêm cấm. Ở một số ít nước như Hà Lan, Đức, Áo, Peru, Colobia, Bangladesh, việc mua bán dâm được pháp luật thừa nhận, vì vậy gái mại dâm và hoạt động mua bán dâm tồn tại một cách công khai, nhưng phải ở những địa điểm quy định và không được tiến hành các hoạt động quảng bá công khai. Ở một số nước khác như Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha, việc mua bán dâm không có bộ luật nghiêm cấm nhưng có những bộ luật khác để triệt tiêu điều kiện hoạt động của mại dâm (như nhà chứa, môi giới, quảng cáo...), nên về cơ bản mại dâm vẫn là bất hợp pháp. Nhưng dù sao, mại dâm vẫn là một loại tệ nạn xã hội và chính phủ các nước này vẫn tìm cách ngăn chặn. Ví dụ như tại Pháp, chính phủ vẫn đề ra những biện pháp ngăn chặn nạn mại (bán) dâm bằng cách phạt tiền và phạt tù những người mua dâm (mãi dâm). Theo quy định của Pháp, Những người mua dâm sẽ phải chịu án phạt 6 tháng tù giam và tiền phạt 3.000 Euro (tương đương 2.580 bảng Anh hoặc 4.000 Đô la Mỹ). Theo luật hiện hành của Pháp, hoạt động mại dâm sẽ bị truy tố khi gây rối trật tự công cộng hoặc trở thành có tổ chức (hoạt động kiểu nhà chứa). Người môi giới mại dâm có thể bị phạt tù 7 năm. Nghị sĩ Guy Geoffroy nói rằng, cứ 10 gái bán dâm thì có 9 người là nạn nhân của bọn buôn người, nên mại dâm sẽ được xem xét dưới góc độ bạo lực chống lại phụ nữ. Năm 1999, chính quyền Thụy Điển đã đưa ra biện pháp mới để ngăn chặn mại dâm vốn là bất hợp pháp tại nước này. Đó là thay vì xử lý gái bán dâm thì chính phủ sẽ xử phạt nặng những hành vi mua dâm, qua đó từng bước xóa bỏ tệ nạn mại dâm đang lan tràn. Biện pháp này thu được hiệu quả tốt, và năm 2006, chính phủ Ireland và Phần Lan đã học theo mô hình này. Tại Anh, hoạt động mại dâm về bản chất là bất hợp pháp, kể cả các hoạt động liên quan (như là gạ gẫm bán dâm). Tại tất cả các bang ở Mỹ, mại dâm là hoạt động bất hợp pháp, trừ bang Nevada Tại Hàn Quốc, mại dâm từng được các chính phủ quân phiệt thân Mỹ cho tồn tại hợp pháp để phục vụ cho quân đội Hoa Kỳ đồn trú ở đây. Sau khi chính phủ quân phiệt sụp đổ, để chuẩn bị cho Olympic Seoul 1988 và giúp hình ảnh của Hàn Quốc khỏi bị hoen ố trên bình diện quốc tế, chính phủ mới của Hàn Quốc đã tuyên bố xóa sổ mại dâm. Mặc dù vậy, ngành này vẫn tồn tại ngấm ngầm cho tới bây giờ dưới nhiều hình thức khác nhau.. Chính phủ Hàn Quốc đã đề ra những hình phạt nặng cho tội mua bán dâm, nhờ vậy tệ nạn mại dâm năm 2007 đã giảm gần một nửa so với 2002. Thái Lan là một ví dụ khá đặc biệt, mại dâm bị cấm nhưng các nhà chứa vẫn hoạt động công khai dưới bảo kê của mafia và sự làm ngơ của chính quyền, đến nỗi nhiều người lầm tưởng mại dâm ở Thái Lan là hợp pháp. Nguyên nhân là năm 1967, Mỹ đã ký một hiệp định với Thái Lan để cung cấp mại dâm cho lính Mỹ. Bằng việc hy sinh thân xác và nhân phẩm của phụ nữ Thái Lan, một luồng tiền đã đổ vào nền kinh tế Thái. Liên tục từ năm 1962 tới 1976, gần 700.000 lính Mỹ được đưa tới các nhà thổ ở Thái Lan mỗi năm để giải toả căng thẳng của chiến tranh. Kritaya Archavanitkul, nhà hoạt động vì quyền con người Thái Lan, nói: "Đáng buồn mà nói rằng, cấu trúc xã hội Thái Lan có xu hướng chấp nhận mại dâm. Và có thể, chúng ta có những tổ chức Mafia tham gia vào các đảng phái chính trị, điều này sẽ giúp tệ nạn mại dâm bị lờ đi. Lý do thứ hai là yếu tố văn hóa, ở Thái Lan, hành vi mua dâm của người đàn ông Thái Lan được chấp nhận. Các chính khách, chủ yếu là nam giới, tất nhiên, họ không thấy mại dâm là một vấn đề. Họ biết có nhiều phụ nữ tham gia vào tệ nạn mại dâm ở Thái Lan. Họ biết rằng một số bị đối xử bạo lực và tàn bạo. Nhưng họ không nghĩ rằng đó là một hình ảnh khủng khiếp. Và, bởi vì lợi nhuận béo bở lôi cuốn nhiều người tham gia, vì vậy các chính khách đã nhắm mắt làm ngơ cho tệ nạn này".. Chuwit Kamolvisit, được coi là "ông trùm của mại dâm" ở Thái Lan, nói rằng ông đã hối lộ khoảng 1,5 triệu bảng Anh (khoảng 3 triệu đôla) trong suốt 10 năm cho các chính khách và cảnh sát để họ làm ngơ cho việc kinh doanh tình dục của mình. Theo UNODC, Thái Lan là một điểm đến hàng đầu cho các nạn nhân của tệ nạn buôn người làm nô lệ tình dục. Năm 2006, một nô lệ như vậy đã trốn thoát sau khi bị buộc phải giết hại chủ chứa, và đã đứng ra tố cáo một đường dây mại dâm do Mafia Nhật (Yakuza) kiểm soát Tại Úc, tình hình buôn người và tội phạm có tổ chức đã trở nên tồi tệ hơn khi mại dâm được hợp pháp hóa. Bà Sheila Jeffeys, giáo sư về Chính trị Giới tính - Bộ môn Khoa học Xã hội và Chính trị của trường Đại học Melbourne, gọi tình hình đang diễn ra ở đây là "cuộc thử nghiệm thất bại của việc hợp pháp hóa mại dâm". Bà nói: "Sự thật là những phụ nữ trong các nhà chứa hợp pháp có thể sẽ không được cảnh sát bảo vệ, ở một vài nơi còn không có cả camera quay lại những gì diễn ra bên trong những nơi này. Tại một số ít những nhà chứa hợp pháp, chính quyền các bang đưa ra các luật sức khỏe và an toàn lao động cho gái bán dâm. Tuy nhiên nếu nhìn vào họ sẽ thấy ngay sự nguy hiểm cực độ của ngành công nghiệp tình dục đối với gái bán dâm... Chúng ta nên nhớ rằng lực lượng cơ bản của ngành công nghiệp này là những phụ nữ và em gái dễ bị tổn hại, những người bị hành hạ một cách đồi bại để tạo ra lợi nhuận." "Trên thực tế thì tại châu Á và toàn thế giới, căn bản của những gì xảy ra trong mại dâm là bạo hành và vô nhân đạo... Trong thuật ngữ của Liên Hiệp Quốc, đây là một hoạt động xã hội nguy hiểm và những hành động như vậy được đánh giá là có hại cho sức khỏe đối với phụ nữ và các em gái. Nó được tạo ra từ việc hạ thấp vai trò của phụ nữ, coi sự tồn tại của phụ nữ là để phục vụ cho lợi ích của đàn ông. Do vậy mại dâm cũng như những hành động văn hóa độc hại khác như bạo lực đối với phụ nữ, làm tổn thương phụ nữ là những điều cần phải xóa bỏ hoàn toàn. Hợp pháp hóa rõ ràng rằng không có tác dụng bảo vệ phụ nữ." Tiến sĩ Janice G. Raymond, thuộc Ủy ban phòng chống buôn bán phụ nữ quốc tế (CATW), thông qua số liệu thực tế tại các nước đã hợp pháp hóa mại dâm, đã liệt kê 10 thất bại và tác hại của biện pháp này, đặc biệt với gái bán dâm: Thúc đẩy buôn bán phụ nữ làm nô lệ tình dục. Các chính phủ thực tế đã không kiểm soát nổi ngành công nghiệp tình dục dù đã hợp pháp hóa mà chỉ khiến nó lan tràn thêm. Làm gia tăng "mại dâm chui" bất hợp pháp và bạo lực đường phố. Làm gia tăng nạn mại dâm trẻ em. Không giúp bảo vệ gái mại dâm, họ vẫn bị đối xử tàn nhẫn. Làm tăng nhu cầu mại dâm. Không bị pháp luật chế áp khiến cho đàn ông có cơ hội và động cơ để tiến hành mua bán dâm trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều, làm kỉ cương xã hội rối loạn. Không giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ. Không tăng cường sự lựa chọn nghề nghiệp của phụ nữ, mà còn khiến nhiều người bị lũ tội phạm (thậm chí gia đình mình) đẩy vào con đường này. Phụ nữ trong hệ thống mại dâm đa phần không muốn hợp pháp hóa ngành công nghiệp tình dục. Họ cảm thấy tủi hổ, bị xa lánh khi tên tuổi mình được thông báo công khai. Họ đều xem đó là một con đường nhục nhã, đã tước đoạt sức khỏe, danh dự và cuộc đời họ, và không muốn con em mình lại sa vào con đường này. Cuối cùng bà kết luận: "Hợp pháp hóa mại dâm chỉ làm trầm trọng thêm những vấn nạn của nó. Đó chỉ là sự thoái thác trách nhiệm của chính phủ trước những vấn nạn mà mại dâm gây ra cho con người và xã hội". Còn ở đa số các nước, mại dâm bị nghiêm cấm. Tuy nhiên do sự quản lý của nhà nước chưa đủ mạnh, quy định của pháp luật chưa được thực thi một cách hiệu quả, trình độ văn hóa thấp và sự tha hóa đạo đức của một bộ phận dân cư, và các nguyên nhân khách quan khác dẫn đến hiện tượng mại dâm và gái mại dâm vẫn ngầm tồn tại với nhiều biến tướng. == Đối tượng == === Phân loại === Đối tượng hành nghề mại dâm đủ các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Tại đa số các nước, tệ nạn mại dâm không được pháp luật và đạo đức thừa nhận. Vì thế, gái mại dâm thường hoạt động lén lút. Có các loại gái mại dâm công khai và loại hình khác, núp bóng dưới các "vỏ bọc" khác nhau: Loại hình trực tiếp, công khai đứng đường bắt khách. Không chỉ có các cô gái trẻ tuổi mà đôi khi còn có cả các cụ già 70 tuổi, 80 tuổi. Loại hình này rõ rệt nhất và lộ liễu nhất nên thường được gọi bằng những từ trực tiếp chỉ như gái giang hồ, gái đứng đường, đĩ, điếm, gái làm tiền. Họ bán dâm tại các nhà chứa chuyên nghiệp hoặc ngay tại nhà. Có những gia đình truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bán dâm vì không muốn lao động, trong nhà đàn ông làm bảo kê đàn bà làm gái mại dâm, thậm chí có gia đình cho con gái đi bán dâm khi chưa đến tuổi vị thành niên. Loại hình hoạt động cố định, thường thì có nơi, có chỗ nhất định, chủ yếu trong các hoạt động dịch vụ như: nhân danh người lao động thuộc các ngành nghề hợp pháp, như nhân viên "cắt tóc thư giãn", "gội đầu máy lạnh", nhân viên massage, tiếp viên nhà hàng, quán bar, khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke, sàn nhảy... Loại hình này thuộc diện bán công khai, có khách đề nghị nhu cầu mới làm hoặc chủ động gợi ý cho khách. Trong số này có những em bé tuổi vị thành niên (thường do bị lừa bán vào các nhà chứa rồi ép tiếp khách). Loại này thường được gọi là "gái nhà thổ" hay "gái nhà chứa" (xưa là "gái lầu xanh" hay "kĩ nữ"), gái nhảy/cave, "gái gọi" (được "điều" từ nơi khác về khi thiếu), "hàng"... Loại hoạt động lưu động và có vỏ bọc, ít lộ liễu, có thể hoạt động dưới các mối quan hệ như bồ nhí, vợ hờ, vợ lẽ để moi tiền của những ông đã có vợ nhưng vẫn ham "gặm cỏ non". Loại này thường được gọi là "gái bao". Đối tượng sống "bao" có nhiều loại. Các nữ sinh viên chán học hành, nhân viên văn phòng mê tiền của những người đàn ông giàu có, cấp trên có quyền chức và thích "của lạ". Một số sinh viên bán dâm để kiếm tiền trả tiền học, số khác để có tiền ăn chơi đua đòi. Theo kiểu quan hệ "kiều nữ và đại gia", thường là "gái mại dâm cao cấp" như mà bề ngoài họ nhân danh là những nữ ca sĩ, diễn viên, người mẫu, thư ký... với những người đàn ông giàu có, có chức, có quyền trong xã hội. === Ở các nước === Gái mại dâm ở các nước châu Âu hiện nay đa số là người nước ngoài. Trong số 25.000 đến 30.000 gái mại dâm ở Hà Lan có đến 15.000 là người nước ngoài. Phần lớn gái mại dâm Tây Âu đến từ Trung và Đông Âu (Moldavia, Ukraine, Bulgaria, Ba Lan, Romania, Nga) và châu Phi (phân nửa là người Nigeria), và là nạn nhân của bọn buôn người. Riêng tại Hàn Quốc, hầu hết những khu đèn đỏ đều từ chối phục vụ khách nước ngoài đặc biệt là khách phương Tây. Trừ ngoại lệ đối với những người nước ngoài nói giỏi tiếng Hàn, những cô gái bán dâm ở Hàn Quốc tiếp đón khách phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Về mặt pháp luật, chỉ có loại 1 và loại 2 bị coi là hoạt động "bất hợp pháp" và bị xử lý khi bị "bắt quả tang" hành nghề. Đối tượng loại 3 thường chỉ bị lên án về đạo đức vì bề ngoài họ là những người hành nghề hợp pháp và chỉ quan hệ với một hoặc một số ít người đàn ông trong một thời gian khá dài. Nơi sinh sống và làm việc của họ cũng như những người lương thiện khác chứ không thuộc diện nhạy cảm như nhà nghỉ, quán gội đầu, massage... Đôi khi, những đối tượng loại 3 phải tìm tới nơi hành nghề như đối tượng loại 2, lộ diện là những gái gọi đi khách, điển hình ở Việt Nam là các diễn viên, người mẫu, ca sĩ Yến Vy, Kim Tính, Hồng Hà, Võ Thị Mỹ Xuân, Thiên Kim, Lâm Nhật Ánh. Một số còn kiêm luôn vai trò "tú bà", chăn dắt và môi giới mại dâm ... Theo số liệu của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội Việt Nam, có ít nhất 30% đến 40% số gái bán dâm trên toàn thế giới nhiễm HIV/AIDS và tỷ lệ gái mại dâm nhiễm HIV cao thứ 3 trong các nhóm đối tượng chỉ sau tiêm chích ma túy và nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới. Đánh giá tại Hội nghị tổng kết phòng, chống mại dâm giai đoạn 2006 - 2010 của Việt Nam cho thấy: hiện trên cả nước ước tính có gần 31.000 người bán dâm; gái bán dâm ngày càng trẻ hóa, từ 16 - 18 tuổi chiếm 15,3%, từ 25 - 35 tuổi chiếm 35% và đông nhất là lứa tuổi rất trẻ: từ 18 - 25 tuổi chiếm 42%. Đầu năm 2012, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ LĐ-TB&XH đưa ra thống kê: Cả nước hiện có trên 73.000 cơ sở kinh doanh dịch vụ "nhạy cảm" với trên 48.000 nữ nhân viên phục vụ, trong đó có 2.788 cơ sở và 3.212 nữ nhân viên nghi hoạt động mại dâm. Kết quả nghiên cứu năm 2001 ở Việt Nam cho biết tần suất giao hợp của gái mại dâm là 60 lần mỗi tháng, trong đó 51% gái mại dâm có liên quan tới ma túy và 27% nhiễm HIV. Khảo sát của Bộ Lao động thương binh xã hội Việt Nam cho biết, vào thời điểm đầu năm 2012, thu nhập trung bình của gái mại dâm đạt 10,6 triệu đồng/tháng, chưa kể các khoản phụ khác, cao gấp 2,5 lần thu nhập trung bình của nhóm 20% người có thu nhập cao ở Việt Nam. Trung bình một ngày gái mại dâm làm việc 6 giờ, một tháng làm việc khoảng 19 ngày. Trình độ của gái mại dâm tại Việt Nam hiện nay đã cao hơn trước, nếu trước đây nhiều người thất học thì hiện nay gần 50% có trình độ trung học cơ sở (cấp 2) trở lên. Trên 53% gái bán dâm thú nhận nguyên nhân chủ yếu khiến họ bán dâm là do thu nhập cao, trong khi bản thân họ lười lao động lại thích hưởng thụ, trong đó có cả những cô gái nhà khá giả nhưng bị cha mẹ quản lý tiền chặt chẽ, muốn có tiền ăn chơi nên tự bước vào mại dâm. Một bộ phận khác bán dâm chỉ để có tiền thỏa mãn cơn nghiện ma túy. Hơn một nửa ý thức được tác hại của mại dâm, nhưng vẫn có 34,9% muốn tiếp tục bán dâm trong khoảng 3 năm tới vì muốn duy trì khoản thu nhập cao này trong khi bản thân đã quen tiêu xài phung phí Tuy vậy, phần lớn thu nhập kiếm được lại được ném vào nghiện ngập, hút chích, vũ trường nên "tiền vào thì nhanh mà ra cũng nhanh" === Hoàn lương === Những phụ nữ bán dâm, khi từ bỏ con đường này làm những nghề hợp pháp, được xã hội chấp nhận thì gọi là "hoàn lương". Vương Thúy Kiều trong truyện Kiều đã 2 lần hoàn lương từ lầu xanh khi lấy Thúc Sinh và Từ Hải. Nhiều gái mại dâm sau khi vào trại cải tạo được học nghề và lao động chân chính để kiếm sống, có người hoàn lương và lập gia đình. Trong dân gian Việt Nam có câu: "Lấy đĩ làm vợ chứ không lấy vợ làm đĩ" tỏ sự cảm thông nếu gái mại dâm thực sự muốn trở về với cộng đồng trong cuộc sống lương thiện, nếu từ bỏ được con đường ô nhục và sống tốt. Tại Việt Nam có các Trung tâm phục hồi nhân phẩm, gái mại dâm nếu bị bắt sẽ được đưa vào đó giáo dục, dạy nghề để sau này có nghề nghiệp mưu sinh, không phải quay lại con đường cũ. Có gái mại dâm tâm sự: "Bao nhiêu tiền kiếm được, em lại ném vào nghiện ngập, hút chích. Bây giờ bị bắt đưa vào đây rồi, được quản lý trại tạo công ăn việc làm, em mới thấm thía giá trị của đồng tiền kiếm được bằng nghề lương thiện" === Tuổi đời === Vì mại dâm phụ thuộc vào nhan sắc để hấp dẫn khách, những gái mại dâm khi luống tuổi và không hoàn lương phần lớn gặp bi kịch. Một số trở thành chủ chứa, tức Tú Bà, còn phần lớn gái bán hoa già đều chịu đựng nỗi đau đớn khi bị những người thân, gia đình, con cái và bạn bè ruồng rẫy. Tại Mexico, người ta đã xây dựng những ngôi nhà từ thiện làm nơi cư trú cho các gái mại dâm cao tuổi không nơi nương tựa từ năm 2006. == Đối tượng liên quan == Đối tác: là các khách mua dâm (mãi dâm). Đi mua dâm còn được gọi là "đi chơi gái". Tại những nước đạo Hồi như Senegal, vào dịp lễ Ramadan người ta phải ăn chay và kiêng cữ chuyện quan hệ tình dục, do đó cũng ngừng luôn việc mua dâm và gái mại dâm kiếm tiền thời gian này cũng rất khó khăn. Cộng tác: Gái mại dâm có thể hành nghề độc lập. Trong trường hợp này không cần những người "cộng tác", họ bắt khách và hành nghề tại nhà. Nhưng trong nhiều trường hợp gái mại dâm hoạt động trong một đường dây gồm nhiều đối tượng khác, đó là: Chủ chứa: là chủ các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ... Nữ thì gọi là "Tú Bà" (gọi theo nhân vật Tú Bà trong truyện Kiều) hay "má mì", nam gọi là Tú Ông (dẫn xuất từ Tú Bà). Các chủ chứa thường bắt các gái mại dâm nộp lại một khoản thu nhập có được, theo một tỉ lệ "ăn chia". Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc thời điểm 2005 cho biết doanh số từ mại dâm trên thế giới là 7 tỉ USD/năm. Có trường hợp "Tú Bà" ở độ tuổi vị thành niên, thậm chí chỉ 13 tuổi. Kẻ dắt gái, gọi theo tiếng Pháp là macô. Đây là những người làm môi giới, đưa đón gái mại dâm cho khách theo yêu cầu, và có vai trò bảo vệ gái mại dâm khi bị khách quỵt tiền. Theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, một người làm nghề dắt gái ở châu Âu bỏ túi 110.000 euro/năm đối với một gái mại dâm. == Trong nghệ thuật == Tuy mại dâm bị kỳ thị ngoài xã hội, nhưng kết cục bi đát của những phụ nữ mại dâm (bị xa lánh, chết mà không có chồng con, không người thân thích) vẫn được sự xót xa từ một số người, điển hình là câu thơ mà Nguyễn Du viết trong Truyện Kiều: === Văn chương === Gái mại dâm là chủ đề của nhiều tác phẩm văn học, nhất là các chủ đề bi kịch hoặc châm biếm (như Marguerite trong Trà hoa nữ đã gây nên niềm cảm thương cho nhiều thế hệ độc giả), hay như Làm đĩ của Vũ Trọng Phụng được viết với lời kể của một cô gái nói về con đường dẫn đến mại dâm của mình. Bên cạnh đó cũng có một số tác phẩm viết vì hứng thú, như 120 days of Sodom của Hầu tước Sade, một tác phẩm về vụ bạo dâm với kỹ nữ bị Raymond Josue Seckel nhận xét là "đáng kinh tởm": "Xin lỗi em chỉ là con đĩ" viết về Hạ Âu - một cô gái điếm với tấm lòng bao dung, cao cả, sẵn sàng hy sinh vì người mình yêu. === Thơ phú === Gái mại dâm là một nguồn cảm hứng đối với các nhà thơ. Một số thi sĩ viết về những cô kỹ nữ và những mối tình một cách đầy say đắm, không e ngại và lắm khi tả cảm giác thất tình với kỹ nữ. Thi hào Nguyễn Du trong bài "Văn tế thập loại chúng sinh" tỏ lời thương hại cho những người đàn bà vướng vào cái nghiệp oan trái: Cũng có kẻ lỡ làng một kiếp Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa Ngẩn ngơ khi trở về già Ai chồng con tá biết là cậy ai? Sống đã chịu một đời phiền não Thác lại nhờ hớp cháo lá đạ Đau đớn thay phận đàn bà, Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu? Ngược lại, nhà thơ Pháp Charles Baudelaire làm nhiều bài thơ về gái điếm, nhưng ông ít khi tỏ ý thương xót và coi đó là cái giá mà họ phải trả khi đưa mình vào chốn ô nhục. Thi sĩ Đỗ Mục đời nhà Đường nổi tiếng ăn chơi một thời, thường hay làm thơ nhắc đến kỹ nữ: "Thương nữ bất tri vong quốc hận, Cách giang do xướng Hậu đình hoa" (Kỹ nữ đâu biết hận vì mất nước, bên sông vẫn hát Hậu đình hoa), trong bài "Khiển hoài" của ông có gợi nên dư vị về những cuộc tình chóng vánh ở chốn lầu xanh: Thập niên nhất giác Dương Châu mộng Doanh đắc thanh lâu bạc hãnh danh. Tạm dịch: Mười năm sực tỉnh Dương Châu mộng Luống hận lầu xanh phụ bạc hoài Một thi sĩ đời nhà Đường khác là Bạch Cư Dị có bài "Đại mại tân nữ tặng chư kỹ" (Thay lời chị bán củi tặng các kỹ nữ), nhìn nhận các kỹ nữ với thái độ khác - sự coi thường các cô gái kỹ nữ "ăn trắng mặc trơn" khi thấy hình ảnh họ đối lập với những phụ nữ lao động nặng nhọc, vất vả lam lũ: Loạn bồng vi mấn, bố vi cân Hiểu đạp hàn sơn tự phụ tân Nhất chủng Tiền Đường giang bạn nữ Trước hồng kỵ mã, thị hà nhân? Tản Đà dịch: Đầu bù khăn vải trùm tai Trèo non gánh củi sương mai lạnh lùng Tiền Đường cũng gái trên sông Mà xem yên ngựa quần hồng là ai? Nhà thơ Xuân Diệu của Việt Nam cũng có bài thơ "Lời kỹ nữ" rất nổi tiếng, có những câu rất cảm động về tâm trạng người kỹ nữ: Lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn, Chớ để riêng em phải gặp lòng em; Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo, Trời đầy trăng, lạnh lẽo suốt xương da. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già; Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. Nguyễn Khuyến có bài "Đĩ cầu Nôm" để châm biếm như sau: Thiên hạ bao giờ cho hết đĩ? Trời sinh ra cũng để mà chơi! Dễ mấy khi làm đĩ gặp thời, Chơi thủng trống long dùi âu mới thích Đĩ bao tử càng chơi càng lịch, Tha hồ cho khúc khích chị em cười: Người ba đấng, của ba loài, Nếu những như ai thì đĩ mốc. Đĩ mà có tàn, có tán, có hương án, có bàn độc Khá khen thay làm đĩ có tông Khắp giang hồ chẳng chốn nào không. Suốt Nam Bắc Tây Đông đều biết tiếng. Đĩ mười phương chơi cho đủ chín, Còn một phương để nhịn lấy chồng. Chém cha cái kiếp đào hồng, Bạn với kẻ anh hùng cho đứng số. Vợ bợm, chồng quan, danh phận đó, Mai sau ngày giỗ có văn nôm. Cha đời con đĩ cầu Nôm. Tú Xương thì có bài hài hước "Tết tặng cô đầu": Ngày xuân mừng quý khách Khi vui, lọ đàn phách! Chuyện nở như pháo rang Chuyện dai như chão rách, Đổ cả bốn chân giường Xiêu cả một bức vách! === Âm nhạc === Tình kỹ nữ của Phạm Duy Đời gọi em biết bao lần của Trịnh Công Sơn === Nghệ thuật trình diễn === Nghệ thuật Cải lương có vở Nửa đời hương phấn do Hà Triều - Hoa Phượng soạn dựa theo truyện Trà Hoa Nữ tức La Dame aux camélias của Alexandre Dumas con (1848). Pretty Woman, phim đoạt giải Oscar năm 1990 nói về một cô kỹ nữ do Julia Roberts thủ vai. Do gặp khách hàng là một người đàn ông tốt bụng, cô kỹ nữ đã đổi đời. == Những gái mại dâm nổi tiếng == === Trong văn học === Vương Thúy Kiều - trong Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân và Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du Marguerite - trong truyện Trà hoa nữ của Dumas con Tuyết - trong Đời mưa gió của Khái Hưng - Nhất Linh === Trong đời thực === Ở Trung Quốc Trần Viên Viên Lý Sư Sư (李光明) Ở Pháp Marie Duplessis- được Dumas con viết lại vào tác phẩm Trà hoa nữ với tên Marguerite Ở Việt Nam Lâm Uyển Nhi (1975-2008), đoạt giải nhất cuộc thi Người đẹp các thành phố biển năm 1989 (tại Nha Trang). Yến Vi == Chú thích == == Xem thêm == Mại dâm nam Gái bao Mại dâm Mãi dâm Bia ôm AIDS == Liên kết ngoài == Nghề... "bán dâm gia truyền" "Phố cave"… trên núi Xã "cave" Đường về của 200 cô gái xuất ngoại bán trinh "Phố đèn đỏ" giữa ban ngày Bi hài chuyện quét vét gái bán dâm
hard rock.txt
Hard rock (hay heavy rock) là một thể loại rock được định nghĩa không rõ ràng, ra đời vào giữa những năm 1960 cùng với các thể loại garage rock, psychedelic rock và blues rock. Nó được xem là một thể loại rock nặng, đặc trưng với giọng ca đầy nội lực, tiếng guitar điện, bass rè, bộ trống, thường kết hợp cùng piano và keyboard. Hard rock phát triển thành hình thái âm nhạc chính thức phổ biến vào thập niên 70, với các ban nhạc như Led Zeppelin, The Who, Deep Purple, Aerosmith, AC/DC và Van Halen. Trong những năm 1980, một số ban nhạc hard rock chuyển dòng nhạc từ hard rock nghiêng hẳn sang pop rock, trong khi những nhóm khác bắt đầu quay lại chơi dòng nhạc này. Những ban nhạc đã thành lập trước đây, các nhóm glam metal như Bon Jovi, Def Leppard và Guns N' Roses đã đánh dấu sự trở lại vào giữa những năm 1980 và đạt tới đỉnh cao thương mại trong thập niên này cũng như thành công lớn trong các giai đoạn về sau. Vào thập niên 90, hard rock bắt đầu bị giảm độ ưa chuộng do sự thành công thị trường của dòng nhạc grunge, sau là Britpop. Bất chấp điều này, nhiều ban nhạc post-grunge vẫn theo đuổi, nỗ lực hồi sinh hard rock và đã tạo ra một làn sóng hâm mộ mới trong những năm 2000, các nhóm hard rock mới ra đời từ sự hồi sinh của dòng garage rock và post-punk. Những năm này, chỉ một vài ban nhạc hard rock từ thập kỷ 70, 80 xoay xở được để duy trì sự nghiệp thu âm thành công. == Định nghĩa == Hard rock là một thể loại nhạc rock mạnh và dữ dội. Guitar điện là nhạc cụ quan trọng để thực hiện những đoạn riff lặp đi lặp lại với độ phức tạp khác nhau hoặc chơi độc tấu, sử dụng cùng hiệu ứng biến dạng âm thanh và các hiệu ứng khác. Nhịp trống trong hard rock cũng rất biến hoá, cách chơi đặc trưng chú trọng vào điều khiển nhịp trống, trống bass đánh mạnh, trống snare chơi phách sau 2/4 (backbeat), thỉnh thoảng nhấn thêm chũm chọe. Guitar bass kết hợp trống, thi thoảng để chơi những khúc riff, nhưng thường là để tạo nền cho nhịp điệu và những đoạn lead guitar. Ca sĩ thể hiện thường gào thét, rền rĩ, kể cả la hét, than vãn, có lúc hát ở âm vực cao, thậm chí hát giọng falsetto (giọng óc). Hard rock đôi khi bị cộp mác là cock rock do công khai đề cao nam tính và dục tính, cũng như vì lịch sử trình diễn, tiêu thụ thể loại nhạc này chủ yếu bởi nam giới: trong trường hợp người nghe, những người da trắng, thanh niên tầng lớp lao động nói riêng. Cuối những năm 1960 thuật ngữ heavy metal bắt đầu được sử dụng để diễn tả loại hard rock được chơi với cường độ và âm thanh mạnh hơn. Trong khi hard rock vẫn duy trì chất blue của rock and roll, gồm một chút swing (nhạc xuynh) trong những đoạn back beat và riff nhằm phác họa chùm hợp âm ở điệp khúc, thì những đoạn riff của heavy metal thường thể hiện theo giai điệu độc lập mà không chứa âm hưởng swing. Heavy metal mang những đặc tính "nặng hơn" sau cú đột phá của nhóm Black Sabbath vào đầu những năm 1970. Thập niên 80 nó đã phát triển thêm một số thể loại thường gọi chung là extreme metal, một số chúng bị ảnh hưởng bởi hardcore punk, càng phân biệt hai phong cách hơn. Dù có sự khác biệt này, hard rock và heavy metal cũng đã luôn tồn tại song song với nhau, các ban nhạc thường xuyên chơi lẫn 2 thể loại hoặc lấn sân sang thể loại kia. == Lịch sử == === Sơ khai (thập kỷ 60) === Một trong những tác động chính lên hard rock là dòng nhạc blues. Những ban nhạc rock của Anh và Mỹ bắt đầu thay đổi rock and roll, thêm vào nó những âm thanh mạnh hơn, những cú riff nặng hơn, tiếng trống dồn dập và giọng hát lớn hơn. Đây chính là điều tạo nên nền tảng của hard rock. Những bản hard rock thời kỳ đầu có thể kể đến là "You really got me" của The Kinks (1964), "My generation" của The Who (1965) và "I feel free" của Cream (1966). Sau đó, Jimi Hendrix tạo ra một dòng psychedelic rock chịu ảnh hưởng của blues, nó là sự kết hợp các yếu tố của jazz, blues và rock and roll. Ông là một trong nhưng cây ghita đầu tiên thử nghiệm những kỹ thuật ghita mới như phasing, feedback và distortion, chỉ sau Dave Davies của The Kinks, Pete Townshend của The Who, Eric Clapton của Cream và Jeff Beck của The Yardbirds. Những nhóm nhạc hard rock xuất hiện lần đầu vào cuối thập kỷ 60, ví dụ như The Who, Deep Purple, Iron Butterfly, Blue Cheer và Led Zeppelin, họ đã pha trộn nhạc của những ban nhạc rock cổ với những khía cạnh mạnh hơn của blues rock và acid rock. Deep Purple là tiên phong trong dòng hard rock với các album Shades of Deep Purple (1968), The book of Taliesyn (1968), và Deep Purple (1969), tuy nhiên bước nhảy vọt của họ được đánh dấu ở album thứ tư mạnh mẽ hơn hẳn: In Rock (1970). Led Zeppelin với album cùng tên Led Zeppelin (1969), và The Who với Live at Leeds (1970) là những ví dụ khác về thời kỳ sơ khai của dòng hard rock. Chất liệu gốc blues trong những album này là rất rõ, và một số ca khúc của các tác giả blues nổi tiếng đã được chơi lại trong các album này. === Kỷ nguyên đầu (thập kỷ 70) === Led Zeppelin II (1970), album thứ hai của Led Zeppelin là một bước ngoặt của hard rock, được cho là nổi tiếng hơn album thứ ba của họ Led Zeppelin III (1970). Mặc dù vẫn giữ được chất "nặng" nhưng Led Zeppelin III lại mạng nhiều xu hướng của folk rock hơn so với album thứ hai. Năm 1971 chứng kiến sự ra đời của Who’s Next, một album của The Who được đón nhận một cách nồng nhiệt. Tuy mang nhiều chất của dòng heavy metal, nhưng 2 album đầu tay của Black Sabbath phát hành năm 1970 vẫn được coi là đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đưa hard rock lên một tầm cao mới. Deep Purple vẫn tiếp tục biến đổi dòng nhạc hard rock trong năm 1972 với album Machine Head, được coi là một trong những album heavy metal đầu tiên mặc dù một số thành viên của ban nhạc không hứng thú với cái danh đó. Hai bài hát trong Machine Head đã có thành công vang dội là "Highway Star" và "Smoke on the Water". Đoạn riff chính của "Smoke on the water" với bốn power-chords đã khiến cho nó trở thành biểu tượng của Deep Purple đối với rất nhiều người. Nazareth, một ban nhạc của Scotland, đã trình diễn một loại hard rock pha trộn khiến cho dòng nhạc này càng trở nên thông dụng với album bán chạy nhất của họ: "Hair of the Dog", và đến lượt mình, nó lại ảnh hưởng đến rất nhiều các ban nhạc khác. "All right now" bài hát đánh dấu tên tuổi của Free, đã nhận được hàng tấn thư yêu cầu trên sóng phát thanh ở cả Anh và Mỹ. Trong những năm 70, hard rock đã phát triển ra nhiều nhánh khác. Năm 1972, người mở đường cho phong cách rock rùng rợn Alice Cooper đưa hard rock thành xu thế chính trong làng âm nhạc với album School’s Out. Một năm sau đó, Aerosmith, Queen và Montrose với sự xuất hiện của những album mang cùng tên đã chứng minh cho sự lan rộng của hard rock. Năm 1974 Bad Company phát hành album đầu tay và Queen tung ra album thứ ba Sheer Heart Attack, với bài "Stone Cold Crazy" mà sau đó đã ảnh hưởng tới những ban thrash metal như Metallica hay Megadeth. Queen đã sử dụng giọng hát và ghita đa tầng và kết hợp hard rock với glam rock, heavy metal, progressive rock, và thậm chí cả opera. Kiss cho ra đời 3 album đầu tiên Kiss, Hotter than Hell và Dressed to kill trong vòng hơn một năm, và có bước nhảy vọt với đĩa đôi nhạc sống Alive! vào năm 1975. Bộ 3 người Canada Rush phát hành 3 album hard rock rất đặc trưng vào năm 1974-75 (Rush, Fly by night và Caress of Steel) trước khi chuyển lên chơi một loại nhạc cấp tiến hơn. Vào giữa thập kỷ 70, Aerosmith tung ra 2 album chấn động Toys in the Attic và Rocks với sự kết hợp giữa blues, hard rock và heavy metal mà chính nó sau đó đã tác động đến các ban rock khác như Metallica, Gun N’Roses, Motley Crue, Testament, Nirvana và Van Halen. Năm 1976, Boston cho ra đời album đầu tay rất thành công, trong khi đó Heart đã mở ra con đường cho phụ nữ đến với dòng nhạc này với album đầu tay của họ. Ban nhạc của Ailen Thin Lizzy, bắt đầu chơi vào cuối những năm 60, đạt được một bước nhảy vọt đáng kể vào năm 1976 với album Jailbreak và đĩa đơn đỉnh cao "The boys are back in town". Trong khoảng thời gian này, nghệ sĩ ghita người Mỹ Ted Nugent tách khỏi Amboy Dukes và bắt đầu sự nghiệp solo để tạo nên 4 album thành công vang dội: Ted Nugent(1975), Free-for-all (1976), Cat scratch fever (1977) và Double live gonzo (1978). Năm 1975, sự ra đi của Ritchie Blackmore (ông đã thành lập ban Rainbow cũng trong năm đó) – cây ghita của Deep Purple được kế tiếp bởi cái chết bất ngờ của người thay thế ông, Tommy Bolin vào năm 1976, nhưng tới lúc đó thì ban nhạc đã tan rã. Năm 1978, tay trống của The Who, Keith Moon đã chết khi đang ngủ vì dùng thuốc quá liều. Với sự phát triển của disco ở Mỹ và punk rock ở Anh, sự thống trị của hard rock đã bắt đầu có đối thủ và dần lu mờ. Disco có sức hấp dẫn mạnh hơn với nhiều loại người còn punk thì có vẻ như đã chiếm được vai trò nổi loạn của hard rock. Cùng lúc đó thì Black Sabbath đã thoát khỏi bóng tối của những thuở sơ khai với những album như Technical Ecstasy. Van Halen xuất hiện năm 1978 từ thứ âm nhạc cứng cỏi của Los Angeles. Họ chơi chủ yếu dựa trên kỹ thuật ghita của tay ghita chính Eddie Van Halen, ông nổi tiếng với một kỹ thuật chơi ghita sử dụng two‐handed hammer‐ons và pull‐offs gọi là tapping. Ca khúc "Eruption" trong album Van Halen đã thể hiện rõ kỹ thuật của ông và đã tác động mạnh mẽ lên cả sự trở lại của hard rock cũng như định nghĩa và đánh giá về vai trò của ghita điện trong hard rock và ngay cả nhạc pop. Năm 1979, sự khác biệt giữa cách chơi hard rock và cách chơi của dòng nhạc đang nổi heavy metal được đánh dấu khi ban nhạc hard rock Úc, AC/DC phát hành album lớn thứ hai của họ Highway to Hell. Âm nhạc của AC/DC chủ yếu dựa trên rhythm&blues và hard rock đầu 1970, và họ dứt khoát từ chối "cái mác" heavy metal. === Kỷ nguyên thứ hai (thập kỷ 80) === Năm 1980, Led Zeppelin tan rã sau cái chết của tay trống John Bonham vì bị ngạt sau khi uống quá nhiều rượu. Bon Scott, ca sĩ hát chính của AC/DC cũng chết vì ngạt/ngộ độc rượu năm 1980. Black Sabbath thì chia tay với ca sĩ chính Ozzy Osbourne và thay thế bởi Ronnie James Dio. Với một loạt các sự kiện đó, làn sóng đầu tiên của hard rock cổ điển kết thúc. Một số ban nhạc như Queen chuyển sang chơi thể loại pop rock. AC/DC thu album Back in Black với ca sĩ mới Brian Johnson. Back in Black là album bán chạy thứ 5 mọi thời đại của Mỹ và là album được bán rộng rãi thứ 2 thế giới. Ozzy Osbourne cho ra đĩa solo đầu tiên Blizzard of Ozz cùng với nghệ sĩ ghita người Mỹ Randy Rhoads. Năm 1981, ban nhạc hard rock Anh Def Leppard phát hành album thứ hai High ‘N’ Dry, trong album này họ đã phân biệt rõ chất liệu của hard rock thập kỷ 80 với những ca khúc như "Bringin’ on the heartbreak". Ban nhạc Mỹ Motley Crue tiếp tục trào lưu đó với album Too fast for Love. Một năm sau, phong cách này phát triển lên dưới sự dẫn dắt của những ban như Twisted Sister và Quiet Riot. Năm 1983, Def Leppard tung ra album Pyromania và nó đã giành được vị trí số 2 trên bảng xếp hạng ở Mỹ. Với album này, họ đã xây dựng được phong cách riêng của mình với sự kết hợp glam-rock và heavy metal. Pyromania rõ ràng đã khơi mào cho một dòng nhạc metal chịu ảnh hưởng của pop mà đã bùng nổ sau đó, với những ca khúc như "Photograph" hay "Rock of Ages" đã lọt vào top 20 bảng xếp hạng của Mỹ. Chính trong album này, đĩa đơn "Foolin" cũng nằm trong top 40. Cùng trong năm đó, Motley Crue tung ra album Shout at the Devil, một thành công lớn. Album của Van Halen, 1984 cũng là một thành công vang dội với vị trí số 2 trên bảng xếp hạng Billboard dành cho các album. Đặc biệt, bài hát "Jump" chiếm vị trí số 1 và giữ vững ngôi vị này trong vài tuần. Sau khá nhiều thay đổi và 8 năm ngừng hoạt động, Deep Purple đã trở lại đầy thành công vào cuối 1984 với Perfect Strangers. Album này đã giành vị trí số 5 ở Anh, số 2 ở Na Uy, và số 6 trong Billboard 200 ở Mỹ. Cuối thập kỷ 80 là khoảng thời gian thành công rực rỡ nhất của hard rock. Trong thời gian này nó đã trở thành thứ âm nhạc thịnh hành nhất ở Mỹ. Rất nhiều nhạc phẩm của dòng nhạc này đoạt được thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng. Một trong số đó là album Slippery when wet (1986) của Bon Jovi, nó đứng ở vị trí cao nhất của bảng xếp hạng Billboard 200 trong 8 tuần liền, bán được 12 triệu bản, và là album hard rock đầu tiên có tới 3 bài nằm trong top 10 – 2 trong số đó đã giành được ngôi quán quân. Thêm vào đó là album bất hủ The final countdown của ban nhạc Thụy Điển Europe vào năm 1986. Nó giành được vị trí số 8 trên bảng xếp hạng của Mỹ, đồng thời lọt vào top 10 ở nhiều quốc gia khác. Giai đoạn này cũng chứng kiến sự tiến lên của những ban hard rock Mỹ ngấm chất glam, với sự ra đời của 2 album đầu tay của Poison và Cinderella. Cũng trong năm 1986, Van Halen phát hành album đầu tiên của mình với giọng ca của Sammy Hagar, 5150, album này đã đứng trên vị trí số một trong 3 tuần liền và bán được hơn 6 triệu bản ở Mỹ. ==== 1987: Đỉnh cao của Rock ==== 1987 là năm huy hoàng của hard rock với những phát hành then chốt của cả những ban nhạc mới và cũ. Album đầu tay bán chạy nhất mọi thời đại Appetite for destruction của Guns N’ Roses được phát hành, với một phong cách du côn, tục tĩu, nó đã tiên đoán trước được chiều hướng phát triển của rock trong thập kỷ 90. Cùng thời gian này, Hysteria của Def Leppard là album bạn chạy nhất của dòng nhạc glam rock, chỉ xếp sau Slippery when wet và lượng bán. Cả 2 album đều đứng trên đỉnh của bảng xếp hạng Mỹ và bán được trên 20 triệu bản trên toàn thế giới. Appetite có bài nằm trong top 10, trong đó "Sweet Child o’ Mine" giành ngôi vị cao nhất, Hysteria thì có 6 bài nằm trong top (nhiều hơn tất cả các album hard rock từ xưa tới nay). Motley Crue, ban nhạc ngấm chất glam metal đậm nhất, đạt được đỉnh cao với Girls, girls, girls. Ngoài ra, những thứ rock nặng hơn cũng có một năm thành công, với album được phát hành của Anthrax, Among the living. Được cho là album thành công nhất của ban nhạc, nó cho thấy rằng sự kiện chấn động khi Metallica nhân rộng sức hấp dẫn của thrash metal một năm trước đó đã được công chúng chú ý tới và đang có đà phát triển. Đây cũng là năm quan trọng và thành công nhất của những ban nhạc rock thế hệ 1970, những người đã tiếp nhận một phong cách chơi nhạc hiện đại hơn. Sự trở lại của Aerosmith với album Permanent vacation đã đẩy ban nhạc lên một tầm cao mới và trở nên ngày càng nổi tiếng trong suốt một thập kỷ, sau quãng thời gian 7 năm gián đoạn. Whitesnake, ban nhạc của David Coverdale – thủ lĩnh một thời của Deep Purple, tung ra album cùng tên và nó bán chạy hơn bất cứ album nào của Coverdale hay Deep Purple với 17 triệu bản được bán và hoành khúc "Here I go again ‘87". Những chất liệu glam metal của album làm rung động thính giả Mỹ, đồng thời nó cũng không quên giành lầy cho Coverdale 4 vị trí trong top 20 bài hát hay nhất của Anh. Mặc dù không quan trọng như 2 album của Aerosmith và Coverdale, nhưng một album khác đàng được nhắc đến là Crazy Nights của KISS. Nó là đĩa bán chạy nhất của ban nhạc kể từ album phát hành năm 1979, Dynasty. Nó là album được xếp hạng cao nhất ở Mỹ của họ kể từ năm 1979, và là album được xếp cao nhất trong sự nghiệp của họ ở Anh, nơi mà nó là album được bán chạy nhất của ban nhạc nhờ ca khúc cùng tên, ca khúc nổi tiếng nhất của ban nhạc ở đó. Trong năm 1988 và 1989, những thành công đáng kể nhất là New Jersey của Bon Jovi, Pump của Aerosmith, OU812 của Van Halen, Dr.Feelgood của Motley Crue, và Open up and say… Ahh! của Poison. Có 5 bài trong New Jersey lọt vào top 10, nhiều nhất từ trước tới nay cho một album hard rock. Năm 1986, Skid Row thành lập. Album đầu tiên của họ, Skid Row, giành được vị trí số 6 trên bảng xếp hạng Billboard 200. Cho đến cuối những năm 80, rất nhiều ban nhạc hard rock như Mr.Big, Firehouse, Warrant, Winger, và Extreme có được thành công vang dội, với nhiều ban đạt tới đỉnh cao vào năm 1990 và 1991. === Kỷ nguyên thứ 3 (1990 đến nay) === Đầu thập kỷ 90 hard rock được thống trị bởi AC/DC, Gun N’ Roses, Metallica và Van Halen. Những quả bom tấn như The razors edge của AC/DC, Metallica (thường được nhắc đến với cái tên "The Black Album") của Metallica, Use your illusion I và Use your illusion II của Gun N’ Roses, và For unlawful carnal knowledge của Van Halen trong năm 1991 đã minh chứng cho điều này. Năm 1992, Def Leppard tiếp nối thành công của album Hysteria năm 1987 với Adrenalize. Quả bom tấn này đã có tới 4 bài nằm trong top 40 và bản thân nó giành vị trí số 1 trên bảng xếp hạng album của Mỹ trong 5 tuần liên tiếp, không có một album hard rock nào giành được vị trí đó trong năm này. Trong khi một số ban hard rock tiếp tục giữ được thành công và danh tiếng trong nửa đầu thập kỷ thì một sự lựa chọn khác thay cho hard rock cũng đồng thời tìm được chỗ đứng trong khoảng thời gian này. Grunge kết hợp những yếu tố của hardcore punk và heavy metal thành một thứ âm nhạc "đục" hơn sử dụng heavy guitar distortion, fuzz và feedback, kết hợp với lời ca đen tối hơn so với những người tiền nhiệm đậm chất "nghệ sĩ" của họ. Mặc dù phần lớn các ban grunge có lối đánh đối nghịch với trào lưu hard rock (ví dụ Nirvana, Pearl Jam và L7), vẫn có một bộ phận nhỏ (Alice in chains, Mother love bone, và Soundgarden) chịu ảnh hưởng nặng của rock và metal của thập kỷ 70, 80. Tuy nhiên, tất cả các ban grunge đều xa lánh phong cách hầm hố, hùng tráng và chú trọng thời trang của hard rock thời đó. Trong khoảng thời gian mà grunge thống trị làng rock, rất nhiều ban hard rock nổi tiếng của những năm 1980 và đầu 1990 chìm vào im lặng. Rất nhiều ban nhạc glam metal như Ratt, Europe, White lion, và Winger tan rã. Một số ban nhạc tái lập vào cuối thập kỷ 90 và đầu những năm 2000, nhưng họ không thể có được những thành công vang dội như thời 1980 hay đầu 1990. Một số ban khác như Motley Cruem, Poison, và Warrant đã có những thay đổi về mặt nhân sự có tác động đến khả năng phát triển của họ trong suốt thập kỷ. Giữa thập kỷ 90, những sự thay đổi nhân sự lớn và đình đám nhất diễn ra ở Gun N’ Roses và Van Halen, đóng góp thêm vào sự sa sút của hard rock trong thập kỷ này. Năm 1995, Van Halen phát hành Balance, album thành công cuối cùng với ca sĩ hát chính Sammy Hagar. Năm 1996, Sammy Hagar rời khỏi Van Halen một thời gian ngắn sau khi bài hát mới cho phim Twister được phát hành. Vụ tái hợp với David Lee Roth diễn ra khá rầm rộ với việc đội hình cũ của ban nhạc được tôn vinh tại lễ trao giải MTV 1996. Sau khi thu 2 bài hát mới cho đĩa tuyển tập những ca khúc hay nhất, Roth bị xa thải, thay vào đó là ca sĩ của ban nhạc Extreme, Gary Cherone cho album năm 1998 Van Halen III, một thất bại thảm hại. Sau chuyến lưu diễn, Cherone bị xa thải. Van Halen không thu đĩa nào và cũng không đi lưu diễn cho tới tận 2004. Trong khi đó, đội hình của Gun N’ Roses cũng được gọt giũa suốt cả thập kỷ. Tay trống Steven Adler bị xa thải năm 1990, cây ghita Izzy Stradlin rời khỏi ban nhạc cuối 1991 sau khi thu Use your illusion I và II. Sự căng thẳng giữa các thành viên của ban nhạc với ca sĩ chính Axl Rose tiếp tục sau khi phát hành album 1993 The Spaghetti incident?. Tay ghita Slash chia tay năm 1996, tiếp đó là cây bass Duff McKagan năm 1997. Những người thay thế cho Stradlin và Adler, Gilby Clarke và Matt Sorum lần lượt bị xa thải vào 1994 và 1997. Axl Rose đã phải làm việc với một đội hình thay đổi liên tục để thu một album mà hơn mười năm mới xong, Chinese democracy. Album cuối cùng cũng được phát hành vào năm 2008 và chỉ bán được khoảng triệu bản, không ra một đĩa đơn nào, và thua xa về độ thành công so với các album trước của ban nhạc vào cuối những năm 1980 và đầu 1990. Đến giữa những năm 2000, các ban nhạc mới bắt đầu trở thành tâm điểm: Jet, Wolfmother, Airbourne, White Stripes, The Vines, Three days grace, The answer, The glitterati, The datsuns và Towers of London, là những ban nhạc rock mới đã tiếp nối sự hồi sinh của garage rock. Việc này đã giúp cho glam metal trở lại (ví dụ những ban như Buckcherry, chịu ảnh hưởng từ album Appetite for destruction của Gun N’ Roses). Thập kỷ đầu của thế kỷ 21 cũng chứng kiến sự tái hợp và những chuyến lưu diễn của Rage against the machine, Stone temple pilots, Eric burdon và Living colour, thêm vào đó là Van Halen, The Who và Black sabbath và thậm chí là cả một buối biểu diễn chia tay của Led Zeppelin, làm mới lại niềm đam mê của những thời kỳ trước. Ngoài ra, những siêu ban nhạc như Audioslave hay Velvet Revolver đã tiến lên hàng đầu với những album triệu bản đầu tay và hàng loạt ca khúc nổi danh trong làng nhạc rock. Velvet Revolver thậm chí còn giành được một giải Grammy. Tuy nhiên, những ban nhạc này tồn tại không lâu và tan rã lần lượt vào 2007 và 2008. Ngoài ra, vài ban nhạc hard rock từ thời 1970-1980 vẫn giữ được thành công trong những năm 1990-2000 nhờ vào sự biến đổi không ngừng và sự tìm tòi các phong cách nhạc khác, ví dụ như Aerosmith, Bon Jovi, AC/DC, và Metallica. Kể từ album 1989 Pump, Aerosmith đã phát hành 2 album triệu bản hàng đầu là Get a grip năm 1993 và Nine Lives năm 1997. Get a grip có 4 bài nằm trong top 40 và trở thành album bán chạy nhất của ban nhạc trên toàn thế giới với hơn 20 triệu bản bán được. Thêm vào đó, Aerosmith phát hành một album triệu bản Just push play(2001) đứng vị trí thứ 2, album này cho thấy ban nhạc đã lấn xa hơn vào dòng pop. Một ablum hát lại những bài blue nữa là Honkin’ on Bobo giành vị trí số 5 năm 2004. Ngoài ra, kể từ đầu thập kỷ 90, Aerosmith đã giành được 8 bài trong top 40 (trong đó "I don’t want to miss a thing" giành ngôi quán quân năm 1998). Bon jovi phát hành 5 album bán được hơn một triệu bản hoặc hơn thế và cũng giành 8 vị trí trong top 40 kể từ album 1998 New Jersey. Ngoài việc giữ lãi gốc rễ hard rock với các bài "Keep the faith" và "It’s my life", Bon Jovi cũng có được thành công với dòng nhạc người lớn đương thời với top 10 bài ballad "Bed of Roses" (1993) và "Always" (1994) và cả dòng nhạc đồng quê với "Who says you can’t go home", bài hát đã giành ngôi quán quân trên bảng xếp hạng Hot Country Singles năm 2006 và abum rock/đồng quê Lost Highway giành ngôi số 1 năm 2007. Năm 2009, Bon Jovi phát một album số 1 nữa The Circle. Kể từ album triệu bản hồi 1990 The Razorz edge, AC/DC còn phát hành 2 đĩa đôi hàng đầu nữa là Ballbreaker(1995) và Black Ice(2008) và album được xếp hạng Stiff Upper Lip (2000). Trong khi đó, Metallica tung ra 4 album triệu bản hàng đầu kể từ The black album năm 1991, đó là Load, Reload, St.Anger, và Death magnetic. Load và Reload đều bán được hơn 4 triệu bản ở Mỹ và chứng kiến sự phát triển của ban nhạc sang thể loại blue rock, trong khi Death Magnetic là sự trở lại của ban nhạc với gốc gác heavy metal của những năm 1980. == Tham khảo ==
an sinh xã hội.txt
An sinh xã hội là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó. An sinh xã hội cũng có thể chỉ các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về thực phẩm và nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe và phúc lợi cho người dân nói chung và các phân đoạn có khả năng dễ bị tổn thương như trẻ em, người già, người bệnh và người thất nghiệp. Các dịch vụ cung cấp an sinh xã hội thường được gọi là các dịch vụ xã hội. An sinh xã hội có thể chỉ: Bảo hiểm xã hội, nơi người dân nhận được lợi ích hay dịch vụ trong sự công nhận những đóng góp cho một chương trình bảo hiểm. Những dịch vụ này thường bao gồm sự chu cấp lương hưu, bảo hiểm tàn tật, phúc lợi cho những người thân còn sống và bảo hiểm thất nghiệp. Các dịch vụ được cung cấp bởi chính phủ hoặc các cơ quan được chỉ định chịu trách nhiệm chu cấp an sinh xã hội. Ở các nước khác nhau điều này có thể bao gồm chăm sóc y tế, hỗ trợ tài chính trong thời gian thất nghiệp, bệnh tật, hoặc nghỉ hưu, sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc, các khía cạnh của công tác xã hội và thậm chí cả quan hệ ngành công nghiệp. An sinh cơ bản bất chấp việc có tham gia vào các chương trình bảo hiểm cụ thể hay không, khi có thể hội đủ điều kiện nếu nó không phải là một vấn đề. Ví dụ hỗ trợ cho những người tị nạn mới đến về các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, quần áo, nhà ở, giáo dục, tiền và chăm sóc y tế. == Lịch sử == Trong Đế quốc La Mã, phúc lợi xã hội để giúp đỡ người nghèo được mở rộng bởi hoàng đế Trajan. Chương trình của Trajan được nhiều người hoan nghênh, trong đó có cả Pliny Trẻ. Trong truyền thống Do Thái, từ thiện (thể hiện bằng khái niệm tzedakah) là một vấn đề nghĩa vụ tôn giáo chứ không phải là lòng nhân từ. Từ thiện đương thời được coi là sự tiếp nối của Maaser Ani Thánh Kinh, hay thuế thập phân dành cho người nghèo, cũng như các thông lệ Kinh Thánh, chẳng hạn như cho phép người nghèo mót thóc lúa tại các góc của một cánh đồng và thu hoạch trong Shmita (năm nghỉ ngơi). Từ thiện tự nguyện, cùng với cầu nguyện và ăn năn, được hỗ trợ để cải thiện những hậu quả của những hành vi xấu. Chính quyền nhà Tống (khoảng năm 1000) hỗ trợ nhiều hình thức của các chương trình trợ cấp xã hội, bao gồm cả việc thành lập viện dưỡng lão, bệnh viện công, và nghĩa địa của người ăn xin. Theo Robert Henry Nelson, "Giáo hội Công giáo La Mã Trung cổ hoạt động như một hệ thống phúc lợi xã hội sâu rộng và toàn diện cho người nghèo..." Các khái niệm về phúc lợi và hưu trí đã được đưa vào thực hiện trong luật Hồi giáo sơ kỳ của Caliphate dưới hình thức Zakat (từ thiện), một trong Năm nguyên tắc của đạo Hồi, kể từ thời khalip Rashidun Umar trong thế kỷ 7. Các thuế (bao gồm cả Zakat và Jizya) thu được vào ngân khố của chính quyền Hồi giáo được sử dụng để cung cấp thu nhập cho những người túng thiếu, bao gồm người nghèo, người già, trẻ mồ côi, góa phụ và người tàn tật. Theo luật gia Hồi giáo Al-Ghazali (Algazel, 1058-1111), chính quyền cũng đã dự định lưu giữ các nguồn cung cấp thực phẩm tại tất cả các khu vực trong trường hợp thiên tai hay nạn đói xảy ra. (Xem Bayt al-mal để biết thêm thông tin.) Có tương đối ít dữ liệu thống kê về các thanh toán chuyển giao trước Trung kỳ Trung cổ. Trong thời gian Trung cổ và cho đến cách mạng công nghiệp, chức năng của trợ cấp phúc lợi tại châu Âu chủ yếu đạt được thông qua cho tặng tư nhân hoặc từ thiện. Trong những thời gian sơ khai này, có một nhóm rộng lớn hơn được coi là nghèo đói so với trong thế kỷ 21. Các chương trình phúc lợi sơ khai ở châu Âu bao gồm Luật Người nghèo của Anh năm 1601, trong đó đã trao cho các giáo xứ trách nhiệm cung cấp hỗ trợ giảm đói nghèo cho người nghèo. Hệ thống này đã được sửa đổi đáng kể bởi Đạo luật sửa đổi Luật người nghèo thế kỷ 19, mở đầu hệ thống các trại tế bần. Chủ yếu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, hệ thống có tổ chức cung cấp phúc lợi nhà nước đã được đưa vào ở nhiều nước. Otto von Bismarck, Thủ tướng Đức, giới thiệu một trong những hệ thống phúc lợi đầu tiên cho các tầng lớp lao động vào năm 1883. Tại Anh Chính phủ Tự do của Henry Campbell-Bannerman và David Lloyd George đã giới thiệu hệ thống Bảo hiểm Quốc gia vào năm 1911, một hệ thống sau đó được mở rộng bởi Clement Attlee. Hoa Kỳ đã không có một hệ thống phúc lợi xã hội có tổ chức cho đến Đại khủng hoảng, khi các biện pháp cứu trợ khẩn cấp đã được giới thiệu dưới thời Tổng thống Franklin D. Roosevelt. Thậm chí sau đó, New Deal của Roosevelt chỉ tập trung chủ yếu vào một chương trình cung cấp việc làm và kích thích nền kinh tế thông qua chi tiêu công vào các dự án, chứ không phải vào chi trả tiền mặt. == Duy trì thu nhập == Chính sách này thường được áp dụng thông qua các chương trình khác nhau được thiết kế để cung cấp thu nhập cho dân chúng tại các thời điểm khi họ không thể tự chăm sóc bản thân. Duy trì thu nhập dựa trên sự kết hợp của năm loại chương trình chính: Bảo hiểm xã hội, được xem xét trên đây. Lợi ích thẩm tra thu nhập. Đây là hỗ trợ tài chính được cung cấp cho những người không có khả năng trang trải các nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo và nhà ở, do nghèo đói hoặc thiếu thu nhập vì thất nghiệp, ốm đau, tàn tật, hoặc chăm sóc trẻ em. Trong khi hỗ trợ thường là dưới hình thức các khoản thanh toán tài chính, những người hội đủ điều kiện hưởng phúc lợi xã hội thường có thể tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục miễn phí. Số tiền hỗ trợ đủ để trang trải các nhu cầu cơ bản và sự hội đủ điều kiện thường là đối tượng của vuệc xem xét đánh giá toàn diện và phức tạp về tình hình xã hội và tài chính của ứng viên. Xem thêm, Hỗ trợ thu nhập. Lợi ích không đóng góp. Một số quốc gia có các chương trình đặc biệt, được phân phối mà không có yêu cầu về những đóng góp và không thẩm tra thu nhập, cho người dân ở một số thể loại nhu cầu - ví dụ, các cựu chiến binh của lực lượng vũ trang, người khuyết tật và người rất già cả. Lợi ích tùy hứng. Một số chương trình dựa trên ý muốn của một quan chức, chẳng hạn như một nhân viên xã hội. Lợi ích phổ quát hoặc lợi ích vô điều kiện, còn được gọi là tài trợ nhân khẩu. Đây là những lợi ích không đóng góp trao cho toàn bộ các bộ phận dân cư mà không cần thẩm tra thu nhập hoặc thẩm tra nhu cầu, chẳng hạn như trợ cấp gia đình, lương hưu công cộng ở New Zealand (được gọi là Phụ cấp hưu trí New Zealand). Xem thêm, Cổ tức Quỹ thường xuyên Alaska. == Bảo trợ xã hội == Bảo trợ xã hội đề cập đến một tập hợp các lợi ích có sẵn (hoặc không có sẵn) từ nhà nước, thị trường, xã hội dân sự và các hộ gia đình, hoặc thông qua sự kết hợp của các tổ chức này, cho cá nhân/hộ gia đình để giảm thiếu thốn nhiều mặt. Thiếu thốn nhiều mặt này có thể ảnh hưởng đến những người nghèo ít linh lợi (như người già, người tàn tật) và những người nghèo linh lợi (ví dụ như thất nghiệp). Khuôn khổ rộng lớn này làm cho khái niệm này dễ được chấp nhận hơn tại các nước đang phát triển so với khái niệm an sinh xã hội. An sinh xã hội là khả dụng hơn trong các điều kiện, khi có số lượng lớn người dân phụ thuộc vào nền kinh tế chính thức cho sinh kế của họ. Thông qua đóng góp được định rõ, an sinh xã hội này có thể được quản lý. Nhưng, trong bối cảnh nền kinh tế không chính thức phổ biến rộng, thì các thỏa thuận an sinh xã hội chính thức hầu như vắng mặt đối với phần lớn dân cư lao động. Bên cạnh đó, ở các nước đang phát triển, năng lực của nhà nước để vươn tới đa số người nghèo có thể bị hạn chế do các nguồn lực bị hạn chế. Trong bối cảnh đó, các tổ chức nhiều đầu mối có thể cung cấp bảo trợ xã hội là quan trọng cho việc xem xét chính sách. Như vậy, khuôn khổ bảo trợ xã hội có khả năng duy trì trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp cho các bộ phận dân cư nghèo nhất bằng cách điều chỉnh các cơ quan ngoài nhà nước. Nghiên cứu hợp tác từ Viện Nghiên cứu Phát triển tranh luận về bảo trợ xã hội từ góc độ toàn cầu, cho thấy rằng những người ủng hộ cho bảo trợ xã hội rơi vào hai thể loại lớn: "người theo thuyết công cụ" và "người hoạt động xã hội". Những "người theo thuyết công cụ" cho rằng nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng và dễ bị tổn thương, là bất thường trong việc đạt được các mục tiêu phát triển (ví dụ như các MDG). Theo quan điểm này bảo trợ xã hội là việc đưa vào các cơ chế quản lý rủi ro để bù đắp cho các thị trường bảo hiểm không đầy đủ hoặc vắng mặt (và các loại khác), cho đến khi bảo hiểm tư nhân có thể đóng vai trò nổi bật hơn trong xã hội đó. Các lập luận của những 'người hoạt động xã hội' xem sự tồn tại của nghèo đói cùng cực, bất bình đẳng và dễ bị tổn thương, như các triệu chứng của sự bất công xã hội và bất bình đẳng cơ cấu và xem bảo trợ xã hội là quyền của công dân. Phúc lợi có mục tiêu là một bước cần thiết giữa chủ nghĩa nhân đạo và lý tưởng của "tối thiểu xã hội được bảo đảm", khi quyền tiếp cận vượt ra ngoài khuôn khổ các chuyển giao tiền mặt hoặc thực phẩm và dựa trên quyền công dân, chứ không phải hoạt động từ thiện. == Các hệ thống quốc gia và khu vực == Chung Universal health care Quốc gia Iran's Social Security Organization (SSO) Social Security (Australia) Social programs in Canada Social security in Finland Social security in France Social security in Germany National Social Security System (Sistem Jaminan Sosial Nasional) (Indonesia) Social Security System (Philippines) Central Provident Fund (Singapore) South African Social Security Agency Social security in Sweden National Insurance (UK) Social Security (United States) Social welfare in New Zealand Khu vực Social programs in sub-Saharan Africa == Xem thêm == Chuyển giao tiền mặt Quỹ dự phòng Định nghĩa về các cấp chính quyền Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Kế toán thế hệ Hệ thống chăm sóc sức khỏe An sinh con người Trộm cắp danh tính Tính tương liên thế hệ Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế Chăm sóc sức khỏe được tài trợ công cộng Bảo hiểm y tế quốc gia Chính sách xã hội Sàn bảo trợ xã hội Mạng lưới an toàn xã hội Quyền có mức sống phù hợp Cung cấp phúc lợi xã hội Bốn trụ cột Phúc lợi Các quyền phúc lợi Nhà nước phúc lợi == Tham khảo == == Đọc thêm == Modigliani, Franco. Rethinking pension reform / Franco Modigliani, Arun Muralidhar. Cambridge, UK; New York: Cambridge University Press, 2004. Muralidhar, Arun S. Innovations in pension fund management / Arun S. Muralidhar. Stanford, Calif.; [Great Britain]: Stanford Economics + Finance, c2001. "The Three Pillars of Wisdom? A Reader on Globalization, World Bank Pension Models and Welfare Society" (Arno Tausch, Editor). Nova Science Hauppauge, New York, 2003 Amazon.com, "When the Public Works: Generating Employment and Social Protection in Ethiopia" Peter Middlebrook, Lambert Academic Publishing. 2009. ISBN 978-3-8383-0672-8 'Reforming European Pension Systems' (Arun Muralidhar and Serge Allegreza (eds.)), Amsterdam, NL and West Lafayette, Indiana, USA: Dutch University Press, Rozenberg Publishers and Purdue University Press == Liên kết ngoài == Social security Web portal of the International Social Security Association International Social Security Review GESS - Knowledge sharing platform on the extension of social security Social Protection & Labor Program of the World Bank Social Protection Program of the World Bank Institute Social Protection research from the Overseas Development Institute Online guide to basic social protection concepts and issues Further resources on social protection (particularly in reference to developing countries) are available on the Governance and Social Development Resource Centre's topic guide on social protection Arno Tausch (2005) ‚World Bank Pension reforms and development patterns in the world system and in the "Wider Europe". A 109 country investigation based on 33 indicators of economic growth, and human, social and ecological well-being, and a European regional case study'. A slightly re-worked version of a paper, originally presented to the Conference on "Reforming European pension systems. In memory of Professor Franco Modigliani. 24 and ngày 25 tháng 9 năm 2004", Castle of Schengen, Luxembourg Institute for European and International Studies OECD - Social Expenditure database (SOCX) Website Guardian Special Report - State Benefits
ốc sên đất châu phi.txt
Ốc sên đất châu Phi, tên khoa học Achatina albopicta, là một loài ốc sên thở không khí lớn trong họ Achatinidae. Loài này có nguồn gốc ở Kenya. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Achatina albopicta tại Wikimedia Commons
thành phố kuwait.txt
Thành phố Kuwait là thành phố thủ đô và cảng của Kuwait bên bờ Vịnh Kwait (một phần của Vịnh Ba Tư. Thành phố cũng được gọi tên là Al Kuwait. Dân số thành phố 32.500 người nhưng dân số vùng đô thị là 3,28 triệu người. Tài sản thu được từ các mỏ dầu ở sa mạc ven biển đã được sử dụng để xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố hiện đại nhất Trung Đông. Thành phố này là một thành phố cảng dầu khí quan trọng, sản xuất các sản phẩm hóa dầu và là một trung tâm thương mại và tài chính. Thành phố này được thành lập vào thế kỷ 18, đã từng được xem là trạm cuối của Dự án Tuyến đường sắt Berlin-Baghdad. Thành phố này bắt đầu mở rộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào đầu thập niên 1990, thành phố này phải đối mặt với khó khăn để phục hồi và tái thiết do bị hư hại nặng nề sau khi bị Iraq chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư. Thành phố có sân bay quốc tế Kuwait. == Tham khảo ==
johannes gutenberg.txt
Johannes Gutenberg (khoảng năm 1389– 3 tháng 2 năm 1468), là một công nhân đồng thời là một nhà phát minh người Đức. Ông trở nên nổi tiếng vì phát minh ra phương pháp in dấu vào năm những năm 1450. Gutenberg sinh ở Mainz, nước Đức. Ông là con trai của một thương gia tên là Friele Gensfleisch zur Laden. Người cha của Gutenberg đã lấy "zum Gutenberg" là nơi họ đã sống lúc đó để đặt tên cho ông. Gutenberg đã phát minh ra một loại hợp kim dùng cho việc in ấn; mực; và cách cố định chữ in (chữ kim loại) rất chính xác; và một loại máy in mới. Nhiều người cho rằng Gutenberg đã phát minh ra loại bản in mẫu trượt ở châu Âu, nhưng thực ra nó đã được phát minh ra ở Triều Tiên trước đó. Trước khi kiểu mẫu trượt ra đời người ta dùng phương pháp in khối, các thợ in đã in cả trang từ một bản bằng kim loại hoặc gỗ. Với loại in trượt, người thợ in làm các chữ (A, B, C...) từ một miếng kim loại hoặc gỗ có thể sử dụng lại nhiều lần trong các từ khác nhau. Việc kết hợp chúng với nhau trong các phát minh của Gutenberg làm việc in được thực hiện nhanh chóng. Trong thời kỳ Phục Hưng ở Châu âu, đã có sự bùng nổ thông tin trong một khoảng thời gian ngắn. Người ta đã in ra rất nhiều những quyển sách mới. Gutenberg đã bắt đầu công sử dụng phương pháp in này từ tháng 2 năm 1455 nhưng ông không phải là người có đầu óc kinh doanh và ông đã không nhận được nhiều tiền từ hệ thống in của ông. Ông có vấn đề với pháp luật và đã bị mất máy in vào người đồng nghiệp, Johann Fust. Gutenberg chết năm 1468. Johannes Gutenberg không phải là người thành công trong cuộc sống nhưng các phát minh của ông vô cùng quan trọng. Khi phương pháp in hiện đại của ông ra đời tạo nên sự nhảy vọt về phát triển thông tin ở châu Âu, góp phần làm cho khu vực này phát triển nhanh hơn về khoa học kỹ thuật. == Tham khảo == == Tài liệu == Childress, Diana (2008). Johannes Gutenberg and the Printing Press. Minneapolis: Twenty-First Century Books. ISBN 978-0-7613-4024-9. Duchesne, Ricardo (2006). “Asia First?”. The Journal of the Historical Society 6 (1): 69–91. doi:10.1111/j.1540-5923.2006.00168.x. Juchhoff, Rudolf (1950). “Was bleibt von den holländischen Ansprüchen auf die Erfindung der Typographie?”. Gutenberg-Jahrbuch: 128−133. Wolf, Hans-Jürgen (1974). “Geschichte der Druckpressen” (ấn bản 1). Frankfurt/Main: Interprint. == Đọc thêm == Blake Morrison, The Justification of Johann Gutenberg (2000) [Novel, describing social & technical aspects of the invention of printing] Albert Kapr, Johann Gutenberg: the Man and his Invention. Translated from the German by Douglas Martin, Scolar Press, 1996. "Third ed., revised by the author for...the English translation. Eisenstein, Elizabeth (1980). The Printing Press as an Agent of Change. Cambridge University Press. ISBN 0-521-29955-1. Eisenstein, Elizabeth (2005). The Printing Revolution in Early Modern Europe (ấn bản 2). Cambridge University Press. ISBN 0-521-60774-4. [More recent, abridged version] Febvre, Lucien; Martin, Henri-Jean (1997). The Coming of the Book: The Impact of Printing 1450-1800. London: Verso. ISBN 1-85984-108-2. Man, John (2002). The Gutenberg Revolution: The Story of a Genius and an Invention that Changed the World. London: Headline Review. ISBN 978-0-7472-4504-9. McLuhan, Marshall (1962). The Gutenberg Galaxy: The Making of Typographic Man (ấn bản 1). University of Toronto Press. ISBN 978-0-8020-6041-9. == Liên kết ngoài == English homepage of the Gutenberg-Museum Mainz, Germany. The Digital Gutenberg Project: the Gutenberg Bible in 1,300 digital images, every page of the University of Texas at Austin copy. Treasures in Full – Gutenberg Bible View the British Library's Digital Versions Online
chiba (thành phố).txt
Thành phố Chiba (tiếng Nhật: 千葉市 Thiên Diệp thị) là trung tâm hành chính của tỉnh Chiba, Nhật Bản. Nó nằm ở phía Đông Nam của Tokyo, bên vịnh Tokyo, có tọa độ 35°37′7" Bắc, 140°7′51″ Đông. Thành phố Chiba là một trong những cảng biển đầu tiên của vùng Kanto. Phần lớn thành phố đều là nhà dân, mặc dù cũng có nhiều nhà máy và kho hàng nằm dọc bờ biển. == Khái quát == Thành phố Chiba rộng 272,08 km², có dân số là 934.997 người (ước tính vào ngày 1/1/2007). Toàn thành phố chia làm sáu khu: Chuo Hanamigawa Inage Wakaba Mihama Midori == Lịch sử == Thành phố được thành lập ngày 1 tháng 1 năm 1921 trên cơ sở thị trấn Chiba được thành lập từ năm 1889. Thành phố được công nhận là thành phố quốc gia vào năm 1994. Những ghi chép đầu tiên về thành phố Chiba là vào thời kỳ Heian. Đó là ghi chép về cuộc di dân của Taira Tsuneshige (平常重) đến Chiba. Ông xưng là "Chiba no Suke" (千葉介) và thành lập chính quyền quanh khu vực thành phố Chiba ngày nay. Con cháu của ông sau này đều lấy họ là Chiba và tiếp tục thống trị vùng này cho tới thời kì Muromachi. Thời kỳ Kamakura, Chiba Tsunetane (千葉常胤) đã giúp đỡ Minamoto Yoritomo (源頼朝) thành lập Mạc phủ Kamakura. Điều này đã làm cho dòng họ Chiba có ảnh hưởng rất lớn trong Mạc phủ Kamakura. Ông đã cho xây dựng lâu đài Inohara trên đỉnh núi Inohara và chuyển tất cả gia đình, thân tín từ lâu đài Oohji, lên Inohara. Sức mạnh và ảnh hưởng của dòng tộc Chiba suy tàn do chiến tranh quanh vùng Kanto trong thời kì Muromachi. Vào thế kỷ 16, dòng tộc Hara, vốn là dòng dõi hầu cận của dòng tộc Chiba, đã thay thế Chiba nắm giữ quyền kiểm soát khu vực. Vào thời kì Sengoku, dòng tộc Hara bị lật đổ bởi Ashikaga Yoshiaki (足利義明 hoặc 足利義昭). Sau đó, Ashikaga Yoshiaki cũng bị dòng họ Sakai (酒井), hầu cận của dòng Satomi (里見), lật đổ. Cuối cùng, cả dòng Chiba và Sakai đều bị Toyotomi Hideyoshi tiêu diệt. Thời kì Edo, cả dòng họ Oyumi (生実), Morikawa (森川) và Sakura cùng quản lý khu vực này. Một phần của vùng được Mạc phủ Tokugawa quản lý trực tiếp. Dòng họ Oyumi điều hành lãnh thổ của họ rất vững chắc. Phía bên kia, dòng họ Sakura liên tiếp thay đổi người đứng đầu, như là Takeda Nobuyoshi (武田信吉), Matsudaira Tadateru (松平忠輝). Ogasawara Yoshitsugu (小笠原吉次), Doi Toshikatsu (土井利勝)... Cuối cùng, dòng tộc Hotta(堀田) cũng lên quản lý lãnh địa của mình rất vững mạnh. == Giao thông == === Hàng không === Sân bay Narita và Sân bay Haneda là hai sân bay quốc tế gần nhất. === Đường sắt === Công ty Đường sắt Đơn Đô thị Chiba điều khiển tàu chạy trong nội thành. Các ga chính là ga Chiba, ga Keisei và ga Soga. === Đường bộ === Xa lộ Higashikanto đến Tokyo, Narita and Kashima. Xa lộ Tateyama đến Kisarazu. == Các điểm tham quan == === Khu trung tâm thành phố === Khu vực trung tâm thành phố nằm quanh các ga Chiba, Chiba Chuo, Honchiba, và khu vực Kaihin Makuhari. Từ ga Chiba tới ga Chiba Chuo có tuyến đường sắt trên cao, nhiều tòa văn phòng, ngân hàng, bách hóa. Trung tâm thành phố có công viên trung tâm là nơi thu hút nhiều người đến thư gian và cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện của thành phố. Ở khu Mihama bên cạnh vịnh Tokyo có nhiều công trình kiến trúc dành cho việc tổ chức các sự kiện, hội nghị quốc tế. === Các điểm tham quan khác === Phế tích thành Inohana Chùa Sen'oji (còn gọi Chiba-dera) Đền Chiba (Chiba-jinja) Tháp Cảng Chiba (Chiba Potto Tawa) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của thành phố Chiba
17 tháng 9.txt
Ngày 17 tháng 9 là ngày thứ 260 (261 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 105 ngày trong năm. == Sự kiện == 1224 - Sau cái chết của Tống Ninh Tông, Hữu thừa tướng Sử Di Viễn làm giả di chiếu, đưa Triệu Quân lên ngôi hoàng đế, tức là vua Tống Lý Tông. 1630 – Thành phố Boston được thành lập, nay là một trung tâm quốc tế về giáo dục bậc đại học và y tế. 1787 – Văn bản Hiến pháp Hoa Kỳ được hoàn thành tại Hội nghị Hiến pháp ở Philadelphia, Pennsylvania. 1809 – Hiệp định Fredrikshamn kết thúc chiến tranh giữa Thụy Điển và Nga, Phần Lan tách khỏi Thụy Điển để trở thành một đại công quốc thuộc Nga. 1894 – Chiến tranh Trung–Nhật lần thứ nhất: Hải quân Đế quốc Nhật Bản thắng Quân Bắc Dương của Trung Quốc nhà Thanh trong Trận sông Áp Lục ở cửa sông Áp Lục trong vịnh Triều Tiên. 1916 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: "Nam tước Đỏ", phi công Át của Không quân Đức, thắng trận máy bay đầu tiên gần Cambrai, Pháp. 1939 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Liên Xô xâm chiếm Ba Lan từ phía đông, 16 ngày sau khi Đức Quốc xã tấn công nước đó từ phía tây. 1983 – Vanessa Williams trở thành Miss America người Mỹ gốc Phi đầu tiên. 1976 – NASA hoàn tất tàu con thoi đầu tiên mang tên Enterprise. Con tàu này ra mắt công chúng ở Palmdale, California. == Sinh == 1919 - Louis Phạm Văn Nẫm - Giám mục Công giáo người Việt, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh (mất 2001) 1926 - Ngô Viết Thụ, kiến trúc sư người Việt (m. năm 2000) 1969 - Tito Vilanova, huấn luyện viên người Tây Ban Nha 1996 - Choi Youngjae, người Hàn Quốc thành viên nhóm nhạc GOT7 == Mất == 1657 - Sofia Alekseyevna, quan nhiếp chính của Nga (m. 1704) 1986 - Hùng Lân, nhạc sĩ Việt Nam (s. 1922) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
bộ lưu trữ lịch sử toán học mactutor.txt
Bộ lưu trữ Lịch sử Toán học MacTutor (tiếng Anh: MacTutor History of Mathematics archive) là một trang web do John J. O'Connor và Edmund F. Robertson trông nom gìn giữ, thuộc Đại học St Andrews ở Scotland. Bộ lưu trữ này gồm các tiểu sử chi tiết về nhiều nhà toán học trong lịch sử và đương thời, cũng như các thông tin về các đường cong (toán học) nổi tiếng và nhiều chủ đề trong lịch sử toán học. "Bộ lưu trữ Lịch sử Toán học" là một phần trong một dự án lớn hơn của các tác giả trên, gọi là Hệ toán học MacTutor (Mathematical MacTutor system), một cơ sở dữ liệu HyperCard 18-megabyte. Bộ lưu trữ này bao gồm một phạm vi rộng lớn các chủ đề toán học, tuy nội dung của nó nghiêng về các quan tâm và đam mê của các tác giả. Chúng tập trung vào các lãnh vực mà O'Connor và Robertson cho rằng máy vi tính - và đặc biệt các khả năng đồ họa của máy vi tính cá nhân của hãng Apple Macintosh - có thể cho một tầm nhìn sâu vào nội dung bên trong mà các phương tiện khác không có. Vì thế - thêm vào các chủ đề giải tích mà ta hy vọng có thể tìm thấy trong bất kỳ phần mềm toán học nào - MacTutor đặc biệt quan tâm tới hình học, đại số (và đặc biệt, lý thuyết nhóm), lý thuyết đồ thị, lý thuyết số cũng như các cột thống kê, ma trận và giải tích phức. == Tham khảo == Review and description of the MacTutor at the CM magazine (Volume III Number 17 25 tháng 4 năm 1997) Short review of the MacTutor at Convergence MAA == Liên kết ngoài == MacTutor History of Mathematics archive Mathematical MacTutor system MacTutor Awards
albert einstein.txt
Albert Einstein (tiếng Đức: [ˈalbɐt ˈaɪnʃtaɪn] ( nghe); 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử). Mặc dù được biết đến nhiều nhất qua phương trình về sự tương đương khối lượng-năng lượng E = mc2 (được xem là "phương trình nổi tiếng nhất thế giới"), ông lại được trao Giải Nobel Vật lý năm 1921 "cho những cống hiến của ông đối với vật lý lý thuyết, và đặc biệt cho sự khám phá ra định luật của hiệu ứng quang điện". Công trình về hiệu ứng quang điện của ông có tính chất bước ngoặt khai sinh ra lý thuyết lượng tử. Khi bước vào sự nghiệp của mình, Einstein đã nhận ra cơ học Newton không còn có thể thống nhất các định luật của cơ học cổ điển với các định luật của trường điện từ. Từ đó ông phát triển thuyết tương đối đặc biệt, với các bài báo đăng trong năm 1905. Tuy nhiên, ông nhận thấy nguyên lý tương đối có thể mở rộng cho cả trường hấp dẫn, và điều này dẫn đến sự ra đời của lý thuyết về hấp dẫn trong năm 1916, năm ông xuất bản một bài báo về thuyết tương đối tổng quát. Ông tiếp tục nghiên cứu các bài toán của cơ học thống kê và lý thuyết lượng tử, trong đó đưa ra những giải thích về lý thuyết hạt và sự chuyển động của các phân tử. Ông cũng nghiên cứu các tính chất nhiệt học của ánh sáng và đặt cơ sở cho lý thuyết lượng tử ánh sáng. Năm 1917, Einstein sử dụng thuyết tương đối tổng quát để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ. Cùng với Satyendra Nath Bose, năm 1924-1925 ông tiên đoán một trạng thái vật chất mới đó là ngưng tụ Bose-Einstein của những hệ lượng tử ở trạng thái gần độ không tuyệt đối. Tuy cũng là cha đẻ của thuyết lượng tử, nhưng ông lại tỏ ra khắt khe với lý thuyết này. Điều này thể hiện qua những tranh luận của ông với Niels Bohr và nghịch lý EPR về lý thuyết lượng tử. Khi ông đang thăm Hoa Kỳ thì Adolf Hitler lên nắm quyền vào năm 1933, do vậy ông đã không trở lại nước Đức, nơi ông đang là giáo sư ở Viện Hàn lâm Khoa học Berlin. Ông định cư tại Hoa Kỳ và chính thức trở thành công dân Mỹ vào năm 1940. Vào lúc sắp diễn ra Chiến tranh thế giới lần hai, ông đã ký vào một lá thư cảnh báo Tổng thống Franklin D. Roosevelt rằng Đức Quốc xã có thể đang nghiên cứu phát triển "một loại bom mới cực kỳ nguy hiểm" và khuyến cáo nước Mỹ nên có những nghiên cứu tương tự. Thực sự, nó đã dẫn đến sự ra đời của Dự án Manhattan sau này. Einstein ủng hộ bảo vệ các lực lượng Đồng minh, nhưng nói chung chống lại việc sử dụng phát kiến mới về phân hạch hạt nhân làm vũ khí. Sau này, cùng với nhà triết học người Anh Bertrand Russell, ông đã ký Tuyên ngôn Russell–Einstein, nêu bật sự nguy hiểm của vũ khí hạt nhân. Einstein làm việc tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey cho đến khi ông qua đời vào năm 1955. Einstein đã công bố hơn 300 bài báo khoa học và hơn 150 bài viết khác về những chủ đề khác nhau, ông cũng nhận được nhiều bằng tiến sĩ danh dự trong khoa học, y học và triết học từ nhiều cơ sở giáo dục đại học ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ông được tạp chí Times gọi là "Con người của thế kỷ". Những thành tựu tri thức lớn lao của ông đã khiến tên gọi "Einstein" đã trở nên đồng nghĩa với từ thiên tài == Tiểu sử == === Thời niên thiếu và trường học === Albert Einstein sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Ulm, bên dòng sông Đa Nuýp, tiểu bang Baden-Württemberg, nước Đức ngày 14 tháng 3 năm 1879. Bố là ông Hermann Einstein, một kĩ sư đồng thời là nhân viên bán hàng, còn mẹ là Pauline Einstein (nhũ danh Koch). Năm 1880, gia đình chuyển đến München, tại đây bố và bác ông mở công ty Elektrotechnische Fabrik J. Einstein & Cie, chuyên sản xuất các thiết bị điện một chiều. Dù là dân Do Thái, gia đình Einstein không theo Do Thái giáo. Albert học trường tiểu học Công giáo lúc 5 tuổi trong vòng 3 năm. Sau đó, lên 8 tuổi, Einstein được chuyển đến trường Luitpold Gymnasium nơi cậu học tiểu học và trung học trong vòng 7 năm trước khi rời nước Đức. Mặc dù lúc còn bé Einstein nói rất khó khăn, nhưng cậu vẫn học giỏi ở trường công giáo trong các môn khoa học tự nhiên. Ông là người viết tay phải; và không có hình ảnh cụ thể nào để tin một cách rộng rãi rằng ông viết tay trái. Bố Einstein có lần chỉ cho cậu cái la bàn bỏ túi, và Einstein nhận thấy phải có cái gì đó làm cho kim chuyển động, mặc dù chỉ có "không gian trống rỗng" quanh cái kim. Khi lớn lên, Einstein tự làm các mô hình và thiết bị cơ học để nghịch và bắt đầu biểu lộ năng khiếu toán học của mình. Năm 1889, Max Talmud (sau đổi tên thành Max Talmey) chỉ cho cậu bé 10 tuổi Einstein những quyển sách cơ bản của khoa học, toán học và triết học, bao gồm Phê bình lý luận thuần túy của Immanuel Kant và cuốn Cơ bản của Euclid (sau này Einstein gọi là "sách hình học nhỏ thần thánh"). Talmud là một sinh viên y khoa Do thái nghèo đến từ Ba Lan. Cộng đồng người Do thái sắp xếp cho Talmud ăn cùng với Einstein vào các ngày thứ Năm trong tuần trong vòng sáu năm. Trong thời gian này Talmud đã tận tâm hướng dẫn Einstein đến với nhiều chủ đề thú vị. Năm 1894, công ty của bố cậu bị phá sản do ngành công nghiệp điện thay thế dòng điện một chiều (DC) bằng dòng xoay chiều (AC). Để tìm lĩnh vực kinh doanh mới, gia đình Einstein chuyển đến Ý, ban đầu đến Milan và vài tháng sau đó là Pavia. Khi gia đình chuyển đến Pavia, Einstein ở lại München để hoàn thành việc học tại Luitpold Gymnasium. Bố Einstein dự định muốn anh theo học kĩ thuật điện, nhưng Einstein tranh cãi với hội đồng giáo dục với việc học và dạy giáo điều tại đây. Sau này ông viết rằng tinh thần học và tính sáng tạo bị mất đi trong sự giới hạn của phương pháp dạy và học thuộc lòng. Cuối tháng 12 năm 1894, anh tìm cách quay trở lại với gia đình ở Pavia, với thuyết phục nhà trường cho anh nghỉ bằng cách dùng nhận xét của bác sĩ về sức khỏe của anh. Trong thời gian ở Ý, Einstein đã viết một tiểu luận khoa học ngắn với nhan đề, "Khảo cứu trạng thái Ether trong từ trường". Cuối hè 1895, ở tuổi 16, Einstein tham gia thi tuyển vào trường Bách khoa liên bang Thụy Sĩ ở Zurich (tên Thụy Sĩ sau này Eidgenössische Polytechnische Schule). Ông không trúng tuyển do không đạt điểm chuẩn ở một số môn, mặc dù có điểm cao ở môn Vật lý và Toán học. Theo lời khuyên của hiệu trưởng trường ETH, anh tiếp tục học trường thành bang Aargau ở Aarau, Thụy Sĩ, năm 1895-96 để hoàn thiện bậc học phổ thông. Trong khi ở trọ với gia đình giáo sư Jost Winteler, anh đã yêu cô con gái của gia đình tên là Marie. (Em gái Maja Einstein sau này lấy người con trai của Wintelet, Paul) Tháng 1 năm 1896, với sự đồng ý của bố anh, Einstein đã từ bỏ quyền công dân của vương quốc Württemberg để tránh nghĩa vụ quân sự. (Ông trở thành công dân Thụy Sĩ 5 năm sau, tháng 2 năm 1901.) Tháng 9 năm 1896, ông tốt nghiệp bậc học phổ thông của Thụy Sĩ với điểm số cao (bao gồm điểm 6 trong hai môn Vật lý và Toán học, theo thang điểm 1-6), và ở tuổi 17, anh đỗ vào chương trình cử nhân sư phạm Vật lý và Toán học của trường ETH Zürich. Marie Winteler chuyển đến làm giáo viên ở Olsberg, Thụy Sĩ. Trong cùng năm, Mileva Marić, người vợ tương lai của Einstein, cũng vào trường ETH để học làm giáo viên Toán và Vật lý, và là thiếu nữ duy nhất trong 6 sinh viên của lớp học. Tình bạn của hai người phát triển thành tình yêu trong các năm sau đó và họ đã cùng nhau đọc các sách Vật lý mà Einstein đang quan tâm đến. Năm 1900, Einstein tốt nghiệp cử nhân sư phạm ETH Zurich, nhưng Marić lại trượt bài thi do có điểm kém trong chuyên đề Lý thuyết hàm. Đã có những ý kiến cho rằng Mileva Marić hỗ trợ cùng Einstein trong các bài báo đột phá năm 1905, nhưng các nhà lịch sử Vật lý học không tìm thấy một chứng cứ nào cho những đóng góp của bà. === Gia đình === Cuối tháng 1 năm 1902, khi Einstein đang ở Berne, Marić đã sinh con gái đầu lòng tên là Lieserl theo như thư từ trao đổi giữa hai người; lúc đó Mileva đang ở nhà bố mẹ đẻ mình sống ở Novi Sad. Tên đầy đủ của con họ không được biết, và Lieserl sống đến khoảng sau năm 1903 do có thể bị sốt ban đỏ. Einstein và Marić cưới tháng 1 năm 1903. Tháng 5 năm 1904, đứa con trai đầu tiên của hai người, Hans Albert Einstein, sinh ra tại Bern, Thụy Sĩ. Con trai thứ hai của họ, Eduard Einstein sinh tại Zurich vào tháng 6 năm 1910. Năm 1914, Einstein dời đến Berlin, trong khi vợ ông ở lại Zurich cùng với các con. Marić và Einstein ly dị ngày 14 tháng 2 năm 1919, sau khi sống ly thân trong 5 năm. Einstein lấy người em họ hàng người Đức Elsa Löwenthal (née Einstein) vào ngày 2 tháng 6 năm 1919, sau khi có mối quan hệ với cô từ 1912. Hai người không có con chung và hai cô con gái riêng của Elsa được Albert đối xử như con đẻ, lấy họ của ông: Ilse Einstein và Margot Einstein. Năm 1935, Elsa Einstein được chẩn đoán các bệnh liên quan đến tim và thận; bà qua đời tháng 12 năm 1936. Albert Einstein có ba người con, Lieserl Maric (1902 – 1903?), Hans Albert Einstein (1904 – 1973) và Eduard "Tete" Einstein (1910 – 1965), nhưng chỉ có Hans Albert kết hôn và có con. Chỉ có một người con ruột của Hans Albert còn sống sót đến tuổi trưởng thành là Bernhard Caesar Einstein, một nhà vật lý. === Cục bằng sáng chế === Sau khi tốt nghiệp đại học, Einstein đã mất gần hai năm khó khăn trong việc tìm một vị trí giảng dạy, cuối cùng bố của Marcel Grossmann nhờ quen biết với giám đốc cục sáng chế đã giúp ông làm việc tại Bern, ở Cục liên bang về sở hữu trí tuệ, cục bằng sáng chế, với vị trí là người kiểm tra các bằng sáng chế. Ông đánh giá các sáng chế cho các thiết bị điện từ. Năm 1903, ông vào biên chế lâu năm của Cục sáng chế Thụy Sĩ, mặc dù ông đã vượt qua sự đề bạt cho đến khi ông "nắm bắt được công nghệ máy móc". Nhiều công việc của ông tại Cục liên quan đến câu hỏi về sự truyền tín hiệu điện và sự đồng bộ hóa cơ-điện của đồng hồ, hai vấn đề kĩ thuật xuất hiện rõ ràng trong các thí nghiệm tưởng tượng mà đã dẫn Einstein tới kết luận quan trọng về bản chất của ánh sáng và sự liên hệ mật thiết giữa không gian và thời gian. Cùng với những người bạn ông gặp ở Bern, Einstein đã thành lập một câu lạc bộ thảo luận hàng tuần về khoa học và triết học, mà ông nói đùa là "Viện hàn lâm Olympia". Họ thảo luận về các nghiên cứu của Henri Poincaré, Ernst Mach, and David Hume, mà sau này ảnh hưởng đến sự nghiệp khoa học và quan điểm triết học của Einstein. === Sự nghiệp hàn lâm === Năm 1901, ông công bố bài báo "Folgerungen aus den Kapillarität Erscheinungen" ("Các kết luận về hiện tượng mao dẫn") trên tạp chí nổi tiếng thời đó Annalen der Physik. Ngày 30 tháng 4 năm 1905, Einstein hoàn thành luận án tiến sĩ của mình dưới sự hướng dẫn của giáo sư vật lý thực nghiệm Alfred Kleiner. Einstein được trao bằng tiến sĩ tại Đại học Zurich. Luận án của ông có tiêu đề "Một cách mới xác định kích thước phân tử". Trong cùng năm, mà ngày nay các nhà khoa học gọi là Năm kỳ diệu của Einstein, ông công bố bốn bài báo đột phá, về hiệu ứng quang điện, về chuyển động Brown, thuyết tương đối hẹp, và sự tương đương khối lượng và năng lượng (E=mc2), khiến ông được chú ý tới trong giới hàn lâm trên toàn thế giới. Năm 1908, giới khoa học coi ông là nhà khoa học hàng đầu, và Đại học Bern mời ông về làm giảng viên của trường. Các năm sau, ông viết đơn thôi việc tại cục bằng sáng chế và cũng thôi vị trí giảng viên để đảm nhiệm chức danh Privatdozent về vật lý tại Đại học Zurich. Ông trở thành giáo sư thực thụ tại Đại học Karl-Ferdinand (nay là Đại học Charles) ở Praha năm 1911. Năm 1914, ông trở lại Đức sau khi được bổ nhiệm làm giám đốc của Viện Kaiser Wilhelm về vật lý (1914–1932) và giáo sư tại Đại học Humboldt, Berlin, với một điều khoản đặc biệt trong bản hợp đồng cho phép ông được tự do trước những nghĩa vụ giảng dạy. Ông trở thành thành viên của Viện hàn lâm khoa học Phổ. Năm 1916, Einstein được bổ nhiệm làm chủ tịch của Hội Vật lý Đức (1916–1918). Trong năm 1911, dựa trên những suy luận có từ năm 1907 về nhu cầu mở rộng thuyết tương đối đặc biệt, ông đã tìm ra hiện tượng dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và tính toán độ lệch của tia sáng phát ra từ ngôi sao ở xa sẽ bị lệch bởi trường hấp dẫn của Mặt Trời. Tuy vậy giá trị tiên đoán chỉ bằng một nửa so với giá trị chính xác sau khi ông tìm ra được phương trình trung tâm cho thuyết tương đối tổng quát (1915). Tiên đoán này được xác nhận bởi đoàn thám hiểm người Anh dẫn đầu bởi Sir Arthur Eddington trong quá trình theo dõi nhật thực vào ngày 29 tháng 5 năm 1919. Các tờ báo quốc tế nhanh chóng đăng tải sự kiện này và Einstein trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Ngày 7 tháng 11 năm 1919, tờ báo tin tức hàng đầu của Anh The Times in một dòng chữ tựa đề trên trang nhất viết là: "Cách mạng trong Khoa học – Lý thuyết mới về Vũ trụ – Các tư tưởng của Newton đã bị lật nhào". Sau đó, rất nhiều câu hỏi xuất hiện liệu các đo đạc có đủ chính xác để công nhận tiên đoán. Cuối cùng thì những dữ liệu đo đạc của Eddington là đủ tin cậy và đoàn thám hiểm của ông thực sự đã xác nhận tiên đoán của Einstein. Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý. Do thuyết tương đối hẹp vẫn còn đang tranh cãi, nên hội đồng giải Nobel đã trao giải cho ông vì những giải thích về hiện tượng quang điện và các đóng góp cho vật lý. Ông nhận huy chương Copley từ Hội Hoàng gia năm 1925. === Thăm nước ngoài === Einstein đến thành phố New York lần đầu tiên vào ngày 2 tháng 4 năm 1921, ở đây ông nhận được sự chào đón trọng thể từ thị trưởng thành phố, sau đó là ba tuần thuyết giảng và gặp gỡ nhiều người. Ông trình bày một số bài giảng ở Đại học Columbia và Đại học Princeton, và ở Washington ông đi cùng các đại diện của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia đến thăm Nhà Trắng. Trên đường trở lại châu Âu, nhà triết học và chính khách người Anh Viscount Haldane đã mời ông tới London, nơi ông gặp một vài nhà khoa học nổi tiếng, các chính trị gia và thực hiện một bài giảng ở trường King's College. Năm 1922, ông đi du lịch và có các buổi phát biểu trong chuyến hành trình 6 tháng đến các nước châu Á và Palestine. Các nước ông đến bao gồm Singapore, Ceylon, và Nhật Bản, ở đây ông có một loạt các bài giảng trước hàng nghìn người dân Nhật Bản. Ông cũng đến diện kiến Nhật hoàng và hoàng hậu tại Hoàng cung. Einstein sau đó thể hiện sự cảm mến cho người Nhật trong bức thư ông gửi cho con trai mình: "Trong những người mà bố đã gặp, bố thích người Nhật Bản nhất, vì họ là những người khiêm tốn, thông minh, chu đáo, và quan tâm tới nghệ thuật." Trên hành trình đến Nhật Bản, ông cũng ghé thăm Hồng Kông và Thượng Hải, đồng thời nghe tin mình được trao giải Nobel Vật lý. Khi trở về, ông cũng ghé qua Palestine, lúc đó là thưộc địa của Anh, trong 12 ngày và cũng là lần viếng thăm vùng Trung Đông duy nhất của ông. Nhà tiểu sử Walter Isaacson viết "Ông được chào đón bởi sự long trọng của người Anh, như là một chính khách cao cấp hơn là một nhà vật lý lý thuyết", bao gồm một loạt pháo hiệu chào mừng khi đến dinh thự của toàn quyền Anh, Sir Herbert Samuel. Trong buổi tiếp, một đám đông đã vây quanh dinh thự để muốn trông thấy và nghe Einstein nói chuyện. Khi nói chuyện với thính giả, ông thể hiện niềm hạnh phúc của mình: "Đây là một trong những ngày ý nghĩa lớn nhất của cuộc đời tôi. Trước đây, tôi luôn cảm thấy tiếc nuối một cái gì đó trong bản sắc người Do Thái, và đó là sự lãng quên trong chính mỗi người. Ngày nay, tôi thật hạnh phúc khi chứng kiến người Do Thái đã nhận ra chính họ và hành động để cho thế giới công nhận như là một dân tộc". Ông cũng thăm Tây Ban Nha trước khi trở lại Đức. Năm 1925, ông viếng thăm Nam Mỹ bao gồm các thành phố Buenos Aires, Rio de Janeiro và Montevideo. Năm 1929, ông thăm Bỉ và hoàng gia Bỉ. === Định cư tại Mỹ === Tháng 2 năm 1933 khi đang thăm Hoa Kỳ, Einstein đã quyết định không trở lại nước Đức do Đảng Quốc xã lên nắm chính quyền. Trước đó ông đến thăm các trường đại học Hoa Kỳ vào đầu năm 1933 và chuyến thăm lần thứ ba kéo dài hai tháng ở Viện Công nghệ California ở Pasadena. Ông và bà Elsa trở lại Bỉ bằng tàu biển vào cuối tháng 3. Trong chuyến hành trình, ông nghe được tin ngôi nhà và chiếc thuyền buồm của ông ở Berlin đã bị đảng viên Quốc xã tịch thu. Khi đến Antwerp vào ngày 28 tháng 3, ông đã đến lãnh sự quán Đức và chính thức từ bỏ quyền công dân Đức. Đầu tháng 4, ông biết rằng chính phủ Đức đã thông qua các đạo luật ngăn cấm người Do Thái giữ bất kỳ một vị trí công việc nào, kể cả giảng viên tại các trường đại học. Một tháng sau, các công trình nghiên cứu của Einstein nằm trong mục tiêu đốt phát của đảng Quốc xã, và bộ trưởng tuyên truyền Joseph Goebbels công bố, "Tri thức Do Thái đã bị tiêu diệt." Ông tạm trú tại Bỉ trong một vài tháng, trước khi chuyển sang Anh. Trong một bức thư gửi cho người bạn, nhà vật lý Max Born, người cũng đã rời nước Đức và sống tại Anh, Einstein viết, "... Tôi phải thừa nhận rằng mức độ tàn bạo và hèn nhát đến một cách thật bất ngờ." Tháng 10 năm 1933 ông cùng bà Elsa quay trở lại Hoa Kỳ và đảm nhiệm chức vụ giáo sư tại Viện nghiên cứu cao cấp Princeton tại Princeton, New Jersey. Trường này ban đầu đề nghị ông làm việc trong thời gian một năm rưỡi. Ông vẫn chưa quyết định về tương lai của mình (có nhiều trường đại học ở châu Âu mời ông về nghiên cứu, bao gồm Oxford), nhưng đến năm 1935 ông quyết định ở lại Hoa Kỳ. Ông làm việc tại viện Princeton cho tới khi qua đời năm 1955. Tại viện cũng có các nhà khoa học lớn khác như John von Neumann và Kurt Gödel), ông cũng sớm hình thành tình bạn thân thiết với Gödel. Họ hay đi dạo những quãng đường dài để cùng nhau thảo luận về công việc của nhau. Trợ lý cuối cùng của ông là nhà vật lý Bruria Kaufman. Ở viện nghiên cứu, ông tiếp tục tập trung phát triển thuyết trường thống nhất nhưng đã không thành công. Einstein cũng luôn luôn giữ vững quan điểm của mình khi cho rằng lý thuyết cơ học lượng tử là không đầy đủ và không chứa yếu tố bất định. "Chúa không chơi xúc xắc". ==== Chiến tranh thế giới lần II và dự án Manhattan ==== Năm 1939, một nhóm các nhà khoa học Hungari bao gồm nhà vật lý Leó Szilárd cố gắng cảnh báo Washington rằng phe Quốc xã đang thực hiện các nghiên cứu bom nguyên tử. Tuy vậy cảnh báo của nhóm đã không gây sự chú ý đến giới chính trị. Einstein và Szilárd, cùng những nhà khoa học tị nạn khác gồm Edward Teller và Eugene Wigner, "coi họ có trách nhiệm để cảnh báo người Mỹ khả năng của các nhà khoa học Đức có thể chế tạo thành công bom nguyên tử, và rằng Hitler rất quyết tâm có được vũ khí như vậy." Hè 1939, vài tháng trước khi nổ ra chiến tranh ở châu Âu, Szilárd khuyên mời Einstein ký vào một bức thư gửi đến tổng thống Franklin D. Roosevelt để cảnh báo ông về khả năng này. Bức thư cũng đề cập đến chính phủ Hoa Kỳ nên chú ý tới và tham gia trực tiếp vào nghiên cứu uranium cũng như chuỗi phản ứng dây chuyền. Bức thư được cho là có khả năng "thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận cho phép nghiên cứu vũ khí hạt nhân". Tổng thống Roosevelt không thể gánh rủi ro khi Hitler sở hữu bom nguyên tử đầu tiên. Cùng với lá thư và buổi gặp của Einstein với Roosevelt, Hoa Kỳ tham gia vào cuộc "chạy đua" phát triển bom, tập trung vào đây rất nhiều nguồn lực tài chính, vật liệu, cơ sở cũng như các nhà khoa học lớn trong dự án Manhattan. Cuối cùng Hoa Kỳ trở thành nước duy nhất sở hữu bom nguyên tử trong thời gian chiến tranh thế giới lần II. Đối với Einstein, "chiến tranh là căn bệnh... [và] ông kêu gọi chống lại chiến tranh." Nhưng năm 1933, sau khi Hitler trở thành lãnh đạo tối cao ở Đức, "ông đã khẩn thiết kêu gọi các nước phương Tây chuẩn bị chống lại sự tấn công của nước Đức." Năm 1954, một năm trước khi qua đời, Einstein kể cho người bạn già của mình, Linus Pauling, "Tôi đã gây ra một trong những lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời — đó là khi tôi ký vào bức thư gửi tổng thống Roosevelt khuyến nghị nên chế tạo bom nguyên tử; với một số biện hộ — sẽ nguy hiểm hiểm nếu người Đức có được nó..." ==== Công dân Mỹ ==== Einstein trở thành công dân Mỹ năm 1940 sau khi quyết định nghiên cứu ở Princeton, ông thể hiện sự đánh giá cao của mình về "chế độ nhân tài" trong văn hóa Mỹ so với châu Âu. Theo Isaacson, ông nhận ra "quyền cá nhân về suy nghĩ và phát ngôn thứ mà họ thích", mà không bị rào cản xã hội, và hệ quả là, từng cá nhân được "khuyến khích" trở lên sáng tạo hơn, một đặc điểm mà họ thừa hưởng từ nền giáo dục cơ sở. Einstein viết: Sự mới mẻ đến với đất nước này là đặc điểm dân chủ trong nhân dân. Không ai hạ mình trước người khác hay tầng lớp khác... Thanh niên Mỹ có may mắn không phải đối mặt với các rắc rối từ những truyền thống lỗi thời. Là thành viên của "Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu" (NAACP) tại Princeton đấu tranh cho quyền công dân của người Mỹ gốc Phi, Einstein có trao đổi thư từ với nhà hoạt động dân chủ W. E. B. Du Bois, và năm 1946 Einstein gọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ là "thứ bệnh tồi tệ nhất". Ông nói, "Định kiến phân biệt chủng tộc không may đã trở thành truyền thống ở Mỹ lan truyền qua từng thế hệ mà không bị phê phán. Chỉ có thể khắc phục định kiến này bằng giáo dục và giác ngộ". Những năm cuối đời Einstein chuyển sang lối sống chay tịnh, với lý giải "người ăn chay sống bằng hiệu ứng vật lý thuần túy trên khí chất cơ thể sẽ ảnh hưởng có lợi nhất đến đa số nhân loại". Sau khi Chaim Weizmann, vị tổng thống đầu tiên của Israel, qua đời tháng 11 năm 1952, thủ tướng David Ben-Gurion đã đề xuất Einstein làm tổng thống kế nhiệm, chủ yếu với vai trò danh dự. Đại sứ Israel ở Washington, Abba Eban, giải thích lời đề nghị "thể hiện sự tôn trọng sâu sắc nhất của người dân Do Thái đối với ông". Tuy thế Einstein đã từ chối lời đề nghị trong sự "xúc động sâu sắc": === Qua đời === Vào ngày 17 tháng 4 năm 1955, Albert Einstein bị chảy máu trong do vỡ động mạch chủ, mà trước đó đã được phẫu thuật bởi tiến sĩ Rudolph Nissen năm 1948. Ông đã viết nháp chuẩn bị cho bài phát biểu trên truyền hình kỷ niệm ngày độc lập thứ bảy của nhà nước Israel khi trên đường đến bệnh viện, nhưng ông đã không kịp hoàn thành nó. Einstein đã từ chối phẫu thuật, ông nói: "Tôi muốn đi khi tôi muốn. Thật vô vị để duy trì cuộc sống giả tạo. Tôi đã hoàn thành chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ ra đi trong thanh thản." Ông mất trong bệnh viện Princeton vào sáng sớm hôm sau ở tuổi 76, nơi ông vẫn tiếp tục làm việc đến hơi thở cuối cùng. Thi thể Einstein được hỏa táng và tro được rải khắp nơi quanh vùng của Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, New Jersey. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, nhà nghiên cứu bệnh học thuộc bệnh viện Princeton, Thomas Stoltz Harvey đã mổ lấy não của Einstein để bảo quản, mà không được sự cho phép của gia đình ông, với hy vọng rằng khoa học thần kinh trong tương lai có thể khám phá ra điều làm Einstein trở nên thông minh. == Nhận xét về Einstein == Trong bài điếu văn, nhà vật lý hạt nhân Robert Oppenheimer tổng kết lại về Einstein: "Ông hầu như không có bản chất phức tạp và sự trần tục... Luôn luôn ở trong ông là sự thuần khiết tuyệt vời lúc như đứa trẻ lúc thì uyên thâm bướng bỉnh." Tại phần nói đầu của cuốn sách "Subtle is the Lord..." nhà vật lý và lịch sử khoa học Abraham Pais viết: Nếu được nói một câu ngắn gọn về tiểu sử Einstein, tôi có thể nói rằng "ông là con người tự do nhất mà tôi đã từng biết", và một câu về sự nghiệp khoa học của ông, tôi có thể viết "giỏi hơn bất kỳ ai trước hoặc sau ông, ông biết cách phát minh ra các nguyên lý bất biến và biết cách sử dụng các định luật thống kê". == Sự nghiệp khoa học == Trong suốt cuộc đời ông, Einstein xuất bản rất nhiều sách và hàng trăm bài báo. Phần lớn về vật lý, nhưng một số ít bày tỏ quan điểm chính trị cánh tả về chủ nghĩa hòa bình, chủ nghĩa xã hội, và chủ nghĩa phục quốc Do thái. Ngoài các nghiên cứu của cá nhân ông, ông còn hợp tác với nhiều nhà khoa học khác về các lĩnh vực khoa học như: Thống kê Bose–Einstein, máy làm lạnh Einstein và nhiều nghiên cứu khác. === Vật lý những năm 1900 === Các bài báo ban đầu của Einstein bắt nguồn từ sự cố gắng chứng minh rằng nguyên tử tồn tại và có kích thước hữu hạn khác không. Tại thời điểm ông viết bài báo đầu tiên năm 1902, các nhà vật lý vẫn chưa chấp nhận hoàn toàn rằng nguyên tử tồn tại thực sự, mặc dù các nhà hóa học đã có những chứng cứ cụ thể từ các công trình của Antoine Lavoisier trước một thế kỷ. Lý do các nhà vật lý vẫn nghi ngờ vì không có một lý thuyết nào ở thế kỷ 19 có thể giải thích đầy đủ tính chất của vật chất từ các tính chất của nguyên tử. Ludwig Boltzmann là nhà vật lý thống kê hàng đầu của thế kỷ 19, người đã đấu tranh nhiều năm để thuyết phục cộng đồng khoa học chấp nhận nguyên tử tồn tại. Boltzmann đã đưa ra cách giải thích các định luật nhiệt động học, gợi ý rằng định luật tăng entropy có tính thống kê. Theo cách suy nghĩ của Boltzmann, entropy là logarit của số các trạng thái một hệ có được cấu hình bên trong. Lý do entropy tăng chỉ bởi vì xác suất để một hệ từ trạng thái đặc biệt với chỉ vài cấu hình bên trong chuyển sang hệ có nhiều trạng thái hơn là lớn. Trong khi cách giải thích thống kê của Boltzmann về entropy được công nhận rộng rãi ngày nay, và Einstein đã tin vào điều này, tại thời điểm đầu thế kỷ 20 nó ít được mọi người để ý đến. Ý tưởng thống kê được áp dụng thành công nhất khi giải thích tính chất của chất khí. James Clerk Maxwell, một nhà vật lý học hàng đầu khác, đã tìm ra định luật phân bố vận tốc của các nguyên tử trong chất khí, và ông đi đến một kết luận ngạc nhiên là tính nhớt của chất khí có thể độc lập với mật độ của nó. Về mặt trực giác, ma sát trong chất khí dường như bằng không khi mật độ đi về không, nhưng điều này không phải vậy, bởi vì đường di chuyển tự do trung bình của các nguyên tử trở lên rộng hơn tại mật độ thấp. Những thí nghiệm tiếp sau của Maxwell và vợ ông xác nhận tiên đoán kì lạ này. Các thí nghiệm khác trên chất khí và chân không, sử dụng một trống quay tách, cho thấy các nguyên tử trong chất khí có các vận tốc phân bố tuân theo định luật phân bố của Maxwell. Bên cạnh những thành công này, cũng có những mâu thuẫn. Maxwell chú ý rằng tại nhiệt độ thấp, lý thuyết nguyên tử tiên đoán nhiệt dung riêng quá lớn. Trong cơ học thống kê cổ điển, mọi dao động điều hòa đơn giản (chuyển động kiểu lò xo) có nhiệt năng kBT ở nhiệt độ trung bình T, do vậy nhiệt dung riêng của mọi lò xo là hằng số BoltzmannkB. Một chất rắn đơn nguyên tử với Nnguyên tử có thể được xem là N quả cầu nhỏ tương ứng với N nguyên tử gắn vào mỗi vị trí nút mạng với 3N lò xo, do vậy nhiệt dung riêng của chất rắn là 3NkB, một kết quả của định luật Dulong–Petit. Định luật đúng cho nhiệt độ phòng, nhưng không đúng đối với nhiệt độ lạnh hơn. Tại gần 0K, nhiệt dung riêng bằng không. Tương tự, một chất khí cấu thành từ phân tử hai nguyên tử có thể được xem là hai quả cầu gắn với nhau bởi một lò xo. Lò xo này có năng lượng kBT tại nhiệt độ cao, và cộng thêm vào một lượng nhiệt kB cho nhiệt dung riêng ở nhiệt độ khoảng 1000 độ, nhưng tại nhiệt độ thấp lượng nhiệt thêm này sẽ biến mất. Tại 0 độ, mọi nhiệt dung riêng do sự quay và rung động đều biến mất. Kết quả này mâu thuẫn với vật lý cổ điển. Những mâu thuẫn rõ ràng nhất là trong lý thuyết về sóng ánh sáng. Các sóng liên tục trong một hộp được coi như vô số lò xo chuyển động, mỗi cái tương ứng với sóng đứng. Mỗi sóng đứng có một nhiệt dung riêng xác định kB, do đó tổng nhiệt dung riêng của sóng liên tục giống ánh sáng trở thành vô hạn trong cơ học cổ điển. Điều này rõ ràng là vi phạm đối với định luật bảo toàn năng lượng. Những mâu thuẫn này dẫn đến nhiều người nói rằng nguyên tử không có tính vật lý, mà là toán học. Đáng chú ý trong số những người hoài nghi là Ernst Mach, người theo triết học thực chứng mà đã dẫn ông đến nhu cầu là nếu nguyên tử tồn tại, thì nó có thể nhìn thấy được. Mach tin rằng những nguyên tử này là một giả tưởng hữu dụng, mà trong thực tế chúng được giả sử là nhỏ vô hạn, do vậy số Avogadro là vô hạn, hoặc rất lớn để coi như vô hạn, và kB là vô cùng nhỏ. Có những thí nghiệm có thể giải thích được bằng lý thuyết nguyên tử, nhưng lại có những thí nghiệm thì không thể giải thích được, và nó vẫn luôn là thế. Einstein đã phản đối quan điểm này. Suốt sự nghiệp của mình, ông là một nhà duy thực. Ông tin rằng một lý thuyết phù hợp duy nhất có thể giải thích được mọi quan sát, lý thuyết này sẽ là một mô tả về cái thực sự đã diễn ra, và những điều ẩn sau nó. Từ đó ông cho rằng quan điểm về nguyên tử là đúng. Điều này dẫn ông đầu tiên đến với nhiệt động học, rồi đến vật lý thống kê, và lý thuyết nhiệt dung riêng của chất rắn. Năm 1905, trong khi làm việc ở phòng cấp phát bằng sáng chế, tạp chí tiếng Đức hàng đầu Annalen der Physik đã xuất bản bốn bài báo của Einstein. Bốn bài báo sau này được coi là một cuộc cách mạng trong vật lý, và năm 1905 trở thành "năm kỳ diệu của Einstein". Ngày 30 tháng 4 năm 1905, Einstein hoàn thành luận án của mình dưới sự hướng dẫn của Alfred Kleiner, giáo sư vật lý thực nghiệm. Einstein được trao bằng tiến sĩ ở Đại học Zurich. Luận án của ông với tên "Một cách mới xác định kích thước phân tử". === Thăng giáng nhiệt động và vật lý thống kê === Các bài báo sớm nhất của Einstein đề cập đến nhiệt động học. Trong đó ông cố gắng giải thích các hiện tượng từ quan điểm thống kê của nguyên tử. Nghiên cứu của ông trong năm 1903 và 1904 tập trung vào hiệu ứng kích thước nguyên tử hữu hạn tác động đến hiện tượng tán xạ. Giống như nghiên cứu của Maxwell, sự hữu hạn của kích thước nguyên tử dẫn đến các hiệu ứng có thể quan sát được. Nghiên cứu này nằm trong vấn đề chính của vật lý ở thời đại ông đó là tìm cách quan sát và chứng minh nguyên tử tồn tại. Chúng cũng là nội dung chính trong luận án tiến sĩ của ông. Kết quả chính đầu tiên của ông trong lĩnh vực này là lý thuyết thăng giáng nhiệt động. Khi ở trạng thái cân bằng, một hệ có entropy cực đại, và theo cách hiểu của thống kê, nó chỉ có thăng giáng nhỏ. Einstein chỉ ra rằng thăng giáng thống kê của vật thể vĩ mô, có thể được hoàn toàn xác định bởi đạo hàm bậc hai của entropy. Nghiên cứu cách kiểm tra quan hệ này, ông đã có đột phá lớn năm 1905. Ông nhận ra rằng lý thuyết này tiên đoán một hiệu ứng quan sát được cho một vật có thể di chuyển xung quanh tự do khi nằm trong môi trường nguyên tử hoạt động. Vì vật có vận tốc ngẫu nhiên do vậy nó có thể di chuyển ngẫu nhiên, giống như một nguyên tử đơn lẻ. Động năng trung bình của vật này là k B T {\displaystyle k_{B}T} , và thời gian giảm thăng giáng có thể được xác định hoàn toàn bởi định luật ma sát. Định luật ma sát cho quả cầu nhỏ trong chất lỏng nhớt giống nước được khám phá bởi George Stokes. Ông chỉ ra đối với vận tốc nhỏ, lực ma sát tỉ lệ với vận tốc, và bán kính của hạt. Quan hệ này được sử dụng để tính toán hạt chuyển động được một quãng đường bao nhiêu trong nước do chuyển động nhiệt ngẫu nhiên của nó, và Einstein chú ý là với những quả cầu kích thước khoảng một micron, chúng có thể di chuyển với vận tốc vài micron trong một giây. Chuyển động này đã được quan sát bởi nhà thực vật học Robert Brown dưới kính hiển vi, hay chuyển động Brown. Einstein đã đồng nhất chuyển động này với tiên đoán của lý thuyết ông đưa ra. Từ thăng giáng gây ra chuyển động Brown cũng chính là thăng giáng vận tốc của các nguyên tử, nên việc đo chính xác chuyển động Brown sử dụng lý thuyết của Einstein đã cho thấy hằng số Boltzmann là khác không và cho phép đo được số Avogadro. Các thí nghiệm này được thực hiện vài năm sau đó, cho một ước lượng thô về số Avogadro phù hợp với ước lượng chính xác hơn của lý thuyết vật đen của Max Planck, và thí nghiệm đo điện tích của Robert Millikan. Không như các phương pháp khác, đòi hỏi của Einstein cần rất ít các điều giả sử lý thuyết hay vật lý mới, vì đã trực tiếp đo chuyển động của nguyên tử qua các hạt nhìn thấy được. Lý thuyết của Einstein về chuyển động Brown là bài báo đầu tiên về lĩnh vực vật lý thống kê. Nó thiết lập mối liên hệ giữa thăng giáng nhiệt động và sự tiêu tán năng lượng. Điều này được Einstein chỉ ra là đúng đối với thăng giáng độc lập thời gian, nhưng trong bài báo về chuyển động Brown ông chỉ ra rằng tỉ số nghỉ động học (dynamical relaxation rates) được tính toán từ cơ học cổ điển có thể được dùng là tỉ số nghỉ thống kê (statistical relaxation rates) để dẫn ra định luật khuếch tán động học. Những quan hệ này gọi là phương trình Einstein trong lý thuyết động học phân tử. Lý thuyết về chuyển động Brown đã mở đầu năm kỳ diệu của Einstein, nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các nhà vật lý chấp nhận thuyết nguyên tử. === Thí nghiệm tưởng tượng và nguyên lý vật lý tiên nghiệm === Suy nghĩ của Einstein phải trải qua một sự thay đổi vào năm 1905. Ông đã hiểu rằng các tính chất lượng tử của ánh sáng có nghĩa là các phương trình Maxwell chỉ là lý thuyết xấp xỉ. Ông biết rằng các định luật mới có thể thay thế chúng, nhưng ông chưa biết làm thế nào để tìm ra các định luật này. Ông cảm thấy rằng ước đoán các mối quan hệ hình thức sẽ không đi đến đâu. Thay vào đó ông quyết định tập trung vào các nguyên lý tiên nghiệm, chúng nói rằng các định luật vật lý có thể được hiểu là thỏa mãn trong những trường hợp rất rộng thậm chí trong những phạm vi mà chúng chưa từng được áp dụng hay kiểm nghiệm. Một ví dụ được các nhà vật lý chấp nhận rộng rãi của nguyên lý tiên nghiệm đó là tính bất biến quay (hay tính đối xứng quay, nói rằng các định luật vật lý là bất biến nếu chúng ta quay toàn bộ không gian chứa hệ theo một hướng khác). Nếu một lực mới được khám phá trong vật lý, lực này có thể lập tức được hiểu nó có tính bất biến quay mà không cần phải suy xét. Einstein đã hướng tìm các nguyên lý mới theo phương pháp bất biến này, để tìm ra các ý tưởng vật lý mới. Khi các nguyên lý cần tìm đã đủ, thì vật lý mới sẽ là lý thuyết phù hợp đơn giản nhất với các nguyên lý và các định luật đã được biết trước đó. Nguyên lý tiên nghiệm tổng quát đầu tiên do Einstein tìm ra là nguyên lý tương đối, theo đó chuyển động tịnh tiến đều không phân biệt được với trạng thái đứng im. Nguyên lý này được Hermann Minkowski mở rộng cho cả tính bất biến quay từ không gian vào không-thời gian. Những nguyên lý khác giả thiết bởi Einstein và sau đó mới được chứng minh là nguyên lý tương đương và nguyên lý bất biến đoạn nhiệt của số lượng tử. Một nguyên lý tổng quát khác của Einstein, còn gọi là nguyên lý Mach, vẫn còn là vấn đề đang được tranh luận giữa các nhà khoa học. Việc sử dụng các nguyên lý tiên nghiệm là một phương pháp đặc biệt độc đáo trong các nghiên cứu đầu tiên của Einstein, và nó trở thành một công cụ tiêu chuẩn trong vật lý hiện đại. === Lý thuyết tương đối hẹp === Bài báo năm 1905 của ông về điện động lực học các vật thể chuyển động giới thiệu ra lý thuyết tương đối hẹp, cho thấy tốc độ ánh sáng độc lập với trạng thái chuyển động của quan sát viên đã đòi hỏi những sự thay đổi cơ bản về khái niệm của sự đồng thời. Những hề quả của kết luận này bao gồm sự giãn thời gian và co độ dài (theo hướng chuyển động) của vật thể chuyển động tương đối đối với hệ quy chiếu của quan sát viên. Bài báo này cũng bác bỏ sự tồn tại của ête (vật lý) - một trong những vấn đề lớn của thời đó. Trong bài báo về sự tương đương khối lượng-năng lượng, vấn đề này cũng đã được quan tâm tới trước đó bởi các khái niệm khác, Einstein đã rút ra từ các phương trình của thuyết tương đối hẹp hệ thức nổi tiếng trong thế kỷ 20: E = mc2. Hệ thức này cho thấy một khối lượng nhỏ tương đương với một năng lượng khổng lồ và nó là cơ sở cho lý thuyết năng lượng hạt nhân. Nhiều năm sau đó, công trình của Einstein về thuyết tương đối đặc biệt năm 1905 vẫn còn là đề tài tranh cãi, nhưng ngay từ ban đầu nó đã được các nhà vật lý lớn ủng hộ, khởi đầu là Max Planck. === Photon === Trong một bài báo năm 1905, Einstein đã đặt ra một tiên đề đó là ánh sáng bao gồm các hạt rời rạc gọi là lượng tử. Lượng tử ánh sáng của Einstein hầu như bị các nhà vật lý bác bỏ khi ông mới giới thiệu ý tưởng này, trong đó có Max Planck và Niels Bohr. Ý tưởng này chỉ được chấp nhận rộng rãi vào năm 1919, nhờ những thí nghiệm chi tiết của Robert Millikan về hiệu ứng quang điện thực hiện vào năm 1914, và phép đo sự tán xạ Compton của Arthur Compton. Bài báo của Einstein về các hạt ánh sáng hầu hết xuất phát từ các nghiên cứu về nhiệt động lực học. Ông không bị thúc đẩy bởi các thí nghiệm về hiệu ứng quang điện, mà không phù hợp với lý thuyết của ông trong vòng 50 năm sau. Einstein quan tâm đến entropy của ánh sáng tại nhiệt độ T, và phân nó thành hai phần bao gồm phần tần số thấp và phần tần số cao. Phần ánh sáng tần số cao được miêu tả bởi định luật Wien, có entropy giống hệt với entropy của các phân tử khí cổ điển. Từ entropy là số logarit của các trạng thái khả dĩ, Einstein kết luận là số các trạng thái của ánh sáng bước sóng ngắn trong một hộp với thể tích V bằng với số các trạng thái của một nhóm các hạt lượng tử trong cùng hộp. Do ông (không giống với những người khác) cảm thấy dễ chịu với cách giải thích thống kê, ông tin rằng tiên đề về ánh sáng được lượng tử hóa là một công cụ giải thích tính hợp lý cho entropy. Điều này dẫn ông đến liên hệ Planck–Einstein là mỗi sóng với tần số f sẽ đồng hành với một tập hợp các photon, mỗi hạt ứng với năng lượng hf, trong đó h là hằng số Planck. Ông không thể bàn luận thêm, bởi vì Einstein không dám chắc các hạt liên hệ như thế nào với sóng. Nhưng ông đề nghị là ý tưởng này có thể giải thích các kết quả thí nghiệm khác, như hiệu ứng quang điện. === Lượng tử hóa dao động nguyên tử === Eiinstein tiếp tục nghiên cứu về cơ học lượng tử vào năm 1906, tìm cách giải thích sự dị thường của nhiệt dung riêng trong các chất rắn. Đây là ứng dụng đầu tiên của lý thuyết lượng tử vào một hệ cơ học. Từ định luật Planck về phân bố bức xạ điện từ không cho kết quả về giá trị nhiệt dung riêng vô hạn, cùng ý tưởng này có thể được áp dụng cho chất rắn để khắc phục vấn đề nhiệt dung riêng vô hạn trong các chất này. Einstein đã chỉ ra một mô hình đơn giản với giả thuyết là chuyển động của các nguyên tử trong chất rắn bị lượng tử hóa để giải thích tại sao nhiệt dung riêng của chất rắn lại trở về không khi tiến gần đến độ không tuyệt đối. Mô hình của Einstein coi mỗi nguyên tử được kết nối với một lò xo tưởng tượng. Thay vì liên kết tất cả các nguyên tử với nhau, mà sẽ dẫn đến các sóng đứng với các loại tần số khác nhau, Einstein tưởng tượng ra mỗi nguyên tử được gắn tại một điểm trong không gian bởi chỉ một lò xo. Điều này không đúng về mặt vật lý, nhưng lý thuyết vẫn tiên đoán giá trị hữu hạn nhiệt dung riêng là 3NkB, do số các dao động độc lập đều giống nhau. Einstein từ đó giả sử là chuyển động trong mô hình này bị lượng tử hóa, tuân theo định luật Planck, do vậy mỗi chuyển động độc lập của lò xo có năng lượng bằng một số nguyên lần hf, trong đó f là tần số dao động. Với giả sử này, ông áp dụng phương pháp thống kê của Boltzmann để tính ra năng lượng trung bình của mỗi lò xo trong một khoảng thời gian. Kết quả thu được giống với kết quả của Planck cho ánh sáng: tại nhiệt độ mà kBT nhỏ hơn hf, chuyển động bị ngưng lại (đóng băng), và nhiệt dung riêng tiến về 0. Và Einstein kết luận là cơ học lượng tử có thể giải quyết được các vấn đề lớn trong vật lý cổ điển, như tính dị thường của nhiệt dung riêng. Các hạt hàm ý trong công thức trên bây giờ được gọi là photon. Vì mọi lò xo trong lý thuyết của Einstein đều có độ cứng như nhau, nên chúng dao động như nhau tại cùng một nhiệt độ, và điều này dẫn đến tiên đoán là nhiệt dung riêng tiến về 0 theo hàm lũy thừa khi nhiệt độ giảm đi về 0K. Nghiên cứu này là nền tảng của vật lý vật chất ngưng tụ sau này. === Nguyên lý đoạn nhiệt và các biến tác động góc === Trong thập niên 1910, lý thuyết lượng tử đã mở rộng phạm vi áp dụng cho nhiều hệ thống khác nhau. Sau khi Ernest Rutherford khám phá ra sự tồn tại các hạt nhân và đề xuất các electron có quỹ đạo quanh hạt nhân giống như quỹ đạo của các hành tinh, Niels Bohr đã áp dụng các tiên đề của cơ học lượng tử được Planck và Einstein đưa ra và phát triển để giải thích chuyển động của electron trong nguyên tử, và của bảng tuần hoàn các nguyên tố. Einstein đã đóng góp vào những phát triển này bằng liên hệ chúng với các tư tưởng của Wilhelm Wien năm 1898. Wien đã đưa ra giả thuyết về "bất biến đoạn nhiệt" của trạng thái cân bằng nhiệt cho phép mọi bức xạ của vật đen tại các nhiệt độ khác nhau được dẫn ra từ 'định luật dịch chuyển Wien. Einstein năm 1911 đã chú ý đến là cùng nguyên lý đoạn nhiệt này cũng chỉ ra các đại lượng bị lượng tử hóa trong chuyển động cơ học bất kì phải là bất biến đoạn nhiệt. Arnold Sommerfeld đã đồng nhất bất biến đoạn nhiệt này là biến tác dụng của cơ học cổ điển. Định luật tác dụng thay đổi được bị lượng tử hóa là nguyên lý cơ sở của thuyết lượng tử khi nó được biết từ 1900 đến 1925. (hay lý thuyết lượng tử cổ điển) === Lưỡng tính sóng - hạt === Mặc dù cục cấp bằng sáng chế đã bổ nhiệm Einstein làm nhân viên kĩ thuật kiểm tra hạng hai năm 1906, nhưng ông không hề từ bỏ sự nghiệp khoa học của mình. Năm 1908, ông trở thành giảng viên thỉnh giảng (privatdozent) tại trường Đại học Bern. Trong "über die Entwicklung unserer Anschauungen über das Wesen und die Konstitution der Strahlung" ("The Development of Our Views on the Composition and Essence of Radiation"), về sự lượng tử hóa của ánh sáng, và trong một bài báo đầu năm 1909, Einstein chỉ ra rằng lượng tử năng lượng của Planck phải có động lượng và có thể cư xử như các hạt điểm độc lập. Bài báo này đưa ra khái niệm photon (mặc dù Gilbert N. Lewis đặt tên gọi photon mãi tới năm 1926) và mở ra khái niệm lưỡng tính sóng-hạt trong cơ học lượng tử. Dựa trên ý tưởng của Planck và của Einstein về sóng có bản chất hạt, nhà vật lý Louis de Broglie đặt ra vấn đề ngược là hạt vật chất có bản chất sóng và khai sinh ra nguyên lý lưỡng tính sóng hạt của vật chất. === Lý thuyết giới hạn trắng đục === Einstein đã quay trở lại vấn đề nhiễu loạn nhiệt động học, với suy nghĩ tìm cách giải quyết những sự thay đổi mật độ trong chất lỏng tại điểm giới hạn của nó. Thông thường, nhiễu loạn mật độ được khử bởi đạo hàm bậc hai của năng lượng tự do theo mật độ. Tại điểm giới hạn này, đạo hàm bằng không, dẫn đến những nhiễu loạn lớn. Hiệu ứng nhiễu loạn mật độ mà theo đó mọi bước sóng của ánh sáng bị tán xạ khi đi vào môi trường khác, làm cho chất lỏng nhìn trắng như sữa. Einstein liên hệ hiện tượng này với hiện tượng tán xạ Raleigh, mà xảy ra khi độ lớn nhiễu loạn nhỏ hơn bước sóng, và hiện tượng này đã giải thích hiện tượng tại sao bầu trời có màu xanh. === Năng lượng điểm không === Trực giác vật lý của Einstein đã dẫn ông chú ý đến các năng lượng dao động Planck không thể có điểm không. Ông sửa lại giả thuyết Planck bằng cách cho trạng thái năng lượng thấp nhất của một đối tượng dao động bằng với 1⁄2hf, bằng một nửa khoảng năng lượng giữa hai mức. Sự thay đổi này được nghiên cứu cùng với Otto Stern, trên cơ sở của nhiệt động học phân tử hai nguyên tử mà có thể tách ra thành hai nguyên tử tự do. === Nguyên lý tương đương === Năm 1907, khi còn đang làm việc tại cuc bằng sáng chế, Einstein đã có cái mà ông gọi là "ý tưởng hạnh phúc nhất" trong đời ông. Ông nhận ra là nguyên lý tương đối có thể mở rộng sang trường hấp dẫn. Ông suy nghĩ về trường hợp thang máy chuyển động với gia tốc đều nhưng không phải đặt trong trường hấp dẫn, và ông nhận ra là nó không thể khác biệt so với trường hợp thang máy im trong trường hấp dẫn không thay đổi. Ông áp dụng thuyết tương đối hẹp để thấy tốc độ của các đồng hồ tại đỉnh thang máy gia tốc lên trên sẽ nhanh hơn tốc độ của đồng hồ ở sàn thang máy. Ông kết luận là tốc độ của đồng hồ phụ thuộc vào vị trí của chúng trong trường hấp dẫn, và hiệu giữa hai tốc độ đồng hồ tỉ lệ với thế năng hấp dẫn theo xấp xỉ bậc nhất. Mặc du sự xấp xỉ này là thô, nó cho phép ông tính được độ lệch của tia sáng do hấp dẫn. Điều này làm cho ông tin tưởng rằng lý thuyết vô hướng về hấp dẫn được đề xuất bởi Gunnar Nordström là không đúng. Nhưng giá trị thực cho độ lệch mà ông tính ra nhỏ đi 2 lần so với giá trị thực, do xấp xỉ ông sử dụng không còn thỏa mãn đối với các vật thể di chuyển gần vận tốc của ánh sáng. Khi Einstein hoàn thiện thuyết tương đối tổng quát, ông đã sửa lại thiếu sót này và tiên đoán được giá trị đúng của độ lệch tia sáng đi gần Mặt Trời. Từ Praha, Einstein đăng một bài báo về các hiệu ứng của hấp dẫn tác động lên ánh sáng, đặc biệt là dịch chuyển đỏ do hấp dẫn và độ lệch ánh sáng do hấp dẫn. Bài báo đã thúc đẩy các nhà thiên văn học xác định độ lệch tia sáng trong quá trình quan sát nhật thực. Nhà thiên văn người Đức Erwin Finlay-Freundlich đã công bố tiên đoán của Einstein ra toàn thế giới để cộng đồng các nhà khoa học được biết đến. Einstein đã suy nghĩ về bản chất trường hấp dẫn trong các năm 1909-1912, nghiên cứu các tính chất của chúng bằng các thí nghiệm tưởng tượng đơn giản. Trong đó có thí nghiệm về một cái đĩa quay. Einstein tưởng tượng ra một quan sát viên thực hiện các thí nghiệm trên 1 cái bàn quay. Ông chú ý rằng quan sát viên có thể đo được một giá trị khác cho hằng số toán học pi so với trong hình học Euclid. Lý do là vì bán kính của một đường tròn là không đổi do được đo với một cái thước không bị co độ dài, nhưng theo thuyết tương đối hẹp chu vi của đường tròn dường như lớn hơn do cái thước dùng để đo chu vi bị co ngắn lại. Mặt khác Einstein tin tưởng rằng các định luật vật lý là cục bộ, được miêu tả bởi các hệ tọa độ cục bộ, ông kết luận rằng không thời gian có thể bị cong. Điều này dẫn ông đến nghiên cứu hình học Riemann, và hình thành lên ngôn ngữ của thuyết tương đối tổng quát. === Thuyết tương đối rộng === Năm 1912, Einstein trở lại Thụy Sĩ để nhận chức danh giáo sư tại nơi ông từng học, trường ETH. Khi ông trở lại Zurich, ngay lập tức ông đến thăm người bạn cùng lớp đại học ETH là Marcel Grossmann, bây giờ trở thành giáo sư toán học. Einstein đã hỏi Grossmann có thứ hình học miêu tả không gian cong không và ông ta đã giới thiệu cho ông hình học Riemann và tổng quát hơn là hình học vi phân. Theo đề nghị của nhà toán học người Ý Tullio Levi-Civita, Einstein bắt đầu khám phá ra sự hữu ích của nguyên lý hiệp biến tổng quát (cơ bản là sử dụng tenxơ) cho lý thuyết hấp dẫn mới của ông. Có lúc Einstein nghĩ rằng có một số sai lầm với cách tiếp cận này, nhưng sau đó ông đã quay trở lại với nó, và cuối năm 1915, ông đã công bố thuyết tương đối rộng theo dạng ngày nay của lý thuyết. Lý thuyết này giải thích hấp dẫn là do sự cong của không thời gian do vật chất, ảnh hưởng tới chuyển động quán tính của các vật chất khác. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Liên minh trung tâm chỉ có thể được thực hiện tại các viện Hàn lâm của liên minh này, vì lý do an ninh quốc gia. Một vài nghiên cứu của Einstein đã đến được Vương quốc Anh và Hoa Kỳ thông qua nỗ lỗ lực của nhà vật lý người Áo Paul Ehrenfest và của các nhà vật lý người Hà Lan, đặc biệt là Nobel gia Hendrik Lorentz và Willem de Sitter của Đại học Leiden. Sau khi chiến tranh kết thúc, Einstein vẫn duy trì mối liên hệ của ông với trường Đại học Leiden, và nhận làm giáo sư đặc biệt cho trường này trong mười năm, từ 1920 đến 1930, Einstein thường xuyên đến Hà Lan để giảng dạy. Năm 1917, một vài nhà thiên văn học chấp nhận lời đề xuất năm 1911 của Einstein khi ông ở Praha. Đài quan sát núi Wilson ở California, Hoa Kỳ, công bố kết quả phân tích phổ của Mặt Trời cho thấy không có sự dịch chuyển đỏ do hấp dẫn. Năm 1918, Đài quan sát Lick, cũng ở California, thông báo rằng rất khó có thể bác bỏ được tiên đoán của Einstein, mặc dù kết quả của họ không được công bố. Tuy nhiên vào tháng 5 năm 1919, một đội các nhà thiên văn học do Arthur Stanley Eddington dẫn đầu đã xác nhận rằng tiên đoán của Einstein về sự bẻ cong của tia sáng do hấp dẫn của Mặt Trời trong khi chụp các bức ảnh trong quá trình nhật thực tại Príncipe, một hòn đảo nằm phía tây châu Phi đồng thời với một đoàn thám hiểm ở Sobral, phía bắc Brasil. Nobel gia Max Born tán dương thuyết tương đối tổng quát như là "một kỳ công lớn nhất của tư duy con người về tự nhiên"; và Nobel gia người Anh Paul Dirac nói "nó có thể là khám phá khoa học lớn nhất đã từng được phát hiện". Các phương tiện thông tin quốc tế lan truyền khám phá này khiến Einstein trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Đã có những ý kiến cho rằng việc kiểm tra lại các bức ảnh của đoàn thám hiểm Eddington cho thấy độ lớn sai số của thí nghiệm bằng với kết quả thu được từ hiệu ứng mà Eddington đã đo để chứng minh, và đoàn thám hiểm người Anh năm 1962 đã kết luận là phương pháp đã đo là không đủ tin cậy. Sự bẻ cong của tia sáng trong quá trình nhật thực đã được xác nhận bởi các quan sát chính xác hơn sau đó. Về sau, nhiều thí nghiệm sau này đã xác nhận các tiên đoán của thuyết tương đối rộng. Cùng với sự mới nổi tiếng của Einstein, nhiều nhà khoa học Đức thời đó đã có những động thái để chống lại Einstein cũng như các công trình của ông. ==== Sóng hấp dẫn ==== Năm 1916, Einstein dự đoán tồn tại sóng hấp dẫn, những gợn sóng hình thành từ độ cong của không thời gian mà lan truyền từ nguồn ra bên ngoài như các sóng, chúng mang theo năng lượng dưới dạng bức xạ hấp dẫn. Sự tồn tại của sóng hấp dẫn theo khuôn khổ của thuyết tương đối tổng quát là do bất biến Lorentz đưa đến hệ quả của vận tốc lan truyền hữu hạn đối với các tương tác vật lý mà hấp dẫn tham gia. Ngược lại, sóng hấp dẫn không thể tồn tại trong lý thuyết hấp dẫn của Newton, khi cho rằng tương tác hấp dẫn lan truyền một cách tức thì hay với vận tốc lớn vô hạn. Sự phát hiện ra sóng hấp dẫn lần đầu tiên, một cách gián tiếp, đến từ những quan sát trong thập niên 1970 về cặp sao neutron quay trên quỹ đạo hẹp quanh nhau, PSR B1913+16. Quan sát cho thấy chu kỳ quỹ đạo của hệ giảm dần chứng tỏ hệ đang phát ra sóng hấp dẫn đúng như miêu tả của thuyết tương đối rộng. Dự đoán của Einstein đã được xác nhận vào ngày 11 tháng 2 năm 2016, khi các nhà khoa học thuộc nhóm LIGO công bố đã đo được trực tiếp sóng hấp dẫn lần đầu tiên, vào ngày 14 tháng 9 năm 2015, gần một trăm năm sau ngày ông đăng bài báo về sóng hấp dẫn. === Vũ trụ học === Năm 1917, Einstein đã áp dụng thuyết tương đối rộng cho mô hình cấu trúc của vũ trụ trên toàn bộ. Theo dòng suy nghĩ đương thời, ông muốn vũ trụ là vĩnh hằng và bất biến, nhưng trong thuyết mới của ông, sau một thời gian dài lực hấp dẫn có thể hút vật chất về nhau dẫn tới vũ trụ co lại. Để sửa điều này, Einstein đã thay đổi nhỏ thuyết tương đối tổng quát bằng cách đưa ra một khái niệm mới, hằng số vũ trụ học. Với một hằng số vũ trụ dương, cân bằng chống lại lực hấp dẫn, vũ trụ có thể là quả cầu tĩnh vĩnh hằng Einstein tin tưởng rằng một vũ trụ tĩnh có tính đối xứng cầu sẽ phù hợp về mặt triết học, bởi vì nó tuân theo nguyên lý Mach. Ông đã chỉ ra rằng thuyết tương đối tổng quát gắn chặt với nguyên lý Mach trong trường hợp mở rộng hiệu ứng kéo hệ quy chiếu bằng trường hấp dẫn từ, nhưng ông biết rằng ý tưởng của Mach sẽ không đúng nếu vũ trụ cứ mở rộng ra vô hạn. Trong một vũ trụ đóng, ông tin rằng nguyên lý Mach sẽ được thỏa mãn. Nguyên lý Mach cũng đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong nhiều năm. === Thuyết lượng tử hiện đại === Năm 1917, tại đỉnh cao của công việc nghiên cứu thuyết tương đối, Einstein xuất bản một bài báo trong ''Physikalische Zeitschrift đề xuất khả năng tồn tại phát xạ kích thích, một quá trình vật lý giúp hiện thực được maser và laser. Bài báo này chỉ ra rằng tính thống kê của sự hấp thụ và bức xạ ánh sáng chỉ có thể phù hợp với định luật phân bố Planck khi sự bức xạ của ánh sáng trong một chế độ với n photon sẽ gần với tính thống kê hơn so với sự bức xạ của ánh sáng trong chế độ không có photon. Bài báo này có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển sau này của cơ học lượng tử, bởi vì nó là bài báo đầu tiên chỉ ra tính thống kê của sự chuyển dịch trạng thái nguyên tử tuân theo những định luật đơn giản. Einstein đã phát hiện ra nghiên cứu của Louis de Broglie, và đã ủng hộ những ý tưởng của ông, khi Einstein lần đầu tiên nhận được những ý tưởng phác thảo này. Một bài báo lớn khác trong thời kì này, Einstein đã viết ra phương trình sóng cho các sóng de Broglie, trong đó Einstein đã đề xuất từ phương trình Hamilton–Jacobi của cơ học. Bài báo này đã khích lệ các nghiên cứu của Schrödinger năm 1926. === Thống kê Bose–Einstein === Năm 1924, Einstein nhận được một miêu tả về mô hình thống kê từ nhà vật lý người Ấn Độ Satyendra Nath Bose, trên cơ sở một phương pháp đếm với giả sử ánh sáng có thể được hiểu là khí của các hạt không thể phân biệt được. Einstein chú ý tới rằng thống kê của Bose có thể áp dụng cho một số nguyên tử có tính chất tương tự các hạt ánh sáng được đề xuất, và ông gửi bản dịch bài báo của Bose tới tạp chí Zeitschrift für Physik. Einstein cũng tự viết các bài báo miêu tả mô hình thống kê này và những hệ quả của nó, bao gồm hiện tượng ngưng tụ Bose-Einstein mà trong một số trường hợp đặc biệt có thể xuất hiện tại nhiệt độ rất thấp.. Cho đến tận năm 1995, vật chất ngưng tụ lần đầu tiên đã được tạo ra bằng thực nghiệm bởi Eric Allin Cornell và Carl Wieman nhờ sử dụng các thiết bị siêu lạnh được lắp đặt tại NIST–phòng thí nghiệm JILA tại Đại học Colorado ở Boulder. Thống kê Bose-Einstein bây giờ được sử dụng để miêu tả hành xử của những hạt có spin nguyên, các boson. Những phác thảo của Einstein cho nghiên cứu này có thể xem tại "Einstein Archive" trong thư viện của đại học Leiden. === Giả tenxơ năng lượng động lượng === Thuyết tương đối rộng bao gồm một không thời gian động lực, do vậy nó rất khó để tìm cách thống nhất các đại lượng bảo toàn năng lượng và động lượng. Định lý Noether cho phép những đại lượng được xác định từ hàm Lagrangian với bất biến tịnh tiến, nhưng hiệp biến tổng quát làm cho bất biến tịnh tiến trở thành một phần của đối xứng gauge. Tenxơ ứng suất - năng lượng trong phương trình trường Einstein không chứa năng lượng trường hấp dẫn, bởi vì theo nguyên lý tương đương bằng việc lựa chọn hệ quy chiếu cục bộ thích hợp, trường hấp dẫn sẽ biết mất. Năng lượng và động lượng bao hàm cả năng lượng hấp dẫn được dẫn ra từ thuyết tương đối rộng theo định lý Noether không phải là một tenxơ thực vì lý do như vậy. Einstein lập luận rằng điều này là đúng với những lý do cơ bản, bởi vì trường hấp dẫn có thể xuất hiện hoặc biến mất bằng cách chọn các tọa độ. Ông ủng hộ rằng giả tenxơ không hiệp biến năng lượng động lượng thực chất là cách miêu tả tốt nhất sự phân bố năng lượng và động lượng trong một trường hấp dẫn. Cách tiếp cận này đã được phát triển bởi Lev Landau và Evgeny Lifshitz, và những người khác, và đã trở thành một tiêu chuẩn. Việc sử dụng các đối tượng không-hiệp biến như các giả tenxơ đã bị phê phán nhiều bởi Erwin Schrödinger và những người khác năm 1917. === Thuyết trường thống nhất === Tiếp theo nghiên cứu của ông về thuyết tương đối tổng quát, Einstein bắt tay vào chuỗi những cố gắng để tổng quát hóa lý thuyết hình học của ông về hấp dẫn, cho phép kết hợp được với tương tác điện từ. Năm 1950, ông miêu tả "thuyết trường thống nhất" của ông trong tạp chí Scientific American với tiêu đề "Về lý thuyết tổng quát của hấp dẫn". Mặc dù ông tiếp tục được ca ngợi cho các công trình của ông, Einstein đã dần dần bị đơn độc trong con đường nghiên cứu thuyết thống nhất này, và những nỗ lực của ông đã hoàn toàn bị thất bại. Trong việc theo đuổi một lý thuyết thống nhất các lực cơ bản của tự nhiên, Einstein đã bỏ qua một số hướng phát triển chính của vật lý thời đó, điển hình nhất là việc nghiên cứu các lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu, chúng chưa được hiểu triệt để cho đến tận nhiều năm sau khi ông mất. Mặt khác, các xu hướng vật lý lại chủ yếu bỏ qua các phương pháp tiếp cận của ông đối với lý thuyết thống nhất; với cơ học lượng tử là khuôn khổ chính, lý thuyết mà ông không chấp nhận hoàn toàn về tính mô tả thực tại của nó. Giấc mơ của Einstein để thống nhất mọi định luật vật lý khác với hấp dẫn đã thôi thúc một cuộc tìm kiếm hiện đại cho một lý thuyết của mọi vật và đặc biệt là thuyết dây, trong đấy các trường hình học được kết hợp với lý thuyết trường lượng tử hay hấp dẫn lượng tử. === Lỗ sâu === Trong nghiên cứu thuyết trường thống nhất, Einstein đã hợp tác với các nhà khoa học khác để đưa ra mô hình về một lỗ sâu. Mục đích của ông là thiết lập mô hình các hạt cơ bản với các tích (điện tích) của chúng như là một nghiệm của phương trình trường hấp dẫn, được đăng trong một bài báo với tiêu đề "Liệu trường hấp dẫn đóng một vai trò quan trọng trong cấu tạo của các hạt cơ bản?". Những nghiệm này cắt và dán các lỗ đen Schwarzschild để tạo ra một cầu nối giữa hai miền không gian. Nếu cuối một lỗ sâu mang điện tích dương, thì đầu kia của lỗ sâu phải mang điện tích âm. Những tính chất này dẫn Einstein đến sự tin tưởng rằng cặp các hạt và phản hạt có thể được miêu tả theo cách này. === Lý thuyết Einstein–Cartan === Để có thể kết hợp spin của các hạt điểm vào trong thuyết tương đối tổng quát, liên thông aphin cần được tổng quát hóa để bao gồm được phần phản xứng, gọi là tenxơ xoắn. Năm 1922 nhà toán học Élie Cartan lần đầu tiên tiếp cận với đề xuất này và tiếp tục mở rộng lý thuyết trong các năm sau. Einstein cũng tham gia vào phát triển lý thuyết này vào năm 1928 với những nỗ lực không thành công khi sử dụng tenxơ xoắn để miêu tả trường điện từ trong thuyết trường thống nhất của ông. === Nghịch lý Einstein–Podolsky–Rosen === Năm 1935, Einstein trở lại với cơ học lượng tử. Ông đã xét sự ảnh hưởng như thế nào của một hạt trong hệ hai hạt vướng víu với nhau đối với hạt kia. Ông đưa ra cùng với các cộng sự của ông rằng, bằng cách thực hiện các phép đo khác nhau trên một hạt ở rất xa, hoặc là về vị trí hoặc về động lượng, và các tính chất của hạt đối tác trong cặp vướng víu này có thể được khám phá mà không làm ảnh hưởng đến trạng thái của chính nó. Einstein do vậy đã sử dụng tính thực tại cục bộ để kết luận là những hạt khác có những tính chất này đã được định sẵn. Nguyên lý ông đề xuất là nếu có thể xác định được câu trả lời về vị trí hay động lượng qua phép đo một hạt đối tác, mà không ảnh hưởng đến hạt kia, thì các hạt thực sự có giá trị chính xác về vị trí hoặc động lượng, điều này mâu thuẫn với nguyên lý bất định Heisenberg. Nguyên lý này được rút ra từ quá trình phản bác của Einstein về cơ học lượng tử. Là một nguyên lý vật lý, nó đã được chứng minh là không tương thích với các kết quả thí nghiệm. === Các phương trình chuyển động === Thuyết tương đối rộng có hai định luật cơ bản; - phương trình trường Einstein miêu tả sự cong của không gian, và phương trình trắc địa miêu tả sự di chuyển của các hạt trong trường hấp dẫn. Do các phương trình trong thuyết tương đôi tổng quát là phi tuyến, một lượng năng lượng xác định một trường hấp dẫn thuần túy, giống như hố đen, sẽ di chuyển trên một quỹ đạo được xác định bởi chính phương trình trường Einstein, không cần tới các định luật mới. Vì thế EInstein đề xuất rằng quỹ đạo của một nghiệm kì dị, giống như hố đen, có thể được xác định là một đường trắc địa từ chính thuyết tương đối rộng. Phương trình này được Einstein, Infeld và Hoffmann viết ra cho các vật thể hạt điểm không có mô men động lượng, và bởi Roy Kerr cho các vật thể quay. === Cộng tác với những nhà khoa học khác === Ngoài sự cộng tác trong một thời gian dài với các nhà khoa học Leopold Infeld, Nathan Rosen, Peter Bergmann và những người khác, Einstein cũng từng cộng tác trong một thời gian ngắn với nhiều nhà khoa học. ==== Tranh luận Bohr-Einstein ==== Tranh luận Bohr-Einstein là chuỗi các sự kiện phê bình giữa hai trong số những người sáng lập ra cơ học lượng tử là Albert Einstein và Niels Bohr về bản chất thực tại của lý thuyết này. Tranh luận của hai người không chỉ có ý nghĩa trong triết học của khoa học mà còn là động lực để các nhà lý thuyết và thực nghiệm lượng tử khám phá ra những tính chất mới đồng thời bổ sung cho nền tảng lý thuyết. ==== Thí nghiệm Einstein-de Haas ==== Einstein và De Haas đã chứng tỏ rằng sự từ hóa là do chuyển động của các electron mà ngày nay được biết là spin. Để chỉ ra điều này, họ đảo ngược sự từ hóa trong một thanh thép treo trên một con lắc xoắn. Hai người quan sát thấy rằng thanh thép bị quay đi một góc, bởi vì mô men động lượng của electron bị thay đổi khi thay đổi sự từ hóa. Thí nghiệm này cần sự tinh tế, bởi vì mô men động lượng gắn với electron là nhỏ, nhưng nó cũng đủ để chứng minh chuyển động của electron vì một lý do nào đó ảnh hưởng đến sự từ hóa. ==== Mô hình khí Schrödinger ==== Einstein gợi ý cho Erwin Schrödinger rằng ông có thể suy lại được sự thống kê của khí Bose–Einstein bằng xét đến một hộp. Sau đó mỗi chuyển động lượng tử khả dĩ của một hạt trong một hộp được gắn với một dao động tử điều hòa độc lập. Lượng tử hóa những dao động tử này, mỗi mức có một số nguyên tương ứng, sẽ là số các hạt trong hộp. Phương pháp này là một phần của lượng tử hóa chính tắc, nhưng nó đi ngược lại cơ học lượng tử hiện đại. Erwin Schrödinger áp dụng điều này để dẫn ra các tính chất nhiệt động của khí lý tưởng bán cổ điển. Schrödinger đã đề nghị Einstein để đưa thêm ông vào đồng tác giả, nhưng Einstein đã từ chối lời mời này. == Tình yêu âm nhạc == Einstein bắt đầu cảm thụ âm nhạc từ khi còn nhỏ tuổi. Mẹ ông chơi dương cầm khá giỏi và muốn ông học đàn vĩ cầm, không chỉ để truyền dẫn cho ông niềm yêu thích âm nhạc mà còn giúp ông hòa nhập với nền văn hóa Đức. Theo nhạc trưởng Leon Botstein, Einstein có thể đã bắt đầu chơi nhạc từ lúc 5 tuổi nhưng chưa thể hiện niềm thích thú với âm nhạc khi đó. Tuy nhiên, bước sang tuổi 13, ông được học bản sonata vĩ cầm của Mozart. "Einstein trở nên yêu thích" âm nhạc Mozart, Botstein viết, và học chơi vĩ cầm một cách tự nguyện hơn. Theo Einstein, ông tự học chơi đàn bằng cách "thực hành có hệ thống", và nói rằng "say mê là một người thầy tốt hơn ý thức trách nhiệm." Khi 17 tuổi, ông trình bày bản sonata vĩ cầm của Beethoven trong một kỳ kiểm tra âm nhạc ở Aarau, và giáo viên chấm điểm đã nhận xét khi ông kết thúc là "xuất sắc và thể hiện nội dung tuyệt vời." Điều gây ấn tượng cho người giáo viên là, theo Botstein, Einstein "thể hiện sâu sắc tình yêu âm nhạc, một phẩm chất vẫn còn đang được hình thành. Âm nhạc có một ý nghĩa kỳ lạ đối với sinh viên này." Botstein lưu ý rằng âm nhạc đảm nhận một vai trò quan trọng và lâu dài trong cuộc sống kể từ thời gian đó của Einstein. Mặc dù chưa lúc nào ông nghĩ rằng sẽ theo đuổi sự nghiệp âm nhạc, nhưng ông thường tham gia chơi nhạc thính phòng với một vài nghệ sĩ, thường trình diễn cho nhóm vài người bạn. Âm nhạc thính phòng là một phần trong cuộc sống của ông khi còn ở Bern, Zurich, và Berlin, nơi ông chơi nhạc cùng Max Planck và những người khác. Năm 1931, trong thời gian đến Viện Công nghệ California, ông đến thăm gia đình Zoellner ở Los Angeles và chơi một số bản nhạc của Beethoven và Mozart cùng với các thành viên của nhóm tứ tấu Zoellner. Einstein sau đó trao cho người đại diện gia đình một bức ảnh lưu niệm chụp ông cùng với chữ ký. Âm nhạc không chỉ là niềm vui thích mà còn giúp ông trong công việc. Bà Elsa nói "âm nhạc giúp ông khi đang suy nghĩ về các lý thuyết. Ông mải mê nghiên cứu, quay trở ra giải trí bằng đánh vài đoạn hợp âm piano, rồi tiếp tục trở lại công việc". == Quan điểm chính trị == Einstein là người ủng hộ chủ nghĩa xã hội và phê phán chủ nghĩa tư bản. Ông phản đối phong trào Quốc xã đang tăng lúc bấy giờ và sau đó cố gắng lên tiếng giảm bớt sự náo động của việc hình thành nước Israel. Fred Jerome trong quyển Quan điểm của Einstein về nhà nước Israel và chủ nghĩa phục quốc Do Thái cho rằng Einstein là một nhà văn hóa phục quốc Do Thái, người ủng hộ ý tưởng về một tổ quốc Do Thái nhưng phản đối việc hình thành một nhà nước Do Thái ở Palestine "với đường biên giới, quân đội, và một hệ thống pháp quyền riêng." Thay vào đó, ông ủng hộ một nhà nước liên bang gồm 2 quốc gia với "cơ cấu chức năng liên tục, hỗn hợp, quản trị, kinh tế, và xã hội." Trong cuộc Cách mạng tháng 11 ở Đức, Einstein đã ký vào một kháng nghị làm tiền đề cho đại hội tự do và dân chủ toàn quốc, được công bố ở tờ tin tức Berliner Tageblatt vào ngày 16 tháng 11 năm 1918 và ông trở thành đảng viên của Đảng Dân chủ Đức. Sau Thế chiến thứ II, khi sự thù hằn giữa các nước đồng minh cũ trở nên căng thẳng, Einstein viết, "Tôi không biết Chiến tranh Thế giới lần thứ III người ta sẽ dùng vũ khí gì, nhưng tôi có thể nói với bạn con người có thể sử dụng vũ khí gì ở Chiến tranh Thế giới thứ IV - đá! Einstein 1949 Cùng với With Albert Schweitzer và Bertrand Russell, Einstein đã vận động để dừng việc thử nghiệm hạt nhân và bom trong tương lai. Trước lúc mất, Einstein đã ký vào bản tuyên ngôn Russell–Einstein, mà sau đó đã dẫn tới hội nghị Pugwash về Khoa học và Hòa bình Thế giới. Einstein là thành viên của nhiều nhóm quyền công dân, bao gồm đại hội Princeton của Hiệp hội quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP). khi W. E. B. Du Bois bị cáo buộc làm gián điệp Cộng sản, Einstein đã tình nguyện làm nhân chứng, và cáo buộc đã được bác bỏ ngay sau đó. Tình bạn của Einstein với nhà hoạt động Paul Robeson, người cùng với ông giữ chức đồng chủ tịch của Cuộc vận động người Mỹ chấm dứt kiểu hành hình Lynch phân biệt đối xử với người da đen, kéo dài đến 20 năm. Einstein từng nói "Chính trị là nhất thời, còn phương trình là vĩnh cửu." Ông đã từ chối lời đề nghị làm tổng thống Israel vào năm 1952. == Quan điểm tôn giáo == Trên nghi vấn của quan điểm khoa học (quyết định luận) dẫn tới câu hỏi về lập trường của Einstein về quyết định luận thần học, liệu ông có tin vào Chúa, hay vào một vị thần nào đó hay không. Năm 1929, Einstein đã nói với giáo sĩ Do Thái Herbert S. Goldstein rằng "Tôi tin vào Chúa của Spinoza, người mà biểu lộ chính mình trong nguyên lý hài hòa của thế giới, không phải là một vị Chúa có số mệnh và hành động của một con người. " Trong một bức thư năm 1954, ông viết, "Tôi không tin vào một Chúa nhân cách hóa và tôi không bao giờ phủ định điều này và tôi đã biểu thị điều đó một cách rõ ràng." Trong một bức thư gửi triết gia Erik Gutkind, Einstein nói rõ, "Danh từ Chúa đối với tôi không gì khác ngoài sự thể hiện và là sản phẩm của sự yếu đuối của loài người, Kinh thánh là tập hợp những điều đáng kính, nhưng vẫn còn nguyên sơ, huyền ảo tuy nhiên khá là ngây ngô." Báo chí đã cho đăng tải lặp đi lặp lại để thể hiện Albert Einstein là một người "khiêu khích" tôn giáo với phát biểu như sau của ông: Ông cũng có nhắc qua một chút về đạo Phật trên tờ New York Times số ra 09.11 năm 1930 như sau: "Một người được giác ngộ bởi tôn giáo, đối với tôi có vẻ như là người cố gắng đến khả năng cực đại của bản thân, giải thoát mình khỏi những xiềng xích của những ham muốn ích kỷ của mình và đi sâu, chìm đắm trong những suy nghĩ, cảm xúc và nguyện vọng, những cái mà người đó luôn giữ chặt, vì giá trị của siêu-bản ngã cá nhân. Tôi thấy rằng, dường như cái quan trọng là sức mạnh của những thứ (nội dung) nằm trong siêu bản ngã... chứ không cần quan tâm đến bất kỳ một nỗ lực nào được thực hiện để thống nhất những điều này với một đấng thiên chúa, nếu không thì nó có thể không khả thi khi tính Phật và Spinoza là như loại hình tôn giáo nhân cách. Theo đó, người mộ đạo theo cảm giác (có ý thức) rằng, họ không hề nghi ngờ gì về tầm quan trọng của các đối tượng nằm trong siêu bản ngã này và về các mục tiêu, cái mà không cần và cũng không có đủ khả năng xây dựng nên dựa trên một nền tảng khoa học hợp lý... Theo cách hiểu này, tôn giáo là nỗ lực lâu đời của nhân loại để trở nên rõ ràng và được nhận thức hoàn toàn đầy đủ về những giá trị và mục tiêu, và không ngừng củng cố cũng như mở rộng ảnh hưởng của nó. Nếu mọi người quan niệm về tôn giáo và khoa học theo những định nghĩa này, thì một cuộc xung đột giữa tôn giáo và khoa học dường như là không thể. Vì đối với khoa học chỉ có thể xác định nó "là gì", chứ không phải nó "nên là gì"..." == Giải thưởng == Trong cuộc đời cống hiến nghiên cứu khoa học, Albert Einstein đã nhận được nhiều giải thưởng quốc tế. Tên của ông cũng được lấy để đặt cho nhiều giải thưởng. Giải thưởng đoạt được Giải Nobel Vật lý 1921 Huy chương Matteucci 1921 Huy chương Copley 1925 Huy chương Max Planck đầu tiên 1929 The Franklin Institute Awards 1935: Albert Einstein Giải thưởng mang tên ông Giải thưởng Albert Einstein do Lewis and Rosa Strauss Memorial Fund thành lập năm 1951 nhằm trao cho các công trình vật lý lý thuyết nổi bật trong khoa học tự nhiên. Huy chương Albert Einstein do Hội Albert Einstein lập 1979 trao hàng năm cho những người có cống hiến xuất sắc liên quan tới công trình của Albert Einstein Giải Einstein của Hội Vật lý Hoa Kỳ thành lập năm 2003 trao 2 năm một lần cho những người có thành tựu nổi bật trong lãnh vực tương tác hấp dẫn. Giải Khoa học thế giới Albert Einstein do Hội đồng Văn hóa Thế giới lập năm 1984 trao hàng năm cho các công trình nhìn nhận và khuyến khích các người có công nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật đem lại lợi ích thiết thực cho nhân loại. Albert Einstein Peace Prize được khởi động từ năm 1979 nhân dịp 100 năm ngày sinh Albert Einstein, trao cho những người đã đóng góp cho hòa bình thế giới. Giải thưởng đầu tiên được trao cho Alva Reimer Myrdal == Vinh danh == Để ghi nhớ công lao của Einstein, ngoài những công thức, phương trình và hiện tượng trong vật lý mang tên ông (như phương trình trường Einstein, vành Einstein...) còn có rất nhiều thứ khác được gán cho tên của ông như: Một núi lửa được phát hiện năm 1952 trên bán cầu bắc, phần không nhìn thấy của Mặt Trăng được đặt tên theo tên ông: Hố va chạm Einstein. Một tiểu hành tinh vòng trong vành đai chính phát hiện năm 1973 được đặt tên theo tên ông: 2001 Einstein Các nhà hóa học đặt tên của ông cho nguyên tố thứ 99 trong bảng tuần hoàn Einsteini. == Ảnh hưởng của Albert Einstein trong văn hóa == == Những dấu mốc trong đời == == Các bài viết == Các bài báo của Albert Einstein được dùng tham khảo trong bài này. Danh sách đầy đủ các bài viết của ông có ở Danh sách các bài báo khoa học của Albert Einstein. == Xem thêm == Các nhà vật lý Thuyết tương đối hẹp Thuyết tương đối rộng == Ghi chú == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Anhxtanh A. tại Từ điển bách khoa Việt Nam Albert Einstein, Thế giới như tôi thấy. Nhà xuất bản Tri Thức 2005 Thế giới như tôi thấy The World as I See It ISBN 978-0806527901 Lá thư mới tiết lộ cuộc sống tình cảm của Einstein M.T. VnExpress 11/7/2006, 09:36 GMT+7 (theo Reuters) (tiếng Anh) Albert Einstein (German-American physicist) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Albert Einstein Archives, Jerusalem Báo cáo về Albert Einstein trên FBI Einstein Online.(tiếng Anh) Trang web với thông tin cơ bản về thuyết tương đối Einstein Archives online (tiếng Anh) Các tài liệu lưu trữ của Einstein Works by Albert Einstein (public domain in Canada) The MacTutor History of Mathematics archive, School of Mathematics and Statistics, University of St Andrews, Scotland, Tháng 4 năm 1997, truy cập 31 tháng 01 năm 2013 Nobelprize.org Biography: Albert Einstein Các công trình liên quan hoặc của Albert Einstein trên các thư viện của thư mục (WorldCat)
1748.txt
Năm 1748 (số La Mã: MDCCXLVIII) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ hai trong lịch Gregory (hoặc một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ sáu của lịch Julius chậm hơn 11 ngày). == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Tham khảo ==
athous.txt
Athous là một chi bọ cánh cứng trong họ Elateridae. Chi này được miêu tả khoa học năm 1829 bởi Eschscholtz. == Các loài == Các loài trong chi này gồm: Athous abdurachmanovi Dolin in Dolin & Penev, 2004 Athous acanthus (Say, 1839) Athous acutangulus Fairmaire, 1866 Athous agriotoides Fall, 1907 Athous albanicus Csiki, 1940 Athous alnicola Gistel, 1857 Athous alpestris Orlov, 1994 Athous alticola Platia, 2006 Athous anatolicus Platia, 1989 Athous angulifrons Reitter, 1905 Athous apfelbecki Reitter, 1905 Athous appalachius Van Dyke, 1932 Athous arizonicus Van Dyke, 1932 Athous artvinensis Platia, Yildirim & Kesdek, 2007 Athous astrabadensis Faust, 1877 Athous asturiensis Platia, 2006 Athous aterrimus Fall, 1910 Athous audisioi Guglielmi & Platia, 1985 Athous austriacus Desbrochers des Loges, 1873 Athous axillaris Horn, 1871 Athous azoricus Platia & Gudenzi, 2002 Athous balcanicus Reitter, 1905 Athous barriesi Platia & Gudenzi, 1996 Athous barthei Leseigneur, 1958 Athous bedeli Fleutiaux, 1928 Athous belloi Guglielmi & Platia, 1985 Athous benedikti Platia, 2003 Athous bicolor (Goeze, 1777) Athous binaghii Platia, 1984 Athous birmanicus Fleutiaux, 1942 Athous bolivari Reitter, 1904 Athous bolognai Guglielmi & Platia, 1985 Athous brachati Zeising & Brunne, 2005 Athous brevicornis Desbrochers des Loges, 1871 Athous brevipennis Schwarz, 1897 Athous brevis Fleutiaus, 1928 Athous brightwelli (Kirby, 1837) Athous bulgaricus Platia, 2001 Athous cachecticus Candèze, 1860 Athous campyloides Newman, 1833 Athous cantabricus Schaufuss, 1862 Athous canus Dufour, 1843 Athous carpathicus Reitter, 1905 Athous carpathophilus Reitter, 1905 Athous catalonicus Platia, 2006 Athous cavazzutii Platia, 2003 Athous caviformis Reitter, 1905 Athous cavifrons L. Redtenbacher, 1858 Athous cavulus Reitter, 1905 Athous cavus (Germar, 1817) Athous cervicolor Heyden, 1880 Athous chamboveti Mulsant & Godart, 1868 Athous chapaensis Fleutiaux, 1928 Athous cingulatus L. Miller, 1881 Athous circassicus Reitter, 1888 Athous circassiensis Reitter, 1905 Athous circumductus (Ménétriés, 1832) Athous codinai Platia, 2006 Athous conradi Platia, 2006 Athous coomani Fleutiaux, 1928 Athous coquerelli Reitter, 1908 Athous corcyreus Reitter, 1905 Athous corsicus Reiche, 1861 Athous crassicornis Candèze, 1860 Athous cribratus LeConte, 1876 Athous croaticus Platia & Gudenzi, 2002 Athous csikii Platia, 2001 Athous cucullatus (Say, 1825) Athous curtulus Desbrochers des Loges, 1873 Athous curtus Dolin in Dolin & Penev, 2004 Athous daccordii Guglielmi & Platia, 1985 Athous daghestanicus Reitter, 1890 Athous dalmatinus Platia, 2005 Athous dasycerus Buysson, 1890 Athous debilis Reiche, 1869 Athous dejeanii (Laporte, 1840) Athous delmastroi Platia & Gudenzi, 1998 Athous demangei Fleutiaux, 1918 Athous demirsoyi Platia, Kabalak & Sert, 2007 Athous densatus Reitter, 1905 Athous desbrochersi Platia, 2006 Athous difficilis (Dufour, 1843) Athous dilaticornis Reitter, 1905 Athous dimidiatus Gistel, 1857 Athous diplogrammus Orlov, 1994 Athous discrepans Reitter, 1908 Athous distinctithorax Desbrochers des Loges, 1873 Athous divaricatus Platia, 2006 Athous dorgaliensis Buysson, 1912 Athous durazzoi Platia, 1985 Athous dusaneki Platia, 2003 Athous ebeninus Fleutiaux, 1918 Athous eckerleini Platia & Gudenzi, 2000 Athous edirnensis Platia & Gudenzi, 2000 Athous emaciatus Candèze, 1860 Athous epirus Stierlin, 1875 Athous equestris (LeConte, 1853) Athous escolai Platia, 2006 Athous espanoli Platia, 2006 Athous espinamensis Platia, 2006 Athous essigi Van Dyke, 1932 Athous euxinus Buysson, 1912 Athous excavatus (Motschulsky, 1859) Athous farallonicus Van Dyke, 1951 Athous fausti Reitter, 1890 Athous filicornis (Dufour, 1851) Athous flavipennis Candèze, 1860 Athous fossularis (LeConte, 1853) Athous fragariae Platia & Kovanci, 2005 Athous francoisi Fleutiaux, 1928 Athous freudei Platia, 1989 Athous frigidus Mulsant & Guillebeau, 1855 Athous frontalis Platia & Schimmel, 1991 Athous fueguensis Golbach & Aranda, 1991 Athous fuentei Platia, 2006 Athous funestus Champion, 1896 Athous gagliardii Platia, 1988 Athous galiberti Buysson, 1918 Athous gallicus Platia & Gudenzi, 2000 Athous ganglbaueri Schwarz, 1897 Athous gerezianus Reitter, 1905 Athous gianassoi Platia & Gudenzi, 1996 Athous giustoi Platia, 2006 Athous gobanzi Reitter, 1905 Athous godarti Mulsant & Guillebeau, 1853 Athous gonzalesi Platia, 2006 Athous goriciensis Reitter, 1905 Athous gottwaldi Lohse, 1978 Athous gracacensis Platia, 2005 Athous graecus Platia, 1989 Athous guadalupensis Platia, 2006 Athous gudenzii Guglielmi & Platia, 1985 Athous haemorrhoidalis (Fabricius, 1801) Athous hajeki Platia & Gudenzi, 2005 Athous harmodius Reitter, 1905 Athous herbigradus Mulsant & Guillebeau, 1855 Athous hetzeli Platia, 2004 Athous hilfi Reitter, 1912 Athous holtzi Reitter, 1905 Athous humeralis (Fischer von Waldheim, 1824) Athous iablokoffi Leseigneur, 1972 Athous ibericus Platia, 2006 Athous imitans Fall, 1910 Athous incognitus Platia, 1988 Athous ineptus Candèze, 1860 Athous insularis Desbrochers des Loges, 1869 Athous iranicus Platia, 2004 Athous iristonicus Dolin, 1971 Athous jejunus Kiesenwetter, 1858 Athous judicariensis Schwarz, 1900 Athous kasovskyi Platia & Gudenzi, 2007 Athous kaszabi Dolin, 1986 Athous kerkyranus Reitter, 1905 Athous kobachidzei Dolin & Chantladze, 1982 Athous korabicus Csiki, 1940 Athous kovancii Platia, 2003 Athous kruegeri Reitter, 1905 Athous kubani Schimmel, 1998 Athous laevistriatus (Dufour, 1851) Athous lambeleti Leseigneur, 2004 Athous lassallei Platia & Gudenzi, 1996 Athous latior Orlov, 1994 Athous lecontei (Candèze, 1889) Athous leonhardi Reittter, 1905 Athous lepontinus Schwarz, 1900 Athous leprieuri Desbrochers des Loges, 1870 Athous leseigneuri Platia, 2006 Athous lgockii Dolin, 1983 Athous limbatus LeConte, 1866 Athous limoniiformis Candèze, 1865 Athous lomnickii Reitter, 1905 Athous longicornis Candèze, 1865 Athous luigionii Platia, 1988 Athous lusitanus Platia, 2006 Athous magnanii Guglielmi & Platia, 1985 Athous malaisei Fleutiaux, 1942 Athous malkinorum Platia, 2006 Athous malmusii Platia & Gudenzi, 2000 Athous mandibularis (Dufour, 1843) Athous margheritae Guglielmi & Platia, 1985 Athous marginicollis Reitter, 1890 Athous massiei Fleutiaux, 1928 Athous melanoderes Mulsant & Guillebeau, 1855 Athous melonii Platia, 1984 Athous mendesi Giuseppe & Serrano, 2002 Athous mertliki Platia & Gudenzi, 2002 Athous meuseli Reitter, 1905 Athous mingrelicus Reitter, 1890 Athous minutus Fleutiaux, 1928 Athous mokrzeckii Lomnicki, 1923 Athous mollis Reitter, 1889 Athous monguzzii Platia & Gudenzi, 2007 Athous monilicornis Schwarz, 1897 Athous nadari Buysson, 1904 Athous nadoraz Mertlik & Dusanek, 2006 Athous naseri J. Müller, 1916 Athous neacanthus Becker, 1974 Athous nigropilis Motschulsky, 1859 Athous nigror Platia, 2006 Athous nodieri Fleutiaux, 1918 Athous novaki Penecke, 1907 Athous obsoletus (Illiger, 1807) Athous olbiensis Mulsant & Guillebeau, 1856 Athous olcesei Buysson, 1905 Athous olgae Iablokov-Khnzorian, 1961 Athous opacus Fleutiaux, 1934 Athous opilinus Candèze, 1860 Athous ornatipennis (LeConte, 1863) Athous oromii Platia & Gudenzi, 2005 Athous orvus Becker, 1974 Athous osellai Guglielmi & Platia, 1985 Athous pacei Guglielmi & Platia, 1985 Athous paflagonensis Platia & Gudenzi, 1998 Athous paganettii Platia, 2006 Athous pallidus Platia & Gudenzi, 2002 Athous panellai Platia & Schimmel, 1991 Athous paradisus Knull, 1934 Athous parallelopipedus Brullé, 1832 Athous patoni Dolin in Dolin & Penev, 2004 Athous pedemontanus Platia, 1988 Athous penevi Platia, 2001 Athous perezarcasi Platia, 2006 Athous perroti Fleutiaux, 1940 Athous pfefferi Roubal, 1932 Athous phylander Tottenham, 1948 Athous picipennis Reitter, 1905 Athous plagipennis Reitter, 1905 Athous polygenus (Fall, 1910) Athous pomboi Platia & Borges, 2003 Athous ponticus Platia & Gudenzi, 2007 Athous posticus (Melsheimer, 1844) Athous productus (Randall, 1838) Athous propinquus Buysson, 1890 Athous protoracicus Platia & Schimmel, 1991 Athous prouzai Platia, 2005 Athous proximus Hampe, 1864 Athous putativus Platia, 2006 Athous putschkovi Dolin & Penev, 2004 Athous pyrenaeus Candèze, 1865 Athous reflexicollis Dolin & Penev, 2004 Athous reitteri Platia, 2006 Athous reynosae C. N. F. Brisout de Barneville, 1866 Athous roralis Gistel, 1857 Athous rosinae Reitter, 1899 Athous ruffoi Guglielmi & Platia, 1985 Athous rufifrons (Randall, 1838) Athous rufipennis Van Dyke, 1932 Athous rufithorax Miwa, 1930 Athous rufotestaceous Fall, 1907 Athous ruteri Chassain, 1985 Athous sabatinellii Guglielmi & Platia, 1985 Athous sacheri Kiesenwetter, 1858 Athous samai Guglielmi & Platia, 1985 Athous sameki Platia, 2003 Athous sanguinicollis Frivaldsky, 1892 Athous scapularis (Say, 1839) Athous scissus LeConte, 1857 Athous senaci Buysson, 1890 Athous serbicus Reitter, 1905 Athous serranoi Platia, 2006 Athous settei Guglielmi & Platia, 1985 Athous shirozui Ôhira, 1966 Athous silicensis Laibner, 1975 Athous singularis Reitter, 1905 Athous sinuatocollis Desbrochers des Loges, 1869 Athous siteki Platia, 2006 Athous snizeki Platia, 2004 Athous sosybius Reitter, 1905 Athous spalatrensis Reitter, 1894 Athous stoimenovae Platia, 2001 Athous striatus Fleutiaux, 1940 Athous strictus (Fischer von Waldheim, 1824) Athous subfuscus (Müller, 1767) Athous subtruncatoides Platia, 2006 Athous subtruncatus Mulsant & Guillebeau, 1856 Athous subvirgatus Daniel, 1904 Athous svihlai Platia & Gudenzi, 1998 Athous szombathyi Schenkling, 1927 Athous talamellii Platia & Gudenzi, 1998 Athous tattakensis (Miwa, 1928) Athous tattakensis Miwa, 1928 Athous tauricola Reitter, 1905 Athous tauricus Candèze, 1860 Athous tekkirazicus Platia, 2003 Athous temperatus Miwa, 1930 Athous tomentosus Mulsant & Guillebeau, 1855 Athous transylvanicus Platia, 2001 Athous tribertii Guglielmi & Platia, 1985 Athous tschukini Reitter, 1910 Athous turcicus Reitter, 1905 Athous uncicollis Perris, 1864 Athous utschderensis Reitter, 1890 Athous vanmeeri Chassain, 2007 Athous vasconicus Platia, 2006 Athous vavrai Platia, 2006 Athous vicinus Desbrochers des Loges, 1873 Athous villardi Carret, 1904 Athous villiger Mulsant & Guillebeau, 1855 Athous villosulus Desbrochers des Loges, 1875 Athous vitalisi Fleutiaux, 1918 Athous vittatoides Reitter, 1905 Athous vittatus (Fabricius, 1792) Athous vittiger LeConte, 1853 Athous vivesi Platia & Gudenzi, 2005 Athous vomeroi Platia, 1988 Athous warchalowskii Platia & Tarnawski, 1998 Athous weigeli Schimmel, 1998 Athous wewalkai Platia, 1989 Athous zanettii Guglielmi & Platia, 1985 Athous zappiorum Platia, 1985 Athous zbuzeki Platia & Gudenzi, 2007 Athous zebei Bach, 1852 Athous ziegleri Zeising & Brunne, 2005 == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Athous tại Wikispecies
bryum.txt
Bryum là một chi rêu trong họ Bryaceae. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Bryum tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Bryum tại Wikispecies
winchester.txt
Winchester là một City và hạt lỵ của Hampshire, Anh. Thành phố này nằm ở trung tâm của huyện City of Winchester, rộng lớn hơn, và nằm ở cuối phía tây của vườn quốc gia South Downs, dọc theo dòng sông Itchen. Nó nằm 61 dặm (98 km) về phía tây nam của London và 13,6 dặm (21,9 km) từ Southampton, thành phố lớn gần nhất. Tại thời điểm Tổng kiểm tra năm 2011, Winchester có dân số 45.184. Huyện Winchester bao gồm các thị trấn: như Alresford và Bishop's Waltham có dân số 116.800 Winchester phát triển từ thị trấn La Mã Venta Belgarum, mà lại phát triển từ một khu định cư có tường thành từ thời đồ sắt. Biểu tượng chính của Winchester là nhà thờ chính tòa Winchester, một trong những nhà thờ lớn nhất ở châu Âu, đặc biệt là gian giữa và chiều dài tổng thể dài nhất trong tất cả các nhà thờ Gothic ở châu Âu. Thành phố này có trường đại học Winchester và Winchester College, trường public school lâu đời nhất ở Vương quốc Anh vẫn còn được sử dụng tòa nhà ban đầu của nó. == Tòa nhà lịch sử == === Nhà thờ chính tòa === Nhà thờ Winchester là nhà thờ dài thứ hai ở châu Âu và được xây dựng 1079. Thiết kế độc đáo của nó kết hợp phong cách kiến trúc từ thế kỷ 11 cho đến thế kỷ 16. Bên trong nhiều vị giám mục của Winchester được chôn ở đây, trong số đó có William von Wykeham. Những ngôi mộ của các vị vua, như Egbert của Wessex, Canute đại đế và William Rufus, cũng ở đó bên cạnh của những người nổi tiếng như Jane Austen. Trước đó, nhà thờ là một nơi hành hương được ưa thích vì nó có đền thờ thánh Swithin. Ngay cả con đường hành hương tới Canterbury cũng bắt đầu tại Winchester. Bên cạnh nhà thờ bạn có thể thấy trên bãi cỏ nền móng của nhà thờ trước đó. Nhà thờ có một dàn hợp xướng con trai và một dàn cho con gái, trình diễn thường xuyên trong nhà thờ. Trong sân nhà thờ có một số tòa nhà lịch sử từ thời kỳ, khi Nhà thờ cũng bao gồm một tu viện. Đặc biệt, nhà ở của trưởng tu viện từ thế kỷ 13 đáng xem qua. Năm 1486, Arthur Tudor, thái tử và Thân vương xứ Wales, sinh ra ở đó. Cách đó không xa là cheyney Court, một ngôi nhà có sườn bằng gỗ (timber framing, Fachwerkhaus) từ giữa thế kỷ 15, mà ban đầu phục vụ như là cổng nhà của tu viện và sau đó thuộc về cung điện của Đức Giám mục. Ngay cả tòa nhà đầu tiên xây năm 1308 với mái gỗ có dầm chống (hammer-beamed) cũng nằm ở sân nhà thờ bên cạnh vườn của trưởng tu viện. Nó được gọi là Pilgrim Hall và trước đây là một phần của một quán trọ, nơi khách hành hương cư trú khi đến thăm đền thờ Swithin. Ngày nay tòa nhà được sử dụng như một thính đường của trường học, hoặc cho các buổi lễ và sân khấu. == chú thích ==
sydney.txt
Thành phố Sydney là thành phố lớn nhất, nổi tiếng nhất và lâu đời nhất của nước Úc. Sydney cũng là thủ phủ của tiểu bang New South Wales. Dân số của Sydney hiện tại hơn 6.000.000 người (2016). Nằm ở bờ biển phía đông của Úc, thành phố được thiết lập vào năm 1788 tại Sydney Cove bởi Arthur Phillip người dẫn đầu Đoàn tàu Thứ nhất (First Fleet) đến từ Anh. Được xây dựng xung quanh cảng Jackson với cảnh đẹp nổi tiếng, thành phố Sydney được gọi là "Thành phố Cảng". Đây là trung tâm tài chính lớn nhất của Úc và cũng là một địa điểm du lịch của khách quốc tế, nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp và kiến trúc đôi: Nhà hát opera Sydney (Sydney Opera House) và Cầu Cảng (Harbour Bridge). == Lịch sử == Khu vực Sydney đã được sinh sống bởi thổ dân Úc ít nhất là khoảng 30.000 năm, và vào thời điểm Đoàn tàu Thứ nhất cập bến vào năm 1788, 4000-8000 người đang sinh sống tại khu vực này. Có ba nhóm thổ dân với ngôn ngữ khác nhau tại khu vực Sydney; những ngôn ngữ này lại trở thành những thổ ngữ bởi các bộ lạc nhỏ hơn. Ngôn ngữ chính là Darug, (Cadigal, những thổ dân nguyên thủy của thành phố Sydney sử dụng thổ ngữ vùng biển Darug), Dharawal và Guringai. Mỗi bộ lạc có một lãnh địa riêng; vị trí của lãnh địa được xác định bởi các nguyên vật liệu có sẵn nơi đó. Mặc dù sự đô thị hóa đã tiêu diệt hầu hết các chứng cớ của các vùng dân cư đó, các bản khắc trên đá vẫn tồn tại ở một số nơi. Người châu Âu để ý đến Úc từ khi Đô đốc James Cook nhìn thấy Vịnh Botany vào năm 1770. Dưới chỉ thị của chính quyền Anh, một khu di dân cho những người tội phạm được thiết lập bởi Arthur Phillip vào năm 1788. Phillip thành lập khu dân cư tại Sydney Cove trên cảng Jackson. Ông ta đặt tên nơi đó theo tên của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Anh, Lord Thomas Townshend của Sydney, để công nhận vai trò của Lord Sydney trong việc giúp cho Phillip có giấy phép thành lập khu thuộc địa. Vào tháng 4 năm 1789 một dịch bệnh, được nghĩ là đậu mùa, đã làm giảm dân số thổ dân ở Sydney; một ước tính khiêm tốn là vào khoảng 500 đến 1000 thổ dân chết do nhiễm bệnh trong khu vực Broken và Botany Bay. Có một sự nổi dậy vũ trang chống lại dân Anh, bởi những chiến binh Pemulwuy trong khu vực xung quanh Vịnh Botany, và những trận đánh nhỏ xảy ra khá phổ biến ở khu vực quanh sông Hawkesbury. Đến 1820 chỉ còn lại vài trăm thổ dân và Thống đốc Macquarie đã bắt đầu những hoạt động "văn minh hóa và giáo dục" thổ dân bằng cách đuổi họ đi khỏi bộ lạc. Nhiệm kì mà Macquarie là Thống đốc của bang New South Wales là giai đoạn mà Sydney được nâng cấp từ buổi ban đầu sơ khai. Đường sá, cầu cống, các bến phà và các tòa nhà chính phủ được xây dựng lên bởi những phạm nhân, và đến năm 1822 thành phố đã có ngân hàng, các chợ, các đường phố lớn và sở cảnh sát có tổ chức. Những năm của thập kỉ 1830 và thập kỉ 1840 là giai đoạn phát triển đô thị, bao gồm sự phát triển của các khu ngoại thành đầu tiên, vì thành phố phát triển nhanh chóng khi những đoàn tàu từ eo biển Anh bắt đầu đến với những di dân tìm cách bắt đầu một đời sống mới ở một đất nước mới. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên bắt đầu vào 1851, và cảng Sydney từ đó đã chứng kiến nhiều làn sóng người nhập cư từ khắp các nơi trên thế giới. Sự phát triển của các khu ngoại thành bắt đầu phát triển vào phần tư cuối cùng của thế kỉ 19 với sự phát minh của các xe lửa và xe điện chạy bằng động cơ hơi nước. Với sự công nghiệp hoá, Sydney mở rộng một cách nhanh chóng, và vào đầu thế kỉ 20 thành phố đã có dân số trên 1 triệu người. Khủng hoảng lớn Great Depression đã tác động đến Sydney một cách tồi tệ. Tuy nhiên, một trong những điểm sáng của thời Khủng hoảng là sự hoàn thành của cầu cảng Sydney Sydney Harbour Bridge vào năm 1932. Trong suốt thế kỉ 20 Sydney tiếp tục mở rộng với nhiều làn sóng di cư khác nhau từ châu Âu và sau đó là từ châu Á, kết quả là thành phố có một không khí quốc tế. Phần đông dân Sydney có nguồn gốc Anh hoặc là Ireland. Những người mới đến sau này bao gồm từ các nước Ý, Hy Lạp, Israel, Liban, Cộng hoà Nam Phi, Nam Á (Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan), Sudan, Thổ Nhĩ Kỳ, Macedonia, Croatia, Serbia, Nam Mỹ (Brasil, Chile, Argentina), Armenia, Đông Âu (Cộng hoà Séc,Ba Lan, Nga, Ukraina, Hungary) và Đông Á (bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam). == Địa lý == Sydney tọa lạc trên một vùng đồng bằng trầm tích ven biển giữa Thái Bình Dương về phía đông và Blue Mountains về phía tây. Thành phố có vịnh biển tự nhiên lớn nhất thế giới, cảng biển Jackson, và hơn 70 vịnh và bãi biển, bao gồm cả bãi biển Bondi nổi tiếng. Khu vực nội thành của Sydney có diện tích 1687 km² (651 mi²) và giống như London mở rộng. Khu vực đô thị (Theo Sở thống kê Sydney) là 12.145 km² (4.689 mi²); một phần lớn của khu vực này là công viên quốc gia và các vùng đất chưa bị đô thị hóa. Sydney chiếm hai khu vực địa lý: đồng bằng Cumberland, một vùng đồi thoai thoải tương đối bằng phẳng nằm về phía nam và tây của vịnh biển, và đồng bằng Hornsby, một đồng bằng về phía bắc của vịnh, cao trên 389 mét (1276 ft), được chia cắt bởi các thung lũng với các cánh rừng. Phần xưa nhất của thành phố nằm ở khu vực bằng phẳng; đồng bằng Hornsby, được gọi là North Shore, phát triển chậm hơn bởi vì địa hình nhiều đồi của nó, và là một vùng khá im lặng cho đến khi cầu cảng Sydney (Sydney Harbour Bridge) được xây vào năm 1932, nối nó với phần còn lại của thành phố. === Khí hậu === Sydney có cận nhiệt đới với những mùa hè ấm áp và với mùa đông mát mẻ, với lượng mưa trải đều trong năm. Thời tiết ôn hòa bởi ở gần đại dương, và các nhiệt độ khắc nghiệt hơn được ghi lại ở các vùng ngoại ô phía tây sâu trong lục địa. Tháng ấm nhất là tháng giêng, với nhiệt độ không khí trung bình trên bờ biển là 18,6–25,8°C và trung bình có 14.6 ngày trong năm nhiệt độ bên trên 30 °C. Nhiệt độ cao nhất được ghi lại là 45,3 °C vào ngày 14 tháng 1 năm 1939 vào cuối của một làn sóng nhiệt 4 ngày trên toàn quốc. Mùa đông hơi mát, với nhiệt độ ít khi nào xuống thấp hơn 5 °C trong các khu vực ven biển. Tháng lạnh nhất là tháng 7, với trung bình xê xích 8,0–16,2 °C. Nhiệt độ thấp nhất được ghi lại là 2,1 °C. Lượng mưa được chia khá đều giữa mùa hè và mùa đông, nhưng cao hơn một ít trong suốt nửa đầu của năm, khi gió phía tây thổi nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm, điều hòa ít biến động, là 1217.0 mm, rơi trên trung bình là 138,0 ngày trong 1 năm.. Tuyết rơi lần cuối cùng ở khu vực thành phố Sydney là vào thập niên 1830. Mặc dù thành phố không chịu bão nhiệt đới hay các trận động đất lớn, hiệu ứng El Niño đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định khuôn mẫu thời tiết của Sydney: hạn hán và cháy rừng một mùa, và mưa bão và lụt lội mùa còn lại, liên hệ với các pha trái ngược nhau của sự dao động. Rất nhiều khu vực của thành phố giáp với các khu rừng bụi rậm đã bị ảnh hưởng bởi cháy rừng, đáng kể nhất là trong năm 1994 và 2002 – những lần này thường xảy ra vào mùa xuân hay mùa hè. Thành phố cũng thường bị mưa đá và bão lớn. Một cơn bão như vậy xảy ra ở các vùng ngoại vi phía đông Sydney vào buổi tối 14 tháng 4 năm 1999, tạo ra các hạt mưa đá lớn với các hạt đường kính ít nhất 9 cm và kết quả là bảo hiểm tốn khoảng $1,5 tỉ trong dưới 1 giờ. Các nghiên cứu gần đây bởi các khoa học gia nghiên cứu về khí hậu tại Đại học Macquarie cho rằng việc khai phá đất ở phía tây Sydney đã góp phần vào những thay đổi lớn trong khí hậu của thành phố. Trong bảng dưới đây, các giá trị từng tháng là trung bình trên giá trị của từng ngày trong tháng đó. == Cấu trúc đô thị == Khu vực rộng lớn bao phủ bởi nội thành Sydney chính thức được chia ra thành hơn 300 khu vực (cho mục đích địa chỉ và bưu điện), và được quản lý như là 38 khu vực hành chính địa phương (thêm vào nhiều trách nhiệm của Bang New South Wales và các sở). Bản thân Thành phố Sydney bao phủ một khu vực khá nhỏ bao gồm khu thương mại trung tâm và các khu vực trong thành phố. Thêm vào đó, có một số miêu tả từng vùng được sử dụng không chính thức để chỉ một phần lớn của khu đô thị. Tuy nhiên phải để ý rằng có nhiều khu vực không được bao phủ bởi cách chia vùng không chính thức bên dưới đây. Những vùng này là: Eastern Suburbs, Hills District, Inner West, Lower North Shore, Northern Beaches, North Shore, Southern Sydney, South-eastern Sydney, South-western Sydney, Sutherland Shire và Western Sydney. Khu thương mại trung tâm Sydney (Sydney CBD) mở rộng về phía nam vào khoảng 2 kilômét (1.25 mi) từ Sydney Cove, địa điểm cư trú đầu tiên của di dân châu Âu. Các tòa nhà cao ốc tập trung dày đặc và các tòa nhà khác bao gồm những tòa nhà lịch sử như Sydney Town Hall và Queen Victoria Building được xen kẽ bởi các công viên như Wynyard và Hyde Park. Khu Sydney CBD được bao bọc phía đông bởi một dãy các công viên kéo dài từ Hyde Park cho đến the Domain và Royal Botanic Gardens đến Farm Cove trên vịnh biển. Phía tây được bao bởi Darling Harbour, một nơi thu hút nhiều khách du lịch và các hộp đêm trong khi Nhà ga trung tâm đánh dấu đầu cuối phía nam của CBD. George Street được xem là đường chính chạy dọc bắc-nam của khu Sydney CBD. Mặc dù CBD chiếm hầu hết thương mại và đời sống văn hóa của thành phố trong các năm về trước, các khu thương mại/văn hóa khác đã phát triển theo theo kiểu nở rộng ra từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Kết quả là, tỷ lệ các công việc cổ trắng nằm ở khu CBD đã giảm từ 60% vào cuối Chiến tranh thế giới thứ hai đến dưới 30% in 2004. Cùng với khu thương mại ở North Sydney, liên kết với CBD bởi Harbour Bridge, khu thương mại lớn nhất ở bên ngoài là Parramatta ở vùng trung-tây, Blacktown phía tây, Bondi Junction phía đông, Liverpool ở tây nam, Chatswood về phía bắc và Hurstville về phía nam. == Kinh tế == Các thành phần kinh tế lớn nhất ở Sydney, được đo bằng số lượng người được nhận việc, bao gồm các dịch vụ thương mại và địa ốc, buôn bán sĩ, sản xuất và dịch vụ sức khỏe và cộng đồng. Kể từ thập niên 1980, các công việc đã di chuyển từ sản xuất sang các khu vực dịch vụ và thông tin. Sydney là một trung tâm tài chính và thương mại lớn nhất ở Úc và cũng là một trung tâm tài chính quan trọng ở vùng châu Á Thái Bình Dương. Thị trường chứng khoán Úc và Ngân hàng trung ương Úc tọa lạc ở Sydney, cũng như là tổng hành dinh của 90 ngân hàng và trên phân nửa các công ty hàng đầu của Úc, và các trụ sở trong khu vực của khoảng 500 công ty đa quốc gia. 20th Century Fox cũng có những phim trường lớn ở Sydney. Sydney Futures Exchange (SFE) là một thị trường tài trao đổi futures và options tài chính lớn nhất châu Á - Thái Bình Dương, với 64,3 triệu hợp đồng được trao đổi trong năm 2005. Theo thứ tự toàn cầu nó là thị trường futures lớn thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 19 nếu tính luôn cả options. Với vai trò thương mại tăng dần của Sydney nhiều phòng thí nghiệm y khoa và trung tâm nghiên cứu, khoa học và nghiên cứu là một lĩnh vực khác với nhiều tăng trưởng mạnh. Du lịch đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế của Sydney, với 7,8 triệu du khách nội địa và 2,5 triệu du khách quốc tế trong năm 2004. Tính vào tháng 9 năm 2003, tỉ lệ thất nghiệp ở Sydney là 5,3%. Theo The Economist Intelligence Unit's Worldwide khảo sát về giá cả sinh hoạt, Sydney là thành phố đắt thứ 16 trên thế giới, trong khi một khảo sát của UBS xếp hạng Sydney thứ 26 trên thế giới tính theo thu nhập. Tính vào tháng 12 năm 2005, Sydney có giá nhà trung bình cao nhất trong các thành phố thủ phủ các tiểu bang với giá $485.000. Một báo cáo xuất bản bởi OECD vào tháng 11 năm 2005, cho thấy Úc có giá nhà cao nhất phương Tây khi so với những tiền lời đem lại từ việc thuê nhà. Thành phố này đã được xếp loại là một thành phố toàn cầu "Alpha+" bởi Mạng lưới nghiên cứu toàn cầu hóa và các thành phố trên thế giới. == Chính quyền == Theo lịch sử, Sydney được quản lý bởi Cumberland County (1945-1964). Ngày nay không có một cơ quan quản lý chung cho toàn bộ khu đô thị (metropolitan) của Sydney. Những công việc địa phương được điều hành bởi các cơ quan gọi là nhà nước địa phương (local government area- LGA). Những khu vực này đều đã bầu lên một hội đồng và họ có trách nhiệm trên một loạt các chức năng khác nhau được giao bởi chính quyền của tiểu bang New South Wales. Thành phố Sydney bao gồm khu thương mại trung tâm và một số khu nội thành lân cận, và trong những năm gần đây đã được mở rộng thông qua sự sát nhập với các khu vực nhà nước lân cận, chẳng hạn như khu Nam Sydney. Nó được đứng đầu bởi Thị trưởng Sydney được bầu lên và một hội đồng. Thị trưởng, tuy nhiên, đôi khi được đối xử như là đại diện cho toàn thành phố. 38 khu nhà nước địa phương (LGA) trong Sydney là: Đa số các hoạt động nhà nước tầm cỡ thành phố được quản lý bởi nhà nước tiểu bang. Những thứ này bao gồm phương tiện vận chuyển công cộng, các đường chính, điều khiển giao thông, cảnh sát, giáo dục trên mức nhà trẻ, và các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng. Bởi vì phần lớn dân số New South Wales sống ở Sydney, nhà nước tiểu bang theo truyền thống rất miễn cưỡng trong việc cho phép những cơ quan nhà nước cấp thành phố, mà sẽ trở thành những cơ quan cạnh tranh với nhà nước tiểu bang. Bởi vì lý do này, Sydney luôn luôn là tiêu điểm về chính trị của cả tiểu bang và Quốc hội liên bang. Chẳng hạn, biên giới của các vùng nhà nước địa phương (LGA) của thành phố Sydney đã bị thay đổi đáng kể bởi các nhà nước tiểu bang ít nhất là bốn lần từ năm 1945, với những hiệu quả đem lại những thuận lợi dự đoán được cho đảng cầm quyền ở New South Wales Parliament vào thời điểm đó. == Giáo dục == Sydney là nơi của một vài trường đại học nổi tiếng nhất của nước Úc, và là nơi của trường đại học đầu tiên trên nước Úc, Đại học Sydney, thiết lập vào năm 1850. Có năm trường đại học công khác hoạt động chủ yếu ở Sydney: Đại học New South Wales, Đại học Macquarie, Đại học Kỹ thuật Sydney, Đại học Tây Sydney và Đại học Catholic Úc (2 trong số 6 campus). Các đại học khác có campus thứ hai ở Sydney bao gồm Đại học Notre Dame Úc và Đại học Wollongong. Có 4 trường dạy nghề (Technical and Further Education - TAFE) đa campus được nhà nước tài trợ ở Sydney cung cấp việc đào tạo nghề nghiệp ở bậc cao đẳng: Viện kỹ thuật Sydney, Học viện TAFE Bắc Sydney, Học viện TAFE Tây Sydney và Học viện TAFE Tây Nam Sydney. Sydney có các trường công, trường dòng, và trường tư. Các trường công, bao gồm mẫu giáo, tiểu học và trung học, và các trường đặc biệt được quản lý bởi Bộ Giáo dục và đào tạo New South Wales. Có 4 khu vực giáo dục được quản lý bởi nhà nước tiểu bang ở Sydney, cùng nhau quản lý 919 trường học. Trong 30 trường trung học tuyển chọn trong tiểu bang, 25 trường đó là nằm ở Sydney. == Nhân khẩu học == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == City of Sydney Official Homepage Sydney, Australia
chính phủ nhật bản.txt
Chính phủ Nhật Bản là một chính phủ Quân chủ lập hiến trong đó quyền lực của Thiên hoàng bị giới hạn và chủ yếu nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghi lễ. Cũng như ở nhiều nhà nước, chính phủ Nhật Bản được chia thành ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp. Chính phủ hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp Nhật Bản được thông qua vào năm 1947. Đây là là một nhà nước đơn nhất, có chứa bốn mươi bảy đơn vị phân cấp hành chính, với Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia. Vai trò của hoàng đế mang tính nghi lễ và ông không có quyền hạn liên quan đến chính phủ. Nội các Nhật Bản, gồm các Bộ trưởng nhà nước và Thủ tướng mới là người chỉ đạo và kiểm soát chính phủ. Nội các là nguồn gốc của sức mạnh hành pháp, và được Thủ tướng Chính phủ, là người đứng đầu chính phủ lập ra. Thủ tướng do Quốc hội chỉ định và Thiên hoàng phê chuẩn. Quốc hội là cơ quan lập pháp. Quốc hội bao gồm lưỡng viện, gồm hai viện với Tham Nghị viện là Thượng viện, và Chúng Nghị viện là Hạ viện. Các thành viên được bầu trực tiếp từ người dân, vốn là nguồn gốc của chủ quyền. Tòa án tối cao và các tòa án cấp dưới khác tạo nên ngành tư pháp, và các tòa án này độc lập với hành pháp và lập pháp. == Lịch sử == Trước thời kỳ Minh Trị Duy tân, Nhật Bản đã được các tướng lĩnh shogun nối tiếp nhau cai trị. Trong thời gian này, quyền lực thực sự của chính phủ nằm trong tay các Shogun, người chính thức cai trị đất nước dưới danh nghĩa Hoàng đế. Các Shogun là các tướng lĩnh quân sự cha truyền con nối, với cấp bậc tương đương Tổng thống lĩnh ngày nay. Mặc dù hoàng đế có quyền bổ nhiệm Shogun, vai trò của hoàng đế chỉ mang tính nghi lễ và ông không hề có quyền lãnh đạo Nhật Bản. Điều này thường được so sánh với vai trò hiện tại của Hoàng đế, người chỉ có vai trò chính thức là bổ nhiệm Thủ tướng Chính phủ. Minh Trị Duy Tân năm 1868 đã dẫn đến sự từ chức của Shogun Tokugawa Yoshinobu, đồng ý "trở thành công cụ để thực hiện" lệnh của Hoàng đế. Sự kiện này đã phục hồi quyền lãnh đạo đất nước của Hoàng đế và việc công bố Đế quốc Nhật Bản. Năm 1889, Hiến pháp Minh Trị đã được thông qua trong một động thái nhằm làm Nhật Bản cường thịnh ngang với tầm cỡ của các nước phương Tây, dẫn đến thể chế Đại nghị đầu tiên tại châu Á. Đây là một mô hình hỗn hợp quân chủ lập hiến-chuyên chế, với một nền tư pháp độc lập, dựa trên hình mẫu của nước Phổ lúc đó. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Background notes of the US Department of State, Japan's Government Search official Japanese Government documents and records Facts about Japan by CIA's The World Factbook Video of the Enthronement Ceremony of the Emperor Video of the National Diet Convocation Ceremony Video of the House of Representatives Dissolution Ceremony
phước tuy.txt
Phước Tuy (1956-1975) là một tỉnh cũ thuộc miền Đông Nam Bộ của Việt Nam. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và Vũng Tàu, sau thêm quần đảo Trường Sa. Tỉnh lị là Phước Lễ (thành phố Bà Rịa ngày nay). Tỉnh Phước Tuy phía bắc giáp tỉnh Long Khánh, phía đông giáp tỉnh Bình Tuy, phía tây bắc giáp tỉnh Biên Hòa, phía tây giáp tỉnh Gia Định. Địa bàn tỉnh Phước Tuy chính là địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay. == Hành chính == Tính đến ngày 3 tháng 1 năm 1957, tỉnh Phước Tuy có 6 quận, 8 tổng và 41 xã: Quận Châu Thành Phước Tuy, gồm 3 tổng là An Phú Hạ (nay là thị xã Bà Rịa), An Phú Tân (nay là huyện Tân Thành), Cơ Trạch (nay là huyện Châu Đức). Quận lị: Phước Lễ. Quận Xuyên Mộc, gồm 1 tổng là Nhơn Xương. Quận lị: Xuyên Mộc. Quận Long Điền, gồm 1 tổng là An Phú Thượng. Quận lị: Long Điền. Quận Đất Đỏ, gồm 3 tổng là Phước Hưng Thượng, Phước Hưng Trung, Phước Hưng Hạ. Quận lị: Phước Thọ. Năm 1958 quận Đất Đỏ nhập vào quận Long Điền. Quận Vũng Tàu, gồm 5 xã là Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lị: Vũng Tàu. Quận Cần Giờ, gồm 6 xã là Thạnh An, Thạnh Thới (năm 1958 nhập vào xã Long Thạnh), Cần Thạnh, Tân Thạnh, Đồng Hóa, Long Thạnh. Quận lị: Cần Thạnh. Ngày 20 tháng 3 năm 1958, quận Đất Đỏ giải thể và nhập vào quận Long Điền. Ngày 14 tháng 10 năm 1960, quận Đất Đỏ được tái lập. Ngày 23 tháng 12 năm 1961, quận Đức Thành thành lập trên cơ sở bốn xã tách từ quận Châu Thành. Năm 1962, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Lễ. Ngày 6 tháng 9 năm 1973, thủ tướng Trần Thiện Khiêm ban hành nghị định số 420-BNV/HCĐP/26 (do tổng trưởng Nội vụ là Lê Công Chất ký) sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Thái Bình (nguyên văn), Song Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Ai (nguyên văn), Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy. Kể từ sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Phước Tuy bị giải thể rồi nhập vào tỉnh Đồng Nai (cũ). == Lịch sử == Tỉnh Phước Tuy có năm quận là Đất Đỏ, Long Lễ, Đức Thành, Xuyên Mộc và Long Điền, gồm 29 xã, 129 ấp. Diện tích: 1927 km². Dân số: 102.893 người (năm 1966); 106.256 người (tháng 7, 1967); 124.844 (năm 1971). Trong chiến tranh Việt Nam, đây là nơi xảy ra trận Bình Giã năm 1964 với chiến thắng thuộc về Quân giải phóng miền Nam. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản đồ tỉnh Phước Tuy
william wilberforce.txt
William Wilberforce (24 tháng 8 năm 1759 – 29 tháng 7 năm 1833), là chính khách, nhà hoạt động từ thiện người Anh, và là nhà lãnh đạo phong trào bãi bỏ chế độ nô lệ. Quê quán ở Hull, Yorkshire, Wilberforce khởi đầu sự nghiệp chính trị từ năm 1780, trở thành nghị sĩ độc lập trong Quốc hội đại diện cho Yorkshire từ 1784 đến 1812. Năm 1785, những trải nghiệm tâm linh đem ông đến đức tin Cơ Đốc và trở thành tín hữu Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành. Những trải nghiệm này đã dẫn đến những thay đổi quan trọng trong lối sống, và giúp ông cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho lý tưởng cải cách xã hội. Năm 1787, Wilberforce có cơ hội tiếp xúc với Thomas Clarkson và một nhóm hoạt động bãi nô, trong đó có Granville Sharp, Hannah More, và Lord Middleton. Họ đã thuyết phục Wilberforce chấp nhận mục tiêu đấu tranh của phong trào bãi nô, và ít lâu sau ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo phong trào tại Anh. Ông đứng đầu chiến dịch vận động bãi nô tại Quốc hội, một nỗ lực kéo dài cho đến khi luật chống buôn bán nô lệ được thông qua năm 1807. Wilberforce tin tưởng rằng tôn giáo, đạo đức, và giáo dục là những yếu tố quyết định trong cải cách xã hội. Ông tham gia tích cực vào các hoạt động như vận động cho việc thành lập Hội Trấn áp Tội phạm, giới thiệu Cơ Đốc giáo tại Ấn Độ, thiếp lập khu định cư cho người nô lệ được giải phóng ở Sierra Leone, thành lập Hội Truyền giáo Hội thánh, và Hội chống hành hạ súc vật. Trong những năm cuối đời, Wilberforce tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ nô lệ cho đến năm 1826, khi ông phải từ nhiệm khỏi Quốc hội vì lý do sức khỏe. Nỗ lực của Wilberforce đã dẫn đến việc ban hành Đạo luật Bãi nô năm 1883, tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ trên lãnh thổ Đế chế Anh. Wilberforce từ trần chỉ ba ngày sau khi nghe tin báo cho biết đạo luật chắc chắn sẽ được thông qua tại Quốc hội và được an táng tại Tu viện Westminster cạnh người bạn thân của ông William Pitt. Theo một cuộc thăm dò của BBC thực hiện năm 2002, William Wilberforce là nhân vật thứ 28 trong số 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại. == Thiếu thời == William Wilberforce chào đời ở Hull ngày 24 tháng 8 năm 1759, là con trai của Robert và Elizabeth Wilberforce. Robert Wilberforce (1728–1768) là một thương gia giàu có. Cha của Robert, William (1690–1776) gây dựng cơ nghiệp qua giao thương đường biển với các nước vùng biển Baltic, hai con trai sinh đôi của ông đều từng là thị trưởng thành phố Hull. Wilberforce là một cậu bé nhỏ thó, mảnh mai, dễ mắc bệnh, và thị lực kém. Năm 1767, cậu đến học tại Trường Tiểu học Hull. Hiệu trưởng Joseph Milner là một nhà giáo trẻ tuổi và năng động, không khí thân thiện của ngôi trường đã giúp ích cho việc phát triển trí tuệ và thể chất của Wilberforce. Khi cha qua đời năm 1768, cậu bé Wilberforce chín tuổi về sống với chú và cô trong những ngôi nhà tọa lạc ở St James Place, London, và Wimbledon, lúc ấy cách London khoảng 7 dặm (11 km) về hướng tây nam. Cậu đến học ở một trường nội trú tại Putney trong hai năm, và thường về Wimbledon trong các kỳ nghỉ. Không khí gia đình tại đây giúp phát triển tình cảm nồng thắm cậu dành cho những người họ hàng, cũng là lúc niềm tin Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành được gieo mầm trong lòng cậu qua ảnh hưởng của những người này, nhất là cô Hannah, chị của một thương gia giàu có tên John Thornton, bà cũng là người ủng hộ nhà thuyết giáo hàng đầu của Phong trào Giám Lý George Whitefield. Là tín hữu Anh giáo sùng tín, ông nội và mẹ, do lo ngại những ảnh hưởng của giáo huấn Giám Lý trên cậu bé, qưyết định đem cậu về Hull năm 1771. Wilberforce đến học tại Trường Pocklington gần nhà từ năm 1771 đến 1776. Ảnh hưởng của đức tin Giám Lý giảm dần, và cậu khởi sự tham gia tích cực vào đời sống xã hội ở Hull, cậu đến nhà hát, phòng khiêu vũ, và bắt đầu chơi bài. Tháng 10 năm 1776, lúc 17 tuổi, Wilberforce theo học tại Trường St John, Đại học Cambridge. Hai cái chết liên tiếp của ông nội và chú trong năm 1776 và 1777 để lại cho chàng trai trẻ Wilberforce một tài sản kết sù mà không có ai giám sát. Hậu quả là Wilberforce lao đầu vào các cuộc vui chơi với bạn bè sinh viên, cờ bạc, và những cuộc rượu thâu đêm suốt sáng, mà không mấy quan tâm đến chuyện học hành. Thông minh, hào phóng, và xuất sắc trong tranh luận là những yếu tố giúp Wilberforce trở thành một chàng trai được ưa thích. Cậu kết bạn với nhiều người, trong số đó có những tình bạn lâu dài như trường hợp của William Pitt, người sau này trở thành Thủ tướng Anh. Dù sống trác táng và không chăm chỉ trong học tập, Wilberforce vẫn qua được các kỳ thi, và nhận văn bằng cử nhân năm 1781, rồi thạc sĩ năm 1788. == Chính trường == Từ khi còn là sinh viên đại học, Wilberforce đã quan tâm đến chính trị, suốt mùa đông năm 1779–1780, cậu và Pitt thường xuyên đến quan sát các buổi tranh luận của Viện Thứ dân từ hàng ghế dành cho khán giả. Pitt, đã chuẩn bị cho sự nghiệp chính trị, khuyến khích bạn mình cùng nỗ lực vào Quốc hội. Tháng 9 năm 1780, đang là một sinh viên 21 tuổi, Wilberforce được bầu vào Quốc hội đại diện cho hạt Kingston upon Hull, ông phải chi hơn 8 000 bảng Anh để có đủ số phiếu cần thiết, theo như thông lệ thời ấy. Không bị áp lực tài chính, Wilberforce theo đuổi lập trường chính trị độc lập để trở thành nghị sĩ "không đảng phái". Theo sự hướng dẫn của lương tâm và căn cứ vào thành quả của các đảng phái lúc họ cầm quyền, tùy lúc mà Wilberforce bỏ phiếu cho Đảng Whig hoặc Đảng Tories. Ngoài việc tham dự các buổi họp của quốc hội, Wilberforce tiếp tục duy trì sinh hoạt tích cực trong các cuộc vui. Ông là khách quen của các sòng bài sang trọng như Goostre’s và Boodle’s trên phố Pall Mall nổi tiếng tại khu trung tâm London. Madame de Staël miêu tả Wilberforce là "người đàn ông dí dỏm nhất nước Anh", còn theo lời kể của Georgiana, Nữ Công tước Devonshire, Hoàng tử xứ Wales nói rằng đi đến đâu ông cũng nghe tiếng hát của Wilberforce. Wilberforce biết cách sử dụng ngữ điệu để tạo sự thu hút cho các bài diễn văn chính trị; nhà văn James Boswell, từng chứng kiến Wilberforce phô diễn kỹ năng hùng biện trên diễn đàn của Viện Thứ dân, thốt lên: "Tôi đã thấy một vật giống như con tôm trên bàn; nhưng khi nghe [Wilberforce nói], con vật ấy cứ lớn dần, lớn dần, cho đến khi trở thành con cá voi." Từ năm 1781 đến 1784, trong những lần thay đổi chính phủ Wilberforce luôn ủng hộ bạn mình, Pitt, trong các cuộc tranh luận ở quốc hội. Mùa thu năm 1783, Pitt, Wilberforce và Edward Eliot – về sau trở thành em rể của Pitt – cùng đi với nhau trong chuyến du lịch kéo dài 6 tuần lễ đến Pháp. Họ đến Paris, gặp Benjamin Franklin, Tướng Lafayette, Marie Antoinette, và Louis XVI, họ cũng đến thăm triều đình Pháp tại Lâu đài Fontainebleau. Tháng 12 năm 1783, Pitt trở thành Thủ tướng, Wilberforce là người hậu thuẫn chủ chốt cho chính quyền thiểu số của Pitt. Mặc dù tình bằng hữu thân thiết giữa hai người, Wilberforce không đảm nhận chức vụ chính thức nào trong các chính phủ của Pitt, có lẽ do ông muốn duy trì vai trò nghị sĩ độc lập. Mùa xuân năm 1784, sau khi Quốc hội bị giải tán, Wilberforce quyết định ra tranh cử tại hạt Yorkshire. Ngày 6 tháng 4, ông trở lại Quốc hội đại diện cho Yorkshire, lúc ấy ông 24 tuổi. == Tiếp nhận đức tin Cơ Đốc == Tháng 10 năm 1784, Wilberforce bắt đầu một chuyến du lịch đến châu Âu. Chuyến đi này đã thay đổi cuộc đời và sự nghiệp chính trị của Wilberforce. Ông cùng mẹ, em gái, và Isaac Milner đến thăm Riviera, thư giãn trong những bữa ăn tối và cùng nhau chơi bài. Tháng 2 năm 1785, Wilberforce phải về Anh một thời gian ngắn để hậu thuẫn những dự án của Pitt trong kế hoạch cải tổ quốc hội. Ông trở lại chuyến du lịch, khi ấy đã đến Genoa, Ý. Từ đây, tiếp tục chuyến đi đến Thụy Sĩ. Milner cùng Wilberforce trở về Anh, trên đường đi, hai người đọc quyển The Rise and Progress of Religion in the Soul của Philip Doddridge, một tác giả Cơ Đốc nổi tiếng thuộc thế kỷ 18. Người ta tin rằng những trải nghiệm tâm linh đã đến với Wilberforce vào thời điểm này. Từ đó, ông dậy sớm mỗi ngày để suy ngẫm Kinh Thánh, cầu nguyện và viết nhật ký. Ông tiếp nhận đức tin Cơ Đốc theo trào lưu Tin Lành, hối cải về cuộc sống trong quá khứ, và quyết định cống hiến phần còn lại của đời mình cho công cuộc phụng sự Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự qui đạo này chỉ giúp Wilberforce thay đổi một số thói quen mà chưa trải nghiệm sự thay đổi triệt để trong bản chất: bề ngoài ông tỏ ra vui vẻ, quan tâm và tôn trọng người khác, cũng như khôn khéo thuyết phục họ chấp nhận niềm tin mới của mình, nhưng trong nội tâm, ông trải qua nhiều giằng xé, tranh chấp, không ngừng cáo trách mình về tình trạng tâm linh, việc sử dụng thì giờ, những ham muốn phù du, tính phóng túng, và những mối quan hệ xã hội. Lúc ấy, nhiệt tâm tôn giáo bị xem là bất thường và là một điều đáng hổ thẹn trong giao tiếp. Những tín hữu Tin Lành trong giai tầng thượng lưu như Sir Richard Hill, một tín hữu Giám Lý và là nghị sĩ đại diện Shopshire, và Selina Hastings, Nữ Bá tước Huntingdon thường xuyên là mục tiêu cho sự khinh dễ và chế giễu. Do đó, sau khi tiếp nhận đức tin Cơ Đốc, Wilberforce bắt đầu cân nhắc xem có nên tiếp tục sự nghiệp chính trị hay không. Ông tìm đến gặp và xin lời khuyên của John Newton, một mục sư Anh giáo và là người có ảnh hưởng lớn trong cộng đồng Tin Lành ở Luân Đôn. Cả Newton và Pitt đều khuyên Wilberforce nên tiếp tục duy trì các hoạt động chính trường. Newton quyết định ở lại, "cần mẫn hơn và chính trực càng hơn." Từ đó, quan điểm chính trị của ông được định hình bởi đức tin và ước nguyện phát triển Cơ Đốc giáo và nền đạo đức Cơ Đốc trong công chúng cũng như trong cuộc sống riêng tư. == Bãi bỏ việc buôn bán nô lệ == === Khởi thủy === Từ thế kỷ 16, nước Anh bắt đầu dính líu đến các vụ buôn bán nô lệ. Đến năm 1783, hành trình ba chiều (triangular route) mang các loại hàng hóa chế tạo tại Anh đến châu Phi, từ đó các thương nhân mua nô lệ và mang họ đến Tây Ấn, rồi từ đây vận chuyển hàng hóa do nô lệ sản xuất như đường, thuốc lá, vải bông về Anh; các thương vụ này chiếm đến 80% lợi tức hải ngoại của nước Anh. Tàu Anh khống chế việc giao thương, cung cấp nô lệ cho các thuộc địa của Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bồ Đào Nha và thuộc địa Anh, lúc cao điểm lên đến 40 ngàn nô lệ gồm đàn ông, đàn bà và trẻ em; họ bị nhồi nhét lên tàu để vượt Đại Tây Dương trong điều kiện sống khủng khiếp. Ước tính có khoảng 11 triệu người châu Phi bị bắt làm nô lệ, áng chừng 1,4 triệu người thiệt mạng trong các chuyến hải hành. Tại Anh, chiến dịch vận động bãi bỏ buôn bán nô lệ bắt đầu được chú ý tại Anh từ thập niên 1780 với việc thành lập các ủy ban chống chế độ nô lệ của các tín hữu giáo phái Quaker, họ cũng trình thỉnh nguyện thư lên Quốc hội năm 1783. Cũng trong năm ấy, trong khi ăn tối với Gerald Edwards, một bạn học cũ ở Cambridge, Wilberforce được giới thiệu với James Ramsay, từng là bác sĩ phậu thuật phục vụ trong các chuyến hải hành, về sau trở thành mục sư Anh giáo đến làm quản nhiệm nhà thờ St Christopher (sau đổi thành St Kitts) trên quần đảo Leeward, đồng thời là giám sát y tế cho các đồn điền ở đây. Những gì Ramsay chứng kiến về điều kiện sống của nô lệ, trên biển và trong các đồn điền, đã khiến ông kinh hoàng. Trở về Anh sau 15 năm phục vụ ở hải ngoại, Ramsay đến làm quản nhiệm ở Teston, Kent năm 1781, tại đây ông gặp Sir Charles Middleton, Lady Middleton, Thomas Clarkson, Hannah More và những người khác, họ hình thành một nhóm về sau được mệnh danh là nhóm Teston. Quan tâm đến việc truyền bá thông điệp Cơ Đốc cùng cải thiện nền đạo đức tại Anh và hải ngoại, những người này khiếp đảm khi nghe Ramsay thuật lại lối sống suy đồi của các chủ nô, sự tàn bạo đối với nô lệ, và việc nô lệ không có cơ hội tiếp xúc với niềm tin Cơ Đốc. Với sự khích lệ và hỗ trợ từ những người bạn mới, Ramsay dành ba năm để viết An essay on the treatment and conversion of African slaves in the British sugar colonies (Một tiểu luận về cách đối xử và sự qui đạo của nô lệ châu Phi tại các khu thuộc địa Anh), mạnh mẽ chỉ trích chế độ nô lệ đang diễn ra ở Tây Ấn. Xuất bản năm 1784, quyển sách là nhân tố quan trọng trong nỗ lực thu hút sự quan tâm của công luận, đồng thời quyển sách cũng khiến giới chủ đồn điền ở Tây Ấn phẫn nộ, họ công kích Ramsay trong một loạt các bài tiểu luận ủng hộ chế độ nô lệ. Trong lần gặp gỡ Ramsay vào năm 1783, Wilberforce không có phản ứng gì. Tuy nhiên, ba năm sau, được soi dẫn bởi đức tin mới, Wilberforce bắt đầu quan tâm đến những cải cách nhân đạo. Tháng 11 năm 1786, một lá thư của Sir Middleton khiến ông lưu tâm đến vấn đề buôn bán nô lệ. Từ gợi ý của vợ, Sir Charles Middlton đề nghị Wilberforce đem vấn đề này ra trước Quốc hội. Wilberforce thuật lại rằng, "tuy cảm nhận được tầm quan trọng của sự việc, tôi nghĩ rằng mình không đủ sức, nhưng không quyết liệt từ chối." Ông bắt đầu đọc nhiều về chủ đề nô lệ, tìm gặp những người thuộc nhóm Teston tại nhà của Middleton ở Barham Court vào mùa đông năm 1786–1787. Đến đầu năm 1787, Thomas Clarkson, cựu sinh viên trường St John thuộc Đại học Cambridge, tin rằng cần phải bãi bỏ việc buôn bán nô lệ sau khi viết một tiểu luận được trao giải tại Cambrigde về chủ đề này, tìm gặp Wiberforce tại nhà riêng của ông với bài tiểu luận trên tay. Đây là lần đầu tiên hai người gặp mặt nhau, từ đó hình thành sự hợp tác kéo dài gần 50 năm. Clarkson đến thăm Wilberforce hằng tuần, cung cấp cho ông các chứng cứ ban đầu về nạn buôn nô lệ. Trước đó, các tín hữu Quaker đã tích cực vận động bãi bỏ nạn buôn nô lệ cũng nhận ra rằng cần phải gây ảnh hưởng trên Quốc hội, họ thúc giục Clarkson tìm kiếm lời cam kết từ Wilberforce sẽ đem vấn đề này ra trước Viện Thứ dân. Bennet Langton, một chủ đất ở Lincolnshire và là bạn của cả Wilberforce và Clarkson, đồng ý tổ chức một bữa ăn tối vào ngày 13 tháng 3 năm 1787 để yêu cầu Wilberforce lãnh đạo chiến dịch vận động tại Quốc hội. Khách mời còn có Charles Middleton, Sir Joshua Reynolds, Nghị sĩ William Windham, James Boswell, và Nghị sĩ Isaac Hawkins Browne. Đến cuối bữa, Wilberforce đồng ý trên nguyên tắc sẽ mang vấn đề bãi bỏ buôn bán nô lệ ra trước Quốc hội, bởi vì "không có ai thích hợp hơn". Mùa xuân năm ấy, ngày 12 tháng 5 năm 1787, Wilberforce khi ấy vẫn còn do dự, thảo luận với William Pitt và William Grenville (sau này là thủ tướng Anh) khi họ ngồi dưới tàng cây sồi trong lãnh địa của Pitt ở Kent. Theo những điều được thuật lại trong sự kiện gọi là "Cây sồi Wilberforce" tại gia trang Holwood, Pitt đã thách thức bạn mình: "Wilberforce này, sao anh không lập kiến nghị về chủ đề buôn nô lệ? Anh đã tốn nhiều công sức để thu thập chứng cứ, như vậy còn có gì để chần chừ. Đừng đánh mất cơ hội, nếu không người khác sẽ giành lấy sứ mạng này." Động lực thúc đẩy Wilberforce tham gia phong trào bãi nô là ước nguyện thực thi các nguyên tắc Cơ Đốc và phụng sự Thiên Chúa trong cuộc sống. Wilberforce và các tín hữu thuộc Phong trào Tin Lành kinh tởm trước những gì họ biết về việc buôn bán xấu xa và đi ngược lại giáo huấn Cơ Đốc này, về lòng tham vô độ của các chủ nô và con buôn. Wilberforce cảm nhận được ơn gọi của Thiên Chúa, năm 1787 ông viết trong nhật ký, "Thiên Chúa toàn năng đặt trước tôi hai mục tiêu lớn, trấn áp việc buôn bán nô lệ và thay đổi bản chất con người." === Vận động Nghị trường === Ngày 22 tháng 5 năm 1787, Hội Vận động Bãi bỏ Buôn bán Nô lệ tổ chức kỳ họp đầu tiên, quy tụ những tín hữu Quaker và Anh giáo chia sẻ với nhau cùng một mục tiêu đấu tranh. Ủy ban quyết định xúc tiến cuộc vận động chống nạn buôn bán nô lệ thay vì nhắm vào chính chế độ nô lệ, vì họ tin rằng chế độ nô lệ rồi sẽ bị triệt tiêu như là hệ quả tất yếu của việc bãi bỏ nạn buôn bán nô lệ. Mặc dù cộng tác với ủy ban, Wilberforce không phải là thành viên chính thức mãi cho đến năm 1791. Hiệp hội gặt hái nhiều thành công trong nỗ lực thu hút sự quan tâm và ủng hộ của công chúng, và các chi bộ của hội bắt đầu nở rộ trên toàn cõi nước Anh. Clarkson đi đến nhiều nơi để điều tra và thu thập dữ liệu và lời chứng ban đầu, trong khi ủy ban xúc tiến các chiến dịch, sử dụng các kỹ năng như vận động hành lang, phổ biến tờ rơi, mở các cuộc tụ họp, vận động báo chí, tổ chức các cuộc tẩy chay, và sử dụng một logo cho chiến dịch: hình ảnh một nô lệ bị xiềng xích với hàng chữ "Chẳng phải tôi là một con người và là một người anh em sao?". Logo này do Josiah Wedgwood, một nhà làm gốm nổi tiếng, thiết kế. Ủy ban cũng tìm cách gây ảnh hưởng trên các quốc gia buôn bán nô lệ khác như Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Hà Lan và Hoa Kỳ, liên lạc với những nhà hoạt động chống chế độ nô lệ ở nước ngoài, và dịch những tác phẩm tiếng Anh ra các ngoại ngữ, trong đó có sách của những người từng là nô lệ như Ottobah Cugoano và Olaudah Equiano viết về chế độ nô lệ và nạn buôn nô lệ, chúng là những tác phẩm từng gây nhiều ảnh hưởng trong năm 1787 và 1789. Họ và ba người da đen tự do, gọi chung là "Những con trai của châu Phi", được mời đến nói chuyện tại các buổi thảo luận của hội, viết thư cho các nhật báo, tạp chí và các nhân vật nổi tiếng. Trong năm 1788 và những năm kế tiếp, có hàng trăm kiến nghị chống nạn buôn nô lệ với hàng trăm ngàn chữ ký được gởi đến quốc hội. Chiến dịch này được xem là cuộc vận động cho nhân quyền đầu tiên trên thế giới, lúc ấy nhiều người thuộc các giai cấp và nền tảng xã hội khác nhau cùng chung sức đấu tranh nhằm chấm dứt tình trạng bất công cho những người khác. Wilberforce dự định đệ trình dự luật bãi bỏ buôn bán nô lệ trong kỳ họp quốc hội năm 1789, nhưng đến tháng 1 năm 1788 ông mắc bệnh, có lẽ do điều kiện làm việc căng thẳng. Ông phải mất vài tháng để chữa trị và dưỡng bệnh tại Bath và Cambridge. Trong thời gian Wilberforce vắng mặt, Pitt, nhậm chức Thủ tướng từ năm 1784, đứng ra trình dự luật, đồng thời chỉ thị Hội đồng Tư vấn mở cuộc điều tra về việc buôn bán nô lệ, kế đó Viện Thứ dân xem xét vấn đề này. Sau khi Hội đồng Tư vấn công bố bản tường trình vào tháng 4 năm 1789, Wilberforce cũng bắt đầu cuộc vận động của mình tại nghị trường. Ngày 12 tháng 5năm 1789, ông đọc bài diễn văn quan trọng đầu tiên về chủ đề này trước Viện Thứ dân, trình bày những luận cứ cho rằng việc buôn nô lệ là điều đáng trách về mặt đạo đức và vi phạm sự công chính tự nhiên. Đưa ra những viện dẫn từ kho tư liệu khổng lồ của Thomas Clarkson, Wilberforce miêu tả chi tiết điều kiện sống khủng khiếp mà các nô lệ phải chịu đựng trong những chuyến hải hành từ châu Phi đến các điểm chuyển tiếp, ông đi đến kết luận bãi bỏ việc buôn nô lệ sẽ cải thiện điều kiện sống của các nô lệ ở Tây Ấn. Nhận biết công luận đang chống lại mình, phe ủng hộ việc buôn nô lệ tìm cách hoãn cuộc bỏ phiếu bằng cách đề nghị Viện Thứ dân mở một cuộc điều trần để nghe những chứng cứ của viện, Wilberforce miễn cưỡng chấp thuận. Cuộc điều trần không thể hoàn tất trước khi kết thúc kỳ họp quốc hội nên phải dời đến năm sau. Trong lúc đó, Wilberforce và Clarkson cũng không thành công khi cố thúc đẩy nước Pháp bãi bỏ nạn buôn nô lệ dù vào thời điểm ấy tinh thần bình đẳng tại nước này đang dâng cao do cuộc Cách mạng Pháp. Tại đây, nạn buôn nô lệ bị bãi bỏ năm 1794 nhờ một cuộc nổi dậy đẫm máu của nô lệ ở St Domingue (nay là Haiti), nhưng lại được Napoleon phục hồi năm 1820. Tháng 1 năm 1790, nhờ giành được sự ủng hộ cho các ủy ban quốc hội xem xét khối lượng khổng lồ các chứng cứ đã thu thập, Wilberforce thành công trong nỗ lực thúc đẩy việc xúc tiến các phiên điều trần. Ngôi nhà của Wilberforce ở Old Palace Yard trở thành trung tâm của chiến dịch, cũng là nơi tổ chức các buổi họp bàn thảo về chiến lược vận động. Bị gián đoạn do kỳ tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 6 năm 1790, cuối cùng ủy ban cũng hoàn tất các phiên điều trần, đến tháng 4 năm 1791 trong một bài diễn văn dài gần bốn tiếng đồng hồ, Wilberforce đệ trình dự luật đầu tiên đòi bãi bỏ nạn buôn bán nô lệ. Tuy nhiên, sau hai buổi tối tranh luận, dự luật bị đánh bại với tỷ lệ 163–88. Vào thời điểm ấy, bầu không khí chính trị tại Anh ngả theo chiều bảo thủ do bị tác động bởi cuộc Cách mạng Pháp, động thái này cũng được xem là một phản ứng đối với các cuộc nổi dậy của nô lệ tại vùng Tây Ấn thuộc Pháp. , Đây là điểm khởi đầu cho chiến dịch vận động lâu dài ở nghị trường. Suốt trong cuộc tranh đấu cam go này, dù gặp không ít thất bại và thường xuyên đối đầu với sự thù nghịch, Wilberforce không hề rời bỏ mục tiêu. Ông nhận được sự ủng hộ tích cực từ những bằng hữu thuộc một nhóm người thuộc tầng lớp thượng lưu gọi là Nhóm Clapham, trong đó có Henry Thornton, người bạn thân tín nhất, cũng là anh em họ với Wilberforce. Kiên định với xác tín Tin Lành, nổi tiếng với những hoạt động cải tổ xã hội, nhóm này được mệnh danh là "Các vị thánh", họ sống trong những ngôi nhà rộng lớn gần kề nhau ở Clapham, khi ấy là một ngôi làng phía nam London. "Các vị thánh" là một cộng đồng nhỏ, nổi bật với tình bằng hữu mật thiết cũng như nhiệt tâm ứng dụng các giá trị Cơ Đốc vào nỗ lực chống chế độ nô lệ. Họ cùng nhau xây dựng một không khí thân mật và thoải mái như trong một gia đình, mỗi người đều có thể tự do ra vào nhà ở và sân vườn của người khác, rồi thảo luận với nhau về các chủ đề tôn giáo, xã hội, và chính trị mà họ cùng quan tâm. Phe ủng hộ chế độ nô lệ lập luận rằng đám dân châu Phi bị bắt làm nô lệ chỉ là những con người hạ đẳng xứng hiệp với phận tôi đòi. Wilberforce, nhóm Clapham, và những người khác tin rằng dân châu Phi, nhất là những người nô lệ đã được tự do, có nhân phẩm và sở hữu những khả năng kinh tế, đủ sức duy trì một xã hội có trật tự, và tham gia các hoạt động mậu dịch và nông nghiệp. Một phần chịu ảnh hưởng bởi ý tưởng của Granville Sharp, năm 1792 những người này tham gia vào việc thiết lập khu định cư Sierra Leone cho những người da đen đến từ Anh, Nova Scotia, và Jamaica, cũng như thổ dân châu Phi và một số người da trắng. Họ thành lập Công ty Sierra Leone có sự đóng góp tiền bạc và công sức của Wilberforce. Giấc mơ về một xã hội lý tưởng, trong đó các chủng tộc chung sống trong bình đẳng và hòa hợp, trên thực tế vấp phải nhiều trở ngại: mất mùa, bệnh tật, chết chóc, chiến tranh, và nhiều người bỏ cuộc. Khởi đầu như một hoạt động doanh nghiệp, đến năm 1808, chính phủ Anh phải nhận trách nhiệm quản lý khu định cư này. Dù gặp không ít khó khăn, Sierra Leone đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống chế độ nô lệ, ở đó các cư dân, những cộng đồng, và các tù trưởng bộ tộc Phi châu, cùng hợp tác để ngăn chặn các vụ buôn bán nô lệ từ đầu nguồn, nỗ lực của họ được hậu thuẫn bởi chính sách phong tỏa đường biển của chính phủ Anh nhằm triệt tiêu các thương vụ buôn nô lệ trong vùng. Ngày 2 tháng 4 năm 1792, Wilberforce lại đệ trình lần nữa dự luật bãi bỏ nạn buôn nô lệ. Cuộc tranh luận đáng nhớ tiếp theo đó đã thu hút những nhà hùng biện tài danh nhất ở Hạ viện: William Pitt, Charles James Fox, và Wilberforce. Sau cùng, Henry Dundas, bộ trưởng nội vụ, đưa ra giải pháp thỏa hiệp gọi là "bãi nô tiệm tiến". Dự luật được thông qua với số phiếu 230–85, nhưng giải pháp thỏa hiệp này chẳng gì khác hơn là một thủ đoạn khôn khéo nhằm bảo đảm sự bãi bỏ tệ buôn nô lệ sẽ bị đình hoãn vô thời hạn. === Chiến tranh với Pháp === Ngày 26 tháng 2 năm 1793, dự luật lại bị đánh bại với khoảng cách sít sao tám phiếu. Rồi thì bùng nổ chiến tranh với Pháp khiến mọi nỗ lực đều trở nên vô vọng vì mọi quan tâm đều đổ dồn vào cuộc khủng hoảng và nguy cơ xảy ra một cuộc xâm lăng. Cũng trong năm ấy, rồi một lần nữa trong năm 1794, Wilberforce cố sức đệ trình Quốc hội dự luật đặt ngoài vòng pháp luật những tàu thủy Anh cung cấp nô lệ cho các khu thuộc địa của nước ngoài, nhưng đều không thành công. Wilberforce bày tỏ sự quan ngại về chiến tranh và thúc giục Pitt cùng chính phủ của ông nỗ lực hơn nữa nhằm chấm dứt tình trạng thù địch. Trong công luận, chủ trương bãi nô được xem là gắn liền với cuộc Cách mạng Pháp và với các nhóm cực đoan tại Anh, nên khó có thể tìm được sự hậu thuận từ công chúng. Năm 1795, Hội bãi bỏ nạn buôn nô lệ ngừng các buổi họp, còn Clarkson lui về Lake District vì lý do sức khỏe. Dù vậy, suốt trong thập niên 1790, Wilberforce vẫn duy trì nỗ lực đem dự luật này đệ trình trước Quốc hội. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 19, công luận bắt đầu đổi chiều và tỏ ra quan tâm đến vấn đề bãi nô. Năm 1804, Clarkson trở lại công việc, Hội Vận động Bãi bỏ nạn Buôn Nô lệ khởi sự tổ chức các cuộc họp, thu hút thêm các thành viên mới như Zachary Macaulay, Henry Brougham, và James Stephen. Tháng 6 năm 1804, dự luật của Wilberforce được thông qua tại Viện Thứ dân nhưng không có đủ thời gian để được thông qua tại Viện Quý tộc. Khi được đệ trình lần thứ hai trong kỳ họp năm 1805, ngay cả Pitt cũng từ chối ủng hộ dự luật. Từ đó, Wilberforce cảm thấy khó có thể tin rằng những người có quyền lực muốn làm những điều mà ông cho là đúng. === Kết thúc === Sau khi Pitt từ trần vào tháng 2 năm 1806, Wilberforce bắt đầu cộng tác nhiều hơn với Đảng Whig, giành được sự ủng hộ của chính phủ Grenville-Fox với nhiều thành viên có chủ trương bãi nô. Wilberforce và Charles James Fox dẫn đầu chiến dịch ở Viện Thứ dân trong khi Lord Grenville đấu tranh cho chủ trương bãi nô ở Viện Quý tộc. Để hoạt động hiệu quả hơn, họ thay đổi chiến thuật, đệ trình một dự luật cấm công dân Anh trợ giúp hoặc tham gia các hoạt động buôn bán nô lệ đến các thuộc địa của Pháp, xuất phát từ sáng kiến của James Stephen, một luật sư chuyên ngành hàng hải. Đây là một tính toán khôn ngoan, vì nhiều tàu Anh treo cờ Mỹ và chở nô lệ đến các khu thuộc địa nước ngoài đang có chiến tranh với Anh. Dự luật được thông qua và có sự chuẩn thuận của hoàng gia vào ngày 23 tháng 5 năm 1806. Đạo luật mới đã kiểm soát được hai phần ba nạn buôn nô lệ của nước Anh, một phần là nhờ chiến thắng của Lord Nelson trong trận Trafalgar, nhờ đó Anh Quốc giành quyền kiểm soát đại dương và bảo đảm lệnh cấm được thi hành. Trong hai thập niên, Wilberforce và Clarkson thu thập một khối lượng lớn các chứng cứ, và dành suốt nửa năm 1806 để viết "Thư về bãi bỏ nạn buôn nô lệ", được xem như là một bản tuyên ngôn cho chính nghĩa bãi nô. Cái chết của Fox vào tháng 9 năm 1806 là một tổn thất, ngay sau đó là cuộc tổng tuyển cử mùa thu năm 1806. Chế độ nô lệ trở thành một vấn đề được quan tâm trong cuộc bầu cử, nhờ đó Viện Thứ dân có thêm các nghị sĩ chủ trương bãi nô, trong số đó có các quân nhân là những người từng chứng kiến tình trạng khủng khiếp của chế độ nô lệ, cũng như sự kinh hoàng trong các cuộc bạo loạn của các nô lệ. Wilberforce tái đắc cử đại diện cho Yorkshire, ông trở lại công việc, hoàn tất và cho xuất bản "Thư về bãi bỏ nạn buôn nô lệ", đây là một quyển sách dày 400 trang, hình thành nền tảng cho giai đoạn kết thúc chiến dịch. Lord Grenville, thủ tướng chính phủ, quyết tâm đệ trình Dự luật Bãi bỏ nạn Buôn Nô lệ trước Viện Quý tộc thay vì Viện Thứ dân, chấp nhận đối đầu với thách thức lớn nhất ngay từ đầu. Trong bài diễn văn mạnh mẽ và đầy xúc động, ông phê phán các nghị sĩ vì họ "đã không chịu bãi bỏ nạn buôn nô lệ từ sớm hơn," và lập luận rằng buôn bán nô lệ và "đi ngược với những nguyên tắc của công lý, nhân bản và nền chính trị công bằng." Đến lần bỏ phiếu sau cùng, dự luật được thông qua với cách biệt bất ngờ 41–20. Nhận biết thời cơ đã đến, ngày 23 tháng 2 năm 1807, Charles Grey (sau này là Tử tước Howick) triệu tập phiên điều trần thứ hai tại Viện Thứ dân. Dự luật được thông qua với kết quả 283–16. Khi tin vui đến với Wilberforce, mặt ông tràn đầy nước mắt, Ngày 25 tháng 3 năm 1807, Đạo luật Bãi bỏ nạn Buôn Nô lệ được Hoàng gia phê chuẩn. == Những quan tâm khác == Lập trường của Wilberforce là thay đổi xã hội qua nỗ lực quảng bá các giá trị của Cơ Đốc giáo, cải thiện các lĩnh vực như đạo đức, giáo dục, và tôn giáo; nhưng tỏ ra quan ngại đối với các ý tưởng cực đoan và các cuộc cách mạng. Do đó, cây bút cấp tiến William Cobbett ở trong số những người đả kích điều mà họ gọi là thái độ đạo đức giả của Wilberforce khi, từ góc nhìn của họ, ông chỉ lo cải thiện điều kiện sống cho nô lệ ở hải ngoại mà không chịu làm gì để thay đổi điều kiện làm việc tồi tệ của công nhân trong nước. Wilberforce vận động thông qua các đạo luật cải thiện điều kiện sống cho thợ chùi ống khói và công nhân dệt, tham gia các cuộc vận động cải tổ chế độ lao tù, và ủng hộ các chiến dịch hạn chế án tử hình cũng như các hình phạt khắc nghiệt khác. Ông nhìn nhận tầm quan trọng của giáo dục trong các đề án giảm nghèo; khi Hannah More và em gái ông thành lập các lớp Trường Chúa Nhật cho người nghèo ở Somerset và Mendips, ông dành cho họ sự hỗ trợ tinh thần và tài chính, nhất là khi họ gặp phải sự chống đối từ các chủ đất và giới chức sắc Anh giáo. Từ cuối thập niên 1780, Wilberforce mở các chiến dịch vận động cho kế hoạch cải tổ quốc hội như hủy bỏ các hạt bầu cử quá nhỏ và thường bị một "đại gia" lũng đoạn (rotten borough), tái phân bổ các ghế ở Hạ viện cho những thành phố và thị trấn, mặc dù đến năm 1832, ông tỏ ra e dè hơn với những biện pháp này. Ông ở trong số những người đầu tiên thành lập các tổ chức bảo vệ thú vật như Hội Ngăn ngừa Đối xử Tàn bạo với Thú vật. Ông cũng chống đối tập quán đấu kiếm vì danh dự, miêu tả lề thói này là "vết ô nhục của một xã hội Cơ Đốc", ông tỏ ra ghê tởm khi bạn ông, Pitt, tham gia một cuộc đấu kiếm năm 1798, vào Chúa nhật, được xem là ngày nghỉ trong thế giới Cơ Đốc giáo. Wilberforce là người hào phóng trong tiền bạc và dành nhiều thì giờ để giúp đỡ người khác, ông tin rằng nghĩa vụ của người giàu là dành một phần quan trọng trong lợi tức của mình cho người nghèo. Hằng năm ông đóng góp hàng ngàn bảng Anh cho các giáo sở, trả nợ cho người khác, hỗ trợ giáo dục và công cuộc truyền giáo; trong một năm thiếu hụt lương thực, số tiền ông tặng các tổ chức cứu trợ còn lớn hơn lợi tức hằng năm của ông. Wilberforce rất hiếu khách, và không chịu sa thải bất kỳ người giúp việc nào, kết quả là trong nhà của ông đầy những người hầu già cả không còn khả năng làm việc, chỉ sống nhờ vào lòng nhân ái của chủ. Thường chậm trả lời thư, nhưng Wilberforce đã đáp ứng nhiều yêu cầu xin tư vấn, giới thiệu vào các vị trí giáo sư, thăng cấp trong quân đội, trợ giúp cho các chức sắc, hoặc giảm án tử hình. == Cơ Đốc giáo Tin Lành == Là một tín hữu thuộc trào lưu Tin Lành trong Giáo hội Anh, Wilberforce tin rằng việc chấn hưng hội thánh và đời sống tâm linh của tín hữu sẽ giúp kiến tạo một xã hội hòa hợp và đạo đức. Ông tìm cách nâng cao vị trí của tôn giáo trong công chúng và trong cuộc sống riêng tự, biến lòng mộ đạo thành điều đáng yêu thích trong tầng lớp thượng lưu và trung lưu của xã hội Anh. Nhắm vào mục tiêu này, tháng 4 năm 1797, Wilberforce cho xuất bản A Practical View of the Prevailing Religious System of Professed Christians in the Higher and Middle Classes of This Country Contrasted With Real Christianity ông bắt đầu viết từ năm 1793. Đây là những luận giải về thần học và giáo huấn Tân Ước, cũng là lời kêu gọi phục hưng Cơ Đốc giáo như là một giải pháp cho tình trạng suy đồi đạo đức của đất nước, ông cũng trình bày những trải nghiệm cá nhân và những quan điểm đã ảnh hưởng đến ông. Quyển sách rất được ưa chuộng và trở nên sách bán chạy nhất, theo tiêu chuẩn thời ấy, bán ra 7 500 ấn bản trong vòng sáu tháng, và được dịch ra vài ngôn ngữ khác. Wilberforce tích cực ủng hộ công cuộc truyền giáo ở Anh và hải ngoại. Ông là thành viên sáng lập của Hội Truyền giáo Hội thánh; cùng các thành viên khác của Nhóm Clapham, ông tham gia nhiều hội đoàn tôn giáo và từ thiện. Công ty Đông Ấn ra đời nhằm mục đích giành phần cho nước Anh trong việc buôn bán hương liệu từ vùng Đông Ấn, trước khi Armada (hạm đội lừng lẫy của Tây Ban Nha), Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha chiếm độc quyền trên thị trường này. Năm 1793, khi Công ty Đông Ấn tu chính hiến chương William Wilberforce yêu cầu thêm vào các điều khoản buộc công ty phải tuyển dụng giáo viên giáo lý nhằm mục đích "giới thiệu ánh sáng Cơ Đốc cho Ấn Độ", đồng thời ông cố xúc tiến các hoạt động truyền giáo tại Ấn Độ. Kế hoạch này bất thành do những người chống đối e sợ sẽ ảnh hưởng đến những lợi ích thương mại của họ, nhưng ông nỗ lực lần nữa khi bản hiến chương được tái tu chính trong năm 1813. Wilberforce sử dụng nhiều thỉnh nguyện thư và các dữ liệu thống kê vận động thuyết phục Viện Thứ dân đem những yêu cầu của ông vào bản hiến chương. Trong khi diễn thuyết vận động cho Hiến chương năm 1813, ông phê phán người Anh ở Ấn Độ là đạo đức giả và kỳ thị chủng tộc, cũng như đả kích một số khía cạnh của Ấn giáo như hệ thống đẳng cấp, chế độ đa thê, và tục thiêu sống góa phụ. Những nỗ lực của ông đã mở đường cho công cuộc truyền giáo và khiến nó trở nên một phần của bản hiến chương năm 1813 của Công ty Đông Ấn. Mặc dù quan tâm sâu sắc đến đất nước Ấn Độ, Wilberforce chưa bao giờ đặt chân đến đó. == Hôn nhân và gia đình == Đến lúc gần 40, Wilberforce được một người bạn giới thiệu với một cô gái 20 tuổi, Barbara Ann Spooner. Hai người gặp mặt lần đầu ngày 15 tháng 4 năm 1797, tám ngày sau ông ngỏ lời với Barbara. Hôn lễ tổ chức ở Bath, Somerset ngày 30 tháng 5 năm 1797. Họ yêu nhau nồng thắm, Barbara luôn quan tâm săn sóc Wilberforce nhất là khi sức khỏe của ông ngày càng suy giảm, dù bà chẳng mấy bận tâm đến các hoạt động chính trị của chồng. Trong chưa đầy 10 năm, họ có sáu con: William (sinh 1798), Barbara (1799), Elizabeth (1801), Robert Isaac Wilberforce (1802), Samuel Wilberforce (1805), và Henry William Wilberforce (1807). Wilberforce là người cha tận tụy và hay nuông chiều con cái, rất thích vui đùa cùng lũ trẻ lúc ông ở nhà. == Chấn hưng đạo đức == Đặc biệt quan tâm đến điều mà ông xem là sự suy đồi của xã hội Anh Quốc, Wilberforce tích cực tham gia vào công cuộc chấn hưng đạo đức, vận động chống lại "cơn lũ quét của lòng bất kính ngày một gia tăng cường độ", xem vấn đề này có tầm quan trọng ngang bằng nỗ lực bãi bỏ nạn buôn nô lệ. Theo đề nghị của Wilberforce và Giám mục Porteus, năm 1787 Tổng Giám mục Canterbury thỉnh cầu Vua George III ra "Tuyên cáo Trấn áp Tội phạm" như là một giải pháp ngăn chặn tình trạng suy thoái đạo đức đang dâng cao. Bản tuyên cáo yêu cầu truy tố các tội như "say sưa quá độ, báng bổ, thề thốt và nguyền rủa cách phỉ báng, dâm ô, vô luân, vi phạm ngày thánh, hoặc phá rối trật tự." Ông cũng đứng ra thành lập các hội đoàn vận động dân chúng ủng hộ các mục tiêu trên. Mặc dù không có nhiều sự đồng thuận trong công luận dành cho các nỗ lực chấn hưng đạo đức của Wilberforce, cho đến cuối đời, nền đạo đức, phong cách, và ý thức trách nhiệm của người dân Anh đã được cải thiện đáng kể, mở lối cho những thay đổi trong thái độ và các qui ước xã hội trong thời đại Victoria. == Giải phóng nô lệ == Bãi bỏ nạn buôn nô lệ trong lãnh thổ của Đế quốc Anh không có nghĩa là chế độ nô lệ đã bị cáo chung, cũng không có mấy cải thiện trong điều kiện sống của nô lệ. Chỉ có một ít quốc gia chấp nhận bãi bỏ nạn buôn nô lệ, và một số tàu thuyền Anh không chịu tuân thủ luật pháp. Hải quân Hoàng gia tuần tiễu trên Đại Tây Dương được phép chặn bắt những tàu buôn nô lệ của các quốc gia khác. Wilberforce cộng tác với các thành viên của Định chế châu Phi nhằm bảo đảm việc thực thi luật cấm buôn nô lệ, đồng thời mở các cuộc đàm phán với các nước khác nhằm vận động cho công cuộc bãi nô. Năm 1808, Hoa Kỳ bãi bỏ nạn buôn nô lệ, Wilberforce vận động chính phủ Mỹ thực thi việc cấm đoán mạnh mẽ hơn. Cũng trong năm ấy, Wilberforce rời Clapham đến sống ở Kensington Gore gần trụ sở quốc hội hơn. Chưa bao giờ khỏe mạnh, từ năm 1812 sức khỏe của ông ngày càng suy giảm, Wilberforce từ nhiệm ghế nghị sĩ đại diện hạt Yorshire ở Quốc hội, chỉ đại diện cho một hạt nhỏ ở Sussex, một vị trí không có nhiều trách nhiệm, để dành thì giờ cho gia đình và cho những vấn đề ông quan tâm. Cuối năm 1816, ông công khai đả kích chế độ nô lệ, tuy không đòi hỏi giải phóng nô lệ ngay lập tức. Năm 1820, sau một thời gian bệnh tật mà mất thị lực, Wilberforce quyết định hạn chế các hoạt động xã hội, dù ông vẫn nuôi hi vọng sẽ "thiết lập nền tảng cho các giải pháp trong tương lai nhắm đến mục tiêu giải phóng những người nô lệ khốn khổ", sứ mạng mà ông luôn tin tưởng dần dà rồi sẽ hoàn tất. Nhận thức rằng cần có người nối tiếp cuộc đấu tranh, năm 1821 ông yêu cầu một đồng sự, Thomas Fowell Buxton, đứng ra lãnh đạo cuộc vận động ở Viện Thứ dân. Trong thập niên 1820, Wilberforce tiếp tục xuất hiện tại các buổi tụ tập chống chế độ nô lệ, chào đón khách mời, và bận rộn liên lạc bằng thư tín với nhiều người để cổ xúy mục tiêu chống chế độ nô lệ. Năm 1823 chứng kiến việc thành lập Hội Chống Chế độ Nô lệ, và quyển sách dày 56 trang Appeal to the Religion, Justice and Humanity of the Inhabitants of the British Empire in Behalf of the Negro Slaves in the West Indies của Wilberforce được xuất bản. Ông trình bày luận cứ cho rằng giải phóng nô lệ là một nghĩa vụ đạo đức, rằng chế độ nô lệ là tội ác của quốc gia, và quốc hội cần làm luật để chấm dứt tệ nạn này. Sự không đồng tình của các thành viên quốc hội cùng sự chống đối của chính phủ trong tháng 3 năm 1823 đã vô hiệu hóa lời kêu gọi của Wilberforce. Ngày 15 tháng 5 năm 1823, Buxton đệ trình một giải pháp tiệm tiến cho việc bãi nô, sau đó là các cuộc tranh luận trong ngày 16 tháng 3 và 11 tháng 6 năm 1824, Wilberforce đến đọc những bài diễn văn cuối cùng của mình ở Viện Thứ dân, và một lần nữa chứng kiến sự thất bại của những người chủ trương bãi nô trước sự chống đối của chính phủ. == Cuối đời == Sức khỏe của Wilberforce sút giảm trầm trọng trong năm 1824 và 1825. Biết mình sẽ không sống lâu, ông từ chối được phong tước quý tộc và từ nhiệm khỏi Quốc hội, trao quyền lãnh đạo chiến dịch cho những người khác. Thomas Clarkson tiếp tục các chuyến đi, đến thăm các nhóm chống chế độ nô lệ trên khắp nước Anh, khích lệ các thành viên, và hoạt động như một đại sứ cho chính nghĩa bãi nô tại các nước khác. Trong khi đó, tại Quốc hội Buxton theo đuổi mục tiêu cải tổ xã hội. Các buổi hội họp công cộng và số lượng thỉnh nguyện thư đòi hỏi giải phóng nô lệ ngày một gia tăng, công chúng ngày càng ủng hộ giải pháp bãi nô ngay lập tức thay vì giải pháp tiệm tiến mà Wilberforce, Clarkson và các đồng sự vẫn theo đuổi. Năm 1826, Wilberforce dọn đến một ngôi nhà khiêm tốn hơn ở vùng quê Mill Hill phía bắc London. Đến năm 1833, ông mắc bệnh cúm, và không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Tháng 4 năm 1833 ông diễn thuyết lần cuối cùng tại một buổi tụ họp công cộng ở Maidstone, Kent. Tháng 5, chính phủ trình Dự luật Bãi nô trước Quốc hội. Ngày 26 tháng 7 năm 1833, Wilberforce nghe tin chính phủ chịu nhượng bộ để bảo đảm dự luật được thông qua. Ngày hôm sau, ông yếu dần, và từ trần vào sáng ngày 29 tháng 7 tại Cadogan Place, London. Một tháng sau, Viện Quý tộc thông qua Đạo luật Bãi nô, hủy bỏ chế độ nô lệ trên lãnh thổ Đế chế Anh kể từ tháng 8 năm 1834, biểu quyết bồi thường cho các chủ đồn điền 20 triệu bảng Anh, giải phóng hoàn toàn cho trẻ em dưới sáu tuổi, và thiết lập một hệ thống huấn nghiệp yêu cầu các cựu nô lệ làm việc cho chủ cũ trong 4 đến 6 năm ở Tây Ấn thuộc Anh, Nam Phi, Mauritius, Sri Lanka, Honduras thuộc Anh, và Canada. Gần 800 000 nô lệ châu Phi trong vùng Caribbean được tự do. === Tang lễ === Wilberforce để lại di chúc muốn được an táng cạnh em gái và con gái tại Stoke Newington, phía bắc London. Tuy nhiên, với sự đồng ý của gia đình, những nhà lãnh đạo lưỡng viện Quốc hội quyết định dành cho Wilberforce một chỗ an nghỉ trong Tu viện Westminster, cạnh bạn ông William Pitt. Đến dự tang lễ có nhiều thành viên Quốc hội, cùng các nhân vật nổi tiếng. Đi cạnh quan tài là Công tước Gloucester, Quan Chưởng ấn Henry Brougham, và Chủ tịch Viện Thứ dân Charles Manners-Sutton. == Di sản == Năm năm sau khi William Wilberforce từ trần, hai con trai của ông, Robert và Samuel, xuất bản một bộ tiểu sử năm quyển về cuộc đời cha họ, tiếp đó trong năm 1840 họ cho phổ biến bộ sưu tập thư tín của ông. Cuốn tiểu sử đã gây ra tranh cãi vì các tác giả chỉ chuyên chú vào vai trò của Wilberforce trong phong trào bãi nô mà không mấy quan tâm đến các đóng góp quan trọng của Thomas Clarkson. Dù đang nghỉ hưu, Clarson đã viết một cuốn sách bác bỏ những ghi nhận của họ về các sự kiện. Cuối cùng, các con trai của Wilberforce đã đồng ý xin lỗi và gỡ bỏ những đoạn không thích hợp. Tuy nhiên, vai trò của Wilberforce trong phong trào bãi nô luôn được đề cao trong những trang sách lịch sử. Điều này kéo dài hơn một thế kỷ cho đến khi giới sử gia nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa Clarkson và Wilberforce, tình bạn của hai người là nhân tố quan trọng giúp họ hoạt động hiệu quả và kiên định trong cuộc đấu tranh cho quyền lợi của các nô lệ. Các sử gia gọi đó là một trong những tình bằng hữu vĩ đại nhất trong lịch sử: nếu không có vai trò lãnh đạo của Wilberforce ở Quốc hội, và nếu không có những khảo cứu công phu và các cuộc vận động công luận của Clarkson thì phong trào bãi nô khó có thể đạt được những thành tựu như đã có. Đúng như ước nguyện của các con trai ông, Wilberforce được nhìn nhận như là một anh hùng Cơ Đốc, một vị thánh trong chính trường, và là một hình mẫu cho nỗ lực ứng dụng đức tin vào cuộc sống. Ông còn được miêu tả là một nhà cải cách trong lĩnh vực hoạt động từ thiện do những đóng góp quan trọng của ông cho nỗ lực tái định hình thái độ chính trị và xã hội của thời đại ông bằng cách quảng bá các khái niệm về trách nhiệm và hành động xã hội. Tuy nhiên, đến thập niên 1940 sử gia Eric Williams cố làm suy giảm vai trò của Wilberforce và Nhóm Clapham trong phong trào bãi nô, ông lập luận rằng không phải lòng nhân ái mà là các yếu tố kinh tế mới là động lực thúc đẩy phong trào, khi ấy công nghiệp mía đường ở Tây Ấn đang trong lúc suy thoái. Phương pháp tiếp cận của Eric Williams đã có ảnh hưởng sâu đậm trong hạ bán thế kỷ 20. Tuy nhiên, những phát hiện mới đây của các sử gia cho thấy công nghiệp mía đường vẫn mang về nhiều lợi nhuận vào thời ấy đã làm sống lại sự quan tâm dành cho Wilberforce và những người Tin Lành, cũng như sự thừa nhận rằng phong trào bãi nô chính là hình mẫu cho các chương trình nhân đạo sau này. Wilberforce cũng là thành viên sáng lập Hội Truyền giáo Hội thánh (Church Missionary Society) cũng như Hiệp hội Hoàng gia Ngăn ngừa Hành hạ Thú vật. Trong số các con của ông có Robert Issac Wilberforce, Samuel Wilberforce (Giám mục Anh giáo) và Henry William Wilberforce. == Tưởng niệm == Cuộc đời và sự nghiệp của Wilberforce được ghi nhận ở Anh Quốc và những nước khác. Tại Hull, quê nhà của Wilberforce, năm 1834 người dân ở đây dựng Tượng đài Wilberforce, là một trụ theo kiến trúc Hi Lạp cổ đại (Greek Doric) cao 102 feet (31 m), trên đỉnh là tượng Wilberforce, đặt tại Queen’s Garden. Ngôi nhà thế kỷ 17 nơi ông chào đời nay là Bảo tàng Nhà Wilberforce tại thành phố Hull. Một cuốn phim tựa đề Ân điển Diệu kỳ (Amazing Grace) về cuộc đời của Wilberforce và cuộc tranh đấu của ông chống nạn buôn bán nô lệ của đạo diễn Michael Apted, với Ioan Gruffudd thủ vai chính được công chiếu ngày 23 tháng 3 năm 2007 vào dịp 200 năm kỷ niệm ngày Quốc hội Anh phê chuẩn đạo luật cấm công dân Anh vận chuyển nô lệ. Đại học Wilberforce, tọa lạc tại thị trấn Wilberforce, tiểu bang Ohio, Hoa Kỳ, được đặt theo tên của William Wilberforce để vinh danh ông. Thành lập năm 1856 bởi Daniel Paine, một Giám mục Giám Lý người Mỹ gốc Phi, Đại học Wilberforce là học viện có truyền thống thu nhận nhiều sinh viên da đen. Năm 1840, Tu viện Westminster dành một chỗ cho bức tượng Wilberforce của Samuel Joseph, khắc những dòng chữ ca ngợi tính cách Cơ Đốc cùng hoạt động bãi nô của ông, "Để tưởng nhớ William Wilberforce (sinh tại Hull, 24 tháng 8 năm 1759; từ trần tại Luân Đôn, 29 tháng 7 năm 1833); trong gần nửa thế kỷ là nghị sĩ Viện Thứ dân, và trong suốt sáu nhiệm kỳ Quốc hội, là một trong hai đại biểu cho Yorkshire. Trong một thời kỳ và trong một đất nước vốn sản sinh nhiều người tài cao đức trọng, ông được kể tên trong số những con người vĩ đại nhất, là những người đã ấn định tính cách cho thời đại mình; thêm vào tài năng xuất chúng và đa dạng, trái tim nhân ái, cùng lòng chính trực, là tài hùng biện và nếp sống tận hiến theo niềm tin Cơ Đốc. Nổi bật trong mọi hoạt động trong chính trường, ông còn là người dẫn đường trong các hoạt động nhân đạo nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tâm linh của đồng bào ông. Tên ông sẽ được ghi nhớ cùng những con người đặc biệt đã từng nỗ lực hết sức mình, bởi phước hạnh của Thiên Chúa, mà cất bỏ khỏi nước Anh tội ác buôn bán nô lệ, và dọn đường cho phong trào bãi nô trên mọi lãnh thổ của đế chế: khi theo đuổi mục tiêu cao quý này ông đã tin cậy Chúa; dù gặp nhiều trở ngại và chịu đựng không ít sự lăng mạ, ông đã sống lâu hơn mọi kẻ thù; trong những ngày cuối đời, ông có thời gian để vui thú cùng gia đình. Đất nước luôn nhớ đến ông, những đồng sự trong Viện Thứ dân và các nhà lãnh đạo đã đưa tiễn ông đến nơi an nghỉ: ở đây, qua công ơn cứu rỗi của Chúa Giê-xu Cơ Đốc, Cứu Chúa duy nhất của ông (trong suốt cuộc đời và trong sáng tác của ông, mọi sự vinh hiển đều thuộc về Ngài), ông sẽ sống lại trong sự phục sinh dành cho những người công chính." == Chú thích == == Xem thêm == Nhóm Clapham Phong trào bãi nô Phong trào Tin Lành Harriet Beecher Stowe == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == St Paul's Church Mill Hill: the church built by Wilberforce and its plans for a Wilberforce centre Wilberforce House Museum Wiliam Wilberforce: biography and bibliography by Carey Brycchan (Part of his British Abolitionists project) 200th Anniversary of the Abolition of the British and U.S. Slave Trade BBC historic figures: William Wilberforce
vân canh, hoài đức.txt
Vân Canh là một xã thuộc huyện Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam. == Vị trí địa lý == Xã Vân Canh nằm ở phía Đông huyện Hoài Đức Gồm 3 thôn: Kim Hoàng, An Trai và Hậu Ái. Làng Kim Hoàng, xưa là hai làng Kim Bảng và Hoàng Bảng, cùng với các làng An Trai và Hậu Ái là bốn trong số bảy làng Canh; ba làng Canh còn lại là Canh Hòe Thị (nay thuộc phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm), Canh Thị Cấm và Canh Ngọc Mạch (thuộc phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm), thuộc tổng Hương Canh, huyện Từ Liêm. Là quê hương của dòng Tranh Kim Hoàng cùng với dòng tranh điệp Đông Hồ, dòng tranh Hàng Trống được xem là ba dòng tranh dân gian lâu đời ở Việt Nam.Tuy nhiên, dòng tranh Kim Hoàng ít nổi trội hơn do bị thất truyền. == Địa giới hành chính == Phía Bắc giáp xã Di Trạch Phía Tây giáp xã Lại Yên Phía Nam giáp xã An Khánh Phía Đông giáp phường Tây Mỗ, Xuân Phương và Phương Canh quận Nam Từ Liêm == Chú thích == == Liên kết ngoài == Xã Vân Canh
hồ tây.txt
Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km . Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Các khu vực liền kề xung quanh hồ Tây sẽ được quy hoạch để trở thành trung tâm của Thủ đô Hà Nội mới trong tương lai gần. Thay thế dần vị trí hiện nay đang là Hồ Hoàn Kiếm. == Lịch sử == Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn . Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm). Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối . Về địa lý, Hồ Tây là hồ ngoại sinh, có dạng lòng chảo, ngành địa chất lịch sử đã chứng minh được Hồ Tây là một phần của Sông Hồng. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép, năm 1044, tháng 9 Vua sai đặt cũi lớn ở Dâm Đàm (Hồ Tây) lấy con voi nhà của Chiêm Thành làm mồi dử voi rừng vào trong ấy, vua thân đến bắt Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây vẫn được khai phá, cải tạo vào thời nhà Trần. Công chúa Túc Trinh con Vua Trần Thánh Tông (1258-1278) đã rời cung điện ra vùng Bắc Kinh thành Thăng Long rồi bỏ tiền phát chẩn, cấp giống vốn cho dân nghèo làm ăn sinh sống. 'Lúc đầu chỉ chiêu mộ được 10 nhân khẩu, thấy mảnh vườn bên sông vừa đẹp lại vừa tiện đi lại nên lập ấp nhỏ ở xứ Vườn, sau dân lập thành làng đặt tên là Cổ Nhuế viên. Chiêu nghi Vũ Thị Ngọc Xuyến (Vương phi của Chúa Trịnh Tạc) ở Thế kỷ XVII đã có công giúp dân khai khẩn ruộng hoang trông khu vực làng Xã Minh Cảo - Xuân Đỉnh (nay thuộc Quận Tây Hồ). Trước đây, sâm cầm hồ Tây được xem là đặc sản tiến vua, nhưng có giai thoại kể là nhờ công bà Huyện Thanh Quan thảo đơn giúp dân thưa việc xách nhiễu của quan trên và vua Tự Đức xét đơn đã tha lệnh cống cho vùng. Nhưng cùng với thời gian, Hồ Tây hẹp lại, dơ hơn và ít rong rêu, và vì sự săn bắn bừa bãi, từ khoảng năm 1994, chim sâm cầm đã không trở về Hồ Tây. Hồ Trúc Bạch cũng chính là một phần của Hồ Tây, từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958, trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây. Theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long, tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên. Sách "Tây Hồ chí" cho biết thời chúa Trịnh Giang xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc. Phía bắc hồ Trúc Bạch có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô. Từ chốn rừng rậm, đầm lầy hoang hóa, qua công lao khai khẩn xây dựng của bao thế hệ, trong đó có sự đóng góp rất lớn của một số vương phi các triều đại, Hồ Tây đã trở thành một thắng cảnh văn hóa - du lịch nổi tiếng của Kinh đô Thăng Long - Hà Nội. Nếu Hồ Tây được ví như nhụy hoa thì Thập tam trại (13 làng trại) là những cánh hoa đẹp tỏa hương sắc thơm lành. == Môi trường == Vào 22g tối ngày 1-10-2016, cá Hồ Tây bắt đầu chết hàng loạt. Theo báo cáo của chủ tịch UBND TP Hà Nội với Chính phủ sáng 4-10, số cá chết ở hồ Tây được thu gom, xử lý lên tới 200 tấn. Ông Đỗ Anh Tuấn, chủ tịch UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: “Số lượng cá chết lần này rất nhiều, cá chết trên diện rộng cả ở tầng nước mặt và tầng nước lửng có độ sâu khoảng 2m nước” . Giống cá chết nhiều nhất là cá mè, rô phi và cá dầu. Cá chết nổi trắng Hồ Tây sang 3-10 chủ yếu là các loại cá to cỡ 3–4 kg, thậm chí cá chép, cá trắm cỡ 5–6 kg cũng đã chết nổi trắng mặt hồ. Theo UBND TP Hà Nội, kết quả kiểm tra nhanh (test nhanh) mẫu nước cho thấy toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có ôxy. Theo ông Đỗ Hùng Vương, Phó trưởng ban quản lý hồ Tây, có nhiều nguyên nhân khiến hồ Tây ô nhiễm, như: chưa có trạm xử lý nước thải tập trung; khoảng 30 cống vẫn hàng ngày xả thải trực tiếp xuống hồ và đã nhiều năm hồ chưa được nạo vét. === Nhận xét === TS Bùi Quang Tề (chuyên gia về bệnh thủy sản, nguyên trưởng phòng sinh học thực nghiệm Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I) cho là chính các chất độc, các chất thải hữu cơ đổ vào hồ Tây quá mức cho phép đã khiến các chất thải hữu cơ có nhiều trong hồ hút oxy để phân hủy, dẫn tới việc cá chết. == Tên gọi == Phụ thuộc vào ý nghĩa văn hóa từng thời đại, cũng như ý chí chủ quan của con người, trải qua các thời kỳ lịch sử, Hồ Tây có những tên gọi khác nhau, mỗi tên gọi ấy đều gắn với từng sự tích, từng câu chuyện dân gian. Đầm Xác Cáo có lẽ là tên gọi xưa nhất của hồ Tây, gắn với sự tích con hồ ly tinh chín đuôi. Lịch sử ra đời của hồ Tây được nhắc đến lần đầu tiên trong Lĩnh Nam chích quái do Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn vào khoảng năm 1492. Ở đây, tác giả đã kể về lai lịch hồ Tây trong truyện Hồ tinh. Theo đó ở phía tây thành Long Biên có hòn núi đá nhỏ, có con Hồ Tinh (yêu quái cáo, con quái sau Ngư Tinh, trước Mộc Tinh) chín đuôi sống hơn ngàn năm, có thể biến hóa vạn trạng, khi thành người khi thành quỷ ở khắp dân gian. Long Quân bèn ra lệnh cho sáu đạo quân của thủy phủ dâng nước lên công phá bắt cáo mà nuốt ăn. Nơi này trở thành một cái vũng sâu. Hồ Tây chính là hang con cáo chín đuôi phá hoại dân lành, bị Long Quân dâng nước lên công phá. Do đó, hồ có tên là đầm Xác Cáo. Để giữ kỷ niệm xưa, người ta đã đặt tên cho cánh đồng ở phía Tây đầm là Hồ Đỗng (hang cáo) và thôn xóm cạnh cánh đồng đó là Làng Cáo (Xuân Tảo), làng Hồ Thôn (nay là Hồ Khẩu) "Hồ" là "con cáo" đồng âm với "hồ" (hồ nước), hòa quyện với nhau trong những địa danh Hồ Khẩu, Cáo Đỉnh... Đối với dân thường, ý nghĩa huyền thoại và đời sống hiận thực thật khó lòng tách bạch. Ngày nay con đường bao quanh phía Tây Hồ Tây mang tên Lạc Long Quân, còn đường bao quanh phía Đông chạy dọc đê sông Hồng từ Nghi Tàm đến Nhật Tân là Âu Cơ thể hiện lòng cảm ơn đối với ân đức của nhà vua. Nguyễn Huy Lượng trong Tụng Tây Hồ phú có câu: Trước bạch hồ nào ở đó làm hang, Long vương hổ nên vùng đại trạch là để nói về sự tích này. Ở một số tài liệu khác lại ghi chép rằng, người trừ con cáo chín đuôi ở Tây Hồ khi ấy là Huyền Thiên Chấn Vũ, vị thánh sau này được thờ tại đến Quán Thánh, ngay gần hồ Tây. Hồ Kim Ngưu dựa theo truyền thuyết hồ Trâu Vàng. Truyện kể về một người khổng lồ hết sức to lớn, sức khỏe phi thường, muôn người không địch nổi, ông xuất gia làm thiền sư, đó chính là thiền sư Minh Không. Thiền sư Minh Không sang Tàu chữa bệnh cho con vua Tống. Khi công việc hoàn thành, vua muốn trả ơn. Nhà sư chỉ xin một ít đồng đen cho vào tay nải. Vua Tàu đồng ý cho thiền sư tự ý vào kho lấy đồng. Thiền sư đã lấy tất cả đồng đen trong kho bỏ vào tay nải và thả nón tu lờ làm thuyền, bơi về nước Nam. Về đến Thăng Long, ông dùng số đồng đó đúc thành bốn thứ bảo khí nhà Phật: Tượng Phật cao 6 trượng, chóp đỉnh tháp Báo Thiên chín tầng, đỉnh đồng có đường kính 10 sải tay và một quả chuông đồng cực lớn. Chuông đúc xong, đức vua sai ông đánh một hồi chuông dài để báo hiệu cho dân chúng biết tin vui nước nhà đang thái bình thịnh trị! Tiếng chuông ngân đến tận kinh đô bên Tàu. Nghe tiếng chuông con trâu bằng vàng to lớn nằm trước kho đồng bên Tàu tự dưng bừng tỉnh "Đồng đen là mẹ của vàng" ngỡ là tiếng mẹ gọi nó liền vươn mình phóng thẳng xuống phương Nam tìm đến quả chuông khổng lồ, quần mãi xung quanh. Trâu vàng quần quanh mãi mà vẫn không thấy, khiến cho cả một vùng đất lớn quanh quả chuông sụt xuống thành một vùng hố sâu. Quả chuông sau một hồi cũng đổ sụp xuống hố sâu. Trâu vàng cũng theo đó nhảy xuống và nằm bên cạnh, chẳng bao lâu sau vùng đất bị trâu vàng dẫm sụt, nước tràn đầy trải rộng thành một hồ nước mênh mông. Từ đó, quả chuông cứ nằm mãi dưới lòng hồ không ai vớt lên nổi và trâu vàng vẫn cứ nằm mãi bên cạnh quả chuông dưới đáy nước sâu mà không quay về phương Bắc nữa. Do vậy người ta bèn đặt tên cho hồ là hồ Kim Ngưu. Thiền sư Minh Không về sau được thợ đúc đồng vùng Ngũ Xá (nay ở Đông Nam hồ Trúc Bạch) thờ làm tổ sư nghề đúc đồng. Đình Ngũ Xá thờ tổ sư Minh Không hiện nằm trên phố Nguyễn Khắc Hiếu, chùa Ngũ Xá nằm trên phố Ngũ Xá đều thuộc phường Trúc Bạch. Trong đình có tượng tổ sư bằng gỗ cao 1m70, trong chùa có pho tượng đồng A Di Đà cao 3m95, chu vi 11m60, nặng 10 tấn. Đây là pho tượng đồng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trong dân gian còn truyền tụng câu: Trâu vàng ẩn mãi giữa hồ, Nước dù cạn vẫn mịt mù tăm hơi Lãng Bạc, theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện - tướng thứ ba của nhà Hán - đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Một viên tướng là Bình Lạc hầu Hàn Vũ đã chết ở đây. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ. Dâm Đàm, tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương. Theo sách Hồn sử Việt thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm . Tây Hồ, năm 1573 tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước. Đoài Hồ, do Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ,. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, sau đó còn đổi thành Diêm Hồ, Liêm Đàm. Nhưng người ta vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn. == Di tích lịch sử văn hóa == Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An. Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như: Làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; Làng Nhật Tân với chùa Tào Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi tiếng;; Làng Xuân La với chùa Thiên Niên (Thiên Niên cổ tự) thờ bà tổ nghề dệt lĩnh Phạm Thị Ngọc Đô thứ phi của vua Lê Thánh Tông; Làng Kẻ Bưởi (An Thái) với nghề làm giấy (giấy dó) cổ truyền, với đền Đồng Cổ (hiện nằm trên đường Thụy Khuê) nơi bách quan hội thề đời nhà Lý; Làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ (thờ Liễu Hạnh Công chúa) nổi tiếng là một di tích và là một thắng cảnh. Đường Thanh niên: Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp đắp ngăn một góc Hồ Tây. Năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, con đường được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay, sau đó con đường được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp. Trường Chu Văn An == Đô thị hóa == Với dân cư Hà Nội ngày càng đông, khu vực Hồ Tây gồm các phường Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La và Phú Thượng dần mất nét ven đô mà thay đổi theo chiều hướng mật độ cao, phố xá dày đặc. Nhà chức trách đã ra kế hoạch giảm mức tăng trưởng và chỉnh trang khu vực quanh hồ, hạn chế các công trình gia cư chiều cao tối đa là 12 mét hầu giữ khoảng không gian cây xanh. == Hồ Tây trong thi văn == Bài thơ Phong cảnh Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng có thể đọc xuôi hoặc ngược mà vẫn không thất luật: Đầy vơi thực lạ cảnh Tây Hồ Trước tự Trời kia khéo vẻ đồ Mây lẫn nước xanh màu đúc ngọc Nguyệt lồng hoa thắm vẻ in châu Cây là tán rợp tầng cao thấp Sóng gợn cầm tâu nhịp nhỏ to Bầy sẵn thú vui non nước đủ Tây Hồ giá ấy dễ đâu so! Đọc ngược: So đâu dễ ấy giá Hồ Tây! Đủ nước non vui thú sẵn bầy To nhỏ nhịp tâu cầm gợn sóng Thấp cao tầng rợp tán là cây Châu in vẻ thắm hoa lồng nguyệt Ngọc đúc màu xanh nước lẫn mây Đồ vẻ khéo kia Trời tự trước Hồ Tây cảnh lạ thực vơi đầy Nguyễn Huy Lượng còn làm bài Tụng Tây Hồ phú rất nổi tiếng, có một số câu như sau: ... Trộm nhớ thuở đất chia chín cõi Nghe rằng đây đá mọc một gò Trước Bạch Hồ vào ở đó làm hang, long vương trở nên vùng đại trạch Sau Kim Ngưu do vào đây hóa vực, Cao vương đào chặn mạch hoàng đô Tiếng nghe gọi Dâm Đàm, Lãng Bạc Cảnh ngó in tinh chử, băng hồ Sắc dờn dờn nhuộm thức lam xanh, Ngỡ động bích nổi lên dòng lẻo lẻo Hình lượn lượn uốn vòng câu bạc, Tưởng vầng ngân rơi xuống mảnh nhò nhò ... Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ, Thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm Sen vũng nọ nảy tiền xanh lác đác, Lửa đóm ghen năm xã gây lò Cầm ve gảy lầu thư ánh ỏi Mõ cuốc khua án kệ rì rù ... Gió hiu hiu dòng Nhị Thủy đưa lên, Lồng hơi mát tới chùm hoa khóm trúc Trăng vằng vặc mái Tam Sơn rọi xuống, Đớp bóng trong từng lũ cá đàn cò ... Bãi cỏ non trâu thả ngựa buông, nội Chu đã lắm người ca ngợi Làn nước phẳng kình chìm ngạc lặn, ao Hán nào mấy trẻ reo hò Mặt đất đùn này thóc này rau, rầu lòng Cô Trúc Mặt nước chảy nọ dòng nọ bến, mặc chí Sào Do Cây quán kia còn đứng dậy thần uy, đoàn mán tới dám khoe lời tây hữu Sen chùa nọ lại bay về phật cảnh, lũ Ngô về từng niệm chữ nam mô ... Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng có bài Chơi Hồ Tây nhớ bạn như sau: Phong cảnh Hồ Tây chẳng khác xưa Người đồng châu trước biết bao giờ Nhật Tân đê lở nhưng còn lối Trấn Bắc rêu phong vẫn ngấn thờ Nọ vực Trâu Vàng trăng lại bóng Kìa gò Phượng Đất khói tuôn mờ Hồ kia thăm thẳm sâu dường mấy So dạ hoài nhân chửa dễ vừa === Ca dao === Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ. === Câu đối === Trên cổng làng Yên Thái phía đường Thụy Khuê còn một đôi câu đối: Mỹ tục thuần phong, vĩnh chiếu Tây hồ minh kính Thiện ngôn hảo sự, trường lưu mạt lị danh hương (Tạm dịch: Mỹ tục thuần phong mãi mãi chiếu trên gương nước hồ Tây, Lời hay việc tốt lưu truyền dài lâu như hương thơm của hoa nhài). == Xem thêm == Các hồ tại Hà Nội Hồ Hoàn Kiếm Hồ Trúc Bạch Hồ Bảy Mẫu == Chú thích == == Sách tham khảo == Đại Việt sử ký toàn thư Hồn sử Việt Lĩnh Nam chích quái Truyền thuyết Hùng Vương Sổ tay văn hoá Việt Nam, Đặng Đức Siêu, Nhà Xuất bản Lao động 2006 Tây Hồ chí - khảo cứu của một người yêu Hồ Tây == Liên kết ngoài == Hồ Tây Chim Sâm cầm không trở lại, Báo Tổng cục Hải quan VN, 26/07/2005 Chuyện ít biết về 'mỏ' cá khổng lồ hàng trăm năm giữa Hà Nội
21 tháng 3.txt
Ngày 21 tháng 3 là ngày thứ 80 trong mỗi năm thường (ngày thứ 81 trong mỗi năm nhuận). Còn 285 ngày nữa trong năm. == Sự kiện == 1556 – Tổng giám mục Thomas Cranmer bị thiêu sống vì tội dị giáo. Ông là một trong những người sáng lập Anh giáo. 1804 – Bộ luật Napoléon được thông qua làm luật dân sự của Pháp. 1871 – Người sáng lập Đế quốc Đức là Otto von Bismarck được bổ nhiệm làm thủ tướng đầu tiên của chính phủ đế quốc. 1919 – Cộng hòa Xô viết Hungary được thành lập, đây là chính phủ cộng sản đầu tiên hình thành tại châu Âu sau Cách mạng Tháng Mười tại Nga. 1921 – Đảng Bolshevik thi hành Chính sách kinh tế mới nhằm ứng phó với phá sản kinh tế bắt nguồn từ Cộng sản thời chiến. 1935 – Ba Tư đổi tên thành Iran 1990 – Lãnh thổ Tây-Nam Phi trở thành một quốc gia độc lập với tên gọi nước Cộng hòa Namibia. 2006 – Choummaly Sayasone được bầu làm Tổng bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, ông được bầu giữ thêm chức Chủ tịch nước Lào vào tháng 6 cùng năm. == Sinh == 1527 - Hermann Finck, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1558) 1685 - Johann Sebastian Bach, nhà soạn nhạc người Đức (m. 1750) 1763 - Jean Paul, nhà văn người Đức (m. 1825) 1768 - Joseph Fourier, nhà toán học người Pháp (m. 1830) 1811 - Nathaniel Woodard, nhà giáo dục học người Anh (m. 1891) 1839 - Modest Petrovich Mussorgsky, nhà soạn nhạc người Nga (m. 1881) 1854 - Alick Bannerman, cầu thủ cricket người Úc (m. 1924) 1876 - John Tewksbury, vận động viên người Mỹ (m. 1968) 1880 - Gilbert M. 'Broncho Billy' Anderson, diễn viên người Mỹ (m. 1971) 1895 - Zlatko Baloković, nghệ sĩ vĩ cầm người Croatia (m. 1955) 1901 - Karl Arnold, chính khách người Đức (m. 1958) 1902 - Son House, nhạc sĩ người Mỹ (m. 1988) 1904 - Nikolaos Skalkottas, nhà soạn nhạc người Hy Lạp (m. 1949) 1906 - Jim Thompson, nhà thiết kế, doanh nhân người Mỹ 1910 - M S Khan, người trí thức người Bangladesh (m. 1978) 1913 - George Abecassis, người lái xe đua người Anh (m. 1991) 1914 - Paul Tortelier, nghệ sĩ vĩ cầm người Pháp (m. 1990) 1920 - Georg Ots, ca sĩ người Estonia (m. 1975) 1921 - Arthur Grumiaux, nghệ sĩ vĩ cầm người Bỉ (m. 1986) 1922 - Russ Meyer, đạo diễn phim, nhà sản xuất người Mỹ (m. 2004) 1923 - Philip Abbott, diễn viên người Mỹ (m. 1998) 1925 - Hugo Koblet, vận động viên xe đạp Thụy Sĩ (m. 1964) 1925 - Peter Brook, đạo diễn phim, nhà sản xuất người Anh 1927 - Hans-Dietrich Genscher, chính khách người Đức 1930 - James Coco, diễn viên (m. 1987) 1932 - Walter Gilbert, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Mỹ 1932 - Joseph Silverstein, nghệ sĩ vĩ cầm, người chỉ huy dàn nhạc người Mỹ 1933 - Michael Heseltine, chính khách người Anh 1935 - Brian Clough, cầu thủ bóng đá, ông bầu bóng đá người Anh (m. 2004) 1936 - Ed Broadbent, chính khách người Canada 1936 - Mike Westbrook, nhạc Jazz nhà soạn nhạc, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ, nghệ sĩ dương cầm người Anh 1940 - Solomon Burke, ca sĩ người Mỹ 1942 - Françoise Dorléac, nữ diễn viên người Pháp (m. 1967) 1943 - Hartmut Haenchen, người chỉ huy dàn nhạc người Đức 1944 - Marie-Christine Barrault, nữ diễn viên người Pháp 1946 - Timothy Dalton, diễn viên người Anh 1949 - Eddie Money, nhạc sĩ người Mỹ 1956 - Ingrid Kristiansen, người chạy đua người Na Uy 1958 - Sabrina Le Beauf, nữ diễn viên người Mỹ 1958 - Gary Oldman, diễn viên người Anh 1959 - Nobuo Uematsu, nhà soạn nhạc người Nhật Bản 1959 - Sarah Jane Morris, ca sĩ người Anh 1960 - Robert Sweet, nhạc công đánh trống người Mỹ 1961 - Lothar Matthäus, cầu thủ bóng đá người Đức 1962 - Matthew Broderick, diễn viên người Mỹ 1962 - Kathy Greenwood, nữ diễn viên người Canada 1962 - Rosie O'Donnell, diễn viên hài, nữ diễn viên, người dẫn chương trình, nhà xuất bản người Mỹ 1962 - Mark Waid, tác giả truyện tranh người Mỹ 1963 - Ronald Koeman, cầu thủ bóng đá, ông bầu bóng đá người Đức 1964 - Jesper Skibby, chuyên nghiệp vận động viên xe đạp người Đan Mạch 1965 - Xavier Bertrand, chính khách người Pháp 1969 - Ali Daei, cầu thủ bóng đá người Iran 1972 - Chris Candido, đô vật Wrestling chuyên nghiệp (m. 2005) 1973 - Stuart Nethercott, cầu thủ bóng đá người Anh 1973 - Jerry Supiran, diễn viên người Mỹ 1974 - Jose Clayton, cầu thủ bóng đá người Tunisia 1974 - Laura Allen, nữ diễn viên người Mỹ 1975 - Fabricio Oberto, cầu thủ bóng rổ người Argentina 1975 - Justin Pierce, diễn viên người Anh (m. 2000) 1975 - Mark Williams, người chơi bi da Wales 1978 - Rani Mukherjee, nữ diễn viên Ấn Độ 1980 - Ronaldinho Gaucho, quốc tế cầu thủ bóng đá người Brasil 1982 - Aaron Hill, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 - Colin Turkington, người đua xe người Anh 1985 - Adrian Peterson, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1988 - Lee Cattermole, cầu thủ bóng đá người Anh == Mất == 1676 - Henri Sauval, sử gia người Pháp (s. 1623) 1729 - John Law, nhà kinh tế học người Scotland (s. 1671) 1734 - Robert Wodrow, sử gia người Scotland (s. 1679) 1751 - Johann Heinrich Zedler, nhà xuất bản người Đức (s. 1706) 1762 - Nicolas Louis de Lacaille, nhà thiên văn người Pháp (s. 1713) 1772 - Jacques-Nicolas Bellin, người vẽ bản đồ người Pháp (s. 1703) 1795 - Giovanni Arduino, nhà địa chất người Ý (s. 1714) 1801 - Andrea Luchesi, nhà soạn nhạc người Ý (s. 1741) 1843 - Robert Southey, nhà thơ người Anh (s. 1774) 1843 - Guadalupe Victoria, tổng thống México đầu tiên (s. 1786) 1863 - Edwin Vose Sumner, nội chiến tướng người Mỹ (s. 1797) 1884 - Ezra Abbot, học giả kinh thánh người Mỹ (s. 1819) 1910 - Nadar, nhà nhiếp ảnh người Pháp (s. 1820) 1915 - Frederick Winslow Taylor, nhà phát minh người Mỹ (s. 1856) 1934 - Franz Schreker, nhà soạn nhạc người Áo (s. 1878) 1936 - Alexander Glazunov, nhà soạn nhạc người Nga (s. 1865) 1951 - Willem Mengelberg, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (s. 1871) 1958 - Cyril M. Kornbluth, nhà văn người Mỹ (s. 1923) 1970 - Manolis Chiotis, người sáng tác bài hát, nhạc sĩ người Hy Lạp (s. 1920) 1975 - Joe Medwick, vận động viên bóng chày (s. 1911) 1984 - Shauna Grant, nữ diễn viên (tự sát) người Mỹ (s. 1963) 1985 - Sir Michael Redgrave, diễn viên người Anh (s. 1908) 1987 - Dean Paul Martin, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1951) 1987 - Robert Preston, diễn viên người Mỹ (s. 1918) 1992 - John Ireland, diễn viên, người đạo diễn người Canada (s. 1914) 1992 - Natalie Sleeth, nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1930) 1994 - Macdonald Carey, diễn viên người Mỹ (s. 1913) 1994 - Dack Rambo, diễn viên người Mỹ (s. 1941) 1994 - Lili Damita, nữ diễn viên người Pháp (s. 1904) 1997 - W. V. Awdry, trẻ em nhà văn người Anh (s. 1911) 1999 - Ernie Wise, diễn viên hài người Anh (s. 1925) 2001 - Chung Ju-yung, nhà tư bản công nghiệp người Hàn Quốc (s. 1915) 2001 - Anthony Steel, diễn viên người Anh (s. 1920) 2002 - Herman Talmadge, chính khách người Mỹ (s. 1913) 2005 - Barney Martin, diễn viên người Mỹ (s. 1923) 2005 - Bobby Short, ca sĩ người Mỹ (s. 1924) == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Quốc tế Xoá bỏ phân biệt chủng tộc (International Day for the Elimination of Racial Discrimination), theo quyết định của Liên Hiệp Quốc. Nam Phi: Ngày quyền lợi Ngày truyền thống xuân phân, dùng cho xác định lễ Phục sinh. Xuân phân đúng thường thường là một ngày trước. Năm mới theo Lịch Ba Tư: Norouz xảy vào xuân phân Đạo Bahá'í: Naw Rúz (Norouz) Đạo Bahá'í – Cuối thời kỳ ăn chay mà kéo 19 ngày từ sáng đến chiều Lễ Ostara của Neopagan Ngày Quốc tế ngủ của Tổ chức Y tế Thế giới Ngày Quốc tế thơ của UNESCO == Tham khảo ==
ham muốn tình dục.txt
Ham muốn tình dục (tiếng Anh: libido) là nói về ham muốn tình và thôi thúc tình dục của một người. Ham muốn tình dục chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố về sinh lý, tâm lý và xã hội. Về mặt sinh học, các hormon tình dục và các dẫn truyền thần kinh liên quan (chủ yếu là testosterone và dopamine) điều chỉnh ham muốn tình dục ở nam giới và phụ nữ. Các yếu tố xã hội, chẳng hạn như công việc và gia đình, và các yếu tố tâm lý bên trong như tính cách và stress, có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Ham muốn tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện y tế, thuốc men, các vấn đề lối sống và mối quan hệ, và tuổi tác (ví dụ, tuổi dậy thì). Một người rất thường xuyên hay ham muốn tình dục tăng đột biến có thể gặp chứng cuồng dâm. Một người có thể có một ham muốn tình dục, nhưng không có cơ hội để hành động theo ước vọng đó, hoặc có thể vì lý do cá nhân, đạo đức hay tôn giáo hạn chế hoạt động. Mặt khác, một người có thể tham gia vào các hoạt động tình dục mà không có một mong muốn thực tế. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của con người, bao gồm stress, bệnh tật, mang thai, và những người khác. Ham muốn tình dục thường là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và duy trì các mối quan hệ thân mật ở cả nam giới và phụ nữ. Thiếu hoặc mất ham muốn tình dục có thể ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ. Những thay đổi trong ham muốn tình dục của một trong hai đối tác trong một mối quan hệ tình dục, nếu duy trì mà chưa được giải quyết, có thể gây ra vấn đề trong mối quan hệ. Sự không chung thủy của một đối tác có thể là một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi ham muốn tình dục của một đối tác không còn có thể được thỏa mãn trong quan hệ hiện tại. Vấn đề có thể phát sinh từ sự chênh lệch của những ham muốn tình dục giữa các đối tác, hoặc giao tiếp kém giữa các đối tác về nhu cầu và sở thích tình dục. Một người là quan hệ tình dục bị bỏ đói hoặc thất vọng tình dục là khi anh ta ham muốn tình dục mạnh mẽ nhưng thất vọng tình dục vì thiếu đối tác để giải tỏa căng thẳng tình dục. == Các yếu tố ảnh hưởng == === Các chất cơ thể sản sinh === Hormone dẫn truyền thần kinh, thần kinh khác, và quan hệ tình dục khác có ảnh hưởng đến ham muốn tình dục bằng cách điều khiển hoạt động hoặc hành động theo con đường này bao gồm: Testosterone (liên quan trực tiếp) - và androgens khác. Estrogen (liên quan trực tiếp) - và các hóc môn sinh dục nữ liên quan. Progesterone Kích thích tình dục nữ trong giai đoạn chưa rụng trứng: hiện tượng điển hình (liên quan ngược) Oxytocin (directly correlated) Serotonin (inversely correlated) Norepinephrine Acetylcholine Mong muốn quan hệ tình dục của phụ nữ có tương quan với chu kỳ kinh nguyệt, với nhiều phụ nữ có ham muốn tình dục tăng cao trong vài ngày ngay trước khi trứng rụng, đó là thời kỳ sinh sản cao điểm, thường xảy ra hai ngày trước khi cho đến hai ngày sau khi rụng trứng. Chu kỳ này kết hợp với những thay đổi trong mức độ testosterone của phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt. Theo Gabrielle Lichterman, nồng độ testosterone có ảnh hưởng trực tiếp đến ham muốn của phụ nữ trong quan hệ tình dục. Theo cô, nồng độ testosterone tăng dần từ khoảng ngày thứ 24 của chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cho đến khi trứng rụng vào khoảng ngày thứ 14 của chu kỳ tiếp theo, và trong thời gian này với ham muốn của người phụ nữ quan hệ tình dục tăng một cách nhất quán. Ngày thứ 13 thường là ngày có mức testosterone cao nhất. Trong tuần sau rụng trứng, mức độ testosterone là thấp nhất và kết quả là phụ nữ sẽ ít quan tâm đến quan hệ tình dục. Ngoài ra, trong tuần sau rụng trứng, mức độ progesterone tăng lên, kết quả là phụ nữ gặp khó khăn trong việc đạt được cực khoái. Mặc dù những ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt được đánh dấu bởi một mức độ testosterone liên tục, ham muốn tình dục của phụ nữ có thể tăng do kết quả của sự dày lên của lớp niêm mạc tử cung kích thích dây thần kinh và làm cho phụ nữ càng ham muốn. Ngoài ra, trong những ngày này, mức độ estrogen cũng giảm, kết quả là giảm của dịch âm đạo bôi trơn tự nhiên. Mặc dù một số chuyên gia không đồng ý với lý thuyết này, mãn kinh vẫn được coi là một yếu tố có thể gây giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ. Các mức độ estrogen giảm ở thời kỳ mãn kinh và điều này thường gây ra giảm ham muốn quan hệ tình dục và khô âm đạo mà làm cho giao hợp đau. Tuy nhiên, mức độ testosterone có thể gia tăng ở thời kỳ mãn kinh và điều này có thể là lý do tại sao một số phụ nữ có thể trải nghiệm hiệu ứng ngược theo đó ham muốn tình dục tăng. === Các yếu tố tâm lý và xã hội === Một số yếu tố tâm lý hoặc xã hội có thể làm giảm ham muốn tình dục. Những yếu tố này bao gồm thiếu riêng tư hay thiếu thân mật, căng thẳng hay mệt mỏi, mất tập trung hay trầm cảm. Môi trường căng thẳng, chẳng hạn như tiếp xúc kéo dài với ồn ào hay ánh sáng, cũng có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục. Các nguyên nhân khác bao gồm từng bị lạm dụng tình dục, hành hung, chấn thương, hoặc bỏ bê, vấn đề hình ảnh cơ thể và tâm lý căng thẳng khi làm tình. === Các yếu tố thể chất === Yếu tố sức khỏe có thể ảnh hưởng ham muốn tình dục bao gồm các vấn đề nội tiết như suy tuyến giáp, tác dụng của thuốc theo toa nhất định (ví dụ flutamide), và sự hấp dẫn và cân đối cơ thể của đối tác, yếu tố lối sống khác. Ở nam giới, tần suất xuất tinh ảnh hưởng đến nồng độ testosterone trong huyết thanh, một hormone thúc đẩy ham muốn tình dục. Một nghiên cứu 28 người nam tuổi từ 21-45 cho thấy hầu như tất cả họ đã có một cao điểm (145,7% trong khoảng cơ sở [117,8% -197,3%]) của testosterone trong huyết thanh vào ngày thứ 7 sau khi xuất tinh. [32] Thiếu máu là một nguyên nhân của sự thiếu ham muốn tình dục ở phụ nữ do sự mất mát của sắt trong giai đoạn này. [33] Hút thuốc lá, lạm dụng rượu, và sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến một ham muốn tình dục giảm. Hơn nữa, các chuyên gia cho rằng một số thay đổi lối sống như tập thể dục, bỏ thuốc lá, tiêu thụ thấp hơn của rượu hoặc sử dụng thuốc theo toa có thể giúp tăng ham muốn tình dục. ==== Thuốc ==== Thuốc kích thích, chẳng hạn như psychostimulants dopaminergic, là một loại thuốc có thể làm tăng ham muốn tình dục. Mặt khác, một ham muốn tình dục giảm cũng thường là do điều trị và có thể được gây ra bởi nhiều loại thuốc, chẳng hạn như ngừa thai nội tiết, thuốc chống trầm cảm SSRI và khác, thuốc chống loạn thần, thuốc phiện và thuốc chẹn beta. Testosterone là một loại hormone kiểm soát ham muốn tình dục ở con người. Nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp tránh thai nội tiết tố như thuốc tránh thai đường uống (mà dựa vào estrogen và progesterone) đang gây ra ham muốn tình dục thấp ở phụ nữ bằng cách nâng mức độ hoóc môn giới tính ràng buộc globulin (SHBG). SHBG liên kết với hormone giới tính, bao gồm testosterone, khiến chúng không có. Nghiên cứu cho thấy rằng ngay cả sau khi kết thúc một phương pháp tránh thai nội tiết tố, nồng độ SHBG vẫn cao và không có dữ liệu đáng tin cậy tồn tại để dự đoán khi nào hiện tượng này sẽ giảm bớt. ==== Ảnh hưởng của tuổi ==== Nam giới đạt đỉnh cao của sự ham muốn tình dục của họ ở tuổi thiếu niên, trong khi phụ nữ đạt được nó ở tuổi ba mươi. Sự gia tăng testosterone nam ở tuổi dậy thì kết quả là một ham muốn tình dục bất ngờ và cực đoan đạt đến đỉnh điểm ở tuổi 15 -16, sau đó giảm từ từ trong suốt cuộc đời của mình. Ngược lại, ham muốn tình dục của phụ nữ tăng từ từ trong thời thanh niên và đỉnh vào giữa độ tuổi ba mươi của mình. mức độ ảnh hưởng của testosterone và estrogen đến ham muốn tình dục cũng khác nhau tùy người. == Rối loạn ham muốn tình dục == Ham muốn tình dục có thể bị rối loạn hoặc suy giảm. Một cá thể có thể có ham muốn tình dục yếu hoặc không có ham muốn tình dục ví dụ như vô tính. Yếu tố dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục có thể là cả yếu tố tâm lý và sinh lý. Không có ham muốn tình dục có thể hoặc không tương quan với vô sinh hoặc bất lực. == Các biểu hiện thông thường của ham muốn tình dục == Thèm khát tình dục, thích gần gũi với người khác phái (sờ, nắn, ngửi, nhìn, va chạm...) dẫn đến hành vi tự thủ dâm ở cả nam và nữ, lúc thủ dâm thường tưởng tượng đến những hình ảnh, âm thanh… liên quan đến đối tượng yêu thích. Nếu thủ dâm điều độ thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mà còn giúp tinh thần được thoải mái, giải tỏa được stress, giải tỏa được ham muốn tình dục, có thể giảm khả năng không kiềm chế được bản thân dẫn đến các hành vi quấy rối tình dục, cưỡng dâm, hiếp dâm… Thích quan hệ tình dục với nhiều đối tượng khác (chủ yếu xảy ra ở phái nam, phái nữ chiếm tỷ lệ rất ít do đặc trưng di truyền của giống đực). Một trong những biểu hiện là trong lúc quan hệ tình dục với vợ hoặc bạn tình nhưng vẫn tưởng tượng đang quan hệ tình dục với người khác và giúp tăng thêm khoái cảm. Trường hợp này, nếu được vợ hoặc bạn tình hưởng ứng sẽ mang lại ham muốn tình dục cao độ cho cả hai phía. Có thể người vợ khi đóng vai là một đối tượng khác sẽ mang lại cảm giác mới cho cả hai vợ chồng và giúp giữ được hạnh phúc lâu dài trong đời sống tình dục vợ chồng. Đây cũng là nghệ thuật tạo khoái cảm cho tình dục thông thường giữa 2 người (vợ - chồng) và tránh được nhàm chán. Trong trường hợp nếu thực hiện hành vi quan hệ tình dục nhiều người cùng lúc (có từ 3 người trở lên cùng tham gia) thì được gọi là tình dục tập thể. Tình dục tập thể có khi tạo sự khoái cảm tột độ cho những đối tượng tham gia. == Tham khảo == == Xem thêm == Rối loạn ghét tình dục Rối loạn khởi động tình dục ở nữ Rối loạn cương dương ở nam Rối loạn cực khoái Xuất tinh sớm Đau rát âm đạo Đau khi giao hợp Bản mẫu:Sức khỏe tình dục
vu-lan.txt
Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở Địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch), người Trung Quốc và người Việt Nam theo phong tục dân gian tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ, cũng như là khuyến khích ăn chay và làm việc từ thiện. == Từ nguyên == Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền (解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục. == Sự tích == Xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ (và tổ tiên nói chung) - cha mẹ của kiếp này và của các kiếp trước. Theo kinh Vu Lan thì ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng đã hóa thành lửa đỏ. Cũng theo kinh Vu-Lan-bồn, Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng: chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này (Vu-Lan-Bồn Pháp). Từ đó, ngày lễ Vu-lan ra đời. === Vu Lan bồn kinh === Kinh Vu-Lan-Bồn (chữ Hán:佛說報恩奉盆經, bính âm:Fúshuō Bào'ēn Fèngpén jīng, Hán-Việt: Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh, còn gọi là Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh) là một bộ kinh Đại thừa, bao gồm một bài giảng ngắn gọn ("pháp thoại") được cho là bởi Đức Phật Thích Ca dạy nhà sư Mục Kiền Liên cách thực hành đạo hiếu, theo đó Phật dạy cách làm thế nào để có được sự giải thoát cho mẹ mình, và cách báo hiếu cha mẹ, những người đã được tái sanh vào cõi âm, bằng cách cúng dường thực phẩm cho Tăng đoàn vào ngày rằm tháng bảy, và nhờ lời chư Tăng chú nguyện mà được cứu độ. Truyền thống Phật giáo cho rằng kinh này đã được dịch từ tiếng Phạn bởi cao tăng Trúc Pháp Hộ (chữ Hán:竺法護, sa. Dharmarakṣa, Đàm Ma La Sát) dịch vào khoảng cuối thế kỷ thứ III đầu thế kỷ thứ IV. "Tuy nhiên, các học giả gần đây thừa nhận rằng kinh này ban đầu không có gốc từ Ấn Độ mà được trước tác tại Trung Quốc vào giữa thế kỷ thứ sáu". Văn bản gốc do Trúc Pháp Hộ dịch (hoặc được viết trong thời đại của ông) còn lưu lại đều không đề cập đến nhân thân của Tôn giả Mục Kiền Liên và câu chuyện của mẹ ông, mà chỉ trong các tác phẩm của người đời sau tại Trung Quốc, như Mục Kiền Liên minh gian cứu mẫu biến văn được xác định viết vào khoảng từ thế kỷ thứ V đến cuối thế kỷ thứ X, mới có kể về sự tích trên. Cũng có giả thuyết cho rằng, câu chuyện Mục Kiền Liên là biến tấu từ chuyện Ưu Đa La mẫu đọa ngạ quỷ duyên, gọi tắt là kinh Ưu Đa La mẫu có viết trong mục "Chuyện ngạ quỷ" của bộ Tiểu bộ kinh, chỉ thay tên nhân vật từ Ưu Đa La (Uttara hay là Uttaramātu) thành Mục Kiền Liên và thay tên người giảng là một tỳ kheo thành lời giảng của đức Phật. == Truyền thống lễ nghi == Trong một số nước Đông Á, Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát. Ngoài ra, còn có cúng dường, làm phước, phóng sinh, bố thí để hồi hướng công đức cho cha mẹ. === Trung Quốc === Trong văn hóa Trung Hoa, ngày rằm tháng bảy âm lịch thuộc Tiết Trung Nguyên và được gọi là Ngày ma (hồn người chết) và tháng thứ bảy nói chung được coi là Tháng ma (鬼月, Quỷ nguyệt), trong đó những con ma và linh hồn, bao gồm cả của tổ tiên đã qua đời, đến từ các cõi âm. Cùng với lễ Thanh minh (vào mùa xuân) và Trùng cửu (vào mùa thu), con cháu còn sống tỏ lòng tôn kính đối với tổ tiên đã qua đời của họ, trong Lễ hội hồn ma, người chết được cho là về thăm những người sống. Vào ngày thứ mười lăm, cõi thiên đàng và địa ngục và cõi người sống mở cửa và cả tín đồ Đạo giáo và Phật giáo sẽ thực hiện các nghi lễ để chuyển hóa và giải oan khổ của người quá cố. Trọng tâm cho Tháng âm hồn là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nơi mà theo truyền thống hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên của họ kéo dài ngay cả sau khi tổ tiên đã qua đời. Các hoạt động trong tháng này sẽ bao gồm việc chuẩn bị thực phẩm cúng dường nghi lễ, đốt hương, đốt giấy vàng mã, một dạng hiện vật bằng giấy như quần áo, vàng và hàng hóa tốt khác để cúng dường tổ tiên khi họ về thăm. Bữa ăn được chuẩn bị chu đáo (thường là ăn chay) sẽ được phục vụ với các ghế trống cho mỗi người quá cố trong gia đình và đối xử với những người đã chết như thể họ vẫn đang còn sống. === Việt Nam === Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn). Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều. Trên mâm cúng tổ tiên, gia đình bày đặt một mâm cỗ mặn, tiền vàng và cả những vật dụng dành cho người cõi Âm tức đồ mã làm bằng giấy có tính tượng trưng nhưng hình dạng giống như đồ thật như quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức..., mũ kepi, người giúp việc ... đến những vật hiện đại: nhà cao tầng, xe ô tô, xe máy, điện thoại... để cho người cõi Âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người Dương trần. Những đồ lễ đó thường được làm tại các cơ sở sản xuất (nổi tiếng là khu phố vàng mã ở Chợ Lớn TP.HCM" được vận chuyển đi khắp các tỉnh thành. Trên mâm cúng chúng sinh thì lễ vật gồm có: quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...), các loại bỏng ngô, chè lam, kẹo vừng, kẹo dồi, bánh quế, cháo, tiền vàng, cốc nước lã hoặc rượu (có thể thêm nước ngọt, bia nếu có điều kiện), cốc gạo trộn lẫn với muối (cốc này sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong), ngô, khoai lang luộc, cháo hoa... và những lễ vật khác dành cho những cô hồn, ma đói không nơi nương tựa. ở chùa khi cúng chúng sinh xong người ta thường gọi những đứa trẻ xung quanh đến rồi cho chúng cùng nhảy vào tranh cướp những vật cúng: như bỏng, oản... tượng trưng cho những cô hồn... Tại các chùa và hội đoàn Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức "Bông hồng cài áo", là cài bông hồng cho những ai còn mẹ và bông trắng cho những ai mất mẹ, nhắc nhở về lòng hiếu thảo và tình người. Nghi thức này do thiền sư Thích Nhất Hạnh khởi xướng trong cuốn sách viết năm 1962. Một số địa phương có tục lệ riêng như ở Quy Nhơn thì dân chúng xếp thuyền giấy rồi thả ra biển để tưởng nhớ những ai ra khơi rồi mất tích như hồi thập niên 1980-90 với nạn thuyền nhân vượt biên. Vào "tháng cô hồn", người Việt Nam theo phong tục tin là tháng không may mắn và có những điều kiêng kỵ như không mua sắm, không đi chơi đêm, không nhổ lông chân, không phơi quần áo, không bơi lội… và tùy vùng còn có thêm những kiêng kỵ khác như không khai trương, mở cửa hàng, lập gia đình, xây nhà,... Nhiều người còn kiêng cữ và ăn chay trong tháng 7 nên các hàng quán bán thức ăn mặn và rượu bia (như tại Thành phố Hồ Chí Minh) buôn bán ế ẩm và thường đóng cửa sớm. === Nhật Bản === Tại Nhật Bản ngày lễ này được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 dương lịch, gọi là Obon (お盆?) hay là Bon (盆?), nói tắt của chữ urabon'e hay Vu Lan Bồn Hội (盂蘭盆會), thường kéo dài 3 ngày. Vào những ngày này, người Nhật thường có hỏa thiêu lễ vật và vào đêm cuối, Tōrōnagashi (灯籠流し), thả những chiếc đèn nổi trên sông để hướng dẫn linh hồn người quá cố. Theo truyền thống, kết hợp với một lễ hội múa dân gian, mỗi địa phương có sự tổ chức khác nhau. Để tỏ những ước nguyện của mình, người ta viết ước nguyện rồi treo vào cây trúc với mong ước điều ước đó sẽ trở thành hiện thực. == Hình ảnh == == Xem thêm == "Bông hồng cài áo" Lòng hiếu thảo Ngày của Mẹ Lễ Các Đẳng: "Lễ cầu cho các tín hữu đã qua đời" theo Kitô giáo Diwali: Lễ hội đèn theo Ấn Độ giáo Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên == Tham khảo ==
dương văn minh.txt
Dương Văn Minh (1916-2001), nguyên là một cựu tướng lĩnh Bộ binh của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng. Ông xuất thân từ khóa đầu tiên ở trường Sĩ quan Võ bị do Chính quyền Pháp tại Liên bang Đông Dương mở ra ở miền Đông Nam phần Việt Nam với mục đích đào tạo người bản xứ trở thành sĩ quan phục vụ cho Quân đội Thuộc địa. Thời gian tại ngũ, ông luôn được đảm trách những chức vụ chuyên về lãnh vực Chỉ huy và Tham mưu. Ông là một trong số ít sĩ quan được phong cấp tướng thời Đệ nhất Cộng hòa (Thiếu tướng 1955) và cũng là một trong năm 5 quân nhân được thăng cấp Đại tướng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là một chính khách từng giữ vị trí Quốc trưởng trong giai đoạn 1963-1964 và là vị Tổng thống cuối cùng của Chính thể Việt Nam Cộng hòa. Dù chỉ giữ ngôi vị Tổng thống trong thời gian quá ngắn ngủi, vỏn vẹn 3 ngày (từ 28/4 đến 30/4/1975), nhưng ông được xem là có công lớn cứu Thành phố Sài Gòn khỏi bị tàn phá bằng cách kêu gọi binh sĩ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa ngừng bắn và đầu hàng vô điều kiện thể theo yêu cầu của Quân giải phóng miền Nam khi họ bắt đầu tấn công vào thành phố này vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh. == Tiểu sử và Binh nghiệp == Ông sinh ngày 19 tháng 2 năm 1916 trong một gia đình trung nông tại Mỹ Tho, miền Tây Nam phần Việt Nam. Thời niên thiếu ông học trường College de Mytho, sau đó lên Sài Gòn học tiếp tại trường Collège Chasseloup-Laubat cùng một lớp với tướng Trần Văn Đôn. Năm 1938, ông tốt nghiệp với văn bằng Tú tài toàn phần Pháp (Part II). Sau đó ông được bổ dụng làm Công chức thuộc ngạch Thư ký hành chính, tùng sự tại Sài Gòn. Thời trẻ, ông đã sớm bộc lộ năng khiếu và ham mê thể thao. Do có thể hình to lớn, ông được bạn bè đặt cho biết danh "Minh Cồ". === Quân đội Thuộc địa và Liên hiệp Pháp === Năm 1939, ông nhập ngũ vào Quân đội Thuộc địa Pháp, mang số quân: 36/100.225. Ngày 9 tháng 1 năm 1940, ông được đơn vị cho theo học khóa 1 tại trường Sĩ quan Thủ Dầu Một. Đầu năm 1941 mãn khóa tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy Bộ binh. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương. Ông đang phục vụ tại Cap St. Jacques thì bị Nhật bắt và đưa về Sài Gòn giam giữ tại khám Catinat. Năm 1946, Pháp tái chiếm Nam Kỳ, ông được trả tự do và tái phục vụ ở Trung đoàn 11 Bộ binh của Quân đội Pháp giữ chức vụ Trung đội trưởng. Hai tháng sau, ông được thăng cấp Thiếu úy tại nhiệm. Giữa năm 1948, chuyển biên chế sang Quân đội Liên hiệp Pháp ông được thăng cấp Trung úy giữ chức vụ Đại đội trưởng trong Tiểu đoàn Bộ binh Việt Nam. === Quân đội Quốc gia Việt Nam === Tháng 8 năm 1950, ông chuyển ngạch sang Quân đội Quốc gia mới thành lập, ông được thăng cấp Đại úy. Năm 1951, ông được chuyển sang Dinh Thủ hiến Nam Việt Thái Lập Thành, giữ chức vụ Chánh Võ phòng Cuối năm ông được thăng cấp Thiếu tá tại nhiệm. Đầu tháng 7 năm 1952, ông được thăng cấp Trung tá, được cử làm Tham mưu trưởng Đệ nhất Quân khu Nam Việt. Cuối năm, ông được cử đi du học lớp Tham mưu cao cấp tại trường Tham mưu Paris. Đầu tháng 2 năm 1953, mãn khóa về nước tái nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Đệ nhất Quân khu. Cuối năm 1954, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng Phân khu Sài Gòn-Chợ Lớn. Sau khi người Pháp thất trận Điện Biên Phủ, ông là một trong những sĩ quan cao cấp ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm nắm quyền, loại trừ vai trò của Quốc trưởng Bảo Đại. Vì vậy ngày 1 tháng 5 năm 1955, ông được Thủ tướng Diệm cử làm Chỉ huy trưởng chiến dịch Bảo vệ Thủ đô Sài Gòn-Chợ Lớn, chống lại quân Bình Xuyên của tướng Lê Văn Viễn tại vùng Sài Gòn-Chợ Lớn và phụ cận. Ngày 5 tháng 5 ông được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 21 tháng 9 cùng năm, ông được Thủ tướng Diệm cử làm Tư lệnh Chiến dịch Hoàng Diệu, truy kích và tiêu diệt các lực lượng tàn quân Bình Xuyên của tướng Bảy Viễn. === Quân đội Việt Nam Cộng hòa === Sau khi Chính thể Việt Nam Cộng hòa được thành lập. Ngày 1 tháng 11 năm 1955, ông được tân Quốc trưởng Ngô Đình Diệm thăng cấp Thiếu tướng tại nhiệm. Đầu năm 1956, sau khi hoàn tất việc dẹp loạn Bình Xuyên, ông được cử giữ chức vụ Tư lệnh Chiến dịch Nguyễn Huệ rồi tiếp đến Chiến dịch Thoại Ngọc Hầu để bình định miền Tây, đánh dẹp Lực lượng Quân sự giáo phái Hòa Hảo của các tướng Năm Lửa và Ba Cụt. Ngày 26 tháng 10, ông được Tổng thống Diệm chỉ định làm Tổng Chỉ huy cuộc duyệt binh mừng lễ kỷ niệm Đệ nhất Chu niên ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa trên Đại lộ Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Ngày 8 tháng 12 cuối năm, ông được thăng cấp Trung tướng tại nhiệm. Đầu năm 1957, ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Từ tháng 7 đến tháng 11, ông có 3 lần hướng dẫn phái đoàn Quân sự du hành quan sát tại các Quốc gia Nhật Bản (12 tháng 7), Úc (1 tháng 9) và Hàn Quốc. Cuối năm, ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu Cao cấp tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu Fort Leaveworth, Kansas, Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1958 mãn khóa học về nước, ông tiếp tục giữ chức vụ Tư lệnh Quân khu Thủ đô, kiêm Tư lệnh Liên Quân khu 1 và 5. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, sự tín nhiệm của Tổng thống Ngô Đình Diệm với ông bị giảm sút. Ông lần lượt được bổ nhiệm vào các chức vụ không có thực quyền. Đầu nămăm 1960, ông được cử làm Tổng Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng. Qua đầu năm 1961, giữ chức vụ Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân tại Bộ Tổng Tham mưu. Giữa năm 1962, ông được cử hướng dẫn Phái đoàn Quân sự du hành quan sát cuộc thao dượt Hải quân Liên phòng Đông Nam Á. Ngày 8 tháng 12, Bộ Tư lệnh Hành quân Bộ Tổng Tham mưu giải tán. Đầu năm 1963, ông được chuyển về Phủ Tổng thống giữ chức vụ Cố vấn Quân sự cho Tổng thống. === Đảo chính 1963 và những thăng trầm sau đó === Vốn đã có bất mãn tồn tại, cộng thêm là một tín đồ Phật giáo, ông nhiều lần biểu hiện thái độ không hài lòng với những biện pháp trấn áp Phật giáo của Chính phủ Ngô Đình Diệm. Trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, ông đóng vai trò chính với cương vị Chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cùng với các tướng Trần Văn Đôn, Lê Văn Kim, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu... Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, tướng Nguyễn Khánh cầm đầu Cuộc Chỉnh lý ngày 30 tháng 1 năm 1964 lật đổ chính quyền quân sự này và giành quyền cai trị miền Nam Việt Nam. Ông bị thất thế trong một thời gian ngắn, mặc dù vẫn được giữ chức vụ Quốc trưởng. Ngày 24 tháng 11 năm 1964, ông được Quốc trưởng Phan Khắc Sửu thăng cấp Đại tướng. Tháng 12, ông bị ép đi làm Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan. Ngày 21 tháng năm 1965, ông nhận được quyết định giải ngũ của Hội đồng Quân lực. Tuy nhiên, ông vẫn được giữ làm Đại sứ tại Thái Lan cho đến năm 1968 mới được Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho hồi hương. Năm 1971, ông trở lại chính trường để đối đầu với đương kim Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, người được Mỹ ủng hộ, trong cuộc tranh cử Tổng thống. Tuy được nhiều người cho rằng rất có thể ông là lãnh đạo của "Lực lượng thứ ba", có thể nói chuyện hòa bình với miền Bắc để tránh một chiến tranh lâu dài, nhưng nỗ lực của ông đã bị Nguyễn Văn Thiệu cản trở. Cuối cùng, ông đã rút ra khỏi cuộc tranh cử sau khi tuyên bố rằng cuộc bầu cử chỉ là trò múa rối. Nguyễn Văn Thiệu, do đó đắc cử tổng thống mà không phải cạnh tranh với ai cả. === Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa === Tuy nhiên, với sự sụp đổ nhanh chóng của Việt Nam Cộng hòa sau khi Mỹ rút quân, ông lại trở thành một nhân vật quan trọng cho chức vụ Tổng thống. Sau khi Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn Hương từ chức, ngày 28 tháng 4 năm 1975, ông chính thức nhậm chức Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Theo hồi ký các tướng tá của Quân lực Việt Nam Cộng hòa như Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Chánh Thi, và cựu dân biểu Lý Quý Chung, thì sáng ngày 28 tháng 4, tướng tình báo Pháp Francois Vanussème đã tới gặp tổng thống Dương Văn Minh và đề nghị Việt Nam Cộng hòa kêu gọi Trung Quốc đem quân tấn công vào Việt Nam để cứu Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang trong cơn nguy kịch. Một nhân viên ngoại giao Trung Quốc đề nghị Quân lực Việt Nam Cộng hòa hãy cố thủ, án ngữ Vùng 4 Chiến thuật, hứa hẹn Trung Quốc sẽ đem quân đánh vào biên giới miền Bắc Việt Nam để giải vây. Dương Văn Minh vốn đã được Ban Binh vận Trung ương Cục miền Nam thông qua em trai là Dương Văn Nhựt (bí danh Mười Ty, Đại tá Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) và gia đình đã thuyết phục từ trước, đã từ chối và nói: Hai ngày sau 30 tháng 4, trong cương vị Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, ông tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trên đài phát thanh trước đại diện của Quân giải phóng miền Nam. Chính Quyền Việt Nam Cộng hòa chính thức sụp đổ. == 1975 và những ngày tháng cuối đời == Sau ngày 30 tháng 4, ông không phải đi cải tạo và sống tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 10 năm 1981, Chính quyền Việt Nam cho phép ông được xuất cảnh sang Pháp chữa bệnh và đoàn tụ gia đình. Năm 1988 ông chuyển sang Hoa Kỳ, sống với vợ chồng người con gái tại Pasadena, Tiểu bang California và định cư luôn tại đây. Ngày 9 tháng 8 năm 2001, ông từ trần tại nơi định cư. Hưởng thọ 85 tuổi. == Nhận xét == Con trai của ông, Dương Minh Đức, trong một buổi phỏng vấn đã nói về cha mình: Ông là người không thích làm chính trị, mục tiêu suốt đời của ông là hòa giải, hòa bình dân tộc, nước Việt Nam phải do người Việt Nam làm chủ, vì vậy ngừng chiến là phương cách tốt nhất, bất cứ chính quyền phía nào nắm quyền cũng được, cũng là điều tốt nếu chính quyền đó biết lo cho dân. Ông yêu hòa bình, ông đã nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước vào ngày 2 tháng 5 năm 1975 tại buổi lễ trả tự do cho các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hòa trong nội các. Ông có nguyện vọng trở về sống ở quê hương lúc cuối đời và sống như một người dân Việt Nam bình thường trong dinh thự Hoa Lan vẫn còn nguyên vẹn cùng bạn bè cũ. == Gia đình == Cha: Cụ ông Dương Văn Mâu (Dương Văn Mau, nguyên danh là Dương Văn Huề), cựu công chức hành chính, tùng sự tại Dinh Phó soái Nam Kỳ, hàm Đốc phủ sứ. Mẹ: Cụ bà Nguyễn Thị Kỷ. Tướng Dương Văn Minh là con trai trưởng trong gia đình (thứ Hai theo thông lệ miền Nam), sau ông còn có 3 em trai và 3 em gái. Em trai: -Dương Văn Nhựt (Dương Văn Nhật, Dương Thanh Nhựt, Ba Nhật, Mười Ty), sinh năm 1918. Nguyên là Đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, mất năm 1999 tại Thành phố HCM. -Dương Thanh Sơn, sinh năm 1924, tốt nghiệp Võ bị Đà Lạt K6. Nguyên Đại tá Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Trưởng phòng Truyền tin Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô. Vợ: Bà Trần Thị Lang - Ông bà có 3 người con: 2 trai, 1 gái. Các con: - Quý nữ: Dương Thị Xuân Mai (Phu quân: Nguyễn Hồng Đài, sinh năm 1931, tốt nghiệp Võ khoa Thủ Đức K1. Sau cùng là Đại tá Trưởng khối Kế hoạch của Tổng cục Tiếp vận. Hiện cùng gia đình định cư ở Hoa Kỳ). - Trưởng nam: Dương Minh Đức và Thứ nam: Dương Minh Tâm (Cả hai và gia đình đều định cư ở Pháp). == Chú thích == == Tham khảo == Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa. == Liên kết == Nam bộ những ngày hào hùng - Kỳ 5: Phương án Dương Văn Minh
kumasi.txt
Kumasi là thành phố lớn thứ nhì Ghana, sau thủ đô Accra. Thành phố có dân số 2.604.909 người. Thành phố Kumasi nằm ở nam trung bộ vùng Ashanti, gần hồ Bosomtwe. Thành phố có khoảng cách 480 về phía bắc xích đạo và 160 km về phía bắc vịnh Guinea. Thành phố Kumasi được biết đến với tên "thành phố vườn" do có nhiều cây và hoa. Kumasi trở nên quan trọng vào năm 1695 khi nó trở thành thủ phủ của Ashanti Confederacy. Kumasi có sân bay Kumasi và các tuyến đường sắt nối với Accra và Takoradi. Dịch vụ đường sắt đã bị ngưng trong nhiều năm do đường ray, cầu và đầu máy hư hỏng. Một dự án đường sắt 6 tỷ đô la Mỹ do Trung Quốc đầu tư cho toàn bộ các tuyến đường ray Ghana đang được tiến hành, bao gồm cả tuyến đường ray mới nối Kumasi với Paga ở cực bắc Ghana. == Tham khảo ==
springfield, massachusetts.txt
Springfield là một thành phố thành phố lớn nhất bên sông Connecticut, là quận lỵ quận Hampden trong tiểu bang thịnh vượng chung Massachusetts, Hoa Kỳ. Thành phố có tổng diện tích 82.8 km², trong đó diện tích đất là 5.1 km². Theo điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2010, thành phố có dân số 153.060 người. Vùng đô thị Springfield là một trong các hai khu vực đô thị Massachusetts - vùng đô thị kia là vùng đô thị Boston. Trong năm 2009, dân số Vùng đô thị Springfield mở rộng ước khoảng 698.903 người. Trong lịch sử các Springfield đầu tiên ở Tân Thế giới, nó là thành phố lớn nhất ở Western New England và các, đô thị thủ phủ kinh tế, và văn hóa của tiểu bang Massachusetts Connecticut River Valley, (thông tục được gọi là Thung lũng Pioneer). Đây là thành phố lớn thứ ba trong tiểu bang Massachusetts và lớn thứ tư ở New England (sau Boston, Worcester và Providence). Springfield có biệt danh một số Thành phố của những thứ đầu tiên, vì nhiều đổi mới (xem danh sách một phần bên dưới); Thành phố Homes, do hấp dẫn kiến ​​trúc dân cư của tiểu bang Victoria, và thành phố Hoop, vì bóng rổ - hiện 2 trên thế giới phổ biến nhất thể dục thể thao được tạo ra ở Springfield. Hartford, thủ phủ bang Connecticut, nằm chỉ cách 23,9 dặm (38,5 km) về phía nam của Springfield, bên bờ Tây của sông Connecticut. Springfield và Hartford chia sẻ sân bay quốc tế Bradley, nằm cách đều hai thành phố này. Khu vực Hartford-Springfield được gọi là Hành lang tri thức vì nó có hơn 160.000 sinh viên đại học và hơn 32 trường đại học và cao đẳng nghệ thuật tự do. Springfield nằm ở trung tâm địa lý của Hành lang tri thức, với hơn 20 trường đại học trong vòng bán kính 15 dặm (24 km) của Trung tâm Metro của nó. Thành phố của Springfield có trường cao đẳng Springfield, Đại học Western New England; Đại học Trường Y khoa Tufts, American International College, Trường Amherst thiết kế đô thị của Đại học Massachusetts; Cambridge College; và Cao đẳng kỹ thuật cộng đồng Springfield, trong số khác cao hơn các tổ chức giáo dục. Thành phố Springfield đã đóng một vai trò quan trọng trong suốt lịch sử nước Mỹ - được thành lập trên đất màu mỡ nhất New England, bên cạnh một trong những con sông của nước Mỹ quan trọng nhất, Springfield là nằm trung độ giữa các cảng chính Bắc Mỹ như Thành phố New York, Boston, Albany, và Montreal. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
quy hoạch đô thị.txt
== Khái niệm == Quy hoạch đô thị là một khái niệm hay được dùng để chỉ các hoạt động kiểm soát hay tổ chức môi trường sống đô thị. Các hoạt động này có thể bao gồm: ban hành luật, quy định kiểm soát phát triển; xây dựng và vận hành các bộ máy quản lý đô thị; đề ra các tiêu chí, lập và phê duyệt quy hoạch; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển đô thị; nghiên cứu đô thị; đào tạo bộ máy nhân lực; trao đổi tranh luận về các vấn đề đô thị... Điều cần chú ý là trong các bối cảnh khác nhau, các hoạt động này thường không có mục đích, nội dung hay phương pháp thực hiện giống nhau. Nguyên nhân là đô thị thường có các vấn đề khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển. Việc nhìn nhận, đánh giá, giải quyết các vấn đề đô thị không chỉ phụ thuộc vào năng lực các bộ máy chuyên môn mà còn lệ thuộc nhiều và chủ trương của bộ máy cầm quyền và khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Trong mỗi giai đoạn phát triển, bộ máy cầm quyền thường chỉ chú trọng kiểm soát hay thúc đẩy một số hoạt động quy hoạch đô thị mà họ cho là quan trọng. Trong khi đó, nghiên cứu và đào tạo nhân lực trong các ngành liên quan quy hoạch đô thị thường được coi là lĩnh vực tách biệt với thực tế hành nghề. Kết quả là luôn có nhiều quan điểm về nội dung và cách thức thực hiện quy hoạch đô thị. == Đặc điểm quy hoạch đô thị Việt Nam sau năm 1954 == Tại Việt Nam, quy hoạch đô thị chủ yếu đóng vai trò là công cụ phục vụ các kế hoạch và chương trình phát triển của các cơ quan nhà nước. Vì lẽ đó, nội dung quy hoạch đô thị chỉ được gói gọn trong tổ chức, xây dựng không gian đô thị. Quy hoạch đô thị được gọi là Quy hoạch xây dựng đô thị. Kiến trúc sư quy hoạch tại Việt Nam thường chỉ làm các công việc của kiến trúc sư: nghĩa là thiết kế, tổ chức xây dựng các không gian đô thị sao cho đẹp mắt, phù hợp nhất với thực tế. Cơ sở các đồ án quy hoạch thường là những chỉ thị, quyết định, các chủ trương đầu tư quy hoạch được phê duyệt bởi lãnh đạo các bộ ngành và cơ quan chính quyền. Hiện trạng phát triển đô thị chỉ có ý nghĩa cụ thể hóa các chủ trương quy hoạch đã được hoạch định bởi các cơ quan nhà nước. Quy chuẩn quy hoạch chỉ mang tính tham khảo bởi mỗi đồ án quy hoạch được phép áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch khác nhau, theo sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền. Đặc điểm này khiến nhiều cơ quan bộ ngành, quản lý nhà nước trở thành các nhà quy hoạch vì họ được phép ra các văn bản, quy định, yêu cầu; thiết lập các dự án, kế hoạch phát triển; định đoạt nội dung đầu tư sử dụng của các lô đất đô thị - làm nền tảng cho các quy hoạch cụ thể - trong khi họ gần như không bị chi phối bởi luật quy hoạch cũng như không phải xin phép Hội đồng nhân dân các cấp. Vì thế, không có cơ quan nào có khả năng kiểm soát hay chịu trách nhiệm về chất lượng quy hoạch. Quy hoạch thường được lập một cách không nhất quán, thiếu cơ sở, và không hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề đô thị. Trong giai đoạn 1954-1986, các hoạt động kinh tế tư nhân bị hạn chế tối đa tại miền Bắc Việt Nam, quy hoạch chủ yếu nhằm đáp ứng kế hoạch phát triển của các bộ ngành. Nội dung quy hoạch hầu như chỉ bao gồm chuẩn bị quỹ đất cho các dự án nhà nước và tổ chức mạng lưới giao thông kết nối các cơ sở kinh tế văn hóa. Tư liệu xây dựng gần như nằm hoàn toàn trong sự kiểm soát của bộ máy nhà nước, ưu tiên dành cho các dự án xây dựng trọng điểm. Mọi lô đất lớn gần đường giao thông được ưu tiên dành cho các bộ ngành, cơ sở sản xuất để tiết kiệm chi phí đầu tư; Một số quy hoạch bài bản theo mô hình Liên Xô mới bắt đầu được lập, khởi đầu bằng nghiên cứu, lập quy hoạch chung các thành phố. Tuy nhiên chưa có quy hoạch chung nào được triển khai chi tiết đến mức có thể áp dụng để quản lý đầu tư xây dựng, phát triển đô thị. Sau năm 1986, nhà nước mở rộng ưu ái cho các dự án đầu tư vốn nước ngoài, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp tập trung các dự án khách sạn, khu đô thị mới. == Quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam == Quy hoạch xây dựng đô thị là bộ môn khoa học kỹ thuật, xã hội, nhân văn, là nghệ thuật về tổ chức không gian sống cho các đô thị và các khu vực đô thị. Nó là nghệ thuật sắp xếp tổ chức các không gian chức năng, khống chế hình thái kiến trúc trong đô thị trên cơ sở các điều tra, dự báo, tính toán sự phát triển, đặc điểm, vai trò, nhu cầu và nguồn lực của đô thị, nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển, giảm thiểu các tác động có hại phát sinh trong quá trình đô thị hóa, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, và hướng tới sự phát triển bền vững. Các không gian đô thị, công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội đô thị cần được quy hoạch phù hợp với phát triển tổng thể kinh tế - xã hội- môi trường, an ninh - quốc phòng. Những hoạt động cụ thể liên quan đến ngành quy hoạch đô thị là: Đầu tư và phát triển bất động sản: Ở đây việc đầu tư và phát triển bất động sản phải tuân theo quy luật phát triển chung của xã hội-kinh tế riêng từng khu vực cụ thể. Văn hóa, lối sống cộng đồng. Chính sách quản lý và phát triển bất động sản và nhà ở. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho mỗi vùng, mỗi khu vực. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Phát triển và bảo tồn các di sản kiến trúc và thiên nhiên. Phát triển bền vững của nhân loại. Bộ khung pháp lý cho các đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam gồm: Luật Quy hoạch Đô thị 2009 Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị - kèm theo Thông tư 10/2010/TT-BXD quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Nghị định 38/2010/NĐ-CP về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị - kèm theo Thông tư 19/2010/TT-BXD hướng dẫn lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Nghị định 39/2010/NĐ-CP về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị - kèm theo Thông tư 11/2010/TT-BXD hướng dẫn về quản lý cơ sở dữ liệu công trình ngầm đô thị do Bộ Xây dựng ban hành. Hệ thống đồ án Quy hoạch đô thị ở Việt Nam tuân theo Quy định của Luật Quy Hoạch, Nghị định 37/2010, Thông tư 10/2010/TT-BXD, bao gồm: Quy hoạch chung xây dựng với tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/25.000 Quy hoạch phân khu xây dựng với tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/5.000 Quy hoạch chi tiết xây dựng với tỷ lệ 1/500 Quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật Thiết kế đô thị Các đồ án khác có liên quan gồm có: Quy hoạch xây dựng vùng - Theo nội dung của Nghị định 08 Quy hoạch xây dựng điểm dân c­ư nông thôn - thực hiện theo Quyết định 491/QĐ-TTg năm 2009 về Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành - kèm theo Thông tư 09/2010/TT-BXD quy định việc lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch và quản lý quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới do Bộ Xây dựng ban hành. Nội dung thiết kế đô thị là một phần trong nội dung lập các đồ án Quy hoạch chi tiết trong đồ án Quy hoạch chung và đồ án Quy hoạch phân khu. Tuy nhiên trong một vài trường hợp nó có thể là một đồ án độc lập, kinh phí được tính khi Thiết kế đô thị của một số khu vực đô thị có yêu cầu phải lập thành đồ án riêng (tối đa là 60% của quy hoạch chung tương ứng) - Thông tư 17/2010/TT-BXD. Cơ sở của quy hoạch đô thị là hệ thống các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tổ chức xây dựng đô thị. Dựa vào hệ thống các nguyên tắc này, theo điều kiện thực tế và chính sách, mục tiêu phát triển ngắn hạn và dài hạn; nhóm bốn đối tượng tác động chính đến kết quả đồ án quy hoạch là: các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng của quy hoạch đề xuất ra các giải pháp, mục đích, thời gian và nguồn lực cụ thể để thực hiện. Hiện nay ở Việt Nam việc lập các đồ án quy hoạch chưa được tổ chức thực hiện còn chưa theo đúng nguyên tắc do điều kiện về kinh phí, trang thiết bị, năng lực chuyên môn còn hạn chế và sự can thiệp tùy tiện của nhiều tổ chức cơ quan tới quá trình lập đồ án Quy hoạch, cũng như các yếu tố khác. Khung luật pháp cho việc thực hiện quy hoạch hiện nay còn thiếu hụt trong khi công tác quản lý và thực thi quy hoạch lại khá lỏng lẻo. Các đồ án Quy hoạch hiện nay đang là công cụ cho việc hợp thức hóa một số chuyển đổi đất sai mục đích hoặc chưa đủ các cơ sở nghiên cứu đánh giá một cách chính xác và khoa học. Quy hoạch đô thị tại Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông chiến lược hàng đầu của vùng nam Bộ và Tây Nguyên. Thành phố có một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và một hệ thống đường bộ gồm các Quốc lộ 1, Quốc lộ 22, Quốc lộ 3 và hàng chục con đường khác, nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương Nam Bộ, cả nước và quốc tế. Vai trò, vị trí với nhiều lợi thế so sánh về kinh tế, khí hậu và việc làm tất yếu dẫn đến sức ép rất lớn về tăng dân số, tiếp theo là nhu cầu mở rộng Thành phố Hồ Chí Minh về không gian phát triển và xây dựng mới ngày càng trở nên cấp bách. Nhìn xuyên suốt 30 năm qua, tiến trình đô thị hóa của thành phố vừa tự phát, vừa tự giác, hay nói cách khác vừa xây dựng theo quy hoạch, vừa hợp thức hóa xây dựng bằng quy hoạch. Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh tính tới thời điểm 2010 có khoảng trên dưới 600 dự án quy hoạch tại 13 quận huyện. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ Bộ Xây dựng cung cấp thông tin về các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực Kiến trúc - Quy hoạch - Online
giáo dục.txt
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, và giáo dục đại học. Về mặt từ nguyên, "education" trong tiếng Anh có gốc La-tinh ēducātiō ("nuôi dưỡng, nuôi dạy") gồm ēdūcō ("tôi giáo dục, tôi đào tạo"), liên quan đến từ đồng âm ēdūcō ("tôi tiến tới, tôi lấy ra; tôi đứng dậy"). Trong tiếng Việt, "giáo" có nghĩa là dạy, "dục" có nghĩa là nuôi (không dùng một mình); "giáo dục" là "dạy dỗ gây nuôi đủ cả trí-dục, đức-dục, thể-dục." Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận. Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13 của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp Quốc công nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người. Mặc dù ở hầu hết các nước giáo dục có tính chất bắt buộc cho đến một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường không bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến, hay những hình thức tương tự. == Lịch sử == Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này. Ở những xã hội tồn tại trước khi có chữ viết, giáo dục được thực hiện bằng lời nói và thông qua bắt chước. Những câu chuyện kể được tiếp tục từ đời này sang đời khác. Rồi ngôn ngữ nói phát triển thành những chữ và ký hiệu. Chiều sâu và độ rộng của kiến thức có thể được bảo tồn và trao truyền gia tăng vượt bậc. Khi các nền văn hóa bắt đầu mở rộng kiến thức vượt quá những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đổi chác, kiếm ăn, thực hành tôn giáo, v.v..., giáo dục chính quy và việc đi học cuối cùng diễn ra. Ở phương Tây, triết học Hy Lạp cổ đại ra đời vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch. Plato, triết gia Hy lạp cổ điển, nhà toán học, và nhà văn viết những đối thoại triết học, lập ra Học viện ở Athens. Đây là cơ sở giáo dục bậc cao đầu tiên ở phương Tây. Cảm thấy bị tác động bởi lời răn của thầy mình, triết gia Socrates, trước khi ông bị xử tử một cách bất công rằng "một cuộc đời không được khảo sát là một cuộc đời không đáng sống", Plato và học trò của mình, nhà khoa học chính trị Aristotle, đã giúp đặt nền móng cho triết học phương Tây và cho khoa học. Thành phố Alexandria ở Ai Cập, được thiết lập vào năm 330 trước Tây lịch, trở thành nơi kế tục Athens với tư cách là cái nôi tri thức của thế giới phương Tây. Alexandria có nhà toán học Euclid và nhà giải phẫu học Herophilus; nơi xây dựng Thư viện Alexandria vĩ đại; và nơi đã dịch Thánh kinh Hebrew qua tiếng Hy Lạp. Rồi văn minh Hy Lạp bị nhập vào Đế quốc La Mã. Khi Đế quốc La Mã và tôn giáo mới của mình là Ki-tô giáo tiếp tục tồn tại dưới một hình thức ngày càng bị Hy Lạp cổ đại hóa thời Đế quốc Byzantine đóng đô tại Constantinople ở phương Đông, văn minh phương Tây đứng trước sự sụp đổ về tri thức và tổ chức theo sau sự sụp đổ của Rome vào năm 476. Ở phương Đông, Khổng Tử (551-479 trước Tây lịch) ở nước Lỗ là triết gia cổ đại có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc. Cách nhìn về giáo dục của Khổng Tử tiếp tục ảnh hưởng lên xã hội Trung Quốc và các nước láng giềng như Triều Tiên, Việt Nam, và Nhật Bản. Khổng Tử tập hợp môn đệ và miệt mài tìm kiến một quân vương, người sẽ áp dụng những lý tưởng trị nước của mình, nhưng mãi không tìm ra. Thế mà Luận ngữ, một tác phẩm của ông được các môn đệ ghi chép, lại tiếp tục có ảnh hưởng lên giáo dục ở phương Đông, kể cả trong thời hiện đại. Tại Ấn Độ cổ đại, nhiều trung tâm học tập bậc cao của Phật giáo đã được thiết lập và phát triển rực rỡ như Takṣaśilā, Nālandā, Vikramaśīla, và Puspagiri. Ở Tây Âu sau sự sụp đổ của Rome, Giáo hội Công giáo nổi lên như một lực lượng thống nhất. Ban đầu với tư cách là kẻ duy nhất lưu giữ hoạt động học tập ở Tây Âu, nhà thờ thiết lập các trường học trong tiền kỳ Trung cổ như những trung tâm giáo dục bậc cao. Một số những trường này sau phát triển thành những viện đại học thời Trung cổ và là tổ tiên của những viện đại học châu Âu hiện đại. Các viện đại học của các quốc gia theo Ki-tô giáo ở phương Tây phát triển tốt ở khắp Tây Âu, khuyến khích tự do nghiên cứu và đã sản sinh ra nhiều học giả và nhà triết học tự nhiên tiếng tăm. Viện Đại học Bologna được xem là viện đại học liên tục hoạt động lâu đời nhất. Ở những nơi khác trong thời Trung cổ, khoa học và toán học Hồi giáo phát triển rực rỡ dưới chế độ khalifah thiết lập khắp vùng Trung Đông, kéo dài từ bán đảo Iberia ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông và tới triều Almoravid và Đế quốc Mali ở phía Nam. Thời Phục hưng ở châu Âu mở ra một thời đại mới của theo đuổi tri thức và nghiên cứu khoa học và của sự trân trọng những giá trị văn minh Hy Lạp và La Mã. Vào khoảng năm 1450, Johannes Gutenberg phát triển một xưởng in, gúp các tác phẩm văn chương được phổ biến nhanh hơn. Ở thời các đế quốc châu Âu, những tư tưởng giáo dục của châu Âu trong các lĩnh vực triết học, tôn giáo, nghệ thuật, và khoa học lan truyền ra khắp thế giới. Các nhà truyền giáo và các học giả cũng mang về những tư tưởng mới từ những nền văn minh khác — chẳng hạn những nhà truyền giáo dòng Jesuit ở Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc trao đổi kiến thức, khoa học, và văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, dịch những tác phẩm phương Tây như cuốn Cơ sở của Euclid ra cho các học giả Trung Quốc và dịch những tư tưởng Khổng Tử ra cho độc giả phương Tây. Đến Thời kỳ Khai sáng thì ở phương Tây nổi lên cách nhìn có tính cách thế tục hơn về giáo dục. Ngày nay ở hầu hết các quốc gia, giáo dục mang tính chất bắt buộc cho tất cả trẻ em đến một độ tuổi nhất định. Do sự phổ cập giáo dục, cộng với sự tăng trưởng dân số, UNESCO ước tính rằng trong 30 năm tới, số người nhận được giáo dục chính quy sẽ nhiều hơn tổng số người từng đi học trong toàn bộ lịch sử loài người. == Giáo dục chính quy == Hoạt động giáo dục chính quy liên quan đến việc dạy và học trong môi trường trường học và theo một chương trình học nhất định. Chương trình học này được thiết lập tùy theo mục đích đã được xác định trước của trường học trong hệ thống giáo dục. === Giáo dục mầm non === Các trường mầm non cung cấp giáo dục cho đến độ tuổi từ 4 đến 8 tuổi khi trẻ em bước vào giáo dục tiểu học. Giai đoạn giáo dục này rất quan trọng trong những năm hình thành nhân cách của trẻ. === Giáo dục tiểu học === Giáo dục tiểu học thường bao gồm từ 6 đến 8 năm học, bắt đầu từ độ tuổi 5 hay 6, mặc dù thời gian cụ thể tùy thuộc vào từng quốc gia hay từng vùng khác nhau trong mỗi quốc gia. Trên toàn cầu, có khoảng 89% trẻ em ở độ tuổi đi học đang học ở các trường tiểu học, và tỉ lệ này đang tăng lên. Thông qua các chương trình "Giáo dục cho tất cả mọi người" do UNESCO chỉ đạo, hầu hết các quốc gia cam kết phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2015, và ở nhiều quốc gia, tiểu học là bậc học bắt buộc. === Giáo dục trung học === Trong hầu hết các hệ thống giáo dục hiện nay trên thế giới, giáo dục trung học bao gồm giáo dục chính quy dành cho thanh thiếu niên. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa giáo dục tiểu học, thường là bắt buộc, dành cho trẻ vị thành niên, và giáo dục sau trung học hay giáo dục đại học, vốn mang tính tùy chọn, dành cho người lớn. Tùy thuộc vào từng hệ thống giáo dục, các trường học trong giai đoạn này, hoặc một phần của giai đoạn này, có thể được gọi là trường trung học hay trường dạy nghề. Biên giới chính xác giữa giáo dục tiểu học và trung học cũng thay đổi theo từng quốc gia và theo từng vùng, thường thì khoảng ở năm học thứ bảy hay thứ mười. === Giáo dục đại học === Giáo dục đại học, còn gọi là giáo dục giai đoạn thứ ba hay giáo dục sau trung học (mặc dù các khai niệm này không nhất có nghĩa giống nhau ở tất cả các nước), là giáo đoạn giáo dục không bắt buộc theo sau giáo dục trung học. Giáo dục đại học thường bao gồm bậc cao đẳng, đại học, và sau đại học, cũng như giáo dục và đào tạo nghề. Các trường đại học và các viện đại học là những cơ sở chính cung cấp giáo dục đại học. Sau khi hoàn thành một chương trình giáo dục đại học, sinh viên thường được cấp bằng hay chứng chỉ. === Giáo dục nghề === Giáo dục nghề là một hình thức giáo dục chú trọng vào đào tạo thực hành và trực tiếp một nghề nhất định. Giáo dục nghề có thể ở dạng học việc hay thực tập cũng như bao gồm những cơ sở dạy các khóa học về nghề mộc, nông nghiệp, kỹ thuật, y khoa, kiến trúc, các môn nghệ thuật. === Giáo dục đặc biệt === Trong quá khứ, những ai bị khuyết tật thì thường không được đi học. Trẻ em khuyết tật thường được các thầy thuốc hay gia sư giáo dục. Những thầy thuốc ban đầu này (những người như Itard, Seguin, Howe, Gallaudet) đã đặt ra nền móng cho giáo dục đặc biệt ngày nay. Họ tập trung vào việc giảng dạy mang tính cá nhân hóa và những kỹ năng cần đến trong đời sống. Giáo dục đặc biệt trước đây chỉ dành cho những người có những khuyết tật nghiêm trọng và ở độ tuổi còn nhỏ, nhưng gần đây thì mở rộng ra cho bất cứ ai cảm thấy gặp khó khăn trong học tập. == Những hình thức giáo dục khác == === Giáo dục thay thế === === Giáo dục mở và giáo dục trực tuyến === Giáo dục mở (open education) là một thuật ngữ chung chỉ những tập quán của các cơ sở giáo dục hay những sáng kiến giáo dục nhằm tạo điều kiện cho nhiều người tiếp cận các chương trình giáo dục và đào tạo mà trước đây chỉ tiếp cận được thông qua hệ thống giáo dục chính quy. Tính từ "mở" nhằm chỉ việc loại trừ những rào cản đã tước đi ở một số người cơ hội tham gia vào hoạt động học tập trong các cơ sở giáo dục. Một khía cạnh của giáo dục mở là việc phát triển và sử dụng những tài nguyên giáo dục mở. Giáo dục trực tuyến (e-learning) là việc sử dụng công nghệ giáo dục dựa trên các phương tiện điện tử trong việc dạy và học. Bằng việc sử dung các công nghệ hiện đại trên chiếc máy tính mà người dùng có thể tham gia một khóa học dễ dàng. Việc dạy và học trực tuyến đang được phát triển ở nhiều cơ sở giáo dục đại học lớn, có thể kể đến như Viện Đại học Harvard hay là Viện Đại học Stanford, University of the People‎,... == Lý thuyết giáo dục == === Mục đích của trường học === Trong những năm đầu đi học, trọng tâm thường xoay quanh việc phát triển kỹ năng cơ bản về đọc và viết và kỹ năng giao tiếp liên cá nhân nhằm thúc đẩy khả năng học những kỹ năng và môn học phức tạp hơn. Sau khi có được những khả năng cơ bản này, giáo dục thường chú trọng đến việc giúp cho các cá nhân có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết nhằm tăng cường khả năng tạo ra giá trị và khả năng làm việc kiếm sống cho mình. Thỏa mãn sự tò mò cá nhân (giáo dục vì chính nó) và mong muốn phát triển cá nhân (để nâng cao trình độ mà không cần phải có lý do cụ thể liên quan đến nghề nghiệp) cũng là những lý do phổ biến khiến người ta theo đuổi giáo dục và đi đến trường. Giáo dục thường được xem là phương tiện giúp tất cả mọi người vượt qua nghịch cảnh, đạt được sự công bằng tốt hơn, và có được của cải và địa vị xã hội. Người học cũng có thể bị thúc đẩy bởi sự quan tâm của mình đến chủ đề môn học hay kỹ năng đặc thù mà họ đang cố gắng học hỏi. Mô hình giáo dục người học-trách nhiệm được thúc đẩy bởi sự quan tâm của người học đến chủ đề sẽ được học. Giáo dục cũng thường được coi như là nơi trẻ em có thể phát triển theo những nhu cầu và tiềm năng đặc thù, có mục đích giúp mỗi cá nhân phát triển trọn vẹn tiềm năng của mình. === Tâm lý học giáo dục === Tâm lý học giáo dục là ngành học về việc con người học như thế nào trong những môi trường giáo dục, hiệu quả của những can thiệp giáo dục, tâm lý học giảng dạy, và tâm lý học xã hội ở trường học với tư cách là một tổ chức. Mặc dù thuật ngữ "tâm lý giáo học" và "tâm lý học đường" thường được dùng với nghĩa giống nhau, các nhà nghiên cứu và lý thuyết gia thường được gọi là các nhà tâm lý giáo dục, trong khi các chuyên gia tâm lý làm việc ở trường học hay những môi trường liên quan đến trường học thì được gọi là các nhà tâm lý học đường. Tâm lý giáo dục quan tâm đến những quá trình học tập trong công chúng và trong những nhóm người, ví dụ những trẻ em tài năng và những trẻ em khuyết tật. Có thể hiểu được một phần tâm lý giáo dục thông qua mối quan hệ của nó với những ngành học khác. Nó chủ yếu là tâm lý học, và có mối quan hệ với ngành này giống như mối quan hệ giữa ngành y khoa và sinh học. Ngược lại, tâm lý giáo dục phơi bày một loạt những lĩnh vực đặc thù thuộc lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, bao gồm thiết kế việc giảng dạy, công nghệ giáo dục, phát triển chương trình học, giáo dục đặc biệt, và quản trị lớp học. Tâm lý giáo dục vừa thừa hưởng vừa đóng góp vào ngành khoa học nhận thức và các ngành khoa học học tập. Ở trong các viện đại học, các khoa tâm lý giáo dục thường nằm trong các phân khoa hay trường đại học giáo dục, điều này có thể giải thích tại sao tâm lý giáo dục không được nói đến nhiều trong những cuốn sách giáo khoa nhập môn về tâm lý học. === Phương thức học tập === Hơn hai thập niên vừa qua, người ta chú ý nhiều đến các phương thức và phong cách học tập. Những phương thức học tập thường được sử dụng nhất là: thông qua thị giác (visual; học dựa trên quan sát và nhìn thấy những gì đang được học), thông qua thính giác (auditory; học dựa trên việc lắng nghe thông tin và hướng dẫn), và thông qua vận động (kinesthetic; học dựa trên sự vận động, như khi tham gia các hoạt động và trực tiếp thực tập) - viết tắt là VAK. Những phương thức học tập khác bao gồm việc học thông qua âm nhạc, tương tác liên cá nhân, bằng lời, tư duy lôgic, v.v... Dunn và Dunn tập trung nhận diện những điều kiện kích thích có thể ảnh hưởng lên việc học và vào việc điều chỉnh môi trường học đường, vào khoảng cùng thời gian Joseph Renzulli đề nghị sử dụng những chiến lược giảng dạy khác nhau. Howard Gardner đề cập đến một loạt những phương thức học tập trong lý thuyết "đa thông minh" của mình. Các phương pháp trắc nghiệm tính cách của Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indicator) và của Keirsey (Keirsey Temperament Sorter), dựa trên những công trình của Carl Jung, tập trung tìm hiểu xem tính cách của con người ảnh hưởng như thế nào đến cách mà họ tương tác với người khác, và ảnh hưởng như thế nào lên cách mà các cá nhân phản ứng với nhau trong môi trường học tập. Công trình của David Kolb và Anthony Gregorc cũng theo cách tiếp cận tương tự, nhưng đã được đơn giản hóa. Một số lý thuyết cho rằng tất cả các cá nhân học tập có hiệu quả qua việc sử dụng một loạt những phương thức học tập khác nhau, trong khi những lý thuyết khác thì cho rằng các cá nhân có thể thích hợp với mốt số phong cách học tập nhất định, học hiệu quả hơn thông qua những phương pháp sử dụng thị giác hay thông qua trải nghiệm vận động. Một trong những hệ quả nhóm lý thuyết thứ hai là để giảng dạy hiệu quả, người ta nên có nhiều phương pháp giảng dạy bao trùm tất cả ba phương thức học tập kể trên để học sinh nào cũng có thể học theo cách mà mình thấy hiệu quả nhất. Guy Claxton đặt nghi vấn về mức độ hiệu quả mà những phong cách học tập như VAK có thể mang lại, đặc biệt chúng có xu hướng phân loại học sinh và như thế giới hạn việc học. Những nghiên cứu gần đây cho rằng "không có cơ sở bằng chứng xác đáng nào có thể biện minh cho việc tích hợp những đánh giá phong cách học vào hoạt động giáo dục chung." === Triết học giáo dục === Với tư cách là một lĩnh vực học thuật, triết học giáo dục là "ngành triết học về giáo dục và những vấn đề của nó; [...] chủ đề trung tâm của triết học giáo dục là giáo dục, còn những phương pháp của nó là những phương pháp của triết học.". "Triết học giáo dục có thể là triết học về quá trình giáo dục hay triết học về lĩnh vực giáo dục. Nghĩa là, nó có thể là một phần của giáo dục theo nghĩa quan tâm đến những mục tiêu, dạng thức, phương pháp, hay kết quả của quá trình giáo dục hay quá trình được giáo dục; hay nó có thể là một dạng metadiscipline theo nghĩa quan tâm đến những khái niệm, mục tiêu, và phương pháp của giáo dục." Như vậy, triết học giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực giáo dục vừa là một phần của lĩnh vực triết học ứng dụng, bao gồm các lĩnh vực siêu hình học, nhận thức luận, giá trị học (axiology), và những cách tiếp cận triết học nhằm giải quyết những vấn đề trong và về các chủ đề như phương pháp giáo dục, chính sách giáo dục, và chương trình học, cũng như quá trình học, và những chủ đề khác. Chẳng hạn, triết học giáo dục có thể nghiên cứu bản chất của sự nuôi dưỡng và giáo dục, những giá trị và chuẩn mực được thể hiện qua việc nuôi dưỡng và giáo dục, những giới hạn và việc hợp pháp hóa giáo dục với tư cách là một ngành học thuật, và mối quan hệ giữa lý thuyết giáo dục và thực hành giáo dục. === Chương trình học === Trong giáo dục chính quy, chương trình học là một tập hợp những khóa học và nội dung của chúng ở trường học. Với tư cách là một ý tưởng, từ curriculum trong tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La-tinh có nghĩa là "đường chạy", chỉ những việc làm và những trải nghiệm theo đó trẻ em lớn lên và trở thành người lớn. Chương trình học như đơn thuốc, dựa vào một đề cương khóa học mô tả chung chung chỉ nói những chủ đề nào sẽ được học và học ở mức độ như thế nào thì được một con điểm nào đó hay để đạt yêu cầu. Mỗi ngành học thuật là một nhánh của tri thức được dạy một cách chính quy. Mỗi ngành học thường có vài ngành con; sự phân biệt giữa các ngành học thường tùy tiện và không rõ ràng. Ví dụ về các lĩnh vực học thuật bao gồm các ngành khoa học tự nhiên, toán, khoa học máy tính, các ngành khoa học xã hội, các ngành nhân văn, các ngành khoa học ứng dụng... === Hoạt động dạy học === Giảng dạy là thúc đẩy người khác học tập. Những người dạy trong các trường trung học và tiểu học thường được gọi là giáo viên, họ điều khiển hoạt động giáo dục học sinh và có thể dạy nhiều môn như đọc, viết, toán, khoa học, và lịch sử. Những người dạy trong các cơ sở giáo dục sau trung học có thể được gọi là giáo viên, giảng viên, hay giáo sư, tùy vào loại hình cơ sở giáo dục; họ chủ yếu chỉ dạy về chuyên ngành của mình. Các nghiên cứu ở Hoa Kỳ cho thấy chất lượng giáo viên là yếu tố quan trọng nhất và duy nhất ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Cách đánh giá chất lượng giảng dạy thường là sử dụng các phiếu sinh viên đánh giá giảng viên, thế nhưng những đánh giá này bị phê phán là phản tác dụng đối với việc học và không chính xác do sinh viên thiên vị. == Kinh tế học giáo dục == Tỷ lệ giáo dục cao được coi là yếu tố thiết yếu giúp các quốc gia đạt được mức độ tăng trưởng kinh tế cao. Những phân tích thực nghiệm có xu hướng ủng hộ tiên đoán lý thuyết cho rằng các nước nghèo có thể phát triển nhanh hơn các nước giàu bởi vì nước nghèo có thể áp dụng những công nghệ hàng đầu mà nước giàu đã thử và kiểm tra. Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ cần đến những nhà quản lý và những kỹ sư có kiến thức tốt, những người có thể vận hành những máy móc hay tập quán sản xuất mới học được từ những nước đi đầu. Do vậy khả năng học tập từ những nước đi trước của một quốc gia là một hàm số của vốn nhân lực mà quốc gia đó đang có. Nghiên cứu gần đây về những yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế cho thấy tầm quan trọng của những thể chế kinh tế căn bản, và vai trò của những kỹ năng nhận thức. == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Educational Resources. Viện Đại học Colorado-Boulder. International comparable statistics on education systems. UNESCO Institute for Statistics. OECD education statistics. OECD. Planipolis: a portal on education plans and policies. UNESCO. IIEP Publications on Education Systems. UNESCO.
kent invicta football league 2012–13.txt
Kent Invicta Football League 2012–13 là mùa giải thứ 2 trong lịch sử Kent Invicta Football League, một giải đấu bóng đá ở Anh, góp đội cho Kent Football League. == Kent Invicta Football League == Giải đấu bao gồm 15 đội bóng thi đấu mùa trước, (Kent Football United đổi tên thành Erith & Dartford Town), cùng với 2 đội bóng mới: Crown Alexandra, thăng hạng từ South London Alliance, nhưng bỏ giải giữa mùa. Eltham Palace, thăng hạng từ Kent County League. Crown Alexandra bỏ giải ngày 12 tháng 12 năm 2012, và thành tích của họ (PL13 W2 D3 L8 GF14 GA44 Pts9) sau đó bị hủy bỏ. === Bảng xếp hạng === Cập nhật đến ngày 11 tháng 5 năm 2013 Nguồn: FA Full-Time, League Official Quy tắc xếp hạng: 1. Điểm; 2. Hiệu số bàn thắng; 3. Số bàn thắng.(VĐ) = Vô địch; (XH) = Xuống hạng; (LH) = Lên hạng; (O) = Thắng trận Play-off; (A) = Lọt vào vòng sau. Chỉ được áp dụng khi mùa giải chưa kết thúc:(Q) = Lọt vào vòng đấu cụ thể của giải đấu đã nêu; (TQ) = Giành vé dự giải đấu, nhưng chưa tới vòng đấu đã nêu. === Kết quả === Cập nhật lần cuối: ngày 11 tháng 5 năm 2013. Nguồn: FA Full-Time, League Official, (BRI 0-1 SEV) 1 ^ Đội chủ nhà được liệt kê ở cột bên tay trái.H/W ^ ^ Chiến thắng cho đội nhà.A/W ^ Chiến thắng cho đội khách.Màu sắc: Xanh = Chủ nhà thắng; Vàng = Hòa; Đỏ = Đội khách thắng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Kent Invicta Football League Bản mẫu:Bóng đá Anh 2012–13
đường thủy.txt
Đường thủy hay giao thông thủy là một kiểu giao thông trên nước. Các dạng đường thủy bao gồm: sông, hồ, biển, và kênh-rạch. Theo phương thức các phương tiện có thể lưu thông được người ta dự trên một số tiêu chuẩn: Phải đủ sâu để tàu có thể lưu thông; Phải đủ rộng đối với chiều rộng của tàu; Phải không có các vật cản như thác nước và gềnh hoặc các công trình nhân tạo ngăn cản; Tốc độ dòng chảy đủ vừa để tàu bè có thể lưu thông về phía trước. == Tham khảo == Hệ thống đường sông Việt Nam == Liên kết ngoài == Waterscape - Britain's official guide to canals, rivers and lakes
âm nhạc.txt
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ (điều chỉnh giai điệu), nhịp điệu (và các khái niệm liên quan của nó: tempo, tốc độ), âm điệu, và những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết cấu bản nhạc. Từ gốc music xuất phát từ tiếng Hy Lạp μουσική (mousike; "nghệ thuật của Muses"). Sự sáng tạo, hiệu quả, ý nghĩa, và thậm chí cả định nghĩa của âm nhạc thay đổi tùy theo bối cảnh văn hóa và xã hội. Âm nhạc thay đổi từ các sáng tác thính phòng được tổ chức chặt chẽ (cả trong sáng tác lẫn trình diễn), đến hình thức âm nhạc ngẫu hứng với các hình thức aleatoric. Âm nhạc có thể được chia thành các thể loại và thể loại con, mặc dù các phân chia và các mối quan hệ phân chia giữa các thể loại âm nhạc thường rất nhỏ, đôi khi phụ thuộc vào sở thích cá nhân, và gây nhiều tranh cãi. Trong nghệ thuật, âm nhạc có thể được phân loại như một nghệ thuật biểu diễn, một nghệ thuật tinh vi, và nghệ thuật thính giác. Nó cũng có thể được phân chia thành âm nhạc nghệ thuật và âm nhạc dân gian. Giữa âm nhạc và toán học có mối liên hệ khá chặt chẽ. Âm nhạc có thể được chơi và nghe trực tiếp, có thể là một phần của một tác phẩm sân khấu hay phim ảnh, hoặc có thể được ghi lại. Nó được chia ra hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời hát thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy và môn xướng âm là đọc lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độ và trường độ của chúng. Có các ký hiệu âm nhạc và khoá nhạc dùng để quy định cao độ, trường độ, cường độ cho bản nhạc. Có nhiều khoá nhạc khác nhau nhưng khoá sol là phổ biến nhất. Đôi khi cần thiết, người ta thường "dịch" một bản nhạc của ngôn ngữ khoá sol sang những khoá nhạc khác và ngược lại. Đối với nhiều người ở nhiều nền văn hóa, âm nhạc là một phần quan trọng trong cách sống của họ. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ xác định âm nhạc là giai điệu theo chiều ngang và hòa âm theo chiều dọc. Câu nói phổ biến như "sự hài hòa của vũ trụ" và "đó là âm nhạc rót vào tai tôi" đều cho thấy rằng âm nhạc thường có tổ chức và dễ nghe. Tuy nhiên, nhà soạn nhạc thế kỷ 20 John Cage nghĩ rằng bất kỳ âm thanh có thể là âm nhạc. Ông nói rằng "Không có tiếng ồn, chỉ có âm thanh." Nhà âm nhạc học Jean-Jacques Nattiez tóm tắt quan điểm hậu hiện đại về âm nhạc: "Các biên giới giữa âm nhạc và tiếng ồn luôn luôn xác định văn hóa-điều đó có nghĩa rằng, ngay cả trong một xã hội đơn giản thì khoảng cách giữa nhạc và tiếng ồn này không phải lúc nào cũng giống nhau, rất hiếm khi có một sự đồng thuận về định nghĩa âm nhạc... bởi không có khái niệm đơn giản và phổ quát về âm nhạc của bất kỳ nền văn hóa nào." == Lịch sử == === Thời kỳ tiền sử === Âm nhạc thời tiền sử chỉ có thể đoán định dựa trên những phát hiện từ các khu khảo cổ thời kỳ đồ đá cũ. Các nhà khảo cổ thường phát hiện thấy sáo, được khắc từ xương, trong đó lỗ bên đã được khoét để thổi; sáo này được cho là đã được thổi một đầu như shakuhachi của Nhật Bản. Sáo Divje Babe được chạm khắc từ xương đùi của gấu, được đánh giá có tuổi thọ tối thiểu 40.000 năm tuổi. Dụng cụ như sáo bảy lỗ và các loại nhạc cụ dây, chẳng hạn như Ravanahatha, đã được khai quật từ các địa điểm khảo cổ của nền văn minh Indus Valley. Ấn Độ là một trong những nơi có truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trong thế giới - các tài liệu tham khảo về âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga) được tìm thấy trong kinh Vệ Đà, kinh sách cổ truyền của truyền thống Ấn Độ giáo. Các bộ sưu tập đầu tiên và lớn nhất của nhạc cụ thời tiền sử đã được tìm thấy ở Trung Quốc, với niên đại giữa 7000 và 6600 trước Công nguyên. Bài hát Hurrian, được ghi lại trên sách bằng đất sét niên đại khoảng 1400 trước Công nguyên, là ký hiệu cổ nhất của âm nhạc loài người biết được cho đến nay. === Ai Cập cổ đại === Người Ai Cập cổ đại cho rằng một trong những vị thần của họ, Thoth đã phát minh ra âm nhạc, và Osiris sử dụng nó như một phần của nỗ lực phát triển văn minh thế giới. Các tài liệu bằng chứng sớm nhất và đại diện của các nhạc cụ Ai Cập có niên đại ở thời kỳ Predynastic, nhưng bằng chứng rõ ràng được phát hiện ở Anh là đàn hạc (harp), sáo và clarinet đôi đã được trình diễn. Nhạc cụ bộ gõ, đàn lia và đàn lute đã được thêm vào dàn nhạc trong thời kỳ Trung Cổ. Chũm chọe thường xuyên được đi kèm với âm nhạc và trong khiêu vũ, giống như ở Ai Cập ngày nay. Âm nhạc dân gian của Ai Cập, trong đó có các nghi lễ truyền thống dhikr của đạo Sufi, là thể loại âm nhạc đương đại gần gũi nhất với âm nhạc Ai Cập cổ đại. Âm nhạc hiện đại Ai Cập đã lưu giữ được nhiều tính năng, nhịp điệu và nhạc cụ của âm nhạc thời cổ. === Châu Á cổ đại === Âm nhạc cổ điển Ấn Độ là một trong những truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trên thế giới. Nền văn minh Indus Valley có tác phẩm điêu khắc cho thấy khiêu vũ và các nhạc cụ cổ như sáo bảy lỗ. Các loại nhạc cụ dây và trống đã được khai quật từ Harrappa Mohenjo Daro và các khai quật được Sir Mortimer Wheeler thực hiện. Rigveda có yếu tố của âm nhạc Ấn Độ hiện tại, với một ký hiệu âm nhạc để biểu thị đồng hồ và hát bè. Âm nhạc cổ điển Ấn Độ (marga) là đơn âm, dựa trên một giai điệu đơn hoặc raga theo nhịp thông qua talas.Silappadhikaram và Ilango Adigal cung cấp nhiều thông tin về khung nhạc mới có thể được hình thành nhờ sự thay đổi phương thức của các nốt nhạc từ cao độ chuẩn. Âm nhạc Hindu bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tại Ba Tư của triều đại Mughal Afghanistan. Âm nhạc Carnatic phổ biến ở các bang miền Nam Ấn Độ, phần lớn là các bài cầu nguyện tôn giáo; Các bài hát chủ yếu tôn vinh các vị thần Hindu. Ngoài ra có rất nhiều bài hát nói đến tình yêu và các vấn đề xã hội khác. Âm nhạc châu Á bao gồm các nền văn hóa âm nhạc của các nước A Rập, Trung Á, Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á. Âm nhạc cổ điển Trung Quốc, âm nhạc nghệ thuật hoặc âm nhạc truyền thống của Trung Quốc có một lịch sử kéo dài trên khoảng ba ngàn năm. Nó có hệ thống ký hiệu âm nhạc độc đáo riêng biệt, cũng như hệ điều chỉnh nhạc và cao độ riêng, dụng cụ âm nhạc riêng, phong cách và thể loại âm nhạc riêng. Âm nhạc Trung Quốc là nhạc ngũ âm, có thang điểm mười hai nốt cho một quãng tám (5 + 7 = 12) giống như âm nhạc châu Âu. Âm nhạc Ba Tư là âm nhạc của Ba Tư và các quốc gia nói tiếng Ba Tư: musiqi, khoa học và nghệ thuật của âm nhạc, và muzik, âm thanh và trình diễn âm nhạc (Sakata 1983). === Hy Lạp cổ đại === Văn hóa phương Tây có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của âm nhạc. Lịch sử của âm nhạc phương Tây có thể truy gốc từ thời kỳ Hy Lạp cổ đại. Âm nhạc là một phần quan trọng của đời sống xã hội và văn hóa Hy Lạp cổ đại. Nhạc sĩ và ca sĩ đã đóng một vai trò nổi bật trong nhạc kịch Hy Lạp. Các hợp xướng có cả nam và nữ được thực hiện để giải trí trong lễ kỷ niệm và trong các nghi lễ tâm linh. Nhạc cụ bao gồm các aulos đôi và một nhạc cụ dây gảy, đàn lia, với một biến thể là đàn kithara. Âm nhạc là một phần quan trọng của giáo dục, và các bé trai được dạy âm nhạc từ năm sáu tuổi. Khả năng phổ cập tri thức âm nhạc này ở Hy Lạp đã tạo ra một sự phát triển âm nhạc rực rỡ tại đây. Lý thuyết âm nhạc Hy Lạp bao gồm các chế độ âm nhạc Hy Lạp, các luật này cuối cùng đã trở thành cơ sở cho âm nhạc tôn giáo và cổ điển phương Tây. Sau đó ảnh hưởng của đế chế La Mã, Đông Âu, và Đế chế Byzantine làm thay đổi âm nhạc Hy Lạp. Các văn bia Seikilos là ví dụ lâu đời nhất của một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh, bao gồm cả ký hiệu âm nhạc, từ bất cứ nơi nào trên thế giới. === Thời kỳ Trung cổ === Thời đại Trung cổ (476-1400) bắt đầu với việc giới thiệu các bài tụng vào các tổ chức Giáo hội Công giáo La Mã. Âm nhạc phương Tây sau đó bắt đầu trở nên nghệ thuật hơn với những tiến bộ trong ký hiệu âm nhạc. Chỉ có các tác phẩm thời trung cổ châu Âu tồn tại từ trước năm 800 là các bản nhạc thánh ca đơn âm của Giáo hội Công giáo La Mã, truyền thống được gọi là Gregorian chant. Cùng với những truyền thống âm nhạc thánh ca và nhà thờ tạo ra một phong trào sôi động của âm nhạc thế tục. Ví dụ về các nhà soạn nhạc từ thời kỳ này là Léonin, Pérotin và Guillaume de Machaut. == Tác dụng của âm nhạc == Âm nhạc có ảnh hưởng đến đời sống con người. Các nghiên cứu đã chỉ ra, âm nhạc, đặc biệt là nhạc giao hưởng có tác dụng tốt, kích thích sự phát triển trí não. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng. Trong chiến tranh, âm nhạc được biết đến như một sức mạnh tinh thần cho đồng đội: "tiếng hát át tiếng bom". Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn, phấn chấn... Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tinh thần. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân tâm thần là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, đưa người bệnh vào trạng thái buồn ngủ. Trước đây, nhất là trong thời đại La Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sĩ người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên. Giai đoạn cuối của các cuộc giao tranh giữa Hán và Sở, Trương Lương là một nhà chính trị, tư tưởng kiệt xuất thời đó cũng đã dùng tiêu để thổi một khúc nhạc dưới ánh trăng vàng, khiến hàng vạn quân Sở do Hạng Vũ chỉ huy bỏ trốn và đầu hàng Hàn Tín làm quân của hai bên không bị đổ máu quá nhiều. == Các loại hình hoạt động == == Xem thêm == Nhạc sĩ Nhà soạn nhạc Ca sĩ Nhạc công Âm nhạc Việt Nam Giới giải trí Công nghiệp văn hoá Công nghiệp sáng tạo == Đọc thêm == Colles, Henry Cope (1978). The Growth of Music: A Study in Musical History, 4th ed., London; New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-316116-8 (1913 edition online at Google Books) Harwood, Dane (1976). “Universals in Music: A Perspective from Cognitive Psychology”. Ethnomusicology 20 (3): 521–33. doi:10.2307/851047. Small, Christopher (1977). Music, Society, Education. John Calder Publishers, London. ISBN 0-7145-3614-8 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Âm nhạc tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Âm nhạc tại Từ điển bách khoa Việt Nam BBC Blast Music For 13- to 19-year-olds interested in learning about, making, performing and talking about music. The Virginia Tech Multimedia Music Dictionary, with definitions, pronunciations, examples, quizzes and simulations The Music-Web Music Encyclopedia, for musicians, composers and music lovers Dolmetsch free online music dictionary, complete, with references to a list of specialised music dictionaries (by continent, by instrument, by genre, etc.) Musical Terms – Glossary of music terms from Naxos "On Hermeneutical Ethics and Education: Bach als Erzieher", a paper by Prof. Miguel Ángel Quintana Paz in which he explains the history of the different views hold about music in Western societies, since the Ancient Greece to our days. Monthly Online Features From Bloomingdale School of Music, addressing a variety of musical topics for a wide audience Arts and Music Uplifting Society towards Transformation and Tolerance Articles meant to stimulate people's awareness about the peace enhancing, transforming, communicative, educational and healing powers of music. Scientific American, Musical Chills Related to Brain Dopamine Release
1939.txt
1939 (số La Mã: MCMXXXIX) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory. == Sự kiện == === Tháng 2 === 4 tháng 2: Máy bay Nhật Bản oanh tạc Quý Dương. === Tháng 3 === 27 tháng 3: Quân Nhật đánh chiếm Nam Xương. 28 tháng 3: Kết thúc nội chiến Tây Ban Nha. === Tháng 4 === 8 tháng 4: Phát xít Ý xâm lược Albania. 13 tháng 4: Ký kết hiệp ước Xô-Nhật. 14 tháng 4: Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phát hành công trái. === Tháng 8 === 23 tháng 8: Ký kết Hiệp ước Xô-Đức. === Tháng 9 === 1 tháng 9: Phát xít Đức tấn công Ba Lan, châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 2. 3 tháng 9: Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ 2 chính thức bùng nổ. 5 tháng 9: Hoa Kỳ tuyên bố trung lập. 6 tháng 9: Nam Phi tuyên chiến với Đức. 10 tháng 9: Canada tuyên chiến với Đức. === Tháng 11 === 30 tháng 11: Liên Xô xâm lược Phần Lan. == Sinh == === Tháng 1 === 3 tháng 1 - Bobby Hull, vận động viên khúc côn cầu người Canada 6 tháng 1 - Valeri Lobanovsky, cầu thủ bóng đá, Manager người Ukraina, (mất 2002) 9 tháng 1 - Malcolm Bricklin, nhà tiên phong trong ngành ôtô người Mỹ 10 tháng 1 - Sal Mineo, diễn viên người Mỹ, (mất 1976) 10 tháng 1 - Bill Toomey, vận động viên điền kinh người Mỹ 11 tháng 1 - Ann Heggtveit, skier người Canada 12 tháng 1 - William Lee Golden, ca sĩ country/ gospel, người Mỹ 17 tháng 1 - Maury Povich, người dẫn chương trình người Mỹ 19 tháng 1 - Phil Everly, nhạc sĩ người Mỹ 20 tháng 1 - Chandra Wickramasinghe, nhà thiên văn, nhà thơ người Anh 22 tháng 1 - Ray Stevens, nhạc sĩ người Mỹ 29 tháng 1 - Germaine Greer, nhà văn người Úc === Tháng 2 === 1 tháng 2 - Paul Gillmor, chính trị gia người Mỹ, (mất 2007) 6 tháng 2 - Mike Farrell, diễn viên người Mỹ 10 tháng 2 - Roberta Flack, ca sĩ người Mỹ 10 tháng 2 - Peter Purves, diễn viên, truyền hình Presenter người Anh 12 tháng 2 - Ray Manzarek, người Mỹ 13 tháng 2 - Beate Klarsfeld, Hunter người Đức 20 tháng 2 - Frank Arundel, cầu thủ bóng đá người Anh 21 tháng 2 - Gert Neuhaus, nghệ sĩ người Đức 28 tháng 2 - Daniel C. Tsui, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Trung Quốc 28 tháng 2 - Tommy Tune, diễn viên múa, Choreographer, diễn viên người Mỹ 28 tháng 2 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (mất 2001) === Tháng 3 === 1 tháng 3 - Leo Brouwer, nhà soạn nhạc, nghệ sĩ đàn ghita người Cuba 4 tháng 3 - Paula Prentiss, nữ diễn viên người Mỹ 4 tháng 3 - Carlos Vereza, diễn viên người Brasil 8 tháng 3 - Robert Tear, ca sĩ tennor người Wales 12 tháng 3 - Johnny Callison, vận động viên bóng chày người Mỹ, (mất 2006) 13 tháng 3 - Neil Sedaka, ca sĩ người Mỹ 14 tháng 3 - Raymond J. Barry, diễn viên người Mỹ 17 tháng 3 - Jim Gary, nhà điêu khắc người Mỹ, (mất 2006) 31 tháng 3 - Zviad Gamsakhurdia, tổng thống Georgia, (mất 1993) 31 tháng 3 - Volker Schlöndorff, đạo diễn phim người Đức === Tháng 4 === 2 tháng 4 - Marvin Gaye, ca sĩ người Mỹ, (mất 1984) 4 tháng 4 - Hugh Masakela, nhạc sĩ người Nam Phi 7 tháng 4 - Francis Ford Coppola, đạo diễn phim người Mỹ 7 tháng 4 - David Frost, truyền hình người Anh 13 tháng 4 - Seamus Heaney, nhà văn, giải thưởng Nobel người Ireland 13 tháng 4 - Paul Sorvino, diễn viên người Mỹ 16 tháng 4 - Dusty Springfield, ca sĩ người Anh, (mất 1999) 20 tháng 4 - Elspeth Ballantyne, nữ diễn viên người Úc 22 tháng 4 - Jason Miller, Playwright, diễn viên người Mỹ, (mất 2001) 23 tháng 4 - Lee Majors, diễn viên người Mỹ 27 tháng 4 - Erik Pevernagie, họa sĩ người Bỉ === Tháng 5 === 1 tháng 5 - Judy Collins, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Mỹ 7 tháng 5 - Sidney Altman, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Canada 7 tháng 5 - Ruud Lubbers, thủ tướng Hà Lan 7 tháng 5 - Jimmy Ruffin, ca sĩ người Mỹ 7 tháng 5 - Marco St. John, diễn viên người Mỹ 9 tháng 5 - Ralph Boston, vận động viên điền kinh người Mỹ 13 tháng 5 - Harvey Keitel, diễn viên người Mỹ 19 tháng 5 - Livio Berruti, vận động viên điền kinh người Ý 19 tháng 5 - James Fox, diễn viên người Anh 19 tháng 5 - Dick Scobee, nhà du hành vũ trụ, (mất 1986) 21 tháng 5 - Heinz Holliger, Oboist, nhà soạn nhạc người Thụy Sĩ 23 tháng 5 - Reinhard Hauff, đạo diễn phim người Đức 25 tháng 5 - Dixie Carter, nữ diễn viên người Mỹ 29 tháng 5 - Al Unser, người đua ôtô người Mỹ 30 tháng 5 - Michael J. Pollard, diễn viên người Mỹ === Tháng 6 === 1 tháng 6 - Cleavon Little, diễn viên người Mỹ, (mất 1992) 3 tháng 6 - Ian Hunter (ca sĩ), ca sĩ người Anh 6 tháng 6 - Louis Andriessen, nhà soạn nhạc người Đức 9 tháng 6 - Ileana Cotrubas, ca sĩ soprano người România 9 tháng 6 - Dick Vitale, basketball broadcaster người Mỹ 11 tháng 6 - Jackie Stewart, người đua ôtô người Scotland 15 tháng 6 - Brian Jacques, nhà văn người Anh 16 tháng 6 - Billy Crash Craddock, ca sĩ nhạc đồng quê người Mỹ 16 tháng 6 - Richard Spendlove, người dẫn chương trình radio và truyền hình và kịch bản gia người Anh === Tháng 7 === 5 tháng 7 - Booker Edgerson, cầu thủ bóng đá người Mỹ 14 tháng 7 - George E. Slusser, scholar, nhà văn người Mỹ 15 tháng 7 - Aníbal Cavaco Silva, Tổng thống và cựu thủ tướng Bồ Đào nha 17 tháng 7 - Milva, ca sĩ, nữ diễn viên người Ý 17 tháng 7 - Ali Khamenei, Nhà lãnh đạo tối cao Iran 21 tháng 7 - John Negroponte, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ 26 tháng 7 - John Howard, Thủ tướng thứ hai mươi lăm của Úc 26 tháng 7 - Bob Lilly, cầu thủ bóng đá người Mỹ 27 tháng 7 - Michael Longley, nhà thơ người Ireland === Tháng 8 === 12 tháng 8 - George Hamilton, diễn viên người Mỹ 17 tháng 8 - Luther Allison, nhạc sĩ người Mỹ, (mất 1997) 22 tháng 8 - Carl Yastrzemski, vận động viên bóng chày 29 tháng 8 - Joel Schumacher, nhà sản xuất phim, người đạo diễn người Mỹ 30 tháng 8 - John Peel, vận động viên đua ngựa người Anh, (mất 2004) 31 tháng 8 - Cleveland Eaton, nhạc Jazz nhạc sĩ người Mỹ === Tháng 9 === 5 tháng 9 - Clay Regazzoni, Driver người Thụy Sĩ, (mất 2006) 6 tháng 9 - Brigid Berlin, diễn viên, nghệ sĩ người Mỹ 6 tháng 9 - David Allan Coe, nhạc sĩ người Mỹ 8 tháng 9 - Carsten Keller, vận động viên khúc côn cầu người Đức 8 tháng 9 - Susumu Tonegawa, nhà sinh vật học, giải thưởng Nobel người Nhật Bản 8 tháng 9 - Guitar Shorty, nghệ sĩ đàn ghita người Mỹ 9 tháng 9 - Ron McDole, cầu thủ bóng đá người Mỹ 13 tháng 9 - Richard Kiel, diễn viên người Mỹ 16 tháng 9 - Breyten Breytenbach, nhà văn, họa sĩ người Nam Phi 17 tháng 9 - Shelby Flint, ca sĩ người Mỹ 18 tháng 9 - Frankie Avalon, nhạc sĩ người Mỹ 23 tháng 9 - Janusz Gajos, diễn viên người Ba Lan 26 tháng 9 - Ricky Tomlinson, diễn viên người Anh 29 tháng 9 - Larry Linville, diễn viên người Mỹ, (mất 2000) 30 tháng 9 - Len Cariou, diễn viên, ca sĩ người Canada 30 tháng 9 - Jean-Marie Lehn, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Pháp === Tháng 10 === 1 tháng 10 - George Archer, vận động viên golf người Mỹ, (mất 2005) 7 tháng 10 - John Hopcroft, nhà khoa học người Mỹ 7 tháng 10 - Harold Kroto, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Anh 7 tháng 10 - Bill Snyder, huấn luyện viên người Mỹ 11 tháng 10 - Austin Currie, chính trị gia người Ireland 13 tháng 10 - T. J. Cloutier, người chơi Poker người Mỹ 13 tháng 10 - Melinda Dillon, nữ diễn viên người Mỹ 18 tháng 10 - Flavio Cotti, Federal Councilor người Thụy Sĩ 18 tháng 10 - Lee Harvey Oswald, người được cho đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy (mất 1963) 14 tháng 10 - Ralph Lauren, nhà thiết kế thời trang người Mỹ 22 tháng 10 - George Cohen, cầu thủ bóng đá người Anh 24 tháng 10 - F. Murray Abraham, diễn viên người Mỹ 27 tháng 10 - John Cleese, diễn viên người Anh 30 tháng 10 - Leland H. Hartwell, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Mỹ 30 tháng 10 - Grace Slick, ca sĩ, người Mỹ 31 tháng 10 - Ron Rifkin, diễn viên người Mỹ === Tháng 11 === 1 tháng 11 - Barbara Bosson, nữ diễn viên người Mỹ 6 tháng 11 - Athanasios Angelopoulos, người Hy Lạp 9 tháng 11 - Paul Cameron, Psychologist người Mỹ 16 tháng 11 - Michael Billington, drama critic người Anh 18 tháng 11 - Margaret Atwood, nhà văn người Canada 18 tháng 11 - Brenda Vaccaro, nữ diễn viên người Mỹ 21 tháng 11 - Mulayam Singh Yadav, chính trị gia người Ấn Độ 23 tháng 11 - Bill Bissett, nhà thơ người Canada 26 tháng 11 - Tina Turner, ca sĩ người Mỹ 27 tháng 11 - Laurent-Désiré Kabila, tổng thống Congo, (mất 2001) === Tháng 12 === 1 tháng 12 - Dianne Lennon, ca sĩ người Mỹ 2 tháng 12 - Yael Dayan, nhà văn, chính trị gia người Israel 8 tháng 12 - James Galway, Flautist người Ireland 10 tháng 12 - Phạm Khắc, nhà quay phim, nhà nhiếp ảnh Việt Nam (mất 2007) 11 tháng 12 - Thomas McGuane, nhà văn người Mỹ 13 tháng 12 - Eric Flynn, diễn viên, ca sĩ người Anh, (mất 2002) 17 tháng 12 - Eddie Kendricks, ca sĩ người Mỹ 18 tháng 12 - Alex Bennett, radio personality người Mỹ 18 tháng 12 - Robert T. Bennett, chính trị gia người Mỹ 18 tháng 12 - Michael Moorcock, nhà văn người Anh 18 tháng 12 - Harold E. Varmus, nhà khoa học, giải thưởng Nobel người Mỹ 25 tháng 11 - Joe Gibbs, huấn luyện viên người Mỹ 27 tháng 11 - Bruce Lee, nghệ sĩ, diễn viên người Trung Quốc, (mất 1973) 1 tháng 12 - Richard Pryor, diễn viên, diễn viên hài người Mỹ, (mất 2005) 4 tháng 12 - Gary Gilmore, kẻ giết người người Mỹ 5 tháng 12 - Peter Pohl, nhà văn người Thụy Điển 12 tháng 12 - Sharad Pawar, chính trị gia người Ấn Độ 12 tháng 12 - Dionne Warwick, ca sĩ người Mỹ 21 tháng 12 - Frank Zappa, nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, nhà văn châm biếm người Mỹ, (mất 1993) 22 tháng 12 - Noel Jones, đại sứ người Anh, (mất 1995) 26 tháng 12 - Edward C. Prescott, nhà kinh tế học, giải thưởng Nobel người Mỹ == Mất == === Tháng 1 === 2 tháng 1 - Roman Dmowski, chính trị gia người Ba Lan, (sinh 1864) 23 tháng 1 - Matthias Sindelar, cầu thủ bóng đá người Áo (sinh 1903) 24 tháng 1 - Maximilian Bircher-Benner, thầy thuốc, nhà dinh dưỡng học người Thụy Sĩ, (sinh 1867) 28 tháng 1 - William Butler Yeats, nhà văn, giải thưởng Nobel người Ireland, (sinh 1865) === Tháng 2 === 11 tháng 2 - Franz Schmidt, nhà soạn nhạc người Áo (sinh 1874) 12 tháng 2 - S. P. L. Sørensen, nhà hóa học người Đan Mạch, (sinh 1868) 22 tháng 2 - Antonio Machado, nhà thơ người Tây Ban Nha, (sinh 1875) 27 tháng 2 - Nadezhda Konstantinovna Krupskaya, nhà cách mạng theo chủ nghĩa Mác người Nga, vợ Vladimir Ilyich Lenin (sinh 1869) === Tháng 3 === 2 tháng 3 - Howard Carter, nhà khảo cổ người Anh, (sinh 1874) 19 tháng 3 - Lloyd L. Gaines, nhà đấu tranh cho nhân quyền người Mỹ 28 tháng 3 - Francis Matthew John Baker, chính trị gia người Úc, (sinh 1903) === Tháng 4 === 7 tháng 4 - Joseph Lyons, thủ tướng thứ chín của Úc (sinh 1879) 25 tháng 4 - John Foulds, nhà soạn nhạc cổ điển người Anh, (sinh 1880) 25 tháng 4 - Georges Ricard-Cordingley, họa sĩ (sinh 1873) === Tháng 6 === 4 tháng 6 - Tommy Ladnier, nhạc công kèn trumpet nhạc Jazz người Mỹ, (sinh 1900) 19 tháng 6 - Grace Abbott, socialworker, nhà hoạt động người Mỹ, (sinh 1878) 26 tháng 6 - Ford Madox Ford, nhà văn người Anh, (sinh 1873) === Tháng 7 === 14 tháng 7 - Alfons Mucha, họa sĩ, nghệ nhân trang trí người Séc, (sinh 1860) === Tháng 8 === 2 tháng 8 - Harvey Spencer Lewis, người huyền bí người Mỹ, (sinh 1883) 11 tháng 8 - Jean Bugatti, nhà thiết kế ô tô người Đức, (sinh 1909) === Tháng 9 === 6 tháng 9 - Arthur Rackham, nghệ sĩ người Anh, (sinh 1867) 18 tháng 9 - Stanisław Ignacy Witkiewicz, nhà văn, họa sĩ người Ba Lan, (sinh 1885) 23 tháng 9 - Sigmund Freud, nhà tâm thần người Úc, (sinh 1856) === Tháng 10 === 7 tháng 10 - Harvey Cushing, nhà giải phẫu thần kinh người Mỹ, (sinh 1869) 13 tháng 10 - Vũ Trọng Phụng, nhà vănViệt Nam, (sinh 1912) 29 tháng 10 - Dwight B. Waldo, nhà sư phạm, sử gia người Mỹ, (sinh 1864) === Tháng 11 === 12 tháng 11 - Norman Bethune, người theo chủ nghĩa nhân đạo người Canada, (sinh 1890) 28 tháng 11 - James Naismith, nhà phát minh bóng rổ người Canada, (sinh 1861) 29 tháng 11 - Philipp Scheidemann, thủ tướng Đức, (sinh 1865) === Tháng 12 === 23 tháng 12 - Anthony Fokker, nhà sản xuất aircraft người Đức, (sinh 1890) == Giải Nobel == Vật lý - Ernest Orlando Lawrence Hóa học - Adolf Friedrich Johann Butenandt, Leopold Ruzicka Y học - Gerhard Domagk Văn học - Frans Eemil Sillanpää Hòa bình - không có giải == Xem thêm == == Tham khảo ==
lúa mì.txt
Lúa mì hay lúa miến, tiểu mạch, tên khoa học: Triticum spp. là cây lương thực, thuộc một nhóm các loài cỏ đã thuần dưỡng từ khu vực Levant và được gieo trồng rộng khắp thế giới. Về tổng thể, lúa mì là thực phẩm quan trọng cho loài người, sản lượng của nó chỉ đứng sau ngô và lúa gạo trong số các loài cây lương thực. Hạt lúa mì là một loại lương thực chung được sử dụng để làm bột mì trong sản xuất các loại bánh mì; mì sợi, bánh, kẹo v.v cũng như được lên men để sản xuất bia rượu hay nhiên liệu sinh học. Lúa mì cũng được gieo trồng ở quy mô hạn hẹp làm cỏ khô cho gia súc và rơm cũng có thể dùng làm cỏ khô cho gia súc hay vật liệu xây dựng để lợp mái == Lịch sử == Lúa mì có nguồn gốc từ Tây Nam Á trong khu vực được biết dưới tên gọi Lưỡi liềm Màu mỡ (khu vực Trung Đông ngày nay). Các mối quan hệ di truyền giữa lúa mì einkorn và lúa mì emmer chỉ ra rằng khu vực thuần dưỡng lúa mì rất có thể là nằm gần Diyarbakır ở Thổ Nhĩ Kỳ . Các loại lúa mì hoang dại này đã được thuần dưỡng như là một phần của nguồn gốc nông nghiệp tại khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ này. Việc trồng trọt và thu hoạch cũng như gieo hạt lặp đi lặp lại các loại cỏ hoang dại này đã dẫn tới sự thuần dưỡng lúa mì thông qua chọn lọc và các dạng đột biến với tai thóc dai, còn nguyên vẹn khi thu hoạch, hạt lớn, và xu hướng các bông con còn nằm lại trên thân cây cho đến khi thu hoạch . Do mất đi cơ chế phát tán hạt nên lúa mì đã thuần dưỡng chỉ còn khả năng hạn chế trong việc nhân giống một cách hoang dã. Việc trồng trọt lúa mì đã bắt đầu lan rộng ra ngoài khu vực Lưỡi liềm Màu mỡ trong thời đại đồ đá mới. Vào khoảng năm 3000 TCN, lúa mì đã xuất hiện tại Ethiopia, Ấn Độ, Ireland và Tây Ban Nha. Khoảng 1 thiên niên kỷ sau nó tới Trung Quốc. Khoảng năm 1000 TCN việc trồng trọt nông nghiệp với sử dụng sức ngựa, trâu, bò cày bừa đã làm gia tăng sản lượng lúa mì, giống như việc sử dụng các máy gieo hạt thay thế cho việc gieo hạt bằng cách rải hạt trong thế kỷ 18. Sản lượng lúa mì tiếp tục tăng lên, do các vùng đất mới được đưa vào khai thác, cũng như do kỹ thuật canh tác của nghề nông tiếp tục được cải tiến với việc sử dụng các loại phân bón, máy gặt, máy đập lúa (máy gặt đập), các loại máy cày đất, máy xới đất, máy trồng cây dùng sức kéo của máy kéo, công tác thủy lợi và phòng trừ sâu bệnh dịch hại hoàn thiện hơn cũng như việc tạo ra các giống mới tốt hơn (xem thêm Cách mạng xanh và Lúa mì Norin 10). Với tỷ lệ gia tăng dân số trong khu vực sử dụng lúa mì như là loại lương thực chính đang suy giảm, trong khi năng suất vẫn tiếp tục tăng, nên diện tích gieo trồng lúa mì hiện tại đã bắt đầu xu hướng giảm và nó là lần đầu tiên diễn ra xu hướng này trong lịch sử loài người hiện đại. Vào năm 2007, sản lượng lúa mì đã giảm tới mức thấp nhất kể từ năm 1981, và năm 2006 là lần đầu tiên lượng tiêu thụ lúa mì trên toàn thế giới nhiều hơn là sản lượng – một khoảng trống sẽ được tiếp tục dãn rộng do nhu cầu tiêu dùng lúa mì hiện nay đã tăng nhanh hơn mức tăng của sản xuất. == Di truyền == Di truyền của lúa mì là phức tạp hơn so với phần lớn các loài thực vật đã thuần dưỡng khác. Một số loài lúa mì là dạng lưỡng bội, với 2 bộ nhiễm sắc thể, nhưng nhiều loài là các dạng đa bội ổn định, với 4 hay 6 bộ nhiễm sắc thể (tứ bội hay lục bội). Lúa mì Einkorn (Triticum monococcum) là dạng lưỡng bội. Phần lớn các loài lúa mì tứ bội (như lúa mì Emmer (Triticum dicoccon) và lúa mì cứng (T. durum)) có nguồn gốc từ lúa mì Emmer hoang (Triticum dicoccoides). Triticum dicoccoides là kết quả lai ghép giữa 2 loài cỏ lưỡng bội hoang dại là Triticum urartu và các loài cỏ dê hoang dại như Aegilops searsii hay A. speltoides. Quá trình lai ghép để tạo ra lúa mì Emmer hoang dại diễn ra trong tự nhiên, từ rất lâu trước khi có quá trình thuần dưỡng. Các loài lúa mì lục bội đã tiến hóa trên các cánh đồng của người nông dân. Lúa mì Emmer thuần dưỡng hoặc là lúa mì cứng thuần dưỡng lại lai ghép tiếp với một loài cỏ hoang dã lưỡng bội (Aegilops tauschii) để sinh ra các loài lúa mì lục bội, như lúa mì spenta và lúa mì thông thường. == Giống cây trồng == Trong các hệ thống nông nghiệp truyền thống thì các quần thể lúa mì thông thường bao gồm các giống tạp chủng, các quần thể được những người nông dân duy trì một cách tùy tiện và thông thường có sự đa dạng về hình thái và đặc tính rất cao. Mặc dù các giống lúa mì này đã không còn được gieo trồng tại châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng chúng có thể vẫn còn tầm quan trọng ở những nơi khác. Nguồn gốc của các giống lúa mì thuần chủng chính thức có từ thế kỷ 19, khi người ta tạo ra một dòng giống mới thông qua phương pháp chọn lọc các hạt từ cây có các đặc tính mong muốn. Các giống lúa mì hiện đại đã được phát triển trong những năm đầu của thế kỷ 20 và có mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triển của di truyền học Mendel. Phương pháp tiêu chuẩn trong gây giống cùng dòng các giống cây trồng của lúa mì là lai ghép chéo giữa 2 dòng bằng cách sử dụng cách ngắt bỏ hoa đực để tránh hiện tượng tự thụ phấn, sau đó cho chúng tự lai ghép hay lai cùng dòng các thế hệ sau. Các lựa chọn được đồng nhất (để có các gen chịu trách nhiệm cho các khác biệt về giống) trong 10 hay nhiều hơn các thế hệ trước khi đưa ra như là các giống hay giống cây trồng. Các giống lai F1 của lúa mì không nên nhầm lẫn với các giống lúa mì thu được từ gây giống thực vật tiêu chuẩn. Ưu thế giống lai (như trong các cây lai F1 quen thuộc của ngô) diễn ra trong lúa mì thông thường (lục bội), nhưng rất khó để sản xuất hạt của các giống cây lai ghép ở quy mô thương mại như đã được thực hiện với ngô do hoa lúa mì là hoàn hảo và thông thường nó tự thụ phấn. Hạt giống lúa mì lai ghép ở quy mô thương mại được sản xuất bằng cách dùng các tác nhân lai ghép hóa học, các thuốc điều chỉnh tăng trưởng lúa mì có tác động chọn lọc với sự phát triển của phấn hoa, hay các hệ thống triệt tiêu khả năng sinh sản hoa đực một cách tự nhiên diễn ra tế bào chất. Lúa mì lai ghép chỉ có thành công thương mại hạn chế, ở châu Âu (cụ thể là Pháp), Hoa Kỳ và Nam Phi. Mục đích chính trong gây gióng lúa mì là năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng kháng bệnh tật và sâu bọ cũng như khả năng chịu các ứng suất vô sinh như chịu ẩm, chịu nóng hay chịu các chất vô cơ v.v. Các bệnh tật chính trong môi trường ôn đới là tàn rụi đầu Fusarium, bệnh gỉ sắt ở lá và thân cây, trong khi ở khu vực nhiệt đới là tàn rụi lá Helminthosporium. == Vỏ bao và tự do khi đập == Bốn loài lúa mì hoang dại cùng với các giống, thứ của lúa mì Einkorn đã thuần dưỡng, lúa mì Emmer và lúa mì spenta, có vỏ bao hạt. Đặc trưng hình thái nguyên thủy này bao gồm các mày dai bao bọc chặt lấy hạt, và (ở lúa mì đã thuần dưỡng) là cuống khá giòn dễ dàng gãy khi đập. Kết quả là khi người ta đập các bó lúa mì thì bông lúa gãy ra thành các bông con. Để thu được hạt nhằm có thể xử lý tiếp, như xay hay nghiền, người ta cần loại bỏ các vỏ bao này (trấu). Ngược lại, ở các dạng trần (tự do khi đập) như lúa mì cứng hay lúa mì thông thường, các mày dễ vỡ còn cuống thì dai. Khi đập, lớp trấu tách ra, giải phóng hạt. Lúa mì có vỏ bao thường được lưu giữ dưới dạng các bông con do lớp mày dai là sự bảo vệ tốt chống lại các loại sau bọ khi lưu trữ hạt. == Tên gọi == Có nhiều hệ thống phân loại thực vật được sử dụng cho các loài lúa mì. Tên gọi của các loài lúa mì trong các hệ thống này đôi khi không đồng nhất. Trong phạm vi một loài, các giống cây trồng của lúa mì lại được những người gây giống hoặc nông dân phân loại tiếp theo mùa phát triển của chúng, chẳng hạn như lúa mì mùa đông hay lúa mì mùa xuân, theo hàm lượng gluten, chẳng hạn lúa mì cứng (nhiều protein) và lúa mì mềm (nhiều tinh bột), hay theo màu của hạt (đỏ, trắng, hổ phách). === Các loài lúa mì chính được gieo trồng === Lúa mì thông thường — (Triticum aestivum): Loài lục bội được gieo trồng nhiều nhất trên thế giới. Lúa mì cứng — (Triticum durum): Dạng tứ bội duy nhất được sử dụng rộng rãi ngày nay và là loài lúa mì được gieo trồng nhiều thứ hai. Lúa mì Einkorn — (Triticum monococcum): Loài lưỡng bội với các thứ hoang dại và gieo trồng. Dạng gieo trồng được thuần dưỡng cùng thời với lúa mì Emmer, nhưng chưa bao giờ có được tầm quan trọng ngang loài kia. Lúa mì Emmer — (Triticum dicoccon): Dạng tứ bội, được gieo trồng trong thời kỳ cổ đại nhưng ngày nay không còn được sử dụng rộng rãi. Lúa mì spenta — (Triticum spelta): Một loài lục bội được gieo trồng với số lượng hạn chế. == Kinh tế == Lúa mì trong thương mại được phân loại dựa theo các tính chất của hạt đối với những nhu cầu của các thị trường hàng hóa. Các nhà kinh doanh lúa mì sử dụng sự phân loại này để xác định họ cần mua bán loại lúa mì nào do mỗi loại đều có các công dụng riêng. Còn các nhà sản xuất cũng dùng hệ thống phân loại này để xác định họ cần sản xuất loại lúa mì nào đem lại nhiều lợi nhuận nhất. Lúa mì được gieo trồng rộng rãi như là một loại hoa lợi do nó có sản lượng lớn trên mỗi đơn vị diện tích, phát triển tốt trong khu vực có khí hậu ôn đới ngay cả khi mùa vụ tương đối ngắn. Bột mì có chất lượng cao và đa dụng, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất bánh mì. Phần lớn các loại bánh mì được làm từ bột mì, bao gồm cả nhiều loại bánh được gọi theo tên của các loại ngũ cốc khác có trong các loại bánh đó, như hắc mạch và yến mạch. Sự phổ biến của thực phẩm làm từ bột mì tạo ra nhu cầu lớn về hạt, thậm chí ngay cả trong các nền kinh tế với thặng dư thực phẩm đáng kể. Năm 2007 lúa mì đã tăng giá đáng kể do thời tiết giá lạnh và ngập lụt ở Bắc bán cầu, hạn hán ở Australia. Giá giao lúa mì trong tháng 9 năm 2007 và từ tháng 12 tới tháng 3 năm sau đã tăng khoảng 9 USD,00 mỗi giạ (khoảng 36 lít). Tại Italia người ta cũng phàn nàn về vấn đề giá mì ống tăng cao. == Sản xuất và tiêu thụ == Lúa mì được trồng với diện tích hơn 216.000.000 hécta (530.000.000 mẫu Anh), lớn hơn bất kỳ loại cây trồng nào khác. Thương mại lúa mì trên thế giới lớn hơn tất cả các loại cây trồng khác gộp lại. Cùng với gạo, lúa mì là thực phẩm thiết yếu được ưa thích nhất trên thế giới. Nó là một thành phần trong chế độ ăn uống chính do sự thích nghi nông học của lúa mì có thể phát triển từ các vùng gần Bắc cực đến xích đạo, từ các đồng bằng ven biển đến độ cao khoảng 4.000 m (13.000 ft) trên mực nước biểnl. Năm 2003, lượng tiêu thụ lúa mì trên đầu người toàn cầu là 67 kg (148 lb), cao nhất là 239 kg (527 lb) ở Kyrgyzstan. Năm 1997, lượng tiêu thụ trên đầu người toàn cầu là 101 kg (223 lb), cao nhất là Đan Mạch 623 kg (1.373 lb)/người, nhưng khoảng 81% của lượng này dùng làm thức ăn cho động vật. Lúa mì là thực phẩm thiết yếu ở Bắc Phi và Trung Đông, và được trồng phổ biến ở châu Á. Không giống như lúa gạo, sản xuất lúa mì trải rộng hơn trên toàn cầu mặc dù Trung Quốc vẫn chiếm tới 1/6 sản lượng toàn thế giới. Trong thế kỷ 20, sản lượng lúa mì toàn cầu đã mở rộng khoảng 5 lần so với trước đó, nhưng cho đến khoảng năm 1995 hầu hết con số này phản ánh sự gia tăng về diện tích trồng trọt, với sự gia tăng ít hơn (khoảng 20%) về sản lượng/một đơn vị diện tích. Tuy nhiên sau năm 1995, có sự gia tăng ấn tượng gấp 10 lần về tỉ lệ cải thiện năng suất mỗi năm, và nó trở thành nhân tố chính cho phép sản lượng lúa mì gia tăng. Do đổi mới công nghệ và quản lý cây trồng một cách khoa học cùng với phân bón tổng hợp, tưới tiêu và nuôi cấy lúa mì là những động lực chính của tăng trưởng sản lượng lúa mì trong nửa cuối thế kỷ này. Đã có sự sụt giảm đáng kể về diện tích trồng cây lúa mì, ví dụ như ở Bắc Mỹ. == Nông học == Vào mùa đông lúa mì ở trạng thái ngủ đông dưới tuyết, nhưng thông thường nó cần khoảng 110 tới 130 ngày từ khi gieo trồng tới khi thu hoạch, phụ thuộc vào khí hậu, giống và các điều kiện về đất canh tác. Việc theo dõi và chăm sóc lúa mì đòi hỏi cần có những kiến thức về các giai đoạn phát triển của nó. Cụ thể, việc sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, thuốc điều chỉnh tăng trưởng v.v thông thường cần được áp dụng vào các giai đoạn phát triển cụ thể của nó. Tồn tại một vài hệ thống để nhận dạng các giai đoạn phát triển của lúa mì, với hai hệ thống sử dụng nhiều nhất là thang Feekes và thang Zadoks. Mỗi thang là một hệ thống tiêu chuẩn, trong đó miêu tả các giai đoạn kế tiếp nhau của lúa mì trong một vụ mùa. === Dịch bệnh === Có nhiều loại dịch bệnh trên cây lúa mì, chủ yếu gây ra bởi nấm, vi khuẩn và virus. Các loại thực vật biến đổi gen đã được phát triển để chống lại sâu bệnh, và việc quản lý mùa vụ có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh. Thuốc diệt nấm, được sử dụng để ngăn chặn sự thiệt hại đáng kể cây trồng từ bệnh nấm, có thể tốn một chi phí đáng kể trong sản xuất lúa mì. Ước tính về số lượng sản xuất lúa mì bị mất do bệnh thực vật thay đổi từ 10-25% ở Missouri. Một loạt các sinh vật lây nhiễm sang lúa mì, trong đó quan trọng nhất là các virus và nấm. === Động vật gây hại === Lúa mì bị ấu trùng của một số loài côn trùng cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại, như Axylia putris, Apamea sordens, Xestia c-nigrum và Agrotis segetum. Vào đầu mùa vụ, nhiều loài chim như Euplectes progne, và động vật gặm nhấm cũng ăn lúa mì. Các loài động vật này có thể gây hại nghiêm trọng trong mùa vụ khi chúng ăn hạt giống mới gieo hoặc cây con. Chúng cũng có thể phá hoại mùa màng cuối vụ khi ăn hạt trưởng thành. Gần đây, thiệt hại sau thu hoạch đối với ngũ cốc lên đến hàng tỷ đô la mỗi năm chỉ riêng tại Mỹ, và bao gồm những thiệt hại cho lúa mì bởi sâu đục khác nhau, bọ cánh cứng và mọt. Động vật gặm nhấm cũng là nguyên nhân gây thiệt hại trong giai đoạn bảo quản, và tại các khu vực đang phát triển hạt chủ yếu, số chuột đồng đôi khi có thể xây dựng bùng nổ bệnh dịch hạch do có sẵn mầm bệnh trong thực phẩm. Để giảm số lượng lúa mì bị mất sau thu doạch do động vật gây hại, các nhà khoa học ở Agricultural Research Service đã phát triển "insect-o-graph," loại này có thể nhận dạng côn trùng mà không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thiết bị sử dụng các tín hiệu điện để nhận biết côn trùng khi lúa mì đang được xay. Công nghệ mới này chính xác đến mức có thể phát hiện 5-10 hạt bị nhiễm trong số 300.000 hạt tốt. == Lương thực-thực phẩm == Hạt lúa mì có thể nghiền thành bột, gọi là bột mì hay cho nảy mầm và sấy khô để sản xuất mạch nha, nghiền và loại bỏ cám thành lúa mì vỡ hạt hay bulgur, luộc sơ (hay sấy hơi nước), sấy khô hay chế biến thành bột trân châu, mì ống hay bột đảo bơ (roux). Chúng là thành phần chính trong các loại thức ăn như bánh mì, cháo lúa mì, bánh quy giòn, bánh quy, bánh nướng, bánh ngọt và boza (một loại thức uống lên men phổ biến ở Đông Nam Âu). === Dinh dưỡng === 100 gam hạt lúa mì đỏ cứng mùa đông chứa khoảng 12,6 gam protein, 1,5 gam chất béo tổng cộng, 71 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,2 mg sắt (17% nhu cầu hàng ngày); trong khi 100 gam lúa mì đỏ cứng mùa xuân chứa khoảng 15,4 gam protein, 1,9 gam chất béo tổng cộng, 68 gam cacbohydrat, 12,2 gam xơ tiêu hóa và 3,6 mg sắt (20% nhu cầu hàng ngày). Gluten, một loại protein có trong lúa mì (và các loài khác của Triticeae), là chất gây ra một số tác dụng phụ ở những người mắc bệnh tạng phủ (rối loạn tự miễn dịch ở khoảng 1% dân số gốc Ấn-Âu). Lúc mì chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo. Với một lượng nhỏ protein động vật hoặc đậu thêm vào, bữa ăn có thành phần chủ yếu là lúa mì có hàm lượng dinh dưỡng cao. Những dạng lúa mì phổ biến nhất là loại màu trắng và đỏ. Tuy nhiên, các dạng tự nhiên khác cũng được sử dụng. Ví dụ, ở các vùng cao nguyên của Ethiopia có loại lúa mì tím, một loại lúa mì tứ bội giàu chất chống ôxy hóa. Các loài thương mại thứ yếu khác nhưng có hàm lượng dinh dưỡng khác cao bao gồm loại màu đen, vàng và xanh dương. === Sức khỏe === Nhiều nghiên cứu ban đầu ở châu Âu, Nam Mỹ, châu Úc, và Hoa Kỳ cho rằng có khoảng 0,5–1% dân số ở những khu vực này có thể bị mắc chứng bệnh coeliac mà chưa bị phát hiện. Bệnh Coeliac là trường hợp gây ra bởi phản ứng nghịch của hệ miễn dịch với gliadin, đây là một loại protein gluten được tìm thấy trong lúa mì (và những loại ngũ cốc tương tự trong tông Triticeae và bao gồm các loài khác như đại mạch và lúa mạch đen). Tùy thuộc vào sự phơi nhiễm với gliadin, enzyme tissue transglutaminase làm thay đổi protein, và phản ứng chéo của hệ miễn dịch với mô ruột gây viêm. Điều đó làm mỏng lớp niêm mạc ruột non, gây cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng. Phương pháp trị liệu duy nhất là sử dụng thức ăn không chứa gluten thường xuyên. Ước tính dân số Hoa Kỳ bị mắc chứng này khoảng 0,5 đến 1,0%. Nhạy cảm với gluten do phản ứng với protein trong lúa mì khác với dị ứng lúa mì. == Xem thêm == Cám Trấu Dầu phôi mầm lúa mì == Ghi chú == == Tham khảo == Bonjean A.P., W.J. Angus (chủ biên). The World Wheat Book: a history of wheat breeding. Lavoisier Publ., Paris. 1.131 trang (2001). ISBN 2-7430-0402-9. Ears of plenty: The story of wheat, The Economist, 24-12-2005, trang 28-30 S. Padulosi, K. Hammer, J. Heller (chủ biên) (1996). Hulled wheats. Promoting the conservation and use of underutilized and neglected crops. 4. International Plant Genetic Resources Institute, Roma, Italia. Garnsey Peter, Grain for Rome, trong Garnsey P., Hopkins K., Whittaker C. R. (chủ biên), Trade in the Ancient Economy, Chatto & Windus, London 1983 Jasny Naum, The daily bread of ancient Greeks and Romans, Ex Officina Templi, Brugis 1950 Jasny Naum, The Wheats of Classical Antiquity, J. Hopkins Press, Baltimore 1944 Heiser Charles B., Seed to civilisation. The story of food, Nhà in Đại học Harvard, Harvard Mass. 1990 Harlan Jack R., Crops and man, Hiệp hội Nông học Hoa Kỳ, Madison 1975 Saltini Antonio, I semi della civiltà. Grano, riso e mais nella storia delle società umane, Prefazione di Luigi Bernabò Brea, Avenue Media, Bologna 1996 Sauer Jonathan D., Geography of Crop Plants. A Select Roster, CRC Press, Boca Raton == Liên kết ngoài == Các tài liệu khoa học của Australia về phát triển lúa mì chịu được khô hạn Hội đồng Lương thực-Thực phẩm từ lúa mì NAWG — Website của Hiệp hội các nhà trồng lúa mì Hoa Kỳ CIMMYT — Website của International Maize and Wheat Improvement Center Các loài lúa mì tại trang web của Đại học Purdue Báo cáo công trình về trật tự bộ gen lúa mì Bản đồ bộ gen ở lúa mì Emmer hoang Lúa mì mùa đông tại Golden Belt ở Kansas của James C. Malin, Đại học Kansas, 1944 Varieties of club wheat
giải vô địch bóng đá u-16 châu á.txt
Giải vô địch bóng đá U-16 châu Á là giải bóng đá do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hai năm một lần cho các đội tuyển U-16 của các quốc gia châu Á. Ngoài ra giải này còn đóng vai trò vòng loại khu vực châu Á cho Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới. Bốn đội tuyển có kết quả tốt nhất của giải sẽ được tham gia giải vô địch bóng đá U-17 thế giới. Ban đầu giải có tên là Giải vô địch bóng đá U-17 châu Á nhưng sau lần tổ chức năm 2006 tại Singapore giải đã đổi tên thành Giải vô địch bóng đá U-16 châu Á. == Kết quả == Các quốc gia chủ nhà của giải vô địch bóng đá U-17 châu Á. Chú thích: h.p..: hiệp phụ pen.: loạt đá luân lưu 11m
ronald wayne.txt
Ronald Gerald Wayne (sinh ngày 17 tháng 5 năm 1934) là một công nhân ngành công nghiệp điện tử Mỹ đã nghỉ hưu. Ông đồng sáng lập hãng máy tính Apple (nay là Apple Inc.) với Steve Wozniak và Steve Jobs, cung cấp giám sát hành chính quan trọng cho các liên doanh mới. Ông đã sớm, tuy nhiên, đã từ bỏ cổ phần của mình trong công ty mới với tổng số US $2,300. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ron Wayne – Official Website Ron Wayne on Facebook Ron Wayne on Twitter Ron Wayne interview by OMT NPR report "Lost" Apple Founder Has No Regrets – ngày 13 tháng 6 năm 2010 Ron Wayne, Apple Co-Founder, Shares Steve Jobs' "Richest Man in the Cemetery" Sentiment Almost Verbatim, Village Voice, ngày 8 tháng 10 năm 2011
hệ ngôn ngữ.txt
Các ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học xếp vào các ngữ hệ (còn gọi là hệ ngôn ngữ hay họ ngôn ngữ). == Danh sách == Dưới đây liệt kê các ngữ hệ (theo vùng) cùng với số ngôn ngữ thành viên của mỗi ngữ hệ. === Châu Phi và vùng Tây Nam châu Á === Hệ ngôn ngữ Phi-Á - 375 (Afro-Asiatic) Hệ ngôn ngữ Niger-Congo - 1514 Hệ ngôn ngữ Nilo-Sahara - 204 (Nilo-Saharan) Hệ ngôn ngữ Khoisan - 27 === Châu Âu và các vùng Bắc, Tây và Nam châu Á === Hệ ngôn ngữ Altai - 66 (Altaic) Hệ ngôn ngữ Andaman Lớn - 10 (Great Andamanese) Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu - 449 (Indo-European) Hệ ngôn ngữ Chukotka-Kamchatka - 5 (Chukotko-Kamchatkan) Hệ ngôn ngữ Dravida - 73 Hệ ngôn ngữ Đông Bắc Kavkaz (Northeast Caucasian) Hệ ngôn ngữ Nam Kavkaz - 4 (Kartvelian hay South Caucasian) Hệ ngôn ngữ Tây Bắc Kavkaz (Northwest Caucasian) Hệ ngôn ngữ Önge - 2 (Ongan) Hệ ngôn ngữ Ural - 39 (Uralic) Hệ ngôn ngữ Yukaghir - 2 Hệ ngôn ngữ Enisei - 1 === Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương === Hệ ngôn ngữ Hán-Tạng - 403 (Sino-Tibetan) Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền - 35 (Hmong-Mien) Hệ ngôn ngữ Nam Á - 169 (Austro-Asiatic) Hệ ngôn ngữ Nam Đảo - 1268 (Austronesian) Hệ ngôn ngữ Nhật Bản - 12 (Japonic) Hệ ngôn ngữ Thái-Kadai - 76 (Tai-Kadai) === Bắc Mỹ === México được xem thuộc vào Bắc Mỹ trong bài này. Hệ ngôn ngữ Algic - 44 Hệ ngôn ngữ Caddoan - 5 Hệ ngôn ngữ Chimakuan - 2 Hệ ngôn ngữ Chumash - 7 (Chumashan) Hệ ngôn ngữ Eskimo-Aleut - 11 Hệ ngôn ngữ Iroquois - 11 (Iroquoian) Hệ ngôn ngữ Tano - 6 Hệ ngôn ngữ Maya - 69 (Mayan) Hệ ngôn ngữ Muskogee - 6 Hệ ngôn ngữ Na-Dené - 47 Hệ ngôn ngữ Oto-Mangue - 174 Hệ ngôn ngữ Penutian - 33 Hệ ngôn ngữ Salish - 27 Hệ ngôn ngữ Sioux - 17 (Siouan) Hệ ngôn ngữ Tarasca - 2 (còn có tên là P'urhépecha) Hệ ngôn ngữ Totonac - 11 (Totonacan) Hệ ngôn ngữ Ute-Aztec - 61 (Uto-Aztecan) Hệ ngôn ngữ Wakash - 5 (Wakashan) Hệ ngôn ngữ Yuki - 2 (Yukian === Nam Mỹ và Trung Mỹ === Hệ ngôn ngữ Alacaluf - 2 (Alacalufan) Hệ ngôn ngữ Arauan - 8 Hệ ngôn ngữ Araucano - 2 (Araucanian) Hệ ngôn ngữ Arawak - 64 (Arawakan) Hệ ngôn ngữ Arutani-Sape - 2 Hệ ngôn ngữ Aymara - 3 (Aymaran) Hệ ngôn ngữ Barbacoa - 7 (Barbacoan) Hệ ngôn ngữ Cahuapanan - 2 Hệ ngôn ngữ Carib - 32 Hệ ngôn ngữ Chapacura-Wanham - 5 Hệ ngôn ngữ Chibchan - 22 Hệ ngôn ngữ Choco - 12 Hệ ngôn ngữ Chon - 2 Hệ ngôn ngữ Harakmbet - 2 Hệ ngôn ngữ Jivaroan - 4 Hệ ngôn ngữ Katukinan - 3 Hệ ngôn ngữ Lule-Vilela - 1 Hệ ngôn ngữ Macro-Ge - 32 Hệ ngôn ngữ Maku - 6 Hệ ngôn ngữ Mascoian - 5 Hệ ngôn ngữ Mataco-Guaicuru - 12 Hệ ngôn ngữ Misumalpan - 4 Hệ ngôn ngữ Mixe-Zoque - 17 Hệ ngôn ngữ Mura - 1 Hệ ngôn ngữ Nambiquaran - 3 Hệ ngôn ngữ Panoan - 28 Hệ ngôn ngữ Peba-Yaguan - 2 Hệ ngôn ngữ Quechua - 46 Hệ ngôn ngữ Salivan - 3 Hệ ngôn ngữ Tacanan - 6 Hệ ngôn ngữ Tucanoan - 25 Hệ ngôn ngữ Tupi - 76 Hệ ngôn ngữ Uru-Chipaya - 2 Hệ ngôn ngữ Witotoan - 6 Hệ ngôn ngữ Yanomam - 4 Hệ ngôn ngữ Zamucoan - 2 Hệ ngôn ngữ Zaparoan - 7 === Úc === Các hệ ngôn ngữ tại Úc thường được gọi chung dưới tên các ngôn ngữ bản địa Úc - 263 (Australian Aboriginal). === Các đảo nhỏ châu Đại Dương === Các hệ này cũng thường được gọi chung dưới tên hệ ngôn ngữ Papua (Papuan). Hệ ngôn ngữ Amto-Musan - 2 Hệ ngôn ngữ Bayono-Awbono - 2 Hệ ngôn ngữ East Bird's Head - 3 Hệ ngôn ngữ Geelvink Bay - 33 Hệ ngôn ngữ Left May - 6 Hệ ngôn ngữ Lower Mamberamo - 2 Hệ ngôn ngữ Đông Papua - 36 (East Papuan) Hệ ngôn ngữ Tây Papua - 26 (West Papuan) Hệ ngôn ngữ Sepik-Ramu - 100 Hệ ngôn ngữ Sko - 7 Hệ ngôn ngữ Torricelli - 53 ... Cant (1) Gulf (4) Hokan (28) Subtiaba-Tlapanec (5) Trans-New Guinea (564) == Ngôn ngữ tách biệt == Basque (3)-họ ngôn ngữ Basque Coahuiltecan (1) Huavean (4) Keres (2) Kwomtari-Baibai (6) == Ngôn ngữ pha trộn == Creole (86) == Ngôn ngữ bồi == == Ngôn ngữ dấu hiệu == Deaf sign language - họ ngôn ngữ Dấu hiệu dành cho người khiếm thính (121) == Ngôn ngữ nhân tạo == Các ngôn ngữ nhân tạo - 3 (artificial language) == Ngôn ngữ mai một == Hibito-Cholon (2) == Ngôn ngữ chưa phân loại == == Tham khảo == Gordon, Raymond G., Jr. (ed.), 2005. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. == Xem thêm == Ngôn ngữ các dân tộc Việt Nam
american airlines.txt
American Airlines (AA) là hãng hàng không lớn nhất thế giới về lượng khách-dặm vận chuyển và quy mô đội tàu bay, và lớn thứ hai thế giới (sau Air France-KLM) về doanh số hoạt động. Là một hãng sở hữu 100% thuộc AMR Corporation, hãng AA có trụ sở ở Fort Worth, Texas, gần Sân bay Quốc tế Dallas-Forth Worth. American Airlines có các chuyến bay theo lịch trình khắp Hoa Kỳ cũng như Canada, châu Mỹ Latin, vùng Caribbean, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, và Ấn Độ. Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của hãng là Gerard Arpey. Năm 2005, hãng đã vận chuyển 138 tỷ [[doanh thu hành khách dặm. Từ tháng 1 năm 2007, American Airlines phục vụ 157 thành phố với một đội bay 672 chiếc. Hãng này chuyên chở nhiều hành khách giữa Hoa Kỳ và Mỹ Latin (12,1 triệu năm 2004) hơn bất kỳ hãng hàng không nào khác. Hãng này có 5 trung tâm hoạt động chính là: Dallas/Fort Worth (DFW), Miami (MIA), San Juan (SJU), Chicago (ORD), và Saint Louis (STL). Dallas/Fort Worth là trung tâm lớn nhất của hãng, với tỷ lệ AA chiếm 84% số chuyến bay tại sân bay này và đến nhiều điểm khác hơn các trung tâm khác của hãng. Sân bay Quốc tế Los Angeles (LAX) và New York City (JFK) là các focus cities và các cửa ngõ quốc tế. Hãng này có cơ sở bảo dưỡng ở Tulsa (TUL), Kansas City (MCI), và Fort Worth Alliance (AFW). American Eagle Airlines là một Fort Worth, đối tác hàng không ở khu vực Texas của American Airlines, sở hữu bởi AMR Corporation. American Airlines là một sáng lập viên của liên minh hàng không Oneworld. American Airlines hoạt động ở mười sân bay tại Dallas , Charlotte , Chicago , Philadelphia , Miami , Phoenix , Washington, DC , Los Angeles , New York-JFK , và New York LaGuardia. Sở bảo đưỡng động cơ chính của hãng tại Sân bay Quốc tế Tulsa ngoài các địa điểm bảo dưỡng nằm ở trung tâm của hãng. Sân bay Quốc tế Dallas / Fort Worth ở Dallas là san bay có lượng khách của hãng lớn nhất với 51,1 triệu hành khách mỗi năm với trung bình 140.000 hành khách mỗi ngày. Các công ty vào năm 2015 sử dụng hơn 113.300 người. [5] Thông qua công ty mẹ của hãng hàng không,American Airlines Team, được niêm yết giao dịch dưới NYSE: AAL có giá trị vốn hóa thị trường trên 40990000000 $ như của năm 2015. == Tham khảo ==
kinh tế philippines.txt
Kinh tế Philippines là nền kinh tế thị trường. Theo Ngân hàng thế giới, năm 2004, Philippines là nền kinh tế đứng thứ 25 trong danh sách quốc gia theo GDP (PPP) theo sức mua tương đương. Đây cũng là một trong những nền kinh tế tăng trưởng kinh tế nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tỉ lệ tăng GDP là 7,5% trong quý 2 năm 2007, và nó được so sánh với nền kinh tế Ấn Độ về sự tăng trưởng nhanh và đột biến. Các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của Philippines gồm nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là chế biến thực phẩm, dệt sợi và quần áo, các bộ phận điện tử và ô tô. Ngành công nghiệp hầu như tập trung vào các thành phố xung quanh Manila, trong khi Cebu cũng đang trở thành một địa điểm hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong thời gian gần đây. Ngành khai thác mỏ cũng có tiềm năng lớn ở Philippines, sở hữu một lượng dự trữ lớn chromite, niken, đồng. Gần đây các khí gas tự nhiên đã được tìm ra và thêm vào nguồn dự trữ năng lượng. == Xu hướng kinh tế vĩ mô == Đây là biểu đồ xu hướng tăng tổng sản phẩm quốc nội của Philippines theo giá cả thị trường được ước tính bởi Quỹ tiền tệ quốc tế, đơn vị tính là triệu peso Philippines. == Xem thêm == Kinh tế châu Á Kinh tế Đông Nam Á == Liên kết ngoài == State of the Philippine Islands Bangko Sentral ng Pilipinas (Central Bank of the Philippines) National Statistical Coordination Board National Statistics Office Department of Trade and Industry Philippine Stock Exchange Philippine Stock Market Forum National Federation of Sugarcane Planters == Chú thích ==
tiếng thái.txt
Tiếng Thái (ภาษาไทย, chuyển tự: phasa thai, đọc là Pha-xả Thai) là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan. Tiếng Thái là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Thái của hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Các ngôn ngữ trong hệ Tai-Kadai được cho là có nguồn gốc từ vùng miền Nam Trung Quốc ngày nay và nhiều nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những bằng chứng về mối liên hệ với các hệ ngôn ngữ Nam Á, Nam Đảo, hoặc Hán-Tạng. Đây là một ngôn ngữ có thanh điệu (tonal) và phân tích (analytic). Sự phối hợp thanh điệu, quy tắc chính tả phức tạp, tạo liên hệ (có thể là liên tưởng?) và sự phân biệt trong hệ thống thanh điệu khiến tiếng Thái trở nên khó học với những người chưa từng sử dụng ngôn ngữ có liên quan. Quốc ngữ của Thái Lan - thứ tiếng được dạy trong tất cả các trường học - là tiếng Thái phương ngữ của đồng bằng miền Trung. Nó còn được gọi là tiếng Thái Xiêm, hay tiếng Thái Bangkok như cách gọi của những người dân quê. Mặc dù gần như tất cả người dân trong nước đều ít nhiều biết phương ngữ này nhưng nhiều người Thái Lan, ngay cả những người thuộc dân tộc Thái, vẫn nói bằng nhiều "phương ngữ" khác nhau. Nhìn chung thì tiếng Thái tiêu chuẩn và các "phương ngữ" Thái là tiếng mẹ đẻ của khoảng 84% dân số. Tiếng Trung Quốc (tiếng Tiều) là ngôn ngữ của khoảng 10% dân số. Tiếng Lào và tiếng Thái Lan có quan hệ khá gần gũi. Người Thái Lan và người Lào nói chuyện có thể hiểu nhau, tuy nhiên chữ Lào và chữ Thái Lan khác nhau. 20 triệu người (1/3 dân số Thái Lan) ở vùng Đông Bắc Thái Lan nói tiếng Lào như tiếng mẹ đẻ trong khi thông thạo tiếng Thái thông qua giáo dục. Tuy nhiên vì lý do chính trị nên chính phủ Thái Lan đã đổi tên ngôn ngữ này thành tiếng Isan và thậm chí coi đây là các phương ngữ của tiếng Thái.. Ngoài ra, tiếng Bắc Thái được 6 triệu người ở các tỉnh cực bắc đất nước sử dụng và tiếng Nam Thái được 5 triệu người ở các tỉnh cực nam sử dụng. Cũng vì lý do chính trị nên chính phủ Thái Lan chỉ coi đây là "phương ngữ" của tiếng Thái chứ không phải là các ngôn ngữ riêng biệt. Ngoài ra còn có tiếng Môn Khơme, tiếng Yawi, tiếng Mèo, Dao, Karen, Akha, Lahu, Lisu.... Về chữ viết thì ngoài người Thái với chữ Thái và người Dao sử dụng chữ viết Trung Hoa, không một bộ tộc nào có chữ viết riêng của mình, mặc dù các nhà truyền giáo đã nghĩ ra cách dùng ký tự latinh để làm chữ viết cho nhiều ngôn ngữ bộ tộc này. Hơn một nửa từ vựng trong tiếng Thái được vay mượn từ tiếng Khmer cổ, Pali và Sanskrit (tiếng Phạn). == Lịch sử == Xưa nay,nhiều người chưa xác định được cụ thể thời điểm xuất hiện của chữ Thái. Chữ Thái cổ xưa nhất chính là chữ của dân tộc Tai Đăm ngày nay. Người ta chưa thể xác định rõ chữ Thái Đen ra đời từ khi nào, tuy nhiên người ta đã biết đến các cuốn sách ghi chép từ thế kỷ XXI, do đó có thể chữ Thái Đen đã ra đời từ trước đó khá lâu. Vị vua vĩ đại nhất của vương triều Sukhothai là Răm-khăm-hẻng (Ramkhamhaeng) đã cho xây dựng một tấm bia kỉ niệm bằng đá khắc những dòng chữ tôn vinh triều đại của ông. Tấm bia được khắc bằng một thứ chữ viết mới, đó là thứ chữ viết thuần của người Thái. Bảng chữ cái Thái có nguồn gốc hoặc ít nhất chịu ảnh hưởng từ bảng chữ cái Khmer Cổ, một loại chữ được phát triển từ ký tự Pallava có nguồn gốc từ miền nam Ấn Độ. Ký tự Pallava lại dựa trên ký tự Brahmi, một loại chữ viết của Ấn Độ cổ đại.. Chữ Thái được hình thành từ nét cong từ bộ chữ của người Thái đen kết hợp với nét thẳng từ bộ chữ Tamil (Ấn Độ); kết quả cho ra bảng chữ cái tiếng Thái được dùng phổ biến ngày nay. Trong văn bản của vua Răm-khăm-hẻng, cả phụ âm lẫn nguyên âm được viết trên cùng một dòng. Nhưng về sau cách viết này đã thay đổi đến nỗi chỉ có các phụ âm được viết trên cùng một dòng, còn các nguyên âm được viết bên ngoài dòng (Trên hay dưới). Đến thời đại in ấn sách vở, cách viết này đã gây nhiều khó khăn trong việc xếp chữ in và sắp xếp trật tự từ vựng trong từ điển. Những rắc rối đó vẫn còn tồn tại dai dẳng đến tận bây giờ. == Thanh điệu trong tiếng Thái == Tiếng Thái thuộc nhánh Tai Tây Nam trong nhóm ngôn ngữ Tai thuộc ngữ hệ Tai-Kadai có quan hệ gần với tiếng Lào, Shan, Tai Đăm, Tai Khao, Tai Đeng...và xa hơn nữa là tiếng Tráng, Tày, Nùng, Bố Y, Giáy. Những từ Thái thuần là những từ đơn âm tiết và có cấu trúc khá giống như trong tiếng Việt. Tiếng Thái có năm thanh, cũng gần giống như tiếng Việt: thanh cao - thanh sắc. thanh thấp - thanh huyền thanh bằng - thanh không hay thanh bằng thanh luyến lên - thanh hỏi thanh luyến xuống Riêng "thanh luyến xuống" (hay còn gọi là "thanh lên - xuống") thì là một thanh đặc biệt. Ta không thấy thanh này trong tiếng Việt. Và chính với thanh điệu đặc biệt này đã tạo cho tiếng Thái trở thành một thứ tiếng giàu ngữ điệu, lên bổng xuống trầm uyển chuyển, ấn tượng, dễ nghe và lôi cuốn. Tuy nhiên tiếng Thái không có thanh "nặng" như trong tiếng Việt và điều này khiến người Thái gặp khó khăn trong việc học phát âm tiếng Việt. Cũng như "thanh lên - xuống" trong tiếng Thái, có thể coi là một "cơn ác mộng" đối với người học tiếng Thái như một ngoại ngữ (trừ trường hợp người Lào vì tiếng Lào và Thái rất giống nhau, chỉ khác ở một số cách sử dụng thanh điệu). == Vay mượn == Tiếng Thái đã tiếp nhận rất nhiều ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác, đặc biệt là Môn - Khmer và Pali - Sanskrit. Trong số những đặc điểm mà tiếng Thái tiếp nhận được từ ngôn ngữ Khmer có việc sử dụng các tiền tố và trung tố, đó là những âm thay đổi được đưa vào một từ để biến đổi nghĩa của từ đó. Ngày nay, có khoảng một phần ba từ ngữ được dùng trong ngôn ngữ nói hàng ngày của người Thái là những từ gốc Khmer. Tiếng Thái cũng vay mượn nhiều từ ngữ của tiếng Phạn (Sanskrit) và tiếng Pali, những ngôn ngữ cổ xưa của Ấn Độ mà các nhà sư thường sử dụng để ghi chép các kinh kệ giáo lý của mình. Nhưng họ thay đổi cách phát âm để làm cho nó nghe giống như những từ Thái. Những chỗ luyến láy và nhấn trọng âm cũng bị lược bỏ đi. Ngoài ra tiếng Thái còn mượn nhiều từ ngữ từ tiếng Anh và tiếng Malay - Java. Những từ Thái gốc, bản thân chúng là những khái niệm và không thay đổi theo giống, số hay cách. Cùng một từ vừa có thể làm danh từ, động từ hay tính từ tuỳ thuộc vào việc chúng đứng ở vị trí nào trong câu. Kiểu câu cơ bản là chủ ngữ - ngữ - bổ ngữ. Mạo từ, giới từ và liên từ không nhiều. Những biến đổi hay thay đổi được thực hiện một cách đơn giản là thêm hay bớt một hay một số từ. Do có nhiều từ đơn âm nên trong tiếng Thái có rất nhiều những từ đồng âm. Với những từ đồng âm cần phải phân biệt nghĩa này, người ta có thể thêm vào những từ định rõ nghĩa của chúng hay thêm vào những từ đồng nghĩa. == Bảng chữ cái và quy tắc trong tiếng Thái == Tiếng Thái có 44 phụ âm, cộng thêm 9 nguyên âm được viết theo 14 cách khác nhau. 16 trong số 44 phụ âm là thực ra không cần thiết vì chỉ có 28 phụ âm là cơ bản, còn lại là các phụ âm ghép. Ngoài ra còn có 4 dấu thanh (mái ệc, mái thô, mái tri, mái chặt-ta-wa), thanh bằng không có dấu và 28 dấu nguyên âm. Các văn bản tiếng Thái được đọc từ trái qua phải, và giữa các từ trong cùng một câu thì không chừa khoảng cách, điều này chắc chắn gây nhiều khó khăn cho những người mới đầu học tiếng Thái. === Phụ âm === Trong tiếng Thái có 44 phụ âm tạo thành 20 giọng phụ âm. Trong các phụ âm sau đây, vần đầu tiên để chỉ dạng thức của phụ âm (thường đi với chữ nguyên âm), và chữ đi sau vần là tên để nhận dạng phụ âm đó. Các 44 phụ âm này được chia làm 3 lớp: Cao, Trung va Thấp, để biểu thị cho cách đọc khi đi với các dấu. Trong 44 phụ âm, có 2 phụ âm không còn dùng nữa là: ฃ và ฅ === Nguyên âm === Trong tiếng Thái có 32 nguyên âm tạo thành 9 giọng nguyên âm ngắn, 9 giọng nguyên âm dài, 3 hợp âm. Trong ngôn ngữ Thái nguyên âm không bao giờ đứng đầu câu. Nguyên âm có thể được viết trên, dưới, trước và sau các phụ âm. Các nguyên âm kép (gọi chung cho những nguyên âm có 2 ký tự trở lên) có thể ở hai bên của phụ âm. Sau đây là bản thứ tự của các nguyên âm trong tiếng Thái. ==== Nguyên âm kép ==== ==== 9 nguyên âm ngắn và 9 nguyên âm dài ==== ==== Các nguyên âm có nghĩa tương đồng ==== ==== 3 hợp âm của nguyên âm ==== == Đại từ nhân xưng == == Từ đệm == Từ đệm là từ biểu lộ cảm xúc, được dùng để biểu lộ cảm xúc hay làm cho câu nói nhẹ nhàng hơn và có ngữ điệu hơn. Các từ đệm thông dụng nhất là: == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói Đàm thoại tiếng Thái Lan, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 1998. Nguyễn Tấn Đắc, Văn hóa Đông Nam Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Trịnh Huy Hóa (biên dịch), Đối thoại với các nền văn hóa: Thái Lan, Nhà xuất bản Trẻ - Năm 2002 Nguyễn Chí Thông, Từ điển Thái Lan - Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, tái bản lần 2, 2002. Đỗ Quốc Thông, Giáo trình địa lý du lịch thế giới. == Liên kết ngoài == Bàn phím ảo tiếng Thái
lý thái tổ.txt
Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖), tên thật là Lý Công Uẩn (李公蘊) (8 tháng 3 năm 974 – 31 tháng 3 năm 1028), là vị Hoàng đế sáng lập nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028. Lý Công Uẩn là người huyện Từ Sơn (Bắc Ninh). Dưới triều nhà Tiền Lê, ông làm quan đến chức Điện tiền chỉ huy sứ, là một chức quan võ chỉ huy quân đội bảo vệ kinh đô Hoa Lư bấy giờ. Năm 1005, Lê Trung Tông bị em trai là Lê Long Đĩnh sát hại, ông ôm Trung Tông khóc, Long Đĩnh cho rằng ông là tôi trung, bèn cho giữ chức quan Cận vệ. Đến năm 1009, Long Đĩnh qua đời, con trai còn nhỏ, ông được lực lượng của Đào Cam Mộc và thiền sư Vạn Hạnh tôn làm Hoàng đế. Trong thời kỳ trị vì của mình, ông dành nhiều thời gian để đánh dẹp các nơi phản loạn, vì cơ bản nước Đại Cồ Việt vẫn chưa thu phục được lòng tin của các tộc người vùng biên cương. Triều đình trung ương dần được củng cố, các thế lực phiến quân bị đánh dẹp, kinh đô được dời từ Hoa Lư về thành Đại La vào tháng 7 năm 1010, và thành này được đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại hơn 200 năm. == Nguồn gốc và giáo dục == Lý Công Uẩn quê ở Thừa Sơn, Bắc Ninh, mẹ họ Phạm, bà đi chơi chùa Tiêu Sơn cùng với người thần giao hợp rồi có chửa, sinh Lý Công Uẩn ngày 12 tháng 2 năm Giáp Tuất, niên hiệu Thái Bình năm thứ 5 (974) thời Đinh. Lúc 3 tuổi, bà mẹ Lý Công Uẩn ẵm ông đến nhà Lý Khánh Văn, Khánh Văn bèn nhận làm con nuôi, từ nhỏ đã thông minh, vẻ người tuấn tú khác thường. Lúc còn nhỏ đi học, nhà sư ở chùa Lục Tổ là Vạn Hạnh thấy, khen rằng: Đứa bé này không phải người thường, sau này lớn lên ắt có thể giải nguy gỡ rối, làm bậc minh chủ trong thiên hạ. Lớn lên, không chăm việc sản nghiệp, chỉ học kinh sử qua loa, khảng khái có chí lớn. Theo sách Việt sử tiêu án: Mẹ Lý Công Uẩn năm 20 tuổi nghèo hèn không có chồng, nương tựa người lão Sa môn ở chùa Ứng Thiên, làm việc thổi nấu, khi lửa tắt và bà đương ngủ lơ mơ, lão Sa môn ngẫu nhiên chạm phải, giật mình trở dậy rồi có thai mà sinh ra. Về sau Lý Thái Tổ nương nhờ cửa Phật, Khánh Vân nuôi lớn, Vạn Hạnh dạy dỗ. == Tướng nhà Tiền Lê == Lý Công Uẩn lớn lên thời Lê Hoàn, ông theo giúp hoàng tử Lê Long Việt. Năm 1005, Lê Hoàn mất, các con tranh giành ngôi vua. Năm 1006, Lê Long Việt giành được ngôi vua, trở thành vua Lê Trung Tông. Nhưng chỉ được 3 ngày Trung Tông bị em là Lê Long Đĩnh giết hại giành ngôi. Lúc đó các quan đều sợ hãi bỏ chạy, chỉ có Lý Công Uẩn đến ôm xác Trung Tông khóc. Lê Long Đĩnh không những không trị tội mà khen Lý Công Uẩn là người trung nghĩa, tiếp tục trọng dụng ông vào chức cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, rồi sau đó thăng đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Theo "Ngọc phả các vua triều Lê" ở các di tích cố đô Hoa Lư - Ninh Bình, Lý Công Uẩn hàng năm theo thiền sư Vạn Hạnh vào hầu vua Lê Hoàn ở thành Hoa Lư, Công Uẩn được vua yêu, cho ở lại kinh thành học tập quân sự. Lê Hoàn lại gả con gái cả là công chúa Lê Thị Phất Ngân, sinh ra Lý Phật Mã và đặc phong cho Công Uẩn làm Điện tiền cận vệ ở thành Hoa Lư. Dần dần, Công Uẩn thăng lên chức Điện tiền chỉ huy sứ. Chức ấy chỉ dành cho hoàng tộc hoặc quốc thích mới được trao. Chính nhờ vậy mà về sau, Lý Công Uẩn đã đem ngôi vua về cho họ Lý. == Lên ngôi hoàng đế == Xem thêm: Bài thơ sấm trên cây gạo làng Diên Uẩn Thời vua Lê Long Đĩnh còn tại vị, hương Diên Uẩn, châu Cổ Pháp, có cây gạo bị sét đánh, có chữ trên ấy. Vị sư Vạn Hạnh mới bảo Lý Công Uẩn rằng: Mới rồi tôi thấy chữ bùa sấm kỳ lạ, biết họ Lý cường thịnh, tất dấy lên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ người họ Lý rất nhiều, nhưng không ai bằng Thân vệ là người khoan thứ nhân từ được lòng dân, lại đang nắm binh giữ quyền trong tay, đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nỗi nữa. Tôi đã hơn 70 tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết, để xem đức hóa của ông như thế nào, thực là cái may nghìn năm có một. Lý Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Có lần Ngọa Triều ăn quả khế lại thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ, ngầm tìm người họ Lý giết đi, nhưng Lý Công Uẩn vẫn không bị hại. Vua Lê Long Đĩnh chết năm 1009, vua nối còn bé, Lý Công Uẩn cùng với Hữu điện tiền chỉ huy sứ là Nguyễn Đê mỗi người được đem 500 quân tùy long vào làm túc vệ. Khi ấy Chi hậu là Đào Cam Mộc dò biết Công Uẩn có muốn nhận việc truyền ngôi, mới nhân lúc vắng nói khích với Lý Công Uẩn về việc tiếm ngôi. Công Uẩn trong lòng thích lời nói đó nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu khác, mới giả cách mắng. Cam Mộc thong thả bảo Công Uẩn rằng:Tôi thấy thiên thời nhân sự như thế, cho nên mới dám phát ngôn. Nay ông lại muốn cáo giác tôi thì tôi không phải là người sợ chết. Lý Công Uẩn nói: Tôi đâu nở cáo giác ông, chỉ sợ lời nói tiết lộ thì chết ráo, nên răng ông đó thôi. Hôm sau Đào Cam Mộc lại thuyết phục Lý Công Uẩn việc tiếm ngôi, Đào Cam Mộc bàn với Thái hậu, phò lập Lý Công Uẩn lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế tháng 11, ngày Quý Sửu, năm Kỷ Dậu (tức 21 tháng 11 năm 1009), đặt niên hiệu là Thuận Thiên, nghĩa là "theo ý trời". Ông phong cha là Hiển Khánh Vương, mẹ là Minh Đức Thái hậu, chú là Vũ Đạo Vương, anh ruột là Vũ Uy Vương, em ruột là Dực Thánh Vương. Ông lập sáu vương hậu, con trưởng ông là Lý Phật Mã được phong Khai Thiên Vương, lập làm Thái tử. Các con trai khác của ông cũng được phong vương. Đồng thời, con gái lớn của ông là An Quốc công chúa Lý Thiềm Hoa được gả cho Đào Cam Mộc, Đào Cam Mộc cũng được phong Nghĩa Tín Hầu, còn những người khác vẫn giữ chức cũ. Một người con gái khác là Lĩnh Nam công chúa là Lý Bảo Hòa cho động chủ Giáp Thừa Quý. == Trị vì == === Dời đô về Thăng Long === Thành Hoa Lư vốn là một kinh đô nhỏ của triều Đinh, Tiền Lê tại một thung lũng chật hẹp nhưng dễ phòng thủ phía nam vùng thượng du của đồng bằng sông Hồng, Việt Nam. Lúc lên ngôi Lý Thái Tổ cho rằng Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp, muốn dời đô về Đại La (nay là Hà Nội), tức thành Tống Bình đời Đường, nơi mà Cao Biền sau khi đuổi quân Nam Chiếu đã xây dựng lại phủ trị của An Nam đô hộ phủ. Nhà vua ra chiếu rằng: Các quan cùng đồng tình với ông cho rằng đó là kế lâu dài cho thiên hạ, lập nên cơ nghiệp lớn và làm cho nhân dân được giàu thịnh Tháng 7 năm 1010 (tức năm Thuận Thiên thứ nhất) thì khởi sự dời đô. Khi thuyền mới đến đậu ở dưới thành, thấy có con rồng vàng hiện ra, nhân thế đặt tên là Thăng Long, liền lâp nhiều cung điện, cộng 13 sở, xây thành lũy, sửa sang phủ khố; thăng châu Cổ Pháp làm phủ Thiên Đức, Bắc Giang gọi là Thiên Đức Giang, thành Hoa Lư gọi là phủ Tràng An, trong phủ Thiên Đức lập ra tám ngôi chùa, đều có lập bia ghi chép công đức. === Chính trị === Thời vua Lý Thái Tổ, Đại Tống và Đại Việt có mối quan hệ hòa bình. Khi Lý Thái Tổ lên ngôi, ông sai Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo, vua Tống năm 1010 phong làm Giao Chỉ quận vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ, sau lại gia phong làm Nam Bình vương vào năm 1017 (thời Tống Chân Tông). Các vương quốc láng giềng như Chiêm Thành và Chân Lạp đều sang triều cống, cho nên việc bang giao thời bấy giờ được yên trị. Bên cạnh đó, một cuộc chiến tranh với Chiêm Thành đã nổ ra năm 1020; Thái Tổ sai con đem quân đi đánh, thắng được người Chiêm. Vua Lý Thái Tổ đổi phép cũ của nhà Tiền Lê; chia nước ra làm 24 lộ, gọi Hoan Châu và Ái Châu là trại. Sách Cương mục và Toàn thư chỉ ghi tên 12 lộ là: Thiên Trường lộ, Quốc Oai lộ, Hải Đông lộ, Kiến Xương, Khoái lộ, Hoàng Giang lộ, Long Hưng lộ, Bắc Giang lộ, Trường Yên lộ, Hồng lộ, Thanh Hóa lộ, Diễn Châu lộ. Theo sách Lãnh Nam ngoại đáp, Đại Việt thời Lý chia làm 4 phủ, 13 châu và 3 trại. Phủ là Phủ Đô hộ, phủ Đại Thông, phủ Thanh Hóa, phủ Phú Lương; châu là châu Vĩnh An, châu Vĩnh Thái, châu Vạn Xuân, châu Phong Đạo, châu Thái Bình, châu Thanh Hóa, châu Nghệ An, châu Già Phong, châu Trà Lô, châu Yên Phong, châu Tô, châu Mậu, châu Lạng; trại là trại Hòa Ninh, trại Đại Bàn, trại Tân Yên Quan chế nhà Lý kế thừa quan chế nhà Tiền Lê, văn võ có 9 phẩm, lấy 3 chức thái:thái sư, thái phó, thái bảo; 3 chức thiếu: thiếu sư, thiếu phó, thiểu bảo; cùng thái úy, thiếu úy, và nội ngoại hành điện đô tri sự, kiểm hiệu bình chương sự làm chức trọng yếu của triều đình. Ngoài quan ngoài triều đình có các chức tri phủ và phán phủ cai trị một phủ và chức tri châu cai trị một châu. Ngoài ra có những châu bậc dưới mà người đứng đầu là thủ lĩnh. Năm 1013, triều đình định ra 6 hạng thuế là: thuế ruộng, đầm, ao; thuế đất trồng dâu và bãi phù sa; thuế sản vật ở núi; thuế mắm muối đi quan Ải quan; thuế sừng tê giác, ngà voi và hương ở trên mạn núi xuống; thuế tre gỗ hoa quả. Lúc mới lên ngôi, nhà vua miễn thuế cho nhân dân trong vòng 3 năm. Theo Ngô Thì Sĩ, nhà Lý cốt chăm nghề nông cho nước giàu, trong 6 thứ thuế chỉ thu 4 thứ, 2 hạng khoan thu. === Quân sự === Tháng 2 năm 1011 (năm Thuận Thiên thứ hai), vua Lý Thái Tổ mang sáu quân đi phạt quân Cử Long ở Ái Châu. Quân Cử Long thất bại, bộ lạc bị đốt và người cầm đầu bị bắt và giải về. Tháng 10 năm 1013, ông thân chinh đánh quân Man ở châu Vị Long, và cũng giành chiến thắng. Năm 1012, Lý Thái Tổ bình định vùng đất Diễn Châu, về đến Vũng Biện, gió sấm dữ dội". Thấy vậy, ông đốt hương và khấn trời: "Tôi là người ít đức, lạm ở trên dân, nơm nớp lo sợ như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy binh uy mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ vì người Diễn Châu không theo giáo hóa, ngu bạo làm càn, tàn ngược chúng dân, tội ác chồng chất, đến nay không thể dung tha không đánh. Còn như trong khi đánh nhau, hoặc giết oan kẻ trung hiếu, hoặc hại lầm kẻ hiền lương, đến nỗi hoàng thiên nổi giận phải tỏ cho biết lỗi lầm, dẫu gặp tổn hại cũng không dám oán trách. Đến như sáu quân thì tội lỗi có thể dung thứ, xin lòng trời soi xét". Sau khi khấn, gió sấm không còn dữ dội nữa và trở nên yên lặng. Năm ấy người Man sang quá cột đồng do Mã Viện dựng làm biên giới giữa nước Tống và Đại Việt, đến bến Kim Hoa và châu Vị Long để buôn bán. Lý Thái Tổ sai người bắt được người Man và hơn 1 vạn con ngựa. Mùa đông, tháng 10, năm 1013 châu Vị Long làm phản, hùa theo người Man Nam Chiếu. Vua Lý Thái Tổ mang quân đánh, thủ lĩnh là Hà Án Tuấn sợ, đem đồ đảng trốn vào rừng núi. Năm 1014, được lệnh của Lý Thái Tổ, Dực Thánh Vương đánh dẹp quân Man (Đại Lý). Theo Đại Việt Sử Lược, ở Lộ Kim Hoa, quân của Dự Thánh Vương đánh bại tướng Man là Đỗ Trương Huệ, chém vạn đầu giặc, bắt được quân sĩ và ngựa nhiều vô số. Ly Châu dâng con Kỳ Lân. Đổi phủ Ứng Thiên làm Nam Kinh. Chân Lạp sang cống. Tháng 12 năm Canh Thân (năm 1020 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai Khai Thiên Vương Lý Phật Mã và Đào Thạc Phụ đem quân đi đánh Chiêm Thành ở trại Bố Chính, thẳng đến núi Long Tỵ (nay thuộc huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chém được tướng Chiêm là Bố Linh tại trận, người Chiêm chết đến quá nửa. Năm 1022, thổ dân Đại Nguyên Lịch - một sắc dân Mán cư trú giữa trại Như Hồng và trấn Triều Dương (Đại Tống) - sang đánh phá biên ải Việt-Tống. Lý Thái Tổ ra lệnh cho Dực Thánh Vương đánh dẹp Đại Nguyên Lịch, quân đánh đến châu Như Hồng trong đất Tống, đốt kho tàng, bắt nhiều dân và gia súc rồi kéo về. Sử gia Trung Quốc Lê Tắc (thời Nguyên) đã thuật lại sự việt này trong sách An Nam chí lược rằng: "Tháng 12, Chuyển Vận Sứ Quảng Tây Cao Huệ Liên dâng thơ nói Giao Châu vào cướp trại Như Hồng thuộc châu Khâm, bắt người và súc vật rất nhiều. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu khiến Huệ Liên tư điệp văn cho Giao Châu và sai sứ theo đòi lại. Nguyên trước đây có dân Mường là Trương Phố, lánh tội chạy đến đầu ngụ, quan cai trị Khâm Châu là Mục Trọng vời vào, đi đến nửa đường lại ngăn không cho vào. Đô Tuần Kiểm Tàng Tự bèn khiến trại Như Hồng khao đãi trâu rượu. Giao Châu dò biết được việc ấy, bèn nhân đuổi bắt dân Mường, đánh cướp luôn trại Như Hồng. Vua [Tống Chân Tông] xuống chiếu thư bảo các châu từ nay không được dụ vời quân mán rợ và khao đãi yến tiệc, đến đỗi sanh sự." Năm 1024, Lý Thái Tổ sai Thái tử Phật Mã ra quân đánh châu Phong Luân, còn Khai Quốc Vương thì đánh Châu Đô Kim. Cùng năm đó, nhà vua tu sửa thành Thăng Long. Năm 1028, Thái tử lại được lệnh đánh châu Thất Nguyên, Đông Chinh Vương cũng đi đánh Châu Văn. === Hoằng dương Phật giáo === Lý Thái Tổ vì xuất thân từ chùa chiền, nên sau khi lên ngôi rất hậu đãi giới tăng lữ. Vào năm 1010, sau khi đã dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, việc đầu tiên ông làm liền xuất ra 2 vạn quan để làm chùa ở phủ Thiên Đức (tức Cổ Pháp). Tháng 12 năm Canh Tuất (năm 1010 Dương lịch), Lý Thái Tổ sai sứ sang nhà Tống để thỉnh kinh điển Phật giáo. Tống Thái Tông chấp thuận, trao cho vua Lý kinh Địa Tạng cùng với chữ ngự bút do chính tay vua Tống viết. Cùng năm, sau khi củng cố xây dựng Hoàng thành, ông lại chùa ngự Hưng Thiên và tinh lâu Ngũ Phượng. Ngoài thành về phía nam dựng chùa Thắng Nghiêm. Tháng 6 năm Mậu Ngọ (năm 1018 Dương lịch), Lý Thái Tổ lại sai viên ngoại lang Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang nước Đại Tống thỉnh Tam tạng kinh đem về để vào kho Đại Hưng. Tháng 9 năm Giáp Tý (năm 1024 Dương lịch), Thái Tổ sai dựng chùa Chân Giáo trong nội đô Thăng Long, để hoàng đế lui tới nghe kinh pháp. Về việc này, Lê Văn Hưu nhận xét:...Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng tám chùa ở phủ Thiên Đức, lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ cho làm tăng hơn nghìn người ở Kinh sư, thế thì tiêu phí của cải sức lực vào việc thổ mộc không biết chừng nào mà kể == Qua đời == Theo Đại Việt sử lược, năm 1028 (tức năm Thuận Thiên thứ 19), sức khỏe Lý Thái Tổ đã không được tốt, thường xuyên đau yếu. Ngày 31 tháng 3 năm ấy, Thái Tổ băng hà ở điện Long An, ở ngôi 19 năm, hưởng thọ 54 tuổi. Khi Lý Thái Tổ vừa qua đời, việc tế táng lại chưa hoàn tất, thì ba vương gia Vũ Đức vương, Đông Chinh vương và Dực Thánh vương cùng quân sĩ vây hãm thành, nhằm mục đích cướp ngôi Thái Tử Lý Phật Mã Thái tử đem quân vào thành, quyết một trận với 3 vương. Khi quân của Thái tử và quân các vương đối trận, thì quan Võ vệ tướng quân Lê Phụng Hiểu rút gươm ra chỉ vào Vũ Đức vương mà bảo rằng: "Các người dòm ngó ngôi cao, khi dễ tự quân, trên quên ơn Tiên đế, dưới trái nghĩa tôi con, vậy Phụng Hiểu xin dâng nhát gươm này!". Nói xong chạy xông vào chém Vũ Đức vương ở trận tiền. Quân các vương trông thấy sợ hãi bỏ chạy cả. Dực Thánh vương và Đông Chinh vương cũng phải chạy trốn, về sau xin ra hàng, được tha cả. Thái tử Lý Phật Mã lên nối ngôi, tức là Lý Thái Tông. Lý Thái Tông kế vị,, táng Lý Công Uẩn ở Thọ Lăng, phủ Thiên Đức, truy tôn miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Thần Vũ hoàng đế. == Gia đình == Cha: Hiển Khánh vương. Mẹ: Minh Đức thái hậu họ Phạm. Anh em: Vũ Uy vương. Dực Thánh vương. Có sách ghi là con trai. Hậu phi: Thái Tổ lập 9 hoàng hậu, trong đó có một số người được sử ghi danh hiệu: Trinh Minh hoàng hậu, tên là Lê Thị Phất Ngân, theo dã sử là con của Lê Hoàn, là mẹ của Thái tử Lý Phật Mã. Tá Quốc hoàng hậu. Lập Nguyên hoàng hậu. Lập Giáo hoàng hậu. Còn lại đều không rõ tên họ. Con cái: Ít nhất 8 hoàng tử, 13 công chúa. Khai Thiên vương Lý Phật Mã, năm 1009 phong Hoàng thái tử. Mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Khai Quốc vương Lý Bồ, phong năm 1013, ở phủ Trường Yên. Đông Chinh vương Lý Lực, phong năm 1018. Vũ Đức vương (? - 1028). Khởi đầu loạn Tam vương, bị Lê Phụng Hiểu chém chết. Uy Minh vương Lý Nhật Quang, còn có tên Lý Hoảng. Theo Việt Điện U Linh tập, mẹ là Linh Hiển hoàng hậu. Công chúa An Quốc, gả cho Đào Cam Mộc. == Nhận định == Sử gia Lê Văn Hưu bình trong Đại Việt sử ký: Sử thần Ngô Sĩ Liên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư bình rằng: Sử thần Lê Tung, tác giả bài Đại Việt thông giám tổng luận thì nhận xét: Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 2 nhận định: Lời của sử thần chép trong sách Việt sử tiêu án: Theo K.W Taylor: == Vinh danh == Lý Thái Tổ và các vị vua nhà Hậu Lý được thờ ở đền Đô tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, có một ngôi đền thờ riêng ông được xây dựng từ vốn các công trình 1000 năm Thăng Long do Hà Nội kết hợp với Ninh Bình là Đền Vua Lý Thái Tổ đặt tại trung tâm khu di tích Cố đô Hoa Lư. Tại khu vực động Hoa Lư - quê hương của Thái hậu Dương Vân Nga và cũng là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh có di tích đình Viến thờ Vua Đinh và Thái hậu cũng có bài vị phối thờ Hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân và Lý Thái Tổ với giai thoại hai người từng về thăm viếng nơi này. Nhiều địa phương lấy tên ông đặt cho các đường phố như: đường Lý Thái Tổ ở các thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, Huế, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Yên, Đà Nẵng, Long Xuyên,... hay đường Lý Công Uẩn ở các thành phố: Lào Cai, Cao Lãnh, Mỹ Tho, Móng Cái,... Tại Hà Nội và Bắc Ninh đều có dựng tượng đài ông. Năm 2004, một tượng đài Lý Thái Tổ được xây dựng tại trục đ­ường Đinh Tiên Hoàng thuộc khu vực vườn hoa Chí Linh, Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội theo mẫu của nhà điêu khắc Vi Thị Hoa, bằng đồng (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) thuộc dạng công trình chào mừng kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên, theo một số ý kiến cho rằng "tượng vua nước Nam nhìn lại giống... Tần Thủy Hoàng", với trang phục giống của Tần Thủy Hoàng và "khi rời đô về Thăng Long Lý Thái Tổ mới 36 tuổi nhưng gương mặt vua Lý trong tượng như ngoài 60" . Bà Vi Thi Hoa cho biết là không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ và "Chúng tôi sáng tác mang tính ước lệ". Tháng 8 năm 2011, chiếc tàu hộ tống mang tên lửa lớp Gepard 3.9 (Project 11661E) thứ hai của Hải quân nhân dân Việt Nam - HQ 012 - được đặt tên là Lý Thái Tổ. == Trong điện ảnh == Hình tượng Lý Công Uẩn đã được thể hiện qua nhiều bộ phim truyền hình và điện ảnh nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội: Về đất Thăng Long: Lý Hùng Khát vọng Thăng Long: Quách Ngọc Ngoan Huyền sử thiên đô: Công Dũng Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long: Phạm Tiến Lộc == Xem thêm == Lê Long Đĩnh Lý Thái Tông Chiếu dời đô Hoa Lư Thăng Long Hà Nội == Tham khảo == Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục Chính Biên Quyển thứ I ĐVSKTT quyển II - Kỷ Nhà Lý Việt Nam Sử Lược, Chương IV: Nhà Lý (1010 - 1225), tác giả Trần Trọng Kim Đại Việt Sử ký Toàn thư, Kỷ nhà Lý Đại Việt sử lược, quyển nhị: vua Thái Tổ Ngô Thì Sĩ (2011), Đại Việt sử ký tiền biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin Đất nước Việt Nam qua các đời, Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Hồng Đức, 2016. Việt sử tiêu án, Nhà xuất bản Văn Sử, 1991. Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, tập 2, nhà xuất bản giáo dục, 2012. Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Bộ giáo dục trung tâm học liệu xuất bản. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Lý Thái Tổ tại Từ điển bách khoa Việt Nam Ly Thai To (Vietnamese emperor) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Lễ dâng hương Vua Lý Thái Tổ trong đêm giao thừa Việt Chiến, báo Thanh Niên 12:17 AM - 06/02/2010 lưu 7/2/2010 Khởi công xây dựng tượng đài Lý Thái Tổ Việt Anh. Vnexpress. 17/8/2004 | 09:08 GMT+7
khu vực đồng euro.txt
Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là một nhóm các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Hiện thời có 19 nước. == Các thành viên chính thức == Có 19 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành: Tháng 11 năm 2004, Hy Lạp đã không thỏa mãn đủ các điều kiện gia nhập theo thời điểm quy định trong Hiệp định Masstricht. Hơn nữa Hy Lạp đã che giấu vụ thâm hụt ngân sách quốc gia và báo cáo giả mạo các số liệu cho Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên sự việc này không có hậu quả pháp lý vì các hiệp định đều không đề cập đến những trường hợp kể trên. Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là: Monaco San Marino Tòa thánh Vatican == Thành viên không chính thức == Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU): Andorra (có ý định phát hành tiền kim loại Euro, cho đến nay vẫn không có sự đồng ý của EU) Kosovo Montenegro Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu. == Các quốc gia có tỷ giá hối đoái cố định với Euro == Hai quốc gia trong vùng Euro, Hà Lan và Pháp, có địa phận ở hải ngoại. Tiền tệ của các địa phận thuộc Hà Lan (đồng Florin của Aruba và đồng Gulden của Antillen) đã và vẫn đang gắn với đồng Đô la Mỹ và không bị tác động bởi việc đưa đồng Euro vào lưu hành tại Hà Lan cũng như trong các nước thành viên khác. Tại các địa phận thuộc Pháp phải phân biệt giữa các khu hành chính hải ngoại (tiếng Pháp: Départements d’Outre-Mer) bao gồm Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Réunion, và các lãnh thổ đặc biệt (tiếng Pháp: Collectivités Territoriales) là Saint Pierre và Miquelon và Mayotte. Trong tất cả các địa phận nói trên đồng Euro có giá trị từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Các départements được "tự động" bao gồm trong việc đưa đồng Euro vào lưu hành thông qua các hiệp định với Pháp. Các collectivités territoriales đã phải cần đến một quyết định riêng của hội đồng hành chính (quyết định của hội đồng vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 về các quy định tiền tệ trong các lãnh địa thuộc Pháp Saint-Pierre và Miquelon và Mayotte). Thêm vào đó, đồng Euro đã trở thành một ngoại tệ quan trọng trong nhiều nước như là một sự lựa chọn khác thay cho đồng Đô la Mỹ. Một vài loại tiền tệ trước đây gắn liền với các tiền cũ trước Euro nay có tỷ giá hối đoái cố định với Euro: Bosna và Hercegovina, 1 EUR = 1,95583 Mark Bosna và Hercegovina (đồng mark chuyển đổi), tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức. Bulgaria, 1 EUR = 1,95583 BGN, tương ứng với tỷ giá của đồng Mark Đức. CFA-Franc, 1 EUR = 655,957 XAF/XOF (tương ứng với tỷ giá của đồng Franc Pháp cũ trước 1960). CFP-Franc, 1 EUR= 119,2529826 XPF Cabo Verde, 1 EUR = 110,265 CVE. Comores, 1 EUR = 491,9677 KMF. Latvia, 1 EUR= 0,702804 LVL. Litva, 1 EUR = 3,4528 LTL. Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva gắn kết đồng nội tệ vào đồng Euro thông qua Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II), quy định khoảng dao động của các đồng nội tệ này so với đồng Euro. Đồng Kroon của Estonia được gắn kết với đồng Mark Đức từ trước khi có Euro và vì thế đã gắn kết với đồng Euro trước khi gia nhập Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Các quốc gia này đã thực hiện bước đầu tiên để có thể đưa tiền tệ chính thức của cộng đồng vào lưu hành ngay từ năm 2006. == Các quốc gia trong EU tạm thời không sử dụng đồng Euro == Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã quyết định không dùng tiền tệ mới và vẫn giữ tiền tệ chính thức của quốc gia. Ngày 14 tháng 9 năm 2003, qua một cuộc trưng cầu dân ý, Thụy Điển từ chối không tham gia Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Theo hiệp định gia nhập vào EU của Thụy Điển, đất nước này phải đưa đồng Euro vào lưu hành như là tiền tệ chính thức và như thế là thật ra không có khả năng lựa chọn. Thụy Điển hiện thời đang ngăn trở việc đưa đồng Euro vào sử dụng bằng cách không hoàn thành việc gia nhập vào Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Ngược lại Anh và Đan Mạch có quyền dứt khoát không tham gia đã được thỏa thuận trong hiệp định. Các quốc gia Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Síp gia nhập EU ngày 1 tháng 1 năm 2004, Bulgaria và România gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Croatia gia nhập EU vào ngày 1 tháng 7 năm 2013. Các quốc gia EU mới này không có khả năng từ chối đồng Euro như Anh và Đan Mạch, nhưng lại chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác). Sau khi thỏa mãn các điều kiện, Slovenia là nước đầu tiên được chấp nhận vào khu vực Euro, từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Malta, Cộng hòa Síp từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, và mới đây nhất là Estonia ngày 1 tháng 1 năm 2011. Như vậy, tính tại thời điểm tháng 7 năm 2013, có 12 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sau đây vẫn chưa tham gia vào khu vực đồng Euro: Anh Ba Lan Bulgaria Cộng hòa Séc Croatia Đan Mạch Hungary Litva România Thụy Điển == Việc sử dụng đồng Euro ngoài khu vực == Trong 18 quốc gia của 25 nước thuộc EU, Euro là tiền tệ chính thức. Ngoài ra cũng có thể trả bằng tiền Euro tại nhiều nước khác trong châu Âu như tại Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ. Nhưng điều này thường là có hai bất lợi: Một là giá bán thường hay được tính chuyển thành đồng Euro với một tỷ giá hối đoái không hấp dẫn và hai là tiền thối lại thường là tiền bản xứ, vì thế nếu thời gian cư trú không quá ngắn nên dùng tiền bản xứ để thanh toán. == Ghi chú == == Chú thích ==
mori shigefumi.txt
Shigefumi Mori (森重文, Mori Shigefumi ?, sinh ngày 23 tháng 02 năm 1951) là một nhà toán học Nhật Bản, nổi tiếng với công việc của mình trong hình học đại số, đặc biệt là liên quan đến việc phân loại ba nếp gấp. Ông khái quát phương pháp cổ điển để phân loại các bề mặt đại số để phân loại các đại số ba nếp gấp. Phương pháp cổ điển sử dụng các khái niệm về mô hình tối thiểu của bề mặt đại số. Ông thấy rằng các khái niệm về mô hình tối thiểu có thể được áp dụng cho ba nếp gấp cũng như nếu chúng ta cho phép một số dị thường trên chúng. Mở rộng các kết quả Mori tới các chiều cao hơn ba được gọi là chương trình Mori và vào năm 2006, là một lĩnh vực cực kỳ tích cực của hình học đại số. Ông đã được trao huy chương Fields năm 1990 tại Đại hội Quốc tế Các nhà toán học. Ông được giáo sư thỉnh giảng tại đại học Harvard trong 1977-1980, viện nghiên cứu cao cấp Princeton giai đoạn 1981-1982, đại học Columbia các năm 1985-1987 và đại học Utah trong thời gian trong thời gian 1987-1989 và một lần nữa trong thời gian 1991-1992. Ông là một giáo sư tại đại học Kyoto từ năm 1990. == Tham khảo == O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Mori Shigefumi”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor Mori Shigefumi tại Mathematics Genealogy Project Heisuke Hironaka, The work of Shigefumi Mori. Fields Medallists Lectures, Michael F. Atiyah (Editor), Daniel Iagolnitzer (Editor); World Scientific Publishing, 2007. ISBN 981-02-3117-2
samsung focus s.txt
Samsung Focus S là smartphone dạng thanh chạy hệ điều hành Windows Phone 7.5 (tên mã "Mango") của Microsoft. Nó là kết thừa của Samsung Focus, và nó được phát hành vào 6 tháng 11 năm 2011 tại Mỹ. Hiện nay, Focus S vẫn có sẵn thông qua AT&T. == Phần cứng và màn hình == Màn hình rộng 4.3-inch, WVGA (480 x 800 pixel). Không giống như những sản phẩm trước, nó sử sụng chuẩn RGB thay vì PenTile. Màn hình có góc nhìn cao. Dưới màn hình là ba phím cảm ứng điện dung cho trở về, bắt đầu, và tìm kiếm, có thể thấy trên các Windows Phones khác. Ở trên là loa nghe, cảm biến ánh sáng, và máy ảnh trước. Bên cạnh điện thoại là phím home và phím chụp ảnh, nguồn/ngủ/mở khóa (bên phải), và âm lượng (bên trái). == Tiện ích == Samsung Focus S sử dụng vi xử lý 1.4 GHz Qualcomm. Windows Phone 7.5 đã sửa một số lỗi nhỏ so với phiên bản trước. == Tham khảo == == Liên kết == Trang chủ chính thức Samsung Focus S