filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
lý viễn triết.txt
Lý Viễn Triết (phồn thể: 李遠哲; giản thể: 李远哲; phồn thể: 李遠哲; bính âm: Lǐ Yuǎnzhé; Wade–Giles: Li³ Yüan³-che²; Bạch thoại tự: Lý Oán-tiat; sinh 19 tháng 11, 1936) là một nhà hóa học Đài Loan. Ông là người Đài Loan đầu tiên nhận giải Nobel. Năm 1986, ông cùng với hai nhà khoa học John C. Polanyi người Canada gốc Hungary và Dudley R. Herschbach người Mỹ giành giải Nobel Hóa học "cho những đóng góp của họ về động lực học của các quá trình hóa học cơ bản". Từ 15 tháng 1 năm 1994 đến 19 tháng 10 năm 2006, ông làm viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung ương của Đài Loan. Năm 2011, ông được bầu làm chủ tịch Hội đồng Khoa học Quốc tế. == Tham khảo ==
quidditch.txt
Quidditch là một môn thể thao hư cấu xuất hiện trong loạt phim nổi tiếng Harry Potter được trích từ bộ tiểu thuyết giả tưởng cùng tên của nhà văn J. K. Rowling. Nó được xem là một trò chơi cực kì khó khăn, nhưng lại rất được ưa chuộng, một trò chơi mang tính đồng đội cao và được chơi trên khắp thế giới phù thủy. Trong một trận đấu, mỗi đội sẽ có bảy người cưỡi chổi bay thi đấu, sử dụng bốn quả bóng và trên sân có tất cả sáu mục tiêu ghi điểm hình vòng tròn. Trong thế giới phép thuật, Quidditch được xem như bóng đá - một môn thể thao phổ biến trên toàn cầu. Quidditch còn có một biến thể khác đó là Muggle Quidditch, đây là môn thể thao dành cho những người không có phép thuật nhưng có đam mê với trò chơi này. == Sân vận động == Nơi thi đấu Quidditch là một sân vận động có hình bầu dục với chiều dài là 500 feet (150 m) và chiều rộng là 180 feet (55 m) có lát cỏ ở dưới mặt sân. Giữa sân có một hình tròn với đường kính 2 feet (0.61 m) và phía cuối phần sân thi đấu của mỗi đội có ba mục tiêu vòng tròn để ghi điểm (tương tự khung thành trong bóng đá) gồm: một vòng cao 30 ft (9.1 m), một vòng nữa cao 40 ft (12 m và vòng lớn nhất cao 50 ft (15 m). Ngoài ra còn có những dải viền trắng dài chạy dọc sân, mỗi dải dài 180 ft (55 m). == Luật chơi == === Cầu thủ === Mỗi trận đấu có hai đội chơi trên một sân bóng hình bầu dục rộng lớn, mỗi đầu sân có 3 cột gôn cao, nơi đón nhận những quả bóng ghi điểm. Các cầu thủ có thể bay lên cao tùy ý, nhưng không được bay quá ranh giới của sân. Mỗi đội chơi Quiddich có 7 cầu thủ gồm: 3 Truy thủ, 2 Tấn thủ, 1 Thủ Quân và 1 Tầm thủ. Trong đó các Tấn thủ phải bảo vệ cả đội khỏi 2 quả bóng Bludger, các Truy thủ có nhiệm vụ ném quả Quaffle vào cột gôn đối thủ, Thủ Quân phải trông giữ gôn, nhưng cũng có thể lên đến giữa sân nếu cảm thấy cần thiết. Còn Tầm thủ thì phải đi tìm quả bóng nhỏ Snitch, khi Tầm thủ bắt được quả bóng Snitch thì trận đấu sẽ kết thúc. === Các quả bóng === Quaffle: màu đỏ tươi, không hề có vết khâu nào, đường kính khoảng 25 cm. Đây là trái bóng ghi điểm. Mỗi quả vào gôn được 10 điểm. Các Truy thủ thường ôm nó khi bay, chuyền nhau bằng cách ném. Bludger: 2 trái Bludger màu đen, được nhận xét là "rất quái đản" luôn cố gắng đập vào các vận động viên làm họ bị thương, rơi ra khỏi chổi. Các tấn thủ sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho cả đội và đồng thời đánh quả bóng này vào đối phương bằng một chiếc gậy. Bóng Bludger có đường kính khoảng 20 cm, làm bằng kim loại. Snitch: Màu vàng, rất bé, có cánh, cỡ bằng trái óc chó nhưng lại là quả bóng quan trọng nhất. Snitch được lấy tên từ Snidget - sinh vật bị tuyệt chủng bởi Quidditch. Cuộc đấu Quidditch sẽ chỉ kết thúc nếu một trong 2 đội bắt được quả bóng này (luật chơi này được áp dụng cho những trạn đấu quan trọng hay mang tính quyết định), và phần lớn lợi thế sẽ thuộc về đội đó, bởi khi bắt được trái bóng ta sẽ được 150 điểm- 1 khoảng cách rất an toàn. Tuy vậy nhưng quả bóng này rất khó bắt vì nó rất nhanh và bé. Trận đấu sẽ vẫn duy trì nếu chưa bên nào bắt được Snitch. (Nếu trái bóng snitch mà bay ra khỏi trường đấu thì nó sẽ chẳng còn giá trị gì nữa.) == Quidditch ở Hogwarts == Ở Hogwarts có 4 đội Quidditch của 4 nhà là đội: Gryffindor,Hufflepuff,Ravenclaw và Slytherin. Mỗi đội có một trang phục đặc trưng: đội Gryffindor mặc áo màu đỏ tía (truyện), đỏ và vàng (phim); Hufflepuff mặc áo màu vàng; Ravenclaw mặc áo màu xanh lam và Slytherin màu xanh lá. Mỗi đội có một lối chơi đặc trưng, ví dụ: đội Gryffindor có một lối chơi quy củ và kỹ thuật thì đội Slytherin lại có vẻ nghiêng về thể lực. Vì thế, các thành viên trong đội Slytherin thường rất to, béo. Kể từ khi Harry đến Hogwarts: Năm thứ 1: Đội Ravenclaw vô địch (do Harry không tham dự trận chung kết nên đội Gryffindor không có tầm thủ). Năm thứ 2: Không có đội vô địch (Giải đấu bị bãi bỏ vì lý do không an toàn và vì gặp rắc rối với việc Phòng chứa Bí mật đã mở). Năm thứ 3: Đội Gryffindor vô địch. Năm thứ 4: Không tổ chức (vì Hogwarts đăng cai cuộc thi đấu Tam Pháp Thuật). Năm thứ 5: Đội Gryffindor vô địch. Đây là năm Harry không tham dự vì bị giáo sư Dolores Umbridge cấm túc. Đây là năm Ginny Weasley và Ron giữ vai trò tầm thủ và thủ quân. Năm thứ 6: Đội Gryffindor vô địch. Năm thứ 7: Không có Harry tham gia hoặc không tổ chức. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Quidditch trên Harry Potter Wiki - một dạng wiki ngoài.
cầu lông.txt
Cầu lông hay Đánh cầu là môn thể thao dùng vợt thi đấu với 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Mỗi bên chỉ có 1 lần chạm cầu duy nhất để đưa cầu sang sân bên kia. Lượt cầu kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc có lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt; trường hợp không có trọng tài thì do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh. Quả cầu được làm bằng lông (hoặc nhựa, không dùng trong thi đấu) khi bay có những tính chất khí động học đặc trưng làm cho nó có cách bay lẫn đường bay khác hẳn với những quả bóng dùng trong các môn thể thao dùng vợt khác; cụ thể, lông cầu tạo ra lực cản vô cùng lớn, khiến quả cầu lông giảm tốc nhanh hơn rất nhiều so với quả bóng. Quả cầu lông có vận tốc cực đại cao hơn rất nhiều khi so sánh với các môn thể thao dùng vợt khác. Vì nó khá nhẹ nên dễ dàng bị ảnh hưởng bởi gió, do đó các vận động viên chỉ thi đấu trong nhà. Cầu lông vẫn có thể chơi được ở ngoài trời nhưng chỉ với mục đích vận động là chính; thường là ở ngoài vườn, công viên hoặc bãi biển. Từ năm 1992, cầu lông chính thức trở thành một trong các môn thể thao Olympic với 5 hạng mục thi đấu: đơn nam và đơn nữ, đôi nam và đôi nữ, đôi nam nữ (1 nam đánh cặp với 1 nữ). Ở cấp độ chuyên nghiệp, đặc biệt là đánh đơn, cầu lông đòi hỏi 1 thể lực cực tốt: vận động viên cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, sức khỏe tốt, tốc độ và sự chuẩn xác. Đây còn là môn thể thao có liên quan nhiều đến kỹ thuật, yêu cầu sự kết hợp tốt và sự phát triển các di chuyển phức tạp của cây vợt. == Lịch sử phát triển == Khởi nguồn của cầu lông có vết tích từ giữa thế kỷ 18 tại British India (vùng thuộc địa cũ của Anh bao gồm Ấn Độ và Myanma), do một sĩ quan quân đội Anh đóng ở Ấn Độ sáng tạo. Các bức ảnh đầu tiên cho thấy người Anh thêm vào cái lưới vào trò chơi cầu lông truyền thống của người Anh. Môn thể thao này có liên quan đến ball badminton, trò chơi dùng vợt và quả bóng bằng len màu vàng có nguồn gốc từ Tamil Nadu, và tương tự như trò Hanetsuki có nguồn gốc từ Nhật Bản. Trở nên rất phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune), trò chơi còn biết đến với tên Poona. Năm 1867 thì người ta bắt đầu ghi lại thành văn các luật chơi. Ban đầu, quả bóng len đề cập tới ở ball badminton được tầng lớp thượng lưu yêu thích hơn khi trời gió hoặc ẩm ướt, nhưng đa số lại thích dùng quả cầu lông. Trò chơi được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Dù có một điều rõ ràng là ngôi nhà Badminton House, ở vùng Gloucestershire, thuộc quyền sở hữu của Duke of Beaufort, đã nguồn gốc cho tên gọi của môn thể thao này, nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào chỉ ra được khi nào và tại sao cái tên đó được chấp nhận và sử dụng rộng rãi. Vào đầu năm 1860, Isaac Spratt, một nhà buôn bán đồ chơi ở Luân Đôn, xuất bản trong một cuốn sách nhỏ, Badminton Battledore – a new game (cầu lông - trò chơi mới), nhưng không may là không còn bản lưu nào sót lại. Một bài viết năm 1863 trong tạp chí The Cornhill Magazine miêu tả cầu lông như là "battledore and shuttlecock played with sides, across a string suspended some five feet from the ground" (trò chơi cầu lông chơi trên sân chia đội, một sợi dây vắt ngang sân với độ cao 5 feet). Cách chơi này có nhiều sự nghi ngờ vì nguồn gốc du nhập từ Ấn Độ, dù trò chơi đã rất phổ biến ở đó vào thập niên 1870 và bộ luật đầu tiên được xây dựng ở Poonah năm 1873. Một nguồn tin khác ghi lại rằng vào năm 1877 tại Karachi Ấn Độ (lúc này vẫn là thuộc địa của Anh), có một số nỗ lực trong việc lập ra bộ luật hoàn chỉnh. Đến đầu năm 1875, những cựu binh trờ về từ Ấn Độ lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở "Dunbar" số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó. Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế. Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia. Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn. Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ thành môn thi đấu chính thức tại Olympic. Trong kỳ thi đấu Olympic đầu tiên ấy, Indonesia thống trị đấu trường, giành huy chương vàng tại cả bốn môn và tổng cộng đoạt bảy huy chương. Huy chương vàng của Indonesia trong cầu lông cũng là huy chương vàng đầu tiên của họ tại Olympic. Ở Atlanta 1996, Poul-Erik Hoyer-Larsen của Đan Mạch vô địch giải đơn nam, còn Bang Soo-Hyun của Nam Hàn đứng nhất đơn nữ. Indonesia bảo vệ thành công tại giải đôi nam, trong lúc Trung Quốc nhất giải đôi nữ. Bốn năm trước, Indonesia một lần nữa giành giải đôi nam, nhưng Trung Quốc vẫn giành nhiều huy chương vàng nhất. Một trong những điều quyến rũ của cầu lông là trong hạng mục đôi nam nữ, hai phái có thể thi đấu với khả năng tương đối ngang ngửa nhau. Giải đôi nam nữ lần đầu tiên được đưa vào Olympic Sydney 2000. Và hơn một thế kỷ sau khi giúp giới thiệu cầu lông ra thế giới, nước Anh mới giành được huy chương đồng giải đôi nam nữ với Simon Archer và Jo Goode. Dù có khởi nguồn từ Anh, các nam vận động viên cầu lông đẳng cấp quốc tế ở châu Âu chủ yếu đến từ Đan Mạch. Mặt khác, các quốc gia châu Á lại chiếm ưu thế vượt trội. Indonesia, Hàn Quốc, Trung Quốc, và Malaysia cùng với Đan Mạch là các quốc gia đi đầu ở môn thể thao này trong vài thập niên vừa qua, với Trung Quốc hiện đang là nước dẫn đầu trong vài năm gần đây. == Luật thi đấu cơ bản == Các thông tin dưới đây là tóm tắt những luật thi đấu cơ bản nhất dựa theo bộ luật do BWF xuất bản, Laws of Badminton. === Sân thi đấu === Sân thi đấu hình chữ nhật và được ngăn đôi bằng tấm lưới. Các sân đấu thường có vạch kẻ cho cả 2 nội dung thi đấu đơn và đôi, dù cho bộ luật tiêu chuẩn cho phép chỉ kẻ vạch cho một nội dung duy nhất. Sân cho nội dung đánh đôi rộng hơn sân cho nội dung đánh đơn, nhưng cả hai đều có cùng chiều dài. Khác biệt duy nhất, thường gây nhầm lẫn cho người mới chơi, chính là phạm vi phát cầu của nội dung đánh đôi có chiều dài ngắn hơn. Chiều rộng tối đa của sân là 6,1 m (20 ft), và trong nội dung đánh đơn thì giảm xuống còn 5,18 m (17 ft). Tổng chiều dài sân là 13,4 m (44 ft). Phần sân phát cầu được giới hạn trong vạch chia giữa sân, biên phát cầu trên nằm cách lưới 1,98 m (6 ft 6 inch), và vạch biên tính điểm cùng biên phát cầu sau. Trong nội dung đánh đôi, phần biên phát cầu sau là vạch dài cách biên phát cầu sau của nội dung đánh đơn 0,76 m (2 ft 6 inch). Mép trên lưới có độ cao là 1,55 m (5 ft 1 inch) ở biên và 1.524 m (5 ft) ở giữa. Cột chăng lưới nằm ở ngoài vạch biên tính điểm đôi, kể cả khi sân dùng cho nội dung đánh đơn. Chiều cao tối thiểu cho trần của sân thi đấu không được đề cập trong luật thi đấu. Dù vậy, sân thi đấu bị xem là không phù hợp khi cầu có thể đụng trần lúc phát cầu cao. === Quy định về thiết bị sử dụng trong thi đấu === Bộ luật cầu lông có quy định nghiêm ngặt về thiết kế và kích thước của vợt và quả cầu lông. Bộ luật còn cung cấp phương pháp để thử độ bay chính xác của quả cầu: 3.1 Để kiểm tra quả cầu, dùng toàn lực phát cầu cao với điểm tiếp cầu nằm sau vạch biên cuối sân. Quả cầu được đánh theo phương hướng lên và song song với đường biên dọc. 3.2 Quả cầu có độ bay tiêu chuẩn sẽ nằm trong khoảng từ 530 mm đến 990 mm cách đường biên cuối sân bên kia. ==== Vợt ==== Khung vợt có kích thước: Chiều dài: không vượt quá 68 cm. Chiều rộng: không vượt quá 23 cm. Cán vợt là phần của vợt mà VĐV cầm tay vào. Khu vực đan lưới là phần của vợt mà VĐV dùng để đánh cầu. Đầu vợt giới hạn khu vực đan dây. Thân vợt nối đầu vợt với cán vợt. Cổ vợt nối thân vợt với đầu vợt. Khu vực đan lưới: Phải bằng phẳng và gồm một kiểu mẫu các dây đan xen kẽ hoặc cột lại tại những nơi chúng giao nhau. Kiểu đan dây nói chung phải đồng nhất, và đặc biệt không được thưa hơn bất cứ nơi nào khác. Khu vực đan lưới không vượt quá 280mm tổng chiều dài và 220mm tổng chiều rộng. Tuy nhiên các dây có thể kéo dài vào một khoảng được xem là cổ vợt, miễn là: Chiều rộng của khoảng đan lưới nối dài này không vượt quá 35mm. Tổng chiều dài của khu vực đan lưới không vượt quá 330mm. Vợt: Không được gắn thêm vào vợt vật dụng khác làm cho nhô ra, ngoại trừ những vật chỉ dùng đặc biệt để giới hạn hoặc ngăn ngừa trầy mòn hay chấn động, hoặc để phân tán trọng lượng hay để làm chắc chắn cán vợt bằng dây buộc vào tay VĐV, mà phải hợp lý về kích thước và vị trí cho những mục đích nêu trên. Không được gắn vào vật gì mà có thể giúp cho VĐV thay đổi cụ thể hình dạng của vợt. === Quả cầu tiêu chuẩn === Cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên, hoặc tổng hợp. Cho dù quả cầu được làm từ chất liệu gì thì đặc tính đường hay tổng quát của nó phải tương tự với đường bay của quả cầu được làm từ chất liệu thiên nhiên có đế bằng Lie phủ một lớp da mỏng. Cầu lông vũ: Quả cầu có 16 lông vũ gắn vào đế cầu. Các lông vũ phải đồng dạng và có độ dài trong khoảng 62mm đến 72mm tính từ lông vũ cho đến đế cầu. Đỉnh của các lông vũ phải nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58mm đến 68mm. Các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp khác. Đế cầu có đường kính từ 25mm đến 28mm và đáy tròn. Quả cầu nặng từ 4,74 gram đến 5,50 gram. Cầu không có lông vũ: Tua cầu, hay hình thức giống như các lông vũ làm bằng chất liệu tổng hợp, thay thế cho các lông vũ thiên nhiên. Đế cầu được mô tả ở Điều 1.5. Các kích thước và trọng lượng như trong các Điều 2.2, 2.3, và 2.6. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tỷ lệ trọng và các tính năng của chất liệu tổng hợp so với lông vũ, nên một sai số tối đa 10% được chấp thuận. Do không có thay đổi về thiết kế tổng quát, tốc độ và đường bay của quả cầu, nên có thể thay đổi bổ sung một số tiêu chuẩn trên với sự chấp nhận của Liên đoàn thành viên liên hệ, đối với những nơi mà điều kiện khí hậu phụ thuộc vào độ cao hay khí hậu làm cho quả cầu tiêu chuẩn không còn thích hợp nữa. Lưu ý:quả cầu có thể ngâm nước khoảng 1h trước khi thi đấu. ==== Phát cầu ==== ĐÁNH ĐƠN: Ô giao cầu và ô nhận cầu: Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên phải tương ứng của mình khi người giao cầu chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. Các VĐV sẽ giao cầu và nhận cầu từ trong ô giao cầu bên trái tương ứng của mình khi người giao cầu ghi được điểm lẻ trong ván đó. Trình tự trận đấu và vị trí trên sân: Trong pha cầu, quả cầu sẽ được đánh luân phiên bởi người giao cầu và người nhận cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía bên phần sân của VĐV đó cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15). Ghi điểm và giao cầu: Nếu người giao cầu thắng pha cầu, người giao cầu sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu từ ô giao cầu còn lại. Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, người nhận cầu sẽ ghi cho mình 1 điểm. Người nhận cầu lúc này trở thành người giao nhận cầu mới. ĐÁNH ĐÔI: Ô giao cầu và ô nhận cầu: Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên phải khi bên họ chưa ghi điểm hoặc ghi được điểm chẵn trong ván đó. Một VĐV bên giao cầu sẽ giao cầu từ ô giao cầu bên trái khi họ ghi được điểm lẻ trong ván đó. VĐV có quả giao cầu lần cuối trước đó của bên giao cầu sẽ giữ nguyên vị trí đứng mà từ ô đó VĐV này đã thực hiện lần giao cầu cuối cho bên mình. Mô hình ngược lại sẽ được áp dụng cho đồng đội của người nhận cầu. VĐV của bên nhận cầu đang đứng trong ô giao cầu chéo đối diện sẽ là người nhận cầu. VĐV sẽ không thay đổi vị trí đứng tương ứng của mình cho đến khi họ thắng một điểm mà bên của họ đang nắm quyền giao cầu. Bất kỳ lượt giao cầu nào cũng được thực hiện từ ô giao cầu tương ứng với số điểm mà bên giao cầu đó có, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12. Thứ tự đánh cầu và vị trí trên sân: Sau khi quả giao cầu được đánh trả, cầu được đánh luân phiên bởi một trong hai VĐV của bên giao cầu và một trong hai VĐV của bên nhận cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc (Điều 15). Ghi điểm và giao cầu: Nếu bên giao cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Người giao cầu tiếp tục thực hiện quả giao cầu từ ô giao cầu tương ứng còn lại. Nếu bên nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi cho mình một điểm. Bên nhận cầu lúc này trở thành bên giao cầu mới. Trình tự giao cầu: Trong bất kỳ ván nào, quyền giao cầu cũng được chuyển tuần tự: Từ người giao cầu đầu tiên khi bắt đầu ván đấu ở ô giao cầu bên phải. Đến đồng đội của người nhận cầu đầu tiên. Lúc này quả giao cầu được thực hiện từ ô giao cầu bên trái. Sang đồng đội của người giao cầu đầu tiên. Đến người nhận cầu đầu tiên. Trở lại người giao cầu đầu tiên, và cứ tiếp tục như thế. Không VĐV nào được giao cầu sai phiên, nhận cầu sai phiên, hoặc nhận hai quả giao cầu liên tiếp trong cùng một ván đấu, ngoại trừ các trường hợp nêu ở Điều 12. Bất kỳ VĐV nào của bên thắng ván cũng có thể giao cầu đầu tiên ở ván tiếp theo, và bất kỳ VĐV nào của bên thua ván cũng có thể nhận cầu đầu tiên ở ván tiếp theo. == Sân và thiết bị trên sân == 1.1 Sân hình chữ nhật được xác định bởi các đường biên. a, Sân đánh đôi: - Chiều dài: 13,4m - Chiều rộng: 6,1m - Độ dài đường chéo sân: 14,7m b, Sân đánh đơn: - Chiều dài: 13,4m - Chiều rộng: 5,18m - Độ dài đường chéo sân: 14,3m 1.2 Các đường biên của sân phải dễ phân biệt và tốt hơn là màu trắng hoặc màu vàng rộng 4 cm. 1.3 Tất cả các đường biên hình thành nên phần khu vực mà chúng xác định. 1.4 Hai cột lưới cao 1m55 tính từ mặt sân. Chúng phải đủ chắc chắn và đứng thẳng khi lưới được căng trên đó. Hai cột lưới và các phụ kiện của chúng không được đặt vào trong sân. 1.5 Hai cột lưới được đặt ngay trên đường biên đôi bất kể là trận thi đấu đơn hay đôi (như sơ đồ). 1.6 Lưới phải được làm từ những sợi nylông (dây gai) mềm màu đậm, và có độ dày đều nhau với mắt lưới không nhỏ hơn 15mm và không lớn hơn 20mm. 1.7 Lưới có chiều rộng 760mm và chiều dài ngang sân là 6,1m. 1.8 Đỉnh lưới được cặp bằng nẹp trắng nằm phủ đôi lên dây lưới hoặc dây cáp chạy xuyên qua nẹp. Nẹp lưới phải nằm phủ lên dây lưới hoặc dây cáp lưới. 1.9 Dây lưới hoặc dây cáp được căng chắc chắn và ngang bằng với đỉnh hai cột lớn. 1.10 Chiều cao của lưới ở giữa sân tính từ đỉnh lưới đến mặt sân là 1,524m và cao 1,55m ở hai đầu lưới tại biên dọc sân đánh đôi. 1.11 Không có khoảng trống nào giữa lưới và hai cột lưới. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == IBF BWF
san'in.txt
San'in (山阴地方 San'in Chiho ?) là một vùng ở phía tây nam của đảo Honshu, Nhật Bản. Nó bao gồm phần phía bắc của vùng Chugoku, giáp với biển Nhật Bản. == Tên == Tên San'in trong tiếng Nhật được hình thành từ hai chữ Hán ký tự. Đầu tiên, 山 có nghĩa là "núi", và thứ hai, 阴 đại diện cho "âm" trong âm dương. Tên có nó nghĩa là phía Bắc của núi râm mát, trái ngược với "phía Nam nắng gắt" trong khu vực San'yō. == Tham khảo ==
fukushima united fc.txt
Fukushima United F.C. (福島ユナイテッドFC, Fukushima Yunaiteddo Efushī) là một CLB bóng đá Nhật Bản đến từ thành phố Fukushima, thủ phủ của tỉnh Fukushima. CLB được thành lập vào năm 2006, sát nhập bởi hai đội FC Pelada Fukushima và Junkers. CLB chơi ở giải đấu Japan Football League, giải đấu hạng ba ở hệ thống Japanese football league vào năm 2013. Bắt đầu từ 2014, CLB sẽ thi đấu ở giải đấu vừa mới thành lập là J3 League. == Ghi Nhớ == từ khóa Tms. = Số lượng đội banh Pos. = Vị trí mùa giải Attendance/G = Số lần tham dự trung bình == Current squad == Tính đến ngày 30 tháng 8, năm 2014. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Official Site
giải quần vợt bmw mở rộng 2017.txt
Giải quần vợt BMW Mở rộng 2017 là giải quần vợt nam chơi ở sân đất nện. Đây là lần thứ 102 tổ chức sự kiện, và 1 phần của ATP World Tour 250 thuộc ATP World Tour 2017. Nó diễn ra tại MTTC Iphitos complex ở Munich, Đức, từ 1 tháng 5 đến ngày 7 tháng 5 năm 2017. == Vận động viên Đơn == === Hạt giống === Bảng xếp hạng ngày 24 tháng 4 năm 2017. === Vận động viên khác === Wildcard: Maximilian Marterer Daniel Masur Casper Ruud Vượt qua vòng loại: Yannick Hanfmann Jozef Kovalík Guido Pella Cedrik-Marcel Stebe === Bỏ cuộc === Trước giải đấu Adrian Mannarino →thay thế bởi Nicolás Kicker Donald Young →thay thế bởi Chung Hyeon Florian Mayer (bỏ cuộc muộn) →thay thế bởi Sergiy Stakhovsky == Vận động viên Đôi == === Hạt giống === Bảng xếp hạng ngày 24 tháng 4 năm 2017. == Vận động viên khác == Wildcard: Matthias Bachinger / Maximilian Marterer Gero Kretschmer / Alexander Satschko == Nhà vô địch == === Đơn === Alexander Zverev def. Guido Pella 6–4, 6–3. === Đôi === Juan Sebastián Cabal / Robert Farah def. Jérémy Chardy / Fabrice Martin 6–3, 6–3. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ chính thưucs Bản mẫu:BMW Open tournaments
tổ chức các quốc gia châu mỹ.txt
Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ tức Organization of American States (OAS) là một tổ chức quốc tế với trụ sở đặt ở Washington, DC, Hoa Kỳ. Thành viên là 35 quốc gia độc lập ở Mỹ châu. Đây là tổ chức quốc tế lâu đời nhất nhóm họp các quốc gia cùng một khu vực. == Lịch sử == Ý niệm một tổ chức hợp tác ở Tây Bán cầu được đề ra trước tiên bởi Simón Bolívar vào năm 1826 ở Hội nghị Panama hầu tạo một liên minh các nền cộng hòa ở châu Mỹ cùng chung nhau một minh ước tương trợ quân sự và một nghị viện quốc tế để bảo vệ các nước thuộc châu Mỹ La Tinh khỏi bị ngoại lực khống chế. Tại buổi họp đó có đại diện của Gran Colombia (nay là các nước Colombia, Ecuador, Panama, và Venezuela), Perú, México và Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ nhưng chỉ riêng Gran Colombia xúc tiến phê chuẩn. Giấc mộng này nhanh chóng tan biến vì sau đó là nội chiến ở Gran Colombia. Liên hiệp các Tỉnh Trung Mỹ cũng giải tán. Mãi đến năm 1889-90 tại Hội nghị Quốc tế các Quốc gia châu Mỹ kỳ I ở Washington, DC, 18 nước hiện diện mới quyết định thành lập Liên hiệp Quốc tế các Cộng hòa châu Mỹ và đặt nha sở điều hành thuộc Thương nha các Cộng hòa châu Mỹ. Hai bộ phận này kể từ năm 1890 là khởi điểm của OAS. Tại Hội nghị kỳ 4 ở Buenos Aires năm 1910 danh hiệu của hội đổi thành Liên hiệp Cộng hòa châu Mỹ và Nha sở lấy tên là Liên hiệp Liên Mỹ. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai các hội viên nhận thấy cần có thêm hợp tác để đối phó với tình hình quốc tế nên đã cùng ký Hiệp ước Hỗ tương Liên Mỹ châu, thường gọi là Hiệp ước Rio năm 1947 ở Rio de Janeiro. Tại Hội nghị kỳ 9 ở Bogotá năm 1948, chính sách chống cộng do Ngoại trưởng Mỹ George Marshall đề xướng được chính thức đúc kết vào Hiến chương và được 21 quốc gia đồng ký. Văn bản đó là cơ sở tổ chức của OAS như hiện hữu. Cũng trong Hội nghị kỳ 9, các thành viên OAS thông qua bản Tuyên cáo châu Mỹ về Pháp quyền và Bổn phận Con người (American Declaration of the Rights and Duties of Man). Đây là văn bản đầu tiên về nhân quyền tổng thể trên thế giới. == OAS và Cuba == Chính phủ Cuba hiện hữu không được tham gia vào các sinh hoạt OAS chiếu theo nghị quyết ngày 31 Tháng Giêng năm 1962 thông qua ở Punta del Este, Uruguay với 14 phiếu thuận, 1 phiếu chống (Cuba), và 6 phiếu trắng (Argentina, Bolivia, Brasil, Chile, Ecuador, và México). Theo nghị quyết đó thì chủ thuyết Marx-Lenin không thể chung sống với thể chế của OAS vì nó là nguyên cơ phá hoại sự đoàn kết ở Tây Bán cầu. Vì vậy Cuba bị truất không được tham dự nữa. Sau 47 năm đoạn tuyệt, thái độ chung của Tổ chức dần thay đổi dưới sự vận động của các quốc gia châu Mỹ La Tinh và Tháng Năm 2009, OAS tuyên bố sẽ mở đường cho Cuba tái hội nhập. Tuy nhiên Cuba sẽ phải nộp đơn chính thức xin gia nhập lần nữa với hành động cụ thể đối nội về dân chủ. Chính phủ Cuba thì cho rằng họ không có ý định gia nhập lại OAS. == Đảo chính Honduras tháng Sáu 2009 == Ngày 28 Tháng Sáu năm 2009, Manuel Zelaya đương kim tổng thống Honduras bị phe quân đội làm cuộc đảo chính, buộc Zelaya phải bay sang Costa Rica. OAS cùng nhiều quốc gia khác trong đó có Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu lên án sự việc đó là hành động phi pháp và làm áp lực với tân chính quyền của Honduras phải để Zelaya trở lại. Ngày 4 Tháng Bảy OAS quyết định đình chỉ quyền hội viên của Honduras với 33 phiếu thuận và 0 phiếu chống. == Chính quyền và quân đội OAS == === Tổng thư ký === Alberto Lleras Camargo: 1948–1954 Carlos Dávila: 1954 - 1955 José A. Mora: 1956–1968 Galo Plaza: 1968–1975 Alejandro Orfila: 1975–1984 João Clemente Baena Soares: 1984–1994 César Gaviria: 1994–2004 Miguel Ángel Rodríguez: 2004; Enaudi (quyền, 2004 - 2005) José Miguel Insulza: 2005 – 2015 Luis Almagro: 2015 - nay === Tổng chỉ huy quân đội === William Manger (Hoa Kỳ) (1948–1958) William Sanders (Hoa Kỳ) (1958–1968) M. Rafael Urquía (El Salvador) (1968–1975) Jorge Luis Zelaya Coronado (Guatemala) (1975–1980) Val T. McComie (Barbados) (1980–1990) Christopher R. Thomas (Trinidad và Tobago) (1990–2000) Luigi R. Einaudi (Hoa Kỳ) (2000 – 2005) Albert Ramdin (Suriname) (2005– 2015) Nestor Mendez (Belize) (2015 - nay) == Chú thích ==
bùi công kỳ.txt
== Tiểu sử == Bùi Công Kỳ (sinh ngày 29 tháng 11 năm 1919 tại Nam Định, mất năm 1985) nhạc sĩ Việt Nam. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp và sáng tác ca khúc đầu tay Hồn Việt Nam trong những ngày đầu của Cách mạng Tháng Tám 1945. Bài hát này được chính ông hát trong một buổi diễn của đoàn kịch Anh Vũ của Thế Lữ. == Sự nghiệp == Sau ngày toàn quốc kháng chiến, ông là Trưởng đoàn văn công 316 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chu Huy Mân và Song Hào. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ Đoàn văn công 316 và đoàn văn công Tổng cục chính trị sáp nhập với nhau. Một loạt bài hát khác của Bùi Công Kỳ cũng ra đời trong dịp này như: Nông dân ơn Đảng ơn Bác Hồ, Tây Bắc mừng chiến thắng, Bài ca biên giới v.v…. Năm 1955 Nhà xuất bản Xây dựng đã phát hành tập nhạc "Ba Đình Nắng" của Bùi Công Kỳ gồm 6 bài với lời đề tựa của Nhạc sĩ Văn Cao. Từ năm 1956, ông là trưởng ban vắn nghệ tại Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam và sau đó là Trưởng ban văn nghệ Đài truyền hình Trung ương. Năm 1974, khi công tác tại Ty Thông tin Phú Thọ, ông viết ca khúc Ba Đình nắng (phổ thơ Vũ Hoàng Địch) về ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945. Thời kì này, ông về phụ trách Đoàn văn công Sư đoàn 316, rồi Trưởng đoàn văn công Tổng cục Hậu cần và viết tiếp một số ca khúc như: Anh và tôi, Bài ca biên giới, Tây Bắc mừng chiến thắng, Nông dân ơn Đảng... Tác phẩm ông để lại không nhiều, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là Hồn Việt Nam và Ba Đình nắng. Bùi Công Kỳ là bạn thân của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, theo một vài tài liệu thì ông có tham gia viết lời trong tác phẩm Giọt mưa thu của Đặng Thế Phong. == Tác phẩm == Anh và tôi Ba Đình nắng Bài ca biên giới Hồn Việt Nam Mừng xuân tuổi thơ vui ca múa Nông dân ơn Đảng Tây Bắc mừng chiến thắng Vui đón hòa bình == Gia đình == Vợ: Ngọc (Đã mất), Nguyễn Phương Lan (Đã mất ngày âm 12/03/2008) Con: Bùi Ánh Vân, Bùi Phương Thảo, Bùi Phương Cầm, Bùi Ánh Linh Con rể: Lê Văn Thao, Nguyễn Đức Thụ, Nguyễn Văn Khuê Cháu (Ngoại): Lê Ngân Hà, Lê Trung Hiếu, Lê Thanh Hảo, Nguyễn Đức Thịnh (Chát A Thịnh), Nguyễn Đức Thắng, Bùi Trung Kiên, Nguyễn Mạnh Khôi, Nguyễn Bảo Khánh Cháu (Rể): Thao, Joha (Phần Lan) Cháu (Dâu): Lan Anh, Nguyễn Thu Trang Chắt: Mai Chi, Lan nhi, Bảo Hân == Tham khảo ==
horatio nelson.txt
Phó Đô đốc Horatio Nelson, tử tước Nelson thứ nhất, KB (sinh 29 tháng 9, 1758 - mất 21 tháng 10 năm 1804) là một đô đốc người Anh, trở nên nổi tiếng trong cuộc chiến tranh Napoleon, đặc biệt là trận chiến Trafalgar, một chiến thắng quyết định của vương quốc Anh, đồng thời cũng là nơi ông hy sinh. Nelson được biết đến là người có khả năng truyền cảm hứng và khích lệ tinh thần binh sĩ, chính nhờ điều đó mà ông được gắn với cái tên:"The Nelson Touch". Những chiến công hiển hách của ông trong chiến tranh đã giúp ông tạo một vị trí đáng kính cùng với các nhân vật quân sự lừng lẫy khác trong lịch sử vương quốc Anh. Vào thế kỷ 18, Nelson trở nên nổi tiếng với chuyện tình Phu nhân Hamilton (tức Emma Hart), vợ của ông William Hamilton - một Đại sứ Anh ở xứ Napoli. Bà trở thành tình nhân của Nelson và họ đã sống với nhau công khai khi bà trở lại Anh, dù Nelson cũng đã có vợ là bà Fanny Nelson. Hai người đã có một người con gái tên là Horatia Nelson. Do Quý ông William Hamilton rất ngưỡng mộ Nelson nên Quý ông không hề cấm đoán cuộc tình này. Sau khi hy sinh vào năm 1805, Nelson trở thành anh hùng dân tộc và được đưa tang theo nghi lễ quốc gia. Cho tới ngày nay, ký ức về Nelson vẫn còn sống mãi cùng vô số các công trình tưởng niệm, trong đó đáng kể nhất là tượng đài Nelson tại thủ đô Luân Đôn, đứng ở giữa quảng trường Trafalgar. == Thiếu thời == Horatio Nelson sinh ngày 29 tháng 9 năm 1758 tại nhà của mục sư ở Burnham Thorpe, Norfolk, nước Anh. Ông là đứa con thứ sáu trong mười một người con của Reverend Edmund Nelson và vợ là Catherine. Mẹ của ông mất khi ông được chín tuổi. Bà sống tại làng Barsham, Suffolk, và kết hôn với Reverend Edmund Nelson tại nhà thờ Beccles, Suffolk vào năm 1749. == Nguồn gốc == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nelson of Norfolk — Archant Newspapers Nelson Chronology World History Database Nelson Statue in Barbados 'The Death of Nelson' (1806) by Benjamin West Webpage dedicated to Nelson The Nelson Society The Marine Society Life onboard HMS Victory: an educational resource Tapping the Admiral from World Wide Words. Các tác phẩm của Horatio Nelson tại Dự án Gutenberg The Death of Lord Nelson, 1807, by William Beatty from Project Gutenberg A Tribute to Nelson's Navy An essay on Nelson in The Oxonian Review of Books Animation of the Battle of Trafalgar MaritimeQuest HMS Victory Photo Gallery Photos of Nelson Castle in Bronte-Italy Biographical resources dedicated to Horatio Nelson
carex viridula.txt
Carex viridula là một loài thực vật có hoa trong họ Cói. Loài này được Michx. mô tả khoa học đầu tiên năm 1803. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Carex viridula tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Carex viridula tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Carex viridula”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2013.
17 tháng 4.txt
Ngày 17 tháng 4 là ngày thứ 107 trong lịch Gregory. Còn 258 ngày trong năm (259 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 1492 – Tây Ban Nha và Christopher Columbus ký thoả thuận cử ông đi thuyền đến châu Á để mua gia vị. 1824 – Ký Hiệp ước Nga - Mỹ về xác định biên giới các lãnh thổ Nga ở Bắc Mỹ. 1877 – Lev Nikolayevich Tolstoy hoàn thành tiểu thuyết Anna Karenina. 1895 – Đại diện của Đại Nhật Bản và Đại Thanh ký Hiệp ước Shimonoseki, theo đó triều Thanh nhượng Đài Loan, Bành Hồ và bán đảo Liêu Đông cho Nhật Bản, kết thúc Chiến tranh Thanh - Nhật. 1941 – Vương quốc Nam Tư đầu hàng và trở thành một phần của Đức quốc xã. 1961 – Cuộc đổ bộ Vịnh Con Lợn bắt đầu: Một nhóm người Cuba lưu vong do CIA tài trợ và huấn luyện đổ bộ lên Vịnh Con Lợn nhằm lật đổ Fidel Castro. 1969 – Lãnh tụ Đảng Cộng sản Tiệp Khắc Alexander Dubček bị truất phế. 1970 – Chương trình Apollo: Phi thuyền Apollo 13 trở về Trái Đất an toàn. 1989 – Công đoàn Đoàn kết ở Ba Lan được hợp pháp hoá. 1991 – Lần đầu tiên Chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) lúc thị trường đóng cửa vượt qua mốc 3000 (3004,46). == Sinh == 897 - Ngô Quyền, Vua nhà ngô (m. 944) 1837 – J. P. Morgan, nhà tài phiệt, nhà sưu tập nghệ thuật, nhà từ thiện Mỹ (m. 1913). 1894 – Nikita Sergeyevich Khrushchyov, chính khách Liên Xô, bí thư thứ nhất Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô 1953-1964, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng 1958-1964, đã phá bỏ tệ sùng bái cá nhân Stalin, tiến hành một số cải cách dân chủ, ân xá tù chính trị, cải thiện quan hệ với các nước tư bản, khởi đầu chương trình vũ trụ của Liên Xô (m. 1971). 1977 – Frederik Magle, nhà soạn nhạc và nghệ sĩ dương cầm người Đan Mạch. == Mất == 1790 – Benjamin Franklin, chính khách, nhà sáng chế, nhà ngoại giao, hoạ sĩ Mỹ (s. 1706). 1998 – Linda McCartney, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1941). == Ngày lễ và kỷ niệm == Ngày quốc khánh Syria 1946 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == BBC: On This Day (tiếng Anh)
vnexpress.txt
VnExpress hay Tin nhanh Việt Nam là một trang báo điện tử tại Việt Nam. Đây là báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy. == Thông tin chính == VnExpress được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002, hiện tại do FPT Online quản lý (Thông tin ghi trên website thì Cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học Công nghệ). VnExpress sở hữu ba trang con trang hoạt động gần như độc lập là Ngoisao.net, iOne.net và Chungta.vn. VnExpress thực hiện kiểm tra nội dung ý kiến và chỉnh sửa ý kiến của độc giả trước khi hiển thị. == Tranh cãi == Ngày 27 tháng 9 năm 2012, VnExpress đăng bài "Thân phận bà cụ già chỉ mong con chết hết" đề tên tác giả là Lâm Tuyền viết về cuộc sống khốn khó của một bà cụ 83 tuổi tên là Phạm Thị Đào. Bà Đào không có nhà cửa, phải bán nước bên bờ hồ Thiền Quang ở quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để lấy tiền mưu sinh. Chồng bà Đào là người nghiện rượu, đã chết vì xơ gan. Bà Đào có sáu người con, bốn trai hai gái. Cả bốn người con trai của bà Đào đều nghiện ma tuý, ba người đã chết, người còn lại đang chịu án bảy năm tù ở Thái Nguyên. Trong hai người con gái của bà Đào thì một người đã bị bán sang Trung Quốc làm vợ, chỉ còn một người con gái tâm thần không bình thường sống chung với bà. Báo An ninh thủ đô sau đó đã đăng bài viết làm rõ chân tướng bà Đào. Bà Đào đã từng hai lần phải vào tù vì tội buôn bán trái phép chất ma tuý. Bà có chín người con chứ không phải là sáu, trong đó hai người đã chết vì nghiện ngập, một người đang đi tù, một người con gái bị bệnh tâm thần sống cùng bà. Bà Đào từng lấn chiếm đất trái phép ở phường Nam Đồng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội rồi bán lại cho người khác. Hàng tháng bà Đào đều được nhận 350 nghìn đồng tiền trợ cấp dành cho người cao tuổi, người con gái bị bệnh tâm thần của bà hàng tháng được nhân 350 nghìn đồng tiền trợ cấp dành cho người tàn tật không có khả năng lao động. Có một số người hảo tâm bị mắc lừa đến cho tiền bà thì bà lại đem tiền họ cho mình đi chơi lô đề. VnExpress thường đăng các bài dịch từ một số báo lá cải ngoại quốc, đặc biệt là Daily Mail, The Sun đôi khi dịch gây sốc đối với độc giả. Thì dụ ngày 25 tháng 10 năm 2015 VnExpress đăng bài "Xúc xích chứa ADN của người" trong đó nói rằng có các mẫu xúc xích chay ở Mỹ "chứa khoảng 2% ADN của người". Tuy nhiên theo bản gốc tiếng Anh của Fox News thì có khoảng hai phần trăm mẫu xúc xích đem thử nghiệm có chứa ADN người trong số đó 2/3 mẫu được gắn bao bì là xúc xích chay. == Nhận xét == Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên Quốc hội Việt Nam Nguyễn Minh Thuyết: Đúng như tên mình, VnExpress.net cung cấp thông tin cho bạn đọc rất nhanh nhạy, kịp thời. Có lần, tôi họp Quốc hội, chưa kịp về đến nhà đã thấy một anh bạn gọi điện hỏi về ý kiến của một đại biểu vừa phát biểu trong phiên họp ấy và được đưa lên VnExpress.net kèm theo ảnh. Từ đó, tôi theo dõi VnExpress.net thường xuyên hơn và thấy đúng là có những sự kiện vừa diễn ra có ít phút đã được thông tin ngay trên báo một cách chính xác. Điểm hấp dẫn nữa của VnExpress.net là các chuyên mục rất phong phú, có nhiều hình đẹp. Đối với những người đang gặp phải một số vấn đề trong đời sống, họ có thể tìm được sự chia sẻ, cảm thông nhất định trong chuyên mục Tâm sự. Riêng tôi, do công việc và sở thích, tôi thường xuyên đọc chuyên mục Xã hội, Văn hoá, Khoa học và Thể thao. Thật thú vị khi mở chuyên mục Văn hoá (Thư viện) có thể xem được một số phim hay, sách mới; mở chuyên mục Thể thao có thể cập nhật tin tức về những giải thi đấu lớn mà mình quan tâm. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Quân: Là độc giả trung thành của VnExpress.net suốt 9 năm qua, tôi thấy báo trưởng thành rất nhanh, là tờ báo hàng đầu Việt Nam hiện nay. Những nhà khoa học mà tôi tiếp xúc cũng rất thích VnExpress.net, vì thông tin cập nhật nhanh, bài vở phong phú, truy cập thuận lợi, kể cả từ nước ngoài. Điều này khác với một số báo, ở nước ngoài truy cập tương đối khó khăn. Bộ trưởng Tài chính Việt Nam Vũ Văn Ninh: VnExpress.net là một trong những tờ báo đăng tải nhiều bài viết liên quan đến các lĩnh vực của ngành tài chính như chính sách thuế, giá cả, phí, tài chính công, thị trường chứng khoán... Cá nhân tôi đánh giá, VnExpress.net là tờ báo có uy tín, tin tức cập nhật nhanh, nóng hổi và khá hấp dẫn, tuy nhiên, một số tin nếu đi sâu phân tích đầy đủ hơn thì thông tin đến bạn đọc hiệu quả hơn. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ báo VnExpress
trần đức cường.txt
Trần Đức Cường (sinh 20 tháng 5 năm 1985) là thủ môn của Becamex Bình Dương. Anh là thủ môn số 2 của đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2007 và AFF Suzuki Cup năm 2008. Đức Cường trưởng thành từ lò đào tạo Sông Lam Nghệ An, nay anh đã chuyển về chơi cho SHB Đà Nẵng. Với chiều cao trên 1m80, Đức Cường là một thủ môn có ngoại hình chuẩn của một thủ môn quốc tế, cho nên điểm mạnh của anh là khả năng bắt bóng bổng cũng như đổ người cản phá. Tuy nhiên, anh lại có một điểm yếu chết người đó là khả năng chọn vị trí kém cũng như ra vào rất thiếu hợp lý là nguyên nhân của những bàn thua không đáng có ở CLB cũng như đội tuyển quốc gia == Tham khảo ==
kazakhstan.txt
Cộng hoà Kazakhstan (phiên âm tiếng Việt: Ca-dắc-xtan; tiếng Kazakh: Қазақстан Республикасы, Qazaqstan Respublïkası; tiếng Nga: Республика Казахстан, Respublika Kazakhstan) là một quốc gia trải rộng trên phần phía bắc và trung tâm của lục địa Á-Âu. Diện tích của Kazakhstan là 2.725.047 km², rộng lớn hơn cả Tây Âu. Kazakhstan là quốc gia có diện tích đứng hàng thứ chín thế giới. Nước này có một phần nhỏ lãnh thổ nằm ở bờ phía tây sông Ural, thuộc phần châu Âu. Kazakhstan giáp Nga về phía bắc, Trung Quốc về phía đông nam, hai nước Trung Á là Uzbekistan và Kyrgyzstan về phía nam. Kazakhstan cũng có đường bờ biển với 2 biển là biển Aral và biển Caspia. Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới, nhưng về dân số chỉ xếp thứ 62 cho nên Kazakhstan là một trong những quốc gia có mật độ dân cư thưa thớt nhất trên thế giới: trung bình 6 người/km². Dân số theo thống kê năm 2006 của Kazakhstan là 15.300.000 người, giảm xuống từ 16.464.000 người vào năm 1989 do sự di cư của cộng đồng người Nga và người Đức Volga. Đại bộ phần địa hình của Kazakhstan là bán hoang mạc. Trong hầu hết lịch sử lãnh thổ của Kazakhstan hiện đại từng là nơi sinh sống của các bộ tộc du mục. Tới thế kỷ 16 người Kazakh xuất hiện như một nhóm riêng biệt, được phân chia thành ba hãn quốc. Người Nga bắt đầu tiến vào thảo nguyên Kazakh ở thế kỷ 18, và tới giữa thế kỷ 19 toàn bộ Kazakhstan là một phần của Đế chế Nga. Sau cuộc cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, và cuộc nội chiến sau đó, lãnh thổ Kazakhstan được tổ chức lại nhiều lần trở thành Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh năm 1936, một phần của Liên bang Xô viết. Trong thế kỷ 20, Kazakhstan là nơi diễn ra nhiều dự án lớn của Liên xô, gồm cả chiến dịch Đất chưa Khai phá của Khrushchev, Sân bay vũ trụ Baikonur, và Semipalatinsk "Polygon", địa điểm thử nghiệm vũ khí hạt nhân chính của Liên xô. Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991, nước cộng hoà cuối cùng của Liên xô thực hiện điều này. Lãnh đạo thời cộng sản của họ, Nursultan Nazarbayev, trở thành tổng thống mới. Từ khi độc lập, Kazakhstan đã theo đuổi một chính sách đối ngoại cân bằng và nỗ lực phát triển nền kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hydrocarbon. Tuy triển vọng kinh tế đang được cải thiện, Tổng thống Nazarbayev vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ với nền chính trị trong nước. Tuy vậy, danh tiếng quốc gia của Kazakhstan vẫn đang được tạo lập. Hiện Kazakhstan được coi là quốc gia có ưu thế tại vùng Trung Á. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế, gồm cả Liên hiệp quốc, Đối tác vì hoà bình của NATO, Cộng đồng các quốc gia độc lập, và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Năm 2010, Kazakhstan làm chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu. Kazakhstan đa dạng về sắc tộc và văn hoá, một phần bởi những cuộc trục xuất hàng loạt nhiều nhóm sắc tộc tới nước này trong thời kỳ cầm quyền của Stalin. Người Kazakh là nhóm lớn nhất. Kazakhstan cho phép tự do tôn giáo, và nhiều đức tin khác nhau có hiện diện tại nước này. Hồi giáo là tôn giáo chính. Tiếng Kazakh là ngôn ngữ quốc gia, trong khi tiếng Nga cũng được chính thức sử dụng như một ngôn ngữ "tương đương" (với tiếng Kazakh) trong các định chế của Kazakhstan. == Lịch sử == === Thời kỳ cổ-trung đại === Kazakhstan bắt đầu có dân cư từ thời kỳ đồ đá, điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp đã tạo điều kiện cho những người dân du mục đến đây sinh sống. Vào thập niên 1000 TCN, có một tộc du mục chăn cừu là người Scythia đến định cư tại xứ Kazakhstan. Từ "người Scythia" chỉ một dân tộc sinh sống trong một vùng đất rộng lớn, trong số đó có những phần đất của xứ Ukraina ngày nay ở phía bắc Hắc Hải, phía đông đến dãy Altai. Một nhà sử học dùng gọi người Scythia ở phía đông là người Saka, và trong số đó có cả người Scythia xứ Kazakhstan. Tuy nhiên, theo những nguồn khác thì các từ "người Saka" và "người Scythia" có thể được thay cho nhau, tức Scythia là theo tiếng Hy Lạp còn Saka là theo tiếng Ba Tư. Người Saka dùng ngựa vừa để làm phương tiện đi lại mà vừa để làm thức ăn. Những tộc người khác cũng nói tiếng Đông Iran như người Scythia, và cũng giống y chang như người Scythia là người Sarmatian và người Massagetae, dù nhiều nhà sử học xem đây là những dân tộc khác. Người Massagetae trở nên nổi tiếng tại xứ Kazakhstan và một số nơi khác ở vùng Trung Á vì những chiến công của Nữ vương Tomyris. Theo sử cũ, sau khi vua Cyrus Đại Đế xua đại quân tinh nhuệ Ba Tư đánh tan tác người Massagetae và giết chết con trai của Nữ vương Tomyris là Spargapises, bà đã trả thù qua việc xua quân đập tan quân Ba Tư (530 TCN), và chặt đầu vua Cyrus Đại Đế. Không những thế bà còn bỏ cái đầu ông vào một chiếc túi da chứa đầy máu người, để ông được tha hồ uống máu - một việc mà ông luôn thèm khát. Chiến thắng của Nữ vương Tomyris trước quân Ba Tư trở thành một khoảnh khắc huy hoàng trong lịch sử xứ Kazakhstan. Do đó, nhiều nhà hàng ở xứ Kazakhstan có tên là "Tomyris". Vị vua kế tục nổi tiếng nhất của Cyrus Đại Đế là Darius I cầm binh đi đánh người Scythia ở phía đông Kazakhstan vào năm 519 TCN. Một vị vua tàn bạo của xứ Macedonia - Hy Lạp là Alexandros Đại Đế lên nối ngôi vào năm 336 TCN, diệt được Đế quốc Ba Tư, và mở rộng Vương quốc Macedonia đến tận Kazakhstan và Pakistan ở phía đông. Vào năm 329 TCN, ông kéo quân đến sông Jaxartes ở biên giới phía bắc của Ba Tư (nay là sông Syr Darya tại các xứ Kazakhstan, Uzbekistan và Tadzhikistan). Trong một trận đánh tại đây, ông đại phá tộc người hùng mạnh Scythia và đánh đuổi họ về phía bắc. Cùng với sự xâm chiếm của đế chế Mông Cổ vào đầu thế kỉ 13, các quận đầu tiên đã được thành lập dưới đế chế Mông Cổ, thậm chí về sau trở thành các lãnh thổ độc lập của Khả hãn quốc Kazakh (hay còn gọi là Ak Horde). Những thành thị trung cổ đầu tiên là Alie-Ata và Turkestan đã được phát hiện phía bắc con đường tơ lụa nổi tiếng, nơi ngày nay chính là Kazakhstan. Cuộc sống du mục truyền thống trên các thảo nguyên rộng lớn và bán hoang mạc đã tạo nên những cuộc tìm kiếm không ngớt các đồng cỏ có giá trị vô cùng to lớn đối vời nền kinh tế dựa trên chăn nuôi. Dân tộc Kazakh hình thành trên cơ sở nhiều bộ lạc sống trong khu vực vào khoảng thế kỉ 15. Khoảng giữa thế kỉ 16, người Kazakh bắt đầ phát triển ngôn ngữ, văn hóa và nền kinh tế riêng của đất nước mình. Đầu thế kỉ 17, Khả hãn quốc Kazakh phân rã thành ba cộng đồng Lớn, Vừa và Nhỏ, liên kết trên cơ sở mối quan hệ huyết thống. Tuy nhiên những bất hòa về chính trị, sự liên kết lỏng lẻo về kinh tế và những cuộc chiến giữa các cộng đồng với nhau đã nhanh chóng làm suy sụp Khả hãn quốc Kazakh. Những cuộc chiến tranh giành lãnh thổ giữa các tiểu vương Kazakh và vua Ba Tư đã nổ ra trong nhiều thế kỉ. === Thời kỳ cận đại === Đầu thế kỉ 19, đế chế Nga bắt đầu mở rộng tới vùng Trung Á. Đế chế Nga đã xây dựng hệ thống hành chính, quân đội và các pháo đài tại vùng Trung Á để tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng với đế chế Anh trong Trò chơi lớn (tiếng Anh: Great Game) tại vùng Trung Á. Tiếng Nga trở thành thứ tiếng chính thức tại mọi trường học và các cấp chính quyền. Người Nga nỗ lực áp đặt hệ thống chính quyền của mình lên trên sự giận dữ của người Kazakh. Những cuộc vận động dân tộc của người Kazakh đã nổ ra vào những năm 1860 kêu gọi bảo vệ văn hóa và truyền thống dân tộc trước sự Nga hóa của người Nga. Từ thập kỉ 1890, một bộ phận người Slavơ đến Trung Á đã thành lập thuộc địa tại vùng đất ngày nay là Kazakhstan. Họ đã xây dựng tuyến đường sắt xuyên dãy Ural từ Orenburg đến Tashkent, hoàn thành vào năm 1906. Tuyến đường sắt được giám sát và nhận được sự ủng hộ đặc biệt từ phía Chính quyền Nhập cư ở St. Petersburg. Cuộc chiến tranh giành đất đai và nguồn nước giữa người Kazakh và những người Slavơ mới đến đã nổ ra. Sự oán giận của người Kazakh dưới ách áp bức bóc lột của chế độ Nga hoàng đã làm bùng nổ cuộc Khởi nghĩa Trung Á năm 1916. === Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh === Đế chế Nga sụp đổ vào năm 1917 đã tạo điều kiện cho Kazakhstan có một thời gian độc lập. Tuy nhiên người Kazakh vẫn quyết định gia nhập Liên Xô. Năm 1920, Kazakhstan trở thành một nước cộng hòa tự trị, và năm 1936 là một nước cộng hòa Xô viết nằm trong lãnh thổ Liên Xô. Nền nông nghiệp tập thể hóa cuối những năm 1920-1930 đã gây ra nạn đói trầm trọng ở Kazakhstan. Nhưng chính quyền Xô viết đã xây dựng một hệ thống chính quyền cộng sản vững mạnh để hội nhập Kazakhstan vào Liên bang Xô viết. Thập kỉ 1930, rất nhiều người dân đến từ các vùng khác của Liên Xô đã đến Kazakhstan. Giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ hai đã đánh dấu giai đoạn công nghiệp hóa ở Kazkahstan, nhưng chủ yếu tập trung khai thác khoáng sản để phục vụ cho chiến tranh. Đến khi Stalin qua đời, Kazakhstan vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Năm 1953, lãnh đạo Xô viết Nikita Khrushchev đã đề xướng kế hoạch Virgin Lands với mục tiêu biến những đồng cỏ ở Kazakhstan thành những vùng trồng cây lương thực cho Liên bang Xô viết. Chính sách Virgin Lands sau này được hiện đại hóa và phát triển dưới thời Leonid Brezhnev. Tình trạng căng thẳng trong xã hội Xô viết đã dẫn tới những yêu cầu phải cải cách chính trị và kinh tế, lên tới đỉnh điểm vào những năm 1980. Tháng 12 năm 1986, những cuộc tuần hành lớn của các thanh niên sắc tộc Kazakh, sau này được gọi là cuộc nổi dậy Jeltoqsan, diễn ra ở Almaty để phản đối sự thay thế Thư ký thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh Dinmukhamed Konayev bằng Gennady Kolbin từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga. Quân đội chính phủ đàn áp cuộc biểu tình, nhiều người đã bị giết hại và bỏ tù. Trong những ngày cai trị cuối cùng của Liên xô, sự bất mãn tiếp tục gia tăng và được thể hiện nhờ chính sách glasnost của lãnh tụ Liên xô Mikhail Gorbachev. === Độc lập === Cùng với làn sóng các nước cộng hoà thuộc Liên xô tìm kiếm sự tự trị lớn hơn nữa, Kazakhstan tuyên bố chủ quyền như một nước cộng hoà bên trong Liên xô tháng 10 năm 1990. Sau cuộc đảo chính bất thành tại Moskva tháng 8 năm 1991 và sự giải tán Liên xô, Kazakhstan tuyên bố độc lập ngày 16 tháng 12 năm 1991. Đây là nước cộng hoà cuối cùng thuộc Liên xô tuyên bố độc lập. Những năm sau độc lập được đánh dấu bởi những cải cách to lớn với nền kinh tế kiểu Xô viết và sự độc quyền quyền lực chính trị. Dưới sự cai trị của Nursultan Nazarbayev, người đã lên nắm quyền lực năm 1989 với tư cách lãnh đạo Đảng Cộng sản Kazakhstan và sau đó được bầu làm Tổng thống năm 1991, Kazakhstan đã có những bước tiến to lớn trong việc phát triển một nền kinh tế thị trường. Nước này đã có tăng trưởng kinh tế mạnh từ năm 2000, một phần nhờ các trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, và khoáng sản to lớn. Tuy nhiên dân chủ vẫn chưa được cải thiện nhiều từ năm 1991. "Tháng 6 năm 2007, nghị viện Kazakhstan đã thông qua một điều luật trao cho Tổng thống Nursultan Nazarbayev quyền lực và quyền ưu tiên trọn đời, gồm cả quyền tham vấn các tổng thống tương lai, miễn trừ bị truy tố, và ảnh hưởng với chính sách đối nội và đối ngoại. Những lời chỉ trích nói rằng trên thực tế ông đã trở thành "tổng thống trọn đời." Trong mười năm nắm quyền, Nazarbayev đã liên tục kiểm duyệt báo chí thông qua việc sử dụng độc đoán các điều luật về "phỉ báng", ngăn cản truy cập vào các web site đối lập (9 tháng 11 năm 1999), cấm giáo phái tôn giáo Wahhabi (5 tháng 9 năm 1998), và từ chối yêu cầu đòi thống đốc của 14 tỉnh thuộc Kazakhstan phải được bầu lên chứ không phải do tổng thống chỉ định (7 tháng 4 năm 2000)." == Chính phủ và chính trị == === Hệ thống chính trị === Kazakhstan là một nước cộng hoà tổng thống. Tổng thống là Nursultan Nazarbayev. Tổng thống cũng là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và có quyền phủ quyết luật. Có ba phó thủ tướng và 16 bộ trưởng. Karim Massimov đã giữa chức thủ tướng từ ngày 10 tháng 1 năm 2007. Kazakhstan có một Nghị viện lưỡng viện, gồm hạ viện (Majilis) và thượng viện (Thượng viện Kazakhstan). Các quận bầu cử riêng biệt bầu ra 67 ghế trong Majilis; cũng có 10 thành viên được bầu theo danh sách bầu cử đảng phái chứ không phải qua các quận bầu cử riêng biệt. Thượng viện có 39 thành viên. Hai thượng nghị sĩ được lựa chọn bởi mỗi nhóm bầu cử (Maslikhats) thuộc 16 đơn vị hành chính chính của Kazakhstan (14 tỉnh, cộng thêm hai thành phố Astana và Almaty). Tổng thống chỉ định bảy thượng nghị sĩ còn lại. Các đại biểu Majilis và chính phủ đều có quyền đề xuất luật pháp, dù chính phủ đề xuất hầu hết luật pháp được Nghị viện xem xét. === Bầu cử === Cuộc bầu cử Majilis tháng 9 năm 2004 đã tạo ra một hạ viện với đa số thành viên ủng hộ chính phủ thuộc Đảng Otan, dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Nazarbayev. Hai đảng khác được coi là có thiện cảm với tổng thống, gồm khối nông nghiệp-công nghiệp AIST và Đảng Asar, do con gái của Tổng thống Nazarbayev lập ra, thắng hầu hết số ghế còn lại. Các đảng đối lập, đã chính thức đăng ký và tham gia vào cuộc bầu cử, chỉ giành được một ghế trong cuộc bầu cử mà Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu coi là không đạt các tiêu chuẩn quốc tế. Năm 1999, Kazakhstan đã đề nghị tư cách quan sát viên tại Hội đồng Nghị viện châu Âu. Câu trả lời chính thức của Nghị viện là Kazakhstan chỉ có thể đề nghị tư cách thành viên đầy đủ, bởi họ nằm một phần ở châu Âu, nhưng họ sẽ không được trao bất kỳ một tư cách nào tại Hội đồng trừ khi các thành tích dân chủ và nhân quyền của nước này được cải thiện. Ngày 4 tháng 12 năm 2005, Nursultan Nazarbayev tái cử với một chiến thắng long trời lở đất. Uỷ ban bầu cử thông báo rằng ông đã giành được hơn 90% số phiếu. Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) kết luận cuộc bầu cử không đạt các tiêu chuẩn quốc tế dù có một số cải thiện trong cách quản lý bầu cử. Tân Hoa Xã thông báo rằng các quan sát viên từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, chịu trách nhiệm giám sát 25 điểm bỏ phiếu ở Astana, thấy rằng việc bỏ phiếu tại đó được tiến hành "minh bạch và công bằng" manner. Ngày 17 tháng 8 năm 2007, cuộc bầu cử hạ viện được tiến hành với việc Đảng Otan cầm quyền giành mọi ghế với 88% số phiếu. Không đảng đối lập nào giành đủ mức tối thiểu 7% để có ghế. Điều này đã khiến truyền thông địa phương đưa ra câu hỏi về khả năng và tuy tín của lãnh đạo các đảng đối lập. Các đảng đối lập đã đưa ra những cáo buộc gian lận nghiêm trọng trong cuộc bầu cử. === Cơ quan mật vụ === Uỷ ban An ninh Quốc gia Kazakhstan (KNB) được thành lập ngày 13 tháng 6 năm 1992. Nó bao gồm Cơ quan An ninh Nội địa, Cơ quan Phản gián Quân sự, Biên phòng, nhiều đơn vị Commando, và Tình báo Nước ngoài (Barlau). Barlau được coi là thành phần quan trọng nhất của KNB. Giám đốc của nó là Thiếu tướng Omirtai Bitimov. == Địa lý == Với diện tích khoảng 2.725.047 triệu km², Kazakhstan là quốc gia rộng thứ chín trên thế giới và là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn nhất. Diện tích của Kazakhstan tương đương với diện tích của vùng Tây Âu. Nước này chia sẻ đường biên giới với các nước Nga (6648 km), Uzbekistan (2203 km), Trung Quốc (1533 km), Kyrgyzstan (1051 km), Turkmenistan (379 km). Các thành phố chính gồm Astana (thủ đô từ năm 1997), Almaty (thủ đô cũ), Karaganda, Shymkent, Semey và Turkestan. Địa hình từ tây sang đông trải dài từ bờ biển Caspi đến dãy núi Altay, từ phía bắc là đồng bằng Tây Siberia đến phía nam là các hoang mạc khô cằn của vùng Trung Á. Thảo nguyên Kazakhstan có diện tích khoảng 804.500 km², chiếm một phần ba diện tích đất nước và là vùng thảo nguyên lớn nhất trên thế giới. Trong các thảo nguyên có nhiều đòng cỏ và các hoang mạc cát. Các sông và hồ quan trọng ở Kazakhstan bao gồm: biển Aran, sông Ili, sông Irtysh, sông Ural, hồ Balkhash và hồ Zaysan. Do có khí hậu lục địa nên biên độ nhiệt trong năm của Kazakhstan rất lớn. Mùa hạ nhiêt độ lên cao, trung bình đạt hơn 25 °C, nhưng đến mùa đông nhiệt độ lại xuống rất thấp, có lúc xuống hơn -20 °C. Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng rất lớn. Lượng mưa ít và tập trung chủ yếu vào mùa hạ. === Các tỉnh === Taldy-Korgan Aqmola Aqtobe Atyrau Batys Qazaqstan (Oral) Mangghystau Ongtustik Qazaqstan (Shymkent) Pavlodar Qaraghandy Qostanay Qyzylorda Shyghys Qazaqstan (Oskemen) Soltustik Qazaqstan (Petropavl) Zhambyl (Taraz) === Các thành phố === Astana Almaty Bayquogyr == Kinh tế == Nhờ giá dầu mỏ cao trên thế giới, các con số tăng trưởng GDP năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, và 2005 là: 9.8%, 13.2%, 9.5%, 9.2%, 9.4%, và 9.2%. Các mặt hàng xuất khẩu chính khác của Kazakhstan gồm bột mì, dệt và gia súc. Kazakhstan dự báo nước này sẽ trở thành nhà xuất khẩu uranium lớn nhất thế giới vào năm 2010. Tính đến năm 2016, GDP của Kazakhstan đạt 128.109 USD, đứng thứ 57 thế giới, đứng thứ 21 châu Á và đứng số 1 Trung Á. Thách thức chủ yếu của Kazakhstan từ năm 2002 là quản lý dòng ngoại tệ mạnh đổ vào từ bên ngoài mà không làm gia tăng lạm phát. Từ thời điểm đó, lạm phát vẫn chưa được quản lý chặt chẽ, ở mức 6.6% năm 2002, 6.8% năm 2003, và 6.4% năm 2004. Năm 2000 Kazakhstan trở thành nước cộng hoà cũ đầu tiên của Liên xô trả lại toàn bộ khoản vay của mình cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 7 năm trước thời hạn. Tháng 3 năm 2002, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã trao quy chế kinh tế thị trường cho Kazakhstan theo luật thương mại Hoa Kỳ. Sự thay đổi quy chế này công nhận những cải cách kinh tế thị trường thực sự trong các lĩnh vực chuyển đổi tiền tệ, quyết định mức lương, tính mở với đầu tư nước ngoài, và sự kiểm soát của chính phủ với các phương tiện sản xuất và phân phối tài nguyên. Tháng 9 năm 2002 Kazakhstan trở thành quốc gia đầu tiên trong CIS nhận được sự đánh giá mức độ tín nhiệm cấp đầu tư từ một cơ quan đánh giá mức độ tín nhiệm lớn của thế giới. Ở thời điểm cuối tháng 12 năm 2003, tổng nợ nước ngoài của Kazakhstan là khoảng $22.9 tỷ. Tổng nợ chính phủ là $4.2 tỷ. Con số này chiếm 14% GDP. Đã có sự sụt giảm đáng kể trong tỷ lệ nợ trên GDP trong những năm vừa qua; tỷ lệ tổng nợ chính phủ trên GDP năm 2000 là 21.7%, năm 2001 là 17.5%, và năm 2002 là 15.4%. Đà tăng trưởng kinh tế, cộng với những kết quả từ những cuộc cải cách lĩnh vực thuế và tài chính trước đó, đã cải thiện đáng kể tình hình tài chính chính phủ. Từ năm 1999 mức thâm hụt ngân sách 3.5% GDP xuống mức thâm hụt 1.2% năm GDP năm 2003. Nguồn thu chính phủ đã tăng từ 19.8% GDP năm 1999 lên 22.6% GDP năm 2001, nhưng đã giảm xuống 16.2% GDP năm 2003. Năm 2000, Kazakhstan đã thông qua một luật thuế mới trong một nỗ lực nhằm củng cố những thành quả đó. Ngày 29 tháng 11 năm 2003 Luật về những Thay đổi Luật Thuế được thông qua, giảm các tỷ suất thuế. Thuế giá trị gia tăng giảm từ 16% xuống còn 15%, thuế xã hội từ 21% xuống 20%, và thuế thu nhập từ 30% còn 20%. (Ngày 7 tháng 7 năm 2006 thuế thu nhập cá nhân thậm chí còn giảm nữa xuống mức 5% cho thu nhập cá nhân dưới hình thức các cổ phần và 10% cho thu nhập cá nhân khác.) Kazakhstan còn tiến hành những cải cách xa hơn nữa bằng việc thông qua một luật thuế đất đai ngày 20 tháng 6 năm 2003, và một luật thuế nhập khẩu mới ngày 5 tháng 4 năm 2003. Năng lượng là lĩnh vực kinh tế chủ chốt. Sản lượng dầu mỏ và khí tự nhiên cô đặc ở Kazakhstan lên tới 51.2 triệu tấn năm 2003, lớn hơn 8.6% năm 2002. Kazakhstan đã tăng xuất khẩu dầu và khí tự nhiên cô đặc lên 44.3 triệu tấn năm 2003, 13% cao hơn mức năm 2002. Sản xuất khí đốt tại Kazakhstan năm 2003 lên tới 13.9 mét khối (491 tỷ cu. ft), tăng 22.7% so với năm 2002, gồm cả sản lượng khí tự nhiên 7.3 tỷ mét khối (258 tỷ cu. ft); Kazakhstan có trữ lượng khoảng 4 tỷ tấn dầu đã được chứng minh và có thể khai thác cộng thêm 2,000 kilômét khối (480 cu mi) khí đốt. Những phân tích công nghiệp cho rằng kế hoạch mở rộng sản xuất dầu mỏ, cộng với sự phát triển những giếng dầu mới, sẽ cho phép nước này đạt sản lượng 3 triệu barrel (477,000 m³) mỗi ngày vào năm 2015, đưa YO MAMMA vào hàng 10 quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2003 của Kazakhstan được đánh giá ở mức hơn 7 tỷ dollar, chiếm 65% tổng giá trị xuất khẩu và 24% GDP. Các giếng dầu và mỏ khí với trữ lượng lớn gồm Tengiz với 7 tỷ barrel (1.1 km³); Karachaganak với 8 tỷ barrel (1.3 km³) và 1,350 km³ khí tự nhiên); và Kashagan với 7 tới 9 tỷ barrel (1.1 tới 1.4 km³). Kazakhstan đã đưa ra một chương trình cải cách lương hưu đầy tham vọng vào năm 1998. Ở thời điểm 1 tháng 1 năm 2005, số tiền hưu trí là khoảng $4.1 tỷ. Có 16 quỹ tiết kiệm hưu trí trong nước cộng hoà. Quỹ Tích tụ Hưu trí Nhà nước, quỹ duy nhất thuộc sở hữu nhà nước, có thể được tư nhân hoá ngay từ năm 2006. Cơ quan quản lý tài chính thống nhất của quốc gia giám sát và điều hành các quỹ hưu trí. Các nhu cầu ngày càng gia tăng về việc đầu tư một cách hiệu quả các quỹ hưu trí tạo ra sự phát triển nhanh chóng của thị trường nợ thế chấp. Nguồn vốn quỹ hưu trí đang được đầu tư hầu như toàn bộ vào các tập đoàn và các trái phiếu chính phủ, gồm cả Eurobond của chính phủ Kazakhstan. Hệ thống ngân hàng Kazakhstan đang phát triển nhanh chóng. Tư bản hoá của hệ thống ngân hàng hiện tại vượt hơn 1 tỷ $1. Ngân hàng Quốc gia đã đưa ra các khoản đảm bảo ký quỹ trong chiến dịch của họ nhằm tăng cường sức mạnh lĩnh vực ngân hàng. Nhiều ngân hàng lớn nước ngoài đã có chi nhánh tại Kazakhstan, gồm cả RBS, Citibank, và HSBC. Raiffeisen Zentralbank và UniCredit gần đây đều đã thâm nhập vào thị trường dịch vụ tài chính Kazakhstan qua việc mua lại và góp vốn. Dù sức mạnh kinh tế của Kazakhstan đã xuất hiện trong hầu hết thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã phơi bày một số sự yếu kém trung tâm trong nền kinh tế quốc gia. Tăng trưởng GDP hàng năm của Kazakhstan đã giảm 19.81% năm 2008. Bốn ngân hàng chính đã phải viện tới sự trợ giúp của chính phủ vào cuối năm 2008 và giá trị tài sản thực đã giảm mạnh. === Nông nghiệp === Nông nghiệp chiếm 10.3% GDP của Kazakhstan năm 2005. Ngũ cốc (Kazakhstan là nước sản xuất lớn thứ bảy thế giới) và gia súc là các mặt hàng nông nghiệp quan trọng nhất. Đất nông nghiệp chiếm hơn 846,000 kilômét vuông (327,000 sq. mi). Đất nông nghiệp đang sử dụng gồm 205,000 kilômét vuông (79,000 sq. mi) đất có thể trồng trọt và 611,000 kilômét vuông (236,000 sq. mi) đồng cỏ và đất chăn thả. Các sản phẩm gia súc chính gồm các sản phẩm sữa, da, thịt, và len. Các mặt hàng lương thực chính của nước này gồm bột mì, lúa mạch, bông, và gạo. Xuất khẩu bột mì, một nguồn thu ngoại tệ lớn, đứng trong tốp các mặt hàng xuất khẩu hàng đẩu của Kazakhstan. Năm 2003 Kazakhstan thu hoạch tổng cộng 17.6 triệu tấn ngũ cốc, tăng 2.8% so với năm 2002. Nông nghiệp Kazakhstan vẫn có nhiều vấn đề môi trường từ sự quản lý kém trong những năm thời Liên xô. Một số loại rượu Kazakh được sản xuất ở những vùng núi non phía đông đất nước tại Almaty. Kazakhstan được cho là một trong những quê hương gốc của táo, đặc biệt là tổ tiên hoang dã của Malus domestica, Malus sieversii. Ở Kazakhstan, quê hương của nó, nó được gọi là 'alma'. Trên thực tế, vùng được cho là quê hương của nó là Almaty, hay 'nhiều táo'. Loài cây này vẫn mọc hoang dã tại các vùng núi Trung Á phía nam Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, và Tân Cương, Trung Quốc. === Tài nguyên thiên nhiên === Kazakhstan sở hữu nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản và nhiên liệu hoá thạch. Việc phát triển và khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên, và khoáng sản đã thu hút hơn $40 tỷ đầu tư nước ngoài tại Kazakhstan từ năm 1993 và chiếm khoảng 57% sản lượng công nghiệp quốc gia (hay xấp xỉ 13% tổng sản phẩm quốc nội). Theo một số ước tính, Kazakhstan có trữ lượng uranium, chromium, chì, và kẽm đứng hàng thứ hai thế giới, đứng thứ ba về trữ lượng manganese, thứ năm về trữ lượng đồng, và đứng trong hàng top ten về than, sắt, và vàng. Kazakhstan cũng là nước xuất khẩu kim cương. Có lẽ đáng chú ý nhất với sự phát triển kinh tế, Kazakhstan hiện cũng đứng hàng 11 về trữ lượng đã được chứng minh của cả dầu mỏ và khí tự nhiên. Tông cộng, có 160 trầm tích với hơn 2.7 tỷ tấn dầu mỏ. Những cuộc thám hiểm dầu mỏ đã cho thấy trầm tích trên bờ biển Caspian chỉ là một phần của một trầm tích lớn hơn. Có tin cho rằng 3.5 tỷ tấn dầu và 2.5 nghìn tỷ mét khối khí có thể được khai thác từ khu vực này. Tổng tước tính trầm tích dầu mỏ của Kazakhstan là 6.1 tỷ tấn. Tuy nhiên, chỉ có 3 nhà máy lọc dầu tại nước này, nằm ở Atyrau, Pavlodar, và Shymkent. Chúng không đủ năng lực xử lý tổng sản lượng dầu thô khai thác vì thế đa phần dầu thô được xuất khẩu sang Nga. Năm 2006, Kazakhstan sản xuất xấp xỉ 1426 m3 dầu và 23.5 tỷ mét khối khí tự nhiên. == Quan hệ ngoại giao và các lực lượng vũ trang == Kazakhstan có những quan hệ ổn định với tất cả các nước láng giềng. Kazakhstan cũng là một thành viên của Liên hiệp quốc, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu, Hội đồng Đối tác châu Âu-Đại Tây Dương và Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (OIC). Nước này là một bên tham gia tích cực trong chương trình Đối tác vì Hoà bình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Kazakhstan cũng là một thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Các nước Kazakhstan, Nga, Belarus, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Âu Á năm 2000 để tái thúc đẩy những nỗ lực trước đó nhằm cân đối các sắc thuế thương mại và tạo lập một vùng thương mại tự do với một hệ thống thuế quan duy nhất. Ngày 1 tháng 12 năm 2007, có thông báo rằng Kazakhstan đã được lựa chọn làm chủ tịch OSCE năm 2010. Từ khi giành độc lập năm 1991, Kazakhstan đã theo đuổi cái được gọi là chính sách đối ngoại đa chiều (многовекторная внешняя политика), tìm kiếm các mối quan hệ tốt và cân bằng với các nước láng giềng, Nga và Trung Quốc, và Hoa Kỳ và phương Tây nói chung. Chính sách này đã mang lại những kết quả trong lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt, nơi các công ty Mỹ, Nga, Trung Quốc và châu Âu đều hiện diện ở mọi giếng dầu lớn, và trong những phát triển đa hướng của các đường ống dẫn dầu xuất khẩu từ Kazakhstan. Kazakhstan cũng có những quan hệ kinh tế, chính trị mạnh và đang phát triển nhanh chóng với Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2011, và có thể ngay từ năm 2010, Kazakhstan có kế hoạch thành lập một liên minh thuế quan với Nga và Belarus. Nga hiện thuê xấp xỉ 6,000 km² (2,300 mi²) lãnh thổ bao gồm cả Sân bay Vũ trụ Baikonur ở phía nam trung Kazakhstan, nơi con người đầu tiên cũng như tàu con thoi đầu tiên của Liên xô Buran và trạm vũ trụ đầu tiên Mir đã được phóng lên quỹ đạo. Đa phần lực lượng quân đội Kazakhstan được kế thừa từ Quân đội Quận Turkestan của Các lực lượng Vũ trang Liên xô. Các đơn vị này đã trở thành cốt lõi của quân đội mới của Kazakhstan với toàn bộ các đơn vị của Quân đoàn số 40 (Quân đoàn số 32 cũ) và một phần của Quân đoàn số 17, gồm sáu sư đoàn lục quân, các căn cứ quân nhu, các lữ đoàn đổ bộ số 14 và 35, 2 lữ đoàn tên lửa, 2 trung đoàn pháo binh và một lượng lớn trang thiết bị đã được rút khỏi Ural sau khi ký kết Hiệp ước về Các lực lượng Vũ trang Thông thường ở châu Âu. Đợt mở rộng lớn nhất của Quân đội Kazakhstan gần đây nhấn mạnh trên các đơn vị thiết giáp. Từ năm 1990, các đơn vị thiết giáp đã mở rộng từ 500 lên 1,613 năm 2005. Không quân Kazakhstan gồm hầu hết là các máy bay thời Liên xô, gồm 41 MiG-29, 44 MiG-31, 37 Su-24 và 60 Su-27. Một lực lượng hải quân nhỏ cũng được duy trì tại Biển Caspian. Kazakhstan đã gửi 49 kỹ sư quân sự tới Iraq để hỗ trợ phi vụ hậu chiến của Hoa Kỳ tại Iraq. == Nhân khẩu == Dữ liệu của Văn phòng Thống kê Hoa Kỳ xác định dân số hiện tại của Kazakhstan là 16.763.795 người, trong khi các nguồn của Liên hiệp quốc như Ngân hàng Thế giới đưa ra con số ước tính năm 2002 là 14.794.830. Cuộc điều tra trong 10 năm gần đây, được tổ chức ngày 28 tháng 2 đến 6 tháng 3 năm 2009, đưa ra kết quả tổng cộng có 16.402.861 người đăng ký tại Kazakhstan.. Sắc tộc Kazakh chiếm 67% dân cư và sắc tộc Nga chiếm 21%, với một số lượng đáng kể các nhóm khác, gồm Tatar, Ukraina, Uzbek, Belarusia, Uyghur, Azerbaijan, Ba Lan, và Litva. Một số cộng đồng thiểu số như người Đức trước kia từng định cư tại Nga (đặc biệt là người Đức Volga), Ukrainia, Triều Tiên, Kurd, Chechen, Meskhetian Turk, và các thành phần đối lập chính trị với chính quyền Nga từng bị trục xuất tới Kazakhstan trong thập niên 1930 và 1940 bởi Stalin; một số trại lao động (Gulag) lớn của Liên xô từng tồn tại ở nước này. Cuộc di cư đáng chú ý của người Nga cũng liên quan tới Chiến dịch Virgin Lands và chương trình vũ trụ Liên xô trong thời Khrushchev. Cũng có một cộng đồng Do Thái nhỏ nhưng khá mạnh. Trước năm 1991 có một triệu người Đức tại Kazakhstan; đa số họ đã di cư về Đức sau sự tan rã của Liên bang Xô viết. Đa số các thành viên của cộng đồng người Hy Lạp Pontian đã di cư về Hy Lạp. Hồi cuối thập niên 1930 hàng ngàn người Triều Tiên ở Liên xô đã bị trục xuất tới Trung Á. Những người này được gọi là Koryo-saram. Kazakhstan là một quốc gia song ngữ: tiếng Kazakh, được 64.4% dân số sử dụng, có vị thế ngôn ngữ "nhà nước", trong khi tiếng Nga, được hầu hết người Kazakhstan sử dụng, được tuyên bố là ngôn ngữ "chính thức", và hiện nó được sử dụng trong giao dịch kinh tế hàng ngày. Tiếng Anh cũng phổ biến trong giới trẻ từ khi Liên bang Xô viết sụp đổ và 30% người dân thành thị, đặc biệt là các thế hệ trẻ nói thông thạo tiếng Anh, các ngoại ngữ khác cũng được sử dụng ở một số mức độ trong cộng đồng người Kazakhstan là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, bởi sự tương đồng của nó với ngôn ngữ nhà nước của Kazakhstan, tiếng Kazakh. Thập niên 1990 được đánh dấu bởi cuộc di cư của nhiều người Nga và người Đức Volga khỏi Kazakhstan, một quá trình đã bắt đầu từ thập niên 1970; đây là một yếu tố chính khiến những người bản địa Kazakh trở thành một cộng đồng đa số cùng với một tỷ lệ sinh của người Kazakh lớn hơn và sắc tộc Kazakh nhập cư từ Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Mông Cổ, và Nga. Đầu thế kỷ 21, Kazakhstan đã trở thành quốc gia đứng hàng đầu về nhận con nuôi quốc tế. Gần đây điều này đã gây ra một số sự chỉ trích trong nghị viện Kazakhstan, vì những lo ngại về độ an toàn và sự đối xử với trẻ em nước ngoài và những câu hỏi liên quan tới mức độ dân số thấp tại Kazakhstan. === Thuật ngữ === Thuật ngữ Kazakhstani (tiếng Kazakh: қазақстандықтар, Qazaqstandıqtar; tiếng Nga: казахстанцы, kazakhstantsy) được đặt ra để miêu tả tất cả người dân Kazakhstan, gồm cả người phi Kazakh. Từ "Kazakh" nói chung được sử dụng để chỉ người thực tế có dòng dõi Kazakh (gồm cả những người sống ở Trung Quốc, Afghanistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và các quốc gia khác). Từ Kazakh xuất xứ từ một từ Thổ cổ có nghĩa "độc lập, một tinh thần tự do". Nó là kết quả của nền văn hoá du mục trên lưng ngựa của người Kazakh. Từ Avestan/Tiếng Ba Tư Cổ (Xem Các ngôn ngữ Ấn-Âu) "-stan" có nghĩa "vùng đất" hay "nơi của", vì thế "Kazakhstan" là "vùng đất của người Kazakh". === Tôn giáo === Hồi giáo là tôn giáo chính và lớn nhất tại Kazakhstan. Sau nhiều thập kỷ đàn áp tôn giáo của chính quyền Liên xô, nền độc lập giành được đã mang lại một sự phát triển mạnh trong sự thể hiện bản sắc sắc tộc, một phần thông qua tôn giáo. Việc tự do thực thi các tín ngưỡng tôn giáo và sự thiết lập quyền tự do tôn giáo hoàn toàn đã dẫn tới một sự gia tăng các hoạt động tôn giáo. Hàng trăm thánh đường Hồi giáo, nhà thờ, giáo đường Do Thái, và các công trình tôn giáo khác được xây dựng trong vài năm, với số lượng các hiệp hội tôn giáo tăng từ 670 năm 1990 lên 4,170 hiện nay. Xấp xỉ 65% dân số là tín đồ Hồi giáo, chủ yếu là người thuộc sắc tộc Kazakh, chiếm hơn một nửa dân số, cũng như các sắc tộc Uzbek, Uighur, và Tatar. Đa số theo dòng Hồi giáo Sunni của trường phái Hanafi. Chưa tới 1% thuộc trường phái Shafi'i Sunni (chủ yếu là người Chechen). Vùng phía nam đất nước có mức độ tập trung đông nhất số người tự coi mình là tín đồ Hồi giáo. Tổng cộng có 2,300 nhà thờ Hồi giáo, tất cả đều thuộc "Hiệp hội Tôn gáo của người Hồi giáo Kazakhstan", đứng đầu là một mufti tối cao. Eid al-Adha được công nhận là một ngày lễ quốc gia. Một phần ba dân số là người Nga, gồm cả sắc tộc Ukrainia và Belarusia, và theo truyền thống theo đạo chính thống Nga. Các nhóm Thiên chúa giáo khác gồm Cơ đốc giáo La mã, Nhà thờ Chính thống Hy Lạp, Baptist và các phái Tin lành khác. Tổng cộng có 258 nhà thờ Chính thống, 93 nhà thờ Cơ đốc, và hơn 500 nhà thờ Tin lành và các nhà cầu nguyện. Lễ Noel của Nhà thờ Chính thống Nga được công nhận là một ngày lễ quốc gia tại Kazakhstan. Các nhóm tôn giáo khác gồm Do Thái (chưa tới 1%), và một số Hare Krishna và Phật giáo. == Giáo dục == Giáo dục là phổ thông và bắt buộc cho tới cấp hai và tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành là 99.5%. Giáo dục gồm ba giai đoạn chính: giáo dục tiểu học (lớp 1–4), giáo dục cơ bản chung (lớp 5–9) và giáo dục trung học (lớp 10–11 hay 12) được chia thành các cấp giáo dục tiếp nối chung và giáo dục chuyên nghiệp. (Giáo dục tiểu học có một năm chuẩn bị.) Các cấp giáo dục này có thể được theo ở một hay nhiều các cơ sở khác biệt (ví dụ trường tiểu học, sau đó là trường cấp hai). Gần đây, nhiều trường cấp hai, trường chuyên nghiệp, magnet school, trường thể dục, lyceum, ngôn ngữ và thể dục kỹ thuật đã được thành lập. Giáo dục chuyên nghiệp cấp hai được cung cấp tại các cơ sở chuyên nghiệp đặc biệt hay các trường kỹ thuật, lyceum hay cao đẳng và trường dạy nghề. Hiện tại, có các trường đại học, viện hàn lâm, và viện, nhạc viện, trường cao học và cao đẳng. Chúng có ba cấp chính: giáo dục cao học căn bản cung cấp những kiến thức nền tảng của lĩnh vực học tập lựa chọn và người tốt nghiệp sẽ được cấp bằng đại học; giáo dục cao học chuyên nghiệp theo đó sinh viên sẽ được trao Bằng chuyên viên; và giáo dục sư phạm khoa học với Bằng Master. Giáo dục sau đại học với Kandidat nauk (Candidate of Sciences) và Tiến sĩ Khoa học. Với việc thông qua Luật về Giáo dục và Giáo dục Cao học, một lĩnh vực tư nhân đã được thành lập và nhiều định chế tư nhân đã được cấp phép hoạt động. Bộ Giáo dục Kazakhstan điều hành một chương trình học bổng Bolashak rất thành công, hàng năm trao xấp xỉ 3000 suất học bổng cho các sinh viên. Quỹ cung cấp học bổng cho việc theo học ở các trường nước ngoài, gồm cả các trường đại học danh tiếng ở University College London, Oxford và Ivy League. Các điều khoản của chương trình gồm việc bắt buộc quay trở về Kazakhstan để làm việc trong ít nhất năm năm. == Thể thao == Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất tại Kazakhstan. Liên đoàn Bóng đá Kazakhstan (tiếng Kazakh: Қазақстанның Футбол Федерациясы, Qazaqstannıñ fwtbol federacïyası) là cơ quan quản lý quốc gia của bộ môn này. FFK tổ chức các đội bóng đá nam nữ và các đội tuyển futsal quốc gia. Hockey trên băng - Đội tuyển hockey trên băng Kazakhstani đã tham gia tranh tài tại các Olympic mùa đông năm 1998 và 2006 cũng như Giải vô địch Hockey trên Băng Thế giới năm 2006 Kazakhstan có 7 đội tuyển. Các đội là Kaztsink-Torpedo Ust-Kamenogorsk, Kazakhmys Satpayev, Gornyak Rudnyi, Barys Astana, Irtysh Pavlodar, Yenbek Almaty, Sary-Arka Qaragandy. Các vận động viên hockey trên băng hàng đầu Kazakhstan gồm Nikolai Antropov và Evgeni Nabokov. Barys Astana - một đội tuyển hockey trên băng chuyên nghiệp nổi tiếng tham gia tranh tài trong Kontinental Hockey League. Đua xe đạp - Vận động viên đua xe đạp nổi tiếng nhất Kazakhstan là Alexander Vinokourov, và đua xe đạp là hoạt động phổ biến trong cả nước. Vinokourov có thành tích ấn tượng khi thi đấu cho các đội tuyển Telekom/T-Mobile khi bắt đầu sự nghiệp. Anh đã giành huy chương bạc trên đường đua tại Olympic Sydney năm 2000 và về ba tổng thành tích tại Tour de France năm 2003. Sau khi chuyển sang đội Liberty Seguros, Vinokourov đã về thứ 5 tại Tour de France năm 2005, trong khi hai vận động viên trẻ người Kazakhstan khác, Andrej Kashechkin và Maksim Iglinskiy, về thứ 19 và 37. Năm 2006 đội của Vinokourov được đổi tên thành ONC sau một vụ scandal doping buộc đội Liberty Seguros phải rời Tour de France năm 2006. Vinokourov sau đó đã góp sức thành lập một đội mới, Astana, lấy theo tên thành phố thủ đô Kazakhstan và được một nhóm các doanh nghiệp Kazakhstan tài trợ, họ sử dụng màu lá cờ Kazakhstan làm màu chính cho trang phục của đội. Cùng năm ấy Vinokourov và Kashechkin về nhất và thứ ba tổng sắp tại Vuelta a España năm 2006 ở Tây Ban Nha. Tháng 7 năm 2007, Vinokourov đã bị thử nghiệm dương tính với doping máu trong Tour de France năm 2007 và bị loại khỏi cuộc đua, dù anh đang dẫn đầu ở thời điểm đó. Anh chỉ bị liên đoàn đua xe đạp Kazakhstan cấm thi đấu một năm, nhưng UCI (Liên đoàn Đua xe đạp Quốc tế) đã tăng thời hạn lên thành hai năm. Ngoài ra, Kashechkin cũng bị phát hiện có liên quan tới doping máu và cũng bị cấm thi đấu hai năm, và Astana sau đó đã bị cấm tham gia Tour de France 2008. Ở thời điểm đó, Vinokourov đã tuyên bố nghỉ thi đấu. Đội đua xe đạp Astana tiếp tục hoạt động dưới bộ máy quản lý mới và tiếp tục gồm các vận động viên đua xe Kazakhstan tham gia vào Grand Tours, dù vị trí lãnh đạo đội đã được chuyển cho Alberto Contador người Tây Ban Nha và Lance Armstrong và Levi Leipheimer người Mỹ. Tuy nhiên, tháng 9 năm 2008, Vinokourov thông báo ý định quay trở lại thi đấu năm 2009, và anh đã quay trở lại vào tháng 8 năm 2009, dù vẫn không được phép tái gia nhập Astana. Đấm bốc - Từ khi giành độc lập năm 1991, các vận động viên đấm bốc Kazakhstan đã giành nhiều huy chương. Nhờ thế Kazakhstan nhanh chóng có số lượng huy chương lớn chưa từng có nhờ môn đấm bốc tại các kỳ Olympic, nơi nước này đã nhảy từ những hạng cuối cùng lên vị trí thứ 11 hiện tại trong số các quốc gia tham dự. Hiện tại, 2 vận động viên đấm bốc Kazakhstan (Bakhtiyar Artayev, Vassiliy Jirov) đã giành được Val Barker Trophy, đưa Kazakhstan lên đứng thứ hai với chỉ 3 huy chương phía sau Hoa Kỳ. Các môn thể thao trên lưng ngựa cũng rất phổ biến ở Kazakhstan. Từ năm 1993 Liên đoàn Đua ngựa của Cộng hoà Kazakhstan đã tổ chức các sự kiện cấp Quốc gia và Quốc tế các môn Cưới ngựa vượt chướng ngại vật, Dạy ngựa, Thể thao có dùng ngựa và Việt dã. Khúc côn cầu - Đội tuyển quốc gia nằm trong số những đội tuyển mạnh nhất và đã hai lần giành huy chương đồng tại Bandy World Championships. Trong thời Liên xô, Dynamo Alma-Ata đã giành chức vô địch quốc gia năm 1977 và 1990. Thế vận hội mùa đông châu Á Đại hội Thể thao châu Á Mùa đông năm 2011 được tổ chức tại nước này. == Văn hoá == Trước thời thực dân của Nga, người Kazakh đã có một nền văn hoá rất phát triển dựa trên nền kinh tế chăn thả du mục của họ. Dù Đạo Hồi đã trở thành tôn giáo của hầu hết người Kazakh ở thế kỷ mười lăm, tôn giáo này mãi tới tận sau này vẫn chưa hoàn toàn đồng hoá. Vì thế, nó cùng tồn tại với các yếu tố trước đây của Tengriism. Đức tin truyền thống Kazakh cho rằng các linh hồn riêng biệt sinh sống và vận động trên Trái Đất, bầu trời, nước và lửa, cũng như các loài thú nuôi. Tới ngày nay, các buổi lễ dành cho những vị khách đặc biệt tại các vùng nông thôn thường diễn ra như một ngày lễ giết cừu sống. Những vị khách đó thỉnh thoảng được yêu cầu cắt tiết cừu và xin linh hồn của nó cho phép tham dự bữa tiệc bằng thịt của nó. Bên cạnh cừu, nhiều loại thực phẩm truyền thống khác vẫn giữ giá trị biểu tượng trong văn hoá Kazakh. Trong ẩm thực quốc gia, thịt gia súc có thể được nấu theo nhiều cách và thường được dùng với nhiều loại bánh mì truyền thống. Thức uống thường gồm chè đen và các loại đồ uống từ sửa truyền thống như ayran, shubat và kymyz. Một bữa tối truyền thống của người Kazakh thường gồm nhiều món khai vị trên bàn, tiếp đó là một bát súp và một hay hai món chính như cơm thập cẩm và beshbarmak. Họ cũng uống loại đồ uống truyền thống của mình, từ sửa ngựa lên men. Vì gia súc là yếu tố trung tâm của phong cách sống truyền thống của người Kazakhs, đa số các lễ nghi, phong tục du mục của họ đều liên quan ở một số mặt tới gia súc. Người Kazakh trong truyền thống rất chuộng môn cưỡi ngựa. Những lời nguyền rủa và chúc phúc truyền thống đều liên quan tới bệnh dịch hay một sự mắn đẻ của các loài gia súc, và cách xử sự tốt là một người đầu tiên hỏi về sức khoẻ của gia súc của một người khác khi chào đón anh ta và chỉ sau đó mới hỏi về cuộc sống của nhau. Thậm chí ngày nay, nhiều người Kazakh vẫn thể hiện sự quan tâm tới truyền thống cưỡi ngựa và đua ngựa. Kazakhstan là quê hương của nhiều nhân vật có đóng góp to lớn vào văn học, khoa học và triết học: Abay Qunanbayuli, Al-Farabi, Mukhtar Auezov, Gabit Musirepov, Kanysh Satpayev, Mukhtar Shakhanov, Saken Seyfullin, Jambyl Jabayev, cùng nhiều người khác. Kazakhstan đã phát triển như một thế lực đáng chú ý về thể thao trên trường quốc tế ở những môn sau: đấm bốc, cờ vua, kickbox, trượt tuyết, thể dục, water-polo, đua xe đạp, võ thuật, điền kinh hạng nặng, cưỡi ngựa, ba môn phối hợp, chạy vượt rào, sambo, vật kiểu Hy Lạp-La Mã và billiards. Sau đây là những vận động viên thể thao Kazakhstani nổi tiếng và những người từng đạt huy chương thế giới: Bekzat Sattarkhanov, Vassiliy Jirov, Alexander Vinokourov, Bulat Jumadilov, Mukhtarkhan Dildabekov, Olga Shishigina, Andrey Kashechkin, Aliya Yussupova, Dmitriy Karpov, Darmen Sadvakasov, Yeldos Ikhsangaliyev, Aidar Kabimollayev, Yermakhan Ibraimov, Vladimir Smirnov, và những người khác. Kazakhstan có một nền âm nhạc sôi động, bằng chứng là sự nổi tiếng của SuperStar KZ, một phiên bản địa phương của Pop Idol của Simon Fuller. Almaty được coi là thủ đô âm nhạc Trung Á, gần đây đã tổ chức những buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng như Deep Purple, Tokio Hotel, Atomic Kitten, Dima Bilan, Loon, Craig David, The Black Eyed Peas, Eros Ramazzotti, Jose Carreras, Ace of Base, và những người khác. Trong những năm gần đây, Kazakhstan đã trải qua cái có thể gọi là một sự phục hồi của ngôn ngữ Kazakh, quay lại với việc sử dụng ngôn ngữ Kazakh trong chính thống cả trong truyền thông, pháp luật và kinh doanh, cũng như trong xã hội nói chung. Điều này được người dân Kazakh và các tổ chức quốc tế ủng hộ mạnh mẽ, coi đó là một sự bảo tồn bản sắc và văn hoá quốc gia, nhưng trong một số trường hợp đã gây ra sự lo ngại của những người Nga-Kazakhstanis, Các nhóm quyền lợi đặc biệt được Nga hậu thuẫn ở Kazakhstan và một số quan chức chính trị cao cấp ở Nga. Nghị viện đang xem xét việc đưa bảng chữ cái Kazakh dựa trên tiếng Latinh vào thay thế bảng chữ cái ký tự Cyrill. Các lý do thường được đưa ra là những sự cân nhắc về văn hoá và bản sắc tự nhiên Turkic của ngôn ngữ Kazakh. Các ngôn ngữ Turkic như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Uzbek sử dụng bảng chữ cái Latinh. Tuy nhiên, việc đưa bảng chữ cái Latinh vào sử dụng ở Kazakhstan sẽ dẫn tới những khoản chi phí rất lớn cho việc chuyển tự và thay thế số lượng to lớn của nền văn học Kazakh. === Ngày nghỉ lễ === * Eid al-Adha, Lễ hội Hy sinh của Hồi giáo. == Xem thêm == .kz Internet tại Kazakhstan Kazpost Truyền thông Kazakhstan Ga đường sắt tại Kazakhstan Viễn thông Kazakhstan Vận tải Kazakhstan == Thư mục == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chính phủ Bộ Ngoại giao Cộng hòa Kazakhstan E-Government của Cộng hòa Kazakhstan Chính phủ Kazakhstan Chủ tịch nước Cộng hòa Kazakhstan Chief of State and Cabinet Members Thông tin chung 2008 Human Rights Report: Kazakhstan. Department of State; Bureau of Democracy, Human Rights and Labor Country Profile trên BBC News Mục “Kazakhstan” trên trang của CIA World Factbook. Thông tin về Kazakhstan từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Portals to the World từ Thư viện Quốc hội Mỹ Kazakhstan tại UCB Libraries GovPubs Kazakhstan tại DMOZ Wikimedia Atlas của Kazakhstan, có một số bản đồ liên quan đến Kazakhstan. Bản mẫu:Chủ đề Kazakhstan
hành trình u linh giới.txt
Hành trình U Linh Giới (幽☆遊☆白書 (U Du Bạch thư), Yū Yū Hakusho, có nghĩa là "Ghost Files" ("Hồ sơ Ma") hay "Poltergeist Report" ("Bản báo cáo ma quỷ")) là loạt truyện manga Nhật của tác giả Togashi Yoshihiro. Tên của bộ truyện được phát âm là YuYu Hakusho trong manga của Viz Media và Yu Yu Hakusho trong các phiên bản chuyển nhượng bản quyền khác được phân phối bằng tiếng Anh. Bộ truyện nói về Yusuke Urameshi, một "tội phạm" vị thành niên (trong và ngoài trường học) người đã bị ô tô đâm chết khi cố gắng cứu một đứa bé. Sau nhiều bài kiểm tra mà Koenma, con trai của Enma (người đứng đầu của linh giới - giống như Ngọc Hoàng trong quan niệm của người Nhật), dành cho cậu, cậu được tái sinh và làm việc dưới danh nghĩa Underworld Detective (Thám tử Linh giới), với nhiệm vụ điều tra những vụ liên quan đến quỷ và ma trong thế giới con người. Bộ truyện dần tập trung hơn vào các cảnh chiến đấu và các cuộc thi đấu khi truyện tiến triển. Togashi bắt đầu sáng tác YuYu Hakusho vào khoảng tháng 11 năm 1990, dựa vào cảm hứng đối với những điều kì bí và những bộ phim kinh dị cùng với những trải nghiệm từ các điều thần bí của Phật giáo. Manga ban đầu xuất bản trong tạp chí Weekly Shōnen Jump của Shueisha từ năm 1990 đến 1994. Bộ truyện có 175 chương trong 19 tập tankōbon. Tại Bắc Mĩ, bộ truyện phát hành toàn bộ trong tạp chí Shonen Jump của Viz từ tháng 1 năm 2003 đến tháng 1 năm 2010. Anime gồm có 112 tập phim truyền hình do Abe Noriyuki đạo diễn và đồng sản xuất với Fuji Television, hãng quảng cáo Yomiko và hãng phim Pierrott. Loạt phim truyền hình trước đây phát sóng ở kênh Fuji Television từ ngày 10 tháng 10 năm 1992 đến 7 tháng 1 năm 1995. Sau này, Funimation Entertainment mua bản quyền phát sóng bộ phim tại khu vực Bắc Mĩ vào năm 2001, và chiếu trên các kênh truyền hình có khóa của Cartoon Network là Adult Swim và Toonami. Bộ phim còn được trình chiếu trên nhiều nước khác nhau trên thế giới. Loạt phim đã phát trên toàn Nhật Bản, một phần Châu Á, và Đông Âu bởi kênh truyền hình vệ tinh Animax. Các bản quyền chuyển nhượng của Hành trình U Linh Giới đã sinh ra 2 phim anime, một loạt các OVA, nhiều album,trò chơi điện tử, và một số sản phẩm khác. Hành trình U Linh Giới đã nhận rất nhiều phản hồi tốt từ khi lần đầu được giới thiệu với công chúng, với việc phát hành hơn 44 triệu bản chỉ ở Nhật và đoạt Giải Manga Shogakukan dành cho shōnen manga vào năm 1993. Loạt phim anime giành giải Animage tại Anime Grand Prix vào năm 1994 và 1995. YuYu Hakusho đã được đón xem bởi một lượng lớn khán giả truyền hình tại Nhật và nhiều độ tuổi khác nhau tại Mĩ. Bộ phim nhận rất nhiều bài nhận xét tích cực từ các nhà phê bình ở Nam Mĩ, chủ yếu về khía cạnh kịch bản, nhân vật, và các pha hành động. Một vài người thì phê bình bộ phim có nhiều tình tiết lặp lại nhiều lần. Tại Việt Nam, trước ngày 11 tháng 1 năm 2016, Hành trình U Linh Giới từng được xuất bản dưới nhiều tên Bạch Diện thư sinh, Nhất Dương Chỉ (đòn "Nhất dương chỉ" của Yusuke), hay Hành trình của Uduchi tên các nhân vật không để theo cách chuyển tự La Tinh mà dùng phiên âm Hán Việt. == Cốt truyện == YuYu Hakusho theo chân Yusuke Urameshi, một tên giang hồ đường phố, người mà (trong một lần tốt bụng khác thường) chết trong khi đẩy một đứa bé ra khỏi đường đi của một chiếc xe hơi đang lao tới. Linh hồn của cậu được Botan tiếp nhận, người tự giới thiệu mình là người chèo đò của sông Styx, người sẽ đưa các linh hồn đến thế giới bên kia nơi nhận phán xét về cuộc sống tiếp theo. Botan báo cho Yusuke biết rằng hành động dũng cảm của cậu đã gây bất ngờ cho toàn linh giới, họ chưa chuẩn bị để đón tiếp linh hồn của cậu cho dù là địa ngục hay thiên đường. Vì vậy, Koenma, con trai của Enma (người đứng đầu của linh giới - giống như Ngọc Hoàng trong quan niệm của người Nhật), đã cho Yusuke một cơ hội để nhập lại vào thân xác của mình bằng những bài kiểm tra. Yusuke đã hoàn thành thử thách với việc cứu Yukimura Keiko và Kazuma Kuwabara. Sau khi được tái sinh, Koenma giao trọng trách thám tử linh giới cho cậu, nhiệm vụ là điều tra mọi vụ việc siêu nhiên xảy ra ở trần gian. Ngay sau đó, cậu đã vào nhiệm vụ đầu tiên, tìm lại 3 báu vật bị đánh cắp khỏi linh giới bởi một nhóm yêu quái: Hiei, Kurama, và Goki. Yusuke thu thập ba báu vật dưới sự hỗ trợ đắc lực của tuyệt chiêu mới mà cậu có được, đòn Rei Gun (霊丸, Linh Hoàn); đó là tuyệt chiêu mà cậu có thể nhân linh hồn của mình thành đạn (trong anime Tiếng Anh,đòn này được dịch ra là Spirit Gun). Sau đó, cậu lên núi để tìm một nữ chiến binh già Genkai. Cùng với kình địch của mình, Kuwabara Kazuma, Yusuke đã vượt qua được cuộc thi do Genkai tổ chức để trở thành người nối nghiệp bà. Yusuke sử dụng cuộc thì như là vỏ bọc để tìm kiếm Rando, một yêu quái đã đánh cắp nhiều tuyệt kĩ từ chiến binh khác và giết họ. Yusuke đánh bại Rando trong trận cuối cùng của cuộc thi và được Genkai huấn luyện trong vài tháng, có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng năng lượng của mình. Sau đó, Yusuke được gửi đến cung điện Maze ở ma giới, nơi mà Kuwabara, Kurama và Hiei giúp đỡ cậu đánh bại Tứ đại ma thú, bốn tên yêu ma đã đe dọa Koenma phá hủy kết giới ngăn giữa chúng và thế giới con người. Sứ mệnh kế tiếp của Yusuke đẩy cậu vào một nhiệm vụ giải cứu, nơi mà cậu gặp Toguro, người đã biến thành một yêu quái hùng mạnh từ một người bình thường. Để kiểm tra sức mạnh của Yusuke, Toguro đã thách thức cậu tham gia the Dark Tournament (Giải đấu hắc ám Saga), một giải đấu được tổ chức bởi những tên giàu có (mục đích nhằm đánh bạc), nơi mà các nhóm yêu ma, thậm chí cả con người, tranh đấu ác liệt để có cơ hội nhận được những thứ mà họ thèm khát. Nhóm Urameshi, bao gồm Yusuke, Kuwabara, Kurama, Hiei và Genkai (giấu mặt) vượt qua nhiều trận đấu khó khăn để đối mặt với nhóm Toguro trong trận chung kết và chiến thắng. Và họ biết rằng ông bầu của nhóm Toguro, Sakyo, đang cố gắng giành chiến thắng để hoàn tất kế hoạch tạo một lối đi đến ma giới, một thế giới thứ ba bị thống trị bởi vô số ma quỷ. Với thất bại của mình, Sakyo đã phá hủy sân đấu và tự sát trong đó. Sau giải đấu, Yusuke trở về nhà, nhưng sau một thời gian nghỉ ngơi, cậu lại bị ba thanh niên lạ mặt có sức mạnh kì lạ thách đấu và bị bắt cóc làm con tin. Kuwabara và những người khác phải đi giải cứu cậu và biết toàn bộ mọi chuyện chỉ là vở kịch do Genkai dựng lên để kiểm tra họ. Genkai cũng tiết lộ rằng Shinobu Sensui, thám tử linh giới tiền nhiệm của Yusuke, đã triệu tập thêm sáu người có năng lực siêu phàm khác nhằm hoàn thành nốt công việc mà Sakyo để lại, mở con đường đến ma giới để hủy diệt loài người. Yusuke và bạn bè của mình đã thách đấu và đánh bại từng người một trong nhóm của Sensui, đỉnh điểm là cuộc chiến giữa hai thám tử linh giới. Sensui giết chết Susuke rồi rút lui vào trong con đường mới dẫn đến ma giới. Yusuke được tái sinh lần nữa nhưng với phần yêu trong người mạnh hơn, và khám phá ra rằng tổ tiên của mình đã truyền lại một loại gien lặn tiềm ẩn bên trong để chờ thời cơ bộc lộ ra khi gặp người có sức mạnh phi thường, đó cũng là khi dòng máu yêu trong người cậu trỗi dậy. Yusuke đến ma giới, đánh bại Sensui với sức mạnh khủng khiếp được truyền từ tổ tiên, người đã điều khiển cơ thể cậu để kết thúc cuộc chiến. Trở về thế giới loại người, Yusuke bị tước chức danh thám tử linh giới cũng như bị vua Enma ra lệnh bắt giữ cậu vì lo sợ dòng máu quỷ trong người Yusuke có thể bắt cậu tiếp tục cuộc nổi loạn ở thế giới loài người. Yusuke, không chắc chắn về việc bị điều khiển bởi tổ tiên của mình là Raizen, chấp nhận việc trở lại ma giới. Raizen, người mong muốn tìm một người kế vị để cai quản lãnh thổ của mình, đang chết dần chết mòn bởi một cơn đói, cái chết của ông là điều có thể phá hủy sự cân bằng mong manh giữa ba quốc vương của ma giới. Hiei và Kurama được triệu tập bởi hai quốc vương khác, Mukuro và Yomi, theo thứ tự, để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh không thể tránh được. Ba nhân vật chính tập luyện ở ba vương quốc trong 1 năm, đến khi Raizen chết và Yusuke trở thành quốc vương kế vị. Yusuke chủ động đề xuất một giải đấu của ba quốc vương để tìm ra một quốc vương duy nhất của ma giới, điều này đã nhận được sự đồng thuận của Mukuro và cả Yomi. Đến giải đấu, Yusuke và Yomi đụng độ nhau trong vòng đấu loại thứ hai nơi mà Yusuke bị đánh bại và ngất đi. Yusuke tỉnh dậy vài ngày sau đó, biết rằng giải đấu đã kết thúc và những giải đấu tương tự sẽ được tổ chức thường kì để quyết định ai là quốc vương của ma giới. Yusuke ở lại ma giới thêm một thời gian dài, nhưng cuối cùng cậu đã quyết định trở lại thế giới loài người để được sống bên Keiko. == Sản xuất == Tác giả Yoshihiro Togashi đã thông báo rằng ông bắt đầu làm việc với YuYu Hakusho từ khoảng tháng 11 năm 1990, mặc dù ông đã quên thời điểm chính xác. Là một fan của những điều kì bí và những bộ phim kinh dị, ông quyết định tự mình viết và vẽ bộ manga dựa trên nguồn cảm hứng đó. Togashi từng xuất bản bộ manga thể loại trinh thám tựa Occult Tanteidan; nhờ đó Togashi đã tiếp thu tích cực ý kiến của độc giả bộ truyện này như là một động lực để ông viết tiếp bộ manga khác. Trong lần đầu giới thiệu YuYu Hakusho, ông cũng không biết nên gọi bộ truyện tên gì. Trong lúc giới thiệu bản thảo cho người chỉnh sửa bản vẽ của mình, ông đã tạm gọi nó là "How to be a Ghost" (Làm sao để trở thành quỷ). Trong một lần chuẩn bị xuất bản, ông đã đề xuất tên "YuYu-Ki (Poltergeist Chronicles)" (Cuộc phiêu lưu của yêu quái), như là để nói đến cuộc chiến với quỷ và có dụng ý từ cái tên SaiYu-Ki. Vì cùng lúc đó có một bộ truyện khác có tên gần tương tự (Chin-Yu-Ki) sắp sửa được xuất bản, Togashi đã nhanh chóng đưa một cái tên thay thế là: "YuYu Hakusho(Poltergeist Report)". Ông bình luận rằng ông có thể dùng tên "Den (Legend)" (Truyền thuyết) hay "Monogatari (Story)" (Câu chuyện), nhưng "Hakusho (Report)" đã là thứ đầu tiên đến trong đầu ông. Ông tiếp tục tìm kiếm tên cho các nhân vật chính thông qua từ điển và từ ký tự chữ kanji mà ông bị lôi cuốn. "Yusuke Urameshi" là một lối chơi chữ, "Kazuma Kuwabara" là sự kết hợp của tên hai cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp, "Hiei" và "Kurama", theo như giải thích của Togashi, "chỉ chợt xuất hiện trong đầu [Togashi]". Khi ông giới thiệu hai nhân vật sau trong tập ba, tác giả đã có dự định ban đầu là cho Kurama làm chân vật chính, nhưng lai không chắc chắn về Hiei. Bộ manga đổi từ thể loại trinh thám sang thể loại anh hùng sau khi Yusuke chết và được tái sinh trong phần đầu câu chuyện đã được dự tính sẵn bởi Togashi ngay từ dầu. Bộ truyện lấy nhiều ý tưởng từ các nền văn hoá dân gian ở châu Á, phần lớn là từ niềm tin của Phật giáo với cuộc sống sau khi chết. Togashi khởi đầu từ cơ sở là các khái niệm Ningenkai (Thế giới con người), Reikai (Linh giới), and Makai (Ma giới) như là một vũ trụ song song trong thế giới của YuYu Hakusho. Ông nghĩ đến nó như một nơi mà con người không thể dễ dàng đi lại giữa các thế giới bằng những công nghệ hiện đại, trừ những thực thể có năng lực siêu nhiên. Tuy nhiên, ý tưởng cho sức mạnh "territory" từ phần Sensui được chép lại từ nhiều tác phẩm riêng rẽ, vô danh của Yasutaka Tsutsui. Đối với chất liệu vẽ, Togashi sử dụng mực phác thảo và bút Kabura xuyên suốt quá trình hoàn thành tác phẩm. Nghệ thuật vẽ của ông bắt đầu từ screentone, ông đã dần phát triển đến Phong cách tối giản. Như một điều tất yếu khi phát triển bộ truyện, ông chú tâm vẽ các chi tiết từ dáng người đến gương mặt rất chi tiết hay đôi khi "biếm họa, sơ sài và pha thêm chút hành động" mỗi khi ông muốn tạo các hiệu ứng. Trong quá trình làm việc với YuYu Hakusho, Togashi đã tính toán thời gian làm việc của mình theo công thức 4 tiếng cho mỗi trang trừ phần viết kịch bản và 5 tiếng ngủ mỗi tối. Ông viết trong quyển dōjinshi Yoshirin de Pon! của mình rằng ông đã tránh việc sản xuất YuYu Hakusho khỏi sự ích kỷ. Tác giả đã muốn kết thúc loạt manga vào tháng 12 năm 1993, vào đỉnh điểm của phần Sensui. Mặc dù không có nhiều áp lực từ nhóm biên tập, Togashi đã bị stress nặng vài lần trong quá trình xuất bản truyện, nhất là trong 6 tháng cuối cùng xuất bản truyện. Ông phàn nàn rằng trong quá trình làm phần Giải đấu hắc ám, vài đêm mất ngủ đã khiến sức khỏe ông bị giảm sút. Ông nhận ra chính mình cũng cảm thấy rất mệt khi làm việc với các trang màu cho trận đấu của Yusuke với Chu. Có nhiều bằng chứng cho thấy ông gần như hoàn thành toàn bộ bản thảo một mình, như của gặp của Yusuke với Raizen và trận đấu của Kurama và Karasu. Togashi was relieved at the conclusion of the manga. == Truyền thông == === Manga === Bộ manga YuYu Hakusho thực hiện toàn bộ bởi Togashi và ban đầu xuất bản trong tạp chí tiếng Nhật Weekly Shōnen Jump của Shueisha từ tháng 12 năm 1990 đến 1994. Bộ truyện có 175 chương trong 19 tập tankōbon với tập đầu tiên phát hành ngày 10 tháng 4 năm 1991 và tập cuối phát hành ngày 12 tháng 12 năm 1994. Trong khoảng thời gian từ 4 tháng 8 năm 2004 đến 4 tháng 3 năm 2005, Shueisha đã phát hành bản kanzenban (toàn tập). Mỗi bản trong 15 tập kanzenban đều có một trang bìa khác nhau và chứa nhiều chương hơn bản tankōbon. YuYu Hakusho cũng được xuất bản như là một phần trong series của magazine-style books Shueisha Jump Remix. 9 tập đã được phát hành từ 22 tháng 12 năm 2008 đến 27 tháng 4 năm 2009. Một bản bunkobon cũng đã bắt đầu xuất bản từ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Bản dịch tiếng Anh của YuYu Hakusho xuất bản ở Bắc Mĩ bởi Viz Media trong tạp chí Shonen Jump châu Mĩ, nơi bộ truyện được giới thiệu và phát hành từ số đầu tiên tháng 1 năm 2003 và kết thúc vào tháng 1 năm 2010. Viz đã phát hành trọn bộ 19 tập manga tiếng Anh từ ngày 13 tháng 5 năm 2003 đến ngày 2 tháng 3 năm 2010. Toàn bộ 176 chương trong phiên bản này theo sau là một phụ chương đặc biệt của Viz "YuYu Hakusho Tales: Two Shot" trong tập 7 (kể về lần đầu Kurama và Hiei gặp nhau) như là chương thứ 64 của bộ truyện. Bộ truyện cũng được mua bản quyền và phát hành trên nhiều nước ở châu Á và châu Âu. Ví dụ, bản dịch tiếng Pháp được phát hành bởi Kana từ năm 1997. === Anime === Bộ anime chuyển thể YuYu Hakusho đạo diễn bởi Noriyuki Abe và đồng sản xuất với Fuji Television, Yomiko Advertising, và Studio Pierrot. Bộ phim này, gồm 112 tập, phát sóng từ ngày 10 tháng 10 năm 1992 đến 7 tháng 1 năm 1995 trên kênh Fuji Television tại Nhật. Bộ anime khác hẳn với bộ manga ở việc nó có nhiều cấp độ bạo lực và lời nói tục hơn, cũng như một vài thay đổi nhỏ trong phong cách vẽ. Đầu năm 2001, Funimation Entertainment mua bản quyền bộ phim để giới thiệu ở Bắc Mĩ với tựa Yu Yu Hakusho: Ghost Files. Nhà sản xuất của Funimation đã thấy được những đóng góp quan trọng của diễn viên lồng tiếng Justin Cook, người không chỉ đạo việc lồng tiếng mà còn trực tiếp tham gia lồng tiếng cho nhân vật Yusuke. Các tập phim bằng tiếng Anh công chiếu từ 23 tháng 2 năm 2002 đến 1 tháng 4 năm 2006 trên kênh Cartoon Network. Ban đầu, bộ phim chiếu trên chương trình truyền hình có khoá Adult Swim từ tháng 2 năm 2002 đến tháng 4 năm 2003; và chuyển sang chương trình có khoá khác là [[Toonami. Một vài cảnh bạo lực, tình cảm, và ngôn ngữ thô tục được chỉnh sửa trước khi công chiếu. YuYu Hakusho bị ngưng phát sóng trên Toonami khoảng tháng 3 năm 2005 và chuyển sang khung giờ vào sáng sớm thứ 7 vào tháng 10 lúc mà phần cuối của bộ phim đang phát sóng. Bộ phim cũng đã chiếu bản hoàn chỉnh như là một phần của chương trình truyền hình có khoá khác tên Colours TV của Funimation vào năm 2006. Bộ phim được phân phối ở Anh bởi MVM Films và ở Australia cùng với New Zealand bởi Madman Entertainment. Bộ phim cũng đã chiếu trên kênh truyền hình vệ tinh Animax ở các khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Tiểu lục địa Ấn Độ, và một số quốc gia ở Đông Âu như Hungary và România. YuYu Hakusho công chiếu ở Philippines dưới tên Ghost Fighter (chiến binh quỷ) trên kênh GMA Network vào đầu năm 1999. Bốn phần của bộ phim kể về một câu chuyện khác nhau xung quanh các nhân vật chính và xem như là một bộ "saga" của Funimation. Tại Bắc Mĩ, 32 DVD được biên soạn lại và phát hành bởi Funimation cho 4 saga, với đĩa đầu tiên phát hành ngày 16 tháng 4 năm 2002, và đĩa cuối cùng ngày 19 tháng 7 năm 2005. Các tập phim phát hành dưới cả hai phiên bản đã biên tập và bản hoàn chỉnh. Thêm vào đó, các bộ DVD collection box được phát hành cho cả 4 saga, mỗi bộ bao gồm toàn bộ các tập của từng saga, trừ phần Dark Tournament Saga được chia ra làm 2 bộ collection box. Funimation đã phát hành phần box set của anime với phần đầu được phát hành ngày 8 tháng 7 năm 2008 và kết thúc với phần 4 vào ngày 13 tháng 1 năm 2009. Mỗi bộ gồm 4 DVD chứa 28 tập phim, hoặc 1/4 của bộ phim. Funimation bắt đầu phát hành bản Blu-ray vào ngày 31 tháng 5 năm 2011. Cook thông báo rằng họ đã cải tiến một chút phần lồng tiếng, rút ngắn các đoạn hội thoại và lọc bỏ các "tạp âm". Tại Nhật, 4 bộ multidisc DVD box độc lập với nhau được phát hành, đồng thời với 28 đĩa DVD chứa toàn bộ 112 tập của bộ phim. Nhà phần phối video gia đình Nhật Bandai Visual đã bắt đầu phát hành bản Blu-ray của bộ phim vào ngày 27 tháng 10 năm 2009, cùng với một bộ hình ảnh nằm ở phần cuối của bộ phim. === Phim và OVA === Hai phim anime dựa trên YuYu Hakusho đã được sản xuất. Cả hai đều có cốt truyện gốc không như trong manga. Yu Yu Hakusho: The Movie công chiếu ở Nhật ngày 10 tháng 7 năm 2003 như là một phần của mùa lễ hội phim. Trong phim, Yusuke và Kuwabara làm nhiệm vụ giải cứu Koenma khỏi nhóm yêu quái đang muốn có được Ấn Vàng, thứ dùng để phán quyết một linh hồn cho kiếp sau. AnimeWorks phát hành bản tiếng Anh 30 phút cho VHS bằng cả phụ đề lẫn lồng tiếng Anh vào ngày 7 tháng 3 năm 2000 và phiên bản DVD vào ngày 30 tháng 1 năm 2001. Yu Yu Hakusho the Movie: Poltergeist Report, biết đến ở Nhật dưới tên Yū Yū Hakusho: Meikai Shitō Hen - Honō no Kizuna (幽☆遊☆白書 冥界死闘篇 炎の絆, Yū Yū Hakusho: Meikai Shitō Hen - Honō no Kizuna lit. Yū Yū Hakusho: Chapter of Underworld's Carnage - Bonds of Fire), chiếu trên các rạp ở Nhật ngày 9 tháng 4 năm 1991. Nội dung phim xoay quanh việc Yusuke và các bạn của mình tìm cách bảo vệ thế loài ngoài người khỏi một thế giới thứ 4 còn tồn tại gọi là Netherworld (cõi âm). Toàn bộ phim lồng tiếng Anh bởi Central Park Media, sau đó phát hành trên VHS ngày 3 tháng 3 năm 1998 và trên DVD ngày 8 tháng 10 năm 2002. Bộ tổng hợp các YuYu Hakusho OVA có tên Eizō Hakusho (映像白書, Eizō Hakusho lit. Image Report) phát hành ở Nhật trên định dạng VHS giữa năm 1994 và 1996. Bộ OVA chứa nhiều đoạn clip ngắn nói về quáng thời gian sau khi câu chuyện kết thúc. Nó còn chứa cả một đoạn video dựng lại từ anime, nhạc phim, các cuộc phỏng vấn với các diễn viên lồng tiếng, và cả những đoạn phim hoạt hình ngắn nói đến 4 nhân vật chính. Bộ OVA chứa 3 tập và một bộ bách khoa toàn thư các ca khúc trong phim. Hộp bộ 4 DVD của bộ phim được phát hành ở Nhật bởi Pony Canyon ngày 25 tháng 12 năm 2004. === CD nhạc === Nhạc phim của anime chuyển thể YuYu Hakusho được biên tập bởi Yusuke Honma. Bộ phim chỉ có một ca khúc mở đầu, "Hohoemi no Bakudan" (微笑みの爆弾, Smile Bomb) trình bày bởi Matsuko Mawatari, và 5 ca khúc kết thúc: "Homework ga Owaranai" (ホームワークが終わらない, Hōmawāku ga Owaranai, Homework Never Ends), "Sayonara Bye Bye" (さよならByeBye, Goodbye Bye Bye) và "Daydream Generation" của Mawatari; và "Anbaransu na Kiss o Shite" (アンバランスなKissをして, Kissing the Unbalanced) và "Taiyō ga Mata Kagayaku Toki" (太陽がまた輝くとき, The Sun Is Shining Again) của Hiro Takahashi. Khi Funimation mua bản quyền bộ phim, phiên bản tiếng Anh của các ca khúc trên được biên soạn bởi nhạc sĩ Carl Finch. Các ca khú mở đầu trình bày bởi Sara White và ca khúc kết thúc trình bày bởi các thành viên của nhóm lồng tiếng Anh gồm Stephanie Nadolny, Jerry Jewell và Meredith McCoy. Một số lượng nhất định các CD nhạc đã phát hành tại Nhật. Bộ Yu Yu Hakusho Original Soundtrack được phát hành thành hai tập riêng biệt bởi Pony Canyon vào ngày 17 tháng 1 năm 1997. Bộ đĩa gồm các bản nhạc được trình diễn bằng nhạc cụ và một số bản nhạc có lời. Cùng lúc phát hành vào thời điểm đó còn có Yu Yu Hakusho: Music Battle, bộ 3 album đặc biệt được trình bày bởi các diễn viên lồng tiếng cho bộ phim tương ứng với các nhân vật họ lồng tiếng. Bộ các bản nhạc chọn lọc tựa Legend of Yu Yu Hakusho: "Sai-Kyou" Best Selection Album phát hành vào ngày 21 tháng 3 năm 1997. Yu Yu Hakusho: Collective Songs và Yu Yu Hakusho: Collective Rare Trax, bộ các bản nhạc phim cover lại bởi các diễn viên lồng tiếng của phim, phát hành vào ngày 17 tháng 3 năm 1999. Hai drama album cũng đã được phát hành bởi Shueisha, cái đầu tiên của bản audio chuyển thể của chương "YuYu Hakusho Tales: Two Shot", chương manga kể về câu chuyện Hiei và Kurama lần đầu gặp nhau". Một bộ CD nhạc của phim anime thứ 2 và maxi single với các ca khúc của Mawatari and Takahashi phát hành bởi Time Entertainment vào ngày 1 tháng 1 năm 2005. Track listing === Trò chơi điện tử === Một số lượng nhất định các trò chơi điện tử phát triển theo loạt truyện YuYu Hakusho, hầu hết chỉ phát hành ở Nhật Bản. Ưu tiên cấp phép phát hành ở khu vực Bắc Mĩ, các trò chơi được phát triển trên nhiều hệ máy khác nhau như Game Boy, Super Famicom, Sega và một vài hệ máy khác. Không có một game nào trong số đó được phát triển dành cho người sử dụng tiếng Anh ở Bắc Mĩ, châu Âu và châu Úc. Khi Atari mua bản quyền phát hành trò chơi điện tử YuYu Hakusho năm 2003, công ty đã phát hành ngay ba tựa game: Yu Yu Hakusho: Spirit Detective, trò chơi phiêu lưu hành động dành cho các Game Boy Advance; Yu Yu Hakusho: Tournament Tactics, trò chơi nhập vai cũng dành cho Game Boy Advance; và Yu Yu Hakusho: Dark Tournament, trò chơi đối kháng 3D dành cho PlayStation 2 ]]. Một vài tựa game khác cũng được phát hành từ đó nhưng chỉ ở Nhật Bản. === Các sản phẩm liên quan === Một quyển bách khoa toàn thư tựa Official Yū Yū Hakusho Who's Who Underworld Character Book (幽☆遊☆白書 公式キャラクターズブック 霊界紳士録, Yū Yū Hakusho Koushiki Kyarakutāzubukku Reikai Shinshiroku) phát hành bởi Shueisha vào ngày 3 tháng 3 năm 2005. Cuốn sách chứa thông tin về các nhân vật trong truyện, tiểu sử tóm tắt, và cả một cuộc phỏng vấn riêng với tác giả Yoshihiro Togashi. Bộ sách nghệ thuật, Yū Yū Hakusho Illustrations (幽☆遊☆白書 画集 , Yū Yū Hakusho Gashuu), phát hành bởi Shueisha vào ngày 27 tháng 4 năm 2005. Sách bao gồm một phần các hình minh hoạ trong truyện, cả hình minh hoạ của bản kanzenban tái bản và cả thống kê một vài con số của bộ truyện lúc mà các hình sử dụng lần đầu. Shueisha còn phát hành hai tập của sách hướng dẫn tựa Yū Yū Hakusho Perfect File (幽☆遊☆白書 パーフェクトファイル, Yū Yū Hakusho Pāfekutofairu) và các sách dựa trên cả hai bộ phim, mỗi cuốn đều chứa hình chụp của các panel theo phong cách manga. Ở Nhật, một vài món hàng dùng để sưu tập như các bức hình, búp bê, và cả đồ chơi gashapon cũng được bày bán. Trò chơi sưu tập các thẻ bài dựa theo bản quyền chuyển nhượng cũng đã được phát hành bởi Movic. Ở Bắc Mĩ, ODM có giấy phép sản xuất các trang phục theo bộ truyện, hệ thống các tượng nhân vật hành động của IF Labs và Jakks Pacific, đồ chơi điện tử Skannerz từ Radica Games, và các sách hoạt động của Scholastic. Score Entertainment phát triển trò chơi Yu Yu Hakusho Trading Card Game cho việc phát hành ở Mĩ. Một cuốn sách hướng dẫn tiếng Anh cho bộ truyện tựa YuYu Hakusho Uncovered: The Unofficial Guide xuất bản bởi Cocoro Books vào ngày 12 tháng 10 năm2004. == Đón nhận == === Manga === Kể từ tháng 5 năm 2003, YuYu Hakusho đã bán được hơn 44 triệu bản chỉ tính riêng ở Nhật. Patricia Duffield, người phụ trách của tờ Animerica Extra, đã phải công nhận manga thực sự là "một trong các vị vua được yêu mến giữa thập niên 1990" (one of the kings of popularity in the mid-1990's), nó có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu từ chuỗi các cửa hàng sách khổng lồ cho đến các ki-ốt nhỏ ở nhà ga. YuYu Hakusho đã giúp Yoshihiro Togashi giành giải Shogakukan Manga Award ở thể loại shōnen năm 1993. Trong toàn bộ quá trình phát hành truyện, Togashi đã bị phê bình vì việc trễ thời hạn phát hành truyện cũng như việc giảm bớt chất lượng nghệ thuật. Ở khu vực Bắc Mĩ, Một vài tập truyện đã được sắp xếp lại trong danh sách của tuần báo Nielsen BookScan, trong đó có tập 5 được phát hành ở cả hai số thứ 6 và thứ 7 trong tháng 10 năm 2004, tập 6 phát hành số thứ 6 tháng 2 năm 2005, và tập 7 phát hành số thứ 7 tháng 6 năm 2005. Năm 2004, bộ manga YuYu Hakusho khuấy động một cuộc tranh cãi khi một giáo viên tiểu học ở Florida phàn nàn về việc phát hiện ra những cuốn tạp chí Shonen Jump Mĩ ở các học sinh lớp năm tại hội chợ sách thường niên trong trường. Những lời phàn nàn xoay quanh những phần của manga chứa bạo lực, những câu chửi thề, học sinh mang biểu tượng chữ thập ngoặc, và một vài học sinh hút thuốc lá. Khoảng 18 ngàn bản trong số các bản phát hành (hơn 120 ngàn bản) đã được trả về từ độc giả như là hậu quả của vấn đề. Người phát ngôn của Viz vẫn bảo vệ bộ manga, một điều dễ hiểu là bộ truyện được dành cho các độc giả nằm trong cuối độ tuổi teen và các biểu tượng chữ thập ngoặc thực ra là một biểu tượng của Phật giáo. Bản manga tiếng Anh của YuYu Hakusho đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ độc giả ở các khu vực nới tiếng Anh. Martin Ouellette của Protoculture Addicts so sánh sự phát triển của bộ truyện với Dragon Ball Z và phát biểu, "Togashi's art, while simple, is extremely efficient and the story is really fun." (Phong cách vẽ của Togashi, mặc dù đơn giản, nhưng cực kì hiệu quả và câu chuyện thực sự vui vẻ.) Một bài viết từ cùng tác giả đã phủ nhận tin đồn nói rằng YuYu Hakusho có nội dung giống với Dragon Ball, và nhận xét các sản phẩm thương mại của loạt truyện có phần phát triển nhân vật tốt hơn, các pha hành động cuốn hút hơn và hài hước hơn. Eduardo M. Chavez của Mania.com thích thú với phong cách vẽ của manga và nhận ra rằng hình vẽ của các nhân vật phụ được minh hoạ còn chi tiết hơn cả nhân vật chính. Ông đánh giá cao bản dịch tiếng Anh của Lillian Olsen, nhưng lại không thích việc Viz lạm dụng từ tiếng Anh để dịch cả hiệu ứng âm thanh. Trong các tập sau Chavez đã bị thất vọng bởi sự chuyển hướng của câu chuyện từ khuynh hướng trinh thám chuyển sang xoay quanh Dark Tournament. Ông khẳng định, "Seeing fight, after fight, after fight gets boring and this seriously is only the start of this trend." (Nhìn thấy đánh nhau, đánh nhau, và đánh nhau làm ông thấy chán nản và điều này thực sự chỉ là khởi đầu của khuynh hướng đó) Dan Polley, một nhà phê bình của Manga Life, xếp hạng trung bình cho tập năm của bộ truyện, tập đưa đến hậu quả của cuộc chiến giữa Yusuke và Suzaku, tên cầm đầu của Tứ đại ma thú. Mặc dù nhận ra một số cảnh trong truyện rất lôi cuốn, nhưng ông vẫn phán xét rằng chương truyện không phản ánh cá tính từng nhân vật cũng như sự phát triển. Polley còn xem thường các đoạn hài hước trong manga, nói rằng "chút trò đùa hoặc tình huống gây cười khá khiễng" bị "lạm dụng" quá nhiều trong cùng một thời điểm. === Anime === Bộ phim truyền hình YuYu Hakusho được bình chọn là anime tốt nhất của năm vào năm 1994 và 1995 Animage Anime Grand Prix và là tốt thứ 2 trong năm 1993 đứng sau Sailor Moon. Thêm vào đó, nhà sản xuất còn công khai thông báo rằng bộ phim đứng thứ 53 trong top 100 anime của năm 2001. Trong một cuộc bình chọn trên mạng vào năm 2006 ở Nhật bởi TV Asahi, YuYu Hakusho đã được bầu đứng thứ 15 trong các anime hay nhất mọi thời đại. Tạp chí tiếng Nhật Brutus bình chọn bộ phim này đứng thứ 6 trong các anime hay nhất mọi thời đại. Loạt phim truyền hình đã giành được một số lượng lớn khán giả trong lần công chiếu tại Nhật Bản. Chủ tịch của Funimation Gen Fukunaga đánh giá YuYu Hakusho "'bất ngờ xuất hiện' để gây bất ngờ mọi người bằng số lượng đề cử khổng lồ", bộ phim nhận lượng hâm mộ chỉ đứng sau một bộ phim nổi tiếng khác là Dragon Ball Z. YuYu Hakusho nhận được sự theo dõi thường xuyên của một lượng khán giả trong mọi độ tuổi khi lần đầu ra mắt ở Bắc Mĩ. Khi bộ phim được phát sóng trên kênh Adult Swim, cùng với một vài bộ phim khác như InuYasha và Cowboy Bebop, đã được nhiều khán giả nam trong độ tuổi 18–34 đón nhận. Khi bộ phim được giới thiệu lần đầu bởi Toonami vào tháng 5 năm 2003, YuYu Hakusho đứng vị trí thứ 7 trong top 111 đề cử Nielsen ratings cho kênh Cartoon Network phát sóng, đỉnh điểm là con số 30 vào ngày 13 tháng 5 với 50% số phiếu đề cử của khán giả xem truyền hình trên toàn quốc. Atari đã phát biểu vào tháng 12 năm 2003 rằng anime này là một trong các chương trình truyện hình được yêu thích nhất ở khu vực Bắc Mĩ của khán giả trong độ tuổi 9–14. Nielsen còn báo cáo rằng YuYu Hakusho cùng với Dragon Ball GT là hai chương trình được bình chọn nhiều nhất của Cartoon Network cho cùng một đối tượng độc giả mãi cho đến tuần lễ của ngày 28 tháng 9 năm 2004. Bô phim còn là show truyền hình được bình chọn thứ hai cho độ tuổi 12–17 trong cùng số tuần lễ. Cartoon Network trích dẫn việc bị rớt hạng thê thảm như là lý do của việc ngưng phát bộ phim từ Toonami vào tháng 3 năm 2005. YuYu Hakusho đã trở nên nổi tiếng ở Philippines, nơi bộ phim được phát lại vài lần và đang dần có thêm nhiều khán giả trong khung giờ vàng nhiều hơn cả khán giả địa phương lẫn ngoại quốc cộng lại. Bộ phim nhìn chung nhận nhiều phản hồi tích cực ở khu vực Bắc Mĩ. Vào tháng 1 năm 2004, YuYu Hakusho đã đứng thứ hai trong các anime thể loại hành động – phiêu lưu hay nhất mọi thời đại trong danh sách của Anime Insider. Bộ phim còn được bình chọn bởi độc giả của IGN đứng thứ 10 trong số các anime hay nhất mọi thời đại. Các lời phê bình tập trung vào những nỗ lực của bộ phim để linh hoạt cân bằng giữa việc tường thuật lại câu chuyện, phát triển nhân vật, và các cảnh hành động. Justin Kovalsky của Animerica đã chỉ rõ YuYu Hakusho như là một bộ định hướng nhân vật và so sánh với những anime khác như Phantom Quest Corp., Rurouni Kenshin, và Flame of Recca đã sự kết hợp thành công các yếu tố khác nhau như nghệ thuật chiến đấu, sự bùng nổ nhân vật, yếu tố siêu nhiên, và thần thoại. Allen Divers của Anime News Network xem YuYu Hakusho như là "one of the best action series out there" (một trong những anime hành động hay nhất), và đặc biệt chú ý cách kể chuyện hấp dẫn và sự phát triển tốt hình tượng nhân vật trong xuyên suốt bài phê bình của mình đối với những bước ngoặt của bộ phim. Todd Douglass Jr. của DVD Talk nhận định, "It's a fun show with a great cast, a sense of humor, and a lot of action so there's no excuse not to at least give it a chance." (Đây là một anime vui nhộn với dàn diễn viên tuyệt vời, hài hước, rất nhiều pha hành động nên không lý gì lại không cho nó một cơ hội). Ông đề nghị nên xem bộ box set của ba phần đầu tiên của YuYu Hakusho, cũng như bộ original boxset của Saga ba quốc vương, nhưng hãy tập trung thưởng thức phần ba của bộ phim hơn các phần khác bởi sự đa dạng của cốt truyện. N. S. Davidson của IGN kết luận rằng cốt truyện nhiều nhánh đồng thời không đủ để anime thành công, mà còn cần một kịch bản tốt, nhân vật thú vị, và những pha hành động. Ông chỉ ra trong bài đánh giá của mình đối với tập cuối của anime rằng YuYu Hakusho sở hữu đầy đủ các tiêu chuẩn đấy. Điều này cũng được chia sẻ bởi Joseph Luster của Otaku USA, người đã phát biểu cảm nghĩ của mình về thế giới của YuYu Hakusho bởi một tuyên bố, "Togashi's world is eternally hellish and dark, but wildly varied. The only thing that doesn't change throughout its run is the fact that you'll still be rooting for the well-defined protagonists until the credits run on the last episode." (Thế giới của Togashi là tăm tối và xấu xa vĩnh cửu, nhưng thay đổi rất mãnh liệt. Điều duy nhất không thay đổi trong xuyên suốt bộ phim đó là sự thật bạn sẽ bị cuốn hút bởi sự phân định rõ ràng vai chính cho đến tập cuối cùng của bộ phim) Jeffrey Harris của IGN chỉ trích nhiều hơn khi xem các tập phim sau đó, và cảm thấy rằng cái kết của phần ba đối với nhân vật phản diện Sensui rất giống với cái kết của phần hai của Toguro. Ông mô tả các tập phim như đang cố gắng chiếm được sự đồng cảm của khán giả đối với các nhân vật phản diện của anime. Bất chấp sự tán dương của ông dành cho YuYu Hakusho, Divers vẫn tóm tắt trong bản phát hành DVD rằng bộ phim "[walks] that fine line of a solid long running series or being a broken record" ([bước] theo một cốt truyện nguuyeen khối hay là một kỷ lục bị phá vỡ). Ông còn gọi phong cách vẽ của một vài tập đầu tiên là "dated" (lỗi thời) và đề cập đến nghi vấn trong việc lựa chọn kịch bản đối với bản lồng tiếng bằng tiếng Anh. == Tham khảo == == Xem thêm == Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia: A Guide to Japanese Animation Since 1917 (Revised and Expanded edition). ISBN 1-ngày 94 tháng 10 năm 3330 . Thompson, Jason (2007). Manga: The Complete Guide. New York: Ballantine Books & Del Rey Books. ISBN 978-0-345-48490-8 . == Liên kết ngoài == Viz's YuYu Hakusho manga website Funimation's YuYu Hakusho anime website Shueisha's YuYu Hakusho manga website (tiếng Nhật) Studio Pierrot's YuYu Hakusho anime website (tiếng Nhật) Hành trình U Linh Giới tại Internet Movie Database Hành trình U Linh Giới (manga) tại từ điển bách khoa của Anime News Network
thủ tướng việt nam.txt
Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là người đứng đầu Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thủ tướng điều hành Chính phủ và có trách nhiệm giám sát các Bộ trưởng. Ngoài ra, Thủ tướng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương. Thủ tướng được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Sau đó Thủ tướng trình danh sách thành viên trong Chính phủ để Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Đây là viên chức cao cấp xếp vị trí thứ ba về mặt ảnh hưởng trong chính trị ở Việt Nam. Thủ tướng chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội và ủy viên Bộ Chính trị. Nhiệm kỳ của Thủ tướng Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Thủ tướng tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Thủ tướng mới Từ 2 tháng 7 năm 1976 chức vụ này gọi là Thủ tướng Chính phủ. Kể từ năm 1981, theo Hiến pháp 1980, chức vụ này được gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ 24 tháng 9 năm 1992, chức danh Thủ tướng Chính phủ đã được sử dụng trở lại. Thủ tướng hiện nay là ông Nguyễn Xuân Phúc. == Quyền hạn của Thủ tướng == Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ; Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn và đề nghị Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng (Hải quân, Phòng không - Không quân); Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên; Đình chỉ việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, đồng thời đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ; Thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng mà Chính phủ phải giải quyết Trực tiếp chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực công tác: Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả nước và các vùng (bao gồm cả quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); Chiến lược, chính sách tài chính, tín dụng, tiền tệ quốc gia. Chi ngân sách nhà nước, sử dụng dự phòng ngân sách nhà nước, Quỹ dự trữ tài chính, Quỹ dự trữ ngoại hối và các Quỹ khác của Nhà nước; phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ; kế hoạch cung ứng tiền hàng năm. Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Công tác xây dựng thể chế; tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; địa giới hành chính nhà nước; phát triển nông nghiệp, nông thôn; những vấn đề chung về công tác dân tộc, tôn giáo và thi đua, khen thưởng. Những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng và những giải pháp có tính đột phá trên các lĩnh vực; Quan hệ phối hợp giữa Chính phủ với các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Theo dõi và chỉ đạo: Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trực tiếp làm Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước về Biển Đông - Hải đảo, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quốc gia giáo dục, Chủ tịch một số Hội đồng, Ủy ban quốc gia và Trưởng một số Ban Chỉ đạo khác. == Điều kiện trở thành Thủ tướng Chính phủ Việt Nam == Là công dân Việt Nam được sinh ra tại Việt Nam; Ít nhất là 35 tuổi; Được Đại hội Đại biểu toàn quốc và Chủ tịch nước giới thiệu ra ứng cử bầu tại Quốc hội; Là Đại biểu trong Quốc hội; Là Uỷ viên Bộ Chính trị. == Danh sách Thủ tướng Việt Nam == Từ khi thành lập Chính phủ lâm thời tháng 8 năm 1945 (danh sách Chính phủ lâm thời đầu tiên được đăng trên các báo ngày 28 tháng 8) đến 1954, Hồ Chí Minh giữ chức vụ Chủ tịch Chính phủ và thực hiện chức năng của Thủ tướng, vì tuy Hiến pháp 1946 có quy định chức vụ Thủ tướng nhưng không có ai giữ cương vị này. Trong công hàm đề ngày 19 tháng 7 năm 1955 gửi Quốc trưởng và Thủ tướng Chính phủ miền Nam Việt Nam về vấn đề hiệp thương chính trị có ghi chức vụ của Hồ Chí Minh là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiêm Chủ tịch Chính phủ. Khung màu xám chỉ người giữ chức vụ Quyền Thủ tướng Chính phủ == Xem thêm == Chính trị Việt Nam Phó Thủ tướng Việt Nam Chủ tịch nước Việt Nam Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Chánh án Tối cao Việt Nam Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Hiến pháp CHXHCNVN 2013: Chương VII: Chính phủ Hiến pháp CHXHCNVN 1992: Chương VIII: Chính phủ Hiến pháp VNCH 1967: Chương IV: Hành pháp
nhóm nguyên tố 16.txt
Nhóm nguyên tố 16 là nhóm gồm các nguyên tố phi kim: oxy (O), lưu huỳnh (S) và selen (Se); á kim: telua (Te) và poloni (Po); kim loại: livermori (Lv). một số nguyên tố trong nhóm có nhiều trong các quặng, ví dụ như trong FeS2 hay AuTe2. Nhóm này còn có tên gọi khác là nhóm oxy. == Tham khảo ==
bão katrina.txt
Bão Katrina là cơn bão thứ 11 được đặt tên và bão cuồng phong thứ năm của mùa bão Đại Tây Dương 2005. Katrina là cơn bão gây thiệt hại vật chất lớn nhất, và thiệt hại nhân mạng nhiều thứ 5 trong lịch sử nước Mỹ. Bên cạnh đó, Katrina còn là xoáy thuận nhiệt đới mạnh thứ ba từng đổ bộ vào quốc gia này, sau hai cơn bão Labor Day 1935 và Camile năm 1969. Tổng cộng, đã có ít nhất 1.833 người thiệt mạng, khiến Katrina trở thành cơn bão chết chóc nhất tại Hoa Kỳ kể từ bão Okeechobee 1928. Tổng thiệt hại vật chất ước tính lên tới 108 tỉ USD (2005 USD), gần gấp 4 lần cơn bão Andrew năm 1992. Sau này, bão Ike năm 2008 và Sandy 2012 cũng đã gây nhiều tổn thất hơn Andrew, nhưng cả hai đều còn kém xa Katrina. Bão Katrina có nguồn gốc từ sự tương tác giữa một sóng đông và những tàn dư của áp thấp nhiệt đới Ten trên vùng Bahamas vào ngày 23 tháng 8. Sang sáng sớm ngày hôm sau, áp thấp nhiệt đới mới hình thành đã mạnh lên thành bão nhiệt đới Katrina. Hệ thống di chuyển chủ yếu về phía Tây hướng đến Florida và mạnh lên thành một cơn bão cuồng phong chỉ hai giờ trước khi nó đổ bộ lên thành phố Hallandale Beach và Aventura trong ngày 25. Sau khi suy yếu trong một khoảng thời gian rất ngắn, ngày 26 Katrina tiến vào vịnh Mexico và bắt đầu tăng cường mạnh mẽ. Cơn bão đã mạnh lên đạt đến cấp 5 trong thang bão Saffir-Simpson trên vùng nước ấm ngoài vịnh Mexico, nhưng đã suy yếu xuống thành bão cấp 3 khi nó đổ bộ lần thứ hai lên vùng Đông Nam Louisiana trong ngày 29 tháng 8. Katrina đã tàn phá nặng nề vùng duyên hải vịnh Mexico từ Trung Florida cho đến Texas, phần lớn thiệt hại là do sóng biển dâng. Tổn thất nhân mạng nghiêm trọng nhất là tại New Orleans, Louisiana, đây là những nơi đã xảy ra ngập lụt khi mà hệ thống đê bị tàn phá thảm khốc, tại rất nhiều địa điểm hàng giờ sau khi cơn bão đi vào trong đất liền. Cuối cùng 80% thành phố và những khu vực rộng xung quanh đã bị ngập, và tình trạng này vẫn còn duy trì trong nhiều tuần. Thiệt hại vật chất lớn nhất xảy ra tại các vùng ven biển, như những thị trấn bên bờ biển Mississippi; hơn 90% các khu vực này cũng đã bị ngập. Tàu thuyền, xe cộ và nhà cửa bị đẩy vào trong đất liền; nước biển thì đã lấn sâu 10–19 km (6-12 dặm) từ đường bờ biển. Sự thất bại của hệ thống bảo vệ bão tại New Orleans được xem là thảm họa công trình dân dụng tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ và nó đã thúc đẩy một vụ kiện chống lại Công binh Lục quân Hoa Kỳ (USACE), những nhà thiết kế và xây dựng hệ thống đê bắt buộc bởi Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt 1965. Trách nhiệm cho sự thất bại và lũ lụt được gán thẳng cho Lục quân vào tháng 1 năm 2008 bởi luật sư Stanwood Duval, tòa án địa phương Hoa Kỳ, nhưng cơ quan liên bang không chịu trách nhiệm về tài chính vì quyền miễn tố trong Đạo luật Kiểm soát Lũ lụt 1928. Đã có một cuộc điều tra về những phản ứng từ liên bang, tiểu bang và các chính quyền địa phương, dẫn đến sự từ chức của giám đốc Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang (FEMA) Michael D. Brown và giám đốc Sở Cảnh sát New Orleans (NOPD) Eddie Compass. Ngoài ra còn rất nhiều những quan chức chính phủ đã bị chỉ trích vì những phản ứng của họ, đặc biệt là Thị trưởng New Orleans Ray Nagin, Thống đốc Louisiana Kathleen Blanco, và Tổng thống George W. Bush. Một vài cơ quan bao gồm Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG), Trung tâm Bão Quốc gia (NHC), và Cơ quan Thời tiết Quốc gia đã được ngợi khen. Họ cung cấp những dự báo theo dõi chính xác về cơn bão với những khoảng thời gian đầy đủ và hợp lý. == Lịch sử khí tượng == Bão Katrina phát triển từ áp thấp nhiệt đới Twelve trên vùng Đông Nam Bahamas vào ngày 23 tháng 8 năm 2005, kết quả từ sự tương tác giữa một sóng đông và những tàn dư của áp thấp nhiệt đới Ten. Hệ thống dần mạnh lên thành bão nhiệt đới Katrina vào sáng sớm ngày 24 tháng 8. Cơn bão di chuyển hướng đến Florida, và đạt cấp độ bão cuồng phong chỉ hai giờ trước khi nó đổ bộ vào địa điểm giữa Hallandale Beach và Aventura trong sáng sớm ngày 25 tháng 8. Katrina suy yếu trên đất liền, nhưng đã mạnh trở lại thành bão cuồng phong chỉ một giờ sau khi đi vào vịnh Mexico, và nó tiếp tục mạnh thêm trên vùng nước ngoài khơi. Vào ngày 27 tháng 8, Katrina đạt cấp độ 3 trong thang bão Saffir-Simpson, trở thành cơn bão lớn thứ ba của mùa bão. Sau đó, một chu trình thay thế thành mắt bão làm gián đoạn quá trình tăng cường độ, nhưng đã giúp cơn bão tăng kích thước lên gần gấp đôi. Trên vịnh Mexico, Katrina tăng cường mạnh mẽ, từ bão cấp 3 lên thành bão cấp 5 chỉ trong vòng 9 tiếng. Nguyên nhân giúp Katrina mạnh lên rất nhanh là nhờ nhiệt độ nước biển trên bề mặt của dòng lặp trong vịnh ấm bất thường. Trong sáng sớm ngày 28 tháng 8 Katrina mạnh lên thành bão cấp 5 và đạt đỉnh vào thời điểm 1800 UTC cùng ngày, với vận tốc gió duy trì liên tục trong một phút tối đa 175 dặm/giờ (280 km/giờ) và áp suất trung tâm tối thiểu 902 mbar (26,6 inHg). Trị số áp suất đo được này giúp Katrina trở thành cơn bão Đại Tây Dương mạnh thứ tư từng được ghi nhận trong lịch sử vào thời điểm đó; đồng thời là cơn bão mạnh nhất từng ghi nhận được trên vịnh Mexico. Tuy nhiên, vị trí thứ 4 đã bị đẩy lui xuống thứ 6 bởi bão Rita và bão Wilma sau này trong mùa bão; và kỷ lục bão mạnh nhất trên vịnh Mexico cũng bị phá vỡ bởi Rita. Tiếp theo Katrina suy yếu và đổ bộ lên địa điểm gần Buras-Triumph, Louisiana vào thời điểm 1110 UTC ngày 29 tháng 8 với cường độ bão cấp 3 cùng vận tốc gió 125 dặm/giờ (200 km/giờ). Tại thời điểm đổ bộ, trường gió bão cuồng phong (≥ 75 dặm/giờ) trải rộng 120 dặm (190 km) từ tâm bão ra phía ngoài, áp suất tối thiểu khi đó là 920 mbar (27 inHg). Sau khi di chuyển qua vùng Đông Nam Louisiana và eo Breton, cơn bão đổ bộ lần thứ ba gần biên giới Louisiana–Mississippi với vận tốc gió 120 dặm/giờ (190 km/giờ), vẫn ở cường độ bão cấp 3. Katrina đã duy trì cường độ ổn định khi tiến vào Mississippi, cuối cùng suy yếu thành bão nhiệt đới trên khu vực gần Meridian, Mississippi khi đã đi sâu được 150 dặm (240 km) vào trong đất liền. Katrina tiếp tục giảm cấp xuống còn áp thấp nhiệt đới trên khu vực gần Clarksville, Tennessee, nhưng những tàn dư của nó có thể nhận ra lần cuối cùng trên vùng Đông Ngũ Đại Hồ trong ngày 31 tháng 8, thời điểm mà nó bị hấp thụ bởi một front lạnh. Kết quả tạo ra một cơn bão ngoại nhiệt đới di chuyển nhanh chóng theo hướng Đông Bắc và tác động đến vùng miền Đông Canada. == Chuẩn bị == === Chính quyền Liên bang === Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã bắt đầu định vị trước một vòng tròn xung quanh khu vực tác động dự kiến và huy động hơn 400 quân nhân dự bị. Vào ngày 27 tháng 8, họ sơ tán tất cả nhân viên ra khỏi vùng New Orleans trước khi có lệnh di tản bắt buộc. Những đội bay từ Trung tâm Huấn luyện Hàng không lưu động cũng tổ chức những chiếc máy bay cứu hộ từ Texas đến Florida. Tất cả máy bay đều hướng đến vịnh Mexico vào chiều ngày 29 tháng 8. Những phi đội bay, nhiều người trong số họ đã mất nhà cửa trong cơn bão, bắt đầu những hoạt động cứu trợ bất kể ngày đêm tại New Orleans, và dọc theo vùng duyên hải Mississippi và Alabama. Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại các khu vực Louisiana, Alabama và Mississippi trong ngày 27 tháng 8. "Trong ngày Chủ nhật, 28 tháng 8, Tổng thống Bush đã trao đổi với Thống đốc Blanco và khuyến khích bà đề ra lệnh di tản bắt buộc tại New Orleans." Tuy nhiên, trong lời dẫn chứng của cựu giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang Michael Brown trước tiểu ban Hạ viện trong ngày 29 tháng 9, dân biểu Stephen Buyer đã tra vấn tại sao trong tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Bush vào ngày 27 lại không bao gồm các quận (hạt) duyên hải Orleans, Jefferson và Plaquemines. Trên thực tế tuyên bố không bao gồm bất kỳ quận ven biển Louisiana nào, trong khi các quận ven biển được tuyên bố cho vùng Mississippi và Alabama. Brown trần tình rằng đó là vì Thống đốc Louisiana Blanco đã không đưa các quận vào yêu cầu viện trợ ban đầu của bà, một quyết định khiến ông cảm thấy sốc. Sau khi lắng nghe, Blanco đưa ra bản sao chép bức thư của mình, trong đó trình bày rằng bà đã yêu cầu trợ giúp cho "tất cả các quận Đông Nam bao gồm thành phố New Orleans" cũng như tên của 14 quận đặc biệt được dự kiến sẽ hứng chịu tổn thất lớn; có Jefferson, Orleans và Plaquemines. == Ảnh hưởng == === Nam Florida === 12 người bị thiệt mạng tại Nam Florida, bao gồm ba người ở Quận Broward, một ở Quận Miami-Dade, và bốn ở thành phố Miami. Hơn một triệu người bị cúp điện, và chi phí thiệt hại từ 1 đến 2 tỷ đô la Mỹ. === Đông Nam Louisiana === Thành phố New Orleans phải ra lệnh sơ tán lần đầu tiên trong lịch sử, vì 70% diện tích của thành phố nằm dưới mực nước biển, và sóng cồn dự kiến đạt độ cao kỷ lục là 8 mét trên mức thủy triều thông thường. Thiết bị đo sóng trên biển ghi nhận sóng đạt đến 11 mét trước khi nó ngừng hoạt động. Các kế hoạch để giảm thảm họa đã hoạt động hết công suất tại những khu vực bị ảnh hưởng. Một số chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà vì bão tố. State Farm Insurance và những công ty bảo hiểm khác ước lượng chi phí thiệt hại bảo hiểm đã lên đến 25 tỷ đô la. May mắn cho phần nhiều của New Orleans, cơn bão này không thảm họa đến độ như các nhà khí tượng học dự báo, tại vì bão Katrina quay phải vào đúng lúc và quanh mắt bão vượt qua New Orleans cách 16–24 km. Dù là các phóng viên cho rằng sóng bão vượt qua bờ đê, nó lên chậm và ổn định, cho nên phần nhiều của hệ thống bờ đê giữ thẳng, nhưng mà nhiều máy bơm nước bị cúp điện, và một đê của Hồ Pontchartrain bị bể, làm 80% của thành phố New Orleans lụt, có chỗ bị lụt gần 8 mét, nhất là vào vùng đông của thành phố. Hai quận Jefferson và Plaquemines phải tuyên bố thiết quân luật. === Các khu vực khác === Miền nam của tiểu bang Mississippi bị tàn phá kinh khủng. Hai thành phố Gulfport và Biloxi bị mưa và sóng lụt, và những sòng bạc trên nước đã bị mang khỏi nước biển và lên đất liền. Phần nhiều của những người bị thiệt mạng ở Biloxi. Ở Mobile, Alabama, Vịnh Mobile đổ nước vào phố sâu 60–90 cm. Hơn 110.000 người bị cúp điện ở Alabama, và có người báo cáo có bão táp gần Brewton, Alabama. Miền tây của tiểu bang Georgia bị mưa lụt, gió thổi, và vài bão táp ở ba quận Polk, Heard, và Carroll. Tại tiểu bang Tennessee, gần 75.000 người bị cúp điện vào hai khu vực Memphis và Nashville. Khu vực Hopkinsville đã bị mưa lụt dữ. Nhiều căn nhà bị lụt và một trường trung học bị sụp xuống một phần ở Quận Christian. Tại Quận Warren ở tiểu bang Ohio, Katrina có thể đã gây ra một bão cấp 0, làm gãy vài cây cối. == Số người bị thiệt mạng == Bảng bên phải liệt kê số người bị thiệt mạng đã được xác nhận tại những khu vực bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, số tử thương được ước lượng có thể nhiều hơn, nhất là ở New Orleans, nhưng các giới chức đã quan tâm đến việc cứu những người đang sống, thay vì đếm những người bị thiệt mạng. Vào ngày 31 tháng 8, thị trưởng New Orleans Ray Nagin cho rằng số người bị thiệt mạng do bão chắc tới hàng ngàn. == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Hurricane Katrina tại Wikimedia Commons BBC tiếng Việt: "Hàng ngàn người chết" ở New Orleans 80 người chết vì bão Katrina Hàng chục người chết vì bão tại Hoa Kỳ VOA tiếng Việt: Số người thiệt mạng vì bão Katrina lên tới hơn 100 người Bão Katrina di chuyển lên phía bắc VNN: Ông Bush bỏ dở kỳ nghỉ vì bão Katrina Con số người thiệt mạng vì bão Katrina đã vượt quá 80 Ít nhất 55 người thiệt mạng vì bão Katrina Hàng trăm nghìn dân Mỹ phải đi sơ tán vì bão Dự báo bão Katrina sẽ khiến khoảng 1 triệu người mất nhà cửa – Calitoday Bão Katrina có thể làm cho các công ty bảo hiểm phải trả số tiền kỷ lục 25 tỷ đôla – Người Việt Online Bão Katrina Thổi Bay 3 Dàn Khoan Dầu – Việt Báo Online Tiếng Anh: === Giảm thảm họa === Tổ chức Chữ thập đỏ động viên kế hoạch giảm thảm họa lớn nhất từ trước đến giờ Bảng người mất === Tin tức địa phương === Tình trạng của nhiều đài TV miền Vịnh Những cung cấp (stream) trên Internet chiếu tin tức từ những đài TV địa phương: WWL-TV 4 (CBS), New Orleans (WMV) mms://beloint.wm.llnwd.net/beloint_wwltv WWL-TV 4 (CBS), New Orleans (WMV) – cung cấp thứ hai từ KHOU.com mms://beloint.wm.llnwd.net/beloint_khou WDSU-TV 6 (NBC), New Orleans (WMV) mms://a203.l1291238202.c12912.g.lm.akamaistream.net/D/203/12912/v0001/reflector:38841 WAPT-TV 16 (ABC), Jackson, Mississippi (WMV) mms://a844.l1291238843.c12912.g.lm.akamaistream.net/D/844/12912/v0001/reflector:38843 Đài WLOX-TV 13 (ABC), Biloxi, Mississippi (WMV) mms://a432.l1243132943.c12431.n.lm.akamaistream.net/D/432/12431/v0001/reflector:32943 Đài WKRG-TV 5 (CBS), Mobile, Alabama (WMV) mms://wmbcast.mgeneral.speedera.net/wmbcast.mgeneral/wmbcast_mgeneral_aug262005_1435_95518 Những địa chỉ bắt đầu với "mms:" liên kết thẳng đến cung cấp, được liệt kê ở đây để cho những người không dùng Microsoft Windows. Những người dùng Linux có thể sử dụng trình nhạc mplayer để coi những cung cấp này. Phần nhiều được Akamai truyền lại cho mọi người. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trung tâm Dự báo bão Quốc gia Hoa Kỳ Đài Thời Tiết Những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Hoa Kỳ (1851–2004) Tài liệu chưa giải tích từ phao đo gió, từ NDBC do NOAA. Tài liệu chưa giải tích từ máy bay Hurricane Hunter, do Phi đội Trinh sát Thời tiết 53 Cơn bão hình khuyên (PDF) === Chính phủ === Cục Bảo Đảm Quốc gia và Sự Sẵn Sàng Khẩn Cấp Louisiana Sở Điều Hành Khẩn Cấp Mississippi Tài liệu hiện giờ từ rađa của NWS tại New Orleans Thông tin về Đường sá Louisiana Đường đóng Chính phủ Quận St. Bernard
trường đại học y hà nội.txt
Trường Đại học Y Hà Nội là trường đại học chuyên về y khoa hàng đầu và lâu đời nhất của Việt Nam còn hoạt động. Trường đã được trao tặng Huân chương Sao Vàng nhân dịp kỷ niệm 105 năm ngày thành lập trường vào ngày 14 tháng 11 năm 2007, là một trong 15 trường đại học trọng điểm quốc gia. == Lịch sử == === Thời Pháp thuộc === Tiền thân của trường Y khoa Hà Nội là École de Médecine de l’Indochine (Trường Y khoa Đông Dương) do Pháp thành lập năm 1902. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là Bác sĩ Alexandre Yersin. Cùng với các trường chuyên ngành đã được thành lập cùng thời kỳ đó, như Trường Dạy nghề Hà Nội (École Professionelle de Hanoi) do Phòng Thương mại Hà Nội lập ra vào năm 1898, Trường Hậu bổ Hà Nội (École d’Aministration de Hanoi) năm 1897, Trường Công chính (École des Travaux Publics) năm 1902, đây là một trong những trường đào tạo theo lối giáo dục phương Tây đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Paul Beau thành lập Viện Đại học Đông Dương, Trường Y khoa Đông Dương trở thành một trường thành viên của Viện Đại học Đông Dương và vẫn tiếp tục đào tạo sau khi viện đại học này tạm ngừng hoạt động từ năm 1908. Năm 1913, Toàn quyền Albert Sarraut ký nghị định thành lập Trường Y khoa và Dược khoa Đông Dương trên cơ sở Trường Y khoa cũ. Cho tới năm 1914, trường đã đào tạo được 237 y sĩ, y tá và nữ hộ sinh. === Việt Nam Dân chủ Cộng hòa === Trường Y khoa nguyên thủy đặt tại đường Lê Thánh Tông, và đằng sau trường là bệnh viện thực hành nay mang tên Bệnh viện 108. Năm 1945, Trường đổi tên thành Trường Đại học Y Việt Nam. Dưới chính thể Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giáo trình đổi theo mô hình giáo dục Liên Xô. Ngoài việc đào tạo chuyên môn, trường theo đuổi học tập chính trị qua những đợt chỉnh huấn, tham gia "học tập công nông". Năm 1958 1/6 thời giờ học trình dành cho việc học tập chính trị. Từ sáu năm học, học trình rút xuống còn bốn năm nhưng đến năm 1962 thì trở lại chương trình sáu năm vì phẩm chất kém. Tuy nhiên 12% thời giờ vẫn là học chính trị và khi tốt nghiệp sinh viên không trình luận án mà thi hai phần: chuyên môn và chính trị để ra trường. Năm 1961, Trường Đại học Dược Hà Nội tách ra và lấy khuôn viên này, Trường Đại học Y Hà Nội chuyển đến số 1 đường Tôn Thất Tùng và ở đó cho đến nay, cạnh Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại, nó cũng có cơ quan nằm trong Bệnh viện Việt Đức. === Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam === Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cơ sở thực nghiệm của Trường Đại học Y Hà Nội, đã được đưa vào hoạt động năm 2007. Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hoá, đây là viện quốc gia do Bộ Y tế thành lập theo quyết định 1368/QĐ-BYT ngày 27/4/2010. Viện có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo, khám chữa bệnh, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống bệnh đái tháo đường và các bệnh rối loạn chuyển hoá. Nhà trường vừa kỉ niệm 110 năm thành lập vào năm 2012 == Đội ngũ cán bộ == Gồm có hơn 1000 cán bộ giảng dạy và công chức, viên chức: 711 cán bộ có trình độ trên đại học và sau đại học (trong đó có 154 Giáo sư Phó giáo sư, 80 Tiến sĩ, 237 Thạc sĩ, 25 BSCKII, 17 BSCKI, 236 cán bộ đại học, 25 cán bộ cao đẳng, 122 cán bộ trung học) và rất nhiều các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ương (Bạch Mai, Nhi trung ương, Việt Đức,...) làm giảng viên kiệm nhiệm giảng dạy thực hành tại bệnh viện. Hiệu trưởng qua các thời kỳ: Hồ Đắc Di (1945 - 1976) Nguyễn Trinh Cơ (1976 - 1983) Nguyễn Năng An (1983 - 1985) Hoàng Đình Cầu (1985 - 1988) Nguyễn Thụ (1988 - 1993) Tôn Thất Bách (1993 - 2003) Nguyễn Lân Việt (2003 - 2007) Nguyễn Đức Hinh (2008 đến nay) == Đào tạo đại học == Bác sĩ đa khoa Bác sĩ Y học cổ truyền Bác sĩ RHM Bác sĩ Y học dự phòng Cử nhân Kỹ thuật Y Học (Xét Nghiệm Y Học) Cử nhân điều dưỡng (và hệ cử nhân điêu dưỡng tiên tiến) Cử nhân YTCC Cử nhân dinh dưỡng Cử nhân Khúc xạ nhãn khoa == Thành tích và hợp tác == Tính đến năm 2007 trường đã đào tạo trên 17.000 bác sĩ chính quy, khoảng 10 ngàn học viên sau đại học. Trường phát triển những mũi nhọn của y học chuyên sâu như tim mạch, ghép tạng... một mặt phát triển những nghiên cứu của sức khoẻ cộng đồng, mở rộng hợp tác đa phương với hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới như Pháp, Mỹ, Hà Lan, Thuỵ Điển, Úc, Indonesia, Nhật Bản... để du nhập công nghệ mới. Trường Đại học Y trong thời chiến đã cung cấp đầy đủ số lượng bác sĩ cho các mặt trận và các vùng tự do. Những bác sĩ tốt nghiệp trong giai đoạn này, sau này đều trở thành lực lượng nòng cốt của nền y học Việt Nam. Cán bộ: Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, với làn sóng rời nước của viên chức Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều người đã vào Sài Gòn để đảm nhiệm chức vụ quản lý và giảng dạy tại trường này. == Hướng nghiên cứu == Nghiên cứu ứng dụng hoặc chuyển giao công nghệ mới, các kỹ thuật nuôi cấy, bảo quản mô phôi và tế bào, ưu tiên cho tế bào gốc để phục vụ chẩn đoán, điều trị và dự phòng. Nghiên cứu ứng dụng y sinh học phân tử vào chẩn đoán và điều trị. Nghiên cứu tạo ra các sản phẩm sinh học, bán tổng hợp và tổng hợp phục vụ cho chẩn đoán, điều trị và dự phòng với các bước khác nhau. Nghiên cứu các giải pháp phát hiện bệnh sớm, các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp nhằm chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện các mũi nhọn khoa học công nghệ của Nhà nước và ngành trên cơ sở phục vụ cộng đồng, xã hội nhằm nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Tập trung nghiên cứu lĩnh vực y sinh học phân tử và một số bệnh di truyền, chuyển hóa, nội tiết (đái tháo đường...) và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, ung thư, tâm thần... == Chú thích == == Xem thêm == Danh sách trường đại học và cao đẳng tại Hà Nội == Liên kết ngoài == Trường Đại học Y Hà Nội
v-pop.txt
V-pop là một thể loại của Âm nhạc Việt Nam trong công cuộc hiện đại hóa Âm nhạc Việt Nam, với ngôn ngữ tiếng Việt mà người Việt quen gọi là "nhạc trẻ". == Tên gọi == V-Pop đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như trong khoảng thập niên 60-70 thế kỷ trước, khi nhạc trẻ chưa lan rộng ra khắp cả nước, V-Pop đã từng có tên gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" hay "Kích động nhạc" (theo cách gọi của người dân với những bản nhạc sôi động thời bấy giờ) vì nhạc pop chủ yếu tập trung phát triển ở Sài Gòn. Sau 1975, tên gọi "nhạc trẻ" vẫn được tiếp tục sử dụng, tuy nhiên tên gọi đó chỉ là một thuật ngữ sử dụng trong các bản nhạc đỏ, dân ca sôi động, vui tuơi còn các thể loại nhạc trẻ khác đều bị cấm do hoàn cảnh đây nước thời đó. Từ thập niên 90, khi cả nước đang mở cửa hội nhập với thế giới, cụm từ "Nhạc nhẹ" dần xuất hiện và sau đó là "Nhạc trẻ Việt Nam" xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho đến khi tên gọi V-Pop (tên đầy đủ là Vietnamese Pop) được nhắc đến vào đầu năm 2005 cho đến nay theo xu hướng nước ta đang hội nhập sâu rộng, đặc biệt là làn sóng Hallyu với tên gọi K-Pop du nhập vào Việt Nam đã làm cho tên gọi này theo xu hướng Quốc tế hoá tên gọi hơn là theo cách gọi cũ. == Lịch sử == === Thời kỳ đầu === Một trong những nền móng hình thành nên V-Pop cũng có điều kiện phát triển, sự du nhập mạnh mẽ của Văn Hóa Tự Do Mĩ theo chiều hướng Chủ nghĩa tư bản tạo nên đỉnh cao trong phong trào Tân nhạc Việt Nam vào những năm 60 cộng thêm một số ca sĩ, ban nhạc Mỹ, thần tượng trong giới trẻ Sài Gòn, tại thủ đô Sài Gòn (Việt Nam Cộng Hòa), nơi khai sinh ra làn sóng nhạc trẻ tại trong nước mà dân chúng thường gọi là "Nhạc trẻ Sài Gòn" Đỉnh cao của "Nhạc trẻ Sài Gòn" luôn đạt được nhũng thành tựu to lớn về nghệ thuật, bao gồm những ca sĩ có tên tuổi như ban nhạc Phượng Hoàng, Elvis Phương, Trường Kỳ, Nam Lộc, Tùng Giang, Thanh Lan, Carol Kim, hay nhạc trẻ bình dân, còn gọi là "kích động nhạc" của Mai Lệ Huyền, Hùng Cường,... cùng với sự tuyệt đỉnh của Pop & Rock, Ballad bằng 3 ngôn ngữ chính Tiếng Việt, Tiếng Pháp và Tiếng Anh. Trong khi chiến tranh Việt Nam leo thang đến đỉnh điểm với sự khủng hoảng kinh tế, đặc biệt hơn là sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ và lượng người Việt di tản qua các nước tư bản khác để tránh chính quyền cộng sản đã làm cho nhạc trẻ tự do ngưng hoạt động tại trong nước, chỉ tiếp tục hoạt động tại hải ngoại để phục vụ cộng đồng người Việt tị nạn tại đó. === Thời kỳ hậu Chiến tranh === Sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam và thống nhất đất nước (1976), cùng với sự bao vây cấm vận của Mỹ, những ca khúc nhạc trẻ, nhạc vàng hay các loại nhạc không có cơ sở khác đều bị cấm hoạt động, vì mang tính chất ủy mị, làm mất tinh thần yêu nước, trật tự của chế độ. Ngược lại với những ca khúc truyền thống cách mạng (nhạc đỏ) hoặc dân ca thì đây là điều kiện tốt và được nhà nước nâng đỡ để những nghệ sĩ cống hiến thật sự cho đất nước nói chung và bản thân mình nói riêng. Đầu năm 80, sau thời kỳ đổi mới, nhạc trẻ dần khôi phục trở lại, các bản nhạc thời bấy giờ chủ yếu là bản nhạc trữ tình của Trịnh Công Sơn hay tình yêu người lính đã từng kháng chiến và dần bị lãng quên vào đầu những năm 90. Sau khi Sài Gòn thất thủ, nhiều nghệ sĩ phải bỏ nước sang Mỹ vì thiếu tự do trong nước sau năm 1975, các ca khúc hát vào thời trong nước đều được biểu diễn lại nhưng không còn phổ biến rộng rãi nữa mà chỉ mang lại những kỷ niệm lưu luyến cho Người Việt ở hải ngoại. Vào đầu năm 80, một số công ty thu âm chuyên phục vụ người Việt tại hải ngoại để có cơ hội các nghệ sĩ hải ngoại được biểu diễn như Trung tâm Thúy Nga, Vân Sơn Entertainment, Asia Entertainment,... với Show Paris By Night, Vân Sơn Show, Asia,... === Đầu thập niên 90, mở cửa thị trường === Năm 1993, Liên hoan Các ban nhạc nhẹ toàn quốc được tổ chức tại Đà Nẵng với thành phần ban giám khảo là các nhạc sĩ tên tuổi bao gồm nhạc sĩ Thanh Tùng, nhạc sĩ Dương Thụ, nhạc sĩ Nguyễn Cường cùng những nhạc sĩ khác. Ban nhạc Phương Đông, bao gồm ca sĩ Thanh Lam, nhạc sĩ Quốc Trung (keyboard, hòa âm—phối khí chính cho ban nhạc), cùng "'bộ sậu' anh tài của nhạc nhẹ Hà Nội" lúc bấy giờ là Ngọc Quân (trống), Vũ Hà (bass), Lương Bình (guitar chính) và Trần Mạnh Tuấn (saxophone). Ban nhạc đã thắng giải nhất tại cuộc thi, cùng hạng hai thuộc về Hoa Sữa, ban nhạc của nhạc sĩ Vũ Quang Trung, giúp giọng ca 17 tuổi Mỹ Linh khi ấy giành giải "Ca sĩ trẻ gây ấn tượng." Hạng ba của liên hoan đã thuộc về nhóm nhạc rock Đen Trắng của cặp đôi Ngọc Lễ và Phương Thảo. === 1997: Bùng nổ với thời kỳ Làn Sóng Xanh === Khi Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa vào năm 90 và bình thường hóa ngoại giao với Hoa Kỳ vào năm 1996, V-Pop đã hoạt động trở lại bình thường, nhưng sau một thời gian vắng bóng thì ngành công nghiệp âm nhạc bị suy sụp và giải thể, thị trường âm nhạc trở về lạc hậu, quay về từ con số 0, cho đến năm 1997, giải thưởng Làn Sóng Xanh đã mở màn cho sự phát triển của nhạc trẻ, đầu tiên ca sĩ Lam Trường với "Tình Thôi Xót Xa" đã tạo nên cơn sốt nhạc trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh tạo dấu ấn khởi đầu, mở cửa mạnh mẽ cho dòng nhạc thị trường trong thời kỳ phát triển Tân nhạc Việt Nam. Đầu thế kỷ 21, hàng loạt ca sĩ có tên tuổi như Hồng Nhung, Thu Phương, Hồ Quỳnh Hương, Mỹ Tâm, Mỹ Linh, Thanh Lam, Phương Thanh, Đan Trường, Thanh Thảo, Tam ca Áo Trắng... đều tạo ra những bản hit mang nhạc nhẹ hay sôi động, trẻ trung. Đang trong thời kỳ và hội nhập, một số nghệ sĩ nước ngoài cũng hợp tác với thị trường Việt Nam để giúp đỡ phát triển mạnh mẽ vào làng V-Pop, ở trong nước các ca sĩ hiện đại, mới nổi như Bảo Thy, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh, Quang Vinh, Băng Di, Đại Nhân,... đều có những bản hit mới mẻ hơn, thậm chí còn vừa sáng tác vừa biểu diễn, mang giai điệu R&B mạnh mẽ ra khắp cả nước. Đặc biệt hơn, chương trình ca nhạc mang tên Liên hoan bài hát châu Á (Asia Song Festival) được tổ chức tại Hàn Quốc tạo nên sự hội nhập, trao đổi kinh nghiệm giữa nhiều nước tham gia và đã có các ca sĩ tham gia chương trình náy, điển hình Mỹ Tâm (2003 & 2004), Mỹ Linh (2005), Hồ Quỳnh Hương (2006 & 2008), Lam Trường (2007) và Hồ Ngọc Hà (2009). Cho đến năm 1995 khi Việt Nam trở lại quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì ngày càng nhiều nghệ sĩ trẻ xuất hiện với nền âm nhạc hiện đại thay đổi đáng kể, ví dụ như ca sĩ Trish Thùy Trang, Nguyễn Hưng, Bằng Kiều, Nguyễn Thắng, Andy Quách, Dương Triệu Vũ, Don Hồ,... mặc dù việc hoạt động tại hải ngoại không có gì thay đổi. === V-pop ngày nay === V-pop ngày nay ảnh hưởng nền âm nhạc K-pop, Âu, Mĩ,... tạo nên những mảng màu sắc mới trong âm nhạc Việt Nam. Các cuộc thi âm nhạc Việt Nam bùng nổ một cách mạnh mẽ tạo nên làn sóng phát triển nền âm nhạc Việt như Việt Nam Idol, The Voice, Ngôi sao Việt, Học viện ngôi sao,... đã tìm ra những tài năng kể đến Uyên Linh, Hương Tràm, Văn Mai Hương, Trúc Nhân, Trung Quân, Phạm Hồng Phước... Năm 2012, ca sĩ Mỹ Tâm lập kỷ lục trên You Tube với ca khúc "Chuyện như chưa bắt đầu" nhưng do sơ suất kĩ thuật, trang You Tube của cô đã bị xóa và cô bắt đầu tài khoản You Tube mới. Ca sĩ Mỹ Tâm cũng là niềm tự hào của V-pop khi cô luôn được nhắc đến trong và ngoài nước, nhiều tạp chí,truyền hình quảng bá các sản phẩm âm nhạc của cô trên thế giới và Mỹ Tâm cũng là ca sĩ Việt Nam nhận được giải thưởng quốc tế nhiều nhất..., ca sĩ Đông Nhi nổi tiếng với ca khúc mang tên "Sau mỗi giấc mơ" với bối cảnh MV dưới nước làm mưa làm gió các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước, MV vẽ 3D đầu tiên ở Việt Nam - Tìm về(Đông Nhi)..., Vy Oanh với các sản phẩm gây được tiếng vang như Fly, Đồng xanh,365Daband với Get on the floor nổi tiếng trong nước và ở Thái Lan-không chỉ dừng lại ở đó 365Daband cũng được chú ý ở nước ngoài.Năm 2013, Đông Nhi ra mắt MV I wanna dance làm những người hâm mộ hứng thú với hình ảnh nóng bỏng của mình, Hồ Ngọc Hà cho ra mắt "Hãy thứ tha cho em ", cô cũng quảng bá hình ảnh của mình ở đài truyền hình Trung Quốc.Năm 2014,mv Bad boy của Đông Nhi lọt vào bảng xếp hạng yuku youtube của Trung Quốc, Hồ Quỳnh Hương được tôn vinh ở Mnet Asian Music Award,Mỹ Tâm trở thành huyền thoại âm nhạc châu Á... Nhiều ca sĩ Việt Nam được tôn vinh trong các giải thưởng thế giới như Mỹ Tâm, Thu Minh, Hồ Quỳnh Hương... Nếu như nói đến nữ ca sĩ nữ V-pop người ta nghĩ ngay đến Mỹ Tâm, Đông Nhi, Hồ Ngọc Hà,... thì với các ca sĩ nam không thể không nói đến Đan Trường, Tuấn Hưng, Noo Phước Thịnh, Sơn Tùng M-TP...Cái tên mà người hâm mộ quan tâm nữa đó là Thanh Bùi - ca sĩ người Úc gốc Việt tạo nên làn sóng ở Việt Nam và trên thế giới với các ca khúc như Where did we go wrong, Và tôi đã yêu, Lặng thầm một tình yêu...Thanh Bùi cũng là một nhạc sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và ở trên thế giới, các ca khúc của anh ấy được yêu thích ở Úc, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore... phải kể đến Danger (BTS), Picture of you (DBSK), Something 'about you (2AM), Hello (KAT-TUN)... Hiện nay, các thế hệ ca sĩ trẻ đang dần làm thay đổi bộ mặt V-pop như Sơn Tùng M-TP, Khởi My, Chi Dân, Bích Phương, Hồ Quang Hiếu... với các MV hút hàng triệu lượt xem trên youtube. == V-pop tại nước ngoài == === Các chương trình hải ngoại === === Phát hành album === Cuối năm 2005, ca sĩ Mỹ Tâm đã phát hành album Vút bay Giữa tháng 9 năm 2007, Mỹ Linh đã phát hành lại ba album cũ của mình bao gồm Made in Vietnam (2003), Chat với Mozart (2005) và Để tình yêu hát (2006) với sự giúp đỡ từ hãng đĩa Pony Canyon tại Nhật Bản. Made in Vietnam sau đó đã được đài phát thanh Radio-I tại thành phố Nagoya, Aichi bầu chọn là album hay nhất của tháng. Cuối năm 2006, Mỹ Tâm đã thực hiện album thứ năm của mình mang tên Vút bay tại Hàn Quốc và phát hành album của mình tại đây và Việt Nam, theo đề nghị của công ty Nurimaru Pictures. == Tranh cãi == Trên thế giới các nền âm nhạc cũng đang vật lộn với tình trạng đạo nhạc với V-pop cũng không ngoại lệ. Một số ca khúc của Việt Nam thường lấy nhạc ngoại và làm lời Việt, Vấn đề tác quyền ở Việt Nam có nhiều tranh cãi... Nghệ sĩ Việt Nam, họ phải gặp rất nhiều rắc rối và một số thất bại của mình như điển hình là ca sĩ Mỹ Linh, cô sang thị trường Nhật Bản để phát hành Album của mình nhưng cô không bán được đĩa nào và phải ngừng hợp tác để trở về Việt Nam, sau đó Mỹ Tâm cô nàng được xem là "Họa Mi Tóc Nâu" hay "Nữ hoàng V-Pop" đã có chiến dịch tấn công sang thị trường Hàn Quốc để cho ra một loạt Single tiếng Hàn như Hãy đến với em, Ngày hôm nay, Dường như ta đã,... nhưng không mang lại sự thành công và chinh phục tại xứ sở kim chi mặc dù đã có sự giúp đỡ từ ông bầu Bi-Rain, tiếp đến chàng ca sĩ Nam Cường, khi anh phát hành album "It's me - Chính Là Anh" và phát hành tại Vương quốc Anh nhưng lại không mang mấy thành công, xem ra thị trường Việt Nam khó vượt qua biên giới và khó được ưa chuộng tại nước ngoài mặc dù họ rất cố gắng về kỹ năng của mình. Rất nhiều ca sĩ đã làm ảnh hưởng không ít đối với những ca sĩ chân chính, nghiêm túc trong nghệ thuật. Họ là những người không có khả năng ca hát tự phong danh hiệu, bắt chước các ca sĩ quốc tế để được nổi tiếng, lăng xê quá mức... == Một số ca sĩ và nhóm nhạc V-pop == Sơn Tùng M-TP Noo Phước Thịnh Isaac (365) Đông Nhi 365daband Lime LipB Monstar Chi Dân Minh Vương M4U M4U Only C == Hiện nay == Hiện nay một số ca sĩ, nhóm nhạc như 365, Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn đã xác lập kỉ lục mới cho V-pop đạt được 100 triệu lượt xem trên YouTube. Có thể kể đến bài hát "Bống bống bang bang" hiện là bài hát có nhiều lượt xem nhất của V-pop. "Nơi này có anh" của Sơn Tùng M-TP đạt 9 triệu lượt xem trong ngày đầu tiên, trở thành ca khúc đạt được nhiều lượt xem nhất YouTube trong ngày 14/2 và trở thành ca khúc đạt 100 triệu lượt xem nhanh nhất Việt Nam và châu Á, trong chưa đầy 59 ngày. Ngoài ra, teaser chính thức của ca khúc đạt được 1 triệu lượt xem trong một ngày. Càng ngày, càng có nhiều người nước ngoài vào xem MV bài hát V-pop và dành nhiều lời khen, có thể thấy V-pop càng ngày càng được biết đến rộng rãi hơn. == Xem thêm == Tân nhạc Việt Nam Tân nhạc Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 Âm nhạc Việt Nam == Chú thích ==
tháng tám.txt
Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày. == Những sự kiện trong tháng 8 == 08-8-1967 - Ngày thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 15-8-1945 - Chiến thắng phát-xít Nhật. 1945 - Cách mạng do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo nhân dân giành chính quyền từ tay Nhật Bản, Pháp và khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. 20-8-1888 - Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Việt Nam). 26-8-1975 - Việt Nam là thành viên của Phong trào Các nước không liên kết. == Ngày lễ và kỷ niệm == 6 tháng 8 - Ngày Quốc tế chống vũ khí nguyên tử (1945). 9 tháng 8 - Ngày Quốc tế của người thổ dân thế giới (International Day of the World's Indigenous People) 10 tháng 8 - Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam (2004). 12 tháng 8 - Ngày Quốc tế Thanh Thiếu niên (International Youth Day) 19 tháng 8 - Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội (1945) 19 tháng 8 - Ngày truyền thống của Công an Nhân dân Việt Nam (1945) 20 tháng 8 - Ngày sinh của Tôn Đức Thắng, Chủ tịch thứ hai của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch đầu tiên của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1888) 23 tháng 8 - Ngày Quốc tế tưởng niệm việc buôn bán nô lệ và việc hủy bỏ nó (International Day for the Remembrance of the Slave Trade and its Abolition). 26 tháng 8 - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia Phong trào không liên kết (1975) == Xem thêm == Những ngày kỷ niệm == Tham khảo ==
đế quốc mông cổ.txt
Đế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Mongol-yn Ezent Güren) từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người. Khởi đầu trên các thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản, bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và khuếch trương về phía nam đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Ở thời điểm tối cường, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km (6.000 mi), diện tích lãnh thổ lên tới 24.000.000 km2 (9.300.000 sq mi), tương đương 16% diện tích đất liền của Trái Đất, và thống trị 100 triệu thần dân. Đế quốc Mông Cổ xuất hiện khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết trên khu vực Mông Cổ lịch sử thống nhất đưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã được tuyên bố là người cai trị của toàn thể người Mông Cổ vào năm 1206. Đế quốc phát triển nhanh chóng dưới quyền cai trị của ông cùng các hậu duệ vào sau này, họ đã tiến hành các cuộc xâm lược theo mọi hướng. Đế quốc liên lục địa rộng lớn này đã kết nối phương Đông và phương Tây với việc thi hành hòa bình kiểu Mông Cổ, cho phép mậu dịch, công nghệ, hàng hóa, ý thức hệ trở nên phổ biến và được trao đổi khắp lục địa Á-Âu. Đế quốc bắt đầu phân liệt do hậu quả của các cuộc chiến tranh kế vị, khi các cháu nội của Thành Cát Tư Hãn tranh chấp về việc liệu dòng Đại hãn nên theo dòng của vị con trai kế vị Oa Khoát Đài (Ögedei), hay theo dòng của một trong số những người con trai khác của Thành Cát Tư Hãn như Đà Lôi (Tolui), Sát Hợp Đài (Chagatai), hay Truật Xích (Jochi). Dòng hậu duệ của Đà Lôi đã thắng thế sau một cuộc thanh trừng đẫm máu bè phái dòng hậu duệ của Oa Khoát Đài và dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài, song tranh chấp đã tiếp diễn và thậm chí diễn ra ngay trong dòng hậu duệ của Đà Lôi. Khi một vị Đại hãn băng hà, các đại hội Hốt lý lặc thai (kurultai) kình địch có thể đồng thời bầu lên những người kế vị khác nhau, như trường hợp hai huynh đệ A Lý Bất Ca (Ariq Böke) và Hốt Tất Liệt (Kublai), họ đều được bầu làm Đại hãn và sau đó đã không những chỉ phải đối phó với nhau, mà còn đối diện với những thách thức từ những hậu duệ khác của Thành Cát Tư Hãn. Hốt Tất Liệt đã thành công trong việc đoạt lấy quyền lực, song nội chiến đã xảy ra sau đó khi Hốt Tất Liệt tìm cách giành lại quyền kiểm soát đối với hai dòng hậu duệ của Sát Hợp Đài và Oa Khoát Đài, song đã không thành công. Vào thời điểm Hốt Tất Liệt băng hà năm 1294, Đế quốc Mông Cổ đã bị tan vỡ thành bốn hãn quốc hay đế quốc riêng biệt, mỗi một hãn quốc lại theo đuổi lợi ích và mục tiêu riêng của mình: Kim Trướng hãn quốc ở tây bắc, Sát Hợp Đài hãn quốc ở phía tây, Y Nhi hãn quốc ở phía tây nam, và triều Nguyên định đô tại Bắc Kinh ngày nay. Năm 1304, ba hãn quốc phía tây trong một thời gian ngắn đã chấp nhận quyền bá chủ của triều Nguyên, song đến khi triều đại này bị triều Minh của người Hán lật đổ vào năm 1368, đế quốc Mông Cổ đã chính thức tan rã. == Tên gọi == Trong tiếng Mông Cổ, từ "Đế quốc Mông Cổ" là "Ikh mongol uls" (Đại Mông Cổ Quốc) Trong thập niên 1240, Quý Do Hãn đã viết một bức thư cho Giáo hoàng Innôcentê IV với lời tựa là "Đạt-lai (lớn/đại dương) Khả-hãn của Đại Mông Cổ Quốc (ulus)". Sau khi cuộc chiến tranh giành quyền kế vị giữa Hốt Tất Liệt Hãn và em trai ông ta là A Lý Bất Ca kết thúc, cuộc chiến đã giới hạn quyền lực thực sự của Hốt Tất Liệt chỉ ở trên phần phía đông của Đế quốc, Hốt Tất Liệt Hãn đã chính thức ban chiếu chỉ vào ngày 18 tháng 12 năm 1271, đặt quốc hiệu là "Đại Nguyên" (大元, hay Dai on Ulus) để thành lập Nhà Nguyên, mặc dù một số nguồn tài liệu chỉ ra rằng tên đầy đủ theo tiếng Mông Cổ là "Dai Ön Yehe Monggul Ulus". == Lịch sử == === Thời kỳ tiền đế quốc === Vùng đất ở khu vực Mông Cổ, Mãn Châu và một số phần thuộc Hoa Bắc được đặt dưới sự thống trị của triều đại Liêu kể từ thế kỷ 10. Năm 1125, triều đại Kim được thành lập với việc người Nữ Chân lật đổ triều đại Liêu, và họ cố gắng giành kiểm soát các vùng đất trước đây của Liêu ở Mông Cổ. Tuy nhiên, những vị hoàng đế triều Kim đã bị liên minh Mông Ngột Quốc đẩy lui. Liên minh này do Cát Bất Lặc Hãn (Khabul Khan), là cụ nội của Thiết Mộc Chân (tức Thành Cát Tư Hãn), lãnh đạo. Lúc đó, 5 liên minh bộ lạc hùng mạnh thống trị cao nguyên Mông Cổ là: Khắc Liệt (Kereit), Mông Cổ, Nãi Man (Naiman), Miệt Nhi Khất (Mergid) và Thát Đát (Tatar). Các hoàng đế triều Kim sử dụng chính sách chia để trị, khuyến khích tranh chấp giữa các bộ lạc, đặc biệt là giữa người Thát Đát và Mông Cổ, nhằm giữ cho các bộ lạc du mục bị phân tâm trong cuộc chiến giữa họ. Yêm Ba Hài Hãn (Ambaghai Khan) là người kế vị Cát Bất Lặc Hãn, ông đã bị người Thát Đát bội phản và bị trao cho triều Kim để hành quyết. Người Mông Cổ đã trả thù bằng cách tấn công biên giới Kim, quân Kim phản công vào năm 1143 song thất bại. Năm 1147, triều Kim phần nào thay đổi chính sách của họ, ký kết một hòa ước với người Mông Cổ và rút khỏi khoảng hai chục thành. Sau đó, người Mông Cổ tấn công người Thát Đát để trả thù cho cái chết của Yêm Ba Hài Hãn, mở ra một thời kì thù địch lâu dài giữa hai bên. Quân Kim và quân Thát Đát đã đánh bại quân Mông Cổ vào năm 1161. === Thành Cát Tư Hãn === Thành Cát Tư Hãn có tên thời thơ ấu là Thiết Mộc Chân (Temujin), ông là con của tù trưởng Dã Tốc Cai (Yesugei) thuộc bộ lạc Thái Xích Ô (Tayichiud). Ông đã phải trải qua một tuổi thơ khó khăn, và khi người vợ trẻ của ông là Bột Nhi Thiếp (Börte) bị một bộ tộc thù địch bắt cóc, Thiết Mộc Chân đã thống nhất các bộ lạc du mục, trước đó vốn là các bộ tộc người Mông Cổ - Đột Quyết thù địch nhau, dưới sự lãnh đạo của ông bằng các thủ đoạn chính trị và sức mạnh quân sự. Những đồng minh mạnh nhất của ông là người bạn của cha ông, tù trưởng bộ lạc Khắc Liệt là Vương Hãn Thoát Oát Lân (Wang Khan Toghoril), và người anh em kết nghĩa (anda) từ thời thơ ấu của Thiết Mộc Chân là Trát Mộc Hợp (Jamukha) của bộ lạc Trát Đạt Lan (Jadran). Với sự giúp đỡ của họ, Thiết Mộc Chân đã tiêu diệt bộ lạc Miệt Nhi Khất, giải cứu người vợ Bột Nhi Thiếp, và sau đó tiến tới tiêu diệt người Nãi Man và Thát Đát. Thiết Mộc Chân ra luật cấm các hành vi cướp bóc kẻ thù mà chưa có sự cho phép, và ông đã chia các chiến lợi phẩm cho các chiến binh Mông Cổ và gia đình họ thay vì đưa hết chúng cho tầng lớp quý tộc. Vì vậy ông được mang tước hiệu Hãn. Tuy nhiên, các chính sách này đã khiến ông trở nên xung khắc với những người chú của mình, họ cũng là những người kế vị hợp pháp của ngai vàng, và họ xem Thiết Mộc Chân không phải là nhà lãnh đạo mà chỉ đơn thuần là một kẻ tiếm quyền xấc láo. Phạm vi tranh chấp đã lan rộng sang các tướng lĩnh và cộng sự khác của ông, và một số người Mông Cổ từng liên minh với ông đã quay sang phản bội. Chiến tranh đã xảy ra sau đó,song Thiết Mộc Chân và các lực lượng vẫn trung thành với ông đã chiếm ưu thế, rồi đánh bại tất cả các bộ lạc kình địch còn lại và đưa họ dưới sự cai trị của ông trong khoảng thời gian 1203–1205. Năm 1206, Thiết Mộc Chân lên ngôi Khả Hãn của Yekhe Mongol Uls (Đại Mông Cổ Quốc) tại một đại hội Hốt lý lặc thai (Kurultai). Cũng ở đó, ông lấy tước hiệu là "Thành Cát Tư Hãn" (Genghis Khan) thay thế cho các tước hiệu bộ lạc kiểu cũ như là Cúc Nhi Hãn (Gur Khan) hay Tháp Dương Hãn (Tayang Khan). Sự kiện này đã đánh dấu sự khởi đầu của Đế quốc Mông Cổ. === Tổ chức ban đầu === Thành Cát Tư Hãn đã cải tiến nhiều phương pháp tổ chức quân đội của mình. Ông chia quân đội thành các đội nhỏ theo hệ thống thập phân gồm có arban (10 người), zuun (100 người), myangan (1000 người) và tumen (10.000 người). Đơn vị Khiếp bệ (Kheshig) hay Cấm quân được thành lập và được chia thành các đội canh gác ban ngày (khorchin, torghud) hay ban đêm (khevtuul). Ông ban thưởng cho những người đã trung thành với ông và cất nhắc họ lên những vị trí cấp cao, như cho họ đứng đầu các đơn vị quân đội và quân ngự lâm, mặc dù rất nhiều trong số các đồng minh của ông xuất phát từ những thị tộc có cấp bậc rất thấp kém. So với số những đơn vị mà Thành Cát Tư Hãn bổ nhiệm chỉ huy là người trung thành với mình, thì số lượng những người trong gia tộc của Thành Cát Tư Hãn được bổ nhiệm là khá ít. Ông ban hành một luật mới cho Đế quốc, gọi là Ikh Zasag hay Yassa, và đã luật hóa mọi thứ liên quan đến cuộc sống thường nhật và những công việc chính trị của dân du mục vào thời điểm đó. Ông cấm việc buôn bán phụ nữ, trộm cắp tài sản, đánh nhau giữa những người Mông Cổ và săn bắn động vật trong mùa sinh sản. Ông cũng bổ nhiệm em nuôi ông là Thất Cát Hốt Thốc Hốt (Shikhikhutug) làm tối cao đoạn sự quan (jarughachi), ra lệnh cho ông ta chép sử của Đế chế. Ngoài những bộ luật về gia đình, lương thực và quân đội, Thành Cát Tư cũng cho thực hiện tự do tôn giáo và khuyến khích nội, ngoại thương. Ông cũng miễn thuế cho giới tăng lữ và người nghèo. Vì vậy, Hồi giáo, Phật giáo và Cơ-đốc giáo từ Mãn Châu, Hoa Bắc, Ấn Độ và Ba Tư đã có liên hệ với Thành Cát Tư Hãn rất lâu trước những cuộc chinh phục của ông. Ông cũng khuyến khích việc học chữ, lấy chữ cái Duy Ngô Nhĩ để tạo thành chữ cái Duy Ngô Nhĩ – Mông Cổ cho Đế quốc. Ông cũng ra lệnh cho một người Duy Ngô Nhĩ là Tháp Tháp Thống A (Tatatunga, 塔塔統阿), trước đây từng phục vụ cho Hãn của người Nãi Man, làm thầy dạy những người con của mình. Thành Cát Tư Hãn nhanh chóng có những xung đột với triều Kim của người Nữ Chân và triều Tây Hạ của người Đảng Hạng ở Bắc Trung Hoa. Về phía Tây, do Đế quốc Khwarezm khiêu khích, ông cũng tiến quân tới vùng Trung Á, tàn phá Transoxiana và đông Ba Tư, sau đó tấn công bất ngờ Rus Kiev (một nhà nước tiền thân của Nga, Belarus và Ukraina) và Kavkaz. Trước khi băng hà, Thành Cát Tư Hãn đã chia Đế quốc của mình cho các con trai và những họ hàng gần. Khiến cho Đế quốc Mông Cổ trở thành sở hữu chung của toàn bộ hoàng tộc, và họ cùng với quý tộc Mông Cổ tạo thành giai cấp thống trị. === Bành trướng dưới thời Oa Khoát Đài === Đế quốc Mông Cổ bắt nguồn từ Trung Á, với sự thống nhất các bộ lạc người Mông Cổ và người Đột Quyết. Dưới sự lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn, Đế quốc đã mở rộng về phía tây qua châu Á tới vùng Trung Đông, và châu Âu; về phía nam đến Ấn Độ và Trung Hoa; và về phía đông tới bán đảo Triều Tiên, và tiến vào Đông Nam Á. Thành Cát Tư Hãn băng hà năm 1227, lúc đó Đế quốc Mông Cổ đã cai trị một vùng lãnh thổ từ Thái Bình Dương tới Biển Caspi – diện tích rộng gấp đôi Đế quốc La Mã và các Khalip Hồi giáo. Thành Cát Tư chỉ định người con trai thứ ba có uy tín của mình là Oa Khoát Đài làm người kế vị. Chức nhiếp chính vốn do em trai của Oa Khoát Đài là Đà Lôi nắm giữ, cho đến khi đại hội "Hốt lý lặc thai" chính thức bầu Oa Khoát Đài năm 1229. Những hành động đầu tiên của Oa Khoát Đài là phái quân chinh phục người Bashkir, người Bulgar và các quốc gia khác ở những thảo nguyên dưới sự kiểm soát của người Kipchak. Ở phía đông, quân đội của Oa Khoát Đài tái thiết lập quyền lực của người Mông Cổ ở Mãn Châu, đè bẹp chế độ Đông Hạ và người Thủy Thát Đát. Năm 1230, Đại hãn thân chinh thống lĩnh quân đội trong chiến dịch chống lại triều Kim. Danh tướng Tốc Bất Đài (Subotai) của Oa Khoát Đài đã chiếm được đế đô Khai Phong của Hoàng Đế Kim Ai Tông Hoàn Nhan Thủ Tự vào năm 1232. Năm 1234, ba lộ quân Mông Cổ đã xâm lược nam Trung Hoa. Với sự giúp đỡ của Nam Tống, người Mông Cổ đã tiêu diệt triều Kim vào năm 1234. Ở phía Tây, tướng của Oa Khoát Đài là Xước Nhi Mã Hãn (Chormaqan), đã tiêu diệt Jalal ud-Din Menguberdi, vị shah cuối cùng của Đế quốc Khwarezm. Những tiểu quốc ở Nam bộ Ba Tư đều tự nguyện thần phục người Mông Cổ. Ở Đông Á, người Mông Cổ đã tiến hành một số chiến dịch tấn công vào Cao Ly, nhưng cố gắng của Oa Khoát Đài trong việc sáp nhập bán đảo Triều Tiên vào Đế quốc không được thành công lắm. Quốc vương Cao Tông của Cao Ly đã đầu hàng nhưng lại nổi dậy và đồ sát các Đạt lỗ hoa xích người Mông Cổ và những người Cao Ly thân Mông Cổ, sau đó dời kinh đô từ Khai Thành đến đảo Giang Hoa. Khi đế quốc phát triển lớn mạnh, Oa Khoát Đài cho xây dựng một đế đô tại Karakorum (Cáp Lạp Hòa Lâm) ở tây bắc Mông Cổ. Trong một cuộc tấn công Nam Tống, quân Mông Cổ đã chiếm được Tương Dương, Trường Giang và Tứ Xuyên, nhưng không thể bảo vệ các nơi vừa chiếm được. Các tướng Nam Tống đã lấy lại Tương Dương từ tay người Mông Cổ vào năm 1239. Sau cái chết đột ngột của con trai Oa Khoát Đài là Khoát Xuất (Kochu, 闊出) ở đất Trung Hoa, người Mông Cổ rút khỏi nam Trung Hoa, nhưng anh Khoát Xuất là Hoàng tử Khoát Đoan (Koten, 闊端) đã xâm lược Tây Tạng sau cuộc rút lui đó. Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư là Bạt Đô Hãn (Batu Khan), con của Truật Xích (Jochi), đã đem quân tràn qua các nước của người Bulgar, người Alan, người Kupchak, người Bashkir, người Mordvin, người Chuvash, và những quốc gia khác ở vùng thảo nguyên miền nam Nga. Đến năm 1237, người Mông Cổ bắt đầu xâm lấn công quốc của người Nga đầu tiên, là công quốc Ryazan. Sau 3 ngày bao vây với các cuộc tấn công ác liệt, người Mông Cổ đã chiếm được thành phố và thảm sát dân chúng, sau đó tiến tới tiêu diệt quân đội của Đại Công quốc Vladimir-Suzdal ở sông Sit. Người Mông Cổ chiếm thủ đô Maghas của Alania vào năm 1238. Đến năm 1240, tất cả các vùng đất Rus bao gồm Kiev đã nằm trong tay của những kẻ xâm lược châu Á ngoại trừ một vài thành phố phía bắc. Quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Xước Nhi Mã Hãn ở Ba Tư đã liên kết cuộc xâm lược Ngoại Kavkaz của mình với cuộc xâm lược của Bạt Đô và Tốc Bất Đài, và ép các quý tộc người Gruzia và người Armenia cũng phải đầu hàng. Mặc dù có dược những thành công quân sự, bất hòa vẫn tiếp diễn trong hàng ngũ tướng lĩnh cấp cao của Mông Cổ. Mối quan hệ của Bạt Đô với Quý Do- con trai cả của Oa Khoát Đài, và Bất Lý (Buri, 不里), cháu nội yêu quý của Sát Hợp Đài Hãn, vẫn căng thẳng, và làm cho bữa dạ tiệc mừng chiến thắng của Bạt Đô ở miền nam Nga trở nên tồi tệ. Nhưng Quý Do và Bất Lý sẽ chẳng thể làm tổn hại đến vị trí của Bạt Đô một khi thúc phụ của Bạt Đô là Oa Khoát Đài vẫn còn sống. Trong khi đó, Oa Khoát Đài tiếp tục những cuộc xâm lược vào tiểu lục địa Ấn Độ, tạm thời bao vây Uch, Lahore và Multan của các Vương quốc Hồi giáo Delhi và thiết lập một đồn giám sát của người Mông Cổ ở Kashmir. song cuộc xâm lược vào Ấn Độ cuối cùng đã bị đánh bại và người Mông Cổ phải rút quân. Ở Đông Bắc Á, Oa Khoát Đài đồng ý giải quyết xung đột với Cao Ly bằng việc biến Cao Ly thành một nước phụ thuộc và cử các công chúa Mông Cổ đến kết hôn với các vương tử Cao Ly. Ông tăng cường số khiếp bệ (Kheshig, cấm quân) của mình bằng người Cao Ly thông qua các biện pháp ngoại giao và quân sự. Cuộc tiến công vào châu Âu tiếp tục với những cuộc xâm lược Ba Lan, Hungary và Transilvania. Khi cánh quân Mông Cổ ở phía tây cướp phá các thành phố của Ba Lan, một khối liên minh châu Âu bao gồm người Ba Lan, người Moravia, và các thành viên quân sự Công giáo như các Hiệp sĩ Cứu tế, các Hiệp sĩ Teuton, và các Hiệp sĩ dòng Đền đã tập hợp lực lượng chống trả nhưng bị đánh bại tại Legnica. Quân Hungary, đồng minh Croatia của họ và các hiệp sĩ dòng Đền cũng bị quân Mông Cổ đánh tan ở bờ sông Sajo vào ngày 11 tháng 4 năm 1241. Sau khi chiến thắng trước các hiệp sĩ châu Âu ở Legnica và Muhi, quân Mông Cổ nhanh chóng tiến quân qua Bohemia, Serbia, Babenberg [([Áo]]) và tiến vào Đế quốc La Mã Thần thánh. Nhưng trước khi quân của Bạt Đô tiến vào Wien và miền bắc Albania, ông nhận được tin về cái chết của Oa Khoát Đài vào tháng 12 năm 1241 và cuộc xâm lược tạm thời dừng lại. Theo truyền thống của quân đội Mông Cổ, tất cả các hoàng thân thuộc dòng dõi Thành Cát Tư Hãn phải tham gia vào đại hội "Hốt lý lặc thai" để chọn ra một người kế vị. Bạt Đô và cánh quân Mông Cổ phía tây của ông rút khỏi Trung Âu vào năm sau đó. === Những cuộc tranh giành quyền lực thời hậu Oa Khoát Đài === Sau cái chết của Oa Khoát Đài Đại hãn vào năm 1241, và trước khi tổ chức đại hội Hốt lý lặc thai tiếp theo, góa phụ của Oa Khoát Đài là Thoát Liệt Ca Na (Toregene) đã tiếp quản Đế quốc. Bà ngược đãi những vị quan người Khiết Đan và người Hồi giáo của chồng mình, thay vào đó trọng dụng những đồng minh của bà. Bà cho xây các cung điện, nhà thờ và các công trình xã hội trên tầm đế quốc, bảo trợ tôn giáo và giáo dục. Bà cũng chiến thắng các hầu hết các quý tộc Mông Cổ khác để hỗ trợ cho con trai của Oa Khoát Đài là Quý Do. Nhưng Bạt Đô, người cai trị Kim Trướng Hãn quốc, đã từ chối tham gia đại hội Hốt lý lặc thai, cáo bệnh và nói rằng thời tiết Mông Cổ quá khắc nghiệt đối với mình. Hậu quả là sự bế tắc kéo dài trong hơn 4 năm, và tạo ra sự chia rẽ khối thống nhất của Đế quốc. Khi người em trai út của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Ca (Temüge) đe dọa Thoát Liệt Ca Na nhằm cướp ngai vàng, Quý Do đã tới Cáp Lạp Hòa Lâm để cố gắng bảo vệ vị trí của mình. Bạt Đô cuối cùng cũng đồng ý gửi những huynh đệ và tướng lĩnh của mình tới đại hội Hốt lý lặc thai mà Thoát Liệt Ca Na triệu tập năm 1246. Quý Do khi đó bị ốm và mắc chứng nghiện rượu, nhưng những chiến dịch của ông ở Mãn Châu và châu Âu đã khiến ông thể hiện được rằng mình đủ khả năng cần thiết để trở thành một Đại hãn. Ông đã được bầu một cách hợp lệ trong một buổi lễ có sự tham dự của những người quyền cao chức trọng Mông Cổ và ngoại quốc đến từ cả bên trong và bên ngoài đế quốc- các lãnh đạo của các nước chư hầu và các đại diện từ thành La Mã và các thực thể khác, họ đến tham gia đại hội Hốt lý lặc thai để thể hiện sự kính trọng của mình và đàm phán ngoại giao. Quý Do đã áp dụng một số biện pháp để giảm tình trạng tham nhũng, ông tuyên bố sẽ tiếp tục những chính sách của cha mình là Oa Khoát Đài, chứ không phải của Thoát Liệt Ca Na. Ông trừng phạt những người ủng hộ Thoát Liệt Ca Na, ngoại trừ A Nhi Hồn A Gia (Arghun Aqa). Ông cũng thay thế Cáp Lạt Húc Liệt (Khara Hulegu), Hãn của Sát Hợp Đài Hãn quốc, bằng người anh họ được ông sủng ái là Dã Tốc Mông Ca (Yesu Mongke) nhằm khẳng định quyền lực mới được trao của mình. Ông phục chức cũ cho các quan lại của cha mình và bao quanh ông là các đại thần người Duy Ngô Nhĩ, người Nãi Man và người Trung Á, đồng thời ông cũng ủng hộ những tướng lĩnh người Hán đã giúp cha ông trong việc chinh phục Bắc Trung Hoa. Ông tiếp tục các hoạt động quân sự ở Cao Ly, tiến quân vào Nam Tống ở phía nam và Iraq ngày nay ở phía tây, ra lệnh điều tra dân số trên toàn Đế quốc. Quý Do cũng chia Vương quốc Rum cho Izz-ad-Din Kaykawus và Rukn ad-Din Kilij Arslan, mặc dù Kaykawus không đồng ý với cách giải quyết này. Không phải tất cả mọi nơi trên Đế quốc đều tôn trọng việc lựa chọn Quý Do. Cựu đồng minh cũ của Mông Cổ là Phái Assassin, đứng đầu là Đại giáo chủ Hasan Jalalud-Din đã quy phục Thành Cát Tư Hãn vào năm 1221, song nay tức giận Quý Do và từ chối phục tùng, thay vào đó đã giết các tướng Mông Cổ ở Ba Tư. Quý Do đã bổ nhiệm Dã Lý Tri Cát Đái (Eljigidei), cha của người bạn thân nhất của ông, làm tổng chỉ huy quân đội ở Ba Tư, với nhiệm vụ phải chinh phục được các thành trì của phong trào Hồi giáo Assasin, và chinh phục Đế quốc Abbas ở trung tâm thế giới Hồi giáo, Iran và Iraq. Năm 1248, Quý Do tập trung thêm quân và xuất phát từ đế đô Cáp Lạp Hòa Lâm, đột ngột hành quân về phía tây. Không rõ lý do của hành động này: một số tài liệu viết rằng ông muốn thu hồi những tài sản riêng của mình ở Emyl; các tài liệu khác cho rằng có thể ông muốn cùng Dã Lý Tri Cát Đái tiến hành chinh phục toàn bộ vùng Trung Đông, hoặc có thể muốn bất ngờ tấn công người anh họ, đồng thời cũng là đối thủ của ông là Bạt Đô Hãn ở Nga. Nghi ngờ hành động tiến quân này của Quý Do, Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni (Sorghaghtani), góa phụ của Đà Lôi, đã bí mật thông báo cho cháu bà là Bạt Đô về việc này. Bạt Đô trước đó đã tự mình đi về phía đông, có thể là để bày tỏ sự thần phục, cũng có thể có những kế hoạch khác. Tuy nhiên, trước khi hai lực lượng của Bạt Đô và Quý Do gặp nhau thì Quý Do, ốm và kiệt sức vì chuyến đi, đã chết trên đường đi ở Qum-Senggir (Hoàng Tương Ất Nhi) thuộc Tân Cương ngày nay, có thể là do bị đầu độc. Góa phụ của Quý Do là Hải Mê Thất (Oghul Qaimish) đã từng bước nắm quyền kiểm soát Đế chế, nhưng bà không có đủ những kỹ năng chính trị như mẹ chồng Thoát Liệt Ca Na của mình, và hai con trai bà là Hốt Sát (Khoja, 忽察) và Não Hốt (Naku, 腦忽) cùng các hoàng thân khác cũng thách thức quyền lực của bà. Để quyết định ai sẽ lên ngôi Đại hãn, Bạt Đô đã triệu tập đại hội Hốt lý lặc thai ở lãnh địa của mình vào năm 1250. Vì nó cách xa khu trung tâm Mông Cổ, nên các thành viên của dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài từ chối tham gia. Đại hội Hốt lý lặc thai đề nghị trao ngai vàng cho Bạt Đô, nhưng ông từ chối, nói rằng ông không quan tâm với vị trí đó. Thay vào đó, ông đề cử Mông Kha (Mongke), cháu nội của Thành Cát Tư, con của Đà Lôi. Mông Kha đang chỉ huy một đội quân Mông Cổ ở Nga, Bắc Kavkaz và Hungary. Phe ủng hộ dòng Đà Lôi phấn khởi và ủng hộ lựa chọn của Bạt Đô, và Mông Kha được chọn, mặc dù chỉ là được chọn bởi một hội đồng Hốt lý lặc thai hạn chế, tính hợp lệ của nó vì thế là không chắc chắn. Bạt Đô cử hai người em ông là Biệt Nhi Ca (Berke) và Thốc Hoa Thiếp Mộc Nhi (Tukhtemur), và người con trai Tát Lý Đáp (Sartaq) hộ tống Mông Kha đến một đại hội Hốt lý lặc thai mang tính chính thức hơn ở Kodoe Aral tại phần trung tâm Đế quốc. Những người ủng hộ Mông Kha đã mời Hải Mê Thất và những hoàng thân chính thuộc hai dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài tham dự đại hội Hốt lý lặc thai, nhưng họ từ chối. Các hoàng thân dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài không chấp nhận một hậu duệ của Đà Lôi làm thủ lĩnh, vì họ cho rằng chỉ có hậu duệ của Oa Khoát Đài mới có thể trở thành Đại hãn. === Cải cách của dòng Đà Lôi === Khi mẹ của Mông Kha là Toa Lỗ Hòa Thiếp Ni và anh họ Biệt Nhi Ca của ông tổ chức một đại hội Hốt lý lặc thai thứ hai vào ngày 1 tháng 7 năm 1251, đại hội đã tuyên bố Mông Kha là Đại hãn của Đế quốc Mông Cổ. Sự kiện này đánh dấu một sự chuyển đổi trong hàng ngũ lãnh đạo của Đế quốc, quyền lực từ tay các hậu duệ của Oa Khoát Đài được chuyển cho các hậu duệ của Đà Lôi, cả hai dòng đều là hậu duệ trực hệ của Thành Cát Tư Hãn. Quyết định này được một vài hoàng thân dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài chấp nhận, như anh họ của Mông Kha là Hợp Đan (Kadan) và hãn bị phế truất Cáp Lạt Húc Liệt, nhưng một trong những người có quyền kế vị hợp pháp khác, cháu nội của Oa Khoát Đài, Thất Liệt Môn (Shiremun, 失烈門), đã tìm cách lật đổ Mông Kha. Thất Liệt Môn dẫn quân của mình tiến về cung điện du mục của Đại hãn và âm mưu tiến hành một cuộc tấn công vũ trang, nhưng Mông Kha đã được người nuôi chim ưng của mình thông báo về âm mưu. Ông ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra về âm mưu đó, dẫn tới một loạt các vụ xét xử lớn trên toàn Đế quốc. Nhiều thành viên quý tộc Mông Cổ bị tuyên bố có tội và bị xử tử, ước tính từ 77-300 người, song các hoàng thân mang dòng máu Thành Cát Tư Hãn thường bị đi đày hơn là xử tử. Mông Kha thu hồi các lãnh địa của hai dòng Oa Khoát Đài và Sát Hợp Đài và chia sẻ phần phía tây của Đế quốc với đồng minh của mình là Bạt Đô Hãn. Sau cuộc thanh trừng đẫm máu, Mông Kha ban lệnh ân xá với các tù nhân và những người bị giam giữ, nhưng kể từ đó về sau, ngôi Đại Hãn đều nằm chắc trong tay các hậu duệ của Đà Lôi. Mông Kha là một người trung thành với luật lệ của tổ tiên và tránh uống rượu. Ông cũng là người khoan dung với các tôn giáo ngoại lai và các hình thức nghệ thuật, dẫn tới việc xây dựng các công trình ở khu thương nhân ngoại quốc, các ngôi chùa Phật giáo, các Thánh đường Hồi giáo và Nhà thờ Cơ-đốc giáo ở đế đô Mông Cổ. Khi các dự án xây dựng được tiếp tục, Cáp Lạp Hòa Lâm được trang hoàng bằng các kiến trúc Trung Hoa, châu Âu và Ba Tư. Một ví dụ nổi tiếng là một cái cây lớn bằng bạc với những chiếc ống được thiết kế tinh xảo và chứa nhiều loại đồ uống. Trên đỉnh của cây là một vị thần chiến thắng, do một thợ kim hoàn người Paris tên là Guilaume Boucherđược điêu khắc. Mặc dù Mông Kha có một số quân người Hán hùng mạnh, nhưng ông chủ yếu vẫn dựa vào những tướng lĩnh và quan lại người Hồi giáo và Mông Cổ, và ông tiến hành một loạt các cải cách để dự trù tốt hơn những khoản chi của triều đình. Triều đình của ông hạn chế những khoản chi tiêu công và cấm quý tộc cùng binh lính lạm dụng sức lao động của dân chúng hay ban hành các sắc lệnh mà không được sự cho phép. Ông đã giảm nhẹ chế độ đóng góp bằng việc đưa ra một loại thế thân cố định do các viên chức triều đình thu và phát cho những nhóm cần đến. Triều đình cũng cố gắng giảm gánh nặng thuế má đối với những người bình dân bằng việc giảm mức thuế. Cùng với những cải cách về chế độ thuế, ông cũng tăng số lính canh ở những trạm trung chuyển và tiến hành kiểm soát tập trung đối với những việc liên quan đến tiền tệ. Mông Kha cũng ra lệnh điều tra dân số trên toàn Đế quốc vào năm 1252, và điều này đã phải mất nhiều năm mới hoàn thành, cho đến khi thống kê xong dân số ở Novgorod thuộc miền viễn tây bắc vào năm 1258. Trong một động thái nhằm củng cố quyền lực khác của Mông Kha, ông đã bổ nhiệm các em trai là Húc Liệt Ngột (Hulegu) và Hốt Tất Liệt (Kublai) đi cai trị Ba Tư và vùng đất Trung Hoa đang bị Mông Cổ chiếm. Ở phần nam của Đế quốc, ông tiếp tục những cuộc chinh phạt của tiền nhân chống lại Nam Tống. Để đánh vào sườn quân Tống từ 3 hướng, Mông Kha đã phái một đội quân Mông Cổ dưới sự chỉ huy của em ông là Hốt Tất Liệt tới Vân Nam, và một đội quân nữa đi chinh phục Cao Ly và tạo ra một sức ép lên quân Tống từ các hướng này. Hốt Tất Liệt chinh phục Vương quốc Đại Lý vào năm 1253, tướng của Mông Kha là Hoát Lý Đài (Qoridai, 豁里台) đã ổn định sự cai trị của đế quốc ở Tây Tạng, thuyết phục các tu viện khuất phục quyền cai trị của người Mông Cổ. Con trai Tốc Bất Đài là Ngột Lương Hợp Thai (Uryankhadai) đã chinh phục các dân tộc lân cận ở Vân Nam, sau đó tiến sang xâm lược Đại Việt vào năm 1258. Quân Mông Cổ đã bị quân Đại Việt do vua Trần Thái Tông chỉ huy đánh bại. Sau khi ổn định tình hình tài chính của Đế quốc, Mông Kha một lần nữa lại cố gắng mở rộng biên giới. Trong đại hội Hốt lý lặc thai tại Cáp Lạp Hòa Lâm năm 1253 và năm 1258, ông phê chuẩn một cuộc xâm lược mới vào Trung Đông và Hoa Nam. Mông Kha giao cho Húc Liệt Ngột toàn quyền chỉ huy quân đội và nội vụ ở Ba Tư, và bổ nhiệm người của dòng Sát Hợp Đài và dòng Truật Xích tham gia vào quân đội của Húc Liệt Ngột. Những người Hồi giáo từ Qazvin đã thông báo về mối đe dọa từ Nizari Ismaili, một giáo phái Hồi giáo Shia dị giáo. Chỉ huy quân Mông Cổ thuộc tộc Nãi Man là Khiếp Đích Bất Hoa (Kitbuqa) bắt đầu tấn công nhiều pháo đài của Ismaili vào năm 1253, trước khi Húc Liệt Ngột tiến quân một cách thận trọng năm 1256. Đại Giáo chủ Ismaili là Rukn ud-Din đã đầu hàng năm 1257 và bị hành quyết. Tất cả những thành trì của Ismaili ở Ba Tư đều bị quân Húc Liệt Ngột phá hủy năm 1257, mặc dù Girdukh vẫn còn kiên trì chống cự tới tận năm 1271. Trung tâm của Đế quốc Hồi giáo lúc đó là Baghdad, thể chế ở đó đã nắm giữ vị trí quyền lực trong 500 năm nhưng lúc này đang bị chia rẽ nội bộ. Khi Khalip Al-Musta'sim từ chối khuất phục người Mông Cổ, quân Mông Cổ đã bao vây và chiếm Baghdad năm 1258, một sự kiện thường được coi là nằm trong các sự kiện thảm khốc nhất trong lịch sử Hồi giáo. Với việc dòng Triều đại Khalip Abbas bị tiêu diệt, Húc Liệt Ngột đã khai thông một con đường tới Syria và chiến tranh chống những thế lực Hồi giáo khác trong khu vực. Quân đội của ông hướng về Syria của Vương triều Ayyub, chiếm một số tiểu quốc bản địa trên đường đi. Sultan An-Nasir Yusuf của triều Ayyub đã từ chối trình diện trước Húc Liệt Ngột; tuy nhiên, ông đã chấp nhận uy quyền tối cao của người Mông Cổ hai thập kỉ trước đó. Khi Húc Liệt Ngột tiến xa hơn về phía tây, người Armenia từ Cilicia, người Seljuk từ Rum và các vương quốc Cơ Đốc giáo ở Antioch và Tripoli đã thần phục quyền lực của người Mông Cổ, tham gia vào quân đội Mông Cổ trong cuộc chiến chống người Hồi giáo. Trong khi một số thành phố đầu hàng mà không kháng cự, thì những thành phố khác như Mayafarriqin đã chống trả, dân chúng của những thành phố đó bị thảm sát và bản thân thành phố bị cướp phá. Trong lúc đó, ở phần tây bắc của Đế chế, người kế vị Bạt Đô là em trai Biệt Nhi Ca, ông đã tiến hành một cuộc viễn chinh ác liệt vào Ukraina, Belarus, Litva và Ba Lan. Mối bất đồng đã bắt đầu nhen nhóm giữa phần tây bắc và phần tây nam của Đế quốc Mông Cổ khi Bạt Đô cho rằng cuộc xâm lược của Húc Liệt Ngột ở Tây Á sẽ làm lu mờ đi ưu thế của bản thân Bạt Đô ở đó. === Sự chia rẽ === ==== Tranh chấp về kế vị ==== Ở phần phía nam của Đế quốc, Mông Kha Hãn đã tự mình thống lĩnh quân đội nhằm hoàn thành việc chinh phục Trung Hoa. Các hoạt động quân sự dù nói chung là thành công, song lại kéo dài, quân Mông Cổ đã không rút về phía Bắc khi thời tiết trở nên nóng nực theo truyền thống. Người Mông Cổ bắt đầu bị bệnh dịch và bản thân Mông Kha đã băng hà trên đất Trung Hoa vào ngày 11 tháng 8 năm 1259. Sự kiện này đã bắt đầu một chương mới đẫm máu trong lịch sử của người Mông Cổ, một lần nữa họ lại cần lựa chọn Đại hãn mới, và các đội quân Mông Cổ trên toàn Đế quốc phải từ bỏ các chiến dịch của họ để một lần nữa triệu tập một đại hội Hốt lý lặc thai mới. Khi em của Mông Kha là Húc Liệt Ngột nhận được hung tin, ông đã từ bỏ những thành công quân sự của mình ở Syria, và rút phần lớn quân đội về Mughan, chỉ để lại một lực lượng nhỏ dưới quyền chỉ huy của Khiếp Đích Bất Hoa. Hai lực lượng đối kháng ở trong vùng lúc đó là Thập Tự quân Công giáo và quân Mamluk Hồi giáo, đã thỏa thuận về việc ngừng chiến bất thường với nhau vì họ đều nhận thấy rằng người Mông Cổ là mối đe dọa lớn hơn. Lợi dụng tình trạng yếu đi của lực lượng Mông Cổ, quân Mamluk tiến về Ai Cập, được phép lập trại và được tiếp tế gần thành trì Cơ-đốc giáo ở Acre, và đụng độ với lực lượng của Khiếp Đích Bất Hoa ở phía bắc Galilee, trong trận Ain Jalut năm 1260. Người Mông Cổ thua trận, và Khiếp Đích Bất Hoa bị giết. Trận chiến này đánh dấu sự giới hạn ở phía tây của Đế quốc Mông Cổ, vì người Mông Cổ từ đó không bao giờ có thể tiến hành một hoạt động quân sự xa hơn Syria nữa. Ở một phần khác của Đế quốc, một người anh em khác của Húc Liệt Ngột và Mông Kha, là Hốt Tất Liệt lúc này đang ở Hoài Hà, Trung Quốc khi nghe hung tin về cái chết của Đại Hãn. Thay vì quay trở lại đế đô, ông tiếp tục tiến quân vào khu vực Vũ Xương, gần Trường Giang. Em trai của họ (Mông Kha, Húc Liệt Ngột và Hốt Tất Liệt) là A Lý Bất Ca (Ariqboke) đã lợi dụng sự vắng mặt của Húc Liệt Ngột và Hốt Tất Liệt, và sử dụng quyền hành của mình ở đế đô đã lấy được danh hiệu Đại Hãn cho chính mình. Các đại diện của tất cả các dòng tộc đã tuyên bố ông là lãnh đạo tại đại hội Hốt lý lặc thai ở Cáp Lạp Hòa Lâm. Khi Hốt Tất Liệt biết được điều này, ông triệu tập một đại hội Hốt lý lặc thai của mình ở Khai Phong, gần như tất cả các hoàng thân cấp cao và các na nhan (noyan) lớn ở miền Hoa Bắc và Mãn Châu đều ủng hộ ông thay vì A Lý Bất Ca. ==== Nội chiến ==== Các cuộc chiến đã nổ ra sau đó giữa quân đội của Hốt Tất Liệt và quân đội của A Lý Bất Ca, bao gồm các những lực lượng vẫn trung thành với triều đình trước đó của Mông Kha. Quân của Hốt Tất Liệt dễ dàng tiêu diệt những người ủng hộ A Lý Bất Ca, và chiếm quyền kiểm soát các chính quyền dân chính ở Mạc Nam. Những thách thức lớn hơn đến từ những người anh em họ của họ thuộc dòng Sát Hợp Đài. Hốt Tất Liệt phái A Thất Tất Cáp (Abishka, 阿必失哈), một hoàng thân thuộc dòng Sát Hợp Đài trung thành với ông, tới cai trị Sát Hợp Đài hãn quốc. Tuy nhiên A Lý Bất Ca đã bắt và hành hình A Thất Tất Cáp, đưa người của ông là A Lỗ Hốt (Alghu) lên nắm quyền ở đó. Chính quyền mới của Hốt Tất Liệt phong tỏa A Lý Bất Ca ở Mông Cổ để cắt các nguồn tiếp tế lương thực, gây ra một nạn đói. Cáp Lạp Hòa Lâm nhanh chóng thất thủ, song A Lý Bất Ca đã tập hợp lại quân đội và chiếm lại đế đô vào năm 1261. Ở Y Nhi hãn quốc tại tây nam đế quốc, Húc Liệt Ngột trung thành với anh ruột là Hốt Tất Liệt, nhưng lại xung đột với người anh họ là Biệt Nhi Ca- người cai trị Kim Trướng hãn quốc ở phía tây bắc của Đế quốc, bắt đầu từ năm 1262. Những cái chết đáng ngờ của các hoàng thân dòng Truật Xích đang phục vụ cho Húc Liệt Ngột, sự phân chia chiến lợi phẩm không công bằng và hành động thảm sát người Hồi giáo của Húc Liệt Ngột đã làm tăng thêm sự giận dữ của Biệt Nhi Ca, người đã cân nhắc việc ủng hộ một cuộc nổi loạn của Vương quốc Gruzia chống lại Húc Liệt Ngột năm 1259-1260. Biệt Nhi Ca cũng liên minh với người Mamluk Ai Cập chống lại Húc Liệt Ngột, và ủng hộ người chống đối Hốt Tất Liệt là A Lý Bất Ca. Húc Liệt Ngột chết ngày 8 tháng 2 năm 1264. Biệt Nhi Ca cố gắng lợi dụng điều này và xâm phạm vào vùng đất của Húc Liệt Ngột, nhưng chính ông cũng chết trên đường hành quân, và vài tháng sau, A Lỗ Hốt Hãn của Sát Hợp Đài hãn Quốc cũng chết. Hốt Tất Liệt phong cho con trai Húc Liệt Ngột là A Ba Cáp (Abaqa) làm Hãn mới của Y Nhi Hãn Quốc, A Ba Cáp bắt đầu tìm kiếm các liên minh với ngoại quốc. Ông cố gắng thiết lập liên minh Pháp-Mông Cổ với người châu Âu để chống lại người Mamluk Ai Cập. Với Kim Trướng hãn quốc, Hốt Tất Liệt đã bổ nhiệm cháu nội của Bạt Đô là Mang Ca Thiếp Mộc Nhi (Mongke Temur). Còn A Lý Bất Ca đã đầu hàng Hốt Tất Liệt ở Thượng Đô vào ngày 21 tháng 4 năm 1264. Ở phía nam, sau khi thành Tương Dương thất thủ năm 1273, quân Mông Cổ tiến hành các cuộc chinh phạt cuối cùng đối với Nam Tống. Vào năm 1271 trước đó, Hốt Tất Liệt đã đổi quốc hiệu chế độ mới của người Mông Cổ ở Trung Hoa là triều Nguyên, và cố gắng "Hán hóa" hình ảnh của ông như là một Hoàng đế Trung Hoa hợp lệ nhằm thu phục hàng triệu người Trung Quốc. Hốt Tất Liệt dời sở chỉ huy của mình đến Đại Đô, là nguồn gốc cho nơi mà sau này sẽ trở thành Bắc Kinh, mặc dù có sự tranh cãi về việc thành lập đế đô của ông khi phải di chuyển nhiều người Mông Cổ, những người cho rằng ông đang quá gắn bó với văn hóa Trung Hoa. Nhưng người Mông Cổ cuối cùng cũng thành công trong các chiến dịch đánh Trung Quốc, và hoàng tộc Nam Tống đã đầu hàng người Nguyên năm 1276, đưa Mông Cổ trở thành dân tộc phi Hán đầu tiên thống trị toàn bộ Trung Quốc. Hốt Tất Liệt sử dụng những cơ sở sẵn có của mình để xây dựng một Đế quốc hùng mạnh, xây dựng một học viện, các công thự, các thương cảng và các kênh đào. Ông cũng bảo trợ cho nghệ thuật và khoa học. Các tài liệu Mông Cổ liệt kê 20.166 trường học công được xây dựng trong thời gian Hốt Tất Liệt trị vì. Đạt được quyền thống trị thực tế hoặc danh nghĩa trên một lãnh thổ rộng lớn chiếm phần lớn lục địa Á-Âu, lại tiến hành chinh phục thành công toàn bộ Trung Hoa, Hốt Tất Liệt lúc này muốn tiến xa hơn nữa ra ngoài Trung Hoa. Tuy nhiên, những cuộc xâm lược tốn kém nhằm vào Miến Điện, Đại Việt, Cốt Ngôi và Chiêm Thành chỉ khiến cho các nước đó phải triều cống mà thôi (trường hợp Đại Việt là triều cống để giữ hòa hiếu với Mông Cổ sau khi các vua nhà Trần đánh bại 3 cuộc xâm lược quy mô lớn của Mông-Nguyên các năm 1258, 1285 và 1287-1288). Những cuộc xâm lược Nhật Bản (1274 và 1280) và Java (1293) thì thất bại. Na Hải (Nogai) và Khoa Tề (Konchi), hãn của Bạch Trướng hãn quốc, đã thiết lập các mối quan hệ thân thiết với triều Nguyên và Y Nhi hãn quốc. Những bất đồng chính trị trong nội bộ hoàng tộc Đại hãn vẫn tiếp diễn, nhưng kinh tế và các thành công về thương mại của Đế quốc Mông Cổ vẫn tiếp tục. === Đấu tranh chính trị === Những sự thay đổi lớn đã xảy ra tại Đế quốc vào những năm cuối thế kỉ 13. Hốt Tất Liệt Hãn đã qua đời vào năm 1294 sau khi chinh phục toàn bộ Trung Hoa và thành lập triều Nguyên, kế vị ông là người cháu nội là Thiết Mộc Nhĩ Hãn (Temur Khan) hay Nguyên Thành Tông, Nguyên Thành Tông tiếp tục những chính sách của Hốt Tất Liệt. Y Nhi hãn quốc tiếp tục duy trì sự trung thành với triều đình Nguyên, nhưng chính trong nội bộ của nó cũng xuất hiện những cuộc tranh giành quyền lực, một phần vì một cuộc tranh chấp với những phe phái Hồi giáo đang phát triển ở phần tây nam của Đế quốc. Khi Hợp Tán (Ghazan) lên làm Hãn của Y Nhi hãn quốc năm 1295, ông chính thức chấp nhận Hồi giáo là tôn giáo của mình, điều này đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử Mông Cổ. Kể từ đó, nước Ba Tư thuộc Mông Cổ ngày càng trở nên Hồi giáo hóa. Hợp Tán cũng tiếp tục thắt chặt mối quan hệ với triều Nguyên ở phía đông. Ông thấy rằng sẽ có ích về mặt chính trị nếu quảng bá quyền lực của Đại hãn ở đó, bởi vì Kim Trướng hãn quốc ở Nga đã cai trị Gruzia một thời gian dài. Trong vòng 4 năm, Hợp Tán bắt đầu cống nạp cho triều đình Nguyên và cũng kêu gọi các hãn khác thừa nhận Thiết Mộc Nhĩ Hãn là chúa tể. Đã có một chương trình trao đổi văn hóa và khoa học rộng lớn giữa Y Nhi hãn quốc và Đại Nguyên trong các thập kỉ sau đó. Hợp Tán đã là một người Hồi giáo, nhưng ông vẫn tiếp tục những cuộc chiến của tổ tiên mình với người Mamluk Ai Cập, và tham khảo ý kiến những lão quân sư người Mông Cổ của ông bằng tiếng Mông Cổ mẹ đẻ của họ. Hợp Tán đánh bại người quân Mamluk trong trận Wadi al-Khazandar vào năm 1299, nhưng chỉ chiếm được Syria một thời gian ngắn. Sát Hợp Đài hãn quốc, dưới sự cai trị trên thực tế của Hải Đô (Kaidu), đã tiến hành những cuộc tấn công liên tục vào Khorasan, và điều này đã ngăn cản kế hoạch chinh phục Syria của Hợp Tán. Những cuộc tranh chấp chính trị cũng xảy ra ở Kim Trướng hãn quốc. Hải Đô gây chiến với cả Y nhi hãn quốc và triều Nguyên, và cố gắng gây ảnh hưởng của mình đối với Kim Trướng hãn quốc. Ông giúp đỡ người ủng hộ mình là Kobeleg chống lại Bá Nhan (Bayan), Hãn của Bạch Trướng hãn quốc- một bộ phận của Kim Trướng hãn quốc. Bá Nhan sau khi nhận được sự hỗ trợ quân sự từ triều đình Mông Cổ ở Nga, đã kêu gọi sự giúp đỡ từ Nguyên Thành Tông và Y Nhi hãn quốc để hội quân tấn công quân Hải Đô. Nguyên Thành Tông chấp thuận, và mở rộng những cuộc phản công đánh Hải Đô một năm sau đó. Sau một cuộc chiến khốc liệt với quân đội Nguyên Thành Công gần sông Zawkhan năm 1301, lão dũng sĩ Hải Đô qua đời, kế vị ông là Đốc Oa (Duwa). Bất chấp việc có những xung đột với Hải Đô và Đốc Oa, Nguyên Thành Tông đã thiết lập mối quan hệ triều công đối với những người Shan hiếu chiến sau khi ông tiến hành các hoạt động quân sự tại Đông Nam Á từ năm 1297 đến 1303. Cuộc chiến này đánh dấu sự kết thúc của hành động mở rộng về phía nam của người Mông Cổ. Một số người Mông Cổ cố gắng giảm những mối bất hòa nội bộ, và thống nhất dưới sự cai trị của Nguyên Thành Tông. Đốc Oa, Hãn của Sát Hợp Đài hãn quốc, đề xướng một thỏa thuận hòa bình và thuyết phục dòng Oa Khoát Đài rằng "Những người Mông Cổ chúng ta hãy chấm dứt việc gây đổ máu lẫn nhau. Tốt hơn là nên đầu hàng Thiết Mộc Nhĩ Khả hãn". Tất cả các hãn quốc đã chấp nhận một hiệp ước hòa bình vào năm 1304 và thừa nhận quyền tối cao của Nguyên Thành Tông Thiết Mộc Nhĩ. Những cuộc chiến mới giữa Đốc Oa và con trai Hải Đô là Sát Bát Nhi (Chapar, 察八兒) nổ ra một thời gian ngắn sau đó, nhưng với sự giúp đỡ của Nguyên Thành Tông, Đốc Oa đã đánh bại dòng Oa Khoát Đài. Thoát Thoát (Tokhta) của Kim Trướng hãn quốc cũng muốn tìm kiếm một nền hòa bình chung, đã phái 20.000 quân tới củng cố biên giới của triều Nguyên. Sau khi Thoát Thoát qua đời năm 1312, Nguyệt Tức Biệt (Öz Beg, tại vị 1313 – 1341) đã đoạt được ngai vàng của Kim Trướng hãn quốc và tiến hành ngược đãi những người Mông Cổ không theo Hồi giáo. Ảnh hưởng của triều Nguyên ở Kim Trướng hãn quốc bị triệt tiêu phần lớn và các cuộc xung đột ở biên giới giữa các Hãn quốc Mông Cổ lại bắt đầu. Các sứ thần của Nguyên Nhân Tông Ái Dục Lê Bạt Lực Bát Đạt (Ayurbarwada) đã hậu thuẫn con trai của Thoát Thoát chống lại Nguyệt Tư Biệt. Ở Sát Hợp Đài hãn quốc, Dã Tiên Bất Hoa (Esen Buqa I, tại vị 1309 – 1318) được trao ngôi vị Hãn sau khi đàn áp cuộc nổi dậy của các hậu duệ của Oa Khoát Đài và bắt Sát Bát Nhi đi lưu đày. Quân đội triều Nguyên và Y Nhi hãn quốc cuối cùng đã tấn công Sát Hợp Đài hãn quốc. Nhận thấy các lợi ích kinh tế và di sản của dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, Nguyệt Tức Biệt đã thiết lập lại mối quan hệ thân thiện với người Nguyên vào năm 1326, đồng thời cũng xây dựng sức mạnh cho thế giới Hồi giáo, ông cho xây các thánh đường Hồi giáo và các công trình công cộng khác như nhà tắm công cộng. Đến thập niên thứ hai của thế kỉ 14, các cuộc xâm lược của người Mông Cổ bắt đầu suy giảm. Năm 1323, Bất Tái Nhân Hãn (Abu Sa'id Khan, tại vị 1316 – 1335) của Y Nhi hãn quốc đã ký một hiệp ước hòa bình với Ai Cập. Theo đề nghị của ông, triều Nguyên đã trao thưởng cho người giám hộ của ông là Chupan danh hiệu tổng tư lệnh của tất cả các Hãn quốc Mông Cổ. Nhưng danh tiếng của Chupan cũng không giúp ông thoát chết vào năm 1327. Một cuộc nội chiến mới nổ ra ở Đại Nguyên năm 1327-1328, khi Sát Hợp Đài hãn là Yên Chỉ Cát Thai (Eljigidey, tại vị 1326 – 1329) hậu thuẫn Hòa Thế Lạt (Kusala), con trai của Nguyên Vũ Tông, thành Đại hãn. Hòa Thế Lạt được tôn là Đại hãn vào ngày 30 tháng 8 năm 1329 (tức Nguyên Minh Tông). Lo sợ ảnh hưởng của dòng Sát Hợp Đài đối với Đại Nguyên, một tướng người Kypchak đã đầu độc Hòa Thế Lạt, và trao quyền cho Đồ Thiếp Mục Nhĩ (Tugh Temur). Để được chấp thuận bởi các hãn quốc khác đối với chủ quyền của thế giới Mông Cổ, Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhĩ, một ông vua giỏi ngôn ngữ và lịch sử Trung Hoa, đồng thời cũng là một thi nhân, thư pháp gia và họa sĩ, đã phái các hoàng thân thuộc dòng Thành Cát Tư Hãn và các hậu duệ của các tướng lĩnh Mông Cổ trứ danh trước kia tới Sát Hợp Đài hãn quốc, Y Nhi hãn quốc. Để đáp lại các sứ thần, họ đều chấp nhận cống nạp hàng năm. Nguyên Văn Tông Đồ Thiếp Mục Nhĩ cũng tặng những món quà lớn và ký một thỏa thuận với Yên Chỉ Cát Thai để xoa dịu ông ta. Từ thời Đồ Thiếp Mục Nhĩ, người Kypchak và người Alan thậm chí còn nắm được quyền lực cao hơn ở triều đình Nguyên. Giáo hoàng Gioan XXII được tặng một bị vong lục từ một nhà thờ phương Đông trong đó mô ta về Hòa bình kiểu Mông Cổ (Pax Mongolica) rằng "… Đại Hãn là một trong những hoàng đế vĩ đại nhất, và là chúa tể của tất cả các nước, như quốc vương của Almaligh (Sát Hợp Đài hãn quốc), hoàng đế Abu Said và Hãn Uzbek, đều là thần dân của Người, kính cẩn trước Người để bày tỏ lòng kính trọng. Hằng năm, 3 vị quân chủ này đều gửi cho chúa tể của họ các cống phẩm gồm báo, lạc đà, chim ưng cũng như các đồ châu báu. … Họ nhận Người như chúa tể tối cao của họ." Dưới thời đại Hòa bình kiểu Mông Cổ, mậu dịch quốc tế và trao đổi văn hóa giữa châu Âu và châu Á trở nên hưng thịnh. Sự liên lạc giữa triều Nguyên ở Trung Hoa và Y nhi hãn quốc ở Ba Tư đã thúc đẩy trao đổi và buôn bán giữa đông và tây. Các mẫu hoa văn của vải dệt cung đình triều Nguyên có thể được tìm thấy ở phần kia của Đế quốc trên các đồ trang trí Armenia, cây cối và rau quả được di thực trên toàn Đế quốc, và các phát minh kĩ thuật được truyền bá từ các lãnh địa của người Mông Cổ tới phương Tây. === Sụp đổ === Sau cái chết của Y Nhi hãn Bất Tái Nhân năm 1335, sự cai trị của người Mông Cổ tại Ba Tư rơi vào tình trạng hỗn loạn chính trị. Một năm sau, người kế vị của ông bị một thủ lĩnh người Oirat giết chết và Y Nhi hãn quốc bị phân chia giữa Sudus, Jalayir, Thoát Hợp Thiếp Mộc Nhi (Togha Temur) thuộc dòng Chuyết Xích Hợp Tác Nhi (Jo'chi Qasar) và các lãnh chúa người Ba Tư. Lợi dụng sự chia rẽ này, những người Gruzia đã đẩy lui người Mông Cổ khi một viên tướng người Duy Ngô Nhĩ là Eretna thiết lập một quốc gia độc lập (công quốc Eretna) ở Tiểu Á năm 1336. Sự suy vong của những kẻ khống chế người Mông Cổ khiến cho chư hầu luôn trung thành của họ là Vương quốc Cilicia của người Armenia bị đe dọa từ những người Mamluk. Cùng với việc mất quyền cai trị ở Ba Tư, người Mông Cổ ở Trung Hoa và Sát Hợp Đài hãn quốc cũng lâm vào tình trạng hỗn loạn. Đại dịch Cái chết Đen khởi phát từ các lãnh địa của người Mông Cổ và sau đó lan đến châu Âu đã càng gia tăng tình trạng hỗn loạn. Đại dịch tàn khốc này đã tàn phá tất cả các hãn quốc, cắt đứt các mối liên hệ mậu dịch và gây ra cái chết của hàng triệu người. Khi quyền lực của người Mông Cổ suy yếu, tình trạng hỗn loạn bùng phát khắp nơi. Kim Trướng hãn quốc mất tất cả các vùng đất ở phía tây (bao gồm Belarus và Ukraina ngày nay) về tay Ba Lan và Litva từ năm 1342 đến 1369. Các hoàng thân Hồi giáo và phi Hồi giáo của Sát Hợp Đài hãn quốc chém giết lẫn nhau từ 1331 - 1343. Nhưng Sát Hợp Đài hãn quốc chỉ bị tan rã khi những lãnh chúa không thuộc dòng Thành Cát Tư Hãn lập ra những vị hãn bù nhìn của họ ở Transoxiana và Moghulistan một cách riêng rẽ. Trát Nhi Biệt (Janibeg, tại vị 1342 - 1357) tái lập sự cai trị của dòng Truật Xích trong một thời gian ngắn đối với dòng Sát Hợp Đài để khôi phục lại vinh quang trước đây của dòng này. Với việc yêu cầu sự quy thuận từ một nhánh của Y Nhi hãn quốc ở Azerbaijan, ông ta khoác lác rằng "Hiện nay ba ulus đang nằm dưới quyền cai trị của ta". Tuy nhiên, các dòng họ đối thủ của dòng Truật Xích bắt đầu chiến tranh giành ngai vàng của Kim Trướng hãn quốc sau khi Biệt Nhi Địch Biệt (Berdibek), người kế vị của Trát Nhi Biệt, bị ám sát năm 1359. Hoàng đế cuối cùng của Nhà Nguyên là Nguyên Huệ Tông Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ (Toghan Temür, tại vị 1333 - 1370) bất lực trong việc điều chỉnh những vấn đề này vì Đế quốc đang đi đến hồi kết của nó. Đồng tiền trong thời của ông lên đến mức siêu lạm phát theo đường xoắn ốc và người Hán đã nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của triều Nguyên. Vào những năm 1350, Cao Ly Cung Mẫn vương đã đánh bại quân đồn trú Mông Cổ và đã tiêu diệt gia khuyến của hoàng hậu của Nguyên Huệ Tông trong khi Đại Tư Đồ Giáng Khúc Kiên Tán (Tai Situ Changchub Gyaltsen) đã cố gắng triệt tiêu các ảnh hưởng của người Mông Cổ ở Tây Tạng. Càng ngày càng cô lập với thần dân, người Mông Cổ nhanh chóng để mất phần lớn Trung Hoa vào tay lực lượng quân Minh khởi nghĩa vào năm 1368 và phải bỏ chạy về quê hương Mông Cổ của họ. Sau khi triều Nguyên bị lật đổ, Kim Trướng hãn quốc đã không còn liên hệ với Mông Cổ và Trung Quốc, trong khi hai phần chính của Sát Hợp Đài hãn quốc thì bị Timur (Tamerlane) tiêu diệt. Kim Trướng hãn quốc bị tan vỡ thành các trướng quốc Đột Quyết nhỏ hơn và dần dần suy giảm quyền lực qua bốn thế kỉ. Trong số các hãn quốc đó, Đại Trướng tồn tại đến năm 1502, khi một trong số những thể chế nối tiếp của nó là Hãn quốc Krym cướp phá Sarai. Tàn dư của triều Nguyên, được gọi là Bắc Nguyên, tiếp tục thống trị Mông Cổ đến năm 1635 khi những người bán du mục Nữ Chân từ Mãn Châu tiêu diệt họ. Những người Khách Nhĩ Khách (Khalkha) nằm dưới sự cai quản của dòng dõi Thành Cát Tư Hãn, và những thần dân cũ của họ- người Mông Cổ Oirat đã để mất độc lập vào tay triều Thanh tương ứng vào năm 1691 và 1755. Hãn quốc Krym bị sáp nhập vào Đế quốc Nga năm 1783. == Quân đội == Số quân mà người Mông Cổ tập trung là chủ đề trong một số tranh luận học thuật, song ít nhất là 105.000 vào năm 1206. Sự tổ chức quân đội của người Mông Cổ đơn giản mà hiệu quả, dựa trên hệ thống thập phân. Khi đó, quân đội được xây dựng từ các tổ gồm 10 người gọi là arbat; 10 arbat lập thành một đại đội 100 người gọi là zuut; 10 zuut tạo thành một trung đoàn gồm 1000 người gọi là myanghan, và 10 myanghan lập thành một sư đoàn gồm 1 vạn người gọi là tumen. Trong một trận đánh, quân Mông Cổ sử dụng sự hợp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các cánh quân. Tuy họ nổi tiếng với kị binh bắn cung, các lực lượng dùng giáo của họ cũng thiện chiến không kém và cũng góp phần quan trọng cho thành công, họ cũng tuyển thêm các tài năng quân sự từ các thành phố mà họ chinh phục được. Với quân đoàn công trình sư và pháo thủ người Hán giàu kinh nghiệm, là các chuyên gia trong việc dựng các máy bắn đá, máy lăng đá và các loại máy khác, người Mông Cổ có thể bố trí bao vây các vị trí kiên cố, đôi khi dựng máy móc tại chỗ bằng nguồn lực bản địa sẵn có. Kỷ luật quân đội là điều tạo nên sự khác biệt giữa quân Mông Cổ và các đội quân khác. Quân Mông Cổ được huấn luyện, tổ chức, và trang bị cho mục tiêu tốc độ và tính cơ động. Để làm tối đa tính cơ động, binh sĩ Mông Cổ được trang bị giáp tương đối nhẹ so với nhiều đội quân mà họ đối đầu. Ngoài ra, việc binh sĩ Mông Cổ hoạt động độc lập với các tuyến hậu cần đã làm tăng đáng kể tốc độ di chuyển của quân đội. Kỷ luật được huấn luyện theo truyền thống săn bắn cổ (nerge) với các nhóm nhỏ, trong đó các chiến binh trải rộng theo tuyến, bao vây toàn bộ khu vực. Mục tiêu là để không cho phép một cá thể động vật nào trốn thoát và để giết hết chúng. Một ưu điểm khác của quân Mông Cổ là khả năng di chuyển xa thậm chí trong thời tiết mùa đông khắc nghiệt; đặc biệt, các dòng sông băng đã đóng vai trò như các con đường cao tốc tới các vùng đô thị lớn bên bờ sông. Bên cạnh kỹ năng vây thành, quân Mông Cổ còn thích ứng được với các công trình thủy, vượt sông Sajó trong điều kiện lũ mùa xuân với 3 vạn kỵ binh trong đúng một đêm trong trận Mohi (tháng 4, 1241), đánh bại quốc vương Hungary Béla IV. Tương tự, trong cuộc tấn công các quốc vương Muhammad II của Khwarezm, quân Mông Cổ đã dùng một đội tàu nhỏ gồm các sà lan để chặn việc rút chạy theo đường sông. Quân Mông Cổ nổi tiếng với sức mạnh quân sự trên bộ, họ hiếm khi sử dụng sức mạnh hải quân và chỉ có một vài ngoại lệ. Trong thập niên 1260 và 1270, họ đã sử dụng sức mạnh trên biển khi chinh phục Nam Tống, song họ đã không thể tiếp nối thành công bằng các chiến dịch vượt biển tấn công Nhật Bản. Ở khu vực Đông Địa Trung Hải, các chiến dịch của họ gần như chỉ được tiến hành trên bộ, và các vùng biển do Thập tự quân và quân Mamluk kiểm soát. Tất cả các chiến dịch quân sự đều được chuẩn bị cẩn trọng trong việc lập kế hoạch, trinh sát, thu thập các thông tin nhạy cảm liên quan đến các vùng lãnh thổ và lực lượng của đối phương. Thành công, tổ chức và tính cơ động của quân Mông Cổ cho phép họ đánh cùng lúc nhiều mặt trận. Tất cả nam giới tuổi từ 15 đến 60 và có khả năng tham gia sự huấn luyện khắc nghiệt đều thuộc diện cưỡng bách tòng quân, một vinh dự trong truyền thống chiến binh bộ lạc. == Xã hội == === Pháp luật và cai quản === Đế quốc Mông Cổ được cai trị theo các bộ luật do Thành Cát Tư Hãn đặt ra, gọi là Yassa, nghĩa là "điều lệnh" hay "chiếu chỉ". Một tiêu chuẩn đặc thù của bộ luật này là những người có cấp bậc cũng phải chia sẻ khó khăn gian khổ như những thường dân. Nó cũng áp đặt những hình thức xử phạt khắc nghiệt, ví dụ áp dụng hình thức xử tử đối với những kỵ binh nào đang theo sau một kỵ binh khác mà không nhặt những gì mà người kỵ binh đi đằng trước đánh rơi. Hình phạt xử tử cũng áp dụng đối với việc cưỡng hiếp hay ở một mức độ nào đó là hành vi việc giết người. Nói chung, kỷ luật chặt chẽ đã tạo ra một Đế quốc Mông Cổ cực kì an toàn và hoạt động tốt; Những khách lữ hành người Âu đều ngạc nhiên vì sự tổ chức và tính kỷ luật nghiêm ngặt của những người dân trong Đế quốc Mông Cổ. Theo luật Yassa, lãnh đạo và tướng lĩnh được lựa chọn dựa trên phẩm chất, sự khoan dung tôn giáo được đảm bảo, và việc trộm cắp hay phá hoại tài sản công dân bị nghiêm cấm hoàn toàn. Đế quốc được cai trị bởi một hội đồng trung ương phi dân chủ theo kiểu nghị viện, gọi là Hốt lý lặc thai (Kurultai), trong đó các chỉ huy Mông Cổ diện kiến Đại hãn để bàn về những vấn đề đối nội và đối ngoại. Các đại hội Hốt lý lặc thai cũng được triệu tập để bầu Đại hãn mới. Thành Cát Tư Hãn rất khoan dung với các tôn giáo khác, và không bao giờ xử tội một người nào vì niềm tin tôn giáo của họ. Điều này có liên hệ với văn hóa và tư tưởng tiến bộ của họ. Một số sử gia trong thế kỉ 20 nhận định rằng đó là một chiến lược quân sự đúng đắn, như khi ông đang tiến hành chiến tranh với Sultan Muhammad của Đế quốc Khwarezm, các lãnh tụ Hồi giáo khác đã không tham gia vào việc chống lại ông - họ xem đó chỉ là một phi thánh chiến giữa 2 cá nhân mà thôi. Trên toàn đế quốc, các con đường giao thương và một hệ thống thư tín có phạm vi rộng (yam) được thiết lập. Nhiều thương nhân, người đưa thư và khách lữ hành từ Trung Hoa, Trung Đông và châu Âu đã sử dụng hệ thống này. Thành Cát Tư Hãn cũng cho tạo ra một quốc ấn, khuyến khích việc sử dụng chữ cái Mông Cổ, và miễn thuế cho các giáo viên, luật gia, và các nghệ sĩ, mặc dù tất cả các đối tượng khác của đế quốc bị đánh thuế nặng. Đồng thời, bất cứ sự chống đối nào đối với sự cai trị của người Mông Cổ đều bị trừng trị tàn khốc. Các thành phố bị chiếm và dân chúng trong thành đều bị thảm sát nếu họ không tuân theo mệnh lệnh của người Mông Cổ. === Tôn giáo === Người Mông Cổ đều rất hào phóng với hầu hết các tôn giáo, và điển hình là bảo trợ cho nhiều tôn giáo cùng một lúc. Dưới thời Thành Cát Tư Hãn, hầu như mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ-đốc giáo, và từ Minh giáo tới Hồi giáo. Để tránh xung đột, Thành Cát Tư Hãn thành lập một thể chế để đảm bảo tự do tôn giáo hoàn toàn, mặc dù bản thân ông là người theo Shaman giáo (Vu-hích-tông giáo). Dưới sự cai trị của ông, tất cả các lãnh đạo tôn giáo đều được miễn thuế, và không phải trả các dịch vụ công cộng. Ban đầu, người Mông Cổ có rất ít địa điểm chính thức cho việc cầu nguyện và thờ phụng do lối sống của dân du mục. Tuy nhiên, dưới thời Oa Khoát Đài, nhiều dự án xây dựng được triển khai ở Cáp Lạp Hòa Lâm. Cùng với những cung điện, Oa Khoát Đài cũng xây các nhà cầu nguyện cho những tín đồ Phật giáo, Hồi giáo, Cơ-đốc giáo và Đạo giáo. Tôn giáo chiếm ưu thế vào thời điểm đó là Shaman giáo, Tengri giáo (Đằng-cách-lý giáo) và Phật giáo, mặc dù vợ Oa Khoát Đài là một người Mông Cổ theo Cảnh giáo. Cuối cùng, ba trong bốn hãn quốc chính đều theo Hồi giáo. === Nghệ thuật và văn học === Tác phẩm cổ nhất bằng tiếng Mông còn tồn tại là Mông Cổ bí sử, được viết cho hãn tộc sau khi cái chết của Thành Cát Tư Hãn vào năm 1227. Đây là tư liệu bản địa quan trọng nhất về cuộc sống và phả hệ của Thành Cát Tư Hãn, bao gồm nguồn gốc và thời thơ ấu của ông, thông qua việc thành lập Đế quốc Mông Cổ và sự trị vì của con trai ông là Oa Khoát Đài. Một tác phẩm kinh điển khác của đế quốc là Jami' al-tawarikh (Sử tập). Nó được lệnh biên soạn của A Bát Cáp Hãn, theo hình thức văn kiện lịch sử của toàn thế giới, để giúp thiết lập di sản văn hóa riêng của người Mông Cổ. Với hàng trăm các trang minh họa, nó thực sự là một trong những văn bản lịch sử thế giới đầu tiên. === Hệ thống thư tín === Đế quốc Mông Cổ có một hệ thống thư tín mưu trí và hiệu quả ở thời điểm đó, thường được các học giả gọi là Yam. Hệ thống có những đội chuyển thư tiếp sức được trang bị tốt và đầy đủ được gọi là örtöö, có mặt khắp nơi trên Đế quốc Mông Cổ. Hệ thống yam về sau được lặp lại ở Hoa Kỳ dưới hình thức Pony Express. Một người đưa thư điển hình phải di chuyển 40 km giữa 2 trạm kế tiếp nhau, và người này có thể nhận được một con ngựa mới, đã được nghỉ ngơi hoặc là đưa thư đó cho người tiếp theo để đảm bảo tốc độ chuyển thư nhanh nhất có thể. Thông thường người này có thể di chuyển 200 km mỗi ngày, nhanh hơn kỷ lục nhanh nhất được ghi nhận của Pony Express vào 600 năm sau. Thành Cát Tư Hãn và người kế vị ông là Oa Khoát Đài cũng tiến hành xây dựng các con đường, một trong số đó cắt qua dãy núi Altai. Sau khi lên ngôi Đại Hãn, ông đã tổ chức hệ thống đường sá và ra lệnh cho Sát Hợp Đài hãn quốc và Kim Trướng Hãn quốc nối với các con đường ở phần tây của Đế quốc. Để giảm sức ép cho các hộ dân, ông đã thiết lập các trạm trung chuyển kèm với các hộ dân cách nhau 40 km. Bất cứ ai có paiza (bài tử) mới được phép cấp ngựa tiếp sức và được cung cấp một khẩu phần ăn đặc biệt, nhưng những người mang các thư tín đặc biệt liên quan đến quân sự thì có thể sử dụng Yam mà không cần paiza. Tin về cái chết của Thành Cát Tư Hãn ở Cáp Lạp Hòa Lâm được chuyển tới lực lượng Mông Cổ của Bạt Đô Hãn ở Trung Âu trong vòng 4-6 tuần là nhờ có Yam. Hốt Tất Liệt Hãn, người sáng lập triều Nguyên, đã xây dựng các trạm trung chuyển đặc biệt cho các đại thần cấp cao, cũng như các trạm bình thường có lữ quán. Trong suốt thời kỳ Hốt Tất Liệt, hệ thống thông tin của triều Nguyên bao gồm khoảng 1.400 trạm trung chuyển, sử dụng 50.000 con ngựa, 8.400 bò, 6.700 la, 4.000 xe bò/ngựa và 6.000 thuyền. Ở Mãn Châu và nam Siberia, người Mông Cổ vẫn sử dụng các đội xe trượt tuyết do chó kéo cho hệ thống Yam. Ở Y Nhi hãn quốc, Hợp Tán đã khôi phục lại hệ thống trung chuyển đang suy tàn ở vùng Trung Đông trên một phạm vi giới hạn. Ông đã xây dựng một số lữ quán và ban lệnh rằng chỉ có những sứ thần đế quốc mới được nhận lương để trang trải chi phí. Dòng Truật Xích ở Kim Trướng hãn quốc đã cấp tiền cho hệ thống yam nhờ vào một loại thuế đặc biệt. == Chú thích == == Tham khảo == == Chú thích == == Tham khảo == Allsen, Thomas T. (1987). Mongol Imperialism: The Policies of the Grand Qan Möngke in China, Russia, and the Islamic Lands, 1251-1259. University of California Press. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/978-0-520-05527-6|978-0-520-05527-6[[Thể loại:Trang có lỗi ISBN]]]] . Allsen, Thomas T. (2004). Culture and conquest in Mongol Eurasia. Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-60270-9. Amitai-Preiss, Reuven (1995). Mongols and Mamluks: The Mamluk-Ilkhanid War, 1260–1281. Cambridge, UK; New York, USA: Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-46226-6. Atwood, Christopher P. (2004). Encyclopedia of Mongolia and the Mongol Empire. New York, USA: Facts on File, Inc. ISBN 0-8160-4671-9. Barfield, Thomas Jefferson (1992). The perilous frontier: nomadic empires and China. Blackwell. ISBN 978-1-55786-324-9. Burgan, Michael (2005). Empire of the Mongols. New York, USA: Infobase Publishing. ISBN 978-1-4381-0318-1. Diamond, Jared (1997). Guns, Germs, and Steel: The Fates of Human Societies. New York, USA: W. W. Norton & Co. ISBN 0-393-6131-0 . Finlay, Robert (2010). The Pilgrim Art: Cultures of Porcelain in World History. Berkeley, California, USA: University of California Press. ISBN 978-0-520-24468-9. Foltz, Richard C. (1999). Religions of the Silk Road: Overland Trade and Cultural Exchange from Antiquity to the Fifteenth Century. New York, USA: St. Martin's Press. ISBN 0-312-23338-8. Franke, Herbert (1994). Twitchett, Denis; Fairbank, John King, biên tập. Alien Regimes and Border States, 907-1368. The Cambridge History of China 6 (Cambridge, UK; New York, USA: Cambridge University Press). ISBN 978-0-521-24331-5. Grousset, Rene (1970). The Empire of the Steppes: a History of Central Asia (translated from French by Naomi Walford). New Brunswick, New Jersey, USA: Rutgers University Press. Halperin, Charles J. (1985). Russia and the Golden Horde: The Mongol Impact on Medieval Russian History. Bloomington, Indiana, USA: Đại học Indiana Press. ISBN 0-253-20445-3. Howorth, Henry H. (1965 (reprint of London edition, 1876)). History of the Mongols from the 9th to the 19th Century: Part I: The Mongols Proper and the Kalmuks. New York, USA: Burt Frankin. Jackson, Peter (1978). “The dissolution of the Mongol Empire”. Central Asiatic Journal. XXXII: 208–351. Jackson, Peter (2003). The Delhi Sultanate: A Political and Military History. Cambridge, UK; New York, USA: Cambridge University Press. ISBN 0-521-54329-0. Jackson, Peter (2005). The Mongols and the West: 1221-1410. Harlow, UK; New York, USA: Longman. ISBN 978-0-582-36896-5. Lane, George (2006). Daily life in the Mongol empire. Westport, Connecticut, USA: Greenwood Press. ISBN 978-0-313-33226-5. Man, John (2004). Genghis Khan: Life, death and resurrection. New York, USA: Thomas Dunne Books. ISBN 978-0-312-36624-7. Man, John (2007). Kublai Khan: from Xanadu to superpower. Bantam Books. ISBN 978-0-553-81718-8. Morgan, David (tháng 6 năm 1989). Arbel, B.; et al., biên tập. “The Mongols and the Eastern Mediterranean: Latins and Greeks in the Eastern Mediterranean after 1204”. Mediterranean Historical Review (Tel Aviv, Illinois, USA: Routledge) 4 (1): 204. doi:10.1080/09518968908569567. ISSN 0951-8967. Morgan, David (2007). The Mongols (ấn bản 2). Malden, Massachusetts, USA; Oxford, UK; Carlton, Victoria, Australia: Blackwell Publishing. ISBN 978-1-4051-3539-9. Prawdin, Michael (pseudonym for Charol, Michael) (1940/1961). Mongol Empire. New Brunswick, New Jersey, USA: Collier-Macmillan Canada. ISBN 1-4128-0519-8. Ratchnevsky, Paul (1993). Haining, Thomas Nivison (translator), biên tập. Genghis Khan: his life and legacy. Wiley-Blackwell. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/8780631189497|8780631189497[[Thể loại:Trang có lỗi ISBN]][[Thể loại:Trang có lỗi ISBN]]]] . Rossabi, Morris (1983). China among equals: the Middle Kingdom and its neighbors, 10th-14th centuries. Berkeley, California, USA: University of California Press. ISBN 0-520-04383-9. Sanders, Alan J. K. (2010). Historical dictionary of Mongolia. Lanham, Maryland, USA: Scarecrow Press. ISBN 978-0-8108-6191-6. Saunders, John Joseph (2001). The history of the Mongol conquests. Philadelphia, Pennsylvania, USA: University of Pennsylvania Press. ISBN 978-0-8122-1766-7. Rybatzki, Volker (2009). The early mongols: language, culture and history. Đại học Indiana. ISBN [[Đặc biệt:Nguồn sách/97880933070578|97880933070578[[Thể loại:Trang có lỗi ISBN]]]] . Sverdrup, Carl (tháng 11 năm 2010). “Numbers in Mongol Warfare”. Trong Rogers, Clifford J.; DeVries, Kelly; France, John. [[Journal of Medieval Military History]] 8. Woodbridge, Suffolk, UK: Boydell & Brewer. ISBN 978-1-84383-596-7. Vladimortsov, Boris (1969). The life of Chingis Khan. B. Blom. Weatherford, Jack (2004). Genghis Khan and the Making of the Modern World. New York, USA: Three Rivers Press. ISBN 0-609-80964-4. == Liên kết ngoài == Genghis Khan and the Mongols The Mongol Empire Mongols Genghis Khan Biography The Mongols in World History The Mongol Empire for students Paradoxplace Insight Pages on the Mongol Emperors William of Rubruck's Account of the Mongols Mongol invasion of Rus (pictures) [1] Thành Cát Tư Hãn và đế quốc Mông Cổ tại [2] writeopenstory.com
john f. kennedy.txt
John Fitzgerald Kennedy (29 tháng 5 năm 1917 – 22 tháng 11 năm 1963), thường được gọi là Jack Kennedy hay JFK, là tổng thống thứ 35 của Hiệp chúng quốc Hoa Kỳ, tại nhiệm từ năm 1961 đến năm 1963. Sự kiện Kennedy bị ám sát vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 là một bước ngoặt trong dòng lịch sử Hoa Kỳ vào thập niên 1960, khi khắp thế giới thương tiếc ông và các nhà lãnh đạo của nhiều quốc gia đã đi theo quan tài đưa tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Là chính khách trẻ tuổi nhất từng đắc cử tổng thống Hoa Kỳ (Theodore Roosevelt, ở tuổi 42, là chính trị gia trẻ tuổi nhất từng phục vụ trong cương vị tổng thống: vì là phó tổng thống đương chức, Roosevelt kế nhiệm tổng thống William McKinley bị ám sát vào tháng 9 năm 1901), Kennedy cũng là tổng thống trẻ tuổi nhất đã qua đời – ông sống được 46 năm và 177 ngày. Kennedy là tín hữu Công giáo Rôma, duy nhất trở thành ông chủ toà Nhà Trắng và là Tổng thống đạt giải Pulitzer duy nhất của Hoa Kỳ. Ông cũng là ứng cử viên cuối cùng thuộc đảng Dân chủ đến từ một tiểu bang miền Bắc giành được thắng lợi trong một cuộc tuyển cử tổng thống, là tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20, và cho đến nay ông là tổng thống sau cùng qua đời khi đương chức. Các sự kiện chính trong nhiệm kỳ tổng thống của Kennedy gồm có: vụ khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, xây dựng Bức tường Berlin, cuộc chạy đua thám hiểm không gian, giai đoạn đầu của Chiến tranh Việt Nam và Phong trào Dân quyền. Ngày nay, ông được xếp hạng cao trong các cuộc thăm dò về uy tín của các tổng thống, nhưng Kennedy qua đời khi các dự định chính trị của ông đang còn dang dở. Người kế nhiệm ông, Lyndon B. Johnson, đã hoàn tất tốt các chính sách về dân quyền khởi xướng bởi Kennedy. == Thời thơ ấu và học vấn == Kennedy chào đời vào 3 giờ chiều thứ ba ngày 29 tháng 5 năm 1917 tại đường 83 Beals, Brookline, Massachusetts. Ông là người con trai thứ hai của Joseph P. Kennedy, Sr. và Rose Fitzgerald. Kennedy đến học tại trường Choate, một trường tư dành cho giới thượng lưu, tại Connecticus. Từ năm 1929 đến 1931, John gia nhập Phong trào Hướng đạo tại Bronxville để trở thành hướng đạo sinh đầu tiên đảm nhận chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ. Trước khi vào đại học, John dành một năm tại Học viện Kinh tế Chính trị Luân Đôn (LSE) chuyên ngành kinh tế chính trị. Mùa thu năm 1935, cậu theo học tại Đại học Princeton, nhưng buộc phải nghỉ học suốt mùa Giáng sinh vì mắc bệnh hoàng đản. Mùa thu năm sau, John nhập học tại Đại học Harvard. Trong thời gian theo học tại Harvard, John sang Âu châu hai lần, đến thăm Anh, nơi cha của cậu đang phục vụ trong cương vị đại sứ Hoa Kỳ tại vương quốc đó. Do sai lầm trong điều trị, năm 1937 Kennedy được cho dùng steroid để chữa bệnh viêm thành ruột kết (colitis), nhưng loại dược phẩm này đã làm phát triển căn bệnh loãng xương tại cột sống vùng thắt lưng của Kennedy. Tại Harvard, học lực của Kennedy được xếp vào hạng khá, hầu hết là loại B và C, môn sử năm thứ hai chỉ được điểm D, và chưa hề có điểm A. Kennedy tốt nghiệp với văn bằng chuyên ngành quan hệ quốc tế tháng 6 năm 1940. Luận văn của Kennedy, Why England Slept (Tại sao nước Anh ngủ mê), được xuất bản năm 1940 với sự hỗ trợ từ người cha giàu có và quyền thế, trở thành một trong các sách bán chạy nhất lúc đó (với 30.000 ấn bản được mua và chất đống trên gác xếp tại gia trang của gia đình Kennedy ở Hyannisport). == Quân ngũ == Mùa xuân năm 1941, John F. Kennedy tình nguyện gia nhập Lục quân Hoa Kỳ, nhưng bị từ chối vì những sang chấn ở lưng. Hải quân Hoa Kỳ chấp nhận Kennedy vào tháng 9 năm ấy. Sau khi giữ một vài chức vụ chỉ huy tại chiến trường Thái Bình Dương, Kennedy được phong quân hàm đại uý hải quân và được giao chỉ huy một thuyền tuần tiễu cao tốc có trang bị ngư lôi (chiếc PT-109). Ngày 2 tháng 8 năm 1943, khi đang tham dự một cuộc tấn công ban đêm gần Quần đảo Solomon, Khu trục hạm Amagiri của quân đội Nhật đâm thủng chiếc PT-109 của Kennedy, cắt nó làm đôi và giết chết hai người trong thủy thủ đoàn. Kennedy bị ném qua khỏi boong tàu, gây chấn thương vùng lưng vốn đã thương tật của ông. Dù vậy, Kennedy vẫn cố xoay xở để giúp một đồng đội đang bị thương, và hướng dẫn những người sống sót bơi ba dặm dài trên biển, đến được một hoang đảo. Tại đó, cuối cùng họ được cứu thoát. Đầu năm 1945, John F. Kennedy được giải ngũ trong danh dự với các loại huân chương, chỉ vài tháng trước khi quân Nhật đầu hàng Đồng minh. == Tham chính == Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939–1945), John F. Kennedy bắt đầu tham gia chính trường (một phần là để thế vào chỗ trống để lại bởi cái chết của người anh, Joseph P. Kennedy, Jr., được cả Gia tộc Kennedy đặt nhiều kỳ vọng). Năm 1946, khi James Michael Curley rời bỏ ghế dân biểu tại một hạt bầu cử có đông cử tri ủng hộ đảng Dân chủ để đảm nhiệm chức vụ thị trưởng thành phố Boston, Kennedy quyết định ra tranh cử và đánh bại đối thủ thuộc Đảng Cộng hòa với kết quả sít sao. Sau đó, ông tái đắc cử hai lần. Năm 1952, Kennedy ra tranh ghế thượng nghị sĩ với khẩu hiệu "Kennedy sẽ làm nhiều hơn cho Massachusetts." Ông bước vào thượng viện sau khi đánh bại thượng nghị sĩ đương nhiệm thuộc đảng Cộng hòa Henry Cabot Lodge, Jr. với cách biệt 70.000 phiếu. Tại đây, Kennedy khôn khéo né tránh không chỉ trích chiến dịch chống Cộng sản và săn đuổi gián điệp Xô viết trong chính quyền gây nhiều bất bình và tranh cãi của thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Có lẽ vì McCarthy đang được yêu chuộng tại Massachusetts, và vì McCarthy là bạn của ông, của cha ông, đang hẹn hò với các em gái của ông và em trai ông, Robert F. Kennedy, có một thời gian ngắn làm việc cho McCarthy. Mặc dù Kennedy, vì bệnh tật, vắng mặt khi thượng viện biểu quyết 65 – 22 phiếu khiển trách McCarthy, Kennedy vẫn bị chỉ trích bởi những người chống McCarthy như Eleanor Roosevelt "lẽ ra ông (Kennedy) nên tỏ ra can đảm hơn, thay vì chỉ lo bảo toàn sự nghiệp chính trị của mình". Ngày 12 tháng 9 năm 1953, Kennedy kết hôn với Jacqueline Bouvier. Trong hai năm sau đó, Kennedy phải chịu giải phẫu cột sống vài lần, kề cận với cái chết (suốt cuộc đời mình, ông đã bốn lần chịu lễ xức dầu thánh – thánh lễ dành cho người hấp hối – theo nghi thức Công giáo), và thường xuyên vắng mặt tại thượng viện vì bệnh tật. Trong thời gian này, Kennedy cho xuất bản Profiles in Courage (Gương can đảm nơi Nghị trường), tôn vinh bảy thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã dám chấp nhận những tổn thất trong sự nghiệp chính trị để bảo vệ niềm tin của mình. Tác phẩm này được trao tặng Giải thưởng Pulitzer năm 1957 cho thể loại tiểu sử. Năm 1956, Kennedy vận động Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ cho vị trí ứng cử viên phó tổng tống, song đại hội chọn thượng nghị sĩ Estes Kefauver từ tiểu bang Tennessee thay vì Kennedy. Dù vậy, những nỗ lực này đã giúp củng cố tiếng tăm của vị thượng nghị sĩ trẻ tuổi trong vòng Đảng Dân chủ. == Tranh cử tổng thống == Năm 1960, Kennedy công bố ý định ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Trong kỳ tuyển cử sơ bộ của đảng Dân chủ, ông đối đầu với các thách thức từ thượng nghị sĩ Hubert H. Humphrey từ Minnesota, thượng nghị sĩ Lyndon B. Johnson từ Texas, và Adlai Stevenson, ứng viên đảng Dân chủ năm 1952 và năm 1956, người không chính thức ra tranh cử nhưng tỏ ra là một ứng viên tiềm năng đang được ưa thích. Kennedy thành công trong các cuộc bầu cử sơ bộ như tại Wisconsin và West Virginia, sau cùng giành được sự đề cử của Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ năm 1960. Bất kể những xung đột xảy ra trong các cuộc bầu cử sơ bộ, Kennedy chọn Johnson cho liên danh của mình, vì ông cần đến ảnh hưởng của Johnson tại miền Nam để có thể chiến thắng trong cuộc bầu cử có kết quả sít sao nhất kể từ năm 1916. Những chủ đề chính trong cuộc tuyển cử này là kế hoạch kích thích nền kinh tế, đức tin Công giáo của Kennedy, Cuba và những tranh cãi liệu xem trong lãnh vực không gian và hỏa tiễn, Liên bang Xô viết đã vượt qua Hoa Kỳ chưa. Tháng 9 và tháng 10, lần đầu tiên cử tri Mỹ có thể theo dõi trên màn ảnh truyền hình các cuộc tranh luận giữa hai ứng viên tổng thống, Kennedy thuộc đảng Dân chủ và Richard M. Nixon thuộc đảng Cộng hòa. Suốt trong các cuộc tranh luận, Nixon trông có vẻ căng thẳng, toát mồ hôi và không cạo râu, trái với hình ảnh của Kennedy, thanh lịch và điềm tĩnh, khiến nhiều người nghĩ rằng Kennedy là người chiến thắng, mặc dù theo các sử gia, xét về khả năng biện luận, cả hai ngang điểm nhau. Cũng nên biết, những người theo dõi các cuộc tranh luận qua sóng phát thanh cho rằng Nixon tỏ ra có ấn tượng hơn. Vào ngày bầu cử, 8 tháng 11 năm 1960, Kennedy thắng hơn Nixon với sự cách biệt rất sít sao, dù có các cáo buộc cho rằng những gian lận phiếu tại Texas và Illinois đã cướp chiếc ghế tổng thống khỏi tay Nixon. == Ông chủ Nhà Trắng == Ngày 20 tháng 1 năm 1961, John F. Kennedy tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 35 của Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn nhậm chức, Kennedy kêu gọi người dân Mỹ hãy trở nên những công dân tích cực, "Đừng bao giờ hỏi đất nước có thể làm gì cho chúng ta, hãy tự hỏi chúng ta có thể làm gì cho đất nước này" (Ask not what your country can do for you, ask what you can do for your country). Ông cũng kêu gọi các quốc gia trên thế giới hợp tác với nhau để cùng chiến đấu chống lại điều ông gọi là "những kẻ thù chung của nhân loại... độc tài, nghèo khổ, bệnh tật và chiến tranh". === Đối ngoại === Ngày 17 tháng 4 năm 1961, John F. Kennedy ra lệnh tiến hành kế hoạch xâm lăng Cuba. Với sự trợ giúp của CIA, trong cái gọi là cuộc xâm lăng Vịnh Con Lợn (Playa Girón), 1.500 người tị nạn Cuba được huấn luyện tại Hoa Kỳ thuộc "Lữ đoàn 2506", quay lại đảo quốc với hi vọng sẽ lật đổ Fidel Castro. Nhưng CIA đã thẩm định sai tinh thần đề kháng của người dân Cuba, cùng một số sai lầm trong khi tiến hành cuộc xâm lăng, đã khiến kế hoạch trở thành một thất bại thảm hại. Ngày 19 tháng 4, hầu hết những người đổ bộ lên đảo hoặc bị giết hoặc bị bắt giữ, và Kennedy buộc phải thương thảo để 1189 người được trả tự do. Đây là một vết ố trong chính sách đối ngoại của chính phủ Kennedy, nhưng tổng thống đã nhận hoàn toàn trách nhiệm về phần mình. Ngày 1 tháng 5 năm 1961, nhà lãnh đạo Fidel Castro tuyên bố: Ngày 13 tháng 8 năm 1961, chính quyền Đông Đức bắt đầu cho xây dựng bức tường Berlin phân cách Đông Berlin khỏi khu vực phía tây của thành phố vì cớ sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực này. Kennedy không tiến hành biện pháp nào để tháo dỡ bức tường và hành động rất ít để đảo ngược hoặc ngăn chặn việc xây dựng kéo dài bức tường đến 155 km. Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba bắt đầu vào ngày 14 tháng 10 năm 1962 khi máy bay thám thính U-2 của Hoa Kỳ chụp ảnh địa điểm hỏa tiễn đạn đạo tầm trung đang được xây dựng tại Cuba. Kennedy bị đặt vào một tình thế nan giải: nếu Hoa kỳ tấn công địa điểm đặt hỏa tiễn, chiến tranh hạt nhân có thể bùng nổ. Nếu không làm gì để đối phó với hiểm họa vũ khí hạt nhân đang cận kề, và nếu bị tấn công trước, Hoa Kỳ sẽ không có khả năng trả đũa. Một mối lo nữa là ảnh hưởng của Hoa Kỳ đang suy yếu tại Tây Bán Cầu. Nhiều viên chức quân sự và thành viên nội các gây áp lực nhằm tiến hành một cuộc tấn công bằng không lực vào các địa điểm này, nhưng Kennedy ra lệnh mở một cuộc phong tỏa bằng hải quân và bắt đầu đàm phán với Liên Xô. Thay vì từ "phong tỏa", từ "cách ly" được dùng để miêu tả sự việc, vì theo định nghĩa của công pháp quốc tế, phong tỏa là một hành động chiến tranh. Một tuần sau đó, John F. Kennedy và nhà lãnh đạo Xô viết - Thủ tướng Nikita Sergeyevich Khrushchyov, tiến tới một thỏa hiệp, theo đó Khrushchov đồng ý gỡ bỏ các hỏa tiễn nếu Hoa Kỳ cam kết không xâm lăng Cuba, và thỏa thuận ngầm gỡ bỏ hỏa tiễn đạn đạo của Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng sáu tháng. Biến cố này, đem toàn thế giới đến gần với nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh hạt nhân hơn bao giờ hết, đã giúp Kennedy học biết dè dặt hơn khi đối đầu với Liên bang Xô viết. Và cam kết không bao giờ xâm lăng Cuba vẫn được tôn trọng cho đến ngày nay – năm 2013. Một trong những nỗ lực nhằm thể hiện niềm tin của Kennedy vào sức mạnh của thiện chí hòa bình với mục đích cải thiện thế giới là việc thành lập Đoàn hòa bình (Peace Corps), một trong những hành động đầu tiên của ông với tư cách tổng thống. Qua chương trình này, vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, các nhân viên thiện nguyện tìm đến các quốc gia kém phát triển để giúp đỡ người dân tại đó trong các lĩnh vực như giáo dục, nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe và xây dựng. Lo ngại về những hiểm họa lâu dài của tình trạng ô nhiễm phóng xạ và việc phổ biến vũ khí hạt nhân, Kennedy thúc đẩy việc thông qua Thỏa ước cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân bán phần, theo đó các cuộc thử nghiệm trên mặt đất, trong bầu khí quyển, dưới nước bị cấm, nhưng không cấm các vụ thử nghiệm dưới lòng đất. Hoa Kỳ, Anh và Liên bang Xô viết là những nước đầu tiên đặt bút ký thỏa ước này. Kennedy ký ban hành thỏa ước tháng 8 năm 1963. Kennedy tin rằng đây là một trong những thành quả lớn nhất của chính phủ ông. === Đối nội === Kennedy sử dụng thuật ngữ "Biên giới mới" (New Frontier) cho chính sách đối nội của mình. Với nhiều tham vọng, chương trình này hứa hẹn cung cấp ngân sách liên bang cho các đề án giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho người già, và chính phủ sẽ can thiệp để kìm hãm đà suy thoái. Kennedy cũng cam kết chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc. Nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc là một trong những vấn đề thúc bách nhất của chính phủ Kennedy. Năm 1954 Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết chấm dứt tình trạng phân cách học sinh da trắng và da màu tại các trường công lập. Dù vậy, vẫn còn nhiều trường học, đặc biệt tại các tiểu bang miền Nam không chịu tuân theo phán quyết, cũng tiếp tục diễn ra nhiều hành vi kỳ thị trên xe buýt, trong nhà hàng, rạp chiếu phim và những nơi công cộng khác. Hàng ngàn người Mỹ thuộc các chủng tộc và thành phần xã hội khác nhau hiệp lại để bày tỏ sự phản kháng đối với tệ nạn này. Kennedy ủng hộ việc hòa hợp chủng tộc và bảo vệ dân quyền. Sự kiện Kennedy gọi điện thoại đến để an ủi và bày tỏ sự cảm thông với bà Coretta Scott King, vợ của Mục sư Martin Luther King, Jr. đang bị giam giữ, trong khi diễn ra chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1960 đã mang đến cho ông sự ủng hộ từ nhiều cử tri. Nhờ sự can thiệp của John và Robert Kennedy mà King sớm được trả tự do. Tuy nhiên, sau khi đắc cử, Kennedy cho rằng phong trào dân quyền chỉ gây ác cảm đối với người da trắng miền Nam, vì vậy tiến trình thông qua luật dân quyền sẽ gặp nhiều khó khăn tại Quốc hội (đang dưới quyền kiểm soát của đảng viên Dân chủ miền Nam), ông xa lánh phong trào, khiến nhiều nhà lãnh đạo phong trào dân quyền tin rằng Kennedy không chịu ủng hộ những nỗ lực của họ. Tháng 6 năm 1963, John F. Kennedy buộc phải can thiệp khi George Wallace, thống đốc tiểu bang Alabama ngăn cản hai sinh viên da đen, Vivian Malone và James Hood, ghi danh theo học tại Đại học Alabama. Cuối cùng, khi phải đối đầu với vệ binh liên bang, Thứ trưởng bộ Tư pháp Nicholas Katzenbach và vệ binh quốc gia tại Alabama, George Wallace chịu nhượng bộ. Ngay tối hôm đó, Kennedy đọc bài diễn văn nổi tiếng về vấn đề nhân quyền được phát sóng trên các chương trình truyền hình và truyền thanh toàn quốc, đưa ra những phác thảo về sau trở thành Đạo luật Dân quyền năm 1964. Trong khuôn khổ chính sách đối nội, năm 1963 John F. Kennedy đệ trình dự luật cải cách thuế, bao gồm việc cắt giảm thuế lợi tức, nhưng dự luật này không được thông qua tại quốc hội cho đến năm 1964, sau khi ông bị ám sát. Đây là một trong những đề án cắt giảm thuế lớn nhất trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ, vượt qua cả luật cắt giảm thuế của Ronald Reagan năm 1981. === Chương trình không gian === Kennedy rất tha thiết với mục tiêu đặt Hoa Kỳ vào vị trí dẫn đầu trong cuộc chạy đua chinh phục không gian. Liên bang Xô viết đã dẫn trước Hoa Kỳ trong lãnh vực thám hiểm không gian và Kennedy quyết tâm bám đuổi. Ông đã nói "Không một quốc gia nào muốn lãnh đạo các quốc gia khác lại chịu đứng đằng sau trong cuộc đua chinh phục không gian" và "Chúng ta chọn đi lên Mặt Trăng và tiến hành những chương trình khác không phải vì đây là những việc dễ làm, nhưng bởi vì đây là những sứ mạng khó khăn". Kennedy yêu cầu quốc hội chuẩn chi hơn 22 tỷ đô la cho Đề án Apollo, với mục tiêu đưa người lên Mặt Trăng trước khi chấm dứt thập niên 1960. Năm 1969, sáu năm sau khi Kennedy chết, mục tiêu này được hoàn thành khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin trở thành những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng. === Nội các === === Bổ nhiệm vào Tòa án tối cao === Tổng thống John F. Kennedy bổ nhiệm hai thẩm phán cho Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Byron Raymond White (1962) Arthur Joseph Goldberg (1962) == Hình ảnh, đời sống xã hội và gia đình == So sánh với các đệ nhất phu nhân và các tổng thống tiền nhiệm, Kennedy và vợ ông, "Jackie", còn rất trẻ. Cả hai đều được yêu thích đặc biệt, theo cung cách dành cho các ca sĩ nhạc pop hoặc ngôi sao điện ảnh hơn là cho giới chính khách, làm ảnh hưởng đến các khuynh hướng thời thượng và trở nên mục tiêu săn ảnh của các tạp chí đang đắt hàng. Gia đình Kennedy đem đến Nhà Trắng một sức sống mới. Họ tin rằng Nhà Trắng là địa điểm nên được dùng để tán dương những thành quả của nền văn hóa và lịch sử Hoa Kỳ. Họ mời các họa sĩ, nhà văn, khoa học gia, nhà thơ, nhạc sĩ, diễn viên, những người nhận giải Nobel và các vận động viên đến thăm Nhà Trắng. Jacqueline Kennedy cũng sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật và trang trí nội thất, dần dần cho trùng tu các phòng ốc trong tòa nhà. Với hai con nhỏ, Caroline và John Jr. (thường được gọi là "John John"), gia đình Kennedy biến tòa Nhà Trắng thành một nơi trẻ trung và vui thú. Bên ngoài, trên sân cỏ của Nhà Trắng, gia đình Kennedy cho xây dựng một nhà trẻ, một hồ bơi và một ngôi nhà trên cây. Nhưng bên dưới bề mặt hào nhoáng, rực rỡ là những nỗi đau đến từ các thảm họa cá nhân, đáng kể nhất là cái chết của con trai, Patrick Bouvier Kennedy, vào tháng 8 năm 1963, khi chỉ là một bé sơ sinh. Sau khi chết, những bí mật về những mối quan hệ ngoài hôn nhân với các nhân viên và khách viếng thăm Nhà Trắng khi John F. Kennedy còn đương chức dần dần được khơi mở. Vào lúc ấy, những vấn đề như thế được xem là không thích hợp nếu đem phơi bày trước công luận, vì vậy, trong trường hợp của Kennedy, chúng không bao giờ được tiết lộ cho công chúng khi ông còn sống, ngay cả khi có những chỉ dấu công khai về mối quan hệ với Marilyn Monroe, theo như cách người nữ diễn viên rất được yêu thích này hát ca khúc Happy Birthday Mr. President tại tiệc chiêu đãi sinh nhật của Kennedy được truyền hình vào tháng 5 năm 1962. Sau cái chết của Kennedy, nhiều điều được tiết lộ, trong đó có mối quan hệ của ông với Judith Campbell Exner, người phụ nữ này cùng lúc có mối quan hệ với một ông trùm Mafia tại Chicago, Sam Giancana. Kennedy được chọn vào vị trí thứ ba (sau Martin Luther King, Jr. và Mẹ Teresa) trong danh sách những nhân vật được ngưỡng mộ nhất trong thế kỷ 20 của Gallup. == Vụ ám sát Kennedy (1963) == Ngày 22 tháng 11 năm 1963, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas lúc 12:30 giờ trung tâm (CST) khi đang thăm viếng tiểu bang này. Lee Harvey Oswald, lúc 7:00 bị buộc tội giết một cảnh sát Dallas, lúc 11:30 bị buộc tội giết tổng thống (vào thời ấy không có cáo buộc ám sát tổng thống). Chỉ hai ngày sau, Oswald bị Jack Ruby bắn chết ngay tại đồn cảnh sát Dallas. Năm ngày sau khi Oswald bị giết, tân Tổng thống Lyndon B. Johnson thành lập Ủy hội Warren, dưới sự lãnh đạo của Chánh án Tòa Tối cao Earl Warren, tiến hành điều tra vụ ám sát. Cả Ủy hội Warren và Ủy ban Hạ viện điều tra vụ ám sát đều đưa ra kết luận Oswald là thủ phạm. Dù vậy, những người chỉ trích cho rằng Oswald hoặc không hành động một mình hoặc không dính líu gì hết vào vụ ám sát, Oswald là nạn nhân của một vụ dàn xếp, và vụ ám sát xảy ra theo những âm mưu trái ngược với những kết luận chính thức. == Di sản == Dịch nghĩa: ... những người bạn Hoa Kỳ của tôi: đừng hỏi đất nước của bạn sẽ làm gì cho bạn -- hỏi rằng bạn đã làm gì cho đất nước của mình. Các bạn công dân thế giới của tôi: đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho bạn, mà hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm gì cho tự do của nhân loại. Truyền hình trở nên nguồn thông tin chủ đạo giúp dân chúng theo dõi các diễn biến của vụ ám sát, trong khi báo chí tỏ ra lạc hậu vì không thể cung ứng cho độc giả tin tức cập nhật. Lần đầu tiên mạng lưới truyền hình Hoa Kỳ phát sóng 24 giờ mỗi ngày. Công chúng Hoa kỳ và các nơi khác trên thế giới đã chứng kiến trực tiếp tang lễ Kennedy và diễn biến vụ hạ sát Lee Harvey Oswald. Nhờ những biến cố lịch sử này mà công nghệ truyền hình vươn vai trưởng thành để trở nên nguồn thông tin cạnh tranh với các nhật báo. Ngày 14 tháng 3 năm 1967, thi thể của John F. Kennedy được đưa về an nghỉ vĩnh viễn tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Adlai Stevenson nói về vụ ám sát "tất cả chúng ta... sẽ mang nỗi đau vì cái chết của Kennedy cho đến ngày cuối cùng của đời mình". Kennedy an nghỉ cùng với vợ và các con đã chết, còn Robert, em trai ông, thì được chôn gần đó. Mộ của ông được đánh dấu bởi "Ngọn lửa Vĩnh hằng". Mặc dù thời gian ngắn ngủi của John F. Kennedy tại Nhà Trắng, và dù trong nhiệm kỳ tổng thống của ông không có đạo luật quan trọng nào được thông qua, Kennedy vẫn được xem là một trong những tổng thống vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Hình ảnh của Kennedy được lưu giữ trong nhiều khía cạnh của văn hóa Hoa Kỳ. Ngày 24 tháng 12 năm 1963, Phi trường quốc tế Idlewild tại New York được đổi tên thành Phi trường Quốc tế John F. Kennedy; ngày 30 tháng 4 năm 1964, một hàng không mẫu hạm được đặt tên USS John F. Kennedy. Năm 1979, Thư viện John Fitzgerald Kennedy khánh thành. Đại học John F. Kennedy được khai giảng tại Pleasant Hill, tiểu bang California năm 1964. Chân dung của Kennedy cũng xuất hiện trên đồng tiền mệnh giá nửa đô la. Năm 1964, ông được truy tặng Giải Pacem in Terris. == Phê phán == Dù thuộc trong số các tổng thống được yêu thích nhất tại Hoa Kỳ, những người chỉ trích Kennedy cho rằng tiếng tăm dành cho ông là không xứng đáng. Dù là một tổng thống trẻ tuổi và có sức thu hút lớn, Kennedy không có nhiều cơ hội để đạt được nhiều thành quả trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Theo cách lý luận này, tình cảm lớn lao công chúng dành cho Kennedy xuất phát từ sự kiện nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông được đánh dấu bởi sự khởi đầu đầy lạc quan với nhiều chương trình hành động được cho là sẽ mang nhiều lợi ích đến cho nước Mỹ, dân chúng và các vấn đề toàn cầu. Đạo luật dân quyền được trình Quốc hội vào năm 1963, một phần là được hình thành bởi em trai ông, Bộ trưởng Tư pháp Robert F. Kennedy, và được thi hành bởi người kế nhiệm, Tổng thống Lyndon Johnson, năm 1964. Đời tư của Kennedy thu hút sự quan tâm của những người chỉ trích ông. Họ cho rằng những lầm lẫn trong việc thẩm định đời tư sẽ dẫn đến những phán đoán sai lệch về sự nghiệp chính trị của ông. Nhiều chỉ trích bắt nguồn từ những tiết lộ về mức độ gia đình Kennedy che giấu cử tri nước Mỹ những thông tin về các vấn đề cá nhân như tình trạng nghiêm trọng các căn bệnh Kennedy mắc phải (chúng có thể đe dọa tính mạng ông như bệnh Addison), chế độ điều trị với liều lượng cao, những quan hệ ngoài hôn nhân trong thời gian dài, và những nghi vấn về những dính líu đến các nhân vật thuộc các tổ chức tội phạm. Seymour Hersh trong Dark Side of Camelot (Mặt trái của Camelot), 1998, đã đưa ra những lập luận như trên. An Unfinished Life (Cuộc đời dang dở), 2003, của Robert Dallek là một sách tiểu sử với quan điểm quân bình hơn, cũng chứa đựng nhiều chi tiết liên quan đến sức khỏe của Kennedy. == Câu nói nổi tiếng == Trong bài phát biểu nhậm chức ngày 20 tháng 1 năm 1961, tổng thống Kennedy đã phát biểu một câu nói mà sau này được xem là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của ông: == Phương tiện == == Xem thêm == Jacqueline Kennedy Onassis John F. Kennedy, Jr. Gia tộc Kennedy Lời nguyền Kennedy Sự cố bom nguyên tử Goldsboro 1961 == Chú thích == == Tham khảo == === Tài liệu chính === === Tài liệu phụ === == Liên kết ngoài == Found imdb, Found ontheissuespath, Found c-span, Chính thức John F. Kennedy Presidential Library and Museum John Fitzgerald Kennedy National Historic Site White House biography Truyền thông John F. Kennedy collected news and commentary at The New York Times John F. Kennedy trên C-SPAN "Life Portrait of John F. Kennedy", from C-SPAN's American Presidents: Life Portraits, November 5, 1999 Radio coverage of the assassination of President Kennedy as broadcast on WCCO-AM Radio (Minneapolis) and CBS Radio Khác John F. Kennedy: A Resource Guide - the Library of Congress Extensive Essays on JFK with shorter essays on each member of his cabinet and First Lady - Miller Center of Public Affairs Kennedy Administration from Office of the Historian, United States Government Printing Office, Washington, D.C. Các tác phẩm của hoặc nói về John F. Kennedy tại Internet Archive Tác phẩm của John F. Kennedy trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng) Danh sách đĩa nhạc của John F. Kennedy trên Discogs “John F. Kennedy”. Find a Grave. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2013. John F. Kennedy tại DMOZ Bản mẫu:Người đoạt giải Pacem in Terris
manat azerbaijan.txt
Manat (mã: AZN) là tiền tệ của Azerbaijan. Nó được chia thành 100 qəpik. Từ manat từ được vay mượn từ tiếng Nga "Moneta" (tiền xu) được phát âm là "maneta". Manat cũng đã là chỉ định của đồng rúp Liên Xô trong cả hai ngôn ngữ Azerbaijan và Turkmenistan. Biểu tượng manat Azerbaijan, , được gán cho Unicode U + 20BC năm 2013. Một chữ thường m. hoặc man. có thể được sử dụng như là một thay thế cho các biểu tượng manat. == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng AZN == == Chú thích == == Liên kết ngoài == (tiếng Đức) Der Standard article on the redenomination (tiếng Anh) Azerbaijan Manat: Catalog of Banknotes Azerbaijan International. Azerbaijan's New Manats: Design and Transition to a New Currency Catalog of Azeri coins and banknotes Đồng tiền của nước Azerbaijan trên trang CISCoins.net
takahashi ai.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Takahashi. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Takahashi Ai (高橋 愛, Takahashi Ai, Cao Kiều Ái) thuộc thế hệ thứ năm của Morning Musume. Cô gia nhập nhóm vào tháng 8 năm 2001 cùng các thành viên Konno Asami, Ogawa Makoto, và Niigaki Risa. Cô tốt nghiệp Morning Musume và Hello! Project và ngày 23 tháng 7 năm 2006, để tập trung cho việc học tập và kì thi vào đại học của mình.. Konno quay trở lại Hello! Project và tiếp tục luyện tập trong Gatas Brilhantes H.P. và Ongaku Gatas trong khi học tập, Pon-chan là người đầu tiên tốt nghiệp H!P rồi quay trở lại. == Nhóm nhạc tham gia == • Morning Musume (2001-) Nhóm phụ: • Minimoni (2003-2004) • Morning Musume Sakura Gumi (2003-2004) Nhóm ngẫu hứng: • 2002: Happy 7 • 2003: 7AIR • 2004: H.P. All Stars • 2005: Elegies Các nhóm khác: • Pocky Girls (2002) • Metro Rabbits H.P. (2006-) Ai Takahashi gia nhập Morning Musume vào năm 2001 trực thuộc thế hệ thứ năm của nhóm, cùng với Makoto Ogawa, Asami Konno, và Risa Niigaki. Single ra mắt của cô cùng nhóm là "Mr. Moonlight ~Ai no Big Band~", và sự xuất hiện đầu tiên của cô trong bản phát hành dài của Morning Musume là album thứ 4, với tên gọi 4th Ikimasshoi!. Còn trong Hello! Project shuffle unit, cô xuất hiện lần đầu trong single năm 2002, "Shiawase Beam! Suki Suki Beam!" trong nhóm Happy 7. Vào năm 2003, Takahashi thay thế Mari Yaguchi trong nhóm lẻ của Morning Musume, Mini Moni, trong bộ phim đầu tay của nhóm Mini Moni ja Movie: Okashi na Daibōken! cùng các soundtrack của phim. Kể từ đó, cô được các fan gọi là "Takitty", là nhân vật con mèo cô đóng trong phim.. Gần cuối năm 2003, cô tiếp tục tham gia nhóm nhỏ thứ hai của Morning Musume mang tên Morning Musume Sakuragumi,, ra mắt 2 single: "Hare Ame Nochi Suki" và "Sakura Mankai", cùng với nhóm ngẫu nhiên 7Air, mang âm hưởng R&B.. Giọng hát của Takahashi được chú ý hơn sau khi các single và album thứ hai của Minomoni, Mini Moni Songs 2 (2004) được phát hành, cũng như trong single mùa xuân năm 2004 của Morning Musume:"Roman ~My Dear Boy~". Cô cũng được chọn hát cùng với Tsunku trong bản cover "Love: Since 1999" mà trước đây ông đã song ca với Ayumi Hamasaki, bản cover nằm trong album solo " Take 1". Năm 2005, single đầu năm của Morning Musume, "The Manpower!!!", Takahashi nắm vai tò hát bè chính, và vị trí trong nhóm của cô càng lúc càng được khẳng định. Mùa hè năm đó, cô tham gia nhóm ngẫu nhiên của năm 2005 Elegies. Vào năm 2006, Takahashi đảm nhận vai chính, Sapphire, trong nhạc kịch "Ribbon no Kishi The Musical". Nhạc kịch có sự tham gia của Takarazuka Revue (Nhóm nhạc kịch toàn nữ nổi tiếng khắp Nhật Bản) và Hello! Project. Nhạc kịch dựa trên cốt truyện trong manga của Tezuka Osamuvà cũng có sự tham gia của v-u-den, Nozomi Tsuji, Aya Matsuura, và Natsumi Abe, cũng như Marcia và Kaoru Ebira của Takarazuka Revue. Cùng thời điểm đó, single solo đầu tay và cũng là duy nhất của Takahashi tính đến thời điểm này: "Yume Kara Samete" được chính thức phát hành. Sau khi đội trưởng Yoshizawa Hitomi làm lễ tốt nghiệp Morning Musume vào ngày 6 tháng 5 năm 2007, đội phó đương nhiệm Fujimoto Miki lên nắm quyền đội trưởng, và Takahashi trở thành đội phó mới của nhóm. Tuy nhiên, vào ngày 1 tháng 6 năm 2007, Fujimoto đột ngột từ chức đội trưởng và rời khỏi nhóm, và Takahashi lên làm đội trưởng. Takahashi cũng là đội trưởng của 1 nhóm trong Hello! Project kickball, Metro Rabbits H.P.. Năm 2008, Takahashi trơ rthanfh thành viên của High-King, nhóm nhạc được thành lập nhằm mục đích quảng bá cho nhạc kịch tiếp theo của Morning Musume " Cinderella the Musical ", và người đảm nhận vai chính, Cinderella vẫn là Takahashi Ai. Vào tháng 7 năm 2008, Hello!Project thông báo chính thức rằng Takahashi cùng đội phó phó Risa Niigaki tham gia một bộ phim truyền hình Hitmaker Aku Yuu Monogatari. Bộ phim kể về con đường sự nghiệp của một số nghệ sĩ thành danh trong thập kỉ 80. trong phim này, Ai-chan và Gaki-san đóng vai hai thành viên nữ của nhóm nhạc Pink Lady: Mitsuyo Nemoto ("Mie") và Keiko Masuda ("Kei"). Đầu tháng 1 năm 2009, Ai Takahashi và Risa Niigaki chính thức trở thành hai thành viên tồn tại lâu nhất trong Morning Musume. Cô là một trong 4 người có thời gian gia nhập Morning Musume là 7 năm và sẽ tiếp tục dài hơn nữa (cùng với Kaori Iida, Yoshizawa và Niigaki). Và ngày 1 tháng 2 năm 2009, trong concert tốt nghiệp của Elder Club: "Hello Pro Award '09 ~Elder Club Sotsugyō Kinen Special~" tổ chức tại Yokohama Arena, Nakazawa Yuko trao vị trí đội trưởng Hello! Project cho Takahashi. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Morning Musume: Hồ sơ chính thức trên Hello! Project (tiếng Nhật)
ancylotrypa zuluensis.txt
Ancylotrypa zuluensis là một loài nhện trong họ Cyrtaucheniidae. Loài này phân bố ờ Nam Phi. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Ancylotrypa zuluensis tại Wikispecies
ăn chay.txt
Ăn chay, trai giới, ăn lạt là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả, vv..), có hoặc không ăn những sản phẩm từ sữa, trứng hoặc mật ong, hoàn toàn không sử dụng các loại thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm và hải sản) hoặc kiêng ăn các thực phẩm có được từ quá trình giết mổ. Việc ăn chay có thể do nhiều lý do khác nhau: lý do đạo đức, y tế, tôn giáo, chính trị, môi trường, văn hóa, thẩm mỹ, kinh tế. Ở Ấn Độ ước tính khoảng 40% dân số là những người ăn chay. == Từ nguyên == Trong Luật tạng của Phật giáo quy định các tăng lữ phải ăn không quá giờ ngọ. Hằng tháng vào những ngày trăng rằm và đầu tháng (mùng 1 và 15 âm lịch) gọi là ngày Bố-tát (tiếng Phạn gọi là Uposatha hay Upavasatha), là ngày định kỳ để thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp để tu hành. Về sau được các nhà Phật học Đại thừa Trung Quốc dịch là ngày trai giới (zh:齋) và Việt Nam dịch là ăn chay từ chữ trai đó. == Lịch sử == Các bằng chứng xưa nhất về việc ăn chay là ở Ấn Độ cổ đại và Hy Lạp cổ đại vào thế kỷ thứ 6 TCN. Đối với khu vực châu Á, chế độ ăn chay có liên quan chặt chẽ với ý tưởng về việc không giết mổ động vật (ở Ấn Độ gọi là ahimsa) và được phát triển bởi các nhóm tôn giáo và triết học, còn đối với người Hy Lạp, người Ai Cập và những vùng khác thì việc ăn chay là nhằm mục đích thanh lọc y tế hoặc hình thức nghi lễ. Ở thời kỳ hậu cổ đại với Kitô giáo của đế quốc La Mã, ăn chay thực tế đã biến mất khỏi châu Âu cũng như các châu lục khác, ngoại trừ Ấn Độ. Trong thời kỳ đầu của Kitô giáo, thời các tông đồ, có lo ngại rằng ăn thịt có thể dẫn đến một sự không trong sạch khi tiến hành các nghi lễ. Sứ đồ Phao-lô mạnh mẽ chống lại quan điểm này (Thư gửi tín hữu Rôma 14,2 đến 21; Thư gửi tín hữu Korinther 8,8–9). Trong các nhà thờ Công giáo thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt . Trong số đó có Thánh Jerome († 420) . Các tu sĩ dòng Biển Đức cho phép tu sĩ dòng của họ ăn thịt của động vật bốn chân chỉ trong trường hợp bị bệnh, tuy nhiên họ được phép tiêu thụ cá và gia cầm (động vật 2 chân) . Nhiều quy định khác của các dòng tu khác có điều khoản tương tự như lệnh cấm thịt và rộng dần ra, cấm thêm một số loài chim, gia cầm, nhưng không cấm dùng "cá" (tiếng Anh:fish). (định nghĩa vào thời trung cổ của từ "cá" (fish) là bao gồm cả các động vật như hải cẩu, cá heo, cá heo chuột (porpoise), ngỗng đeo kính (barnacle geese), chim hải âu rụt cổ (puffin), và hải ly). Các tu sĩ và nữ tu các dòng tu khổ hạnh tự nguyện sống thiếu thốn, khiêm tốn và hủy diệt những ham muốn, họ quan niệm ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa . Tuy nhiên không có bằng chứng rằng trong thời Trung cổ thi những việc ăn chay, ăn kiêng này được áp dụng cho tất cả các tín đồ Ki-tô giáo. Thánh Phanxicô thành Assisi đôi khi bị cho là người ăn chay vì ông thường bao gồm cả các loài động vật trong thế giới tôn giáo của mình, nhưng ông đã không thực sự ăn chay và cũng không thuyết giảng về điều này. Chỉ trong những năm đầu thời kỳ cận đại, một vài nhân vật nổi tiếng Kitô giáo mới xác định việc ăn chay trên cơ sở đạo đức, trong số đó có Leonardo da Vinci (1452–1519) và Pierre Gassendi (1592–1655). Nhà thần học hàng đầu cổ xúy việc ăn chay trong Thế kỷ 17 là Thomas Tryon (1634-1703), người Anh . Mặt khác, đại diện cho các triết gia Kitô giáo có ảnh hưởng như René Descartes và Immanuel Kant cho rằng có thể không có nghĩa vụ đạo đức để phải kiêng thịt. Ăn chay lại nổi lên trong thời kỳ Phục hưng và ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi trong thế kỷ 19 và 20. Ở Châu Âu, thuật ngữ vegeterian lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1839 và sự xuất hiện của Society Vegeteran (tiếng Việt: Hiệp hội ăn chay thuần) ở Anh vào năm 1847, tiếp sau đó là ở Đức, Hà Lan và các nước khác. Trước đó, chủ yếu người ta dùng các từ để chỉ chế độ ăn thực vật (vegetable regimen, vegetable system of diet), hiếm hơn là dùng từ chế độ ăn uống Pythagore. == Hình thức == Tất cả các hình thức của chế độ ăn chay đều dựa trên thức ăn thực vật, nấm và các sản phẩm từ vi khuẩn. Có một số loại ăn chay trong đó có loại trừ hoặc bao gồm các loại thực phẩm khác nhau: Ăn chay theo Phật giáo đại thừa: là không ăn tất cả các sản phẩm từ động vật cũng như một số loại rau trong chi Hành (có mùi thơm đặc trưng của hành và tỏi), có thể tương ứng với các loại cây hành, hẹ, tỏi, nén và kiệu gọi chung là ngũ tân. Ăn chay có trứng (ovo; tiếng Latin nghĩa là trứng): có thể ăn trứng nhưng không ăn các sản phẩm từ sữa. Ăn chay có sữa (lacto; tiếng Latin: lactis nghĩa là sữa): có thể ăn các sản phẩm từ sữa, nhưng không ăn trứng. Ăn chay có cả sữa và trứng (ovo-lacto): có thể ăn một số sản phẩm từ động vật hoặc từ sữa như trứng, sữa và mật ong. Ăn chay hoàn toàn không sử dụng bất cứ thứ gì từ động vật (thuần chay) (vegan): không dùng tất cả các loại thịt động vật và sản phẩm từ động vật, bao gồm cả sữa, mật ong, và trứng, và cũng có thể loại trừ bất kỳ sản phẩm nào được thử nghiệm trên động vật, hoặc sử dụng các trang phục có nguồn gốc từ động vật. Ăn chay sống hay là ăn chay tươi (Raw foodism): chỉ ăn các loại trái cây tươi và chưa nấu chín, các loại hạt và rau củ. Rau củ có thể chỉ được nấu chín lên đến một nhiệt độ nhất định. Ăn chay theo Kì na giáo: có bao gồm sữa, nhưng không ăn trứng, mật ong, và các loại củ hay rễ cây. Ăn chay theo kiểu chỉ cho phép ăn các loại trái cây, các loại hạt, hạt giống, và thực vật khác nếu việc thu hoạch những thực phẩm này không gây hại đến cây trồng. Ăn chay theo chế độ thực dưỡng: chủ yếu ăn các loại ngũ cốc nguyên cám và đậu hoặc theo phương pháp dưỡng sinh của Ohsawa (chế độ ăn gạo lức muối mè). == Động cơ để ăn chay == Nhiều lý do khác nhau để ăn chay tùy thuộc vào sắc tộc và văn hóa. Những người ăn chay vì vấn đề đạo đức vì không muốn gây khổ đau cho động vật, hoặc đấu tranh vì quyền động vật. Ngoài ra, vấn đề sức khỏe cũng là một động lực để ăn chay, một số người còn cảm thấy ác cảm với mùi vị của thịt. Cũng có một số tổ chức ăn chay để bảo vệ hệ sinh thái vì họ tin rằng sản xuất chăn nuôi trong các trại gây hại cho môi trường. Họ cũng cho rằng giảm lượng tiêu thụ thịt sẽ cải thiện đáng kể tình hình lương thực toàn cầu. Trong điều luật của một số tôn giáo yêu cầu tín đồ phải ăn chay. === Đạo đức và chế độ ăn === Nhiều lý do khác nhau về đạo đức đã được đề xuất cho việc lựa chọn ăn chay, thường được xác định trên quyền lợi của những động vật không phải là con người. Trong nhiều xã hội đã phát sinh các cuộc tranh cãi và tranh luận về những vấn đề đạo đức của việc ăn thịt động vật. Một số người không ăn chay nhưng vẫn từ chối ăn thịt một số động vật nhất định chẳng hạn như mèo, chó, ngựa, hoặc thỏ do những điều cấm kỵ trong văn hóa. Một số người khác ủng hộ việc ăn thịt vì những lý do về khoa học, dinh dưỡng và văn hóa, kể cả tôn giáo. Một số người kiêng ăn thịt của động vật được nuôi theo phương thức nhất định nào đó, chẳng hạn như nuôi trong các xí nghiệp chăn nuôi (factory farm), hoặc tránh vài loại thịt nhất định, như thịt bê hoặc gan ngỗng. Một số người theo chế độ ăn chay hoặc thuần chay không phải vì những mối quan tâm về vấn đề đạo đức liên quan đến việc chăn nuôi hay tiêu thụ động vật nói chung, mà là vì lo ngại về việc thực hiện những phương pháp xử lý đặc biệt có liên quan đến chăn nuôi và giết mổ động vật, như xí nghiệp chăn nuôi (áp dụng chế độ chăn nuôi công nghiệp) và ngành công nghiệp giết mổ động vật. Những phản đối về mặt đạo đức thường được chia thành 2 dạng: chống lại hành động giết mổ nói chung, và chống lại một số hình thức chăn nuôi nhất định xung quanh việc sản xuất thịt. ==== Những vấn đề đạo đức của việc giết mổ để lấy thực phẩm ==== Peter Singer là giáo sư của đại học Princeton và là người sáng lập của phong trào phóng thích động vật, ông tin rằng nếu tồn tại nhiều phương thức khác nhau để duy trì sự sống, thì người ta phải lựa chọn các cách thức mà không gây ra những thiệt hại không cần thiết cho các động vật. Hầu hết những người ăn chay vì lý do đạo đức cho rằng giết chết con vật để ăn cũng giống như giết người mà ăn vậy. Singer, trong cuốn sách Sự giải phóng động vật (Animal Liberation) năm 1975 đã nêu lên những đặc điểm về tri giác của những sinh vật không phải người, suy xét chúng dưới góc nhìn đạo đức vị lợi, điều này đã được những nhà vận động cho quyền lợi động vật và những người ăn chay dùng làm tham khảo rộng rãi. Những người ăn chay vì đạo đức cũng tin rằng việc giết một con vật cũng như giết một con người, vì theo nguyên lý bình đẳng của Singer đối với các động vật không phải người, thì những con vật cũng giống như những người không cùng màu da, sắc tộc, giới tính hay tôn giáo. Do đó, việc giết hại này chỉ có thể được biện minh nếu trong những hoàn cảnh vô cùng khắt khe, còn việc giết một vật thể sống vì mùi vị thơm ngon, sự tiện lợi hay giá trị dinh dưỡng của nó đều không phải là nguyên nhân chính đáng. Một quan điểm phổ biến khác cho rằng con người có thể ý thức được về hành vi của mình theo một cách khác với động vật, vì vậy con người không thể hành xử như con vật được. Những người đối lập với trường phái ăn chay vì đạo đức lập luận rằng động vật không ngang hàng với con người, vì thế so sánh việc ăn thịt động vật với giết người là một hành động khập khiễng. Lý luận này không bào chữa cho hành vi tàn ác, nhưng nó cho rằng động vật không ngang hàng với loài người, và không sở hữu những quyền cơ bản giống như con người. === Tôn giáo === Ăn chay có truyền thống lâu đời tại Ấn Độ. Kì Na giáo và một số giáo phái chính của Ấn Độ giáo xem ăn chay như là một hành vi đạo đức. Đối với các tôn giáo này thì ăn chay chủ yếu dựa trên các luật về không hành hạ, không gây thương tích hay giết chết các loài vật. Phật giáo nhìn chung không cấm ăn thịt tuy nhiên chỉ được ăn những thứ thịt thỏa mãn điều kiện tam tịnh nhục, Phật giáo đại thừa khuyến khích ăn chay để mang lại lợi ích cho sự phát triển của lòng từ bi. Những tôn giáo khác ủng hộ một chế độ ăn chay bao gồm Cơ Đốc Phục Lâm An Thất Nhật, phong trào Rastafari, phong trào Ananda Marga và ý thức Krishna (Krishnas Hare). Tích-khắc giáo không đánh đồng tâm linh với chế độ ăn uống và không chỉ định một chế độ ăn chay hoặc thịt. ==== Phật giáo ==== Tuy Phật giáo nguyên thủy không kiêng thịt nhưng Phật giáo cấm sát sinh và tránh mọi khổ đau cho chúng sinh, cho nên trên căn bản Phật giáo khuyến khích việc ăn chay nhưng cũng không cấm ăn mặn. Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa bộ) thường không ăn chay. Tuy nhiên, những người xuất gia (tì kheo) nếu nghe tiếng con vật bị giết, thấy con vật bị giết hoặc nghi con vật đó bị giết để thết đãi mình thì không được ăn, nếu ăn thì sẽ phạm vào giới luật. Ngoài ra đức Phật cũng cấm không được ăn 10 loại thịt: thịt người, voi, ngựa, chó, rắn, sư tử, cọp, báo, gấu và linh cẩu. Mỗi tông phái của Phật giáo Đại thừa lựa chọn những kinh điển khác nhau để làm theo, cho nên một số tông phái, bao gồm cả phần lớn các tông phái của Phật giáo Tây Tạng và Phật giáo Nhật Bản đều ăn thịt, trong khi nhiều tông phái khác của Phật giáo Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc thực hành ăn chay. Ở Việt Nam, do sự du nhập của Phật giáo Đại thừa từ Trung Quốc vào rất sớm cho nên ăn chay đã có từ thời trước Công nguyên và thịnh hành từ đời nhà Lý, nhà Trần vì Phật giáo phát triển vào những thời này. ==== Kitô giáo ==== Những tín đồ Kitô giáo mà ủng hộ việc ăn chay thì cho rằng ăn chay là ý của Thiên Chúa, họ dựa trên những tranh luận về nội dung trong Kinh thánh, như trong Sách Isaia 11:6-9 cho thấy một cuộc sống hòa bình giữa người và loài vật, hay trong Sáng thế ký 1:29, Thiên Chúa nói với Adam, Eva và loài người rằng cây cỏ, trái và hạt như là lương thực dành cho con người và mọi sinh vật có sinh khí. Nhưng người 14 tuổi hay lớn tuổi phải ăn chay và kiêng thịt vào ngày ấn định, và người 13 tuổi hay nhỏ hơn không cần ăn chay hay kiêng thịt, có thể ăn thịt vào ngày ấn định. Tuy nhiên, trong Sáng thế ký 9:2-3, trước khi làm Đại hồng thủy thì Chúa Trời có dặn ông Nô-ê rằng mọi loài vật di chuyển được và có sinh khí lẫn cây cỏ đều là lương thực. Thánh Giêrônimô kết luận rằng chế độ ăn thịt chỉ xuất hiện từ khi có đại hồng thủy, và do đó nó được coi thấp kém hơn ăn chay. Từ Nô-ê trở về sau thì trong kinh Cựu Ước không còn đề cập đến bất cứ điều luật nào chống lại việc ăn thịt cả. Trong Tân Ước không cấm các loại thực phẩm nhất định nào ngoài việc cấm ăn máu (Sách Công vụ Tông đồ, 15:28-29). Trong Phúc âm Matthew 15:11, Đức Jesus nói: "Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế" (tương tự như trong Phúc âm Mark, 7:15). Điều này thường được giải thích trong Kitô giáo như là từ bỏ tất cả các luật định về chế độ ăn uống. Tuy nhiên, trong các nhà thờ thời Trung cổ, nhiều tu sĩ và ẩn sĩ trong các bối cảnh tu khổ hạnh từ bỏ việc tiêu thụ thịt, họ quan niệm ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối tội lỗi đối với Thiên Chúa. Thế kỷ 16, Leonardo da Vinci và Pierre Gassendi cổ xúy việc ăn chay vì lý do đạo đức, tránh giết hại động vật. Và đối với người ăn chay thuộc Kitô giáo hiện đại, trong số đó là Ellen G. White, đồng sáng lập của Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, lý do ăn chay là thuộc về thiên đường cho nên giáo lý của Cơ Đốc Phục Lâm khuyến khích việc ăn chay. Trong Kitô giáo Tây phương, Mùa Chay là thời gian bốn mươi ngày trước Lễ Phục Sinh kéo dài từ ngày Thứ tư Lễ Tro đến Thứ bảy Tuần Thánh, bốn mươi ngày trong Mùa Chay được đánh dấu bởi việc ăn kiêng, làm từ thiện và hạn chế những thú vui. Thời cận đại, theo quy định của Công giáo Rôma đề cao tinh thần của việc ăn chay thì ngày Thứ tư Lễ Tro, ngày Thứ sáu Tuần Thánh và tất cả các ngày thứ sáu trong tuần buộc các tín đồ từ 14 đến 60 tuổi phải giữ chay và kiêng thịt. Nhưng ngày nay, luật này được nới lỏng và chỉ buộc giữ chay - kiêng thịt vào Thứ tư Lễ Tro và Thứ sáu Tuần Thánh, những ngày khác tín hữu được khuyến khích ăn ít đi (ăn kiêng, nhịn ăn). Đôi khi, ăn ít hơn hoặc ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay, ăn kiêng. ==== Ấn Độ giáo ==== Các tín đồ trong Ấn Độ giáo ban đầu vẫn ăn thịt (bao gồm cả thịt bò) với những điều kiện nhất định. Trong bộ luật Manu (Manusmṛti) cho phép ăn thịt, cá và xác định các điều kiện kèm theo. Tuy nhiên, dần dần những luật lệ được đặt ra và nghiêm khắc áp dụng hình thức ăn chay có sử dụng sữa. Trong thời kỳ Ấn Độ còn là thuộc địa thì phần lớn những người thuộc giai cấp thượng lưu mới giữ giới luật này, còn những người nghèo và thuộc giai cấp hạ đẳng thì họ ăn tất cả những gì mà họ có được. Hầu hết các tông phái chính của Ấn Độ giáo như Yoga và Vaishnavas (các tín đồ thờ thần Vishnu) giữ kiên định trong vấn đề ăn chay. Có 3 nguyên nhân chính cho việc này, đó là: nguyên tắc đạo đức không hành hạ súc vật (ahimsa); mục đích chỉ dâng cúng cho một vị thần những thức ăn "tinh khiết" (món chay) và sau đó nhận lại nó dưới dạng món prasad (một loại thực phẩm giống như kẹo); và niềm tin xác tín rằng những thức ăn mặn có thể ảnh hưởng đến tâm thức và việc khai sáng tâm linh. Các tín đồ Ấn Độ giáo thường kiêng trứng nhưng họ vẫn dùng sữa và các chế phẩm từ sữa, do đó họ là những người ăn chay theo chế độ có dùng sữa (lacto). Tuy nhiên, thói quen ăn uống của các cộng đồng theo Ấn Độ giáo vẫn có sự khác nhau. Trong quá khứ cũng như hiện tại, vẫn có một số nhóm tín đồ ăn thịt, với điều kiện thịt đó phải được giết mổ theo cách thức Jhatka, tức là động vật bị giết bởi một nhát dao hoặc rìu duy nhất chặt đứt đầu, khác với những thịt giết mổ thông thường theo phương thức thọc tiết và chết từ từ. Ở Ấn Độ có 43% trong tổng số tín đồ Ấn Độ giáo ăn chay và 28% trong tổng số những người ngoại đạo cũng ăn chay. == Hình ảnh == == Xem thêm == Nhịn ăn Tuyệt thực == Tham khảo == Helmut Kaplan: Warum ich Vegetarier bin – Prominente erzählen. Rowohlt Verlag, Reinbek 1995, ISBN 3-499-19675-1. Wolfgang R. Krabbe: Gesellschaftsveränderung durch Lebensreform. Strukturmerkmale einer sozialreformerischen Bewegung im Deutschland der Industrialisierungsperiode. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 1974, ISBN 3-525-31813-8. Claus Leitzmann, Markus Keller: Vegetarische Ernährung. 2. Auflage. Ulmer, Stuttgart 2010, ISBN 978-3-8252-1868-3. Manuela Linnemann, Claudia Schorcht (Hrsg.): Vegetarismus. Zur Geschichte und Zukunft einer Lebensweise. Harald Fischer Verlag, Erlangen 2001, ISBN 3-89131-403-5. Hans-Jürgen Teuteberg: Zur Sozialgeschichte des Vegetarismus. In: Vierteljahrschrift für Sozial- und Wirtschaftsgeschichte. Band 81 (1994), S. 33–65. Ronald Zürrer, Armin Risi: Vegetarisch leben. 9. Auflage. Govinda-Verlag, Zürich 2011, ISBN 978-3-906347-77-6. Steven Rosen: Die Erde bewirtet euch festlich. Vegetarismus und die Religionen der Welt. Adyar, Satteldorf 1992, ISBN 3-89427-218-X. Hans Günter Kugler (Hrsg.): Vegetarisch essen – Fleisch vergessen. Ärztlicher Ratgeber für Vegetarier und Veganer. Verlag Das Wort, Marktheidenfeld 2007, ISBN 978-3-89201-239-9. Jonathan Safran Foer: Tiere essen. Kiepenheuer & Witsch, Köln 2010, ISBN 978-3-462-04044-9. Karen Duve: "Anständig essen. Ein Selbstversuch"; Büchergilde Gutenberg, Köln 2011, ISBN 978-3-7632-6432-2 == Phim tài liệu == Earthlings (2005, lời bình của Joaquín Phoenix, âm nhạc của Moby) Die Ausbeutung der Erde (Adobe Flash Video) Tài liệu của Hiệp hội ăn chay Anh (VSUK) năm 1995 về ý kiến của ​​Paul McCartney == Chú thích == == Liên kết ngoài == Hiệp hội ăn chay ở Đức Liên đoàn ăn chay ở Áo Liên đoàn ăn chay ở Thụy Sĩ Liên đoàn ăn chay Châu Âu (EVU) Liên đoàn ăn chay quốc tế (IVU)
hệ thống pháp luật anh.txt
Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và xứ Wales được xây dựng cơ sở của Thông luật. Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu hết các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Louisiana (sử dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng chung trong khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của khoa học pháp lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh cũng tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần của luật pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana từ đó Pháp luật Anh và cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó không có thẩm quyền thay thế pháp luật. == Lịch sử == === Giai đoạn trước năm 1066 === Từ thế kỉ I đến thế kỉ V, đế chế La Mã thống trị nước Anh song không để lại dấu tích gì đáng kể, kể cả về mặt pháp luật. Sau thời kì này, nước Anh thoát khỏi sự đô hộ của đế chế La Mã, lãnh thổ Anh chia thành nhiều miền phong kiến khác nhau, đứng đầu là các lãnh chúa phong kiến và bị chia làm nhiều vương quốc nhỏ với các hệ thống pháp luật mang tính địa phương, chủ yếu là ảnh hưởng từ các quy tắc tập quán và thực tiễn của các bộ lạc người Giecmanh. Về pháp luật, Luật La Mã hầu như không áp dụng ở Anh, nguồn luật áp dụng là các tập quán địa phương, chưa có hệ thống pháp luật thống nhất, tồn tại nhiều vùng, miền khác nhau với nhiều tập quán khác nhau, những tập quán này được người Anh gọi là Luật ví dụ như: Luật Dane được áp dụng ở miền Bắc, Luật Mercia ở miền Trung và Luật Wessex ở miền Tây và miền Nam. Đặc điểm của tập quán: áp dụng theo nguyên tắc vùng, các tập quán rất đa dạng giữa các vùng, tập quán của vùng nào chỉ áp dụng cho vùng đó Khi các bên có tranh chấp thường áp dụng tập quán địa phương để phân xử. Những người già sẽ đứng ra giải thích chính xác các tập quán địa phương áp dụng cho các tranh chấp đó. Về tư pháp thì có các tòa án của các lãnh chúa phong kiến với phương thức xét xử sử dụng các yếu tố siêu nhiên, thần thánh. Sự hiện diện của nhiều hệ thống tòa án khác nhau (gọi là các Tòa án truyền thống). Ở mỗi địa phương, đều có những Tòa địa hạt (County Court) được chủ trì bởi các giám mục và các hạt trưởng, thực hiện việc xét xử dựa trên những tập quán địa phương. Ngoài ra, còn có Tòa án Giáo hội sử dụng luật của Giáo hội (Canon Law), tòa án ở các thành phố áp dụng Luật thương gia và Tòa Lãnh chúa áp dụng các quy tắc tập quán phong kiến. Tòa án lúc đó là những người dân được triệu tập để cùng giải quyết tranh chấp và nếu không xử được người ta dùng phương pháp thử tội (ordeal) bằng việc bắt bị cáo cầm vào một miếng sắt nung đỏ, hoặc cầm một viên đá đã được ngâm trong nước sôi, hoặc hình thức thề độc. Nếu vết thương đó lành sau một thời gian xác định, anh ta sẽ bị tuyên là vô tội và ngược lại. === Giai đoạn năm 1066 đến năm 1485 === Đây là giai đoạn hình thành Thông Luật, bắt đầu vào năm năm 1066 người Norman đánh bại người Anglo – Sacxon trong trận Hastings, thống trị nước Anh. William I vốn là một người Pháp lên ngôi vua, ông vẫn duy trì tập quán pháp của Anh. Nhưng trên thức tế lại cố làm cho mọi người quên đi ảnh hưởng của quá khứ và xây dựng một chế độ phong kiến tập quyền nhằm nắm độc quyền trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội kể cả lĩnh vực tư pháp. Thuật ngữ luật chung (Common Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập quán chung (Common Custom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục luật pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong kiến. Đến thời vua Henry II (1133 - 1189) là giai đoạn phát triển của một hệ thống Common law có tính chất quốc gia (a national Common law). Ông gửi các thẩm phán hoàng gia tới nắm tòa án ở các nơi. Trong nhiều thập kỉ, họ đã phải cạnh tranh với các tòa án ở địa phương như tòa án của tỉnh (county), tòa án giáo hội, tòa án của lãnh chúa phong kiến… ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp. Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân đôn và thảo luận về những vụ tranh chấp đó với các thẩm phán khác. Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ (precedent), hay theo Tiếng Latin là stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó. Đến cuối thế kỉ XIII, các Tòa án Hoàng gia thắng thế trong việc xét xử vì chất lượng xét xử tốt và trình độ chuyên môn cao. Dần dần, các tòa án địa phương lấy án lệ của Tòa án Hoàng gia làm khuôn mẫu. Common law bắt đầu chiếm vị trí quan trọng và thu hút nhiều công việc pháp lý, mặc dù trong một thời gian dài đã phải cạnh tranh với nhiều hệ thống pháp lí: luật tập quán địa phương, luật thương gia hay các quy tắc tập quán phong kiến… đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy quyền năng, Thuật ngữ "Common Law" bắt đầu xuất hiện từ năm 1154 dưới thời vua Henry II. Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba tòa án được vua Henry II thành lập là Tòa án Tài chính (Court of Exchequer) để xét xử các tranh chấp về thuế, Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of Common Pleas) đối với những vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà vua và Tòa án Hoàng Đế (Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếp đến quyền lợi của Hoàng gia. Đầu tiên, Tòa án Hoàng Đế có thẩm quyền kiểm tra sự lạm quyền của chính nhà vua, từ đó hình thành ra nguyên tắc căn bản của luật chung là sự tối thượng của pháp luật (Supremacy of the law). Ngày nay nguyên tắc này không phải chỉ áp dụng cho vua, mà mọi hành vi của chính quyền đều có thể bị đưa ra xét xử trước tòa án. Thời kì này sự ra đời và phát triển của hệ thống trát (writ) hay là lệnh gọi ra tòa). Một người muốn kiện lên tòa án Hoàng gia phải đến Ban thư ký của nhà vua (chancery), đóng phí và được cấp trát. Trát nêu rõ cơ sở pháp lý mà bên nguyên đưa ra cho vụ việc của mình. Hệ thống trát có vai trò quan trọng như câu khẩu hiện: "no writ no remedy" (tạm dịch là không có trát thì không có chế tài). Hệ thống trát mang đặc trưng của pháp luật Thông luật, chứng tỏ vai trò quan trọng của các thủ tục tố tụng. Đó là điều mà giới Luật gia Anh cho rằng luật La Mã chỉ giúp cho việc tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho tranh chấp nhưng chưa cho phép thắng kiện. Thông luật hình thành tách biệt với quyền lực lập pháp. Thông luật hình thành bằng con đường nội tại. Sự hình thành thông luật có tính liên tục và kế thừa lịch sử pháp luật các giai đoạn trước. Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải được tuân thủ) được hình thành và trở thành nguyên tắc rất quan trọng trong hệ thống thông luật. Thông luật vừa có tính cứng nhắc vừa có tính linh hoạt. === Giai đoạn năm 1485 đến năm 1832 === Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi Thông luật không đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyết của Thông luật là chưa thỏa đáng. Chính điều này là cơ sở để xuất hiện hệ thống mới là hệ thống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời xuất hiện thiết chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng lý hay Đại Chưởng ấn (Lord Chancellor) đứng đầu. Trong trường hợp Thông luật không đáp ứng được cho bên bị thiệt hại tức là không đảm bảo được tính công bằng thì một công chức của tòa án (chancellor) sẽ trình vụ việc lên nhà vua. Thông qua các đơn từ gửi tới nhà vua và phán quyết của các chancellors, dẫn đến việc hình thành một hệ thống pháp luật thứ hai gọi là luật công bằng (Equity law hay Chancery justice). Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếm ưu thế hơn so với luật Common Law trong trường hợp có sự xung đột. Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ thống Tư pháp (Judicature Acts) năm 1873 và 1875. === Giai đoạn năm 1832 đến nay === Đặc điểm cơ bản của hệ thống Thông luật là dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng khi muốn nói đến việc pháp luật nước Anh không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở của luật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ, đây là đặc điểm cơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của La Mã – Đức. Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh hoạt. Về nội dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ đã làm, nên không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẻ. Vì vậy, tại nước Anh, bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được áp dụng khi luật chung không có. Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19 khi Đạo luật Tư pháp (Judicature Act) năm 1873 cũng quy định sự kết hợp giữa luật chung với các quy định của lẽ công bằng. Đây cũng là giai đoạn cải cách và phát triển pháp luật Anh với sự xuất hiện của nhiều luật, tòa án hành chính, văn bản hành chính. Đặc biệt là việc gia nhập EEC năm 1972 có tác động đến sự phát triển của hệ thống pháp luật Anh. Ngày nay, các luật gia Anh ngày càng quan tâm và có nhiều học hỏi từ hệ thống Civil law. Sự phát triển của hệ thống luật chung ra khắp thế giới cũng khác với cách thức phát triển của hệ thống dân luật. các nước theo hệ thống luật chung đều có mối quan hệ chính trị trực tiếp với nước Anh như Úc, Canada, Ấn Độ, Ireland, Tân Tây Lan, và Hoa Kỳ. == Cấu trúc hệ thống và nguồn luật == Khác với Civil law, Pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) và luật tư (Tư pháp) vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến ở Anh, giai đoạn đầu của sự phát triển Thông luật vì các quyền công và tư được xác định thông qua quyền lợi về tài sản, nhưng không có sự phân biệt giữa sở hữu tài sản và các sơ quan công theo kiểu Civil law. Mặt khác, theo quan điểm của người Anh thì vua là tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phân biệt công hay tư. Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoati động lập pháp, hành pháp, kể cả trong tranh chấp tư. Do vậy không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu Civil law. === Án lệ === Án lệ là nguồn chính của Pháp luật Anh, phân biệt với các nước Dân luật coi pháp luật thành văn (status law) làm nguồn chính. Hệ thống án lệ này sẽ được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử. Việc sử dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lý chủ nghĩa kinh nghiệm (empiricism) hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên tắc. Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật mở, gần gũi với đời sống thực tế, tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật. Đồng thời cũng hạn chế sự phát sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng áp dụng một án lệ). Chỉ có những bản án có tính chất bắt buộc mới trở thành án lệ và có tính pháp lý. Còn các bản án khác chỉ có tính gợi ý, tham khảo. Ví dụ như ở Anh, chỉ có Tòa án tối cao mới được phép ban hành án lệ, các tòa án cấp dưới phải tuân theo. Các án lệ bắt buộc được viết trong Law Reports (Tập san án lệ), All England Law Reports, Weekly Law Reports… nó đã được pháp điển hóa. Đây có thể coi là một minh chứng cho sự xích lại gần nhau của 2 hệ thống Common law và Civil law. Viện dẫn các tập quán không có giá trị bắt buộc hoặc bản án không phải là án lệ hoặc các obiter dicta (bình luận, nhận xét của thẩm phán). === Lẽ phải === Lẽ phải cũng là một nguồn luật thể hiện nét đặc thù của pháp luật Anh thể hiện ở Luật Công bình. Trong trường hợp một vụ án phát sinh không có tiền lệ pháp phù hợp, không có luật thành văn hay tập quán pháp thì thẩm phán chính là ngưới tạo ra luật pháp bằng cách sử dụng lẽ phải. === Nguồn khác === Một số nguồn khác cũng như: học thuyết pháp luật, tập quán pháp… đặc biệt là các văn bản pháp luật ngày càng được sử dụng nhiều ở các nước Common law như là hệ quả của việc học tập hệ thống Luật lục địa. === Vai trò của thẩm phán === Có thể thấy vai trò của các thẩm phán và luật sư tại pháp luật Anh là rất quan trọng, Thẩm phán vừa là người sáng tạo ra luật pháp, người ta thường gọi Common law là hệ thống pháp luật được tạo nên bởi các thẩm phán judge – made law),vừa là người giải thích và áp dụng luật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng rất được coi trọng ở Thông luật. Thẩm phán được lựa chọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành (barrister). Những luật sư thực hành được phân cấp và thẩm phán chỉ được lựa chọn từ những luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh nghiệm (thường là có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên). Luật sư tại các nước Thông luật đặc biệt rất được coi trọng. Do thủ tục tố tụng mang tính tranh tụng, các bên tham gia vào thủ tục tố tụng được coi là có địa vị pháp lý bình đẳng với nhau, thẩm phán chỉ có vai trò người trung gian phân xử, không tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ án. Họ chủ yếu dựa vào sự thật tại tòa do các luật sư nêu, nhiều khi không đúng với sự thật trên thực tế. Vì vậy bên nguyên hay bên bị, bên nào muốn thắng kiện thì phần nhiều dựa vào tài biện hộ của luật sư bên đó. == Ảnh hưởng == Common law được mở rộng ra thế giới thông qua hai con đường. Thứ nhất là chinh phục thuộc địa (chủ yếu) áp dụng cho các nước là thuộc địa của Anh. Thứ hai là các nước chủ động tiếp thu, chấp nhận một cách tự nguyện với việc thiết lập và thúc đẩy quan hệ chính trị, thương mại với Anh. Đối với Mỹ, người Anh bắt đầu chiếm các thuộc địa tại Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ XVI. Các thuộc địa đã dần được hình thành, phát triển và có hai xu hướng pháp luật: một số người chú ý xây dựng xã hội thần quyền với vai trò to lớn của nhà thờ Cơ đốc giáo tòa án là nhà thờ, người phán xử là các cha cố, dựa vào kinh thánh và một xu hướng thứ hai là coi trọng pháp luật thành văn thể hiện ở hoạt động pháp điển hóa và ban hành bộ luật ở Massachusetts năm 1634 và Pensylvania năm 1682. Như vậy thời kì này đã nảy sinh nhu cầu cần sự điều chỉnh của pháp luật nhưng các thuộc địa không sử dụng luật Anh. Giai đoạn đầu XVIII tới 1776: Pháp Luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận. Ở gia đoạn này pháp luật Anh đã bắt đầu được tiếp nhận ở các bang thuộc địa của họ ở Bắc Mĩ. Do giao lưu thương mại buôn bán giữa mẫu quốc Anh với các thuộc địa và giữa các thuộc địa với nhau tăng mạnh do đó nảy sinh tranh chấp thương mại và cần có pháp luật, nhất là luật thương mại điều chỉnh. Pháp luật Anh được áp dụng vì thuộc địa buôn bán nhiều với mẫu quốc, nguồn luật của mẫu quốc rất sẵn đồng thời ngôn ngữ chung nên dễ dùng. Sau khi giành được độc lập, tinh thần dân tộc lên cao nên có xu hướng phủ nhận pháp luật Anh, biểu hiện ban hành Hiến pháp (trong khi tại Anh không có hiến pháp thành văn), một số bang còn cấm không áp dụng pháp luật Anh. Sau khi Hiến pháp liên bang ra đời, lý tưởng xây dựng một quốc gia dân chủ thực sự thì nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh cần đến pháp luật điều chỉnh. Một số muốn áp dụng luật La mã nhưng gặp phải rào cản là ngôn ngữ: tiếng Pháp là ngoại ngữ được nhiều người biết nhất thì pháp luật Pháp lúc ấy lại chưa được nhiều người biết đến. Trong khi đó nguồn luật và tiếng Anh thì lại rất sẵn do đó quay lại với common law. Truyền thống luật Anh có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong các ngành luật tư, còn đối với các ngành luật công, ảnh hưởng của truyền thống luật Anh có phần lu mờ vì những người di cư từ mẫu quốc sang chán ghét chế độ phong kiến hà khắc, hình thức tổ chức nhà nước Anh không được cư dân ở đây ưa chuộng, phần lớn trong số họ di cư sang Bắc Mỹ vì lý do xung đột hoặc bất mãn với trật tự xã hội ở Anh và họ không hề muốn tạo lại một nhà nước như thế tại vùng đất hoang vu, rộng lớn mới này. Tư tưởng của xã hội Mỹ và lý tưởng xây dựng một nhà nước thực sự dân chủ, đã dẫn đến triệt tiêu một số đặc điểm có tính chất bảo thủ của pháp luật Anh. == Tham khảo == Giáo trình luật so sánh, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2008. Võ Khánh Vinh, Giáo trình luật học so sánh, Đại học Huế, Nhà xuất bản Công an Nhân dân, Hà Nội, 2002. Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, David Rene, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. năm 2003. (Nguyên văn từ cuốn: Major legal systems in the world today – An introdution to the comparative study of law, Rene David và Jonh E.C.Brierley, Second edition, The Free Press, New York, London, Toronto, Sydney, Tokyo, Singapore, 1978) Michael Bogdan, Luật so sánh, Kluwer Law and Taxation, PGS.TS.Lê Hồng Hạnh và Th.S. Dương Thị Hiền (dịch) dưói sự tài trợ của SIDA năm 2002. Hiram Miller Sout, Bristish Government, New York, Oxford University Press, 1953 Richard J.Dierce; J.R; Sidney A.Shapiro; Jaul. R.Verkuil, Administrative Law and Process, Mineola, New York, The Foundation Press Inc, 1985 Hein Koetz, Comparative Law in Germany Today - Rerue Internationale de Droit Comparé - No0 4- 1999. Konrad Zweigert & Hein Koetz, An Introduction to Comparative Law Clarendon, Press- Oxford, 1992. Peter Mair, Comparative Politics: An Overview- A New Handbook of Political Science - Edited by Robert E. Goodin and Hans - Dieter Klingemann-Oxford University Press, 2000. Robert A. Carp & Ronald Stidham, Judicial Process in America, CQ Press, 1983. Beale, Joseph H. (1935) A Treatise on the Conflict of Laws. ISBN ISBN 1-58477-425-8 Dicey & Morris (1993). The Conflict of Laws 12th edition. London: Sweet & Maxwell Ltd. ISBN 0-420-48280-6 Slapper, Gary; David Kelly (ngày 15 tháng 7 năm 2008). The English Legal System. London: Routledge-Cavendish. ISBN 978-0-415-45954-9. Barnett, Hilaire (ngày 21 tháng 7 năm 2008). Constitutional & Administrative Law. London: Routledge-Cavendish. ISBN 978-0-415-45829-0.
thanh oai.txt
Thanh Oai là một huyện thuộc Hà Nội. == Vị trí địa lý == Huyện Thanh Oai phía Bắc và phía Tây Bắc giáp quận Hà Đông (với Sông Nhuệ chảy ở rìa phía Đông Bắc huyện, là ranh giới tự nhiên), phía Tây giáp huyện Chương Mỹ (với Sông Đáy là ranh giới tự nhiên), phía Tây Nam giáp huyện Ứng Hòa, phía Đông Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp huyện Thường Tín và phía Đông Bắc giáp huyện Thanh Trì của thủ đô Hà Nội. Diện tích tự nhiên của huyện là 129,6 km². Dân số là 175.800 người, theo thống kê năm 2009. == Lịch sử == Từ thời đại Hùng Vương, Thanh Oai đã là trung tâm của nhà nước Văn Lang. Vào triều vua Lý Cao Tông (1176- 1210), năm 1207 địa hương Thanh Oai đổi là huyện Thanh Oai. Như vậy, tính tới năm 2007, huyện Thanh Oai đã có lịch sử hình thành 800 năm. Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Huyện Thanh Oai lúc đó thuộc phủ Ứng Hòa của tỉnh Hà Nội. Phủ Ứng Hòa lúc đó gồm 4 huyện là Sơn Minh, Chương Đức, Thanh Oai và Hoài An. Năm 1888, Pháp lập ra tỉnh Hà Đông và lúc đó huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Đông. Thời gian 1949 - 1954 Thanh Oai thuộc quận Văn Điển dưới chính quyền Quốc gia Việt Nam. Ngày 4 tháng 1 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành Nghị định số 436-TTg giải tán quận Văn Điển do Quốc gia Việt Nam lập ra trong thời gian bị tạm chiếm trả lại cho tỉnh Hà Đông để tổ chức lại hai huyện Thanh Oai và Thanh Trì. Ngày 20 tháng 4 năm 1961, Kỳ họp thứ 2 - Quốc hội khóa II thông qua Nghị quyết phê chuẩn mở rộng thành phố Hà Nội lần thứ nhất. Theo đó, sáp nhập phần lớn các xã thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào thành phố Hà Nội. Ngày 25 tháng 4 năm 1961, hai xã Đại Hưng và Tam Khê được hợp nhất thành một xã lấy tên là xã Tam Hưng. Ngày 17 tháng 5 năm 1961, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 70-CP sáp nhập các xã, các thôn còn lại của huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông vào các huyện Thường Tín, Thanh Oai và thị xã Hà Đông. Theo đó, 4 xã: Kiến Hưng, Mỹ Hưng, Cự Khê, Hữu Hòa được sáp nhập vào huyện Thanh Oai. Ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Tây được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở hợp nhất 2 tỉnh Sơn Tây và Hà Đông. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây gồm 26 xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Hữu Hòa, Kiến Hưng, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Ngày 15 tháng 9 năm 1969, sáp nhập xã Kiến Hưng vào thị xã Hà Đông.. Huyện Thanh Oai còn lại 25 xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Hữu Hòa, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V thông qua Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã và thị trấn của tỉnh Hà Sơn Bình vào thành phố Hà Nội. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 49-CP về việc điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn của Hà Nội. Theo đó, sáp nhập xã Hữu Hòa vào huyện Thanh Trì. Huyện Thanh Oai còn lại 24 xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII thông qua Nghị quyết chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Lúc này huyện Thanh Oai thuộc tỉnh Hà Tây. Ngày 23 tháng 6 năm 1994, thành lập thị trấn Kim Bài trên cơ sở một phần diện tích và nhân khẩu của 2 xã Kim An, Đỗ Động. Huyện Thanh Oai có thị trấn Kim Bài và 24 xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phú Lãm, Phú Lương, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Ngày 23 tháng 9 năm 2003, chuyển 2 xã Phú Lương và Phú Lãm về thị xã Hà Đông quản lý.. Huyện Thanh Oai còn lại thị trấn Kim Bài và 22 xã: Bích Hòa, Biên Giang, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Đồng Mai, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Ngày 4 tháng 1 năm 2006, sáp nhập một phần diện tích cùng người của thôn Phượng Bãi, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ vào xã Biên Giang. Chuyển 2 xã Biên Giang và Đồng Mai về thành phố Hà Đông quản lý. Như vậy, huyện Thanh Oai có thị trấn Kim Bài và 20 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Từ ngày 1 tháng 8 năm 2008, giải thể toàn bộ tỉnh Hà Tây theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XII ngày 29 tháng 5 năm 2008. Theo đó, huyện Thanh Oai thuộc Hà Nội. == Hành chính == Huyện Thanh Oai có huyện lỵ là thị trấn Kim Bài và 20 xã: Bích Hòa, Bình Minh, Cao Dương, Cao Viên, Cự Khê, Dân Hòa, Đỗ Động, Hồng Dương, Kim An, Kim Thư, Liên Châu, Mỹ Hưng, Phương Trung, Tam Hưng, Tân Ước, Thanh Cao, Thanh Mai, Thanh Thùy, Thanh Văn, Xuân Dương. Huyện lỵ:số 135-Thị trấn Kim bài Điện thoại 04 33873022 == Kinh tế == Thanh Oai là một vùng quê với rất nhiều làng nghề như nón lá làng Chuông, tương Cự Đà, giò chả Ước lễ, gạo Bồ nông Thanh Văn, quạt nan, mây tre, giang đan làng Vác, xã Cao Viên, làng Bình Đà xã Bình Minh ngày xưa rất nổi tiếng với nghề làm pháo, nghề cơ khí ở làng Rùa xã Thanh Thùy. Gần chục năm trở lại, các khu công nghiệp mở ra thu hút nhiều lao động địa phương. Do vị trí chỉ cách trung tâm Hà Nội không xa nên Thanh Oai sẽ tiếp tục phát triển. Hiện nay thành phố Hà Nội đang triển khai xây dựng nhiều dự án trên địa bàn huyện: trục đường phát triển phía nam với các khu đô thị như Mỹ Hưng, Thanh Hà A, Thanh Hà B...; dự án đường vành đai 4, cụm công nghiệp Cao Viên - Bình Đà... == Văn hóa == Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời, đặc sắc nhất là làng làm nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông),điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh Thuỳ) cùng với nghề làm pháo tại Cao Viên, Thanh Cao và Bình Đà. Ngoài ra rải rác khắp huyện là nghề mây tre đan. Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng bắc bộ. Những đình chùa nổi tiếng là chùa Bối Khê, đình Bình Đà v.v... Tôn giáo chủ yếu là đạo Phật và Thiên chúa giáo. Hầu như mỗi làng đều có đình, chùa cổ kính. Trung tâm của Thiên chúa giáo trong vùng là nhà thờ Thạch Bích tại xã Bích Hòa và nhà thờ Từ Châu tại xã Liên Châu. == Giao thông == Quốc lộ 21B là huyết mạch giao thông của huyện, từ Hà Đông đi chùa Hương và sang Hà Nam, qua thị trấn Kim Bài. Quốc lộ 6 qua rìa phía Tây Bắc huyện, dự án đường trục phía nam Hà Nội đi xuyên qua huyện, ngoài ra còn có tỉnh lộ 71. Phía Đông Bắc có tuyến đường sắt vành đai phía Tây Hà Nội chạy qua, để tới ga Văn Điển. == Danh nhân Thanh Oai == Tướng công Đỗ Cảnh Thạc thời 12 sứ quân với căn cứ Đỗ Động Giang Trạng nguyên Nguyễn Trực Đệ nhất giáp Tam nguyên Vũ Phạm Hàm Tiến sĩ Hà Tông Quyền Giáo sư - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến == Chú thích == == Liên kết ngoài == Cổng thông tin điện tử huyện Thanh Oai
đồng (tiền).txt
Đồng (VND) là đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là ₫, mã quốc tế theo ISO 4217 là "VND". Một đồng có giá trị bằng 100 xu hay 10 hào. Hai đơn vị xu và hào vì quá nhỏ nên không còn được phát hành nữa. Tiền giấy được phát hành hiện nay có giá trị 500₫, 1000₫, 2000₫, 5000₫, 10.000₫, 20.000₫, 50.000₫, 100.000₫, 200.000₫ và 500.000₫. Đồng thời cũng có tiền kim loại trị giá 200₫, 500₫, 1000₫, 2000₫ và 5000₫. Loại tiền này lúc trước còn được gọi một cách dân dã là Tiền cụ Hồ vì hầu hết mặt trước tiền giấy đều in hình Hồ Chí Minh và đặc biệt khi dùng để phân biệt với các loại tiền khác đã từng lưu hành tại Việt Nam có cùng tên gọi là "đồng". Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng VND với mọi số lượng, mệnh giá. == Từ nguyên == Tiền kim loại ở Việt Nam thời xưa thường làm bằng đồng, tiền đồng trong Hán văn được gọi là "đồng tiền" (chữ Hán: 銅錢). Từ thời Pháp thuộc đến nay "đồng" (銅) từ chỗ vốn là tên gọi của một thứ kim loại đã trở thành đơn vị tiền tệ chính thức ở Việt Nam, không phân biệt chất liệu làm nên tiền là gì. Đơn vị tính toán của tiền Việt Nam thời phong kiến là "văn" (文), "bách" (陌), "mân" (緡), "cưỡng" (繦, còn được viết là 鏹), "quán" (貫). Tiền kim loại khi dùng đơn độc được gọi là "văn". Chúng thường có lỗ ở giữa. Khi cần dùng nhiều văn người ta thường xỏ dây qua cái lỗ trên các văn tạo thành một xâu văn. Khi số lượng văn trên xâu văn đạt đến một số lượng nhất định nào đó tuỳ theo quy định của từng thời mà xâu văn ấy sẽ được gọi là "bách", "mân", "cưỡng", "quán". Vì trên tiền có văn tự cho nên được gọi là "văn tiền" (文錢). Chữ "văn" 文 ở đây cũng như chữ "đồng" 銅 trong "đồng tiền" 銅錢 đã được tách ra dùng như một lượng từ để đo đếm tiền. "Bách" 陌 là dạng viết đại tả của chữ "bách" 百 có nghĩa là một trăm được mượn dùng để chỉ một trăm văn nhưng về sau không phải lúc nào bách cũng đúng bằng một trăm văn. "Mân" 緡, "cưỡng" 繦/鏹, "quán" 貫 ban đầu là chỉ cái dây xâu tiền, được dẫn thân làm đơn vị đo đếm tiền. Các bản dịch tiếng Việt hiện nay của cổ tịch Hán văn Việt Nam thường chuyển các tên gọi "văn", "bách", "mân", "cưỡng", "quán" sang các đơn vị tiền tệ quen dùng ở Việt Nam thời hiện đại, "văn" bị gọi là "đồng", "bách" gọi là "tiền", "cưỡng", "mân", "quán" gọi là "quan" (biến âm của "quán" 貫), gây ngộ nhận cho người đọc về đơn vị tiền tệ của Việt Nam thời xưa. == Lịch sử == === Thời kỳ Việt Nam là một phần của Đông Dương thuộc Pháp === Trong thời kỳ này, đơn vị tiền tệ của cả khu vực Đông Dương là piastre, được dịch ra tiếng Việt là "đồng" hay đôi khi là "bạc". Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc México nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết 900 phần nghìn). Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dương in tiền giấy gấp ba lần số bạc đảm bảo nhưng khi Chiến tranh thế giới lần thứ nhất xảy ra thì tỷ lệ này không còn giữ được nữa, tiền giấy phát hành gấp nhiều lần số bạc đảm bảo. Sau một số biện pháp cải cách tiền tệ, ngày 31 tháng 5 năm 1930, Tổng thống Pháp có sắc lệnh quy định đồng bạc Đông Pháp (Đông Dương) có giá trị là 655 miligam vàng (độ tinh khiết 900 phần nghìn), từ đó chấm dứt chế độ bản vị bạc mà chuyển sang bản vị vàng. === Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám === Từ 1945-1954: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, ngày 31 tháng 1 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký nghị định phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Và ngày 31 tháng 11 năm 1946, giấy bạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình Nông - Công - Binh. Các loại giấy bạc đều có số Ả Rập, chữ quốc ngữ, chữ Hán, Lào, Campuchia chỉ mệnh giá, có ký tên Bộ trưởng Bộ Tài chính (Phạm Văn Đồng hoặc Lê Văn Hiến) và Giám đốc Ngân khố trung ương. Do đó ngoài tên gọi là giấy bạc cụ Hồ, nhân dân còn gọi là giấy bạc tài chính. Ngày 5 tháng 6 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Nghị định thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và phát hành giấy bạc ngân hàng. Giấy bạc ngân hàng đổi lấy giấy bạc tài chính theo tỷ lệ 1 đồng ngân hàng đổi 10 đồng tài chính. Giấy bạc ngân hàng có các loại mệnh giá: 1 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1.000 đồng và 5.000 đồng. Một mặt in chữ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (chữ Hán và chữ quốc ngữ) và hình Hồ Chí Minh; một mặt in hình Công - Nông - Binh, hình bộ đội ở chiến trường. Trên tờ giấy bạc có số hiệu, mệnh giá ghi bằng số Ả Rập, chữ quốc ngữ và chữ Hán. Sau đó, việc liên lạc giữa địa phương và trung ương có nhiều khó khăn, nên chính quyền trung ương cho phép Trung Bộ và Nam Bộ phát hành tiền riêng. Tiền này có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng. Hình ảnh trang trí cũng tương tự như giấy bạc ngân hàng chỉ khác là trên giấy bạc có chữ ký của Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Nam Bộ (Phạm Văn Bạch), đại diện Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân khố Nam Bộ. Một số tỉnh được phát hành tín phiếu, phiếu đổi chác, phiếu tiếp tế.... hoặc giấy bạc chỉ lưu hành trong tỉnh. Thời kỳ đó, ở Nam Bộ nền kinh tế chia ra hai vùng, sử dụng hai loại tiền khác nhau, vùng thuộc sự kiểm soát của Pháp lưu hành tiền do Pháp phát hành. Mặt khác, mặc dù Chính phủ phát hành tiền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng do phương tiện giao thông còn khó khăn nên loại tiền này không lưu hành đến Nam Bộ. Chính vì thế, sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Nam Bộ vẫn sử dụng các loại tiền giấy, tiền kim loại do chế độ cũ phát hành. Từ 1954-1975: Sau khi Pháp rời khỏi Việt Nam, miền Bắc và miền Nam có hai chế độ khác nhau, mỗi chế độ in tiền riêng, đều gọi là đồng. Ở miền Nam, từ năm 1953 đã cho lưu hành tiền đồng. Sau 30 tháng 4 năm 1975: tiền miền Nam phải đổi thành tiền giải phóng với giá 500 đồng miền Nam cho mỗi đồng giải phóng từ Quảng Nam- Đà Nẵng trở vào, ở Thừa Thiên-Huế trở ra, 1000 đồng tiền miền Nam đổi được 3 đồng giải phóng. Vào năm 1978, sau khi thống nhất hai miền về mặt hành chính, lại có một cuộc đổi tiền nữa. Tỷ giá đổi tiền miền Bắc là 1 đồng cũ thành 1 đồng thống nhất trong khi tại miền Nam 1 đồng giải phóng thành 8 hào tiền thống nhất. Lần đổi tiền thứ ba xảy ra vào năm 1985, khi 10 đồng tiền cũ đổi thành 1 đồng tiền mới. Trong tiếng Việt, "đồng" cũng có thể dùng để chỉ đến những đơn vị tiền tệ nước ngoài, đặc biệt là những đơn vị ít người biết đến. Trong một số cộng đồng dùng tiếng Việt ở hải ngoại, đồng cũng có thể dùng để chỉ đến đơn vị tiền tệ địa phương. Những năm gần đây, Việt Nam cho ra đời tiền kim loại có mệnh giá nhỏ kết hợp với việc in tiền mới (đổi chất liệu in từ giấy cotton sang polymer), nhưng một số tờ tiền mới in đã gặp vài lỗi kỹ thuật. == Chính sách tỷ giá hối đoái == Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện chính sách quản lý tỷ giá hối đoái theo hướng thả nổi có kiểm soát. Trong vòng vài ba năm trở lại đây (giai đoạn 2003-2005) đồng Việt Nam có tỷ giá khá ổn định so với đồng đô la Mỹ do chính sách của Ngân hàng Nhà nước chỉ cho đồng giảm giá khoảng 1% một năm. Sau khi đồng đô la của Zimbabwe đổi giá vào đầu tháng 8 năm 2006, đơn vị đồng của Việt Nam trở thành đơn vị tiền thấp giá nhất trên thế giới. VND hiện vẫn là tiền tệ có khả năng tự do chuyển đổi thấp, chưa trở thành đồng tiền dùng trong thanh toán quốc tế. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang thực hiện cố gắng nâng cao khả năng tự do chuyển đổi của VND bằng cách trước mắt nâng cao tỷ trọng thanh toán xuất khẩu bằng VND (mục tiêu đến năm 2010 đạt 30%) tiến tới sử dụng VND trong thanh toán nhập khẩu song song với việc tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ là 1:21.036,00 (thời điểm ngày 29 tháng 01 năm 2014). === Phá giá đồng tiền === Tháng 11 năm 2009, Chính phủ Việt Nam quyết định phá giá 5% đồng tiền Việt Nam, đồng thời tăng lãi suất lên 8%. Việc này được xem như là hành động làm căng thẳng thị trường tài chính châu Á, vì các nền kinh tế trong vùng đang tranh nhau tạo ưu thế với thị trường Âu Mỹ. Ngày 11 tháng 2 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam định lại mức tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa tiền đồng Việt Nam và đôla Mỹ, theo đó, một đôla Mỹ ăn 18.544 đồng. Ngày 10 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá này 17.941 đồng. Như vậy, đồng tiền Việt Nam bị phá giá 3,25% so với đôla Mỹ. Đến ngày 28 tháng 2 năm 2010, mức tỷ giá ở thị trường chợ đen là 19.500 đồng. Ngày 17/08/2010 Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ giá từ mức 18.544 đồng/USD lên mức 18.932 đồng/USD (tương đương tăng 388 đồng) Ngày 11/02/2011 Ngân hàng Nhà nước công bố quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%), cùng với đó là thu hẹp biên độ áp dụng cho tỷ giá của các ngân hàng thương mại từ +/-3% xuống còn +/-1%. Tuy nhiên đến ngày 19/02/2011 tỷ giá USD ở thị trường chợ đen là 22.300 đồng. Việc đồng tiền mất giá ở Việt Nam đã thể hiện qua vài trường hợp cụ thể như một gia đình gửi ngân hàng tiết kiệm Tháng 9 năm 1983 số tiền 90 đồng, giá trị một chỉ vàng; đến khi rút ra Tháng 3 năm 2015 thì lãnh hơn 20.000, chỉ mua được một ổ bánh mì kẹp thịt. == Các mệnh giá đang lưu hành == === Tiền giấy === === Tiền kim loại === Tuy nhiên, tiền kim loại (còn gọi là tiền xu) không tạo được thói quen sử dụng trong dân chúng và không được ưa chuộng, đặc biệt là tại miền Bắc.. Tháng 4/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức thông báo ngừng phát hành tiền xu. == Xem thêm == Tiền Việt Nam == Chú thích == == Tham khảo == Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002. == Liên kết ngoài == Collection Banknotes of Vietnam and the World Bộ sưu tầm tiền cổ Việt Nam của Viettouch Báo Quê Hương về các vụ đổi tiền Kỹ thuật đặc trưng của đồng tiền Việt Nam, từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đồng tiền cụ Hồ Nhân kỷ niệm 60 năm Toàn quốc kháng chiến: Vài tư liệu về Giấy bạc cụ Hồ Tiền giấy Việt Nam thời Pháp thuộc Báo Sài Gòn giải phóng, "Tờ bạc Cụ Hồ" và nhà tư sản yêu nước
gianni infantino.txt
Gianni Infantino (phát âm [ˈdʒanni imfanˈtiːno]; sinh 23 tháng 3 năm 1970) là nhà quản lý bóng đá người Thụy Sĩ, hiện đang là chủ tịch FIFA Ông cũng đang giữ chức Tổng thư ký UEFA từ 2009 và giữ cả hai quốc tịch Thụy Sĩ và Ý. Ngày 26 tháng 10 năm 2015, Infantino nhận được sự ủng hộ của Ủy ban chấp hành UEFA ra tranh cử chủ tịch FIFA. Cùng ngày, ông xác nhận và đưa ra lời vận động tranh cử. Ngày 26 tháng 2 năm 2016, Infantino được bầu làm chủ tịch mới của FIFA trong Đại hội bất thường FIFA 2016 ở Zürich, Thụy Sĩ thay thế người tiền nhiệm Sepp Blatter đã phải từ chức do có dính líu đến các vụ tham nhũng và rửa tiền. == Tiểu sử == Gianni Infantino sinh ngày 23 tháng 3 năm 1970 tại Brig, Thụy Sĩ. Ông là người gốc Ý đến từ Calabria và Lombardy. Ông học luật tại Đại học Fribourg (Thụy Sĩ) có thể nói được tiếng Ý, Pháp, Đức, Anh, và Tây Ban Nha. Trước khi gia nhập UEFA, Gianni Infantino là Tổng thư ký của Trung tâm nghiên cứu thể thao quốc tế (CIES) ở trường Đại học Neuchâtel, đã từng là cố vấn cho một loạt các cơ quan bóng đá tại Ý, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ Ông đã kết hôn và có 4 con. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Biography on UEFA website
chất bán dẫn.txt
Chất bán dẫn (tiếng Anh: Semiconductor) là chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện. Chất bán dẫn hoạt động như một chất cách điện ở nhiệt độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng. Gọi là "bán dẫn" (chữ "bán" theo nghĩa Hán Việt có nghĩa là một nửa),vì chất này có thể dẫn điện ở một điều kiện nào đó, hoặc ở một điều kiện khác sẽ không dẫn điện. Khoa học vật liệu hiện đại đã phát hiện ra chất bán dẫn hữu cơ và nó đang có được những ứng dụng bước đầu, đó là điốt phát quang hữu cơ (OLED), pin mặt trời hữu cơ (Organic solar cell) và transistor trường hữu cơ (OFET). == Vùng năng lượng trong chất bán dẫn == Tính chất dẫn điện của các vật liệu rắn được giải thích nhờ lý thuyết vùng năng lượng. Như ta biết, điện tử tồn tại trong nguyên tử trên những mức năng lượng gián đoạn (các trạng thái dừng). Nhưng trong chất rắn, khi mà các nguyên tử kết hợp lại với nhau thành các khối, thì các mức năng lượng này bị phủ lên nhau, và trở thành các vùng năng lượng và sẽ có ba vùng chính, đó là: Vùng hóa trị (Valence band): Là vùng có năng lượng thấp nhất theo thang năng lượng, là vùng mà điện tử bị liên kết mạnh với nguyên tử và không linh động. Vùng dẫn (Conduction band): Vùng có mức năng lượng cao nhất, là vùng mà điện tử sẽ linh động (như các điện tử tự do) và điện tử ở vùng này sẽ là điện tử dẫn, có nghĩa là chất sẽ có khả năng dẫn điện khi có điện tử tồn tại trên vùng dẫn. Tính dẫn điện tăng khi mật độ điện tử trên vùng dẫn tăng. Vùng cấm (Forbidden band): Là vùng nằm giữa vùng hóa trị và vùng dẫn, không có mức năng lượng nào do đó điện tử không thể tồn tại trên vùng cấm. Nếu bán dẫn pha tạp, có thể xuất hiện các mức năng lượng trong vùng cấm (mức pha tạp). Khoảng cách giữa đáy vùng dẫn và đỉnh vùng hóa trị gọi là độ rộng vùng cấm, hay năng lượng vùng cấm (Band Gap). Tùy theo độ rộng vùng cấm lớn hay nhỏ mà chất có thể là dẫn điện hoặc không dẫn điện. Như vậy, tính dẫn điện của các chất rắn và tính chất của chất bán dẫn có thể lý giải một cách đơn giản nhờ lý thuyết vùng năng lượng như sau: Kim loại có vùng dẫn và vùng hóa trị phủ lên nhau (không có vùng cấm) do đó luôn luôn có điện tử trên vùng dẫn vì thế mà kim loại luôn luôn dẫn điện. Các chất bán dẫn có vùng cấm có một độ rộng xác định. Ở không độ tuyệt đối (0 ⁰K), mức Fermi nằm giữa vùng cấm, có nghĩa là tất cả các điện tử tồn tại ở vùng hóa trị, do đó chất bán dẫn không dẫn điện. Khi tăng dần nhiệt độ, các điện tử sẽ nhận được năng lượng nhiệt ( k B . T {\displaystyle k_{B}.T} với k B {\displaystyle k_{B}} là hằng số Boltzmann) nhưng năng lượng này chưa đủ để điện tử vượt qua vùng cấm nên điện tử vẫn ở vùng hóa trị. Khi tăng nhiệt độ đến mức đủ cao, sẽ có một số điện tử nhận được năng lượng lớn hơn năng lượng vùng cấm và nó sẽ nhảy lên vùng dẫn và chất rắn trở thành dẫn điện. Khi nhiệt độ càng tăng lên, mật độ điện tử trên vùng dẫn sẽ càng tăng lên, do đó, tính dẫn điện của chất bán dẫn tăng dần theo nhiệt độ (hay điện trở suất giảm dần theo nhiệt độ). Một cách gần đúng, có thể viết sự phụ thuộc của điện trở chất bán dẫn vào nhiệt độ như sau: R = R 0 exp ⁡ ( Δ E g 2 k B T ) {\displaystyle R=R_{0}\exp \left({\frac {\Delta E_{g}}{2k_{B}T}}\right)} với: R 0 {\displaystyle R_{0}} là hằng số, Δ E g {\displaystyle \Delta E_{g}} là độ rộng vùng cấm. Ngoài ra, tính dẫn của chất bán dẫn có thể thay đổi nhờ các kích thích năng lượng khác, ví dụ như ánh sáng. Khi chiếu sáng, các điện tử sẽ hấp thu năng lượng từ photon, và có thể nhảy lên vùng dẫn nếu năng lượng đủ lớn. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về tính chất của chất bán dẫn dưới tác dụng của ánh sáng (quang-bán dẫn). == Bán dẫn pha tạp == Chất bán dẫn loại p (hay dùng nghĩa tiếng Việt là bán dẫn dương) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm III, dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ trống (viết tắt cho chữ tiếng Anh positive', nghĩa là dương). Chất bán dẫn loại n (bán dẫn âm - Negative) có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, các nguyên tử này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng lẻo với nhân, đấy chính là các electron dẫn chính Chất bán dẫn không suy biến là chất có nồng độ hạt dẫn không cao, chất bán dẫn có nồng độ tạp chất lớn hơn 10^20 nguyên tử/cm3 được gọi là bán dẫn suy biến và có tính chất giống như kim loại vì vậy nó dẫn điện tốt, năng lượng của hạt dẫn tự do trong chất bán dẫn suy biến không phụ thuộc vào nhiệt độ. Có thể giải thích một cách đơn giản về bán dẫn pha tạp nhờ vào lý thuyết vùng năng lượng như sau: Khi pha tạp, sẽ xuất hiện các mức pha tạp nằm trong vùng cấm, chính các mức này khiến cho điện tử dễ dàng chuyển lên vùng dẫn hoặc lỗ trống dễ dàng di chuyển xuống vùng hóa trị để tạo nên tính dẫn của vật liệu. Vì thế, chỉ cần pha tạp với hàm lượng rất nhỏ cũng làm thay đổi lớn tính chất dẫn điện của chất bán dẫn. == Xem thêm == Dẫn điện Cách điện Siêu dẫn Điốt Chất bán dẫn hữu cơ == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
novak djokovic.txt
Novak Đoković (theo ký tự Cyril của tiếng Serbia: Новак Ђоковић; phát âm: [ˈnɔvaːk 'ʥɔːkɔviʨ]; thường được viết là Novak Djokovic trong tiếng Anh) (sinh ngày 22 tháng 5 năm 1987 tại Beograd, Liên bang Nam Tư) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Serbia. Hiện anh đang là tay vợt đương kim số 2 thế giới. Anh là chủ nhân của 12 danh hiệu Grand Slam đơn nam bao gồm: 6 Úc Mở rộng, 3 Wimbledon, 2 Mỹ Mở rộng và 1 Pháp Mở rộng. Sau khi vô địch 3 Grand Slam vào năm 2011, Djokovic trở thành tay vợt nam thứ 6 trong Kỷ nguyên mở rộng giành được 3 danh hiệu Grand Slam trong 1 năm (anh lặp lại kỳ tích này vào năm 2015). Trong năm 2015, Djokovic đã lập kỷ lục vô địch 6 ATP World Tour Masters 1000, và là tay vợt kiếm nhiều tiền thưởng nhất trong lịch sử ATP ở 1 mùa thi đấu (khoảng 21 triệu $). Anh là tay vợt Serbia đầu tiên vô địch 1 giải Grand Slam và cũng là người trẻ nhất trong Kỷ nguyên mở rộng vào đến bán kết 4 cả giải GS, cả liên tiếp và ngắt quãng. Anh cũng giành được danh hiệu lớn khác gồm 5 ATP World Tour Finals và cùng đội tuyển Davis Cup Serbia vô địch Davis Cup 2010. Năm 2015, sau khi giành chức vô địch giải Masters 1000 là Monte Carlo anh trở thành tay vợt đầu tiên vô địch 3 giải Masters 1000 liên tiếp đầu năm. Năm 2016, với chức vô địch tại Australian Open, anh cân bằng thành tích 6 lần vô địch giải Grand Slam đầu tiên trong năm của huyền thoại Roy Emerson đồng thời trở thành tay vợt sở hữu số lần vô địch Australian Open nhiều nhất trong Kỷ nguyên mở rộng. Năm 2016, sau khi vô địch giải quần vợt Mutua Madrid Open, Djokovic trở thành tay vợt nắm giữ kỷ lục vô địch nhiều giải ATP World Tour Masters 1000 nhất trong lịch sử với 29 danh hiệu. Sau khi đoạt chức vô địch Pháp mở rộng 2016, Novak Djokovic trở thành tay vợt thứ 3 trong lịch sử quần vợt thế giới vô địch liên tiếp 4 Grand Slam khác nhau (sau Don Bugde - 1938; Rod Laver 1962,1969) Novak Djokovic là người thứ 8 trong lịch sử quần vợt thế giới hoàn tất bộ Grand Slam sự nghiệp (sau: Don Budge, Rod Laver, Rafeal Nadal, Fred Perry, Roger Federer, Roy Emerson, Andre Agassi), nếu chỉ tính riêng trong kỷ nguyên mở thì là tay vợt thứ 5 làm được điều này Novak Djokovic cũng là tay vợt đầu tiên trong lịch sử quần vợt thế giới cán mốc giành được 100 triệu USD tiền thưởng. Novak Djokovic được nhận giải thưởng Laureus cho Vận động viên nam xuất sắc nhất của năm 2012, năm 2015 và năm 2016. == Sự nghiệp thi đấu == === Năm 2006: Danh hiệu ATP đầu tiên. === Là tay vợt đang lên ở tuổi 20, Djokovic đã chứng minh mình là tay vợt có thể thích nghi trên mọi mặt sân với tài năng tiềm tàng. Anh tham gia giải Cúp Hopman với đồng đội là Ana Ivanović. Tuy nhiên họ đã để thua trận chung kết. Anh tiếp tục cuộc bứt phá ngoạn mục khi thăng hạng vùn vụt năm 2006. Vào tháng 5 năm 2006, nhiều phóng viên đã đăng tin trên Thông tấn xã Anh về việc mẹ của Djokovic, bà Dijna Djokovic, đã tường lên Hiệp hội Quần vợt Sân cỏ của Anh về việc đưa con trai bà vào Bảng xếp hạng các tay vợt Anh cũng như việc xin chuyển đến sống tại Anh cho gia đình gồm 5 người của Djokovic. Tuy nhiên, những tin đồn đó đã không làm ảnh hưởng đến sự thi đấu Djokovic. Djokovic khởi đầu năm 2006 tại vị trí thứ 78, nhưng với những nỗ lực để vào đến tứ kết Roland Garros và vòng 4 Wimbledon, anh được lọt vào top 40. Chỉ 3 tuần sau Wimbledon, anh giành danh hiệu đầu tiên của mình tại Amersfoot mà không để thua một set nào. Với chiến thắng thứ 2 tại Metz, Djokovic lọt vào top 20 lần đầu tiên trong sự nghiệp. Còn với những gì anh đã thể hiện tại Indian Wells (Á Quân) và Miami (Vô Địch), 2 giải Masters của năm, anh lọt vào top 10. Trong 2 giải đấu trên, anh đều đánh bại Andy Murray, tay vợt số 1 của Anh hiện nay và cũng là bạn thân của anh, trong 2 trận bán kết mà không để thua một ván đấu nào. Anh để mất giải Indian Wells vào tay Rafael Nadal, nhưng đã thắng trước Nadal tại Miami, Florida. Sau đó, anh tham dự giải đấu danh giá Monte Carlo Mở Rộng và để thua David Ferrer tại vòng 3 với 3 ván trắng. Tại giải Estoril, Djokovic đánh bại tay vợt lọt vào bán kết Wimbledon 2007 người Pháp, Richard Gasquet 7-6, 0-6, 6-1 tại chung kết. Anh là bạn thân thời trung học của Andy Murray, và cùng đôi khi là đồng đội đánh cặp của anh. Tại Davis Cup tháng 4 năm 2006 diễn ra ở Glasgow, đội Serbia và Motenegro (với sự góp mặt của Novak Djokovic) đã đánh bại đội Anh (với Andy Murray). Djokovic giành được trận thắng mang tính quyết định trước Greg Rusedski, giúp đội của anh giành phần thắng 3-1. === Năm 2007: Tiến vào top 10, tham dự trận chung kết Grand Slam. === Tại Úc Mở rộng, anh lọt đến vòng 4 trước khi để thua Roger Federer, nhà vô địch của giải này. Thành tích tốt nhất của Djokovic tại Grand Slam lúc đó là vào đến bán kết Pháp Mở rộng và Wimbledon, và đều để thua trước Rafael Nadal. Tại Wimbledon, anh có chiến thắng kịch tính trước Marcos Baghdatis tại tứ kết. Trận đấu kéo dài đến 5 giờ, chỉ kém 5 phút so với trận đấu đơn dài nhất trong 1 ngày của lịch sử giải Wimbledon. Trong trận bán kết gặp Rafael Nadal, anh buộc phải bỏ cuộc sớm do chấn thương lưng và bàn chân. Những thành công của anh tại Wimbledon đồng nghĩa với việc anh trở thành tay vợt số 3 thế giới, sau Roger Federer và Rafael Nadal, vì Andy Roddick đã chỉ lọt đến tứ kết, còn Nikolai Davydenko thì dừng bước ở vòng 4. Tháng 8 năm 2007 đánh dấu 1 bước ngoặt lớn trong sự nghiệp của Novak Djokovic khi anh đánh bại Andy Roddick (số 3 khi đó), Rafael Nadal (số 2) ở bán kết rồi Roger Federer (số 1) ở chung kết để giành giải vô địch Roger Master ở Montréal, Canada. Đây là lần đầu tiên kể từ Boris Becker năm 1994 có một tay vợt đánh bại cả 3 tay vợt có thứ hạng cao nhất trong bảng xếp hạng ATP tại một giải đấu. === Năm 2008: Grand Slam đầu tiên. === Năm 2008, Nole có 4 danh hiệu gồm Cúp Tennis Masters Cup (sân cứng trong nhà), ATP Masters Series Rome (sân đất nện), ATP Masters Series Indian Wells (sân cứng), Úc Mở rộng (sân cứng). Và đó được coi là năm thi đấu rất thành công của Djokovic khi anh giành được Grand Slam đầu tiên trong sự nghiệp tại Úc đầu năm sau khi đánh bại Roger Federer ở bán kết sau 03 set và Stonga ở chung kết sau 04 set khi đã để thua set đầu tiên. Cuối năm 2008 anh đoạt thêm chức vô địch Master Cup lần đầu tiên trong sự nghiệp(sau này được đổi tên là ATP World Tour Final)giải đấu danh giá dành cho 08 tay vợt xuất sắc nhất trong năm, thể thức của giải đấu là chia hai bảng chứ không đấu loại trực tiếp, anh ở cùng bảng B với Rafael Nadal (2), Nikolay Davydenko (6) và Robin Soderling(8) không phải là trở ngại quá lớn với Djokovic. Trong trận đấu cuối cùng Nole đã chiến thắng thuyết phục trước Nikolay Davydenko với tỉ số 6-1, 7-5,đoạt chức vô địch. Năm 2008 được xem như là năm khởi đầu cho hành trình chinh phục danh hiệu của tay vợt trẻ sau này trở thành tượng đài trong làng quần vợt. === Năm 2009: Mừoi trận chung kết, năm danh hiệu và sự xuất hiện của Big Four. === Djokovic bắt đầu năm 2009 tại giải Brisbane International ở Brisbane, Australia, nơi mà anh đã bị loại bởi Ernests Gulbis ngay vòng đầu tiên. Ở giải Medibank International tại Sydney, anh thua Jarkko Nieminen ở bán kết. Với tư cách là đương kim vô địch Úc Mở rộng, Djokovic đã phải rút lui ở trận tứ kết với cựu số 1 thế giới Andy Roddick. Sau khi thua ở bán kết giải Open 13 tại Marseille trước Jo-Wilfried Tsonga, Djokovic vô địch Barclays Dubai Tennis Championships, đánh bại David Ferrer để giành danh hiệu thứ 12 trong sự nghiệp. Djokovic là đương kim vô địch tại BNP Paribas Open ở Indian Wells, California, một giải ATP World Tour Masters 1000, nhưng đã thua Roddick ở tứ kết. Tại giải Sony Ericsson Open ở Key Biscayne, Florida, một giải ATP World Tour Masters 1000 khác, Djokovic đánh bại Federer ở bán kết, trước khi thua Andy Murray ở chung kết. Djokovic vào chung kết Monte-Carlo Rolex Masters trên mặt sân đất nện, thua Rafael Nadal ở chung kết. Tại giải Internazionali BNL d'Italia ở Rome, một giải ATP World Tour Masters 1000 khác, Djokovic là đương kim vô địch và lại để thua ở chung kết lần nữa. Djokovic là hạt giống số 1 ở giải đấu tổ chức tại quê nhà, Serbia Mở rộng ở Belgrade. Anh đánh bại tay vợt lần đầu vào chung kết Łukasz Kubot để có danh hiệu thứ 2 trong năm. Là hạt giống số 3 tại Mutua Madrilena Madrid Open, Djokovic vào đến bán kết mà không để thua set nào. Ở đó, anh gặp Nadal và thua mặc dù đã có tới 3 match point. Trận đấu diễn ra trong 4 giờ 3 phút, là trận đấu dài nhất ở thể thức 3 set trong lịch sử ATP World Tour trong Kỷ nguyên mở rộng. Tại French Open, anh dừng bước ở vòng 3 trước tay vợt người Đức Philipp Kohlschreiber. Djokovic bắt đầu mùa giải sân cỏ tại Mở rộng Gerry Weber, sau sự rút lui của Federer, anh trở thành hạt giống số 1. Anh vào tới chung kết, để thua tay vợt Đức Tommy Haas. Djokovic cũng thua Haas ở tứ kết Wimbledon. Tại US Open Series, Djokovic vào tứ kết Cúp Rogers ở Montreal, trước khi để thua Andy Roddick. Tại giải Western & Southern Financial Group Masters ở Cincinnati, Djokovic đánh bại tay vợt số 3 thế giới Rafael Nadal ở bán kết. Anh thua số 1 thế giới Roger Federer ở chung kết. Tại US Open 2009, Djokovic vào tới bán kết mà chỉ để thua 2 set, đánh bại Ivan Ljubičić, hạt giống số 15 Radek Štěpánek và hạt giống số 10 Fernando Verdasco. Sau đó anh để thua Roger Federer. Tại Trung Quốc Mở rộng ở Bắc Kinh, anh đánh bại Victor Hănescu, Viktor Troicki, Fernando Verdasco, và Robin Söderling để vào chung kết, nơi anh đánh bại Marin Čilić trong 2 set để vô địch lần thứ 3 trong năm. Tại Shanghai ATP Masters 1000, Djokovic thua ở bán kết trước Nikolay Davydenko. Tại giải Davidoff Swiss Indoors ở Basel, Djokovic đánh bại Jan Hernych để vào tứ kết. Anh sau đó thắng Stanislas Wawrinka ở tứ kết. Anh thắng trận bán kết trước Radek Štěpánek. Tại chung kết, anh đánh bại tay vợt chủ nhà và đã 3 lần vô địch giải đấu Roger Federer để vô địch danh hiệu thứ 4 trong năm. Ở giải Masters 1000 cuối cùng trong năm BNP Paribas Masters tại Paris, Djokovic vô địch giải Masters 1000 đầu tiên trong năm. Anh đánh bại Rafael Nadal ở bán kết. Trong trận chung kết Djokovic vượt qua Gaël Monfils. Tới giải đấu cuối năm ATP World Tour Finals ở Luân Đôn với tư cách là đương kim vô địch, Djokovic đánh bại Nikolay Davydenko ở lượt đầu tiên vòng bảng. Ở trận đấu thứ 2, anh thua Robin Söderling. Mặc dù thắng Rafael Nadal ở trận thứ 3 nhưng Djokovic vẫn không vào được bán kết. Djokovic kết thúc năm với vị trí thứ 3 thế giới năm thứ 3 liên tiếp. Djokovic chơi 97 trận trong cả năm, nhiều nhất trong số các tay vợt ở ATP World Tour, với 78 trận thắng – 19 trận thua. Là tay vợt có số trận thắng nhiều nhất trong năm, Djokovic vào đến 10 trận chung kết và giành được 5 danh hiệu. === Năm 2010: Giành cúp Davis cùng Serbia === Djokovic bắt đầu mùa giải bằng giải đấu biểu diễn Kooyong Classic. Ở trận đấu đầu tiên, Djokovic đánh bại Tommy Haas, nhưng để thua Fernando Verdasco ở trận tiếp theo. Ở Úc Mở rộng, Djokovic bị loại ở tứ kết bởi Jo-Wilfried Tsonga trong trận đấu kịch tính kéo dài 5 ván đấu. Dù vậy, thành tích này cũng giúp Djokovic lần đầu leo lên vị trí thứ 2 thế giới. Tại giải ATP500 ABN AMRO World Tennis Tournament ở Rotterdam, Djokovic tiến vào bán kết và thất bại trước Mikhail Youzhny. Tại giải ATP500 Dubai Tennis Championships ở U.A.E, được xếp làm hạt giống số 2, Djokovic lần lượt đánh bại Guillermo García-López, Victor Troicki, Ivan Ljubicic, Marcos Baghdatis để vào chung kết gặp Mikhail Youzhny, với chiến thắng 7-5 5-7 6-3, Djokovic đã có được danh hiệu đầu tiên của năm. Sau đó Djokovic tham gia cùng đội tuyển Serbia tại vòng 1 cúp đồng đội nam thế giới Cúp Davis gặp đội tuyển Hoa Kỳ. Với 2 chiến thắng quan trọng trước Sam Querrey và John Isner, Djokovic đã đưa đội tuyển Serbia vào tứ kết với thắng lợi chung cuộc 3-2. Tại giải ATP1000 đầu tiên trong năm Indian Wells Masters, Djokovic để thua Ivan Ljubicic ở vòng 4. Tại giải ATP1000 Miami Masters, Djokovic đã để thua ngay vòng đấu đầu tiên trước Olivier Rochus. Với 2 thất bại liên tiếp này, Djokovic quyết định bổ nhiệm Todd Martin làm huấn luyện viên của mình. Tại giải ATP1000 đầu tiên trên sân đất nện Monte-Carlo Rolex Masters, hạt giống số 2 Djokovic đã tiến vào bán kết gặp Fernando Verdasco với chiến thắng trước Stanislas Wawrinka và David Nalbandian. Sau đó Djokovic đã để thua Verdasco với tỉ số 2-6 2-6. Tại giải ATP1000 Internazionali BNL d'Italia tại Roma, Djokovic lại để thua Verdasco ở tứ kết sau 3 ván đấu.Trở về tại giải đấu ATP250 Serbia Mở rộng được tổ chức trên quê nhà, nhà đương kim vô địch đã bỏ cuộc tại tứ kết gặp Filip Krajinovic. Tại giải Grand Slam thứ 2 trong năm trên sân đất nện, Djokovic đã tiến vào tứ kết sau khi đánh bại Evgeny Korolev, Kei Nishikori, Victor Hănescu, và Robby Ginepri. Ở tứ kết Djokovic bất ngờ để thua Jurgen Melzer sau khi đã thắng 2 ván đầu và 1 break trước trong ván thứ 3. Tại Grand Slam thứ 3 trong năm Wimbledon, được xếp làm hạt giống số 3 của giải, Djokovic đã đánh bại Olivier Rochus, Taylor Dent, Albert Montanes, Lleyton Hewitt, và Yen-Hsun Lu trên con đường vào bán kết gặp Tomas Berdych, Djokovic đã thua sau 3 set đấu. Đến Grand Slam cuối cùng Us Open, Djokovic lần lượt đánh bại Troicki, Petzschner, Blake, Mardi Fish, Gaël Monfils, Roger Federer trên đường lọt vào chung kết nhưng lại để thua trước Rafael Nadal với tỉ số 1-3 (4-6,7-5,4-6,2-6). Cũng trong năm 2010, Djokovic giành được danh hiệu Davis Cup cùng đội tuyển Serbia sau chiến thắng 3-2 trước đội tuyên Pháp ở trận chung kết. === Năm 2011: Vươn lên số 1 thế giới. === Mùa giải tennis 2011, Djokovic vượt qua cái bóng của cặp Federer và Nadal để đứng số 1 thế giới, đây là năm đánh dấu làng banh nỉ nhìn djokovic bằng cặp mắt kính nể chứ không còn là người tô màu hay thêm gia vị cho những cuộc đối đầu của Federer và Nadal, cũng là mùa giải đánh dấu sự ra đời của một huyền thoại khác đã chen chân vào và lật đổ thế song cực đã hình thành gần 10 năm này của làng banh nỉ. Khởi đầu là chức vô địch Grand Slam Úc mở rộng và kết thúc là US open. Ngoài 3 chức vô địch Grand Slam (Úc Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng), Djokovic còn đoạt thêm 7 danh hiệu đơn khác.Thành tích chói sáng ấy đã giúp Djokovic vượt qua siêu sao bóng đá Lionel Messi (Argentina) và "ông vua" mới của làng đua công thức 1 Sebastian Vettel (Đức) để đoạt giải thưởng vận động viên (VĐV) nước ngoài xuất sắc nhất năm 2011 của BBC (BBC Overseas Sports Personality of the Year). Đây là lần thứ 6 trong 11 năm qua, một VĐV quần vợt được các biên tập viên thể thao của các tờ báo, tạp chí Anh và khu vực bình chọn cho giải thưởng này. Djokovic bắt đầu mùa giải 2011 bằng một phong độ ấn tượng khi đánh bại Roger Federer và Andy Murray để đăng quang ở Úc mở rộng. Sau đó, tay vợt Serbia có hai lần hạ gục "ông vua sân đất nện" Nadal trên đường đoạt danh hiệu ở Indian Wells và Miami (Mỹ), rồi tiếp tục thống trị mặt sân đất nện ở các giải Rome (Ý) và Madrid (Tây Ban Nha). Cột mốc đáng nhớ nhất của Djokovic là chiến thắng trước Nadal ở chung kết Wimbledon để lần đầu tiên leo lên vị trí số 1 thế giới. Chấn thương vai sau đó không cho Djokovic được thể hiện nhiều ở giải đấu tại Cincinnati (Mỹ), nhưng tay vợt Serbia vẫn hồi phục kịp thời để nâng cao chiếc cúp Mỹ mở rộng sau khi đánh bại Nadal trong trận chung kết. Sau Mỹ mở rộng 2011, tay vợt Serbia ẵm trọn các giải thưởng dành cho tay vợt xuất sắc nhất của năm từ ATP và ITF. Năm 2011 là một năm đại thành công của Djokovic, đánh dấu sự khởi đầu kỷ nguyên thống trị của anh với làng quần vợt thế giới kéo dài cho đến những năm sau. === Năm 2012: Lần thứ 3 vô địch Úc mở rộng, kết thúc năm ở số 1 thế giới. === Djokovic bước vào mùa giải mới tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm Úc mở rộng. Được xếp là hạt giống số 1 của giải, Djokovic đã liên tiếp đánh bại các đối thủ Paolo Lorenzi, Santiago Giraldo, Nicolas Mahut, Lleyton Hewitt, David Ferrer để tiến vào bán kết gặp Andy Murray. Ở bán kết, Djokovic đã vượt qua Murray sau 4 giờ 50 phút trong 1 trận đấu kéo dài 5 set căng thẳng với các tỉ số 6-3 3-6 6-7 6-1 7-5 để giành quyền vào chung kết gặp Rafael Nadal. Trong trận chung kết, một lần nữa Djokovic đánh bại Nadal lần thứ 3 liên tiếp tại chung kết các giải Grand Slam để dành chức vô địch úc mở rộng thứ 3 và là Grand Slam thứ 5 trong sự nghiệp. Tỉ số các set là 5-7, 6-4, 6-2, 6-7, 7-5 sau 5h53 phút thi đấu. Đây là trận chung kết kéo dài nhất trong lịch sử các kì Grand Slam và là trận đấu dài nhất trong lịch sử Úc Mở rộng Anh lọt vào chung kết giải Grand Slam trên sân đất nện tại Pháp sau khi vượt qua Starace, Kavčič, Devilder, Seppi, Jo-Wilfried Tsonga, Federer rồi để thua trong trận chung kết kéo dài 2 ngày với Rafael Nadal với tỉ số các set lần lượt là 4-6,3-6,6-2,5-7. Đáng chú ý tình huống quyết định khi Djokovic mắc lỗi giao bóng kép. Bước vào Wimbledon, được xếp hạng hạt giống số 1, Djokovic lần lượt vượt qua Ferrero, Harrison, Štepánek, Troicki, Florian Mayer trước khi để thua Roger Federer tại bán kết. Giải Grand Slam cuối cùng trong năm diễn ra tại Mỹ, Djokovic vươt qua các đối thủ Lorenzi, Dutra da Silva, Benneteau, Wawrinka, Juan Martín del Potro, David Ferrer trên đường vào chung kết trước khi để thua Andy Murray sau 5 set đấu (6-7,5-7,6-2,6-3,2-6). Cũng trong năm này, anh giành được chức vô địch ATP World tour Final sau khi đánh bại Roger Federer ở trận chung kết với tỉ số 2-0 (7-6,7-5). Anh kết thúc năm 2012 với vị trí số 1 trên bảng xếp hạng ATP, đây là năm thứ hai liên tiếp Djokovic kết thúc năm ở vị trí số 1 thế giới. === Năm 2013: 3 lần liên tiếp vô địch Úc mở rộng. === Ở giải Grand Slam đầu tiên trong năm, Djokovic chiến thắng Andy Murray trong trận chung kết sau 4 set, nâng cao chiếc cúp vô địch lần thứ 3 liên tiếp tại Australian Open. Anh là vận động viên đầu tiên kể từ kỉ nguyên mở rộng liên tiếp giành được 3 danh hiệu Grand Slam châu Á/Đại Dương này, vào các năm 2011, 2012, và 2013. Đây là danh hiệu Grand Slam thứ sáu của anh trong sự nghiệp.Tiếp nối thành công này, anh giành tiếp chức vô địch thư tư liên tiếp tại Dubai. Nhưng với chấn thương và phong độ không tốt, anh đã phải rút lui sớm tại 2 giải Masters 1000 quan trọng, đó là BNP Paribas Open (Indian Wells) và Sony Open Tennis (Miami). Djokovic bước vào mùa giải trên mặt sân đất nện với vị trí là hạt giống số 1, khởi đầu với Monte-Carlo Masters. Dù trước đó anh gặp chấn thương, và thi đấu không chắc chắn trong những trận đấu đầu tiên của mùa giải, nhưng kể từ khi bước vào vòng tứ kết, Djokovic đã chúng tỏ anh xứng đang với ngôi vị số 1 thế giới sau khi lần lượt hạ 2 hiện tượng của giải, Jarkko Nieminen và Fabio Fognini với tỉ số 6-4, 6-3 và 6-2, 6-1. Cuối cùng, anh đã giành được danh hiệu Monte-Carlo Rolex Masters đầu tiên của mình trong sự nghiệp, sau khi đánh bại Rafael Nadal 6-2, 7-6(1). Hiện tại anh chỉ còn thiếu giải Western & Southern Open tại Cincinnati là đủ bộ sưu tập trong hệ thống giải đấu ATP World Tour Masters 1000. Bước vào Roland Garros với quyết tâm chinh phục chức vô địch, anh lần lượt vượt qua Goffin, Pella, Dimitrov, Kohlschreiber, Tommy Haas để tiến vào bán kết gặp ông vua sân đất nện Rafael Nadal nhưng lại một lần nữa chịu gác vợt sau 5 set đấu vô cùng kịch tính (4-6,6-3,1-6,7-6,7-9). Quên đi thất bại tại Pháp mở rộng, Djokovic hướng đến giải Grand Slam thứ 3 trong năm tại Wimbledon, anh lần lượt đánh bại các tay vợt Mayer, Reynolds,Chardy, Haas, Tomáš Berdych, Juan Martín del Potro để tiến vào chung kết gặp tay vợt chủ nhà Andy Murray. Djokovic để thua Murray tại trận chung kết sau 3 set (4-6,5-7,4-6). Bước vào mùa sân cứng diển ra tại Bắc Mỹ, Djokovic thi đấu không thành công tại 2 giải Master 1000 là Cincinnati (thua John Isner tại tứ kết) và Roger Cup (thua Rafael Nadal tại chung kết). Đến giải Grand Slam cuối cùng trong năm là US open, Djokovic vượt qua các đối thủ Berankis, Becker, Sousa, Granollers, Mikhail Youzhny và Stanislas Wawrinka để tiến vào chung kết, trong đó có trận đấu căng thẳng kéo dài 5 set với Wawrinka. Tại chung kết anh gặp đối thủ là tay vợt người Tây Ban Nha Rafael Nadal và một lần nữa nhận thất bại sau 4 set (2-6,6-3,4-6,1-6), qua đó chính thức đánh mất vị trí số 1 vào tay Rafael Nadal. Sau trận thua này, Djokovic đã liên hệ và bổ nhiệm huyền thoại Boris Becker làm huấn luyện viên của mình bắt đầu từ mùa giải 2014. Đánh mất ngôi số 1 thế giới, Djokovic có sự đáp trả lại khi dành chiến thắng trước Nadal tại chung kết giải ATP 500 China Open. Phong độ tốt trong giai đoạn cuối năm giúp anh thâu tóm thêm 2 giải Master 1000 tại Thượng Hải và Paris cùng chức vô địch ATP World Tour Final sau khi đánh bại Rafael Nadal tại chung kết (6-3,6-4) Anh kết thúc năm 2013 ở vị trí số 2 thế giới. === Năm 2014: Vô địch Wimbledon lần thứ 2, trở lại vị trí số 1 thế giới. === Djokovic tham dự Úc mở rộng với tư cách là đương kim vô địch nhưng bị loại ở tứ kết bởi Stan Wawrinka người sau đó đã lên ngôi vô địch sau khi đánh bại Nadal sau 4 set, anh tham dự hai giải master 1000 sau đó là Indianwell, Miami Master và đều giành chức vô địch sau khi đánh bại Federer và Nadal, tiếp mùa giải trên sân đất nện, anh bị loại ở bán kết bởi Roger Federer ở Monte Carlo, anh bỏ giải Madrid Master nhưng tham dự Roma Master và đoạt chức vô địch sau khi đánh bại Nadal trong trận chung kết. Bước vào Roland Garros, Djokovic tràn trề cơ hội lên ngôi vô địch giải Grand Slam trên sân đất nện, anh đã vượt qua Gubis ở bán kết và gặp Nadal ở chung kết, trong trận chung kết mặc dù đã dẫn trước Nadal trong set 1 với tỷ số 6-3 nhưng sau đó đã để thua 3 set còn lại để lỡ hẹn với chức vô địch Grand Slam duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp.Sau Roland Garros Djokovic tham dự Wimbledon danh giá trên mặt sân cỏ và đoạt chức vô địch sau khi thắng Federer trong trận chung kết với các tỷ số 6-7, 6-3, 6-3, 5-7, 6-4, trong set 4, có lúc Djokovic dẫn trước Federer 5-2 nhưng bị thua ngược 7-5, tuy nhiên anh kịp bừng tỉnh trở lại đúng lúc để thắng 6-4 trong set 5 quyết định để lên ngôi vô địch. Trận chung kết Wimbledon 2014 được đánh giá là trận chung kết hay nhất và kịch tính nhất chỉ sau Nadal - Federer năm 2008, sau khi đoạt chức vô địch Wimbledon 2014, Djokovic chiếm lại vị trí số 1 của Nadal trên bản xếp hạng các tay vợt của ATP. Tiếp theo hai giải Master 1000 tại Bắc Mỹ là Cicinnati tại Mỹ và Montreal tại Canada, Djokovic thi đấu không thành công và bị loại sớm, đến giải Grand Slam cuối cùng là Mỹ mở rộng anh bị loại bất ngờ ở bán kết bởi tay vợt châu Á Nhật Bản là Kei Nishikori, sau đó anh thua Roger Federer trong trận chung kết giải Thượng Hải Master 1000 với các tỷ số 6-4, 6-4. Sau đó anh trở lại và vô địch hai giải là Paris Master thắng Milos Raonic và ATP World Tour Finals giải đấu danh giá dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất năm, trong trận chung kết Djokovic vô địch mà không tốn giọt mồ hôi nào do Federer bỏ cuộc vì chấn thương. Djokovic kết thúc năm 2014 với vị trí số 1 thế giới trước sự bám đuổi về điểm số rất quyết liệt của Roger Federer. Đây là lần thư 3 anh kết thúc mùa giải với vị trí số 1 thế giới. === Năm 2015 Thống trị tennis thế giới, kỷ lục về số điểm trên bảng xếp hạng. === Djokovic bắt đâu năm 2015 với tư cách là tay vợt số 1 thế giới, anh tham dự giải Qatar nhưng bị loại bởi Karlovic, đến giải ATP Dubai 500 anh thua Roger Federer trong trận chung kết, bắt đầu giải Grand Slam đầu tiên trong năm, Australian open 2015, Djokovic đi đến trận chung kết, trong trận chung kết anh chiến thắng Andy Murray sau 4 set với các tỷ số 7-6, 6-7, 6-4, 6-0 nâng cao chiếc cúp tại Úc lần thứ 5. Sau Úc mở rộng anh tiếp tục vô địch hai giải Master 1000 liên tiếp là Indian well, Miami Master, trong trận chung kết Indianwell anh thắng Federer sau 3 set, còn trong chung kết Miami Master anh thắng Murray cũng trong 3 set nâng tỷ số đối đầu giữa anh và Murray lên con số 19-8. Tiếp tục mùa giải tennis trên sân đất nện với mở màn là Monte carlo tại Monaco nơi gia đình anh đang sinh sống. Trên con đường tiến đến chức vô địch anh loại Nadal ở bán kết sau 2 set, trong trận chung kết với Berdych, anh đã giành chiến thắng sau 3 set, trở thành tay vợt lần đầu tiên trong lịch sử vô địch 3 giải Master 1000 đầu năm liên tiếp. Djokovic không tham dự Madrid Master nhưng sau đó tham dự và vô địch giải Master 1000 khác tổ chức trên sân đất nện tại Italia là giải Roma Master, trong trận chung kết Roma Master anh giành chiến thắng dễ dàng trước Roger federer sau 2 set với các tỷ số là 6-2, 6-4, sau chức vô địch Roma master anh đã có 24 chức vô địch ATP Master 1000 vượt lên federer người có 23 chức vô địch trở thành tay vợt đứng thứ hai dành nhiều chức vô địch nhất các giải Master 1000 sau Nadal với 27 lần vô địch. Djokovic bước vào Roland Garros với tư cách là tay vợt số 1 thế giới và là hạt giống số 1 của giải, theo kết quả phân nhánh anh ở cùng nhánh đấu với vua sân đất nện Nadal và khả năng cả hai sẽ gặp nhau tại vòng tứ kết của giải, ở vòng 1 anh vượt qua Nieminen sau 3 set, vòng 2 anh vượt qua Gilles Muller cũng sau 03 set mặc dù bị đau và cần đến sự chăm sóc của bác sĩ trong gần 10 phút cuối set 2, vòng 3 anh vượt tay vợt trẻ người Úc là kokkinakis sau 03 set đều với tỷ số 6-4, ở vòng 4 anh vượt qua tay vợt nước chủ nhà là Rasquest để bước vào vòng tứ kết đại chiến cùng Nadal. Trong trận tứ kết Roland Garros 2015, trận đấu chỉ gay cấn và kịch tính trong Set 1 khi Djokovic dẫn trước 4-0 nhưng Nadal san bằng tỷ số 4-4, sau đó Djokovic thắng 7-5, hai set còn lại thế trận nghiêng hoàn toàn về tay vợt số 1 thế giới với các tỷ số lần lượt là 6-3; 6-1 chính thức biến Nadal thành cựu vương tại Pháp Mở rộng, chiến thắng trước Nadal tại tứ kết Roland Garros cũng là lần đầu tiên Djokovic thắng được Nadal tại Pháp mở rộng sau 6 lần trước toàn thua trước đó trong đó có hai lần tại chung kết là năm 2012 và 2014, và anh cũng là tay vợt duy nhất thắng được Nadal trong tất cả các giải Grand Slam đồng thời rút ngắn thành tích đối đầu giữa anh và Nadal là 23 - 21, sau khi vượt quá Nadal anh đụng tiếp tay vợt hạt giống khác và đang chơi rất tốt trên sân đất nện từ đầu năm đến nay là Andy Murray trong trận đấu diễn ra trong 2 ngày, anh dẫn trước 2-0 trong hai set đầu tiên nhưng lại bị gỡ hòa trong hai set tiếp sau, tuy nhiên trong set quyết định, bãn lĩnh của tay vợt số 1 đã giúp anh thắng dễ với tỷ số 6-1 để giành quyền vào chơi chung kết gặp Wanwrinka, nhưng lại thua 1-3 trước chính Wanwrinka, một lần nữa anh lỗi hẹn với chức vô địch Roland Garros đầu tiên trong sự nghiệp và cơ hội thâu tóm toàn bộ Grand Slam trong sự nghiệp thi đấu. Đến Wimbledon, anh thi đấu rất thành công và vào đến chung kết, trong đó có chiến thắng 3-2 trong cuộc marathon diễn ra trong 2 ngày thi đấu ở vòng 4 với Kevin Anderson (Nam Phi). Sau khi loại Richard Gasquet (Pháp) ở bán kết, Nole vào chung kết và gặp lại kỳ phùng địch thủ Roger Federer. Trước sức ép to lớn từ khán giả, anh thắng set 1 qua loạt tiebreak, thua set 2 cũng ở loạt tiebreak, thắng 2 sec 3 và 4 nhờ 1 điểm break giành được trong mỗi sec và 1 Championship point ở set cuối, anh lên ngôi sau chiến thắng 7-6, 6-7, 6-4, 6-3 và giành Grand Slam thứ 9 trong sự nghiệp và thứ 3 tại Wimbledon. Đến mùa giải sân cứng ở Bắc Mỹ, anh đều thua tại hai trận chung kết Master 1000 là Roger cup và Cicinnati trước Murray và Federer, tuy nhiên anh trở lại kịp thời tại giải Grand Slam cuối cùng trong năm là Mỹ mở rộng anh đã đoạt chức vô địch sau khi thắng Federer trong trận chung kết với tỷ số 3-1, tỷ số các set lần lượt là 6-4; 5-7; 6-4; 6-4, đoạt chức vô địch mỹ mở rộng lần thứ hai trong sự nghiệp và là Grand Slam thứ 10, như vậy tính đến tháng 09/2015 anh đã vào chơi cả 4 trận chung kết Grand Slam của năm và đoạt 3 chức vô địch, anh chắc chắn đứng số 1 thế giới khi kết thúc năm 2015. Nối tiếp thành công anh vô địch hai giải ATP500 và Masters 1000 tại Bắc Kinh và Thượng Hải, cả hai giải anh không để thua set đấu nào. Anh tiếp tục vô địch giải Masters 1000 là Paris Master, như vậy anh đã vô địch 6 giải Master 1000 trong năm, một kỷ lục chưa có tay vợt nào làm được trong quá khứ. Đến giải ATP World Tour Finals danh giá dành cho 8 tay vợt xuất sắc nhất năm, Djokovic tiếp tục vô địch sau khi đánh bại Roger Federer trong trận chung kết với các tỷ số lần lượt là 6-3, 6-4 và lần thứ 4 liên tiếp vô địch giải đấu này. Như vậy Djokovic đã lập kỷ lục dự 15 trận chung kết liên tiếp trong năm 2015, kỷ lục đến giờ chưa có tay vợt nào san bằng. Năm 2015 là một năm đại thành công của Djokovic, còn xuất sắc hơn mùa giải thần thánh 2011 của anh, Djokovic thể hiện sự thống trị tuyệt đối với làng banh nỉ thế giới. === Năm 2016: Giành Grand Slam sự nghiệp, đương kim vô địch cả 4 giải Grand Slam (Nole Slam) và phá kỉ lục điểm số ATP. === Anh khởi đầu năm 2016 bằng chiến thắng tại giải quần vợt Qatar Open trước Rafael Nadal trong trận chung kết với tỷ số 6-1, 6-2 qua đó vượt lên trên tỷ số đối đầu giữa hai tay vợt là 24 - 23 nghiêng về Djokovic. Sau đó anh lọt vào trận chung kết của giải Úc mở rộng. Trong trận chung kết anh giành chiến thắng trước tay vợt Vương quốc Anh Andy Murray với tỷ số 3-0(6-1,7-5,7-67-3) để lần thứ sáu vô địch giải này và là Grand Slam thứ 11 trong sự nghiệp Djokovic tham dự giải quần vợt ATP500 tại Dubai, nhưng phải sớm bỏ cuộc trong trận đấu với Feliciano Lopez do gặp phải vấn đề về mắt. Anh nhanh chóng trở lại tại giải ATP 1000 đầu tiên trong năm Indian Wells, Djokovic tiến một mạch vào bán kết gặp kình địch Rafael Nadal và giành chiến thắng sau 2 set (7-65;6-2), qua đó tiếp tục nâng thành tích đối đầu giữa anh và Nadal lên thành 25-23. Trong trận chung kết, Djokovic dễ dàng giành chiến thắng chóng vánh trước tay vợt của Canada Milos Raonic sau 2 set (6-2,6-0). Chiến thắng này giúp Djokovic lần thứ 3 liên tiếp nâng cao chiếc cup vô địch tại Indian Wells và anh chính thức san bằng kỷ lục giành 27 Masters 1000 của Rafael Nadal. Tiếp nối thành công tại Indian Well, Djokovic tham dự Miami Masters - giải Masters 1000 thứ hai trong năm. Anh lần lượt vượt qua các tay vợt Edmund, J.Sousa, D.Thiem, Tomas Berdych, D.Goffin trên con đường tiến vào trận chung kết và chiến thắng tay vợt người Nhật Bản Kei Nishikori sau 2 set (6-3,6-3). Với chức vô địch này, anh đã giành được danh hiệu thứ 6 tại Miami, cân bằng với số danh hiệu của huyền thoại Andre Agassi. Và quan trọng hơn cả, với danh hiệu Masters 1000 thứ 28 trong sự nghiệp, Novak Djokovic đã trở thành tay vợt nam giành được nhiều danh hiệu ATP Masters 1000 nhiều nhất trong lịch sử quần vợt thế giới, anh phá bỏ kỷ lục giành 27 danh hiệu mà Rafael Nadal đã thiết lập trước đó. Bước vào mùa giải diễn ra trên mặt sân đất nện, Djokovic tham dự Monte Carlo Master với nhiệm vụ bảo vệ chức vô địch tại đây. Được đánh giá là hạt giống số 1 nhưng Djokovic bất ngờ để thua ngay tại vòng 2 trước tay vợt không mấy tên tuổi Jiri Vesely sau 3 set (4-6;6-2;4-6). Bị loại sớm khỏi giải đấu cùng với việc Rafael Nadal đăng quang đã khiến Djokovic bị chính Nadal bắt kịp số danh hiệu ATP Masters 1000 với mỗi người 28 danh hiệu. Djokovic trở lại và tham dự giải quần vợt Mutua Madrid Open diễn ra tại Tây Ban Nha sau ba năm vắng mặt, anh lấy lại phong độ hủy diệt và một mạch vượt qua các đối thủ trên con đường vào chung kết gặp lại người bạn thân Andy Murray. Trong trận chung kết, Djokocvic dễ dàng giành chiến thắng trong set 1 với tỷ số 6-2, để thua lại set 2 với tỷ số 3-6. Trong set thứ 3 quyết định, Djokovic thể hiện được bản lĩnh của mình, đặc biệt trong game cuối cầm giao bóng để kết thúc trận đấu, anh bị Murray dẫn 0-40 nhưng vẫn lật ngược tình thế và giành thắng lợi chung cuộc 6-3. Giành chiến thắng trước Murray, Novak Djokovic lần thứ hai nâng cao chiếc cup vô địch Mutua Madrid Open, qua đó với danh hiệu Masters 1000 thứ 29, anh một lần nữa vượt qua Rafael Nadal để trở thành tay vợt nắm giữ kỷ lục giành nhiều danh hiệu ATP Masters 1000 nhiều nhất trong lịch sử. Anh tham dự giải Masters 1000 cuối cùng trên mặt sân đất nện diễn ra tại Roma, Italia. Anh tiến vào chung kết sau những trận đấu căng thẳng với Rafael Nadal và Kei Nishikori để gặp tay vợt người Vương quốc Anh Andy Murray. trong trận chung kết, anh để thua sau hai set với tỉ số 3-6, 3-6. Giải quần vợt Pháp mở rộng là giải Grand Slam duy nhất Djokovic còn thiếu trong sự nghiệp, anh đã 3 lần vào chung kết nhưng đều chịu thất bại. Vì vậy, Djokovic đến Paris tham dự giải quần vợt Pháp mở rộng 2016 với quyết tâm cực lớn. Anh được phân vào nhánh thăm khá thuận lợi, lần lượt dễ dàng vượt qua Lu Yen-hsun, Steve Darcis, A.Bedene ở 3 vòng đấu đầu tiên. Những cơn mưa không ngớt ở Paris làm gián đoạn các trận đấu khiến cho trận đấu ở vòng 4 giữa Djokovic và Roberto Bautista Agut phải kéo dài trong vòng 3 ngày, cuối cùng Djokovic dành chiến thắng trước Agut sau 4 set (3-6,6-4,6-1,7-5). Vượt qua khó khăn ở vòng 4 Djokovic giành chiến thắng trước Tomas Berdych và Dominic Thiem tại tứ kết và bán kết cùng với tỉ số 3-0 để lần thứ 4 tiến vào chung kết giải quần vợt Pháp mở rộng. Bước vào trận chung kết với Murray, Djokovic nhập cuộc không tốt khiến anh để thua set đầu tiên với tỉ số 3-6. Không để cái dớp trở lại, Djokovic bừng tỉnh và thi đấu xuất sắc trong 3 set đấu tiếp theo. Sau 3h03' thi đấu Djokovic vượt qua Murray với tỉ số 3-6,6-1,6-2,6-4 qua đó lần đầu tiên đăng quang ngôi vô địch Giải quần vợt Pháp mở rộng. Chức vô địch này giúp Djokovic trở thành tay vợt thứ 8 trong lịch sử và thứ 5 tính từ Kỷ nguyên mở rộng hoàn tất bộ sưu tập Grand Slam sự nghiệp. Djokovic cũng trở thành tay vợt đầu tiên sau 46 năm (Rod Laver - 1969) vô địch liên tiếp 4 giải Grand Slam khác nhau. Thành tích này của Djokovic được gọi là "Nole Slam". Sau đó Djokovic thi đấu không thành công tại Wimbledon khi bị loại ở vòng 3 bởi Sam Querrey. Djokovic mở đầu US Open Series tại Rogers Cup và giành ngôi vô địch. Tuy nhiên sau đó anh bị loại tại vòng 1 Olympic Rio bởi Juan Martin del Potro sau hai loạt tie-break. Đây mới là lần đầu tiên kể từ tháng 1/2009 mà Djokovic bị loại từ trận vòng 1 của một giải đấu. Anh rút lui khỏi giải Cincinnati - Master duy nhất còn thiếu trong sự nghiệp vì chấn thương cổ tay. Tới US Open với chấn thương cổ tay, Djokovic trải qua Grand Slam kì lạ nhất sự nghiệp với việc lọt vào bán kết năm thứ 10 liên tiếp sau chưa đầy 10 set đấu sau khi các đối thủ Jiri Vesely rút lui ở vòng 2, Mikhail Youzhny bỏ cuộc tại vòng 3 khi tỉ số set 1 đang là 4-2 nghiêng về Djokovic và Jo-Wilfried Tsonga bỏ cuộc khi đang bị Djokovic dẫn trước 2-0 (6-3, 6-2). Tại bán kết, Djokovic đánh bại Gaels Monfils trong vòng 4 set và gặp Stan Wawrinka tại trận chung kết.Trong trận chung kết mỹ mở rộng 2016,anh đã thua Wawrinka sau 4 sec với tỷ số là 7–6(7–1), 4–6, 5–7, 3–6. == Thành tích == === Grand Slam === ==== Vô địch (12) ==== ==== Á quân (9) ==== === Masters Cup / ATP World Tour Finals === ==== Vô địch (5) ==== === ATP Masters Series / ATP World Tour Masters 1000 === ==== Vô địch (30) ==== ==== Á quân (13) ==== === Toàn bộ (90) === ==== Vô địch (66) ==== ==== Á quân đơn (23) ==== === Thu nhập từ thi đấu === == Đời sống cá nhân == Anh lập gia đình với Jelena Ristic vào tháng 7/2014 tại khu resort thơ mộng trên hòn đảo Sveti Stefan thuộc Montenegro, Hai người sau đó đã có 1 bé trai mang tên Stefan Djokovic. Djokovic lập ra một tổ chức từ thiện mang chính tên anh: Novak Djokovic Foundation. Djokovic được các đồng nghiệp và người hâm mộ đánh giá là một trong những tay vợt vui tính và hài hước nhất của làng banh nỉ thế giới, biệt danh "Djoker" đã nói lên điều đó. Djokovic có sở thích thường hay bắt trước các đồng nghiệp như Rafael Nadal, Maria Sharapova, Serena Williams,... và thường pha trò hài hước, gây tiếng cười cho khán giả. Bên cạnh đó anh cũng là một tay vợt khá nóng tính khi thi đấu, điển hình là hay đập vợt khi thi đấu không tốt, nhưng có vẻ chính hành động này lại khiến Djokovic tập trung hơn sau đó và thi đấu thăng hoa. Hiện tại Djokovic sử dụng vợt của Head, trang phục thi đấu của Uniqlo và giày của Adidas == Kỷ lục == ==== Mùa giải 2011 ==== - 10 là số danh hiệu mà Djokovic giành được trong mùa, trong đó có 3 danh hiệu Grand Slam (Úc Mở rộng, Wimbledon và Hoa Kỳ Mở rộng) và cả 5 ngôi vô địch ở các giải Masters 1000 (Indian Wells, Key Biscayne, Madrid Masters, Roma Masters và Cúp Rogers). - 70 là số trận thắng trong mùa của Djokovic, trong đó, anh từng tạo ra chuỗi 43 trận thắng liên tiếp từ đầu mùa cho đến bán kết Roland Garros (nơi anh bị chặn đứng bởi Federer); Djokovic cũng chỉ thua có 6 trận trong mùa (trong đó có 2 trận thua tại ATP World Tour Finals vào cuối năm - một giải đấu mà anh tham gia "lấy lệ" và nhanh chóng buông vợt khá chóng vánh trước David Ferrer và Janko Tipsarević). Thành tích này của Djokovic được xác nhận chỉ thua thành tích của John McEnroe trong mùa giải 1984 với 82 trận thắng và 3 trận thua. - 1 và 16.145 là thứ hạng và điểm số của Djokovic trên bảng điểm xếp hạng của ATP - đây là số điểm kỷ lục đối với một tay vợt từ khi ATP thay đổi hệ số tính điểm vào năm 2009; xếp ngay sau Djokovic lần lượt là Nadal và Federer với những con số tương ứng lần lượt là 2 và 9.595; 3 và 8.170. - 14,418,664$ là số tiền thưởng mà Djokovic giành được trong mùa; đây là số tiền thưởng kỷ lục mà một tay vợt thắng được trong mùa giải; kỷ lục của Djokovic đã vượt qua số tiền thưởng 10,1 triệu USD của Nadal (mùa giải 2010) và Federer (mùa giải 2007). - 6 là số trận toàn thắng trước Nadal ở chung kết các giải đấu trong mùa, Djokovic đã khiến cho Nadal nếm trải thứ cảm giác khó khăn mà anh từng buộc Federer phải chịu đựng trong ngần ấy năm. ==== Mùa giải 2013 ==== - Với chức vô địch Úc mở rộng, Djokovic trở thành tay vợt đầu tiên từ kỷ nguyên Mở vô địch 3 lần liên tiếp tại đây. Với 4 chức vô địch tổng cộng, anh cũng san bằng kỷ lục trước đó của Agassi và Federer. ==== Mùa giải 2015 ==== - Djokovic trở thành tay vợt đầu tiên và duy nhất vô địch liên tiếp 3 giải Master 1000 đầu năm là Indian Well, Miami và Monte Carlo, sau 2 chức vô địch Roma Master, Thượng Hải Master và Paris Master anh đã có 26 chức vô địch giải Master vượt qua Federer (24 master 1000), chỉ còn kém Nadal với 27 lần. - Djokovic là người đầu tiên trong làng quần vợt chuyên nghiệp vượt qua cột mốc 21 triệu USD tiền thưởng chỉ trong một mùa giải, kỷ lục tiền thưởng trong 1 mùa giải trước đây thuộc về Rafael Nadal, với 14,5 triệu USD vào năm 2013. Tuy nhiên, ở phong độ hiện tại, Djokovic thực sự là vua trên mọi mặt sân và anh đã dễ dàng phá vỡ kỷ lục của Nadal. - Anh là tay vợt duy nhất đến năm 2015 vô địch 6 giải Master 1000 trong cùng một năm, kỷ lục trước đây chỉ là 5 giải của chính anh năm 2011 và Nadal năm 2013.Anh cũng lập kỷ lục khác là tay vợt duy nhất vô địch Paris Master 1000 ba lần liên tiếp. - Năm 2015, sau khi vô địch ATP world Tour Final, anh đã lập kỷ lục dự 15 trận chung kết, vô địch 11 giải, đồng thời anh lập kỷ lục vô địch ATP Final 4 năm liên tiếp, anh đã vô địch giải này 5 lần và hiện anh chỉ còn kém kỷ lục 6 lần vô địch của Federer trong quá khứ. ==== Mùa giải 2016 ==== - Với chức vô địch tại Australian Open, Djokovic chính thức cân bằng số chức vô địch 6 lần của huyền thoại Roy Emerson, còn tính riêng trong kỷ nguyên mở rộng anh là tay vợt thành công nhất tại giải đấu này. - Với chức vô địch giải Master 1000 là Indianwell anh chính thức san bằng kỷ lục của Rafael Nadal với 27 chức vô địch Master 1000 - Sau chức vô địch Miami Masters 2016, Djokovic trở thành tay vợt sở hữu nhiều danh hiệu ATP Masters 1000 nhiều nhất trong lịch sử quần vợt thế giới với 28 danh hiệu, cũng với chức vô địch này anh thiết lập nên kỷ lục tay vợt duy nhất trong lịch sử vô địch hai Masters 1000 đầu năm trong ba năm liên tiếp. - Sau khi giành quyền vào tứ kết của giải quần vợt Pháp mở rộng, Djokovic trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử quần vợt thế giới giành được 100 triệu USD tiền thưởng từ thi đấu. - Với chức vô địch Pháp mở rộng 2016, anh là tay vợt thứ hai sau 46 năm giành chức vô địch cả bốn giải Grand Slam khác nhau liên tiếp (Wimbledon 2015, Mỹ mở rộng 2015, Úc mở rộng 2016 và Pháp mở rộng 2016). == Đối đầu == Djokovic là tay vợt duy nhất trong nhóm big four có tỉ lệ đối đầu chiến thắng các đối thủ còn lại, anh lần lượt dẫn trước Federer (23-22) Nadal (25-23)và Murray (22-9). Ban đầu anh hoàn toàn lép vế trong đối đầu với Federer và Nal, anh toàn thua cặp đôi đó tại ngưỡng cửa thiên đường như là bán kết hay chung kết đến nổi anh thốt lên rằng " Tôi sinh nhầm thời", bước ngoặt của Djokovic bắt đầu mùa giải 2011, mùa giải mà anh bắt đầu thực hiện chế độ dinh dưỡng không Gluten để nâng cao thể lực thì anh bắt đầu giành chiến thắng thu hẹp khoảng cách và vượt lên trên cả Nadal và Federer, cũng trong năm này anh phá vỡ thế thống trị thế giới của họ và vuơn lên đứng số 1 thế giới trong đó có 7 chiến thắng liên tiếp trong 7 trận chung kết trước Nadal Với Roger Federer (Djokovic dẫn 23-22) Djokovic có thành tích đối đầu cân bằng với Federer, tính hết năm 2015, cả hai đã gặp nhau tổng công 44 lần với tỷ số cân bằng là 22-22, những năm đầu từ 2007 - 2010, chiến thắng nghiêng về Federer, tuy nhiên bắt đầu từ mùa giải 2011, phần thắng lại nghiêng về Djokovic nhiều hơn, trong năm 2015 hay tay vợt gặp nhau tổng cộng 08 lần với phần thắng nghiêng vì Djokovic 05 lần toàn là các trận chung kết lớn, Federer thắng 3 lần trong đó có 01 lần chung kết Master 1000. Vào năm 2016, với một phong độ giữ vững như năm ngoái, tại giải Grand Slam đầu tiên trong năm - Úc Mở rộng, tại bán kết, Djokovic gặp Federer và anh chiến thắng sau 4 sét và vượt lên trên Federer để dẫn trước với tỉ số 23-22. Với Rafael Nadal (Djokovic dẫn 26-23) Cũng giống như Federer, Djokovic có tỷ lệ đối đầu với Nadal là cân bằng, 23-23. Cuộc đối đầu giữa Djokovic và Nadal có phần căng thẳng và kịch tính hơn so với cuộc đối đầu giữa Nadal và Federer. Djokovic là tay vợt duy nhất có tỷ lệ đối đầu không lép vế Nadal so với các tay vợt còn lại đang thi đấu hoặc đã giải nghệ, tuy nhiên tỷ lệ này có thể thay đổi theo chiều hướng nghiêng về Djokovic vì Nadal ngày càng sa sút và đánh mất phong độ, trong năm 2015 cả hai chạm trán nhau đến 4 lần với toàn thắng cho Djokovic. Bước qua năm 2016, với chiến thắng 6-1,6-2 trong trận chung kết ATP 250 Qatar Open, anh đã lần đầu tiên trong sự nghiệp dẫn trước Nadal với tỷ số 24-23. Tiếp tục chiến thắng Nadal tại bán kết Indian Wells, Djokovic gia tăng thành tích đối đầu giữa anh và Nadal lên con số 25-23 nghiêng về Djokovic. Với Andy Murray (Djokovic dẫn 24-10) Djokovic có tỷ lệ đối đầu áp đảo đối với Murray, cụ thể đến hết năm 2015 cả hai tay vợt này gặp nhau tổng cộng 31 lần với 22 lần chiến thắng cho Djokovic, kể từ Wimbledon 2013 đến hết 2015, Murray chỉ một lần chiến thắng trong số 11 lần hai tay vợt đối đầu nhau, lối đánh của hay tay vợt khá tương đồng nhưng Djokovic bản lĩnh hơn trong những thời điểm quyết định nên hoàn toàn chiếm ưu thế.Theo lời cha của Djokovic Murray đã phí phạm tài năng khi không giữ được bình tĩnh và cái đầu lạnh cần thiết trong những trận cầu quan trọng. == Lối đánh == Djokovic lấy lối đánh chủ động dưới vạch Basseline làm chủ động, anh ít khi lên lưới trừ những lúc dồn ép được đối thủ hoặc giao bóng lên lưới để làm bất ngờ cho đối thủ, còn lại anh chủ yếu tấn công từ cuối sân, lối đánh của anh được xem là thông minh nhất trong số các tay vợt còn thi đấu, theo thống kê trong mổi trận đấu quảng đường di chuyển của anh cũng ít hơn Roger Federer và Rafael Nadal, điểm số giành được trên mổi met di chuyển cũng ít hơn nên thật dễ hiểu khi thể lực của anh bao giờ cũng sung sức hơn, anh ít khi vị chấn thương không như Nadal luôn bị chấn thương hành hạ do lối đánh dùng quá nhiều sức. Anh rất chuộng cú bỏ nhỏ, trong mổi trận đấu anh thường thắng điểm bất ngờ từ cú bỏ nhỏ sát lưới, Djokovic thường thực hiện cú bỏ nhỏ từ cuối sân để gây bất ngờ cho đối thủ, khác với Nadal thường thực hiện cú bỏ nhỏ khi đã di chuyển vào trong sân và Federer thực hiện cú bỏ nhỏ như là cú cắt trái bóng ngắn == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Novak Djoković Novak Djokovic trên trang chủ ATP (tiếng Anh) Profile on tenniscorner.net Djokovic Recent Match Results Djokovic World Ranking History (tiếng Anh) Player's profile from APT (tiếng Ý) VIDEO Novak Djokovic's imitations: Federer, Roddick, Nadal, Sharapova (tiếng Anh) Ảnh, bài phỏng vấn, thống kê trên Us Open
tạp chí cộng sản.txt
Tạp chí Cộng sản là cơ quan lý luận và chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, trước đây có tên là Tạp chí Học Tập ra đời vào năm 1955 trong hội nghị trung ương 7 của Đảng Cộng sản Việt Nam. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Tạp chí Cộng sản.
ipad.txt
iPad là máy tính bảng do Apple Inc phát triển. Được công bố vào ngày 27 tháng 1 năm 2010, thiết bị này tạo ra một phân loại mới giữa điện thoại thông minh và máy tính xách tay. Tương tự về tính năng so với thiết bị nhỏ và yếu hơn là iPhone hoặc iPod touch, iPad cũng chạy trên cùng hệ điều hành iPhone OS đã được sửa đổi với giao diện được thiết kế lại để tận dụng màn hình lớn. Ipad có màn hình chạm đa điểm sử dụng đèn led chiếu sáng 9.7 inch, 16 tới 64 GB bộ nhớ flash, BlueTooth 2.1 và kết nối 30 chân với bộ để để đồng bộ với iTunes cũng như các thiết bị ngoại vi kết nối bằng dây khác. Hai mẫu được công bố gồm mẫu sử dụng Wifi 802.11n và một mẫu sử dụng Wi-Fi 802.11n Wi-Fi và 3G, và GPS. Cả hai mẫu đều có 3 tùy chọn về dung lượng lưu trữ. Là thiết bị đầu tiên của Apple để khai thác dịch vụ iBookstore cũng như ứng dụng đọc sách đi kèm iBooks, iPad được so sánh với Kindle của Amazon và Nook của Barnes & Noble. == Lịch sử == Máy tính bảng đầu tiên của Apple là MessagePad 100 dựa trên nền Newton, được giới thiệu vào năm 1993 và đã dẫn tới việc xây dựng bộ xử lý ARM6 cùng với Acorn Computers. Apple cũng phát triển sản phẩm mẫu về máy bảng dựa trên PowerBook Duo có tên là PenLite nhưng không thương mại hóa sản phẩm này vì sợ ảnh hưởng tới doanh số MessagePad. Sau đó, Apple cũng tung ra nhiều PDA dựa trên nền Newton và thiết bị PDA cuối cùng MessagePad 2100 đã ngừng sản xuất vào năm 1998. Apple tái gia nhập thị trường tính toán di động năm 2007 với sản phẩm iPhone. Tuy nhỏ hơn iPad nhưng iPhone có thêm camera và điện thoại di động. iPhone cũng tiên phong trong giao diện chạm đa điểm của hệ điều hành iPhone OS. Tới cuối năm 2009, người ta đã đồn đại về sự xuất hiện của iPad trong đó iSlate và iTablet là các tên được dự đoán. iPad được công bố vào ngày 27 tháng 1 năm 2010 tại một hội nghị của Apple tổ chức tại Trung tâm nghệ thuật Yerba Buena ở San Francisco. Ba ngày sau đó, tại lễ trao giảo Grammy lần thứ 52, Stephen Colbert sử dụng iPad khi công bố tên đề cử. == Sản xuất == iPad được lắp ráp bởi cùng nhà sản xuất iPod và iPhone là Foxconn tại nhà máy lớn nhất của Foxconn tại Shenzhen Trung quốc. Vì cả nhà thiết kế là Apple và nhà sản xuất theo hợp đồng là Foxconn đều không tiết lộ nguồn các cấu phần của iPad, người ta vẫn tìm ra được cá nhà cung cấp cấu kiện bằng cách tháo nhỏ thiết bị iPad và các phân tích của những người trong ngành.. Samsung vừa sản xuất chíp A4 cho Apple sử dụng trong iPad đồng thời cũng cung cấp bộ nhớ flash dùng trong phiên bản 64GB. Toshiba cung cấp flash cho các mô đen khác. Chip điều khiển màn hình cảm ứng do Broadcom cung cấp. Catcher Technologies sản xuất vỏ bạc, Novatek Microelectronics phát triển trình điều khiển LCD và Dynapack International cung cấp pin . Wintek cung cấp màn hình cảm ứng sau khi TPK Touch Solutions không có khả năng thực hiện đơn hàng và đã làm chậm trễ việc tung iPad ra thị trường sang đầu tháng Tư thay vì cuối tháng Ba. === Thông số kỹ thuật === Dung lượng bộ nhớ: 16GB;32GB;64GB;128GB Thời gian sử dụng liên tục: 10 giờ nghe nhạc, 8 giờ xem phim; Màn hình: 9.7" LED đa cảm ứng, độ phân giải (1024 x 760) px; Chuẩn không dây: Wi-Fi (802.11b/g); Kích thước: 241.8 x 189.7 x 12.7 mm; Trọng lượng: 680 g; Lưu trữ: 4.000 bài hát (128-Kbps AAC/MP3), 20.000 tấm hình và 20 giờ xem Video; Bluetooth 2.1 + DER; Ứng dụng: Calendar, Notes, Maps, Contacts, Mail (iCloud, Yahoo!Mail, Gmail, Hotmail và AOL); App Store: gần 250.000 ứng dụng dành cho iPad; iBooks: một cách để đọc và mua sách trên iBookstore; Pin: Rechargeable lithium polymer battery (Pin sạc); Định dạng xem phim: H.264,.m4v,.mp4, và.mov; Định dạng file âm thanh: AAC (16 đến 320 Kbps), Protected AAC (from iTunes Store), MP3 (16 đến 320 Kbps), MP3 VBR, Audible (định dạng 2, 3, và 4), Apple Lossless, WAV, và AIFF; Định dạng ảnh: JPEG, BMP, GIF, TIFF, PSD (Mac), và PNG; Thời gian sạc: 4 giờ (2 giờ sạc khoảng 80%); Lưu trữ dữ liệu giống như USB; Hệ điều hành: Mac OS X, Windows 2000/XP/Vista/Seven,... Màu sắc: Đen, trắng. === Các phụ kiện cho iPad === Các phụ kiện cho iPad được Apple chính thức thiết kế bao gồm Smart Cover, Smart Case, công cụ để kết nối máy ảnh, dock cho iPad, bàn phím không dây và tai nghe. == Có mặt trên thị trường == Apple nhận đơn đặt hàng trước cho iPad từ khách hàng Mỹ vào ngày 12 tháng 3 năm 2010. iPad phiên bản wifi được bán tại cửa hàng ngày 3 tháng 4 còn phiên bản Wi-Fi + 3G sẽ được tung ra vào cuối tháng 4. Wi-Fi và Wi-Fi + 3G sẽ được bán tại Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh vào cuối tháng 4. Dịch vụ 3G tại Mỹ sẽ do AT&T cung cấp với hai lựa chọn đều không sử dụng hợp đồng: lựa chọn thứ nhất là không giới hạn dung lượng và lựa chọn 250MB mỗi tháng với giá bằng một nửa. Tùy chọn này sẽ tự động được kích hoạt trên iPad và người mua có thể hủy bất kỳ lúc nào. == iPad Mini == iPad Mini (hay iPad mini) là một loại máy tính bảng được thiết kế, phát triển và phân phối bởi Apple Inc. Được công bố ngày 23 tháng 10 năm 2012, biết đến như là thế hệ thứ năm của chuỗi sản phẩm iPad, và là thiết bị đầu tiên xuất hiện với kích thước 7,9 inches, nhỏ hơn so với cỡ 9,7 inches tiền nhiệm. Sở hữu cấu hình tương tự iPad 2, kể cả độ phân giải màn hình. iPad Mini được tung ra tại hầu hết các cửa hàng Apple ngày 2 tháng 11. == So sánh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == iPad official site Apple Special Event tháng 1 năm 2010 Apple Inc. 27 tháng 1 năm 2010 iMac to iPad: 12 years of big-time Apple innovations
cơ quan sinh dục.txt
Cơ quan sinh dục hay sinh thực khí, theo định nghĩa hẹp, là bất kỳ bộ phận giải phẫu nào trên cơ thể tham gia vào quá trình sinh sản hữu tính và cấu thành hệ sinh dục trong một tổ chức phức tạp. Hoa là cơ quan sinh dục của thực vật có hoa, nón là cơ quan sinh dục của thực vật ngành Thông còn rêu, dương xỉ và những thực vật tương tự khác có cơ quan sinh sản là túi giao tử. == Động vật có vú == === Các cơ quan sinh dục bên ngoài và bên trong === Ở Lớp Thú, cơ quan sinh dục bao gồm: == Xem thêm == Hệ sinh dục nam, bộ phận sinh dục nam. Hệ sinh dục nữ, bộ phận sinh dục nữ. Vùng kích thích tình dục Người lưỡng tính/ Người đồng tính Dậy thì Quan hệ tình dục == Tham khảo == == Đọc thêm == Leonard, Janet L. and Alex Córdoba-Aguilar (2010). The Evolution of Primary Sexual Characters in Animals. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0199717036.
hồ nam.txt
(tiếng Trung: 湖南; bính âm: Húnán) là một tỉnh của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nằm ở khu vực trung-nam của quốc gia. Hồ Nam nằm ở phía nam của trung du Trường Giang và phía nam của hồ Động Đình (vì thế mới có tên gọi là Hồ Nam). Hồ Nam có giản xưng là "Tương" (湘), theo tên sông Tương chảy trên địa bàn. Hồ Nam giáp với Hồ Bắc ở phía bắc, với Giang Tây ở phía đông, với Quảng Đông ở phía nam, với Quảng Tây ở phía tây nam, với Quý Châu ở phía tây, và với Trùng Khánh ở phía tây bắc. Tỉnh lị của Hồ Nam là Trường Sa. Ngôn ngữ bản địa của phần lớn cư dân Hồ Nam là tiếng Tương. == Lịch sử == Thời nguyên thủy, các cánh rừng tại Hồ Nam là nơi sinh sống của những bộ tộc Tam Miêu (三苗), Bách Bộc (百濮) và Dương Việt (揚越), họ là tổ tiên của các tộc người Miêu, Thổ Gia, Động và Dao hiện nay. Các văn vật khai quật tại nhiều huyện trong tỉnh đã chứng minh rằng những giống người cổ đã có các hoạt động tại Hồ Nam cách đây 400.000 năm, sớm nhất là từ 10.000 năm trước đã có hoạt động trồng lúa và từ 5000 năm trước, tức vào thời đại đồ đá mới, đã có các cư dân sinh sống theo phương thức định cư đầu tiên tại Hà Nam. Sau khi Hồ Nam bị sáp nhập vào nước Sở, trong hàng trăm năm sau đó, người Hán ở phía bắc đã di cư đến Hồ Nam với số lượng lớn, họ chặt hạ các cánh rừng và bắt đầu hình thành nên các ruộng lúa tại những vùng thung lũng và đồng bằng. Đến ngày này, nhiều ngôi làng tại Hồ Nam vẫn được đặt tên theo các dòng họ người Hán đến định cư tại đó. Việc nhập cư từ phía bắc đặc biệt phổ biến vào thời Đông Tấn và Nam-Bắc triều, khi các dân tộc Ngũ Hồ tiến vào Trung Nguyên. Sau khi nhà Đường sụp đổ, vào thời Ngũ Đại Thập Quốc, Mã Ân đã cát cứ tại Hồ Nam và lập nên nước Sở, quốc đô đặt ở Trường Sa. Hồ Nam đã trở thành một trung tâm giao thông quan trọng trong thời phong kiến Trung Quốc với vị trí nằm bên Trường Giang. Nó cũng nằm trên tuyến đế lộ được xây dựng giữa miền bắc và miền nam Trung Quốc. Hồ Nam có nhiều đất đai để sản xuất ngũ cốc, phần thặng dư được cung cấp cho các phần khác của Trung Quốc. Dân số Hồ Nam tiếp tục tăng cho đến thế kỷ 19, khi mật độ đã trở nên đông đúc và nổ ra các cuộc khởi nghĩa nông dân. Một số cuộc nổi dậy có nguồn gốc từ căng thẳng sắc tộc như cuộc nổi loạn của người Miêu từ 1795-1806. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc nổ ra ở Quảng Tây vào năm 1850. Quân khởi nghĩa sau đó đã tràn đến Hồ Nam và tiến xa về phía đông theo thung lũng Trường Giang. Cuối cùng, một đội quân người Hồ Nam dưới quyền chỉ huy của Tăng Quốc Phiên đã tiến đến Nam Kinh để dập tắt cuộc khởi nghĩa này vào năm 1864. Hồ Nam tương đối yên tĩnh cho đến năm 1910, khi tại đây nổ ra các cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Thanh đang trên đà sụp đổ, tiếp theo là khởi nghĩa Thu Thu (秋收起义) của lực lượng cộng sản vào năm 1927. Cuộc khởi nghĩa này do một người nguyên quán Hồ Nam là Mao Trạch Đông lãnh đạo, và nó đã hình thành một Xô viết Hà Nam tồn tại ngắn ngủi vào năm 1927. Lực lượng cộng sản vẫn duy trì các đội quân du kích trong các khu vực đồi núi dọc theo ranh giới hai tỉnh Hồ Nam-Giang Tây cho đến năm 1934. Sau đó, dưới sức ép từ quân Quốc Dân đảng, lực lượng cộng sản phải tiến hành Vạn lý Trường chinh đến các căn cứ ở tỉnh Thiểm Tây. Sau khi lực lượng cộng sản rời đi, quân Quốc Dân đảng đã chiến đấu chống lại người Nhật trong chiến tranh Trung-Nhật. Họ đã bảo vệ thủ phủ Trường Sa cho đến khi thất thủ vào năm 1944. Nhật Bản đã phát động Chiến dịch Ichi-Go, một kế hoạch nhằm kiểm soát tuyến đường sắt từ Vũ Xương đến Quảng Châu (Việt Hán tuyến). Sau khi người Nhật đầu hàng, Hồ Nam vẫn tương đối nguyên vẹn trong cuộc nội chiến tiếp theo. Do là tỉnh nhà của Mao Trạch Đông, Hồ Nam đã ủng hộ nhiệt thành Cách mạng Văn hóa vào những năm 1966-1976. Tuy nhiên, đây cũng là tỉnh chậm nhất trong việc thực thi các cải cách của Đặng Tiểu Bình sau khi Mao Trạch Đông qua đời vào năm 1976. == Lịch sử hành chính == Hồ Nam đi vào lịch sử thành văn của Trung Quốc từ khoảng năm 350 TCN, dưới thời nhà Chu, vùng đất nay là Hồ Nam trở thành một phần của nước Sở. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, đã thiết lập hai quận Kiềm Trung và Trường Sa tại Hồ Nam. Đến sau thời Hán Vũ Đế, Hồ Nam thuộc khu vực quản lý của thứ sử Kinh châu, được chia thành các quận Vũ Lăng, Quế Dương, Linh Lăng, Hành Dương và Trường Sa. Đến thời Tam Quốc, đất Hồ Nam được chia thành năm quận thuộc Kinh châu của nước Đông Ngô. Đến thời Tây Tấn, Hồ Nam được phân chia giữa Kinh châu và Quảng châu. Đến thời Đông Tấn, Hồ Nam bị phân chia giữa ba châu Kinh, Hồ và Giang. Thời các Nam triều Tống, Tề và Lương, lãnh thổ Hồ Nam thuộc Tương châu, Dĩnh châu và một bộ phận nhỏ Kinh châu. Đến thời Nam triều Trần, Hồ Nam phân thuộc Kinh châu và Nguyên châu. Năm Khai Hoàng thứ 9 (589), Tùy Cao Tổ bình định Nam triều Trần, triều Tùy sau khi thống nhất Trung Quốc đã thiết lập tại Hồ Nam tám quận là Trường Sa, Vũ Lăng, Nguyên Lăng, Lễ Dương, Ba Lăng, Hành Sơn, Quế Dương và Linh Lăng. Đến năm Khai Nguyên thứ 2 (733) thời Đường Huyền Tông, triều Đường đã phân Hồ Nam thuộc Sơn Nam đông đạo, Giang Nam tây đạo và Kiềm Trung đạo. Đến năm Quảng Đức thứ 2 (764) thời Đường Đại Tông, triều đình đã thiết lập Hồ Nam quan sát sứ tại Hành Châu, từ đó trong hệ thống hành chính Trung Quốc bắt đầu xuất hiện tên gọi "Hồ Nam". Đến thời Bắc Tống, Hồ Nam phân thuộc Kinh Hồ nam lộ và Kinh Hồ bắc lộ. Vào thời điểm này, khu vực hồ Động Đình được khai phá trên quy mô lớn, địa vị của Hồ Nam đối với toàn quốc tăng lên nhanh chóng. Thời Tống, toàn quốc có tứ đại thư viện thì Hồ Nam đã có đến 2. Những năm cuối thời Bắc Tống, nhân khẩu Hồ Nam đạt trên 5,7 triệu người. Thời nhà Nguyên, Hồ Nam thuộc Hồ Quảng đẳng xứ hành trung thư tỉnh (湖广等处行中书省) với thủ phủ đặt ở Vũ Hán, triều đình Nguyên cũng lập Hồ Nam tuyên ủy ti tại Hành Châu (sau chuyển đến Đàm Châu). Đến thời nhà Minh, Hồ Nam thuộc Hồ Quảng bố chánh sứ ti (湖广布政使司), thủ phủ đặt ở Vũ Hán. Đến năm Khang Hi thứ 3 (1664), triều đình phân Hồ Quảng thành Hồ Quảng tả, hữu bố chính sứ ti, trong đó hữu ti về sau đã thiết lập nên bốn đạo là Trường Bảo, Nhạc Thường Lễ, Hành Vĩnh Sâm Quế và Thần Nguyên Vĩnh Tĩnh và 9 phủ là Trường Sa, Bảo Khánh, Nhạc Châu, Thường Đức, Hành Châu, Thần Châu, Nguyên Châu, Vĩnh Châu, Vĩnh Thuận. Năm Ung Chính thứ 1 (1723), triều đình đổi Hồ Quảng Hữu bố chính sử ti thành Hồ Nam bố chánh sử ti, chuyển trị sở đến Trường Sa, Hồ Nam chính thức trở thành đơn vị hành chính cấp tỉnh của Trung Quốc. Thời Trung Hoa Dân Quốc, Hồ Nam phế bỏ phủ, thính, châu, song vẫn giữ lại hai cấp đạo và huyện. Năm 1914, toàn tỉnh có bốn đạo là Tương Giang, Hành Dương, Thần Nguyên và Vũ Lăng. Đến năm 1922, cấp đạo bị triệt tiêu, chỉ còn tồn tại hai cấp là tỉnh và huyện. Tháng 12 năm 1937, toàn tỉnh được phân thánh 9 đốc sát khu hành chính, đến năm 1938 thì điều chỉnh thành 10 khu; đến tháng 4 năm 1940, toàn tỉnh Hồ Nam được điều chỉnh thành 10 giám đốc khu hành chính, mỗi giám đốc khu quản lý từ 6-10 huyện, và thành lập hai thành phố Trường Sa (1933) và Hành Dương (1943). Trước khi chính quyền Trung Hoa Dân Quốc rút ra Đài Loan, toàn Hồ Nam có 2 thành phố, 10 giám đốc khu hành chính, 77 huyện với thủ phủ là Trường Sa. Sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, trong cùng năm đã thiết lập hai thành phố Trường Sa và Hành Dương, lập 7 chuyên khu trực thuộc là Trường Sa, Hành Dương, Sâm huyện, Thường Đức, Ích Dương, Thiệu Dương và Vĩnh Châu. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến cuối năm 2002, Hồ Nam được phân thành 14 đơn vị hành chính cấp địa khu (13 địa cấp thị và 1 châu tự trị, 122 đơn vị cấp huyện (34 khu, 16 huyện cấp thị, 65 huyện và 7 huyện tự trị). == Địa lý == Hồ Nam nằm ở phía nam Trường Giang và gần như tỉnh này nằm ở trung tâm chiều dài dòng chảy của sông. Ở phía đông bắc của Hồ Nam, Trường Giang tạo thành một đoạn ranh giới tự nhiên giữa Hồ Nam và Hồ Bắc. Ở phía bắc Hồ Nam có hồ Động Đình, bốn sông Tương, Tư, Nguyên, Lễ cung cấp nước cho hồ này. Hệ thống sông tại Hồ Nam giống như hình cái quạt, hầu hết đều đổ vào bốn chi lưu chính của hồ Động Đình. Hồ Động Đình chảy ra Trường Giang. Hồ Động Đình là hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh và là một trong số các hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Do hoạt động cải tạo đất để phục vụ cho nông nghiệp, hồ Động Đình nay bị phân thành nhiều hồ nhỏ, mặc dù gần đây đã có một số nỗ lực nhằm đảo ngược xu hướng này. Hồ Nam có núi bao quanh ba mặt đông, nam và tây nam, địa hình trung bộ và bắc bộ thấp và bằng phẳng, hình thành bồn địa hình móng ngựa, mở ra ở phía bắc với hồ Động Đình là trung tâm. Ở phía tây bắc có dãy núi Vũ Lăng (武陵山脉), ở phía tây nam có dãy núi Tuyết Phong (雪峰山脉), ở phía nam là dãy núi Ngũ Lĩnh (tức Nam Lĩnh), dãy núi La Tiêu (罗霄山脉) nằm trên vùng ranh giới Hồ Nam-Giang Tây. Phần lớn Hồ Nam là các gò đồi và núi thấp, tổng diện tính của chúng khoảng 149.000 km², tức khoảng 70,2% tổng diện tích; vùng sườn núi và đồng bằng có diện tích khoảng 52.000 km², chiếm 24,5%; diện tích sông hồ là khoảng 11.000 km², chiếm 5,3%. Trừ dãy núi Hành Sơn có độ cao trên 1000 m thì bộ phận còn lại của Hồ Nam có độ cao dưới 500 m. Đỉnh cao nhất tại Hồ Nam là Tĩnh Cương Sơn tại vùng giáp ranh của Viêm Lăng, với cao độ là 2.122 mét. Hồ Nam có khí hậu cận nhiệt đới, và theo phân loại khí hậu Köppen, nó được phân loại là cận nhiệt đới ẩm (Köppen Cfa), với mùa đông ngắn, mát, và mùa hè rất nóng và ẩm, nhiều mưa. Nhiệt độ trung bình tháng 1 là 3 đến 8 °C (37 đến 46 °F) trong khi nhiệt độ trung bình tháng 7 là khoảng 27 đến 30 °C (81 đến 86 °F). Lượng mưa trung bình là 1.200 đến 1.700 milimét (47 đến 67 in). Tỉnh Hồ Nam giàu tài nguyên khoáng sản. Đã xác định được tại Hồ Nam có 37 chủng kim loại màu. Trữ lượng wolfram, bitmut và antimon của Hồ Nam đứng đầu cả nước, ngoài ra, tỉnh cũng có trữ lượng đứng vào nhóm đầu cả nước về vanadi, thiếc, than chì, barit. == Nhân khẩu == Hồ Nam là một trong các tỉnh đông dân của Trung Quốc, cuối năm 2007, Hồ Nam có tổng cộng 68.057.000 người, đứng thứ 7 cả nước. Hồ Nam có mật độ dân cư cao, với khoảng 319 người/km², cao hơn bình quân chung của Trung Quốc. Trong cùng kì, dân số thành thị là 27,5 triệu người, còn dân số nông thôn là 40,5 triệu người, tỉ lệ người cao tuổi chiếm 8,98%. Năm 2007, tỷ lệ sinh của tỉnh là 11,96‰, tỷ lệ tử vong là 6,71‰, tỷ lệ tăng trưởng tự nhiên là 5,25‰. Hồ Nam và Giang Tây là hai tỉnh mất cân bằng giới tính lớn nhất tại Trung Quốc, theo nghiên cứu của BMJ dựa theo số liệu năm 2005, tỷ lệ bé trai/bé gái trong nhóm tuổi từ 1-4 tại Hồ Nam là trên 140/100. Hồ Nam là một tỉnh đa dạng về dân tộc, tổng dân số của các dân tộc thiểu số vào năm 2007 là 6,58 triệu người (đứng thứ 6 cả nước sau Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu, Tân Cương và Liêu Ninh), ước tính chiếm 10,21% tổng dân số toàn tỉnh. Trong đó, các dân tộc thiểu số có số lượng đáng kể là người Thổ Gia (2,64 triệu), người Miêu (1,92 triệu), người Động (840.000), người Dao (700.000), người Bạch (130.000), người Hồi (97.000), người Choang (24.000), người Mông Cổ (16.000), người Mãn (8.206). Các dân tộc thiểu số phân bố tại toàn bộ 14 châu thị của Hồ Nam, song tập trung nhiều ở khu vực phía tây và phía nam với các khu định cư nhỏ và phân tán. Toàn tỉnh Hồ Nam có một châu tự trị dân tộc (Tương Tây, của người Thổ Gia và người Miêu), cùng 7 huyện tự trị (của người Miêu, người Động, người Dao) cùng 100 hương dân tộc. Ngoài ra, Tang Thực và khu Vĩnh Định của Trương Gia Giới cũng được hưởng các chính sách ưu đãi tự trị địa phương. Diện tích đất các khu vực dân tộc thiểu số chiếm khoảng 28% tổng diện tích Hồ Nam. Có khoảng 5.000 người Duy Ngô Nhĩ sinh sống ở khu vực Đào Nguyên và các nơi khác của Thường Đức. Người Hồi và người Duy Ngô Nhĩ trong khu vực này thường hợp hôn với nhau. Những người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Thường Đức có đặc tính tôn giáo không cao, họ còn làm trái với tục lệ của Hồi giáo khi ăn thịt lợn. Những người Duy Ngô Nhĩ lớn tuổi không chấp nhận thực tế này, và họ vẫn tìm cách đưa cộng đồng quay trở lại với các phong tục của Hồi giáo. Ngoài việc ăn thịt lợn, người Duy Ngô Nhĩ ở Hồ Nam còn thực hiện các phong tục của người Hán, như thờ cúng tổ tiên. Một số người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đến thăm những người Duy Ngô Nhĩ ở Hồ Nam vì hiếu kì. Ngoài ra, người Duy Ngô Nhĩ ở Hồ Nam không nói tiếng Duy Ngô Nhĩ, thay vào đó, ngôn ngữ mẹ đẻ của họ là tiếng Hán. === Tôn giáo === Phật giáo: Phật giáo đã có lịch sử lâu dài tại Hồ Nam, hiện nay là tôn giáo lớn nhất trong tỉnh, có ảnh hưởng lớn nhất đến sinh hoạt xã hội của cư dân. Hiện nay, trên địa bàn Hồ Nam đã khôi phục gần 2.000 miếu chùa, số tăng ni trường trú là gần 4.000 người, tổng số cư sĩ và tín đồ ước khoảng 3,69 triệu người. Các ngôi chùa Phật giáo trọng điểm toàn quốc tại Hồ Nam là: Nam Nhạc đại miếu (南岳大庙, nơi thờ tự của cả tam đạo: Phật, Lão và Khổng), Chúc Thánh tự (祝圣寺), Phúc Nghiêm tự (福严寺), Nam Đài tự (南台寺), Thượng Phong tự (上封寺), Lộc Sơn tự (麓山寺) ở Trường Sa, Khai Phúc tự (开福寺), Thánh An tự (圣安寺) ở Nhạc Dương. Đạo giáo: đến cuối năm 2009, tỉnh Hồ Nam có khoảng 1,1 triệu tín đồ Đạo giáo với 913 điểm sinh hoạt Đạo giáo đăng ký chính thức, có hàng chục nghìn đạo sĩ. Đạo giáo đã xuất hiện sớm nhất ở Hồ Nam từ thời Đông Hán. Các đền Đạo giáo phổ biến nhất là Nam Nhạc đại miếu ở Hành Sơn, Vân Lộc cung (云麓宫) ở Nhạc Lộc Sơn, Đào Công miếu (陶公庙) ở Trường Sa. Tin Lành: Vào thế kỷ 19, Hồ Nam là một trong các tỉnh phản đối ảnh hưởng của người Tây phương mạnh mẽ nhất. Sau năm 1901, đã có các giáo sĩ truyền giáo Tây phương đến Hồ Nam để truyền Phúc Âm. Năm 1949, tại Hồ Nam có 827 giáo đường và giáo sở Tin Lành, thuộc 28 giáo phái, chủ yếu là Chân Giê-xu Giáo hội, Nội Địa hội, Trưởng Lão hội, Phong trào Giám Lý, Tín Nghĩa hội Na Uy. Các giáo phái Tin Lành đã thiết lập nên Tương Nhã Y học viện và thực hiện nhiều hoạt động phúc lợi khác. Hiện tại, Hồ Nam có 630 điểm sinh hoạt Tin Lành, có hơn 730.000 người theo. Những năm gần đây, Tin Lành phát triển nhanh chóng tại Hồ Nam. Công giáo: Nhà thờ Lớn của Hồ Nam được đặt tại Hành Dương. Năm 1949, Công giáo có 60.000 tín đồ với 355 giáo đường, hình thành 9 giáo phận (Hành Dương, Trường Sa, Vĩnh Châu. Thiệu Dương, Tương Đàm, Thường Đức, Nguyên Lăng, Nhạc Dương, Lễ Huyện), thuộc các dòng Fran-xít của Ý, dòng Augustinô của Tây Ban Nha, giáo đoàn Thụ Nạn của Hoa Kỳ. Toàn bộ các hoạt động Công giáo tại Hồ Nam được tổ chức lại thành một giáo phận vào năm 1999. Năm 1999, Hồ Nam có 54 giáo đường Công giáo, số tín đồ khoảng 50.000 người, chủ yếu phân bố tại bắc bộ. Hồi giáo: Năm 1998, toàn tỉnh Hồ Nam có 44 thánh đường Hồi giáo với 120.000 tín đồ. Những người Hồi giáo tại Hồ Nam chủ yếu là người Hồi và người Duy Ngô Nhĩ, họ bắt đầu định cư tại Thiệu Dương và Thường Đức từ thời nhà Minh. == Giáo dục == == Kinh tế == Các cây trồng truyền thống của Hồ Nam là lúa và bông. Khu vực hồ Động Đình là một trung tâm quan trọng của ngành trồng gai, và là một trong bốn tỉnh trồng chè lớn nhất nước, loài trà Quân Sơn Ngân Chân (君山银针) là một trong thập đại danh trà của Trung Quốc, trà đen An Hóa cũng là một thương hiệu nổi tiếng. Các nông sản khác của Hồ Nam là ớt, cam quýt. Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, trong những năm gần đây, Hồ Nam đã trở thành một trung tâm của ngành sản xuất thép, máy móc và các thiết bị điện tử, đặc biệt là với việc các ngành chế tạo của Trung Quốc di chuyển khỏi các tỉnh ven biển như Quảng Đông và Chiết Giang. Khu vực thành phố Lãnh Thủy Giang có các mỏ antimonit và là một trong các trung tâm của ngành khai tác antimon tại Trung Quốc. GDP của Hồ Nam vào năm 2011 là 1,90 nghìn tỉ NDT (300 tỉ USD), GDP đầu người đạt 20.226 NDT (2.961 USD) Khu Phát triển Kỹ thuật và Kinh tế Trường Sa (长沙经济技术开发区) được thành lập vào năm 1992. Khu phát triển này nằm ở phía đông của thành phố Trường Sa. Tổng diện tích của dự án là 38,6 km². Gần khu vực là quốc lộ 319 và quốc lộ 107 cũng như đường cao tốc Bắc Kinh-Chu Hải. Các ngành công nghiệp chủ yếu trong khu phát triển này bao gồm công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học và ngành công nghiệp vật liệu mới. Khu chế xuất Sâm Châu (郴州出口加工区) được thành lập từ năm 2005 và là khu gia công xuất khẩu đầu tiên của tỉnh Hồ Nam. Diện tích thiết kế của khu này là 3 km². Khu chế xuất tập trung phát triển các nhành công nghệ cao theo định hướng xuất khẩu, bao gồm cả thông tin điện tử, máy móc chính xác, các loại vật liệu mới. Kết thúc "Kế hoạch 5 năm lần thứ 11", khu chế xuất Sâm Châu đạt tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên 1 tỷ Đô la Mỹ và cung cấp việc làm cho hơn 50.000 người. Khu chế xuất đề ra mục đích sẽ trở thành khu chế xuất hàng đầu tại Trung Quốc. Khu Phát triển Công nghệ cao và mới Chu Châu (株州高新技术产业开发区) được thành lập từ năm 1992 với tổng diện tích thiết kế là 35 km². Khu phát triển này rất gần quốc lộ 320. Các ngành chính trong khu phát triển này là công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm và công nghiệp nặng. == Các đơn vị hành chính == Hồ Nam được chia thành 14 đơn vị hành chính cấp Địa khu, trong đó có 13 thành phố (địa cấp thị) và 1 châu tự trị. Các thành phố cấp địa khu: 14 đơn vị hành chính cấp địa khu trên đây được chia thành 122 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 34 quận, 16 thị xã (huyện cấp thị), 65 huyện, 7 huyện tự trị. Các đơn vị hành chính cấp huyện này lại được nhỏ thành 2587 đơn vị hành chính cấp hương, gồm 1098 thị trấn (trấn), 1158 hương, 98 hương dân tộc, 225 phường (nhai đạo), và 8 khu công sở. == Di sản == Hồ Nam có rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên là di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Nhạc Dương lầu ở Nhạc Dương, chùa Nam Nhạc núi Hành Sơn ở Hành Dương và huyện Tương Đàm là nơi Mao Trạch Đông sinh ra. == Địa phương kết nghĩa == Nhật Bản Shiga (25/3/1983) Hoa Kỳ Colorado (23/1/1984) Bỉ Hainaut (15/9/1986) Pháp Centre (28/10/1991) Uzbekistan Tashkent (4/3/1993) Áo Burgenland (27/9/2000) Việt Nam Nghệ An (28/11/2001) Nam Phi Bắc Cape (11/9/2006) Đức Saarland (23/11/2006) Nga Ulyanovsk (4/5/2009) Nhật Bản Tokushima (24/10/2011) == Tham khảo ==
hallstatt.txt
Hallstatt, là một đô thị ở bang Oberösterreich, nước Áo. Đô thị này có diện tích 59,8 km², dân số thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2005 là 923 người. Thị trấn này nằm gần hồ Hallstätter. Hallstatt được người ta biết đến với ngành sản xuất muối có từ thời tiền sử, cũng như văn hóa Hallstatt, một nền văn hóa thường liên quan đến các dân tộc Celtic, Proto-Celtic, và các dân tộc tiền Illyria thời kỳ đồ sắt sớm ở châu Âu, khoảng naem 800-450 trước Công nguyên. Một số bằng chứng khảo cổ học sớm nhất về người Celt đã được tìm thấy ở Hallstatt. Ngày nay, làng này là một địa điểm du lịch nổi tiếng ở Áo. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Hallstatt tại Wikimedia Commons chính quyền Hallstatt Hallstatt bằng nhiều thứ tiếng Bản mẫu:Di sản thế giới tại Áo
windows insider.txt
Chương trình Windows Insider (Chương trình Người dùng nội bộ Windows) của Microsoft cho phép người dùng đăng ký sử dụng các phiên bản phát hành sớm của hệ điều hành Windows trước đó chỉ dành cho các nhà phát triển. Nó đã được giới thiệu vào 30 tháng 9 năm 2014 cùng với Windows 10. Đến cuối năm 2014 hơn 1.5 triệu người đã cài đặt bản xem trước của Windows 10. Vào 12 tháng 2 năm 2015, Microsoft sử dụng chương trình này để cung cấp bản xem trước cho phiên bản di động của Windows 10. Microsoft công bố rằng chương trình Windows Insider vẫn sẽ tiếp tục sau bản ra mắt chính thức của Windows 10 cho các bản cập nhật sau này. Dona Sarkar là trưởng nhóm Windows Insider Program của Microsoft. == Lịch sử == Microsoft ban đầu khởi động chương trình Windows Insider cho những người dùng thử doanh nghiệp và các bên kỹ thuật để thử nghiệm các tính năng mới cho nhà phát triển và thu thập phản hồi để cải thiện các tính năng được xây dựng trên Windows 10, và cho tới thời điểm ra mắt chính thức hệ điều hành Windows 10 cho PC đã có tổng cộng 5 triệu người dùng Windows Insider đã đăng ký trên cả Windows 10 và Windows 10 Mobile và những Người dùng nội bộ này là những người được nhận bản phát hành chính thức của Windows 10 đầu tiên. Với sự ra mắt của Windows 10, ứng dụng Windows Insider đã được tích hợp trong phần Cài đặt khiến nó trở thành một thành phần được tích hợp sẵn trong Windows 10, làm cho việc cài đặt các bản dựng xem trước Windows Insider trở thành một tính năng tùy chọn có thể được truy cập trực tiếp trong hệ điều hành Windows 10 mà không cần cài đặt một ứng dụng riêng biệt. == Các vòng phát hành == Các bản cập nhật xem trước của Windows 10 được phát hành cho những người thử nghiệm dưới nhiều vòng khác nhau, Người dùng Windows Insider trong vòng fast nhận các bản cập nhật nhanh hơn những người trong vòng slow nhưng có thể gặp nhiều lỗi và các vấn đề khác hơn. Vào tháng 2 năm 2016, Microsoft giới thiệu vòng release preview mới cho Windows Insider. == Danh sách các thiết bị di động được hỗ trợ == Microsoft ban đầu phát hành các bản Windows 10 Insider Preview (trước đó là Windows 10 Technical Preview) cho các điện thoại Lumia cụ thể và dần dần ra mắt cho nhiều thiết bị hơn trong suốt giai đoạn thử nghiệm. Sau khi nhiều người dùng Windows Insider chỉnh sửa số model được hiển thị trên điện thoại của họ và tải các bản xem trước kỹ thuật của Windows 10 trên các thiết bị không được hỗ trợ, Microsoft đã đáp lại bằng việc chặn các bản xem trước cho tất cả các mẫu không được hỗ trợ. Để quay lại phiên bản Windows Phone 8.1, Microsoft đã phát hành công cụ Windows Phone Recovery Tool gỡ bỏ Windows 10 và khôi phục lại bản phần mềm và firmware được ra mắt chính thức mới nhất. Bản xem trước 10080, ra mắt ngày 14 tháng 5 năm 2015, là bản dựng đầu tiên hỗ trợ thiết bị không phải Lumia, chiếc HTC One M8 for Windows. Sau đó Xiaomi, công ty đang hợp tác với Microsoft, phát hành bản ROM của Windows 10 tới chiếc Mi 4 vào 1 tháng 6 năm 2015. Bản ROM này lúc đó chỉ được phát hành cho một số người dùng tại Trung Quốc. Bản 10080 và 10166 cũng hỗ trợ thêm các thiết bị Lumia thế hệ thứ tư (dòng x40); vì vậy, tất cả các điện thoại Lumia Windows Phone 8 và về sau đã hỗ trợ bản xem trước. Vào tháng 8 năm 2015, Microsoft thông báo dù tất cả thiết bị Windows Phone, bao gồm các thiết bị từ các đối tác phần cứng mới của Microsoft đã được giới thiệu vào năm trước sẽ được cập nhật bản Windows 10 Mobile chính thức, không phải tất cả sẽ nhận các bản xem trước qua chương trình Insider. Tuy nhiên, lúc đó họ không cung cấp thêm thông tin nào về việc thêm các thiết bị mới vào chương trình, dấu hiệu của việc Windows 10 Mobile chưa đi vào giai đoạn hoàn thiện. Microsoft thay vào đó tập trung vào các thiết bị được cài đặt sẵn Windows 10 Mobile, bao gồm 2 chiếc điện thoại cao cấp Lumia 950 và Lumia 950 XL, và 2 chiếc điện thoại giá rẻ Lumia 550 và Lumia 650. Sau đó, các thiết bị Windows 10 mới này cũng bắt đầu nhận các bản xem trước qua chương trình Insider, bắt đầu từ bản 10586 vào ngày 4 tháng 12 năm 2015. Chiếc LG Lancet phiên bản Windows Phone cũng nhận bản cập nhật này nhưng không còn được cập nhật sau đó nữa. Ngày 19 tháng 2 năm 2016, Microsoft ra mắt bản xem trước Windows 10 Mobile "Redstone" đầu tiên, bản 14267. Từ bản dựng này, các bản xem trước sau này sẽ chỉ dành cho các thiết bị đã đang chạy phiên bản không qua chương trình Insider, ngoại trừ bản ROM cho Mi4. Tiếp tục sau đó, bản 14291 được phát hành cho các thiết bị Windows 10 sẵn có vào 17 tháng 3 năm 2016 cùng với phiên bản RTM của Windows 10 Mobile cho các điện thoại Lumia thế hệ thứ ba và thứ tư. Trong tuần kế tiếp, nó tiếp tục được phát hành cho các thiết bị Lumia cũ hơn vừa nhận bản Windows 10 Mobile chính thức ngoài các thiết bị đã được cài đặt Windows 10 Mobile trước đó. == Hệ điều hành được hỗ trợ == Windows 10 Windows 10 Mobile Windows Server 2016 == Xem thêm == Microsoft Developer Network Microsoft Garage == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
kinh tế phần lan.txt
Phần Lan có nền kinh tế công nghiệp hiện đại với GDP bình quân đầu người ngang bằng Vương quốc Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển và Ý. Các ngành kinh tế chính là công nghiệp chế tạo, gỗ, kim loại, xây dựng, viễn thông, và điện tử. Tương tự như các nước láng giềng Bắc Âu, Phần Lan đã đạt được mức sống rất cao theo kiểu Bắc Âu, các nước này nhấn mạnh vào giáo dục, học tập suốt đời và nghiên cứu khoa học làm động lực phát triển kinh tế. Phần Lan luôn xếp hạng cao trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh toàn cầu của các quốc gia, theo báo cáo của về khả năng cạnh tranh toàn cầu nước này xếp thứ 2 trong số 125 nước từ năm 2006 đến năm 2007 == Xem thêm == OECD's Finland country Web site and OECD Economic Survey of Finland Nokia Phần Lan và toàn cầu hóa Kinh tế châu Âu == Chú thích ==
tòa án hiến pháp liên bang đức.txt
Tòa án Hiến pháp Liên bang (tiếng Đức: Bundesverfassungsgericht – BVerfG) là tòa án hiến pháp của nước Cộng hòa Liên bang Đức. Là người bảo vệ Hiến pháp Đức, tòa có nhiệm vụ song đôi, một mặt là cơ quan hiến pháp độc lập và mặt khác là một phần của quyền lực tư pháp quốc gia trên lãnh vực đặc biệt của luật hiến pháp và công pháp quốc tế. Mặc dù Tòa án Hiến pháp Liên bang kiểm tra phán quyết của các tòa án khác nhưng không thuộc vào các cấp bậc tòa án xét xử mà xem xét lại các quyết định này như một hành động của quyền lực quốc gia (Akte der Staatsgewalt), tương tự các cơ quan quốc gia khác. Tòa án Hiến pháp Liên bang có trụ sở tại thành phố Karlsruhe và được bảo vệ bởi cảnh sát liên bang. == Lịch sử == Thẩm quyền xét xử hiến pháp tại nước Đức không phải là một phát minh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ngay từ những thể chế như Pháp viện Đế chế (Reichskammergericht) từ 1495 và Hội đồng Đế chế (Reichshofrat) từ 1518 đã có sự hành luật giữa các cơ quan quốc gia. Theo Hiến pháp Paulskirchen 1849, Tòa án Đế chế (Reichsgericht) lẽ ra phải được trao thẩm quyền về hành luật hiến pháp. Năm 1850, với Tòa án Quốc gia Bayern, một tòa án đặc biệt đầu tiên cho những vấn đề chung quanh hiến pháp đã thành hình. Hiến pháp Weimar đã dự kiến một tòa án hiến pháp có giới hạn với Pháp viện Quốc gia (Staatsgerichtshof). Hiến pháp Đức đã dự kiến một hạ tầng cơ sở tư pháp sui generis với Tòa án Hiến pháp Liên bang từ năm 1949. Thiết lập, nhiệm vụ và cơ cấu của Tòa án Hiến pháp được quy định trong các điều 92 đến 94 của Hiến pháp. Các quy định tiếp theo về tổ chức, thẩm quyền và luật tố tụng nằm trong Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang. Khác với các cơ quan hiến pháp còn lại, Tòa án Hiến pháp cần sự kiến lập thông qua đạo luật này. Tòa án bắt đầu làm việc 2 năm sau khi Hiến pháp có hiệu lực và vào ngày 9 tháng 9 năm 1951 các phán quyết đầu tiên được tuyên bố. == Quyền lực ấn định và pháp lực == Tầm quan trọng đặc biệt của Tòa án Hiến pháp Liên bang được thể hiện trong điều 31, khoản 1 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang: Các phán quyết của Tòa án Hiến pháp Liên bang là bắt buộc đối với các cơ quan hiến pháp của liên bang và tiểu bang cũng như đối với tất cả các tòa án và cơ quan nhà nước. Tác động bắt buộc về hình thức của một phán quyết chỉ có trong trường hợp cụ thể (inter partes). Không có bắt buộc về nội dung cho những tòa án khác đối với quan điểm pháp luật được tuyên xử. Điều này không có pháp lực. Nhưng quan điểm pháp luật của Tòa án Hiến pháp Liên bang là phương hướng chỉ đạo cho các tòa án cấp dưới, phần nhiều là được tuân theo. Rất hiếm có những khác biệt. Nhưng mỗi tòa án đều có thể theo một quan điểm pháp luật khác trong một trường hợp tương tự hay giống như vậy, khi tòa án cho rằng điều này là đúng. Trong các trường hợp được nêu ra trong điều 31 khoản 2 Luật về Tòa án Hiến pháp thì các phán quyết của tòa lại có pháp lực và có hiệu lực cho tất cả mọi người (inter omnes). Về cơ bản đấy là quy trình mà Tòa án Hiến pháp Liên bang xác định là liệu một đạo luật có phù hợp với Hiến pháp hay không. Chỉ có Tòa án Hiến pháp Liên bang mới có thể tuyên bố một đạo luật được ban hành sau khi Hiến pháp có hiệu lực là trái với Hiến pháp (thẩm quyền bãi bỏ chuẩn mực - Normenverwerfungskompotenz). Nếu một tòa án khác hoài nghi về tính hợp hiến của một đạo luật thì tòa án này phải đưa ra Tòa án Hiến pháp Liên bang theo điều 100 Hiến pháp, nếu như quan trọng đến mức cần phải quyết định (kiểm tra chuẩn mực cụ thể - konkrete Normenkontrolle). == Tổ chức và đoàn thẩm phán == Tòa được chia thành 2 viện (Senat) và 6 phòng (Kammer) với thẩm quyền chuyên môn khác nhau. Tòa có quyền thay đổi thẩm quyền của các viện và phòng thông qua quy định điều hành do chính tòa đưa ra. Kinh nghiệm tư pháp và trọng tâm của các thành viên ngày càng được quan tâm đến. Nói một cách đơn giản, trước đây có thể phân chia viện thứ nhất là "Viện về quyền công dân" và viện thứ hai là "Viện luật quốc gia": Viện thứ nhất có trách nhiệm về những câu hỏi của dẫn giải các điều 1 đến 17, 19, 20 khoản 4, 33, 38, 101, 103 và 104 của Hiến pháp, trong khi tranh chấp giữa những cơ quan hiến pháp hay vụ việc cấm đảng phái được đưa ra trước viện thứ hai. Ngày nay việc phân chia này không còn đúng nữa vì cả hai viện xét xử vụ việc tùy theo chuyên môn. Bằng mật độ kiểm tra cao qua việc hành luật, Tòa án Hiến pháp Liên bang đã hình thành mật độ điều chỉnh của hệ thống luật pháp Đức. Khởi đầu, mỗi viện có 12 thẩm phán. Năm 1963, con số thẩm phán được giảm xuống còn 8, bao gồm cả chánh án và phó chánh án của Tòa án Hiến pháp Liên bang, mỗi người đứng đầu một viện. Một viện có khả năng phán quyết khi ít nhất có 6 thẩm phán hiện diện. Vì con số thẩm phán trong một viện là con số chẵn nên trường hợp hòa là có thể xảy ra. Người đệ đơn hay người dẫn đầu cuộc khiếu nại thắng cuộc khi ít nhất có 5 thẩm phán đồng ý với quan điểm luật pháp của người đó. Các viện triệu tập nhiều phòng trong lãnh vực làm việc của viện, bao gồm 3 thẩm phán mỗi phòng. Các phòng này quyết định về khiếu nại hiến pháp, về kiểm tra chuẩn mực cụ thể và về quy trình theo ủy ban điều tra của quốc hội thay cho viện và vì thế giảm gáng nặng cho viện. Trong thời gian này mỗi viện bao gồm 3 phòng. Theo đó thì một số thẩm phán là thành viên đồng thời của nhiều viện. Trong một quyết định có đa số, những thẩm phán thuộc thiểu số, hoặc là từng thẩm phán một hoặc là cùng nhau, có khả năng thêm vào quyết định của tòa một biểu quyết đặc biệt dưới tựa đề "Ý kiến khác của thẩm phán...". Để thống nhất việc phán quyết, tòa họp hội nghị toàn thể khi một viện không đồng ý với việc phán quyết của viện kia. Điều này cần đến một nghị quyết của viện không đồng ý. Hội nghị toàn thể bao gồm tất cả các thẩm phán, đứng đầu là chánh án. Cho đến ngày nay, hội nghị toàn thể được triệu tập 2 lần. Vì nhiều quyết định được các cộng tác viên khoa học chuẩn bị trước nên một "viện thứ ba" thỉnh thoảng cũng được nói đến trong giới luật sư. == Thẩm phán == Thẩm phán tại tòa án này là một danh dự nghề nghiệp cao. Các thẩm phán được bầu một nửa từ một ủy ban bầu cử thẩm phán đặc biệt của Quốc hội Liên bang (Đức) (Bundestag) và một nửa từ Hội đồng Liên bang (Đức) (Bundesrat). Họ có một nhiệm kỳ duy nhất là 12 năm, bảo đảm tính độc lập cá nhân. Trong khi tại Hội đồng Liên bang là một cuộc bầu cử trực tiếp với đa số 2/3 thì tại Quốc hội Liên bang một ủy ban bầu cử bao gồm 12 nghị sĩ được chọn lựa/bình bầu theo phương pháp d’Hondt để tiến hành cuộc bầu cử. Một ứng cử viên trúng cử khi có được ít nhất là 8 phiếu bầu. Trong đó 3 thẩm phán của mỗi một viện được chọn lựa từ các thẩm phán của các tòa án tối cao. Đủ điều kiện được lựa chọn là những người trên 40 tuổi và có năng lực cho chức vụ thẩm phán theo Luật Thẩm phán Đức hay là giáo sư luật tại một trường đại học Đức. Các thẩm phán phải có khả năng được bầu vào Quốc hội Liên bang và không được phép thuộc vào trong Quốc hội Liên bang, Hội đồng Liên bang, chính phủ liên bang hay các cơ quan tương ứng của một tiểu bang. Theo điều 4 khoản 3 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang, độ tuổi 68 là ranh giới cho các thẩm phán. Nhiệm kỳ của một thẩm phán chấm dứt khi hết tháng mà thẩm phán tròn 68 tuổi. Thế nhưng người thẩm phán này vẫn tiếp tục thi hành chức vụ cho đến khi một người kế nhiệm được bổ nhiệm. Chánh án và phó chánh án của Tòa án Hiến pháp Liên bang được luân phiên chỉ định bởi Quốc hội Liên bang và Hội đồng Liên bang theo điều 9 của bộ Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang. Thông thường đây là những người đứng đầu các viện và cũng theo lệ thường thì sau khi chánh án rút lui khỏi chức vụ thì người phó chánh án được chỉ định là người kế nhiệm. Là cơ quan hiến pháp, Tòa án Hiến pháp Liên bang không chịu sự kiểm tra và chỉ thị của cơ quan nhà nước. === Viện thứ nhất === === Viện thứ nhì === === Chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang === Tòa án Hiến pháp Liên bang có một chánh án. Ông là cấp trên của các nhân viên nhà nước của tòa án và theo nghi thức đứng sau tổng thống liên bang, chủ tịch quốc hội liên bang, thủ tướng cũng như chủ tịch hội đồng liên bang vào hàng thứ năm. Cho đến nay những người sau đây đã giữ chức vụ này: === Phó chánh án Tòa án Hiến pháp Liên bang === == Thẩm quyền và các quy trình tố tụng == === Khiếu nại hiến pháp === Đọc bài chính về khiếu nại hiến pháp Mỗi người công dân khi nhận thấy quyền công dân của mình bị xâm phạm vì hành động của nhà nước đều có thể đưa đơn khiếu nại. Khái niệm hành động quốc gia bao gồm tất cả các việc làm của quyền lực công cộng can thiệp vào quyền lợi của thể nhân pháp lý về quyền công dân. Trong đó là tất cả các hành vi của hành pháp, tư pháp và lập pháp. Cái gọi là "khái niệm can thiệp cổ điển", là thước đo chủ yếu cho đến 1992, định nghĩa đấy là một sự can thiệp: cuối cùng và không chỉ là hậu quả không cố ý của hành động quốc gia:* trực tiếp:* dựa trên một hành động pháp luật với tác động bắt buộc. Quan niệm hiện đại về can thiệp từ bỏ các đặc trưng của một hành động pháp luật, của tính trực tiếp và của tác động bắt buộc và vì thế tạo khả năng có thể xem xét gần như cho mọi tác động của nhà nước. Thế nhưng Tòa án Hiến pháp Liên bang không phải là tòa kháng án tối cao: việc các tòa án chuyên môn áp dụng một cách sai lầm các luật lệ đơn giản của không đủ cho một khiếu nại hiến pháp được xét xử nếu như các quan điểm về luật này không được bảo vệ bằng quyền công dân. Có nhiều khiếu nại hiến pháp khác nhau: về luật và/hay các chuẩn mực khác của liên bang về luật và/hay các chuẩn mực khác của một tiểu bang, nếu như không có tòa án hiến pháp tiểu bang có thẩm quyền. về một quyết định của cơ quan nhà nước về một phán quyết tòa án về bất kỳ mọi hành động khác của nhà nước hay có thể xếp vào là hành động của nhà nước. Pháp nhân cũng có thể khiếu nại về hiến pháp, nhưng chỉ khi các quyền công dân về cơ bản có thể áp dụng cho pháp nhân (điều 19, khoản 3 Hiến pháp), thí dụ như quyền tự do nghề nghiệp (điều 12 Hiến pháp) hay sở hữu (điều 14 Hiến pháp) nhưng không áp dụng cho quyền tự do tín ngưỡng (điều 4 Hiến pháp). Pháp nhân của nhà nước về nguyên tắc không có quyền khiếu nại. Làng, đơn vị hành chính thấp nhất, hay liên hiệp làng có thể phát đơn khiếu nại hiến pháp với lý do là họ đã bị xâm phạm quyền tự quản hành chính. Trong trường hợp này người ta nói đó là một "khiếu nại hiến pháp hành chính". Chỉ được phép khiếu nại hiến pháp khi người dẫn đầu khiếu nại không còn biện pháp luật nào khác nữa ("Nguyên tắc cấp thấp nhất"). Trường hợp ngoại lệ chỉ được phép khi không thể trông đợi người dẫn đầu khiếu nại tận dụng toàn bộ quy trình pháp luật và việc thi hành quyền công dân nếu không sẽ bị cản trở. Khiếu nại hiến pháp là hình thức tố tụng thường xuyên và nhiều nhất. Phần lớn các tố tụng này không do các viện mà do một phòng quyết định, nếu như chúng đặt ra những câu hỏi về pháp luật đã được làm sáng tỏ hay rõ ràng là không có hay đã có căn cứ. Trong những trường hợp như thế, một phần tòa có thể phán quyết ngay từ đầu của quy trình tố tụng (a limine). Không có một "bảo đảm xét xử" cho khiếu nại hiến pháp. Bên cạnh khả năng từ chối ngay từ đầu, từ năm 1993 với điều 93 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên Bang, khả năng không tiếp nhận khiếu nại hiến pháp mà không cần nêu lý do được thành lập. Chỉ có 2,5% tất cả các đơn khiếu nại được xét xử. Việc này được giải thích theo chính sách về luật pháp là việc viện dẫn lý do chỉ cần thiết để khiếu kiện tại các cấp xét xử khác, thế nhưng tòa không thuộc vào các cấp tòa án khiếu kiện. Thêm vào đó, tòa có thể yêu cầu nộp phí tổn vì lợi dụng – cho quy trình tố tụng về mặt nguyên tắc là không có phí tổn tòa án. Thế nhưng trong thực tế tòa hiếm khi sử dụng khả năng này. === Kiểm tra chuẩn mực cụ thể === Cho rằng một bộ luật nhất định là trái với Hiến pháp, một tòa án chuyên môn có thể thông qua nghị quyết để mở đầu cho quy trình tố tụng của kiểm soát chuẩn mực cụ thể (điều 100 Hiến pháp). Qua đó tòa án này tự gián đoạn quy trình tố tụng của tòa và đưa vụ việc này qua Tòa án Hiến pháp để xét xử. Chỉ có Tòa án Hiến pháp Liên bang mới có thể tuyên bố luật lệ trái với Hiến pháp và có độc quyền về thẩm quyền bãi bỏ chuẩn mực trong hệ thống pháp luật Đức. Không được phép kiểm tra chuẩn mực cụ thể cho những luật lệ đã được ban hành trước khi Hiến pháp có hiệu lực. Tòa án chuyên môn và cơ quan nhà nước có thể tự bãi bỏ việc sử dụng các đạo luật này ngoại trừ các trường hợp dưới đây: Các thành phần cơ bản của đạo luật trước Hiến pháp đã bị sửa đổi sau khi Hiến pháp có hiệu lực Trích dẫn đạo luật trước Hiến pháp từ một đạo luật mới Đạo luật mới liên quan chặt chẽ đến đạo luật trước Hiến pháp Đạo luật trước Hiến pháp được tái công bố. Trong một quy trình tố tụng, khi tính hiệu lực của chuẩn mực của một luật cộng đồng mang tính quyết định, một tòa án chuyên môn trước tiên cần phải có quyết định của Tòa án châu Âu. Khi Tòa án châu Âu xác nhận hiệu lực này, tòa án chuyên môn Đức cũng cần phải quyết định đưa ra Tòa án Hiến pháp Liên bang (theo áp dụng của điều 100, khoản 1 Hiến pháp), khi tòa án chuyên môn cho rằng chuẩn mực của Liên minh châu Âu này không có hiệu lực Vì vi phạm vào tiêu chuẩn tối thiểu của quyền công dân không thể thiếu được theo điều 23 Hiến pháp. Vì vượt quá thẩm quyền cộng đồng (ra ngoài "chương trình hòa hợp" của các hiệp định.) === Kiểm tra chuẩn mực trừu tượng === Tòa án Hiến pháp Liên bang sẽ hoạt động theo yêu cầu của chính phủ liên bang, của một chính phủ tiểu bang hay ít nhất là của 1/3 thành viên của Quốc hội liên bang. Vì thế việc kiểm tra chuẩn mực trừu tượng tạo khả năng cho phái đối lập yêu cầu Tòa án Hiến pháp kiểm tra tính hợp pháp của một đạo luật được thông qua bởi đa số ủng hộ chính phủ. === Tranh chấp cơ quan === Tranh chấp cơ quan là tranh chấp về pháp luật giữa những cơ quan quốc gia về quyền lợi và nghĩa vụ xuất phát từ địa vị đặc biệt trong luật lệ về hiến pháp, tức là xuất phát từ các quy định hay quy chế có trong sự tự quản lý hành chính của các cơ quan đó. === Tranh chấp liên bang – tiểu bang === Tranh chấp liên bang – tiểu bang xảy ra khi có ý kiến khác nhau giữa liên bang và tiểu bang thí dụ như về vấn đề thẩm quyền ban hành luật lệ. === Cấm đảng phái === Cấm đảng phái là quy trình theo điều 21 Hiến pháp. Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang có quyền phát đơn yêu cầu. Cho đến nay Đảng Đế chế Xã hội chủ nghĩa (1952) và Đảng Cộng sản Đức (1956) đã bị cấm. Việc cấm Đảng Quốc gia Dân chủ Đức đã bị Tòa đình chỉ vào năm 2003. === Tước quyền công dân === Có quyền phát đơn là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Trong lịch sử của tòa án đã có 4 lần xét xử về việc này: đọc bài chính về tước quyền công dân (Đức) và quy trình tố tụng tước quyền công dân (Đức). === Kiểm tra bầu cử === Tòa là cấp xét xử thứ hai và là cấp cuối cùng trong việc kháng cáo về bầu cử quốc hội liên bang. Cấp xét cử thứ nhất chính là Quốc hội liên bang như là cơ quan tự quản. Thành viên của Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang, chính phủ liên bang hay ít nhất là 101 công dân có quyền bầu cử (quorum) có thể phát đơn "khiếu nại kiểm tra bầu cử". Thêm vào đó phải có lỗi lầm do cách làm việc hay không thực hiện trong lúc bầu cử có tác động đến việc chia số ghế trong Quốc hội liên bang. === Khởi tố tổng thống liên bang hay khởi tố thẩm phán === Có quyền phát đơn khởi tố là Quốc hội liên bang, Hội đồng liên bang và chính phủ liên bang. Việc khởi tố này chưa từng xảy ra. === Bảo hộ quyền lợi tạm thời === Cũng như theo tất cả các quy trình tố tụng khác, tòa có thể tuyên bố quyết định tạm thời cho đến khi quy trình tố tụng chính được quyết định (chỉ thị tạm thời theo điều 32 Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang). == Phê bình Tòa án Hiến pháp Liên bang == Tuy có phê bình đổi thay, Tòa án đã phát triển một mật độ và tần số kiểm tra nổi bật so với quốc tế và đồng thời áp dụng việc tự hạn chế của tòa án (tiếng Anh: judicial self-restraint) rất nghiêm ngặt, một việc mà nhiều hệ thống tư pháp khác thường không quen thuộc trong sự kết hợp này (thí dụ như Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ). Quan niệm về hiến pháp được cho trước và tự phát triển liên tục đã làm cho Tòa trở thành một thể chế dân chủ riêng biệt, hưởng một sự tin tưởng có một không hai trong dân chúng và trên trường quốc tế người ta cho đó là một thí dụ cho việc kiểm tra pháp luật đã phát triển cao. Theo định nghĩa, vai trò của Tòa như là người bảo vệ Hiến pháp không những chỉ là việc kiểm tra sự độc đoán của nhà nước, mà còn là việc bảo toàn Hiến pháp một cách toàn bộ trong phát triển nội bộ của nước Đức và trong phạm vi của Liên minh châu Âu. Tòa cộng tác với các tòa án hiến pháp hay tòa án tối cao của hơn 70 quốc gia khác và với vị trí là một cơ quan hiến pháp, Tòa là tấm gương cho các nước khác. === Nội dung === Tại một số phán quyết có phê bình là Tòa đã tránh quyết định rõ ràng. Thí dụ như cái được gọi là "phán quyết khăn đội đầu" (về việc có được phép từ chối không nhận một cô giáo sắp tốt nghiệp vì cô có ý định đội khăn đầu theo đạo Hồi) được nhiều người cảm nhận là không thỏa mãn và có tính trì hoãn. Phê bình này được nghe thấy nhiều nhất là từ những phía hay xem Tòa là một cấp xét xử cuối cùng về sửa đổi chính trị. Tòa đã kháng cự thành công việc này từ khi được thành lập. Việc thực hiện sự tự hạn chế tòa án không cho phép tòa can thiệp vào việc phân chia nhiệm vụ của các cơ quan hiến pháp. Việc này cũng có thể nhìn thấy mới đây trong phán quyết về giải thể Quốc hội Liên bang (Đức) 2005. Mặt khác, tại nhiều phán quyết đã có khiển trách từ phía chính trị là Tòa đã nới rộng thẩm quyền của Tòa đến phạm vi của một người thay thế lập pháp, mặc dù vai trò này theo Hiến pháp là của quốc hội. Thay vì tự giới hạn trong phạm vi về độc quyền và vượt quá giới hạn cho phép của lập pháp, Tòa đã đưa ra nhiều ý tưởng chính trị và xã hội riêng biệt và thiết lập nhiều quyết định trước về công bằng cho lập pháp, thường rất khó khăn cho ngân sách và về mặt khác không giống như những hình dung của giới chính trị. Một phần khác, cả hai viện của Tòa án Hiến pháp Liên bang phán quyết khác nhau mặc dù đã có chuẩn mực về tính thống nhất cho hành luật, thí dụ như trong vấn đề liệu một bác sĩ có chịu trách nhiệm tài trợ cho một trẻ em tật nguyền hay không khi ông không giải thích rõ ràng về việc phá thai vì lý do sức khỏe. Tòa án châu Âu về quyền con người cho rằng một vài quyết định của Tòa đã không bảo hộ đầy đủ về quyền con người, thí dụ như trong việc bảo vệ sự riêng tư những người của công chúng Tòa chỉ cho phép bảo vệ không giới hạn sự riêng tư cho con cái của những người này. === Thành viên === Một phê bình khác là việc bầu thẩm phán của các chính trị gia sau khi đã có thỏa thuận trước giữa các đảng phái chính trị, đặc biệt là việc bổ nhiệm luân phiên. Thế nhưng một đề nghị của Bộ Tư pháp sẽ lại cắt xén bớt quyền hạn của quốc hội. Mặc dù là các thẩm phán thường là thành viên của một đảng phái nhưng không thể xác định được một khuôn mẫu có định hướng đảng phái hay quyền lợi trong các quyết định của họ. == Một số phán quyết quan trọng == === Nhân phẩm === Không được định giá mạng đổi mạng, đó là cương lĩnh của phán quyết về Luật An ninh Hàng không 2005. Hiến pháp không cho phép nhà nước giết người vô tội để cứu người khác, trong mọi hoàn cảnh. === Hôn nhân và gia đình === Tòa xác nhận vào năm 2001/2002 bộ Luật sống chung (Lebenspartnerschaftsgesetz) và chỉ rõ là sự bình đẳng của những người đồng tính luyến ái không mâu thuẫn với việc đặc biệt bảo hộ về hôn nhân và gia đình của quốc gia (điều 6 Hiến pháp). Hiến pháp đòi hỏi phải đặc biệt tích cực nâng đỡ hôn nhân và gia đình nhưng không "khuyên nhủ tránh xa" các hình thức chung sống khác. === Tính bất khả xâm phạm của nơi ở === Năm 2004, một phần của các điều lệ về việc nghe trộm nơi ở được bãi bỏ vì vi phạm Hiến pháp. Thể theo quyền cơ bản về việc tự quyết định thông tin, Tòa định nghĩa "một phần lõi của cuộc sống cá nhân" không được xâm phạm đến, như là nơi ẩn náu cá nhân của người công dân, không được phép thâm nhập bởi các biện pháp của chính quyền và ngay việc truy tìm tội phạm cũng không phải là sự biện hộ cho việc xâm phạm này. === Tự do tín ngưỡng === Trong cái được gọi là "Phán quyết Scientology" năm 1994, Tòa định nghĩa tự do tín ngưỡng ngoài những điều khác là một quyền công dân tập thể và xuất phát từ đấy là sự tự do về tự quản của cộng đồng tôn giáo. Việc này không bị xâm phạm bởi việc hành nghề với ý định thu lợi nhuận khi cộng đồng tôn giáo có nhiệm vụ đăng ký hành nghề và trả thuế hành nghề. Trong "Quyết định thánh giá" năm 1995 Tòa đã tuyên bố nhiều phần của Luật Trường học Bayern, theo đó một thánh giá (tiếng Anh: crucifix) hay Thập Tự Giá phải được treo trong mỗi lớp học của trường phổ thông cấp I, là trái với Hiến pháp. Trong "Phán quyết khăn đội đầu" năm 2003 Tòa đã không cho phép tiểu bang Baden-Württemberg cấm quàng khăn trên đầu mà không có cơ sở pháp lý và không được phép từ đó mà cho rằng không đủ khả năng phục vụ cho nhà nước. === Phá thai === Nhiều pháp quy về phá thai đã bị Tòa phán xử là trái với Hiến pháp vả bãi bỏ vì các quy định này không phù hợp với mức độ bảo vệ sinh mạng của Hiến pháp. === Đại học và tự do nghề nghiệp === Trong quyết định về giới hạn số lượng sinh viên, yêu cầu được phép học đại học được định nghĩa là một quyền công dân, thuộc về phạm vi được bảo hộ của quyền tự do về nghề nghiệp. Nhiều phần quan trọng của Luật khung về trường đại học (Hochschulrahmengesetz) của liên bang bị phán quyết là trái với Hiến pháp. === Quyền lực quốc hội và lập pháp === Trong quyết định về việc bỏ phiếu tính nhiệm của Helmut Kohl năm 1983 Tòa đã nhấn mạnh rằng việc giải thể quốc hội không được phép phục vụ cho việc tạo nên một thời điểm bầu cử tiếp theo đó có lợi cho chính phủ. Trong phán quyết về bầu cử mới năm 2005 các nguyên lý này được tiếp tục phát triển. Việc bỏ phiếu tín nhiệm thật và không thật được chỉnh lại ngang nhau theo mục đích của điều 68 Hiến pháp. Thủ tướng cũng được cho phép dựa trên những hoàn cảnh được dấu kín để hỗ trợ cho đề nghị giải thể của ông. Tòa lại một lần nữa tự thực hiện việc judicial self-restraint và giảm thẩm quyền của Tòa trong phân chia quyền lực của các cơ quan hiến pháp. == Thư viện == Tòa án Hiến pháp Liên bang có một thư viện nội bộ chuyên môn dành cho thành viên của Tòa sử dụng với trọng tâm về Luật quốc gia và hiến pháp, Luật hành chính, Lý thuyết về quốc gia và xã hội, chính trị và lịch sử đương đại. Tháng 3 năm 2005 thư viện có vào khoảng 345.300 đầu sách và tăng mỗi năm vào khoảng 6.000 đến 7.000 đầu sách. Tổng số tạp chí bao gồm khoảng 1.000 tờ được đặt thường xuyên. Ngoài ra trong cơ quan lưu trữ báo chí cạnh bên tất cả các báo chí có liên quan đến Tòa được sưu tập, hằng ngày có trong khoảng từ 20 đến 30 nhật báo và tuần báo được đánh giá. == Tham khảo == Jutta Limbach (Hrsg.): Das Bundesverfassungsgericht. Geschichte – Aufgabe – Rechtsprechung. (Tòa án Hiến pháp Liên bang. Lịch sử - Nhiệm vụ - Phán quyết) C. F. Müller, Heidelberg 2000 (Motive, Texte, Materialien; 91), ISBN 3-8114-2143-3 Jutta Limbach: Das Bundesverfassungsgericht. 8Tòa án Hiến pháp Liên bang) Beck, München 2001 (Beck'sche Reihe, 2161: C.H.Beck Wissen), ISBN 3-406-44761-9 Horst Säcker: Das Bundesverfassungsgericht. (Tòa án Hiến pháp Liên bang) 6. Auflage. Bundeszentrale für politische Bildung, Bonn 2003 (Schriftenreihe der Bundeszentrale für Politische Bildung, 405), ISBN 3-89331-493-8 Klaus Schlaich: Das Bundesverfassungsgericht. Stellung, Verfahren, Entscheidungen; ein Studienbuch. (Tòa án Hiến pháp Liên bang. Vị trí, quy trình, các quyết định: một quyển sách nghiên cứu) 6. neubearbeitete Auflage. Beck, München 2004 (Juristische Kurz-Lehrbücher), ISBN 3-406-51387-5 Uwe Wesel: Der Gang nach Karlsruhe. Das Bundesverfassungsgericht in der Geschichte der Bundesrepublik. (Con đường đi đến Karlsruhe. Tòa án Hiến pháp Liên bang tron glịch sử của Cộng hòa Liên bang) 1. Auflage. Blessing, München 2004, ISBN 3-89667-223-1 == Liên kết ngoài == Trang web của Tòa án Hiến pháp Liên bang Luật về Tòa án Hiến pháp Liên bang (tiếng Đức, PDF) Nguyễn Minh Tuấn, Cơ chế bảo hiến ở Đức, Tạp chí Tia sáng, ngày đăng 9/4/2012.
trang bị thể thao.txt
Trang bị thể thao hay đồ thể thao ở những nơi buôn bán, là bất kỳ đồ vật nào được sử dụng trong thể thao hoặc hoạt động thể chất. == Trang bị cho môn thể thao == === Bóng === Quả bóng thường có hình cầu tròn hoặc cũng có thể có các hình phỏng cầu dài như trường hợp của quả bóng đá hay quả bóng rugby. === Cần câu và đồ câu cá === Cần câu cá và đồ câu cá chủ yếu được dùng cho việc đánh cá và câu cá thể thao. === Cầu môn === Trong nhiều môn thể thao các cầu môn hay khung thành được đặt tại hai đầu của sân chơi, gồm hai cột dọc hay các trục đứng đỡ lấy một thanh xà ngang. Trong bóng đá hay hockey, mục tiêu là đưa quả bóng hay quả puck (của môn hockey trên băng) lọt qua khoảng trống giữa hai cột và dưới xà ngang. Ngược lại các môn dựa trên rugby thì mục tiêu lại là đưa bóng vượt qua xà ngang. === Đĩa bay === Đĩa bay được sử dụng trong các trò chơi như đĩa bay nghệ thuật, disc golf và ultimate. === Gậy === Trong tiếng Việt từ "gậy" dùng để chỉ chung các loại dụng cụ dài bằng gỗ hay kim loại. Có nhiều loại gậy như: gậy dùng để điều khiển bóng trong các môn khúc côn cầu và lacrosse; gậy dùng để đập bóng như bóng chày và cricket hay loại gậy trong môn golf. === Lưới === Lưới được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như để chắn ngang sân thi đấu cho các môn quần vợt, bóng chuyền, bóng bàn, hay cầu lông, hoặc gắn vào khung thành của môn bóng đá và hockey hoặc rổ của môn bóng rổ và bóng lưới. Một dạng lưới khác được sử dụng cho các loại hình của môn đánh cá. === Vợt === Vợt được dùng cho các môn thể thao dùng vợt như tennis, bóng bàn, và cầu lông. == Trang bị cá nhân == === Trang bị cho chân === Ván trượt một (board) cho lướt sóng, trượt ván, wakeboarding và trượt ván trên tuyết Giày trượt cho các môn như trượt patin, trượt băng Ván trượt đôi (ski) cho trượt tuyết và water skiing Giày bóng đá và đinh Giày golf Đinh giày điền kinh Các bộ phận giả như chân chạy giả Cheetah Flex-Foot của Oscar Pistorius Giày chạy Giày đi bộ === Dụng cụ bảo vệ === Các dụng cụ bảo vệ thường được các vận động viên các môn motorsport và thể thao tiếp xúc, như băng cầu và bóng bầu dục Mỹ hay các môn có tỉ lệ chấn thương cao do va chạm của người chơi hoặc với các vật khác. Bao gồm: Mũ bảo hiểm bóng bầu dục Jock strap Răng giả Bọc ống đồng Quần áo trượt tuyết Bọc khuỷu tay Đệm vai === Dụng cụ tập luyện === Các ví dụ cho dụng cụ tập luyện gồm bóng tập thể dục, thanh tạ, thanh kéo xà đơn ngửa tay, dây đai cử tạ hay bench shirt cho tập luyện tập thể hình và powerlifting. === Phương tiện di chuyển === Các phương tiện đi lại (thường là chuyên dụng) được dùng cho các môn đua như thể thao mô tô, đua xe đạp, đua thuyền buồm và lái khinh khí cầu. == Trang bị từng môn == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
wakayama.txt
Wakayama (Nhật: 和歌山県 (Hòa Ca Sơn Huyện), Wakayama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản nằm ở bán đảo Kii thuộc vùng Kinki trên đảo Honshū. Trung tâm hành chính là Wakayama. == Địa lý == == Lịch sử == == Hành chính == === Thành phố === Có 9 thành phố nằm ở tỉnh Wakayama: Arida Gobo Hashimoto Iwade Kainan Kinokawa Shingu Tanabe Wakayama (thủ phủ) === Thị trấn và làng mạc === Các thị trấn và làng mạc ở mỗi gun: == Kinh tế == Wakayama-Ken cung cấp phần lớn sản phẩm cam chất lượng cao vào tháng 10 hàng năm. == Văn hóa == Núi Koya (高野山, Cao Dã Sơn) thuộc quận Ito là trung tâm của giáo phái Chân ngôn tông Nhật Bản. Đây cũng là một trong những nơi chùa chiền mang đậm nét Thiền tông Nhật Bản từ thuở Phật giáo mới du nhập. Cho đến nay, thế kỷ 21, Koya vẫn là thắng tích trong cuộc hành hương lễ Phật. Số thiện nam tín nữ đi trảy hội rất đông để tận thưởng ngoạn cảnh thoát tục của bao ngôi chùa cổ kính giữa rừng bách cao chót vót trên đỉnh núi. == Giáo dục == Đại học Wakayama == Thành phố kết nghĩa == California, Hoa Kỳ Jeju, Hàn Quốc British Columbia, Canada Tế Nam, Trung Quốc == Thể thao == == Khí hậu == Wakayama có khí hậu cận nhiệt đới ẩm với mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Lượng mưa lớn trong suốt cả năm, và là lớn hơn trong mùa hè. == Du lịch == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh (tiếng Nhật) Hướng dẫn du lịch Wakayama Hướng dẫn tham quan Nanki
cừu cotswold.txt
Cừu Cotswold là một giống cừu có nguồn gốc từ cừu nhà ở các đồi Cotswold của vùng trung du miền nam nước Anh. Đây là một giống cừu kiêm dụng, sử dụng cung cấp cả thịt cừu và len. Trong lịch sử, giống cừu này đã được giới thiệu đi nhiều nước trên Thế giới. Năm 2009, giống cừu lấy lên lâu đời này tương đối hiếm gặp, và được phân loại là "thiểu số" theo một Hiệp hội giống ở Anh. Chúng được đánh giá là giống cừu len dày và cho len có chất lượng, những con cừu cái có khả năng tiết nhiều sữa để nuôi con. == Lịch sử == === Tại Hoa Kỳ === Tại Hoa Kỳ, vào năm 1831, giống cừu này lần đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ bởi Christopher Dunn tại Albany, New York. Hồ sơ nhập khẩu của cừu Cotswold chỉ mang tính chung nhất trở lại thời kỳ đó. Trong khi Christopher Dunn nhập khẩu chỉ có một con cừu đực Cotswold lai với con cừu cái cừu Leicester Anh của mình, kết quả lai tạo đã rất ấn tượng mà họ nhắc cho William Henry Sotham (cấp vốn bởi Hon. Erastus Corning, cũng của Albany) để thực hiện các vụ nhập khẩu lớn của cừu Cotswold từ đàn William, một thợ đốn cây của Northleach, Gloucestershire, Anh. Một đóng góp sớm để đàn cừu này phát triển ở Mỹ là Charles Barton Flock, của Fyfield, Bắc Leach, Anh, mà chủ nhân có hồ sơ gia phả của Cotswold ít nhất là năm 1640. Tương tự như các giống cừu lông dài khác, cừu Cotswold thường được sử dụng để lai trong thời gian ngắn. Vào năm 1914 hơn 760.000 cá thể đã được ghi nhận tại Hoa Kỳ và Canada. Giống cừu này được xem như là một cách để cải thiện thêm chiều dài chủ yếu là các giống khác trong khi không làm giảm kích thước của thân thịt hoặc độ dày của len. Lý do chính cho sự phổ biến của nó trên các giống cừu lấy lông khác ở Mỹ là bởi vì nó không đòi hỏi chế độ ăn uống cầu kỳ (nói cách khác, một lượng lớn các hạt) để cho tốc độ tăng trưởng tốt. Theo cuốn sách: Sheep! một cuốn sách biên tập tạp chí Nathan Griffith về sự thành công giống Cừu: A Better Ewe & Big Bucks, người đại diện ghi nhận lớn nhất của giống cừu Cotswold ở Mỹ là Pride Broadfield, thuộc sở hữu của Charles trong những năm 1870. Giống cừu này được sinh ra vào năm 1870 trên trang trại của William Lane ở Gloucestershire, Anh, và đã đạt được trọng lượng khổng lồ 445 lbs. Một số thời gian một năm, cừu đực đạt trọng lượng 280-300 lbs vào lúc một tuổi. Cừu Cotswold đen: Năm 1989, một giống chó cừu biệt đã được công nhận ở Mỹ, là cừu Cotswold đen nhưng không phải ở Anh. Trong năm đó một hiệp hội giống mới đã được hình thành Hội nuôi cừu Cotswold đen để hỗ trợ người chăn nuôi trong việc truyền bá các giống cừu đen Cotswold. Giống cừu đen này có thể được chấp nhật với bất kỳ màu sắc, bao gồm trắng nếu nó liên quan đến con cừu đen Cotswold không được công nhận hoặc được nuôi ở Vương quốc Anh. Trong hơn 130 năm đăng ký cừu Cotswold, không có con chiên đã đăng ký với Hiệp hội Mỹ đã hậu duệ của tổ tiên lông màu. === Tại Anh === Cừu Cotswold có hiện diện kể từ những ngày của Drayton và Camden ở Anh (khoảng cuối thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 17) được ghi nhận như thường có một len ​​màu hơi vàng, màu tối đã được ghi nhận như là cực kỳ hiếm. Đặc điểm này đã cho họ biệt danh của tên gọi Giống cừu lông vàng. Một số thời gian trước đây có ghi nhận cừu đen "Cotswolds", lịch sử nghe đây trở lại trong một số hình thức khác nhau vào việc lai tạo như những cá thể ban đầu được ghi nhận trong "bầy lớn William" của những năm đầu thế kỷ 19 ở Anh. Những con cừu là những sản phẩm về việc lai rộng rãi với cừu Leicester Anh, một giống cừu nổi tiếng thường xuyên cho ra len màu. === Thời La Mã === Vào tháng 7 năm 1964, một bản sao điêu khắc Roman của đầu của một con cừu đã được mô tả là đã được khai quật gần Nhà thờ Bibury ở Gloucestershire, Anh. Một bức ảnh của tác phẩm điêu khắc này là trên trang 6 của cuốn sách The Cotswold Sheep (L. V. Gibbings, ed. Publ. 1995 bởi Geerings của Ashford, Ltd, Ashford, Kent). Các giống cừu Cotswold hiện đại là khá ấn tượng. Một số ý kiến cho rằng giống cừu Cotswold là đã có trong Cotswold Hills khi người La Mã đã có khoảng 54 TCN. Truyền thuyết cho rằng có sử dụng được sheepcotes hoặc nếp xây dựng kiên cố và những Cotes đưa tên vào những ngọn đồi: "Cottes-wealds," trong Anglo-Saxon, có nghĩa là tiếp xúc, đồi lộng gió (wealds hoặc wolds) rải rác với Cotes. Do đó người ta nói rằng Hills Cotswold có tên của họ ra khỏi đám đông, mà lần lượt có tên của chúng từ những ngọn đồi. == Đặc điểm == === Mô tả === Cừu Cotswold thường điềm tĩnh và thân thiện. Chúng chủ yếu là có khuôn mặt trắng. Đôi khi khuôn mặt có đốm với một số sợi lông màu xám hoặc nâu nhạt, những đốm đen nhỏ được cho phép trên các "điểm" (phần không lông ở chân, tai, và mặt), nhưng len chính nó nên có màu trắng. Những chiếc vó của cừu Cotswold nên có màu đen, nhưng đôi khi vệt ánh sáng không mong muốn hoặc màu mờ. Bệnh thối chân là rất phổ biến ở giống cừu này. Cừu đực Cotswold thỉnh thoảng có scurs (nhú) nhỏ (rất khuyến khích) nhưng không có con cừu Cotswold có sừng đầy đủ. Cừu Cotswold không có một số bản năng như của nhiều cừu ở phía tây như việc tụm lại thành từng đàn, chúng thích tản ra và chăn thả đồng cỏ kín thống nhất hơn. Một số chủng của giống cừu này không phải là dễ bị ký sinh trùng nội bộ như những giống khác, cung cấp thức ăn gia súc chăn thả gia súc của chúng không quá ngắn. === Cải tiến === Các con cừu Cotswold hiện tại được coi là một con cừu đang phát triển khá chậm, bởi vì chế độ ăn quá nhiều ngũ cốc thường giết chết nó qua các chứng Polioencephalomalacia (PEM), bệnh thận Mềm, và có sỏi hoặc sỏi niệu (ở cừu đực). Tuy nhiên, các con cừu Cotswold là khá độc đáo trong khả năng của mình để phát triển mạnh nơi mà những giống cừu lông dài khác có thể chết đói. Giống cừu này có thịt rất nhẹ hương vị. Thịt cừu Cotswold có xu hướng có ít có nhiều thịt có hương vị hơn cả thịt cừu non của nhiều giống cừu khác. Cừu Cotswold đang rất khỏe mạnh khi cai sữa sau khi sinh. Chúng có đầu nhỏ khi sinh, nếu con cừu cái không được cho ăn quá nhiều trong thời gian mang thai, và do đó sẽ dễ dàng sinh ra nhiều hơn một số giống. Hầu hết các con cừu cái Cotswold sản xuất khá nhiều sữa. Đây có thể là một vấn đề nếu cho ăn quá nhiều và chúng chỉ có một con chiên duy nhất ở bên cạnh họ, do bệnh "mềm thận", trừ khi tiêm chủng phòng ngừa được quản lý. Nhưng nó làm tăng ít nhất là khả năng mà bất chấp len dài của chúng, cừu Cotswold có thể là giá trị thử nghiệm với sữa. Cừu Cotswold sống một thời gian dài; nó không phải là lạ lẫm khi nhìn thấy con cừu cái Cotswold cho cặp song sinh mỗi năm cho đến khi sau 10 tuổi. === Len cừu === Ngày hôm nay, cừu Cotswold len là đặc biệt sang trọng khi tay chải bằng lược len. Trong len len thật sự có rất ít hoặc không có tạp chất "ngứa", bởi vì tất cả những loại xơ này (khi chúng lớn trên cừu) điểm trong một hướng và cuối từ điểm da của cừu theo hướng khác. Trong thực tế cừu Cotswold len thường được gọi là "mohair nghèo của con người." Len của cừu Cotswold là rất bền, bổ sung bởi công ty dệt kim để là tấm gót chân và ngón chân để cho thêm sức mạnh để vớ, và để khuỷu tay trong áo len tay dệt kim. Khi đeo trong rừng, người ta không rời khỏi mảnh áo len của một người trong bàn chải. Len đạt kích thước 8-12 inch của sự tăng trưởng trong một năm, và nếu không cạo ngay vào đầu mùa xuân có thể trở nên rối bù. Nó có một số Bradford (quay) từ 36s đến 44s, phổ biến nhất trên 40. Nói chung, càng chặt những lọn lông cừu, các khóa xoăn thường được bán như là vật liệu "Santa Claus Beard". Bởi vì lông chúng rất dài và các bộ phận trên xương sống của cừu, mưa lạnh có thể gây ra vấn đề sức khỏe, mặc dù nhiệt độ thấp và tuyết nặng là không vấn đề cho chúng. Trường hợp phần len dọc theo xương sống, nó có thể cho ruồi cắn da của các con chiên; gia súc hoặc ruồi trâu đã được biết là gây ra vô sinh ở con đực khi chúng xảy ra gần đầu của con cừu. Một tài liệu viết vào năm 1892, cừu Cotswold là giống duy nhất đã được kết hợp với vải tuyệt vời của vàng trong thời cổ. Thương nhân Florentine sang Anh và đã mua một lượng lớn các sáng bóng, vải lanh như len cho mục đích này, ít nhất là như xa trở lại như thế kỷ 13. Len cừu Cotswold được sử dụng như là một nguyên liệu thay thế cho vải, dệt bằng dây để làm cho hàng may mặc đặc biệt cho các linh mục và các vị vua cổ đại, kỹ thuật dệt cổ xưa này được mô tả trong Exodus 39: 1-3. == Chăn nuôi == Chúng có tính bầy đàn cao nên dễ quản lý, chúng thường đi kiếm ăn theo đàn nên việc chăm sóc và quản lý rất thuận lợi. Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc. So với chăn nuôi bò thì chúng là vật nuôi dễ tính hơn, thức ăn của chúng rất đa dạng, thức ăn của chúng là những loại không cạnh tranh với lương thực của người. Chúng là động vật có vú ăn rất nhiều cỏ. Hầu hết chúng gặm cỏ và ăn các loại cỏ khô khác, tránh các phần thực vật có gỗ nhiều. Chúng có chế độ hoạt động ban ngày, ăn từ sáng đến tối, thỉnh thoảng dừng lại để nghỉ ngơi và nhai lại. Đồng cỏ lý tưởng cho chúng như cỏ và cây họ Đậu. Khác với thức ăn gia súc, thức ăn chính của chúng trong mùa đông là cỏ khô. Chúng là loài ăn tạp, có thể ăn được nhiều loại thức ăn bao gồm thức ăn thô xanh các loại như: rơm cỏ tươi, khô, rau, củ quả bầu bí các loại, phế phụ phẩm công nông nghiệp và các loại thức ăn tinh bổ sung như cám gạo ngũ cốc. Mỗi ngày chúng có thể ăn được một lượng thức ăn 15-20% thể trọng. Chúng cần một lượng thức ăn tính theo vật chất khô bằng 3,5% thể trọng. Với nhu cầu 65% vật chất khô từ thức ăn thô xanh (0,91 kg) và 35% vật chất khô từ thức ăn tinh (0,49 kg). Khi cho chúng ăn loại thức ăn thô xanh chứa 20% vật chất khô và thức ăn tinh chứa 90% vật chất khô. Nguồn nước uống là nhu cầu cơ bản của chúng. Lượng nước cần cho chúng biến động theo mùa và loại và chất lượng thực phẩm mà chúng tiêu thụ. Khi chúng ăn nhiều trong các tháng đầu tiên và có mưa (kể cả sương, khi chúng ăn vào sáng sớm), chúng cần ít nước hơn. Khi chúng ăn nhiều cỏ khô thì chúng cần nhiều nước. Chúng cũng cần uống nước sạch, và có thể không uống nếu nước có tảo hoặc chất cặn. Trong một số khẩu phần ăn của chúng cũng bao gồm các khoáng chất, hoặc trộn với lượng ít. == Chăm sóc == Sau khi cho phối giống 16-17 ngày mà không có biểu hiện động dục lại là có thể cừu đã có chửa, Căn cứ vào ngày phối giống để chuẩn bị đỡ đẻ cho cừu (thời gian mang thai của cừu 146-150 ngày) nhằm hạn chế cừu sơ sinh bị chết; Có thể bồi dưỡng thêm thức ăn tinh và rau cỏ non cho cừu có chửa nhưng tuyệt đối tránh thức ăn hôi mốc; Khi có dấu hiệu sắp đẻ (bầu vú căng, xuống sữa, sụt mông, âm hộ sưng to, dịch nhờn chảy ra, cào bới sàn…) nên nhốt ở chuồng riêng có lót ổ rơm và chăn dắt gần, tránh đồi dốc. Thông thường cừu mẹ nằm đẻ nhưng cũng có trường hợp đứng đẻ, tốt nhất nên chuẩn bị đỡ đẻ cho cừu; Sau khi đẻ cừu mẹ tự liếm cho con. Tuy nhiên, vẫn phải lấy khăn sạch lau khô cho cừu con, nhất là ở miệng và mũi cho cừu con dễ thở. Lấy chỉ sạch buộc cuống rốn (cách rốn 4–5 cm), cắt cuống rốn cho cừu con và dùng cồn Iot để sát trùng; Giúp cừu con sơ sinh đứng dậy bú sữa đầu càng sớm càng tốt (vì trong sữa đầu có nhiều kháng thể tự nhiên); Đẻ xong cho cừu mẹ uống nước thoải mái (có pha đường 1% hoặc muối 0.5%). Cừu con trong 10 ngày đầu sau khi đẻ cừu con bú sữa mẹ tự do; Từ 11-21 ngày tuổi cừu con bú mẹ 3 lần/ngày, nên tập cho cừu con ăn thêm thức ăn tinh và cỏ non, ngon; 80-90 ngày tuổi có thể cai sữa. Giai đoạn này phải có cỏ tươi non, ngon cho cừu con để kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển (đặc biệt là dạ cỏ) và bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt do sữa mẹ cung cấp không đủ; Cừu sinh trưởng và phát triển nhanh, mạnh ở giai đoạn này. == Tham khảo == "Cotswold Sheep Society Home Page". Cotswold Sheep Society. Truy cập 2007-05-15. "Cotswold". Watchlist. Rare Breeds Survival Trust. Truy cập 2009-05-12. "Cotswold". Breeds of Livestock. Oklahoma State University, Dept. of Animal Science. Truy cập 2009-04-15. Budiansky, Stephen (1999). The Covenant of the Wild: Why animals chose domestication. Yale University Press. ISBN 0-300-07993-1. Ensminger, Dr. M.E.; Dr. R.O. Parker (1986). Sheep and Goat Science, Fifth Edition. Danville, Illinois: The Interstate Printers and Publishers Inc. ISBN 0-8134-2464-X. Pugh, David G. (2001). Sheep & Goat Medicine. Elsevier Health Sciences. ISBN 0-7216-9052-1. Simmons, Paula; Carol Ekarius (2001). Storey's Guide to Raising Sheep. North Adams, MA: Storey Publishing LLC. ISBN 978-1-58017-262-2. Smith M.S., Barbara; Mark Aseltine PhD; Gerald Kennedy DVM (1997). Beginning Shepherd's Manual, Second Edition. Ames, Iowa: Iowa State University Press. ISBN 0-8138-2799-X. Weaver, Sue (2005). Sheep: small-scale sheep keeping for pleasure and profit. 3 Burroughs Irvine, CA 92618: Hobby Farm Press, an imprint of BowTie Press, a division of BowTie Inc. ISBN 1-931993-49-1. Wooster, Chuck (2005). Living with Sheep: Everything You Need to Know to Raise Your Own Flock. Geoff Hansen (Photography). Guilford, Connecticut: The Lyons Press. ISBN 1-59228-531-7. == Liên kết ngoài == Cotswold Sheep Society in the UK Cotswold Breeders Association in North America American Cotswold Record Assn. in North America Black Cotswold Society worldwide
hypena subvittalis.txt
Hypena subvittalis là một loài bướm đêm trong họ Erebidae. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Dữ liệu liên quan tới Hypena subvittalis tại Wikispecies Phương tiện liên quan tới Hypena subvittalis tại Wikimedia Commons
phim hoạt hình.txt
Phim hoạt hình hay phim hoạt họa là một hình thức sử dụng ảo ảnh quang học về sự chuyển động do nhiều hình ảnh tĩnh được chiếu tiếp diễn liên tục. Trong phim và trong kỹ nghệ dàn dựng, hoạt họa ám chỉ đến kỹ thuật trong đó từng khung hình của phim(frame) được chế tác riêng rẽ. Người ta có thể dùng máy tính, hay bằng cách chụp từng hình ảnh đã vẽ, đã được tô màu, hoặc bằng cách chụp những cử động rất nhỏ của các mô hình để tạo nên những hình ảnh này (xem thêm về hoạt họa dùng mô hình đất sét và hoạt hình tĩnh vật. Những hình ảnh sau đó được chụp bằng một máy quay phim hoạt họa chuyên ngành. Khi tất cả các hình ảnh được ghép vào với nhau, tạo nên một đoạn phim và được chiếu lên màn ảnh, chúng gây nên ảo giác là các cử động được chuyển động liên tục. Ảo giác này gây ra do hiện tượng gọi là sự lưu ảnh. Để làm được những phim như vậy đòi hỏi phải tốn rất nhiều công sức và sức chịu đựng dai dẳng những công việc tẻ nhạt. Hiện nay, nhờ sự phát triển trong hoạt họa máy tính, tốc độ quá trình sản xuất phim đã được tăng lên rất nhiều. Những định dạng tập tin đồ họa như GIF, MNG, SVG và Flash (SWF) cho phép phim hoạt họa được chiếu trên máy tính thông qua đường Internet. == Các kỹ thuật làm phim hoạt họa == Hoạt họa truyền thống bắt đầu với từng hình ảnh đã được vẽ và tô màu rồi sau đó mới chụp chúng vào phim. Trong thập niên kỷ 1910, hai ông John Randolph Bray (1879-1978) và Earl Hurd (1880-1940) đã tạo dựng nên kỹ thuật hoạt hình trên phim xenluloit (celluloid) để tăng nhanh tốc độ quá trình làm phim bằng cách vẽ các nhân vật phim trên các miếng nhựa trong, hầu cho nhân vật có thể được chuyển động mà không cần phải vẽ lại cảnh đằng sau cho mỗi hình một. Gần đây, phong cách làm phim hoạt họa dựa trên cơ sở của việc tô màu và vẽ hình đã được tiến bộ hóa. Bộ phim hoạt họa đơn giản Simpsons hay bộ phim phác thảo Người tuyết (The Snowman) là những ví dụ. Hoạt họa máy vi tính được tiến bộ một cách nhanh chóng và hiện nay, các nhân vật có thể được tạo hình giống như người thật, đến nỗi người xem khó có thể phân biệt chúng với diễn viên. Kỹ thuật hoạt họa này được thực hiện bằng cách chuyển hình vẽ từ chỉ có hai chiều (2D) sang hình ba chiều (3D). Cái khác nhau giữa chúng là trong hoạt họa hình vẽ hai chiều, hiệu ứng về chiều sâu được sáng tạo tùy theo cảm hứng nghệ thuật, song trong hoạt họa ba chiều, các đối tượng ba chiều được mô hình trong một không gian ba chiều do máy tính kiến tạo, và chúng được 'chiếu sáng' và 'quay' từ một góc độ chọn trước, tương tự như trên hiện trường, trước khi chúng được 'diễn hình' (tạo ra hình ảnh từ công thức) ra từng hình đồ họa bitmap hai chiều một. Những dự đoán cho rằng các diễn viên nổi tiếng đã qua đời có thể được 'tái sinh' để diễn trong các bộ phim mới, hiện nay gây không ít suy xét đến các vấn đề đạo đức và vấn đề về bản quyền có liên quan. Việc sử dụng hoạt họa máy tính để đạt được những hiệu ứng, hầu như bất khả dĩ trong lối quay phim truyền thống, đã dẫn đến thuật ngữ "tạo hình máy tính", song thuật ngữ này không giúp người ta phân biệt được sự khác nhau giữa hoạt họa dùng máy tính, với việc ám chỉ đến những bộ phim ba chiều hoàn toàn sử dụng kỹ thuật hoạt họa. Hoạt họa máy tính bao gồm việc tạo mô hình, tạo động tác, sau đó cho thêm bề mặt và cuối cùng là kết xuất. Bề mặt của các mô hình được bố trí để chúng có thể tự co giãn và tự bẻ cong, thích ứng với những chuyển động của một 'mô hình khung lưới'. Việc diễn hình sau cùng biến đổi những động tác này thành một hình ảnh đồ họa bitmap. Những phát triển gần đây trong kỹ thuật diễn hình những bề mặt phức tạp, như lông và các chất liệu bề mặt khác đã cho phép người ta tạo nên những môi trường và những mô hình nhân vật hết sức giống với cảnh thật, bao gồm cả các bề mặt nhấp nhô, gấp lại và bay trong gió, với từng sợi tóc một được tính toán trong khi diễn hình. Bên cạnh đó, những chuyển động giống như thật lại phải do các nghệ sĩ điêu luyện sáng tạo thì mới thành công, và họ có thể làm việc này với ngay cả những mô hình đơn giản nhất. Máy tính không khác gì một dụng cụ vẽ hình phức tạp và đắt tiền, tương tự như một cái bút chì mà người ta dùng để vẽ, và ngay cả trong trường hợp nếu người ta có một chương trình ứng dụng mô phỏng vật lý phức tạp được kiến tạo hoàn hảo đến mức nó có thể mô phỏng cuộc sống thực trên thế giới một cách hoàn thiện đi chăng nữa, song nếu không có bàn tay của các nghệ sĩ hoạt họa điều hướng, thì các hình ảnh được tạo ra có lẽ cũng chẳng có tác động gì vào tình cảm người xem cả. Ảnh hưởng này phần lớn là do các nghệ thuật trong phim hoạt họa được phát sinh bắt nguồn từ chính sự lựa chọn đầy tính nghệ thuật của các nghệ sĩ làm phim hoạt họa mà ra, và máy tính hoàn toàn không thể tự nó quyết định được việc gì. == Lịch sử == Phim hoạt họa vốn được sử dụng với mục đích để giải trí là chính. Song, hiện nay nó còn được phát triển và sử dụng như những công cụ giảng dạy và học tập, như sự phát triển của hoạt họa điều hướng và hoạt họa giảng dạy chẳng hạn. Phim hoạt họa còn là một hình thức nghệ thuật được công chúng tán tụng (đôi khi chúng còn được chính phủ tài trợ, như hiện tượng thường thấy ở các nước Đông Âu trong thời kỳ của Chủ nghĩa Cộng sản), và còn được quảng cáo, giới thiệu trong những đại hội phim trên toàn thế giới. Hình thức truyền thống nhất của phim hoạt họa, "hoạt hình" (animated cartoon), được phát triển trong những năm đầu 1900 và được ông Ubbe Ert Iwwerks, Walt Disney và những người khác tinh luyện, đến mức họ phải dùng những 24 hình vẽ riêng biệt cho một giây đồng hồ của phim hoạt họa. Kỹ thuật này được diễn tả chi tiết trong bài Hoạt họa truyền thống. Nguyên do việc làm phim hoạt họa là một công việc rất tốn thời gian và thường đòi hỏi kinh phí lớn để sản xuất, phần lớn các phim hoạt họa dành cho TV và cho phim điện ảnh là do các xưởng phim sản xuất. Tuy vậy, ngành phim hoạt họa độc lập cũng tồn tại và bắt đầu sớm nhất từ những năm 1910 (chẳng hạn như ông Ladislas Starevich, người tiên phong hoạt hình tĩnh vật trong thời kỳ Đế chế Nga hoàng, với nhiều phim hoạt hình được các xưởng phim tự lập (đôi khi chỉ bởi một người duy nhất) sản xuất. Một số nhà sản xuất phim hoạt họa tự lập sau này đã phát triển và sát nhập với công nghiệp phim hoạt họa chuyên ngành. Ông Bill Plympton là một trong những người làm phim hoạt họa độc lập nổi tiếng hiện nay. Hiện tại, với sự phát triển của các chương trình ứng dụng hoạt hình rẻ tiền như Macromedia Flash, cùng với sự có mặt của các tuyến phân phối miễn phí như Newgrounds và deviantART, việc trở thành một họa sĩ hoạt họa và việc cho người xem (có khả năng hàng triệu) xem những phim hoạt họa của mình, là một việc dễ dàng hơn trước rất nhiều. Phương pháp sử dụng kỹ thuật Hoạt họa giản thể là một hình thức để nâng cao năng lượng sản xuất, song đồng thời giảm chi phí trong việc làm phim hoạt họa, bằng cách dùng những "đường tắt" trong quá trình hoạt họa. Phương pháp này đã được UPA (United Productions of America - Xưởng phim liên hiệp của Mỹ) tiên phong và trở nên nổi tiếng bằng sự xuất hiện của xưởng phim Hanna-Barbera. Phương pháp đã được nhiều xưởng phim áp dụng để biến các phim hoạt họa từ những hình thức chỉ dành cho các rạp chiếu phim sang các phim dành cho vô tuyến truyền hình. == Các xưởng phim hoạt họa == Các xưởng phim hoạt họa, cũng giống như các công ty phim, có thể hoặc là những nơi cung cấp công cụ dàn dựng song cũng có thể là các chủ thể tài chính. Trong một vài trường hợp, đặc biệt là trường hợp của Anime, chúng có những điểm giống nhau, tương tự như các xưởng vẽ của các họa sĩ, nơi một họa sĩ bậc thầy, hoặc một nhóm họa sĩ tài ba chăm nom công việc của những họa sĩ và những nhân viên thủ công có trình độ kém hơn, hòng giúp họ thực hiện viễn tưởng của mình. == Phong cách và kỹ thuật hoạt họa == == Ghi chú == == Xem thêm == Hoạt hình Phim hoạt họa nhiều tập Anime (アニメ) (Phim hoạt họa của Nhật Bản) Avar (biến thiên hoạt họa) Biếm họa Hoạt họa máy vi tính Tạo hình máy vi tính Những tên tuổi lừng danh trong ngành phim hoạt họa Danh sách các tập phim hoạt họa trên TV Danh sách các trường quay phim hoạt họa Danh sách các đề tài liên quan đến phim ảnh Danh sách các loại phim Nắm bắt chuyển động Mô hình khung lưới Hoạt họa truyền thống == Tham chiếu == Frank Thomas và Ollie Johnston, Disney animation: The Illusion Of Life, Abbeville 1981 Walters Faber, Helen Walters, Algrant (Ed.), Animation Unlimited: Innovative Short Films Since 1940, HarperCollins Publishers 2004 Trish Ledoux, Doug Ranney, Fred Patten (Ed.), Complete Anime Guide: Japanese Animation Film Directory and Resource Guide, Tiger Mountain Press 1997 The Animator's Survival Kit, Richard Williams Animation Script to Screen, Shamus Culhane The Animation Book, Kit Laybourne CG101: A Computer Graphics Industry Reference. Terrence Masson Unique and personal histories of early computer animation production, plus a comprehensive foundation of the industry for all reading levels. == Liên kết ngoài (Tiếng Mỹ) == Animation Directory tại DMOZ Animating Under the Camera Experimental Animation Techniques An animation about animation techniques Drawn Under-Camera Style Animation Keyframe - the Animation Resource Animation Nation - a forum for professional American animators Chronology of Animation Zagreb Film Don Markenstein's Toonopedia Hints and tips for the animation hobbyist Animation World Network 28 Principles of Animation Animationmeat.com - Notes Model Sheets and Reference material by Professional Animators Media & Techniques in Animation PowerPoint Heaven - The Power to Animate Contains tutorials on creating animations for PowerPointPresentations.
samsung galaxy gio.txt
Samsung Galaxy Gio là điện thoai thông minh sản xuất bởi Samsung chạy hệ điều hành Android. Nó được công bố vào năm 2011 tại Mobile World Congress là một trong những điện thoại thông minh tầm thấp của Samsung, cùng với Galaxy Ace, Galaxy Fit và Galaxy Mini. Galaxy Gio ra mắt tại Canada vào tháng 8 năm 2011. Ban đầu sẵn có cho Bell Canada, Gio sớm có mặt tại Virgin Mobile Canada và Solo Mobile. Tháng 12 2011, Galaxy Gio có sẵn tại Mỹ, với tên Samsung Repp tại U.S. Cellular. Vào đầu tháng 8 năm 2011, Samsung chính thức phát hành cập nhật Gingerbread thông qua Kies. Tháng 9 2011, Samsung phát hành cập nhật ở Hà Lan với mã "PDA:KPS PHONE:KPA CSC:KP1 (XEN)". == Tính năng == === Phần cứng === Thiết bị có màn hình cảm ứng điện dung đa chạm 3,2 in (8,1 cm) HVGA, máy ảnh 3.2-megapixel với auto focus, và vi xử lý 800 MHz Qualcomm MSM7227 Turbo (ARMv6), 278 MB RAM, 158 Mb bộ nhớ trong, 3G HSPA+, FM Radio, GPS, Wi-Fi 802.11 b/g/n, và pin 1350 mAh. === Phần mềm === Galaxy Gio ban đầu chạy Android 2.2 Froyo, với giao diện tuỳ chỉnh TouchWiz của Samsung nhưng người dùng có thể nâng cấp lên Android 2.3.6 thông qua Samsung Kies và hiện nay (tháng 10 năm 2012) Android 2.3.6 có thể được cài đặt sẵn trên Gios bán trên toàn cầu. Một số thay đổi từ cập nhật 2.3.6 là màn hình khoá mới, phone icon mới, hiệu ứng ánh sáng màu xanh khi kéo xuống và một số thay đổi khác trên System UI. Android 4.1 cho Gio chưa được cung cấp bởi Samsung do cấu hình phần cứng không đủ mạnh, nhưng có thể nâng cấp thông qua Root và ClockworkMod Recovery. == Xem thêm == Samsung Galaxy Galaxy Nexus == Tham khảo == == Liên kết == Official website How to root the Samsung Galaxy Gio S5660 Wiki explaining the status of CyanogenMod for Samsung Galaxy Gio (german)
xenon.txt
Xenon là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Xe và số nguyên tử bằng 54. Là một khí hiếm không màu, không mùi và rất nặng, xenon có trong khí quyển Trái Đất với một lượng nhỏ dạng dấu vết và là một phần của hợp chất khí hiếm đầu tiên được tổng hợp. == Đặc trưng nổi bật == Xenon là thành viên của nhóm các nguyên tố hóa trị 0 được gọi là các khí hiếm hay khí trơ. Từ "khí trơ" đã được sử dụng từ lâu để chỉ nhóm các nguyên tố này, song có lẽ cần phải bỏ do một số nguyên tố hóa trị 0 cũng có thể tạo ra hợp chất với các nguyên tố khác. Trong các ống chứa khí thì xenon phát ra ánh sáng màu xanh lam khi khí này bị phóng điện qua. Với áp lực nén hàng gigapascal thì xenon dạng kim loại được tạo ra. Xenon cũng có thể tạo ra các mắt lưới với nước khi các nguyên tử của nó bị mắc kẹt trong lưới của các phân tử nước. == Ứng dụng == Khí này được dùng rộng rãi nhất và nổi tiếng nhất trong các thiết bị phát ra ánh sáng gọi là các đèn chớp xenon, được sử dụng trong các đèn chớp của máy ảnh, để tạo ra môi trường kích hoạt trong các thiết bị tạo laser mà sau đó sẽ phát sinh ánh sáng giao thoa, trong các đèn diệt khuẩn (hiếm dùng) và sử dụng trong một số ứng dụng y học liên quan đến bệnh da liễu. Các đèn hồ quang xenon liên tục, hồ quang ngắn, áp suất cao có nhiệt độ màu gần với ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa và được dùng trong các thiết bị giả lập Mặt Trời, một số hệ thống đèn chiếu và một số ứng dụng đặc biệt khác. Chúng là các nguồn rất tốt để tạo ra các tia cực tím có bước sóng ngắn cũng như chúng có các bức xạ rất mạnh trong các bước sóng gần tia hồng ngoại, được sử dụng trong một số thiết bị quan sát ban đêm. Các sử dụng khác của xenon bao gồm: Được sử dụng như là chất gây mê toàn phần, mặc dù giá thành quá đắt. Trong các ứng dụng năng lượng hạt nhân nó được sử dụng trong các buồng bọt, máy dò và trong các khu vực khác mà phân tử lượng lớn cũng như tính trơ là các yêu cầu. Các perxenat được sử dụng như là tác nhân ôxi hóa trong hóa phân tích. Đồng vị Xe133 là có ích trong vai trò của một đồng vị phóng xạ. Việc chụp cộng hưởng từ (MRI) siêu phân cực phổi và các cơ quan nội tạng khác sử dụng Xe129 [1]. Nhiên liệu thích hợp cho động cơ đẩy dùng ion do phân tử lượng cao, dễ bị ion hóa, lưu trữ như là chất lỏng ở nhiệt độ phòng (với áp suất cao) và dễ dàng chuyển ngược lại dạng khí để nạp năng lượng cho động cơ, bản chất trơ làm cho nó là thân thiện môi trường và ít ăn mòn đối với động cơ ion so với các loại nhiên liệu khác, chẳng hạn thủy ngân hay xêzi. Tuy nhiên, hiện vẫn đang có các ý kiến trái ngược nhau về khả năng phổ biến trong tương lai về việc sử dụng nó trong công nghiệp thám hiểm vũ trụ, do nó sẽ bị mất đi vĩnh cửu trong không gian và làm suy giảm nguồn cung cấp hữu hạn trong khí quyển Trái Đất. Được sử dụng phổ biến trong tinh thể học protein. Khi ở áp suất cao (~600 psi) tác động vào các tinh thể protein thì các nguyên tử xenon liên kết chủ yếu trong các hốc không ưa nước, thông thường tạo ra dẫn xuất nặng nguyên tử, đồng hình và chất lượng cao. == Lịch sử == Xenon (tiếng Hy Lạp xenon có nghĩa là "kỳ dị") được William Ramsay và Morris Travers phát hiện tại Anh năm 1898 trong phần còn lại sau khi cho các thành phần khác của không khí lỏng bay hơi. == Sự phổ biến == Xenon là khí ở dạng dấu vết trong khí quyển Trái Đất, ở mức một phần 20 triệu (0,05 ppm). Nguyên tố này thu được trong công nghiệp nhờ chiết ra từ phần còn lại của không khí hóa lỏng. Khí hiếm này trong tự nhiên được tìm thấy như là khí thoát ra từ một số suối nước khoáng. Xe133 và Xe135 được tổng hợp bằng chiếu xạ nơtron trong không khí làm mát các lò phản ứng hạt nhân. == Hợp chất == Trước năm 1962, xenon và các khí hiếm khác nói chung được coi là trơ về mặt hóa học và không thể tạo ra các hợp chất hóa học. Các chứng cứ sau đó chỉ ra rằng xenon, cùng với các khí hiếm khác, trên thực tế có tạo ra các hợp chất. Một số hợp chất của xenon là điflorua xenon, têtraflorua xenon, hexaflorua xenon, hiđrat và đơterat cũng như perxenat natri. Hợp chất có tính gây nổ cao là triôxít xenon cũng được tạo ra. Có ít nhất 80 hợp chất của xenon, trong đó flo hay ôxy được liên kết với xenon. Một số hợp chất của xenon có màu nhưng đa phần là không màu. == Đồng vị == Xenon nguồn gốc tự nhiên bao gồm 7 đồng vị ổn định và 2 đồng vị phóng xạ nhẹ. Ngoài các dạng ổn định này còn có 20 đồng vị không ổn định đang được nghiên cứu. Xe129 được tạo ra nhờ phân rã beta của I129 (chu kỳ bán rã: 16 triệu năm); Xe131m, Xe133, Xe133m và Xe135 là một phần sản phẩm phân rã hạt nhân của cả U235 và Pu239 và vì thế được dùng làm chỉ số của các vụ nổ hạt nhân. Đồng vị nhân tạo Xe135 có tầm quan trọng đáng lưu ý trong hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân. Xe135 có tiết diện vuông lớn cho các nơtron nhiệt (2,65x106 barn, vì thế nó đóng vai trò của chất hấp thụ nơtron hay "chất độc" mà có thể làm chậm hay dừng các chuỗi phản ứng sau một thời gian hoạt động. Đây đã là một vấn đề đáng kể trong các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên được Dự án Manhattan của Mỹ xây dựng để sản xuất plutoni. Nồng độ tương đối cao của các đồng vị xenon phóng xạ cũng được phát hiện là tỏa ra từ các lò phản ứng hạt nhân do sự giải phóng của khí này từ các thanh nhiên liệu bị gãy hay sự phân hạch của urani trong nước làm mát. Nồng độ của các đồng vị này nói chung vẫn là thấp khi so với các khí hiếm phóng xạ nguồn gốc tự nhiên, như Rn222. Do xenon là nguồn dò vết cho 2 đồng vị cha, tỷ lệ các đồng vị của xenon trong các thiên thạch là công cụ mạnh để nghiên cứu sự hình thành của hệ Mặt Trời. Phương pháp I-Xe trong xác định niên đại bằng phóng xạ cho ta khoảng thời gian đã trôi qua giữa tổng hợp hạt nhân và sự đông đặc của các thiên thể rắn từ tinh vân Mặt Trời. Các đồng vị xenon cũng là công cụ mạnh để nghiên cứu sự tiến hóa của đất đá. Tỷ lệ cao của Xe129 tìm thấy trong các giếng khí điôxít cacbon ở New Mexico được cho là do sự phân rã của các khí có trong lớp phủ ngay sau khi Trái Đất hình thành. == Phòng ngừa == Khí này có thể lưu giữ an toàn trong các chai lọ thủy tinh có gắn nắp thông thường ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. Xenon là không độc, nhưng nhiều hợp chất của nó là độc do các tính chất ôxi hóa mạnh của chúng. Do xenon nặng hơn không khí, nên tốc độ truyền âm thanh của nó thấp hơn so với không khí, và khi bị hít thở phải thì nó làm giảm các tần số cộng hưởng của hệ thống thanh âm. Nó tạo ra cường độ âm thanh thấp đặc trưng, tương tự như cường độ âm thanh lớn sinh ra do hít thở phải heli. Vì một vài lý do, sự hít thở phải xenon là nguy hiểm hơn so với hít thở phải heli. Đầu tiên là do các tính chất gây mê của xenon còn ít được nghiên cứu, tương tự như các tính chất của ôxít nitrơ. Sự hít thở phải xenon có thể gây ra các hiệu ứng từ nhẹ đến trung bình, kéo dài không lâu, bao gồm các cảm giác lạ đối với ánh sáng và âm thanh. Do các nguy hiểm gắn liền với sự hít thở phải xenon nên nhiều trường đại học đã không còn cho phép sử dụng nó như là sự minh họa trong hóa đại cương. Xenon trong bất kỳ hoàn cảnh nào đều là rất đắt tiền (giá của nó khoảng 60 USD trên 0,077 pps). Khí hexaflorua lưu huỳnh nói chung được sử dụng để thay thế. == Tham khảo == Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ-Xenon Thermophysical properties of neon, argon, krypton, and xenon / V. A. Rabinovich... Theodore B. Selover, phiên bản tiếng Anh-nhà xuất bản Washington [u.a.] Hemisphere Publ. Corp. [u.a.], 1988. - XVIII (Tiêu chuẩn quốc gia tham khảo dịch vụ dữ liệu của Liên Xô; 10). == Liên kết ngoài == Biểu đồ pha của xenon. WebElements.com-Xenon Xenon trong vai trò chất gây mê.
24 tháng 7.txt
Ngày 24 tháng 7 là ngày thứ 205 (206 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 160 ngày trong năm. == Sự kiện == 1162 – Tống Cao Tông cử hành lễ nhượng hoàng vị Nam Tống cho một người họ hàng xa là Thái tử Triệu Thận, tức Tống Hiếu Tông. 1487 – Công dân Leeuwarden, người Hà Lan đình công khi bị áp lệnh cấm bia nước ngoài. 1567 – Nữ vương Mary Stuart của Scotland buộc phải thoái vị, bị con trai là James VI mới 1 tuổi thay thế. 1712 – Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha: Quân Pháp giành thắng lợi quyết định trước liên quân Hà Lan - Phổ trong trận Denain, nước Pháp được giải nguy. 1848 – Quân Áo bắt đầu giao chiến với quân Sardegna trong trận Custoza (1848). 1911 – Nhà thám hiểm người Mỹ Hiram Bingham III tái khám phá Machu Picchu, "Thành phố bị lãng quên của người Inca". 1923 – Ký kết Hiệp ước Lausanne tại Thụy Sĩ, định ra đường biên giới hiện đại của Thổ Nhĩ Kỳ. 1968 – 10 nữ thanh niên xung phong đã bị bom Mỹ vùi ở Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), sự kiện nổi bật hay nhắc tới trong chiến tranh Việt Nam. 1993 – Việt Nam công bố Luật Đất đai. 1997 – Sau 290 nǎm hợp nhất, Chính phủ Anh trao cho Scotland quyền lập pháp, thu thuế, và có tiếng nói riêng tại Liên minh châu Âu. 2013 – Một vụ tai nạn xe lửa xảy ra tại Santiago de Compostela, Galicia, Tây Ban Nha, khiến hơn hai trăm người thương vong. == Sinh == 1725 – John Newton, mục sư người Anh (Chết: 1807) 1757 – Vladimir Borovikovsky, họa sĩ người Nga (Chết: 1825) 1783 – Simón Bolívar, người giải phóng Nam Mỹ (Chết: 1830) 1786 – Joseph Nicollet, nhà Toán học và thám hiểm người Nga (Chết: 1843) 1794 – Johan Georg Forchhammer, nhà địa chất người Đan Mạch (Chết: 1865) 1802 – Alexandre Dumas, nhà văn người Pháp (Chết: 1870) 1803 – Adolphe Charles Adam, nhà soạn nhạc người Pháp (Chết: 1856) 1826 – Ivan Bloch, nhà lý luận quân sự và hoạt động vì hoà bình (Chết: 1902) 1828 – Sécnưsépxki là nhà vǎn, nhà phê bình, nhà dân chủ cách mạng Nga(chết 29/10/1889) 1851 – Friedrich Schottky, nhà toán học người Đức (Chết: 1935) 1853 – William Gillette, diễn viên, nhà biên kịch người Mỹ (Chết: 1937) 1856 – Charles Émile Picard, nhà toán học người Pháp (Chết: 1941) 1857 – Henrik Pontoppidan, nhà văn người Đan Mạch, nhận giải thưởng Nobel (Chết: 1943) 1860 – Alfons Mucha, nghệ sĩ người Séc (Chết: 1939) 1864 – Frank Wedekind, nhà văn người Đức (Chết: 1918) 1874 – Oswald Chambers, nhà văn Cơ–đốc (Chết: 1917) 1878 – Lord Dunsany, nhà văn người Ai–len (Chết: 1957) 1880 – Ernest Bloch, nhà soạn nhạc người Thụy Sĩ (Chết: 1959) 1895 – Robert Graves, nhà biên kịch người Anh (Chết: 1985) 1897 – Amelia Earhart, phi công người Mỹ (Chết: 1937) 1899 – Chief Dan George, nam diễn viên Meti (Chết: 1981) 1908 – Cootie Williams, nhạc công chơi kèn trumpet người Mỹ (Chết: 1985) 1916 – John D. MacDonald, tiểu thuyết gia người Mỹ, (Chết: 1986) 1917 – Robert Farnon, nhạc trưởng, nhạc sĩ và người soạn nhạc gốc Canada (Chết: 2005) 1920 – Bella Abzug, nữ Nghị sĩ Hoa Kỳ từ New York (Chết: 1998) 1931 – Éric Tabarly, thuỷ thủ người Pháp (Chết: 1998) 1933 – Doug Sanders, người chơi gôn Mỹ 1936 – Ruth Buzzi, nữ diễn viên, người Mỹ 1936 – Mark Goddard, nam diễn viên người Mỹ 1940 – Stanley Hauerwas, nhà thần họkc Mỹ 1942 – Chris Sarandon, nam diễn viên người Mỹ 1945 – Azim Premji, thương nhân Ấn Độ 1947 – Robert Hays, nam diễn viên người Mỹ 1947 – Peter Serkin, nghệ sĩ piano người Mỹ 1949 – Michael Richards, biên kịch hài kịch Mỹ 1949 – Yves Duteil, ca sĩ, nhạc sĩ Pháp 1951 – Lynda Carter, nữ diễn viên người Mỹ 1951 – Chris Smith, chính khách Anh 1952 – Gus Van Sant, đạo diễn Mỹ 1957 – Pam Tillis, ca sĩ người Mỹ 1961 – Kerry Dixon, cầu thủ gốc Anh 1963 – Paul Geary, nhạc sĩ người Mỹ 1963 – Julie Krone, vận động viên đua ngựa người Mỹ 1963 – Karl Malone, vận động viên bóng rổ người Mỹ 1964 – Barry Bonds, vận động viên bóng chày người Mỹ 1964 – PJ Phillips, nhạc sĩ người Anh 1965 – Kadeem Hardison, nam diễn viên người Mỹ 1966 – Martin Keown, cầu thủ người Anh 1968 – Kristin Chenoweth, ca sĩ, diễn viên Mỹ 1968 – Laura Leighton, nữ diễn viên Mỹ 1969 – Rick Fox, vận động viên bóng rổ Canada 1969 – Jennifer Lopez, nữ ca sĩ, diễn viên người Mỹ 1970 – Stephanie Adams, người mẫu Mỹ 1971 – John Partridge, ca sĩ người Anh 1975 – Torrie Wilson, vận động viên đô vật Mỹ 1975 – Eric Szmanda, nam diễn viên người Mỹ 1976 – Nate Bump, vận động viên bóng chày người Mỹ 1976 – Tiago Monteiro, tay đua công thức một Bồ Đào Nha 1977 – Mehdi Mahdavikia, cầu thủ người Iran 1979 – Stat Quo, rapper Mỹ 1979 – José Valverde, vận động viên bóng chày Mỹ 1981 – Summer Glau, nữ diễn viên người Mỹ 1982 – Anna Paquin, nữ diễn viên người New Zealand gốc Canada 1982 – Elise Crombez, siêu mẫu Bỉ 1983 – Daniele De Rossi, cầu thủ người Ý 1984 – John Dhani Lennevald, ca sĩ Thụy Điển 1985 – Patrice Bergeron, vận động viên khúc côn cầu Canada 1986 – Natalie Tran, video blogger người Úc gốc Việt 1987 – Mara Wilson, nữ diễn viên người Mỹ 1990 – Daveigh Chase, nữ diễn viên người Mỹ == Người chết == == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
chi linh lăng.txt
Chi Linh lăng hay chi Cỏ ba lá thập tự (danh pháp khoa học: Medicago) là một chi thực vật trong họ Đậu (Fabaceae), có hoa sống lâu năm, chủ yếu được nói đến như là M. sativa L., tức cỏ linh lăng. Cỏ linh lăng là thực vật lâu năm, sống từ 5 đến 12 năm, phụ thuộc vào các giống và đặc điểm khí hậu nơi sinh trưởng. Chúng là cây giống đậu sống lâu năm ở các khu vực ôn đới, có thể phát triển tới độ cao 1 mét. Lá của chúng mọc thành cụm lá chét, mỗi cụm có ba lá và các cụm hoa màu tím tía. Chúng có hệ rễ sâu, đôi khi sâu tới 4,5 mét. Điều này làm cho chúng có tính chịu khô hạn tốt. Cỏ linh lăng (Medicago sativa) và tên chi của chúng (Medicago) được cho là có nguồn gốc từ Ba Tư Trung cổ. Nó được đưa vào Hy Lạp khoảng năm 490 TCN như là thức ăn cho ngựa của quân đội Ba Tư. Nó cũng được đưa từ Chile vào Hoa Kỳ khoảng năm 1860. Chúng được trồng rộng khắp thế giới như là thức ăn cho bò và chủ yếu được trồng để thu hoạch dưới dạng cỏ khô hay ủ chua với các loại thức ăn cho gia súc khác như ngô. Cỏ ba lá có giá trị dinh dưỡng cao trong số các loại cây trồng để thu hoach dưới dạng cỏ khô phổ biến nhất, chúng cũng được sử dụng như là bãi chăn thả hay thức ăn dự trữ cho gia súc. Giống như các loại cây thuộc họ Đậu khác, các mắt rễ của chúng có chứa các loại vi khuẩn, chẳng hạn như Rhizobium là các vi khuẩn có khả năng cố định đạm, tạo ra thức ăn gia súc giàu protein mà ít phụ thuộc vào lượng nitơ chuyển hóa được trong đất. Chúng được trồng rộng rãi vào khoảng thế kỷ 17 và là một trong các tiến bộ quan trọng của nông nghiệp châu Âu. Quan hệ cộng sinh của nó với vi khuẩn cố định đạm và công dụng như là thức ăn gia súc đã nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp một cách đáng kể. Linh lăng là một trong số ít các thực vật có sự tự gây độc. Chính vì thế hạt cỏ linh lăng sẽ không mọc được trong các khu vực đang có cỏ linh lăng. Vì vậy, các cánh đồng cỏ linh lăng phải được cày bừa hay luân canh (trồng loại cây khác trước khi tái gieo hạt của chúng) trước khi gieo hạt trở lại. Các chồi non của cỏ linh lăng cũng được sử dụng như một thành phần của món xa lát tại Hoa Kỳ và Úc. Các cọng mềm cũng được người sử dụng như là rau ở một vài khu vực. Các phần thân già ít được người sử dụng do chứa nhiều xơ. Cỏ ba lá có tiềm năng để trở thành loại rau có năng suất cao, cũng như được chế biến thành bột bằng cách làm khô và nghiền nhỏ hay bằng cách nghiền nhão ra để chiết lấy các chất dinh dưỡng có trong lá. Người ta cũng cho rằng cỏ linh lăng có tác dụng làm tăng tiết sữa. Tại Hoa Kỳ, các bang trồng nhiều cỏ linh lăng là Wisconsin và California, với phần lớn sản lượng của bang thứ hai có được từ vùng hoang mạc Mojave nhờ sự cung cấp nước tưới của California Aqueduct. == Trồng trọt == Cỏ linh lăng có thể gieo vào mùa xuân hay mùa thu, và phát triển tốt trên các loại đất được tưới tiêu nước tốt với pH khoảng 6,8-7,5. Cỏ linh lăng cần nhiều kali; các loại đất có độ dinh dưỡng thấp cần phải được bón phân bằng phân hữu cơ hay phân hóa học. Thông thường người ta gieo 13–17 kg/hecta (12-15 pao/mẫu Anh) trong các khu vực có khí hậu thích hợp và khoảng 22 kg/hecta (20 pao/mẫu Anh) trong các khu vực xa hơn về phía nam (ở Bắc bán cầu). Các loại cây che bóng thông thường được trồng, cụ thể là đối với vụ gieo hạt mùa xuân để giảm cỏ dại. Thuốc diệt cỏ đôi khi cũng được sử dụng. Trong phần lớn các khu vực, cỏ linh lăng được thu hoạch từ 3-4 lần trong năm. Tổng năng suất khoảng 10 tấn/hecta (4 tấn/mẫu Anh) nhưng dao động theo khu vực và phụ thuộc vào thời tiết cũng như giai đoạn trưởng thành khi thu hoạch. Những lần thu hoạch sau thường có năng suất cao hơn nhưng thành phần dinh dưỡng lại hay bị giảm. Các loại bọ chét trên lá có thể giảm sản lượng đáng kể, cụ thể là đối với lần thu hoạch thứ hai trong năm do thời tiết là ấm nhất. Sử dụng thuốc trừ sâu đôi khi được áp dụng để ngăn không cho chúng phát triển. Cỏ linh lăng cũng dễ bị tổn thương trước bệnh thối gốc Texas (do nấm Phymatotrichopsis omni gây ra). Một số ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera như bướm mắt cáo (Semiothisa clathrata) cũng ăn lá của cỏ linh lăng. Việc gieo trồng cỏ linh lăng để lấy hạt đòi hỏi phải có sự thụ phấn nhân tạo, do vậy khi cỏ linh lăng ra hoa người ta phải đưa những "sinh vật thụ phấn" nhân tạo ra gần cánh đồng. Thông thường người ta dùng loài ong làm tổ dưới đất (Megachile rotundata), được nuôi trong các tổ đặc biệt gần các cánh đồng trồng cỏ lấy hạt, hay các tổ ong mật (chi Apis). == Thu hoạch == Khi cỏ linh lăng được sử dụng làm cỏ khô, thông thường người ta cắt chúng và đóng kiện. Các đống cỏ khô vẫn còn được áp dụng trong một số khu vực có điều kiện cơ giới hóa thấp, nhưng việc đóng thành kiện tròn được sử dụng nhiều hơn do dễ vận chuyển. Lý tưởng nhất để thu hoạch là khi cỏ linh lăng bắt đầu nở hoa. Khi sử dụng các thiết bị cơ giới thay vì cắt thủ công, quy trình được bắt đầu với máy xén cỏ, nó xén cỏ linh lăng và xếp thành luống. Sau khi cỏ đã phơi khô thì máy kéo có gắn thiết bị đóng kiện thu thập cỏ khô và đóng thành kiện. Có ba loại kiện thông dụng đối với cỏ linh lăng. Các kiện "vuông" nhỏ—kích thước khoảng 40 x 45 x 100 cm (15 in x 18 in x 38 in) - được sử dụng cho các gia súc nhỏ và ngựa đơn lẻ. Các kiện vuông nhỏ này nặng khoảng 25–30 kg (50-70 pao) phụ thuộc vào độ ẩm và có thể dễ dàng di chuyển. Các trang trại nuôi bò sử dụng các loại kiện tròn lớn, thông thường có đường kính 1,4 đến 1,8 m (4,5 đến 6 ft) và cân nặng khoảng 500-1.000 kg. Các kiện loại này có thể xếp thành đống vững chắc, được xếp đặt trong các khu vực nuôi bò, ngựa thành bầy. Gần đây, người ta còn đóng các kiện vuông lớn, có tỷ lệ kích thước tương tự như kiện vuông nhỏ, nhưng các kích thước thì lớn hơn. Kích thước được thiết lập sao cho kiện cỏ vừa khít với kích thước của thùng xe tải. == Một số loài == Các loài dưới đây lấy theo ILDIS Medicago agropyretorum Medicago alatavica Medicago arabica - Linh lăng Ả Rập Medicago arborea - Linh lăng thân gỗ Medicago archiducis-nicolai Medicago astroites Medicago blancheana Medicago brachycarpa Medicago cancellata Medicago carstiensis Medicago caucasica Medicago ciliaris - Linh lăng lông mịn Medicago constricta Medicago coronata - Linh lăng vương miện Medicago crassipes Medicago cretacea Medicago cyrenaea Medicago daghestanica Medicago difalcata Medicago disciformis Medicago doliata Medicago edgeworthii Medicago falcata - Linh lăng hoa vàng Medicago fischeriana Medicago glomerata Medicago granadensis Medicago grossheimii Medicago gunibica Medicago heldreichii Medicago hemicoerulea Medicago heyniana Medicago hybrida Medicago hypogaea Medicago intertexta - Linh lăng Calvary Medicago karatschaia Medicago komarovii Medicago laciniata - Linh lăng lá khía Medicago lanigera Medicago laxispira Medicago littoralis - Linh lăng duyên hải Medicago lupulina - Linh lăng đen Medicago marina - Linh lăng biển Medicago medicaginoides Medicago meyeri Medicago minima - Linh lăng nhỏ Medicago monantha Medicago monspeliaca Medicago murex - Linh lăng gai Medicago muricoleptis Medicago noeana Medicago orbicularis - Linh lăng quả tròn Medicago orthoceras Medicago ovalis Medicago papillosa Medicago persica Medicago phrygia Medicago pironae Medicago playtcarpa Medicago polyceratia Medicago polychroa Medicago polymorpha - Linh lăng lá khía răng cưa Medicago praecox - Linh lăng Địa Trung Hải Medicago prostrata Medicago radiata - Linh lăng quả tia Medicago retrorsa Medicago rhodopea Medicago rigida Medicago rigidula Medicago rigiduloides Medicago rotata Medicago rugosa Medicago rupestris Medicago ruthenica Medicago sativa - Cỏ linh lăng Medicago sauvagei Medicago saxatilis Medicago schischkinii Medicago scutellata - Linh lăng khiên Medicago secundiflora Medicago shepardii Medicago sinskiae Medicago soleirolii Medicago strasseri Medicago suffruticosa Medicago syriaca Medicago talyschensis Medicago tenoreana Medicago tornata Medicago transoxana Medicago truncatula Medicago tunetana Medicago turbinata - Linh lăng phương nam Medicago vardanis Medicago virescens == Các giống == Các nghiên cứu và tìm kiếm đáng chú ý đã được thực hiện đối với cây trồng quan trọng này. Hiện nay, có rất nhiều giống của nhà nước và tư nhân được đưa ra để thích nghi với các điều kiện khí hậu và thời tiết cụ thể. Phần lớn các cải tạo về giống cỏ linh lăng trong các thập niên vừa qua là nhằm tăng sức chống chịu đối với các loại bệnh tật, nâng cao khả năng chịu rét tại các khu vực có khí hậu lạnh cũng như tạo ra các giống có nhiều lá chét. Cỏ linh lăng nhiều lá chét có nhiều hơn 3 lá chét tại mỗi chét lá (Thuật ngữ cỏ ba lá trong trường hợp này không thể hiện đúng biểu hiện bề ngoài của chúng). Nó có thành phần dinh dưỡng cao hơn tính theo trọng lượng do ở đây có tương đối nhiều lá tính trên cùng một lượng cuống lá. == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Các bức ảnh miêu tả việc di chuyển ong mật ra đồng cỏ linh lăng Sử dụng Megachile rotundata ở California
risc.txt
RISC (viết tắt của Reduced Instructions Set Computer - Máy tính với tập lệnh đơn giản hóa) là một phương pháp thiết kế các bộ vi xử lý (VXL) theo hướng đơn giản hóa tập lệnh, trong đó thời gian thực thi tất cả các lệnh đều như nhau. Hiện nay các bộ vi xử lý RISC phổ biến là ARM, SuperH, MIPS, SPARC, DEC Alpha, PA-RISC, PIC, và PowerPC của IBM. == Định hướng thiết kế RISC == Ý tưởng bắt đầu khi người ta nhận thấy rất nhiều tính năng trong các bộ VXL vốn được thiết kế nhằm giúp công việc lập trình trở nên dễ dàng hơn lại thường bị các phần mềm bỏ sót. Những tính năng này thông thường cần vài chu kỳ máy để thực thi. Cộng thêm sự cách biệt về hiệu suất giữa các CPU và bộ nhớ chính đã dẫn đến nhiều kỹ thuật hoặc nhằm tổ chức lại quá trình thực thi trong bộ xử lý hoặc nhằm giảm bớt số lần truy xuất bộ nhớ. Những năm cuối của thập niên 1970, các nhà nghiên cứu của IBM (và cả một số dự án khác) đã chứng minh rằng phần lớn các phương pháp đánh địa chỉ trực giao thường bị các chương trình bỏ qua. Đây chính là kết quả không mong đợi do sử dụng các trình biên dịch cấp cao thay vì sử dụng hợp ngữ. Các trình dịch tại thời điểm đó không đủ khả năng để tận dụng hết tính năng của các bộ VXL CISC; chủ yếu là do sự khó khăn trong thiết kế trình dịch. Trình biên dịch càng trở nên phổ biến thì các tính năng này lại càng bị bỏ quên. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những tính năng này ít được dùng vì thực ra chúng được thực thi chậm hơn một nhóm lệnh cùng thực hiện tác vụ đó. Đây giống như một nghịch lý của quá trình thiết kế VXL, người thiết kế không có đủ thời gian để tối ưu cho tất cả các lệnh, do đó họ chỉ chú trọng đến những lệnh thường được sử dụng nhiều nhất. Ví dụ cụ thể nhất có lẽ là lệnh INDEX của CPU máy VAX, sẽ nhanh hơn từ 45% đến 60% nếu lệnh này được thay bằng một nhóm các lệnh VAX đơn giản khác. Cũng trong thời gian này, CPU bắt đầu hoạt động nhanh hơn bộ nhớ. Thậm chí trong thập niên 1970, người ta cho rằng điều này sẽ còn tiếp tục không dưới 1 thập niên nữa, và tới lúc đó CPU sẽ nhanh hơn bộ nhớ hàng chục tới hàng trăm lần. Có lẽ đã đến lúc CPU cần thêm nhiều thanh ghi (sau này gọi là cache) để có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn. Những thanh ghi và bộ nhớ đệm mới sẽ cần khoảng trống trên bo mạch hoặc trên chip được tạo ra nếu giảm sự phức tạp của CPU. Tới lúc này, một phần đóng góp cho kiến trúc RISC đến từ thực tế đo đạc những chương trình trong thế giới thực. Andrew Tanenbaum từ tổng kết rất nhiều đo đạc này đã chỉ ra rằng hầu hết những CPU lúc bấy giờ đều được thiết kế thừa quá mức. Ví dụ, ông cho rằng 98% các hằng hoàn toàn có thể biểu diễn bằng 13 bit, trong khi đó các CPU được thiết kế theo bội số của 8 thường là 8, 16 hoặc 32. Do đó nếu CPU cho phép các hằng được lưu trong những bit dư của mã lệnh sẽ làm giảm đi rất nhiều lần truy xuất bộ nhớ. Thay vì phải đọc từ bộ nhớ hay từ thanh ghi, các hằng đã ở ngay đó khi CPU cần, vì thế quá trình thực thi sẽ nhanh hơn. Tất nhiên điều lại này yêu cầu mã lệnh phải thật nhỏ để những lệnh 32 bit có thể chứa được những hằng tương đối lớn. Những chương trình trong thực tế thường tốn phần lớn thời gian để thực hiện một số tác vụ đơn giản, do đó một số nhà nghiên cứu hướng tới việc tối ưu hóa những tác vụ này. Do xung nhịp (clock rate) của CPU bị giới hạn bởi thời gian thực hiện lệnh chậm nhất, nên nếu tối ưu lệnh này (có thể bằng cách giảm số phương pháp đánh địa chỉ mà nó hỗ trợ) sẽ khiến cho toàn bộ tập lệnh được thực thi nhanh hơn nhiều. Mục tiêu của RISC chính là đơn giản hóa các lệnh, để mỗi lệnh có thể được thực thi chỉ trong 1 chu kỳ máy. Việc tập trung đơn giản hóa các lệnh đã cho ra đời các loại "Máy tính với tập lệnh được đơn giản hóa" - RISC. Rất tiếc cụm từ "Máy tính với tập lệnh được đơn giản hóa" thường bị hiểu sai là máy tính với tập lệnh ít hơn các máy tính khác. Thực ra RISC lại thường có tập lệnh rất lớn. Cũng từ khuynh hướng đơn giản hóa đó, một số thiết kế thú vị ra đời như MISC (Minimal Instruction Set Computer - Máy tính với tập lệnh tối thiểu) hay OISC (One Instruction Set Computer) với những máy tính như Transport Triggered Architectures, trong khi các thiết kế khác đi sâu vào vấn đề Turing tarpit. Điểm khác biệt thực sự giữa RISC so với CISC là nguyên tắc thực hiện mọi thứ trong các thanh ghi, đọc và lưu dữ liệu vào các thanh ghi. Do đó để tránh hiểu lầm nhiều nhà nghiên cứu thích dùng thuật ngữ load-store. Qua thời gian, các kỹ thuật thiết kế cũ được gọi là CISC (Complex Instruction Set Computer – Máy tính với tập lệnh phức tạp), dù rằng thuật ngữ này thường chỉ được dùng với mục đích so sánh. Giờ đây để thực hiện cùng một công việc, chương trình được viết với những lệnh đơn giản thay vì với một lệnh phức tạp, tổng số các lệnh phải đọc từ bộ nhớ nhiều hơn do đó cũng mất nhiều thời gian hơn. Tại thời điểm đó người ta chưa biết khuyết điểm này có còn đảm bảo sự ưu việt hơn về hiệu suất của RISC hay không, và hầu như đó cũng đã là một cuộc chiến dai dẳng về khái niệm RISC. == Định hướng thiết kế trước thời RISC == Những ngày đầu của ngành công nghiệp máy tính, trình biên dịch chưa xuất hiện. Công việc lập trình được thực hiện hoặc bằng ngôn ngữ máy (mã nhị phân) hoặc bằng hợp ngữ. Để việc lập trình đơn giản, các VXL được thêm những lệnh có thể biểu diễn trực tiếp những cấu trúc của ngôn ngữ lập trình cấp cao. Lúc đó thiết kế phần cứng dễ hơn nhiều so với thiết kế trình dịch, vì thế mọi phức tạp đều dồn vào phần cứng. Một nguyên nhân khác thúc đẩy sự ra đời của những lệnh phức là sự thiếu thốn bộ nhớ. Do bộ nhớ quá nhỏ, do đó sẽ có lợi hơn nhiều nếu tăng mật độ tập trung thông tin trong mã lệnh. Khi mà mỗi byte bộ nhớ còn quá đắt, bộ nhớ chính của toàn bộ hệ thống ở thời kỳ này chỉ vài KB, ngành công nghiệp VXL bị thúc đẩy phải mã hóa thật cao mã lệnh, mã lệnh có thể có kích thước thay đổi, một lệnh có thể thực hiện nhiều phép toán hoặc một lệnh có thể vừa chuyển dữ liệu vừa xử lý dữ liệu. Lúc đó việc đưa ra một lệnh nén thật tốt được ưu tiên hơn là đưa ra một lệnh dễ giải mã. Lúc này bộ nhớ được sản xuất bằng công nghệ từ do đó nó không những đã ít mà còn chậm. Đây cũng là một lý do để tăng mật độ thông tin trong một mã lệnh. Một mã lệnh với nhiều thông tin sẽ giảm được rất nhiều lần phải truy xuất nguồn bộ nhớ chậm chạp này. Những CPU thời kỳ này chứa ít thanh ghi vì những lý do sau: Một bit trong CPU bao giờ cũng mắc hơn rất nhiều so với một bit ở bộ nhớ ngoài. Với công nghệ tích hợp ở thời kỳ này muốn có thêm thanh ghi bắt buộc phải có thêm vùng trống trên board hoặc trên chip. Một lượng lớn thanh ghi cũng sẽ cần một lượng lớn các bit trong mã lệnh để xác định các thanh ghi đó. Vì những lý do trên, những nhà thiết kế VXL cố gắng để mỗi lệnh có thể thực hiện càng nhiều chức năng càng tốt. Điều này dẫn đến một lệnh sẽ làm tất cả công việc như nạp 2 số cần cộng, cộng chúng lại, và cuối cùng lưu trở lại vào bộ nhớ. Cũng lệnh đó lại có thể đọc một số từ thanh ghi và số còn lại từ bộ nhớ sau đó lưu kết quả vào bộ nhớ. Khuynh hướng thiết kế VXL này được gọi là Complex Instruction Set Computer – CISC. Mục đích chung của thời kỳ này là mỗi lệnh hỗ trợ càng nhiều phương pháp đánh địa chỉ càng tôt, đây chính là lý thuyết trực giao. Điều này dẫn đến một số phức tạp cho CPU, mặc dù theo lý thuyết mỗi lệnh có thể được tối ưu riêng rẽ, làm quá trình thiết kế nhanh hơn nếu người lập trình sử dụng các lệnh đơn giản. Sự tương phản rõ ràng nhất đến từ hai loại VXL: 6502 và VAX. Chip 6502 có giá $25 với 1 thanh ghi duy nhất, và bằng cách tối ưu giao tiếp bộ nhớ nó có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn so với thiết kế ban đầu. VAX vốn là một máy tính nhỏ (minicomputer), nó cần tới một tá các thiết bị phụ và được đặc biệt chú ý bởi một lượng rất lớn các kiểu đánh địa chỉ mà nó hỗ trợ, cũng như lệnh nào của nó cũng đều hỗ trợ các kiểu đánh địa chỉ đó. == Cùng lúc đó... == Trong khi những khái niệm về RISC đang dần được hoàn thiện thì những ý tưởng nhằm cải tiến hiệu suất cho các CPU cũng bắt đầu ra đời. Những năm đầu thập niên 1980, người ta sợ rằng, về lý thuyết, công nghệ thiết kế VXL đã đạt đến giới hạn. Sự cải tiến chỉ còn có thể thực hiện với công nghệ bán dẫn, như giảm kích thước của các transistor hoặc dây nối trên chip. Dù độ phức tạp của chip không đổi nhưng với kích thước nhỏ hơn nó vẫn có thể hoạt động ở tốc độ cao hơn. Cũng có nhiều cố gắng để thiết kế các chip xử lý song song. Thay vì làm cho chip nhanh hơn người ta làm cho nhiều chip có khả năng cùng chia sẻ các tác vụ. Tuy nhiên lịch sử đã chứng minh rằng nhận định lúc đầu là sai lầm, rất nhiều ý tưởng ra đời cuối thập niên 1980 đã cải tiến một cách toàn diện hiệu suất của các VXL thời kỳ này. Ý tưởng đầu tiên có lẽ là "kênh dẫn" (pipeline). Đây là một kỹ thuật nhằm chia nhỏ quá trình thực thi một lệnh thành nhiều bước, và các bước khác nhau của các lệnh khác nhau có thể được thực thi đồng thời. Một bộ xử lý thông thường đọc một lệnh, giải mã nó, đọc những vùng nhớ lệnh đó cần, thực thi lệnh, trả kết quả về. Với kỹ thuật "kênh dẫn", bộ xử lý có thể đọc một lệnh ngay sau khi nó đọc xong lệnh trước đó, tức là nó vừa giải mã một lệnh vừa đọc lệnh kế tiếp, tới chu kỳ tiếp theo bộ xử lý sẽ làm việc với ba lệnh cùng lúc, và cứ thế tiếp tục. Dù thực tế không có lệnh nào được thực thi nhanh hơn, nhưng do lệnh theo sau sẽ hoàn thành ngay sau khi lệnh trước hoàn tất nên đây là một giải pháp rất hiệu quả nhằm tận dụng tối đa tài nguyên của các VXL. Một phương án khác là dùng nhiều đơn vị xử lý song song trong cùng một bộ xử lý. Thay vì thực thi một lệnh bộ xử lý sẽ tìm cách thực thi đồng thời lệnh kế tiếp trong một đơn vị xử lý khác. Tuy nhiên đây là một phương án khó vì nhiều lệnh đôi khi lại phụ thuộc vào kết quả của lệnh trước nó. Cả hai phương pháp trên hướng tới việc cải tiến bằng cách tăng độ phức tạp của CPU. Vì không gian trên chip là có hạn do đó để thêm những tính năng mới này người ta cần bỏ đi những tính năng khác. Vì thế RISC là kẻ được hưởng lợi trước tiên do về cấu trúc nó đơn giản hơn CISC rất nhiều. Những thiết kế RISC đầu tiên nhanh chóng được thêm những tính năng mới giúp chúng vượt qua những chip CISC tương ứng. Lúc này người ta bắt đầu tính đến việc thêm những tính năng này vào những chip CISC trong khi vẫn đảm bảo kích thước của chúng, công việc này kéo dài suốt những năm cuối thập niên 1980 và đầu 1990. Dù ở bất kỳ cấp độ nào, đơn vị logic của một chip RISC bao giờ cũng cần ít transistor hơn so với của một chip CISC. Điều này giúp người thiết kế có rất nhiều sự linh hoạt, ví dụ họ có thể: 1. Tăng số lượng thanh ghi. 2. Sử dụng các phương pháp tối ưu để tăng mức độ xử lý song song bên trong CPU (pipeline, superscalar) 3. Tăng kích thước cache 4. Thêm các tính năng như I/O, timer v.v… 5. Thêm các bộ xử lý vector. 6. Tận dụng các dây chuyền công nghệ cũ, trong khi với CISC điều này rất khó khăn do kích thước chip lớn hơn 7. Cung cấp những chip cho những ứng dụng có yêu cầu cao về thời gian sử dụng pin hoặc về kích thước chip. Những đặc điểm thường thấy trong 1 chip RISC: 1. Định dạng chuẩn mã lệnh (ví dụ lệnh có chiều dài cố định, các bit của mã lệnh luôn nằm ở vị trí cố định trong mã lệnh) sẽ làm quá trình giải mã lệnh đơn giản hơn. 2. Các thanh ghi đồng nhất, do đó chúng có thể được sử dụng thay thế nhau trong mọi tình huống (tuy nhiên các thanh ghi dành cho số nguyên và số thực dấu chấm động vẫn phân biệt nhau). 3. Cách đánh địa chỉ đơn giản. Để có những phương pháp đánh địa chỉ phức tạp cần kết hợp với các phép toán số học. 4. Hỗ trợ rất ít kiểu dữ liệu (một số chip CISC có thể có cả các lệnh thao tác với chuỗi, xử lý số phức hoặc ma trận. Những lệnh như thế chẳng bao giờ tồn tại trong 1 chip RISC lý tưởng). Ngày nay, một số kiến trúc RISC được xây dựng dựa kiến trúc Harvard (như dòng [SH-4] của Renesas), trong đó bus dữ liệu và bus chương trình tách rời nhau. Điều này giúp cho quá trình đọc dữ liệu và mã lệnh có thể xảy ra đồng thời do đó có khả năng nâng cao hiệu suất của VXL. Một trong những điểm yếu của các VXL RISC thế hệ đầu tiên là hiệu ứng branch delay slot. Hiệu ứng này xảy ra khi có 1 lệnh nhảy có điều kiện, lúc đó dù có thực hiện nhảy hay không thì một hoặc một số lệnh theo sau vẫn được thực thi do các lệnh này đã được đưa vào pipeline trong lúc lệnh nhảy đang được xử lý. Điều này gây ra một khoảng thời gian trễ khi thực thi lệnh nhảy có điều kiện. branch delay slot không những xuất hiện trong những VXL RISC như MIPS, PA-RISC và SPARC mà còn cả trong các DSP như µPD77230 hoặc TMS320C3x. Tuy nhiên ngày nay trong các thiết kế RISC hiện đại người ta đã có thể loại bỏ được hiệu ứng này. == Những RISC đầu tiên == VXL RISC được biết đến đầu tiên là siêu máy tính CDC 6600 được Jim Thornton và Seymour Cray thiết kế năm 1964, nó có 74 mã lệnh (8086 có 400 mã lệnh) cộng với 12 máy tính đơn giản được gọi là "bộ xử lý ngoại vi" để xử lý I/O. CDC 6600 sử dụng kiến trúc load-store, nó hỗ trợ 2 phương pháp đánh địa chỉ, có 11 đơn vị được "kênh dẫn hóa", năm đơn vị đọc dữ liệu và 2 đơn vị để lưu dữ liệu (bộ nhớ của nó được tổ chức theo bank do đó các đơn vị đọc ghi có thể hoạt động đồng thời). Tốc độ xung đồng hồ/lệnh nhanh hơn 10 lần so với tốc độ truy xuất bộ nhớ. Một máy tính khác được thiết kế trên với kiến trúc load-store là Data General Nova. Đây là một máy tính nhỏ 16 bit được thiết kế năm 1968 bởi 1 công ty Mỹ tên là Data General. Tuy nhiên VXL RISC được biết nhiều nhất lai đến từ một dự án được tài trợ bởi chương trình VLSI (Very Large-Scale Integration) của DARPA (Defense Advanced Research Projects Agency). Chương trình trên đã cho ra đời rất nhiều cải tiến liên quan đến thiết kế, sản xuất chip và cả đồ họa máy tính. Dự án RISC của Đại học Caifornia, Berkeley bắt đầu năm 1980 dưới sự hướng dẫn của David Patterson với mục đích nâng cao hiệu suất của các VXL dựa trên kỹ thuật pipeline và register windows. Một VXL thông thường có khá ít thanh ghi, các chương trình có thể tùy ý sử dụng các thanh ghi đó bất cứ lúc nào. Còn đối với các VXL sử dụng kỹ thuật register windows, có rất nhiều thanh ghi trong VXL nhưng chương trình chỉ sử dụng cùng lúc một tập hợp nhỏ các thanh ghi. Vì thông thường mỗi lần gọi 1 chương trình con, VXL cần lưu lại giá trị một số thanh ghi và sau đó hồi phục lại các thanh ghi đó khi thực hiện lệnh return. Vì vậy bằng cách chuyển từ tập thanh ghi này sang tập thanh ghi khác (chuyển cửa sổ) chương trình có thể thực hiện các lệnh gọi hàm hoặc lệnh trả về một cách nhanh chóng. Dự án RISC cho ra đời VXL RISC-I năm 1982. VXL này chứa 44.420 transistor (so với 100.000 transistor cho 1 VXL CISC), với 32 lệnh nhưng hoàn toàn vượt xa các VXL đơn chip cùng thời. VXL RISC-II ra đời năm 1983 với 39 lệnh, chứa 40.760 transistor và nhanh gấp 3 lần RISC-I. Cũng khoảng thời gian đó John L. Hennessy thực hiện dự án MIPS ở Đại học Stanford năm 1981. MIPS hầu như chỉ tập trung vào kỹ thuật pipeline nhằm tận dụng tối đa khả năng của các VXL. Cho dù đã được sử dụng trước đó, nhưng với MIPS, kỹ thuật này đã thực sự được cải tiến vượt bậc. Nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây, và có lẽ cũng phiền toái nhất, là nó đòi hỏi tất cả các lệnh bắt buộc phải được thực thi trong 1 chu kỳ máy. Nếu đáp ứng được yêu cầu này, pipeline có thể hoạt động ở tốc độ rất cao và đây hầu như là yếu tố quyết định đến tốc độ của VXL. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là phải bỏ đi rất nhiều lệnh có ích như nhân, chia. Hầu hết các dự án kể trên đều nhằm mục đích cải tiến các kỹ thuật hiện có, phải chờ tới năm 1975, dự án đầu tiên nhằm cho ra đời 1 chip RISC hoàn chỉnh mới được thực hiện ở IBM. Được đặt tên theo số của ngôi nhà nơi dự án được thực hiện, dự án này đã cho ra đời họ VXL IBM 801 vốn được sử dụng rộng rãi trong các phần cứng của IBM. Trong những năm đầu, các dự án chủ yếu chỉ được biết đến trong các trường đại học. Đến năm 1986, tất cả các dự án về RISC bắt đầu cho ra đời sản phẩm. Ngày nay hầu hết các chip RISC, đều được thiết kế dựa trên kiến trúc RISC-II của Berkeley. == Những RISC hiện đại == Berkeley không thương mại hóa dự án của mình, tuy nhiên hầu hết các công ty sau này đều sử dụng kiến trúc RISC – II như Sun Microsystems với SPARC, hoặc Pyramid Technology. Chính Sun là công ty đầu tiên chứng minh sức mạnh của RISC là có thật trong những hệ thống mới của mình, và cũng nhờ đó họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường workstation lúc bấy giờ. John Hennessy tạm thời rời Standford để thành lập MIPS Computer Systems nhằm thương mại hóa dự án MIPS. Thiết kế đầu tiên của họ là chip R2000, đây là thế hệ tiếp theo của chip MIPS. MIPS nhanh chóng trở thành chip phổ biến nhất khi nó được sử dụng trong PlayStation và Nintendo 64 game consoles. Ngày nay chúng là một trong những chip được sử dụng phổ biến trong các ứng dụng nhúng high-end. Rút kinh nghiệm từ thất bại của RT-PC, IBM thiết kế RS/6000 dựa trên kiến trúc POWER mới. Họ chuyển họ chip AS/400 thành các chip có kiến trúc POWER, và nhận thấy ngay cả 1 lệnh phức tạp nhất cũng được thực thi nhanh hơn một cách đáng kể. Kết quả đó là sự ra đời của họ iSeries. Kiến trúc POWER cũng được sử dụng trong các chip PowerPC nhưng ở cấp độ thấp hơn. Ngày nay PowerPC là một trong những họ VXL được sử dụng phổ biến trong xe hơi (một số xe có thể sử dụng trên 10 chip loại này). Đây cũng là họ VXL được sử dụng trong máy tính Apple Macintosh cho tới năm 2006 (từ 2-2006 Apple chuyển qua sử dụng VXL của Intel). Những nghiên cứu ở Anh cũng cho ra đời các dòng VXL như INMOS Transputer, Acorn Archimedes và Advanced RISC Machine. Những công ty vốn sản xuất CISC trước đây cũng nhanh chóng tham gia. Intel với i860 và i960 vào cuối những năm 1980, nhưng không đạt được thành công như mong muốn. Motorola với chip 88000 nhưng cũng không thành công và họ nhanh chóng từ bỏ để hợp tác cùng IBM sản xuất PowerPC. AMD cho ra đời VXL 29000, và trở thành VXL phổ biến nhất những năm đầu thập kỷ 90. Ngày nay CPU RISC (và microcontrollers) chiếm 1 lượng lớn CPU được sử dụng. Kỹ thuật thiết kế RISC đem đến sức mạnh ngay cả ở những kích thước nhỏ, do đó nó nhanh chóng chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường CPU nhúng công suất thấp. Đây là một thị trường cực kỳ lớn của CPU, có thể tìm thấy chúng trong xe hơi, điện thoại di động, thậm chí một số thiết bị khác có thể chứa hàng tá CPU loại này. RISC cũng chiếm lĩnh thị trường workstation trong hầu hết những năm 90. Sau khi Sun cho ra đời SPARCstation, các hãng khác cũng vội vã hoàn thành các hệ thống dựa trên RISC của mình. Thậm chí ngày nay thế giới của các mainframe cũng hoàn toàn dựa trên RISC. Dù vậy thị trường PC và server lại không phải là nơi dành cho RISC, đây là nơi họ x86 của Intel chiếm ưu thế tuyệt đối (đối thủ chính của Intel là AMD, nhưng chip của AMD lại cũng được xây dựng dựa trên nền x86). Có 3 nguyên nhân chính như sau. Thứ nhất, nền tảng rất lớn của các ứng dụng của PC đều được viết cho x86, trong khi đó chưa hề nền tảng tương tự cho RISC, điều đó đồng nghĩa với việc người dùng chỉ có 1 lựa chọn là x86. Thứ hai, cho dù kiến trúc RISC có thể mở rộng nhanh và rẻ, nhưng Intel, với thị trường khổng lồ của mình, lại có thể đầu tư hàng đống tiền vào công nghệ phát triển chip. Intel cũng đã bỏ thời gian để cải tiến các quá trình thiết kế, sản xuất như bất kỳ các nhà sản xuất VXL RISC khác. Thứ ba, những người thiết kế x86 nhận ra rằng họ hoàn toàn có thể vận dụng RISC trong các VXL của mình. Ví dụ lõi P6 của bộ xử lý PentiumPro, và những VXL kế tiếp, có những đơn vị đặc biệt nhằm bẻ hầu hết các lệnh CISC thành nhiều quá trình RISC. Như vậy bản thân các bộ xử lý sử dụng lõi P6 là các CPU RISC mô phỏng kiến trúc CISC. Người dùng thật ra chỉ quan tâm đến tốc độ, giá cả, và tính tương thích với các phần mềm có sẵn hơn là chi phí để phát triển những chip mới. Cùng với sự phức tạp của CPU tăng lên, chi phí thiết kế và sản xuất cũng tăng lên nhanh chóng. Lợi nhuận thu được từ RISC trở nên quá nhỏ bé so với chi phí đầu tư để phát triển các CPU mới, do đó ngày nay chỉ có những nhà sản xuất lớn mới có đủ khả năng phát triển những CPU mạnh. Kết quả là hầu hết những nền tảng RISC (ngoại trừ IBM POWER/PowerPC) đều thu hẹp quy mô (SPARC và MIPS) hoặc thậm chí từ bỏ (Alpha và PA-RISC) phát triển các CPU mạnh. Năm 2004 CPU nhanh nhất trong các tác vụ với số nguyên là x86 (benchmark với SPECint), và với số thực dấu chấm động là IBM Power 5 (benchmark với SPECfp). Các hệ thống và các RISC phổ biến: Họ MIPS, trong các máy tính SGI, PlayStation và Nintendo 64 game consoles Họ POWER trong các SuperComputers/mainframes của IBM Freescale (trước đây là Motorola SPS) và IBM's PowerPC trong Nintendo Gamecube, Microsoft Xbox 360, Nintendo Wii and Sony PlayStation 3 game consoles, và cho tới gần đây là Apple Macintosh SPARC và UltraSPARC, trong tất cả các hệ thống của Sun Hewlett-Packard PA-RISC DEC Alpha ARM — Palm, Inc. Ban đầu sử dụng (CISC) Motorola 680x0 trong những PDA đầu tiên, nhưng hiện tại là (RISC) ARM; Nintendo sử dụng 1 chip ARM7 trong Game Boy Advance và Nintendo DS. Nhiều nhà sản xuất điện thoại di động, như Nokia cũng dựa trên kiến trúc của ARM. == Thuật ngữ thay thế == Trải qua một thời gian dài, tập lệnh của các RISC ngày càng tăng. Vì thế nhiều người bắt đầu sử dụng thuật ngữ "load-store" để mô tả RISC CPU, vì đây là mấu chốt của kiến trúc RISC. Thay vì CPU xử lý rất nhiều phương pháp đánh địa chỉ, kiến trúc load-store sử dụng những đơn vị chuyên biệt để thực hiện những dạng rất đơn giản của các quá trình load và store. CISC CPU vì thế được gọi là "register-memory" hoặc "memory-memory". == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cộng đồng Điện Tử Việt Nam Cộng đồng Vi điều khiển PIC Việt Nam
samsung galaxy s duos.txt
Samsung Galaxy S Duos, còn được gọi là GT-S7562, là một điện thoại thông minh hai SIM, được thiết kế và tiếp thị bởi Samsung Electronics. Ngược với các điện thoại Samsung hai SIM khác, thiết bị này là một phàn của dòng "S" cao cấp, đó là lý do nó được thiếp thị như là một phần của dòng "Galaxy S". Thiết bị được cài sẵn Android 4.0.4 Ice Cream Sandwich, cùng với giao diện Touchwiz của Samsung. Không giống như các điện thoại tầm trung hai SIM của Samsung, Galaxy S Duos hoạt động trên cả 2 SIM toàn thời gian nên nó có thể nhận cuộc gọi trên bất cứ SIM nào ngay cả khi cuộc gọi đang đổ chuông. Tùy chọn này giúp nó có thể nhận 2 cuộc gọi đồng thời, nhưng điều này đòi hỏi phải thiết lập tính năng "đổi hướng khi bận" trên mỗi số và tùy thuộc vào nhà mạng cũng như sẽ tốn thêm phí. Một hạn chế của Galaxy S Duos là chỉ có một SIM hoạt động được trên UMTS (và do vậy cũng chỉ dữ liệu) tại một thời điểm, do đó nó có thể không phù hợp để kết hợp một số mạng. == Biến thể == === Trung Quốc === == Tính năng == == Tham khảo ==
danh sách các bộ phim haiti nổi tiếng.txt
Dưới đây là danh sách các bộ phim Haiti nổi tiếng: == A == La Peur D'aimer By Reginal Lubin Anita (1982) Alelouya by Richard J. Arens (2005) VENGEANCE SEXUELLE (2009) by (BELUS Roosvelt) == B == Breaking Leaves (1998) Barikad by Richard Senecal(2003) Blooming Hope: Harvesting Smiles in Port-de-Paix (2010) Double jeu by Vladimir Thelisma (2001) == C == Café au lait, bien sucré (2005) Canne amère (1983) Chère Catherine (1997) Couloir de L'amitié by Vladimir Thelisma (2010) ChomeCo by Richard J. Arens (2007) Cousines by Richard Senecal(2006) Coup de foudre (Frantz Saint Louis) 2007 == D == Des hommes et dieux (2002) Desounen: Dialogue with Death (1994) Destin Tragique by Vladimir Thelisma (2006) Dolores (2006) Herold Israel Fam se rat by Wilfort stimable == E == E Pluribus Unum (2001) Et moi je suis belle (1962) Évangile du cochon créole, L' (2004) == F == Fabiola by Armelle Jacotin (2006) == H == Haiti - Le silence des chiens (1994) Haiti, le chemin de la liberté (1973) Haitian Corner (1988) Haitian Slave Children (2001) Haïti: la fin des chimères?... (2004) L'Homme sur les quais (1993) Haiti Cherie: Wind Of Hope By Richard J. Arens(2010) [HAITI;Triumph Sorrow & the Struggle of a People (Jonas Nosile) (Vieux-Bourgeois Picture) (ABC TV) == I == I Love You Anne by Richard Senecal(2005) I Love You Anne 2 by Richard Senecal == K == Krik? Krak! Tales of a Nightmare (1988) == L == Lovdatnet (2009) by Herold Israel and Peter Ronald Berlus Les Couleurs de la Dignite by Vladimir Thelisma (2006) Life in a Haitian Valley Film Study (1934) Lumumba (2000) La Peur D'aimer By Reginal Lubin Laura de Valentin C Lustra La Vie de Job de Valentin C Lustra La pluie d'espoir by jack roche (2007) L'Amour Et L'Amitié by TUTU Desmonthene (2005) L'Imposteur Impromptu by Zagallo Prince, featuring Stardeak Durand and Marie Yves-Elda Calixte (2011) == M == Ma femme et le voisin by Riquet Michel(2004) Miracle de la foi, Le (2005) My name is... by Richard J. Arens(2007) Miami en action == N == Natalie by Samuel Vincent (2007) == P == Player 1/2 by Herold Israel 2006 Pluie d'espoir (2005) President a-t-il le sida, Le (2006) Profit & Nothing But! (2001) == R == Rebelle, La (2005) la rebelle Rezistans (1997) Ronde des vodu, La (1987) Royal Bonbon (2002) == S == San Papye by Hans Patrick Domercant Santo contra la magia negra (1973) Show Kola by Richard J. Arens (2008) Souvenance (1991) Sonson == T == The Son Of The Evil by TUTU Desmonthene (2007) Temptation by Samuel Vincent (2005) == W == White Darkness, The (2002) Where The Justice At by Tony Delerme (2009) == V == Voccation == X == Xtreme Blue (2008) Herold Israel & Peter Ronald Berlus == Z == Zatrap (1980) == Xem thêm == IMDb Haitian hollywood entertainments and production Motion Picture Association of Haiti Haitian Filmmakers are not alone.
thiết bị bay không người lái.txt
Máy bay không người lái (viết tắt UAV - Unmanned aerial vehicle) là tên gọi chỉ chung cho các loại máy bay mà không có phi công ở buồng lái và được điều khiển từ xa từ trung tâm. Loại máy bay này được dùng để phục vụ cho mục đích trinh thám quân sự, hoặc dân sự. Loại tổ hợp máy bay này có khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rẻ< trong quân sự loại máy bay này có đặc tính tấn công chớp nhoáng Thiết bị dùng quay phim chụp ảnh trên không (drone with camera): Đây cũng là một loại thiết bị bay không người lái. Nó được điều khiển từ xa bằng trình điều khiển riêng biệt hoặc có thể kết nối vào điện thoại, máy tính bẳng để điều khiển qua sóng wifi. Ngày nay các thiết bị này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quay phim, chụp ảnh từ trên cao. Tuy nhiên khi sử dụng các thiết bị này, bạn cần phải có quyền hạn nhất định để sử dụng được tại các địa điểm quân sự, chính trị.... Một số điều bạn cần biết trước khi sử dụng thiết bị bay này Chiều cao Bạn phải hạn chế chiều cao khi sử dụng thiết bị này và không được sử dụng các thiết bị bay này vượt quá tầm kiểm soát của thiết bị điều khiển. Một nơi có thể bay Các Drone? Điều tiếp theo bạn cần phải kiểm tra xem địa điểm bạn có thể sử dụng thiết bị này. Không phải tất cả các công viên, khu vui chơi giải trí đều cho phép bạn sử dụng. Cách tốt nhất là nên gọi cho họ, hoặc chỉ đơn giản là đi trực tuyến và tìm kiếm các khu vực an toàn bay không người lái. Bạn cũng cần phải cẩn thận khi bạn thực hành lần đầu tiên, do đó bạn phải hết sức cẩn thận để không làm tổn thương người khác cũng như phá hỏng thiết bị của bạn. == Chú thích ==
franxi.txt
Franxi, trước đây còn gọi là eka-xêzi hay actini K, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Fr và số nguyên tử bằng 87. Nó có độ âm điện thấp nhất trong số các nguyên tố đã biết và là nguyên tố có độ phổ biến trong tự nhiên thấp thứ hai, chỉ sau astatin. Là kim loại kiềm có tính phóng xạ cao, franxi phân rã thành astatin, radi và radon, và có một điện tử hóa trị. Nghiên cứu một khối lượng lớn franxi chưa bao giờ được thực hiện. Do sự xuất hiện những thuộc tính tương tự các nguyên tố khác cùng nhóm trong bảng tuần hoàn, franxi được cho là một kim loại có tính phản chiếu cao, nếu thu thập được một lượng đủ nhiều có thể xác định được nguyên tố tồn tại dạng chất rắn hay chất lỏng. Nhưng để làm được điều đó là không thể, vì nhiệt lượng cực lớn tỏa ra từ phân rã (chu kỳ bán rã của đồng vị tồn tại lâu nhất của franxi chỉ là 22 phút) ngay lập tức sẽ làm bay hơi bất kỳ khối lượng đủ lớn nào của nguyên tố này. Marguerite Perey phát hiện ra franxi năm 1939. Nó là nguyên tố cuối cùng được phát hiện trong tự nhiên chứ không phải bằng phương pháp tổng hợp. Ngoài phạm vi phòng thí nghiệm, franxi là cực hiếm, với khối lượng được tìm thấy ở dạng dấu vết trong quặng urani và thori, trong đó đồng vị Fr223 liên tục được tạo ra và liên tục bị phân rã. Người ta ước tính có khoảng 1 aoxơ (28,35 g) đồng vị này của franxi tồn tại ở bất kỳ thời điểm nào trong lớp vỏ Trái Đất; các đồng vị còn lại (trừ franxi-221) hoàn toàn được tạo ra bằng tổng hợp. Một lượng lớn nhất franxi được tạo ra trong phòng thí nghiệm là hơn 300.000 nguyên tử. Tên Franxi của nguyên tố này bắt nguồn từ tên gọi nước Pháp (Fr). == Đặc trưng == Franxi là nguyên tố ít ổn định nhất trong số các nguyên tố nhẹ hơn nobeli (nguyên tố số 102), đồng vị ổn định nhất của nó, Fr223, có chu kỳ bán rã nhỏ hơn 22 phút. Ngược lại, astatin, nguyên tố ít ổn định kế tiếp, có chu kỳ bán rã tối đa là 8,5 giờ. Mọi đồng vị của franxi phân rã thành một trong các nguyên tố như astatin, radi hay radon. Franxi cũng kém ổn định hơn so với tất cả các nguyên tố có số khối đến 105. Franxi có các tính chất hóa học tương tự như của xêzi. Là nguyên tố nặng với chỉ một điện tử hóa trị, nó có trọng lượng tương đương cao nhất trong số các nguyên tố. Tương tự, franxi có độ âm điện thấp nhất trong số các nguyên tố đã biết, bằng 0,7 trong thang Pauling, xêzi đứng thứ hai với giá trị 0,79. Franxi lỏng, nếu như trạng thái này có thể được tạo ra, sẽ có giá trị của ứng suất bề mặt bằng 0,05092 J/m² ở điểm nóng chảy của nó. Điểm nóng chảy của Franxi theo tính toán khoảng 27 °C (80 °F, 300 K). Điểm nóng chảy này không chắc chắn do nguyên tố này cực kỳ hiếm gặp và có tính phóng xạ. Do đó, điểm sôi ước tính ở khoảng 677 °C (1250 °F, 950 K) cũng không chắc chắn. Linus Pauling ước tính độ âm điện của franxi khoảng 0,7 theo thang Pauling, giống với xêsi; là 0,79, nhưng không có dữ liệu thực nghiệm về giá trị này của fanxi. Franxi có năng lương ion hóa hơi cao hơn so với xêzi, 392,811(4) kJ/mol trong khi nặng lượng ion hóa của xêzi là 375,7041(2) kJ/mol. Điều này phù hợp với hiệu ứng tương đối, và cho thấy rằng xêzi có độ âm điện thấp hơn. Franxi có ái lực electron cao hơn so với xêzi và ion Fr− có khả năng phân cực cao hơn ion Cs−. Phân tử CsFr được dự đoán rằng đầu franxi là âm, không giống như các phân tử kim loại kiềm heterodiatomic. Franxi superôxit (FrO2) dự kiến mang tính đặc điểm liên kết cộng hóa trị hơn so với nhóm cùng loại nhẹ hơn nó; điều này là do các electron trong obitan 6p của franxi được tham gia nhiều hơn trong các liên kết franxi - oxy. Franxi cùng kết tủa với một vài muối của xêzi, chẳng hạn như perclorat xêzi CsClO4, tạo ra một lượng nhỏ perclorat franxi FrClO4. Quá trình đồng kết tủa này có thể được sử dụng để cô lập franxi, bằng cách phỏng theo phương pháp đồng kết tủa xêzi phóng xạ của Glendenin và Nelson. Nó cũng sẽ đồng kết tủa với nhiều muối khác của xêzi, như iodat, picrat, tartrat (với cả tartrat rubidi), cloroplatinat Cs2PtCl6, silicotungstat. Nó cũng đồng kết tủa với axít silicotungstic, axít percloric, mà không cần các kim loại kiềm khác làm chất mang, điều này tạo ra một phương pháp cô lập franxi khác. Gần như tất cả các muối của franxi là hòa tan trong nước. == Đồng vị == Hiện nay người ta biết 34 đồng vị của franxi, với nguyên tử lượng từ 199 tới 232. Franxi có 7 đồng phân hạt nhân siêu ổn định. Franxi-223 và franxi-221 là các đồng vị duy nhất có trong tự nhiên, trong đó đồng vị đầu tiên là phổ biến hơn. Franxi-223 là đồng vị ổn định nhất với chu kỳ bán rã là 21,8 phút và khả năng rất cao là sẽ không có đồng vị nào khác của franxi sẽ được phát hiện hay tổng hợp với chu kỳ bán rã lâu hơn. Franxi-223 là sản phẩm thứ năm trong chuối phân rã của actini, từ đồng vị actini-227. Franxi-223 sau đó phân rã thành radi-223 bằng phân rã beta (1.149 keV năng lượng phân rã), với rất ít (0,006%) phân rã alpha thành astatin-219 (5,4 MeV năng lượng phân rã). Franxi-221 có chu kỳ bán rã 4,8 phút. Nó là sản phẩm thứ chín của chuỗi phân rã của neptuni, từ đồng vị actini-225 Franxi-221 sau đó phân rã thành astatin-217 theo phân rã alpha (6.457 MeV năng lượng phân rã). Đồng vị trạng thái tĩnh ít ổn định nhất là franxi-215, với chu kỳ bán rã 0,12 μs. (9,54 MeV phân rã alpha thành astatin-211). Đồng phân siêu ổn định của nó là franxi-215m, vẫn kém ổn định hơn, với chu kỳ bán rã chỉ có 3,5 ns. == Ứng dụng == Hiện tại không có ứng dụng thương mại nào của franxi do tính không ổn định và độ khan hiếm của nó, vì thế chỉ có ứng dụng trong các nghiên cứu, trong cả các lĩnh vực của sinh học lẫn cấu trúc nguyên tử. Franxi đã từng được coi là phương tiện trợ giúp trong chẩn đoán các bệnh ung thư, nhưng ứng dụng này dường như là không khả thi trong thực tế. Khả năng của franxi trong việc được tổng hợp, bắt giữ và làm mát, cùng với cấu trúc nguyên tử tương đối đơn giản của nó đã làm cho nó trở thành đối tượng của các thực nghiệm quang phổ học chuyên biệt. Các thực nghiệm này cung cấp các thông tin cụ thể hơn liên quan tới các mức năng lượng và các hằng số bắt cặp giữa các hạt hạ nguyên tử. Các nghiên cứu trên ánh sáng bức xạ bởi các ion franxi-210 bị bắt giữ bằng laser đã cung cấp các dữ liệu chính xác về các trạng thái chuyển tiếp giữa các mức năng lượng nguyên tử. Các kết quả thực nghiệm này là khá giống như các dự đoán của cơ học lượng tử. == Lịch sử == Vào khoảng thập niên 1870, một số nhà hóa học đã nghĩ rằng phải có một kim loại kiềm sau xêzi, với số nguyên tử bằng 87. Sau đó nó được nhắc tới bằng tên gọi tạm thời là eka xêzi. Các nhóm nghiên cứu đã cố gắng định vị và cô lập nguyên tố còn thiếu này, và ít nhất có 4 tuyên bố nhầm rằng nguyên tố này đã được phát hiện ra trước khi phát hiện thực sự được tiến hành. === Các phát hiện sai sót hay không hoàn chỉnh === Nhà hóa học người Nga là D. K. Dobroserdov là người đầu tiên tuyên bố đã tìm ra "eka-xêzi". Năm 1925, ông quan sát phân rã phóng xạ yếu trong một mẫu kali, một kim loại kiềm khác, và kết luận rằng eka-xêzi đã lây nhiễm vào mẫu. Sau đó ông cho công bố một luận đề với các dự đoán của ông về các tính chất của eka-xêzi, trong đó ông đặt tên cho nguyên tố là russium theo tên tổ quốc ông. Ngay sau đó, Dobroserdov đã tập trung vào công việc giảng dạy của ông tại Đại học Bách khoa Odessa, và ông không đeo đuổi nguyên tố này nữa. Năm sau, các nhà hóa học người Anh là Gerald J. F. Druce và Frederick H. Loring phân tích các ảnh chụp bằng tia X của sulfat mangan (II). Họ quan sát thấy các vạch quang phổ, được họ coi là của eka-xêzi. Họ đã thông báo về phát hiện ra nguyên tố số 87 của mình và đề nghị đặt tên là alkalinium, do nó có lẽ là kim loại kiềm nặng nhất. Năm 1930, giáo sư Fred Allison tại Đại học Bách khoa Alabama tuyên bố đã phát hiện ra nguyên tố số 87 khi phân tích pollucit và lepidolit bằng cách sử dụng cỗ máy từ -quang của mình. Allison đề nghị đặt tên cho nó là virginium theo tên bang quê hương ông là Virginia, cùng với các ký hiệu Vi và Vm. Tuy nhiên, năm 1934, giáo sư MacPherson tại UC Berkeley đã bác bỏ tính hiệu quả của thiết bị do Allison chế tạo ra và giá trị của phát hiện sai lầm này. Năm 1936, nhà hóa học người România là Horia Hulubei và đồng nghiệp người Pháp của ông là Yvette Cauchois cũng phân tích pollucit, sử dụng thiết bị tia X có độ phân giải cao của họ. Họ đã quan sát thấy vài vạch bức xạ yếu mà họ cho là của nguyên tố số 87. Hulubei và Cauchois đã thông báo phát hiện của mình và đề nghị tên gọi moldavium, với ký hiệu Ml, theo tên gọi của Moldavia, khi đó là một tỉnh của Romania và là nơi họ tiến hành công việc của mình. Năm 1937, nhà vật lý học người Mỹ là F. H. Hirsh Jr. đã phê phán công trình của Hulubei. Ông này không chấp nhận các phương pháp nghiên cứu của Hulubei. Hirsh chắc chắn rằng eka-xêzi không thể tìm thấy trong tự nhiên và rằng Hulubei thay vì thế đã quan sát thấy các vạch phát xạ của thủy ngân hay bitmut. Tuy nhiên, Hulubei nhấn mạnh rằng thiết bị tia X của ông và các phương pháp là rất chính xác, không thể tạo ra sai sót như vậy. Do điều này, Jean Baptiste Perrin, người đoạt giải Nobel và đồng thời là cố vấn cho Hulubei, đã xác nhận moldavium chính là eka-xêzi thật sự chứ không phải là phát hiện ra franxi sau này của Marguerite Perey. Tuy nhiên, Perey vẫn tiếp tục phê phán công trình của Hulubei cho đến khi bà này được coi là người phát hiện duy nhất ra nguyên tố số 87 này. === Phân tích Perey === Eka-xêzi thực sự được Marguerite Perey của Viện Curie tại Paris, Pháp phát hiện vào năm 1939 khi bà tinh chế một mẫu actini-227, được thông báo là có năng lượng phân rã bằng 220 keV. Tuy nhiên, Perey nhận ra rằng các hạt phân rã với mức năng lượng dưới 80 keV. Perey nghĩ rằng hoạt động phân rã này có thể bị gây ra bởi một sản phẩm phân rã đã không được nhận dạng trước đó, là sản phẩm đã bị tách ra trong quá trình tinh chế, nhưng lại xuất hiện một lần nữa từ actini-227 tinh khiết. Các thử nghiệm khác nhau đã loại bỏ khả năng về sự có mặt của thori, radi, chì, bitmut hay tali như là nguyên tố chưa rõ đó. Sản phẩm mới thể hiện các tính chất hóa học của một kim loại kiềm (chẳng hạn như đồng kết tủa với các muối của xêzi), điều này đã dẫn Perey tới niềm tin rằng nó chính là nguyên tố số 87, được sinh ra từ phân rã alpha của actini-227. Sau đó Perey đã cố gắng xác định tỷ lệ giữa phân rã beta và phân rã alpha trong actini-227. Thử nghiệm đầu tiên của bà đưa ra phân nhánh alpha ở mức 0,6%, mà sau này bà đã sửa lại thành 1%. Perey đặt tên cho đồng vị mới là actinium-K, mà ngày nay người ta gọi là franxi-223 và năm 1946 bà đã đề nghị tên gọi catium cho nguyên tố mới phát hiện này, do bà tin rằng nó là cation có độ dương điện cao nhất trong số các nguyên tố. Irène Joliot-Curie, một trong những người giám sát của Perey, đã chống lại tên gọi này do nghĩa rộng của nó là cattus (con mèo) chứ không phải cation. Perey sau đó đề nghị tên gọi francium để tỏ lòng kính trọng tới đất nước mà tại đó bà đã phát hiện ra nguyên tố. Tên gọi này được Hiệp hội Quốc tế các nhà Hóa học (IUC) chính thức phê chuẩn năm 1949 và gán cho nó ký hiệu Fa; nhưng gần như là ngay sau đó đã sửa lại thành Fr. Franxi là nguyên tố có trong tự nhiên cuối cùng đã được phát hiện ra, sau rheni năm 1925. Những nghiên cứu tiếp theo về cấu trúc của franxi được Sylvain Lieberman và nhóm của ông tại CERN thực hiện trong thập niên 1970 và 1980. == Phổ biến == === Tự nhiên === Franxi-223 là kết quả của phân rã alpha của actini-227 và có thể tìm thấy ở dạng dấu vết trong các khoáng vật của urani và thori. Trong mẫu đã cho của urani, người ta ước tính chỉ có 1 nguyên tử franxi trong mỗi 1×1018 nguyên tử urani. Những tính toán khác cũng chỉ ra rằng chỉ có tối đa khoảng 30 gam franxi trong lớp vỏ Trái Đất vào bất kỳ thời điểm nào. Điều này làm cho nó trở thành nguyên tố hiếm thứ hai trong lớp vỏ Trái Đất sau astatin. === Tổng hợp === Franxi có thể được tổng hợp trong phản ứng hạt nhân 197Au + 18O → 210Fr + 5n. Tiến trình này, do khoa lý Stony Brook thực hiện, sinh ra các đồng vị franxi với khối lượng 209, 210 và 211, và chúng sau đó bị cô lập bởi bẫy từ-quang (MOT). Tốc độ sản sinh một đồng vị cụ thể phụ thuộc vào năng lượng của chùm tia ôxy. Một chùm 18O từ Stony Brook LINAC tạo ra 210Fr khi chiếu vào bảng làm từ vàng theo phản ứng hạt nhân 197Au + 18O → 210Fr + 5n. Sản phẩm cần thời gian để phát triển và hiểu rõ. Điều quan trọng để phương pháp này hiệu quả là mục tiêu vàng phải rất gần với điểm nóng chảy và chắc chắn rằng bề mặt của nó rất sạch. Phản ứng hạt nhân găm các nguyên tử franxi vào sâu bên trong vàng, và chúng phải được loại bỏ một cách có hiệu quả. Các nguyên tử khuếch tán nhanh lên bề mặt vàng và được giải phóng ở dạng các ion; điều này không xảy ra mỗi lần. Các ion franxi được dẫn đường bằng các kính tĩnh điện cho đến khi chúng đến được bề mặt của yttri nóng và trở nên trung hòa. Franxi sau đó được đưa vào một bong bóng thủy tinh. Từ trường và tia laser lạnh và giữ các nguyên tử ở đây. Mặc dù các nguyên tử được giữ trong một bẫy chủ khoảng 20 giây trước khi thoát ra (hay phân rã), các dòng nguyên tử ổn định vẫn tiếp tục sinh ra để bù vào phần bị mất đi nên số nguyên tử trong bẫy vẫn ổn định trong vài phút hoặc lâu hơn. Ban đầu, chỉ có khoảng 1000 nguyên tử franxi được bắt giữ trong thí nghiệm. Tuy nhiên các kỹ thuật đã dần được cải thiện đã có thể giúp bắt giữ hơn 300.000 nguyên tử franxi trung hòa cùng lúc. Mặc dù đây là các nguyên tử "kim loại" trung hòa ("kim loại franxi"), nhưng chúng tồn tại ở trạng thái không kết chặt ở thể khí. Với một lượng đủ franxi được bắt giữ, một camera có thể thu được ánh sáng phát ra từ các nguyên tử khi chúng phát huỳnh quang. Các nguyên tử xuất hiện như một quả cầu 1mm phát sáng và đây là lần đầu tiên các người ta có thể nhìn thấy franxi. Các nhà nghiên cứu hiện có thể thực hiện các phép đo cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng phát ra và được hấp thụ bởi các nguyên tử bị bắt giữ, chứng minh các kết quả thí nghiệm đầu tiên về sự chuyển tiếp khác nhau giữa các mức năng lượng của nguyên tử franxi. Công tác đo đạc ban đầu thể hiện sự thống nhất giữa các giá trị trong thí nghiệm và tính toán theo học thuyết lượng tử. Các phương pháp tổng hợp khác bao gồm tấn công radi bằng nơtron, tấn công thori bằng proton, deuteron hay các ion heli. Franxi vẫn chưa tổng hợp đủ để có thể cân được. == Ghi chú == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Franxi tại Từ điển bách khoa Việt Nam Francium (Fr) (Chemical element) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh) Francium - Khoa Lý trường Đại học Stony Brook Francium trên trang PubChem. Đồng vị 223Fr và 223Fr
minneapolis, minnesota.txt
Minneapolis (phát âm: /ˌmɪni'æpəlɪs/) là thành phố lớn nhất ở tiểu bang Minnesota và là thủ phủ của quận Hennepin. Thành phố nằm cả trên hai bờ của sông Mississippi, chỉ một chút về phía bắc nơi sông này gặp sông Minnesota, và giáp với thành phố Saint Paul, thủ phủ của tiểu bang. Được biết như là Thành phố đôi (Twin Cities), hai thành phố này tạo thành phần chính của Minneapolis-St. Paul, khu đô thị lớn thứ 14 trên toàn Hoa Kỳ, với khoảng 3.5 triệu người. Từng là một trung tâm của ngành khai thác gỗ và xay bột mỳ, Minneapolis là khu đô thị chính trong khu vực đồng bằng trải từ Chicago, Illinois đến Seattle, Washington. Cộng đồng này có một truyền thống khá tiến bộ về mặt an sinh xã hội và các hoạt động từ thiện. Cái tên Minneapolis được đặt theo người hiệu trưởng trường học đầu tiên ở thành phố này, người ghép từ Minnehaha và mni, trong tiếng Dakota nghĩa là nước, và polis, tiếng Hy Lạp nghĩa là thành phố. Biệt danh thường gọi của Minneapolis là Thành phố các hồ và Thành phố cối xay gió (City of Lakes và Mill City). == Lịch sử == Những người Dakota Sioux là cư dân duy nhất của khu vực này cho đến khi những người thám hiểm đến từ Pháp vào năm 1680. Gần đó là đồn Snelling, xây dựng năm 1819 bởi Quân đội Hoa Kỳ đã làm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của khu vực. Nhiều hoàn cảnh đã ép buộc nhóm người Dakota Mdewakanton bán đất, và cho phép những người từ phía đông đến định cư ở đây. Luật Lãnh thổ Minnesota đã cho phép thiết lập Minneapolis như là một thị trấn ở bờ tây của sông Mississippi vào năm 1856. Minneapolis được xem như là một thành phố vào năm 1867, năm bắt đầu tuyến xe lửa giữa Minneapolis và Chicago, và nối với bờ đông của thành phố St. Anthony vào năm 1872. Minneapolis phát triển xung quanh thác nước Saint Anthony, là thác nước duy nhất trên sông Mississippi. Những người thợ xay đã biết sử dụng sức nước từ thế kỉ 1 TCN, nhưng kết quả ở Minneapolis giữa những năm 1880 đến 1930 là đáng kể đến mức mà thành phố này đã được miêu tả như là "trung tâm sử dụng sức nước trực tiếp lớn nhất trên thế giới." Trong những năm ban đầu, các khu rừng ở phía bắc Minnesota là nguồn của ngành khai thác gỗ sử dụng mười bảy nhà máy cưa bằng sức nước từ thác nước. Đến năm 1871, bờ tây của thành phố đã có 23 doanh nghiệp bao gồm nhà máy xay bột, nhà máy len, xưởng rèn, một quán bán máy xe lửa và các nhà máy sợi, giấy, xử lý gỗ v.v.. Những người nông dân của Đồng bằng Lớn trồng ngũ cốc rồi được chở bằng xe lửa đến 34 nhà máy xay bột của thành phố nơi Pillsbury và General Mills trở thành nơi chế biến. Đến năm 1905 Minneapolis xuất đi khoảng 10% bột mỳ của toàn quốc và grist. Ở thời điểm sản lượng sản xuất cao nhất, một nhà máy xay bột ở Washburn-Crosby có thể xay đủ bột cho 12 triệu ổ bánh mì hàng ngày. Minneapolis đã có nhiều thay đổi lớn để cải thiện các phân biệt đối xử từ năm 1886 khi Martha Ripley thành lập Bệnh viện phụ sản cho cả các bà mẹ có gia đình và các bà mẹ độc thân. == Địa lý và khí hậu == Lịch sử và sự phát triển của Minneapolis gắn liền với nước, đặc điểm vật lý làm nên thành phố, được đổ xuống vùng này từ kỉ băng hà cuối cùng. Được cung cấp bởi các tảng băng đang lùi dần và hồ Agassiz mười ngàn năm về trước, dòng nước từ sông băng cắt ngang Mississippi và lòng sông Minnehaha, tạo nên các thác nước quan trọng với Minneapolis hiện đại. Nằm trên một artesian aquifer và địa hình bằng phẳng, Minneapolis có tổng diện tích 58.4 mi² (151.3 km²) và trong đó có 6% là nước. Nước được lưu chuyển bởi watershed districts tương ứng với Mississippi và ba suối lớn của thành phố. Trung tâm thành phố chỉ hơi về phía nam của vĩ độ 45° N. Điểm thấp nhất của thành phố là 686 ft (209 m) gần nơi suối Minnehaha gặp sông Mississippi. Địa điểm của Tháp nước trong công viên Prospect thường được xem là nơi cao nhất của thành phố và một tấm biển ở công viên Deming Heights ký hiệu điểm cao nhất, nhưng một điểm ở độ cao 974 ft (296.8 m) gần công viên Waite Park ở đông bắc Minneapolis được phần mềm Google Earth cho là nền cao nhất. Khí hậu của Minneapolis là kiểu khí hậu Trung tây thượng của Hoa Kỳ. Mùa đông hết sức lạnh lẽo và khô, trong khi mùa hè thì ấm, đôi khi nóng, và thường ẩm ướt. Thành phố có đủ các loại hình thời tiết, bao gồm cả tuyết, đóng băng mỏng, băng, mưa, giông, lốc xoáy, và sương mù. Nhiệt độ cao nhất ghi lại được ở Minneapolis là 108 °F (42.2 °C) vào tháng 7 năm 1936, và nhiệt độ lạnh nhất ghi lại được là -41 °F (-40.6 °C), vào tháng 1 năm 1888. Mùa đông nhiều tuyết nhất là 1983–84, với lượng tuyết rơi là 98.4 in (2.5 m). Vì nằm ở phía bắc của Hoa Kỳ và không có một khối lượng nước lớn để điều hòa khí hậu, Minneapolis thường bị ảnh hưởng của các khối khí lạnh vùng cực trong suốt các tháng mùa đông. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 45.4 °F (7 °C) làm cho Minneapolis–St.Paul là khu vực đô thị lạnh lẽo nhất tính theo nhiệt độ trung bình hằng năm của bất kì khu đô thị nào trong lục địa Hoa Kỳ == Dân số == Trong những năm của thập kỉ 1850 và 1860, những người nhập cư mới đến Minneapolis từ New England và New York, trong giữa thập kỉ 1860, người Scandinavian đến từ Thụy Điển, Na Uy, và Đan Mạch bắt đầu gọi thành phố này là nhà. Sau này, những người nhập cư đến từ Đức, Ý, Hy Lạp, và Ba Lan, và từ phía đông và nam châu Âu. Người Do Thái từ Nga và Đông Âu chủ yếu là định cư ở phía bắc của thành phố trước khi di chuyển với số lượng lớn về các khu phía tây thành phố vào những năm thập kỉ 1950 và 1960. Người châu Á đến từ Trung Quốc, Philippines, Nhật, và Triều Tiên. Hai nhóm đến trong khi các chương trình tái định cư của chính phủ Mỹ, người Nhật trong những năm 1940, và người Mỹ bản xứ trong những năm 1950. Từ năm 1970 trở đi, những người châu Á đến từ Vietnam, Lào, Campuchia, và Thái Lan. Bắt đầu thập niên 1990, một lượng lớn người Latino di dân đến, cùng với những người tỵ nạn từ châu Phi, đặc biệt là từ Somalia. == Kinh tế == == Nghệ thuật == == Thể thao == == Công viên and và khu giải trí == == Chính phủ == == Giao thông == == Truyền thông == == Tôn giáo & từ thiện == == Y tế == == Thành phố kết nghĩa == And informal connections with: Hiroshima (Nhật Bản) Kampala (Uganda) == Xem thêm == Companies based in Minneapolis-St. Paul Glacial history of Minnesota Hennepin County, Minnesota List of events and attractions in Minneapolis, Minnesota List of famous Minneapolitans Music of Minnesota == Chú thích == == Đọc thêm == Lileks, James (2003). “Minneapolis”. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007. “The Rake”. Rake Publishing, Inc. Truy cập ngày 2 tháng 4 năm 2007. Richards, Hanje (May 7 2002). Minneapolis-St. Paul Then and Now. Thunder Bay Press. ISBN 1-57145-687-2. == Liên kết ngoài == City of Minneapolis Visitors Official Minneapolis Tourism Site City of Minneapolis: Visitors Minneapolis Convention Center Bản mẫu:Minneapolis, Minnesota Bản mẫu:USLargestCities
đền chùa nikkō.txt
Đền chùa Nikko (tiếng Nhật: 日光の社寺 Nikko no Shaji Nhật Quang Nãi Xã Tự) là tên gọi chung của quần thể đền, chùa ở thành phố Nikko, tỉnh Tochigi, Nhật Bản. Tên gọi này có từ khi quần thể các đền chùa ở đây được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1999. Dân địa phương thường gọi quần thể này là "hai đền một chùa" (二社一寺 Nishaichiji Nhị Xã Nhất Tự) bởi vì quần thể gồm hai đền thờ Thần đạo Nikko Tosho-gu, Đền Futarasan và một ngôi chùa Phật giáo là chùa Rinno. Toàn bộ di sản bao gồm 103 hạng mục, trong đó 9 mục được xếp hàng quốc bảo và 94 mục xếp hàng Tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản. == Tài sản == === Đền Nikko Tosho-gu === Đền thờ Tokugawa Ieyasu, một Shogun đầu thời kỳ Edo và là người sáng lập Mạc phủ Tokugawa được thần thành hóa thành một vị thần của đạo Shinto. Trong hệ thống đền Toshogu, thì Toshogu ở Nikko là đền chính, và để phân biệt với các Toshogu khác, nó được gọi là Nikko Toshogu. Đền được Tokugawa Hidetaka, con trai của Ieyasu xây vào năm 1617. Sau đó, Tokugawa Iemitsu mở rộng thêm. Năm kiến trúc của Nikko Toshogu được Nhật Bản xếp vào hàng quốc bảo và ba kiến trúc khác là tài sản văn hóa trọng yếu. Hai thanh kiếm trong đền cũng là quốc bảo và hàng loạt thứ khác là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản. Một hạng mục nổi tiếng ở đây là bức trạm khắc hình ba chú khỉ trên tường ngôi đền. Một chú bịt tai, một chú che mắt, một chú bịt miệng. Bức tranh hàm ý không nên nghe, không nên nhìn, không nên nói điều xấu. === Đền Futarasan === Đền được Shōdō shōnin (勝道上人) xây vào năm 767 thờ ba vị thần của Thần đạo là Ōkuninushi, Tagorihime và Ajisukitakahikone. Hai thanh kiếm trong đền là quốc bảo, và nhiều kiến trúc vật thể khác là tài sản văn hóa trọng yếu của Nhật Bản. Cây Cầu Thần (神橋) bắc qua sông Daiya cũng thuộc đền Nikko Futarasan. 23 cấu trúc của ngôi đền bao gồm: === Chùa Rinno === Chùa Rinno là một tu viện của phái Phật giáo Thiên thai tông. Tu viện được xây từ thế kỷ 8 trong thời kỳ Nara, và được các Shogun nhà Tokugawa mở rộng. Nó là một quần thể chùa chiền trên núi Nikko. Trước thời kỳ Minh Trị, Phật giáo và đạo Shinto ở Nhật Bản không tách rời nhau hoàn toàn. Vùng núi Nikko chính là nơi mà Thần (đạo Shinto), Phật (Phật giáo) và Núi (tự nhiên) hòa làm một. Nhiều công trình kiến trúc trên núi Nikko không hoàn toàn thuộc riêng chùa Rinno. Sang thời Minh Trị, đạo Shinto được tôn làm quốc đạo; Phật giáo và đạo Shinto bắt đầu được phân ly. Lúc này, một số kiến trúc trên núi Nikko mới được chính quyền xếp vào phạm vi của chùa Rinno. Đồng thời chính quyền cho xây Tam Phật Đường làm trụ sở chính của chùa Rinno vào năm 1811. == Xem thêm == Thành phố Nikko Công viên quốc gia Nikko Du lịch Nhật Bản == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website của thành phố Nikko về Di sản thế giới Đền chùa Nikko Website của UNESCO về Di sản thế giới Đền chùa Nikko Website của Đền Niko Toshogu Website của Đền Nikko Futarasan Website của chùa Rinno
phong thủy.txt
Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là "gió", là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Không có bằng chứng khoa học chứng minh rằng Phong thủy là có thật, và nó được xem xét bởi cộng đồng khoa học là khoa học giả. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp. Sách Táng thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng". Do vậy mà có tên là "phong thủy". Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương, ngũ hành. == Địa lý phong thủy == Hai chữ "địa lý" là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn: Địa mạch: Là môn địa lý phong thủy thuộc về địa linh, dùng vào việc đặt mồ mả và nhà cửa; tức thuộc về tinh thần. Địa dư: Là môn địa lý điền thổ, thuộc về địa lợi; thuộc về vấn đề vật chất. == Âm trạch và Dương trạch == Phong thủy chia làm hai lĩnh vực: Âm trạch: Là cuộc đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau. Dương trạch: Là cuộc đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt. Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu "Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự". Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt. Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,... Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà. Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau. == Các phái phong thủy == Có hai phái lớn: === Phái Hình thế === Trường Phái Loan Đầu (Hình Thể) lấy hình thế, bố cục làm chính. Chú ý nhận biết nơi khởi đầu và kết thúc, dừng tụ của sơn mạch, thủy lưu; Tìm kiếm phát hiện hình mạo hướng bối của long hổ triều ứng, để định huyệt vị tọa hướng, chú "Địa Lý Ngũ Quyết". Phái này do Dương Quân Tùng tự là Thúc Mậu đời Đường khởi xướng. Họ Dương về cuối đời sống ở Giang Tây, môn đệ của ông phần lớn là người Giang Tây, nên còn có tên là phái Giang Tây - hay còn gọi là Diêu Phái. Phái Hình thế còn gọi là phái Loan đầu, vì học thuyết này chú trọng hình dạng của núi sông, nên có tên như vậy. Thuyết này về sau hình thành nên lý luận Hình pháp. Phái Hình thế (Giang Tây hay Loan đầu) với Dương Quân Tùng là tổ sư, lần lượt truyền cho Tăng Văn Sán, Lại Văn Tuấn, Ngô Cảnh Loan, Mục Vũ. Trước tác của phái này hiện còn rất nhiều, tiêu biểu là Hám long kinh, Nghi long kinh, Thập nhị trượng pháp của Dương Quân Tùng, Táng thư người đời nhà Tống mượn danh Quách Phác, Thôi quan thiên của Lại Văn Tuấn. Lý luận của phái Giang Tây chú trọng quan sát giới tự nhiên, tiến hành tổng kết qui nạp rất nhiều hình thế sông núi, kết tinh nhiều kinh nghiệm hợp lý. Thuyết này lấy âm trạch làm chủ, dương trạch thường mượn dùng các thuyết của âm trạch song vẫn chú trọng đến hình dáng của nhà ở và sự phối hợp về hình thức trong không gian. Phái Giang Tây từ đời Đường, Tống trở đi, lưu truyền khá rộng, đời nhà Minh, nhà Thanh có sút giảm, nhưng vẫn được xã hội tiếp thu rộng rãi, có ảnh hưởng rất sâu rộng. === Phái Lý pháp === Còn gọi là Lý khí, tức hệ thống lý luận phong thủy do phái Phúc Kiến nêu ra nên còn có tên là phái Phúc Kiến. Thuyết này khởi đầu sớm nhất ở Mân Trung (Phúc Kiến). Đến Vương Cấp thời nhà Nam Tống thì rất thịnh hành. Trường phái này lấy la bàn làm công cụ chính, chủ yếu căn cứ vào cái lý của âm dương, ngũ hành, bát quái, cửu tinh, Hà Lạc mà tính toán. Nhấn mạnh âm sơn âm hướng, dương sơn dương hướng, để xác định quan hệ sinh khắc, phán đoán cát hung. Phái này chú trọng tìm hiểu nguyên lý trạch pháp, dương trạch chia ra 24 lộ, phân biệt âm dương, xác định hưu cữu (cát hung) âm trạch cũng thường luận về cát hung của tọa hướng, chủ yếu sử dụng cách phán đoán trừu tượng là chính, chứ không quan tâm nhiều đến hình dáng cụ thể của nhà, đất, sông núi, cho nên còn gọi là "ốc trạch pháp". Thuyết này về sau phát triển thành học thuyết Lý pháp. Phái Phúc Kiến ít nhân tài, trước tác cũng không nhiều, có chăng thường là mượn tên của người đời trước, khó biết đích xác là của ai. Từ đời Minh, Thanh trở đi, phái này suy dần, chỉ lưu truyền rộng rãi ở vùng Chiết Trung, ảnh hưởng kém hơn hẳn phần Giang Tây. == Sơ lược lịch sử phát triển của phong thủy == Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay) người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ... Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán. Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà... Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước. Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có... Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học. Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió. Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất màu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai. Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết. Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quý. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời. Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy. Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lý cao về phong thủy. Đặc biệt trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ. Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy. Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn còn mang nhiều sự huyền bí. Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người. == Trạch quẻ (mệnh) tương ứng với năm sinh == Đối với từng năm sinh và giới tính, ta có thể tra cứu Trạch Quẻ để xác định 4 hướng tốt, 4 hướng xấu. Từ 4 hướng này ta có thể tra được các hướng cửa chính, bếp, bàn thờ, giường ngủ. == Đọc thêm == Phong Thủy Vườn Cảnh- Nhà Xuất Bản Trẻ - 2007. Cổ Học Phương Đông Trong Nghệ thuật Kiến Trúc - Nhà Xuất Bản Lao động-2006. Thiết Kế Nhà Ở và Cơ Sở Kinh doanh theo Nguyên Tắc Dịch Lý Phương Đông - Nhà Xuất Bản Trẻ-2005 của tác giả Lương Trọng Nhàn. Phong Thủy Toàn Tập – Một Cái Nhìn Toàn Cảnh Về Sinh Thái Học Phương Đông - Nhà Xuất Bản Hải Phòng – 2012-tác giả Lương Trọng Nhàn. Huyền không học == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
milano.txt
Milano (phát âm tiếng Ý: [miˈlaːno] (), phương ngữ Milano của tiếng Lombardia: Milan, [miˈlã]) là một thành phố chính của miền bắc Ý, một trong những đô thị phát triển nhất châu Âu, và là thủ phủ của vùng Lombardia. Nội thị thành phố có dân số khoảng 1.310.000 người, còn khu vực đô thị Milano là lớn nhất ở Ý và lớn thứ 5 ở Liên minh châu Âu với dân số 4.345.000 người trên một diện tích 2370 km². Vùng đô thị Milano lớn nhất Ý, theo ước tính của OECD thì có dân số 7.400.000 người.. Ranh giới thành phố tương đối nhỏ, bị giới hạn (khoảng 1/8 so với Roma) vì sự phát triển từ xưa của vùng nông nghiệp trù phú Lombardy. Đại đô thị Milano cũng được mở rộng tới một vài thành phố của Thụy Sĩ ở vùng phía nam Canton Ticino tuy nhiên nó không phải là một sự thống nhất về hành chính. Thành phố được người Insubri thuộc nhóm dân Celt lập với tên gọi Medhlan. Sau đó thành phố đã bị người La Mã chiếm vào năm 222 trước Công nguyên và trở nên thịnh vượng dưới thời Đế chế La Mã với tên gọi là Mediolanum trong tiếng Latinh. Sau đó Milano thuộc sự cai trị của Visconti, Sforza, người Tây Ban Nha vào thế kỷ 16 và thuộc cai trị của người Áo trong thế kỷ 18. Năm 1796, Milano bị Napoleon I chiếm và được chọn làm kinh đô của Vương quốc Ý của Napoleon I năm 1805. Trong thời kỳ lãnh mạn, Milano đã là một trung tâm văn hóa ở châu Âu, thu hút nhiều nghệ sĩ, nhà soạn nhạc và các nhân vật văn học quan trọng. Trong thế chiến II, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề của bom đạn Đồng Minh, và bị Đức chiếm đóng năm 1943, Milano đã trở thành trung tâm của kháng chiến của người Ý. Dù thế, sau chiến tranh Milano đã chứng kiến thời kỳ tăng trưởng kinh tế, thu hút hang ngàn dân nhập cư từ phía nam nước Ý và cư dân nước ngoài. Là một thành phố quốc tế, Milano có 13,3% dân số đến từ nước ngoài. Thành phố này là một trong những trung tâm giao thông vận tải của châu Âu đồng thời là một trong những trung tâm công nghiệp, Milano là trung tâm kinh doanh và tài chính quan trọng thứ 10 Liên minh châu Âu (2009) với nền kinh tế (xem kinh tế Milano) giàu thứ 26 thế giới về sức mua tương đương,. Vùng đô thị Milano có GDP thứ 7 châu Âu năm 2008. Tỉnh Milano (đang ngày càng trở thành một khu vực đô thị hành chính đơn nhất vượt quá phạm vi đô thị Milano) có GDP đầu người khoảng 40.000 euro năm 2007 (161% mức trung bình EU 27) là mức cao nhất trong các tỉnh của Ý (Il Sole 24 Ore Quality of life survey 2008) và công nhân thành phố này có tỷ lệ thu nhập cao nhất ở Ý, và thứ 26 thế giới. Ngoài ra, Milano là thành phố đắt đỏ thứ 11 trên thế giới cho những người làm công nước ngoài, và theo nghiên cứu năm 2010 được tiến hành bởi Economist Intelligence Unit, thành phố này có mức giá đắt đỏ thứ 12 thế giới. Môi trường kinh tế của thành phố này đã khiến nó là trung tâm tài chính và kinh doanh thứ 20 thế giới và thứ 10 châu Âu, Milano luôn được xem là một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới. Milano được công nhận là thủ đô thời trang và thiết kế của thế giới (từ milliner—thợ thiết kế mũ trong tiếng Anh có gốc từ tên của thành phố này), với sự ảnh hưởng lớn trong thương mại, công nghiệp, âm nhạc, thể thao, văn học, nghệ thuật và truyền thông đại chúng, khiến Milano là một trong các thành phố alpha thế giới của GaWC của thành phố toàn cầu. Siêu đô thị Lombard đặc biệt nổi tiếng về các cửa hiệu thời trang (như những cửa hiệu dọc theo Via Monte Napoleone) và Galleria Vittorio Emanuele ở Piazza Duomo (nổi tiếng là siêu thị cổ nhất thế giới). Thành phố có di sản văn hóa phong phú, có cuộc sống đêm sôi động, và có nền ẩm thực độc nhất với nhiều món ăn như bán Nôen Panettone và risotto alla Milanese. Thành phố đặc biệt nổi tiếng với truyền thống âm nhạc, đặc biệt là opera, là quê hương của nhiều nhà soạn nhạc quan trọng (như Giuseppe Verdi) và các nhà hát (như Teatro alla Scala). Milano nổi tiếng có nhiều bảo tàng, trường đại học, học viện, cung điện, giáo đường và thư viện (như Học viện Brera và Castello Sforzesco) và đội bong đá nổi tiếng: A.C. Milan và F.C. Internazionale Milano. Do đó Milano là điểm đến du lịch thứ 52 châu Âu, với 1,914 triệu lượt du khách nước ngoài đến thành phố này trong năm 2008. Thành phố là nơi tổ chức Hội chợ Thương mại Thế giới vào năm 1906 và là ứng cử viên giành quyền đang cai Hội chợ toàn cầu vào năm 2015. == Kinh tế == Milano là một trong những trung tâm thương mại và tài chính quan trọng của thế giới. Thành phố là nơi đặt trụ sở của Thị trường chứng khoán Ý và tập đoàn Alfa Romeo, nổi tiếng với sản phẩm lụa. Milano là một trong những kinh đô thời trang của thế giới và là thành phố dẫn đầu về thiết kế, trong danh sách 10 thành phố toàn cầu Alpha world cities. Milano là một trong những trung tâm tài chính và kinh doanh của thế giới, với GDP năm 2004 là lớn và các trung tâm kinh doanh, và với GDP năm 2004 của 241,2 tỷ euro (tương đương 312 tỷ USD), vùng đô thị Milano có GDP cao thứ 4 châu Âu, nếu thành phố này là một quốc gia thì nó sẽ có nền kinh tế đứng thứ 28 thế giới, lớn tương đương kinh tế nước Áo. Milano, theo một nghiên cứu của Chỉ số tăng trưởng kinh tế khu vực châu Âu, là thành phố có mức tăng trưởng GDP thứ 57 ở châu Âu, thấp hơn các thành phố khác Ý như Rome và Bologna, nhưng vượt Florence == Thể thao == Milano không chỉ nổi tiếng về sự phồn thịnh về kinh tế của mình, mà còn nổi tiếng về những câu lại bộ bóng đá danh tiếng: Inter Milan và AC Milan- 2 câu lạc bộ từng nhiều lần đạt chức vô địch Serie A. == Giao thông == Sau Bologna, Milano là trung tâm đường sắt thứ hai của Ý, và năm nhà ga xe lửa chính của Milano, trong đó nhà ga trung tâm Milano, thuộc trong số các nhà ga đường sắt tấp nập nhất nước Ý. Các tuyến đường xe lửa đầu tiên được xây dựng tại Milano, tuyến đường sắt Milan và Monza đã được khai trương phục vụ vào ngày 17 tháng 8 năm 1840. Kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2009, hai đường sắt cao tốc kết nối Milano với Bologna, Florence, Roma, Napoli Salerno theo một hướng, và đến Turino theo hướng khác. Azienda Trasporti Milanesi (ATM) vận hành tuyến trong khu vực đô thị, quản lý một mạng lưới vận tải công cộng bao gồm ba tuyến đường sắt đô thị và xe điện, xe buýt. Đội xe điện bao gồm một xe ATM Peter Witt, ban đầu được xây dựng vào năm 1928 và hiện vẫn còn vận hành. Nhìn chung mạng lưới bao gồm gần 1.400 km đến 86 đô thị. Bên cạnh đó giao thông công cộng, ATM còn quản lý các bãi đỗ xe, các khu vực đỗ xe trên đường phố ở trung tâm lịch sử và trong các khu thương mại sử dụng hệ thống thẻ đỗ xe SostaMilano. Milan có ba tuyến đường tàu điện ngầm trong một hệ thống gọi là Tàu điện ngầm Milano, với tổng chiều dài hơn 80 km. Nó bao gồm ba tuyến, tuyến dòng màu đỏ mà chạy về phía đông bắc và phía tây, tuyến màu xanh chạy về phía đông bắc và tây nam, và tuyến đường màu vàng chạy về phía bắc và phía nam. Milano có một dịch vụ taxi thuộc các công ty tư nhân và được cấp giấy phép bởi thành phố Milano (comune di Milano). Tất cả các xe taxi có cùng màu, màu trắng. Giá cước được dựa trên giá vé quy định cho một đoạn đầu và giá vé một bổ sung dựa trên thời gian và khoảng cách đi. Số lượng giấy phép được giữ ở mức thấp do giới tài xế taxi vận động hành lang. Tìm một taxi có thể khó khăn trong giờ cao điểm hay ngày mưa, và hầu như không thể tìm thấy phương tiện giao thông công cộng trong thời gian đình công, vốn xảy ra thường xuyên. Thành phố của Milano có hai sân bay quốc tế: sân bay quốc tế Malpensa, sân bay lớn thứ hai tại Ý, có cự ly khoảng 50 km từ trung tâm Milano và kết nối với trung tâm thành phố bằng "tuyến đường sắt nhanh Malpensa". Sân bay này phục vụ khoảng 17,7 triệu lượt hành khách trong năm 2009. Sân bay Linate, gần ranh giới thành phố, chủ yếu sử dụng cho trong nước và đường bay quốc tế ngắn, với hơn 9 triệu lượt khách trong năm 2007. Sân bay của Orio al Serio, gần thành phố Bergamo, phục vụ hàng không giá rẻ của Milano (với gần 6 triệu lượt khách trong năm 2007). == Khí hậu == == Văn hóa == Nền văn hóa của Milano phát triển trong nhiều thế kỉ qua và in dấu vết của nhiều nền văn hóa khác nhau như Ý, Pháp, Áo,Đức, Tây Ban Nha qua sự hiện diện của nhiều cộng đồng người khác nhau trong thành phố. Ngày nay Milano là nơi tập trung nhiều học viện văn hóa, giáo dục nghệ thuật của cả nước như: triển lãm nghệ thuật Brera và học viện nghệ thuật Teatro alla Scala, Pinacoteca Ambrosiana, và trường đại học Bocconi và các trường kinh tế, Milano còn được biết đến trên các lĩnh vực có tầm ảnh hưởng ra ngoài nước như: kinh tế, thiết kế và thời trang. Milano có 1 giọng địa phương đặc trưng được gọi là Milanese, có rất nhiều bài hát và các tác phẩm văn học được sáng tác bằng giọng điệu này như "O mia bella Madonnina". Ngày nay, Milano được xem là 1 thành phố hiện đại, mặc dù nhiều công trình đã bị phá hủy trong thế chiến thứ 2 nhưng nơi đây vẫn còn tồn tại một số lượng lớn các cảnh quan lịch sử và 1 di sản văn hóa cổ đại. === Thiết kế === Milano là một trong những kinh đô về thiết kế công nghiệp và hiện đại, và là một trong những có tầm ảnh hưởng lớn trong các lĩnh vực này với những hàng nội thất kiểu cổ và hiện đại chất lượng cao và hàng hóa công nghiệp. Milano còn là nơi tổ chức FieraMilano, Europe’s biggest. Ngoài ra, Milano còn là địa điểm chính diễn ra các sư kiện liên quan đến thiết kế và kiến trúc như là "Fuori Salone" và "Salone del Mobile". Vào những thập niên 50 và 60, Milano là trung tâm công nghiệp của Ý và là một trong những thành phố sôi động và phát triển cùng với Turin, các thiết kế và kiến trúc của thủ đô Ý thời hậu chiến là các toà nhà chọc trời như Tòa nhà Pirelli và Tháp Velasca được xây dựng. Các nghệ sĩ như Bruno Munari, Lucio Fontana, Enrico Castellani và Piero Manzoni, đã từng sống và làm việc tại thành phố này. === Văn học === Cuối thế kỉ 18 và xuyên suốt thế kỉ 19, Milano là một trong những trung tâm tranh luận trí tuệ và sáng tạo văn chương. Phong trào khai sáng đã phát triển từ đây. Trong những năm đầu của thế kỉ 19, văn học lãng mạn có nhiều ảnh hưởng dối với cuộc sống tại đây. Cũng tại đây, Giuseppe Parini, và Ugo Foscolo đã xuất bản những tác phẩm quan trọng nhất của họ, các tác phẩm này nhậm được nhiều sự ngưỡng mộ của các nhà thơ trẻ cũng như nhiều chuyên gia trong lĩnh vực. Bài thơ Dei Sepocri của Foscolo sáng tác dựa theo một đạo luật của Napoleon, đạo luật chống lại đại đa ý muốn của sân chúng – đã được truyền bá rộng rãi khắp nơi trong thành phố. Trong thập niên thứ ba của thế kỉ 19, Alessandro Manzoni đã viết cuố tiểu thuyết I Promessi Sposi, được coi là tuyên ngôn chủ nghĩa lãng mạn của Ý. Các bài báo của những nhà thi ca lãng mạn và yêu nước như Silvio Pellico, Giovanni Berchet, Ludovico di Breme, xuất hiện định kì trên Il Conciliatore. Sau khi nước Ý thống nhất vào năm 1861 thì Milano mất đi dần vị trí chính trị của nó nhưng vẫn duy trì được vị trí trung tâm trong các cuộc tranh luận về văn hóa, Ý tưởng mới và các phong trào từ các nước châu Âu khác đã được chấp thuận và bàn luận:Chủ nghĩ hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên đã cho ra đời 1 phong trào ở Ý là Verismo. Tiểu thuyết gia nổi tiếng của phong trào Verismo, Giovanni Verga, sinh ra ở Sicilia nhưng lại viết những quấn sách quan trọng nhất của ông tại Milano. === Thời trang === Milano được mệnh danh là một trong những kinh đô thời trang của thế giới cùng với New York, Paris, và London. Các thương hiệu thời trang nổi tiếng ở Milano như là Valentino,Gucci,Versace, Prada, Armani và Dolce & Gabbana hiện đặt trụ sở chính tại đây. Rất nhiều các nhãn hiệu thời trang quốc tế cũng đặt trụ sở chính tại Milano. Đây cũng là nơi diễn ra tuần lễ thời trang Milano 2 lần 1 năm, tương tự tại các kinh đô thời trang khác như Paris, London, Tokyo, and New York. Một số các con phố mua sắm ở Milano được mệnh danh là tứ giác thời trang. Các khu phố mua sắm nổi tiếng (Via Monte Napoleone, Via della Spiga, Via Sant'Andrea, Via Manzoni và Corso Venezia), cùng với Galleria Vittorio Emanuele II, Piazza del Duomo, Via Dante và Corso Buenos Aires là những quảng trường và khu phố mua sắm có uy tín. Mario Prada nhà sáng lập của hang thời trang nổi tiếng Prada, đã được sinh ra tại đây đã góp phần xây dựng nơi đây thành một trong những kinh đô thời trang của thế giới. === Truyền thông === Milano là nơi đạt trụ sở của nhiều hãng thông tấn địa phương, trong nước cũng như ngoài nước chẳng hạn như báo, tạp chí, đài truyền hình và đài phát thanh. Báo Tạp chí Radio == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Thành phố Milano - website chính thức ATM - Công ty vận tải của Milano Hệ thống ngầm của Milano Hướng dẫn du lịch không chính thức của Milano Chiaravalle Abbey Tọa độ: 45.4636° 9.1884° Bản đồ từ from Multimap hoặc GlobalGuide hoặc Google Maps Hình ảnh từ trên không trung lấy từ TerraServer Hình ảnh chụp từ vệ tinh lấy từ WikiMapia
quân đoàn đài loan (lục quân đế quốc nhật bản).txt
Đài Loan quân (kanji: 台湾軍, romaji: Taiwangun) là một binh đoàn đồn trú cấp quân đoàn của Lục quân Đế quốc Nhật Bản, quản lý và đồn trú tại Đài Loan. == Lịch sử == Sau cuộc Chiến tranh Thanh-Nhật, Hiệp ước Shimonoseki được ký kết, triều đại nhà Thanh Trung Quốc chuyển giao quyền kiểm soát Đài Loan cho Đế quốc Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Tổng đốc Đài Loan đặt trụ sở tại Đài Bắc. Một lực lượng quân sự thuộc Lục quân với tên gọi Lữ đoàn thủ bị hỗn hợp Đài Loan được điều động sang đồn trú để hỗ trợ Tổng đốc Đài Loan trong việc duy trì trị an. Năm 1907, Lữ đoàn được đổi tên thành Đài Loan thủ bị đội, tương đương cấp sư đoàn. Ngày 20 tháng 8 năm 1919, Tổng đốc Đài Loan được giao quyền kiểm soát các lực lượng quân sự tại địa phương, Đài Loan thủ bị đội được đổi tên thành Đài Loan quân. Ban đầu là một lực lượng đồn trú có quân số tương đương cấp sư đoàn với bộ tư lệnh trực thuộc Đại bản doanh, Đài Loan quân được đặt dưới sự chỉ huy của Quân đoàn Viễn chinh Thượng Hải khi cuộc Chiến tranh Trung-Nhật bắt đầu năm 1937. Một bộ phận của Đài Loan quân, Lữ đoàn độc lập hỗn hợp Đài Loan, đã tham gia nhiều chiến dịch trên lục địa Trung Quốc, sau đó với sự tăng cường quân số, Lữ đoàn được nâng thành Sư đoàn Bộ binh 48. Đài Loan quân cũng được tăng cường biên chế tương đương cấp quân đoàn. Cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, với tình hình ngày càng xấu đi đối với Nhật Bản, ngày 22 tháng 9 năm 1944, Đài Loan quân được giải thể và các đơn vị trực thuộc được biên chế vào Phương diện quân 10 vừa thành lập, phòng thủ đảo Đài Loan chống lại sự tấn công của quân Đồng Minh. == Danh sách chỉ huy == === Tư lệnh === === Tham mưu trưởng === == Biên chế == Lữ đoàn bộ binh Đài Loan 1 Lữ đoàn bộ binh Đài Loan 2 Tiểu đoàn sơn pháo Đài Loan Lữ đoàn cao xạ số 8 Trung đoàn xe tăng 1 Trung đoàn xe tăng 2 Trung đoàn xe tăng 6 Trung đoàn xe tăng 14 Trung đoàn Pháo binh dã chiến 3 Trung đoàn Pháo binh dã chiến 18 Trung đoàn tín hiệu 1 Sư đoàn Không quân 3 Lữ đoàn Không quân 3 Lữ đoàn Không quân 7 Lữ đoàn Không quân 10 Lữ đoàn Không quân 12 Sư đoàn Không quân 5 Lữ đoàn Không quân 4 == Chú thích == == Tham khảo == Madej, Victor (1981). Japanese Armed Forces Order of Battle, 1937-1945. Game Publishing Company. ASIN: B000L4CYWW. Wendel, Marcus. “Axis History Factbook”. Taiwan Army.
william dampier.txt
William Dampier (1651-1715) là 1 nhà thám hiểm người Anh đã từng 3 lần đi vòng quanh Thế giới. Ông sinh năm 1652 tại làng East Coker thuộc vùng Somersetshire, Anh Quốc. Do cha mẹ ông đều mất sớm nên ông phải bỏ dở việc học của mình và làm nhân viên cho 1 chủ tàu ở vùng Weymouth. == Các chuyến du hành và khảo cứu của William Dampier == Năm 1673, ông tham gia Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc Chiến tranh Anh-Hà Lan lần II (1672-1674). Sang năm sau ông tham ông tham dự 1 chuyến du hành sang Tây Ấn, tại Jamaica và làm nghề xẻ gỗ tại vịnh Campeche. Trong thời gian này, ông đã tiến hành ghi chép nhật ký mà sau này được viết lại thành cuốn ‘’Voyages to Campache’’ (‘’Những chuyến du hành sang Campeche’’). Năm 1676, bị khánh kiệt bởi 1 trận bão nên Dampier đã gia nhập 1 nhóm hải tặc. Dù sao thì nhờ trận bão này đã giúp ông có kinh nghiệm để viết cuốn ‘’Discourses of Winds’’ (‘’Luận về các cơn Gió’’). Năm 1678, Dampier quay về nước Anh. Trong thời gian quay về Anh, ông lập gia đình rồi lại tiếp tục sang miền Tây Ấn để bán dụng cụ nghề mộc cho thợ xẻ ở Campeachy và thu mua gỗ huyết mộc nhưng sau đó ông lại bỏ dở kế hoạch này để tham gia 1 đội hải tặc có cả người Anh và người Pháp và đánh cướp thị trấn Porto Bello và vài nơi khác của người Tây Ban Nha tại Tây Ấn. Sau đó, đạo quân này lại tiếp tục kéo nhau đi chặn cướp tàu của dân Đan Mạch ở bờ biển Tây châu Phi rồi sang Thái Bình Dương chặn tàu chở bạc của Tây Ban Nha đi từ Tây Ấn sang Manila thuộc Philippines. Tại đảo Mindanao, do mâu thuẫn nội bộ nên William Dampier được các thủy thủ trên tàu thả xuống đảo St Nicobar. Từ đây ông đi thuyền tới Thương điếm Anh ở Aceh trên đảo Sumatra tại Indonesia ở gần đó và bệnh rất nặng. Sau khi bình phục, ông theo tàu đi Đàng Ngoài trong năm 1688. Sau đó Dampier tiếp tục đi Malacca và Aceh, sang pháo đài St. Georges ở Ấn Độ rồi làm kỹ thuật viên quân sự ở pháo đài Bencouli. Ông về tới nước Anh an toàn trong năm 1691, sau 12 năm du lịch vòng quanh Thế giới. Sáu năm sau, ông cho công bố tập I của bộ sách Du hành ký vòng quanh Thế giới. Bộ sách này khiến ông trở nên nổi tiếng, các ấn phẩm của nó được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Năm 1699, ông được chỉ định làm chỉ huy cuộc khám phá Úc châu và New Guine của Hải quân Hoàng gia Anh. Lúc quay về, tàu bị đắm nên ông bị kỷ luật nặng. Năm 1703 ông tiếp tục chuyến vòng quanh Thế giới lần thứ II. Chiến thuyền Anh của ông bị thuyền Tây Ban Nha đánh chìm, một số thủy thủ bị bắt nhưng Dampier đã nhanh chân chạy thoát cùng khoảng ba chục người khác lên 1 hòn đảo. Tại đây họ hạ được 1 thị trấn là Puna, cướp thêm 1 tàu Tây Ban Nha rồi vượt Thái Bình Dương sang miền Đông Ấn để rồi bị người Hà Lan tóm cổ và cầm tù. Sau khi trở về nước, ông không còn một chút tài sản nào. Năm 1708 ông tiếp tục đi vòng quanh Thế giới lần III. Từ Anh, ông theo chiến hạm của Hải quân đi đánh người Tây Ban Nha rất thành công. Dampier cùng các bạn của mình vượt Thái Bình Dương qua Á Châu rồi về nước Anh an toàn, trở nên giàu có. 3 năm sau, ông qua đời ở tuổi 63 (1715). == Tham khảo == William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688
ớt.txt
Ớt là một loại quả của các cây thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Ớt là một loại quả gia vị cũng như loại quả làm rau (ớt Đà Lạt) phổ biển trên thế giới. Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. == Lịch sử == Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước , và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ. Người ta cho rằng ớt đã được thuần hóa ít nhất năm lần bởi những cư dân tiền sử ở các khu vực khác nhau của Nam và Bắc Mỹ, từ Peru ở phía nam đến México ở phía bắc và một số vùng của các bang Colorado và New Mexico bởi Các dân tộc Pueblo Cổ đại). Trong cuốn sách đã xuất bản Svensk Botanisk Tidskrift (1995), Giáo sư Hakon Hjelmqvist đã xuất bản một bài viết về ớt trong thời kỳ tiền-Columbia ở châu Âu. Trong một nơi khai quật khảo cổ của St. Botulf ở Lund, các nhà khảo cổ đã tuyên bố tìm thấy một Capsicum frutescens trong một lớp có niên đại thế kỷ 13. Hjelmqvist cũng tuyên bố rằng Capsicum đó đã được miêu tả bởi Therophrasteus người Hy Lạp (370-286 BC). Ông cũng đề cập đến các nguôn cổ khác. Nhà thơ La Mã Martialis (khoảng thế kỷ 1) đã mô tả "Pipervee crudum" (ớt tươi) có hình dài và có nhiều hạt. Các mô tả này không phù hợp với tiêu đen (Piper nigrum), cây không mọc tốt trong điều kiện khí hậu châu Âu. Christopher Columbus đã là một trong những người châu Âu đầu tiên thấy ớt (ở Caribe), và gọi chúng là "tiêu" vì chúng có vị cay tương tự (không phải bề ngoài giống nhau). Ớt đã được trồng khắp nơi trên thế giới sau thời Columbus. Diego Álvarez Chanca, một thầy thuốc trong chuyến đi thứ hai của Columbu đến West Indies năm 1493, đã mang những hạt ớt đầu tiên về Tây Ban Nha, và đã lần đầu viết về các tác dụng dược lý của chúng vào năm 1494. Từ México, vào thời đó đang là thuộc địa của Tây Ban Nha, cũng là một nước kiểm soát thương mại với châu Á, ớt đã nhanh chóng được chuyển qua Philippines và sau đó là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản với sự trợ giúp của các thủy thủ châu Âu. Gia vị mới này đã nhanh chóng được sử dụng trong chế biến thức ăn của các quốc gia này. Một con đường khác mà ớt di chuyển là do người Bồ Đào Nha lấy từ Tây Ban Nha, sau đó đưa qua Ấn Độ, như được miêu tả bởi Lizzie Collingham trong cuốn sách của bà Curry. Bằng chứng là ớt được sử dụng rất nhiều trong chế biến thức ăn ở vùng Goan của Ấn Độ, Goan vốn là một thuộc địa của Bồ Đào Nha. Collingham cũng miêu tả chuyến hành trình của ớt từ Ấn Đô, qua Trung Á và Thổ Nhĩ Kỳ, đến Hungary, nơi nó trở thành một gia vị quốc gia dưới dạng paprika. Hiện nay, Ấn Độ là nước sản xuất ớt lớn nhất thế giới với khoảng 1 triệu tấn mỗi năm, nơi chỉ riêng Chợ Guntur (lớn nhất châu Á) có 1 triệu bao ớt (100 lb mỗi bao) . == Phân loại ớt dân gian ở Việt Nam == Ớt Capsicum chinense - hay ớt kiểng nhiều màu sắc thường dùng trang trí, không cay. Thường có rất nhiều màu, trái to, nhỏ, hay tròn như cà hay hình giọt nước. Ớt hiểm - Ớt Thái Lan - Ớt Chili - Ớt Capsicum frutescens: Được xem là ớt cay, có 3 màu; trắng, đỏ và vàng trên cùng một cây. Ớt Đà Lạt, còn gọi là ớt tây hay ớt trái Chỉ lấy vỏ, không ăn hạt Ớt sừng trâu Là loại phổ biến nhất hiện nay được sử dụng trong hầu hết cách chế biến. == Các loài và giống == Các loài phổ biến nhất của ớt là: Capsicum annuum, bao gồm nhiều loại khác nhau như bell pepper, paprika, cayenne, jalapeños, và chiltepin Capsicum frutescens, bao gồm cả ớt tabasco Capsicum chinense, bao gồm cả loài ớt cay nhất như naga, habanero và Scotch bonnet Capsicum pubescens, bao gồm cả ớt rocoto Nam Mỹ Capsicum baccatum, bao gồm cả ớt aji Nam Mỹ == Công dụng của ớt == Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chua và cà rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C9H14O2) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học. Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét == Các rủi ro đối với sức khỏe khi dùng ớt == Ăn nhiều ớt có liên quan đến ung thư dạ dày. Bột ớt đôi khi bị pha trộn với Sudan I, II, III, IV, para-Red, và các chất nhuộm gây ung thư khác. Aflatoxin và các hợp chất N-nitroso, các chất gây ung thư có trong bột ớt. Ăn thường xuyên các sản phẩm từ ớt có thế gây ra gastroesophageal reflux (GER). Ớt có thể làm tăng số lượng đi tiêu hàng ngày và thấp hơn ngưỡng đau cho những người bịirritable bowel syndrome. Ớt không bao giờ nên được nuốt toàn bộ; có những trường hợp không nhai kỹ ớt đã gây tắc nghẽn ruột và thủng. Mức tiêu thụ của ớt đỏ sau khi anal fissure phẫu thuật nên bị cấm để tránh những triệu chứng sau phẫu thuật. == Trồng ớt == Đất để trồng ớt phải chọn nơi quang đãng và nhiều ánh sáng. Sau khi dọn đất sạch, cuốc lên một lớp sâu khoảng 2-3 tấc (càng sâu càng tốt vì rể ớt ăn sâu 70–80 cm), đập đất nhỏ, nhặt sạch đá sỏi và cỏ dại và làm thành liếp để trồng. Mỗi liếp rộng khoảng 1-1,2 m, dài tùy ý, cao 15–20 cm (về mùa mưa hoặc ở những vùng đất thấp có thể làm liếp cao 50–60 cm để tránh úng). Giữa hai liếp có rãnh rộng 30 cm. Các loại phân hữu cơ như: phân xanh, cỏ rác mục, tro bếp, phân gia súc, bùn cống, tro bếp trộn vào đất và san liếp để gieo trồng. Có thể bón thêm 0,8 đến 1 kg vôi cho mỗi 10 m2 để ớt có nhiều quả. Nếu trồng ớt trong chậu thì nên đập đất vụn trộng với tro bếp, phân chuồng vào để trồng. == Thu hoạch == Sau khi gieo hạt khoảng 4 tháng (tức là 3 tháng sau khi trồng cây con) thì có thể hái quả được. Cây ớt cho quả quanh năm và được hái nhiều đợt. Quả ớt có thể hải khi quả còn xanh hay đã chín đỏ. Sau mỗi đợt hái thì lại bón phân và vun gốc, 1 tháng sau sẽ hái lứa tiếp theo. Mỗi tháng 1 cây có thể cho 150-300 g ớt tươi để ăn tươi, ngâm giấm, làm ớt bột, tương ớt. Sau nhiều lần thu hoạch thì cây cằn cỗi phải nhổ bỏ để trồng cây non mới. Tuy nhiên không nên trồng hai mùa ớt liên tục trên một liếp đất vì cây sẽ bị bệnh và năng suất thấp, nên luân canh các loại cây khác. == Một số vùng chuyên canh ớt tại Việt Nam == Quỳnh Phụ (Thái Bình) với diện tích 1200 ha, Đại Lộc (Quảng Nam), Phù Mỹ (Bình Định), Phù Cát (Bình Định), Bố Trạch (Quảng Bình), Châu Đốc (An Giang) và một số tỉnh thành khác... == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ớt Capsicum tại Từ điển bách khoa Việt Nam
gai dầu.txt
Gai dầu hay Cần sa, tài mà, gai mèo, lanh mèo, lanh mán, đại ma, hỏa ma, bồ đà, (danh pháp khoa học: Cannabis) là một chi thực vật có hoa bao gồm ba loài: Cannabis sativa L., Cannabis indica Lam., và Cannabis ruderalis Janisch. Ba loài này là thực vật với bản địa ở Trung Á, tiểu lục địa Ấn Độ và các khu vực xung quanh. Các loài trong chi Cannabis đã được gieo trồng từ lâu để lấy sợi, hạt, dầu gai dầu, nhưng cũng được dùng để trị bệnh hoặc sử dụng như là một loại chất ma túy (xem Cần sa trong y học). Ở quy mô toàn cầu, trong năm 2013 có 60,4 tấn cần sa được sản xuất hợp pháp Năm 2013 có khoảng 128-232 triệu người được cho là đã sử dụng cần sa như là một loại thuốc tiêu khiển (2,7-4,9% dân số toàn cầu trong độ tuổi 15-65). Trong số người sử dụng cần sa được thống kê trên thế giới, có 9% những người sử dụng cần sa bị nghiện do lạm dụng cần sa. == Miêu tả == Cannabis là thực vật có hoa, thân thảo, đơn tính khác gốc, sống một năm. Lá dạng lá kép chân vịt hoặc phân ngón, với các lá chét có khía răng cưa ở mép lá. Cặp lá đầu tiên thường chỉ có 1 lá chét, với số lượng lá chét tăng dần tới tối đa khoảng 13 lá chét trên mỗi lá (thường là 7-9), phụ thuộc vào giống và điều kiện sinh trưởng. Ở trên đỉnh của cây ra hoa thì số lượng lá chét lại giảm xuống tới chỉ còn 1 lá chét trên mỗi lá. Các cặp lá phía dưới thường mọc đối trong khi các cặp lá trên thường mọc so le trên thân chính của cây trưởng thành. Các lá có một kiểu gân lá khác thường và đặc trưng cho phép ngay cả những người koong quen với các loài cây này cũng có thể phân biệt lá các loài Cannabis với các loài khác có lá gần giống dễ gây nhầm lẫn (xem hình minh họa). Như phổ biến ở các loại lá khía răng cưa, mỗi khía răng cưa có một gân trung tâm kéo dài tới đỉnh khía. Tuy nhiên, gân khía răng cưa bắt nguồn từ phía thấp hơn dọc theo gân trung tâm của lá chét, thường là đối diện với vị trí của vết khía chữ V kế tiếp (thứ hai kế tiếp) chứ không phải của vết khía chữ V thứ nhất phía dưới. Điều này có nghĩa là trên đường của nó từ gân giữa của lá chét tới điểm của khía răng cưa thì gân nối với đỉnh của khía đi qua gần với vết khía chữ V xen giữa. Đôi khi gân này thực sự đi qua gần như tiếp xúc với vết khía chữ V, nhưng thường nó sẽ đi qua với khoảng cách rất nhỏ, và khi điều này xảy ra thì có một gân cựa (thỉnh thoảng là một cặp gân cựa như vậy) tách nhánh và nối với mép lá ở điểm sâu nhất của vết khía chữ V. Kiểu gân lá này hơi thay đổi giữa các chủng, nhưng nói chung nó cho phép người ta có thể xác định được lá của Cannabis trong số các loại lá gần giống mà không gặp nhiều khó khăn cũng như không cần phải có thiết bị đặc biệt. Các mẫu nhỏ xíu của cây Cannabis cũng có thể được nhận dạng với độ chính xác cao bằng kiểm tra vi thể tế bào lá và các đặc trưng tương tự, nhưng điều này đòi hỏi phải có chuyên môn và thiết bị đặc biệt. Các loài cây này được cho là có nguồn gốc trong khu vực miền núi ở tây bắc dãy núi Himalaya. Thuật ngữ “gai dầu” nói chung được dùng để chỉ các chủng Cannabis được gieo trồng không phục vụ cho nhu cầu sản xuất thuốc/ma túy. === Sinh sản === Các loài Cannabis thông thường có hoa không hoàn hảo, với các hoa đực và hoa cái mọc trên các cây riêng biệt. Tuy nhiên, những cây có cả hoa đực lẫn hoa cái cũng không phải là điều bất thường. Mặc dù cây đơn tính cùng gốc thường được nói tới như là "cây lưỡng tính", nhưng cây lưỡng tính thật sự (rất hiếm gặp ở chi này) mang các cấu trúc nhị đực và nhụy cái trên cùng một hoa trong khi cây đơn tính cùng gốc có các hoa cái và hoa đực ở các vị trí khác nhau trên cùng một cây. Các hoa đực thường mọc thành các chùy hoa lỏng lẻo trong khi các hoa cái mọc thành các cành hoa. Từ rất sớm, người Trung Quốc đã ghi nhận các loài Cannabis như là cây đơn tính khác gốc và khoảng thế kỷ 3 TCN thì từ điển Nhĩ Nhã đã định nghĩa tỉ 枲 "Cannabis đực" và phu 莩 (hay tư 苴) "Cannabis cái". Tất cả các chủng đã biết của Cannabis đều thụ phấn nhờ gió và quả là loại quả bế. Phần lớn các chủng Cannabis là thực vật thực vật ngày ngắn, với ngoại lệ có lẽ chỉ là C. sativa subsp. sativa var. spontanea (= C. ruderalis) nói chung được miêu tả là "nở hoa tự động" và có lẽ là trung tính về ngày. == Phân loại == Chi Cannabis trước đây từng được đặt trong họ Tầm ma (Urticaceae) hoặc họ Dâu tằm (Moraceae), và sau đó cùng với chi Humulus (hoa bia) được tách ra thành họ riêng, là họ Gai dầu (Cannabaceae sensu stricto). Các nghiên cứu phát sinh chủng loài gần đây dựa trên phân tích vị trí hạn chế cpADN và trình tự gen gợi ý mạnh rằng Cannabaceae sensu stricto phát sinh từ trong họ cũ Celtidaceae, và hai họ tốt nhất nên hợp nhất lại để tạo ra một họ đơn ngành, là họ Cannabaceae sensu lato. Các kiểu khác nhau của Cannabis đã từng được miêu tả, và được phân loại rất khác nhau thành loài, phân loài hay thứ: nhóm cây được gieo trồng để lấy sợi hay hạt, được miêu tả là gây nghiện thấp, phi ma túy, hoặc kiểu cây lấy sợi. nhóm cây được gieo trồng để sản xuất thuốc/ma túy, được miêu tả là gây nghiện cao hoặc kiểu cây thuốc/ma túy. loại thoát ra, lai ghép hoặc hoang dã của một trong hai nhóm trên. Các loài cây trong chi Cannabis sản sinh ra một họ các hợp chất tecpeno-phenolic độc đáo duy nhất gọi là cannabinoid, tạo ra cảm giác "vui vẻ, phấn khởi" như khi người ta dùng marijuana. Cho tới nay, người ta đã biết 483 hợp chất có thể nhận dạng có trong các loài cannabis, và ít nhất 85 cannabinoid khác nhau đã được cô lập từ các loài cây này. Hai cannabinoid thường được sản sinh nhiều nhất là cannabidiol (CBD) và/hoặc Δ9-tetrahydrocannabinol (THC), nhưng chỉ có THC là có tác động tâm thần. Kể từ đầu thập niên 1970, các loài Cannabis đã từng được phân hạng loại theo kiểu hình hóa học của chúng ("chemotype"), dựa theo lượng THC tổng thể sản sinh ra cũng như tỷ lệ THC/CBD. Mặc dù sự sản xuất cannabinoid tổng thể chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường, nhưng tỷ lệ THC/CBD được xác định về mặt di truyền và duy trì ổn định trong cả vòng đời của chúng. Các chủng phi thuốc/phi ma túy sản sinh ra THC ở mức tương đối thấp và CBD ở mức tương đối cao, trong khi các chủng thuốc/ma túy sản sinh ra THC ở mức tương đối cao và CBD ở mức tương đối thấp. Khi các cây của hai kiểu hình hóa học này thụ phấn chéo thì cây lai thế hệ F1 có kiểu hình hóa học trung gian và sản sinh ra lượng CBD và THC gần tương đương. Các cây cái của kiểu hình hóa học này có thể sản sinh đủ lượng THC để sử dụng trong sản xuất thuốc/ma túy. Việc các kiểu thuốc/phi thuốc, gieo trồng hay hoang dại của Cannabis tạo thành một loài duy nhất có mức độ biến đổi cao hay chi này là nhiều loài đã từng là chủ đề gây tranh cãi trong trên 2 thế kỷ. Vấn đề hay gây tranh cãi này là do không có định nghĩa được chấp nhận phổ quát chung về loài. Một trong các tiêu chí được áp dụng để công nhận loài cho rằng loài là "các nhóm thực tế hay tiềm năng có thể giao phối của các quần thể tự nhiên về mặt sinh sản là cô lập với các nhóm khác giống như thế". Các quần thể về mặt sinh lý học có khả năng giao phối, nhưng về mặt hình thái học hay di truyền học là phân kỳ và cô lập bởi yếu tố địa lý hay sinh thái đôi khi được coi là các loài tách biệt. Các rào cản sinh lý học với sinh sản không được biết đến là có xảy ra trong phạm vi chi Cannabis, và các cây từ các nguồn phân kỳ mạnh là có khả năng lai giống. Tuy nhiên, các rào cản tự nhiên đối với việc trao đổi gen (chẳng hạn dãy núi Himalaya) có thể đã cho phép kho gen Cannabis phân kỳ trước khi có sự can thiệp của con người, kết quả là tạo ra sự hình thành loài. Điều vẫn còn gây tranh cãi là sự phân kỳ hình thái và sự phân kỳ di truyền xảy ra trong phạm vi chi này như là kết quả của sự cô lập địa lý hay sinh thái là đủ hay không đủ để biện minh cho sự công nhận là chi này có trên 1 loài. === Lịch sử của cannabis === Cannabis sativa xuất hiện tự nhiên tại nhiều nơi ẩm ướt trong khu vực nhiệt đới. Việc sử dụng nó như là một loại thuốc làm thay đổi tinh thần đã được lập hồ sơ nhờ các phát hiện khảo cổ học trong các xã hội tiền sử ở châu Âu, châu Á và châu Phi Hồ sơ ghi chép cổ nhất còn lưu lại về sử dụng cannabis là dẫn chiếu của nhà sử học người Hy Lạp Herodotus về việc người Scythia ở khu vực miền trung Á-Âu tắm hơi chứa cannabis. Các ghi chép trong cuốn sách Lịch sử của ông, khoảng năm 440 TCN, cho thấy "Người Scythia, như tôi đã nói, lấy một ít hạt của loại cây gai này [có lẽ là hoa], và, bọc trong các gói bằng phớt, ném nó vào những hòn đá nóng đỏ; ngay lập tức nó bốc khói, và nó tỏa ra thứ hơi mà không một nhà tắm hơi Hy Lạp nào có thể vượt nổi; và những người Scyth la hét vì vui thích.". Những người Hy Lạp và La Mã cổ đại cũng từng sử dụng cannabis, trong khi tại Trung Đông, việc sử dụng cannabis đã lan tỏa khắp đế quốc Hồi giáo tới tận Bắc Phi. Năm 1545, cannabis lan tỏa tới Tây bán cầu, khi mà người Tây Ban Nha nhập khẩu nó vào Chile để sử dụng nó trong sản xuất sợi. Tại Bắc Mỹ, cannabis dưới dạng gai dầu, được trồng để sản xuất chão, quần áo và giấy. === Các phân loại ban đầu === Chi Cannabis lần đầu tiên được phân loại bằng sử dụng hệ thống danh pháp hai phần của phân loại học "hiện đại" bởi Carolus Linnaeus năm 1753. Ông cho rằng chi này đơn loài, với chỉ một loài mà ông đặt tên là Cannabis sativa. Linnaeus biết nhiều về gai dầu châu Âu, là loài cây được trồng phổ biến trong thời gian đó. Năm 1785, nhà sinh học tiến hóa Jean-Baptiste de Lamarck công bố miêu tả loài thứ hai của chi Cannabis, mà ông đặt tên là Cannabis indica. Lamarck đặt cơ sở của miêu tả của ông cho loài thứ hai này theo mẫu cây thu thập tại Ấn Độ. Ông mô tả C. indica như là loại cây có chất lượng sợi kém hơn của C. sativa, nhưng được sử dụng nhiều hơn như là một thuốc gây say. Các loài Cannabis khác được đề xuất thêm vào trong thế kỷ 19, bao gồm các chủng thu được từ Trung Quốc và Việt Nam (Đông Dương) được gán cho các tên gọi Cannabis chinensis, Cannabis gigantea. Tuy nhiên, nhiều nhà phân loại học nhận thấy rằng các loài được giả định này rất khó phân biệt. Đầu thế kỷ 20, khái niệm chi Cannabis đơn loài vẫn còn được chấp nhận rộng rãi, ngoại trừ tại Liên Xô, nơi Cannabis vẫn tiếp tục là đối tượng của nghiên cứu phân loại học tích cực. Tên gọi Cannabis indica được liệt kê trong nhiều loại dược điển, và được sử dụng rộng rãi để chỉ các chủng Cannabis phù hợp cho sản xuất các chế phẩm y học. === Thế kỷ 20 === Năm 1924, nhà thực vật học người Nga là D.E. Janichevsky kết luận rằng chủng Cannabis mọc nơi đổ nát ở miền trung Nga hoặc là một thứ của C. sativa hoặc là một loài tách biệt. Ông đề xuất C. sativa L. var. ruderalis Janisch. và Cannabis ruderalis Janisch. Như là các tên gọi thay thế lẫn nhau. Năm 1929, nhà thám hiểm thực vật danh tiếng Nikolai Vavilov đã gán các quần thể hoang dại hoặc tự nhiên hóa của Cannabis ở Afghanistan là C. indica Lam. var. kafiristanica Vav., và các quần thể mọc nơi đổ nát ở châu Âu là C. sativa L. var. spontanea Vav. Năm 1940, các nhà thực vật học người Nga Serebriakova và Sizov đề xuất một phân loại phức tạp, trong đó họ công nhận C. sativa và C. indica như là các loài tách biệt. Trong phạm vi loài C. sativa họ công nhận 2 phân loài là C. sativa L. subsp. culta Serebr. (bao gồm các loại cây trồng), và C. sativa L. subsp. spontanea (Vav.) Serebr. (bao gồm các loại cây hoang dại hoặc tự nhiên hóa). Serebriakova và Sizov chia 2 phân loài của C. sativa thành 13 thứ, bao gồm 4 nhóm khác biệt trong phạm vi phân loài culta. Tuy nhiên, họ không phân chia C. indica thành phân loài hay thứ. Việc phân chia thái quá C. sativa là cồng kềnh và vì thế ít được ủng hộ. Trong thập niên 1970, phân loại khoa học của Cannabis nhận được tầm quan trọng bổ sung tại Bắc Mỹ. Luật pháp cấm Cannabis tại Hoa Kỳ và Canada nêu tên cụ thể các sản phẩm từ C. sativa như là các loại vật liệu cấm. Các luật sư cho bị đơn trong một số vụ bắt giữ thuốc cho rằng vật liệu Cannabis bị bắt giữ không phải là C. sativa, và vì thế không bị luật pháp cấm. Các luật sư cho cả hai bên đều thuê các nhà thực vật học để có lời làm chứng từ phía chuyên gia. Trong số những người tuyên thệ cho bên khởi tố có Ernest Small, trong khi Richard E. Schultes và một số người khác làm chứng cho bị đơn. Các nhà thực vật học này đã lao vào một cuộc tranh luận nóng bỏng ngoài tòa, và cả hai bên đều bài bác, nghi vấn sự trung thực của nhau. Các luật sư của bị đơn đã không thành công trong vụ này, do mục đích của luật là rõ ràng. Năm 1976, nhà thực vật học người Canada là Ernest Small và nhà thực vật học người Mỹ là Arthur Cronquist đã công bố một sửa đổi phân loại trong đó công nhận một loài Cannabis với 2 phân loài C. sativa L. subsp. sativa và C. sativa L. subsp. indica (Lam.) Small & Cronq. Các tác giả nêu giả thuyết cho rằng 2 phân loài đã rẽ ra chủ yếu là do tác động của con người; C. sativa subsp. sativa được giả định là được chọn lọc để có các đặc điểm gia tăng sản xuất sợi hoặc hạt, trong khi C. sativa subsp. indica chủ yếu được chọn lọc để sản xuất thuốc. Trong phạm vi 2 phân loài này, Small và Cronquist mô tả C. sativa L. subsp. sativa var. spontanea Vav. như là thứ hoang dã hoặc thoát ra tự nhiên của Cannabis gây nghiện thấp, và C. sativa subsp. indica var. kafiristanica (Vav.) Small & Cronq. như là thứ hoang dã hoặc thoát ra tự nhiên của Cannabis gây nghiện cao. Phân loại này dựa trên vài yếu tố như khả năng lai giống, this đồng nhất nhiễm sắc thể, kiểu hình hóa học và phân tích định lượng các đặc trưng kiểu hình. Các giáo sư William Emboden, Loran Anderson và nhà thực vật học từ Harvard là Richard E. Schultes cùng các cộng tác viên cũng tiến hành các nghiên cứu phân loại Cannabis trong thập niên 1970 và kết luận rằng các khác biệt hình thái ổn định hỗ trợ sự công nhận ít nhất là 3 loài, bao gồm C. sativa, C. indica và C. ruderalis. Đối với Schultes, điều này là đảo ngược diễn giải trước đó của ông rằng Cannabis là đơn loài. Theo miêu tả của Schultes và Anderson thì C. sativa là cây cao và phân cành lỏng lẻo với các lá chét tương đối hẹp, trong khi C. indica ngắn hơn, có dạng hình nón, và có các lá chét tương đối rộng, còn C. ruderalis ngắn hơn cả, không phân cành và mọc hoang dã tại Trung Á. Diễn giải phân loại này được chớp lấy bởi những người cuồng nhiệt Cannabis, những người nói chung phân biệt các chủng "sativa" lá hẹp với các chủng "indica" lá rộng. === Các nghiên cứu tiếp theo === Các kỹ thuật phân tích phân tử phát triển vào cuối thế kỷ 20 đang được áp dụng cho các câu hỏi về phân loại học. Điều này đã tạo ra nhiều kết quả phân loại lại dựa theo hệ thống học tiến hóa. Một vài nghiên cứu ADN đa hình khuếch đại ngẫu nhiên (Random Amplified Polymorphic DNA, RAPD) và các kiểu khác của đánh dấu di truyền đã được tiến hành trên các chủng làm thuốc và lấy sợi của Cannabis, chủ yếu là cho mục đích gây giống thực vật và pháp lý. Nhà nghiên cứu Cannabis người Hà Lan E.P.M. de Meijer cùng cộng tác viên đã mô tả một vài nhiên cứu RAPD của họ như là chỉ ra một mức độ "cực cao" của tính đa hình di truyền giữa và trong các quần thể, gợi ý rằng một mức độ cao sự biến đổi tiềm năng cho chọn lọc, thậm chí trong các giống gai dầu được chọn lọc kỹ. Họ cũng bình luận rằng các phân tích này xác nhận sự liên tục trong kho gen của Cannabis trong khắp các đăng ký đã nghiên cứu, và cung cấp sự xác nhận thêm nữa cho rằng chi này chỉ bao gồm 1 loài, mặc dù các kết quả của họ tự bản thân chúng không phải là một nghiên cứu hệ thống học. Karl W. Hillig, một nghiên cứu viên trong phòng thí nghiệm của nhà nghiên cứu Cannabis Paul G. Mahlberg tại Đại học Indiana, đã tiến hành điều tra hệ thống học về sự biến đổi di truyền, hình thái và phân loại học hóa học trong số 157 mẫu đăng ký Cannabis với nguồn gốc địa lý đã biết, bao gồm các quần thể lấy sợi, làm thuốc và tự nhiên hóa. Năm 2004, Hillig và Mahlberg công bố một phân tích phân loại hóa học về sự biến thiên cannabinoid trong bộ sưu tập chất mầm nguyên sinh Cannabis của họ. Họ sử dụng sắc ký khí để xác định hàm lượng cannabinoid để suy luận ra các tần suất allele của gen kiểm soát sản sinh CBD và THC trong các quần thể đã nghiên cứu, và kết luận rằng các mẫu hình biến thiên cannabinoid hỗ trợ sự công nhận C. sativa và C. indica như là 2 loài tách biệt, nhưng không đề cập tới C. ruderalis. Các tác giả gán các chủng địa phương lấy sợi/hạt và các chủng tự nhiên hóa ở châu Âu, Trung Á, Tiểu Á vào C. sativa. Các đăng ký chủng làm thuốc lá chét hẹp và lá chét rộng, Nam Á và Đông Á, và các quần thể Himalaya tự nhiên hóa được gán cho C. indica. Năm 2005, Hillig công bố một phân tích gen của cùng một tập hợp các đăng ký và đề xuất phân loại 3 loài, công nhận C. sativa, C. indica và C. ruderalis (không dứt khoát). Trong luận án tiến sĩ công bố cùng năm, Hillig thông báo rằng phân tích thành phần cơ bản các đặc điển kiểu hình (hình thái) thất bại trong việc phân biệt các loài được giả định cho là có [tồn tại], nhưng phân tích đại lượng ngẫu nhiên kinh điển lại có kết quả là mức độ cao của sự phân iệt các loài giả định này cũng nư các đơn vị phân loại nội loài. Một bài báo khác trong loạt bài về biến thiên phân loại hóa học trong hàm lượng terpenoid của tinh dầu Cannabis bộc lộ rằng một vài chủng làm thuốc lá chét rộng trong bộ sưu tập có các mức tương đối cao của một số loại rượu sesquiterpen nhất định, bao gồm guaiol và các đồng phân của eudesmol, tách bạch chúng ra khỏi các đơn vị phân loại giả định khác. Hillig kết luận rằng các mẫu hình biến thiên di truyền, hình thái và phân loại hóa học hỗ trợ sự công nhận C. sativa và C. indica như là các loài tách biệt. Ông cũng kết luận rằng có ít hỗ trợ để xử lý C. ruderalis như là loài tách biệt với C. sativa vào thời điển này, nhưng nghiên cứu thêm nữa về các quần thể hoang dã và cỏ dại là cần thiết do chúng có quá ít trong bộ sưu tập của họ. Tháng 9 năm 2005, New Scientist thông báo rằng các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Canberra đã nhận dạng một kiểu mới của Cannabis dựa trên phân tích ADN ti thể và lục lạp. Thông báo của New Scientist được một số hãng thông tấn và website đăng lại, chỉ ra rằng nghiên cứu được công bố tại tạp chí Forensic Science International == Ứng dụng y học == Trong cần sa có những chất có thể được dùng để chữa bệnh được gọi chung là cannabinoid. Chủ yếu được nghiên cứu và được dùng để trị bệnh là 2 chất Δ9-Tetrahydrocannabinol (THC) và Cannabidiol (CBD). Cần sa có thể điều trị tăng nhãn áp. Tuy nhiên, tác dụng chỉ kéo dài 3-4 giờ. Tác dụng phụ khá nhiều: làm mắt khô, giảm độ điều tiết, hạ huyết áp tư thế đứng, ung thư. Hiện nay các nhà bào chế thuốc đang nghiên cứu loại thuốc nhỏ mắt từ cây có họ với cần sa để giảm tác dụng phụ. Theo các nghiên cứu tại Đại học Complutense ở Madrid và Viện nghiên cứu Cajal (Tây Ban Nha), các hoạt chất trong cần sa (gọi chung là cannabinoid) có thể làm giảm triệu chứng viêm sưng trong bệnh lẫn Alzheimer và từ đó làm chậm sự suy thoái của hệ thần kinh Các bác sĩ chỉ định cần sa y tế vì nó có thể giúp giảm đau, buồn nôn do hóa trị ở những người bị ung thư và sụt cân ở bệnh nhân HIV/AIDS Các nhà nghiên cứu thuộc Viện đại học Harvard (Mỹ) cũng đã nghiên cứu và phát hiện chất THC không chỉ có khả năng ức chế sự phát triển của khối u mà còn ngăn chặn di căn. Qua thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy khi tiêm một liều chuẩn THC vào chuột được cấy tế bào ung thư phổi, sau 3 tuần điều trị, khối u đã giảm đi một nửa so với nhóm đối chứng. Ngoài công dụng trên, một số nghiên cứu cũng cho thấy cần sa có thể làm giảm cơn động kinh ở những người bị bệnh động kinh; giảm bớt nhiều triệu chứng xơ cứng như tê cứng cơ, co thắt, đau đớn và đi tiểu thường xuyên. Tuy nhiên, do lạm dụng cần sa có thể gây tác hại cho sức khỏe nên việc sử dụng cần sa trong y học thường không dùng nguyên cây mà dùng chiết xuất để loại bỏ các chất độc, đồng thời cần phải được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa với liều lượng được quy định chặt chẽ. == Chất kích thích == Cần sa để tiêu khiển là việc dùng những sản phẩm của cây cần sa cái như là chất kích thích. Việc dùng cần sa làm chất kích thích vẫn bị cấm hầu như ở khắp các nước. Không phải loại cannabis (tên Latin) nào cũng được thích hợp để chế chất kích thích, thường dùng là loại Cannabis indica, trong khi Cannabis sativa (hay gọi là cây gai dầu) được dùng để lấy sợi làm vải. Trong các chất Cannabinoide có trong cây cần sa, chủ yếu Tetrahydrocannabinol (THC) là chất có ảnh hưởng đến Hệ thần kinh trung ương của con người. Nó có tác dụng làm cho thanh thản, trầm tĩnh, chống nôn mửa. Khó mà phân biệt được việc dùng cần sa làm chất kích thích với việc dùng nó làm thuốc chữa bệnh. Marijuana lấy từ mọi phần của cây và hoa phơi khô, ép lại và Hashish tác dụng mạnh hơn được chế từ lông của cây, ép lại thành nhựa. Mạnh nữa là dầu hashish, là một loại dầu đặc lấy từ nhựa hashish và cũng được dùng để hút. Cần sa là một trong những chất kích thích bị cấm mà được dùng nhiều nhất ở nhiều nước, 49% người Mỹ đã thử qua một lần, nó lại được dùng để chữa bệnh. Chính vì vậy cho nên phải cần biết về những hậu quả cúa nó. Đến năm 2015, 2 bang của nước mỹ đã hợp thức hóa cần sa do lợi ích của nó cũng như tác dụng giải trí, nhưng vẫn được chính phủ cũng như y học kiểm soát về việc buôn bán cần sa hợp pháp để không lạm dụng và dẫn đến nghiện. == Xem thêm == Anh túc == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
1933.txt
1933 (số La Mã: MCMXXXIII) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1933 == Sự kiện == === Tháng 1 === 3 tháng 1: Phát xít Nhật xâm chiếm Sơn Hải Quan. 22 tháng 1: Tại Nam Xương Tưởng Giới Thạch chỉ huy tiêu diệt Trung Cộng. === Tháng 3 === 1 tháng 3: Phổ Nghi làm hoàng đế Mãn Châu quốc với niên hiệu Đại Đồng 6 tháng 3: Xảy ra Gia Phong Khẩu huyết chiến 26 tháng 3: Tưởng Giới Thạch và Uông Tinh Vệ hiệp thương, quyết định toàn lực tiểu cộng. === Tháng 5 === 6 tháng 5: Trung Hoa Dân Quốc và Nhật Bản đình chiến tại Đông Bắc Trung Quốc. === Tháng 6 === 30 tháng 6: Đảng cộng sản Trung Quốc quyết định lấy ngày 1 tháng 8 làm ngày thành lập hồng quân công nông == Sinh == Khun Sa Fujiko F. Fujio tác giả bộ truyện doraemon == Mất == == Giải Nobel == Vật lý - Erwin Schrödinger, Paul Adrien Maurice Dirac Hóa học - không có giải Y học - Thomas Hunt Morgan Văn học - Ivan Alekseyevich Bunin Hòa bình - Sir Norman Angell (Ralph Lane) == Xem thêm == == Tham khảo ==
stroud and district football league.txt
Stroud and District Football League là một giải đấu bóng đá Anh thành lập năm 1902. Giải đấu này thuộc về Gloucestershire County FA. Có tổng cộng 7 hạng đấu với hạng cao nhất là Division One, nằm ở cấp độ 14 của hệ thống các giải bóng đá Anh. Đây là giải đấu góp đội Gloucestershire Northern Senior League. Đương kim vô địch Avonvale United vừa thăng hạng lên Gloucestershire Northern Senior League ở mùa giải 2014–15. == Lịch sử == Stroud and District League được thành lập năm 1902 và phục vụ cho các đội bóng ở miền trung Gloucestershire từ Gloucester ở phía Bắc và Chipping Sodbury ở phía Nam. Đội vô địch đầu tiên của giải đấu là Brimscombe. Các đội bóng đã rời S&DFL và đang thi đấu ở các cấp độ cao hơn bao gồm: Brimscombe (bây giờ là Brimscombe & Thrupp) Forest Green Rovers Hardwicke Shortwood United Slimbridge Stonehouse Town Tuffley Rovers == Các đội bóng thành viên mùa giải 2014–15 == === Division One === Barnwood United | Cashes Green | Didmarton | Frampton United Dự bị | King's Stanley Dự bị | Longlevens Dự bị | Old Richians | Quedgeley Wanderers Dự bị | Randwick | Stonehouse Town Dự bị | Tetbury Town | Upton St. Leonards | Whitminster === Division Two === Abbeymead Rovers Dự bị | AC Royals | AFC Phoenix | Charfield | Dursley Town Dự bị | Horsley United | Kingswood Dự bị | Sharpness Dự bị | Slimbridge Dự bị | Stroud Harriers | Stroud United | Taverners Dự bị | Tibberton United | Tredworth Tigers === Division Three === Arlingham | Bush | Cam Bulldog Dự bị | Coaley Rovers | Eastcombe | Hardwicke Dự bị | Longlevens 'A' | Nympsfield | Ramblers Dự bị | St. Nicholas Old Boys | Tetbury Town Dự bị | Thornbury Town Dự bị | Uley | Whitminster Dự bị === Division Four === Alkerton Rangers | Avonvale United Dự bị | Berkeley Town Dự bị | Chalford Dự bị | Cotswold Rangers | Frocester | Leonard Stanley Dự bị | Longford Dự bị | McCadam | Minchinhampton | Old Richians Dự bị | Tuffley Rovers 'A' | Upton St. Leonards Dự bị | Wotton Rovers Dự bị === Division Five === Barnwood United Dự bị | Brockworth Albion 'A' | Cashes Green Dự bị | Coaley Rovers Dự bị | Dursley Town 'A' | Frampton United 'A' | Hardwicke 'A' | Quedgeley Wanderers 'A' | Randwick Dự bị | Rodborough Old Boys | Stonehouse Town 'A' | Trident === Division Six === Alkerton Rangers Dự bị | Cam Bulldogs 'A' | Charfield Dự bị | Horsley United Dự bị | Longlevens 'B' | Sharpness 'A' | Slimbridge 'A' | Stroud United Dự bị | The Village | Tredworth Tigers Dự bị | Tuffley Rovers 'B' | Uley Dự bị === Division Seven === Abbeymead Rovers 'A' | Chalford 'A' | Cotswold Rangers Dự bị | Eastcombe Dự bị | Frocester Dự bị | Minchinhampton Dự bị | North Nibley | Painswick | Randwick 'A' | Rodborough Old Boys Dự bị | Saintbridge | Stonehouse Town 'B' | Uley 'A' | Woodchester == Các nhà vô địch gần đây theo từng hạng đấu == Nguồn: == Liên kết ngoài == Official website League Tables – TheFA.com == Tham khảo ==
đảng cộng hòa (hoa kỳ).txt
Đảng Cộng hòa (tiếng Anh: Republican Party, thường được gọi là GOP, viết tắt của "Grand Old Party") là một trong hai đảng chính trị lớn trong hệ thống đa đảng của chính trị Hoa Kỳ, cùng với Đảng Dân chủ. Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi những nhà hoạt động bãi nô, những nhà duy tân, những cựu thành viên của Đảng Whig và Đảng Free Soil. Đảng Cộng hòa thời đầu chiếm ưu thế tại các miền Đông Bắc và Trung Tây, nhưng trong những thập kỉ gần đây đã chuyển về miền Tây trong lục địa, và đặc biệt là miền Nam. Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, trong hai đảng chính thì Đảng Cộng hòa đã được cho là bảo thủ hơn về mặt xã hội và tự do hơn về mặt kinh tế. Đảng Cộng hòa là đảng đứng thứ nhì tính vào năm 2004 với 55 triệu cử tri đăng ký, bao gồm khoảng một phần ba số cử tri. Các cuộc thăm dò ý kiến gần đây cho thấy khoảng 20% đến 33% người Mỹ tự nhận là thành viên đảng Cộng hòa. Trong 44 người được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, 19 người là đảng viên Cộng hòa và 15 là đảng viên Dân chủ. Hiện tại Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại cả Hạ viện Hoa Kỳ và Thượng viện Hoa Kỳ. == Lịch sử == Được thành lập tại Ripon, Wisconsin trong năm 1854 bởi các nhà hoạt động chống chế độ nô lệ và những người muốn hiện đại hóa, Đảng Cộng hòa đã nhanh chóng vượt qua Đảng Whig làm đảng chính đối lập Đảng Dân chủ. Đảng này nắm quyền đầu tiên năm 1860 khi Abraham Lincoln, một cựu đảng viên của Đảng Whig, được bầu làm tổng thống và cầm quyền trong giai đoạn Nội chiến và Thời kỳ tái thiết. Đảng đã bắt đầu thành lập vào cuối thập niên 1840, nhưng mãi đến việc chống đối Đạo luật Kansas-Nebraska thì đảng mới thống nhất. Đại hội đảng chính thức đầu tiên diễn ra vào ngày 6 tháng 7 năm 1854 tại Jackson, Michigan. Địa điểm hoạt động ban đầu của đảng là tại vùng Đông Bắc và Trung Tây, và nó dần dần củng cố vị trí là đảng thứ hai khi đảng đề cử John C. Fremont trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1856. Tư tưởng ban đầu của Đảng Cộng hòa được thể hiện qua khẩu hiệu free labor, free land, free men ("lao động tự do, đất đai miễn phí, con người tự do"). "Free labor" ("lao động tự do") chỉ đến niềm tin vào tầng lớp trung lưu đã rời tầng lớp lao động để tạo ra các doanh nghiệp nhỏ. "Free land" ("đất đai miễn phí") chỉ đến các nỗ lực làm thuật tiện các doanh nghiệp này bằng cách phân phát đất đai nhà nước cho người dân. Đảng Cộng hòa mong muốn rằng sự phát triển này sẽ ngăn chận lại, và cuối cùng bãi bỏ chế độ nô lệ. Abraham Lincoln nhận được đề cử của đảng Cộng hòa trong năm 1860 và sau đó thắng cử tổng thống. Đảng vẫn tham gia trong Liên bang miền Bắc trong thời kỳ Nội chiến và đã quản lý Thời kỳ Tái thiết. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1864, phần đông các đảng viên Cộng hòa đã thống nhất với các đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc chiến để đề cử Lincoln dưới phiếu của Đảng Liên hiệp Quốc gia. Một phần của các đảng viên Cộng hòa Cấp tiến đã rời khỏi đảng để thành lập Đảng Dân chủ Cấp tiến. Nhóm này chọn John C. Frémont làm ứng cử viên tổng thống trước khi đồng ý rút lui ra khỏi cuộc bầu cử vào tháng 9 năm 1864. Sự thành công của đảng Cộng hòa đã tạo ra nhiều bè phái trong đảng trong thập niên 1870. Những người lo ngại với Ulysses S. Grant đã đề cử Horace Greeley làm tổng thống chống đối ông. Phe Stalwarts ủng hộ hệ thống bổng lộc; nhóm Half-Breeds kêu gọi cải tổ ngành dân chính. Nói chung đảng Cộng hòa ủng hộ tầng lớp thương gia, bảng vị vàng, thuế quan cao, lương hưu cao cho các cựu quân nhân miền Bắc, và việc sáp nhập Hawaii. Các đảng viên Cộng hòa cũng ủng hộ những nhà hoạt động Tin Lành đòi cấm bán rượu. Với nền kinh tế miền Bắc sau chiến tranh phát triển mạnh với ngành công nghiệp nặng và nhẹ, xe lửa, mỏ, thành phố tăng trưởng nhanh và nền nông nghiệp giàu có, đảng Cộng hòa hưởng công trạng và đảy mạnh các chính sách giữ vững tăng trưởng nhanh. Nhưng đến năm 1890, đảng Cộng hòa đã đồng ý thông qua Đạo luật Chống độc quyền Sherman và Ủy ban Thương mại Liên bang sau khi bị các doanh nhân và nông dân phàn nàn. Thuế quan McKinley trong năm 1890 đã làm tổn hại đảng và đảng Dân chủ đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Sau hai nhiệm kỳ của tổng thống Dân chủ Grover Cleveland, sự kiện William McKinley thắng cử cuộc bầu cử năm 1896, được xem là sự nổi dậy lại của Đảng Cộng hòa. McKinley hứa hẹn thuế quan cao để chấm dứt sự gian khổ do Khủng hoảng năm 1893 gây ra, và rằng Đảng Cộng hòa sẽ bảo đảm một hệ thống mà tất cả mọi nhóm sẽ có lợi. Đảng Cộng hòa củng cố địa vị đảng của doanh nghiệp, tuy được dịu bớt sau khi Theodore Roosevelt đưa ra các chính sách chống độc quyền. Sau này Roosevelt tranh cử dưới đảng Cấp tiến và vận động chống lại William Howard Taft, người kế nhiệm ông. Đảng Cộng hòa giữ chức tổng thống trong thập niên 1920, dưới cương lĩnh chống lại Hội Quốc Liên, thuế quan cao, và ủng hộ các quyền lợi của doanh nghiệp. Warren G. Harding, Calvin Coolidge và Herbert Hoover lần lượt được bầu cử làm tổng thống trong năm 1920, 1924, vav 1928. Vụ bê bối Teapot Dome đe dọa làm tổn hại đảng nhưng Harding qua đời và Coolidge đổ lỗi vào Harding, và các chống đối bị chia phối vào năm 1924. Các chính sách ủng hộ doanh nghiệp trong thập niên dường như đã tạo ra một sự giàu có chưa từng thấy cho tới khi Phố Wall bị sụp đổ vào năm 1929, bắt đầu cuộc Đại Khủng hoảng. Liên minh New Deal của tổng thống Dân chủ Franklin D. Roosevelt thống trị chính trị Mỹ trong ba thập niên kế tiếp, trừ hai nhiệm kỳ của tổng thống Cộng hòa Dwight D. Eisenhower. Người Mỹ gốc Phi bắt đầu ủng hộ Đảng Dân chủ trong thời Roosevelt. Sau khi Roosevelt nhậm chức vào năm 1933, các đạo luật New Deal được nhanh chóng thông qua. Trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 1934, 10 thượng nghị sĩ cộng hòa bị thất cử, đưa đến một Thượng viện với 25 nghị sĩ Cộng hòa và 71 nghị sĩ Dân chủ. Hạ viện cũng bị chia tương tự. "New Deal thứ nhì" bị các dân biểu và nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích nặng, họ ví nó với chiến tranh giai cấp và chủ nghĩa xã hội. Các đảng viên Dân chủ bảo thủ, chủ yếu là từ miền Nam, liên minh với các đảng viên Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Robert Taft để tạo một liên hiệp bảo thủ, và thống trị các vấn đề quốc nội cho đến năm 1964. Trong hậu phần thế kỷ 20, các tổng thống Cộng hòa Dwight D. Eisenhower, Richard Nixon, Gerald Ford, Ronald Reagan, George H. W. Bush, George W. Bush, và Donald Trump thắng cử. Đảng Cộng hòa, dưới sự lãnh đạo của dân biểu phụ trách phe thiểu số Newt Gingrich, vận động dưới cương lĩnh Contract with America, giành được đa số ghế trong cả hai viện trong Quốc hội trong cuộc Cách mạng Cộng hòa năm 1994. Đảng Cộng hòa giành vị trí đa số cho đến khi Đảng Dân chủ giành lại vị trí đa số vào cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006. Trong thế kỷ 21, Đảng Cộng hòa có cương lĩnh bảo thủ xã hội, chính sách ngoại giao chiến tranh ngăn chận để đánh bại chủ nghĩa khủng bố và xúc tiến dân chủ toàn cầu, một ngành hành pháp mạnh hơn, giảm thuế, quyền sở hữu súng và bớt quy định trong công nghiệp. Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, các ứng cử viên của đảng là John McCain từ Arizona, cho chức vụ tổng thống và Thống đốc Alaska Sarah Palin cho chức vụ phó tổng thống. Họ bị Nghị sĩ Barack Obama và Joe Biden đánh bại. Trong cuộc Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 2012 các ứng cử viên của đảng là Mitt Romney từ Massachusetts (Và cũng là cựu Thống đốc của tiểu bang này) cho chức vụ tổng thống và Paul Ryan là dân biểu Hạ viện Hoa Kỳ cho chức vụ phó tổng thống. Họ bị đương kim Tổng thống Barack Obama và đương kim Phó tổng thống Joe Biden đánh bại. Trong cuộc Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, 2016 các ứng cử viên của đảng là Donald J. Trump, tỷ phú bất động sản New York cho chức vụ tổng thống và Mike Pence là Thống đốc bang Indiana cho chức vụ phó tổng thống. Họ đã đánh bại cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ từ Virginia là Tim Kaine để dành chiến thắng xít xao một cách bất ngờ, gây rúng động cả thế giới. == Chú thích ==
đê sông hồng.txt
Đê sông Hồng, gọi đầy đủ là hệ thống đê sông Hồng là một trong 4 hệ thống đê điều của các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Hệ thống đê sông Hồng có tổng chiều dài lớn nhất với 1.314 km và là hệ thống đê sông có quy mô lớn và hoàn thiện hơn so với các hệ thống đê còn lại. == Lịch sử == Dưới thời nhà Lý, vào tháng 3 năm Mậu Tý (1108), con đê đầu tiên được đắp ở phường Cơ Xá có nhiệm vụ bảo vệ kinh thành Thăng Long. Dưới đời nhà Trần, những con đê được đắp chỉ cốt giữ cho nước không tràn vào đồng ruộng để kịp làm vụ chiêm, sau khi mùa màng thu hoạch xong thì nước được tự do tràn vào đồng ruộng. Dưới triều Lê sơ những con đê lớn hơn được đắp mới và tôn tạo trên hai bờ sông Nhị Hà được xem là sự can thiệp vào tự nhiên quá giới hạn cho phép, kết quả là sông Hồng trở nên hung dữ, đã vỡ và gây ngập lụt triền miên trong thời nhà Nguyễn, và lúc đó đã có nhiều ý kiến đề nghị xem xét vấn đề bỏ hay giữ đê. Trước năm 1837, Nguyễn Công Trứ đã đề xuất giải pháp nắn chỉnh, khai đào đoạn khởi đầu sông Đuống (tức sông Thiên Đức thời bấy giờ), chuyển cửa nhận nước từ sông Hồng dịch về phía thượng nguồn, giúp cho việc phân lũ sông Hồng được thuận lợi. Nhưng phải sang thời Tự Đức ý tưởng đó mới được thực hiện một phần và được hoàn chỉnh thêm trong thời Pháp thuộc. Từ đó, sông Đuống trở thành đường thoát lũ quan trọng nhất của sông Hồng. Đến năm 2006, hệ thống đê sông Hồng được nâng cấp tương đối hoàn chỉnh 37,709 km thuộc địa phận Hà Nội (đê cấp đặc biệt) và một đoạn ngắn liền kề với tỉnh Hà Tây (đê cấp 1). Dự án này thực hiện từ năm 1996 kết thúc năm 2002 nhờ nguồn vốn vay của ngân hàng ADB. Một số đoạn đê khác đã có đường hành lang hai bên thân đê, mặt đê được cứng hóa bằng nhựa hoặc bê tông. == Các trận vỡ đê trong lịch sử == Trong vòng 100 năm qua (kể từ năm 1901), đồng bằng sông Hồng đã có 26 trận lũ lớn. Các trận lũ lớn này đa số xảy ra vào tháng 8, nhằm vào cao điểm của mùa mưa bão. Vào năm 1913, ngày 9 tháng 8, khi lũ tại Hà Nội là 11,35 m đã vỡ đê sông Hồng, đoạn ở tỉnh Vĩnh Phúc trên 2 đoạn phía tả ngạn tại Nhật Chiên, Cẩm Viên và Hải Bối, Yên Hoa thuộc Phúc Yên; vỡ đê Phu Chu thuộc tỉnh Thái Bình. Ngày 14 tháng 8, khi lũ Hà Nội xuống mức 10,69 m vẫn vỡ đê Lương Cổ, tả ngạn sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam. Ngày 17 tháng 8, vỡ đê Phương Độ, Sơn Tây phía hữu ngạn sông Hồng khi mực nước Hà Nội là 11,11 m. Ngày 18 tháng 8, vỡ đê Nghĩa Lộ phía hữu ngạn thuộc tỉnh Hà Nam, khi mực nước Hà Nội 11,03 m. Ngày 19 tháng 8, vỡ đê Quang Thừa, Lỗ Xá sông Đáy phía hữu ngạn thuộc tỉnh Hà Nam, khi mực nước Hà Nội 10,99 m. Nước lũ làm ngập gần hết tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), một phần Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và Bắc Ninh. Năm 1915, từ ngày 11 đến 20 tháng 8: Đê bị vỡ liên tiếp 42 chỗ với tổng chiều dài 4180 m (từ 11 - 20/7/1915 khi mực nước Hà Nội dao động từ 11,55 - 11,64 m). Những nơi vỡ chính như: Xâm Dương, Xâm Thị đê hữu sông Hồng thuộc tỉnh Hà Đông. Các chỗ vỡ khác như Lục Cảnh, Hoàng Xá, Trung Hà tỉnh Phúc Yên; Phi Liệt, Thuỷ Mạo tỉnh Bắc Ninh. Đê tả sông Hồng, vỡ ở: Mễ Chân tỉnh Hưng Yên; Gia Quất, Gia Thượng, Phú Tòng, Yên Viên, Đông Thụ, Danh Nam tỉnh Bắc Ninh và một số chỗ khác trên sông Phó Đáy, Đuống và sông Đáy,... Năm 1926, ngày 29 tháng 7, khi mực nước Hà Nội lên tới 11,93 m thì vỡ đê tả ngạn sông Hồng vùng Gia Quất, Ái Mộ, Gia Lâm tỉnh Bắc Ninh; vỡ đê hữu ngạn sông Luộc tại Hạ Lao, Văn Quán tỉnh Thái Bình; vỡ đê tả ngạn sông Luộc tại Bô Dương, tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt do vỡ đê khoảng 100.000 ha. Một trận lũ lớn vào tháng 8 năm 1945 gây vỡ đê tại 79 điểm, gây ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312000 ha, ảnh hưởng tới cuộc sống của 4 triệu người. Năm 1971, ảnh hưởng những trận mưa to liên tục và một cơn bão lớn, nước trên sông Thao, sông Lô và sông Đà đã hợp lại gây nên cơn lũ lịch sử của đồng bằng sông Hồng. Mực nước sông Hồng ngày 20 tháng 8 lên đến 14,13 m ở Hà Nội (cao hơn mực nước báo động cấp III đến 2,63 m). Mưa lũ năm 1971 đã gây vỡ đê ở ba địa điểm, làm chết 100.000 người, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người chịu thiệt hại. == Xem thêm == Sông Hồng Đê điều Lũ lụt == Chú thích ==
màn hình cảm ứng.txt
Màn hình cảm ứng là một thiết bị sử dụng trong máy tính hoặc các thiết bị thông minh. Thiết bị bao gồm: Một màn hình hiển thị thông thường như LCD, LED, OLED. Một lớp cảm ứng trong suốt phía trên bề mặt màn hình để thay thế cho chuột máy vi tính. Lớp cảm ứng là một ma trận xác định vị trí chạm lên trên màn hình. Một tấm kính ngoài. Lớp cảm ứng có nhiều loại: Cảm ứng điện trở 5 lớp. Đây là lớp cảm ứng sử dụng trên nguyên lý tăng trở kháng của ma trận dây dẫn để cảm nhận được vị trí bấm nhấn trên màn hình. Lớp cảm ứng này chỉ cảm nhận được 1 điểm tại cùng một thời điểm nhấn. Lớp cảm ứng này cần lực nhấn lên trên bề mặt. Cảm ứng điện dung. Lớp cảm ứng này xuất hiện sau. Nguyên lý của loại cảm ứng này sử dụng trên việc thay đổi điện dung bề mặt khi chạm trên ma trận điện dung. Ưu điểm của cảm ứng điện dung là không cần lực tác động lên lớp cảm ứng nên rất nhạy và cảm nhận được nhiều điểm (tối thiểu 3 điểm) cùng tại một thời điểm. Cảm ứng hồng ngoại. Đây là loại cảm ứng xuất hiện đầu tiên với việc sử dụng một ma trận các tia hồng ngoại không nhìn thấy đan xen trên bề mặt của màn hình hiển thị. Bộ thu nhận tín hiệu hồng ngoại tính toán để xác định vị trí được nhấn và gửi tín hiệu cho bộ xử lý. Cảm ứng sóng âm bề mặt. Loại cảm ứng này sử dụng một sóng vô tuyến bước sóng ngắn. Nguyên lý hoạt động giống cảm ứng hồng ngoại. Việc sử dụng màn hình cảm ứng hiện nay ngày càng phổ biến. Chúng ta có thể tìm thấy ở các máy vi tính. == Tham khảo ==
trâu.txt
Trâu là một loài động vật thuộc họ Trâu bò (Bovidae). Chúng sống hoang dã ở Nam Á (Pakistan, Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Bhutan) Đông Nam Á, miền bắc Úc. Trâu thuần dưỡng, tức trâu nhà được nuôi phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới châu Á. Một số nhỏ có mặt ở Nam Mỹ và Bắc Phi châu. Tuy trâu rừng vẫn còn tồn tại trong thiên nhiên song số lượng trâu hoang dã không còn nhiều. Giới khoa học lo rằng trâu rừng thuần chủng không còn nữa vì đã lai với trâu nhà. Riêng tại Việt Nam số lượng trâu rừng còn rất ít, chủ yếu phân bố dọc dãy Trường Sơn, trong đó có khu vực miền tây Thanh Hóa giáp với Lào. Nhiều đàn trâu đã được thuần dưỡng và lai với trâu nhà. Trâu trưởng thành nặng khoảng từ 200 đến 800 kg. Loài trâu rừng hoang dã lớn hơn thế rất nhiều; con cái có thể nặng 500 kg, con đực lên tới 800 kg, và cao tới khoảng 1,7 m. Trâu rừng châu Á có cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới. Mới đây, tại Việt Nam, một bộ sừng trâu rừng lớn chưa từng thấy đã được phát hiện, ước đoán to hơn trâu rừng hiện nay rất nhiều. == Tiến hóa == Họ Trâu bò được biết đến trong các mẫu hóa thạch từ Tiền Miocen, khoảng 20 Ma. Các loài dạng bò sớm nhất, như Eotragus, là các động vật nhỏ, hơi tương tự như linh dương Gazelle ngày nay và có lẽ đã sống trong môi trường đồng rừng. Số lượng loài họ Trâu bò gia tăng mạnh vào Hậu Miocen, khi nhiều loài thích nghi với môi trường đồng cỏ và thoáng đãng hơn. Số lượng lớn nhất số loài hiện đại của họ Trâu bò thuộc về châu Phi,trong khi số lượng quần thể lớn chủ yếu nhưng ít đa dạng hơn lại thuộc về châu Á và Bắc Mỹ. Người ta cho rằng nhiều loài họ này đã tiến hóa ở châu Á nhưng không thể sống sót do sự săn bắt của các loài người đến từ châu Phi vào cuối thế Pleistocen. Ngược lại, các loài châu Phi có nhiều nghìn hay vài triệu năm để thích nghi với sự phát triển dần dần trong kĩ năng săn bắn của con người. Tuy nhiên, nhiều loài trong họ này được thuần hóa lại có nguồn gốc châu Á (dê, cừu, trâu và bò TâyTạng). Điều này có thể là do các loài này ít e ngại con người hơn và dễ sai bảo hơn. Một lượng nhỏ các loài hiện đại trong họ Trâu bò thuộc châu Mỹ là tương đối gần đây theo đường cầu đất liền Bering, nhưng chúng vẫn đến khu vực này trước khi con người đặt chân tới đây. == Phân loài == Trên thế giới có hai nhóm trâu: trâu rừng châu Phi (Cape buffalo) và trâu châu Á, tức trâu nước. Đây là hai loài riêng biệt thuộc chi Syncerus (trâu châu Phi) và Bubalus (trâu châu Á) ở hai vùng địa lý cách biệt. Về trâu châu Á, các nhà chuyên môn chưa nhất trí về cách sắp xếp phân loài. Có người thì cho là trâu chỉ có một loài Bubalus bubalis với ba phân loài, tiếng Anh gọi là "river buffalo", trâu sông (B. bubalis bubalis) ở Nam Á, "swamp buffalo", trâu đầm (B. bubalis carabanesis) ở Đông Nam Á, và trâu rừng Á châu (B. bubalis arnee). Có người thì cho rằng cả ba là ba loài riêng biệt tuy cận chủng. Trâu đầm có 48 nhiễm sắc thể trong khi trâu sông lại có 50 nhiễm sắc thể và hai loài này khó lai giống, nhưng cũng có trường hợp thế hệ thứ nhất sanh đẻ được. Loài trâu và loài bò thì không thể lai giống được. Thí nghiệm khoa học cho ta biết phôi thai của trâu lai bò không phát triển để trưởng thành được. == Phân bố == Châu Á là bản địa của loài trâu với 95% tổng số trâu trên thế giới. Khoảng phân nửa số này sống ở Ấn Độ. Tính đến năm 1992 Á châu có 141 triệu con trâu. Trâu được nuôi lấy sức cày ruộng, lấy thịt và sữa. Sữa trâu có lượng mỡ béo cao nhất trong các loại sữa gia súc. Cả hai phân loài trâu nhà có mặt tại Á châu: trâu sông và trâu đầm. Trâu sông sống ở vùng cao như Nepal còn trâu đầm phổ biến khắp miền nhiệt đới. Loài trâu sinh sống thành công vì có thể tận dụng thức ăn kém chất dinh dưỡng mà lại có sức sản xuất cao. Về việc đồng áng cày bừa thì trâu kéo cày khỏe hơn bò (Bos taurus) nhất là ở những vùng ruộng sâu nên ở Việt Nam có câu tục ngữ: yếu trâu hơn khỏe bò. == Trong văn hóa == Cấu Tạo Trâu là một loài động vật thuộc lớp thú. Có 2 sừng cứng và là loài động vật guốc chẳng. Có 4 chân. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trâu rừng khổng lồ phát hiện tại Việt Nam Trâu rừng châu Á sở hữu cặp sừng dài nhất trong số các loài thú có sừng trên thế giới Hãy cứu những con bò rừng cuối cùng của Việt Nam Chọi trâu Đồ Sơn Năm Sửu nói chuyện các loài trâu
bắc yên (thị trấn).txt
Thị trấn Bắc Yên là thị trấn huyện lị của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Thị trấn có vị trí: Bắc giáp xã Phiêng Ban Đông giáp xã Phiêng Ban Nam giáp xã Hồng Ngài Tây giáp xã Song Pe, xã Phiêng Ban Thị trấn Bắc Yên được thành lập vào ngày 20 tháng 8 năm 1999 trên cơ sở một số phần tách ra từ xã Phiêng Ban. Thị trấn có diện tích 8,92 km², dân số là khoảng 3.604 người, mật độ dân số đạt 404 người/km². Thị trấn Bắc Yên có quốc lộ 37 chạy qua và đây cũng là con đường chính của thị trấn. Trên địa phận thị trấn Bắc Yên có một số con suối như suối Tao, suối Ống, suối Ba, suối Ban, suối Hí, suối Tắc Te. Thị trấn Bắc Yên được chia thành 4 tiểu khu được đánh số từ 1 đến 4 và các bản Phiêng Ban 1, Phiêng Ban 2, Phiêng Ban 3, Bản Mới. == Xem thêm == Danh sách thị trấn tại Việt Nam == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
giải vô địch bóng đá u-19 châu á.txt
Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á là giải bóng đá do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) tổ chức hai năm một lần cho các đội tuyển U-19 của các quốc gia Châu Á. Ngoài ra giải này còn đóng vai trò vòng loại khu vực châu Á cho Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới. == Kết quả == == Các đội tuyển quốc gia thành công == * Nước chủ nhà == Tổng số chủ nhà == 10 lần Thái Lan—1961, 1962, 1967, 1969, 1972, 1974, 1976, 1980, 1982, 1998 4 lần Malaysia—1959, 1960, 1963, 2004 3 lần Iran—1973, 1977, 2000 Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất—1985, 1992, 2012 2 lần Indonesia—1990, 1994 Nhật Bản—1965, 1971 Philippines—1966, 1970 Qatar—1988, 2002 Hàn Quốc—1968, 1996 Ả Rập Saudi—1986, 2008 1 lần Bahrain—2016 Myanmar—2014 Trung Quốc—2010 Ấn Độ—2006 Bangladesh—1978 Kuwait—1975 Việt Nam Cộng hòa—1964 == Các đội tuyển tham dự == == Xem thêm == Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới == Chú thích == == Liên kết ngoài == (tiếng Anh) Trang web chính thức Trang web RSSSF của Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á
người bố y.txt
Người Bố Y (tiếng Trung: 布依族, bính âm: Bùyīzú), còn gọi là Chủng Chá, Trọng Gia, Tu Dí, Tu Dìn hay Pu Nà. Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Dân tộc Bố Y có dân số khoảng 2.971.460 người, chủ yếu sống tại Trung Quốc (các tỉnh Quý Châu, Vân Nam, Tứ Xuyên), và chỉ khoảng 1.900 người sinh sống tại Việt Nam ở các huyện biên giới ở các tỉnh Lào Cai, Hà Giang. Mặc dù tại cả Trung Quốc lẫn Việt Nam họ được nhà nước công nhận như là một nhóm sắc tộc riêng rẽ, nhưng chính họ lại tự coi mình là người Tráng. == Địa bàn cư trú == Tại Việt Nam theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Bố Y có dân số 2.273 người, cư trú tại 14 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Bố Y cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (1.398 người, chiếm 61,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Hà Giang (808 người, chiếm 35,5% tổng số người Bố Y tại Việt Nam), Yên Bái (19 người), Tuyên Quang (18 người). == Ngôn ngữ == Người Bố Y nói tiếng Bố Y, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Bố Y rất gần gũi với tiếng Tráng. Có một sự liên tục phương ngôn giữa hai thứ tiếng này. Tiếng Bố Y có dạng chữ viết riêng của mình, được các nhà ngôn ngữ tạo ra trong thập niên 1950 dựa trên bảng chữ cái La tinh và với các quy tắc phát âm tương tự như hệ thống bính âm được đặt ra cho tiếng Trung La tinh hóa. == Lịch sử == Người Bố Y là nhóm sắc tộc trong số các sắc tộc Thái bản địa của vùng bình nguyên Quý Châu. Họ là một trong số các dân tộc cổ đại nhất tại Trung Quốc, sinh sống trong khu vực này đã trên 2.000 năm. Cho tới khi thành lập nhà Đường, người Bố Y và người Tráng có liên hệ chặt chẽ với nhau; nhưng các khác biệt giữa hai nhóm sắc tộc ngày càng trở lên nhiều hơn và từ khoảng năm 900 trở đi thì họ đã thực sự là 2 dân tộc khác biệt. Nhà Thanh hủy bỏ hệ thống các thủ lĩnh địa phương và giao nhiệm vụ cai trị cho các quan chức triều đình tại địa phương kiêm quản cả quân đội. Việc này đã tạo ra sự thay đổi trong kinh tế khu vực; và từ đó trở đi, đất đai nằm trong tay của một số ít chủ đất và điều đó đã gây ra sự nổi dậy của dân chúng. Trong cuộc nổi dậy Nanlang năm 1797, người Bố Y bị đàn áp nặng nề và nhiều người phải di cư sang Việt Nam. == Việt Nam == === Đặc điểm kinh tế === Người Bố Y sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Họ nuôi nhiều gia súc, gia cầm, đặc biệt họ có nhiều kinh nghiệm nuôi cá. Hàng năm, khi mùa mưa đến, họ ra sông tìm vớt trứng cá và cá lớn để thả vào ao và ruộng nước. Trước đây, người Bố Y thường làm mộc, rèn, gốm, đục đá và chạm bạc. Phụ nữ biết trồng bông, kéo sợi, dệt vải, may thêu quần áo, túi khăn. === Tổ chức cộng đồng === Mỗi dòng họ có một hệ thống tên đệm khoảng 5 đến 9 chữ. Mỗi chữ đệm dành cho một thế hệ và chỉ rõ vai vế của người mang dòng chữ đó trong quan hệ họ hàng. === Hôn nhân gia đình === Lễ cưới của người Bố Y khá phức tạp và tốn kém. Trong lễ đón dâu, thường nhà trai chỉ có khoảng 8 đến 10 người, trong đó phải có 1 đến 2 đôi còn son trẻ, 2 đôi đã có vợ có chồng. Nét độc đáo của người Bố Y là chàng rể không đi đón dâu, cô em gái của chàng rể dắt con ngựa hồng đẹp mã để chị dâu cưỡi lúc về nhà chồng. Nhà gái cũng cử ra một đoàn, thành phần như nhà trai. Khi về nhà chồng, cô dâu mang theo một chiếc kéo và một con gà mái nhỏ, đi đến giữa đường thì thả gà vào rừng. Xưa kia người phụ nữ Bố Y có tục đẻ ngồi, nhau của đứa trẻ chôn dưới gầm giường của mẹ. Khi bố mẹ chết, con cái phải kiêng kỵ, nghiêm ngặt trong 90 ngày đối với tang mẹ, 120 ngày đối với tang cha. === Văn hóa === Vốn văn nghệ dân gian như truyện cổ, tục ngữ, dân ca khá phong phú. === Nhà cửa === Tuy người Bố Y cư trú trên vùng cao, có lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn, hầu như quanh năm sương mù bao phủ. Nhưng họ vẫn ở nhà nền, loại nhà phổ biến có đặc điểm: cấu trúc ba gian, hai mái vuông, xung quanh trình tường, phía trước là một hàng hiên. Bộ khung được sử dụng bằng các vật liệu vững chắc như gỗ hoặc tre. Mái bằng cỏ gianh, song cũng có nhà lợp ngói. Bộ khung cấu tạo cân đối bởi hai kèo đơn và năm hàng cột, trong đó, có đôi cột trốn là đôi cột giữa. Cũng đã xuất hiện một số nhà có hiên bốn mặt. Đối với loại này thì cột trốn lại là đôi cột ngoài. Nhà thường thấy một cửa chính đi vào giang giữa, một cửa phụ nơi đầu hồi để qua bếp đun và hai cửa sổ trông ra hàng hiên. Tuy là nhà nền, nhưng nhà nào cũng có một sàn gác trên lưng quá giang. Đó là nơi để ngũ cốc và làm chỗ ngủ của những người con trai chưa lập gia đình. Nhà của người Bố Y thường quần tụ bên bờ suối, trên sườn đồi hay trong thung lũng nhưng nền đã được tôn cao, === Trang phục === Có phong cách tạo dáng, chủng loại và phong cách mỹ thuật riêng. Trang phục nam Nam giới thường mặc áo cổ viền, loại áo cánh ngắn, tứ thân; quần lá tọa màu chàm bằng vải tự dệt. Trang phục nữ Những năm đầu thế kỷ, phụ nữ Bố Y để tóc dài, tết quấn quanh đầu, hoặc đội khăn có trang trí hoa văn đội thành hình chữ nhân cao mái trên đầu, hoặc khăn chàm bình thường quấn ngang trên đầu. Họ mặc áo ngắn năm thân xẻ nách phải, cổ, ống tay áo, chỗ cài cúc được trang trí và viền vải khác màu hoa văn sặc sỡ. Ngày xưa, họ mặc váy xòe giống phụ nữ H'mông Hoa, khi mặc áo lồng vào phía trong cạp váy. Đồng bộ với áo là chiếc xiêm khác màu (thường là màu đen trên nền vải xanh), trước ngực được trang trí hoa văn ngũ sắc, ngắn tới thắt lưng. Áo có chiếc xiêm khâu chiết phía trên, có dải thắt lưng rồi buông thõng sau lưng. Phụ nữ ưa mang nhiều đồ trang sức như dây chuyền, vòng cổ, vòng tay. Trong lễ, tết họ mặc áo dài liền váy kiểu chui đầu. Cổ áo ny rộng xuống tới bụng có thuê hoa văn hình hoa lá đối xứng, ống tay viền vải khác màu ở cửa tay. Bên trong mặc váy nhiều nếp gấp kiểu Hmông Hoa. Đầu đội khăn chàm đen. Phong cách trang phục riêng của Bố Y không phải là loại áo xẻ nách của phụ nữ, mà là lối mặc và trang trí đi kèm với Xiêm, và phong cách áo dài có nét riêng biệt, mặc dù trong quá trình lịch sử người Bố Y có giao thoa văn hóa với nhiều dân tộc khác. == Chỉ dẫn == == Tham khảo == Dụ Thúy Dung (喻翠容): 布依语简志 (Đại cương tiếng Bố Y); Bắc Kinh, nhà xuất bản Dân tộc (民族出版社), 1980. Ngô Khải Lộc (吴启禄): 布依汉词典 (Từ điển Bố Y-Hán); Bắc Kinh, nhà xuất bản Dân tộc (民族出版社), 2002, ISBN 7-105-04965-0. == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài == Người Bố Y trên trang web của chính quyền Trung Quốc (tiếng Anh) Buxqyaix Qyusmail - 布依在线 (Bố Y trực tuyến, tiếng Bố Y và tiếng Trung) 僚人全民概况 (Tổng quan về người Liêu [Rao, Lao, Tai]) Trang về tiếng Bố Y (từ website của Ethnologue) 布依族网论坛 (Diễn đàn về người Bố Y, tiếng Bố Y và tiếng Trung, website lớn nhất về người Bố Y tại Trung Quốc)
bộ vẹt.txt
Vẹt là những loài chim thuộc bộ Psittaciformes, với gần 372 loài trong 86 chi, chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới ấm áp. Bộ vẹt được chia ra làm ba siêu họ: Psittacoidea (Vẹt "thực sự"), Cacatuoidea (vẹt mào) và Strigopoidea (vẹt New Zealand), các loài vẹt thường phân bố khắp miền nhiệt đới với một số loài sinh sống trong vùng ôn đới Nam bán cầu. Hầu hết thành phần trong chế độ ăn uống của các loài vẹt là hạt, trái cây, chồi và các bộ phân thực vật khác. Số ít loài ăn động vật và xác thối, trong khi vẹt Lory chuyên biệt hóa để ăn mật hoa và trái cây mềm, ngoài ra một số loài vẹt còn ăn thịt. Hầu như tất cả các vẹt làm tổ trong hốc cây (hoặc hộp tổ hay lồng chim trong điều kiện nuôi nhốt). Vẹt, cùng với quạ, giẻ cùi và chim ác là những loài chim thông minh nhất, và một số loài vẹt có khả năng bắt chước tiếng người. == Hệ thống phân loại == Liên họ Strigopoidea: Vẹt New Zealand. Họ Nestoridae: 2 chi có 2 loài còn sinh tồn và nhiều loài tuyệt chủng. Họ Strigopidae: không biết bay. Liên họ Cacatuoidea Họ Cacatuidae Phân họ Nymphicinae: 1 chi đơn loài. Phân họ Calyptorhynchinae Phân họ Cacatuinae Tông Microglossini: 1 chi đơn loài. Tông Cacatuini: 4 chi gồm các loài màu trắng, hồng và xám. Liên họ Psittacoidea: vẹt. Họ Psittacidae Phân họ Psittacinae: hai chi vẹt châu Phi, Psittacus và Poicephalus Phân họ Arinae Tông Arini: 15 chi Tông Androglossini: 7 chi Incertae sedis: 10 chi Họ Psittrichasiidae Phân họ Psittrichasinae: 1 loài Phân họ Coracopsinae: 1 chi. Họ Psittaculidae Phân họ Platycercinae Tông Pezoporini Tông Platycercini Phân họ Psittacellinae: 1 chi Phân họ Loriinae Tông Loriini Tông Melopsittacini: 1 chi đơn loài Tông Cyclopsittini Phân họ Agapornithinae: 3 chi Phân họ Psittaculinae Tông Polytelini: 3chi Tông Psittaculini Tông Micropsittini == Chú thích == == Liên kết ngoài == World Parrot Trust — Saving Parrots Worldwide Parrots, Macaws and Allies Parrot videos on the Internet Bird Collection
shōgun.txt
Shōgun (Kana: しょうぐん; chữ Hán: 将軍; Hán-Việt: Tướng quân), còn gọi là Mạc chúa (幕主), là một cấp bậc trong quân đội và là một danh hiệu lịch sử của Nhật Bản. Từ Shōgun là tên ngắn gọn của Sei-i Daishōgun (せいいたいしょうぐん; 征夷大将軍; Chinh di Đại tướng quân). Từ thời kỳ Nara tới thời kỳ Heian, Chinh di Đại tướng quân là người được triều đình cử đi đánh dẹp ở phía Đông Nhật Bản. Những vị tướng này thường có quyền hạn rất cao và dần dần tạo thế lực riêng cho mình và hùng cứ cai trị một vùng. Mặc dù tướng quân làm việc trong dinh thự cao sang, nhưng vẫn thường gọi nơi này là Mạc phủ (幕府) - ngụ ý là cái màn lều hay trướng mà các tướng sử dụng trong trận tiền. Minamoto no Yoritomo, vị Tướng quân đầu tiên của Mạc phủ Kamakura lấn quyền của triều đình tại Kyoto. Ông trở thành người thực sự cai trị toàn Nhật Bản và lãnh chức hiệu Chinh di đại tướng quân. Từ đó, chính quyền thực sự nằm trong Mạc phủ của các nhà độc tài quân phiệt, mặc dù ngoài mặt họ vẫn tỏ vẻ phò tá Thiên hoàng tại kinh đô Kyoto. Có thể so sánh chế độ Mạc Phủ với giai đoạn vua Lê - chúa Trịnh ở Việt Nam. Chế độ Mạc Phủ (tiếng Anh: Shogunate) này kéo dài cho đến thời Minh Trị, khi hoàng quyền được khôi phục. == Thời kỳ Heian (794–1185) == === Chiếm xứ Ainu === Danh xưng Tướng quân lúc đầu là quân hàm trao cho các chỉ huy quân Nhật Bản đi chinh phục các xứ miền đông không phục tùng triều đình đầu thời Heian. Tướng quân nổi tiếng nhất là Sakanoue no Tamuramaro, người có công đem quân Thiên hoàng Hoàn Vũ đánh dẹp Người Ainu. Danh xưng Tướng quân sau đó không được dùng tới vì hầu hết các giống dân man di đều phục tùng triều đình. === Chiến tranh Genpei === Trong Chiến tranh Genpei (源平; Minamoto Taira, Nguyên Bình), cuộc nội chiến giữa giữa phái Minamoto và Taira, Minamoto no Yoshinaka được gọi là Tướng quân nhưng không bao lâu sau bị Minamoto no Yoshitsune ám hại. == Thời đại phong kiến (1185 – 1868) == === Mạc phủ Kamakura === Chiến tranh Genpei kết thúc, khi phái Taira bị phái Minamoto tiêu diệt. Minamoto no Yoritomo giành quyền lực trong triều chính về tay mình và thiết lập thể chế phong kiến, đóng hành dinh Mạc phủ tại Kamakura. Các tướng quân là người cai quản chính trị trong khi Thiên hoàng và các quý tộc tại kinh đô Kyoto chỉ là danh nghĩa. Thiên hoàng phải ban Yoritomo danh hiệu Đại tướng quân (大将軍; Daishōgun). Yoritomo từ đó mở hệ thống cai trị gọi là Mạc phủ Kamakura kéo dài 150 năm, từ 1192 đến 1333. Sau khi Minamoto no Yoritomo qua đời, chế độ Mạc phủ bị Gia tộc Hojo (北条氏; Bắc Điều thị) điều khiển, họ lấy danh nghĩa Chấp quyền (Shikken; 執権), được phương Tây gọi là Regent of the Shogunate, để nhiếp chính thay các Tướng quân kế tiếp còn non trẻ của Mạc phủ Kamakura từ năm 1199 đến tận năm 1333. Người Nhật gọi thời kì này là Chấp quyền chính trị (執権政治). Cuộc tấn công của Mông Cổ vào năm 1274 và năm 1281 đã tạo điều kiện cho Thiên hoàng Hậu Đề Hồ tạo nên Kiến Vũ tân chính, hòng khiến quyền lực của Thiên hoàng quay lại nắm thực quyền nhưng bị thất bại. Dẫu vậy, cuộc Tân chính đã khiến chế độ Mạc phủ Kamkura bị lung lay, dẫn đến việc sụp đổ của nó vào năm 1333, và chế độ Chấp quyền của dòng họ Hojo cũng theo đó bị hủy diệt. Sau khi Mạc phủ Kamakura sụp đổ năm 1333, Thân vương Moriyoshi, con trai Thiên hoàng Hậu Đề Hồ, được ban chức Đại tướng Quân cai quản quân đội nhưng không bao lâu bị Ashikaga Tadayoshi bắt giam và giết năm 1335. === Thời kỳ Muromachi === Ashikaga Takauji, một quân phiệt thuộc thuộc dòng dõi Gia tộc Minamoto, cũng như Minamoto no Yoritomo, đã lên lãnh chức Tướng quân và lập Mạc phủ Ashikaga. Mạc phủ Ashikaga đóng tại Muromachi trong kinh đô Kyoto, và chế độ này kéo dài từ năm 1338 đến năm 1573. Thời kì này được biết đến trong lịch sử gọi là Thời Muromachi. Một phần vì Ashikaga Takauji thành lập Mạc phủ của mình bằng cách ủng hộ Thiên hoàng chống lại Mạc phủ Kamakura trước đó, nên Mạc phủ Ashikaga chia sẻ nhiều quyền lực với Hoàng gia hơn Mạc phủ Kamakura. Do đó, Mạc phủ này ít sự độc tài hơn hẳn nếu so với Mạc phủ Kamakura hay Mạc phủ Tokugawa về sau. Hệ thống kiểm soát tập trung các chư hầu được sử dụng dưới thời Kamakura được thay thế bằng một hệ thống daimyo phân tán hơn, quyền lực quân sự của nhà Ashikaga dựa chủ yếu vào sự trung thành của các daimyo. Trong thời gian 1568 - 1598, các tay quân phiệt thay phiên chuyên quyền trong triều đình nhưng không được ban danh hiệu tướng quân. === Thời kỳ Edo === Tokugawa Ieyasu giành quyền trong triều chính, thiết lập Mạc phủ tại Edo (Giang Hộ; nay là Tokyo) năm 1600. Năm 1603, Thiên hoàng lại phải ban tước Đại tướng quân cho Ieyasu, sau khi ông ta giả mạo xuất thân là một nhánh từ gia tộc Minamoto. Mạc phủ Tokugawa kéo dài 268 năm, cho đến năm 1868. Trong thời đại Tokugawa, vị trí của Thiên hoàng vẫn duy trì ở mức lễ nghi, trong khi dòng họ Tokugawa tại Edo nắm mọi thực quyền. Sau khi Tokugawa Iemitsu ban lệnh Tỏa Quốc (鎖国; Sakoku), nước Nhật hoàn toàn tách khỏi bên ngoài từ năm 1639 và hiệu lực đến tận năm 1858 khi phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ Matthew Perry đến Nhật và ép triều đình Nhật phải thông thương trước áp lực quân sự. Thời kì chính sách Tỏa Quốc xảy ra, không ai có thể rời Nhật Bản và người nước ngoài cũng không được phép giao thương với Nhật, trừ người Hà Lan. Năm 1868, Tokugawa Yoshinobu ký nghị quyết thoái vị, danh hiệu Tướng quân chính thức bị xoá bỏ, Thiên hoàng Minh Trị khôi phục uy quyền. == Di sản == Hiện tại bây giờ, Chính phủ Nhật Bản đã theo quân chủ lập hiến, đứng đầu nhà nước là Thủ tướng, Thiên hoàng vẫn nắm giữ vị trí nguyên thủ quốc gia một cách tượng trưng và là biểu tượng của nghi lễ trang trọng. Thế nhưng trong dân gian, thuật ngữ Shogun vẫn được dùng để gọi các vị Thủ tướng. Một vị Thủ tướng đã thoái nhiệm nhưng vẫn nắm quyền đáng kể được người Nhật gọi là Ám tướng quân (闇将軍), biểu trưng cho một thể thức chính trị mà người ta gọi là Viện chính (院政). Ví dụ cho một Ám tướng quân của Nhật Bản là Kakuei Tanaka và Ichirō Ozawa. == Danh sách các Shōgun == == Tham khảo ==
quân đội.txt
Quân đội là tổ chức vũ trang tập trung, thường trực và chuyên nghiệp do một nhà nước hoặc một phong trào chính trị xây dựng nhằm mục tiêu giành chính quyền, giải phóng đất nước, bảo vệ Tổ quốc bằng đấu tranh vũ trang (chiến tranh, nội chiến...) hoặc tiếnh hành chiến tranh, đấu tranh vũ trang để thực hiện mục đích chính trị của nhà nước hoặc của phong trào chính trị đó. Theo quan điểm Marxist thì mục tiêu chiến đấu, chức năng đối nội, đối ngoại và bản chất giai cấp của quân đội phụ thuộc vào mục đích chính trị và bản chất giai cấp của nhà nước hoặc phong trào chính trị tổ chức ra nó. Vì vậy, theo các tác giả Marxist không có quân đội tuyệt đối phi giai cấp hoặc tuyệt đối đứng ngoài chính trị. Sức chiến đấu của quân đội phụ thuộc chế độ chính trị-xã hội, vào sức mạnh kinh tế-xã hội của nhà nước hoặc của phong trào chính trị, vào trình độ phát triển khoa học-kỹ thuật và các yếu tố nội hàm của nó như quân số, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, vũ khí trang bị, trình độ khoa học - nghệ thuật quân sự và trình độ tổ chức của những người chỉ huy, trạng thái tinh thần và trình độ tác chiến của binh sĩ. Quy mô tổ chức quân đội phụ thuộc vào mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của nhà nước hoặc phong trào chính trị trong từng thời kỳ hoặc giai đoạn lịch sử cụ thể == Lịch sử == Sự ra đời và lịch sử của quân đội là do lịch sử của tất cả các cuộc xung đột, không chỉ những cuộc xung đột trực tiếp của quân đội. Lịch sử của quân đội khác một chút so với lịch sử của các cuộc chiến tranh. Lịch sử của quân đội đề cập đến con người, trong khi lịch sử các cuộc chiến tranh tập trung chính vào sự phát triển của chính các cuộc chiến tranh, về sự thay đổi của công nghệ, chính phủ và địa lý. Lịch sử quân đội có nhiều mục đích. Mục đích chính của nó là học được từ quá khứ những thành công và các sai lầm để tiến hành các cuộc chiến tranh trong tương lai hiệu quả hơn. === Quân đội cổ đại === Lịch sử thời kỳ cổ đại đã có những quân đội của các đế chế với quy mô hàng chục vạn người như quân đội của các nước Ai Cập, Hy Lạp, Sparta, La Mã, các quốc gia Trung Quốc cổ đại.v.v... ==== Quân đội Ai Cập cổ đại ==== Quân đội Ai Cập cổ đại có sự phát triển rực rỡ nhất dưới thời vua Ramesses II, với quy mô lên đến 40.000 người . Do chế độ chính trị - xã hội đẳng cấp, Quân đội Ai Cập được chia thành hai loại Hermotipe và Calasia, ngoài ra còn có quân hậu bị (như quân dự bị hiện nay ở Việt Nam) khoảng 9.000 binh sĩ. Các đơn vị Calasia có quy mô đến 25.000 người, các đơn vị Hermotipe có quy mô khoảng 16.000 người. Trong Quân đội Ai Cập cổ đại, Hermotipe giữ vị trí đẳng cấp cao hơn Calasia với thành phần là các chiến binh đã trải qua trận mạc và lập nhiều thành tích cũng như có tuổi tác và thâm niên quân ngũ cao. Trong vòng từ 3 đến 5 năm, một số lính Calasia sẽ dược xét chuyển lên Hermotipe. Những người không được xét tuyển sẽ chuyển thành quân hậu bị. Một số lượng quân sĩ mới sẽ được tuyển từ thanh niên để thay thế cho số quân này. Dưới thời Ramesses II, Quân đội Ai Cập được tổ chức thành 4 quân đoàn do 4 chỉ huy cao cấp của Hoàng gia đứng đầu với quân số thường trực của mỗi quân đoàn 5.000 người. Dưới quân đoàn là các làng quân sự (compagny) do các chỉ huy trưởng thành từ binh sĩ đứng đầu với 250 quân. Ngoài quân thường trực, mỗi quân đoàn có khoảng 20 làng quân sự. Đơn vị cơ sở thấp nhất của quân đội Ai Cập cổ đại là các trung đội (platoon) với 50 binh sĩ. Mỗi làng có khoảng 5 trung đội. Quân đội Ai Cập cổ đại gồm chủ yếu là lục quân với vũ khi trang bị cầm tay như giáo, kiếm, gậy, cung, nỏ, mộc, mũ, giáp. Theo vũ khí trang bị, các quân đoàn tổ chức các compagny chức năng như: lính mang giáo, lính mang kiếm, lính mang gậy, lính bắn cung, lính mang nỏ bắn đá; trong đó, lính bắn cung là nòng cốt của quân đội Ai Cập cổ đại. ==== Quân đội Hy Lạp cổ đại ==== Quân đội Hy Lạp cổ đại được xây dựng theo chế độ nghĩa vụ quân sự nhưng chỉ áp dụng đối với đàn ông tự do từ đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi. Đàn ông nô lệ tham gia quân đội theo chế độ tình nguyện. Nhà nước Hy Lạp cổ đại khuyến khích sự tự nguyện này bằng cách công nhận tư cách công dân của họ sau khi họ lập thành tích trên chiến trường. Những người đã giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước được miễn thi hành nghĩa vụ quân sự. Thời hạn thực hiện nghĩa vụ quân sự là hai năm. Ngoài chế độ nghĩa vụ quân sự, công dân Hy Lạp là nam giới phải thực hiện lệnh động viên quân sự do đại hội các công dân quyết định khi có tình trạng chiến tranh. Đại hội này cùng xác định số lượng quân nhân phải thực hiện lệnh động viên. Chỉ huy quân đội Hy Lạp cổ đại là 10 vị Tướng quân do dân bầu; có nhiệm vụ tuyển mộ, huấn luyện, tổ chức binh sĩ ở các bộ lạc thành các binh đội. Khi phục vụ trong quân đội, các chỉ huy và binh sĩ được trả lương cao. Ở thời kỳ chiến tranh chống Đế quốc Ba Tư, Quân đội Hy Lạp có tổng quân số lên đến 41.800 người gồm 13.000 lính bộ binh nặng, 16.000 lính bộ binh nhẹ (chủ yếu là nhiệm vụ đồn trú, phòng thủ), 1.200 kỵ binh và 1.600 lính bắn cung. Trong đó, bộ binh nặng gồm các công dân tự do có điều kiện kinh tế tương đối khá giả với trang bị mũ, giáp, mộc, kiếm ngắn và giáo dài đến 3 m là lực lượng nòng cốt của quân đội. Bộ binh nhẹ gồm dân nghèo và nô lệ thường phải tự kiếm lấy vũ khí, trang bị. Trong bộ binh nhẹ của Quân đội Hy Lạp cổ đại còn có thêm lính từ các liên minh và cả lính lê dương (legionnair). Bộ binh nhẹ được đánh giá cao vì sự tháo vát, nhanh nhẹn và ý chí chiến đấu cao. Quân đội Hy Lạp cổ đại còn có một hạm đội quân sự mạnh chủ yếu để vận chuyển lục quân đến các vùng chiến sự và tham gia các trận hải chiến phòng thủ. Trong lịch sử, Quân đội Hy Lạp cổ đại đã có những chiến thắng lớn trong các trận đánh ở Marathon, Platea... ==== Quân đội Sparta ==== ==== Quân đội La Mã cổ đại ==== Quân đội La Mã cổ đại tại lúc đỉnh điểm dưới triều Septimius Severus bao gồm 500.000 quân: 182.000 lính Lê dương 250.000 quân trợ chiến 10.000 Cận vệ Hoàng đế 40.000 lính Hải quân 11.000 quân mọi rợ Các binh sĩ của quân đội La Mã đều là những quân nhân chuyên nghiệp và họ tình nguyện tham gia phục vụ 25 năm trong quân ngũ. Nhiệm vụ chính của quân đội La Mã vào đầu thời kì đế quốc đầu đó là bảo vệ nền Thái bình La Mã (Pax Romana).Ba bộ phận chính của quân đội đó là: Các đơn vị đồn trú tại Rome, trong đó bao gồm cả lực lượng vệ binh hoàng gia và vigile, những người có vai trò như là cảnh sát và nhân viên cứu hỏa; Quân đội ở các tỉnh, bao gồm cả các quân đoàn La Mã và các đạo quân trợ chiến được cung cấp bởi các tỉnh (auxilia); Hải quân. ==== Quân đội các quốc gia Trung Quốc cổ đại ==== === Quân đội thời trung và cận đại === === Quân đội hiện đại === == Tổ chức quân đội == Quân đội đặt dưới sự chỉ huy, quản lý và điều hành của Bộ quốc phòng. Bộ trưởng Bộ quốc phòng là người chỉ huy trực tiếp của Quân đội. Bộ trưởng Bộ quốc phòng có thể là một tướng lĩnh trong quân đội như của Quân đội Nga hay Quân đội Trung Quốc, cũng có thể nhà một quan chức dân sự như của Quân đội Hoa Kỳ, Quân đội Thuỵ Điển, Quân đội Na Uy. === Theo môi trường tác chiến === Các nước có khái niệm khác nhau về quân đội và lực lượng vũ trang. Một số nước hiểu "quân đội" đồng nghĩa với "lực lượng vũ trang". Một số nước khác hiểu "quân đội" là thành phần trụ cột, nòng cốt của "lực lượng vũ trang". Do đó, thành phần các quân chủng có thể không giống nhau Quân đội được tổ chức thành các quân chủng Lục quân Không quân (một số nước có quy mô không quân nhỏ thường ghép với Phòng không) Hải quân (một số nước không giáp biển chỉ tổ chức lực lượng Thủy quân độc lập hoặc ghép vào Lục quân) Phòng không (một số nước có quy mô phòng không nhỏ thường ghép với Không quân) Biên phòng Tuần duyên Một số nước có quân chủng Thủy quân lục chiến (như Hoa Kỳ). Lực lượng Biên phòng, Tuần duyên cũng thuộc quân đội nhưng tùy theo quốc gia, có thể có hoặc có thể không đặt dưới sự quản lý, điều hành của Bộ Quốc phòng. Một số nước lớn có vũ khí hạt nhân như Hoa Kỳ, Liên Xô (cũ), Nga, Trung Quốc có tổ chức quân chủng Tên lửa chiến lược hoặc Bộ tư lệnh không gian (Hoa Kỳ, Trung Quốc) bao gồm cả lực lượng Tên lửa chiến lược. === Theo ngành chức năng và đặc điểm phương tiện, vũ khí === Quân đội được chia thành các binh chủng chức năng, mỗi một chức năng thường do một đơn vị cấp bộ tư lệnh hoặc cấp cục phụ trách. Theo mô hình tổ chức trực tuyến tham mưu và trực tuyến chức năng, các bộ tư lệnh binh chủng có quyền chỉ huy trực tiếp đối với các đơn vị chiến đấu trực thuộc và quyền tham gia chỉ huy theo chức năng đối với các đơn vị chiến đấu không trực thuộc nhưng có sử dụng vũ khí, trang bị do ngành mình quản lý. Bộ binh: tổ chức quân đội duy nhất không có bộ tư lệnh chức năng riêng Pháo binh Tên lửa mặt đất (các nước có quy mô lục quân nhỏ thường ghép binh chủng này vào Pháo binh) Công binh Phòng không Cao xạ phòng không (ở những nước có quy mô phòng không cấp quân chủng) Tên lửa phòng không (ở những nước có quy mô phòng không cấp quân chủng) Không quân (ở những nước có lực lượng không quân vừa và nhỏ) Không quân tiêm kích (ở những nước có quy mô không quân lớn) Không quân ném bom (ở những nước có quy mô không quân lớn) Không quân chiến lược (ở những nước có quy mô không quân lớn) Không quân chiến thuật (ở những nước có quy mô không quân lớn) Tác chiến điện tử: một số nước (trong đó có Việt Nam) vẫn gọi là binh chủng radar Thông tin quân sự Xe tăng hoặc Tăng-thiết giáp Hoá học Thủy quân lục chiến (ở những nước có quy mô hải quân nhỏ) Đặc công (hay lực lượng đặc biệt, lực lượng tinh nhuệ... tuỳ theo cách gọi của mỗi nước) Đổ bộ đường không Vận tải quân sự Kị binh (đến thời hiện đại đã chuyển thành kị binh thiết giáp, kị binh không vận). Tên lửa chiến lược (ở những nước có lực lượng tên lửa chiến lược vừa và nhỏ). Các binh chủng có thể được tổ chức trong biên chế của các quân chủng nhưng cũng có thể được tổ chức độc lập. === Theo sự phân cấp và quy mô tổ chức === Theo sự phân cấp, các đơn vị chủ lực của quân đội (chủ yếu là của lục quân) có thể được phân cấp thành Phương diện quân: tổ chức biên chế tương đương 7 đến 10 quân đoàn hoặc từ 3 đến 7 tập đoàn quân. Tư lệnh Phương diện quân thường có cấp hàm Nguyên soái hoặc Đại tướng. Tập đoàn quân: tổ chức biên chế tương đương khoảng 2-5 quân đoàn hoặc từ 7 đến trên 10 sư đoàn. Tư lệnh Tập đoàn quân thường có cấp hàm Đại tướng, Thượng tướng hoặc Trung tướng. Quân đoàn gồm các sư đoàn và có thể có lữ đoàn hoặc các trung đoàn độc lập được phối thuộc. Tư lệnh quân đoàn thường có cấp hàm Trung tướng hoặc Thiếu tướng. Ở Việt Nam tư lệnh quân đoàn có trần quân hàm là Thiếu tướng. Sư đoàn gồm các trung đoàn, lữ đoàn và có thể có các tiểu đoàn độc lập được phối thuộc. Chỉ huy Sư đoàn thường có cấp hàm Thiếu tướng hoặc Đại tá. (Trong Quân đội nhân dân Việt Nam thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, chỉ huy sư đoàn có thể chỉ có cấp hàm Thượng tá). Hiện tại, Sư đoàn trưởng của Việt Nam là Đại tá. Lữ đoàn gồm các tiểu đoàn và các đại đội tăng cường, có quy mô lớn hơn trung đoàn và nhỏ hơn sư đoàn. Chỉ huy lữ đoàn thường có cấp hàm Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá và Trung tá. Với QĐND Việt Nam Lữ đoàn trưởng là một Đại tá. Trung đoàn gồm các tiểu đoàn và có thể có các đại đội độc lập phối thuộc. Chỉ huy trung đoàn thường có cấp hàm Thượng tá, Trung tá hoặc Thiếu tá. Với QĐND Việt Nam thì trung đoàn trưởng là Thượng tá nhưng có một số trung đoàn lớn hoặc ở vị tí quan trọng thì có thể lên Đại tá. Tiểu đoàn gồm các đại đội và có thể có các trung đội phối thuộc. Chỉ huy tiểu đoàn thường có cấp hàm Thiếu tá, Đại uý hoặc Thượng uý. Quân hàm cao nhất của Tiểu đoàn trưởng ở Việt Nam là Trung tá hoặc Thượng tá tùy đơn vị, thấp nhất là Đại úy. Đại đội gồm các trung đội và có thể có các tiểu đội phối thuộc. Chỉ huy đại đội thường có cấp hàm Đại uý, Thượng uý hoặc Trung uý. Trung đội gồm các tiểu đội. Chỉ huy trung đội thường có cấp hàm Trung uý, Thiếu uý hoặc Chuẩn uý. Tiểu đội là đơn vị tổ chức nhỏ nhất của quân đội cũng như các lực lượng vũ trang khác. Chỉ huy tiểu đội thường có cấp hàm Chuẩn uý hoặc cấp hàm thuộc bậc hạ sĩ quan. Các tổ chức quân sự quy mô lớn như phương diện quân, tập đoàn quân, đại quân đoàn... thường chỉ có ở các nước lớn như Quân đội Liên Xô (cũ), Quân đội Nga, Quân đội Hoa Kỳ, Quân đội Trung Quốc, Quân đội Anh, Quân đội Pháp... Quân đội nhân dân Việt Nam cũng có các tổ chức đến cấp Quân đoàn, hiện có 4 quân đoàn và một đơn vị tương đương quân đoàn. 4 Quân đoàn của QĐND Việt Nam gồm: Binh đoàn Quyết Thắng - Quân đoàn 1 Binh đoàn Hương Giang - Quân đoàn 2 Binh đoàn Tây Nguyên - Quân đoàn 3 Binh đoàn Cửu Long - Quân đoàn 4. === Theo địa bàn hoặc vùng biển, đại dương === Nhiều nước tổ chức lực lượng quân sự theo địa bàn song song với tổ chức biên chế các đơn vị chủ lực; đảm nhận hoạt động quân sự trên địa bàn được phân công trong lãnh thổ, lãnh hải và vùng trời của quốc gia: Đại quân khu: Tổ chức lực lượng quân sự theo địa bàn của Trung Quốc, phạm vi hoạt động được đảm nhận từ 3 đến 6 tỉnh. Tư lệnh đại quân khu tại Trung Quốc thường có cấp hàm thượng tướng (trước năm 1976 thường có cấp hàm đến Nguyên soái). Quân khu: Tổ chức lực lượng quân sự theo địa bàn của Liên Xô (cũ), Nga, Việt Nam, các nước phương Tây (kể cả Đông Âu)..., thường đảm nhận hoạt động quân sự trên địa bàn từ 5 đến trên 10 tỉnh. Tư lệnh quân khu thường có cấp hàm từ thiếu tướng đến thượng tướng (tùy theo Luật sĩ quan quân đội của từng nước). Hiện nay, QĐND Việt Nam chia các khu vực thành 8 Quân khu và Bộ tư lệnh Thủ Đô. Các quân khu được đánh số từ 1 đến 9 và từ Bắc Vào Nam. Tư lệnh quân khu của Việt Nam có trần quân hàm Thượng tướng. Các quân khu hiện có của Việt Nam gồm: Quân khu 1 Đông Bắc Quân khu 2 Tây Bắc Quân khu 3 Đồng bằng Sông Hồng Bộ tư lệnh Thủ Đô hay Quân khu Thủ Đô Quân khu 4 Bắc Trung bộ Quân khu 5 Nam Trung bộ và Tây Nguyên Quân khu 7 Đông Nam bộ Quân khu 9 Đồng bằng Sông Cửu Long. Hạm đội đại dương: Là tổ chức quân sự lớn nhất của quân chủng Hải quân. Tổ chức hải quân có quy mô Hạm đội đại dương chỉ có ở các siêu cường quốc như Liên Xô (cũ), Nga (Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Bắc Băng Dương), Hoa Kỳ (các hạm đội 2 - Bắc Đại Tây Dương, 4 - Nam Đại Tây Dương, 6 - Địa Trung Hải, 5 - Ấn Độ Dưong, 3 - Đông Thái Bình Dương, 7 - Tây Thái Bình Dương). Tư lệnh hạm đội đại dưong thường có cấp bậc hàm đại đô đốc hoặc đô đốc. Hạm đội biển: là tổ chức quân sự lớn thứ hai của Hải quân, có phạm vi hoạt động tren vùng biển lân cận của quốc gia. Tổ chức hạm đội biển cũng chỉ có ở những nước lớn như Liên Xô (cũ), Hoa Kỳ, Nga (các hạm đội Ban Tích, Biển Bắc, Biển Đen), Trung Quốc (các hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải).v.v... Tư lệnh hạm đội biển thường có cấp hàm đô đốc hoặc phó đô đốc Hạm đội tàu sân bay: tổ chức hải quân đặc trưng chỉ có ở những nước có tàu sân bay, có quy mô lớn nhất trong tổ chức hải quân hành động theo nhiệm vụ của các tất cả các nước trên thế giới hiện nay. Thành phần chính thường gồm 1 đến 2 tàu sân bay, từ 2 đến 3 tàu tuần dương, từ 5 đến trên 10 tàu khu trục, tàu hộ tống và chiến hạm các loại khác, từ 3 đến 5 tàu ngầm tấn công, các tàu chở dầu, tàu chở đạn, có thể có thêm từ 1 đến 2 tàu đổ bộ đa chức năng. Chỉ huy hạm đội tàu sân bay thường có cấp hàm đô đốc hoặc phó đô đốc. Vùng hải quân: là tổ chức hải quân chủ yếu làm nhiệm vụ phòng thủ, tuần tiễu trên lãnh hải của quốc gia. Tổ chức này được áp dụng ở nhiều nước có lực lượng hải quân vừa và nhỏ. Hải quân Việt Nam hiện nay có 5 vùng hoạt động. Tư lệnh vùng hải quân thường có cấp hàm phó đô đốc, chuẩn đô đốc hặc đại tá hải quân. Vùng Hải Quân của Việt Nam được đánh số từ 1 đến 5 và từ Bắc vào Nam gồm: Vùng 1 Vịnh Bắc Bộ từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh Vùng 2 Từ Nam Bình Thuận đến Bạc Liêu Vùng 3 Từ Quảng Bình đến Bình Định bao gồn Quần đảo Hoàng Sa Vùng 4 Từ Quảng Ngãi đến Bắc Bình Thuận bao gồm Quần đảo Trường Sa Vùng 5 Từ Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan Hải đoàn: Là tổ chức hải quân tương đương cấp sư đoàn hoặc trung đoàn, thường có từ 5 đến trên 10 tàu chiến và các tàu hậu cần, có thể có thêm một số tàu ngầm tấn công, được tổ chức cho một đến vài nhiệm vụ hoạt động quân sự trên biển. Chỉ huy hải đoàn thường có cấp hàm đại tá, thượng tá hoặc trung tá hải quân. Hải đội: Là tổ chức hải quân tương đương với tiểu đoàn hoặc đại đội, biên chế có từ 3 đến 5 tàu, hoạt động trong phạm vi hẹp. Chỉ huy hải đội thường có cấp hàm trung tá, thiếu tá hoặc đại uý hải quân. == Sức mạnh quân sự == Sức mạnh quân sự là thuật ngữ miêu tả về số lượng và chất lượng của lực lượng quân đội một quốc gia, khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của nó. Sức mạnh quân đội của một đất nước có thể hiểu là số lượng người trong các đơn vị của quân đội, khả năng hủy diệt của vũ khí được sử dụng, hoặc là cả hai. Ví dụ, tuy Trung Quốc và Ấn Độ duy trì số lượng quân đông nhất trên thế giới nhưng quân đội Hoa Kỳ lại được xem là một trong những nước mạnh nhất. Sức mạnh của quân đội phụ thuộc sức mạnh tổng hợp của chế độ chính trị, trình độ kinh tế, khoa học công nghệ... của đất nước; số lượng, chất lượng sĩ quan và binh sĩ, nghệ thuật quân sự, vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự, trình độ tổ chức chỉ huy. === Các nhân tố hợp thành sức mạnh của quân đội === Có hai nhân tố tạo thành sức mạnh của quân đội là con người và vũ khí trang bị. Con người: là nhân tố quyết định tạo nên sức mạnh của quân đội. Yếu tố con người chủ yếu là sự tính đến lực lượng chỉ huy là các sĩ quan và lực lượng binh sĩ chiến đấu trực tiếp là các chiến sĩ. Yếu tố con người cũng đề cập đến trình độ chỉ huy, các chiến lược và chiến thuật chỉ huy của các sĩ quan chỉ huy, đến chất lượng chỉ huy của sĩ quan và trình độ chiến đấu của chiến sĩ. Nhân tố con người thể hiện ở thể lực, trí tuệ tức là chất lượng của lực lượng được tuyển chọn vào trong quân đội và cùng với nó là quá trình huyến luyện đào tạo và sự kinh qua chiến đấu. Cũng như bất cứ lĩnh vực nào, việc tuyển chọn, đào tạo và bố trí con người đóng vai trò quyết định. Vũ khí, trang bị kỹ thuật và công nghệ: Đây là yếu tố quan trọng, cùng với nhân tố con người nó là hai yếu tố chính tạo nên sức mạnh của quân đội. Với sự phát triển như vũ bão về khoa học và kỹ thuật hiện nay, yếu tố vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc tạo nên sức mạnh của quân đội. Tuy nhiên chi phí cho sự phát triển vũ khí, khoa học công nghệ quân sự rất tốn kém, chỉ những nước có nền kinh tế rất mạnh mới có thể phát triển tốt và có ưu thế về vũ khí, công nghệ quân sự vượt trội so với nước khác. Yếu tố con người và vũ khí trang bị kỹ thuật luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Ở những nước có nền kinh tế chưa cao có thể đầu tư vào phát triển yếu tố con người. Do việc đầu tư vào vũ khí trang bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại chiếm ưu thế là rất tốn kém còn việc đào tạo ít tốn kém hơn, mặt khác có thể tận dụng được những lợi thế trong quá trình tuyển chọn ban đầu như việc chọn những người có trí tuệ và thể lực tốt. == Khoa học quân sự == Khoa học quân sự là khoa học nghiên cứu và phát triển về kỹ thuật, công nghệ, nghiên cứu về tâm lý, về các hiện tượng thực tế, hoàn thiện chúng để sử dụng trong chiến tranh, đặc biệt là trong các chiến đấu. Bởi vì hầu hết các khái niệm và phương pháp được sử dụng đặc thù trong quân đội, nhiều hệ thống của quân đội không được áp dụng trong các ngành thương mại. Phần lớn các tài liệu khí tài được nghiên cứu, thiết kế, phát triển và cung cấp để đưa vào kho vũ khí của các tổ chức khoa học quân sự nằm bên trong cấu trúc tổng thể của quân đội. Do đó các nhà khoa học quân sự tương tác với tất cả các bộ phận liên quan tới vũ khí và dịch vụ của các lực lượng vũ trang, và ở tất cả các cấp của hệ thống cấp bậc quân sự. Mặc dù liên quan với nghiên cứu tâm lý học quân sự, chủ yếu là sự căng thẳng trong chiến đấu và nó ảnh hưởng đến tinh thần quân lính như thế nào, thường phần lớn các hoạt động khoa học quân sự là hướng vào công nghệ thông tin tình báo quân sự, thông tin liên lạc quân sự và cải thiện khả năng tác chiến thông qua nghiên cứu. Việc thiết kế, phát triển và tạo mẫu các loại vũ khí, thiết bị hỗ trợ quân sự và công nghệ quân sự nói chung cũng là một lĩnh vực được đầu tư nhiều công sức - bao gồm tất cả mọi thứ từ các mạng truyền thông toàn cầu và tàu sân bay cho đến sơn và thực phẩm. == Chiến đấu == Lý do chính cho sự tồn tại của quân đội là để tham gia vào chiến đấu, khi nó được các chính sách quốc phòng yêu cầu, và để giành chiến thắng. Điều này thể hiện một mục tiêu của bất kỳ tổ chức quân sự nào, và tập trung chủ yếu cho quân đội thông qua lịch sử quân sự. Các "triển khai đồng bộ" của lực lượng quân đội đã được dùng để chỉ sự phối hợp quân lực, các đơn vị như trung đoàn bộ binh hoặc nhóm tàu chiến được triển khai tại một địa điểm đặc biệt, hoặc là tổng hợp các lực lượng này. Ví dụ: Trong chiến tranh vùng Vịnh, bộ chỉ huy trung ương Hoa Kỳ kiểm soát các lực lượng quân sự của bốn dịch vụ quân sự của Hoa Kỳ. === Chiến lược === Chiến lược quân sự là việc quản lý của các lực lượng trong các cuộc chiến tranh và các chiến dịch quân sự của một vị chỉ huy sử dụng lực lượng quân sự lớn hoặc quy mô cấp quốc gia và đồng minh như một lực lượng toàn thể, hoặc gồm tất cả các yếu tố cấu thành của quân đội: lực lượng hải quân và không quân, các đội tàu và số lượng lớn máy bay. Chiến lược quân sự là một kế hoạch dài hạn của chiến tranh với một tầm nhìn rộng về ý nghĩa kết quả, bao gồm các yếu tố có thể không phải quân sự. Chiến lược quân sự quan tâm nhiều hơn với việc hỗ trợ và duy trì chiến tranh thông qua lập kế hoạch, thay vì quản lý quân lực và kỹ năng chiến đấu. Phạm vi quy hoạch chiến lược quân sự có thể kế hoạch theo tuần, nhưng thường được lập theo tháng hoặc thậm chí nhiều năm. === Điều hành === Trong chiến tranh và học thuyết quân sự, điều hành quân sự là khi các cấp chỉ huy phối hợp các chi tiết nhỏ về chiến thuật nhằm đạt mục đích tổng quát của chiến lược. Mức độ hoạt động của điều hành quân sự là ở quy mô lớn hơn so với chiến thuật, và nhỏ hơn cấp độ chiến lược, nơi khả năng sản xuất và chính trị là những cân nhắc. Các đội quân có thể là các cấp độ điều hành nếu họ có thể tiến hành các hoạt động riêng của họ, và có kích thước đủ lớn để được xử lý trực tiếp hoặc có một tác động đáng kể ở cấp chiến lược. Khái niệm này đã đi tiên phong trong quân đội Đức trước và trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tại quy hoạch này mức độ và thời gian hoạt động từ một tuần đến một tháng, và được thực hiện bởi quy mô Quân đoàn bộ binh và tương đương trong hải quân và không quân. == Nam tính == Nam tính và nhận thức về nam tính đóng một vai trò quan trọng trong quân đội. Tổ chức quân sự tạo ra vai trò và trách nhiệm mà họ mong đợi các thành viên để thích ứng với đặc biệt là trong điều kiện bất lợi và đe dọa tính mạng. Cũng giống như khái niệm nam tính được sử dụng trong xã hội, nam tính là một từ được liên kết với quân đội khá thường xuyên như sự phân biệt liên quan đến giới tính. Các nghiên cứu về nam tính trong quân đội đã được tiến hành với các quân nhân Anh và xác định rằng các lực lượng quân sự là tổ chức nam tính và quân sự hỗ trợ mạnh mẽ văn hóa này. Theo những người lính, độ dai, độ bền, sức mạnh thể chất và tính ưa gây gổ là yêu cầu để trở thành một người lính có hiệu quả. Sự gắn kết các quân nhân trong đơn vị được tạo ra từ những nghi thức xã hội đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối và một cảm giác mất nhân cách cá nhân. Ngoài ra, văn hóa quân sự được đặc trưng bởi mức độ gắn kết xã hội rất cao được coi là cần thiết để hiệu quả hoạt động của đơn vị. Nam tính được nhấn mạnh này đã tách biệt khá cứng nhắc giữa nam tính và nữ tính và đặt chúng vào vị thế đối nghịch nhau. Đã có một số nỗ lực của việc thay đổi nhận thức này vào cuối thế kỷ 20 do việc đưa phụ nữ vào quân đội và việc họ tham chiến. đã được miêu tả trong các bộ phim như "G.I. Jane" và "Down Periscope". == Quân đội các nước == Quân đội Anh Quân đội Hoa Kỳ Quân đội Liên Xô (cũ) Quân đội Nga Quân đội Nhân dân Việt Nam Quân đội Pháp Quân đội Trung Quốc == Xem thêm == NATO == Tham khảo == == Đọc thêm == Dupuy, T.N. (Col. ret.), Understanding war: History and Theory of combat, Leo Cooper, London, 1992 Tucker, T.G., Etymological dictionary of Latin, Ares publishers Inc., Chicago, 1985,www.youmilitary.com, Christopher Duffy, The military experience in the age of reason, Routledge, 1987. ISBN 0-7102-1024-8. == Liên kết ngoài == Quân đội tại DMOZ Quân đội thế giới Web Cadet Corps - Online since 1996
nf-board.txt
N.F.-Board (Nouvelle Fédération-Board) hay còn được gọi là non-FIFA (không phải FIFA) là 1 liên đoàn bóng đá thành lập năm 2003. Nó được thành lập cho các đội bóng thuộc các quốc gia độc lập (Monaco), các quốc gia đang tranh cãi (Tây Tạng) hay chỉ là đại diện cho 1 dân tộc (Đội Tamil) không phải là thành viên FIFA (do không đủ điều kiện). Người sáng lập là ông Luc Mission, 1 luật sư, người từng đại diện cho cho cầu thủ người Bỉ Jean-Marc Bosman trong vụ kiện đã dẫn đến sự ra đời của Luật Bosman. N.F.Board hoạt động dự trên nguyên lý: mọi người đều có quyền chơi bóng đá. Họ còn tổ chức VIVA World cup, 1 giải không thuộc FIFA, lần đầu diễn ra vào tháng 11 năm 2006, tại Occitania. N.F. Board tổ chức VIVA World cup lần thứ 5 vào tháng 6 năm 2012 tại Kurdistan. Có 9 đội tham gia và đội chủ nhà đã giành chức vô địch sau khi đánh bại Bắc Síp 2–1 trong trận chung kết trước 22.000 khán giả. VIVA World cup 2012 được coi là lần tổ chức thành công nhất kể từ khi giải đấu được bắt đầu. == Thành viên == == Xem thêm == International Island Games Association, một tổ chức ngoài FIFA == Footnotes == == Liên kết ngoài == Official website Press news Unofficial NonFIFA Mailing List NF-Board Membership List NF-Board on Fedefutbol.net
quảng trường trafalgar.txt
Quảng trường Trafalgar (tiếng Anh: Trafalgar Square) là một quảng trường ở trung tâm London, Anh. Với vị trí của nó ở trung tâm của London, đây là một điểm du lịch, và một trong những quảng trường nổi tiếng nhất ở Vương quốc Anh và thế giới. Ở trung tâm của nó là cột Nelson được bảo vệ bởi bốn bức tượng sư tử tại chân đế của nó. Các pho tượng và các tác phẩm điêu khắc được trưng bày tại quảng trường, bao gồm một bệ tượng trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đương đại. Quảng trường này cũng được sử dụng cho các cuộc biểu tình chính trị và các cuộc tụ họp cộng đồng, chẳng hạn như việc cử hành đêm giao thừa tại London. Khu vực phía bắc của quảng trường đã từng là trại nuôi ngựa của nhà vua từ thời Edward I, trong khi phía nam là Charing Cross gốc, nơi mà phố Strand từ thành phố gặp Whitehall, đến phía bắc từ Westminster. Là trung điểm giữa hai thành phố sinh đôi, Charing Cross là cho đến ngày nay được coi là trung tâm của London, mà từ đó tất cả các khoảng cách được lấy làm điểm gốc để đo. Trong những năm 1820 George IV của Vương quốc Anh đã mời kiến ​​trúc sư cảnh quan John Nash để bố trí lại khu vực này. Nash đã cho đập hết khu vực quảng trường theo đề án nâng cấp Charing Cross. Kiến ​​trúc hiện tại của quảng trường là do Sir Charles Barry thiết kế và hoàn thành vào năm 1845. Trafalgar Square là thuộc sở hữu của Nữ hoàng và thuộc quản lý của Chính quyền Đại Luân Đôn. == Tham khảo ==
delta amacuro.txt
Delta Amacuro (tiếng Tây Ban Nha: Delta Amacuro, đọc là Đen-ta-ma-cu-rô) là một bang tại miền tây Venezuela. Thủ phủ của bang là thành phố Tucupita. Delta Amacuro có diện tích 40.200 km² và dân số hơn 160.000 người, đây là một trong những bang ít dân nhất tại Venezuela. Bang tiếp giáp với vịnh Paria và Đại Tây Dương về phía bắc, giáp với nước Guyana về phía đông, bang Bolívar về phía nam, và bang Monagas về phía tây. == Tên gọi == == Lịch sử == Người Warao bản địa là những cư dân đầu tiên sinh sống tại vùng đất mà nay là Delta Amacuro. Năm 1498, Cristoforo Colombo đã đến vùng đất này trong chuyến hành trình lần thứ ba sang châu Mỹ của ông. Trong thời kỳ Venezuela là thuộc địa của Tây Ban Nha, vùng đất Delta Amacuro thuộc tỉnh Nueva Andalucía và Paria. Đến khi Venezuela này giành được độc lập vào đầu thế kỉ 19 thì vùng này thuộc tỉnh Guayana. Delta Amacuro chính thức trở thành một bang của Venezuela vào ngày 3 tháng 8 năm 1991. == Địa lý == == Phân cấp hành chính == == Nhân khẩu == Theo thống kê nhân khẩu năm 2011 của Venezuela, cơ cấu chủng tộc của cư dân Delta Amacuro như sau: == Chính trị == == Kinh tế == == Văn hóa == == Chú thích ==
microsoft linux.txt
Microsoft Linux hay các bản phân phối Linux từ Microsoft bao gồm một dự án với tên gọi Azure Cloud Switch (ACS) phát hành năm 2015. Phần mềm này được xây dựng để đáp ứng giải quyết những yêu cầu của khách hàng thường cần một hệ thống Linux hoạt động song song với các máy chủ Windows. Với các hỗ trợ cho Microsoft SQL Server cho Linux, bản thân Microsoft yêu cầu hỗ trợ Linux nội bộ, trong đó sử dụng phân phối riêng của mình cho mục đích này Trong quá khứ, Microsoft đã có chiến lược loại trừ bất kỳ hỗ trợ cho Linux vì nó là một hệ điều hành đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, các đối tác của họ đã từng bước chấp nhận nhiều công nghệ, quan hệ đối tác là không thể tránh khỏi, nơi Canonical Ltd., công ty hỗ trợ cho Ubuntu đã được thuê để cung cấp các dịch vụ trong khu vực, bằng cách cung cấp một hệ thống để Ubuntu hoạt động trên Windows 10. == SONIC == Software for Open Networking in the Cloud (SONIC) là một bản phân phối Linux dựa trên Debian bởi Microsoft mã nguồn đã được phát hành vào ngày 9/3/2016. hệ điều hành được thiết kế để chạy trên các thiết bị mạng như bộ chuyển mạch mạng. == Chú thích ==
đế quốc thực dân pháp.txt
Đế quốc thực dân Pháp (tiếng Pháp: Empire colonial français) - hay Đại Pháp (tiếng Pháp: Grande france) - là tên gọi liên minh các lãnh địa và thuộc địa do nước Pháp khống chế từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX. Trong hai thế kỷ XIX và XX, diện tích các thuộc địa toàn cầu của Pháp đứng thứ nhì sau Đế quốc Anh. Vào thời kỳ cao điểm khoảng những năm 1919-39, đế quốc thực dân của Pháp bao phủ trên 12.898.000 km² mặt đất. Nếu tính cả nước Pháp chính quốc thì diện tích đất thuộc chủ quyền của Pháp lên đến 13.000.000 km² tròn giai đoạn này, tức chiếm 8,7% diện tích đất trên toàn thế giới. Ngày nay, chứng tích còn sót lại của đế quốc rộng lớn này là hàng trăm hòn đảo và quần đảo ở Bắc Đại Tây Dương, biển Caribe, Ấn Độ Dương, Nam Thái Bình Dương, Bắc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương cũng như nhiều lãnh thổ ở Nam châu Phi với tổng diện tích 123.150 km² - tức chỉ khoảng 1% của diện tích Đế quốc cũ ngày xưa trước năm 1939. Dân số các lãnh thổ ngày nay thuộc quyền cai trị của Pháp là khoảng 2.543.000 người. Tất cả các vùng này đều được quyền đại diện chính trị đầy đủ ở cấp quốc gia và các cơ quan lập pháp. == Đế quốc thực dân Pháp thứ nhất == Thời đó, nước Pháp đã trải qua cuộc Cách mạng, rồi Chế độ đốc chính (Directoire). Ngày 18 tháng Sương mù, tức ngày 9.11.1799, Napoléon làm một cuộc đảo chính và lập ra Chế độ tổng tài (Consulat) gồm 3 người cai trị nước Pháp do Napoléon làm Đệ nhất tổng tài (Premier consul), cùng với Emmanuel J. Sieyès và Roger Ducos. Cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite) ngày 6 tháng 11 năm 1804 đã hợp thức hóa việc chuyển sang Đệ nhất đế chế. Nghị viện nguyên lão công bố nghị quyết tôn Napoléon lên làm hoàng đế nước Pháp từ ngày 18.5.1804. Napoléon Bonaparte được giáo hoàng Pius VII làm lễ phong vương tại Nhà thờ Đức Bà Paris ngày 2 tháng 12 năm 1804 với danh hiệu Napoléon đệ nhất. Tuy nhiên, khi đội vương miện thì chính Napoléon đã giật lấy từ tay giáo hoàng và tự đội lên đầu mình. Tiếp theo cuộc chiến tranh với một số vương quốc ở châu Âu trong Liên minh thứ nhất từ thời Cách mạng, rồi sau đó với Liên minh thứ hai, nên ngay từ ngày đầu, Đệ nhất đế chế đã phải đương đầu với Liên minh thứ ba. Chiến thắng quyết định của Napoléon trong trận Austerlitz đã chỉ có thể làm giảm sự đe dọa đó trong một thời gian ngắn. Năm 1806, Đại quân Pháp đã khuất phục được nước Phổ trước khi vào Ba Lan, và cuối cùng đánh bại Nga trong trận Friedland (nay là Pravdinsk, Nga) ngày 14.6.1807. Trên nền tảng này Napoléon đã buộc Nga phải ký hòa ước Tilsit ngày 7.7.1807, tạm chấm dứt 2 năm chiến tranh liên tục trên lục địa châu Âu. Việc chen chân của Pháp vào bán đảo Iberia đã gây ra cuộc chiến tranh giành độc lập của Tây Ban Nha, một cuộc chiến tranh tàn bạo, kéo dài xấp xỉ 6 năm (từ 24.5.1808 tới 10.4.1814) làm cho đế quốc Pháp bị suy yếu trầm trọng. Năm 1809, Pháp lại đánh nhau với Áo trong Liên minh thứ năm. Pháp thắng và Áo phải ký hiệp ước Schönbrunn (Viên) ngày 14.10.1809. Năm 1812, các căng thẳng ngoại giao với Nga, khiến Pháp xâm lấn Nga. Đây là thảm họa cho Napoléon và Đế chế, vì hao tổn rất nhiều quân sĩ trong các trận chiến và dịch bệnh, đói rét Năm 1813, trận chiến với Liên minh thứ sáu khiến Pháp bị đuổi ra khỏi Đức và ngày 6.4.1814 hoàng đế Napoléon phải thoái vị, chịu đi đày ở đảo Elba (Ý) Tiếp theo Đệ nhất đế chế là Thời Phục hưng thứ nhất (Première Restauration) ngắn ngủi của vương triều Bourbons từ 6.4.1814 tới 20.3.1815. Napoléon mưu toan trốn khỏi đảo Elba, quay về Pháp lấy lại quyền hành từ tay vua Louis XVIII, đây là Thời kỳ 100 ngày (Cent-Jours), từ 20.3.1815 tới 22.6.1815. Napoléon lại đối đầu với Liên minh thứ bảy và cuộc đại bại của quân Pháp trong Trận Waterloo đã chấm dứt hẳn những gì còn sót lại của Đệ nhất đế chế. Trở về Pháp 3 ngày sau, hoàng đế Napoléon đệ nhất lại phải thoái vị lần thứ hai và bị đưa đi đày ở đảo Saint Helena trên Đại Tây Dương cho tới chết. Vào thời cực thịnh - năm 1812 - Đế quốc Pháp có 130 tỉnh (Départements), cai trị trên 44 triệu dân, có các đội quân trú đóng ở các nước Ý, Đức, Tây Ban Nha và đại công quốc Warsawa (Ba lan ngày nay). Đế chế cũng mang đậm nét bành trướng bá quyền (xâm lấn nhiều nước châu Âu) và gia đình trị. Các anh em, họ hàng của hoàng đế Napoléon đệ nhất được phong làm vua ở một số nước châu Âu. == Chiến tranh với Anh Quốc == == Đế quốc thực dân Pháp thứ hai == Đế chế thứ hai bắt đầu từ năm 1830 khi Pháp xâm chiếm Algerie, cuộc xâm lăng kéo dài 17 năm. Trong khoảng thời gian 1861-1867, hoàng đế Napoléon III muốn biến México thành một đất bảo hộ, nhưng sau nội chiến Hoa Kỳ, Tổng thống 17 của Hoa Kỳ là Andrew Johnson dùng học thuyết Monroe mà cấm cản nên Pháp bỏ ý định này. Chính quyền Napoléon III cũng cho quân xâm chiếm Nam Kỳ vào những năm 1867-1874, và năm 1863 đặt chế độ bảo hộ trên đất Campuchia. === Lập ra Đông Dương === Napoleon III cũng tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Một yếu tố quan trọng trong quyết định của ông ta là sự tin tưởng của Pháp sẽ chỉ là cường quốc hạng nhì nếu không lan rộng ảnh hưởng ở Đông Á. Người Pháp cũng cho là họ có nghĩa vụ phải khai hóa thế giới. Những nhà truyền đạo người Pháp đã hoạt động ở Việt Nam từ thế kỷ 17, khi nhà tu Dòng Tên Alexandre de Rhodes mở một cơ sở truyền đạo ở đây. Năm 1858 vua Việt Nam cảm thấy bị đe dọa bởi ảnh hưởng của người Pháp và tìm cách đuổi các nhà truyền đạo. Napoleon III đã gởi một lực lượng hải quân với 14 tầu có đại bác, mang theo 3 ngàn lính Pháp và 3 ngàn lính người Philippines được cung cấp bởi Tây Ban Nha, dưới sự lãnh đạo của Charles Rigault de Genouilly, để bắt buộc triều đình Nguyễn phải chấp nhận các nhà truyền đạo và ngưng ngay việc ngược đãi người Công giáo Rôma. Vào tháng 9 năm 1858 lực lượng xâm lăng Pháp đã chiếm được cảng Đà Nẵng, vào tháng 2 năm 1859, họ di chuyển về phía Nam và chiếm Sài Gòn. Triều đình nhà Nguyễn bị buộc phải nhường 3 tỉnh cho Pháp, và phải bảo vệ người Công giáo. Quân đội Pháp sau đó đã rời khỏi Việt Nam tiến sang Trung Quốc, nhưng năm 1862, khi các thỏa thuận không hoàn toàn được tôn trọng bởi vua nhà Nguyễn, họ trở lại. Nhà vua bị buộc phải mở các cảng ở An Nam và Tonkin (Bắc Kỳ), và toàn thể Cochinchina trở thành lãnh thổ Pháp vào năm 1864. Năm 1863, vua của Campuchia, Norodom, mà được đưa lên nắm quyền bởi chính phủ Thái Lan, chống lại người đỡ đầu và tìm sự bảo vệ bởi người Pháp. Vua Thái Lan đã trao quyền lực đối với Campuchia cho Pháp, đổi lại họ được 2 tỉnh của Lào, mà Campuchia đã nhượng cho Thái Lan. Năm 1867, Campuchia đã chính thức trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Đế quốc Pháp thứ hai bành trướng mạnh nhất sau Chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871 và trong thời Đệ tam Cộng hòa (1871-1940). Sau khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, Pháp từ từ tiến ra Bắc Kỳ (1884) và Trung Kỳ (1885) để lập ra chế độ bảo hộ. Cộng hai đất này với Campuchia và Nam Kỳ, Pháp đã lập ra Đông Dương thuộc Pháp năm 1887 (năm 1893 thêm Lào và năm 1900 thêm Quảng Châu Loan). Năm 1849, Pháp chiếm thêm một khu nhượng địa ở Thượng Hải cho đến năm 1946. === châu Phi === Ảnh hưởng Pháp cũng lan tràn sang Bắc Phi, thiết lập bảo hộ ở Tunisia năm 1881 (Hiệp ước Bardo). Dần dần lan tràn khắp Bắc, Tây, và Trung Phi trong cuối thế kỷ 19 (gồm các quốc gia ngày nay là Mauritanie, Sénégal, Guinée, Mali, Bờ Biển Ngà, Bénin, Niger, Tchad, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Congo), và một thuộc địa nhỏ ở bờ biển Đông Phi là Djibouti. Một cuộc viễn chinh có tên là Sứ mệnh Voulet-Chanoine được gửi đến Sénégal năm 1898 hầu chinh phục khu lòng chảo Tchad và thống nhất tất cả các thuộc địa Pháp ở Tây Phi. == Đế quốc tan rã == Đế quốc thực dân Pháp bắt đầu đổ vỡ trong thế chiến thứ hai, khi các bộ phận khác nhau của đế chế của họ đã bị chiếm đóng bởi nước ngoài Nhật Bản ở Đông Dương, Anh tại Syria, Liban và Madagascar, Mỹ và Anh tại Maroc và Algérie, Đức và Ý ở Tunisia. Tuy nhiên, quyền kiểm soát của Pháp được tái lập bởi Charles de Gaulle. Liên hiệp Pháp được thành lập theo Hiến pháp mới năm 1946, thay thế đế quốc thực dân cũ. Tuy nhiên, Pháp đã ngay lập tức phải đối mặt với sự khởi đầu của phi thực dân hóa. Ở châu Á, Hồ Chí Minh lãnh đạo Việt Minh tuyên bố Việt Nam độc lập ngay từ năm 1945, dù rất mềm mỏng nhưng cương quyết không thừa nhận quyền thống trị của Pháp, dẫn đến cuộc chiến tranh Pháp-Việt. Năm 1947, nội các của thủ tướng Paul Ramadier đã rất vất vả để đàn áp các cuộc nổi dậy vùng Thượng Malagasy (nay phần lớn là Madagascar), mở đầu cho sự tan rã thuộc địa tại châu Phi. Chiến tranh Đông Dương kết thúc với thất bại của Pháp, người Việt Nam thu hồi lại quyền kiểm soát của đất nước mình từ năm 1954. Liên bang Đông Dương thuộc Pháp sụp đổ hoàn toàn. Người Pháp gần như ngay lập tức phải đối đầu với phong trào độc lập mới tại châu Phi. Cameroon khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của Ruben Um Nyobé. Ngay cả chính thuộc địa lâu đời nhất của Pháp cũng chống lại họ: Algeri. Năm 1956, cả Maroc và Tunisia tuyên bố độc lập. Dù Charles de Gaulle trở lại nắm quyền lực vào năm 1958, với sự tái lập Liên hiệp Pháp sau đó đổi tên thành Cộng đồng Pháp (Communauté française) theo mô hình Khối Thịnh vượng chung Anh, đã đưa ra những nhân nhượng với các thuộc địa nhằm giữ gìn quyền lợi của Pháp, cuộc khủng hoảng giữa chính quốc với thuộc địa vẫn không thể hòa giải. Năm 1960, Madagascar và Cameroon độc lập; Algeri vào năm 1962. Trên thực tế, Cộng đồng Pháp tự giải thể từ giữa của Chiến tranh Algérie. Một số ít thuộc địa đã chọn hình thức tự trị như là vùng lãnh thổ hải ngoại (départements d'outre-mer) thay cho cai trị trực tiếp như là một phần của chính quốc Pháp. Đế quốc thực dân Pháp chỉ còn lại cái bóng của ánh hào quang cũ. == Xem thêm == Đế quốc Pháp Liên hiệp Pháp Danh sách các lãnh địa và thuộc địa của Đế quốc thực dân Pháp == Tham khảo == L'Afrique francophone Threats to the national independence of Thái Lan, trên trang Bộ Ngoại giao Thái Lan
cox's bazar.txt
Cox's Bazar (tiếng Bengal: কক্স বাজার Kôksho Bajar hay Kôks Bazar) là một thị xã, một cảng cá và là nơi đóng trụ sở của chính quyền quận Cox's Bazar ở Bangladesh. Ở đây nổi tiếng với bãi biển cát rộng và là bãi biển cát tự nhiên dài nhất thế giới (120 km bao gồm cả các bãi bùn). Nó nằm cách phía Nam Chittagong 150 km. Cox’s Bazar cũng có tên "Panowa", có nghĩa là "hoa vàng". Tên cũ khác là "Palongkee". Tên gọi hiện nay của Cox's Bazar được đặt theo tên của Captain Cox (mất 1798), một sĩ quan quân đội phục vụ trong Ấn Độ thuộc Anh. Dù Cox's Bazar là một trong những điểm đến du lịch được khách tham quan chọn nhất ở Bangladesh, nó vẫn chưa trở thành một điểm đến quốc tế lớn do thái độ bảo thủ của cư dân địa phương. Cox's Bazar đang được bầu chọn 7 kỳ quan thế giới mới và đến giữa tháng 2 năm 2008 đang tạm xếp hạng ba. == Tham khảo ==
tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu.txt
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (hay Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. == Cách tính == Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Công thức tính như sau: Vì vốn chủ sở hữu (E) bằng tổng tài sản (A) trừ đi tổng nợ (D), nên: D/E = D / (A - D) = D/A / (1 - D/A) == Ý nghĩa == Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ; có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế. Khi dùng tỷ số này để đánh giá cần so sánh tỷ số của một doanh nghiệp cá biệt nào đó với tỷ số bình quân của toàn ngành. == Ghi chú == == Tham khảo == Nguyễn Minh Kiều (2009), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 87-88. == Xem thêm ==
cumbria.txt
Cumbria là một hạt phi đô thị ở tây bắ của Anh. Hạt có diện tích km², dân số người. Hạt và Hội đồng hạt Cumbria, chính quyền địa phương, được thiết lập vào năm 1974 sau khi thông qua Đạo luật Chính quyền địa phương 1972. Giải quyết lớn nhất của Cumbria và thị trấn quận là Carlisle. Nó bao gồm sáu quận, huyện, và trong năm 2008 đã có dân số gần một nửa triệu người. Cumbria là một trong các hạt dân cư thưa thớt nhất ở Vương quốc Anh, với 73,4 người trên một km² (190/sq mi). Mặc dù vậy, Borough Barrow-Furness-, ở phía nam, có mật độ dân số hơn mười hai lần tại 921/ km² (2,385.3 / sq mi). Cumbria, hạt nghi lễ lớn nhất thứ ba quận ở Anh theo khu vực, được bao bọc phía bắc khu vực của hội đồng Scotland Dumfries và Galloway, về phía tây vùng biển Ireland, ở phía nam của Lancashire, phía Đông Nam của Bắc Yorkshire, và phía đông bởi County Durham và Northumberland. Một hạt chủ yếu là nông thôn, Cumbria chứa hồ District và vườn quốc gia Lake District, được coi là một trong những khu vực nổi bật nhất của Anh của vẻ đẹp tự nhiên, phục vụ là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ, nhà văn và nhạc sĩ. Cumbria là miền núi, và nó có chứa tất cả các đỉnh cao ở Anh trong vòng 900 m (3.000 ft) trên mực nước biển, với Scafell Pike 978 mét (3.209 ft) là điểm cao nhất của nước Anh. An, vùng cao khu vực ven biển và nông thôn, di sản của Cumbria được đặc trưng bởi cuộc xâm lược, di cư và giải quyết, cũng như các trận chiến và những cuộc đụng độ giữa Anh và Scotland. Di tích lịch sử ở Cumbria lâu đài Carlisle, tu viện Furness, và tường Hadria. == Tham khảo ==
1874.txt
1874 (số La Mã: MDCCCLXXIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory. Bản mẫu:Tháng trong năm 1874 == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Xem thêm == == Tham khảo == Năm 1874 là năm Tự Đức thứ 27, triều đình nhà Nguyễn đã ký hòa ước với Pháp, gọi là Hòa ước năm Giáp Tuất. Hòa ước ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1874, gồm 22 điều khoản, đến ngày 22 tháng 7 năm 1874 thì tờ thương ước lập xong. Đại diện cho phía Pháp là thiếu tướng hải quân Dupre, phía triều Nguyễn là ông Lê Tuấn và Nguyễn Văn Tường.
trần tiến.txt
Nhạc sĩ Trần Tiến (tên đầy đủ Trần Việt Tiến, sinh ngày 16 tháng 5 năm 1947) là một nhạc sĩ dòng nhạc trữ tình Việt Nam. Ông vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc quần chúng, vừa là ca sĩ. == Tiểu sử == Trần Tiến sinh ngày 16 tháng 5 năm 1947, ở một thôn nghèo bên dòng Sông Đáy,Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Tây, trong khi chạy càn quân Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình khá giả Hà Nội. Sau 1954, do thành phần gia đình, cơ hội học hành của ông ban đầu bị hạn chế. Ông kể rằng đã trải qua thời trẻ sống lang thang trong những ngõ nhỏ Hà Nội. Trần Tiến có người anh ruột là ca sĩ Trần Hiếu, cha đẻ của ca sĩ Trần Thu Hà. Năm 16 tuổi, Trần Tiến làm hậu đài cho Đoàn Ca múa Hà Nội. Sau một năm tự học, ông trở thành nghệ sĩ đơn ca của Đoàn và đi biểu diễn ở vùng tuyến lửa lúc bấy giờ như Quảng Bình, Vĩnh Linh. Các bài hát Thanh niên ra tiền tuyến, Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp ra đời trong thời gian này và đã đoạt Giải A cuộc thi Tiếng hát át tiếng bom do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức. Năm 1971, Trần Tiến bị sốt rét ác tính và trở ra Bắc. Ông theo học Nhạc viện Hà Nội, tốt nghiệp khoa thanh nhạc và sáng tác năm 1978. Những ca khúc đầu tiên ông sáng tác sau khi tốt nghiệp mang chủ đề yêu nước. Những sáng tác nổi bật nhất của thời kỳ này là Giai điệu Tổ quốc. Đây là một bài hát ca ngợi lòng yêu nước, về những giai điệu hùng thiêng của sông núi, trong lời hát ru con, trong Truyện Kiều và trong nhịp quân hành của những người lính ra trận. Những đôi mắt mang hình viên đạn, sáng tác về Chiến tranh Việt-Trung 1979, bài hát về đôi mắt của những người mẹ già và trẻ nhỏ từ nơi biên giới, những đôi mắt cháy lên ánh lửa quê hương trở thành động lực cho những người lính Việt Nam. Vết chân tròn trên cát, một khúc ca về những người thương binh trở về sau chiến tranh. Những vết chân tròn trong bài hát từ chiếc nạng gỗ của người cựu chiến binh, người đã tìm cho mình niềm vui trong vai trò người thầy giáo làng quê miền duyên hải, nơi anh chơi cây đàn guitar của mình cho lũ trẻ. Năm 1987, ông thành lập ban nhạc rock Đen-Trắng và lưu diễn dọc đất nước. Các bài hát của ông trong thời kỳ này có nội dung cổ vũ cho Đổi mới. Một số bài hát trong chương trình biểu diễn Đối thoại 87: Ý nghĩ trong phòng hải quan, Đồng hồ, một bài hát trong đó mượn hình ảnh kim giây để chỉ những người lao động bị sách nhiễu, trong khi kim phút và kim giờ đại diện cho những ông chủ và tầng lớp quan liêu hưởng lợi. Trần trụi 87, ca khúc mạnh bạo nhất và gây tranh cãi nhất của ông. Bài hát nói về sự hi sinh của những người lính và những bà mẹ già đã nuôi giấu chiến sĩ, phê phán chủ nghĩa yêu nước trống rỗng, và kêu gọi người Việt Nam hãy quan tâm lẫn nhau và cùng góp sức xây dựng đất nước. Trần Tiến đã từng bị giam giữ ở Thành phố Hồ Chí Minh vì trình diễn những ca khúc này. Ông kể về việc được cựu Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh "cứu thoát" vì "Trần Tiến không kích động bạo loạn, Trần Tiến kích động yêu nước". Kể từ thập niên 1990, phong cách sáng tác của Trần Tiến có sự thay đổi từ pop đơn thuần sang phong cách dân gian đương đại và cũng giành được sự đón nhận của khán giả. Những sáng tác tiêu biểu cho phong cách này của ông bao gồm: Tùy hứng lý ngựa ô, Ngẫu hứng sông Hồng, Quê nhà. Năm 2005, ca khúc Mưa bay tháp cổ của ông được ca sĩ Tùng Dương thể hiện thành công và giành giải Bài hát của tháng trong chương trình Bài hát Việt. Năm 2006, những ca khúc của ông như Bình nguyên xa vắng, Ra ngõ mà yêu, Lữ khách sông Hồng, Mưa bay tháp cổ, Quê nhà... xuất hiện trong album Đối thoại 06 của Trần Thu Hà (album được hiểu là sự đối thoại giữa âm nhạc Đông và Tây, giữa nhạc sĩ già - Trần Tiến - và nhạc sĩ trẻ - Nguyễn Xinh Xô). Năm 2007, ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật cho các tác phẩm Bài ca thanh niên ra tiền tuyến (1967), Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp (1968), Giai điệu Tổ quốc (1980), Chiếc vòng cầu hôn (1984), Tùy hứng ngựa ô (1987), Chị tôi (1997). Tháng 9 năm 2008, Hà Trần với công ty riêng của mình đã sản xuất album mới mang tên Trần Tiến, do các ca sĩ Trần Thu Hà, Tùng Dương, David Trần và Hòa Trần thể hiện. Theo Trần Thu Hà, đây sẽ là album Trần Tiến có chất lượng tổng thể tốt nhất từ trước đến nay. Album đã được phát hành ở cả hai thị trường Việt Nam và hải ngoại. == Các giải thưởng == Năm 1979: Giải nhất 10 bài hát được quần chúng ưa thích trong năm do báo Tuổi Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn. Năm 1992, bài Chiếc vòng cầu hôn đoạt giải bài hát hay nhất năm 1992-1993 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn Năm 1990, bài Sao em nỡ vội lấy chồng đoạt giải thưởng Trung ương Đoàn về đề tài Dân số - Kế hoạch hoá gia đình Năm 1975-1985, đoạt danh hiệu "Nhạc sĩ được yêu thích nhất 10 năm sau giải phóng" do báo Tuổi Trẻ' và Hội Nhạc sĩ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức bình chọn Năm 2007 Trần Tiến được Giải thưởng nhà nước chuyên ngành âm nhạc == Album == Du ca đồng quê Tùy hứng lý qua cầu Du ca tình yêu Sao em nỡ vội lấy chồng Ngẫu hứng - DVD liveshow Tự họa - Trần Tiến và Trần Thu Hà Có một thời như thế Trần Tiến == Nhạc phẩm == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trần Tiến lui về ở ẩn Nhạc sĩ Trần Tiến trả lời phỏng vấn trực tuyến
sylhet (phân khu).txt
Phân khu Sylhet (tiếng Bengal: সিলেট বিভাগ, phát âm Sileṭ Bibhag), cũng gọi là Đại Sylhet hoặc vùng Sylhet, là một trong bảy phân khu của Bangladesh, được đặt tên theo thành phố lớn nhất, Sylhet. Phân khu giáp với bang Meghalaya của Ấn Độ ở phía bắc, bang Tripura ở phía nam, bang Assam ở Ấn Độ ở phía đông và phân vùng Dhaka ở phía tây và phân vùng Chittagong ở phía tây nam. == Hành chính == Phân vùng được chia thành bốn huyện (zilas) và được chia tiếp thành 36 phó huyện (upazilas). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Banglapedia article on Sylhet
thủy quân lục chiến hoa kỳ.txt
Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (United States Marine Corps) là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp lực lượng tiến công từ phía biển, sử dụng phương tiện vận chuyển của Hải quân Hoa Kỳ để nhanh chóng đưa các lực lượng đặc nhiệm vũ trang hỗn hợp. Nó là một trong số 7 lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ. Theo cơ cấu lãnh đạo dân sự trong Quân đội Hoa Kỳ thì Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là một thành phần của Bộ Hải quân Hoa Kỳ, thường hoạt động sát cánh bên các lực lượng hải quân Hoa Kỳ cho các mục đích huấn luyện, vận chuyển và tiếp vận. Tuy nhiên, theo cơ cấu lãnh đạo quân sự thì Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là một quân chủng riêng biệt. Đại úy Samuel Nicholas thành lập hai tiểu đoàn Thủy quân lục chiến Lục địa vào ngày 10 tháng 11 năm 1775 tại Philadelphia với vai trò như bộ binh hải quân. Kể từ đó, sứ mệnh của Thủy quân lục chiến tiến hóa cùng với chính sách ngoại giao và học thuyết quân sự biến đổi của Hoa Kỳ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã phục vụ trong mọi cuộc xung đột quân sự của Mỹ và được nổi bật trong thế kỷ 20 khi các lý thuyết và thực tiễn của chiến tranh đổ bộ từ biển cho thấy kết quả khả quan và sau hết đã tạo nên trụ cột tại mặt trận Thái Bình Dương trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào giữa thế kỷ 20, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã trở thành những lý thuyết gia và chuyên gia về chiến tranh đổ bộ từ biển. Khả năng của quân chủng phản ứng nhanh đối với các cuộc khủng hoảng vùng đã chứng tỏ rằng quân chủng có một vai trò mạnh trong việc triển khai và thực hiện chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có khoảng trên 203.000 binh sĩ (tính đến tháng 10 năm 2009) hiện dịch và dưới 40.000 binh sĩ trừ bị. Nó là quân chủng nhỏ nhất trong các lực lượng vũ trang của Hoa Kỳ thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (Tuần duyên Hoa Kỳ nhỏ hơn, khoảng 1/5 quân số của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhưng nó thường ngày nằm dưới quyền của Bộ Nội an Hoa Kỳ). Tuy nhiên Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ lớn hơn toàn bộ lực lượng vũ trang của một số cường quốc quân sự nổi bật khác, thí dụ như nó lớn hơn lực lượng vũ trang hiện dịch của Israel hay toàn bộ Lục quân Anh. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chiếm khoảng 6% ngân sách quân sự của Hoa Kỳ. Chi tiêu cho mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến là $20.000 ít hơn chi tiêu cho bất cứ binh sĩ nào trong các quân chủng khác. Toàn bộ lực lượng có thể được sử dụng cho cả các chiến dịch lớn và các chiến dịch thủy bộ. == Sứ mệnh == Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ phục vụ trong vai trò một lực lượng sẵn sàng chiến đấu, tiến công đổ bộ từ biển. Như được định nghĩa trong mục § 5063, điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ và được nêu ra lần đầu dưới Đạo luật An ninh Quốc gia Hoa Kỳ 1947, nó có ba trách nhiệm chính yếu: "Chiếm giữ hoặc bảo vệ các căn cứ hải quân trọng yếu và những hoạt động trên bộ khác để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân; Phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và trang bị mà các lực lượng đổ bộ từ biển sử dụng; và Cũng như các nhiệm vụ khác mà tổng thống có thể giao phó." Mệnh đề cuối, tuy có vẻ dư thừa khi nói về vị thế của tổng thống trong vai trò là tổng tư lệnh, nhưng lại là một điều lệ thành văn về các nhiệm vụ viễn chinh của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Nó lấy từ ngôn ngữ tương tự trong các đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ, thí dụ như "Để tổ chức thủy quân lục chiến tốt hơn" năm 1834, và "Thiết lập và tổ chức một lực lượng thủy quân lục chiến" năm 1798. Năm 1951, ủy ban đặc trách quân vụ của Hạ viện Hoa Kỳ gọi mệnh đề đó là "một trong các chức năng - truyền thống và - luật định quan trọng nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ." Ủy ban cho rằng thủy quân lục chiến thường tham gia vào các chiến dịch về mặt tự nhiên thì không phải thuộc hải quân trong đó phải kể đến các hành động nổi tiếng trong Chiến tranh 1812, tại Tripoli, Chapultepec, vô số các nhiệm vụ chiếm đóng và chống nổi loạn (như các vụ tại Trung Mỹ), Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh Triều Tiên. Trong khi các hành động này chính xác mà nói không phải là hỗ trợ cho các chiến dịch hải quân cũng không phải cho chiến tranh đổ bộ từ biển nhưng bản chất thông thường của họ là thuộc bản chất viễn chinh, sử dụng phương tiện của hải quân để can thiệp đúng lúc vào những sự kiện ở ngoại quốc vì lợi ích của Hoa Kỳ. Ngoài ra những nhiệm vụ chính của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ còn là trực tiếp hỗ trợ Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ban nhạc Thủy quân lục chiến, từng được Thomas Jefferson gọi là "của riêng tổng thống", đảm trách nhạc lễ quốc gia tại Nhà Trắng. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ canh gác những khu vực nghỉ ngơi dành cho tổng thống trong đó có Trại David, và phân đội bay HMX-1 của thủy quân lục chiến cung cấp phương tiện trực thăng cho tổng thống và phó tổng thống sử dụng với tên hiệu "Marine One" và "Marine Two". Theo Đạo luật Ngoại vụ năm 1946 (Foreign Service Act), các binh sĩ bảo vệ thuộc Bộ tư lệnh An ninh Đại sứ quán của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đảm trách việc canh gác và bảo vệ an ninh cho các đại sứ quán, công sứ quán, lãnh sự quán Mỹ tại trên 140 nơi trên khắp thế giới. === Sứ mệnh lịch sử === Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ban đầu được thành lập nhằm phục vụ trong vai trò của một đơn vị bộ binh trên các tàu hải quân và có trách nhiệm bảo vệ an ninh tàu và các thủy thủ bằng chiến đấu phòng vệ và tiến công trong các trận đánh chiếm tàu địch và bảo vệ các sĩ quan tàu chống các vụ nổi loạn trên tàu. Vì trách nhiệm cuối vừa nói ở trên nên khu vực của họ trên tàu thường là nằm ở giữa khu các sĩ quan và khu của các thủy thủ. Sự kiện tiến công đổ bộ từ biển đầu tiên của Mỹ xảy ra vào đầu Chiến tranh Cách mạng Mỹ khi thủy quân lục chiến giành kiểm soát kho vũ khí và bến cảng hải quân của Vương quốc Anh tại New Providence, Bahamas. Vai trò của thủy quân lục chiến tiến triển nhanh vượt trội kể từ đó. Khi tầm quan trọng trong sứ mệnh hỗ trợ hải quân ban đầu của họ giảm sút vì chủ thuyết chiến tranh hải quân thay đổi và vì sự chuyên nghiệp hóa lực lượng hải quân thì lực lượng thủy quân lục chiến tự thích nghi bằng việc tập trung vào sứ mệnh trước đây được gọi là sứ mệnh thứ hai của mình đó là tác chiến trên bờ biển. Chủ thuyết Căn cứ Tiền phương (Advanced Base Doctrine) của thế kỷ 20 đã hệ thống hóa các nhiệm vụ tác chiến của họ là ở trên bờ. Chủ thuyết này nêu ra chi tiết về việc sử dụng thủy quân lục chiến chiếm giữ các căn cứ và đảm trách các nhiệm vụ khác trên bộ để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân. Cuối thế kỷ 19 và suốt thế kỷ 20, các phân đội thủy quân lục chiến đã phục vụ trên các tuần dương hạm, khu trục hạm, thiết giáp hạm và hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ. Các phân đội thủy quân lục chiến (thường thường là một trung đội trên mỗi tuần dương hạm, một đại đội trên mỗi thiết giáp hạm hay hàng không mẫu hạm) phục vụ với các nhiệm vụ truyền thống của mình: lực lượng đổ bộ của con tàu, giữ các ụ súng của tàu và đảm trách an ninh trên tàu. Các phân đội thủy quân lục chiến cũng được tăng cường với các thủy thủ trên tàu trong những vụ tiến công đổ bộ, đặc biệt là các chiến dịch tại México và Caribbe đầu thế kỷ 20. Thủy quân lục chiến cũng đã phát triển các chiến thuật và kỹ thuật về tấn công đổ bộ từ biển trên các vùng bờ biển được bố phòng đúng lúc để sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai, thủy quân lục chiến đã tiếp tục phục vụ trên các tàu chiến. Họ thường được giao nhiệm vụ giữ các hệ thống chống phi cơ. Các phân đội thủy quân lục chiến chỉ còn được thấy trên các thiết giáp hạm hay hàng không mẫu hạm sau thập niên 1960. Nhiệm vụ gốc của thủy quân lục chiến là đảm trách an ninh trên tàu sau cùng cũng kết thúc vào thập niên 1990 khi vũ khí hạt nhân không còn được triển khai trên các tàu và khi các thiết giáp hạm không còn phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ nữa. === Khả năng === Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ giữ lấy vai trò trọng yếu trong nền an ninh quốc gia với tư cách là một lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp gồm không lực, bộ binh, viễn chính và đổ bộ từ biển với khả năng tiến công bằng vũ lực từ trên không, trên bộ và biển. Mặc dù Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ không có sắp đặt một đơn vị tác chiến đơn độc nào trong vai trò một lực lượng nhưng nó có khả năng một mình triển khai nhanh một lực lượng đặc nhiệm vũ trang hỗn hợp đến gần như bất cứ nơi đâu trên thế giới trong vài ngày. Cơ cấu căn bản cho tất cả các đơn vị được triển khai là Lực lượng đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân lục chiến (marine air-ground task force) mà kết hợp cả thành phần tác chiến bộ binh với thành phân tác chiến trên không và thành phần tác chiến tiếp vận dưới quyền của một bộ tư lệnh chung. Mặc dù việc thành lập các bộ tư lệnh hỗn hợp dưới Đạo luật Goldwater-Nichols đã cải thiện sự phối hợp bên trong mỗi quân chủng nhưng khả năng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ duy trì các lực lượng đặc nhiệm đa thành phần thường trực dưới một bộ tư lệnh duy nhất đã giúp việc thực thi các nguyên lý chiến tranh vũ trang kết hợp trôi trải hơn. Việc sát nhập các đơn vị thủy quân lục chiến riêng lẻ lại gần nhau bắt nguồn từ một nền văn hóa tổ chức tập trung quanh bộ binh. Mỗi khả năng kia của thủy quân lục chiến đều tồn tại để hỗ trợ cho bộ binh. Không như giới quân sự của một số nước phương Tây, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vẫn giữ lập trường bảo thủ của mình chống lại các lý thuyết tuyên bố rằng khả năng của các loại vũ khí mới có thể tạo nên chiến thắng các trận chiến một mình. Thí dụ, không lực thủy quân lục chiến luôn được tập trung vào không yểm gần và phần lớn luôn không bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết về sức mạnh không lực cho rằng không kích chiến lược có thể một mình giành được chiến thắng các trận chiến. Việc tập trung vào bộ binh như thế phù hợp với chủ thuyết "mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến là một tay súng trường". Sự chú trọng của tham mưu trưởng Alfred M. Gray, Jr. là sự nhấn mạnh về khả năng tác chiến bộ binh của mỗi binh sĩ thủy quân lục chiến. Tất cả các binh sĩ thủy quân lục chiến, không cần biết là chuyên môn quân sự của họ là gì, đều phải được huấn luyện như một tay súng; tất cả các sĩ quan đều phải được huấn luyện như một trung đội trưởng bộ binh. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chứng tỏ cái giá trị văn hóa này nhiều lần xuyên suốt lịch sử. Thí dụ, tại Đảo Wake khi tất cả các phi cơ của thủy quân lục chiến bị bắn hạ, các phi công vẫn tiếp tục chiến đấu như các sĩ quan bộ binh, các nhân viên tiếp liệu và thợ nấu trong một nỗ lực phòng thủ cuối cùng. Kết quả là có một cấp độ sáng kiến và tự chủ lớn được thấy ở các cấp bậc hạ sĩ quan thủy quân lục chiến gồm có hạ sĩ, trung sĩ và thượng sĩ khi so sánh với nhiều tổ chức quân sự khác. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chú trọng đến quyền và trách nhiệm theo hướng từ cao xuống dưới đến một cấp độ to lớn hơn là các quân chủng khác. Sự uyển chuyển thực thi nhiệm vụ luôn chú trọng vào "ý định của người chỉ huy" như một nguyên tắc hướng dẫn để thì hành mệnh lệnh, coi như lệnh tối thượng nhưng vẫn mở ngỏ cho việc áp dụng phương cách nào để thực thi mệnh lệnh đó. Những kỹ thuật tiến công đổ bộ từ biển được phát triển choChiến tranh thế giới thứ hai đã tiến hóa cùng với việc giới thiệu thêm chủ thuyết chiến tranh tiêu hao quân địch (maneuver warfare), và tiến công đổ bộ từ trên không (air assault) để trở thành chủ thuyết hiện tại là "hoạt động tiêu hao địch từ biển" (operational maneuver from the sea). Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dựa vào hải vận của Hải quân Hoa Kỳ để cung ứng khả năng triển khai nhanh của họ. Ngoài việc có khoảng 1/3 lực lượng tác chiến của mình đóng quân tại Nhật Bản, các đơn vị viễn chinh Thủy quân lục chiến thường đóng quân ở vùng biển. Điều này giúp khả năng thực hiện trong vai trò là lực lượng phản ứng đầu tiên đối phó với các sự kiện quốc tế. Hiện nay Lục quân Hoa Kỳ có duy trì các đơn vị bộ binh nhẹ có khả năng triển khai nhanh khắp thế giới nhưng các đơn vị này không thể sánh với một lực lượng đặc nhiệm không-bộ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và chúng lại thiếu tiếp vận mà Hải quân Hoa Kỳ hỗ trợ cho Thủy quân lục chiến. Vì lý do này mà Thủy quân lục chiến thường được gởi đến trong các sứ mệnh không tác chiến như việc di tản người Mỹ từ các quốc gia bất ổn và cung cấp sự cứu trợ nhân đạo trong những vụ thiên tai. Trong những cuộc xung đột lớn hơn, Thủy quân lục chiến hành động trong vai trò một lực lượng tạm thời, nhanh chóng tới và giữ một khu vực nào đó cho đến khi các lực lượng lớn hơn được đưa đến. Thủy quân lục chiến đã thực hiện vai trò này trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh Triều Tiên khi họ là các đơn vị tác chiến nổi bật đầu tiên được triển khai từ Hoa Kỳ và giữ phòng tuyến cho đến khi Hoa Kỳ có thể tổng động viên lực lượng cho chiến tranh. Để giúp triển khai nhanh, hệ thống tiền-định vị biển (maritime pre-positioning system) được phát triển: các đội tàu chở hàng với đủ trang thiết bị và tiếp liệu được xác định vị trí khắp thế giới để lực lượng viễn chinh Thủy quân lục chiến triển khai trong vòng 30 ngày. === Chủ thuyết === Hai sách hướng dẫn nhỏ được phát hành trong thập niên 1930 nhằm thiết lập chủ thuyết của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ trong hai phương diện. Cuốn "Small Wars Manual" (sách hướng dẫn cho chiến tranh nhỏ) đặt trọng tâm cho các chiến dịch chống du kích từ Chiến tranh Việt Nam đến Chiến tranh Iraq và Chiến tranh Afghanistan trong khi cuốn "Tentative Landing Operations Manual" (hướng dẫn các chiến dịch đổ bộ thử nghiệm) thiết lập chủ thuyết cho các chiến dịch đổ bộ từ biển trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. == Lịch sử == === Ban đầu === Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Thủy quân lục chiến Lục địa của thời Chiến tranh Cách mạng Mỹ do Đại úy Samuel Nicholas ở Philadelphia thành lập theo nghị quyết của Đệ nhị Quốc hội Lục địa vào ngày 10 tháng 11 năm 1775 nhằm thành lập 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến. Ngày này được xem là ngày sinh nhật của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Vào cuối Chiến tranh Cách mạng Mỹ, cả Hải quân Lục địa và Thủy quân lục chiến Lục địa đều bị giải tán trong tháng 4 năm 1783. Riêng lực lượng thủy quân lục chiến không được tái lập cho đến năm 1798. Vào năm đó, vì chuẩn bị cho cuộc chiến được gọi là Chiến tranh nửa mùa (quasi-war) với Pháp, Quốc hội Hoa Kỳ đã thành lập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Bộ Chiến tranh Hoa Kỳ tuyển mộ binh sĩ vào Thủy quân lục chiến vào đầu tháng 8 năm 1797 để phục vụ trên các khu trục hạm nhỏ mà Quốc hội Hoa Kỳ mới cho đóng. "Đạo luật cung cấp trang bị vũ khí hải quân" ngày 18 tháng 3 năm 1794 cho phép các chiến hạm này có quyền tuyển mộ chi tiết bao nhiên binh sĩ thủy quân lục chiến trên mỗi tàu. Hành động nổi tiếng của thủy quân lục chiến xảy ra trong thời kỳ này là cuộc Chiến tranh Berber lần thứ nhất (1801–1805) chống cướp biển Berber, khi William Eaton và trung úy Presley O'Bannon dẫn 8 binh sĩ thủy quân lục chiến và 500 lính đánh thuê tìm cách đánh chiếm Tripoli. Mặc dù họ chỉ đến được Derna nhưng hành động của họ tại Tripoli đã trở nên bất hủ trong bài quân ca "Marines' Hymn" và thanh kiếm Mameluke mà các sĩ quan Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ mang bên người. Trong Chiến tranh 1812, các phân đội hải quân của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tham dự vào các trận đánh lớn tay đôi giữa hai tàu đối địch mà đã tạo nên đặc tính của cuộc chiến. Đây là những chiến thắng đầu tiên của người Mỹ trong cuộc xung đột. Công sức lớn nhất của họ là đã làm chậm bước tiến của người Anh đến Washington, D.C. trong trận Bladensburg và cầm chân tuyến phòng thủ của tướng Andrew Jackson ở trận New Orleans. Vào cuối chiến tranh, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nổi danh một cách xứng đáng như là những xạ thủ cừ khôi, đặc biệt trong các trận đánh giữa hai tàu thù địch. Sau chiến tranh, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ rơi vào tình trạng yếu kém cho đến khi Archibald Henderson được bổ nhiệm làm tư lệnh thứ năm của Thủy quân lục chiến vào năm 1820. Dưới quyền của ông, Thủy quân lục chiến nhận những nhiệm vụ viễn chinh trong vùng Caribbe, vịnh Mexico, Key West, Tây Phi, Quần đảo Falkland, và Sumatra. Tham mưu trưởng Henderson có công trong việc ngăn chặn mọi nỗ lực của Tổng thống Jackson nhằm kết hợp và nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào Lục quân Hoa Kỳ. Thay vào đó, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua "Đạo luật vì tổ chức Thủy quân lục chiến tốt hơn" vào năm 1834, quy định rằng Thủy quân lục chiến là bộ phận của Bộ Hải quân Hoa Kỳ với vai trò ngang vai với Hải quân Hoa Kỳ (Bộ Hải quân Hoa Kỳ là cơ quan quản lý dân sự của cả Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ). Đây là lần đầu tiên trong nhiều lần sự tồn tại của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị đem ra thử thách. Tư lệnh Henderson tình nguyện đưa Thủy quân lục chiến phục vụ trong cuộc chiến tranh với các bộ tộc người da đỏ Seminole trong năm 1835. Ông đích thân dắt gần phân nửa lực lượng Thủy quân lục chiến vào trận. Một thập niên sau đó, trong cuộc Chiến tranh Mỹ-Mexico (1846–1848), Thủy quân lục chiến đã thực hiện một cuộc tấn công nổi tiếng vào Dinh Chapultepec ở Mexico City mà sau này được ghi nhớ lại bằng câu "From The Halls of Montezuma" trong bài quân ca "Marines' hymn". Vào thập niên 1850, Thủy quân lục chiến tham gia các hoạt động tại Panama và châu Á, hộ tống Hải đoàn Đông Ấn của Matthew Calbraith Perry trong chuyến hành trình lịch sử của nó đến Viễn Đông. Vì tham chiến quá nhiều nơi ở ngoại quốc nên Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chỉ đóng một vai trò tương đối trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861–1865). Nhiệm vụ nổi bật nhất của họ là phong tỏa. Khi có thêm nhiều tiểu bang ly khai khỏi phe liên bang thì khoảng phân nửa số sĩ quan Thủy quân lục chiến cũng phải rời phe liên bang để gia nhập phe liên minh miền nam và thành lập Thủy quân lục chiến Liên hiệp mà cuối cùng chỉ đóng một vai trò rất nhỏ trong cuộc chiến. === Thời kỳ quá độ: Nội chiến đến Chiến tranh thế giới thứ nhất === Phần còn lại của thế kỷ 19 được đánh dấu bằng sự sa sút lực lượng và nội quan về nhiệm vụ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Việc chuyển tiếp từ tàu buồm sang tàu hơi nước của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt thành dấu hỏi là liệu Thủy quân lục chiến có còn cần thiết hay không trên các tàu hải quân. Trong khi đó, Thủy quân lục chiến phục vụ như nguồn nhân lực thích hợp trong việc can thiệp và đổ bộ để bảo vệ sinh mạng và quyền lợi của người Mỹ ở ngoại quốc. Thủy quân lục chiến đã tham gia vào trên 28 cuộc can thiệp riêng lẻ trong thời gian 30 năm từ cuối Nội chiến Hoa Kỳ đến cuối thế kỷ 19. Họ cũng được gọi đến để ngăn chặn các vụ náo loại lao động và chính trị bên trong Hoa Kỳ. Dưới quyền của Tham mưu trưởng Jacob Zeilin, truyền thống và tục lệ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bắt đầu được hình thành: Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chọn hình tượng đại bàn, địa cầu và mỏ neo làm quân hiệu của mình vào ngày 19 tháng 11 năm 1868. Cùng trong thời kỳ này bài quân ca "Marines' hymn" được hát lần đầu tiên. Khoảng năm 1883, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ chọn khẩu hiệu của mình mà đến nay vẫn còn dùng là "Semper Fidelis" (nghĩa là luôn trung thành). John Philip Sousa, một nhà soạn nhạc, gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ với vai trò một học viên vào năm 13 tuổi, đã phục vụ từ năm 1867 cho đến năm 1872, và rồi lần nữa từ năm 1880 đến năm 1892 với vai trò là trưởng ban nhạc Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Trong thời Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha (1898), Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đưa các binh sĩ Hoa Kỳ vào bờ tại Philippines, Cuba, và Puerto Rico, chứng tỏ rằng họ luôn sẵn sàng để khai triển. Tại Vịnh Guantánamo, Cuba, Thủy quân lục chiến chiếm được căn cứ hải quân tiền phương mà vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Giữa năm 1899 và 1916, Thủy quân lục chiến tiếp tục tham gia mạnh mẽ vào các cuộc viễn chinh ở ngoại quốc trong đó có Chiến tranh Mỹ-Philippines, cuộc nổi loạn của Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Hoa (1899–1901), Panama, các cuộc bình định ở Cuba, vụ Ion Perdicaris ở Maroc, Veracruz, Santo Domingo, và các cuộc chiến có liên quan đến chuối (banana wars) tại Haiti và Nicaragua. Những kinh nghiệm có được trong các chiến dịch chống du kích của thời kỳ này được tập họp lại thành sách hướng dẫn chiến tranh nhỏ (Small Wars Manual). === Chiến tranh thế giới thứ nhất === Trong thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, các cựu Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã làm một vai trò trung tâm khi Hoa Kỳ nhập cuộc trễ trong cuộc xung đột này. Không như Lục quân Hoa Kỳ, Thủy quân lục chiến có nhiều sĩ quan và binh sĩ dày dạn kinh nghiệm chiến trường và lại có một sự gia tăng nhỏ lực lượng. Tại đậy, Thủy quân lục chiến đã đánh trận nổi tiếng tại rừng Bellea, tạo nên thanh danh của Thủy quân lục chiến trong lịch sử hiện đại. Mặc dù kinh nghiệm viễn chinh trước kia của mình không được đánh giá nhiều trong thế giới phương Tây nhưng sức bền bỉ và mạnh bạo của Thủy quân lục chiến tại Pháp đã khiến cho họ được người Đức nể trọng và đánh giá họ như các Stosstruppen (binh sĩ xung kích) của Đức. Mặc dù Thủy quân lục chiến và giới truyền thông Mỹ tường thuật rằng người Đức đã đặt biệt danh cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là Teufel Hunden, có nghĩa là "quỷ chó" nhưng không có bằng chứng nào được lưu trong văn khố của Đức (vì Teufelshunde mới chính là thuật từ đúng của Đức). Có lẽ đó là lời tuyên truyền của Mỹ. Tuy nhiên, cái tên đó xác đáng. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ nhập cuộc chiến với 511 sĩ quan và 13.214 binh sĩ và hạ sĩ quan, và đến ngày 11 tháng 11 năm 1918 lực lượng lên đến 2.400 sĩ quan và 70.000 hạ sĩ quan và binh sĩ. Giữa hai thế chiến, Thủy quân lục chiến được vị tư lệnh John A. Lejeune lãnh đạo. Dưới sự lãnh đạo của ông, Thủy quân lục chiến đã ứng nghiệm và phát triển ra các kỹ thuật về chiến tranh đổ bộ từ biển mà sẽ được dùng nhiều trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều sĩ quan trong đó có trung tá Earl Hancock Ellis đã nhìn thấy trước một cuộc chiến tại Thái Bình Dương với Đế quốc Nhật Bản và tiến hành chuẩn bị cho một cuộc xung đột như thế. Qua năm 1941, viễn tưởng chiến tranh thêm mở rộng, Thủy quân lục chiến khẩn cấp tiến hành các cuộc tập trận tấn công đổ bộ hỗn hợp và tìm kiếm trang bị dành cho tấn công đổ bộ mà thật sự rất hữu dụng trong cuộc xung đột sắp đến. === Chiến tranh thế giới thứ hai === Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đóng một vai trò trung tâm trong Chiến tranh Thái Bình Dương. Các trận đánh như Guadalcanal, Bougainville, Tarawa, Guam, Tinian, Saipan, Peleliu, Iwo Jima, và Okinawa đã xảy ra ác liệt giữa Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Philip Johnston đã đề nghị sử dụng tiếng Navajo làm ngôn ngữ mật mã cho Thủy quân lục chiến. Ý tưởng này được chấp thuận ngay và mật mã tiếng Navajo chính thức được phát triển và biến thành ký tự âm chung của cả Lục quân và Hải quân Hoa Kỳ. Trong suốt trận Iwo Jima, nhà nhiếp ảnh Joe Rosenthal đã chụp được bức hình nổi tiếng dựng cờ trên Iwo Jima gồm có 5 binh sĩ thủy quân lục chiến và một binh sĩ quân y hải quân đang cắm cờ Mỹ trên núi Suribachi. Các hành động của Thủy quân lục chiến trong suốt cuộc chiến đã làm tăng thêm danh tiếng đã được nổi bật của họ. Vào cuối chiến tranh, Thủy quân lục chiến mở rộng thêm từ hai lữ đoàn lên sáu sư đoàn, 5 không đoàn và các binh sĩ hỗ trợ, tổng cộng khoảng 485.000 binh sĩ thủy quân lục chiến. Ngoài ra, 20 tiểu đoàn phòng vệ và một tiểu đoàn dù cũng được thành lập. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ bị thiệt hại khoảng 87.000 binh sĩ suốt Chiến tranh thế giới thứ hai (gần 20.000 tử trận). Có 82 người được nhận huân chương vinh dự. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đối diện với một cuộc khủng hoảng toàn quân theo sau chiến tranh vì ngân sách thấp. Trong lúc thúc đẩy tái tổ chức và tăng cường lực lượng, các tướng lãnh Lục quân cũng tìm cách nhập toàn bộ quân binh các thứ của Thủy quân lục chiến vào trong Lục quân và Hải quân. Nhờ vào việc vận động nhanh chóng giành sự ủng hộ của Quốc hội nên Thủy quân lục chiến ngăn chặn được nỗ lực giải tán lực lượng với kết quả là Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được bảo vệ chính thức bằng một đạo luật mới là Đạo luật An ninh Quốc gia 1947. Chẳng bao lâu sau đó, vào năm 1952, Đạo luật Douglas-Mansfield cho phép tham mưu trưởng của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ một tiếng nói ngang bằng trong Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ về các vấn đề liên quan đến Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và thiết lập cơ cấu tổ chức với 3 sư đoàn và không đoàn bay tồn tại đến ngày nay. === Chiến tranh Triều Tiên === Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953) đã chứng kiến Lữ đoàn Thủy quân lục chiến Lâm thời vừa được thành lập vội vã để giữ phòng tuyến tại vành đai Pusan. Để thực hiện tiến công bên sườn địch, tướng Douglas MacArthur đã cho gọi các lực lượng bộ binh và không lực Thủy quân lục chiến tiến hành một cuộc đổ bộ từ biển vào ở Inchon. Cuộc đổ bộ thành công đã khiến cho phòng tuyến của Bắc Triều Tiên bị phá vở và lực lượng Hoa Kỳ đã rượt đuổi lực lượng Bắc Hàn về phía bắc đến tận sông Áp Lục đến khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhảy vào cuộc chiến. Lực lượng Trung Hoa vượt trội về quân số đã bao vây và gây kinh ngạc cho các lực lượng Mỹ ít quân số hơn và còn bị phân tán trên một vùng quá rộng lớn. Quân đoàn X gồm có Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 1 và Sư đoàn Bộ binh số 7 của Lục quân Hoa Kỳ tập hợp lại và bị thiệt hại nặng trên đường vừa đánh vừa rút lui ra biển, được biết đến là trận hồ Chosin. Thủy quân lục chiến tiếp tục một trận đánh mỏi mệt quanh vĩ tuyến 38 cho đến khi có cuộc đình chiến năm 1953. Chiến tranh Triều Tiên đã chứng kiến sự phát triển mở rộng Thủy quân lục chiến từ 75.000 binh sĩ hiện dịch lên đến một lực lượng gồm 261.000 binh sĩ, đa số là binh sĩ dự bị. 30.544 binh sĩ Thủy quân lục chiến bị thiệt mạng hoặc bị thương trong suốt cuộc chiến và 42 được tặng huân chương vinh dự. === Chiến tranh Việt Nam === Thủy quân lục chiến đóng một vai trò quan trọng trong Chiến tranh Việt Nam, tham dự một phần trong các trận đánh như Đà Nẵng, Huế, Khe Sanh. Các binh sĩ Thủy quân lục chiến hoạt động ở các vùng phía bắc của Việt Nam Cộng hòa thuộc Quân khu 1. Trong lúc đóng quân tại đó, họ thường hay gặp phải chiến tranh du kích với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và đôi khi đánh những trận chiến qui ước với quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một phần lực lượng Thủy quân lục chiến tham gia vào Chương trình Hành động Kết hợp ít biết đến, dùng các kỹ thuật bất qui ước chống du kích và làm cố vấn quân sự cho Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa. Thủy quân lục chiến rút quân vào năm 1971, và có trở lại ngắn ngủi vào năm 1975 để giúp di tản Sài Gòn và có thực hiện một cuộc giải cứu thủy thủ đoàn của chiếc tàu Mayagüez. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến dài nhất đối với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Vào cuối chiến tranh, có 13.091 binh sĩ Thủy quân lục chiến tử trận, 51.392 binh sĩ bị thương, và 57 người được tưởng thưởng huân chương vinh dự. Vì các chính sách có liên quan đến việc thay đổi quân nên có nhiều binh sĩ Thủy quân lục chiến được đưa đến phục vụ tại Việt Nam hơn là trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong lúc phục hồi sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, Thủy quân lục chiến rơi xuống điểm thấp bất lợi trong lịch sử phục vụ của mình vì các vụ trừng phạt bằng quân luật, một phần có liên quan đến những vụ đào ngũ vào lúc chiến tranh. Việc tái cải tổ lực lượng bắt đầu và cuối thập niên 1970 bằng việc loại bỏ những phần tử vô kỷ luật nhất. Đến khi tiêu chuẩn tân binh có chất lượng được cải thiện, Thủy quân lục chiến tập trung vào việc tái lập đội ngũ từ cấp bậc hạ sĩ quan xuống đến binh sĩ, đây là thành phần quan trọng của lực lượng. === Thời kỳ quá độ: Chiến tranh Việt Nam đến Chiến tranh chống khủng bố === Sau Chiến tranh Việt Nam, Thủy quân lục chiến tái tục vai trò viễn chinh của mình, tham gia vào vụ giải cứu con tin tại Iran năm 1980 (Chiến dịch Eagle Claw), xâm nhập Grenada (Chiến dịch Urgent Fury) và xâm nhập Panama (Chiến dịch Just Cause). Ngày 23 tháng 10 năm 1983, tòa nhà tổng hành dinh của Thủy quân lục chiến tại Beirut, Liban bị đánh bom và trở thành vụ thiệt hại nặng nề nhất vào thời bình của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ (220 binh sĩ thủy quân lục chiến và 21 thành viên phục vụ khác thuộc Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24 bị thiệt mạng) và dẫn đến việc Hoa Kỳ rút quân khỏi Liban. Năm 1990, binh sĩ Thủy quân lục chiến thuộc Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp Sharp Edge đã cứu hàng ngàn sinh mạng qua việc di tản các công dân của Mỹ, Pháp, Vương quốc Anh tránh khỏi bạo lực bùng phát từ cuộc Nội chiến Liberia. Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh (1990–1991), lực lượng đặc nhiệm Thủy quân lục chiến đã hình thành nên lực lượng trung tâm cho Chiến dịch Lá chắn Sa mạc trong lúc các lực lượng của Hoa Kỳ và liên minh tập hợp lực lượng và sau đó là giải phóng Kuwait trong Chiến dịch Bão Sa mạc. Thủy quân lục chiến tham dự vào các chiến dịch tác chiến tại Somalia (1992–1995) như Restore Hope, Restore Hope II, và United Shield để cứu trợ nhân đạo. === Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu === Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tổng thống George W. Bush tuyên bố thực hiện chiến tranh chống khủng bố. Mục tiêu được đặt ra trong cuộc chiến chống khủng bố là "đánh bại Al-Qaeda, các nhóm khủng bố khác và bất cứ quốc gia nào hỗ trợ hoặc che chở những kẻ khủng bố". Kể từ đó, Thủy quân lục chiến cùng với các lực lượng liên bang và quân sự khác tiến hành các chiến dịch khắp nơi trên thế giới để hỗ trợ cho sứ mệnh đó. ==== Chiến dịch Enduring Freedom ==== Thủy quân lục chiến và các lực lượng Mỹ bắt đầu triển khai quân ở Pakistan và Uzbekistan trên biên giới với Afghanistan vào đầu tháng 10 năm 2001 để chuẩn bị cho Chiến dịch Enduring Freedom. Các đơn vị viễn chinh Thủy quân lục chiến số 15 và số 26 là các lực lượng qui ước đầu tiên tiến vào Afghanistan để hỗ trợ cho chiến dịch vào tháng 11 năm 2001. Vào tháng 12, Thủy quân lục chiến chiếm được Phi trường quốc tế Kandahar. Kể từ đó, các tiểu đoàn và phi đoàn Thủy quân lục chiến đã lần lượt đụng độ với các lực lượng của Taliban và Al-Qaeda. Binh sĩ thuộc Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 24 đã tràn ngập thị trấn do Taliban chiếm giữ trong trận Garmsir ngày 29 tháng 4 năm 2008 trong tỉnh Helmand. Đây là chiến dịch lớn đầu tiên của Hoa Kỳ tại vùng này trong nhiều năm. Tháng 6 năm 2009, 7.000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 2 được đưa đến Afghanistan trong một nỗ lực cải thiện an ninh, và bắt đầu Chiến dịch Strike of the Sword trong tháng tiếp theo sau. Năm 2002, Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp gồm nhiều quân chủng đặc trách vùng Sừng châu Phi được tập họp tại trại Lemonier, Djibouti để mang lại an ninh cho vùng. Mặc dù bộ tổng tư lệnh được chuyển sang cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2006 nhưng Thủy quân lục chiến vẫn tiếp tục hoạt động tại Sừng châu Phi cho đến năm 2007. ==== Chiến dịch Iraq Tự do ==== Gần đây nhất, Thủy quân lục chiến đã phục vụ nổi bật trong Chiến tranh Iraq. Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến số I cùng với Sư đoàn Bộ binh số 3 Lục quân Hoa Kỳ đã họp thành một lực lượng tiên phong trong cuộc tiến công vào Iraq năm 2003. Thủy quân lục chiến rời Iraq trong mùa hè năm 2003, nhưng sau đó quay trở lại với nhiệm vụ chiếm đóng vào đầu năm 2004. Họ nhận trách nhiệm trong tỉnh Al Anba, một vùng sa mạc rộng lớn ở phía tây Baghdad. Trong lúc chiếm đóng, họ đã đi đầu trong các cuộc tấn công vào thành phố Fallujah tháng 4 và tháng 11 năm 2004. Họ cũng tham gia vào các trận đánh ác liệt ở các địa danh như Ramadi, Al-Qa'im. Thời gian tại Iraq của họ cũng gây nên các vụ gây tranh cãi và bị kiện tụng như vụ tàn sát Haditha và sự kiện Hamdania. Nhờ vào nhóm người Iraq thuộc giáo phái Sunni ở tỉnh Anbar nổi lên chống lại Al-Qaeda và việc tăng thêm quân số vào năm 2007 nên đã giảm được cấp độ bạo loạn tại Iraq. Ngày 1 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Barack Obama thông báo tại trại Lejeune về việc tiến hành rút quân đã hứa là toàn bộ binh sĩ sẽ được rút khỏi vào tháng 8 năm 2010. Thủy quân lục chiến Mỹ chính thức kết thúc vai trò của mình tại Iraq vào ngày 23 tháng 1 năm 2010 khi họ giao trách tỉnh Al Anbar cho Lục quân Hoa Kỳ. == Tổ chức == Bộ Hải quân Hoa Kỳ, do Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ thuộc giới dân sự lãnh đạo, trông coi cả Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và Hải quân Hoa Kỳ. Sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến là Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến, có trách nhiệm tổ chức, tuyển mộ, huấn luyện, và trang bị cho Thủy quân lục chiến để lực lượng có thể sẵn sàng tác chiến dưới quyền của các vị Tư lệnh Tác chiến Thống nhất (tư lệnh liên quân). Thủy quân lục chiến được tổ chức thành bốn thành phần chính: Tổng hành dinh Thủy quân lục chiến, Các lực lượng Tác chiến, Lực lượng Hỗ trợ, và Lực lượng Trừ bị Thủy quân lục chiến. Các lực lượng Tác chiến được chia thành ba nhóm: Các lực lượng Thủy quân lục chiến (Marine Corps Forces) được giao cho các bộ tư lệnh thống nhất, Các lực lượng An ninh Thủy quân lục chiến đặc trách canh gác những cơ sở hải quân có cấp độ rủi ro cao, và những toán thuộc Vệ binh An ninh Thủy quân lục chiến đặt trách canh gác tại các đại sứ quán Mỹ. Theo bản ghi nhớ "Các lực lượng thuộc các bộ tư lệnh thống nhất" thì Thủy quân lục chiến được phái đến mỗi bộ tư lệnh thống nhất vùng theo sự hướng dẫn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ với sự chấp thuận của Tổng thống Hoa Kỳ. Từ năm 1991, Thủy quân lục chiến có duy trì các tổng hành dinh thành phần của mình tại mỗi bộ tư lệnh thống nhất vùng. Các lực lượng Thủy quân lục chiến (Marine Corps Forces) được chia nhỏ thành Bộ tư lệnh Các lực lượng Thủy quân lục chiến (MARFORCOM) và Lực lượng Thủy quân lục chiến Thái Bình Dương (MARFORPAC), mỗi lực lượng được một trung tướng chỉ huy. MARFORCOM có trong tay Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến II; MARFORPAC có Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến I và Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III. Lực lượng Hỗ trợ gồm có Bộ tư lệnh Phát triển Tác chiến Thủy quân lục chiến (MCCDC), Các trạm Tuyển mộ Thủy quân lục chiến, Bộ tư lệnh Tiếp vận Thủy quân lục chiến, các căn cứ Thủy quân lục chiến và các căn cứ không lực, Bộ tư lệnh Tuyển mộ, và Ban quân nhạc Thủy quân lục chiến. === Quan hệ với các quân chủng khác === Tổng thể thì Thủy quân lục chiến chia sẻ nhiều nguồn lực với các quân chủng khác trong Quân đội Hoa Kỳ. Tuy nhiên họ cũng luôn tìm cách duy trì đặc tính của mình liên quan đến sứ mệnh, ngân sách, và cơ sở vật chất trong lúc đó vận dụng sự hỗ trợ sẵn có từ các quân chủng lớn hơn. Mặc dù Thủy quân lục chiến có ít cơ sở và căn cứ ở cả tại Hoa Kỳ và trên thế giới so với các quân chủng khác nhưng đa số các căn cứ Lục quân, Hải quân và Không quân Hoa Kỳ đều có sự hiện diện của Thủy quân lục chiến. ==== Với Lục quân Hoa Kỳ ==== Khả năng tác chiến của Thủy quân lục chiến trong nhiều cách trùng lập với khả năng của Lục quân Hoa Kỳ. Trong lịch sử Lục quân từng coi Thủy quân lục chiến như là lực lượng lấn áp khả năng của mình cũng như cạnh tranh để giành lấy ngân quỹ, sứ mệnh, và danh tiếng. Thái độ này có lịch sử ngược về thời mới thành lập Thủy quân lục chiến Lục địa khi tướng George Washington từ chối cho phép các tiểu đoàn Thủy quân lục chiến đầu tiên được tuyển ra từ Lục quân Lục địa của ông. Nổi bật nhất là ngay sau kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, Lục quân nỗ lực tái tổ chức lực lượng quốc phòng Mỹ đã có ý định giải thể thủy quân lục chiến và nhập tất cả khả năng của lực lượng này vào trong các quân chủng khác. Lãnh đạo cho phong trào này là các sĩ quan Lục quân nổi tiếng như tướng Dwight D. Eisenhower và tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ George C. Marshall. Mặc dù sự hiềm khích vẫn còn tồn tại đến ngày nay nhưng đa số các binh sĩ thủy quân và lục quân đã áp dụng một thái độ hợp tác nhiều hơn khi hoạt động hỗn hợp với nhau. Về lý thuyết thì Thủy quân lục chiến tập trung vào các sứ mệnh viễn chinh và độc lập trong khi đó Lục quân có chiều hướng thiên về sức mạnh toàn phần. Vì đặt nặng về lưu động và vũ trang hỗn hợp nên Thủy quân lục chiến đã trở thành một lực lượng trang bị nhẹ hơn nhiều so với Lục quân. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ duy trì một tỉ lệ lớn về quân số và trang bị dành cho các binh chủng tác chiến (bộ binh, pháo binh, cơ giới, và không yểm gần) nhiều hơn Lục quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Lục quân duy trì các lực lượng cơ giới, pháo binh, vận tải trên bộ, và tiếp vận đa dạng và lớn hơn nhiều trong khi đó Thủy quân lục chiến có binh chủng không quân đa dạng và lớn hơn mà thường được tổ chức thành Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân lục chiến. Thủy quân lục chiến có chiều hướng gắn kết tốt hơn để trở thành một đơn vị viễn chinh cũng như đơn vị đổ bộ từ biển hoàn hảo. Lục quân có rất nhiều binh chủng khác nhau trong khi đó "mỗi binh sĩ Thủy quân lục chiến là một tay súng trường". Điều đó chứng tỏ rằng Thủy quân lục chiến đặt nặng vào các đơn vị bộ binh chuẩn với các binh chủng khác trong vai trò hỗ trợ. Thủy quân lục chiến thường học theo Lục quân ở cách trang bị cho binh sĩ (cũng như thừa hưởng những nguồn lực từ các phát triển và nghiên cứu của Lục quân), những nguồn lực dùng cho huấn luyện, và các khái niệm hỗ trợ khác. Đa số các khí cụ (xe, tàu, phi cơ) và vũ khí của Thủy quân lục chiến đều được chia sẻ, cải tiến hay thừa hưởng từ những chương trình của Lục quân. Về mặc văn hóa, Thủy quân lục chiến và Lục quân Hoa Kỳ chia sẻ phần lớn các thuật từ và tiếng lóng quân sự của Hoa Kỳ nhưng Thủy quân lục chiến cũng vận dụng một con số lớn các thuật từ hải quân và các truyền thồng không phù hợp với cách sống của Lục quân. ==== Với Hải quân Hoa Kỳ ==== Đồng nhiệm với Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dưới quyền của Bộ Hải quân Hoa Kỳ là Hải quân Hoa Kỳ. Chính vì thế mà Hải quân và Thủy quân lục chiến có quan hệ gần gũi hơn so với các quân chủng khác của Hoa Kỳ. Bạch thư và các văn bản thăng chức đều sử dụng chung thành ngữ "Navy-Marine Corps Team" (Đội ngũ Hải quân-Thủy quân lục chiến), hay "the Naval Service" (ngành hải quân). Cả Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ và Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đều báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Hợp tác giữa hai quân chủng bắt đầu bằng việc huấn luyện và giáo huấn Thủy quân lục chiến. Thủy quân lục chiến nhận phần lớn sĩ quan của mình từ Học viện Hải quân Hoa Kỳ và Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân. Ban giám hiệu của Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân gồm có các huấn luyện viên Thủy quân lục chiến trong khi đó các huấn luyện viên thực hành Thủy quân lục chiến cũng giúp huấn luyện các sĩ quan Trường Ứng viên Sĩ quan Hải quân. Các phi công Thủy quân lục chiến được huấn luyện theo chương trình đào tạo không quân của Hải quân. Việc cùng huấn luyện chung với nhau được xem là rất hệ trọng vì Hải quân cung ứng vận tải, tiếp vận, và hỗ trợ tác chiến để đưa các đơn vị Thủy quân lục chiến vào chiến trường. Đa số các cơ sở không lực Thủy quân lục chiến sử dụng là rút từ kinh nghiệm của Hải quân khi quyết định mua hoặc tài trợ. Các hàng không mẫu hạm của Hải quân thường thường được triển khai có một phi đoàn Thủy quân lục chiến bên cạnh các phi đoàn Hải quân. Thủy quân lục chiến không tuyển mộ hoặc huấn luyện các nhân viên không tác chiến như tuyên úy hay y tế/nha khoa nên nhân viên của hải quân đảm trách các vai trò trống này. Một số thủy thủ này, đặc biệt là quân y và chuyên gia về chương trình tôn giáo, thường mặc đồng phục Thủy quân lục chiến nhưng mang quân hiệu hải quân. Ngược lại, Thủy quân lục chiến có trách nhiệm tiến hành các chiến dịch trên bộ để hỗ trợ các chiến dịch của hải quân, trong đó có việc chiếm giữ các căn cứ không và hải quân địch. Cả hai quân chủng này cùng có một đội ngũ an ninh mạng chung. Thủy quân lục chiến và thủy thủ chia sẻ nhiều truyền thống hải quân, đặc biệt là các thuật ngữ và tục lệ. Huân chương vinh dự của Thủy quân lục chiến là từ biến thể của Hải quân; trừ một số ít, các bội tinh và băng hiệu của Hải quân và Thủy quân lục chiến thì giống nhau. Đội bay biểu diễn Blue Angels của Hải quân có cả các sĩ quan và binh sĩ của Hải quân và Thủy quân lục chiến trong đó có một phi cơ C-130 Hercules của Thủy quân lục chiến. Năm 2007, Thủy quân lục chiến cùng với Hải quân Hoa Kỳ và Tuần duyên Hoa Kỳ áp dụng một chiến lược biển mới có tên gọi "Một chiến lược hợp tác hải lực thế kỷ 21" (a cooperative strategy for 21st century seapower) nhằm nâng cao ý niệm ngăn ngừa chiến tranh đến cấp bậc triết lý tương tự như tiến hành chiến tranh. Chiến lược mới này đã phác thảo ra một phương hướng cho Hải quân, Tuần duyên và Thủy quân lục chiến cùng làm việc với nhau và với các đồng sự quốc tế nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng vùng do con người tạo ra hay thiên tai tạo ra hoặc là phải phản ứng nhanh chóng nếu có xảy ra để tránh gây ảnh hưởng bất lợi cho Hoa Kỳ. ==== Với Không quân Hoa Kỳ ==== Mặc dù đa số các khí cụ và cơ sở không lực của Thủy quân lục chiến là từ Hải quân nhưng một số hỗ trợ là từ Không quân Hoa Kỳ. Thủy quân lục chiến cũng nhờ rất nhiều vào bộ tư lệnh vận chuyển của Không quân Hoa Kỳ để không vận binh sĩ và trang thiết bị của mình khắp thế giới. Theo thông lệ Không quân Hoa Kỳ cũng cung cấp Tư lệnh Thành phần Không lực Hỗn hợp là người chỉ huy các phi vụ phòng không, ngăn cản và trinh sát tầm xa trong khi đó tư lệnh Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ binh Thủy quân lục chiến thì nắm giữ các cơ sở khí cụ không lực của Thủy quân lục chiến. === Lực lượng đặc nhiệm không-bộ === Ngày nay, khung sườn cơ bản cho các đơn vị Thủy quân lục chiến được khai triển là Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến (Marine Air-Ground Task Force hay viếc tắc là MAGTF), một cơ cấu linh động cho các lực lượng lớn nhỏ. Một Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến bao gồm một thành phần tác chiến trên bộ, một thành phần tác chiến trên không, và một thành phần tác chiến tiếp vận dưới quyền của một thành phần tư lệnh chung, có khả năng hoạt động độc lập hoặc là một bộ phận của một liên quân lớn hơn. Cơ cấu Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến phản ánh một truyền thống mạnh mẽ của Thủy quân lục chiến về sự tự lực và sự đóng góp cho lực lượng hỗn hợp. Đây là vốn liếng thiết yếu cho một lực lượng viễn chinh thường được phái đến để hành động độc lập trong mọi tình huống cả về cấp bách và riêng lẻ. Một Lực lượng Đặc nhiệm Không-Bộ Thủy quân lục chiến có nhiều tầm mức lớn nhỏ khác nhau: nhỏ nhất là một Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến gồm một tiểu đoàn bộ binh được tăng cường và một phi đoàn gồm nhiều loại phi cơ; đến lớn nhất là một Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến gồm có một sư đoàn, một không đoàn và một Liên đoàn Tiếp vận dưới một Liên đoàn Tổng hành dinh Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến. Bãy Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến thay phiên nhau đổi vị trí giữa họ và các thành phần liên kết của họ để duy trì tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Mỗi Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến được đánh giá là có khả năng thực hiện các chiến dịch đặc biệt. 3 Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến (MEF) bao gồm phần lớn nhất các lực lượng triển khai hiện dịch của quân chủng. === Chiến tranh đặc biệt === Mặc dù ý niệm về một sự đóng góp lực lượng đặc biệt Thủy quân lục chiến cho Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ (USSOCOM) đã được xem xét trước khi USSOCOM được thành lập vào thập niên 1980 nhưng nó bị Thủy quân lục chiến chống đối. Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ vào thời đó là Paul X. Kelley đã phát biểu về một niềm tin chung rằng Thủy quân lục chiến nên hỗ trợ Thủy quân lục chiến và rằng Thủy quân lục chiến không nên tài trợ khả năng chiến tranh đặc biệt mà không giúp hỗ trợ các chiến dịch của Thủy quân lục chiến. Tuy nhiên, nhiều sự chống đối từ bên trong Thủy quân lục chiến cũng biến dần khi các vị chỉ huy trưởng của Thủy quân lục chiến đứng nhìn Đơn vị Viễn chinh Thủy quân lục chiến số 15 và số 26 "đứng ngoài cuộc" trong những giai đoạn vừa mới bắt đầu Chiến dịch Enduring Freedom trong khi các đơn vị chiến tranh đặc biệt khác tích cực tham dự vào các chiến dịch tác chiến tại Afghanistan. Sau một thời gian phát triển dài 2 năm, Thủy quân lục chiến đồng ý vào năm 2006 cung ứng một đơn vị gồm 2.600 binh sĩ có tên là Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Lực lượng Thủy quân lục chiến (MARSOC) trực tiếp dưới quyền của Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ. == Nhân sự == === Lãnh đạo === Như đã nói ở trên, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến là sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ cho dù ông ta không phải là vị sĩ quan thâm niên nhất nếu tính theo thời gian phục vụ bằng cấp bậc. Tham mưu trưởng này vừa là người lãnh đạo biểu tượng và vừa là người lãnh đạo chức năng của Thủy quân lục chiến. Ông giữ một vị trí rất đáng kính nể trong hàng ngũ binh sĩ Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Theo Điều 10, Bộ luật Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến có trách nhiệm tuyển mộ, huấn luyện, và trang bị cho lực lượng Thủy quân lục chiến. Ông không phục vụ trong vai trò chỉ huy trực tiếp tại chiến trường, là một thành viên của Bộ tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, và báo cáo trực tiếp với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Phụ tá Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đóng vai trò như tham mưu phó. Thượng sĩ Cố vấn Tham mưu trưởng (Sergeant Major of the Marine Corps) là một hạ sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân lục chiến và đóng vai trò như cố vấn cho tham mưu trưởng. Bộ tổng hành dinh Thủy quân lục chiến bao gồm phần còn lại của ban cố vấn và bộ tham mưu của tham mưu trưởng trong đó có các phó tham mưu trưởng đặc trách nhiều khía cạnh khác nhau từ khí cụ, cơ sở vật chất đến khả năng sẵn sàng chiến đấu. Tham mưu trưởng thứ 34 hiện tại là đại tướng T. Conway, nhận nhiệm sở vào ngày 13 tháng 11 năm 2006. Tính đến tháng 10 năm 2007, đại tướng Thủy quân lục chiến James E. Cartwright (Tổng tham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ) là đại tướng thâm niên nhất tính về thời gian phục vụ trong cấp bậc đại tướng so với Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến. Phụ tá Tham mưu trưởng thứ 31 và hiện tại là James F. Amos trong khi đó Thượng sĩ Cố vấn Tham mưu trưởng thứ 16 và hiện tại là thượng sĩ Carlton W. Kent. === Cơ cấu cấp bậc === Cũng như các quân chủng khác trong Quân đội Hoa Kỳ, các cấp bậc của Thủy quân lục chiến có ba nhóm như sau: sĩ quan (commissioned officer), cấp chuẩn úy (warrant officer), và nhóm gồm hạ sĩ quan, binh sĩ (enlisted) theo thứ tự quyền hạn từ trên xuống dưới (trừ không quân, hiện nay không có các cấp bậc chuẩn úy). Để tiêu chuẩn hóa lương bổng, mỗi cấp bậc được ấn định bằng 1 bậc lương. ==== Sĩ quan ==== Cấp bậc sĩ quan khác biệt với các cấp nhân sự khác vì sự ủy nhiệm của họ. Sự ủy nhiệm này là sự cho phép chính thức bằng văn bản dưới danh nghĩa của Tổng thống Hoa Kỳ để ban cấp bậc và quyền lực cho một vị sĩ quan Thủy quân lục chiến. Các sĩ quan được cho rằng đang mang "sự tin tưởng và lẫn sự tin cậy đặc biệt" của Tổng thống Hoa Kỳ. ==== Cấp bậc chuẩn úy ==== Các chuẩn úy chính yếu là các cựu chuyên viên cấp bậc hạ sĩ quan trong một ngành đặc biệt nào đó. Với cấp bậc chuẩn úy thì họ trở thành người lãnh đạo của chỉ ngành đặc biệt này mà thôi. ==== Hạ sĩ quan và binh sĩ ==== Nhóm này trong tiếng Anh được gọi chung là "enlisted marines". Từ bậc lượng E-1 đến E-3 chiếm đa số trong lực lượng, được gọi là binh sĩ. Những người có bậc lương từ E-4 và E-5 là thuộc nhóm hạ sĩ quan cấp thấp. Họ chủ yếu trông coi các binh sĩ và hoạt động như cầu nối quan trọng với cơ chế lãnh đạo cao hơn nhằm chắc chắn rằng các mệnh lệnh được thi hành đúng. Từ bậc lương E-6 trở lên là các hạ sĩ quan tham mưu, có trách nhiệm trông coi các hạ sĩ quan cấp thấp và hành động trong vai trò cố vấn cho bộ tư lệnh. Trong các bậc lương E-8 và E-9, mỗi bậc lương có hai cấp bậc và mỗi cấp bậc có trách nhiệm khác nhau. Cấp bậc "First Sergeant" và "Sergeant Major" có chiều hướng làm việc trong bộ tư lệnh với vai trò là những hạ sĩ quan thâm niên trong 1 đơn vị, có trách nhiệm hỗ trợ vị chỉ huy trưởng về các vấn đền liên quan đến kỷ luật, quản lý, tinh thần và phúc lợi của đơn vị. Cấp bậc "Master Sergeant" và "Master Gunnery Sergeant" thì nắm vai trò lãnh đạo kỹ thuật trong vai trò những chuyên viên nghiệp vụ trong lĩnh vực đặc biệt của họ. Ghi chú: các cấp bậc từ binh sĩ đến hạ sĩ quan cao cấp nhất trong bài thì nhiều hơn so với các cấp bậc tương đương trong tiếng Việt. Bậc lương từ E-1 đến E-3 được coi là nhóm binh sĩ mà trong tiếng Việt có thể từ Binh Nhì, Binh Nhất, và Hạ sĩ. Bậc lương E-4 trở lên tương đương với hạ sĩ quan trong tiếng Việt, có thể là từ Trung Sĩ đến Thượng sĩ. Cấp bậc "Sergeant Major of the Marine Corps" là một cấp bậc duy nhất được trao cho viên hạ sĩ quan kỳ cựu nhất của toàn lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, thường thường là do Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến chọn lựa. Người này có thể nói là thượng sĩ cao cấp nhất đối với toàn binh sĩ và hạ sĩ quan của lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Có thể tạm dịch là Thượng sĩ Cố vấn của Tham mưu trưởng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. === Chuyên môn nghiệp vụ quân sự === Chuyên môn nghiệp vụ quân sự (The Military Occupational Specialty) là một hệ thống xếp loại công việc. Sử dụng mã gồm 4 chữ số để ấn định ngành và chuyên môn đặc biệt nào mà một nhân sự Thủy quân lục chiến đảm trách. Có sự phân biệt rõ về chuyên môn nghiệp vụ giữa nhóm sĩ quan và nhóm binh sĩ hạ sĩ quan mà hệ thống chuyên môn nghiệp vụ quân sự ấn định trong việc giao trọng trách trong 1 đơn vị. Cũng có một số thay đổi cùng với cấp bậc để phản ánh những vị trí thiên về giám sát trong khi các vị trí khác là thứ cấp và đại diện một sự giao phó tạm thời bên ngoài các nhiệm vụ bình thường hay chuyên môn đặc biệt. === Sơ huấn === Mỗi năm có trên 2.000 tân sĩ quan được ủy nhiệm và 39.000 tân binh được nhận và huấn luyện. Tất cả nhân sự mới, sĩ quan, hạ sĩ quan hay binh sĩ đều được Bộ tư lệnh Tuyển mộ Thủy quân lục chiến tuyển mộ. Các sĩ quan được ủy nhiệm chính yếu từ ba nơi chính sau đây: Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân (NROTC), Trường Ứng viên Sĩ quan (OCS), hay Học viện Hải quân Hoa Kỳ (USNA). Sau khi được ủy nhiệm, tất cả các sĩ quan Thủy quân lục chiến không phân biệt là từ trường nào đến đều tham nhập học tại Trường Cơ bản (The Basic School) tại Căn cứ Thủy quân lục chiến Quantico ở tiểu bang Virginia. Tại đây, các thiếu úy, chuẩn úy và các sĩ quan ngoại quốc sẽ học về chiến thuật bộ binh và chiến tranh vũ trang hỗn hợp. Với khái niệm rằng "Mỗi Thủy quân lục chiến là một tay súng" nên mỗi sĩ quan không phân biệt ngành nghiệp vụ của mình là gì đều phải được huấn luyện để trở thành một trung đội trưởng bộ binh. Các binh sĩ và hạ sĩ quan Thủy quân lục chiến được tham dự khóa huấn luyện dành cho tân binh, được biết đến với cái tên boot camp, tại Khu Tuyển mộ Thủy quân lục chiến San Diego hay Khu Tuyển mộ Thủy quân lục chiến Parris Island. Trong lịch sử, sông Mississippi đã từng phục vụ trong vai trò như một phân tuyến cho biết là ai sẽ được huấn luyện ở đâu. Tuy nhiên hiện nay, một hệ thống khu vực đã đóng vai trò thay thế để phân chia đều các tân binh nam giữa hai cơ sở huấn luyện vừa nêu ở trên. Các nữ tân binh chỉ học tại khu Parris Island vì đây là một bộ phận của Tiểu đoàn Huấn luyện Tân binh số 4 đặc biệt dành cho nữ. Tất cả các tân binh phải vượt qua kỳ thi thể lực để bắt đầu khóa huấn luyện. Những ai rớt sẽ bị cảnh cáo cá nhân và chỉ được huấn luyện khi đạt đến tiêu chuẩn tối thiểu. Huấn luyện tân binh Thủy quân lục chiến là dài nhất so với các quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ. Nó dài 13 tuần so với Lục quân Hoa Kỳ là 9 tuần. Sau huấn luyện, các binh sĩ và hạ sĩ quan sẽ tham dự khóa huấn luyện bộ binh ở trại Geiger hay trại Pendleton. Các tân binh bộ binh Thủy quân lục chiến bắt đầu khóa huấn luyện tác chiến của họ (dài ngắn khác nhau) ngay với Tiểu đoàn Huấn luyện Bộ binh. Các tân binh thuộc tất cả các ngành chuyên môn, trừ bộ binh, sẽ tập huấn khoảng 29 ngày về tác chiến Thủy quân lục chiến, học hỏi các kỹ năng thông thường của bộ binh trước khi tiếp tục học trường chuyên môn của họ dài ngắn khác nhau. == Quân phục == Thủy quân lục chiến có các loại quân phục dễ nhận biết và ổn định nhất trong Quân đội Hoa Kỳ. Quân phục nghi thức màu xanh có lịch sử từ đầu thế kỷ 19 và quân phục nghiệp vụ đầu thế kỷ 20. Quân phục Thủy quân lục chiến cũng đơn giản rõ rệt. Thủy quân lục chiến không đeo phù hiệu đơn vị ở cầu vai hay cờ Hoa Kỳ trên bất cứ quân phục nào của họ. Họ cũng không có mang bảng tên trên quân phục nghi thức và hay quân phục nghiệp vụ của mình. Chỉ có một số nhân sự có kỹ năng (nhảy dù, nhân sự phi hành, tháo chất nổ, etc.) là có mang các băng hiệu đặc biệt. Quân hàm cũng không có mang trên các mũ nón. Trong khi các quân nhân thuộc các quân chủng khác thường được nhận dạng mình thuộc binh chủng nào, thí dụ như biệt kích, nhân sự tàu ngầm, nhân sự phi hành,...) nhưng quân phục của Thủy quân lục chiến không phản ánh sự phân biệt đó. Thủy quân lục chiến có ba loại quân phục chính: nghi thức, nghiệp vụ, và tác chiến. Quân phục nghi thức của Thủy quân lục chiến là trao chuốt nhất, được mặc trong các dịp lễ hay hình thức. Có ba loại quân phục nghi thức, thông dụng nhất là quân phục nghi thức màu xanh biển. Nó thường được thấy trong các buổi quảng bá tuyển mộ tân binh. Cũng có một loại quân phục nghi thức màu xanh biển và trắng dùng cho mùa hè và quân phục nghi thức đêm dùng cho các dịp nghi thức về đêm. Trong các ngày làm việc, các nhân sự đặc trách tuyển mộ tân binh cũng mặc các kiểu mẫu quân phục gồm một áo khaki thay cho áo ngoài. Quân phục nghiệp vụ trước kia từng được xem là quần áo làm việc của quân trú phòng; tuy nhiên quân phục tác chiến phần nhiều đã thay thế vai trò này. Quân phục nghiệp vụ bao gồm màu khaki và xanh olive. Nó gần như tương đương bộ com lê dân sự về hình thức và chức năng. Quân phục tác chiến là một bộ quân phục ngụy trang, chủ đích là để mặc trên chiến trường hay cho các công việc dơ bẩn tại nơi đóng quân mặc dù hiện nay nó đã được tiêu chuẩn hóa cho các nhiệm vụ thường nhật. Nó có hình thù ngụy trang gồm nhiều đốm kiểu thủy quân lục chiến riêng biệt mà làm cho hình dạng của người mặc nó bị phân chia nhiều phần và làm cho quân phục Thủy quân lục chiến khác với quân phục của các quân chủng khác. Tại nơi trú phòng, quân phục rừng được mặc với tay áo thả xuống vào mùa đông và quân phục sa mạc được mặc với tay áo xăn lên vào mùa hè. == Trang bị == === Vũ khí bộ binh === Vũ khí bộ binh cơ bản của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là thuộc nhóm súng trường tấn công M16, đa số binh sĩ được trang bị súng trường M16A2 hay M16A4 (M16A2 đang dần bị loại bỏ), hoặc gần đây là M4 carbine—một chủng loại nhỏ thuộc nhóm M16. Vũ khí đeo bên mình là súng lục M9. Hỏa lực ngăn xung phong gồm có súng máy M249 SAW cho cấp tiểu đội và M240G dành cho cấp đại đội. Ngoài ra hỏa lực gián tiếp gồm có súng phóng lựu M203 cho các tiểu đội, súng cối M224 60 mm dành cho các đại đội, và súng cối M252 81 mm cho cấp tiểu đoàn. Súng máy hạng nặng M2 nòng.50 và súng phóng lựu tự động MK19 (40 mm) dành cho bộ binh mặc dù chúng thường được đặt trên các chiến xa hơn. Hỏa lực chính xác gồm có súng trường bắn tỉa M40 và súng phá vật cản M82 dành cho các tay súng trinh sát bắn tỉa trong khi đó các tay thiện xạ được chọn lọc thì sử dụng súng trường xạ thủ được trang bị riêng cho họ có tên viết tắt là DMR và SAM-R. Thủy quân lục chiến sử dụng vô số các loại tên lửa và rốc két trực xạ để hỗ trợ bộ binh trong khả năng tấn công và phòng thủ chống cơ giới. Vũ khí tấn công đa mục đích được bắn từ trên vai, SMAW và AT4, là những loại rốc két không điều khiển có thể tiêu diệt các thứ phòng vệ cố định hay cơ giới (thí dụ như công sự) ở tầm xa lên đến 500 mét. Predator SRAW, FGM-148 Javelin và BGM-71 TOW là các loại tên lửa chống tăng có điều khiển. Tên lửa Javelin có thể chọn đánh từ trên xuống để tránh phần bọc thép dày phía trước. Tên lửa Predator là loại vũ khí tầm ngắn "bắn rồi không phải điều khiển nữa" (fire-and-forget); Javelin và TOW là các loại tên lửa hạng nặng, có khả năng xuyên phá cơ giới ở tầm xa 2.000 mét. === Các xe bộ binh === Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ sử dụng các loại xe HUMVEE và xe tăng M1A1 Abrams giống như Lục quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vì nhu cầu đặc biệt, họ sử dụng một số loại xe được chế tạo riêng cho họ. LAV-25 là một loại xe bánh lốp (không phải bánh xích) chở quân bọc thép đặc chủng, tương tự như loại xe Stryker của Lục quân, được sử dụng cho vận chuyển chiến lược. Khả năng đổ bộ được cung ứng bằng xe tấn công đổ bộ AAV-7A1. Đây là một loại xe bọc thép chạy bằng xích mà đảm nhiệm vai trò thứ hai như là thiết vận xa chở quân vì nó sẽ bị thay thế bởi xe chiến đấu viễn chinh là một loại xe chạy nhanh hơn có trang bị vũ khí và độ bọc thép siêu đẳng hơn. Mối đe dọa về mìn trên bộ và các loại mìn cải tiến có tên IED (improvised explosive device) tại Iraq và Afghanistan đã khiến cho Thủy quân lục chiến bắt đầu mua các loại xe bọc thép hạng nặng để có thể chống các loại vũ khí này. Thủy quân lục chiến đã đặt mua 1.960 xe chống mìn bẫy, hy vọng sử dụng chúng để thay thế tất cả các xe Humvee đang được dùng tuần tra tại Iraq. Trước năm 2005, Thủy quân lục chiến sử dụng loại pháo binh đặc chủng là pháo binh M198 155 mm nhưng hiện tại được thay thế bởi loại pháo binh M777 155 mm. Tuy nhiên, Thủy quân lục chiến đang mở rộng lực lượng pháo binh của mình trong đó có hệ thống pháo rốc két năng động cao (high mobility artillery rocket system), một hệ thống pháo rốc két đặt trên xe tải. Cả hai loại pháo binh vừa kể có khả năng bắn đạn có hướng dẫn. === Phi cơ === Khả năng không lực của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thì quan trọng đối với sứ mệnh của lực lượng. Thủy quân lục chiến sử dụng cả hai loại phi cơ có cánh cố định và cánh quạt, chính yếu là để tạo hỗ trợ tấn công và không yểm gần cho các lực lượng trên bộ. Tuy nhiên, các loại phi cơ khác cũng được dùng đến cho nhiều loại hỗ trợ khác nhau và các vai trò đặc biệt. Khả năng tấn công và vận tải hạng nhẹ được các loại phi cơ AH-1W SuperCobras và UH-1N Hueys đảm trách. Cả hai loại này sớm sẽ được thay thế bởi AH-1Z Viper và UH-1Y Venom. Các phi đoàn vận tải hạng trung gồm các phi cơ trực thăng CH-46E Sea Knight và CH-53D Sea Stallion cũng đang được thay đổi với các phi cơ có cánh quạt dịch chuyển V-22 Osprey có tầm bay và tốc đội siêu đẳng. Các phi đoàn vận tải hạng nặng được trang bị với các trực thăng CH-53E Super Stallion, dẫn dần sẽ được thay thế với loại trực thăng cải tiến CH-53K. Các phi đoàn cường kích của Thủy quân lục chiến gồm có các chiến đấu cơ AV-8B Harrier II trong khi đó các sứ mệnh cường kích/không chiến thì được đảm trách bởi các phi cơ cường kích/khu trục F/A-18 Hornet. AV-8B, một loại phi cơ lên xuống thẳng đứng và/hoặc lên xuống trên phi đạo ngắn, có thể hoạt động từ các tàu tấn công đổ bộ, có thể đáp xuống các phi đạo dã chiến ngắn hay tại các căn cứ không lực trong khi đó F/A-18 chỉ có thể cất cánh từ mặt đất hoặc từ các hàng không mẫu hạm. Cả hai sẽ dần được thay thế bởi loại phi cơ phiên bản B nhóm lên xuống thẳng đứng và/hoặc lên xuống trên phi đạo ngắn F-35 Lightning II. Loại phi cơ mới này đang được các phi công Thủy quân lục chiến tập bay từ năm 2008. Ngoài ra, Thủy quân lục chiến cũng có các phi cơ dùng cho chiến tranh điện tử và phi cơ tiếp liệu trên không riêng của mình, đó là các loại KC-130 Hercules và EA-6B Prowler. Phi cơ Hercules vừa làm nhiệm vụ trong vai trò tiếp liệu và trong vai trò vận tải chiến thuật. Phi cơ Prowler là phi cơ dành cho chiến tranh điện tử chiến thuật duy nhất còn hoạt động của Hoa Kỳ. Nó được gán cho biệt hiệu là "tài sản của quốc gia"; thường được cho mượn cùng với các phi cơ Prowler của Hải quân Hoa Kỳ và EA-18G Growler để hỗ trợ cho bất cứ chiến dịch tác chiến nào của Hoa Kỳ kể từ khi các phi cơ dành cho chiến tranh điện tử của Không quân Hoa Kỳ bị loại bỏ vì cũ kỹ. Thủy quân lục chiến cũng có các phi cơ không người lái: RQ-7 Shadow và Scan Eagle cho công tác trinh sát chiến thuật. Phi đoàn Huấn luyện Không chiến Thủy quân lục chiến số 401 (VMFT-401) có các phi cơ F-5E, F-5F và F-5N Tiger II. Phi đoàn Trực thăng Thủy quân lục chiến số 1 (HMX-1) có các loại trực thăng VH-3D Sea King và VH-60N Nighthawk đảm trách vai trò chuyên chở các nhân vật quan trọng, nổi bật nhất là Marine One chở Tổng thống Hoa Kỳ nhưng các loại trực thăng này sẽ sớm được thay thế bởi trực thăng VH-71 Kestrel. Một phi cơ C-130 Hercules duy nhất của Thủy quân lục chiến có tên "Fat Albert" được sử dụng để hỗ trợ phi đội bay biểu diễn của Hải quân Hoa Kỳ là phi đội "Blue Angels". == Các trạm và căn cứ Thủy quân lục chiến == Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ có nhiều căn cứ chính (14 trong số đó dành cho các lực lượng tác chiến), một số cơ sở huấn luyện và hỗ trợ cũng như một số cơ sở tiện tích vệ tinh. Các căn cứ Thủy quân lục chiến được tập trung tại các nơi đóng quân của các Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến mặc dù các đơn vị trừ bị nằm rải rác khắp Hoa Kỳ. Các căn cứ chính: Trại Pendleton bên duyên hải phía tây là nơi đóng quân của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến I; Trại Lejeune ở duyên hải phía đông là nơi đóng quân của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến II; và Trại Butler ở Okinawa, Nhật Bản là nơi đóng quân của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân lục chiến III. Các căn cứ khác gồm có các trạm không lực, các khu tuyển mộ tân binh, các căn cứ tiếp vận và bộ tư lệnh huấn luyện. Trung tâm Tác chiến Không-Bộ Thủy quân lục chiến Twentynine Palms ở California là căn cứ lớn nhất của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và là căn cứ phức hợp nhất dành cho tập bắn đạn thật cho mọi loại vũ khí. Căn cứ Thủy quân lục chiến Quantico ở Virginia là nơi có Bộ tư lệnh Phát triển Tác chiến Thủy quân lục chiến, có biệt danh là "Ngã tư Thủy quân lục chiến". Thủy quân lục chiến cũng có các phân đôi đóng quân tại các căn cứ của các quân chủng khác, nhất là để chia sẻ nguồn lực tốt hơn, thí dụ như các trường đào tạo chuyên môn. Thủy quân lục chiến cũng có mặt và hoạt động tại nhiều căn cứ tiền phương trong suốt các chiến dịch viễn chinh. Sau hết, Thủy quân lục chiến cũng có sự hiện diện tại Vùng Thủ đô Quốc gia với các tổng hành dinh nằm rải rác trong vùng trong đó có mặt tại Ngũ Giác Đài, Henderson Hall, Cơ xưởng Hải quân, và Trại Thủy quân lục chiến, Washington, D.C. == Xem thêm == Quân đội Hoa Kỳ Thủy quân lục chiến == Chú thích == == Liên kết ngoài == USMC Official Web site Marines.com Official recruitment site Marine Corps Association Marines Commerical site Marine Corps Heritage Foundation Marine Corps League Marine Corps Engineer Association The future of the US Marine Corps
gilles simon.txt
Gilles Simon (sinh 27 tháng 12 năm 1984) là một vận động viên quần vợt chuyên nghiệp người Pháp. Anh bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2002 và là một trong những tay vợt hàng đầu của Pháp. Thứ hạng cao nhất anh đạt được là hạng 6 thế giới. Phải mất đến 5 năm từ khi thi đấu chuyên nghiệp, Simon mới có được danh hiệu cá nhân đầu tiên là chức vô địch giải Marseille năm 2007. Tính đến nay, anh đã có 8 danh hiệu ATP cá nhân. Tại vòng 2 của Rogers Cup 2008 ở Toronto, Canada, anh đã đánh bại tay vợt số 1 thế giới Roger Federer ngay ở lần gặp gỡ đầu tiên với tỉ số 2-1. Tháng 10 năm 2008, Simon lại đánh bại đương kim số 1 thế giới Rafael Nadal sau 3 séc ở bán kết giải Madrid Masters. == Cá nhân == Simon sinh ra tại Nice, trong một gia đình không có truyền thống về thể thao. Mẹ anh là bác sĩ còn cha anh làm trong ngành bảo hiểm . Được sự ủng hộ của cha mẹ, Simon bắt đầu chơi quần vợt khi mới 6 tuổi . Do di truyền của gia đình, anh có vóc dáng thấp nhỏ hơn bạn bè ở tuổi niên thiếu . Đó là lý do tay vợt Michael Chang có ảnh hưởng lớn tới anh, với vóc dáng của Chang chứng tỏ rằng đó không phải là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong việc thi đấu quần vợt . Tháng 9 năm 2010, Simon lần đầu tiên làm cha. Bạn gái Carine Lauret sinh cho anh một cậu con trai. Đứa trẻ được sinh chỉ trước một tháng Simon tham dự Giải quần vợt Mỹ Mở rộng 2010. == Các trận chung kết == === Đơn: 10 (8–2) === == Chú thích == == Liên kết ngoài == Simon trên trang chủ của ATP Kết quả các trận đấu gần đây của Simon Lịch sử thứ hạng của Simon
giáp cốt văn.txt
Giáp cốt văn (tiếng Trung: 甲骨文) hay chữ giáp cốt là một loại văn tự cổ đại của Trung Quốc, được coi là hình thái đầu tiên của chữ Hán, cũng được coi là một thể của chữ Hán. Giáp cốt văn mỗi giai đoạn đều có sự khác nhau, giáp cốt văn thời Vũ Đinh được xem như hoàn chỉnh nhất, và cũng có số lượng lớn nhất được phát hiện. == Sơ lược == Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN), dùng để ghi chép lại nội dung chiêm bốc của Hoàng thất lên trên mai rùa hoặc xương thú. Sau khi lật đổ nhà Thương, nhà Chu vẫn tiếp tục sử dụng thể chữ này. Cho đến nay, đây được xem là thể chữ cổ xưa nhất và là nguồn gốc hình thành chữ Hán hiện đại. Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên mai rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện An Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Xác định niên đại cách đây khoảng 3000 năm, được chia làm 2 loại là giáp văn và cốt văn. Giáp văn được khắc trên mai bụng của rùa, một số ít được khắc trên mai lưng, cốt văn được khắc trên xương trâu. Năm Quang Tự thứ 24 triều nhà Thanh (năm 1898), một số nông dân phát hiện ra những mảnh xương thú khắc văn tự, nhưng tưởng là "long cốt" có thể chữa bệnh nên đã bán cho các hiệu thuốc. Nhà kim thạch học Vương Ý Vinh (王懿荣) và học trò là Triệu Quân (赵军) vô tình phát hiện ra trên những "long cốt" đó là một loại văn tự cổ. Qua khảo sát phát hiện ra nơi có "long cốt" chính là kinh đô cũ của nhà Ân, tức Ân Khư (殷墟). Ban đầu các học giả không hề biết điều này, bởi vì các nhà buôn cố ý nói dối nơi tìm được "long cốt". Hiện tại người ta khai quật được khoảng 15 vạn mảnh xương như thế, có khoảng 4.500 chữ, đã đọc được khoảng 1/3. Chữ giáp cốt sử dụng các phương pháp tượng hình, chỉ sự, hội ý để cấu tạo chữ. Về mặt dụng tự pháp ta cũng bắt gặp phương pháp giả tá. Nội dung giáp cốt văn chủ yếu nói về thiên văn, khí tượng, địa lý, tôn giáo... phục vụ nhu cầu tâm linh của vua chúa quý tộc. Vì thế mà giáp cốt văn còn được gọi là chiêm bốc văn tự, chiêm bốc nghĩa là bói toán. == Tên gọi == Ngoài tên gọi phổ biến là Giáp cốt văn, nó còn được gọi bằng nhiều tên khác: "Khế văn" 契文, "Ân khế"殷契 xuất phát từ việc dùng dao để khắc nét. “Giáp cốt bốc từ" 甲骨卜辞, "Trinh bốc văn tự” 贞卜文字 xuất phát từ nội dung ghi chép là về việc chiêm bốc "Quy giáp thú cốt văn'龟甲兽骨文, "Quy giáp văn tự" 龟甲文字, "Quy bản văn" 龟版文 xuất phát từ vật liệu ghi chép là mai bụng rùa và xương thú. Ngày 25-12-1921, nhà sử học Trung Quốc Lục Mậu Đức 陆懋德 ở Bắc Kinh phát biểu trong "Thần Báo Phụ Khan" bài " Sự phát hiện và giá trị của Giáp cốt văn" lần đầu sử dụng tên gọi Giáp cốt văn. Từ đó, nhiều nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục sử dụng tên gọi này, và dần dần trở nên phổ biến trong giới nghiên cứu và nhân dân. == Đặc điểm của Giáp cốt văn == Xét về mặt số lượng cũng như kết cấu chữ, giáp cốt văn đã phát triển thành hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, đã có sự thể hiện cách cấu thành chữ theo lối "lục thư" chữ Hán, tuy nhiên chữ vẫn chưa thoát khỏi những hình vẽ nguyên thủy. Về mặt cấu tạo, một số chữ tương hình mang tính khắc họa đặc trưng của vật thực, chưa thống nhất về số nét, cách viết, bố cục chữ. Các chữ tượng ý của giáp cốt văn chỉ yêu cầu sự tổ hợp của các thành phần để tạo nên hàm ý của chữ, chưa chú ý sắp xếp. Do đó, chữ dị thể của giáp cốt văn rất nhiều, có chữ có hơn 10 cách viết. Vì chữ giáp cốt chú trọng miêu tả vật thật, do đó kích thước chữ không thống nhất. Chữ dài, ngắn khác nhau, một số chữ có thể to bằng vài chữ. Cách tạo chữ bao gồm tượng hình, tượng sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá,... mang dáng dấp của cách tạo chữ "lục thư" chữ Hán, cho thấy sự thành thục và mức phát triển cao của loại chữ viết này. Cách khắc chữ dù chưa thống nhất, nhưng cũng có tính thống nhất nhất định. Chữ hoặc được khắc từ trên xuống, hoặc từ dưới lên, từ trái qua, từ phải lại, thường nét ngang trước nét dọc. Do khắc bằng dao, nên các nét mảnh và thẳng. Lại do vật liệu (xương cứng, mềm), dụng cụ (dao cùn, bén) mà nét chữ khắc lên thô mảnh không đồng nhất. Độ dài ngắn nét không nhất định. Có chữ ngoằn ngoèo, bắt chéo, lại có chữ phân bố tầng lớp một cách trang trọng, thể hiện sự sáng tạo phong phú và cảm hứng thẫm mỹ của người xưa. Mặc dù vậy, giáp cốt văn vẫn giữ được sự đối xứng và bố cục tương đối ổn định. Do đó có người cho rằng thư pháp Trung Quốc bắt đầu từ chữ giáp cốt, vì nó đã mang 3 đặc tính của thư pháp: dụng bút, kết tự, chương pháp. == Quá trình khai quật == Năm Quang Tự thứ 25 (1899) giáp cốt văn bắt đầu được các nhà kim thạch học cất giữ. Từ năm 1928 đến năm 1937 Sở nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ thuộc viện Nghiên cứu Trung ương Trung Quốc đã khai quật được khoảng 25.000 mảnh xương ở Ân Khư. Năm 1937 tại An Dương, Hà Nam, Trung Quốc đã có khoảng hơn 4.000 mảnh xương được khai quật. Từ năm 1954, viện Nghiên cứu Trung ương cũng tìm được khoảng 300 mảnh xương tại Sơn Tây, Bắc Kinh, di chỉ Chu Nguyên. == Tình trạng bảo tồn == Hiện đã khai quật được khoảng 154.000 mảnh xương, trong đó Trung Quốc đại lục giữ hơn 100.000, Đài Loan hơn 30.000, Hồng Kông hơn 100, 12 quốc gia khác như Nhật Bản, Anh, Thụy Điển... giữ khoảng 27.000 mảnh nữa. == Một số ví dụ == == Tham khảo ==
botswana.txt
Botswana, tên chính thức Cộng hoà Botswana (phiên âm Tiếng Việt: Bốt-xoa-na; tiếng Tswana: Lefatshe la Botswana), là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Phi. Trước kia nó là quốc gia bảo hộ Bechuanaland bởi Vương quốc Anh, Botswana đã đổi tên mới và trở thành một quốc gia độc lập bên trong Khối thịnh vượng chung Anh Quốc vào ngày 30 tháng 9 năm 1966. Nước này có chung biên giới với Nam Phi ở phía nam và đông nam, Namibia ở phía tây, Zambia ở phía bắc, và Zimbabwe phía đông bắc. Về kinh tế, nước này có quan hệ chặt chẽ với Nam Phi, chủ yếu dựa vào khai mỏ (đặc biệt là kim cương), chăn nuôi gia súc, và du lịch. Đất nước được đặt tên theo nhóm sắc tộc lớn nhất, người Tswana. == Lịch sử == Từ thế kỷ 13, nhiều bộ lạc du mục từ miền Bắc châu Phi, trong đó có người Suana, đã đến sinh sống ở vùng đất ngày nay thuộc Botswana. Cuối thế kỷ 19, sự thù địch xảy ra giữa người Shona sống tại Botswana và các bộ lạc Ndebele di cư tới lãnh thổ này từ Sa mạc Kalahari. Căng thẳng cũng tăng lên với người định cư Boer từ Transvaal. Sau những lời kêu gọi trợ giúp của các lãnh đạo Batswana Khama III, Bathoen và Sebele, Ngày 31 tháng 3 năm 1885 chính phủ Anh đặt "Bechuanaland" dưới quyền bảo hộ của nước này. Lãnh thổ phía bắc tiếp tục nằm dưới quyền cai trị trực tiếp với tư cách là Quốc gia bảo hộ Bechuanaland và trở thành Botswana hiện nay, trong khi lãnh thổ phía nam trở thành một phần của Thuộc địa Cape và hiện là một phần của tỉnh phía tây bắc Nam Phi, với đa số người nói tiếng Setswana hiện sống tại Nam Phi. Khi Liên minh Nam Phi được thành lập năm 1910, những thuộc địa chính của Anh Quốc trong vùng: Quốc gia bảo hộ Bechuanaland, Basutoland (hiện là Lesotho), và Swaziland ("Các Lãnh thổ Cao Uỷ") không thuộc vào đó, mà được dự định để sáp nhập với nhau sau này. Tuy nhiên, việc sáp nhập sẽ do nhân dân tại vùng đó quyết định, và dù các chính phủ sau này của Nam Phi không ngừng tìm cách đòi Anh Quốc chuyển giao chúng, Anh vẫn giữ các lãnh thổ này và cuối cùng việc chuyển giao đã không xảy ra. Cuộc bầu cử chính phủ Quốc gia năm 1948, dẫn tới việc thiết lập chế độ apartheid, và Nam Phi rút khỏi Khối thịnh vượng chung năm 1961, chấm dứt bất kỳ tham vọng sáp nhập vùng đất này vào Nam Phi. Việc Anh Quốc mở rộng quyền lực trung ương và khuynh hướng chính phủ bộ lạc dẫn tới việc thành lập hai hội đồng tư vấn đại diện Người Phi và Người Âu vào năm 1920. Các tuyên bố năm 1934 quy định quyền của bộ lạc. Một hội đồng tư vấn Âu-Phi được thành lập năm 1951, và hiến pháp năm 1961 thành lập một hội đồng tư vấn lập pháp. Tháng 6, 1964, Anh Quốc chấp nhận những đề xuất về một chính phủ dân chủ tự quản tại Botswana. Vị trí trụ sở chính phủ được chuyển từ Mafikeng ở Nam Phi tới Gaborone năm 1965. Hiến pháp năm 1965 dẫn tới những cuộc tổng tuyển cử đầu tiên và nền độc lập ngày 30 tháng 9 năm 1966. Seretse Khama, một lãnh đạo của phong trào độc lập và là người thích hợp nhất cho vị trí lãnh đạo Ngwato, được bầu làm tổng thống đầu tiên, ông tái cử thêm hai lần nữa và chết khi đang tại chức năm 1980. Quyền lực tổng thống được chuyển sang phó tổng thống, Ketumile Masire, ông chính thức trúng cử năm 1984 và tái nhiệm năm 1989 và 1994. Masire nghỉ hưu năm 1998. Chức vụ tổng thống lại được giao cho phó tổng thống, Festus Mogae, ông này chính thức trúng cử năm 1999 và tái trúng cử năm 2004. == Địa lý và môi trường == Chủ yếu là cao nguyên bằng phẳng hơi lồi lõm; Sa mạc Kalahari nằm ở phía tây nam Diện tích 600.370 km² (231.788 dặm²), Botswana là nước lớn thứ 45 trên thế giới (sau Ukraina). Kích thước nước này tương đương với Madagascar, và hơi nhỏ hơn bang Texas của Hoa Kỳ. Diện tích Botswana chủ yếu bao phủ bởi Sa mạc Kalahari, tới 70% diện tích đất nước. Đồng bằng Okavango, đồng bằng trong đất liền lớn nhất thế giới, nằm ở phía tây bắc. Lòng chảo Makgadikgadi, một lòng chảo muối lớn nằm ở phía bắc. Botswana có nhiều vùng thiên nhiên hoang dã đa dạng, gồm đồng bằng Okavango, sa mạc Kalahari, các đồng cỏ và savanna, các savana và đồng cỏ là nơi sinh sống của linh dương đầu bò xanh và nhiều loài linh dương cũng như các loại động vật có vú khác. == Chính trị == Chính trị Botswana dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Botswana vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa nguyên. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp do chính phủ và Nghị viện Botswana đảm nhận. Từ khi giành lại độc lập, hệ thống đảng phái do Đảng Dân chủ Botswana thống trị. Nhánh tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp. === Khu vực hành chính === Botswana được chia thành chín quận: Các quận lại được chia thành 28 khu dưới cấp quận. Các khu vực đông dân cư nhất (theo thứ tự giảm dần) Các thành phố Gaborone Francistown Thị trấn và Làng mạc === Quân đội === Ở thời độc lập Botswana không có các lực lượng quân đội. Chỉ sau khi bị quân đội Rhodesia tấn công, Botswana mới thành lập Lực lượng Phòng vệ Botswana (BDF) để tự vệ năm 1977. Tổng thống là tổng tư lệnh và một ủy ban quốc phòng được tổng thống chỉ định. BDF hiện gồm khoảng 12.000 thành viên. BDF là một lực lượng vũ trang tốt và có kỷ luật. Sau những thay đổi chính trị tích cực tại Nam Phi và trong vùng, các nhiệm vụ của BDF ngày càng chú trọng vào các hoạt động chống săn trộm, ngăn ngừa thảm hoạ, và giữ gìn hòa bình quốc tế. Hoa Kỳ là nước cung cấp viện trợ duy nhất và lớn nhất cho sự phát triển của BDF, và một phần lớn sĩ quan trong lực lượng này đã được huấn luyện quân sự từ Hoa Kỳ. BDF là một tổ chức phi chính trị và chuyên nghiệp. === Quan hệ nước ngoài === Botswana đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế và chính trị vào Nam Phi. Nước này tìm cách biến Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi (SADC) thành một tổ chức hữu hiệu để phát triển kinh tế và tăng cường các nỗ lực nhằm đưa vùng này ngày càng có khả năng tự quyết cao hơn trong đối ngoại, giải quyết xung đột, và quản lý tốt. Sau khi chấm dứt thời kỳ apartheid Nam Phi cũng đang tích cực tham gia vào những nỗ lực trên. Botswana có chung quan điểm với châu Phi về hầu hết các vấn đề quốc tế và hiện họ là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Khối thịnh vượng chung và Liên minh châu Phi (AU). Botswana cũng là thành viên của Tòa án Tội phạm Quốc tế với một Thỏa thuận Miễn trừ Song phương bảo vệ cho quân đội Hoa Kỳ (như được quy định trong Điều 98). == Kinh tế == Từ khi độc lập, Botswana có mức tăng trưởng thu nhập trên đầu người cao nhất thế giới Tăng trưởng kinh tế trung bình ở mức 9% trong giai đoạn 1966 tới 1999. Chính phủ luôn duy trì một chính sách thuế lành mạnh, dù có thâm hụt ngân sách trong giai đoạn 2002 và 2003, và mức độ nợ nước ngoài không đáng kể. Nước này có tỷ lệ tín dụng tốt nhất Châu Phi và có kho dữ trữ ngoại tệ (hơn $5.1 tỷ năm 2003/2004) tương đương mức nhập khẩu trong hai năm rưỡi. Kỷ lục đáng chú ý của kinh tế Botswana được xây dựng trên nền tảng sử dụng thông minh nguồn thu và số tiền có được từ khai thác kim cương cung cấp cho phát triển kinh tế thông qua các chính sách thuế đáng tin cậy và chính sách đối ngoại cẩn trọng. Debswana, công ty mỏ kim cương duy nhất hoạt động tại Botswana, thuộc 50% sở hữu nhà nước và cung cấp một nửa nguồn thu cho chính phủ. Tuy nhiên, chi tiêu phát triển kinh tế đã bị cắt giảm 10% giai đoạn 2002-2003 hậu quả của sự tái phát thâm hụt ngân sách và tăng chi tiêu cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Botswana bị ảnh hưởng rất nặng bởi đại dịch AIDS; tuổi thọ bình quân chỉ xấp xỉ 40, chỉ hơn Zimbabwe và Swaziland. Gần một phần ba người dân Batswana có HIV, khiến Botswana trở thành nước có tỷ lệ người có HIV đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Swaziland. [4] Chính phủ nhận biết rằng HIV/AIDS sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế và đang tìm cách ngăn chặn đại dịch, gồm cung cấp thuốc miễn phí và một chương trình ngăn chặn bệnh truyền từ mẹ sang con trên khắp đất nước. Một số khoản thâm hụt ngân sách của Botswana có nguyên nhân từ chi phí quân sự cao (khoảng 4% GDP năm 2004, theo CIA World Factbook), mà những lời chỉ trích cho rằng không cần thiết trong hoàn cảnh ít có khả năng xảy ra xung đột quốc tế (dù chính phủ Botswana cũng sử dụng đội quân này cho các chiến dịch đa bên và những hỗ trợ). === Phát triển lĩnh vực tư nhân và đầu tư nước ngoài === Botswana đang tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, không còn phụ thuộc nhiều vào khai thác mỏ, vốn chiếm tới một phần ba GDP, và đã giảm từ mức một nửa GDP trong thập kỷ 1990. Đầu tư và quản lý nước ngoài đang được khuyến khích tại Botswana. Botswana đã hủy bỏ việc kiểm soát trao đổi ngoại tệ năm 1999, và có mức thuế tổng thể thấp (15%), không cấm người nước ngoài sở hữu các công ty, và giữ được mức lạm phát trung bình (7.6% tháng 11 năm 2004). Chính phủ Botswana hiện dự kiến đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy khả năng cạnh tranh, gồm cả một Chiến lược Quản lý Đầu tư Nước ngoài mới, Chính sách Cạnh tranh, Kế hoạch Tư nhân hoá, và Chiến lược Phát triển Xuất khẩu Quốc gia. Với những thành tựu quản lý kinh tế tốt đã được chứng minh, Botswana được Tổ chức Minh bạch Thế giới xếp hạng là nước có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất Châu Phi năm 2004, đứng trước cả nhiều nước Châu Âu và Châu Á. Diễn đàn Kinh tế Thế giới coi Botswana là một trong hai quốc gia mức độ tính cạnh tranh kinh tế cao nhất châu Phi. Năm 2004 Botswana từng một lần nữa được Moody's và Standard & Poor's xếp hạng "A" theo tỷ lệ tín dụng. Thứ hạng này đồng nghĩa Botswana có mức rủi ro tín dụng thấp nhất châu Phi và hơn cả nhiều nước tại Trung Âu, Đông Á và Mỹ La tinh. Đầu tư của Mỹ tại Botswana còn ở mức độ khá thấp, nhưng vẫn đang tiếp tục tăng. Các công ty lớn của Mỹ, như H.J. Heinz và AON Corporation, hiện đang có mặt thông qua các dự án đầu tư trực tiếp, trong khi các công ty khác như Kentucky Fried Chicken và Remax, hiện diện thông qua các chi nhánh. Tỷ lệ quyền tín dụng theo Moody's và Standard & Poor's đã cho thấy rõ ràng rằng, dù vẫn còn những thách thức như thị trường nhỏ, không có cảng biển, thủ tục hành chính còn rườm ra, Botswana vẫn là một trong những địa điểm đầu tư tốt nhất trong số các nước đang phát triển. Botswana có một Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ gồm 90 thành viên chấp nhận tư cách thành viên từ những chi nhánh công ty Hoa Kỳ. Vì yếu tố lịch sử và địa lý, Botswana có mối quan hệ bền chặt và tư lâu đời về kinh tế với Nam Phi. Liên minh Thuế quan Nam Phi (SACU), gồm Botswana, Lesotho, Swaziland, và Nam Phi, được thành lập từ năm 1910, và là liên minh thuế quan lâu đời nhất thế giới. Namibia tham gia liên minh năm 1990. Theo thỏa thuận liên minh, Nam Phi đã thu các khoản thuế quan, mua bán và thực hiện nghĩa vụ thuế cho tất cả năm thành viên, và chia theo tỷ lệ nhập khẩu của mỗi thành viên. Công thức chia chính xác và việc đưa ra quyết định về thuế quan — thuộc quyền riêng của Chính phủ Nam Phi — ngày càng gây nhiều tranh cãi, và các thành viên đang tái đàm phán lại thỏa thuận năm 2001. Cơ cấu mới đã được chính thức phê chuẩn và một Ban thư ký SACU đã được thành lập tại Windhoek, Namibia. Sau khi Nam Phi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Botswana cũng tham gia vào tổ chức này; vì thế nhiều loại thuế của SACU đã sụt giảm, khiến các sản phẩm từ biên ngoài có tính cạnh tranh cao hơn trong Botswana. Hiện các nước thành viên SACU và Hoa Kỳ đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do. Botswana cũng đang đàm phán một hiệp định thương mại tự do với Mercosur và một Thỏa thuận Đối tác Kinh tế với Liên minh châu Âu như một phần của SADC. Tiền tệ của Botswana, đồng Pula, hoàn toàn chuyển đổi được và được định giá theo một rổ tiền tệ, đặc biệt theo đồng Rand của Nam Phi. Lợi tức và đầu tư trực tiếp có thể được đưa ra bên ngoài không bị hạn chế tại Botswana. Chính phủ Botswana đã giải phóng mọi biện pháp quản lý trao đổi ngoại tệ năm 1999. Ngân hàng Trung ương đã phá giá đồng Pula 7.5% vào tháng 2 năm 2004 trong nỗ lực nhằm giữ khả năng cạnh tranh chống lại sự tăng giá của đồng Pula. Tháng 5 năm 2005, một lần nữa đồng Pula lại bị phá giá 12% và chính sách "hạn chế thay đổi tỷ giá" đã được thông qua. Đa số (70%) lượng điện của Botswana được nhập khẩu từ công ty Eskom của Nam Phi. 80% sản xuất trong nước tập trung ở một nhà máy, Morupule Power Station gần Palapye. Gaborone là nơi đóng trụ sở của Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi (SADC), hậu duệ của Hội nghị Phối hợp Phát triển Nam châu Phi (SADCC-được khởi động năm 1980), tập trung vào việc tự do hóa phát triển kinh tế vùng không phụ thuộc vào nước Nam Phi đang còn dưới chế độ apartheid. SADC thu nhận Nam Phi với tư cách một thành viên dân chủ mới từ năm 1994 và đã có nhiều biện pháp khuyến khích tăng trưởng, phát triển và hội nhập kinh tế sâu rộng hơn nữa của Nam Phi. Nghị định thư Thương mại của SADC được đưa ra ngày 1 tháng 9 năm 2000, kêu gọi bãi bỏ mọi hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho thương mại vào năm 2008 giữa 11 nước thành viên đã ký kết. Nếu thành công, nó sẽ tạo cho các công ty Botswana quyền tự do tiếp cận các thị trường rộng lớn trong vùng. Thất bại của SADC trong việc cô lập chính phủ Mugabe tại Zimbabwe đã gây phương hại tới một số cơ hội hợp tác giữa tổ chức này và Hoa Kỳ. Botswana hiện đang trong quá trình vạch ra một Chương trình Hành động nhằm hạn chế tình trạng lao động trẻ em, được cho là sẽ được thông qua năm 2006-2007. === Tình hình kinh tế năm 2010 === Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm 2009 (tăng trưởng âm 5,2%) nhưng nhờ có sự ổn định tương đối về chính trị, quản lý tài chính – ngân sách chặt chẽ, hiệu quả và có nguồn tài nguyên khoáng sản giàu có, kinh tế Botswana đã thoát ra khỏi suy thoái và có mức tăng trưởng đạt 3,1% trong năm 2010. Về ngoại thương, trong năm 2010, Botswana xuất khẩu một lượng hoá trị giá 4,4 tỷ USD trong đó chủ yếu là các mặt hàng khoáng sản như kim cương, đồng, niken. Dệt may chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của nước này. Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá năm 2010 đạt mức 4,5 tỷ USD với hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm, máy móc, xăng dầu… === Du lịch === Du lịch đóng một vai trò quan trọng tại Botswana. Một số vườn quốc gia và các khu bảo tồn, với sự phong phú các loài động thực vật hoang dã, đang là nơi thu hút nhiều du khách. Botswana là khung cảnh cho loạt truyện trinh thám được nhiều người ưa thích của Alexander McCall Smith, The No. 1 Ladies' Detective Agency, và cũng là nơi quay bộ phim năm 1980 The Gods Must Be Crazy. == Văn hoá == === Nghệ thuật === Ở vùng phía bắc Botswana, phụ nữ trong các làng Etsha và Gumare nổi tiếng về nghề thủ công làm thúng từ Cọ Mokola và các loại thuốc nhuộm địa phương. Những chiếc thúng này nói chung được đan theo ba kiểu: lớn, thúng có nắp để đựng, thúng lớn không nắp để đội các vật trên đầu hay chứa thóc đã quạt sạch, và các thúng dẹt để đựng các loại gạo đã giã. Tính nghệ thuật của những chiếc thúng này được nâng cao nhờ việc sử dụng màu sắc và kiểu thiết kế, hiện tại chúng ngày càng được sản xuất chủ yếu cho mục đích thương mại. Các cộng đồng thủ công nổi tiếng khác gồm Gốm Thamaga và Dệt Oodi, cả hai đều ở vùng đông nam Botswana. Những bức họa cổ nhất tại cả Botswana và Nam Phi đều thể hiện cảnh săn bắn, gồm cả những hình người và thú vật, chúng được người Khoisan (!Kung San/Bushmen) sáng tác từ 20.000 năm trước tại sa mạc Kalahari. === Văn học === Bessie Head thường được coi là nhà văn nổi tiếng Botswana. Bà đã chạy trốn chế độ apartheid tại Nam Phi sang sống và sáng tác tại Botswana. Bà đã sống ở đây từ năm 1964 (khi nó vẫn là Quốc gia Bảo hộ Bechuanaland) cho tới khi mất khi 49 tuổi năm 1986. Bà đã sống tại Serowe, và những cuốn sách nổi tiếng nhất của bà, When Rain Clouds Gather, Maru, và A Question of Power đều được sáng tác ở đây. Botswana là khung cảnh của nhiều tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng của Alexander McCall Smith. Vai chính trong những tiểu thuyết đó, Precious Ramotswe, sống tại Gaborone. Cuốn đầu tiên, The No. 1 Ladies' Detective Agency xuất hiện năm 1998 tại UK (và 2001 tại US). Những cuốn sách vui vẻ được đón nhận nồng nhiệt vì sự quan tâm tới con người và các màu sắc địa phương. Norman Rush, là một đạo diễn tại Peace Corps ở Botswana từ năm 1978 đến 1983, thường lấy khung cảnh đất nước làm nền cho những cuốn sách của ông, nói chung thường tập trung vào các cộng đồng xa xứ. Unity Dow (sinh năm 1959) là một thẩm phán, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền Botswana. Bà xuất thân từ vùng nông thôn và thường coi trọng các giá trị truyền thống châu Phi. Mẹ bà không thể đọc tiếng Anh, và thường mọi quyết định đều do người đàn ông trong nhà đưa ra. Bà đã học để trở thành một luật sư và đa số thời gian học tập đều diễn ra ở phương tây. Khi còn là luật sư bà đã được ca ngợi vì những lập trường về nữ quyền của mình. Bà đã đứng nguyên đơn trong một vụ kiện cho phép con cái các phụ nữ quốc tịch bên ngoài được coi là người Batswana. Truyền thống và luật pháp về vấn đề quốc tịch này thường chỉ xét tới quốc tịch người cha. Bà sau này trở thành người phụ nữ đầu tiên làm Thẩm phán Tòa án Botswana. Bà đã sáng tác ba cuốn sách. Chúng thường đề cập tới sự lo ngại về các vấn đề liên quan tới sự đấu tranh giữa các giá trị truyền thống và Phương Tây. Chúng cũng thể hiện sự quan tâm của bà tới vấn đề giới và sự nghèo đói của đất nước. === Ngày lễ === == Tôn giáo == Ước tính có khoảng 70% công dân của nước này tự nhận mình là Kitô hữu. Anh giáo, Methodist chiếm đa số trong các Kitô hữu. Ngoài ra còn có Giáo hội Luther, người Công giáo La Mã, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm, Báp-tít, Mennonites, Mặc Môn, Nhân chứng Jehovah, và giáo phái Kitô giáo khác. Theo điều tra dân số năm 2001, cả nước có khoảng 5.000 người Hồi giáo, chủ yếu là gốc Nam Á, 3.000 người theo đạo Hindu và 700 người đạo Bahá'í. Khoảng 20% ​​người dân không tôn giáo. == Giáo dục == Botswana đã có những bước tiến bộ vượt bậc trong giáo dục kể từ khi giành lại độc lập năm 1966. Thời ấy có rất ít người trong nước có học thức và chỉ một số phần trăm nhỏ dân cư được đến trường. Với việc phát hiện ra kim cương và khoản thu do nó mang lại, hệ thống giáo dục đã được chú trọng phát triển lớn. Tất cả học trò đều được đảm bảo mười năm giáo dục căn bản, để được cấp Chứng nhận giáo dục dưới đại học. Gần một nửa số người trong độ tuổi đi học theo học tiếp hai năm dự bị để được cấp Chứng nhận Giáo dục Tổng quát Botswana (BGCSE). Sau khi rời trường, học sinh có thể theo một trong số sáu trường cao đẳng kỹ thuật trong nước, hay trải qua các khóa học nghề. Các sinh viên giỏi nhất vào Đại học Botswana tại Gaborone, một trường hiện đại với số lượng sinh viên lên tới hơn mười nghìn người. Số lượng không phải lúc nào cũng tương xứng với chất lượng. Các trường tiểu học đặc biệt thiếu thốn cơ sở vật chất và các giáo viên được trả lương thấp hơn đồng nghiệp cấp dự bị. Chính phủ Botswana hy vọng bằng cách đầu tư một khoản tiền lớn vào giáo dục, nền kinh tế đất nước sẽ ít phụ thuộc hơn vào nguồn thu từ kim cương, cũng như vào số lượng lao động lành nghề từ bên ngoài. Tháng 1 năm 2006, Botswana đã thông báo việc tái thu phí giáo dục sau hai thập kỷ bao cấp dù chính phủ vẫn cấp học bổng toàn phần và chi phí ăn ở cho mọi sinh viên đại học trong nước, cũng như tại trường Đại học Botswana hay nếu công dân muốn theo học những khoa chưa có trong nước, như y tế, họ sẽ được cấp học bổng để theo học ở nước ngoài. == Ghi chú và Tham khảo == Denbow, James and Thebe, Phenyo C., Culture and Customs of Botswana == Xem thêm == Danh sách các chủ đề liên quan tới Botswana Viễn thông Botswana Nhân khẩu Botswana Vận tải Botswana Âm nhạc Botswana == Liên kết ngoài == Tổng quan BBC News - Country Profile: Botswana Mục “Botswana” trên trang của CIA World Factbook. Hướng dẫn Open Directory Project - Botswana directory category Stanford University - Africa South of the Sahara: Botswana directory category The Index on Africa - Botswana directory category [5] Botswana Map http://www.sas.upenn.edu/African_Studies/Country_Specific/Botswana.html University of Pennsylvania - African Studies Center: Botswana] directory category Yahoo! - Botswana directory category Encyclopedia of the Nations: Botswana Bản mẫu:Quốc gia miền Nam châu Phi Bản mẫu:Thành viên Liên minh châu Phi
1971.txt
Theo lịch Gregory, năm 1971 (số La Mã: MCMLXXI) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ sáu. == Sự kiện == === Tháng 2 === 8 tháng 2: Quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiến vào Lào để cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh trong một thời gian ngắn, mở đầu chiến dịch Lam Sơn 719 10 tháng 2: Trung Quốc và Nigeria thiết lập quan hệ ngoại giao === Tháng 3 === 9 tháng 3: Nguyễn Văn Thiệu hạ lệnh rút quân khỏi Lào 12 tháng 3: Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra binh biến 24 tháng 3: Kết thúc chiến dịch Lam Sơn 719 25 tháng 3: Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan lần thứ ba 26 tháng 3: Thành lập nước cộng hòa Bengal. === Tháng 4 === 10 tháng 4: Trung Quốc và Hoa Kỳ triển khai ngoại giao 19 tháng 4: Thành lập nước cộng hòa Sierra Leone === Tháng 8 === 4 tháng 8: Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao. === Tháng 9 === 3 tháng 9: Đồng thuận tứ cường Berlin được ký kết bởi Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô. === Tháng 10 === 25 tháng 10: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 2758, thừa nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là chính thể hợp pháp duy nhất ở Trung Quốc. === Tháng 12 === 3 tháng 12: Pakistan tiến hành công kích vào sân bay của Ấn Độ ở Kashmir 4 tháng 12: Pakistan tấn công trên bộ, Ấn Độ đáp trả 7 tháng 12: Trung Quốc và Senegalia thiết lập quan hệ ngoại giao. 16 tháng 12: Khối phía đông thừa nhận Bengal 17 tháng 12: Ấn Độ và Pakistan tuyên bố ngừng bắn. == Sinh == == Mất == == Giải Nobel == Hóa học - Gerhard Herzberg Văn học - Pablo Neruda Hòa bình - Willy Brandt Vật lý - Dennis Gabor Y học - Earl W. Sutherland, Jr Kinh tế - Simon Kuznets == Xem thêm == Thế giới trong năm 1971, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
philip johnson.txt
Philip Cortelyou Johnson (8 tháng 7 năm 1906 – 25 tháng 1 năm 2005) là một kiến trúc sư người Mỹ. Ông là giám đốc đầu tiên của bộ phận kiến trúc thuộc Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại New York (Museum of Modern Arts - MoMA) vào năm 1946 và sau này là người đại diện của MoMA. Ông được tặng Huy chương Vàng của Học viện kiến trúc sư Mỹ năm 1978 và là người đầu tiên đoạn giải thưởng Pritzker vào năm 1979. Ông từng là sinh viên tại Đại học Harvard. == Ảnh hưởng == Vào năm 1932, ông cộng tác với Henry-Russell Hitchcock viết tác phẩm "Phong cách quốc tế: Kiến trúc từ năm 1922" (The International Style: Architecture Since 1922). Tác phẩm này đã ghi nhận các đặc điểm cho sự phát triển giai đoạn đầu của Kiến trúc Hiện đại trên thế giới. Johnson được biết đến với kiến thức sâu, rộng về trường phái hiện đại châu Âu và giới thiệu Ludwig Mies van der Rohe ở Mỹ. Với tư cách là cố vấn của nhóm New york Five, một nhà môi giới quyền lực, một nhân vật nổi danh và một ủy viên quản trị của Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (Museum of Modern Art - MoMA), Johnson đã có một ví trí lý tưởng để quảng bá quan điểm của mình về kiến trúc như một ngành nghệ thuật cân bằng với các loại nghệ thuật khác. Tuy rằng Johnson vẽ không được đẹp nhưng bù lại ông có một giác quan về đồ họa và thiết kế hoàn hảo. Như một nhân vật nổi danh của kiến trúc Mỹ trong nhiều thập kỷ, Johnson vừa là một biểu tượng lớn, nhà tiên tri, một nhà châm biếm, ông thực sự là một nguồn dữ liệu tin tưởng của trí tuệ và các nhận xét phê bình. == Liên quan tới chủ nghĩa Phát xít == Một trong số những điểm gây tranh cãi trong sự nghiệp của Johnson là sự tán dương chủ nghĩa Phát xít trong vòng tám năm, bắt đầu từ năm 1932. Sau khi tách mình ra khỏi thành công của ông với MoMa, Johnson đã nỗ lực gia nhập lực lượng của thống đốc bang Louisiana là Huey Long, một hành động mà báo chí đương thời cho là kì quái. Sau khi Huey Long bị ám sát năm 1935, Johnson viết một loạt các bài thẳng thừng Bài Do thái cho linh mục Charles Coughlin ở đài phát thanh Detroit, đồng thời chạy đua vào cơ quan công quyền ở Ohio và cố gắng lập một đảng Phát xít ở Mỹ. Johnson cũng đi du lịch tại Nürnberg trong cuộc mít tinh của Adolf Hitler năm 1938. Năm 1938, Johnson đến Ba Lan sau khi bị nước Đức xâm lược. Khi đó ông đã viết: Những bộ quân phục màu xanh của người Đức đã làm quan cảnh thật vui tưoi và hạnh phúc [...] Ở đó chẳng còn mấy người Do Thái. Chúng ta thấy Warszawa bốc cháy và Modlin bị dội bom. Thật là một quang cảnh hào hứng Sau một cuộc điều tra của FBI và trong quãng thời gian chờ đợi trước khi nước Mỹ tham chiến ở Thế Chiến thứ hai, Johnson từ bỏ sự ủng hộ của mình với chủ nghĩa Phát xít khoảng giữa năm 1940 và quay lại Đại học Harvard. Những năm sau đó, ông từ bỏ chủ nghĩa Phát xít và thiết kế một hội đường Do Thái giáo miễn phí như một lời xin lỗi. Trong triết lý của mình, Johnson chỉ tập trung vào thẩm mỹ mà bỏ đi tất cả các khía cạnh khác, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1973, ông đã nói: Điểm duy nhất tôi thực sự lấy làm tiếc về những chế độ độc tài không phải là về nền chuyên chính, bởi vì tôi hiểu rằng, vào thời của Julius, của Justinian và của Caesar phải có những nhà độc tài. Ý của tôi là tôi thực sự không quan tâm gì đến khía cạnh chính trị. Tôi không thấy bất cứ một ý nghĩa nào về nó. Về phần Hitler, nếu ông ta có thể là một kiến trúc sư tốt == Một số công trình nổi tiếng == Công trình nổi tiếng nhất của Johnson là nhà kính New Canaan tại Connecticut, một công trình có không gian mở và trong suốt, được ông thiết kế làm nhà riêng và cũng là luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của ông tại Đại học Harvard năm 1949. Công trình này có rất nhiều điểm tương tự nhà kính Farnsworth của Mies. Công trình trụ sở AT&T của Johnson, hoàn thành năm 1984, lại mang một hình ảnh hoàn toàn khác. Với lớp vỏ màu hồng bằng đá cẩm thạch và một dáng vẻ cổ điển, công trình là một sự tương phản với thẩm mỹ kiến trúc Hiện đại của những nhà chọc trời trong khu Manhattan. Yếu tố đập vào mắt mọi người ở công trình đó là chi tiết trán tường có một cung tròn bị vỡ ra thành hình tròn kiểu Chippendade, một kiểu tủ cổ Ý. Cách xử lý này chính là một trong những thủ pháp của Kiến trúc Hậu Hiện đại. Theo một số nhà nghiên cứu, đây được xem như tuyên ngôn đầu tiên của Kiến trúc Hậu Hiện đại, khi mà thẩm mỹ của kiến trúc Hiện đại đã đi vào ngõ cụt. Một số công trình nổi tiếng khác của Johnson gồm có Nhà John de Menil, Houston, 1950 Nhà hàng Bốn mùa tại tòa nhà Seagram của Mies van der Rohe, thành phố New York, 1959 Nhà hát bang New York (trụ sở của dàn Opera thành phố New York và đoàn Ballet thành phố New York) tại Trung tâm Lincoln cộng tác với Richard Foster, 1964 Thư viện Elmer Holmes Bobst tại Đại học New York, 1967 - 1972 Tháp IDS ở Minneapolis, Minnesota, 1972 Bảo tàng Nghệ thuật Nam Texas ở Corpus Christi, Texas, 1972 Thư viện công cộng Boston, 1973 Nhà thờ chính tòa Pha Lê tại Garden Grove, California, 1980 Tháp Williams, Houston, 1983 Bảo tàng nghệ thuật Neuberger tại Đại học Tiểu bang New York, Purchase College, Quảng trường Tạ ơn, Dallas, Texas, Khu học xá chính của Đại học Saint Thomas, Houston, Texas Ngân hàng Cộng hòa, Houston, Texas Nhà hát Cleveland, Cleveland, Ohio Bảo tàng Nghệ thuật tại Học viện Nghệ thuật Munson-Williams-Proctor, Utica, New York. 190 South LaSalle, Chicago 191 Tháp Peachtree, Atlanta, Georgia Trung tâm One Atlantic, (còn được gọi là tháp IBM), Atlanta, Georgia Công trình Cánh cổng châu Âu, Madrid, Tây Ban Nha Fort Worth Water Gardens Quảng trường PPG, Pittsburgh, Pennsylvania, cộng tác với John Burgee, 1984 Bảo tàng Amon Carter, Fort Worth, Texas == Trích dẫn == "Kiến trúc là nghệ thuật làm sao để phí phạm không gian" "Nhiệm vụ của người kiến trúc sư ngày nay là tạo ra những công trình đẹp, vậy thôi" == Tham khảo == Tài liệu về Philip Johnson tại Great Buildings Online. Tiểu sử của Philip Johnson tại trang web của giải thưởng Pritzker Philip Johnson on NewsHour (1996). Truy cập Sep. 27, 2003. Mark Stevens, "Form Follows Fascism," New York Times (Jan. 31, 2005). Heyer, Paul, ed. (1966). Architects on Architecture: New Directions in America, p. 279. New York: Walker and Company. "Philip Johnson: Dean of American Architects," Academy of Achievement (Feb. 28, 1992). (Biography, interview, audio, and photographs.) Philip Johnson at Find-A-Grave
stan smith.txt
Stanley Roger Smith (sinh 14 tháng 12 năm 1946 tại Pasadena, California) là một cựu một vận động viên quần vợt người Mỹ, ông cùng với Bob Lutz, tạo thành một cặp đánh đôi hay nhất mọi thời đại. Ông cũng giành được các danh hiệu cá nhân như vô địch Wimbledon và Mỹ Mở rộng. Ông dành vị trí cao nhất của bảng xếp hạng các tay vợt nam ở nội dung đánh đơn vào năm 1972. == Sự nghiệp quần vợt == Smith bắt đầu chơi quần vợt tại trường đại học, ông thi đấu 3 lần tại [[US Open] và chiến thắng ở nội dung đơn vào năm 1967 và nội dung đánh đôi vào năm 1968. Ông cũng là thành viên của Beta Theta Pi Fraternity tại USC. Trong tự truyện của mình được xuất bản năm 1979, Jack Kramer nói Stan Smith ở vị trí thứ 21 trong các tay vợt xuất sắc nhất. Vào năm 2005, TENNIS Magazine xếp Smith ở vị trí thứ 35 trong bảng xếp hạng 40 tay vợt hay nhất mọi thời đại. Smith là thành viên của International Tennis Hall of Fame từ năm 1987. Hiện nay ông sống cùng vợ và 4 con tại Hilton Head. == Chung kết Grand Slam == === Đánh đơn: 3 (2-1) === Vô địch (2) Runner-up (1) === Đánh đôi: 13 (5-8) === Vô địch (5) == Chú thích == == Liên kết ngoài == International Tennis Hall of Fame profile
dự trữ vàng.txt
Dự trữ vàng là thuật ngữ kinh tế chỉ lượng vàng do một ngân hàng trung ương hay một quốc gia nắm giữ với ý định tích lũy giá trị và một đảm bảo cho các trái chủ (những người sở hữu tiền giấy, trái phiếu chính phủ...) hay một thương tiện thanh toán, hay để đảm bảo giá trị của một đồng tiền. Cuối năm 2004, các ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư nắm giữ 19% tổng số lượng vàng tồn tại trên hành tinh ở hình thức tài sản dự trữ. Ước tính toàn bộ lượng vàng đã được đào lên vào cuối năm 2011 là 171.300 tấn. Với giá 1.500 USD một ounce, vào ngày 12 tháng 4 năm 2013, một tấn vàng có giá khoảng 48,2 triệu USD. Tổng giá trị vàng đã được khai thác do đó vượt qua mức 8,2 nghìn tỉ USD. == Chú thích ==
triệu việt vương.txt
Triệu Việt Vương (chữ Hán: 趙越王; ?-571), tên thật là Triệu Quang Phục (趙光復), là vua Việt Nam cai trị từ năm 548 đến năm 571. Ông có công kế tục Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, giữ nền độc lập cho nước Vạn Xuân. Năm 571, ông bị Lý Phật Tử đánh úp và thua trận. Ông tự tử ở cửa sông Đáy. == Thân thế == Triệu Quang Phục là con của Thái phó Triệu Túc, người huyện Chu Diên. Ông được sử sách mô tả là người uy tráng dũng liệt. Ông cùng cha theo Lý Nam Đế khởi nghĩa từ ngày đầu (541), có công lao đánh đuổi quân Lương về nước, được trao chức Tả tướng quân nước Vạn Xuân. == Sự nghiệp == === Đánh đuổi quân Lương === Tháng 5 năm 545, quân Lương do Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy lại sang đánh Vạn Xuân. Lý Nam Đế giao chiến bất lợi. Năm 546, sau khi Lý Nam Đế thua trận phải lui về động Khuất Lão, đã ủy thác cho ông giữ việc nước, điều quân đi đánh Trần Bá Tiên của nhà Lương. Năm 547, tháng giêng, ông lui về giữ đầm Dạ Trạch (bãi Màn Trò, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên). Đầm này rộng, cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín, ở giữa có nền đất cao có thể ở được, bốn mặt bùn lầy, người ngựa khó đi, chỉ có thể dùng thuyền độc mộc nhỏ chống sào đi lướt trên cỏ nước mới có thể vào được. Nếu không quen biết đường đi thì lạc không biết là đâu, lỡ rơi xuống nước liền bị rắn độc cắn chết. Quang Phục thuộc rõ đường đi lối lại, đem hơn 2 vạn người vào đóng ở nền đất trong đầm. Ông dùng chiến thuật du kích, ban ngày tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên cướp hết lương thực vũ khí, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên không đánh được. Người trong nước gọi ông là Dạ Trạch Vương (夜澤王). Sau khi nghe tin Lý Nam Đế mất ở động Khuất Lạo, Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương. Năm 550, Trần Bá Tiên mưu tính cầm cự lâu ngày để làm cho quân của ông lương hết, quân mệt mỏi thì có thể phá được. Gặp lúc nhà Lương có loạn Hầu Cảnh, gọi Trần Bá Tiên về (sau này Trần Bá Tiên cướp ngôi vua của nhà Lương năm 557), ủy cho tì tướng là Dương Sàn ở lại. Ông tung quân ra đánh. Sàn chống cự, thua chết. Quân Lương tan vỡ chạy về bắc. === Chia nước với họ Lý và mất nước === Thắng trận, Triệu Việt Vương làm vua nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Uyên. Anh của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo, vốn đã bị Trần Bá Tiên đánh bại, chạy vào ở đất của người Di Lạo, xưng là Đào Lang Vương, lập nước gọi là nước Dã Năng. Năm 555, Đào Lang Vương mất ở nước Dã Năng, không có con nối, quân chúng suy tôn người cháu là Lý Phật tử lên nối ngôi, thống lĩnh quân chúng. Năm 557, Lý Phật tử đem quân xuống miền Đông đánh nhau với Triệu Việt Vương ở huyện Thái Bình. Hai bên năm lần giáp trận, chưa phân thắng bại. Quân của Lý Phật tử có phần thất thế, bèn xin giảng hòa. Ông nghĩ rằng Lý Phật tử là người trong họ của Lý Nam Đế, không nỡ cự tuyệt, bèn chia địa giới ở bãi Quân Thần cho ở phía tây của nước, Lý Phật tử dời đến thành Ô Diên. Lý Phật tử có con trai là Nhã Lang, xin lấy con gái của ông là Cảo Nương. Ông bằng lòng, kết thành thông gia. Ông yêu quý Cảo Nương, cho Nhã Lang ở gửi rể. Theo đánh giá của các sử gia, cuộc xung đột giữa họ Triệu và họ Lý cho thấy tuy đã đánh thắng được quân Lương nhưng Triệu Việt Vương không kiểm soát được toàn bộ lãnh thổ Vạn Xuân để huy động lực lượng áp đảo được họ Lý. Năm 571, Lý Phật tử đem quân đánh úp Triệu Việt Vương. Bị đánh bất ngờ, Triệu Việt Vương ra quân trong thế bị động, không thể chống được, bèn đem con gái chạy về phía nam, tìm nơi đất hiểm để ẩn náu, nhưng đến đâu cũng bị quân của Lý Phật tử đuổi theo sát gót. Ông cưỡi ngựa chạy đến cửa biển Đại Nha, bị nước chắn, bèn nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó họ Triệu mất nước. == Truyền thuyết == Trong sử sách cổ đại có nói rằng nguyên nhân được thua của ông là do được và mất mũ đầu mâu móng rồng. Thực ra, đó chỉ là huyền thoại. Truyện kể như sau: Năm 549, ông ở trong đầm thấy quân Lương không lui, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó quân thanh lừng lẫy, đến đâu không ai địch nổi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho ông, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc). Năm 557, con gái của Triệu Quang Phục lấy con trai của Lý Phật tử là Nhã Lang. Năm 570, Nhã Lang nói với vợ rằng: "Trước hai vua cha chúng ta cừu thù với nhau, nay là thông gia, chẳng cũng hay lắm ư? Nhưng cha nàng có thuật gì mà có thể làm lui được quân của cha tôi?". Cảo Nương không biết ý của chồng, bí mật lấy mũ đâu mâu móng rồng cho xem. Nhã Lang mưu ngầm tráo đổi cái móng ấy, rồi bảo riêng với Cảo Nương rằng: "Tôi nghĩ ơn sâu của cha mẹ nặng bằng trời đất, vợ chồng ta hòa nhã yêu quý nhau không nỡ xa cách, nhưng tôi phải tạm dứt tình, về thăm cha mẹ". Nhã Lang về, cùng với cha bàn mưu đánh úp, chiếm được nước. Theo Ngô Sĩ Liên: Đàn bà gọi việc lấy chồng là "quy" thì nhà chồng tức là nhà mình. Con gái vua đã gả cho Nhã Lang thì sao không cho về nhà chồng mà lại theo tục ở gửi rể của nhà Doanh Tần để đến nỗi bại vong? Truyện này giống như truyền thuyết Mỵ Châu-Trọng Thủy thời Triệu Đà đánh An Dương Vương. Các sử gia nhà Nguyễn nhận xét về truyền thuyết này trong sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục như sau: Sử cũ chép việc Triệu Việt vương được cái móng rồng của Chử Đồng Tử cho; việc Nhã Lang sang gửi rể rồi lấy trộm móng rồng; việc Triệu Việt vương vì mất cái móng rồng mà bị thua. Đem những việc ấy kháp với chuyện Thục An Dương vương và Triệu Trọng Thủy trước kia giống nhau như hệt, kỳ quái trái thường không cần phải biện bạch cho lắm. Nhưng Sử cũ chép phần nhiều trùng điệp nhau, sai hẳn sự thực, đại loại như thế đấy. Nay muốn tìm ở Sử cũ lấy chuyện có thể tin ở đời này và truyền lại đời sau, thật cũng khó lắm. Theo Đại Nam Quốc sử Diễn ca, Trương Hống và Trương Hát đã can Triệu Việt Vương đừng gả Cảo Nương cho Nhã Lang: Có người: Hống, Hát họ Trương Vũ biền nhưng cũng biết đường cơ mưu, Rằng: "Xưa Trọng Thuỷ, Mỵ Châu, Hôn nhân là giả, khấu thù là chân. Mảnh gương vãng sự còn gần, Lại toan dắt mối Châu Trần sao nên? == Tướng Lĩnh == Các tướng phò giúp vua Triệu Quang Phục được thờ phụng tại các đền, đình, nghè tại Việt Nam bao gồm: Đức thánh Tam Giang được thờ tại các làng ven ba con sông là sông Cầu, sông Thương, sông Đuống. Đinh Bính Công được thờ tại Đình Yên Mẫu, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh - di tích lịch sử cấp nhà nước. == Thờ phụng == Người đời sau lập nhiều đền thờ ông ở vùng cửa biển Đại Nha (Đại Nha có tên khác là Đại Ác, thời nhà Lý đổi là Đại An), nay là cửa Liêu (cửa sông Đáy). Các đền thờ tập trung chủ yếu ở vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định. Ở Nam Định, Ông được thờ tại chùa Độc Bộ, huyện Ý Yên. Tại vùng đất mới xã Nam Điền huyện Nghĩa Hưng nằm ở gần cửa Đáy, người dân cũng xây dựng đền thờ. Đền làng Đồng Quỹ, xã Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định di tích lịch sử cấp quốc gia nơi thờ Đức Triệu Việt Vương Hoàng Đế, dân làng mở hội từ 11-14/8 âm lịch hàng năm với rất nhiều nghi lễ truyền thống và sự tham dự của người dân địa phương và du khách thập phương.Đền làng Kiên Lao,xã Xuân Kiên huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định di tích lịch sử cấp quốc gia nơi thờ đức vua Triệu Việt Vương,dân làng mở hội từ mùng 5-6 tháng giêng hàng năm với nhiều nghi lễ cổ truyền. Một nơi khác ở Nam Định nữa thờ ông là chùa Thiên Biên Tự, thuộc xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Ninh Bình hiện là tỉnh có nhiều đền thờ Triệu Việt Vương nhất. Huyện Kim Sơn-Ninh Bình nay nằm ở cửa sông Đáy, có rất nhiều đền thờ Triệu Việt Vương như: Đình Chất Thành (xã Chất Bình), đình làng Kiến Thái, xã Kim Chính, miếu Thượng (xã Thượng Kiệm), đền Ứng Luật (Quang Thiện), Đình làng Chỉ Thiện, Xuân Thiện, đình xã Lưu Phương hay đền làng Yên Thổ, xã Yên Mật. Tại vùng văn hóa cửa biển Thần Phù, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, Ninh Bình có đình Phù Sa và đền Nhân Phẩm là di tích văn hóa cấp quốc gia thờ Triệu Việt Vương là thành hoàng làng. Xã Yên Từ cũng có đền thờ Triệu Việt Vương. Tại Ngã ba (sông Hoàng Long, Hoa Lư) người dân cũng lập đền thờ Vương. Yên Khánh là vùng đất thuộc cửa biển xưa nay đã lùi xa vào đất liền, tại đây có hàng chục đền thờ Triệu Quang Phục nằm ở các xã như: đền Duyên Phúc xã Khánh Hồng: noi day dang luu giu lai ao giap bang dong den rat quy gia va lieng thieng, đền Triệu Việt Vương ở Thị trấn Yên Ninh, đền Tiên Yên, chùa Kim Rong ở xã Khánh Lợi đền Triệu Việt Vương ở các xã Khánh Hải, Khánh Tiên.... Tại Đền Hóa Dạ Trạch xã Dạ Trạch - Khoái Châu, bên cạnh ban thờ của Chử Đồng Tử có ban thờ của Triệu Việt Vương. == Xem thêm == Nhà Tiền Lý Lý Nam Đế Hậu Lý Nam Đế == Tham khảo == Đại Việt sử ký toàn thư Khâm định Việt sử thông giám cương mục Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh (1991), Lịch sử Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản Đại học và giáo dục chuyên nghiệp == Chú thích == == Liên kết ngoài == Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử
tesla motors.txt
Tesla Motors, Inc. là một công ty của Mỹ chuyên thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ô tô điện và linh kiện cho các phương tiện chạy điện. Tesla Motors là một công ty đại chúng và giao dịch trên sàn chứng khoán NASDAQ dưới mã TSLA. Trong quý đầu năm 2013, Tesla công bố lợi nhuận lần đầu sau 10 năm phát triển. Tesla Motors lần đầu gây chú ý bằng việc ra mắt mẫu xe Tesla Roadster, chiếc xe thể thao đầu tiên chạy hoàn toàn bằng điện. Dòng xe thứ hai của công ty là mẫu Model S, một chiếc Sedan hạng sang chạy bằng năng lượng điện. Tesla cũng cung cấp các linh kiện cho xe điện, như các bộ (lithium-ion battery, cho các hãng chế tạo ô tô, bao gồm Daimler và Toyota. Giám đốc điều hành của Tesla, Elon Musk, cho biết ông hy vọng Tesla sẽ là một hãng chế tạo ô tô độc lập, với mục tiêu đem đến những chiếc xe điện giá cả phù hợp cho người tiêu dùng bình dân. == Khái quát == Tesla Motors được đặt theo tên kỹ sư điện, nhà phát minh Nikola Tesla. Chiếc Tesla Roadster sử dụng mô tơ điện xoay chiều dựa trực tiếp trên thiết kế gốc năm 1882 của Tesla. Tesla Roadster, mẫu xe đầu tiên của Công ty cũng là dòng sản phẩm xe hơi đầu tiên sử dụng các tấm pin lithium-ion, mẫu xe điện đầu tiên chạy được quãng đường lớn hơn 200 dặm trên mỗi lần sạc. Từ năm 2008 đến tháng 3/2012, Tesla đã bán được tổng cộng hơn 2,250 Roadsters đến 31 quốc gia. Tesla ngừng nhận đơn đặt hàng chiếc Roadster tại thị trường Mỹ từ tháng 8/2011. Tesla giới thiệu mẫu Tesla Model S ngày 26/3/2009. Tính đến tháng 3 năm 2013, Tesla hiện có khoảng 3000 nhân viên chính thức. == Chiến lược của Công ty == Chiến lược của Tesla là cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm chạy điện và thâm nhập thị trường xe hơi với dòng xe cao cấp nhắm đến những người mua giàu có. Khi sản phẩm dần hoàn thiện và tiêu thụ tốt, Công ty sẽ tham gia thị trường bình dân với nhiều cạnh tranh hơn. Nhắm đến những sản phẩm cao cấp dành cho những lãnh đạo giàu có là chiến lược kinh doanh phổ biến ở thung lũng Silicon và nền công nghiệp công nghệ toàn cầu, nơi mà giá của những phiên bản đầu tiên của điện thoại, máy tính xách tay, ti vi màn hình phẳng đều rất cao lúc khởi đầu và giảm dần ở những chu kỳ sản phẩm sau đó. Theo một blog được đăng bởi Musk, "Công nghệ mới trong bất cứ lĩnh vực nào cũng cần vài phiên bản để tối ưu trước khi trở nên phổ biến trên thị trường, trong trường hợp này là sự cạnh tranh với 150 năm và hàng nghìn tỷ đô la dành cho những chiếc xe chạy nhiên liệu xăng dầu." Trong khi chiếc Roadster có giá 109,000$, thì giá của Model S chỉ là 57,400$ và công ty đang có kế hoạch ra mắt những chiếc xe có giá chỉ 30,000$ trong thời gian tới, với tên mã BlueStar. Một trong những mục tiêu được Tesla công bố là tăng số lượng các loại phương tiện điện hiện có trở thành xu hướng tiêu dùng bằng cách: Bán những chiếc xe do chính Công ty sản xuất thông qua kênh online và hệ thống Showroom và online; Bán các linh kiện xe điện cho các hãng chế tạo xe khác Trở thành chất xúc tác và là một hình mẫu tích cực cho các hãng chế tạo xe khác Tesla tập trung vào công nghệ điện thuần túy, thậm chí cho phần khúc xe cỡ lớn và quãng đường trên 200 dặm. Musk đã giành được Giải thường nhà phát minh của năm 2010 lĩnh vực chế tạo xe hơi vì đẩy nhanh sự phát triển của phương tiện chạy điện đối với nền công nghiệp xe hơi toàn cầu. === Mô hình kinh doanh, các tranh chấp trong việc bán xe === Tesla đặt các cửa hàng hoặc phòng triển lãm, trong các trung tâm mua sắm, ở 22 U.S. states và Washington DC. Người tiêu dùng không thể mua xe ở các cửa hàng; họ phải đặt hàng trên website của Tesla Motors. Các cửa hàng hoạt động như những showroom cho phép mọi người tìm hiểu về Tesla Motors và các dòng xe của hãng. Các phòng triển lãm đặt trong những bang có luật hạn chế thảo luận về giá cả, tài chính, chạy thử xe và các hạn chế khác. Chiến lược của Tesla với kênh bán hàng trực tiếp thông qua các của hàng của hãng là một khởi đầu có ý nghĩa trong mô hình kinh doanh hiện đại tại thị trường Mỹ. Tesla Motors là nhà sản xuất bán trực tiếp ô tô đến khách hàng, trong khi các hãng khác thông qua các đại lý độc lập. 48 bang đã có luật hạn chế hoặc cấm các nhà sản xuất bán xe trực tiếp đến người sử dụng, và cho dù Tesla Motors không có các đại lý độc lập, hiếp hội đại lý ở nhiều bang đã đưa ra nhiều vụ kiện tụng chống lại Tesla Motors, cố để cấm Tesla bán ô tô ở một số bang. North Carolina và New Hampshire đứng về phía Tesla Motors trong khi Virginia và Texas đứng về phía bên kia. Điều này đã ngăn Tesla hoạt động ở cả 2 bang, nơi Tesla có các phòng trưng bày. Texas hiện tại có các luật bảo vệ đại lý nghiêm ngặt nhất, khiến cho việc mua một chiếc xe từ Tesla Motors rất khó khăn. Texas yêu cầu tất xe xe mới phải được mua thông qua hãng bán lẻ thứ 3, ảnh hương đến việc bán xe của Tesla ở Texas. Một người dân của Texas vẫn có thể mua xe từ Tesla Motors, nhưng phải là một giao dịch ở bên ngoài bang. Điều này làm tăng lãi suất cho vay,tháng 2/2014 khoản vay ở Texas sẽ không bao gồm thuế, và người mua xe sẽ không được hưởng dịch vụ giao xe Tesla tới các địa chỉ ở Texas. Người mua phải đăng ký xe với bang, trả thuế VAT và đi tới trung tâm dịch vụ tại địa phương nếu người mua muốn tìm hiểu thêm về chiếc xe của họ. Tesla đã vận động cơ quan lập pháp Texas điều chỉnh luật cho phép Tesla được bán trực tiếp tới khách hàng và đặc biệt cho phép nhân viên Tesla được thảo luận về các lựa chọn cho vay tài chính, hoặc mua xe ở các cửa hàng của hãng ở Austin và Houston. Vào thứ 2, 10/3/2014, Ủy ban xe hơi New Jersey và ban điều hành của thông đốc Christie sẽ tổ chức một cuộc họp nhằm thông qua các đề xuất luật mới. Đề xuất PRN 2013-138 được công bố 1 ngày trước khi thông qua. Tesla Motors phản đối với dự thảo này, "tìm kiếm và đưa ra những luật lệ khắt khe về việc yêu cầu tất cả xe hơi mới phải được bán thông qua đại lý trung gian, và cấm hình thức bán hàng trực tiếp của Tesla, Ủy ban của thông đốc Christie đã quyết định bước ra khỏi tiến trình lập pháp bằng việc ban bố một dự thảo sẽ thay đổi hoàn toàn luật lệ ở New Jersey." Cuộc họp diễn ra vào 2 giờ chiều ngày hôm sau. Luật được thông qua và Tesla sẽ không còn được trực tiếp bán xe ở New Jersey, bắt đầu từ 1/4. Phó chủ tịch và phát triển kinh doanh Diarmuid O’Connell của Tesla nói "Thật tồi tê, nó được thông qua mà không hề có lý do hay thậm chí lắng nghe từ công chúng. Người cộng tác của Forbes Mark Rogosky nói rằng "Luật mới của bang bảo vệ các đại lý ô tô của họ khỏi sự cạnh tranh của mô hình bán hàng trực tiếp của Tesla" anh đi đến kết luận rằng, đây là một sự tương phản lớn với lời của Christie lúc đầu rằng: " Chúng ta có một thị trường tự do cho phép các nỗ lực và khéo léo của chính các bạn sẽ quyết định thành công, không phải thứ cánh tay lạnh nhạt từ chính quyền." Kevin Roberts người phát ngôn của chính quyền Christie phản bác rằng "Chính công ty Tesla Motors, chứ không phải chính quyền, đang cố ý phớt lờ các thủ tục pháp lý thông thường." == Công nghệ == Tesla Motors thiết kế các cấu kiện điện cho xe của các nhà sản xuất khác bao gồm dòng giá rẻ nhất của Daimler, dòng ForTwo electric drive, dòng Toyota RAV4 EV, và dòng xe tải điện Freightliner's. === Công nghệ pin === Không giống các nhà sản xuất khác, Tesla không sử dụng các tấm pin lớn, đơn chức năng. Tesla sử dụng hàng ngàn pin lithium-ion 18650. Pin 18650 rất nhỏ, hình trụ, thường được sử dụng trong laptop và các thiết bị điện tử tiêu dùng. Tesla Motors sử dụng một phiên bản đặc biệt của loại này, được thiết kế rẻ hơn để sản xuất và mạnh hơn pin tiêu chuẩn. Chi phí và trọng lượng giảm bằng việc bỏ đi các tính năng an toàn. Theo Tesla Motors, các tính năng này là không cần thiết bởi hệ thống điều hòa nhiệt và hóa chất chống phồng trong bộ pin nhiên liệu. Hóa chất này được cho là có khả năng chống lửa. Hiện tại, Panasonic - một nhà đầu tư của Tesla Motors, đang là nhà cung cấp đế các tấm pin cho công ty. Tesla Motors có thể có giá thành cho bộ pin ở mức thấp nhất, ước tính chi phí khoảng 200$ mỗi kWh. Hiện tại, Tesla Motors tính giá thêm $10,000 cho bộ pin 85kWh so với bộ pin 60kWh, hay $400 mỗi kWh. Đối với $200 mỗi kWh, bộ pin trong mẫu 60kWh Model S có chi phí $12,000, trong khi bộ pin 85kWh có chi phí $17,000. Trong mẫu Model S, Tesla Motors tích hợp bộ pin bên trong sàn xe, không giống dòng Roadster, có bộ pin tích hợp phía sau ghế ngồi. Vì tích hợp bên dưới sàn của Model S, tiết kiệm được phần nội thất bên trong bị chiếm bởi bộ pin, không như các xe điện khác, thường phải mất diện tích vì bộ phận này. Điểm đặt của bộ pin and gầm thấp hơn trên Model S khiến cho bộ nhiên liệu này dễ bị tổn hại bởi các mảnh vỡ hoặc va chạm. Để bảo vệ bộ pin, Model S có một bộ giáp bảo vệ bằng nhôm dày 1/4 inch. Vị trí đặt của bộ pin cho phép dễ dàng thay thế tại các trạm thay pin trong tương lai. 1 lần đổi pin có thể chỉ mất khoảng 90 giây trên Model S. Hiên tại vẫn chưa có trạm đổi pin nào của Tesla hoạt động. === Chia sẻ công nghệ === BMW và Tesla tổ chức một cuộc gặp vào ngày 11/6/2014, nhằm thảo luận về khả năng của BMW chia sẻ công nghệ sợi carbon siêu nhẹ và bí quyết sản phẩm với Tesla. Tesla CEO Elon Musk công bố trong cuộc họp báo vào ngày 12/6/2014, rằng công ty sẽ cho phép các bằng sáng chế công nghệ của hãng được sử dụng bởi bất kỳ ai cho mục đích tốt đẹp. Các thỏa thuận được ký kết trong tương lai được hy vọng tính đến những sự cung cấp mà nhờ đó người sử dụng các sáng chế đồng ý không đệ đơn kiện bằng sáng chế chống lại Tesla, hoặc không sao chép trực tiếp thiết kế của hãng. Lý do cho điều này bao gồm việc thu hút và thúc đẩy các nhân viên tài năng, cũng như đẩy nhanh việc phát triển đại trà các phương tiện chạy điện cho vận tải bền vững. "Sự thật không may là, các chương trình sản xuất xe điện (hay sản xuất các xe mà không tiêu thụ hydrocarbons) ở các hãng chế tạo xe chủ chốt đang quá nhỏ bé, chỉ chiếm một số lượng ít hơn rất nhiều 1% so với tổng lượng xe bán ra," Musk nói. Tesla sẽ vẫn sẽ nắm giữ những tài sản trí tuệ khác, như bản quyền và bí mật giao dịch, điều đó sẽ ngăn chặn trực tiếp việc sao chép các phương tiện của hãng. Phi Công Tự Động (AutoPilot) Phi Công Tự Động là hệ thống giúp người lái xe và đã được gắn vào tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla hồi cuối tháng 9 năm 2014. Các chiếc xe hơi này gồm có 1 máy hình gắn trên kính trước, Ra Đa dò phía trước (do hãng Bosch cung cấp)[168][169] nằm ở phía dưới mũi xe và các máy dò âm thanh Sonar nằm vè xe đằng trước và đằng sau để tạo ra một vùng 360 độ chung quanh xe. Các dụng cụ này cho phép xe biết thấy được các bản lưu thông, lằn gạch trên đường, chướng ngại vật và các chiếc xe khác. Cộng thêm cái nhiệm vụ Điều Hành Tốc Độ Tùy Vào Xe Đằng Trước và Báo Động Xe Cán Lằn, phần mua 2.500,00 Mỹ Kim "Kỹ thuật" cho phép xe tự lái trong quãng rất ngắn (được gọi là "Kêu Xe") và đậu xe (được gọi là "Tự Đậu").[170][171] Những đặc điểm này đã được ứng hành qua làn sóng từ ngày 15, tháng 10 năm 2015. Phi Công Tự Động chương trình thứ 8 hiện dùng Ra Đa là máy dò chính thay vì máy hình.[172] Bắt đầu tháng 10 năm 2016, tất cả các chiếc xe hơi hãng Tesla đều được gắn các bộ phận phần cứng để có khả năng chạy không người lái với một độ an toàn (SAE Độ 5). Bộ phận phần cứng gồm có tám máy hình chung quanh và mười hai máy dò âm thanh Sonar, và cộng thêm cái Ra Đa dò phía trướcr.[173] Hệ thống này sẽ dò theo "ngấm ngầm" (tiến hành nhưng không ra tay hành động) và gửi các dữ kiện đến Tesla để cải tiến các khả năng của hệ thống cho đến khi cái chương trình phần mềm tốt đủ để tung ra trên làn sóng nâng cấp..[174] Cho nên, xe Tesla có trang bị phần cứng này sẽ không có hoạt động các nhiệm vụ được trong lúc đầu: Thắng Khẩn Cấp Tự Động, Báo Động Sắp Đụng, Giữ Trong Hai Lằn, và Điều Hành Tốc Độ Tùy Vào Xe Đằng Trước; Những nhiệm vụ này sẽ được cho phép sau khi được xác nhận trong 2-3 tháng. Sau khi đã thử nghiệm, Tesla sẽ biểu diễn là xe sẽ không cần người lái và sẽ đến nhà của khách hàng để đón từ Los Angeles rồi tiếp tục chạy không cần người lái, cũng như là trong những lúc tự cắm điện để hồi điện xe và tự rút dây ra, cho đến đích ở bùng binh tráng lệ Times Square, Nữu Ước, cho khách xuống lề đường, rồi xe sẽ tự tìm lấy chỗ để tự đậu xe vào khoảng tháng 12 năm 2017. [276] == Sự cạnh tranh == Năm 2007, Phó chủ tịch của General Motors Robert Lutz đã nói rằng Tesla Roadster đã truyền cảm hứng cho ông thúc đẩy GM phát triển mẫu xe Chevrolet Volt, một chiếc sedan sử dụng được cả xăng và điện. Tháng 8/2009, ấn phẩm The New Yorker, Lutz được trích dẫn rằng, "Tất cả các thiên tài tại đây, trong General Motors cho rằng công nghệ pin lithium-ion là của 10 năm tới, và Toyota đồng ý với chúng tôi – và bùm, tiếp đó là Tesla. Các công ty khởi nghiệp nhỏ bé tại California, hoạt động bởi những kẻ không biết gì về kinh doanh ô tô, có thể làm được, vậy chẳng lẽ chúng ta thì không thể sao ?' Nó sẽ là đòn bẩy giúp phá vỡ thế bế tắc". == Các mẫu xe == === Tesla Roadster === Mẫu xe đầu tiên của Tesla Motors, chiếc Tesla Roadster, là một chiếc xe thể thao chạy điện hoàn toàn. Chiếc Roadster là chiếc xe chạy điện hoàn toàn đầu tiên có khả năng chạy trên đường trường trong số các sản phẩm sản xuất hàng loạt được thương mại hóa tại Mỹ hiện nay. Chiếc Roadster cũng là chiếc xe đầu tiên sử dụng các tấm pin lithium-ion và cũng là chiếc xe điện đầu tiên chạy hơn 200 dặm mỗi lần sạc. Phiên bản thử nghiệm được giới thiệu trước công chúng tháng 7/2006. Chiếc Tesla Roadster được xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time tháng 12/2006 khi nhận được giải thưởng Phát minh giao thông tốt nhất 2006 của tạp chí này. Bộ 100 chữ ký đầu tiên "Signature One Hundred" những chiếc Roadster được trang bị đầy đủ đã bán hết trong vòng 3 tuần đầu, 100 chiếc thứ 2 đã được bán hết trong tháng 10/2007, và các sản phẩm chung bắt đầu bán từ 17/3/2008. Tính từ tháng 2/2008, 2 mẫu xe mới đã được giới thiệu, 1 vào tháng 7/2009, và mẫu còn lại vào tháng 7/2010. Tháng 1/2010, Tesla bắt đầu giới thiệu chiếc Roadster đầu tiên có tay lái bên phải dành cho thị trường UK và Ireland, sau đó bắt đầu bán chúng từ giữa 2010 ở Nhật, Singapore, Hong Kong và Australia. Tesla sản xuất mẫu Roadster cho đến đầu năm 2012, khi nguồn cung bộ truyền động của hãng Lotus Elise đã ngừng, khi hợp đồng của họ với hãng Lotus Cars cung cấp 2,500 bộ truyền động đã kết thúc cuối năm 2011. Tesla đã ngừng nhận đơn đặt hàng của chiếc Roadster ở thị trường My từ tháng 8/2011. Thêm các tùy chọn mới và tính năng nâng cao,chiếc Tesla Roadster đời 2012 được bán với số lượng có hạn ở thị trường châu Âu, châu Á và Australia. Thế hệ tiếp theo được hy vọng giới thiệu vào năm 2014, dựa trên phiên bản ngắn hạn của nền tảng phát triển cho mẫu Tesla Model S. Tesla đã bán hơn 2.400 chiếc Roadsters trên 31 quốc gia tính đến tháng 9/2012. Most of the remaining Roadsters were sold during the fourth quarter of 2012. Chiếc xe này có quãng đường trung bình 245 dặm mỗi lần sạc theo hãng Tesla. 27/10/2009, chiếc Roadster lái bởi Simon Hackett đã lái toàn bộ quãng đường 313 dặm trong chương trình thường niên Global Green Challenge của Australia trong một lần sạc với vận tốc trung bình 25 dặm/h. Chiếc Tesla Roadster có thể tăng tốc từ 0 đến 97 km/h trong 4 giây và có vận tốc tối đa là 201 km/h. Giá sàn của chiếc xe này là 109,000$, 84,000€, hay 87,945£. Chiếc Roadster Sport có giá từ 128,500$ ở Mỹ và 112,000€(bao gồm VAT) ở châu Âu. Phân phối bắt đầu từ tháng 7/2009. Motor Trend báo cáo rằng chiếc Roadster Sport ghi nhận vân tốc từ 0 đến 97 km/h trong 3.7 giây và một bài test 1/4 dăm trong 12.6s, và thông báo "Tesla là hãng đầu tiên phá vỡ định kiến về phương tiện chạy điện trong suốt 1 thế kỷ." === Model S === Chiếc Model S được công bố trong buổi ra mắt vào 30/6/2008. The sedan was originally code-named "Whitestar". Phân phối bán lẻ bắt đầu ở Mỹ từ 22/6/2012. Chiếc Model S đầu tiên giao tới khách hàng ở châu Âu bắt đầu từ 7/8/2013. Phân phối tại thị trường Trung Quốc bắt đầu từ 22/4/2014. Những đơn hàng đầu tiên thiết kế tay lái bên phải nhắm đến thị trường các nước UK, Australia, Hong Kong và Japan sẽ bắt đầu vào quý 2/2014. The Model S có 3 lựa chọn bộ pin cho quãng đường tối đa 265 dặm một lần sạc, nhưng sau đó giảm xuống 2 do thiếu nhu cầu cho xe chạy trên quãng đường ngắn. Tổng cộng 2,650 Model S được bán ở thị trường Bắc Mỹ trong năm 2012, đa số ở Mỹ. châu Âu và Bắc Mỹ bán được tổng cộng 22,477 chiếc trong năm 2013, vượt mục tiêu năm của Tesla là 21,500 chiếc. Lương bán toàn cầu vượt mốc 25,000 chiếc tính đến tháng 12/2013, with the United States as the leading market with about 20,600 units, followed by Norway with 1,986 units, the Netherlands with 1,195 units sold through December 2013, và Canada với 733 chiếc được tiêu thụ tính đến tháng 12/2013. Tổng cộng 6,457 chiếc được bán ở Bắc Mỹ và châu Âu trong quý 1 năm 2014. Tesla kỳ vọng tiệu thụ được 35,000 chiếc trong năm 2014, tăng 55% so với năm 2013, với hy vọng lương xe tiêu thụ gộp ở châu Âu và châu Á sẽ gần gấp đôi Bắc Mỹ vào cuối năm 2014. Mẫu Tesla Model S là mẫu xe bán chạy nhất ở Nauy tháng 9/2013, nó đã trở thành mẫu xe điện đầu tiên đứng tốp bán chạy nhất ở bất cứ quốc gia nào. Mẫu Model S chiếm 5% lượng xe mới được bán ra trong tháng đó. Tháng 12/2013, với 4.9% thị phần, mẫu Model S lại tiếp tục đứng đầu trong danh sách xe bán chạy nhất ở Nauy. Tháng 3/2014 mẫu Tesla Model S đã trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong một tháng từ trước tới nay tại Nauy với 10.8% thị phần. Số lượng bán tại thị trường Mỹ năm 2013 là 18,000 chiếc, đã giúp mẫu Model S xếp hạng 3 trong số xe điện bán chạy nhất tại Mỹ sau dòng Chevrolet Volt (23,094) và Nissan Leaf (22,610) trong năm 2013. Cũng trong năm 2013, mẫu Model S trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong phân khúc sedan cao cấp ở U.S., theo sau là Mercedes-Benz S-Class (13,303), mẫu xe bán chạy nhất ở phân khúc này trong năm 2012, và cũng vượt qua BMW 7 Series (10,932), Lexus LS (10,727), Audi A8 (6,300) và Porsche Panamera (5,421). Tesla sản xuất Model S ở Fremont, California, trong một nhà máy lắp ráp ban đầu hoạt động bởi NUMMI, một nhà máy liên doanh của Toyota và General Motors đã ngưng hoạt động, giờ được đặt tên là Tesla Factory. Tesla mua vào tháng 5/2010 với giá 42 triệu $, và mở cửa vào tháng 10/2010. Tại thị trường châu Âu, Tesla lắp ráp và phân phối mẫu Model S từ trung tâm phân phối European Distribution Center ở Tilburg. Tesla chọn Tilburg bởi vì địa điểm của nó gần cảng Rotterdam, nơi các cấu kiện của mẫu Models S được chuyển đến từ U.S. trung tâm này cũng hoạt động như một xưởng sửa chữa và kho phụ tùng. Các xe được lắp ráp và kiểm tra ở Fremont. Sau đó, bộ pin, mô tơ điện và các phần được lắp ráp và chuyển tách riêng đến Tilburg, tại đây xe sẽ được lắp ráp lại. The United States Environmental Protection Agency range for the 85 kW·h battery pack model, the first trim launched tại Hoa Kỳ market, is 265 mi (426 km), and 208 mi (335 km) for the model with the 60 kW·h battery. Trong số các giải thưởng, mẫu Model S đã thắng giải thưởng xu hướng xe của năm "Motor Trend Car of the Year" năm 2013, chiếc xe sạch "World Green Car", "Car of the Year" năm 2013 của Automobile Magazine, and Time Magazine Best 25 Inventions of the Year 2012 award. === Model X === Mẫu Tesla Model X được ra mắt ở phòng thiết kế của công ty ở Hawthorne, California ngày 9/2/2012. Hơn 1000 người đã tham dự buổi ra mắt này, tại đây Musk đã nói chiếc xe sẽ được sản xuất vào năm 2013. Tháng 2/2013 Tesla thông báo rằng việc sản xuất sẽ lùi lại đến đầu 2014 để tập trung vào cam kết mang về lợi nhuận cho công ty trong năm 2013 và đạt được mục tiêu 20,000 chiếc Model S tiêu thụ năm 2013. Công ty bảo lưu mẫu xe này trong năm 2013 và nói rằng sẽ bắt đầu phân phối từ năm 2014. Tháng 11/2013, Tesla xác nhận công ty hy vọng sẽ phân phối mẫu Model X với số lượng nhỏ cuối năm 2014, và lượng lớn sản xuất để phân phối vào quý 2/2015. Tuy nhiên, Tesla đã thông báo vào tháng 2/2014 rằng để tập trung vào mở rộng thị trường nước ngoài của mẫu Model S trong năm 2014, công ty hy vọng sẽ có mẫu thử của thiết kế sản phẩm Model X cuối năm 2014, để bắt đầu sản xuất số lượng lớn tới khách hàng trong quý 2/2015. === Mẫu xe thế hệ thứ 3 === Mẫu Tesla BlueStar là một tên mã cho một dòng xe điện được đề xuất đầu năm 2007 sẽ được Tesla Motors sản xuất, cho dù gần đây nó chỉ đơn thuần được gọi là "Chiếc xe thế hệ thứ 3" or the "yet-to-be-named model". Chiếc xe trị giá 35,000 đến 40,000$ này với quãng đường chạy 200 dặm/h được kỳ vọng sẽ bắt đầu phân phối từ năm 2017. Chiếc xe thế hệ 3, được chính thức gọi bởi Tesla, theo trưởng thiết kế Franz von Holzhausen, "sẽ là một chiếc xe đem lại mọi thứ của Audi A4, BMW 3-series, Mercedes-Benz C-Class: chạy xa, vừa tiền, với mức giá 30,000$" với mục tiêu hướng đến thị trường phổ thông. Tesla dự định chiếc xe này sẽ có giá dưới 40,000$ và có quảng đường chạy khoảng 200 dặm. Công nghệ từ mẫu Model S của Tesla cũng có thể dùng chế tạo mẫu BlueStar. "Nó sẽ khá giống với mẫu Model S nhưng nhỏ hơn." Mặc dù mẫu Model S là một chiếc xe có ngoại hình ở tiêu chuẩn thông thường, chiếc xe thế hệ thứ 3 này sẽ có phong cách khác biệt. Công ty có kế hoạch sử dụng chiếc "BlueStar" như một phần của chiến lược 3 bước, nơi công nghệ truyền động điện và pin sẽ phát triển và đầu tư thông qua việc bán các mẫu Tesla Roadster và Tesla Model S. Bước một là tạo ra chiếc Tesla Roadster, giá cao, số lượng ít. Mẫu Model S là bước 2 với giá tầm trung, số lương trung bình. Thế hệ 3 sẽ có giá thấp, số lượng lớn. Nó sẽ có kích thước nhỏ hơn 20% so với mẫu Model S. === Các mẫu xe trong tương lai === Tesla Motors công bố tháng 6/2009, cùng khoản vay từ bộ năng lượng Hoa Kỳ DOE, kế hoạch sản xuất các xe bán tải, thể thao đa dụng SUV và xe tải chuyên dụng chạy điện cho các chính quyền thành phố. Xe tải chuyên dụng và mui trần được hy vọng sẽ dựa trên nền tảng của mẫu Model S, cùng với mẫu xe SUV Tesla Model X. Bên cạnh mẫu xe thế hệ 3, các dự án khác đang được thảo luận bao gồm xe tải điện cỡ lớn và xe điện tự hành. Các mẫu xe tương lai có thể đạt quãng đường 400 dặm bởi hệ thống pin mới, ghép pin metal-air và pin lithium-ion. == Lịch sử == Tesla Motors được thành lập tháng 7/2003 bởi Martin Eberhard và Marc Tarpenning, những người đã góp vốn cho công ty cho đến Series A round. Cả hai đã đóng góp lớn cho sự phát triển của công ty trước khi Elon Musk tham gia. Musk đã dành cho Series A round 1 khoản đầu tư vào tháng 2/2004, gia nhập ban điều hành Tesla với vai trò chủ tịch. Từ khi còn đại học, Mục tiêu số 1 của Musk là thương mai hóa các phương tiện chạy bằng năng lương điện, bắt đầu với những chiếc xe thể thao cao cấp hướng đến những lớp người đầu tiên có nhu cầu và càng nhanh càng tốt sau đó trở thành một xu thể phương tiện mới, bao gồm những chiếc sedans và xe bình dân. Musk đóng vai trò chủ chốt trong công ty và giám sát quá trình thiết kế mẫu Roadster rất chi tiết, nhưng không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh hàng ngày; Eberhard thừa nhận rằng Musk là người đã theo sát ngay từ bước ban đầu trên khung sợi carbon của xe và chỉ dẫn thiết kế các cấu kiện từ mô đun điện cho đến đèn pha và các chi tiết khác. Cùng với vai trò tổ chức hàng ngày, Musk là nhà đầu tư kiểm soát Tesla từ hoạt động tài chính đầu tiên, góp phần lớn trong quỹ đầu tư 7.5 triệu $ cho dòng serial A. Ngay từ đầu, Musk đã kiên trì theo đuổi những chiến lược dài hại của Tesla nhằm tạo nên thị trường những chiếc xe điện cho thị trường đại chúng. Musk đã nhận được giải thưởng thiết kế Global Green cho dòng Tesla Roadster, được giới thiệu bơi Mikhail Gorbachev, và nhận được giải thưởng Index Design cho thiết kế dòng Tesla Roadster. Series A round bao gồm các nhà đầu tư Compass Technology Partners và SDL Ventures, và nhiều nhà đầu tư khác. Musk sau đó tổ chức vòng huy động vốn Series B của Tesla Motors, 13 triệu $, vòng này có thêm sự góp mặt của Valor Equity Partners. Musk đồng tổ chức vòng 3, vòng huy động vốn 40 triệu $ tháng 5/2006 cùng với Technology Partners. Vòng này gồm những khoản đầu tư từ những doanh nhân có tiếng như 2 nhà đồng sáng lập Google Sergey Brin và Larry Page, cựu chủ tịch eBay Jeff Skoll, Hyatt người thừa kế Nick Pritzker và thêm các nhà đầu tư mạo hiểm khác như Draper Fisher Jurvetson, Capricorn Management và The Bay Area Equity Fund điều hành bởi JPMorgan Chase. Vòng 4 tổ chức tháng 5/2007 đã huy động thêm 45 triệu $ và đã mang lại khoản đầu tư tổng cộng 105 triệu $ qua kênh tài chính tư nhân. Tháng 12/2007, Ze'ev Drori trở thành CEO và President. Tháng 1/2008, Tesla đã sa thải một số thành viên chủ chốt làm việc tại công ty ngay từ những ngày đầu thành lập sau buổi giới thiệu bởi vị CEO mới. Theo Musk, Tesla buộc phải giảm 10% lực lượng lao động để giảm thiểu chi phí, cái mà đã mất kiểm soát từ 2007. Vòng huy động vốn thứ 5 diễn ra tháng 2/2008 huy động được thêm 40 triệu $ nữa. Musk đã đóng góp 70 triệu $ tài sản của anh vào công ty trong đợt này. Tháng 10/2008, Musk bổ nhiệm Drori là CEO. Drori trở thành phó chủ tịch Vice Chairman, nhưng sau đó rời công ty vào tháng 12. Tháng 1/2009, Tesla có số vốn huy động lên 187 triệu $ và xuất xưởng 147 chiếc xe. Ngày 19/5/2009, Daimler AG của Đức, công ty sở hữu Mercedes-Benz, nhận được số cổ phần ít hơn 10% vốn của Tesla như được báo cáo là 50 triệu $. Tháng 7/2009, Daimler tuyên bố rằng nhà đầu tư Aabar của Abu Dhabi đã mua 40% lợi tức của Daimler trong Tesla. Tháng 6/2009 Tesla được nhận khoản cho vay tính lãi là 465 triệu $ từ Bộ năng lượng Hoa Kỳ. Khoản vốn này, một phần trong 8 tỷ $ của chương trình cho vay phát triển phương tiện công nghệ cao Advanced Technology Vehicles Manufacturing Loan Program, hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất dòng sedan Model S, cũng như phát triển công nghệ xe thương mại. Các khoản vay lãi suất thấp không liên quan đến các khoản cứu trợ tài chính mà GM và Chrysler đã nhận, cũng như không liên quan đến gói cứ trợ kinh tế năm 2009. Chương trình cho vay này được tạo ra năm 2007 trong thời George W. Bush Nắm quyền. Tesla đã trả hết số vốn vay này vào tháng 5/2013. Tesla cũng là công ty xe hơi đầu tiên hoàn trả đầy đủ nợ cho chính phủ, trong khi Ford, Nissan và Fisker vẫn chưa làm được. Công ty tuyên bố vào đầu tháng 8/2009 rằng công ty đã bắt đầu có lãi trong tháng 7/2009. Công ty cho hay ho đã kiếm được xấp xỉ 1 triệu $ trong tổng doanh thu 20 triệu $. Lợi nhuận chủ yếu đến từ lãi gộp của dòng Roadster 2010, chiếc xe thể thao thắng giải 2 lần của Tesla. Tesla, giống như tất cả các hãng ô tô khác, ghi nhận doanh thu khi sản phẩm được phân phối, giao hàng với mức ghi nhận 109 chiếc vào tháng 7 và đã báo cáo sự tăng cao các giao dịch dòng Roadster. Tháng 9/2009, Tesla công bố vòng huy động 82.5 triệu $ nhằm tăng tốc sự mở rộng hệ thống bán lẻ của Tesla. Daimler đã tham dự đợt này để duy trì quyền sở hữu cổ phần từ sự đầu tư ban đầu của họ. Tesla Motors đã ký kết một hợp đồng sản xuất ngày 11/7/2005 với hãng Group Lotus để sản xuất "gliders" (complete cars minus powertrain). Hợp đồng đến tháng 3/2011, nhưng 2 hãng đã gia hạn hợp đồng nhằm giữ dòng xe Roadster tiếp tục được sản xuất đến tháng 12/2011 với số lượng tối thiểu là 2,400 chiếc, khi việc sản xuất ngừng lại, hầu hết bởi những sự thay đổi phương tiện của một trong số các nhà cung cấp. Tháng 6/2010, báo cáo cho biết Tesla đã bán tổng cộng 12.2 triệu $ tín dụng xe không xã thải (ZEV) cho các hãng chế tạo khác, bao gồm cả Honda, cho đến 31/3/2010. === Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng 2010 === Vào 29/1/2010, Tesla Motors đã trình Form S-1 lên Uỷ ban chứng khoán và hối đoái Hoa Kỳ, như một bản cáo bạch sơ bộ chỉ ra mục đích để tổ chức một đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng(IPO) ký dưới bởi các hãng Goldman Sachs, Morgan Stanley, J. P. Morgan, và Deutsche Bank Securities. Ngày 21/5/2010, Tesla tuyên bố một sự hợp tác chiến lược với Toyota, chấp nhận giao dịch 50 triệu $ cổ phiếu phổ thông của Tesla phát hành trong một đợt riêng kết thúc ngay sau đợt IPO. Giám đốc của 2 công ty nói rằng họ sẽ hớp tác trong sự phát triển của phương tiện chạy điện, các cấu kiện, hệ thống sản xuất và hỗ trợ thiết kế." Gần hai tháng sau đó, Toyota và Tesla xác nhận rằng sự hợp tác nền tảng đầu tiên của họ sẽ chế tạo một phiên bản chạy điện của dòng xe RAV4 EV. Ngày 29/6/2010, Tesla Motors bắt đầu phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên sàn NASDAQ. Đợt IPO đã huy động được 226 triệu $ cho công ty. Đây là hãng chế tạo ô tô Mỹ đầu tiên ra mắt công chúng kể từ công ty Ford Motor Company IPO năm 1956. Suốt tháng 11/2013, cổ phiếu của Tesla đã sụt giảm hơn 20%, do những tin tức chiếc Model S thứ 3 bị cháy. Bất chấp sụt giảm, Tesla vẫn là công ty phát triển hàng top trong chỉ số Nasdaq 100 index năm 2013. Tesla đang tìm kiếm thị trường để tiệu thụ 40,000 xe điện trên toàn cầu trong năm 2014, thêm Trung Quốc vào kế hoạch xuất khẩu của công ty. == Hệ thống == Trụ sở của Tesla Motors đặt ở Palo Alto, California. Tháng 8/2013, Tesla hoạt động với hơn 50 showroom sở hữu bởi chính công ty này trên toàn thế giới. Tháng 7/2010, Tesla thuê cựu giám đốc Apple và Gap George Blankenship làm phó giám đốc phát triển thiết kế và cửa hàng nhằm xây dựng chiến dịch bán lẻ của Tesla. === United States === Tesla được thành lập ở San Carlos, California, tại thung lũng Silicon. Tesla mở cửa hàng bán lẻ đầu tiên ở Los Angeles, California, tháng 4/2008 và cửa hàng thứ 2 ở Menlo Park, California, tháng 7/2008. Công ty cũng mở các showroom triển lãm ở khu nghệ thuật Chelsea thuộc New York vào tháng 7/2009. Công ty cũng mở 1 cửa hàng ở Seattle, Washington tháng 7/2009. Tesla sau đó mở thêm các cửa hàng ở Washington, D.C.; New York City; Chicago; Dania Beach, Florida; Boulder, Colorado; Orange County, California; San Jose, California và Denver, Colorado. Năm 2010, Tesla di dời trụ sở và mở bộ phân phát triển hệ thống truyền động ở 3500 Deer Creek Road, Stanford Research Park tại Palo Alto. Tesla cấp vốn cho dự án thông qua gói cho vay lãi suất thấp 100 triệu $ của liên bang. Bộ phận này có diện tích 369.000 sq ft (34.300 m2) trên một khu vực 23 mẫu Anh (93.000 m2) trước đó thuộc vệ công ty Agilent Technologies. Khoảng 350 nhân viên được kỳ vọng dựa trên khu vực Stanford ban đầu, tiềm năng tăng lên 650 người. ==== Nhà máy Tesla ==== Tesla xây dựng nhà máy lắp ráp mẫu Model S ở California có thể lắp ráp 20,000 chiếc 1 năm. Tesla đã hợp tác với Toyota để sản xuất Model S ở nhà máy cũ ở Fremont, California, khai trương 27/10/2010 và được đặt tên lại là Tesla Factory. === Mạng lưới sạc điện siêu tốc === Năm 2012, Tesla Motors bắt đầu xây dựng mạng lưới các trạm "Super charging" 480 volt khiến cho các hành trình dài của dòng Model S được thuận tiện. Giữa tháng 5/2014, đã có 90 trạm hoạt động ở Mỹ và 16 ở châu Âu, 3 ở Trung Quốc. Mạng lưới ban đầu được lên kế hoạch sẽ xuất hiện trên các tuyến đường giao thông mật độ cao dọc Bắc Mỹ, tiếp đó là mạng lưới ở châu Âu và châu Á vào nửa cuối năm 2013. Tuyến Supercharger đầu tiên được mở, và miễn phí sử dụng vào tháng 10/2012. Tuyến này bao gồm 6 trạm đặt dọc theo tuyến đường nối San Francisco, Lake Tahoe, Los Angeles và Las Vegas. Tuyến thứ 2 mở vào tháng 12/2012 ở các đô thị lớn phía đông bắc, kết nối Washington, D.C., New York City và Boston; bao gồm 3 trạm đặt tại các khu vực dừng chân trên đường ở Delaware và Connecticut. Supercharger là trạm sạc siêu tốc dùng dòng 1 chiều cung cấp nguồn điện gần 120 kW, cung cấp cho các chiếc Model S công suất 85kWh thêm 150 dặm đường cho 20 phút sạc, hoặc 200 dặm cho 30 phút. Nguồn điện sử dụng cho tuyến Bờ biển phía tây lấy từ hệ thống pin năng lượng mặt trời do SolarCity cung cấp. Cuối cùng, tất cả các trạm Supercharger đều được cung cấp điện bằng năng lương mặt trời. Mạng lưới này chuyên biệt cho dòng sedan S. Phần cứng sạc siêu tốc là tiêu chuẩn trên Model S được trang bị bộ ắc quy 85 kWh và tùy chọn trang bị ắc quy 60 kWh. Chiếc Roadster không được trang bị để nạp điện từ Superchargers, nhưng theo hãng, tất cả các mẫu xe sau này của Tesla sẽ đều sạc được. Theo Musk, "...chúng tôi hy vọng cả nước Mỹ sẽ được lắp hệ thống này vào cuối năm tới [2013]". Ông cũng nói rằng những người sở hữu xe Tesla sử dụng mạng lưới sẽ miễn phí vĩnh viễn. Tính đến tháng 5/2014, đã có 100 trạm sạc. ==== Đổi pin ==== Tesla thiết kế mẫu Model S cho phép thay pin nhanh chóng. Tính năng này giúp thuận tiện cho việc lắp ráp. Tháng 6/2013, Tesla đã thông báo kế hoạch triển khai 1 trạm đổi pin tại mỗi trạm sạc. Musk miêu tả quá trình thay pin chỉ trong 90 giây. Mỗi trạm thay pin này tốn khoảng 500,000$. Mỗi trạm ban đầu có khoảng 50 bộ pin và không cần dự trữ. Dịch vụ này sẽ có giá khoảng 15 gallon xăng, xấp xỉ 60$ đến 80$ theo giá tại thời điểm tháng 6/2013. Chủ xe có thể lấy lại bộ pin gốc của xe mình đã được sạc đầy khi trở về với giá bằng bộ pin thay. Tesla cũng đem đến lựa chọn trả thêm tiền để giữ lại bộ pin thay nếu chúng mới hơn. Tesla cũng sẽ gửi trả lại ắc quy gốc có tính thêm phí vận chuyển nếu khách đổi ý. === Canada === Tesla mở cửa hàng có thiết kế mới ở Canada vào 16/11/2012 tại trung tâm mua sắm Yorkdale Shopping Centre ở Toronto, Ontario. Cửa hàng trang bị những màn hình tương tác và phòng thiết kế cho phép khách hàng tùy biến mẫu Model S và xem kết quả trên bức tường 85-inch. Tháng 3/2014, đã có 4 cửa hàng/phòng triển lãm của Tesla ở Canada: 1 ở Montreal, 2 ở Toronto, và 1 ở Vancouver. === châu Âu === Tesla khai trương cửa hàng đầu tiên ở châu Âu ở quận Knightsbridge thuốc London vào tháng 6/2009, followed by Munich in September. Sau đó đã chuyển đến trung tâm mua sắm Westfield London vào tháng 10/2013. Tesla đã có 24 phòng trưng bày và cửa hàng trên khắp Chấu Âu đầu năm 2014. Trụ sở của Tesla tại châu Âu đặt ở Amsterdam, Hà Lan. The Roadster's chassis was assembled by Lotus Cars in Hethel, Norfolk, England. The 62.000 sq ft (5.800 m2) Trung tâm phân phối và lắp ráp tại châu Âu đã được thành lập năm 2013 ở Tilburg, Hà Lan. === châu Á === Tesla mở showroom đầu tiên tại Nhật ở Aoyama tháng 11/2010. Showroom thứ 2 sau đó được mở ở Osaka. Những chiếc Roadster bán ở Nhật được tùy chỉnh tay lái bên trái hoặc phải, mặc dù mẫu Model S chỉ có tùy chỉnh tay lái bên phải vào đầu 2014. Theo ông Kevin Yu, giám đốc Tesla Motors khu vực châu Á Thái Bình Dương, những chiếc Roadster tại Nhật bán với giá trung bình khoảng 18 đến 20 triệu yên. Tesla Motors mở chi nhánh ở Hong Kong và showroom năm 2011. Dòng xe Roadster được bán tại Hong Kong với giá 1,2 triệu HKD. Showroom ở Hong Kong bao gồm "Phòng thiết kế" nơi người mua tiềm năng có thể thiết kế xe của họ trên màn hình rộng. Trung tâm dịch vụ chính thức ở Hong Kong được mở cửa vào tháng 9/2011. Chi nhánh của Tesla xuất hiện ở Singapore từ tháng 7/2010 đến tháng 2/2011, nhưng công ty đã ngừng hoạt động của chi nhánh này do thiếu các điều kiện miễn thuế tại quốc gia này. Không được miễn thuế, Roadster sẽ có giá khoảng 400,000SGD đến 500,000SGD so với giá thấp hơn hiện tại là 250,000SGD. Website Trung Quốc của Tesla cũng xuất hiện vào 16/12/2013, bán các mẫu Model S và Model X và từ tháng 2/2014 bắt đâu phần phối cả 2 tại thị trường Trung Quốc. Điều này theo sau ngay lễ khai mạc Showroom của Tesla ở Bắc Kinh vào tháng 11/2013. === Australia === Tesla Motors mở showroom ở Sydney năm 2010. Một chiếc Roadster do giám đốc sở tại Jay McCormack cầm lái dọc theo đường ven biển phía đông với khoảng cách 4000 km, khoảng cách lớn nhất được đi bởi một chiếc xe điện ở Australia. == Các đối tác == Không giống các nhà sản xuất truyền thống, Tesla hoạt động như một OEM, sản xuất các cấu kiện xe điện cho các hãng sản xuất ô tô khác. Tesla đã xác nhận hợp tác với Daimler và Toyota. Tesla cũng làm việc với Panasonic như một đối tác trong nghiên cứu và phát triển pin. Công ty cũng cung cấp các bộ pin cho xe tải điện của Freightliner Trucks. === Daimler === Bắt đầu từ cuối 2007, Daimler và Tesla bắt đầu làm việc cùng nhau. Hai công ty được kỳ vọng hợp tác xa hơn, bao gồm mẫu Tesla Model S. Ngày 19/5/2009, Daimler nhận được số cổ phần ít hơn 10% tại Tesla trị giá 50 triệu $ theo như báo cáo. Như một phần của sự hợp tác, Herbert Kohler, Phó chủ tịch mảng E-Drive and Future Mobility của Daimler, có một ghế trong ban điều hành của Tesla. 13/7/2009, Daimler AG đã bán 40% lợi tức tháng 5 của họ cho Aabar Investments PJSC. Aabar là một công ty đầu tư điều hành bởi International Petroleum Investment Company (IPIC), sở hữu bởi chính phủ Abu Dhabi. Tháng 3/2009, Aabar mua 9% cổ phần của Daimler với giá 1.9 tỷ Euro. ==== Mercedes-Benz A-Class ==== Tesla, trong sự hợp tác với Mercedes-Benz, sẽ thiết kế các cấu kiện truyền động điện cho dòng Mercedes-Benz A-Class E-Cell, một mẫu xe điện với quãng đường chạy 200 km và mô men xoắn 214ftlbf. Bộ pin 36kWh sẽ chứa xấp xỉ 4,000 ô pin lithium-ion riêng biệt. Daimler không hy vọng cho thuê các phiên bản xe điện bên ngoài châu Âu. Mẫu Mercedes-Benz A-Class E-Cell ra mắt ở triển lãm Ô tô Paris 2010. Chỉ 500 chiếc được sản xuất thử nghiệm tại châu Âu từ tháng 9/2011. ==== Smart Fortwo ==== Tháng 1/2009, Tesla công bố công ty sẽ sản xuất bộ pin và sạc cho 1000 chiếc Smart EVs đầu tiên. === Toyota === 20/5/2010, Tesla và Toyota công bố hợp tác trong việc phát triển xe điện, bao gồm 50 triệu $ đầu tư tương lai của Toyota vào Tesla và 42 triệu $ của Tesla mua lại khu vực ban đầu là nhà máy NUMMI. Tesla hợp tác trong việc phát triển các mẫu xe điện, cấu kiện, hệ thống sản xuất và hỗ trợ thiết kế. Công ty đã công bố rằng một phiên bản chạy điện của mẫu Toyota RAV4 sẽ sản xuất số lượng lớn với năm 2012 tại nhà máy Toyota ở Woodstock, Ontario. ==== Toyota RAV4 EV ==== Tesla Motors và Toyota công bố vào tháng 7/2010 một thỏa thuận phát triển thế hệ thứ hai của mẫu xe Toyota RAV4 EV. Tại thời điểm này, Toyota có kế hoạch giới thiệu mẫu này ra thị trường trong năm 2012. Mẫu RAV4 EV thế hệ thứ hai được giới thiệu vào tháng 10/2010 tại triển lãm ô tô Los Angeles. Toyota đã xây dựng 35 biến thể của RAV4s (Phase Zero vehicles) cho chương trình trình diễn và đánh giá trong năm 2011. Pin lithium metal-oxide và các cấu kiện truyền động khác được cung cấp bởi Tesla Motors. Tháng 8/2012, phiên bản sản xuất của RAV4 EV được công bố; bộ pin, cấu kiện truyền động và điện tương tự như cấu kiện sử dụng trong mẫu Tesla Model S ra mắt vào tháng 6/2012, và những chiếc Phase Zero sử dụng cấu kiện từ chiếc Tesla Roadster. ==== Xe van chạy điện của Freightliner ==== Công ty cung cấp các bộ pin cho mẫu xe van chạy điện của Freightliner Trucks. === Panasonic === 7/1/2010, Tesla và hãng chế tạo pin Panasonic thông báo rằng họ sẽ cùng nhau phát triển các pin nickel-based lithium-ion cho xe điện. Naoto Noguchi, Chủ tịch công ty năng lượng của Panasonic, nói rằng pin của hãng Nhật sẽ được sử dụng trên bộ pin của xe điện Tesla hiện tại và cả các thế hệ tiếp theo." Sự hợp tác là một phần trong khoản đầu từ 1 tỷ $ của Panasonic trong 3 năm qua cho các cơ sở nghiên cứu phát triển và sản xuất pin lithium-ion. Tesla tiết lộ rằng bộ pin mới là kết quả của sự hợp tác của công ty với Panasonic sẽ cho phép Tesla tiếp tục sử dụng pin này từ nhiều nhà cung cấp. Tháng 4/2010, Noguchi giới thiệu với giám đốc kỹ thuật của Tesla J. B. Straubel sản phẩm pin đầu tiên sản xuất ở cơ sở mới tại Suminoe, Japan. Nhà máy Suminoe sản xuất những viên pin 3.1Ah, những viên pin có mật độ năng lượng cao nhất trên thị trường. Cơ sở sản xuất hơn 300 triệu viên pin mỗi năm. Ngày 5/11/2010, Panasonic đầu tư 30 triệu $ cho một sự cộng tác nhiều năm cho thế hệ pin tiếp theo được thiết kế đặc biệt cho các xe điện. === Những nhà cung cấp khác === Chiếc Roadster có các linh kiện được cung cấp từ nhiều nhà cung cấp ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm các tấm thân xe làm bằng sợi các bon, sản xuất ở Pháp bởi hãng Sotira. Các tấm này được gửi tới Anh, nơi Tesla ký hợp đồng với hãng Lotus sản xuất các bộ khung ở Hethel, U.K. Những chiếc xe sau đó được chuyển tới Menlo Park cho giai đoạn lắp ráp cuối cùng. Bộ pin được lắp ráp ở Palo Alto, California, sử dụng những viên pin từ Nhật Bản. Hộp số đơn tốc được sản xuất ở Michigan bởi nhà cung cấp BorgWarner. Khi công ty bắt đầu vào năm 2003, Tesla xin giấy phép bằng sáng chế sạc điện cải tiến của hãng AC Propulsion, tích hợp sạc điện vào bộ inverter để giảm số lượng linh kiện và tính phức tạp. Sau đó Tesla tự đi con đường riêng và không còn sử dụng tính năng sạc cải tiến của AC Propulsion. Mercedes, Wells Fargo, và Omnivision cùng nhiều công ty khác nằm trong số top các nhà cung cấp của Tesla theo danh sách những nhà cung cấp cho Tesla của Spiderbook. == Kiện tụng == === Magna International === Tháng 3/2008, Magna International kiện Tesla ra tòa với lý do công ty này chưa từng trả đồng nào cho các dịch vụ của họ. Tesla đã thuê Magna giúp thiết kế bộ truyền động 2 số cho chiếc Roadster. === Hãng xe Fisker Automotive === 14/4/2008, Tesla Motors kiện Fisker Automotive, quả quyết rằng Henrik Fisker "đã đánh cắp các ý tưởng thiết kế và thông tin bí mật liên quan đến việc thiết kế những mẫu xe điện hybrid" và sử dụng những thông tin đó đẻ phát triển Fisker Karma, được công bố ở triển lãm ô tô quốc tế khu vực Bắc Mỹ tháng 1/2008. Tesla đã thuê Fisker Coachbuild thiết kế chiếc WhiteStar nhưng đã hủy bỏ vì Musk cho rằng nó "dưới tiêu chuẩn". 3/11/2008, Fisker Automotive Inc. đưa ra thông cáo với báo chí rằng một bên trung gian sẽ trao một giải thưởng cho việc tìm thấy bất cứ dấu hiệu nào ở Fisker có ở tất cả các khiếu nại. Tesla nói răng quy định đang bị ràng buộc và họ sẽ không theo đuổi vụ kiện này nữa. === Tranh cãi về người sáng lập === Việc sáng lập công ty này là một vấn đề tranh tụng sau đó đã được xử lý sau một thỏa thuận bên ngoài tòa án. 26/5/2009, Eberhard đã đệ trình lên San Mateo County, California, kiện Tesla và Musk (Chủ tịch kiếm Giám đốc điều hành của Tesla) vì phỉ báng, phá vỡ hợp đồng. Musk đã viết một post dài trên blog trong đó đưa ra những tài liệu gốc ban đầu, các email giữa các giám đốc cấp cao và các hiện vật chứng minh khác chỉ ra rằng Eberhard đã bị sa thải bởi sự nhất trí của ban lãnh đạo Tesla. 29/6/2009, một phiên tòa ở San Mateo County, California, tòa án tối cao đã bác bỏ các đòi hỏi của cựu CEO Eberhard, người đã yêu cầu phải được tuyên bố là một trong 2 người sáng lập công ty. Tesla đã phát biểu trong một thông báo rằng quy tăc là "phù hợp với sự tin tưởng của Tesla trong đội ngũ sáng lập, bao gồm CEO và kiến trúc sư trưởng hiện tại Elon Musk, giám đốc công nghệ JB Straubel, những người đặt nền móng cho việc tạo ra Tesla từ ban đầu." Đầu tháng 8, Eberhard đã rút đơn kiện, và 2 bên đi đến hòa giải cuối cùng vào 21/9. Một điều khoản công khai đã thông báo rằng các bên sẽ công nhận Eberhard, Musk, Straubel, Tarpenning, và Wright là 5 nhà đồng sáng lập. Eberhard cũng phát biểu về vai trò sáng lập của Musk đối với công ty: "Là một người đồng sáng lập, những đóng góp của Elon đối với Tesla là vô cùng to lớn." === Chương trình truyền hình Top Gear === Tesla đã không thành công trong vụ kiện chương trình truyền hình Top Gearcủa Anh vì những nhận xét của họ về mẫu Roadster năm 2008,Jeremy Clarkson lái chiếc xe này trên đường chạy thử của Top Gear, phàn nàn rằng cự ly chạy chỉ là 55 dặm, trước khi chỉ cho các công nhân đẩy nó vào trong garage, và cho rằng hết pin. Tesla đã đệ đơn kiện BBC vì nhạo báng và nói sai sự thật, cho rằng hai chiếc xe được cung cấp, ít nhất một chiếc đã được chạy từ trước. Nói thêm, Tesla cho rằng không có chiếc xe nào dưới 25% sạc, và cảnh đó đã được dàn dựng. 19/10/2011, tòa án tối cao ở London đã bác bỏ cáo buộc của Tesla. Cáo buộc nói sai sự thật cũng đã bị gạt bỏ vào tháng 2/2012, với việc tòa án Justice Tugendhat mô tả việc cáo buộc nói sai sự thật của Tesla là "quá 'thiếu nghiêm trọng' nó sẽ không thể bị xử lý." === Ecotricity === Tesla đã cố phá các thỏa thuận độc quyền của Ecotricity với các đối tác ở Anh trong việc đặt các trạm sạc điện trên các địa điểm dọc các sa lộ ở Anh, Ecotricity đáp trả lại bằng việc đưa vụ việc ra tòa. == Các vấn đề của sản phẩm == === Triệu hồi xe === Tháng 5/2009, Tesla thu hồi 345 chiếc Roadster sản xuất trước 22/4/2009. Tesla đã gửi các kỹ thuật viên tới nhà khách hàng để siết chặt lại phần duối, các chốt mép cửa bên trong. Theo lời từ National Highway Traffic and Safety Administration, Tesla kêu gọi các khách hàng rằng nếu không điều chỉnh, lái xe có thể mất điều khiển trong khi đang lái. Vấn đề xuất phát từ công đoạn lắp ráp tại Lotus. Lotus cũng thu hồi một số xe Elise và Exige vì lý do tương tự. Ngày 1/10/2010, Tesla thông báo đợt thu hồi thứ hai ở USA ảnh hưởng đến 439 chiếc Roadsters. Lần này liên quan đến cáp phụ điện thế thấp 12V từ hệ thống sao lưu. Đợt thu hồi này do một sự cố cáp phụ điện thế tháp trên một chiếc xe chà xát vào khung sợi các bon, gây ra mòn, bốc khói và có thể bốc cháy đằng sau đèn pha trước bên phải. Vấn đề này chỉ giới hạn ở cáp phụ 12V, không liên quan đến bộ pin chính hay nguồn điện chính. === Các tai nạn và cháy nổ === 1/10/2013, một chiếc Model S đã bắt lửa sau khi và phải một mảnh kim loại trên quốc lộ ở Kent, Washington. Người phát ngôn của Tesla xác nhận rằng, ngọn lửa bắt đầu xuất hiện ở bộ ắc quy và va chạm trực tiếp của vật thể kim loại lớn với một trong số 16 mô đun trong bộ ắc quy. Người phát ngôn nói rằng: Vì mỗi mô đun trong bộ ắc quy về thiết kế, có các bộ cách lửa cách li khỏi các tổn hại tiềm tàng, ngọn lửa trong ắc quy được nhốt trong 1 khoảng nhỏ phía trước." Chủ xe có thể đỗ vào lề, dừng và rời khỏi xe mà không bị thương, khi được chỉ dẫn bởi hệ thống cảnh báo trên xe. Giá cổ phiếu của Tesla mất khoảng 2% trong 2 ngày và mất khoảng 3 tỷ $ vốn hóa thị trường. Tuy nhiên, giá cổ phiếu lại tăng lên 4.5% 3 ngày sau vụ tai nạn. Tesla cho rằng một đoạn cong rơi khỏi một đầu kéo rơ móc và đâm vào xe với một lực 25 tấn, tạo ra một lỗ 3 inch xuyên qua tấm bảo vệ 1/4inch bên dưới xe. Ngọn lửa bắt đầu ở module pin phía trước, một trong 16 module, nhưng chỉ chưa trong khu vực này do được ngăn bởi tường lửa bên trong. Bộ pin hướng trực tiếp ngọn lửa thẳng xuống đường và xa khỏi chiếc xe và điều này ngăn hành khách khỏi tổn hại. Công ty cũng cho rằng những xe dùng nhiên liệu truyền thống thì dễ bị tổn hại hơn nhiều ở trường hợp như vậy, vì chúng có ít sự bảo vệ hơn phía dưới thân xe. Công ty cũng lưu ý rằng bộ pin giữ chỉ khoảng 10% năng lượng chứa trong bình xăng và nó trải đều trên 16 module có tường lửa bảo vệ, có nghĩa là khả năng cháy chỉ khoảng 1% là nhiều. Dựa trên thống kế tại Mỹ của National Fire Protection Association, Musk khẳng định rằng một lái xe " phải trải nghiệm các sự cố về lửa trên các dòng xe dùng xăng thông thường cao hơn gần 5 lần so với các dòng xe Tesla. Một vụ cháy thứ 2 được báo cáo xảy ra ngày 18/10/2013 ở Merida, Mexico. Trong vụ này, xe đang đi ở tốc độ cao qua một khúc cua và đâm qua tường vào một gốc cây. NHTSA không điều tra sự cố này bởi vì nó xảy ra bên ngoài U.S. Ngày 6/11/2013, một chiếc Tesla Model S trên đường liên bang Interstate 24 gần Murfreesboro, Tennessee, bắt lửa sau khi va vào một đầu kéo (tơw hitch) trên đường, gây hư hỏng bên dưới xe. Tesla tuyên bố rằng họ sẽ chỉ đạo riêng một cuộc điều tra, và như một kết quả của sự cố này, công ty thông báo quyết định gia hạn bảo hành để bù đắp cho những tổn hại bởi lửa của chiếc xe này. Ngày 18/11/2013, Tesla phát hành một bản nâng cấp phần mềm cho hệ thống giảm xóc khí để tăng khoảng cách với mặt đất ở tốc độ cao và yêu cầu rằng NHTSA tổ chức một cuộc điều tra trong những sự cố cháy. 19/11/2013, NHTSA có đánh giá sơ bộ xác định "những nguy hiểm tiềm tàng liên kết với gầm xe trên mẫu Tesla Model S 2013." Ước lượng khoảng 13,108 chiếc Model S là một phần trong điều tra ban đầu này. Các sự cố bắt lửa khác xảy ra ở Toronto, Canada, đầu tháng 2/2014. Chiếc Model S đậu ở gara và nó không cắm sạc hay đang sạc khi lửa bốc lên. Đến 14/2/2014, nguyên nhân của vụ cháy vẫn chưa được tìm ra. Theo Tesla "trong trường hợp cá biệt này, chúng tôi vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân, nhưng khẳng định rõ ràng rằng nó không bắt nguồn từ pin, hệ thống sạc, cục adapter hay bộ lưu điện, vì các cấu kiện này không bị cháy." Ngày 28/3/2014, NHTSA thông báo rằng họ sẽ tiến hành điều tra liệu Model S có khiến cho xe bắt lửa, sau khi nhà sản xuất nói họ sẽ cung cấp nhiều sự bảo vệ hơn cho bộ pin lithium-ion. Tất cả các xe Model S sản xuất sau ngày 6/3 với tấm nhôm bảo vệ dày 0.25inch sẽ thay thế bằng khiên bảo vệ 3 lớp giúp bảo vệ pin và mạch sạc khỏi bị va đập ngay cả ở va chạm tốc độ cao. Lớp bảo vệ mới thêm một ông nhôm rỗng để làm chệch hướng vật thể va chạm, một khiên titan để bảo vệ các cấu kiện nhạy cảm khỏi tổn hại do va đập, và một phần nhô bằng nhôm để hấp thụ năng lượng va chạm. những lớp bảo vệ mới, làm giảm quãng đường chạy của xe xuống 0.1%, sẽ được cài đặt miễn phí trên các xe Model S theo yêu cầu hoặc trong quá trình bảo dưỡng định kỳ. Theo NHTSA, lớp bảo vệ dưới thân xe bằng titan và các tấm làm đổi hướng vật thể va chạm, khiến khoảng cách với mặt đất tăng lên, "sẽ hạn chế cả tần suất va chạm vào bên dưới xe lẫn nguy hiểm do lửa." == Ban điều hành == Tính đến năm 2014, Ban điều hành của Tesla Motors bao gồm: Elon Musk— Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành và Kiến trúc sư trưởng của Tesla; cựu Chủ tịch PayPal; nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành và Giám đốc kỹ thuật của SpaceX; Chủ tịch của SolarCity Brad Buss—CFO, Cypress Semiconductor Corp Ira Ehrenpreis—General Partner, Technology Partners Antonio J. Gracias—CEO and Chairman of the Investment Committee at Valor Equity Partners Steve Jurvetson—Managing Director, Draper Fisher Jurvetson. Harold Kroeger—Mercedes-Benz Vice President, responsible for electrics and electronics Kimbal Musk—CEO của Medium, Inc., Đồng sáng lập Zip2 == Xem thêm == Xe chạy bằng năng lượng điện Danh sách các phương tiện chạy bằng năng lượng điện == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Bản mẫu:Http://www.teslamotors.com/blog/ Tesla Motors official Vimeo page
tài sản quốc gia.txt
Tài sản quốc gia có thể được hiểu theo nghĩa rộng hoặc theo nghĩa hẹp. Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm: (1) tài nguyên thiên nhiên của đất nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra và (3) nguồn vốn con người. Trong đó, các loại tài sản được sản xuất ra, hay còn gọi là tài sản quốc gia theo nghĩa hẹp, đó là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo của con người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển của đất nước. Theo cách phân loại của Liên hợp quốc (UN), tài sản được sản xuất ra lại chia thành 9 loại: (1) công xưởng, nhà máy; (2) trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn phòng; (3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) tồn kho của tất cả các loại hàng hóa; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến trúc; (8) nhà ở và (9) các cơ sở quân sự. Dựa vào chức năng tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế, 9 loại tài sản trên được chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất bao gồm 5 loại đầu, những tài sản này được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọi là tài sản sản xuất. Trong đó 4 loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản cố định (vốn cố định) còn lại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động (vốn lưu động). Tuy nhiên, trên thực tế trong các loại hàng tồn kho, ngoài các loại nguyên, nhiên vật liệu dự trưc cho sản xuất còn có cả những giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành phẩm chưa tiêu thụ. Vì vậy, cách hiểu ở đây chỉ mang ý nghĩa tương đối. Sự khác nhau trên nguyên tắc về mặt kinh tế giữa tài sản cố định và tài sản lưu động là tính chất sử dụng nhiều lần của tài sản cố định và tính chất sử dụng được một lần của tài sản lưu động, từ đó thời hạn phục vụ của tài sản cố định thường được quy định kéo dài hơn một năm, còn thời gian phục vụ của tài sản lưu động là dưới một năm. Nhóm thứ hai bao gồm 4 loại cuối, đều có tính chất chung là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nên được gọi là tài sản phi sản xuất (vốn phi sản xuất). == Tham khảo ==
cửa ô hà nội.txt
Theo sách Bắc thành dư địa chí soạn hồi đầu thế kỷ 19, Hà Nội có 21 cửa ô. Nhưng sách này không liệt kê tên đầy đủ. == Các cửa ô của Tòa thành Thăng Long == Bản đồ Tòa thành Hà Nội (thành đất), do hai ông Lê Đức Lộc và Nguyễn Công Tiến dựng năm 1831, có ghi vị trí và tên 16 cửa ô. Bản đồ Tỉnh thành Hà Nội vẽ năm 1866 đời Tự Đức chỉ còn 15 cửa ô, không còn ô Nhân Hòa. Thời xưa, đây là các cửa ra vào kinh thành. Ban đêm, tại các cửa ô đều có tuần phiên canh gác, kiểm soát sự ra vào kinh thành. Phần lớn các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hồng có 11 cửa. Lý do là thời đó đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông, dọc sông Hồng có nhiều bến, phố xá đông đúc, nhiều hiệu buôn lớn của người Việt và người nước ngoài tập trung buôn bán. Đến nay, chỉ còn sót lại duy nhất cửa ô Quan Chưởng. Các địa danh nay còn được dùng là ô Yên Phụ, ô Quan Chưởng, ô Đống Mác, ô Cầu Dền, ô Đồng Lầm, ô Chợ Dừa. == Các cửa ô vùng ngoại vi == Ô Cầu Giấy == Chú thích == == Tham khảo == Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, Các cửa ô Hà Nội
bờ biển.txt
Bờ biển (hoặc ven biển, duyên hải) được xác định là nơi đất liền và biển tiếp giáp nhau. Ranh giới chính xác được gọi là đường bờ biển, tuy nhiên yếu tố này rất khó xác định do sự ảnh hưởng của thủy triều. Thuật ngữ "đới bờ biển" cũng được sử dụng để thay cho bờ biển vì nó đề cập đến một khu vực xảy ra các quá trình tương tác giữa biển và đất liền. Cả hai thuật ngữ có thể dùng để đề cập đến các vị trí hay một vùng địa lý; ví dụ, bờ biển Tây của New Zealand, hoặc bờ biển Đông và Bờ biển Tây của Hoa Kỳ. Bờ biển hở đề cập đến bờ biển mà phía trước nó là đại dương hở, ngược lại là bờ biển kín trong các vịnh. Đường bờ biển (shore hay shoreline), theo một cách khác có thể đề cập đến một phần đất nối các thể chứa nước lớn, bao gồm cả các đại dương và hồ (bờ hồ). == Đới bờ biển == Đới bờ biển hay còn gọi là đới bờ, bao gồm hai dải không gian kéo dài ôm lấy đường bờ, là dải đất ven biển và dải nông ven bờ. Ranh giới bên trong cảu dải đất ven biển là địa giới hành chính các huyện, quận, thành phố ven biển; còn ranh giới bên ngoài của dải biển nông ven bờ là mép thềm lục địa. Đới ven bờ biển là nơi sinh sống của nhiều động vật hoang dã, các loài chim nước, rùa, cá sấu. Nhiều đầm, phá, vịnh biển là kho thực phẩm đã nuôi sống hàng triệu người, là nơi dồi dào nguồn nguyên liệu để làm phân bón, dược liệu... Khu vực này còn là nơi chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, kinh doanh du lịch, chế biến thủy sản... Với đa dạng về hình thái, về chức năng, vai trò quan trọng, đới ven bờ biển đã ảnh hưởng đến phương thức tồn tại của cộng đồng dân cư, tác động đến tập tục, cuộc sống của người dân ven biển. == Vùng ven bờ và quản lý tổng hợp vùng ven bờ == === Khái niệm vùng ven bờ === Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận. Các thành phần của nó bao gồm các vùng châuthooe, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác. Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dưa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chánh. Ngoài ra. còn có những sai khác về địa văn, sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ. Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lý khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét. Ví dụ ở một số nước Châu Âu, vùng ven bở mở rộng ra tới vùng lãnh hải, một số nước khác thì lấy đường đẳng sâu làm giới hạn. Còn về ranh giới đất liền thì cũng rất mơ hồ do tác động của biển vào khí hậu có thể vào đến vùng nội địa bên trong cũng như vùng đồng bằng ngập lụt rộng lớn. Trong nhiều trường hợp, ranh giới vùng đất và biển được chọn thường có một khoảng cách nhất định với mốc tự nhiên chẳng hạn như là mức nước thấp trung bình (MLWM, Mean Low Water Mark) hay mức nước cao trung bình (MHWM, Mean High Water Mark). Bảng 1. Một số ví dụ về ranh giới vùng ven bờ Theo IUCN (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources, Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên Nhiên và Tài nguyên Thiên Nhiên), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: "là vùng ở đó đất và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển". Theo World Bank, vùng ven bờ được hiểu là "... dựa vào những mục tiêu thực tiễn, mà vùng ven bờ là một vùng đặc biệt có những thuộc tĩnh đặc biệt, mà ranh giới được xác định, thường dựa vào những vấn đề được giải quyết" Ngoài ra còn có một số thuật ngữ khác được sử dụng trong QLTHVB bao gồm: Vùng ven biển (Coastal area): về mặt địa lý thì rộng hơn vùng ven bờ, đường biên của nó mở rộng về phía đất liền hơn. Vùng ven bờ chỉ là một phần của khu vực ven biển. Điều này rất quan trọng, đứng trên phương tiện chức năng, bởi trong nhiều quy trình về môi trường, nhân khẩu, kinh tế và xã hội trên thực tế bắt nguồn từ vùng ven biển rộng lớn,tuy nhiên những biểu hiện của chúng chỉ thấy rõ được trong phạm vi vùng ven bờ. Vùng nước ven biển (Coastal water): vùng đai hẹp gần bờ có nước biển và nước cửa sông. Vùng gian triều (Intertidal area): vùng giữa đường ngập triều khi triều thấp nhất và đường ngập triều khi triều cao nhất (phần đất liền chịu tác động của thủy triều). Vùng bờ biển (Coastline): đường tiếp xúc tại điểm chia cắt đất liền với các vùng nước ven biển. Vùng đất ven bờ (Shore lands): vùng đất liền xuống tới đường biên cao nhất bị ảnh hưởng bởi thủy triều. === Đặc tính của vùng ven bờ === Vùng ven bờ bao gồm sự đa dạng lớn về nơi ở và các hệ sinh thái (như vùng cửa sông, rạn san hô, thảm cỏ biển. rừng ngập mặn, đầm phá, vũng biển,..). Các hệ sinh thái trên có các đặc điểm vốn có được mô tả như là các chức năng khi chú ý đến phạm vi hệ thống tài nguyên ven bờ. Đối với các vùng đất ngập nước, các chức năng đó bao gồm năng suất sơ cấp và năng suất thứ cấp để duy trì khu hệ động, thực vật; dự trữ trầm tích và các chất carbon hữu cơ để nâng cao năng suất sinh học; liên kết các hệ sinh thái cần thiết để duy trì chuỗi thức ăn, tuyến di cư và gia tăng sản lượng. Đối với các rạn san hô các chức năng đó sẽ bao gồm năng suất sinh học cao và tỷ lệ cố định carbon cao dẫn đến sự phát triển đáng kể các rạn san hô và sự an mòn vật lý và sinh học dẫn đến sự tạo thành trầm tích đá vôi. Có mối liên hộ trực tiếp giữa các chức năng môi trường và việc sản sinh ra các hàng hóa để có thể sử dụng nhiều dạng hơn chỉ là một dạng trong các hoạt động của con người (ví dụ như đá vôi được sử dụng trong việc xây dựng và sản xuất vôi). Trong vùng ven bờ, nơi mà có cạnh tranh giữa các bên liên quan khác nhau đối với việc sử dụng đất và biển thường dẫn đến những xung khắc mãnh liệt và phá hủy sự thống nhất của hệ thống tài nguyên. Các hoạt động ở vùng ven bờ trong nhiều nước đã góp phần đáng kể vào GDP của kinh tế quốc gia. Ví dụ như SkiLanka, vùng ven bờ chiếm 24% diện tích đất cả nước, nhưng đóng góp 40% GDP của quốc gia với 50% dân số sống ở đây. Nhiều cộng đồng trong vùng Đông Nam Á phụ thuộc vào công nghiệp dầu lửa và tàu thuyền, du lịch ven bờ. Vùng ven bờ là nơi tập trung cao sự định cư của con người và là nơi thích hợp cho sự đô thị hóa. Hầu hết các thành phố của các nước vùng Đông Nam Á, cũng như các nước trên thế giới nằm ở vùng ven bờ. Vùng ven bờ sẽ là tâm điểm cho sự phát triển trong tương lai trong vòng 50 năm tới với sự gia tăng dân số và mở rộng các ngành công nghiệp. Những sự phát triển như thế sẽ dẫn đến sự gia tăng những xung đột về môi trường và xã hội, đòi hỏi cần phải có việc thực hiện kế hoạch quản lý tổng hợp. === Các yếu tố sinh thái môi trường vùng ven bờ === Vị trí địa lý. Nằm tiếp giáp với đường bờ biển có thể có các dạng địa hình: đồng bằng thấp trũng thuộc khu vực các sông lớn, chịu ảnh hưởng của thủy triều, núi cao ăn tận biển, địa hình không bằng phẳng, cao hoặc là những gò đá sát biển và ít chịu ảnh hưởng của thủy triều, vùng đầm lầy hoặc đầm phá. Khí hậu. Tần suất xuất hiện gió và bão cao, nhất là vùng ven biển nhiệt đới. Có chế độ gió mùa và ảnh hưởng rõ của chế độ này. Biên độ nhiệt độ dao động ngày và đêm không lớn như ở lục địa. Lượng mưa và độ ẩm không khí thường cao hơn vùng khác. Đây cũng là vùng dễ có các sự cố môi trường như bão lốc, sóng thần. Môi trường đất. Có thể có các dạng đất như đất mặn, đất phèn, phèn mặn hoặc đất cát, cồn cát ven biển. Dễ mẫn cảm với các điều kiện biến đổi của môi trường như dễ bị xói lở do tác động của sóng gió. Môi trường đất bị ảnh hưởng mạnh của cả độ mặn trong nước biển và thủy triều. Môi trường sinh thái ở đây không có tính ổn định, dễ phát triển nhưng cũng dễ bị phá hủy, thay đổi. Môi trường nước. Nước từ mặn cho đến lợ, độ mặn giảm từ biển vào đất liền, điều kiện nước cũng thay đổi theo chế dộ thủy văn ở các cửa sông đổ ra biển. Trong nước biển, nước sông và nhất là nước lợ, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có nhiều chất phù sa lơ lững và nhiều hạt sét mịn tạo nên trầm tích nhiều sét. Chế độ thủy triều ảnh hưởng mạnh đến hệ sinh thái thể hiện qua mức triều cực đại hay cực tiểu của chế độ nhật triều hay bán nhật triều. Chế độ nước ngọt rất khan hiếm, chỉ thấy từ các nguồn nước mưa hoặc giếng sâu từ tầng nước ngầm. Môi trường không khí. Thường chất lượng không khí ở các vùng ven biển rất tốt nếu không có các hoạt động công nghiệp. Trong những vùng công nghiệp ven biển thì môi trường không khí sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên khả năng đảo nhiệt thưởng ít xảy ra hơn. Hàm lượng muối trong không khí cao dễ gây ăn mòn kim loại, các công trình xây dựng, vật liệu. Đa dạng sinh học. Được chia làm hai phần: phần dứoi nước và trên cạn. Phần trên cạn lại được chia ra sinh vật ở vùng cao và sinh vật ở vùng ngập và bán ngập. Phần dưới nước chia ra sinh vật tầng mặt, sinh vật tầng nước nông và sinh vật tầng nước sâu. Nhìn chung đa dạng sinh học ở vùng ven biển rất phong phú và đa dạng. Tính đa dạng này phụ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên như nhiệt độ, chế độ nước, môi trường đất. Đối với vùng đất cao, ít ngập triều và không có nước ngọt, đất dễ bị nhiễm mặn và khô hạn thì đa dạng sinh học nghèo nàn. Đối với vùng ngập nước và bán ngập triều hay còn gọi là đất ngập nước, thì đa dạng sinh học phong phú hơn nhiều. Ô nhiễm môi trường vùng ven biển. Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ, hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người đã tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái ven biển theo hướng ngày càng một xấu đi. Nguyên nhân của ô nhiễm xuất phát từ: nguồn nước thái sinh hoạt được thải trực tiếp từ các khu dân cư ven biển, nước thải công nghiệp, nguồn nước thải từ các cống rãnh đô thịm chất thải rắn từ công nghiệp và nông nghiệp. Các dạng năng lượng trong môi trường ven biển. Năng lượng sóng biển: vô cùng lớn nhưng đến nay con người chỉ mới khai thác, sử dụng khoảng 1-2%. Một số nước trên thế giới đã sử dụng một phần năng lượng sống để phát điện, tuy nhiên vấn đề này còn nhiều khó khăn trong thiết kế, xử lý công trình. Năng lượng gió: là loại năng lượng có tiềm năng rất lớn dùng để phát điện, bơm nước, quay các động cơ,... Tuy nhiên nguồn năng lượng này cũng chưa được khai thác nhiều. Năng lượng ánh sáng mặt trời: sinh vật sử dụng năng lượng này cho quang hợp, sinh trưởng và phát triển, con người sử dụng để sấy khô nguyên liệu, làm muối. === Quản lý tổng hợp vùng bờ === Quản lý tổng hợp vùng bờ biển (QLTHVB). Được hiểu là một quá trình động và liên tục trong việc đưa ra các quyết định hợp lý đối với việc khai tác, sử dụng, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ biển. Phần cốt lõi của QLTHVB là xây dựng một thiết chế tổ chức và cơ chế chính sách để điều hòa các giải pháp đã được chấp nhận của các ngành và những người sử dụng vùng bờ. == Bảo vệ bờ biển bằng kè mỏ hàn == Mỏ hàn là loại công trình để chỉnh trị một đoạn sông hay một đoạn bờ biển. Chức năng: giảm lưu tốc dòng chảy, giảm vận chuyển bùn cát dọc bờ, tạo vùng nước tĩnh hoặc xoáy nhẹ để giữ bùn cát lại gây bồi cho vùng bờ, bãi bị xói, che chắn cho bờ khi sóng xiên truyền tới, giảm lực xung kích của sóng tác dụng vào bờ, hướng dòng chảy ven bờ bị lệch ra xa vùng xói lở. == Ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == Burke, Lauretta A.; Kura, Yumiko; Kassem, Ken; Revenga, Carmen; Spalding, Mark; McAllister, Don (2001). Hutter, Carolynne, biên tập. “Pilot Analysis of Global Ecosystems”. World Resources Institute. ISBN 1-56973-458-5. Davidson, Jon P.; Reed, Walter E.; Davis, Paul M. (2002). Exploring Earth: An Introduction to Physical Geology. Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall Inc. ISBN 0130183725, ISBN 978-0-13-018372-9 . Easterbrook, Don J. (1999). Surface Processes and Landforms (ấn bản 2). Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall Inc. ISBN 0138609586, ISBN 978-0-13-860958-0 . Haslett, Simon K. (2000). Coastal Systems. introduction to environment. New York: Routledge. ISBN 0415213029, ISBN 978-0-415-21302-8 . Mandelbrot, Benoit B. (1983). “II.5 How long is the bờ biển của Britain?”. The Fractal Geometry of Nature. Macmillan. tr. 25–33. ISBN 0716711869, ISBN 978-0-7167-1186-5 . == Xem thêm == == Liên kết ngoài == “Wild Coast USA” (html). Sierra Club. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008. “Data Explorer” (html). NOAA's National Ocean Service. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008.
saitama.txt
Saitama (Nhật: 埼玉県 (Kì Ngọc Huyện), Saitama-ken) là một tỉnh của Nhật Bản thuộc vùng Kanto nằm trên đảo Honshu. Đây là đơn vị cấp tỉnh có dân số đông thứ 5 tại Nhật Bản. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Saitama. Tỉnh này là một phần của vùng đô thị Tokyo. == Thành phố, thị xã == === Các thành phố === === Thị trấn và làng === == Địa lý == == Lịch sử == == Hành chính == == Kinh tế == == Văn hóa == == Giáo dục == Đại học Saitama == Thể thao == CLB Urawa Red Diamonds == Du lịch == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh Saitama (tiếng Nhật)