filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
gà ri.txt
Gà ri là giống gà nội đã có từ rất lâu đời, kiêm dụng (nuôi lấy trứng, thịt), được nuôi phổi biến ở nhiều vùng của Việt Nam, tập trung nhiều ở miền Bắc và Trung. == Đặc điểm == Gà có màu lông đa dạng. Thân hình nhỏ bé, chân thấp.Phần lớn gà mái có lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, có đốm đen ở cổ, đuôi và đầu cánh. Gà trống có màu lông đỏ thẫm, đầu lông cánh và lông đuôi có lông đen ánh xanh; lông bụng có màu đỏ nhạt, vàng đất. Màu da vàng hoặc trắng, da chân vàng. Mào cờ có răng cưa, màu đỏ và phát triển ở con trống. Tích và dái tai màu đỏ, có khi xen lẫn ánh bạc. Chân có hai hàng vẩy màu vàng, đôi khi xen lẫn màu vàng đỏ tươi. Gà mái một năm tuổi nặng 1,2 - 1,5 kg, 4 - 5 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Sức đẻ năm đầu 100 - 120 trứng, trứng nặng 40 - 45 g, vỏ màu trắng. Gà đẻ theo từng đợt 15 - 20 trứng, nghỉ đẻ và đòi ấp. Nuôi con khéo. Gà trống ba tháng đã biết gáy. Một năm tuổi gà trống nặng 1,5 – 2 kg. Thịt gà Ri thơm, ngon, có màu trắng, sợi cơ nhỏ, mịn. == Các dòng gà ri == === Gà ri vàng rơm === === Gà ri hoa mơ === Gà Ri hoa mơ có mào cờ; màu da vàng; màu lông chủ yếu là màu lông hoa mơ. == Điều kiện chăn nuôi == Gà ri thích hợp với nuôi chăn thả, chịu đựng tốt điều kiện thức ăn nghèo dinh dưỡng tuy nhiên độ sinh sản thấp. == Giống lai == xxxxthumb|Gà Ri lai 04 tháng tuổi|205x205px]] xxxxthumb|581×581|Gà ri lai]] Với ưu điểm gà có chất lượng thịt thơm, ngon và chịu đựng tốt với điều kiện nuôi kham khổ, hiện nay, gà Ri được sử dụng phổ biến để lai với các giống gà lông màu có năng suất cao hơn như gà Lương Phượng, gà Sasso, gà Kabir, gà Mía... tạo tổ hợp gà Ri lai phục vụ sản xuất chăn nuôi gà thương phẩm lấy thịt. Hiện nay, gà Ri lai là một trong những đối tượng vật nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, được nuôi khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc như Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương... == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Gà Ri Gà Ri vàng rơm
sông naf.txt
Sông Naf (tiếng Myanma: နတ်မြစ်; tiếng Bengal: নাফ নদী) là con sông nằm giữa huyện Cox's Bazar của Bangladesh và bang Rakhine của Myanma. Sông Naf bắt nguồn từ dãy núi Arakan của Myanma rồi đổ ra vịnh Bengal. Sông dài 62 km; chiều rộng thay đổi tuỳ nơi, khoảng từ 1,61 đến 3,22 km. Phần lớn phần hạ lưu của sông phân định nên biên giới Bangladesh-Myanma. Sông Naf chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Bangladesh và Myanma tranh chấp một số quyền lợi liên quan đến dòng sông này. Myanma từng có kế hoạch xây dựng một con đập tại đây, khiến Bangladesh phải triệu hồi đại sứ của Myanma để thể hiện mối lo ngại vào đầu năm 2001. Sau đó binh lính hai quốc gia đã có cuộc chạm súng ngắn tại biên giới trên sông Naf. == Chú thích ==
trường đại học sư phạm hà nội.txt
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục và đa ngành chất lượng cao, là một trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. == Lịch sử == Trường Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập ngày 11 tháng 10 năm 1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Ngày 10/12/1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I là một trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo Quyết định 201/QĐTTg ngày 12/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm tách khỏi Đại học Quốc gia Hà Nội thành Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Các tên gọi cũ: 1951–1956: Trường Đại học Sư phạm Khoa học; 1956-1967: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 1967–1993: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1; 1993–1999: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội – thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; Từ 10/1999: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. == Ban Giám Hiệu == Hiệu trưởng: GS.TS Nguyễn Văn Minh (Nguyên Trưởng Khoa Vật lý) Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Đặng Xuân Thư - phụ trách cơ sở vật chất (Nguyên Trưởng Khoa Hóa học) Phó Hiệu trưởng: GS.TS Đỗ Việt Hùng - phụ trách khoa học (Nguyên Trưởng Khoa Ngữ văn) Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Nguyễn Văn Trào - phụ trách đào tạo (Nguyên Trưởng Khoa Toán-Tin) == Nhân sự == Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên là 1.227 (807 giảng viên trong đó có 609 giảng viên biên chế, 70 giảng viên hợp đồng dài hạn, 362 nữ giảng viên, 24 GS, 126 PGS, 227 TSKH và TS, 177 ThS, 19 Nhà giáo Nhân dân và 74 Nhà giáo Ưu tú; Cơ sở vật chất, kỹ thuật: Giảng đường có tổng diện tích là 19.760 m² và 181 phòng; phòng máy tính có tổng diện tích là 2.812 m² và 36 phòng; thư viện có tổng diện tích là 6.334 m² và 31 phòng; phòng thí nghiệm có tổng diện tích là 2.545 m² và 38 phòng. == Cơ cấu tổ chức == Đại học Sư phạm Hà Nội có các đơn vị trực thuộc là các khoa, viện nghiên cứu sư phạm, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng. == Các khoa và bộ môn trực thuộc == Hiện nay, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có 23 khoa và 2 bộ môn trực thuộc Khoa Toán-Tin Khoa Công nghệ thông tin Khoa Vật lý Khoa Hóa học Khoa Sinh học Khoa Sư phạm kỹ thuật Khoa Ngữ văn Khoa Lịch sử Khoa Địa lý Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục Công dân Khoa Tâm lý giáo dục Khoa Quản lý giáo dục Khoa Giáo dục đặc biệt Khoa Giáo dục thể chất Khoa Giáo dục quốc phòng Khoa Giáo dục mầm non Khoa Giáo dục tiểu học Khoa Việt Nam học Khoa Nghệ thuật Khoa Tiếng Anh Khoa Tiếng Pháp Khoa Công tác xã hội Khoa Triết học 2 bộ môn là: Bộ môn Tiếng Trung Bộ môn Tiếng Nga == Các trường trực thuộc == Trường Trung học Phổ thông Chuyên Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành == Các cựu hiệu trưởng == == Các giáo sư danh tiếng == Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Xuân Sính (Toán học), Nguyên Trưởng bộ môn Đại số -khoa Toán,người sáng lập, Chủ tịch hội đồng quản trị Trường Đại học Thăng Long. Đào Văn Tiến: nhà sinh học, giải thưởng Hồ Chí Minh lần thứ nhất. GS Nguyễn Đình Chú: giảng viên cao cấp của khoa Ngữ văn. Nguyễn Lân: giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, nhà từ điển học. Phùng Văn Tửu: giảng viên khoa Ngữ Văn, Giải thưởng nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 3. Nguyễn Mạnh Tường: luật sư, bị mất chức giáo sư vì có dính líu tới phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm Lê Khả Kế: nhà từ điển học. Nguyễn Thúc Hào: Nguyên Phó Hiệu Trưởng. GS, TSKH, NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu), Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2011 == Những cựu sinh viên nổi bật == Cao Huy Đỉnh (1927-1975): Giáo sư, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996; Nguyễn Văn Hiệu: Giáo sư, TSKH Vật lý, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, nguyên Ủy viên trung ương Đảng, giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1, nguyên Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam, nguyên Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Nguyễn Văn Đạo: Giáo sư, TSKH Cơ học, Viện sĩ, nguyên giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, nguyên chủ tịch Hội Cơ học Việt Nam, Giải thưởng Hồ Chí Minh; Nguyễn Khoa Điềm: nhà thơ Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam; Vũ Đình Cự: Giáo sư, TSKH Vật lý, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên trung ương Đảng; Phan Đình Diệu: Giáo sư, TSKH Toán học, nguyên chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, nguyên phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phát triển CNTT Việt Nam khóa 1; Dương Trung Quốc: Nhà sử học, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam; Dương Thụ: Nhạc sĩ (tốt nghiệp khoa Văn); Phạm Tiến Duật: Nhà thơ; Nguyễn Đình Trí: Giáo sư, TS Toán học, nguyên chủ tịch Hội Toán học Việt Nam; Đoàn Quỳnh: Giáo sư Toán học; Đặng Hùng Thắng: Giáo sư, TSKH toán học; Vũ Đình Hòa: Giáo sư, TSKH toán học; giảng viên khoa Công nghệ thông tin, trường ĐHSPHN; Giám đốc Trung tâm Tài năng trẻ FPT; Đỗ Đức Thái: Giáo sư, TSKH toán học, trưởng khoa Toán-Tin, Trường ĐHSPHN; Nguyễn Huy Thiệp: nhà văn (tốt nghiệp khoa Sử); Trần Khải Thanh Thủy: nhà bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà văn; Văn Như Cương: thành viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Hiệu trưởng và sáng lập trường Trung học phổ thông Dân lập Lương Thế Vinh, Hà Nội. đàm Bích Thủy: Giám đốc Vân phòng đại diện Ngân hàng Quốc gia úc tại Việt Nam, Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Citibank Việt Nam. == Tranh cãi == === Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan === Đỗ Thị Thoan (bút danh là Nhã Thuyên) vốn là sinh viên K53 Khoa Ngữ Văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp ĐH, cô tiếp tục theo học khóa cao học K18 tại trường này (năm học 2009 – 2010). Luận văn thạc sĩ Vị trí Của Kẻ Bên Lề: Thực Hành Thơ Của Nhóm Mở Miệng Từ Góc Nhìn Văn Hóa, của cô được hội đồng thẩm định của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đánh giá xuất sắc. Nhờ vậy cô được ký hợp đồng ngắn hạn làm giảng viên giảng dạy môn Văn học Việt Nam hiện đại tại khoa Ngữ Văn trường ĐH Sư phạm Hà Nội từ tháng 9/2012. cuối tháng 5/2013 khoa này cho biết có sức ép từ cơ quan an ninh nên họ không thể cho cô tiếp tục dạy. Đến đầu tháng 3 năm 2014, PGS TS Nguyễn Thị Bình, tổ trưởng Tổ Văn học Việt Nam hiện đại của Khoa Ngữ văn, người hướng dẫn Nhã Thuyên làm luận văn thạc sĩ, buộc phải về hưu sớm. Sau đó, ngày 27/3/2014, Nhã Thuyên thông báo, cô bị Phòng Sau ĐH của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội mời đến để nhận các quyết định thu hồi bằng và hủy luận văn thạc sĩ của cô. == Chú thích == == Xem thêm == Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội == Liên kết ngoài == Trang chủ Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
phát triển kinh tế.txt
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. == Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế == Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế (gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế, nó phải diễn ra trong một thời gian tương đối dài và ổn định). Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế: thể hiện ở tỷ trọng các vùng, miền, ngành, thành phần kinh tế... thay đổi. Trong đó tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng vùng thành thị, tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp tăng, đặc biệt là ngành dịch vụ. Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn: giáo dục, y tế, tinh thần của người dân được chăm lo nhiều hơn, môi trường được đảm bảo. Trình độ tư duy, quan điểm sẽ thay đổi. Để có thể thay đổi trình độ tư duy, quan điểm đòi hỏi phải mở cửa nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại (bên trong) quyết định đến toàn bộ quá trình phát triển đó. == Một số lý thuyết về phát triển kinh tế == === Trường phái cơ cấu === Thập niên 1940, giới nghiên cứu kinh tế học ở Mỹ Latinh cho rằng thuyết thương mại tự do để phát huy lợi thế so sánh cho phát triển kinh tế theo lý luận của David Ricardo không phù hợp nữa. Ricardo cho rằng các nước giàu tài nguyên có thể phát triển kinh tế bằng cách xuất khẩu nguyên liệu thô. Theo các nhà kinh tế học Mỹ Ltinh, Ricardo đưa ra thuyết đó vì nước Anh không có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nông nghiệp, song có lợi thế về khu vực chế tạo; và vì vậy nước Anh cần theo đuổi thương mại tự do để có thể nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng chế tạo. Tuy nhiên, đầu thế kỷ 20, Mỹ vươn lên thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nước này có gần như đủ loại tài nguyên thiên nhiên, có nền nông nghiệp và khu vực chế tạo phát triển. Mỹ đã không đi theo đường lối thương mại tự do; và chính sự bảo hộ nông nghiệp của Mỹ đã làm cho xuất khẩu nông sản- đầu tàu phát triển kinh tế- của Mỹ Latinh bị đình trệ trong thập niên 1920 và thập niên 1930. Từ lập luận như thế, các nhà kinh tế học Mỹ Latinh chủ trương rằng: muốn phát triển kinh tế thì phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng của khu vực sơ khai (nông, lâm, ngư nghiệp và khai thác khoáng sản) và tăng dần tỷ trọng của khu vực chế tạo và khu vực dịch vụ. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu đó, công nghệ là thiết yếu. Quan sát mô hình phát triển kinh tế của Phổ, theo đó trong khi nông nghiệp còn đang là khu vực chủ đạo của nền kinh tế, thì công nghiệp nặng đã được Nhà nước ưu tiên phát triển làm động lực cho công nghiệp hóa, các nhà kinh tế học theo trường phái cơ cấu chủ trương rằng nhà phát triển kinh tế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Trường phái cơ cấu còn cho rằng quan hệ kinh tế quốc tế (thập niên 1940 đến 1960) là quan hệ các nước đang phát triển cung cấp nguyên liệu thô, còn các nước phát triển cung cấp hàng hóa chế tạo. Vì vậy, các nước đang phát triển muốn phát triển nền công nghiệp trong nước phải dựa vào như cầu trong nước. Kết quả của lý thuyết nói trên về phát triển kinh tế đã làm ra đời chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu được áp dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển từ thập niên 1950. === Mô hình tăng trưởng tuyến tính nhiều giai đoạn === Từ thành công của Kế hoạch Marshall sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà kinh tế học phát triển ở các nước phát triển cho rằng các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh phát triển kinh tế nếu họ nhận được nhiều vốn và nếu Nhà nước can thiệp hợp lý. Nhân vật tiêu biểu cho các nhà kinh tế này là Walt W. Rostow. Rostow cho rằng để trở thành một nước công nghiệp tiên tiến, cần phải trải qua bốn giai đoạn: (1) xã hội truyền thống; (2) chuẩn bị các tiền đề để cất cánh; (3) cất cánh; (4) trưởng thành; và (5) chuyển sang xã hội tiêu dùng quy mô lớn. Các nước đang phát triển ở vào các giai đoạn thứ nhất và thứ hai. Muốn cất cánh, các nước đang phát triển cần phải thỏa mãn ba điều kiện, đó là: tăng tỷ lệ đầu tư lên không dưới 10% thu nhập quốc dân thông qua tăng tỷ lệ tiết kiệm hoặc nhận viện trợ của nước ngoài, có một hoặc một số ngành chế tạo tăng trưởng nhanh chóng, và có một khung chính trị, xã hội, thể chế cho phép ngành kinh tế hiện đại phát triển. Rostow nhấn mạnh tốc độ phát triển mà không đề cập đến thay đổi cơ cấu ngành. Do đó, lý luận của Rostow hàm ý phát triển kinh tế chính là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. === Lý thuyết phát triển phụ thuộc === Trong thập niên 1960 và thập niên 1970, các nhà kinh tế học Marxist mới (American Marxist) đưa ra lý thuyết phát triển phụ thuộc (dependent development). Thế giới chia làm hai nhóm: nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo. Sự phát triển của nhóm nước nghèo là "sự phát triển phụ thuộc", theo đó sự phát triển này phụ thuộc vào vốn, thương mại và công nghệ mang đến từ các nước giàu. Các nước kém phát triển thường phụ thuộc vào các nước phát triển và bị bóc lột. Ngay trong một nước nghèo có thể có tầng lớp thống trị (bao gồm chính trị gia, quân nhân,...) có quan hệ khăng khít với các nước phát triển và các tổ chức quốc tế bóc lột tầng lớp lao động trong nước. Vì vậy, các nước nghèo không nên đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để phát triển kinh tế và không nên quan hệ kinh tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Chủ trương này hàm ý phát triển kinh tế với nền kinh tế đóng cửa và tự cấp tự túc. Lý thuyết phát triển phụ thuộc sau đó phát triển hơn, đặc biệt là bởi các học giả từ châu Mỹ La Tinh. Phát triển phụ thuộc nhiều khi là cần thiết, không tránh khỏi. Hầu hết các nước phát triển từ nghèo thành giàu như Australia, Canada, các nước Đông Á, một số nước Mỹ La tinh như Brazil, Argentina... đều phải dựa vào phát triển phụ thuộc. Tuy nhiên, kết cục các nước này cũng khác nhau, tùy theo các yếu tố khác, đặc biệt là năng lực lãnh đạo của nhà nước. Các nước như Hàn Quốc, Đài Loan... bên cạnh dựa vào thương mại, công nghệ của nước ngoài (như Mỹ), còn có một nhà nước minh bạch, có năng lực quản lý. === Các lý luận kinh tế học tân cổ điển === Vào thập niên 1980, kinh tế học tân cổ điển chủ trương rằng muốn phát triển kinh tế, các nước đang phát triển phải dựa vào thị trường chứ không phải vào sự can thiệp của nhà nước. Nói cách khác, họ đề cao phát triển kinh tế thân thiện với thị trường. Các biện pháp cần thực hiện là xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng như một cách để giảm sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài khoản vốn, v.v... Một chương trình tổng hợp những biện pháp như vậy được gọi là Đồng thuận Washington. Lý luận tân cổ điển về phát triển kinh tế này được các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Nhóm Ngân hàng Thế giới tán thành. === Lý thuyết phát triển kinh tế lấy xã hội làm trung tâm === === Lý thuyết phát triển kinh tế lấy con người làm trung tâm === === Phát triển bền vững === == Tham khảo == Ricardo Contreras, "Competing Theories of Economic Development," in The E-Book on International Finance and Development
nhóm nguyên tố 14.txt
Nhóm nguyên tố 14 là nhóm gồm các nguyên tố phi kim cacbon (C); á kim silic (Si) và gecmani (Ge); kim loại thiếc (Sn), chì (Pb) và flerovi (Fl). Nhóm này còn có tên gọi khác là nhóm cacbon. == Tính chất vật lý == == Tính chất hóa học == phản ứng với oxy tạo ôxít X + O2 → XO2 phản ứng với hydro không có liên kết chuỗi: X + 2H2 → XH4 có liên kết chuỗi: hình thành hợp chất XH3-(XH2)n-XH3 phản ứng với halogen, ví dụ với clo X + 2Cl2 → XCl4 X + Cl2 → XCl2 không tác dụng với nước == Tồn tại trong tự nhiên == 27,7 % vỏ Trái Đất được cấu tạo từ các nguyên tố nhóm cacbon, trong đó Si chiếm 99,8 % và là nguyên tố phổ biến thứ 2 sau oxy. Trong 0,2 % còn lại: 99,1% cacbon 0,94% chì 0,02% thiếc 0,01% gecmani == Tham khảo ==
hồ.txt
Hồ là một vùng nước được bao quanh bởi đất liền, thông thường là nước ngọt. Đa số các hồ trên Trái Đất nằm tại bán cầu Bắc, ở vĩ độ cao. Một số hồ, như hồ Eyre, có thể cạn nước gần như quanh năm và chỉ chứa nước trong một vài tháng nhiều mưa. Ngoài ra, một số lớn hồ có nguồn gốc nhân tạo. == Phân loại == Hồ có nhiều nguồn gốc hình thành khác nhau. Dựa vào tính chất, hồ được phân ra làm nhiều loại khác nhau: Hồ móng ngựa là loại hồ hình thành do uốn khúc một con sông, qua thời gian, đoạn sông cũ trên dòng chảy mất đi tạo ra đường đi cho dòng sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Ví dụ: Hồ Tây (Hà Nội) Hồ băng hà được hình thành do băng hà di chuyển qua bào mòn mặt đất, đào sâu chỗ đất đá mềm để lại vũng nước lớn. Ví dụ: Phần Lan, Canada... Hồ miệng núi lửa là hồ hình thành trên miệng trũng của núi lửa, nước tụ lại khi chảy ra sông Hồ kiến tạo là loại hồ hình thành ở vùng đất bị sụt lún do động đất gây ra và di chuyển các mảng kiến tạo. Ví dụ: hồ ở Đông châu Phi Ở hoang mạc, gió tạo thành các cồn cát cao, chân cồn cát tạo thành nơi trũng, nước tụ lại thành hồ, các hồ này rất nông Ngoài ra còn dựa vào tính chất của nước nên hồ chia làm 2 loại tiếp: Hồ nước ngọt chiếm nhiều nhất trong lục địa. Hồ có thể có dòng sông nước ngọt chảy qua hay do mưa. Ví dụ: Hồ Ba Bể, Biển Hồ Hồ nước mặn chiếm rất ít. Hồ có thể do di tích của biển, đại dương bị cô lập giữa lục địa hay trước kia hồ là hồ nước ngọt nhưng vì khí hậu khô hạn nên nước hồ cạn dần và tỉ lệ muối khoáng trong hồ tăng Theo nguồn gốc hình thành còn có: Hồ nhân tạo Hồ tự nhiên == Lợi ích hồ == Nhờ có hồ nối với sông mà sông được điều hòa chế độ nước sông. Khi nước sông dâng lên (mùa lũ), nước chảy vào các hồ, đầm. Khi nước sông xuống (mùa khô) để cho sông đỡ cạn. Sông Mê Kong luôn được điều hòa là nhờ có Biển Hồ ở Cam-pu-chia == Các hồ nổi tiếng == Ngũ Đại Hồ: Hồ Huron Hồ Ontario Hồ Michigan Hồ Erie Hồ Superior Hồ Caspi Hồ Baikal Hồ Titicaca Hồ Nettilling Hồ Balaton Hồ Geneva Hồ Maracaibo Hồ Tonlé Sap Hồ Hoàn kiếm- Việt Nam Hồ Tây (west lake)- Việt Nam === Các hồ lớn trên thế giới === Các hồ lớn trên thế giới được xếp theo thứ tự diện tích bề mặt trung bình hàng năm lúc lớn nhất (trên 1,700 sq. mi.; 4,403 km²): Biển nước mặn Caspian được xếp vào định dạng hồ vì nó được bao quanh bởi đất liền. Vào năm 1960, biển Aral là hồ lớn thứ tư thế giới, với diện tích vào khoảng 68000 km². Đến năm 2004 thì nó chỉ còn 17.160 km², đứng ở vị trí thứ tám. Đa dạng với những cơn mưa lớn vào mùa mưa. == Một vài thông tin về những hồ nổi tiếng == Hồ lớn nhất thế giới xét theo diện tích bề mặt là biển Caspian. Với diện tích bề mặt là 394,299 km², diện tích của nó lớn hơn diện tích của sáu hồ lớn kế tiếp cộng lại. Hồ Victoria là hồ lớn nhất châu Phi và là hồ nước ngọt lớn thứ hai thế giới tính theo diện tích bề mặt. Hồ sâu nhất thế giới là hồ Baikal ở Siberia, Nga. Hồ này sâu 1637 m (5371 ft) và là hồ nước ngọt lớn nhất thế giới nếu xét theo thể tích. Hồ cổ nhất thế giới là hồ Baikal, kế đó là hồ Tanganyika (Tanzania). Ojos del Salado nằm trên độ cao 6,390 là hồ cao nhất thế giới. Hồ cao nhất thế giới thích hợp cho tàu bè đi lại là hồ Titicaca, cao 3821 m so với mực nước biển. Nó là hồ lớn thứ hai ở Nam Mỹ và cũng là hồ nước ngọt lớn nhất của khu vực này. Hồ thấp nhất thế giới là biển Chết, nó nằm thấp hơn mực nước biển 418 m (năm 2005). Đây cũng là một trong những hồ có nồng độ muối cao nhất thế giới, được xếp vào loại "siêu mặn". Hồ lớn nhất thế giới nằm trên một hòn đảo là hồ Nettilling trên đảo Baffin. Hồ Tonlé Sap là hồ lớn nhất Đông Nam Á. Hồ nước ngọt lớn nhất châu Âu là hồ Ladoga, kế đó là hồ Onega. Cả hai hồ này đều nằm ở tây bắc nước Nga. Hồ Maracaibo là hồ lớn nhất ở Nam Mỹ. Hồ này ăn thông với biển, nên cũng có thể gọi là vịnh. Hồ lớn nhất nằm hoàn toàn trong ranh giới của một thành phố là hồ Wanapitei ở khu đô thị Sudbury, Ontario, Canada. Trước khi ranh giới của thành phố này được xác định lại vào năm 2001 thì vị trí này thuộc về hồ Ramsey, cũng ở Sudbury. Hồ Enriquillo là hồ nước mặn duy nhất trên thế giới có cá sấu sinh sống. Hồ Eyre ở Úc là hồ có diện tích mặt nước thay đổi nhiều nhất trên thế giới: dao động 0–8.200 km², phụ thuộc vào nước mưa. Khi mưa nhiều, mặt nước hồ cao so với mặt biển 15 mét và chiếm diện tích hơn 8.000 km², khi hồ cạn, mặt đáy hồ lộ ra một lớp muối khá dày. == Tham khảo ==
yêu tinh (phim truyền hình).txt
Yêu Tinh (Hangul: 도깨비; RR: Dokkaebi) là một bộ phim truyền hình Hàn Quốc với sự tham gia của Gong Yoo, Lee Dong-wook, Kim Go-eun, Yoo In-na và Yook Sung-jae. Được phát sóng trên kênh truyền hình tvN vào 20h (KST) mỗi thứ Sáu và thứ Bảy, bắt đầu từ ngày 2 tháng 12 năm 2016, kết thúc vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Tập cuối cùng ghi nhận tỉ lệ người xem nhất thời đạt mức 20.5% cả nước (Hàn Quốc), khiến Yêu Tinh trở thành bộ phim truyền hình có tỉ lệ người xem tại cùng một thời điểm cao nhất trong lịch sử truyền hình cáp của Hàn Quốc. Nhưng nếu tính tính theo tỉ lệ người xem trung bình mỗi tập, thì Yêu Tinh đứng thứ hai trong danh sách những bộ phim có tỉ lệ người xem cao nhất của đài truyền hình cáp, đứng sau Reply 1988 (2015-2016). == Tóm tắt == Kim Shin (Gong Yoo) là một tướng quân tài ba sống ở thời Cao Ly, được tiên đế giao nhiệm vụ bảo vệ đất nước và vị vua trẻ sắp lên ngôi (Wang Yeo-Lee Dong-wook), đồng thời gả em gái Kim Sun (Yoo In-na) của mình cho Wang Yeo để làm hoàng hậu. Park Joong Won là một tên gian thần, đã lập mưu giết hại tiên đế cũng như những hoàng thân quốc thích của Wang Yeo để đưa Wang Yeo lên làm vua khi còn rất nhỏ. Hắn cũng là thầy đã dạy dỗ nhà vua, tự xem mình là cha của vua với mưu đồ nắm quyền và biến vua thành bù nhìn dưới sự điều khiển của hắn. Anh em Kim Shin là mối lo của Park Joong Won nên hắn đã tạo nên sự đố kỵ trong lòng vị vua trẻ tuổi với Kim Shin, khiến vua ra lệnh đâm chết Kim Shin bằng chính thanh kiếm Kim Shin đã dùng để đánh giặc giữ nước và bắn tên giết chết hoàng hậu của mình. Sự cầu xin của dân chúng trước cái chết bi thảm của tướng quân Kim Shin đã lay động đến thánh thần. Nhiều năm sau, Kim Shin được sống lại và trở thành một teokaepi (yêu tinh). Tuy nhiên, lúc làm tướng quân đánh giặc, thanh kiếm của Kim Shin đã nhuốm máu quá nhiều người - những hậu duệ của thánh thần tạo ra. Vì thế cuộc sống bất tử của Yêu Tinh vừa là một phần thưởng, vừa là một hình phạt khi anh không thể quên được bất kỳ cái chết nào của người thân. Chỉ có cô dâu của Yêu Tinh mới có thể rút thanh kiếm, khi đó, Yêu Tinh sẽ được yên nghỉ và trở về với cát bụi. Khi được sống lại, Yêu Tinh đã trở về trả thù và giết chết Park Joong Won, tuy nhiên vị vua đã vừa băng hà. Yêu Tinh đã lấy một bức họa hoàng hậu mà vua đã vẽ và luôn cất giữ cẩn thận. Yêu tinh gặp lại một người hầu trước đây của mình (lúc này đã già và qua đời sau đó) và cháu nội của ông. Người cháu này và hậu duệ đã trở thành một gia tộc làm người hầu cho Yêu Tinh nhiều thế hệ. Suốt 900 năm, Yêu Tinh luôn đi tìm cô dâu trong lời nguyền để kết thúc cuộc sống bất tử đau khổ của mình. Một đêm, anh đã cứu sống một phụ nữ mang thai sắp tử vong vì đã tới số. Người phụ nữ sinh ra một bé gái là Ji Eun-tak (Kim Go-eun). Ji Eun-tak có một vết bớt dấu hiệu là cô dâu của Yêu Tinh và có khả năng nhìn thấy hồn ma. Wang Yeo ở thời hiện đại đã trở thành một Thần Chết và mất đi ký ức kiếp trước. Yoo Deok Hwa (đứa cháu trong gia tộc người hầu Yêu Tinh) đã được thần thánh mượn thân xác và cho Wang Yeo thuê nhà Yêu Tinh để ở trong 20 năm. Trong ngày sinh nhật 19 tuổi của Ji Eun-tak (2016), vì quá khổ cực trước cuộc sống mồ côi và bị ngược đãi bởi người dì, cô đã cầu nguyện, thổi nến khiến Yêu Tinh xuất hiện. Ji Eun-tak có thể nhìn thấy thanh kiếm, có thể gọi Yêu Tinh bằng việc thổi nến. Ji Eun-tak khẳng định cô là cô dâu của Yêu Tinh. Cuộc gặp gỡ của Kim Shin và Ji Eun-tak viết nên một câu chuyện tình buồn khi mà Kim Shin sẽ chết đi như mong muốn của anh nếu tìm thấy cô dâu loài người. Ngoài ra chuyện tình suốt 4 kiếp của Wang Yeo và Kim Sun (Yoo In-na) vốn là em gái của Kim Shin cũng là một chuyện tình buồn khi các vị thần muốn trừng phạt những lỗi lầm mà Wang Yeo gây ra trong kiếp trước. == Diễn viên == === Diễn viên chính === Gong Yoo vai Kim Shin. Một yêu tinh bất tử sống 939 tuổi bảo vệ các linh hồn và tìm kiếm cô dâu của mình, người duy nhất có thể rút được thanh kiếm mà Yêu tinh đã bị đâm trước đó. Khi thanh kiếm đã được gỡ bỏ, Kim Shin sẽ trở về với cát bụi và được yên nghỉ. Kim Shin có thể dịch chuyển khắp các mọi nơi thông qua bất kỳ cánh cửa nào, ngoài ra Kim Shin còn có khả năng đóng băng thời gian, nhìn vào tương lai và cứu sống người sắp chết. Lee Dong-wook vai Wang Yeo. Một thần chết 300 năm tuổi mất trí nhớ, và không có tên luôn muốn tìm lại ký ức trong kiếp trước của mình. Có khả năng xóa đi ký ức của con người ngoại trừ Cô dâu của Yêu tinh. Là người có thể nhìn vào kiếp trước của một người bằng cách chạm vào bàn tay của họ. Là hóa thân của Wang Yeo, một vị vua triều đại Goryeo đã ra lệnh giết anh vợ của mình (Kim Shin) vì tội phản quốc và kết án toàn bộ gia đình Kim Shin phải chết vì sự xúi dục của "cố vấn" của mình. Wang Yeo đã khóc khi anh gặp Sunny (chuyển kiếp của hoàng hậu Kim Sun) khi lần đầu tiên gặp mặt và khi nhìn thấy bức tranh của Kim Sun do chính mình vẽ nên trong kiếp trước. Kim Go-eun vai Ji Eun-tak. Han Seo-jin vai Ji Eun-tak thời thơ ấu. Cô dâu của Yêu tinh, một học sinh trung học lạc quan. Là một trong hai Linh hồn thất lạc mà Thần chết tìm kiếm. Cô được sinh ra bởi lòng thương xót từ Yêu tinh. Yêu tinh đã cứu mẹ cô khỏi cái chết trong khi đang mang thai cô. Nó để lại một vết chàm hình nhành hoa đào trên vai cô, một dấu hiệu cho thấy cô đã được định để làm vợ của Yêu tinh. Mẹ cô qua đời khi cô mới 9 tuổi, cô cố gắng sống cùng dì cho đến khi cô 19 tuổi. Cô có khả năng nhìn thấy và nói chuyện với linh hồn người chết. Miễn dịch với quyền hạn Yêu tinh và Thần chết, cô có thể đi qua cánh cửa cùng Yêu tinh. Yoo In-na vai Kim Sun, còn được gọi là Sunny. Cô gái với vẻ ngoài hấp dẫn là chủ của một cửa hàng gà và phải lòng Thần chết từ lần đầu gặp mặt. Kim Sun là em gái của Yêu tinh Kim Shin và là Hoàng hậu triều đại Goryeo, Sunny là tái sinh của Kim Sun. Kim Sun đã bị giết chết cùng với gia đình của Kim Shin. Yook Sung-jae vai Yoo Deok-hwa.Jung Ji-hoon vai Yoo Deok-hwa thời thơ ấu. Là một người thừa kế cứng đầu nhưng tốt bụng và là cháu trai duy nhất của nhà tài phiệt họ Yoo. Sau khi bị ép buộc do ông nội, ông hứa hẹn sẽ là người bạn đồng hành và chăm sóc yêu tinh. Đấng Toàn Năng cũng mượn cơ thể Deok-hwa nói chuyện với Goblin, Grim Reaper, và Samshin === Diễn viên phụ === === Khách mời === == Sản xuất == Kịch bản phim được viết bởi Kim Eun-sook, những tác phẩm nổi tiếng của cô phải kể đến Những người thừa Kế (2013) và Hậu Duệ Mặt Trời (2016). Bộ phim đánh dấu lần hợp tác thứ hai của biên kịch Kim cùng đạo diễn Lee Eun-bok sau Hậu duệ mặt trời. Buổi đọc kịch bản đầu tiên được tổ chức tại Nuri Dream Square ở Sangam-dong, Seoul, Hàn quốc vào ngày 30 tháng 8 năm 2016. Các phân cảnh cổ trang được quay tại Gimje, phía bắc tỉnh Jeolla, Hàn Quốc. Cảnh nghĩa trang được quay tại Quebec, Canada vào tháng 10. == Nhạc phim == === Phần 1 === === Phần 2 === === Phần 3 === === Phần 4 === === Phần 5 === === Phần 6 === === Phần 7 === === Phần 8 === === Phần 9 === === Phần 10 === === Phần 11 === === Phần 12 === === Phần 13 === === Phần 14 === == Tỉ suất người xem == Trong bảng dưới, số màu xanh chỉ tỷ suất người xem thấp nhất, số màu đỏ chỉ tỷ suất người xem cao nhất. Lưu ý: Bộ phim được phát sóng trên kênh truyền hìng cáp/trả phí nên có lượng người xem thấp hơn các kênh truyền hình công cộng (KBS, SBS, MBC, EBS). == Giải thưởng và đề cử == == Phát sóng quốc tế == Ở Brunei, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và Singapore, bộ phim truyền hình phát sóng trên Oh! K có phụ đề. Nó được công chiếu vào ngày 03 tháng 12, 24 giờ sau khi phát sóng ban đầu tại Hàn Quốc. Tại Sri Lanka, Brunei, Malaysia và Maldives các tập phim của bộ phim được độc quyền trực tiếp trên Iflix trong vòng 24 giờ phát sóng tại Hàn Quốc với phụ đề tiếng Anh Tại Nhật Bản, bộ phim sẽ bắt đầu phát sóng vào tháng ba, 2017 trên Mnet Japan . Bộ phim có sẵn theo yêu cầu trên VIU tại Hồng Kông, Singapore, Indonesia và Malaysia với tiếng Anh, Trung Quốc, Indonesia và phụ đề tiếng Malay. Ngoài châu Á, bộ phim được trên DramaFever và Viki với phụ đề. Tại Thái Lan, bộ phim sẽ bắt đầu phát sóng vào đầu năm 2017 trên True4U . == Liên kết ngoài == Stay With Me - MV [1] Beautiful MV [2] == Chú thích ==
kinh tế cộng hòa nhân dân trung hoa.txt
Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới (sau Hoa Kỳ) nếu tính theo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa và đứng thứ nhất nếu tính theo sức mua tương đương (PPP). GDP Trung Quốc năm 2013 là 9 nghìn tỷ USD. GDP bình quân đầu người danh nghĩa năm 2016 là 10.160 USD (15.095 USD nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), ở mức trung bình cao so với các nền kinh tế khác trên thế giới (xếp thứ 89 trên thế giới vào năm 2016). Trong những năm gần đây, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao. Năm 2005, 70% GDP của Trung Quốc là trong khu vực tư nhân. Khu vực kinh tế quốc doanh chịu sự chi phối của khoảng 200 doanh nghiệp quốc doanh lớn, phần nhiều ở trong các ngành dịch vụ tiện ích (điện, nước, điện thoại...), công nghiệp nặng, và nguồn năng lượng. Kể từ năm 1978 chính quyền Trung Quốc đã cải cách nền kinh tế từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình Liên Xô sang một nền kinh tế theo định hướng thị trường trong khi vẫn duy trì thể chế chính trị do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo. Chế độ này được gọi bằng tên "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc", là một loại kinh tế hỗn hợp. Các cải cách quyết liệt từ những năm 1978 đã giúp hàng triệu người thoát nghèo, đưa tỷ lệ nghèo từ 53% dân số năm 1981 xuống còn 8% vào năm 2001. Để đạt được mục tiêu này, chính quyền đã chuyển đổi từ chế độ hợp tác xã sang chế độ khoán đến từng hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng quyền tự chủ của các quan chức địa phương và các thủ trưởng nhà máy, cho phép sự phát triển đa dạng của doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp nhẹ và mở cửa nền kinh tế để tăng ngoại hối và đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã tập trung vào việc gia tăng thu nhập, sức tiêu thụ và đã áp dụng nhiều hệ thống quản lý để giúp tăng năng suất. Chính phủ cũng đã tập trung vào ngoại thương như một đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Trong khi tính chính xác của các số liệu do Trung Quốc công bố vẫn là đề tài gây tranh cãi, các quan chức Trung Quốc tuyên bố thành tựu của chính sách cải tổ là GDP đã tăng 10 lần kể từ năm 1978. Nhiều nhà kinh tế quốc tế tin rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trên thực tế đã bị báo cáo giảm so với số liệu thực trong giai đoạn từ thập niên 1990 đến thập niên 2000, không phản ánh đủ sự đóng góp của các doanh nghiệp tư nhân vào sự tăng trưởng này. Tuy nhiên, cũng có nhiều chuyên gia cho rằng phương pháp thống kê tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc là lạc hậu và làm cho con số tốc độ tăng trưởng cao hơn thực tế. == Bối cảnh == Từ năm 1949, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược phát triển công nghiệp nặng xã hội chủ nghĩa (hay chiến lược Cú hích Lớn theo cách gọi của kinh tế học). Ưu tiên công nghiệp hóa đồng thời triệt để tiết giảm tiêu dùng theo chính sách "thắt lưng buộc bụng" để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính phủ đã giữ quyền kiểm soát một phần lớn nền kinh tế và chuyển các nguồn lực sang xây dựng các nhà máy. Nhiều ngành mới đã được tạo lập. Kinh tế tăng trưởng mạnh. Việc kiểm soát chặt ngân sách và cung tiền tệ đã làm giảm lạm phát cuối năm 1950. Năm 1952, tổng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc ước tính là 34.900 triệu Nhân dân tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế, nghĩa là bằng 3% tổng sản lượng công nghiệp thế giới lúc đó và gấp 1,5 lần của Nhật Bản và Ấn Độ theo giá trị tuyệt đối (không theo giá trị bình quân đầu người). Tuy nhiên, trong khoảng giữa thập niên 1950 (năm 1957), những chính sách đầy tham vọng của Mao Trạch Đông về Đại nhảy vọt nhằm tập trung hóa sản xuất tại các vùng nông thôn, sự chấm dứt viện trợ tái thiết và phát triển từ phía Liên Xô, sự thô sơ của hệ thống quản lý sản xuất, sự tàn phá của thiên tai đã khiến nền kinh tế lâm vào nguy ngập, nạn đói. Hậu quả là trên 20 -30 triệu người đã chết vì những nguyên nhân phi tự nhiên. Trong thập niên tiếp theo, tăng trưởng kinh tế bắt đầu diễn ra mạnh mẽ theo những cải tổ từng bước từ phía chính quyền trung ương. GDP bình quân đầu người vào thời điểm đó tăng trưởng từ tốc độ không đáng kể vào thập niên 1960 lên 70% vào thập niên 1970; Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ và đạt được tốc độ tăng trưởng đáng kể 63% vào thập niên 1980 và đạt đỉnh điểm với mức 175% vào thập niên 1990. Tuy nhiên, sự thịnh vượng của Trung Quốc vẫn tập trung vào các tỉnh duyên hải và các tỉnh phía Nam. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã có các nỗ lực trong việc mở rộng sự phát triển đến các tỉnh ở sâu trong nội địa và vùng Đông Bắc. Vào thập niên 1980, Trung Quốc đã cố gắng kết hợp các cải tổ kế hoạch hóa tập trung với định hướng thị trường để tăng năng suất, mức sống và chất lượng công nghệ mà không làm tăng lạm phát, thất nghiệp, và thâm hụt ngân sách. Chính phủ đã theo đuổi chính sách cải cách nông nghiệp, xóa bỏ chế độ công xã và áp dụng chế độ khoán đến hộ gia đình, cho người nông dân quyền quyết định lớn hơn trong nghề nông, đồng thời cũng khuyến khích các ngành phi nông nghiệp như các xí nghiệp hương trấn ở vùng nông thôn, tăng cường quyền tự chủ trong các doanh nghiệp quốc doanh, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiếp xúc giữa các doanh nghiệp Trung Hoa đại lục với các doanh nghiệp thương mại nước ngoài. Trung Quốc cũng dựa nhiều hơn vào các nguồn tài chính nước ngoài và nhập khẩu. Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã phát biểu ngày 30 tháng 6 năm 1984: Trong thập niên 1980, các cải cách này đã giúp cho sản lượng nông nghiệp và công nghiệp hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng lên tới 10% hay hơn. Thu nhập thực tế bình quân đầu người ở nông thôn đã tăng gấp đôi. Ngành công nghiệp đã đạt được thành tựu lớn đặc biệt ở các khu vực duyên hải gần Hồng Kông và khu vực đối diện với eo biển Đài Loan, những nơi mà vốn đầu tư nước ngoài đã giúp thúc đẩy sản lượng của cả hàng hóa nội địa và hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã trở thành một nước tự túc được về ngũ cốc; các ngành công nghiệp ở nông thôn đã chiếm 23% sản lượng nông nghiệp, giúp thu hút lực lượng lao động ở vùng quê. Lượng hàng tiêu dùng và công nghiệp nhẹ đã tăng lên. Các cuộc cải cách đã được bắt đầu trong các hệ thống tài chính công, tài chính, ngân hàng, định giá và lao động. Về mặt trái của nền kinh tế thị trường mang màu sắc Trung Quốc, sự lãnh đạo theo chế độ hỗn hợp đã khiến nền kinh tế phải hứng chịu những kết quả tồi tệ nhất do các hạn chế của mô hình xã hội chủ nghĩa (sự quan liêu, mệt mỏi, tha hóa chính trị, không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân) và các mặt trái của chủ nghĩa tư bản (thu nhập bất thường, phân hóa giàu nghèo, lạm phát tăng cao) gây ra. Do đó, Bắc Kinh đã quay về đường lối cũ, tái thắt chặt kiểm soát của Trung ương trong những khoảng thời gian nhất định. Cuối năm 1988, để đối phó một làn sóng lạm phát do các cải tổ về giá gia tăng gây ra, chính quyền đã áp dụng một chương trình khắc khổ. Kinh tế Trung Quốc đã lấy lại được động lực vào đầu thập niên 1990. Chuyến thăm đầu năm mới của Đặng Tiểu Bình đến miền Nam Trung Quốc năm 1992 đã mang lại cho các cải cách kinh tế một động lực mới. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 14 diễn ra vào cuối năm đó đã ủng hộ các biện pháp thúc đẩy đổi mới của chính sách cải cách thị trường, nêu lên nhiệm vụ trọng tâm của Trung Quốc thập niên 1990 là tạo ra một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Việc duy trì tính liên tục của chế độ chính trị cũ nhưng lại cải cách táo bạo hơn về chế độ kinh tế đã được Đại hội lần thứ 14 công bố là đặc điểm của kế hoạch 10 năm trong thập niên 1990. Trong năm 1993, sản lượng của cải vật chất tăng nhanh và giá cả leo thang, đầu tư bên ngoài ngân sách Nhà nước tăng vọt cùng với sự mở mang kinh tế đã được kích thích từ việc thành lập các đặc khu kinh tế, chúng cũng tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế do có dòng chảy lớn của vốn đầu tư nước ngoài vào các đặc khu kinh tế này. Bắc Kinh đã phê chuẩn thêm những cải tổ dài hạn với mục tiêu để cho các thể chế định hướng thị trường có nhiều vai trò hơn đối với nền kinh tế và mục tiêu tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính; các doanh nghiệp quốc doanh sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong nhiều ngành then chốt, theo một mô hình được gọi là một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thu hồi các khoản vay đầu cơ, tăng lãi suất và đánh giá lại các dự án đầu tư. Tốc độ tăng trưởng nhờ đó đã được làm dịu lại và tỷ lệ lạm phát giảm từ hơn 17% năm 1995 xuống còn 8% đầu năm 1996. Cuối thập niên 1990, nền kinh tế Trung Quốc đã chịu ảnh hưởng một phần của cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á, với tốc độ tăng trưởng chính thức 7,8% trong năm 1998, và 7,1% trong năm 1999. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc lại tăng tốc một lần nữa trong đầu thế kỷ mới, đạt mức 9,1% năm 2003, 9,5% năm 2004 và 9,8% năm 2005. Tháng 12 năm 2005, Tổng cục Thống kê Trung Quốc đã hiệu chỉnh tăng GDP danh nghĩa năm 2004 thêm 16,8% hay 2.336,3 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 281,9 tỷ USD), khiến cho Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới (vượt qua Ý với GDP khoảng 2.000 tỷ USD). Đầu năm 2006, Trung Quốc đã chính thức công bố nước này là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới, tính theo dollar Mỹ, vượt qua Pháp và Anh. Đầu năm 2007, Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới về GDP tính theo sức mua tương đương (PPP) với tổng giá trị GDP tính theo PPP là 10.000 tỷ USD. Mặc dù cách tính theo PPP như thế cần phải rất thận trọng vì chỉ gần đúng, đặc biệt là đối với một nước lớn như Trung Quốc, sức mua có một sự khác biệt rất lớn giữa các thành phố vùng duyên hải như Thượng Hải và các thành phố miền tây như Tứ Xuyên; và cách tính theo PPP này không đúng đối với các mặt hàng nhập khẩu và các mua sắm ở nước ngoài. == Nông nghiệp == Các sản phẩm nông nghiệp chính: lúa, lúa mỳ, khoai tây, lúa miến, lạc, chè, kê, lúa mạch, bông vải, hạt dầu, thịt lợn, cá. Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng nông sản. Chỉ khoảng một nửa lực lượng lao động của Trung Quốc làm việc trong ngành nông nghiệp, dù cho chỉ có 15,4% diện tích đất đai có thể canh tác được. Trung Quốc có hơn 300 triệu nông dân, chiếm một phần hai lực lượng lao động. Phần lớn trong số họ canh tác trên những mảnh đất nhỏ bé nếu so với những nông trại Mỹ. Trên thực tế, tất cả đất canh tác đều được sử dụng để trồng cây lương thực, và Trung Quốc nằm trong nhóm các quốc gia sản xuất hàng đầu về lúa gạo, khoai tây, lúa miến, kê, lạc và thịt lợn. Các sản phẩm phi thực phẩm khác có: bông vải, các loại sợi khác, hạt có dầu đã giúp Trung Quốc có được một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu ngoại thương. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu như rau, quả, cá, tôm cua, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, các sản phẩm thịt được xuất khẩu sang Hồng Kông. Sản lượng thu hoạch cao nhờ canh tác tập trung, nhưng Trung Quốc hy vọng tăng sản lượng nông nghiệp hơn nữa thông qua các giống cây trồng được cải thiện, phân bón và công nghệ. Theo Chương trình Lương thực Thế giới của Liên Hiệp Quốc, trong năm 2003, dân số Trung Quốc đã chiếm 20% dân số thế giới nhưng Trung Quốc chỉ có 7% đất canh tác được của toàn thế giới. Thịt lợn là một phần quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc với mức tiêu thụ bình quân đầu người là 90 gam mỗi người trên ngày. Giá thức ăn cho gia súc và gia cầm tăng trên phạm vi toàn cầu do ảnh hưởng của nhu cầu dùng ngô để sản xuất êtanol gia tăng đã làm tăng giá thịt lợn ở Trung Quốc năm 2007. Chi phí sản xuất tăng cộng với lượng cầu thịt lợn tăng do việc tăng lương đã đẩy giá thịt lợn càng lên cao hơn. Nhà nước đối phó bằng cách trợ cấp giá thịt lợn cung cấp cho sinh viên và những người nghèo ở đô thị và kêu gọi gia tăng sản lượng thịt lợn. Biện pháp tung dự trữ thịt lợn chiến lược của quốc gia đã được xem xét. == Nông thôn == Năm 1978, Trung Quốc phát động phong trào hiện đại hoá nông thôn, bãi bỏ chính sách tập thể hoá. Người nông dân được phát ruộng, phát đất để trồng trọt, được đem nông phẩm ra chợ bán tự do. Ngay từ năm 1980, đời sống của người nông dân có những bước biến chuyển. Nhưng đến khoảng năm 1990 thì sự quan tâm của chính quyền tập trung vào sự phát triển của các đô thị, của các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, và quá trình toàn cầu hoá. Sau một thời gian ngắn ngủi, làm ăn bắt đầu khấm khá trở lại vào những năm 80, tình hình nông thôn lại một lần nữa xuống cấp: thuế má ngày càng nhiều, chi phí sản xuất tăng, học phí cho con cái tăng, các dịch vụ y tế thiếu thốn, môi trường bị ô nhiễm, nạn thất nghiệp tràn lan. Hố sâu giữa đô thị và nông thôn ngày càng lớn. Mặc dù Trung Quốc đã áp dụng chế độ hộ khẩu chặt chẽ, số lao động thừa ở nông thôn buộc phải dồn ra thành thì làm dân công. Dân công là những người làm công nhật, không có hợp đồng, không có bảo hiểm xã hội. Họ bị cấm không được phép làm một số nghề, tại Bắc Kinh danh sách các nghề dân công bị cấm năm 1996 là 15 nghề, đến năm 2000 họ bị cấm làm hơn 100 nghề. Dân công là những người bị đánh thuế nhiều nhất và cũng là những người bị khinh rẻ nhất ở các đô thị. Với mức thu nhập thấp họ lại còn phải đóng góp cao hơn dân thành thị để con cái được đi học. Dân công nữ bị phân biệt đối xử và chịu nhiều thiệt thòi hơn nam dân công và một số trong họ đã phải làm gái điếm sau một thời gian lên thành phố. Năm 2004, số liệu thống kê cho biết rằng số dân nghèo đến mức tối đa (tính theo tiêu chuẩn dưới 75USD/người/năm) ở Trung Quốc, lần đầu tiên đã tăng lên sau 25 năm, và đa số những người này là nông dân. Vào mùa xuân năm 2005, đã nổ ra những vụ tranh giành đất đai giữa nông dân và các quan chức địa phương, cũng như đã có những cuộc biểu tình của nông dân chống việc các nhà hữu trách đã để cho các chất thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường của mình. Không những nông thôn thiếu đất trồng trọt, mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì phải dành đất cho công nghiệp hóa. Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới. Hơn 190 triệu nông dân sống trong một môi trường không lành mạnh, nước sông, nước hồ phần lớn đều bị ô nhiễm. Chính sách kinh tế của Nhà nước đối với nông thôn, cộng với các hủ tục còn tồn tại ở nông thôn đối với người phụ nữ, khiến cho họ lâm vào một hoàn cảnh tuyệt vọng. Hiện nay, tỷ lệ tự tử của phụ nữ Trung Quốc thuộc vào hàng cao nhất thế giới. == Công nghiệp == Trung Quốc xếp thứ 3 thế giới về sản lượng công nghiệp. Các ngành chính: sắt thép, than đá, máy móc, vũ khí, may mặc, dầu mỏ, xi măng, hóa chất, giày dép, đồ chơi, chế biến thực phẩm, ô tô, điện tử tiêu dùng, viễn thông, công nghệ thông tin. Tốc độ tăng trưởng sản xuất: 12,6% (ước tính năm 2002) Các ngành công nghiệp quốc doanh lớn có thể kể đến: sắt, thép, chế tạo máy, các sản phẩm công nghiệp nhẹ, vũ khí và hàng dệt may. Các ngành này đã trải qua một thập kỷ cải cách (1979-1989) song không có thay đổi phương thức quản lý nào đáng kể. Điều tra công nghiệp năm 1999 đã cho thấy có 7.930.000 xí nghiệp công nghiệp vào cuối năm 1999; tổng số lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp quốc doanh khoảng 24 triệu người. Ngành ô tô được dự tính tăng nhanh chóng trong thập kỷ tới, và ngành hóa dầu cũng thế. Các sản phẩm máy móc và điện tử đã trở thành các mặt hàng xuất khẩu chính của Trung Quốc. == Lao động == Một trong những đặc điểm của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Trung Quốc trước đây là sự hứa hẹn mang lại công ăn việc làm cho tất cả những ai có khả năng và có nguyện vọng làm việc, và sự đảm bảo việc làm là trọn đời. Các nhà cải cách cho rằng thị trường không có năng suất cao vì các ngành thường có số lượng nhân công cao hơn cần thiết để thực hiện các mục tiêu xã hội chủ nghĩa và sự đảm bảo việc làm đã làm giảm động lực làm việc của công nhân. Chính sách xã hội chủ nghĩa này đã được gọi theo nghĩa xấu là bát cơm sắt. Trong giai đoạn 1979-1980, Nhà nước đã cải cách các nhà máy bằng cách tăng lương cho công nhân nhưng biện pháp này đã ngay lập tức bị mất tác dụng bởi lạm phát liên tục ở mức 6-7%. Nói cách khác, dù họ được trả nhiều tiền lương hơn, giá trị thực của đồng tiền họ nhận được vẫn có giá trị thấp và họ mua được ít hơn, đồng nghĩa với việc những công nhân nhà máy bị nghèo đi. Nhà nước đã khắc phục vấn đề này từng phần bằng cách bao cấp lương. Các cải cách cũng hủy bỏ bát cơm sắt, dẫn đến nạn thất nghiệp gia tăng. Năm 1979, ngay sau khi bát cơm sắt bị xóa bỏ, đã có 20 triệu người bị thất nghiệp. Mặc dù điều này một phần là do sự gia tăng dân số, nhưng nó đã bị làm trầm trọng đáng kể bởi số người phụ thuộc mà các chính sách xã hội chủ nghĩa trước đó tạo ra. Trung Quốc có các quy định pháp lý về lao động mà nếu nghiêm chỉnh chấp hành sẽ làm nhẹ đi các lạm dụng phổ biến như không trả lương cho công nhân. Năm 2006, một bộ luật lao động mới đã được soạn thảo và đưa ra cho công chúng góp ý. Luật mới này, theo như bản dự thảo mới nhất, sẽ cho phép thỏa ước lao động tập thể theo hình thức tương tự như các tiêu chuẩn trong các nền kinh tế phương Tây, dù vẫn chỉ có các tổ chức công đoàn hợp pháp tiếp tục là thành viên của Tổng liên đoàn Lao động Trung Quốc, tổ chức công đoàn chính thức của Đảng Cộng sản. Luật mới nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động lao động, nhưng bị các công ty nước ngoài phản đối, trong đó có Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại châu Âu. Nhiều người mong rằng luật này sẽ được nghiêm chỉnh chấp hành nếu được thông qua. Cố gắng đang diễn ra trong việc tổ chức hoạt động của người Trung Quốc trong các công ty nước ngoài đã thành công tại Wal-Mart năm 2006. Chiến dịch này dự kiến sẽ có thêm các công ty khác như Eastman Kodak, Dell... Do luôn có số lượng thất nghiệp cao ở thành thị, năm 2004 là 14 triệu người, cộng với số người không có việc làm ở nông thôn đổ ra thành thị làm "dân công"(mingong) ngày càng tăng, lên đến 13 triệu năm 2005, nên giá tiền công lao động ở Trung Quốc rất rẻ. Tiền công lao động của một người thợ máy Trung Quốc (0,6U SD/giờ) rẻ gấp 23 lần tiền công của một người thợ máy Pháp (17USD), và gấp 40 lần một người thợ Đức (24USD). Nhân công rẻ là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra những sản phẩm mới, rẻ, dễ cạnh tranh, dễ kiếm lời trên thị trường toàn cầu hoá và chính điều này đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài == Thương mại và dịch vụ == Thương mại toàn cầu của Trung Quốc đạt tổng kim ngạch 1.758 tỷ USD cuối năm 2006. Tổng kim ngạch đã vượt qua mốc 1.000 tỷ USD năm 2004 (1.150 tỷ USD, hơn gấp đôi kim ngạch năm 2001). Cuối năm 2004, Trung Quốc đã trở thành quốc gia thương mại lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và Đức. Tuy nhiên thặng dư thương mại vẫn ổn định ở mức 30 tỷ USD. (trên 40 tỷ USD năm 1998, dưới 30 tỷ USD năm 2003). Các đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Malaysia, Nga và Hà Lan. Theo số liệu thống kê của Hoa Kỳ, thặng dư thương mại của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ năm 2004 là 170 tỷ USD, hơn gấp đôi so với mức năm 1999. Chỉ tính riêng Wal-Mart, nhà bán lẻ hàng đầu Hoa Kỳ, đã là đối tác xuất khẩu lớn thứ 7 của Trung Quốc và xếp trên Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland về nhập khẩu hàng Trung Quốc. Trong 5 cảng bận rộn nhất thế giới, có 3 cảng ở Trung Quốc. Trung Quốc đã thử giảm bớt độc quyền ngoại thương và nỗ lực hội nhập với hệ thống ngoại thương thế giới. Tháng 11 năm 1991, Trung Quốc đã gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Cũng trong thời gian này, Trung Quốc đã gia nhập APEC, sự gia nhập làm tăng cường tự do thương mại và hợp tác trong các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư và công nghệ. Năm 2001, Trung Quốc đã giữ chức chủ tịch APEC và Thượng Hải đã đăng cai hội nghị các lãnh đạo APEC thường niên. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1999, Thủ tướng Chu Dung Cơ đã ký một Hiệp định Hợp tác Nông nghiệp song phương, quy định tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu cam quýt, thịt bò và gia cầm lâu năm của Trung Quốc. Tháng 11 năm 1999, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận song phương lịch sử về quyền tiếp cận thị trường, dọn đường cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Là một phần của hiệp định tự do hóa thương mại có ảnh hưởng sâu rộng, Trung Quốc đã đồng ý giảm thuế quan và xóa bỏ các trở ngại thị trường sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới này. Ví dụ như những nhà kinh doanh Trung Quốc và nước ngoài sẽ được quyền tự mình xuất nhập khẩu và bán sản phẩm của mình mà không thông qua một bên trung gian của chính phủ. Tỷ lệ thuế quan trung bình đối với các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính yếu của Hoa Kỳ đã giảm từ 31% xuống 14% năm 2004 và đối với sản phẩm công nghiệp là từ 25% xuống còn 9% trong năm 2005. Thỏa thuận cũng mở ra các cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ trong các lĩnh vực như ngân hàng, bảo hiểm và viễn thông. Sau khi đạt được thỏa thuận song phương với WTO, với EU và các đối tác thương mại khác, trong mùa hè năm 2000, Trung Quốc đã tiếp tục xúc tiến một thỏa thuận gia nhập WTO trọn gói. Để tăng xuất khẩu, Trung Quốc đã theo đuổi chính sách như cổ vũ sự phát triển nhanh chóng của các nhà máy đầu tư nước ngoài lắp ráp các linh kiện nhập khẩu thành hàng xuất khẩu. Trung Quốc đã gia nhập WTO ngày 11 tháng 12 năm 2001, sau 15 năm đàm phán, kéo dài nhất trong lịch sử của GATT. Tuy Hoa Kỳ là một trong những nhà cung cấp hàng đầu ở Trung Quốc về thiết bị phát điện, máy bay và phụ tùng, máy tính và máy công nghiệp, nguyên liệu thô, hóa chất và sản phẩm nông nghiệp nhưng các nhà xuất khẩu Mỹ vẫn tiếp tục quan ngại về quyền tiếp cận thị trường công bằng do các chính sách thương mại hạn chế hàng xuất khẩu Mỹ của Trung Quốc. Sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt trong lĩnh vực phần mềm và nạn hàng giả, hàng nhái, khiến nhiều công ty phương Tây vẫn nản lòng khi làm ăn ở Trung Hoa đại lục. Một số nhà chính trị và nhà sản xuất phương Tây cũng cho rằng giá trị của đồng Nhân dân tệ đang thấp giả tạo và tạo cho hàng xuất khẩu từ Trung Quốc một lợi thế không công bằng. Những vấn đề này và các vấn đề khác nữa là những nguyên nhân đằng sau các cuộc thúc đẩy chính sách bảo hộ mậu dịch lớn hơn của một số nghị sĩ trong Quốc hội Hoa Kỳ, bao gồm một mức thuế tiêu dùng 27,5% đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Kim ngạch mậu dịch giữa Trung Quốc và Nga đạt 29,1 tỷ USD năm 2005, tăng 37,1% so với năm 2004. Các mặt hàng xuất khẩu máy móc và hàng điện tử của Trung Quốc đến Nga tăng 70%, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga trong 11 tháng đầu năm 2005. Trong cùng thời gian đó, các sản phẩm công nghệ cao xuất khẩu của Trung Quốc đến Nga tăng 58%, chiếm 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga. Cũng trong thời gian này biên mậu giữa hai quốc gia đạt 5,13 tỷ USD, tăng 35% và chiếm gần 20% tổng kim ngạch thương mại. Phần lớn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga là hàng may mặc và giày dép. Nga là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc và Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Nga và Trung Quốc hiện có 750 dự án đầu tư ở Nga với số vốn 1,05 tỷ. Các dự án đầu tư đã ký của Trung Quốc ở Nga đạt mức 369 triệu USD trong thời kỳ tháng 1 - tháng 9 năm 2005, gấp đôi mức năm 2004. Các mặt hàng Trung Quốc nhập từ Nga chủ yếu là nguồn năng lượng như dầu thô, phần lớn được chuyên chở bằng tàu lửa và điện năng xuất khẩu từ vùng Siberi và Viễn Đông láng giềng của Nga. Trong tương lai gần, kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng này dự kiến sẽ tăng do Nga đang xây dựng đường ống dẫn dầu Thái Bình Dương – Đông Siberi với một nhánh đến biên giới Trung Quốc và Công ty độc quyền lưới phân phối điện của Nga UES đang xây một số nhà máy thủy điện với mục tiêu xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lai. Quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam đã phát triển nhanh chóng, nổi bật lên là xu thế thặng dư thương mại với Việt Nam đang tiếp tục tăng lên từ năm 2001 cho đến nay. Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vọt và thặng dư thương mại với Việt Nam đã gia tăng rất nhanh chóng, xuất siêu vượt 200% so với nhập khẩu từ Việt Nam vào năm 2006, nếu kể lượng dịch vụ bao gồm ngân hàng, du lịch, viễn thông, bán điện thì thặng dư thương mại còn cao hơn nữa. Dự báo luồng hàng xuất khẩu của Trung Quốc còn tăng lên mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2007 và những năm tiếp theo nếu như Việt Nam không có đối sách hợp lý, tạo ra nhiều thách thức và rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam như thách thức cạnh tranh, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là do cơ cấu của hai nền kinh tế tương tự như nhau nhưng Trung Quốc đã tiến xa hơn trong quá trình công nghiệp hoá và năng lực cạnh tranh của Trung Quốc cao hơn Việt Nam (năm 2005, Trung Quốc xếp thứ 49, Việt Nam xếp thứ 81 trên 117 nền kinh tế, theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới) Một điểm cực kỳ đặc biệt trong buôn bán với Việt Nam là Trung Quốc đã nhắc nhở Việt Nam trong việc chỉ đạo báo chí Việt Nam. Khi báo chí và truyền thông Việt Nam vốn do Đảng lãnh đạo lại cứ đưa tin hàng hóa Trung Quốc bị toàn thế giới tẩy chay do chất lượng kém, chứa nhiều độc chất. Việc này của Trung Quốc nhằm ngăn cản thông tin của người tiêu dùng Việt Nam về chất lượng hàng Trung Quốc. Trung Quốc xếp thứ 9 thế giới về giá trị sản lượng dịch vụ. Tỷ trọng điện năng và viễn thông cao đảm bảo xu thế tăng trưởng nhanh dài hạn trong lĩnh vực dịch vụ. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2005, có khoảng 37.504.000 tuyến băng thông rộng ở Trung Quốc, hiện nay chiếm gần 18% thị phần thế giới. Hơn 70% tuyến băng thông rộng thông qua DSL và phần còn lại qua modem cáp. Ngân hàng Thế giới ước tính rằng phải mất 18 ngày để được đấu nối một điện thoại ở Trung Quốc (86 ngày ở Ấn Độ). Với hai sở giao dịch chứng khoán (là Thượng Hải và Thâm Quyến), thị trường chứng khoán Trung Quốc có một giá trị thị trường 1.000 tỷ USD tính đến tháng 1 năm 2007, trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ 3 châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Hồng Kông. Người ta ước tính thị trường này sẽ lớn thứ ba thế giới vào năm 2016. Xem thêm: Quan hệ kinh tế, mậu dịch khăng khít với Hồng Kông và Ma Cao. == Đầu tư nước ngoài == Năm 1989, chính quyền đã ban hành các đạo luật và nghị định về khuyến khích nước ngoài đầu tư vào các vùng và các lĩnh vực ưu tiên cao. Một ví dụ điển hình của chính sách này là Danh mục ngành khuyến khích, quy định mức độ nước ngoài có thể được phép tham gia trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Năm 1990, chính quyền đã xóa bỏ hạn chế thời gian thiết lập liên doanh, đảm bảo không quốc hữu hóa và cho phép các đối tác nước ngoài trở thành chủ tịch hội đồng quản trị. Năm 1991, Trung Quốc đã ban hành quy định đối xử thuế ưu đãi hơn cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các dự án theo hợp đồng, và các công ty nước ngoài đầu tư vào các khu kinh tế chọn lọc hay trong các dự án Nhà nước khuyến khích như năng lượng, giao thông và vận tải. Chính quyền cũng cho phép một số ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh ở Thượng Hải và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu đặc biệt "B" trong các công ty chọn lọc niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến. Các cổ phiếu "B" được bán cho người nước ngoài nhưng những người này không được hưởng các quyền liên quan do sở hữu cổ phiếu mang lại. Năm 2006, Trung Hoa đại lục thu hút được 69,47 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mở cửa cho bên ngoài vẫn là trọng tâm của quá trình phát triển của Trung Quốc. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất khoảng 45% hàng xuất khẩu Trung Quốc (dù đa số đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc đến từ Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao, hai trong số này thuộc quyền quản lý của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), và Trung Hoa Đại lục tiếp tục thu hút dòng đầu tư to lớn. Năm 2005, dự trữ ngoại tệ vượt mức 800 tỷ USD, hơn gấp đôi mức năm 2003 và trong tháng 11 năm 2006, Trung Hoa đại lục trở thành nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, vượt mức 1.000 tỷ USD. Tuy nhiên vẫn có một số công ty rút khỏi thị trường Trung Quốc, ví dụ như Warner Bros. đã từ bỏ ngành điện ảnh ở đại lục do một quy định hạn chế cấm các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các liên doanh ở Trung Quốc. Quy định này đòi hỏi rằng các nhà đầu tư Trung Quốc phải giữ ít nhất 51% cổ phần hay có vai trò lãnh đạo trong các liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài. == Năng lượng và tài nguyên khoáng sản == Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã có thể giữ tốc độ tăng năng lượng ở mức chỉ một nửa so với tốc độ tăng GDP và đây được coi là một thành tựu đáng kể. Dù mức tiêu thụ năng lượng hạ nhanh bất thình lình về trị số tuyệt đối và tăng trưởng kinh tế giảm xuống trong năm 1998, tổng mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc có thể gấp đôi vào năm 2020 theo một số dự đoán. Trung Quốc ước tính sẽ bổ sung khoảng 15.000 megawatt công suất điện phát ra mỗi năm, với 20% số đó đến từ các nhà cung cấp nước ngoài. Phần lớn do các quan ngại về môi trường, Bắc Kinh sẽ chuyển từ sự phụ thuộc vào hỗn hợp năng lượng phụ thuộc nặng vào than đá, hiện chiếm 75% năng lượng Trung Quốc, sang năng lượng dựa trên dầu mỏ, khí thiên nhiên, năng lượng tái sinh, và điện nguyên tử. Trung Quốc đã đóng cửa khoảng 30.000 mỏ than trong 5 năm qua để giảm sản xuất quá tải. Điều này đã khiến cho sản lượng than đá giảm 25%. Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã là một quốc gia nhập khẩu thuần dầu mỏ; ngày nay dầu mỏ nhập khẩu chiếm 20% sản lượng dầu thô chế biến ở Trung Quốc. Sản lượng nhập khẩu thuần được ước tính sẽ tăng lên mức 3,5 triệu thùng (560.000 m³) mỗi ngày vào năm 2010. Trung Quốc quan tâm đến việc phát triển lượng dầu nhập từ Trung Á và đã đầu tư vào các mỏ dầu ở Kazakhstan. Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến việc gia tăng sản lượng khí thiên nhiên - hiện chỉ 10% sản lượng dầu - và đang thiết lập một chiến lược khí thiên nhiên trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10 (2001-2005), với mục tiêu mở rộng việc sử dụng khí từ mức 2% trong sản lượng năng lượng của Trung Quốc lên 4% đến năm 2005 (khí chiếm 25% sản xuất năng lượng ở Mỹ). Bắc Kinh cũng có ý định tiếp tục cải thiện tính hiệu quả về năng lượng và tăng cường sử dụng công nghệ than đá sạch. Chỉ 1/5 công suất nhà máy điện được lắp đặt từ 1995-2000 có thiết bị khử lưu huỳnh. Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn đến các nguồn năng lượng tái sinh, nhưng ngoại trừ thủy điện, đóng góp của các nguồn năng lượng này vào hỗn hợp năng lượng không có khả năng tăng quá 1-2% trong tương lai gần. Lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc tiếp tục bị cản trở bởi các khó khăn trong việc nhận được nguồn tài chính, bao gồm các khoản tài chính dài hạn, và sự phân mảnh thị trường do chính sách bảo hộ ở địa phương ngăn cản các nhà máy lớn có hiệu quả hơn đạt được tính kinh tế nhờ quy mô. == Môi trường == Tác dụng phụ tiêu cực của quá trình phát triển công nghiệp nhanh của Trung Quốc là sự gia tăng tình trạng ô nhiễm. Một báo cáo năm 1998 của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng không khí ở 272 thành phố trên thế giới đã kết luận rằng 7/10 thành phố ô nhiễm nhất nằm ở Trung Quốc. Theo đánh giá riêng của Trung Quốc, 2/3 trong số 338 thành phố có số liệu về chất lượng không khí được coi là bị ô nhiễm, 2/3 trong số đó ô nhiễm vừa phải hay nghiêm trọng. Các bệnh đường hô hấp và bệnh tim liên quan đến ô nhiễm không khí là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở Trung Quốc. Hầu như tất cả các dòng sông của quốc gia này đều bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau, và một nửa dân số thiếu nước sạch. 90% các vùng nước ở đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khan hiếm nước cũng là một vấn đề; ví dụ sự khan hiếm nước gay gắt ở miền Bắc Trung Quốc đã buộc chính quyền lập một kế hoạch chuyển nước quy mô lớn lấy nước từ sông Dương Tử đến các thành phố phía Bắc, bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân. Mưa axít rơi trên 30% lãnh thổ Trung Quốc. Nhiều nghiên cứu ước tính ô nhiễm làm nền kinh tế Trung Quốc tốn khoảng 7% GDP mỗi năm. Các nhà lãnh đạo Cộng sản Trung Quốc đang ngày càng chú ý đến các vấn đề môi trường nghiêm trọng của quốc gia. Tháng 3 năm 1998, Cục Bảo vệ Môi trường Nhà nước (SEPA) đã được chính thức nâng cấp thành một cơ quan ngang bộ, phản ánh tầm quan trọng gia tăng mà chính quyền Trung Quốc đặt ra cho công tác bảo vệ môi trường. Đầu năm 2007, SEPA đã thông báo có 82 dự án với tổng mức đầu tư hơn 112 tỷ Nhân dân tệ bị phát hiện vi phạm nghiêm trọng luật đánh giá tác động môi trường và các quy định về sự đồng bộ của các biện pháp an toàn và sức khỏe trong thiết kế dự án. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã củng cố các quy định pháp luật về môi trường và đạt một số tiến bộ bước đầu trong việc ngăn chặn sự xuống cấp của môi trường. Năm 1999, Trung Quốc đã đầu tư hơn 1% GDP cho công tác bảo vệ môi trường, một tỷ lệ có khả năng tăng trong những năm tới. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 10, Trung Quốc dự kiến giảm mức xả chất thải 10%. Đặc biệt Bắc Kinh đã đầu tư nhiều cho công tác kiểm soát ô nhiễm như một phần của chiến dịch thành công để giành được quyền đăng cai Thế vận hội năm 2008. Trung Quốc là một thành viên tham gia tích cực trong các hội thảo về thay đổi khí hậu và các cuộc thảo luận về môi trường khác. Đây là quốc gia đã ký vào Công ước Basel quy định việc vận chuyển và thải rác thải nguy hiểm và ký vào Nghị định thư Montreal về các chất gây thủng tầng Ôzôn cũng như Công ước về Buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã và các hiệp định môi trường lớn khác. Chất vấn về các tác động môi trường liên quan đến dự án đập Tam Hiệp đã gây nên tranh cãi giữa các nhà môi trường trong và ngoài nước. Các phê phán cho rằng sự xói mòn và lắng bùn của sông Dương Tử đe dọa nhiều loài đang nguy cấp, còn các quan chức Trung Quốc cho rằng điện do nhà máy thủy điện này phát ra sẽ khiến cho khu vực giảm sự phụ thuộc vào than đá, do đó giảm ô nhiễm không khí. Diễn đàn Mỹ-Trung về Môi trường và Phát triển, do Phó tổng thống Hoa Kỳ và Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đồng chủ tịch, là một phương tiện chính cho một chương trình hợp tác môi trường tích cực song phương kể từ khi bắt đầu vào năm 1997. Dù các thành tựu của diễn đàn được hai bên coi là khả quan, Trung Quốc luôn cho rằng chương trình của Hoa Kỳ là thiếu yếu tố viện trợ nước ngoài so với các chương trình của Nhật Bản và nhiều quốc gia Liên minh châu Âu có mức viện trợ hào phóng. == Các nội dung khác == === Xu hướng kinh tế vĩ mô === Bảng dưới đây cho thấy xu thế tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc theo giá thị trường do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính. Đơn vị tính là triệu Nhân dân tệ. Nếu so sánh theo sức mua tương đương, áp dụng tỷ giá Yuan/Dollar bằng 2,05. === Tiền tệ === Đồng tiền: 1 nguyên (元) = 10 giác (角) = 100 phân (分) (xem thêm: Nhân dân tệ) Tỷ giá hối đoái: Nhân dân tệ trên 1 USD - Từ ngày 21 tháng 7 năm 2005, Trung Quốc đã cho phép tỷ giá hối đoái giữa Nhân dân tệ và Dollar Mỹ dao động với biên độ 0,05%. Tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ/USD đầu năm 2007 là 7,75, còn đầu năm 2006 là 8,07 và các năm như sau: 8,2793 (tháng giêng năm 2000), 8,2783 (1999), 8,2790 (1998), 8,2898 (1997), 8,3142 (1996), 8,3514 (1995) ghi chú: Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 1994, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo tỷ giá trung điểm giữa Nhân dân tệ và USD dựa trên tỷ giá phổ biến của ngày hôm trước ở thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. === Hồng Kông và Ma Cao === Theo chính sách Một quốc gia, Hai chế độ, nền kinh tế của các thuộc địa cũ châu Âu là Hồng Kông và Ma Cao độc lập với nền kinh tế đại lục. Cả Hồng Kông và Ma Cao đều được tự do đàm phán về kinh tế với nước ngoài cũng như là thành viên đầy đủ trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hải quan Thế giới, Tổ chức Thương mại Thế giới và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), với tên thường sử dụng lần lượt là "Hồng Kông, Trung Quốc" và "Ma Cao, Trung Quốc". == Các thách thức == Lạm phát đã giảm nhanh chóng trong giai đoạn 1995-1999 nhờ chính sách tiền tệ thắt chặt hơn của ngân hàng trung ương và các biện pháp kiểm soát giá thực phẩm chặt chẽ hơn. Đồng thời, chính phủ đã cố gắng: (a) thu các khoản thu nhập đến hạn từ các tỉnh, các doanh nghiệp và các cá nhân; (b) làm giảm tham nhũng và các tội phạm kinh tế khác; và (c) giảm hỗ trợ cho các doanh nghiệp quốc doanh lớn mà phần lớn trong số đó đã không tham dự vào việc mở mang mạnh mẽ nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp trong số đó đã mất khả năng trả đầy đủ lương và lương hưu. Có từ 50 đến 100 triệu lao động dư thừa ở nông thôn phiêu bạt giữa các thành phố và các làng quê, nhiều người sống bằng các công việc bán thời gian với tiền công còm cõi. Sự chống đối của dân chúng, các thay đổi chính sách của Trung ương và sự đánh mất quyền của các cán bộ địa phương đã làm suy yếu chương trình kiểm soát dân số của Trung Quốc. Một sự đe dọa dài hạn khác đối với sự tăng trưởng kinh tế nhanh liên tục là sự xuống cấp của môi trường, đáng chú ý là ô nhiễm không khí, xói mòn đất, và suy giảm mực nước ngầm đặc biệt là ở phía Bắc. Trung Quốc tiếp tục mất đất canh tác do sự xói mòn và do tăng trưởng kinh tế. === Kinh tế quá nóng === Một trong những rào cản đáng kể khác đối với kinh tế Trung Quốc là khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh trong thập kỷ qua dẫn đến tình trạng kinh tế quá nóng và lạm phát, điều có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể bị tác động tiêu cực trở lại. Các quan chức Trung Quốc phủ nhận rằng tổng thể nền kinh tế của mình là quá nóng, dù họ công nhận rằng một vài nơi nhất định đang nóng lên như ở những nơi có hạ tầng yếu kém khiến khó khăn hơn cho việc kiểm soát kinh tế. Sự tăng trưởng kinh tế gần đây là kết quả của các đầu tư quy mô lớn, mà thường kém hiệu quả hơn nhiều so với các quốc gia khác như Ấn Độ. Thuế cũng tỏ ra là một vấn đề trong việc ổn định nền kinh tế Trung Quốc với chính sách cắt giảm thuế được hoạch định đối với một số ngành và lĩnh vực kinh tế nhất định. Một mục tiêu đầu tiên của việc cắt giảm thuế là trợ giúp việc giảm sự chênh lệch đầu tư giữa các vùng đô thị và nông thôn và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. === Sự thiếu hụt lao động === Đến năm 2005, xuất hiện các dấu hiệu cầu về lao động lớn hơn, với việc người lao động có thể chọn công việc được trả lương cao hơn và các điều kiện làm việc tốt hơn, giúp cho cho nhiều người lao động có thể từ bỏ cuộc sống cư xá tù túng và công việc nhà máy buồn tẻ là đặc trưng của các ngành xuất khẩu ở Quảng Đông và Phúc Kiến. Lương tối thiểu bắt đầu tăng lên đến mức tương đương 100 dollar Mỹ một tháng khi nhiều công ty tranh giành lao động có thể trả 150 USD mỗi tháng. Việc thiếu hụt lao động một phần là do xu hướng của cơ cấu dân số khi tỷ lệ người dân ở tuổi lao động giảm xuống vì hậu quả của kế hoạch hóa gia đình nghiêm ngặt. Trên báo New York Times số ra tháng 4 năm 2006 có bài viết cho rằng chi phí lao động đã tiếp tục tăng và một sự thiếu hụt lao động không có tay nghề cao đã bị bộc lộ với một triệu lao động hoặc hơn đang được tìm kiếm. Các đơn vị dựa vào nguồn lao động rẻ đang dự tính di dời hoạt động của mình vào những thành phố sâu trong nội địa hoặc đến các nước như Việt Nam hoặc Bangladesh. Nhiều người trẻ thích theo học ở các trường đại học và cao đẳng hơn là theo các ngành được trả lương tối thiểu. Sự chuyển biến cơ cấu dân số là hệ quả của chính sách một con đã tiếp tục giảm nguồn cung lao động những người vào độ tuổi lao động. Ngoài ra, những nỗ lực gần đây của chính quyền tăng cường sự phát triển kinh tế ở vùng sâu trong nội địa đang bắt đầu có hiệu quả trong việc tạo cơ hội ở đó. === Làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc === Do hàng hóa của Trung Quốc sản xuất chứa nhiều độc chất đã gây ra chết người hoặc nguy cơ gây ra ung thư mà trên thế giới từ Âu sang Á, từ Bắc Mỹ đến Nam Mỹ đều hoảng sợ và tẩy chay hàng hóa độc hại có nguồn gốc từ Trung Quốc. Biện minh cho điều này, quan chức Trung Quốc cho rằng có bốn nguyên nhân: có thể từ nhà sản xuất của Trung Quốc, có thể từ sự khác nhau về các tiêu chuẩn an toàn giữa các nước, từ trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng của các nhà nhập khẩu hàng Trung Quốc của các nước sở tại khi chọn mua các loại hàng kém chất lượng của Trung Quốc và từ sự phóng đại nguy cơ của các phương tiện truyền thông nước ngoài về chất lượng hàng Trung Quốc. Sau nhiều chương trình kiểm tra chất lượng hàng hóa do Nhà nước phát động sau khi có vụ bê bối sữa nhiễm bẩn Tam Lộc và làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc nhiều nơi trên thế giới, đến nay (2009) hàng hóa của Trung Quốc vẫn không an toàn cho người sử dụng. Nhà chức trách Trung Quốc điều tra và công bố gần phân nửa mặt hàng quần áo và 1/3 sản phẩm đồ dùng cho trẻ em sản xuất ở tỉnh Quảng Đông, một trong những trung tâm sản xuất hàng xuất khẩu hàng đầu của Trung Quốc, không bảo đảm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng do có chứa nhiều hóa chất độc hại như fomanđêhít, chì, cadmi và crom. Các loại hàng hóa đồ chơi, thực phẩm, dệt may giá rẻ, bắt mắt nhưng độc hại của Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam bằng cách vứt bỏ nhãn mác, hoặc khai gian dối xuất xứ của nước khác như Thái Lan, Singapore, Campuchia hoặc trộn lẫn với hàng Việt Nam để bán. Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng lo ngại và đã bắt đầu có ý thức tìm hiểu về nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu khi mua hàng. Để tự bảo vệ mình, họ đã để ý cả mã vạch, mã số 690, tức hàng xuất xứ từ Trung Quốc để tránh mua. == Triển vọng kinh tế == Dù Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, song tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người lẫn tốc độ tăng trưởng GDP tuyệt đối chưa phải là cao nhất thế giới. Từ năm 1999 đến năm 2006, GDP bình quân đầu người danh nghĩa của Nga đã tăng từ 1.334 USD lên 6.879 USD (515%) trong khi Trung Quốc chỉ tăng từ 870 USD lên 2.000 USD (229%). Một cảnh bứt phá ngoạn mục tương tự của các quốc gia vùng Trung Đông sản xuất dầu mỏ như Qatar, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Kuwait, và Brunei. Kazakhstan, Turkmenistan, Azerbaijan, và Angola đã có thể vượt qua Trung Quốc nhờ việc khai thác và sản xuất điện từ nguồn dự trữ năng lượng to lớn của mình trong cùng một thời kỳ. Còn Guinea Xích Đạo, ngôi sao kinh tế châu Phi, đã đạt được tốc độ tăng GDP thực đến 79% trong năm 2004. Thậm chí một quốc gia ở châu Á còn tăng cao hơn Trung Quốc như Việt Nam, nước này đã tăng gấp 3 lần GDP bình quân đầu người danh nghĩa giữa năm 1999 và 2006 tính theo dollar Mỹ. Lý do giải thích điều này chủ yếu là do lực lượng lao động của Trung Quốc lớn, việc kiềm chế lạm phát và do Trung Quốc từ chối tăng giá trị đồng Nhân dân tệ của mình mà việc này nếu thực hiện thì sẽ dẫn đến một sự tăng trưởng kinh tế nhanh hơn về mặt thống kê nhưng có thể hy sinh một số nhân tố ổn định tăng trưởng. Ngoài ra, giá trị gia tăng thu nhập bình quân đầu người hằng năm tính theo dollar Mỹ của phần lớn các nước phát triển đang tăng nhanh hơn của Trung Quốc. Tuy nhiên, những gì Trung Quốc đang hướng tới vẫn còn thể giúp Trung Quốc tiếp tục tốc độ tăng trưởng cao trong những thập niên tới và giá trị gia tăng thu nhập bình quân trên đầu người tuyệt đối tính theo dollar Mỹ về mặt thống kê sẽ tăng liên tục nếu nhịp độ tăng trưởng này tiếp tục được duy trì. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần đây đã phê chuẩn dự thảo kế hoạch 5 năm lần thứ 11 cho giai đoạn 2006-2010. Kế hoạch này đặt ra mục tiêu khá thận trọng với việc GDP tăng 45% và độ căng thẳng năng lượng giảm 20% vào năm 2010. Cuối năm 2008, Trung Quốc vượt Đức để trở thành nền kinh tế có GDP lớn thứ 3 thế giới và vượt Nhật Bản vào năm 2010 (tính theo tỷ giá USD). Trung Quốc được dự đoán sẽ vượt qua Mỹ năm 2030 để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. == Xem thêm == Cải tổ kinh tế Trung Quốc Lịch sử Kinh tế Trung Quốc Nhân dân tệ Một quốc gia, Hai chế độ Kinh tế Hồng Kông Kinh tế Ma Cao Kinh tế Đài Loan == Tham khảo ==
koinobori.txt
Koinobori (鯉幟, Koinobori), mang ý nghĩa là "cờ cá chép" trong tiếng Nhật (còn được biết đến với tên gọi satsuki-nobori (皐幟, satsuki-nobori)), là một loại cờ đón gió truyền thống mô phỏng hình dạng cá chép, được treo tại Nhật Bản để chào mừng ngày lễ kỉ niệm truyền thống trong năm của quốc gia, có tên gọi là Tango no Sekku (端午の節句, Tango no Sekku) hay còn gọi là ngày Thiếu nhi được hiểu như ngày lễ bé trai Nhật Bản. Loại cờ này được tạo ra bởi những mẫu cá chép vẽ trên giấy và trang trí màu sắc sặc sỡ, chất liệu bằng vải hoặc những loại sợi không dệt khác. Ngày lễ bé trai diễn ra vào tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 âm lịch bắt nguồn từ thời Edo. Nhưng khung cảnh khắp nơi tại Nhật Bản đầy hình ảnh những koinobori trên bầu trời từ tháng 4 đến đầu tháng 5. Hình ảnh koinobori treo đứng trên sào ở trước nhà những người dân tượng trưng cho hình ảnh "cá vượt vũ môn", bơi ngược dòng thác, được cho là loài cá xuất thế, làm biểu tượng cầu mong cho những đứa trẻ trong nhà sau này lớn lên có thể tự thân lập nghiệp, thành công trên đường đời. Việc treo cờ mang ý nghĩa như một nghi thức chúc phúc những bé trai và gửi gắm hy vọng rằng chúng sẽ trưởng thành khoẻ mạnh. Các gia đình Nhật Bản ở đô thị không có sân vườn treo cờ lớn có thể treo trên ban công hoặc cửa sổ. Koinobori có thể có kích thước ngắn từ 1 tấc cho đến vài mét. Năm 1988, chiếc koinobori dài 100m nặng 350 kg được làm ra tại Kazo, Saitama. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
tutankhamun.txt
Tutankhamun ( /ˌtuːtənkɑːˈmuːn/; có thể viết bằng một trong hai cách với Tutenkh-, -amen, -amon) là một pharaon Ai Cập thuộc Vương triều thứ 18 (trị vì vào khoảng năm 1332-1323 TCN theo bảng niên đại quy ước), trong giai đoạn Tân Vương quốc của Lịch sử Ai Cập. Ông là thường hay được gọi theo cách thông tục là Vua Tut. Tên gọi ban đầu của ông, Tutankhaten, có nghĩa là "Hiện thân sống của Aten", trong khi Tutankhamun có nghĩa là "Hiện thân sống của Amun". Theo cách viết bằng chữ tượng hình, tên của Tutankhamun đã thường được viết là Amen-tut-ankh, vì nó tuân theo một quy ước đó là tên của vị thần được đặt ở đầu của một cụm từ để thể hiện sự tôn kính. Ông có thể cũng là Nibhurrereya trong các bức thư Amarna, và nhiều khả năng chính là vị vua Rathotis của vương triều thứ 18, vốn được Manetho, một nhà sử học cổ đại, ghi chép lại là đã trị vì trong chín năm- một con số tương tự cũng được quy chiếu với phiên bản tóm tắt của Flavius ​​Josephus. Sự kiện Howard Carter cùng George Herbert, huân tước thứ năm của Carnarvon phát hiện ra lăng mộ gần như còn nguyên vẹn của Tutankhamun vào năm 1922 đã tạo nên một cơn chấn động trên toàn thế giới. Nó đã khơi dậy lại sự quan tâm của công chúng đối với Ai Cập cổ đại, và mặt nạ mai táng của Tutankhamun, ngày nay nằm tại bảo tàng Cairo, đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng. Triển lãm các hiện vật từ ngôi mộ của ông đã diễn ra khắp nơi trên thế giới. Vào tháng 2 năm 2010, kết quả xét nghiệm ADN khẳng định rằng ông là con trai của Akhenaten (xác ướp KV55) với một người em gái và cũng là vợ của Akhenaten (xác ướp KV35YL), hiện vẫn chưa xác định được danh tính và được biết với tên gọi "Quý Bà trẻ", xác ướp của bà được tìm thấy trong ngôi mộ KV35. == Cuộc đời == Tutankhamun là con trai của Akhenaten (trước đây là Amenhotep IV) với một trong những em gái của Akhenaten, hoặc có lẽ một trong những người em họ của ông ta. Khi là một hoàng tử, ông đã được biết đến với tên gọi Tutankhaten. Ông lên ngôi vào năm 1333 TCN, khi mới lên chín hoặc mười tuổi, với vương hiệu là Nebkheperure. Ông có một bảo mẫu tên là Maia, và bà được biết đến từ ngôi mộ của mình tại Saqqara. Một thầy giáo nhiều khả năng có tên là Sennedjem. Khi ông trở thành vua, ông đã kết hôn với người chị cùng cha khác mẹ với mình, Ankhesenpaaten, bà sau đó đổi tên thành Ankhesenamun. Họ có hai người con gái với nhau nhưng đều bị chết yểu. Nghiên cứu chụp cắt lớp vi tính được thực hiện vào năm 2011 cho thấy một người con gái đã mất khi đang ở tháng thứ 5-6 của thai kì và người còn lại đang ở tháng thứ 9 của thai kỳ. Không có bằng chứng nào trong cả hai cả xác ướp cho thấy dấu vết của các dị tật bẩm sinh hoặc một nguyên nhân dẫn đến cái chết. === Vương triều === Do ông lên ngôi khi còn rất trẻ, nhà vua có thể đã có những cận thần đầy quyền lực, có lẽ bao gồm tướng Horemheb và tể tướng Ay. Horemheb đã ghi lại rằng nhà vua đã phong cho ông ta làm "chúa tể của toàn bộ các vùng đất" vốn là một tước vị cha truyền con nối để duy trì luật pháp. Ngoài ra ông ta có khả năng trấn an vị vua trẻ khi ông nổi giận. Vào năm trị vì thứ ba của mình, Tutankhamun đã cho hủy bỏ những thay đổi được thực hiện trong suốt vương triều của vua cha. Ông kết thúc sự thờ thần cúng thần Aten và khôi phục lại địa vị tối cao cho thần Amun. Lệnh cấm sự thờ cúng thần Amun đã được dỡ bỏ và các đặc quyền truyền thống dành cho tầng lóp tư tế đã được khôi phục. Kinh đô đã được dời về lại Thebes và thành phố Akhetaten bị từ bỏ. Ông còn thay đổi tên của mình thành Tutankhamun, "Hiện thân sống của Amun". Nhà vua còn bắt đầu các dự án xây dựng như là một phần trong quá trình khôi phục của ông, đặc biệt là tại đền Karnak ở Thebes, tại đây ông đã dành riêng một ngôi đền cho thần Amun. Nhiều tượng đài đã được dựng lên, và một dòng chữ trên cửa ngôi mộ của ông đã tuyên bố rằng nhà vua đã "sống cuộc đời của mình theo hình tượng của các vị thần". Các lễ hội truyền thống đã được tổ chức trở lại, bao gồm cả những lễ hội có liên quan đến thần bò Apis, Horemakhet, và lễ hội Opet. Tấm bia đá được khôi phục của ông có nói: Những ngôi đền của các vị thần và nữ thần... đã là những đống đổ nát. Điện thờ của các vị thần đã hoang phế và đầy cỏ dại. Thánh điện của các vị thần coi như không tồn tại và cung điện trở thành những con đường... các vị thần đã quay lưng lại với vùng đất này... Nếu có ai cầu xin một lời khuyên từ các vị thần, người đó sẽ không bao giờ được đáp lại. Vương quốc Ai Cập đã rơi vào tình trạng suy yếu về kinh tế và hỗn loạn dưới vương triều của Akhenaten. Quan hệ ngoại giao với các vương quốc khác đã bị bỏ bê và Tutankhamun đã tìm cách khôi phục lại chúng, đặc biệt là với người Mitanni. Bằng chứng về sự thành công của ông đã được đề xuất từ những món quà từ các quốc gia khác nhau được tìm thấy trong lăng mộ của ông. Bất chấp những nỗ lực nhằm cải thiện các mối quan hệ của ông, những trận chiến với người Nubia và các dân tộc châu Á khác đã được ghi lại trong ngôi đền an táng của ông tại Thebes. Ngôi mộ của ông còn chôn theo cả áo giáp và những chiếc ghế gập thích hợp cho những chiến dịch quân sự. Tuy nhiên, do bản thân ông còn trẻ tuổi cùng với những khuyết tật trên cơ thể, mà dường như khiến cho ông phải sử dụng một cây gậy để đi bộ (ông qua đời khoảng 19 tuổi), các nhà sử học suy đoán rằng ông đã không đích thân tham gia vào những trận chiến này. === Sức khỏe và diện mạo === Tutankhamun có dáng vẻ mảnh khảnh và có chiều cao khoảng 180 cm (5 ft 11 in). Ông có những chiếc răng cửa lớn và đây là đặc trưng của dòng dõi hoàng tộc Thutmoses. Từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009, nhiều xác ướp khác nhau trở thành đối tượng trong các nghiên cứu nhân chủng học, X quang, và di truyền vốn là một phần của Dự án gia đình vua Tutankhamun. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng Tutankhamun đã "hơi hở hàm ếch" và có thể mắc cả chứng vẹo cột sống nhẹ. Khám nghiệm cơ thể của vua Tut cũng đã tiết lộ sự biến dạng trước đó chưa được biết ở trong chân trái của nhà vua, do hoại tử mô xương. Sự đau đớn do điều này gây ra đã buộc vua Tut phải sử dụng một cây gậy đi bộ, và nó đã được tìm thấy rất nhiều trong ngôi mộ của ông, tuy nhiên căn bệnh này lại không nguy hiểm đến tính mạng. Trong quá trình phân tích ADN xác ướp của vua Tut, các nhà khoa học đã phát hiện ra ADN của ký sinh trùng gây nên bệnh sốt rét nhiệt đới trong cơ thể của pharaon, nó đuợc coi là bằng chứng về mặt di truyền học lâu đời nhất của căn bệnh này. Điều thú vị là, có nhiều chủng mầm bệnh sốt rét đã được tìm thấy và nó chỉ ra rằng vua Tut đã bị bội nhiễm sốt rét trong suốt cuộc đời của ông. "Bệnh sốt rét đã làm suy yếu hệ thống miễn dịch của vua Tut và gây trở ngại cho quá trình chữa trị bàn chân của ông. Những yếu tố này, kết hợp với việc xương đùi trái của ông bị gãy theo như phát hiện của các nhà khoa học vào năm 2005, có thể cuối cùng đã giết chết vị vua trẻ tuổi". === Phả hệ === Vào năm 2008, một nhóm nghiên cứu bắt đầu tiến hành nghiên cứu ADN của Tutankhamun và các xác ướp những thành viên khác trong gia đình ông. Kết quả từ các mẫu DNA cuối cùng đã giúp trả lời một số câu hỏi về huyết thống của Tutankhamun, nó đã chứng minh rằng cha của ông là Akhenaten, nhưng người mẹ của ông thì lại không thuộc vào một trong số những người vợ đã được biết đến của Akhenaten. Mẹ của ông là một trong số năm người chị em của cha ông, mặc dù vậy lại không rõ là ai. Nhóm nghiên cứu đã có thể chứng minh với xác suất tới 99,99 phần trăm rằng Amenhotep III là cha nhân vật được chôn cất trong ngôi mộ KV55, người được xác định là cha của Tutankhamun. Mẹ của vị vua trẻ tuổi đã được tìm thấy thông qua các xét nghiệm DNA và là một xác ướp được biết đến với tên gọi "Quý bà trẻ" (KV35YL), được tìm thấy bên cạnh xác ướp nữ hoàng Tiye trong hốc tường của ngôi mộ KV35. DNA của bà đã chứng minh rằng, bà là một người con của Amenhotep III với Tiye; do đó, cha mẹ của Tutankhamun là anh em ruột. Nữ hoàng Tiye đã có nhiều ảnh hưởng về mặt chính trị trong triều đình và đóng vai trò như một cố vấn cho con trai của bà sau khi người chồng của bà qua đời. Tuy nhiên, một số nhà di truyền học đã tranh cãi về những phát hiện này và "phàn nàn rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật phân tích không phù hợp." Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng một trong số hai xác ướp bào thai được tìm thấy tại lăng mộ của Tutankhamun là con gái của chính Tutankhamun, và một thai nhi khác có lẽ cũng là con của ông. Và cho đến nay, chỉ mới thu được một phần dữ liệu từ hai xác ướp nữ trong ngôi mộ KV21. Một trong số họ, KV21A, có thể là mẹ của những trẻ sơ sinh này và do đó là vợ của Tutankhamun, Ankhesenamun. Theo lịch sử ghi lại thì bà là con gái của Akhenaten với Nefertiti, và do đó nhiều khả năng bà là chị em cùng cha khác mẹ với ông. Ngoài ra, bằng chứng đến từ quá trình khám nghiệm và nghiên cứu di truyền học vào năm 2014 tiếp tục tái khẳng định những phát hiện vào năm 2010 rằng Tutankhamun là kết quả của một mối quan hệ cận huyết. === Qua đời === Không có bất cứ ghi chép nào còn hiện còn tồn tại đến ngày nay về những ngày đời của Tutankhamun. Điều gì gây ra cái chết của Tutankhamun đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận. Nhiều nghiên cứu khoa học đã được tiến hành để nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra cái chết của ông. Có một số bằng chứng đã được nhà vi sinh vật học Harvard Ralph Mitchell nêu ra rằng ông có thể được chôn cất một cách vội vã. Mitchell đã phát biểu rằng những đốm màu nâu sẫm trên những bức tường được trang trí trong phòng chôn cất của Tutankhamun cho thấy ông đã được chôn cất ngay trước khi màu sơn có thể khô. Thông qua việc tiến hành chụp cắt lớp vi tính vào năm 2005 đã cho thấy ông đã bị gãy chân trái, không lâu trước khi ông qua đời, và nó đã bị nhiễm trùng. Phân tích DNA được tiến hành năm 2010 cho thấy sự xuất hiện của bệnh sốt rét trong cơ thể của ông, dẫn đến giả thuyết cho rằng bệnh sốt rét và bệnh Köhler đã dẫn đến cái chết của ông. Vào ngày 14 tháng 9 năm 2012, hãng tin ABC đã đưa tin về một giả thuyết khác nữa cho cái chết của Tutankhamun, nó được phát triển bởi bác sĩ phẫu thuật Hutan Ashrafian ở Đại học Hoàng gia London, ông tin rằng bệnh động kinh thùy thái đã gây ra một cú ngã chết người và khiến cho chân trái của Tutankhamun bị gãy. Nghiên cứu được các nhà khảo cổ, X-quang, và di truyền học, tiến hành vào năm 2005 thông qua việc chụp CT những xác ướp được tìm thấy chỉ ra rằng ông không qua đời bởi một cú đánh vào đầu, như những suy nghĩ trước đây. Những hình ảnh CT mới đã chỉ ra các khiếm khuyết bẩm sinh vốn phổ biến hơn ở những đứa trẻ sinh ra từ sự loạn luân như việc ông có dấu hiệu mắc chứng hở hàm ếch cùng với những khuyết tật bẩm sinh khác. == Hệ quả == Với việc Tutankhamun qua đời và hai người con chết non được chôn cất cùng với ông, dòng họ Thutmoses đã chấm dứt. Các bức thư Amarna sau đó cho biết rằng người vợ góa của Tutankhamun, đã viết thư gửi cho vua Suppiluliuma I của người Hittite, thỉnh cầu với ông ta rằng liệu bà có thể kết hôn với một người con trai của ông ta được hay không. Bức thư không nhắc tới việc Tutankhamun đã qua đời như thế nào. Ankhesenamun đã nói rằng bà đã rất lo sợ nhưng sẽ không lấy bất cứ cận thần nào của mình. Tuy nhiên, vị hoàng tử này đã bị sát hại trước khi có thể đến nơi. Ngay sau đó, Ay đã cưới vợ góa của Tutankhamun và trở thành vị pharaon tiếp theo. Đồng thời đã có một cuộc chiến tranh nổ ra giữa hai nước và Ai Cập đã bị thua trận. Số phận của Ankhesenamun sau đó không được biết đến, bà đã biến mất khỏi các ghi chép lịch sử và người vợ thứ hai của Ay là Tey đã trở thành Chính cung hoàng hậu. Sau khi Ay qua đời, Horemheb đã cướp ngôi vua và tiến hành một chiến dịch nhằm xóa bỏ mọi thứ liên quan đến ông, cha của Tutankhamun, Akhenaten, người mẹ kế Nefertiti, người vợ Ankhesenamun của ông, và cả những người chị em cùng cha khác mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình. Toàn bộ hình ảnh và đồ hình của ông đều đã bị xóa bỏ. Bất chấp điều này, Horemheb có thể đã cưới một người em gái của Nefertiti, Mutnedjmet, nhưng họ không có con với nhau và sau này ông ta đã truyền ngôi lại cho Paramessu, vị vua sáng lập nên vương triều Ramesses. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Grim secrets of pharaon 's city—BBC News Tutankhamun and the Age of the Golden pharaon s website British Museum Tutankhamun highlight "Swiss geneticists examine Tutankhamun's genetic profile" by Reuters Ultimate Tut Documentary produced by the PBS Series Secrets of the Dead
đồng điếu.txt
Đồng điếu, hay có tài liệu gọi là đồng đỏ, đồng vàng, đồng thanh, là một diện rộng các loại hợp kim của đồng, thường với thiếc là chính, đôi khi với một vài nguyên tố khác như phốt pho, mangan, nhôm, silic v.v; nhưng tên gọi này không áp dụng cho hợp kim của đồng với kẽm trong vai trò của chất tạo hợp kim chủ yếu do nó được gọi là đồng thau và của đồng với niken do nó được gọi là đồng niken hay niken bạc (xem bảng bên dưới). Từ điển bách khoa Việt Nam định nghĩa: ĐỒNG ĐIẾU:. (A. bronze; Ph. bronze; cg. đồng đỏ, đồng thanh), hợp kim của đồng (Cu) với thiếc (Sn), có thể lẫn nhôm (Al), berili (Be), chì (Pb),... Vật liệu này có độ bền cao và chịu được uốn, cắt. Chúng được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng xuất hiện rất sớm và có liên hệ với một thời kỳ lịch sử của loài người - Thời kỳ đồ đồng. Đồng điếu là hợp kim cổ nhất mà loài người từng chế tạo ra, những đồ vật đầu tiên được làm bằng hợp kim này đã có từ 3000 năm trước Công nguyên. Có một số từ điển dùng tên đồng thanh để chỉ hợp kim này. "Đồng thanh" xuất phát từ "thanh đồng" (青铜), tên gọi của đồng điếu trong tiếng Trung với nghĩa "đồng màu xanh", vì người Trung Quốc nhận thấy loại đồng này nếu để lâu ngày thì có màu xanh (bị gỉ đồng).. Một số từ điển đưa ra tên gọi đồng thiếc cho các dạng hợp kim này. Tên gọi này mang nặng tính kỹ thuật theo như định nghĩa đã nói trên đây, tuy nhiên hiện nay tồn tại một vài dạng đồng điếu không chứa thiếc nên tên gọi đồng thiếc không thể coi là chính xác đối với chúng. == Lịch sử == Rất nhiều nền văn minh phát triển rực rỡ cùng với việc tìm ra và ứng dụng đồng điếu và đồng thau trên thế giới. Chúng là một trong những phát minh về hợp kim sớm nhất của nhân loại. Đồng điếu là vật liệu ưu việt hơn hẳn các vật liệu trước đó con người tìm ra, nó được ứng dụng trong các lĩnh vực: dụng cụ, vũ khí, áo giáp, các vật liệu trang trí, mỹ thuật, điêu khắc... == Các đặc tính == Về mặt kỹ thuật, phụ thuộc vào thành phần hợp kim hóa, các dạng đồng điếu được phân loại thành đồng điếu chứa thiếc là đồng điếu thiếc (hay đồng thiếc) và đồng điếu không chứa thiếc như đồng điếu nhôm, đồng điếu berili v.v. Tỷ trọng riêng của các loại đồng điếu, phụ thuộc vào chủng loại, nằm trong khoảng 7,5-8 g/cm³, nhiệt độ nóng chảy trong khoảng từ 930 tới 1140 °C. === Đồng điếu chứa thiếc === Được ứng dụng sớm nhất là đồng điếu chứa thiếc (đồng thiếc). Thiếc có các ảnh hưởng tương tự như kẽm lên các tính chất cơ khí của đồng, nó tăng cao độ bền và độ dẻo. Hợp kim đồng với thiếc đạt được độ bền chống ăn mòn cao và các tính chất chịu mài mòn tốt. Các tính chất này giúp cho đồng thiếc có ứng dụng trong công nghiệp hóa chất để chế tạo các dụng cụ đúc, cũng như trong vai trò của vật liệu chịu mài mòn trong các lĩnh vực khác. Hợp kim đồng thiếc được gia công khá tốt bằng áp lực và cắt gọt. Độ co ngót của nó rất nhỏ khi đúc, dưới 1%, trong khi độ co ngót của đồng thau và gang là khoảng 1,5% và thép là trên 2%. Vì thế, cho dù có xu hướng về phía thiên tích (sự không đồng nhất khi kết tinh) và độ chảy loãng tương đối không cao, đồng thiếc vẫn được ứng dụng thành công để nhận được các vật đúc có hình thể phức tạp, kể cả các đồ đúc nghệ thuật. Hợp kim đồng thiếc được biết đến và sử dụng từ thời cổ đại. Phần lớn các sản phẩm cổ đại từ đồng điếu chứa 75—90% đồng và khoảng 25—10% thiếc, làm cho bề ngoài của chúng khi mới đúc trông giống như vàng, nhưng chúng khó nóng chảy hơn. Các sản phẩm đồng thiếc cũng không đánh mất vai trò trong thế giới ngày nay. Các dạng đồng thiếc hợp kim hóa được với kẽm, niken và phốt pho. Kẽm có thể cho vào tới 10%, với mức độ như thế nó gần như không thay đổi các tính chất của đồng thiếc, nhưng làm cho đồng điếu trở nên rẻ tiền hơn. Chì và phốt pho làm tăng khả năng chịu mài mòn của đồng điếu và khả năng gia công bằng cắt gọt. === Đồng điếu không thiếc === Do giá thành cao của thiếc nên người ta đã tìm các chất thay thế cho đồng thiếc. Các loại đồng điếu mới này chứa ít thiếc hơn so với đồng điếu trước kia đã sử dụng hoặc hoàn toàn không chứa thiếc. Ngày nay, tồn tại một loạt các loại đồng điếu không chứa thiếc. Chúng là hợp kim kép hay nhiều thành phần của đồng với nhôm, mangan, sắt, chì, niken, berili, silic v.v. Độ co ngót của các loại hợp kim này đều cao hơn của đồng thiếc. Tuy nhiên, theo một vài tính chất khác thì đồng điếu không thiếc lại ưu việt hơn đồng thiếc. Đồng điếu nhôm, silic và đặc biệt là đồng điếu berili có tính chất cơ khí tốt hơn, đồng điếu nhôm tốt hơn theo độ chống ăn mòn, còn đồng điếu silic tốt hơn về độ chảy loãng. Ngoài ra, độ bền của đồng điếu nhôm và berili có thể gia tăng bằng gia công nhiệt. Cũng cần phải đề cập tới các hợp kim của đồng với phốt pho. Chúng không thể phục vụ trong vai trò của vật liệu chế tạo cơ khí, vì thế nói chung người ta không gọi nó là đồng điếu. Tuy nhiên, nó là mặt hàng được giao dịch trên thị trường thế giới và phục vụ trong vai trò của hợp kim trung gian để sản xuất nhiều chủng loại đồng điếu có chứa phốt pho, cũng như để khử ôxy các hợp kim trên cơ sở là nền đồng. == Phân loại hợp kim đồng == == Trong ca dao Việt Nam == Chuông già đồng điếu, chuông kêu, Anh già lời nói em xiêu tấm lòng. Tiếc thay hạt gạo tám xoan, Thổi nồi đồng điếu lại chan nước cà. == Chú thích == == Xem thêm == Đồng (nguyên tố) Đồng thau Hợp kim của đồng == Liên kết ngoài == 19th century bronze sculpture sand casting Bronze Casting process explained - good pictures Flash animation of lost-wax casting process Lost wax casting explained National Pollutant Inventory - Copper and compounds fact sheet 125+ year old continually operating foundry Bronze, a 3000 year-old tradition
dây dẫn điện.txt
Trong vật lý và kỹ thuật điện, dây dẫn là một vật hoặc loại vật liệu cho dòng điện di chuyển theo một hoặc nhiều hướng. Ví dụ, một dợi dây là một dây dẫn điện có thể dẫn điện dọc theo chiều dài của nó. Trong các kim loại như đồng hoặc nhôm, các hạt tích điện chuyển động là các điện tử. Điện tích dương cũng có thể di chuyển, chẳng hạn như điện catio của một pin, hoặc các proton di chuyển của dây dẫn proton của một tế bào nhiên liệu. Chất cách điện là vật liệu không dẫn điện với ít điện cực di chuyển và chỉ hỗ trợ các dòng điện không đáng kể. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == BBC: Key Stage 2 Bitesize: Electrical Conductors GSU: Hyperphysics: Conductors and Insulators
charles, thân vương xứ wales.txt
Charles, Thân vương xứ Wales (Charles Philip Arthur George Mountbatten-Windsor; sinh vào ngày 14 tháng 11 năm 1948) là con trai trưởng của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh, khiến ông trở thành người kế thừa ngai vàng của mười sáu vùng đất thuộc Khối thịnh vượng chung. Ông sống và có liên hệ trực tiếp đến Vương quốc Anh, vương quốc lâu đời nhất, tuy cũng thực hiện sứ mệnh tại và nhân danh các quốc gia khác mà mẹ ông là quốc vương. Ông cũng là người thừa kế vị trí Thủ lĩnh Tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandy, Lãnh chúa xứ Mann, và Thủ lĩnh Tối cao xứ Fiji, mặc dù ông không nhất thiết phải là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung Anh. Từ ngày 26 Tháng 7 năm 1958, Charles giữ tước vị Thân vương xứ Wales, dù ở Scotland thay vào đó ông được phong tước Công tước xứ Rothesay; ông cũng được gọi là Công tước xứ Cornwall. Mặc dù Thân vương nổi tiếng nhờ công việc từ thiện trên khắp Khối thịnh vượng chung, đời sống cá nhân và những mối quan hệ của ông luôn luôn là đề tài đàm tiếu của báo lá cải, đặc biệt là cuộc hôn nhân với Lady Diana Spencer, và mất thời gian vì cuộc hôn nhân của mình với Camilla Parker Bowles. Hiện nay ông đã kết hôn với Camilla Parker Bowles, trước đó ông đã từng kết hôn với Lady Diana Spencer, và họ đã cùng nhau có hai người con trai, Hoàng tử William và Hoàng tử Harry. Một số vụ ăn nói hớ hênh được tiết lộ ra dư luận khiến mối quan hệ giữa ông và giới truyền thông xấu đi trông thấy. Tuy nhiên, Charles vẫn tiếp tục thực hiện những bổn phận vương gia đã được lên lịch kín, và ngày càng đảm đương nhiều nhiệm vụ hơn từ cha mẹ mình với vai trò đại diện chính thức của Nữ quốc vương và làm phó cho cha. == Danh hiệu == 14 tháng 7 năm 1948 - 6 tháng 2 năm 1952: His Royal Highness Hoàng tử Charles xứ Edinburgh 6 tháng 2 năm 1952 - nay: His Royal Highness Công tước xứ Cornwall tại Scotland: His Royal Highness Công tước xứ Rothesay 26 tháng 7 năm 1958 - nay: His Royal Highness Thân vương xứ Wales == Ghi chú == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official website of HRH The Prince of Wales Official Duchy of Cornwall Cottages website Monarchy Wales - leading campaign organisation Military Career Family Ties to the Royal Wedding 9 tháng 4 năm 2005 Official website of 'The Prince's Trust' View an image of an official portrait of Prince Charles by David Griffiths The Prince's Official Canadian Visit (2001) "Saskatchewan Honours Future King" (2001) Significance of Treaties Reaffirmed Through Historic Royal Visit (2001) View clip from Prince Charles interview by David Frost in 1969 Sympathetic appraisal of the Prince's contributions to architecture Charles, Thân vương xứ Wales tại Internet Movie Database The Prince of Wales brushes up on first aid skills
roentgeni.txt
Roentgeni (phát âm như "rơn-ghen-ni"; tên quốc tế: roentgenium) là nguyên tố hóa học tổng hợp có tính phóng xạ với ký hiệu Rg và số nguyên tử 111. Nó nằm ở vị trí nguyên tố nặng nhất trong nhóm 11 (IB), nhưng hiện nay đồng vị bền đầy đủ vẫn còn chưa được biết - cho phép tiến hành các thí nghiệm hóa học để xác định vị trí của nó. Roentgeni đã từng được gọi là unununi trước khi chính thức phát hiện ra nó. Roentgeni được tổng hợp đầu tiên năm 1994 và một số đồng vị cũng đã được tổng hợp khi phát hiện ra nó. Đồng vị bền nhất là 281Rg có chu kỳ bán rã ~20 giây, phân rã bằng cách phân hạch tự phát giống như các nguyên tố đồng nơtron N=170 khác. == Lịch sử == === Phát hiện === Roentgeni được phát hiện chính thức bởi Peter Armbruster, Gottfried Münzenberg, và cộng sự tại Gesellschaft für Schwerionenforschung (GSI) ở Darmstadt, Đức vào ngày 8 tháng 12 năm 1994. Chỉ có 3 nguyên tử được tổng hợp (tất cả là 272Rg), bằng sự hợp hạch thu nhiệt giữa các ion niken và bismuth trong máy gia tốc tuyến tính: 20983Bi + 6428Ni → 272111Rg + 10n Năm 2001, IUPAC/IUPAP Joint Working Party (JWP) kết luận rằng không có đủ bằng chứng công nhận việc phát hiện vào thời điểm đó. Nhóm GSI đã lập lại thí nghiệm vào năm 2002 và phát hiện ra 3 nguyên tử nữa. Trong báo cáo năm 2003, JWP quyết định rằng nhóm GSI nên được công nhận là những người phát hiện ra nguyên tố này. === Đặt tên === Tên roentgenium (Rg) do nhóm GSI đề xuất theo tên của nhà vật lý Đức Wilhelm Conrad Röntgen, và được chấp nhận vào ngày 01 tháng 11 năm 2004. Nguyên tố này trước đây được IUPAC đặt tạm theo hệ thống là unununium (unununi), viết tắt Uuu. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com: Roentgenium IUPAC: Proposal of name roentgenium for element 111 IUPAC: Element 111 is named roentgenium Apsidium: Roentgenium 111
người mẫu.txt
Người mẫu hay còn gọi là Manocanh hay Model là một nghề trong xã hội, khi một người làm mẫu để người khác sáng tác các ý tưởng khi nhìn vào. Các ý tưởng này có thể là tranh vẽ, ảnh chụp, tượng, trang phục. Người mẫu có thể là nam hoặc nữ, trẻ hoặc già, trắng hoặc đen, xinh đẹp hoặc xấu xí tùy thuộc vào ý tưởng sáng tác phục vụ. Các người mẫu có thể bất động hoặc hoạt động. Tại Hy Lạp cổ đại, các lực sĩ thường được chọn làm người mẫu khắc tượng. Các học sinh trường mỹ thuật thường phải thuê người mẫu nhằm phục vụ các bài tập bố cục mảng màu, bóng, ánh sáng... Hiện nay, người mẫu được hiểu là một nghề nghiệp hay là một danh từ chỉ những người làm công việc đại diện hình ảnh, biểu diễn trang phục, hoặc chụp hình cho thương hiệu thời trang, quảng cáo sản phẩm. == Công ty người mẫu == Là những công ty chuyên về tuyển dụng và cung cấp người mẫu. Công ty người mẫu có trách nhiệm đào tạo và phát triển tài năng người mẫu, mỗi khóa đào tạo công ty người mẫu sẽ chọn ra những cá nhân xuất sắc để ký kết hợp đồng người mẫu độc quyền. Công ty người mẫu có trách nhiệm lăng xê người mẫu độc quyền, tạo dựng hình ảnh và đảm bảo thu nhập cho người mẫu độc quyền. Công ty người mẫu cũng có thể hoạt động dưới dạng một công ty chuyên môi giới việc làm cho người mẫu tự do. Ngày nay, một số bạn trẻ ngoài việc đăng ký vào các trường đào tạo người mẫu, cũng có những người muốn thử sức bản thân nên đã tham một số chương đào tạo người mẫu, như: Việt Nam Next Top Model... để được các công ty chú ý. == Người mẫu độc quyền == Người mẫu độc quyền chịu sự quản lý của công ty người mẫu, không thể biểu diễn show ngoài khi không được sự cho phép của công ty quản lý người mẫu. Mỗi show diễn người mẫu độc quyền đều trích lại phần trăm cho công ty quản lý người mẫu theo thoả thuận và tỷ lệ thường là 50/50. Nếu vi phạm người mẫu phải bồi thường theo hợp đồng ký kết với công ty quản lý. == Xem thêm == Siêu mẫu == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
panorama.txt
Panorama (trong Nhiếp ảnh) (có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp: πᾶν - "tất cả" và ὅραμα - "cảnh") là cách chụp hình một không gian dưới 1 góc rộng bất kì. Thuật ngữ Panorama còn được dùng nhiều trong sơn, vẽ, nhiếp ảnh, phim / video, hay mô hình ba chiều. == Lịch sử ra đời == Khái niệm Panorama ban đầu được một họa sĩ người Ailen là Robert Barker sử dụng để mô tả bức tranh toàn cảnh của ông về Edinburgh. Năm 1792 có 1 cuộc triển lãm được khai mặc ở London lấy tên là "The Panorama". Trong giữa thế kỷ 19, bức tranh toàn cảnh và các mô hình đã trở thành một cách rất phổ biến để đại diện cho phong cảnh và các sự kiện lịch sử. Khán giả châu Âu trong giai đoạn này đã vui mừng bởi các khía cạnh của ảo tưởng, đắm mình trong một bức tranh toàn cảnh 360o và cho cảm giác đứng trong một môi trường mới. Năm 1881, họa sĩ vẽ tranh biển Hà Lan Willem Hendrik Mesdag đã sáng tác và cho xuất bản "the Panorama Mesdag of The Hague" với chiều cao hơn 14 mét, đường kính 40 mét (chu vi khoảng 120 mét). == Panorama trong nhiếp ảnh == Trong nhiếp ảnh, kỹ thuật chụp Panorama thường được dùng để chụp tranh phong cảnh theo chiều ngang. Máy ảnh thông thường chỉ chụp với một góc 90 độ nên người sử dụng khó có thể thu lại toàn cảnh không gian như họ mong muốn, còn panorama phải đạt ít nhất là 110 độ và đôi khi có thể lên đến 360 độ. Ngày nay với việc sử dụng phổ biến của máy ảnh kỹ thuật số, các dòng máy ảnh chuyên nghiệp DSLR hoặc thậm chí dòng máy du lịch cũng cho phép người dùng dễ dàng ứng dụng kỹ thuật chụp Panorama nhờ các phần mềm có sẵn trong máy hoặc dùng AutoPano, Panorama Make, Photoshop. == Phân loại == Ảnh panorama được chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất là các tác phẩm có khung hình rộng (chiều rộng lớn hơn nhiều lần chiều cao) và vertorama (vertical panorama - ghép nhiều ảnh với nhau theo chiều dọc), ngoài ra còn có polar (tạo thành hành tinh nhỏ), sphere (hình cầu), cubic (lập phương) cylindrical (hình trụ).v.v. Một kiểu panorama khác là Polar Panorama, tức biến không gian thành một hành tinh nhỏ. == Gallery ảnh panorama về Việt Nam == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Panorama tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) http://vnexpress.net/gl/vi-tinh/giai-tri/2009/11/3ba159fe/ Ảnh Panorama trên VAPA http://www.panoramio.com/user/1211247 Bức ảnh panorama khổng lồ về Hà Nội Châu An, VnExpress 27/9/2010 | 09:14 GMT+7 Khám phá bức ảnh 360 độ chụp từ tòa nhà cao nhất Việt Nam
ga osong.txt
Ga Osong là ga trên Tuyến Gyeongbu KTX ở thành phố Cheongju, tỉnh Chungcheong Bắc, Hàn Quốc. Nó nằm ở giao lộ của tuyến đường sắt tốc độ cao Gyeongbu KTX và Tuyến Chungbuk thường. Tàu KTX bắt đầu từ 1 tháng 11 năm 2010, đem đến dịch vụ đường sắt cao tốc cho thành phố Cheongju. Không phải tất cả các tàu KTX đều dừng tại Osong; chỉ có một số tàu chỉ dừng tại đây mỗi ngày. == Chú thích == == Liên kết == (tiếng Hàn) Thông tin trạm từ Korail
khulna (phân khu).txt
Phân khu Khulna là một trong bảy đơn vị hành chính của Bangladesh, nằm ở tây nam của đất nước. Diện tích của phân khu là 22.285 km² và dân số theo điều tra năm 2011 (số liệu sơ bộ) là 15.563.000 người. Thủ phủ của phân khu là thành phố Khulna tại huyện Khulna. Phân khu Khulna gia[s với bang Tây Bengal của Ấn Độ ở phía tây, phân khu Rajshahi ở phía bắc, với phân khu Dhaka và Barisal ở phía đông, có một vùng bờ biển giáp vịnh Bengal ở phía nam. Phân vùng thuộc vùng châu thổ sông Hằng. Các sông lớn khác trong phân khu bao gồm sông Madhumati, sông Bhairob và sông Kopotokkho. Phân vùng cũng quản lý một số hòn đảo trong vịnh Bengal. == Hành chính == Phân khu Khulna được chia thành mười huyện (zilas), chia tiếp thành 59 phó huyện (upazilas): == Tham khảo ==
chi nghệ.txt
Chi Nghệ (danh pháp khoa học: Curcuma) là một chi trong họ thực vật Zingiberaceae (họ Gừng) chứa các loài như nghệ và nga truật hay uất kim hương Thái Lan. == Một số loài == Curcuma aeruginosa Roxb.: Nghệ xanh hay nghệ đen Curcuma albicoma S.Q.Tong Curcuma albiflora Thwaites Curcuma alismatifolia Gagnep.: Nghệ lá từ cô hay Uất kim hương Thái Lan Curcuma amada Roxb. Curcuma amarissima Roscoe Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp. Curcuma antinaia Curcuma aromatica Salisb.: Nghệ rừng hay nghệ trắng Curcuma attenuata Wall. ex Baker Curcuma aurantiaca van Zijp Curcuma australasica Hook.f. Curcuma bakeriana Hemsl. Curcuma bhatii (R.M.Smith) Skornickova & M.Sabu Curcuma bicolor Mood & K.Larsen Curcuma burttii K.Larsen & R.M.Smith Curcuma caesia Roxb. Curcuma cannanorensis Curcuma caulina Curcuma ceratotheca K.Schum. Curcuma chuanezhu Z.Y.Zhu Curcuma chuanhuangjiang Z.Y.Zhu Curcuma chuanyujin C.K.Hsieh & H.Zhang Curcuma cochinchinensis Gagnep.: Nghệ Nam Bộ Curcuma codonantha Skornickova Curcuma coerulea K.Schum. Curcuma colorata Valeton Curcuma comosa Roxb. Curcuma coriacea Mangaly & M.Sabu Curcuma decipiens Dalzell Curcuma ecalcarata Sivar. & Balach. Curcuma ecomata Craib Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng. Curcuma euchroma Valeton Curcuma exigua N.Liu Curcuma ferruginea Roxb. Curcuma flaviflora S.Q.Tong Curcuma glans K.Larsen & Mood Curcuma gracillima Gagnep.: Nghệ mảnh Curcuma grandiflora Wall. ex Baker Curcuma haritha Mangaly & M.Sabu Curcuma harmandii Gagnep. Curcuma heyneana Valeton & van Zijp Curcuma inodora Blatt. Curcuma karnatakensis Amalraj Curcuma kudagensis Velayudhan, V.S.Pillai & Amalraj Curcuma kwangsiensis S.G.Lee & C.L.Liang: Nghệ Quảng Tây Curcuma lanceolata Ridley Curcuma larsenii C.Maknoi & T.Jenjittikul Curcuma latiflora Valeton Curcuma latifolia Roscoe Curcuma leonidii Curcuma leucorrhiza Roxb. Curcuma loerzingii Valeton Curcuma longa L. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng. Curcuma longispica Valeton Curcuma malabarica Velayudhan, Amalraj & Muralidharan Curcuma mangga Curcuma meraukensis Valeton Curcuma montana Curcuma mutabilis Skornickova, M.Sabu & Prasanthkumar Curcuma nankunshanensis Curcuma neilgherrensis Wight Curcuma nilamburensis K.C.Velayudhan et al. Curcuma oligantha Trimen Curcuma ornata Wall. ex Baker Curcuma parviflora Wall. Curcuma parvula Gage Curcuma peethapushpa Sasidh. & Sivar. Curcuma petiolata Roxb. hay C.cordata- nghệ sen Curcuma phaeocaulis Valeton Curcuma picta Curcuma pierreana Gagnep.: Bình tinh chét. Curcuma plicata Wall. ex Baker Curcuma porphyrotaenia Zipp. ex Span. Curcuma prakasha S.Tripathi Curcuma pseudomontana J.Graham Curcuma purpurascens Blume Curcuma purpurea Blatt. Curcuma raktakanta Mangaly & M.Sabu Curcuma reclinata Roxb. Curcuma rhabdota Sirirugsa & M.F.Newman Curcuma rhomba Mood & K.Larsen Curcuma roscoeana Wall. Curcuma rubescens Roxb. Curcuma rubrobracteata Skornickova, M.Sabu & Prasanthkumar Curcuma sattayasaii A.Chaveerach & R.Sudmoon Curcuma sattayasaiorum Curcuma scaposa Curcuma sessilis Curcuma sichuanensis X.X.Chen: Nghệ Tứ Xuyên Curcuma singularis Gagnep. Curcuma sparganiifolia Gagnep. Curcuma stenochila Gagnep. Curcuma strobilifera Wall. ex Baker Curcuma sulcata Haines Curcuma sumatrana Miq.: Nghệ Sumatra Curcuma sylvatica Valeton Curcuma thalakaveriensis Velayudhan et al. Curcuma thorelii Gagnep. Curcuma trichosantha Gagnep. Curcuma vamana M.Sabu & Mangaly Curcuma vellanikkarensis K.C.Velayudhan et al. Curcuma viridiflora Curcuma vitellina Curcuma wenchowensis Y.H.Chen & C.Ling Curcuma wenyujin Y.H.Chen & C.Ling Curcuma xanthorrhiza Roxb.: Nghệ rễ vàng Curcuma yunnanensis N.Liu & C.Senjen: Nghệ Vân Nam Curcuma zanthorrhiza Curcuma zedoaria (Christm.) Roscoe: Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím. Curcuma zedoaroides A.Chaveerach & T.Tanee == Việt Nam == Ở Việt Nam có chừng 18 loài nghệ gồm các loài: Curcuma aromatica, Curcuma cochinchinensis, Curcuma thrichosantha, Curcuma domestica, Curcuma aeruginosa, Curcuma pierreanna, Curcuma angustifolia, Curcuma zedoaria, Curcuma xanthorhiza, Curcuma elata Roxb., Curcuma rubescens, Curcuma singularis, Curcuma harmandii, Curcuma parviflora. Nhiều loài nghệ trong số này đã dược nghiên cứu ở Việt Nam. Một số loài tuy có tên trong sách phân loại nhưng hiện nay không tìm thấy, ngược lại một số loài nghệ khác được tìm thấy nhưng chưa được định danh. Curcuma aeruginosa: Nghệ xanh (một số nơi ở miền Bắc hay gọi nhầm là nghệ đen). Có thân rễ có màu xanh đen đồng. Giữa gân lá có sọc đỏ. Nhiều hình ảnh trên mạng cũng như nhiều người lầm tưởng loài nghệ này với một loài nghệ khác có thân rễ màu xanh tím. Curcuma aeruginosa được sử dụng để trị đau bụng đi ngoài rất tốt. Curcuma alismatifolia: Uất kim hương Thái Lan Curcuma angustifolia Roxb.: Nghệ lá hẹp, tại Việt Nam có ở Đắc Lắc. Tại Ấn Độ, củ rễ của loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột. Curcuma aromatica: Nghệ rừng hay nghệ trắng, có ở Quảng Bình, được dùng để trị ho. Curcuma elata Roxb.: Mì tinh rừng, có ở các tỉnh Tây Nguyên, Việt Nam. Curcuma gracillima: nghệ mảnh Curcuma harmandii Curcuma kwangsiensis: Nghệ Quảng Tây Curcuma leonidii: Mới được phát hiện tại ở vườn quốc gia Bù Gia Mập và mô tả 30/8/2013, tên khoa học của loài đặt theo tên của Leonid Vladimirovich Averyanov, một nhà khoa học người Nga đã có nhiều nghiên cứu về thực vật Việt Nam. Curcuma longa Linn. hay C.domestica Valeton: Nghệ, uất kim, khương hoàng. Một số tài liệu cho đây là hai loài nghệ khác nhau. Ở Việt Nam có hai loài nghệ trồng khác nhau, thường gọi là nghệ nếp và nghệ tẻ. Tại Việt Nam có ở Quảng Bình, Quảng Nam, Đắc nông...Loài nghệ nhà đã được sử dụng từ lâu, đặc biệt tại các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ với món cơm cari. Tại Việt Nam, nghệ được sử dụng làm gia vị: kho cá với nghệ, xào bún với nghệ; làm thực phẩm: mứt gừng, mứt nghệ, làm chất màu và dùng như một chất làm thuốc: bôi nghệ lên những vết sẹo để giúp lên da non. Curcuma parviflora Curcuma petiolata hay C.cordata-nghệ sen Curcuma pierreana Gagnepain: Bình tinh chét có ở Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam (Việt Nam). Curcuma pierreana có thân rễ rất nhỏ, cụm hoa màu cam, cách môi vàng mọc giữa thân có lá. Tinh dầu thân rễ loài nghệ này có chứa borneol. Tại miền Trung, trước đây loài nghệ này được dùng như một nguồn tinh bột với tên bột bình tinh (khác với bột một loài củ khác còn được gọi là hoàng tinh) Curcuma roscoeana Curcuma rubescens Curcuma thorelii Curcuma wenyujin Curcuma xanthorrhiza Có ở các tỉnh miền đông Nam Bộ, có rễ con màu vàng Curcuma zedoaria - Nga truật, còn gọi là nghệ đen, ngải tím. Trước đây, người ta dựa vào đặc điểm hình thái thực vật để phân biệt các loài nghệ. Ngày nay, ngoài đặc điểm thực vật, có thể dựa vào thành phần hóa học để giúp phân biệt các loài nghệ. Theo tài liệu của Phạm Hoàng Hộ thì tại Việt Nam còn có một loài nghệ được gọi là Curcuma rubens Roxb. Loài nghệ này có nạc củ màu ngà, lá có sọc tía, thân lá có màu tía. Cụm hoa có các chót lá hoa màu tím. Tại Tây Nguyên có một loài nghệ được mô tả như loài nghệ trên. Tuy nhiên màu nạc củ của loài nghệ này thay đổi có thể có màu tím như khoai tía hoặc có màu ngà, tùy theo sự phát triển. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Chi Nghệ tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Chi Nghệ 42393 tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Chi Nghệ tại Encyclopedia of Life Chi Nghệ trên trang botanyvn.com (tiếng Anh)
người hà nhì.txt
Người Hà Nhì (tên tự gọi: Haqniq, tiếng Hán: 哈尼族 Hānízú, Cáp Nê tộc), tên gọi khác: Ha Ni, U Ní, Xá U Ní là một dân tộc sống ở Đông Nam Á và lân cận bên Trung Quốc. Người Hà Nhì nói tiếng Hà Nhì, ngôn ngữ thuộc nhóm Lolo, trong ngữ tộc Tạng-Miến, hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Tại Việt Nam họ là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa họ là một trong số 56 dân tộc được công nhận chính thức. Tại Lào, theo số liệu năm 1985, có 727 người Hà Nhì cư trú. == Dân số và địa bàn cư trú == === Tại Việt Nam === Ở Việt Nam có khoảng 17.500 người Hà Nhì (1999) cư trú ở các tỉnh Lai Châu và Lào Cai, giáp với Trung Quốc, gồm 3 nhóm địa phương: Cồ Chồ, Là Mi và Hà Nhì Đen. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có dân số 21.725 người, cư trú tại 32 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Hà Nhì cư trú tập trung tại các tỉnh: Lai Châu (13.752 người, chiếm 63,3% tổng số người Hà Nhì tại Việt Nam), Lào Cai (4.026 người), Điện Biên (3.786 người). === Tại Trung Quốc === Ở Trung Quốc, khoảng 97% trong tổng số hơn 574.800 người Hà Nhì sống ở tỉnh Vân Nam, rải rác quanh dãy núi Ai Lao Sơn (哀牢山), nằm giữa các sông Lan Thương Giang (Mekong) và Nguyên Giang (元江 hay Hồng Hà 红河, tiếng Hà Nhì: Lalsa baqma). Tại đây có huyện tự trị dân tộc Cáp Nê, dân tộc Di, dân tộc Thái Nguyên Giang (Yuánjiāng Hānízú Yízú Dǎizú zìzhìxiàn 元江哈尼族彝族傣族自治县) với huyện lị là Nguyên Giang. == Nguồn gốc == Người ta chưa biết rõ nguồn gốc của người Hà Nhì, tuy tổ tiên họ, tộc người Khương, đã di cư từ vùng cao nguyên Thanh Tạng xuống phía nam từ trước thế kỷ thứ ba. Theo lời truyền miệng của người Hà Nhì thì họ có nguồn gốc từ người Di (Yi), tách khỏi nhau thành bộ tộc riêng biệt 50 đời về trước. == Ngôn ngữ == Tiếng Hà Nhì thuộc nhánh ngôn ngữ Di (Yi) tức nhóm Lolo, trong ngữ tộc Tạng-Miến, hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Theo lời truyền miệng thì người Hà Nhì đã từng có một thứ chữ viết, nhưng thứ chữ này đã bị thất lạc khi di cư từ Tứ Xuyên xuống phía nam. Giờ đây họ sử dụng chữ cái Latinh làm chữ viết. == Đặc điểm kinh tế == Người Hà Nhì chủ yếu trồng lúa, có nơi làm ruộng, có nơi làm nương rẫy. Hà Nhì là một trong những dân tộc có truyền thống khai khẩn ruộng bậc thang và đào mương đắp đập lấy nước, dùng trâu bò cày kéo và làm vườn cạnh nhà... Chăn nuôi là một nghề phát triển. Các nghề thủ công như đan lát, dệt vải cũng rất phổ biến. Phần đông người Hà Nhì tự túc được vải mặc. == Tổ chức cộng đồng == Người Hà Nhì hiện nay đã định cư, mỗi bản có khi đông tới 60 hộ. Người Hà Nhì có nhiều họ, mỗi họ gồm nhiều chi. Dịp tết hàng năm có tục cả dòng họ tụ tập lại nghe người già kể tộc phả của mình, có dòng họ nhớ được về xưa tới 40 đời. Tên của người Hà Nhì thường đặt theo tập tục là lấy tên người cha, hoặc tên con vật ứng với ngày sinh của người ấy làm tên đệm. == Hôn nhân gia đình == Trai gái Hà Nhì được tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Mỗi cặp vợ chồng, phải trải qua hai lần cưới. Ngay sau lần cưới trước, họ đã thành vợ chồng, cô dâu về nhà chồng và theo phong tục ở Lai Châu cô dâu phải đổi họ theo chồng. Cũng ở Lai Châu, có nơi lại ở rể. Lần cưới thứ hai được tổ chức khi họ làm ăn khấm khá và thường là khi đã có con. == Tục lệ ma chay == Phong tục ma chay của các vùng không hoàn toàn giống nhau, nhưng có một số điểm chung: khi trong nhà có người chết, phải dỡ bỏ tấm liếp (hay rút một vài nan) của buồng người đó, phá bàn thờ tổ tiên, làm giường đặt tử thi ở bếp, chọn ngày giờ tốt mới chôn. Người Hà Nhì không có nghĩa địa chung của bản, kiêng lấp đất lẫn cỏ tươi xuống huyệt, không rào dậu hay dựng nhà mồ, chỉ xếp đá quanh chân mộ... == Văn hóa == Người Hà Nhì có nhiều truyện cổ, có cả truyện thơ dài. Nam nữ thanh niên có điệu múa riêng, đều theo nhịp tấu, nhạc cụ gõ. Trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc. Các thiếu nữ thích thổi am-ba, mét-du, tuy-húy hay nát-xi vào ban đêm. Con trai gảy đàn La Khư. Ngày lễ hội còn có trống, thanh la, chập cheng góp vui. Người Hà Nhì có nhiều loại bài hát: các bà mẹ hát ru, thanh niên nam nữ hát đối... Có hát đám cưới, hát đám ma, hát mừng nhà mới, hát tiếp khách quý, hát trong ngày tết... Bài hát đám cưới của người Hà Nhì ở Mường Tè,Lai Châu, Việt Nam dài tới 400 câu. Ngày tết truyền thống của người Hà Nhì được gọi là Hồ Sự Chà. Người Hà Nhì ở Mường Tè thường chọn 3 ngày trong tháng con chuột (Hu - Pa - La), khi ấy mùa màng đã thu hoạch xong, tức là khoảng thời gian vào tháng 11 dương lịch để ăn tết. Tết bắt đầu vào ngày rồng, không kể đầu tháng hay cuối tháng, tùy từng bản tổ chức sớm hay muộn. Loại bánh không thể thiếu trong ngày tết Hồ Sự Chà là bánh dầy. == Nhà cửa == Qua việc so sánh đối chiếu những tài liệu về nhà cửa của cá dân tộc này thì thấy rằng chỉ có nhà của người Hà Nhì là có những đặc trưng rõ rệt hơn. Tính thống nhất của các đặc trưng này còn được thể hiện trên những địa bàn khác nhau. Nhà ở cổ truyền của người Hà Nhì là nhà đất. Bộ khung nhà khá đơn giản. Vì kèo cơ bản là kiểu vì kèo ba cột. Nhà có hiên rộng, người ta còn làm thêm một cột hiên nên trở thành vì bốn cột. Tường trình rất dày. Nhà không có cửa sổ, của ra vào cũng ít, phổ biến là chỉ có một cửa ra vào mở ở mặt trước nhà và lệch về một bên. Mặt bằng sinh hoạt: nhà thường ba gian, ít nhà bốn gian. Có hiên rộng ở mặt trước nhà. Trong nhà chia theo chiều dọc: nữa nhà phía sau là các phòng nhỏ. Nửa nhà phía trước để trồng, một góc nhà có giường dành cho khách, ở đây còn có bếp phụ. Cũng có trường hợp hiên được che kín như là một hành lang hẹp thì cửa mở ở chính giữa. Những trường hợp như thế này thuộc về gian chính giữa hoặc thêm một gian bên cạnh có sàn cao khoảng 40 cm để dành cho khách, ở đây cũng có bếp phụ. == Trang phục == Phong cách trang phục giống các dân tộc trong cùng nhóm ngôn ngữ, và có phần không điển hình ở phong cách trang trí. Váy đen, chỉ có mũ, khăn hai ống tay và nẹp áo phụ nữ có trang trí. Trang trí ở ống tay giống phong cách Lô lô và Hmông == Chú thích == == Liên kết ngoài == Người Hà Nhì - Du lịch Lào Cai
chu văn an.txt
Chu Văn An (chữ Hán: 朱文安; 1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn (樵隱), tên chữ là Linh Triệt (靈澤), là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An. == Tiểu sử == Chu Văn An, quê ở làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm, Hà Nội (nay thuộc xóm Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất. == Vinh danh == Cuộc đời thanh bạch và tiết tháo của ông là tấm gương sáng của thời phong kiến Việt Nam. Ông là một trong số rất ít bậc hiền nho được thờ ở Văn Miếu. Sự nghiệp của ông được ghi lại trong văn bia ở Văn Miếu-Quốc Tử Giám. Hiện nay còn lăng mộ và đền thờ của ông nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc xã Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998. Tên ông được đặt cho nhiều đường phố trên khắp Việt Nam như: thị xã Quảng Yên (từ đường Vận tải Bạch Đằng đến phố 12 Tháng 9), thành phố Uông Bí (từ đường Bạch Đằng đến giáp đường sắt Hà Lạng),... ==== Câu đối thờ Chu An ==== Trần vãn thử hà thời, dục vịnh đại phi hiền giả lạc Phượng sơn tồn ẩn xứ, trĩ lưu trường ngưỡng triết nhân phong Dịch: Cuối đời Trần là thời nào, ngâm vịnh rong chơi há chẳng phải là cái thú vui của bậc hiền giả? Núi Phượng vẫn còn dấu vết ở ẩn, đỉnh non vẫn mãi mãi ngưỡng mộ phong thái của kẻ triết nhân ! Ông được Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép An (người Thanh Đàm), tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, bền giữ tiết tháo, không cầu lợi lộc. Ông ở nhà đọc sách, học vấn tinh thông, nổi tiếng gần xa, học trò đầy cửa, thường có kẻ đỗ đại khoa, vào chính phủ. Như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm thầy thì lạy hỏi ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm. Kẻ nào xấu thì ông nghiêm khắc trách mắng, thậm chí la hét không cho vào. Ông là người trong sạch, thẳng thắn, nghiêm nghị, lẫm liệt đáng sợ đến như vậy đấy. Minh Tông mời ông là Quốc Tử giám tư nghiệp, dạy thái tử học. Dụ Tông ham chơi bời lười chính sự, quyền thần nhiều kẻ làm trái phép nước, An khuyên can, [Dụ Tông] không nghe, bèn dâng sớ xin chém bảy tên nịnh thần, đều là những kẻ quyền thế được vua yêu. Người bấy giờ gọi là "Thất trảm sớ". Sớ dâng lên nhưng không được trả lời, ông liền treo mũ về quê. Ông thích núi Chí Linh, bèn đến ở đấy. Khi nào có triều hội lớn thì đến kinh sư. Dụ Tông đem chính sự trao cho ông, ông từ chối không nhận. Hiến Từ thái hoàng thái hậu bảo: "Ông ta là người không thể nào bắt làm tôi được, ta sai bảo thế nào được ông ta?". Vua sai nội thần đem quần áo ban cho ông. Ông lạy tạ xong, liền đem cho người khác hết. Thiên hạ đều cho là bậc cao thượng. Đến khi Dụ Tông băng, quốc thống suýt mất, nghe tin các quan đến lập vua, ông mừng lắm. Chống gậy đến xin bái yết, xong lại xin trở về quê, từ chối không nhận chức gì. Khi ông mất Vua sai quân đến tế, ban tặng tên thụy, ít lâu sau có lệnh cho tòng tự ở Văn miếu. == Tác phẩm == Thất trảm sớ Tiều ẩn thi tập Tiều ẩn quốc ngữ thi tập Tứ thư thuyết ước Giang đình tác Linh sơn tạp hứng Miết trì Nguyệt tịch bộ Tiên Du sơn tùng kính Thứ vận tặng Thủy Vân đạo nhân Xuân đán == Xem thêm == Thất trảm sớ Trường Chu Văn An == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
michiko.txt
Hoàng hậu Michiko (皇后美智子 (Hoàng hậu Mĩ Trí Tử), Kōgō Michiko) (sinh ngày 20 tháng 10 năm 1934), là phu nhân của Thiên hoàng Akihito, thiên hoàng hiện nay của Nhật Bản. Bà là người có xuất thân thường dân đầu tiên trở thành thành viên của Hoàng tộc Nhật Bản. Từng là Hoàng thái tử phi và sau là Hoàng hậu, bà trở thành hoàng hậu xuất hiện trước công chúng nhiều nhất và đi thăm viếng trong phạm vi rộng rãi nhất trong lịch sử Nhật Bản. == Tiểu sử == Shōda Michiko (正田美智子, Shōda Michiko) được sinh ra và lớn lên tại Tokyo. Bà là con gái cả của ông Hidesaburō Shōda (正田 英三郎 Shōda Hidesaburō), giám đốc và sau này là chủ tịch danh dự của Tập đoàn Nisshin Seifun và vợ là bà Fumiko Soejima (副島 富美子 Soejima Fumiko, zh:正田富美子). Bà sinh ra trong gia đình trí thức và được thừa hưởng một nền giáo dục toàn diện của cả truyền thống và phương Tây như học nói tiếng Anh, chơi dương cầm và được hướng theo các môn nghệ thuật như hội hoạ, nấu ăn và Kodo. Bà là cháu gái của các học giả trong đó có Kenjirō Shōda, nhà toán học từng là chủ tịch của Đại học Osaka từ năm 1954 đến năm 1960. === Học vấn === Cô bé Shōda vào học trường tiểu học Futaba tại Kōjimachi, một khu phố ở Chiyoda, Tokyo nhưng phải dừng học vào năm lớp 4 do quân Mỹ ném bom trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Sau đó bà tiếp tục về học ở các tỉnh Kanagawa (trong thị trấn Katase, nay là một phần của thành phố Fujisawa), Gunma (tại Tatebayashi, quê hương của gia đình Shōda) và Nagano (thị trấn Karuizawa, nơi Shōda từng có 1 ngôi nhà nghỉ dưỡng thứ 2). Bà quay lại Tokyo năm 1946 và hoàn thành bậc tiểu học tại Futaba, sau đó vào học trường cấp 2 và cấp 3 Seishin (Thánh tâm) ở Minato, Tokyo. Bà tốt nghiệp trung học năm 1953. Sau khi vào đại học, bà được người nhà gọi bằng tên "Mitchi" (ミッチ) và đã tiết lộ lúc nhỏ có biệt danh là "Temple-chan" bởi vì mái tóc xoăn gợn sóng hơi ánh đỏ khá hiếm với các cô bé ở Nhật, điều đó làm bà trông giống với ngôi sao nhí Shirley Temple của Mỹ. Dù được sinh ra trong gia đình Công giáo và theo học các trường tư Công giáo nhưng bà lại chưa từng làm lễ rửa tội. Năm 1957, bà tốt nghiệp loại xuất sắc (summa cum laude) từ khoa Văn của Đại học tư thục Thánh Tâm, Tokyo với bằng cử nhân ngành Văn học Anh. Bà cũng theo học các khoá học tại Harvard và Oxford. Do xuất thân từ một gia đình đặc biệt giàu có nên cha mẹ bà chọn lọc rất kỹ lưỡng đối tượng kết hôn cho con gái. Thực tế, đã có vài ứng viên được nhắm đến cho hôn nhân với bà trong những năm 1950. Những người viết tiểu sử về nhà văn Mishima Yukio trong đó có Henry Scott Stokes (tác giả cuốn Cuộc đời và cái chết của Yukio Mishima xuất bản bởi Cooper Square Press năm 2000) cho rằng ông đã từng tính đến việc kết hôn với Shoda Michiko, và ông đã được giới thiệu đi xem mặt với bà trong thập niên 1950. == Đính hôn và kết hôn == Tháng 8 năm 1957, bà gặp người mà khi đó là Hoàng thái tử Akihito tại một sân quần vợt ở Karuizawa. Hội nghị Hoàng thất (một cơ quan ban gồm Thủ tướng Nhật Bản, các viên chức chủ tọa của hai viện trong Quốc hội Nhật Bản, thẩm phán tối cao, và hai thành viên trong hoàng tộc) đã chính thức tán thành việc để Shōda Michiko lên làm Hoàng thái tử phi vào ngày 27 tháng 11 năm 1958. Mặc dù Hoàng thái tử phi tương lai là con gái của một nhà tư bản giàu có, song bà chỉ có thân phận thường dân. Trong thập niên 1950, truyền thông và hầu hết những người quen thuộc với nền quân chủ Nhật Bản cho rằng Cung nội thính (Kunaicho) sẽ chọn một cô dâu cho Hoàng thái tử Akihito trong số con gái của những quý tộc cũ (Kazoku, hoa tộc) hoặc từ một nhánh xa trong hoàng tộc. Một số người theo chủ nghĩa truyền thống phản đối việc hứa hôn, do bà đã học ở trường Công giáo (mặc dù bản thân bà không phải là Ki-tô hữu, và có tin đồn rộng rãi rằng Hoàng hậu Kojun cũng chống lại việc hứa hôn của hoàng nhi. Khi Hoàng thái hậu Kojun qua đời vào năm 2000, Reuters đã đưa tin rằng có tin đồn là Hoàng hậu Kojun đã khiến con dâu mới phải suy nhược thần kinh vào đầu thập niên 1960.. Hai người kết hôn vào ngày 10 tháng 4 năm 1959. Họ có ba người con là: Hoàng thái tử Naruhito: sinh ngày 23 tháng 2 năm 1960 Thân vương (hoàng tử) Akishino (Fumihito): sinh ngày 30 tháng 11 năm 1965 Cựu Nội thân vương (Công chúa) Nori (Sayako): sinh ngày 18 tháng 4 năm 1969 Sau khi Thiên hoàng Hirohito qua đời vào ngày 7 tháng 1 năm 1989, phu quân của bà trở thành Thiên hoàng thứ 125 của Nhật Bản và bà trở thành Hoàng hậu. Thiên hoàng và Hoàng hậu mới được đưa lên ngôi (Sokui Rei Seiden no Gi) tại Hoàng Cư ở Tokyo vào ngày 12 tháng 11 năm 1990. Từng bị mất đi giọng nói trong bảy tháng trong đợt mắc chứng suy nhược thần kinh vào thập niên 1960, Hoàng hậu lại bị mất giọng nói trong vài tháng vào mùa thu năm 1993. == Trách nhiệm chính thức == Hoàng hậu được trông đợi sẽ là hiện thân của các giá trị như tính thùy mị và sự thanh khiết. Bà đã thể hiện một ý thức mạnh mẽ trong khi thi hành các bổn phận của mình, khiến bà được dân chúng Nhật Bản ngưỡng mộ. Khi còn là Hoàng thái tử và Hoàng thái tử phi, Akihito và Michiko đã thực hiện các chuyến thăm chính thức đến 37 quốc gia. Từ khi đăng cơ, hai người đã viếng thăm thêm mười tám quốc gia khác, và đã làm nhiều điều để Hoàng thất trở nên gần gũi hơn với xã hội Nhật Bản đương đại. Các bổn phận chính thức của bà, ngoài việc thăm viếng ngoại quốc, còn bao gồm tham dự các sự kiện và buổi lễ, cả trong và ngoài Hoàng Cư, thăm các cơ sở phúc lợi và văn hóa cũng như tiếp các khách chính thức bao gồm cả khách cấp nhà nước. Ví dụ, năm 2007, bà đã tham dự trên 300 cuộc họp. Bà cũng tham gia các nghi lễ tôn giáo với Thiên hoàng, như viếng thăm các đền thờ Thần đạo và Lăng mộ Hoàng thất để cúng tế cho linh hồn của tổ tiên. Ngoài ra, bà là một nghệ sĩ chơi đàn dương cầm cổ điển hoàn hảo. Một trong các bổn phận quan trọng nhất của bà là trong lễ kỉ niệm thu hoạch tằm tơ tại Ngự dưỡng tàm sở Momijiyama, là trang trại dâu tằm tơ trong khu đất của Hoàng Cư. Đích thân hoàng hậu sẽ nuôi tằm bằng lá dâu và chăm sóc chúng, và thu hoạch. Từ năm 1994, một phần sản phẩm tơ do bà sản xuất được đưa đến kho Shōsōin (Chính Thương viện) tại Nara. Sản xuất và thu hoạch sản phẩm tơ là một phần bổn phận của bà trong nghi lễ, có nguồn gốc từ Thần đạo, văn hóa và truyền thống Nhật Bản. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Kunaicho | Their Majesties the Emperor and Empress Hello! Magazine | Empress breaks her silence over Masako's illness
samsung galaxy j.txt
Samsung Galaxy J là điện thoại thông minh sản xuất bởi Samsung làm việc trên hệ điều hành Android. Phiên bản này được phát triển cho nhà mạng DoCoMo của Nhật Bản vào mùa thu năm 2013, và phiên bản nước ngoài đầu tiên được phát hành ở Đài Loan vào tháng 12 năm 2013. Thiết bị sử dụng vi xử lý Snapdragon 800 lõi tứ 2.3 GHz với 3GB RAM và màn hình Full HD Super AMOLED. == Thống số kĩ thuật == === Phần cứng === Điện thoại sử dụng chip Snapdragon 800 của Qualcomm bao gồm vi xử lý 2.3 GHz, Adreno 330 GPU và 3GB RAM, bộ nhớ trong 32GB và pin 2600 mAh. The Galaxy J được trang bị màn hình 5 inch Full HD Super AMOLED và máy ảnh chính 13.2 MP và máy ảnh trước 2.1 MP. Tuy nhiên thiết bị này không hỗ trợ kết nối USB 3.0 như Samsung Galaxy Note 3 === Phần mềm === Điện thoại được chính thức phát hành với Android 4.3 Jelly Bean được cài đặt sẵn bởi công ty và có thế nâng cấp lên Android 4.4 KitKat trong tương lai. == Xem thêm == Samsung Galaxy Samsung Galaxy Note 3 Nexus 5 == Tham khảo ==
người khơ mú.txt
Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực bắc tiểu vùng Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền bắc Lào, tại Myanma, tây nam Trung Quốc (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, và Việt Nam. Tại Việt Nam, người Khơ Mú là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Tuy nhiên tại Trung Quốc thì họ lại không được công nhận chính thức như là một dân tộc tách biệt mà được đặt trong một thể loại rộng là các nhóm sắc tộc không phân loại. Người Khơ Mú nói tiếng Khơ Mú, một ngôn ngữ trong ngữ tộc Môn-Khmer của ngữ hệ Nam Á. == Dân số và địa bàn cư trú == Người Khơ Mú là những cư dân bản thổ ở miền bắc Lào. Hiện tại có khoảng 479.240-540.000 người Khơ Mú khắp thế giới, với dân số khoảng 389.694 người (năm 1985) tại Lào, 56.542 người (năm 1999) tại Việt Nam, 31.403 (năm 2000) tại Thái Lan, 1.600 người (năm 1990) tại Trung Quốc, không rõ số liệu tại Myanma và cỡ 8.000 tại Hoa Kỳ. === Tại Lào === Người Khơ Mú tại Lào chủ yếu sống trong tỉnh Luang Prabang và Xiêng Khoảng. Phần lớn các làng mạc của người Khơ Mú là cô lập và có sự phát triển chậm chạp do ở các vùng xa xôi khó khăn. Trong nhiều khu vực, họ sinh sống bên cạnh người H'Mông và các nhóm sắc tộc thiểu số khác. === Tại Việt Nam === Tại Việt Nam, họ sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ như Nghệ An, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái với số dân theo điều tra dân số năm 1999 khoảng 56.542 người. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Khơ Mú ở Việt Nam có dân số 72.929 người, cư trú tại 44 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Khơ Mú cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (35.670 người, chiếm 48,9% tổng số người Khơ Mú tại Việt Nam), Điện Biên (16.200 người), Sơn La (12.576 người), Lai Châu (6.102 người), Yên Bái (1.303 người), Thanh Hóa (781 người). === Tại Thái Lan === Phần lớn người Khơ Mú tại Thái Lan đã tới đây trong giai đoạn gần đây từ Lào và Việt Nam như là những người tị nạn, cũng từ cuộc chiến tranh Việt Nam. Họ sống tập trung gần biên giới Lào-Thái Lan. Người Khơ Mú có quan hệ huyết thống gần gũi với Mlabri, người lá vàng bản địa của Thái Lan. === Tại Trung Quốc === Tại Trung Quốc có khoảng 1.600-2.000 người Khơ Mú sinh sống rải rác trong tỉnh Vân Nam, được xếp vào nhóm không phân loại. === Tại Hoa Kỳ === Tại Hoa Kỳ, một lượng lớn người Khơ Mú sinh sống tại Richmond (California), chủ yếu là người tị nạn, di cư từ sau chiến tranh Việt Nam. California cũng là trung tâm của cả Khmu National Federation Inc. và Kmhmu Catholic National Center. == Nguồn gốc == Người Khơ Mú là một nhánh của các sắc tộc Khơ Mú, những sắc tộc bản địa của Lào và các khu vực xung quanh. == Đặc điểm kinh tế == Người Khơ Mú sống chủ yếu bằng kinh tế nương rẫy. Cây trồng chính là ngô, khoai, sắn. Trong canh tác, người Khơ Mú dùng dao, rìu, gậy chọc hốc là chính. Hái lượm săn bắn giữ vị trí quan trọng, nhất là lúc giáp hạt. Người Khơ Mú nuôi gia súc, gia cầm chỉ để phục vụ dịp lễ lạt, tiếp khách. Nghề đan lát phát triển. Họ đan các đồ dùng để vận chuyển, chứa lương thực... Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. == Tổ chức cộng đồng == Các họ của người Khơ Mú thường mang tên một loài thú, một loài chim hay một thứ cây nào đó. Mỗi dòng họ coi thú, chim, cây ấy là tổ tiên ban đầu của mình và họ kiêng giết thịt và ăn thịt các loại động, thực vật này. Mỗi dòng họ có huyền thoại kể về lai lịch của tổ tiên chung, người cùng dòng họ coi nhau là anh em ruột thịt. == Hôn nhân gia đình == Ở gia đình người Khơ Mú, vợ chồng bình đẳng, chung thủy. Người Khơ Mú có tục cưới rể một năm, sau đó mới đưa vợ về nhà mình. Khi ở nhà vợ, người chồng đổi họ theo vợ, còn nếu có con thì con theo họ mẹ, trái lại khi về nhà chồng thì vợ phải đổi họ theo chồng và các con lại mang họ bố. Người cùng dòng họ không được lấy nhau, nhưng con trai cô được lấy con gái cậu. Trong việc dựng vợ gả chồng và trong cuộc sống gia đình, vai trò của người cậu đối với các cháu rất quan trọng. == Văn hóa == Dân tộc Khơ Mú có vốn truyền thống văn hóa lâu đời, tuy cuộc sống vật chất còn nghèo, nhưng cuộc sống tinh thần khá dồi dào. Ngoài ra, Một tập quán ăn sâu vào tình cảm và tiềm thức của người Khơ Mú thuộc họ Rvai (hổ), đó là nghi lễ cúng ma nhà (Hrôigang). Vào dịp Tết Nguyên đán, người Khơ mú thuộc họ hổ đã diễn lại các động tác của hổ, vật tổ của dòng họ với ý thức tự nhắc nhở và giáo dục những người trong cộng đồng rằng mình là người họ hổ và có nguồn gốc từ hổ[48]. Với quan niệm hổ là tổ tiên của mình, người Khơ mú thuộc họ Rvai kiêng không động tay vào hổ, không săn bắt, giết, ăn thịt hổ. Trong các hội hè, các nghi lễ người hóa trang giống như hổ. Khi gặp hổ chết, người Khơ mú thuộc họ Rvai phải khóc than thật sự như tổ tiên của mình qua đời. Người ta tin rằng khi chết đi, họ sẽ hóa thành kiếp hổ. Khi còn sống, người ta kiêng đắp chăn sặc sỡ như lông hổ, khi chết, người ta đắp cho chiếc chăn khác màu lông hổ và đặt chiếc chăn giống màu lông hổ bên cạnh người chết để hồn được siêu thoát và trở về với hổ, có nghĩa là về với tổ tiên == Nhà cửa == Đến nay ở nhiều vùng người Khơ Mú vẫn còn du canh du cư. Làng bản của họ thường cách xa nhau, nhỏ bé, ít dân. Nhà cửa phần lớn làm sơ sài, đồ dùng trong nhà cũng ít ỏi. == Trang phục == Người Khơ Mú không phát triển nghề dệt vải, nên thường mua quần áo, váy của người Thái để mặc. Sắc thái Khơ Mú thể hiện ở trang phục hầu như đã bị phai mờ tuy trang sức của phụ nữ còn có đôi điểm riêng biệt. == Bài thơ "Tộc Khơ-mú" == Hơn chục năm, tôi trở về Tây Bắc, Vẫn Khơ-mú – một dân tộc thân thương. Làn điệu Tơm vẫn vang vọng rừng núi, Điệu múa xưa nay càng duyên dáng hơn. Bên khe núi cô gái đang hứng nước, Khuôn mặt xinh dưới chiếc khăn thổ cẩm, Áo, váy đen đi với thắt lưng đỏ, Em mỉm cười hứng nước về nấu cơm. Bên kia đồi, tiếng giã chày dồn dập, Lễ Cầu mùa đang xôn xao làng bản, Cầu vụ này dân bản được trúng to, Tết này đến cả bản được no say. Khơ-mú đấy, Sống giản dị mà vẫn giữ truyền thống, Con người đẹp mà bản sắc cũng đẹp, Ôi thương quá tộc Khơ-mú của tôi. == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ == Liên kết ngoài ==
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế.txt
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (tiếng Anh: International Organization for Standardization; viết tắt: ISO hay iso) là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Được thành lập vào ngày 23 tháng 2 năm 1947, Có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, đến 2013 hoạt động ở 164 quốc gia thành viên trên thế giới. Tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới. Trong khi ISO xác định mình như là một tổ chức phi chính phủ (NGO), khả năng của tổ chức này trong việc thiết lập các tiêu chuẩn - thông thường trở thành luật định thông qua các hiệp định hay các tiêu chuẩn quốc gia - làm cho nó có nhiều sức mạnh hơn phần lớn các tổ chức phi chính phủ khác, và trên thực tế tổ chức này hoạt động như một côngxoocxiom với sự liên kết chặt chẽ với các chính phủ. Những người tham dự bao gồm một tổ chức tiêu chuẩn từ mỗi quốc gia thành viên và các tập đoàn lớn. ISO hợp tác chặt chẽ với Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế (International Electrotechnical Commission, viết tắt IEC), là tổ chức chịu trách nhiệm tiêu chuẩn hóa các thiết bị điện. == Tên gọi == Tổ chức này thông thường được nhắc tới một cách đơn giản là ISO (đọc là ai zô). Điều này hay dẫn đến sự hiểu lầm rằng ISO là International Standards Organization, hay là một điều gì đó tương tự. ISO không phải là từ viết tắt, nó có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp isos, có nghĩa là tương đương. Trong tiếng Anh tên gọi của nó là International Organization for Standardization, trong khi trong tiếng Pháp nó được gọi là Organisation Internationale de Normalisation; để sử dụng từ viết tắt được tạo ra bởi các từ viết tắt khác nhau trong tiếng Anh (IOS) và tiếng Pháp (OIN), những người sáng lập ra tổ chức này đã chọn ISO làm dạng viết ngắn gọn chung cho tên gọi của nó. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ISO cũng xác định mình như là International Organization for Standardization trong các báo cáo của họ. == Tiêu chuẩn Quốc tế và những xuất bản khác == Sản phẩm chính của ISO là các Tiêu chuẩn Quốc tế, nhưng ISO cũng tạo ra các Báo cáo Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật, Chi tiết Kỹ thuật Công bố Rộng rãi, Bản Sửa lỗi Kỹ thuật, và Hướng dẫn Sử dụng. Các tiêu chuẩn ISO là các số, và có định dạng trong đó chứa "ISO[/IEC] [IS] nnnnn[:yyyy]: Tiêu đề" trong đó "nnnnn" là số tiêu chuẩn, "yyyy" là năm công bố, và "Tiêu đề" miêu tả đối tượng điều chỉnh. IEC sẽ chỉ được kèm vào nếu tiêu chuẩn là kết quả từ các công việc của JTC1. Ngày và IS sẽ luôn luôn bị loại bỏ trong tiêu chuẩn chưa hoàn thiện hay chưa công bố, và cả hai có thể (trong những tình huống nhất định) bị loại bỏ trong tiêu đề của công trình đã công bố. Ngoài việc đưa ra các tiêu chuẩn, ISO cũng tạo ra các báo cáo kỹ thuật cho các tài liệu mà chúng không thể hay không có khả năng trở thành các tiêu chuẩn quốc tế, chẳng hạn các tham chiếu, giải thích v.v. Các quy ước đặt tên cho chúng là giống với việc đặt tên cho các tiêu chuẩn với ngoại lệ là chúng có cụm từ TR thế vào chỗ của cụm từ IS trong tên gọi của tiêu chuẩn. Ví dụ: ISO/IEC TR 17799:2000 Mã thông lệ của Quản lý an ninh thông tin. ISO TR 15443-1/3 Công nghệ Thông tin – Các kỹ thuật An ninh – Khuôn khổ cho Đảm bảo An ninh Công nghệ thông tin (IT) 1-3 Cuối cùng, ISO thỉnh thoảng cũng ấn hành các Đính chính kỹ thuật. Các đính chính này là các sửa đổi đối với các tiêu chuẩn hiện hành vì các lỗi kỹ thuật nhỏ phát sinh hay là sự hoàn thiện đối với khả năng sử dụng, hay đối với việc mở rộng khả năng áp dụng trong một giới hạn nào đó. Nói chung, các sửa lỗi này được ấn hành với dự tính là các tiêu chuẩn chịu ảnh hưởng sẽ được cập nhật hay được bỏ đi trong lần xem xét kế tiếp. == Bản quyền của các tài liệu ISO == Các tài liệu ISO là có bản quyền và ISO tính phí cho việc sao chép của phần lớn các trường hợp. Tuy nhiên ISO không tính phí trong phần lớn các bản sao chép các dự thảo của các tài liệu ở dạng điện tử. Mặc dù có ích, cần phải cẩn thận khi sử dụng các bản dự thảo này vì ở đây có thể có những thay đổi quan trọng trước khi nó trở thành hoàn thiện như là một tiêu chuẩn. == Những vấn đề trong thập niên 1990 == Trong những năm thập niên 1990, ISO có tiếng là chậm chạp, quan liêu và không nhạy cảm đối với những phản ứng từ cả những người chu cấp tài chính và khách hàng của họ. Một dự án có vấn đề là dự án Open Systems Interconnect (Các hệ thống tương kết mở) khá lớn, với cố gắng phát triển một tiêu chuẩn mạng máy tính duy nhất, nhưng cuối cùng đã thất bại năm 1996 sau khi sa vào vũng lầy trong các vấn đề về khả năng liên kết hoạt động và các cãi vã giữa các nhà cung cấp tài chính. Sự chú ý sau đó chuyển hướng sang dự án trên cơ sở tình nguyện, quy trình mở và phi lợi nhuận là Internet Engineering Task Force (IETF), nó phát triển các tiêu chuẩn cần thiết cho Internet hoạt động. Khi IETF trở thành quá chậm, các nhà cung cấp tài chính bắt đầu cấp vốn cho các côngxoocxiom có định hướng và nhanh nhạy hơn như W3C, một tổ chức mở và phi lợi nhuận khác được lãnh đạo bởi người phát minh ra World Wide Web là Tim Berners-Lee. Kể từ đó, ISO đã thực hiện những cải tổ vừa phải nhằm giảm thời gian cần thiết để công bố các tiêu chuẩn mới. Các tiêu chuẩn quốc tế của ISO trong mọi phương diện đều không ràng buộc với bất kỳ quốc gia hay ngành công nghiệp nào, nó đơn thuần chỉ với tư cách là các tiêu chuẩn quốc tế. Điều này cho phép trong một số tình huống thì một số tiêu chuẩn nào đó có thể mâu thuẫn với các yêu cầu và dự tính xã hội, văn hóa hay pháp lý. Nó cũng phản ánh một thực tế là các chuyên gia trong nước và quốc tế chịu trách nhiệm tạo ra các tiêu chuẩn này không phải lúc nào cũng đồng ý và không phải mọi đề xuất đều có thể trở thành tiêu chuẩn bởi sự biểu quyết nhất trí hoàn toàn. Các quốc gia riêng biệt và các tổ chức tiêu chuẩn của họ vẫn là người phân xử cuối cùng. == Những sản phẩm được đặt tên theo ISO == Một thực tế là rất nhiều tiêu chuẩn của ISO là phổ biến đã dẫn đến việc sử dụng phổ biến của "ISO" để miêu tả các sản phẩm thực tế mà nó phù hợp với tiêu chuẩn. Một số ví dụ là: Các CD image kết thúc với đuôi mở rộng tệp "ISO" để báo hiệu rằng chúng sử dụng hệ thống tệp tiêu chuẩn ISO 9660 (có thể các hệ thống tệp khác cũng được sử dụng) – kể từ đây các CD image nói chung được nhắc đến như là các "ISO". Thực tế mọi máy tính với các ổ CD-ROM có thể đọc các đĩa CD có sử dụng tiêu chuẩn này. Các DVD-ROM cũng sử dụng các hệ thống tệp ISO 9660. Độ nhạy sáng của phim ảnh, tốc độ của nó được đo và xác định bằng tiêu chuẩn ISO, vì vậy tốc độ phim thông thường được nói đến như là "số ISO" của nó. Các tiêu chuẩn tương đương là ASA và DIN của nó. == Ủy ban kỹ thuật chung ISO/IEC số 1 == Để giải quyết các hậu quả của sự chồng lấn thực tế trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và các công việc liên quan tới công nghệ thông tin, ISO và IEC đã thành lập Ủy ban kỹ thuật chung, được biết đến như là ISO/IEC JTC1. Nó là ủy ban loại như vậy đầu tiên và cho đến nay vẫn là duy nhất. Sự ủy nhiệm chính thức của ủy ban này là: Phát triển, duy trì, khuyến khích và thuận tiện hóa các tiêu chuẩn IT được yêu cầu bởi các thị trường toàn cầu để phù hợp với các nhu cầu kinh doanh và người dùng bao gồm: Thiết kế và phát triển các hệ thống và công cụ IT, Tính thực thi và chất lượng của các sản phẩm và hệ thống IT An ninh của các hệ thống IT và thông tin Tính linh động của các chương trình ứng dụng Thao tác giữa các bộ phận của các sản phẩm và hệ thống IT Hợp nhất các công cụ và môi trường Hòa hợp từ vựng IT Các giao diện người dùng thân thiện và hài hòa Hiện tại có 18 tiểu ban (SC): SC 02 – Các bộ ký tự mã hóa SC 06 – Trao đổi liên lạc và thông tin giữa các hệ thống SC 07 – Công nghệ phần mềm và hệ thống SC 17 – Thẻ và nhận dạng cá nhân SC 22 – Ngôn ngữ lập trình, môi trường của chúng và các hệ thống giao diện phần mềm SC 23 – Các thiết bị lưu trữ số hóa tháo lắp sử dụng công nghệ ghi quang học và/hoặc từ tính cho số hóa SC 24 – Đồ họa máy tính và xử lý ảnh SC 25 – Liên kết thiết bị công nghệ thông tin SC 27 – Các kỹ thuật an ninh công nghệ thông tin SC 28 – Các thiết bị văn phòng SC 29 – Mã hóa thông tin âm thanh, hình ảnh, đa truyền thông và siêu truyền thông SC 31 – Nhận dạng tự động và các kỹ thuật bắt giữ số liệu SC 32 – Quản lý và trao đổi dữ liệu SC 34 – Mô tả tài liệu và các ngôn ngữ xử lý SC 35 – Giao diện người dùng SC 36 – Công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và tập huấn SC 37 – Sinh trắc học Tư cách thành viên trong ISO/IEC JTC1 được hạn chế giống như tư cách thành viên trong cả hai tổ chức sinh ra tổ chức này. Thành viên có thể là chính thức (P) hay quan sát (O) và khác biệt chủ yếu là khả năng biểu quyết về các tiêu chuẩn được đề xuất và các sản phẩm khác. Không có yêu cầu đối với bất kỳ thành viên nào trong việc duy trì hai (hay bất kỳ) địa vị nào trong tất cả các tiểu ban. Mặc dù hiếm, các tiểu ban có thể được thành lập để giải quyết các tình huống mới (SC 37 mới được chuẩn y năm 2004) hay giải tán nếu như các việc không còn thích hợp nữa. == Xem thêm == Danh sách các tiêu chuẩn ISO ANSI IEC (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) ISO15189 Tiêu chuẩn hóa == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chú giải các tiêu chuẩn ISO
đại học tōkyō.txt
Viện Đại học Tōkyō hay Đại học Tōkyō (東京大学 (Đông Kinh Đại học), Tōkyō daigaku), viết tắt Tōdai (東大 Đông đại) là một trong những viện đại học nghiên cứu ở Nhật Bản. Viện Đại học Tōkyō có 10 phân khoa (faculty) với tổng cộng 30.000 sinh viên, trong đó có 2100 sinh viên nước ngoài, tại 5 khuôn viên ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. == Lịch sử == Trường được thành lập bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1877 với tên như hiện nay bằng cách hợp nhất các trường Tây y cũ của chính phủ. Trường đã được đổi tên thành Đại học Đế quốc (帝國大學 Teikoku daigaku) năm 1886, và sau đó là Đại học Đế quốc Tokyo (東京帝國大學 Tōkyō teikoku daigaku) năm 1887 khi hệ thống đại học đế quốc được hình thành. Năm 1947, sau khi Nhật thất bại ở Chiến tranh thế giới thứ hai, trường lấy lại tên ban đầu. Với sự bắt đầu của hệ thống đại học mới năm 1949, Todai sáp nhập trường trước đó là Trường trung học đệ nhất (ngày nay là Khu đại học Komaba) và cựu Trường trung học Tokyo, là trường mà từ đó chịu trách nhiệm giảng dạy sinh viên đại học năm đầu và năm hai, trong khi các khoa của campus Hông chính chịu trách nhiệm các sinh viên năm thứ 3 và thứ 4. Từ năm 2004, Đại học Tokyo đã được hợp nhất vào Liên đoàn đại học quốc gia theo sắc luật áp dụng cho các trường đại học quốc gia. Trường hiện chịu quản lý một phần của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản. == Học thuật == === Thông tin tổng quát === Trong các chuyên ngành học hàn lâm được dạy ở trường, có lẽ trường này nổi danh nhất về các khoa khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản tuy nhiên quyền lực của trường đang giảm dần. Ví dụ: tỷ lệ cựu sinh viên của trường ở chức thủ tướng là 2/3, 1/2, 1/4, 1/5 và 1/6 lần lượt trong thập niên 1950, thập niên 1960, thập niên 1980, thập niên 1990. Đại học Tokyo được xem là một trong những trường danh tiếng nhất, với 6 đối thủ kia thuộc nhóm 7 Đại học, là Đại học Hoàng gia trước Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là Đại học Kyoto. Trong lĩnh vực khoa học, Đại học Kyoto sản sinh nhiều người đoạt giải Nobel hơn. === Các khoa và các trường đào tạo sau đại học === ==== Các khoa ==== Luật Y khoa Kỹ thuật Văn học Khoa học Nông nghiệp Kinh tế Nghệ thuật và Khoa học Giáo dục Dược khoa ==== Các trường đào tạo sau đại học ==== Nhân văn và xã hội học Giáo dục Luật và chính trị Kinh tế Nghệ thuật và Khoa học Khoa học Kỹ thuật Khoa học Nông nghiệp và cuộc sống Y khoa Dược khoa Toán học Khoa học Quốc phòng Công nghệ thông tin Interdisciplinary Information Studies/Nghiên cứu thông tin liên ngành (?) Chính sách công === Các viện nghiên cứu === Viện y khoa Viện nghiên cứu động đất Viện văn hoá phương Đông Viện khoa học xã hội Institute of Socio-Information and Communication Studies Viện khoa học công nghiệp Viện lịch sử Viện Sinh học phân tử và tế bào. (Institute of Molecular and Cellular Biosciences) Viện nghiên cứu tia vũ trụ Institute for Solid State Physics Viện nghiên cứu biển === Xếp hạng === Top 100 trường đại học hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương(2005)theo Viện đào tạo đại học, Đại học Shanghai Jiao Tong, Trung Quốc Đại học Tokyo Đại học Kyoto Đại học Quốc gia Úc Đại học Osaka Đại học Tohoku Đại học Do Thái Jerusalem Đại học Melbourne Viện kỹ thuật Tokyo còn lại xem tại [3] == Khu đại học == Khu đại học chính Hongo nằm trên vùng đất cũ của gia đình Maeda, thời Edo, lãnh chúa tỉnh Kaga. Điểm mốc nổi tiếng nhất của trường, Akamon (Cổng Đỏ) là một di tích sót lại của thời kỳ này. Biểu tượng của trường là lá cây bạch quả, loại cây mọc rất nhiều trong khu vực. === Ao Sanshiro === == Các cựu sinh viên nổi tiếng == === Các thủ tướng === Shigeru Yoshida (吉田茂; 1946-1947, 1948-1954) Nobusuke Kishi (岸信介; 1957-1960) Eisaku Sato (佐藤栄作; 1964-1972) Takeo Fukuda (福田赳夫; 1976-1978) Yasuhiro Nakasone (中曽根康弘; 1982-1987) Kiichi Miyazawa (宮沢喜一; 1991-1993) === Các nhà toán học === Tadatoshi Akiba Kiyoshi Itō Kenkichi Iwasawa Kunihiko Kodaira, Đạt Huy chương Fields Mikio Sato Goro Shimura Yutaka Taniyama Teiji Takagi Kentaro Yano Tsuyoshi Mori Maxi Aoi === Kiến trúc sư === Kenzo Tange Fumihiko Maki Arata Isozaki Toyo'o Ito === Tác giả === Kobo Abe Akutagawa Ryunosuke Yasunari Kawabata, Giải Nobel Dhan Gopal Mukerji Yukio Mishima Wafu Nishijima, Thiền sư Mori Ogai Natsume Soseki Kenzaburo Oe, Giải Nobel Tatsuhiko Shibusawa Otohiko Kaga Shiga Naoya Junichiro Tanizaki Atsushi Nakajima Shiki Masaoka Shinichi Hoshi === Giải trí === Isao Takahata, đạo diễn phim anime Mayuko Takata, diễn viên nữ Rei Kikukawa, diễn viên nữ Towa Oshima, Mangaka Yoji Yamada, đạo diễn phim Koichi Sugiyama, soạn nhạc Tokiko Kato, ca sĩ Kenji Ozawa, nhạc sĩ Santana Metew, vũ công Pek, người chơi trống === Khác === Aoyama Tanemichi (青山胤通) Inokuchi Arika (井口在屋) Furuichi Kohi (古市公威) Hakuo Yanagisawa, Chính trị gia, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Xã hội Nhật Bản. Wilson Tan, Founder of Japanese Electric Pole Hisashi Owada, Tòa án Công lý Quốc tế. Toshihiko Fukui, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nhật Bản Tadatoshi Akiba, Thị trưởng Hiroshima Leo Esaki, Nhà vật lý, giải Nobel Masatoshi Koshiba, Nhà vật lý, giải Nobel Hiroo Mori, Nhà kinh doanh bất động sản. Kitaro Nishida, Nhà triết học Koganei Yoshikiyo (小金井良精) Anatomist and anthropologist in Meiji era Yoshiaki Gondokusumo, Nhà hải dương học tại ECORD Ong Iok-tek, Nhà ngôn ngữ học Princess Masako, Công nương Nhật Bản. Stanford Ouzora, Nhà sáng lập của OGC và GGB Eiji Toyoda, Industrialist Daisetz Teitaro Suzuki, Học giả phật giáo. Manshi Kiyozawa, Nhà tư tưởng phật học Watsuji Tetsuro, Triết gia Kazuhide Uekusa, Nhà kinh tế học Takashi Yuasa Luật sư, Nhà kinh tế Yoshiro Nakamatsu, Nhà phát minh Huỳnh Hiện Phan,Nhà nhân học == Tham khảo == == Liên kết ngoài == University of Tokyo
kính hiển vi lực nguyên tử.txt
Kính hiển vi lực nguyên tử hay kính hiển vi nguyên tử lực (tiếng Anh: Atomic force microscope, viết tắt là AFM) là một thiết bị quan sát cấu trúc vi mô bề mặt của vật rắn dựa trên nguyên tắc xác định lực tương tác nguyên tử giữa một đầu mũi dò nhọn với bề mặt của mẫu, có thể quan sát ở độ phân giải nanômét, được sáng chế bởi Gerd Binnig, Calvin Quate và Christoph Gerber vào năm 1986. AFM thuộc nhóm kính hiển vi quét đầu dò hoạt động trên nguyên tắc quét đầu dò trên bề mặt. == Nguyên lý của AFM == Bộ phận chính của AFM là một mũi nhọn được gắn trên một thanh rung (cantilever). Mũi nhọn thường được làm bằng Si hoặc SiN và kích thước của đầu mũi nhọn là một nguyên tử. Khi mũi nhọn quét gần bề mặt mẫu vật, sẽ xuất hiện lực Van der Waals giữa các nguyên tử tại bề mặt mẫu và nguyên tử tại đầu mũi nhọn (lực nguyên tử) làm rung thanh cantilever. Lực này phụ thuộc vào khoảng cách giữa đầu mũi dò và bề mặt của mẫu. Dao động của thanh rung do lực tương tác được ghi lại nhờ một tia laser chiếu qua bề mặt của thanh rung, dao động của thanh rung làm thay đổi góc lệch của tia lase và được detector ghi lại. Việc ghi lại lực tương tác trong quá trình thanh rung quét trên bề mặt sẽ cho hình ảnh cấu trúc bề mặt của mẫu vật. Trên thực tế, tùy vào chế độ và loại đầu dò mà có thể tạo ra các lực khác nhau và hình ảnh cấu trúc khác nhau. Ví dụ như lực Van der Waals cho hình ảnh hình thái học bề mặt, lực điện từ có thể cho cấu trúc điện từ (kính hiển vi lực từ), hay lực Casmir, lực liên kết hóa học, và dẫn đến việc có thể ghi lại nhiều thông tin khác nhau trên bề mặt mẫu. == Các chế độ ghi ảnh == AFM có thể hoạt động ở nhiều chế độ khác nhau, nhưng có thể chia thành các nhóm chế độ : Chế độ tĩnh (Contact mode), chế độ động (Non-contact mode) hoặc chế độ đánh dấu (Tapping mode) === Chế độ tiếp xúc (chế độ tĩnh) === Chế độ contact là chế độ mà khoảng cách giữa đầu mũi dò và bề mặt mẫu được giữ không đổi trong quá trình quét, và tín hiệu phản hồi từ tia laser sẽ là tín hiệu tĩnh. Ở khoảng cách này, lực hút sẽ trở nên mạnh và cantilever bị kéo lại rất gần bề mặt (gần như tiếp xúc). Tuy nhiên, bộ điều khiển phản hồi sẽ điều chỉnh để khoảng cách giữa mũi và bề mặt là không đổi trong suốt quá trình quét. === Chế độ không tiếp xúc (chế độ động) === Chế độ động (hay chế độ không tiếp xúc) là chế độ mà cantilever bị kích thích bởi ngoại lực, dao động với tần số gần với tần số dao động riêng của nó. Tần số, biên độ và pha của dao động sẽ bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa mẫu và mũi dò, do đó sẽ có thêm nhiều thông tin về mẫu được biến điệu trong tín hiệu. Chế độ không tiếp xúc là kỹ thuật tạo ảnh độ phân giải cao đầu tiên được thực hiện trên AFM trong môi trường chân không cao. === Tapping mode === Tapping mode thực chất là một cải tiến của chế độ động không tiếp xúc. Trong chế độ này, cantilever được rung trực tiếp bằng bộ dao động áp điện gắn trên cantilever với biên độ lớn tới 100-200 nm, và tần số rất gần với tần số dao động riêng. == Phân tích phổ AFM == Vì AFM hoạt động dựa trên việc đo lực tác dụng nên nó có một chế độ phân tích phổ, gọi là phổ lực AFM (force spectrocopy), là phổ phân bố lực theo khoảng cách : lực Van der Waals, lực Casmir, lực liên kết nguyên tử... với thời gian hồi đáp nhanh cỡ ps (10−12 giây), độ chính xác tới pN (10−12 Newton) và độ phân giải về khoảng cách có thể tới 0,1 nm. Các phổ này có thể cung cấp nhiều thông tin về cấu trúc nguyên tử của bề mặt cũng như các liên kết hóa học . == Lịch sử, ưu điểm và nhược điểm của AFM == AFM lần đầu tiên được phát triển vào năm 1985 để khắc phục nhược điểm của STM chỉ có thể thực hiện được trên mẫu dẫn điện, bởi G. Binnig, C. F. Quate và Ch. Gerber , và đến năm 1987, T. Albrecht đã lần đầu tiên phát triển AFM đạt độ phân giải cấp độ nguyên tử , cũng trong năm đó MFM được phát triển từ AFM. Năm 1988, AFM chính thức được thương mại hóa bởi Park Scientific (Stanford, Mỹ). === Ưu điểm của AFM === AFM khắc phục nhược điểm của STM, có thể chụp ảnh bề mặt của tất cả các loại mẫu kể cả mẫu không dẫn điện. AFM không đòi hỏi môi trường chân không cao, có thể hoạt động ngay trong môi trường bình thường. AFM cũng có thể tiến hành các thao tác di chuyển và xây dựng ở cấp độ từng nguyên tử, một tính năng mạnh cho công nghệ nano. Đồng thời AFM cũng hoạt động mà không đòi hỏi sự phá hủy hay có dòng điện nên còn rất hữu ích cho các tiêu bản sinh học ,. === Nhược điểm của AFM === AFM quét ảnh trên một diện tích hẹp (tối đa đến 150 micromet). Tốc độ ghi ảnh chậm do hoạt động ở chế độ quét. Chất lượng ảnh bị ảnh hưởng bởi quá trình trễ của bộ quét áp điện. Đầu dò rung trên bề mặt nên kém an toàn, đồng thời đòi hỏi mẫu có bề mặt sạch và sự chống rung. == Xem thêm == Kính hiển vi quét đầu dò Kính hiển vi quét chui hầm Kính hiển vi lực từ Kính hiển vi điện tử quét == Tham khảo == == Liên kết ngoài == SPM history What is an Atomic Force Microscope? Atomic force microscopy
heredia (tỉnh).txt
Heredia là một tỉnh của Costa Rica. Tỉnh này nằm ở bắc trung bộ của quốc gia này. Về phía bắc giáp Nicaragua, về phía đông là tỉnh Limón, về phía nam là tỉnh San José, và về phía tây là Alajuela. Tỉnh lỵ là thành phố Heredia. Tỉnh có diện tích 2.657 km², và dân số là 378.681 người. == Các đơn vị hành chính trực thuộc == Tỉnh Heredia được chia thành 10 tổng và 7 huyện. Tổng (thủ phủ): Heredia (Heredia) Barva (Barva) Santo Domingo (Santo Domingo) Santa Bárbara (Santa Bárbara) San Rafael (San Rafael) San Isidro (San Isidro) Belén (San Antonio) Flores (San Joaquín) San Pablo (San Pablo) Sarapiquí (Puerto Viejo) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản đồ Heredia, Costa Rica Pictures of Heredia
tuổi trẻ (báo).txt
Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online và báo điện tử tiếng Anh Tuoi Tre News. Tháng 6/2008, nhật báo Tuổi Trẻ phát hành trên cả nước Việt Nam với số lượng gần 500.000 bản/ngày, số lượng ấn bản lớn nhất đất nước này của một nhật báo. Về sau số lượng phát hành sụt giảm dần, còn khoảng 220.000 bản/ngày (năm 2015) do sự cạnh tranh từ báo điện tử. == Lịch sử == Báo Tuổi Trẻ ra đời chính thức ngày 2 tháng 9 năm 1975. Số báo Tuổi Trẻ đầu tiên phát hành với số lượng khoảng 5.000 bản/tuần. Trụ sở đầu tiên của báo Tuổi Trẻ tại 55 Duy Tân (nay là Phạm Ngọc Thạch, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh). Tiền thân của tờ báo này bắt đầu từ những tờ truyền đơn và bản tin in roneo của sinh viên, học sinh Sài Gòn trong phong trào chống Mỹ những ngày Chiến tranh Việt Nam. Đến tháng 07-1981, Tuổi Trẻ được phát hành hai kỳ/tuần (thứ tư và thứ bảy) với số lượng 30.000 bản/kỳ. Ngày 10 tháng 8 năm 1982, Tuổi Trẻ tăng lên ba kỳ phát hành mỗi tuần (thứ ba, thứ năm, thứ bảy). Ngày 16 tháng 1 năm 1983, Tuổi Trẻ Chủ nhật ra đời với số lượng khoảng 20.000 tờ mỗi kỳ. Bảy năm sau, Tuổi Trẻ Chủ nhật đạt kỷ lục 131.000 tờ trong năm 1990. Ngày 1 tháng 1 năm 1984, Tuổi Trẻ Cười ra đời, là tờ báo trào phúng duy nhất của Việt Nam lúc đó. Số lượng phát hành ban đầu khoảng 50.000, sau đó nhanh chóng tăng đến 250.000 tờ vào cuối năm đó. Đến 1 tháng 9 năm 2000, số thứ sáu được phát hành. Sau đó, 2 số thứ tư và thứ hai lần lượt được xuất bản vào các ngày 23 tháng 1 và 7 tháng 10 năm 2002. Báo điện tử Tuổi Trẻ Online ra mắt chính thức ngày 1 tháng 12 năm 2003 . Chưa đầy hai năm sau, TTO đã vươn lên vị trí thứ ba về số lượt truy cập trong bảng xếp hạng tất cả các website tiếng Việt trên thế giới. Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006, Tuổi Trẻ chính thức trở thành một tờ nhật báo khi được phép ra thêm một kỳ vào ngày chủ nhật. Cùng lúc đó, tuần báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần (hiện phát hành 60.000 bản/kỳ). Ngày 3 tháng 8 năm 2008, truyền hình Tuổi Trẻ (TVO) được thành lập, sản xuất những chương trình truyền hình phát trên Tuổi Trẻ Online và hợp tác phát sóng với các kênh truyền hình trong nước. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (tăng lên 24 trang) phát hành lần đầu tiên . Ngày 18 tháng 6 năm 2010, Tuổi Trẻ News được thành lập và ngay sau đó là Tuổi Trẻ Mobile vào tháng 09 năm 2010. == Những sự kiện nổi bật == Báo Tuổi Trẻ đã trải qua một chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và có thể coi đây là một trong những dẫn chứng điển hình về một tờ báo Việt Nam ít nhiều có tầm vóc và chính kiến. Một số vụ kỷ luật được biết đến khá rộng rãi, thậm chí được đưa tin trên báo chí là: Vụ kỷ luật, cách chức Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh: Vụ kỷ luật lớn đầu tiên với báo Tuổi Trẻ vào năm 1992 khi bà Vũ Kim Hạnh, Tổng biên tập báo lúc đó bị xem là "phạm khuyết điểm" nghiêm trọng khi cho đăng một số tư liệu chưa được công bố liên quan đến đời tư của ông Hồ Chí Minh; trong đó có việc công bố các tư liệu về việc ông có vợ. Ông Lê Văn Nuôi, khi đó đang là Bí thư Thành Đoàn TP HCM, buộc phải ra quyết định đình chỉ chức vụ tổng biên tập của bà Hạnh. Ông Nuôi phải kiêm nhiệm chức tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho đến khi hết nhiệm kỳ ở Thành Đoàn thì chuyển về làm tổng biên tập tờ báo này. Vụ kỷ luật, chuyển công tác Tổng biên tập Lê Văn Nuôi: Vụ kỷ luật này là "cộng dồn án" của nhiều vụ sai phạm như vụ Tuổi Trẻ Cười in lại một biếm họa của tờ Thời báo Kinh tế Viễn đông (FEER) ngay trên trang bìa trong đó có các nhà tư bản nước ngoài quay trở lại Việt Nam và rải đầy đôla Mỹ trên bầu trời; trong đó có vụ làm tràn ly nước là công bố một thăm dò giới trẻ, trong đó kết quả cuối cùng cho thấy giới trẻ hâm mộ các thần tượng tư bản bên Hoa Kỳ như Bill Gates hơn các lãnh tụ. Thăm dò này được thực hiện dựa trên phương pháp xã hội học thông thường và trong đó các lựa chọn trả lời được đưa ra theo các tiêu chí rất chung. Vụ truy tố phóng viên Lan Anh: Năm 2005, Tuổi Trẻ đã từng nếm mùi với loạt bài điều tra của nhà báo Lan Anh về công ty dược phẩm Zuellig Pharma đang lũng đoạn thị trường thuốc tây nhập khẩu . Do chính sách lúc bấy giờ của chính quyền là ủng hộ công ty nước ngoài, dẫn đến truy tố người viết báo về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" vì đã đưa tin về văn bản mà "nội dung chính của văn bản mật đó có được Chánh thanh tra Bộ Y tế Trần Quang Trung và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính Dương Huy Liệu đề cập tại cuộc họp báo trước đó (ngày 28/4)" , buộc tờ báo kỷ luật phóng viên này. Vụ kỷ luật hai Phó Tổng biên tập năm 2007: Từ ngày 14 tháng 8 năm 2007, hai phó tổng biên tập của báo Tuổi Trẻ là Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh đã mất chức vì không được bổ nhiệm lại, thay thế họ là hai cán bộ trẻ của Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh dù họ chưa có kinh nghiệm làm báo. Sự kiện này sau đó đã gây ra phản ứng từ dư luận và cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lên tiếng . Đây không phải là lần đầu báo Tuổi Trẻ bị thay đổi Ban Biên tập, Vũ Kim Hạnh và Lê Văn Nuôi là hai tổng biên tập Tuổi Trẻ trước đây cũng đã bị mất chức và đẩy ra ngoài ngành báo chí. Việc Thành đoàn áp đặt 2 thành viên mới của họ trám vào chỗ của Huỳnh Sơn Phước và Trương Quang Vĩnh nhằm tìm cách uốn nắn, đưa nó trở vào khuôn phép của báo đoàn thể địa phương, và cũng không phải lần đầu tiên cơ quan chủ quản chính thức của nó (Thành đoàn) cử người đến để nắm lại bộ máy biên tập. Vụ kỷ luật hàng loạt liên quan đến đưa tin về PMU18: Vụ việc tiếp theo là hai nhà báo Nguyễn Văn Hải (Báo Tuổi Trẻ) và Nguyễn Việt Chiến (Báo Thanh Niên) bị bắt tạm giam ngay tại trụ sở cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an vào ngày 12/5/2008 vì các ván đề liên quan đến việc đưa tin vụ án PMU18. Sau đó ông Hải đã được thả ngay sau khi xét xử và thừa nhận có nhiều sai lầm trong quá trình tác nghiệp. Liên quan đến vụ việc này, ngày 1/08/08, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định tước thẻ nhà báo đối với bảy người đang làm việc tại bốn tờ báo khác nhau, trong đó, báo Tuổi Trẻ có hai người bị tước thẻ là ông Bùi Văn Thanh (bút danh là Bùi Thanh), Phó Tổng biên tập và ông Dương Đức Đà Trang, Trưởng Văn phòng đại diện tại Hà Nội. Ông Thanh là người cực lực phản đối các động thái của pháp luật liên quan đến tờ báo và có hành vi chống đối một cách công khai khi cho thiết kế, in một poster có hình Nguyễn Văn Hải, dán ngay trước tòa soạn, các văn phòng và biến thành avatar trên các trang blog, trang mạng khác; đồng thời vận động mọi người làm việc này cùng mình. Vụ kỷ luật buộc thôi chức Tổng biên tập Lê Hoàng: Ông Lê Hoàng bị thôi chức Tổng biên tập và phải bàn giao cho cấp phó của mình từ ngày 1/1/2009 cùng ông Nguyễn Công Khế, Tổng biên tập báo Thanh niên. Sự kiện này có phần liên quan và bắt nguồn từ những sai phạm trong quá trình đưa tin về vụ PMU18 song cũng là "cộng dồn" của nhiều vụ việc trước và sau đó. Đây là Tổng biên tập thứ tư rời Tuổi trẻ và là Tổng biên tập thứ ba của Tuổi trẻ phải thôi chức khi đương nhiệm vì lý do liên quan đến kỷ luật. Người không bị kỷ luật là các ông Võ Như Lanh và Tăng Hữu Phong. Vụ truy tố phóng viên Hoàng Khương: Trong thời gian công tác tại báo Tuổi Trẻ, Hoàng Khương là tác giả của bài điều tra về hành vi nhận hối lộ để giải cứu đua xe trái phép của cảnh sát giao thông. Bị cho là có hành vi đưa hối lộ nên ông bị đề nghị tước thẻ nhà báo và điều tra về tội danh này. Ngày 02 tháng 1 năm 2012, Cơ quan Cảnh sát điều tra công an Thành phố Hồ Chí Minh đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hoàng Khương. Đến ngày 23 tháng 5 đã đề nghị truy tố ông về hành vi đưa hối lộ. Trong 2 ngày 6 và 7 tháng 9 năm 2012 Hoàng Khương bị đưa ra xét xử tại tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tại phiên tòa sơ thẩm ông bị tuyên án 4 năm về tội đưa hối hộ, nhưng ông cho rằng mình chỉ mắc sai sót trong nghề nghiệp == Bạo lực đối với ký giả == Sáng ngày 23/9/2016, trong lúc đang tác nghiệp vụ tài xế taxi nhảy cầu Nhật Tân tử vong, nhà báo Trần Quang Thế báo Tuổi Trẻ bị một nhóm người, trong đó có cán bộ của Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh, lao vào hành hung. Nhà báo Quang Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình việc Quang Thế bị hành hung. Sau vụ việc, công an huyện Đông Anh đã xin lỗi báo Tuổi Trẻ . Đến ngày 25/9 chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo Công an TP Hà Nội điều tra, xác minh, làm rõ nội dung vụ việc, yêu cầu xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật . Công luận hy vọng rằng sự việc sẽ không đi vào vệt bùn đổ "Công an đánh phóng viên hòa cả làng, nữ sinh tát công an 9 tháng tù giam" như đã từng xảy ra . Ông Lê Như Tiến từng là đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13 phê bình: “Không phải chỉ xin lỗi, cứ vi phạm pháp luật rồi xin lỗi là đủ. Mà cao hơn thế nữa là phải làm rõ trách nhiệm cá nhân với những cá nhân đã xúc phạm báo chí, với cá nhân đã vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được hành nghề đúng pháp luật của nhà báo.” Trả lời báo chí, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, cho biết người dính líu là Ngô Quang Hưng (23 tuổi, công tác tại đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh) và "Đồng chí Hưng có dùng tay gạt trúng vào má nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng vào nhà báo Quang Thế. Lúc bấy giờ nhà báo cũng không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu cần thiết theo yêu cầu của những người bảo vệ hiện trường". Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho việc Công an Hà Nội kết luận vụ việc là "chưa thành khẩn, không thể hiện sự thiện chí...sẽ để lại ấn tượng xấu trong người dân." Một đại biểu Quốc hội khác, ông Nguyễn Sỹ Cương bày tỏ: "Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm." Tối ngày 29-9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng. Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.. Về quyết định xử phạt, ông Quốc nhận định: “Vụ việc như thế nhưng không có biển báo cấm chụp ảnh, không có dấu hiệu quy định khu vực cách ly mà gọi ngay đó là khu vực bí mật quốc gia thì tôi nghĩ đó là hơi lạm dụng." Ông đề nghị Hội nhà báo Việt Nam, ban biên tập báo Tuổi trẻ cần phải lên tiếng mạnh mẽ và làm rõ sự việc. Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nhận xét: "Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được. Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?... Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật. Tuy về mặt trách nhiệm chưa có gì được giải quyết rõ ràng, nhưng phát ngôn của Công an Hà Nội đã đóng góp một cách thức diễn đạt mới trong tiếng Việt, là gạt tay trúng má có thể gây chảy máu mồm. Nếu googling "gạt tay trúng má" sẽ thu được hơn 1 triệu kết quả (10/2016). Rõ nhất là hậu quả đau lòng từ việc trẻ em "gạt tay trúng má" với nhau nơi trường học . == Các ấn phẩm == Tuổi Trẻ: (nhật báo): Năm 2007 bắt đầu có 20 trang nội dung. Bao gồm Chính trị - Xã hội, Thế giới, Kinh tế, Giáo dục, Nhịp sống trẻ, Nhịp sống số, Sức khỏe,... Tuổi Trẻ Cuối tuần: (tuần báo) vốn có tên là Tuổi Trẻ Chủ nhật. Có nội dung phong phú với hầu hết các lĩnh vực, song do không có đầu tư tương xứng nên đến những năm đầu thế kỷ 21, bị tụt hậu nặng nề. Tuổi Trẻ Cười: (tạp chí hàng tháng hiện nay là bán nguyệt san) xuất bản dưới thời Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh. Từng là tờ báo trào phúng duy nhất. Tuy nhiên, cũng giống như Tuổi Trẻ Cuối tuần không có đầu tư xứng đáng nên đến nay cũng tụt hậu so với trước đó. Tuổi Trẻ Online: (báo điện tử) Được xuất bản lần đầu dưới thời Tổng biên tập Lê Hoàng năm 2003. Sau đó, nhanh chóng trở thành ấn phẩm có tốc độ phát triển nhanh mạnh nhất với thứ hạng khoảng 740 trên thế giới và trong top 10 ở Việt Nam. Tuoitrenews: Ấn phẩm tiếng Anh của báo Tuổi Trẻ ra đời giữa năm 2010 và nhanh chóng trở thành một cổng thông tin tiếng Anh hàng đầu về Việt Nam. Áo trắng: (tạp chí hàng tháng) Là ấn phẩm liên kết với Nhà xuất bản Trẻ. Chủ yếu là thơ văn cho tuổi mới lớn. Tuổi Trẻ Mobile: Là phiên bản của Tuổi Trẻ Online cho các thiết bị di động. Tuổi Trẻ Media Online: Ấn phẩm đa phương tiện, phát hành trên mạng. == Đội ngũ == Nhiều thế hệ phóng viên của Tuổi Trẻ đã tạo dấu ấn trên mặt báo và được bạn đọc tại Việt Nam yêu thích. Đến 2015, sau 40 năm hoạt động, hàng trăm PV Tuổi Trẻ đã trở thành những cây bút tiếng tăm trong làng báo Việt Nam. Nhưng thật sự để lại tên tuổi và ấn tượng mạnh trong nhiều thế hệ bạn đọc cho đến tận hôm nay có thể kể đến bốn tác giả đã hệ thống và sáng tạo qua các bài viết của mình về một kiểu thể tài, đề tài mới; cách thể hiện mới, đặc sắc trong làng báo Việt Nam: Hàng Chức Nguyên (loạt ký sự về người nghèo trong xã hội theo hướng thể hiện sự nỗ lực vươn lên trong tuyệt vọng của những số phận con người cùng kiệt), Thủy Cúc (loạt Ký sự pháp đình gợi mở khía cạnh nguyên nhân, hoàn cảnh nảy sinh các tội ác), Cù Mai Công (loạt phóng sự hàng trăm bài về Saigon by night sau hơn 10 năm đổi mới), Binh Nguyên (loạt ký sự đường xa với cách thể hiện mang tính phát hiện). Cạnh đó còn hàng loạt cây bút sắc sảo và cá tính khác, ở từng thời kỳ nổi lên như những ngôi sao trong làng báo Việt Nam sau 1975: Hoài Lê (thể thao), Hoàng Linh (CT-XH), Cam Ly (Quốc tế), Huy Đức (CT-XH), Tâm Chánh (CT-XH), Phúc Tiến (Giáo dục), Bùi Thanh (CT-XH và Giáo dục), Hà Thạch Hãn (Giáo dục)... Những ngôi sao này hầu hết có tác phẩm tập trung ở thời kỳ vàng son đầy "sao" của Tuổi Trẻ: 1990-2005. Tuy nhiên, cơ chế của báo cũng giống như làng báo Việt Nam, khá trì trệ và đã không bắt mạch được với những tiến bộ của môi trường làm việc xung quanh. Dù là tờ báo thuộc loại tiên tiến và có tiềm lực mạnh nhất làng báo Việt Nam, báo Tuổi Trẻ vẫn bị "chảy máu chất xám" nặng nề. Các nhân lực chủ chốt, các cây bút chủ chốt của Tuổi Trẻ đã lần lượt ra đi. Tuổi Trẻ được xem như một "lò" đào tạo số một bởi một số phóng viên, biên tập viên của Tuổi Trẻ rời bỏ báo, lại trở thành lãnh đạo của các báo khác như Người lao động, Sài Gòn Giải phóng, Pháp luật TP HCM. Có thể ghi nhận một số cuộc ra đi như: Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, phóng viên ban Kinh tế sang báo Người Lao động và sau trở thành Phó tổng biên tập phụ trách trị sự, rồi Tổng biên tập của báo trong nhiều năm, trước khi về làm chủ tịch Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Võ Như Lanh; một trong những Tổng biên tập đầu tiên của báo (trước bà Vũ Kim Hạnh) đã sang báo Sài Gòn Giải phóng làm Phó Tổng biên tập. Sau khi ông Vũ Tuất Việt lên giữ chức Tổng biên tập Sài Gòn Giải Phóng thay ông Tô Hòa, ông Võ Như Lanh đã cùng một số người lập nên nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đưa nhóm này thành nhóm báo kinh tế tốt nhất ở Việt Nam. Ông cũng từng là chủ tịch Hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh. Khoảng 1993, nhóm Chánh Trinh - Trần Trọng Thức, Họa sĩ Chóe, Tư Trời Biển Ngô Công Đức, họa sĩ Minh Hạnh... chuyển sang tờ tuần báo Lao động Chủ nhật. Với hỗ trợ của Tổng biên tập báo Lao động Tống Văn Công, nhóm này đã biến tờ báo thành một hiện tượng của làng báo Việt Nam sau 1975. Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ, ông Nam Đồng chuyển về làm Tổng biên tập [[báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh]]; đưa tờ báo này thành một trong những tờ bán chạy nhất ở Việt Nam. Phó Tổng thư ký tòa soạn Lê Minh Đức sang báo Nông thôn Ngày nay và lập ra tờ Làng cười; tuần báo trào phúng. Nhà báo Đặng Tâm Chánh rời báo Tuổi Trẻ, sang làm việc tại Tòa soạn và sau đó trở thành Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị. Nhà báo Huy Đức rời báo sang Thời báo Kinh tế Sài Gòn, rồi sang báo Sài Gòn Tiếp thị. Các nhà báo Đỗ Trung Quân, Binh Nguyên... cũng đều lần lượt rời bỏ Tuổi Trẻ về làm việc cho báo Sài Gòn Tiếp thị (2008). == Tiềm lực kinh tế == Là tờ báo tiên phong trong tổ chức kinh doanh, báo Tuổi Trẻ có tiềm lực kinh tế thuộc loại mạnh nhất trong các báo in ở Việt Nam. Khả năng tham gia làm kinh doanh để giúp tờ báo tồn tại và phát triển bắt đầu từ một ngày giữa năm 1983, khi Bí thư Thành ủy TP HCM lúc đó, ông Võ Văn Kiệt đến làm việc với báo Tuổi Trẻ và đặt câu hỏi: "Tại sao trước 1975 ở Sài Gòn ai làm chủ báo cũng giàu, mà bây giờ Tuổi Trẻ lại phải ngửa tay xin tiền Nhà nước để làm báo?". Câu hỏi đó đã là lời gợi hướng giải pháp và như một sự đảm bảo, mở đường cho những người lãnh đạo Ban biên tập Tuổi Trẻ dám làm. Lúc đó, tất cả các nguyên liệu đều thiếu thốn nên khi Ban biên tập bắt đầu từ việc này, mở tầm nhìn xa, chủ động xác lập mối quan hệ làm ăn với các nhà máy giấy Tân Mai, Bãi Bằng. Phó tổng biên tập Trần Minh Đức (Ba Lãng) trở thành người tổ chức, khởi động một chương trình tự tháo gỡ để tạo nguồn giấy in báo riêng cho báo Tuổi Trẻ, nâng số bản in, tìm bạn đọc mới. Tuổi Trẻ còn tổ chức đi trồng cây nguyên liệu giấy, lập xưởng sản xuất giấy thủ công, liên kết với lực lượng thanh niên xung phong khai thác nguyên liệu giấy. Năm 1983, giữa bối cảnh báo chí cả nước đang ngập chìm trong bao cấp, Tuổi Trẻ đã khởi sự thực hiện phương án tự chủ tài chính và đến 1985 Tuổi Trẻ thật sự sống nhờ vào sự chi trả của người đọc. Tuổi trẻ đi tiên phong trong việc lập các công ty cổ phần song mô hình này thực ra chưa tốt như báo mong muốn. Công ty Cổ phần Thế kỷ 21; một con đẻ của báo lại chỉ mang danh là của báo Tuổi Trẻ. Sáng 15/2/2008, Báo Tuổi Trẻ đã khởi công công trình cao ốc văn phòng cho thuê 6 tầng tại số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận - Thành phố Hồ Chí Minh (nằm cạnh tòa soạn báo Tuổi Trẻ hiện nay). Đây là công trình do báo Tuổi Trẻ đầu tư, với tổng giá trị dự toán là 45 tỷ đồng. "Thời gian thi công là 290 ngày kể từ ngày khởi công. Tòa nhà có tổng diện tích sàn xây dựng là 6.823 m2. Ngoài diện tích các tầng cho thuê, tòa nhà có một tầng hầm đậu xe và một nhà hàng, cà phê sân thượng" . Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ đang xây dựng một Trung tâm phát hành báo chí tại số 157, Lý Chính Thắng, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4/2008, báo Tuổi Trẻ khởi công xây dựng Nhà in báo Tuổi Trẻ tại số 10 Nguyễn Văn Dung, phường 17, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trên khuôn viên đất 7.553 m2. Đây là công trình nhằm chuẩn bị mặt bằng để tiếp nhận máy in cuộn offset bốn màu được nhập về từ Mỹ. Dự kiến nhà in này sẽ được khánh thành vào tháng 11-2008" . Đây là nhà in thuộc sở hữu của Tuổi Trẻ, khác với việc trước đó báo vẫn phải in ở nhà in khác. Năm 2009, Tuổi Trẻ đạt doanh thu 800 tỷ đồng. Trong đó, nộp thuế 110 tỷ đồng và thu được 190 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Quảng cáo đóng vai trò quan trọng trong tiềm lực kinh tế Tuổi Trẻ. Năm 1992, quảng cáo Tuổi Trẻ thu được 1,8 tỷ đồng. Đến năm 2009, con số này là 500 tỷ đồng, chiếm gần 30% thị phần quảng cáo trong báo in cả nước. Ngoài trang quảng cáo toàn quốc, Tuổi Trẻ còn có các trang quảng cáo nhanh, giá rẻ tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và Cần Thơ. Tài sản cố định của Tuổi Trẻ tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh gồm trụ sở chính Hoàng Văn Thụ, cao ốc Văn phòng Tuổi Trẻ, Nhà in Gò Vấp, Kho giấy Gò Vấp, trụ sở Phòng Phát hành tại Lý Chính Thắng, liên doanh 50% cao ốc 41 Nguyễn Thị Minh Khai và các văn phòng đại diện tại Hà Nội, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Đà Lạt, Cần Thơ, Rạch Giá. Theo một đánh giá không chính thức, trị giá thị trường của tất cả tài sản này khoảng 3.000 tỷ đồng. == Hoạt động xã hội == Do sức lan tỏa mạnh của tờ báo, các hoạt động từ thiện - xã hội của báo Tuổi Trẻ khá mạnh. Hàng ngày, báo nhận được khá nhiều tiền và hiện vật ủng hộ của độc giả cả nước cho các mục tiêu từ thiện. Báo định kỳ công bố về các đóng góp này một cách công khai. Các ủng hộ này đã làm thay đổi được số phận của nhiều cá nhân, nhiều gia đình. Báo Tuổi Trẻ đã xây dựng được khá nhiều công trình từ nguồn tiền từ thiện này như cầu Nông Sơn, thuộc xã Quế Trung, huyện mới Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam cho làng mỏ Nông Sơn sau thảm nạn lật đò làm 18 em học sinh thiệt mạng . Một số trường học và công trình công cộng khác cũng được xây dựng từ các hoạt động từ thiện - xã hội của báo Tuổi Trẻ. == Xếp hạng == Xét theo loại giấy phép báo chí ở Việt Nam, Tuổi Trẻ là báo loại ba: nghĩa là vừa là báo ngành (của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) vừa của địa phương. Mâu thuẫn giữa tầm vóc của báo và một cơ quan chủ quản báo chí thuộc loại cấp thấp nhất trong các cấp có thể xuất bản báo chí chính là một cản ngại thuộc loại lớn nhất trên con đường phát triển của Tuổi Trẻ suốt từ khi nó ra đời. Khác với loại giấy phép, các đánh giá và nghiên cứu thị trường của các công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực này trên thị trường Việt Nam như TNS, AcNielsen... đều đánh giá Tuổi Trẻ nhật báo có thứ hạng số một Việt Nam; đặc biệt ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và phía Nam; vốn là thị trường quảng cáo quan trọng nhất. == Trụ sở và phát hành == Văn phòng chính của Tuổi Trẻ đặt tại số 60A, đường Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh. Báo có 12 văn phòng đại diện tại Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Đà Lạt, Đắk Lắk và Cần Thơ, Tiền Giang, Đồng Nai. Tuổi trẻ được in cùng lúc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Rạch Giá. Báo có 20 trang, in 2 màu. Riêng ngày Chủ nhật, báo được in bốn màu. Tuổi Trẻ có trên 40 trang quảng cáo mỗi ngày, có ngày lên đến 88 trang, có tuần 312 trang. Những năm gần đây, các phóng viên của Tuổi Trẻ đã bắt đầu được đi để viết tin bài, tác nghiệp ở nhiều nơi trên thế giới như Iraq, Pakistan, Liban,Indonesia, Mỹ, Đức... Những chiến lược phát hành Tuổi Trẻ đã thực hiện trong thời gian qua: - Liên tục mở rộng mạng lưới phát hành với nhiều cách thức bán báo. - Rút ngắn thời điểm ra báo trên tất cả các vùng. - Phát triển tối đa báo dài hạn. - Đẩy mạnh tiếp thị, chăm sóc tốt bạn đọc. - Kết hợp hài hòa đầu tư vùng trọng điểm và vùng cạnh tranh thấp. Thực hiện kiên trì những chiến lược đó, phát hành Tuổi Trẻ đã trở thành mạng lưới bán báo có năm vị trí hạng nhất trong báo in cả nước: - Hệ thống đại lý ba cấp nhiều thành phần kinh tế đông đảo nhất (trên 500 tổng đại lý). Từ khởi đầu chỉ có gần 100 đại lý tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát hành Tuổi Trẻ đã mở rộng và kết nạp thêm các công ty bưu chính và công ty phát hành tư nhân vào hệ thống đại lý Tuổi Trẻ trên khắp cả nước. - Mạng lưới phát hành rộng mạnh nhất (6.234 điểm bán trên cả nước, 04.2009). Trong đó, mạng lưới dày đặc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là Quận Một, Quận Ba, Quận Năm. Có nơi cứ 100 người dân mua 40 tờ Tuổi Trẻ. - Số lượng báo dài hạn cao nhất (102.000 tờ) do các công ty bưu chính, đại lý tư nhân và cả phát hành Tuổi Trẻ cùng thực hiện. - Ra báo sớm nhất trên toàn quốc. Tuổi Trẻ đã được in cùng lúc tại 7 nơi Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và Rạch Giá. Trong tương lai, Tuổi Trẻ sẽ tiếp tục được in tại một số tỉnh lỵ lớn để đáp ứng nhu cầu đọc báo sớm của bạn đọc và đi xa hơn vào các vùng sâu. - Bảng hiệu Tuổi Trẻ nhiều nhất trên các sạp báo. Trong 6.234 điểm bán trên toàn quốc, chỉ có gần phân nửa có thể làm bảng hiệu thì bảng hiệu Tuổi Trẻ đã chiếm 1.300 sạp, tiệm. Con số này đang tiếp tục được nâng cao. == Cột mốc == Những cột mốc phát triển cụ thể: Tuổi Trẻ ngày: - Ngày 2 tháng 9 năm 1975: Ra số báo đầu tiên. - Từ 1975 - 1980: Phát hành hằng tuần, hơn 10.000 bản/kỳ. - Từ tháng 7-1981: Phát hành hai kỳ/tuần, hơn 30.000 bản/kỳ. - Từ 8-1982: Ba kỳ mỗi tuần, gần 200.000 bản/kỳ. - Từ ngày 1 tháng 9 năm 2000: Bốn kỳ mỗi tuần, trên 250.000 bản/kỳ. - Từ ngày 23 tháng 1 năm 2002: Năm kỳ mỗi tuần. - Từ ngày 7 tháng 10 năm 2002: Sáu kỳ mỗi tuần, trên 300.000 bản/kỳ. - 2005: Trên 350.000 bản/kỳ. - Từ ngày 2 tháng 4 năm 2006: Ra số chủ nhật, trở thành nhật báo, hiện đạt trên 400.000 bản/kỳ. - Từ ngày 2 tháng 1 năm 2006: Ra chuyên trang Tuổi Trẻ 24 giờ. - Từ năm 2008-2009: Tuổi Trẻ nhật báo đạt 450.000/bản/kỳ, có thời điểm đạt trên 500.000 bản/kỳ. - Tuy nhiên,từ năm 2009 - nhiệm kỳ của Tổng biên tập Phạm Đức Hải, do sự cạnh tranh từ báo điện tử, số lượng phát hành báo in liên tục giảm, năm sau giảm hơn năm trước. Cuối năm 2014, khi TBT Phạm Đức Hải chuyển sang làm phó ban tuyên giáo Thành ủy TP.HCM, số lượng phát hành chỉ còn 230-240.000 bản/kỳ. - Từ đầu năm 2015, khi phó tổng biên tập Tăng Hữu Phong chính thức nhận nhiệm vụ tổng biên tập, tình hình phát hành vẫn tiếp tục đi xuống. Sau tết 2015, có số báo phát hành ngày chủ nhật ngày 3 tháng 5 năm 2015 chỉ còn 197.000 bản, thấp nhất trong 15 năm nay, kể từ năm 2000. Bình quân 4 tháng đầu năm khoảng 220.000 bản/kỳ. Tuổi Trẻ Chủ Nhật (nay là Tuổi Trẻ Cuối tuần): - Số đầu tiên: Ngày 16 tháng 1 năm 1983, 20.000 bản/tuần. - Năm 2006: Gần 60.000 bản/tuần. - Từ ngày 9 tháng 4 năm 2006 đổi tên thành Tuổi Trẻ Cuối tuần - Từ ngày 1 tháng 11 năm 2009, Tuổi Trẻ chủ nhật ra ấn bản 4 màu (in màu toàn bộ 20 trang) phát hành lần đầu tiên . Cũng là tờ báo in màu toàn bộ đầu tiên tại Việt Nam. Tuổi Trẻ Cười: - Ra đời tháng 1-1984, phát hành mỗi tháng một kỳ, 20.000 bản. - 2005: Mỗi tháng 2 kỳ. - Năm 2006: 110.000 bản/kỳ. - tháng 6-2009: xuất bản hơn 140.000 bản/kỳ. Tuổi Trẻ điện tử (TTO): Ra đời 1 tháng 12 năm 2003 . Hiện nay trên 4.500.000 lượt truy cập/ngày. Ngày 20 tháng 3 năm 2010 đổi tên miền thành tuoitre.vn và thay giao diện mới. == Các đời Tổng biên tập == Đến nay có 6 đời Tổng biên tập báo Tuổi trẻ: Tổng biên tập Võ Như Lanh:(1979-1983), ông là Tổng Biên tập đầu tiên của báo Tuổi Trẻ. Tổng biên tập Vũ Kim Hạnh:(1983-1992), hiện là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao TP. Hồ Chí Minh. Tổng biên tập Lê Văn Nuôi: (1992-2003), trước khi nhận chức là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI, Bí thư Thành Đoàn. Tổng biên tập Lê Hoàng: (2003-2008), trước khi nhận chức là Giám đốc Nhà xuất bản Trẻ; hiện là Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam. Tổng biên tập Phạm Đức Hải: (2009-2014), Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa IX, nguyên Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy kiêm Phó Tổng biên tập Trang thông tin điện tử Đảng bộ Thành phố, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh. Tổng biên tập Tăng Hữu Phong: (2015-2016), ông là Đại biểu Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa IX, cũng nguyên là Phó Bí thư Thành Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh. Năm 2016, ông được điều động, chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Quận ủy và giữ chức phó bí thư Quận ủy Tân Phú, TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020. === Ban biên tập hiện tại === Ban biên tập hiện tại gồm tổng biên tập, phó tổng biên tập và ủy viên BBT cùng ban thư ký toà soạn. Tổng biên tập: Phó Tổng biên tập: Đỗ Văn Dũng, Lê Thế Chữ, Lê Xuân Trung Ủy viên Ban biên tập: Ngô Thị Thu An (Nội dung), Đinh Minh Trung (Chánh Văn phòng) , Nguyễn Hoàng Nguyên (Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, nguyên Chánh Văn phòng Thành Đoàn) và Nguyễn Thị Hương (Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành Đoàn). Tổng thư ký tòa soạn: Bùi Văn Thanh == Danh hiệu == Năm 2016, Báo Tuổi Trẻ nhận Huân chương lao động hạng nhì == Chú thích == == Xem thêm == Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh == Liên kết ngoài == Báo điện tử Tuổi Trẻ Online
tanaka kōichi.txt
Tanaka Kōichi (tiếng Nhật: 田中 耕一) là nhà hóa học người Nhật Bản. Ông là một trong ba chủ nhân của Giải Nobel Hóa học năm 2002. Công trình đã giúp nhà khoa học Nhật Bản đoạt giải là phát triển cách thức nhận diện và phân tích các phân tử sinh học lớn. Cùng nhận giải có Kurt Wüthrich và John B. Fenn. == Chú thích ==
saba.txt
Saba( /ˈsɑːbə/) là một đảo tại Caribe và là đặc khu tự trị của Hà Lan. Trước đây đặc khu này là Antille thuộc Hà Lan, bị giải tán vào tháng 10 năm 2010, để cho Curaçao và Sint Maarten trở thành các quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Hà Lan, trong khi Bonaire, Saba, và Sint Eustatius trở thành các đặc khu của Hà Lan. Saba có diện tích đất 13 kilômét vuông (5,0 sq mi). Tính đến tháng 1 năm 2013, dân số là 1.991, với mật độ 150 người trên kilômét vuông (390 /sq mi). Các điểm dân cư chính là The Bottom (thủ phủ), Windwardside, Hell's Gate và St. Johns. == Tham khảo ==
new delhi.txt
New Delhi ( /ˌnjuː ˈdɛli/) là thủ đô của Ấn Độ và là một trong 11 quận của Delhi. George V đặt viên đá nền tảng cho thành phố tại lễ đăng cơ năm 1911. Thành phố do các kiến trúc sư người Anh thiết kế, cụ thể là Edwin Lutyens và Herbert Baker. Thủ đô mới được Phó vương Ấn Độ Edward Wood khánh thành vào ngày 13 tháng 2 năm 1931,. Mặc dù về thông tục Delhi và New Delhi là các danh xưng được sử dụng thay thế cho nhau để chỉ phạm vi quyền hạn của Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi, song chúng là các thực thể riêng biệt, do New Delhi là một bộ phận nhỏ của Delhi. New Delhi được chọn làm một trong hàng trăm thành phố tại Ấn Độ phát triển thành thành phố thông minh theo dự án của Thủ tướng Narendra Modi. == Lịch sử == === Thành lập === Delhi đóng vai trò là trung tâm chính trị và tài chính của một số đế quốc thời Ấn Độ cổ đại và của Vương quốc Hồi giáo Delhi, đặc biệt là thủ đô của Đế quốc Mogul từ năm 1649 đến năm 1857. Đầu thập niên 1900, có một đề xuất cho chính quyền Anh về việc dời thủ đô của Đế quốc Ấn Độ thuộc Anh từ Calcutta tại bờ biển phía đông đến Delhi. Chính phủ Ấn Độ thuộc Anh cảm thấy rằng sẽ dễ dàng hơn về hậu cần khi cai quản Ấn Độ từ Delhi vì nó có vị trí tại trung tâm của miền bắc Ấn Độ. Vùng đất để xây dựng thành phố mới Delhi thu được theo Đạo luật Trưng dựng Đất 1894. Ngày 12 tháng 12 năm 1911, trong Buổi tiếp kiến Delhi, George V với thân phận Hoàng đế Ấn Độ cùng với phu nhân là Mary tuyên bố rằng thủ đô của Đế quốc chuyển từ Calcutta đến Delhi, trong khi đặt viên đá nền tảng cho dinh thự của phó vương tại Coronation Park, Kingsway Camp. Viên đá nền tảng của New Delhi được hai người đặt tại địa điểm diễn ra Buổi tiếp kiến Delhi tại Kingsway Camp vào ngày 15 tháng 12 năm 1911, trong chuyến công du của họ. Phần lớn New Delhi do Edwin Lutyens và Herbert Baker đặt kế hoạch, họ là các kiến trúc sư người hàng đầu thế kỷ 20. Hợp đồng được trao cho nhà thầu Sobha Singh. Công tác xây dựng thực sự bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và hoàn thành vào năm 1931. Thanh phố sau đó được gán tên là "Delhi của Lutyens" và được Phó vương Edward Wood khánh thành trong loạt buổi lễ từ ngày 10 tháng 2 năm 1931. Lutyens thiết kế khu vực hành chính trung tâm của thành phố như một chứng tích cho khát vọng đế quốc của Anh. Ngay sau đó Lutyens bắt đầu cân nhắc đến các địa điểm khác, Ủy ban Kế hoạch Delhi Town lập kế hoạch thủ đô đế quốc mới, do George Swinton làm chủ tịch và John A. Brodie cùng Lutyens làm thành viên, trình báo cáo về cả hai địa điểm Bắc và Nam. Tuy nhiên, nó bị Phó vương bác bỏ do chi phí. Trục trung tâm của New Delhi nay nằm về phía đông của cổng Ấn Độ trước đó được dự tính là trục bắc-nam liên kết Dinh Phó vương ở một đầu đến Paharganj tại đầu kia. Trong những năm đầu của dự án, nhiều du khách cho rằng đó là một cổng từ Trái Đất đến Thiên đường. Cuối cùng, do không gian hạn chế và hiện diện một lượng lớn địa điểm di sản tại phía bắc, ủy ban quyết định tại điểm phía Nam. Một điểm trên đồi Raisina được chọn để xây Rashtrapati Bhawan, khi đó gọi là Dinh Phó vương. Nguyên nhân của sự lựa chọn này là đồi nằm trực diện với thành Dinapanah, vốn cũng được xem như địa điểm kinh đô Indraprastha cổ đại. Sau đó, viên đá nền tàng được chuyển từ địa điểm Buổi tiếp kiến Delhi năm 1911-1912 để gắn vào tường của sân trước Tòa nhà Thư ký. Rajpath, còn gọi là King's Way, trải dàu từ cổng Ấn Độ đến Rashtrapati Bhawan. Tòa nhà Thư ký có hai khối nằm bên sườn Rashtrapati Bhawan và là nơi làm việc của các bộ trưởng trong Chính phủ Ấn Độ, nó và trụ sở của Nghị viện đều do Herbert Baker thiết kế, nằm trên phố Sansad Marg. Tại phía nam, vùng đất cho đến lăng mộ Safdarjung được dành cho hình thành nơi mà nay gọi là Lutyens' Bungalow Zone. Trước khi có thể bắt đầu xây dựng trên các chỏm đá của đồi Raisina, một đường sắt vòng quanh Tòa nhà Hội đồng (nay là Tòa nhà Nghị viện) mang tên Imperial Delhi Railway, được xây dựng để vận chuyển vật liệu và nhân công xây dựng trong vòng hai mươi năm sau đó. Trở ngại cuối cùng là tuyến đường sắt Agra-Delhi do cắt ngay qua địa điểm được đánh dấu để xây Đài kỷ niệm Chiến tranh Toàn Ấn có hình lục giác (cổng Ấn Độ) và Kingsway (Rajpath), vấn đề là do Ga Delhi cũ khi đó phục vụ toàn bộ thành phố. Tuyến đường được chuyển sang chạy dọc sông Yamuna, và bắt đầu hoạt động vào năm 1924. Ga đường sắt New Delhi khánh thành vào năm 1926 với một sân ga duy nhất tại cổng Ajmeri gần Paharganj. Do quá trình xây dựng Dinh Phó vương (nay là Rashtrapati Bhavan), Tòa nhà Thư ký Trung tâm, Tòa nhà Nghị viện, và Đài tưởng niệm chiến tranh Toàn Ấn (cổng Ấn Độ) thoải mái về thời gian, công trình xây dựng một khu mua sắm và một quảng trường mới, Connaught Place, bắt đầu vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1933. Công trình được đặt tên theo Hoàng tử Arthur, Công tước xứ Connaught (1850–1942), và do Robert Tor Russell thiết kế, kiến trúc sư trưởng của Ban Công trình Công cộng (PWD). Sau khi thủ đô Ấn Độ chuyển đến Delhi, một tòa nhà thư ký tạm thời được xây dựng trong một vài tháng vào năm 1912 tại Bắc Delhi. Hầu hết quan chức chính phủ của thủ đô mới chuyển đến đây từ 'Old secretariat' tại Old Delhi (tòa nhà nay là trụ sở của Hội đồng Lập pháp Delhi), một thập niên trước khi thủ đô mới khánh thành vào năm 1931. Nhiều nhân công được đưa đến thủ đô mới từ các nơi xa tại Ấn Độ như bang Bengal và bang Madras. Sau đó, nhà ở cho họ phát triển quanh khu vực Gole Market trong thập niên 1920. Xây dựng trong thập niên 1940 để làm nơi ở cho các nhân viên chính phủ, với các bungalow (nhà gỗ một tầng) cho quan chức cao cấp tại khu vực Lodhi Estate lân cận, Lodhi colony gần Lodhi Gardens lịch sử, là khu nhà ở cuối cùng được xây dựng trong thời Anh thuộc. === Hậu độc lập === Sau khi Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947, New Delhi được ban cho quyền tự trị hạn chế và do một ủy viên trưởng quản lý, người này do chính phủ Ấn Độ bổ nhiệm. Năm 1956, Delhi được chuyển thành lãnh thổ liên bang và cuối cùng ủy viên trưởng được thay bằng phó thống đốc. Đạo luật Hiến pháp năm 1991 bày tỏ rằng Lãnh thổ Liên bang Delhi chính thức được gọi là Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi. Một hệ thống được triển khai mà theo đó chính phủ tuyển cử được trao quyền lực lớn, ngoại trừ pháp luật và sắc lệnh vẫn thuộc về chính phủ trung ương. Việc thi hành thực tế pháp luật đến vào năm 1993. Lần mở rộng lớn đầu tiên của New Delhi ra ngoài Lutyens' Delhi là trong thập niên 1950 khi Ban Công trình Công cộng Trung ương (CPWD) phát triển một khu vực đất lớn ở phía tây nam của Lutyens' Delhi nhằm hình thành khu ngoại giao tách rời Chanakyapuri, đất tại đây được giao cho các đại sứ quán, cao ủy và dinh thự của các đại sứ, quanh đại lộ Shanti Path. == Địa lý == New Delhi có diện tích là 42,7 km2 (16,5 sq mi), là một bộ phận nhỏ của khu vực đô thị Delhi. Do thành phố nằm trên đồng bằng Ấn-Hằng, nên có ít khác biệt về độ cao trên địa bàn. New Delhi và các khu vực xung quanh từng là bộ phận của dãy núi Aravalli; những gì còn lại của dãy núi này là rặng Delhi, nơi này còn được gọi là lá phổi của Delhi. New Delhi nằm trên bãi bồi của sông Yamuna, song về cơ bản nó là một thành phố nội lục. Phía đông của sông là một khu vực đô thị Shahdara. New Delhi nằm trong đới địa chấn IV, do vậy có thể bị động đất tấn công. New Delhi nằm trên một số đường đắt gãy và do đó từng trải qua các trận động đất thường xuyên, hầu hết có cường độ nhẹ. Tuy nhiên, số trận động đất trong những năm gần đây tăng đột ngột, đáng chú ý nhất là trận động đất có cường độ 5,4 vào năm 2015 có chấn tâm tại Nepal. New Delhi có khí hậu cận nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa (Köppen Cwa) với biến động cao giữa mùa hè và mùa đông về cả nhiệt độ và lượng mưa. Nhiệt độ biến động từ 46 °C (115 °F) vào mùa hè đến khoảng 0 °C (32 °F) vào mùa đông. Kiểu khí hậu cận nhiệt đới ẩm tại khu vực khác biệt đáng chú ý với nhiều thành phố khác có phân loại khí hậu tương tự do có mùa hè kéo dài và rất nóng, mùa đông tương đối khô và ôn hòa, một thời kỳ gió mùa, và các cơn bão cát. Mùa hè kéo dài từ đầu tháng 4 đến tháng 10, mùa gió mùa xuất hiện vào giữa mùa hè. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 và đạt đỉnh vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình năm là khoảng 25 °C (77 °F); nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 14 đến 34 °C (57 đến 93 °F). Nhiệt độ cao nhất từng ghi nhận được tại New Delhi là 48,4 °C (119,1 °F) vào ngày 28 tháng 6 năm 1883 trong khi nhiệt độ thấp nhất từng ghi nhận được là −2,2 °C (28,0 °F) vào ngày 11 tháng 1 năm 1967, đều đo tại sân bay Palam. Lượng mưa bình quân năm là 784 milimét (30,9 in), hầu hết là trong mùa gió mùa vào tháng 7 và tháng 8. == Nhân khẩu == New Delhi có 249.998 cư dân (2011). Hindi là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất tại New Delhi và là ngôn ngữ chung của thành phố. Tiếng Anh chủ yếu được sử dụng làm ngôn ngữ chính thức trong các tổ chức doanh nghiệp và chính phủ. New Delhi có tỷ lệ cư dân biết chữ đạt 89,38% theo điều tra nhân khẩu năm 2011, mức cao nhất tại Delhi. Ấn Độ giáo là tôn giáo của 79,8% cư dân New Delhi. Cũng có các cộng đồng Hồi giáo (12,9%), Sikh (5,4%), Jain (1,1%) và Cơ Đốc giáo (0,9%) tại Delhi. Các nhóm tôn giáo khác (2,5%) gồm Hỏa giáo, Phật giáo và Do Thái giáo. == Chính phủ == Với vị thế thủ đô quốc gia của Ấn Độ, New Delhi đồng thời do chính phủ trung ương và chính phủ Delhi quản lý, đây cũng là thủ phủ của Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi. Tính đến năm 2015, cấu trúc chính phủ của Hội đồng thành phố New Delhi bao gồm một chủ tịch, ba thành viên hội đồng lập pháp New Delhi, hai thành viên do Thủ hiến Delhi bổ nhiệm và năm thành viên do chính phủ trung ương bổ nhiệm. Người đứng đầu của Delhi là Phó thống đốc Lãnh thổ Liên bang Delhi, do Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm theo khuyến nghị của chính phủ trung ương và chức vụ phần lớn mang tính nghi lễ, do Thủ hiến Lãnh thổ Liên bang Delhi là người đứng đầu chính phủ và được trao hầu hết quyền lực hành pháp. Theo hiến pháp Ấn Độ, nếu một luật do hội đồng lập pháp Delhi thông qua mâu thuẫn với bất kỳ luật nào do chính phủ Ấn Độ đưa ra, luật do quốc hội ban hành sẽ chiếm ưu thế. New Delhi do một chính phủ đô thị quản lý, gọi là Hội đồng đô thị New Delhi. Các khu vực đô thị khác của Delhi do Hội đồng đô thị Delhi (MCD) quản lý. == Kinh tế == New Delhi là thành phố thương nghiệp lớn nhất tại miền bắc Ấn Độ. Ước tính tổng sản phẩm nội địa bang ròng (năm tài chính 2010) là 1595 billion (US$25 billion) theo giá trị danh nghĩa và ~6800 billion (US$110 billion) theo giá trị sức mua tương đương. Tính đến năm 2013, thu nhập bình quân đầu người của Delhi là 230.000 rupee, cao thứ hai tại Ấn Độ sau Goa. GSDP tại Delhi theo giá hiện hành vào năm 2012–13 ước tính đạt 3,88 nghìn tỷ rupee so với 3,11 nghìn tỷ rupee năm 2011–12. Connaught Place là một trong các trung tâm thương nghiệp và tài chính lớn nhất Bắc Ấn Độ, nó nằm tại phần phía bắc của New Delhi. Các khu vực lân cận như Barakhamba Road, ITO cũng là các trung tâm thương nghiệp lớn. Các khu vực chính phủ và bán chính phủ là nơi cung cấp việc làm chủ yếu tại New Delhi. Lĩnh vực dịch vụ trong thành phố được phát triển một phần do lượng lao động Anh ngữ có kỹ năng đông đảo giúp thu hút nhiều công ty đa quốc gia. Các ngành dịch vụ chủ chốt bao gồm công nghệ thông tin, viễn thông, khách sạn, ngân hàng, truyền thông và du lịch. Báo cáo Y tế Thế giới 2011 xếp hoạt động kinh tế tại New Delhi đứng thứ 39, song toàn thủ đô là 37, trên các thành phố như Jakarta và Johannesburg. New Delhi và Bắc Kinh cùng giữ vị trí đứng đầu về địa điểm bán lẻ thị trường mới nổi được nhắm mục tiêu nhất trong số các thị trường châu Á Thái Bình Dương. Chính phủ Lãnh thổ Thủ đô Quốc gia Delhi không ban bố bất kỳ số liệu kinh tế nào riêng biệt về New Delhi, song phát hành một báo cáo kinh tế chính thức về toàn Delhi hàng năm. Theo Economic Survey of Delhi, khu vực đô thị đạt tổng sản phẩm nội địa bang thuần là 830,85 tỷ rupee (năm 2004–05) và thu nhập bình quân đầu người 53.976 rupee ($1.200). Năm 2008–09, New Delhi có thu nhập bình quân đầu người là 116.886 rupee ($2.595). Con số này tăng trưởng 16,2% và đạt 135.814 rupee ($3.018) vào năm tài chính 2009–10. GDP/người của New Delhi đạt $6.860 trong năm tài chính 2009–10, là một trong các thành phố giàu có nhất Ấn Độ. Lĩnh vực thứ ba đóng góp 78,4% cho tổng SDP của Delhi, tiếp đến là khu vực thứ hai và khu vực thứ nhất với lần lượt 20,2% và 1,4%. Tổng sản phẩm nội địa bang (GSDP) của Delhi theo giá hiện hành của năm 2011–12 ước tính đạt 3,13 nghìn tỷ rupee, tăng 18,7% so với năm tài chính trước đó. == Tham khảo ==
giọng ải giọng ai.txt
Giọng Ải Giọng Ai là một gameshow âm nhạc kết hợp với yếu tố hài hước. == Luật chơi == - 7 giọng ca bí ẩn, bao gồm những người có giọng hát hay và những người hát không hay. - 2 đội chơi: + Đội 1: Trấn Thành - Thu Trang và 1 ca sĩ khách mời. + Đội 2: Trường Giang - Ốc Thanh Vân và 1 ca sĩ khách mời. - Chương trình có 3 vòng thi: Vòng 1:(HÓA THÂN) 2 đội chơi cùng đoán xem giọng ca bí ẩn nào là người hát không hay. Vòng 2: (SIÊU DIỄN) 2 đội chơi cùng đoán xem giọng ca bí ẩn nào là người hát không hay. Vòng 3: (LỘ DIỆN) 2 đội chơi cùng đoán xem giọng ca bí ẩn nào là người hát hay. - Đội nào đoán chính xác thí sinh hát hay sẽ giành chiến thắng chung cuộc. == Giải thưởng == - Giải thưởng cho người chơi thắng cuộc: 50 triệu đồng. - Giải thưởng cho hai giọng ca trụ đến vòng cuối cùng: 10 triệu đồng/người. == Khách Mời == Tóc Tiên (2016) Quang Vinh (2016) Trịnh Thăng Bình (2016) Yến Trang (2016) Quốc Thiên (2016) Bích Phương (2016) Chi Pu (2016) Gil Lê (2016) Ngô Kiến Huy (2016) Suni Hạ Linh (2016) Chi Dân (2016) Võ Hạ Trâm (2016) Bảo Thy (2016) S.T (2016) Cao Thái Sơn (2016) Hương Tràm (2016) Hari Won (2016) Trúc Nhân (2016) Bảo Anh (2016) Dương Triệu Vũ (2016) Hồ Quang Hiếu (2016) Lương Bích Hữu (2016) Đại Nhân (2016) Hương Giang Idol (2016) NSƯT Hữu Quốc (2016) Lê Giang (2016) Thái Trinh (2016) Bùi Anh Tuấn (2016) Chí Thiện (2016) Hoàng Yến Chibi (2016) Ái Phương (2016) Phạm Hồng Phước (2016) Thu Minh (2016) Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong (2016) Hòa Minzy (2016) Bạch Công Khanh (2016) == Mùa phát sóng == - Mùa 1: Ngày phát sóng: 5/11/2016 – 4/3/2017 == Tham khảo == Trường Giang bị “hớp hồn” trước cô nàng bán mỹ phẩm xinh đẹp Chí Thiện bực tức, nghi ngờ bị Trường Giang “chơi xỏ” Thu Trang méo mặt khi anh chàng đẹp trai này cất giọng hát Thí sinh Giọng ải giọng ai dọa unfriend Trường Giang vì bị quên mặt Hot boy Sài Gòn được yêu mến trong 'Giọng ải giọng ai' Trường Giang "choáng" vì anh chàng quá đẹp lại hát như Lệ Rơi "Ngất xỉu" vì giọng hát thảm họa của 2 cô gái trong Giọng ải giọng ai 'Xếp hạng' những thảm họa ca hát của Giọng ải giọng ai Giọng ải giọng ai: Trường Giang bị tố 'giả tạo' vì thô lỗ chê thí sinh [null]Nghe cặp song ca 'trời sinh' khiến người chơi vò đầu bứt tai Dàn nghệ sĩ cười ngất vì chàng trai giả gái nhảy sexy Cô gái 20 song ca với Trúc Nhân Giọng ải giọng ai: ‘Nhiều bầu show mời em’ 'Soái ca' đẹp gây sốt Giọng ải giọng ai: Du học Úc về VN lái Uber trải nghiệm == Liên kết ngoài == Trang chủ
west sussex.txt
West Sussex là một hạt của Anh. Hạt có diện tích km², dân số người. Thủ phủ hạt đóng ở. == Tham khảo ==
walt whitman.txt
Walt Whitman (31 tháng 5 năm 1819 – 26 tháng 3 năm 1892) – nhà thơ, nhà báo, nhà nhân văn, nhà cải cách thơ Mỹ, tác giả của tập thơ Lá cỏ nổi tiếng thế giới. == Tiểu sử == Tên thật là Walter Whitman, ông sinh ở West Hills, Long Island, là con thứ hai trong chín đứa con của Walter và Louisa Van Velsor Whitman. Bố làm nghề thợ mộc, được ông nội chia cho một phần đất xây nhà, nay vẫn còn được lưu giữ như là "nơi sinh của Walt Whitman". Mẹ là con gái của một người chăn nuôi gốc Hà Lan nhưng họ hàng trước đó đều là những người đi biển. Năm Whitman lên 4 tuổi, gia đình chuyển về Brooklyn, tại đây bắt đầu đến trường. Cũng trong thời gian này bắt đầu làm quen với nghề xuất bản, in ấn và bắt đầu thích viết. Từ năm 16 đến 21 tuổi làm nghề dạy học và viết loạt bài Sun-Down Papers from the Desk of a Schoolmaster (Những ghi chép từ chiếc bàn thầy giáo buổi hoàng hôn). Năm 1841 thôi nghề dạy học, trở về New York City làm ở nhà in. Năm 1842 biên tập cho báo New York Aurora nhưng chỉ sau một thời gian ngắn phải chuyển sang làm với các tờ báo khác vì những bài viết phê phán tư bản bóc lột thợ thuyền. Thời gian này Whitman bắt đầu dành nhiều thời gian cho thơ ca. Những năm 1852-1854 làm nghề thầu xây dựng. Đầu năm 1855 bắt đầu chuẩn bị tập thơ Leaves of Grass (Lá cỏ). Do không tìm được nhà tài trợ, Whitman tự bỏ tiền túi và chế bản một phần cuốn sách. Tập thơ in lần đầu này gồm 12 bài thơ và một bài mở đầu, sau này có tên gọi Song of Myself (Hát về chính mình). Thay vì đề tên tác giả ở trang bìa, Walt Whitman in chân dung của mình mặc áo trắng, quần công nhân và đội mũ ống. Trong bài mở đầu nhà thơ tự giới thiệu "Walt Whitman, người Manhattan", bắt đầu bằng "I celebrate myself, and sing myself". Chủ đề xuyên suốt của tập thơ là ý nghĩa của đời sống con người trong mối liên hệ giữa tâm hồn và thể xác, giữa thần thánh và người trần mắt thịt, sự tiến hóa của những hình thái cuộc sống, sự bình đẳng giữa mọi sinh linh và cuộc phiêu lãng muôn thuở của linh hồn trong quá trình sinh, tử và hồi sinh lại. Tập thơ ra đời không được đón chào như tác giả mong đợi, giới phê bình coi đó là những vần thơ "thông tục, tầm thường".. Tuy vậy Lá cỏ ngay lập tức được Ralph Waldo Emerson, là người lúc đó đã rất nổi tiếng, đánh giá cao. Ralph Waldo Emerson gửi thư khen ngợi và động viên Walt Whitman. Năm 1856 in lại lần thứ hai có bổ sung thêm những bài thơ mới khác cùng với bức thư của Ralph Waldo Emerson. Và sau đó được bổ sung, in lại rất nhiều lần, chỉ tính thời Walt Whitman còn sống đã được in lại 6 lần. Tập thơ Lá cỏ là tác phẩm thơ duy nhất thể hiện vẻ muôn mặt của đời sống nước Mỹ và đề cao tư tưởng dân chủ. Thế kỷ XX, "Lá cỏ" được thừa nhận là một trong những sự kiện văn học quan trọng nhất, đã làm một cuộc cách mạng trong thi ca, với sự ra đời của một thể thơ mới – thơ tự do, mà Walt Whitman là người khởi xướng. Thơ của Walt Whitman có sự ảnh hưởng đến nhiều nhà thơ lớn của thế giới như: T. S. Eliot, Ezra Pound, Galway Kinnell, Langston Hughes, William Carlos Williams, Pablo Neruda, Arthur Rimbaud, Federico García Lorca, Fernando Pessoa, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky... == Tác phẩm == Leaves of Grass, 1855 - 95 trang; 12 bài thơ Leaves of Grass, 1856 – 32 bài thơ Leaves of Grass, 1860 –456 trang; 178 bài thơ Drum-Taps, 1865 Leaves of Grass, 1867 - 6 bài thơ mới Leaves of Grass, 1871–72 thêm 120 trang Memoranda During the War, 1875 Leaves of Grass, 1881–82 - thêm 17 bài thơ mới, bớt 39 bài khác Leaves of Grass, 1891–92 Walt Whitman, Poetry and Prose (Justin Kaplan, ed.) Walt Whitman: Selected Poems, American Poets Project (Harold Bloom, ed.) == Bản dịch tiếng Việt == Lá cỏ, Vũ Cận và Đào Xuân Quý dịch, Vũ Cận giới thiệu, Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học, 1981 == Một vài bài trích từ tập "Lá cỏ" == Hát về chính mình 1 Tôi ca tụng mình, tôi hát về mình Và cái tôi nhận về thì quý vị cũng nhận về mình như thế Vì mỗi nguyên tử thuộc về tôi, cũng thuộc về quý vị. Tôi là người lữ thứ, tôi gọi hồn tôi về Tôi, kẻ vô công rồi nghề, cúi nhìn hoa cỏ mùa hè. Lưỡi tôi, mỗi nguyên tử trong máu tôi là từ đất đai, từ không khí này Sinh ra từ cha mẹ ở đây, và họ cũng sinh ra ở đây Năm này tôi 37, cái tuổi tràn trề sinh lực Và hy vọng sẽ không ngừng cho đến ngày tôi chết. Những giáo điều và những trường học sẽ trống không Cứ để cho quay lại một thời gian, chúng tốt đẹp ở nơi cần, nhưng ta sẽ không quên Tôi tiếp nhận Tự nhiên như vốn có, thừa nhận mọi nơi, mọi lúc Nói hết mọi điều với sức lực buổi đầu tiên. 7 Ai đấy nghĩ rằng sinh ra trên đời này là hạnh phúc? Tôi vội vàng nói với người này (anh hoặc chị) rằng chết cũng là hạnh phúc, tôi biết điều này. Tôi chết cùng với người đang chết và sinh ra cùng đứa bé vừa sinh, tôi ở giữa mũ và giày Tôi nhìn thấy những vật khác nhau, không cái nào giống cái nào, mọi thứ đều tốt đẹp Mặt đất tốt, những ngôi sao cũng tốt và những thứ phụ thuộc vào cũng tốt. Tôi không phải là đất mà cũng chẳng phải là những thứ phụ thuộc của đất đai Tôi là đồng chí, là bạn của mọi người, họ cũng là những người bất tử như tôi (Họ không biết rằng họ bất tử nhưng tôi biết.) Mọi thứ đều tồn tại tự thân và vì những cái của mình, với tôi là những gì thuộc về đàn ông và phụ nữ Với tôi, đấy là những chàng trai, những người biết yêu thương phụ nữ Với tôi, đấy là những người đàn ông kiêu hãnh, biết không để ai xúc phạm điều gì Với tôi, đấy là người tình và cô gái già quá lứa, là những người mẹ, những cụ bà Với tôi, đấy là những bờ môi hay cười, những đôi mắt nhiều khi rơi lệ Với tôi, đấy là con trẻ và những người sinh ra con trẻ. Hãy buông tấm màn trang trí! Quý vị chẳng có gì sai trái với tôi, không có ai là người xưa cũ, bị thải hồi Tôi nhìn xuyên qua vải bông kẻ, vải len mỏng khổ đôi Tôi có mặt ở khắp nơi, giữa những người kiên trì, những người biết tiếp thu, những người đầy sinh lực, và quý vị không thể nào xa tôi được. 17 Đây quả thực là ý nghĩ của tất cả mọi người, sống ở mọi thời, mọi xứ sở chứ không chỉ của riêng tôi Nếu những ý nghĩ này không phải là của bạn, mà chỉ của tôi, thì chúng không đáng kể gì hoặc gần như là như thế Nếu chúng không phải là điều bí ẩn và không phải là lời giải điều bí ẩn thì cũng chẳng đáng gì hết cả Nếu chúng không ở thật gần mà không ở thật xa thì chúng cũng chẳng đáng gì. Đấy là cỏ, cỏ mọc khắp nơi, ở nơi nào có đất và nước Đấy là không khí cho tất cả mọi người trên mặt đất. Đêm bên bờ biển một mình Đêm bên bờ biển một mình Biển như bà mẹ già giọng khàn khàn hát ru mặt đất Còn tôi nhìn những ngôi sao sáng, nghĩ về mạch nguồn của vũ trụ, tương lai. Khoảng rộng bao la bao trùm lấy muôn loài Mọi tinh cầu, bé và to, thấy và không, mặt trời, Mặt Trăng và những vì tinh tú Mọi khoảng cách của thời gian, vô vàn hình thái Mọi linh hồn, mọi cơ thể sống trong sự khác nhau và trong những thế giới khác nhau Mọi thể khí, lỏng, khoáng, thực vật, gia súc và cá Mọi dân tộc, sắc màu, sự dã man, văn minh và ngôn ngữ. Mọi cá tính đã từng tồn tại hoặc có thể đã từng tồn tại ở hành tinh khác hoặc hành tinh này Mọi cuộc sống, cái chết, tất cả đều ở trong quá khứ, hiện tại, tương lai Khoảng rộng bao la tất cả bao trùm và bao giờ cũng thế Và mãi mãi vẫn bao trùm và giữ lấy cho mình. Khi tôi đọc cuốn sách tiểu sử Khi tôi đọc cuốn sách, là tiểu sử của người nổi tiếng Cuốn sách này (tôi nói), có phải tác giả gọi ra đời sống con người? Vậy thì khi tôi chết, ai đấy cũng sẽ viết về cuộc đời của tôi? (Có vẻ như người này biết về cuộc đời tôi rất giỏi Không, tôi nghĩ rằng cuộc đời thực của mình, tôi cũng không biết nổi Chẳng qua chỉ là những câu ám chỉ bóng gió mà thôi Những thứ mà tôi vẫn đi tìm cho mình để đánh dấu ở đây.) Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Walt Whitman Archive Listen to selections from Walt Whitman's "Leaves of Grass" - RealAudio
esperanto.txt
Quốc tế ngữ hay hay La Lingvo Internacia là ngôn ngữ nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Ngôn ngữ này được đánh giá là khoa học và logic, thậm chí là dễ sử dụng đối với một số người, nhưng không thực dụng, do vai trò quan trọng của ngôn ngữ mẹ đẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mẹ đẻ của những quốc gia hùng mạnh nhất về kinh tế và chính trị. == Khởi nguồn == Quốc tế Ngữ được sáng tạo bởi một học giả Ba Lan, Ludwik Lejzer Zamenhof trong khoảng 1872 tới 1885 tại Warszawa. Ludwik Lejzer Zamenhof am hiểu nhiều tiếng châu Âu, nhưng ông không hiểu nhiều về châu Á cũng như các ngôn ngữ của châu lục này. Vào thời điểm Quốc tế ngữ được sáng chế, ngôn ngữ này được kì vọng sẽ là ngôn ngữ phổ thông, được sử dụng trong mọi sinh hoạt hàng ngày của nhân dân toàn thế giới. == Thực trạng == Sau hơn 100 năm hình thành và phát triển, tại thời điểm điều tra năm 1996, số người sử dụng Quốc tế ngữ như thứ tiếng thứ nhất chỉ là khoảng từ 200 cho tới 2.000 người. Có khoảng 2 triệu người khác trải khắp 115 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ này như ngôn ngữ thứ hai của mình. Từ vài thập kỉ nay, quốc tế ngữ được sử dụng để dịch những cuốn Kinh thánh. Những người được nhà thờ Công giáo La Mã dịch Kinh thánh sang Quốc tế ngữ, thường là những nhân vật có tiếng tăm với dân chúng trong vùng. Một vài trong số họ cũng chính là những người có công hoàn thiện Quốc tế ngữ, logic hơn trước. == Đặc điểm == Về đặc trưng và cấu tạo ngôn ngữ, Quốc tế ngữ tập hợp nhiều điểm ưu việt của các ngôn ngữ châu Âu: có từ sở hữu, từ quan hệ đứng sau danh từ; mạo từ, tính từ, từ chỉ số lượng đứng trước danh từ; vấn đề hỏi đáp đứng đầu tiên trong một câu ngữ pháp; từ chỉ nguyên nhân sẽ được hình thành khi được nối với một tiếp vĩ ngữ duy nhất là "-ig"; có sự chia cách thức, nhưng chỉ có hai cách thức là tặng cách và đối cách, và mỗi cách cũng chỉ có một biến âm, đối với tặng cách là tiếp vĩ ngữ "-n" và đối với đối cách là tiếp vĩ ngữ "-al". Việc chỉ có tiếp vĩ ngữ (chứ không có tiếp đầu ngữ) là bởi lập luận của Zamenhof rằng khi biến âm đứng ở cuối từ người nghe và cả người đọc đều có khả năng hiểu và diễn đạt nhanh hơn; do trước khi nói thì người nói không phải nghĩ nhiều, kết cấu từ sẽ hoàn thành ngay sau khi anh ta thêm tiếp vĩ ngữ như một thói quen; người nghe có điều kiện để không bị "đánh lừa" bởi những tiếp đầu ngữ, mà sẽ được tiếp xúc ngay lập tức với những từ chỉ tính chất, hành vi, hiện tượng, tình cảm... vốn là nội dung và bản chất của câu nói; phần phụ tố được dùng để chỉ thời, như vậy người học chỉ cần thêm một vài phụ tố nhất định và đơn giản là có thể chia thời và hành văn đúng ngữ pháp, chứ không như cả ba ngôn ngữ phổ biến nhất của thời đại Zamenhof là tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Anh đều bao gồm quá nhiều sự bất quy tắc trong việc chia thời cho từ ngữ; từ bị động khi kết hợp với "esti" sẽ trở thành phân từ bị động (động tính từ bị động); phần lớn từ vựng, dù bắt nguồn từ thứ tiếng nào (tiếng Hy Lạp, tiếng Latin hay tiếng khác), đa phần đều được chuyển sang những âm mới đơn giản và dễ đọc, dễ nhớ hơn. == Một số mẫu câu == Dưới đây là các từ và mẫu câu trong Quốc tế ngữ cùng với phiên âm IPA: == Xem thêm == Ngữ hệ Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu Nhóm ngôn ngữ German Nhóm ngôn ngữ gốc Slav Nhóm ngôn ngữ Rôman == Đọc thêm == Emily van Someren. Republication of the thesis 'The EU Language Regime, Lingual and Translational Problems'. Ludovikologia dokumentaro I Tokyo: Ludovikito, 1991. Facsimile reprints of the Unua Libro in Russian, Polish, French, German, English and Swedish, with the earliest Esperanto dictionaries for those languages. Fundamento de Esperanto. HTML reprint of 1905 Fundamento, from the Academy of Esperanto. Auld, William. La Fenomeno Esperanto ("The Esperanto Phenomenon"). Rotterdam: Universala Esperanto-Asocio, 1988. Butler, Montagu C. Step by Step in Esperanto. ELNA 1965/1991. ISBN 0-939785-01-3. DeSoto, Clinton (1936). 200 Meters and Down. West Hartford, Connecticut, USA: American Radio Relay League, p. 92. Crystal, Professor David, article "Esperanto" in The New Penguin Encyclopedia, Penguin Books, 2002. ditto, How Language Works (pages 424-5), Penguin Books, 2006. ISBN 978-0-14-101552-1. Everson, Michael. The Alphabets of Europe: EsperantoPDF (25.4 KB). Evertype, 2001. Forster, Peter G. The Esperanto Movement. The Hague: Mouton Publishers, 1982. ISBN 90-279-3399-5. Gledhill, Christopher. The Grammar of Esperanto: A Corpus-Based Description. Second edition. Lincom Europa, 2000. ISBN 3-89586-961-9.[1] Harlow, Don. The Esperanto Book. Self-published on the web (1995–96). Wells, John. Lingvistikaj aspektoj de Esperanto ("Linguistic aspects of Esperanto"). Second edition. Rotterdam: Universala Esperanto-Asocio, 1989. Zamenhof, Ludovic Lazarus, Dr. Esperanto's International Language: Introduction & Complete Grammar The original 1887 Unua Libro, English translation by Richard H. Geoghegan; HTML online version 2006. Print edition (2007) also available from ELNA or UEA. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Esperanto a, b, c Hội Quốc tế ngữ Việt Nam - Website chính thức của Hội Quốc tế ngữ Việt Nam (VEA) China Interreta Informa Centro - cổng chính thức của Trung Hoa về Esperanto (mul) Esperantomondo - diễn đàn Esperanto [2] Learn Not to Speak Esperanto by Justin B. Rye Is Esperanto's Vocabulary Bloated? Ĝangalo - La mondo en Esperanto - Cổng về Esperanto Từ điển Esperanto- Tiếng Việt UEA.org the World Esperanto Association Esperanto books at Project Gutenberg Esperanto tại DMOZ The Amazing Story of how Esperanto came to be by The New Republic Trò chơi Ĉi Tie Nun Esperanto Picture Books for Children
thuyết nhất nguyên.txt
Thuyết nhất nguyên, hay nhất nguyên luận là quan niệm thần học và siêu hình học cho rằng tất cả thế giới đều thuộc về một bản chất, nguyên lý, chất hay năng lượng, tất cả đều có một khởi nguyên. Khởi nguyên này có thể là khởi nguyên vật chất (thuyết nhất nguyên duy vật) hoặc khởi nguyên tinh thần (thuyết nhất nguyên duy tâm - Heghen) == Nhất nguyên duy tâm == Thuyết nhất nguyên duy tâm (chủ nghĩa duy tâm khách quan) cho rằng mọi cái đều do ý niệm tuyệt đối sáng tạo ra, "ý niệm tuyệt đối" tồn tại và phát triển đến mức độ nhất định thì sản sinh ra thế giới vật chất, và xã hội loài người chỉ là những "tồn tại khác" của "ý niệm tuyệt đối" == Nhất nguyên duy vật == Thuyết nhất nguyên duy vật được phát triển bởi Mác (Karl Marx) và Ăngghen (Friedrich Engels) cho rằng toàn bộ hiện thực khách quan (kể cả xã hội loài người) về bản chất là vật chất, ý thức chỉ là kết quả của sự phát triển và sự phản ánh của vật chất vận động == Thuyết nhị nguyên == Thuyết nhất nguyên khác biệt với thuyết nhị nguyên - thuyết này cho rằng có hai loại thực thể, và thuyết đa nguyên - thuyết cho rằng có nhiều loại thực thể. Thuyết nhất nguyên có trong phần Rig Véda của Kinh Vệ đà. Tư tưởng Ấn Độ thường có tính nhất nguyên và huyền nhiệm (mystique). Thuyết nhất nguyên thường được xem là có quan hệ với thuyết phiếm thần, thuyết thần tồn tại nơi vạn vật (panentheism), và một vị Thượng đế nội tại. Các khái niệm về thuyết tuyệt đối (absolutism), đơn tử (monad), và "chất nền phổ quát" (Universal substrate) cũng có quan hệ chặt chẽ với nhau. == Xem thêm == Thuyết nhị nguyên Freethought == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Catholic Encyclopedia - Monism Hinduism's Online Lexicon - (scroll down to find the definition of monism)
phương ngữ tiếng việt.txt
Ngôn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa phương khác nhau về kinh tế, văn hóa sẽ khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng phương ngữ chính: phương ngữ bắc (Bắc Bộ), phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ), phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ). Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, rồi đến từ vựng, cuối cùng là một chút khác biệt ngữ pháp. Sự khác biệt về ngữ âm là nhiều nhất, nhưng có thể đoán được. Sự khác biệt về từ vựng có thể dẫn đến sự hiểu lầm nhiều nhất. == Lịch sử == Các phương ngữ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay thể hiện sự khác biệt ngữ âm khá rõ theo địa giới gần tương đương phân chia hành chính thời Lê sơ: Thăng Long tứ trấn (Thăng Long và 4 trấn xung quanh là Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Đông, Sơn Nam) tạo nên giọng Bắc Bộ hiện nay, với các khác biệt nhỏ từng trấn: Thăng Long: Giọng Hà Nội. Trấn Kinh Bắc: Giọng Bắc Ninh, Bắc Giang. Trấn Hải Đông (xứ Đông): Giọng Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh. Trấn Sơn Tây (xứ Đoài): Giọng Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang. Trấn Sơn Nam: Giọng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, đặc điểm dễ nhận thấy là phát âm phụ âm rung r (không lẫn với d) và phụ âm tr (không lẫn với ch). Trấn Thanh Hóa tạo nên phương ngữ Thanh Hóa. Trấn Nghệ An tạo nên phương ngữ Nghệ An, Hà Tĩnh. Trấn Thuận Hóa tạo nên phương ngữ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các phương ngữ Nam Bộ hiện nay hình thành rõ nét kể từ khi chúa Nguyễn Hoàng vượt qua Hoành Sơn vào Đàng Trong cùng với nhiều thay đổi trong ngữ âm và bổ sung nhiều từ vựng từ tiếng Khmer, tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến... == Đặc điểm == Có những tổ hợp song âm khi tách ra dùng đơn lẻ thì tiếng Nam chọn yếu tố thứ nhất, còn tiếng Bắc chọn yếu tố thứ hai: dơ bẩn, đau ốm, lời lãi, bao bọc, mai mối, hư hỏng, dư thừa, kêu gọi, sợ hãi, hình ảnh, la mắng, bồng bế, hăm dọa… Ngược lại có những tổ hợp người miền Bắc chọn yếu tố đầu, người miền Nam chọn yếu tố sau: thóc lúa, giẫm đạp, đón rước (trong phương ngữ Bắc Bộ, rước mang nghĩa trang trọng), lừa gạt, sắc bén, lau chùi, thứ hạng, chăn mền, chậm trễ, tìm kiếm, vâng dạ, đùa giỡn, thuê mướn, mau lẹ, hung dữ, trêu chọc… Nhiều từ vựng, phương ngữ Bắc quen dùng từ thuần Việt, phương ngữ Nam hay dùng từ Hán Việt như (bắc/nam): hát/ca, chè/trà, bèo tây/lục bình, quán/tiệm, mướp đắng/khổ qua, đỗ/đậu... Ở chiều ngược lại, phương ngữ Bắc thông dụng từ Hán Việt thì phương ngữ nam hay dùng từ đã Việt Hóa như: hoa quả/trái cây... Nhiều từ vựng phương ngữ miền Nam có nguồn gốc từ bối cảnh sông nước, đặc điểm tự nhiên của miền Tây Nam Bộ, như: có giang, quá giang, anh em cọc chèo (phân biệt chèo lái, chèo kế, chèo mũi) chỉ anh em đồng hao ở ngoài Bắc, khẳm (chỉ thứ gì nhiều quá ví dụ khẳm tiền), chìm xuồng (chỉ vụ việc bị lãng quên), tới bến, xuống nước... == Sử dụng == Phương ngữ vùng nào tất nhiên được người dân vùng đó dùng để giao tiếp. Tuy nhiên ngoài ra còn có một số đặc điểm sau. Phương ngữ miền Bắc được dùng nhiều trong các kênh thông tin đại chúng của quốc gia như đài truyền hình Việt Nam. Tuy ngày càng có xu hướng nhiều chương trình bắt đầu có người dẫn chương trình dùng phương ngữ miền Nam nhưng vẫn chiếm tỉ lệ khá thấp trong khi phương ngữ miền Trung hầu như vắng bóng. Chẳng hạn như trong chương trình thời sự lúc 19 giờ hằng ngày, chương trình được xem là quan trọng và được hầu hết các đài truyền hình địa phương tiếp sóng, chỉ có hai biên tập viên dùng phương ngữ miền Nam. Tuy vậy, lời dẫn chương trình của các bản tin được gửi về từ địa phương có thể là phương ngữ của vùng đó, ví dụ bản tin từ Quảng Bình được nói bằng giọng Quảng Bình. Trong khi hát, các ca sĩ dẫu trong Nam hay ngoài Bắc, kể cả hải ngoại đều dùng phương ngữ miền Bắc. Có một số trường hợp dùng phương ngữ địa phương do tính chất bài hát (chẳng hạn ca sĩ Cẩm Ly) hoặc dân ca địa phương hoặc vọng cổ (phương ngữ miền Nam). Tuy nhiên trong nhiều bài tân cổ giao duyên, thì phần tân cũng được hát bằng phương ngữ miền Bắc trong khi phần cổ được hát bằng phương ngữ miền Nam. == Xu hướng == Gần đây khi giao thông vận tải, truyền hình, phim ảnh và internet phát triển nhìn chung người ngoài Bắc và trong Nam có xu hướng dễ hiểu nhau hơn, ở một mức độ nào đó có ảnh hưởng lẫn nhau ví dụ ngoài Bắc dùng từ nhậu, dzô hoặc trong Nam dùng từ vào trong bóng đá hoặc từ bác xưng hô trên internet nhiều hơn. Trong xu hướng này, các từ của tiếng Nam Bộ nhập vào tiếng Việt chung là biểu hiện rõ nhất: bột giặt, kem giặt (thay cho xà phòng bột, xà phòng kem), gạch bông, bông tai (gạch hoa, hoa tai), máy lạnh (điều hòa nhiệt độ), tiêu chảy (ỉa chảy, ỉa lỏng), bà bầu (bà chửa), chỉ, cây (vàng) (đồng cân, lạng (vàng)), quậy (phá), nhậu nhẹt (ăn uống, bia rượu), lì xì (mừng tuổi), nước tương (xì dầu), nhà thuốc/ nhà sách (cửa hàng thuốc/ cửa hàng sách), v.v. Ngoài ra trong khi chat, nhiều thiếu niên hay cố tình viết sai chính tả để ký âm phương ngữ miền Nam hay miền Trung. == Phương ngữ tiếng Việt giữa các vùng == So sánh ngữ âm trong phương ngữ ba vùng lãnh thổ Việt Nam: Việc lẫn lộn l/n (nói ngọng) xảy ra cục bộ trên toàn bộ các vùng nói phương ngữ Bắc. Hệ thống phụ âm các vùng phương ngữ tiếng Việt: Bảng so sánh các đại từ được sử dụng tại các vùng phương ngữ tiếng Việt: Bảng so sánh các từ thông dụng tại các vùng trong phương ngữ tiếng Việt: == Chú thích == == Tham khảo == Hoàng Thị Châu. (1989). Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa học xã hội. Thompson, Laurence E. (1959). Saigon phonemics. Language, 35 (3), 454-476. Thompson, Laurence C. (1991). A Vietnamese reference grammar. Seattle: University of Washington Press. Honolulu: University of Hawaii Press. (Original work published 1965). (Online version: www.sealang.net/archives/mks/THOMPSONLaurenceC.htm.) == Liên kết ngoài == Khái quát về hệ thống ngữ âm của 3 vùng phương ngữ
chỉ số bất bình đẳng giới.txt
Chỉ số bất bình đẳng giới (Gender Inequality Index - GII) là một chỉ số dùng để đo sự chênh lệch giới, được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đưa ra trong ấn bản kỷ niệm lần thứ 20 của Báo cáo Phát triển Con người năm 2010. Theo UNDP, chỉ số này là một thước đo hỗn hợp về sự thất bại trong phạm vi một quốc gia vì sự bất bình đẳng giới. Nó sử dụng ba khía cạnh để đo lường: sức khỏe sinh sản, sự trao quyền và sự tham gia vào thị trường lao động. == Cách tính == Cách tính chỉ số bất bình đẳng giới cũng giống với cách tính chỉ số HDI về bất bình đẳng, được công bố trong Báo cáo Phát triển con người năm 2010, và có thể được hiểu như là mức giảm phần trăm của sự phát triển con người. Giá trị của GII nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với 0 là 0% bất bình đẳng giới và 1 là 100% bất bình đẳng giới. Theo các nước thuộc UNDP thì bất bình đẳng giới cao cũng cho thấy sự bất bình đẳng trong việc phân phối phát triển và ngược lại. Có 5 bước để tính chỉ số GII: Bước 1: Điều chỉnh số 0: Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con được rút gọn một cách có hệ thống trong khoảng từ 10 đến 1000. Khoảng cách này được dựa trên giả thiết là các nước có tỉ lệ tử lớn hơn 1000 hay dưới 10 không có sự khác biệt trong việc chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ sinh con. Các nước có tỉ lệ tử được báo cáo là 0 được tính là 0,1 dựa trên giả thiết phụ nữ có khả năng làm ảnh hưởng đến chính trị và trung bình nhân không bao giờ có giá trị 0. Bước 2: Tập hợp các tham số trong mỗi giới tính, sử dụng trung bình nhân: Việc tập hợp này làm cho GII trở nên nhạy cảm. Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con và tỉ lệ sinh sản vị thành niên phù hợp cho phụ nữ sinh nam chỉ được tổng hợp bằng 2 chiều khác. Bước 3: Tập hợp giữa các giới tính, sử dụng trung bình điều hòa: Để tính toán chỉ số bình đẳng giới (phân bố đều), chỉ số dành cho nam và nữ được tổng hợp lại bằng trung bình điều hòa để nắm bắt sự bất bình đẳng giới và điều chỉnh mối liên hệ giữa các chiều với nhau. Bước 4: Tính trung bình nhân của trung bình cộng của mỗi chỉ số: Ta có được các tiêu chuẩn tham chiếu bằng cách tổng hợp các chỉ số cho nam và nữ với trọng lượng như nhau, sau đó tập hợp các chỉ số đó trên các tham số. Bước 5: Tính GII: So sánh các chỉ số giới tính phân bố đều ở Bước 3 và các tiêu chuẩn có được ở Bước 4. === Thay đổi trong năm 2011 === Theo UNDP, đã có một sự thay đổi trong việc tính toán chỉ số GII vào năm 2011. Tỉ lệ tử của phụ nữ sinh con đã được tính là 10 trong chỉ số GII, mặc dù chỉ số này luôn nằm trong khoảng từ 0 đến 1. Để khắc phục điều này, tỉ lệ tử được rút gọn đi 10 lần (1 × 101), làm giảm giá trị GII. == Tổn thất vì bất bình đẳng giới == === Xếp hạng năm 2012 === ==== Cao nhất ==== Những quốc gia/vùng lãnh thổ xếp hạng cao nhất xét về mặt bình đẳng giới theo chỉ số GII trong các năm 2008, 2011 và 2012. ==== Thấp nhất ==== Những quốc gia/vùng lãnh thổ xếp hạng thấp nhất xét về mặt bình đẳng giới theo chỉ số GII trong các năm 2008, 2011 và 2012. === Xếp hạng năm 2014 === ==== Top 30 nước xếp hạng cao nhất ==== ==== Một số quốc gia khác ==== == Tham khảo ==
guiné-bissau.txt
Guiné-Bissau (phiên âm Tiếng Việt: Ghi-nê Bít-xao), tên đầy đủ là Cộng hòa Guiné-Bissau (tiếng Bồ Đào Nha: República da Guiné-Bissau) là một quốc gia ở Tây Châu Phi và trong những nước nhỏ nhất trên lục địa này. Guiné-Bissau giáp Sénégal về phía bắc, Guinée về phía nam và đông. phía tây là Đại Tây Dương. Là một cựu thuộc địa của Bồ Đào Nha, xứ này nguyên có tên là Guiné thuộc Bồ Đào Nha nhưng sang thời kỳ độc lập quốc hiệu "Guiné" được ghép thêm "Bissau", tên của thủ đô để thành "Guiné-Bissau" nhằm phân biệt với nước Cộng hòa Guinée láng giềng. == Lịch sử == Guiné-Bissau xưa thuộc vương quốc Kaabu, phụ thuộc Đế quốc Mali. Vương quốc Kaabu đến thế kỷ 18 vẫn tồn tại tuy không trọn vẹn vì người Bồ Đào Nha đã chiếm cứ vùng duyên hải từ thế kỷ 15. Nạn buôn nô lệ phát khởi vào thế kỷ 17, sau càng thịnh hành đến cuối thế kỷ 19 mới chấm dứt và khu vực Guiné-Bissau là nguồn đáng kể cung cấp nô lệ sang Tân Thế giới, nhất là sang Brasil. Người Bồ Đào Nha duy trì nền thuộc địa đến thập niên 1950 thì phong trào kháng chiến vũ trang do "Đảng châu Phi vì Độc lập Guiné và Cabo Verde" (Partido Africano da Independência da Guiné e Cabo Verde PAIGC) phát động. Dưới sự lãnh đạo của Amílcar Cabral đảng này dần kiểm soát được phần lớn nước Guiné. Lực lượng du kích dựa vào địa thế rừng núi và nguồn viện trợ quân sự từ Cuba, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô và một số quốc gia châu Phi khác dần chiếm được ưu thế. Năm 1973 đảng PAIGC tuyên bố độc lập. Liên Hiệp Quốc liền công nhận chính phủ mới. Sang năm sau tại Bồ Đào Nha một chính phủ thiên tả thành lập sau cuộc đảo chính ở Lisboa cũng thừa nhận nền độc lập của Guiné-Bissau, chấm dứt 500 năm thuộc địa. Tuy độc lập, liền sau đó Guiné-Bissau bước vào thời kỳ hỗn loạn. Thành phần ủng hộ Bồ Đào Nha trước kia bị sát hại. Điển hình là cuộc thảm sát tại Bissorã. Mồ chôn tập thể tại Cumerá, Portogole và Mansabá là chứng tích của thời kỳ thanh toán trả thù. Khó khăn kinh tế cuối thập niên 1970 đưa đến cuộc đảo chính lật đổ Cabral. Tướng João Bernardo Vieira cũng thuộc đảng PAIGC nguyên là thủ tướng lên nắm quyền nhưng nhóm PAIGC trên đảo Cabo Verde không phục và đòi ly khai. Vieira ra lệnh hủy hiến pháp đương hành và lập Hội đồng Cách mệnh để điều hành chính phủ. Năm 1984 chính phủ phê chuẩn bản hiến pháp mới và giao quyền cho nhóm dân sự do Vieira chủ đạo. Mười năm sau Guiné-Bissau mở cuộc tổng tuyển cử đa đảng đầu tiên nhưng đến năm 1998 thì phe quân đội đảo chính, lật đổ chính phủ của Vieira, gây ra cuộc nội chiến Guiné-Bissau. Năm 2000, Kumba Ialá của đảng Cách tân Xã hội (Partido para a Renovaçao Social PRS) đắc cử tổng thống nhưng chỉ ba năm sau phe quân đội lại cướp chính quyền. Ialá bị bắt. Bầu cử quốc hội diễn ra năm 2004 hầu tái lập chính phủ dân sự nhưng xung đột nội bộ trong nhóm quân đội gây nhiều loạn lạc. Tháng 6 năm 2005, Guiné-Bissau lại tổ chức tổng tuyển cử. Hai cựu tổng thống Ialá đảng PRS và Vieira đảng PAIGC đều ra tranh cử với Vieira đắc cử, lập chính phủ dân sự thứ ba của Guiné-Bissau. Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Vieira bị lính phản loạn giết chết. Cuộc ám sát này có liên hệ đến vụ nổ bom giết tướng Tagme Na Waie và phe quân đội đã giết Vieira để trả thù. == Chính trị == Thông tin cơ bản về chính trị: Chính thể Cộng hòa Tổng thống. Khu vực hành chính 9 vùng. Hiến pháp Thông qua ngày 16 tháng 5 năm 1984, được sửa đổi năm 1991, 1993 và 1996. Hiến pháp mới có hiệu 1ực từ ngày 7 tháng 7 năm 1999. Cơ quan hành pháp Đứng đầu nhà nước là Tổng thống. Đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 5 năm; Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến những lãnh đạo các đảng phái trong cơ quan lập pháp. Cơ quan lập pháp là Quốc hội (Đại hội đại biểu nhân dân) gồm 100 thành viên, được bầu theo phổ thông đầu phiếu, nhiệm kì 4 năm. Cơ quan tư pháp Tòa án Tối cao; Tòa Thượng thẩm hình sự và dân sự; các Tòa án vùng. Ngày 16 tháng 11 năm 2008, dưới sự tài trợ của quốc tế (chủ yếu là EU), Guiné-Bissau đã tiến hành cuộc bầu cử quốc hội. Cuộc bầu cử đã diễn ra hoà bình và công bằng, Đảng cầm quyền PAIGC thắng cử, với 67/100 ghế tại quốc hội, tăng thêm 22 ghế. Ngày 2 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Vieira và Tổng Tư lệnh quân đội Na Wai bị ám sát, Chủ tịch Quốc hội Guiné-Bissau nhậm chức quyền Tổng thống. Tháng 7 năm 2009, Guiné-Bissau tổ chức bầu cử tổng thống với thắng lợi thuộc về cựu Tổng thống Malam Bacai Sanha thuộc Đảng cầm quyền Người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC) với 63% số phiếu ủng hộ. Các Đảng chính: + Đảng người Phi vì Độc lập của Guiné-Bissau và Cápve (PAIGC – Đảng cầm quyền) + Đảng cải cách xã hội (PRS) == Hành chính == Guiné-Bissau được chia thành tám phân bộ (regiões). Dưới phân bộ là 37 khu (sector). Riêng vùng thủ đô Bissau là một khu tự trị (sector autónomo) riêng, ngang hàng với phân bộ. Tám phân bộ là: Bafatá Biombo Bolama Gabú Oio Quinara Tombali Cacheu == Địa lý và khí hậu == Guiné-Bissau nằm ở khu vực Tây Phi, bên bờ Đại Tây Dương, Bắc giáp Sénégal, Nam và Tây giáp Guinée. Lãnh thổ gồm các vùng đầm lầy thấp ven biển, vùng rừng nhiệt đới, các khu rừng sú vẹt ở vùng duyên hải, 25 đảo nhỏ. Quần đảo Bijagós trải rộng trên khoảng 48 km2. Một phần ba đất nước gồm những cánh đồng lầy, trái ngược với các cao nguyên ở phía đông cao tới 3.000 m. Khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện phát triền các khu rừng và đồng cỏ. Với diện tích 36.120 km², Guiné-Bissau là một quốc gia nhỏ miền nhiệt đới. Địa thế nước này tương đối thấp, điểm cao nhất chỉ có 300 m. Nội địa Guiné-Bissau là vùng sinh thái savanna gồm rừng thưa xen lẫn cỏ cao. Vùng duyên hải thì lầy lội. Ngoài khơi là quần đảo Bijagos. Khí hậu Guiné-Bissau nóng quanh năm và nhiệt độ không thay đổi mấy, trung bình khoảng 26,3 °C. Tuy vậy ở đây có hai mùa rõ rệt: mùa mưa khi gió ngoài biển thổi vào từ Tháng Sáu đến Tháng Mười và mùa khô khi gió từ lục địa và sa mạc Sahara thổi ra từ Tháng Mười một đến Tháng Ba, còn gọi là gió harmattan. == Kinh tế == Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Hai hàng xuất cảng chính là cá và hột điều nhưng nền kinh tế Guiné-Bissau đã gặp nghiều khó khăn kể từ cuộc chiến giành độc lập năm 1974. Tiếp theo sau đó là cuộc nội chiến 1998-99 gây nhiều thiệt hại đến hạ tầng cơ sở. Năm 2003 kinh tế Guiné-Bissau lại thêm gián đoạn bởi cuộc đảo chính, làm tổn thương đến mức sống người dân. Hai đợt tuyển cử quốc hội và tổng thống đã đem lại ít nhiều ổn định dầu mong manh để hồi phục kinh tế đất nước. Tính theo chỉ số quốc tế thì Guiné-Bissau là một trong những nước nghèo nhất thế giới với 2/3 dân chúng sống dưới ngạch bần cùng. Thời kỳ bất ổn chính trị đã làm kinh tế suy thoái, xã hội suy đồi, và mậu dịch mất quân bình. Năm 2007 tổng trưởng Nha Ma túy và Tội ác của Liên Hiệp Quốc, Antonio Maria Costa cảnh giác cơ nguy Guiné-Bissau có thể biến thành một "quốc gia ma túy" (narco-state) sau mấy đợt chặn bắt được lượng thuốc ma túy đáng kể ở đây. Kinh tế hiện nay chủ yếu dựa vào trồng cây lương thực (lúa, ngô, một số sản phẩm xuất khẩu (lạc, hạt điều, chà là và gỗ) và đánh bắt cá biển. Khai thác lâm nghiệp còn yếu kém. Tiềm năng tài nguyên gồm dầu mỏ ngoài khơi, bauxit, phosphat và du dịch quần đảo Bijagós. Guiné-Bissau thuộc nhóm các nước kém phát triển. Từ năm 1986, chính phủ áp dụng chương trình tái thiết của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Kinh tế Guiné-Bissau chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và đánh bắt cá. Đây cũng là quốc gia sản xuất điều thô lớn thứ ba châu Phi và thứ sáu trên thế giới với sản lượng 120.000 tấn, mang lại 60% nguồn thu ngoại tệ mỗi năm, tương đương 60 triệu USD. Bờ biển nước này có rất nhiều cá, thu hút những tàu đánh bắt cá của EU với sản lượng khai thác mỗi năm là 500.000 tấn. Đổi lại, hàng năm EU phải trả cho Guiné-Bissau 7,5 triệu euro. Gạo là thức ăn cơ bản của người dân và lúa là cây lương thực chính của đất nước. Guiné-Bissau còn có nhiều tài nguyên thiên nhiên như bô xít, gỗ, dầu lửa, phốt phát... Tiềm năng lâm nghiệp của Guiné-Bissau rất lớn nhưng rừng mới chỉ được khai thác một cách không chính thức. Mặc dù có nhiều thế mạnh song Guiné-Bissau vẫn là nước nghèo thứ ba thế giới và phải dựa nhiều vào viện trợ quốc tế. Hiện nay, thu nhập của nước này chủ yếu dựa vào xuất khẩu nông sản (điều, lạc, dầu dừa), hải sản và lâm sản (gỗ). Guiné-Bissau là nước sớm thực hiện cải cách kinh tế bằng kế hoạch 3 năm (1983-1985) về chuyển nền kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường. Năm 1986, Đại hội 4 của Đảng cầm quyền đã ra nghị quyết về đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, chuyển mạnh quá trình tư nhân hoá, kể cả về ngoại thương (từ chỗ chỉ có 2 công ty của nhà nước độc quyền ngoại thương đã tư nhân hoá toàn bộ ngành ngoại thương). Chính phủ đã thông qua những biện pháp mạnh mẽ nhằm phá giá đồng pê-xô, tăng giá cho những người sản xuất nông nghiệp và tiến hành tự do thương mại. Hiện nay, Nhà nước chỉ quản lý về mặt luật pháp và thuế. Các công ty tư nhân được tự do trong mọi hoạt động kinh doanh. Về ngoại thương, tổng giá trị xuất khẩu của Guiné-Bissau năm 2009 đạt khoảng 250 triệu USD bao gồm hạt điều thô (90%), cá, hải sản, lạc, gỗ. Bạn hàng chủ yếu là Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam, Hàn Quốc. Guiné-Bissau nhập khẩu khoảng 300 triệu USD gồm các mặt hàng thực phẩm, thiết bị máy móc và vận tải, sản phẩm dầu lửa. Bạn hàng chính là Bồ Đào Nha, Sénégal, Pháp, Pakistan. Năm 2009, GDP của nước này đạt 826 triệu USD, GDP bình quân đầu người đạt 512 USD, tỷ lệ tăng trưởng GDP 3,5%. Năm 2010, tăng trưởng GDP ước đạt 3,5%, tỷ lệ lạm phát tăng 2,5% do giá lương thực và dầu lửa tăng. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 57,2% GDP, công nghiệp 14,7% và dịch vụ 21%. Guiné-Bissau thực hiện chính sách đối ngoại không liên kết, có thái độ tích cực trong các vấn đề khu vực Nam châu Phi, tích cực ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine, Xarauy. Guiné-Bissau là thành viên Liên Hiệp Quốc, Phong trào không liên kết, Cộng đồng Pháp ngữ, AU, ECOWAS, WTO, FAO, G-77, Interpol, UNCTAD, UNESCO, WHO… Trong quan hệ với cộng đồng tài chính quốc tế, riêng năm 2008, Guiné-Bissau nhận được 131,6 triệu USD từ các tổ chức như IMF, WB, Ngân hàng Phát triển châu Phi, EU... nhằm thực hiện chương trình phát triển, cải cách hành chính, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nông thôn. == Dân cư == Dân chúng Guiné-Bissau thuộc nhiều chủng tộc, nói nhiều ngôn ngữ và tổ chức xã hội một khác nhau. Ba chủng tộc chính là 1) nhóm Fula và ngữ tộc Mandinka miền bắc và đông-bắc; 2) nhóm Balanta và Papel miền duyên hải phía nam; và 3) nhóm Manjaco-Mancanha miền duyên hải phía bắc. Số 1% còn lại là người Cabo Verde và người mestiços tức người da đen lai Bồ Đào Nha. Một số Hoa kiều gốc Áo Môn cũng cư ngụ tại đây. Về phần người Bồ Đào Nha, số còn lại không nhiều sau thời kỳ độc lập vì đa số đã hồi hương. Người gốc Phi chiếm 99% (bao gồm Balanta 30%, Fula 20%, Manjaca 14%, Mandinga 13%, Papel 7%, châu Âu và da trắng lai da đen ít hơn 1%. Tuy ngôn ngữ chính thức của Guiné-Bissau là tiếng Bồ Đào Nha, chỉ có 14% dân chúng nói được sinh ngữ này. 44% nói tiếng Kriol, một ngôn ngữ Creole dựa trên tiếng Bồ Đào Nha. Số còn lại nói tiếng các thứ tiếng Phi Châu. Tiếng Pháp được dạy ở trường vì các nước xung quanh Guiné-Bissau đều dùng tiếng Pháp. Vì hoàn cảnh địa lý đó, Guiné-Bissau là thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ (Organisation internationale de la Francophonie). tín ngưỡng bản địa 50%, Hồi giáo 45%, Cơ đốc giáo 5% Dân Guiné-Bissau phần lớn theo tín ngưỡng bản địa chiếm 50% dân số; 45% theo đạo Hồi, đông nhất là nhóm Fula-Maninka. Dưới 8% theo Kitô giáo trong đó đại đa số thuộc Công giáo La Mã. == Văn hóa == Đặc điểm văn hóa Guiné-Bissau là âm nhạc "gumbe" (tương tự như nhạc miền Caribe). Đây là một tập hợp của nhiều truyền thống dân nhạc Guiné-Bissau thường gắn bó với phong trào quốc gia từ thời chống thực dân. === Chế độ mẫu hệ === Trên quần đảo Bolama cư dân ở đó duy trì một trật tự xã hội theo chế độ mẫu hệ và gần như là mẫu quyền. Theo đó thì người đàn bà "cưới" chồng và người đàn ông không được từ chối lời cầu hôn. Tập tục này đến nay đã phai nhạt ít nhiều vì phong trào toàn cầu hóa và ảnh hưởng chế độ phụ hệ của Kitô giáo. == Xem khác == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
trà vinh (thành phố).txt
Thành phố Trà Vinh, nằm bên bờ sông Tiền, là tỉnh lỵ tỉnh Trà Vinh (Việt Nam). Thành phố Trà Vinh nằm trên Quốc lộ 53 cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 202 km và cách thành phố Cần Thơ 100 km, cách bờ biển Đông 40 km, với hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh thuận tiện để phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. == Lịch sử == Tỉnh Trà Vinh được thành lập năm 1900, tỉnh lỵ đặt tại làng Minh Đức, sau đổi thành Long Đức thuộc quận Châu Thành. Thị xã Trà Vinh có vị trí thuận lợi do nằm gần cửa sông Cổ Chiên nên sớm trở thành trung tâm dịch vụ và sau đó là trung tâm hành chính, quân sự của tỉnh Trà Vinh. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 143-NV về việc giải thể và sáp nhập tỉnh Tam Cần vào tỉnh Trà Vinh, đồng thời đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình; đổi tên xã Long Đức thành xã Phú Vinh và chọn làm lỵ sở của quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh Bình. Lúc này, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình cũng bị đổi tên tên là "Phú Vinh", do lấy theo tên xã Phú Vinh thuộc quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ. Sau năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa VI quyết định hợp nhất 2 tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long, với tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991 thị xã Trà Vinh là trung tâm vùng phía Đông Nam của tỉnh, gồm 7 phường (đánh số thứ tự từ 1 đến 7). Ngày 11 tháng 3 năm 1977, chuyển xã Long Đức thuộc huyện Châu Thành Đông vừa giải thể về thị xã Trà Vinh quản lý. Sau gần 17 năm sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh là Vĩnh Long và Trà Vinh. Và cũng từ đây, thị xã Trà Vinh đã và đang được đầu tư xây dựng, quy hoạch lại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trung tâm hành chính về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và An ninh quốc phòng của tỉnh. Ngày 18 tháng 7 năm 2002, thành lập 2 phường 8 và 9 trên cơ sở tách đất của 3 xã Nguyệt Hóa, Đa Lộc, Lương Hòa thuộc huyện Châu Thành. Năm 2007, thị xã Trà Vinh được công nhận là đô thị loại III. Ngày 4 tháng 3 năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP chuyển thị xã Trà Vinh thành thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 15 tháng 2 năm 2016, thành phố Trà Vinh được công nhận là đô thị loại II.. == Vị trí địa lý == Thành phố Trà Vinh là tỉnh lỵ của tỉnh Trà Vinh, có diện tích tự nhiên 68,035 km² chiếm gần 3% diện tích của tỉnh. Nằm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106o18’ đến 106o25’ kinh độ Đông và từ 9o31’ đến 10o1’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Bến Tre. Phía Tây Bắc giáp huyện Càng Long. Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Châu Thành. Phía Nam giáp huyện Châu Thành. Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Châu Thành. == Hành chính == Thành phố Trà Vinh được phân chia thành 1 xã Long Đức và 9 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. == Điều kiện tự nhiên == Với diện tích 68,035 km² chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính là đất cát giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng. Tài nguyên thiên nhiên nước chủ yếu từ nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm khai thác từ sông, hồ kênh, rạch… tuy nhiên trữ lượng nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chưa phát hiện có các loại khoáng sản mà chủ yếu là cát xây dựng ở xã Long Đức với trữ lượng không lớn, chất lượng thấp và phù thuộc vào dòng chảy của sông Cổ Chiên. Ngoài ra, hiện nay trên địa bàn thành phố Trà Vinh có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc như khu văn hóa du lịch Ao Bà Om, Đền thờ Bác Hồ, các di tích cổ đền, chùa và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái ấp Long Trị, xã Long Đức. Tên Đường Phố Ở Trà Vinh Trước năm 1975 Đường Thái Lập Thành nay là đường Tô Thị Huỳnh Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Trần Phú Đường Phan Thanh Giản nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa Đường Lê Văn Duyệt nay là đường 19 tháng 5 Đường Calmette nay là đường Lý Tự Trọng Đường Gia Long, Ba Tiêu nay là đường Điện Biên Phủ và Phạm Thái Bường Đường Thành Thái nay là đường Võ Thị Sáu Đường Neuve nay là đường Hai Bà Trưng Đường Tôn Thọ Tường và Công Trường Diên Hồng nay là đường Độc Lập Đường Tiểu Cần nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai Đường Lý Thái Tổ nay là đường Hùng Vương Đường Đỗ Hữu Vị nay là đường Nguyễn Thị Út == Dân số & lao động == Dân số toàn thành phố đạt khoảng 159.341 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh. Toàn thành phố có khoảng 85.513 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm gần 1,35%.. == Ảnh == Ảnh chụp trong thành phố Trà Vinh: == Chú thích ==
kinh tế gruzia.txt
Kinh tế Gruzia là nền kinh tế nhỏ, đang chuyển đổi với GDP tính theo sức mua tương đương là 17,79 tỉ USD. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Gruzia đã đạt 8,8%. Gruzia là quốc gia thành viên của Ngân hàng Phát triển châu Á. Nền kinh tế Gruzia có truyền thống về du lịch và nông nghiệp, gồm trồng quýt, trà và nho. Các ngành công nghiệp chính của nước này là khai thác manganese và đồng; sản xuất rượu vang, kim loại, máy móc, hóa chất và dẹt sợi. Trong hầu hết thế kỷ 20, kinh tế Gruzia đi theo mô hình nền kinh tế chỉ huy Xô viết. Từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, Gruzia đã bắt đầu tiến hành một cuộc cải cách cơ cấu lớn với mục tiêu chuyển tiếp sang một nền kinh tế thị trường tự do. Tuy nhiên, tương tự như các nước cộng hòa hậu Xô viết khác, Gruzia đã phải đối mặt với tình trạng sụp đổ kinh tế nghiêm trọng. Sự hỗ trợ tài chính đầu tiên của phương Tây cho nước này diễn ra năm 1995, khi Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế trao cho Gruzia khoản vay 206 triệu USD và Đức cho nước này vay 50 triệu DM. Đây là các nguồn tài chính đáng kể giúp phát triển về kinh tế cho đất nước. Đầu thập niên 2000, kinh tế nước này đã có một bước phát triển mới. Năm 2006 GDP đã đạt 8.8%, nền kinh tế đã được nâng cao sức cạnh tranh, trong vòng một năm nước này đã cải thiện vị trí từ 112 lên 37 về sự thuận tiện trong kinh doanh. Gruzia có tỷ lệ thất nghiệp cao 12,6%, GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD (thuộc nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình cao theo cách xếp hạng của Ngân hàng Thế giới). [[ == Tham khảo ==
đạt-lai lạt-ma.txt
Đạt-lại Lạt-ma (tiếng Tây Tạng: ཏཱ་ལའི་བླ་མ་) hay Đạt-lai Lạt-ma hay Đa Lai La Ma là danh hiệu của một nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng thuộc trường phái Cách-lỗ. == Tên gọi và lịch sử == Đạt-lại Lạt-ma là phiên âm Hán Việt từ chữ Hán 達賴喇嘛. Trên thực tế, sách báo tiếng Việt sử dụng thường xuyên Đạt Lai Lạt Ma. "Đạt-lại" có gốc từ tiếng Mông Cổ nghĩa là "biển cả" còn "Lạt-ma" là từ tiếng Tây Tạng được dịch từ tiếng Phạn guru गुरू là từ xưng hô dành cho các vị Đạo sư. "Đạt-lại Lạt-ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Trong lối dùng hàng ngày nhiều người còn dùng Phật sống để chỉ Đạt-lại Lạt-ma. Theo truyền thống của người Tây Tạng, Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân lòng từ của chư Phật và Bồ Tát, người chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma cũng được hiểu là Hộ Tín, "Người bảo vệ đức tin", Huệ Hải, "Biển lớn của trí tuệ", Pháp vương, "Vua của Chánh Pháp", Như ý châu, "Viên bảo châu như ý"... Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ Altan Khan phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ (bo. དགེ་ལུགས་པ་, hay Hoàng giáo) vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Kể từ đó, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước. Vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 6 có trình độ học thuật rất cao thâm và cũng là một nhà thơ. Trái với quan điểm thông thường, Đạt-lại Lạt-ma không phải là người lãnh đạo tinh thần cao nhất của trường phái Cách-lỗ, địa vị này có tên là Ganden Tripa (Bậc Trì Giữ Pháp Tòa). Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Sư được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, đồng thời là người đại diện Phật giáo xuất sắc hiện nay trên thế giới. Các tác phẩm Sư viết trình bày Phật giáo Tây Tạng và Phật pháp nói chung được rất nhiều người đọc kể cả người trong các nước Tây phương. == Danh sách các vị Đạt-lại Lạt-ma == Căn-đôn Châu-ba (Gendun Drup, དགེ་འདུན་གྲུབ་པ་, 1391–1474) Căn-đôn Gia-mục-thố (Gendun Gyatso, དགེ་འདུན་རྒྱ་མཚོ་, 1475–1542) Toả-lãng Gia-mục-thố (Sonam Gyatso, བསོད་ནམས་རྒྱ་མཚོ་, 1543–1588) Vinh-đan Gia-mục-thố (Yonten Gyatso, ཡོན་ཏན་རྒྱ་མཚོ་, 1589–1616) La-bốc-tạng Gia-mục-thố (Ngawang Lobsang Gyatso, ངག་དབང་བློ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1617–1682) Thương-ương Gia-mục-thố (Tsangyang Gyatso, ཚངས་དབྱངས་རྒྱ་མཚོ་, 1683–1706) Cách-tang Gia-mục-thố (Kelzang Gyatso, བསྐལ་བཟང་རྒྱ་མཚོ་, 1708–1757) Khương-bạch Gia-mục-thố (Jamphel Gyatso, འཇམ་དཔལ་རྒྱ་མཚོ་, 1758–1804) Long-đa Gia-mục-thố (Lungtok Gyatso, ལུང་རྟོགས་རྒྱ་མཚོ་, 1806–1815) Sở-xưng Gia-mục-thố (Tsultrim Gyatso, ཚུལ་ཁྲིམས་རྒྱ་མཚོ་, 1816–1837) Khải-châu Gia-mục-thố (Khendrup Gyatso, མཁས་གྲུབ་རྒྱ་མཚོ་, 1838–1856) Thành-liệt Gia-mục-thố (Trinley Gyatso, འཕྲིན་ལས་རྒྱ་མཚོ་, 1856–1875) Thổ-đan Gia-mục-thố (Thubten Gyatso, ཐུབ་བསྟན་རྒྱ་མཚོ་, 1876–1933) Đăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso, བསྟན་འཛིན་རྒྱ་མཚོ་, 1935–nay) == Xem thêm == Hoá thân Cách-lỗ phái Phật giáo Tây Tạng == Chú thích == == Tham khảo ==
ca technologies.txt
Với công ty phần mềm Massachusetts, xem bài Massachusetts Computer Associates CA Technologies, trước kia còn gọi là Computer Associates International, Inc. hay CA, Inc., là một tập đoàn đại chúng đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở tại thành phố New York. Nó được xếp hạng là một trong những tập đoàn phần mềm độc lập lớn nhất thế giới. Công ty tạo ra các phần mềm hệ thống (và trước đó phần mềm ứng dụng) chạy trên môi trường máy tính lớn, điện toán phân tán, máy ảo và điện toán đám mây. CA Technologies đã công bố doanh thu 4,4 tỷ USD cho năm tài chính 2014 (kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2014) và duy trì văn phòng tại hơn 40 quốc gia. Công ty sử dụng khoảng 12.700 người (31 tháng 3 năm 2014). CA nắm giữ hơn 950 bằng sáng chế trên toàn thế giới, và có hơn 900 đơn xin cấp bằng sáng chế đang chờ được duyệt. == Lịch sử == === Thành lập và những năm đầu === Công ty được thành lập bởi Charles Wang và Russell Artzt vào năm 1976. === Thập niên 1980 === === Thập niên 1990 === === Thập niên 2000 === Bước vào thiên niên kỷ mới, CA là tập hợp của khoảng 200 công ty được mua lại. === Thập niên 2010 === Trong năm 2010, công ty đã mua lại tám công ty để hỗ trợ chiến lược điện toán đám mây của mình: 3Tera, Nimsoft, NetQoS, Oblicore, Cassatt, 4Base Technology, Arcot Systems, và Hyperformix. Vào ngày 28 tháng 1 năm 2010, CA Technologies tuyên bố rằng William E. McCracken sẽ là chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành. == Tranh cãi == CA đã tham gia vào một số vụ kiện trong lịch sử 40 năm của mình, và đặc biệt là trong khoảng thời gian từ đầu những năm 90 đến đầu những năm 2000. == Mua lại == CA có một lịch sử lâu dài về việc mua lại trong ngành công nghiệp phần mềm; Một số lớn nhất được liệt kê dưới đây. == Xem thêm == AppNeta CA IT Process Automation Manager Dynatrace Endevor LA Technology and Softline Nastel New Relic Riverbed Technology Splunk Sumo Logic Công ty công nghệ ở vùng đô thị New York == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản mẫu:Commonscatinline Website chính thức
du lịch.txt
Du lịch là đi để vui chơi, giải trí hoặc nhằm mục đích kinh doanh; là việc thực hiện chuyến đi khỏi nơi cư trú, có tiêu tiền, có lưu trú qua đêm và có sự trở về. Mục đích của chuyến đi là giải trí, nghỉ dưỡng, thăm thân nhân, công tác, hội nghị khách hàng hay du lịch khen thưởng, hoặc nhằm mục đích kinh doanh. Các Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa khách du lịch như những người "đi du lịch đến và ở lại ở những nơi bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong hơn 24 giờ và không quá một năm liên tiếp cho giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên đến những nhân viên hướng dẫn du lịch của tổ chức thực hiện việc du lịch đó." == Định nghĩa == Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. == Văn hoá du lịch == == Các sự kiện trong lịch sử ngành du lịch == Thế kỉ 8 TCN – Các cuộc hành hương của người Hy Lạp về đỉnh Olympus Thế kỉ thứ 7 và thế kỉ thứ 8 – Sự phát triển của du lịch tôn giáo Thế kỉ 13 – Thời kì của các cuộc du hành tới các trường ĐH của Ý Năm 1271 – Cuộc viễn du của Marco Polo đến Đế quốc Mông Cổ theo Con đường tơ lụa Năm 1336 – Cuộc thám hiểm của Francesco Petrarka vào rặng núi Alps Provence Năm 1492 – Cuộc thám hiểm của Columbus với việc phát hiện ra châu Mỹ Năm 1550 – Cuốn sách đầu tiên hướng dẫn du lịch tại Ý: "Giới thiệu về Ý" Thế kỉ 18 – Những cuộc du hành đầu tiên trong mùa đông Năm 1825 – Xây dựng tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới Năm 1841 – Khai trương công ty du hành đầu tiên mang tên "Thomas Cook", và chuyến du hành đầu tiên bằng tàu hỏa Năm 1882 – Mở những hội hiệp chủ khách sạn đầu tiên tại Thụy Sĩ Năm 1904 – Mở lộ trượt tuyết đầu tiên Năm 1924 – Thực hiện Olympic mùa đông lần đầu tiên; xây xa lộ đầu tiên tại Ý Năm 1934 – Thành lập Hội các tổ chức du lịch chính thể (UIOOPT) == Các dạng du lịch == Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, có các dạng du lịch: Du lịch làm ăn. Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt. Du lịch nội quốc, quá biên. Du lịch tham quan trong thành phố. Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm. Du lịch hội thảo, triển lãm MICE. Du lịch giảm stress, Du lịch ba-lô, tự túc khám phá. Du lịch bụi. Du lịch tình dục. Du lịch biển đảo. Du lịch văn hóa. Du lịch sinh thái. == Đặc điểm == Du lịch là ngành không khói, ít gây ô nhiễm môi trường, giúp khách du lịch vừa được nghỉ ngơi, giảm strees vừa biết thêm nhiều điều hay mới lạ mà khách chưa biết. Du lịch còn góp phần phát triển kinh tế của đất nước, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động (hướng dẫn viên, các dịch vụ liên quan...). Hiện nay ngành du lịch đang phát triển mạnh ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhu cầu về du lịch càng tăng thì vấn đề bảo vệ môi trường cần phải được coi trọng. Có một dạng du lịch nữa, đó là du lịch xúc tiến thương mại, vừa đi du lịch vừa kết hợp làm ăn, cũng rất phổ biến tại Việt Nam. == Các khu vực phát triển du lịch == === Hoa Kỳ === Du lịch phát triển mạnh về nhiều mặt đặc biệt là tắm biển. Ví dụ: Bờ biển Florida, quần đảo Hawaii, bờ biển California. Du lịch trượt tuyết, leo núi và thác nước như Colorado, ven dãy núi Coocdie... Du lịch trên thuyền lớn cũng khá phát triển. Khách du lịch về đây từ khắp nơi trên thế giới khá đông. === Du lịch châu Âu === Châu Âu là nơi có nhiều kì quan thế giới và những cảnh đẹp như Tháp Eiffel ở Paris, Đồng hồ Big Ben ở London, Đấu trường Colosseum ở Roma, tháp nghiêng Pisa ở Italia... tạo điều kiện cho du lịch tham quan cảnh vật trở nên phát triển. Dãy núi Anpo là góp phần cho du lịch trượt tuyết, leo núi, trượt tuyết của một số vùng phát triển với phong cảnh núi non hùng vĩ. == Xem thêm == Du lịch Việt Nam Sản phẩm du lịch Công nghiệp văn hoá == Tham khảo ==
diễn đàn khu vực asean.txt
Diễn đàn khu vực ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Regional Forum; viết tắt: ARF) được thành lập năm 1994 nhằm thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn về các vấn đề an ninh và chính trị trong khu vực, xây dựng lòng tin và phát triển ngoại giao phòng ngừa. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua đối thoại và hợp tác ở châu Á Thái Binh Dương". == Thành viên == ARF bao gồm 25 quốc gia có cùng mối quan tâm đến an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đó là 10 quốc gia thành viên của ASEAN; 10 nước đối tác đối thoại của ASEAN (bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ), một quan sát viên của ASEAN (Papua New Guinea), cùng với Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Mông Cổ và Pakistan. Đông Timo được kết nạp vào ARF vào năm 2005. == Lịch sử == Tại hội nghị các vị bộ trưởng ASEAN lần thứ 26 tại Singapore ngày 23 đến 25 tháng 7 năm 1993, các nước đã thống nhất thiết lập ARF. Buổi khai mạc ARF được tổ chức ở Bangkok vào 25 tháng 7 năm 1994. == Sự cần thiết của ARF == Trong một khu vực vốn ít có lịch sử hợp tác an ninh, Diễn đàn khu vực ASEAN là một diễn đàn quan trọng nhất về hợp tác an ninh ở châu Á. Diễn đàn này đã bổ sung vào các cơ chế liên minh song phương và đối thoại khác nhau hiện có ở châu Á, củng cố thêm viễn cảnh hợp tác an ninh ở khu vực này. Diễn đàn ARF được xây dựng từ ý tưởng – rút ra từ chính kinh nghiệm của ASEAN - rằng một tiến trình đối thoại có thể tạo ra những biến chuyển tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước. Nó tạo ra một cơ chế hoạt động giúp các thành viên có thể thảo luận về các vấn đề an ninh hiện có trong khu vực và tăng cường các biện pháp hợp tác nhằm thúc đẩy hoà bình và an ninh trong khu vực. == Mục tiêu của ARF == Các mục tiêu của Diễn đàn khu vực ASEAN được quy định rõ trong tuyên bố của các nhà lãnh đạo ARF đầu tiên (1994), đó là: Tăng cường đối thoại hợp tác và hội đàm các vấn đề chính trị và an ninh của các nước có chung lợi ích và mối quan tâm; và Đóng góp đáng kể vào những nỗ lực nhằm xây dựng một khu vực đáng tin cậy và dân chủ ở châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc họp Bộ trưởng lần thứ 27 cũng đã khẳng định "ARF sẽ trở thành một diễn đàn tư vấn có hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy đối thoại cởi mở về hợp tác an ninh và chính trị ở khu vực. Trong bối cảnh đó, ASEAN nên làm việc với các đối tác của ARF để xác lập các mối quan hệ có tính xây dựng và dự đoán được ở châu Á Thái Bình Dương". == Cơ cấu == Các thành viên trong ARF có vị trí ngang hàng. Người điều hành ARF là một chủ tịch do Ủy ban ASEAN chỉ định. Chủ tịch ARF trong thời gian tháng 6 năm 2005 đến tháng 7 năm 2006 là ông Hamid Albar bộ trưởng bộ ngoại giao của Malaysia. Chủ tịch văn phòng cấp cao hội nghị ARF là ông Datuk Rastam Mohd Isa hiện là tổng thư ký của bộ ngoại giao Malaysia. == Thành tựu của ARF == Trong lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Diễn đàn khu vực ASEAN, bộ trưởng các nước ARF đã họp nhau tại Phnom Penh vào ngày 18 tháng 6 năm 2003 và tuyên bố rằng "bất chấp những khác biệt lớn giữa các thành viên, diễn đàn này đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần duy trì hoà bình, an ninh và hợp tác trong khu vực". Cụ thể là: Tính hiệu quả của ARF với tư cách là một cầu nối cho các cuộc đối thoại và tư vấn song phương cũng như đa phương cùng với việc thiết lập những quy tắc đối thoại và hợp tác, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận, không can thiệp lẫn nhau, sự tiến bộ không ngừng và phát triển với tốc độ cân đối, hợp lý cho mọi thành viên; Sự sẵn sàng giữa các bên tham dự ARF nhằm thảo luận hàng loạt các vấn đề an ninh trong một cơ chế đa phương; Sự tin tưởng lẫn nhau được xây dựng dần qua các hoạt động hợp tác; Tạo lập và duy trì đối thoại và tư vấn về các vấn đề an ninh và chính trị; Minh bạch được thực hiện thông qua những biện pháp của ARF như trao đổi thông tin liên quan đến chính sách quốc phòng và việc xuất bản các báo cáo của chính phủ về quốc phòng; và Một mạng lưới được triển khai giữa các quan chức quân đội, quốc phòng và an ninh quốc gia của các bên tham gia ARF. == Quá trình phát triển và tương lai của ARF == ARF được định hình thông qua việc ra quyết định dựa trên nguyên tắc đồng thuận và giảm thiểu quá trình thể chế hoá. Năm 1995, ARF đã vạch ra 3 giai đoạn phát triển trong tiến trình xây dựng ARF. Theo đó, ARF sẽ chuyển dần từ việc xây dựng lòng tin đến thiết lập một cơ chế ngoại giao ngăn ngừa, và trong dài hạn hướng đến khả năng giải quyết các xung đột. Trong mười năm đầu hoạt động của mình, ARF dường như không đạt được kết quả gì đáng kể trong việc xây dựng một cộng đồng chiến lược. Gần đây hơn, diễn đàn này đã có những đóng góp nhất định vào chương trình chống khủng bố ở khu vực. Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm triển khai những biện pháp xây dựng cơ chế ngoại giao ngăn ngừa cũng như điều hoà các xung đột vẫn còn ở giai đoạn trứng nước. Trong khi ARF tiếp tục tập trung vào các biện pháp xây dựng lòng tin của diễn đàn này thì các thành viên của nó cũng đã nhất trí với nhau rằng cơ chế ngoại giao ngăn ngừa cũng nên được xúc tiến theo. Đặc biệt là trong những lĩnh vực còn chồng chéo, đan xen giữa hai giai đoạn này. Các thành viên cũng đã thỏa thuận với nhau về các biện pháp để thực thi cơ chế ngoại giao ngăn ngừa. Trong đó đáng chú ý là tăng cường vai trò của Chủ tịch ARF trong việc phối hợp các vị trí của ARF nhằm phát huy hơn nữa khả năng của diễn đàn này trong việc ứng phó với các tình huống ảnh hưởng đến nền an ninh của các thành viên ARF giữa các cuộc họp bộ trưởng. == Các cuộc họp và các tiến trình của ARF == Bộ ngoại giao và thương mại chịu trách nhiệm về các chính sách của ARF, cộng với sự tham vấn của Bộ quốc phòng. Các cuộc họp của ARF được tổ chức hàng năm ở cấp Bộ trưởng ngoại giao. Chủ tịch của ASEAN, được luân phiên hàng năm, cũng là chủ tịch của ARF. Văn bản chính thức chủ yếu của ARF là tuyên bố của chủ tịch ARF được phát hành ngay sau khi mỗi cuộc họp bộ trưởng diễn ra. Diễn đàn ARF còn được hỗ trợ bằng các cuộc họp quan chức cấp cao ARF (ARF SOM), được tổ chức hàng năm vào tháng 5 hoặc tháng 6. Hai cuộc họp khác của Nhóm hỗ trợ liên ngành khác của ARF về các Biện pháp xây dựng lòng tin (ISG on CBMs) cũng được tổ chức hàng năm ở cấp quan chức, được điều hành bởi một nước thành viên ASEAN và một nước không phải là thành viên của ASEAN. Các khuyến nghị và kết quả của những cuộc họp ISG này sẽ được đưa ra xem xét tại ARF SOM. Các cuộc họp ISG còn tạo ra cơ hội để lên kế hoạch và rà soát các hoạt động xây dựng lòng tin cũng như các cuộc hội thảo do từng thành viên ARF tổ chức hàng năm. Các thể chế cấp tiếp theo (không chính thức) như Hội đồng hợp tác anh ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CSCAP) và Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược ASEAN (ASEAN ISIS) có tác dụng tạo ra các ý tưởng và các "đầu vào" để ARF cân nhắc. == Xem thêm == Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Cộng đồng An ninh ASEAN == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của ARF
chiêm tinh học.txt
Chiêm tinh học là các hệ thống bói toán giả khoa học dựa trên các tiền đề của một mối quan hệ giữa các hiện tượng thiên văn và các sự kiện trong thế giới nhân loại. Nhiều nền văn hóa chú trọng đến các sự kiện thiên văn, chẳng hạn như chiêm tinh học Hindu, chiêm tinh học Trung Quốc, và nền văn minh Maya đã phát triển các hệ thống tỉ mỉ để dự đoán các sự kiện trên mặt đất bằng cách quan sát các thiên thể. Ở phương Tây, chiêm tinh học đa số chứa một hệ thống lá số tử vi (horoscope) có nội dung để giải thích các khía cạnh của nhân cách con người và dự đoán các sự kiện tương lai trong cuộc sống dựa trên vị trí Mặt Trời, Mặt Trăng và các thiên thể khác vào lúc sinh họ ra. Đa số các nhà chiêm tinh học nổi tiếng đều dựa trên các hệ thống dự đoán tương tự như vậy. Chiêm tinh học góp phần dự đoán trước tương lai (không hoàn toàn chính xác tới 100%) dựa trên tính toán sự chuyển động của các hành tinh, chòm sao,... (gọi chung là các thiên thể). == Tham khảo == == Đọc thêm == Barton, Tamsyn (1994). Ancient Astrology. Routledge. ISBN 0-415-11029-7. Campion, Nicholas (1982). An Introduction to the History of Astrology. ISCWA. Holden, James Herschel (2006). A History of Horoscopic Astrology (ấn bản 2). AFA. ISBN 0-86690-463-8. Kay, Richard (1994). Dante's Christian Astrology. Middle Ages Series. University of Pennsylvania Press. Long, A.A. (2005). “6: Astrology: arguments pro and contra”. Trong Barnes, Jonathan; Brunschwig, J. Science and Speculation. Cambridge University Press. tr. 165–191. Parker, Derek; Parker, Julia (1983). A history of astrology. Deutsch. ISBN 978-0-233-97576-4. Robbins, Frank E. biên tập (1940). Ptolemy Tetrabiblos. Harvard University Press (Loeb Classical Library). ISBN 0-674-99479-5. Tester, S. J. (1999). A History of Western Astrology. Boydell & Brewer. Veenstra, J.R. (1997). Magic and Divination at the Courts of Burgundy and France: Text and Context of Laurens Pignon's "Contre les Devineurs" (1411). Brill. ISBN 978-90-04-10925-4. Wedel, Theodore Otto (1920). The Mediæval Attitude Toward Astrology: Particularly in England. Yale University Press. Wood, Chauncey (1970). Chaucer and the Country of the Stars: Poetical Uses of Astrological Imagery. Princeton University Press. == Liên kết ngoài == Chiêm tinh học tại DMOZ Astronomical Pseudo-Science: A Skeptic's Resource List from the Astronomical Society of the Pacific
ninh thuận.txt
Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Tỉnh lỵ của Ninh Thuận là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 340 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 1.380 km về phía Bắc và cách Nha Trang 100 km theo đường Quốc lộ 1A và cách Đà Lạt 110 km theo đường Quốc lộ 27, đồng thời nằm cách sân bay Cam Ranh khoảng 60 km, thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Ngày 20 tháng 5 năm 1901, tỉnh Phan Rang được thành lập. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Ninh Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ. Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được ở Nhơn Hải của Ninh Thuận các mộ cổ chôn cùng với đồ đá, đồ sắt thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh cách đây khoảng 2500 năm. Ninh Thuận còn là nơi gìn giữ được nhiều di sản quý báu của nền văn hoá Chămpa, bao gồm chữ viết, dân ca và nghệ thuật múa, trang phục và nghề dệt thổ cẩm, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Tỉnh có hơn 20 làng người Chăm, trong đó có những làng vẫn duy trì các tập quán của chế độ mẫu hệ. Ninh Thuận có gần như còn nguyên vẹn hệ thống tháp Chăm xây dựng trong nhiều thế kỷ trước, tiêu biểu là cụm tháp Hoà Lai (Ba Tháp) xây dựng thế kỷ thứ 9, cụm tháp Po Klong Garai xây dựng thế kỷ 13 và cụm tháp Po Rome xây dựng thế kỷ 17. == Vị trí địa lý == Ninh Thuận thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một hình bình hành, hai góc nhọn ở về phía tây bắc và đông nam với toạ độ địa lý từ 11o18'14" đến 12o09'15" vĩ độ Bắc, 108o09'08" đến 109o14'25" kinh độ Ðông. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Khi gió mùa Tây Nam mang mưa vào đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, thì hệ thống núi ở Tây Nguyên, Bình Thuận đã làm cho những cơn gió mùa tây nam này không đến được Ninh Thuận. Cũng như cơn gió mùa đông bắc, cơn gió mùa tây nam vào Ninh Thuận cũng bị tù túng. Cho nên trong khi nó mang mưa đến các vùng trong nước nhưng vào Ninh Thuận thì biến thành khô hanh. == Điều kiện tự nhiên == Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển Đông, có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Trong đó, đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 – 1.000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện tích đất tự nhiên. Ninh Thuận có từ khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26-270C, lượng mưa trung bình 700–800 mm. Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả nước. Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường bờ biển dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km2, có trên 500 loài cá, tôm. Do thuộc vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công nghiệp. Khoáng sản nơi đây tương đối phong phú về chủng loại bao gồm nhóm khoáng sản kim loại có wolfram, molipđen, thiếc gốc. Nhóm khoáng sản phi kim loại có thạch anh tinh thể, cát thuỷ tinh, muối khoáng thạch anh. Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có cát kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng… == Lịch sử == Ngày 20 tháng 5 năm 1901, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Phan Rang, tỉnh lị cũng là Phan Rang. Năm 1913, tỉnh Phan Rang bị xóa bỏ, phần phía bắc nhập vào tỉnh Khánh Hòa, còn phần phía nam gọi là đại lý hành chính, thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 5 tháng 7 năm 1922, tỉnh Phan Rang, còn gọi là tỉnh Ninh Thuận, được tái lập. Tỉnh gồm phủ Ninh Thuận và huyện An Phước (nơi người Chăm cư trú), do một Công sứ Pháp cai trị. Dưới Công sứ còn có một Quản đạo. Năm 1958, tỉnh Ninh Thuận gồm có 3 quận (24 xã): Thanh Hải (quận lị Khánh Hải), An Phước (quận lị Hậu Phước), Bửu Sơn (quận lị An Sơn). Ngày 6 tháng 4 năm 1960, thành lập quận Du Long, do tách một phần đất quận Bửu Sơn và một phần đất của quận Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Quận lị đặt tại Karom, xã Cam Ly. Trước ngày 16 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận gồm có 5 quận là Thanh Hải, An Phước, Bửu Sơn, Du Long và Sông Pha. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ninh Thuận được sáp nhập với Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng để thành lập tỉnh mới là Thuận Lâm. Tháng 2 năm 1976, các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy hợp nhất thành tỉnh Thuận Hải. Lúc này tỉnh Ninh Thuận cũ có thị xã Phan Rang và 3 huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và An Phước. Ngày 27 tháng 4 năm 1977, Theo Quyết Định số 124/CP của Hội đồng Chính phủ Việt Nam, 1 thị xã và 3 huyện của Ninh Thuận hợp nhất thành 2 huyện là huyện An Sơn (thị trấn huyện lỵ Tháp Chàm) và huyện Ninh Hải mới (thị trấn huyện lỵ Phan Rang). Ngày 1 tháng 9 năm 1981, Theo Quyết định số 45/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, 2 huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách trở lại thành thị xã Phan Rang và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn. Ngày 1 tháng 4 năm 1981, tỉnh Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, theo đó 2 huyện An Sơn và Ninh Hải được chia tách lại thành thị xã Phan Rang và ba huyện là Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước. Ngày 26 tháng 12 năm 1991, chia tỉnh Thuận Hải thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Ngày 1 tháng 4 năm 1992, Ninh Thuận chính thức được tái lập và đi vào hoạt động, lúc này Ninh Thuận có 4 đơn vị hành chính gồm thị xã Phan Rang - Tháp Chàm và 3 huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn. Ngày 3 tháng 6 năm 1993, Chính phủ Việt Nam ban hành Theo Nghị định 33/CP, thành lập thị trấn Phước Dân thuộc huyện Ninh Phước. Ngày 28 tháng 5 năm 1994, Theo Nghị định số 42/CP, thành lập thị trấn Khánh Hải trực thuộc huyện Ninh Hải. Ngày 29 tháng 8 năm 1994,, Tách xã Trà Co của huyện Ninh Sơn thành hai xã mới là Phước Tân và Phước Tiến đồng thời xã Phước Đại được chia thành hai xã Phước Đại và Phước Chính. Ngày 14 tháng 8 năm 1998, huyện Ninh Phước thành lập xã mới là Phước Minh. Ngày 30 tháng 8 năm 2000, xã Tân Sơn thuộc huyện Ninh Sơn được điều chỉnh để thành lập thị trấn huyện lỵ Tân Sơn và xã Lương Sơn. Ngày 6 tháng 11 năm 2000, tái thành lập huyện Bác Ái. Ngày 25 tháng 12 năm 2001, thị xã Phan Rang - Tháp Chàm có thêm 3 phường mới. Ngày 1 tháng 10 năm 2005, tái lập huyện Thuận Bắc. Đầu tháng 2 năm 2007, thị xã Phan Rang-Tháp Chàm trở thành thành phố theo Nghị định của Chính phủ. Ngày 10 tháng 6 năm 2009, thành lập huyện Thuận Nam. == Hành chính == Ninh Thuận có 7 đơn vị hành chính trực thuộc (1 thành phố và 6 huyện), 65 đơn vị hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường, 3 thị trấn). == Kinh tế == Về nông nghiệp, Ninh Thuận nổi tiếng với những sản phẩm như: Nho, táo, hành, tỏi, tôm giống, muối,... đây là địa phương có quy mô trồng nho nhiều nhất nước, được trồng chủ yếu tại huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Hành và tỏi cũng là một trong những thế mạnh của Ninh Thuận, được trồng nhiều tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm và huyện Ninh Hải. Ngoài ra, địa phương này còn là trung tâm tôm giống lớn của cả nước với quy mô sản xuất trong năm 2014 ước đạt 24,1 tỷ con giống. Về công nghiệp, Ninh Thuận hiện có các khu công nghiệp: Du Long, Phước Nam, Thành Hải và đang trong quá trình xúc tiến để thành lập Khu công nghiệp Cà Ná. Trong năm 2012, GDP tăng 10,3%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19,1 triệu đồng/người/năm, thu ngân sách đạt 1.320 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán… Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 12,4%;Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 1.700 tỷ đồng (đạt 113,3% kế hoạch); GDP bình quân đầu người 26,8 triệu đồng; về cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 38,5%, công nghiệp và xây dựng chiếm 23,8%, dịch vụ chiếm 37,7%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 7.615 tỷ đồng; giá trị kim ngạch xuất khẩu ước đạt 55 triệu USD (đạt 78,6% kế hoạch). == Dân cư == Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đạt gần 569.000 người, mật độ dân số đạt 169 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 205.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 363.800 người. Dân số nam đạt 285.800 người, trong khi đó nữ đạt 283.200 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,1 ‰. Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Trên địa bàn toàn tỉnh có 34 dân tộc và 3 người nước ngoài cùng sinh sống. Trong đó, người Kinh đông nhất với 432.399 người, tiếp sau đó là người Chăm với 67.274 người, xếp ở vị trí thứ ba là Raglay với 58.911 người, người Cơ Ho có 2.860 người, 1.847 người Hoa, cùng một số dân tộc ít người khác như Chu Ru, Nùng, Tày.... Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, Toàn tỉnh Ninh Thuận có 10 Tôn giáo khác nhau chiếm 184.577 người. Trong đó, nhiều nhất là Công giáo với 65.790 người, tiếp theo đó là Phật giáo với 43.192 người, thứ 3 là Bà La Môn 40.695 người, Hồi Giáo có 25.513 người, Tin Lành có 7.570 người, cùng các tôn giáo ít người khác như Cao Đài 1.784 người, Bahá'í có 26 người, Minh Sư Đạo có 5 người, Phật giáo Hòa Hảo và Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi đạo có 1 người. == Du lịch == Bờ biển Ninh Thuận có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng và nhiều sông suối phục vụ du lịch như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước). Nơi đây còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm. Các bãi biển tại Ninh Thuận như Bãi biển Bình Tiên, Bãi biển Ninh Chữ, Bãi biển Bình Sơn, Bãi biển Cà Ná. Hiện Ninh Thuận hiện còn 3 tháp Chăm, được xây dựng cách đây khoảng 400 - 1100 năm gồm có Tháp Hòa Lai (Ba Tháp), Tháp Po Klong Garai, Tháp Po Rome. Các làng nghề Chăm cổ gồm Làng gốm Bàu Trúc và Làng thổ cẩm Mỹ Nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có 2 khu du lịch sinh thái gồm Vườn quốc gia Núi Chúa và Vườn quốc gia Phước Bình. == Y tế & Giáo dục == === Giáo dục === Trên địa bàn toàn tỉnh có 288 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 18 trường, Trung học cơ sở có 63 trường, Tiểu học có 147 trường, bên cạnh đó còn có 110 trường mẫu giáo. Bậc đào tạo cao sau cấp phổ thông gồm có: Trường Trung cấp Y tế Ninh Thuận Trường Cao đẳng Nghề Ninh Thuận Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận Trường Đại học Nông Lâm TPHCM - Phân hiệu Ninh Thuận Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung - Trường Đại học Thủy Lợi Bậc đào tạo sau đại học gồm có: Viện Đào tạo và Khoa học ứng dụng Miền Trung-Đại học Thủy Lợi gồm các ngành: (Kỹ thuật xây dựng công trình thủy, Quản lý xây dựng). Đại học Nông Lâm-phân hiệu Ninh Thuận gồm các ngành: (Khoa học cây trồng, Quản lý đất đai, Kinh tế nông nghiệp) Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Ninh Thuận cũng đang dần tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn mù chữ trong địa bàn tỉnh. Xây dựng nguồn nhân lực bản địa có trình độ khoa học cao, cho mục tiêu phát triển của tỉnh Ninh Thuận. === Y tế === Theo thống kê về y tế năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Thuận có 80 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 6 Bệnh viện, 7 phòng khám đa khoa khu vực và 65 Trạm y tế phường xã, 1 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, với 1.565 giường bệnh và 298 bác sĩ, 454 y sĩ, 482 y tá và khoảng 209 nữ hộ sinh. == Giao thông == Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là nơi giao nhau của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và Quốc lộ 27. Tỉnh Ninh Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 27 và tuyến đường đường tỉnh khác như tỉnh lộ 702, 703 đều đạt tiêu chuẩn cấp IV, các tuyến đường huyện và liên xã được nâng cấp và đảm bảo giao thông cơ giới thuận tiện quanh năm. Về hàng không thì tỉnh có Sân bay quân sự Thành Sơn với 2 đường băng và chiều dài đường băng là 3200m/3200m. == Người Ninh Thuận nổi tiếng == Ca sĩ hải ngoại Chế Linh Nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 Nhà thơ, phi tần vua Tự Đức Nguyễn Thị Bích Trung tướng quân đội, cố Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu Diễn viên Thương Tín Nhà yêu nước, quan triều nguyễn Phan Cư Chánh Họa sĩ Đỗ Quang Em Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Pinăng Tắc, cha đẻ của Bãy đá Pinăng Tắc Kỷ lục gia trí nhớ, Ths. Dương Anh Vũ, người sở hữu 4 kỷ lục trí nhớ học thuật thế giới. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận Thông tin kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận trên trang chủ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Ban Xây dựng Năng lực Quản lý tài nguyên nước và dịch vụ công Ninh Thuận Trung tâm Hành chính Tập Trung và khu ĐTM Đông Bắc K1
sông missouri.txt
Sông Missouri là con sông dài nhất ở Bắc Mỹ. Xuất phát tại dãy núi Rocky thuộc miền tây Montana, sông Missouri chảy theo hướng đông nam với chiều dài 2.341 dặm (3.767 km) trước khi đổ vào sông Mississippi tại St. Louis, Missouri. Nó chảy qua mười bang của Hoa Kỳ và hai tỉnh của Canada. Khi kết hợp với sông Mississippi, nó tạo nên hệ thống sông dài thứ tư trên thế giới. == Tham khảo ==
giấy chứng nhận kết hôn.txt
Giấy chứng nhận kết hôn hay giấy đăng ký kết hôn, trước đây còn gọi là Hôn thú hay giấy giá thú là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể khác công nhận và xác nhận một người có vợ hay có chồng theo quy định của luật pháp về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. == Tại Mỹ == Sau khi bang California cho phép hôn nhân đồng giới, tòa án đã yêu cầu chính quyền phải sửa đổi lại giấy chứng nhận kết hôn theo xu hướng phi giới tính, vì thế trên giấy chỉ ghi là Bên A (Party A) và Bên B (Party B). Tuy nhiên, nhiều cặp không thích ghi như vậy mà muốn gọi bằng cô dâu-chú rể như truyền thống do đó bang California đã sử dụng mẫu giấy chứng nhận kết hôn mới có bổ sung các ô vuông nhỏ để điền thêm thông tin xác nhận là cô dâu (bride) hay chú rể (groom). == Tại Việt Nam == Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình của Việt Nam thì khi có yêu cầu kết hôn và đương sự gửi hồ sơ xin kết hôn, sau khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Việc xác nhận tình trạng hôn nhân nói trên có thể xác nhận trực tiếp vào Tờ khai đăng ký kết hôn hoặc bằng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Pháp luật quy định nam nữ muốn đăng ký kết hôn thì phải được chính quyền địa phương xác nhận còn độc thân. Khi làm thủ tục kết hôn, đại diện cơ quan đăng ký kết hôn xác nhận lại một lần nữa, nếu hai bên đồng ý thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Hai bên nam, nữ ký vào Giấy chứng nhận kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho mỗi bên vợ, chồng một bản chính Giấy chứng nhận kết hôn. == Chú thích ==
sebastian của bồ đào nha.txt
Bản mẫu:Nhà Aviz-Beja Sebastian (Sebastião I, phát âm tiếng Bồ Đào Nha: [sɨbɐʃˈti.ɐ̃w̃], o Desejado; born in Lisbon, 20 tháng 1, 1554; được coi là mất tại Alcácer-Quibir, 4 tháng 8, 1578) là vị vua thứ 16 của Bồ Đào Nha và Algarves. Ông là con trai của Hoàng tử John của Bồ Đào Nha và vợ là Đại Công nương Joan của Tây Ban Nha. Ông bà nội của ông là John III của Bồ Đào Nha và Catherine của Habsburg; ông bà ngoại của ông là Hoàng đế La Mã Thần thánh Karl V và Isabella của Bồ Đào Nha. Do chào đời hai tuần sau khi cha ông mất, Sebastian trở thành người thừa kế ngôi vua Bồ Đào Nha. Năm ba tuổi, ông lên nối ngôi sau khi ông nội là Quốc vương John III qua đời. Ít lâu sau khi ông ra đời, mẹ ông là Joan của Tây Ban Nha đã rời bỏ vua con để làm Quan Chấp chính xứ Castile cho vua cha Karl V và vua anh Felipe II từ năm 1556. Bà sinh sống tại Tây Ban Nha cho đến khi qua đời vào năm 1573, và không hề gặp lại vua con. Dưới triều vua Sebastian, Nhiếp chính đầu tiên của ấu chúa là bà nội ông, Catherine nhà Habsburg, sau đó là người ông bác của ông, Hồng y Henry xứ Evóra. Trong giai đoạn này thực dân Bồ Đào Nha tiến hành chinh phạt các vùng đất Angola, Mozambique, và Malacca, lại còn sáp nhập xứ Ma Cao vào năm 1557. Lớn lên (1568), Sebastian ao ước đánh bại Vương quốc Maroc qua một cuộc Thập tự chinh quy mô lớn. Bấy giờ, một cuộc chiến tranh giành ngôi vua Maroc thì tạo cơ hội cho ông: vào năm 1576, vua Abu Abdallah Mohammed II Saadi mất ngôi về tay người chú thân Đế quốc Ottoman - Abu Marwan Abd al-Malik I Saadi. Abu Abdallah chạy sang Vương quốc Bồ Đào Nha và cầu cứu vua Sebastian. Trong tuần Nô-en năm 1577, vua Sebastian gặp gỡ người cậu là vua Felipe II của Tây Ban Nha tại Guadalupe xứ Castile. Felipe II đang thoả hiệp với Đế quốc Ottoman, do đó nhà vua Tây Ban Nha từ chối tham gia Thập tự chinh, như Felipe II hứa sẽ gửi một đạo quân tình nguyện sang giúp ông. Dù không có con và người nối dõi vương vị, vua Sebastian thân chinh thống lĩnh Thập Tự Quân vào năm 1578. 17.000 quân Bồ Đào Nha, trong số đó có không ít lính đánh thuê ngoại quốc (Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Ý), cùng với hầu hết các quý tộc Vương quốc Bồ Đào Nha, đã khởi hành từ kinh đô Lisbon vào đầu tháng 6, và tiến đến xứ Maroc. Tại Arzila, Sebastian gặp gỡ cựu hoàng Abu Abdullah Mohammed II cùng 6.000 quân Moor; nhà vua không nghe lời khuyên của các tướng mà tiến quân vào nội địa Maroc. Trong trận Alcácer Quibir (Trận Tam Vương), Quân đội Bồ Đào Nha bị 50.000 quân của Abd Al-Malik đập tan tác. Dom Sebastian gần như hoàn toàn bị giết chết trong trận chiến. Khi ông liều lĩnh tấn công phòng tuyến của đối phương, người ta nhìn thấy ông lần cuối cùng. == Tham khảo == BAÑOS-GARCIA, António Villacorta (2001). Don Sebastián, Rey de Portugal. Barcelona. SARAIVA, José Hermano (1998). Diário da História de Portugal. Lisboa (compilation of contemporaneous chronicles). SARAIVA, Mário (1994). D. Sebastião na História e na Lenda, pref. Joaquim Veríssimo Serrão. Lisboa: Universitária Editora SARAIVA, José Hermano et all. (1993). Dicionário Ilustrado da História de Portugal. Lisboa. FERNANDES, Maria de Lurdes Correia (1991). «Francisco de Monzón, capelão e pregador de D. João III e de D. Sebastião» in separata da revista Lusitana Sacra, no. 3. LOUREIRO, Francisco de Sales de Mascarenhas (1989). Dom Sebastião e Alcácer Quibir. Lisboa: Alfa. ANTAS, Miguel Martins de (1988). Os Falsos Dom Sebastião, 2a. Edição, tr. Maria de Fátima Boavida, coment. Francisco Sales de Mascarenhas Loureiro. Lisboa: Europress. LOUREIRO, Francisco de Sales de Mascarenhas (intr. e notas) (1987). Crónica do Xarife Mulei Mahamet e d'El-Rei D. Sebastião 1573- 1578. Lisboa: Europress. EBORENSE, André Rodrigues (1984). Sentenças para a Ensinança e Doutrina do Príncipe D. Sebastião, facsimile do manuscrito inédito da Casa Cadaval, intr. Luís de Matos, anot. Aristides Pinheiro e Abílio Rita. Lisboa: Banco Pinto & Sotto Mayor, LOUREIRO, Francisco de Sales de Mascarenhas (1978). «Relação de Vida d'Elrey D. Sebastião do Pe. Amador Rebelo» in separata da Revista da Faculdade de Letras', 4a. série, no. 2. Lisboa: Faculdade de Letras da Universidade de Lisboa. LOUREIRO, Francisco de Sales de Mascarenhas (1973). «O padre Luís Gonçalves da Câmara e Dom Sebastiäo» in separata da revista O Instituto, no. 136. Coimbra. MACHADO, José Timótio Montalvão (1964). «As Doenças do Rei Dom Sebastiäo», in separata da revista Arqueologia e História, no. 11. Lisboa, Associação dos Arqueólogos Portugueses. LEITE, Carlos (1948). «As Doenças de Dom Sebastião o Desejado», in separata do Jornal Médico. Porto: Costa Carregal. LOBATO, Manoel Pereira (1874). Os Fidalgos do Coração de Ouro: chronica do reinado de D. Sebastião, nova edição. Lisboa: Typ. Lucas e Filho. == Tham khảo ==
thị trường chứng khoán.txt
Thị trường chứng khoán là lĩnh vực phong phú, đa dạng và rất phức tạp; là nơi mua bán các chứng khoán và thường được thực hiện chủ yếu tại sở giao dịch chứng khoán, một phần ở các công ty môi giới (công ty chứng khoán), và cả ở thị trường chợ đen. Về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán; qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. == Khái niệm và Chức năng == === Sự hình thành === Do sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về tích vốn trong xã hội tăng lên và trở nên đa dạng, phong phú; người thì cần vốn cho mục đích tiêu dùng hay đầu tư, người thì có vốn nhàn rỗi muốn cho vay để sinh lời. Đầu tiên, họ tìm gặp nhau trực tiếp trên cơ sở quen biết. tuy nhiên sau đó, khi cung cầu vốn không ngừng tăng lên thì hình thức vay, cho vay trực tiếp dựa trên quan hệ quen biết không đáp ứng được; Vậy cần phải có một thị trường cho cung và cầu gặp nhau, đáp ứng các nhu cầu tài chính của nhau – Đó là thị trường tài chính. Thông qua thị trường tài chính, nhiều khoản vốn nhàn rỗi được huy động vào tiêu dùng, đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế. Căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, thị trường tài chính bao gồm: Thị trường tiền tệ: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính ngắn hạn dưới một năm. Thị trường vốn: mua bán, trao đổi các công cụ tài chính trung và dài hạn. Tóm lại, ban đầu nhu cầu vốn cũng như tiết kiệm trong dân chưa cao và nhu cầu về vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn. Theo thời gian, sự phát triển kinh tế, nhu cầu về vốn dài hạn cho đầu tư phát triển ngày càng cao; Chính vì vậy, Thị trường vốn đã ra đời để đáp ứng các nhu cầu này. Để huy động được vốn dài hạn, bên cạnh việc đi vay ngân hàng thông qua hình thức tài chính gián tiếp, Chính phủ và doanh nghiệp còn huy động vốn thông qua hình thức phát hành chứng khoán. Khi một bộ phận các chứng khoán có giá trị nhất định được phát hành, thì xuất hiện nhu cầu mua, bán chứng khoán; và đây chính là sự ra đời của Thị trường chứng khoán với tư cách là một bộ phận của Thị trường vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua, bán và trao đổi chứng khoán các loại. === Khái niệm === Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành; Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. Vị trí của Thị trường chứng khoán: Trong thị trường Tài chính có hai thị trường lớn là: Thị trường Tài chính ngắn hạn (Thị trường tiền tệ); Thị trường Tài chính dài hạn (Thị trường vốn): bao gồm Thị trường tín dụng dài hạn (gồm Thị trường cho vay thế chấp và thị trường cho thuê tài chính); và Thị trường chứng khoán. Đặc điểm chủ yếu của Thị trường chứng khoán: Được đặc trưng bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính; Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu; Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. === Chức năng === Thị trường chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau: Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán; Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế; Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. === Các hình thức của thị trường === Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung (OTC); Thị trường chợ đen. == Cơ cấu, mục tiêu và nguyên tắc == === Cơ cấu của thị trường chứng khoán === Căn cứ vào phương thức giao dịch: Thị trường giao dịch ngay (Thị trường thời điểm): Thị trường giao dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày (tùy theo mỗi thị trường chứng khoán quy định riêng số ngày); Thị trường tương lai: Thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,…). Căn cứ vào tính chất chứng khoán giao dịch: Thị trường cổ phiếu; Thị trường trái phiếu; Thị trường chứng khoán phái sinh, bao gồm thị trường hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn,… - Đây là thị trường cấp cao mua bán chuyển giao các công cụ tài chính cấp cao; Do đó thị trường này chỉ xuất hiện ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển ở trình độ cao. Căn cứ vào lưu chuyển vốn: Thị trường sơ cấp: tạo ra kênh thu hút tiền nhàn rỗi để đầu tư; Thị trường thứ cấp: tạo ra khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện; Tiền thu được ở đây không thuộc về nhà phát hành mà thuộc về nhà đầu tư bán chứng khoán, nhượng lại quyền sở hữu chứng khoán cho nhà đầu tư khác. Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp có mối quan hệ nội tại, thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề; Thị trường thứ cấp là động lực. Không có thị trường sơ cấp thì không có chứng khoán để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại; nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động thuận lợi. Việc phân biệt Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp có tính chất tương đối. === Mục tiêu quản lý và điều hành === Hoạt động có hiệu quả; Điều hành công bằng; Phát triển ổn định. === Nguyên tắc hoạt động === Cạnh tranh tự do Công khai: Tất cả các hoạt động trên thị trường chứng khoán đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Trung gian mua bán: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư... Đấu giá: Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới được nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với khối lượng cao nhất. ->Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán được hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do đó, ở hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nước đều có thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng khoán mở tới các điểm dân cư). Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng biệt. == Chủ thể tham gia == Nhà phát hành: là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương, Công ty. Chính phủ phát hành các loại trái phiếu chính phủ nhằm huy động tiền bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện những công trình quốc gia lớn. Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu địa phương để huy động tiền đầu tư cho các công trình hay chương trình kinh tế, xã hội của địa phương. Các công ty muốn huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu. Nhà đầu tư: Nhà đầu tư cá nhân: Nhà đầu tư chấp nhận rủi ro và Nhà đầu tư không thích rủi ro; Nhà đầu tư có tổ chức: công ty đầu tư, công ty bảo hiểm, quỹ bảo hiểm xã hội, công ty tài chính,ngân hàng thương mại. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán: Công ty chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán Các trung gian tài chính Các tổ chức liên quan đến chứng khoán: Cơ quan quản lý Nhà nước Sở giao dịch chứng khoán Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán Các tổ chức tài trợ chứng khoán Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm == Cơ chế điều hành và Giám sát == Việc điều hành và giám sát thị trường chứng khoán được tổ chức theo nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm: Các cơ quan quản lý của Chính phủ: Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các Bộ, cơ quan ngang Bộ theo lĩnh vực; Các tổ chức tự quản: Sở Giao dịch chứng khoán, Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. == Xu hướng phát triển == Quốc tế hóa; Gia tăng các nhà đầu tư chuyên nghiệp; Chứng khoán hóa các nguồn vốn trên thị trường chứng khoán; Phát triển mạnh mẽ thị trường chứng khoán phái sinh ban đầu. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
lực lượng phòng vệ biển nhật bản.txt
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (kanji:海上自衛隊, rōmaji: kaijyōjieitai, Hán-Việt: Hải thượng Tự vệ đội) là một trong ba quân chủng thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Sau năm 1945, Lục quân Đế quốc Nhật Bản và Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải tán, thay thế bằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bao gồm 3 quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có một hạm đội lớn và nhiệm vụ chính của lực lượng này là duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường biển của quốc gia và tuần tra vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải. Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã tăng cường tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. == Tên gọi == Danh xưng chính thức của lực lượng này là Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, một số sách, báo chí Việt Nam còn gọi lực lượng này là Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, hay Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Tên bằng tiếng Anh là Japan Maritime Self-Defense Force (viết tắt là JMSDF) Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và một số bài báo Việt Nam thì gọi lực lượng này là Hải quân Nhật Bản. . == Lịch sử == Sau khi Nhật Bản thua trận tại Thế chiến thứ 2, cùng với Tuyên bố đầu hàng được ký kết vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải thể theo tuyên bố Postdam. Các chiến hạm không còn được trang bị vũ khí, một số bị quân đồng minh tịch thu. Những tàu còn lại chỉ dùng để chở binh sĩ Nhật hồi hương hoặc gỡ mìn trong khu vực quanh biển Nhật Bản. Cùng với Bộ Lục quân, Bộ Hải quân bị giải thể. Năm 1946, từ lực lượng còn lại sau khi giải thể của hải quân, Cục Bảo an trên biển được thành lập, đặt trong sự quản lý của Bộ Giao thông vận tải Nhật Bản. Năm 1952, Đội Cảnh bị trên biển được thành lập trên cơ sở của Cục Bảo an trên biển. Cũng trong năm đó, Đội Cảnh bị trên biển được chuyển thành Cảnh bị đội trực thuộc Cục Bảo an Nhật Bản. Ngày 1 tháng 7 năm 1954, Cục Bảo an được đổi thành Cục Phòng vệ. Song song với sự kiện trên, Cảnh bị đội chính thức được đổi tên thành Hải thượng Tự vệ đội, trực thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản. Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản. == Trang bị == Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được trang bị nhiều và hiện đại. Mặc dù hiện không sở hữu tàu sân bay nào, nhưng họ có 2 tàu khu trục lớp Hyūga trọng tải 18.000 tấn có thể chở 11 máy bay trực thăng cùng đơn vị đổ bộ và 1 tàu lớp Izumo có lượng giãn nước tới 27.000 tấn có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Có nguồn tin, tàu sân bay trực thăng Izumo có thể mang được máy bay F-35B do Mỹ chế tạo. 1 tàu lớp Shirane trọng tải 7.500 tấn có thể mang 3 máy bay trực thăng. Nhóm tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển (DDG) gồm 2 tàu lớp Atago trọng tải 10.000 tấn (đầy tải), 4 tàu lớp Kongō trọng tải 9.500 tấn (chuẩn bị lắp hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3), 2 tàu lớp Hatakaze trọng tải 4.600 tấn. Nhóm tàu khu trục thông thường (DG) gồm 4 tàu lớp Akizuki trọng tải 6.800 tấn, 5 tàu lớp Takanami trọng tải 6.500 tấn, 9 tàu lớp Murasame trọng tải 6.100 tấn, 8 tàu lớp Asagiri trọng tải 4.900 tấn,8 tàu lớp Hatsuyuki trọng tải 3.000 tấn,6 tàu lớp Abukuma trọng tải 2.500 tấn. Về tàu ngầm, dù không có tàu ngầm hạt nhân, nhưng Nhật Bản là một trong số các quốc gia có nhiều tàu ngầm diesel-điện ở châu Á cũng như trên thế giới với những đặc điểm kỹ - chiến thuật tương đối cao và sở hữu vũ khí điện tử, ngư lôi và tên lửa hiện đại. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang sở hữu 9 tàu ngầm tấn công lớp Sōryū, 10 tàu lớp Oyashio và 2 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ). Dự kiến tàu ngầm lớp Soryu sẽ có 11 chiếc đến năm 2020. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với nhiệm vụ là quét mìn do Hải quân Liên Xô rải, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kỹ thuật quét mìn tiên tiến nhất thế giới. Ngày nay, kỹ thuật quét mìn vẫn được tiếp tục được phát triển và được trang bị một số loại tàu quét mìn tiên tiến, bao gồm: 3 tàu viễn dương lớp Yaeyama, 2 tàu cận duyên lớp Uraga, 9 tàu lớp Uwajima, 3 tàu lớp Hirashima và 12 tàu lớp Sugashima. Tàu đổ bộ hiện đại như 3 tàu đổ bộ lớp Ōsumi, 2 tàu lớp I-Go, 2 tàu lớp Yura cũng đang thuộc biên chế của lực lượng này. Chính phủ Nhật Bản hiện có kế hoạch mở rộng hạm đội tàu ngầm số lượng từ 17 lên 22 chiếc và nâng số tàu khu trục lên 48-50 chiếc. === Tàu chiến === === Máy bay === == Các đơn vị == Hạm đội Phòng vệ Hạm đội tàu khu trục: 4 liên đội tàu cơ động và 5 liên đội tàu địa phương. Ngoài ra còn có các đơn vị huấn luyện. Mỗi liên đội cơ động chia thành 2 hải đội. Mỗi liên đội địa phương gồm 1 hải đội. Mỗi liên đội cơ động có 4 tàu khu trục, gồm các loại tàu khu trục mang trực thăng (DDH), tàu khu trục mang tên lửa điều khiển (DDG) và tàu khu trục khác (DD). Mỗi liên đội địa phương có 3 hoặc 4 tàu khu trục (DD) hoặc tàu khu trục hạng nhẹ (tàu frigate). Không lực Hải quân: gồm 8 phi đội chống ngầm và các đơn vị vận tải, huấn luyện, chiến tranh điện tử khác. Hạm đội tàu ngầm: gồm 2 liên đội tàu ngầm và các đơn vị huấn luyện. Bộ Chỉ huy phá thủy lôi Tình báo hải quân Cục Hải dương học (Lực lượng Phòng vệ Biển) Cục Nghiên cứu và Phát triển (Lực lượng Phòng vệ Biển) Đơn vị Đặc nhiệm Vùng Hải quân Yokosuka Vùng Hải quân Kure Vùng Hải quân Sasebo Vùng Hải quân Maizuru Vùng Hải quân Ominato Các đơn vị khác == Cấp bậc trong đơn vị == Hệ thống cấp bậc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản tương tự như Hải quân Hoàng gia Nhật trước đây; khác biệt chỉ ở danh xưng và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản không duy trì bậc Nguyên soái Hải quân. Ngoài ra, theo quy định trong Luật thì Đô đốc là cấp bậc cao nhất của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản; Mạc Liêu trưởng hải tướng chỉ là danh xưng dành cho Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển nhưng thực tế vẫn được xem là một cấp bậc không chính thức. Cấp Đô đốc chia thành hai cấp nhỏ hơn, cùng mang một quân hàm nhưng lương khác nhau. Dưới đây là hình ảnh quân hàm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản. == Tham khảo ==
thủ tướng bangladesh.txt
Thủ tướng Bangladesh trên thực tế, là chức vụ có quyền lực chính trị nhất ở Bangladesh. Tổng thống Bangladesh được xem là có chức vụ cao hơn Thủ tướng, nhưng chỉ giữ chức vụ phần lớn mang tính lễ nghi hình thức. Thủ tướng có quyền điều hành thực tế đối với chính phủ, và là người đứng đầu nội các của quốc gia này. Thủ tướng được Tổng thống bổ nhiệm căn cứ trên tình hình của ở trong Jatiya Sangsad (Quốc hội Bangladesh). Thủ tướng luôn luôn là người lãnh đạo của đảng lớn nhất (hay liên hiệp) ở trong Jatiya Sangsad và phải tin tưởng Jatiya Sangsad để cầm quyền. Đôi khi có một số tranh cãi ai là người nên được xem là Thủ tướng. Mashiur Rahman cầm quyền dưới chức vụ "Bộ trưởng cao cấp". Ngoại trừ các lãnh đạo lâm thời (nhưng bao gồm Mashiur Rahman, Bộ trưởng cao cấp), đã có 11 Thủ tướng Bangladesh. Một người, Khaleda Zia, đã giữ chức vụ này 3 nhiệm kỳ bao gồm hai nhiệm kỳ liên tục nhau. Bà cũng giữ kỷ lục về tổng số thời gian giữ chức thủ tướng lâu nhất. Tuy nhiên, Sheikh Hasina Wazed lại giữ kỷ lục sát nút về thời gian nắm quyền thủ tướng không gián đọan, với nhiệm kỳ của bà dài hơn một vài tuần so với nhiệm kỳ thứ nhất của Khaleda Zia. == Tham khảo ==
tiếng tatar.txt
Tiếng Tatar (tiếng Tatar: татар теле; татарча, tatar tele, tatarça; تاتار تلی hay طاطار تيلي) là một ngôn ngữ Turk được nói bởi người Tatar Volga, cư ngụ chủ yếu tại Tatarstan, Bashkortostan và Nizhny Novgorod Oblast. Nó không nên bị nhầm lẫn với tiếng Tatar Krym, một ngôn ngữ mà nó có quân hệ xa nhưng không thể thông hiểu được. == Tham khảo ==
thành gia ban.txt
Thành Gia Ban (成家班; tiếng Anh: Jackie Chan Stunt Team; nghĩa: Nhóm gia đình của Thành Long) là một nhóm võ sư và người đóng thế làm việc cùng Thành Long trong các bộ phim của ông để phụ trách phần chỉ đạo hành động. Vốn là một diễn viên chuyên đóng các bộ phim đòi hỏi có nhiều cảnh hành động và võ thuật phức tạp, Thành Long được sự hỗ trợ rất đắc lực của nhóm Thành Gia Ban, nhóm này đã nhiều lần được trao Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông cho chỉ đạo hành động xuất sắc nhất. == Lịch sử == Ngay từ giai đoạn khởi đầu sự nghiệp, Thành Long đã tập trung vào các bộ phim võ thuật và hành động hài với phong cách diễn hết sức linh hoạt, độc đáo và sáng tạo. Trong quá trình diễn xuất, Thành Long bắt đầu hình thành mối cộng tác thân thiết với nhiều võ sư và người đóng thế, những người chuyên đảm nhiệm biên đạo và thực hiện các cảnh phim nguy hiểm hoặc đòi hỏi trình độ võ thuật cao. Nhóm Thành Gia Ban dần được thành lập từ mối cộng tác này và nó chính thức ra mắt trong vai trò chỉ đạo hành động của bộ phim Kế hoạch A (A 計劃, 1983), một tác phẩm tiêu biểu của bộ ba Thành Long - Nguyên Bưu - Hồng Kim Bảo. Những thành viên của Thành Gia Ban không chỉ được nhận bảo hiểm cố định mà còn có mức lương cao hơn so với khi họ làm riêng lẻ. Tới năm 1990 thì nhóm Thành Gia Ban bỏ cơ cấu tố chức với số thành viên cố định, thay vào đó tùy từng bộ phim Thành Long sẽ chọn một nhóm Thành Gia Ban riêng với số thành viên thay đổi tùy theo yêu cầu. Cách tổ chức của Thành Gia Ban đã mở đầu cho xu hướng thành lập những nhóm chỉ đạo và diễn xuất hành động ở điện ảnh Hồng Kông, các chỉ đạo hành động tên tuổi như Hồng Kim Bảo, Nguyên Bưu, Lưu Gia Lương, Đường Quý Lễ bắt đầu thành lập riêng cho họ những nhóm cộng tác thân thiết. Thành Gia Ban đã cộng tác với nhóm của Hồng Kim Bảo trong Phích Lịch Hỏa (霹靂火, 1995) và Around the World in 80 Days (2004). Đôi khi nhóm Thành Gia Ban còn tham gia chỉ đạo và diễn xuất hành động cho những phim không có sự tham gia của Thành Long, một ví dụ là bộ phim Yên chi khâu (胭脂扣, 1988). Tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông, nhóm Thành Gia Ban đã 7 lần chiến thắng ở hạng mục Chỉ đạo hành động xuất sắc nhất, nhiều hơn bất cứ cá nhân nào khác ở hạng mục này kể cả những chỉ đạo hành động nổi tiếng như Viên Hòa Bình hay Trình Tiểu Đông. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thông tin trên Alice.fr
8 tháng 1.txt
Ngày 8 tháng 1 là ngày thứ 8 trong lịch Gregory. Còn 357 ngày trong năm (358 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 307 – Tấn Huệ Đế Tư Mã Trung qua đời tại Hiển Dương điện sau khi bị trúng độc vào hôm trước đó. 881 – Loạn Hoàng Sào: Đường Hy Tông chạy khỏi kinh thành Trường An, hướng đến đất Tam Xuyên, quá trưa hôm đó, tướng tiên phong Sài Tồn của Hoàng Sào tiến vào Trường An, tức 5 tháng 12 năm Canh Tý. 1077 – Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077: Quân Tống do Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy tấn công và vượt qua Ải Nam Quan, tiến vào lãnh thổ Đại Việt. 1198 – Lotario de Conti được bầu làm Giáo hoàng Innôcentê III; ông sau đó hành động để khôi phục quyền lực giáo hoàng tại Roma. 1499 – Quốc vương Louis XII của Pháp kết hôn với Nữ công tước Anne của Brittany - một vị quân chủ. 1815 – Chiến tranh Hoa Kỳ - Anh Quốc: Trận New Orleans 1815 – Andrew Jackson lãnh đạo quân đội Hoa Kỳ giành thắng lợi trước người Anh Quốc. 1835 – Nợ công Hoa Kỳ lần duy nhất bằng không. 1867 – Nam giới người Mỹ gốc Phi giành được quyền bầu cử tại Washington, D.C. 1912 – Đại hội Dân tộc Phi được thành lập nhằm mục tiêu chống lại sự bất công đối với người da đen Nam Phi. 1918 – Tổng thống Hoa Kỳ Woodrow Wilson tuyên bố "Mười bốn điểm" của ông về kết quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 1926 – Hoàng thái tử Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy đăng quang, lấy niên hiệu là Bảo Đại, là vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn, cũng như của chế độ phong kiến tại Việt Nam. 1959 – Charles de Gaulle trở thành Tổng thống đầu tiên của nền Đệ ngũ Cộng hòa Pháp. 1961 – Đa số cử tri Pháp ủng hộ chính sách Charles de Gaulle là trao quyền tự quyết cho Algérie trong một cuộc trưng cầu dân ý. 2003 – Chuyến bay 634 của Turkish Airlines gặp nạn gần Sân bay Diyarbakır của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến toàn bộ phi hành đoàn và 75 hành khách thiệt mạng. 2005 – Cảnh sát biển Trung Quốc nổ súng vào tàu của ngư dân Việt Nam tại vịnh Bắc Bộ, khiến nhiều người thương vong. == Sinh == 1037 – Tô Đông Pha, tác gia triều Tống, tức 19 tháng 12 năm Bính Tý (m. 1101) 1601 – Baltasar Gracián, nhà văn, thầy tu người Tây Ban Nha (m. 1658) 1821 – James Longstreet, tướng lĩnh và nhà ngoại giao người Mỹ (m. 1904) 1823 – Alfred Russel Wallace, nhà địa lý học, nhà sinh vật học, nhà thám hiểm người Anh Quốc (m. 1913) 1830 – Hans von Bülow, nhạc công dương cầm và nhà soạn nhạc người Đức (m. 1894) 1849 – Stepan Osipovich Makarov, tướng lĩnh của Đế quốc Nga (m. 1904) 1867 – Emily Greene Balch, nhà nữ kinh tế học, tác gia người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1961) 1885 – John Curtin, chính trị gia người Úc, thủ tướng của Úc (m. 1945) 1894 – Maximilian Kolbe, người Ba Lan tử đạo được phong thánh (m. 1941) 1902 – Georgy Maksimilianovich Malenkov, chính trị gia tại Liên Xô, Tổng bí thư của Liên Xô (m. 1988) 1902 – Carl Rogers, nhà tâm lý học người Mỹ (m. 1987) 1914 – Lê Thương, nhạc sĩ người Việt Nam (m. 1996) 1923 – Joseph Weizenbaum, nhà khoa học máy tính, tác gia người Đức-Mỹ (m. 2008) 1932 – Hữu Thọ, nhà báo người Việt Nam 1935 - Elvis Presley, ca sĩ, diễn viên người Mỹ (m. 1977) 1938 – Anthony Giddens, nhà xã hội học người Anh 1942 – Stephen William Hawking, nhà vật lý học người Anh 1942 – Koizumi Junichirō, chính trị gia người Nhật Bản, thủ tướng của Nhật Bản 1947 – David Bowie, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, nhà sản xuất âm nhạc người Anh (m. 2016) 1951 – Trần Đình Đàn, chính trị gia người Việt Nam 1965 – Phêrô Nguyễn Văn Viên, linh mục người Việt Nam 1971 – Brook Mahealani Lee, Hoa hậu Hoàn vũ 1997 1972 – Giuseppe Favalli, cầu thủ bóng đá người Ý 1979 – Adrian Mutu, cầu thủ bóng đá người Romania 1980 – Rachel Nichols, diễn viên người Mỹ 1984 – Kim Jong-un, chính trị gia người Triều Tiên, nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên 1985 – Jorge Aguilar, vận động viên quần vợt người Chile 1986 – David Silva, cầu thủ bóng đá Tây Ban Nha 1986 – Maria Ozawa, diễn viên khiêu dâm, người mẫu người Nhật Bản-Canada 1986 - Nguyễn Duy Phiên, Giáo viên THPT Cửa Lò, Đại biểu Hội đồng nhân dân Thị xã Cửa Lò Nhiệm kỳ 2016-2021 1988 – Allison Harvard, người mẫu và diễn viên người Mỹ 2000 – Noah Cyrus, diễn viên và ca sĩ người Mỹ == Mất == 307 – Tư Mã Trung, tức Tấn Huệ Đế, hoàng đế của triều Tấn, tức 18 tháng 11 năm Bính Dần (s. 259) 1198 – Giáo hoàng Cêlestinô III (s. 1106) 1324 – Marco Polo, thương nhân, nhà thám hiểm người Ý (s. 1254) 1337 – Giotto di Bondone, họa sĩ và kiến trúc sư người Ý (s. 1266) 1642 – Galileo Galilei, nhà vật lý học, nhà toán học, nhà thiên văn học, triết gia người Ý (s. 1564) 1713 – Arcangelo Corelli, nhà soạn nhạc Ý (s. 1653) 1878 – Nikolay Alexeyevich Nekrasov, nhà thơ, nhà phê bình tại Đế quốc Nga (s. 1821) 1880 – Joshua A. Norton, doanh nhân người Anh-Mỹ (s. 1811) 1896 – Paul Verlaine, nhà thơ người Pháp (s. 1844) 1934 – Andrei Bely, tác gia, thi nhân, nhà phê bình người Nga (s. 1880) 1941 – Robert Baden-Powell, sĩ quan quân đội và tác gia người Anh (s. 1857) 1976 – Chu Ân Lai, thủ tướng của Trung Quốc (s. 1898) 1983 – Gerhard Barkhorn, phi công người Đức (s. 1919) 1995 – Huyền Kiêu, nhà thơ người Việt Nam (s. 1915) 1996 – François Mitterrand, tổng thống Pháp (s. 1916) 1997 – Melvin Calvin, nhà hóa học người Mỹ (s. 1911) 2007 – Iwao Takamoto, nhà làm phim hoạt hình người Mỹ gốc Nhật, tác giả của Scooby-Doo (s. 1925) 2010 – Art Clokey, đạo diễn người Mỹ (s. 1921) == Ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
tân thành.txt
Tân Thành là một huyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51 và sông Thị Vải, giáp thành phố Bà Rịa và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Huyện Tân Thành thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được thành lập năm 1994. Trung tâm hành chính của huyện đặt tại thị trấn Phú Mỹ. == Hành chính == Huyện Tân Thành được chia thành 1 thị trấn và 9 xã: Thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ) Xã Hắc Dịch Xã Mỹ Xuân Xã Phước Hoà Xã Tân Phước Xã Châu Pha Xã Sông Xoài Xã Tân Hải Xã Tân Hoà Xã Tóc Tiên Theo quy hoạch của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì đến cuối năm 2016, huyện Tân Thành sẽ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh này. Còn tên của thị xã mới sẽ được đặt sau. == Địa Lý == === Vị trí địa lý === Đông giáp huyện Châu Đức. Tây giáp huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và vịnh Gành Rái. Nam giáp thành phố Vũng Tàu và thành phố Bà Rịa. Bắc giáp huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. === Diện tích, Dân số === Diện tích tự nhiên là: 306,19 km2 Dân số là: 107.000 người (năm 2009). == Lịch sử == Tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lập tỉnh Phước Tuy gồm địa bàn tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa. Vùng đất Tân Thành ngày nay tương ứng với tổng An Phú Tân, quận Châu Thành, tỉnh Phước Tuy. Từ tháng 2 năm 1976, chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam sáp nhập tỉnh ba tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và Long Khánh thành tỉnh Đồng Nai. Đồng thời, các quận chuyển thành huyện. Quận Châu Thành do đó trở thành huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và 3 huyện Châu Thành, Long Đất và Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai. Ngày 2 tháng 6 năm 1994, chia huyện Châu Thành thành thị xã Bà Rịa và 2 huyện: Châu Đức và Tân Thành, khi đó gồm có 6 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa. Cũng trong năm này, chuyển xã Phú Mỹ thành thị trấn Phú Mỹ; thành lập xã Sông Xoài trên cơ sở diện tích tự nhiên: 2.620 héc ta, nhân khẩu 7.361 của xã Hắc Dịch, bao gồm các ấp Sông Xoài 1, Sông Xoài 2, ấp 3; thành lập xã Tóc Tiên trên cơ sở khu kinh tế mới Tóc Tiên, có diện tích tự nhiên 3.447 héc ta, nhân khẩu 2.253. Khi mới thành lập, huyện Tân Thành có 8 đơn vị hành chính gồm thị trấn Phú Mỹ và 7 xã: Châu Pha, Hắc Dịch, Hội Bài, Mỹ Xuân, Phước Hòa, Sông Xoài, Tóc Tiên. Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chia xã Hội Bài thành 2 xã: Tân Hải và Tân Hội, chia xã Phước Hòa thành 2 xã: Phước Hòa và Tân Phước, như vậy, huyện Tân Thành có 1 thị trấn và 9 xã như ngày nay. Năm 2013, thị trấn Phú Mỹ đạt chuẩn đô thị loại IV. Theo quy hoạch chung đô thị Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, toàn bộ huyện Tân Thành sẽ được nâng lên thành thị xã Phú Mỹ, gồm 5 phường: Hắc Dịch, Mỹ Xuân, Phú Mỹ, Phước Hòa, Tân Phước và 5 xã: Châu Pha, Sông Xoài, Tân Hải, Tân Hòa, Tóc Tiên. == Kinh tế == Tân Thành là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp nhất của tỉnh. Hàng loạt các nhà máy lớn đã và đang triển khai xây dựng như: nhà máy điện Phú Mỹ 2-1, Phú Mỹ, Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3, nhà máy thép VINA-KYOEI, nhà máy phân bón NPK, nhà máy gạch men Mỹ Đức, nhà máy sản xuất thùng phuy, các nhà máy xay lúa mì, bột mì, sản xuất hạt nhựa PVC, sản xuất nhựa đường, sản xuất ống thép, cốt thép, chế biến thực phẩm và thức ăn gia súc. Tại huyện này tập trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại thị trấn huyện lỵ Phú Mỹ. Khu công nghiệp khí-điện-đạm Phú Mĩ có tổng mức đầu tư hơn 6 tỷ USD với các nhà máy điện có tổng công suất lên đến 3900 MW, chiếm gần 40% tổng công suất điện năng của cả nước, nhà máy đạm Phú Mĩ có công suất 800.000 tấn phân đạm urê và 20.000 tấn amoniac/năm. Ngoài ra, còn nhiều dự án nhà máy thép, nhà máy tổng hợp PVC khác tập trung tại đây. Cảng Sài Gòn và xưởng Ba Son đã chuyển cơ sở về đặt tại đây, bên sông Thị Vải. Hiện nay, trên địa bàn huyện Tân Thành đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Cinderella 2, khu đô thị Cinderella 3, khu đô thị Thương mại Petro Town, khu đô thị Phú Mỹ Town, khu đô thị Phú Mỹ Center Point... == Giao thông == Theo quy hoạch, với lợi thế riêng về luồng nước sâu, cảng Thị Vải sẽ là cảng biển chính của hệ thống Cảng Sài Gòn trong tương lai gần. P. Phú Mĩ cách sân bay Quốc tế Long Thành 30 km đường bộ. Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dự kiến có chiều dài tuyến 77,6 km trong đó đoạn Biên Hòa-Phú Mĩ dài 38 km, Phú Mĩ-đường ven biển Vũng Tàu dài 28 km, đoạn nối từ đường ven biển Vũng Tàu-QL51C dài 2,8 km và đoạn nối Phú Mĩ-QL51 (vào cảng Cái Mép-Thị Vải) dài 8,8 km. Trong tương lai sẽ có thêm tuyến đường sắt Biên Hòa - Phú Mĩ - Vũng Tàu. == Chú thích == Bản mẫu:Xã, phường, thị trấn Bà Rịa-Vũng Tàu
warszawa.txt
Warszawa ([varˈʂava] ; phiên âm tiếng Việt: Vác-xa-va hoặc Vác-sa-va, một số sách báo tiếng Việt ghi là Vacsava; tên đầy đủ: Thủ đô Warszawa, tiếng Ba Lan: Miasto Stołeczne Warszawa) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Ba Lan. Thành phố tọa lạc bên sông Vistula, cách bờ Biển Baltic và dãy núi Carpathy khoảng 370 km. Dân số năm 2014 khoảng 1.726.581 người, dân số vùng đô thị là 2.879.000. Diện tích thành phố: 517,24 km², diện tích vùng đô thị là 6100,43 km² (tiếng Ba Lan: Obszar Metropolitalny Warszawy). Thành phố là trung tâm công nghiệp chế tạo, sắt thép, ô tô, điện đồng thời là trung tâm giáo dục với 66 viện nghiên cứu và trường đại học. Thành phố có 30 nhà hát, bao gồm nhà hát nhạc kịch, nhà hát giao hưởng. Warszawa nổi tiếng với Hiệp ước Warszawa của khối Xô viết XHCN trước đây. == Lịch sử == === Trước khi trở thành thủ đô === Có các ghi chép từ thế kỷ 9 về dân cư và hoạt động kinh tế tại khu vực mà ngày nay là Warszawa, nhưng mãi đến thế kỷ 13 thì Warszawa mới chính thức được thành lập bởi các công tước của Mazovia. Trong khi phát triển như một trung tâm hành chính và kinh tế, Warszawa ở địa vị phụ thuộc Płock trong Mazovia cho đến thế kỷ 15, và là không phải là đối thủ cạnh tranh vị trí thủ đô của cố đô Kraków. Tuy nhiên, thành phố đã đạt được tầm quan trọng ngày càng tăng do sức mạnh kinh tế của mình và vị trí trung tâm chiến lược quan trọng ở Ba Lan, củng cố khi Sejm Ba Lan (Viện quý tộc) tái định cư vĩnh viễn trong thế kỷ 16, và nó đã trở thành địa điểm của cuộc bầu cử của hoàng gia. === Là thành phố thủ đô của Ba Lan === Cho đến năm 1596, khi Warszawa trở thành thủ đô trên thực tế của đất nước khi vua Sigismund Vasa III, quyết định vĩnh viễn nơi ở Lâu đài Hoàng gia ở Warszawa. Thành phố bắt đầu phát triển nhanh chóng vượt ra ngoài những gì bây giờ là Phố Cổ và Phố Mới, một số thương nhân bắt đầu di chuyển vào và xây dựng lâu đài và cung điện xung quanh thị trấn. Vào thế kỷ 17, Praga (ở phía bên hữu ngạn của sông Vistula) được thành lập như một thị trấn riêng biệt (đến thế kỷ 19 mới trở thành một phần của Warszawa). Trong khi bị tàn phá bởi chiến tranh và thiên tai như nhiều thành phố khác ở châu Âu trong giai đoạn này, Warszawa tiếp tục phát triển và hiện đại hóa, với nhà ở baroque, bao gồm Wilanów được xây dựng vào thế kỷ 17, và các vị vua Saxon bắt đầu các dự án quy hoạch đô thị quy mô lớn đầu tiên trong đầu những năm 1700. Vị vua cuối cùng của độc lập Ba Lan, Stanisław August Poniatowski, đã tiếp tục hiện đại hóa thành phố theo những lý tưởng của trào lưu Khai sáng trong nửa sau của thế kỷ 18. Vào cuối thế kỷ 18, Cộng hòa Ba Lan suy yếu đã bị phân chia, thông qua một khoảng thời gian ngoại giao cưỡng bức, hành động quân sự và cuộc nổi dậy, và Warszawa đầu tiên rơi vào tay cai trị của Phổ, mất hầu hết tầm quan trọng của nó. Khi hoàng đế Pháp Napoleon hành quân về phía đông với quân đội của mình, ông tái lập một quốc gia Ba Lan nhỏ được gọi là Lãnh địa Warszawa, sau khi thủ đô cùng tên của nó, nhưng nó đã được tồn tại trong thời gian ngắn và bị thôn tín bởi các đế chế Nga vào năm 1815, sau khi thất bại của Napoleon. === Dưới sự cai trị của Nga === Warszawa thực sự vẫn là một thành phố thủ đô dưới sự cai trị của Nga, khi Vương quốc Ba Lan được tái lập, mặc dù thuộc quyền của Nga hoàng và không có nhiều độc lập chính trị. Warszawa lúc đó là phía tây của thành phố lớn của đế quốc Nga và do đó sự tăng trưởng kinh tế như một trung tâm thương mại và công nghiệp. Trong khi cuộc nổi dậy lặp đi lặp lại và cố gắng để giành lại độc lập thất bại, Warszawa vẫn làm giàu với việc tạo ra nhiều tổ chức văn hóa, giáo dục, nhiều người còn sống sót đến ngày nay. Sự tăng trưởng của Warszawa bị kiềm chế bởi một tuyến đôi pháo đài quân sự, bảo vệ tiền đồn quan trọng chiến lược của Nga, mà vào nửa cuối của thế kỷ 19 đã khiến Warszawa trở thành một trong những thành phố đông đúc nhất và mật độ dân cư cao nhất vào thời đó. Để hỗ trợ vệ sinh khiếm khuyết, các nhà chức trách bắt đầu cho xây dựng nhà máy nước tiên phong Warszawa (thiết kế bởi William Lindley), và hệ thống sưởi ấm đầu tiên và cài đặt nước ấm đã được lắp đặt. Vào thời điểm chuyển giao thế kỷ, Warszawa đã được điện khí hóa, có được nhà máy điện đầu tiên điện và xe điện mặt đất đầu tiên, cũng như một mạng điện thoại. Khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Warszawa đã nhộn nhịp; thành phố hiện đại có gần 1 triệu người, đầy rẫy những kiến trúc sang trọng, belle-epoque thích nghi với mật độ của nó. ==== Giữa thế chiến ==== Khi Ba Lan giành được độc lập, Warszawa trở thành thủ đô của một quốc gia độc lập. Thành phố không chỉ phải chịu đựng tổn thất nặng nề trong chiến tranh, mà còn sớm bị đe dọa bởi các lực lượng quân Liên Xô đang tiến tới, đội quân chỉ bị đẩy lùi tại biên giới trong những năm 1920 trong trận Warszawa. Trong khi bất ổn chính trị và đấu tranh xảy ra sau đó, Ba Lan đạt mức tăng trưởng kinh tế, lạc quan và quan tâm đúng quy hoạch và đô thị trong thời gian đó, và Warszawa được hưởng lợi từ đó rất nhiều, đặc biệt là dưới thời Tổng thống giữa hai cuộc chiến cuối cùng của nó, Stefan Starzyński. Warszawa đã có được một sân bay tối tân ở Okęcie, tuyến đường sắt trung tâm thông qua trạm kết nối tất cả các liên kết đường sắt lớn mà trước đây đã trải qua hoặc chấm dứt trong thành phố, và thậm chí cả một trạm phát sóng truyền hình thử nghiệm. Khu dân cư quy hoạch hiện đại và hấp dẫn được tạo ra bên ngoài của tuyến pháo đài lịch sử, đặc biệt là về phía bắc trong Żoliborz và Bielany. Warszawa tiếp tục trộn các tòa nhà hiện đại mới và cũ và nhiều điền vào khoảng trống giữa hoặc thay thế các tòa nhà cũ khắp thành phố, cung cấp cho chiết trung nhìn Warszawa được biết đến với cả ngày nay. Sự phát triển của thời điểm đó, trong khi sau đó bị phá hủy phần lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai, là những công cụ để định hình Warszawa như ngày nay. Hầu hết đã được xây dựng lại hoặc đúng nguyên văn hoặc trong một hình thức tương tự và địa điểm, trong khi một số người sống sót. === Chiến tranh thế giới thứ hai === Phần lớn thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Warszawa bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xã, nhưng không đầu hàng mà không có các cuộc chiến đấu lớn mà gây ảnh hưởng thành phố - hơn 10% các tòa nhà đã bị phá hủy, trong khi nhiều người khác và cơ sở hạ tầng bị hư hại. Các nhà chức trách Đức xem Warszawa có thể bị phá hủy và có những kế hoạch lớn của cuối cùng hoàn toàn xây dựng lại nó như một thành phố kế hoạch, với Đức Quốc xã và biểu tượng thay thế tất cả các di sản Ba Lan. Điều này đã không trở thành hiện thực dưới mọi hình thức, nhưng giải thích trong khi người ta ít chú ý giữ gìn thành phố, bị định kỳ đánh bom của lực lượng Liên Xô sau năm 1941. Đó là một thời kỳ đặc biệt bi kịch cho dân Do Thái ở Warszawa, vốn đã là một bộ phận lớn và quan trọng của cộng đồng dân cư nói chung trong phần lớn lịch sử Warszawa. Các lực lượng Đức Quốc xã đã lệnh cho người Do Thái chỉ giới hạn ở Warsaw Ghetto, vươn ra phần lớn quận Wola, và tiếp tục với kế hoạch của họ để tiêu diệt họ. Điều này cuối cùng dẫn đến sự cuộc nổi dậy Warsaw Ghetto năm 1943. Trong giai đoạn cuối cùng của chiến tranh, kịch tính và bi thảm cuộc nổi dậy Warszawa đã diễn ra vào năm 1944 trong bối cảnh của sự thất bại của Đức và quân Liên Xô tiến vào Warszawa. Điều này cuối cùng đã dẫn đến sự phá hủy của hầu hết các tòa nhà còn lại ở Warszawa và tiếp tục giảm đáng kinh ngạc của mạng sống, trong khi không đạt được mục tiêu của giải phóng Warszawa khỏi các lực lượng Đức trước khi quân Liên Xô sẽ tiến vào. Hồng quân Liên Xô sau đó chiếm được thành phố đã tê liệt và bị san bằng thắt chặt số phận của Ba Lan là một quốc gia vệ tinh cộng sản của Liên Xô. Điều quan trọng cần lưu ý là cuộc nổi dậy Warsaw Ghetto năm 1943 và nổi dậy Warszawa năm 1944 là sự kiện lịch sử hoàn toàn riêng biệt. === Sau Thế chiến II - xây dựng lại thành phố === Năm 1945, Warszawa gần như bị phá hủy hoàn toàn. Người ta ước tính rằng hơn 80% của thành phố như bị phá hủy, bao gồm gần như toàn bộ trung tâm thành phố và các tòa nhà lịch sử nhất và quan trọng. Trong số gần 1,4 triệu người, một nửa đã chết trong chiến tranh (bao gồm cả gần như đại đa số dân Do Thái), những người khác bị buộc phải rời bỏ hoặc bỏ chạy một cách tự nguyện, và chỉ có khoảng 10% dân số ban đầu sống ở những tàn tích của thành phố. Do vậy, việc xây dựng lại thành phố là một nhiệm vụ vô cùng to lớn, nhưng người ta không do dự vì thực tế là nó đã được thực hiện. Một ủy ban đặc biệt gồm kiến ​​trúc sư và nhà quy hoạch đô thị được nỗ lực tiến hành. Mô hình thành phố của họ hình thành phố đã định hình thành phố như ngày nay. Một mặt, người ta tỉ mỉ khôi phục lại các tòa nhà lịch sử lâu đời nhất và quan trọng nhất sử dụng tài liệu còn tồn tại, mà còn hình ảnh cũ và thậm chí cả tranh. Mặt khác, ý thức hệ cộng sản chạy rất nhiều so với các nhân vật thời tiền chiến Warszawa, và lý do thực tế và cơ hội quy hoạch đô thị quyết định lập kế hoạch trên quy mô lớn hơn, dự tính một mở rộng, nhiều thành phố có mật độ thấp hơn. == Khí hậu == == Hành chính ==
kinh tế học đô thị.txt
Kinh tế học đô thị là một chuyên ngành kinh tế học ứng dụng từ kinh tế học vi mô có đối tượng nghiên cứu là các đô thị. Kinh tế học đô thị xem xét quan hệ không gian giữa cá nhân và tổ chức để tìm hiểu những động cơ kinh tế đằng sau việc thành lập, vận hành, và phát triển các đô thị. Môn này xem xét và phân tích kinh tế các vấn đề về giao thông đô thị, thị trường đất đai và nhà cửa, v.v... Môn kinh tế học đô thị chính thức được thành lập vào năm 1964 khi William Alonso giới thiệu mô hình về một đô thị hình đĩa với khu thương mại trung tâm và khu dân cư xung quanh. Tuy nhiên, do sự phát triển của các hình thức không gian đô thị trước những thay đổi về công nghệ, cách thức giao thông và vận tải, khuôn mẫu một trung tâm không còn giá trị phổ dụng nữa. Một số đề xuất về hướng phát triển đa trung tâm đã xuất hiện. Cùng với đó là những mô hình xem xét các nhân tố như tính thỏa dụng có được từ tiền thuê đất thấp hơn và những lợi ích gia tăng (hay không đổi) nhờ tính kinh tế của sáp nhập. == Tham khảo == O'Sullivan, Arthur. "Urban Economics" 6th ed. 2007. McGraw-Hill. ISBN 0-07-298476-7.
sản phẩm.txt
Sản phẩm là mọi thứ có thể chào bán trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mãn được một mong muốn hay nhu cầu. == Các loại sản phẩm == Hàng hóa vật chất; Dịch vụ; Địa điểm; Tổ chức; Ý tưởng. khuynh hướng == Các mức độ của Sản phẩm == Lợi ích cốt lõi: là công dụng hay lợi ích cơ bản mà người mua đã mua; Sản phẩm chung: là sản phẩm cơ bản được thừa nhận đúng như thực trạng của nó; Sản phẩm mong đợi: là những tập hợp những thuộc tính và điều kiện người mua thường mong đợi khi mua sản phẩm; Sản phẩm hoàn thiện: là những dịch vụ và lợi ích phụ thêm mà người bán bổ sung vào để làm cho sản phẩm của mình khác biệt với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Sản phẩm tiềm ẩn: là tập hợp những tính chất và dịch vụ mới có thể có mà cuối cùng sẽ được bổ sung vào hàng hóa. == Phân loại Sản phẩm == Sản phẩm được phân loại thành 3 nhóm căn cứ theo độ bền hay tính hữu hạn của chúng: Hàng lâu bền: là những thứ hàng hữu hình thường được sử dụng nhiều lần; Hàng không lâu bền: là những hàng hóa hữu hình thường bị tiêu hao sau một lần hay vài lần sử dụng; Dịch vụ: là những hoạt động, lợi ích hay sự thỏa mãn được đưa ra để bán. == Danh mục Sản phẩm == Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm và mặt hàng mà một người bán cụ thể đưa ra để bán cho những người mua. Danh mục sản phẩm của một Doanh nghiệp thường bao gồm: Chiều rộng: chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện Doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau; Chiều dài: chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm; Chiều sâu: chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện có bao nhiêu phương án (dạng) của mỗi sản phẩm trong loại; Mật độ: mật độ danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng. == Chu kỳ sống của Sản phẩm == Chu kỳ sống của sản phẩm còn gọi là "vòng đời sản phẩm", gồm có các giai đoạn sau: Giai đoạn tung ra thị trường quảng bá sản phẩm]: là thời kỳ mức tiêu thụ tăng trưởng chậm theo mức độ tung hàng ra thị trường; Giai đoạn phát triển: là thời kỳ hàng hóa được thị trường chấp nhận nhanh chóng và lợi nhuận tăng lên đáng kể; Giai đoạn sung mãn: là thời kỳ nhịp độ tăng mức tiêu thụ chậm dần lại do hầu hết những người mua tiềm ẩn đã chấp nhận sản phẩm; Giai đoạn suy thoái: là thời kỳ mức tiêu thụ có chiều hướng đi xuống và lợi nhuận giảm. == Xem thêm == Hàng hóa Dịch vụ Thị trường == Tham khảo == Philip Kotler, Quản trị Marketing, Nhà xuất bản Thống Kê 2001, trang 485 - 498
edson tavares.txt
Edson Tavares (sinh ngày 10 tháng 6 năm 1956 tại Rio de Janeiro) là một huấn luyện viên bóng đá người Brasil). Ông từng là huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Jordan và là huấn luyện viên trưởng người nước ngoài đầu tiên của Việt Nam. == Việt Nam == Năm 1995, Edson Tavares trở thành huấn luyện viên trưởng người nước ngoài đầu tiên của Việt Nam và ngay lập tức đem lại thành công cho bóng đá Việt Nam qua các trận đấu tại Cúp Độc Lập 1995. Tại giải này, Việt Nam tham dự 2 đội tuyển và cả hai đều thi đấu thành công, đều vào bán kết giải này. Điều làm ngạc nhiên nhất là thể lực của các cầu thủ Việt Nam tăng lên đáng kể và do đó nhiều người nghi ngờ ông Tavares cho các cầu thủ sử dụng các "viên kẹo bí ẩn" . Ngay sau khi đội Việt Nam 1 thua câu lạc bộ Housing Bank ở trận bán kết ngày 12 tháng 1 năm 1995, Tavares tuyên bố từ chức với lý do không nhận được sự hợp tác của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 2004, Edson Tavares trở lại Việt Nam và 11 ngày sau ký hợp đồng làm huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam lần thứ hai.. Ông tuyên bố "Những năm tháng tới, đội tuyển Việt Nam sẽ mang dấu ấn của tôi". Tuy nhiên lần trở lại này là một thất bại của cả ông Tavares và bóng đá Việt Nam với 15 trận đấu, trong đó có 6 trận thắng, 2 trận hòa và 7 trận thua. Trận thua dẫn đến quyết định từ chức của Edson Tavares là trận thua đội tuyển bóng đá quốc gia Indonesia 0-3 ngay trên sân Mỹ Đình ngày 11 tháng 12 năm 2004. vào cuối tháng 11/2009. Ngoài việc đưa tân binh V. Ninh Bình đạt thành tích cao ở mùa giải V-League 2010, ông thầy người Brazil còn được giao trọng trách hoạch định chiến lược để nâng tầm đội bóng đất Cố đô trong tương lai dài. Vào cuối tháng 11/2009 Edson Tavares chính thức đặt bút ký vào bản hợp đồng dẫn dắt V. Ninh Bình có thời hạn 3 năm, tuy nhiên chỉ sau chưa đầy 4 tuần ông đã phải khăn gói ra đi vì những phát ngôn gây shock về trình độ và đẳng cấp của các cầu thủ đội nhà trước mùa giải V-League 2010. == Chú thích == == Tham khảo == Tiểu sử ông Edson Tavares
vụ đánh bom khách sạn marriott, islamabad.txt
Vụ đánh bom khách sạn Marriott tại Islamabad xảy ra ngày 20 tháng 9 2008. Vụ nổ đã phá sập một phần của khách sạn Marriott ở thủ đô Pakistan, giết chết ít nhất 53 người, kể cả đại sứ Séc, hai công dân Hoa Kỳ và một công dân Việt Nam, và làm bị thương 266 người khác. Theo như giới chức trách, số thương vong chắc chắn sẽ còn lên cao hơn ở nơi từng được bảo vệ cẩn mật này. Ahmad Latif, một viên chức cao cấp cảnh sát Pakistan, cho biết rằng đây là một trong những vụ tấn công lớn nhất của khủng bố trong lịch sử Pakistan. == Khách sạn Marriott == Khách sạn Marriott là địa điểm khách ngoại quốc và giới thượng lưu thường tới ở hay sinh hoạt hội hè ở Islamabad mặc dù đã mấy lần bị khủng bố tấn công. Một nhân viên canh gác tại chỗ, Mohammad Nasir, và một số nhân chứng khác cho hay họ nhìn thấy một chiếc xe vận tải lớn hướng tới phía cổng trước khi nổ tung. == Chi tiết về vụ nổ == Chiếc xe bom đã phát nổ khoảng 8 giờ tối ngày thứ Bảy 19 tháng 9, nơi các nhà hàng bên trong đã đầy thực khách, kể cả những người Hồi giáo chấm dứt thời gian nhịn ăn trong ngày vào dịp lễ Ramadan để chuẩn bị dùng bữa tối. Nhân viên cấp cứu đã kéo các xác nạn nhân ra khỏi tòa nhà cháy đen của khách sạn hôm Chủ Nhật 21 tháng 9, với tổng số người thiệt mạng đã lên đến 53 người. Khách sạn năm tầng này đã bốc khói sau trận hỏa hoạn kéo dài nhiều tiếng đồng hồ tiếp theo vụ nổ hôm 20 tháng 9. Vụ nổ xe bom tự sát này được coi là một trong những cuộc khủng bố lớn nhất ở Pakistan từ trước đến nay. Ðã không có nhóm nào lên tiếng nhận trách nhiệm dù rằng người ta tình nghi là al-Qaeda và Pakistan Taliban có nhúng tay. InteCenter, một nhóm ở Hoa Kỳ chuyên theo dõi và phân tích các tin tức về phiến quân, cho hay trong cuốn phim kỷ niệm cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2008, al-Qaeda đã đe dọa mở các cuộc tấn công nhắm vào những nơi có liên quan đến Tây Phương ở Pakistan, nơi nhiều người giận dữ về một loạt các cuộc tấn công nhắm vào các căn cứ của phiến quân ở vùng biên giới với Afghanistan. == Phản ứng của Pakistan == Chủ khách sạn cáo buộc lực lượng an ninh đã lơ là để xảy ra việc một xe chở rác có thể đến ngay cửa khách sạn mà không bị chặn lại và đã không bắn người tài xế trước khi ông ta cho nổ quả bom. "Nếu tôi ở đó và nhìn thấy tên khủng bố tự sát, tôi đã giết hắn ta. Ðáng tiếc là họ không làm điều này," theo lời Sadruddin Hashwani. Chính quyền Pakistan đã cho phổ biến một đoạn phim lấy từ máy thu hình an ninh ở khách sạn, cho thấy chiếc xe lớn tăng tốc độ khi quẹo trái ở cổng, húc đổ một hàng rào cản bằng sắt và ngừng lại chỉ cách khách sạn chừng 18 thước. Thủ tướng Yousuf Raza Gilani cho hay tên khủng bố tấn công khách sạn sau khi sự canh phòng cẩn mật của lực lượng an ninh không cho y đến được nghị viện hay văn phòng thủ tướng, nơi tổng thống và nhiều quan khách đang tham dự dạ tiệc. "Mục tiêu của cuộc tấn công là tạo sự bất ổn trong nền dân chủ," ông Gilani nói. "Chúng muốn phá hoại chúng ta qua về mặt kinh tế." Các toán cấp cứu đã đi lục soát từng căn phòng cháy đen hôm Chủ Nhật 21 tháng 9 nhưng nhiệt độ vẫn còn nóng và lửa vẫn còn cháy ở một số nơi. Giới chức trách lo ngại rằng tòa nhà chính sẽ sụp đổ. Bộ trưởng Nội vụ Rehman Malik cho hay xe bom này chứa khoảng 589 ký lô chất nổ quân sự cũng như các quả đạn đại bác và súng cối, để lại một hố rộng 18 mét, sâu khoảng hơn 7 thước ngay trước cửa tòa nhà chính. Thủ tướng Gilani nói số người thiệt mạng đã vào khoảng 53 người, trong số này có cả đại sứ Cộng Hòa Tiệp ở Pakistan, ông Ivo Zdarek. Ông Zdarek, 47 tuổi, chỉ mới đến nhận nhiệm sở ở Islamabad hồi tháng 8 sau khi làm đại sứ ở Việt Nam trong bốn năm. Bộ trưởng Malik nói rằng có hai người quốc tịch Hoa Kỳ đã được xác nhận là thiệt mạng, cùng với một người quốc tịch Việt Nam. Từ khi tuyên bố là một đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống khủng bố, Pakistan đã phải đối đầu với một loạt các vụ tấn công, phá hoại của phiến quân tiếp theo sau cuộc hành quân của quân đội chính phủ vào khu vực biên giới, nơi sinh sống của bộ tộc và cũng là nơi ẩn náu của thành phần Taliban và al-Qaeda, mặc dù thủ đô Islamabad được coi là tương đối yên tĩnh. == Phản ứng thế giới == Vụ khủng bố đã bị cả thế giới lên án, kể cả Hoa Kỳ, vốn đang áp lực Pakistan phải có thêm nỗ lực để tiêu diệt những nơi trú ẩn của phiến quân dọc theo biên giới với Afghanistan. Washington lo ngại rằng Taliban và al-Qaeda đang sử dụng Pakistan là nơi tuyển mộ, huấn luyện và trang bị rồi sau đó gửi sang chiến đấu tại Afghanistan. Chuyên gia về khủng bố, Evan Kohlmann, cho báo chí biết cuộc tấn công vừa qua có thể nói hầu như chắc chắn là do al-Qaeda hay Pakistani Taliban thực hiện. Vụ nổ cũng khiến cho nhiều cơ quan quốc tế và giới ngoại giao xét lại việc di tản gia đinh thân nhân và những nhân viên không cần thiết ra khỏi Pakistan. == Chú thích == == Liên kết ngoài == http://fr.news.yahoo.com/rtrs/20080921/tts-pakistan-attentat-ca02f96.html http://www.rtlinfo.be/rtl/news/article/172206/--Lh%C3%B4tel+menace+de+s%E2%80%99effondrer+avec+des+clients+coinc%C3%A9s+dedans+:+d%C3%A9j%C3%A0+40+morts
croatia.txt
Croatia (/kroʊˈeɪʃə/ ; tiếng Croatia: Hrvatska phát âm [xř̩ʋaːtskaː], phiên âm Tiếng Việt: Cờ-roát-chi-a), tên chính thức Cộng hoà Croatia (tiếng Croatia: Republika Hrvatska ), là một quốc gia ở Đông Nam Âu, tại ngã tư đường giữa Đồng bằng Pannonian, Balkan, và Biển Địa Trung Hải. Thủ đô (và thành phố lớn nhất) nước này là Zagreb. Croatia giáp biên giới với Slovenia và Hungary ở phía bắc, Bosnia và Herzegovina ở phía đông nam và Serbia và Montenegro ở phía đông. Người Croat đã tới nơi là nước Croatia ngày nay hồi đầu thế kỷ thứ 7. Họ đã tổ chức nhà nước thành hai lãnh địa công tước. Vị vua đầu tiên Tomislav I lên ngôi năm 925 và Croatia phát triển thành một vương quốc. Vương quốc Croatia giữ được chủ quyền trong gần hai thế kỷ, phát triển cực thịnh trong thời cai trị của các vị Vua Petar Krešimir IV và Zvonimir. Thông qua "Pacta conventa", Croatia gia nhập một liên minh riêng với Hungary năm 1102. Năm 1526, Nghị viện Croatia đã bầu Ferdinand từ Triều đại Habsburg lên ngôi tại Croatia. Năm 1918, Croatia tuyên bố độc lập khỏi Áo–Hung và là thành viên đồng sáng lập Vương quốc Nam Tư. Sau Thế chiến II, Croatia trở thành một thành viên sáng lập của Nam Tư thứ hai. Ngày 25 tháng 6 năm 1991, Croatia tuyên bố độc lập và trở thành một quốc gia có chủ quyền. Croatia là một quốc gia có thu nhập cao cũng như là một thành viên của Liên hiệp quốc, Hội đồng châu Âu, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, NATO, Tổ chức Thương mại Thế giới, CEFTA, và là một thành viên được bầu của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cho nhiệm kỳ năm 2008–09. Nước này cũng là một thành viên của Liên minh châu Âu vào ngày 1 tháng 7 năm 2013 và là một thành viên sáng lập của Liên minh Địa Trung Hải khi nó được thành lập năm 2008. == Lịch sử == === Buổi đầu lịch sử === Vùng đất là Croatia ngày nay đã có người ở trong suốt thời tiền sử. Các hoá thạch của người Neanderthal có niên đại từ giữa Thời kỳ đồ đá cũ đã được khai quật trong khu vực Krapina và Vindija. Những di tích gần đây hơn (hậu Mousterian) của người Neanderthal đã được tìm thấy tại Mujina pećina gần bờ biển. Đầu Thời kỳ đồ đá mới, các nền văn hoá Starčevo, Vučedol và Hvar đã xuất hiện rải rác trong khu vực. Thời kỳ đồ sắt còn để lại dấu vết trong văn hoá Hallstatt (người Illyrian thời kỳ đầu) và văn hoá La Tène (người Celt). Sau đó vùng này là nơi sinh sống của người Liburnian và người Illyrian, và các thuộc địa của Hy Lạp đã được thành lập trên hòn đảo Vis (bởi Dionysius I của Syracuse) và Hvar. Năm 9 Công Nguyên lãnh thổ Croatia hiện nay trở thành một phần của Đế chế La Mã. Hoàng đế Diocletian đã xây dựng một cung điện to lớn tại Split nơi ông về nghỉ ngừng các hoạt động chính trị năm 305. Ở thế kỷ thứ 5 Hoàng đế cuối cùng của La Mã Julius Nepos đã cai trị đế chế nhỏ của mình từ Cung điện của Diocletian trước khi ông bị giết hại năm 480. Buổi đầu lịch sử Croatia chấm dứt với cuộc xâm lược của người Avar ở nửa đầu thế kỷ thứ 7 và phá huỷ hầu hết mọi thị trấn La Mã. Những người Roma sống sót rút lui chiến lược để bảo vệ các địa điểm trên bờ biển, hòn đảo và các ngọn núi. Thành phố Dubrovnik hiện đại đã được xây dựng bởi những người sống sót đó. === Vương quốc Croatia === Người Croat đã tới vùng đất là Croatia hiện nay từ đầu thế kỷ thứ 7. Họ tổ chức thành hai lãnh địa công tước; Lãnh địa công tước Pannonia ở phía bắc và Lãnh địa công tước Littoral Croatia ở phía nam. Hoàng đế Constantine Porphyrogenitus đã viết rằng Porga, công tước của những người Croat Dalmatia, người đã được Hoàng đế Heraclius của Byzantine mời tới Dalmatia, đã yêu cầu Heraclius các giáo viên Thiên chúa giáo. Theo yêu cầu của Heraclius, Giáo hoàng John IV (640-642) đã gửi các giáo viên và những nhà truyền giáo tới Tỉnh Croatia. Những nhà truyền giáo đó đã cải đạo cho Porga, và nhiều người khác dưới quyền ông ta, sang đức tin Thiên chúa năm 640. Sự Thiên chúa giáo hoá người Croat hầu như hoàn thành ở thế kỷ thứ 9. Cả hai lãnh địa công tước đều trở thành chư hầu của Frankish hồi cuối thế kỷ thứ 8, và cuối cùng trở thành độc lập ở thế kỷ sau đó. Nhà cai trị Croatia bản xứ đầu tiên được công nhận bởi Giáo hoàng là công tước Branimir, người được Giáo hoàng John VIII gọi là dux Croatorum ("công tước của người Croat") năm 879. Công tước Tomislav của Littoral Croatia là một trong những thành viên có ảnh hưởng nhất của Triều đại Trpimirović. Ông đã thống nhất người Croat tại Dalmatia và Pannonia vào một vương quốc duy nhất năm 925. Nhà nước của Tomislav trải dài từ Biển Adriatic tới sông Drava, và từ sông Raša tới sông Drina. Dưới thời cầm quyền của ông, Croatia trở thành một trong những vương quốc hùng mạnh nhất châu Âu Trung cổ. Tomislav đã đánh bại các cuộc xâm lược của Arpads trên chiến trường và buộc họ phải vượt Drava. Ông cũng sáp nhập một phần của Pannonia. Nó gồm phần giữa các con sông Drava, Sava và Kupa, nên vương quốc của ông đã có biên giới chung với Bulgaria trong một khoảng thời gian. Đây là lần đầu tiên hai vương quốc Croatia được thống nhất, và toàn bộ người Croat ở trong một nhà nước. Liên minh sau này được Byzantine công nhận, và nó trao ngôi báu hoàng gia cho Stjepan Držislav và ngôi báu giáo hoàng cho vua Zvonimir. Vương quốc Croatia trung cổ đạt tới đỉnh điểm phát triển trong thời cầm quyền của các vị vua Petar Krešimir IV (1058–1074) và Zvonimir (1075–1089). === Liên minh với Hungary === Sau sự mất đi của triều đình cầm quyền Croatia năm 1091, Ladislaus I của Hungary, anh/em của Jelena Lijepa, nữ hoàng cuối cùng của Croatia, trở thành vua của Croatia. Giới quý tộc Croatia tại Littoral phản đối việc này, dẫn tới một cuộc chiến tranh kéo dài 10 năm và việc công nhận vị vua cai trị người Hungary Coloman là vua của Croatita và Hungary theo hiệp ước năm 1102 (thường được gọi là Pacta conventa). Đổi lại, Coloman hứa duy trì Croatia như một vương quốc riêng biệt, không đưa người Hungary vào định cư tại Croatia, để đảm bảo sự tự quản của Croatia dưới một Ban, và tôn trọng mọi quyền, luật, và những đặc quyền của Vương quốc Croatia. Trong liên minh này, Vương quốc Croatia không bao giờ mất quyền bầu vị vua của riêng mình, dù triều đình cầm quyền đã mất đi. Năm 1293 và 1403 Croatia đã chọn vị vua của họ, nhưng trong cả hai trường hợp Vương quốc Hungary đã tuyên chiến và liên minh được tái lập. Trong bốn thế kỷ tiếp theo, Vương quốc Croatia nằm dưới quyền cai quản của Sabor và các Ban được vua Hungary chỉ định. Vương quốc Croatia và Slavonia vẫn là một thực thể lập hiến hầu như tách biệt về pháp luật, nhưng sự xuất hiện của một vị vua Hungary đã đưa lại những hậu quả khác như: sự xuất hiện của chế độ phong kiến và sự trỗi dậy của các gia đình quý tộc địa phương như Frankopan và Šubić. Congregatio Regni tocius Sclavonie Generalis năm 1273, tài liệu cổ nhất còn lại được viết bởi nghị viện Croatia, có từ giai đoạn này. Những vị vua sau đó đã tìm cách tái lập một số ảnh hưởng họ từng mất trước đây bằng cách trao một số đặc quyền cho các thị trấn. Giai đoạn đầu của liên minh riêng giữa Croatia và Hungary chấm dứt năm 1526 với Trận Mohács và sự thất bại của các lực lượng Hungary trước Đế chế Ottoman. Sau cái chết của Vua Louis II, giới quý tộc Croatia trong nghị viện Cetingrad đã lựa chọn nhà Habsburg làm những vị vua cai trị mới của Vương quốc Croatia, dưới điều kiện rằng họ phải cung cấp quân đội và tài chính cần thiết để bảo vệ Croatia chống lại Đế chế Ottoman. === Cộng hoà Dubrovnik === Thành phố Dubrovnik được thành lập thế kỷ thứ 7 sau khi những kẻ xâm lược Avar và Slavơ phá huỷ thành phố Epidaurum La Mã. Những người Roma sống sót bỏ trốn tới một hòn đảo nhỏ gần bờ biển nơi họ thành lập một khu định cơ mới. Trong thời Thập tự chinh lần thứ tư thành phố này rơi vào tầm kiểm soát của Cộng hoà Venice cho tớihiệp ước Zadar năm 1358, khi Venice bị vương quốc Croato-Hungarian đánh bại, mất quyền kiểm soát Dalmatia và Cộng hoà Dubrovnik trở thành một vương quốc chư hầu. Trong suốt 450 năm tiếp theo Cộng hoà Dubrovnik đầu tiên là chư hầu của Ottoman và sau đó của Triều đại Habsburg. Trong thời gian này nước cộng hoà trở nên giàu có nhờ thương mại. Nước cộng hoà trở thành nơi xuất bản quan trọng nhất của văn học Croatia trong các giai đoạn Phục hưng và Baroque. Bên cạnh những nhà thơ và các tác gia như Marin Držić và Ivan Gundulić, những người mà tác phẩm của họ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển văn hoá Croatia, người nổi tiếng nhất Cộng hoà Dubrovnik là nhà khoa học Ruđer Josip Bošković, ông từng là một thành viên của Hội Hoàng gia và Viện hàn lâm Khoa học Nga. Nước cộng hoà tồn tại tới năm 1808 khi nó bị Napoleon sáp nhập. Ngày nay thành phố Dubrovnik là một địa điểm trong danh sách Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO và là một địa điểm du lịch nổi tiếng. === Các cuộc chiến tranh Ottoman === Ngay sau Trận Mohács, triều đình Habsburg đã không thành công trong việc ổn định các biên giới giữa Đế chế Ottoman và Vương quốc Croatia bằng cách lập ra một captaincy tại Bihać. Tuy nhiên, năm 1529, quân đội Ottoman đã tràn qua khu vực và chiếm Buda và phong toả Vienna; một sự kiện sẽ dẫn tới sự hỗn loạn và bạo lực tại các vùng biên giới Croatia (xem Các cuộc chiến tranh Ottoman tại châu Âu). Sau sự thất bại của những chiến dịch quân sự đầu tiên, Vương quốc Croatia bị chia thành các đơn vị quân sự và dân sự năm 1553. Các đơn vị quân sự trở thành Croatian Krajina và Slavonian Krajina và cả hai cuối cùng trở thành các phần của Biên giới Quân sự Croatia nằm trực tiếp dưới sự kiểm soát của Vienna. Những cuộc cướp phá của Ottoman vào trong lãnh thổ Croatia kéo dài tới tận Trận Sisak năm 1593, sau đó các biên giới đã trở nên ổn định trong một khoảng thời gian. Vương quốc thời kỳ ấy được gọi là Reliquiae reliquiarum olim inclyti Regni Croatiae ("Tàn tích của tàn tích của Vương quốc Croatia nổi tiếng một thời"). Một trận đánh nổi tiếng trong thời kỳ này là Trận Szigetvár, khi 2,300 binh sĩ dưới sự lãnh đạo của ban Nikola Šubić Zrinski chống cự trong hai tháng trước 100.000 lính Ottoman dưới sự chỉ huy của hoàng đế Suleiman I, chiến đấu cho đến người cuối cùng. [[Hồng y Richelieu|Hồng y Richelieu]] được thông báo là đã gọi sự kiện này là "trận đánh cứu vớt nền văn minh." Trong cuộc Đại chiến Thổ Nhĩ Kỳ, Slavonia đã được giành lại nhưng vùng đồi núi phía tây Bosnia, từng là một phần của Croatia cho tới cuộc chinh phục Ottoman, vẫn ở bên ngoài quyền kiểm soát của Croatia và biên giới hiện tại, nước này có hình dạng giống hình lưỡi liềm hay móng ngựa, đây là một di tích của lịch sử. Phần phía nam của 'móng ngựa' được thành lập bởi cuộc chinh phục Venetian sau cuộc Phong toả Zara và được coi là những cuộc chiến tranh thế kỷ 17-18 với người Ottoman. Lý do về pháp lý (De jure) cho sự mở rộng Venetian là quyết định của vua Croatia, Ladislas của Naples, bán các quyền của mình với Dalmatia cho Venice năm 1409 [2]. Trong hơn hai thế kỷ của các cuộc Chiến tranh Ottoman, Croatia đã trải qua những thay đổi nhân khẩu to lớn. Người Croat đã rời các vùng đất ven sông Gacka, Lika và Krbava, Moslavina tại Slavonia và một vùng đất ngày nay ở phía tây bắc Bosnia để đi về phía Áo nơi họ vẫn cư ngụ và ngày nay người Croat Burgenland là hậu duệ trực tiếp của những người định cư đó. Để thay thế những người Croat đã dời đi, triều đình Habsburg kêu gọi những dân cư Chính thống giáo của Bosnia và Serbia phục vụ hoạt động quân sự tại Croatiavà Slavonian Krajina. Người Serbia dần bắt đầu tới trong thế kỷ 16, với đỉnh điểm là các cuộc Đại Di cư Serb năm 1690 và 1737-39. Các quyền lợi và nghĩa vụ của dân cư mới của biên giới quân sự được quyết định với Statuta Valachorum năm 1630. === Hồi phục quốc gia === Sự hồi phục quốc gia tại Croatia bắt đầu năm 1813 khi giám mục Zagreb Maksimilijan Vrhovac ra một lời khẩn cầu cho việc sưu tập "báu vật quốc gia". Đầu những năm 1830, một nhóm tác gia Croatia trẻ đã tụ tập Zagreb và thành lập phong trào Illyrian để đổi mới quốc gia và thống nhất mọi thực thể Nam Slavơ dưới Triều đình Habsburg. Mục tiêu lớn nhất của người Illyrian là việc thành lập một ngôn ngữ tiêu chuẩn như một đối trọng với tiếng Hungary, và ủng hộ văn học Croatia và văn hoá chính thức. Các thành viên quan trọng của phong trào này là Bá tước Janko Drašković, người khởi động phong trào khi viết một tờ rơi năm 1832, Ljudevit Gaj người được chính phủ hoàng gia Habsburg cho phép in tờ báo đầu tiên bằng tiếng Croatia, Antun Mihanović, người viết lời cho quốc ca Croatia, Vatroslav Lisinski, người soạn vở opera đầu tiên bằng tiếng Croatia, "Ljubav i zloba" ("Tình yêu và Hiểm ác", 1846), và nhiều người khác. Lo ngại đầu tiên về người Hungary và sau đó là áp lực đồng hoá của triều đình Habsburg, Vương quốc Croatia đã luôn từ chối thay đổi vị thế ngôn ngữ chính thức của tiếng Latinh cho tới tận giữa thế kỷ 19. Mãi tới ngày 2 tháng 5 năm 1843 tiếng Croatia lần đầu tiên mới được sử dụng trong nghị viện, cuối cùng trở thành ngôn ngữ chính thức năm 1847 vì sự nổi tiếng của phong trào Illyrian. Thậm chí với một cộng đồng Slavơ (người Croatia) lớn, Dalmatia vẫn duy trì các cộng đồng Italia lớn tại bờ biển (tại các thành phố và hòn đảo, tập trung lớn nhất tại Istria). Theo cuộc điều tra dân số Áo-Hung năm 1816, 22% dân số Dalmatian là người nói tiếng Italia. Bắt đầu từ thế kỷ 19, hầu hết người Dalmatia Italia dần bị đồng hoá vào văn hoá và ngôn ngữ Croatia đa số. === Áo–Hung === Câu trả lời của Croatia cho cuộc cách mạng Hungary năm 1848 là sự tuyên chiến. Các lực lượng Áo, Croatia và Nga cùng nhau đánh bại quân đội Hungary năm 1849 và sau 17 năm được ghi nhớ tại Croatia và Hungary như là sự Đức hoá. Sự thất bại sau cùng của chính sách này dẫn tới Thoả hiện Áo-Hung năm 1867 và việc thành lập một liên minh triều đình giữa Đế chế Áo và Vương quốc Hungary. Hiệp ước không giải quyết câu hỏi về vị thế của Croatia. Năm sau đó nghị viện Croatia và Hungary lập ra một hiến pháp cho liên minh và Vương quốc Croatia-Slavonia và Vương quốc Hungary. Sau khi Đế chế Ottoman mất quyền kiểm soát quân sự với Bosnia và Herzegovina, Áo-Hung xoá bỏ Croatian Krajina và Slavonian Krajina, khôi phục lại các lãnh thổ cho Croatia năm 1881. Ở nửa sau thế kỷ 19 các đảng chính trị ủng hộ Hungary khiến người Croat chống lại người Serb với mục đích kiểm soát nghị viện. Chính sách này thất bại năm 1906 khi một liên minh Croat-Serb thắng cử. Tình hình chính trị mới xuất hiện kéo dài không thay đổi cho tới trước Thế chiến I. === Vương quốc Nam Tư === Ngày 29 tháng 10 năm 1918,Sabor (nghị viện) Croatia tuyên bố độc lập, lập ra Nhà nước của người Slovene, người Croat và người Serb mới. Bị quân đội Italia tràn vào từ phía nam và phía tây gây áp lực, Hội đồng quốc gia (Narodno vijeće) bắt đầu những cuộc đàm phán mưu mô với Vương quốc Serbia và vào ngày 23 tháng 11 năm 1918, một phái đoàn được gửi tới Belgrade với mục tiêu tuyên bố một liên minh. Đoàn đại biểu Hội đồng quốc gia chuyển 11 điểm cần được thực hiện để tạo lập một nhà nước tương lai. Quan trọng nhất trong số đó là điểm đầu tiên, nói về sự cần thiết của một hiến pháp cho nhà nước mới, một đề xuất đã được hai phần ba số đại biểu thông qua. Cuối cùng, một hiến pháp cho một nhà nước tập trung đã được thông qua với đa số 50% + 1 phiếu và dẫn tới sự chấm dứt quyền tự trị nhà nước. Ngày 1 tháng 12 năm 1918, Vương quốc của người Serb, người Croat, và Slovene mới, cũng được gọi là Vương quốc Nam Tư, được thành lập. Quyết định này đã dẫn tới sự phản đối của người Croat, và họ đã bắt đầu một quá trình chuyển dịch chính trị hướng tới sự tái lập một nhà nước có chủ quyền bằng sự lãnh đạo của Đảng Nông dân Croatia. Tình hình chính trị không lành mạnh tại Nam Tư bắt đầu xấu đi sau khi Stjepan Radić, chủ tịch CPP, bị giết hại trong toà nhà nghị viện Nam Tư năm 1928 bởi cá nhân cực đoan quốc gia Serbia Puniša Račić. Giai đoạn hỗn loạn sau đó chấm dứt năm sau khi Vua Alexander xoá bỏ Hiến pháp, tạm đình chỉ Nghị viện và đưa ra một chế độ độc tài cá nhân. Bốn năm sau đó của chế độ Nam Tư được Albert Einstein miêu tả là một "tình trạng bạo lực kinh khủng được thực hiện chống lại người Croatia". Trong thời độc tài, Vladko Maček, lãnh đạo Đảng Nông dân Croatia, bị bỏ tù, và chỉ được phóng thích sau khi vua Alexander bị giết trong một âm mưu do phong trào cực đoan cánh hữu Croatia, Ustaše, thực hiện. Ngay khi Maček được thả, tình hình chính trị được khôi hục như trước vụ ám sát Stjepan Radić, với những yêu cầu tiếp tục của người Croatia về chủ quyền. Vấn đề Croatia chỉ được giải quyết ngày 26 tháng 8 năm 1939 bởi Thoả thuận Cvetković-Maček, khi Croatia được trao chủ quyền và được mở rộng biên giới và Maček trở thành phó thủ tướng Nam Tư. Nền hoà bình sau đó không kéo dài lâu, và chấm dứt với cuộc xâm lược của Đức năm 1941. === Thế chiến II === Cuộc xâm lược của Đức ngày 6 tháng 4 năm 1941 thắng lợi chỉ sau chưa tới mười ngày, chấm dứt với sự đầu hàng vô điều kiện của Quân đội Hoàng gia Nam Tư ngày 17 tháng 4. Lãnh thổ Croatia, Bosnia và Herzegovina và vùng Syrmia tại Vojvodina trở thành một nhà nước bù nhìn của Phát xít Đức được gọi là Nhà nước Croatia Độc lập. Istria, thành phố cảng của Rijeka, và một phần của Dalmatia tới tận Split bị Italia chiếm đóng. Baranja và Medjumurje bị Hungary chiếm. Dù Ustashe mới chỉ quay lại sau khi bị trục xuất, họ đã được trao trách nhiệm điều khiển chế độ mới, những kẻ chiếm đóng Phe trục ban đầu đề xuất trao chức lãnh đạo cho Vladko Maček, lãnh đạo Đảng Nông dân Croatia (HSS), nhưng ông từ chối. Chỉ một ngày sau khi tiến vào Zagreb, ngày 17 tháng 4 năm 1941, Ante Pavelić tuyên bố rằng mọi người đã xúc phạm hay tìm các xúc phạm chống lại nhà nước Croatia đều bị tuyên án phản bội - một tội danh sẽ bị tử hình. Chế độ Ustashe đưa ra các điều luật chống Semitic kiểu Nuremberg, và cũng tiến hành các cuộc thảm sát chủ yếu chống lại người Serb và những sắc tộc phi Croat khác, cũng như thành lập các trại tập trung như trại tập trung tại Jasenovac và Stara Gradiska nơi những người chống đối chế độ Ustashe và những người 'gây phiền phức' khác bị giam giữ. Các tu sĩ Cơ đốc cũng liên quan tới phong trào Ustashe, đặc biệt vị Cha Miroslav Filipović khét tiếng bị lột áo thầy tu. Tuy nhiên, những người khác như Tổng giám mục Zagreb Alojzije Stepinac không chỉ lên án các tội ác của Ustashe trong các bài giảng của mình mà còn cung cấp nơi trú ngụ và bảo vệ cho những người Serb và người Do Thái bị truy đuổi. Thư viện Ảo Do Thái ước tình rằng từ 45.000 tới 52.000 người Serb Croatia bị giết hại tại Jasenovac và khoảng 330,000 tới 390,000 người Serb là nạn nhân của toàn bộ chiến dịch diệt chủng. Những tàn tích của Quân đội Hoàng gia Nam Tư, sau này được tổ chức lại trong Chetnik Serbia, kháng chiến chống lại sự chiếm đóng Phát xít và những kẻ cộng tác Ustashe của chúng, nhưng Chetnik Bảo hoàng Nam Tư nhanh chóng hợp tác với Phát xít Đức và Phát xít Ý. Cuộc nội chiến bùng nổ, với mọi phe phái đánh lẫn nhau. Sau này, trước "Chiến dịch Barbarossa" tấn công Liên Xô đầy bất ngờ của Hitler, một cuộc nổi dậy lớn diễn ra ngày 22 tháng 6 năm 1941 với việc tạo lập 1st Sisak Partisan Detachment. Giới lãnh đạo phong trào du kích Nam Tư nằm trong tay Josip Broz Tito người Croat, chính sách anh em và thống nhất của ông cuối cùng không những chỉ đánh bại những kẻ chiếm đóng Phe trục, mà còn nhiều kẻ cộng tác của chúng trong các lực lượng vũ trạng của Nhà nước Croatia Độc lập và những kẻ phản bội khác (có mặt trong mọi nhóm quốc gia và xã hội Nam Tư). Thắng lợi của những người du kích Nam Tư trước những kẻ chiếm đóng Phát xít và đồng minh của chúng dẫn tới các cuộc thảm sát những người Croatian Domobran (Home Guard) và Ustashe, họ bị Quân đoàn số 8 của Anh trục xuất khỏi Áo. Trong thập kỷ sau Thế chiến II, tới 350.000 người sắc tộc Italia rời bỏ Nam Tư. Số lượng nạn nhân của Thế chiến II tại Nam Tư vẫn là một nguồn gây tranh cãi lớn giữa những nhà sử học và các viện hàn lâm quốc gia Serbia và Croatia một bên và các nhà nghiên cứu độc lập một bên, đáng chú ý nhất là Vladimir Žerjavić (một người Croat) và Bogoljub Kočović (một người Serb), và những người khác. === Nam Tư xã hội chủ nghĩa === Croatia hiện đại được thành lập trên các nguyên tắc chống phát xít AVNOJ của du kích trong thế chiến II, và nó trở thành một nước cộng hoà lập hiến của Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Nam Tư. Một chế độ chuyên chính vô sản được thành lập, nhưng vì sự chia rẽ Tito-Stalin, tự do kinh tế và cá nhân tại đây tốt hơn tại Khối Đông Âu. Từ những năm 1950, nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Croatia có quyền tự trị dưới sự quản lý của giới cộng sản tinh hoa địa phương, nhưng vào năm 1967 nhóm nhà thơ và nhà ngôn ngữ Croatia có ảnh hưởng đã xuất bản một Tuyên ngôn về Vị thế và Tên của Ngôn ngữ Croatia Tiêu chuẩn. Sau những mục tiêu yêu nước năm 1968 tài liệu đó biến hình thành một phong trào chung Croatia đòi những quyền thêm nữa cho Croatia, quyền dân sự lớn hơn và nhữn yêu cầu phi tập trung hoá kinh tế. Cuối cùng ban lãnh đạo Nam Tư coi vụ Mùa xuân Croatia là một sự tái lập chủ nghĩa quốc gia Croatia, giản tán phong trào như chủ nghĩa Xô vanh và bắt giữ hầu hết các lãnh đạo quan trọng. Năm 1974, một hiến pháp mới của Liên bang Nam Tư được phê chuẩn trao nhiều quyền tự trị hơn cho các nước cộng hoà riêng biệt, và vì thế đã hoàn thành các mục tiêu chính của phong trào Mùa xuân Croatia. === Croatia độc lập === Tình cảm quốc gia, sẽ dẫn tới sự chấm dứt Liên bang Nam Tư, đã lan rộng trong nhiều sắc tộc trong một số năm. Những yêu cầu của người Albani năm 1981 về Kosovo đã bị tách khỏi Serbia và chuyển thành một nước cộng hoà hợp thành bên trong Nam Tư đã dẫn tới những cuộc bạo loạn, và thái độ tương tự cũng xảy ra bên trong các nhà nước khác với cuộc Bản ghi nhớ SANU của Serbia năm 1986; Croatia và Slovenia cũng phản ứng tiêu cực năm 1989 sau khi lãnh đạo Serbia Slobodan Milošević tổ chức những cuộc đảo chính tại Vojvodina, Kosovo và Montenegro để lập ra những chính quyền sẽ trung thành với các mục tiêu của ông. Dưới ảnh hưởng của chiến dịch tuyên truyền của Slobodan Milošević, tầm quan trọng của việc ai sẽ giành thắng lợi trong cuộc bầu cử đa đảng tại Croatia trong 50 năm đã giảm bớt. Có nghĩa là, người Serb đã có ảnh hưởng với cả lãnh đạo quốc gia người Croatia Franjo Tuđman và lãnh đạo cộng sản Ivica Račan. Franjo Tuđman, người giành thắng lợi trong cuộc bầu cử càng làm tình hình thêm nghiêm trọng. Người Serb ở Croatia rời nghị viện Croatia và lập ra Hiệp hội các Vùng đô thị Bắc Dalmatia và Lika tại Knin. Sau này nó trở thành Republika Srpska Krajina. Về những sự kiện xảy ra những năm 1990-92, Milan Babić, tổng thống Republika Srpska Krajina, sau này tuyên bố rằng ông đã "bị ảnh hưởng mạnh và bị dẫn dắt sai lầm bởi sự tuyên truyền của Serbia". Những sự kiện đó lên tới đỉnh điểm với cuộc Chiến tranh giành độc lập toàn lực của Croatia trong khoảng thời gian 1991 và 1995. Cuộc xung đột chấm dứt với Chiến dịch Cơn bão (được gọi trong tiếng Croatia là Oluja) vào mùa hè năm 1995. Những sự kiện của tháng 8 năm 1995 vẫn là chủ đề của nhiều vụ xét xử tại Toà án Hình sự Quốc tế về Nam Tư cũ, liên quan tới chiến thắng của Quân đội Croatia và việc trục xuất sắc tộc Serb . Croatia được quốc tế công nhận ngày 15 tháng 1 năm 1992 bởi Liên minh châu Âu và Liên hiệp quốc. Trong thời điểm đó, Croatia kiểm soát chưa tới hai phần ba lãnh thổ theo pháp lý của mình. Quốc gia đầu tiên công nhận Croatia là Iceland ngày 19 tháng 12 năm 1991. == Địa lý == Croatia nằm giữa Trung Nam Âu và Trung Âu. Nước này có hình dáng giống một vành trăng lưỡi liềm hay một chiếc yên ngựa, bao quanh các nước láng giềng Serbia, Bosnia và Herzegovina và Montenegro. Ở phía bắc là Slovenia và Hungary; Italia ở phía bên kia Biển Adriatic. Lãnh thổ lục địa của nó được chia thành hai phần không liền nhau chia cắt bởi đoạn bờ biển ngắn của Bosnia và Herzegovina quanh Neum. Đất đai nước này khá đa dạng, gồm: các đồng bằng, các hồ và các ngọn đồi ở vùng lục địa phía bắc và đông bắc (Trung Croatia và Slavonia, một phần của Châu thổ Pannonian); núi nhiều cây dày đặc tại Lika và Gorski Kotar, một phần của dãy Dinaric Alps; bờ biển đá của Biển Adriatic (Istria, Bờ Biển Bắc và Dalmatia). Về địa lý thực vật, Croatia thuộc Giới Boreal và nằm giữa vùng Trung Âu và các giới hạn Illyrian của Vùng Circumboreal và giới hạn Adriatic của Vùng Địa Trung Hải. Theo WWF, lãnh thổ Croatia có thể chia nhỏ thành ba vùng sinh thái: những cánh rừng hỗn hợp Pannonian, nhữnh cánh rừng hỗn hợp Núi Dinaric và những cánh rừng sớm rụng Illyrian. Croatia nổi tiếng vì có nhiều vườn quốc gia. Croatia có khí hậu hỗn hợp. Ở phía bắc và đông là khí hậu lục địa, Địa Trung Hải dọc theo bờ biển và khí hậu bán cao nguyên và cao nguyên ở vùng trung nam. Istra có khí hậu ôn hoà, trong khi quần đảo Palagruža là nơi có khí hậu cận nhiệt đới. Đảo Croatia gồm hơn một nghìn hòn đảo với nhiều kích thước. Hòn đảo lớn nhất tại Croatia là Cres và Krk nằm trên Biển Adriatic. Danube, con sông dài thứ hai châu Âu, chạy qua thành phố Vukovar. Dinara, tên của nó được lấy đặt cho dãy Dinaric Alps, là đỉnh cao nhất Croatia ở độ cao 1,831 trên mực nước biển. Có 49 hang sâu hơn 250 m tại Croatia, 14 trong số chúng sâu hơn 500 m và 3 hang sâu hơn 1000 m (các hệ thống Lukina jama-Trojama, Slovacka jama và hang Velebita). Những hầm hố sâu nhất tại Croatia chủ yếu có ở hai vùng - Mt. Velebit và Mt. Biokovo. === Các hạt === Croatia được chia thành 20 hạt (županija) và thành phố thủ đô Zagreb: === Các địa điểm di sản thế giới === Khu phức hợp lịch sử của Split với Cung điện Diocletian (1979) Thành phố Cũ của Dubrovnik (1979) Vườn quốc gia các hồ Plitvice (1979) Khu phức hợp Giám mục Euphrasian Basilica trong Trung tâm Lịch sử của Poreč (1997) Thành phố lịch sử Trogir (1997) Thánh đường Thánh James tại Šibenik (2000) Khu vực Stari Grad - đảo Hvar (2008) == Chính phủ và chính trị == Từ khi thông qua Hiến pháp năm 1990, Croatia đã trở thành một chế độ dân chủ. Từ năm 1990 đến năm 2000 họ có một hệ thống bán tổng thống, và từ năm 2000 họ có một hệ thống nghị viện. Tổng thống của nước Cộng hoà (Predsjednik) là Nguyên thủ quốc gia, được bầu lên trực tiếp với nhiệm kỳ năm năm và bị hạn chế bởi Hiến pháp chỉ được phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ. Ngoài tư cách tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, tổng thống có trách nhiệm thủ tục chỉ định Thủ tướng với sự ưng thuận của Nghị viện, và có một số ảnh hưởng trên chính sách đối ngoại. Nơi cư ngụ chính thức của tổng thống là Predsjednički dvori. Ngoài ra, tổng thống còn có các nhà nghì trên các hòn đảo Vanga (đảo Brijuni) và đảo Hvar. Nghị viện Croatia (Sabor) là một cơ cấu lập pháp lưỡng viện (một viện thứ hai, "Viện của các Hạt", được lập ra theo Hiến pháp năm 1990, đã bị xoá bỏ năm 2001). Số lượng thành viên của Sabor có thể thay đổi từ 100 đến 160; tất cả họ đều được dân chúng bầu ra với nhiệm kỳ năm năm. Các phiên họp toàn thể của Sabor diễn ra từ ngày 15 tháng 1 đến 15 tháng 6 và từ 15 tháng 9 đến 15 tháng 12. Chính phủ Croatia (Vlada) do Thủ tướng lãnh đạo, dưới thủ tướng là hai phó thủ tướng và mười bốn bộ trưởng chịu trách nhiệm về các lĩnh vực riêng biệt. Nhánh hành pháp chịu trách nhiệm đề xuất pháp luật và một ngân sách, thực hiện luật pháp, và hướng dẫn các chính sách đối nội và đối ngoại của nước cộng hoà. Trụ sở chính thức của chính phủ ở tại Banski dvori. == Luật pháp == Croatia có hệ thống tư pháp ba nhánh, gồm Toà án Tối cao, các Toà án Hạt, và các Toà án Đô thị. Toà án Hiến pháp xét xử các vấn đề liên quan tới Hiến pháp. Việc thực thi pháp luật tại Croatia là trách nhiệm của lực lượng cảnh sát Croatia, nằm dưới sự kiểm soát của Bộ Nội vụ. Những năm gần đây, lực lượng này đang thực hiện một cuộc cải cách với sự hỗ trợ từ các cơ quan quốc tế, gồm Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu từ khi tổ chức này thực hiện nhiệm vụ tại Croatia từ ngày 18 tháng 4 năm 1996. == Nhân khẩu == Croatia có đa số dân là người Croat (89.6%), các nhóm thiểu số gồm người Serb (4.5%), người Bosnia, người Hungary, người Italia, người Slovene, người Đức, người Séc, người Romani và các nhóm khác (5.9%). Trong hầu hết thế kỷ 20 dân số Croatia đã tăng từ 3.430.270 năm 1931 lên 4.784.265 năm 1991. Tỷ lệ tăng trưởng dân số tự nhiên hiện ở mức âm với sự chuyển tiếp nhân khẩu hoàn thành trong thập niên 1970. Tuổi thọ trung bình là 75.1, và tỷ lệ biết chữ là 98.1%. Trong những năm gần đây chính phủ gặp sức ép phải thêm 40% giới hạn giấy phép làm việc mỗi năm cho lao động người nước ngoài [3] và theo chính sách nhập cư của họ nước này đang tìm cách thu hút những người đã di cư hồi hương [4]. Các tôn giáo chính của Croatia là Cơ đốc giáo La Mã 88%, Chính thống giáo 4.4%, và các phái Thiên chúa giáo khác 0.4%, Hồi giáo 1.3%, khác và không xác định 0.9%, không theo tôn giáo 5.2%. Trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 dân số Croatia đã ngừng tăng trưởng bởi cuộc Chiến tranh giành độc lập Croatia. Trong cuộc chiến, nhiều nhóm dân cư đã bị chuyển chỗ ở và sự di cư tăng lên. Năm 1991, tại các vùng chủ yếu là người Serb, hơn 80.000 người Croat hoặc đã bị các lực lượng người Serb Croatia buộc rời bỏ nhà cửa hoặc buộc phải bỏ chạy do tình trạng bạo lực. Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh năm 1995, hơn 120.000 người Serb, và có lẽ khoảng 200.000 người đã bỏ chạy trước thắng lợi của các lực lượng Croatia. Chỉ một nhóm nhỏ người Serb quay lại nhà mình từ năm 1995, theo Human Rights Watch. Người Serb còn ở lại tại Croatia không sống tại các cao nguyên và vùng nội địa Dalmatia mà tại các thành phố lớn và các khu trung tâm của Croatia. Người Serb đã bị chính phủ Croatia cho tái định cư tại các vùng họ từng sinh sống trước kia. == Kinh tế == Tư nhân hoá và định hướng theo một nền kinh tế thị trường bắt đầu từ thời Chính phủ Croatia mới khi cuộc chiến tranh bùng nổ năm 1991. Vì hậu quả chiến tranh, cơ sở hạ tầng kinh tế bị phá hoại nghiêm trọng, đặc biệt ngành công nghiệp du lịch mang lại nhiều lợi nhuận. Từ năm 1989 đến năm 1993, GDP giảm 40.5%. Khi cuộc chiến tranh chấm dứt năm 1995, ngành du lịch và nền kinh tế Croatia hồi phục ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, tham nhũng, cronyism, và sự thiếu hụt minh bạch đã cản trở ý nghĩa của cuộc cải cách kinh tế, cũng như nguồn đầu tư nước ngoài. Kinh tế Croatia xoay chuyển mạnh năm 2000 khi ngành du lịch phát triển trở lại. Kinh tế mở rộng năm 2002, được kích thích bởi một sự bùng nổ tín dụng từ các ngân hàng mới tư nhân hoá và được bơm vốn từ nước ngoài, một số khoản đầu tư tư bản, đáng chú ý nhất là xây dựng đường sá, càng làm du lịch phát triển, và cung cấp cho các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ. Croatia có một nền kinh tế thị trường có thu nhập cao. Dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho thấy GDP danh nghĩa của Croatia ở mức $58.558 tỷ hay $13.199 trên đầu người, năm 2007. IMF dự báo cho năm 2008 là $69.332 tỷ hay $15.628 trên đầu người. Theo sức mua tương đương, tổng GDP ở mức $78.665 tỷ năm 2007, tương đương với $17.732 trên đầu người. Năm 2008, dự báo nó sẽ ở mức $82.272 billion, hay $18.545 trên đầu người. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP theo sức mua tương đương của Croatia ở mức 63% mức trung bình của EU năm 2008. Tăng trưởng GDP thực năm 2007 là 6.0%. Tổng lương trung bình của một người Croat trong chín tháng đầu năm 2008 là 7,161 kuna (US$ 1,530) mỗi tháng Năm 2007, tỷ lệ thất nghiệp theo định nghĩa của Tổ chức Lao động Quốc tế ở mức 9.1%, sau khi giảm ổn định từ 14.7% năm 2002. Tỷ lệ thất nghiệp được đăng ký cao hơn, ở mức 13.7% vào tháng 12 năm 2008. Năm 2007, 7.2% sản xuất kinh tế thuộc nông nghiệp, 32.8% bởi công nghiệp và 60.7% bởi lĩnh vực dịch vụ. Theo dữ liệu năm 2004, 2.7% lực lượng lao động được sử dụng cho nông nghiệp, 32.8% cho công nghiệp và 64.5% trong ngành dịch vụ. Lĩnh vực công nghiệp chủ yếu là ngành đóng tàu, chế biến thực phẩm và hoá chất công nghiệp. Du lịch là nguồn thu đáng kể trong mùa hè với tổng cộng hơn 11 triệu du khách năm 2008 tạo ra doanh thu €8 tỷ. Croatia được xếp hạng 18 về các điểm thu hút khách du lịch nhiều nhất thế giới. Năm 2006 Croatia xuất khẩu hàng hoá với tổng giá trị $10.4 tỷ (FOB) ($19.7 tỷ gồm xuất khẩu dịch vụ). Nhà nước Croatia vẫn kiểm soát một phần khá lớn nền kinh tế, với chi tiêu chính phủ chiếm tới 40% GDP. Một số ngành công nghiệp lớn, thuộc sở hữu nhà nước, như các xưởng đóng tàu, vẫn dựa vào các khoản trợ cấp của chính phủ, loại bỏ đầu tư vào giáo dục và công nghệ cần thiết để đảm bảo tính cạnh tranh về lâu dài của nền kinh tế. Đáng lo ngại nhất là sự trì trệ của hệ thống tư pháp, cộng với tính kém hiệu quả của lĩnh vực hành chính công, đặc biệt các vấn đề sở hữu đất đai và tham nhũng. Một vấn đề lớn khác là sự tăng trưởng nhanh chóng khoản nợ quốc gia đã đạt mức 34 tỷ euro hay 89.1% GDP. Vì các vấn đề này, các nghiên cứu cho thấy dân cư Croatia nói chung không hy vọng nhiều vào tương lai nền kinh tế quốc gia. Croatia đã vượt qua khá tốt cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng đối mặt với những thách thức khá lớn trong năm 2009 chủ yếu vì sự suy giảm các mặt hàng xuất khẩu chính và lĩnh vực du lịch của nước này. Sự mất cân bằng thương mại với nước ngoài và nợ nước ngoài cao cũng là những nguy cơ, bởi việc tiếp cận các khoản vay từ bên ngoài sẽ bị hạn chế nhiều. Nước này đang là một thành viên của Liên minh châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất. Tháng 2 năm 2005, Thoả thuận Ổn định và Hợp tác với EU chính thức có hiệu lực. Tính đến năm 2016, GDP của Croatia đạt 49.855 USD, đứng thứ 82 thế giới và đứng thứ 27 châu Âu. === Cơ sở hạ tầng === Xem thêm thông tin: Đường cao tốc tại Croatia và Danh sách sân bay tại Croatia Mảng sáng trong sự phát triển cơ sở hạ tầng của Croatia gần đây là sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới đường cao tốc, những kế hoạch phát triển đã bắt đầu và được thực hiện từ thập niên 1970s, nhưng chỉ trở thành hiện thực sau khi nước này giành được độc lập bởi các kế hoạch đường sá có tầm quan trọng 'quốc gia' của Chính phủ Nam Tư (khi đó). Croatia hiện có hơn 1,200 km đường cao tốc nối Zagreb với hầu hết các vùng khác. Các đường cao tốc nổi tiếng nhất là A1, nối Zagreb với Split và A3, chạy xuyên đông-tây qua tây bắc Croatia và Slavonia. Hầu hết các tuyến đường đều phải trả phí, ngoại trừ đường rẽ Zagreb và các đoạn của A3, A7, B8 và B9. Cũng có một mạng lưới đường nhỏ và khó đi hơn nối các tuyến đường cao tốc với nhau. Một trong các tuyến đường được sử dụng nhiều nhất là đường B28, nối A4 gần Zagreb với Bjelovar, nhưng cũng là shunpiking chính thay thế cho A3. Mạng lưới đường cao tốc Croatia được coi là có chất lượng tổng thể tốt và an ninh tuyệt vời, giành được nhiều giải thưởng của EUROTAP. Croatia có một mạng lưới đường sắt dày đặc, dù vì những hoàn cảnh lịch sử, một số vùng (đáng chú ý là Istria và thậm chí cả Dubrovnik) không có tuyến đường sắt tiếp cận nếu không phải đi qua nước khác. Cần có sự đầu tư nghiêm túc vào mạng lưới đường sắt trong những thập kỷ tới để nó có được tiêu chuẩn châu Âu cả về tốc độ và hiệu quả sử dụng. Tất cả các dịch vụ đường sắt đều do Croatian Railways (tiếng Croatia: Hrvatske željeznice) điều hành. Mạng lưới xe bus giữa các thành phố (do các doanh nghiệp tư nhân điều hành) phát triển rất mạnh, với mức độ bao phủ và thời gian hoạt động ở mức cao hơn đường sắt. Croatia có ba sân bay quốc tế lớn, nằm ở Zagreb, Split và Dubrovnik. Các sân bay quan trọng khác gồm Zadar, Rijeka (trên đảo Krk), Osijek, Bol, Lošinj và Pula. Croatia Airlines là hãng hàng không quốc gia. Cơ quan Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) coi Cơ quan Hàng không Dân dụng Croatia là không tương thích với Tổ chức Hàng không Dân dụng Thế giới (ICAO) về các tiêu chuẩn an toàn. Một hệ thống phà dày đặc, được điều hành bởi Jadrolinija, nối các hoàn đảo của Croatia và nối các thành phố ven biển. Cũng có dịch vụ phà tới Italia. == Giáo dục == Giáo dục phổ thông tại Croatia bắt đầu từ tuổi lên sáu và gồm tám lớp. Năm 2007 một điều luật được thông qua để tăng độ tuổi giáo dục miễn phí, nhưng không bắt buộc lên mười tám tuổi. Giáo dục cưỡng bách lên tới mười tám tuổi (Trường Cấp hai) Giáo dục cấp hai được thực hiện bởi các trường thể dục và các trường dạy nghề. Croatia có tám trường đại học, Đại học Zagreb, Đại học Split, Đại học Rijeka, Đại học Osijek, Đại học Zadar, Đại học Dubrovnik, Đại học Pula và Đại học Quốc tế Dubrovnik. Đại học Zadar, Đại học đầu tiên tại Croatia, được thành lập năm 1396 và vẫn hoạt động tới năm 1807, khi các cơ sở giáo dục cao học khác tiếp quản cho tới sự thành lập của Đại học Zadar mới năm 2002. Đại học Zagreb, được thành lập năm 1669, là Đại học có thời gian hoạt động liên tục lâu nhất tại Đông Nam Âu. Cũng có các trường bách khoa và giáo dục cao học khác. == Văn hoá == Văn hoá Croatia là kết quả của một lịch sử dài mười bốn thế kỷ đã chứng kiến sự phát triển của nhiều thành phố và các công trình. Nước này có bảy Địa điểm di sản thế giới và tám vườn quốc gia. Croatia cũng là nơi sinh của một số nhân vật lịch sử. Trong số đó có những người nổi tiếng như ba người đoạt giải Nobel và nhiều nhà phát minh. Một số chiếc bút máy đầu tiên của thế giới có từ Croatia. Croatia cũng có một địa điểm trong lịch sử có đồ quần áo như là nguồn gốc của chiếc cà vạt (kravata). Nước này có một nền nghệ thuật và văn học lâu dài và một truyền thống âm nhạc. Một khía cạnh đáng chú ý khác là sự đa dạng của ẩm thực Croatia và loại quà tặng truyền thống nổi tiếng của Croatia, Licitar. === Thể thao === Croatia có danh tiếng là nơi sản sinh ra nhiều vận động viên nổi tiếng trong nhiều môn thể thao. Các môn thể thao phổ biến nhất tại Croatia là bóng đá, bóng ném, bóng rổ, water polo, tennis, và trượt tuyết. Đội tuyển bóng đá quốc gia Croatia đã giành huy chương đồng tại 1998 FIFA World Cup và Davor Šuker đoạt giải Chiếc giày Vàng với tư cách cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất. Đội tuyển bóng đá quốc gia cũng đã vào tới trận tứ kết 1996 European Championships và 2008 European Championships. Đội tuyển nước này hiện xếp hạng 9 trong Bảng xếp hạng của FIFA (thời điểm tháng 9 năm 2009). Các cầu thủ nổi tiếng nhất là Luka Modrić, Darijo Srna, Ivica Olić và Eduardo. Đội tuyển bóng ném quốc gia Croatia từng hai lần là nhà vô địch Olympics (năm 1996 và 2004). Đội tuyển cũng giành huy chương vàng tại 2003 World Men's Handball Championship, và huy chương bạc tại các Giải vô địch thế giới năm 1995, 2003 và 2009. Croatia giành huy chương đồng tại 1994 European Championships và huy chương bạc tại 2008. RK Zagreb là Vô địch châu Âu năm 1992 và 1993 và 4 lần về thứ hai (1995, 1997, 1998 và 1999). Các vận động viên Croatia Ivano Balić, Igor Vori và Domagoj Duvnjak hiện là những cầu thủ bóng ném hàng đầu thế giới. Đội tuyển bóng rổ quốc gia Croatia đã giành huy chương bạc tại giải đấu bóng rổ Olympic năm 1992, huy chương đồng tại 1994 FIBA World Championship và huy chương đồng tại EuroBasket 1993 và EuroBasket 1995. Các câu lạc bộ bóng rổ Croatia từng năm lần là nhà vô địch Euroleague: KK Split ba lần (năm 1989, 1990 và 1991) và KK Cibona năm 1985 và 1986. Các vận động viên bóng rổ Croatia như Dražen Petrović, Krešimir Ćosić và Toni Kukoč là những vận động viên nước ngoài đầu tiên thành công tại giải NBA ở Hoa Kỳ. Đội tuyển water polo quốc gia Croatia đã giành huy chương vàng tại 2007 FINA World Championships và huy chương đồng năm 2009. Đội tuyển cũng giành huy chương bạc tại 1996 Olympic water polo tournament và huy chương bạc năm 1999 và 2003 tại European Championships. Các câu lạc bộ water polo Croatia đã 13 lần giành chức vô địch LEN Euroleague. HAVK Mladost từ Zagreb đã bảy lần giành chức Vô địch châu Âu (năm 1968, 1969, 1970, 1972, 1990, 1991 và 1996) và được trao danh hiệu Câu lạc bộ Tốt nhất thế kỷ 20 bởi LEN. VK Jug từ Dubrovnik và VK Jadran từ Split đều từng ba lần giành chức Vô địch châu Âu. Đội tuyển Davis Cup Croatia (Ivan Ljubičić, Mario Ančić và Ivo Karlović cùng huấn luyện viên Nikola Pilić) đã giành chiến thắng giải 2005 Davis Cup và vào tới bán kết năm 2009 (Marin Čilić và Ivo Karlović cùng huấn luyện viên Goran Prpić). Tay vợt tennis Goran Ivanišević là một trong những vận động viên nổi tiếng nhất nước. Ivanišević đã giành giải vô địch đơn Wimbledon năm 2001 và từng đứng thứ 2 trong Bảng xếp hạng ATP tháng 7 năm 1994. Ivan Ljubičić từng đứng thứ 3 trong Bảng xếp hạng ATP tháng 5 năm 2006. Iva Majoli đã giành chức vô địch đơn nữ Roland Garros năm 1997. Hiện tại tay vợt hàng đầu Croatia là Marin Čilić xếp hạng 15 tại thời điểm ngày 15 tháng 9 năm 2009. Janica Kostelić là vận động viên trượt tuyết tốc độ nữ thành công nhất trong lịch sử Olympic Mùa đông. Cô là người duy nhất giành bốn huy chương vàng môn trượt tuyết tốc độ tại Olympics Mùa đông (năm 2002 và 2006), và là người duy nhất giành ba huy chương vàng trượt tuyết trong một kỳ Olympics (2002). Cô cũng giành hai huy chương bạc năm 2006. Janica là vô địch tổng hợp World Cup năm 2001, 2003, và 2006. Ngày 5 tháng 2 năm 2006 Janica trở thành vận động viên trượt tuyết nữ thứ hai giành chiến thắng toàn bộ năm môn trong một mùa giải. Cô cũng giữ kỷ lục có số điểm cao nhất tại một mùa giải World Cup. Năm 2006 cô giành Giải Laureus World Sports cho người phụ nữ thể thao của năm. Anh trai cô Ivica Kostelić là vô địch trượt tuyết vượt chướng ngại vật năm 2003 và huy chương bạc nam Olympic 2006. Blanka Vlašić là vận động viên điền kinh thành công nhất Croatia môn nhảy cao. Cô là nhà vô địch thế giới năm 2007 và 2009. Blanka cũng là nhà vô địch thế giới trong nhà năm 2008 và giành huy chương bạc Olympic năm 2008. Thành tích cá nhân tốt nhất của cô là 2.08 m (chỉ kém 1 cm so với kỷ lục thế giới) được lập tại Zagreb ngày 31 tháng 8 năm 2009. Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Croatia đã ba lần giành huy chương bạc tại Giải vô địch bóng chuyền châu Âu năm 1995, 1997 và 1999. Các vận động viên nổi tiếng khác của Croatia là Duje Draganja, Gordan Kožulj, Sanja Jovanović và Đurđica Bjedov môn bơi lội, Zoran Primorac, Dragutin Šurbek, Antun Stipančić và Tamara Boroš môn bóng bàn, Filip Ude môn thể dục, Siniša và Nikša Skelin môn rowing, Martina Zubčić và Sandra Šarić môn taekwondo, Snježana Pejčić môn bắn súng, Matija Ljubek môn canoeing, Željko Mavrović và Mate Parlov môn đấm bốc, Branko Cikatić và Mirko Filipović "Cro Cop" môn kickboxing và UFC Goran Reljic. == Tôn giáo == Các tôn giáo chính của Croatia là Công giáo La Mã chiếm 86,28% dân số, Chính Thống giáo 4,44%, 0,34% Tin Lành, Kitô giáo khác 0,30%, và 1,47% Hồi giáo. Các trường công lập cho phép sự mở các lớp giáo lý tôn giáo trong trường, đây là sự hợp tác giữa các cộng đồng tôn giáo với chính phủ, nhưng việc tham dự tham dự là không bắt buộc. Các lớp học được tổ chức rộng rãi trong các trường tiểu học và trung học công lập. Trong năm 2009, 92% học sinh tiểu học và 87% học sinh trung học tham dự các lớp học giáo lý tôn giáo. Vị trí pháp lý của cộng đồng các tôn giáo ở Croatia được xác định bởi luật pháp đặc biệt, đặc biệt liên quan đến chính phủ do sự tài trợ, ưu đãi về thuế, và giáo dục tôn giáo trong các trường học công lập. Các vấn đề khác sẽ do mỗi cộng đồng tôn giáo đàm phán riêng với chính phủ. Việc đăng ký của các cộng đồng tôn giáo ở nước này là không bắt buộc, nhưng tôn giáo nào đã đăng ký sẽ được chính phủ công nhận pháp nhân và được hưởng các ưu đãi về thuế và các lợi ích khác. Pháp luật Croatia quy định để đủ điều kiện đăng ký, một nhóm tôn giáo phải có ít nhất 500 tín hữu và được đăng ký như một hiệp hội dân sự trong 5 năm. Các nhóm tôn giáo có trụ sở ở nước ngoài phải gửi văn bản cho phép đăng ký từ nước sở tại của mình. == Xem thêm == Danh sách các bài viết liên quan tới Croatia Viễn thông tại Croatia Danh sách các thị trấn giống nhau và các thành phố chị em tại Croatia Ngày lễ Croatia Thời gian biểu lịch sử Croatia Danh sách nhân vật người Croat Quân đội Croatia Những vùng được bảo vệ của Croatia Du lịch tại Croatia Vương quốc ba ngôi nhất thể Croatia, Slavonia, và Dalmatia == Tham khảo == == Đọc thêm == Agičić et al., Povijest i zemljopis Hrvatske, priručnik za hrvatske manjinske škole (History and Geography of Croatia, a handbook for Croatian minority schools), Biblioteka Geographica Croatica, 292 pages, Zagreb:2000 (ISBN 953-6235-40-4) (tiếng Croatia) Branka Magaš. "Croatia Through History: The Making of a Modern European State" Saqi. tháng 11 năm 2007, 680pp. Ivo Banac, The National Question in Yugoslavia: Origins, History, Politics Cornell University Press, 1984. Mirjana Kasapović (ed.), Hrvatska politika 1990.-2000. Zagreb: Hrvatska politologija 2001. Pavol Demes and Jörg Forbrig (eds.), Reclaiming Democracy: Civil Society and Electoral Change in Central and Eastern Europe. German Marshall Fund, 2007. ISBN 978-80-969639-0-4 Sharon Fisher, Political Change in Post-Communist Slovakia and Croatia: From Nationalist to Europeanist. New York: Palgrave Macmillan, 2006 ISBN 1-4039-7286-9 == Liên kết ngoài == Chính phủ President of the Republic of Croatia The Government of the Republic of Croatia The Croatian Parliament Chief of State and Cabinet Members Thông tin chung Mục “Croatia” trên trang của CIA World Factbook. Croatia information from the United States Department of State Croatia at UCB Libraries GovPubs Croatia tại DMOZ Portals to the World from the United States Library of Congress Wikimedia Atlas của Croatia, có một số bản đồ liên quan đến Croatia. Ảnh Croatia photo galleries Du lịch Croatian National Tourist Board Croatian Chamber of Economy Khác Croatian Cultural Heritage - digital collections of Croatian cultural heritage Croatian Homepage Weather forecast - Croatia Weather forecasts and weather info on Croatia Croatian accommodation catalog Bản mẫu:Croatia topics
nhà tiền lý.txt
Nhà Tiền Lý (chữ Hán:前李朝 (Tiền Lý Triều), 544-602) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam, gắn liền với quốc hiệu Vạn Xuân. Nhà Tiền Lý kéo dài 58 năm, tổng cộng 3 đời vua, trong đó có 2 vua họ Lý và 1 vua họ Triệu cũng được tính gộp vào nhà Tiền Lý, tương tự như Dương Tam Kha trong nhà Ngô sau đó. == Lý Nam Đế dựng nước Vạn XuânSửa đổi == === Tiểu sửSửa đổi === Lý Bí (503-548) là người Thái Bình, phủ Long Hưng (Sơn Tây). Ông là người có công đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương (thời Nam Bắc triều), sáng lập ra nhà Tiền Lý. Ông cũng có một người anh là Lý Thiên Bảo. Một trong số tổ tiên của Lý Bí là người Trung Quốc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Sử chép Lý Bí vốn con nhà hào trưởng, thiên tư lỗi lạc, do làm quan không được vừa ý nên cáo quan về quê, tập hợp nhân tài lo khởi nghĩa. === Đuổi Tiêu TưSửa đổi === Bấy giờ Việt Nam nằm dưới sự đô hộ của nhà Lương. Thứ sử Giao Châu là Vũ Lâm hầu Tiêu Tư (cùng họ với vua Lương), vì hà khắc tàn bạo, mất lòng người. Các nhân tài Việt Nam lúc đó bị bạc đãi nên không hợp tác với nhà Lương. Có người là Tinh Thiều giỏi từ chương từng đến Kiến Khang kinh đô nhà Lương xin được làm quan. Thượng thư bộ Lại nhà Lương là Sái Tôn cho rằng họ Tinh trước không có ai hiển đạt, nên chỉ bổ cho chức Quảng Dương môn lang. Thiều lấy làm nhục, trở về làng, theo Lý Bí mưu việc dấy binh. Lý Bí bấy giờ làm chức Giám quân ở Đức Châu (Hà Tĩnh), nhân liên kết với hào kiệt mấy châu, đều hưởng ứng. Có Triệu Túc tù trưởng ở Chu Diên phục tài đức của Lý Bí, bèn dẫn đầu đem quân theo về. Thế lực của Lý Bí ngày càng lớn. Năm 542, thứ sử Tiêu Tư biết việc, đem của đến hối lộ cho ông để mưu thoát thân, rồi chạy về Quảng Châu. Lý Bí đem quân ra chiếm giữ thành Long Biên. === Đánh đuổi quân Lương và Lâm ẤpSửa đổi === Tháng 12 năm 542, vua Lương sai Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng sang xâm chiếm. Quýnh lấy cớ là chướng khí mùa xuân đương bốc, xin đợi đến mùa thu. Bấy giờ Thứ sử Quảng Châu là Tân Dụ hầu Hoán không cho, Tiêu Tư cũng thúc giục. Bọn Tử Hùng đi đến Hợp Phố, Lý Bí chủ động đem quân đón đánh tại đây. Quân Lương thua to, 10 phần chết đến 6, 7 phần, quân tan rã mà về. Tiêu Tư tâu vu với vua Lương rằng Quýnh và Tử Hùng dùng dằng không chịu đi, đều bị buộc phải tự tử. Tháng 4 năm 543, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, Lý Bí sai lão tướng Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức. === Dựng nước Vạn XuânSửa đổi === Đầu năm Giáp Tý 544, Lý Bí nhân thắng quân địch, tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân, có ý mong xã tắc lâu dài đến muôn đời. Ông dựng điện Vạn Xuân để làm chỗ triều hội, xây chùa Trấn Quốc. Lý Nam đế đặt ra trăm quan, dùng Triệu Túc làm thái phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Đó là lần đầu tiên Việt Nam có hoàng đế và niên hiệu Thiên Đức là niên hiệu riêng đầu tiên để chứng tỏ giành lại độc lập từ tay Trung Quốc. === Cường địchSửa đổi === Tháng 6 năm 545, vua Lương Vũ đế (Tiêu Diễn) phong Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu, sai đi đánh Lý Nam đế, cử Trần Bá Tiên làm tư mã; thứ sử Định Châu là Tiêu Bột cùng họp với Dương Phiến ở Tây Giang. Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa, nên nói dối để Dương Phiếu ở lại. Dương Phiếu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Bá Tiên nói: "Quan thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, túc hạ vâng mạng vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao?". Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiếu cử Bá Tiên làm tiên phong. Quân Lương đến Giao Châu, Lý Nam Đế mang quân ra đánh bị thua nặng, chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương tiến vây thành. Tháng giêng năm 546, thành Gia Ninh vỡ, tướng Phạm Tu và thái phó Triệu Túc cùng tử trận, Lý Nam Đế chạy đi Tân Xương là vùng của người Lạo. Tại đây, ông chiêu mộ thêm được nhiều binh lính, uy thế lại tăng lên. Tháng 8, Lý Nam đế lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt (nay thuộc Lập Thạch - Vĩnh Phúc) . Quân Lương lo sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Trần Bá Tiên bảo các tướng: "Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!". Các tướng nhà Lương không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Nam Đế mới tập hợp bị đánh úp nên tan vỡ. Lý Nam Đế lại rút lui về giữ trong động Khuất Lão, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau. Ông giao lại binh quyền cho cả tướng quân Triệu Quang Phục. == Triệu Việt Vương đánh đuổi quân LươngSửa đổi == === Dạ Trạch vươngSửa đổi === Triệu Quang Phục cầm cự với Trần Bá Tiên, chưa phân thắng bại. Nhưng quân của Bá Tiên rất đông, Bá Tiên lại là mãnh tướng của nhà Lương. Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được địch bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể đến được. Nhưng nếu không quen biết đường lối thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Triệu Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ban ngày, ông ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được, nên đành rút quân. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương. Anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cùng với tướng người họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Thiên Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao. === Triệu Việt vương, Đào Lang vươngSửa đổi === Tháng 3 năm 548, nghe tin Lý Nam Đế mất trong động Khuất Lão, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Trần Bá Tiên vây đánh nhiều lần không được. Lý Thiên Bảo thấy động Dã Năng ở đầu nguồn Đào Giang, đất phẳng rộng màu mỡ có thể ở được, Lý Thiên Bảo mới đắp thành để ở, nhân tên đất ấy mà đặt quốc hiệu. Đến bây giờ quân chúng tôn làm chúa, xưng là Đào Lang vương. Tháng 1 năm 550, nhà Lương cho Trần Bá Tiên làm Uy minh tướng quân Giao Châu thứ sử. Bá Tiên lại mưu tính cầm cự lâu ngày khiến cho Triệu Việt Vương lương hết quân mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc bên nước Lương xảy ra loạn Hầu Cảnh, nhà Lương, gọi Bá Tiên về, ủy quyền cho tì tướng là Dương Sàn cầm quân. Triệu Việt Vương nhân lúc quân Lương không còn tướng giỏi, tung quân ra đánh. Sàn mang quân chống cự, bị thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về Bắc. Triệu Việt Vương lấy lại được nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên. Truyền thuyết kể rằng: Triệu Quang Phục ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ. Thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời rơi xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi. Xét ra truyền thuyết trên cũng như những truyền thuyết khác, có thể do chính Triệu Quang Phục nghĩ ra để tăng thêm lòng tin tưởng của quân sĩ vào chiến thắng, như truyện Điền Đan sắp phá Yên cử người giả làm quân sư giỏi để dân chúng tin tưởng cố sức đánh giặc. == Lý Phật Tử giành nước rồi mất nướcSửa đổi == === Chia đôi bờ cõiSửa đổi === Triệu Việt Vương làm vua ở thành Long Biên. Lý Thiên Bảo làm Đào Lang Vương ở nước Dã Năng. Năm 555, Thiên Bảo chết không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu trong họ là Lý Phật Tử lên nối ngôi. Năm 557, Lý Phật Tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại, quân của Phật Tử có phần kém thế hơn. Phật Tử liệu không thắng được bèn xin giảng hòa xin ăn thề. Triệu Việt Vương nghĩ rằng Phật Tử là người họ của Tiền Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần (nay là hai xã Thượng Cát, Hạ Cát ở huyện Từ Liêm) cho ở phía tây của nước. Phật Tử dời đến thành Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội). === Học kế Triệu ĐàSửa đổi === Lý Phật Tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của Triệu Việt Vương là Cảo Nương. Việt Vương bằng lòng, nên hai nhà kết thành thông gia. Vì yêu quý Cảo Nương nên Việt Vương cho Nhã Lang ở gửi rể. Sau Nhã Lang biết được bí mật về quân sự của Triệu Việt Vương, báo lại cho Lý Phật Tử. Phật Tử mang quân đánh úp Việt Vương. Việt Vương tự biết thế yếu không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, muốn tìm nơi đất hiểm để ẩn náu tung tích, nhưng đến đâu cũng bị quân của Phật Tử đuổi theo sau gót. Việt Vương cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, than rằng: "Ta hết đường rồi!", bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Người sau cho lập đền thờ ông ở cửa biển Đại Nha (Đại Nha nay là huyện Đại An) Truyền thuyết kể rằng: Nhã Lang bảo vợ: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp vua, chiếm lấy nước. Lý Phật Tử lên làm vua cả nước, đóng đô ở Phong Châu. Vì ông cũng xưng là Lý Nam Đế, nên đời sau gọi là Hậu Lý Nam Đế để phân biệt với Lý Bí. === Chưa đánh đã hàngSửa đổi === Sử sách không đề cập về việc trị vì của Triệu Việt vương và Hậu Lý Nam Đế. Ở Trung Quốc, nhà Tùy đã diệt nhà Trần (con cháu Trần Bá Tiên) thống nhất toàn quốc năm 589. Vua Tùy sai sứ sang dụ Lý Phật Tử sang chầu. Phật Tử thoái thác không sang. Năm 602, Tùy Văn Đế muốn đánh Vạn Xuân. Thừa tướng Dương Tố tiến cử Thứ sử Qua Châu là Lưu Phương. Vua Tùy xuống chiếu lấy Tố làm Giao Châu đạo hành quân tổng quản, thống lĩnh 27 doanh quân sang xâm chiếm. Quân lệnh của Phương rất nghiêm, ai phạm tất chém quân lính ai nấy đều mến đức và sợ uy. Nghe tin quân địch kéo sang, Hậu Lý Nam Đế sai con của người anh là Lý Đại Quyền giữ thành Long Biên, Biệt súy là Lý Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên, còn tự Lý Phật Tử đóng ở Phong Châu. Quân Tùy đến núi Đô Long gặp quân Lý, Lưu Phương đánh tan hết, rồi tiến quân sang đến cạnh dinh của Lý Phật Tử. Phương lấy họa phúc mà dụ. Phật Tử sợ hãi xin đầu hàng, bị quân Tuỳ bắt đưa về Bắc rồi chết. Dân làm đền thờ ở cửa biển Tiểu Nha để đối với đền thờ Triệu Việt Vương. Thế là nước Vạn Xuân và nhà Tiền Lý mất. Nhà Tiền Lý từ khi Lý Nam Đế giành lại được nước đến khi mất tổng cộng 61 năm (541-602), nước Vạn Xuân từ khi Lý Nam Đế đặt đến khi mất tổng cộng 58 năm (544-602). Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư tách riêng 3 vua Tiền Lý Nam Đế, Triệu Việt vương và Hậu Lý Nam Đế thành 3 "kỷ" riêng biệt và gọi Lý Phật Tử là "Kỷ nhà Hậu Lý". Xét ra cách chia này làm lịch sử thêm rối vì sau này còn có một nhà Lý của Lý Công Uẩn nữa. Do đó việc hợp 3 vua vào một triều đại, như nhà Ngô sau này có Dương Bình vương xen giữa cũng không gây ra rắc rối. == Nhận địnhSửa đổi == Trong ngàn năm Bắc thuộc, sau thời kỳ Hai Bà Trưng quá ngắn ngủi, sự nghiệp độc lập mà Lý Nam Đế tạo dựng dù không truyền được lâu dài như nhà Hậu Lý sau này nhưng vẫn có thể coi là to lớn. Các vua sau như Mai Hắc Đế, Phùng Hưng tuy có giành được nước nhưng không được bao lâu. Sự nghiệp của Tiền Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương không trọn vẹn nhưng đời sau còn ghi nhớ mãi công lao của hai vua. Nhận định về Lý Phật Tử, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dẫn lời sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Lấy bá thuật mà xét thì Hậu [Lý] Nam Đế đánh Triệu Việt Vương là đắc kế, lấy vương đạo mà xét thì việc ấy đã từng không bằng chó lợn. Sao thế? Là vì khi Tiền Lý Nam Đế ở động Khuất Lạo đem việc quân ủy cho Triệu Việt Vương. Việt Vương thu nhặt tàn quân giữ hiểm ở Dạ Trạch bùn lầy, đương đầu với Trần Bá Tiên là người hùng một đời, cuối cùng bắt được tướng của y là Dương Sàn. Tiên, người phương Bắc, phải lui quân. Bấy giờ vua [Hậu Nam Đế] trốn trong đất Di [Lạo], chỉ mong thoát khỏi miệng hùm mà thôi. May mà Bá Tiên về Bắc, [Lý] Thiên Bảo chết, mới đem quân đánh [Triệu] Việt Vương, dùng mưu gian trá xin hòa, kết làm thông gia. Việt Vương lấy lòng thành đối đãi, cắt đất cho ở, những việc làm của Việt Vương đều là chính nghĩa, giao hảo phải đạo, thăm viếng phải thời, há chẳng phải là đạo trị yên lâu dài hay sao? Thế mà [Hậu Nam Đế] lại dùng mưu gian của Nhã Lang, vứt bỏ chính đạo nhân luân, kíp tham công lợi mà diệt nhân nghĩa, đánh cướp lấy nước, tuy rằng lấy được, mà Nhã Lang thì chết trước, bản thân cũng không khỏi làm tù, có lợi gì đâu? == Xem thêmSửa đổi == Vạn Xuân Lý Nam Đế Triệu Việt Vương Trần Bá Tiên == Tham khảoSửa đổi == Đại Việt Sử ký Toàn thư Khâm định Việt sử Thông giám cương mục == Chú thíchSửa đổi == == Liên kết ngoàiSửa đổi ==
cô nàng đáng yêu.txt
Cô nàng đáng yêu (내겐 너무 사랑스러운 그녀) là bộ phim truyền hình Hàn Quốc 2014 với diễn viên chính là Jung Ji-hoon (Rain) và Krystal Jung. Trong bối cảnh thế giới K-pop, câu chuyện kể về hai nhân vật đau khổ người tự tìm cách làm lành vết thương bằng âm nhạc.Phim đã phát sóng trên kênh SBS từ 17 tháng 9 năm 2014 vào thứ tư và thứ năm hàng tuần lúc 21:55 với độ dài 16 tập. == Nội dung == Hyun-wook (Rain) là nhà soạn nhạc & nhà sản xuất nhạc của một công ty giải trí. Sau khi mất người bạn gái sau một vụ tai nạn, anh đã gặp và nảy sinh tình cảm với người em gái của bạn gái cũ, Se-na (Krystal), người có mơ ước trở thành nhà sản xuất nhạc. == Diễn viên == === Diễn viên chính === Jung Ji-hoon (Rain) vai Lee Hyun-wook Krystal Jung vai Yoon Se-na Cha Ye-ryun vai Shin Hae-yoon Kim Myung-soo (L) vai Shi-woo === Nhân vật xung quanh Hyun-wook === Park Yeong-gyu vai Lee Jong-ho, cha của Hyun-wook Kim Hye-eun vai Oh Hee-seon Dani vai Lee Min-ah === Nhân vật xung quanh Se-na === Lee Cho-hee vai Joo-hong Park Doo-sik vai Cha Gong-chul Lee Ji-ah (Eden) vai Yoon So-eun (khách mời) Yi Su-min vai Yoon So-eun lúc nhỏ (khách mời) === Nhân vật trong AnA Entertainment === Alex Chu vai Bae Sung-jin Kim Jin-woo vai Seo Jae-young Kim Ki-bang vai Yoo Sang-bong Lee Soo-ji vai An Da-jung Joo Hee-bong vai Kang Tae-min Na Hae-ryung vai Yoo Ra-eum Lee Ho-won (Hoya) vai Kang Rae-hoon, nhóm trưởng của Infinite Power Lee Dae-yeol vai San-ah, thành viên của nhóm Infinite Power Choi Sung-yoon vai Jun-jun, thành viên nhóm Infinite Power === Khác === Victoria (khách mời) == Sản xuất == Bộ phim là sự hợp tác thứ ba của đạo diễn Park Hyung-ki và nhà văn Noh Ji-seol sau Scent of a Woman và Dr. Champ. Lần đọc kích bản đầu tiên được tổ chức vào tháng 8 năm 2014 tại phòng thu SBS ở Ilsan. Một cuộc họp báo tổ chức vào 15 tháng 9 năm 2014. == Đánh giá == == Nhạc phim == == Tham khảo == == Liên kết == Trang chính thức My Lovely Girl (tiếng Hàn) My Lovely Girl tại HanCinema ^ “My Lovely Girl OST Part 2 (in Korean)”.
giáo dục tiểu học.txt
Giáo dục tiểu học (tiếng Anh: primary education, elementary education) là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Nó theo sau giáo dục mầm non (nhà trẻ và mẫu giáo) và nắm trước giai đoạn giáo dục trung học. Đây là bậc giáo dục cho trẻ em từ lớp một (5 hoặc 6 tuổi) tới hết lớp năm (hoặc lớp sáu, tùy theo các quốc gia). Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực (trí tuệ và thể chất). Ở Việt Nam, tiểu học là bậc học cao hơn mầm non và thấp hơn trung học cơ sở. Trước đây ở miền Bắc (Việt Nam), tiểu học còn được gọi là phổ thông cơ sở cấp một. == Mục đích == Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở. Mục tiêu chính của giáo dục tiểu học là giúp tất cả học sinh biết đọc, biết viết, và biết tính toán với những con số ở mức độ căn bản, cũng như thiết lập những hiểu biết căn bản về khoa học, toán, địa lý, lịch sử, và các môn khoa học xã hội khác. == Việt Nam == === Thời gian hệ Tiểu học === Hệ tiểu học kéo dài 5 năm. Trước đây, để hoàn thành bậc tiểu học, học sinh phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp. Từ năm học 2005 - 2006, kỳ thi này đã được bãi bỏ. === Chương trình học === Chương trình học tại Tiểu học được thống nhất toàn quốc, gồm các môn: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức,... Trường Tiểu học được bố trí tại từng xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số xã không có trường tiểu học. Đó thường là các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo. Theo quy định trong Luật Ngân sách Nhà nước, đầu tư xây dựng trường Tiểu học thuộc trách nhiệm của chính quyền cấp quận, huyện. == Tham khảo ==
pierre beaumarchais.txt
Pierre-Augustin Caron de Beaumarchais (24 tháng 1 năm 1732 - 18 tháng 5 năm 1799), được biết đến nhiều nhất với tên Beaumarchais, là một nhà viết kịch, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà phát minh, thợ đồng hồ, chính trị gia, người tị nạn, tù nhân, điệp viên, nhà kinh doanh, người xuất bản sách, nhà cách mạng người Pháp. Ông nổi danh bằng nghề viết kịch, chủ yếu là hài kịch và được so sánh với Molière. == Tiểu sử == Beaumarchais là con một người thợ sửa đồng hồ giỏi đồng thời là nhà chế tạo ở khu chợ Paris. Khả năng của cha ông rất phong phú: làm thơ, giỏi ăn nói, chơi nhạc, kể truyện cười. Những khả năng và tính cách của cha đã ảnh hưởng nhiều đến Beaumarchais. Sau này ra đời, ông làm rất nhiều nghề, đầu tiên là nghề sửa đồng hồ. Ông chế tạo một chiếc đồng hồ nhỏ có thể gắn vào nhẫn và được giới quý tộc rất hâm mộ. Lớn lên, nhờ giỏi chơi nhạc và làm thơ, ông được mời vào cung dạy nhạc cho công chúa và mua vui cho vua Louis XVI của Pháp, dần dần ông được phong hiệu quý tộc. Ông còn được 1 lão già dạy cho nghề kinh doanh tài chính, nhờ đó càng trở nên giàu có. Do thân cận với đức vua, nhiều lần ông được giao nhiệm vụ mật của triều đình, được đi nhiều nơi trên thế giới. Nhờ soạn được nhiều vở kịch giá trị, ông được hội tác gia sân khấu bầu làm chủ tịch cho đến khi chết. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == "The Insolent"
âm mưu thuốc súng.txt
Âm mưu thuốc súng (Tiếng Anh: Gunpowder Plot) hay Mưu phản thuốc súng, xảy ra năm 1605, là một nỗ lực thất bại của một nhóm tín đồ công giáo ở các tỉnh của Anh, nhằm mưu sát vua James I của Anh, gia đình của ông, cũng như tầng lớp quý tộc theo đạo tin lành. Vụ ám sát được thực hiện trong vụ tấn công nhằm phá nổ nhà quốc hội trong phiên họp mở màn ngày 5 tháng 11 1605. Những người thực hiện âm mưu trước đó cũng đã lên kế hoạch bắt cóc những đứa trẻ hoàng gia, không có mặt tại nhà quốc hội, đồng thời kích động nổi loạn ở Midlands. Âm mưu thuốc súng là một trong nhiều mưu đồ ám sát thất bại nhằm vào vua James I. Một vài nhà sử học đã tranh cãi về sự tham gia của chính quyền trong vụ này. Vào ngày 5 tháng 11 hàng năm, mọi người ở Vương quốc Anh cũng như các nước và vùng thuộc Khối thịnh vượng chung Anh đều kỷ niệm sự thất bại của vụ mưu sát, buổi kỷ niệm được biết đến là Đêm Guy Fawkes hay Đêm pháo hoa. Tuy nhiên, ngày nay ý nghĩa chính trị của lễ hội chỉ là thứ yếu. == Liên kết == The History of the Gunpowder Plot (Produced by The Parliamentary Archives) The Gunpowder Plot of 1605 Catholic Encyclopedia: The Gunpowder Plot The Gunpowder Plot (Website exploring the history of the plot for younger users) The Gunpowder Plot (House of Commons Information Sheet) The Gunpowder Plot Society iTV "Gunpowder Plot" Program What If the Gunpowder Plot Had Succeeded? A summary of the Gunpowder Plot events Publications about the Gunpowder Plot Songs for Fawkes Day celebration The Center for Fawkesian Pursuits A contemporary account of the executions of the plotters The Gunpowder Plot Game BBC Interactive Guide: Gunpowder Plot Guardian Unlimited Analysis of the Sketch of the Plotters == Tham khảo ==
27 tháng 12.txt
Ngày 27 tháng 12 là ngày thứ 361 (362 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 4 ngày trong năm. == Sự kiện == 537 – Hoàng đế Đông La Mã Justinianus I và Thượng phụ Menas của Constantinopolis khánh thành Thánh đường thứ ba của Hagia Sophia sau 5 năm và 10 tháng xây dựng. 1722 – Ái Tân Giác La Dận Chân chính thức lên ngôi hoàng đế triều Thanh, tức Ung Chính Đế, tức ngày Tân Sửu (20) tháng 11 năm Nhâm Dần. 1845 – Trong một bài báo của mình, John L. O'Sullivan lập luận rằng Hoa Kỳ có quyền yêu sách toàn bộ Xứ Oregon "dựa trên quyền vận mệnh hiển nhiên của chúng ta". 1911 – "Jana Gana Mana", nay là Quốc ca của Ấn Độ, được hát lần đầu tiên tại Hội nghị Calcutta của Đảng Quốc Đại Ấn Độ. 1922 – Tàu sân bay Hōshō của Nhật Bản được đưa vào hoạt động, là chiếc tàu sân bay đầu tiên của thế giới được thiết kế ngay từ đầu vào mục đích này được đưa vào hoạt động. 1923 – Sinh viên Daisuke Namba tiến hành một nỗ lực bất thành nhằm ám sát Hoàng thái tử Hirohito tại Tokyo. 1945 – Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế được hình thành theo một thỏa thuận được 29 quốc gia ký kết. 1949 – Hà Lan chính thức chuyển giao chủ quyền Đông Ấn Hà Lan cho Hợp chúng quốc Indonesia. 1978 - Sau khi chế độ độc tài Franco kết thúc, Quốc vương Juan Carlos I phê chuẩn Hiến pháp Tây Ban Nha, đánh dấu việc quốc gia trở thành một nền dân chủ 1979 – Quân đội Liên Xô tiến vào cung điện Tajbeg ở bên ngoài thủ đô Kabul, sát hại Chủ tịch Afghanistan Hafizullah Amin, đây được xem là mốc khởi đầu của Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan. 2001 – Hoa Kỳ công nhận quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. 2007 – Cựu Thủ tướng Pakistan Benazir Bhutto bị ám sát khi tham gia một cuộc tập hợp chính trị tại Rawalpindi. 2008 – Israel bắt đầu tiến hành một chiến dịch kéo dài ba tuần tại Gaza. 2009 – Lực lượng an ninh Iran bắn vào người biểu tình phản đối kết quả bầu cử. == Sinh == 1459 – Jan I Olbracht, quốc vương của Ba Lan (m. 1501) 1571 – Johannes Kepler, nhà thiên văn người Đức (m. 1630) 1654 – Jacob Bernoulli, nhà toán học người Thụy Sĩ (m. 1705) 1714 – George Whitefield, nhà thuyết giáo người Anh (m. 1770) 1717 – Giáo hoàng Pius VI 1761 – Mikhail Bogdanovich Barklay-de-Tolli, tướng lĩnh quân đội của Đế quốc Nga, tức 16 tháng 12 theo lịch Julius (m. 1818) 1773 – George Cayley, kỹ sư người Anh (m. 1857) 1796 – Karl Friedrich von Steinmetz, quý tộc và tướng lĩnh người Đức (m. 1877) 1797 – Manuela Saenz, nhà cách mạng tại Nam Mỹ (m. 1856) 1816 – Hans von Bülow, tướng lĩnh người Đức (m. 1897) 1822 – Louis Pasteur, nhà khoa học người Pháp (m. 1895) 1831 – Karl von Brandenstein, tướng lĩnh người Đức (m. 1886) 1901 – Marlene Dietrich, diễn viên, ca sĩ người Đức (m. 1992) 1925 – Michel Piccoli, diễn viên người Pháp 1931 – Lê Khả Phiêu, chính trị gia người Việt Nam, tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam 1940 – Tôma Nguyễn Văn Tân, giám mục Công giáo người Việt Nam (m. 2013) 1943 – Lôrensô Chu Văn Minh, giám mục Công giáo người Việt Nam 1948 – Gérard Depardieu, diễn viên người Pháp 1952 – Lâm Chánh Anh, diễn viên và đạo diễn người Hồng Kông (m. 1997) 1952 – Quốc Trường, nhạc công người Việt Nam (m. 2011) 1953 – Hoàng Kim, nhà nông học người Việt Nam 1954 – Trương Chí Hiền, chính trị gia người Singapore 1961 – Guido Westerwelle, chính trị gia người Đức 1965 – Salman Khan, diễn viên người Ấn Độ 1971 – Duncan Ferguson, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc 1984 – Gilles Simon, vận động viên quần vợt người Pháp 1988 – Taecyeon, rapper, vũ công và diễn viên người Hàn Quốc 1988 – Hayley Williams, ca sĩ-người viết ca khúc người Mỹ (Paramore) 1991 – Danny Wilson, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc == Mất == 232 – Tào Thực, văn học gia và thành viên hoàng thất triều Tào Ngụy, tức ngày Canh Dần (28) tháng 11 năm Nhâm Tý (s. 192) 418 – Giáo hoàng Dôsimô 683 – Lý Trị, tức Đường Cao Tông, hoàng đế của triều Đường, tức ngày Đinh Tị (4) tháng 12 năm Quý Mùi (s. 628) 1890 – Karl von Prittwitz und Gaffron, tướng lĩnh người Đức (s. 1833) 1923 – Gustave Eiffel, kĩ sư, kiến trúc sư người Pháp (s. 1832) 1925 – Sergei Yesenin, nhà thơ người Nga (s. 1895) 1936 – Hans von Seeckt, sĩ quan người Đức (s. 1866) 1938 – Osip Mandelstam, nhà thơ người Nga (s. 1891) 1972 – Vũ Đình Văn, nhà thơ người Việt Nam (s. 1951) 1979 – Hafizullah Amin, chính trị gia người Afghanistan, Chủ tịch nước Afghanistan (s. 1929) 1985 – Dian Fossey, nhà động vật học người Mỹ (s. 1932) 1993 – Meliton Kantaria, quân nhân Liên Xô người Gruzia (s. 1920) 2007 – Benazir Bhutto, chính trị gia người Pakistan, thủ tướng của Pakistan (s. 1953) 2009 – Takabayashi Takashi, cầu thủ bóng đá người Nhật Bản (s. 1931) 2012 – H. Norman Schwarzkopf, tướng lĩnh quân đội người Mỹ (s. 1934) 2016 – Carrie Fisher, diễn viên, nhà biên kịch, tác giả, nhà sản xuất và diễn giả người Mỹ (s. 1956) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
trung dân.txt
Trung Dân (sinh năm 1967) là một diễn viên hài Việt Nam. Anh được biết đến với vai "Mười hớt tóc" trong vở kịch "Dưới bóng cây bồ đề" được phát sóng trên Đài truyền hình TP.HCM. Ngoài ra, anh còn được biết đến với các vai như ông Đối (Tin ở hoa hồng), ông già keo kiệt (Anh chàng xỏ lá), ông già sợ bệnh (Thuốc đắng giã tật), ông cậu (Cậu Đồng), người cha (Thượng đế cũng nổi giận), nhân viên hậu đài (Bay trên cô đơn)... == Tiểu sử == Trung Dân tên thật là Nguyễn Trung Dân quê ở xã Nhị Bình, Hóc Môn, Sài Gòn trong một gia đình sinh sống bằng nghề nông. Từ nhỏ, anh đã có lòng đam mê biểu diễn trên sân khấu nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, Trung Dân đã nộp đơn thi vào trường Nghệ thuật sân khấu II (nay là trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP.HCM) và tốt nghiệp khóa diễn viên vào năm 1992. == Giải thưởng == "Cù Nèo Vàng" năm 2005. "Nghệ sĩ hài được yêu thích nhất" - Giải thưởng HTV Awards lần 2 năm 2008. Huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2009. == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
cấu hình electron.txt
Cấu hình electron, hay cấu hình điện tử, nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng. == Số lượng tử và lớp == Trạng thái của mỗi electron trong lớp vỏ có thể được biểu diễn qua 4 số lượng tử (cả mô hình nguyên tử Bohr và orbital): Theo nguyên lý Pauli, 4 số lượng tử của từng cặp electron trong nguyên tử không được trùng nhau, giải thích cho sự phân bố của chúng trong các lớp khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là, trên cùng một phân lớp, không có 2 electron có chiều tự quay giống nhau. Số lượng tử chính n hình thành nên các lớp chính, trong mỗi lớp chính có n phân lớp. Các electron trên cùng một lớp thì có mức năng lượng xấp xỉ nhau, và trên cùng một phân lớp thì có năng lượng bằng nhau. Tổng số electron ở mỗi lớp chính phụ thuộc vào bộ 4 số lượng tử n, l, m và s nhưng tối đa là 2n2 electron. Lớp electron ngoài cùng (lớp hóa trị) của các nguyên tố chứa các electron hóa trị, các electron này quyết định các tính chất hóa học cũng như tính chất vật lý của chúng. == Điền electron vào các lớp == Các electron sẽ điền theo thứ tự vào các lớp có năng lượng từ thấp đến cao, bắt đầu là lớp 1s. Ngoài ra theo quy tắc Hund, các lớp electron có cùng mức năng lượng thì ban đầu được điền đơn, sao cho số electron độc thân là lớn nhất, sau đấy mới được điền đôi. Sự điền electron vào các lớp không chỉ phụ thuộc vào vị trí hay khoảng cách của chúng đến hạt nhân mà còn phụ thuộc vào mức năng lượng của các lớp. Ví dụ: titan có Z = 22, cấu hình theo thứ tự các lớp 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s0 nhưng do năng lượng của lớp 4s thấp hơn lớp 3d nên 4 electron còn lại sẽ điền đầy vào lớp 4s (2) trước, sau đấy mới đến lớp 3d (2), cấu hình đúng của titan là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d2 4s2 Ngoại lệ: Nguyên tố lantan, Z = 57 lớp ngoài cùng 6s2 4f1, electron tự do cuối cùng điền vào 5d trước khi vào 4f, tương tự trong nguyên tử Ac thì 6d trước 5f. Trong nguyên tử Cr và Cu một electron trong lớp có năng lượng thấp 4s điền vào lớp có năng lượng cao hơn 3d, chúng có cấu hình lớp ngoài cùng là 3d5 4s1 và 3d10 4s1 Các trường hợp ngoại lệ khác Nb, Mo, Tc, Ru, Rh, Pd, Ag, Ir, Pt, Au, Gd, các actini từ Ac đến Np và Cm == Liên hệ đến bảng tuần hoàn == 18 nhóm chính (nhóm mới) trong bảng tuần hoàn được phân ra dựa theo số electron trong các lớp ngoài cùng: lớp s: nhóm 1 (s1) - 2 (s2) lớp p: nhóm 13 (p1) - 18 (p6) (Trừ He, H) lớp d: nhóm 3 (d1) - 12 (d10) Số chu kỳ bằng số lớp n, với ns là lớp ???? ngoài cùng. == Cấu hình electron của một số nguyên tố == Cấu hình electron của các nguyên tố thường được viết dưới dạng kèm theo cấu hình electron của các khí hiếm có số thứ tự nhỏ hơn đứng gần nó cộng với các lớp còn lại. Ví dụ, cấu hình electron của magiê (Z = 12): [Ne] 3s2 thì được hiểu 1s2 2s2 2p6 3s2. === Khí hiếm === === Z từ 11 đến 17 === === Z từ 21 đến 31 === === Z từ 39 đến 49 === == Xem thêm == Bảng tuần hoàn Số lượng tử Kim loại chuyển tiếp == Tham khảo ==
mạng thiết bị di động.txt
Mạng thiết bị di động hay mạng di động, mạng mobile (tiếng Anh: cellular network, nghĩa là mạng tế bào) là một mạng vô tuyến bao gồm một số lượng các tế bào vô tuyến (radio cell), gọi tắt là tế bào, được phục vụ bởi một máy phát (transmitter) cố định, được gọi là các trạm gốc (cell site hoặc base station). Các tế bào này được dùng để phủ các vùng khác nhau với mục đích cung cấp vùng phủ sóng trên một diện rộng hơn gấp rất nhiều lần so với một tế bào. Mạng các tế bào vốn dĩ không đối xứng với một tập hợp các trạm thu phát vô tuyến chính cố định, mỗi trạm phục vụ một tế bào và một tập các trạm thu phát phân tán (thường là di động nhưng không phải lúc nào cũng như vậy) cung cấp dịch vụ cho người sử dụng. So với các giải pháp khác, mạng thiết bị di động đem lại một loạt các lợi điểm: Dung lượng tăng Năng lượng tiêu dùng giảm Bao phủ tốt hơn == Các đặc điểm chung == Yêu cầu căn bản đối với một mạng thuộc khái niệm mạng tế bào là một phương cách để mỗi trạm phân tán phân biệt được các tín hiệu từ máy phát của chính nó với tín hiệu từ các máy phát khác. Có hai giải pháp thông dụng cho vấn đề này, FDMA (Frequency Division Mutiple Access - đa truy nhập phân tần số ) và CDMA (Code Division Multiple Access - đa truy nhập phân mã). FDMA hoạt động được bằng cách sử dụng một tần số khác với tất cả các cell láng giềng. Bằng việc điều chỉnh theo tần số của một cell được chọn, các trạm khuếch đại có thể tránh được tín hiệu từ các cell láng giềng. Nguyên lý của CDMA phức tạp hơn nhưng cho kết quả tương tự; các trạm thu phát phân tán có thể chọn một cell và "nghe" nó. Không thể sử dụng các phương pháp dồn kênh khác như PDMA (Polarisation Division Multiple Access - đa truy nhập phân cực ) và TDMA (Time Division Multiple Access - đa truy nhập phân theo thời gian) để tách tín hiệu của một cell với tín hiệu của cell cạnh nó, do hiệu ứng của hai phương pháp này thay đổi theo vị trí nên việc tách tín hiệu hầu như là không khả thi. Tuy nhiên, trong một số hệ thống, TDMA được kết hợp với FDMA hoặc CDMA để đem lại nhiều kênh trong vùng phủ của một tế bào đơn lẻ. Trong ví dụ của ta về công ty taxi, mỗi thiết bị liên lạc vô tuyến có một nút chỉnh. Nút này có chức năng chọn kênh và cho phép chỉnh thiết bị vô tuyến theo các tần số khác nhau. Khi lái xe chạy quanh thành phố, họ chuyển từ kênh này sang kênh khác. Những người lái xe biết tần số nào phủ khu vực xấp xỉ nào, khi họ không nhận được tín hiệu từ máy phát, họ thử các kênh khác cho đến khi tìm thấy một kênh hoạt động. Tại mỗi thời điểm chỉ có một người lái xe nói, khi được điều phối viên mời (kiểu TDMA) == Truyền tin hoặc thư thoại == Gần như hệ thống mạng tế bào nào cũng có một dạng cơ chế lan truyền (broadcast). Nó có thể được dùng trực tiếp để phân phối thông tin cho nhiều mobile, thông thường, thí dụ trong các hệ thống điện thoại di động, nhiệm vụ quan trọng nhất của phân tán thông tin(broadcasting) là để thiết lập được các kênh cho liên lạc một-tới-một giữa trạm thu phát sóng di động và trạm gốc. Quá trình này được gọi là paging. Ta biết một số hạn chế các cell ở nơi mà phone xuất hiện là sư khác nhau qua trình truyền tin từ mạng tới mạng, (nhóm cell này gọi là vùng cục bộ (Local Area - LA), trong hệ thống toàn cầu GSM hay còn gọi là vùng đường truyền trong UMTS). Chế độ thư thoại thay thế cách truyền thông tin nhắn trên mỗi cell. Tin nhắn thư thoại sẽ được dùng để trao đổi thông tin. Nó xuất hiện tại các máy nhắn tin, trong hệ thống CDMA để gửi một dịch vụ tin nhắn ngắn, và trong hệ thống UTMS ở đó cho phép tải xuống trong mỗi gói truyền tin chậm. Ví dụ về người lái xe TOTO là một ví dụ tốt trong trường hợp này. Một thông lượng truyền đi, được thường xuyên sử dụng để nói về điều kiện đường truyền và hầu như nói về công việc thỏa mãn với mọi người. nói cách khác, tiêu biểu ở đây là một danh sách các xe được đợi phục vụ. Khi một người tới phục vụ, người điều hành TITI sẽ gọi số của TÔTÔ qua không gian. Những người lái xe nghe người điều hành đọc địa chỉ, và TÔTÔ biết phải đi đâu. == Tái sử dụng == === Cơ chế tái sử dụng trong mạng mobile === Việc khuếch đại công suất trong hệ thống mạng mobile, được so sánh với một mạng có một đường truyền đơn lẻ, với cùng một tần số có thể được sử dụng lại tại cá vùng khác nhau cho một sự chuyển giao hoàn thiện khác. Nếu ở đó có một trạm truyền phát đơn lẻ, chỉ một sự chuyển phát được sử dụng trên mỗi lần tần số được phát ra. Không may, ở đó chắc chắn có một cấp độ chèn vào từ tín hiệu của các cell mà sử dụng cùng tần số. Điều này có nghĩa là trong hệ thống FDMA chuẩn, có ít nhất một cell mất đi giữa các cell mà được sử dụng lại, với cùng một tần số xuất hiện Việc tái sử dụng có tỉ lệ tại mỗi tần số được sử dụng trong mạng. đó là 1/n với n là số các cell không cùng tần số xuất hiện, trong mỗi lần dịch chuyển. Giá trị tái sử dụng thường là 7. CDMA hệ thống mã hóa đa truy nhập - hệ thống sử dụng một dải tần số rộng hơn với cùng một tỉ lệ các sự phát chuyển như trong FDMA, nhưng nó không được khôi phục bởi mỗi khả năng tái sử dụng của các nhân tố là 1. nói cách khác. Mỗi cell sử dụng cùng tần số xuất hiện, và với các hệ thống khác nhau sẽ được chia thành các mã đúng hơn là tần số xuất hiện. Phụ thuộc vào diện tích thành phố, hệ thống taxi của TITI có thể không tái sử dụng trong chính thành phố đó, nhưng có thể trong thành phố gần đó, một tần số xuất hiện tương tự được sử dụng. Trong thành phố lớn, nói cách khác, tái sử dụng chắc chắn được dùng. === Di chuyển từ cell tới cell và truyền giao === Sử dụng nhiều cell nghĩa là, nếu các trạm thu phát phân bố là các máy mobile, và di chuyển từ nơi này qua nơi khác, nó có thể chuyển từ cell này sang cell khác. Các máy kiểu này phụ thuộc vào mạng, và sự truyền đạt của các thay đổi. Ví dụ, Nếu ở đó có sự kết nối liên tục, không ngừng, và ta không muốn ngắt nó, tránh việc ngắt liên kết. Trong trường hợp này, phải có sự phân biệt kết hợp rõ ràng cùng hạng giữa các trạm chính và trạm mobile. Mỗi hệ thống được dùng, sử dụng một loại của đa truy nhập độc lập trong mỗi cell, và mỗi pha sớm của quá trình truyền giao (handoff) đều được phục vụ kênh tác nhiệm mới cho các trạm thu phát mobile trên trạm cơ bản nó sẽ phục vụ. Mobile sau đó sẽ chuyển chúng từ các kênh trên các trạm cơ bản, tới các kênh mới và từ điểm đó, trên các liên kết được thay thế. Chi tiết chính xác của một hệ thống mạng mobile là chuyển từ một trạm cơ bản, đến một số lượng lớn các thay đổi từ hệ thống tới hệ thống. Ví dụ, trong truyền giao của GSM, và W-CDMA việc truyền giao các tần số trong các trạm mobile sẽ được đo đạc bởi các kênh, mà nó có thể khởi động trước. Một trong các kênh truyền được xác nhận chắc chắn, Mạng sẽ được điều khiển, và các trạm mobile được chuyển tới một kênh mới và cùng một thời gian đó, có 3 kết nối trực tiếp, nghĩa là không có sự ngắt quãng nào trong liên kết. Trong chuẩn CDMA2000 và W-CDMA với cùng tần số chuyển giao, cùng kênh chuyển sẽ chỉ định kênh nào được truyền nhậ trong cùng một thời gian (tình huống này gọi là chuyển giao mềm). Trong chuẩn IS-95 truyền giao nội bộ và hệ thống tín hiệu cũ tương tự là NMT, nó sẽ không đo được mục tiêu kênh truyền phát muốn kết nối ??. trong trường hợp khác, kĩ thuật để sử dụng là tín hiệu hoa tiêu trong hệ thống IS-95. Nghĩa là ở đó, hầu hết các gói bị gián đoạn trong kết nối sẽ được tìm bởi các kên truyền khác, so với kênh truyền cũ Nếu một kết nối được thực thi, hoặc bị ngăn chặn đứt đoạn, đó là vấn đề cho các trạm mobile phát sinh để dịch chuyển từ cell này tới cell khác trong vùng mạng. Trong trường hợp hệ thống taxi TITI, việc truyền giao sẽ không thực sự thi hành, Người lái xe sẽ di chuyển từ một nơi có tần số tới một vùng khác, Nếu như một kết nối đặc biệt bị ngắt đoạn dựa trên sự mất tín hiệu yêu cầu từ người lái xe TOTO tới người điều hành, và mệnh lệnh được lặp lại. Nếu một người lái xe lỡ tin thông báo từ tổng đài. (e.g. một yêu cầu từ lái xe trong khu vực), người kháca sẽ được lưu ý để thay thế. Nếu không có người thay thế, nhà điều hành sẽ yêu cầu lại. Hiệu ứng của tần số của một vùng phủ sóng của một cell nghĩa là với các tần số phục vụ khác nhau sẽ phục vụ tốt cho mỗi ứng dụng khác nhau. Tần số thấp. ví dụ 450 MHz NMT, phục vụ rất tốt những vùng có sóng GSM 900 (900 MHz) là giải pháp thích hợp nhất cho các vùng phủ trong thành phố. GSM 1800 (1.8 GHz) bị hạn chết bởi các công trình kiến trúc. Điều này không thuận lợi, trong việc phủ sóng, nhưng nó lại quyết định tính năng của năng lượng. Pico cells, bao phủ toàn bộ một tòa nhà, sẽ trở thành vấn đề, và các tần số giống nhau, có thể được sử dụng tại một cell với các láng giềng lân. UMTS, tại tần số 2.1 GHz rất giống với vùng phủ sóng của GSM 1800. Tại tần số 5 GHz, 802.11a Mạng không dây Wireless LANs hoàn toàn bị hạn chế tính năng thâm nhập qua tường và các công trình kiến trúc tới một phòng đơn lẻ trong một số tòa nhà. Với cùng một thời điểm, tần số 5 GHz sẽ dễ dàng xuyên qua cửa sổ và đi vào trong tường để kết hợp với hệ thống WLAN và phủ sóng tới các vùng cần thiết. Dịch chuyển tới một nơi xa nào đó, năng lượng của mạng sẽ được tăng thêm (nhiều băng thông được thỏa mãn) nhưng vùng phủ sóng sẽ bị hạn chế về tầm ảnh hưởng. Liên kết Hồng ngoại được quan tâm tới việc sử dụng trong mạng Mobile, nhưng vấn đề còn lại có giới hạn tới giới hạn ứng dụng Điểm – Điểm. Vùng dịch vụ cell cũng có thể thay đổi do nhiễu từ các hệ thống phát, cả trong và xung quanh cell đó. Điều này luôn luôn đúng trong CDMA dựa trên các hệ thống. Máy thu (thiết bị thu) yêu cầu một số truyền tín hiệu nhiễu nào đó. Khi máy thu di chuyển ra xa máy phát, công suất được phát bị giảm Khi nhiễu tăng lớn hơn công suất thu từ máy phát, và công suất của máy phát không thể được tăng thêm, tín hiệu trở nên sai lệch và cuối cùng là không thể sử dụng được. Trong các hệ thống dựa trên CDMA, ảnh hưởng của nhiễu từ máy thu tín hiệu của các mobile khác trong cùng 1 cell trên miền bao phủ là rất đáng lưu ý và có một cái tên đặc biệt là cell breathing Hệ thống radio của công ty taxi cũ, giống như một hệ thống đang nghiên cứu, sử dụng tần số thấp và một trạm phát sóng cao, đài phát thanh ở nơi có trạm phát sóng cục bộ sẽ có một cột anten để thu phát sóng. Một người có thể nói tại mỗi thời điểm đưa ra, vùng phủ sóng có thể không thay đổi với số lượng người sử dụng. tín hiệu giảm, vì tỉ lệ nhiễu tại mỗi đỉnh núi (vật cản trở) được nghe bởi người sử dụng như là tiếng gió xẹt xẹt trên đài Thí dụ, vùng phủ sóng của cell tìm kiếm trên bản đồ, được cung cấp bởi người điều hành trên trang chủ mạng, trong trường hợp cụ thể, họ có thể đánh dấu các trạm thu phát, hoặc tình huống khác, họ có thể xác định chính xác vùng làm việc, và ở đó có vùng phủ sóng mạnh nhất. == Mạng điện thoại di động == === Trạm truyền cell === Ví dụ điển hình nhất của một mạng di động là mạng điện thoại di động. Một ĐTDD là một điện thoại có thể mang đi được, cái mà nhận và thực hiện cuộc gọi qua một trạm cơ sở, hoặc tháp truyền tín hiệu. Các sóng vô tuyến được sử dụng để truyền tín hiệu tới và truyền tín hiệu đi từ ĐTDD. Các vùng địa lý rộng lớn (thể hiện vùng bao phủ của một nhà cung cấp dịch vụ) được chia thành các cell nhỏ hơn để ngăn chặn việc mất tín hiệu trên đường ngắm và số lượng lớn các điện thoại hoạt động trong một vùng. Mỗi cell site bao gồm một vùng từ.25 tới 20 dặm hoặc hơn, nhưng thông thường là khoảng từ.5 tới 5 dặm, và chồng chéo lên các cell site khác. Tất cả các cell site được nối với thiết bị chuyển đổi chuyển mạch (các "switch"), cái mà lần lượt kết nối tới mạng điện thoại chung hoặc tới chuyển mạch khác của công ty điện thoại. Khi người dùng điện thoại di chuyển từ miền cell này sang miền cell khác, bộ chuyển mạch tự động yêu cầu handset và một cell site với một tín hiệu mạnh hơn (được thông báo bở handset) để chuyển tới một kênh sóng radio mới (tần số). Khi handset phản hồi lại cell site mới, sự chuyển đổi chuyển mạch kết nối tới cell site mới. Với công nghệ CDMA, tiến trình diễn ra khác. Các handset đa CDMA chia sẻ một kênh sóng radio riêng; các tín hiệu được tách ra bằng cách sử dụng một mã giả nhiễu (PN code) riêng đối với mỗi phone. Khi người dùng di chuyển từ một cell tới cell khác, handset thiết lập các kết nối sóng radio đồng thời với nhiều cell site (hoặc các sector của cùng 1 site). Đây được gọi là "chuyển mạng mềm" vì nó không giống với công nghệ cellular truyền thống, không có một điểm nơi mà điện thoại chuyển mạch tới cell mới. Các ĐTDD đời mới sử dụng các cell vì tần số sóng radio là nguồn hạn chế và bị chia sẻ. Các cell-site và handset thay đổi tần số dưới sự điều khiển của máy tính và sử dụng các máy phát công suất thấp để số giới hạn các tần số sóng radio có được tái sử dụng bở rất nhiều người gọi với nhiễu thấp. Cụ thể, các handset CDMA phải có các điều khiển công suất ổn định tuyệt đối để tránh nhiễu với các handset khác. Một lợi ích khác là handset sẽ cần ít năng lượng pin hơn. Vì hầu hết các ĐTDD sử dụng công nghệ cellular, bao gồm GSM, CDMA, và AMPS (tương tự), thuật ngữ "cell phone" có thể được dụng thay thế cho thuật ngữ "mobile phone". Tuy nhiên, một ngoại lệ với các ĐTDD sử dụng công nghệ cellular là điện thoại vệ tinh. Các hệ thống cũ ngày trước là nguồn gốc cellular có thể vẫn được sử dụng ở những nơi thích hợp. Một số các công nghệ mobile số khác nhau bao gồm Global System for Mobile Communications (GSM), General Packet Radio Service (GPRS), Code Division Multiple Access (CDMA), Evolution-Data Optimized (EV-DO), Enhanced Data Rates for GSM Evolution (EDGE), 3GSM, Digital Enhanced Cordless Telecommunications (DECT), Digital AMPS (IS-136/TDMA), và Integrated Digital Enhanced Network (iDEN). == Xem thêm == Advanced Mobile Phone System (AMPS) Base Station Subsystem - GSM radio network Camera Phone Cellular repeater Code Division Multiple Access (CDMA) Comparison of mobile phone standards CDMA2000 DECT Enhanced Data Rates for GSM Evolution (EDGE) EV-DO GSM HIPERLAN iDEN IS-95 IS-136 Điện thoại di động Nordic Mobile Telephone (NMT) Professional Mobile Radio (PMR) Radio resource management (RRM) Signal strength Spectral efficiency comparison table Kỹ nghệ hệ thống TETRA UMTS WCDMA Mạng LAN không dây (WLAN) == Tham khảo ==
giờ phối hợp quốc tế.txt
Thời gian Phối hợp Quốc tế hay UTC, thường gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, là một chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. "UTC" không hẳn là một từ viết tắt, mà là từ thỏa hiệp giữa viết tắt tiếng Anh "CUT" (Coordinated Universal Time) và viết tắt tiếng Pháp "TUC" (temps universel coordonné). Nó được dựa trên chuẩn cũ là giờ trung bình Greenwich (GMT, tiếng Anh: Greenwich Mean Time) do hải quân Anh đặt ra vào thế kỷ thứ 19, sau đó được đổi tên thành giờ quốc tế (UT, tiếng Anh: Universal Time). Múi giờ trên thế giới được tính bằng độ lệch âm hay dương so với giờ quốc tế. Giờ quốc tế có vấn đề là vì nó định nghĩa một ngày là thời gian Trái Đất quay quanh trục của chính nó, tuy nhiên, tốc độ này không cố định, độ dài ngày theo UT không phải lúc nào cũng như nhau. Để giải quyết vấn đề này, vào giữa những năm 1980 người ta chuyển sang dùng UTC là chuẩn dùng giờ nguyên tử quốc tế (TAI), được Văn phòng Cân đo Quốc tế (tiếng Pháp: Bureau International des Poids et Mesures, BIPM) đặt ở Pavillon de Breteuil (thuộc vùng Sèvres ở Pháp) định nghĩa dựa trên hàng trăm đồng hồ nguyên tử xezi trên khắp thế giới. == Chi tiết == UTC khác với giờ nguyên tử một số giây nguyên và với giờ quốc tế UT1 một số giây lẻ. UTC thực ra là một hệ đo lường thời gian lai tạp: tốc độ của UTC được tính dựa trên chuẩn tần số nguyên tử nhưng thời điểm của UTC được đồng bộ hóa cho gần với UT thiên văn. Khi hệ các đơn vị SI công nhận giây nguyên tử, tốc độ của giây nguyên tử thường nhanh hơn tốc độ trung bình của UT trong nửa sau của thế kỷ 20. Vì lý do này, UT chậm lại so với giờ nguyên tử đo bằng các đồng hồ nguyên tử. UTC được giữ trong khoảng 0.9 giây với giờ quốc tế UT1; một vài giây nhuận được thêm (trên lý thuyết là được trừ đi) vào cuối tháng UTC khi cần thiết. Kể ra—lần chỉnh đầu tiên vào năm 1972—tất cả những điều chỉnh như vậy đều là cộng thêm và áp dụng cho các ngày 30 tháng sáu hoặc 31 tháng mười hai, trong đó giây nhuận cộng thêm được viết là T23:59:60. Việc thông báo về những giây nhuận được Dịch vụ Hệ thống Vòng quay Trái Đất và Đối chiếu Quốc tế đảm nhận, dựa trên các dự báo thiên văn chính xác của vòng quay Trái Đất. Đôi khi có giây 60 và đôi khi không có giây 59. Hè năm 2004, độ lệch giữa giờ UTC và TAI là 32 giây (độ chậm hạng nhất). Giờ UTC được viết bằng bốn chữ số sau: Hai số chỉ giờ từ 00 đến 23 Hai số chỉ phút từ 00 đến 59 Không có dấu giữa các số này. Ví dụ, 3 giờ 7 phút chiều được viết là: 1507. Để dùng trong luật lệ-thương mại và cuộc sống ngày, phần lẻ khác biệt giữa UTC và UT (hay, GMT) là cực nhỏ không tính nên theo thông tục UTC đôi khi được gọi là GMT, mặc dù điều này là hoàn toàn sai về mặt kỹ thuật. UTC là hệ thống thời gian dùng trong nhiều chuẩn Internet và World Wide Web. Đặc biệt, giao thức giờ trên mạng – NTP được thiết kế để phân phối tự động giờ trên mạng Internet. Ngoài ra, có một số loại đồng hồ UTC thực hiện bằng phần mềm. Múi giờ UT đôi khi được ký hiệu bằng chữ Z vì múi giờ hàng hải quốc tế tương đương (GMT) đã được ký hiệu bằng chữ Z kể từ năm 1950, chữ này để miêu tả không giờ kể từ năm 1920. Xem Múi giờ#Lịch sử. Bảng chữ cái phiên âm của NATO và hội vô tuyến điện nghiệp dư từng gọi Z là "Zulu", nên UT đôi khi được gọi là giờ Zulu. Chuẩn ISO 860 đã sử dụng khái niệm UTC này. == Xem thêm == Múi giờ Giờ Trái Đất Giờ Quốc tế Giờ Thiên văn Giờ nguyên tử quốc tế == Chú thích == == Liên kết ngoài == Máy chủ giờ UTC/TAI của BIPM thetimeNOW - Giờ hiện tại trên tất cả các múi giờ Giờ chuẩn của Mỹ Đài thiên văn hải quân Mỹ - Giờ quốc tế là gì? Những cập nhật giây nhuận của Dịch vụ Vòng quay Trái Đất Quốc tế Tự làm lấy đồng hồ phần cứng hiển thị giờ UTC /giờ địa phương Đặc tả W3C về ngày giờ UTC và chuẩn Internet IETF RFC 3339 Giờ Zulu Giờ Hồng Kông theo Đài thiên văn Hồng Kông
tây nam á.txt
Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Kavkaz, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi, trên các vĩ độ nhiệt đới, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch và khối khí nhiệt đới lục địa. Khí hậu nói chung là khô, nóng gay gắt. Ở đây, vai trò của các biển xung quanh như Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Đỏ và vịnh Persian hầu như không đáng kể vì đây chỉ là những biển không lớn và nằm sâu trong lục địa. Tây Nam Á đại bộ phận cũng là cảnh quan khô hạn như Trung Á và Nội Á. == Cơ quan lập pháp == Hầu hết các Cơ quan lập pháp ở Tây Á đều được tổ chức theo hệ thống đơn viện, chỉ có 2 quốc gia được tổ chức theo lưỡng viện đó là: Bahrain và Jordan. Trong đó nghị viện Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Síp có số đại biểu đông nhất, với 550 ghế. Trong đó cơ quan lập pháp của Cộng hòa Nagorno-Karabakh là nhỏ nhất, chỉ với 33 nghị sĩ. == Quốc gia == == Các lãnh thổ == Trong đa số văn cảnh, Tây Nam Á bao gồm các lãnh thổ sau: Armenia Azerbaijan Bahrain Síp Gruzia Iran Iraq Israel Jordan Kuwait Liban Oman Palestine (dải Gaza và Bờ Tây) Qatar Ả Rập Saudi Syria Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Yemen Phần châu Á của Ai Cập (bán đảo Sinai) Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia) Anatolia, Arabia, Ngoại Kavkaz, Levant, và Mesopotamia là các tiểu vùng của Tây Nam Á. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
người ơ đu.txt
Ơ Đu (theo tiếng Thái nghĩa là "thương lắm"), còn có tên gọi khác là Tày Hạt (có nghĩa là "người đói rách"), là một trong những dân tộc ít người nhất của Việt Nam và Lào. == Dân số và địa bàn cư trú == Tại Việt Nam, họ cư trú tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Theo thống kê dân số vào tháng 4 năm 1999, người Ơ Đu có 301 người. Theo ước tỉnh của Ủy ban dân tộc Việt Nam thì dân số năm 2003 vào khoảng 370 người Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Ơ Đu ở Việt Nam có dân số 376 người, có mặt tại 11 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Ơ Đu cư trú tập trung tại các tỉnh: Nghệ An (340 người, chiếm 90,4% tổng số người Ơ Đu tại Việt Nam), Thành phố Hồ Chí Minh (12 người), Hà Nội (7 người), Lâm Đồng (4 người), Đồng Nai (4 người)... Tại Lào: theo ước tính của Ethnologue thì có khoảng 194 người Ơ Đu sống tại tỉnh Xiêng Khoảng. == Lịch sử == Xưa kia người Ơ Đu cư trú suốt hai bên bờ sông Nậm Mộ, Nậm Nơn, nhưng do nhiều biến cố lịch sử, họ phải dời đi nơi khác hoặc ở lẫn vào các dân tộc khác. Hiện nay họ sống rải rác trong nhiều bản vùng sâu vùng xa thuộc huyện Tương Dương, tập trung ở hai bản Kim Hòa, Xốp Pột (xã Kim Đa) và một số cư trú lẻ tẻ ở các bản các xã kế cận, thuộc huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. == Ngôn ngữ và văn hóa == Tiếng Ơ Đu thuộc ngữ chi Khơ Mú của ngữ tộc Môn-Khmer. Nhưng hiện nay người Ơ Đu chỉ còn giữ được ý thức tự giác về tộc người, còn ngôn ngữ thì hầu như đã mất (chỉ còn một vài người biết tiếng mẹ đẻ). Họ sử dụng thông thạo tiếng Thái và tiếng Khơ Mú hoặc biết thêm tiếng Việt. Bản sắc văn hóa của người Ơ Đu mờ nhạt vì chịu ảnh hưởng của người Thái và người Khơ Mú. Trong lần tổng điều tra dân số toàn quốc năm 1989, nhiều người Ơ Đu tự khai là người Thái hay người Khơ Mú. Trang phục không có đặc tính tộc Ơ Đu mà chịu ảnh hưởng khá mạnh mẽ của cư dân Việt - Mường và Thái. Người Ơ Đu có lịch tính năm riêng, tiếng sấm đầu xuân cũng là thời điểm bắt đầu năm mới. Họ quan niệm người có hồn, khi chết, hồn biến thành ma, ma nhà chi phối mọi hoạt động của người sống trong nhà. Cho đến nay, chỉ có 1 người tốt nghiệp đại học (từ năm 1981): đó là anh Lô Kim Trọng ở bản Kim Hòa, xã Kim Đa, Tương Dương, Nghệ An, làm hiệu trưởng trường trung học cơ sở Kim Đa từ năm 1999. == Đặc điểm kinh tế == Người Ơ Đu sinh sống bằng nương rẫy. Lúa là nguồn lương thực chính, ngô, sắn, kê là lương thực phụ. Hái lượm và săn bắn vẫn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế của họ. Người Ơ Đu nuôi bò với số lượng không đáng kể nhằm lấy sức kéo. Gà, lợn nuôi thường để sử dụng vào mục đích nghi lễ, cúng bái và cải thiện bữa ăn, nhất là dịp có khách. Nghề phụ gia đình hầu như chỉ có đan lát đồ gia dụng, gần đây đã có một số gia đình có khung dệt vải. == Hôn nhân gia đình == Người Ơ Đu sống trong gia đình nhỏ, trong hôn nhân có tục ở rể, sau một thời gian chàng rể mới đưa vợ, con về nhà mình. Cũng giống như người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ), người Ơ Đu có tục đẻ ngồi tại góc nhà. Xưa kia người Ơ Đu không có tên họ, nay lấy tên họ giống của người Lào hoặc Thái, chẳng hạn như các họ Lò Khăm, Lò May, Lò Văn. == Nhà cửa == Họ còn bảo lưu một số nét văn hóa... như kiểu nhà đầu quay vào núi hay đôi được gọi là dinh luông tặng mà khi dựng cột phải theo một thứ tự nhất định. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Người Ơ Đu trên trang mạng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Người Ơ Đu trên trang mạng của Ủy ban Dân tộc Việt Nam
esaki reona.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Esaki. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Esaki Reona (江崎 玲於奈, えさき れおな) (sinh 12 tháng 3 1925) là một nhà vật lý người Nhật Bản, người đã giành giải Nobel Vật lý năm 1973 cùng với Ivar Giaever và Brian David Josephson cho công trình khám phá ra hiện tượng đường hầm lượng tử. Ông cũng được biết đến với phát minh Điốt tunnel hay Điốt Esaki, một dụng cụ dùng để phát hiện ra hiện tượng đường hầm lượng tử. Công trình nghiên cứu này được thực hiện khi Esaki làm việc tại Tokyo Tsushin Kogyo (giờ là Sony). Ông cũng là người đi tiên phong với những đóng góp trong lĩnh vực siêu mạng bán dẫn khi làm việc với IBM. == Tham khảo == Large scale integrated circuits technology: state of the art and prospects: proceedings of the NATO Advanced Study Institute on "Large Scale Integrated Circuits Technology: State of the Art and Prospects," Erice, Italy, July 15-27, 1981 / edited by Leo Esaki and Giovanni Soncini(1982) Highlights in condensed matter physics and future prospects / edited by Leo Esaki(1991) == Liên kết ngoài == Esaki Leo - Tiểu sử. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2003 từ http://www.nobel.se/physics/laureates/1973/esaki-bio.html IBM record Trung tâm lịch sử IEEE - Esaki Leo. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2003 từ http://www.ieee.org/organizations/history_center/legacies/esaki.html Lịch sử Sony - The Esaki Diode. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2003 từ http://www.sony.net/Fun/SH/1-7/h5.html Freeview video 'An Interview with Leo Esaki' by the Vega Science Trust Esaki Leo - Tổng giám đốc Trung tâm Hội nghị Quốc tế Tsukuba
turn up the radio.txt
"Turn Up the Radio" là một bài hát của ca sĩ người Mỹ Madonna nằm trong album phòng thu thứ 12 của cô là MDNA (2012). Bài hát được sáng tác và sản xuất bởi chính cô và Martin Solveig, với sự tham gia hỗ trợ viết lời từ Michael Tordjman và Jade Williams. Đây là đĩa đơn thứ tư và cũng là cuối cùng từ album, phát hành ngày 3 tháng 8 năm 2012 bởi Interscope Records. Đây là một bài hát dance-pop mang một số thể loại chịu ảnh hưởng từ nhạc điện tử. Bài hát nhận được nhiều phản ứng tích cực từ các nhà phê bình, và trở thành đĩa đơn quán quân thứ 43 của Madonna trên bảng xếp hạng Hot Dance Club Songs của Billboard, giúp cô giữ vững ngôi vị là Nghệ sĩ lên ngôi bảng xếp hạng này nhiều nhất. Một bản phối lại cho "Turn Up the Radio" còn có sự tham gia của nhóm nhạc Far East Movement. == Danh sách bài hát == EP Remix kĩ thuật số "Turn Up the Radio" (Offer Nissim Remix) — 7:28 "Turn Up the Radio" (Martin Solveig Club Mix) — 5:31 "Turn Up the Radio" (R3hab Remix) — 5:41 "Turn Up the Radio" (Madonna vs. Laidback Luke) (hợp tác với Far East Movement) — 3:23 == Đội ngũ sản xuất == Madonna — viết bài hát, sản xuất Martin Solveig — viết bài hát, sản xuất, điệu synths, trống và toàn bộ các nhạc cụ khác Jade Williams — viết bài hát Michael Tordjman — viết bài hát, synths Sarm West Studios — thu âm MSR Studios — thu âm Dữ liệu lấy từ ghi chú của MDNA (2012), Hãng thu âm Interscope == Xếp hạng == == Lịch sử phát hành == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Lời bài hát tại MetroLyrics Madonna's "Turn Up The Radio" Video: Review Revue at Idolator
người ý.txt
Người Ý là một tộc người thuộc Nam Âu sinh sống chủ yếu ở Ý. Ngôn ngữ chính của họ là tiếng Ý cũng như phương ngữ Ý. Tôn giáo chính là Công giáo Rôma. Người Ý là sự kết hợp của nhiều tộc người ở châu Âu ngoại trừ Người Ý cổ đại. Bắc Italia có sự hiện diện của người Celtic cho đến khi những người La Mã xâm chiếm và thuộc địa hóa nơi này vào thế kỷ 2. Phần miền Trung của bán đảo Italia có sự di cư của những người được gọi là Etruscans; miền Nam và Sicilia chủ yếu là người Hy Lạp di cư đến. Cách phát âm từ Italia bắt nguồn từ người Hy Lạp, những người đã sử dụng từ này để miêu tả những người Ý cổ. Hiện nay có khoảng 56 triệu người Ý bản địa sống tại Ý, khoảng 750.000 tại Thụy Sĩ, 28.000 tại San Marino. Cũng có một số lượng lớn không xác định sống tại Pháp (Nice, Corse, Savoie). Một lượng nhỏ hơn tìm thấy ở ở Slovenia và Croatia. Một lượng đáng kể dân gốc Ý tại Brasil (Người Brasil gốc Ý), người gốc Ý là tộc người đông thứ hai tại Brasil chỉ sau Người Bồ Đào Nha (khoảng 30 triệu người Brazil có liên hệ với nguồn gốc Ý). Ngoài ra, tại Argentina,Mỹ (Người Mỹ gốc Ý), Venezuela, Uruguay, Canada (Người Canada gốc Ý), Australia (Người Australia gốc Ý), Chile và ở khắp châu Âu như Bỉ, Anh, Pháp cũng có lượng tương đối dân Ý. == Nguồn gốc người Ý == == Chú thích == == Xem thêm == Danh sách người Ý
dubni.txt
Dubni (phát âm như "đúp-ni"; tên quốc tế: dubnium) là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Db và số nguyên tử 105. Đây là nguyên tố tổng hợp có tính phóng xạ, đồng vị bền nhất của nó là 268Db có chu kỳ bán rã 28 giờ. Đây là đồng vị tồn tại lâu nhất của nhóm nguyên tố chuyển tiếp actini và là sự phản ánh khả năng ổn định của lớp gần Z = 108 và N = 162 và sự ảnh hưởng của các hạt thừa trong phân rã hạt nhân. Các thí nghiệm hóa học đã cung cấp đủ bằng chứng cho thấy dubni thuộc nhóm 5 của bảng tuần hoàn. == Lịch sử == Nguyên tố 105 được các nhà khoa học Nga thông báo đầu tiên trong khoảng 1968-1970 tại Viện hợp tác nghiên cứu hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research) ở Dubna, Nga. Năm 1968, công trình nghiên cứu dựa trên việc nhận dạng các phân rã liên quan của nguyên tố 105 để biết hạt nhân sinh đôi dùng phản ứng 243Am(22Ne,xn). Họ tìm thấy phóng xạ anpha 9,40 MeV (mêga electron vôn) và 9,70 MeV và cho là các đồng vị 260105 hoặc 261105. Năm 1970, họ mở rộng nghiên cứu bằng các ứng dụng sắc ký gradient nhiệt và nhận dạng bằng sự phân hạch tự phát. Họ quan sát chất hoạt động 2.2 s SF trong một mẫu nhỏ có các đặc điểm giống niobi và gán cho nó là 261DbCl5. Vào cuối tháng 4 năm 1970, các nhà nghiên cứu dẫn đầu là Albert Ghiorso làm việc tại đại học California, Berkeley đưa ra sự tổng hợp của 260Db một cách thuyết phục trong phản ứng: 24998Cf + 157N → 260105Db + 4 n Nhóm này tuyên bố rằng 260Db phân rã sinh ra hạt anpha 9,10 MeV có chuh kỳ bán rã 1,6 giây là 256Lr. Dữ liệu phân rã đối với 256Lr trùng khớp với các giá trị tham khảo chứng minh cho các tuyên bố của họ. Các kết quả từ các nhà khoa học Berkeley đã không có xác nhận từ các phát hiện của các nhà khoa học Liên Xô về phân rã anpha 9,40 MeV hoặc 9,70 MeV của 260Db. Năm 1971, nhóm nghiên cứu người Nga đã làm lại phản ứng dùng một hệ thống cải tiến và đã xác nhận dữ liệu phân rã đối với 260Db bằng phản ứng: 243Am + 22Ne → 260Db + 5 n Năm 1976, nhóm khoa học Nga tiếp tục nghiên cứu của họ về phản ứng dùng sắc ký gradient nhiệt và đã xác nhận sản phẩm 260DbBr5. Năm 1977, all doubt was dispelled by the L X-ray elemental detection of lawrencium isotopes from the reaction: 249Cf + 15N → 260Db + 4 n Năm 1992, TWG xem xét các tuyên bố của hai nhóm nghiên cứu và kết luận rằng công nhận các kết quả phát hiện của hai nhóm. === Đặt tên === Nhóm nghiên cứu người Mỹ đã đề xuất đặt tên nguyên tố mới là hahnium (Ha), theo tên của nhà hóa học Đức Otto Hahn. Do đó, tên gọi này được hầu hết các nhà khoa học sử dụng và xuất hiện trong nhiều bài báo xuất bản lúc đó. Trong khi đó, các nhóm người Nga đề xuất đặt tên là nielsbohrium (Ns) theo tên nhà vật lý hạt nhân Đan Mạch Niels Bohr. Cuộc tranh cãi về cách đặt tên đã nổ ra giữa hai nhóm. Khi đó, IUPAC tạm đặt tên unnilpentium (Unp), là tên theo hệ thống. Những cố gắng để dung hòa vấn đề này, năm 1994, IUPAC đề xuất tên gọi là joliotium (Jl), theo tên nhà vật lý Pháp Frédéric Joliot-Curie. Hai bên phát hiện vẫn không đồng ý tên gọi cho các nguyên tố 104-106. Tuy nhiên đến năm 1997, vấn đề đã được giải quyết khi chọn tên như hiện nay dubnium (Db), theo tên thị trấm Dubna của Nga, nơi đặt trụ sở Viện hợp tác nghiên cứu hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research). IUPAC cho rằng phòng thí nghiệm Berkeley đã nhiều lần phát hiện ra các nguyên tố và đặt tên như berkeli, californi, americi và do đó chấp nhận các tên gọi rutherfordi và seaborgi cho các nguyên tố 104 và 106 cần được bù lại bằng cách công nhận những đóng góp của nhóm nghiên cứu người Nga trong việc phát hiện ra các nguyên tố 104, 105 và 106. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == WebElements.com - Dubnium
pantelleria.txt
Pantelleria (tiếng Sicilia: Pantiddirìa), Cossyra cổ đại (Maltese: Qawsra, nay là Pantellerija), là một hòn đảo thuộc Ý trong eo biển Sicilia thuộc Địa Trung Hải, nằm cách phía tây nam Sicilia 100 km (62,1 mi) và cách bờ biển phía đông Tunisia 60 km (37,3 mi). Về mặt hành chính, Pantelleria là một comune thuộc tỉnh Trapani, Sicilia. Với diện tích 83 km2 (32 sq mi), nó là đảo núi lửa vệ tinh lớn nhất của Sicilia. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == pantelleria.co.uk
thimphu.txt
Thimphu (tiếng Dzongkha: ཐིམ་ཕུ [tʰimpʰu]; trước đây được viết là Thimbu), là thủ đô và thành phố lớn nhất của Vương quốc Bhutan. Thimpu tọa lạc tại trung tâm phần miền tây Bhutan, nó và vùng thu lũng xung quanh tạo nên một phần của dzongkhag Thimphu. Thành phố được thiết lập làm thủ đô năm 1955, và sau đó được tuyên bố là thủ đô Bhutan năm 1961 bởi Druk Gyalpo thứ ba Jigme Dorji Wangchuck. Thành phố mở rộng dần theo hướng bắc nam bên sường tây của thung lũng. Thimphu là thủ đô cao thứ ba thế giới theo độ cao, trải dài trên độ cao từ 2.248 mét (7.375 foot) đến 2.648 mét (8.688 foot). Thimphu không có sân bay, mà được nối bằng đường nhựa đến sân bay Paro cách đó 54 kilômét (34 dặm). Thimphu, với vai trò trung tâm chính trị và kinh tế của Bhutan, đóng góp tới 45% GNP toàn quốc. Du lịch, dù đóng góp một phần vào nền kinh tế, được quản lý chặt chẽ, để cân bằng giữa văn hóa truyền thống và hiện đại hóa. Những địa điểm chính trị quan trọng nhất Bhutan đều nằm ở Thimphu, gồm tòa nhà Quốc hội, và Cung điện Dechencholing tại phía bắc thành phố - nơi ở của nhà Vua. == Chú thích ==
quần đảo scilly.txt
Quần đảo Scilly (tiếng Anh: Isles of Scilly, /ˈsɪli/; tiếng Cornwall: Syllan hay Enesek Syllan) nằm ở ngoài khơi đỉnh tây nam của bán đảo Cornwall trên đảo Anh. Từ năm 1890, Quần đảo đã có một cơ quan quản lý địa phương riêng biệt với Cornwall, song một số ban ngành thì vẫn chung với Cornwall và quần đảo vẫn là một phần của hạt nghi lễ Cornwall; chính quyền quần đảo không có vị thế là hội đồng hạt kể từ khi thông qua Sắc lệnh quần đảo Scilly vào năm 1930. Hội đồng nay được gọi là Hội đồng quần đảo Scilly. Công tước Cornwall sở hữu hầu hết đất đai tại quần đảo. Du lịch đóng một vai trò chính trong kinh tế địa phương, cùng với nông nghiệp. Quần đảo Scilly gồm năm hòn đảo có người sinh sống và một số đảo đá khác nhỏ hơn (tổng số là khoảng 140) nằm cách 45 km (28 mi) ngoài khơi Land's End. Tất cả các đảo đều bao gồm đá hoa cương có niên đại từ đầu kỷ Permi. Vị trí của quần đảo khiến nó có các mặt tương phản rất lớn, biển bao quanh khiến các đảo hiếm khi có sương giá hay tuyết, cho phép các nông dân địa phương trồng hoa trước những người ở đảo chính. Sản phẩm nông nghiệp chính là thủy tiên. Tiếp xúc với gió từ Đại Tây Dương khiến cho các cơn gió mạnh vào mùa đông thường xuyên thổi vào các đảo. Là một phần trong chiến dịch quảng bá 2002, tổ chức bảo tồn thực vật Plantlife đã chọn Armeria maritima làm "hạt hoa" của quần đảo. Các đảo quan trọng: (1) có người định cư cho đến năm 1855 == Tham khảo == == Đọc thêm == Woodley, George (1822) A View of the Present State of the Scilly Islands: exhibiting their vast importance to the British empire, the improvements of which they are susceptible, and a particular account of the means lately adopted for the amelioration of the condition of the inhabitants, by the establishment and extension of their fisheries. 344 p. London: Rivington == Liên kết ngoài == Isles of Scilly Tourist Information Centre Website Travel website about the Scilly Isles Isles of Scilly Area of Outstanding Natural Beauty Website Council of the Isles of Scilly Bản mẫu:Oscoor gbx Cornwall Record Office Online Catalogue for Scilly Quần đảo Scilly tại DMOZ Images of the Isles of Scilly at the National Monuments Record, English Heritage
chính trị việt nam.txt
Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng. Một hiến pháp mới được thông qua vào tháng 11 năm 2013, tái khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam (trong thời gian 1951-1976 có tên là Đảng Lao động Việt Nam) trong chính trị và xã hội, phác thảo việc tái tổ chức chính phủ và tăng cường cải cách thị trường trong nền kinh tế. Dù Việt Nam là một quốc gia đơn đảng, việc đi theo đường lối tư tưởng chính thống của Đảng đã giảm bớt phần quan trọng và ưu tiên so với mục tiêu phát triển kinh tế. == Tổng quan == Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo trục dọc với Đảng Cộng sản giữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện khác. Mô hình khác biệt này được Ủy ban pháp luật của Quốc hội Việt Nam xác nhận. Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong Hội nghị Trung ương lần thứ năm của Đảng cộng sản Việt Nam năm 2012 tại Hà Nội đã thẳng thừng bác bỏ nguyên tắc tam quyền phân lập vốn là nền tảng chính trị của hầu hết các quốc gia trên thế giới, ông cho rằng "quyền lực nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp". Cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp Việt Nam Nguyễn Đình Lộc (tại nhiệm từ năm 1992 đến 2002) thì cho là Việt Nam tuân theo mô hình "quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có phân công, phối hợp giữa các quyền lực đó" với một đảng lãnh đạo và cầm quyền. Quyền lực quan trọng nhất bên trong Chính phủ Việt Nam - ngoài Đảng Cộng sản - là các cơ quan hành pháp do hiến pháp năm 2013 quy định: các chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng. Chủ tịch nước Việt Nam hoạt động với tư cách nguyên thủ quốc gia cùng trên danh nghĩa là Thống lĩnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh. Thủ tướng Việt Nam lãnh đạo một chính phủ hiện gồm năm phó thủ tướng và 22 bộ trưởng và các ủy ban, tất cả các chức vụ và ủy ban trên đều được Quốc hội thông qua. Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2015: == Phân bố quyền lực == Hiến pháp 2013 tái khẳng định vai trò ưu tiên của Đảng Cộng sản tuy nhiên cũng theo bản hiến pháp đó thì Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyền lập pháp. Cơ quan này có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi chức năng của chính phủ. Từng được coi là một cơ quan chỉ để phê chuẩn, Quốc hội đã vươn ra tiếp nhận vai trò quan trọng hơn trong việc thực thi quyền lực thông qua trách nhiệm lập pháp, nhất trong những năm 2000 trở đi. Tuy nhiên, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo của Đảng. Khoảng gần 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên. Số còn lại dù không phải là đảng viên, nhưng phải được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua mới có thể tranh cử vào Quốc hội. Quốc hội họp hai lần một năm, mỗi lần kéo dài từ 7 đến 10 tuần; đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm. Việt Nam có một cơ quan tư pháp riêng biệt, nhưng nhánh này có vai trò khá mờ nhạt. Nói chung, số lượng luật sư còn ít và các thủ tục tòa án còn khá sơ khai. == Đảng Cộng sản == Bộ chính trị với 15 thành viên hiện nay, được bầu ra vào tháng 1 năm 2011 và do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đứng đầu, quyết định chính sách của chính phủ; Ban Bí thư gồm 10 người giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày. Dù đã có một số nỗ lực nhằm giảm sự chồng chéo giữa các vị trí của đảng và chính quyền, cách quản lý này hiện vẫn đang được áp dụng và mở rộng. Các thành viên chính của Bộ chính trị như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng hiện cũng giữ các vị trí cao trong chính phủ và Quốc hội. Ngoài ra, Đảng ủy Quân sự Trung ương của đảng, 1 thành viên từ Bộ chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng trong quân đội, quyết định chính sách quốc phòng. Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành 5 năm một lần để đưa ra phương hướng lãnh đạo của đảng và chính phủ. Đại hội toàn quốc lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành từ ngày 12 tháng 1 năm 2011 và kết thúc ngày 19 tháng 1 năm 2011 với 1.376 đại biểu. Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 175 thành viên, Uỷ viên dự khuyết là 25, do đại hội toàn quốc của đảng bầu ra, họp (thường kì) hai lần một năm. Năm 2016 Đại hội Đảng nhóm họp hơn 1510 đảng ủy từ các tỉnh thành. Danh sách ứng cử viên được Trung ương Đảng Cộng sản soạn ra và đại hội sẽ bỏ phiếu chọn 180 người (2016) vào Trung ương và 16 người vào Bộ Chính trị, đứng đầu là Tổng bí thư. Đây những nhân vật quyền lực nhất trong chính quyền. == Nhà nước == Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước Việt Nam do Quốc hội bầu ra trong số các đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Nhà nước Việt Nam bao gồm 4 cơ quan là: Cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp), tức Quốc hội Việt Nam Cơ quan hành chính nhà nước (hành pháp), tức Chính phủ Việt Nam Cơ quan xét xử nhà nước (tư pháp), tức Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam Cơ quan kiểm sát nhà nước (công tố), tức Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam === Lập pháp === Quốc hội Việt Nam theo mô hình đơn viện. Đại biểu Quốc hội do nhân dân trực tiếp bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm. Đứng đầu Quốc hội là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam do các đại biểu bầu ra. Với Việt Nam là một quốc gia độc đảng, điều này có nghĩa là chỉ có một đảng chính trị duy nhất theo luật pháp quy định có quyền nắm quyền cai trị. Chiếu theo điều 4 của Hiến pháp năm 2013 thì đảng đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người Việt Nam trong và ngoài nước, nhất là những người bất đồng chính kiến, cho rằng không có một điều luật nào trong các văn bản hiện hành cấm các chính đảng khác thành lập và hoạt động tại Việt Nam.Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một tổ chức chính trị ngoại vi của Đảng Cộng sản Việt Nam đứng làm trung gian để thông qua và thanh lọc chọn ra danh sách những người có quyền ứng cử. Trong số 500 đại biểu Quốc hội thì chỉ có khoảng 10% đại biểu không phải là đảng viên === Hành pháp === Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội Việt Nam và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ phải chấp hành: 1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội 2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội 3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước Chính phủ Việt Nam được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm. Đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng do Chủ tịch nước chỉ định trong số đại biểu Quốc hội và được Quốc hội phê chuẩn; các Phó thủ tướng do Thủ tướng chỉ định và trình cho Chủ tịch nước bổ nhiệm. Các thành viên Chính phủ do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo đề xuất của Thủ tướng và được Quốc hội phê chuẩn. === Tư pháp === và Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam là cơ quan xét nhà nước xử cao nhất - trực thuộc Chủ tịch nước. Tòa án trên nguyên tắc là cơ quan xét xử độc lập với Chính phủ. Tuy nhiên, Hiến pháp Việt Nam không chấp nhận quy chế tam quyền phân lập, tức là không tách riêng 3 nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp ra, và không cho phép 3 nhánh khống chế lẫn nhau. Đứng đầu Tòa án Tối cao là Chánh án Tối cao, do Chủ tịch nước chỉ định và Quốc hội phê chuẩn. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất. Đứng đầu Viện Kiểm sát Tối cao là Viện trưởng Kiểm sát Tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo Hiến pháp. Hiện nay, cả 3 nhánh này đều phải phối hợp trong công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới sự lãnh đạo thống nhất và toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, tính độc lập của ngành tòa án còn khá nhiều hạn chế. Tòa án thường phải nghe theo các cơ quan điều tra (Bộ Công an) và cơ quan tố tụng (Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao - trực thuộc Chủ tịch nước). == Mặt trận Tổ quốc == Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Việt Nam, là tổ chức liên minh và liên hiệp các tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo, và các đoàn thể thanh thiếu niên tại Việt Nam. MTTQVN do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong các cuộc bầu cử quốc hội tại Việt Nam, các ứng cử viên đều phải được Mặt trận Tổ quốc phê chuẩn để đưa vào danh sách ứng cử viên. Đồng thời, Mặt trận Tổ quốc còn đảm nhiệm việc giám sát cuộc bầu cử. Đứng đầu MTTQVN là Chủ tịch Mặt trận do Ủy ban Trung ương MTTQVN chọn ra với nhiệm kỳ 5 năm. == Các đảng chính trị và các cuộc bầu cử == Không có các đảng chính trị đối lập hợp pháp ở Việt Nam, dù một số nhóm đối lập có tồn tại và hoạt động ở nước ngoài, bên trong các cộng đồng người Việt tại các nước như Pháp và Hoa Kỳ. Tại Việt Nam sau năm 2006 có một số đảng đối lập hoạt động công khai, dù không được nhà nước Việt Nam chấp nhận và bị đặt ngoài vòng pháp luật. Những nhóm nổi bật gồm có Đảng Việt Tân, Đảng Vì Dân Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Dân Chủ, Đảng Nhân dân Hành Động và Chính phủ Việt Nam tự do. Chính phủ Việt Nam tự do đã tuyên bố chịu trách nhiệm về một số hành động khủng bố bên trong Việt Nam. Mặc dù có những ý kiến muốn lập ra những chính đảng khác hoạt động trong nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 10 tháng 9 năm 2013 đã khẳng định lập trưởng không chấp nhận một số điểm cơ bản, trong đó có việc không chấp nhận "hình thành tổ chức chính trị đối lập". Các đảng chính trị cũ gồm Việt Nam Quốc dân Đảng, đảng Cần Lao, và Việt Nam Duy Tân Hội ở thời thuộc địa. Ngoài ra còn có một số nhóm tự nhận "đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền" tại Việt Nam do một số người dân trong nước lập ra, mà không trực thuộc Mặt trận Tổ quốc, như Khối 8406, Liên Minh Dân Chủ Nhân quyền Việt Nam, Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. == Các khu vực hành chính == Việt Nam được chia thành 58 tỉnh: An Giang, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hải Dương, Hà Nam, Hà Tĩnh, Hoà Bình, Hậu Giang, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thừa Thiên-Huế, Tiền Giang, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc, Yên Bái. Và 5 thành phố trực thuộc trung ương (cấp Trung ương): Cần Thơ, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. == Các tổ chức quốc tế có tham gia == Việt Nam là thành viên của Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước sử dụng tiếng Pháp, ASEAN và APEC. Năm 2005 Việt Nam tham gia khai trương Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, với mục đích để thay thế ASEAN trong tương lai. Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 07 tháng 11 năm 2006. Ngoài ra Việt Nam còn tham gia ACCT, AsDB, ESCAP, FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, ICRM, IDA, IFAD, IFC, IFRCS, ILO, IMF, IMO, Inmarsat, Intelsat, Interpol, IOC, IOM (quan sát viên), ISO, ITU, NAM, OPCW, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WCL, WCO, WFTU, WHO, WIPO, WMO, WTO. == Các ý kiến đánh giá về hệ thống chính trị Việt Nam == === Hai hệ thống Đảng và Nhà nước song hành nhưng Đảng là tối thượng === Nguyên chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An nhận xét rằng Việt Nam hiện đang mắc lỗi hệ thống: "Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi. Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết... Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa". Ngoài ra, ông còn cho rằng "Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng." Cũng theo ông An, mặc dù "Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có... Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết... Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng." === Phân tán quyền lực của Chủ tịch nước === "Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ và ít có quyền lực. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước có quyền về đối nội và đối ngoại... Tòa án là nhánh tư pháp của Chủ tịch nước lại càng yếu thế... Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương)." === Không theo tam quyền phân lập === "Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng... cần phải được khắc phục theo quy luật thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập). Nếu hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai... Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiến pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng." === Thiếu cạnh tranh === "Ở nước có đa đảng tham chính, thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó... các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình. Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng... Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội." "Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng... Trong Đảng có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định... Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. " === Phe cánh, trách nhiệm tập thể === Ngoài tình thế bị Đảng Cộng sản chi phối, chính quyền Việt Nam còn có hai nhược điểm nữa là: vấn nạn phe cánh, cơ chế trách nhiệm tập thể. Theo nhà phân tích David Koh của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore thì phe cánh đã ăn sâu vào trong cơ chế nên không thể gỡ ra được. Còn về trách nhiệm tập thể của Bộ Chính trị thay vì tập trung quyền lực đã làm các hoạt động yếu ớt, kém hiệu quả, và tai hại hơn cả là hoàn toàn bế tắc. == Xem thêm == Các dạng chính phủ Chính trị Anh Chính trị Hoa kỳ == Chú thích == == Liên kết ngoài == Hiến pháp Việt Nam năm 1992 Website của Đảng cộng sản Việt Nam
1929.txt
1929 (số La Mã: MCMXXIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1929 == Sự kiện == === Tháng 1 === 10 tháng 1: Trương Học Lương dụ giết Dương Vũ Đình, Thường Ấm Hòe === Tháng 3 === 27 tháng 3: bùng phát nội chiến giữa Tưởng Giới Thạch và Lý Tông Nhân 29 tháng 3: Trung Hoa Dân Quốc thoa hiệp với Nhật Bản === Tháng 5 === 1 tháng 5: Đại hội lần thứ nhất của hội Việt Nam cách mạng thanh niên họp tại Hương Cảng 5 tháng 5: Áo Giai bùng phát chiến tranh. === Tháng 6 === 17 tháng 6: Thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng === Tháng 8 === 1 tháng 8: Tại Thượng Hải thành lập phản đế đại hội đồng. === Tháng 11 === 6 tháng 11: Tưởng Giới Thạch công đánh Phùng Ngọc Tường bất lợi == Sinh == 17 tháng 4 - James Last, nhà soạn nhạc người Đức. 5 tháng 5 - Nhạc sĩ Văn An (m. 2011) 29 tháng 5 - Đỗ Quốc Sam (mất 2010), Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam. 12 tháng 6 - Anne Frank (m. 1945) == Mất == Lê Văn Huân == Giải Nobel == Vật lý - Prince Louis-Victor Pierre Raymond de Broglie Hóa học - Arthur Harden, Hans Karl August Simon von Euler-Chelpin Y học - Christiaan Eijkman, Sir Frederick Gowland Hopkins Văn học - Thomas Mann Hòa bình - Frank Billings Kellogg == Xem thêm == == Tham khảo ==
hội nghị cấp cao đông á.txt
Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là một diễn đàn gồm các quốc gia ở châu Á được các lãnh đạo của 16 quốc gia Đông Á và khu vực lân cận tổ chức mà Khối ASEAN là trung tâm. Nga đã đệ đơn làm thành viên của khối vào năm 2005 và đang tham dự với tư cách là quan sát viên. Hội nghị lần đầu tiên được tổ chức ở Kuala Lumpur vào ngày 14 Tháng Mười hai 2005 và các cuộc họp tiếp theo sẽ được tổ chức sau các cuộc họp thường niên của lãnh đạo của khối ASEAN. == Các quốc gia tham dự == Mười sáu quốc gia có liên quan ở Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á lần đầu tiên vào Tháng Mười hai 2005 ở Malaysia và lần hai vào Tháng Giêng 2007 ở Philipines: Mười thành viên khối ASEAN Indonesia Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Brunei Việt Nam Lào Myanmar Campuchia Ba quốc gia Đông Bắc Á ASEAN+3 Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Và các quốc gia khác Ấn Độ Úc New Zealand Hoa Kỳ (gia nhập từ Hội nghị EAS VI) Nga (gia nhập từ Hội nghị EAS VI) == Các cuộc họp == == Các thành viên khả dĩ trong tương lai == Nga tham dự lần đầu tiên với tư cách là quan sát viên và đã bày tỏ ước muốn và yêu cầu được trở thành thành viên. Vị trí thành viên của họ được Trung Quốc ủng hộ . Đông Timor là ứng viên của Asean và đang chờ là thành viên trong vòng năm năm từ năm 2006 ; và khi đã là thành viên của ASEAN cũng đồng nghĩa với việc là thành viên của EAS. Pakistan và Mông Cổ được Malaysia giới thiệu là thành viên trong tương lai . Pakistan và Bangladesh được Nhật ủng hộ . Papua New Guinea được Úc giới thiệu là thành viên trong tương lai. Hoa Kỳ đã nói rằng họ hy vọng đóng một số vai trò trong tương lai của EAS. Liên minh Châu Âu cũng tỏ ý muốn có một số vai trò với tư cách là quan sát viên . Tuy nhiên, Khối ASEAN đã quyết định không kết nạp thành viên mới vào EAS trong ít nhất hai năm (khoảng chừng giữa Hội nghị lần hai và lần ba) . == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The East Asia Summit: Issues and outcomes The Council on East Asian Community East Asia New Multilateralism Hopes
điều kỳ diệu ở thành bern.txt
Điều kỳ diệu ở thành Bern là tựa tiếng Việt của phim Đức Das Wunder von Bern của đạo diễn Sönke Wortmann, sản xuất năm 2003, từ kịch bản mà ông viết chung với Rochus Hahn. Phim kể về chiến thắng phi thường của đội bóng đá quốc gia Tây Đức trong giải vô địch bóng đá thế giới 1954 ở Bern, Thụy Sĩ. Ngoài ra phim này còn nói về những khó khăn của một tù nhân chiến tranh trở về quê nhà hội nhập vào gia đình, mà đã sống nhiều năm không có ông. Nhưng song song với thành công trên của nước Đức ông ta càng ngày càng gần gũi trở lại với con trai và gia đình. == Tóm lược == Chuyện phim xảy ra vào năm 1954. Richard Lubanski (đóng bởi Peter Lohmeyer), công nhân hầm mỏ được gởi ra chiến trường, là tù nhân chiến tranh, sau những năm dài bị giam giữ tại Liên xô được về với gia đình ở thành phố Essen (vùng Ruhrgebiet), có cảm tưởng như mình đang sống với những người xa lạ. Những người con của ông bây giờ đã trưởng thành, có đời sống riêng của họ. Con trai lớn, Bruno, dò hỏi vai trò của ông dưới thời Hitler. Ingrid con gái ông, thì cặp bồ với một người lính Anh (kẻ thù cũ). Vợ ông, sau nhiều năm phải lãnh trách nhiệm cho cả gia đình, có những tư tưởng độc lập. Còn đứa con trai út, Matthias, mà ông chưa bao giờ thấy trước đó, thì hâm mộ đá banh, và những cầu thủ bóng đá lừng danh, những tên tuổi mà ông chưa bao giờ nghe tới. Nhất là cầu thủ quốc gia Helmut Rahn của đội Rot-Weiß-Essen, người mà nó ngưỡng mộ nhất và xem như là cha nó. Bởi vậy ông gặp khó khăn hòa nhập vào đời sống gia đình. Còn Helmut Rahn thì nản lòng vì không được huấn luyện viên Sepp Herberger cho là cầu thủ chính, vòng đầu chỉ được cho đá trong trận đấu với đội Hungary. Nhưng rồi thì đội Đức, được coi là ít có khả năng thắng, đã lọt vào chung kết. Rồi từ từ quan hệ giữa cha và con út tốt đẹp và gần gũi hơn sau những khó khăn ban đầu. Cũng như Helmut Rahn, một tấm gương lớn của Matthias, ban đầu không được cho đấu, đã đá vô quả 3-2 đưa tới chiến thắng cho nước Đức, gây nên tinh thần yêu nước và hứng khởi cho người Đức sau nhiều năm buồn thảm vì thua trận. Phim cũng nói về một cặp vợ chồng, vợ xuất thân từ một gia đình giàu có, chồng là phóng viên thể thao. Cả hai mang lại cho cuốn phim một phần vui tươi, và cũng cho thấy cái nhìn khác biệt của đàn ông và phụ nữ về bóng đá. == Sách báo == Christof Siemes: Das Wunder von Bern. Roman. Nach einem Drehbuch von Sönke Wortmann und Rochus Hahn. Mit zahlreichen Originalaufnahmen und einer Geschichte der Fußball-Weltmeisterschaft 1954. Kiepenheuer & Witsch, Köln 2003, ISBN 3-462-03343-3. Maik Wieczorek: Der Einfluss des Kameramanns auf den deutschen Kinofilm. Eine Fallstudie zum Film 'Das Wunder von Bern' und seinem Kameramann Tom Fährmann. VDM Verlag Dr. Müller, Saarbrücken 2011, ISBN 978-3-639-35273-3. Sonja Witte: „Das Wunder von Bern. Katharsis der Nation", in: kittkritik (Hg.) Deutschlandwunder. Wunsch und Wahn in der postnazistischen Gesellschaft, Ventil Verlag, Mainz 2007,ISBN 978-3-931555-71-9 == Liên kết ngoài == Filmheft der deutschen Bundeszentrale für politische Bildung (PDF-Format) == Chú thích ==
tiếng latinh.txt
Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna, IPA: [ˈlɪŋɡʷa laˈtiːna]) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã). Nó có tầm quan trọng đặc biệt vì là ngôn ngữ chính thức của Đế quốc La Mã. Tất cả các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh, và nhiều từ trong các ngôn ngữ hiện đại ngày nay như tiếng Anh đều dựa trên tiếng Latinh. Người ta cho rằng 80% các từ tiếng Anh có tính học thuật đều bắt nguồn từ tiếng Latinh (trong đa số trường hợp là thông qua tiếng Pháp). Hơn nữa, ở phương Tây, tiếng Latinh là một ngôn ngữ quốc tế (tiếng Ý: lingua franca), thứ tiếng dùng trong khoa học và chính trị trong suốt hơn một nghìn năm, và cuối cùng bị thay thế bởi tiếng Pháp vào thế kỷ thứ 18 và tiếng Anh vào cuối thế kỷ thứ 19. Tiếng Latinh giáo hội vẫn còn là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội Công giáo Rôma cho đến ngày nay, khiến nó trở thành ngôn ngữ chủ yếu của Thành quốc Vatican. Giáo hội Công giáo đã sử dụng tiếng Latinh làm ngôn ngữ phụng vụ chính cho đến tận những năm 1960. Tiếng Latinh cũng vẫn được dùng (chủ yếu lấy từ các gốc trong tiếng Hy Lạp) để đặt tên trong việc phân loại khoa học các vật thể sống. == Di sản == Tiếng Latinh được truyền qua một vài hình thức khác biệt với nhau, như sau đây. === Văn khắc === Nhà nghiên cứu văn khắc biết về khoảng chừng 270 000 bài văn khắc. Nhiều cái trong số văn khắc đó được xuất bản trong loạt nhiều tập tên là Corpus Inscriptionum Latinarum (CIL, "Tập văn Văn khắc tiếng Latinh"). === Văn === Có những tác phẩm của một vài trăm tác giả viết bằng tiếng Latinh đã sống sót toàn bộ hay một phần, toàn tác phẩm hay từng đoạn, để các nhà văn hiến học có thể phân tích. Tác phẩm đó vốn được xuất bản qua dạng thủ bản, rồi khi kỹ thuật in ấn được phát minh thì các tác phẩm đó được nhiều nhà xuất bản in. === Ngôn ngữ học === Vì ảnh hưởng của chế độ và công nghệ La Mã lên các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã nên các dân tộc đó mượn nhiều từ và cụm từ tiếng Latinh trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, y được, luật... Tác phẩm về y học La Mã, như tác phẩm của Claudius Galenus, là nguyên nhân người ta luôn sử dụng từ tiếng Latinh hoặc Hy Lạp cổ đại (Latinh hoá) khi sáng tạo thuật ngữ y học mới trong các ngôn ngữ châu Âu hiện đại. Hai lĩnh vực kỹ sư và luật pháp La Mã cũng có ảnh hưởng tương tự lên thuật ngữ khoa học và luật của các ngôn ngữ Tây nói chung. Trong suốt thế kỷ 16 đến thế kỷ 18 các nhà văn Anh đã tạo ra rất nhiều các từ mới từ gốc Latinh và Hy Lạp. Những từ này, được gọi đùa là những từ "sừng đựng mực" (inkhorn) hay "bình mực" (inkpot) — ám chỉ giới văn sĩ và học giả. Nhưng nhiều trong số những từ này chỉ được tác giả dùng một lần và sau đó thì quên hẳn, tuy nhiên cũng còn sót lại một số từ. Imbibe, extrapolate, và inebriation đều là những ngôn từ kiểu "bình mực" tạo ra từ các từ Latinh hay Hy Lạp. Sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, tiếng Latinh đã phát triển thành nhiều ngôn ngữ Rôman. Những thứ tiếng này chỉ dùng để nói trong hàng thế kỷ, trong khi đó tiếng Latinh vẫn được dùng để viết. (Chẳng hạn như tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Bồ Đào Nha đến tận năm 1296 mới bị thay thế bởi tiếng Bồ Đào Nha.) Các ngôn ngữ Rôman xuất phát từ tiếng Latinh bình dân, đây là tiếng nói phổ biến lại có xuất xứ từ một thứ tiếng cổ hơn đã sinh ra chuẩn của tiếng Latinh cổ điển chính thức. Latinh và các tiếng Rôman khác nhau ở chỗ (chẳng hạn như) Rôman có phân biệt trọng âm, trong khi đó tiếng Latinh có phân biệt độ dài các nguyên âm. Trong tiếng Ý và tiếng Sardegna, có sự phân biệt độ dài các phụ âm và trọng âm, tiếng Tây Ban Nha chỉ phân biệt trọng âm, và tiếng Pháp ngay cả trọng âm cũng không phân biệt. Một khác biệt lớn giữa các ngôn ngữ Rôman và tiếng Latinh ở chỗ các tiếng Rôman, ngoại trừ tiếng România, không còn dùng cách ở cuối từ ngoại trừ một vài đại từ. Tiếng România vẫn còn năm cách (trong đó cách công cụ không còn dùng nữa). === Giáo dục === Suốt lịch sử châu Âu, sự hiểu biết về các nền văn hoá cổ điển được coi là cần thiết khi muốn tham gia vào giới học giả, còn việc biết tiếng Latinh là một phần thiết yếu của sự hiểu biết đó. Hiện nay sự quan trọng của tiếng Latinh đã giảm xuống nhiều, nhưng vẫn còn có nhiều trường trung học và đại học dạy tiếng Latinh. Ngày nay, các lớp học tiếng Latinh trong các trường trung học và đại học chủ yếu nhắm đến việc dạy dịch các văn bản bằng tiếng Latinh sang các ngôn ngữ hiện đại, chứ không phải dạy làm công cụ giao tiếp. Vì thế, kỹ năng đọc được đặc biệt nhấn mạnh, trong khi đó kỹ năng nói và nghe chỉ được trình bày sơ qua. Tuy vậy, những người ủng hộ phong trào tiếng Latinh sống tin rằng tiếng Latinh có thể hoặc nên được giảng dạy giống như các ngôn ngữ hiện đại khác; tức là nên dạy cả nói lẫn viết. Các tổ chức dạy tiếng Latinh sống bao gồm Vatican và Đại học Kentucky. Ngoài ra, ở Mỹ có một tổ chức phát triển khá mạnh, chuyên dạy tiếng Latinh cho học sinh phổ thông là National Junior Classical League. == Lịch sử == Lịch sử của tiếng Latinh được chia thành một vài giai đoạn lịch sử riêng biệt. Từng giai đoạn thể hiện một vài sự khác biệt tinh vi về từ vựng, cách sử dụng, chính tả, hình thái, cú pháp... Tuy nhiên, vì các nhà khoa học khác nhau sẽ nhấn mạnh các đặc điểm khác nhau nên có thể chia thành các giai đoạn khác nhau hay đặt tên khác cho các giai đoạn. Hơn nữa, tiếng Latinh Giáo hội là tiếng Latinh được các tác giả thuộc Giáo hội Công giáo Rôma sử dụng qua tất cả các giai đoạn lịch sử. === Tiếng Latinh cổ đại === Dạng sớm nhất của tiếng Latinh người ta biết đến là tiếng Latinh cổ đại, được sử dụng vào thời đại Vương quốc La Mã đến phần giữa thời đại Cộng hoà La Mã. Hình thức ngôn ngữ này được biết đến qua văn khắc và tác phẩm văn học sớm nhất bằng tiếng Latinh, như các tác phẩm hài kịch của Plautus và Terentius. Trong thời đại này bảng chữ cái Latinh được phát triển dựa vào bảng chữ cái Etrusca. Lúc đầu chữ Latinh được viết từ phải qua trái, rồi trở nên theo lối đường cày, rồi rốt cuộc đi từ trái qua phải. === Tiếng Latinh cổ điển === Vào cuối thời đại cộng hoà và đầu thời đế quốc, một dạng tiếng Latinh mới là tiếng Latinh cổ điển nảy sinh, được những nhà hùng biện, nhà thờ, lịch sử và người hay chữ khác sáng tạo. Đây là dạng của thứ tiếng được sử dụng trong các tác phẩm cổ điển nổi tiếng nhất, được dạy trong trường ngữ pháp và hùng biện. === Tiếng Latinh bình dân === Phân tích ngữ văn của tác phẩm Latinh cổ đại —như các tác phẩm của Plautus có chứa một vài câu bằng thứ tiếng thông thường— chỉ ra rằng thứ tiếng nói là "tiếng Latinh bình dân" (mà Cicero gọi là sermo vulgi hay "cách nói của quần chúng nhân dân") tồn tại đồng thời cùng với tiếng Latinh cổ điển viết. Thứ tiếng thông thường này rất ít khi được viết, nên các nhà ngữ văn học chỉ có thể nghiên cứu một vài từ và cụm từ lẻ được tác giả cổ điển nêu lên hay câu đề lên tường. Khi Đế quốc La Mã sụp đổ thì tiêu chuẩn đào tạo giảm xuống. Người ta bắt đầu viết bằng một dạng của thứ tiếng giống cách nói thông thường hơn, được gọi là tiêng Latinh hậu kỳ. Lúc đó những dân tộc được La Mã hoá ở châu Âu cũng phát triển ngôn ngữ địa phương. Dù các ngôn ngữ địa phương này có khác với nhau (như thứ tiếng nào khi được lan truyền rộng cũng sẽ vậy), nhưng cách nói của những vùng bây giờ là Tây Ban Nha, Pháp, Bồ Đào Nha, Ý vẫn giống nhau một cách đáng ngạc nhiên về hệ thống và cách phát triển âm vị, nhờ ảnh hưởng ổn định của nền văn hoá chung là Công giáo Rôma. Ngôn ngữ địa phương của vùng bây giờ là România toả ra nhiều hơn vì bị tách biệt từ ảnh hưởng thống nhất của phần Tây của đế quốc. Khi nhà Umayyad Hồi giáo xâm chiếm bán đảo Iberia vào năm 711 thì những ngôn ngữ địa phương khác mới bắt đầu toả ra thật. Muốn nghiên cứu tiếng Latinh bình dân thì nhà ngôn ngữ học có thể nghiên cứu các từ của các ngôn ngữ Rôman không được sử dụng trong tiếng Latinh cổ điển. Một ví dụ là từ "con ngựa": tiếng Ý là cavallo, Pháp là cheval, Tây Ban Nha là caballo, Bồ Đào Nha là cavalo, Catalunya là cavall... mà tiếng Latinh cổ điển là equus. Trong tiếng Latinh thì từ caballus là từ tiếng long được sử dụng một cách thông thường. Vào cuối thế kỷ 9, tiếng Latinh bình dân tan rã tạo ra nhiều thứ tiếng riêng biệt là nhóm ngôn ngữ Rôman. Lúc đó tài liệu sớm nhất viết bằng ngôn ngữ Rôman xuất hiện. Tuy nhiên, lúc đó người ta bình thường viết bằng tiếng Latinh trung cổ và ít khi viết bằng ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ Rôman nào đó. === Tiếng Latinh trung cổ === Tiếng Latinh trung cổ là tiếng Latinh được sử dụng trong khoảng lịch sử hậu cổ điển mà không có dân tộc nào nói tiếng Latinh một cách thông thường nữa. Tiếng Latinh nói đã phát triển thành nhóm ngôn ngữ Rôman. Tuy nhiên trong giới học thức và giới chính thức thì tiếng Latinh vẫn được sử dụng. Thêm hơn nữa, tiếng Latinh này khuếch trường đến vùng trước đó không lúc nào người ta nói tiếng Latinh, như vùng có dân tộc German hoặc Slav. Tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ để các dân tộc thuộc Đế quốc La Mã Thần thánh và các quốc gia đồng minh có thể nói với nhau. === Tiếng Latinh thời Phục Hưng === Trong thời đại Phục Hưng tiếng Latinh trở lại là ngôn ngữ nói nhờ nhà chủ nghĩa nhân văn sử dùng thứ tiếng này. Họ muốn tiếng Latinh trở nên như xưa, nên họ sản xuất ban điều chỉnh của các tác phẩm cổ điển, tựa vào thủ bản còn sống sót. Qua nỗ lực của họ nên tiếng Latinh trung cổ được "sửa" và trở nên gần tiếng Latinh cổ điển hơn. === Tiếng Latinh thời kỳ cận đại === Trong thời kỳ cận đại, tiếng Latinh vẫn là ngôn ngữ quan trọng nhất của nền văn hoá châu Âu. Vì vậy nên cho đến tận cuối thế kỷ 17 đa số những cuốn sách và gần như tất cả các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Latinh. Sau thời kỳ cận đại thì đa số các văn kiện ngoại giáo được viết bằng tiếng Pháp hoặc ngôn ngữ bản xứ nào đó khác theo thoả thuận chung. === Tiếng Latinh hiện đại === Tổ chức lớn nhất bây giờ vẫn sử dụng tiếng Latinh một cách chính thức và chuẩn chính thức là Giáo hội Công giáo Rôma. Tiếng Latinh có thể được sử dụng trong nghi thức thánh lễ, dù bây giờ những ngôn ngữ bản xứ được sử dụng nhiều hơn. Tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Toà Thánh và là ngôn ngữ chính của tạp chí của nó là Acta Apostolicae Sedis. Khoá sau đại học về luật giáo hội tại các trường đại học giáo hoàng cũng được dạy bằng tiếng Latinh, và sinh viên khi viết bài thì phải viết bằng tiếng Latinh. Tiếng Latinh cũng được một vài tổ chức đa ngôn ngữ, như Liên minh châu Âu sử dụng khi không thể sử dụng tất cả các ngôn ngữ của tổ chức đó. Ví dụ, trên các đồng xu và tem thư của Thuỵ Sĩ vì không có chỗ viết tên quốc gia bằng cả bốn ngôn ngữ chính thức nên tên được viết bằng tiếng Latinh là "Helvetia". Có một vài phim xảy ra vào thời kỳ xưa, như Sebastiane và Nỗi khố hình của Chúa, có những diễn viên nói bằng tiếng Latinh để phim hiện thực hơn. Cũng có bài hát có lời bằng tiếng Latinh, như trong opera Vua Oedipus của Igor Stravinsky. Nhiều tổ chức và đơn vị hành chính ở thế giới phương Tây có khẩu hiệu bằng tiếng Latinh. Ví dụ khẩu hiệu của Canada là "A mari usque ad mare" ("Từ biển tới biển"), còn đại học Harvard có khẩu hiệu là "Veritas" ("Sự thật"). Thỉnh thoảng có kênh truyền thông sử dụng tiếng Latinh cho người hăng hái về tiếng Latinh. Một vài ví dụ là Radio Bremen tại Đức và Yle tại Phần Lan. Cũng có nhiều trang mạng và diễn đàn do người hăng hái về tiếng Latinh viết, như Wikipedia tiếng Latinh có hơn một trăm nghìn bài bằng tiếng Latinh. Nhiều trường trung học ở châu Âu và châu Mỹ có lớp học tiếng Latinh. == Hệ thống âm vị == Vì tiếng Latinh cổ điển được nói trước khi có thiết bị thu âm, nên không thể biết chắc cách phát âm lúc đó là như thế nào. Dù vậy nhưng có nhiều cách để phục dựng nó. Có tư liệu gồm lời giải thích rõ ràng về cách phát âm do tác giả cổ điển viết. Những lỗi chính tả, tư liệu gồm chơi chữ, từ nguyên và chính tả của từ mượn do ngôn ngữ khác mượn từ tiếng Latinh cũng củng cấp nhiều thông tin. === Phụ âm === Những âm vị phụ âm của tiếng Latinh được liệt kê trong bảng dưới đây. Các phụ âm đôi được phát âm dài hơn. Trong tiếng Việt hiện tượng này chỉ xảy ra giữa hai chữ, như trong "hơn nữa"' mà trong đó có /nn/ đôi, giống nn trong từ tiếng Latinh annus ("năm, mùa"). === Nguyên âm === ==== Nguyên âm đơn ==== Tiếng Latinh cổ điển có tương phản nguyên âm ngắn và dài. Vào thời đại cổ điển, những nguyên âm dài có phẩm chất khác với những nguyên âm ngắn, như có thể xem trong bảng trên đây. Vào thời đại cổ điển đó thì tiếng Latinh cũng có hai nguyên âm /ʏ yː/, được sử dụng trong từ mượn từ tiếng Hy Lạp, nhưng nhiều người phát âm hai âm đó như /ɪ iː/ hoặc như /ʊ uː/. ==== Nguyên âm đôi ==== Tiếng Latinh cổ điển có một vài nguyên âm đôi. Nguyên âm đôi phổ biến nhất là ⟨ae au⟩. Cũng có âm ⟨oe⟩ hiếm có, và những âm ⟨ui eu ei ou⟩ rất ít khi có trong từ thuần Latinh. Tiếng Latinh cổ đại vốn có nhiều nguyên âm đôi hơn, nhưng phần lớn trở thành nguyên âm đơn dài ở đầu thời đại tiếng Latinh cổ điển. Cả hai âm đôi ⟨ai⟩ lẫn sự nối tiếp hai âm đơn ⟨āī⟩ của tiếng Latinh cổ đại trở thành ⟨ae⟩, còn ⟨ei⟩ bình thường trở thành ⟨ī⟩. Hai âm đôi ⟨oi⟩ lẫn ⟨ou⟩ trở thành ⟨ū⟩, ngoại trừ trong một vài từ, mà trong đó ⟨oi⟩ trở thành ⟨oe⟩. Hai cách thay đổi này thỉnh thoảng xảy ra trong hai từ có cùng một gốc — đó là lý do tiếng Latinh cổ điển có đôi như poena "sự trừng phạt" và pūnīre "trừng phạt". Trong tiếng Latinh bình dân và trong những ngôn ngữ Rôman thì những âm đôi ⟨ae au oe⟩ hoà vào ⟨e ō ē⟩. Đây cũng là cách phát âm của những người ít học trong thời đại tiếng Latinh cổ điển rồi. == Cách viết == Tiếng Latinh được viết bằng chữ cái Latinh, sinh từ bảng chữ cái Ý cổ đại, vốn có nguồn gốc là bảng chữ cái Hy Lạp mà có nguồn gốc là bảng chữ cái Phoenicia. Bảng chữ cái này sau đó được sử dụng để viết những ngôn ngữ gốc Rôman, Celt, Gécman, Balt, Finn, và nhiều ngôn ngữ Slav. Thêm hơn nữa, bảng chữ cái này được nhiều ngôn ngữ khác trên thế giới sử dụng, như tiếng Việt, những ngôn ngữ Nam Đảo, nhiều ngôn ngữ nhóm Turk, và đa số các ngôn ngữ ở châu Phi hạ Sahara, châu Mỹ và châu Đại Dương, để nó là bảng chữ cái được sử dụng rộng nhất trên thế giới. === Các chữ cái === Số chữ cái đã thay đổi một vài lần. Lúc đầu khi mới sinh từ bảng chữ cái Etrusca thì chỉ có 21 chữ cái. Sau đó, chữ G được thêm vào để viết âm /ɡ/, mà trước đó âm này được viết bằng chữ C; còn chữ Z không được sử dụng trong tiếng Latinh nên bị bỏ. Sau đó, hai chữ cái Y và Z được thêm vào để có thể chuyển chữ hai chữ cái upsilon và zeta trong những từ mượn từ tiếng Hy Lạp. Chữ W được sáng tạo vào thế kỷ 11 tựa vào chữ ghép VV. Chữ này được sử dụng để viết /w/ trong những ngôn ngữ Gécman — tiếng Latinh không sử dụng chữ này vì sử dụng V. Vào thời Hậu kỳ Trung Cổ chữ J mới được phân biệt với chữ I, còn chữ U với V cũng vậy. === Các chữ cái và cách phất âm === Bảng này liệt kê những chữ cái phụ âm của tiếng Latinh cùng cách phát âm. Trong bảng dưới này có các nguyên âm của tiếng Latinh. Những nguyên âm đôi được viết bằng hai chữ cái nguyên âm, ví dụ như /ae̯/ được viết ⟨ae⟩ hoặc ⟨æ⟩… Tuy nhiên, thỉnh thoảng những chữ ghép vậy không phải là nguyên âm đôi mà là hai nguyên âm riêng, như trong aēnus [aˈeː.nʊs] "bằng đồng". === Dấu === Tiếng Latinh cổ điển không sử dụng dấu câu, không phân biệt chữ hoa với chữ thường, và không có khoảng cách giữa các từ. Nhiều khi dấu sóng (tiếng Latinh: apex, giống dấu sắc) được sử dụng trên những nguyên âm dài ⟨Á É Ó V́ Ý⟩. Nguyên âm /iː/ dài bình thường được viết bằng chữ I cao hơn ⟨ꟾ⟩ (tiếng Latinh: i longa, tạm dịch: "i dài"). Trong sách sản xuất vào thời hiện đại thì những nguyên âm dài bình thường được viết bằng dấu gạch ngang ở trên: ⟨ā ē ī ō ū⟩, còn nguyên âm ngắn dù bình thường không có dấu nhưng để phân biệt một vài đôi từ nên sẽ có dấu trăng: ⟨ă ĕ ĭ ŏ ŭ⟩. Thỉnh thoảng dấu chấm giữa (tiếng Latinh: interpunctus) được sử dụng để cách từ. Ví dụ, câu đầu tiên trong bài thơ thứ ba của Catullus vốn được viết như vậy: LV́GÉTEÓVENERÉSCVPꟾDINÉSQVE (tạm dịch: "Hãy than khóc, những người Venus và Cupido ơi") hoặc với dấu chấm giữa: LV́GÉTE•Ó•VENERÉS•CVPꟾDINÉSQVE. Trong ấn bản hiện đại thì người ta bình thường viết như vậy: Lugete, O Veneres Cupidinesque hoặc: Lūgēte, Ō Venerēs Cupīdinēsque. === Cách viết khác === Chữ thảo La Mã cổ đại (tiếng Latinh: antīqua cursīva rōmāna) có mặt trên nhiều tấm bảng sáp được đào ra ở nhiều chỗ, như gần thành trì. Nhiều tầm như vậy được tìm thấy tại Vindolanda gần Trường thành Hadrianus trên Đảo Anh. Đáng ngạc nhiên là phần lớn của các tấm bảng tại Vindolanda có khoảng cách giữa các từ, mà làm như vậy rất hiếm có trong những câu khắc từ thời đại đó. Thỉnh thoảng người ta đã viết tiếng Latinh bằng chữ khác: Ghim cài Praeneste là một cái ghim cài áo từ thế kỷ 7 TCN có câu viết bằng tiếng Latinh cổ đại sử dụng bảng chữ cái Etrusca. Ván sau của Hộp tráp của Franks từ đầu thế kỷ 8 có câu khắc luân phiên từ tiếng Anh cổ bằng chữ rune sang tiếng Latinh bằng chữ Latinh rồi sang tiếng Latinh bằng chữ rune. == Đặc điểm về ngữ pháp == Tiếng Latinh là một thứ tiếng tổng hợp hay biến tố: các phụ tố được gắn vào các gốc cố định để diễn tả giống, số, và cách của các tính từ, danh từ và đại từ (quá trình này được gọi là biến cách hoặc dēclīnātiō bằng tiếng Latinh), cũng như ngôi, số, thì, thể, trạng, và thức đối với động từ (được gọi là chia động từ hoặc coniugātiō). Cũng có từ không biến cách hay chia — như phó từ, giới từ, thán từ. Vì tiếng Latinh sử dụng cách và chia động từ, nên nhiều khi một cụm từ mà tiếng Việt sử dụng nhiều từ thì trong tiếng Latinh lại chỉ là một từ. Một ví dụ là: Trong ví dụ này, từ tiếng Việt "sẽ" trong tiếng Latinh là hậu tố -bi- được đặt sau gốc từ amā-, còn chủ ngữ của động từ ("người đó") là hậu tố -t. Tuy nhiên, nhiều khi không thể chia từ thành hậu tố không một cách rõ như thế, ví dụ như trong amō, có nghĩa là "tôi yêu". Trong dạng này, gốc từ vẫn là amā-, còn hậu tố của ngôi thứ nhất số đơn thì hiện tại là -ō. === Danh từ === Những danh từ tiếng Latinh được chia thành ba giống: đực, cái, trung. Khi có tính từ đi kèm với một danh từ nào đó thì tính từ đó phải biến thể để phù hợp với giống của danh từ này. Từng danh từ có nhiều dạng, tuỳ số và cách. Có hai số: số ít và số nhiều. Có bảy cách chỉ vai trò của từ trong câu, để thứ tự từ không quan trọng như trong tiếng Việt. Cách chủ ngữ: dùng làm chủ ngữ của câu hoặc làm vị ngữ của hệ từ. Ví dụ: "Người con gái đã chạy." — Puella cucurrit. Cách sở hữu: dùng khi danh từ là người sở hữu của một đồ nào đó, như ví dụ "chủ của nô lệ" — dominus servī, hoặc khi danh từ chỉ bộ phân, định lượng… như trong ví dụ "Ly đầy rượu vang." — Poculum plēnum vīnī est. Cách nhận (hay còn gọi là cách cho, cách gián bổ…): dùng làm bổ ngữ gián tiếp của động từ và với một vài giới từ. Ví dụ: "Nhà buôn trao áo stola cho người phụ nữ." — Mercātor fēminae stolam trādit. Cách đổi (hay còn gọi là cách trực bổ): dùng làm bổ ngữ trực tiếp của động từ và sau những giới từ chỉ hướng đi. Ví dụ: "Người đàn ông giết chàng trai." — Homō necāvit puerum. Cách tách (hay còn gọi là cách công cụ): thể hiện tách biệt, nguồn gốc, nguyên nhân… Ví dụ: "Bạn đã đi dạo cùng chàng trai." — Cum puerō ambulāvistī. Cách xưng hô: dùng để gọi người hay vật. Phần lớn các danh từ không phân biệt cách xưng hô với cách chủ ngữ; chỉ có những từ thuộc cách biến thể thứ hai có đuôi là -us sẽ có -e trong cách xưng hô số ít, còn nếu đuôi là -ius thì cách xưng hô số ít sẽ có -ī. Ví dụ: ""Chủ ơi!" nô lệ gọi." — "Domine!" clāmāvit servus. Cách vị trí: dùng để diễn tả vị trí. Cách này không được sử dụng nhiều như các cách khác và bình thường chỉ được dùng với tên hồ, tỉnh, hành, từ chỉ về nhà, đất, quê… Ví dụ: "ở nhà" — domī. Những hậu tố có dạng nào thì tuỳ vào danh từ. Có thể chia các danh từ tiếng Latinh thành năm lớp theo cách biến thể, rồi trong từng lớp cách biết thể thì những danh từ trong đó có hậu tố giống nhau. Cũng có một vài từ không thể chia vào lớp nào, nên đó là từ bất quy tắc. Bảng này chỉ cách chia danh từ rosa ("hoa hồng"): === Tính từ === Trong tiếng Latinh, những tính từ phải hợp về cách, số và giống với danh từ. Có hai lớp biến thể: một lớp giống lớp biến thể thứ nhất và thứ hai của các danh từ, còn lớp khác giống lớp biến thể thứ ba của các danh từ. Ví dụ, từ mortuus, mortua, mortuum ("đã chết", giống đực/cái/trung) được biến thể như danh từ thuộc cách biến thể thứ nhất khi giống cái, như danh từ thuộc cách biến thể thứ hai giống đức khi giống đức, còn như danh từ thuộc cách biến thế thứ hai giống trung khi giống trung. Những tính từ cũng có dạng cấp so sánh và dạng cao cấp. Ví dụ như từ fōrmōsus, fōrmōsa, fōrmōsum ("đẹp", giống đực/cái/trung) có dạng fōrmōsior, fōrmōsius ("đẹp hơn", giống đực và giống cái đều là bằng nhau) và fōrmōsissimus, fōrmōsissima, fōrmōsissimum ("đẹp nhất"). Những động từ có nhiều dạng phân từ được biến thể và sử dụng giống như tính từ. === Giới từ === Vị ngữ của những giới từ có thể sử dụng hai cách: cách đổi và cách tách. Ví dụ: "trước mặt của chàng trai" — apud puerum (từ puerum là cách đổi của từ puer) "không với con trai" — sine puerō (từ puerō là cách tách của từ puer) === Động từ === Các động từ trong tiếng Latinh có sáu thì (hiện tại, hoàn thành, không hoàn thành, quá khứ xa, tương lai đơn, tương lai xa), ba trạng (trình bày, mệnh lệnh, cầu khẩn, cùng với dạng vô định, phân từ, danh động từ, động danh từ), ba ngôi (nhất, hai, ba), hai số (đơn, nhiều), hai thể (chủ động, bị động) và ba thức (hoàn thành, chưa hoàn thành, trạng thái). Bảng này chứa một vài dạng của động từ amō ("yêu") làm ví dụ: == Từ vựng == Vì tiếng Latinh là một ngôn ngữ gốc Ý, nên phần lớn từ vựng của nó có gốc Ý, và vốn có gốc trong ngôn ngữ Ấn-Âu nguyên thuỷ. Tuy nhiên, vì người La Mã tiếp xúc một cách sâu sát với dân tộc Etrusca nên không chỉ lấy bảng chữ cái Etrusca để thích nghi làm bảng chữ cái của mình nhưng cũng mượn nhiều từ từ tiếng Etrusca sang tiếng Latinh. Hai ví dụ là persōna ("mặt nạ") và histriō ("diễn viên"). Tiếng Latinh cũng mượn từ vựng từ tiếng Osca, một ngôn ngữ gốc Ý khác. Sau khi xâm chiếm được Taranto (năm 272 trước Công nguyên) dân tộc La Mã bắt đầu "Hy Lạp hoá": họ lấy đặc trưng của nền văn hoá Hy Lạp để sáp nhập vào nền văn hoá của mình. Khi làm vậy thì người La Mã cũng mượn nhiều từ từ tiếng Hy Lạp như: camera ("phòng có trần vòm"), symbolum ("ký hiệu"), balineum ("nhà tắm")… Vì quá trình "Hy Lạp hoá" này nên chữ Y và Z được thêm vào bảng chữ cái để có thể viết những âm vị của tiếng Hy Lạp. Những người La Mã cũng lấy nghệ thuật, y học, khoa học, triết học… của Hy Lạp mang về bán đảo Ý. Kết quả là nhiều thuật ngữ khoa học và triết học trong tiếng Latinh là từ mượn từ tiếng Hy Lạp, hoặc là từ thuần Latinh với nghĩa mở rộng ra theo gương của tiếng Hy Lạp. Vì đế quốc La Mã bành trướng rồi lập liên hệ kinh doanh với những bộ lạc châu Âu ngoài đế quốc, nên tiếng Latinh mượn một vài từ từ những ngôn ngữ Trung Âu như: từ beber ("hải ly") có gốc German và từ brācae ("quần") có gốc Celt. Những ngôn ngữ địa phương của tiếng Latinh chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ khác có trong vùng. Các ngôn ngữ địa phương này sau đó trở thành những ngôn ngữ Rôman. Khi Kitô giáo đã được đưa vào xã hội La Mã thì tiếng Latinh nhận từ vựng liên quan đến Kitô giáo. Từ vựng đó đôi khi là từ mượn từ tiếng Hy Lạp hoặc tiếng Do Thái, đôi khi là từ mới sáng tạo từ từ vựng tiếng Latinh. Vào thời Trung cổ tiếng Latinh không ngừng mượn từ của những ngôn ngữ xung quanh, lúc đó gồm tiếng Anh cổ và những ngôn ngữ German khác. Qua các thời đại, những người nói tiếng Latinh không ngừng sáng tạo từ mới qua hai quá trình thêm phụ tố và tạo từ phức. Ví dụ, tính từ omnipotēns ("có quyền vô hạn") được sáng tạo từ tính từ omnis ("cả, mỗi") và tính từ potēns ("hùng mạnh"). Sử dụng quá trình này cũng có thể thay đổi từ loại, ví dụ như lấy động từ tạo danh từ vân vân. == Xem thêm == === Về tiếng Latinh === Ngữ pháp Latinh Cách đọc và phát âm Latinh Biến cách Latinh Chia động từ Latinh Danh sách các từ Latinh và các từ tiếng Anh phái sinh nhóm danh từ theo cách công cụ Trật tự từ trong Latinh === Về di sản văn học Latinh === Văn học Latinh Ngôn ngữ Rôman Thư viện cổ điển Loeb Danh sách các nhóm từ Latinh Danh sách các thành ngữ Latinh Brocard Danh sách các nhóm từ Latinh và Hy Lạp thường dùng trong định danh khoa học Tên Latinh của các thành phố châu Âu Tên Latinh của các thành phố châu Âu Carmen Possum == Chú thích == == Nguồn tham khảo == Allen, William Sidney (2004). Vox Latina – a Guide to the Pronunciation of Classical Latin (bằng tiếng Anh) (ấn bản 2). Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-22049-1. Diringer, David (1996) [1947]. The Alphabet – A Key to the History of Mankind (bằng tiếng Anh). New Delhi: Munshiram Manoharlal Publishers Private Ltd. ISBN 81-215-0748-0. Herman, József; Wright, Roger (Translator) (2000). Vulgar Latin (bằng tiếng Anh). University Park, PA: Pennsylvania State University Press. ISBN 0-271-02000-8. Holmes, Urban Tigner; Schultz, Alexander Herman (1938). A History of the French Language (bằng tiếng Anh). New York: Biblo-Moser. ISBN 0-8196-0191-8. Jenks, Paul Rockwell (1911). A Manual of Latin Word Formation for Secondary Schools (bằng tiếng Anh). New York: D.C. Heath & Co. Pei, Mario; Gaeng, Paul A. (1976). The story of Latin and the Romance languages (bằng tiếng Anh) (ấn bản 1). New York: Harper & Row. tr. 76–81. ISBN 0-06-013312-0. Sacks, David (2003). Language Visible: Unraveling the Mystery of the Alphabet from A to Z (bằng tiếng Anh). London: Broadway Books. tr. 80. ISBN 0-7679-1172-5. Sihler, Andrew L. (1995). New Comparative Grammar of Greek and Latin (bằng tiếng Anh). Oxford University Press. ISBN 978-0-19-508345-3. Truy cập 12 tháng 3 năm 2013. == Liên kết bên ngoài == Ethnologue cho tiếng Latinh Corpus Scriptorum Latinorum, danh mục web tương đối hoàn chỉnh các từ ngữ Latinh và ý nghĩa của chúng Dự án Perseus có nhiều trang rất hay để tìm hiểu về văn học của các ngôn ngữ cổ điển, có cả từ điển Latinh tương tác. của William Whitaker - chương trình từ điển trực tuyến có khả năng truy tìm nhiều dạng của từ. Retiarius.Org có công cụ tìm kiếm văn bản Latinh. Từ điển Latinh-Anh và ngữ pháp Latinh của trường đại học Notre Dame Tài liệu Latinh Các bài và từ điển bằng tiếng Latinh. Các chương trình học Latinh trên mạng http://sprachprofi.de.vu/latin Sách giáo khoa ở Wikibooks bằng tiếng Anh về La Tinh Thư viện Latinh có nhiều văn bản điện tử Latinh Textkit có sách học và văn bản điện tử Latinh. Từ điển Latinh–Anh: phiên bản Rosetta của Webster. Tham khảo ngôn ngữ Từ điển xuyên ngữ có công cụ tìm kiếm riêng. Chuyển dịch giữa Latinh và tiếng Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha. Rhetor của Gabriel Harvey - xuất bản lần đầu năm 1577 và từ đó chưa được tái bản.
dãy núi hoàng liên sơn.txt
Dãy núi Hoàng Liên Sơn là một dãy núi ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Gọi là Hoàng Liên Sơn vì trên dãy này có nhiều cây hoàng liên. Người Thái gọi dãy núi này là Khau Phạ nghĩa là "sừng trời". Dãy núi Hoàng Liên Sơn rộng 30 km, chạy dài 180 km theo hướng tây bắc-đông nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía tây tỉnh Yên Bái. Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao Sơn, đoạn tận cùng phía đông nam của dãy núi Himalaya. Phần tây bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800 m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143 m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao 3.542 m), cao nhất Đông Dương. Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090 m, Pú Luông cao 2.938 m. Hoàng Liên Sơn có khí hậu lạnh quanh năm và mưa nhiều. Ngoài ra, đá ở dây là mác ma phun trào, mác ma xâm nhập. Còn đất chư yếu là mùn núi cao do địa hình núi cao. Rừng ở Hoàng Liên Sơn gồm hai kiểu chính: rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh núi cao. Trong khu vực dãy núi này có Vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn. Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất ở Việt Nam, được xem là nóc nhà của Đông Dương. Phía dưới đỉnh núi xa xa là thị trấn Sa Pa nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển. Nơi đây trong một ngày có bốn mùa, là nơi nghỉ mát lý tưởng cho khách du lịch.
the great ziegfeld.txt
The Great Ziegfeld là một phim ca nhạc do hãng MGM sản xuất năm 1936. Phim có các bản nhạc gốc của Walter Donaldson và Irving Berlin. Các tác phẩm của Irving Berlin đã được trình diễn trong loạt kịch Ziegfeld Follies tại Broadway các năm 1918, 1919 và 1920. Các diễn viên trong phim này gồm có William Powell (vai Ziegfeld), Myrna Loy (vai Billie Burke), Luise Rainer (vai Anna Held), Nat Pendleton (vai Eugen Sandow), Frank Morgan, Virginia Bruce và Dennis Morgan. Các vai Fanny Brice và Ray Bolger do chính họ đóng. The Great Ziegfeld có nhiều cảnh mô tả thái độ tùy tiện trong cuộc sống của Ziegfeld cùng với chuyện trong loạt kịch Ziegfeld Follies. Chẳng hạn, bài Rhapsody in Blue của George Gershwin chưa hề được trình diễn trong loạt kịch Ziegfeld Follies, và tiết mục "Pretty Girl" đã được viết cho loạt kịch Ziegfeld Follies năm 1919, chứ không phải kịch thời sự trình diễn lần đầu, như mô tả trong phim. == Các vai diễn == William Powell vai Florenz Ziegfeld, Jr. Myrna Loy vai Billie Burke Luise Rainer vai Anna Held Frank Morgan vai Jack Billings Fanny Brice vai Herself Virginia Bruce vai Audrey Dane Ray Bolger vai Ray Bolger Nat Pendleton vai Eugen Sandow Cũng có vai diễn của đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ tương lai Pat Nixon (vai 1 Ziegfeld Girl). == Các giải thưởng == Phim này đoạt 3 Giải Oscar: Giải Oscar cho phim hay nhất - Metro-Goldwyn-Mayer (Hunt Stromberg, nhà sản xuất) Giải Oscar cho nữ diễn viên chính xuất sắc nhất - Luise Rainer Giải Oscar cho chỉ đạo múa xuất sắc nhất - Seymour Felix - điệu múa "A Pretty Girl Is Like a Melody". Phim cũng được đề cử cho 4 giải Oscar khác: Giải Oscar cho chỉ đạo nghệ thuật xuất sắc nhất - Cedric Gibbons, Eddie Imazu và Edwin B. Willis Giải Oscar cho đạo diễn xuất sắc nhất - Robert Z. Leonard Giải Oscar cho biên tập - William S. Gray Giải Oscar cho kịch bản gốc hay nhất - William Anthony McGuire == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Great Ziegfeld tại Internet Movie Database
chùa một cột.txt
Chùa Một Cột hay Chùa Mật (gọi theo Hán-Việt là Nhất Trụ tháp 一柱塔), còn có tên khác là Diên Hựu tự (延祐寺) hoặc Liên Hoa Đài (蓮花臺, "đài hoa sen"), là một ngôi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam. == Lịch sử == Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Nhưng theo cuốn Hà Nội-di tích lịch sử và danh thắng, nhóm các nhà sử học Đinh Xuân Lâm, Doãn Đoan Trinh, Dương Trung Quốc, Nguyễn Quang Ân, Nguyễn Thanh Mai, Đàm Tái Hưng tiến hành nghiên cứu văn bia dựng tại chùa năm Cảnh Trị thứ 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông, do Tỳ Khưu Lê Tất Đạt khắc ghi, thì thấy rằng: tại vị trí chùa Một Cột ngày nay, vào thời nhà Đường (năm Hàm Thống thứ nhất) một cột đá trên có ngôi lầu ngọc (với tượng Phật Quan Âm ở trong) đã được dựng giữa một hồ nước vuông. Vua Lý Thái Tông thường đến cầu nguyện, được hoàng tử nối dõi, liền tu sửa lại thành chùa, xây thêm một ngôi chùa bên cạnh chùa Một Cột (cách 10 m về phía Tây Nam) và đặt tên cả quần thể chùa này là Diên Hựu tự (với nghĩa là "phúc lành dài lâu" hay "Phước bền dài lâu"). Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho đặt mìn để phá chùa Một Cột. Báo Tia Sáng ngày 10 tháng 9 năm 1954 đưa tin "..., chùa Một Cột di tích liệt hạng của Hà Thành đã sụp đổ sau một tiếng nổ long trời lở đất..." Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ. Chùa Một Cột chỉ có một gian nằm trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen. Truyền thuyết kể lại rằng, chùa được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông (1028-1054) và theo gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Vào năm 1049, vua đã mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà. Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu. Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 Âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn. Đến năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho sửa ngôi chùa và cho dựng trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Năm 1108, Nguyên phi Ỷ Lan sai bày tôi đúc một cái chuông rất to, nặng den một vạn hai nghìn cân, đặt tên là "Giác thế chung" (Quả chuông thức tỉnh người đời). Đây được xem là một trong tứ đại khí - bốn công trình lớn của Việt Nam thời đó - là: tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, vạc Phổ Minh và tượng Quỳnh Lâm. "Giác thế chung" đúc xong nặng quá không treo lên được, để dưới mặt đất thì đánh không kêu. Người ta đành bỏ chuông xuống một thửa ruộng sâu bên chùa Nhất Trụ, ruộng này có nhiều rùa, do đó có tên la Quy Điền chuông (chuông ruộng rùa). Đến thế kỷ 15, giặc Minh xâm lược, chiếm thành Đông Quan (Hà Nội). Năm 1426 Lê Lợi đem nghĩa quân Lam Sơn ra đánh, vây thành rất gấp. Quân Minh thiếu thốn vũ khí đạn dược, tướng Minh là Vương Thông bèn sai người đem phá chuông Quy Điền lấy đồng. Quân Minh thua trận, nhưng chuông Quy Điền thì không còn nữa. Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)". Đến thời nhà Trần, chùa đã không phải là ngôi chùa nhà Lý nữa vì sách cũ đã ghi: Năm 1249, "...mùa xuân, tháng giêng, sửa lại chùa Diên Hựu, xuống chiếu vẫn làm ở nền cũ...". Chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922. Đài Liên Hoa chúng ta thấy hiện nay được sửa chữa lại năm 1955 do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng đảm nhiệm, sau khi bị đặt mìn giật sập bởi toán lính công giáo của linh mục Lê Hữu Từ và Hoàng Quỳnh vào ngày 10 tháng 9 năm 1954. Thiền sư Huyền Quang (1254-1334) có một bài thơ về chùa Một Cột như sau: Cạnh chùa Một Cột ngày nay còn có một ngôi chùa có cổng tam quan, với bức hoành phi ba chữ "Diên hựu tự", nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049, để mở rộng quy mô cho chùa Một Cột trong việc thờ cúng, tụng kinh Phật và sinh hoạt của các tăng ni (trong quần thể chùa Diên Hựu lúc đó). Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18 (đợt trùng tu năm 1847), phụ vào với chùa Một Cột. Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu hiện đại (tức là quần thể chùa Diên Hựu xưa) được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. Ngày 4 tháng 5 năm 2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là "Kỷ lục Việt Nam" và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất" cho chùa Một Cột. == Kiến trúc == Theo tài liệu lịch sử, lối kiến trúc một cột có từ trước đời nhà Lý. Ở Hoa Lư, Ninh Bình trong ngôi chùa Nhất Trụ mà con gái vua Đinh Tiên Hoàng tu hành, có một cây cột đá cao, tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm, đề niên hiệu thời Lê Hoàn (981–1005). Phía trên cột là tòa sen chạm. Năm Long Thụy Thái Bình thứ năm đời Lý Thánh Tông (1058) có xây điện Linh Quang ở Thăng Long, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột tám cạnh hình bông sen. Như vậy, trước khi xây chùa Một Cột, lối kiến trúc đó đã là một thực tế nghệ thuật cổ truyền. Ngôi chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật bà Quan Âm để thờ. Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho mở rộng kiến trúc khu chùa có thêm hồ Linh Chiểu. Về sau, quy mô chùa Một Cột chỉ còn lại ngôi chùa nhỏ trên cột đá như hình ảnh hiện nay. Thực dân Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã cho nổ mìn phá chùa. Tuy nhiên, chùa đã được trùng tu cơ bản như trước. Chùa Một Cột hiện nay bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3 m, mái cong, dựng trên cột cao 4 m (không kể phần chìm dưới đất), đường kính 1,2 m có cột đá là 2 khúc chồng lên nhau thành một khối. Tầng trên của cột là hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ cho ngôi đài ở trên. Đài Liên Hoa có mái ngói, bốn góc uốn cong, trên có Lưỡng long chầu nguyệt. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền, không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa. Ngày nay không có những cánh sen trên cột đá như đã nói đến trong bia văn thời nhà Lý, nhưng ngôi chùa dựng trên cột vươn lên khỏi mặt nước vẫn là kiến trúc độc đáo, gợi hình tượng một bông sen vươn thẳng lên khỏi ao. Ao được bao bọc bởi hàng lan can làm bằng những viên gạch sành tráng men xanh. Kiến trúc chùa xây dựng gần với kiến trúc nhà Hậu Lê. Trong vườn chùa hiện có một cây bồ đề sum xuê từ đất Phật, do tổng thống Rajendra Prasad tặng nhân dịp Chủ tịch Hồ Chí Minh qua thăm Ấn Độ năm 1958. Ngày nay, chùa Một Cột là một trong những điểm tham quan du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội. == Biểu tượng chùa Một Cột == Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại và Khách sạn "Hà Nội - Matxcova". == Xem thêm == Danh sách chùa Hà Nội Chùa Nhất Trụ Chùa Nam Thiên Nhất Trụ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam Phim tài liệu chùa Một Cột ở Hà Nội trên kênh H1
the star-spangled banner.txt
"The Star-Spangled Banner", tạm dịch là Lá cờ lấp lánh ánh sao, là quốc ca chính thức của Hoa Kỳ. Lời được viết vào năm 1814 bởi Francis Scott Key, một luật sư và nhà thơ nghiệp dư, sau khi ông chứng kiến cảnh pháo đài McHenry bị quân Anh oanh tạc trong Chiến tranh năm 1812. Bài này được phổ biến là một bài hát yêu nước sau khi được phổ nhạc theo bài tửu ca To Anacreon in Heaven của Anh, nhưng chỉ được trở thành quốc ca khi Quốc hội Hoa Kỳ thông qua một nghị quyết vào ngày 31 tháng 3 năm 1931. == Nhạc == Phần nhạc trong Quốc ca Hoa Kỳ do John Stafford Smith, một nhà soạn nhạc người Anh, sáng tác. John Stafford Smith sinh ngày 30 tháng 3 năm 1750 và qua đời ngày 21 tháng 9 năm 1836. Ông là người đàn phong cầm cho nhà thờ và cũng là một nhà nghiên cứu âm nhạc. John Stafford Smith là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đã cẩn thận sưu tầm các tác phẩm của Johann Sebastian Bach. Tuy nhiên, John Stafford Smith được nổi tiếng chỉ vì ông viết nhạc cho bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát này được viết vào khoảng giữa thập niên 1760, lúc Smith vẫn còn là một thiếu niên. Lời bài hát do Ralph Tomlinson đặt và nó trở thành bài hát chính thức của Anacreontic Society, hiệp hội nhạc sĩ tài tử viết nhạc trữ tình tại Luân Đôn. Bài hát nhanh chóng được phổ biến tại Anh Quốc và Hoa Kỳ. Khoảng 50 năm sau, vào năm 1814, Francis Scott Key viết bài thơ Defence of Fort McHenry để hát với giai điệu của bài "To Anacreon in Heaven". Bài hát được nhiều người tại Hoa Kỳ yêu mến. Năm 1931, Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị Tổng thống Herbert Hoover thông qua dự luật công nhận bài hát trên là Quốc ca Hoa Kỳ. Bài hát với lời thơ của Francis Scott Key và phần nhạc do John Stafford Smith viết. Hai tác giả đã qua đời mà không biết mình nhận được vinh dự cao quý đó. == Lời tiếng Anh == . I. O, say can you see by the dawn's early light What so proudly we hailed at the twilight's last gleaming? Whose broad stripes and bright stars through the perilous fight, O'er the ramparts we watched were so gallantly streaming? And the rocket's red glare, the bombs bursting in air, Gave proof through the night that our flag was still there. Hợp xướng O, say does that star-spangled banner yet wave O'er the land of the free and the home of the brave? II. On the shore, dimly seen through the mists of the deep, Where the foe's haughty host in dread silence reposes, What is that which the breeze, o'er the towering steep, As it fitfully blows, half conceals, half discloses? Now it catches the gleam of the morning's first beam, In full glory reflected now shines in the stream Hợp xướng 'Tis the star-spangled banner! Oh long may it wave O'er the land of the free and the home of the brave. III. And where is that band who so vauntingly swore That the havoc of war and the battle's confusion, A home and a country should leave us no more! Their blood has washed out of their foul footsteps' pollution. No refuge could save the hireling and slave From the terror of flight and the gloom of the grave Hợp xướng And the star-spangled banner in triumph doth wave O'er the land of the free and the home of the brave. IV. Oh! thus be it ever, when freemen shall stand Between their loved home and the war's desolation! Bles't with victory and peace, may the heav'n rescued land Praise the Power that hath made and preserved us a nation. Then conquer we must, when our cause it is just, And this be our motto: "In God is our trust." Hợp xướng And the star-spangled banner in triumph shall wave O'er the land of the free and the home of the brave. == Lời Việt == Lời Quốc ca Hoa Kỳ đã được nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, hiện sống tại San Jose, California, đặt lời tiếng Việt như sau: Ô! Kìa bầu trời cao. Phấp phới bay cờ sọc sao. Dù trời sáng hay ban chiều Nhìn cờ bay với bao tự hào Giữa sa trường đầy gian lao Vẫn tung bay cờ sọc sao Lồng lộng gió trên chiến hào Hồn non sông hiên ngang vẫy chào. Đầy trời rền vang tiếng phá Tiếng bom gào như xé gió Hãy vững tin trong đêm dài Nhìn lên lá cờ còn đây Điệp khúc: Người ơi hay chăng lá cờ hào hùng, trong gió bay vẫy vùng. Miền Tự Do lòng ta yêu dấu! Là quê hương những anh hùng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Quốc ca Mỹ đã ra đời như thế nào?, BBC, 28/8/2015 Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (hòa tấu) Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (có lời) Tải xuống bài The Star-Spangled Banner (hợp xướng) Tập tin MIDI
malé.txt
Malé ( /ˈmɑːl.eɪ/, phát âm địa phương: [ˈmɑːlɛ], tiếng Dhivehi: މާލެ) là thủ đô và thành phố đông dân nhất Cộng hòa Maldives. Đây là một trong những thành phố có mật độ dân số cao nhất thể giới, với dân số 133.412 người và diện tích 5,8 km.2 Thành phố về mặt địa lý tọa lạc tại phía nam nhóm đảo san hô Bắc Malé (nhóm đảo san hô Kaafu). Về mặt hành chính, thành phố gồm một đảo trung tâm, một đảo sân bay, và hai đảo khác được quản lý bởi Hội đồng Thành phố Malé.aaa Đây từng là đảo của Vua, mà tại đó những vị quân chủ cai quản đất nước và là nơi cung điện tọa lạc. Thành phố khi đó được gọi là Mahal. Nó từng là một thành phố với tường thành và cổng ra vào (doroshi). Cung điện hoàng gia (Gan'duvaru) và pháo đài đã bị phá huỷ dưới thời tổng thống Ibrahim Nasir, sau khi nền quân chủ bị xóa bỏ năm 1968. Những năm gần đây, đảo đã được mở rộng nhờ dự án lấy đất lấn biển. == Tổng quan == Malé tọa lạc tại phía nam nhóm đảo san hô Kaafu, trung tâm thành phố nằm ở đảo Malé. Ba đảo khác cũng giúp hình thành nên thành phố. Bến cảng thương mại ở đảo chính cũng là tâm điểm của mọi hoạt động thương mại quốc gia. Đảo chính được hiện đại hóa cao độ, với phần công trình xây dựng chiếm toàn bộ đảo. Gần một phần ba dân sô Maldives sống tại thủ đô, dân số đã tăng lên từ 20.000 người năm 1987 tới 100.000 người năm 2006. Nhiều người Maldivies và những cư dân ngoại quốc tại những phần khác của Maldives vẫn đến đảo để sống trong một thời gian vì đây là trung tâm hành chính và kinh tế đất nước. == Tham khảo ==
dax.txt
DAX 30 (Deutscher Aktien IndeX 30, tên khác Deutscher Aktien-Index 30) là chỉ số chứng khoán quan trọng nhất của Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt. Chỉ số này được tính dựa trên 30 loại cổ phiếu Blue-Chip được giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt. == Danh sách cổ phiếu trên DAX == Tính đến tháng 9 năm 2008 chỉ số này gồm những công ty sau đây Adidas AG Allianz BASF Bayer AG BMW Commerzbank Continental AG Daimler AG Deutsche Bank Deutsche Börse Deutsche Lufthansa Deutsche Post Deutsche Postbank Deutsche Telekom E.ON Fresenius Medical Care Henkel Hypo Real Estate Infineon Technologies K+S Linde AG MAN AG Merck KGaA METRO AG Munich Re (Münchener Rück) RWE SAP AG Siemens AG ThyssenKrupp Volkswagen AG (Tập đoàn Volkswagen) == Các công ty bị thay thế == Altana (bị thay bởi Merck KGaA) TUI (bị thay bởi K+S) == Xem thêm == MDAX == Tham khảo == == Liên kết ngoài == DAX homepage Bloomberg page for DAX:IND
thung lũng silicon.txt
Silicon Valley (tiếng Anh của Thung lũng Silicon) là phần phía Nam của vùng vịnh San Francisco tại phía Bắc California ở Mỹ. Ban đầu tên này được dùng để chỉ một số lượng lớn các nhà phát minh và hãng sản xuất các loại chíp silicon (bộ xử lý vi mạch bằng silic), nhưng sau đó nó trở thành cái tên hoán dụ cho tất cả các khu thương mại công nghệ cao (high tech) trong khu vực. Silicon Valley bao gồm bộ phận phía bắc của thung lũng Santa Clara và một số cộng đồng kế cận của miền nam bán đảo Bán đảo San Francisco cùng Vịnh Đông. Địa phận của nó kéo dài ước chừng từ Menlo Park (nằm trên bán đảo) và Fremont/Newark tại Vịnh Đông xuống thông qua San Jose, và điểm trung tâm của nó ước chừng là điểm Sunnyvale ở California. Đường 17 là hành lang thông qua dãy Santa Cruz vào đến Thung lũng Scotts và Santa Cruz, trong quận Santa Cruz, là con đường mà nhiều người cho rằng nó trực thuộc địa phận của Silicon Valley. == Nguồn gốc của tên gọi == "Silicon Valley" là cái tên được nhà báo Don Hoefler đặt cho vào năm 1971. Ông lấy nó làm tiêu đề cho loạt các bài báo của mình, gọi tên là "Silicon Valley USA", đăng trong thương mại tuần báo Electronic News, khởi đầu phát hành vào ngày 11 tháng 1 năm 1971. Silicon ám chỉ đến độ tập trung cao độ của các ngành công nghiệp liên quan đến công nghệ bán dẫn và công nghệ vi tính trong vùng. Chữ Valley (thung lũng) ám chỉ đến thung lũng Santa Clara, nằm ở cực Nam của vịnh San Francisco. Cái tên này còn có thể được áp dụng để chỉ các vùng lân cận nằm ở hai bên vịnh San Francisco. Tại đó, nhiều ngành công nghiệp được phát triển một cách nhanh chóng. Về địa lý mà nói, nếp gấp của bề mặt trái đất tạo nên Silicon Valley, cũng đồng thời tạo nên vịnh San Francisco nữa — điều khác biệt duy nhất giữa chúng là độ cao. Trong rất nhiều năm giữa hai thập niên 1970 và thập niên 1980, các nhà báo thường nhắc đến nó với cái tên Silicone Valley. Đây là cái tên người ta dùng trước khi nó trở thành một cái tên thông dụng trong nền văn hóa của Hoa Kỳ. Do không quen thuộc với silic, các tác giả viết báo chí thường hiểu nhầm nó là một chữ đánh vần sai của chữ silicone, một chất liệu dùng để trét (caulking), để bơm ngực (breast implants) và còn là chất liệu dùng trong nhiều sản phẩm khác được giới thiệu với công chúng gần đây. == Những tập đoàn nổi tiếng == Hàng ngàn tập đoàn công nghệ có trụ sở ở Silicon Valley; trong số đó, những tên sau đây nằm trong danh sách Forbes 500: Adobe Systems Advanced Micro Devices (AMD) Agilent Technologies Altera Apple Computer Applied Materials BEA Systems Cadence Design Systems Cisco Systems Corsair Memory DreamWorks Animation eBay Electronic Arts Facebook Google Hewlett-Packard Intel Intuit Juniper Networks Logitech Maxtor National Semiconductor Network Appliance NVIDIA Corporation Oracle Corporation Siebel Systems Sun Microsystems Symantec Synopsys Varian Medical Systems Xilinx Yahoo! Thêm vào đó, các tập đoàn danh tiếng có trụ sở ở Silicon Valley bao gồm (một số không còn tồn tại hay đã bị sáp nhập): Adaptec Atmel Cypress Semiconductor Foundry Networks McAfee Knight-Ridder LSI Logic Netscape (được AOL mua lại) NeXT Computer, Inc. (bây giờ là của Apple) Palm, Inc. PalmSource, Inc. PayPal (bây giờ là một phần của eBay) Rambus Redback Networks Sumco USA (trước đây là Sumitomo) Silicon Graphics TiVo 3Com VA Software (Slashdot) VeriSign Veritas Software (được Symantec mua lại) VMware (Được EMC mua lại) SV Probe Phù hợp với tôn chỉ của mình, Silicon Valley cũng là nơi đặt trụ sở chính của Fry's Electronics, một công ty bao gồm nhiều siêu thị (superstore) bán các vật liệu công nghệ cao high tech. Danh sách các tập đoàn lớn nhất, xem Category:Companies based in the Silicon Valley == Các trường đại học == Đại học Carnegie Mellon (West Coast Campus) Đại học San José Đại học Santa Clara Đại học Stanford Các trường đại học sau đây không có trụ sở ở Silicon Valley, nhưng có các phương tiện dùng cho nghiên cứu và cho các người tốt nghiệp đại học: Đại học Tiểu bang California tại East Bay (California State University) Đại học California tại Davis Đại học California tại Berkeley Đại học California tại Santa Cruz == Các thành phố == Một số thành phố nằm ở Silicon Valley (theo thứ tự bảng chữ cái): Campbell Cupertino Los Altos Los Gatos Menlo Park Mountain View Milpitas Palo Alto Redwood City San Jose Santa Clara Saratoga Sunnyvale Một số thành phố nằm gần Silicon Valley có thể được xem thuộc vùng này: Oakland Hayward Union Fremont Newark Santa Cruz Union == Các trung tâm công nghệ khác cũng có tên valley == Các người phát triển kế hoạch của chính phủ và kinh doanh mạng lưới thích sử dụng tên "valley" để diễn tả khu vực của họ giống như thành quả đã đạt được của Silicon Valley; ví dụ, the Vale do Aço. Bangalore thường được gọi là "Silicon Valley của Ấn Độ" bởi vì nó đã trở thành một trung tâm công nghệ cao. Cũng là nơi đặt đại bản doanh của hơn 1.000 công ty công nghệ hàng đầu gồm: IBM, Intel, Dell, Cisco, Sun Microsystems và Oracle. Bởi nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, vốn tiếng Anh tốt cùng tiền lương rẻ gấp 8 lần so với Mỹ. Nhưng nếu so sánh với Silicon Valley ở California thì Bangalore cần một thời gian dài để bắt kịp. Silicon Valley nổi tiếng vì các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ, nhưng ở Bangalore dân chúng thích gia nhập công ty hơn là bắt đầu dự án kinh doanh. == Ghi chú == == Đọc thêm == Hackers: Heroes of the Computer Revolution by Steven Levy, Garden City, New York: Anchor Press/Doubleday (1984) Behind the Silicon Curtain: The Seductions of Work in a Lonely Era, Dennis Hayes, London: Free Association Books (1989) Silicon Valley, Inc.: Ruminations on the Demise of a Unique Culture, The San Jose Mercury News (1997) Cultures@Silicon Valley, J. A. English-Lueck, Stanford: Stanford University Press (2002) The Silicon Valley of Dreams: Environmental Injustice, Immigrant Workers, and the High-Tech Global Economy, David Naguib Pellow and Lisa Sun-Hee Park, New York University Press (2003) What the Dormouse Said: How the Sixties Counterculture Shaped the Personal Computer Industry, John Markoff, Viking (2005) Silicon Follies: A Dot.Comedy, Thomas Scoville, Pocket Books (2000) The Silicon Boys: And Their Valleys Of Dreams, David A. Kaplan, Harper Perinneal (April 2000), ISBN 0-688-17906-1 == Xem thêm == === Các trung tâm công nghệ trong nước Mỹ === Tam giác Nghiên cứu (Reserch Triangle) - Bắc Carolina Route 128 - Massachusetts (còn được gọi là "Thung lũng Silicon bờ biển miền Đông") Ngõ Silicon - New York Rừng Silicon - Portland, Oregon Đồi Silicon - Texas Telecom Corridor (Thảo nguyên Silicon) - Richardson, ngoại ô của Dallas, Texas Tech Coast - Southern California Eastside - Puget Sound === Các trung tâm công nghệ quốc tế === Bắc thung lũng Silicon - chung quanh Ottawa, Ontario, Canada Zhangjiang High Tech Park, Thượng Hải, Trung Quốc Zhong Guan Cun - Bắc Kinh, Trung Quốc Hsinchu Science Park - Hsinchu, Đài Loan Smart Village, Cairo, Ai Cập Sophia Antipolis - giữa Nice và Cannes, Pháp Dresden, Germany (Silicon Valley của Đức) Bangalore, Ấn Độ (Silicon Valley của Ấn Độ) HITECH City, Hyderabad, Ấn Độ Dublin, Ireland (Silicon Valley của châu Âu) Multimedia Super Corridor - Kuala Lumpur, Malaysia Guadalajara, Jalisco, México (Silicon Valley của Mexico) Wireless Valley - Stockholm, Thụy Điển Dubai Internet City, Dubai, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất M4 corridor - giữa Luân Đôn và Reading, Anh Quốc Campinas, São Paulo, São José dos Campos, São Carlos (Silicon Valley của Brasil) == Liên kết ngoài == Lịch sử thung lũng máy tính (Silicon Valley) ở California Tham khảo về Don Hoefler Trang trọng tâm về tin tức Silicon Valley, backed by the San Jose Mercury News Silicon Valley 150 for beginning of 2004 as a PDF file Silicon Valley Association of Startup Entrepreneurs The Silicon Valley Cultures Project Stanford Linear Accelerator center The Silicon Valley Tarot (Humor) Growth of a Silicon Empire Được Henry Norr công bố cuối năm 1999 trong tờ San Francisco Chronicle Douglas Engelbart Red tile roofs in Bangalore: Stanford's look copied in Silicon Valley and beyond Varian Brothers Xerox PARC Daily news from SiliconBeat
1 tháng 4.txt
Ngày 1 tháng 4 là ngày thứ 91 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 92 trong mỗi năm nhuận). Còn 274 ngày nữa trong năm. == Sự kiện == 286 – Hoàng đế Diocletianus thăng tướng Maximianus làm đồng hoàng đế với danh hiệu Augustus và trao cho người này quyền kiểm soát các khu vực phía tây của Đế quốc La Mã. 457 – Quân đội La Mã tôn Majorianus làm hoàng đế. 528 – Linh Thái hậu tuyên bố một con gái của Bắc Ngụy Hiếu Minh Đế là trai và lập làm hoàng đế, song bị Nguyên Chiêu thay thế vào hôm sau, tức là ngày Giáp Dần (26) tháng 2 năm Mậu Thân. 1028 – Sau khi dẹp xong loạn Tam vương, Thái tử Lý Phật Mã lên ngôi trước linh cữu của Lý Thái Tổ, trở thành quân chủ thứ hai của triều Lý, tức Lý Thái Tông, tức ngày Kỉ Hợi (4) tháng 3 năm Mậu Thìn. 1865 – Nội chiến Hoa Kỳ: Trận Five Forks. 1867 – Các khu định cư Eo biển gồm Singapore, Penang, Malacca trở thành một thuộc địa vương thất của Anh. 1919 – Kiến trúc sư Walter Gropius thành lập trường phái Staatliches Bauhaus tại Weimar. 1924 – Adolf Hitler bị tuyên án 5 năm tù do tham gia vào "Đảo chính nhà hàng bia". Tuy nhiên, ông chỉ phải ngồi tù trong chín tháng, trong thời gian này ông viết tác phẩm Mein Kampf. 1939 – Nội chiến Tây Ban Nha: Tổng thống lĩnh Francisco Franco tuyên bố Nội chiến kết thúc khi những lực lượng cuối cùng của Đệ nhị Cộng hòa Tây Ban Nha đầu hàng. 1945 – Quân đội Hoa Kỳ đổ bộ lực lượng lên đảo Okinawa, mở màn cho trận đánh cuối cùng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai. 1946 – Các khu định cư Eo biển giải thể, Penang và Malacca cùng với các quốc gia tại Malaya hình thành Liên hiệp Malaya. 1947 – Do anh là George chết trẻ, Pavlos trở thành quốc vương của Hy Lạp. 1948 – Chiến tranh Lạnh: Cuộc phong tỏa Berlin — Lực lượng quân sự dưới quyền Đông Đức, tiến hành phong tỏa trên bộ với Tây Berlin. 1948 – Quần đảo Faroe giành được quyền tự trị từ Đan Mạch. 1954 – Tổng thống Hoa Kỳ Dwight D. Eisenhower cho phép hình thành Học viện Không quân Hoa Kỳ tại Colorado. 1967 – Bộ Giao thông Hoa Kỳ bắt đầu hoạt động. 1975 – Trong khi lực lượng Khmer Đỏ bao vây Phnom Penh, Lon Nol tuyên bố từ chức Tổng thống nước Cộng hòa Khmer và nhanh chóng đào tẩu ra ngoại quốc. 1976 – Steve Jobs, Steve Wozniak, và Ronald Wayne thành lập Apple Inc. 1986 – Nghĩa trang Père-Lachaise trở thành vườn bảo tồn của Paris, Pháp 2001 – Hà Lan trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức hợp pháp hoá hôn nhân đồng giới. 2001 – Một trinh sát cơ EP-3E của Hải quân Hoa Kỳ va chạm với một chiến đấu cơ Shenyang J-8 của Trung Quốc. Máy bay của Hoa Kỳ hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam và bị bắt giữ. 2009 – Croatia và Albania gia nhập NATO. == Sinh == 1578 – William Harvey, thầy thuốc người Anh (m. 1657) 1647 – John Wilmot, thi nhân người Anh (m. 1680) 1809 – Nikolai Gogol, nhà văn, nhà biên kịch người Đế quốc Nga, 20 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1852) 1815 – Otto von Bismarck, chính trị gia người Đức, Thủ tướng Đức (m. 1898) 1815 – Louis von Weltzien, tướng lĩnh người Đức (m. 1870) 1824 – Alfred Bonaventura von Rauch, tướng lĩnh người Đức (m. 1900) 1825 – Auguste Ferdinande, công chúa của Toscana, vương phi của Bayern (m. 1864) 1861 – Katō Tomosaburō, nguyên soái và thủ tướng của Nhật Bản, tức 22 tháng 2 năm Tân Dậu (m. 1923) 1865 – Richard Adolf Zsigmondy, nhà hóa học người Áo, đoạt giải Nobel (m. 1929) 1873 – Sergei Rachmaninoff, nghệ sĩ piano, nhà soạn nhạc người Nga, 20 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1943) 1898 – William James Sidis, nhà toán học người Mỹ (m. 1944) 1906 – Alexander Yakovlev, kỹ sư người Liên Xô, sáng lập Yakovlev, 19 tháng 3 theo lịch Julius (m. 1989) 1908 – Abraham Maslow, nhà tâm lý học người Mỹ (m. 1970) 1911 – Fauja Singh, đấu thủ chạy người Ấn Độ 1919 – Joseph E. Murray, bác sĩ người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 2012) 1920 – Mifune Toshiro, diễn viên người Nhật Bản (m. 1997) 1927 – Ferenc Puskás, cầu thủ bóng đá người Hungary (m. 2006) 1929 – Milan Kundera, Tác gia người Séc-Pháp 1932 – Debbie Reynolds, diễn viên, ca sĩ, vũ công người Mỹ 1933 – Claude Cohen-Tannoudji, nhà vật lý học người Pháp, đoạt giải Nobel 1938 – Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, giám mục Công giáo người Việt Nam, Hồng y - tổng giám mục Tổng giáo phận Hà Nội 1940 – Wangari Muta Maathai, nhà môi trường học người Kenya, đoạt giải Nobel (m. 2011) 1943 – Mario Botta, kiến trúc sư người Thụy Sĩ 1946 – Arrigo Sacchi, huấn luyện viên bóng đá người Ý 1953 – Alberto Zaccheroni, huấn luyện viên bóng đá người Ý 1960 – Christopher Stevens, luật gia và nhà ngoại giao người Mỹ (m. 2012) 1961 – Susan Boyle, ca sĩ người Anh Quốc 1969 – Thích Nhật Từ, hòa thượng người Việt Nam 1976 – Clarence Seedorf, cầu thủ bóng đá người Hà Lan-Brasil 1980 – Randy Orton, đô vật và diễn viên người Mỹ 1981 – Park Ye-jin, diễn viên người Hàn Quốc 1989 – David N'Gog, cầu thủ bóng đá người Pháp 1989 – Sugimoto Yumi, diễn viên, người mẫu người Nhật Bản == Mất == 889 – Tần Tông Quyền, quân phiệt thời Đường, tức ngày Kỉ Sửu (27) tháng 2 năm Kỉ Dậu 1085 – Tống Thần Tông Triệu Húc, tức ngày Mậu Tuất (5) tháng 3 năm Ất Sửu (s. 1048) 1909 – Otto von Claer, tướng lĩnh người Đức (s. 1827) 1917 – Scott Joplin, nghệ sĩ piano và nhà soạn nhạc người Mỹ (s. 1868) 1922 – Karl I, hoàng đế của đế quốc Áo-Hung (s. 1887) 1922 – Hermann Rorschach, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ (s. 1884) 1967 – Đặng Văn Ngữ, bác sĩ người Việt Nam (s. 1910) 1968 – Lev Davidovich Landau, nhà vật lý học người Liên Xô, đoạt giải Nobel (s. 1908) 1976 – Max Ernst, họa sĩ và nhà điêu khắc người Đức (s. 1891) 1988 – Đào Duy Anh, nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học người Việt Nam (s. 1904) 1994 – Robert Doisneau, nhiếp ảnh gia người Pháp (s. 1912) 2001 – Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ người Việt Nam (s. 1939) 2002 – Simo Häyhä, xạ thủ người Phần Lan (s. 1905) 2003 – Trương Quốc Vinh, ca sĩ, diễn viên người Hồng Kông (s. 1956) 2006 – In Tam, chính trị gia người Campuchia, Thủ tướng Campuchia (s. 1916) 2016 – Pratyusha Banerjee, diễn viên truyền hình Ấn Độ (s. 1991) == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày Cá tháng tư Ngày Cộng hoà Hồi giáo (Iran, từ 1979) Ngày khai trường ở Nhật Bản, cũng chính thức là Ngày Làm việc Đầu tiên, ngày đó các công ty và công sở chào đón nhân viên mới ra trường. Bắt đầu năm tài chính ở Ấn Độ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == BBC: On This Day (tiếng Anh)
hồng ngài.txt
Hồng Ngài là một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã Hồng Ngài có diện tích 56,75 km², dân số năm 1999 là 2439 người, mật độ dân số đạt 43 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
vermont.txt
Vermont (phát âm [vɚˈmɔ̃nt]) là một tiểu bang Hoa Kỳ nằm trong vùng New England. Bang này xếp thứ 43 về diện tích đất (9.250 dặm vuông), là bang có nhiều vùng đồng quê nhất, và dân số (608.827) nhỏ thứ nhì trong 50 tiểu bang. Là bang duy nhất trong vùng New England không có bờ biển dọc theo Đại Tây Dương, Vermont được biết đến nhiều với Green Mountains ở phía tây và hồ Champlain ở phía tây bắc. Giáp với Massachusetts về phía nam, New Hampshire về phía đông, New York về phía tây, và Québec của Canada về phía bắc. Đây là nơi sinh của các Tổng thống Chester A. Arthur, Calvin Coolidge == Tham khảo ==
taça brasil.txt
Taça Brasil (nghĩa là Cup Brasil) là giải vô địch bóng đá quốc gia Brasil thi đấu từ năm 1959 đến năm 1968. Giải này được nhiều nhà sử học coi là giải đấu bóng đá quan trọng nhất ở Brasil vào thời điểm đó. Chỉ có những nhà vô địch Bahia, Cruzeiro và Botafogo đã chơi tất cả các giai đoạn của giải đấu, bởi vì cho đến năm 1968 đội từ Rio de Janeiro và São Paulo đã đủ điều kiện để vào bán kết. Cả hai đội Cruzeiro và Bahia, những nhà vô địch nhưng không từ Rio hay São Paulo, đánh bại Santos nổi tiếng tuyệt vời và thế giới của Pelé, Coutinho và Pepe. Năm 1989 Copa do Brasil được thành lập, với cùng kiểu cup và thi đấu loại Copa Libertadores. == Chú thích ==
duke ellington.txt
Edward Kennedy "Duke" Ellington (sinh ngày 29 tháng 4 năm 1899, mất ngày 24 tháng 5 năm 1974) là nhạc sĩ và nhạc công người Mỹ. Suốt sự nghiệp kéo dài hơn 50 năm, ông là người dẫn dắt ban nhạc của mình đi trình diễn từ năm 1923 cho tới tận khi ông qua đời. Ngoài việc được nhắc tới nhiều là một trong những tượng đài của lịch sử nhạc jazz, Ellington đã tự biến mình trở thành "người đặc biệt" giống như "người tiên phong" và định nghĩa qua âm nhạc của mình một chất "Mỹ" hơn là chỉ đánh giá về sự nghiệp "jazz" của ông. Sinh ra tại Washington, D.C., ông sau đó định cư tại New York vào giữa thập niên 20, bắt đầu được quan tâm sau khi trở thành thủ lĩnh dàn nhạc ở hộp đêm mang tên Cotton Club. Tới những năm 30, họ đã đi lưu diễn vòng quanh châu Âu. Một số thành viên từ ban nhạc của Ellington như Johnny Hodges vẫn được coi, cho tới tận ngày nay, là một trong những nghệ sĩ nhạc jazz kiệt xuất nhất, nhưng điều quan trọng hơn chính Ellington là người đã gộp họ lại thành ban nhạc jazz vĩ đại nhất lịch sử. Nhiều thành viên của nhóm vẫn còn hoạt động sau nhiều thập kỷ. Là một người thành thạo về kỹ thuật thu âm trên đĩa than 78 rpm, Ellington thường sáng tác những giai điệu riêng biệt cho từng nghệ sĩ, chẳng hạn "Jeep's Blues" cho Hodges, "Concerto for Cootie" cho Cottie Williams sau này phần lời được phổ nhạc thành ca khúc "Do Nothing Till You Hear from Me" của Bob Russell. Thường xuyên cộng tác với số lượng lớn nghệ sĩ, số lượng sáng tác của Ellington lên tới hàng ngàn, hầu hết thuộc về nhạc jazz, trong đó nhiều tác phẩm đã được coi là nguyên mẫu của thể loại này. Ông cũng thu âm cả những sáng tác bởi những thành viên trong nhóm mình, như "Caravan" và "Perdido" của Juan Tizol, đưa Spanish tinge thành nền tảng của mọi nhóm nhạc big band jazz. Kể từ năm 1941, Ellington bắt đầu cộng tác với nhạc sĩ Billy Strayhorn mà ông sau này gọi là "người bạn sáng tác và hòa âm". Cùng Strayhorn, ông đã viết nên những tác phẩm lớn cùng vô số những giai điệu ngắn. Trong Festival nhạc jazz Newport ở đảo Rhode tháng 7 năm 1956, ông được tôn vinh vì sự nghiệp của mình và quyết định cùng ban nhạc thực hiện tour diễn vòng quanh thế giới. Ellington chủ yếu thu âm với các hãng đĩa của Mỹ, ngoài ra còn tham gia đóng phim, viết nhạc phim và cả sáng tác nhạc kịch. Với những đóng góp tân tiến cho việc sử dụng dàn nhạc, hay big band, khả năng diễn đạt và cả nhân cách đáng ngưỡng mộ, Ellington được coi là người đã đưa nhạc jazz trở thành một hình thức nghệ thuật, ngang hàng với nhiều thể loại âm nhạc truyền thống khác. Những tri ân dành cho ông tăng dần kể từ sau khi ông qua đời, và ông từng được trao giải Pulitzer danh giá vào năm 1999. Gunther Schuller từng viết vào năm 1989: "Ellington sáng tác không ngừng nghỉ trong mỗi ngày của cuộc đời ông. Âm nhạc với ông như một người tình, nó là cuộc sống của ông và niềm đam mê của ông dành cho nó là không thể so sánh hay có thể bị mai một. Với nhạc jazz, ông là người vĩ đại trong số những người vĩ đại. Trong thế kỷ 20 này, ông sẽ có ngày được nhìn nhận như một trong những nghệ sĩ vĩ đại nhất của thời đại chúng ta." == Ghi chú == == Tham khảo == == Thư mục == == Liên kết ngoài == Website chính thức Duke Ellington Legacy Big Band & Duke Ellington Legacy Band – official website of the family organization Duke Ellington Legacy Symphony In Black (discussion and film) Duke Ellington tại Internet Movie Database Duke Ellington trên Internet Broadway Database Duke Ellington Biography in Down Beat Magazine Duke Ellington Collection, Archive Center, Smithsonian National Museum of American History (NMAH)Bản mẫu:Dead Duke Ellington and Billy Strayhorn: Jazz Composers – April–June 2009 exhibition at NMAH A Duke Ellington Panorama – including detailed discography Ellingtonia.com – "Duke Ellington Complete Discography" The Duke Ellington Society, TDES, Inc Duke Ellington: 20th International Conference, London, May 2008 Duke Ellington Orchestra at Wenig-LaMonica Associates Bản mẫu:LCAuth Bản mẫu:Duke Ellington