filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
nguyễn tấn dũng.txt
Nguyễn Tấn Dũng (sinh ngày 17 tháng 11 năm 1949 tại Cà Mau) là một cựu chính trị gia người Việt Nam. Ông là Thủ tướng thứ 7 của Việt Nam (2006-2016). Từ năm 1997, ông cũng đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa X, XI, XII, XIII thuộc đơn vị bầu cử khu vực 3 Thành phố Hải Phòng (huyện Tiên Lãng), Uỷ viên Bộ Chính trị các khóa VIII, IX, X, XI, Trưởng ban Ban Chỉ đạo thi hành án phần tài sản vụ án EPCO - Minh Phụng từ năm 2002. Ông cũng từng giữ chức Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tuy nhiên tình trạng tham nhũng hầu như không có hướng giải quyết nên sau Hội nghị Trung ương 6 (khóa XI), ban này chuyển sang cho Bộ Chính trị quản lý, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông được Quốc hội bầu lên vị trí Thủ tướng Chính phủ từ ngày 27 tháng 6 năm 2006 sau khi Thủ tướng tiền nhiệm Phan Văn Khải quyết định về hưu năm 2006. Sau đó ông tái đắc cử nhiệm kì thứ 2 vào ngày 25 tháng 7 năm 2011. Ông là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam thuộc thế hệ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng là Thủ tướng trẻ nhất khi nhậm chức (57 tuổi). Tại Đại hội Đảng lần thứ XII ông xin không tái cử vào BCH Trung ương và được chấp nhận. Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 ông thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, nghỉ hưu theo chế độ. == Tiểu sử == Nguyễn Tấn Dũng quê ở Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Cha ông là Nguyễn Tấn Thử chính trị viên phó Tỉnh đội Rạch Giá, chết ngày 16 tháng 4 năm 1969, khi một trái bom Mỹ đã ném trúng hầm trú ẩn của Tỉnh đội Rạch Giá. Là con thứ hai trong gia đình, Nguyễn Tấn Dũng còn được gọi với cái tên Ba Dũng. Thời gian gần đây ông cũng thường được gọi dưới cái tên không chính thức Mr.X. Năm 1961, ông tham gia Quân đội Nhân dân Việt Nam, làm công tác văn thư, liên lạc, cứu thương, y tá, y sĩ. Nguyễn Tấn Dũng sau đó lần lượt giữ các chức vụ: Tiểu đội bậc trưởng (tương đương Trung sĩ), Trung đội bậc trưởng (Chuẩn úy), Đại đội bậc phó (Thiếu úy), Đại đội bậc trưởng (Trung úy) - Đội trưởng Đội phẫu thuật, Đại đội trưởng và Chính trị viên trưởng Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá. Nguyễn Tấn Dũng gia nhập Đảng Lao động Việt Nam ngày 10 tháng 6 năm 1967, chính thức ngày 10 tháng 3 năm 1968. Cuối năm 1969, nhờ người bạn chiến đấu Phan Trung Kiên, ông thoát chết trong một trận càn quét ở Cà Mau-Kiên Giang. Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó đang là cấp bậc trung úy, đã chọn ở lại phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Nguyễn Tấn Dũng là trung uý, chính trị viên Đại đội Quân y thuộc Tỉnh đội Rạch Giá Sau năm 1975, ông lần lượt giữ các chức vụ Thượng úy, Chính trị viên trưởng Tiểu đoàn Bộ binh 207; Đại úy, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn Bộ binh 152; Thiếu tá, Trưởng ban cán bộ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Kiên Giang. Từ tháng 10 năm 1981 trở đi, ông phục viên và tham gia công tác chính trị, sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam tại địa phương, lần lượt giữ các chức vụ: Tỉnh ủy viên Kiên Giang, Phó Ban Tổ chức cán bộ Tỉnh ủy; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang, Bí thư Huyện ủy Hà Tiên; Phó Bí thư Thường trực rồi Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Bí thư Đảng ủy quân sự tỉnh Kiên Giang; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 9; Đại biểu Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Từ tháng 1 năm 1995, ông tham gia công tác trong trung ương với các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Thiếu tướng (1/1995 - 8/1996), Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương. Được bầu làm Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng tại các kỳ Đại hội Đảng CSVN thứ VI (năm 1986) và thứ VII (năm 1991). Năm 1991 đến năm 1994: học Cử nhân Luật hệ tại chức Ngày 1 tháng 7 năm 1996, ông được bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương và được Bộ Chính trị phân công làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và là Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phụ trách vấn đề tài chính của Đảng CSVN (từ tháng 6/1996 đến tháng 8/1997). Từ tháng 9 năm 1997, ông được bầu làm đại biểu Quốc hội khoá X (đại biểu khu vực 3 Hải Phòng) và được đề cử và sau đó được Quốc hội thông qua giữ chức Phó Thủ tướng; sau đó Thủ tướng Phan Văn Khải cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng Thường trực và Chủ tịch Hội đồng Tài chính - Tiền tệ của Chính phủ, trong thời gian này ông được nhà nước Lào tặng thưởng Huân Chương Ítxala hạng nhất (huân chương cao quý nhất của Lào). Tháng 5 năm 1998, Quốc hội thông qua cử ông kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Chức vụ này ông giữ đến ngày 11 tháng 12 năm 1999 thì bàn giao lại cho ông Lê Đức Thúy. Tháng 8 năm 2002, ông tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Phó Thủ tướng và được Quốc hội khoá XI thông qua. Ngày 16 tháng 5 năm 2006, Thủ tướng Phan Văn Khải đề cử Nguyễn Tấn Dũng làm người kế nhiệm mình trước phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XI. Ngày 27 tháng 6 năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội bầu làm tân Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông trở thành vị Thủ tướng trẻ nhất trong 20 năm trước đó. Ngày 25 tháng 7 năm 2007, Quốc hội khóa XII tiếp tục bầu ông Nguyễn Tấn Dũng giữ cương vị Thủ tướng Chính phủ, với tỷ lệ 96,96% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu. Ngày 26 tháng 7 năm 2011 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII ông tái đắc cử nhiệm kỳ 2 giữ chức Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam, với tỷ lệ 94% phiếu đồng ý hợp lệ trên tổng số đại biểu. Năm 2010, Việt Nam với vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN được đánh giá là thành công trong hoạt động ngoại giao và kết nối các thành viên được nhiều báo chí đánh giá là nhờ công lớn của ông. Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam ông vẫn nhận được đề cử vào BCH Trung ương, mặc dù trước đó ông xin không tái cử. Sau đó Đại hội đã biểu quyết cho phép ông rút khỏi danh sách bầu cử. Từ ngày 6 tháng 4 năm 2016 ông thôi nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ và nghỉ hưu theo chế độ. == Đời sống cá nhân == Cha của Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Tấn Thử (tức Mười Minh), chính trị viên Tỉnh đội Kiên Giang, hi sinh trong một trận Mỹ ném bom B-52 vào ngày 16 tháng 4 năm 1969. Mẹ của Nguyễn Tấn Dũng năm 2012 đã 87 tuổi, hiện đang sống trong căn nhà 1108 đường Nguyễn Trung Trực, Rạch Giá, Kiên Giang, cũng là nơi đặt nhà thờ họ của ông Dũng. Em trai ông, Tư Thắng cũng sống ở đây. Ông Dũng còn có một chị gái tên là Hai Tâm. Ông và phu nhân (bà Trần Thanh Kiệm) có ba người con. Con trai cả của ông tên là Nguyễn Thanh Nghị, sinh năm 1976, lấy bằng tiến sĩ ngành kỹ sư công chánh (xây dựng) ở Đại học George Washington ở Washington, được bổ nhiệm giữ chức thứ trưởng Bộ Xây dựng ngày 11 tháng 11 năm 2011, người được đề cử và bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI, hiện đang là Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang. Người con thứ hai là con gái, Nguyễn Thanh Phượng (sinh năm 1980) tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học quốc tế tại Geneva, Thụy Sĩ (International University in Geneva). Bà là Chủ tịch Quỹ Đầu tư Bản Việt, doanh nghiệp với số vốn khoảng 55 triệu đô la Mỹ, chủ tịch Chứng khoán Bản Việt từ năm 2007, thành viên HDQT Ngân hàng Bản Việt (từng giữ chức Chủ tịch nhưng đã tạm nghỉ theo chế độ thai sản hồi đầu tháng 5/2013). Bà Phượng kết hôn với ông Nguyễn Bảo Hoàng là một Việt kiều Mỹ năm 2008 và hiện có hai con. Con rể Nguyễn Bảo Hoàng sinh năm 1974 là Tổng giám đốc Quỹ đầu tư IDG Ventures Vietnam, chuyên đầu tư vào các công ty thuộc lĩnh vực tiêu dùng, truyền thông và công nghệ kể từ năm 2004. Ông này là chủ tịch Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam, Chủ tịch Học viện thể thao Sài Gòn (SSA), sở hữu chi nhánh MacDonald tại Việt Nam. Con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tên là Nguyễn Minh Triết, sinh năm 1988, từng học A level tại trường St. Michael College (Mỹ), theo học cử nhân về kỹ sư kỹ thuật hàng không ở Đại học Queen Mary của Anh và hoàn tất khóa học thạc sĩ chuyên ngành kỹ sư chế tạo máy tại Anh. Từng công tác tại Ban thanh niên nông thôn - Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ủy viên Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển Sinh viên Việt Nam, bí thư tỉnh đoàn Bình Định và Ủy viên ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định, nhiệm kỳ 2013 - 2017 Tháng 4 năm 2016, Nguyễn Minh Triết đã làm đám cưới với cô Đồng Thanh Vy, người từng đoạt giải Á hậu Đông Nam Á. Ngay sau lễ cưới, Nguyễn Minh Triết nhận được quyết định bổ nhiệm làm Trưởng ban Thanh niên Trường học, Trung ương Đoàn tại Hà Nội, nơi Đồng Thanh Vy đang theo học trường Cao đẳng Kế toán Hà Nội. == Hoạt động trong nhiệm kỳ == Ngày 27/11/2006, Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1568/QĐ-TT cho phép tu sửa nghĩa trang và mộ phần của các liệt sỉ Việt Nam Cộng Hòa. Nguyễn Tấn Dũng có những thành công về mặt đối ngoại. Năm tháng sau khi nhậm chức, ông để lại dấu ấn đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình với thành công của hội nghị APEC (tháng 11/2006). Tháng 5/2007, tạp chí World Business bình chọn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một trong 20 nhân vật cải cách của châu Á. Trong nhiệm kỳ Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sau đó là thành viên luân phiên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (nhiệm kỳ 2008/2009). Ngày 29 tháng 4 năm 2009, ông ban hành công văn 650/TTg-KTN, chỉ đạo các bộ ban ngành phối hợp triển khai dự án bauxite tại Tây Nguyên. Trong cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009, khi lạm phát cả năm của Việt Nam lên cao nhất khu vực (25%), chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua gói kích cầu trị giá tổng cộng 8 tỷ đô la (tương đượng 143.000 tỷ đồng). Về gói kích cầu này ông Nguyễn Trần Bạt cho rằng, dòng tiền chảy không đến các mục đích như được thông báo, không có khu vực kinh tế nào ở Việt Nam tỏ ra khởi sắc sau gói kích cầu ngoài thị trường chứng khoán và nâng mức thâm hụt ngân sách lên đến 8% so với 5% của năm 2008. Tuy nhiên,theo Ngân hàng Phát triển châu Á nhận định thì gói kích cầu của Chính phủ đã có tác dụng tốt và kinh tế Việt Nam quý IV năm 2009 được đánh giá là hồi phục và tăng tốc. Tuy nhiên, sang năm 2010, gói kích cầu đã bộc lộ nhược điểm: bội chi ngân sách đến mức báo động, dự trữ ngoại hối quá thấp, bất ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này dẫn tới lạm phát tăng cao, các chính sách thắt chặt tiền tệ ngay sau đó gây khó khăn kinh tế. IMF và WB phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô. Ngày 20/10/2012, trước Quốc hội, ông Dũng xin lỗi vì những yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành Ông Dũng hưởng lương 15 triệu VND/tháng (năm 2013). Tập trung đầu tư xây dựng hai ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh để sớm phát triển hai ĐH này thành các cơ sở giáo dục ĐH xuất sắc, hàng đầu của Việt Nam, từng bước vươn lên đẳng cấp khu vực và quốc tế. == Chỉ trích == Ông là thủ tướng đầu tiên của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị khởi kiện chính thức với cáo buộc vi hiến. Ngày 11 tháng 6 năm 2009, ông Cù Huy Hà Vũ đã gửi đơn kiện thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về việc ký quyết định khai thác quặng bauxit ở Tây nguyên Việt Nam khi cho rằng ông Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam khi ra quyết định về dự án trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Hà Nội đã bác đơn kiện này. Trong nhiệm kỳ đầu, dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam lâm vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng, chứa đựng rất nhiều rủi ro suy thoái. Cùng chịu tác động bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế các nước trong khu vực không lâm vào tình trạng bất ổn như Việt Nam. Thủ tướng bị đặt câu hỏi về khả năng quản lý kinh tế. Trong những năm liên tiếp trước khi Thủ tướng Dũng nhậm chức ở nhiệm kỳ đầu tiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh dần: 7,08% năm 2002, 7,34% năm 2003, 7,79% năm 2004, và 8,44% năm 2005. Ngược lại, sau khi thủ tướng nhậm chức, tăng trưởng GDP đang trên đà giảm mạnh từ năm 2007 trở lại đây: năm 2007 đạt 8,23%, năm 2008 đạt 6,31%, năm 2009 đạt 5,32%, năm 2010 tăng một chút lên 6,78% nhưng năm 2011 dự kiến quay lại mức trên 5%. Lạm phát tăng cao (nhất châu Á vào tháng 7-8 năm 2011) hậu quả của các chính sách vĩ mô sai lầm trong khi đời sống của nhân dân khó khăn hơn: Mức thu nhập trong giai đoạn 2008-2010 tăng bình quân 9,3%/năm (giai đoạn lạm phát cao lên tới hơn 40%) sau khi trừ đi yếu tố tăng giá đã thấp hơn mức thu nhập thực tế 10,7%/năm của thời kỳ năm 2002-2004. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII đã thừa nhận các sai lầm trong quản lý kinh tế đã dẫn tới các vấn đề nghiêm trọng của nền Kinh tế Việt Nam. Trong đợt Lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội lần đầu tiên, Ông Nguyễn Tấn Dũng được số phiếu tín nhiệm cao 210, tín nhiệm 122, tín nhiệm thấp 160. Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc phê bình: "Toàn dân người ta đã biết ông này không có năng lực quản lý xã hội, quản lý kinh tế cho nên chưa bao giờ kinh tế của chúng ta nó sa sút như bây giờ. Sự không có năng lực của ông ấy là đã rõ. Mặt khác các tập đoàn kinh tế nào là Vinashin, Vinalines rồi còn bao nhiêu tập đoàn kinh tế khác mà ông Thủ tướng trực tiếp quản lý đã thất thoát hàng ngàn tỷ của nhân dân, thiệt hại quá lớn... Mặt khác ông ấy lại độc đoán, độc tài vì vậy nếu còn nắm quyền thì ông ấy còn làm bao nhiêu thứ khác chỉ có hại cho đất nước như vậy thì không lo sao được?. Ngày 18 tháng 9 năm 2015, ba ông Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng đồng ký đơn gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành kiểm điểm, kỷ luật, và kiên quyết không để ông Nguyễn Tấn Dũng lọt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII vì cho rằng ông Dũng tiếp sức cho các thế lực thù địch vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc, phá hoại tình đoàn kết, hữu nghị và kích động đối đầu Việt - Trung. == Một số quyết định quan trọng == Mội vài sự kiện liên quan xảy ra tại Việt Nam trong (các) nhiệm kỳ của ông. Bao gồm: Tái cơ cấu Vinashin: khủng hoảng nợ tại Vinashin bùng phát vào tháng 5/2010 khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải đưa ra quyết định vội vàng tái cơ cấu Vinashin, cơ cấu lại các khoản nợ. Từ đó, có nhiều vấn đề bị phanh phui về quản lý nhà nước đối với tập đoàn kinh tế này. Theo báo cáo, Vinashin nợ hơn 100 nghìn tỷ VND (tương đương 5-6 tỷ USD) với khả năng không thể thanh toán nổi. Phá giá tiền tệ: trong vòng 14 tháng tính tới 13/2/2011, Việt Nam đã phải phá giá đồng tiền bốn lần. Lần gần nhất, VND bị phá giá 9,3%. Quyết định 97/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực cá nhân được thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Trong đó ở điều 2 mục 2 có nhấn mạnh: nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cần gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền, không được công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức khoa học và công nghệ. Nghị quyết 11 NQ/Cp thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô gây ra nhiều vấn đề, tác dụng phụ, cho nền kinh tế, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, ngân hàng khủng hoảng. Ý kiến chỉ đạo vụ cưỡng chế đất gây tranh cãi tại Tiên Lãng, Hải Phòng. Ý kiến chỉ đạo vụ tranh chấp bản quyền truyền hình bóng đá giữa Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) và Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên (AVG). Thúc đẩy Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện các văn bản pháp quy, đào tạo nguồn nhân lực cho nhà máy điện nguyên tử đầu tiên khu vực Đông Nam Á tại Ninh Thuận. == Một số phát biểu == "Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu tôi không chống được tham nhũng, tôi xin từ chức ngay." (Lễ nhậm chức Thủ tướng) "Tôi nhớ đồng chí Phạm Văn Đồng - có lẽ làm thủ tướng lâu nhất - có lần nói chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào. Hơn ba năm nay tôi làm thủ tướng cũng chưa xử lý kỷ luật một đồng chí nào, chắc là cũng phải học theo đồng chí Phạm Văn Đồng.". Vì nội dung câu nói này bị nhiều người hiểu nhầm, nên trong phần trả lời chất vấn đại biểu tỉnh Tây Ninh Nguyễn Thị Bạch Mai tại Quốc hội vào ngày 24 tháng 11 năm 2010,, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giải thích như sau: "Tôi trình bày chất vấn tại kỳ họp sáu là như vậy, nhưng có lẽ diễn đạt chưa đầy đủ. Khi phát hiện sai phạm thì lãnh đạo phải có kiểm tra. Không có kiểm tra không có quản lý. Mà khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý. Nhưng không thể xử lý theo ý muốn cá nhân được mà phải theo quy định của pháp luật, của Đảng, có lý có tình và đúng bản chất sự việc."; "Xin trình bày là không thể, với một vụ việc mà mới nghe một thông tin mà Thủ tướng đã ra quyết định kỷ luật được. Luật không cho phép làm như thế." "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hành dân chủ rộng rãi, nhất là dân chủ trực tiếp, xây dựng xã hội đồng thuận, cởi mở." "Tăng trưởng kinh tế phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường." "Là người đứng đầu, tôi xin nhận trách nhiệm về Vinashin!" "Tôi nhận trách nhiệm chính trị với tư cách người đứng đầu Chính phủ, chứ tôi cũng không ra quyết định nào sai." Trả lời về trách nhiệm với vụ Vinashin. "Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa từ năm 1974." "Còn 3 ngày nữa là tôi tròn 51 năm theo Đảng. Suốt thời gian qua tôi không đề nghị nhận chức này chức khác và cũng không thoái thác trọng trách gì được giao. Tôi đã báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương và Bộ Chính trị, Ban chấp hành đã hiểu rõ ưu khuyết điểm, tâm tư và cả thương tật của tôi. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng đã phân công tôi tiếp tục làm Thủ tướng và Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm. Gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, tôi không chạy, xin hay thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì Đảng giao". "Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó" Vào ngày 15.10.2014 tại viện Körber ở Berlin, Đức: "Chúng tôi tin rằng nhân quyền, tự do, dân chủ là xu hướng không thể đảo ngược và là đòi hỏi khách quan của xã hội loài người. VN không phải ngoại lệ, không đứng ngoài xu thế này." "Chưa có dấu hiệu gì lớn làm đảo lộn kinh tế vĩ mô hay buộc chúng ta phải điều chỉnh mục tiêu." “Vàng thì mình không có. Tôi tặng mỗi đồng chí một bộ ấm chén bằng gốm sứ, lần này có mới hơn là có quốc huy, có chữ ký của Thủ tướng và có tên từng đồng chí thành viên Chính phủ. Của ít lòng nhiều, xin tặng các đồng chí làm kỷ niệm”. “Tôi chúc các đồng chí và cũng tự chúc tôi luôn, kỳ này thôi, nghỉ chính sách thì ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, Đảng viên tốt, ráng sống như chương trình “sống tử tế” bên truyền hình đang làm, làm người tử tế, mỗi người mỗi hoàn cảnh đóng góp hết sức mình cho Đảng, cho dân.” == Khen thưởng == Huân chương Kháng chiến hạng 1 2 Huân chương Chiến công hạng 3 6 danh hiệu Dũng sĩ Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng 1,2,3 Huân chương Hữu nghị hạng đặc biệt của Nhà nước - Hoàng gia Campuchia Huân chương ISALA hạng 1 của Nhà nước CHDCND Lào Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước CHDCND Lào == Xem thêm == Thủ tướng Việt Nam Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam == Chú thích và nguồn tham khảo == == Liên kết ngoài == Website nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng Tiểu sử tóm tắt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Cổng Thông tin điện tử Chính phủ 3:20 PM, 26/07/2011 Thông tin đại biểu quốc hội khóa XIII Nguyễn Tấn Dũng Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI Nguyễn Tấn Dũng
george orwell.txt
Eric Arthur Blair (25 tháng 6 năm 1903 – 21 tháng 1 1950), nổi tiếng với bút danh George Orwell, là một tác giả và phóng viên người Anh. Được biết đến như một tiểu thuyết gia, một nhà phê bình, một nhà bình luận về văn hóa, Orwell là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Ông nổi danh nhờ 2 cuốn tiểu thuyết phê phán chủ nghĩa toàn trị nói chung và chủ nghĩa Stalin nói riêng, được viết và xuất bản vào cuối đời: Một chín tám tư (Nineteen Eighty-Four) và Trại súc vật (Animal Farm). == Tiểu sử == === Tuổi trẻ === Sinh ngày 25 tháng sáu 1903 tại Motihari, Bengal (bây giờ là Bihar), Ấn Độ, khi nó còn là một phần của Đế chế Anh dưới sự thống trị của nước Anh trong một gia đình người Anh. Cha ông, Richard Walmesley Blair, làm việc cho Ty nha phiến thuộc Sở Dân sự. Mẹ, Ida Mabel Blair (sinh tại Limouzin), đem ông về Anh khi ông lên 1. Ông không được gặp cha cho đến tận năm 1907 khi Richard về thăm Anh trong 3 tháng trước khi quay lại Ấn Độ. Ông có một người chị tên Marjorie, một người em gái tên Avril. Sau này ông miêu tả xuất thân gia đình mình thuộc "nhóm dưới của tầng lớp thượng - trung lưu". === Học vấn === Lên 5, Blair được gửi vào một trường giáo xứ nhỏ thuộc giáo phái Anh tại Henley-on-Thames, nơi chị ông đã vào học trước đó. Ông không bao giờ viết hồi tưởng về thời gian đó, nhưng chắc là ông đã gây ấn tượng tốt với các thầy giáo nên 2 năm sau, ông được tiến cử đến hiệu trưởng của một trong những trường dự bị thành công nhất ở Anh vào thời đó (đó là trường St. Cyprian's School, Eastbourne, Sussex). Blair học ở St Cyprian's bằng học bổng mà cho phép cha mẹ ông chỉ phải đóng nửa chi phí. Nhiều năm sau này, ông hồi tưởng lại thời gian học ở St Cyprian's với sự oán giận trong bài viết "Such, Such Were the Joys". Tuy nhiên, trong thời gian học ở St Cyprian's, cậu bé Blair cũng đã thành công trong việc giành được học bổng vào cả 2 trường Wellington và Eton. Sau một học kỳ hoặc nửa ở Wellington, Blair chuyển qua Eton, nơi mà ông là học sinh được cấp học bổng của nhà vua từ năm 1917-1921. Sau này ông viết rằng, ông đã "tương đối hạnh phúc" tại Eton, nơi mà cho phép sinh viên của họ tương đối độc lập, nhưng ông cũng ngừng làm những công việc nghiêm túc sau khi tới đó. Phiếu thành tích học tập của ông tại Eton thì rất khác nhau, một vài cái thì đánh giá ông là một học sinh kém, trong khi những cái khác thì lại phê ngược lại. Rõ ràng là ông không được vài thầy giáo vừa ý, đó là những người ghét những gì mà họ xem là thiếu tôn trọng uy quyền của mình. Trong thời gian ở đây, Blair đã có những tình bạn trọn đời với một vài trí thức tương lai của Anh như Cyril Connolly, tổng biên tập tương lai của tạp chí Horizon, tờ tạp chí mà nhiều bài luận nổi tiếng của Orwell được đăng tải lần đầu. === Miến Điện và những tác phẩm đầu tay === Sau khi Blair học xong tại Eton, gia đình ông không có tiền cho ông học đại học và ông cũng không có hy vọng giành được một học bổng, vì thế vào năm 1922 ông gia nhập Indian Imperial Police, phục vụ tại Katha và Moulmein ở Burma. Ông trở nên chán ghét chủ nghĩa đế quốc, và khi ông quay lại Anh vào mùa hè năm 1927 ông quyết định từ chức và trở thành một nhà văn. Sau này ông đã sử dụng những kinh nghiệm có được tại Burma cho tuyển thuyết Burmese Days (1934) và trong những tiểu luận như A Hanging (1931), và Shooting an Elephant (1936). Quay trở lại Anh ông đã viết cho Ruth Pitter, một người bạn thân của gia đình, và cô cùng một người bạn đã tìm thấy ông trong một căn phòng ở London, trên Phố Portobello (một tấm biển màu xanh hiện được treo trước cửa căn nhà này), nơi ông bắt đầu sáng tác. Chính từ đây một buổi chiều ông đã đi dạo tới Limehouse Causeway — theo dấu chân của Jack London — và trải qua đêm đầu tiên trong một nhà nghỉ bình dân, có lẽ là nhà trọ của George Levy. Trong một khoản thời gian ông thấy xa lạ tại chính tổ quốc mình, ăn mặc như những người lang thang và không hề nhượng bộ, và ghi lại những kinh nghiệm về cuộc sống của những người bần hàn trong tiểu luận đầu tiên được xuất bản của ông, 'The Spike', và ở nửa sau của Down and Out in Paris and London (1933). Mùa xuân năm 1928, ông tới Paris, nơi thím Nellie đã sống và mất, hy vọng kiếm sống như một nhà văn tự do. Mùa thu năm 1929, không thành công ông buộc phải làm các công việc chân tay như rửa bát trong vài tuần, chủ yếu trong một khách sạn hạng sang (the Hotel X) trên phố Rivoli, mà sau này ông đã miêu tả lại trong cuốn sách đầu tiên của mình Down and Out in Paris and London, dù không có dấu hiệu cho thấy vào thời điểm ấy ông đã nghĩ tới cuốn sách. Đau ốm và thất vọng, ông quay trở lại Anh năm 1929, dùng ngôi nhà của cha mẹ tại Southwold, Suffolk, làm địa điểm. Khi viết cái sau này sẽ trở thành cuốn Burmese Days, ông thường thực hiện những chuyến lang thang như một phần của cái hiện đã trở thành một dự án viết sách về những người nghèo khổ nhất trong xã hội. Cũng trong lúc ấy, ông trở thành người đóng góp thường xuyên cho tạp chí New Adelpi của John Middleton Murry. Blair hoàn thành Down and Out năm 1932, và cuốn sách sớm được xuất bản đầu năm sau khi ông đang làm việc trong một thời gian ngắn như một giáo viên tại một trường tư tên là Frays College gần Hayes, Middlesex. Ông nhận công việc như một sự giải thoát khỏi cái nghèo đói khủng khiếp và cũng chính trong giai đoạn này ông đã có được người đại diện là Leonard Moore. Blair cũng lấy bút danh George Orwell ngay trước khi Down and Out được xuất bản. Trong một bức thư ngày 15 tháng 11 gửi Leonard Moore, người đại diện của mình, ông đã trao quyền chọn bút hiệu cho Moore và Victor Gollancz, người xuất bản. Bốn ngày sau, Blair viết cho Moore và đề xuất P. S. Burton, một cái tên ông đã sử dụng "khi đi lang thang," và đề xuất thêm ba cái tên khác: Kenneth Miles, George Orwell, và H. Lewis Allways.[6] Orwell đã dựa vào công việc làm giáo viên và cuộc sống của mình tại Southwold cho tiểu thuyết A Clergyman's Daughter (1935), cuốn sách được ông viết trong ngôi nhà của cha mẹ năm 1934 sau khi tình trạng sức khỏe kém - và những lời hối thúc của cha mẹ - buộc ông phải ngừng dạy. Từ cuối năm 1934 tới đầu năm 1936 ông làm việc bán thời gian như một người trợ lý trong một tiệm sách cũ, Booklover's Corner, tại Hampstead. Sau khi đã có một cuộc sống cô đơn và hiu quạnh, ông muốn tham gia vào một cộng đồng những nhà văn trẻ tuổi, và Hampstead là nơi dành cho những trí thức, cũng như có nhiều có nhiều buồng cho thuê giá rẻ. Ông đưa những trải nghiệm của mình vào tiểu thuyết Keep the Aspidistra Flying (1936). === Tác phẩm The Road to Wigan Pier === Đầu năm 1936, Victor Gollancz của nhà sách Left Book Club đặt hàng Orwell viết bài về sự nghèo khổ của giai cấp lao động trong các khu phố cùng khổ ở phía bắc nước Anh, xuất bản năm 1937 dưới tiêu đề The Road to Wigan Pier. Ông được đưa đến rất nhiều gia đình, nói đơn giản là để xem mọi người sống thế nào. Ông ghi chép lại nhiều điều, với sự cảm thông về tình trạng nhà cửa, tiền lương, và trong mấy ngày liền đến Thư viện Nhân dân để tham khảo các báo cáo về tình hình sức khỏe dân cư và các khu mỏ. Ông thực hiện công việc của mình như một điều tra viên xã hội thực thụ. Phần nửa đầu cuốn sách là các tư liệu về các hoạt động điều tra của ông khi đi thị sát Lancashire và Yorkshire, bắt đầu bằng các miêu tả sống động về công việc trong các mỏ than. Nửa sau cuốn sách là một bài luận dài, trong đó Orwell kể lại sự giáo dục của chính bản thân mình, sự phát triển lương tri chính trị, bao gồm cả sự lên án mạnh mẽ cái mà ông gọi là các thành phần vô trách nhiệm cánh hữu. Gollancz e ngại rằng nửa sau cuốn sách sẽ xúc phạm đến các độc giả của Left Book Club, nên để phần nào xoa dịu bớt đi, đã thêm vào lời nói đầu cho cuốn sách khi Orwell đang còn ở Tây Ban Nha. Không lâu sau khi hoàn thành công việc nghiên cứu cho cuốn sách này, Orwell cưới cô Eileen O'Shaughnessy. === Nội chiến Tây Ban Nha và tiểu thuyết Homage to Catalonia === Tháng 12 năm 1936, Orwell đi đến Tây Ban Nha để chiến đấu cho nền Cộng hòa chống lại cuộc nổi loạn của lực lượng phát xít do Francisco Franco cầm đầu. Trong một cuộc đàm thoại với Philip Mairet, biên tập viên của tờ New English Weekly, Orwell nói: 'Phải ngăn chặn chủ nghĩa phát xít' [Thư của Philip Mairet cho Ian Angus, ngày 9 tháng 1 năm 1964]. Với Orwell, quyền tự do và nền dân chủ đi liền với nhau, và cùng những thứ khác, bảo đảm tự do cho người nghệ sĩ; nền văn minh tư bản hiện hành bị tha hóa, nhưng chủ nghĩa phát xít là một thảm họa luân lý. John McNair (1887–1968) cũng cho biết, trong một cuộc đàm thoại với Orwell: 'Ông ấy nói rằng việc (viết cuốn sách) này chỉ là thứ yếu, và nguyên nhân chủ đạo khiến ông ấy đến Tây Ban Nha là để chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát xít.' Ông đi một mình, vợ ông đến sau. Ông gia nhập nhóm Đảng Lao động Độc Lập, một nhóm chừng 25 người Anh, liên kết với lực lượng dân quân của Đảng Công nhân Liên minh Mac-xit (POUM - Partido Obrero de Unificación Marxista), một đảng chính trị cộng sản Tây Ban Nha của những người cách mạng liên minh với ILP. Lực lượng POUM, cùng với nhóm cấp tiến vô chính phủ-nghiệp đoàn CNT (lực lượng cánh tả chủ đạo ở Catalonia), tin tưởng rằng Franco chỉ có thể bị đánh bại nếu giai cấp lao động của nhà nước Cộng hòa tiến hành lật đổ chủ nghĩa tư bản — một chủ trương về cơ bản đi ngược lại chủ trương của Đảng Cộng sản Tây Ban Nha và đồng minh. Được viện trợ và vũ trang từ Liên Xô, muốn liên minh với các đảng phái tư sản để đánh bại Đảng dân tộc cực đoan. Trong những tháng kế tiếp kể từ tháng 7 năm 1936, diễn ra một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc ở Catalonia, Aragon và các khu vực mà CNT mạnh. Orwell kể lại tinh thần cách mạng quân bình ở Barcelona với sự đồng cảm rõ rệt khi ông viết cuốn Homage to Catalonia. Theo lời kể của ông, nhờ may mắn Orwell đã gia nhập POUM chứ không phải Lữ đoàn Quốc tế do những người Cộng sản chỉ đạo - nhưng những kinh nghiệm của ông, đặc biệt sự đào thoát phút cuối của vợ chồng ông khỏi cuộc thanh trừng Cộng sản ở Barcelona tháng 6 năm 1937, đã làm gia tăng mạnh mẽ tình cảm của ông dành cho POUM và khiến ông trở thành người chống Stalin trong suốt cả cuộc đời cũng như là người tin tưởng vững chắc vào cái mà ông gọi là Dân chủ Chủ nghĩa Xã hội, có nghĩa là, chủ nghĩa xã hội kết hợp với tự do tranh luận và tự do bầu cử. Trong thời gian phục vụ quân sự, Orwell bị bắn xuyên qua cổ khiến ông suýt mất mạng. Ban đầu mọi người sợ rằng ông sẽ mất tiếng và giọng nói của ông sẽ chỉ còn là một lời thì thào đau đớn. Nhưng không phải vậy, dù vết thương quả có ảnh hưởng tới giọng của ông, khiến nó bị miêu tả như một "a strange, compelling quietness." [7] Ông đã viết trong Homage to Catalonia rằng mọi người thường nói với ông rằng ông đã quá may mắn khi sống sốt, nhưng ông nghĩ "sẽ may mắn hơn nếu ông còn chẳng hề bị thương." Gia đình Orwell sau đó sống sáu tháng tại Morocco để ông bình phục vết thương, và trong giai đoạn này, ông đã viết cuốn tiểu thuyết trước chiến tranh cuối cùng của mình, Coming Up For Air. === Qua đời === Orwell mất tại London ở tuổi 46 vì bệnh lao. Trong 3 năm cuối đời mình, ông đã phải vào viện nhiều lần. Trước khi mất, ông yêu cầu được chôn cất theo nghi lễ Anh giáo, nên ông được mai táng ở khu nghĩa địa nhà thờ All Saints tại Sutton Courtenay, Oxfordshire với dòng mộ chí đơn giản: "Nơi đây yên nghỉ Eric Arthur Blair, sinh 25 tháng 6 năm 1903, mất 21 tháng 1 năm 1950"; không một dòng nào trên mộ chí đề cập đến bút danh được nhiều người biết đến của ông. Ông muốn được chôn cất ở bất kỳ nghĩa địa nhà thờ nào gần nhất nơi ông mất, nhưng nghĩa địa ở trung tâm London không còn khoảnh nào trống cho ông. Lo ngại rằng thi hài ông có thể phải đem đi hỏa thiêu, trái với ước muốn của ông, vợ ông nhờ bạn bè của ông tìm giúp một nhà thờ có nghĩa địa còn chỗ. Bạn của ông là David Astor, sống tại Sutton Courtenay, thỏa thuận với cha xứ cho phép chôn cất ông tại đây, dù rằng ông không có mối liên hệ nào với làng này cả. Con trai của Orwell, Richard Blair, được nuôi dưỡng bởi một người chú sau khi ông qua đời. Ông sống một cuộc sống bình lặng, dù rằng thỉnh thoảng ông cũng trả lời phỏng vấn về vài kỷ niệm mà ông còn lưu giữ được về người cha. Ông Blair trong nhiều năm là nhân viên nông nghiệp cho chính phủ Anh. == Các tác phẩm == Down and Out in Paris and London (1933) — [1] Burmese Days (1934) — [2] A Clergyman's Daughter (1935) — [3] Keep the Aspidistra Flying (1936) — [4] The Road to Wigan Pier (1937) — [5] Homage to Catalonia (1938) — [6] Coming Up for Air (1939) — [7] Trại súc vật (1945) — [8] Một chín tám tư (1949) — [9] == Liên kết ngoài == The George Orwell Web Source - Essays, novels, reviews and exclusive images of Orwell. "Is Bad Writing Necessary?" - An essay comparing Theodor Adorno and George Orwell's lives and writing styles. In Lingua Franca, (December/tháng 1 năm 2000). "Orwell's Burma", an essay in Time Orwell's Century, Think Tank Transcript Thesis statements and important quotes from the novel Films based on Orwell's novels from Internet Movie Database UK National Archives Reveal George Orwell watched by MI5 Lesson plans for Orwell's works at Web English Teacher George Orwell tại Danh sách tài liệu trên Internet 'George Orwell: International Socialist?' by Peter Sedgwick 'George Orwell: A literary Trotskyist?' George Orwell in the World of Science Fiction 'Collected Essays of George Orwell' Works of George Orwell == Chú thích ==
người anglo-saxon.txt
Anglo-Saxon là một dân tộc sống tại Đảo Anh từ thế kỷ 5 CN. Họ bao gồm những người có gốc từ các bộ lạc German tới từ lục địa châu Âu, và những cư dân bản địa tiếp nhận một số khía cạnh của văn hóa và ngôn ngữ Anglo-Saxon. Về mặt lịch sử, giai đoạn Anglo-Saxon ở Đảo Anh trải dài từ năm 450 tới năm 1066, khi mà người Norman xâm chiếm Anh. Thuật từ Anglo-Saxon cũng được dùng để đề cập tới tiếng Anh cổ, một ngôn ngữ được sử dụng bởi người Anglo-Saxon và con cháu của họ ở những vùng đất mà ngày nay là Anh Cát Lan và một vài phần đông nam Scotland từ giữa thế kỷ thứ 5 cho tới giữa thế kỷ thứ 12. Tu sĩ Bede vào đầu thế kỷ 8 đã nhận định người Anh là hậu duệ của ba bộ tộc German: Người Angles, một bộ tộc bắt nguồn từ Angeln (ở miền bắc Đức ngày nay); Bebe viết rằng cả dân tộc Angles đến đảo Anh, bỏ hoang vùng đất cũ của họ. Cái tên England (tiếng Anh cổ: Engla land và Ængla land) bắt nguồn từ bộ tộc này. Người Sachsen, có nguồn gốc từ vùng Hạ Sachsen (thuộc Đức ngày nay; tiếng Đức: Niedersachsen) và các quốc gia thuộc vùng đất thấp. Người Jute, có từ bán đảo Jutland (thuộc Đan Mạch ngày nay, tiếng Đan Mạch: Jylland) Ngôn ngữ của những bộ tộc này là tiếng Anh cổ, bắt nguồn từ nhóm ngôn ngữ Tây German. hay nói cách khác, tiếng Anh cổ chính là tiếng Đức cổ trong tiếng Đức gọi là Niederdeutsch hay Plattdeutsch. == Chú thích == == Liên kết == Photos of over 600 items found in the Anglo-Saxon Hoard in Staffordshire Sept. 2009 Anglo-Saxon gold hoard September 2009: largest ever hoard officially declared treasure Huge Anglo-Saxon gold hoard found, BBC News, with photos. Fides Angliarum Regum: the faith of the English kings Anglo-Saxon Origins: The Reality of the Myth by Malcolm Todd An Anglo-Saxon Dictionary Simon Keynes' bibliography of Anglo-Saxon topics
chuyên chính dân chủ nhân dân.txt
Chuyên chính dân chủ nhân dân là sự thống trị về chính trị của nhân dân, bao gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc và các cá nhân thân sĩ, lấy công nhân, nông dân và trí thức yêu nước làm nền tảng do Đảng Cộng sản, đại diện tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. Chuyên chính dân chủ nhân dân là thành quả thắng lợi của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chức năng, nhiệm vụ lịch sử của Chuyên chính dân chủ nhân dân là "phát huy tự do dân chủ, tổ chức nhân dân hoàn thành các nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ chống lại các thế lực phản động, xây dựng và bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, tạo tiền đề tiến lên chủ nghĩa xã hội". == Lịch sử == Khái niệm này nổi tiếng nhất và trở thành phổ biến khi được Mao Trạch Đông sử dụng ngày 30 tháng 6 năm 1949, nhân kỷ niệm 28 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, Mao đã diễn giải ý tưởng của mình về chế độ "Chuyên chính dân chủ nhân dân" cũng như bác bỏ những lời chỉ trích và phản bác về những hậu quả mà ông sẽ phải đối mặt. == Những quốc gia áp dụng == === Tại Việt Nam === Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời năm 1945 là nhà nước Chuyên chính dân chủ nhân dân thực hiện nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo tiền đề đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Theo giải thích của Hồ Chí Minh, trong bài viết đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 316, ngày 8 tháng 2 năm 1957 thì "hình thức Nhà nước của nó là dân chủ cộng hòa, nền tảng của nó là liên minh công nông, giai cấp lãnh đạo của nó là giai cấp công nhân và Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo duy nhất của nền chuyên chính dân chủ nhân dân là chính đảng của giai cấp công nhân. Nhiệm vụ của chuyên chính dân chủ nhân dân là tiêu diệt thế lực đế quốc và phong kiến, đấu tranh cho nước nhà được thống nhất, chuẩn bị xây dựng nền tảng của chủ nghĩa xã hội. Hướng tiến lên của nó là thực hiện chủ nghĩa xã hội để tiến đến chủ nghĩa cộng sản, trong đó không còn giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột, mọi tư liệu sản xuất đều là của chung của xã hội. Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 2-1951) đã ghi: "Chính quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính quyền dân chủ nhân dân nghĩa là công nhân, nông dân, tiểu tư sản thành thị, tiểu tư sản trí thức, tư sản dân tộc và các thân sĩ (địa chủ) yêu nước tiến bộ; những tầng lớp nhân dân ấy chuyên chính với đế quốc xâm lược và bọn phản quốc, cho nên nội dung chính quyền đó là nhân dân dân chủ chuyên chính. Chính quyền đó dựa vào mặt trận dân tộc thống nhất, lấy liên minh công nhân, nông dân lao động, trí thức làm nền tảng, do giai cấp công nhân lãnh đạo". === Các nước khác === Tại Trung Quốc,khái niệm này được đưa vào Hiến pháp.Mao Trạch Đông cho rằng "chuyên chính dân chủ nhân dân" là khái niệm kế thừa chủ nghĩa Mác-Lênin.Năm 1905 Lenin đã từ chối đề xuất phương án "Công nông Cách mạng Dân chủ chuyên chính ",áp dụng trên toàn Nga là chế độ Vô sản chuyên chính.Những năm 20-30 của thế kỷ thứ 20 Quốc tế Cộng sản Trung Quốc và một số nước châu Á đã vận dụng kiểm nghiệm chỉ đạo phương châm. == Tham khảo == == Xem thêm == Chuyên chính vô sản
justin trudeau.txt
Justin Trudeau (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1971 tại thành phố thủ đô Ottawa, tỉnh Ontario) là thủ tướng đương nhiệm của Canada. Ông bắt đầu nhậm chức từ ngày 4 tháng 11 năm 2015. Ông đồng thời cũng là Lãnh đạo Đảng tự do Canada. Trudeau là con trai trưởng của cố thủ tướng Pierre Trudeau và Margaret Trudeau. Trudeau trở thành Thủ tướng thứ 23 của Canada sau khi đảng của ông giành chiến thắng đa số tại Hạ nghị viện trong cuộc bầu cử toàn quốc vào ngày 19 tháng 10 năm 2015. Ông nhậm chức vào ngày 4 tháng 11 năm 2015, tại thời điểm đó ông đã nhận được danh hiệu The Right Honourable suốt đời. Lúc ông nhậm chức, ông là người trẻ thứ nhì đảm nhận chức vụ này ở Canada (Joe Clark là người trẻ nhất) và là con trai đầu tiên của một cựu thủ tướng đảm nhận cương vị này. == Tiểu sử == Trudeau sinh ở Ottawa, Ontario, cha ông là cựu Thủ tướng Pierre Trudeau và mẹ ông là Margaret Trudeau (nhũ danh Sinclair). Ông là đứa trẻ thứ hai trong lịch sử Canada được sinh ra trong một gia đình đương kim thủ tướng; người đầu tiên là con gái út của John A. Macdonald, Margaret Mary Macdonald. Em trai Trudeau của Alexandree (Sacha) (sinh ngày 25 tháng 12 năm 1973) và Michel (2 tháng 10 năm 1975 - ngày 13 tháng 11 năm 1998) là người thứ ba và người thứ tư. Ông là chủ yếu có gốc của Pháp-Canada, Scotland, và Anh. Ông nội và ngoại của Trudeau là những doanh nhân Charles Trudeau và James Sinclair sinh ở Scotland, người từng là Bộ trưởng Bộ Thủy sản trong nội các của Thủ tướng Louis St. Laurent.. Một trong số những người tổ tiên bên ngoại của ông là người Anh đã sinh sống ở Singapore, Indonesia, và Malaysia trong thời thuộc địa lần, bao gồm William Farquhar người Scotland, một nhà lãnh đạo ghi nhận thuộc địa của Singapore; Người vợ đầu tiên của Farquhar, là bà cố năm đời của Trudeau Antoinette "Nonio" Clement, là con gái của một người cha người Pháp và mẹ là người Malaysia, khiến Trudeau là vị Thủ tướng Canada được định có tổ tiên không phải châu Âu. Cha mẹ Trudeau chia tay năm 1977, khi Trudeau lên sáu tuổi, và cha ông thôi chức thủ tướng năm 1984 Trudeau có ba anh chị em cùng cha khác mẹ và cùng mẹ khác cha, Kyle và Alicia, cùng mẹ khác cha, và Sarah, cùng cha khác mẹ. Sau khi rời khỏi cuộc sống chính trị, Pierre Trudeau nuôi dạy các con của mình trong sự riêng tư tương đối tại Montreal. Trudeau theo học Collège Jean-de-Brébeuf, trường cũ của cha mình. Năm 2008, Trudeau nói rằng trong số tất cả các cuộc đi chơi của mình sớm gia đình ông thích cắm trại với cha của mình nhiều nhất, bởi vì "đó là nơi cha của chúng tôi mới đích thị là cha của chúng tôi - một người cha trong rừng ". Trudeau lúc đó 28 tuổi, nổi lên như một nhân vật nổi bật trong tháng 10 năm 2000, sau khi đọc một bài điếu văn tại lễ tang của cha mình. The Canadian Broadcasting Corporation (CBC) đã nhận được rất nhiều cuộc gọi đến đề nghị phát lại bài điếu văn này sau khi được phát lần đầu, và chính trị gia hàng đầu Quebec Claude Ryan mô tả nó như là "có lẽ [...] biểu hiện đầu tiên của một triều đại." Một cuốn sách do CBC năm 2003 bao gồm các bài phát biểu trong danh sách các sự kiện quan trọng của Canada từ năm mươi năm qua. Trudeau có bằng cử nhân văn học từ Đại học McGill và một bằng cử nhân giáo dục từ Đại học British Columbia. Sau khi tốt nghiệp, ông làm giáo viên tiếng Pháp và toán học tại West Point Grey Academy và Trường PTTH Sir Churchill Winston ở Vancouver, British Columbia. Từ năm 2002 đến 2004, ông học ngành kỹ sư tại École Polytechnique de Montréal, một phần của Université de Montréal. Ông cũng bắt đầu bằng thạc sĩ Địa lý môi trường tại Đại học McGill trước khi đình chỉ chương trình của mình để bắt đầu sự nghiệp chính trị. == Sự nghiệp chính trị == == Xem thêm == Danh sách các Thủ tướng Canada Đảng tự do Canada Nội các của Justin Trudeau == Tham khảo ==
hội nghị cấp cao asean.txt
Hội nghị cấp cao ASEAN, hay Hội nghị thượng đỉnh ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Summit, gọi tắt trong tiếng Việt là "Cấp cao") là hội nghị giữa các nhà lãnh đạo của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để thảo luận về các vấn đề hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, và an ninh giữa các nước thành viên với nhau cũng như với các thành viên đối thoại của ASEAN. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ nhất được tổ chức vào năm 1976, Cấp cao V được tổ chức vào năm 1995. Từ đó các nhà lãnh đạo ASEAN nhận thấy sự cần thiết phải tổ chức hội nghị định kỳ hàng năm. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, do tính chất nội dung hội nghị không có gì đặc biệt, nên chỉ tổ chức hội nghị không chính thức. Từ năm 2001, hội nghị chính thức mới được tổ chức thường niên. Cấp cao XII dự định tổ chức vào năm 2006, song vì lý do an ninh mà nước chủ nhà Philippines đã quyết định lùi thời gian tổ chức sang đầu năm 2007. Từ năm 2009, hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức 2 lần mỗi năm. == Các phiên họp == Thông thường, một Hội nghị cấp cao ASEAN bao gồm các phiên họp nội bộ giữa các nhà lãnh đạo mười nước thành viên, phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo với các ngoại trưởng của các nước thành viên trong Diễn đàn An ninh ASEAN, phiên họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN+3 (thêm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), phiên họp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN, Úc và New Zealand. Từ Hội nghị cấp cao XI, bắt đầu có thêm phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN với các nhà lãnh đạo của sáu nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zealand, và Ấn Độ với tên gọi chính thức là Hội nghị cấp cao Đông Á. Ngoài ra còn có phiên hội nghị giữa các nhà lãnh đọa ASEAN với lãnh đạo Nga. == Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN == Hội nghị thượng đỉnh ASEAN được tổ chức luân phiên giữa các quốc gia thành viên, và quốc gia nào tổ chức thường kiêm luôn chức Chủ tịch luân phiên ASEAN, thường là vị tổng thống hay thủ tướng quốc gia đó. == Các vấn đề bàn luận == == Các kỳ Hội nghị cấp cao ASEAN không chính thức == Kỳ I: tại Jakarta ngày 30/11/1996 Kỳ II: tại Kuala Lumpur ngày 14-16/12/1997 Kỳ III: tại Manila ngày 27-28/11/1999 Kỳ IV: tại Singapore ngày 22-25/11/2000 == Xem thêm == ASEAN Hiến chương ASEAN Cộng đồng Kinh tế ASEAN Cộng đồng An ninh ASEAN Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN ASEAN+3 Hội nghị cấp cao Đông Á == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website của Ban Thư ký ASEAN Thanh Hà, Bất đồng cố hữu giữa các nước ASEAN trước sự bành trướng của Trung Quốc, RFI 9/4/2012
mac os.txt
Mac OS (viết tắt của Macintosh Operating System) là hệ điều hành có giao diện hình ảnh và được phát triển bởi công ty Apple Computer cho các máy tính Apple Macintosh. Phiên bản đầu tiên ra đời năm 1984. == Phiên bản == Phiên bản đầu của hệ điều hành Mac chỉ tương thích với Motorola 68000 dựa trên máy Apple Mac. Khi Apple giới thiệu máy tính với PowerPC phần cứng, hệ điều hành đã được chuyển để hỗ trợ kiến ​​trúc này. Mac OS 8.1 là phiên bản cuối cùng có thể chạy trên một bộ xử lý "68k" (68040). Mac OS X, đã thay thế "cổ điển" Mac OS, tương thích với bộ vi xử lý PowerPC từ phiên bản 10.0 ("Cheetah") đến phiên bản 10.3 ("Panther"). Bộ vi xử lý PowerPC và Intel được hỗ trợ trong phiên bản 10.4 (Tiger ", Intel chỉ hỗ trợ sau khi cập nhật) và phiên bản 10.5 (Leopard). 10.6 ("Snow Leopard") phiên bản 10,7 ("Sư tử"), phiên bản mới nhất 10.8 ("Sư tử núi") và sau đó chỉ hỗ trợ bộ vi xử lý Intel. [4] Các hệ điều hành Macintosh đầu ban đầu bao gồm hai phần của phần mềm, được gọi là "hệ thống" và "Finder", mỗi với số phiên bản riêng của mình [5] Hệ thống 7.5.1 là người đầu tiên bao gồm hệ điều hành Mac OS biểu tượng (một biến thể trên. Mac khởi động ban đầu Chúc mừng biểu tượng), và hệ điều hành Mac OS 7,6 là người đầu tiên được đặt tên là "Mac OS". Trước khi giới thiệu các hệ thống dựa trên PowerPC G3 sau đó, các bộ phận quan trọng của hệ thống được lưu trữ trong ROM vật lý trên bo mạch chủ. Mục đích ban đầu của điều này là để tránh sử dụng lưu trữ giới hạn của ổ đĩa mềm trên hệ thống hỗ trợ, cho rằng các máy Mac không có đĩa cứng. (Chỉ có một mô hình của Mac bao giờ thực sự có khả năng khởi động bằng cách sử dụng ROM một mình, năm 1991 mô hình cổ điển Mac.) Kiến trúc này cũng cho phép một giao diện hệ điều hành hoàn toàn đồ họa ở mức thấp nhất mà không cần một giao diện điều khiển văn bản chỉ hoặc chế độ dòng lệnh. Lỗi thời gian khởi động, chẳng hạn như việc tìm kiếm không có ổ đĩa hoạt động, đã được thông báo cho người dùng đồ họa, thường là với một biểu tượng hoặc bitmap Chicago phông chữ đặc biệt và một Chime of Death, một loạt tiếng bíp. Điều này trái ngược với máy tính của thời gian, hiển thị thông báo như vậy trong một phông chữ mono-khoảng cách đều nhau trên một nền đen, và yêu cầu sử dụng của bàn phím, không phải là một con chuột, cho đầu vào. Để cung cấp các niceties như ở một mức độ thấp, Mac OS phụ thuộc vào phần mềm hệ thống cốt lõi trong ROM trên bo mạch chủ, một thực tế là sau này đã giúp đảm bảo rằng máy tính Apple chỉ bắt chước được cấp phép (với các ROM bảo vệ bản quyền của Apple) có thể chạy hệ điều hành Mac OS == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Mac OS X Công ty Apple
đại thừa.txt
Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa. hīnayāna). Ngoài ra còn một trường phái Phật giáo thứ ba là Kim cương thừa, còn gọi là Mật tông hoặc Chân ngôn Xuất hiện ý nghĩa trong các Kinh nguyên thủy,nhưng được triển khai vào thế kỉ thứ nhất trước công nguyên, Đại thừa là là cỗ xe lớn nhờ dựa trên tính đa dạng của giáo pháp để mở đường cho một số lớn chúng sinh có thể giác ngộ. Cả hai Tiểu thừa và Đại thừa đều bắt nguồn từ vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, nhưng khác nhau nơi sự quan tâm về thực hành giáo pháp và tư tưởng.(sa. sarvasattva). Hình tượng tiêu biểu của Đại thừa là Bồ Tát (sa. bodhisattva) với đặc tính vượt trội là lòng bi (sa., pi. karuṇā). Bộ kinh được xem là kinh văn Đại thừa đầu tiên là Bát-nhã bát thiên tụng (般若八千頌, sa. aṣṭasāhasrikā prajñāpāramitā). == Vấn Ðề Ðại Thừa và Tiểu Thừa == Trước đây ta thường cho rằng giáo lý Tiểu thừa không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật, chỉ có giáo lý Ðại thừa mới là giáo lý chân chính của Phật. Ngược lại, các nhà sư Tiểu thừa thì cho rằng giáo lý Tiểu thừa mới chính là giáo lý nguyên thủy của Phật, còn giáo lý Ðại thừa là ngoại đạo. Sự bất đồng quan điểm ấy đã làm băng giá mối quan hệ của hai truyền thống cả ngàn năm. Ngày nay với những phương tiện tiến bộ, mọi mặt trong xã hội đều thay đổi, những quan điểm Tiểu thừa và Ðại thừa không còn thích hợp. Qua nghiên cứu, cho thấy rằng: 1. Thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy cho đến thời kỳ Bộ phái (sau Ðức Phật 400 năm) chưa có danh từ Ðại thừa hay Tiểu thừa. 2. Danh từ Tiểu thừa nên hiểu là Thượng tọa bộ và Thuyết nhất thiết hữu bộ. Ngày nay chỉ còn 2 hệ Tiểu thừa này có mặt trên thế giới. 3. Từ ít lâu nay người ta có khuynh hướng tránh dùng từ ngữ "Tiểu thừa" vì một số người không thông hiểu Phật pháp kỹ càng có thể cảm thấy bị tổn thương. Do đó, 2 khái niệm Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông ra đời. 4. Giáo lý được phân làm hai truyền thống theo địa lý, truyền thừa, và được gọi là Phật giáo Bắc tông và Phật giáo Nam tông. Sử dụng từ ngữ Bắc tông và Nam tông nói lên tính xuyên suốt của cây đại thọ, giáo lý đạo Phật. 5. Mặc dù truyền thống Bắc Tông và Nam Tông có những khác biệt, tuy nhiên, những khác biệt ấy không cơ bản. Trái lại, những điểm tương đồng lại rất cơ bản như sau: a/. Cả hai đều nhìn nhận Ðức Phật là bậc Ðạo sư. b/. Cả hai đều chấp nhận và hành trì giáo lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Duyên khởi...; đều chấp nhận Tam pháp ấn Vô thường, Khổ, Vô ngã; đều chấp nhận con đường tu tập: Giới-Ðịnh-Tuệ. c/. Cả hai đều từ chối về một đấng tối cao sáng tạo và ngự trị thế giới. Tóm lại, Kinh tạng Nguyên thủy, nếu còn hiện hữu, phải là kinh tạng ghi chép lại những lời Phật và Thánh chúng một cách đầy đủ nhất. Kinh tạng này mang tính thiết thực gần gũi với tâm lý con người và sự sinh hoạt của xã hội. Ðây là cơ sở giáo lý mà chúng ta lấy làm nền tảng cho mọi nghiên cứu, thực tập và nhất là hiểu một cách đúng đắn tư tưởng đạo Phật phát triển. Tuy nhiên, trải qua hơn 400 năm khẩu truyền và hơn 2000 năm truyền bá, kinh giáo không tránh khỏi sự thiếu sót hoặc thêm thắt của người thọ trì, nghĩa là vẫn không mang tính Nguyên thủy thuần túy. Thực vậy, hiện nay không còn kinh điển nào có thể gọi là "kinh điển nguyên thuỷ", và vì thế đừng nên lầm lẫn mà cho rằng đó là kinh điển của Thượng toạ bộ! Nghiên cứu kinh điển Phát triển mà không nắm vững hệ thống Nguyên thủy thì độ chuẩn xác không cao. Nếu coi Kinh tạng Nguyên thủy là "thấp kém" thì rất là sai lầm và nguy hiểm. Cây đại thọ giáo pháp phải là một cây hoàn hảo từ gốc rễ cho đến ngọn ngành. Và vì kinh điển nguyên thuỷ không còn hiện hữu, người nghiên cứu kinh điển nên tham khảo và đối chiếu kinh điển của mọi tông phái, trước khi đi đến kết luận dứt khoát về một chủ đề nào đó trong giáo lý Phật đà. Đại thừa xuất phát (phần lớn) từ hai nhánh của Tiểu thừa là Đại chúng bộ (sa. mahāsāṅghika) và Thuyết nhất thiết hữu bộ (sa. sarvāstivādin), lấy từ đó những yếu tố căn bản của giáo pháp mình: từ Đại chúng bộ, Đại thừa xem Phật là hoá thân của một thật thể siêu việt, lấy hình ảnh xả thân của các vị Bồ Tát và quan điểm tính Không (sa. śūnya). Từ Thuyết nhất thiết hữu bộ, Đại thừa thừa nhận quan điểm Tam thân (sa. trikāya). Đại sự (sa. mahāvastu) một tác phẩm của Thuyết xuất thế bộ (sa. lokottaravādin)—được xếp vào Đại chúng bộ—nói như sau về tính chất xuất thế, siêu việt của chư Phật: Ngược lại với quan điểm nguyên thuỷ, Đại thừa không quá nhấn mạnh đến đời sống xuất gia, cho rằng cư sĩ tại gia cũng có thể đạt Niết-bàn với sự tế độ của chư Phật và chư Bồ Tát. Hình tượng cư sĩ Duy-ma-cật trong Duy-ma-cật sở thuyết kinh là ví dụ tiêu biểu nhất cho trường hợp này. Cách xưng hô trong kinh cũng có khác đi đôi chút. Những lời dạy trong kinh giờ đây được hướng thẳng đến giới cư sĩ như: Thiện nam tử (sa. kulaputra), thiện nữ sinh (sa. kuladuhitṛ), như câu hỏi của tôn giả Tu-bồ-đề trong Kim Cương kinh cho thấy: तत्कथं भगवन्‌ बोधिसत्त्वयानसम्प्रस्थितेन कुलपुत्रेण वा कुलदुहित्रा वा स्थातव्यं कथं प्रतिपत्तव्यं कथं चित्तं प्रग्रहीतव्यम्‌। Thưa Thế Tôn, thiện nam tử hoặc thiện nữ sinh đã khởi hành với Bồ Tát thừa nên an trụ như thế nào, nên thực hành như thế nào, nên điều phục tâm như thế nào? Theo quan điểm Đại thừa, Niết-bàn không phải chỉ là giải thoát khỏi Luân hồi—mà hơn thế nữa, hành giả giác ngộ về Chân tâm và an trụ trong đó. Mỗi chúng sinh đều mang Phật tính (sa. buddhatā) và nhận ra điều đó là điều tuyệt đối quan trọng. Đại thừa lại được chia ra nhiều bộ phái khác nhau, xuất phát từ Ấn Độ và truyền qua Tây Tạng, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Tại Ấn Độ, Đại thừa đã chia ra Trung quán tông (sa. mādhyamika) do Long Thụ (sa. nāgārjuna) đề xuất và Duy thức tông (sa. vijñānavādin, yogācārin) do Vô Trước (sa. asaṅga) và Thế Thân (sa. vasubandhu) sáng lập. Song song với Tantra (Mật tông) của Ấn Độ giáo, đạo Phật cũng sản sinh ra một trường phái là Kim cương thừa (sa. vajrayāna), rất thịnh hành tại Tây Tạng. Thuộc về Đại thừa tại Trung Quốc và Nhật Bản, người ta có thể kể đến Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Tịnh Độ tông. Giáo lý căn bản của Đại thừa được chứa đựng trong những bộ kinh (sa. sūtra) và luận (sa. śāstra).Nói chung, Đại thừa phát triển một cách uyển chuyển, thích nghi, tùy thuận, để phù hợp với khả năng Giác ngộ của căn cơ mọi người. Lại nữa điểm quan trọng cốt lỏi của Đại thừa là lý Tánh không của các pháp.Vì là Tánh không nên danh tự Đại hay Tiểu cũng đều xuất phát từ Lý pháp tánh,Vì vậy người thực hành Đại thừa, điều căn bản nhất là Giác ngộ được Tánh không, khi ngộ được Tánh không thì Đại thừa chính là ở ngay tâm mình vậy. == Xem thêm == Lịch sử Phật giáo Tiểu thừa Tịnh độ tông == Tham khảo == Tài liệu chủ yếu Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā, Skt. ed. P. L. Vaidya, Buddhist Sanskrit Texts No. 4, Darbhanga 1960. Vimalakīrtinirdeśa. Transliterated Sanskrit Text Collated with Tibetan and Chinese Translations. Ed. by Study Group on Buddhist Sanskrit Literature. Taisho University, 2004. Phật thuyết Duy-ma-cật kinh (佛說維摩詰經), Taishō No. 474. Duy-ma-cật sở thuyết kinh (維摩詰所說經), Taishō No. 475. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh (說無垢稱經), Taishō No. 476 Vajracchedikā Prajñāpāramitā, ed. and transl. Edward Conze, Roma 1974 (SOR XIII). Harrison, P.M.: "Sanskrit Fragments of a Lokottaravādin Tradition" in Hercus et al. (1982): Indological and Buddhist Studies. Canberra: Australian National University, Faculty of Asian Studies. Tài liệu thứ yếu Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.) Williams, Paul: Mahāyāna Buddhism. The Doctrinal Foundations. London and New York, 1989. Hirakawa, Akira: A History of Indian Buddhism. From Śākyamuni to Early Mahāyāna. Translated and Edited by Paul Groner. University of Hawaii Press, 1990. Schopen, G. "The inscription on the Kusan image of Amitabha and the character of the early Mahayana in India", Journal of the International Association of Buddhist Studies 10, 1990 "The Vision of the Buddha", Tom Lowenstein, ISBN 1-903296-91-9 == Liên kết ngoài == Digital Dictionary of Buddhism
dolph ziggler.txt
Nicholas Theodore "Nick" Nemeth (sinh ngày 27 tháng 7 năm 1980), được biết đến bởi tên võ Dolph Ziggler, là một đô vật chuyên nghiệp người Mỹ, diễn viên hài nổi lên và diễn viên. Anh ký hợp đồng với WWE tháng 2 năm 2016. Anh hiện là WWE Interconental Championship) == Sự nghiệp đấu vật == === World Wrestling Entertainment/WWE[edit] === ==== Ohio Valley Wrestling (2004–2005) ==== ==== The Spirit Squad (2005–2006) ==== ==== Return to OVW (2007) ==== ==== Florida Championship Wrestling (2007–2008) ==== ==== Repackaging (2008–2009) ==== ==== Championship reigns (2009–2011) ==== ==== United States Champion (2011–2012) ==== ==== World Heavyweight Champion (2012–2013) ==== ==== Intercontinental Champion (2013–2015) ==== ==== The Love Quadrangle (2015–2016) ==== ==== Various feuds và championship pursuits (2016– hiện tại) ==== == Trong đấu vật == Finishing moves Blonde Ambition (Leaping reverse STO)[255] – FCW Sleeper hold, sometimes with bodyscissors[256][257][258] – 2010–2012; used as a signature move thereafter Superkick[259][260][261][262] with theatrics; sometimes used as a signature move Zig Zag[263] (Jumping reverse bulldog)[263][264][265] Signature moves Dropkick,[263][266] sometimes from the top rope[165] Famouser (Leg drop bulldog)[164][267][268][269] Headlock,[270][271] sometimes while performing a headstand[272][273] Heart Stopper[274][275] (Jumping elbow drop with theatrics,[263][276][277] sometimes preceded by multiple elbow drops)[275][278] Jumping DDT[118][279][280] Multiple neckbreaker variations Snap[277][281][282] Standing[258][277] Swinging[283][284] Scoop powerslam,[266][276] sometimes inverted[276][285][286][287] Shoulder jawbreaker[276][288][289] Sitout facebuster,[290][291] sometimes from the top rope[118] Stinger splash, sometimes followed by multiple punches to a cornered opponent, or a swinging neckbreaker [263][292][293] Managers Taryn Terrell[1][294] Big Rob[1][294] Maria[294] Vickie Guerrero[1][294] Kaitlyn[294] AJ Lee[294][295] Big E Langston[294][296] Lana[297] Wrestlers managed Kerwin White[2] Nicknames "The Natural"[2] "The Showoff"[298] "Perfection"[299][300][301] "The #Heel"[302] Entrance themes "Never Thought My Life Could Be This Good" by Jim Johnston (September 19, 2005 – November 2005; used while teaming withKerwin White) "I Am Perfection" by Cage 9 and Jim Johnston (June 26, 2009 – July 18, 2011) "I Am Perfection (V2)" by Downstait and Jim Johnston (July 25, 2011 – November 20, 2011) "Here to Show the World" bởi Downstait and Jim Johnston (November 21, 2011–nay) == Các chức vô địch và danh hiệu == Florida Championship Wrestling FCW Florida Tag Team Championship (2 times) – with Brad Allen (1) Gavin Spears (1) Pro Wrestling Illustrated PWI ranked him 9 of the top 500 singles wrestlers in the PWI 500 in 2013 Rolling Stone Worst Storyline (2015)[309] with Lana vs. Rusev/Summer Rae WWE Wrestler of the Year (2014)[184] World Wrestling Entertainment/WWE World Heavyweight Championship (2 times)[310][311] World Tag Team Championship (1 time)1 – with The Spirit Squad[19] WWE Intercontinental Championship (4 times)[70][312][313][314] WWE United States Championship (1 time)[91] Money in the Bank (2012 – World Heavyweight Championship contract)[123] Slammy Awards (2 times) Best Twitter Handle or Social Champion (2014) – @HEELZiggler[315] Match of the Year (2014) – Team Cena vs. Team Authority at Survivor Series[315] 22nd Triple Crown Champion Wrestling Observer Newsletter Most Improved (2011)[316] Most Underrated (2011)[316] 1 Ziggler, as Nicky, defended the championship with either Kenny, Johnny, Mitch or Mikey under the Freebird Rule. == Tham khảo ==
người hâm mộ.txt
Người hâm mộ hay người ái mộ hay còn gọi với cái tên ngắn gọn là fan, fan hâm mộ, các fan, fan cuồng là tên gọi chỉ chung cho một nhóm đông người cùng chung một ý thích và biểu hiện sự nhiệt tình, ủng hộ, yêu quý và dành những tình cảm nồng nhiệt cho một cái gì đó, thông thường là dành tình cảm và cuồng nhiệt cho những vận động viên thể thao, đặc biệt là môn bóng đá và những cầu thủ bóng đá hay cuồng nhiệt vì giới giải trí, giới ca sĩ, diễn viên, nghệ sĩ, ban nhạc, nhóm nhạc những đối tượng này gọi chung là thần tượng. Người hâm mộ có nhiều lứa tuổi và biểu hiện cũng khác nhau, ví dụ như những fan cuồng tuổi teen, những người hâm mộ có tuổi. Những biểu hiện về sự hâm một dành cho một đối tượng là rất phong phú như gọi tên, xin chữ ký, in ảnh. == Trên thế giới == Tôn thờ thần tượng quá mức trên khắp thế giới muôn hình vạn trạng nhưng lại là một hội chứng chung. Các nhà tâm lý cho rằng trong một xã hội mà các loại hình truyền thông phát triển, sự gần gũi với gia đình, cộng đồng bị giảm sút thì đối với nhiều người, người nổi tiếng đã dần thế chỗ người thân, hàng xóm và bạn bè. Một số chuyên gia phương Tây lo ngại việc trẻ em đang tôn thờ thần tượng theo hướng tiêu cực hơn là noi gương theo những điều tốt, có ý kiến cho rằng tôn thờ thần tượng không phải là một hiện tượng mới. Cái mới ở đây là mức độ cảm xúc sâu hơn và đẩy những đứa trẻ vào hội chứng này ở độ tuổi ngày một nhỏ hơn. Người hâm mộ những ca sĩ chủ yếu là giới trẻ, xét về mặt giới tính đa số người đam mê thần tượng là nữ, thần tượng được si mê đều là nam (Big Bang, Super Junior, Bi Rain…), và trong cuộc khảo sát tại Trung Quốc năm 2011 thì trong số 10 thần tượng của thanh thiếu niên Trung Quốc chỉ có một người là nữ vì nữ có ít các hoạt động giải trí khác hơn nam và trong độ tuổi thanh thiếu niên thì nữ cũng thường bắt đầu có những cảm xúc, cảm giác về tình yêu sớm hơn và nhiều hơn nam, mặt khác nam thì duy lý hơn nên có vẻ như ít cuồng si thần tượng hơn. Ở Hàn Quốc, fan cuồng còn được gọi là sasaeng fan, một lực lượng trẻ đông đảo”cuồng” các thần tượng mà họ ngưỡng mộ. Các sasaeng fan cũng có sự cạnh tranh ngầm với nhau. Họ thường xuyên vào blog của nhau để kiểm tra xem sasaeng fan nào có nhiều ảnh độc về thần tượng hơn, hay góc chụp ảnh đẹp hơn. Sasaeng fan thường ngủ qua đêm tại vỉa hè, phòng máy tính. Một số thậm chí trở thành người vô gia cư khi bỏ học, bỏ nhà lang thang theo bước chân thần tượng. Ở Trung Quốc có trường hợp một cô gái Dương Lệ Quyên mê diễn viên Lưu Đức Hoa đến điên cuồng. Cô gái này đã hâm mộ thần tượng Lưu Đức Hoa trong suốt 13 năm, và mong ước để gặp thần tượng. Gia đình cô đã bán hết nhà cửa, thậm chí vay tiền để lo cho con đi Hong Kong gặp thần tượng, cha cô còn định bán thận để có tiền. Tại Mỹ, ca sĩ nổi tiếng Rihanna bị bạn trai mình là ca sĩ nhạc R&B Chris Brown đánh. Tuy nhiên, những fan trung thành với Chris Brown lại ủng hộ thần tượng của mình, đã có 25 phụ nữ nêu ý kiến bảo vệ hành động của Chris Brown, rằng họ sẽ cho anh ta đánh bất cứ lúc nào. Một số fan thậm chí còn bày tỏ khát khao được chàng ca sĩ này đánh. == Tại Việt Nam == Việt Nam có những fan hâm mộ cuồng nhiệt đối với những diễn viên, ca sĩ ngoại quốc cũng như trong nước. Để bám theo thần tượng, nhiều bạn trẻ đã không ngại bỏ học, bỏ thời gian, công sức thậm chí chấp nhận làm gái mại dâm để có tiền rồi tận tâm tận lực đi theo một ca sĩ, một diễn viên nổi danh mà không cần nhận được bất cứ gì. Thậm chí còn có trường hợp ái mộ đến mức đưa thần tượng lên bàn thờ, có cả nhang đèn thắp thường xuyên (ca sĩ Đan Trường) Nhiều bạn trẻ tìm mọi cách vòi vĩnh cha mẹ, thậm chí đòi chết để có vé hoặc được ra sân bay chầu chực để một lần trông thấy thần tượng. Nhiều bạn bỏ học, bỏ thời gian, nhịn đói chỉ để chờ đợi thấy thần tượng rồi bật khóc, ngất xỉu, gây rối loạn trật tự. Họ không ngại bỏ tiền thuê xe chạy theo xe thần tượng đến tận khách sạn rồi chầu chực bên ngoài chỉ để hy vọng một lúc nào đó thần tượng đi ngang qua. Nhiều fan thức đến nửa đêm chầu chực ngoài sân bay mong nhìn được thần tượng, khi họ không thấy được thần tượng thì khóc lóc sụt sùi. Những fan đó có thể nhịn ăn nhịn mặc để mua những chiếc vé chợ đen có giá vài triệu đồng đi xem thần tượng bất chấp trời nắng nóng nhưng sẵn sàng đứng đến nửa ngày trời để mong gặp thần tượng. Cũng ở Việt Nam, khi có các chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên ngoại quốc (nhất là từ Hàn Quốc) thì người hâm một trẻ bất chấp nắng, mưa, nhịn đói nhịn khát, chẳng màng đến những lời chê trách có thể làm mọi thứ ngoài sức tưởng tượng của người lớn để thỏa mãn một điều duy nhất là biểu lộ cảm xúc với thần tượng của mình. Họ bất cần thân thể, chỉ chờ mà không ăn uống, thậm chí khóc lóc vô cớ, nhất là những cô gái rất trẻ cố bám mình theo xe thần tượng chạm tay vào kính xe rồi khóc lóc vật vã. Cá biệt hơn, một số fan cuồng ở Hà Nội xúm nhau ngửi và hôn lên chiếc ghế thần tượng đã ngồi, họ ái mộ đến mức xúm nhau hôn chỗ ngồi của thần tượng và được coi là việc làm có một không hai trên thế giới. Thậm chí một số fan cuồng còn sẵn sàng chấp nhận làm tình một đêm để có được tấm vé vào xem thần tượng biểu diễn. Một số ý kiến cho rằng, việc gào thét, khóc lóc khi thấy thần tượng không phải là hành vi vốn có của thanh thiếu niên Việt Nam mà là sự bắt chước, theo đuôi giới thanh thiếu niên Nhật Bản, Hàn Quốc và do hiệu ứng của các phương tiện truyền thông đại chúng và đặc biệt là Internet làm nên nền văn hóa cuồng si thần tượng trong giới thanh thiếu niên hiện nay ở Việt Nam. == Ý kiến == Có ý kiến cho rằng bản chất của việc thần tượng, yêu mến một ca sĩ, diễn viên không phải là xấu nhưng nếu quá đà, không biết tiết chế thì không tốt. Nếu mỗi gia đình nói chung, xã hội nói riêng không thực sự nghiêm túc trong vấn đề định hướng cho suy nghĩ của giới trẻ về vấn đề thần tượng thì nguy hiểm. Nhạc sĩ Tuấn Khanh có nhận định về những fan hâm mộ âm nhạc cuồng tín ở Việt Nam cho rằng họ đang ở trong một cơn mê cảm tập thể, sự cuồng nhiệt như một thứ ma túy tinh thần, bất chấp mai sau và cả một đám đông đang ồ ạt đơn điệu trong kiểu cách sống như một cơn mê cảm tập thể của một thế hệ thiếu niềm tin, thiếu lý tưởng sống và lạc lối vào sự lựa chọn tạm thời của mình. == Chú thích ==
1 tháng 8.txt
Ngày 1 tháng 8 là ngày thứ 213 (214 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 152 ngày trong năm. == Sự kiện == 30 TCN – Octavian (sau này gọi là Augustus) tiến vào Alexandria, Ai Cập, giành lấy quyền cai trị vùng đất này cho La Mã. 527 – Justinian I trở thành hoàng đế Đế quốc Byzantine. 902 – Taormina, pháo đài vững chắc cuối cùng của Byzantine tại Sicilia, bị chiếm bởi quân Aghlabid. 1203 – Isaac II Angelus, trở lại làm hoàng đế của Byzantine, tuyên bố cùng con trai Alexius IV Angelus nắm quyền sau Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư. 1291 – Quốc gia Thụy Sĩ ra đời 1461 – Edward IV trở thành vua nước Anh. 1492 – Ferdinand II của Aragon và Isabella I của Castile trục xuất người Do Thái ra khỏi Tây Ban Nha. 1498 – Christopher Columbus trở thành người châu Âu đầu tiên đến Venezuela. 1619 – Những người nô lệ da đen đầu tiên đến Châu Mỹ tại Jamestown, Virginia. 1664 – Quân đội Đế quốc Ottoman bị đánh bại trong Trận Saint Gotthard bởi quân Áo của Raimondo Montecuccoli, dẫn đến Hòa ước Vasvár. 1774 – Nguyên tố oxygen được tìm ra lần thứ ba (và cũng là lần cuối cùng). 1798 – Chiến tranh Cách mạng Pháp: Trận Nile – Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh do Horatio Nelson chỉ huy bất ngờ đánh bại hạm đội Pháp của François-Paul Brueys D'Aigalliers. 1800 – Đạo luật Hợp nhất 1800 được thông qua với việc thống nhất Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland thành Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland. 1831 – Cầu London mới được khánh thành. 1832 – Chiến tranh Black Hawk chấm dứt. 1876 – Colorado trở thành bang thứ 38 của Hoa Kỳ. 1894 – Chiến tranh Thanh-Nhật chính thức bùng nổ giữa Nhà Thanh và Đế quốc Nhật Bản vì những mâu thuẫn tại Triều Tiên. 1901 - Báo Nông cổ mín đàm ra số đầu tiên ở Nam Kỳ 1902 – Hoa Kỳ mua quyền làm chủ kênh đào Panama từ Pháp. 1914 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Đế quốc Đức tuyên chiến với đế quốc Nga. 1927 – Nổ ra Khởi nghĩa Nam Xương, được xem là cuộc chạm trán đầu tiên của Nội chiến Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây cũng là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nên ngày này cũng được coi là ngày thành lập Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. 1930 - Ngày truyền thống ngành Tuyên giáo 1936 – Bắt đầu Thế vận hội Berlin 1936 kéo dài đến ngày 16 tháng 8. 1941 – Chiếc xe Jeep đầu tiên được sản xuất. 1944 – Anne Frank ghi những dòng nhật ký cuối cùng của mình. 1944 – Bắt đầu Khởi nghĩa Warsaw tại Warsaw, Ba Lan chống lại Đức Quốc xã. 1960 – Dahomey (sau đổi tên là Bénin) tuyên bố độc lập từ tay Pháp. 1960 – Islamabad trở thành thủ đô Pakistan. 1964 – Congo thuộc Bỉ đổi tên thành Cộng hòa Dân chủ Congo. 1966 – Charles Whitman bắn chết 15 người tại đại học Texas ở Austin trước khi bị cảnh sát giết chết. 1967 – Israel sáp nhập Đông Jerusalem. 1975 – Định ước Helsinki bàn về vấn đề an ninh và hợp tác châu Âu 1980 – Tai nạn đường sắt giết chết 18 người và làm 12 người bị thương tại Ireland. 1981 – Hệ thống truyền hình cáp âm nhạc MTV bắt đầu phát sóng, ca khúc đầu tiên là "Video Killed the Radio Star" của The Buggles. 1996 – Michael Johnson phá kỷ lục thế giới cự ly chạy 200m với thành tích 19 giây 32 tại Thế vận hội Mùa hè 1996 ở Atlanta, Georgia. 2001 – Bulgaria, Đảo Síp, Latvia, Malta, Slovenia vàSlovakia gia nhập Cơ quan môi trường châu Âu. 2004 – Cháy lớn tại một siêu thị ở Asunción, Paraguay làm chết 396 người và 500 người khác bị thương 2007 – Cầu sông Mississippi I-35W bắc qua sông Mississippi tại Minneapolis, Minnesota, đổ sập vào lúc 6:05 tối. 2008 – Toàn bộ tỉnh Hà Tây, 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình), và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) được sát nhập vào thủ đô Hà Nội == Sinh == 1989: Tiffany (ca sĩ Hàn Quốc) của ban nhạc Girls' Generation == Mất == 1995 – Dương Thiệu Tước, nhạc sĩ tiền chiến Việt Nam (s. 1915). 2009 – Corazon Aquino, tổng thống Philippines (s. 1933). == Những ngày lễ và kỷ niệm == Ngày thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc == Tham khảo ==
thái cực quyền.txt
Thái cực quyền (chữ Hán phồn thể: 太極拳; chữ Hán giản thể: 太极拳; bính âm: Taijiquan), là một môn võ thuật cổ truyền của Trung Quốc với đặc trưng là các động tác trường quyền uyển chuyển, chậm rãi kết hợp với điều hoà hơi thở. == Nguồn gốc == Về nguồn gốc Thái cực quyền, người ta có những luận điểm suy đoán khác nhau. Theo nhiều tài liệu, Thái cực quyền được ra đời cách đây hơn 300 năm do sự sáng tạo của một người họ Trần ở Trần Gia Câu, huyện Ôn, tỉnh Hà Nam, tên là Trần Vương Đình. Tại Việt Nam, cùng với sự phổ biến của tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung trong đó có nhắc tới việc Trương Tam Phong là người đầu tiên nghĩ ra Thái cực quyền, nhiều người tin rằng ông tổ của môn võ này chính là Trương Tam Phong. Tuy nhiên, với sự phổ biến của cuốn Thái cực quyền phổ do Vương Tông Nhạc đời Càn Long viết ra, và ảnh hưởng của cuốn sách này đến các hệ phái Thái cực quyền về sau, các học giả ngày càng nghiêng về khả năng Vương Tông Nhạc mới là người khai sáng Thái cực quyền. == Các dòng phái chính == === Ngũ đại danh gia === Theo tài liệu Thái cực quyền thường thức vấn đáp của tác giả Trương Văn Nguyên thì Thái cực quyền có 7 trường phái sau: Thái cực quyền Trần Gia Lão giá bắt đầu từ Trần Trường Hưng ở Trần Gia Câu, Hà Nam. Thái cực quyền Trần gia Tân giá bắt đầu từ Trần Hữu Bản cũng ở Trần Gia Câu, Hà Nam. Thái cực quyền Trần Gia Tiểu giá bắt đầu từ Trần Thanh Bình ở làng Triệu Bảo (gần Trần Gia Câu), còn gọi là Triệu Bảo giá Thái cực quyền. Thái cực quyền Dương gia bắt đầu từ Dương Lộ Thiền truyền cho hai con trai là Dương Ban Hầu và Dương Kiện Hầu, Dương Kiện Hầu lại truyền cho con là Dương Trừng Phủ. Hệ phái Dương gia Thái cực quyền hiện có bài giản hóa 24 thức thường dùng cho các lớp dưỡng sinh. Thái cực quyền Vũ gia bắt đầu từ Vũ Vũ Tương người huyện Vĩnh Niên, phủ Quảng Bình, tỉnh Trực Lệ, đến Ôn Châu Hà Nam, theo học với Trần Thanh Bình. Thái cực quyền Ngô gia bắt đầu từ cha con của Ngô Toàn Hựu và Ngô Giám Tuyền học từ Dương Lộ Thiền. Thái cực quyền Tôn gia bắt đầu từ Tôn Lộc Đường (người Bắc Kinh) học từ Hác Vi Chân. Tuy vậy, trong Thái cực quyền toàn tập, liệt kê 5 nhà lớn nhất: Trần thức Thái cực quyền tổng hợp cả 3 giá (Lão giá, Tân giá và Tiểu giá), Dương thức Thái cực quyền, Ngô thức Thái cực quyền, Võ thức Thái cực quyền Tôn thức Thái cực quyền. Các chi phái Dương, Ngô, Võ và Tôn chỉ dạy một bài quyền và sau đó môn Thôi thủ (Tuishou). Riêng chi phái Trần có dạy thêm một bài thứ nhì bài Pháo trùy quyền, bổ túc cho bài thứ nhất. === Các hệ phái khác === Bên cạnh 5 nhà nói trên, tại Trung Hoa (và cả Việt Nam) hiện còn lưu truyền nhiều hệ phái Thái cực quyền khác nhau, trong đó có nhiều hệ phái xuất xứ từ Thái cực quyền của dòng họ Trần, bao gồm: Hòa gia Thái cực quyền (Hijia Taiji Quan) lập bởi Hòa Triệu Nguyên (HeZhaoyuan) (1810-1890), đệ tử của Trần Thanh Bình. Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) lập bởi Lý Thụy Đông (Li Ruidong), đệ tử đời thứ hai của Dương Lộ Thiền. Vào cuối thế kỷ thứ 19, môn này còn được gọi là Ngũ Tinh Thái Cực quyền (Wuxing Taiji quan) hay Ngũ Tinh Trùy (Wuxing Chui). Lý gia Thái cực quyền (Lijia Taiji Quan) truyền bởi Lý Anh Ngang (Li Yingang) thế kỷ 20 Nhạc gia Thái cực quyền (Yuejia Taiji Quan) thành lập vào đầu thế kỷ thứ 20. Phó gia Thái cực quyền (Fujia Taiji Quan) lập bởi Phó Chấn Tung (Fu Zhensong) (1881-1953) Tam Hợp Nhất Thái cực quyền (Sanheyi Taiji Quan) lập bởi Trương Kính Chi (Zhang Jingshi), đệ tử đời thứ tư của Trần Thanh Bình. Thiếu Lâm tổng hợp Thái cực quyền (Shaolin Zonghe Taiji Quan) từ Như Tỉnh (Ru Jing) vào thế kỷ thứ 19. Thường gia Thái cực quyền (Channgjia Taiji Quan) lập bởi Thường Đông Thăng (Chang Dongshing) (1909-1986). Triệu Bảo gia Thái cực quyền (Zhaobaojia Taiji Quan) lập bởi Trần Thanh Bình. Trịnh gia Thái cực quyền (Zhengjia Taiji Quan) lập bởi Trịnh Mãn Thanh (Zheng Manqing) (1901-1975) Trương gia Thái cực quyền (Zhangjia Taiji quan) truyền bởi Vạn Lai Thanh (Wan Laisheng) (1903-1992) Triệu gia Thái cực chưởng (Zhaojia Taiji Zhang) do Triệu Trúc Khê (Zhao Zhuxi) (1898-1991) sáng tác vào thập niên 1950. Chương trình của môn này bao gồm bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức; Đơn vãn thôi thủ (Danwantuishou); Thái cực chưởng (Taijizhang); Thái cực kiếm (Taijijian); Thái cực đao (Taijidao). Ngoại trừ bài Dương gia Thái cực quyền giản hóa 24 thức, kỹ thuật của bộ môn thuộc Thái cực Đường Lang quyền (Taiji Tanglang quan) không dính dáng đến các lưu phái Thái cực Trường quyền nói trên. Thái cực quyền-trường phái Trường sinh đạo (gọi tắt là Thái cực trường sinh đạo được cụ Song Tùng truyền từ gia tộc đến các học viên tại các lớp học của Câu lạc bộ UNESCO Thái cực trường sinh đạo. Theo ý kiến của cụ Song Tùng "đây là bài Thái cực quyền kết hợp với luyện thiền từ Trung Quốc và Yoga Ấn Độ truyền bá sang Việt Nam, được cha ông chúng ta "Việt hóa"".. Bài bao gồm 108 động tác, đồ hình và thủ pháp khá giống bài Dương gia Thái cực giản hóa 24 thức tuy có khác ở điểm giữ thân trung chính không nhấp nhô đầu. == Thái cực quyền đồ biểu == Để biết chi tiết đầy đủ các nhân vật Thái Cực quyền, xin xem bảng phả hệ các nhân vật Thái Cực quyền ở dưới, đồ biểu này chỉ có tính khái quát các xu hướng phân lưu cho đến nay. === Huyền sử === Những nhân vật trong huyền sử của Thái cực quyền có thể kể đến Trương Tam Phong và Vương Tông Nhạc: === Thái cực quyền 5 nhà === Sự phân tách Ngũ đại lưu phái Thái cực quyền khởi nguồn từ Trần Vương Đình, có thể biểu kiến bằng sơ đồ sau: === Bài hiện đại === Một số bài Thái cực quyền hiện đại, được giản hóa chiêu thức trên cơ sở sắp xếp lại đồ hình, lọc lược bớt các chiêu thức trùng lắp: Theo xu hướng tinh giản hóa các chiêu thức trùng lắp, hiện Dương thức Thái cực quyền cũng đã có một số bài còn gọn hơn, như bài Dương gia Thái cực quyền 10 thức và bài Dương gia Thái cực quyền 16 thức (cùng năm 1999), Vũ gia Thái cực quyền 46 thức (1996) v.v. == Đặc điểm == === Tư tưởng === Tên gọi Thái cực quyền xuất phát từ tư tưởng Thái cực trong Chu dịch và học thuyết Âm Dương: Vô cực sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ tượng (hai chân, hai tay), Tứ tượng sinh Bát quái (tám tiết đoạn của tay chân gập duỗi được), Bát quái biến 64 quẻ... "Thái" ở đây nghĩa là to lớn, "cực" nghĩa là điểm bắt đầu. Thái Cực Đồ nói rằng: "Vô cực mà thái cực". Dùng lối thở bụng của Đạo gia, Thái cực quyền khiến người tập hô hấp thâm trường không bị rối loạn, sức mạnh gia tăng, hình thành một công phu đặc thù trong võ học. Các động tác của bài quyền uyển chuyển và mềm mại, trong nhu có cương, dung hợp với học thuyết kinh mạch âm dương. Thái cực quyền đã trở thành một phương pháp tập luyện trong ngoài tương ứng, hình thức và tâm ý kết hợp. === Tính nhân văn === Nét chính yếu của Thái cực quyền là mô phỏng các hiện tượng tự nhiên. Nhiều chiêu thức trong bài hình ít nhiều mang đặc tính lãng mạn và nhân văn, ví dụ như: vân thủ (nghĩa là chiêu thức xoay tay như mây trắng xoay cuộn giữa trời xanh), bạch hạc lượng xí (con chim hạc vui múa), ngọc nữ xuyên thoa (thiếu nữ may áo), chuyển thân bài liên (lá sen lay động trước gió), như phong tự bế (như gió thổi làm cửa đóng), hải để châm (kim châm đáy bể) v.v. Thái cực quyền cũng là bộ môn ứng dụng nội công, rất thâm thúy và sâu sắc, với những tâm pháp mà các môn sinh phải thuộc nằm lòng để thi triển và ứng dụng hữu hiệu. Tuy chỉ có một bài quyền với các chiêu thức đơn giản nhưng người tập phải trải qua một tiến trình tập rất dài mới thấu hiểu lý pháp. === Nguyên tắc tập luyện === Các nguyên tắc, yếu lĩnh tập luyện khai triển Thái cực quyền mỗi dòng phái có sự dị biệt ít nhiều, tuy nhiên thường có một vài nguyên tắc khá liên quán, thống nhất. Dưới đây là một số nguyên tắc của dòng Dương thức Thái cực quyền: -Tư thế: Hư linh đỉnh kình: đầu cổ ngay thẳng, thần quán ở đỉnh Hàm hung bạt bối: ngực lõm, lưng phẳng Trầm kiên trụy chẩu: vai lỏng chỏ buông -Thần thế: Khí trầm đan điền: ý thức đặt tại đan điền(cách rốn 3 đốt ngón tay về phía dưới) tự nhiên không gò bó -Vận động: Tùng yêu: chân tay theo sự vận động của eo, lấy eo làm chỗ dựa Phân hư thực: hư, thực rõ ràng. Dụng ý bất dụng lực: lấy ý điều khiển động tác Thượng hạ tương tùy: trên dưới theo nhau Nội ngoại tương hợp: trong ngoài hợp nhau, tâm ý khí lực là một Tương liên bất đoạn: động tác liên tiếp không dừng, thao thao bất tuyệt, liên miên như kéo tơ. Động trung cầu tịnh: Trong động tìm cái tĩnh. Lấy tĩnh chế động. Khúc trung cầu thực: Trong cái gập, tìm cái thẳng. === Bài hình === Từ giai đoạn đầu với 7 bài quyền và các công phu bổ trợ, nhiều bài kiếm, thương, đao do Trần Vương Đình đưa vào dòng họ, cho tới các đời sau đã hợp nhất lại thành 2 bài quyền là "Đệ nhất lộ" và "Pháo chùy quyền". Các lưu phái Thái cực quyền khác thuộc ngũ đại danh gia Thái cực (Trần, Dương, Ngô, Võ, Tôn), ngoại trừ Trần gia, về sau chỉ còn truyền lại 1 bài quyền. Từ thời điểm 1956, khi Dương gia Thái cực đã có bài 24 thức giản hóa, các dòng Trần gia, Võ gia..., bên cạnh bài gốc cũng đã đi theo xu hướng tinh giản các chiêu thức trùng lặp hoặc phức tạp, vốn không thuận tiện cho người già cả hay thể lực suy nhược, để hình thành thêm các bài rút gọn. Các bài Thái cực kiếm, Thái cực côn, Thái cực phiến (quạt) v.v phần lớn do các võ phái đời sau nghiên cứu, xiển dương và sáng chế bổ túc cho võ phái của mình. Chiêu thức trong bài Thái cực thường được chiết chiêu tập luyện song đối với kỹ pháp thôi thủ (đẩy tay), nhằm luyện cảm ứng lực để phản ứng với sự tấn công đối thủ trong thực chiến. Thôi thủ thường bao gồm Định bộ thôi thủ (thôi thủ với bộ pháp tĩnh tại) và Hoạt bộ thôi thủ (thôi thủ với bộ pháp linh hoạt). == Bảng phả hệ nhân vật Thái Cực quyền == Tên Latin hóa của các nhân vật từ tiếng Trung Quốc nay đã phổ biến trên khắp thế giới và là từ khóa (key words) để tra cứu phim video clip trên www.youtube.com và tài liệu văn bản trên www.google.com, nếu gõ chữ Hán trên www.youtube.com sẽ không tìm ra được phim video clip, chữ Hán và tên Latin đều chỉ có thể sử dụng tra cứu văn bản trên www.google.com mà thôi. Zhang Sanfeng 張三豐 (phồn thể 張三丰;giản thể: 张三丰) Zhāng Sānfēng - Cháng Sán-féng: Trương Tam Phong còn gọi là Zhang Junbao 張君寶Trương Quân Bảo, tương truyền là người sáng tạo Thái Cực quyền trên núi Võ Đang (Wutang 武當), thuyết này không có cơ sở lịch sử rõ ràng vì Trương Tam Phong có sáng tác ra một loại quyền pháp gọi là Nội gia quyền (Neijia ch’uan 內家拳) rất giống Thái Cực quyền. ==== 1. Trần thức Thái Cực quyền (Chen family style Tai Chi ch’uan) ==== Chen Pu (陈仆): Trần Bốc, tương truyền là người ở Sơn Tây (Shanxi 山西) vào thế kỷ thứ 17 (1600) (?) đi đến Thường Dương Thôn (Chang Yang Cun 常阳村) sau này là làng Trần Gia Câu (Chen Jia Gou 陈家沟) ở Hà Nam (Henan 河南) sáng lập Trần Gia Thái Cực quyền, thuyết này không có cơ sở lịch sử (thiếu tư liệu lịch sử). Tương truyền là tổ họ Trần tại Trần Gia Câu. Chen Wangting 陈王廷 (1600-1680 / 1557-1664): Trần Vương Đình, danh tướng nhà Minh, tương truyền là tổ phụ Thái Cực quyền, tương truyền thuộc đời thứ 9 họ Trần tại làng Trần Gia Câu. ===== Nhánh Trần Sở Nhạc ===== Thủy tổ của nhánh Tân giá và Tiểu giá sau này: Chen Suoyue 陳所嶽: Trần Sở Nhạc, có tài liệu ghi là Chen Suole 陈所乐 Trần Sở Lạc, truyền nhân đời thứ 10 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tiểu giá (Xiao jia) Chen Zhengru /陈正如: Trần Chánh Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Xun Ru 陈恂如: Trần Tuân Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Shenru 陈申如: Trần Thân Như, học trò Trần Sở Nhạc, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen Guangyin 陈光印: Trần Quang Ấn, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Tuân Như: Chen Jie 陈节: Trần Tiết, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen JiXia 陈继夏: Trần Kế Hạ, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen JingBai / Chen JingBo 陈敬伯(1796-1821): Trần Kính Bá, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen Shan Zhi 陈山枝: Trần Sơn Chi, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen Jingjie 陈敬介: Trần Kính Giới, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Chen Jingxia 陈景霞: Trần Cảnh Hà, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Kính Bá: Chen DaXing 陈大兴: Trần Đại Hưng, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Chen Yaozhao 陈耀兆: Trần Diệu Triệu, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Chen Gongzhao 陈公兆: Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền, là thầy của Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng. Sau này Trần Hữu Bản và Trần Hữu Hằng khai sinh ra dòng Tân giá (Xin jia) ===== Nhánh Trần Nhữ Tín ===== Thủy tổ của nhánh Lão giá và Đại giá sau này: Chen Ru Xin 陈汝信: Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 10 Trần thức Thái Cực quyền Chen DaKun 陈大鹍: Trần Đại Côn, học trò Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen DaPeng 陈大鹏: Trần Đại Bằng, học trò Trần Nhữ Tín, truyền nhân đời thứ 11 Trần thức Thái Cực quyền Chen ShanTong 陈善通: Trần Thiện Thông, học trò Trần Đại Côn, truyền nhân đời thứ 12 Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Thiện Thông: Chen Bingwang 陈秉旺 (1748-?): Trần Bính Vượng, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền, là thầy của Trần Trường Hưng thuộc dòng Lão giá (Lao jia) Chen Bingren 陈秉壬: Trần Bính Nhâm, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Chen Bingqi 陈秉奇: Trần Bính Cơ, truyền nhân đời thứ 13 Trần thức Thái Cực quyền Wáng Zōng Yuè 王宗岳 - 王宗嶽 (1736-1795): Vương Tông Nhạc (Vương Tôn Nhạc), tương truyền học Thái Cực quyền từ Trương Tam Phong (?), thuyết này không có cơ sở lịch sử rõ ràng ==== 1.a. Nhánh thứ nhất Trần Gia – Tân giá (Xin jia) truyền từ nhánh Trần Sở Nhạc ==== Chen You Ben 陳有本 / 陈有本 (circa 1800s): Trần Hữu Bản, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền khai sinh ra Tân giá (Xin jia), là thầy của Trần Thanh Bình khai sinh ra dòng Tiểu giá (Xiao jia) Chen You Heng 陈有恒 / 陳有恆: Trần Hữu Hằng, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Lão giá (Lao jia), học trò của Trần Hữu Hằng đời sau theo Tân giá của Trần Hữu Bản Chen You Xu 陈有旭: Trần Hữu Húc, là học trò của Trần Công Triệu, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Hữu Bản – nhánh của Trần Hữu Bản: Chen Qingping or Ch'en Ch'ing-p'ing 陳清苹 (1795-1868): Trần Thanh Bình, học trò của Trần Hữu Bản, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Thái Cực quyền, sau này thuộc Tiểu giá (Xiao ja), là thầy của Vũ Vũ Tương sau này khai sinh ra dòng Vũ thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Thanh Bình – nhánh của Trần Hữu Bản – đây chính là nhánh Tiểu giá (Xiao jia): Li Jing Yan 李景延 / 李景延 / 忽雷架 (1825-1898): Lý Cảnh Diên (cũng có âm đọc là Lý Cảnh Duyên), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức TCQ Wu Yu-hsiang / Wu Yu Xiang 武禹襄 (1813-1880): Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình thuộc Tân giá, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức He Zhao Yuan 和兆元 (1810-1890): Hòa Triệu Nguyên, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này lập ra Hòa gia Thái Cực quyền Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951): Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá (Xiao jia) Môn đồ của Lý Cảnh Diên – nhánh của Trần Thanh Bình – đây chính là nhánh Tiểu giá (Xiao jia): Chen Ming Piao 陳名標: Trần Danh Tiêu, có tài liệu ghi là Chen Ming Biao 陳銘標 Trần Minh Tiêu, truyền nhân đời thứ 17 Chan Ying De 陈應德 / 陳應德: Trần Ưng Đức, truyền nhân đời thứ 17 Con của Trần Hữu Hằng – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Jishen 陳季甡 / 陈季甡 (1809-1865): Trần Quý Sân, có tài liệu ghi là Chen Lishen 陳李甡 Trần Lý Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zhongshen 陳仲甡 / 陈仲甡 (1809-1871): Trần Trọng Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Boshen 陳伯甡 (?-?): Trần Bá Sân, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Hữu Hằng – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Hengshan 陳衡山: Trần Hành Sơn, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Jixing 陈吉星: Trần Cát Tinh, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Youlun 陈有论: Trần Hữu Luận, học trò Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 15 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Quý Sân (Trần Lý Sân) – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Sen 陳森 / 陈森: Trần Sâm, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Yan 陳焱 / 陈焱 (1841-1926): Trần Diễm, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Con của Trần Trọng Sân – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Yao 陳垚 / 陈垚: Trần Nghiêu, con của Trần Trọng Sân, anh của Trần Hâm truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chén Xīn 陳鑫 / 陈鑫 (Chàhn Yām/ Chen Hsin) (1849-1929): Trần Hâm, con của Trần Trọng Sân, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, tương truyền là người đã du nhập bài Tâm Ý Lục Hợp quyền của Thiếu Lâm Tung Sơn vào quyền phổ của làng Trần Gia Câu (Chén Jiā Gōu 陳家溝 Chàhn Gā Kāu), tỉnh Hà Nam. Môn đồ của Trần Trọng Sân – nhánh của Trần Hữu Hằng: Chen Miao 陳淼 / 陈淼 (1841-1926): Trần Diễu (cũng có âm đọc là Trần Miểu), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, Trần Diễu học Tân giá Trần thức Thái Cực quyền với Trần Trần Quý Sân và Trần Trọng Sân Chen Liang-Zhi 陳良志: Trần Lương Chí, có tài liệu ghi là Chen Liangzhi 陳良智 Trần Lương Trí, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Hâm – nhánh Tân giá của Trần Trọng Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Ke Di 陈克弟: Trần Khắc Đệ, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Ke Zhong 陈克忠 (1908-1960): Trần Khắc Trung, truyền nhân đời thứ 18 của Trần Kỳ (Lão giá), sau theo Trần Hâm Chen Chun Yuan 陈春元 / 陳偆元(?-1949): Trần Xuân Nguyên, con của Trần Nghiêu, cháu của Trần Hâm, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951): Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá Chen Song Yuan 陈松元: Trần Tùng Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Xue Yuan 陈雪元: Trần Tuyết Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Zhuang Yuan 陈莊元 (1877-1979): Trần Trang Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Xing Yuan 陈杏元: Trần Hạnh Nguyên, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Deyu 陈德玉: Trần Đức Ngọc, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Guoying 陈国英: Trần Quốc Anh, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Sheng San 陳省三: Trần Tỉnh Tam, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Xuân Nguyên – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Jin Ao 陈金鳌 (1899-1971): Trần Kim Ngao, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá TCQ, sau này theo Trần Hâm Chen Honglie 陈鸿烈: Trần Hồng Liệt, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Jing Ping 陳靜萍: Trần Tĩnh Bình, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Môn đồ của Trần Hồng Liệt – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Li Xian 陈立宪 (1922-1983): Trần Lập Hiến, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Li Qing 陈立清(1919-?): Trần Lập Thanh, nữ truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Peishan 陈佩珊: Trần Bội San là cháu của Trần Lập Thanh, truyền nhân đời thứ 20 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu Môn đồ của Trần Khắc Trung – nhánh Tân giá của Trần Quý Sân (Trần Hữu Hằng): Chen Boxiang 陈伯祥: Trần Bá Tường, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền Chen Boxian 陈伯贤: Trần Bá Hiền, truyền nhân đời thứ 19 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền ==== 1.b. Nhánh thứ hai Trần Gia – Lão giá (Lao jia) truyền từ nhánh Trần Nhữ Tín ==== Chen Changxing / Ch'en Chang-hsing 陳長興 / 陈长兴 (1771-1853): Trần Trường Hưng, học trò của Trần Bính Vượng, truyền nhân đời thứ 14 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc nhánh Trần Nhữ Tín, tương truyền là học trò Vương Tông Nhạc (Wáng Zōng Yuè), thầy Dương Lộ Thiền, thuộc Lão giá (Lao jia). Con của Trần Trường Hưng: Chen Gongyun / Chen GenYun 陈耕耘 Trần Canh Vân, con của Trần Trường Hưng, truyền nhân đời thứ 15 Chen Gong Yuan / Chen Kung Yuen 陈功元: Trần Công Nguyên, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Lão giá, con của Trần Trường Hưng Môn đồ của Trần Trường Hưng: Yang Lu-ch'an or Yang Luchan 楊露禪 (1799-1872): Dương Lộ Thiền hay Yang Fu-k'ui 楊福魁: Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Li Bo Kui 李伯魁: Lý Bá Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Chen Huamei 陈桦美 / 陳樺美: Trần Hoa Mỹ, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Lão giá, học trò của Trần Trường Hưng Môn đồ của Trần Canh Vân: Chen Yen Hsi / Chen Yen Xi / Chen Yanxi 陈延熙 / 陳延禧 Trần Diên Hy, cha của Trần Phát Khoa (Tân giá), truyền nhân đời thứ 16 Chen YanNian 陈延年 Trần Diên Niên, chú của Trần Phát Khoa, truyền nhân đời thứ 16 Môn đồ của Trần Diên Hy: Chen Xingsan 陈行三: Trần Hành Tam, truyền nhân đời thứ 17 Chen Qi 陈琦: Trần Kỳ, truyền nhân đời thứ 17 Môn đồ của Trần Diên Niên: Chen Lian Ke 陈连科: Trần Liên Khoa, truyền nhân đời thứ 17 Chen Deng Ke 陈登科: Trần Đăng Khoa, truyền nhân đời thứ 17 Môn đồ của Trần Liên Khoa: Chen Zhao Chi 陈照池: Trần Chiếu Trì, học trò Trần Liên Khoa, truyền nhân đời thứ 18 Môn đồ của Trần Đăng Khoa: Chen Zhao Pi / Chen Zhao Fei 陈照丕: Trần Chiếu Phi, con Trần Phát Khoa (truyền nhân đời thứ 17, thuộc Tân giá), truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Pu 陈照普: Trần Chiếu Phổ, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Hai 陈照海: Trần Chiếu Hải, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá Chen Zhao Tang 陈照塘: Trần Chiếu Đường, có tài liệu ghi là Chen Zhao Dan 陳照擔 Trần Chiếu Đảm, truyền nhân đời thứ 18, thuộc Lão giá. Môn đồ của Trần Chiếu Phi: Chen Ke Sen 陈克森: Trần Khắc Sâm, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Ran Guang Yao 冉广耀: Nhiễm Nghiễm Diệu, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Xiao Song 陈小松: Trần Tiểu Tùng, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Chun Lei 陈春雷: Trần Xuân Lôi, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Xiao Xing / Chen Xiao Sing 陳小星 / 陈小星: Trần Tiểu Tinh, có tài liệu ghi là Chen Xiao Xing 陳小興 Trần Tiểu Hưng, truyền nhân đời thứ 19, là con của Trần Chiếu Húc (Tân giá), thuộc Lão Đại giá, Trần Tiểu Tinh theo học Lão giá với bác ruột là Trần Chiếu Phi, hiện nay ông là Chủ tịch Hội Thái Cực quyền Trần thức tại Trần Gia Câu đại diện cho họ Trần. Chen Qing Zhou 陈庆州: Trần Khánh Châu, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen Shi Tong 陈世通: Trần Thế Thông, truyền nhân đời thứ 19, thuộc Lão giá Chen (Joseph) Zhonghua 陈中华: Trần Trung Hoa, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Canada Chen Xiang 陈项: Trần Hạng, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu Chen Quanzhong 陈荃中 (1925-nay): Trần Thuyên Trung, con trai của Trần Thật Công đời thứ 18 dòng Lão giá (sau này Trần Thật Công theo học Tân giá Trần Phát Khoa), truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Lão giá TCQ hiện nay tại Sơn Tây, đã từng học Tân giá với 2 môn đồ của Trần Hâm (đời thứ 16 Tân giá) là Trần Quốc Anh (đời thứ 17) và Trần Tỉnh Tam (đời thứ 17) và môn đồ của Trần Phát Khoa (đời thứ 17 Tân giá) là Trần Thủ Lễ (đời thứ 18 Tân giá), và Trần Lương Chí (đời thứ 16 Tân giá). Li Enjiu 李恩久: Lý Ân Cửu, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Zhang Xuexin 张学信: Trương Học Tín, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Zhang Zhijun 张志俊: Trương Chí Tuấn, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay Wu Shi-zeng 吴石增 (?-?): Ngô Thạch Tăng, học trò của Hồng Quân Sinh (Trần gia) và Lưu Kế Thuận (Vũ gia) Shen Xi Jing 沈西京: Thẩm Tây Kinh, học trò của Trần Tiểu Vượng (con của Trần Chiếu Khuê) và Nhiễm Nghiễm Diệu, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá. Con của Trần Khánh Châu: Chen Youze 陳友泽: Trần Hữu Trạch, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá Chen Youqina 陳友琴: Trần Hữu Cầm, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Lão giá ==== 1.c. Nhánh thứ ba Trần Gia – Tiểu giá (Xiao jia) – từ nhánh Tân giá của Trần Hữu Bản (thuộc nhánh Trần Sở Nhạc) ==== Chen Qingping or Ch'en Ch'ing-p'ing 陳清苹 (1795-1868): Trần Thanh Bình, học trò Trần Hữu Bản, truyền nhân đời thứ 15 Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tiểu giá (Xiao ja), là thầy của Vũ Vũ Tương sau này khai sinh ra dòng Vũ thức Thái Cực quyền. Môn đồ của Trần Thanh Bình: Li Jing Yan 李景延: Lý Cảnh Diên (cũng có âm đọc là Lý Cảnh Duyên), truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức TCQ Wu Yu-hsiang / Wu Yu Xiang 武禹襄 (1813-1880): Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình thuộc Tân giá, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức. He Zhao Yuan 和兆元 (1810-1890): Hòa Triệu Nguyên, truyền nhân đời thứ 16 Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này lập ra Hòa gia Thái Cực quyền. Chen Zi Ming 陈紫明 / 陈子明 (?-1951): Trần Tử Minh, ban đầu là học trò của Trần Diễm và Trần Hâm thuộc nhánh Tân giá Trần Hữu Hằng, truyền nhân đời thứ 17 của Tân giá Trần thức Thái Cực quyền, sau này theo Trần Thanh Bình thuộc Tiểu giá. Trần Trường Hưng, Trần Hữu Bản và Trần Thanh Bình là 3 người truyền nhân thứ 14-15 Trần Gia Thái Cực quyền đã tổng hợp tất cả 7 quyền lộ Thái Cực quyền trước kia chỉ còn lại 2 bài Trần Gia Thái Cực quyền cốt lõi truyền cho đến nay là Đệ Nhất Lộ Thái Cực Trần Gia 83 thức và Đệ Nhị Lộ Thái Cực Trần Gia Pháo Chùy 71 thức. 7 quyền lộ (bài quyền) xa xưa của Thái Cực quyền (Trần Gia) ở làng Trần Gia Câu: 1. Đầu sáo quyền (Toutaoquan)còn được gọi Thập tam thức (Shisan Shi); Nhị sáo quyền (Ertaoquan); 2. Tam sáo quyền (Santaoquan) còn được gọi là Đại tứ sáo truỳ (Dasitaochui); 3. Tứ sáo quyền (Sitaoquan) còn được gọi là Hồng quyền (Hongquan), hay Thái tổ hạ nam đường (Tauzu Xia Nantang); 4. Ngũ sáo quyền (Wutao quan); 5. Trường quyền (Chang quan) còn được gọi là Nhất bách linh bát thức (Yibailingba Shi); 6. Pháo Chùy (Paochui); 7. Đoản đả (Duanda); Bài thực hành chiến đấu (song luyện): 1. Tán thủ (Sanshou); 2. Kiều thủ (Jishou); 3. Lược thủ (Lueshou); 4. Sử thủ (Shushou), 5. Tam thập lục cổn diệt (Sanshiliu Gunyue); Những bài binh khí: 1. Kim cang thập bát noa pháp (Jingang Shiba Nafa); 2. Đơn đao (Dandao); Song đao (Shuangdao); 3. Song kiếm (Shuangjian); Song giản (Shangjian); 4. Bát thương (Baqiang); Bát thương đối thích pháp (Baqiang Dui Cifa); 5. Thập tam thương (Shisanqiang); 6. Hoàn hậu Trương Dực Đức tứ thương (Huan Hou Zhang Tesi qiang); 7. Nhị thập tứ thương (Ershisiqiang Lianfa); 8. Bàng là bảng (Panluobang); 9. Xuân thu đao (Chungqiuđao); 10. Bàng la bảng luyện pháp (Panluobang Lianfa); 11. Tuyền phong côn (Xuanfenggun); 12. Đại chiến phác liêm (Dazhan polian). ==== 1.d. Nhánh thứ tư Trần Gia – Đại giá (Da jia) truyền cho đến nay – từ nhánh Lão giá của Trần Trường Hưng (thuộc nhánh Trần Nhữ Tín) ==== Chén Fā Kē (Chàhn Faat Fō) 陳發科 (1887-1957): Trần Phát Khoa, truyền nhân đời thứ 17 của Trần thức Thái Cực quyền, thuộc Tân giá (Xin jia), là con của Trần Diên Hy (dòng Lão giá). Con của Trần Phát Khoa: Chen Zhaoxu 陈照旭 / 陳照旭(1911-1960): Trần Chiếu Húc, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá (Xin jia) Trần thức Thái cực quyền Chen Zhaokui 陳照奎/ 陈照奎 (1928-1981): Trần Chiếu Khuê, truyền nhân đời thứ 18 của Tân giá (Xin jia) Trần thức Thái cực quyền Chen Zhao Fei 陈照飞 (1893-1972): Trần Chiếu Phi, truyền nhân đời thứ 18 của Lão giá (Lao jia) Trần thức Môn đồ của Trần Phát Khoa: Chen Baoqu 陈宝璩 / 陳寶璩: Trần Bảo Cừ Chen Jia Zheng / Shen Jiazhen 沈家桢 / 沈家楨 (1891-1972): Thẩm Gia Trinh Chen ShouLi 陈守礼 / 陳守禮: Trần Thủ Lễ Gu Liuxin 顧留馨 / 顾留馨 (1908-1991): Cổ Lưu Hinh, người đã theo lệnh thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai sang Hà Nội, Việt Nam ngày 1 tháng 4 năm 1957 để hướng dẫn Thái cực quyền cho chủ tịch Hồ Chí Minh. Feng Shi-qiang 冯志强/ 馮志強 (1926-?): Bằng Chí Cường Hong Jun-sheng (1907 - 1996) 洪均生 / 洪钧生: Hồng Quân Sinh Kan Gui-xiang (1940-?) 阚桂香: Hám Quế Hương Li Jingwu 李经梧 (1912-1997): Lý Kinh Ngô Li Jianhua 李剑华 (1900 - ?): Lý Kiếm Hoa Lei Muni 雷慕尼 /(1911-1986): Lôi Mộ Ni Tian Xiuchen 田秀臣 / Tian Ji-chen 田季臣 (1917-1984): Điền Tú Thần / Điền Quý Thần Xu Yu-sheng 许禹生 / 許禹生(1879-1945): Hứa Vũ Sinh Wang Yan 王燕: Vương Yến Chen Shi Gong 陈实功: Trần Thật Công, truyền nhân đời thứ 18 Trần Gia Lão giá Thái Cực quyền, sau theo học Tân giá với Trần Phát Khoa, là cha của Trần Thuyên Trung, Trần Thuyên Trung đã theo học Lão giá với Trần Chiếu Phi (con của Trần Phát Khoa) Chen Hongen 陈红恩: Trần Hồng Ân Chen Shan Yuan 陈善元: Trần Thiện Nguyên Liu Ruizhan 刘瑞战: Lưu Thụy Chiến Chen Baohao 陈宝浩 (1904-1953): Trần Bảo Hạo Pan Yong Zhou 潘詠周: Phan Vịnh Chu Con của Trần Chiếu Húc – Trần Chiếu Húc sau này chuyển sang Tân giá: Chen Xiao Xing / Chen Xiao Sing 陳小星 / 陈小星: Trần Tiểu Tinh, có tài liệu ghi là Chen Xiao Xing 陳小興 Trần Tiểu Hưng, truyền nhân đời thứ 19, là con của Trần Chiếu Húc (Tân giá), thuộc Lão Đại giá, Trần Tiểu Tinh theo học Lão giá với bác ruột là Trần Chiếu Phi, hiện nay ông là Chủ tịch Hội Thái Cực quyền Trần thức tại Trần Gia Câu đại diện cho họ Trần. Chen Xiao Wang 陈小旺 (1946-nay): Trần Tiểu Vượng, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức TCQ hiện nay tại Trần Gia Câu. Con của Trần Chiếu Khuê – Trần Chiếu Khuê sau này chuyển sang Tân giá: Chen Yu 陈瑜 (23/05/1962): Trần Du, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. Môn đồ của Trần Chiếu Khuê (sau này thuộc Tân giá): Ma Hong 馬虹 (1927-nay): Mã Hồng, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. Zhu Tian Cai 朱天才 (1945-nay): Châu Thiên Tài, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu Wang Xian 王西安 (1945-nay): Vương Tây An, truyền nhân đời thứ 19 Trần Gia Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu, là học trò của Trần Chiếu Khuê và Trần Chiếu Phi. Chen Zheng Lei 陳正雷/ 陈正雷 (05/1949-nay): Trần Chính Lôi, truyền nhân đời thứ 19 của Trần thức Thái Cực quyền hiện nay tại Trần Gia Câu. Trần Chính Lôi, Trần Tiểu Vượng, Vương Tây An, Châu Thiên Tài được mệnh danh là Tứ Đại Kim Cương hiện nay. Con của Trần Tiểu Vượng: Chen Bing 陳秉: Trần Bình, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Môn đồ của Trần Tiểu Vượng: Ren Guanyi 任冠仪: Nhậm Quan Nghi, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Chen Shihong 陈时红: Trần Thì Hồng, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Môn đồ của Châu Thiên Tài: Zhai Hua 翟华: Địch Hoa, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Qin Mingtang 秦明堂: Tần Minh Đường, truyền nhân đời thứ 20, thuộc Tân giá Môn đồ của Trần Chính Lôi: Zhang Dong Wu 張東武: Trương Đông Võ, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá Wang Hai Jun 王海军: Vương Hải Quân, truyền nhân đời thứ 20 hiện nay tại Trần Gia Câu, thuộc Tân giá === 2. Dương thức Thái Cực quyền (Yang family style Tai Chi ch’uan) === Yang Lu-ch'an or Yang Luchan 楊露禪 (1799-1872): Dương Lộ Thiền hay Yang Fu-k'ui 楊福魁: Dương Phúc Khôi, học trò của Trần Trường Hưng Yang Banhou 楊班侯 (1837-1890): Dương Ban Hầu anh Dương Kiện Hầu, con Dương Lộ Thiền Yang Jianhou 楊健候 Yang Chien-hou (1839-1917): Dương Kiện Hầu, con Dương Lộ Thiền, cha Dương Thiếu Hầu Yang Shaohou 楊少侯 (1862-1930): Dương Thiếu Hầu, anh của Dương Trừng Phủ, con Dương Kiện Hầu Yang Chengfu / Yang Ch'eng-fu 楊澄甫 (1883-1936): Dương Trừng Phủ, con Dương Kiện Hầu Yang Shou-chung 楊守中 (1910-1985): Dương Thủ Trung, con trưởng Dương Trừng Phủ, còn gọi là Yang Zhenming 楊振明 Dương Chấn Minh Yang Zhenji 杨振基 (1921 - ?): Dương Chấn Cơ, con thứ 2 Dương Trừng Phủ Yang Zhenduo 楊振鐸 (1926 - ?): Dương Chấn Đạt, con thứ 3 Dương Trừng Phủ Tung Ying-chieh / Dong Yingjie 董英杰 (1898-1961): Đổng Anh Kiệt, học trò xuất sắc của Dương Trừng Phủ Fu Zhongwen 傅鐘文 (1903-1994): Phó Trung Văn, người Quảng Đông, học trò của Dương Trừng Phủ Chen Weiming 陳微明 Ch'en Wei-ming (1881 - 1958): Trần Vi Minh học trò xuất sắc Tôn Lộc Đường đồng thời là học trò của Dương Trừng Phủ, còn có tên khác là Chen Zengze 陳曾則 Trần Tằng Tắc Li Yaxuan 李雅轩 (1894-1976): Lý Nhã Hiên học trò Dương Trừng Phủ Cheng Man-ch'ing / Zhèng Mànqīng 鄭曼青 (1901-1975): Trịnh Mãn Thanh, người huyện Vĩnh Gia (永嘉县 Yǒngjiā Xiàn, Vĩnh Gia huyện) tỉnh Chiết Giang (Zhejiang 浙江, Zhèjiāng), học trò của Dương Trừng Phủ === 3. Vũ thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) – Hác thức Thái Cực quyền (Hao family style Tai Chi ch’uan) === Wu Yu-hsiang 武禹襄 (1813-1880): Vũ Vũ Tương, ban đầu là học trò Dương Lộ Thiền sau theo Trần Thanh Bình, sáng tạo Thái Cực quyền Vũ thức Wǔ Chéng Qīng 武澄清 (1800-1884): Võ Trừng Thanh, anh trai của Vũ Vũ Tương, đậu tiến sĩ 1852 làm quan ở Hà Nam (Henan) Li I-yü 李亦畬 (1832-1892): Lý Diệc Dư (Lý Diệc Xa), học trò của Vũ Vũ Tương vào năm 1853 Hao Wei-chen 郝為真 (1842-1920): Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân) theo học Ngô thức Thái cực quyền với Lý Diệc Dư, sau là thầy Tôn Lộc Đường Hao Yüeh-ru 郝月如: Hác Nguyệt Như, con của Hác Vi Chân Hao Shao-ju / Hao Shaoru 郝少如 (1907-1983): Hác Thiếu Như, con của Hác Nguyệt Như, đi Thượng Hải năm 1960 Liu Jishun 劉继顺 (1930-nay): Lưu Kế Thuận theo học Vũ Gia Thái Cực quyền với Hác Thiếu Như (cháu nội Hác Vi Chân) vào năm 1960 tại Thượng Hải. Lưu Kế Thuận hiện nay đang phát triển Trần thức Thái Cực quyền tại cộng đồng người Hoa ở Sanfrancisco, bang California, Hoa Kỳ. === 4. Ngô thức Thái Cực quyền (Wu family style Tai Chi ch’uan) === Wu Ch'uan-yu / Wu Quanyuo 吳全佑 (1834-1902): Ngô Toàn Hựu học trò Dương Lộ Thiền, cha Ngô Giám Tuyền Wú Jiànquán / Wu Chien-ch’uan 吳鑑泉 (1870-1942): Ngô Giám Tuyền sáng tạo Thái Cực quyền Ngô thức Wu Kung-I / Wu Kung-yi / Wu Gongyi 吳公儀 (1900-1970): Ngô Công Nghi, con Ngô Giám Tuyền Wu Kung-tsao / Wu Gongzao / Wu Kung Cho / Wu Kung Jo 吳公藻 (1902–1983): Ngô Công Tảo, em ruột Ngô Công Nghi Wu Ying-hua / Wu Yinghua 吳英華 (1907-1997): Ngô Anh Hoa, em gái Ngô Công Nghi Wu Ta-kuei / Wu Dagui 吳大揆 (1923-1972): Ngô Đại Quỹ, con Ngô Công Nghi Wu Yan-hsia / Wu Yanxia 吳雁霞 (1930-2001): Ngô Nhạn Hà, em gái Ngô Đại Quỹ Wu Ta-hsin / Wu Daxin 吳大新 (1933-2005): Ngô Đại Tân, con của Ngô Công Tảo Wu Kuang-yu / Wu Guangyu (Eddie Wu) 吳光宇 (sinh năm 1946): Ngô Quang Vũ, con của Ngô Đại Quỹ Pei Tsu-Ying Ho Nan-Jie / Anthony Ho 何南傑 (1937-hien tai) === 5. Tôn thức Thái Cực quyền (Sun family style Tai Chi ch’uan) === Sun Lu-t'ang / Sūn Lùtáng 孫祿堂 (1861-1932): Tôn Lộc Đường, ban đầu là học trò Dương Kiện Hầu sau theo Hác Vi Trinh (Hác Vi Chân), sáng tạo Thái Cực quyền Tôn thức Sun Xingyi 孫星一 (1891-1929): Tôn Tinh Nhất, con trai trưởng của Tôn Lộc Đường Sun Cunzhou 孫存周 (1893-1963): Tôn Tồn Châu, con trai thứ hai của Tôn Lộc Đường Sun Huanmin 孫換民 (1897-1922): Tôn Hoàn Nhân, con trai thứ ba của Tôn Lộc Đường Sun Jianyun 孫劍雲 (1913-2003): Tôn Kiếm Vân, con gái út của Tôn Lộc Đường Sun Shurong 孫淑容 (1918-2005): Tôn Thục Dung, con gái của Tôn Tồn Châu == Thái cực quyền trên thế giới == Hiện tại Thái cực quyền được nghiên cứu, luyện tập, và phát triển ở nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Xingapo và nhiều nước phương Tây như Mỹ, Đức, Pháp, Canada v.v. == Tác dụng == === Dưỡng sinh === Thái cực quyền giúp luyện tập thở sao cho cung cấp đủ ôxy cho cơ thể, rèn luyện phổi, đặc biệt là tăng thể xốp, tăng hấp thụ ôxy và luyện cơ hoành (còn gọi là hoành cách mô). Khi tập, thái cực quyền giúp tối ưu hệ thống hô hấp cung cấp đủ oxy cho cơ thể làm cân bằng dinh dưỡng. Khi phổi được cung cấp đủ lượng oxy, các chất thừa sẽ bị đốt cháy hết tránh được các bệnh do thừa chất và vì vậy, có tác dụng giảm béo. Sự co duỗi của các động tác làm nên ứng suất cục bộ bên trong các mạch máu, giúp cọ rửa mạch máu một cách tự nhiên làm cho lưu thông máu huyết. Sự lưu thông máu huyết cũng đồng nghĩa với tăng dưỡng chất, tăng hiệu suất hoạt động các cơ quan và có nhiều bạch cầu đến hơn làm cho hệ thống miễn dịch được tăng cường khắp mọi nơi trong cơ thế nên kháng được các loại vi trùng, vi rút xâm nhập cơ thể. Khi tập thái cực quyền, có nhiều lúc người tập phải xoay chuyển cơ thể theo nhiều góc độ khác nhau và có những lúc chỉ phải đứng trên một chân. Điều này giúp cho rèn luyện phần tiền đình não, cơ quan giữ thăng bằng của cơ thể, làm giảm nguy cơ mất thăng bằng, chóng mặt, ngã té ở người lớn tuổi và tăng phản ứng nhanh cho mọi lứa tuổi. Tập Thái cực quyền trong trạng thái thư giãn thoãi mái về trí não và cơ thể làm cho trạng thái tinh thần của con người đạt đến điểm tối ưu, một trạng thái thư thái thật khó tả huyền bí (chỉ có tập rồi mới cảm nhận được). Làm cho giảm stress cân bằng tinh thần. === Tự vệ === Những chiêu thức của Thái cực quyền cho phép một người nhỏ con hơn yếu hơn có thể đánh ngã người to lớn, hung dữ hơn theo các nguyên lý như "tá lực đả lực" (mượn sức đánh sức), "tứ lạng bát thiên cân" (bốn lạng đẩy ngàn cân) v.v. Dựa vào nguyên lý cơ học rất căn bản là cánh tay đòn, những vòng tròn, chuyển động xoay, cách di chuyển cơ thể và sử dụng lực một cách tối ưu, lợi dụng lực quán tính để hóa giải, phòng thủ hay tấn công nhưng mục đích chủ yếu chỉ nhằm làm đối phương té ngã, và bị phản đòn trở lại. Theo học thuyết Thái cực quyền, đòn tấn công mạnh bao nhiêu sẽ phải chịu đòn phản công nặng bấy nhiêu. == Xem thêm == Dịch Cân kinh Võ thuật Danh sách các môn phái võ thuật Trung Hoa Võ Đang phái Thái cực kiếm == Chú thích == == Tham khảo == Lương Trọng Nhàn, Thái cực quyền dưỡng sinh, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, năm 2004. Lương Trọng Nhàn, Phương pháp Tập luyện Hiệu quả Thái cực quyền Dưỡng Sinh. Nhà Xuất Bản Trẻ, 2007. Nguyễn Anh Vũ (biên dịch), Thái cực quyền toàn tập, Nhà xuất bản Đồng Nai, 2000. == Liên kết ngoài == Thái cực quyền tăng cường hệ miễn dịch Thái cực quyền khẳng định sức mạnh Nguồn gốc Thái cực quyền Những tác phẩm Thái cực quyền nổi danh Video clip bài Thái cực quyền Đại cương Thái cực quyền Sự liên hệ giữa Thiếu Lâm quyền và Thái cực quyền
gerald ford.txt
Gerald Rudolph Ford, Jr. (tên sinh Leslie Lynch King, Jr.; 14 tháng 7 năm 1913 – 26 tháng 12 năm 2006) là Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ (1974–1977) và là Phó tổng thống thứ 40 (1973–1974). Ông là người đầu tiên được chỉ định vào chức vụ Phó Tổng thống dưới Tu chính án thứ 25 của Hiến pháp Hoa Kỳ. Ông trở thành Tổng thống vào ngày 9 tháng 8 năm 1974 sau khi Richard Nixon từ chức vì vụ Watergate. Khi trở thành tổng thống, ông là người đầu tiên (và cho đến nay, là người duy nhất) trong lịch sử nhậm chức cả hai chức vụ Phó Tổng thống và Tổng thống Hoa Kỳ mà không phải thông qua bầu cử. Khi làm Tổng thống, Ford đã ký Hiệp ước Helsinki làm cho Chiến tranh Lạnh bớt căng thẳng hơn. So với các bậc tiền nhiệm, các chính sách của Ford có xu hướng ít can thiệp trực tiếp vào Chiến tranh Việt Nam hơn. Ford đã lãnh đạo đất nước vượt qua thời kỳ kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi Đại Khủng hoảng. Một trong những hành động gây nhiều tranh cãi nhất của ông là việc xá tội cho Tổng thống tiền nhiệm Richard Nixon liên quan đến vụ Watergate. Trong nhiệm kỳ của Ford, vai trò của Quốc hội trong chính sách đối ngoại tăng lên, trong khi quyền lực của Tổng thống giảm đi. Năm 1976, Ford vượt qua Ronald Reagan trong việc bầu chọn ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa, nhưng sau đó thua sít sao Jimmy Carter. Kỳ bầu Tổng thống tiếp theo, khi Ronald Reagan tranh cử đã có ý mời Ford làm liên danh vào vị trí Phó Tổng thống, nhưng Ford từ chối. == Chú thích ==
người hà nội (bài hát).txt
Người Hà Nội là một bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi sáng tác. Bài hát ca ngợi Hà Nội và những dấu ấn lịch sử lên con người và thành phố, từ thời gian cuộc kháng chiến chống Pháp. == Lịch sử == Nhạc sĩ Nguyễn Đinh Thi sáng tác bài hát này đầu năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp chỉ vừa mới nổ ra được ít ngày, sau khi cả Hà Nội đã lên đường sơ tán theo lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến tháng 12 năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tên gọi ban đầu là Bài hát của một người Hà Nội. Mặc dù bản thân nhạc sĩ từng thổ lộ ông không được học cao về âm nhạc, bài Người Hà Nội của ông thực sự đòi hỏi ca sĩ trình bày phải có trình độ thanh nhạc tốt bên cạnh một nhạc cảm tốt, cái nhạy bén vốn có trong tâm hồn người Tràng An. Trong bài hát này, Nguyễn Đình Thi đã có một câu hát nhắc lại nguyên văn câu mở đầu một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Văn Cao. Đó là câu "Đoàn quân Việt Nam đi" của bài Tiến quân ca. Bài hát này được một số nghệ sĩ trình bày thành công như Lê Dung, Trọng Tấn, Cao Minh và Ánh Tuyết... == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Sáu mươi năm vang vọng một bài ca
gibraltar.txt
Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bán đảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trước kia, Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh. Tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ tiếng Ả Rập Jabal Tāriq (جبل طارق, có nghĩa là "ngọn núi Tariq"), hay Gibel Tāriq (có nghĩa là "tảng đá Tariq"). Tuy nhiên, theo các nhà địa chất học thì tên gọi "tảng đá Tariq" có lý hơn. Năm 711, Tariq ibn-Ziyad đã lãnh đạo một đội quân đánh chiếm vào bán đảo Iberia trước khi quân Maroc tiến vào đấy. Trước đó, vùng đất Gibraltar mang tên Mons Calpe, là một trong số Trụ Hercules. Trong một thời dài, hai thế lực đế quốc hùng mạnh Anh và Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này. Sau này Tây Ban Nha yêu cầu trả lại Gibraltar, vốn dĩ nước này đã từ bỏ vào năm 1713 theo Hiệp ước Utrecht kết thúc Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Điều này đã bị phần đông người dân Gibraltar phản đối, kể cả bất kỳ đề nghị chia sẻ nền tự chủ nào khác. Gibraltar có Sân bay quốc tế Gibraltar. == Nỗ lực giành lại chủ quyền == Các hoàng đế Tây Ban Nha đã nhiều lần tìm cách giành lại chủ quyền Gibraltar như việc bao vây năm 1727 và một lần nữa vây hãm từ 1779 tới 1783, trong thời chiến tranh Hoa Kỳ giành độc lập nhưng không thành công. Dưới chế độ độc tài của tướng Francisco Franco, Tây Ban Nha đã đóng cửa toàn biên giới với Gibraltar; và biên giới chỉ được mở lại hoàn toàn trước khi Tây Ban Nha gia nhập Liên minh châu Âu năm 1985. == Thành phố kết nghĩa == Ballymena, Bắc Ireland (2006) Funchal, Madeira, Bồ Đào Nha == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
1346.txt
Năm 1346 (Số La Mã: MCCCXLVI) (xem lịch đầy đủ) là một lịch Julius năm trong thế kỷ 14, ở giữa một thời kỳ trong lịch sử châu Âu được biết đến như là Trung Hậu Cổ. Tại châu Á trong năm này, bệnh dịch hạch đen đã lây lan đến quân của Hãn quốc Kim Trướng. == Sự kiện == == Sinh == == Mất == == Tham khảo ==
g.txt
G, g (/giê/, /gờ/ trong tiếng Việt; /gi/ trong tiếng Anh) là chữ thứ bảy trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh và là chữ thứ 10 trong chữ cái tiếng Việt. Theo chuyện, người ta đồn rằng người phát minh chữ này là một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử có tên là Spurius Carvilius Ruga. Chữ G đã chiếm vị trí của chữ Z lúc đó và trở thành chữ cho âm /g/. Cũng giống như trường hợp của /k/, âm /g/ trở thành cả âm vòm lẫn âm vòm mềm, nên chữ G có nhiều cách phát âm khác nhau trong những tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ G hoa có giá trị 71 và chữ g thường có giá trị 103. Trong âm nhạc, G đồng nghĩa với nốt Sol. Trong hệ đo lường quốc tế: G là ký hiệu cho gauss. G cũng được dùng cho tiền tố giga – hay 109. Còn g là ký hiệu của gam. Trong tin học, G được dùng cho tiền tố giga và có giá trị là 230. Trong vật lý học: G là hằng số Newton (hằng số hấp dẫn). g là đơn vị gia tốc gây ra bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Trong sinh học: G là ký hiệu viết tắt của glycine (một loại amino acid) hoặc của guanosine (một loại nucleoside), guanine (một loại base purine, tham gia trong thành phần nucleotide cấu tạo nên nucleic acid). G protein là một loại protein tham gia vào cơ chế truyền tín hiệu tế bào. Trong mô hình màu RGB, G là đại diện cho màu xanh lá cây (green). Trong công nghệ điện, G thông thường là tên của tham số độ dẫn điện. Trong kinh tế học, G thông thường được dùng để chỉ các chi phí của nhà nước. Theo mã số xe quốc tế, G được dùng cho Gabon. G được gọi là Golf trong bảng chữ cái ngữ âm NATO. Vì chữ G là một phát minh của người La Mã nên nó không có tương đương trong bảng chữ cái Hy Lạp, nhưng âm /g/ (như trong "gà") được diễn tả bởi ký tự Γ (chữ hoa) hay γ (chữ thường). Trong bảng chữ cái Cyrill, G tương đương với Г và g tương đương với г. == Tham khảo ==
ngành thông.txt
Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân gỗ. Lá hình vảy, hình kim, hình dải, ít khi hình quạt, hình trái xoan hoặc hình lông chim. Cơ quan sinh sản thường đơn tính, có cấu tạo nón khác với cấu tạo hoa, gồm các lá bào tử xếp xoắn ốc hoặc xếp vòng trên một trục ngắn có dạng nón. Thụ phấn nhờ gió, ít khi nhờ côn trùng. Lá noãn mở không bao hạt, mang một đến nhiều lá noãn ở nách hoặc mép. Hạt có phôi thẳng, mang một đến nhiều lá mầm. Gỗ tương đối mềm, chỉ có quản bào chưa có mạch gỗ và sợi gỗ. == Nguồn gốc tiến hóa == Thực vật ngành Thông phát sinh từ kỷ Devon trong đại Cổ Sinh, phát triển mạnh ở kỷ Than đá, kỷ Permi và giảm dần từ kỷ Tam điệp trong đại Trung Sinh. Nhiều loài hiện đã tuyệt diệt hoặc thu hẹp phạm vi phân bố. Người ta tìm thấy nhiều mẫu hóa thạch của thực vật ngành thông có niên đại cacbon từ khoảng 300 triệu năm trở lại đây. Những loài còn xuất hiện ngày này cũng có hóa thạch tìm được có niên đại tới 60-120 triệu năm và người ta gọi chúng là những loài thực vật cổ. == Hệ thống phân loại == Ngày nay, theo nhiều quan điểm phân loại khác nhau thì ngành thông có khoảng 6-8 họ với khoảng 65-70 chi và 600-650 loài. Bảy họ thường được công nhận như trong biểu đồ ở bên phải. Tuy nhiên, trong một vài diễn giải thì họ Cephalotaxaceae có thể được gộp trong họ Taxaceae, còn một số tác giả thì lại công nhận thêm cả Phyllocladaceae như là một họ độc lập với Podocarpaceae (trong biểu đồ này nó được gộp trong Podocarpaceae). Họ Taxodiaceae tại đây được coi là một phần của họ Cupressaceae, nhưng nó đã từng được công nhận rộng rãi trong quá khứ và có thể vẫn còn được ghi nhận trong nhiều sách hướng dẫn thực địa. Một hệ thống phân loại mới và trình tự tuyến tính dựa trên các dữ liệu phân tử có thể tìm thấy trong bài báo của Christenhusz và ctv (2011). Trong ngành Thông trước đây người ta phân thành 7 bộ, nhưng qua kiểm tra gen thì các bộ Taxales, Araucariales, và Cupressales được xếp vào bộ Thông (Pinales). Bộ Thông cùng với 3 bộ khác là Cordaitales, Vojnovskyales và Voltziales tạo thành ngành Thông. == Xem thêm == Cây thông Giáng sinh là cây thông được trang hoàng để trưng bày trong dịp lễ Giáng Sinh theo phong tục của người Ki tô giáo. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Coniferophyta tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI). Coniferophyta (TSN 18024) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Ngành Thông tại Encyclopedia of Life
văn hóa việt nam.txt
Văn hóa Việt Nam được hiểu và trình bày dưới các quan niệm khác nhau: Quan niệm thứ nhất: đó là đồng nhất văn hóa Việt Nam với văn hóa của người Việt, trình bày lịch sử văn hóa Việt Nam chỉ như là lịch sử văn minh của người Việt. Quan niệm thứ hai: Văn hóa Việt Nam là toàn bộ văn hóa các dân tộc Việt Nam cư trú trên mảnh đất Việt Nam, chỉ có văn hóa từng tộc người, không có văn hóa dân tộc/quốc gia. Quan niệm thứ ba: Văn hóa Việt Nam là cộng đồng văn hóa dân tộc/quốc gia, đây là nền văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa dạng sắc thái văn hóa tộc người. Khái niệm dân tộc/quốc gia chỉ một quốc gia có chủ quyền, trong đó phần lớn công dân gắn bó với nhau bởi những yếu tố tạo nên một dân tộc. Quan niệm thứ ba này hiện nay đang là quan niệm chiếm số đông bởi các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong lĩnh vực văn hóa Việt Nam, vì vậy nội dung về văn hóa Việt Nam sẽ được trình bày theo quan niệm thứ ba, văn hóa Việt Nam theo hướng văn hóa dân tộc == Đặc trưng cơ bản == Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính: Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật. Đặc trưng thứ hai: Sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa Kinh Kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất biên viễn của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa Chăm Pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên. Đặc trưng thứ ba: Với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại. Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học. Phương Tây cũng cho rằng những biểu tượng quan trọng trong văn hóa Việt Nam bao gồm rồng, rùa, hoa sen và tre. == Tổ chức xã hội == Từ ngàn năm nay, hai đơn vị xã hội quan trọng nhất trong văn hóa là Làng (thôn) và Nước (quốc gia). Tục ngữ Việt Nam có câu "Làng đi đôi với nước". Các đơn vị tổ chức trung gian là Huyện và Tỉnh. Quan hệ họ hàng đóng một vai trò quan trọng ở Việt Nam. Không giống như sự nhấn mạnh cá nhân của văn hóa phương Tây, văn hóa Phương Đông đánh giá cao vai trò của gia đình và tinh chất gia tộc. Trong văn hóa phương Đông (đặc biệt là vòng Văn hóa chữ Hán), văn hóa Trung Quốc coi trọng giá trị gia đình hơn gia tộc, trong khi ở văn hóa Việt Nam đặt gia tộc cao hơn gia đình. Gia tộc luôn có một tộc trưởng, bàn thờ gia tộc (nhà thờ họ), và đám tang người Việt luôn có sự tham gia của cả gia tộc. Trước đây hầu hết các cư dân ở một địa phương có quan hệ huyết thống. Điều đó thực tế vẫn còn thấy trong tên làng như Đặng Xá (nơi có người họ Đặng là chủ yếu), Châu Xá, Lê Xá... Ở vùng Tây Nguyên truyền thống nhiều gia đình trong một gia tộc cư trú trong một nhà dài vẫn còn phổ biến. Ở nông thôn Việt Nam ngày nay, ta vẫn có thể thấy ba hay bốn thế hệ sống dưới một mái nhà. Bởi vì mối quan hệ họ hàng có vai trò quan trọng trong xã hội, nên tồn tại một hệ thống phân cấp phức tạp các mối quan hệ. Trong xã hội Việt Nam, có chín thế hệ khác nhau. Người trẻ tuổi có thể có một vị trí cao hơn trong hệ thống phân cấp của gia đình hơn và vẫn phải được tôn trọng như một người lớn tuổi. Ví dụ, nếu cha mẹ, của một đứa trẻ lớn tuổi, có một người anh/chị lớn tuổi có con trẻ hơn so với con mình, thì con họ sẽ ở vị trí thấp hơn trong gia đình. Nói cách khác, bạn phải đối xử với người anh em họ của bạn trẻ tuổi như một người lớn tuổi, nếu cha của bạn là em trai của bố người anh em họ đó. Hệ thống phức tạp của các mối quan hệ, là kết quả của cả Nho giáo và các chuẩn mực xã hội được chuyển tải thông qua việc sử dụng rộng rãi của các đại từ khác nhau trong tiếng Việt, trong đó có một mảng rộng lớn của sự kính trọng để biểu thị trạng thái của người nói liên quan đến những người mà họ đang nói chuyện đến. Xưng hô trong tiếng Việt đã trở thành đặc trưng của văn hóa Việt Nam. == Văn hóa Việt Nam theo quan điểm dân tộc học == === Tín ngưỡng === Như mọi nơi trên thế giới, từ thuở xa xưa các dân tộc trên đất Việt Nam đã thờ rất nhiều thần linh. Các dân tộc thờ tất cả các thế lực vô hình và hữu hình mà thực chất là các hiện tượng thiên nhiên và xã hội chưa thể giải thích được vào thời đó. Ngày nay nhờ những nghiên cứu, những lễ hội, những phong tục hiện hữu chúng ta biết nhiều hơn về cuộc sống vật chất cũng như tinh thần của các dân tộc Việt Nam cổ nói chung và tín ngưỡng của họ nói riêng Người xưa cho rằng bất cứ vật gì cũng có linh hồn, nên người ta thờ rất nhiều thần, nguyên thủy họ thờ thần Mặt Trời, thần Mặt Trăng, thần Đất, thần Sông, thần Biển, thần Sấm, thần Mưa,...những vị thần gắn với những ước mơ thiết thực của cuộc sống người dân nông nghiệp. Đi sâu vào cuộc sống hằng ngày họ thờ thần Nông là thần trông coi việc đồng áng, thần Lúa, thần Ngô với hy vọng lúc nào ngô lúa cũng đầy đủ. Không chỉ các vị thần gắn với đời sống vật chất, các dân tộc còn thờ các vị thần gắn với đời sống tinh thần của họ. người Việt thờ các thần Thành Hoàng, các vị anh hùng dân tộc, các vị thần trong đạo mẫu. Họ là các vị thần có công lớn với đất nước, với làng xã, dân chúng thờ phụng các vị thần này để tỏ lòng biết ơn và cầu mong các vị phù hộ họ. Cũng như người Việt, người Hoa thờ các vị thần Quan Công, Thần Tài. Người Chăm thờ các vị thần như Po Nagar, Po Rome,... Thờ cúng tổ tiên và cúng giỗ người đã mất là một tục lệ lâu đời của người Việt và một số dân tộc khác. Họ tin rằng linh hồn của tổ tiên cũng ở bên cạnh con cháu và phù hộ cho họ. Chính vì như vậy nên gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên và bàn thờ được đặt nơi trang trọng nhất trong nhà. Ngoài các ngày giỗ, tết thì các ngày mùng một, ngày rằm họ thắp hương như một hình thức thông báo với tổ tiên ông bà. Nói đến tục thờ cúng tổ tiên, người ta đều biết tới một ngày giỗ tổ chung cho cho người Việt đó là ngày giỗ tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 (âm lịch) === Tôn giáo === Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm: Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo (được gọi là "Tam giáo"). Có một số tôn giáo khác như Công giáo Rôma, Cao Đài và Hòa Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồm Phật giáo Tiểu thừa, Tin Lành và Hồi giáo. Phần đông đa số người dân Việt Nam xem họ là nhưng người không có tín ngưỡng, mặc dù họ cũng có đi đến các địa điểm tôn giáo vài lần trong một năm. Người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo, các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, mặt giáo lý ít được quan tâm. Với sự biến động của lịch sử các dân tộc tại Việt Nam, trải qua hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc, đời sống tinh thần nói chung của người dân Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của văn hoá Trung Hoa. Với ba hệ tư tưởng Tam giáo đã thâm nhập vào đời sống tinh thần cũng như vào tôn giáo của người Việt Nam là Đạo giáo, Nho giáo và Phật giáo. Đạo giáo và Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Quốc và thâm nhập vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công nguyên qua tầng lớp thống trị người Trung Hoa Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và có hai phái đã du nhập vào Việt Nam bằng hai ngả khác nhau: phái Đại thừa vào Việt Nam qua Trung Quốc cùng với Đạo giáo và Nho giáo. Còn phái Tiểu thừa qua các nước Đông Nam Á láng giềng vào Việt Nam thịnh hành ở cộng đồng người Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long Tam giáo có những thời kỳ phát triển rất mạnh và cũng có lúc mờ nhạt tại Việt Nam, nhưng nhìn chung ảnh hưởng của Tam giáo rất sâu rộng trong các tầng lớp dân chúng, nhất là Phật giáo. Và đến lượt mình, các tầng lớp dân chúng tại Việt Nam đã tiếp thu các tôn giáo mới một cách có chọn lọc và sáng tạo, hay nói cách khác các tôn giáo mới du nhập đã được bản địa hoá để phù hợp với phong tục tập quán và tín ngưỡng của người dân địa phương Công giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 16, tuy việc truyền đạo lúc bấy giờ gặp nhiều khó khăn nhưng ở Việt Nam từ lúc đầu cũng đã có một số lượng người theo Công giáo, từ cuối thế kỷ 19 khi thực dân Pháp đã xâm lược hoàn toàn Việt Nam thì việc truyền đạo mới được tự do dễ dàng. Hiện nay Việt Nam có khoảng 8% dân số là tín đồ Công giáo, đứng hàng thứ 2 ở Đông Nam Á sau Philippines Cùng với Công giáo, một hệ phái khác của đạo Cơ đốc là Tin Lành cũng xâm nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, đạo Tin Lành được phổ biến tới các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,...ước tính hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người theo đạo Đạo Hồi là tôn giáo của một bộ phận người Chăm ở Việt Nam, được du nhập vào từ thế kỷ 15 tại vương quốc Chăm Pa ở miền Trung Việt Nam, sau đó theo chân một bộ phận người Chăm di cư tới vùng An Giang, Tây Ninh vào thế kỷ 19 Ngoài các tôn giáo du nhập từ bên ngoài trên, tại miền Nam Việt Nam có các tôn giáo Hoà Hảo và Cao Đài. Đây là hai tôn giáo bản địa Việt Nam, đạo Hoà Hảo được sáng lập từ năm 1939 và đạo Cao Đài được sáng lập từ năm 1926. Hiện nay hai tôn giáo bản địa này phát triển mạnh khắp Nam Bộ và ra cả một số tỉnh ở miền Trung và Tây Nguyên và miền Bắc. === Ngôn ngữ === Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8 nhóm ngôn ngữ của họ: Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người Thổ Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,... Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,... Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,... Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,... Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na, Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,... Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu Ru,... Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,... Tiếng Việt thuộc về ngôn ngữ Việt-Mường, hiện nay là ngôn ngữ chính thức của nước Việt Nam, là tiếng mẹ đẻ của người Việt và đồng thời là ngôn ngữ hành chính chung của 54 dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, tiếng Việt được 86% người dân sử dụng. Mặc dù là ngôn ngữ chung của người Việt nhưng nó có sự khác biệt về mặt ngữ âm và từ vựng ở các vùng miền dẫn tới phương ngữ tiếng Việt được phân chia làm nhiều vùng phương ngữ khác nhau từ miền Bắc, miền Trung và miền Nam Về nguồn gốc, tiếng Việt được xem là có nguồn gốc với ngôn ngữ Nam Á về mặt từ vựng kết hợp với ngôn ngữ Tày-Thái về mặt thanh điệu. Trong quá trình phát triển Tiếng Việt đã tiếp thu và đồng hoá nhiều từ Hán và được gọi là từ Hán-Việt, ngoài ra tiếng Việt còn tiếp thu một số lượng khá lớn các từ khoa học kỹ thuật của các ngôn ngữ Pháp, Nga, Anh từ đầu thế kỷ 20 đến nay Về chữ viết, theo một số nghiên cứu khảo cổ, từ thời Hùng Vương người Việt đã có chữ viết riêng gọi là chữ Khoa Đẩu mà người Trung Quốc miêu tả là giống đàn nòng nọc đang bơi. Tới thời Bắc thuộc, chữ Hán là chữ viết chính thức ở Việt Nam. Sau khi dành độc lập từ thế kỷ 10, với ý thức dân tộc cũng như các từ vựng không có trong chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm dùng song hành với chữ Hán. chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 12 và phát triển rực rỡ vào thế kỷ 18. Tuy nhiên chữ Nôm chỉ được dùng trong lĩnh vực văn chương, còn trong hành chính thì vẫn dùng chữ Hán Từ thế kỷ 17, khi các nhà truyền giáo phương Tây vào Việt Nam truyền đạo Công giáo đã dựa trên ký tự Latinh để chuyển âm tiếng Việt sang chữ Lalinh và đây là cơ sở cho sự ra đời của chữ Quốc ngữ hiện nay của Việt Nam. Mặc dù chữ quốc ngữ đã có từ thế kỷ 17 nhưng phải tới đầu thế kỷ 20 khi người Pháp đô hộ hoàn toàn Việt Nam thì họ mới cho phổ biến chữ Quốc ngữ làm thành một công cụ giao tiếp thuận lợi trong xã hội Việt Nam Ngoài chữ Quốc ngữ là chữ viết chung của người Việt và của Việt Nam, một số dân tộc khác cũng sử dụng song hành chữ viết của dân tộc mình như chữ Khmer của người Khmer ở Nam Bộ, chữ Akhar Thrah của người Chăm, chữ Thái của người Thái ở vùng Tây bắc, chữ Mnông của người Mnông ở Tây Nguyên,...nhằm gìn giữ văn hoá của dân tộc mình cũng như tiếp nhận các tri thức mới từ chữ quốc ngữ dịch sang. Theo thống kê hiện nay có 26 dân tộc thiểu số tại Việt Nam có chữ viết riêng của mình ngoài chữ Quốc ngữ == Tính truyền thống qua phong tục, tập quán == === Phong tục === Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là thói quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc sống ngày nay của người Việt Nam Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay, tục ăn trầu bắt nguồn từ truyện sự tích Trầu Cau để rồi thành biểu tượng cho tình anh em, vợ chồng của người Việt, theo thời gian ý nghĩa của tục ăn trầu được mở rộng sang việc giao hiếu, kết thân của người Việt Nam Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình như Chol Chnam Thmay (khoảng tháng 4) của người Khmer, Katê (khoảng tháng 10) của người Chăm Bàlamôm,...Từ Tết Nguyên Đán đón năm mới, theo thời gian với những ảnh hưởng từ Trung Quốc, người Việt Nam bổ sung thêm vào những phong tục Tết khác như Tết Nguyên tiêu, Tết Hàn thực, Tết Đoan ngọ, Tết Trung thu, Tết Thanh minh Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt Nam === Ẩm thực === Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo. Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển". Số lượng món ăn và cách thức kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam là vô cùng đa dạng do có sự kết hợp Đông Tây, ẩm thực Trung Hoa và ẩm thực các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của người Việt để bản địa hóa và tìm ra những phương thức thích hợp nhất. Có những món ăn không hề thay đổi trong hàng nghìn năm qua. (Danh sách các món ăn Việt Nam) Năm 2015, CNN đã công bố Top 8 nền ẩm thực mới nổi có sức lan tỏa nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên việc thịnh hành ẩm thực phương Tây nhất là ở các đô thị, trong một bộ phận dân chúng nhất là người giàu và sính ngoại đe dọa đến bản sắc ẩm thực Việt Nam, và cả nông sản Việt Nam. === Trang phục === Trang phục Việt Nam rất đa dạng. Ở thời phong kiến, người ta có những quy định rất khắt khe về cách ăn mặc. Dân thường không được phép mặc đồ nhuộm bất kì màu nào khác ngoài những màu đen, nâu hay trắng. Quần áo của người dân hầu hết là tầm thường và đơn sơ, để hợp với thân phận của mình trong xã hội (ngoài những dịp lễ quan trọng hoặc lễ cúng tế, đám cưới...). Một trong những y phục cổ xưa nhất được người phụ nữ bình dân mặc cho đến đầu thế kỉ XX là bộ "Áo tứ thân". Có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng là "Áo tứ thân" có thể đã ra đời từ thế kỷ 12.Trong đời sống thường nhật ngày nay, trang phục đã theo phong cách phương tây. Những bộ quần áo truyền thống chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt. Ngoài ra, áo dài cho cả nam lẫn nữ được coi như quốc phục của Việt Nam. === Lễ hội === Cũng giống như nhiều nước khác, Việt Nam là một nước có nhiều lễ hội dân gian là hình thức sinh hoạt của cộng đồng. Trong lễ hội, các lễ nghi tín ngưỡng, các phong tục tập quán, các thể lệ và hình thức sinh hoạt của một cộng đồng đã được tái hiện một cách rất sinh động. Lễ hội được tổ chức vào những thời điểm khác nhau trong một năm, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng dân tộc, nhưng lễ hội vẫn tập trung nhiều nhất vào mùa Xuân Việt Nam có nhiều loại lễ hội lớn và long trọng như lễ tế các thần linh, các lễ hội nhằm tưởng nhớ tới công ơn tổ tiên, nòi giống như hội Đền Hùng, có những lễ hội tưởng nhớ tới các anh hùng như hội Đền Mẫu Đợi, hội Gióng, hội Đền Kiếp Bạc, hội Đống Đa, có những lễ hội tưởng nhớ người có công mở mang bờ cõi, các ông tổ các ngành nghề,...của người Việt. Bên cạnh các lễ hội lớn của người Việt, các dân tộc khác cũng có những lễ hội lớn như lễ hội Katê của người Chăm, lễ cúng Trăng của người Khmer, lễ hội xuống Đồng của người Tày, người Nùng, Lễ hội hoa ban của người Thái, Hội đua voi của người Mnông,.. Ngoài các lễ hội lớn và long trọng tại Việt Nam từ bắc đến nam còn có hàng nghìn lễ hội lớn nhỏ khác nhau của các dân tộc Việt Nam. Các lễ hội ở Việt Nam rất đa dạng, những lễ hội về nông nghiệp, hội văn nghệ vui chơi, thi tài, hội giao duyên, hội lịch sử,... Đặc biệt là hội mừng năm mới (Tết Nguyên Đán) của người Việt và một số dân tộc khác Cùng với các lễ hội dân gian, các lễ hội của các tôn giáo ban đầu chỉ mang ý nghĩa nội bộ nhưng theo thời gian các lễ hội đó lan sang các tầng lớp xã hội khác và thành những lễ hội mang tính cộng đồng như lễ Phật đản của Phật giáo và lễ Noel của Công giáo. === Võ thuật === Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật, các võ phái, bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc do người Việt làm chưởng môn, gây dựng sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay, có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh với các võ phái nước ngoài khác. Võ thuật Việt Nam có nội hàm khái niệm rộng hơn thuật ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Tàu) vốn thường dùng để chỉ những võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về trước trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn phái mới sinh thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam. Các phái võ Việt Nam, hay còn được gọi với tên "Võ thuật Cổ Truyền" vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng: Sự xuất hiện của lời thiệu bằng thơ, phú; Bộ pháp vận hành theo đồ hình bát quái (lưỡng túc bát quái vi căn), khi đứng thì vững như đá tảng, khi di chuyển thì nhẹ nhàng linh hoạt như lá bay; Bộ tay áp dụng theo ngũ hành pháp (song thủ ngũ hành vi bản); Kỹ thuật đòn thế được chọn lọc, phân thế riêng phù hợp với cách đánh của từng dạng đối tượng, địa hình, nhất là lối đánh cận chiến một người chống lại nhiều người; Tận dụng triệt để lối đánh "cộng lực" - dựa vào sức lực đối phương để triệt hạ đối phương. == Nghệ thuật == Nghệ thuật của một dân tộc là yếu tố đặc trưng nhất và tiếp cận nhanh nhất với thế giới bên ngoài trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Nền nghệ thuật Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay, bắt đầu từ nghệ thuật truyền thống hay còn gọi là nghệ thuật dân gian Việt Nam. === Văn học === Cũng như nền văn học của các nước khác trên thế giới, văn học Việt Nam bao gồm hai bộ phận đó là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian là văn học truyền miệng của người dân và văn học viết gồm có văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học chữ Quốc ngữ. Kho tàng văn học dân gian của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, để giữ gìn những truyền thống quý báu của dân tộc, để bảo tồn những kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của các thế hệ người Việt Nam khi đại đa số người dân trong thời phong kiến không có điều kiện biết chữ Hán, một hình thức văn học dân gian truyền miệng đã ra đời và được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác tại Việt Nam. Đó là những câu chuyện thần thoại như Thần Trụ Trời của người Việt, Đi san mặt Đất của người Lô Lô,...những sử thi như Đam San của người E Đê, Đẻ đất đẻ nước của người Mường,...những truyền thuyết như Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Thánh Gióng của người Việt, những cổ tích như Thạch Sanh....và các truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, ca dao,.... Văn học dân gian thường ca ngợi tài năng và lòng dũng cảm của con người trước thiên nhiên khắc nghiệt, trước kẻ thù độc ác, ca ngợi lòng nhân hậu, độ lượng giúp đỡ nhau, ca ngợi tình yêu trai gái, tình chung thuỷ vợ chồng, yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu làng xóm, quê hương. Không những thế văn học dân gian Việt Nam còn là vũ khí đấu tranh chống lại những thói hư tật xấu của con người, chống lại những bất công thối nát trong xã hội. Bằng ngôn ngữ dân gian giàu hình ảnh, bằng nghệ thuật nhạc điệu sinh động, văn học dân gian Việt Nam đã thấm sâu vào lòng người một cách tự nhiên và rất dễ dàng truyền lại cho đời sau Trong văn học viết, với chữ Hán và chữ Nôm được sử dụng trong một thời gian dài. Các tác phẩm văn học cổ nhất còn lưu lại được sáng tác vào thế kỷ 11 và chủ yếu liên quan đến đạo Phật khi đó đang thịnh hành tại Việt Nam. Đó là những bài thơ của các vị sư giải thích về cơ sở căn bản của đạo Phật cũng như bình luận về các biến cố lịch sử hay các đề tài về ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, từ thế kỷ 13 nhiều công trình về lịch sử, địa lý và địa chí bằng chữ Hán đã xuất hiện. Khi hệ thống chữ Nôm được hoàn chỉnh vào thế kỷ 13, nhiều tác phẩm văn học viết bằng chữ Nôm lần lượt xuất hiện, một trong những tác phẩm sớm nhất bằng chữ Nôm còn để lại đến hôm nay là các bài thơ của Nguyễn Trãi, các tác phẩm đồ sộ của ông bao gồm một tuyển tập hàng trăm bài thơ Nôm có tên Quốc âm thi tập ở thế kỷ 15, và kế tiếp là Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, các bài thơ của Hồ Xuân Hương và đặc biệt là tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Từ đầu thế kỷ 20, chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi, với sự phát triển của công nghệ in ấn cùng với những tiếp xúc với văn học phương Tây, văn học Việt Nam xuất hiện các thể loại văn học mới, văn xuôi chiếm vị trí quan trọng trên văn đàn cùng với thơ ngự trị trước đó. Các thay đổi trong đời sống văn học đã xuất hiện với sự ra đời của phong trào Thơ Mới vào những năm 1930, đây là một phong trào hiện đại nhằm giải phóng thơ Việt Nam ra khỏi những luật lệ gò bó của thơ Trung Quốc cổ. Trong lĩnh vực văn xuôi, các hoạt động của nhóm Tự Lực Văn Đoàn chịu ảnh hưởng từ phương Tây đã tạo ra thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại Nền văn học Việt Nam từ thời kỳ này xuất hiện nhiều trào lưu, có những tác phẩm chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn, có những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực và cũng có những tác phẩm gắn liền với chính trị đó là dòng tác phẩm cách mạng === Kiến trúc === Bắt đầu sớm nhất với kiến trúc dân gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên mặt trống đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, trải qua thời bắc thuộc kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến trúc Trung Quốc, từ thế kỷ 10 khi giành được độc lập kiến trúc Việt Nam là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Các công trình của Việt Nam quy mô thường không lớn, nhưng thường là sự kết hợp hài hoà giữa công trình chính và cảnh quan xung quanh, đặc biệt là sử dụng hồ, ao, sông ngòi để điều tiết khí hậu và tạo cảnh quan. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của thực dân Pháp, kiến trúc Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc, xây dựng của phương Tây, nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay ở các đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội đã để lại một sắc thái kiến trúc đẹp và độc đáo === Điện ảnh === Điện ảnh là môn nghệ thuật xuất hiện muộn nhất tại Việt Nam, trải qua nhiều giai đoạn. Ban đầu là những thể loại phim do người Pháp thực hiện từ những năm 1920. Tới thập niên 1930, cùng với sự ra đời của các môn âm nhạc, mỹ thuật hiện đại, điện ảnh cũng bắt đầu được người Việt Nam thực hiện. Tiếp đó sau sự chia cắt đất nước, điện ảnh Việt Nam tại hai miền đều có những hướng phát triển riêng cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài là hai nền điện ảnh miền Bắc và điện ảnh miền Nam. Sau những năm 1975 nền điện ảnh Việt Nam do nhà nước thực hiện. Tới giai đoạn Đổi Mới, từ những năm 1986 sự tham gia của tư nhân vào lĩnh vực điện ảnh đã tạo ra dòng phim mỳ ăn liền, dòng phim này thịnh hành trong những năm đầu của thập niêm 1990 và tự kết thúc vai trò của mình từ những năm 1995 nhường chỗ cho dòng phim đương đại Việt Nam. === Mỹ thuật === Nền mỹ thuật bắt đầu với điêu khắc cổ được thể hiện trên mặt trống đồng Đông Sơn của cư dân Lạc Việt, trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê qua các công trình tôn giáo và cung điện các vương triều. Bên cạnh các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm và người Khmer Nam Bộ. Hội họa xuất hiện muộn hơn với tranh lụa, tranh truyền thần, tranh thờ, tranh chân dung, tranh sơn mài, tranh khắc gỗ, hội họa cung đình và dòng tranh dân gian Việt Nam gồm tranh Tết, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước. === Sân khấu === Sự ra đời và phát triển của sân khấu dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông nghiệp, múa rối nước là nghệ thuật dân gian của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những lúc nông nhàn, múa rối nước là một nghệ thuật tổng hoà giữa các nghệ thuật điêu khắc, sơn mài, âm nhạc, hội hoạ và văn học. Cùng với múa rối nước là các môn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú nền sân khấu cổ truyền Việt Nam. Từ đầu thế kỷ 20, cùng với những ảnh hưởng của sân khấu phương Tây, nghệ thuật sân khấu hiện đại Việt Nam được bổ sung thêm các môn nghệ thuật kịch, hài kịch, xiếc, ảo thuật, múa, ballet, opera,... === Âm nhạc === Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,...của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer...Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc Việt Nam với các dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Tính đến tháng 12 năm 2013, 6 trong số các hình thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam là dân ca quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát xoan, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) và đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh là kiệt tác di sản truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại (ở Việt Nam cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới). == Chú thích == == Sách tham khảo == An Nam phong tục sách, Mai Viên Đoàn Triển, Nhà xuất bản Hà Nội 2008 Các khía cạnh văn hoá Việt Nam, Nguyễn Thị Thanh Bình - Dana Healy, Nhà xuất bản Thế giới 2006 Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục 2009 Lễ hội Việt Nam, Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Thanh Niên 2008 Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Hồ Liên, Nhà xuất bản Văn Học 2008 Người Việt Đất Việt, Toan Ánh - Cửu Long Giang, Nhà xuất bản Văn Học 2003 Nói về miền Nam, Cá tính miền Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam, Sơn Nam, Nhà xuất bản Trẻ 2009 Việt Nam phong tục, Phan Kế Bính, Nhà xuất bản Văn Học 2005 Việt Nam văn hóa sử cương, Đào Duy Anh, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2003 Việt Nam văn minh sử cương, Lê Văn Siêu, Nhà xuất bản Thanh Niên 2004 == Liên kết ngoài == Vietnamese literature tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
phiêng ban.txt
Phiêng Ban là một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã có diện tích 46,23 km², dân số năm 1999 là 3.360 người, mật độ dân số đạt 73 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
hypena abalienalis.txt
Hypena abalienalis là một loài bướm đêm thuộc họ Erebidae. Nó được tìm thấy ở miền nam Canada tới miền bắc Florida và Texas. Sải cánh dài 25–33 mm. Con trưởng thành bay từ tháng 4 đến tháng 8. Mỗi năm loài này có ít nhất hai thế hệ. Ấu trùng ăn loài cây du, đặc biệt cây du Mỹ, du đá. == Liên kết ngoài == Owlet Caterpillars of Eastern North America (Lepidoptera: Noctuidae) Bug Guide Images == Chú thích ==
san marino.txt
San Marino, có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino (tiếng Ý: Serenissima Repubblica di San Marino), là một trong những nước nhỏ nhất trên thế giới tại châu Âu, nằm hoàn toàn trong lãnh thổ nước Ý. == Lịch sử == Theo truyền thuyết, San Marino được thành lập vào thế kỉ 4 bởi một người thợ khắc đá Công giáo tên là Marino từ vùng Dalmatia đến đây lánh nạn tránh cuộc truy lùng, bách hại đạo dưới triều Hoàng đế Diocletianus. Nền độc lập của San Marino được Giáo hoàng Urban VIII thừa nhận năm 1631. Có lẽ đây là một trong những quốc gia cộng hòa độc lập lâu đời nhất trên thế giới. Năm 1862, San Marino và Ý ký hiệp ước thuế quan và hiệp ước hữu nghị, hiệp ước được ký kết lại theo định kì. San Marino tuyên chiến với Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng lại cố gắng duy trì tính trung lập trong chiến tranh thế giới thứ hai. San Marino gia nhập Liên Hiệp Quốc năm 1992. === San Marino trong thế kỷ 20 === Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khi Ý tuyên chiến với Đế quốc Áo-Hung ngày 23 tháng 5 năm 1915, San Marino vẫn thái độ trung lập và Ý đã có một cái nhìn thù địch về tính trung lập của San Marino, nghi ngờ rằng San Marino có thể là gián điệp Áo. Ý đã cố gắng để buộc San Marino thành lập một đội quân gọi là Carabinieri và sau đó Ý đã cắt đường dây điện thoại của San Marino khi nước này đã từ chối yêu cầu của Ý. Hai nhóm người gồm 10 tình nguyện viên đã tham gia vào lực lượng quân đội của Ý trong cuộc chiến trên mặt trận Ý, đây là các chiến binh San Marino đầu tiên và lần thứ hai như là một hoạt động quân đoàn y tế một bệnh viện Chữ thập đỏ để cứu chữa cho lính Ý. Sự tồn tại của bệnh viện này sau đó làm cho Đế quốc Áo-Hung đình chỉ quan hệ ngoại giao với San Marino. Từ năm 1923 đến 1943, San Marino đã được cai trị bởi đảng phát xít Sammarinese (PFS). Trong Thế chiến II, San Marino vẫn trung lập, mặc dù nó đã được báo cáo sai là đã tuyên chiến với Vương quốc Anh ngày 17 tháng 9 năm 1940. Ba ngày sau sự sụp đổ của Benito Mussolini ở Ý, Mỹ cai trị Ý và San Marino sau sự sụp đổ này và chính phủ mới của San Marino tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột. Bọn phát xít giành lại quyền lực vào ngày 1 tháng 4 năm 1944 nhưng vẫn giữ thái độ trung lập. Mặc dù vậy, vào ngày 26 tháng 6 năm 1944, San Marino đã bị đánh bom bởi quân Hoàng gia Anh, do nhầm lẫn tin rằng San Marino đã bị tàn phá bởi quân Đức và San Marino đã được sử dụng thành nơi để tích lũy đạn dược cho quân Phát xít Đức. Ít nhất 35 người đã thiệt mạng trong hoạt động không kích của không quân Anh. San Marino chấp nhận hàng ngàn người tị nạn dân sự khi các lực lượng Đồng minh đã đi qua vùng Gothic. Trong tháng 9 năm 1944, San Marino đã nhanh chóng bị Đức chiếm đóng, tuy nhiên quân Đức đã bị tấn công bởi lực lượng Đồng Minh ở mặt trận San Marino. Quân Đồng minh rút khỏi San Marino trong thời gian ngắn sau đó. San Marino đã có một chính phủ cộng sản đầu tiên được bầu dân chủ trên thế giới, từ năm 1945 và năm 1957 và giữa năm 2006 và 2008. San Marino là nước cộng hòa nhỏ nhất thế giới. San Marino đã trở thành một thành viên của Hội đồng châu Âu vào năm 1988 và của Liên Hợp Quốc vào năm 1992. Nó không phải là một thành viên của Liên minh châu Âu. == Chính trị == San Marino là nước cộng hòa dân chủ đại diện và đa đảng: với hai vị Nhiếp chính là người đứng đầu của nhà nước và chính phủ, Vị nhiếp chính thứ nhất đứng đầu Chính phủ kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao, lo về các vấn đề chính trị của đất nước. Vị nhiếp chính thứ hai lãnh đạo Nhà nước. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp thuộc cả chính phủ và Hội đồng nhân dân (quốc hội). Tư pháp độc lập với hành pháp và cơ quan lập pháp. San Marino ban đầu được dẫn dắt bởi các Arengo, hình thành từ người đứng đầu của mỗi gia đình. Trong thế kỷ 13, quyền lực đã được trao cho Hội đồng nhân dân. Năm 1243, hai vị nhiếp chính đầu tiên đã được đề cử bởi Hội đồng. Đến năm 2010, phương pháp được đề cử vẫn còn sử dụng. Cơ quan lập pháp của nền cộng hòa San Marino Hội đồng nhân dân (Consiglio grande e Generale). Hội đồng này là một cơ quan lập pháp đơn viện với 60 thành viên. Có cuộc bầu cử năm năm một lần đại diện tỷ lệ trong tất cả chín huyện hành chính. Các quận, huyện (thị trấn) tương ứng với các giáo xứ cũ của nền cộng hòa. Công dân từ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện để bỏ phiếu. Bên cạnh pháp luật nói chung, Hội đồng nhân dân còn có quyền phê duyệt ngân sách và bầu các vị nhiếp chính, người đứng đầu Hội đồng nhân dân, Hội đồng 12 người (mà hình thức \ là chi nhánh tư pháp trong cơ quan lập pháp của Hội đồng), các Uỷ ban Tư vấn, và Chính phủ Liên hiệp. Hội đồng cũng có quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế với các nước khác. Hội đồng được chia thành năm Uỷ ban Tư vấn khác nhau bao gồm mười lăm thành viên hội đồng để kiểm tra, đề xuất và thảo luận về việc thực hiện pháp luật mới trên các cuộc đề nghị của Hội đồng. Mỗi 6 tháng, Hội đồng nhân dân lại bầu hai nhiếp chính là người đứng đầu của nhà nước và chính phủ. Nhiếp chính được lựa chọn từ các bên đối lập để có một sự cân bằng quyền lực giữa các đảng phái. Họ phục vụ một nhiệm kỳ sáu tháng. Lễ tuyên thệ nhậm chức của hai vị nhiếp chính diễn ra vào ngày 1 tháng 4 và ngày 1 tháng 10 hàng năm. Sau khi nhậm chức, công dân có ba ngày để khiếu nại về hoạt động của hai vị nhiếp chính. San Marino là một nước cộng hòa dân chủ đa đảng. Hai đảng chính là Đảng Dân chủ Kitô giáo San Marino (PDC) và Đảng Xã hội Dân chủ PSD (đảng này một sự hợp nhất của Đảng Xã hội San Marino và Đảng Cộng sản San Marino). Chưa có bất kỳ đảng nào giành thắng lợi tuyệt đối để tự thành lập chính phủ, và hầu hết các chính phủ San Marino được điều hành bởi liên minh giữa hai đảng này. Trong cuộc bầu cử năm 2006, PSD đã giành được 20 ghế trong Hội đồng nhân dân và hiện đang điều chỉnh việc liên minh với đảng Dân chủ Kitô giáo San Marino. Ý là quốc gia chịu trách nhiệm về quốc phòng và cung cấp các viện trợ về nhiều mặt hàng năm cho San Marino. == Quân đội == Quân đội San Marino là một trong những lực lượng quân sự nhỏ nhất trên thế giới. Quân đội nước này có các ngành khác nhau với chức năng đa dạng, bao gồm: thực hiện nhiệm vụ nghi lễ, tuần tra biên giới, bảo vệ các tòa nhà chính phủ và cảnh sát hình sự. Cảnh sát không có trong quân đội của San Marino. === Quân đoàn Crossbow === Mặc dù được xem là trung tâm của quân đội San Marino, nhưng Quân đoàn Crossbow bây giờ chỉ là một lực lượng nghi lễ với khoảng 80 tình nguyện viên. Kể từ 1295, Quân đoàn Crossbow đã cung cấp đội bắn nỏ tại lễ hội. Mặc dù một đơn vị quân sự theo luật định, nhưng ngày nay Quân đoàn Crossbow không có chức năng quân sự. === Lực lượng Rock === Lực lượng Rock là một đơn vị trong quân đội San Marino, lực lượng này có nhiệm vụ tuần tra biên giới và bảo vệ chúng. Trong vai trò của họ như là đội Fortress, họ chịu trách nhiệm về bảo vệ các tòa nhà của chính phủ ở thành phố San Marino. Trong vai trò này họ là lực lượng có thể nhìn thấy hầu hết các khách du lịch, và được biết đến với buổi lễ đầy màu sắc của họ về thay đổi lực lượng Cảnh sát. Theo quy chế năm 1987, Lực lượng Rock được ghi danh là cảnh sát hình sự (ngoài vai trò quân sự của họ) và hỗ trợ cảnh sát điều tra tội phạm. Quân phục thống nhất của Lực lượng Rock là quần màu đỏ đặc biệt và áo màu xanh lá cây. === Lực lượng bảo vệ Hội đồng nhân dân và nhiếp chính === Lực lượng bảo vệ Hội đồng nhân dân thường được gọi là Lực lượng Cảnh sát của Hội đồng hoặc địa phương quân Guard của nhà quý tộc, được hình thành năm 1740, là một đơn vị tình nguyện với nhiệm vụ nghi lễ. Do màu xanh nổi bật, màu trắng, và đồng phục vàng, nó có lẽ là phần nổi tiếng nhất của quân đội San Marino, và xuất hiện vô số lần trên tấm bưu thiếp của San Marino. Các chức năng của lực lượng này là để bảo vệ Nhiếp chính, để bảo vệ Hội đồng và bảo vệ các phiên họp chính thức của Hội đồng. === Lực lượng dân quân tự vệ địa phương === Trong thời gian trước đây, tất cả các gia đình San Marino đều phải có hai hay nhiều người thành niên là nam giới được yêu cầu phải ghi danh cho một nửa trong số họ trong Lực lượng dân quân tự vệ địa phương. Đơn vị này vẫn là lực lượng chiến đấu cơ bản của Quân đội San Marino, nhưng phần lớn là nghi lễ. Được trở thành thành viên của lực lượng này là một niềm tự hào dân sự đối với nhiều người San Marino, và tất cả các công dân với ít nhất là sáu năm cư trú ở San Marino mới có thể tham gia lực lượng. Quân phục thống nhất của Lực lượng dân quân tự vệ địa phương là màu xanh đậm, với một mũ kepi mang chùm lông màu xanh và trắng. === Lực lượng Ensemble === Lực lượng này chính thức là một phần của quân đội San Marino, và là ban nhạc nghi lễ quân sự của San Marino. Nó bao gồm khoảng 50 nhạc sĩ. === Lực lượng hiến binh === Được thành lập năm 1842, Lực lượng hiến binh của San Marino là một cơ quan thực thi pháp luật quân sự. Lực lượng hiến binh có trách nhiệm bảo vệ công dân và tài sản, và bảo đảm quyên thực thi pháp luật và an ninh trật tự của quốc gia. == Địa lý == Với diện tích 61 km2, San Marino là quốc gia nhỏ nằm ở khu vực Nam Âu, và nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Ý. Phía Bắc, Tây và Đông giáp tỉnh Rimini, phía Nam giáp tỉnh Pesaro và Urbino. San Marino nằm gần biển Adriatic phía đông nước Ý. Hầu hết lãnh thổ quốc gia trải dài trên sườn núi Titano. San Marino có khí hậu Địa Trung Hải mùa đông ẩm và mát, mùa hè nóng và khô. == Hành chính == San Marino được chia thành 9 thành phố, được biết đến với từ ngữ địa phương là Castelli (có nghĩa là "lâu đài"). Chín thành phố của San Marino là: San Marino Acquaviva Borgo Maggiore Chiesanuova Domagnano Faetano Fiorentino Montegiardino Serravalle Ngoài 9 thành phố San Marino còn được chia nhỏ thành 43 thôn trong các thành phố là: Cà Berlone, Cà Chiavello, Cà Giannino, Cà Melone, Cà Ragni, Cà Rigo, Cailungo, Caladino, Calligaria, Canepa, Capanne, Casole, Castellaro, Cerbaiola, Cinque Vie, Confine, Corianino, Crociale, Dogana, Falciano, Fiorina, Galavotto, Gualdicciolo, La Serra, Lesignano, Molarini, Montalbo, Monte Pulito, Murata, Pianacci, Piandivello, Poggio Casalino, Chiesanuova Poggio, Ponte Mellini, Rovereta, San Giovanni sotto le Penne, Santa Mustiola, Spaccio Giannoni, Teglio, Torraccia, Valdragone, Valgiurata và Ventoso. == Kinh tế == San Marino là nước có nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên truyền thống (nho, đá xây dựng), phát hành tem thư và nhất là du lịch. Ngành du lịch đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội của San Marino. Năm 1997, có hơn 3,3 triệu du khách đến San Marino. Các ngành dịch vụ và công nghiệp chính gồm có: ngân hàng, dệt may, điện tử và đồ gốm. Nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong nền kinh tế. Các sản phẩm nông nghiệp chính gồm có ngô, lúa mì, nho, ô liu; ngựa, bò, lợn, pho mát, da thuộc. Tính đến năm 2016, GDP của San Marino đạt 1.556 USD, đứng thứ 171 thế giới và đứng thứ 46 châu Âu. == Dân cư - tôn giáo == Dân số San Marino hiện nay là khoảng 29.615 người. Gồm 2 dân tộc chính là người Sammarin và người Italia. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Italia. San Marino là một nhà nước có đa số dân theo Công giáo Rôma - hơn 97% dân số tuyên xưng đức tin Công giáo Rôma, nhưng nó không phải là tôn giáo của quốc gia. Khoảng một nửa trong số những người xưng là Công giáo thực hành đức tin, không thấy Giám mục ở San Marino. Trong lịch sử, các giáo xứ khác nhau ở San Marino đã được phân chia giữa hai giáo phận Ý, chủ yếu trong giáo phận Montefeltro, và một phần trong giáo phận Rimini. Năm 1977, biên giới giữa Montefeltro và Rimini đã được điều chỉnh để tất cả các giáo xứ ở San Marino tách khỏi giáo phận Montefeltro. Các Giám mục Montefeltro-San Marino nằm ở Pennabilli, Ý. Tuy nhiên, có một quy định về thuế thu nhập mà đối tượng nộp thuế có quyền yêu cầu phân bổ 0,3% thuế thu nhập của họ với Giáo hội Công giáo Rôma hoặc các tổ chức từ thiện khác. Các nhà thờ khác bao gồm hai giáo phái của Kitô giáo là Giáo hội Waldensian và Nhân Chứng Giê-hô-va. Sự hiện diện của Do Thái giáo ở San Marino đã có ít nhất là 600 năm qua được đề cập đến đầu tiên bởi người Do Thái ở San Marino cuối thế kỷ 14, trong các văn bản chính thức có ghi lại các giao dịch kinh doanh của người Do Thái. Có nhiều tài liệu trong suốt thế kỷ 15 và thế kỷ 17 mô tả các giao dịch của người Do Thái và xác minh sự hiện diện của một cộng đồng Do Thái ở San Marino. Người Do Thái đã được yêu cầu đeo phù hiệu đặc biệt và sống cách biệt với người Công giáo, nhưng cũng được phép có sự bảo vệ chính thức của chính phủ. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Dữ liệu địa lý liên quan đến San Marino tại OpenStreetMap Chief of State and Cabinet Members Secretary of State for External Relations and Politics Mục “San Marino” trên trang của CIA World Factbook. San Marino from UCB Libraries GovPubs San Marino tại DMOZ Wikimedia Atlas của San Marino, có một số bản đồ liên quan đến San Marino. San Marino—San Marino Tourism Site Meteo San Marino National Center Of Meteorology and Climatology of San Marino, Local Forecast and Webcams Musei di Stato della Repubblica di San Marino History of San Marino: Primary Documents from EUdocs Renata Tebaldi International Voice Competition San Marino from allcountries.eu Visit San Marino—Official San Marino Tourism Site Contrada Omagnano (tiếng Ý) General information of San Marino: Politics, Institutions and very other San Marino: excerpt from a 1769 Guidebook Score San Marino Soccer— Score live San Marino
kinh tế antigua và barbuda.txt
Kinh tế của Antigua và Barbuda là nền kinh tế dựa trên ngành dịch vụ, với du lịch và các dịch vụ chính phủ đại diện cho các nguồn quan trọng của việc làm và thu nhập. Du lịch là tài khoản trực tiếp hoặc gián tiếp cho hơn một nửa GDP và cũng là nguồn thu chủ yếu của trao đổi nước ngoài tại Antigua và Barbuda. Tuy nhiên, một loạt các cơn bão mạnh từ năm 1995 dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng du lịch và thời gian cắt giảm mạnh số lượng khách viếng thăm. Năm 1999 khu vực tài chính vừa chớm nở ra nước ngoài đã bị thương nặng do bị áp đặt lệnh trừng phạt tài chính của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh như là một kết quả của việc nới lỏng tiền của mình-rửa tiền. Chính phủ đã có những nỗ lực để thực hiện theo yêu cầu của quốc tế để có thể được dỡ bỏ lệnh trừng phạt. Sản xuất nông nghiệp của hai đảo quốc là chủ yếu hướng đến thị trường trong nước; khu vực kinh tế này bị hạn chế bởi nguồn cung cấp nước hạn chế và tình trạng thiếu lao động phản ánh số lượng cao hơn trong ngành du lịch và xây dựng. Sản xuất lắp ráp bao gồm enclave-type lắp ráp để xuất khẩu với các sản phẩm chính là giường, thủ công mỹ nghệ, và linh kiện điện tử. Triển vọng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng thu nhập trong công nghiệp hóa thế giới, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, chiếm khoảng một phần ba của tất cả các khách du lịch. Ước tính tổng thể kinh tế tăng trưởng cho năm 2000 là 2,5%. Lạm phát đã theo hướng giảm xuống từ trên 2 % trong giai đoạn 1995-1999 và ước tính khoảng 0 % trong năm 2000. Để giảm bớt thiệt hại do thiên tai, Antigua đã đa dạng hóa nền kinh tế của mình. Giao thông vận tải, viễn thông và dịch vụ tài chính đang trở nên ngày càng quan trọng. Antigua là một thành viên của Liên minh tiền tệ Đông Caribbe (ECCU). Ngân hàng trung ương Đông Caribbean (ECCB) phát hành một loại tiền tệ chung (đồng đô la Đông Caribbean) cho các thành viên của ECCU. ECCB cũng quản lý chính sách tiền tệ, và các quy định và giám sát hoạt động ngân hàng thương mại tại các quốc gia thành viên của nó. Antigua và Barbuda là một nước thụ hưởng Sáng kiến Vịnh Caribbe của Hoa Kỳ. Xuất khẩu năm 1998 của nước này vào Hoa Kỳ đã đạt giá trị khoảng 3 triệu USD và nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt tổng cộng khoảng 84 triệu USD. Nó cũng thuộc khu vực chủ yếu nói tiếng Anh gọi là Cộng đồng Caribbe (CARICOM). == Lịch sử kinh tế == Trước khi trở thành thuộc địa, một nhóm người Amerindian ở Antigua và Barbuda, tất cả đều sống dựa vào một cách sinh hoạt theo hướng sản xuất nông nghiệp. Thực dân Anh thành lập các khu định cư tại các đảo trong năm 1632. Sau khi chiến đấu ngoài khơi Carib, Hà Lan, và Pháp để ổn định thuộc địa của họ, những người định cư đã tăng trưởng trồng thuốc lá, chàm, bông, và gừng cũng như cây nông sản hàng hóa. Cũng như trên nhiều hòn đảo khác của Caribbe, canh tác đường đã trở thành nguồn sinh lợi nhiều nhất cho doanh nghiệp, nhanh chóng vượt qua các cây trồng khác trong tầm quan trọng về kinh tế. Do có những vùng rộng lớn của đất cần thiết cho sản xuất đường lớn có quy mô, các khu rừng nhiệt đới trên các hòn đảo bị tiêu hao dần. Gỗ từ các khu rừng nhiệt đới đã được sử dụng trong ngành đóng tàu và sửa chữa. Với sự thay đổi về cây trồng kinh tế, những nô lệ đã được nhập khẩu từ Châu Phi. Ngay cả sau khi việc bãi bỏ chế độ nô lệ năm 1834, nô lệ trước đây tiếp tục làm việc trong quyền địa dịch do luật pháp được thiết kế để cung cấp cho các đồn điền với lao động rẻ. Ngành đường đã bắt đầu suy yếu dần, nền kinh tế đồn điền chấm dứt. == Số liệu thống kê == GDP: sức mua tương đương - $1.61 tỷ (2008 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 189 GDP - Tốc độ tăng trưởng thực: 2.1% (2008 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 161 GDP - bình quân đầu người: sức mua tương đương - $19,000 (2008 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 64 GDP - theo ngành: Nông nghiệp: 3.8% Công nghiệp: 22% Dịch vụ: 74.3% (2002 ước) Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng): 1.5% (2007 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 14 Lực lượng lao động: 30,000 (1991) vị trí của quốc gia so với thế giới: 197 Tỷ lệ thất nghiệp: 11% (2001 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 130 Ngân sách: Thu: $123.7 triệu Chi: $145.9 triệu (2000 ước) Tỷ lệ chiết khấu ngân hàng trung ương: 6.5% (tháng 1 năm 2008) vị trí của quốc gia so với thế giới: 57 Nông nghiệp - các sản phẩm: bông, hoa quả, rau, chuối, dừa, dưa chuột, xoài, mía; chăn nuôi Các ngành công nghiệp: du lịch, xây dựng, sản xuất (quần áo, rượu, gia dụng) Điện - sản xuất: 105 triệu kWh (2006) vị trí của quốc gia so với thế giới: 188 Điện - tiêu dùng: 97.65 triệu kWh (2006) vị trí của quốc gia so với thế giới: 189 Điện - xuất khẩu: 0 kWh (2007) Điện - nhập khẩu: 0 kWh (2007) Dầu mỏ - sản xuất: 0 bbl/ngày (2007) vị trí của quốc gia so với thế giới: 116 Dầu mỏ - tiêu dùng: 4,109 bbl/ngày (2006 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 169 Dầu mỏ - xuất khẩu: 157.7 bbl/ngày (2005) vị trí của quốc gia so với thế giới: 132 Dầu mỏ - nhập khẩu: 4,556 bbl/ngày (2005) vị trí của quốc gia so với thế giới: 161 Dầu mỏ - trữ lượng được xác minh: 0 bbl (1 tháng 1 năm 2006 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 99 Khí tự nhiên - sản xuất: 0 mét khối (2007 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 209 Khí tự nhiên - tiêu dùng: 0 mét khối (2007 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 209 Khí tự nhiên - xuất khẩu: 0 mét khối (2006 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 206 Khí tự nhiên - nhập khẩu: 0 mét khối (2006) vị trí của quốc gia so với thế giới: 205 Khí tự nhiên - trữ lượng được xác minh: 0 mét khối (1 tháng 1 năm 2006 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 206 Xuất khẩu: $84.3 triệu (2007 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 199 Xuất khẩu - những hàng hóa: sản phẩm dầu mỏ 48%, hàng chế tạo 23%, máy móc và thiết bị vận tải 17%, thực phẩm và động vật sống 4%, khác 8% Xuất khẩu - những đối tác: Tây Ban Nha 34%, Đức 20.7%, Ý 7.7%, Singapore 5.8%, Vương quốc Anh 4.9% (2006) Nhập khẩu: $522.8 triệu (2007 ước) vị trí của quốc gia so với thế giới: 189 Nhập khẩu - những hàng hóa: thực phẩm và động vật sống, máy móc và thiết bị vận tải, hàng chế tạo, hóa chất, dầu Nhập khẩu - những đối tác: Hoa Kỳ 21.1%, Trung Quốc 16.4%, Đức 13.3%, Singapore 12.7%, Tây Ban Nha 6.5% (2006) Nợ - bên ngoài: $359.8 triệu (tháng 6 năm 2006) vị trí của quốc gia so với thế giới: 169 Viện trợ kinh tế - người nhận: $7.23 triệu (2005) Tiền tệ: 1 Đô la Đông Caribbe (EC$) = 100 cents Tỷ giá trao đổi: Đô la Đông Caribbe đổi lấy một USD- 2.7 (2007), 2.7 (2007), 2.7 (2006), 2.7 (2005), 2.7 (2004), 2.7 (2003) chú ý: cố định tỷ giá kể từ năm 1976 Năm tài chính: 1 tháng 4 - 31 tháng 3 == Khác == Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc CIA World Factbook. Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Nền tảng lưu ý). == Tham khảo ==
giàu.txt
Giàu là sự sở hữu các vật chất, tài sản có giá trị. Khái niệm về giàu thường phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là trong kinh tế học phát triển. Tuy vậy khái niệm về giàu thường phụ thuộc vào văn phạm, vì định nghĩa về giàu không có sự thống nhất trên thế giới. Nhìn chung, các nhà kinh tế học định nghĩa giàu là "bất cứ thứ gì có giá trị", rất nhiều cá nhân và văn phạm khác nhau có các định nghĩa khác nhau về giàu. == Xem thêm == Nghèo == Chú thích ==
cảng sài gòn.txt
Cảng Sài Gòn, hay Cảng thành phố Hồ Chí Minh, là một hệ thống các cảng biển tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò là cửa ngõ của miền Nam (bao gồm cả Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) trong các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 35 triệu tấn. Cụm cảng Sài Gòn bao gồm các khu bến cảng: Các khu bến cảng tổng hợp và cảng công te nơ, gồm: Cảng Hiệp Phước trên sông Soài Rạp: hiện tại có thể tiếp nhận tàu trọng tải đến 20 nghìn DWT, theo quy hoạch sẽ có thể tiếp nhận tàu đến 80 nghìn DWT vào năm 2020, Cát Lái trên sông Đồng Nai: có thể tiếp nhận tàu đến 30 nghìn DWT Các khu bến cảng tổng hợp địa phương và chuyên dùng trên sông Sài Gòn, Nhà Bè có thể tiếp nhận tàu từ 10 nghìn đến 30 nghìn DWT, gồm:Tân Cảng, Bến Nghé, Khánh Hội, Nhà Rồng, Tân Thuận. Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng thêm khu bến Cần Giuộc, Gò Công trên sông Soài Rạp thuộc địa phận Long An và Tiền Giang làm khu bến vệ tinh cho các khu bến chính trong cảng Sài Gòn. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt di dời, chuyển đổi công năng các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra ngoại thành, cụ thể sẽ là công năng cảng vận tải hàng hóa của các cảng Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận sẽ dời ra cảng Hiệp Phước ở Nhà Bè, của các cảng còn lại như Tân Cảng sẽ dời đến cảng Cát Lái (Quận 2), nhà máy đóng tàu Ba Son ở Quận 1 cũng sẽ di dời. Các khu bến tàu hiện tại chủ yếu sẽ phục vụ vận tải hành khách với năng lực đón nhận tàu tới 60 nghìn GRT vào năm 2015. == Lịch sử thành lập == Cảng Sài Gòn được thành lập vào ngày 22 tháng 2 năm 1860 dưới thời thuộc địa Pháp với tên gọi Thương Cảng Sài Gòn. Cảng nằm dọc theo sông Sài Gòn, cách biển 45 dặm (83 km) với tổng diện tích 3.860.000 m2 vào gồm 5 khu vực: Khu vực Hàm Nghi: 4 km dọc bờ phải sông Sài gòn với 3 cầu tàu cho tàu nội địa. Khu vực Nhà Rồng (vị trì cũ): dọc sông Tàu Hủ với 3 cầu tàu cho tàu nước ngoài. Khu vực Khánh Hội: dài 1.25 km với 11 cầu tàu cho tàu nước ngoài. Khu vực Chợ Cá: 3 cầu tàu và 2 bến. Đến năm 1939, Sài Gòn trở thành cảng đứng hàng thứ 7 trong số các thương cảng của Đế quốc Pháp, vận chuyển 3.000.000 tấn trong đó 2.000 tấn xuất-nhập hàng hóa tàu biển thuộc mọi quốc tịch. Vào giữa thập niên 1960 dưới thời Việt Nam Cộng hòa kho Cảng Sài Gòn có diện tích 73.799m² với năng suất chứa 45.000 tấn hàng hóa. Từ ngày 25 tháng 7 năm 1975, Thương Cảng Sài Gòn đổi tên mới là Cảng Sài Gòn theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục đường biển. Cảng Sài Gòn có tổng diện tích là 475.000 m2, 3 bến xếp dỡ với chiều dài cầu tàu: Bến Nhà Rồng (428 m) Bến Khánh Hội (1,264 m) Bến Tân Thuận (866.5 m) và nhiều phao buộc neo dọc hai bên bờ sông. Qua nhiều giai đoạn phát triển, ngày nay, Cảng Sài Gòn là một cảng quốc tế, cảng chính của miền Nam Việt Nam. Tổng diện tích mặt bằng là 570.000 m² gồm 5 bến cảng (Nhà Rồng, Khánh Hội, Tân Thuận I, Tân Thuận II và Cần Thơ) với 2.830 m cầu tàu, 250.000 m² bãi, và 80.000 m² kho hàng. Mới đây, Cảng Sài Gòn đã thực hiện thành công dịch vụ trung chuyển container, mở đường cho giai đoạn phát triển mới của ngành Hàng hải Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Ngày 16/5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu chuyến di dời các cảng trong hệ thống cảng Sài Gòn ra cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) và sau đó sẽ hình thành nên 1 Khu đô thị cảng Hiệp Phước hiện đại. Ngoài ra cũng trong tháng 5/2009, Thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu nạo vét luồng Soài Rạp (trong hệ thống sông Đồng Nai) sâu đến 9m trong năm 2010 để khi cảng Hiệp Phước đưa vào hoạt động sẽ có thể đón các tàu 50.000 tấn (DWT) và sau 2010 sẽ nạo vét sâu đến hơn 12m để có thể đón các tàu 70.000 tấn (DWT) qua đó có thể nâng công suất của cảng Hiệp Phước lên đến 250 triệu tấn/1 năm. Dự kiến đây sẽ là khu cảng hiện đại nhất Việt Nam cùng với cảng Cát Lái và Cái Mép-Thị Vải. == Nhiệm vụ == Phát triển bền vững như Cảng hàng đầu của đất nước, cửa ngõ hàng hải chính của nước Việt Nam đi đến các nước trong khu vực và trên thế giới. == Mục tiêu == Cải tiến các tiêu chuẩn dịch vụ so với các cảng khác trong khu vực Phát triển và khai thác cảng nước sâu như là Cảng chiến lược quốc gia ở miền Nam Việt Nam == Quan hệ quốc tế == Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Quốc tế (IAPH). Thành viên của Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA) Thành viên chính của VPA tham gia vào các hoạt động của Hiệp hội Cảng biển ASEAN (APA). Các Cảng kết nghĩa: Trạm Giang (Trung Quốc), Osaka (Nhật Bản), Los Angeles (Hoa Kỳ). == Truyền thống của Cảng Sài Gòn == Với lịch sử phát triển lâu dài, Cảng Sài Gòn đã khẳng định được truyền thống hoạt động và cống hiến tốt đẹp của mình vì lợi ích của khách hàng và từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Với nhiệm vụ xuất sắc và sự cống hiến hiệu quả của Cảng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước, Cảng Sài Gòn đã được Chính phủ tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động. Ngày 5 tháng 6 được chọn làm ngày truyền thống của Cảng Sài Gòn. Ngày này được chọn để tưởng nhớ ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước vào năm 1911 tại Bến Nhà Rồng. == Tham khảo == Choinski, Walter Frank. Country Study: Republic of Vietnam. Washington, DC: The Military Asistance Institute, 1965. Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
quốc hội vương quốc liên hiệp anh và bắc ireland.txt
Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là thiết chế lập pháp tối cao của Anh Quốc và các lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh. Quốc hội là thiết chế duy nhất có quyền lực tối thượng trên tất cả thiết chế chính trị khác trong nước Anh và các lãnh thổ hải ngoại, đứng đầu là quốc vương, hiện là Nữ hoàng Elizabeth II. Áp dụng mô hình lưỡng viện, Quốc hội Anh có thượng viện, gọi là Viện Quý tộc (House of Lords), và hạ viện, gọi là Viện Thứ dân (House of Commons). Quốc trưởng (hiện nay là Nữ hoàng) là thành phần thứ ba của Quốc hội. Thành viên Viện Quý tộc bao gồm hai giới khác nhau: Nghị viên Tâm linh (các Giám mục thâm niên của Giáo hội Anh), và Nghị viên Thế tục (các quý tộc được phong tước vị), được bổ nhiệm bởi Quốc trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Viện Thứ dân là một thiết chế dân cử, các thành viên được bầu chọn qua các cuộc tuyển cử tổ chức ít nhất năm năm một lần. Có hai phòng họp riêng biệt dành cho hai viện trong khuôn viên Điện Westminster ở Luân Đôn. Theo quy định của hiến pháp, tất cả bộ trưởng chính phủ, kể cả Thủ tướng, phải là thành viên Viện Thứ dân hoặc Viện Quý tộc để họ phải chịu trách nhiệm trước các cơ quan lập pháp. Quốc hội Anh thành lập từ năm 1707 sau khi Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland phê chuẩn Đạo luật Thống nhất năm 1707. Trong thực tế, Quốc hội Anh là Nghị viện Anh cộng thêm các nghị sĩ và quý tộc Scotland. Nghị viện Anh là một biến thể từ các hội đồng trung cổ thời kỳ đầu, có nhiệm vụ tư vấn cho các vua chúa Anh. Xứ Anh vẫn được mệnh danh là "mẹ của các nghị viện", các định chế dân chủ của nó đã thiết lập hệ thống chuẩn mực cho nhiều nền dân chủ trên khắp thế giới, và Quốc hội Anh là thiết chế lập pháp lớn nhất trong số các nước nói tiếng Anh trên thế giới. Theo lý thuyết, quyền lực lập pháp tối cao thuộc Nữ hoàng-tại-Quốc hội, trong thực tế, quyền lực được trao cho Viện Thứ dân; Quốc vương chỉ hành động theo yêu cầu của Thủ tướng, trong khi quyền lực của Viện Quý tộc bị hạn chế. == Lịch sử == Từ thời Trung Cổ đến giai đoạn đầu của lịch sử đương đại, có ba vương quốc độc lập là Anh, Scotland và Ireland, mỗi vương quốc đều có nghị viện riêng. Đạo luật Thống nhất năm 1707 sáp nhập hai nghị viện của Anh và Scotland thành Quốc hội Anh, rồi Đạo luật Thống nhất năm 1800 thêm Ireland vào Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh. === Nghị viện Anh === Nghị viện Anh (Parliament of England) có nguồn gốc từ Witenagemot của dân tộc Anglo-Saxon. Năm 1066, William của Normandy cai trị đất nước theo thể chế phong kiến, ông thường tìm kiếm sự tư vấn từ các chúa đất nhiều thế lực cũng như từ giới tăng lữ trước khi ban hành luật. Năm 1215, các chúa đất giành được sự nhượng bộ từ Vua John với bản Đại Hiến chương (Magna Carta), theo đó nhà vua không được phép đánh thuế nếu không có sự đồng thuận của hội đồng hoàng gia. Đây chính là giai đoạn phôi thai của một định chế chính trị dần dà phát triển thành quốc hội. Năm 1265, Simon de Montfor, Bá tước Leicester, triệu tập Quốc hội được bầu lần đầu tiên. Quyền đi bầu trong các kỳ tuyển cử quốc hội dành cho các hạt bầu cử là đồng nhất trên khắp đất nước, cho các cử tri là những người sở hữu đất. Đối với các khu tự trị (borough), quyền bầu cử là không đồng nhất, mỗi khu có các thỏa thuận khác nhau. Đó là bối cảnh hình thành "Model Parliament" được Edward I phê chuẩn năm 1295. Đến thời trị vì của Edward II, Quốc hội áp dụng mô hình lưỡng viện: một viện có thành viên là giới quý tộc và các tăng lữ cao cấp, viện kia gồm có các hiệp sĩ và cử tri các khu tự trị. Không thể làm luật, cũng không được đánh thuế nếu không có sự đồng thuận giữa ba thế lực: hai viện Quốc hội và nhà vua. Các đạo luật được thông qua từ năm 1535 – 1542 sáp nhập xứ Wales vào Anh và có đại diện tại Quốc hội. Năm 1603, James VI của Scotland kế vị Elizabeth I của Anh để trở thành James I của Anh, Scotland và Anh có chung một nhà vua nhưng vẫn duy trì hai nghị viện riêng biệt. Sau khi kế vị James I, Charles I bắt đầu tranh cãi với Nghị viện Anh, sự đối đầu này cuối cùng dẫn đến cuộc Nội chiến Anh. Charles bị xử tử hình năm 1649. Dưới thời Cộng hòa Anh (Commwealth of England), Viện Thứ dân bị giải tán, còn Viện Quý tộc thì phục tùng Oliver Cromwell. Đến khi vương quyền được phục hồi năm 1660, Viện Quý tộc cũng trở lại với quyền lực. Sự e sợ của dân chúng về khả năng có một người Công giáo lên ngôi đã dẫn đến cuộc Cách mạng Vinh quang năm 1688 phế truất James II (James VII của Scotland) rồi tôn Mary II và William III làm quân vương. Dưới thời trị vì của Mary II và William III, Đạo luật Declaration of Rights được thông qua là sự khởi đầu của thể chế quân chủ lập hiến tại Anh, mặc dù vị trí tối cao của nhà vua vẫn được duy trì. === Nghị viện Scotland === Từ thời trị vì của Kenneth mac Alpin (chết năm 858), dưới quyền lãnh đạo tối thượng của nhà vua, Vương quốc Scotland cổ đặt dưới quyền cai trị của các tộc trưởng và các tiểu vương. Tất cả vị trí này đều được bầu chọn bởi một hội đồng hoạt động dựa trên sự hòa hợp giữa một hệ thống cha truyền con nối với sự đồng thuận của người dân. Sau khi Malcom III lật đổ Macbeth năm 1057, chế độ phong kiến truyền ngôi cho con trưởng dần dà chiếm ưu thế, Scotland ngày càng chịu ảnh hưởng của người Norman. Trong thời Thượng Trung Cổ, Hội đồng Giám mục và Bá tước của Nhà vua thay đổi dần để đến năm 1235 trở thành Nghị viện đơn viện, các buổi họp tổ chức tại Kirkliston (hiện vẫn còn những bản ghi chép buổi họp đầu tiên). Nghị viện có thẩm quyền chính trị và tư pháp. Từ năm 1362, Nghị viện cấu thành bởi ba tầng lớp: tăng lữ, chủ đất, và đại diện khu tự trị, có quyền đánh thuế và hành xử ảnh hưởng đáng kể trên các lãnh vực tư pháp, ngoại giao, quốc phòng, và lập pháp. Nghị viện bầu ra một ủy ban gọi là Lords of the Articles (tương đương với ủy ban đặc biệt của Quốc hội theo mô hình Westminster ngày nay) để soạn thảo các dự luật đệ trình phiên họp toàn thể của Nghị viện xem xét và thông qua. Sau cuộc Cải cách Tin Lành, năm 1567 giới tăng lữ Công giáo bị trục xuất, đến năm 1638, vị trí của các Giám mục Tin Lành cũng bị hủy bỏ. Nghị viện Scotland trở thành thiết chế lập pháp hoàn toàn thế tục. Trong thời trị vì của James VI, Lords of the Articles bị khống chế dưới sự điều khiển của nhà vua, đến khi kế vị ngai vàng nước Anh năm 1603, James tiếp tục sử dụng ủy ban này để cai trị Scotland từ Luân Đôn. Trong Chiến tranh Ba Vương quốc (1638-1651), Nghị viện Scotland nắm quyền hành pháp, tranh chấp quyền lực với Charles I. Khi Oliver Cromwell chiếm đóng Scotland, chính quyền cộng hòa (Protecorate) của ông được áp đặt trên toàn lãnh thổ Quốc hội Anh-Scotland thống nhất trong năm 1657. Nghị viện Scotland được phục hồi sau khi Charles II tái lập vương quyền trên Anh và Ái Nhĩ Lan năm 1660 (Charles đã được trao vương miện làm vua Scotland từ ngày 1 tháng 1 năm 1651). Sau cuộc Cách mạng Vinh quang, từ tháng 2 năm 1689 xảy ra những thay đổi trong vương quyền khi William II của Scotland (William III của Anh), triệu tập một hội nghị (Convention of the Estates) để xem xét các bức thư có quan điểm đối lập nhau của William và James VII của Scotland (James II của Anh), ngày 11 tháng 4 năm 1689 tại Edinburg, hội nghị tuyên bố William và Mary II đồng trị vì Scotland. === Nghị viện Ireland === Nghị viện Ireland được thành lập nhằm đại diện cộng đồng người Anh trong chính quyền (Lordship of Ireland), trong khi người bản xứ và người Ireland gốc Gael không có quyền bầu cử hoặc được bổ nhiệm vào các vị trí công quyền. Nghị viện được triệu tập lần đầu năm 1264. Năm 1541, Henry VIII tuyên bố vương quyền tại Ireland và tiến hành chinh phục xứ sở này. Các quý tộc người Ireland gốc Gael được bổ nhiệm vào Nghị viện Ái Nhĩ Lan, bình đẳng với các thành viên người Anh đang chiếm đa số. Có những tranh luận gay gắt sau cuộc cải cách tôn giáo tại Anh bởi vì đại đa số người dân Ireland theo Công giáo Rôma. Sau cuộc nổi dậy của người Ireland năm 1641, người Công giáo bị cấm đi bầu chiếu theo Đạo luật Settlement năm 1652 của chính quyền Cromwell. Dưới triều James II, người Công giáo giành lại quyền lực, trong cuộc chiến Jacobite ở Ireland, nhà vua đáp ứng các yêu cầu của Nghị viện về quyền tự trị và bồi hoàn đất đai cho người Công giáo. Sau chiến thắng của William III của Anh, những quyền này bị thu hồi. Luật Poyning năm 1494 khiến Nghị viện Ireland phụ thuộc Nghị viện Anh, nhưng Hiến pháp 1782 gỡ bỏ các giới hạn này, chỉ trong một thập niên người Công giáo giành được quyền bầu cử dù vẫn chưa vào được nghị viện. === Quốc hội Anh === Sau Hiệp ước Thống nhất năm 1707, các đạo luật thống nhất được Nghị viện Anh và Nghị viện Scotland thông qua kiến tạo Vương quốc Anh (Kingdom of Great Britain). Hai nghị viện cũ bị giải tán và được thay thế bởi Quốc hội Anh (Parliament of Great Britain), Quốc hội Anh sử dụng lại trụ sở của Nghị viện Anh. Tất cả truyền thống, tiền lệ, quy trình lập pháp, pháp lệnh của Nghị viện Anh được duy trì cùng với các viên chức đương nhiệm, những thành viên người Anh chiếm đa số áp đảo trong Quốc hội mặc dù luật pháp người Scotland vẫn được duy trì. Sau khi George I thuộc Nhà Hanover lên ngôi năm 1714, quyền lực nhà vua bị tước bỏ dần, vào cuối triều đại George vị trí các bộ trưởng – phụ thuộc vào sự ủng hộ của Quốc hội – bắt đầu được gắn kết với nhau. Đến cuối thế kỷ 18, dù vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên Quốc hội, nhà vua không thể hành xử quyền lực trực tiếp: lấy thí dụ, lần cuối cùng vương quyền thực thi quyền phủ quyết dự luật là vào năm 1708 bởi Nữ hoàng Anne. === Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh === Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland thành lập năm 1801 bởi Đạo luật Thống nhất kết hợp Vương quốc Anh và Vương quốc Ireland. Đến thế kỷ 19 mới hình thành nguyên tắc các bộ trưởng chịu trách nhiệm trước hạ viện – trước đó Viện Quý tộc có ưu thế vượt trội đối với Viện Thứ dân cả trên lý thuyết lẫn thực hành. Cách thành viên của Viện Thứ dân được bầu chọn bởi một hệ thống tuyển cử lỗi thời, chẳng hạn hạt Old Sarum, với bảy cử tri, có thể bầu hai nghị sĩ ngang bằng hạt Dunwich đã hoàn toàn biến mất do sạt lở đất. Trong nhiều trường hợp, thành viên thượng viện kiểm soát những hạt bầu cử tí hon để đảm bảo phiếu bầu từ thân nhân hoặc những người ủng hộ. Hơn nữa, nhiều ghế trong hạ viện lại do các nhà quý tộc chiếm giữ. Sau những cải cách diễn ra trong thế kỷ 19, khởi đầu với Đạo luật Cải cách năm 1832, hệ thống bầu cử hạ viện trở nên chặt chẽ hơn nhiều. Không còn phụ thuộc vào thượng viện, các thành viên Viện Thứ dân tỏ ra tự tin hơn. === Đương đại === Quyền lực tối thượng của Viện Thứ dân Anh khởi lập từ đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Viện Thứ dân thông qua "Ngân sách Nhân dân" đưa ra nhiều thay đổi bất lợi cho giới chủ đất giàu có. Viện Quý tộc, có nhiều thành viên là chủ đất, bác bỏ "Ngân sách Nhân dân". Dựa vào hai yếu tố: sự ủng hộ của người dân đối với dự luật, và sự sút giảm uy tín của Viện Quý tộc, Đảng Tự do suýt giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 1910. Xem kết quả thu được như là một sự ủy nhiệm của nhân dân, Thủ tướng Herbert Henry Asquith thuộc Đảng Tự do đệ trình dự luật Quốc hội tìm cách hạn chế quyền lực của Viện Quý tộc. Đạo luật Quốc hội năm 1911 ngăn cản Viện Quý tộc phong tỏa các dự luật thuế, và chỉ cho phép họ đình hoãn các dự luật tối đa là ba kỳ họp (đến năm 1949 giảm xuống còn hai kỳ họp), sau đó dự luật sẽ tự động trở thành luật. Đạo luật Chính quyền Ireland năm 1920 thiếp lập các nghị viện ở Bắc Ireland và Nam Ireland, cùng lúc cắt giảm số đại biểu của hai lãnh thổ này tại Westminster (từ năm 1973 số đại biểu cho Bắc Ireland lại gia tăng). Ireland trở thành quốc gia độc lập năm 1922, đến năm 1927 quốc hội có tên chính thức là Quốc hội Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland. Có thêm cải tổ cho Viện Quý tộc trong suốt thế kỷ 20. Năm 1958, Đạo luật Quý tộc thiết lập các quy định liên quan đến tư cách quý tộc. Trong thập niên 1960, quyền kế thừa tước vị bị hủy bỏ, từ đó, những người được phong tước không thể truyền tước vị cho con cháu. Gần đây, một đạo luật thông qua năm 1999 dời bỏ quyền đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc của những nhà quý tộc theo quyền thừa kế. Nhìn chung, ngày nay vị trí của Viện Quý tộc bị xem là thấp kém hơn Viện Thứ dân. Đạo luật Scotland năm 1998 thiết lập Nghị viện Scotland theo mô hình một viện. Buổi họp đầu tiên của nghị viện được triệu tập vào ngày 12 tháng 5 năm 1999. == Cấu trúc quyền lực == Cấu trúc Quốc hội gồm có ba thành phần: Vương quyền, Viện Quý tộc, và Viện Thứ dân, hoạt động theo nguyên tắc phân lập; không ai có thể là thành viên của hai trong ba thành phần này. Thành viên Viện Quý tộc không được ứng cử vào Viện Thứ dân; còn theo thông lệ, nhà vua không được bỏ phiếu mặc dù chưa có luật nào cấm đoán việc này. Trên lý thuyết, nhà vua vẫn còn quyền lực, vẫn cần có sự phê chuẩn của hoàng gia để dự luật trở thành luật. Trong số các đặc quyền của nhà vua có quyền giải tán quốc hội, ký hiệp ước, tuyên chiến, và ban tước quý tộc. Trong thực tế, nhà vua chỉ là thực thi những quyền này theo đề nghị của thủ tướng hoặc các bộ trưởng chính phủ. Nhà vua bổ nhiệm thủ tướng để thành lập chính phủ gồm các bộ trưởng là những người được chọn từ lưỡng viện Quốc hội. Thủ tướng là người lãnh đạo khối đa số trong Viện Thứ dân. Hầu hết thành viên Viện Quý tộc đều được bổ nhiệm: các chức sắc cao cấp của Giáo hội Anh và các nhà quý tộc. Kể từ khi ban hành các đạo luật về quốc hội trong năm 1911 và 1949, quyền lực của Viện Quý tộc bị suy giảm đáng kể so với Viện Thứ dân. Tất cả dự luật, ngoại trừ luật ngân sách, được thảo luận và biểu quyết tại Viện Quý tộc; tuy nhiên, nếu bác bỏ một dự luật, Viện Quý tộc chỉ có thể đình hoãn dự luật này tối đa là hai kỳ họp quốc hội trong năm; sau đó nó sẽ trở thành luật mà không cần có sự chuẩn thuận của Viện Quý tộc. Viện Quý tộc cũng thực thi quyền giám sát qua những cuộc chất vấn các bộ trưởng, và qua những hoạt động của các tiểu ban. Hiện nay, tòa án tối cao chỉ là một ủy ban của Viện Quý tộc, nhưng sắp sửa trở thành một định chế tư pháp độc lập. Thành viên tâm linh của Viện Quý tộc là các chức sắc của Giáo hội – tổng Giám mục, Giám mục, tu viện trưởng và chức sắc cao cấp. Nhưng khi Henry VIII giải tán các tu viện thì các tu viện trưởng mất ghế trong Quốc hội. Tất cả Giám mục giáo khu tiếp tục có mặt trong Viện Quý tộc cho đến khi Đạo luật Giám mục Manchester năm 1847 và các đạo luật khác ấn định con số 26 thành viên tâm linh. Luôn luôn có ghế đại biểu cho "năm đại giáo khu": Tổng Giám mục Canterbury, Tổng Giám mục York, Giám mục London, Giám mục Durham và Giám mục Winchester. Giám mục các giáo khu, theo thứ tự thâm niên, sẽ chia nhau 21 vị trí còn lại. Thành viên Thế tục là tất cả các nhà quý tộc. Trước đây là các nhà quý tộc cha truyền con nối. Quyền thành viên Quốc hội không đương nhiên dành cho tất cả các nhà quý tộc. Sau khi Scotland và Anh thống nhất để trở thành Anh trong năm 1707, tất cả quý tộc Anh đều có ghế trong Quốc hội, nhưng chỉ có một số giới hạn các quý tộc Scotland được tuyển chọn vào thiết chế này. Cũng diễn ra tình trạng tương tự khi Ireland sáp nhập với Anh năm 1801, nhưng khi Nam Ireland tách khỏi Vương quốc Liên hiệp Anh năm 1922, thì quyền đại diện của giới quý tộc Ireland cũng không còn. Đến năm 1963, tất cả quý tộc Scotland đều là thành viên Quốc hội. Chiếu theo Đạo luật Viện Quý tộc năm 1963, chỉ có các nhà quý tộc trọn đời (nghĩa là không thể kế thừa) đương nhiên là thành viên Viện Quý tộc. Trong số các quý tộc cha truyền con nối, chỉ có 92 người – Bá tước Marshal, Lord Great Chamberlain, và 90 thành viên được bầu – còn có ghế trong Viện. Người dân bầu đại biểu cho mình tại Quốc hội, hiện có 646 nghị sĩ Viện Thứ dân. Mỗi "Đại biểu Quốc hội" (Member of Parliament – MP) đại diện cho một đơn vị bầu cử theo hệ thống tuyển cử một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (First-Past-the-Post). Quyền bầu cử dành cho người 18 tuổi trở lên bao gồm công dân Liên hiệp Vương quốc Anh, công dân Cộng hòa Ireland và các quốc gia thuộc Khối Thịnh vượng chung đang sinh sống ở nước Anh. Nhiệm kỳ thành viên Viện Thứ dân phụ thuộc vào tuổi thọ của Quốc hội. Tất cả dự luật đều phải được Viện Thứ dân thông qua mới có thể trở thành luật. Viện Thứ dân có quyền kiểm soát thuế và cung ứng tiền cho chính phủ. Các bộ trưởng (kể cả thủ tướng) phải thường xuyên trả lời các chất vấn của viện, trong khi các ủy ban được giao chức trách điều tra các sự vụ và giám sát mọi hoạt động của chính phủ. Cũng có một cơ chế cho phép các nghị sĩ buộc chính phủ phải quan tâm đến các vấn đề liên quan đến đơn vị bầu cử của mình. == Thủ tục == Mỗi viện đều thiết lập chức vụ chủ tịch để điều hành (ở Viện Thứ dân gọi là Speaker of the House, và Lord Speaker cho Viện Quý tộc). Trên lý thuyết, mỗi thành viên Viện Thứ dân phải được nhà vua phê chuẩn tư cách nghị sĩ trước khi bầu chủ tịch. Chủ tịch Viện Thứ dân có ba phụ tá: một chủ tọa (chairman), và hai phó chủ tọa. Tại Viện Thứ dân, các thành viên biểu quyết bằng cách hô to "Aye" hoặc "No" - ở Viện Quý tộc là "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý"- rồi chủ tọa phiên họp công bố kết quả biểu quyết. Trong trường hợp có nghi vấn về lời công bố của chủ tọa phiên họp, một cuộc bầu phiếu sẽ được thực hiện. Các thành viên sẽ đứng xếp hàng vào một trong hai hành lang dọc theo phòng họp, tên của mỗi người sẽ được ghi lại khi họ rời hành lang để trở lại phòng họp. Chủ tịch Viện Thứ dân thường có lập trường phi đảng phái, và không bỏ phiếu trừ khi số phiếu ngang bằng nhau, trong khi Chủ tịch Viện Quý tộc cũng bỏ phiếu như các thành viên khác. == Nhiệm kỳ == Sau kỳ tổng tuyển cử, nhà vua sẽ triệu tập Quốc hội mới. Trong kỳ họp này, mỗi viện tập trung tại phòng họp riêng. Rồi các thành viên Viện Thứ dân được vời đến Viện Quý tộc, tại đó các đại diện nhà vua hướng dẫn họ bầu chức danh Chủ tịch. Hôm sau, họ trở lại Viện Quý tộc, các đại diện nhà vua xác nhận kết quả bầu cử và công bố sự chuẩn thuận của nhà vua cho tân chủ tịch. Trong những ngày kế tiếp, các thành viên Quốc hội phải tuyên thệ trung thành, sau đó là lễ khai mạc. Các nhà quý tộc ngồi trong phòng họp của Viện Quý tộc, trong khi các thành viện Viện Thứ dân ở bên ngoài, còn nhà vua ngồi trên ngai. Nhà vua đọc diễn văn – do các bộ trưởng soạn sẵn – phác thảo nghị trình lập pháp trong thời gian tới. Sau đó, mỗi viện sẽ tiến hành công việc của mình. Theo thông lệ, trước khi xem xét nghị trình lập pháp của chính phủ, mỗi viện trình dự luật pro forma –Select Vestries Bill ở Viện Quý tộc, Outlawries Bill tại Viện Thứ dân. Các dự luật này không bao giờ thành luật, chúng chỉ có tính nghi thức nhằm thể hiện rằng mỗi viện có quyền tranh luận độc lập mà không có sự can thiệp nào từ vương quyền. Sau khi trình dự luật pro forma, hai viện dành vài ngày để thảo luận về bài diễn văn của nhà vua. Sau đó, hai viện bắt đầu bổ nhiệm các ủy ban, bầu cử các chức vụ, thông qua các nghị quyết, và xem xét các dự luật. Các khóa Quốc hội có thể kết thúc bằng một trong hai cách: bị nhà vua giải tán hoặc hết nhiệm kỳ, trong lịch sử đương đại thì cách thứ nhất phổ biến hơn nhiều. Quyết định giải tán Quốc hội của nhà vua luôn luôn theo yêu cầu của thủ tướng. Thủ tướng thường chọn biện pháp giải tán Quốc hội ngay vào thời điểm thuận lợi nhất cho chính đảng của mình. Một khi bị mất sự ủng hộ của Viện Thứ dân, thủ tướng phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tái khẳng định sự ủy nhiệm của cử tri. Không có quy định nào giới hạn nhiệm kỳ Quốc hội cho đến khi Đạo luật Triennial năm 1694 ấn định thời gian tối đa là ba năm. Đạo luật Septennial năm 1715 nới rộng lên bảy năm, nhưng đến năm 1911 Đạo luật Parliament rút xuống còn năm năm. Ngày nay, hiếm có khóa Quốc hội nào có thể tồn tại lâu đến thế, thường thì chúng bị giải tán trước khi kịp kết thúc nhiệm kỳ. Trước đây, khi nhà vua băng hà thì quốc hội cũng bị giải tán bởi vì vương quyền được xem là caput, principum, et finis (khởi thủy, nền tảng, và tận chung) của quốc hội. Kể từ triều đại William và Mary, người ta nhận ra rằng vai trò của quốc hội là thiết yếu khi xảy ra cuộc khủng hoảng kế vị, và một đạo luật ra đời cho phép quốc hội tiếp tục tồn tại trong 6 tháng sau khi nhà vua băng hà. Sau khi kết thúc một khóa quốc hội, nhà vua cho tổ chức một kỳ tổng tuyển cử để bầu các thành viên mới cho Viện Thứ dân. Các quyết định giải tán quốc hội không có ảnh hưởng gì đến Viện Quý tộc. Quốc hội hiện nay là khóa 54 kể từ khi thành lập Liên hiệp Vương quốc Anh và Ireland năm 1801. == Quốc hội và Chính phủ == Chính phủ Anh phải tường trình trước Viện Thứ dân. Tuy nhiên, Thủ tướng và các thành viên chính phủ không do Viện Thứ dân bầu, nhưng Nữ hoàng yêu cầu một chính trị gia được hậu thuẫn bởi phe đa số trong viện, thường là lãnh tụ chính đảng lớn nhất ở Viện Thứ dân, thành lập chính phủ. Bởi vì chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Hạ viện, Thủ tướng và hầu hết thành viên nội các, theo quy ước, đều là thành viên Viện Thứ dân. Thủ tướng sau cùng từng là thành viên Viện Quý tộc là Alec Douglas-Home, ông nhậm chức thủ tướng năm 1963. Home phải từ bỏ tước quý tộc của mình, và phải tranh cử vào Viện Thứ dân trước khi trở thành thủ tướng. Các chính phủ thường muốn kiểm soát chức năng lập pháp của Quốc hội bằng cách sử dụng thế đa số ở Hạ viện, đôi khi còn tìm cách bổ nhiệm các nhà quý tộc có cùng lập trường vào Viện Quý tộc. Trong thực tế, chính phủ có thể thông qua các dự luật họ muốn (trong phạm vi hợp lý) trừ khi có sự bất đồng nghiêm trọng bên trong đảng cầm quyền. Nhưng ngay cả trong những tình huống như thế, các dự luật của chính phủ cũng khó bị đánh bại, bởi vì vẫn có thể tìm ra giải pháp thỏa hiệp bởi sự nhượng bộ từ hai phía. Năm 1976, Lord Hilsham tìm ra một tên rất được ưa thích để miêu tả tập quán này "thể chế độc tài dân cử". Quốc hội kiểm soát nhánh hành pháp bằng cách thông qua hoặc bác bỏ các dự luật chính phủ đệ trình, cũng như buộc thủ tướng giải thích về các quyết định của họ, hoặc trong các buổi chất vấn định kỳ (Thứ Tư hằng tuần Thủ tướng phải đến dự một buổi họp của Viện Thứ dân để trả lời chất vấn của các nghị sĩ trong nửa tiếng đồng hồ), hoặc tại những kỳ họp của các ủy ban Quốc hội. Trong cả hai trường hợp, Thủ tướng có nghĩa vụ giải đáp mọi thắc mắc của các thành viên Quốc hội. Dù có quyền giám sát nhánh hành pháp, Viện Quý tộc không thể giải tán chính phủ. Các bộ của chính phủ phải duy trì sự tín nhiệm và hậu thuẫn của Viện Thứ dân. Hạ viện có thể rút lại sự ủng hộ của mình đối với chính phủ bằng cách bác bỏ Nghị quyết Tín nhiệm hoặc thông qua Nghị quyết Bất Tín nhiệm. Nghị quyết tín nhiệm thường được chính phủ đệ trình nhằm tái khẳng định sự hậu thuẫn của Viện Thứ dân, trong khi nghị quyết bất tín nhiệm thường là do phe đối lập khởi xướng. Nhiều biểu quyết khác của Viện Thứ dân cũng được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Các dự luật quan trọng hình thành chương trình hành động của chính phủ (được trình bày trong diễn văn của nữ hoàng) thường được xem là những nghị quyết tín nhiệm. Nếu các dự luật này không được Viện Thứ dân thông qua, điều đó có nghĩa là chính phủ không còn được Quốc hội tín nhiệm. Cũng sẽ có kết quả tương tự nếu Viện Thứ dân từ chối thông qua ngân sách. Trong trường hợp chính phủ không được Viện Thứ dân tín nhiệm, Thủ tướng bị buộc phải từ chức hoặc giải tán Quốc hội để tổ chức tổng tuyển cử. Một khi Thủ tướng không thể duy trì thế đa số mà yêu cầu giải tán Quốc hội, trên lý thuyết Nữ hoàng có thể khước từ lời yêu cầu này, buộc Thủ tướng từ chức và yêu cầu lãnh tụ phe đối lập thành lập chính phủ mới. Trong thực tế nữ hoàng hiếm khi sử dụng quyền này. Tuy nhiên, quyền này được trao cho nhà vua để sử dụng trong trường hợp Thủ tướng yêu cầu giải tán Quốc hội mà không có lý do chính đáng. Trong thực tế, quyền giám sát của Viện Thứ dân là không đáng kể. Kể từ khi hệ thống một đại biểu cho một đơn vị bầu cử (first-past-the-post) được áp dụng trong các kỳ tuyển cử, đảng cầm quyền thường là đảng đa số ở Viện Thứ dân nên không cần phải thỏa hiệp với các đảng khác. Hiện nay, các chính đảng Anh Quốc được tổ chức quá chặt chẽ đến nỗi các thành viên của đảng trong Quốc hội khó có cơ hội hành động độc lập. Có nhiều nghị sĩ bị trục xuất khỏi đảng vì đã bỏ phiếu ngược với chỉ thị của lãnh tụ đảng. Suốt thế kỷ 20, Quốc hội chỉ có ba cơ hội thông qua nghị quyết bất tín nhiệm chính phủ - hai lần trong năm 1924, một lần năm 1979. == Đặc quyền == Mỗi viện của Quốc hội đều sở hữu và cố bảo vệ các đặc quyền lâu đời của mình. Viện Quý tộc tồn tại như một định chế truyền thống. Còn theo tập quán của Viện Thứ dân, mỗi khi khởi đầu một khóa Quốc hội mới, vị Chủ tịch bước vào phòng họp của Viện Quý tộc và yêu cầu các đại diện của Vương quyền khẳng định các quyền và đặc quyền "rõ ràng" của Viện Thứ dân. Nghi thức này đã có từ triều Henry VIII (1509-1547). Mỗi viện đều cố bảo vệ các đặc quyền của mình, cũng như có quyền trừng phạt nếu chúng bị vi phạm. Phạm vi các đặc quyền của Quốc hội dựa trên luật pháp và tập quán. Sir William Blackstone chỉ ra rằng các đặc quyền này "rất rộng và không rõ ràng", không cách chi xác định được chúng trừ khi chính Quốc hội chịu làm việc này. Đặc quyền tiên quyết của lưỡng viện Quốc hội là quyền tự do phát biểu trong tranh luận; mọi điều phát biểu tại lưỡng viện Quốc hội sẽ không bị thẩm vấn ở tòa án hoặc bất cứ thiết chế nào khác bên ngoài Quốc hội. Một đặc quyền khác là quyền đặc miễn tài phán được áp dụng trong các kỳ họp Quốc hội, cũng như 40 ngày trước và sau mỗi kỳ họp. Tuy nhiên, thành viên lưỡng viện Quốc hội không còn được phép phục vụ trong các bồi thẩm đoàn. Cả hai viện đều có quyền trừng phạt bất cứ ai vi phạm các đặc quyền của họ. Lấy thí dụ, tội miệt thị Quốc hội, tức là không chấp hành lệnh triệu tập của một ủy ban Quốc hội, có thể bị trừng phạt. Viện Quý tộc có quyền cầm tù một cá nhân trong một thời hạn nhất định, nhưng một người bị Viện Thứ dân cầm tù được tự do trong thời gian giữa hai kỳ họp. Các án phạt của hai viện không thể bị kháng án tại tòa, Đạo luật Nhân quyền cũng không được áp dụng trong trường hợp này. == Huy hiệu == Huy hiệu bán chính thức của Quốc hội Anh có hình khung lưới sắt đặt dưới một vương miện (portcullis). Khởi thủy, đây là phù hiệu của các gia đình quý tộc Anh từ thế kỷ 14. Đến những năm 1500, các quân vương thuộc triều đại Tudor biến nó thành huy hiệu hoàng gia với hình vương miện được thêm vào. Cũng trong thời kỳ này, Điện Westminster trở thành chỗ họp thường xuyên của Quốc hội. Huy hiệu này gắn liền với Điện Westminster khi nó được dùng như một biểu tượng trang hoàng trong tòa nhà khi được tái thiết sau trận hỏa hoạn năm 1512. Tuy nhiên, vào lúc ấy, nó cũng chỉ là một trong những biểu tượng trong tòa nhà. Kể từ thế kỷ 19, portcullis được sử dụng rộng rãi trong khắp tòa nhà khi Charles Barry và Augustus Pugin chọn nó làm biểu tượng chính trang hoàng cho tòa nhà mới khi được xây dựng lại sau thảm họa hỏa hoạn năm 1834. Đến thế kỷ 20, portcullis được chấp nhận là huy hiệu của cả hai viện Quốc hội, như là một thói quen lâu đời hơn là do một nghị quyết đặc biệt. Ngày nay huy hiệu này xuất hiện trên các văn kiện, giấy tờ, ấn phẩm, và các vật dụng của Điện Westminster như dao, kéo, đồ bạc và đồ sứ. == Chú thích == == Tham khảo == Blackstone, Sir William. (1765). Commentaries on the Laws of England. Oxford: Clarendon Press. K. M. Brown and R. J. Tanner, The History of the Scottish Parliament volume 1: Parliament and Politics, 1235-1560 (Edinburgh, 2004) Davies, M. (2003). Companion to the Standing Orders and guide to the Proceedings of the House of Lords, 19th ed. Farnborough, Thomas Erskine, 1st Baron. (1896). Constitutional History of England since the Accession of George the Third, 11th ed. London: Longmans, Green and Co. R. Rait, The Parliaments of Scotland (Glasgow, 1924) R. J. Tanner, 'The Lords of the Articles before 1540: a reassesment', Scottish Historical Review, LXXIX (October 2000) "Parliament." (1911). Encyclopædia Britannica, 11th ed. London: Cambridge University Press. == Liên kết ngoài == Nghị viện Vương quốc Anh – website chính thức Đài TV trực tiếp của Nghị viện United Kingdom Parliament. Official website. The Parliamentary Archives of the United Kingdom. Official website. History of Parliament. Official website. The Parliament of the United Kingdom. Parliament Live TV. Provides online viewing of debates in The House of Lords, House of Commons and Westminster Hall debates. In addition, committee meetings can be viewed live or viewed from beginning to end. Using a 56k dial up connection streamed debates can be followed, though with erratic video and sound prone to disruption. The British Broadcasting Corporation. (2005). "A–Z of Parliament." International Association of Business and Parliament - UK Parliament Scheme Information links to Government, political parties and statistics. The Guardian. (2005). "Special Report: House of Commons." The Guardian. (2005). "Special Report: House of Lords." Parliamentary procedure site at Leeds University Các tác phẩm của the Parliament of the United Kingdom tại Dự án Gutenberg A Short History of the Scottish Parliament
yamanashi.txt
Yamanashi (Nhật: 山梨県 (Sơn Lê Huyện), Yamanashi-ken) là một tỉnh của Nhật Bản ở vùng Chubu, trên đảo Honshu. Thủ phủ là thành phố Kōfu. == Địa lý == Địa hình nhiều đồi núi, tiếp giáp với núi Phú Sĩ. == Lịch sử == == Hành chính == Tỉnh có 28 đơn vị hành chính cấp hạt, trong đó 13 là thành phố, 9 thị trấn và 6 làng. (thời điểm 3.2009) === Các thành phố === === Thị trấn và làng === == Kinh tế == Các cơ sở công nghiệp của Yamanashi tập trung chủ yếu ở thành phố Kofu. Yamanashi nổi tiếng về trồng cây ăn quả với hai đặc sản chính là nho và hồng. Yamanashi còn nổi tiếng ở Nhật Bản về sản xuất rượu vang. == Văn hóa == == Giáo dục == Đại học Yamanashi == Thể thao == == Du lịch == Yamanashi là một trong những vùng du lịch nổi tiếng của Nhật Bản. Nơi đây có núi Phú Sĩ cao nhất Nhật Bản, núi Kitadake cao thứ hai Nhật Bản, Phú Sĩ Ngũ Hồ, công viên Fuji-Q Highland, những cánh đồng nho, các suối nước nóng (nổi tiếng nhất là Isawa Onsen và Yamanami Onsen). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức của tỉnh Yamanashi (tiếng Nhật) Osano Memorial Foundation website, nhà xuất bản của một tạp chí thông tin 1 năm 2 lần về Yamanashi Trang chủ giáo viên Anh ngữ quốc tế Yamanashi (JET)
đảng phái chính trị.txt
Đảng phái chính trị hay chính đảng (thường gọi tắt là đảng) là một tổ chức chính trị tự nguyện với mục tiêu đấu tranh để tham gia vào việc thể hiện các quan điểm chính trị, đấu tranh để giành quyền đại diện cho người dân trong quốc hội, hoặc để đạt được một quyền lực chính trị nhất định trong chính quyền, thường là bằng cách tham gia các chiến dịch bầu cử. Các đảng thường có một hệ tư tưởng hay một đường lối nhất định, nhưng cũng có thể đại diện cho một liên minh giữa các lợi ích riêng rẽ. Các đảng thường có mục tiêu thực hiện một nhiệm vụ, lý tưởng của một tầng lớp, giai cấp, quốc gia để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp, giai cấp hay quốc gia đó. == Đảng viên == Đảng viên là tên gọi thành viên một đảng phái chính trị nào đó. === Đảng viên ở Việt Nam === Ở Việt Nam, từ "Đảng viên" được mặc định hiểu là thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ có Đảng cộng sản tồn tại hợp pháp và lãnh đạo Việt Nam theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. Trước đây vào Đảng là yếu tố then chốt của việc vào được Quốc hội và 100% thành viên trong Quốc hội là Đảng viên, nhưng sau này đã có một số cải cách tiến bộ trong đó: Đảng viên được làm kinh tế tư nhân (trước kia đây là điều cấm kị, nếu làm sai có thể khai trừ khỏi đảng cộng sản vì Đảng Cộng sản là chống tư hữu, quan niệm làm kinh tế tư nhân là theo con đường tư sản). Có thể tự ứng cử vào Quốc hội khi đủ 21 tuổi nếu được tổ chức Đảng cấp trên đồng ý (trước đây thường là có người đề đạt mới được ứng cử) Không phải vào Đảng cũng có thể tham gia vào Quốc hội. == Các đảng phái tại Việt Nam == Thời thuộc Pháp có một số đảng như: Việt Nam Quốc dân đảng, đảng Đại Việt, An Nam Cộng sản đảng, Tân Việt Cách mạng đảng. Ở miền Bắc Việt Nam dân chủ Cộng hòa có đảng Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, Đông Dương Cộng sản đảng., Đông Dương Cộng sản liên đoàn... Ở miền Nam Việt Nam cộng Hòa có đảng Cần lao Nhân vị, đảng Dân chủ... Hiện nay tại Việt Nam chỉ có duy nhất Đảng Cộng sản hoạt động. Các chính đảng còn lại như: Việt Nam Quốc Dân Đảng, Việt Nam Canh tân Cách mạng Đảng, Đảng Nhân dân Hành động Việt Nam, Đảng Dân tộc Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Thăng Tiến Việt Nam, Đảng Vì Dân Việt Nam, Đảng Dân Chủ Việt Nam thế kỷ 21, Đảng Thịnh Vượng Việt Nam, Đảng Đại Dân tộc Việt Nam, Đảng Xanh Việt Nam, Đảng Người Việt Yêu Người Việt... hầu hết hoạt động tại hải ngoại vì chính quyền Việt Nam cấm hoạt động trong nước == Chú thích ==
người giáy.txt
Người Giáy, còn gọi là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ, là một dân tộc thiểu số trong số 54 dân tộc tại Việt Nam. Người Giáy nói tiếng Giáy, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Dân số người Giáy tại Việt Nam theo điều tra dân số năm 1999 là 49.098 người. == Tên gọi khác == Các tên gọi khác của người Giáy bao gồm Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Pu Nà, Cùi Chu, Xạ. Sửa: Người Giáy ở Lào Cai nói nhẹ nhàng, tự gọi tên dân tộc mình là Pú Dáy. Còn tiếp đó là Cấn Dẳng là tiếng của người Tày sống gần với người Giáy, tiếp đó là người Kinh gọi lớ Dẳng thành Nhắng. Pâu Thìn, Pú Nà mặc trang phục như người Giáy, dùng lời hát, thơ ca, tục ngữ, đồng dao như người Giáy (Pú Nà ở Lai Châu) nhưng tiếng Pú Nà người Giáy không nghe được, Dáy Củi Chu tiếng nói cũng khác. Còn Xa Dìn là tiếng Quan Hỏa (Hán) dùng để chỉ tên người Giáy. Tên: Giáy quy định bây giờ của nhà nước khi ghi sổ hộ khẩu. == Dân số và địa bàn cư trú == Người Giáy cư trú ở Lào Cai (50 %), Hà Giang (27 %), Lai Châu (18 %) và Yên Bái (4 %). Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Giáy ở Việt Nam có dân số 58.617 người, cư trú tại 39 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người Giáy cư trú tập trung tại các tỉnh: Lào Cai (28.606 người, chiếm 48,8% tổng số người Giáy tại Việt Nam), Hà Giang (15.157 người, chiếm 25,9% tổng số người Giáy tại Việt Nam), Lai Châu (11.334 người), Yên Bái (2.329 người) == Đặc điểm kinh tế == Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Người Giáy nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ. == Hôn nhân gia đình == Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ". Đó là trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền của để cưới hỏi đường hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ". Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc làm nhà cửa, đám ma của chính người đó. == Văn hóa == Người Giáy vốn có truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao v.v... Có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn. == Nhà cửa == Nhóm Giáy vùng Hà Giang, Cao Bằng ở nhà sàn. Nhóm Giáy vùng Lào Cai, Lai Châu ở nhà đất. Nhưng qua tài liệu văn học dân gian thì người Giáy vốn ở nhà sàn. Hiện nay người Giáy ở nhà đất vẫn còn dựng một sàn trước cửa để sử dụng. Nhà sàn hay nhà đất, gian giữa đều là nơi trang nghiêm: đặt bàn thờ tổ tiên, tiếp khách. Buồng các cặp vợ chồng trong gia đình quay ở các gian bên. Phụ nữ không nằm gian giữa. Bếp thường đặt ở gian bên; nay có nhiều nơi đã làm nhà để đun nấu riêng. == Trang phục == Trang phục Giáy được chọn chủ yếu là ở trang phục nữ với loại áo ngắn xẻ nách viền cổ trang trí đậm nét. Một số tộc người ở nước ta (phía bắc) có mặc loại áo xẻ nách (thường là áo dài), số áo ngắn loại này không nhiều như người Nùng... Tuy nhiên đây là loại áo với kỹ thuật "xẻ nách" và phong cách trang trí ở đường viền cổ, tuy không cầu kỳ nhưng là một sắc thái riêng cho loại áo này về kỹ thuật và mỹ thuật. Trang phục nam Nam mặc áo cánh xẻ ngực, cổ tròn, đứng, cài cúc vải. Áo thường có ba túi, hai túi dưới, một túi trên bên phải. Thân áo hơi ngắn, màu chàm. Nam mặc quần ống đứng (rộng 35 – 40 cm), cạp to bản, không dũng dây cút mà chỉ vận vào người. Trước đây nam giới thường quấn khăn trên đầu. Có nhóm nam cũng mặc áo xẻ nách. Trang phục nữ Phụ nữ Giáy phổ biến mặc loại áo ngắn xẻ nách. Đây là loại áo ngắn trùm kín mông, xẻ nách phải, ống tay rộng. Cổ áo đường viền xẻ nách từ vai trái sang phải được viền và trang trí vải khác màu (thường là tương phản với nền áo) cũng như ở hai vai, giữa cánh tay và cửa tay. Cũng có loại áo như trên nhưng lại để chàm hoặc trắng nguyên không trang trí. Aáo mặc trong là loại áo cánh ngắn cộc tay, xẻ ngực, cổ tròn thấp và có hai túi dưới. Aáo xẻ nách cài cúc vải được tết cẩn thận với nhiều loại đẹp mắt. Phụ nữ Giáy thường đội khăn quấn thành nhiều kiểu khác nhau, cổ đeo vòng bạc. Nhóm Giáy Lao Cai, Lai Châu mặc quần chàm ngắn đến mắt cá chân, ống rộng. Tóc vấn theo kiểu vành khăn và thường đeo túi vải thêu hoa văn phổ biến ở đáy túi là hình răng chó. Phổ biến đi loại giày vải thêu hoa văn nhiều loại. == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài ==
hải quân hoa kỳ.txt
Hải quân Hoa Kỳ là một quân chủng của Quân đội Hoa Kỳ. Đây là một trong số 7 lực lượng đồng phục của Hoa Kỳ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 331.682 người hiện dịch và 124.000 người trong lực lượng hải quân dự bị. Hải quân Hoa Kỳ có 284 tàu đang hoạt động và hơn 3.700 phi cơ. Hải quân Hoa Kỳ là lực lượng hải quân lớn nhất thế giới; tổng trọng tải hạm đội tác chiến của nó lớn hơn tổng trọng tải hạm đội tác chiến của 13 lực lượng hải quân lớn kế tiếp trên thế giới cộng lại. Hải quân Hoa Kỳ cũng có một đội ngũ hàng không mẫu hạm lớn nhất thế giới, với 10 chiếc đang phục vụ và một chiếc (USS Gerald R. Ford (CVN-78) đã được đóng và sẽ gia nhập lực lượng Hải quân vào năm 2019. Hải quân có lịch sử từ Hải quân Lục địa được thành lập trong thời Chiến tranh Cách mạng Mỹ (1775–1783) và bị giải thể từ từ và hoàn toàn sau chiến tranh. Hiến pháp Hoa Kỳ tạo cơ sở pháp lý để thành lập một lực lượng quân sự bằng cách giao cho Quốc hội Hoa Kỳ quyền lực "tạo ra và duy trì một lực lượng hải quân". Sự kiện hàng hải Hoa Kỳ thường hay bị quấy nhiễu bởi cướp biển dọc bờ biển Berber trong Địa Trung Hải đã khiến cho Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Hải quân 1794, ra lệnh đóng và triển khai sáu khu trục hạm loại nhỏ (frigate). Các chiến hạm này được sử dụng để kết thúc các hoạt động của những hải tặc ngoài khơi Duyên hải Berber. Trong thế kỷ 20, khả năng hoạt động xa ngoài khơi của Hải quân Mỹ được chứng minh qua chuyến hải trình vòng quanh thế giới kéo dài 14 tháng từ năm 1907–1909, được biết với tên gọi là Hạm đội Great White. Hải quân Hoa Kỳ của thế kỷ 21 duy trì sự hiện diện đáng kể trên toàn cầu, triển khai tại các khu vực như Đông Á, Địa Trung Hải, và Trung Đông. Đây là một lực lượng hải quân hoạt động xa có khả năng triển khai lực lượng đến tất cả vùng biển cạn sâu trên thế giới, phản ứng nhanh trong trường hợp có các cuộc khủng hoảng vùng, là một lực lượng tích cực phục vụ cho chính sách phòng thủ và ngoại giao của Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ được Bộ Hải quân Hoa Kỳ điều hành và người đứng đầu bộ là Bộ trưởng Hải quân thuộc giới dân sự. Bộ Hải quân Hoa Kỳ tự nó là một bộ nằm dưới quyền Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Sĩ quan cao cấp nhất là Tư lệnh Tác chiến Hải quân (Chief of Naval Operations). == Sứ mệnh == Sứ mệnh của Hải quân là duy trì, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng hải quân sẵn sàng chiến đấu và có khả năng chiến thắng chiến tranh, ngăn chặn hành động gây hấn và duy trì sự tự do trên biển. Theo sách hướng dẫn cho tân binh: Sứ mệnh của Hải quân Hoa Kỳ là bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ và đồng minh của chúng ta trong việc đi lại tự do trên đại dương và bảo vệ quốc gia chúng ta chống lại kẻ thù của quốc gia chúng ta. Hải quân Hoa Kỳ phục vụ với vai trò là quân chủng dưới biển. Mục §5062, Điều 10 trong Bộ luật Hoa Kỳ diễn tả ba trách nhiệm chính của hải quân như sau: "Chuẩn bị các lực lượng hải quân cần thiết để tiến hành chiến tranh hữu hiệu" "Duy trì không lực hải quân, bao gồm không lực hải quân trên bộ, vận tải hàng không cần thiết cho các hoạt động của hải quân và tất cả các loại vũ khí phòng không, kỹ thuật phòng không sử dụng trong các chiến dịch và hoạt động của hải quân" "Phát triển các loại phi cơ, vũ khí, chiến thuật, kỹ thuật, tổ chức và trang thiết bị cho các đơn vị phục vụ và tác chiến hải quân". == Lịch sử == === Ban đầu === "Không có một lực lượng hải quân hữu hiệu, chúng ta không thể làm gì hữu hiệu." Trong những giai đoạn đầu của Chiến tranh Cách mạng Mỹ, việc thiết lập một lực lượng hải quân chính thức là một vấn đề gây tranh luận giữa các thành viên trong Quốc hội Lục địa. Những người ủng hộ cho rằng một lực lượng hải quân sẽ bảo vệ hàng hải, phòng vệ duyên hải, và tạo điều kiện dễ dàng hơn để nhận sự hỗ trợ từ ngoại quốc. Những người chống đối thì phản bác lại rằng đối phó với Hải quân Hoàng gia Anh, lúc đó là cường quốc hải quân lừng danh trên thế giới, là một việc làm ngu xuẩn. Tổng tư lệnh George Washington ra lệnh sử dụng 7 tuần dương hạm để chặn bắt các tàu tiếp tế của Anh và báo cáo sự việc cho quốc hội. Việc này làm kết thúc vụ tranh cãi tại Quốc hội là có nên hay không nên "khiêu khích" người Anh bằng cánh thiết lập một lực lượng hải quân vì việc các tàu của Washington đã bắt được các tàu của Anh, đấy cũng là một hành động khiêu khích. Trong lúc quốc hội đang cân nhắc thì nhận được tin có hai tàu tiếp tế không vũ trang và không có tàu hộ tống từ Anh đang hướng về Quebec. Một kế hoạch đã được phác thảo để đón chặn các tàu này. Tuy nhiên, các tàu vũ trang được sử dụng để đón chặn lại không phải là tàu vũ trang của quốc hội mà của riêng các thuộc địa. Lúc đó việc mang ý nghĩa trọng đại hơn là việc thảo thêm một kế hoạch trang bị hai tàu hoạt động dưới quyền chỉ huy trực tiếp từ quốc hội để đón bắt các tàu tiếp tế của Anh. Việc này không được thực hiện cho đến ngày 14 tháng 10 1775 khi George Washington thông báo rằng ông đã tiếp nhận quyền chỉ huy ba tàu buồm vũ trang dưới quyền của Quốc hội Lục địa để đón chặn bất cứ tàu tiếp tế nào của Anh gần Massachusetts. Với việc tiết lộ rằng các tàu này đã ra khơi dưới quyền của Quốc hội Lục địa nên quyết định thêm vào hai chiếc nữa được dễ dàng hơn; giải pháp được thông qua và từ đó ngày 13 tháng 10 đã trở thành ngày sinh nhật chính thức của Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân Lục địa đạt được những kết quả khác nhau; nó thành công trong một số cuộc đụng độ hải quân và tấn công các tàu buôn của Anh nhưng lại bị thiệt hại 24 chiếc tàu và có lúc chỉ còn lại 2 chiếc sử dụng được. Sau chiến tranh với Anh, quốc hội không còn chú ý đến lực lượng hải quân nữa mà chỉ tập trung thu phục biên cương mới phía tây của Hoa Kỳ. Một lực lượng hải quân hiện dịch được xem là không cần thiết vì tổn phí cao để duy trì và vai trò chiến đấu vào lúc đó của nó cũng bị hạn chế. === Tái lập đến lúc nội chiến === Chúng ta phải bắt đầu là một cường quốc hải quân nếu chúng ta có ý tiếp tục việc giao thương của mình. Hoa Kỳ không có một lực lượng hải quân trong khoảng thời gian gần 1 thập niên—đây là lý do khiến cho đội thương thuyền của Hoa Kỳ dễ làm mục tiêu của một loạt các vụ tấn công của hải tặc người Berber. Sự hiện diện vũ trang trên biển từ giữa năm 1790 và lúc triển khai các tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ vào năm 1797 là do Cục Hải quan Biển Hoa Kỳ (U.S. Revenue Cutter Service) bảo trách. Đây là lực lượng tiền thân của Tuần duyên Hoa Kỳ. Mặc dù Cục Hải quan Biển Hoa Kỳ tiến hành nhiều hoạt động chống bọn hải tặc này nhưng cục không có khả năng ngăn chặn những cuộc quấy phá của bọn hải tặc ngoài khơi xa. Vì thế Quốc hội đã ra lệnh đóng mới và triển khai sáu khu trục hạm nhỏ vào ngày 27 tháng 3 năm 1794; sau ba năm, ba chiếc được đưa ra sử dụng: đó là USS United States, USS Constellation và USS Constitution. Theo sau cuộc chiến nữa mùa, không tuyên chiến với Pháp, Hải quân Hoa Kỳ đã đảm trách nhiều hành động quân sự trong Chiến tranh 1812 khi chiến thắng vô số các trận đối đầu một đối một với Hải quân Hoàng gia Anh. Hải quân Hoa Kỳ đã rượt đuổi tất cả các lực lượng lớn của Anh ra khỏi Ngũ Đại Hồ và hồ Champlain, ngăn không cho những vùng này trở thành những vùng xung đột do Anh kiểm soát. Dù vậy, Hải quân Hoa Kỳ không thể nào ngăn chặn người Anh phong tỏa các hải cảng và lực lượng đổ bộ trên phần đất Mỹ. Sau chiến tranh, Hải quân Hoa Kỳ lại tập trung vào việc bảo vệ các cơ sở hàng hải Mỹ, gởi các hải đoàn đến vùng biển Caribbe, Địa Trung Hải, Nam Mỹ, châu Phi, và Thái Bình Dương. Trong thời Chiến tranh Mỹ-Mexico, Hải quân Hoa Kỳ đã góp phần tạo ra cuộc phong tỏa các hải cảng của México, chiếm giữ hay đốt cháy hạm đội của Mexico trong vịnh California và chiếm được tất cả các thành phố lớn của bán đảo Baja California — nhưng sau đó trao trả lại. Từ 1846-1848 hải quân sử dụng thành công Hải đoàn Thái Bình Dương dưới quyền Phó đề đốc Robert Stockton cùng thủy quân lục chiến và thủy thủ của hải đoàn chiếm được California bằng những chiến dịch lớn trên bộ, phối hợp với địa phương quân có tên là tiểu đoàn California. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc hành quân thủy bộ hỗn hợp lớn đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ qua việc đổ bộ 12.000 binh sĩ lục quân cùng với trang thiết bị trong một ngày ở Veracruz, Mexico. Khi hỏa lực hạng nặng cần dùng đến để bắn phá Veracruz thì các thủy thủ tình nguyện của hải quân liền đưa những khẩu súng hải quân to lớn vào và bắn phá thành công vào thành phố khiến quân Mexico phải đầu hàng. Chiến dịch đổ bộ và chiếm giữ thành công thành phố Veracruz dần dần mở đường cho việc chiếm giữa thủ đô Mexico City và kết thúc chiến tranh. Hải quân Hoa Kỳ tự thiết lập cho mình một vị thế quan trọng trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ qua những hành động của Phó đề đốc Matthew Calbraith Perry tại Nhật Bản với kết quả là Hội nghị Kanagawa năm 1854. Sức mạnh hải quân đóng vai trò nổi bật trong Nội chiến Hoa Kỳ (1861 - 1865) khi lực lượng Liên bang có lợi thế rõ ràng hơn lực lượng Liên minh miền Nam Hoa Kỳ trên biển. Cuộc phong tỏa hàng hải làm tê liệt nỗ lực chiến tranh của miền Nam trong suốt cuộc xung đột. Hai lực lượng hải quân Mỹ đã giúp mở ra thời đại mới trong lịch sử hải quân thế giới khi tạo ra các chiến hạm bọc sắt để tác chiến lần đầu tiên. Trận Hampton Roads năm 1862 giữa chiến hạm USS Monitor chống chiến hạm CSS Virginia đã trở thành trận chiến đầu tiên giữa hai tàu hơi nước bọc sắt. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau chiến tranh, các chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ dần dần trở thành phế thải vì bị bỏ phế. === Thế kỷ 20 === Các chiến hạm của chúng ta là những bức tường thành tự nhiên của chúng ta. Một chương trình hiện đại hóa khởi động vào thập niên 1880 đã đưa Hoa Kỳ ngang tầm với lực lượng hải quân các nước như Vương quốc Anh và Đức. Năm 1907, phần lớn các thiết giáp hạm của Hải quân Hoa Kỳ cùng với các hộ tống hạm, được người ta đặt cho cái tên là Hạm đội Great White, đã trình diễn sức mạnh bằng một cuộc hải hành vòng quanh thế giới trong 14 tháng. Theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là Theodore Roosevelt (1901 - 1909), cuộc hải hành này được hoạch định như một sứ mệnh để chứng minh khả năng của Hải quân Hoa Kỳ có thể vươn tới tầm mức thế giới. Hải quân Hoa Kỳ có ít hành động trong Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng đã phát triển thành một lực lượng hùng hậu trong những năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù cuối cùng không thành công nhưng Nhật Bản đã cố sức làm giảm bớt mối họa chiến lược này bằng một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Trân Châu Cảng năm 1941. Sau khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến, Hải quân Hoa Kỳ phát triển cực kỳ nhanh chóng vì phải đối mặt với một cuộc chiến gồm hai mặt trận trên biển. Hoa Kỳ giành được một số chiến thắng lớn trên mặt trận Thái Bình Dương bằng chiến dịch tiến đánh thành công các đảo trên Thái Bình Dương. Hải quân Hoa Kỳ tham gia vào các trận đánh nổi tiếng, bao gồm trận chiến biển Coral, trận Trung Đồ, trận chiến biển Philippine, trận chiến vịnh Leyte, và trận Okinawa. Đến 1943, lực lượng Hải quân Hoa Kỳ lớn hơn các hạm đội của các nước tham chiến khác trongChiến tranh thế giới thứ hai cộng lại. Đến khi kết thúc chiến tranh vào năm 1945, Hải quân Hoa Kỳ có thêm hàng trăm tàu mới, trong đó có 18 hàng không mẫu hạm và 8 thiết giáp hạm, chiếm trên 70% tổng số tàu chiến và tổng số tải trọng của các loại tàu chiến từ 1.000 tấn trở lên của thế giới. Học thuyết của Hải quân Hoa Kỳ đã thay đổi nhanh chóng vào cuối chiến tranh. Hải quân Hoa Kỳ đã từng bắt chước theo hải quân của Vương quốc Anh và Đức qua việc ưu tiên phát triển các nhóm thiết giáp hạm tập trung để làm thứ vũ khí phòng thủ trên biển cho mình. Tuy nhiên việc phát triển và sử dụng với mức độ lớn các hàng không mẫu hạm của người Nhật chống lại người Mỹ tại Trân Châu Cảng đã làm cho người Mỹ suy nghĩ lại học thuyết trước đây. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã phá hủy hoặc làm hư hại nặng một số lớn các thiết giáp hạm. Sự kiện này đã làm cho việc trả đũa chống lại người Nhật gặp nhiều khó khăn khi Hoa Kỳ chỉ có một con số nhỏ các hàng không mẫu hạm. Khả năng xảy ra xung đột với Liên Xô trong thời Chiến tranh lạnh đã đẩy Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục chạy đua về kỹ thuật bằng việc phát triển các hệ thống vũ khí, chiến hạm, và phi cơ mới. Chiến lược của Hải quân Hoa Kỳ đã chuyển đổi sang chiến lược triển khai tiền phương để hỗ trợ các đồng minh của Hoa Kỳ qua việc đặt nặng trách nhiệm vào các liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm. Hải quân Hoa Kỳ là một trong các lực lượng chính trong Chiến tranh Việt Nam, phong tỏa Cuba trong vụ khủng hoảng tên lửa Cuba. Với việc sử dụng các tàu ngầm có trang bị tên lửa đạn đạo, Hải quân Hoa Kỳ đã trở thành một yếu tố quan trọng trong chính sách răng đe hạt nhân chiến lược của Hoa Kỳ. Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều chiến dịch trong vịnh Ba Tư chống lại Iran trong năm 1987 và 1988, nổi bật nhất là Chiến dịch Praying Mantis. Hải quân tham dự lớn trong Chiến dịch Urgent Fury, Chiến tranh vùng vịnh, Chiến dịch Bão Sa mạc, Chiến dịch Deliberate Force, Chiến dịch Allied Force, Chiến dịch Desert Fox và Chiến dịch Southern Watch. Hải quân Hoa Kỳ cũng tham gia vào các chiến dịch trục vớt, tìm cứu và giải cứu, đôi khi cùng với các tàu của các nước khác cũng như với tàu của Tuần duyên Hoa Kỳ. Hai thí dụ là vụ oanh tạc cơ B52 rơi ở Palomares, Almería, Tây Ban Nha vào năm 1966, và sự kiện Lực lượng Đặc nhiệm 71 của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ tham gia tìm kiếm chuyến bay 007 của Korean Air Lines bị Liên Xô bắn rơi vào ngày 1 tháng 9 năm 1983. === Thế kỷ 21 === Khi quốc gia đối đầu với một cuộc khủng hoảng thì câu hỏi đầu tiên của các nhà hoạch định chính sách là: 'các lực lượng hải quân nào đang sẵn sàng và chúng có thể vào vị trí nhanh như thế nào?' Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục là một lực lượng hỗ trợ chính yếu cho những lợi ích của Mỹ trong thế kỷ 21. Kể từ cuối chiến tranh lạnh, hải quân đã chuyển đổi sự tập trung của mình từ sẵn sàng cho các cuộc chiến tranh trên phạm vi rộng với Liên Xô sang các sứ mệnh tấn công và các chiến dịch đặc biệt trong các cuộc xung đột vùng. Hải quân Hoa Kỳ đã tham gia vào Chiến dịch Enduring Freedom, Chiến dịch Iraqi Freedom, và là một nhân tố chính trong cuộc chiến tranh chống khủng bố đang tiếp diễn. Hải quân tiếp tục phát triển với các chiến hạm và vũ khí mới, trong đó có hàng không mẫu hạm lớp Gerald R. Ford và tàu chiến hoạt động gần bờ. Năm 2007, Hải quân Hoa Kỳ đã cùng với Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và Tuần duyên Hoa Kỳ áp dụng một chiến lược mới có tên là "Chiến lược hợp tác hải lực thế kỷ 21". Chiến lược này có chú đích là nâng cao sự ngăn ngừa chiến tranh lên cùng tầm mức thông thái như việc tiến hành chiến tranh. Chiến lược này được tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ và tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đưa ra tại cuộc Hội thảo chuyên đề Hải lực Quốc tế tại Newport, Rhode Island vào ngày 17 tháng 10 năm 2007. Chiến lược này đã nhận thấy các mối liên kết kinh tế của hệ thống thế giới và cũng nhận ra rằng có sự gián đoạn vì những cuộc khủng hoảng vùng — do người hay thiên nhiên gây ra - có thể ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế Hoa Kỳ và chất lượng cuộc sống. Chiến lược mới này vạch ra hướng đi cho Hải quân, Tuần duyên và Thủy quân Lục chiến cùng làm việc chung với nhau và với các đồng sự quốc tế để ngăn chặn những cuộc khủng hoảng này từ đầu hoặc phản ứng nhanh nếu như có một cuộc khủng hoảng xảy ra để ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực đối với Hoa Kỳ. == Tổ chức == Hải quân Hoa Kỳ trực thuộc dưới quyền quản lý của Bộ Hải quân Hoa Kỳ do Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ là một người trong giới dân sự lãnh đạo. Sĩ quan cao cấp nhất của Hải quân Hoa Kỳ là tư lệnh hải quân, một vị đô đốc bốn sao và là thuộc cấp của Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Cùng lúc đó, Tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ là một trong số các tham mưu trưởng trong Bộ Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ và bộ tổng tham mưu này là bộ phận cao cấp thứ nhì của Quân đội Hoa Kỳ sau Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ mặc dù nó chỉ đóng vai trò làm cố vấn cho Tổng thống Hoa Kỳ và không nằm trong chuỗi thứ tự chỉ huy quân sự. Bộ trưởng và Tư lệnh Hải quân có trách nhiệm tổ chức, tuyển mộ, huấn luyện, và trang bị cho lực lượng hải quân sẵn sàng tác chiến dưới quyền tư lệnh của các tư lệnh thuộc các Bộ tư lệnh Tác chiến Thống nhất (tư lệnh chung cho cả hải lục không quân). === Lực lượng tác chiến === Lực lượng tác chiến của Hải quân Hoa Kỳ có 9 thành phần: Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội Hoa Kỳ (United States Fleet Forces Command), Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Bộ tư lệnh Các lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đặc trách miền Trung (United States Naval Forces Central Command), Các lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đặc trách châu Âu (United States Naval Forces Europe), Bộ tư lệnh Chiến tranh Thông tin Hải quân (Naval Network Warfare Command), Hải quân Trừ bị Hoa Kỳ (United States Navy Reserve), Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân (Naval Special Warfare Command), Lực lượng Thử nghiệm và Giám định Vận hành (Operational Test and Evaluation Force), và Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command). Các hạm đội trong Hải quân Hoa Kỳ đóng vai trò là bộ phận cung ứng lực lượng; chúng không tiến hành các chiến dịch quân sự một cách độc lập mà đúng hơn là huấn luyện và duy trì các đơn vị hải quân để sau đó cung cấp thành phần lực lượng hải quân cho mỗi Bộ tư lệnh Tác chiến Thống nhất. Tuy không công bố rộng rãi nhưng các nhóm chiến hạm rời bến tại Hoa Kỳ đi nhận nhiệm vụ tác chiến đều được xếp vào loại lực lượng đặc nhiệm khi được đặc phái đến Đệ nhị Hạm đội hay Đệ tam Hạm đội. Nếu như được đặc phái đến vùng trách nhiệm của một hạm đội mang số nào khác hơn hai hạm đội kể trên thì chúng được gọi là liên đoàn đặc nhiệm của hạm đội đó. Thí dụ, một liên đoàn đặc nhiệm hàng không mẫu hạm rời bờ biển phía đông Hoa Kỳ để đi đến Địa Trung Hải có thể khởi hành với tên gọi Liên đoàn Đặc nhiệm 20.1; khi đến Địa Trung Hải có thể trở thành Liên đoàn Đặc nhiệm 60.1. Hải quân Hoa Kỳ có 6 hạm đội hiện dịch mang số — Hạm đội 2, Hạm đội 3, Hạm đội 5, Hạm đội 6, và Hạm đội 7, mỗi hạm đội có một vị chỉ huy là phó đô đốc 3 sao. Riêng Hạm đội 4 do một chuẩn đô đốc chỉ huy. Sáu hạm đội này được chia thành các nhóm nhỏ hơn nằm dưới quyền của Bộ tư lệnh Các lực lượng Hạm đội (trước kia gọi là Hạm đội Đại Tây Dương), Hạm đội Thái Bình Dương, Các lực lượng Hải quân châu Âu, và Bộ tư lệnh Các lực lượng Hải quân miền Trung; ba bộ tư lệnh đầu tiên do các đô đốc bốn sao chỉ huy. Hạm đội 1 tồn tại sauChiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1947, nhưng sau đó được đổi tên thành Hạm đội 3 vào đầu năm 1973. Đầu năm 2008, Hải quân Hoa Kỳ đã tái lập Hạm đội 4 để nhận trách nhiệm trong vùng nằm dưới quyền chỉ huy của Bộ tư lệnh miền Nam là vùng bên trong và xung quanh Trung Mỹ và Nam Mỹ. === Cơ sở và căn cứ trên bờ === Các bộ tư lệnh đặt trách trên bờ tồn tại để hỗ trợ sứ mệnh của các hạm đội đi biển qua việc sử dụng các cơ sở vật chất trên bờ. Các cơ sở vật chất trên bờ rất là cần thiết cho các hoạt động liên tục và sẵn sàng của các lực lượng hải quân qua việc cung cấp nhiều dịch vụ như sửa chữa tàu, tiếp vận,... Nhiều bộ tư lệnh khác nhau hiện diện đã phản ánh được mức độ phức tạp của Hải quân Hoa Kỳ ngày nay gồm có các hoạt động tình báo hải quân đến viện huấn luyện nhân sự đến việc bảo trì các cơ sở vật chất. Hai bộ tư lệnh trông coi về việc sửa chữa và tiếp vận là Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân (Naval Sea Systems Command) và Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Không lực Hải quân (Naval Air Systems Command). Các bộ tư lệnh khác như Cục Tình báo Hải quân (Office of Naval Intelligence), Cơ quan Quan sát Hải quân Hoa Kỳ (United States Naval Observatory), và Đại học Chiến tranh Hải quân (Naval War College) tập trung vào chiến lược và tình báo. Các bộ tư lệnh đào tạo gồm có Trung tâm Chiến tranh Không lực và Tấn công Hải quân (Naval Strike and Air Warfare Center) và Học viện Hải quân Hoa Kỳ. Hải quân duy trì một số bộ tư lệnh các lực lượng hải quân để điều hành các cơ sở vật chất trên bờ và phục vụ như các đơn vị liên lạc với các lực lượng trên bộ địa phương thuộc không quân và lục quân. Các bộ tư lệnh này nằm dưới quyền của các tư lệnh hạm đội. Trong thời chiến tranh, tất cả các lực lượng hải quân được tăng cường để trở thành các lực lượng đặc nhiệm của một hạm đội chính. Một số bộ tư lệnh lực lượng hải quân lớn hơn tại Thái Bình Dương gồm có Các lực lượng Hải quân tại Triều Tiên (Commander Naval Forces Korea), Các lực lượng Hải quân tại Marianas (Commander Naval Forces Marianas), và Các lực lượng Hải quân tại Nhật Bản (Commander Naval Forces Japan). === Bộ tư lệnh hải vận quân sự === Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự (Military Sealift Command) không chỉ phục vụ Hải quân Hoa Kỳ mà còn phục vụ toàn thể Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong vai trò là cơ quan vận tải quân dụng đường biển. Cơ quan này vận chuyển trang bị, xăng dầu, đạn dược, và các vật liệu hàng hóa khác cho Quân đội Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Trên 95% đồ tiếp liệu cần thiết cho Quân đội Hoa Kỳ được Bộ tư lệnh Hải vận Quân sự vận chuyển. Cơ quan này có khoảng 120 tàu vận tải và khoảng 100 chiếc trừ bị. Bộ tư lệnh này là độc nhất vô nhị vì nhân lực trên các tàu của nó không phải là các quân nhân Hải quân hiện dịch mà là các nhân viên dân sự hay các thủy thủ thương mại hợp đồng. === Bộ tư lệnh chiến tranh đặc biệt hải quân === Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Special Warfare Command) được thành lập vào ngày 16 tháng 4 năm 1987 tại Căn cứ Đổ bộ Hải quân Coronado ở San Diego, California. Nó hoạt động như một thành phần hải quân của Bộ tư lệnh Hành quân Đặc biệt Hoa Kỳ (United States Special Operations Command) có tổng hành dinh ở Tampa, Florida. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân cung cấp tầm nhìn, sự lãnh đạo, hướng dẫn học thuyết, nguồn lực và tổng quan để bảo đảm cho thành phần hải quân của các lực lượng hành quân đặc biệt sẵn sàng chiến đấu, đáp ứng nhu cầu tác chiến của các tư lệnh tác chiến. Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ có tổng quân số 5.400 người trong đó có 2.450 binh sĩ SEAL và 600 binh sĩ thuộc lực lượng Special Warfare Combatant-craft Crewmen. Bộ tư lệnh này cũng duy trì một lực lượng trừ bị khoảng 1.200 binh sĩ trong đó có 325 binh sĩ SEAL, 125 binh sĩ "Special Warfare Combatant-craft Crewmen" và 775 nhân sự hỗ trợ. === Mối quan hệ với các quân chủng khác === ==== Với Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ ==== Năm 1834, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được thành lập và nằm dưới quyền của Bộ Hải quân Hoa Kỳ. Trong lịch sử, Hải quân Hoa Kỳ có mối quan hệ độc nhất với Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, một phần vì cả hai đều chuyên môn về các hoạt động trên biển. Ở cấp bậc cao nhất trong tổ chức dân sự thì Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là thành phần của Bộ Hải quân Hoa Kỳ và trực tiếp báo cáo với Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Tuy nhiên thủy quân lục chiến được xem là một quân chủng riêng biệt và không phải là một bộ phận nhỏ của Hải quân Hoa Kỳ. Sĩ quan cao cấp nhất của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ là Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ không báo cáo trực tiếp với một sĩ quan nào của Hải quân Hoa Kỳ. Những người nhận huân chương vinh dự của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ sẽ nhận được huân chương biến cách từ huân chương của Hải quân và các binh sĩ thủy quân lục chiến có quyền nhận cả huân chương Navy Cross. Học viện Hải quân Hoa Kỳ đào tạo các sĩ quan thủy quân lục chiến trong khi đó các sĩ quan hải quân tương lai phải tập huấn với các huấn luyện viên cấp hạ sĩ quan của thủy quân lục chiến tại Trường Tân binh Sĩ quan (Officer Candidate School). Không lực hải quân gồm có cả phi công, nhân viên hàng không, nhân viên phi hành của hải quân và thủy quân lục chiến. Mối quan hệ này cũng mở rộng tại chiến trường. Với vai trò là lực lượng chuyên xung kích đổ bộ, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ thường khai triển trên các tàu của Hải quân Hoa Kỳ và tấn công từ đó. Trong lúc được tàu hải quân vận chuyển thì họ phải tuân theo mệnh lệnh của các thuyền trưởng. Các phi đoàn không lực thủy quân lục chiến tập huấn và tác chiến bên cạnh các phi đoàn không lực hải quân. Họ cùng bay thực hiện các sứ mệnh tương tự và thường bay các phi vụ chung với nhau. Các loại phi đoàn không lực khác của hải quân hoạt động từ các con tàu tấn công đổ bộ sẽ hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ của thủy quân lục chiến. Các phi đoàn của cả hải quân và thủy quân lục chiến sử dụng các phương thức tác chiến giống nhau. Thủy quân lục chiến không đào tạo tuyên uý, quân y hay bác sĩ; vì thế các sĩ quan và binh sĩ hải quân nhận các trách nhiệm bỏ trống này. ==== Với Tuần duyên Hoa Kỳ ==== Mặc dù Đạo luật Posse Comitatus, ngăn cấm quân nhân liên bang hoạt động trong lĩnh vực trông coi thi hành pháp luật, chỉ áp dụng đối với không quân và lục quân nhưng luật lệ của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ yêu cầu rằng thủy quân lục chiến và hải quân phải hành động giống như là Đạo luật Posse Comitatus cũng áp dụng đối với họ. Tuần duyên Hoa Kỳ lấp vào chỗ trống này với vai trò trông coi thi hành pháp luật trên biển. Tuần duyên Hoa Kỳ gởi các phân đội thi hành pháp luật làm việc trên các tàu hải quân trong các sứ mệnh dùng tàu hải quân để chặn bắt buôn lậu, nhập cư trái phép hay các hoạt động bất hợp pháp trên biển. Vào thời chiến hoặc khi được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ thì Tuần duyên Hoa Kỳ phục vụ như một bộ phận của hải quân và chịu sự chỉ huy trực tiếp từ Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho đến khi được thuyên chuyển trở lại cho Bộ Nội an Hoa Kỳ. Những lúc khác thì các đơn vị an ninh cảng của Tuần duyên Hoa Kỳ được phái ra hải ngoại để giữ an ninh các quân cảng và cơ sở của Hoa Kỳ ở hải ngoại. Tuần duyên Hoa Kỳ cũng tham dự chung về nhân sự trong các hải đoàn và liên đoàn chiến tranh duyên hải của hải quân nhằm mục đích trông coi nỗ lực phòng vệ các khu vực gần bờ và vùng nước cạn ở hải ngoại. == Nhân sự == Hải quân Hoa Kỳ có gần 500.000 binh sĩ, khoảng một phần tư là lực lượng trừ bị sẵn sàng chiến đấu. Trong số các binh sĩ hiện dịch, trên 80% là các thủy thủ và hạ sĩ quan hải quân, khoảng 15% là các sĩ quan hải quân. Số còn lại là học viện thuộc Học viện Hải quân Hoa Kỳ và học viên Quân đoàn Huấn luyện Sĩ quan Trừ bị Hải quân Hoa Kỳ tại trên 180 viện đại học khắp Hoa Kỳ và các học viên sĩ quan khác ở Trường Tân binh Sĩ quan. === Sĩ quan === Các sĩ quan trong hải quân có cấp bậc lương từ O-1 đến O-10 trong đó bậc lương cao nhất là O-10; những người có bậc lương giữa O-1 đến O-4 được xem là các sĩ quan bậc thấp; O-5 và O-6 là cao cấp. Các sĩ quan từ bậc lương O-7 đến O-10 được gọi là các tướng soái (flag officer) hay "đô đốc". Việc thăng chức đến bậc lương O-8 (chuẩn đô đốc được dựa trên thành tích của một sĩ quan và do chính mình báo cáo và được cấp trên phê chuẩn. Việc thăng chức đến cấp phó đô đốc (O-9) và đô đốc (O-10) dựa trên vị trí công tác đặc biệt được giao phó và phải được Thượng viện Hoa Kỳ phê chuẩn. Cấp bậc trên đô đốc là thủy sư đô đốc (O-11) chỉ được gắn cho bốn sĩ quan trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai và chỉ có ý định tưởng thưởng trong lúc có chiến tranh được tuyên bố (tuyên chiến). Năm 1899, một cấp bậc thủy sư đô đốc có tên gọi tiếng Anh là "Admiral of the Navy" được tạo ra để tưởng thưởng cho đô đốc George Dewey, anh hùng của cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha nhưng với điều kiện cấp bậc này không còn hiện hữu khi ông mất. Các sĩ quan thường được chia thành hai nhóm là sĩ quan chủ lực và sĩ quan công chính. Đến lượt sĩ quan chủ lực được phân ra thành hai nhóm nhỏ là có giới hạn và không giới hạn. Sĩ quan chủ lực không giới hạn là thuộc thành phần tư lệnh tác chiến và có quyền chỉ huy các con tàu, các phi đoàn không lực, và các đơn vị hành quân đặc biệt. Các sĩ quan chủ lực có giới hạn thì tập trung vào các lĩnh vực không liên quan đến tác chiến như kỹ thuật và bảo trì; nhóm này không đủ chuẩn để chỉ huy các đơn vị tác chiến. Các sĩ quan công chính là những chuyên viên trong những lĩnh vực chuyên môn của họ và không có liên quan đến quân sự như y tế, khoa học, luật pháp hay kỹ sư công chính. === Cấp chuẩn uý === Bậc lương chuẩn uý (CWO) là từ bậc W-2 đến cao nhất W-5. Vai trò của các cấp bậc chuẩn úy Hải quân Hoa Kỳ là cung cấp sự chỉ đạo và kỹ năng cho các hoạt động cần thiết và khó khăn nhất trong một chuyên ngành kỹ thuật nào đó. Họ là những nhân tố thích hợp với các công việc mà các sĩ quan chủ lực không phục vụ tốt được vì họ chuyên môn hơn. Cấp bậc chuẩn úy là cấp bậc được thăng lên từ cấp bậc hạ sĩ quan cao cấp và phải tham dự khóa huấn luyện cấp chuẩn úy trước khi nhận nhiệm vụ cấp chuẩn uý. === Thủy thủ và hạ sĩ quan hải quân === Các thành viên thủy thủ và hạ sĩ quan Hải quân có bậc lương từ E-1 đến E-9 trong đó bậc lương cao nhất là E-9. Các thủy thủ có bậc lương từ E-4 và cao hơn được xem gọi là Petty Officers (tương đương hạ sĩ) trong khi các thủy thủ có bậc lương từ E-7 trở lên được gọi là Chief Petty Officers (trung sĩ hay thượng sĩ). Những ai chứng tỏ có thành tích tốt sẽ được tăng bậc lương. Hai bậc tăng lương nổi bật là từ cấp binh nhất hay seeman lên hạ sĩ tam cấp hay "Petty Officer Third Class" (E-3 đến E-4) và từ hạ sĩ nhất hay "Petty Officer First Class" lên trung sĩ hay "Chief Petty Officer" (E-6 đến E-7). == Các căn cứ hải quân == Vì lực lượng lớn, nhiều sứ mạng phức tạp cũng như sự hiện diện khắp trên thế giới nên Hải quân Hoa Kỳ đòi hỏi một số lượng lớn các cơ sở vật chất hải quân để hỗ trợ các hoạt động của mình. Mặc dù đa số các căn cứ nằm ở Hoa Kỳ nhưng Hải quân Hoa Kỳ cũng có nhiều cơ sở vật chất ở hải ngoại, có cả tại những lãnh thổ mà Hoa Kỳ đang kiểm soát và tại các quốc gia khác theo các thỏa ước được ký kết. === Đông Hoa Kỳ === Nơi tập trung nhiều nhất các cơ sở căn cứ của hải quân là ở Hampton Roads, Virginia. Tại đây hải quân sử dụng khoảng trên 146 km² (36.000 mẫu Anh) đất, gồm có Căn cứ Hải quân Norfolk là cảng nhà của Hạm đội Đại Tây Dương, Căn cứ Không lực Hải quân Oceana, Căn cứ Hành quân Đổ bộ Hải quân Little Creek là căn cứ của lực lượng đổ bộ hải quân, cũng như một số các xưởng đóng sửa chữa tàu thương mại và tàu hải quân để phục vụ các tàu của Hải quân Hoa Kỳ. Tiểu bang Florida là nơi có ba căn cứ hải quân lớn: Căn cứ Hải quân Mayport là căn cứ lớn thứ tư của hải quân nằm gần Jacksonville, Florida, Căn cứ Không lực Hải quân Jacksonville là căn cứ chiến tranh chống tàu ngầm, và Căn cứ Không lực Hải quân Pensacola là nơi có Bộ tư lệnh Đào tạo và Giáo dục Hải quân và có Trung tâm Huấn luyện Kỹ thuật Không lực Hải quân mà cung cấp huấn luyện đặc biệt cho các binh sĩ chuyên ngành về hàng không và cũng là căn cứ huấn luyện bay chính yếu cho Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. Các căn cứ tàu ngầm chính của Hải quân Hoa Kỳ trên bờ phía đông Hoa Kỳ được đặt tại Groton, Connecticut và Kings Bay, Georgia. Cũng có các căn cứ hải quân tại Portsmouth, New Hampshire và Brunswick, Maine. Căn cứ Hải quân Great Lakes ở phía bắc Chicago, tiểu bang Illinois là nơi có trại huấn luyện các binh sĩ tân binh của Hải quân Hoa Kỳ. === Tây Hoa Kỳ và Hawaii === Khu căn cứ phức hợp lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ là Căn cứ Vũ khí Không lực Hải quân China Lake tại tiểu bang California chiếm khoảng một diện tích 4500 km²) đất hay tương đương khoảng 1/3 toàn bộ đất sở hữu của Hải quân Hoa Kỳ. Căn cứ Hải quân San Diego, California là khu căn cứ chính của Hạm đội Thái Bình Dương (mặc dù tổng hành dinh của hạm đội được đặt tại Trân Châu Cảng). Căn cứ Không lực Hải quân North Island nằm ở phía bắc Coronado và là nơi có tổng hành dinh của Các lực lượng Không lực Hải quân và Không lực Hải quân Thái Bình Dương gồm phần lớn các phi đoàn trực thăng của Hạm đội Thái Bình Dương, và một phần của hạm đội hàng không mẫu hạm bờ Tây Hoa Kỳ. Trung tâm Chiến tranh Đặc biệt Hải quân là trung tâm đào tạo chính cho các lực lượng SEAL (lực lượng biệt kích hải quân hành quân bằng cả đường không, thủy và bộ) và cũng nằm tại Coronado. Khu vực có nhiều căn cứ hải quân khác trên duyên hải phía Tây Hoa Kỳ là Puget Sound, tiểu bang Washington. Trong số đó có Căn cứ Hải quân Everett là một trong số ít căn cứ mới và Hải quân Hoa Kỳ cho rằng cơ sở và phương tiện của nó là hiện đại nhất. Căn cứ Không lực Hải quân Fallon ở tiểu bang Nevada phục vụ với vai trò như bãi tập chính cho các phi công cường kích Hải quân Hoa Kỳ và đây cũng là nơi có Trung tâm Chiến tranh Không lực Cường kích Hải quân. Các căn cứ không lực dành cho đủ các chủng loại phi cơ (master jet base) cũng có ở California như Căn cứ Không lực Hải quân Lemoore và ở tiểu bang Washington như Căn cứ Không lực Hải quân Whidbey Island trong khi đó các hoạt động thử nghiệm bay và các loại phi cơ có hệ thống cảnh báo sớm trên hàng không mẫu hạm được đặt tại Căn cứ Không lực Hải quân Point Mugu, tiểu bang California. Lực lượng hải quân ở Hawaii có trung tâm đặt tại Căn cứ Hải quân Trân Châu Cảng là nơi có tổng hành dinh của Hạm đội Thái Bình Dương và nhiều bộ tư lệnh trực thuộc của hạm đội. === Các lãnh thổ của Hoa Kỳ === Guam, một hải đảo chiến lược nằm trong Tây Thái Bình Dương, có một lực lượng đáng kể Hải quân Hoa Kỳ trong đó có Căn cứ Hải quân Guam. Là lãnh thổ viễn tây nhất của Hoa Kỳ, Guam có một hải cảng nước sâu tự nhiên, có khả năng che chắn cho các hàng không mẫu hạm trong lúc có tình trạng khẩn cấp. Căn cứ không lực hải quân của Guam không còn được sử dụng nữa vào năm 1995 và các hoạt động bay của nó được chuyển sang Căn cứ Không quân Andersen lân cận. Puerto Rico trong vùng biển Caribbe từng là nơi có Căn cứ Hải quân Roosevelt Roads nhưng đã bị đóng vào năm 2004 ngay sau khi khu vực huấn luyện bắn đạn thật bị đóng trên đảo Vieques gần đó. === Tại các quốc gia === Căn cứ hải ngoại lớn nhất là ở Yokosuka, Nhật Bản, nơi đây phục vụ như cảng nhà cho hạm đội triển khai tiền phương lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ và là căn cứ hoạt động của hải quân trong vùng Tây Thái Bình Dương. Vào đầu năm 2013 thì 42 trong số 52 tàu hải quân của Mỹ hoạt động tại vùng Viễn Đông dùng căn cứ Yokosuka, Guam và Singapore. Các hoạt động hải quân ở châu Âu thì sử dụng các cơ sở tiện ích tại Ý (Căn cứ Hải quân Sigonella và Căn cứ Viễn thông và Điện toán Hải quân Naples, Italy), Căn cứ Hải quân Rota, Tây Ban Nha và Hy Lạp. Naples đóng vai trò là cảng nhà của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ và Bộ tư lệnh Hải quân châu Âu có căn cứ ở Gaeta. Tại Trung Đông, các cơ sở tiện ích của hải quân đặc biệt nằm gần như trong các quốc gia giáp vịnh Ba Tư. Manama, Bahrain phục vụ với vai trò là tổng hành dinh của Bộ tư lệnh Các lực lượng Hải quân Hoa Kỳ đặc trách miền Trung và Đệ ngũ Hạm đội Hoa Kỳ. Căn cứ Hải quân vịnh Guantanamo ở Cuba là cơ sở hải ngoại xưa nhất và được biết tiếng trong những năm gần đây vì đó là nơi giam giữ các nghi can khủng bố thuộc al-Qaeda. == Hoạt động giao lưu == Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tổ chức thăm và giao lưu với Hải quân với các nước kể cả với các nước không phải là đồng minh như Trung Quốc, Nga hay Việt Nam. == Các loại tàu == Tên của các tàu được ủy nhiệm (commissioned) của Hải quân Hoa Kỳ đều bắt đầu bằng ba mẫu tự "USS", viết tắt từ các chữ "United States Ship", có nghĩa là "tàu Hoa Kỳ". Các tàu do dân sự điều khiển hay các tàu không được ủy nhiệm (non-commissioned) của Hải quân Hoa Kỳ thì có tên bắt đầu bằng các mẫu tự "USNS", viết tắt từ "United States Naval Ship", có nghĩa là "tàu Hải quân Hoa Kỳ". Tên của các con tàu là do Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ chính thức chọn lựa, thường là để vinh danh một người quan trọng hay một địa danh quan trọng. Ngoài ra, mỗi con tàu đều có số hiệu thân tàu bằng mẫu tự (thí dụ như CVN hay DDG) để chỉ chủng loại và số của con tàu. Tất cả các con tàu của hải quân đều được ghi vào sổ đăng ký tàu của hải quân để theo dõi dữ liệu, thí dụ như tình trạng hiện tại của con tàu, ngày bàn giao cho hải quân, và ngày kết thúc phục vụ của nó. Các con tàu sẽ được xóa khỏi danh sách đăng ký trước khi nó bị hủy bỏ lấy sắt vụn. Hải quân cũng duy trì một hạm đội trừ bị gồm các tàu án binh bất động và sẽ sử dụng đến khi cần. Hải quân Hoa Kỳ là một trong những lực lượng hải quân đầu tiên trên thế giới gắn động cơ phản ứng hạt nhân trên các tàu hải quân. Ngày nay, năng lượng hạt nhân được dùng để chạy toàn bộ các tàu ngầm và hàng không mẫu hạm hiện dịch của Hoa Kỳ. Trong trường hợp Hàng không mẫu hạm lớp-Nimitz, hai động cơ phản ứng hạt nhân của nó cho phép nó hoạt động gần như không có giới hạn về tầm xa và cung cấp đủ điện năng cho một thành phố có 100.000 dân. Hải quân Hoa Kỳ trước đây có các tuần dương hạm và khu trục hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân nhưng bây giờ đã loại bỏ tất cả. Hải quân Hoa Kỳ cần khoảng 313 chiến hạm nhưng với ngân sách giới hạn chỉ có thể duy trì lực lượng 284 tàu. ==== Hàng không mẫu hạm ==== Vì khả năng của chúng đặt đa số các quốc gia trong tầm không kích của Hoa Kỳ nên các hàng không mẫu hạm là những lực lượng nền tảng của chiến lược răng đe và triển khai tiền phương của Hoa Kỳ. Nhiều hàng không mẫu hạm được triển khai khắp thế giới để cung cấp sự hiện diện quân sự, phản ứng nhanh với các cuộc khủng hoảng và tham dự vào các cuộc tập trận chung với các lực lượng đồng minh. Chính vì vậy mà Hải quân Hoa Kỳ ám chỉ các hàng không mẫu hạm lớp-Nimitz là 4,5 mẫu Anh lãnh thổ Mỹ lưu động và có chủ quyền". Cựu tổng thống Bill Clinton đã tóm lược tầm quan trọng của các hàng không mẫu hạm như sau khi phát biểu rằng "tại Washington, khi nghe các cuộc khủng hoảng bùng nổ thì không phải là vô ý khi câu hỏi đầu tiên từ miệng của mọi người là: chiếc hàng không mẫu hạm gần nhất là ở đâu?" Sức mạnh và sự uyển chuyển của một hàng không mẫu hạm là nằm trong các phi cơ thuộc không đoàn hàng không mẫu hạm của nó. Một không đoàn hàng không mẫu hạm gồm có cả phi cơ cánh quạt (trực thăng) và phi cơ cánh cố định (phản lực cơ) có khả năng thực hiện trên 150 phi vụ không kích ngay lập tức và tập kích trên 700 mục tiêu trong ngày. Các không đoàn hàng không mẫu hạm cũng có thể bảo vệ các lực lượng bạn, tiến hành chiến tranh điện tử, hỗ trợ các chiến dịch đặc biệt, và thực hiện các sứ mệnh tìm kiếm và cứu cấp. Ngoài ra các hàng không mẫu hạm cũng giúp thực hiện các chiến dịch trên không, phục vụ như các bộ tư lệnh cho các liên đoàn tác chiến lớn hay các lực lượng đặc nhiệm đa quốc gia. Các hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ cũng có thể làm nơi lên xuống cho các phi cơ của hải quân các quốc gia khác, thí dụ như các phi cơ Rafale của Hải quân Pháp sử dụng sàn bay hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ trong các cuộc thao vợt hải quân. Một hàng không mẫu hạm thường được triển khai cùng với một số chiến hạm khác, tạo thành một liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm. Các tàu hỗ trợ thường gồm 2 tuần dương hạm và 2 khu trục hạm có trang bị Hệ thống Chiến đấu Aegis và 1 tàu ngầm tấn công. Các tàu hỗ trợ này có nhiệm vụ bảo vệ hàng không mẫu hạm chống lại các mối đe dọa từ trên không, dưới mặt biển và trên mặt biển cũng như cung cấp thêm khả năng tác chiến của liên đoàn. Ngoài ra cũng có một tàu vận tải hỗn hợp hỗ trợ liên đoàn về mặt tiếp vận quân trang quân dụng và các thứ cần thiết khác. Lớp-Nimitz (10 chiếc đang phục vụ) Chiều dài: 333m Chiều rộng: 40,84m (sàn bay 76,8m) Trọng tải: 97000 tấn Tốc độ: 55 km/h Thủy thủ đoàn: 3200 (thủy thủ) 2480 (không đoàn) Vũ khí: tên lửa NATO Sea Sparrow, pháo Phalanx CIWS, tên lửa rolling Airframe Missile (RAM) Số máy bay: 75 Ships: USS Nimitz (CVN 68) Bremerton, Wash. USS Dwight D. Eisenhower (CVN 69), Norfolk, Va. USS Carl Vinson (CVN 70), San Diego, Calif. USS Theodore Roosevelt (CVN 71), Norfolk, Va. USS Abraham Lincoln (CVN 72), Everett, Wash. USS George Washington (CVN 73), Yokosuka, Japan USS John C. Stennis (CVN 74), Bremerton, Wash. USS Harry S. Truman (CVN 75), Norfolk, Va. USS Ronald Reagan (CVN 76), San Diego, Calif. USS George H.W. Bush (CVN 77), Norfolk, Va. Lớp-Gerald R. Ford (2 đang được đóng) Chiều dài: 327, 6m Chiều rộng: 40,2m (sàn bay 77,8m) Trọng tải: 100.000 tấn Thủy thủ đoàn: 4660 người Vũ khí: tên lửa Evolved Sea Sparrow, tên lửa Rolling Airframe, pháo Phalanx CIWS Số máy bay: 85 Ships: PCU Gerald R. Ford (CVN 78) PCU John F. Kennedy (CVN 79) [ Đang đóng ] ==== Các tàu đổ bộ ==== === Tàu tiến công đổ bộ (Amphibious Assault Ships - LHA/LHD/LHA(R)) === Là lực lượng nòng cốt của chiến tranh đổ bộ Hoa Kỳ. Các tàu này lấp đầy chỗ trống sức mạnh tương tự như các hàng không mẫu hạm, chỉ khác một điều là lực lượng tấn công của chúng là các lực lượng trên bộ (trực thăng trên các tàu được dùng để đổ bộ binh sĩ) hơn là các phi cơ. Các tàu này cung cấp, chỉ huy, điều hợp và hỗ trợ toàn diện cho tất cả thành phần của một đơn vị Thủy quân Lục chiến Viễn chinh Hoa Kỳ gồm khoảng 1900 binh sĩ trong một cuộc tấn công sử dụng cả các loại xe và phi cơ đổ bộ. Giống như những hàng không mẫu hạm loại nhỏ, các tàu tiến công đổ bộ có khả năng thực hiện các chiến dịch sử dụng loại phi cơ cánh cố định lên xuống thẳng đứng, phi cơ cất và hạ cánh sử dụng đường băng ngắn hay các loại phi cơ cánh quạt. Chúng cũng có một sàn sát mặt nước để hỗ trợ cho việc sử dụng các tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí (landing craft air cushion) và các loại xuồng tấn công đổ bộ khác. Hiện tại các tàu tiến công đổ bộ đã bắt đầu được triển khai như lực lượng trung tâm của một liên đoàn viễn chinh tấn công. Một liên đoàn viễn chinh tấn công thường gồm có tàu tấn công đổ bộ, tàu vận tải đổ bộ (amphibious transport dock), tàu bến đổ bộ (Dock Landing Ship)phục vụ chiến tranh đổ bộ và một tuần dương hạm,1 khu trục hạm có trang bị hệ thống Aegis, 1 tàu khinh hạm và tàu ngầm tấn công để phòng vệ cho liên đoàn. Ngoài ra còn có các máy bay cường kích cất cánh ngắn /hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harrier II, trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, trực thăng vận tải CH-53E Super Stallion, CH-46D Sea Knight. Các tàu tiến công đổ bộ thường được đặt tên theo các hàng không mẫu hạm nổi tiếng thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu tấn công đổ bộ lớp Tarawa Tổng số: 2 chiếc đang phục vụ: Trọng tải 39.400 tấn Tốc độ 44 km/h Chiều dài 249,9 M Chiều rộng 31,8m Thủy thủ đoàn gồm 964 (82 sĩ quan) 1900 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm có: 2 dàn tên lửa RAM, 2 pháo Phalanx 20 mm CIWS 3 súng.50 cal., 4 súng 25mm Mk 38. Số máy bay: 6 máy bay cường kích 6 AV-8B Harrier,4 trực thănh tấn công AH-1W Super Cobra, 12trực thăng vận tảihạng nhẹ CH-46 SeaKnight 4 trực thăng hạng trung CH-53E Sea Stallion, 3 trựcthăng UH-1N Huey, 1 tàu đệm hơi đổ bộ, 2-4 tàu phương tiện đổ bộ Ships: USS Nassau (LHA 4) Norfolk, VA; USS Peleliu (LHA 5) San Diego, CA Tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp: 8 chiếc đang phục vụ Chiều dài: 235,2m Chiều rộng:31,8 m Trọng tải:41000 tấn Tốc độ:38 km/h Thủy thủ đoàn: 1070 (66 sĩ quan) 1900 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm 2 dàn tên lửa RAM, 2 dàn tên lửa NATO Sea Sparrow,3 pháo 20mm Phalanx CIWS (2 ở LHD 5-8), 4 súng máy.50 cal, 4 súng máy 25 mm Mk 38 (LHD 5-8 có 3 súng 25 mm Mk 38). Máy bay: 6 máy bay cường kích 6 AV-8B Harrier, 4 trực thănh tấn công AH-1W Super Cobra, 12 trực thăng vận tải hạng nhẹ CH-46 Sea Knight, 4 trực thăng hạng trung CH-53E Sea Stallion, 3 trực thăng UH-1N Huey, 3 tàu đệm hơi đổ bộ hoặc 2 tàu phương tiện đổ bộ Ships: USS Wasp (LHD 1) Norfolk, VA USS Essex (LHD 2) Sasebo, Japan USS Kearsarge (LHD 3) Norfolk, VA USS Boxer (LHD 4) San Diego, CA USS Bataan (LHD 5) Norfolk, VA USS Bonhomme Richard (LHD 6) San Diego, CA USS Iwo Jima (LHD 7) Norfolk, VA USS Makin Island (LHD 8) San Diego, CA Tàu tấn công đổ bộ lớp America: 1 đang được đóng Chiều dài: 257.3m Chiều rộng: 32.3m Trọng tải: 44.971 tấn Tốc độ: 38 km/h Thủy thủ đoàn: 1059 (65 sĩ quan), 1900 lính thủy đánh bộ Vũ khí: 2 dàn tên lửa Rolling Airframe Missile (RAM), 2 dàn tên lửa Seasparrow Missile (với Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM)); 2 pháo 20mm Phalanx CIWS, 7 súng máy twin.50 cal Máy bay: F-35B Joint Strike Fighters (JSF) STOVL aircraft; Máy bay vận tải lai trực thăng MV-22 Osprey VTOL tiltrotors; trực thăng vận tải CH-53E Sea Stallion, UH-1Y Huey; Trực thăng tấn công AH-1Z Super Cobra; trực thăng chống ngầm MH-60S Seahawk === Tàu vận tải đổ bộ (amphibious transport dock) === Là loại chiến hạm mà có khả năng chở, vận chuyển, và đổ bộ thủy quân lục chiến, tiếp liệu và trang bị với vai trò hỗ trợ trong các sứ mệnh chiến tranh đổ bộ từ biển vào. Với một sàn bay, các tàu vận tải đổ bộ cũng có khả năng phục vụ như một tàu hàng không thứ hai hỗ trợ cho một liên đoàn viễn chinh. Tất cả các tàu vận tải đổ bộ có thể chở các trực thăng, các tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí hay các loại xe lội nước đổ bộ thông thường khác. Các tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio mới đã được thiết kế đặc biệt để vận chuyển tất cả ba thành phần lưu động của thủy quân lục chiến: xe chiến đấu viễn chinh, phi cơ có cánh quạt di động V-22 Osprey và tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí như đã được nói ở trên. Các tàu vận tải đổ bộ được đặt tên của các thành phố, ngoại trừ tàu USS Mesa Verde (LPD-19) được đặt tên của Công viên Quốc gia Mesa Verde ở tiểu bang Colorado, và hai chiếc khác được đặt tên để tưởng niệm nạn nhân vụ tấn công 11 tháng 9: USS New York (LPD-21) cho tiểu bang New York, và USS Somerset (LPD-25) cho Quận Somerset, Pennsylvania. Tàu vận tải đổ bộ lớp Austin: 3 đang phục vụ Chiều dài:171m Chiều rộng: 25,2m Trọng tải: 17000 tấn Tốc độ:38,7 km/h Thủy thủ đoàn:420 người (24 sĩ quan) 900 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm: 2 pháo 25mm Mk 38,2 pháo phòng không Phalanx CIWS và 8 súng máy.50-calibre. Số máy bay: 6 trực thăng CH-46 Sea King Ships: USS Cleveland (LPD 7) San Diego, CA USS Denver (LPD 9) Sasebo, Japan USS Dubuque (LPD 8) San Diego, CA Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio: 9 đang phục vụ Chiều rộng: 208,5m Chiều rộng: 31,9m Trọng tải 25.586 tấn Tốc độ 40 km/h Thủy thủ đoàn 360 (28 sĩ quan) 800 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm: 2 pháo MK 46 Mod; 2 bệ phóng tên lửa Rolling Airframe: 9 súng máy.50 calibre. Số trực thăng: 2 trực thăng vận tải CH53E Super Stallion hay 2 MV-22 Osprey tilt hoặc 4 CH-46 Sea Knight, 1 trực thăng tấn công AH-1 hay UH-1. 2 tàu đệm hơi hoặc 1 tàu đổ bộ, 14 xe tăng Expeditionary Ships: USS San Antonio (LPD 17) Norfolk, VA USS New Orleans (LPD 18) San Diego, CA USS Mesa Verde (LPD 19) Norfolk, VA USS Green Bay (LPD 20) San Diego, CA USS New York (LPD 21) Norfok, VA USS San Diego (LPD 22), San Diego, CA USS Anchorage (LPD 23), San Diego, CA USS Arlington (LPD 24),Norfok, VA USS Somerset (LPD25), === Tàu bến đổ bộ (dock landing ship) === Là loại tàu vận tải đổ bộ loại trung được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ và chuyên chở các tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí mặc dù nó cũng có thể chở các loại xe lội nước tấn công đổ bộ khác của Hoa Kỳ. Tàu bến đổ bộ thường được triển khai trong vai trò là một thành phần của đội tàu tấn công đổ bộ của một liên đoàn viễn chinh tấn công. Chúng hoạt động như một sàn đổ bộ thứ hai của các tàu đổ bộ chạy trên đệm không khí. Tất cả các tàu bến đổ bộ được đặt tên địa danh của Hoa Kỳ. Tàu bến đổ bộ lớp Whidbey Island: 8 đang phục vụ Chiều dài: 185,6m Chiều rộng: 25,2m Trọng tải: 15.939 Tốc độ 38: km/h Thủy thủy đoàn: 413 (22 sĩ quan) 504 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm 2 súng 25mm MK 38, 2 pháo 20mm Phalanx CIWS, 6 súng.50 cal, 2 dàn tên lửa Rolling Airframe Missile (RAM). 4 tàu đổ bộ đệm hơi Ships: USS Whidbey Island (LSD 41) Little Creek, VA USS Germantown (LSD 42) Sasebo, Japan USS Fort McHenry (LSD 43) Little Creek, VA USS Gunston Hall (LSD 44) Little Creek, VA USS Comstock (LSD 45) San Diego, CA USS Tortuga (LSD 46) Sasebo, Japan USS Rushmore (LSD 47) San Diego, CA USS Ashland (LSD 48) Little Creek, VA Tàu bến đổ bộ lớp Harpers Ferry: 4 đang phục vụ Chiều dài: 185,6m Chiều rộng: 25,2m Trọng tải: 16.708 tấn Tốc độ: 38 km/h Thủy thủ đoàn: 419 (22 sĩ quan) 504 lính thủy đánh bộ. Vũ khí gồm: 2 súng 25mm MK 38, 2 pháo 20mm Phalanx CIWS, 6 súng máy.50 cal, 2 dàn tên lửa Rolling Airframe Missile (RAM). 2 tàu đổ bộ đệm hơi Ships: USS Harpers Ferry (LSD 49) San Diego, CA USS Carter Hall (LSD 50) Little Creek, VA USS Oak Hill (LSD 51) Little Creek, VA USS Pearl Harbor (LSD 52) San Diego, CA Tàu chỉ huy đổ bộ lớp Blue Ridge (Amphibious Command Ships - LCC): 2 hiện dịch Chiều dài: 634 feet (190 m). Chiều rộng: 108 feet (32 m). Trọng tải: 18,874 tấn Tốc độ: 42.4 km/h Thủy thủ đoàn: 842 (52 sĩ quan) Trực thăng: tất cả các loại trừ CH-53 Sea Stallion Ships: USS Blue Ridge (LCC 19), Yokosuka, Japan USS Mount Whitney (LCC 20), Gaeta, Italy ==== Lực lượng tàu tấn công, hộ tống ==== === Tuần dương hạm (Cruisers - CG) === Là một chiến hạm nổi lớn, được dùng trong chiến tranh chống tên lửa và phi cơ, chống chiến hạm nổi và cả tàu ngầm. Chúng thường hoạt động chiến đấu độc lập hay là một phần tử của một lực lượng đặc nhiệm lớn hơn. Các tuần dương hạm hiện đại có trang bị tên lửa điều khiển được phát triển vì nhu cầu của Hải quân Hoa Kỳ phải đối phó với mối đe dọa của các tên lửa chống tàu. Việc này dẫn đến việc phát triển radar AN/SPY-1 và tên lửa Standard 2 cùng với Hệ thống Chiến đấu Aegis để điều hợp cả hai. Các tuần dương hạm lớp-Ticonderoga đã trở thành những chiến hạm đầu tiên được trang bị với hệ thống Aegis và được triển khai chính yếu với vai trò phòng không và chống tên lửa trong nhiệm vụ bảo vệ lực lượng tác chiến. Các phát triển sau này về hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng và tên lửa Tomahawk đã cho phép các tuần dương hạm thêm khả năng tấn công trên biển và trên bộ ở tầm xa và biến chúng có khả năng thực hiện những chiến dịch cả về phòng vệ lẫn tấn công. Tuần dương hạm lớp Ticonderoga: 22 đang phục vụ Chiều dài: 170m Chiều rộng: 16,5m Trọng tải: 9,600 tấn Tốc độ: 55 km/h Thủy thủ: 24 sĩ quan, 340 lính Vũ khí: Tên lửa phòng không Standard Missile (MR); tên lửa chống ngầm ASROC (VLA),tên lửa hành trình Tomahawk, 6 ống phóngngư lôi MK-46 (3 mỗi bên tàu),2 pháo MK 45 5-inch/54,2 pháo Phalanx Trực thăng: 2 trực thăng SH-60 Seahawk (LAMPS III). Ships: USS Bunker Hill (CG 52), San Diego, CA USS Mobile Bay (CG 53), San Diego, CA USS Antietam (CG 54), San Diego, CA USS Leyte Gulf (CG 55), Norfolk, VA USS San Jacinto (CG 56), Norfolk, VA USS Lake Champlain (CG 57), San Diego, CA USS Philippine Sea (CG 58), Mayport, FL USS Princeton (CG 59), San Diego, CA USS Normandy (CG 60), Norfolk, VA USS Monterey (CG 61), Norfolk, VA USS Chancellorsville (CG 62), San Diego, CA USS Cowpens (CG 63), Yokosuka, Japan USS Gettysburg (CG 64), Mayport, FL USS Chosin (CG 65), Pearl Harbor, HI USS Hue City (CG 66), Mayport, FL USS Shiloh (CG 67), Yokosuka, Japan USS Anzio (CG 68), Norfolk, VA USS Vicksburg (CG 69), Mayport, FL USS Lake Erie (CG 70), Pearl Harbor, HI USS Cape St. George (CG 71), San Diego, CA USS Vella Gulf (CG 72), Norfolk, VA USS Port Royal (CG 73), Pearl Harbor, HI === Khu trục hạm (Destroyers - DDG) === Là chiến hạm nổi đa dụng loại trung, có khả năng hoạt động lâu dài trong các chiến dịch tấn công chống tàu ngầm, chống tàu nổi, phòng không. Không như tuần dương hạm, các khu trục hạm có tên lửa điều khiển của Hải quân Hoa Kỳ được tập trung chính yếu để tấn công tàu nổi bằng tên lửa Tomahawk và phòng vệ hạm đội bằng hệ thống tác chiến Aegis và tên lửa Standard. Ngoài ra các khu trục hạm cũng chuyên dụng trong chiến tranh chống tàu ngầm và được trang bị tên lửa VLA và trực thăng LAMPS Mk III Sea Hawk để truy tìm các mối đe dọa từ dưới mặt nước. Khi được triển khai với một liên đoàn tấn công hàng không mẫu hạm hoặc liên đoàn tấn công viễn chinh, các khu trục hạm và các tuần dương hạm có trang bị hệ thống Aegis có nhiệm vụ chính yếu là bảo vệ hạm đội trong khi đó cũng cung cấp khả năng hỏa lực tấn công thứ hai. Các khu trục hạm thường được đặt tên các nhân vật hải quân quan trọng và các anh hùng kể từ chiếc USS Bainbridge (DD-1). Khu trục hạm lớp Arleigh Burke: 62 hiện dịch (3 đang được đóng) Chiều dài: từ DDG 51-78: 505 feet (153.92 m), từ DDG 79: 509½ feet (155.29 m). Chiều rộng: 59 feet (18 m). Trọng tải: từ DDG 51- 71: 8230 tấn; từ DDG 72 - 78: 8637 tấn; từ DDG 79: 9496 tấn Tốc độ: 56 km/h Thủy thủ đoàn: 276 Vũ khí: tên lửa Standard (SM-2MR); tên lửa chống ngầm ASROC (VLA); tên lửa hành trình Tomahawk; 6 ống phóng ngư lôi MK-46; pháo Phalanx (CIWS), 1 pháo 5" MK 45,tên lửa Evolved Sea Sparrow (ESSM) (từ DDG 79 về sau) Trực thăng: 2 trực thăng LAMPS MK III MH-60 B/R có tên lửa Penguin/Hellfire và ngư lôi MK 46/MK 50 Ships: USS Arleigh Burke (DDG 51), Norfolk, VA USS Barry (DDG 52), Norfolk, VA USS John Paul Jones (DDG 53), San Diego, CA USS Curtis Wilbur (DDG 54), Yokosuka, Japan USS Stout (DDG 55), Norfolk, VA USS John S McCain (DDG 56), Yokosuka, Japan USS Mitscher (DDG 57), Norfolk, VA USS Laboon (DDG 58), Norfolk, VA USS Russell (DDG 59), Pearl Harbor, HI USS Paul Hamilton (DDG 60), Pearl Harbor, HI USS Ramage (DDG 61), Norfolk, VA USS Fitzgerald (DDG 62), Yokosuka, Japan USS Stethem (DDG 63), Yokosuka, Japan USS Carney (DDG 64), Mayport, FL USS Benfold (DDG 65), San Diego, CA USS Gonzalez (DDG 66), Norfolk, VA USS Cole (DDG 67), Norfolk, VA USS The Sullivans (DDG 68), Mayport, FL USS Milius (DDG 69), San Diego, CA USS Hopper (DDG 70), Pearl Harbor, HI USS Ross (DDG 71), Norfolk, VA USS Mahan (DDG 72), Norfolk, VA USS Decatur (DDG 73), San Diego, CA USS McFaul (DDG 74), Norfolk, VA USS Donald Cook (DDG 75), Norfolk, VA USS Higgins (DDG 76), San Diego, CA USS O'kane (DDG 77), Pearl Harbor, HI USS Porter (DDG 78), Norfolk, VA USS Oscar Austin (DDG 79), Norfolk, VA USS Roosevelt (DDG 80), Mayport, FL USS Winston S Churchill (DDG 81), Norfolk, VA USS Lassen (DDG 82), Yokosuka, Japan USS Howard (DDG 83), San Diego, CA USS Bulkeley (DDG 84), Norfolk, VA USS McCampbell (DDG 85), Yokosuka, Japan USS Shoup (DDG 86), Everett, WA USS Mason (DDG 87), Norfolk, VA USS Preble (DDG 88), San Diego, CA USS Mustin (DDG 89), Yokosuka, Japan USS Chafee (DDG 90), Pearl Harbor, HI USS Pinckney (DDG 91), San Diego, CA USS Momsen (DDG 92), Everett, WA USS Chung-Hoon (DDG 93), Pearl Harbor, HI USS Nitze (DDG 94), Norfolk, VA USS James E Williams (DDG 95), Norfolk, VA USS Bainbridge (DDG 96), Norfolk, VA USS Halsey (DDG 97), San Diego, CA USS Forrest Sherman (DDG 98), Norfolk, VA USS Farragut (DDG 99), Mayport, FL USS Kidd (DDG 100), San Diego, CA USS Gridley (DDG 101), San Diego, CA USS Sampson (DDG 102), San Diego, CA USS Truxtun (DDG 103), Norfolk, VA USS Sterett (DDG 104), San Diego, CA USS Dewey (DDG 105), No homeport USS Stockdale (DDG 106), San Diego, CA USS Gravely (DDG 107), Norfolk, VA USS Wayne E. Meyer (DDG 108), San Diego, CA USS Jason Dunham (DDG 109), Norfolk, VA USS William P. Lawrence (DDG 110), San Diego, CA USS Spruance (DDG 111), San Diego, CA PCU Michael Murphy (DDG 112), Pearl Harbor, HI DDG-113-115: đang đóng Khu trục hạm lớp Zumwalt: 3 đang đóng chiều dài: 600 ft (182,4m) Chiều rộng: 80.7 ft (24,3m) Trọng tải: 15482 tấn Tôc độ: 54 km/h Thủy thủ đoàn: 148 Vũ khí: 80 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa Standard, Tomahawk, Evolved sea sparrow, 2 pháo Ags 155mm, 2 pháo 57mm (CIWS) Trực thăng: 2 MH60R hay 1 MH60R và 3 máy bay không người lái VTUAVs Ships: PCU Zumwalt (DDG 1000) - đang đóng PCU Michael Monsoor (DDG 1001) - đang đóng PCU Lyndon B. Johnson (DDG 1002), đang đóng === Khinh hạm (frigate) === Chính yếu dùng cho chiến tranh chống tàu ngầm trong các liên đoàn tác chiến hàng không mẫu hạm hay các liên đoàn viễn chinh đổ bộ. Các tàu này được dùng để hộ tống có vũ trang cho các đoàn tàu tiếp vận và hàng hải thương mại. Chúng được thiết kế để bảo vệ các chiến hạm bạn chống các tàu ngầm địch trong các môi trường đe dọa trung và thấp bằng các thủy lôi và trực thăng LAMPS. Khi đi đơn lẻ, các khu trục hạm nhỏ này có thể thực hiện các nhiệm vụ chống thuốc phiện và các hoạt động chặn bắt khác ngoài khơi. Hải quân Hoa Kỳ có ý định loại bỏ và thay thế các tàu thuộc lớp hiện tại bằng loại khinh tốc hạm (Littoral Combat Ship Class - LCS) vào năm 2020. Khinh hạm lớp Oliver Hazard Perry: 17 hiện dịch Chiều dài: 445 feet (133.5 mn); 453 feet (135.9 m) các tàu FFG 8, 28, 29, 32, 33, 36-61 Chiều rộng: 45 feet (13.5 m). Trọng tải: 4100 tấn Tốc độ: 54 km/h. Thủy thủ: 215 (17 sĩ quan) Vũ khí: 6 ống phóng ngư lôi; 1 pháo 76 mm (3-inch)/62 caliber MK 75; 1 pháo Phalanx CIWS Trực thăng: 2 trực thăng chống ngầm SH-60 (LAMPS III) từ FFG 8, 28, 29, 32, 33, 36-61 1 SH-2 (Lamps Mk-I) từ FFG 9-19, 30, 31. Ships: USS Halyburton (FFG 40), Mayport, FL USS McClusky (FFG 41),san Diego, CA USS Thach (FFG 43), San Diego, CA USS De Wert (FFG 45), Mayport, FL USS Rentz (FFG 46), San Diego, CA USS Nicholas (FFG 47), Norfolk, VA USS Vandegrift (FFG 48), San Diego, CA USS Robert G. Bradley (FFG 49), Mayport, FL USS Taylor (FFG 50), Mayport, FL USS Gary (FFG 51), San Diego, CA USS Ford (FFG 54), Everett, WA USS Elrod (FFG 55), Norfolk, VA USS Simpson (FFG 56), Mayport, FL USS Samuel B. Roberts (FFG 58), Mayport, FL USS Kauffman (FFG 59), Norfolk, VA USS Rodney M. Davis (FFG 60), Everett, WA USS Ingraham (FFG 61), Everett, WA === Duyên hải hạm (Littoral Combat Ship Class - LCS) === Là loại tàu cao tốc hoạt động ở vùng biển nông cũng như đại dương.Chuyên chống tàu ngầm chạy điện, tàu đổ bộ và thủy lôi. Tàu này trang bị vũ khí có thể thay đôi theo từng nhiệm vụ và được điều khiển bởi những nhóm thủy thủ khác nhau Duyên hải hạm lớp Freedom: 2 hiện dịch, 2 đang đóng Chiều dài: 378 ft. (115.3 m) Chiều rộng: 57.4 ft. (17.5 m) Trọng tải: 3000 tấn Mớn nước: 12.8 ft. (3.9 m) Tốc độ: 72 km/h Vũ khí: pháo hoàn toàn tự động MK110-57mm, súng máy.50 caliber (12.7mm), dàn tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Airframe Missile), pháo MK 15 Phalanx (CIWS) Trực thăng: MH-60S và trục thăng không người lái MQ-8B Fire Scout Ships: USS Freedom (LCS 1), San Diego, CA. PCU Fort Worth (LCS 3) San Diego, CA. PCU Milwaukee (LCS 5) San Diego, CA. - đang đóng PCU Detroit (LCS 7) - đang đóng Duyên hải hạm lớp Independence: 2 hiện dịch, 2 đang đóng Chiều dài: 419 ft. (127.6 m) Chiều rộng: 103.7 ft. (31.6 m) Trọng tải: 3,000 tấn Mớn nước: 14.1 ft (4.3 m) Tốc độ: 90 km/h Vũ khí: pháo hoàn toàn tự động MK110-57mm, súng máy.50 caliber (12.7mm), dàn tên lửa RIM-116 RAM (Rolling Airframe Missile), pháo MK 15 Phalanx (CIWS) Trực thăng: MH-60S và trục thăng không người lái MQ-8B Fire Scout Ships: PCU Coronado ((LCS 4)) San Diego, CA. PCU Jackson ((LCS 6)) San Diego, CA. - đang đóng PCU Montgomery ((LCS 8)) - đang đóng USS Independence (LCS 2) San Diego, CA. === Tàu tuần tra ven biển lớp Cyclone (Patrol Coastal Ships - PC) === 10 chiếc hiện dịch (sẽ được thay thế bằng loại Littoral Combat Ship Class - LCS trong tương lai) Chiều dài: 179 feet (51.82m). Chiều rộng: 25 feet (7.62 m). Trọng tải: 380 tấn Tốc độ: 65 km/h. Thủy thủ đoàn: 28 (4 sĩ quan) Vũ khí: 1 súng MK 96, 1 súng máy MK 38 25mm; 5 súng máy.50 caliber,2 súng phóng lựu tự động MK 19 40mm; 2 súng máy M-60 Ships: USS Tempest (PC 2), Little Creek, VA USS Hurricane (PC 3), Little Creek, VA USS Monsoon (PC 4), Little Creek, VA USS Typhoon (PC 5), Manama, Bahrain USS Sirocco (PC 6), Manama, Bahrain USS Squall (PC 7), Little Creek, VA USS Zephyr (PC 8), Little Creek, VA USS Chinook (PC 9), Manama, Bahrain USS Firebolt (PC 10), Manama, Bahrain USS Whirlwind (PC 11), Manama, Bahrain USS Thunderbolt (PC 12), Little Creek, VA USS Shamal (PC 13), Little Creek, VA. USS Tornado (PC 14), Little Creek, VA Tất cả các thiết giáp hạm của Hoa Kỳ đã không còn hoạt động trong hải quân và bị loại khỏi danh sách đăng ký tàu của Hải quân Hoa Kỳ. Chúng được thiết kế để chống các tàu khác trong chiến tranh mở rộng trên biển. Các thiết giáp hạm từng là các tàu quan trọng và lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ cho đến giữa thế kỷ 20. Sự trỗi dậy của các hàng không mẫu hạm trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến cho các thiết giáp hạm càng trở nên ít quan trọng nên Hải quân Hoa Kỳ đã chuyển chúng sang vai trò hộ tống và hỗ trợ hỏa lực. Sau một thời gian dài không hoạt động, các thiết giáp hạm lớp Iowa được tái sử dụng vào thập niên 1980 để gia tăng lực lượng cho hải quân và chúng được nâng cấp với tên lửa hành trình Tomahawk. Chúng lại bị giải thể lần cuối cùng vào đầu thập niên 1990, một phần vì giá bảo trì cao và chiến tranh lạnh kết thúc. Tất cả các thiết giáp hạm trừ chiếc USS Kearsarge (BB-5) đều được đặt tên của các tiểu bang Hoa Kỳ. ==== Lực lượng tàu ngầm ==== Nhiệm vụ chính yếu của các tàu ngầm trong Hải quân Hoa Kỳ là theo dõi tình hình trong thời bình, thực hiện việc thám thính và tình báo, tham gia các chiến dịch đặc biệt, sẵn sàng tấn công chính xác, tham gia vào các chiến dịch của các liên đoàn tác chiến, và kiểm soát các vùng biển. Hải quân Hoa Kỳ sử dụng 3 loại tàu ngầm: tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN), tàu ngầm tên lửa điều khiển (SSGN) và tàu ngầm tấn công (SSN). Các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chỉ có một sứ mệnh là thực hiện phóng tên lửa Trident. Các tàu tên lửa điều khiển thực hiện sứ mệnh tấn công và chiến dịch đặc biệt. Các tàu ngầm tấn công có một số sứ mệnh chiến thuật bao gồm đánh chìm các tàu nổi và các tàu ngầm khác, phóng tên lửa hành trình, thu thập tình báo, và hỗ trợ cho các chiến dịch đặc biệt. === Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio (SSBN) === 14 hiện dịch chiều dài: 560 feet (170.69 m). Chiều rộng: 42 feet (12.8 m). Trọng tải: 16,764 tấn khi nổi; 18,750 tấn khi chìm. Tốc độ: 20+ knots (36.8+ km/h). Thủy thủ đoàn: 155 (15 sĩ quan) Vũ trang: 24 ống phóng tên lửa đạn đạo hạt nhân trident II,ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng Ships: USS Henry M. Jackson (SSBN 730), Bangor, WA USS Alabama (SSBN 731), Bangor, WA USS Alaska (SSBN 732), Kings Bay, GA USS Nevada (SSBN 733), Bangor, WA USS Tennessee (SSBN 734), Kings Bay, GA USS Pennsylvania (SSBN 735), Bangor, WA USS West Virginia (SSBN 736), Portsmouth, VA USS Kentucky (SSBN 737), Bangor, WA USS Maryland (SSBN 738), Kings Bay, GA USS Nebraska (SSBN 739), Bangor, WA USS Rhode Island (SSBN 740), Kings Bay, GA USS Maine (SSBN 741), Bangor, WA USS Wyoming (SSBN 742), Kings Bay, GA USS Louisiana (SSBN 743), Bangor, WA === Tàu ngầm vũ trang tên lửa có điều kiển (SSGN) === 4 tàu (được cải tiến từ tàu lớp Ohio) chiều dài: 560 feet (170.69 m). Chiều rộng: 42 feet (12.8 m). Trọng tải: 16,764 tấn khi nổi; 18,750 tấn khi chìm. Tốc độ: 20+ knots (36.8+ km/h). Thủy thủ đoàn: 159 (15 sĩ quan) Vũ trang: 154 tên lửa Tomahawk, ngư lôi hạng nặng Mk48 với 4 ống phóng Ships: USS Ohio (SSGN 726), Bangor, WA USS Michigan (SSGN 727), Bangor, WA USS Florida (SSGN 728), Kings Bay, GA USS Georgia (SSGN 729), Kings Bay, GA === Tàu ngầm tấn công (SSN) === Tổng số: 55 tàu Tàu ngầm lớp Seawolf: 3 tàu chiều dài: SSN 21 và 22: 353 feet (107.6 m),SSN 23: 453 feet (138.07 m) Chiều rộng: 40 feet (12.2 m) Trọng tải: SSNs 21 and 22: 9,138 tấn khi chìm SSN 23: 12,158 tấn khi chìm Tốc độ: (46.3+ km/h) Thủy thủ đoàn: 140 (14 sĩ quan) Vũ khí: tên lửa Tomahawk, ngư lôi hạng nặng MK48 với 8 ống phóng Ships: USS Seawolf (SSN 21), Bangor, WA USS Connecticut (SSN 22), Bangor, WA USS Jimmy Carter (SSN 23), Bangor, WA Tàu ngầm lớp Virginia: 10 hiện dịch, 6 đang được đóng Chiều dài: 377 feet (114.8 m) Chiều rộng: 33 feet (10.0584 m) Trọng tải: 7,800 tấn khi chìm Tốc độ: (46.3+ kph) Thủy thủ đoàn: 132 (15 sĩ quan) Vũ khí: tên lửa Tomahawk với 12 ống phóng thẳng đứng (VLS), ngư lôi hạng nặng MK48 ADCAP với 4 ống phóng Ships: USS Virginia (SSN 774), Portsmouth, N.H. USS Texas (SSN 775), Pearl Harbor, Hawaii USS Hawaii (SSN 776), Pearl Harbor, Hawaii USS North Carolina (SSN 777), Pearl Harbor, Hawaii USS New Hampshire (SSN 778), Groton, Conn. USS New Mexico (SSN 779), Groton, Conn. USS Missouri (SSN 780), Groton, Conn. USS California (SSN 781), Groton, Conn. Mississippi (SSN 782), Groton, Conn. Minnesota (SSN 783),Groton, Conn. North Dakota (SSN 784) - Bắt đầu đóng tháng 3/ 2009. John Warner (SSN-785) - Bắt đầu đóng tháng 3/ 2010 Illinois (SSN 786) - Bắt đầu đóng tháng 3/ 2011 Washignton (SSN 787) - Bắt đầu đóng tháng 3/ 2011 Colorado (SSN 788) - Bắt đầu đóng tháng 3/2012 Indiana (SSN 789) - No homeport, construction began September 2012 Tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles: 42 hiện dịch Chiều dài: 360 feet (109.73 m) Chiều rộng: 33 feet (10.06 m) Trọng tải: 6,900 tấn khi chìm Tốc độ: 46.3 +km/h Thủy thủ đoàn: 143 (16 sĩ quan) Vũ khí: tên lửa Tomahawk với ống phóng VLS (từ SSN 719), ngư lôi hạng nặng MK48 với 4 ống phóng Ships: USS Bremerton (SSN 698), Pearl Harbor, HI USS Jacksonville (SSN 699), Pearl Harbor, HI USS Dallas (SSN 700), Groton, CT USS La Jolla (SSN 701), Pearl Harbor, HI USS City of Corpus Christi (SSN 705), Pearl Harbor, Hawaii USS Albuquerque (SSN 706), San Diego, CA USS San Francisco (SSN 711), San Diego, CA USS Houston (SSN 713), Guam USS Norfolk (SSN 714), Norfolk, VA USS Buffalo (SSN 715), Guam USS Olympia (SSN 717), Pearl Harbor, HI USS Providence (SSN 719), Groton, CT USS Pittsburgh (SSN 720), Groton, CT USS Chicago (SSN 721), Pearl Harbor, HI USS Key West (SSN 722), Pearl Harbor, HI USS Oklahoma City (SSN 723), Guam USS Louisville (SSN 724), Pearl Harbor, HI USS Helena (SSN 725), Portsmouth, N.H. USS Newport News (SSN 750), Norfolk, VA USS San Juan (SSN 751), Portsmouth, N.H. USS Pasadena (SSN 752), Portsmouth, N.H. USS Albany (SSN 753), Norfolk, VA USS Topeka (SSN 754), San Diego, CA USS Miami (SSN 755), Groton, CT USS Scranton (SSN 756), Norfolk, VA USS Alexandria (SSN 757), Groton, CT USS Asheville (SSN 758), San Diego, CA USS Jefferson City (SSN 759), San Diego, CA USS Annapolis (SSN 760), Portsmouth, N.H. USS Springfield (SSN 761), Groton, CT USS Columbus (SSN 762), Pearl Harbor, HI USS Santa Fe (SSN 763), Pearl Harbor, HI USS Boise (SSN 764), Norfolk, VA USS Montpelier (SSN 765), Norfolk, VA USS Charlotte (SSN 766), Pearl Harbor, HI USS Hampton (SSN 767), San Diego, CA USS Hartford (SSN 768), Groton, CT USS Toledo (SSN 769), Groton, CT USS Tucson (SSN 770), Pearl Harbor, HI USS Columbia (SSN 771), Pearl Harbor, HI USS Greeneville (SSN 772), Pearl Harbor, HI USS Cheyenne (SSN 773), Pearl Harbor, HI ==== Các tàu nổi tiếng trong lịch sử ==== Hải quân Hoa Kỳ có một số chiến hạm quan trọng đối với cả lịch sử hải quân Hoa Kỳ và thế giới: USS Constitution, biệt danh "Old Ironsides", là một chiến hạm còn xót lại trong số 6 khu trục hạm nhỏ mà Quốc hội Hoa Kỳ ủy quyền dưới Đạo luật Hải quân 1794 nhằm thiết lập Hải quân Hoa Kỳ. Nó phục vụ khá nổi bật trong Chiến tranh 1812 và hiện nay đang đậu ở Charlestown, Massachusetts với tư cách là chiến hạm hiện dịch xưa nhất trên thế giới. USS Monitor và CSS Virginia cùng được biết đến chung với nhau khi chúng là hai tàu đối nghịch tham dự vào trận đánh đầu tiên giữa hai tàu hơi nước bọc sắt. Trận đánh này được biết với tên gọi trận Hampton Roads. Chiếc Monitor là chiến hạm bọc sắt đầu tiên mà Hải quân Hoa Kỳ đóng và mẫu thiết kế của nó gồm có ụ súng có thể quay quanh cho hải chiến. USS Alligator là tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. Nó chìm vào năm 1863 trong khi được kéo đi trong một trận bão và chưa từng tác chiến. Mặc dù thực tế không phải là một tàu của Hải quân Hoa Kỳ nhưng chiếc tàu ngầm H.L. Hunley (cùng cuộc chiến và thời đại) là tàu ngầm tác chiến thành công đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ. USS Maine (ACR-1) cùng với Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ được phái từ Key West, Florida đến La Habana, Cuba vào tháng 1 năm 1898 để bảo vệ quyền lợi Mỹ trong một thời gian có vụ nổi loạn và bất ổn địa phương. Ba tuần sau đó, vào tháng 2 lúc 9:40 tối, một vụ nổ trên tàu xảy ra tại bến cảng La Habana. Vụ nổ là nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha bắt đầu vào tháng 4 năm 1898. USS Arizona (BB-39) là một thiết giáp hạm lớp Pennsylvania, bị đánh chìm với số con số thiệt mạng lớn là 1.177 trong trận Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng vào ngày 7 tháng 12 năm 1941. Sự kiện này khiến cho Hoa Kỳ tham chiến trongChiến tranh thế giới thứ hai. Đài tưởng niệm USS Arizona được xây dựng trên xác con tàu mà bên trong đó vẫn còn phần lớn xác của các thủy thủ. USS Enterprise (CV-6) là một hàng không mẫu hạm lớp Yorktown và cũng là một chiến hạm được nhiều tưởng thưởng nhất trongChiến tranh thế giới thứ hai. Nó là chiến hạm duy nhất ngoài Hải quân Hoàng gia Anh nhận huân chương "Admiralty Pennant", đây là tưởng thưởng cao nhất của Anh trong vòng hơn 400 năm từ khi huân chương này được tạo ra. USS Missouri (BB-63), một thiết giáp hạm lớp Iowa, là nơi ký giấy đầu hàng của Đế quốc Nhận Bản kết thúcChiến tranh thế giới thứ hai. Nó cũng là thiết giáp hạm cuối cùng mà Hoa Kỳ đóng. Năm 1955, nó ngưng phục vụ hải quân, được chuyển giao cho hạm đội trừ bị nhưng sau đó được tái sử dụng và hiện đại hóa vào năm 1984 như là một phần của "kế hoạch 600 tàu chiến hải quân" và rồi sau đó tham gia Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Ngưng phục vụ vào năm 1995, nó là thiếp giáp hạm phục vụ cuối cùng trên thế giới. Nó được tặng cho Hội Tưởng niện USS Missouri năm 1998 và trở thành một tàu bảo tàng ở Trân Châu Cảng, đối diện chiếc USS Arizona (BB-39). USS Nautilus (SSN-571), một tàu ngầm phục vụ hải quân vào năm 1954, là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới. Nó chứng tỏ khả năng của mình khi thực hiện chuyến hải hành 100.684 km (62.562 dặm Anh), hơn phân nửa chuyến đi được thực hiện dưới mặt nước, trong hai năm trước khi nạp tiếp nhiên liệu. Nó phá vở kỷ lục đi ngầm dưới mặt nước lâu nhất và nó cũng là tàu ngầm đầu tiên đi sâu bên dưới Bắc Cực năm 1958. USS Liberty (AGTR-5), một tàu nghiên cứu kỹ thuật trung lập của Hải quân Hoa Kỳ bị các phản lực cơ chiến đấu và xuồng máy phóng ngư lôi của Israel tấn công vào ngày 8 tháng 6 năm 1967 trong cuộc Chiến tranh sáu ngày khi nó đang ở vùng biển quốc tế, bên ngoài bán đảo Sinai. USS Skate (SSN-578), một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được đưa vào phục vụ năm 1957, là chiếc tàu đầu tiên đến Bắc Cực khi nó nổi lên tại đó vào năm 1958. USS Triton (SSRN-586), một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được đưa vào phục vụ năm 1959, thực hiện chuyến hải trình dưới nước vòng quanh thế giới đầu tiên trong chuyến thử nghiệm vào năm 1960. Nó cũng là tàu ngầm không phải của Liên Xô duy nhất có hai động cơ phản ứng hạt nhân. USS George Washington (SSBN-598), phục vụ hải quân năm 1959, là tàu ngầm tên lửa đạn đạo đầu tiên. USS Long Beach (CGN-9) là tàu chiến nổi đầu tiên chạy bằng năng lượng hạt nhân trên thế giới khi được đưa vào phục vụ vào năm 1961. Nó cũng đánh dấu một thời đại mới về vũ khí của Hải quân Hoa Kỳ weaponry vì nó là tàu lớn đầu tiên của hải quân có trang bị các tên lửa có điều khiển. USS Enterprise (CVN-65) là hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên vào năm 1961. USS Pueblo (AGER-2) bị Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chiếm giữ vào ngày 23 tháng 1 năm 1968 và hiện nay vẫn còn nằm trong tay họ. USS Stark (FFG-31) là chiến hạm bị một chiến đấu cơ Mirage F1 của Iraq bắn trúng bằng hai tên lửa Exocet chống tàu vào ngày 17 tháng 5 năm 1987 trong thời Chiến tranh Iran–Iraq và trở thành chiếc tàu duy nhất của Hải quân Hoa Kỳ bị đánh trúng bằng tên lửa chống tàu. USS Vincennes (CG-49) là một tuần dương hạm lớp Ticonderoga có trang bị tên lửa có điều khiển bởi hệ thống AEGIS. Năm 1988, chiếc tuần dương hạm này đã bắn rơi chuyến bay 655 của Iran Air trên vịnh Ba Tư làm chết tất cả 290 hành khách trên máy bay. USS Cole (DDG-67) là một khu trục hạm, bị các phần tử đánh bom liều chết của Al-Qaeda dùng xuồng nhỏ có chứa bom tấn công khi đang đậu ở Aden vào ngày 12 tháng 10 năm 2000. Vụ nổ làm thủng một lỗ phía bên trái tàu (nhìn về phía mũi tàu) có đường kính khoảng 12 mét và làm chết 17 thủy thủ và làm bị thương 39. == Phi cơ hải quân == Các phi cơ trên hàng không mẫu hạm có thể tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và đất liền cách xa một liên đoàn chiến đấu hàng không mẫu hạm trong khi đó cũng có thể bảo vệ các lực lượng bạn chống các phi cơ, tàu chiến và tàu ngầm của địch. Trong thời bình, khả năng của các phi cơ hải quân tạo ra mối đe dọa tấn công hiệu quả từ các sàn bay di động trên biển cũng giúp cho các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ các chọn lựa về phương sách đối phó khủng hoảng cũng như ngoại giao. Ngoài ra các phi cơ cũng tiếp ứng về mặt hỗ trợ tiếp vận để giúp duy trì sự sẵn sàng chiến đấu của hải quân. Các trực thăng được dùng để tiến hành các chiến dịch đặc biệt, tìm kiếm và cứu cấp, chiến tranh chống tàu ngầm cũng như chiến tranh chống tàu nổi. Hải quân Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng các phi cơ trên biển vào thập niên 1910 và đưa vào sử dụng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên là chiếc USS Langley vào năm 1922. Không lực hải quân của Hoa Kỳ hoàn toàn già dặn trongChiến tranh thế giới thứ hai theo sau sự kiện Hoa Kỳ bị Nhật Bản tấn công vào Trân Châu Cảng. Trận biển Coral và trận Midway mà trong đó các hàng không mẫu hạm và phi cơ của nó đã thay thế các thiết giáp hạm thành thứ vũ khí dữ tợn nhất trên biển. Các phi cơ hải quân cũng đã đóng vai trò lớn trong các cuộc xung đột suốt những năm chiến tranh lạnh với loại phi cơ F-4 Phantom II và F-14 Tomcat đã trở thành hình tượng của thời đại đó. Các phi cơ cường kích và tiêm kích chính hiện tại là phi cơ đa-nhiệm vụ F/A-18C/D Hornet và người anh em họ mới nhất của nó là F/A-18E/F Super Hornet. Phi cơ F-35 Lightning II hiện đang được phát triển và được dự định sẽ thay thế các phiên bản C và D trong nhóm phi cơ Hornet bắt đầu vào năm 2012. Kế hoạch đầu tư phi cơ cho thấy không lực hải quân đang ngày càng lớn mạnh, từ 30% trên tổng lực lượng phi cơ hiện tại lên đến một nửa của tất cả các nguồn tài trợ mua sắm vũ khí trong ba thập kỷ tới. == Vũ khí == Hệ thống vũ khí trên tàu Hải quân Hoa Kỳ gần như hoàn toàn là tập trung vào các tên lửa. Trong vai trò tiến công, các tên lửa được chủ đích dùng để đánh các mục tiểu ở tầm xa một cách chính xác. Vì chúng là các loại vũ khí không người điều khiển nên các tên lửa được dùng để đánh các mục tiêu có hệ thống phòng không dày đặc để tránh thiệt hại nhân mạng cho các phi công. Không kích vào đất liền là nhiệm vụ của tên lửa BGM-109 Tomahawk, được phát triển đầu tiên vào thập niên 1980 và liên tục được cải tiến để tăng khả năng của chúng. Đối với nhiệm vụ tấn công chống tàu thì tên lửa Harpoon missile là vũ khí được ưa chuộng của Hải quân Hoa Kỳ. Để phòng vệ chống tên lửa địch tấn công thì Hải quân Hoa Kỳ sử dụng một số hệ thống được điều hợp bởi Hệ thống Chiến đấu Aegis. Phòng vệ tầm xa và tầm trung thì do tên lửa Standard 2 đảm trách. Chúng được phát triển từ thập niên 1980. Tên lửa Standard vừa làm vũ khí chính đặt trên tàu để chống phi cơ và cũng đang được phát triển để sử dụng phòng vệ chống tên lửa đạn đạo. Phòng vệ chống tên lửa tầm ngắn thì do Phalanx CIWS và loại tên lửa vừa được phát triển mới nhất RIM-162 Evolved Sea Sparrow. Ngoài tên lửa, Hải quân Hoa Kỳ cũng sử dụng các loại ngư lôi như Mk 46, Mk 48,Mk 50 và Mk 54 cùng nhiều loại thủy lôi. Các phi cơ cánh cố định của Hải quân Hoa Kỳ cũng được gắn nhiều loại vũ khí như các phi cơ của Không quân Hoa Kỳ cho cả không chiến hoặc không đối đất. Không chiến được tên lửa Sidewinder tầm nhiệt và tên lửa AMRAAM có điều khiển bằng radar đảm trách cùng với đại bác M61 Vulcan khi phải không chiến tầm gần. Đối với không kích mặt đất thì các phi cơ hải quân sử dụng nhiều loại tên lửa, bom thông minh, và bom thường. Danh sách các loại tên lửa khác gồm có Maverick, SLAM-ER và JSOW. Bom thông minh gồm có JDAM điều khiển bằng hệ thống định vị toàn cầu và Paveway điều khiển bằng tia laser. Các loại không điều khiển như bom thông thường và bom chùm chiếm hết phần vũ khí còn lại được gắn trên các phi cơ cánh cố định. Vũ khí của các phi cơ cánh quạt phần lớn tập trung cho chiến tranh chống tàu ngầm, chống tàu nổi hạng trung và nhẹ. Để chống tàu ngầm, các trực thăng sử dụng các thủy lôi Mark 46 và Mark 50. Để chống các loại tàu nhỏ, chúng sử dụng tên lửa không đối đất Hellfire và Penguin. Các trực thăng cũng dùng nhiều loại súng máy chống cá nhân gắn trên trực thăng trong đó có súng máy m60, M240, GAU-16/A, và GAU-17/A. Vũ khí hạt nhân trong kho vũ khí của Hải quân Hoa Kỳ được khai triển trên các phi cơ và tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Tàu ngầm lớp Ohio mang tên lửa Trident phiên bản mới nhất, có ba tầng, được phóng từ dưới mặt nước, có khả năng mang nhiều đầu đạn hạt nhân liên lục địa. Phiên bản hiện tại Trident II (D5) dự tính được đưa ra phục vụ sau năm 2020. Vũ khí hạt nhân khác của Hải quân Hoa Kỳ còn có bom hạt nhân B61. Đây là một loại bom nhiệt hạch có thể được thả từ các chiến đấu cơ như F/A-18 Hornet và Super Hornet bay với vận tốc lớn từ trên độ cao lớn. Nó có thể được thả rơi tự do hay bằng dù và được kích nổ trên không hay trên mặt đất. == Chiến tranh đặc biệt == Những thành viên chính trong các hoạt động chiến tranh đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ là Biệt kích Hải quân SEAL Hoa Kỳ (United States Navy SEAL) và các Thủy thủ đoàn Tác chiến Chiến tranh Đặc biệt (Special Warfare Combatant-craft Crewmen). Lực lượng biệt kích hải quân SEAL trong đó từ SEAL là tên viết tắt các môi trường mà họ hoạt động: SEa (biển), Air (không), và Land (đất). Tuy nhiên, điểm nổi bật rõ rệt của họ là các hoạt động ven vùng biển-tấn công từ biển và rồi quay trở về biển. Lực lượng SEAL là nhóm linh động trong các lực lượng chiến tranh đặc biệt của hải quân, được huấn luyện để tiến hành chiến tranh bí mật và nhất là thường hành động trong những toán nhỏ. Thủy thủ đoàn Tác chiến Chiến tranh Đặc biệt được huấn luyện cho các chiến dịch đặc biệt sử dụng các xuồng và tàu loại nhỏ và thường hành động cùng với các đồng sự biệt kích SEAL của mình. Được tổ chức thành các đội tàu nhỏ, các Thủy thủ đoàn Tác chiến Chiến tranh Đặc biệt có nhiệm vụ chính là đưa các biệt kích SEAL vào lãnh thổ địch và giúp họ rút khỏi nơi đó, tiến hành tuần tra vùng biển, thực hiện các nhiệm vụ thám thính và chặn bắt tàu địch. Các chiến dịch đặc biệt của hải quân nằm dưới quyền của Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ, đây là binh chủng hải quân của Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hoa Kỳ. Trực thuộc Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân gồm có 7 bộ phận hoạt động: bốn liên đoàn chiến tranh đặc biệt, liên đoàn phát triển chiến tranh đặc biệt, liên đoàn hỗ trợ hành quân và trung tâm chiến tranh đặc biệt. Liên đoàn Chiến tranh Đặc biệt Hải quân 1 và Liên đoàn 3 mỗi liên đoàn có bốn đội biệt kích hải quân SEAL và một số đơn vị chiến tranh đặc biệt hải quân. Các đơn vị chiến tranh đặc biệt hải quân có trách nhiệm chỉ huy tổng quát, kiểm soát và hoạch định các chiến dịch đặc biệt trong vùng địa lý trách nhiệm của mình. Liên đoàn 3 là gồm các đội khí cụ đưa lực lượng biệt kích hải quân SEAL. Các biệt kích SEAL được gởi đến các đội khí cụ chuyên môn sử dụng các loại khí cụ đưa người bơi lội (swimmer delivery vehicle) hay các hệ thống đưa biệt kích SEAL nâng cao. Các loại khí cụ dưới nước này có thể lặn xuống nước để đưa các biệt kích SEAL ngầm dưới nước vào bờ từ tầm xa. Liên đoàn 4 bao gồm các đội tàu xuồng đặc biệt của hải quân. Liên đoàn Phát triển Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Hoa Kỳ là đơn vị chống khủng bố vùng biển chủ yếu của quân lực Hoa Kỳ. Mặc dù Hải quân Hoa Kỳ xác nhận sự hiện hữu của đơn vị này nhưng họ chỉ nói rằng vai trò của liên đoàn là thử nghiệm, định lượng và phát triển các chiến thuật trên không, trên bộ, trên biển và kỹ thuật cho chiến tranh đặc biệt của Hải quân; không có lời nói chính thức nào nhắc đến nhiệm vụ chống khủng bố của liên đoàn này. Liên đoàn này có khoảng 200 người phục vụ. Liên đoàn Hỗ trợ Hành quân là thành phần trừ bị của Bộ tư lệnh Chiến tranh Đặc biệt Hải quân. Liên đoàn cung ứng sự hỗ trợ cho các đơn vị hiện dịch khi cần thiết. Trung tâm Chiến tranh Đặc biệt Hải quân nằm ở Coronado, California là trung tâm huấn luyện chính cho các binh sĩ chiến tranh đặc biệt của hải quân trong đó có biệt kích SEAL. == Bộ tư lệnh tác chiến viễn chinh hải quân == Bộ tư lệnh Tác chiến Viễn chinh Hải quân Hoa Kỳ, được thành lập vào tháng 1 năm 2006, phục vụ với vai trò là bộ tư lệnh chức năng riêng biệt cho các lực lượng viễn chinh hải quân và còn đóng vai trò như là ban điều hợp trung tâm về sẵn sàng chiến đấu, nguồn nhân lực, huấn luyện và trang bị các lực lượng đó. Bộ tư lệnh này kết hợp và cân bằng các khả năng và các thành phần hỗ trợ tác chiến viễn chinh khác nhau để vạch ra kế hoạch thực tập, phương sách tiến hành, nhu cầu và tiếp vận cho tác chiến viễn chinh. Bộ tư lệnh này là một thành phần chỉ huy và nơi cung cấp lực lượng cho các sứ mệnh viễn chinh vùng biển hỗn hợp gồm nhiều quân chủng. Bộ tư lệnh này cũng là một lực lượng viễn chinh trụ cột cho các sứ mệnh chống khủng bố trên biển và gần bờ biển một cách hữu hiệu, bảo vệ lực lượng, chiến đấu và hợp tác an ninh tại mặt trận, tham gia các công cuộc cứu trợ thiên tai/nhân đạo. Khi được Bộ Nội an Hoa Kỳ yêu cầu thì bộ tư lệnh này cũng sẽ tiếp tay tăng cường cho lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ khi cần thiết. Khả năng của bộ tư lệnh gồm có: tháo gỡ bom mìn, an ninh viễn chinh vùng biển, Hải đoàn Riverine, thợ lặn, lực lượng xây dựng hải quân, công chính vùng biển, huấn luyện viễn chinh, tiếp vận viễn chinh, tình báo viễn chinh,... == Tham khảo == == Liên kết ngoài == “United States Navy official website”. “Naval History & Heritage Command's official website”. “U.S. Naval Institute”. A Cooperative Strategy for 21st Century Seapower “Navy.com, USN official recruitment site”. “U.S. Navy News website”. ; official news “United States Navy Memorial”. “Congressional Research Service (CRS) Reports regarding the U.S. Navy”. University of North Texas Libraries. “Photographic History of The U.S. Navy”. Naval History. NavSource. “Haze Gray & Underway — Naval History and Photography”. HazeGray.org. Unclassified Naval photos of Task Force 71/Soviet confrontation in search of downed KAL 007 “U.S. Navy Ships”. Military Analysis Network. Federation of America Scientists. “United States Navy in World War I”. World War I at Sea.net. Truy cập 3 tháng 2 năm 2007. (Includes warship losses.) “U.S. Navy in World War II”. World War II on the World Wide Web. Hyper War. (Includes The Official Chronology of the U.S. Navy in World War II.) “Our Fighting Ships"”. U.S. WW II Newsmap. Army Orientation Course. 29 tháng 6 năm 1942. Hosted by the UNT Libraries Digital Collections “Strict Neutrality — Britain & France at War with Germany, tháng 9 năm 1939 - tháng 5 năm 1940”. United States Navy and World War II. Naval-History.net. Truy cập 3 tháng 2 năm 2007. (Chronology of the lead up of U.S. entry into World War II.) “The National Security Strategy of the United States of America”.
dân chủ đại nghị.txt
Dân chủ đại nghị là một hình thức nhà nước dân chủ được các đại diện của dân thành lập trên nguyên tắc thi hành chủ quyền nhân dân (Popular sovereignty). Các đại diện không phải chỉ đại diện cho sự ủy quyền của nhân dân mà có nghĩa vụ thực hiện quyền lợi của họ, ví dụ: không nhất thiết phải luôn tuân theo ước muốn của họ, nhưng phải đủ quyền lực để thực thi những khởi xướng thích ứng với những tình huống một cách nhanh chóng và triệt để. Điều này thường trái ngược với nền Dân chủ trực tiếp, là hình thức mà không có đại diện hoặc nếu có thì bị giới hạn quyền lực; chỉ được xem như các đại diện ủy quyền. Các đại diện được chọn bởi đa số cử tri (khác với đa số dân số/số cử tri đủ tư cách) trong cuộc bỏ phiếu tự do và bí mật. Trong khi tồn tại các nền dân chủ đại nghị như vậy để chọn đại diện, theo lý thuyết, thì các phương thức khác như bắt thăm (rất gần với dân chủ trực tiếp) cũng được dùng. Ngoài ra, các đại diện thường nắm giữ quyền chọn các đại diện khác, tổng thống (hay chủ tịch), hoặc các quan chức chính phủ khác (đại diện gián tiếp). Ví dụ, cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ có liên quan đến Ủy ban Bầu cử Hoa Kỳ và ở nhiều hệ thống nghị viện, người đứng đầu chính phủ thường cũng là lãnh đạo của đảng hay liên minh đa số và không được chỉ định rõ ràng bởi các cử tri. Quyền của các đại diện trong nền dân chủ đại nghị thường bị hiến pháp giảm bớt (như trong nền cộng hòa lập hiến hay nền quân chủ lập hiến) hay bằng các cách thức khác để cân bằng quyền đại diện: Một bộ máy tư pháp độc lập có thể có quyền tuyên bố các đạo luật là vi hiến (ví dụ như Tòa án Tối cao) Bộ máy tư pháp độc lập cũng chỉ định một số hình thức dân chủ thảo luận (Tiếng Anh: deliberative democracy) (ví dụ Hội đồng Hoàng gia) Các hình thức dân chủ trực tiếp (ví dụ các cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm, đề cử, trưng cầu dân ý). Tuy nhiên, những cuộc bỏ phiếu này không phải luôn luôn bắt buộc và thường cần thêm một số tác động của lập pháp - các đại diện thường vẫn có quyền lực hợp pháp vững chắc. Trong một số trường hợp, cơ quan lập pháp lưỡng viện có thể có một "thượng viện" không được bầu trực tiếp, như ở Thượng viện Canada đã lấy từ mô hình của Thượng viện Anh. Một nền dân chủ đại nghị cũng bảo vệ các đặc quyền được gọi là dân chủ đầy đủ, không phải là một nền dân chủ không đầy đủ. Các đặc quyền riêng lẻ không nhất thiết phải được tôn trọng trong nền dân chủ đại nghị. Chẳng hạn, "Hoa Kỳ dựa trên nền dân chủ đại nghị, nhưng hệ thống chính phủ [của nó] phức tạp hơn nhiều. Không phải là một nền dân chủ đại nghị thông thường mà là một nền cộng hòa lập hiến nơi thành phần đa số nắm quyền được kiềm chế bởi các quyền của thiểu số được luật pháp bảo vệ." == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Electoral Reform Society democracy
ù tai.txt
Ù tai là tình trạng con người cảm nhận được những âm thanh không đến từ môi trường bên ngoài hoặc những âm thanh không hề có. Tình trạng ù ta thực sự rất phổ biến, có thể bị ù tai trái, ù tai phải hoặc ù cả 2 tai. Về mặt y học, ù tai không phải là một bệnh lý riêng biệt mà nó là triệu chứng của các bệnh hoặc vấn đề nào đó liên quan đến thính lực, hệ thần kinh, sự lão hóa do tuổi tác hay sự ảnh hưởng của quá trình tuần hoàn máu... == Triệu chứng == Ù tai được chia ra thành hai dạng chính đó là ù tai khách quan (tiếng ù xuất hiện ở nhiều người cùng một lúc trong cùng một môi trường và thời điểm; tình trạng này chỉ chiếm khoảng 5% tổng số trường hợp bị ù tai) và ù tai chủ quan (chỉ có người bệnh mới cảm nhận được tiếng ù tai). Khi bị ù tai, bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu như sau: Cảm giác đau nhức, hơi nhói lên bên trong tai Xuất hiện tiếng ù ù từ bên trong tai Nghe âm thanh không rõ, không phân biệt được những tín hiệu âm thanh tương tự nhau Có cảm giác đầy tai hoặc có áp lực bên trong tai Một số trường hợp nghiêm trọng do chịu áp lực có thể mất khả năng nghe, xuất huyết tai hoặc nôn mửa. == Nguyên nhân == Bệnh ù tai kéo dài có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân và ngay từ những thói quen thường ngày cũng có thể khiến bạn phải đối mặt với tình trạng ù tai thường xuyên. === Những tác nhân kích thích từ môi trường sống === Trong môi trường sinh hoạt và làm việc có thể tồn tại những nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn bị ù tai ví dụ như tiếp xúc thường xuyên với những âm thanh lớn và liên tục. Tiếng ồn có ảnh hưởng lớn đối với hệ thần kinh thính giác và nó cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ù tai. Thậm chí, với những tiếng ồn quá lớn và đột ngột, người bệnh còn có nguy cơ bị thủng màng nhĩ gây tình trạng ù tai hoặc điếc đột ngột ngay từ lần đầu nghe chúng. === Thói quen sống không tốt === Một số thói quen sống không tốt có thể khiến bạn bị ù tai như nghe nhạc với âm lượng lớn, đeo tai phone thường xuyên, thường xuyên nói to, la hét hay tiếp xúc với những người hay nói to, gào thét. Sử dụng các chất kích thích trong thời gian dài như nghiện thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên cũng làm khả năng mắc bệnh ù tai tăng lên đáng kể. === Tình trạng sức khỏe không tốt === Tình trạng sức khỏe không tốt, chức năng đề kháng kém, thường xuyên mắc các bệnh cảm cúm hoặc bệnh tai mũi họng liên quan cũng là tiền đề gây bệnh ù tai. Tuổi tác và sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng tới chức năng cảm thụ âm thanh hoặc tình trạng ù tai. === Những vấn đề khác về tai === Lâu ngày không vệ sinh, lấy ráy tai, tai bị nước vào hoặc ống tai bị nghẹt bởi dị vật sẽ cản trở đường truyền của âm thanh đến tai, khiến hệ thần kinh và ốc tai không còn nhạy cảm với âm thanh, lâu ngày dẫn đến tình trạng ù tai. Ù tai có thể phát sinh bởi hệ quả của hội chứng Meniere. Hội chứng này thường dấn đến hiện tượng bị ù 1 bên tai, kéo dài, liên tục trong thời gian dài. Chứng bệnh xơ cứng tai, có u lành tính bên trong tai cũng khiến bạn bị ù tai. === Một số bệnh có liên quan đến ù tai === Những bất thường về tuần hoàn máu như cao huyết áp, dị dạng mạch máu, xơ vữa động mạch, tiểu đường hay bệnh tim; hội chứng rối loạn khớp thái dương hàm (còn gọi là hội chứng TMJ) tác động lên cơ tai và gây hội chứng ù tai. Những chấn thương khu vực đầu và cổ do tai nạn, bị đánh... làm tổn thương đến dây thần kinh thính giác, những cơ quan bên trong tai cũng gây ra tình trạng ù tai. === Ù tai có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc === Một số loại thuốc điều trị bệnh có thể có tác dụng không mong muốn đó là gây nhiễm độc cho tai, ảnh hưởng đến chức năng nghe như thuốc điều trị trầm cảm, thuốc tiểu đường, thuốc cao huyết áp... == Ảnh hưởng == Ù tai gây ra những trở ngại lớn trong sinh hoạt và cuộc sống thường ngày là điều mà bất cứ bệnh nhân nào cũng nhận thấy được. Tuy nhiên, bệnh ù tai có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây ra ù tai. Với những tình trạng ù tai sinh lý thông thường, các bạn chỉ cần sử dụng một số mẹo đơn giản để hạn chế và có thể nói nó không tác động nhiều hay gây nguy hiểm đến sức khỏe cho người bệnh. Đối với những trường hợp ù tai có liên quan đến bệnh lý khác như viêm tai giữa, thủng màng nhĩ, các chứng bệnh liên quan đến thần kinh... cần được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp tời tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và gây ra biến chứng. == Cách chữa == Nếu ù tai do sự thay đổi áp suất do đi máy bay hoặc lặn dưới nước, đừng quá lo lắng bởi khi bạn trở lại với điều kiện môi trường bình thường, áp suất cân bằng lại, tình trạng ù tai sẽ nhanh chóng biến mất. Khi bạn bị ù tai kéo dài, xảy ra lặp đi lặp lại với tần xuất liên tục ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, bị chảy máu tai, đau tai... thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa tai mũi họng uy tín để được kiểm tra và có phương án điều trị thích hợp. Điều trị nội khoa theo đơn của bác sĩ điều trị trong trường hợp xác định có thể điều trị nội khoa. Người bệnh nên nghiêm chỉnh chấp hành những vấn đề mà bác sĩ đưa ra, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về uống hay ngưng dùng thuốc khi chưa hết phác đồ điều trị. Thực hiện phẫu thuật trong những trường hợp nghiêm trọng: Một số rường hợp được chỉ định thực hiện phẫu thuật để chấm dứt tình trạng ù tai như ùa tai do viêm tai giữa có mủ, cần trích rạch màng nhĩ để thoát mủ, cân bằng áp lực trong tai. Nếu kéo dài không điều trị, rất có thể ù tai sẽ gây biến chứng khiến người bệnh bị mất thính lực hoàn toàn. Liệu pháo kích hoạt âm thanh đa nguyên: được xem là một phương pháp điều trị ù tai chuyên biệt mang lại những hiệu quả ưu việt trong điều trị ù tai kéo dài Phương pháp này tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương, khống chế tình trạng ù tai. Khi lựa chọn phương pháp điều trị ù tai, cần xem xét đến tình trạng và nguyên nhân dẫn đến ù tai mới có thể mang lại được hiệu quả triệt để. == Phòng bệnh == Bạn có thể chuẩn bị trước trong một số trường hợp để ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng ù tai Ngáp, nhai kẹo cao su và nuốt nước bọt là những biện pháp đơn giản nhất để giảm áp lực bên trong tai, hạn chế nguy cơ bạn bị ù tai. Cân bằng áp lực bằng cách hít sâu, bịt mũi, ngậm chặt miệng và thổi hơi ra theo đường tai có tác dụng tạo một áp lực ngược với sức ép bên ngoài, giảm cảm giác ù tai. Sử dụng dụng cụ bịt lỗ tai: Khi đi máy bay thường được phát những chiếc nút lỗ tai. Dùng nó bịt lỗ tai trong suốt quá trình bay sẽ hạn chế đáng kể tình trạng này. Giải quyết tình trạng tắc nghẽn vời nhĩ Khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang rất dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn vòi nhĩ gây ù tai. Bạn có thể dùng thuốc xịt mũi hoặc các biện pháp trị tắc nghẽn bác sĩ khuyên dùng để giảm thiểu nguy cơ ù tai. Ù tai tuy không là bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể là dấu hiệu của những căn bệnh khác hoặc gây biến chứng đáng lo ngại. Khi bị ù tai kéo dài ảnh hưởng đến đời sống hay chất lượng công việc của mình, bạn cần đến trung tâm y tế uy tín để được kiểm tra, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị triệt để. == Tham khảo ==
văn hóa.txt
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ tương ứng với văn hóa theo ngôn ngữ của phương Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai nghĩa: (1) giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; (2) cầu cúng.. Từ văn hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách gọi văn hóa theo phương tây. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người . Văn hóa không chỉ là những gì liên quan đến tinh thần mà bao gồm cả vật chất. Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản tính con người không không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài động vật nào khác và chỉ có con người dựa vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc cùng có chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể là thành viên. == Định nghĩa == === Văn hóa === Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các công trình nổi tiếng thế giới . Văn hóa được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) , dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học,...và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa nhiều và cách tiếp cận khác nhau đến nỗi ngay cả cách phân loại các định nghĩa về văn hóa cũng có nhiều. Một trong những cách đó phân loại các định nghĩa về văn hóa thành những dạng chủ yếu sau đây : Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh "Cultus" mà nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là "gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học Anh Thomas Hobbes (1588-1679): "Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". Các định nghĩa miêu tả: định nghĩa văn hóa theo những gì mà văn hóa bao hàm, chẳng hạn nhà nhân loại học người Anh Edward Burnett Tylor (1832 - 1917) đã định nghĩa văn hóa như sau: văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội . Các định nghĩa lịch sử: nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan điểm về tính ổn định của văn hóa. Một trong những định nghĩa đó là của Edward Sapir (1884 - 1939), nhà nhân loại học, ngôn ngữ học người Mỹ: văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền thống . Các định nghĩa chuẩn mực: nhấn mạnh đến các quan niệm về giá trị, chẳng hạn William Isaac Thomas (1863 - 1947), nhà xã hội học người Mỹ coi văn hóa là các giá trị vật chất và xã hội của bất kỳ nhóm người nào (các thiết chế, tập tục, phản ứng cư xử,...) . Các định nghĩa tâm lý học: nhấn mạnh vào quá trình thích nghi với môi trường, quá trình học hỏi, hình thành thói quen, lối ứng xử của con người. Một trong những cách định nghĩa như vậy của William Graham Sumner (1840 - 1910), viện sĩ Mỹ, giáo sư Đại học Yale và Albert Galloway Keller, học trò và cộng sự của ông là: Tổng thể những thích nghi của con người với các điều kiện sinh sống của họ chính là văn hóa, hay văn minh...Những sự thích nghi này được bảo đảm bằng con đường kết hợp những thủ thuật như biến đổi, chọn lọc và truyền đạt bằng kế thừa. Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng khía cạnh tổ chức cấu trúc của văn hóa, ví dụ Ralph Linton (1893 - 1953), nhà nhân loại học người Mỹ định nghĩa: a.Văn hóa suy cho cùng là các phản ứng lặp lại ít nhiều có tổ chức của các thành viên xã hội; b. Văn hóa là sự kết hợp giữa lối ứng xử mà các thành tố của nó được các thành viên của xã hội đó tán thành và truyền lại nhờ kế thừa. Các định nghĩa nguồn gốc: định nghĩa văn hóa từ góc độ nguồn gốc của nó, ví dụ định nghĩa của Pitirim Alexandrovich Sorokin (1889 - 1968), nhà xã hội học người Mỹ gốc Nga, người sáng lập khoa Xã hội học của Đại học Harvard: Với nghĩa rộng nhất, văn hóa chỉ tổng thể những gì được tạo ra, hay được cải biến bởi hoạt động có ý thức hay vô thức của hai hay nhiều cá nhân tương tác với nhau và tác động đến lối ứng xử của nhau. Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin. Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. - Khái niện về văn hóa: Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng việt,văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức,lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng,thì văn hóa bao gồm tất cả,từ những sản phẩm tinh vi,hiện đại,cho đến tín ngưỡng,phong tục,lối sống... + Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử". +Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do Nhà xuất bản Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đưa ra một loạt quan niệm về văn hóa: -Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. -văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sng1 tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên xã hội. -Văn hóa là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần (nói tổng quát); -Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát); -Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh; -Văn hóa còn là cum từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn +Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa - không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con người nơi đó có văn hóa. +Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. +Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia. Như vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên. === Tiểu văn hóa === Tiểu văn hóa là văn hóa của các cộng đồng xã hội mà có những sắc thái khác với nền văn hóa chung của toàn xã hội. Người ta thường hay nhắc đến tiểu văn hóa của thanh niên, của một dân tộc ít người nào đó hay tiểu văn hóa của một cộng đồng người dân sinh sống lâu đời ở một nước, v.v... Thực chất, tiểu văn hóa vẫn là một bộ phận của nền văn hóa chung; nó chỉ có những nét khác biệt khá rõ so với nền văn hóa chung, song không đối lập với nền văn hóa chung đó. Mỗi xã hội đều có những dân tộc và cộng đồng khác nhau, và mỗi cộng đồng nhỏ ấy đều có những mô hình ứng xử riêng, mang đặc trưng của cộng đồng ấy. Những biểu hiện ấy được gọi là "tiểu văn hóa" hay "văn hóa phụ". Các cộng đồng này thường bao gồm những cá nhân có cùng một nền tảng dân tộc hoặc chủng tộc, quốc tịch hoặc tôn giáo, đôi khi đó còn là những nhóm người trong các lĩnh vực nghề nghiệp, lứa tuổi,... Bên trong các nhóm tiểu văn hóa có thể dễ dàng tìm thấy sự đồng tình, nhưng giữa các nhóm tiểu văn hóa với toàn xã hội nói chung, vẫn thường xảy ra sự bất đồng nào đó. === Phản văn hóa === Trong khi tiểu văn hóa vẫn hướng tới bảo vệ những giá trị của nền văn hóa chung, thì phản văn hóa công khai bác bỏ những chuẩn mực, giá trị của nền văn hóa chung. Phản văn hóa có thể được xem như tập hợp các chuẩn mực, giá trị của một nhóm người trong xã hội mà đối lập, xung đột với các chuẩn mực, giá trị chung của toàn xã hội. Như vậy, so với tiểu văn hóa thì sự khác biệt giữa phản văn hóa và văn hóa chung là lớn hơn nhiều. Phản văn hóa là điều thường thấy trong mọi xã hội. === Văn hóa nhóm === Văn hóa nhóm là hệ thống các giá trị, các quan niệm, tập tục được hình thành trong nhóm. Văn hóa nhóm được hình thành từ khi các mối quan hệ trong nhóm được thiết lập và cùng với thời gian các quy chế được hình thành, các thông tin được trao đổi và các thành viên cùng trải qua các sự kiện. Tất cả các nhóm nhỏ đều có văn hóa của mình, nhưng đồng thời cũng là một phần của nền văn hóa toàn xã hội. Như vậy, văn hóa nhóm cho thấy trong nền văn hóa chung còn có thể có những nét riêng biệt của các tập đoàn, các tổ chức xã hội khác nhau. Cũng có những ý kiến cho rằng, văn hóa nhóm dùng để chỉ nền văn hóa riêng nhỏ hơn tiểu văn hóa. === Văn minh === Ở một khía cạnh nào đó, cũng cần phân biệt văn hóa với văn minh. Đây là một vấn đề khá phức tạp và đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về sự phân biệt này. Một số nhà xã hội học thì cho rằng, sự gần nhau hay khác nhau giữa văn hóa và văn minh là nằm ở nội dung mà đưa ra hai khái niệm văn hóa và văn minh. Văn hóa được coi là biểu hiện tinh thần sâu xa của cộng đồng, còn văn minh thì bắt nguồn từ khoa học và thể hiện trước hết ở sự tiến bộ của kỹ thuật, của máy móc, sản xuất. Hoặc có quan điểm khác cho rằng, thực chất, thuật ngữ văn minh là để chỉ toàn bộ những nền văn hóa riêng biệt có nguồn gốc chung hay quan hệ chung, như văn minh phương Tây bao gồm văn hóa Pháp, Anh, Đức,... Một cách nhìn nhận khác, thì coi văn hóa là những khía cạnh trừu tượng hóa của một xã hội riêng biệt. Còn văn minh được chia thành những bậc cao thấp khác nhau. Văn minh bậc cao được coi là một tổng thể văn hóa bao gồm những nét đặc trưng văn hóa quan trọng nhất thấy được trong nhiều xã hội riêng biệt; văn minh phương Tây trong đó có nhiều xã hội có chung một hình thức đặc thù về khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật,... Văn minh bậc thấp được cấu thành bởi một dân tộc thuần nhất đặc trưng cho những xã hội giai cấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử (văn minh Ai Cập, Trung Hoa,...). == Cơ cấu của văn hóa == === Biểu tượng === Biểu tượng là bất cứ cái gì mang một ý nghĩa cụ thể được các thành viên của một cộng đồng người nhận biết . Âm thanh, đồ vật, hình ảnh, hành động của con người và cả những ký tự của trang viết này...đều là biểu tượng văn hóa. Biểu tượng văn hóa thay đổi theo thời gian và cũng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Gật đầu ở Việt nam đều được hiểu là đồng ý nhưng ở Bulgaria nó lại có nghĩa là không. Ý nghĩa tượng trưng là nền tảng của mọi nền văn hóa, nó tạo cơ sở thực tế cho những cá nhân trải nghiệm trong các tình huống xã hội và làm cuộc sống trở nên có ý nghĩa. Tuy vậy trong cuộc sống hàng ngày, các thành viên thường không nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của biểu tượng do chúng đã trở nên quá quen thuộc. Khi thâm nhập vào một nền văn hóa khác, với những biểu tượng văn hóa khác người ta có thể thấy sức mạnh của biểu tượng văn hóa. Nếu sự khác biệt đủ lớn, người thâm nhập có thể bị một cú sốc văn hóa. Trong mọi nền văn hóa, con người đều sắp xếp biểu tượng thành ngôn ngữ, đó là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuẩn giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau . Ngôn ngữ có ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, mọi nền văn hóa đều có ngôn ngữ nói nhưng không phải tất cả đều có ngôn ngữ viết. Ở những nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngữ nói cũng khác với ngôn ngữ viết. Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngữ cũng là nền tảng cho trí tưởng tượng của con người do nó được liên kết bởi các ký hiệu một cách gần như vô hạn. Điều đó giúp cho con người có khả năng thay thế được những nhận thức thông thường về thế giới tạo tiền đề cho sự sáng tạo. Ngôn ngữ quan trọng đến mức Edward Sapir và học trò của ông là Benjamin Whorf đã đưa ra giả thuyết (gọi là Giả thuyết Sapir-Whorf) rằng con người có thể khái niệm hóa thế giới chỉ thông qua ngôn ngữ nên ngôn ngữ đi trước suy nghĩ . Ngôn ngữ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất của một nền văn hóa. Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngữ mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Trong quá trình phát triển của xã hội, ngôn ngữ cũng biến đổi: nhiều từ ngữ mất đi, nhiều từ ngữ mới xuất hiện (ví dụ máy tính điện tử ra đời làm xuất hiện những từ ngữ như bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên, byte...). === Chân lý === Chân lý đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy. Có người thì cho rằng, chân lý đó là những nguyên lý được nhiều người tán thành thừa nhận. Hay theo quan điểm thực dụng gắn ý nghĩa của chân lý với tính lợi ích thực tế của nó. Hiểu đúng và sâu hơn, thì chân lý là sự phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức con người. Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm. Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cái đúng. Chính vì lẽ đó mà xã hội, mỗi nền văn hóa có những cái thật, cái đúng khác nhau. Điều này có nghĩa có những cái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủ nhận. Một cá nhân không thể xây dựng được chân lý. Chân lý chỉ có thể được hình thành thông qua nhóm người. Cá nhân qua tiếp xúc, tương tác với nhóm nhỏ, nhóm lớn hình thành nên những ý kiến cho là đúng, là thật ngày càng có tính khách quan hơn, càng gần hiện thực hơn. Như vậy văn hóa là toàn bộ các chân lý. Chân lý luôn là cụ thể vì cái khách quan hiện thực là nguồn gốc của nó. Những sự vật, những quá trình cụ thể của xã hội, con người luôn tồn tại không tách rời những điều kiện khách quan lịch sử cụ thể. Những điều kiện khách quan thay đổi thì chân lý khách quan thay đổi. Mỗi một dân tộc đều có những hoàn cảnh lịch sử khác nhau và vì vậy trong nền văn hóa của họ có các bộ phận chân lý khác nhau. Ngay với một dân tộc ở các thời điểm lịch sử khác nhau thì cũng có các chân lý khác nhau. === Giá trị === Giá trị (Value) với tư cách là sản phẩm của văn hóa và thuật ngữ giá trị có thể quy vào những mối quan tâm, thích thú, những ưa thích, những sở thích, những bổn phận, những trách nhiệm, những ước muốn, những nhu cầu, những ác cảm, những lôi cuốn và nhiều hình thái khác nữa của định hướng lựa chọn. Khó có một xác định nào mô tả đầy đủ phạm vi và tính đa dạng của những hiện tượng giá trị được thừa nhận. Khoa học xã hội coi giá trị như những quan niệm về cái đáng mong muốn ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn. Trong cách nhìn rộng rãi hơn thì bất cứ cái gì tốt, xấu đều là giá trị hay giá trị là điều quan tâm của chủ thể. Giá trị là cái mà ta cho là đáng có, mà ta thích, ta cho là quan trọng để hướng dẫn cho hành động của ta. Giá trị là những gì mà qua đó thành viên của một nền văn hóa xác định điều gì là đáng mong muốn và không đáng mong muốn, tốt hay không tốt, đẹp hay xấu... Trong một xã hội, các thành viên đều xây dựng quan điểm riêng về bản thân mình và về thế giới dựa trên những giá trị văn hóa. Trong quá trình trưởng thành, con người học hỏi từ gia đình, nhà trường, tôn giáo, giao tiếp xã hội...và thông qua đó xác định nên suy nghĩ và hành động như thế nào theo những giá trị của nền văn hóa. Giá trị là sự đánh giá trên quan điểm văn hóa nên khác nhau ở từng cá nhân nhưng trong một nền văn hóa, thậm chí có những giá trị mà đại đa số các thành viên trong nhiều nền văn hóa đều thừa nhận và có xu hướng trường tồn như tự do, bình đẳng, bác ái, hạnh phúc... Giá trị cũng luôn luôn thay đổi và ngoài xung đột về giá trị giữa các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội, trong chính bản thân từng cá nhân cũng có xung đột về giá trị chẳng hạn như giữa thành công của cá nhân mình với tinh thần cộng đồng. === Mục tiêu === Mục tiêu là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động có ý thức của con người. Mục tiêu được coi như sự dự đoán trước kết quả của hành động. Đó là cái đích thực tế cần phải hoàn thành. Con người tổ chức mọi hành động của mình xoay quanh những cái đích thực tế đó. Mục tiêu có khả năng hợp tác những hành động khác nhau của con người vào trong một hệ thống, kích thích đến sự xây dựng phương án cho các hành động. Thực tế, tồn tại mục tiêu cá nhân và mục tiêu chung (cộng đồng, xã hội). Mục tiêu chung sinh ra bằng hai con đường: qua sự đồng ý lẫn nhau của các mục tiêu cá nhân trong nhóm, qua sự trùng nhau của một vài mục tiêu cá nhân của các thành viên trong nhóm. Mục tiêu là một bộ phận của văn hóa và phản ánh văn hóa của một dân tộc. Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị. Giá trị thế nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu, giá trị gắn bó với mục tiêu. Tuy nhiên mục tiêu là khác với giá trị. === Chuẩn mực === Chuẩn mực là tổng số những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xã hội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xã hội định hướng hành vi của các thành viên . Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi là tập tục truyền thống. Do tầm quan trọng của nó nên các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ để định hướng hành vi của các cá nhân (ví dụ: hành vi ăn cắp là vi phạm chuẩn mực đạo đức, ngoài việc bị xã hội phản ứng một cách mạnh mẽ, luật pháp còn quy định những hình phạt có tính chất cưỡng chế). Những tập tục truyền thống như quy tắc giao tiếp, ứng xử trong đám đông...thường thay đổi trong từng tình huống (ví dụ: người ta có thể huýt gió trong buổi biểu diễn nhạc rock nhưng không làm thế khi nghe nhạc thính phòng) và thành viên vi phạm tiêu chuẩn bị xã hội phản ứng ít mạnh mẽ hơn (ví dụ: nếu một người mặc quần áo ngủ vào siêu thị mua hàng thì những người xung quanh sẽ dị nghị nhưng gần như chắc chắn không có ai phản đối trực tiếp). Chuẩn mực văn hóa khiến cho các cá nhân có tính tuân thủ và phản ứng tích cực (phần thưởng) hay tiêu cực (hình phạt) của xã hội thúc đẩy tính tuân thủ ấy. Phản ứng tiêu cực của xã hội trước những vi phạm chuẩn mực văn hóa chính là cơ sở của hệ thống kiểm soát văn hóa hay kiểm soát xã hội mà qua đó bằng những biện pháp khác nhau, các thành viên của xã hội tán đồng sự tuân thủ những chuẩn mực văn hóa. Ngoài phản ứng của xã hội, phản ứng của chính bản thân cũng góp phần làm cho những chuẩn mực văn hóa được tuân thủ. Quá trình này chính là tiếp thu các chuẩn mực văn hóa, hay nói một cách khác, hòa nhập chuẩn mực văn hóa vào nhân cách của bản thân. == Các loại hình văn hóa == === Văn hóa tinh thần === Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực,... tạo nên một hệ thống. Hệ thống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó. === Văn hóa vật chất === Ngoài các yếu tố phi vật chất như giá trị, tiêu chuẩn,... nền văn hóa còn bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con người mà trong xã hội học gọi chung là đồ tạo tác . Những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông, máy móc thiết bị...đều là đồ tạo tác. Văn hóa vật chất và phi vật chất liên quan chặt chẽ với nhau. Khảo sát một nền văn hóa có thể thấy văn hóa vật chất phản ánh những giá trị văn hóa mà nền văn hóa đó coi là quan trọng. Ở các nước Hồi giáo, công trình kiến trúc đẹp nhất và hoành tráng nhất thường là thánh đường trong khi ở Mỹ, nó lại là trung tâm thương mại. Văn hóa vật chất còn phản ánh công nghệ hiểu theo khái niệm xã hội học là sự áp dụng kiến thức văn hóa vào sinh hoạt trong môi trường tự nhiên. Tháp Eiffel phản ánh công nghệ cao hơn tháp truyền hình Hà Nội. Ngược lại, văn hóa vật chất cũng làm thay đổi những thành phần văn hóa phi vật chất. Khi nghiên cứu nền văn hóa, người ta thường chia thành ba phạm vi khác nhau Phạm vi tinh thần; Phạm vi kỹ thuật; Phạm vi của các tác phẩm - phạm vi này có một vị trí đặc biệt dành cho nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật, nhất là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là biểu tượng của nền văn hóa, nó có mối liên hệ mật thiết với văn hóa. Đối với con người, biết một thứ ngôn ngữ không chỉ đơn giản là có thêm được một công cụ giao tiếp cần thiết trong đời sống hàng ngày, mà còn là một bước để bước vào một nền văn hóa và bắt đầu hiểu biết nền văn hóa đó. == Văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế == Giá trị và tiêu chuẩn là những gì nên làm, trên thực tế ở những mẫu xã hội, hành vi của các thành viên không hoàn toàn nhất quán với những giá trị, tiêu chuẩn ấy. Những mẫu xã hội nhất quán với giá trị, tiêu chuẩn được gọi là văn hóa lý tưởng còn những mẫu xã hội trên thực tế gọi là văn hóa thực tế. Sự khác biệt giữa văn hóa lý tưởng và văn hóa thực tế tồn tại ở mọi nền văn hóa. Đại đa số người Việt Nam ở đô thị thừa nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường nhưng một tỷ lệ đáng kể vẫn sẵn sàng vứt rác ra đường phố. Mặt khác, tiêu chuẩn, giá trị thay đổi theo thời gian và có sự khác nhau giữa các nhóm khác nhau trong xã hội nên những mẫu văn hóa trên thực tế cũng khác với văn hóa lý tưởng. == Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung == Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giai cấp xã hội,...đã làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác với văn hóa thống trị, hay còn gọi là tiểu văn hóa. Người nông thôn có thể cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ lại bị người thành phố coi là "người nhà quê". Những thanh niên mê nhạc Hip Hop cũng có lối sống và quan niệm khác hẳn những giáo sư đứng tuổi. Trong hầu hết những xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiểu văn hóa cấu thành dựa trên sắc tộc. Xã hội Việt nam được cấu thành bởi các tiểu văn hóa của trên 50 sắc tộc. Tính đa dạng về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn. Canada là một xã hội có hai nhóm văn hóa chính, nhóm văn hóa tổ tiên người Anh và nhóm văn hóa tổ tiên người Pháp trong đó đa số nói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc nói cả hai thứ tiếng. Thiểu số nói tiếng Pháp có một số bất lợi trong một xã hội mà văn hóa của những người nói tiếng Anh thống trị. Mặc dù chính phủ Canada chính thức công nhận hai ngôn ngữ quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nói tiếng Anh và nói tiếng Pháp vẫn tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý về việc tách Quebec (nói tiếng Pháp) ra khỏi Canada. Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị ở một mức độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa nghịch dòng hay phản văn hóa . Khi văn hóa nghịch dòng xuất hiện thì sẽ xuất hiện vấn đề xem xét lại tiêu chuẩn, đạo đức của văn hóa thống trị và do vậy xã hội có các biện pháp kiểm soát văn hóa từ đưa tin một cách tiêu cực trên các phương tiện truyền thông đến can thiệp bằng luật pháp. Nhiều trào trào lưu văn hóa nghịch dòng được xuất phát từ giới trẻ như phong trào hippie ở Mỹ những năm 1960 hoặc làn sóng đầu trọc hiện nay. Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có những cung cách thực hành và niềm tin phổ biến nào đó được gọi là những văn hóa chung hay tính phổ biến văn hóa. Nhà nhân loại học nổi tiếng người Mỹ George Murdock (1897 - 1985) đã liệt kê một danh sách những cái thuộc văn hóa chung như các bộ môn thể thao; nấu ăn; y khoa; lễ tang, những hạn chế và ràng buộc về tình dục,... == Văn hóa và ý thức hệ chủ đạo == Văn hóa và xã hội hòa hợp với nhau và muốn duy trì sự ổn định phải có những giá trị trung tâm và những tiêu chuẩn chung đủ mạnh. Trên một góc độ khác, có thể những giá trị và tiêu chuẩn trung tâm ấy được dùng để duy trì đặc quyền, đặc lợi của một nhóm người trong xã hội. Ý thức hệ chủ đạo là một tập hợp các niềm tin và thực tiễn văn hóa giúp duy trì các lợi ích hùng mạnh về kinh tế, xã hội và chính trị.. Khái niệm này được những nhà Marxist George Lukacs (người Hungary) và Antonio Gramsci (người Ý) đưa ra lần đầu tiên vào thập niên 1920. Quan điểm này trở nên phổ biến trong xã hội học vào thập niên 1950, tuy nhiên đến đầu thập niên 1970 mới giành được chỗ đứng ở Mỹ. Theo quan điểm của Karl Marx xã hội tư bản có một ý thức hệ thống trị nhằm phục vụ cho lợi ích của các tầng lớp thống trị . Các nhóm và các định chế có quyền lực nhất trong xã hội không chỉ nắm được của cải và tài sản mà còn kiểm soát được ý nghĩa của việc tạo ra các niềm tin về thực tại thông qua tôn giáo, giáo dục và các phương tiện truyền thông đại chúng. == Sự thay đổi văn hóa == Văn hóa liên tục thay đổi và quá trình này diễn ra rất nhanh chóng do các nguyên nhân chủ yếu sau: Phát minh: là quá trình tạo ra các yếu tố văn hóa mới, việc phát minh ra bóng đèn điện, máy nghe nhạc, điện thoại, máy bay, máy tính điện tử.v.v...có tác động rất lớn đến văn hóa và làm thay đổi cuộc sống của con người. Quá trình phát minh diễn ra liên tục ở các nền văn hóa và làm thay đổi văn hóa. Khám phá: là quá trình nhận ra và hiểu biết về một cái gì đó đang tồn tại như một hành tinh hay một loài thực vật...Khám phá có thể rất tình cờ như việc tìm ra lửa nhưng nó thường là kết quả của việc nghiên cứu khoa học. Phổ biến: cả văn hóa vật chất và phi vật chất đều được phổ biến (hay cách gọi khác là khuếch tán) từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác. Một phát minh nhanh chóng được cả thế giới ứng dụng, nhạc jazz của người da đen cũng lan tỏa sang những nền văn hóa khác, phong trào hippie từ Mỹ nhanh chóng lan truyền sang châu Âu, Canada, Úc, những cửa hàng McDonald có ở khắp nơi trên thế giới, hay những nhà truyền giáo đã đi đến tận hang cùng ngõ hẻm ở khắp nơi đưa đức tin của họ đến đó...Sự phổ biến văn hóa được hỗ trợ bởi kỹ thuật đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa của văn hóa. Nhiều xã hội đang tìm cách bảo vệ mình tránh khỏi sự "xâm lăng" của quá nhiều văn hóa từ những xã hội khác và đề cao bản sắc văn hóa. Tuy vậy, các yếu tố văn hóa không phải đều thay đổi ở cùng một mức độ, mặc dù văn hóa vật chất và phi vật chất tác động qua lại với nhau nhưng yếu tố văn hóa vật chất thường thay đổi nhanh hơn. Sự không đồng đều trong thay đổi đó gọi là độ trễ văn hóa. Công nghệ khiến cho người phụ nữ này có thể sinh con nhờ trứng của một phụ nữ khác thụ tinh trong ống nghiệm rõ ràng đặt ra vấn đề phải hiểu thế nào là tình mẫu tử, tình phụ tử nhưng công nghệ đó thay đổi nhanh hơn những giá trị như tình mẫu tử, tình phụ tử. == Chủ nghĩa vị chủng văn hóa và thuyết tương đối văn hóa == Trong một nền văn hóa tồn tại nhiều tiểu văn hóa và trên Trái Đất của chúng ta lại có rất nhiều nền văn hóa. Văn hóa không chỉ là cơ sở đối với nhận thức của con người về thế giới mà còn đối với vấn đề đánh giá đúng, sai; tốt, xấu...Do vậy một vấn đề đương nhiên phải đặt ra là cá nhân đánh giá và phản ứng trước những mẫu văn hóa khác biệt thậm chí rất khác biệt với mẫu văn hóa của mình như thế nào. Các nhà xã hội học phân biệt hai cách ứng xử đối với những mẫu văn hóa khác: Chủ nghĩa vị chủng (hay còn gọi là chủ nghĩa duy chủng tộc, chủ nghĩa duy dân tộc, tiếng Anh: ethno-centrism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn văn hóa của chính mình . Khuynh hướng vị chủng là do một cá nhân đã gắn bó mật thiết với các yếu tố văn hóa của mình. Tuy nhiên điều này tạo ra sự đánh giá bất công hoặc sai lệch một mẫu văn hóa khác bởi lẽ những gì được đánh giá có ý nghĩa khác nhau trong những nền văn hóa khác nhau. Chủ nghĩa vị chủng cũng có hai chiều, nếu một cá nhân đánh giá một nền văn hóa, một mẫu văn hóa khác theo cách tiêu cực thì ngược lại, cá nhân đó cũng có thể bị đánh giá như thế. Các nhà xã hội học, nhân chủng học thường có quan điểm phản đối thuyết vị chủng vì đó là cách phản ứng tiêu cực và bất công, sai lệch đối với những nền văn hóa, mẫu văn hóa khác nhau. Thuyết tương đối văn hóa (tiếng Anh: cultural relativism): là thông lệ đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính nó hay một cách nói khác là đánh giá văn hóa khác trong cảnh quan văn hóa của chính nó. Đánh giá theo cách này có thể hạn chế hoặc loại trừ được những bất công, sai lệch cũng như phản ứng tiêu cực trước văn hóa khác biệt nhưng lại là thái độ khó đạt được. Muốn đánh giá văn hóa khác bằng tiêu chuẩn của chính bản thân nó, cá nhân phải hiểu được giá trị, tiêu chuẩn của văn hóa khác cũng như không bị lệ thuộc bởi những giá trị, tiêu chuẩn của nền văn hóa của chính mình. Thuyết này cũng nhấn mạnh rằng các bối cảnh xã hội khác nhau làm nảy sinh các giá trị và tiêu chuẩn khác nhau. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là chúng ta chấp nhận một cách không điều kiện các mẫu văn hóa khác mà đánh giá một cách không định kiến hoặc thiên vị trong bối cảnh văn hóa của chúng. Thuyết tương đối văn hóa đang được hỗ trợ bởi sự phát triển của công nghệ, truyền thông khiến cho sự phổ biến văn hóa nhanh chóng hơn cũng như nhu cầu tìm hiểu văn hóa khác tăng lên. Một trường hợp của thuyết tương đối văn hóa là chủ nghĩa duy ngoại (xeno-centrism), đó là sự tin rằng những gì (sản phẩm, kiểu cách, ý tưởng...) thuộc về nền văn hóa của bản thân mình đều ở dưới tầm so với những thứ tương tự nhưng ở nền văn hóa mà nó phát tích . Ví dụ: người Mỹ tin rằng đồ điện tử của họ không tốt bằng của Nhật bản, người Việt nam tin rằng dầu gội đầu sản xuất tại Việt nam không tốt bằng của châu Âu mặc dù cũng do chính hãng đó sản xuất... == Mô hình lý thuyết nghiên cứu văn hóa == Có hai mô hình xã hội học chính được sử dụng để nghiên cứu văn hóa: Mô hình cấu trúc chức năng: dựa trên quan điểm coi văn hóa như một hệ thống hợp nhất cao và tương đối ổn định qua thời gian. Trong hệ thống này, mỗi yếu tố hay đặc điểm văn hóa được hiểu theo nghĩa sự đóng góp chức năng đối với hoạt động và duy trì văn hóa nói chung. Nhìn chung, mô hình này chú trọng tính ổn định của văn hóa và coi các giá trị là nền tảng của hệ thống văn hóa. Trong một chừng mực nào đó, thuyết cấu trúc chức năng dẫn đến chủ nghĩa duy tâm triết học, coi các quan điểm về giá trị là cơ sở thực tại của con người. Mô hình này cho rằng hệ thống văn hóa phải được sắp xếp để có thể đáp ứng nhu cầu của con người và vì thế nên phải có nhiều điểm chung dẫn đến tính phổ biến văn hóa. Đồng thời có nhiều cách đáp ứng các nhu cầu của con người nên các nền văn hóa trên thế giới trở nên đa dạng. Hạn chế của mô hình cấu trúc chức năng là khuynh hướng đề cao các mẫu văn hóa thống trị của một xã hội mà ít chú ý đến tính đa dạng văn hóa trong đó, đặc biệt là trong trường hợp khác biệt văn hóa xuất phát từ sự bất công xã hội. Mô hình mâu thuẫn xã hội: mô hình này xem xét văn hóa không chỉ là một hệ thống hợp nhất cao mà còn tính đến các mâu thuẫn xã hội do sự bất bình đẳng giữa các nhóm trong xã hội tạo ra. Mô hình này không coi một số giá trị văn hóa như là đương nhiên phải chấp nhận mà có phê phán tại sao những giá trị ấy đang tồn tại. Các nhà xã hội học áp dụng mô hình này, nhất là những ai chịu ảnh hưởng của Karl Marx, lập luận rằng giá trị bản thân chúng do các yếu tố văn hóa khác định hình - nhất là hệ thống sản xuất của một nền văn hóa. Theo nghĩa này, mô hình mâu thuẫn xã hội liên quan đến học thuyết chủ nghĩa duy vật triết học.. Mô hình duy vật này tương phản với thuyết duy tâm của mô hình cấu trúc chức năng. Mô hình mâu thuẫn xã hội có ưu điểm là cho thấy một hệ thống văn hóa không đề cập đến nhu cầu của các thành viên một cách bình đẳng với nhau và cho thấy các yếu tố văn hóa dùng để duy trì sự thống trị của nhóm người này đối với nhóm người khác. Một hậu quả của sự bất bình đẳng này là hệ thống văn hóa tạo ra tác động thúc đẩy sự thay đổi. Hạn chế của mô hình mâu thuẫn xã hội là nhấn mạnh đến sự chia rẽ văn hóa, ít chú ý đến các biện pháp trong đó mô hình văn hóa hợp nhất mọi thành viên trong xã hội. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc áp dụng cả hai mô hình mâu thuẫn xã hội và cấu trúc chức năng để hiểu biết văn hóa đầy đủ hơn . Ngoài ra còn có hai mô hình lý thuyết khác được sử dụng để phân tích văn hóa trong đó nhấn mạnh văn hóa được hình thành trong thế giới tự nhiên vì thế được gọi là phân tích văn hóa theo chủ nghĩa tự nhiên: Mô hình sinh thái học văn hóa: mô hình này tìm hiểu mối tương quan giữa văn hóa và môi trường tự nhiên, một bổ sung cho cái mà mô hình mâu thuẫn xã hội cũng như cấu trúc chức năng ít coi trọng. Nó đưa ra các liên kết giữa những mẫu văn hóa với giới hạn mà con người gặp phải trong môi trường tự nhiên ví dụ như đặc điểm khí hậu, tính khả dụng của nước, lương thực và các tài nguyên thiên nhiên khác. Tuy vậy mô hình có hạn chế ở chỗ môi trường tự nhiên hiếm khi định hình các mẫu văn hóa một cách trực tiếp mà văn hóa và tự nhiên tương tác với nhau. Mặt khác, các yếu tố văn hóa liên kết với tự nhiên một cách rất không đồng đều về mức độ. Mô hình sinh vật xã hội học: là mô hình lý thuyết tìm cách giải thích các mẫu văn hóa như là kết quả của các nguyên nhân sinh học. Mô hình này được phát triển trên cơ sở thuyết tiến hóa của Charles Darwin áp dụng cho loài người. Mặc dù mô hình này có thể cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cội nguồn sinh học của một số mẫu văn hóa, nhất là tính phổ biến văn hóa nhưng nó hiện nay nó đang bị hoài nghi và gây ra nhiều tranh cãi. Trong lịch sử, thực tế sinh học đã bị lạm dụng để biện minh cho việc một chủng tộc nào đó phải được đặt ở vị trí cao hơn trong xã hội như Đức Quốc xã đã làm. Chính vì thế mô hình sinh vật học xã hội bị hoài nghi sẽ dẫn đến việc thực hiện điều tương tự. Ngoài ra mô hình này cũng dễ dẫn đến những thành kiến về giới tính mặc dù thành kiến về giới tính không chỉ dựa trên sự khác nhau sinh học giữa nam và nữ mà đúng hơn là dựa trên sự khẳng định rằng nam dù sao đi nữa cũng tốt hơn hay có giá trị hơn nữ. == Danh ngôn về văn hóa == Không văn hóa nào có thể tồn tại nếu nó tìm cách trở nên độc tôn - Mahatma Gandhi. Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất cứ ngọn gió nào - Mahatma Gandhi. Văn hóa là sự mở mang trí óc và tâm hồn - Jawaharlal Nehru. Văn hóa là tất cả các hình thái của nghệ thuật, tình yêu và suy nghĩ, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít bị nô dịch hơn - Andre Malraux. Văn hóa là tiếng khóc của con người khi đối mặt với số phận - Albert Camus. Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả - Edouard Herriot. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi sinh tồn - Hồ Chí Minh. == Xem thêm == Văn minh Nghệ thuật Tiêu khiển Tôn giáo Triết lý == Tham khảo == Macionis, J. Jonhn, Xã hội học (1987) - Nhà xuất bản Thống kê. Shaefer, T. Richard, Xã hội học (2003) - Nhà xuất bản Thống kê. Lương Văn Kế, Thế giới đa chiều (2007), Nhà xuất bản Thế giới Phạm Khiêm Ích, Văn hóa học và văn hóa thế kỷ XX (2001), Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Phạm Thái Việt và Đào Ngọc Tuấn, Đại cương về văn hóa Việt nam (2004), Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bách khoa toàn thư văn hóa Việt Quan niệm của Thông diễn học về văn hóa http://www.hannom.org.vn/detail.asp?param=803&Catid=225
oberea hanoiensis.txt
Oberea hanoiensis là một loài bọ cánh cứng trong họ Cerambycidae. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Oberea hanoiensis tại Wikispecies
martina navratilova.txt
Martina Navratilova (tiếng Séc: Martina Navrátilová; sinh ngày 18 tháng 10 năm 1956 tại Praha, Tiệp Khắc) là cựu vận động viên quần vợt nữ số một thế giới người Mỹ gốc Tiệp Khắc. Billie Jean King đã nhận xét về Navratilova, "Bà là tay vợt đơn - đôi nữ - đôi nam nữ vĩ đại nhất từ trước đến nay." Steve Flink, trong cuốn sách The Greatest Tennis Matches of the Twentieth Century (Các trận đấu quần vợt vĩ đại nhất thế kỉ XX), đã xếp bà là nữ tay vợt thành công thứ 2 trong thế kỷ 20, chỉ sau tay vợt người Đức Steffi Graf. Tạp chí tennis đã chọn bà là tay vợt nữ vĩ đại nhất trong vòng 40 năm từ 1965-2005. Navratilova đã giành tới 18 danh hiệu Grandslam đơn, 31 danh hiệu Grandslam đôi nữ (kỷ lục), và 10 danh hiệu Granslam đôi nam nữ. Bà đã vào chơi trận chung kết đơn nữ giải Wimbledon 12 lần, bao gồm 9 lần liên tiếp từ năm 1982-1990, và hiện đang giữ kỷ lục về 9 lần vô địch Wimbledon. Bà và King mỗi người giành tới 20 danh hiệu Wimbledon, cũng là một kỷ lục nữa. Navratilova là một trong 3 tay vợt nữ đạt được danh hiệu Grandslam ở cả 3 nội dung đơn nữ, đôi nữ và đôi nam nữ. Bà còn nắm giữ kỷ lục tay vợt có nhiều danh hiệu đơn nhất (167) và nhiều danh hiệu đôi nhất (177) trong thời kỳ mở. Navratilova, Margaret Court, và Maureen Connolly Brinker chia sẻ kỷ lục về số danh hiệu Grandslam liên tiếp (6). Navratilova đã vào chơi 11 trận chung kết Grandslam đơn nữ liên tiếp, đứng thứ hai so với con số 13 của Steffi Graf. Trong nội dung đơn nữ, Navratilova và Pam Shriver đã thắng 109 trận liên tiếp và giành trọn 4 giải Grandslam năm 1984. Mặc dù xuất thân từ Tiệp Khắc nhưng Navratilova đã mất quyền công dân khi chuyển sang Mỹ sống năm 1975 lúc 18 tuổi. Đến năm 1981 thì bà được nhập quốc tịch Mỹ. Ngày 9 tháng 1 năm 2008, bà được trao trả lại quốc tịch Cộng hòa Séc. == Các danh hiệu Grand Slam == === Đơn nữ === ==== Vô địch (18) ==== ==== Á quân (14) ==== === Đôi nữ === ==== Vô địch (31) ==== ==== Á quân (6) ==== === Đôi nam nữ === ==== Vô địch (10) ==== ==== Á quân (6) ==== == Gia đình == Ngày 15.12.2014, Navratilova (58 tuổi) đã làm đám cưới với người bạn gái lâu năm của mình Julia Lemigova (42 tuổi) tại New York. Cả hai hiện sống tại Florida. Lemigova là hoa hậu cuối cùng của Liên Xô, trước khi nước này sụp đổ vào năm 1991. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Martina Navratilova tại Hiệp hội quần vợt nữ Martina Navrátilová - profile Interview with the most celebrated female tennis player Czech.cz, The official Website of the Czech Republic International Tennis Hall of Fame profile BBC profile ESPN.com article outsports.com interview Martina Navratilova Slams ‘Gay Sheep’ Experiments at Oregon State University
lê phước tứ.txt
Lê Phước Tứ (sinh ngày 15 tháng 4 năm 1984) là một cầu thủ hiện đang chơi cho câu lạc bộ Becamex Bình Dương. Vị trí sở trường của anh là trung vệ. == Tiểu sử == Phước Tứ sinh ra trong gia đình không có ai làm về thể thao. Anh là con thứ 4, trước anh có 2 chị gái và 1 anh, dưới là 1 em trai. Phước Tứ có niềm đam mê bóng đá từ khi còn bé. Ban đầu, Tứ chọn Đà Nẵng để theo nhưng bố mẹ không đồng ý. Mãi đến khi 18 tuổi, Tứ mới trúng tuyển vào đội trẻ của Quân khu 5 và theo nghiệp bóng đá từ đó. == Quân khu 5 == Khi mới đến Quân khu 5, Tứ được giao cho vị trí tiền vệ phải. Nhưng một lần, câu lạc bộ bị thiếu trung vệ trầm trọng, huấn luyện viên Nguyễn Phi Hùng buộc phải giao cho anh vị trí trung vệ. Trận đó anh đã chơi vô cùng ấn tượng và từ đó anh thi đấu hẳn ở vị trí trung vệ. Đối với Tứ, huấn luyện viên Nguyễn Trọng Phương có ý nghĩa vô cùng lớn đối với anh. Ông chính là người đã nhìn thấy những điểm mạnh của Tứ và khai thác nó một cách đúng mức và hiệu quả. Bởi vậy, ông luôn dành cho anh những lời chỉ bảo ân cần. Từ khi về chơi trung vệ, Tứ đá nổi bật hẳn, không như khi còn đá tiền vệ cánh. Câu lạc bộ Thể Công đã quyết định chiêu mộ anh. Một cơ hội lớn để Phước Tứ tiếp xúc với môi trường bóng đá đỉnh cao. == Thể Công == Đến với Thể Công từ cuối năm 2004, Phước Tứ đến nay đã có 4 năm ở đội bóng quân đội. Đã từng có thời gian, Phước Tứ xin về vì không hòa nhập được với cuộc sống ở thủ đô. Việc anh nghỉ tập 3-4 tháng đã khiến thể lực giảm sút hẳn, không những vậy, anh còn bị đánh giá là chơi thiếu tính toán nên việc anh hòa nhập với đội bóng là khá khó khăn. Tứ có trận đấu đầu tiên cho Thể Công Viettel khi gặp Huda Huế ở vòng 2 giải Hạng Nhất vào ngày 5 tháng 2 năm 2005, trận đó Thể Công thua 3-1 [1] Từ anh lính mới đến hòn đá tảng nơi hàng phòng ngự, rõ ràng Phước Tứ đã có những bước thăng tiến vượt bậc. Người ta đánh giá cao anh bởi khả năng phòng thủ không ngại va chạm, không chiến tốt và thi đấu cực kì tình táo. Việc anh được vào đội tuyển quốc gia là điều không bất ngờ. == QNK Quảng Nam == Sau khi CLB XMXT Sài Gòn giải tán, trung vệ Lê Phước Tứ đã đến QNK Quảng Nam thử việc. Trong thời gian tập luyện tại đội bóng quê hương, cựu cầu thủ ĐTQG và đội bóng xứ Quảng đã đạt được thỏa thuận, nhưng khi 2 bên chuẩn bị tiến hành ký kết hợp đồng thì Phước Tứ lại khăn gói ra đi. == XM The Vissai Ninh Bình == Không thể trở thành tân binh của Hà Nội T&T, Phước Tứ đã xin thử việc tại V.Ninh Bình, đội bóng vừa giành chức vô địch Cúp QG 2013. Tại giải tập huấn Thanh - Nghệ vừa qua, trung vệ Lê Phước Tứ đã thi đấu rất ấn tượng cho đội bóng cố đô Hoa Lư góp phần giúp đội bóng này giành vị trí á quân. Ngay sau giải đấu kết thúc, BLĐ V.Ninh Bình đã tiến hành thương thảo và đi đến quyết định ký hợp đồng 2 năm với Phước Tứ. Theo nhiều nguồn tin thì số tiền lót tay mà Phước Tứ nhận được là 900 triệu đồng. Sau vụ việc bán độ của hầu hết các cầu thủ trụ cột Vissai Ninh Bình, câu lạc bộ này quyết định bỏ V.League, Phước Tứ đã nhanh chóng tìm được cho mình bến đỗ mới, Câu lạc bộ Becamex Bình Dương. == Thi đấu quốc tế == Được huấn luyện viên Henrique Calisto gọi vào đội tuyển như một sự thay thế cho Nguyễn Huy Hoàng. Anh có trận đấu đầu tiên khi gặp Indonesia, trận này mặc dù hàng thủ đội nhà đã chơi rất ăn ý nhưng đến phút 87, bất ngờ chính Phước Tứ đã đưa bóng về lưới nhà. Sang đến trận gặp Indonesia, trong một pha tranh bóng, Phước Tứ đã phạm lỗi trong vòng cấm và dẫn đến bàn thua của đội nhà [2].Tuy nhiên, sơ suất trong những lần đầu tiên vào sân cho đội tuyển quốc gia của Phước Tứ đã được cảm thông và ban huấn luyện vẫn đánh giá rất cao anh. Bước ngoặt lớn nhất trong sự nghiệp của Phước Tứ có lẽ là giải AFF Suziki Cup 2008, khi anh cùng đội tuyển Việt Nam giành ngôi vô địch. Trong trận đấu với Singapore, chút nữa Phước Tứ đã là tội đồ khi đánh đầu phản lưới nhà, nhưng rất may trọng tài đã bắt lỗi việt vị của tiền đạo đối phương. [3] == Cuộc sống đời tư == Trên sân, Phước Tứ thi đấu lăn xả mạnh mẽ như vậy nhưng ngoài đời anh lại rất khiêm nhường, hiền lành nên giành được nhiều thiện cảm của mọi người. Trong đội Thể Công, Phước Tứ khâm phục nhất Đặng Phương Nam, anh là người đã có rất nhiều ảnh hưởng tới Phước Tứ. Đối với Phước Tứ, đam mê lớn nhất là bóng đá và anh muốn được cống hiến hết sức có thể cho ĐTQG cũng như cho CLB. Thần tượng của anh là Rio Ferdinand, và anh cũng phải thừa nhận rằng lối chơi của anh khác hẳn với trung vệ của Manchester United. Thú giải trí ưa thích nhất của Tứ là đi tán gẫu và uống cà phê cùng đồng đội. == Thành tích == Cùng đội tuyển quốc gia Vô địch AFF Suzuki Cup Cùng CLB Vô địch giải Hạng Nhất quốc gia == Chú thích & Tham khảo ==
quốc lộ 56.txt
Quốc lộ 56, trước đây là tỉnh lộ 2, là con đường nối thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, dài 50 km. Quốc lộ 56 khởi đầu tại ngã ba Hoà Long, xã Hoà Long, thành phố Bà Rịa, đi qua các huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai) và kết thúc tại ngã ba giao với quốc lộ 1A tại ngã ba Tân Phong, xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh. Độ dài một số tuyến đường: Đoạn thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 32 km Đoạn thuộc tỉnh Đồng Nai: 18 km == Tham khảo ==
quần đảo solomon.txt
Quần đảo Solomon là một đảo quốc của người Melanesia, nằm ở phía Đông Papua New Guinea, bao gồm gần một ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28.400 km² (10.965 dặm vuông). Thủ đô của nơi đây là Honiara, tọa lạc trên đảo Guadalcanal. Theo một số ý kiến khách quan, nhiều người cho rằng người dân đảo quốc này chính là hậu duệ của người Melanesia cổ, sinh sống từ mấy ngàn năm trước. Vào thập niên 1890, thực dân Anh đã thiết lập nền bảo hộ vùng đất này. Trong thời gian 1942-1945, đảo quốc này chịu tổn thất rất lớn trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra (Chiến dịch quần đảo Solomon), trong đó có Trận Guadalcanal gây thiệt hại nặng nề cho Solomon. Năm 1976, chính quyền tự trị ra đời. Hai năm sau đó, Solomon chính thức trở thành quốc gia độc lập và là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh. Từ năm 1998, cuộc xung đột sắc tộc đã diễn ra trong sự bất lực của chính quyền. Đến tháng 6 năm 2003, lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của Úc được gửi đến với "Sứ mạng giúp đỡ Quần đảo Solomon" (Regional Assistance Mission to the Solomon Islands - RAMSI) nhằm thiết lập lại nền hòa bình và giải giáp các phiến quân sắc tộc vũ trang. Ngày nay, Bắc Solomon chia thành hai vùng: Quần đảo Solomon độc lập và tỉnh Bougainville thuộc Papua New Guinea. == Lịch sử == Mọi người tin rằng những người định cư nói tiếng Papua đã bắt đầu tới đây khoảng năm 30,000 trước Công Nguyên. Những người nói ngôn ngữ Nam Đảo đã tới đây khoảng năm 4,000 trước Công Nguyên và cũng mang theo các yếu tố văn hoá như canoe có mái chèo. Trong khoảng giữa năm 1,200 và 800 trước Công Nguyên những tổ tiên của người Polynesia, người Lapita tới đây từ Quần đảo Bismarck với các đồ gốm mang đặc trưng của họ. Người Châu Âu đầu tiên khám phá quần đảo này là nhà hàng hải người Tây Ban Nha Álvaro de Mendaña de Neira, tới từ Peru năm 1568. Các nhà truyền giáo bắt đầu tới Solomons hồi giữa thế kỷ 19. Ban đầu họ không đạt được nhiều thành công, bởi sự "buôn bán nô lệ da đen" (sự tuyển mộ nhân công thường mang tính bạo lực cho những nông trang mía ở Queensland và Fiji) đã dẫn tới một loạt các cuộc trả thù và thảm sát. Những hậu quả của việc buôn bán nô lệ đã buộc Anh Quốc phải tuyên bố bảo hộ với phần nam Quần đảo Solomons năm 1893. Đây là cơ bản của sự Bảo hộ Anh với Quần đảo Solomon. Năm 1898 và 1899, thêm nhiều hòn đảo khác ở xa hơn được gộp vào khu vực bảo hộ. Năm 1900 phần còn lại của quần đảo, một vùng trước kia thuộc quyền tài phán của Đức, được chuyển giao cho chính quyền Anh ngoài các đảo Buka và Bougainville vẫn thuộc quyền quản lý của Đức như một phần của New Guinea thuộc Đức (cho tới khi chúng bị Australia chiếm năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng phát). Tuy nhiên, thương mại truyền thống và sự giao lưu xã hội giữa vùng phía tây Quần đảo Solomon Islands là Mono và Alu (the Shortlands) và các xã hội truyền thống ở phía nam vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Dưới chế độ bảo hộ, các nhà truyền giáo đã định cư ở Solomons, cải đạo cho hầu hết dân cư sang Thiên chúa giáo. Đầu thế kỷ 20, nhiều công ty Anh và Australia bắt đầu trồng dừa trên phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp bởi người dân trên đảo ít được hưởng lợi từ đó. ==== Thế chiến II ==== Với sự bùng phát của Thế chiến II, đa số người nông dân và thương nhân đã bỏ đi tới Australia, và hầu hết công việc trồng cấy phải ngừng lại. Một số trong những trận đánh căng thẳng nhất Thế chiến II đã xảy ra trên Quần đảo Solomon. Chiến dịch đáng chú ý nhất trong những chiến dịch của Đồng Minh chống lại các lực lượng Đế quốc Nhật được phát động ngày 7 tháng 8 năm 1942 với những cuộc ném bom và đổ bộ đồng thời vào đảo Florida tại Tulagi và Red Beach trên Guadalcanal. Trận Guadalcanal trở thành một chiến dịch quan trọng và đẫm máu tại Mặt trận Thái Bình Dương khi Đồng Minh bắt đầu đẩy lùi sự mở rộng của Nhật Bản. Hành động mang tính quan trọng trong chiến lược của cuộc chiến là những chiến dịch trinh sát tại các vị trí xa xôi, thường là tại các đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật, cung cấp các thông tin tình báo sớm về hoạt động của hải quân, quân đội và không quân Nhật trong chiến dịch. Thượng sĩ Jacob Vouza là người nổi tiếng vì đã từ chối tiết lộ thông tin của Đồng Minh khi bị quân đội Nhật bắt và tra tấn. Biuku Gasa và Eroni Kumana, những người dân sống trên đảo cũng đã được kênh National Geographic giới thiệu vì là những người đầu tiên tìm thấy John F. Kennedy khi ông bị đắm tàu cùng đội thuỷ thủ của PT-109. Họ có sáng kiến sử dụng một quả dừa để viết thông tin cầu cứu và mang đi bằng một chiếc canoe chèo tay, sau này khi đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy đã giữ quả dừa đó trên bàn làm việc của ông. Quần đảo Solomon là một trong những vùng quan trọng chiến lược ở Nam Thái Bình Dương và nơi đóng quân của Sư đoàn VMF-214 "Black Sheep" huyền thoại dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng "Pappy" Boyington. The Slot là một cái tên của eo biển New Georgia, khi nó được Tokyo Express sử dụng để cung cấp hậu cầu cho quân đội Nhật đồn trú trên Guadalcanal. === Phong trào độc lập === Sau khi Thế chiến II kết thúc, chính phủ thuộc địa Anh được trao trả. Thủ đô được chuyển từ Tulagi tới Honiara để tận dụng cơ sở hạ tầng do quân đội Mỹ bỏ lại. Một phong trào cách mạng được gọi là Maasina Ruru đã tổ chức và phát động một chiến dịch bất tuân dân sự và đình công lớn trên toàn bộ quần đảo. Rất nhiều người tham gia phong trào và các lãnh đạo bị bỏ tù cuối năm 1948. Trong suốt thập niên 1950, các nhóm thổ dân chống đối khác xuất hiện và biến mất mà không giành được sức mạnh. Năm 1960, một hội đồng cố vấn của người dân Quần đảo Solomon đã bị một hội đồng lập pháp đàn áp, và một hội đồng hành pháp được tạo lập như một cơ quan bảo trợ việc thiết lập chính sách. Hội đồng này dần được trao nhiều quyền lực. Năm 1974, một hiến pháp mới được thông qua lập ra một hệ thống chính phủ nghị viện dân chủ và các bộ trưởng. Giữa năm 1975, cái tên Quần đảo Solomon chính thức được đổi thành Nhà nước Bảo hộ Quần đảo Solomon thuộc Anh. Ngày 2 tháng 1 năm 1976, Solomon trở thành nhà nước tự quản, và giành được độc lập ngày 7 tháng 7 năm 1978, chính phủ đầu tiên sau khi độc lập được bầu ra tháng 8 năm 1980. Một loạt các chính phủ đã được hình thành từ đó và vẫn chưa thành công trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sau cuộc bầu cử Bartholomew Ulufa'alu năm 1997 tình hình chính trị của Solomon bắt đầu xấu đi. Việc quản lý đất nước giảm sút với sự bất lực của các cơ quan cảnh sát và chính phủ tới mức tình hình đã bị gọi là "căng thẳng". === Căng thẳng === Thường được gọi là căng thẳng hay căng thẳng sắc tộc, ban đầu cuộc bạo động dân sự chủ yếu là cuộc chiến giữa Phong trào Tự do Isatabu (cũng được gọi là Quân đội Cách mạng Guadalcanal) và Lực lượng Đại bàng Malaita (cũng như Lực lượng Đại bàng Marau). (Dù đa phần cuộc xung đột là giữa người Guales và người Malaitans, Kabutaulaka (2001) và Dinnen (2002) tranh cãi rằng cái mác 'xung đột sắc tộc' là sự đơn giản hoá). Về các chi tiết thảo luận về sự Căng thẳng, sem thêm Fraenkel (2004) và Moore (2004). Cuối năm 1998, các chiến binh trên đảo Guadalcanal bắt đầu một chiến dịch đe doạ và bạo lực chống lại những người định cư Malaitan. Năm sau đó, hàng nghìn người Malaita đã phải bỏ chạy về Malaita hay thủ đô, Honiara (nơi, dù nằm trên đảo Guadalcanal, có dân cư chủ yếu là người Malaita và những người dân đảo Solomon từ các tỉnh khác). Năm 1999, Lực lượng Đại bàng Malaita (MEF) đã được thành lập để đối chọi. Chính phủ cải cách của Bartholomew Ulufa'alu đã tìm cách đối phó với những rắc rối nảy sinh từ cuộc xung đột này. Cuối năm 1999, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong bốn tháng. Cũng có một số nỗ lực tổ chức các buổi hoà giải nhưng không thành công. Bartholomew cũng đã yêu cầu sự trợ giúp từ phía Australia và New Zealand năm 1999 nhưng đề nghị này đã bị từ chối. Tháng 6 năm 2000, Ulufa'alu bị các thành viên du kích của MEF bắt cóc vì họ cho rằng dù đang ở Malaitan, ông không hành động đủ để bảo vệ các lợi ích của họ. Sau đó Ulufa'alu đã từ chức để đổi lấy tự do. Manasseh Sogavare, người từng là Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ của Ulufa'alu's nhưng sau này đã gia nhập phe đối lập, được bầu làm Thủ tướng với tỷ lệ 23-21 trước Rev. Leslie Boseto. Tuy nhiên sự thắng cử của Sogavare đã ngay lập tức bị đặt nghi vấn khi sáu đại biểu (là người ủng hộ Boseto) không thể tới nghị viện tham dự cuộc bỏ phiếu (Moore 2004, n.5 trang 174). Tháng 10 năm 2000, Thoả thuận Hoà bình Townsville, được ký kết giữa Lực lượng Đại bàng Malaita, các nhóm của IFM và Chính phủ Quần đảo Solomon. Ngay sau đó là thoả thuận Hoà bình Marau tháng 2 năm 2001, được ký kết giữa Lực lượng Đại bàng Marau, Phong trào Isatabu Tự do, Chính phủ Tỉnh Guadalcanal và Chính phủ Quần đảo Solomon. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo du kích quan trọng của Guale, Harold Keke, đã từ chối ký Thoả thuận, gây ra một sự chia rẽ với các nhóm Guale. Sau đó, các bên của Guale đồng ý với thoả thuận do Andrew Te'e lãnh đạo đã gia nhập với nhóm cảnh sát đa số người Malaitan để hình thành nên 'Lực lượng Phối hợp Hành động'. Trong hai năm tiếp theo cuộc xung đột chuyển sang Weathercoast của Guadalcanal khi những nỗ lực của Lực lượng Phối hợp Hành động nhằm bắt giữ Keke và nhóm của ông thất bại. Cuộc bầu cử mới được tổ chức vào tháng 12 năm 2001 đưa Sir Allan Kemakeza lên nắm chức Thủ tướng với sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Nhân dân của ông và của Hiệp hội các Thành viên Độc lập. Luật pháp và trật tự ngày càng mất hiệu lực khi bản chất của cuộc xung đột thay đổi bạo lực tiếp tục diễn ra tại Weathercoast trong khi các du kích ở Honiara ngày càng theo đuổi các hành động tội ác và tra tán. Bộ Tài chính thường phải được quân đội vũ trang bảo vệ khi thu tiền về. Tháng 12 năm 2002, Bộ trưởng Tài chính Laurie Chan từ chức sau khi bị buộc phải ký giấy này tại một trạm kiểm soát do một số chiến binh lập ra. Xung đột bùng phát ở Tỉnh Tây giữa những người địa phương và những người định cư Malaitan. Các thành viên phản bội của Quân đội Cách mạng Bougainville (BRA) đã được mời tới làm lực lượng bảo vệ nhưng cuối cùng lại gây thêm nhiều rắc rối hơn những gì họ ngăn chặn được. Tình trạng vô chính phủ, cướp bóc và sự bất lực của cánh sát khiến Chính phủ Quần đảo Solomon phải ra thông báo tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài. Với tình trạng phá sản của quốc gia và sự hỗn loạn ở thủ đô, đề nghị này nhanh chóng được Nghị viện thông qua. Tháng 6 năm 2003, cảnh sát Úc và Đảo Thái Bình Dương cùng quân đội tới Quần đảo Solomon dưới sự đỡ đầu của Phái bộ Hỗ trợ Vùng cho Quần đảo Solomon (RAMSI) do Australia lãnh đạo. Một lực lượng an ninh quốc tế khá lớn với 2,200 cảnh sát và quân lính, dưới sự lãnh đạo của Australia và New Zealand, và với đại diện từ khoảng 20 quốc gia Thái Bình Dương khác bắt đấu tới trong tháng tiếp sau trong khuôn khổ Chiến dịch Helpem Fren. Từ thời điểm đó một số nhà bình luận đã gọi đất nước này như một quốc gia không thể thành hình. Tháng 4 năm 2006 có những lời đồn rằng Thủ tướng mới được bầu Snyder Rini đã sử dụng các khoản hối lộ từ các doanh nhân Trung Quốc để mua phiếu bầu của các thành viên Nghị viện dẫn tới tình trạng cướp bóc trên diện rộng ở thủ đô Honiara. Một sự oán giận sâu sắc chống lại cộng đồng thiểu số các doanh nhân Trung Quốc đã dẫn tới việc phá uỷ khu Chinatown ở thành phố này. Căng thẳng cũng gia tăng khi mọi người tin rằng các khoản tiền lớn đã được chuyển tới Trung Quốc. Trung Quốc đã gửi máy bay tới sơ tán hàng trăm công dân nước mình tránh khỏi cuộc cướp bóc. Việc sơ tán các công dân Úc và Anh Quốc cũng diễn ra nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Thêm nhiều cảnh sát và quân đội Úc, New Zealand và Fiji đã được điều động để dẹp yên tình trạng bạo loạn. Cuối cùng Rini đã từ chức khi phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Nghị viện, và Nghị viện đã bầu Manasseh Sogavare làm Thủ tướng. === Trận động đất và sóng thần năm 2007 === Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Quần đảo Solomon bị chấn động bởi một trận động đất lớn và tiếp sau đó là một vụ sóng thần. Những báo cáo đầu tiên cho thấy sóng thấn, vốn chủ yếu ảnh hưởng tới hòn đảo nhỏ Gizo, cao nhiều mét (có lẽ cao tới 10 mét (33 ft) theo một số thông tin, 5 mét (16 1/3 ft) theo Văn phòng Đối ngoại). Trận sóng thần phát sinh từ một trận động đất mạnh 8.1 độ, với tâm chấn nằm cách 217 dặm (349 km) phía tây bắc thủ đô hòn đảo, Honiara, tại Vĩ độ -8.453 Kinh độ 156.957 và ở độ sâu 10 km (6.2 miles). Theo Phòng Nghiên cứu Địa chất Hoa Kỳ trận động đất xảy ra lúc 20:39:56 UTC ngày Chủ nhật, 1 tháng 4 năm 2007. Từ sự kiện đầu tiên và cho tới tận lúc 22:00:00 UTC ngày thứ 4, 4 tháng 4 năm 2007, hơn 44 dư chấn mạnh bằng hoặc hơn 5.0 độ đã được ghi lại trong vùng. Con số người chết do cơn sóng thần ít nhất là 52 người, và sóng thần đã phá huỷ hơn 900 ngôi nhà và khiến hàng nghìn người mất nhà cửa. Theo những người dân địa phương đất bị xô đẩy do trận động đất đã mở rộng ngoài khơi của một hòn đảo, Ranongga, tới 70 mét (230 ft). Điều này khiến nhiều rặng san hô nguyên thuỷ hiện ra trên những bờ biển mới hình thành. === Thể thao === Đội tuyển bóng đá Quốc gia Quần đảo Solomon đã làm nên lịch sử khi trở thành đội đầu tiên đánh bại New Zealand để tham dự trận đối đầu trực tiếp tranh suất vào World Cup 2006 với Australia. Họ bị đánh bại 7-0 tại Australia và 2-1 trên sân nhà. Ngày 14 tháng 6 năm 2008, đội Futsal quốc gia Quần đảo Solomon giành chiến thắng giải Oceania Futsal Championship tại Fiji giành suất tham dự 2008 FIFA Futsal World Cup được tổ chức tại Brazil từ ngày 30 tháng 9 đến 19 tháng 10 năm 2008. Đội bóng đá bãi biển quốc gia Solomon được coi là đội mạnh nhất tại Oceania, và đã tham dự ba FIFA Beach Soccer World Cup gần đây nhất. Đội rugby quốc gia Quần đảo Solomon đã tham dự các trận đấu quốc tế từ năm 1969. Tương tự, giải rugby quốc gia quần đảo Solomon đã bắt đầu tái xuất sau mười năm gián đoạn. == Chính trị == Quần đảo Solomon là một quốc gia quân chủ lập hiến và có một chính phủ theo hệ thống nghị viện. Nữ hoàng Elizabeth II là Quốc vương Quần đảo Solomon và là nguyên thủ quốc gia; bà được đại diện bởi Tổng Toàn quyền người được Nghị viện chọn lựa với nhiệm kỳ năm năm. Có một nghị viện đơn viện gồm 50 thành viên, được bầu với nhiệm kỳ 4 năm. Tuy nhiên, Nghị viện có thể bị giải tán theo đa số phiếu thành viên của nó trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Đại diện Nghị viện dựa trên cơ sở một đại diện. Quyền bỏ phiếu dành cho mọi công dân trên 21 tuổi. Lãnh đạo Chính phủ là Thủ tướng, người được Nghị viện bầu ra và có quyền lựa chọn các thành viên của Chính phủ. Mỗi bộ do một thành viên chính phủ đứng đầu và được giúp đỡ bởi một thư ký, một viên chức dân sự, lãnh đạo các viên chức trong bộ. Chính phủ Quần đảo Solomon có đặc điểm bởi các đảng chính trị yếu (xem Danh sách Đảng Chính trị của Quần đảo Solomon) và các liên minh rất không ổn định. Chính phủ thường phải đối mặt với các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm và quyền lãnh đạo chính phủ vì thế cũng thay đổi thường xuyên. Việc thay đổi chính phủ là điều thường thấy. quyền sở hữu đất đai được dành riêng cho công dân Quần đảo Solomon. Pháp luật cho phép các công dân nước ngoài định cư như người Trung Quốc và người Kiribati, có được quyền công dân thông qua việc nhập quốc tịch. Đất đai nói chung vẫn nằm trong tay các gia đình hay làng xã và có thể được trao thừa kế từ cha mẹ cho con cái theo phong tục địa phương. Người dân đảo không muốn sử dụng đất đai vào các lĩnh vực kinh tế phi truyền thống, và điều này khiến việc tranh cãi về quyền sở hữu đất đai tiếp tục diễn ra. Các lực lượng phi quân sự được Quần đảo Solomon duy trì, mặc dù họ có lực lượng cảnh sát gần 500 người gồm cả một đơn vị biên phòng. Cảnh sát cũng chịu trách nhiệm cứu hoả, cứu hộ thiên tai và tuần tra biển. Lực lượng cảnh sát nằm dưới quyền chỉ huy của một uỷ viên hội đồng, được chỉ định bởi Tổng Toàn quyền và chịu trách nhiệm trước thủ tướng. Ngày 27 tháng 12 năm 2006, Chính phủ Quần đảo Solomon nói họ đã thực hiện các bước nhằm ngăn vị lãnh đạo cảnh sát người Australia quay về quốc gia Thái Bình Dương. Ngày 12 tháng 1 năm 2007, Australia đã thay thế nhà ngoại giao hàng đầu của họ bị trục xuất khỏi Quần đảo Solomon vì có hành động hoà giải nhằm giảm căng thẳng cuộc tranh cãi kéo dài bốn tháng giữa hai chính phủ. Ngày 11 tháng 7 năm 2007, Quần đảo Solomon đưa Julian Moti lên làm Tổng chưởng lý. Moti hiện bị Australia truy nã vì liên quan tới hành động lạm dụng tình dục trẻ em. Thủ tướng Australia John Howard đã gọi hành động này là "khá kỳ lạ". Bộ trưởng ngoại giao Australia Alexander Downer đã miêu tả quốc gia này là một "kho truyện cười" của thế giới văn minh. Tuy nhiên những lời cáo buộc của Australia chống lại Moti liên quan tới những sự kiện diễn ra ở Vanuatu, và những cáo buộc tương tự mà các toà án tại Vanuatu đã xoá bỏ trong thập niên 1990. Julian Moti đã thu hút sự chú ý của Australia bởi ông cố vấn cho Chính phủ Quần đảo Solomon điều tra trách nhiệm của cảnh sát Australia trong việc gây ra những vụ bạo loạn năm 2006 tại Honiara. Ngày 13 tháng 12 năm 2007, Thủ tướng Manasseh Sogavare bị cách chức sau một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Nghị viện, sau sự ly khai của năm Bộ trưởng thuộc phe đối lập. Đây là lần đầu tiên Thủ tướng mất chức theo cách này ở Quần đảo Solomon. Ngày 20 tháng 12, Nghị viện bầu ứng cử viên phe đối lập (và là cựu Bộ trưởng Giáo dục) Derek Sikua làm Thủ tướng, với số phiếu 32 trên 15. == Tỉnh == Với chính phủ địa phương, đất nước được chia làm 10 vùng hành chính, trong số đó 9 tỉnh do các cơ quan được bầu từ địa phương quản lý và tỉnh thứ 10 là thị trấn Honiara, cho Hội đồng Thị trấn Honiara cai quản. Trung tâm Choiseul Guadalcanal Honiara, Thị trấn Isabel Makira-Ulawa Malaita Rennell và Bellona Temotu Tây == Quan hệ nước ngoài == Quần đảo Solomon là một thành viên của Liên hiệp quốc, Khối thịnh vượng chung, Hội đồng Nam Thái Bình Dương, Diễn đàn Nam Thái Bình Dương, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vàLiên minh châu Âu/Châu Phi, Caribe, và Thái Bình Dương (ACP) (EEC/ACP) (Hiệp ước Lomé). Đời sống chính trị của Quần đảo Solomon còn bị ảnh hưởng bởi tầm quan trọng của nó với Trung Hoa dân quốc ở Đài Loan và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Quần đảo Solomon công nhận ngoại giao với Trung Hoa dân quốc, thừa nhận nó là Chính phủ hợp pháp duy nhất của toàn bộ Trung Quốc, là nước bỏ phiếu ủng hộ quan trọng với Trung Hoa dân quốc tại Liên hiệp quốc. Các khoản đầu tư nhiều lợi nhân, các khoản hỗ trợ chính trị và các khoản cho vay ưu đãi cả từ Trung Hoa dân quốc và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đang dần thao túng đời sống chính trị của Quần đảo này. Quan hệ với Papua New Guinea, đã bị chững lại bởi làn sóng người tị nạn từ Bougainville những cuộc nổi dậy và tấn công trên những hòn đảo phía bắc Solomon bởi những nhánh nổi dậy người Bougainvill, đã được khôi phục. Một hiệp định hoà bình trên Bougainville đã được xác nhận năm 1998 loại bỏ mối đe doạ quân sự và hai nước tiến hành các quốc tuần tra biên giới thường xuyên theo một thoả thuận năm 2004. == Quân đội == Mặc dù Lực lượng Phòng vệ Quần đảo Solomon Bảo hộ Anh với các quân nhân tuyển mộ tại địa phương từng là một phần của các lực lượng Đồng Minh tham gia chiến đấu trên Quần đảo Solomon trong Thế chiến II, nước này không có một lực lượng quân sự thường xuyên độc lập. Nhiều nhánh bán quân sự của Cảnh sát Hoàng gia Quần đảo Solomon (RSIP) đã bị giải tán năm 2003 sau sự can thiệp của Phái bộ Hộ trợ Vùng cho Quần đảo Solomon (RAMSI), và RSIP bị giải giáp. RAMSI có một phái quân sự trực thuộc được chỉ huy bởi một vị tướng người Australia với trách nhiệm hỗ trợ lực lượng cảnh sát của RAMSI về an ninh bên trong và bên ngoài. RSIP vẫn điều hành hai tàu tuần tra (RSIPV Auki và RSIPV Lata) tạo thành lực lượng hải quân của Quần đảo Solomon. Về lâu dài mọi người cho rằng RSIP sẽ đảm nhiệm cả vai trò phòng vệ. Lực lượng cảnh sát nằm dưới quyền lãnh đạo của một cao uỷ, được chỉ định bởi Toàn quyền và chịu trách nhiệm trước thủ tướng. Ngân sách cho cảnh sát của Quần đảo Solomon đã bị đình trệ vì một cuộc nội chiến kéo dài bốn năm. Sau cuộc đình công Cyclone Zoe trên hòn đảo Tikopia và Anuta tháng 12 năm 2002, Australia phải cung cấp cho chính phủ Quần đảo Solomon 200,000 Solomons ($50,000 Australia) để mua nhiên liệu, hậu cần cho chiếc tàu tuần tra Lata hoạt động. (Một phần công việc của RAMSI là hỗ trợ Chính phủ Quần đảo Solomon ổn định ngân sách.) Trang bị: Pandur 6X6 APC == Địa lý == Quần đảo Solomon là một quốc đảo rộng lớn nằm ở phía đông Papua New Guinea và gồm nhiều hòn đảo: Choiseul, Đảo Shortland; Đảo New Georgia; Santa Isabel; Đảo Russell; Nggela (Đảo Florida); Malaita; Guadalcanal; Sikaiana; Maramasike; Ulawa; Uki; Makira (San Cristobal); Santa Ana; Rennell và Bellona; Quần đảo Santa Cruz và ba hòn đảo nhỏ nằm ở xa, Tikopia, Anuta, và Fatutaka. Khoảng cách giữa các đảo nằm xa nhất ở phía tây và phía đông là khoảng 1,500 kilômét (930 mi). Quần đảo Santa Cruz (Tikopia là một phần của nó), nằm ở phía bắc Vanuatu và rất cô lập với khoảng cách 200 kilômét (120 mi) từ các hòn đảo khác. Bougainville về địa lý là một phần của Quần đảo Solomon, nhưng về chính trị thuộc Papua New Guinea. Khí hậu đại dương-xích đạo của hòn đảo này rất ẩm trong cả năm, với nhiệt độ trung bình 27 °C (80 °F). Từ tháng 6 tới tháng 8 là thời gian lạnh nhất. Dù các mùa không được phân biệt, các cơn gioá tây bắc vào tháng 11 tới tháng 4 mang lại những cơn mưa thường xuyên và thỉnh thoảng là những trận gió giật hay bão. Lượng mưa hàng năm khoảng 3050 mm (120 in). Quần đảo Solomon là một phần của hai vùng sinh thái mặt đất riêng biệt. Đa phần các đảo là một phanà của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Quần đảo Solomon, vốn gồm các đảo Bougainville và Buka, là một phần của Papua New Guinea, những khu rừng này hiện đang gặp nguy cơ lớn từ các hoạt động khai thác. Quần đảo Santa Cruz là một phần của vùng sinh thái rừng mưa nhiệt đới Vanuatu, cùng với quần đảo Vanuatu bên cạnh. Chất lượng đất thay đổi từ rất giàu đất núi lửa (có các núi lửa ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau trên một số hòn đảo lớn) tới đá vôi cằn cỗi. Có hơn 230 loài lan và các loại hoa nhiệt đới khác trên quần đảo. Quần đảo có nhiều núi lửa đã ngừng hoặc vẫn đang hoạt động. Núi lửa Tinakula và Kavachi là những núi lửa hoạt động mạnh nhất. == Kinh tế == Với GDP trên đầu người $600 Quần đảo Solomon là một quốc gia kém phát triển, và hơn 75% lực lượng lao động của họ hoạt động kinh tế tự cung tự cấp và đánh cá. Đa số các sản phẩm chế biến và sản phẩm dầu mỏ phải nhập khẩu. Năm 1998, giá gỗ nhiệt đới trên thế giới giảm mạnh, gỗ là sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Quần đảo Solomon, và vào những năm gần đây, các cánh rừng ở Solomons đã bị khai thác quá mức. Các sản phẩm mùa màng và xuất khẩu quan trọng khác gồm cùi dừa khô và dầu cọ. Năm 1998 Ross Mining của Australia bắt đầu khai thác vàng tại Gold Ridge ở Guadalcanal. Việc khai thác khoáng sản tại các nơi khác vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, với tình trạng bạo lực sắc tộc tháng 6 năm 2000, các hoạt động xuất khẩu dầu cọ và vàng đã dừng lại trong khi xuất khẩu gỗ cũng suy giảm. Hòn đảo này có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác như chì, kẽm, nickel, và vàng. Ngành đánh cá trên Quần đảo Solomon cũng là lĩnh vực quan trọng đóng góp vào xuất khẩu và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một liên doanh với Nhật Bản, Solomon Taiyo Ltd., điều hành nhà máy đóng hộp duy nhất trên quần đảo, đã đóng cửa hồi giữa năm 2000 vì tình trạng bạo lực sắc tộc. Dù nhà máy đã được mở cửa trở lại dưới sự điều hành của người địa phương đã được đặt ra, việc xuất khẩu cá ngừ đại dương vẫn chưa được nối lại. Các cuộc đàm phán đang được tiến hành và có thể dẫn tới việc tái mở cửa khai thác mỏ vàng Gold Ridge và các nông trường cọ dừa lớn. Du lịch, đặc biệt là lặn biển, là một ngành công nghiệp dịch vụ quan trọng của Quần đảo Solomon. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt cơ sở hạ tầng và các giới hạn về vận tải. Chính phủ Quần đảo Solomon đã vỡ nợ vào năm 2002. Từ sự can thiệp của RAMSI năm 2003, chính phủ đã tái cơ cấu ngân sách. Nước này đã củng cố và tái đàm phán các khoản nợ nội địa, và với sự hỗ trợ của Australia, hiện đang tìm cách tái đàm phán với các chủ nợ nước ngoài. Các nhà tài trợ chính cho Solomons gồm Australia, New Zealand, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, và Trung Hoa dân quốc. Gần đây, toà án Solomons đã tái phê chuẩn việc xuất khẩu cá heo sống để lấy tiền, chủ yếu tới Dubai, Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất. Việc này trước đó đã bị chính phủ đình chỉ năm 2004 sau sự phản đối quốc tế với một chuyến hàng 28 chú cá heo sống tới Mexico. Hành động này đã dẫn tới sự chỉ trích từ cả Australia và New Zealand cũng như nhiều tổ chức quan sát khác. == Năng lượng == Một đội các nhà phát triển năng lượng tái tạo làm việc cho Pacific Islands Applied Geoscience Commission (SOPAC) và được Renewable Energy and Energy Efficiency Partnership (REEEP) tài trợ, đã đưa ra một chương trình cho phép các cộng đồng này tiếp cận với nguồn năng lượng tái tạo, như mặt trời, với giá thành không quá lớn. Những người này cho rằng, nếu những cư dân trên đảo không thể trả tiền mặt cho nguồn năng lượng mặt trời, họ có thể trả bằng hoa lợi. == Nhân khẩu == Ở thời điểm năm 2006 đa số trong 552,438 người dân Quần đảo Solomon là người Melanesia (94.5%). Người Polynesia (3%) và Micronesia (1.2%) là hai nhóm sắc tộc đáng chú ý khác. Có vài nghìn người là người Trung Quốc. 74 ngôn ngữ được sử dụng trên Quần đảo Solomon, dù bốn ngôn ngữ trong số đó đã tuyệt chủng. Trên hòn đảo trung tâm, nhóm ngôn ngữ Melanesia (chủ yếu thuộc nhóm Đông Nam Solomon) được sử dụng. Ở những hòn đảo phía ngoài, Rennell và Bellona ở phía nam, Tikopia, Anuta và Fatutaka ở cực đông, Sikaiana ở đông bắc, và Luaniua ở phía bắc (Ontong Java Atoll, cũng được gọi là Lord Howe Atoll), nhóm ngôn ngữ Polynesia được sử dụng. Những người dân nhập cư Gilbert (Kiribati) và Tuvalu nói các ngôn ngữ Micronesia. Tuy tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, chỉ 1-2% dân số nói tiếng Anh; ngôn ngữ chung là Solomons Pijin. == Tôn giáo == Tôn giáo trên Quần đảo Solomon gồm 97% tín đồ Thiên chúa giáo với các phái sau: Nhà thờ Melanesia giáo phái Anh 32.8%, Cơ đốc giáo La Mã 19%, Nhà thờ Phúc Âm Biển Nam 17%, Bảy ngày Adventist 11.2%, Nhà thờ Thống nhất 10.3%, Nhà thờ Christian Fellowship 2.4%, các phái Thiên chúa giáo khác 4.4%. 2.9% còn lại theo các đức tin tôn giáo bản địa. Theo những báo cáo gần đây nhất, Hồi giáo trên Quần đảo Solomon có khoảng 350 tín đồ. == Văn hoá == Trong văn hoá truyền thống của Quần đảo Solomon, các phong tục cũ được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác, những tinh thần được truyền lại từ nhiều đời này đã hình thành nên các giá trị văn hoá của Quần đảo. Môn thể thao được ưa chuộng nhất trên Quần đảo Solomon là bóng đá, bóng rổ cũng là môn thể thao được ưa chuộng. Radio là phương tiện truyền thống có ảnh hưởng nhất trên Quần đảo Solomons vì những khác biệt ngôn ngữ, nạn thất học, và sự khó tiếp nhận sóng vô tuyến ở một số vùng trong nước. Quần đảo Solomon Broadcasting Corporation (SIBC) điều hành các dịch vụ radio công, gồm các đài phát sóng quốc gia Radio Happy Isles và Wantok FM, và các đài phát sóng địa phương Radio Happy Lagoon và, trước kia là, Radio Temotu. Có một đài phát sóng thương mại, PAOA FM, phủ sóng trên Quần đảo Solomons. Chỉ có một tờ báo hàng ngày Solomon Star (www.solomonstarnews.com) và một website tin tức hàng ngày Solomon Times Online (www.solomontimes.com), 2 tuần báo Solomons Voice và Solomon Times, và hai nguyệt báo Agrikalsa Nius và Citizen's Press. Không có các trạm dịch vụ TV trên Quần đảo Solomon, dù có thể thu được tín hiệu từ các trạm phát sóng TV vệ tinh. Quần đảo Solomon có thể tiếp cận tự do vào ABC Asia Pacific (thuộc kênh ABC của Australia) và BBC World News. Các tác gia của Quần đảo Solomon gồm nhà tiểu thuyết Rexford Orotaloa và John Saunana và nhà thơ Jully Makini. == Xem thêm == Lau Lagoon Các quốc gia do Nữ hoàng Elizabeth II đứng đầu == Chú thích == == Tham khảo == Alcohol and Drug Use in Honiara, Solomon Islands: A Cause for Concern Bài viết này có thông tin thuộc lĩnh vực công cộng từ các websites của Bộ Ngoại giao và CIA World Factbook Hoa Kỳ. == LIên kết ngoài == Chính phủ Department of Prime Minister and Cabinet Department of Commerce, Industries and Employment Chief of State and Cabinet Members Thông tin chung Mục “Solomon Islands” trên trang của CIA World Factbook. Solomon Islands from UCB Libraries GovPubs Quần đảo Solomon tại DMOZ Wikimedia Atlas của Solomon Islands, có một số bản đồ liên quan đến Solomon Islands. Truyền thông The Solomon Star daily newspaper Solomon Times Online online newspaper Du lịch Exploring Solomons Travel Wiki with information on bushwalking, mountain biking, camping, kayaking and village stays Solomon Islands Travel Guide from Travellerspoint Solomon Islands Travel Guide Khác Photos from the Solomon Islands Online gallery on Pbase.com History of Anglicanism in Oceania Medals and awards of the Solomon Islands Regional Assistance Mission to Solomon Islands (RAMSI) The People First Network, PFnet from the Ministry of Provincial Government and Rural Development Provincial Profiles (1999) Solomon Islands SchoolNet Promoting Solomons magazine One Laptop Per Child (OLPC) in Solomon Islands Robert Viking O'Brien's retelling of a Solomon Islands folktale with the original in Pijin
pixel.txt
Trong kỹ thuật ảnh kỹ thuật số, một pixel hay điểm ảnh (tiếng Anh: pixel hay pel, viết tắt picture element) là một điểm vật lý trong một hình ảnh raster, hoặc một khối màu rất nhỏ và là đơn vị cơ bản nhất để tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số. Địa chỉ của một điểm ảnh tương ứng với tọa độ vật lý ITS. Pixel LCD được sản xuất trong một mạng lưới hai chiều, và được sử dụng dấu chấm hoặc đại diện hình vuông trong thường, nhưng điểm ảnh CRT tương ứng với cơ chế thời gian của chúng và tỷ lệ quét. 1 pixel không có kích thước cố định. Mỗi điểm ảnh là một mẫu của một hình ảnh ban đầu, nhiều điểm ảnh hơn thường cung cấp đại diện chính xác hơn của bản gốc. Cường độ của mỗi điểm ảnh có thể thay đổi. Hình ảnh trong hệ thống màu sắc, màu sắc thường là ba hoặc bốn đại diện trong cường độ thành phần như màu đỏ, xanh lá cây, và màu xanh, hoặc màu lục lam, đỏ tươi, màu vàng, và màu đen. Hầu hết các chương trình ứng dụng đồ họa đều diễn tả độ phân giải của hình ảnh bằng pixel dimensions - kích thước pixel, với số đo chiều ngang đi trước. Trong số các pixel có nhiều thông tin được lưu trữ khác nhau. == Tham khảo ==
henrique calisto.txt
Henrique Manuel da Silva Calisto (sinh 16 tháng 10 năm 1953 tại Matosinhos, Bồ Đào Nha) là cựu huấn luyện viên trưởng của Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam. Thành tích cao nhất của ông với đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam là chức vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á năm 2008. == Sự nghiệp thi đấu == Sinh ra tại Matosinhos, Calisto chơi 3 mùa bóng cho đội bóng quê nhà Leixões SC tại Giải vô địch quốc gia Bồ Đào Nha. Ông đã thi đấu 17 trận, ghi 1 bàn tại mùa giải 1973-74, mùa đó đội bóng của ông đứng thứ 14. Calisto kết thúc sự nghiệp thi đấu vào tháng 6.1979 khi mới 25 tuổi, sau một mùa bóng cùng đội A.D. Fafe thi đấu ở Giải hạng hai Bồ Đào Nha. == Sự nghiệp huấn luyện == === Bồ Đào Nha === Ông Calisto bắt đầu làm huấn luyện viên từ năm 26 tuổi, dẫn dắt đội Boavista F.C. giành vị trí thứ 4 tại giải vô địch Bồ Đào Nha năm 1980–81, lập kỷ lục 9 trận thắng, 4 trận hòa và 2 trận thua trong 15 trận mà ông chỉ đạo. Trong vòng 4 năm sau, ông làm huấn luyện viên tại đội bóng đó và S.C. Salgueiros, giành ngôi thứ 2 năm 1982. Sau một vài tháng ở đội S.C. Braga, Calisto tham gia đội Varzim SC vào mùa hè năm 1986, bị sa thải với 2 trận còn lại của mùa bóng 1987–88. Sau đó ông còn huấn luyện ở một số đội bóng khác trong thời gian ngắn, năm 1994 đội Leixões của ông kết thúc mùa bóng ở hạng hai đã bị xuống hạng (chỉ thắng 1 trận trong 10 trận). Calisto gia nhập đội Rio Ave F.C. tháng 1. 1995, thi đấu tại giải hạng 2. Đó là mùa bóng đầu tiên ông dẫn dắt một đội bóng trong cả mùa. Nhưng sang mùa giải sau 1996–97, ông bị sa thải sau 13 vòng đấu vì kỷ lục 13 trận không hề thắng. Tiếp theo ông đến đội F.C. Paços de Ferreira và ở đó vài năm. Sau khi bị Muang Thong Utd của Thái Lan sa thải năm 2011, ông lại trở về Bồ Đào Nha với đội bóng cũ F.C. Paços de Ferreira. Đội bóng đang nguy cơ rớt hạng đã thi đấu thành công và nhiều khả năng trụ hạng, nhưng lại khó khăn về tài chính, xảy ra tình trạng nợ lương, thưởng nhiều ngày và huấn luyện viên Calisto không bằng lòng về việc này. Có tin con trai ông Tiago đã sang Việt Nam tiếp xúc với đội Sài Gòn FC. === Việt Nam === Trước đây, ông đã từng giữ cương vị này trong một thời gian ngắn vào năm 2002. Sau đó, ông làm giám đốc kỹ thuật kiêm huấn luyện viên câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An hiện đang thi đấu tại giải V.League 1 trước khi một lần nữa trở lại cương vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển Việt Nam. Tốt nghiệp đại học giáo dục thể chất, ông từng là giảng viên huấn luyện cho Huấn luyện viên chuyên nghiệp quốc gia. Ông từng huấn luyện các câu lạc bộ hạng Nhất và ngoại hạng Bồ Đào Nha. Ông là thành viên hội đồng huấn luyện kỹ thuật Liên đoàn bóng đá Bồ Đào Nha. Trong khoảng 8 năm ở Việt Nam, ngoài hai danh hiệu Vô địch V-League với Đồng Tâm Long An, ông Calisto đã giúp đội tuyển giành Huy Chương đồng Tiger Cup 2002 trước khi vô địch AFF Cup 2008 tại sân Mỹ Đình Việt Nam. Chiều ngày 2 tháng 3 năm 2011, tại trụ sở Liên đoàn bóng đá Việt Nam, huấn luyện viên Calisto đã tổ chức họp báo và công bố quyết định từ chức huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam của ông sau 3 năm dẫn dắt đội tuyển. Sau khi chấm dứt và bồi thường hợp đồng với đội tuyển Việt Nam, huấn luyện viên Henrique Calisto đã chuyển sang dẫn dắt CLB Muangthong United ở giải bóng đá quốc gia Thái Lan, hợp đồng giữa hai bên được chính thức ký kết vào ngày 6 tháng 3 năm 2011. Bản hợp đồng của ông với câu lạc bộ có thời hạn 2 năm với mức lương 33.000 USD/tháng. Nhưng ở câu lạc bộ Muangthong-Utd, ông chỉ tại vị được 8 tháng thì bị lãnh đạo đội này sa thải vì thành tích yếu kém của đội. Ngay sau khi bị Muang Thong Utd sa thải, nhiều câu lạc bộ ở Việt Nam, trong đó nổi bật nhất là Bình Dương, muốn mời ông trở lại huấn luyện. Tuy vậy Calisto lại quyết định quay trở về Bồ Đào Nha và trở thành huấn luyện viên của câu lạc bộ Paços de Ferreira đang có thành tích tệ hại tại giải vô địch bóng đá quốc gia Bồ Đào Nha từ tháng 12 năm 2011. Ông cũng có ý định chiêu mộ cầu thủ Emmauel Sunday người Nigeria đang thi đấu tại giải V-League cho đội Thanh Hóa. Cuối năm 2012, sau khi đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu không thành công ở AFF Cup 2012 khiến Huấn luyện viên Phan Thanh Hùng từ chức, có thông tin cho biết Henrique Calisto sẽ sang Việt Nam trong những ngày nghỉ tới đây và có thể sẽ ông có cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Nhưng cuối cùng điều đó không diễn ra. === Châu Phi === Giữa tháng 2.2013, Calisto gia nhập đội C.R.D. Libolo của Angola. == Thành tích == Vô địch Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á: 2008 Huy chương bạc Bóng đá tại SEA Games 25. Vô địch VFF Smartdoor Cup 2009 Vào đến bán kết Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á: 2010 Vô địch V-League: 2005 và 2006 Vô địch giải hạng nhất Việt Nam: 2001-02 Huy chương đồng Tiger Cup cùng đội tuyển Việt Nam năm 2002 Vô địch Cúp bóng đá Việt Nam: 2005 Vô địch Siêu cúp bóng đá Việt Nam: 2006 == Gia đình == Ông lập gia đình với bà Mariana Ferreirapaca, một giáo viên môn giáo dục thể chất cho các học sinh cấp 1- cấp 2 ở Bồ Đào Nha. Con trai ông, Thiego Calisto, là một người làm nghề môi giới cầu thủ. Đầu năm 2013, anh đã đưa tuyển thủ Thái Lan Teerasil Dangda sang Atletico Madrid. == Chú thích == == Liên kết ngoài == luyện viên-calisto-va-su-nghiep-cam-quan-tai-viet-nam/ "huấn luyện viên Calisto và sự nghiệp cầm quân tại Việt Nam" "Calisto và phép dùng người" luyện viên-calisto-chac-chan-se-tro-lai-viet-nam/ "huấn luyện viên Calisto Chắc Chắn Sẽ Trở Lại Việt Nam"
next eleven.txt
N-11 hay Next Eleven (11 nền kinh tế lớn tiếp theo) là nhóm 11 nước tiếp sau BRIC do Goldman Sachs đưa ra vào năm 2005. Golman Sachs dự báo 11 nước đang phát triển khác ngoài BRIC trong tương lai sẽ có quy mô kinh tế rất lớn. Đó là các nước, Hàn Quốc, Bangladesh, Ai Cập, Indonesia, Iran, Nigeria, Pakistan, Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, México. Trong số 11 nước này đáng chú ý có Bangladesh hiện đang được xếp vào nhóm nước nghèo nhất, hay nhóm nước kém phát triển nhất Dự báo này dựa trên các tiêu chí ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị và độ mở của chính sách đầu tư và thương mại. == Danh sách các nước Next Eleven == === Nước phát triển === Hàn Quốc. === Các nước công nghiệp mới === Mexico. Thổ Nhĩ Kỳ. === Các nước đang phát triển === Ai Cập. Indonesia. Iran. Nigeria. Việt Nam. Pakistan. === Nước chưa phát triển === Bangladesh. == Tham khảo ==
phù sa.txt
Phù sa là các vật thể nhỏ và mịn, có nguồn gốc từ các loại đá vụn bở do thủy lưu di chuyển theo các dòng nước. Phù sa là vật liệu tạo nên các dạng địa hình bồi tích ở vùng hạ lưu sông (đồng bằng). Có thể phân loại phù sa theo ít nhất là hai cách khác nhau: Theo hình thức vận chuyển gồm hai loại là phù sa đáy và phù sa lơ lửng. Theo vị trí bồi tích gồm có phù sa lòng sông và phù sa phi-lòng sông. Phù sa phi-lòng sông lại có thể chia thành: Phù sa bãi bồi Phù sa hồ móng ngựa. Phù sa cổ nói chung là bồi tích trong lòng sông cổ. Phù sa lòng sông nói chung là dạng phù sa đáy trong khi phù sa phi-lòng sông chủ yếu là phù sa lơ lửng. Sự dịch chuyển phù sa là bản chất của các quy trình lòng sông. Suốt chiều dài dòng nước bất kể lớn hay nhỏ, thủy lưu đều có khả năng nhấc cuốn và nhả phù sa. Phù sa bị cuốn theo thủy lưu khi tốc độ dòng nước tương đối cao. Khi nước chậm lại thì phù sa thường lắng xuống đáy dòng. Dần dà lượng phù sa tụ lại lớn đủ để bồi lên một bình nguyên. Lượng phù sa do sông lớn vận chuyển rất đáng kể, thường tạo thành màu nước sông như sông Hồng ở Việt Nam có sắc nước màu nâu sành; sông Mississippi ở Bắc Mỹ, có tục danh là "Big Muddy" (có nghĩa là sông Bùn lớn); và sông Hoàng Hà ở Trung Hoa sắc nước vàng ngầu. Sông Mississippi hằng năm đổ 406 triệu tấn phù sa ra biển còn sông Hoàng Hà thì đưa lượng phù sa còn lớn hơn nữa: 796 triệu tấn. Phù sa thường có nhiều khoáng chất quý như vàng và bạch kim cùng những loại đá quý. Về mặt canh nông, đất phù sa có tiếng là màu mỡ. Châu thổ sông Nin qua nhiều thiên niên kỷ kể từ thể kỷ thứ tư trước Công nguyên đã cung ứng mùa màng thóc lúa mà không cần thêm phân bón. tập trung ở vùng đồng bằng == Chú thích == == Xem thêm == Bồi tích Quy trình lòng sông Đất phù sa (Fluvisols)
hoa hậu thế giới.txt
Hoa hậu Thế giới (tiếng Anh: Miss World) là cuộc thi sắc đẹp toàn cầu lâu đời nhất thế giới được tổ chức lần đầu tiên bởi Eric Morley vào năm 1951. Năm 2000 khi ông mất thì vợ của ông là bà Julia Morley đã thay ông lên nắm quyền điều hành cuộc thi. Cùng với các đối thủ của mình là Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế và cuộc thi non trẻ Hoa hậu Trái Đất, cuộc thi Hoa hậu Thế giới là một trong những cuộc thi sắc đẹp lớn nhất trên thế giới. Người đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới sẽ đại diện cho Tổ chức Hoa hậu Thế giới tham gia những hoạt động từ thiện trên khắp thế giới. Các Hoa hậu Thế giới sẽ sống ở Anh trong suốt thời gian giữ vương miện. Đương kim Tân Hoa hậu thế giới hiện nay là Stephanie Del Valle, 20 tuổi, đến từ Puerto Rico Cuộc thi Hoa hậu Thế giới được bắt đầu từ cuộc thi áo tắm ở Anh vào năm 1951 chỉ với mục đích quảng bá các mốt áo tắm mới nhất lúc đó, nhưng được gọi là Hoa hậu Thế giới bởi các phương tiện truyền thông. Eric Morley, người khởi xuống cuộc thi áo tắm đó đã dự định sẽ chỉ tổ chức cuộc thi này một lần duy nhất nhưng khi nghe tin cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ sẽ được tổ chức tại Mỹ năm 1952, ông đã quyết định biến Hoa hậu Thế giới thành một cuộc thi sắc đẹp thường niên. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã được phát sóng lần đầu tiên vào năm 1959 bởi đài BBC. Vào thập niên 1980, cuộc thi quyết định thay đổi khẩu hiện là "Sắc đẹp vì một mục tiêu" (Beauty with a purpose). Cuộc thi chú trọng hơn tới trí tuệ và nhân cách của những người đẹp tham gia cuộc thi. Từ thập niên 1990, cuộc thi đã thu hút hơn 2 tỉ người trên thế giới theo dõi cuộc thi này. === Thế kỉ 21 === Eric Morley đã mất. Vợ ông, bà Julia Morley đã thay ông trở thành chủ tịch của cuộc thi Hoa hậu Thế giới. Năm đầu tiên của thế kỉ 21 chứng kiến cô gái châu Phi da đen đầu tiên đăng quang danh hiệu Hoa hậu Thế giới, Agbani Darego. Trong quá trình thay đổi của mình, cuộc thi đã nêu khẩu hiểu "Bạn quyết định" (You decide) để tăng cường vai trò của khán giả trên khắp toàn cầu có cơ hội được chọn ra hoa hậu thế giới. Các cuộc thi Hoa hậu Bãi biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Tài năng và Hoa hậu Nhân ái được tổ chức trong khuôn khổ cuộc thi này. Năm 2002, cuộc thi Hoa hậu Thế giới được tổ chức tại Abuja, thủ đô của Nigeria, đất nước của người đẹp vừa đăng quang năm trước Agbani Darego. Tại Nigeria, cuộc thi đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì Nigeria là một quốc gia theo đạo Hồi. Những cuộc bạo động đã nổ ra để phản đối cuộc thi Hoa hậu Thế giới khiến hàng trăm người chết và bị thương. Cuộc thi đã phải chuyển sang Anh. Đây được coi là sự cố đáng tiếc nhất trong lịch sử cuộc thi Hoa hậu Thế giới. == Tổ chức Hoa hậu Thế giới == Tổ chức Hoa hậu Thế giới sở hữu cuộc thi Hoa hậu Thế giới và tổ chức sự kiện này mỗi năm một lần. Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào năm 1951, tổ chức Hoa hậu Thế giới đã quyên góp được 250 triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện vì trẻ em. Tổ chức Hoa hậu Thế giới ký kết các bản quyền thương mại tới hơn 100 quốc gia. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hoa hậu Thế giới là một công ty tư nhân do đó các số liệu, các khoản thu nhập và chi phí đóng góp cho các quỹ từ thiện không cần công khai. Ngoài quyên góp hàng triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện, tổ chức Hoa hậu Thế giới ra tiêu chí "Hoa hậu có tấm lòng nhân ái" và sau này cuộc thi có một giải thưởng riêng cho thí sinh có những đóng góp xuất sắc trong công việc từ thiện tại quê nhà. == Tiêu chuẩn dự thi == Theo yêu cầu của tổ chức Miss World trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới, các ứng cử viên của cuộc thi phải thắng trong một cuộc thi cấp quốc gia tại quê nhà để lấy được quyền đại diện cho quốc gia của mình tại Hoa hậu Thế giới. Các thí sinh chiến thắng sẽ được cấp giấy phép tham dự cuộc thi từ những nhà đăng ký chuyển nhượng bản quyền của cuộc thi ở quốc gia của họ. Và cuối cùng là đến tham gia cuộc thi Hoa hậu Thế giới với một số chương trình phúc khảo, tham gia các hoạt động ngoài trời, giao lưu với cư dân bản địa, tham gia các sự kiện truyền hình và cuối cùng xuất hiện trong đêm chung kết để công bố các giải thưởng, các danh hiệu và công bố tên của Hoa hậu Thế giới. === Các hoa hậu thế giới chiến thắng phần thi phụ === 4 Hoa hậu Thế giới đã đoạt giải Hoa hậu Ảnh: Astrid Carolina Herrera (Venezuela, 1984), Aishwarya Rai (Ấn Độ, 1994), Jacqueline Aguilera (Venezuela, 1995) và Diana Hayden (Ấn Độ, 1997). ==== Giải thưởng bên lề ==== Kể từ năm 2003 cuộc thi Hoa hậu Thế giới bắt đầu xuất hiện các phần thi phụ. Người chiến thắng tại các vòng thi phụ sẽ được lọt vào bán kết. Các sự kiện bên lề được sử dụng từ năm 2003 là: Hoa hậu Bãi biển: từ năm 2003 - 2015 Hoa hậu Tài năng: từ năm 2003 - hiện nay Hoa hậu Thể thao: từ năm 2003 - hiện nay Hoa hậu nhân ái: từ năm 2005 - hiện nay Hoa hậu Người mẫu: 2004, 2007 - hiện nay Giải thưởng do khán giả bình chọn (2003) Hoa hậu cá tính (2003) Hoa hậu do các thí sinh bình chọn (2004) Hai Hoa hậu Thế giới từng chiến thắng trong phần thi Hoa hậu Bãi biển: Rosanna Davison (Ireland, 2003), Kaiane Aldorino (Gibraltar, 2009). Hai Hoa hậu Thế giới từng chiến thắng trong phần thi Hoa hậu Người mẫu: Trương Tử Lâm (Trung Quốc, 2007), Ksenia Sukhinova (Nga, 2008). === Các thí sinh chiến thắng === Kiki Håkansson từ Thụy Điển, Hoa hậu Thế giới 1951 là Hoa hậu Thế giới đầu tiên đến từ châu Âu đăng quang. Antigone Costanda từ Ai Cập, Hoa hậu Thế giới 1954 là người châu Phi đầu tiên đăng quang. Susana Duijm từ Venezuela, Hoa hậu Thế giới 1955 là người Mỹ Latin đầu tiên và cũng là người đầu tiên đến từ châu Mỹ đăng quang Người châu Phi da đen đầu tiên đoạt ngôi Hoa hậu thế giới là Agbani Darego từ Nigeria tại cuộc thi năm 2001 ở Sun City, Nam Phi. Hoa hậu thế giới người Đông Á đầu tiên là Hoa hậu Thế giới 2007 Trương Tử Lâm từ Trung Quốc. Hoa hậu thế giới người Đông Nam Á đầu tiên là Hoa hậu Thế giới 2013 Megan Young từ Philippines. Thí sinh lọt vào bán kết Hoa hậu Hoàn vũ và sau đó trở thành Hoa hậu Thế giới là: Susana Duijm (Top 15; 1955), Corinne Rottschafer (Top 15; 1958), Rosemarie Frankland (Á hậu 1; 1961), Madeline Hartog-Bel (Top 15; 1966), Eva Rueber-Staier (Top 15; 1969), Helen Morgan (Á hậu 1; 1974); Gina Swainson (Á hậu 1; 1979), Agbani Darego (Top 10; 2001). === Các kỉ lục === ==== Thời gian giữ vương miện lâu nhất ==== Kiki Håkansson từ Thụy Điển, Hoa hậu Thế giới 1951 là người có nhiệm kỳ giữ vương miện lâu nhất trong lịch sử: 1 năm, 3 tháng, 16 ngày từ khi đoạt vương miện ngày 29 tháng 07 năm 1951 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. ==== Thời gian giữ vương miện ngắn nhất ==== Ivian Sarcos từ Venezuela, Hoa hậu Thế giới 2011 giữ vương miện trong thời gian ngắn nhất: chỉ có 9 tháng, 12 ngày tới khi trao vương miện cho Vu Văn Hà của Trung Quốc vào ngày 18 tháng 8 năm 2012. Có 3 lần ngôi Hoa hậu thế giới do thí sinh của cùng 1 quốc gia đoạt 2 năm liên tiếp: May Louise Flodin của Thụy Điển, Hoa hậu Thế giới 1952 được Hoa hậu Thế giới 1951 Kicki Håkansson, cũng là người Thụy Điển, trao lại vương miện. Lesley Langley của Anh, Hoa hậu Thế giới 1965 được Hoa hậu Thế giới 1964 Ann Sydney cũng của Anh trao lại vương miện. Priyanka Chopra của Ấn Độ, Hoa hậu Thế giới 2000 được Hoa hậu Thế giới 1999 Yukta Mookhey, cũng người Ấn Độ, trao lại vương miện. Khoảng thời gian dài nhất cho một quốc gia lặp lại chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu là Nam Phi: Anneline Kriel đoạt giải năm 1974 và 40 năm sau, Rolene Strauss trở thành người tiếp theo của quốc gia này đoạt giải. Quốc gia có khoảng thời gian ngắn nhất lặp lại chiến thắng là Ấn Độ (1997-1999, không tính những lần đoạt giải liên tiếp như Thụy Điển, Vương quốc Anh và Ấn Độ kể trên). === Các vị trí === Xem danh sách đầy đủ: Danh sách Hoa hậu Thế giới. 6 người đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới tại quê nhà: 1961: Rosemarie Frankland (Vương quốc Anh) đăng quang tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. 1964: Ann Sydney (Vương quốc Anh) đăng quang tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. 1965: Lesley Langley (Vương quốc Anh) đăng quang tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. 1974: Helen Morgan (Vương quốc Anh) đăng quang tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. (Tuy nhiên đã bị truất ngôi) 1983: Sarah-Jane Hutt (Vương quốc Anh) đăng quang tại Luân Đôn, Vương quốc Anh. 2007: Trương Tử Lâm (Trung Quốc) đăng quang tại Tam Á, Trung Quốc, 2012: Vu Văn Hà (Trung Quốc) đăng quang tại Nội Mông, Trung Quốc. 5 Hoa hậu Thế giới đã trao vương miện tại quê nhà: 1961: Rosemarie Frankland (Vương quốc Anh) trao vương miện cho 1962: Catharina Lodders (Hà Lan) ở Luân Đôn, Anh. 1964: Ann Sydney (Vương quốc Anh) trao vương miện cho 1965: Lesley Langley (Vương quốc Anh) in Luân Đôn, Anh. 1965: Lesley Langley (Vương quốc Anh) trao vương miện cho 1966: Reita Faria (Ấn Độ) in Luân Đôn, Anh. 1983: Sarah-Jane Hutt (Vương quốc Anh) trao vương miện cho 1984: Astrid Carolina Herrera (Venezuela) in Luân Đôn, Anh. 1990: Gina Tolleson (Hoa Kỳ) trao vương miện cho 1991: Ninibeth Leal (Venezuela) tại bang Georgia, Hoa Kỳ. Ngoài Anh, Nam Phi là quốc gia đăng cai nhiều cuộc thi Hoa hậu Thế giới nhất, tổng cộng 8 lần. Đó là: Nam Phi: Sun City (1992, 1993, 1994, 1995, 2001), Johannesburg (2008, 2009,2014) Ngoài Vương quốc Anh và Nam Phi, đây là các quốc gia từng đăng cai cuộc thi hơn 1 lần: Trung Quốc: Tam Á (2003, 2004, 2005, 2007)[Nội Mông] (2012) Seychelles: Mahé (1997, 1998) == Hành trình đến Miss World == Cuộc Miss World thường được tổ chức vào khoảng thời gian cuối năm, tháng 11 hoặc 12. Cuộc hành trình đến chiếc vương miện Hoa hậu Thế giới vô cùng khó khăn. Đầu tiên, thí sinh tham dự cuộc thi này phải là người đã chiến thắng tại cuộc thi hoa hậu quốc gia. Đến cuộc thi, các thí sinh sẽ tham dự vào các sự kiện được tổ chức trong cuộc thi, các gala, những buổi dạ hội và các hoạt động trước khi ban giám khảo chọn ra top cuối cùng. Ngoài quyên góp hàng triệu bảng Anh cho các tổ chức từ thiện, tổ chức Hoa hậu Thế giới ra tiêu chí "Hoa hậu có tấm lòng nhân ái" và sau này cuộc thi có một giải thưởng riêng cho thí sinh có những đóng góp xuất sắc trong công việc từ thiện tại quê nhà. Cuộc thi HHTG sẽ chọn ra Top bán kết, top 5->6 (hoặc 7) và cuối cùng là Hoa hậu thế giới và 2 á hậu. Số lượng thí sinh trong top bán kết có sự thay đổi nhỏ qua mỗi năm, thông thường nằm trong khoảng từ 15-20. Kể từ năm 2003, để sự lựa chọn kỹ lưỡng và chính xác, các phần thi phụ được Miss World tổ chức một cách bài bản. Các thí sinh dự thi phải trải qua các phần thi Hoa hậu biển, Hoa hậu thể thao, Hoa hậu tài năng, Hoa hậu mặc trang phục dân tộc đẹp nhất. Hoa hậu Biển (Beach Beauty): Chọn ra những thí sinh có hình thể đẹp nhất. Trong phần thi này, vóc dáng, vẻ đẹp hình thể và các chỉ số 3 vòng là tiêu chí để chấm điểm. Ngoài danh hiệu HH Biển, phần thi này còn chọn ra top 10, top 5. Người đoạt danh hiệu Hoa hậu Biển được đặc cách thẳng vào top bán kết cuộc thi. Hoa hậu Thể thao (Miss Sport): Là phần thi mà các thí sinh sẽ phải trải qua các hoạt động thể thao như chạy, bơi lội, bóng chuyền... để bộc lộ khả năng chơi thể thao và rèn luyện sức khỏe, thể hình của mình. Các phần thi thường được tổ chức theo nhóm ứng với mỗi khu vực. Thí sinh giành giải "Hoa hậu thể thao" được một suất đặc cách thẳng vào top 16 cuộc thi. Phần thi cũng chọn ra top 15, top 5. Hoa hậu Tài năng (Talent Show): Là phần thi mà các thí sinh có cơ hội thể hiện tài năng, năng khiếu, sở trường của mình. Mỗi thí sinh có thể đăng ký một tiết mục trình diễn trên sân khấu. Thông thường, phần thi tài năng các thí sinh Miss World thường lựa chọn là hát, múa, chơi đàn, thổi sáo, diễn kịch, kể chuyện... Thí sinh đoạt giải "Hoa hậu tài năng" được một suất đặc cách thẳng vào top bán kết cuộc thi. Hoa hậu Thời trang, hoặc Trang phục Dân tộc, (Top Model): Là phần thi mà thí sinh sẽ trình diễn các mẫu thiết kế thời trang hoặc trang phục truyền thống của dân tộc mình. Đây là phần thi mà khán giả sẽ phải choáng ngợp bởi rất nhiều bộ trang phục rực rỡ, nhiều màu sắc được trình diễn bởi các người đẹp. Thí sinh đoạt giải "Hoa hậu thời trang" (hoặc Hoa hậu mặc trang phục dân tộc đẹp nhất) được một suất đặc cách thẳng vào top bán kết cuộc thi. Phần thi cũng công bố top 10, top 5. Ngoài ra, ở Miss World còn có thêm giải phụ Hoa hậu có tấm lòng nhân ái (Beauty with a Purpose). Đây là giải thưởng dành cho hoa hậu trước khi đến với cuộc thi đã có những hoạt động xã hội có ý nghĩa cao cả. Những việc làm đó sẽ phải được minh chứng bằng một video clip ghi lại hoạt động của thí sinh gửi cho Ban tổ chức. Giải thưởng này được công bố trong đêm chung kết. Hoa hậu Thế giới không có giải Hoa hậu Thân Thiện như Hoa hậu hoàn vũ. Tuy nhiên, đôi khi người ta hay nhầm lẫn giữa "Hoa hậu có tấm lòng nhân ái" với "Hoa hậu thân thiện". Đêm chung kết cuộc thi, mở đầu đồng loạt các thí sinh sẽ có màn trình diễn váy và áo tắm, sau đó từng tốp thí sinh (theo từng khu vực) được xướng tên quốc gia sẽ lần lượt ra mắt khán giả. Sau đó tất cả các thí sinh, trong trang phục áo dạ hội, sẽ được tập hợp lại để chuẩn bị nghe công bố kết quả. Mở đầu là màn xuất hiện của 4 thí sinh được đặc cách do đoạt các danh hiệu Hoa hậu Biển, Hoa hậu Thể thao, Hoa hậu Mặc trang phục dân tộc đẹp nhất), sau đó Ban giám khảo công bố thí sinh đoạt danh hiệu Hoa hậu nhân ái. Tất cả các thí sinh đoạt các giải phụ này đều được đặc cách thẳng vào top Bán kết. Tiếp đến, BGK Miss World sẽ chọn ra những người còn lại lọt vào top bán kết. Các thí sinh còn lại này được ban giám khảo lựa chọn ngẫu nhiên (không tính yếu tố vùng miền) hoặc lựa chọn theo vùng miền (mỗi khu vực thường có khoảng 2 đại diện). Sau đó chọn tiếp top 5 (hoặc 6) và cuối cùng, 3 ngôi vị cao nhất cuộc thi được trưởng Ban tổ chức, bà Julia Morley công bố. Các giải thưởng được công bố liên tục vào cuối đêm chung kết, không có màn trình diễn riêng của các thí sinh đoạt thành tích như Hoa hậu Hoàn vũ. Từ năm 2009, trong đêm chung kết Hoa hậu Thế giới có thêm phần trình diễn Dances of the World (Các điệu nhảy của thế giới). Đây là một phần trình diễn không tính điểm. Phần trình diễn luôn luôn được chờ đợi trong mỗi đêm chung kết và là một trong số những đặc sắc của Miss World. Cùng với đó, phần trình diễn trang phục áo tắm mở màn của đêm chung kết cũng dần được tối giản và bỏ khỏi nội dung đêm chung kết. Năm 2015, Hoa hậu Thế giới chính thức sẽ không có phần thi áo tắm. Những năm gần đây, cuộc thi Miss World có thêm phần Bình chọn thí sinh qua trang web chính thức cuộc thi (www.missworld.tv). Kết quả bình chọn có năm chỉ là một căn cứ hỗ trợ cho sự đánh giá tính điểm của Ban giám khảo, có năm giải thưởng Bình chọn nhiều nhất được đặc cách thẳng vào bán kết. ==== Danh sách các người đẹp từng biểu diễn tại phần trình diễn Dances of the World ==== == Các hoa hậu == Sau đây là danh sách các Hoa hậu Thế giới từ năm 1999 đến năm 2015. Để xem đầy đủ hơn Danh sách Hoa hậu Thế giới. === Những quốc gia đã từng chiến thắng tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới === === Số lượng thí sinh chiến thắng === === Thí sinh xuất sắc nhất tại các châu lục === == Hoa hậu các châu lục == === Nữ hoàng sắc đẹp theo quốc gia === == Đại diện Việt Nam == - Năm 2007, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 Ngô Phương Lan được đề cử dự thi nhưng cô đã từ chối do bận việc học. Á hậu 1 Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Teresa Sam cũng không thể thay thế dự thi bởi cô không mang quốc tịch Việt Nam. Cuối cùng, Á hậu 2 Hoa hậu thế giới người Việt 2007 Đặng Minh Thu trở thành đại diện Việt Nam tại cuộc thi hoa hậu Thế giới năm 2007 - Năm 2008, Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thị Thuỳ Dung do gặp trục trặc về vấn đề cô chưa tốt nghiệp Trung học Phổ Thông nên Á hậu 2 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2008 Dương Trương Thiên Lý đã thay thế cô dự thi Hoa hậu Thế giới 2008. - Năm 2009, Á hậu 2 Hoa hậu VN toàn cầu 2009 Trần Thị Hương Giang, Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008 Phan Thị Ngọc Diễm và Hoa hậu phụ nữ Việt Nam Qua Ảnh 2006 Dương Thị Mỹ Linh được xem xét lựa chọn ai sẽ đại diện Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm 2009. Sau khi vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký Trần Thị Hương Giang trở thành đại diện chính thức của Việt Nam tại cuộc thi này. - Năm 2011, Theo thông tin công bố trên website cuộc thi thì đại diện Việt Nam xếp hạng 76 trong tổng số thí sinh dự thi. - Năm 2012, Sau khi vượt qua 2 ứng cử viên nặng ký (Hoa hậu Việt Nam 2008 Trần Thị Thuỳ Dung, Hoa hậu Thế giới người Việt 2010 Lưu Thị Diễm Hương) Á hậu 1 Hoa hậu Việt Nam 2010 Vũ Thị Hoàng My chính thức trở thành đại diện của Việt Nam tại cuộc này. - Năm 2013, Hoa khôi thể thao Lại Hương Thảo chính thức đeo tấm sash của Việt Nam tại Miss World 2013 - Năm 2014, Á hậu 2 các dân tộc Việt Nam 2013 Nguyễn Thị Loan giành tấm vé đại diện Việt Nam tham dự Miss world. Tại đây, cô vinh dự ghi danh trong top 25 Miss World 2014 (xếp hạng 12/121). - Năm 2014, Việt Nam chính thức tổ chức cuộc thi Hoa khôi áo dài Việt Nam - Đường đến vương miện hoa hậu thế giới (gọi tắt là Miss World Việt Nam) nhằm tìm ra đại diện thiện chiến cho Việt Nam tại Miss World 2015 và người đẹp Trần Ngọc Lan Khuê đã xuất sắc giành vương miện của Hoa khôi áo dài mùa đầu tiên (á khôi 1 Phạm Hồng Thúy Vân, á khôi 2 Nguyễn Thị Lệ Quyên) và được quyền chinh chiến tại đấu trường sắc đẹp lớn nhất hành tinh.Tại đây, cô đã xuất sắc ghi tên mình vào top 11 (giải People's choice) nối tiếp thành công in-top của Nguyễn Thị Loan năm ngoái. - Năm 2016, người đẹp Trương Thị Diệu Ngọc vượt qua 18 thí sinh khác để giành lấy vương miện Hoa khôi áo dài mùa 2 và được quyền đại diện cho Việt Nam tại Miss World nhưng không thành tích gì. == Có thể bạn chưa biết == Cuộc thi Hoa hậu Thế giới từng gây ra nhiều tranh cãi từ khi ra đời. Năm 1970, người biểu tình đã ném bom bột mì để phản đối trong suốt quá trình truyền hình trực tiếp tại Royal Albert Hall ở Luân Đôn. Danh hài Bob Hope đã nói đùa rằng " Đây có phải bản sao của Việt Nam không?" (Việt Nam đang trong thời kì chiến tranh lúc bấy giờ.) Năm 1973, Marjorie Wallace, người Mỹ đầu tiên chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu đã không hoàn thành nhiệm vụ và chỉ giữ được vương miện có 104 ngày. Ban tổ chức thông báo Cô Wallace "đã không hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản được giao." Trách nhiệm của công việc từ thiện được chuyển sang cho Á hậu 1 Evangeline Pascual đến từ Philippines. Helen Morgan đại diện cho Vương quốc Anh chiến thắng năm 1974 đã từ bỏ ngôi vị sau 4 ngày giữ vương miện khi bị phát hiện là bà mẹ độc thân. Năm 1976, một số quốc gia tẩy chay cuộc thi, bởi vì có một người da trắng và một người da đen đại diện cho Nam Phi. Để chống lại tình trang phân biệt chủng tộc khủng khiếp ở quốc gia của mình, Nam Phi đã ngừng tham dự cuộc thi từ năm 1977, trước khi tiếp tục tham dự trở lại vào năm 1991 vì vấn đề chính trị đã thay đổi. Gabriella Brum từ Đức chiến thắng năm 1980 bỏ ngôi sau một ngày giữ vương miện, thông tin ban đầu là do bạn trai của cô không đồng ý. Một vài ngày sau bắt đầu xuất hiện thông tin cô từng chụp hình khoả thân cho các tạp chí. Năm 1996, một cuộc chống đối với quy mô lớn diễn ra tại Bangalore, Ấn Độ. Phần thi áo tắm được chuyển đến quần đảo Seychelles, và được bảo vệ nghiêm ngặt. Bất chấp hỗn loạn, buổi truyền hình trực tiếp chung kết của cuộc thi vẫn suôn sẻ. Chỉ vài ngày sau khi chiến thắng trong năm 1998, Linor Abargil từ Israel cho biết cô đã bị cưỡng hiếp chỉ hai tháng trước khi cuộc thi này diễn ra. Người đàn ông cưỡng hiếp cô đã chịu sự trừng phạt của pháp luật. Hoa hậu Thế giới 1983 có thí sinh Unnur Steinsson từ Iceland đã mang thai ba tháng khi tham gia cuộc thi (chung kết diễn ra ngày 17/11/1983) đã vi phạm các nguyên tắc cấm là không được kết hôn hoặc có thai. Tuy nhiên, điều đó đã không được phát hiện khi bà tham dự cuộc thi mặc dù bà lọt vào chung kết và là người Iceland đầu tiên lọt vào Top 5. Con gái bà, sinh ngày 25/05/1984 và có tên là Unnur Birna Vilhjálmsdóttir, 22 năm sau đã đăng quang Hoa hậu Thế giới 2005 và Hoa hậu Thế giới Bắc Âu 2005. Steinsson cũng tham dự cuộc thi Hoa hậu Trẻ Quốc tế 1980 tổ chức tại Manila. Bà cũng tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 1983. Cả hai mẹ con bà đều là diễn viên. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ cuộc thi Hoa hậu Thế giới
rock.txt
Rock là một thể loại âm nhạc quần chúng được bắt nguồn từ cách gọi ngắn gọn của cụm từ "rock and roll" vào những năm 1950 ở Mỹ, rồi sau đó phát triển thành rất nhiều tiểu thể loại khác nhau từ những năm 60 của thế kỷ 20 và sau đó, đặc biệt ở Anh và Mỹ. Rock bắt nguồn từ rock and roll của những năm 1940 và 1950, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ nhạc R&B và nhạc đồng quê. Ngược lại, rock cũng tạo ảnh hưởng vô cùng rõ rệt tới nhiều thể loại nhạc như blues và folk, cùng với đó là những tương tác với jazz, nhạc cổ điển, và các thể loại khác. Rock thường được tập trung ở việc sử dụng guitar điện, và thông thường cùng với đó là guitar bass và trống. Đặc biệt, các sáng tác rock thường sử dụng nhịp 4/4 với cấu trúc phổ thông "phát triển - điệp khúc" (verse - chorus), song các tiểu thể loại lại vô cùng đa dạng và các đặc điểm chung để định nghĩa trở nên rất khó xác định. Cũng như pop, phần ca từ thường nói về những câu chuyện tình buồn, nhưng đôi lúc cũng đề cập tới những chủ đề khác như các vấn đề xã hội và chính trị. Sự thống trị của các nghệ sĩ nam da trắng đã trở thành yếu tố quyết định trong việc phát triển và khám phá nhạc rock. So với nhạc pop, rock cũng đề cao hơn tầm quan trọng của các mối cộng tác âm nhạc, các buổi trình diễn trực tiếp, và cả những ý tưởng mang tính "xác thực". Vào cuối những năm 60 – còn được gọi là "những năm vàng" hoặc "thời kỳ rock cổ điển" – rất nhiều tiểu thể loại của rock đã xuất hiện, trong đó có blues rock, folk rock, country rock, và jazz-rock pha trộn. Rất nhiều trong số đó đã góp phần tạo nên psychedelic rock bị ảnh hưởng lớn từ phong trào phản văn hóa lúc đó. Một thể loại quan trọng khác cũng xuất hiện đó là progressive rock; glam rock nhấn mạnh vào nghệ thuật trình diễn và phong cách; và các tiểu thể loại quan trọng và trường tồn của heavy metal vốn đề cao âm lượng, độ gằn cũng như tốc độ. Vào cuối những năm 1970, punk rock trở nên phổ biến và trở thành tâm điểm chống lại những xu hướng nhằm tạo nên thể loại nhạc đầu tiên được đặc thù bởi các chủ đề xã hội cũng như chính trị. Văn hóa punk gây ảnh hưởng lớn suốt những năm 80 với việc tạo nên rất nhiều tiểu thể loại quan trọng, trong đó có New Wave, post-punk và đặc biệt là làn sóng alternative rock. Tới những năm 90, alternative rock trở nên phổ biến và phân tách thành grunge, Britpop, và indie rock. Các thể loại nhạc pha trộn với nhau, tạo nên sau đó pop punk, rap rock, và rap metal, cùng với đó là những thể loại mới vô cùng quan trọng với lịch sử nhạc rock như garage rock/post-punk và synthpop vào những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Nhạc rock cũng trở thành một phần của các phong trào văn hóa và xã hội, tạo nên những khái niệm mới như rocker hay mod ở Anh, hay hippie bắt nguồn từ San Francisco ở Mỹ vào những năm 1960. Tương tự, vào những năm 70, văn hóa punk đã tạo nên những khái niệm như goth và emo. Kế thừa tính phản kháng từ nhạc folk, rock cũng nhanh chóng có những liên kết với các vấn đề chính trị, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới thay đổi quan điểm xã hội về chủng tộc, giới tính, sử dụng chất kích thích, và thường được coi là lời ca của tuổi trẻ chống lại xã hội tiêu dùng và sự tận hưởng. == Đặc điểm == Âm thanh của nhạc rock được đặc trưng bởi tiếng guitar điện, được cải tiến trong thập kỷ 1950 với sự phổ biến của nhạc rock and roll. Âm thanh của guitar điện trong nhạc rock được đặc biệt hỗ trợ bởi tiếng guitar bass vốn bắt nguồn từ nhạc jazz cùng thời kỳ, và định âm được tạo bởi dàn trống với nhiều loại trống và chũm chọe khác nhau. Bộ 3 nhạc cụ này còn được hỗ trợ bởi nhiều nhạc cụ khác, trong đó có những keyboard như piano, Hammond organ và synthesizer. Nhóm người chơi nhạc rock được gọi là ban nhạc rock và thường được cấu thành từ 2 cho tới 5 người. Hình thức cổ điển nhất của một ban nhạc rock là 4 người trong đó mỗi thành viên phụ trách nhiều vai trò, như hát, guitar lead, guitar nền, bass, trống, đôi khi chơi keyboard và các nhạc cụ khác nữa. Rock cũng được đặc trưng bởi nhịp nhấn lệch đơn giản 4/4, trong đó sử dụng lặp lại trống lớn căng dây để chơi nền nhịp 2 và 4. Giai điệu được lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có âm giai Dorian và âm giai Mixolidian, cùng với đó là các giọng chuẩn và giọng thứ. Hòa âm cũng được lấy từ những hợp âm 3, 4 và 5 và theo những quãng chạy nhất định. Các sáng tác rock trong những năm 1960 thường được viết theo cấu trúc đoạn vào - điệp khúc được bắt nguồn từ nhạc folk và blues nhưng có nhiều cải tiến đáng kể. Nhiều đánh giá cảm thấy nhàm chán vì tính chiết trung và kiểu cách của nhạc rock. Cũng vì nguồn gốc đa dạng và xu hướng vay mượn những hình thức âm nhạc và văn hóa khác nên rock thường bị coi "không thể nào có thể gò bó rock vào một định nghĩa cụ thể xác định nào đó về mặt âm nhạc." Khác với nhiều thể loại âm nhạc quần chúng khác, ca từ của nhạc rock được phân tách thành nhiều chủ đề đa dạng kết hợp với tình yêu lãng mạn: tình dục, sự phản kháng với "Establishment", các vấn đề xã hội và phong cách sống. Những chủ đề này được ảnh hưởng từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nhạc pop của Tin Pan Alley, nhạc folk và nhạc R&B. Nhà báo Robert Christgau từng miêu tả ca từ nhạc rock là một "dung môi hấp dẫn" với cách diễn tả đơn giản và phần điệp khúc lặp lại, cùng với đó là "vai trò" thứ yếu của rock là "đi liền với âm nhạc, hoặc chung hơn, là những tiếng ồn". Sự thống trị của những nghệ sĩ nam da trắng tới từ tầng lớp trung lưu đối với nhạc rock cũng đều được ghi lại, và nhạc rock được coi là thứ âm nhạc của người da màu được cải biến cho tầng lớp trẻ da trắng và chủ yếu là nam giới. Cũng chính vì vậy rock cũng được coi là thứ kết nối tầng lớp này tới các thể loại trên cả về âm nhạc lẫn ca từ. Kể từ khi khái niệm rock bắt đầu được sử dụng khái quát hơn để gọi nhạc rock and roll kể từ giữa những năm 1960, nó cũng được dùng để đối lập với nhạc pop – một thể loại vốn có rất nhiều đặc điểm, song chủ yếu khác biệt nằm ở việc sử dụng nhạc cụ, trình diễn trực tiếp và đặc biệt trong việc khai thác các chủ đề và cả những quan điểm về khán giả vốn thường xuyên được hòa lẫn trong quá trình phát triển của thể loại này. Theo Simon Frith, "rock là một điều gì đó hơn pop, một điều gì đó hơn rock and roll. Một nghệ sĩ rock thường dung hòa kỹ thuật cùng kỹ năng với những quan điểm lãng mạn về nghệ thuật trình diễn, một cách nguyên bản và chân thật." Kể từ thế kỷ 21, khái niệm rock đã trở thành một trong những "khái niệm hiển nhiên" của âm nhạc cùng với pop, reggae, soul và thậm chí cả hip-hop – những thể loại không chỉ ảnh hưởng mà còn tương phản lẫn nhau suốt lịch sử âm nhạc. == Nguồn gốc (những năm 50 – đầu những năm 60) == === Rock and roll === Nền tảng của nhạc rock là từ rock and roll, có nguồn gốc từ Mỹ vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, sau đó đã nhanh chóng lan ra hầu hết toàn thế giới. Nguồn gốc trực tiếp của nó là từ việc ghép nối các thể loại nhạc đen lại với nhau, bao gồm cả rhythm and blues và nhạc phúc âm, cùng với nhạc đồng quê và viễn tây. Năm 1951, một DJ người Cleveland, Ohio tên là Alan Freed bắt đầu chơi nhạc R&B cho những khán giả đa sắc tộc, và được coi là người đầu tiên sử dụng cụm từ "rock and roll" để nói về âm nhạc. Đã có cuộc tranh luận xung quanh việc bản thu âm nào sẽ trở thành bản thu âm rock and roll đầu tiên. Những ứng cử viên bao gồm "Rock Awhile" của Goree Carter (1949); "Rock the Joint" của Jimmy Preston (1949), bài hát sau đó được hát lại bởi Bill Haley & His Comets vào năm 1952; và "Rocket 88" của Jackie Brenston and his Delta Cats (thật ra là Ike Turner và ban nhạc của anh, The Kings of Rhythm), được thu âm bởi Sam Phillips cho hãng ghi âm Sun Records năm 1951. Bốn năm sau, "Rock Around the Clock" của Bill Haley (1955) trở thành bài hát rock and roll đầu tiên dẫn đầu bảng xếp hạng doanh số và airplay của tạp chí Billboard, mở tung cánh cửa cho làn sóng văn hóa phổ biến và mới mẻ này. Có lập luận cho rằng "That's All Right (Mama)" (1954), đĩa đơn đầu tiên của Elvis Presley cho hãng ghi âm Sun Records tại Memphis, là bản thu âm rock and roll đầu tiên, nhưng, cùng thời điểm đó, "Shake, Rattle & Roll" của Big Joe Turner, sau đó được hát lại bởi Haley, đang dẫn đầu bảng xếp hạng Billboard R&B. Nhiều nghệ sĩ đã sớm có những hit rock and roll bao gồm Chuck Berry, Bo Diddley, Fats Domino, Little Richard, Jerry Lee Lewis, và Gene Vincent. Ngay sau đó, rock and roll đã có những tác động lớn đến doanh số bán hàng của các hãng ghi âm Mỹ, và cả các crooner như Eddie Fisher, Perry Como, và Patti Page, những nghệ sĩ đã chiếm lĩnh thị trường âm nhạc trong thập kỉ trước đó. Rock and roll đã dẫn tới nhiều tiểu thể loại âm nhạc khác nhau, kết hợp cả rock and roll với nhạc đồng quê, mà vẫn thường được chơi và ghi âm vào giữa thập niên 1950 bởi những ca sĩ trắng như Carl Perkins, Jerry Lee Lewis, Buddy Holly, cùng với Elvis Presley, thành công thương mại lớn nhất vào thời điểm đó. Ngược lại, doo-wop chú trọng đa phần vào hòa âm và ca từ vô nghĩa (cũng vì thế mà thể loại nhạc này được đặt tên như vậy), thường được hỗ trợ bằng phần nhạc đệm nhẹ và có nguồn gốc từ các nhóm nhạc người Mỹ gốc Phi ở thập niên 1930 và 1940. Một số nhóm nhạc như The Crows, The Penguins, The El Dorados và The Turbans đều đã có được nhiều hit lớn, và những nhóm nhạc khác như The Platters, với những bài hát trong đó có "The Great Pretender" (1955), và The Coasters với những bài hát hài hước như "Yakety Yak" (1958), đều nằm trong số những nghệ sĩ rock and roll thành công nhất của thời kỳ này. Thời kì này cũng chứng kiến sự tăng lên về số lượng guitar điện và sự phát triển của một phong cách rock and roll đặc biệt với những nghệ sĩ tiêu biểu như Chuck Berry, Link Wray, và Scotty Moore. Việc sử dụng hiệu ứng biến dạng âm thanh, tiên phong bởi những tay guitar nhạc blues điện tử như Guitar Slim, Willie Johnson và Pat Hare vào đầu những năm 1950, đã được phổ biến bởi Chuck Berry vào giữa thập niên 1950. Việc sử dụng hợp âm 5, tiên phong bởi Willie Johnson và Pat Hare vào đầu những năm 1950, đã được phổ biến bởi Link Wray vào cuối thập niên 1950. Tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các phong trào nhạc jazz truyền thống và dân gian đã đưa các nghệ sĩ nhạc blues đến Liên hiệp Anh. Hit năm 1955 của Lonnie Donegan, "Rock Island Line", là một ảnh hưởng lớn giúp phát triển các xu hướng của các dàn nhạc đệm xuyên suốt cả nước, mà nhiều trong số đó, bao gồm cả The Quarrymen của John Lennon, đã chuyển sang chơi nhạc rock and roll. Các nhà bình luận đã nhận thức được sự suy tàn của rock and roll vào cuối tập niên 1950, đầu thập niên 1960. Năm 1959, cái chết của Buddy Holly, The Big Bopper và Richie Valens trong một vụ tai nạn máy bay, việc Elvis vào quân đội, việc nghỉ hưu của Little Richard để trở thành một nhà truyền giáo, và vụ truy tố Jerry Lee Lewis và Chuck Berry và việc phát hiện ra vụ bê bối payola (có liên quan đến nhân vật chính, bao gồm cả Alan Freed, hối lộ và tham nhũng trong việc thúc đẩy hành vi cá nhân hoặc các bài hát), đã ý thức được mọi người về hồi kết của kỉ nguyên rock and roll. === Những năm đệm === Giai đoạn cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960, trong sự kết thúc giai đoạn đầu của thời kì đổi mới và những gì được biết đến ở Mỹ với tên gọi "British Invasion", đã được coi là thời kỳ vằng bóng của rock and roll. Một số tác giả đã nhấn mạnh vào sự đổi mới và các xu hướng quan trọng trong giai đoạn này mà trong tương lai nếu không được phát triển sẽ không thể thực hiện được. Trong khi rock and roll những năm đầu, đặc biệt là thông qua sự ra đời của rock, đã cho ta thấy một thành công thương mại vô cùng lớn đối với những nam nghệ sĩ và nghệ sĩ trắng, thì trong thời kì này, rock and roll lại được chiếm ưu thế bởi các nghệ sĩ đen và nữ nghệ sĩ. Rock and roll không hề xuất hiện trong những năm cuối thập niên 1950, và một số ít xuất hiện của nó có thể được thấy trong cơn sốt về điệu nhảy Twist vào những năm đầu thập niên 1960, mà chủ yếu là có lợi cho sự nghiệp của Chubby Checker. Mặc dù đã lắng xuống vào cuối thập niên 1950, song doo-wop đã có một sự hồi sinh trong thời kỳ này, với những hit lớn của các nghệ sĩ như The Marcels, The Capris, Maurice Williams và Shep and the Limelights. Sự xuất hiện của các nhóm nhạc nữ như The Chantels, The Shirelles và The Crystals đã nhấn mạnh vào công việc hòa âm và sản xuất, điều này đối lập hoàn toàn với rock and roll những năm đầu. Một số hit lớn của các nhóm nhạc nữ đáng chú ý là những sản phẩm của Brill Building Sound, được đặt theo tên của một tòa nhà tại New York nơi rất nhiều người viết bài hát được trực thuộc, trong đó có hit quán quân của The Shirelles, "Will You Love Me Tomorrow" năm 1960, được sáng tác bởi cặp đôi Gerry Goffin và Carole King. Cliff Richard đã có một hit thuộc thể loại nhạc British rock and roll với bài hát "Move It", mở ra một thời kì mới của British rock. Vào đầu những năm 1960, ban nhạc đệm của anh, The Shadows, là ban nhạc thu âm nhạc không lời thành công nhất. Trong khi rock 'n' roll mờ nhạt dần trở thành những giai điệu pop nhẹ và ballad, thì những ban nhạc rock Anh tại những câu lạc bộ và sàn nhảy địa phương, bị ảnh khá hưởng nhiều bởi những người tiên phong nhạc blues-rock như Alexis Korner, đã chơi nhạc với cường độ và xu thế ít nhiều được tìm thấy trong các nghệ sĩ trắng ở Mỹ. Một phần không kém quan trọng đó là sự ra đời của nhạc soul, một lực lượng thương mại vô cùng lớn. Được phát triển bên ngoài rhythm and blues, với một chút ảnh hưởng của nhạc phúc âm và pop, và được dẫn đầu bởi những nghệ sĩ tiên phong như Ray Charles và Sam Cooke vào giữa thập niên 1950, vào đầu thập niên 1960 những nhân vật như Marvin Gaye, James Brown, Aretha Franklin, Curtis Mayfield và Stevie Wonder đã thống trị các bảng xếp hạng R&B và đột phá vào các bảng xếp hạng nhạc pop, giúp tăng tốc việc xoá bỏ nạn phân biệt chủng tộc, trong khi đó hãng ghi âm Motown và Stax/Volt Records trở thành một thế lực lớn trong ngành công nghiệp ghi âm. Tất cả các yếu tố, bao gồm cả doo wop và các nhóm nhạc nữ, những người viết bài hát của Brill Building Sound và công việc sản xuất nhạc soul, được coi là một ảnh hưởng lớn đối với nhạc Merseybeat, đặc biệt là các tác phẩm đầu tay của The Beatles, và thông qua chúng dưới hình thức của nhạc rock sau này. Một số sử gia về âm nhạc cũng chú ý vào sự phát triển kỹ thuật quan trọng và sáng tạo được xây dựng dựa trên rock and roll trong giai đoạn này, bao gồm cả kĩ thuật chỉnh âm thanh của những nhà sáng chế như Joe Meek, và các phương thức sản xuất tinh vi của Wall of Sound được Phil Spector theo đuổi. === Surf === Nhạc rock and roll không lời được tiên phong bởi những nghệ sĩ như Duane Eddy, Link Wray, The Ventures, và sau đó được phát triển bởi Dick Dale, người đã thêm vào các hiệu ứng hồi âm "ướt", kiểu đánh guitar luân phiên, cũng như ảnh hưởng của âm nhạc Trung Đông và Mexico, sản xuất ra hit địa phương "Let's Go Trippin'" năm 1961 và tung ra những cơn sốt nhạc surf với những bài hát như "Misirlou" (1962). Cũng giống như Dale và ban nhạc Del-Tones, hầu hết những ban nhạc surf đầu tiên được thành lập tại miền Nam California, bao gồm cả Bel-Airs, The Challengers, và Eddie & the Showmen. The Chantays đã có được một hit top 10 quốc gia "Pipeline" vào năm 1963, và có lẽ điệu surf nổi tiếng nhất là bài hát "Wipe Out", phát hành năm 1963, của ban nhạc Surfaris, bài hát đã đánh vào bảng xếp hạng Billboard tại vị trí á quân vào năm 1965. Sự phổ biến ngày càng lớn của thể loại âm nhạc này đã khiến cho những nhóm nhạc ở các vùng miền khác bắt đầu thử tay, trong đó có các nhóm nhạc như The Astronauts đến từ Boulder, Colorado, The Trashmen đến từ Minneapolis, Minnesota, ban nhạc đã có hit "Surfin Bird" đứng vị trí thứ 4 vào năm 1964, và The Rivieras đến từ South Bend, Indiana, ban nhạc với hit "California Sun" đứng vị trí thứ 5 năm 1964. The Atlantics đến từ Sydney, New South Wales đã có nhiều đóng góp đáng kể cho thể loại nhạc này với ht lớn "Bombora" (1963). Các ban nhạc không lời châu Âu trong thời kì này cũng tập trung hơn vào phong cách rock and roll của The Shadows, tuy nhiên The Dakotas, ban nhạc đệm người Anh chơi cho nam ca sĩ nhạc Merseybeat Billy J. Kramer, đã có được nhiều sự chú ý dưới danh những nghệ sĩ nhạc surf với "Cruel Sea" (1963), bài hát sau đó đã được chơi lại bởi nhiều ban nhạc surf không lời người Mỹ, trong đó có The Ventures. Nhạc surf đã đạt được thành công thương mại lớn nhất của nó, đặc biệt là các sản phẩm của The Beach Boys, ban nhạc được thành lập năm 1961 tại miền Nam California. Những album đầu tiên của họ đều có bao gồm cả nhạc surf rock không lời (trong số đó có một số bài được chơi lại của Dick Dale) và nhạc có lời. Bài hát đầu tiên của họ, "Surfin'" năm 1962, đã lọt vào bảng xếp hạng Billboard Top 100, đồng thời giúp cho cơn sốt nhạc surf trở thành một hiện tượng quốc gia. Từ năm 1963, nhóm nhạc bắt đầu rời bỏ nhạc surf, cùng với việc Brian Wilson trở thành nhà soạn nhạc và nhà sản xuất lớn của họ, để chuyển sang các chủ đề chung về các nam thanh niên, bao gồm cả ô tô và các cô gái trong những bài hát như "Fun, Fun, Fun" (1964) và "California Girls" (1965). Nhiều ban nhạc surf cũng theo sau, trong đó có ban nhạc chỉ có một hit duy nhất như Ronny & the Daytonas với "G. T. O." (1964) và Rip Chords với "Hey Little Cobra", cả hai đều lọt vào top 10, nhưng chỉ có một nhóm nhạc duy nhất có được thành công bền vững, đó là Jan & Dean, nhóm nhạc đã có hit quán quân "Surf City" (đồng sáng tác với Brian Wilson) năm 1963. Cơn sốt nhạc surf và sự nghiệp của hầu hết các nghệ sĩ nhạc surf đã kết thúc một các sâu sắc bởi sự xuất hiện của British Invasion từ năm 1964. Chỉ riêng The Beach Boys đã duy trì được một sự nghiệp sáng tạo vào giữa thập niên 1960, với việc sản xuất một loạt các đĩa đơn nổi tiếng và các album, bao gồm cả Pet Sounds năm 1966, một sản phẩm được đánh giá cao được cho rằng đã giúp họ trở thành ban nhạc pop hoặc rock người Mỹ có thể cạnh tranh với The Beatles. == Những năm vàng (từ giữa cho tới cuối thập niên 60) == === British Invasion === Tới năm 1962, nhạc rock ở Anh trở nên phổ thông với các nhóm nhạc như The Beatles, Gerry & The Pacemakers hay The Searchers từ Liverpool, hay Freddie and the Dreamers, Herman's Hermits và The Hollies ở Manchester. Họ mang đậm những ảnh hưởng từ nước Mỹ trong đó có nhạc soul, R&B, và surf, ban đầu vốn chơi lại những ca khúc để đệm cho các vũ công. Những ban nhạc như The Animals từ Newcastle, Them từ Belfast và đặc biệt những nhóm ở thủ đô London như The Rolling Stones và The Yardbirds lại có những quan điểm khác về nhạc R&B và blues. Nhanh chóng, những ban nhạc trên đã tự sáng tác những sản phẩm của riêng mình, hòa trộn giữa hình thức từ nước Mỹ và quan điểm từ nhạc beat. Các nhóm nhạc beat bắt đầu viết những "giai điệu vui nhộn, không thể cưỡng lại", và nhạc R&B tại đây bắt đầu ít quan tâm hơn tới tình dục, mà thay vào đó là những ca khúc dữ dội và thường là những ca khúc chống lại một quan điểm, lập trường nào đó. Có thể coi vào thời kỳ này, âm nhạc vẫn đang lẫn lộn giữa hai xu thế lớn. Tới năm 1963, nhờ The Beatles, các ban nhạc beat bắt đầu có được thành công tại Anh, dẫn tới sau đó nhiều ca khúc R&B thống trị các bảng xếp hạng. Năm 1964, The Beatles tạo ra bước đột phá khi tiến hành quảng bá tới thị trường Mỹ. "I Want to Hold Your Hand" trở thành bản hit đầu tiên của họ đạt vị trí quán quân trên bảng xếp hạng Billboard Hot 100, và tiếp tục giữ nguyên vị trí này 7 trong tổng số 15 tuần trên bảng xếp hạng. Buổi xuất hiện của họ trên The Ed Sullivan Show vào ngày 9 tháng 2 được ước tính có tới 73 triệu người xem trực tiếp (kỷ lục của truyền hình Mỹ vào lúc đó) và được coi là viên gạch nền móng cho nền văn hóa nhạc pop của Mỹ. The Beatles nhanh chóng trở thành ban nhạc rock có số đĩa bán chạy nhất mọi thời đại với việc liên tiếp thống trị các bảng xếp hạng 2 bên bờ Đại Tây Dương. Suốt 2 năm tiếp theo, liên tiếp Peter and Gordon, The Animals, Manfred Mann, Petula Clark, Freddie and the Dreamers, Wayne Fontana and the Mindbenders, Herman's Hermits, The Rolling Stones, The Troggs, và Donovan đều có những đĩa đơn quán quân tại Mỹ. Thành công này cũng bao gồm cả những nghệ sĩ mới thành danh như The Kinks và The Dave Clark Five. British Invasion đã góp phần quốc tế hóa âm nhạc rock 'n' roll, mở tung cánh cửa cho các nghệ sĩ Anh (và Ireland) tới những thành công mang tính quốc tế. Tại Mỹ, nó cũng đánh dấu sự kết thúc của nhạc surf và các nhóm nhạc hát nữ vốn độc chiếm các bảng xếp hạng tại đây suốt những năm 50. Nó cũng làm biến động mạnh mẽ sự nghiệp của một vài nghệ sĩ R&B, như Fats Domino và Chubby Checker, và làm gián đoạn thành công của nhiều nghệ sĩ rock 'n' roll đương thời kể cả Elvis Presley. British Invasion cũng góp phần tạo nên sự phân tách các thể loại của nhạc rock, và định hình nên cấu trúc cơ bản trong đội hình của một nhóm nhạc rock dựa trên guitar và trống và tự chơi những ca khúc do chính mình sáng tác. === Garage rock === Garage rock là một loại nhạc rock nghiệp dư đặc biệt phổ biến ở Bắc Mỹ vào những năm giữa thập niên 1960. Cái tên garage rock xuất phát từ việc loại hình âm nhạc này thường được tập luyện trong nhà để xe (garage) của các gia đình vùng ngoại ô thành phố. Nội dung các bài hát garage rock thường xoay quanh những vết thương của cuộc sống học đường, với những bài hát về "những cô nàng giả dối" đặc biệt phổ biến. Phần ca từ và cách diễn đạt có tính mạnh bạo hơn những gì phổ biến vào thời điểm đó, thường có những đoạn hát gầm gừ hoặc la hét hòa vào những tiếng thét rời rạc. Cũng có những khác biệt theo từng vùng trên đất nước mà đặc biệt phồn thịnh nhất là California và Texas. Tiểu bang Tây Bắc Thái Bình Dương của Washington và Oregon có lẽ là vùng có garage rock thể hiện rõ tính chất nhất. Garage rock đã phát triển ở nhiều nơi vào đầu năm 1958. "Tall Cool One" (1959) của The Wailers và "Louie Louie" của The Kingsmen (1963) là những ví dụ điển hình cho thể loại này trong giai đoạn hình thành của nó. Năm 1963, nhiều ban nhạc garage đã có những đĩa đơn lọt được vào các bảng xếp hạng quốc gia với thứ hạng cao, trong đó phải kể đến ban nhạc Paul Revere and the Raiders (Boise, Idaho), The Trashmen (Minneapolis) và Rivieras (South Bend, Indiana). Nhiều ban nhạc garage có ảnh hưởng khác chẳng hạn như The Sonics (Tacoma, Washington), lại chưa bao giờ lọt được vào bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Trong giai đoạn đầu rất nhiều ban nhạc chịu ảnh hưởng nặng nề bởi surf rock và có một sự tương đồng trong garage rock và frat rock, đôi khi nó chỉ đơn thuần được xem như là một tiểu thể loại của garage rock. Cuộc xâm lăng âm nhạc British Invasion năm 1964–66 đã có ít nhiều ảnh hưởng đối với các ban nhạc garage, cung cấp cho họ một lượng khán giả quốc tế, đồng thời khuyến khích nhiều nhóm nhạc khác hình thành. Hàng ngàn ban nhạc garage ở Mỹ và Canada vẫn còn tồn tại trong kỉ nguyên này, và hàng trăm trong số đó vẫn sản xuất những hit địa phương, ví dụ như "The Witch" của The Sonics (1965), "Where You Gonna Go" của Unrelated Segments (1967), "Girl I Got News for You" của Birdwatchers (1966) và "1–2–5" của The Haunted. Dù cho có một số lượng lớn ban nhạc được ký hợp đồng với các hãng đĩa lớn trong khu vực, thì hầu hết trong số đó lại là những thất bại thương mại. Người ta đồng ý rằng garage rock đạt đến đỉnh cao cả về mặt thương mại lẫn nghệ thuật vào những năm 1966. Đến năm 1968 phong cách âm nhạc này gần như biến mất khỏi bảng xếp hạng quốc tế và các nhạc sĩ nghiệp dư phải đối mặt với các vấn đề về đại học, xin việc hoặc dự thảo. Nhiều phong cách âm nhạc mới nổi lên thay thế garage rock (bao gồm blues rock, progressive rock và rock đồng quê). Ở Detroit, garage rock vẫn còn tồn tại cho tới đầu thập niên 70, với những ban nhạc như MC5 và The Stooges, những người đã sử dụng phong cách hung bạo hơn nhiều. Những ban nhạc này bắt đầu được dán nhãn punk rock và đến nay vẫn thường được xem như proto-punk hay proto-hard rock. === Pop rock === Thuật ngữ "pop" bắt đầu được sử dụng từ những năm đầu của thế kỉ 20, ám chỉ các dòng nhạc quần chúng nói chung, nhưng bắt đầu từ giữa những năm 1950 nó bắt đầu được sử dụng cho một thể loại âm nhạc riêng biệt, nhắm vào thị trường giới trẻ và thường được coi là một dòng nhạc alternative nhẹ hơn rock and roll. Do hậu quả của British Invasion, ý nghĩa của thuật ngữ "pop" ngày càng đối lập với "rock", thường là để chỉ một thể loại nhạc mang tính thương mại, nhất thời và dễ tiếp cận hơn. Mặt đối lập, nhạc rock tập trung chủ yếu vào các tác phẩm mở rộng, đặc biệt là các album, thường gắn liền với các nền tiểu văn hóa cụ thể (giống như phản văn hóa), đặt trọng tâm vào các giá trị nghệ thuật và tính "xác thực" của nó, nhấn mạnh vào phần biểu diễn trực tiếp, phần nhạc nền hoặc vào giọng hát điêu luyện và thường gói gọn sự phát triển tiến bộ chứ không phải chỉ đơn giản là phản ánh xu hướng hiện tại. Tuy nhiên nhiều bài hát nhạc pop và rock lại rất giống nhau cả về mặt âm thanh, phần nhạc nền cũng như nội dung lời bài hát. Các thuật ngữ "pop-rock" và "power pop" bắt đầu được sử dụng để diễn tả các bài hát có tính thành công thương mại cao sử dụng một số hình thức của nhạc rock. Pop-rock đã từng được định nghĩa là "những bản upbeat của nhạc rock được biểu diễn bởi các nghệ sĩ như Elton John, Paul McCartney, The Everly Brothers, Rod Stewart, Chicago, và Peter Frampton. Ngược lại, nhà phê bình âm nhạc George Starostin lại định nghĩa pop-rock là một tiểu thể loại của nhạc pop sử dụng các bản nhạc pop hấp dẫn mà chủ yếu là dựa vào guitar. Starostin cho rằng hầu hết những gì là gọi là "power pop" là thuộc về pop rock, và nội dung phần lời bài hát là "phần quan trọng thứ yếu đối với âm nhạc." Thuật ngữ "power pop" được đặt ra bởi Pete Townshend của ban nhạc The Who vào năm 1966, nhưng không được sử dụng nhiều cho đến khi nó được áp dụng đối với các ban nhạc như Badfinger, một ban nhạc đã có được rất nhiều thành công thương mại trong thời kì này, vào những năm 1970. Xuyên suốt lịch sử của nó đã có nhiều sản phẩm nhạc rock có sử dụng các yếu tố của pop, và các nghệ sĩ pop sử dụng nhạc rock làm nền tảng cho âm nhạc của họ, hoặc nỗ lực phấn đấu cho tính "xác thực" của rock. === Blues rock === Cho dù làn sóng đầu tiên của British Invasion chủ yếu là những giai điệu beat và R&B, sự phát triển thực sự lại được biết tới với làn sóng thứ 2 từ những nghệ sĩ chơi nhạc gần với nhạc blues kiểu Mỹ, như The Stones hay The Yardbirds. Các nghệ sĩ blues từ Anh cuối những năm 50 đầu những năm 60 bị ảnh hưởng lớn với hình ảnh chiếc guitar acoustic từ Lead Belly và Robert Johnson. Họ dần tăng thêm tính ồn ào với guitar điện phỏng theo phong cách Chicago blues, đặc biệt là tour diễn của Muddy Waters vào năm 1958 đã gây cảm hứng cho Cyril Davies và Alexis Korner lập nên nhóm Blues Incorporated. Chính ban nhạc này là tiền đề của sự ra đời bùng nổ của các nghệ sĩ chơi British blues, bao gồm các thành viên của Rolling Stones và Cream, hòa trộn blues nguyên thủy với các nhạc cụ và yếu tố của nhạc rock. Một trong những bước ngoặt là việc John Mayall lập nên nhóm Bluesbreakers mà sau này bao gồm cả Eric Clapton (sau khi chia tay The Yardbirds) và Peter Green. Điểm nhấn của họ chính là album Blues Breakers with Eric Clapton (1968) được coi là một trong những sản phẩm British blues thành công ở cả Anh lẫn Mỹ. Eric Clapton từ đó tiến tới thành lập những siêu ban nhạc như Cream, Blind Faith rồi Derek and the Dominos, cùng với đó là một sự nghiệp solo vĩ đại góp phần đưa blues rock trở nên phổ biến. Peter Green cùng với 2 cựu thành viên của Bluesbreakers là Mick Fleetwood và John McVie lập nên Fleetwood Mac – ban nhạc trở thành một trong những nghệ sĩ thành công nhất ở thể loại này. Tới cuối những năm 60, tới lượt Jeff Beck – một tượng đài nữa từ The Yardbirds – chuyển từ blues rock sang chơi heavy rock với việc thành lập ban nhạc riêng The Jeff Beck Group. 2 thành viên cuối cùng của The Yardbirds là Jimmy Page và John Paul Jones đổi tên ban nhạc từ The New Yardbirds thành Led Zeppelin mà phần nhiều những ca khúc trong 3 album đầu tay của nhóm và cả sau này rải rác suốt sự nghiệp của họ đều mang âm hưởng của nhạc blues truyền thống. Ở Mỹ, blues rock đã được gây dựng từ đầu những năm 1960 bởi tay guitar Lonnie Mack, nhưng phong cách sớm bị lu mờ từ giữa những năm 60 bởi làn sóng từ những nghệ sĩ tới từ Anh. Những nghệ sĩ nổi bật nhất có thể kể tới Paul Butterfield, Canned Heat, Jefferson Airplane những năm đầu tiên, Janis Joplin, Johnny Winter, The J. Geils Band và Jimi Hendrix cùng với những ban nhạc vĩ đại của mình là The Jimi Hendrix Experience và Band of Gypsys mà khả năng chơi guitar cùng với thể hiện nhóm đã gây ảnh hưởng rất lớn suốt cả thập kỷ. Một số nhóm blues rock tới từ phía Nam như Allman Brothers Band, Lynyrd Skynyrd, hay ZZ Top thì chơi rock với nhiều yếu tố đồng quê hơn để rồi tạo nên thể loại Southern rock. Nhiều nhóm blues rock ban đầu thường chơi theo kiểu jazz, chơi những đoạn dài và nhấn mạnh vào các đoạn ngẫu hứng, dần trở thành các nhóm chơi progressive rock. Khoảng năm 1967, Cream và The Jimi Hendrix Experience bắt đầu xa dần tính blues truyền thống để chuyển sang chơi psychedelia. Tới những năm 1970, blues rock trở nên "heavy" hơn và được thể hiện với nhiều kỹ thuật miết hơn qua những sản phẩm của Led Zeppelin và Deep Purple. Khác biệt giữa blues rock và hard rock ngày một "trở nên rõ ràng" với các album "kiểu rock" của họ. Phong cách này vẫn tiếp tục tồn tại với những nghệ sĩ như George Thorogood hay Pat Travers, song ở Anh, các ban nhạc bắt đầu chuyển dần sang chơi heavy metal (ngoại lệ duy nhất có lẽ là Status Quo và Foghat khi họ chuyển từ blues rock sang chơi boogie rock), và blues rock bắt đầu ngày một ít phổ biến. === Folk rock === Trong những năm 60, phong trào nhạc folk ở Mỹ dần trở nên mạnh mẽ, sử dụng âm nhạc và phong cách truyền thống với nhạc cụ mộc. Ở Mỹ, 2 cột trụ của phong trào này là Woody Guthrie và Pete Seeger và thường được đánh đồng với progressive rock hay các phong trào lao động. Tới đầu những năm 60, những người tiên phong như Joan Baez và Bob Dylan đã khẳng định phong cách này trong vai trò ca sĩ - người viết nhạc. Dylan đã trở nên nổi tiếng với công chúng qua những ca khúc như "Blowin' in the Wind" (1963) và "Masters of War" (1963), điển hình cho những "bài hát phản kháng" được biết đến rộng rãi. Cho dù có những ảnh hưởng lẫn nhau, rock và folk vẫn phân tách thành 2 thể loại khác nhau song thường có những cộng đồng người nghe chung. Sự kết hợp đầu tiên giữa nhạc folk và rock là ca khúc "House of the Rising Sun" (1964) của The Animals khi đây là ca khúc có được thành công thương mại đầu tiên hát nhạc folk theo phong cách và bằng các nhạc cụ của nhạc rock, và sau đó "I'm a Loser" (1964) của The Beatles vốn lúc đó đã thừa nhận bị ảnh hưởng bởi Dylan. Phong trào folk rock trở nên phổ biến qua sự nghiệp của The Byrds khi họ hát lại ca khúc "Mr. Tambourine Man" của Dylan và đứng đầu bảng xếp hạng vào năm 1965. Với những thành viên vốn xuất phát là những người chơi folk ở các tụ điểm ở Los Angeles, The Byrds đã sử dụng nhạc rock, với trống, thậm chí cả cây guitar Rickenbacker 12-dây – những thứ sau này trở thành yếu tố đặc trưng của thể loại này. Về sau, Dylan bắt đầu sử dụng các nhạc cụ điện, dẫn tới những phản ứng tiêu cực của những người nghe folk truyền thống như với ca khúc kinh điển "Like a Rolling Stone". Folk rock phát triển mạnh mẽ ở California, với The Mamas & the Papas và Crosby, Stills and Nash cùng các nhạc cụ điện; và ở New York với sự xuất hiện của The Lovin' Spoonful và Simon & Garfunkel đặc biệt bản hit "The Sounds of Silence" (1965) với các yếu tố của nhạc rock trở thành ca khúc tiên phong. Làn sóng này cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều nghệ sĩ Anh, như Donovan hay Fairport Convention. Năm 1969, Fairport Convention từ bỏ phong cách Mỹ của Dylan để chơi nhạc folk kiểu Anh truyền thống với nhạc cụ điện. Phong cách nhạc folk mới này tạo cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ khác như Pentangle, Steeleye Span và The Albion Band, cũng như gợi ý cho các nhóm nhạc Ireland và Scotland như Horslips, JSD Band, Spencer's Feat và sau đó Five Hand Reel quay trở về việc sử dụng các nhạc cụ truyền thống để tạo nên phong cách Celtic rock vào những năm 1970. Folk rock đạt tới đỉnh cao vào những năm 1967-1968, trước khi nó bị phân tách thành quá nhiều hướng khác nhau, điển hình như Dylan và The Byrds chuyển sang đi chuyên sâu vào country rock. Tuy nhiên sự lai tạp giữa folk và rock lại có những ảnh hưởng vô cùng quan trọng với lịch sử nhạc rock, góp phần đem tới tính psychedelia và phát triển nền móng của các ca sĩ - người viết nhạc, những ca khúc phản chiến và cả quan điểm về tính "xác thực". === Psychedelic rock === Âm nhạc psychedelic (phiêu diêu) từ những ảnh hưởng của chất LSD xuất hiện bên cạnh nhạc folk, khi nhóm Holy Modal Rounders sử dụng cụm từ này vào năm 1964 cho ca khúc "Hesitation Blues". Ban nhạc đầu tiên quảng bá thể loại này là 13th Floor Elevators khi họ tự gán phong cách này với họ vào cuối năm 1965; chỉ 1 năm sau họ cho phát hành album The Psychedelic Sounds of the 13th Floor Elevators. The Beatles cũng nhanh chóng đưa vô số những yếu tố của thể loại này vào trong những sản phẩm của mình, như với "I Feel Fine" chơi guitar ngược, sau đó là "Norwegian Wood" trong Rubber Soul vào cuối năm 1965 sử dụng đàn sitar, và cách chơi guitar ngược trong "Rain" và nhiều ca khúc khác của Revolver mà họ phát hành 1 năm sau đó. Psychedelic rock đã không được phát triển ở California sau khi The Byrds chuyển từ chơi nhạc folk sang folk rock vào năm 1965. Song phong cách psychedelic vẫn tồn tại ở San Francisco với The Grateful Dead, Country Joe and the Fish, The Great Society và Jefferson Airplane. The Byrds ngay lập tức phát triển từ folk rock thuần túy với đĩa đơn "Eight Miles High" mà họ bắt đầu nói về việc sử dụng ma túy. Ở Anh, một trong những nhóm nhạc có ảnh hưởng lớn nhất là The Yardbirds với Jeff Beck là guitar chính, đã tiến sâu vào con đường psychedelic khi sử dụng nhịp "mê sảng", thứ giọng hát kiểu Giáo hoàng và sáng tác những ca khúc có tầm ảnh hưởng lớn như "Still I'm Sad" (1965) và "Over Under Sideways Down" (1966). Từ năm 1966, văn hóa ngầm ở Anh được phát triển từ phía Bắc London, tạo nên những nhóm nhạc mới như Pink Floyd, Traffic và Soft Machine. Trong cùng năm, album nổi tiếng Sunshine Superman của Donovan, được coi là một trong những bản thu hoàn chỉnh đầu tiên của psychedelic rock cùng với những album đầu tay của Cream và The Jimi Hendrix Experience, đã phát triển việc sử dụng kỹ năng bấm guitar thành yếu tố điển hình của thể loại này. Psychedelic rock đạt tới đỉnh cao vào những năm cuối của thập niên này. Năm 1967 được đánh dấu bằng việc The Beatles phát hành siêu phẩm Sgt. Pepper's Lonely Hearts Club Band với ca khúc gây nhiều tranh cãi "Lucy in the Sky with Diamonds", dẫn tới việc The Stones phải tung ra Their Satanic Majesties Request cùng năm. Pink Floyd cũng cho phát hành album đầu tay The Piper at the Gates of Dawn vốn được coi là sản phẩm psychedelic xuất sắc nhất của họ. Ở Mỹ, Summer of Love được giới thiệu qua sự kiện Human Be-In và nổi tiếng ở Monterey Pop Festival, sự kiện giúp những Jimi Hendrix và The Who với đĩa đơn "I Can See for Miles" chính thức gia nhập vào dòng chảy psychedelic. Những album tiêu biểu còn có Surrealistic Pillow của Jefferson Airplane và Strange Days của The Doors. Làn sóng lên tới cực đỉnh tại Woodstock festival vào năm 1969 khi hầu hết các phần trình diễn đều theo phong cách này. Tuy nhiên, sau đó, psychedelic bắt đầu dần rơi vào quên lãng. Brian Wilson của The Beach Boys, Brian Jones của The Rolling Stones, Peter Green của Fleetwood Mac và Syd Barrett của Pink Floyd đều trở thành những con nghiện ma túy, trong khi The Jimi Hendrix Experience và Cream đều đã tan rã trước đó khiến cho nhạc rock dần chuyển thành roots rock, hoặc thành những thử nghiệm của progressive rock hoặc những tiền đề đầu tiên của hard rock. == Thời kỳ phát triển (cuối những năm 60 – giữa những năm 70) == === Roots rock === Roots rock là khái niệm dành cho thời kỳ quá độ từ psychedelia trở về với thể loại nguyên gốc của rock là rock and roll pha lẫn với những thành tố chính của nó, ở đây là nhạc folk và nhạc đồng quê, từ đó hình thành nên 2 thể loại chính là country rock và Southern rock. Năm 1966, Bob Dylan tới Nashville để thực hiện album nổi tiếng Blonde on Blonde. Cho dù sản phẩm này chưa hoàn toàn mang tính đồng quê, song nó cũng góp phần quan trọng trong việc khai sinh ra country folk – một phong cách sau này trở thành tiền đề của mọi nghệ sĩ nhạc folk. Những ban nhạc nổi bật khác có thể kể tới nhóm nhạc người Canada, The Band, và ban nhạc gốc California, CCR, đã hòa lẫn rock and roll với folk, blues và cả nhạc đồng quê và nhanh chóng trở thành những nhóm nhạc thành công nhất và có ảnh hưởng nhất từ cuối những năm 60. Đây cũng là con đường của nhiều nghệ sĩ solo như Ry Cooder, Bonnie Raitt hay Lowell George, thậm chí trong nhiều sản phẩm như Beggar's Banquet (1968) của The Stones hay Let It Be (1970) của The Beatles. Năm 1968, Gram Parsons thu âm Safe at Home cùng International Submarine Band và đây được coi là album country rock đúng nghĩa đầu tiên. Chỉ 1 năm sau, ông hợp tác với The Byrds trong Sweetheart of the Rodeo (1968), được coi là một trong những album quan trọng nhất của thể loại này. The Byrds tiếp tục theo đuổi phong cách này, song Parsons chia tay nhóm để cùng Chris Hillman lập nên The Flying Burrito Brothers để gây dựng hoàn chỉnh thể loại này trước khi Parsons bắt đầu sự nghiệp solo. Những nhóm ở California trung thành với country rock còn có Hearts and Flowers, Poco and New Riders of the Purple Sage, Beau Brummels và Nitty Gritty Dirt Band. Một số nghệ sĩ đã thử nghiệm việc tái hiện lại âm thanh kiểu đồng quê, bao gồm: nhóm The Everly Brothers; ngôi sao tuổi teen Rick Nelson, sau này trở thành trụ cột của Stone Canyon Band; cựu thành viên của Monkee, Mike Nesmith, sau này lập nên nhóm First National Band; và dĩ nhiên, Neil Young. The Dillards cũng là một nhóm nhạc đồng quê rồi chuyển sang rock. Tuy nhiên, thành công của thể loại này chỉ tới vào những năm 1970 với những Doobie Brothers, Emmylou Harris, Linda Ronstadt và The Eagles (được thành lập từ những cựu thành viên của Burritos, Poco và Stone Canyon Band) – ban nhạc đã trở thành một trong những biểu tượng thành công nhất của nhạc rock, trong đó có album nổi tiếng Hotel California (1976). Người khai sinh ra Southern rock là nhóm nhạc Allman Brothers Band, những người đã phát triển những âm thanh mới gần giống với blues rock, song có thêm nhiều yếu tố khác như nốt lặp, nhạc soul và cả nhạc đồng quê của đầu những năm 70. Những người thành công tiếp theo chính là Lynyrd Skynyrd khi họ đã đem được hình ảnh của những "Good ol' boy" vào nhạc rock. Những người kế thừa họ có thể kể tới nhóm nhạc hòa tấu Dixie Dregs, nhóm nhạc đồng quê Outlaws, ban nhạc jazz Wet Willie và nhóm nhạc trộn lẫn rock với nhạc phúc âm cùng R&B, Ozark Mountain Daredevils. Sau khi những thành viên chủ chốt của Allman và Lynyrd Skynyrd qua đời, thể loại này mất dần độ phổ biến từ cuối những năm 1970 song vẫn tồn tại trong những năm 1980 với một số nghệ sĩ như.38 Special, Molly Hatchet và The Marshall Tucker Band. === Progressive rock === Progressive rock, khái niệm vẫn thường được đánh đồng với art rock, là thể loại nhạc chơi rock với việc thử nghiệm cùng rất nhiều loại nhạc cụ, cấu trúc, giai điệu và âm thanh khác.. Vào giữa những năm 1960, The Left Banke, The Beatles, The Rolling Stones hay The Beach Boys đều đã từng đem harpsichord, gió hay cả dàn dây vào những ca khúc mang cấu trúc của Baroque rock, có thể nghe trong ca khúc "A Whiter Shade of Pale" (1963) của Procol Harum với một đoạn mở đầu phỏng theo giai điệu của Bach. The Moody Blues đã sử dụng dàn nhạc trong toàn bộ album Days of Future Passed (1967) và cũng giả âm thanh của dàn nhạc với các công cụ chỉnh âm. Với progressive rock, các dàn nhạc giao hưởng, keyboard và máy chỉnh âm trở thành những yếu tố thường thấy bên cạnh những nhạc cụ quen thuộc của rock như guitar, trống, bass. Các ban nhạc thường chơi phần hòa tấu nhạc cụ, còn phần ca từ thường đề cập tới những quan điểm, thường trừu tượng và dựa theo tưởng tượng hay khoa học viễn tưởng. SF Sorrow (1968) của The Pretty Things, Tommy (1969) của The Who, Arthur (Or the Decline and Fall of the British Empire) (1969) của The Kinks đã phát triển phong cách rock opera và mang tới khái niệm album chủ đề mà thường đề cập tới một câu chuyện hoặc một vấn đề xã hội nào đó. Album đầu tay In the Court of the Crimson King (1969) của King Crimson đã trộn tiếng miết của guitar với mellotron, cùng jazz và dàn nhạc hòa tấu, thường được coi là cột mốc đánh dấu của progressive rock, góp phần khẳng định sự tồn tại của phong cách này như một thể loại mới vào những năm 1970 bên cạnh những nhóm nhạc chơi blues rock và psychedelic. Sự thành công của làn sóng Canterbury đã dẫn tới những sản phẩm từ Soft Machine với psychedelia, trộn lẫn với jazz và hard rock, tiếp đó có cả Caravan, Hatfield and the North, Gong, và National Health. Tuy nhiên, ban nhạc thành công nhất với phong cách này chính là Pink Floyd, một nhóm nhạc cũng chuyển ngạch sang từ psychedelia sau sự chia tay của Syd Barrett vào năm 1969, đặc biệt với siêu phẩm The Dark Side of the Moon (1973) vốn được coi là biểu tượng của progressive rock và vẫn là một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại. Phong cách này được tăng thêm tính thẩm mỹ với việc ban nhạc Yes trình diễn với cả tay guitar Steve Howe lẫn keyboard Rick Wakeman, trong khi siêu ban nhạc Emerson, Lake & Palmer lại trình diễn một thứ rock giàu tính kỹ thuật hơn. Jethro Tull và Genesis cho dù vẫn mang tính "Anh" nhưng lại có những hướng đi rất khác nhau. Nhóm Renaissance được thành lập vào năm 1969 bởi 2 cựu thành viên của Yardbirds là Jim McCarty và Keith Relf đã phát triển hình thức nhóm nhạc siêu-chủ-đề với ca sĩ giọng 3 quãng tám, Annie Haslam. Hầu hết các ban nhạc của Anh đều bị ảnh hưởng bởi một quan điểm nào đó, thường không thực sự phổ biến, như Pink Floyd, Jethro Tull hay Genesis, đã trình làng những đĩa đơn xuất sắc tại đây và bắt đầu những bước tiến đầu tiên ở thị trường Mỹ. Những nghệ sĩ progressive rock ở Mỹ lại rất lẫn lộn giữa tính chiết trung và cả sự đổi mới như Frank Zappa, Captain Beefheart và Blood, Sweat & Tears, với tính pop rock như Boston, Foreigner, Kansas, Journey hay Styx. Bên cạnh những nhóm nhạc từ Anh như Superstramp hay ELO, các nghệ sĩ trên đã đem tới sự thành công của progressive suốt những năm 1970, mở đầu ra thời kỳ pomp hay arena rock cho tới khi rock festival phát triển vào những năm 1990 do giá cả đắt đỏ của những buổi trình diễn progressive rock (hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cũng như thuê đội ngũ nhân viên). Một trong những sản phẩm quan trọng nhất đó là Tubular Bells (1973) của Mike Oldfield, bản thu đầu tiên và cũng là bản hit quốc tế đầu tiên của hãng Virgin Records. Instrumental rock phát triển rộng khắp châu Âu, với những nhóm như Kraftwerk, Tangerine Dream, Can, và Faust đã đem phong cách âm nhạc này vượt qua cả những rào cản ngôn ngữ. Krautrock phát triển với sự đóng góp của Brian Eno (khi đó vẫn còn là keyboard chính của Roxy Music) và gây ảnh hưởng lớn tới tiểu thể loại sau này của nó là synth rock. Với sự phát triển của punk rock và công nghệ vào cuối những năm 1970, progressive dần biến mất rồi biến thể. Rất nhiều nhóm nhạc tuyên bố tan rã, song số khác còn lại như Genesis, ELP, Yes, hay Pink Floyd tiếp tục có những album xuất sắc cùng với những tour diễn thành công. Một vài nhóm bắt đầu khai phá nhạc punk, như Siouxsie and the Banshees, Ultravox và Simple Minds đã cho thấy rõ những ảnh hưởng của punk hơn hẳn so với progressive. === Jazz rock === Vào cuối thập niên 1960, jazz rock nổi lên như một tiểu thể loại riêng biệt, tách ra khỏi blues rock, psychedelic và progressive rock, pha trộn giữa những cái hay của rock cùng với sự phức tạp về mặt âm nhạc và các yếu tố ngẫu hứng của jazz. Nhiều nhạc sĩ rock and roll Mỹ đã bắt đầu từ nhạc jazz và đem một số yếu tố của jazz đặt vào âm nhạc của họ. Ở Anh, tiểu thể loại của blues rock, cùng với những người dẫn đầu thể loại này như Ginger Baker và Jack Bruce của ban nhạc Cream, đã nổi lên từ nhạc jazz Anh. Vẫn thường được coi là thu âm nhạc jazz rock đầu tiên là album của một ban nhạc không mấy tiếng tăm ở New York, The Free Spirits, với album Out of Sight and Sound (1966). Những ban nhạc đã sử dụng các phần jazz trong các bài hát của mình như Electric Flag, Blood, Sweat & Tears và Chicago, đã trở thành nhiều trong số những nghệ sĩ có được thành công thương mại lớn nhất vào cuối thập niên 1960 đầu thập niên 1970. Nhiều nghệ sĩ người Anh nổi lên trong cùng thời kì này từ nhạc blues đã lợi dụng những khía cạnh âm điệu và tính ngẫu hứng của nhạc jazz, trong đó có Nucleus, Graham Bond và John Mayall từ ban nhạc Colosseum. Từ psychedelic rock, ở Canterbury xuất hiện một ban nhạc tên là Soft Machine, ban nhạc đã được dự đoán là sẽ sản xuất ra những sản phẩm hợp nhất thành công giữa hai thể loại âm nhạc. Có lẽ sự hợp nhất được đánh giá cao nhất đến từ phía nhạc jazz, với việc Miles Davis, bị ảnh hưởng đặc biệt bởi các tác phẩm của Hendrix, đã kết hợp phần rock không lời vào album của mình, Bitches Brew (1970). Sau đó, rock đã có một ảnh hưởng lớn tới các nghệ sĩ nhạc jazz, trong đó có Herbie Hancock, Chick Corea và Weather Report. Thể loại này bắt đầu mờ nhạt dần vào cuối những năm 1970, nhưng một số nghệ sĩ như Steely Dan, Frank Zappa và Joni Mitchell đã thu âm một số lượng đáng kể các album với ảnh hưởng từ jazz trong thời kì này, và nó vẫn tiếp tục là một ảnh hưởng lớn của nhạc rock. === Glam rock === Glam rock có nguồn gốc từ psychedelic và art rock từ cuối những năm 1960 và được coi như một sự mở rộng cũng như đối nghịch với cả 2 thể loại trên. Sự đa dạng về mặt âm nhạc, từ những nghệ sĩ theo xu hướng trở về rock and roll nguyên thủy như Alvin Stardust cho tới thứ art rock phức tạp của Roxy Music, đều được coi là đặc trưng của phong cách này. Nhìn chung glam rock pha trộn nhiều đặc điểm từ nhiều phong cách khác nhau, từ những giai điệu Hollywood những năm 1930, qua cả thời kỳ hạn chế tình dục của thập niên 1950, rồi phong cách Cabaret thời tiền chiến, văn học thời kỳ Vitoria cùng với kiểu cách biểu tượng, khoa học viễn tưởng đi kèm với những tích cổ và sự kiện huyền bí; tất cả biểu hiện ở vẻ bề ngoài qua trang phục, cách trang điểm, kiểu tóc và giày độn đế hầm hố. Glam rock còn được nhắc tới nhiều về việc lẫn lộn giới tính và là nguồn gốc của thời trang androgyny, bên cạnh việc đề cao nghệ thuật sân khấu. Ban đầu nó được định hình bởi những nghệ sĩ trình diễn nổi tiếng từ nước Mỹ như The Cockettes hay Alice Cooper. Nguồn gốc của glam rock có lẽ là từ Marc Bolan, người đổi tên ban nhạc folk T. Rex rồi mang tới cho họ những nhạc cụ điện thực sự mạnh mẽ vào cuối những năm 60. Nhiều nguồn có nhắc tới việc ông xuất hiện trong chương trình truyền hình Top of the Pops vào tháng 12 năm 1970 khi mặc đồ kim tuyến để trình diễn đĩa đơn quán quân đầu tiên trong sự nghiệp, "Ride a White Swan". Năm 1971, ngôi sao trẻ David Bowie nghĩ ra hình tượng Ziggy Stardust với cách trang điểm, điệu bộ và thái độ đặc trưng cho mỗi buổi diễn. Không lâu sau, phong cách đó được nhiều nghệ sĩ theo đuổi, có thể kể tới Roxy Music, Sweet, Slade, Mott the Hoople, Mud và Alvin Stardust. Cho dù có được thành công lớn tại Anh, chỉ vài người trong số họ tìm được tiếng nói tại Mỹ. Bowie có lẽ là ngoại lệ duy nhất khi có được tiếng vang toàn cầu và được nhắc tới là người mang tính glam cho nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như Lou Reed, Iggy Pop, New York Dolls và Jobriath – thường được gọi chung dưới tên "glitter rock" vì phần ca từ thường bi quan hơn so với những nghệ sĩ người Anh. Tại Anh, khái niệm "glitter rock" gắn liền với từ nhạc glam cực đại của Gary Glitter và nhóm Glitter Band của ông – những người có tới 18 đĩa đơn top 10 tại đây chỉ trong khoảng từ năm 1972 tới năm 1976. Làn sóng thứ 2 là từ Suzi Quatro, Wizzard và Sparks, thống trị các bảng xếp hạng tại Anh trong những năm 1974-1976. Một vài kiểu cách khác, không hoàn toàn được gọi là glam, có thể được nhắc tới qua vài nghệ sĩ như Rod Stewart, Elton John, Queen, thậm chí cả The Rolling Stones. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều hậu bối, có thể kể tới Kiss hay Adam Ant, và gián tiếp tới vài phong cách khác như gothic rock hay glam metal và cả punk rock – phong cách đặt dấu chấm hết cho thời trang glam vào năm 1976. Glam rock sau này có được vài thành công nhỏ lẻ từ những nhóm như Chainsaw Kittens, The Darkness và nghệ sĩ R&B Prince. === Soft rock, hard rock và tiền heavy metal === Từ cuối những năm 1960, việc phân chia nhạc rock thành soft rock và hard rock bắt đầu trở nên phổ biến. Soft rock thường có nguồn gốc từ folk rock, sử dụng các nhạc cụ đệm nhẹ và chú tâm hơn vào phần giai điệu và hòa âm. Một số nghệ sĩ lớn của soft rock bao gồm Carole King, Cat Stevens và James Taylor. Soft rock đạt đến đỉnh cao của thương mại vào khoảng từ giữa đến cuối thập niên 1970 với một số nghệ sĩ như Billy Joel, America, và ban nhạc Fleetwood Mac với album Rumours (1977) là album bán chạy nhất của thập kỉ. Ngược lại, hard rock thường được bắt nguồn từ blues rock và được chơi với cường độ lớn hơn. Nhạc hard rock nổi bật với tiếng guitar điện, là nhạc cụ chính độc lập hoặc cũng có thể là nhạc cụ sử dụng để lặp đi lặp lại những câu nhạc đơn giản, và thường được sử dụng cùng với hiệu ứng biến dạng âm thanh và nhiều hiệu ứng khác. Một số nghệ sĩ chính của thể loại nhạc này bao gồm các ban nhạc nổi lên từ cuộc xâm lăng British Invasion như The Who và The Kinks, cũng như những nghệ sĩ trong thời kì psychedelic như Cream, Jimi Hendrix và The Jeff Beck Group. Nhiều ban nhạc ảnh hưởng bởi hard rock đã đạt được những thành công quốc tế to lớn, trong đó có ban nhạc Queen, Thin Lizzy, Aerosmith và AC/DC. Từ cuối những năm 1960, thuật ngữ "heavy metal" bắt đầu được sử dụng để diễn tả loại nhạc hard rock được chơi với cường độ và âm thanh mạnh hơn. Mới đầu, "heavy metal" được sử dụng như một tính từ, nhưng đến đầu thập niên 1970, nó trở thành một danh từ. Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên trong đĩa đơn "Born to Be Wild" (1967) của ban nhạc Steppenwolf và bắt đầu trở nên phổ biến khi được sử dụng bởi các ban nhạc như Blue Cheer (Boston) và Grand Funk Railroad (Michigan). Ðến năm 1970 ba ban nhạc chính của Anh đã phát triển những âm thanh và phong cách đặc trưng, giúp định hình tiểu thể loại này. Led Zeppelin thêm các yếu tố kỳ ảo vào câu nhạc đậm chất blues-rock, Deep Purple đem đến những gia vị kiểu trung cổ và mang tính giao hưởng, và Black Sabbath giới thiệu những khía cạnh gothic của rock, góp phần sản xuất ra những âm thanh "tối hơn". Những yếu tố này tiếp tục được sử dụng bởi "thế hệ thứ hai" của các ban nhạc heavy metal vào cuối thập niên 1970, trong đó có Judas Priest, UFO, Motörhead và Rainbow ở Anh; Kiss, Ted Nugent, và Blue Öyster Cult ở Mỹ; Rush ở Canada và Scorpions ở Đức, tất cả đều đánh dấu sự mở rộng về độ phổ biến của tiểu thể loại này. Mặc dù thiếu sự hậu thuẫn của các đài phát thanh và ít khi xuất hiện trên các bảng xếp hạng đĩa đơn nhưng vào cuối thập niên 1970, nhạc heavy metal đã có được một sự quan tâm đáng kể, đặc biệt là ở nam giới vị thành niên thuộc tầng lớp lao động ở Bắc Mỹ và châu Âu. === Christian rock === Rock đã bị chỉ trích bởi một số những người đứng đầu Kitô giáo, họ đã lên án nó là vô đạo đức, chống lại Kitô giáo và thậm chí là bị quỷ ám. Tuy nhiên, Christian rock lại bắt đầu phát triển vào những năm cuối thập niên 1960, đặc biệt là bên ngoài các phong trào Jesus bắt đầu ở miền Nam California, và nổi lên như một tiểu thể loại âm nhạc trong thập niên 1970 với những nghệ sĩ như Larry Norman, người được coi là "ngôi sao" đầu tiên của nhạc Christian rock. Thể loại âm nhạc này đặc biệt nổi tiếng ở Mỹ. Có rất nhiều nghệ sĩ nhạc Christian rock có quan hệ với nhạc Phúc âm đương đại, trong khi các ban nhạc và các nghệ sĩ khác lại gắn bó với nhạc independent. Từ những năm 1980, những người biểu diễn nhạc Christian đã đạt được thành công lớn, bao gồm cả nữ nghệ sĩ nửa-thánh-ca nửa-pop người Mỹ Amy Grant và nam ca sĩ người Anh Cliff Richard. Trong khi các nghệ sĩ này đã được chấp nhận phần nào trong cộng đồng Kitô hữu, thì việc áp dụng heavy rock và phong cách glam metal của các nhóm nhạc như Petra và Stryper, những ban nhạc đã đạt được những thành công đáng kể trong những năm 1980, lại gây nhiều tranh cãi. Từ những năm 1990 trở đi, số lượng những nghệ sĩ cố gắng tránh các hãng đĩa bán nhạc Christian, tránh được coi là nhóm nhạc Christian rock ngày càng tăng, trong đó có P.O.D và Collective Soul. == Làn sóng Punk (từ giữa những năm 70 tới hết những năm 80) == === Punk rock === Punk rock được phát triển vào nhũng năm 1974 đến 1976 ở Mỹ và Anh. Bắt nguồn từ garage rock và thể loại âm nhạc mà bây giờ vẫn được gọi là nhạc protopunk, các ban nhạc punk rock né tránh sự nhận thức thái quá của nhạc rock phổ thông của những năm 1970. Họ tạo ra những loại nhạc thô ráp với nhịp điệu nhanh, điển hình là các bài hát ngắn, các đoạn nhạc không lời đơn giản và lời bài hát mang tính chính trị, chống thể chế. Punk cũng bao hàm cả đạo lý DIY (do it yourself - tự thực hiện), bởi nhiều ban nhạc đã tự đứng ra sản xuất các bản thu âm của mình và phân phối chúng cho các kênh truyền hình không chính thức. Đến cuối năm 1976, một số nghệ sĩ như Ramones và Patti Smith ở Thành phố New York, cùng với Sex Pistols và The Clash ở London đã được coi như là những người tiên phong của phong trào âm nhạc mới mẻ này. Năm tiếp theo đó đã chứng kiến sự lan tỏa của punk rock trên toàn thế giới. Dù chỉ trong một thời gian ngắn nhưng punk đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng văn hóa lớn ở Anh. Phần lớn, punk bén rễ trên các sân khấu của các địa phương có xu hướng từ chối giao thiệp tới dòng nhạc phổ thông. Một tiểu văn hóa punk đã nổi lên, biểu hiện qua cuộc nổi loạn của các thanh thiếu niên, đồng thời được đặc trưng bởi phong cách thời trang đặc biệt và một loạt các tư tưởng chống độc tài. Đến khoảng đầu thập niên 1980, những phong cách âm nhạc với nhịp điệu nhanh hơn và mạnh mẽ hơn như hardcore và Oi! đã trở thành một phương thức nổi trội của punk rock. Điều này đã giúp tạo ra một số dòng nhạc mới từ hardcore punk như D-beat (một tiểu thể loại được ảnh hưởng bởi ban nhạc người Anh Discharge), anarcho-punk (như ban nhạc Crass), grindcore (điển hình là ban nhạc Napalm Death), và crust punk. Những nhạc sĩ đồng cảm với punk hoặc được truyền cảm hứng bởi punk cũng theo đuổi một loạt những thể loại âm nhạc khác được biến thể từ punk, dẫn đến sự nổi lên của New Wave, post-punk và trào lưu alternative rock. === New Wave === Mặc dù punk rock là một hiện tượng xã hội và hiện tượng âm nhạc rất có ý nghĩa, nhưng dòng nhạc này lại không đạt được nhiều thành công cả về mặt doanh số (được phân phối bởi các hãng đĩa nhỏ như Stiff Records) lẫn lượt phát trên các đài phát thanh Mỹ (bởi các đài phát thanh vẫn tiếp tục bị chi phối bởi các dòng nhạc phổ thông như disco và album-oriented rock). Punk rock đã thu hút được các tín đồ nghệ thuật và thuộc các trường đại học, và các ban nhạc như Talking Heads và Devo đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường nhạc punk; ở nhiều nơi, thuật ngữ "New Wave" ("Làn sóng mới") bắt đầu được sử dụng để phân biệt những ban nhạc punk ít công khai. Các nhà điều hành thu âm, những người khá hoang mang về trào lưu nhạc punk này, đã nhận ra tiềm năng dễ tiếp cận của các nghệ sĩ nhạc New Wave, họ bắt đầu tích cực ký kết và tiếp thị bất kỳ ban nhạc mà có tiềm năng về punk hay New Wave. Nhiều ban nhạc, trong đó có The Cars và The Go-Go's, có thể được coi là ban nhạc pop thị trường của New Wave; một số nghệ sĩ khác như The Police, The Pretenders và Elvis Costello lại sử dụng trào lưu New Wave làm bàn đạp cho sự nghiệp tương đối dài và thành công của mình, trong khi những ban nhạc "cà vạt mỏng" như The Knack, hay ban nhạc ăn ảnh Blondie, lại bắt đầu sự nghiệp với nhạc punk và sau đó dần tiến vào khu vực có tính thương mại cao hơn. Giữa năm 1979 và 1985, với ảnh hưởng của Kraftwerk, Yellow Magic Orchestra, David Bowie, và Gary Numan, dòng nhạc British New Wave của Anh đã đi theo chiều hướng của trào lưu New Romantics với các ban nhạc như Spandau Ballet, Ultravox, Japan, Duran Duran, A Flock of Seagulls, Culture Club, Talk Talk và Eurythmics, thường sử dụng nhạc cụ tổng hợp để thay thế các nhạc cụ khác. Thời kỳ này trùng khớp với sự nổi lên của MTV và dẫn đến sự bùng nổ của dòng nhạc này, tạo ra những đặc trưng của cuộc British Invasion thứ hai. Nhiều ban nhạc rock truyền thống khác đã thích nghi với thời đại video và hưởng lợi từ sóng đài phát thanh của MTV, rõ ràng nhất là Dire Straits với đĩa đơn "Money for Nothing" đã nhẹ nhàng chế diễu các nhà ga, bất chấp thực tế là nó đã giúp cho họ trở thành ngôi sao quốc tế, nhưng về mặt chung thì rock guitar phương đông đã bị làm cho lu mờ. === Post-punk === Nếu như hardcore được coi là thể loại bắt nguồn trực tiếp từ punk, trong khi new wave được coi là hình thức thương mại của thể loại trên thì post-punk xuất hiện vảo cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980 với nhiều tính nghệ thuật và thử thách hơn. Những nghệ sĩ gây ảnh hưởng lớn chính là The Velvet Underground, The Who, Frank Zappa và Captain Beefheart, cũng như làn sóng No wave ở New York quan tâm hơn tới nghệ thuật trình diễn với James Chance and the Contortions, DNA và Sonic Youth. Những nghệ sĩ đầu tiên của thể loại này có lẽ là Pere Ubu, Devo, The Residents và Talking Heads. Những nghệ sĩ Anh đầu tiên gia nhập post-punk có thể kể tới Gang of Four, Siouxsie and the Banshees và Joy Division, song họ lại ít mang tính nghệ thuật hơn những đồng nghiệp ở Mỹ khi sử dụng nhiều chất liệu "tối" hơn trong âm nhạc. Những nhóm như Siouxsie and the Banshees, Bauhaus, The Cure và The Sisters of Mercy nhanh chóng chuyển hướng và tìm tới Gothic rock, sau này trở thành tiểu thể loại phổ biến đầu thập niên 1980. Ở Úc cũng xuất hiện một số nghệ sĩ như The Birthday Party và Nick Cave. Những thành viên của Bauhaus và Joy Division còn khám phá ra những phong cách mới với lần lượt Love and Rockets và New Order. Một trong những trào lưu đầu tiên của post-punk có lẽ là âm nhạc công nghiệp (industrial music), được phát triển bởi một số nhóm nhạc Anh như Throbbing Gristle và Cabaret Voltaire, ban nhạc tới từ New York Suicide, sử dụng nhiều kỹ thuật điện và hiệu ứng phỏng theo âm thanh của nhà máy công nghiệp, từ đó khiến họ phát triển thêm nhiều phong cách khác trong thập niên 1980. Thế hệ những nghệ sĩ post-punk người Anh thứ 2 bao gồm The Fall, The Pop Group, The Mekons, Echo and the Bunnymen và The Teardrop Explodes đi theo xu hướng âm nhạc tối màu. Tuy nhiên, nghệ sĩ có được thành công hơn cả chính là ban nhạc tới từ Ireland, U2 – những người đưa những quan điểm tôn giáo đi cùng với những phê bình chính trị trong những chủ đề âm nhạc đặc trưng của họ, và tới cuối thập niên 1980 trở thành ban nhạc thành công nhất thế giới. Cho dù tới nay vẫn còn nhiều nghệ sĩ post-punk thu âm và trình diễn, phong cách này đi xuống nhanh chóng vào giữa thập niên 1980 khi nhiều ban nhạc tan rã hoặc xáo trộn để tìm tòi những khía cạnh mới, song họ vẫn có được một số ảnh hưởng nhất định và được coi là nhân tố quan trọng cho trào lưu alternative rock sau này. === New Waves và các thể loại của heavy metal === Dù có nhiều ban nhạc mới thành lập vẫn duy trì việc biểu diễn và thu âm nhưng nhạc heavy metal bắt đầu vắng bóng mặc cho sự phát triển của trào lưu nhạc punk vào giữa thập niên 1970. Thời kì này cũng chứng kiến sự nổi lên của các ban nhạc như Motörhead, ban nhạc đã làm nên tính đa cảm của punk, và Judas Priest, ban nhạc đã tạo nên dạng âm thanh đơn giản, tức là loại bỏ phần lớn các yếu tố nhạc blues còn sót lại, từ album năm 1978 của họ, Stained Class. Sự thay đổi này được so sánh với punk và đến cuối thập niên 1970, nó được biết đến với tên gọi New Wave of British Heavy Metal (NWOBHM). Nhiều ban nhạc đã bắt đầu đi theo xu hướng này, bao gồm Iron Maiden, Vardis, Diamond Head, Saxon, Def Leppard và Venom, và nhiều trong số họ đã đạt được những thành công đáng kể tại thị trường Mỹ. Cũng trong thập kỉ này, Eddie Van Halen đã tự tạo dựng cho bản thân mình hình ảnh của một bậc thầy guitar nhạc metal sau khi ban nhạc của anh phát hành album cùng tên, Van Halen vào năm 1978. Randy Rhoads và Yngwie Malmsteen cũng trở thành những bậc thầy có uy tín, họ đi theo dòng nhạc mà thời nay người ta hay gọi là phong cách neo-classical metal. Lấy cảm hứng từ NWOBHM cùng với sự thành công của Van Halen, dòng nhạc metal bắt đầu phát triển ở miền Nam California vào cuối thập niên 1970, dựa trên các câu lạc bộ của khu Sunset Strip tại L.A., bao gồm các ban nhạc như Quiet Riot, Ratt, Mötley Crüe, và W.A.S.P., những ban nhạc này, cùng với những nghệ sĩ có phong cách tương tự như Twisted Sister đến từ New York, đã hợp nhất nghệ thuật sân khấu (đôi khi là tính chất) của những nghệ sĩ nhạc glam rock như Alice Cooper và Kiss. Phần lời bài hát của các ban nhạc glam metal này thường nhấn mạnh về chủ nghĩa khoái lạc và các hành vi ngông cuồng, đồng thời phần nhạc được phân biệt bởi tiếng shred guitar đơn liên thanh, phần điệp khúc lôi cuốn và phần dẫn dắt du dương. Đến khoảng giữa thập niên 1980 các ban nhạc bắt đầu nổi lên ở L.A., theo đuổi một hình ảnh ít quyến rũ và âm thanh thô hơn, đặc biệt là ban nhạc Guns N' Roses, đột phá với album Appetite for Destruction (1987), và Jane's Addiction với việc ra mắt album Nothing's Shocking sau đó một năm. Vào cuối thập niên 1980 metal bị phân chia ra thành nhiều tiểu thể loại nhỏ, trong đó có thrash metal, một tiểu thể loại được phát triển tại Mỹ từ phong cách speed metal, dưới sự ảnh hưởng của hardcore punk, với giai điệu guitar với khoảng âm thấp thường được phủ lên bởi tiếng shredding. Lời bài hát thường bày tỏ quan điểm hư vô hoặc đối phó với các tệ nạn xã hội bằng việc sử dụng ngôn từ một cách máu me và ghê rợn. Thrash metal đã được phổ biến bởi "Big Four of Thrash" ("Tứ Đại nhạc Thrash"): Metallica, Anthrax, Megadeth, và Slayer. Death metal được phát triển lên từ thrash, đặc biệt chịu ảnh hưởng của các ban nhạc Venom và Slayer. Ban nhạc Death từ Florida và ban nhạc Possessed từ Bay Area thường nhấn mạnh phần lời bài hát với các chủ đề về sự báng bổ, yêu thuật, thuyết nghìn năm, với giọng hầu âm "death growl", những tiếng thét the thé, bổ sung bởi down-tuned, tiếng biến dạng cao của guitar và bộ gõ bass đôi. Black metal, cũng chịu ảnh hưởng của Venom và được tiên phong bởi ban nhạc Mercyful Fate (Đan Mạch), Hellhammer và Celtic Frost (Thụy Sĩ), và Bathory (Thụy Điển), có nhiều điểm tương đồng về mặt âm thanh đối với death metal, nhưng trong sản xuất lại thường được lo-fi một cách cố tình và thường nhấn mạnh vào các chủ đề về satan và chủ nghĩa tà giáo. Ban nhạc Bathory đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo cảm hứng cho các tiểu thể loại xa hơn là Viking metal và folk metal. Power metal nổi lên ở châu Âu vào cuối những năm 1980 như một phản ứng đối với sự khắc nghiệt của death và black metal và được tạo nên bởi ban nhạc người Đức Helloween, ban nhạc đã kết hợp phần dẫn dắt du dương với tốc độ và năng lượng của thrash. Ban nhạc DragonForce (Anh) và Iced Earth (Florida) có phần nhạc tương tự như NWOBHM, trong khi các nghệ sĩ khác như Kamelot (Florida), Nightwish (Phần Lan), Rhapsody of Fire (Ý), và Catharsis (Nga) lại có thêm những âm thanh mang tính "giao hưởng" dựa trên piano, đôi khi sử dụng thêm các dàn nhạc và các ca sĩ opera. Ngược lại với tiểu thể loại khác, doom metal, chịu ảnh hưởng của Gothic rock, lại có phần nhạc chậm rãi, với các ban nhạc như các ban nhạc người Anh Pagan Altar và Witchfinder General, các ban nhạc người Mỹ Pentagram, Saint Vitus và Trouble, nhấn mạnh vào phần giai điệu, các down-tuned guitar, những âm thanh "dày hơn" và "nặng hơn" cùng với tâm trạng tang tóc, sầu thảm. Các ban nhạc người Mỹ như Queensrÿche và Dream Theater là những ban nhạc tiên phong đã thành công trong việc hợp nhất NWOBHM và progressive rock, tạo thành một thể loại nhạc mới được gọi là progressive metal, cùng với những ban nhạc như Symphony X kết hợp các khía cạnh của power metal và nhạc cổ điển với phong cách này, trong khi đó ban nhạc người Thụy Điển Opeth lại phát triển một phong cách độc đáo kết hợp cả death metal và progressive rock của những năm 1970. === Heartland rock === Âm nhạc Mỹ hướng rock tới thể loại heartland rock, đặc trưng bởi thứ âm nhạc bộc trực, liên quan tới đời sống thông thường của những người công nhân áo xanh, xuất hiện nhiều trong những năm 70. Cụm từ "heartland rock" vốn nhằm để miêu tả arena rock từ vùng Trung Tây Hoa Kỳ với những nhóm như Kansas, REO Speedwagon hay Styx vốn có nhiều sáng tác liên quan tới xã hội hơn roots rock và bị ảnh hưởng trực tiếp hơn từ folk, nhạc đồng quê và rock and roll. Đây được coi là thứ nhạc đặc trưng của vùng Trung Tây và Rust Belt đối lập với country rock ở bờ Tây hay Southern rock ở phía Nam. Vốn ban đầu được so sánh với punk và New Wave, phong cách này dần được định hình bởi Bob Dylan, The Byrds, Creedence Clearwater Revival và Van Morrison, thứ garage rock của những năm 60 và dĩ nhiên, The Rolling Stones. Với những thành công vang dội từ những ca sĩ - nhạc sĩ tên tuổi như Bruce Springsteen, Bob Seger, và Tom Petty, heartland còn được biết tới nhiều qua các nghệ sĩ như Southside Johnny and the Asbury Jukes và Joe Grushecky and the Houserockers và góp phần đóng góp những ý kiến về quá trình xuống cấp của các thành phố sau thời kỳ công nghiệp hóa ở vùng Tây và Trung Mỹ, chủ yếu nhấn mạnh vào vấn đề phân tán xã hội và biệt lập, bên cạnh việc xây dựng một phong cách rock and roll kiểu mới. Phong cách này đạt những thành công thương mại, nghệ thuật cũng như ảnh hưởng lâu dài với đỉnh cao vào khoảng giữa những năm 80 với album Born in the USA (1984) của Springsteen, đứng đầu rất nhiều bảng xếp hạng trên toàn thế giới cùng hàng loạt đĩa đơn thành công, rồi sau đó là sự xuất hiện của những John Mellencamp, Steve Earle và các ca sĩ - nhạc sĩ kiểu mới như Bruce Hornsby. Những ảnh hưởng còn có thể được thấy rõ qua các nghệ sĩ sau này như Billy Joel, Kid Rock hay The Killers. Cùng với nhạc rock nói chung, heartland giảm dần sự chú ý vào đầu những năm 90, và hình tượng tầng lớp áo xanh cổ trắng dần mất ảnh hưởng với tầng lớp trẻ. Các nghệ sĩ bắt đầu dần theo những mối quan tâm riêng. Rất nhiều nghệ sĩ vẫn tiếp tục có những sản phẩm thành công về mặt thương mại cũng như chuyên môn, như Bruce Springsteen, Tom Petty và John Mellencamp, dù rằng các sản phẩm của họ mang nhiều tính cá nhân và thử nghiệm hơn, và các ca khúc cũng ngày một khó khăn hơn để trở thành đĩa đơn. Nhiều nghệ sĩ hậu bối từng theo đuổi heartland trong những năm 1970 và 1980 như Bottle Rockets hay Uncle Tupelo sau này đã chuyển dần sang chơi alt-country. === Sự ra đời của alternative === Khái niệm alternative rock ra đời vào đầu những năm 1980 để miêu tả những nghệ sĩ chơi một thể loại nhạc rock khác biệt hoàn toàn với những thể loại phổ thông vào lúc đó. Những nhóm được gán với từ "alternative" thực tế lúc đó chưa được định nghĩa rõ ràng về phong cách mà chỉ là khác biệt với âm nhạc phổ thông. Những nhóm alternative thường có liên hệ gần gũi với punk rock, thậm chí hardcore, New Wave hay cả với post-punk. Những nghệ sĩ thành công nhất ở Mỹ bao gồm R.E.M., Hüsker Dü, Jane's Addiction, Sonic Youth và The Pixies, còn ở Anh là The Cure, New Order, The Jesus and Mary Chain và The Smiths. Hầu hết các nhóm đều có hãng thu âm riêng, thiết lập số lượng người hâm mộ đông đảo qua các sóng phát thanh trường học, tạp chí, tour diễn, và cả truyền miệng. Họ không theo trào lưu synthpop của những năm 80 mà quay trở về hình ảnh truyền thống của ban nhạc guitar rock. Chỉ rất ít trong số những nhóm nhạc trên, trừ R.E.M. hay The Smiths, có ngay được những thành công đáng kể. Cho dù chỉ có một số lượng khá hạn chế về doanh thu album, song họ vẫn có những ảnh hưởng quan trọng tới thế hệ các nhạc sĩ của những năm 80 và bắt đầu thực sự thành công vào những năm 90. Alternative rock ở Mỹ còn bao gồm cả jangle pop có thể thấy trong những sản phẩm đầu tay của R.E.M. mà họ sử dụng nhiều kỹ thuật rung guitar từ giữa những năm 60 của pop, rock và college rock, mà từ đó dẫn tới việc miêu tả các nhóm alternative rock được xuất phát từ những hoạt động và đài phát thanh ở các trường trung học (như những nhóm 10,000 Maniacs và The Feelies). Ở Anh, Gothic rock vẫn thống trị suốt những năm 80, nhưng tới cuối thập niên, những nhóm indie hay dream pop như Primal Scream, Bogshed, Half Man Half Biscuit và The Wedding Present rồi tới những nhóm shoegaze như My Bloody Valentine, Ride, Lush, Chapterhouse và The Boo Radleys bắt đầu có được những thành công. Điểm nhấn của thời kỳ này là làn sóng Madchester đã tạo nên những nhóm như Happy Mondays, The Inspiral Carpets, và Stone Roses. Thập kỷ tiếp theo đánh dấu thành công của grunge ở Mỹ và britpop ở Anh, góp phần đưa nhạc alternative trở nên phổ biến trên toàn thế giới. == Thời kỳ alternative (thập niên 90) == === Grunge === Không bị ảnh hưởng bởi việc thương mại hóa nhạc pop và rock của những năm 1980, những nhóm từ bang Washington (đặc biệt từ Seattle) đã sáng tạo ra một thể loại nhạc rock hoàn toàn khác biệt với các phong cách phổ biến vào lúc đó. Phong cách mới này được đặt tên là "grunge", cụm từ nhằm miêu tả thứ âm thanh đục cùng với ngoại hình lôi thôi của phần lớn các nhạc sĩ, những người chủ động chống lại cách ăn mặc bóng bẩy của phần đông các nghệ sĩ đương thời. Grunge pha trộn những yếu tố của hardcore punk và heavy metal và thường xuyên sử dụng những kỹ thuật làm méo, rè cũng như thu âm ngược tiếng guitar. Phần ca từ thường thờ ơ hoặc đầy lo lắng, hay đề cập tới những chủ đề như sự xa lánh của xã hội, những cặm bẫy, cho dù nó cũng khá nổi tiếng với sự hài hước "đen tối" trong các chủ đề không lành mạnh cùng với tính phê phán các sản phẩm rock mang tính thương mại. Những nhóm như Green River, Soundgarden, The Melvins và Skin Yard là những người khai sinh ra thể loại này, song Mudhoney mới là nghệ sĩ thành công nhất vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, grunge chỉ thực sự được biết tới qua hiện tượng Nevermind của Nirvana vào năm 1991 với thành công của đĩa đơn nổi tiếng "Smells Like Teen Spirit". Nevermind mang nhiều tính giai điệu hơn bất kỳ sản phẩm trước đó, và ban nhạc thực tế cũng từ chối việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm theo cách truyền thống. Trong những năm 1991 và 1992, lần lượt các album Ten của Pearl Jam, Badmotorfinger của Soundgarden, Dirt của Alice in Chains và sản phẩm kết hợp giữa các thành viên của Pearl Jam và Soundgarden, Temple of the Dog, đều xuất hiện trong các bảng xếp hạng album bán chạy nhất. Hầu hết các nhãn đĩa đều được ký xung quanh khu vực Seattle, song cũng có nhiều nghệ sĩ đã thử tới các thành phố khác với hi vọng có thêm những thành công. Tuy nhiên, cái chết của Kurt Cobain cùng với sự tan rã sau đó của Nirvana vào năm 1994, những trục trặc trong chuyến lưu diễn của Pearl Jam và sự ra đi của thủ lĩnh nhóm Alice in Chains – Layne Staley – vào năm 1996 đã khiến thể loại này nhanh chóng bị rơi vào quên lãng: hoặc bị lu mờ trước cái bóng của britpop, hoặc bị thương mại hóa và trở thành post-grunge. === Britpop === Britpop len lỏi vào trong alternative rock ở Anh từ đầu những năm 1990 và đặc trưng bởi những ảnh hưởng từ những nhóm nhạc chơi guitar ở đây vào những năm 60 và 70. The Smiths là những người gây ảnh hưởng nhất, song cũng như các nhóm từ làn sóng Madchester khác, ban nhạc đã tan rã vào năm 1990. Phong trào lúc đó được coi là một hành động chống lại những ảnh hưởng tới từ nước Mỹ, về âm nhạc cũng như văn hóa cuối những năm 80 đầu những năm 90, đặc biệt là chống lại nhạc grunge cũng như đi tìm một thương hiệu cho nhạc Rock của Anh. Britpop có nhiều phong cách đa dạng, song sử dụng nhiều đoạn miết cùng nhiều nhạc cụ, trong đó có cả những biểu tượng cũ từng được sử dụng trước kia. Những nhóm đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 như Suede và Blur, dẫn tới sự ra đời của nhiều nhóm khác như Oasis, Pulp, Supergrass, Elastica. Tất cả đều có được những đĩa đơn và album quán quân tại đây. Sự cạnh tranh giữa Blur và Oasis đã tạo nên "The Battle of Britpop", ban đầu phần thắng nghiêng về Blur, song Oasis sau đó lại có thành công lâu dài và mang tính quốc tế, ảnh hưởng trực tiếp tới những thế hệ Britpop sau đó nhu The Boo Radleys, Ocean Colour Scene và Cast. Britpop góp phần đưa alternative rock trở nên phổ biến và tạo nên nền tảng cho phong trào phổ biến văn hóa Anh sau này, Cool Britannia. Dù có được những thành công lớn ở nước ngoài, kể cả ở Mỹ, đặc biệt Blur và Oasis, song phong cách này dần rơi vào quên lãng vào cuối thập niên 90. === Post-grunge === Thuật ngữ "post-grunge" được hình thành cùng với một thế hệ các ban nhạc đi theo sự nổi lên của các dòng nhạc phổ thông và giai đoạn vắng bóng sau đó của các ban nhạc grunge từ Seattle. Các ban nhạc post-grunge thường mô tả quan điểm và âm nhạc của họ, nhưng là với một giai điệu thân thiện với đài phát thanh và mang nhiều tính thương mại hơn. Họ thường làm việc thông qua các hãng đĩa lớn và thường kết hợp tính đa dạng của các dòng nhạc như jangle pop, pop-punk, alternative metal hay hard rock. Thuật ngữ "post-grunge" ám chỉ tính miệt thị, cho thấy rằng nó chỉ đơn giản là một dạng âm nhạc phát sinh, hoặc là một phản ứng chỉ trích trào lưu rock "xác thực". Từ năm 1994, ban nhạc mới của cựu tay trống ban nhạc Nirvana Dave Grohl có tên là Foo Fighters đã góp phần làm đại chúng hóa post-grunge và xác định chỗ đứng cho dòng nhạc này. Một số ban nhạc post-grunge, ví dụ như Candlebox, là đến từ Seattle, nhưng tiểu thể loại này lại được đánh dấu bởi việc mở rộng lãnh thổ nhạc grunge với các ban nhạc như Audioslave từ Los Angeles, Collective Soul từ Georgia, Silverchair từ Úc và Bush từ Anh, những người đã giúp củng cố nhạc post-grunge trở thành một trong những tiểu thể loại có tiềm năng thương mại lớn nhất vào cuối những năm 1990. Mặc dù các ban nhạc nam phần lớn chiếm ưu thế, nhưng album phòng thu năm 1995 Jagged Little Pill của nữ nghệ sĩ solo Alanis Morissette, một album nhạc post-grunge, cũng trở thành một album nổi tiếng với rất nhiều đĩa bạch kim được chứng nhận. Các ban nhạc như Creed và Nickelback đã đem post-grunge vào thế kỉ 21 với nhiều thành công thương mại đáng kể, loại bỏ hầu hết những sự lo lắng và tức giận thường thấy ở dòng nhạc này trong những năm đầu và giúp cho giai điệu được phổ thông hơn, với những câu chuyện và các bài hát lãng mạn. Theo sau xu hướng này còn có các nghệ sĩ như Shinedown, Seether, 3 Doors Down và Puddle of Mudd. === Pop punk === Nguồn gốc của pop punk những năm 1990 có thể được thấy ở các ban nhạc thuộc trào lưu nhạc punk vào những năm 1970 như The Buzzcocks và The Clash, những nghệ sĩ nhạc New Wave đạt nhiều thành công lớn về mặt thương mại như The Jam và The Undertones, và các yếu tố có nhiều ảnh hưởng bởi hardcore hơn của alternative rock thập niên 1990. Pop punk có xu hướng sử dụng những giai điệu của power pop và sự thay đổi hợp âm với tiết tấu punk nhanh và tiếng guitar lớn. Nhạc punk tạo ra nguồn cảm hứng cho một số ban nhạc California trong các hãng đĩa độc lập vào cuối thập niên 1990, điển hình là Rancid, Pennywise, Weezer và Green Day. Năm 1994, Green Day chuyển sang một hãng đĩa lớn và sản xuất album phòng thu Dookie, và nhanh chóng tìm được một lượng khán giả mới, chủ yếu là các thanh thiếu niên, đồng thời trở thành một thành công thương mại vô cùng bất ngờ với chứng nhận đĩa Kim cương tại Mỹ, dẫn theo sau đó một loạt những đĩa đơn nổi tiếng, bao gồm hai đĩa đơn quán quân tại Mỹ. Nhanh chóng sau đó là việc ra mắt album phòng thu cùng tên của ban nhạc Weezer, một album với ba đĩa đơn top 10 tại Mỹ. Sự thành công này đã mở tung cánh cửa cho doanh số bán đa Bạch kim của ban nhạc metallic punk The Offspring với album Smash (1994). Làn sóng đầu tiên của nhạc pop punk đã đạt đến đỉnh cao của thương mại với việc phát hành album Nimrod (1997) của Green Day và Americana (1998) của The Offspring. Làn sóng thứ hai của pop punk được khởi xướng bởi ban nhạc Blink-182 với album đột phá Enema of the State (1999), theo sau đó là các ban nhạc như Good Charlotte, Bowling for Soup và Sum 41, các ban nhạc đã đưa những yếu tố hài hước vào trong các video của họ cùng với phần âm nhạc có giai điệu thân thiện với đài phát thanh hơn, trong khi vẫn giữ được tốc độ, một số quan điểm và thậm chí là cả hình ảnh của nhạc punk năm 1970. Các ban nhạc pop punk sau đó như Simple Plan, The All-American Rejects và Fall Out Boy đã tạo ra những bài hát với âm thanh được mô tả là gần giống như hardcore của những năm 1980, trong khi vẫn đạt được nhiều thành công thương mại đáng kể. === Indie rock === Trong những năm 80, khái niệm indie rock và alternative rock vẫn bị sử dụng lẫn lộn. Tới giữa những năm 90, những trào lưu mới bắt đầu có được những mối quan tâm lớn hơn, từ grunge tới Britpop, post-grunge và pop-punk, dẫn tới alternative dần bị mất đi ý nghĩa vốn có. Những ban nhạc đó ngày một có được ít thành công thương mại hơn và rồi dần gia nhập các nhãn đĩa indie. Họ thường đặc trưng bởi việc chỉ phát hành album qua các hãng đĩa tự do hoặc của chính họ, trong khi quảng bá chúng qua các tour diễn, truyền miệng, các buổi phát thanh và cả các buổi phát sóng tại các trường học. Được gắn liền với các phong tục hay thói quen hơn quan điểm âm nhạc, indie rock tự bao hàm nhiều phong cách khác nhau, từ hard-edged, grunge như The Cranberries hay Superchunk, tới do-it-yourself như Pavement và punk-folk như Ani DiFranco. Với indie, các nghệ sĩ nữ xuất hiện tới tỉ lệ lớn hơn hẳn các thể loại khác, từ đó dẫn tới sự hình thành của phong cách Riot grrrl. Indie rock phát triển ở rất nhiều quốc gia, các nhóm nhạc vẫn có được sự nổi tiếng nhất định để tồn tại song thường họ vẫn ít được biết tới ngoài biên giới. Tới cuối những năm 1990, rất nhiều tiểu thể loại vốn bắt nguồn từ làn sóng alternative của những năm 80 đã hòa vào khái niệm của indie. Lo-fi (viết tắt của low fidelity) từ phong trào do-it-yourself rời bỏ những kỹ thuật thu âm tốt và được đi đầu bởi những nghệ sĩ như Beck, Sebadoh hay Pavement. Talk Talk và Slint truyền cảm hứng cho post-rock (một phong cách nhạc ảnh hưởngh bởi jazz và âm nhạc điện tử, tiên phong bởi những nhóm chủ chốt như Bark Psychosis và tiếp nối bởi Tortoise, Stereolab và Laika), và giúp dẫn tới math rock, một loại nhạc có kết cấu phức tạp, lấy tiếng guitar được chơi cầu kỳ làm nền tảng, được phát triển bởi các nhóm như Polvo hay Chavez. Space rock làm gợi nhớ tới progressive, đặt nặng về drone (loại nhạc lập lại) và âm nhạc tối giản như Spacemen 3, Spectrum và Spiritualized, rồi sau đó là những nhóm như Flying Saucer Attack, và Quickspace. Trái lại, sadcore của American Music Club hay Red House Painters nhấn mạnh nỗi đau và sự chịu đựng qua việc sử dụng cả nhạc cụ điện và acoustic giàu tính giai điệu, trong khi sự "tái xuất" của Baroque pop như một sự đối lập với lo-fi và experimental khi nhấn mạnh vào giai điệu và nhạc cụ cổ điển với những nhóm như Arcade Fire, Belle and Sebastian và Rufus Wainright. === Alternative metal, rap rock và nu metal === === Post-Britpop === Từ khoảng năm 1997, do sự xuất hiện của những bất mãn với khái niệm Cool Britannia, và trào lưu Britpop bắt đầu được giải thể, các ban nhạc mới nổi bắt đầu né tránh những hãng đĩa nhạc Britpop trong khi họ vẫn sản xuất âm nhạc lấy nguồn gốc từ dòng nhạc này. Nhiều trong số những ban nhạc này có xu hướng kết hợp các yếu tố của British traditional rock (hay gọi tắt là British trad rock), đặc biệt là The Beatles, Rolling Stones và Small Faces, với những ảnh hưởng của âm nhạc Mỹ, bao gồm cả post-grunge. Từ khắp Vương quốc Anh (cùng với một số ban nhạc quan trọng nổi lên từ miền Bắc nước Anh, Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland), chủ đề âm nhạc của họ có xu hưởng ít tập trung vào nước Anh, người Anh và cuộc sống ở London, đồng thời mang tính nội tâm hơn là khi Britpop đang ở đỉnh cao. Điều này, bên cạnh sự sẵn sàng cao để thu hút báo giới và người hâm mộ Mỹ tham gia, có thể đã giúp một số ban nhạc trong số họ đạt được những thành công mang tầm quốc tế. Các ban nhạc post-Britpop được coi là những người đã đem đến cho công chúng hình ảnh của một ngôi sao nhạc rock như một người bình thường và âm nhạc ngày càng du dương của họ bị chỉ trích là nhạt nhẽo hoặc phái sinh. Một số ban nhạc post-Britpop như The Verve với Urban Hymns (1997), Radiohead với OK Computer (1997), Travis với The Man Who (1999), Stereophonics với Performance and Cocktails (1999), Feeder với Echo Park (2001) và đặc biệt không thể không kể đến Coldplay với album phòng thu đầu tay Parachutes (2000), đã đạt được những thành công quốc tế lớn hơn nhiều so với hầu hết các ban nhạc Britpop đi trước, và là nhiều trong những nghệ sĩ đạt được thành công thương mại lớn nhất vào cuối những năm 1900 và đầu những năm 2000, đồng thời cũng là một bệ phóng vững chắc cho những dòng nhạc tiếp sau đó như garage rock hay post-punk revival, cũng được coi là một sự phản ứng đối với một thể loại mới của rock. == Thiên niên kỷ mới (những năm 2000) == === Post-hardcore và Emo === Từ đầu đến giữa thập niên 1980, post-hardcore phát triển ở Hoa Kỳ, đặc biệt ở các khu vực thuộc Chicago và Washington, D.C, với những ban được truyền cảm hứng từ tư tưởng do-it-yourself và chất nhạc nặng tiếng guitar của hardcore punk, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ post-punk, được thể hiện ở những đặc điểm như định dạng bài hát dài, cấu trúc âm nhạc phức tạp hơn và đôi khi lời ca giàu giai điệu hơn. Một ban xuất phát từ con đường hardcore có thể kể đến là Fugazi. Từ cuối thập niên 1980, một số ban đã theo con đường của Fugazi, bao gồm Quicksand, Girls Against Boys và The Jesus Lizard. Những ban thành lập trong thập niên 1990 bao gồm Thursday, Thrice, Finch, và Poison the Well. Emo cũng nổi lên từ giới hardcore thập niên 1980 ở Washington, D.C., ban đầu có tên "emocore", được sử dụng để chỉ những nhóm nhạc có kiểu hát diễn cảm khác với cách hát nhanh, thô ráp thông thường của hardcore. Phong cách này được tiên phong bởi Rites of Spring, và Embrace của Ian MacKaye, người đã sáng lập nên Dischord Records và đây trở thành hãng đĩa trung tâm lớn trong giới D.C. emo đang phát triển, phát hành nhạc phẩm của Rites of Spring, Dag Nasty, Nation of Ulysses và Fugazi. Giới emo thời kỳ đầu là gồm toàn các ban nhạc ngầm hoạt động chỉ đôi ba năm rồi tan rã phát hành những loạt đĩa vinyl qua những hãng đĩa dộc lập nhỏ. Giữa thập niên 1990, emo được tái định nghĩa bởi Jawbreaker và Sunny Day Real Estate bằng việc kết hợp grunge và kiểu rock giàu giai điệu. Ngay sau khi grunge và pop punk trở nên đại chúng, emo nhận được thêm sự chú ý nhờ Pinkerton (1996) của Weezer. Những nhóm cuối thập niên 1990 lấy cảm hứng từ Fugazi, Sunny Day Real Estate, Jawbreaker và Weezer, gồm The Promise Ring, The Get Up Kids, Braid, Texas Is the Reason, Joan of Arc, Jets to Brazil và thành công nhất là Jimmy Eat World. Emo trở nên đại chúng vào thập niên 2000 với hai album bán được nhiều triệu bản là Bleed American (2001) của Jimmy Eat World và The Places You Have Come to Fear the Most (2003) của Dashboard Confessional. Những nhóm emo mới có âm thanh thị trường hơn nhiều so với thập niên 1990 và thu hút thanh thiếu niên hơn nhiều so với trước đó. Cùng lúc này, việc sử dụng thuật ngữ "emo" được mở rộng ra ngoài một thuật ngữ âm nhạc, được dùng để nói về thời trang, kiểu tóc hay bất cứ loại âm nhạc nào giàu cảm xúc. Báo chí dùng thuật ngữ "emo" với một loạt các nhóm nhạc không liên quan như Fall Out Boy My Chemical Romance Paramore và Panic! At the Disco,. Khoảng 2003, các ban nhạc post-hardcore nhận được sự chú ý từ các hãng đĩa lớn và đạt thành công thương mại. Một số ban nhạc emo chú trọng vào tốc độ và sự mãnh liệt được xếp vào screamo. Cùng thời gian này, một làn sóng mới các post-hardcore kết hợp nhiều đặc điểm của pop punk và alternative rock vào âm nhạc, gồm The Used, Hawthorne Heights, Senses Fail, From First to Last Emery, các nhóm Canada như Silverstein và Alexisonfire. Những nhóm nhạc Anh là Funeral For A Friend, The Blackout và Enter Shikari cũng có một số thành công. === Garage rock và post-punk revival === === Heavy metal, metalcore và retro-metal ngày nay === === Âm nhạc điện tử === Trong những năm 2000, khi công nghệ máy tính trở nên phổ biến và phần mềm âm nhạc có những cải thiện đáng kể, chỉ cần duy nhất một máy tính xách tay thì người ta cũng có thể tạo ra âm nhạc với chất lượng cao. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của âm nhạc điện tử được sản xuất tại nhà sau đó phát tán lên mạng internet, và các hình thức mới trong biểu diễn như laptronica và live coding. Một số band cũng bắt đầu sử dụng những kỹ thuật này, ví dụ như band nhạc industrial rock Nine Inch Nails trong album Year Zero (2007). Vài thể loại mới, bao gồm các dòng như indie electronic, electroclash, dance-punk và new rave, cũng pha trộn nhạc rock với những kỹ thuật và âm thanh nhạc số. == Ảnh hưởng xã hội == Nhiều dòng nhạc rock khác nhau đã sản sinh ra nhiều tiểu văn hóa với những nét đặc trưng riêng biệt tương ứng. Trong thập niên 1950 và 1960, thanh niên ở Anh theo tiểu văn hóa Teddy Boy và Rocker, chịu ảnh hưởng từ nhạc rock 'n' roll của Mỹ. Các phản văn hóa của những năm 1960 có liên quan chặt chẽ với psychedelic rock. Giữa thập niên 1970 tiểu văn hóa punk hình thành ở Mỹ, nhưng thiết kế sư người Anh Vivian Westwood đã chế tác lại thành một phong cách hoàn toàn khác biệt, và phong cách ấy đã lan ra toàn thế giới. Cùng với punk, 2 tiểu văn hóa Goth và Emo cũng phát triển với những phong cách riêng biệt. Khi văn hóa nhạc rock phát triển trên toàn thế giới, nó đã thay thế điện ảnh trong việc gây ảnh hưởng đối với thời trang. Trớ trêu thay, tín đồ nhạc rock thường cảnh giác với thế giới thời trang, xem nó như là một kiểu nâng cao hình ảnh quá bản chất thật của mình. Thời trang nhạc rock là sự kết hợp từ các yếu tố của những nền văn hóa và thời kỳ khác nhau, cũng như thể hiện những quan điểm bất đồng về tình dục và giới tính; nói chung, nhạc rock bị quy kết và chỉ trích vì đã tạo điều kiện cho tự do tình dục phát triển hơn. Rock cũng liên quan đến các hình thức sử dụng ma túy, trong đó có những chất kích thích được một vài dân mod mang theo trong nửa đầu thập niên 1960, hay mối liên hệ giữa LSD với psychedelic rock trong cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, đôi khi cả cần sa, cocaine và heroin đều được ca ngợi trong bài hát. Nhạc rock được ghi nhận là làm thay đổi các quan niệm về chủng tộc bằng việc mở ra cho thính giả da trắng một nền văn hóa của người Mỹ gốc Phi; nhưng đồng thời, nhạc rock cũng bị cáo buộc là đã độc chiếm và trục lợi nền văn hóa đó. Khi nhạc rock hấp thụ được nhiều sự ảnh hưởng và giới thiệu đến khán giả phương Tây những truyền thống âm nhạc khác nhau, thì sự lan rộng của nó trên toàn thế giới bị xem như là một hình thức của chủ nghĩa đế quốc văn hóa. Nhạc rock kế thừa được truyền thống dân tộc từ ca khúc phản kháng, phản ánh những chủ đề chính trị như chiến tranh, tôn giáo, nghèo đói, dân quyền, công lý và môi trường. Ảnh hưởng chính trị của nhạc rock từng đạt đến đỉnh cao với đĩa đơn "Do They Know It's Christmas?" (1984) và đại nhạc hội Live Aid năm 1985 để quyên góp tiền cứu trợ nạn đói tại Ethiopia, tuy thành công trong việc làm tăng thêm sự nhận thức về nghèo đói trên thế giới và kinh phí viện trợ, nhưng cũng bị chỉ trích (cùng với các sự kiện tương tự) là đã tạo cơ hội để các ngôi sao nhạc rock đánh bóng tên tuổi và tăng lợi nhuận của họ. Kể từ khi xuất hiện, nhạc rock gắn liền với sự nổi loạn phản đối những chuẩn mực xã hội và chính trị, rõ ràng nhất là rock 'n' roll thời kỳ đầu không chấp nhận lối văn hóa cho người lớn cái quyền được quản lý con em họ, phản văn hóa từ chối chủ nghĩa tiêu dùng và sự phục tùng, nhạc punk thì chống lại tất cả các hình thức của tục lệ xã hội, tuy nhiên, những tư tưởng này cũng có thể được xem như là phương tiện để khai thác thương mại và định hướng cho thanh thiếu niên tránh xa các hoạt động chính trị. == Chú giải == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Rock tại DMOZ
hồng ngọc.txt
Hồng ngọc, hay ngọc đỏ (tiếng Đức: Rubin, tiếng Anh: Ruby), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là xa-phia. Màu đỏ của hồng ngọc là do thành phần nhỏ của nguyên tố crôm lẫn trong ngọc tạo nên. Hồng ngọc có tên tiếng Anh là ruby, xuất phát từ ruber trong tiếng La tinh có nghĩa là "màu đỏ". Hồng ngọc trong tự nhiên rất hiếm, các loại hồng ngọc được sản xuất nhân tạo tương đối rẻ hơn. == Tính chất vật lý == Hồng ngọc có độ cứng là 9,0 theo thang độ cứng Mohs. Giữa các loại đá quý tự nhiên chỉ có moissanit và kim cương là cứng hơn hết, trong đó kim cương có độ cứng là 10 còn moissanit có độ cứng dao động trong khoảng giữa kim cương và hồng ngọc. Công thức hóa học của hồng ngọc là Al2O3, ở dạng α-alumina với một phần nhỏ các ionCr3+ thay thế vị trí của Al3+ trong mạng tinh thể. Mỗi ion Cr3+ liên kết với 6 ion O2- nằm ở các đỉnh của hình tám mặt. Với cấu trúc như vậy, chúng có khuynh hướng hấp thụ ánh sáng trong vùng từ xanh lục đến tím vì vậy cho đá có màu đỏ. Một phô-tônđi qua cấu trúc của tinh thể chỉ trong một vài 10−12 giây và xuất hiện hiện tượng lân quang phát ra ánh sáng màu đỏ có bước sóng 0,672 micromet. Màu đỏ này kết hợp với màu đỏ do hấp thụ màu xanh lục và tím từ ánh sáng trắng làm cho ánh của ngọc sáng hơn. Tất cả hồng ngọc trong tự nhiên đều bị lỗi như màu tạp và các tinh thể dạng kim của rutil. Các nhà nghiên cứu đá quý dùng dấu hiệu rutil để phân biệt hồng ngọc tự nhiên và loại tổng hợp hoặc loại có đặc điểm giống như hồng ngọc. Thường các loại ngọc thô cần phải nung trước mài (cắt). Hầu hết hồng ngọc ngày nay đều được xử lý ở một mức độ nào đó và người ta thường dùng phương pháp xử lý nhiệt. Tuy nhiên, cũng có những loại hồng ngọc không cần xử lý vẫn có giá trị rất tốt. Một số hồng ngọc được xử lý bề mặt trên bóng sao cho khi ánh sáng phản xạ sẽ thấy được hình ngôi sao 3 cánh hay 6 cánh, với cách này sẽ thể hiện được hình ảnh tốt nhất khi có nguồn ánh sáng đơn chiếu vào nhìn giống như ánh sáng đang di chuyển hay viên ngọc xoay tròn. == Phân bố hồng ngọc tự nhiên trên thế giới == Ngoại trừ châu Nam Cực ra các châu khác đều có mỏ hồng ngọc. Thường chỉ có hồng ngọc từ châu Á mới được ưa chuộng. Myanma, Thái Lan và Sri Lanka, nơi các mỏ bắt đầu hiếm đi, là các nước xuất khẩu quan trọng nhất. Hồng ngọc cũng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Afghanistan và Việt Nam. Hồng ngọc từ châu Phi (Kenya, Tanzania...) cũng có giá trị cao. Bắc Mỹ (Bắc Carolina), Nam Mỹ (Colombia) và ở Úc chỉ có ít quặng mỏ hồng ngọc. Ở châu Âu người ta cũng đã phát hiện loại đá quý này ở Phần Lan, Na Uy và Macedonia. Hồng ngọc từ mỗi nước có những khác nhau nhỏ. == Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ngọc == Màu: để đánh giá chất lượng đá quý, màu là yếu tố quan trọng nhất. Màu gồm 3 thành phần: màu (hue), sự bão hòa và sắc (tone). Màu đề cập đến màu như thuật ngữ thường sử dụng. Đá quý trong suốt khi có màu là các màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, đỏ tía và hồng. Sáu màu đầu được đề cập trong dãy quang phổ nhìn thấy, 2 màu sau là màu được trộn. Đỏ tía là màu nằm giữa đỏ và xanh, hồng là bóng mờ của màu đỏ. Trong tự nhiên hiếm gặp màu nguyên thủy vì vậy khi nói màu của đá quý ta đề cập đến màu thứ cấp. Trong hồng ngọc, màu nguyên thủy phải là đỏ. Tất cả các màu còn lại của nhóm đá quý corundum đều gọi là xa-phia. Hồng ngọc cũng có thể có màu thứ cấp như: cam (đỏ vàng), đỏ tía, tím và hồng. Hồng ngọc tốt nhất là loại sáng có sắc tối đến trung bình. == Xử lý nâng cao giá trị == Đá quý thường được xử lý để làm tăng giá trị của chúng. Vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 một lượng lớn hồng ngọc đã xử lý nhiệt được tung ra thị trường đã làm giảm giá hồng ngọc. Nâng cao chất lượng như thay đổi màu sắc, tăng độ trong suốt bằng cách hòa tan rutil, và trám các khe nứt. Phương pháp xử lý thông thường là dùng nhiệt. Hầu hết hồng ngọc có giá trị thấp trên thị trường đề là hồng ngọc thô được xử lý nhiệt để nâng cao màu sắc, loại bỏ một chút màu đỏ tía, xanh. Quá trình xử lý diễn ra ở nhiệt độ khoảng 1800 °C (3300 °F). Một số hồng ngọc phải qua quá trình nung "low tube heat", khi đá được nung nóng bởi nhiệt của than đá khoảng 1300 °C (2400 °F) trong vòng 20 đến 30 phút, chỉ có các sợi tơ bị phá vỡ và màu sắc được cải thiện. Một phương pháp ít được chấp nhận hơn được nhiều người biết đến trong những năm gần đây là thêm thủy tinh chì vào. Thêm vào trong các khe nứt của hồng ngọc bằng thủy tinh chì để tăng độ trong suốt. Quá trình này gồm 4 giai đoạn: Đá thô được đánh bóng để loại bỏ các tạp chất trên bề mặt vì các chất này sẽ ảnh hưởng đến các bước sau Các chỗ xù xì sẽ được làm sạch bằng axít flohydrite Quá trình xử lý nhiệt đầu tiên sẽ không cho bất cứ chất gì vào, chủ yếu là loại bỏ các tạp chất trong các khe nứt. Quá trình này được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 1400 °C (2500 °F), các sợi tơ rutil thường không bị ảnh hưởng khi nhiệt độ khoảng 900 °C (1600 °F) Quá trình xử lý nhiệt tiếp theo được thực hiện trong lò điện có bổ sung một số chất hóa học khác. Việc pha trộn và hòa tan bột thủy tinh có chứa chì được thực hiện trong giai đoạn này. Hồng ngọc được nhấn chìm trong dầu, sau đó phủ bột thủy tinh, đặt vào lò nung khoảng 900 °C (1600 °F) trong điều kiện oxy hóa trong vòng một giờ. Bột màu vàng khi nung sẽ chuyển sang trong suốt đến vàng và nhuộm vào toàn bộ vết nứt của hồng ngọc. Sau khi làm lạnh màu được đưa vào chuyển hoàn toàn thành trong suốt và nâng cao độ trong suốt của hồng ngọc. Nếu cần thêm vào màu gì thì dùng bột thủy tinh với các chất nhuộm màu như đồng hoặc các ôxít kim loại khác như natri,canxi, kali... Quá trình nung thứ 2 có thể được thực hiện lập lại 3 đến 4 lần thậm chí dùng các cách trộn khác nhau. Hồng ngọc loại này thường không được phủ axít boric hoặc các chất bảo vệ bề mặt khác nên bề mặt nó không được bảo vệ giống như kim cương. == Hồng ngọc tổng hợp == Năm 1837 Gaudin tạo ra hồng ngọc tổng hợp từ nhôm nóng chảy ở nhiệt độ cao và chất tạo màu crôm. Năm 1847 Edelman tạo ra xa-phia trắng từ [[nhôm trong axít boric. Năm 1877 Frenic và Freil tạo ra tinh thể corundum từ bột đá. Frimy và Auguste Verneuil tạo ra hồng ngọc nhân tạo từ BaF2 và Al2O3 nóng chảy với chất tạo màu crôm. Năm 1903 Verneuil thông báo có thể sản xuất hồng ngọc tổng hợp ở mức độ thương mại từ quá trình nóng chảy. Các quá tạo ra hồng ngọc nhân tạo khác như quá trình Czochralski, quá trình tan chảy bằng chất xúc tác (flux process), và quá trình thủy nhiệt. Hầu hết hồng ngọc tổng đều được thực hiện bằng quá trình nóng chảy, là phương pháp ít tốn chi phí. Hồng ngọc tổng hợp vẫn đẹp và hoàn hảo khi nhìn bằng mắt thường, nhưng khi phóng đại có thể thấy những vết khía trên mặt hoặc các túi khí nhỏ bên trong. Càng ít những đặc điểm trên thì hồng ngọc càng có giá trị. Chất phụ gia được thêm vào hồng ngọc tổng hợp vì vậy có thể phân biệt được hồng ngọc tổng hợp, nhưng các thử nghiệm đá quý học cần thiết chỉ để nhận biết dạng nguyên thủy của nó. Hồng ngọc tổng hợp được sử dụng trong ngành kỹ thuật với chức năng tương tự như hồng ngọc tự nhiên. Các que hồng ngọc được sử dụng để tạo ra tia lazer đỏ và maser (thiết bị tích tụ năng lượng để tạo ra tia lazer). Công trình đầu tiên được thực hiện bởi Theodore H. Maiman năm 1960 ở Hughes Research Laboratories vùng Malibu, California, đã vượt qua các nhóm nghiên cứu như Charles H. Townes ở trường Đại học Columbia, Arthur Schawlow ở Bell Labs, và Gould thuộc công ty TRG (Technical Research Group). Maiman dùng hồng ngọc tổng hợp dạng rắn cung cấp ánh sáng để tạo ra tia lazer màu đỏ với bước sóng 694 nm (nm). Các loại có dạng hồng ngọc cũng có mặt trên thị trường như spinen đỏ, garnat đỏ, và thủy tinh màu. Thời đại Roma vào thế kỷ 17, đã có kỹ thuật tạo ra màu đỏ, bằng cách đốt lông cừu màu đỏ ở đáy của lò sưởi, và được đặt bên dưới đá giả. Trên thị spinen đỏ được gọi là "balas ruby" và tourmalin đỏ là "rubellite", đều này có thể làm cho người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn. Các thuật ngữ này không được các nhà đá quý học khuyến khích sử dụng như LMHC (Laboratory Manual Harmonisation Committee). == Kỷ lục == Bảo tàng Quốc gia về Lịch sử Tự nhiên ở Washington, D.C. đã nhận được một trong những viên hồng ngọc lớn và đẹp nhất thế giới. Viên hồng ngọc Burmese nặng 23.1 cara (4.6 g), nạm vào một chiếc nhẫn bạch kim cùng với kim cương, đã được quyên góp bởi doanh nhân và nhà hảo tâm Peter Buck để tưởng nhớ người vợ quá cố Carmen Lúcia. Viên ngọc này mang một màu đỏ rực rỡ cũng như độ trong suốt đặc biệt. Viên ngọc được khai thác ở vùng Mogok của Miến Điện vào những năm 1930. Năm 2007, hãng trang sức Garrard & Co đã đăng lên trang web của mình một viên hồng ngọc hình trái tim nặng 40.63 cara. Ngày 13/14 tháng 12 năm 2011, bộ sưu tập trang sức của Elizabeth Taylor đã được Christie's bán đấu giá. Đáng chú ý là chiếc nhẫn với một viên hồng ngọc 8.24 cara phá kỷ lục về giá trên mỗi một cara đối với hồng ngọc (512,925 đô la Mỹ một cara, tức tổng cộng 4.2 triệu đô la Mỹ) và sợi dây chuyền được bán với giá trên 3.7 triệu đô la Mỹ. == Lịch sử và văn hóa == == Thung lũng hồng ngọc == == Xem thêm == Ngọc berin Kim cương Ngọc lam Ngọc Ngọc lục bảo Xa-phia Laser hồng ngọc == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trả màu thật cho đá quý bằng công nghệ xử lý nhiệt Mốt xài đá Ruby của dân chơi chứng khoán Hồng ngọc làm chậm tốc độ ánh sáng
albert camus.txt
Albert Camus (tiếng Pháp: [albɛʁ kamy] ( listen); ngày 7 tháng 11 năm 1913 - ngày 4 tháng 1 năm 1960) là một nhà văn, triết gia, thủ môn bóng đá, viết kịch, lý luận người Pháp nổi tiếng. Cùng với Jean-Paul Sartre, Albert Camus là đại diện tiêu biểu nhất của chủ nghĩa hiện sinh. Ông là tác giả của các tiểu thuyết nổi tiếng L'Étranger (Người xa lạ), La Peste (Dịch hạch). Albert Camus được trao tặng Giải Nobel Văn học năm 1957 vì các sáng tác văn học của ông đã "đưa ra ánh sáng những vấn đề đặt ra cho lương tâm loài người ở thời đại chúng ta". == Tiểu sử == Albert Camus sinh ngày 7 tháng 11 năm 1913 tại Mondovi, một làng ở Constantinois, gần Bône, Algérie. Cha ông, Lucien Camus, một công nhân sản xuất rượu nho vùng Mondovi cho một thương gia thành phố Alger. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, Lucien Camus bị động viên vào tháng 9 năm 1914, bị thương trong trận chiến Marne và chết tại bệnh viện quân y Saint-Brieuc ngày 17 tháng 10 năm 1914. Về cha mình, Abert chỉ biết qua một bức ảnh duy nhất còn để lại. Gia đình của Abert sống ở thủ đô Alger và trong thời gian học tập ở đây, được sự động viên của giáo sư, triết gia Jean Grenier, ông bắt đầu tìm hiểu Friedrich Nietzsche. Albert Camus cầm bút từ rất sớm, những bài viết đầu tiên của ông xuất hiện trên tạp trí Sud vào năm 1932. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học triết học ở Đại học Alger. Albert định sẽ học tiếp cao học, nhưng bệnh lao phổi đã cản trở ý định của ông. Năm 1935, Albert bắt đầu viết tác phẩm L'Envers et l'Endroit (Mặt trái và mặt phải) và xuất bản hai năm sau đó. Tại Alger, ông thành lập nhóm "Théâtre du Travail" và năm 1937 đổi thành "Théâtre de l'Équipe". Thời gian đó, Albert rời bỏ đảng cộng sản mà ông là đảng viên từ năm 1934. Năm 1938, ông viết quyển Noces (Đám cưới), tuy ca ngợi vẻ đẹp rực rỡ của mặt trời quê hương nhưng ông đã cho thấy sự bi quan sâu sắc về cuộc sống. Tiếp theo, ông làm việc cho tờ Front populaire của Pascal Pia, cuộc điều tra Misère de la Kabylie của ông đã gây được tiếng vang lớn. Năm 1940, chính phủ Algérie ra lệnh đóng cửa tờ báo và cũng với sự can thiệp của chính phủ, Abert Camus đã không thể tìm được việc làm ở Alger. Albert đến Paris làm biên tập cho tờ Paris-Soir. Năm 1942, ông phát hành cuốn tiểu thuyết L'Étranger (Người xa lạ) và tiểu luận Le Mythe de Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe), trong đó ông đã trình bày những tư tưởng triết học của mình. Sisyphe là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị trừng phạt phải lăn một hòn đá lớn lên núi dốc, khi đến đỉnh hòn đá lại rơi trở xuống chân dốc, cứ thế Sisyphe tiếp tục lăn lên rồi rơi xuống theo một chu kỳ vĩnh cửu. Theo hệ sự phân loại của riêng Albert, các tác phẩm đó thuộc "thời kỳ phi lý" (cycle de l'absurde), cùng với các vở kịch Le Malentendu (Ngộ nhận, 1944) và Caligula (1945). Năm 1943, ông làm việc cho nhà xuất bản Gallimard rồi làm chủ biên tập báo Combat, cũng trong năm này ông gặp và làm quen với Jean-Paul Sartre. Những tác phẩm tiếp theo của Camus thuộc "thời kỳ nổi loạn" (cycle de la révolte), trong đó nổi tiếng hơn cả phải kể đến La Peste (Dịch hạch, 1947), kế đến L'État de siège (1948), Les Justes (1949) và L'Homme révolté (Người nổi loạn, 1951). Trong quyển tiểu luận triết học Người nổi loạn, ông đã trình bày tất cả các hình thức nổi loạn (siêu hình, chính trị và nghệ thuật...) qua mọi thời đại. Ông miêu tả con người cảm nhận sâu sắc sự phi lý của cuộc sống, luôn muốn nổi dậy, chống lại nỗi khốn khổ của kiếp người, nhưng cuối cùng vẫn không có lối thoát, mọi cố gắng đều hoàn toàn vô ích. Tình bạn giữa Albert Camus và Jean-Paul Sartre rạn nứt vào năm 1952, sau khi trên tạp chí Les Temps modernes của Sartre, Henri Jeanson đã chê trách sự nổi loạn của Camus là "có suy tính". Năm 1956, tại Alger, Albert công bố "Appel pour la trêve civile". Cũng trong năm đó, cuốn La Chute, tác phẩm quan trọng cuối cùng của Albert Camus được xuất bản. Ngày 4 tháng 1 năm 1960, tại Petit-Villeblevin vùng Yonne, Albert Camus mất trong một tai nạn giao thông. Trên chiếc xe Facel Véga khi đó còn có một người bạn của ông Michel Gallimard và người cháu Gaston. Albert Camus được chôn cất ở Lourmarin, vùng Vaucluse, nơi ông đã mua một căn nhà trước đó. == Sự nghiệp văn chương == === Trừu tượng === == Tác phẩm tiêu biểu == Tiểu thuyết L'Etranger (Người xa lạ, 1942, còn được dịch Kẻ xa lạ, Người dưng) La Peste (Dịch hạch, 1947) La Chute (Sa đọa, 1956) La Mort heureuse (một văn bản sớm của L'Etranger, ấn bản sau khi chết 1970) Le premier homme (chưa hoàn tất, ấn bản sau khi chết 1995) Truyện ngắn La Femme Adultère (1954) L'exil et le royaume (1957) L'Hôte (1957) Luận L'envers et l'endroit (1937) Le Mythe de Sisyphe (1942) Combat (1946) Lettres à un ami allemand (dưới bút hiệu Louis Neuville, 1948) L'Homme révolté (Người nổi loạn, 1951) Carnets, 1935-1942 (1962) Carnets, 1943-1951 (1965) Noces Kịch Caligula (1938) Le Malentendu (1944) L'État de siège (1948) Les Justes (1949) == Danh ngôn == Những danh ngôn tieu biểu của Albert Camus: Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ. (It is the job of thinking people not to be on the side of the executioners.) == Tham khảo == Heiner Wittmann, Albert Camus. Kunst und Moral. Dialoghi/Dialogues. Literatur und Kultur Italiens und Frankreichs. Hrsg. Dirk Hoeges, Peter Lang, Frankfurt/M u.a. 2002. Herbert R. Lottman. Albert Camus. Éditions du Seuil. 1978. Olivier Todd. Albert Camus. Une vie. Gallimard. 1996. == Liên kết ngoài == Albert Camus Bài viết của Thụy Khuê Biographie et citations d'Albert Camus Tiếng Pháp Biblioweb Tiếng Pháp Existentialism and Albert Camus Tiếng Anh Albert Camus Society UK Tiếng Anh Albert Camus Tiếng Đức
nội chiến trung quốc.txt
Nội chiến Trung Quốc (giản thể: 国共内战; phồn thể: 國共内戰; bính âm: guógòng neìzhàn; nghĩa đen "Quốc-Cộng Nội chiến" ), kéo dài từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950, là một cuộc nội chiến ở Trung Quốc giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc thực ra là những thành viên cũ cánh tả và cộng sản của Quốc dân Đảng tách ra, do những bất đồng sâu sắc về quan niệm phát triển kinh tế - xã hội. Cuộc chiến này bắt đầu năm 1927, sau cuộc Bắc phạt, khi phái cánh hữu của Quốc dân Đảng do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch dẫn đầu đã thanh trừ những người Cộng sản và cánh tả của Quốc dân Đảng, do những bất đồng sâu sắc đại diện cho sự chia rẽ ý thức hệ giữa Quốc dân Đảng được phương Tây ủng hộ và Đảng Cộng sản do Liên Xô ủng hộ. Cuộc nội chiến bị gián đoạn do cuộc Chiến tranh Trung-Nhật, với việc thành lập liên minh kháng chiến Trung Quốc chống sự xâm lược của Nhật, cho tới khi quân Nhật bị Đồng Minh đánh bại vào tháng 8 năm 1945, kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, và nội chiến Trung Quốc tiếp tục vào năm 1946. Sau 23 năm chiến tranh, chiến tranh đã chấm dứt không chính thức, Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo đã kiểm soát Trung Hoa đại lục (bao gồm cả đảo Hải Nam), thành lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; còn phe Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo nắm giữ các lãnh thổ Đài Loan, quần đảo Bành Hồ, và nhiều đảo bên ngoài Phúc Kiến. Cho đến ngày nay, chưa có một cuộc đình chiến nào đã được hai bên ký kết dù hai bên đã có quan hệ kinh tế chặt chẽ. Xét về quân số huy động, đây cũng là cuộc chiến tranh quy mô lớn thứ 2 trong lịch sử, và có rất nhiều điểm giống với cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865). Bản thân nhiều nhà sử gia đã nói rằng cuộc nội chiến Trung Quốc là "phiên bản sao chép" của nội chiến Hoa Kỳ. == Bối cảnh == Nhà Thanh, triều đại phong kiến cuối cùng tại Trung Hoa, sụp đổ năm 1911. Trung Quốc rơi vào vòng kiểm soát của một số lãnh chúa quân phiệt lớn nhỏ, gọi là thời kỳ quân phiệt. Để đánh bại các quân phiệt này, vốn nắm quyền kiểm soát phần lớn miền Hoa Bắc và Hoa Nam, lực lượng phản đế và lực lượng quốc gia thuộc Quốc dân đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, tiến hành tìm kiếm trợ giúp từ nước ngoài. Tuy nhiên các nỗ lực tìm kiếm ủng hộ từ các quốc gia dân chủ phương Tây của Tôn Trung Sơn thất bại, và tới năm 1921 ông quay sang Liên Xô. Liên Xô vì lý do chính trị, theo đuổi chính sách hỗ trợ cả Tôn Trung Sơn lẫn đảng Cộng sản Trung Quốc mới thành lập. Như vậy cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu. Năm 1923, Tôn Trung Sơn và đại diện Liên Xô là Adolph Joffe ra thông cáo chung tại Thượng Hải, theo đó Liên Xô hứa sẽ trợ giúp để thống nhất Trung Quốc. Bản thông cáo này là lời tuyên bố hợp tác giữa Quốc tế III, Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành viên Quốc tế thứ ba là Mikhail Borodin tới Trung Quốc năm 1923 để hỗ trợ cho việc tái tổ chức và củng cố Quốc dân đảng, theo mô hình Đảng Cộng sản Liên Xô. Đảng Cộng sản Trung Quốc liên kết với Quốc dân đảng và thành lập Mặt trận thống nhất Trung Quốc lần thứ nhất. Năm 1923, Tôn Dật Tiên điều Tưởng Giới Thạch, một trong những phụ tá của mình từ thời Đồng minh hội, đến Moskva trong vài tháng để nghiên cứu quân sự và chính trị. Tới năm 1924, Tưởng trở thành hiệu trưởng trường quân sự Hoàng Phố, và nổi lên với tư cách người kế nhiệm Tôn Dật Tiên lãnh đạo Quốc dân đảng. Phía Liên Xô cung cấp phần lớn tài liệu nghiên cứu, tổ chức và trang thiết bị, bao gồm đạn dược cho học viện. Liên Xô cũng giúp đào tạo kỹ thuật vận động quần chúng. Với sự trợ giúp này, Tôn Dật Tiên đã có thể gây dựng nên một "đội quân của đảng" trung thành, mà ông định sử dụng để đánh bại quân đội của các lãnh chúa quân phiệt. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng có người trong học viện, nhiều người trở thành giảng viên trong trường, kể cả Chu Ân Lai, với vai trò giảng viên chính trị. Thành viên đảng Cộng sản cũng được phép gia nhập Quốc dân đảng sau khi xét duyệt. Bản thân đảng Cộng sản khi ấy cũng còn nhỏ yếu, chỉ có 300 thành viên vào năm 1922 và 1.500 thành viên năm 1925, trong khi Quốc dân đảng năm 1923 đã có 50.000 thành viên. == Chiến tranh Bắc phạt (1926-1928) và Quốc-Cộng phân liệt == Chỉ vài tháng sau khi Tôn Dật Tiên chết năm 1925, Tưởng Giới Thạch, với vai trò tổng chỉ huy Quân đội cách mạng quốc gia, tiến hành cuộc Bắc phạt. Tuy vậy, tới năm 1926, Quốc dân đảng đã phân hóa thành phái tả và phái hữu. Những người Cộng sản trong hàng ngũ Quốc dân đảng cũng phát triển mạnh. Tới tháng 3 năm 1926, biến cố tàu Trung Sơn xảy ra, Tưởng đã kịp thời phá vỡ âm mưu bắt cóc mình, và áp đặt lệnh cấm thành viên đảng Cộng sản giữ các vị trí lãnh đạo trong Quốc dân đảng. Đầu năm 1927, sự tranh chấp Quốc Cộng dẫn tới sự phân liệt trong hàng ngũ cách mạng. Đảng Cộng sản và nhóm cánh tả của Quốc dân đảng quyết định chuyển thủ đô chính phủ Quốc dân từ Quảng Châu về Vũ Hán, nơi đảng Cộng sản có ảnh hưởng mạnh. Nhưng Tưởng Giới Thạch và viên tướng-quân phiệt Lý Tông Nhân, người đánh bại lãnh chúa quân phiệt Tôn Truyền Phương, lại muốn chuyển về Giang Tây. Phe cánh tả bác bỏ đề xuất của Tưởng Giới Thạch, còn Tưởng lên án phe cánh tả "phản bội Chủ nghĩa Tam dân" của Tôn Dật Tiên khi nhận mệnh lệnh từ Quốc tế Cộng sản. Theo Mao Trạch Đông, sự khoan dung của Tưởng Giới Thạch đối với những người cộng sản trong Quốc dân đảng giảm đi khi quyền lực của Tưởng Giới Thạch gia tăng. Ngày 7 tháng 4, Tưởng và một số lãnh đạo Quốc dân Đảng họp, và đưa ra quan điểm các hoạt động của Đảng Cộng sản làm rối loạn xã hội và kinh tế, và cần phải ngưng lại để cuộc cách mạng quốc gia có thể tiếp tục tiến triển. Kết quả của cuộc họp này là ngày 12 tháng 4, Tưởng Giới Thạch quay ra xử lý những người Cộng sản tại Thượng Hải. Quốc dân Đảng tiến hành thanh trừng khỏi hàng ngũ của mình các thành viên cánh tả, và hàng trăm đảng viên Cộng sản bị bắt giữ hay bị hành quyết. Sự kiện này được gọi tên là "chính biến Thượng Hải", "biến cố ngày 12 tháng 4", hay là "cuộc thảm sát Thượng Hải". Cuộc thảm sát đào sâu thêm hố chia cắt Tưởng và phe Vũ Hán của Uông Tinh Vệ. Đảng Cộng sản định tổ chức giành chính quyền tại một số thành phố lớn như Nam Dương, Trường Sa, Sán Đầu, và Quảng Châu. Đảng viên Cộng sản, cùng với nông dân và thợ mỏ tại Hồ Nam dưới sự lãnh đạo của Mao tiến hành một cuộc nổi dậy, nhưng thất bại. Tại Trung Quốc khi đó tồn tại ba thủ đô, thủ đô được quốc tế công nhận tại Bắc Kinh, Phe Cộng sản và phe cánh tả thuộc Quốc dân đảng đóng thủ đô tại Vũ Hán, và phe cánh hữu Quốc dân đảng đóng đô tại Nam Kinh, thành phố này sẽ tiếp tục đóng vai trò thủ đô của Quốc dân đảng trong suốt một thập kỷ kế tiếp. Đảng Cộng sản Trung Quốc nay bị trục xuất khỏi Vũ Hán bởi đồng minh của mình là phe cánh tả Quốc dân đảng, nhóm này đến lượt mình lại bị Tưởng Giới Thạch lật đổ. Quốc dân đảng tiếp đó tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh bắc phạt diệt lực lượng quân phiệt và đánh chiếm được Bắc Kinh vào tháng 6 năm 1928. Tiếp đó, phần lớn miền đông Trung Quốc dần rơi vào tay chính quyền Nam Kinh, và chính quyền Quốc dân đảng tại Nam Kinh nhận được sự thừa nhận từ cộng đồng quốc tế như chính phủ hợp hiến duy nhất tại Trung Quốc. Quốc dân đảng tuyên bố nguyên tắc ba giai đoạn cách mạng, phù hợp với cương lĩnh của Tôn Dật Tiên: thống nhất vũ trang, bồi dưỡng chính trị, và dân chủ theo hiến pháp. == Diễn biến == === Nội chiến lần thứ nhất === ==== Giai đoạn 1927-1937 ==== Ngày 12 tháng 4 năm 1927, Tưởng Giới Thạch đứng đầu phái hữu trong Quốc dân đảng Trung Quốc đã tiến hành chính biến Thượng Hải, tàn sát và thanh trừng những người cộng sản và thân cộng, mở đầu cho các hoạt động chống Cộng công khai tại nhiều địa phương khác. Ngày 19 tháng 4 năm 1927, chính phủ do Tưởng đứng đầu được thành lập tại Nam Kinh. Đến tháng 7 năm 1927, Tưởng đã nắm được toàn bộ chính quyền, chiến tranh Bắc phạt chấm dứt. Trước tình hình đó, những người Cộng sản Trung Quốc rút lui về vùng nông thôn hoạt động bí mật, chuẩn bị cho nổi dậy, bắt đầu bằng cuộc khởi nghĩa Nam Xương ngày 1 tháng 8 năm 1927 và một số thành phố khác tại Hoa nam. Họ hợp sức với dư đảng của các lực lượng khởi nghĩa nông dân, thiết lập quyền kiểm soát tại nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc. Tại Quảng Châu, họ giành được chính quyền trong vòng 3 ngày, và thiết lập Xô-viết Quảng Châu. Lực lượng Quốc dân đảng tiến hành đàn áp cuộc nổi dậy, bắt đầu cuộc nội chiến kéo dài 10 năm tại Trung Quốc, cho tới khi Tưởng bị ép trong cuộc binh biến Tây An phải thành lập mặt trận thống nhất Trung Quốc chống lại lực lượng xâm lược Nhật Bản. Sau khi các cuộc khởi nghĩa này thất bại, Đảng Cộng sản Trung Quốc chủ trương lấy nông thôn làm căn cứ hoạt động, phát động nông dân nổi dậy, thành lập chính quyền Xô viết, Hồng quân công nông, tiến hành cải cách ruộng đất Năm 1930, trong nội bộ Quốc dân đảng nổ ra cuộc Chiến tranh Trung Nguyên, do Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn, và Uông Tinh Vệ tiến hành vì bất mãn với Tưởng. Cuộc xung đột này sau này đã hướng Tưởng tới mục tiêu nhổ tận gốc các căn cứ của Đảng Cộng sản bằng các cuộc vây hãm truy quét. Tổng cộng Quốc dân đảng tiến hành 5 chiến dịch, trong đó chiến dịch thứ nhất và thứ hai thất bại, chiến dịch thứ ba phải bãi bỏ do biến cố Lư Câu Kiều. Chiến dịch thứ tư (1932–1933) thu được một số kết quả ban đầu, nhưng lực lượng của Tưởng cũng bị tổn thất nặng khi họ định đánh thọc sâu vào trung tâm căn cứ của Mao gọi là Trung Hoa Xô-viết Cộng hòa quốc. Trong các chiến dịch này, quân Quốc dân đảng thường nhanh chóng đánh thọc sâu vào các khu vực do Đảng Cộng sản Trung Hoa kiểm soát, nhưng cũng dễ dàng bị lọt thỏm trong miền thôn quê rộng lớn, và không đủ lực để củng cố các vùng mà họ chiếm được. Cuối năm 1933, Tưởng tiến hành chiến dịch vây quét lần thứ năm, lần này bao vây một cách có hệ thống khu xô-viết Giang Tây với hệ thống đồn bốt và lô cốt. Không như những chiến dịch trước, trong đó họ chỉ sử dụng một mũi thọc sâu duy nhất, lần này quân Quốc dân đảng nhẫn nại xây dựng hệ thống đồn bốt bao vây khu vực căn cứ của Đảng Cộng sản, cắt đứt đường tiếp tế và lương thực tới các căn cứ này. Tháng 10 năm 1934, Hồng quân công nông do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo phải tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh, phá vòng vây của quân đội Quốc dân đảng, rút khỏi căn cứ địa, tiến lên phía bắc. Hồng quân Trung Hoa chọn hướng rút lui xuyên qua các đồn bốt được canh giữ bởi lực lượng lãnh chúa quân phiệt liên minh với Tưởng, chứ không qua hướng được bảo vệ bởi quân chính phủ Quốc dân để rút khỏi Giang Tây. Lực lượng quân phiệt không hào hứng chặn đánh Hồng quân vì sợ hao mòn lực lượng của họ, và không nhiệt tình truy kích. Thêm vào đó, quân Quốc dân đảng còn đang vướng bao vây và tiêu diệt Hồng quân do Trương Quốc Đào chỉ huy, là cánh quân lớn hơn nhiều lực lượng của Mao. Cuộc Trường chinh vĩ đại của Hồng quân kéo dài suốt một năm, theo Mao ước tính, vượt qua chừng 12.500 km (25.000 dặm Trung Quốc), và nổi danh với tên gọi cuộc Vạn lý trường chinh. Cuộc Trường chinh chấm dứt khi lực lượng chính của Mao đến được Thiểm Tây. Cánh quân của Trương Quốc Đào đi theo một hướng khác về phía tây bắc, và bị lực lượng của Tưởng cũng như của các lãnh chúa quân phiệt người Hồi giáo, là đảng họ Mã, tiêu diệt gần như hoàn toàn. Dọc đường, Hồng quân Trung Quốc tịch thu tài sản và vũ khí của các lãnh chúa và địa chủ địa phương, đồng thời tuyển mộ nông dân và bần nông vào hàng ngũ của mình, củng cố mối liên hệ với quần chúng nhân dân. Trong tổng số khoảng 90.000-100.000 người tham gia cuộc Trường chinh bắt đầu từ vùng căn cứ Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, chỉ có chừng 7.000-8.000 đến được Thiểm Tây. Lực lượng tàn quân của Trương Quốc Đào cuối cùng cũng tới được Thiểm Tây nhập vào với lực lượng của Mao; nhưng với lực lượng gần như bị tiêu diệt hoàn toàn, Trương Quốc Đào dù là một trong các lãnh tụ sáng lập ra đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng không thể tranh chấp được quyền lãnh đạo với Mao. Về cơ bản, cuộc rút lui vĩ đại này khiến Mao trở thành lãnh tụ duy nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, được chính thức xác nhận tại Hội nghị Tuân Nghĩa (Quý Châu) tháng 1 năm 1935. Tháng 7 năm 1937, giới quân phiệt Nhật Bản phát động cuộc chiến tranh quy mô nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc. Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng đình chỉ nội chiến, hợp tác thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống Nhật. Giai đoạn 1 của cuộc nội chiến chấm dứt. === Chiến tranh Trung Nhật (1937–1945) === Trong khi Đế quốc Nhật tiến hành xâm chiếm và biến Mãn Châu quốc làm thuộc địa, thì Tưởng Giới Thạch vẫn không chịu liên kết với Đảng Cộng sản để chống Nhật, vì coi Cộng sản là mối nguy còn lớn hơn. Ngày 12 tháng 12 năm 1936, một số sĩ quan Quốc dân đảng, đứng đầu là Trương Học Lương tiến hành binh biến, bắt giữ Tưởng và buộc ông phải cam kết hòa hoãn với Đảng Cộng sản. Sự kiện này được biết đến với tên gọi Sự biến Tây An. Cả hai phía Quốc Cộng sau đó ngưng các hoạt động quân sự để thành lập Mặt trận thống nhất Trung Quốc đệ nhị, tập trung vào chống kẻ thù chung là đế quốc Nhật. Năm 1937, Nhật Bản cho máy bay ném bom các thành phố tại Trung Quốc, đồng thời tung các đạo quân tinh nhuệ đánh chiếm miền bắc và miền duyên hải Trung Hoa. Việc Quốc dân-Cộng sản liên minh chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Đảng Cộng sản tiến hành chiến tranh du kích chống Nhật, nhưng tránh giao chiến lớn do lực lượng của họ quá ít ỏi, đồng thời họ cũng đánh lui các cuộc tấn công mình của Quốc dân đảng. Sự hợp tác Quốc-Cộng trong thời gian này chỉ ở mức tối thiểu. Ngay trong Mặt trận thống nhất Trung Quốc, cả Quốc dân đảng lẫn đảng Cộng sản đều tìm cách chiếm ưu thế những lãnh thổ không nằm trong tay quân Nhật. Tình hình trở nên xấu đi vào cuối năm 1940, đầu năm 1941 khi Đảng Cộng sản và Quốc dân đảng có xung đột lớn. Tháng 12 năm 1940, Tưởng Giới Thạch ra yêu sách Tân Tứ quân của Đảng Cộng sản phải rời các tỉnh An Huy và Giang Tô. Do phải chịu sức ép nặng nề, các lãnh đạo Tân Tứ quân phải chấp thuận. Năm 1941 lại xảy ra "sự kiện Tân Tứ quân", hai phía Quốc Cộng xung đột khiến cho vài ngàn quân thuộc Đảng Cộng sản bỏ mạng. Sự kiện này đánh dấu sự chấm dứt mặt trận thống nhất chống Nhật. Nhìn chung, sự thành lập mặt trận có lợi cho phía đảng Cộng sản Trung Quốc. Nhờ chiến lược quân sự hợp lý, lực lượng của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày càng được mở rộng và uy tín trong nhân dân được nâng cao, trong khi phía Quốc dân đảng thì ngược lại. Năm 1944, quân Nhật mở chiến dịch tấn công lớn cuối cùng, chiến dịch Ichi-Go, đánh thiệt hại nặng nề quân Quốc dân đảng. === Nội chiến lần thứ 2 === ==== Tương quan lực lượng sau chiến tranh Trung-Nhật ==== Sau chiến tranh Trung-Nhật, tương quan lực lượng trở nên thuận lợi cho phía Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lực lượng chủ lực của họ tăng lên 1,2 triệu quân, còn lực lượng dân quân tăng lên 2 triệu người. Vùng kiểm soát của họ nay gồm 19 khu, chiếm tới 1/4 lãnh thổ Trung Quốc và 1/3 dân số- gồm nhiều thành phố và thị trấn quan trọng. Hơn thế nữa, Liên Xô trao lại toàn bố số vũ khí thu được từ quân Nhật và một số vũ khí của Hồng quân Liên Xô cho Đảng Cộng sản. Khi Liên Xô rút đi, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng được tiếp quản vùng Đông Bắc Trung Quốc. Tháng 3 năm 1946, dù Tưởng Giới Thạch đã nhiều lần kiến nghị, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ huy của tướng Malinovsky tiếp tục trì hoãn rút quân khỏi Mãn Châu và ngầm thông báo với Hồng quân Trung Quốc tiến vào tiếp quản vùng này vì Stalin muốn Mao kiểm soát được ít nhất là vùng phía Bắc của Mãn Châu trước khi quân Liên Xô triệt thoái hoàn toàn khỏi đây, dẫn đến cuộc chiến tranh toàn diện nhằm kiểm soát vùng Đông Bắc. Điều kiện này hết sức thuận lợi cho Đảng Cộng sản Trung Quốc, dẫn đến những thay đổi trong nội bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản: phe cứng rắn và chủ trương sử dụng vũ lực dần chiếm ưu thế, áp đảo phe cơ hội. Mặc dù tướng Marshall tuyên bố ông không có bằng chứng cho thấy Hồng quân Trung Quốc được Liên Xô hỗ trợ, Hồng quân Trung Quốc vẫn nắm được một lượng lớn vũ khí do quân Nhật bỏ lại, gồm cả vũ khí hạng nặng như xe tăng. Tuy nhiên chỉ đến khi một số lớn binh lính Quốc dân đảng đầu hàng và chạy sang hàng ngũ Cộng sản thì Hồng quân Trung Quốc mới có thể làm chủ được số vũ khí này. Nhưng dù yếu thế hơn về mặt vũ khí trang bị, con bài chủ chốt của đảng Cộng sản là chính sách cải cách ruộng đất. Đảng Cộng sản tiếp tục hứa hẹn ở vùng nông thôn với những nông dân cùng khổ và không có ruộng đất rằng nếu họ chiến đấu cho Đảng Cộng sản, họ sẽ giành được ruộng đất từ tay giới địa chủ. Chính sách này khiến cho Đảng Cộng sản Trung Quốc có được sự ủng hộ của nông dân và nguồn nhân lực hùng hậu để sử dụng trong chiến đấu cũng như vận tải tiếp tế, dù trước đó có bị tổn thất nặng nề trong các chiến dịch quân sự chống Nhật. Ví dụ, trong chiến dịch Hoài Hải họ đã có thể huy động tới 5.430.000 nông dân phục vụ vận tải, giúp họ chiến đấu chống lại quân chính quy Quốc dân đảng. Về phía Quốc dân đảng, sau khi chiến tranh kháng Nhật kết thúc, Tưởng Giới Thạch nhanh chóng chuyển quân đến các khu vực mới giải phóng khỏi tay quân Nhật để ngăn chặn Đảng Cộng sản tiếp nhận đầu hàng từ tay quân Nhật. Hoa Kỳ tiến hành không vận, chuyển nhiều đơn vị quân Quốc dân đảng từ miền Trung Nguyên đến miền Đông Bắc (Mãn Châu). Hoa Kỳ cũng hỗ trợ đáng kể cho Quốc dân đảng, với hơn 5 vạn Thủy quân lục chiến được gửi tới để canh giữ các vị trí chiến lược, 10 vạn binh lính Hoa Kỳ được đưa tới Sơn Đông. Hoa Kỳ giúp huấn luyện và trang bị cho hơn nửa triệu quân Quốc dân đảng, và vận chuyển quân Quốc dân đảng tới các vùng giải phóng và bao vây các khu căn cứ của Hồng quân. Hoa Kỳ viện trợ cho Quốc dân đảng số lượng vũ khí thặng dư, trị giá hàng tỷ USD, và cho vay hàng tỷ USD khác để Quốc dân đảng sử dụng mua vũ khí trang thiết bị quân sự. Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm sau khi chiến tranh Trung Nhật chấm dứt, Quốc dân đảng đã nhận 4.43 tỷ USD từ Hoa Kỳ, phần lớn trong số đó là viện trợ quân sự. Với danh nghĩa "tiếp nhận quân Nhật đầu hàng", các nhóm tư bản trong chính quyền Quốc dân đảng chiếm hầu hết các nhà băng, nhà máy, cơ sở thương mại trước kia bị Nhật chiếm. Họ cũng tăng cường binh lực, tích trữ vật liệu chiến tranh, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới với Đảng Cộng sản. Những hành động chuẩn bị vội vã và khắc nghiệt đó khiến cho đời sống dân chúng trở nên khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tới 37,5% tại Thượng Hải. Sự khó khăn và bất bình đẳng về kinh tế khiến Quốc dân đảng đánh mất sự ủng hộ của dân chúng, tinh thần chiến đấu của binh sĩ cũng xuống thấp. Những yếu tố này khiến Quốc dân đảng dần đần đi đến chỗ thất bại, dù ban đầu họ có ưu thế áp đảo cả về quân số lẫn trang bị. ==== Giai đoạn 1946-1950 ==== Đàm phán đổ vỡ, hai bên quay lại với chiến tranh tổng lực. Giai đoạn này trong tài liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi là "Chiến tranh giải phóng", còn theo tài liệu của Quốc dân Đảng lại gọi là "chiến tranh chống Cộng". Ngày 20 tháng 7 năm 1946, Tưởng Giới Thạch đứng đầu chính phủ Trung Hoa Dân quốc lại phát động chiến tranh, huy động 113 lữ đoàn với khoảng 1,6 triệu quân đánh vào các căn cứ của Đảng Cộng sản. Từ tháng 7 năm 1946 đến tháng 6 năm 1947, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc do Đảng Cộng sản lãnh đạo thực hiện chiến lược dùng nông dân chiêu dụ được nhờ cải cách ruộng đất để phòng ngự thụ động, thu góp vũ trang để lại từ quân Nhật Bản, dựa vào những thành viên đầu hàng được huấn luyện tốt của Quốc dân Đảng để điều khiển, sau đó chuyển sang phản công, đánh chiếm các vùng do Quốc dân đảng kiểm soát. Do biết điểm yếu về số lượng cũng như trang bị của mình, họ tránh mũi nhọn quân Quốc dân đảng, tiến hành tiêu thổ để bảo toàn lực lượng, đồng thời tích cực đánh tiêu hao quân Quốc dân đảng. Chiến thuật này tỏ ra hữu hiệu: sau một năm, cán cân lực lượng trở nên thuận lợi hơn cho Hồng quân Trung Quốc. Tổng cộng họ tiêu diệt 1,12 triệu quân Quốc dân đảng, và phát triển lực lượng của mình lên đến 2 triệu người. Tháng 3 năm 1947, quân Quốc dân đảng giành được một chiến thắng có ý nghĩa tượng trưng khi họ đánh chiếm được thủ đô Diên An của đảng Cộng sản. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, Hồng quân Trung Quốc phản công. Ngày 30 tháng 6 năm 1947, Hồng quân vượt sông Hoàng Hà và tiến đánh khu vực Đại Biệt Sơn, tái lập vùng giải phóng Trung Nguyên. Tiếp đó, Hồng quân ở khu vực Đông Bắc, Bắc và Đông Trung Quốc cũng bắt đầu phản công. Tới cuối năm 1948, Hồng quân Trung Quốc đã chiếm được các thành phố lớn ở miền bắc là Thẩm Dương và Trường Xuân cũng như kiểm soát được vùng đông bắc, sau nhiều nỗ lực và thất bại nhằm giành lấy các đô thị, với chiến dịch Liêu-Thẩm (gọi tắt Liêu Ninh-Thẩm Dương). Đạo quân Tân nhất quân, được coi là đạo quân tinh nhuệ nhất của Quốc dân đảng, phải đầu hàng sau khi Hồng quân Trung Hoa tiến hành cuộc bao vây Trường Xuân kéo dài 6 tháng, khiến cho 15 vạn thường dân phải bỏ mạng vì nạn đói. Việc các đơn vị lớn quân Quốc dân đảng bị bắt khiến Hồng quân chiếm được xe tăng, pháo hạng nặng và các khí tài khác cần thiết cho các chiến dịch tấn công phía nam Vạn lý trường thành. Tới tháng 4 năm 1948, thành phố Lạc Dương thất thủ, khiến quân Quốc dân đảng bị cắt rời khỏi Tây An. Sau một trận kịch chiến, Hồng quân chiếm được Tế Nam và tỉnh Sơn Đông ngày 24 tháng 10 năm 1948. Với chiến dịch Hoài Hải cuối năm 1948, đầu năm 1949, quân Cộng sản chiếm được vùng trung-đông Trung Hoa. Kết quả các chiến dịch này quyết định cục diện cuộc nội chiến. Tiếp đó, Hồng quân Trung Quốc tiến hành chiến dịch Bình Tân, chiếm được miền bắc Trung Quốc sau 64 ngày, kể từ ngày 21 tháng 11 năm 1948, cho tới ngày 31 tháng 1 năm 1949. Trong chiến dịch này, Hồng quân bị tổn thất nặng khi đánh chiếm Trương Gia Khẩu, Thiên Tân cùng với các cảng và đồn quân tại Dagu và Bắc Kinh. Hồng quân Trung Hoa đưa 89 vạn quân từ vùng đông bắc để đánh lại khoảng 60 vạn quân Quốc dân đảng. Chỉ riêng trong trận Trương Gia Khẩu, Hồng quân đã phải chịu tới 4 vạn thương vong, nhưng họ cũng tiêu diệt, làm bị thương và bắt làm tù binh khoảng 52 vạn quân Quốc dân đảng. Sau ba chiến dịch Liêu-Thẩm, Hoài-Hải và Bình-Tân, Hồng quân đã tiêu diệt 144 sư đoàn quân chính quy và 29 sư đoàn không chính quy của Quốc dân đảng, gồm cả 1,54 triệu quân thiện chiến. Đòn đánh này trên thực tế đã bẻ gãy xương sống của quân đội Quốc dân đảng, khiến họ không vực dậy được. Ngày 21 tháng 4, lực lượng Hồng quân Trung Quốc vượt sông Trường Giang. Ngày 23 tháng 4, họ chiếm Nam Kinh, thủ đô của Quốc dân đảng. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, vùng nông thôn xung quanh thành thị đã nằm dưới tầm ảnh hưởng của Hồng quân từ rất lâu trước đó. Tới cuối năm 1949, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã truy quét tàn quân Quốc dân đảng ở miền Nam Trung Hoa, chỉ còn Tây Tạng là chưa bị động đến. Chính quyền Quốc dân đảng dần rút khỏi Nam Kinh ngày 23 tháng 4 đến Quảng Châu cho tới 15 tháng 10, rồi Trùng Khánh cho tới 25 tháng 11, và Thành Đô trước khi rút về Đài Bắc ngày 10 tháng 12. Thêm vào đó, Liên Xô cũng hỗ trợ cho cuộc nổi dậy Tân Cương thành lập Cộng hòa Đông Turkestan đệ nhị, nhằm chống lại Quốc dân đảng, từ 1944-1949, vì Mông Cổ có tranh chấp biên giới với Cộng hòa Trung Hoa. Chính phủ Trung Quốc (của Quốc dân đảng) điều một trung đoàn kỵ binh Hồi giáo Trung Quốc, trung đoàn 14 Tungan, tấn công các vị trí của Mông Cổ và Liên Xô dọc trên biên giới trong biến cố Pei-ta-shan. ==== Thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Quốc dân đảng rút chạy ra Đài Loan ==== Ngày 1 tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thủ đô là Bắc Bình, nay đổi là Bắc Kinh. Tưởng và khoảng 2 triệu người thuộc phe Quốc dân đảng chạy khỏi Đại lục tới đảo Đài Loan. Tại Đại lục chỉ còn vài ổ kháng cự rời rạc, đáng kể nhất là tại Tứ Xuyên, (cuộc kháng cự này cũng nhanh chóng chấm dứt sau khi Thành Đô thất thủ tháng 12 năm 1949) và ở vùng cực nam Trung Quốc. Đảng Cộng sản Trung Quốc định đánh chiếm đảo Kim Môn từ tay Quốc dân đảng, nhưng trận Kim Môn diễn ra với thắng lợi thuộc về Quốc dân đảng, chặn đứng đà tiến công của Hồng quân về Đài Loan. Tới tháng 12 năm 1949, Tưởng tuyên bố Đài Bắc, là thủ đô tạm thời, và tiếp tục coi chính quyền của mình là chính phủ hợp pháp duy nhất tại Trung Quốc. Dù thất bại trong cuộc đổ bộ lên Kim Môn, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng thành công trong chiến dịch đổ bộ lên chiếm đảo Hải Nam tháng 4 năm 1950, quần đảo Vạn Sơn ngoài khơi Quảng Đông (tháng 5-tháng 8 năm 1950) và đảo Chu San ngoài khơi Chiết Giang (tháng 5 năm 1950), nội chiến Quốc-Cộng coi như chấm dứt. == Sau nội chiến == Hầu hết các nhà quan sát đều trông chờ chính quyền của Tưởng Giới Thạch cuối cùng sẽ phải đáp lại một cuộc đổ bộ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào Đài Loan và Hoa Kỳ vào lúc ban đầu cho thấy không có lợi ích nào trong việc hỗ trợ chính phủ Tưởng Giới Thạch vào giai đoạn cuối của cuộc chiến. Về sau đã thay đổi hoàn toàn với sự khởi đầu của cuộc Chiến tranh Triều Tiên vào tháng 6 năm 1950. Tại thời điểm này, việc đảng Cộng sản giành được toàn bộ chiến thắng đã trở thành một chính sách chính trị không thể nào lật ngược của Hoa Kỳ, và Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman ra lệnh Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan để ngăn chặn việc hai bên tấn công lẫn nhau. Tháng 6 năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc tuyên bố "đóng cửa" tất cả các hải cảng tại Trung Quốc đại lục và sử dụng lực lượng hải quân để cố gắng ngăn chặn tất cả các tàu thuyền nước ngoài ra vào. Việc đóng các chỗ yểm trợ từ một điểm phía bắc cửa sông Dân ở tỉnh Phúc Kiến tới cửa sông Liêu ở Mãn Châu. Toàn bộ hệ thống đường sắt của Trung Quốc đại lục tỏ ra kém phát triển, giao thương Bắc-Nam phụ thuộc rất nhiều vào đường biển. Hoạt động hải quân Trung Hoa Dân Quốc cũng gây khó khăn nghiêm trọng cho ngư dân Trung Quốc đại lục. Sau khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập, một nhóm quân đội gồm khoảng 12.000 binh lính Quốc dân Đảng chạy sang Miến Điện và tiếp tục phát động các cuộc tấn công du kích vào miền nam Trung Quốc trong sự kiện Cuộc nổi dậy của người Hồi giáo thuộc Quốc Dân Đảng tại Trung Quốc (1950-1958). Lãnh đạo của họ, tướng Lý Mi, được trả lương bởi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc và được phong tặng danh hiệu Thống đốc Vân Nam. Ban đầu, Hoa Kỳ hỗ trợ các nhóm tàn quân và Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA)cung cấp viện trợ cho họ. Sau khi chính phủ Miến Điện kêu gọi Liên Hiệp Quốc vào năm 1953, Mỹ bắt đầu gây sức ép với Trung Hoa Dân Quốc rút hết quân ra khỏi Miến Điện. Đến cuối năm 1954, gần 6.000 binh lính đã rời khỏi Miến Điện và Lý Mi tuyên bố giải tán quân đội của ông. Tuy nhiên, vẫn còn hàng ngàn nhóm khác vẫn tiếp tục ở lại, và Trung Hoa Dân Quốc tiếp tục tiếp tế và chỉ huy họ, thậm chí bí mật cung cấp tiếp viện quân sự vào thời gian này. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc than phiền với Liên Hợp Quốc chống lại việc Liên Xô ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 505 được ban hành vào ngày 1 tháng 2 năm 1952 để lên án Liên Xô về việc này. Mặc dù xem đó là một trách nhiệm quân sự của Hoa Kỳ, Trung Hoa Dân Quốc coi Đài Loan tại tỉnh Phúc Kiến là một căn cứ quan trọng đối với bất kỳ chiến dịch nào trong tương lai để đánh bại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tái chiếm Trung Quốc đại lục. Ngày 3 tháng 9 năm 1954, Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất bắt đầu xảy ra khi Giải phóng quân Trung Quốc chuẩn bị tiến hành việc pháo kích Kim Môn và đe dọa đánh chiếm Quần đảo Đại Đông. Ngày 20 tháng 1 năm 1955, Giải phóng quân Trung Quốc tiến công Đảo Nhất Giang Sơn khiến cho toàn bộ 720 binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc đồn trú chết hoặc bị thương trong khi bảo vệ đảo. Ngày 24 cùng năm, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Nghị quyết Formosa của Tổng thống cho phép bảo vệ hải đảo của Trung Hoa Dân Quốc. Cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất đã kết thúc vào tháng 3 năm 1955 khi Giải phóng quân Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn phá. cuộc khủng hoảng này đã được đưa ra thảo luận trong Hội nghị Bandung. Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ hai bắt đầu vào ngày 23 tháng 8 năm 1958 với sự giao chiến giữa các lực lượng quân đội gồm hải, lục, không quân giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc, dẫn đến trận pháo kích dữ dội ở Kim Môn (của Trung Quốc) và Hạ Môn (do Trung Hoa Dân Quốc), giao tranh kết thúc vào tháng 11 cùng năm đó. Các tàu thuyền tuần tra của Hải quân Trung Quốc bị phong tỏa tại hòn đảo từ tàu tiếp tế của Trung Hoa Dân Quốc. Mặc dù Hoa Kỳ đã bác bỏ đề nghị đánh bom vào vị trị các khẩu đội pháo Trung Quốc đại lục của Tưởng Giới Thạch, thay vào đó chuyển sang cung cấp máy bay chiến đấu, tên lửa đối không và tàu tấn công đổ bộ cho Trung Hoa Dân Quốc. Ngày 7 tháng 9, Hoa Kỳ hộ tống một đoàn tàu tiếp liệu của Trung Hoa Dân Quốc và Giải phóng quân Trung Quốc tự kiềm chế để không xảy bất cứ hành động khiêu khích nào nhắm vào Hoa Kỳ. Ngày 25 tháng 10, Trung Quốc công bố "lệnh ngừng bắn trong ngày" cho biết họ sẽ chỉ bao vây Kim Môn vào ngày lẻ. Mặc dù đã kết thúc sự thù địch, nhưng hai bên chưa bao giờ ký kết bất kỳ một thỏa thuận hoặc hiệp ước nào để chính thức chấm dứt chiến tranh. Đến năm 1984, Trung Quốc và Đài Loan sẵn sàng nối lại mối quan hệ như trước đây thông qua việc buôn bán và đầu tư đang ngày càng lớn mạnh. Tuy vậy, eo biển Đài Loan vẫn là một điểm sáng tiềm năng, thường xuyên liên kết trực tiếp với đại lục thông qua đường hàng không được thành lập vào năm 2009. Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba leo thang căng thẳng trong hai năm 1995-1996 giữa hai bên khi Trung Quốc cho thử nghiệm một loạt các tên lửa nằm ở vị trí cách không xa Đài Loan, sự kiện này được cho là do Bắc Kinh thăm dò phản ứng nhằm thay đổi cuộc bỏ phiếu ủng hộ của Quốc dân Đảng, hiện đang phải đối mặt với thách thức từ Đảng Dân Tiến đối lập trong một cuộc tranh luận về quan điểm "Chính sách Một nước Trung Quốc" do CPC và Quốc dân Đảng đưa ra. Thông qua cuộc bầu cử năm 2000 của ứng cử viên Đảng Dân chủ Tiến bộ Trần Thủy Biển, là thành viên không thuộc Quốc dân Đảng đã giành được chức tổng thống lần đầu tiên tại Đài Loan. Vị Tổng thống mới này đã không tham gia vào quan niệm về ý thức hệ dân tộc Trung Quốc của Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Điều này dẫn đến căng thẳng giữa hai bên, mặc dù thương mại và các mối quan hệ khác tiếp tục gia tăng. Kể từ khi cuộc bầu cử của Tổng thống Mã Anh Cửu (KMT) vào năm 2008, mối quan hệ nóng dần lên đã được nối lại giữa Đài Bắc và Bắc Kinh thông qua việc trao đổi cấp cao giữa các đảng cầm quyền của cả hai nước như chuyến viếng thăm Phiến Lam năm 2005 hoặc hội nghị thượng đỉnh Trần-Giang. == Tướng lĩnh == === Quốc dân đảng Trung Quốc === Tưởng Giới Thạch (Tổng tư lệnh) Trần Thành Dị Quang Hán Phó Tác Nghĩa Lý Tông Nhân Lưu Trì Lưu Văn Huy Tôn Lập Nhân Trần Thiệu Khoan Đỗ Duật Minh Vương Thăng Tiết Nhạc Bạch Sùng Hy Chu Chí Nhu Khổng Lệnh Khản Ngô Quốc Trinh Hoàng Thiệu === Đảng Cộng sản Trung Quốc === Mao Trạch Đông (Tổng tư lệnh) Chu Đức Chu Ân Lai Hạ Long Hứa Thế Hữu Dương Dũng Hoàng Khắc Thành Lâm Bưu Lưu Mông Lưu Nịch Quần Lưu Bá Thừa Bành Đức Hoài Trần Nghị Trần Đan Hoài La Vinh Hoàn Từ Hướng Tiền Nhiếp Vinh Trăn Diệp Kiếm Anh Nguyễn Sơn (Hồng Thủy) === Quân phiệt === Trương Tác Lâm, thống trị vùng Đông Bắc Trung Quốc, bị người Nhật ám sát chết trong Sự biến Tế Nam, con là Trương Học Lương lên nắm quyền. Trương Học Lương, con của Trương Tác Lâm, trong sự kiện Sự biến Tây An, ông cùng tướng Dương Hổ Thành đã buộc Tưởng Giới Thạch phải chấm dứt cuộc chiến chống Cộng và ký kết liên minh với họ để chống lại người Nhật. Về sau bị Tưởng giam giữ cho tới năm 1989. Phùng Ngọc Tường, quân phiệt thống trị miền Bắc Trung Quốc từ sau khi nhà Thanh sụp đổ, tuyên chiến với Quốc dân đảng vào năm 1930 trong cuộc Đại chiến Trung Nguyên, bị thất bại và quy phục Tưởng Giới Thạch. Là người đứng ra tổ chức Quân kháng Nhật người Sát Cáp Nhĩ hợp tác với Đảng Cộng sản Bắc Trung Quốc rồi sau chống lại họ vào năm 1945, từng sang viếng thăm Liên Xô. Diêm Tích Sơn là quân phiệt cai trị tỉnh Sơn Tây cho tới năm 1948. Tập đoàn họ Mã là một gia tộc quân phiệt lớn cai trị các tỉnh bao gồm Thanh Hải, Cam Túc, và Ninh Hạ từ năm 1910 cho tới 1949. Trần Tế Đường là quân phiệt kiểm soát tỉnh Quảng Đông, nơi ông có những đóng góp đáng kể cho sự nghiệp hiện đại hóa và giáo dục. Về sau, trở thành quan chức Chính phủ Quốc dân của Tưởng Giới Thạch và kết thúc cuộc đời của mình trong vai trò là "Cố vấn chiến lược của Tổng thống" tại Đài Loan, nơi ông qua đời vào năm 1954. == Danh sách vũ khí == Súng ngắn Mauser C96 (phiên bản Trung Quốc), Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Browning Hi-Power, Dân quốc, Cộng sản Luger P08, Dân quốc Nambu Type 14, Dân quốc, Cộng sản Type 26, Dân quốc, Cộng sản Nambu Type 94, Dân quốc, Cộng sản Nagant M1895, Cộng sản Tokarev TT-30/TT-33, Cộng sản Colt M1911/A1 (U.S Lend Lease), Dân quốc Súng trường Súng trường kiểu 24, Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Súng trường ZH-29, Dân quốc Hanyang Type 88, Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Gewehr 98, Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Mauser Karabiner 98 kurz, Dân quốc vz. 24, Dân quốc, Cộng sản Súng trường kiểu 38, Dân quốc, Cộng sản Súng trường kiểu 2, Dân quốc, Cộng sản Súng trường Kỵ binh kiểu 38, Dân quốc, Cộng sản Súng trường kiểu 99, Dân quốc, Cộng sản Súng trường Bắn tỉa kiểu 97, Dân quốc, Cộng sản Súng trường Kỵ binh kiểu 44, Dân quốc, Cộng sản Mosin-Nagant M1891/30, M1938, M1944, Cộng sản Tokarev SVT-38, SVT-40, Cộng sản M1 Garand (U.S Lend Lease), Dân quốc M1 Carbine (U.S Lend Lease), Dân quốc M1903 Springfield (U.S Lend Lease), Dân quốc Súng trường Johnson M1941 (U.S Lend Lease), Dân quốc Súng trường Enfield M1917 (U.S Lend Lease), Dân quốc Mondragón F-08, Dân quốc, Cộng sản Lee-Enfield SMLE Rifle No.4 Mk.1, Dân quốc Súng tiểu liên MP18 (phiên bản Trung Quốc), Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản SIG MKMS, Quân phiệt Thompson M1928, M1928A1, M1, M1A1 (U.S Lend Lease, về sau được cải tiến thành phiên bản của Trung Quốc), Dân quốc PPSh-41, Cộng sản PPS-43, Cộng sản Súng tiểu liên M3/A1 (U.S Lend Lease), Dân quốc, Cộng sản Súng tiểu liên Reising M50 (U.S Lend Lease), Dân quốc Sten, Dân quốc, Cộng sản Súng tiểu liên kiểu 100, Dân quốc, Cộng sản Súng máy ZB vz.26 (thu mua với số lượng lớn từ Tiệp Khắc), Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Súng máy Madsen (Multi-caliber), Quân phiệt, Dân quốc, Cộng sản MG 34, Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Súng máy hạng nhẹ kiểu 11, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nhẹ kiểu 96, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nhẹ kiểu 97, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nhẹ kiểu 99, Dân quốc, Cộng sản Súng trường tự động Browning M1918 (U.S Lend Lease), Dân quốc FN BAR, Dân quốc Súng máy hạng nhẹ Bren, Dân quốc Lahti-Saloranta M/26, Dân quốc Súng máy hạng nhẹ DP-28, Cộng sản Súng máy hạng trung Browning M1919 (U.S Lend Lease), Dân quốc Súng máy hạng nặng Súng máy hạng nặng Trung Quốc kiểu 24 (phiên bản Trung Quốc của khẩu MG 08), Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản MG08, Dân quốc, Quân phiệt, Cộng sản Súng máy hạng nặng Browning M1917A1 (phiên bản Trung Quốc), Dân quốc Súng máy hạng nặng Browning M2 (U.S Lend Lease), Dân quốc Súng máy hạng nặng kiểu 92, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nặng kiểu 1, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nặng kiểu 3, Dân quốc, Cộng sản Súng máy hạng nặng DShK 1938, Cộng sản Súng máy Maxim PM1910, Cộng sản SG-43 Goryunov, Cộng sản Vũ khí chống tăng PaK 36, Dân quốc, Cộng sản Súng trường chống Tăng có chốt trượt PTRD-41, Cộng sản Súng trường chống Tăng bán tự động PTRS-41, Cộng sản Súng phóng tên lửa, M1/A1 "Bazooka" (U.S Lend Lease), Dân quốc ZiS-2, Cộng sản ZiS-3, Cộng sản Lựu đạn Lựu đạn kiểu 24 (phiên bản Trung Quốc) Cộng sản, Quân phiệt, Dân quốc Lựu đạn mảnh F1, Cộng sản Lựu đạn mảnh RGD-33, Cộng sản Lựu đạn mảnh Mk.2 (U.S Lend Lease), Dân quốc Số khác Đại đao, Dân quốc, Cộng sản == Danh sách các trận đánh trong cuộc nội chiến == === Giai đoạn 1945-1949 === ==== 1945 ==== Chiến dịch Gia Đài Sơn (21 tháng 7–8 tháng 8 năm 1945) Chiến dịch Tô Nam (13–19 tháng 8 năm 1945) Phản công phía đông Hồ Bắc (13–16 tháng 8 năm 1945) Trận Bảo Ưng (15–23 tháng 8 năm 1945) Trận Ung Gia Trấn (16–19 tháng 8 năm 1945) Trận Thiên Môn (17–27 tháng 8 năm 1945) Chiến dịch Bình Dư (17–25 tháng 8 năm 1945) Chiến dịch Lâm Nghi (17 tháng 8–11 tháng 9 năm 1945) Trận Ngũ Đại Đạo (21–28 tháng 8 năm 1945) Trận Ngũ Hà (24 tháng 8 năm 1945) Trận Doãn Tập (26–27 tháng 8 năm 1945) Chiến dịch Lưỡng Hoài (26 tháng 8–22 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Hưng Hóa (29 tháng 8–1 tháng 9 năm 1945) Trận Đại Trung Tập (1–13 tháng 9 năm 1945) Trận Linh Bích (4–5 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Chư Thành (5–8 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Thương Hà (5–22 tháng 9 năm 1945) Trận Ly Thạch (6–9 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Bình Độ (7–10 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Thái Hưng (8–12 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Thượng Đảng (10 tháng 9–12 tháng 10 năm 1945) Chiến dịch Vô Lệ (13–17 tháng 9 năm 1945) Trận Hướng Thủy Khẩu (18 tháng 9 năm 1945) Trận Như Cao (21 tháng 9 năm 1945) Chiến dịch Úy Quảng Noãn (29 tháng 9–2 tháng 11 năm 1945) Trận Thời Thôn (Tháng 10, 1945) Chiến dịch Diêm Thành (3–10 tháng 10 năm 1945) Chiến dịch Đồng Bách (17 tháng 10–14 tháng 12 năm 1945) Trận Hậu Mã Gia (18 tháng 10 năm 1945) Chiến dịch Hàm Đan (22 tháng 10–2 tháng 11 năm 1945) Trận Sơn Hải Quan (25 tháng 10–16 tháng 11 năm 1945) Chiến dịch dọc theo đường sắt Đại Đồng, Bồ Châu (26–30 tháng 10 năm 1945) Chiến dịch tiểu trừ giặc cướp ở Đông Bắc Trung Quốc (Tháng 11, 1945–Tháng 4, 1947) Trận Hách Chiết (3–4 tháng 11 năm 1945) Trận Thiệu Bá (19–21 tháng 12 năm 1945) Chiến dịch Cao Bưu, Thiệu Bá (19–26 tháng 12 năm 1945) Trận Đường Đầu Quách Thôn (21–30 tháng 12 năm 1945) ==== 1946 ==== Chiến dịch Hầu Mã (19–26 tháng 1 năm 1946) Trận Tứ Bình (15–17 tháng 3 năm 1946) Chiến dịch Đồn Kim Gia (10–15 tháng 4 năm 1946) Chiến dịch phòng thủ Tứ Bình (17–19 tháng 4 năm 1946) Chiến dịch đột phá vòng vây Trung Nguyên (22 tháng 6–31 tháng 8 năm 1946) Chiến dịch phía nam đoạn đường sắt Đại Đồng, Bồ Châu (12 tháng 6–1 tháng 9 năm 1946) Chiến dịch Đại Đồng, Tập Ninh (31 tháng 7–16 tháng 9 năm 1946) Chiến dịch Long Hải (10–22 tháng 8 năm 1946) Chiến dịch Đại Đồng, Bồ Châu (14 tháng 8–1 tháng 9 năm 1946) Trận Lưỡng Hoài (21 tháng 8–22 tháng 9 năm 1946) Trận Như Cao, Hoàng Kiều (25 tháng 8 năm 1946) Chiến dịch Định Đào (2–8 tháng 9 năm 1946) Chiến dịch Lâm Phần, Phù Sơn (22–24 tháng 9 năm 1946) Trận Trương Gia Khẩu (10–20 tháng 10 năm 1946) Trận Nam Lạc–Bắc Lạc (10–11 tháng 11 năm 1946) Chiến dịch Lữ Lương (22 tháng 11 năm 1946–1 tháng 1 năm 1947) Chiến dịch Lâm Giang (17 tháng 12 năm 1946–1 tháng 4 năm 1947) Trận Quan Trung (31 tháng 12 năm 1946–30 tháng 1 năm 1947) Sự kiện Bắc Tháp Sơn ==== 1947 ==== Chiến dịch Nam Bảo Định (21–28 tháng 1 năm 1947) Trận Nương Tử Quan (24–25 tháng 4 năm 1947) Trận Đường Nhị Lý (27–28 tháng 4 năm 1947) Chiến dịch Mạnh Lương Cố (13–16 tháng 5 năm 1947) Thế tấn công mùa hè năm 1947 vùng Đông Bắc Trung Quốc (13 tháng 5–1 tháng 7 năm 1947) Chiến dịch Hợp Thủy (28–31 tháng 5 năm 1947) Chiến dịch Tứ Bình (11 tháng 6 năm 1947–13 tháng 3 năm 1948) Chiến dịch Bắc Bảo Định (26 tháng 6–6 tháng 7 năm 1947) Chiến dịch Nam Ma, Lâm Cù (17–29 tháng 7 năm 1947) Chiến dịch đỉnh núi Tử Ngọ (13–18 tháng 8 năm 1947) Chiến dịch Bắc Đại Thanh Hà (2–12 tháng 9 năm 1947) Thế tấn công mùa thu năm 1947 vùng Đông Bắc Trung Quốc (14 tháng 9–5 tháng 11 năm 1947) Chiến dịch Tát Tha Sơn (2–10 tháng 10 năm 1947) Chiến dịch phía đông chân núi Phục Ngưu Sơn (29 tháng 10–25 tháng 11 năm 1947) Thế tấn công mùa đông năm 1947 vùng Đông Bắc Trung Quốc (15 tháng 12 năm 1947–15 tháng 3 năm 1948) Trận đỉnh núi Phượng Hoàng (7–9 tháng 12 năm 1947) Chiến dịch phía tây Thái An (9 tháng 12 năm 1947–15 tháng 6 năm 1948) Chiến dịch phản công–diệt trừ tại Đại Biệt Sơn (11 tháng 12 năm 1947–Tháng 1, 1948) Chiến dịch Kinh Sơn, Chung Tường (20 tháng 12 năm 1947–Tháng 6, 1948) ==== 1948 ==== Chiến dịch Đồn Công Chúa (2–7 tháng 1 năm 1948) Chiến dịch Lâm Phần (7 tháng 3–18 tháng 5 năm 1948) Chiến dịch Chu Thôn, Trương Điếm (11–21 tháng 3 năm 1948) Chiến dịch Hà Bắc, Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ (12 tháng 5–25 tháng 6 năm 1948) Trận vây hãm Trường Xuân (23 tháng 5–19 tháng 10 năm 1948) Chiến dịch Duyện Châu (29 tháng 5–18 tháng 7 năm 1948) Trận Thượng Sái (17–19 tháng 6 năm 1948) Chiến dịch Liêu Thẩm (12 tháng 9–12 tháng 11 năm 1948) Chiến dịch Thái Nguyên (5 tháng 10 năm 1948–24 tháng 4 năm 1949) Trận Cẩm Châu (7–15 tháng 10 năm 1948) Trận tranh đoạt Tháp Sơn (10–15 tháng 10 năm 1948) Chiến dịch Hoài Hải (6 tháng 11 năm 1948–10 tháng 1 năm 1949) Trận Cửu Liên Sơn (15 tháng 11 năm 1948–11 tháng 1 năm 1949) Chiến dịch Song Đôi Tập (22 tháng 11 năm 1948–15 tháng 12 năm 1949) Chiến dịch Bình Tân (29 tháng 11 năm 1948–31 tháng 1 năm 1949) Sự kiện Bắc Tháp Sơn ==== 1949 ==== Chiến dịch Thiên Tân (3–15 tháng 1 năm 1949) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại miền Bắc Trung Quốc (Tháng 4, 1949–Tháng 6, 1950) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại miền Trung và Nam Trung Quốc (Tháng 4, 1949–Tháng 6, 1953) Chiến dịch Thượng Hải (12 tháng 5–2 tháng 6 năm 1949) Chiến dịch Hàm Dương (17 tháng 5–16 tháng 6 năm 1949) Chiến dịch Lan Châu (9–27 tháng 8 năm 1949) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại miền Đông Trung Quốc (9 tháng 8 năm 1949–Tháng 12, 1953) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Phúc Kiến (24 tháng 8 năm 1949–Tháng 9, 1951) Chiến dịch Ninh Hạ (5–24 tháng 9 năm 1949) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Đại Biệt Sơn (5 tháng 9 năm 1949–Tháng 3, 1950) Trận Cổ Ninh Đầu (25–27 tháng 10 năm 1949) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại vùng Tây Bắc Trung Quốc (Tháng 11, 1949–Tháng 7, 1953) Chiến dịch phía bắc huyện Nam Xuyên (1–28 tháng 11 năm 1949) Trận đảo Đăng Bộ (3–5 tháng 11 năm 1949) Chiến dịch Bác Bạch (17 tháng 11–1 tháng 12 năm 1949) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Liên Dương (3–26 tháng 12 năm 1949) Trận Lương Gia Tuệ (6–7 tháng 12 năm 1949) Trận Liên Dương (7–14 tháng 12 năm 1949) Trận Kiếm Môn Quan (17–18 tháng 12 năm 1949) === Giai đoạn sau 1949 === ==== 1950 ==== Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Vũ Bình (Tháng 1, 1950–Tháng 6, 1955) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Quảng Tây (15 tháng 1 năm 1950–Tháng 5, 1951) Trận Bát Diện Sơn (19–31 tháng 1 năm 1950) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại vùng Tây Nam Trung Quốc (Tháng 2, 1950–Tháng 12, 1953) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Long Tuyền (4 tháng 2 năm 1950–Tháng 12, 1950) Trận Thiên Tuyền (14–20 tháng 2 năm 1950) Trận đảo Nam Áo (3 tháng 3 năm 1950) Chiến dịch đổ bộ đảo Hải Nam (5 tháng 3–1 tháng 5 năm 1950) Trận Y Ngô (29 tháng 3–7 tháng 5 năm 1950) Chiến dịch đảo Đông Sơn (11 tháng 5 năm 1950) Chiến dịch quần đảo Vạn Sơn (25 tháng 5–7 tháng 8 năm 1950) Trận đảo Nam Bằng (9 tháng 8 năm 1950) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Bắc Quảng Đông (Tháng 9, 1950–Tháng 1, 1951) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Đông Bắc Kiềm Châu (22 Tháng 9–29 tháng 11 năm 1950) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại biên giới các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Tháng 2, 1950–Tháng 12, 1953) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại phía Tây Hồ Nam (15 tháng 10–Tháng 11, 1950) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Thập Vạn Đại Sơn (13 tháng 12 năm 1950–Tháng 2, 1951) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Lục Vạn Đại Sơn (20 tháng 12 năm 1950–Tháng 2, 1951) ==== 1951 ==== Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Nghiêu Sơn (8 tháng 1–Tháng 2, 1951) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp ở phía tây Quảng Tây (15 tháng 4–Tháng 9, 1951) ==== 1952 ==== Chiến dịch đảo Nam Nhật (11–15 tháng 4 năm 1952) Chiến dịch tiễu trừ giặc cướp tại Hắc Thủy (13 tháng 6–20 tháng 9 năm 1952) Chiến dịch quần đảo Nam Bành (20 tháng 9–20 tháng 10 năm 1952) ==== 1953 ==== Trận đảo Đại Lộc Sơn (29 tháng 5 năm 1953) Chiến dịch đảo Đông Sơn (16–18 tháng 7 năm 1953) ==== 1955 ==== Chiến dịch đảo Nhất Giang Sơn (18 tháng 1 năm 1955–20 tháng 1 năm 1955) Chiến dịch quần đảo Đại Đông (19 tháng 1 năm 1955–26 tháng 2 năm 1955) ==== 1960 ==== Chiến dịch biên giới Trung Quốc–Miến Điện (14 tháng 11 năm 1960–9 tháng 2 năm 1961) ==== 1950–1958 ==== Cuộc nổi loạn của người Hồi giáo Quốc dân đảng tại Trung Quốc (1950-1958) == Chú thích == == Tham khảo == Nguyễn Gia Phu - Nguyễn Huy Quý, Lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Giáo dục, 2001 == Xem thêm == Quốc-Cộng hợp tác
liên đoàn bóng đá châu á.txt
Liên đoàn bóng đá châu Á (tiếng Anh: Asian Football Confederation; viết tắt: AFC). AFC bao gồm 46 thành viên ở châu Á ngoại trừ Cộng hòa Síp và Israel nhưng lại bao gồm cả Úc. AFC được thành lập ở Manila, Philippines năm 1954 và là một trong sáu thành viên của FIFA (các nước một phần nằm ở châu Âu, một phần ở châu Á như Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Armenia và Gruzia thì lại thuộc UEFA). Trụ sở chính của AFC được đặt ở Bukit Jalil, Kuala Lumpur, Malaysia. Chủ tịch hiện nay là ông Salman Bin Ibrahim Al-Khalifa, người Bahrain. == Các thành viên == Liên đoàn bóng đá châu Á có 47 thành viên hiệp hội chia thành 5 khu vực: 12 từ Tây Á 6 từ Trung Á 7 từ Nam Á 10 từ Đông Á 12 từ Đông Nam Á == Các giải đấu == === Các vô địch hiện đại === Cúp bóng đá châu Á (tiếng Anh: AFC Asian Cup) Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á Giải vô địch bóng đá U-19 châu Á Giải vô địch bóng đá U-16 châu Á Giải vô địch bóng đá U-14 châu Á Giải vô địch bóng đá trong nhà châu Á Giải vô địch bóng đá trong nhà nữ châu Á Giải vô địch bóng đá bãi biển châu Á (tiếng Anh: AFC Beach Soccer Championship) Giải vô địch bóng đá các câu lạc bộ châu Á (tiếng Anh: AFC Champions League) Cúp AFC (tiếng Anh: AFC Cup) Giải vô địch bóng đá trong nhà các câu lạc bộ châu Á (tiếng Anh: AFC Futsal Club Championship) Cúp bóng đá nữ châu Á (tiếng Anh: AFC Women's Asian Cup) Giải vô địch bóng đá nữ U-19 châu Á Giải vô địch bóng đá nữ U-16 châu Á Giải vô địch bóng đá nữ U-14 châu Á === Các giải đấu đã hủy bỏ hoặc lần cuối cùng tổ chức === Cúp Challenge AFC (tiếng Anh: AFC Challenge Cup) Cúp Chủ tịch AFC (tiếng Anh: AFC President's Cup) Cúp các câu lạc bộ đoạt cúp bóng đá quốc gia châu Á (tiếng Anh: Asian Cup Winners' Cup) Siêu cúp bóng đá châu Á (tiếng Anh: Asian Super Cup) == Giải thưởng == === Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á === === Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất châu Á === === Cầu thủ nữ xuất sắc nhất châu Á === === Cầu thủ xuất sắc nhất Cúp bóng đá châu Á === == Các đội tham dự vòng chung kết World Cup == Chú thích • — Không vượt qua vòng loại × — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu — Chủ nhà === World Cup nam === === World Cup nữ === == Các giải đấu quốc tế khác == === Cúp Liên đoàn các châu lục === === Thế vận hội Mùa hè === === Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới === === Giải vô địch bóng đá U-17 thế giới === === Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới === === Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới === == Chú ý == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Liên đoàn bóng đá châu Á Football Asia
asclepias oreophila.txt
Asclepias oreophila là một loài thực vật có hoa trong họ La bố ma. Loài này được Nicholas ex Hilliard & B.L.Burtt mô tả khoa học đầu tiên năm 1986. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Asclepias oreophila tại Wikimedia Commons Dữ liệu liên quan tới Asclepias oreophila tại Wikispecies Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Asclepias oreophila”. International Plant Names Index. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2013.
các hồ tại hà nội.txt
Các hồ tại Hà Nội rất phong phú, được hình thành nên qua những biến động địa chất hàng vạn năm của sông Hồng vùng hạ lưu, dòng chảy của những con sông khác qua địa phận Hà Nội bắt nguồn từ con sông này (sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu v.v.) hoặc chảy vào con sông này. Theo nguyên tắc, "tụ thủy là tụ nhân" trong phong thủy, Hà Nội được chọn là "đế đô muôn đời" như Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn khẳng định, cũng một phần vì là vùng đất có nhiều hồ với vô vàn thắng cảnh bao quanh, và những con sông, ngọn núi như chầu về. == Đặc điểm == Vùng nội thành Hà Nội (nghĩa nguyên gốc là "bên trong sông"), với "Nhĩ Hà nằm ở phía Đông, Kim Ngưu Tô Lịch là sông bên này", thêm nữa, với những con sông cổ như Ngọc Hà, sông Tô và sông Nhuệ nên vùng đất bên trong các con sông, do phù sa bồi tụ không hoàn toàn, đã tạo nên nhiều vùng trũng và hình thành nhiều hồ, ao, chuôm. Hồ Hà Nội là một đặc trưng của Hà Nội tạo nên những ấn tượng về màu xanh đặc biệt cho thành phố khi được nhìn trên máy bay, khác biệt với những thành phố như Thành phố Hồ Chí Minh vốn rất ít hồ ao khiến cho mật độ dân cư như cô đặc hơn và môi trường ít trong lành hơn. Rất nhiều hồ của Hà Nội gắn liền với các huyền tích, như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây, hồ Văn (trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám) v.v. Nhiều hồ đã trở thành thắng cảnh của thủ đô như hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch. Một số hồ ở Hà Nội trở thành một phần của các công viên như hồ trong Vườn bách thảo Hà Nội, hồ Bảy Mẫu trong Công viên Lê Nin, hồ Thủ Lệ trong Vườn Bách thú Hà Nội, hồ Nghĩa Đô trong công viên mới được xây dựng mang tên công viên Nghĩa Đô v.v. Một số hồ khác trở thành khu vực điều tiết khí hậu và điều hòa lưu lượng nước thải, như hồ Yên Sở. Rất nhiều hồ ở Hà Nội hiện nay, do sự lấn chiếm, san lấp của dân cư đã biến mất một phần hoặc vĩnh viễn. Hiện nay, các hồ còn lại của Hà Nội đang được thành phố xúc tiến nạo vét, thanh tẩy nước, và xây dựng các hạ tầng cơ sở xung quanh hồ như làm đường, làm kè. == Danh sách hồ ở Hà Nội == Danh sách các hồ thuộc địa phận Hà Nội, có tên trên bản đồ, phân chia một cách tương đối theo quận, huyện, chiếm khoảng 30% tổng số hồ hiện có tại Hà Nội. === Quận Hoàn Kiếm === Hồ Hoàn Kiếm === Quận Ba Đình === Hồ Bách Thảo: trong công viên bách Thảo có 2 hồ. Hồ Trúc Bạch Hồ Giảng Võ: nằm giữa phố Ngọc Khánh và Trần Huy Liệu Hồ Thủ Lệ: nằm giữa đường Kim Mã, phố Đào Tấn và phố Nguyễn Văn Ngọc Hồ Ngọc Khánh nằm giữa phố Nguyễn Chí Thanh, phố Phạm Huy Thông và ngõ 535 Kim Mã Hồ Thành Công: nằm giữa phố Thành Công, Láng Hạ, đường Huỳnh Thúc Kháng và phố Nguyên Hồng Hồ Hữu Tiệp: ở Ngọc Hà === Quận Cầu Giấy === Hồ Nghĩa Đô nằm trong khuôn viên công viên Nghĩa Đô trên đường Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy. Hồ không rộng, khá sạch. Ao Cầu là một trong những ao hiếm hoi còn sót lại ở Hà Nội. Ao nằm trong làng An Phú tại ngõ 5 đường Hoàng Quốc Việt. Ao nổi tiếng với những điển tích là nơi xuất thân của một sĩ tử thời nhà Trần đỗ Trạng có hiệu là Đặng Huy Phong. Không những vậy, ao Cầu khá rộng và đẹp. Hàng năm vào khoảng tháng 3 hội làng An Phú, có rất nhiều du khách đến thăm ao. Hồ Dịch Vọng: hồ nằm trong công viên Dịch Vọng thuộc phường Dịch Vọng, nằm cạnh đường Thành Thái và Trần Thái Tông === Quận Đống Đa === Hồ Ba Mẫu Hồ Đống Đa nằm trong khu Hoàng Cầu Hồ Nam Đồng nằm trong khu Trung Tự, giữa phố Hồ Đắc Di và phố Đặng Văn Ngữ Hồ Văn Chương nằm trong ngõ Văn Chương Hồ Thiên Quang Tĩnh (giếng soi ánh mặt trời) nằm trong quần thể Văn Miếu-Quốc Tử Giám Hồ Linh Quang nằm giữa ngõ Linh Quang, ngõ Văn Chương và ngõ Lương Sử Hồ Sót đằng sau bệnh viện Đống Đa Hồ Giám nằm trên phố Quốc Tử Giám, đối diện với Văn Miếu Hồ Khương Thượng, nằm trong phố Khương Thượng thuộc phường Khương Thượng Hồ Hố Mẻ, nằm góc đường Tôn Thất Tùng - Trường Chinh, cạnh trường Đại học Y Hồ Láng: nằm giữa phố Chùa Láng và đại sứ quán Nga === Quận Hai Bà Trưng === Hồ Bảy Mẫu Hồ Thiền Quang: nằm giữa phố Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Bình Trọng và Trần Nhân Tông Hồ Hai Bà Trưng, thường gọi là hồ Hai Bà, nằm giữa dốc Thọ Lão, phố Đồng Nhân và phố Lê Gia Định Hồ Thanh Nhàn và Hồ Thanh Nhàn 2A: nằm giữa phố Võ Thị Sáu, Trần Khát Chân, Kim Ngưu và Thanh Nhàn, nay nằm trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô Hồ Dần Mất: nằm giữa phố Trương Định, Nguyễn Đức Cảnh Hồ Đang Lấp: nằm giữa phố Trương Định, Đại La, Phố Vọng, Nguyễn An Ninh Hồ Quỳnh: nằm giữa ngõ Quỳnh và phố Võ Thị Sáu. === Quận Hoàng Mai === Hồ Linh Đàm bao quanh khu đô thị Linh Đàm (bán đảo Linh Đàm) Hồ Định Công nằm giữa Định Công Hạ, Định Công Thượng và sông Lừ hiện tại đang được cải tạo và kè để giữ được diện tích mặt nước hồ Đầm Sòi: nằm trong khu đô thị Định Công giữa đường Lê Trọng Tấn, Trần Điền và ngõ 192 Lê Trọng Tấn Đầm Dọc Ngang nằm trong ngõ 192 Lê trọng Tấn, hiện nay đầm chỉ còn khoảng 1/10 so với diện tích trước kia do sự lấn chiếm của các hộ dân Đầm Đỗi nằm giữa phố Định Công, Nguyễn Cảnh Dị và đường Giải Phóng hiện cũng đang bị san lấp để xây chung cư Hồ Yên Sở còn gọi là hồ điều hòa Yên Sở, là một quần thể nhiều hồ lớn nhỏ khác nhau được xây lên với mục đích điều hòa khí hậu thủy văn cho thành phố. Hồ Giáp Bát, nằm gần đường Kim Đồng; Hồ Đền Lừ nằm trong khuôn viên công viên Đền Lừ giáp với đường Tân Mai thuộc phường Hoàng Văn Thụ Hồ Không Quân cạnh sân bay Bạch Mai và sông Lừ Hồ Đồng Mụ và hồ Đồng Nổi nằm giữa đường Pháp Vân, sông Tô Lịch, đường Giải Phóng và ngõ Trung Kênh Hồ Đồng Vàng giữa đường Pháp Vân, đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và nhà máy nước Pháp Vân Hồ Đồng Riêng giữa sông Kim Ngưu, đường Pháp Vân, trung tâm Metro II đường Tam Trinh Hồ Đồng Khuyến và hồ Thanh Lan giữa đường Pháp Vân, đường Tam Trinh và hồ Yên Sở Hồ Cá Yên Duyên === Quận Long Biên === Hồ Công Viên-hồ vườn hoa Gia Lâm Hồ Cầu Tình (nằm giữa phố Ngọc Lâm, phố Nguyễn Sơn và phố Ngô Gia Khảm, 21°2′55″B 105°52′37″Đ) Hồ Tai Trâu (nằm giữa đường xuống của đường sắt cầu Long Biên và phố Ngọc Lâm, 21°2′50″B 105°52′14″Đ) Hồ bến xe Gia Lâm (nằm giữa phố Ngọc Lâm, bến xe Gia Lâm và đường Nguyễn Văn Cừ, 21°2′57″B 105°52′42″Đ) === Quận Tây Hồ === Hồ Tây Hồ Quảng Bá 21.071801°B 105.824373°Đ / 21.071801; 105.824373 Hồ Bải Tảo nối tiếp với hồ Quảng Bá 21.07484°B 105.820355°Đ / 21.07484; 105.820355 Hồ Bụng Cá nằm kẹp giữa đường Xuân Diệu và đường An Dương Vương 21.063121°B 105.830312°Đ / 21.063121; 105.830312 Đầm Bảy trước thả rất nhiều sen và rộng chừng 7 hecta nhưng nay đã bị chia nhỏ ra thành nhiều ao nhỏ === Quận Thanh Xuân === Hồ Rẻ Quạt nằm trong khu Hạ Đình Hồ Mễ Trì nằm bên đường Lương Thế Vinh, Vũ Hữu và Khuất Duy Tiến Hồ Hình Thang giữa Lê Trọng Tấn và Trấn Diễn Hồ Lấn lớn, Hồ Lấn nhỏ, Hồ lấn dần: các hồ này hiện đang ngày càng bị thu hẹp do người dân đang lấn chiếm trái phép. Đầm Chuối nằm giữa đường Bùi Xương Trạch và Vũ Tông Phan thuộc phường Khương Trung Đầm Hồng nằm trong quần thể các hồ Lấn nhưng hiện chỉ còn đầm Hồng còn nguyên vẹn và được quy hoạch thành công viên Định Công === Quận Hà Đông === Hồ Văn Quán nằm trên đường 19/5 trong khu đô thị Văn Quán phường Văn Quán Hồ Văn Yên nằm đối diện hồ Văn Quán qua đường 19/5 Đầm Khê nằm trong khu đô thị Văn Khê phường Hà Cầu === Huyện Ba Vì === === Huyện Đông Anh === Đầm Vân Trì Đầm Hải bối hồ Hải Bối hồ Toản Xuyến Hồ Sen Hồ Lộc Hà Đầm Sơn Du Giếng Ngọc === Huyện Gia Lâm === === Huyện Sóc Sơn === Hồ Đồng Quan Hồ Đồng Đò, Thôn Minh Tân, xã Minh Trí Hồ Ban Tiện Hồ Hàm Lợn Hồ Ban Hoa Sơn Hồ Đền Sóc Hồ Cầu Bãi Hồ Đồng Đắp Hồ Bồ Đề Hồ Lương Châu Hồ Thần Tam Hồ Mai Định Hồ Tân Yên Hồ Tân Bình === Huyện Thanh Trì === Đầm Mực === Huyện Từ Liêm === === Các hồ chính ở Hà Tây (cũ) === Hồ Đồng Mô Hồ Suối Hai Hồ Quan Sơn Hồ Văn Quán, Hà Đông === Hồ ở Mê Linh === Hồ Đại Lải === Huyện Mỹ Đức === Hồ Quan Sơn === Huyện Quốc Oai === Hồ Gai, Yên Quán, Tân Phú Hồ Cụ, Tân Phú Hồ Đình, Yên Quán, Tân Phú Hồ Bàng, Yên Quán, Tân Phú Hồ Quốc Oai Hồ Đại Đồng == Xem thêm == Hồ bơi Bể bơi == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Bản đồ Hà Nội online tại Nhà xuất bản Bản Đồ Chùm ảnh Hà Nội và những cái hồ có một không hai bản lưu Hồ Hà Nội với nghìn năm Thăng Long Hồ Tây - lá phổi xanh của Hà Nội Hồ ở Hà Nội
tôi có một giấc mơ.txt
"Tôi có một giấc mơ" (tên gốc tiếng Anh: "I Have a Dream") là tên phổ biến của bài diễn văn nổi tiếng nhất của Martin Luther King, Jr., khi ông nói, với sức mạnh thuyết phục của tài hùng biện, về ước mơ của ông cho tương lai của nước Mỹ, khi người da trắng và người da đen có thể sống chung hoà thuận như những con người bình đẳng. Ngày 28 tháng 8 năm 1963, King đọc bài diễn văn này từ những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln trong cuộc Tuần hành đến Washington vì Việc làm và Tự do. Đó là thời điểm quyết định cho Phong trào Dân quyền Mỹ. Khởi đầu với gợi ý đến bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, văn kiện năm 1863 công bố sự tự do cho hàng triệu nô lệ, King đưa ra nhận xét, "nhưng một trăm năm sau, người da đen vẫn chưa được tự do." Khi sắp kết thúc bài diễn văn, King rời bỏ bản thảo soạn sẵn để trình bày một điệp ngữ đầy tính ngẫu hứng, khi ông nhắc đi nhắc lại câu, "Tôi có một giấc mơ", có lẽ theo yêu cầu của Mahalia Jackson, "Martin, hãy nói cho họ biết về giấc mơ!" Đây là thời khắc đẩy cảm xúc người nghe lên đỉnh điểm, và khiến nó trở nên phần nổi tiếng nhất của bài diễn văn: King kể cho họ nghe giấc mơ của ông, phác họa những hình ảnh về sự tự do và bình đẳng đang trỗi dậy từ vùng đất nô lệ và đầy hận thù. "Tôi có một giấc mơ" đứng đầu danh sách 100 bài diễn văn chính trị xuất sắc nhất nước Mỹ trong thế kỷ 20, theo sự bình chọn năm 1999 của giới học giả về diễn thuyết trước công chúng. == Bối cảnh == Cuộc Tuần hành vì Việc làm và Tự do tổ chức tại Washington một phần nhằm biểu dương sự hậu thuẫn dành cho cuộc vận động của Tổng thống Kennedy trong tháng 6 thông qua các đạo luật dân quyền. King cùng những nhà lãnh đạo Phong trào Dân quyền đồng ý duy trì lập trường ôn hòa, và tránh kêu gọi những hành động bất tuân dân sự là dấu ấn nổi bật của Phong trào Dân quyền. King dự định sử dụng diễn từ này như một cơ hội để tôn vinh Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln, nhân dịp kỷ niệm một trăm năm Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ. === Tựa đề và sự hình thành === Từ thập niên 1960, King đã khởi sự nói về "giấc mơ" khi ông diễn thuyết tại Hiệp hội vì sự Thăng tiến của người Da màu (NAACP) mà ông gọi là "Người da đen và Giấc mơ Mỹ", trình bày về khoảng cách giữa Giấc mơ Mỹ và cuộc sống thực tế của người Mỹ; ông cho rằng những người ủng hộ thuyết da trắng ưu việt làm tan nát giấc mơ, và thêm rằng "Chính phủ liên bang của chúng ta khoét sâu thêm qua thái độ vô cảm và đạo đức giả, và bởi sự phản bội của họ đối với chính nghĩa của công lý". King nhận định, "Có thể lắm người da đen chính là phương tiện Chúa dùng để cứu rỗi linh hồn nước Mỹ." Tháng 6, 1963 ở Detroit, King cũng nói về một "giấc mơ" khi ông tuần hành trên Đại lộ Woodward với Walther Reuther và Mục sư C. L. Franklin. Diễn từ King trình bày tại cuộc tuần hành Washington, "Tôi có một giấc mơ", có vài phiên bản được viết vào những thời điểm khác nhau. Không có một phiên bản độc nhất nhưng là một sự tổng hợp từ vài bản thảo, lúc đầu được gọi là "Normalcy, Never Again". Một ít từ bản thảo này cùng một ít từ một bản thảo khác, "Normalcy Speech", được đem vào bản thảo sau cùng. Một bản thảo "Normalcy, Never Again" được lưu giữ tại Thư viện Robert W. Woodruff của Trung tâm Đại học Atlanta và Đại học Morehouse. Khi sắp kết thúc bài diễn văn, Tiến sĩ King nghe tiếng kêu to của ca sĩ nổi tiếng thuộc dòng nhạc Phúc âm, Mahalia Jackson, từ dưới đám đông, "Hãy bảo cho họ biết về giấc mơ, Martin". King ngưng đọc bài diễn văn soạn sẵn, và khởi sự "thuyết giảng", nhấn mạnh đến câu nói cao trào, "Tôi có một giấc mơ". Bài diễn văn được phác thảo với sự trợ giúp từ Stanley Levinson và Clarence Benjamin Jones ở Riverdale, Thành phố New York. Jones thuật lại, "việc chuẩn bị hậu cần cho cuộc tuần hành quá nặng nề đến nỗi bài diễn văn không được xem là ưu tiên", ông thêm, "vào chiều tối thứ Ba, ngày 27 tháng 8 [12 giờ trước khi cuộc tuần hành bắt đầu] Martin vẫn chưa biết phải nói gì". Trước đó, King đã ứng dụng thủ pháp điệp ngữ cho câu "Tôi có một giấc mơ" khi diễn thuyết trước cử tọa 25 000 người tại Cobo Hall ở Detroit ngay sau cuộc Diễu hành cho Tự do với sự tham dự của 125 000 người tại Detroit vào ngày 23 tháng 6 năm 1963. Sau cuộc tuần hành tại Washington, một bản thu âm diễn từ của King tại Cobo Hall được phát hành với tiêu đề "The Great March to Freedom". == Phong cách == Được ca tụng như là một kiệt tác của thuật hùng biện, bài diễn văn của King được định hình theo phong cách thuyết giáo của các mục sư da đen thuộc hệ phái Baptist, thường viện dẫn từ những nguồn có giá trị thiêng liêng và được mọi người tôn trọng như Kinh Thánh, Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ, Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ và Hiến pháp Hoa Kỳ. Thông qua thủ thuật hùng biện để kiến tạo những liên tưởng (định nghĩa bởi Campell và Huxman (2003) như là "những trích dẫn gián tiếp từ kiến thức văn hoá chung của người Mỹ như Kinh Thánh, thần thoại Hi Lạp và La Mã, hoặc lịch sử nước Mỹ"), King sử dụng ngôn từ và các trích đoạn từ những áng văn thâm thuý và được yêu thích của văn hóa Hoa Kỳ để biến chúng thành sức mạnh thuyết phục cho bài diễn văn của ông. Ngay từ phần đầu của bài diễn văn, King đã mượn lời từ Diễn văn Gettysburg của Abraham Lincoln khi ông nói "Five score years ago..." (Một trăm năm trước...). Những gợi ý đến từ Kinh Thánh chiếm vị trí vượt trội. King trích dẫn từ Thi thiên (Thánh vịnh) 30:5 trong đoạn thứ nhì của bài diễn văn, khi nhắc đến điều khoản bãi bỏ nô lệ được ghi trong bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ, ông nói "Nó đã đến như bình minh rộn rã để kết thúc đêm dài tăm tối của kiếp nô lệ". Một gợi ý khác đến từ Kinh Thánh được tìm thấy trong đoạn thứ mười của bài diễn văn: "Không, không, chúng ta không hài lòng, và chúng ta sẽ không hài lòng cho đến khi sự công chính đổ xuống như nước chảy và sự chính trực như một dòng sông", đến từ Amos 5:24. King cũng trích dẫn từ Isaiah 40:4 khi ông nói "Tôi có một giấc mơ, rồi có một ngày mọi thung lũng sẽ được nâng cao, mọi đồi núi sẽ bị hạ thấp, chỗ lồi lõm sẽ được san bằng, chỗ quanh co sẽ thành ngay thẳng, và sự vinh hiển của Thiên Chúa sẽ hiển lộ để mọi loài xác thịt cùng nhau chiêm ngưỡng..." Sử dụng những chữ đầu một câu hoặc một phân đoạn để nhấn mạnh, sắp xếp và đẩy một ý tưởng lên đỉnh điểm (Campbell & Huxman, 2002, p. 177) là phép hùng biện được King sử dụng suốt bài diễn văn. Một ví dụ được tìm thấy ngay từ đầu khi King dẫn đưa đám đông đến cao trào: "Nay là lúc..." được lặp lại bốn lần trong đoạn thứ sáu của bài diễn văn. Nổi tiếng nhất là câu nói "Tôi có một giấc mơ..." được lặp lại tám lần khi King phác họa bức tranh hòa hợp chủng tộc của một nước Mỹ hiệp nhất. Theo sắp đặt của chương trình, King là người thứ mười sáu trong số mười tám diễn giả phát biểu trong ngày tổ chức cuộc tuần hành. Dân biểu Hoa Kỳ John Lewis, ông cũng là một diễn giả tại sự kiện này với tư cách chủ tịch Ủy ban Phối hợp Sinh viên Bất bạo động, nhận xét, "Tiến sĩ King có sức mạnh, năng lực, và khả năng chuyển hóa những bậc thềm của Đài Tưởng niệm Lincoln thành một địa điểm được tưởng nhớ lâu dài. Bằng cung cách diễn thuyết của ông, King đã giáo dục, soi dẫn, và loan báo không chỉ cho những người có mặt ở đó, nhưng cho mọi người trên khắp nước Mỹ, và cho những thế hệ chưa sinh ra." Những ý tưởng được thể hiện trong bài diễn văn phản ánh những ngược đãi King đã nếm trải như một người da đen, và kêu gọi sự quan tâm đến lý tưởng của nước Mỹ như là một quốc gia được thành lập để cung ứng quyền tự do và công lý cho mọi người, rồi ông củng cố và làm thăng hoa những lý tưởng ấy bằng cách đặt chúng vào một bối cảnh thiêng liêng với lập luận rằng sự công bằng xã hội là phù hợp với ý chỉ của Chúa. Như thế, bài diễn văn đã cống hiến cho nước Mỹ cơ hội được cứu rỗi khỏi tội kỳ thị chủng tộc. King miêu tả những gì nước Mỹ đã hứa hẹn là một "tín phiếu" mà nước Mỹ không chịu thanh khoản. Ông nói, "nước Mỹ đã trao cho người da đen một tấm ngân phiếu xấu", nay "chúng ta đến để đổi tấm ngân phiếu ấy thành tiền" bằng cách tuần hành ở Washington, D. C. == Tranh cãi về bản quyền == Vì King thường phát những bản sao bài phát biểu của ông cho công chúng tại nơi diễn thuyết, đã có thời gian người ta tranh cãi về tình trạng bản quyền các bài phát biểu của ông. Việc này đã dẫn đến một vụ kiện, Công ty tài sản của Martin Luther King, Jr. kiện Công ty CBS, được tuyên là bên tài sản của King giữ bản quyền bài phát biểu và có quyền kiện. Việc sử dụng toàn văn hoặc một phần bài phát biểu mà chưa được cho phép vẫn có thể sử dụng trong một vài tình huống, đặc biệt là với lý do sử dụng hợp lý hoặc trích dẫn hợp lý. Theo luật hiện hành thì bài phát biểu vẫn được Hoa Kỳ bảo hộ bản quyền cho đến năm 2038, tức là 70 năm sau khi King mất. == Phản hồi == Một ngày sau, bài diễn văn nhận được sự tán tụng, và được những nhà quan sát xem là đỉnh cao của cuộc tuần hành. James Reston, một cây bút của tờ New York Times, nhận xét, "Tiến sĩ King đã chạm đến tất cả chủ đề của ngày ấy, chỉ để làm tốt hơn những người khác. Ông là một biểu tượng đầy trọn cho Lincoln và Gandhi, và thấm đẫm tinh thần của Kinh Thánh. Ông vừa quyết liệt vừa trầm lắng, và khiến đám đông ra về với cảm giác rằng một cuộc hành trình dài là xứng đáng". Reston cũng nhận thấy "sự kiện đã được truyền hình và báo chí tường thuật tốt hơn bất cứ sự kiện nào khác kể từ lễ nhậm chức của Tổng thống Kennedy," và tin rằng "sẽ còn lâu lắm [Washington] mới quên được giọng du dương u buồn của Mục sư Martin Luther King Jr. nói với đám đông về giấc mơ của ông." Một bài viết của Mary McGrory đăng trên tờ Boston Globe thuật lại rằng diễn từ của King đã "hút hồn" và "cảm động đám đông" trong ngày ấy theo cách không một diễn giả nào khác có thể làm được. Marquis Childs của tờ Washington Post viết rằng diễn văn của King "vượt quá thuật hùng biện đơn thuần". Một bài báo trên tờ Los Angeles Times bình luận rằng "tài hùng biện vô song" được thể hiện bởi King, "nhà hùng biện siêu đẳng" với phong cách cách quá hiếm hoi đến nỗi hầu như bị lãng quên trong thời đại chúng ta, "đã khiến những kẻ chủ trương phân biệt phải hổ thẹn" bằng cách soi sáng "lương tâm của nước Mỹ" với công lý của chính nghĩa quyền công dân. William C. Sullivan, người đứng đầu đơn vị phản gián của FBI, CONIELPRO, hai ngày sau khi King đọc diễn từ "Tôi có một giấc mơ", viết một bản ghi nhớ về ảnh hưởng đang gia tăng của King: "Xét đến ảnh hưởng trên người da đen, với bài diễn văn mị dân đầy thu hút của King hôm qua, ông ấy đứng vượt trội hơn hẳn tất cả lãnh tụ da đen cộng lại. Chúng ta phải đánh dấu ông ta ngay bây giờ, nếu trước đây chưa làm như thế, như là người da đen nguy hiểm nhất trong tương lai tại quốc gia này". == Di sản == Cuộc Tuần hành tại Washington gây áp lực trên chính quyền Kennedy thúc đẩy việc thông qua đạo luật dân quyền tại Quốc hội. Theo nhật ký của Arthur M. Schlesinger, Jr. (phụ tá đặc biệt cho Tổng thống Kennedy từ năm 1961-63) phát hành năm 2007 sau khi ông mất, nói rằng Tổng thống Kennedy tỏ ra lo lắng nếu cuộc tuần hành không thu hút được nhiều người sẽ ảnh hưởng đến nỗ lực thúc đẩy dân quyền của ông. Sau cuộc tuần hành, tạp chí TIME chọn King là Nhân vật của Năm năm 1963, năm sau ông được trao tặng Giải Nobel Hòa bình, King là người trẻ tuổi nhất được nhận vinh dự này. Năm 2002, Thư viện Quốc hội vinh danh "Tôi có một giấc mơ" khi chọn bài diễn văn vào Danh sách Ghi âm Quốc gia (tuyển chọn những bản ghi âm có tầm quan trọng về văn hóa, lịch sử, và thẩm mỹ, hoặc phản ảnh cuộc sống tại Hoa Kỳ). Năm 2003, Cục Công viên Quốc gia khánh thành một bệ đá hoa cương đánh dấu địa điểm King đọc bài diễn văn tại Đài Tưởng niệm Lincoln. == Trích dẫn == == Chú thích == == Xem thêm == Martin Luther King, Jr. Phong trào Dân quyền Mỹ Người Mỹ gốc Phi Diễn văn Gettysburg Hẹn hò với Định mệnh == Liên kết ngoài == Tôi Có Một Giấc Mơ I Have a Dream (text of speech), Douglass Archives of American Public Address. Text of speech: World Wide School Text of speech: United States Department of State Audio and text of speech: History and Politics Out Loud Lyrics of the traditional spiritual "Free At Last" Digitally synchronized audio and text version of "I Have a Dream": downloadable DAISY file
xe buýt nội thành hà nội.txt
== Những vấn đề chung về xe buýt Hà Nội == === Thời gian vận hành === Các tuyến xe buýt hoạt động từ 5h00 - 22h35, tần suất 5 - 60 phút/chuyến (tùy theo tuyến). Xe buýt hoạt động tất cả các ngày trong tuần nhằm phục vụ tối đa sự đi lại của người dân khu vực nội thành và ngoại thành Hà Nội. === Giá vé === ==== Vé lượt ==== Vé lượt áp dụng cho 1 lần đi xe buýt. Giá vé lượt cho các tuyến có cự li dưới 25 km: 7.000 đồng/lượt, từ 25 – 30 km: 8.000 đồng/lượt, 30 km trở lên: 9.000 đồng/lượt. ==== Vé tháng ==== (Giá vé tháng trên đã bao gồm tiền bảo hiểm thân thể hành khách đi xe; áp dụng cho tất cả các tuyến xe buýt có trợ giá) Ngoài ra, xe buýt Hà Nội còn miễn phí wifi (một số tuyến buýt thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội và Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, Xây dựng Bảo Yến), vé xe buýt cho trẻ em dưới 6 tuổi và cung cấp thẻ đi xe buýt miễn phí cho thương binh, bệnh binh, người khuyết tật. Trong khuôn khổ Dự án cải thiện giao thông cộng cộng tại Hà Nội (TRAHUDII), Hà Nội đã triển khai thí điểm sử dụng vé điện tử thông minh cho hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. === Các đơn vị vận hành xe buýt Hà Nội === ==== Các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (TRANSERCO) ==== - Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội: 01, 03, 04, 06A, 06B, 06C, 11, 12, 15, 17, 23, 36, 38. - Xí nghiệp Xe buýt Thăng Long: 14, 16, 20A, 20B, 26, 30, 39, 89. - Xí nghiệp Xe Buýt 10 - 10: 05, 13, 18, 28, 29, 31, 33, 50, 92. - Công ty Cổ phần Xe Điện Hà Nội: 07, 25, 27, 34, 35A, 35B, 55A, 55B, 56A, 56B. - Xí nghiệp Xe buýt Cầu Bươu: 06D, 06E, 20C, 22A, 22B, 22C, 24, 32, 84, 85, 91. - Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên: 03B, 10A, 10B, 40A, 40B, 54, 86, 90, 93 . - Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Liên Ninh: 08, 09, 19, 21A, 21B, 37, 95, 96. - Công ty Cổ phần Vận tải Du lịch Hà Nội: 47A, 47B, 48, 94. - Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Nội: 49, 51. - Trung tâm Tân Đạt: 52A, 52B, 53A, 53B, 62. - Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội: 63, 83, 87, 88. - Xí nghiệp Xe buýt nhanh Hà Nội: 02, BRT 01 ,BRT 02. ==== Các đơn vị không thuộc TRANSERCO ==== - Công ty TNHH Bắc Hà: 41, 42, 43, 44, 45. - Công ty Cổ phần Vận tải, Thương mại và Du lịch Đông Anh: 46. - Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, Xây dựng Bảo Yến: 57, 58, 59, 60A, 60B, 61, 65. - Công ty Liên doanh Vận chuyển Quốc tế Hải Vân: 64, 74. - Công ty Cổ phần Ô tô vận tải Hà Tây: 70A, 70B, 72, 75, 77. - Công ty Cổ phần Dịch vụ và Vận tải Bảo Châu: 78. == Các tuyến xe buýt có trợ giá == === Tuyến 01: Bến xe Gia Lâm - Bến xe Yên Nghĩa === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (Bến xe Gia Lâm); 5h05 - 21h00 (Bến xe Yên Nghĩa). Chủ nhật: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch một lượt: 65 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Tần suất: Ngày thường: 10 - 15 phút/chuyến; Chủ nhật: 12 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Hàng Cót - Hàng Gà - Hàng Điếu - Đường Thành - Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt - Hai Bà Trưng - Lê Duẩn - Khâm Thiên - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1)- Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. Chiều về: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã tư Sở - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn - Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 - Xã Đàn - Khâm Thiên - Nguyễn Thượng Hiền - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Hàng Da - Đường Thành - Phùng Hưng - Lê Văn Linh - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm. Điểm dừng: Chiều đi: Bến xe Gia Lâm, 549 Nguyễn Văn Cừ, 307 Nguyễn Văn Cừ - Công ty cầu 5 Thăng Long, 135 Nguyễn Văn Cừ, điểm E3.1 trung chuyển Long Biên, 50 Hàng Cót, 28 Đường Thành, đối diện số 4 Triệu Quốc Đạt - Bệnh viện phụ sản Trung ương, đối diện tháp Hà Nội - Hai Bà Trưng (cạnh 56 Hai Bà Trưng), 116 Lê Duẩn - Tổng công ty đường sắt Việt Nam, 120 Lê Duẩn - ga Hà Nội, 78 - 80A Khâm Thiên, 274 - 276 Khâm Thiên, 142 - 144 Nguyễn Lương Bằng, Gò Đống Đa - Tây Sơn (đối diện đại học Công Đoàn), 290 Tây Sơn - đối diện đại học Thủy Lợi, 94 Nguyễn Trãi (Royal City), 332 Nguyễn Trãi (đại học khoa học xã hội & nhân văn, đại học khoa học tự nhiên), 386 Nguyễn Trãi - cục sở hữu trí tuệ, Bách hóa Thanh Xuân (Nguyễn Trãi), 204 - 206 Nguyễn Trãi - gần ngã ba Nguyễn Trãi & Lương Thế Vinh (đại học Hà Nội, đại học công nghệ giao thông vận tải), công ty CP công trình giao thông 873 (Nguyễn Trãi) - chợ Phùng Khoang, 10 Trần Phú - đối diện học viên an ninh, học viện công nghệ bưu chính viễn thông - Trần Phú, 100 Trần Phú - gần ngã ba Trần Phú & Nguyễn Khuyến, 148 Trần Phú - Khách sạn sông Nhuệ, 8 Quang Trung - gần ngã ba Quang Trung & Chu Văn An, 96 Quang Trung - bệnh viện đa khoa Hà Đông, cao đẳng y tế Hà Đông, 182 Quang Trung - Nhà thi đấu Hà Đông, 254 Quang Trung - gần ngã ba Quang Trung & Phan Đình Giót, 418 Quang Trung - đối diện khu đô thị Văn Phú, 530 - 532 Quang Trung, 678 - 680 Quang Trung, showroom ô tô Trường Sơn - Quốc lộ 6, đối diện trường trung cấp kinh tế tài chính Hà Nội - quốc lộ 6, bến xe Yên Nghĩa. Chiều về: === Tuyến 02: Bác Cổ - Bến xe Yên Nghĩa === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h30 Thời gian kế hoạch một lượt: 40 - 50 - 55 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội. Tần suất: 5 - 10 - 15 phút/chuyến Chiều đi: Bác Cổ (Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư) - Trần Khánh Dư (đường dưới) - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Hai Bà Trưng - Quang Trung - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Chu Văn An - Tôn Đức Thắng - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. Chiều về: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã tư Sở - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn - Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 - Xã Đàn - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Tràng Tiền - Trần Khánh Dư - Bác Cổ (Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư). Điểm dừng: === Tuyến 03A: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Gia Lâm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h03 - 21h03. Chủ nhật: 5h00 - 21h00 (Bến xe Giáp Bát); 5h05 - 21h00 (Bến xe Gia Lâm) Thời gian kế hoạch một lượt: 45 - 50 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Tần suất: 10 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Nguyễn Thượng Hiền - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm. Chiều về: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Yết Kiêu - Nguyễn Thượng Hiền - Lê Duẩn - Giải Phóng - Quay đầu tại ngã 3 Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. Điểm dừng: === Tuyến 03B: Bến xe Nước Ngầm - Vincom - Phúc Lợi === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h30 - 20h00 (Bến xe Nước Ngầm); 5h15 - 19h55 (Phúc Lợi) Thời gian kế hoạch một lượt: 55 - 60 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Tần suất: 25 - 30 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Nước Ngầm - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát (Quảng trường Bến xe Giáp Bát) - Giải Phóng - Đại La - Minh Khai - Cầu Vĩnh Tuy - Đàm Quang Trung - Chu Huy Mân - Hội Xá - Vũ Xuân Thiều - Đường Phúc Lợi - Ngõ 193 Phúc lợi - Ngách 195/9 Phúc Lợi - Ngõ 195 Phúc Lợi - Phúc Lợi (đối diện trường THPT Phúc Lợi). Chiều về: Phúc Lợi (đối diện trường THPT Phúc Lợi) - Đường Phúc Lợi - Vũ Xuân Thiều - Hội Xá - Chu Huy Mân - Đàm Quang Trung - Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - quay đầu tại điểm mở đối diện công ty ABB - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm. Điểm dừng: === Tuyến 04: Long Biên - Bến xe Nước Ngầm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch một lượt: 55 - 60 phút Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Tần suất: 15 - 20 - 24 phút/chuyến Chiều đi: Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Trần Thánh Tông - Tăng Bạt Hổ - Yecxanh - Lò Đúc - Kim Ngưu - Tam Trinh - Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Lĩnh Nam - Rẽ phải tại ngã ba Lĩnh Nam & Pháp Vân - Pháp Vân - Rẽ trái tại ngã ba Ngọc Hồi, Giải Phóng (gần Bến xe Nước Ngầm) - Ngọc Hồi - Quay đầu tại công ty ABB - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm. Chiều về: Bến xe Nước Ngầm - Ngọc Hồi - Pháp Vân - Rẽ trái tại ngã ba Lĩnh Nam & Pháp Vân - Lĩnh Nam - Nguyễn Tam Trinh - Kim Ngưu - Lò Đúc - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên. Điểm dừng: === Tuyến 05: Khu đô thị Linh Đàm - Phú Diễn === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (Linh Đàm), 5h05 - 21h05 (Phú Diễn); Chủ nhật: 5h02 - 21h00 (Linh Đàm), 5h11 - 21h01 (Phú Diễn) Thời gian kế hoạch một lượt: 50 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10 Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Linh Đàm (Nhà nơ 7B khu đô thị Linh Đàm) - Nguyễn Duy Trinh - Nguyễn Hữu Thọ - Ngiêm Xuân Yên - Cầu Dậu - Trần Hòa - Kim Giang - Khương Đình - Nguyễn Trãi - Quay đầu tại 177 Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh - Mạc Thái Tông (Vũ Phạm Hàm cũ) - Trung Kính - Trần Thái Tông - Tôn Thất Thuyết - Nguyễn Hoàng - Hàm Nghi - Nguyễn Cơ Thạch - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Phú Diễn (Đường K1 cũ) - Ga Phú Diễn - Phú Diễn (Trại Gà). Chiều về: Phú Diễn (Trại Gà) - Phú Diễn (Đường K1 cũ) - Ga Phú Diễn - Cầu Diễn - Quay đầu Doanh trại quân đội nhân dân (nhà máy Z157) - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Nguyễn Cơ Thạch - Hàm Nghi - Nguyễn Hoàng - Tôn Thất Thuyết - Trần Thái Tông - Trung Kính - Mạc Thái Tông (Vũ Phạm Hàm cũ) - Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Tuân - Nguyễn Trãi - quay đầu tại ngã 4 Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi - Khương Đình - Kim Giang - Trần Hòa - Cầu Dậu - Nghiêm Xuân Yên - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Duy Trinh - Khu đô thị Linh Đàm (Nhà nơ 7B khu đô thị Linh Đàm). Điểm dừng: === Tuyến 06A: Bến xe Giáp Bát - Cầu Giẽ (Phú Xuyên) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h15 - 20h05 (BX Giáp Bát); 5h00 - 21h00 (Cầu Giẽ) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất hoạt động: 10 - 15 - 17 - 20 - 23 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại ngõ 4 Kim Đồng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - x.Tứ Hiệp - x.Vĩnh Quỳnh - x.Ngũ Hiệp - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - huyện Thường Tín - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Văn Bình - Thị trấn Thường Tín - x.Hạ Hồi - x.Quất Động - x.Thắng Lợi - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Văn Tự - Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - x. Minh Cường - huyện Phú Xuyên - Nghệ - x. Nam Phong - Thị trấn Phú Xuyên - Guột (X.Phúc Tiến) - Cầu Giẽ (Bãi xe khu vực ngã 3 đường nối thông giữa quốc lộ 7A và đường 75). Chiều về: Cầu Giẽ (Bãi xe khu vực ngã 3 đường nối thông giữa quốc lộ 7A và đường 75) - Quốc lộ 1 - huyện Phú Xuyên - Guột (X.Phúc Tiến) - Thị trấn Phú Xuyên- x. Nam Phong - Nghệ - huyện Thường Tín - x. Minh Cường - Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - x.Văn Tự - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Thắng Lợi - x.Quất Động - x.Hạ Hồi - Thị trấn Thường Tín - x.Văn Bình - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Ngũ Hiệp -x.Vĩnh Quỳnh - x.Tứ Hiệp - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 06B: Bến xe Giáp Bát - Hồng Vân (Thường Tín) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h20 - 19h55 (BX Giáp Bát); 5h00 - 21h00 (Hồng Vân) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất hoạt động: 40 - 45 - 50 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại ngõ 4 Kim Đồng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - x.Tứ Hiệp - x.Vĩnh Quỳnh - x.Ngũ Hiệp - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - huyện Thường Tín - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Văn Bình - Thị trấn Thường Tín - tỉnh lộ 427 - x.Hạ Hồi - x.Liên Phương - x.Vân Tảo - x.Thư Phú - x.Hồng Vân - Hồng Vân (Bãi đỗ xe Thu Hoài - thôn Vân La, x. Hồng Vân). Chiều về: Hồng Vân (Bãi đỗ xe Thu Hoài - thôn Vân La, x. Hồng Vân) - tỉnh lộ 427 - x.Hồng Vân - x.Thư Phú - x.Vân Tảo - x.Liên Phương - x.Hà Hồi - thị trấn Thường Tín - Quốc lộ 1 - x.Văn Bình - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Ngũ Hiệp -x.Vĩnh Quỳnh - x.Tứ Hiệp - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 06C: Bến xe Giáp Bát - Phú Minh (Phú Xuyên) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h10 - 19h50 (BX Giáp Bát); 5h00 - 21h00 (Phú Minh) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất hoạt động: 30 - 40 - 50 - 55 - 60 - 65 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại ngõ 4 Kim Đồng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - x.Tứ Hiệp - x.Vĩnh Quỳnh - x.Ngũ Hiệp - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - huyện Thường Tín - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Văn Bình - Thị trấn Thường Tín - x.Hạ Hồi - x.Quất Động - x.Thắng Lợi - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Văn Tự - x. Minh Cường - Ngã ba Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - rẽ trái vào đường tỉnh lộ 429 (phía Đông) - x.Vạn Điểm - huyện Phú Xuyên - thị trấn Phú Minh - Phú Minh (Công ty Việt Tuyến - gần đê hữu sông Hồng, TT. Phú Minh). Chiều về: Phú Minh (Công ty Việt Tuyến - gần đê hữu sông Hồng, TT. Phú Minh) - đường 429 (phía Đông) - thị trấn Phú Minh - x.Vạn Điểm (Thường Tín) - Ngã ba Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - rẽ phải vào quốc Lộ 1 - x. Minh Cường - x.Văn Tự - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Thắng Lợi - x.Quất Động - x.Hạ Hồi - Thị trấn Thường Tín - x.Văn Bình - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Ngũ Hiệp -x.Vĩnh Quỳnh - x.Tứ Hiệp - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 06D: Bến xe Giáp Bát - Tân Dân (Phú Xuyên) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h25 - 20h00 (BX Giáp Bát); 5h35 - 20h00 (Tân Dân) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 90 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị vận hành: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu Tần suất khai thác: 45 - 50 - 55 - 60 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại ngõ 4 Kim Đồng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - x.Tứ Hiệp - x.Vĩnh Quỳnh - x.Ngũ Hiệp - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - huyện Thường Tín - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Văn Bình - Thị trấn Thường Tín - x.Hạ Hồi - x.Quất Động - x.Thắng Lợi - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Văn Tự - Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - x. Minh Cường - huyện Phú Xuyên - x. Nam Phong - Thị trấn Phú Xuyên - Rẽ phải vào đường trục huyện Thao Chính & Tân Dân - x.Sơn Hà - x.Quang Trung - x.Tân Dân - Tân Dân (đối diện cổng thôn Đại Nghiệp, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên) Chiều về: Tân Dân (đối diện cổng thôn Đại Nghiệp, xã Tân Dân, huyện Phú Xuyên) - Đường trục huyện Thao Chính & Tân Dân - x.Tân Dân - x.Quang Trung - x.Sơn Hà - rẽ trái ra quốc lộ 1 - Thị trấn Phú Xuyên - x. Nam Phong - huyện Thường Tín - x. Minh Cường - Đỗ Xá (x. Vạn Điểm) - x.Văn Tự - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Thắng Lợi - x.Quất Động - x.Hạ Hồi - Thị trấn Thường Tín - x.Văn Bình - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Ngũ Hiệp -x.Vĩnh Quỳnh - x.Tứ Hiệp - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 06E: Bến xe Giáp Bát - Phú Túc (Phú Xuyên) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h45 - 18h15 (BX Giáp Bát); 5h55 - 19h45 (Phú Túc) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 75 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị vận hành: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu Tần suất khai thác: 25 - 40 - 50 - 55 - 60 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - quay đầu tại ngõ 4 Kim Đồng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - x.Tứ Hiệp - x.Vĩnh Quỳnh - x.Ngũ Hiệp - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - huyện Thường Tín - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Văn Bình - Thị trấn Thường Tín - x.Hạ Hồi - x.Quất Động - x.Thắng Lợi - Tía (x.Tô Hiệu) - rẽ phải vào đường tỉnh lộ 429 (phía Tây) - x.Tô Hiệu - x.Ngiêm Xuân (Thường Tín) - huyện Phú Xuyên - x.Phượng Dực - x.Hồng Minh - x.Hồng Dương - Rẽ trái đường trục huyện Phú Túc & Hoàng Long - x. Tri Trung - X. Phú Túc - Phú Túc (cạnh nhà văn hóa thôn Lưu Đông, x.Phú Túc). Chiều về: Phú Túc (cạnh nhà văn hóa thôn Lưu Đông, x.Phú Túc) - Đường trục huyện Phú Túc & Hoàng Long - X. Phú Túc - x. Tri Trung - Rẽ phải đường tỉnh lộ 429 (phía Tây) - x.Hồng Dương - x.Hồng Minh - x.Phượng Dực - x.Ngiêm Xuân (Thường Tín) - x.Tô Hiệu - rẽ trái ra quốc Lộ 1 - Tía (x.Tô Hiệu) - x.Thắng Lợi - x.Quất Động - x.Hạ Hồi - Thị trấn Thường Tín - x.Văn Bình - Quán Gánh (x.Nhị Khê) - x.Liên Ninh (Thanh Trì) - x.Ngọc Hồi (Thanh Trì) - x.Ngũ Hiệp -x.Vĩnh Quỳnh - x.Tứ Hiệp - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 07: Cầu Giấy - Sân bay Nội Bài === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h35 (Cầu Giấy); 5h00 - 22h35 (Nội Bài)/ CN:5h00 - 21h30 (Cầu Giấy); 5h08 -22h30 (Nội Bài) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội Tần suất: 3 - 8 -13 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường trên) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - đối diện bến xe Nam Thăng Long - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Đường dưới cầu vượt Kim Chung - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại điểm mở (đối diện công ty dịch vụ hàng hóa hàng không - ACS) - Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1) Chiều về: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, nhà ga T1) - Võ Văn Kiệt - Đường vào sân đỗ nhà ga T2, sân bay Nội Bài - Điểm dừng xe buýt đón trả khách (sân đỗ xe nhà ga T2) - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng Bến xe Nam Thăng Long - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy === Tuyến 08: Long Biên - Đông Mỹ === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h30 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 52 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh Tần suất: 7 - 15 - 20 phút/chuyến Lộ trình vận hành từ thứ 2 đến 18h00 thứ 6: Chiều đi: Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) - quay đầu tại đối diện phố Hàng Than - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Bạch Mai - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - đối diện bến xe Giáp Bát - Đường Ngọc Hồi - đối diện bến xe Nước Ngầm - thị trấn Văn Điển - đường Ngũ Hiệp - đường 427 - x.Ngũ Hiệp - x.Đông Mỹ - Sân vận động Đông Mỹ. Chiều về: Sân vận động Đông Mỹ - x.Đông Mỹ - đường 427 - x.Ngũ Hiệp - đường Ngũ Hiệp - Đường Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - bến xe Nước Ngầm - Giải Phóng - Quảng trường Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Đại La - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Bạch Mai - Phố Huế - Hàng Bài - Bờ Hồ - Đinh Tiên Hoàng - Trần Nguyên Hãn - Ngô Quyền - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) Lộ trình vận hành từ 18h00 thứ 6 đến hết ngày Chủ nhật: Chiều đi: Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) - quay đầu tại đối diện phố Hàng Than - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Bạch Mai - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - đối diện bến xe Giáp Bát - Đường Ngọc Hồi - đối diện bến xe Nước Ngầm - thị trấn Văn Điển - đường Ngũ Hiệp - đường 427 - x.Ngũ Hiệp - x.Đông Mỹ - Sân vận động Đông Mỹ. Chiều về: Sân vận động Đông Mỹ - x.Đông Mỹ - đường 427 - x.Ngũ Hiệp - đường Ngũ Hiệp - Đường Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - bến xe Nước Ngầm - Giải Phóng - Quảng trường Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Đại La - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Bạch Mai - Phố Huế - Hàng Bài - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) === Tuyến 09: Bờ Hồ - Công viên Thống Nhất - Cầu Giấy - Bờ Hồ === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 23h06 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 52 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh. Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Lộ trình vận hành từ thứ 2 đến 18h00 thứ 6: Chiều đi: Bãi đỗ xe Bờ Hồ 1 - Đinh Tiên Hoàng - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trần Nhân Tông - Lê Duẩn - Khâm Thiên - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Ngã Tư Sở - Láng - Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại đối diện số nhà 56 Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng - Đường Láng - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào đại học giao thông vận tải) - Cầu Giấy - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà - Lê Hồng Phong - Điện Biên Phủ - Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Bãi đỗ xe Bờ Hồ 2. Chiều về: Bãi đỗ xe Bờ Hồ 2 - Lê Thái Tổ - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Đội Cấn - Liễu Giai - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Đường Láng - Chùa Láng - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh & Trần Duy Hứng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ - Quay đầu tại số 48 Láng Hạ - Láng Hạ - Láng - Ngã Tư Sở - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn - Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 - Xã Đàn - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Nguyễn Du - Phố Huế - Hàng Bài - Đinh Tiên Hoàng - Bãi đỗ xe Bờ Hồ 1. Lộ trình vận hành từ 18h00 thứ 6 đến hết ngày Chủ nhật: Chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư 1 (cạnh tường rào bảo tàng lịch sử) - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trần Nhân Tông - Lê Duẩn - Khâm Thiên - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - phố Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Nguyễn Lương Bằng - Tây Sơn - Ngã Tư Sở - Láng - Láng Hạ - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại đối diện số nhà 56 Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Chí Thanh - Chùa Láng - Đường Láng - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào đại học giao thông vận tải) - Cầu Giấy - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Hoàng Hoa Thám - Ngọc Hà - Lê Hồng Phong - Điện Biên Phủ - Phan Bội Châu - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Tràng Tiền - Trần Khánh Dư - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư 2 (cạnh tường rào bảo tàng lịch sử). Chiều về: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư 2 (cạnh tường rào bảo tàng lịch sử) - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lê Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Quang Trung - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Đội Cấn - Liễu Giai - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Đường Láng - Chùa Láng - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh & Trần Duy Hứng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ - Quay đầu tại số 48 Láng Hạ - Láng Hạ - Láng - Ngã Tư Sở - Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Xã Đàn - Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 - Xã Đàn - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Nguyễn Du - Phố Huế - Hàng Bài - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Tràng Tiền - Trần Khánh Dư - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư 1 (cạnh tường rào bảo tàng lịch sử). === Tuyến 10A: Long Biên - Từ Sơn === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05 - 21h00 (Long Biên); 5h00 - 22h00 (Từ Sơn)/ CN: 5h00 - 21h00 (Long Biên); 5h05 - 22h00 (Từ Sơn). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 - 45 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên Tần suất: 13 - 15 - 20 - 30 phút/chuyến Chiều đi: Long Biên (đối diện Đội CSGT số 1 Hà Nội - số 3 Trần Nhật Duật) - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Hà Huy Tập - Đặng Phúc Thông - Dốc Lã - Đình Bảng - Trần Phú (Từ Sơn) - Minh Khai (Từ Sơn) - Từ Sơn (Cổng bệnh viện đa khoa Từ Sơn). Chiều về: Từ Sơn (Cổng bệnh viện đa khoa Từ Sơn) - Minh Khai (Từ Sơn) - Quay đầu tại điểm mở - Minh Khai (Từ Sơn) - Trần Phú (Từ Sơn) - Đình Bảng -Dốc Lã - Đặng Phúc Thông - Hà Huy Tập - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Long Biên (đối diện Đội CSGT số 1 Hà Nội - số 3 Trần Nhật Duật) === Tuyến 10B: Long Biên - Trung Mầu (Gia Lâm) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h10 - 20h25 (Long Biên) 5h00- 20h10 (Trung Mầu). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên Tần suất: 25 - 30 phút/chuyến Chiều đi: Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Hà Huy Tập - Dốc Lã - Đặng Phúc Thông - Đường Ninh Hiệp - x.Trường Yên - x.Ninh Hiệp - x.Phù Đổng - x.Trung Mầu - Trung Mầu (Gia Lâm). Chiều về: Trung Mầu (Gia Lâm) - x.Trung Mầu - x. Phù Đổng - Đường Ninh Hiệp - x.Ninh Hiệp - x.Trường Yên - Đặng Phúc Thông - Dốc Lã - Hà Huy Tập - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên. === Tuyến 11: Công viên Thống Nhất - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h30 (Công viên Thống Nhất), 5h00 - 21h30 (Nông nghiệp I); CN: 5h00 - 21h30 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - phố Phú Viên - phố Long Biên - Ngọc Thụy - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận - Ngô Xuân Quảng - HV Nông nghiệp Việt Nam Chiều về: HV Nông nghiệp Việt Nam - Ngô Xuân Quảng - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Lâm - Ngọc Thụy - phố Long Biên - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Trần Hưng Đạo - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất === Tuyến 12: Công viên Nghĩa Đô - Đại Áng === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00; CN: 5h05 - 21h00. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 66 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất: 12 - 15 - 18 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Công viên Nghĩa Đô - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Đào Tấn - Liễu Giai - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh &Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn - Trần Điền - Trần Nguyên Đán - Ngõ 218 Định Công - Định Công - Giải Phóng - Ngọc Hồi - thị trấn Văn Điển - Quốc lộ 1 - Cầu Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Đường mới (ven sông) - ngã ba Lạc Thị - đường Vĩnh Thịnh - đường Đại Áng - Đại Áng (cổng UBND xã Đại Áng) Chiều về: Đại Áng (Cổng UBND xã Đại Áng) - đường Đại Áng - đường Vĩnh Thịnh - ngã ba Lạc Thị - Đường mới (ven sông) - Xã Ngọc Hồi - Cầu Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 - thị trấn Văn Điển - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Quay đầu điểm mở đối diện ngõ 773 Giải Phóng - Giải Phóng - Định Công - Ngõ 218 Định Công - Trần Nguyên Đán - Trần Điền - Lê Trọng Tấn - Tôn Thất Tùng - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Quay đầu tại cổng Công viên Nghĩa Đô - Công viên Nghĩa Đô === Tuyến 13: Công viên nước Hồ Tây - Cổ Nhuế (Học viện Cảnh sát Nhân dân) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (Công viên nước Hồ Tây); 5h05 - 21h00 (Học viện cảnh sát)/ CN: 5h08 - 21h00 (Công viên nước Hồ Tây), 5h06 - 20h58 (Học viện cảnh sát) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 - 45 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10 Tần suất: 16 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Công viên nước Hồ Tây - Ngõ 612 Lạc Long Quân - Lạc Long Quân - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Tô Hiệu - Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Hoàng Công Chất - Phan Bá Vành - Cầu Noi - Đường liên xã Cổ Nhuế - Học viện Cảnh sát nhân dân - Cổ Nhuế (cạnh công ty da giầy Thụy Khuê, ngã 3 đường nội bộ Khu công nghiệp Đông Á). Chiều về: Cổ Nhuế (cạnh công ty da giầy Thụy Khuê, ngã 3 đường nội bộ Khu công nghiệp Đông Á) - Học viện Cảnh sát nhân dân - Đường liên xã Cổ Nhuế - Cầu Noi - Phan Bá Vành - Hoàng Công Chất - Cầu Diễn - Quay đầu tại Trung tâm kiểm định xe máy Cầu Diễn (Đối diện chợ Cầu Diễn) - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Trần Quốc Hoàn - Tô Hiệu - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Vòng xuyến Bưởi & Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Lạc Long Quân - Ngõ 612 Lạc Long Quân - Công viên nước Hồ Tây. === Tuyến 14: Bờ Hồ - Cổ Nhuế === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 - 50 phút. Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Lộ trình vận hành từ thứ 2 đến 18h00 thứ 6: Chiều đi: Bờ Hồ (Bãi đỗ xe Bờ Hồ) - Cầu Gỗ - Hàng Thùng - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Quay đầu tại số nhà 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - Cổ Nhuế (Cạnh đường vào làng Nhật Tảo). Chiều về: Cổ Nhuế (Cạnh đường vào làng Nhật Tảo) - Tân Xuân - Quay đầu tại điểm mở đối diện trường Trung cấp nghề GTVT - Tân Xuân - Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Quay đầu tại ngã tư Bưởi & Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Hoàng Hoa Thám - cầu vượt Hoàng Hoa Thám - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng - Bờ Hồ (Bãi đỗ xe Bờ Hồ) Lộ trình vận hành từ 18:00 thứ 6 đến hết ngày Chủ Nhật: Chiều đi: Trần Khánh Dư (Cạnh tường rào Bảo tàng Lịch sử) - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Quay đầu tại số nhà 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - Cổ Nhuế (Cạnh đường vào làng Nhật Tảo). Chiều về: Cổ Nhuế (Cạnh đường vào làng Nhật Tảo) - Tân Xuân - Quay đầu tại điểm mở đối diện trường Trung cấp nghề GTVT - Tân Xuân - Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Quay đầu tại ngã tư Bưởi & Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Hoàng Hoa Thám - cầu vượt Hoàng Hoa Thám - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Lê Lai - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư (Cạnh tường rào Bảo tàng Lịch sử). === Tuyến 15: Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ (Trung tâm thương mại Bình An) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05-19h30 (Bến xe Gia Lâm), 5h05 - 21h00 (Phố Nỉ)/ CN: 5h00-19h30 (Bến xe Gia Lâm), 5h00 - 21h00 (Phố Nỉ) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 85 - 90 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất: 10 -15 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Thiên Đức - Quốc lộ 3 - Dốc Vân - Cổ Loa - Đường cải tránh Quốc lộ 3 - Quốc lộ 3 - thị trấn Đông Anh - Nguyên Khê - Phủ Lỗ - Đa Phúc - Phố Nỉ (Trung tâm thương mại Bình An) Chiều về: Phố Nỉ (Trung tâm thương mại Bình An) - Quốc lộ 3 - Đa Phúc - Phủ Lỗ - Nguyên Khê - thị trấn Đông Anh - Đường cải tránh Quốc lộ 3 - Quốc lộ 3 - Cổ Loa - Dốc Vân - Quốc lộ 3 - Thiên Đức - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm === Tuyến 16: Bến xe Nước Ngầm - Bến xe Mỹ Đình === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 4h55 - 20h55 (BX Nước Ngầm); 5h00 - 21h20 (BX Mỹ Đình): CN: 5h00 - 20h40(BX Mỹ Đình); 4h55 - 20h55(BX Nước Ngầm) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Tần suất: 30 - 35 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Nước Ngầm - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Quay đầu tại Đình Thôn - Phạm Hùng - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Đường Láng - Ngã tư Sở - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - Quay đầu tại đối diện công ty ABB - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm. === Tuyến 17: Long Biên - Phủ Lỗ - Sân bay Nội Bài === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h30 (Long Biên); 5h10 - 22h00 (Nội Bài)/ CN: 5h00 - 20h30 (Long Biên); 5h10 - 22h00 (Nội Bài). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 - 80 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Long Biên (điểm đỗ trong làn đường dành riêng cho xe buýt) - Yên Phụ - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Thiên Đức - Dốc Vân - Quốc lộ 3 - Xã Nguyên Khê - Xã Phủ Lỗ - Quốc lộ 2 - Đường nối Quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở - Võ Nguyên Giáp - Võ Văn Kiệt - Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1) Chiều về: Sân bay Nội Bài (Sân đỗ P2, Nhà ga T1) - đường trục nội cảng - Trạm thu phí Sân bay Nội Bài - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại điểm mở đường Võ Văn Kiệt - Võ Văn Kiệt - Đường nối Quốc lộ 2 và đường Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 - Quốc lộ 3 - Xã Phủ Lỗ - Xã Nguyên Khê -Thị trấn Đông Anh - Quốc lộ 3 - Thiên Đức - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Quay đầu tại dốc phố Hàng Than - Long Biên (điểm đỗ trong làn đường dành riêng cho xe buýt) === Tuyến 18: Đại học Kinh tế Quốc dân 1 - Chùa Bộc - Long Biên - Đại học Kinh tế Quốc dân 2 === Giá vé: 7.000đ/lượt. Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h05 (ĐHKTQD1); 5h07 - 21h02 (ĐHKTQD2); CN: 5h02 - 20h57 (ĐHKTQD1); 5h09 - 21h04 (ĐHKTQD2) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút. Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10 Tần suất: 15 - 20 - 25 phút/chuyến Chiều đi: Đại học Kinh tế Quốc dân 1 - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Phố Vọng - Giải Phóng - Phương Mai - Lương Định Của - Đông Tác - Chùa Bộc - Tây Sơn - Thái Thịnh - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Phú - Phùng Hưng - Lê Văn Linh - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Trần Khát Chân - Võ Thị Sáu - Thanh Nhàn - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại học Kinh tế Quốc dân 2. Chiều về: Đại học Kinh tế Quốc dân 2 - Trần Đại Nghĩa - Đại La - Bạch Mai - Thanh Nhàn - Võ Thị Sáu - Trần Khát Chân - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Quay đầu tại số nhà 92 Yên Phụ - Hàng Đậu - Quán Thánh - Hoè Nhai - Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế - Trần Phú - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong - Ông Ích Khiêm - Sơn Tây - Kim Mã (Toà nhà PTA - số 1 Kim Mã) - Giảng Võ - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Yên Lãng - Thái Thịnh - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của - Phương Mai - Giải Phóng - Quay đầu tại gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng - Giải Phóng - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại học Kinh tế Quốc dân 1. === Tuyến 19: Trần Khánh Dư - Công viên Thiên đường Bảo Sơn === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h03 (Trần Khánh Dư), 5h05 - 21h03 (Bảo Sơn)/ CN: 5h05 - 21h00(Trần Khánh Dư); 5h10 - 21h08 (Bảo Sơn). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư - Trần Khánh Dư (đường dưới) - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - Trần Khánh Dư (đường trên) - Nguyễn Khoái - Dốc cầu Vĩnh Tuy - Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã tư Vọng - Trường Chinh - Đường Láng - Quay đầu tại đối diện số nhà 124 đường Láng - Đường Láng - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Chu Văn An (Hà Đông) - Vạn Phúc (Hà Đông) - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Công viên thiên đường Bảo Sơn (bãi đỗ xe công viên thiên đường Bảo Sơn). Chiều về: Công viên thiên đường Bảo Sơn (bãi đỗ xe công viên thiên đường Bảo Sơn) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Tố Hữu - Vạn Phúc (Hà Đông) - Chu Văn An (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã Tư Sở - Trường Chinh - Ngã tư Vọng - Đại La - Minh Khai - Vĩnh Tuy - quay đầu tại nút giao Vĩnh Tuy và đường dẫn lên đê Nguyễn Khoái - Vĩnh Tuy - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư (đường dưới) - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô - Trần Khánh Dư (đường trên) - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư. === Tuyến 20A: Cầu Giấy - Phùng - Bến xe Đan Phượng === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 (Cầu Giấy); 5h00 - 20h20 (Đan Phượng)/ CN: 5h04 - 21h00 (Cầu Giấy); 5h16 - 21h00 (Đan Phượng). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Tần suất: 20 phút/chuyến Chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Quốc lộ 32 - x.Di Trạch - thị trấn Trạm Trôi - x.Đức Giang - x. Đức Thượng - x.Minh Khai (Hoài Đức) - x.Song Phượng - x.Đan Phượng - thị trấn Phùng - Bến xe Đan Phượng. Chiều về: Bến xe Đan Phượng - thị trấn Phùng - x.Đan Phượng - x.Song Phượng - x.Minh Khai (Hoài Đức) - x. Đức Thượng - x.Đức Giang - thị trấn Trạm Trôi - x.Di Trạch - Quốc lộ 32 - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào trường đại học giao thông vận tải) - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy. === Tuyến 20B: Cầu Giấy - Phùng - Bến xe Sơn Tây === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h12 - 20h07. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long Tần suất: 25 - 35 phút/chuyến Chiều đi: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Nhổn - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Quốc lộ 32 - x.Di Trạch - thị trấn Trạm Trôi - x.Đức Giang - x. Đức Thượng - x.Minh Khai (Hoài Đức) - x.Song Phượng - x.Đan Phượng - thị trấn Phùng - Bến xe Đan Phượng - x.Đồng Tháp - x.Tam Thuận (Phúc Thọ) - x.Hiệp Thuận - x.Tam Hiệp - x.Ngọc Tảo - x.Phụng Thượng - x.Đại Đồng (Thạch Thất) - thị trấn Phúc Thọ - x.Trạch Mỹ Lộc - x.Thọ Lộc - x.Tích Giang - x.Viên Sơn (Sơn Tây) - Phố Chùa Thông (Sơn Tây) - Bến xe Sơn Tây. Chiều về: Bến xe Sơn Tây - Phố Chùa Thông (Sơn Tây) - x.Viên Sơn (Sơn Tây) - x.Tích Giang - x.Thọ Lộc - x.Trạch Mỹ Lộc - thị trấn Phúc Thọ - x.Đại Đồng (Thạch Thất) - x.Phụng Thượng - x.Ngọc Tảo - x.Tam Hiệp - x.Hiệp Thuận - x.Tam Thuận (Phúc Thọ) - x.Đồng Tháp - Bến xe Đan Phượng - thị trấn Phùng - x.Đan Phượng - x.Song Phượng - x.Minh Khai (Hoài Đức) - x. Đức Thượng - x.Đức Giang - thị trấn Trạm Trôi - x.Di Trạch - Quốc lộ 32 - Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn - Nhổn - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào trường đại học giao thông vận tải) - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy. === Tuyến 20C: Nhổn - Võng Xuyên === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h23 - 18h08 (Nhổn), 5h00 - 19h38 (Võng Xuyên). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 75 phút Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu Tần suất: 30 phút/chuyến Chiều đi: Nhổn (Điểm trung chuyển xe buýt Nhổn) - Nhổn - Quay đầu tại Cụm Công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm - Quốc lộ 32 - Ngã tư Nhổn - đường Tây Tựu - đường Thượng Cát - Đê Liên Trì - Đê Hữu Hồng (Liên Trung, Liên Hà, Liên Hồng, Hồng Hà, Trung Châu, Thọ Xuân, Thọ An, Trung Châu) - x.Hát Môn (Đan Phượng) - x.Vân Nam (Phúc Thọ) - x.Vân Phúc - x.Xuân Phú - x.Cẩm Đình - x. Võng Xuyên - Ngã tư huyện (Cụm 11, Võng Xuyên) Chiều về: Ngã tư huyện (Cụm 11, Võng Xuyên) - x. Võng Xuyên - x.Cẩm Đình - x.Xuân Phú - x.Vân Phúc - x.Vân Nam (Phúc Thọ) - x.Hát Môn (Đan Phượng) - Đê Hữu Hồng (Trung Châu, Thọ An, Thọ Xuân, Trung Châu, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung) - Đê Liên Trì - đường Thượng Cát - đường Tây Tựu - Ngã tư Nhổn - Nhổn (Trạm trung chuyển xe buýt Nhổn) === Tuyến 21A: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Yên Nghĩa === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h05 (Giáp Bát); 5h00 - 21h00 (Yên Nghĩa)/ CN: 5h00 -21h05(Giáp Bát); 5h05 - 21h05(Yên Nghĩa) Màu xe: Vàng - Đỏ Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút. Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh. Tần suất: 10 - 15 - 18 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Phố Vọng - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. Chiều về: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Ngã tư Sở - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Quay đầu tại ngã 3 Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 21B: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Bến xe Mỹ Đình === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h35 - 20h00 (Pháp Vân Tứ Hiệp); 5h50 - 20h15 (Mỹ Đình) Màu xe: Vàng - Đỏ Thời gian kế hoạch 1 lượt: 62 phút. Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh. Tần suất: 30 phút/chuyến Chiều đi: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - đường nội bộ khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Trần Thủ Độ - Ngõ 15 Ngọc Hồi - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm - Giải Phóng - Quảng trường Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Phố Vọng - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Ngã tư Sở - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Ngã tư Sở - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - Ngã tư Vọng - Giải Phóng - Nút giao Pháp Vân - Đường dưới Vành đai 3 (Pháp Vân) - Trần Thủ Độ - đường nội bộ khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp. === Tuyến 22A: Bến xe Gia Lâm - Long Biên - Bến xe Kim Mã === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Giờ xuất/đóng bến: 06h00 - 22h00 Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Màu xe: Vàng - Đỏ Tần suất: 07-15 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Nguyễn Biểu - Hoàng Diệu - Trần Phú - Bến xe Kim Mã (đối diện Toà nhà PTA) Chiều về: Bến xe Kim Mã (đối diện Toà nhà PTA) - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm === Tuyến 22B: Bến xe Mỹ Đình - Mỗ Lao - Khu đô thị Xa La === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Giờ xuất/đóng bến: 06h00 - 22h00 Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Tần suất: 07-15 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Tố Hữu - Mỗ Lao - Nguyễn Văn Lộc - Trần Phú (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường Phúc La, Văn Phú - Quay đầu tại ngã tư Đa Sỹ - Đường Phúc La, Văn Phú - Khu đô thị Xa La (đối diện Khách sạn Mường Thanh) Chiều về: Khu đô thị Xa La (đối diện Khách sạn Mường Thanh) - Đường Phúc La, Văn Phú - Phùng Hưng (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Văn Lộc - Mỗ Lao - Tố Hữu - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Quay đầu tại ngã tư Phạm Hùng, Tôn thất Thuyết - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình === Tuyến 22C: Khu đô thị Kiến Hưng - Vạn Phúc - Khu đô thị Dương Nội === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Giờ xuất/đóng bến: 06h00 - 22h00 Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Tần suất: 07-15 phút/lượt Chiều đi: Khu đô thị Kiến Hưng (Cạnh toà nhà 19T6) - Đường nội bộ khu giãn dân Mậu Lương - Đường Mậu Lương - Đường Phúc La, Văn Phú (Khu đô thị Xa La) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Chu Văn An (Hà Đông) - Vạn Phúc - Tố Hữu - Đường trục Bắc Hà Đông - Khu đô thị Dương Nội (Chung cư The sparks Nam Cường) Chiều về: Khu đô thị Dương Nội (Chung cư The sparks Nam Cường) - Đường trục Bắc Hà Đông - Quay đầu tại gầm cầu vượt đường sắt - Đường trục Bắc Hà Đông - Tố Hữu - Vạn Phúc - Chu Văn An (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường Phúc La, Văn Phú (Khu đô thị Xa La) - Đường Mậu Lương - Rẽ phải đối diện tổ 9, 11 - Đường nội bộ khu giãn dân Mậu Lương - Khu đô thị Kiến Hưng (Cạnh toà nhà 19T6) === Tuyến 23: Nguyễn Công Trứ 1 - Vân Hồ - Long Biên - Nguyễn Công Trứ 2 === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00(Nguyễn Công Trứ 1), 5h05(Nguyễn Công Trứ 2) - 21h00. CN: 5h00 - 21h00. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ 1 - Nguyễn Công Trứ - Phố Huế - Tuệ Tĩnh - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Hoa Lư - Đại Cồ Việt - Quay đầu tại đối diện số nhà 100 Đại Cồ Việt - Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu - Lê Thanh Nghị - Giải Phóng - Phương Mai - Lương Đình Của - Đông Tác - Chùa Bộc - Tây Sơn - Quay đầu tại đối diện số nhà 127 Tây Sơn - Tây Sơn - Đặng Tiến Đông - Trần Quang Diệu - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Cửa Nam - Phùng Hưng - Lê Văn Linh - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Nguyễn Hữu Huân - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Phan Huy Chú - Hàn Thuyên - Lê Văn Hưu - Ngô Thì Nhậm - Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ 2 Chiều về: Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ 2 - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Phan Chu Trinh - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Hàng Than - Quán Thánh - Hoè Nhai - Phan Đình Phùng - Lý Nam Đế - Trần Phú - Chu Văn An - Tôn Đức Thắng - Cát Linh - Giảng Võ - Đê La Thành - Hoàng Cầu - Trần Quang Diệu - Đặng Tiến Đông - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Lương Định Của - Phương Mai - Giải Phóng - Quay đầu tại gầm cầu vượt Ngã Tư Vọng - Lê Thanh Nghị - Tạ Quang Bửu - Đại Cồ Việt - Quay đầu tại đối diện số nhà 36 Đại Cồ Việt - Đại Cồ Việt - Hoa Lư - Lê Đại Hành - Thái Phiên - Phố Huế - Nguyễn Công Trứ - Điểm đỗ xe buýt 32 Nguyễn Công Trứ 1 === Tuyến 24: Long Biên - Ngã Tư Sở - Cầu Giấy === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h40 (Long Biên); 5h00 - 22h00 (Cầu Giấy)/ CN: 5h00 - 21h33 (Long Biên); 5h00 - 22h00 (Cầu Giấy). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Tần suất: 12 - 14 - 20 phút/chuyến Chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên - Khoang E3.2) - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - Đại La - Trường Chinh - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Bãi đỗ xe Cầu Giấy. Chiều về: Bãi đỗ xe Cầu Giấy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Đường Láng - Trường Chinh - Đại La - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Long Biên - Điểm trung chuyển Long Biên - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên (Khoang E3.2) === Tuyến 25: Bến xe Giáp Bát - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h10 (5h09 Giáp Bát) - 21h00/ CN: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Xã Đàn - Nguyễn Lương Bằng - Ô Chợ Dừa - Tôn Đức Thắng - Cát Linh - Giảng Võ - Núi Trúc - Kim Mã - Kim Mã (đường dưới, cạnh BĐX Ngọc Khánh) - Liễu Giai - Văn Cao - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn - Phạm Văn Đồng - Gầm cầu Thăng Long - Xóm 1 Đông Ngạc - Tân Xuân - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công - đường Nhánh N2 Võ Chí Công - Hoàng Quốc Việt - Bưởi (dưới) - Đào Tấn - Liễu Giai - Kim Mã - Giảng Võ - Quay đầu tại 138 Giảng Võ - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Ô Chợ Dừa - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - Ngã 3 Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát === Tuyến 26: Mai Động - Sân vận động Quốc gia === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h30. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 6 - 10 - 15 phút/chuyến Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long. Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) - Nguyễn Tam Trinh - Cầu Mai Động - Kim Ngưu - Thanh Nhàn - Lê Thanh Nghị - Giải Phóng - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Quay đầu tại cổng nghĩa trang Mai Dịch - Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Sân vận động Quốc gia. Chiều về: Sân vận động Quốc gia - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Đê La Thành - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Xã Đàn - Đường trên hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Thanh Nhàn - Kim Ngưu - Tam Trinh - Cầu Ku1 - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, qua cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2). === Tuyến 27: Bến xe Yên Nghĩa - Ngã Tư Sở - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00/ CN: 5h05 - 21h01 (Yên Nghĩa); 5h00 - 20h56 (Nam Thăng Long) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút Tần suất: 7 - 8 -10 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Đường Láng - Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng - Đỗ Nhuận - Bến xe Nam Thăng Long. Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt - Phạm Tuấn Tài - Trần Quốc Hoàn - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Kim Mã - Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 28: Bến xe Giáp Bát - Đông Ngạc - Đại học Mỏ === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h01 - 21h02 (Giáp Bát); 5h06 - 21h07 (Đông Ngạc). CN: 5h00-21h04 (Giáp Bát), 5h07-21h05 (Đông Ngạc) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 phút Tần suất: 10 -14 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10. Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Xã Đàn - Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu - La Thành - Giảng Võ - quay đầu tại số 279 Giảng Võ - Giảng Võ - Ngọc Khánh - Kim Mã - Quay đầu tại số nhà 295 Kim Mã - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn - Chùa Hà - Tô Hiệu - Nguyễn Phong Sắc - Trần Cung - Phạm Văn Đồng - Tân Xuân - chân cầu Thăng Long (Tân Xuân) - Hoàng Tăng Bí - Đức Thắng - Đông Ngạc - Đại học Mỏ Địa Chất (Phố Viên, điểm đầu cuối tuyến 31). Chiều về: Đại học Mỏ Địa Chất (Phố Viên, điểm đầu cuối tuyến 31) - Đông Ngạc - Phố Viên - Đức Thắng - Hoàng Tăng Bí - chân cầu Thăng Long (Tân Xuân) - Tân Xuân - Phạm Văn Đồng - Bãi đỗ xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Trần Cung - Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu - Chùa Hà - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Cầu Giấy - Kim Mã - Ngọc Khánh - Giảng Võ - La Thành - Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Giải Phóng - quay đầu tại ngã 3 Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 29: Bến xe Giáp Bát - Tân Lập === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00; CN: 5h05 - 21h00 (BX Giáp Bát) 5h05 - 21h05 (Tân Lập). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút Tần suất: 11 - 12 - 15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10. Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - Trương Định - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - Cầu Dậu - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Quay đầu tại đối diện 241 Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám - Nguyễn Chánh - Vòng xuyến Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên - Nguyễn Chánh - Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu - Đường Cầu Diễn - Quốc lộ 32 - Nhổn - Quốc lộ 32 - Ngã 4 Trạm Trôi - tỉnh lộ 79 - Tân Lập - Tân Lập (Sân bóng xã Tân Lập) Chiều về: Tân Lập (Sân bóng xã Tân Lập) - Tân Lập - tỉnh lộ 79 - Ngã 4 Trạm Trôi - Quốc lộ 32 - Nhổn - Quốc lộ 32 - Đường Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Quay đầu tại Landmark 72 - Phạm Hùng - Dương Đình Nghệ - Nguyễn Chánh - Vòng xuyến Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên - Nguyễn Chánh - Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Ngụy Như Kom Tum - Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - Cầu Dậu - Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng - Quay đầu tại chùa Pháp Vân - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát === Tuyến 30: Mai Động - Bến xe Mỹ Đình === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00/ CN: 5h00 - 20h58. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 10 - 15 - 20 - 22 phút/chuyến Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long. Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) - Nguyễn Tam Trinh - cầu Mai Động - Kim Ngưu - Lò Đúc - Trần Xuân Soạn - Trần Nhân Tông - Lê Duẩn - Khâm Thiên - Ô Chợ Dừa (Vành đai 1) - Hoàng Cầu - Thái Hà - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – vòng xuyến Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên – Nguyễn Chánh – Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng - Quay đầu trước Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Mỹ Đình. Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Quay đầu tại đối diện Landmark 72 - Phạm Hùng - Dương Đình Nghê – Nguyễn Chánh - vòng xuyến Nguyễn Chánh, Nam Trung Yên - Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Thái Hà - Yên Lãng - Quay đầu tại điểm mở dải phân cách - Yên Lãng - Hoàng Cầu - Ô Chợ Dừa - Xã Đàn - Quay đầu tại đối diện ngõ Xã Đàn 2 - Xã Đàn - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Xuân Soạn - Ngô Thì Nhậm - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Kim Ngưu - Tam Trinh - Cầu Ku1 - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long cũ, qua cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) === Tuyến 31: Đại học Bách Khoa - Chèm (Đại học Mỏ) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05 - 21h00. CN: 5h00- 21h05. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút Tần suất: 10 - 15 -20 - 25 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10. Chiều đi: Đại học Bách Khoa - Trần Đại Nghĩa - Lê Thanh Nghị - Tạ Quang Bửu - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài - Lý Thường Kiệt - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - Nhật Tân - An Dương Vương - đường Đông Ngạc - dốc Chèm - đường Thụy Phương - Đức Thắng - Cổ Nhuế - Chèm (Đại học Mỏ) Chiều về: Chèm (Đại học Mỏ) - Cổ Nhuế - Đức Thắng - Đường Thuỵ Phương - dốc Chèm - Đường Đông Ngạc - Tân Xuân - quay đầu tại gầm cầu Thăng Long - Tân Xuân - An Dương Vương - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (đường dành riêng cho xe buýt) - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Hàng Cót - Hàng Lược - Chả Cá - Hàng Cân - Lương Văn Can - Hàng Gai - Hàng Trống - Lê Thái Tổ - Bà Triệu - Đại Cồ Việt - Quay đầu tại đối diện số nhà 100 Đại Cồ Việt - Đại Cồ Việt - Tạ Quang Bửu - Lê Thanh Nghị - Trần Đại Nghĩa - Đại học Bách Khoa === Tuyến 32: Bến xe Giáp Bát - Nhổn (Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 (5h05 Nhổn) - 22h30. CN: 5h05 (5h00 Nhổn) - 22h30 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 5 - 11 - 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Hai Bà Trưng - Thợ Nhuộm - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thuỷ - Hồ Tùng Mậu - Cầu Diễn - Đường 32 - Quay đầu tại ngã tư Nhổn - Phố Nhổn - Nhổn (điểm trung chuyển Nhổn). Chiều về: Nhổn (điểm trung chuyển Nhổn) - Đường 32 - Cầu Diễn - Hồ Tùng Mậu - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Giải Phóng - quay đầu tại ngã 3 Đuôi Cá - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 33: Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h04 - 21h04/ CN:5h02-20h57. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút Tần suất: 16 - 20 - 25 phút/chuyến Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10. Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt - Hoàng Quốc Việt - Bưởi - Lạc Long Quân - Xuân La - Xuân Đỉnh (Trường Đại học Nội vụ Hà Nội) Chiều về: Xuân Đỉnh (Trường ĐH Nội vụ Hà Nội) - Xuân La - Lạc Long Quân - Bưởi - Hoàng Quốc Việt - điểm trung chuyển Hoàng Quốc Việt - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa === Tuyến 34: Bến xe Gia Lâm - Bến xe Mỹ Đình === Giá vé: 7.000đ/lượt. Thời gian hoạt động: 5h07 - 21h00. Thời gian kế hoạch 1 lượt: 52 phút Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội. Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngô Gia Khảm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Tràng Tiền - Ngô Quyền - Hai Bà Trưng - Thợ Nhuộm - Điện Điên Phủ - Trần Phú - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Vườn thú Hà Nội) - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Xuân Thuỷ - Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển Cầu Giấy (hè trước tường rào Trường ĐHGTVT) - Cầu Giấy (đường dưới) - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Phan Chu Trinh - Lý Thái Tổ - Ngô Quyền - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Sơn - Ngọc Lâm - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm === Tuyến 35A: Trần Khánh Dư - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h59 (Trần Khánh Dư); 5h00 - 21h00 (Nam Thăng Long)/ CN 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút Tần suất: 15 - 19 - 20 phút/chuyến Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội. Chiều đi: Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Đại Cồ Việt - Hầm Kim Liên - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng - Nguyễn Chí Thanh - Quay đầu tại đối diện tòa nhà Vincom Nguyễn Chí Thanh - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Đỗ Nhuận - Bến xe Nam Thăng Long. Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Huỳnh Thúc Kháng - Thái Hà - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Hoàng Tích Trí - Xã Đàn - Hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt - Phố Huế - Hàng Bài - Trần Hưng Đạo - Phan Chu Trinh - Tràng Tiền - ĐTC Trần Khánh Dư. === Tuyến 35B: Bến xe Nam Thăng Long - Thanh Lâm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05 - 20h00/ CN 5h05 - 20h55 (Nam Thăng Long); 5h05 - 21h05 (Thanh Lâm) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 47 phút Tần suất: 15 - 19 - 20 - 25 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe điện Hà Nội. Chiều đi: Bến xe Nam Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – Ngã Tư Nam Hồng – Rẽ phải vào Quốc lộ 23B – Quay đầu tại đảo tròn phí Đông Anh – Cầu vượt Nam Hồng – Quốc lộ 23B – Thanh Lâm (Bãi đỗ xe Thanh Lâm – Mê Linh). Chiều về: Thanh Lâm (Bãi đỗ xe Thanh Lâm – Mê Linh) – Quốc lộ 23B – Ngã tư Nam Hồng – Đường Võ Văn Kiệt – Cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Bến xe Nam Thăng Long === Tuyến 36: Yên Phụ - Khu đô thị Linh Đàm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05-21h00/ CN: 5h00 - 21h00 (Linh Đàm); 5h00 - 21h05 (Yên Phụ) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút Tần suất: 12 - 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Chiều đi: Yên Phụ (Điểm trung chuyển Long Biên) - Hàng Đậu - Hàng Cót - Hàng Gà - Hàng Điếu - Đường Thành - Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt - Hai Bà Trưng - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Đại Cồ Việt - Bạch Mai - Trương Định - Kim Đồng - Giải Phóng - Nguyễn Hữu Thọ - đường ven bán đảo Linh Đàm - Nguyễn Duy Trinh - Khu đô thị Linh Đàm (nhà nơ 7B khu đô thị Linh Đàm) Chiều về: Khu đô thị Linh Đàm (nhà nơ 7B khu đô thị Linh Đàm) - Nguyễn Duy Trinh - đường ven bán đảo Linh Đàm - Nguyễn Hữu Thọ - Giải Phóng - Quay đầu tại chùa Pháp Vân - Giải Phóng - Trương Định - Bạch Mai - Phố Huế - Hàng Bài - Hai Bà Trưng - Triệu Quốc Đạt - Phủ Doãn - Đường Thành - Phùng Hưng - Phùng Hưng (đường trong) - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Quay đầu tại đầu phố Hàng Khoai - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Quay đầu tại đối diện 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Yên Phụ (điểm trung chuyển Long Biên) === Tuyến 37: Bến xe Giáp Bát - Chương Mỹ (Chúc Sơn) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h06 - 21h01/ CN: 5h00 - 20h58 (Giáp Bát); 5h06 - 21h04 (Chương Mỹ) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 11 - 12 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Liên Ninh. Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - Trương Định - Ngã ba Đuôi Cá - Giải Phóng - đường Hoàng Liệt - KĐT Linh Đàm - Nguyễn Duy Trinh - Nguyễn Hữu Thọ - Cầu Dậu - Thanh Liệt - Phan Trọng Tuệ - Đường Cầu Bươu - Viện 103 - Phùng Hưng (Hà Đông) - Cầu Đen - Tô Hiệu - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Yên Nghĩa - Đồng Mai - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Chương Mỹ (Cổng Công ty Gốm sứ Văn Minh - Xã Ngọc Hòa) Chiều về: Chương Mỹ (Cổng Công ty Gốm sứ Văn Minh - Xã Ngọc Hòa) - Biên Giang - Cầu Mai Lĩnh - Đồng Mai - Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Tô Hiệu - Cầu Đen - Phùng Hưng (Hà Đông) - Viện 103 - Đường Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Thanh Liệt - Cầu Dậu - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Duy Trinh - Khu đô thị Linh Đàm - đường Hoàng Liệt - Ngọc Hồi - Quay đầu tại cty ABB - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát === Tuyến 38: Mai Động - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h05- 21h00 (NTLong), 5h05- 20h55 (Mai Động)/ CN: 5h00- 21h00 (Mai Động) 5h00- 21h05 (NTLong). Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Xanh lam - Xanh da trời Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Hà Nội. Chiều đi: Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long, trước cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2) - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Hai Bà Trưng - Nguyễn Khuyến - Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Cát Linh - Giảng Võ - Núi Trúc - Kim Mã - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Bưởi (đường trên) - Đào Tấn - Quay đầu tại điểm mở đối diện 94 Đào Tấn - Đào Tấn - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - rẽ phải ngã tư Phạm Văn Đồng, Đỗ Nhuận - Đỗ Nhuận - Bến xe Nam Thăng Long. Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Bưởi (đường dưới) - Cầu Giấy - Điểm trung chuyển Cầu Giấy - Kim Mã - Nguyễn Thái Học - Lê Duẩn - Trần Hưng Đạo - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Bạch Mai - Minh Khai - Tam Trinh - Cầu Voi - Nguyễn Tam Trinh - Mai Động (Đường vào XN buýt Thăng Long, qua cầu tạm Benley, gần bãi đỗ xe Đền Lừ 2). === Tuyến 39: Công viên Nghĩa Đô - Bệnh viện Nội tiết Trung ương cơ sở Tứ Hiệp === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00; CN: 5h05 (5h00 Tứ Hiệp) - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút Tần suất: 8 - 10 - 15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long. Chiều đi: Công viên Nghĩa Đô - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Trần Thái Tông - Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) - Quay đầu tại điểm mở BigC (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Khuyến (Hà Đông) - Đường nội bộ Khu Đô thị Văn Quán (Hà Đông) - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường Cầu Bươu - Đường 70 - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi - Đường vào bệnh viện nội tiết trung ương cơ sở Tứ Hiệp - Tứ Hiệp (đối diện cổng Bệnh viện Nội Tiết trung ương cơ sở Tứ Hiệp). Chiều về: Tứ Hiệp (đối diện cổng Bệnh viện Nội Tiết trung ương cơ sở Tứ Hiệp) - Đường vào bệnh viện nội tiết trung ương cơ sở Tứ Hiệp - Ngọc Hồi - Quay đầu tại cổng công ty cơ khí điện Thủy Lợi - Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ - Đường 70 - Đường Cầu Bươu - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường nội bộ khu đô thị Văn Quán (Hà Đông) - Nguyễn Khuyến (Hà Đông) - Trần Phú (Hà Đông) - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Tôn Thất Thuyết - Trần Thái Tông - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Công viên Nghĩa Đô. === Tuyến 40A: Công viên Thống Nhất - Như Quỳnh === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 13 - 14 - 18 - 22 - 24 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Lê Duẩn - Đại Cồ Việt -Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái - Cầu Vĩnh Tuy - Cổ Linh - Thạch Bàn - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận - Quốc lộ 5 - ngã tư Phú Thị - Như Quỳnh Chiều về: Như Quỳnh - Ngã tư Phú Thị - Quốc lộ 5 - Nguyễn Bình - Nguyễn Đức Thuận - Cổng chính của khu đô thị Đặng Xá - đường nội khu đô thị Đặng Xá (ĐX 1) - ĐX 11 - Vườn hoa Khu đô thị Đặng Xá - Khu Lộc Vừng - đường trục qua khu nhà BT4 và BT5 - đường nội bộ khu đô thị Đặng Xá - Đường ĐX3 - Đường ĐX1 - đường ra khu đô thị Đặng Xá - Cổng chính của khu đô thị Đặng Xá - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh - Thạch Bàn - Cổ Linh - Cầu Vĩnh Tuy - Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất === Tuyến 40B: Công viên Thống Nhất - Văn Lâm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút Tần suất: 35 - 40 - 55 - 60 - 70 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Lê Duẩn - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Nguyễn Khoái - Cầu Vĩnh Tuy - Cổ Linh - Thạch Bàn - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận - Quốc lộ 5 - ngã tư Phú Thị - Như Quỳnh - Nguyễn Bình - Quốc lộ 5 - Văn Lâm (Hưng Yên, Trường cao đẳng ASEAN). Chiều về: Văn Lâm (Hưng Yên, Trường cao đẳng ASEAN) - Quốc lộ 5 - quay đầu tại điểm mở - Quốc lộ 5 - Như Quỳnh - Ngã tư Phú Thị - Quốc lộ 5 - Nguyễn Bình - Nguyễn Đức Thuận - Cổng chính của khu đô thị Đặng Xá - đường nội bộ khu đô thị Đặng Xá (ĐX 1) - ĐX11 - Vườn hoa Khu đô thị Đặng Xá - Khu Lộc Vừng - Đường trục qua khu nhà BT4 và BT5 - đường nội bộ khu đô thị Đặng Xá - Đường ĐX3 - Đường ĐX1 - đường ra khu đô thị Đặng Xá - Cổng chính của khu đô thị Đặng Xá - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh - Thạch Bàn - Cổ Linh - Cầu Vĩnh Tuy - Nguyễn Khoái - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất. === Tuyến 41: Bến xe Giáp Bát - Nghi Tàm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Lê Duẩn - Trần Nhân Tông - Trần Bình Trọng - Nguyễn Du - Lê Duẩn - Khâm Thiên - Tôn Đức Thắng - Chu Văn An - Lê Hồng Phong - Điên Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương - Phan Đình Phùng - Hàng Đậu - Trần Nhật Duật - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - Nghi Tàm (Chợ Quảng An). Chiều về: Nghi Tàm (Chợ Quảng An) - Đường Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Hàng Đậu - Quán Thánh - Cửa Bắc - Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ - Chu Văn An - Tôn Đức Thắng - Khâm Thiên - Lê Duẩn - Giải Phóng - Quay đầu tại ngã ba Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 42: Bến xe Giáp Bát - Đức Giang === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Giáp Bát (Quảng Trường Bến xe Giáp Bát) - Giải Phóng - Kim Đồng - Tân Mai - Nguyễn Tam Trinh - Kim Ngưu - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Trần Quang Khải - Điểm trung chuyển Long Biên - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Đức Giang - Đức Giang (đối diện Nhà Máy Cáp điện) Chiều về: Đức Giang (đối diện Nhà Máy Cáp điện) - Đức Giang - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Quang Khải - Trần Hưng Đạo - Tăng Bạt Hổ - Lò Đúc - Kim Ngưu - Nguyễn Tam Trinh - Tân Mai - Kim Đồng - Giải Phóng - Quay đầu tại ngã 3 Đuôi Cá - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát (Quảng Trường Bến xe GB). === Tuyến 43: Công viên Thống Nhất - Thị trấn Đông Anh === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Quang Trung - Trần Hưng Đạo - Trần Quang Khải - Điểm trung chuyển Long Biên - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Thiên Đức - Dốc Vân - Quốc lộ 3 - x. Cổ Loa - thị trấn Đông Anh - đường Cao Lỗ - Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan). Chiều về: Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan) - đường Cao Lỗ - Quốc lộ 3 - thị trấn Đông Anh - x.Cổ Loa - Dốc Vân - Thiên Đức - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất. === Tuyến 44: Trần Khánh Dư - Bến xe Mỹ Đình === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Tăng Bạt Hổ - Nguyễn Công Trứ - Lò Đúc - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tây Sơn - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình Chiều về: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Minh Giám - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thuý - Vũ Trọng Phụng - Nguyễn Trãi - Tây Sơn - Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân - Lò Đúc - Yecxanh - Trần Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư === Tuyến 45: Times City - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Times City (BV Vinmec) - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt - Quang Trung - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu - Nguyễn Biểu - Quán Thánh - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Hoàng Quốc Việt - ĐTC Hoàng Quốc Việt - Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - ĐTC Hoàng Quốc Việt - Hoàng Quốc Việt - Bưởi (dưới) - Hoàng Hoa Thám - Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Nguyễn Thái Học - Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt - Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - Times City (BV Vinmec) === Tuyến 46: Bến xe Mỹ Đình - Thị trấn Đông Anh === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10-15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - quay đầu tại làng Đình Thôn - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) - Vân Trì - Đường 5 kéo dài - Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) - Quốc lộ 3 - Đường Cổ Loa -Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan). Chiều về: Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan) - Đường Cổ Loa - Quốc lộ 3 -Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) - Đường 5 kéo dài - Quay đầu tại điểm mở - Đường 5 kéo dài - Vân trì - Đường 6 km (Vĩnh Ngọc) -Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 47A: Long Biên - Bát Tràng === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 19h28 (Long Biên); 5h39 - 20h07 (Bát Tràng)/ CN: 5h00 - 19h42 (Long Biên); 5h25 - 20h40 (Bát Tràng) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút Tần suất: 28 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (điểm trung chuyển Long Biên) - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Đê Long Biên, Xuân Quan - Bồ Đề - Tư Đình - Cự Khối - Đông Dư - Bát Tràng (cách cổng Chợ Gốm Bát Tràng 100m) Chiều về: Bát Tràng (cách cổng Chợ Gốm Bát Tràng 100m) - Đông Dư - Cự Khối - Tư Đình - Bồ Đề - Đường Long Biên, Xuân Quan - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Quay đầu tại đối diện số 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Long Biên (điểm trung chuyển Long Biên). === Tuyến 47B: Long Biên - Kim Lan === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h14 - 19h42 (Long Biên); 5h53 - 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16 - 19h58 (Long Biên); 5h41 - 20h56 (Kim Lan) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút Tần suất: 28 - 33 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - đường ngõ 208 Nguyễn Văn Cừ - Cổ Linh - Ngọc Trì - Đường vành đai cầu Thanh Trì - Gầm cầu Thanh Trì - qua ngã ba đi Bát Tràng - đường liên xã Kim Lan, Văn Đức - Bãi đỗ xe Kim Lan (cạnh nhà văn hóa thôn Hồng Long, Kim Lan, Gia Lâm) Chiều về: Bãi đỗ xe Kim Lan (cạnh nhà văn hóa thông Hồng Long, Kim Lan, Gia Lâm) - đường liên xã Kim Lan, Văn Đức - qua ngã ba đi Bát Tràng - Gầm cầu Thanh Trì - Đường vành đai cầu Thanh Trì - Ngọc Trì - Cổ Linh - đường ngõ 208 Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Quay đầu tại 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) === Tuyến 48: Long Biên - Vạn Phúc (Thanh Trì) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00. CN: 5h00-20h57 (Long Biên), 5h29 - 21h06 (Vạn Phúc) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Cầu Vĩnh Tuy - Đê Hữu Hồng - Khuyến Lương - Yên Sở - Ngũ Hiệp - Đông Mỹ - Cổng thôn 3 (Vạn Phúc - Thanh Trì). Chiều về: Cổng thôn 3 (Vạn Phúc - Thanh Trì) - Đông Mỹ - Ngũ Hiệp - Yên Sở - Khuyến Lương - Đê Hữu Hồng - Cầu Vĩnh Tuy - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Quay đầu tại 92 Yên Phụ - Yên Phụ - Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên). === Tuyến 49: Trần Khánh Dư - Khâm Thiên - Khu đô thị Mỹ Đình II === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút Tần suất: 10 - 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Trần Khánh Dư - Trần Hưng Đạo - Lê Thánh Tông - Lý Thường Kiệt - Lê Duẩn - Khâm Thiên - Hoàng Cầu - Đê La Thành - Cầu Giấy - Trần Đăng Ninh - Trần Quốc Hoàn - Phạm Văn Đồng - Hồ Tùng Mậu - Lê Đức Thọ - Hàm Nghi - Khu đô thị Mỹ Đình II. Chiều về: Khu đô thị Mỹ Đình II - Hàm Nghi - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu - Phạm Văn Đồng - Trần Quốc Hoàn - Trần Đăng Ninh - Cầu Giấy - Đê La Thành - Thành Công - Láng Hạ - Giảng Võ - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Khâm Thiên - Nguyễn Thượng Hiền - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Quán Sứ - Lý Thường Kiệt - Phan Chu Chinh - Tràng Tiền - Trần Khánh Dư. === Tuyến 50: Long Biên - Sân vận động Quốc gia === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h09 (Long Biên), 5h01 - 21h10 (SVĐ Quốc gia) / CN: 5h04 (5h00 SVĐ Quốc gia) - 20h59 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 46 phút Tần suất: 17 -19 - 23 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (điểm đỗ trong làn đường dành riêng cho xe buýt) - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Đường Thanh Niên - Hùng Vương - Phan Đình Phùng - Hoàng Diệu - Trần Phú - Kim Mã (toà nhà PTA - số 1 Kim Mã) - Giảng Võ - Quay đầu tại điểm mở đối diện 138 Giảng Võ - Giảng Võ - Hào Nam - Hoàng Cầu - Thái Hà - Láng Hạ - Láng - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Mễ Trì - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Sân vận động Quốc gia Chiều về: Sân vận động Quốc gia - Lê Đức Thọ - Lê Quang Đạo - Mễ Trì - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Láng - Láng Hạ - Thái Hà - Yên Lãng - Quay đầu tại số 14, 16 Yên Lãng - Hoàng Cầu - Hào Nam - Cát Linh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học - Hoàng Diệu - Nguyễn Biểu - Quán Thánh - Đường Thanh Niên - Yên Phụ - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Long Biên (điểm đỗ trong làn đường dành riêng cho xe buýt). === Tuyến 51: Trần Khánh Dư - Lạc Trung - Công viên Cầu Giấy === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe khách Hà Nội. Chiều đi: Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Lạc Trung - Thanh Nhàn - Võ Thị Sáu - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Xã Đàn - Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc- Tây Sơn - Thái Thịnh- Láng Hạ - quay đầu tại gầm cầu vượt Láng Hạ- Láng Hạ - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - quay đầu tại gầm cầu vượt Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung Hoà - Khu đô thị Trung Yên - Vũ Phạm Hàm - Trung Kính - Trần Thái Tông - Duy Tân - Công Viên Cầu Giấy Chiều về: Công Viên Cầu Giấy - Duy Tân - Trần Thái Tông - Trung Kính - Khu đô thị Trung Yên - Trung Hoà - Trần Duy Hưng - Quay đầu tại cục Tần Số - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thuý - Lê Văn Lương - Láng Hạ- Thái Thịnh- Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch - Đào Duy Anh - Đại Cồ Việt- Trần Khát Chân - Võ Thị Sáu - Lạc Trung - Kim Ngưu - Lạc Trung - Nguyễn Khoái - Bãi đỗ xe Trần Khánh Dư === Tuyến 52A: Công viên Thống Nhất - Lệ Chi (Gia Lâm) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h06 - 21h06 (Công viên Thống Nhất); 5h07 - 21h07 (Lệ Chi) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 17 - 25 - 33 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Bà Triệu - Lê Đại Hành - Bạch Mai - Minh Khai - Cầu Mai Động - Minh Khai - Cầu Vĩnh Tuy - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận - Cầu vượt Phú Thụy - Đường Ỷ Lan - Dương Xá - Ngã 4 Sủi - Đường 181 - Phú Thị - Keo - Kim Sơn - Lệ Chi (Gia Lâm) - Rẽ phải vào trường CĐ Dệt may Hà Nội (cơ sở 2) - Quay đầu trường CĐ Dệt may Hà Nội (cơ sở 2) - Cửa hàng Hapromart (Lệ Chi - Gia Lâm) Chiều về: Cửa hàng Hapromart (Lệ Chi - Gia Lâm) - Đường 181 - Kim Sơn - Keo - Phú Thị - Ngã 4 Sủi - Đường Ỷ Lan - Dương Xá - Cầu vượt Phú Thụy - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh - đường dẫn cầu Vĩnh Tuy - Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Cầu Mai Động - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất === Tuyến 52B: Công viên Thống Nhất - Đặng Xá (Gia Lâm) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h10 - 20h45 (Công viên Thống Nhất); 5h25 - 21h00 (Đặng Xá) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 45 - 55 - 60 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Công viên Thống Nhất - Trần Nhân Tông - Bà Triệu - Lê Đại Hành - nút giao Đại Cồ Việt, Bạch Mai - Bạch Mai - Minh Khai - Cầu Mai Động - Minh Khai - Cầu Vĩnh Tuy - Cổ Linh - Thạch Bàn - Long Biên, Xuân Quan - Khu đô thị Ecopark (Phố Trúc - Đường phía Tây Phố Trúc - đường Rừng Cọ), (Hưng Yên) - cầu Bắc Hưng Hải - thị trấn Văn Giang (Hưng Yên) - tỉnh lộ 179 - Kiêu Kỵ - Cầu vượt Phú Thị - Đường Ỷ Lan - Ngã 4 Sủi - đường Ỷ Lan - Đặng Xá (Bãi đỗ xe xã Đặng Xá). Chiều về: Đặng Xá (Bãi đỗ xe xã Đặng Xá) - đường Ỷ Lan - Ngã 4 Sủi - Đường Ỷ Lan - cầu vượt Phú Thị - Kiêu Kỵ - tỉnh lộ 179 - thị trấn Văn Giang (Hưng Yên) - cầu Bắc Hưng Hải - Khu đô thị Ecoprak (Phố Trúc),(Hưng Yên) - Long Biên, Xuân Quan - Thạch Bàn - Cổ Linh - Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Cầu Mai Động - Minh Khai - Bạch Mai - Phố Huế - Trần Nhân Tông - Công viên Thống Nhất. === Tuyến 53A: Hoàng Quốc Việt - Thị trấn Đông Anh === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h10 - 19h42 (HQV); 5h08 - 19h42 (Đông Anh). CN: 5h18 - 19h33 (HQV); 5h08 - 19h20 (Đông Anh) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút Tần suất: 28 - 35 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Điểm đỗ xe buýt Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 23 - Cầu tránh Vân Trì - Quốc lộ 23 - Đường Cao Lỗ - Thị trấn Đông Anh (Ngã 3 xay sát Đông Quan) Chiều về: Thị trấn Đông Anh (Ngã 3 xay sát Đông Quan) - Đường Cao Lỗ - Quốc lộ 23 - Ngã 3 Vân Trì - Cầu tránh Vân Trì - Ngã 3 Vân Trì - Quốc lộ 23 - Cầu vượt ngã tư Nam Hồng - Quay đầu tại đảo tròn phía Mê Linh - Quốc lộ 23 - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Quảng trường BĐX Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Quốc Việt - Điểm đỗ xe buýt Hoàng Quốc Việt === Tuyến 53B: Bến xe Mỹ Đình - Khu công nghiệp Quang Minh === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h02/CN: 5h08 - 20h00 (Bến xe Mỹ Đình); 5h00 - 20h06 (Khu công nghiệp Quang Minh) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 70 phút Tần suất: 14 - 15 - 28 - 34 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Đường dưới cầu vượt Kim Chung - Võ Văn Kiệt - Khu công nghiệp Quang Minh. Chiều về: Khu công nghiệp Quang Minh - Võ Văn Kiệt - Đường dưới cầu vượt Kim Chung - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 54: Long Biên - Thành phố Bắc Ninh === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 19h45 (21h15 Bắc Ninh) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 65 phút Tần suất: 15 - 20 phút/chuyến Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) - quay đầu tại đối diện phố Hàng Than - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Hà Huy Tập - Dốc Lã - Trần Phú (Từ Sơn) - Minh Khai (Từ Sơn) - Đồng Nguyên - Viềng - Tương Giang - Nội Duệ - Lim - Ó - Võ Cường - Hòa Đình - Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh) - Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) - Suối Hoa - Đường Kinh Dương Vương - Thành phố Bắc Ninh Chiều về: Thành phố Bắc Ninh - Đường Kinh Dương Vương - Suối Hoa - Ngô Gia Tự (Bắc Ninh) - BX Bắc Ninh - Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh) - Hòa Đình - Võ Cường - Ó - Lim - Nội Duệ - Tương Giang - Viềng - Đồng Nguyên - Minh Khai (Từ Sơn) - Trần Phú (Từ Sơn) - Dốc Lã - Hà Huy Tập - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên - Long Biên (Yên Phụ - đoạn Hàng Than đến Hòe Nhai) Các tuyến xe bus Hà Nội và Bắc Ninh kết nối: ĐTC Long Biên & Trần Nhật Duật: 01, 03, 04, 08, 10A, 10B, 11, 14, 17, 18, 22A, 23, 24, 31, 34, 36, 41, 47A , 47B, 48, 50, 55A, 55B, 58, 65, 86, 98, 203, 204. Nguyễn Văn Cừ & Bx Gia Lâm: 01, 03, 10A, 10B, 11, 17, 22A, 34, 42, 43, 65, 202, 203, 204, 205, 207, 208, 210. Bệnh viện đa khoa Từ Sơn: 10A, 203, BN05 (đi Chờ, Thắng, Hiệp Hoà), BN16 (đi Phù Khê, VSIP), BN68 (đi Tp Bắc Ninh, Chợ Chì). Ngô Gia Tự (Tp. Bắc Ninh) & Bến xe Bắc Ninh: 203, 217 (đi Cẩm Giàng, Tp. Hải Dương), BN01 (đi Hồ, Lương Tài), BN02 (đi Phố Mới, Sao Đỏ), BN03 (đi Yên Phong), BN08 (đi Ngụ, Kênh Vàng), BN68 (đi Từ Sơn, Chợ Chì), BN79 (Tuyến vòng kín Tp. Bắc Ninh), BN86 (đi Ngụ, Minh Tân). === Tuyến 55A: Times City - Bưởi - Cầu Giấy === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 20 - 25 - 30 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Times City (Bệnh viện Vinmec) - Minh Khai - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư (đường trên) - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Điểm trung chuyển xe buýt Long Biên - Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt) - Nghi Tàm - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi (đường trên bờ sông Tô Lịch) - Nút giao Láng, Cầu Giấy - Cầu Giấy (đường dưới) - Điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hè trước tường rào trường Đại học Giao thông vận tải) - Cầu Giấy (Bãi đỗ xe Cầu Giấy). Chiều về: Cầu Giấy (Bãi đỗ xe Cầu Giấy) - Cầu Giấy (đường trên) - Điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hè trước tường rào vườn thú Hà Nội) - Bưởi (đường dưới bên công viên Thủ Lệ) - Đào Tấn - Quay đầu trước số nhà 92 Đào Tấn - Đào Tấn - Bưởi (đường dưới bên nút giao Đội Cấn) - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt) - Điểm trung chuyển xe buýt Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Điểm trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Minh Khai - Times City (Bệnh viện Vinmec). === Tuyến 55B: Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên - Bưởi - Cầu Giấy === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 20 - 25 - 30 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: TTTM Aeon Mall Long Biên - Cổ Linh - Cầu Vĩnh Tuy - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư (đường trên) - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - điểm trung chuyển xe buýt Long Biên - Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt) - Nghi Tàm - Âu Cơ - Lạc Long Quân - Bưởi (đường bên cạnh sông Tô Lich) - Cầu Giấy (đường dưới) - điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hè trước tường rào đại học giao thông vận tải) - Cầu Giấy (bãi đỗ xe Cầu Giấy). Chiều về: Cầu Giấy (bãi đỗ xe Cầu Giấy) - Cầu Giấy (đường trên) - điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (hè trước tường rào vườn thú Hà Nội) - Bưởi (đường dưới bên công viên Thủ Lệ) - Đào Tấn - quay đầu trước 92 Đào Tấn - Đào Tấn - Bưởi (đường bên dưới nút giao Đội Cấn) - Lạc Long Quân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt) - điểm trung chuyển xe buýt Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - trạm trung chuyển xe buýt Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Cầu Vĩnh Tuy - Cổ Linh - quay đầu tại điểm mở đường Cổ Linh - Cổ Linh - TTTM Aeon Mall Long Biên. === Tuyến 56A: Bến xe Nam Thăng Long - Núi Đôi === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 4h30 - 20h45 (Nam Thăng Long); 5h15 - 21h35 (Núi Đôi)/ CN: 5h15 - 20h00 (Nam Thăng Long); 5h30 - 20h05 (Núi Đôi) Thời gian kế hoạch 1 lượt: 51 phút Tần suất: 15 - 30 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Đường Bắc Thăng Long Nội Bài - Quốc lộ 2 - đường mới dọc hầm chui QL2 - Tỉnh lộ 131 - KCN Nội Bài - Thị trấn Sóc Sơn - Đường Núi Đôi - Núi Đôi (ngã tư đường Núi Đôi - lối rẽ vào Đại học Điện Lực) Chiều về: Núi Đôi (ngã tư đường Núi Đôi - lối rẽ vào Đại học Điện Lực) - Đường Núi Đôi - Thị trấn Sóc Sơn - KCN Nội Bài - Tỉnh lộ 131 - đường mới dọc hầm chui QL2 - Quốc lộ 2 - Đường Bắc Thăng Long Nội Bài - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long === Tuyến 56B: Núi Đôi - Xuân Giang - Bắc Phú - Núi Đôi === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 19h30 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 55 - 60 phút Tần suất: 45 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Núi Đôi - Tỉnh lộ 131 (Đi qua các xã Đan Tảo, Xuân Giang, Tiên Tảo, Việt Long, Đồng Xoài, Lương Phú) - Đê Lương Phúc - Thôn Ngô Đạo - Ngã ba Tân Thành - Tỉnh lộ 296 - Bắc Phú - Minh Tân - Núi Đôi. Chiều về: Núi Đôi - Minh Tân - Bắc Phú - Tỉnh lộ 296 - Ngã ba Tân Thành - Thôn Ngô Đạo - Đê Lương Phúc - Tỉnh lộ 131 (Đi qua các xã Đan Tảo, Xuân Giang, Tiên Tảo, Việt Long, Đồng Xoài, Lương Phú) - Núi Đôi. === Tuyến 57: Bến xe Nam Thăng Long - Khu công nghiệp Phú Nghĩa === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 15 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Hoàng Tăng Bí - Tân Phong - Liên Mạc - Yên Nội - Tây Tựu - Phú Minh - Văn Tiến Dũng - QL32 - ĐTC Nhổn - Xuân Phương - Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vạn Phúc - Quang Trung (HĐ) - QL6 - BX Yên Nghĩa - Mai Lĩnh - Chúc Sơn - Chợ Cống - KCN Phú Nghĩa Chiều về: KCN Phú Nghĩa - Chợ Cống - Chúc Sơn - Mai Lĩnh - BX Yên Nghĩa - Ba La- Quang Trung (HĐ)- Vạn Phúc- Đại Mỗ - Tây Mỗ - Xuân Phương - ĐTC Nhổn - QL32 - Văn Tiến Dũng - Phú Minh - Tây Tựu - Yên Nội - Liên Mạc - Tân Phong - Hoàng Tăng Bí - Phạm Văn Đồng - Nam Thăng Long. === Tuyến 58: Long Biên - Thạch Đà (Mê Linh) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 15 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (Yên Phụ - đoạn từ Hàng Than đến Hoè Nhai) - Quay đầu đối diện Hàng Than - Yên Phụ - Điểm trung chuyển Long Biên (tuyến đường 3) - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Yên Phụ - Nghi Tàm - Âu Cơ - An Dương Vương - đường gầm cầu Thăng Long - Cầu Thăng Long - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài - Trạm thu phí Thăng Long - Ngã tư Quốc lộ 2 Cao tốc Thăng Long Nội Bài - Quốc lộ 2 - Trạm thu phí số 1 QL2 - Hai Bà Trưng (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) - Lý Nam Đế - Lê Ngọc Hân - Triệu Thị Khoan Hòa - Nguyễn Trãi (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) - Cây đa Thanh Tước - QL 23B - Tam Đồng - Tam Bảo - Thạch Đà (Trước cổng bệnh viện Đa khoa huyện Mê Linh mới). Chiều về: Thạch Đà (Trước cổng Bệnh viện Đa khoa Mê Linh mới) - Tam Bảo - Tam Đồng - QL 23B - Cây đa Thanh Tước - Nguyễn Trãi (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) - Triệu Thị Khoan Hòa - Lê Ngọc Hân - Lý Nam Đế - Hai Bà Trưng (Phúc Yên - Vĩnh Phúc) - Trạm thu phí số 1 QL2 - Quốc lộ 2 - Ngã tư Quốc lộ 2 Cao tốc Thăng Long Nội Bài - Trạm thu phí Thăng Long - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài - Cầu Thăng Long - đường gầm cầu Thăng Long - An Dương Vương - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ - Trần Nhật Duật (Quay đầu tại phố Hàng Khoai) - Điểm trung chuyển Long Biên (tuyến đường 2) - Yên Phụ - Long Biên (Yên Phụ - đoạn từ Hàng Than đến Hoè Nhai). === Tuyến 59: Thị trấn Đông Anh - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 15 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Thị trấn Đông Anh - Cao Lỗ - Cổ Loa - Dốc Vân - Quốc lộ 3 - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Nguyễn Cao Luyện - Lưu Khánh Đàm - Phúc Lợi - Đường đê vàng - Cổ Bi -Ngô Xuân Quảng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Đại học Nông nghiệp Hà Nội). Chiều về: Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Đại học Nông nghiệp Hà Nội) - Ngô Xuân Quảng - Cổ Bi - Đường đê Vàng - Phúc Lợi - Lưu Khánh Đàm - Nguyễn Cao Luyện - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Quốc lộ 3 - Dốc Vân - Cổ Loa - Cao Lỗ - Thị trấn Đông Anh. === Tuyến 60A: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 4h50 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 50 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Tần suất: 20-30 phút/chuyến Chiều đi: Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp - Trần Thủ Độ - Ngõ 15 Ngọc Hồi - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Hoàng Liệt - KĐT Linh Đàm - Cầu Dậu - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Quay đầu tại đối diện ngõ 241 Nguyễn Trãi - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thuý - Trần Duy Hưng - Quay đầu tại 92 Trần Duy Hưng - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Đỗ Nhuận - Bến xe Nam Thăng Long Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bãi đỗ xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thuý - Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - Cầu Dậu - KĐT Linh Đàm - Hoàng Liệt - Giải Phóng - Ngọc Hồi - Ngõ 15 Ngọc Hồi - Trần Thủ Độ - Khu đô thị Pháp Vân Tứ Hiệp === Tuyến 60B: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương II - Bến xe Nước Ngầm === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 20 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương II - Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Trần Duy Hưng - Hoàng Đạo Thúy - Lê Văn Lương - Nguyễn Tuân - Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ - Ngọc Hồi - Bến xe Nước Ngầm. Chiều về: Bến xe Nước Ngầm - Ngọc Hồi - Nguyễn Hữu Thọ - Nghiêm Xuân Yêm - Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Nguyễn Tuân - Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy - Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương II. === Tuyến 61: Vân Hà (Đông Anh) - Bến xe Nam Thăng Long === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 15 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Vân Hà (bãi đỗ xe xã Vân Hà) - Nguyễn Trực - Liên Hà - Việt Hùng - Cao Lỗ - Đường 23B - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bến xe Nam Thăng Long Chiều về: Bến xe Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Đường 23B - Cao Lỗ - Việt Hùng - Liên Hà - Nguyễn Trực - Vân Hà (bãi đỗ xe xã Vân Hà) === Tuyến 62: Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Thường Tín === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Tô Hiệu (Hà Đông) - Cầu Đen - Phùng Hưng (Hà Đông) - Đường Cầu Bươu - Đường 70 - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 - Liên Ninh - Quán Gánh - Bến xe Thường Tín Chiều về: Bến xe Thường Tín - Quốc lộ 1 - Quán Gánh - Liên Ninh - Ngọc Hồi - Phan Trọng Tuệ - Đường 70 - Đường Cầu Bươu - Phùng Hưng (Hà Đông) - Cầu Đen - Tô Hiệu (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa === Tuyến 63: Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Tiến Thịnh (Mê Linh) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10 - 15 phút/chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Đại Mạch - Yên Nhân - Quốc lộ 23B - Trần Nguyên Hãn - Quốc lộ 2 - Đạm Nội - Bạch Trữ - Tự Lập - Liên Mạc - Tiến Thịnh (Mê Linh) Chiều về: Tiến Thịnh (Mê Linh) - Liên Mạc - Tự Lập - Bạch Trữ - Đạm Nội - Quốc lộ 2 - Trần Nguyên Hãn - Quốc lộ 23B - Yên Nhân - Đại Mạch- Khu công nghiệp Bắc Thăng Long === Tuyến 64: Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Phố Nỉ (Trung tâm thương mại Bình An) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10 - 15 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long - Cao tốc Bắc Thăng Long Nội Bài - Quốc lộ 2 - Tỉnh lộ 35 - Quốc lộ 3 - Phố Nỉ (TTTM Bình An). Chiều về: Phố Nỉ (TTTM Bình An) - Quốc lộ 3 - Tỉnh lộ 35 - Quốc lộ 2 - Cao tốc Thăng Long Nội Bài - Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long. === Tuyến 65: Long Biên - Thụy Lâm (Đông Anh) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên) - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Đường Lý Sơn (Đường 5 kéo dài) - Đông Hội - THPT Cổ Loa Quốc lộ 3 - Dục Tú - Chợ Tó - Đản Dị - Thụy Lâm - Hà Lâm - Thư Lâm - Thụy Lôi - Trường Tiểu học Thụy Lâm A. Chiều về: Trường Tiểu học Thụy Lâm A - Thụy Lôi - Thư Lâm - Hà Lâm - Thụy Lâm - Đản Dị - Chợ Tó - Dục Tú - Quốc lộ 3 - THPT Cổ Loa - Đông Hội - Đường Lý Sơn (Đường 5 kéo dài) - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - Long Biên (Điểm trung chuyển Long Biên). === Tuyến 72: Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Mai === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10 - 15 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Cầu Mai Lĩnh - Biên Giang - Chúc Sơn - Xuân Mai. Chiều về: Xuân Mai - Chúc Sơn - Biên Giang - Cầu Mai Lĩnh - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 74: Bến xe Mỹ Đình - Xuân Khanh === Giá vé: 9.000đ/lượt. Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Tần suất: 10 - 20 phút/ chuyến Màu xe: Vàng - Đỏ Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì - Châu Văn Liêm - Đại lộ Thăng Long - Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc - Quốc lộ 21B - Đường Trung Sơn Trầm - Phố Tùng Thiện - Viện 105 - Phố Thanh Vị - Đường 414 - Xuân Khanh (Đại học công nghiệp VIỆT-HUNG). Chiều về: Xuân Khanh (Đại học công nghiệp VIỆT-HUNG) - Đường 414 - Phố Thanh Vị - Viện 105 - Phố Tùng Thiện - Đường Trung Sơn Trầm - Quốc lộ 21B - Khu Công nghệ Cao Hòa Lạc - Đại lộ Thăng Long - Mễ Trì - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 84: Khu đô thị Mỹ Đình I - Khu đô thị Linh Đàm === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch: 70 phút/lượt Màu xe: Xanh lá cây Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Tần suất: 20 - 25 phút/1 lượt Chiều đi: Khu đô thị Mỹ Đình I (cổng sau Cung Thể thao điền kinh Hà Nội) – Trần Hữu Dực – Lê Đức Thọ - quay đầu tại nút giao Lê Đức Thọ, Tân Mỹ - Lê Đức Thọ - đường vào trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo – Mỹ Đình – Trần Bình – Nguyễn Hoàng – Phạm Hùng – quay đầu tại điểm mở đối diện Landmark 72 – Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ - Trung Kính – Hạ Yên – Trần Kim Xuyến – Trung Hòa – Trần Duy Hưng – quay đầu tại điểm mở đối diện ngõ 83 Trần Duy Hưng – Trần Duy Hưng – Nguyễn Thị Định – Lê Văn Lương – quay đầu tại ngã 4 Lê Văn Lương, Hoàng Đạo Thúy – Lê Văn Lương – Láng – Yên Lãng – Thái Hà – Tây Sơn – Trường Chinh – Vương Thừa Vũ – Hoàng Văn Thái – Lê Trọng Tấn – đường ven sông Lừ - cầu Định Công – Nguyễn Cảnh Dị - Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Di Trinh – Khu đô thị Linh Đàm (Nhà Nơ. 4B, đường Nguyễn Duy Trinh). Chiều về: Khu đô thị Linh Đàm (Nhà Nơ. 4B, đường Nguyễn Duy Trinh) – Nguyễn Di Trinh – Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Cảnh Dị - cầu Định Công – đường ven sông Lừ - Lê Trọng Tấn – Hoàng Văn Thái – Vương Thừa Vũ – Tây Sơn – Thái Hà – Hoàng Cầu – quay đầu tại ngã 3 Hoàng Cầu, Đặng Tiến Đông – Hoàng Cầu – Yên Lãng – Láng – Lê Văn Lương – Nguyễn Thị Định – Trần Duy Hưng – quay đầu tại gầm cầu vượt Trần Duy Hưng – Trần Duy Hưng – Trung Hòa – Trần Kim Xuyến – Hạ Yên – Trung Kính – Dương Đình Nghệ - Phạm Hùng – Nguyễn Hoàng – quay đầu tại điểm mở - đường cạnh bến xe Mỹ Đình – Mỹ Đình – đường vào trường cao đẳng nghề Trần Hưng Đạo – Lê Đức Thọ - Trần Hữu Dực – khu đô thị Mỹ Đình I (cổng sau Cung điền kinh Hà Nội). === Tuyến 85: Công viên Nghĩa Đô - Khu đô thị Văn Phú === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch: 45 phút/lượt Màu xe: Xanh lá cây Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Tần suất: 20-25 phút/1 lượt Chiều đi: Công viên Nghĩa Đô – Nguyễn Văn Huyên – Nguyễn Khánh Toàn – Trần Đăng Ninh – Cầu Giấy – Dịch Vọng – Thành Thái – đường ven công viên Cầu Giấy – Dương Đình Nghệ – Trung Kính – Mạc Thái Tổ - Nguyễn Chánh – Hoàng Minh Giám – Lê Văn Lương – Tố Hữu – Mỗ Lao – Nguyễn Văn Lộc – Trần Phú (Hà Đông) – quay đầu tại điểm mở đối diện BigC Hà Đông – Nguyễn Khuyến (Hà Đông) – đường 19/5 – Tô Hiệu – khu đô thị Văn Phú (Mê Linh Plaza Hà Đông). Chiều về: Khu đô thị Văn Phú (Mê Linh Plaza Hà Đông) – đường nội bộ khu đô thị Văn Phú (đia qua BV CA thành phố, cổng 3 tòa nhà Victoria Văn Phú) – đường ven công cây xanh Văn Phú – đường ven khu đô thị Huyndai Hillstate – Tô Hiệu (Hà Đông) – đường 19/5 – Nguyễn Khuyến (Hà Đông) – Trần Phú (Hà Đông) – Nguyễn Văn Lộc – Mỗ Lao – Tố Hữu – Lê Văn Lương – Hoàng Minh Giám – Nguyễn Chánh – Mạc Thái Tổ – Trung Kính – Dương Đình Nghệ – đường ven công viên Cầu Giấy – Thành Thái – Trần Quý Kiên kéo dài (ngõ 337 Cầu Giấy) – Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh – Nguyễn Văn Huyên – công viên Nghĩa Đô. === Tuyến 87: Bến xe Mỹ Đình - Quốc Oai - Xuân Mai === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Bến xe Mỹ Đình: 5h00 - 18h30; Xuân Mai: 5h00 - 19h45 Thời gian 1 lượt: 80 phút Tần suất: 15 - 20 - 25 - 30 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội. Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Mễ Trì - Lê Quang Đạo - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Cầu vượt Hoàng Xá (thị trấn Quốc Oai) - Quốc Oai - Thạch Thán - Tỉnh lộ 421B - Quốc lộ 6 - Xuân Mai (Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây). Chiều về: Xuân Mai (Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Tây) - Quốc lộ 6 - Tỉnh lộ 421B - Thạch Thán - Quốc Oai - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Lê Quang Đạo - Mễ Trì - Phạm Hùng - Quay đầu tại ngã 4 Phạm Hùng, Tôn Thất Thuyết - Phạm Hùng - Quay đầu ở bưu điện Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 88: Bến xe Mỹ Đình - Hòa Lạc - Xuân Mai === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Bến xe Mỹ Đình: 5h05 - 18h00; Xuân Mai: 5h10 - 19h30 Thời gian 1 lượt: 90 phút Tần suất: 15 - 20 - 25 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội. Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Nút giao Hòa Lạc - Quốc lộ 21B - đường Hồ Chí Minh - Xuân Mai (Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam, Quốc lộ 6). Chiều về: Xuân Mai (Công ty Cổ phần thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam, Quốc lộ 6) - đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 21B - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Phạm Hùng - Quay đầu ở khách sạn Keangnam - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 89: Bến xe Yên Nghĩa - Thạch Thất - Bến xe Sơn Tây === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Bến xe Yên Nghĩa: Giờ mở bến 05:00 Giờ đóng bến 18:30; Bến xe Sơn Tây: Giờ mở bến 05:00 Giờ đóng bến 20:15 Thời gian 1 lượt: 80 - 90 phút Tần suất: 20-25-30 phút/lượt Cự ly tuyến: 43,65 Km (chiều đi: 43,2 Km; chiều về: 44,1 Km) Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Thăng Long. Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Quang Trung (Hà Đông) - Chu Văn An (Hà Đông) - Vạn Phúc - Đại Mỗ - Tây Mỗ - Cầu vượt Tây Mỗ - Đường 70 - Quay đầu tại điểm mở - Đường 70 - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Tỉnh lộ 419 - Thị trấn Liên Quan (tỉnh lộ 419) - Quốc lộ 32 - Phố Chùa Thông - Bến xe Sơn Tây Chiều về: Bến xe Sơn Tây - Phố Chùa Thông - Quốc lộ 32 - Tỉnh lộ 419 - Thị trấn Liên Quan (tỉnh lộ 419) - Tỉnh lộ 419 - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Quay đầu cầu vượt đại lộ Thăng Long - Đại lộ Thăng Long (làn đường gom) - Tây Mỗ - Đại Mỗ - Vạn Phúc - Chu Văn An (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa === Tuyến 90: Bến xe Kim Mã - Cầu Nhật Tân - Sân bay Nội Bài === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: Bến xe Kim Mã: Giờ mở bến 05:30 Giờ đóng bến 21:10; Sân bay Nội Bài: Giờ mở bến 06:40 Giờ đóng bến 22:30 Thời gian 1 lượt: 60 phút Tần suất: 20-30 phút/lượt Cự ly tuyến: 31,5 Km (chiều đi: 32,5 Km; chiều về: 30,5 Km) Màu xe: Cam - Xanh lam Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Chiều đi: Bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Núi Trúc - Kim Mã - Liễu Giai - Văn Cao - Thụy Khuê - Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Bãi đỗ xe buýt Nhà ga Nội địa T1 - Đường nội bộ nhà ga T1 - T2 - Điểm dừng xe buýt nhà ga Quốc tế T2 - Bãi đỗ xe Nhà ga T2 - Sân bay Nội Bài. Chiều về: Sân bay Nội Bài - Bãi đỗ xe nhà ga Quốc tế T2 (Điểm dừng xe buýt T2 Nội Bài) - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở trước Nhà ga Hàng hóa sân bay Nội Bài - Võ Nguyên Giáp - Bãi đỗ xe buýt nhà ga Nội địa T1 - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở trước đường nội bộ nhà ga T1 - T2 - Võ Nguyên Giáp - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Nguyễn Hoàng Tôn - Lạc Long Quân - Hoàng Hoa Thám - Văn Cao - Liễu Giai - Kim Mã - Bến xe Kim Mã === Tuyến 91: Bến xe Yên Nghĩa - Thị trấn Kim Bài - Phú Túc (Phú Xuyên) (chưa khai trương, chưa có xe chạy) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 15 - 20 - 25 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Cầu Bươu. Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La - Phú Lãm - QL 21B - Phố Xóm - Nguyễn Trực - Bình Đà - Thị trấn Kim Bài - Kim Thư - Chuông Vác - Quảng Phú Cầu - Tỉnh lộ 429 - Phú Túc. Chiều về: Phú Túc - Tỉnh lộ 429 - Quảng Phú Cầu - Chuông Vác - Kim Thư - Thị trấn Kim Bài - Bình Đà - Nguyễn Trực - Phố Xóm - QL 21B - Phú Lãm - Ba La - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 92: Nhổn - Sơn Tây - Thị trấn Tây Đằng (Ba Vì) (chưa khai trương, chưa có xe chạy) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 15 - 20 - 25 - 30 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt 10 - 10. Chiều đi: Nhổn - Điểm trung chuyển Nhổn - QL 32 - Trạm Trôi - Đức Thượng - Phùng - Tam Hiệp - Phúc Thọ - Sơn Tây - QL 32 - Chùa Mía - Thị trấn Tây Đằng. Chiều về: Thị trấn Tây Đằng - Chùa Mía - QL 32 - Sơn Tây - Phúc Thọ - Tam Hiệp - Phùng - Đức Thượng - Trạm Trôi - QL 32 - Điểm trung chuyển Nhổn - Nhổn. === Tuyến 93: Nam Thăng Long - Bắc Sơn (Sóc Sơn) === Giá vé: 9.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 18h49 (Nam Thăng Long), 5h35 - 20h33 (Bắc Sơn) Thời gian kế hoạch: 70 phút/1 lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên Tần suất: 22-25 phút/1 lượt Chiều đi: Nam Thăng Long (bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long) - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quay đầu tại đối diện Mê Linh Plaza - Võ Văn Kiệt - Khu công nghiệp Quang Minh - đường Chi Đông, thị trấn Chi Đông - TL35 - QL2 - TL35 (đi qua các xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn) - Bắc Sơn (Nhà văn hóa thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn, Sóc Sơn). Chiều về: Bắc Sơn (Nhà văn hóa thôn Đa Hội, xã Bắc Sơn, Sóc Sơn) - TL35 (đi qua các xã: Hồng Kỳ, Nam Sơn, Bắc Sơn thuộc huyện Sóc Sơn) - QL2 - TL35 - đường Chi Đông, thị trấn Chi Đông - Khu công nghiệp Quang Minh - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Nam Thăng Long (bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long). === Tuyến 94: Bến xe Giáp Bát - Kim Bài === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 20h05 (BX Giáp Bát), 5h20 - 21h20 (Kim Bài) Thời gian kế hoạch: 70 phút/1 lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần Vận tải Du lịch Hà Nội Tần suất: 20-25 phút/1 lượt Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Ngọc Hồi - Quốc lộ 1 - thị trấn Thường Tín - Tỉnh lộ 427 - Quốc lộ 21B - Kim Bài (Bách hóa tổng hợp thị trấn Kim Bài). Chiều về: Kim Bài (Bách hóa tổng hợp thị trấn Kim Bài) - Quốc lộ 21B - Tỉnh lộ 427 - thị trấn Thường Tín - Quốc lộ 1 - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 95: Nam Thăng Long - Xuân Hòa (Khai trương ngày 19/05/2017) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch: 60 phút/1 lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Trung tâm Tân Đạt Tần suất: 30 phút/1 lượt Chiều đi: Bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Cầu Thăng Long - Võ Văn Kiệt - Quốc lộ 2 - Đường nối Quốc lộ 2, Xuân Hoà (Qua các xã Thanh Xuân, Tân Dân, Minh Trí) - Cầu Tre - Trường Chinh (Tx. Phúc Yên) - Nguyễn Văn Linh (Tx. Phúc Yên) - Xuân Hoà (Khu giảng đường E, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2). Chiều về: Xuân Hoà (Khu giảng đường E, trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2) - Nguyễn Văn Linh (Tx. Phúc Yên) - Trường Chinh (Tx. Phúc Yên) - Cầu Tre - Đường nối Quốc lộ 2, Xuân Hoà (Qua các xã Thanh Xuân, Tân Dân, Minh Trí) - Quốc lộ 2 - Võ Văn Kiệt - Cầu Thăng Long - Phạm Văn Đồng - Bãi đỗ xe buýt Nam Thăng Long. Bus kết nối: Bến xe Nam Thăng Long: 14, 25, 27, 35A, 35B, 38, 45, 56A, 57, 60A, 60B, 61, 93. Phạm Văn Đồng: 07, 14, 25, 28, 35B, 46, 53A, 53B, 56A, 57, 60B, 61, 93. Võ Văn Kiệt (Quang Minh): 07, 56A, 58, 64, 93 Nguyễn Văn Linh - Xuân Hoà (Nhà E SP2): Bus08 Vĩnh Phúc === Tuyến 96: Công viên Nghĩa Đô - Thị trấn Đông Anh (Khai trương ngày 19/05/2017) === Giá vé: 8.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch: 60 phút/1 lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Trung tâm Tân Đạt Tần suất: 30 phút/1 lượt Chiều đi: Công viên Nghĩa Đô - Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt - Bưởi (đường bên cạnh sông Tô Lich) - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Vân Trì - Quốc lộ 23 - Bắc Hồng - Đường 12 (Qua trường THCS Bắc Hồng) - Đường 13 (Qua đền Phù Đổng) - Lê Hữu Tựu - Quốc lộ 3 - Đường Cổ Loa - Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan). Chiều về: Thị trấn Đông Anh (Ngã ba xay sát Đông Quan) - Đường Cổ Loa - Quốc lộ 3 - Lê Hữu Tựu - Đường 13 (Qua đền Phù Đổng) - Đường 12 (Qua trường THCS Bắc Hồng) - Bắc Hồng - Quốc lộ 23 - Vân Trì - Võ Nguyên Giáp - Cầu Nhật Tân - Võ Chí Công - Bưởi (đường bên cạnh sông Tô Lich) - Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên - Công viên Nghĩa Đô. Bus kết nối: Hoàng Quốc Việt (gần HV Quốc phòng): 13, 14, 33, 45. Võ Chí Công (KĐT Nam Thăng Long): 90, 99. Trước nút giao Vĩnh Ngọc (đầu Bắc cầu Nhật Tân): 90, 99. Vân Nội: 53A === Tuyến 97: Hoài Đức - Khu đô thị Yên Hoà - Công viên Nghĩa Đô (Khai trương trong tháng 6, chưa có xe chạy) === Giá vé: 8.000đ/lựợt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 60 phút Tần suất: 15 - 20 phút/lượt Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Công ty cổ phần xe khách Hà Nội. Chiều đi: Trung tâm thể thao Trạm Trôi (Hoài Đức) - Ngã tư Trôi - THPT Hoài Đức A - DT422 - TL70 - Đại lộ Thăng Long - Hầm Trung Hoà - Rẽ trái ở nút giao BigC - Nguyễn Chánh - Mạc Thái Tông - Vũ Phạm Hàm - Khu đô thị Yên Hoà - Hạ Yên - Ngã tư Hạ Yên - Trung Kính - Phạm Văn Bạch - Trần Thái Tông - Nguyễn Phong Sắc - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Khánh Toàn - Nguyễn Văn Huyên - Công viên Nghĩa Đô. Chiều về: Công viên Nghĩa Đô - Nguyễn Văn Huyên - Nguyễn Khánh Toàn - Trần Đăng Ninh - Nguyễn Phong Sắc - Trần Thái Tông - Phạm Văn Bạch - Trung Kính - Ngã tư Hạ Yên - Hạ Yên - Khu đô thị Yên Hoà - Vũ Phạm Hàm - Mạc Thái Tông - Nguyễn Chánh - Rẽ phải ở nút giao BigC - Hầm Trung Hoà - Đại lộ Thăng Long - TL70 - DT422 - Ngã tư Yên Bệ - THPT Hoài Đức A - Ngã tư Trôi - Trung tâm thể thao Trạm Trôi (Hoài Đức). Điểm dừng: Chiều đi: Chiều về: Công viên Nghĩa Đô - B5 Làng QTTL(đối diện 161 Trần Đăng Ninh) - Cổng vào KTX HVBCTT(đối diện 100 Nguyễn Phong Sắc) - 45A Trần Thái Tông - 38 Trần Thái Tông - Qua ngã 4 Duy Tân & Trần Thái Tông 200m - Trước Viện huyết học & truyền máu trung ương 50m - Đd trường THCS Yên Hoà - Lô E2 Yên Hoà(Đd trường Tiểu học Yên Hoà) - Cạnh trường Global - Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1(số 18 Vũ Phạm Hàm) - CTCP Xây lắp bưu điện - trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm - 220 Trần Duy Hưng(siêu thị BigC) - Ngã ba Miếu Đầm(ĐL Thăng Long) - CT3A KĐT Mễ Trì Thượng - Tường rào sân Golf Mỹ Đình Pearl - Xóm La Đại Mỗ - Qua đối diện lối vào THPT Đại Mỗ - Qua lối vào trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội 30m - Đối diện chợ Vân Canh(DT422) - Chùa Vực Di Trạch(DT422) - Trước trường THPT Hoài Đức A - Trước UBND huyện Hoài Đức 800m - Đối diện Bưu điện Hoài Đức(TT.Trôi) - Trung tâm thể thao Trạm Trôi(Hoài Đức) Các tuyến bus kết nối: Chiều đi: 57 (Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội); 71, 74, 87, 88 (Đại Mỗ); 35A, 50, 60A, 60B (BigC Thăng Long); 05, 29, 30, 44 (Trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm); 05, 51, 84, 85 (Trường trung học cơ sở Yên Hoà); 39, 51 (Ngã 4 Duy Tân); 27, 39, 49 (Trần Đăng Ninh); 12, 39, 85 (Công viên Nghĩa Đô). Chiều về: 12, 39, 85 (Công viên Nghĩa Đô); 27, 39, 49 (Trần Đăng Ninh); 39, 51 (Ngã 4 Duy Tân); 05, 51, 84, 85 (Trường trung học cơ sở Yên Hoà); 05, 29, 30, 44 (Trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm); 35A, 50, 60A, 60B (BigC Thăng Long); 71, 74, 87, 88 (Đại Mỗ); 57 (Trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội). === Tuyến 98: Yên Phụ - Long Biên - Gia Thuỵ - Trung tâm thương mại Aeon Mall Long Biên (Khai trương trong tháng 6, chưa có xe chạy) === Giá vé: 7.000đ/lượt Thời gian hoạt động: 5h00 - 21h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 40 phút. Màu xe: Vàng - Đỏ Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Tần suất: 20-30 phút/chuyến Chiều đi: Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt từ Hàng Than đến Hoè Nhai) - Quay đầu tại 92 Yên Phụ - ĐTC Long Biên - Trần Nhật Duật - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh - Đàm Quang Trung - TTTM Aeon Mall Long Biên. Chiều về: TTTM Aeon Mall Long Biên - Đàm Quang Trung - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Nhật Duật - ĐTC Long Biên - Quay đầu tại 92 Yên Phụ - Yên Phụ (làn dành riêng cho xe buýt từ Hàng Than đến Hoè Nhai). === Tuyến 99: Bến xe Kim Mã - Bệnh viện Nội tiết Trung ương II (Khai trương trong tháng 6, chưa có xe chạy) === Giá vé: Thời gian hoạt động: Thời gian kế hoạch: Màu xe: Đơn vị khai thác: Tần suất: Chiều đi: Chiều về: === Tuyến BRT 01: Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Kim Mã === Giá vé: 7.000đ/lượt. Thời gian hoạt động: 5h00 - 22h00 Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút Tần suất: 5 - 15 phút/lượt Màu xe: Xanh lá cây - Xanh da trời - Trắng Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt nhanh Hà Nội. Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Tố Hữu - Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Giang Văn Minh - Bến xe Kim Mã Chiều về: Bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Tố Hữu - Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa === Tuyến BRT 02: Khu Công nghệ cao Hòa Lạc - Bến xe Kim Mã (Khai trương trong tháng 6, chưa có xe chạy) === Giá vé: Thời gian hoạt động: Thời gian kế hoạch: Màu xe: Đơn vị khai thác: Tần suất: Chiều đi: Chiều về: == Các tuyến không trợ giá == === Tuyến 70A: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Trung Hà === Đơn vị vận hành: Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Tây Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 17 giờ Tần suất: 20 - 30 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu - Nhổn - Quốc lộ 32 - Tây Sơn - Phan Đình Phùng - Quốc lộ 32 - Lạc Trị - Quốc lộ 32 - Phùng Khắc Khoan - La Thành - Phú Thịnh - Quốc lộ 32 - Bến xe Trung Hà. Chiều về: Bến xe Trung Hà - Quốc lộ 32 - Phú Thịnh - La Thành - Phùng Khắc Khoan - Quốc lộ 32 - Lạc Trị - Quốc lộ 32 - Phan Đình Phùng - Tây Sơn - Quốc lộ 32 - Nhổn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 70B: Bến xe Mỹ Đình - Phú Cường === Đơn vị vận hành: Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Tây Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 17 giờ Tần suất: 20 - 30 phút/chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu - Nhổn - Quốc Lộ 32 - Tây Sơn - Phan Đình Phùng - Quốc Lộ 32 - Lạc Trị - Quốc Lộ 32 - Phùng Khắc Khoan - La Thành - Phú Thịnh - Quốc Lộ 32 - Tỉnh Lộ 93 - Tỉnh Lộ 411B - Đê Sông Hồng - Phú Cường. Chiều về: Phú Cường - Đê Sông Hồng - Tỉnh Lộ 411B - Tỉnh Lộ 93 - Quốc Lộ 32 - Phú Thịnh - La Thành - Phùng Khắc Khoan - Quốc Lộ 32 - Lạc Trị - Quốc Lộ 32 - Phan Đình Phùng - Tây Sơn - Quốc Lộ 32 - Nhổn - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 71: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Sơn Tây === Đơn vị vận hành: Xí nghiệp Xe Khách Nam Hà Nội Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 10 - 20 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Đường Mễ Trì - Châu Văn Liêm - Đại lộ Thăng Long - Quốc lộ 21 - Chùa Thông - Bến xe Sơn Tây. Chiều về: Bến xe Sơn Tây - Chùa Thông - Quốc lộ 21 - Đại lộ Thăng Long - Châu Văn Liêm - Đường Mễ Trì - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 73: Bến xe Mỹ Đình - Chùa Thầy === Đơn vị vận hành: Xí nghiệp Xe Khách Nam Hà Nội Giá vé: 9000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 10 - 20 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Hồ Tùng Mậu - Quốc lộ 32 - Thị trấn Trôi (Huyện Hoài Đức) - Đường 422 - Đường 421 - Chùa Thầy (Huyện Quốc Oai). Chiều về: Chùa Thầy (Huyện Quốc Oai) - Đường 421 - Đường 422 - Thị trấn Trôi (Huyện Hoài Đức) - Quốc lộ 32 - Hồ Tùng Mậu - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 75: Bến xe Yên Nghĩa - Bến xe Hương Sơn === Đơn vị vận hành: Công ty Cổ phần Xe Khách Hà Tây Giá vé: 20000VNĐ/ người/ lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 17 giờ Tấn suất: 20 - 30 phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Vân Đình - Đường Đê - Đường 425 - Bến xe Hương Sơn. Chiều về: Bến xe Hương Sơn - Đường 425 - Đường Đê - Vân Đình - Quốc lộ 21B - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 76: Bến xe Sơn Tây - Bến xe Trung Hà === Đơn vị vận hành: Công ty TNHH Du lịch, Dịch vụ, Xây dựng Bảo Yến Giá vé: 9000VNĐ/người/lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 30 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Sơn Tây - Quốc lộ 32 - Bến xe Trung Hà. Chiều về: Bến xe Trung Hà - Quốc lộ 32 - Bến xe Sơn Tây. === Tuyến 77: Bến xe Yên Nghĩa - Tản Lĩnh === Đơn vị vận hành: Công ty Cổ phần Ô tô Vận tải Hà Tây Giá vé: 20000VNĐ/người/lượt. Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 20 - 30 phút/lượt Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Ba La - Quang Trung (Hà Đông) - Vạn Phúc - Ngọc Trục - Láng Hoà Lạc - Quốc Oai - Thạch Thất - Quốc lộ 32 - Phúc Thọ - Thị xã Sơn Tây - Sơn Tây - Chùa Thông - Xuân Khanh - Tản Lĩnh. Chiều về: Tản Lĩnh - Xuân Khanh - Chùa Thông - Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Phúc Thọ - Quốc lộ 32 - Thạch Thất - Quốc Oai - Láng Hoà Lạc - Ngọc Trục - Vạn Phúc - Quang Trung (Hà Đông) - Ba La - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 78: Bến xe Mỹ Đình - Tế Tiêu === Đơn vị vận hành: Công ty cổ phần Dịch vụ và vận tải Bảo Châu Giá vé: 20000VNĐ/người/lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tấn suất: 20 - 30 Phút/lượt Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiên - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Thạch Bích - Bình Đà - Kim Bài - Chuông - Vác - Quán Tròn - Vân Đình - Hoà Xá - Thị trấn Đại Nghĩa - Bến xe Tế Tiêu. Chiều về: Bến xe Tế Tiêu - Thị trấn Đại Nghĩa - Hoà Xá - Vân Đình - Quán Tròn - Vác - Chuông - Kim Bài - Bình Đà - Thạch Bích - Quốc lộ 21B - Ngã ba Ba La - Quang Trung - Trần Phú - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 79: Bến xe Sơn Tây - Đá Chông === Đơn vị vận hành: Xí nghiệp Xe Khách Nam Hà Nội Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 30 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Sơn Tây - Chùa Thông - Đường 414 (Xuân Khanh, Tản Lĩnh, Đá Chông) - Đá Chông. Chiều về: Đá Chông - Đường 414 (Đá Chông, Tản Lĩnh, Xuân Khanh) - Chùa Thông - Bến xe Sơn Tây. === Tuyến 80: Bến xe Mỹ Đình - Kênh Đào === Đơn vị vận hành: Công ty Liên doanh Vận chuyển Quốc tế Hải Vân Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 30 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Trần Phú (Hà Đông) - Thị trấn Chúc Sơn - Bình Sơn - Đại Yên - Quảng Bị - Đồng Phú - Ba Thá - Kênh Đào. Chiều về: Kênh Đào - Ba Thá - Đồng Phú - Quảng Bị - Đại Yên - Bình Sơn - Thị trấn Chúc Sơn - Trần Phú (Hà Đông) - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. === Tuyến 81: Bến xe Hương Sơn - Xuân Mai === Đơn vị vận hành: Công ty cổ phần Dịch vụ và vận tải Bảo Châu Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 30 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Hương Sơn - Đốc Tín - Vạn Kim - Sêu - Bệnh viện Hà - Tế Tiêu - Hồng Sơn - Kênh Đào - ngã 3 Phúc Lâm - Miếu Môn - Đường mòn Hồ Chí Minh - Xuân Mai - Nhà máy thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam. Chiều về: Nhà máy thức ăn chăn nuôi CP Việt Nam - Xuân Mai - Đường mòn Hồ Chí Minh - Miếu Môn - ngã 3 Phúc Lâm - Kênh Đào - Hồng Sơn - Tế Tiêu - Bệnh viện Hà - Sêu - Vạn Kim - Đốc Tín - Bến xe Hương Sơn. === Tuyến 82: Bến xe Yên Nghĩa - Tế Tiêu === Đơn vị vận hành: Công ty cổ phần Dịch vụ và vận tải Bảo Châu Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 30 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Thạch Bích - Bình Đà - Kim Bài - Chuông - Vác - Quán Tròn - Vân Đình - Hoà Xá - Thị trấn Đại Nghĩa - Bến xe Tế Tiêu. Chiều về: Bến xe Tế Tiêu - Thị trấn Đại Nghĩa - Hoà Xá - Vân Đình - Quán Tròn - Vác - Chuông - Kim Bài - Bình Đà - Thạch Bích - Quốc lộ 21B - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 6 - Bến xe Yên Nghĩa. === Tuyến 83: Bến xe Mỹ Đình - Bến xe Hương Sơn === Đơn vị vận hành: Xí nghiệp Xe Khách Nam Hà Nội Giá vé: 20000VNĐ/Người/Lượt Thời gian hoạt động: 5 giờ - 18 giờ Tần suất: 10 - 20 Phút/Chuyến Chiều đi: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Vân Đình - Đường Đê - Đường 425 - Bến xe Hương Sơn. Chiều về: Bến xe Hương Sơn - Đường 425 - Đường Đê - Vân Đình - Quốc lộ 21B - Ngã ba Ba La - Quang Trung - Trần Phú - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng - Bến xe Mỹ Đình. == Tuyến xe buýt chất lượng cao == === Tuyến 86: Ga Hà Nội - Bờ Hồ - Sân bay Nội Bài === Màu xe: Cam - Vàng Đơn vị khai thác: Xí nghiệp xe buýt Yên Viên. Thời gian mở bến tại Ga Hà Nội là 5h05, đóng bến vào 21h40. Tại đầu sân bay Nội Bài, mở bến lúc 6h18 và đóng bến vào 22h58. Thời gian chạy xe trên tuyến khoảng 50-55 phút/lượt; phục vụ 80 lượt/ngày. Chủ trương mở tuyến xe buýt không trợ giá với giá vé chỉ 30.000 đồng/người/lượt nối sân bay Nội Bài với nội thành Hà Nội của UBND TP đã được Chính phủ đồng ý. Đây là bước đi phù hợp với quy luật thị trường, làm tăng tính cạnh tranh với các hãng taxi, công ty lữ hành, góp phần kéo giá vé chiều đi và về trên tuyến Nội Bài – Hà Nội xuống. Trên cơ sở đó, tuyến xe buýt này sẽ góp phần tạo điều kiện đi lại dễ dàng hơn cho nhân dân và du khách, đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao và làm tăng khả năng kết nối giữa nội thành và sân bay. Chiều đi: Ga Hà Nội - Lê Duẩn - Nguyễn Du - Yết Kiêu - Trần Hưng Đạo - Dã Tượng - Lý Thường Kiệt - Hàng Bài - Bờ Hồ - Trần Nguyên Hãn - Hàng Vôi - Hàng Tre - Hàng Muối - Trần Nhật Duật - điểm trung chuyển Long Biên - Yên Phụ (đường dành riêng cho xe buýt) - Nghi Tàm - Âu Cơ - Cầu Nhật Tân - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E - tầng 2 ga đi) - Võ Nguyên Giáp - Nhà ga quốc tế T2 (sảnh A1, A2 - tầng 2 ga đi) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Quay đầu tại điểm mở trước Công ty Dịch vụ hàng hóa hàng không - Cổng vào BĐX nhà ga T1 - Sân bay Nội Bài (trả khách và đỗ tại bãi đỗ xe buýt nhà ga T1 Sân bay Nội Bài). Chiều về: Sân bay Nội Bài (bãi đỗ xe buýt nhà ga T1 Sân bay Nội Bài) - Nhà ga nội địa T1 (sảnh A, B, E - tầng 1 ga đến) - Võ Nguyên Giáp - Đường nội bộ T1-T2 - Nhà ga nội địa T2 (sảnh tầng 1 ga đến cửa D1-D2) - Cầu vượt đường Võ Nguyên Giáp - Võ Nguyên Giáp - Cầu Nhật Tân - Âu Cơ - Nghi Tàm - Yên Phụ (đường dành riêng cho xe buýt) - điểm trung chuyển Long Biên - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Tràng Tiền - Lê Thánh Tông - Hai Bà Trưng - Ngô Quyền - Lý Thường Kiệt - Lê Duẩn - Ga Hà Nội. == Các tuyến kế cận == === Tuyến 202: Bến xe Gia Lâm - Hải Dương === Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chui - Nguyễn Văn Linh - Như Quỳnh - Bần - phố Nối - Quán Gỏi - Lai Cách - Nguyễn Lương Bằng - Trần Hưng Đạo - Hồng Quang - Bến xe Hải Dương. Chiều về: Bến xe Hải Dương - Hồng Quang - Trần Hưng Đạo - Nguyễn Lương Bằng - Lai Cách - Quán Gỏi - Phố Nối - Bần - Như Quỳnh - Nguyễn Văn Linh - Cầu Chui - Nguyễn Văn Cừ - Bến xe Gia Lâm. === Tuyến 203: Bến xe Giáp Bát - Bắc Giang === Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - Giải Phóng - Pháp Vân - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chui - Ngô Gia Tự - Cầu Đuống - Hà Huy Tập - Yên Viên - Dốc Lã - Từ Sơn - Lim - Thị xã Bắc Ninh - Thị Cầu - Tam Tầng - Chợ Nếnh - Hồng Thái - Thành phố Bắc Giang - Xương Giang - Bến xe Bắc Giang. Chiều về: Bến xe Bắc Giang - Xương Giang - Thành phố Bắc Giang - Hồng Thái - Chợ Nếnh - Tam Tầng - Thị Cầu - Thị xã Bắc Ninh - Lim - Từ Sơn - Dốc Lã - Yên Viên - Hà Huy Tập - Cầu Đuống - Ngô Gia Tự - Cầu Chui - Nguyễn Văn Cừ - Trần Nhật Duật - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Pháp Vân - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 204: Long Biên - Thuận Thành === Chiều đi: Điểm trung chuyển Long Biên - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 5 - Ngã 4 Phú Thị - Đường 181 - Phố Sủi - Keo - Kim Sơn - Chùa Keo - Phố Toàn Thắng (Khu Công nghiệp Hapro) - Đức Hiệp - Xuân Lâm - Hà Mãn - Chùa Dâu - Thanh Hoài (Thanh Khương) - Tám Á (Gia Đông) - Phố Khám (Gia Đông) - Thị trấn Hồ (Thuận Thành). Chiều về: Thị trấn Hồ (Thuận Thành) - Phố Khám (Gia Đông) - Tam Á (Gia Đông) - Thanh Hoài (Thanh Khương) - Chùa Dâu - Hà Mãn - Xuân Lâm - Đức Hiệp - Phố Toàn Thắng (Khu Công nghiệp Hapro) - Chùa Keo - Kim Sơn - Keo - Phố Sủi - Đường 181 - Ngã 4 Phú Thị - Quốc lộ 5 - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ - Điểm trung chuyển Long Biên. === Tuyến 205: Bến xe Gia Lâm - Hưng Yên === Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 5 - Như Quỳnh - Phố Nối - Đường 39 - Liêu Xá - Tân Lập - Yên Mỹ - Trung Hưng - Minh Châu - Bô Thời - Trương Xá - Lương Bằng - Nguyễn Văn Linh - Bến xe Hưng Yên. Chiều về: Bến xe Hưng Yên - Nguyễn Văn Linh - Lương Bằng - Trương Xá - Bô Thời - Minh Châu - Trung Hưng - Yên Mỹ - Tân Lập - Liêu Xá - Đường 39 - Phố Nối - Như Quỳnh - Quốc lộ 5 - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm. === Tuyến 206: Bến xe Giáp Bát - Hà Nam === Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Văn Điển - Quán Gánh - Thường Tín - Tía - Đỗ Xá - Nghệ - Sổ - Phú Xuyên - Guột - Cầu Giẽ - Đồng Văn - Ba Đa - Nội Thị Phủ Lý - Bến xe Hà Nam. Chiều về: Bến xe Hà Nam - Nội Thị Phủ Lý - Ba Đa - Đồng Văn - Cầu Giẽ - Guột - Phú Xuyên - Sổ - Nghệ - Đỗ Xá - Tía - Thường Tín - Quan Gánh - Văn Điển - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 207: Bến xe Gia Lâm - Bến xe Triều Dương === Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Ngọc Lâm - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh (Ql.5) - Đàm Quang Trung - Cổ Linh (TTTM AEON MALL LONG BIÊN) - Đường Ecopark - Dốc xuống TT Văn Giang - Dốc Phi Liệt (xã Liên Nghĩa) - Dốc Mễ (xã Mễ Sở) - Dốc Đa Hòa, Thiết trụ (xã Bình Minh) - Dốc Vĩnh (xã Dạ Trạch) - Dốc Hàm Tải, Dốc Xuân Đình (xã Hàm Tử) - Dốc Trần Phú, dốc Mạn Xuyên, Dốc Mạn Trù, Dốc bến đò Phương Trù, Dốc Phương Đường (xã Tứ Dân) - Dốc Lạc Thủy, Dốc chợ Bái cũ, Dốc trạm bơm (xã Đông Kết) - Dốc Kênh, Dốc Cẩm Khê (xã Liên Khê) - Dốc cót (xã Chí Tân) - Dốc Quan Xuyên (xã Thành Công) Bến đò Vườn Chuối (xã Nhuế Dương) - Dốc xuống chợ Hang (xã Thọ Vinh) - Mai Động - Phú Thịnh - xã Hùng An - Dốc chợ (xã Đức Hợp) - Duyên Yên, Phương Tòng, Ngọc Đồng (xã Ngọc Thanh) - Dốc Lã (Bảo Khê) - Bến xe Triều Dương (Hưng Yên). Chiều về: Bến xe Triều Dương (Hưng Yên) - Dốc Lã (Bảo Khê) - Duyên Yên, Phương Tòng, Ngọc Đồng (xã Ngọc Thanh) - xã Hùng An - Dốc chợ (xã Đức Hợp) - Mai Động - Phú Thịnh - Dốc xuống chợ Hang (xã Thọ Vinh) - Bến đò Vườn Chuối (xã Nhuế Dương) - Dốc Quan Xuyên (xã Thành Công) - Dốc cót (xã Chí Tân) - Dốc Kênh, Dốc Cẩm Khê (xã Liên Khê) - Dốc Lạc Thủy, Dốc chợ Bái cũ, Dốc trạm bơm (xã Đông Kết) - Dốc Trần Phú, dốc Mạn Xuyên, Dốc Mạn Trù, Dốc bến đò Phương Trù, Dốc Phương Đường (xã Tứ Dân) - Dốc Hàm Tải, Dốc Xuân Đình (xã Hàm Tử) - Dốc Vĩnh (xã Dạ Trạch) - Dốc Đa Hòa, Thiết trụ (xã Bình Minh) - Dốc Mễ (xã Mễ Sở) - Dốc Phi Liệt (xã Liên Nghĩa) - Dốc xuống TT Văn Giang - Đường Ecopark - Cổ Linh (TTTM AEON MALL LONG BIÊN) - Đàm Quang Trung - Nguyễn Văn Linh (Ql.5) - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Khảm - Bến xe Gia Lâm. === Tuyến 208: Bến xe Giáp Bát - Hưng Yên === Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Giải Phóng - Kim Đồng - Giải Phóng - Ngọc Hồi - Pháp Vân - Yên Sở - Nguyễn Tam Trinh - Minh Khai - Vĩnh Tuy - Nguyễn Khoái - Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải - Cầu Chương Dương - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Đức Thuận - Quốc lộ 5 - Bần - Khoái Châu - Đức Hợp - Đường 195 - Bến xe Hưng Yên. Chiều về: Bến xe Hưng Yên - Đường 195 - Đức Hợp - Khoái Châu - Quốc lộ 5 - Bần - Như Quỳnh - Nguyễn Đức Thuận - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Văn Cừ - Cầu Chương Dương - Trần Quang Khải - Trần Khánh Dư - Nguyễn Khoái - Vĩnh Tuy - Minh Khai - Nguyễn Tam Trinh - Yên Sở - Pháp Vân - Ngọc Hồi - Giải Phóng - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 209: Bến xe Giáp Bát - Hưng Yên === Chiều đi: Bến xe Giáp Bát - Quốc lộ 1 - Thường Tín - Quán Gánh - Đồng Văn - Quốc lộ 38 - Hoà Mạc - Cầu Yên Lệnh - Thị xã Hưng Yên - Bến xe Hưng Yên. Chiều về: Bến xe Hưng Yên - Thị xã Hưng Yên - Cầu Yên Lệnh - Hoà Mạc - Quốc lộ 38 - Đồng Văn - Đỗ Xá - Quán Gánh - Thường Tín - Quốc lộ 1 - Bến xe Giáp Bát. === Tuyến 210: Bến xe Gia Lâm - Bến xe Hiệp Hòa === Chiều đi: Bến xe Gia Lâm - Từ Sơn - Yên Phong - Đông Xuyên - Bến xe Hiệp Hòa. Chiều về: Bến xe Hiệp Hòa - Đông Xuyên - Yên Phong - Từ Sơn - Bến xe Gia Lâm. == Xem thêm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Hanoi Public Transport Management and Operation Center - Hanoi bus - Hanoi map Trung tâm Quản lý và Điều hành Giao thông Đô thị Hà Nội Tổng công ty vận tải Hà Nội -Trang chủ Sẽ sử dụng thẻ xe buýt thông minh thay vé Quang Hiệu, báo Lao động 20/9/2011 Lộ trình các tuyến xe buýt bản lưu 18/3/2015 Thông báo thay đổi giá vé vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố Hà Nội Di chuyển biển báo điểm dừng xe buýt trên đường Trần Nhật Duật Thay đổi vị trí biển báo, điểm dừng xe buýt trên đường Kim Ngưu Điều chỉnh lộ trình trên tuyến buýt số 47A Long Biên – Bát Tràng Thông báo về việc điều chỉnh lộ trình tuyến của các tuyến buýt số 22, 26, 27, 33, 41, 42, 46, 57, 60 Thêm 3 tuyến xe buýt nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài Giang Huỳnh, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia 29/5/2015 Tìm đường xe buýt
tỉnh (trung quốc).txt
Tỉnh (tiếng Trung: 省, bính âm: shěng, phiên âm Hán-Việt: tỉnh) là một đơn vị hành chính địa phương cấp thứ nhất (tức là chỉ dưới cấp quốc gia) của Trung Quốc, ngang cấp với các thành phố trực thuộc trung ương. == Danh sách và bản đồ == == Tham khảo ==
j.txt
J, j là chữ thứ 10 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh. Tuy nhiên, nó không được sử dụng trong tiếng Việt; để thay thế, Quốc Ngữ sử dụng d hoặc gi cho âm /j/. Đầu tiên J chỉ là chữ hoa cho chữ I nên nhiều người ở những nước nói tiếng Đức vẫn viết tên Isabel như Jsabel hay Ines như Jnes, trong khi ở Ý người ta vẫn có thể gặp chữ J được sử dụng như chữ I hoa trong cách viết cổ. Nhà nhân văn học Pierre de la Ramée (mất năm 1572) là người đầu tiên phân biệt chữ I với chữ J. Đầu tiên, hai cái chữ I và J đều phát âm như /i/, /i:/ và /j/ nhưng các ngôn ngữ trong nhóm ngôn ngữ Rôman phát triển thêm các âm mới (từ /j/ và /g/ cũ) cho I và J; do đó chữ J trong tiếng Anh (đến từ tiếng Pháp) có âm khác hẳn với chữ I. Trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ German ngoài tiếng Anh, chữ J phát âm như /j/. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Azeri và tiếng Tatar, chữ J lúc nào cũng phát âm như /ʒ/. Trong bảng mã ASCII dùng ở máy tính, chữ J hoa có giá trị 74 và chữ j thường có giá trị 106. Trong hệ đo lường quốc tế, J là ký hiệu cho joule. Theo mã số xe quốc tế, J được dùng cho Nhật Bản (Japan). J được gọi là Juliet trong bảng chữ cái âm học NATO. == Tham khảo ==
kurashiki.txt
Kurashiki (倉敷市, Kurashiki-shi, Thương Phô thị) là một thành phố thuộc tỉnh Okayama, Nhật Bản. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Kurashiki tại Wikimedia Commons (tiếng Nhật) Website chính thức
hewlett-packard.txt
Hewlett-Packard (viết tắt HP) là tập đoàn công nghệ thông tin lớn nhất thế giới. HP thành lập năm 1939 tại Palo Alto, California, Hoa Kỳ. HP hiện có trụ sở tại Cupertino, California, Hoa Kỳ. Năm 2006, tổng doanh thu của HP đạt 9.4 tỷ đô la, vượt đối thủ IBM với 9.1 tỉ, chính thức vươn lên vị trí số một (đến nay là google đứng số một) trong các công ty công nghệ thông tin. == Lịch sử == === Thành lập === HP được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1939 bởi Bill Hewlett và Dave Packard, với hình thức là nhà sản xuất công cụ đo lường và kiểm định với vốn đầu tư là US$538. Cả hai đã tốt nghiệp Đại học Stanford năm 1934. Công ty khởi đầu trong một ga-ra khi họ còn đang học sau đại học ở Standford. (Vì thế câu chuyện của họ là về những trí thức trở nên giàu có chứ không phải là những kẻ nghèo khó trở nên giàu có). Sản phẩm đầu tiên là máy tạo dao động âm chính xác, kiểu 200A. Điểm mới của họ là đã dùng bóng đèn nhỏ (loại dùng để chiếu sáng) như là một điện trở nhiệt trong một phần quan trọng của mạch điện. Nhờ vậy họ đã bán kiểu 200A này với giá $54.40 trong khi các đối thủ cạnh tranh bán các máy tạo dao động ít ổn định hơn với giá trên $200. Loạt máy phát kiểu 200 được tiếp tục sản xuất đến năm 1972 với kiểu 200AB, vẫn dựa trên đèn điện tử nhưng có cải tiến về mẫu mã. 33 năm, đó có lẽ là mẫu thiết kế điện tử được bán lâu nhất trong mọi thời đại. Tên công ty, Hewlett-Packard, được hình thành từ họ của hai nhà sáng lập. Nếu Bill không thắng trong việc tung đồng xu, thì có thể hiện nay tên công ty được biết sẽ là Packard-Hewlett. Một trong những khách hàng sớm nhất của công ty là Walt Disney Productions, họ đã mua tám máy tạo dao động kiểu 200B (với giá $71.50/cái) để kiểm tra hệ thống Fantasoundstereophonic sound trong những rạp sẽ chiếu phim Fantasia. === Tập trung === Ban đầu, hoạt động của công ty không tập trung, công ty làm việc trong lĩnh vực rộng về các thiết bị điện cho công nghiệp và thậm chí cả nông nghiệp. Cuối cùng họ chọn tập trung vào thiết bị điện cho đo lường và kiểm định chất lượng cao. Suốt những năm 1940 đến những năm 1990 công ty tập trung sản xuất máy phát tín hiệu, máy đo hiệu điện thế, máy dao động ký, máy đếm, và những thiết bị kiểm định khác. Điểm nổi bật của chúng là tăng giới hạn đo lường và độ chính xác. Ví dụ, hầu hết mọi Vôn kế hoặc máy phát tín hiệu HP đều có hơn một hoặc nhiều bậc trên công tắc so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Vôn kế hay Ampe kế HP có thang đo tăng và giảm hơn 10 tới 100 lần so với những máy khác. Dù có nhiều lý do cho việc tại sao các máy cạnh tranh chỉ ngừng ở đơn vị 1 vôn, các kỹ sư của HP tìm ra những cách để tăng phạm vi đo lường của thiết bị lên một cách đáng kể. Họ cũng tập trung vào việc chính xác và ổn định tuyệt đối, làm ra những máy đếm, Vôn kế, nhiệt kế, và đồng hồ có phạm vi đo lường rộng nhưng rất chính xác và ổn định. === Những năm 60 và 70 === HP được công nhận là nhà sáng lập của thung lũng Silicon, dù công ty đã không chủ động đầu tư vào các thiết bị bán dẫn mãi đến vài năm sau, sau khi "Tám kẻ phản bội" đã từ bỏ William Shockley để lập nên công ty bán dẫn Fairchild vào năm 1957. Công ty cổ phần HP của Hewlett-Packard, thành lập năm 1960, đã phát triển các thiết bị bán dẫn chỉ để dùng trong nội bộ. Các dụng cụ đo lường và máy tính là những sản phẩm sử dụng các thiết bị này. HP được công nhận bởi Tạp chí Wired là nhà sản xuất máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới, vào năm 1968, với loại máy Hewlett-Packard 9100A. HP gọi nó là máy tính để bàn (desktop calculator), vì Bill Hewlett phát biểu rằng, "Nếu chúng tôi gọi nó là máy tính (computer), các bậc thầy về máy tính sẽ phản đối vì nó không giống IBM. Vì thế chúng tôi quyết định gọi nó là máy tính (calculator), và những thứ vô lý đó không còn nữa." Là một thắng lợi trong kỹ thuật lúc đó, các mạch điện logic được sản xuất mà không có vi mạch tích hợp nào; quá trình lắp ráp một cái CPU hoàn toàn được tiến hành với các bộ phận rời rạc. Với bộ đọc CRT, card lưu trữ bằng từ tính, và máy in, giá sản phẩm khoảng $5000. Công ty được thế giới tín nhiệm với nhiều mặt hàng. Họ đã giới thiệu máy tính điện tử khoa học cầm tay đầu tiên trên thế giới vào năm 1972 (máy HP-35), máy tính lập trình đầu tiên vào năm 1974 (máy HP-65), máy tính lập trình có hiển thị số đầu tiên, vào năm 1979 (máy HP-41C), và máy tính hình thức có thể vẽ đồ thị đầu tiên HP-28C. Giống như các máy tính khoa học và thương mại, máy dao động ký, máy phân tích logic, và các thiết bị đo lường khác của công ty cũng rất nổi tiếng vì độ bền và tính tiện dụng (những sản phẩm đo lường này bây giờ là các dòng sản phẩm của công ty Agilent tách ra từ HP). Triết lý trong thiết kế của công ty trong giai đoạn này có thể tóm tắt là "thiết kế cho người ngồi ở ghế kế bên." === HP dẫn đầu thị trường máy tính === Theo nghiên cứu của IDC và Gartner, HP tiếp tục dẫn đầu thị trường máy tính toàn cầu 5 quý liên tiếp tính đến quý 3/2007, bỏ xa đối thủ cạnh tranh kế tiếp. Vẫn theo thông báo của IDC và Gartner được HP dẫn lại và công bố vào ngày 12/12/2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh thì HP đã có tổng lượng máy tính bán ra đạt mức tăng trưởng 33% (theo số liệu của IDC) và 18,8% thị phần với doanh số tăng 33,1% (theo số liệu của Gartner). Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trung bình của thị trường toàn cầu và vượt xa tỷ lệ tăng trưởng bình quân vùng tại tất cả các vùng. Theo Gartner, trong quý 3/2007 toàn thế giới đã tiêu thụ 68,5 triệu máy tính, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tăng 23,4% và tại khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi là 16,4%. Trong khi đó, mức tăng doanh số của thị trường Mỹ chỉ đạt 4,7%, thấp hơn dự đoán của Gartner là 6,7%. Báo cáo nghiên cứu thị trường của IDC cho thấy đây là quý thứ 2 liên tiếp HP đạt mức tăng trưởng bình quân trên 30%. Thị phần của HP đã tăng 2,5% so với năm ngoái trên cả thị trường Mỹ và thị trường thế giới. Tại Mỹ, trong quý 3 năm nay, HP đã đạt mức tăng trưởng 169%, cao hơn gấp 3 lần so với mức tăng bình quân của thị trường. Cũng trong quý 3 năm nay, riêng tại thị trường Việt Nam, HP chiếm 29,9% thị phần, đạt mức tăng trưởng năm 252,9%, vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu thị trường máy tính xách tay. Xét trên cả ngành công nghiệp máy tính (bao gồm máy tính để bàn và máy tính xách tay), HP giữ 10,2% thị phần với mức tăng trưởng 144,5%, qua đó tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường. (http://pcworld.com.vn) Nhưng HP đã bị đối thủ cạnh tranh đến từ Đài Loan là ASUS vượt qua, theo bình chọn của tạp chí "Wall Street Asia" tháng 8 năm 2009, HP đã bị đối thủ cạnh tranh ASUS đến từ Đài Loan đánh tụt hạng bét, vì theo cộng đồng sử dụng máy tính xách tay, các sản phẩm của HP thường hay bị lỗi VGA card, gây nên hiện tượng máy nóng khi hoạt động, trong khi đó ASUS được đánh giá cao vì các sản phẩm của ASUS có tỉ lệ lỗi thấp, chất lượng đảm bảo, vì vậy tạp chí này đã bình chọn ASUS trở thành hãng máy tính "Đứng đầu thế giới về chất lượng và dịch vụ" == Sản phẩm == Máy tính bàn Máy tính xách tay Máy ảnh kĩ thuật số Máy in Máy quét Pocket PC Máy chủ x86 Máy chủ Phiến Mỏng Blade System Máy chủ UNIX Máy chủ siêu mạnh Supper Dome và Non Stop Hệ thống lưu trữ StorageWork == Xem thêm == Microsoft Dell Sony == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang nhà HP
cộng đồng kinh tế asean.txt
Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là một khối kinh tế khu vực của 10 quốc gia thành viên ASEAN chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, khi bản tuyên bố thành lập chính thức có hiệu lực[1]. AEC là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Hai trụ cột còn lại là: Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN. == Mục đích thành lập AEC == Theo dự định của các nhà lãnh đạo ASEAN, AEC sẽ được thành lập vào năm 2015. Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nhấn mạnh: Cộng đồng Kinh tế ASEAN được thành lập là để thực hiện mục tiêu cuối cùng của hội nhập kinh tế trong "Tầm nhìn ASEAN 2020", nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều, đói nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội được giảm bớt vào năm 2020. Kế hoạch trung hạn 6 năm lần thứ hai của ASEAN (2004-2010) - Chương trình Hành động Vientian đã xác định rõ hơn mục đích của AEC là: tăng cường năng lực cạnh tranh thông qua hội nhập nhanh hơn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của ASEAN. == Các biện pháp thực hiện == Các biện pháp chính mà ASEAN sẽ cần thực hiện để xây dựng một thị trường ASEAN thống nhất bao gồm: hài hòa hóa các tiêu chuẩn sản phẩm (hợp chuẩn) và quy chế, giải quyết nhanh chóng hơn các thủ tục hải quan và thương mại, và hoàn chỉnh các quy tắc về xuất xứ. Các biện pháp để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất sẽ bao gồm: củng cố mạng lưới sản xuất khu vực thông qua nâng cấp cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công nghệ thông tin và viễn thông, và phát triển các kỹ năng thích hợp. Các biện pháp nói trên đều đã và đang được các nước thành viên ASEAN triển khai trong khuôn khổ các thỏa thuận và hiệp định của ASEAN. Như vậy, AEC chính là sự đẩy mạnh những cơ chế liên kết hiện có của ASEAN, như Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS), Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA), Hiệp định Khung về Hợp tác Công nghiệp ASEAN (AICO), Lộ trình Hội nhập Tài chính và Tiền tệ ASEAN, v.v…, để xây dựng ASEAN thành "một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất". Nói cách khác, AEC là mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN có bổ sung thêm hai nội dung mới là tự do di chuyển lao động và di chuyển vốn tự do hơn. == Quá trình thực hiện == Để bước đầu hiện thực hóa AEC, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 (2003) đồng ý: ASEAN sẽ thực hiện các khuyến nghị về liên kết kinh tế của Nhóm Đặc Trách Cao cấp (HLTF) về Liên kết Kinh tế của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM). Cụ thể là: a- Đẩy mạnh việc thực hiện những sáng kiến kinh tế hiện có, bao gồm Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN, Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ, và Khu vực Đầu tư ASEAN; b- Thúc đẩy hội nhập khu vực trong các ngành ưu tiên; c- Tạo thuận lợi cho việc đi lại của doanh nhân, lao động lành nghề và nhân tài, và tăng cường các thể chế của ASEAN và thu hẹp khoảng cách phát triển. Hành động lớn đầu tiên của ASEAN để triển khai các biện pháp cụ thể trên chính là việc các nhà lãnh đạo các nước thành viên ký Hiệp định Khung ASEAN về Hội nhập các Ngành Ưu tiên. Có thể coi đây là một kế hoạch hành động trung hạn đầu tiên của AEC. ASEAN hy vọng, hội nhập nhanh các ngành ưu tiên này sẽ tạo thành bước đột phá, tạo đà và tạo ra hiệu ứng lan tỏa sang các ngành khác. Tại Hiệp định này, các nước thành viên đã cam kết loại bỏ thuế quan sớm hơn 3 năm so với cam kết theo Chương trình Thuế quan Ưu đãi Có Hiệu lực Chung của AFTA (CEPT/AFTA). Các ngành ưu tiên hội nhập gồm: 7 ngành sản xuất hàng hóa là nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN (hay thương mại điện tử); và, 2 ngành vừa hàng hóa vừa dịch vụ là y tế và công nghệ thông tin. Tháng 12 năm 2006, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, các bộ trưởng đã quyết định đưa thêm ngành hậu cần vào danh mục ngành ưu tiên hội nhập. Như vậy, tổng cộng có 12 ngành ưu tiên hội nhập.[2] Các ngành nói trên được lựa chọn trên cơ sở lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên, kỹ năng lao động, mức độ cạnh tranh về chi phí, và mức đóng góp về giá trị gia tăng đối với nền kinh tế ASEAN. Các nước Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan sẽ hạ thuế quan đối với các sản phẩm của 12 ngành ưu tiên xuống 0% vào năm 2007, trong khi đối với các nước còn lại sẽ là năm 2012. == Chú thích == ^ Theo kế hoạch ban đầu là năm 2020. Tuy nhiên, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ XII tổ chức tại Cebu, các nhà lãnh đạo các quốc gia thành viên đã quyết định đẩy nhanh lên thành năm 2015.[3]
rodrigo palacio.txt
Rodrigo Sebastián Palacio (sinh ngày 5 tháng 2 năm 1982) là một cầu thủ bóng đá người Argentina hiện đang chơi cho câu lạc bộ Inter Milan tại Serie A ở vị trí hộ công và tiền đạo cánh. Anh là con trai của José Ramón Palacio, một cựu cầu thủ của câu lạc bộ Olimpo de Bahia Blanca trong thập niên 1980. Là người gốc Tây Ban Nha, Palacio được cấp hộ chiếu Tây Ban Nha và anh được tính là một cầu thủ thuộc EU. == Sự nghiệp cầu thủ == === Boca Juniors === Tháng 12 năm 2007, Palacio cùng Boca Juniors tham dự FIFA Club World Cup 2007. Ngày 12 tháng 12, Anh góp mặt trong trận thắng 1–0 của Boca trước Étoile du Sahel. Ngày 16 tháng 12, anh ghi bàn cân bằng tỉ số 1–1 trong trận gặp A.C. Milan, tuy vậy đội bóng đến từ Ý vẫn giành chiến thắng chung cuộc 4–2. Kết thúc giải, Palacio được trao quả bóng đồng và xếp thứ 3 chỉ sau 2 cầu thủ của Milan là Clarence Seedorf và Kaká. Phong độ của Palacio tại Copa Libertadores 2008 đã giúp Boca tránh khỏi việc bị loại ngay từ vòng bảng với cú đúp lập được trong trận thắng câu lạc bộ Atlas của Mexico 3–0 trên sân nhà và ghi bàn thắng thứ 3 trong chiến thắng kịch tính 4–3 trước Colo-Colo. Ngày 7 tháng 5 năm 2008, Palacio mở tỉ số trong trận thắng 2–1 lượt về vòng 1/16 trước Cruzeiro. Boca cuối cùng lọt vào đến vòng bán kết và chỉ chịu dừng bước trước Fluminense. Mặc dù dính chấn thương nhỏ, khiến anh phải ngồi ngoài một thời gian ngắn, Palacio vẫn giành được Recopa Sudamericana với 1 bàn ở trận lượt đi và bàn khác trận lượt về, và danh hiệu Torneo Apertura sau khi Boca, San Lorenzo, Tigre kết thúc giải với số điểm bằng nhau, một vòng play-offs quyết định đội vô địch đã được tổ chức tại sân vận động của Racing Club de Avellaneda vào ngày 20 tháng 12 năm 2008. Tại đó, Palacio đã lập công trong trận thắng 3–1 trước San Lorenzo để giúp Boca đoạt danh hiệu. === Genoa === Ngày 17 tháng 7 năm 2009, Palacio ký hợp đồng 4 năm với Genoa với phí chuyển nhượng 2,81 triệu € để thay thế cho Diego Milito và giúp đỡ người đồng hương Hernán Crespo. Cùng với Crespo, Palacio còn gặp lại người đồng đội cũ ở Boca Juniors Luciano Figueroa. Trong vài tháng đầu, Palacio đã bỏ lỡ 2 trận đấu do dính chấn thương mắt cá. Ngày 5 tháng 11, Palacio ghi bàn đầu tiên cho Genoa ở trận thắng Lille OSC 3–2 tại UEFA Europa League 2009–10. === Inter Milan === Ngày 22 tháng 5 năm 2012, Chủ tịch Genoa Enrico Preziosi xác nhận rằng Palacio sẽ khoác áo Inter Milan ở mùa giải 2012–13. Anh có trận đấu ra mắt tại vòng loại Europa League gặp câu lạc bộ Hajduk Split. Anh lập cú đúp đầu tiên cho Inter trong trận giao hữu gặp CA Bizertin ngày 18 tháng 8 năm 2012. == Sự nghiệp quốc tế == Màn trình diễn của Palacio trong màu áo Boca đã thu hút sự chú ý của huấn luyện viên tuyển Argentina José Pekerman, anh đá trận đầu tiên cho Argentina vào ngày 9 tháng 3 năm 2005 trong trận hòa 1–1 México. Ngày 26 tháng 3 năm 2005 anh góp mặt trong trận thắng Bolivia 2–1 tại vòng loại World Cup. Ngày 15 tháng 5 năm 2006, Palacio được huấn luyện viên José Pekerman điền tên vào danh sách tham dự World Cup 2006 và ngày 10 tháng 6, anh vào sân thay người ở phút 60 trong trận mở màn vòng bảng thắng 2–1 trước Bờ Biển Ngà. Ngày 15 tháng 6 năm 2008 tại vòng loại World Cup, Palacio vào sân thay người phút 85 và ghi bàn ấn định tỉ số hòa 1–1 trước Ecuador ở phút 93. 3 ngày sau đấy, ngày 18 tháng 6 năm 2008 anh lại được thay vào ở phút 90 trận gặp Brazil, tuy vậy, trận đấu kết thúc với tỉ số 0–0. == Thống kê sự nghiệp == === Câu lạc bộ === Số liệu thống kê chính xác tới 30 tháng 5 năm 2015 === Quốc tế === Số liệu thống kê chính xác tới 13 tháng 7 năm 2014 === Bàn thắng quốc tế === == Chú thích == == Liên kết ngoài == Rodrigo Palacio trên ESPN Soccernet Argentine Primera statistics (tiếng Tây Ban Nha) Rodrigo Palacio trên FootballDatabase.com
các tiểu vương quốc ả rập thống nhất.txt
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (tiếng Ả Rập: دولة الإمارات العربية المتحدة Dawlat al-Imārāt al-'Arabīyah al-Muttaḥidah) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư , có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Saudi về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc. Năm 2013, dân số Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 9,2 triệu, trong đó 1,4 triệu người có quyền công dân và 7,8 triệu người là ngoại kiều. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các quân chủ được chọn làm tổng thống của liên bang. Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức (song tiếng Anh và các ngôn ngữ Ấn Độ được nói phổ biến). Trữ lượng dầu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đứng thứ bảy thế giới còn trữ lượng khí đốt thiên nhiên của nước này đứng thứ mười bảy thế giới. Sheikh Zayed là quân chủ của Abu Dhabi và là tổng thống đầu tiên của liên bang, ông giám sát quá trình phát triển của quốc gia và đưa thu nhập từ dầu mỏ đến các lĩnh vực y tế, giáo dục và hạ tầng. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất có nền kinh tế đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, và thành phố đông dân nhất liên bang là Dubai cũng là một thành phố toàn cầu quan trọng và là một trung tâm hàng không quốc tế. Tuy thế, quốc gia này vẫn chủ yếu dựa vào xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị chỉ trích do thành tích nhân quyền của họ, bao gồm diễn giải cụ thể Luật Hồi giáo Sharia trong hệ thống pháp lý. Vị thế quốc tế của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đang gia tăng, khiến một số nhà phân tích nhận định rằng đây là một cường quốc khu vực và cường quốc bậc trung. == Lịch sử == Trong thời kỳ cổ đại, Al Hasa (nay là tỉnh Đông của Ả Rập Saudi) là bộ phận của Al Bahreyn và tiếp giáp Đại Oman (nay là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman). Từ thế kỷ 2 CN, các bộ lạc chuyển dịch từ Al Bahreyn hướng đến vùng Vịnh thấp hơn, cùng với đó là luồng di cư của các nhóm bộ lạc Azdite Qahtani (hay Yamani) và Quda'ah từ tây nam bán đảo Ả Rập hướng đến miền trung Oman. Các nhóm Sassanid hiện diện tại bờ biển Batinah. Năm 637, Julfar (tại khu vực nay là Ra's al-Khaimah) là một cảng quan trọng, được sử dụng làm điểm dừng chân của quân Hồi giáo đi xâm lược Đế quốc Sassanid Ba Tư. Khu vực Al Ain/Ốc đảo Buraimi được gọi là Tu'am và là một điểm mậu dịch quan trọng đối với các tuyến đường lạc đà giữa duyên hải và nội địa bán đảo Ả Rập. Thời điểm Hồi giáo truyền bá đến mũi đông bắc của bán đảo Ả Rập được cho là diễn ra ngay sau một lá thư của Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad gửi đến những người cai trị Oman vào năm 630. Tiếp đó có một nhóm người cai trị đi đến Medina, cải sang Hồi giáo và sau đó lãnh đạo khởi nghĩa thành công chống lại Sassanid. Sau khi Muhammad từ trần, các cộng đồng Hồi giáo mới ở phía nam vịnh Ba Tư có nguy cơ tan rã do có các cuộc khởi nghĩa chống các thủ lĩnh Hồi giáo. Khalip Abu Bakr phái một đội quân từ thủ đô Medina, họ hoàn thành tái chinh phục lãnh thổ sau trận chiến đẫm máu tại Dibba khiến khoảng 10.000 người thiệt mạng. Hành động này đảm bảo tính toàn vẹn của Đế quốc Hồi giáo và thống nhất bán đảo Ả Rập dưới quyền Đế quốc Rashidun mới xuất hiện. Môi trường hoang mạc khắc nghiệt dẫn đến xuất hiện "bộ lạc đa tài", các nhóm du mục sinh sống nhờ một loạt các hoạt động kinh tế, bao gồm chăn nuôi, trồng trọt và săn bắn. Các nhóm này chuyển dịch theo mùa nên họ thường xuyên xung đột với nhau, và lập ra các khu dân cư và trung tâm mùa vụ và bán mùa vụ. Chúng hình thành các nhóm bộ lạc có danh xưng tồn tại đến nay, trong đó có Bani Yas và Al Bu Falah của Abu Dhabi, Al Ain, Liwa và duyên hải Al Bahrayn, Dhawahir, Awamir và Manasir tại nội địa, Sharqiyin tại duyên hải phía đông và Qawasim ở phía bắc. Đến thế kỷ 16, các cảng tại vịnh Ba Tư và bộ phận cư dân tại khu vực nay là duyên hải Iraq, Kuwait và Ả Rập Saudi nằm dưới ảnh hưởng trực tiếp của Đế quốc Ottoman. Trong khi đó, các lực lượng thực dân Bồ Đào Nha, Anh và Hà Lan cũng xuất hiện tại vùng Vịnh, còn toàn bộ duyên hải phía bắc vịnh Ba Tư lúc này vẫn do Ba Tư cai quản. Đến thế kỷ 17, bang liên Bani Yas là lực lượng chi phối hầu hết khu vực nay là Abu Dhabi. Người Bồ Đào Nha duy trì ảnh hưởng đối các khu dân cư duyên hải, xây dựng các công sự sau khi chinh phạt các khu dân cư duyên hải trong thế kỷ 16, đặc biệt là trên duyên hải phía đông tại Muscat, Sohar và Khor Fakkan. Duyên hải phía nam vịnh Ba Tư được người Anh gọi là "Duyên hải Hải tặc", do thuyền của liên bang Al Qawasim (Al Qasimi) có căn cứ tại khu vực này tiến hành quấy nhiễu tàu treo cờ Anh từ thế kỷ 17 cho đến thế kỷ 19. Các đội viễn chinh Anh bảo vệ tuyến đường đến Ấn Độ trước những kẻ cướp tại Ras al-Khaimah dẫn đến các chiến dịch nhằm vào các trụ sở và bến cảng khác dọc duyên hải vào năm 1809 và sau đó là vào năm 1819. Đến năm sau, Anh Quốc và một số người cai trị địa phương ký một hiệp ước chiến đấu với nạn hải tặc dọc duyên hải vịnh Ba Tư, khiến xuất hiện thuật ngữ "Các Nhà nước đình chiến", xác định tình trạng của các tiểu vương quốc duyên hải. Các hiệp ước tiếp theo được ký kết vào năm 1843 và 1853. === Thời kỳ Anh bảo hộ === Nhằm phản ứng trước tham vọng của các quốc gia châu Âu khác là Pháp và Nga. Anh và "Các quốc gia Đình chiến" đã lập quan hệ mật thiết hơn trong một hiệp ước năm 1892. Các sheikh (quân chủ) chấp thuận không chuyển nhượng bất kỳ lãnh thổ nào với ngoại lệ là Anh và không tham gia các mối quan hệ với bất kỳ chính phủ ngoại quốc nào ngoại trừ Anh mà không được Anh đồng ý. Đổi lại, Anh hứa bảo hộ Duyên hải Đình chiến trước toàn bộ các cuộc công kích bằng đường biển và giúp đỡ trong trường hợp có tấn công trên bộ. Hiệp ước này được ký kết bởi các quân chủ của Abu Dhabi, Dubai, Sharjah, Ajman, Ras Al Khaimah và Umm Al Quwain từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 3 năm 1892. Sau đó nó được Phó vương Ấn Độ và Chính phủ Anh tại Luân Đôn phê chuẩn. Do chính sách hàng hải của Anh, các đội tàu ngọc trai có thể hoạt động tương đối an toàn. Tuy nhiên, người Anh cấm chỉ buôn bán nô lệ nên một số sheikh và thương nhân bị mất một nguồn thu nhập quan trọng. Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp ngọc trai phát triển mạnh, tạo ra thu nhập và việc làm cho cư dân vịnh Ba Tư. Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp này, rồi nghề này bị xóa xổ do suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối thập niên 1920 và đầu thập niên 1930 cùng với việc phát minh ngọc trai nuôi cấy. Tàn dư của nghề ngọc trai biến mất không lâu sau Chiến tranh thế giới thứ hai khi Chính phủ Ấn Độ đánh thuế nặng ngọc trai nhập khẩu từ vùng Vịnh. Ngành ngọc trai suy thoái khiến kinh tế Các quốc gia Đình chiến cực kỳ gian khổ. Người Anh thiết lập một văn phòng phát triển để giúp đỡ các tiểu vương quốc một số phát triển nhỏ. 7 sheikh của các tiểu vương quốc sau đó quyết định thành lập một hội đồng để hợp tác các vấn đề giữa họ và kế tục văn phòng phát triển. Năm 1952, hình thành "Hội đồng Các quốc gia Đình chiến", và bổ nhiệm Adi Bitar, cố vấn pháp lý của Sheikh Rashid của Dubai, làm tổng thư ký và cố vấn pháp lý của hội đồng. Hội đồng kết thúc khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hình thành. Tính chất bộ lạc trong xã hội và việc thiếu xác định biên giới giữa các tiểu vương quốc thường xuyên dẫn đến các tranh chấp, được giải quyết thông qua hòa giải hoặc bằng vũ lực song hiếm thấy. Năm 1922, chính phủ Anh đảm bảo được cam đoan từ những người cai trị địa phương rằng họ không ký kết nhượng địa với các công ty ngoại quốc. Nhận thức tiềm năng phát triển các tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, Công ty Dầu mỏ Iraq (IPC) do Anh lãnh đạo thể hiện quan tâm đến khu vực, Công ty Dầu Anh-Ba Tư (APOC, sau là BP) có 23,75% cổ phần trong IPC. Từ năm 1935, đạt được đồng thuận với những người cai trị địa phương về nhượng địa khai thác dầu trên bờ, APOC ký kết thỏa thuận đầu tiên. APOC bị ngăn cản độc quyền phát triển khu vực do hạn chế của Thỏa thuận Làn ranh Đỏ, theo đó yêu cầu nó phải hoạt động thông qua IPC. Một số quyền mua bán cổ phần giữa PCL và những quân chủ địa phương được ký kết, cung cấp thu nhập hữu ích cho các cộng đồng từng trải qua bần cùng sau khi ngành ngọc trai sụp đổ. Khi thu nhập từ dầu tăng lên, quân chủ của Abu Dhabi là Zayed bin Sultan Al Nahyan cho tiến hành một chương trình xây dựng lớn, xây các trường học, nhà ở, bệnh viện và đường xá. Khi Dubai bắt đầu xuất khẩu dầu vào năm 1969, Sheikh Rashid bin Saeed Al Maktoum có thể đầu tư thu nhập từ trữ lượng hạn chế nhằm thúc đẩy đa dạng hóa giúp tạo ra thành phố toàn cầu Dubai ngày nay. === Độc lập === Đến năm 1966, tình hình trở nên rõ ràng rằng chính phủ Anh không còn đủ khả năng cai quản và bảo hộ khu vực nay là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngày 24 tháng 1 năm 1968, Thủ tướng Anh Harold Wilson công bố quyết định của chính phủ, được tái xác nhận vào tháng 3 năm 1971 bởi Thủ tướng Edward Heath là kết thúc các mối quan hệ hiệp ước với bảy tiểu vương quốc Đình chiến cùng với Bahrain và Qatar. Sau công bố này, quân chủ của Abu Dhabi là Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan do lo ngại bị tấn công nên nỗ lực thuyết phục Anh tôn trọng các hiệp ước bảo hộ bằng cách đề xuất chi trả toàn bộ chi phí duy trì quân đội Anh tại khu vực. Chính phủ Công Đảng của Anh bác bỏ đề xuất. Sau khi Nghị sĩ Công Đảng Goronwy Roberts thông báo cho Sheikh Zayed tin tức về việc người Anh triệt thoái, chín tiểu vương quốc vịnh Ba Tư nỗ lực hình thành một liên minh gồm các tiểu vương quốc Ả Rập, song đến giữa năm 1971 họ vẫn không thể đồng thuận về các điều khoản liên minh dẫu cho quan hệ hiệp ước với Anh sẽ kết thúc trong tháng 12 cùng năm. Bahrain độc lập vào tháng 8, và Qatar độc lập vào tháng 9 năm 1971. Đến khi hiệp ước các tiểu vương quốc Đình chiến thuộc Anh mãn hạn vào ngày 1 tháng 12 năm 1971, họ trở thành các quốc gia độc lập hoàn toàn. Các quân chủ của Abu Dhabi và Dubai tuyên bố hình thành một liên minh giữa hai tiểu vương quốc, chuẩn bị một hiến pháp, sau đó kêu gọi quân chủ của năm tiểu vương quốc khác họp và trao cho họ cơ hội gia nhập. Hai tiểu vương quốc cũng đồng thuận rằng hiến pháp được viết vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Vào ngày đó, tại Cung điện Nhà khách Dubai, bốn tiểu vương quốc khác đồng ý tham gia một liên minh gọi là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Bahrain và Qatar từ chối lời mời tham gia liên minh. Tiểu vương quốc Ras al-Khaimah tham gia liên minh vào đầu năm 1972. Ngày 2 tháng 11 năm 2004, tổng thống đầu tiên của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan từ trần. Con trai cả của ông là Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan kế vị làm Tiểu vương của Abu Dhabi. Theo quy định của hiến pháp, Hội đồng Tối cao các Quân chủ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bầu Khalifa làm tổng thống. Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan kế vị Khalifa làm Thái tử Abu Dhabi. Tháng 1 năm 2006, Sheikh Maktoum bin Rashid Al Maktoum, thủ tướng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và là quân chủ Dubai, từ trần, và Thái tử Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum đảm nhiệm cả hai chức vụ. Bầu cử toàn quốc lần đầu tiên được tổ chức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào ngày 16 tháng 12 năm 2006. Một lượng nhỏ cử tri được lựa chọn trước sẽ tiến hành bầu ra một nửa thành viên của Hội đồng Quốc gia Liên bang, một cơ cấu cố vấn. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hầu như tránh được Mùa xuân Ả Rập; tuy nhiên, có trên 100 nhà hoạt động Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị tống giam và tra tấn vì họ yêu cầu cải cách. Hơn thế, một số người bị tước quốc tịch. == Địa lý == Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nằm tại Trung Đông, giáp với vịnh Oman và vịnh Ba Tư , nằm giữa Oman và Ả Rập Saudi; đây là một vị trí chiến lược nằm sát phía nam của eo biển Hormuz, một điểm trung chuyển trọng yếu đối với dầu thô thế giới. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nằm giữa 22°30' và 26°10' vĩ Bắc và giữa 51° và 56°25′ kinh Đông. Quốc gia này có 530 km biên giới với Ả Rập Saudi về phía tây và nam, và có biên giới dài 450 km với Oman về phía đông nam và đông bắc. Liên bang từng yêu sách có biên giới trên bộ dài 19 km với Qatar tại khu vực Khawr al Udayd; tuy nhiên tranh chấp lãnh thổ với Ả Rập Saudi dường như đã được giải quyết. Sau khi quân đội Anh dời khỏi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vào năm 1971, liên bang có tranh chấp chủ quyền một số đảo trong vịnh Ba Tư với Iran và vẫn chưa được giải quyết. Liên bang cũng có tranh chấp chủ quyền với Qatar về một số đảo. Tiểu vương quốc lớn nhất liên bang là Abu Dhabi, chiếm 87% tổng diện tích toàn quốc với 67.340 km², còn tiểu vương quốc nhỏ nhất là Ajman chỉ rộng 259 km². Bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trải dài trên 650 km dọc bờ nam của vịnh Ba Tư. Hầu hết bờ biển gồm các lòng chảo muối kéo dài xa vào đất liền. Bến cảng tự nhiên lớn nhất nằm tại Dubai, song các cảng khác đã được nạo vét. Các đảo nhỏ, cũng như nhiều rạn san hô và bãi cát di động đe dọa đến tàu thuyền qua lại. Thủy triều mạnh và thi thoảng là gió bão càng làm phức tạp thêm cho tàu thuyền di chuyển gần bờ. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng có một đoạn bờ biển Al Bāţinah ven vịnh Oman, song bán đảo Musandam giáp eo biển Hormuz là một lãnh thổ tách rời của Oman tách biệt qua Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tại phía tây và nam của Abu Dhabi, các đụn cát lớn và lăn hợp nhất vào Rub al-Khali (miền hoang vắng) của Ả Rập Saudi. Khu vực hoang mạc Abu Dhabi có hai ốc đảo quan trọng có nước ngầm đầy đủ để cung cấp cho khu dân cư thường trú và canh tác. Ốc đảo Liwa rộng lớn nằm tại phía nam gần biên giới chưa được phân định với Ả Rập Saudi. Cách 100 km về phía đông bắc là ốc đảo Al-Buraimi, kéo dài hai bên biên giới Abu Dhabi-Oman. Hồ Zakher là một hồ nhân tạo gần biên giới với Oman. Trước khi rút khỏi khu vực vào năm 1971, Anh Quốc đã vạch ra biên giới nội bộ giữa bảy tiểu vương quốc nhằm ngăn chặn trước các tranh chấp lãnh thổ vốn có thể cản trở việc thành lập liên bang. Về tổng thể, các quân chủ chấp thuận can thiệp của người Anh, song trong trường hợp tranh chấp biên giới giữa Abu Dhabi và Dubai, cũng như giữa Dubai và Sharjah, xung đột về yêu sách không được giải quyết cho đến sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được độc lập. Biên giới phức tạp nhất là tại Dãy núi Al-Hajar al-Gharbi, tại đó năm tiểu vương quốc tranh giành quyền tài phán đối với hơn một chục vùng đất tách rời. Trên các ốc đảo, người ta trồng các loại cây chà là, keo acacia và bạch đàn. Trên hoang mạc, thực vật rất thưa thớt và gồm có các loại cỏ và cây bụi gai. Động vật bản địa tiến gần đến tuyệt chủng do săn bắn gia tăng, dẫn đến một chương trình bảo tồn trên đảo Bani Yas do Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan khởi xướng trong thập niên 1970, khiến cho nhiều loài còn tồn tại, như linh dương sừng thẳng Ả Rập, lạc đà một bướu và báo. Các loại cá và thú ven biển chủ yếu gồm cá thu, pecca, và cá ngừ, cũng như cá mập và cá voi. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có khí hậu cận nhiệt đới khô hạn với mùa hè nóng và mùa đông ấm. Các tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8, khi nhiệt độ cao nhất trung bình đạt trên 45 °C tại đồng bằng duyên hải. Tại Dãy núi Al Hajar, nhiệt độ thấp hơn đáng kể, do kết quả của độ cao. Nhiệt độ thấp nhất trung bình vào tháng 1 và tháng 2 là từ 10 đến 14 °C. Trong những tháng cuối hè, gió đông nam ẩm gọi là Sharqi khiến khu vực duyên hải đặc biệt khó chịu. Lượng mưa bình quân năm tại khu vực duyên hải thấp hơn 120 mm, trong khi tại một số vùng núi lượng mưa hàng năm thường đạt 350 mm (13,8 in). Mưa tại các khu vực duyên hải diễn ra trong thời gian ngắn và xối xả trong các tháng mùa hè, đôi khi dẫn đến ngập lụt tại các thung lũng sông thường cạn nước. Khu vực thỉnh thoảng có bão cát dữ dội, làm giảm tầm nhìn nghiêm trọng. Năm 2004, tuyết xuất hiện tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất trong một dịp rất hiếm gặp, tại một số nơi có độ cao lớn trong nước. Một vài năm sau, tuyết và mưa đá được trông thấy nhiều hơn. == Chính trị == Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang của các chế độ quân chủ chuyên chế thế tập. Liên bang nằm dưới quyền quản lý của Hội đồng Tối cao Liên bang gồm có bảy tiểu vương của Abu Dhabi, Ajman, Fujairah, Sharjah, Dubai, Ras al-Khaimah và Umm al-Qaiwain. Các tiểu vương quốc được giữ lại các trách nhiệm mà pháp luật không trao cho chính phủ quốc gia. Mỗi tiểu vương quốc được phân định cung cấp một tỷ lệ thu nhập cho ngân sách trung ương. Mặc dù do Hội đồng Tối cao bầu ra, song chức vụ tổng thống và thủ tướng về cơ bản là thế tập: tiểu vương của Abu Dhabi giữ chức tổng thống, và tiểu vương của Dubai là thủ tướng. Thủ tướng đồng thời là phó tổng thống. Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan là tổng thống của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất từ khi lập quốc cho đến khi ông mất vào ngày 2 tháng 11 năm 2004. Sau đó, Hội đồng Tối cao Liên bang bầu con trai của ông là Sheikh Khalifa bin Zayed Al Nahyan vào chức vụ này. Thái tử của Abu Dhabi là Mohammed bin Zayed Al Nahyan là người thừa kế. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất triệu tập Hội đồng Quốc gia Liên bang bán tuyển cử vào năm 2006. Hội đồng này gồm có 40 thành viên đến từ tất cả các tiểu vương quốc. Một nửa trong số đó được các quân chủ của họ bổ nhiệm, và một nửa còn lại được bầu cử gián tiếp với nhiệm kỳ hai năm. Tuy nhiên, hội đồng này bị hạn chế với vai trò phần lớn mang tính cố vấn. Chính phủ điện tử Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là phần mở rộng của chính phủ liên bang dưới dạng điện tử. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thường xuyên được mô là là nhà nước "độc tài". Quốc gia này xếp thứ hạng kém về các chỉ số tự do về tự do dân sự và quyền lợi chính trị. Các Tiểu Vương quốc hàng năm đều bị Freedom House xếp hạng là "không tự do" trong báo cáo "Tự do trên Thế giới" của họ. === Quan hệ đối ngoại === Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có quan hệ ngoại giao và thương mại rộng rãi với các quốc gia khác. Quốc gia này giữ vai trò quan trọng trong OPEC và Liên Hiệp Quốc, và là một thành viên sáng lập Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất là một trong ba quốc gia từng công nhận Taliban là chính phủ hợp pháp tại Afghanistan (cùng với Pakistan và Ả Rập Saudi). Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất duy trì quan hệ ngoại giao với Taliban cho đến các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có quan hệ mật thiết duy trì trong thời gian dài với Ai Cập và là quốc gia Ả Rập đầu tư lớn nhất vào Ai Cập. Pakistan là quốc gia đầu tiên chính thức công nhận Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất khi liên bang thành lập và tiếp tục là một trong các đối tác kinh tế và mậu dịch chủ yếu của liên bang; có khoảng 400.000 kiều dân Pakistan làm việc tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chi tiêu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để gây ảnh hưởng lên chính sách của Hoa Kỳ và định hướng tranh luận trong nước, và chi trả tiền cho các cựu quan chức cấp cao làm việc với họ để tiến hành nghị trình của liên bang tại Hoa Kỳ. Nhóm ngoại kiều lớn nhất tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là người Ấn Độ. Sau khi người Anh rút đi và liên bang hình thành, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có tranh chấp chủ quyền với Iran về một số đảo trên Vịnh Ba Tư. Các Tiểu vương quốc còn đưa vấn đề lên Liên Hiệp Quốc, song bị bác bỏ. Tranh chấp không có tác động nghiệm trọng đến quan hệ do có cộng đồng người Iran đông đảo hiện diện và quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai quốc gia. Trong các tranh chấp giữa Iran với Hoa Kỳ và Israel, Iran từng nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển ở cửa Vịnh Ba Tư, một tuyến mua bán dầu quan trọng. Do đó, trong tháng 7 năm 2012, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt đầu vận hành một đường ống dẫn dầu qua đất liền tránh Eo biển Hormuz nhằm giảm bớt bất kỳ hậu quả nào trước khả năng Iran ngăn cách. Trên phương diện thương mại, Anh và Đức là các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và quan hệ song phương mật thiết trong thời gian dài, một lượng lớn công dân hai quốc gia này cư trú tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Quan hệ ngoại giao giữa Các Tiểu vương quốc và Nhật Bản được thành lập ngay khi liên bang độc lập. Hai quốc gia luôn có mối quan hệ và mậu dịch hữu hảo, xuất khẩu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sang Nhật Bản gồm có dầu thô và khí đốt thiên nhiên, còn nhập khẩu từ Nhật Bản là các mặt hàng ô tô và điện tử. === Quân sự === Pháp và Hoa Kỳ giữ vị thế quan trọng chiến lược nhất trong hợp tác quân sự của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, với các thỏa thuận hợp tác phòng thủ và điều khoản vật tư quân sự. Liên bang từng thảo luận với Pháp về khả năng mua 60 máy bay chiến đấu Rafale vào tháng 1 năm 2013. Liên bang giúp Hoa Kỳ phát động chiến dịch không kích đầu tiên của họ chống các mục tiêu của Nhà nước Hồi giáo tại Syria. Mặc dù khởi đầu với số lượng nhỏ, song lực lượng vũ trang Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã phát triển đáng kể theo thời gian và nay được trang bị các hệ thống vũ khí hiện đại nhất, mua từ nhiều quốc gia song chủ yếu là Pháp, Hoa Kỳ và Anh. Hầu hết sĩ quan tốt nghiệp từ Học viện Quân sự Hoàng gia Anh tại Sandhurst, những người khác theo học tại Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point, Học viện Quân sự Hoàng gia Úc tại Duntroon và Trường Quân sự đặc biệt St Cyr tại Pháp. Pháp mở căn cứ Abu Dhabi vào tháng 5 năm 2009. Trong tháng 3 năm 2011, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chấp thuận tham gia thi hành vùng cấm bay tại Libya khi phái đi sáu chiếc F-16 và sáu chiếc Mirage 2000. Trong Chiến tranh vùng Vịnh, Hoa Kỳ cho đóng quân và thiết bị tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các nơi khác trong Vịnh Ba Tư. Năm 2015, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tham gia can thiệp quân sự do Ả Rập Saudi lãnh đạo tại Yemen nhằm chống lại phiến quân Houthis theo Hồi giáo Shia và lực lượng trung thành với cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh. === Phân chia hành chính === == Pháp luật == Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất có một hệ thống tòa án liên bang, cấu trúc tòa án có ba nhánh lớn là dân sự, hình sự và luật Sharia. Hệ thống tư pháp của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bắt nguồn từ hệ thống dân luật và luật Sharia. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các tòa án hình sự và dân sự tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất áp dụng các yếu tố trong luật Sharia, hệ thống hóa trong bộ luật hình sự và luật gia đình, theo cách thức kỳ thị chống nữ giới. Đánh roi là hình phạt dành cho các tội hình sự như ngoại tình, tình dục trước hôn nhân và tiêu thụ đồ uống có cồn. Ném đá là một hình thức trừng phạt pháp lý tại Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, từ năm 2009 đến năm 2013, một số người bị hành quyết bằng cách ném đá. Phá thai là hành động bất hợp pháp và bị trừng phạt 100 roi và lên đến năm năm tù giam. Hình phạt cho tội ngoại tình là đánh 100 roi đối với người chưa lập gia đình và ném đá đến chết đối với người đã kết hôn. Các tòa án Sharia có thẩm quyền độc quyền đối với các vụ án pháp luật gia đình và cũng có thẩm quyền đối với một số vụ án hình sự khác gồm ngoại tình, tình dục trước hôn nhân, cướp tài sản, tiêu thụ đồ uống có cồn và các tội có liên quan. Luật nhân thân dựa theo Sharia quy định các vấn đề như kết hôn, ly hôn và nuôi con. Luật nhân thân Hồi giáo áp dụng cho người Hồi giáo và đôi khi là cả người phi Hồi giáo. Ngoại kiều phi Hồi giáo có thể phải chịu nghĩa vụ pháp lý đối với các phán quyết theo luật Sharia về kết hôn, ly hôn và nuôi con. Bội giáo là tội bị tử hình tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Báng bổ tôn giáo là bất hợp pháp; ngoại kiều liên quan đến lăng mạ Hồi giáo sẽ bị trục xuất. Nữ giới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cần được người giám hộ là nam giới cho phép để được kết hôn và tái hôn. Yêu cầu này bắt nguồn từ cách diễn giải của liên bang về Sharia, và trở thành luật liên bang kể từ năm 2005. Tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, việc kết hôn giữa một nữ giới Hồi giáo và nam giới ngoại đạo bị trừng phạt theo pháp luật, do được cho là một hình thức "gian dâm". Đồng tính luyến ái là bất hợp pháp và là một tội bị tử hình theo luật tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Tuy nhiên, thực tế không xảy ra việc hành quyết. Pháp luật Abu Dhabi quy định xử phạt 14 năm tù với người phạm tội kê gian, còn pháp luật Dubai xử phạt 10 năm tù đối với việc kê gian đồng thuận. Cắt cụt chi là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, do các tòa án Sharia phán quyết. Đóng đinh cũng là một biện pháp trừng phạt pháp lý tại đây. Bộ luật Hình sự Liên bang bị hủy bỏ chỉ khi các điều khoản trong đó mâu thuẫn với bộ luật hình sự của các tiểu vương quốc, do đó cả hai đều có thể thi hành đồng thời. Trong tháng Ramadan, sẽ là phạm pháp nếu ăn, uống hoặc hút thuốc công khai từ khi bình minh đến lúc hoàng hôn. Ngoại lệ là phụ nữ mang thai và trẻ em. Pháp luật áp dụng cho cả người Hồi giáo và người phi Hồi giáo, và không tuân thủ có thể bị bắt giữ. Nhảy múa nơi công cộng là phạm pháp tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. == Kinh tế == Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có kinh tế lớn thứ nhì trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (sau Ả Rập Saudi), có tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 377 tỷ USD (1,38 nghìn tỷ AED) vào năm 2012. Kể từ khi độc lập vào năm 1971, kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng trưởng gần 231 lần để đạt tới 1,45 nghìn tỷ AED vào năm 2013. Mậu dịch phi dầu mỏ tăng trưởng đạt 1,2 nghìn tỷ AED, tăng khoảng 28 lần từ năm 1981 đến năm 2012. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xếp hạng 26 trên thế giới về nơi tốt nhất để kinh doanh theo tiêu chí môi trường kinh tế và điều tiết, trong báo cáo năm 2017 của Nhóm Ngân hàng Thế giới. Mặc dù Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có nền kinh tế đa dạng nhất trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh, song kinh tế quốc gia vẫn cực kỳ phụ thuộc vào dầu mỏ. Ngoại trừ Dubai, hầu hết liên bang dựa vào thu nhập từ dầu. Dầu mỏ và khí đốt thiên nhiên tiếp tục giữ vai trò trung tâm trong kinh tế, đặc biệt là tại Abu Dhabi. Trên 85% kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dựa vào xuất khẩu dầu theo số liệu của năm 2009. Trong khi Abu Dhabi và các tiểu vương quốc khác vẫn tương đối bảo thủ trong cách tiếp cận để đa dạng hóa, thì tiểu vương quốc có trữ lượng dầu ít hơn nhiều là Dubai đã dũng cảm hơn trong chính sách đa dạng hóa. Năm 2011, xuất khẩu dầu chiếm 77% ngân sách quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Các nỗ lực thành công nhằm đa dạng hóa kinh tế giúp giảm tỷ lệ GDP dựa trên sản xuất dầu mỏ. Dubai từng trải qua khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng trong giai đoạn 2007–2010 và được giải cứu nhờ tiền từ dầu của Abu Dhabi. Dubai đang có ngân sách cân bằng, phản ánh tăng trưởng về kinh tế. Du lịch là một lĩnh vực tăng trưởng trong kinh tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Dubai là điểm đến du lịch hàng đầu tại Trung Đông. Dubai chiếm đến 66% kinh tế du lịch của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, trong khi Abu Dhabi chiếm 16% và Sharjah chiếm 10%. Dubai tiếp đón 10 triệu du khách trong năm 2013. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có cơ sở hạ tầng tiến bộ và phát triển nhất trong khu vực. Kể từ thập niên 1980, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã chi hàng tỷ đô la cho cơ sở hạ tầng. Các bước phát triển này là đặc biệt rõ rệt tại các tiểu vương quốc là Abu Dhabi và Dubai. Các tiểu vương quốc còn lại nhanh chóng tiếp bước, cung cấp các ưu đãi lớn cho các nhà phát triển bất động sản nhà ở và thương mại. Pháp luật Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất không cho phép công đoàn tồn tại. Quyền lợi thương lượng tập thể và quyền đình công không được công nhận, và Bộ Lao động có quyền buộc công nhân quay lại làm việc. Các công nhân nhập cư tham gia một cuộc đình công có thể bị đình chỉ giấy phép lao động và bị trục xuất. Do đó, có rất ít pháp luật chống kỳ thị liên quan đến vấn đề lao động, trong khi công dân liên bang và người Ả Rập vùng Vịnh khác được ưu tiên trong các công việc khu vực công. Thực tế, hơn tám mươi phần trăm người lao động là công dân liên bang công tác cho chính phủ, nhiều người còn lại tham gia các công ty quốc doanh như Emirates airlines và Dubai Properties. == Truyền thông == Truyền thông Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hàng năm được phân loại là "không tự do" theo báo cáo của Freedom House. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất xếp hạng thấp trong xếp hạng về tự do báo chí thường niên của Phóng viên không biên giới. Dubai Media City và twofour54 là các khu vực truyền thông chủ yếu tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Đây cũng là nơi đặt trụ sở của một số cơ quan truyền thông liên Ả Rập, trong đó có Middle East Broadcasting Centre và Orbit Showtime Network. Năm 2007, Sheikh Mohammed bin Rashid Al Maktoum ra lệnh rằng các nhà báo không còn có thể thể bị truy tố hoặc bỏ tù vì lý do liên quan đến công việc của họ. Trong thời gian đó, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất quy định sẽ là bất hợp pháp khi phổ biến tài liệu trực tuyến có thể đe dọa đến "trật tự công cộng". Việc chỉ trích chính phủ là điều không được phép, chỉ trích các quan chức chính phủ và thành viên hoàng tộc cũng không được phép. Án tù giam được tuyên cho các cá nhân "chế nhạo hoặc làm tổn hại" danh tiếng của quốc gia và "thể hiện khinh thường" tôn giáo. Đã có nhiều vi phạm tự do báo chí có động cơ chính trị, như vào năm 2012 một người sử dụng Youtube bị bắt giữ tại Dubai do sản xuất và tải lên mạng một đoạn phim về việc một người bản địa đánh một công nhân ngoại quốc. == Giao thông == Sân bay quốc tế Dubai là sân bay nhộn nhịp nhất thế giới về chuyên chở hành khách quốc tế vào năm 2014, vượt qua London Heathrow. Một tuyến đường sắt toàn quốc dài 1.200 km đang được xây dựng và sẽ liên kết toàn bộ các thành thị và cảng lớn. Dubai Metro là hệ thống đường sắt đô thị đầu tiên tại bán đảo Ả Rập. Các cảng lớn của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là Cảng Khalifa, Cảng Zayed, Cảng Jebel Ali, Cảng Rashid, Cảng Khalid, Cảng Saeed, và Cảng Khor Fakkan. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có hai công ty khai thác viễn thông là Etisalat và Emirates Integrated Telecommunications Company ("du"). Etisalat khai thác độc quyền cho đến khi công ty thứ nhì khai trương dịch vụ di động vào tháng 2 năm 2007. Số thuê bao internet được dự kiến tăng từ 0,904 triệu vào năm 2007 lên 2,66 triệu vào năm 2012. Cơ quan điều tiết là Cơ quan Quản lý Viễn thông có nhiệm vụ lọc nội dung tôn giáo, chính trị và tình dục. == Giáo dục == Hệ thống giáo dục từ cấp trung học trở xuống do Bộ Giáo dục liên bang giám sát, riêng tại tiểu vương quốc Abu Dhabi sẽ do Hội đồng Giáo dục Abu Dhabi quản lý. Hệ thống phổ thông gồm các trường tiểu học, trường sơ trung học và trường cao trung học. Các trường công do chính phủ cấp kinh phí và chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu phát triển của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngôn ngữ giảng dạy trong các trường công là tiếng Ả Rập, song tiếng Anh được coi trọng như ngôn ngữ thứ hai. Ngoài ra, còn có một số trường học tư nhân được quốc tế công nhận. Các trường học công tại liên bang miễn học phí cho công dân, trong khi phí tại các trường học tư nhân sẽ khác nhau. Hệ thống giáo dục bậc đại học do Bộ Giáo dục Đại học giám sát, bộ này chịu trách nhiệm tuyển sinh vào các thể chế đại học của mình. Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ vào năm 2011 là 90%. Hàng nghìn công dân đang theo đuổi học tập chính quy tại 86 trung tâm giáo dục người thành niên trên khắp toàn quốc. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất thể hiện quan tâm mãnh liệt đến cải tiến giáo dục và nghiên cứu. Các hành động táo bạo bao gồm việc thành lập các Trung tâm Nghiên cứu CERT, Viện Khoa học và Công nghệ Masdar và Viện Phát triển Doanh nghiệp. Theo QS Rankings, các đại học xếp hạng đầu tại liên bang là Đại học Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (xếp hạng 421–430 toàn cầu), Đại học Khalifa (xếp hạng 441–450 toàn cầu), Đại học Mỹ tại Sharjah (xếp hạng 431–440) và Đại học Sharjah (xếp hạng 551–600). == Y tế == Tuổi thọ dự tính khi sinh tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 77,65 năm (2017). Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu tại đây, chiếm 28% tổng số tử vong; các nguyên nhân chính khác là tai nạn và chấn thương, ung thư, và dị tật bẩm sinh. Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới từ năm 2014, 37,2% người thành niên tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất bị béo phì lâm sàng, với chỉ số khối hình thể (BMI) từ 30 trở lên. Tháng 2 năm 2008, Bộ Y tế công bố một chiến lược y tế 5 năm về linh vực y tế công cộng tại các tiểu vương quốc phía bắc, là những nơi nằm trong phạm vi quyền hạn của bộ này và không có các cơ quan y tế riêng như Abu Dhabi và Dubai. Chiến lược tập trung vào thống nhất chính sách y tế và cải thiện tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí hợp lý, đồng thời giảm phụ thuộc vào việc điều trị tại ngoại quốc. Các kế hoạch cấp bộ nhằm tăng thêm số lượng bệnh viện, trung tâm y tế cơ sở. Việc quy định bảo hiểm y tế bắt buộc tại Abu Dhabi đối với ngoại kiều và người phụ thuộc họ là một động lực chính trong cải cách chính sách y tế. Công dân Abu Dhabi được đưa vào kế hoạch này từ ngày 1 tháng 6 năm 2008 và Dubai tiếp bước cho các nhân viên chính phủ. Cuối cùng, theo pháp luật liên bang, mọi công dân và ngoại kiều tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sẽ được bảo đảm có bảo hiểm y tế bắt buộc theo một kế hoạch cưỡng chế thống nhất. Liên bang được hưởng lợi từ du khách y tế đến từ các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác. Họ thu hút du khách y tế muốn phẫu thuật chỉnh hình, thủ tục tiên tiến, phẫu thuật tim và cột sống, và điều trị nha khoa, do dịch vụ y tế có tiêu chuẩn cao hơn các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh khác. == Nhân khẩu == Nhân khẩu của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cực kỳ đa dạng. Năm 2010, dân số liên bang ước tính là 8.264.070, trong đó chỉ 13% có quyền công dân, còn đa phần cư dân là ngoại kiều. Tỷ lệ di cư của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là +11.3‰ vào năm 2016, con số cao hàng đầu trên thế giới. Theo pháp luật liên bang, một ngoại kiều có thể xin quyền công dân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau khi cư trú tại đây trong 20 năm, với điều kiện là cá nhân đó chưa từng bị kết tội và có thể nói thông thạo tiếng Ả Rập. Tuy nhiên, hiện nay quyền công dân không được cấp một cách dễ dàng, và nhiều người sống tại đây trong tình trạng không quốc tịch. Năm 2013, có khoảng 1,4 triệu công dân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Theo CIA, 19% cư dân có quyền công dân liên bang, 23% là người Ả Rập khác (như người Ai Cập, người Jordan) và người Iran, 50% là người Nam Á, và 8% là các cộng đồng ngoại kiều khác, trong đó có người Phương Tây và Đông Á (ước tính năm 1982). Năm 2009, người có quyền công dân liên bang chiếm 16,5% tổng dân số; người Nam Á (Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và Ấn Độ) tạo thành nhóm lớn nhất, chiếm đến 58,4% tổng dân số; những dân tộc châu Á khác (người Philippines, Iran) chiếm 16,7% còn ngoại kiều Phương Tây chiếm 8,4% tổng dân số. Ngoại kiều người Ấn Độ và Pakistan chiếm hơn một phần ba (37%) dân số của ba tiểu vương quốc – Dubai, Sharjah, và Ajman theo một số liệu năm 2014. Năm cộng đồng quốc tịch đông đảo nhất tại ba tiểu vương quốc này là người Ấn Độ (25%), Pakistan (12%), Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (9%), Bangladesh (7%), và Philippines (5%). Người châu Âu ngày càng hiện diện đông đảo, đặc biệt là tại các thành thị đa văn hóa như Dubai. Ngoại kiều Phương Tây, đến từ châu Âu, Úc, Bắc Mỹ và Mỹ Latinh có tổng cộng nửa triệu người. Có trên 100.000 công dân Anh cư trú tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Khoảng 88% dân số Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cư trú tại đô thị. Tuổi thọ dự tính trung bình là 76,7 năm (2012), cao nhất thế giới Ả Rập. Tỷ lệ giới tính nam/nữ là 2,2 đối với tổng dân số và 2,75 đối với nhóm tuổi 15–65, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là quốc gia mất cân bằng giới tính cao thứ nhì thế giới sau Qatar. === Tôn giáo === Hồi giáo là tôn giáo lớn nhất và là quốc giáo chính thức tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Chính phủ đi theo chính sách khoan dung với các tôn giáo khác và hiếm khi can dự vào hoạt động của những người phi Hồi giáo. Tương tự như vậy, những người phi Hồi giáo được mong đợi tránh can dự vào các vấn đề tôn giáo Hồi giáo hay giáo dục Hồi giáo. Chính phủ áp đặt các hạn chế về truyền bá các tôn giáo khác dưới bất kỳ phương thức truyền thông nào do nó được cho là một hình thức truyền giáo. Có khoảng 31 nhà thờ Cơ Đốc giáo trên khắp liên bang, một đền thờ Ấn Độ giáo trong khu vực Bur Dubai, một Sikh Gurudwara tại Jebel Ali và cũng có một chùa tại Al Garhoud. Dựa theo số liệu của Bộ Kinh tế vào năm 2005, 76% dân số là tín đồ Hồi giáo, 9% là tín đồ Cơ Đốc giáo. và 155 theo các tôn giáo khác (chủ yếu là Ấn Độ giáo). Số liệu thống kê không bao gồm nhiều du khách và công nhân "tạm thời" trong khi tính các tín đồ Baha'i và Druze là người Hồi giáo. Trong số công dân Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất, 85% theo phái Hồi giáo Sunni, còn 15% theo phái Hồi giáo Shi'a- hầu hết tập trung tại các tiểu vương quốc Sharjah và Dubai. Các di dân Oman hầu hết theo phái Hồi giáo Ibadi, trong khi ảnh hưởng của Sufi cũng hiện diện. === Thành phố lớn nhất === === Ngôn ngữ === Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ quốc gia của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Phương ngữ vùng Vịnh của tiếng Ả Rập là bản ngữ của công dân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Từ thời kỳ bị Anh chiếm đóng cho đến năm 1971, tiếng Anh là "ngôn ngữ chung" chủ yếu tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Do đó, kiến thức về ngôn ngữ này là một yêu cầu khi xin hầu hết các công việc bản địa. Các ngôn ngữ thế giới khác hiện diện cùng với các ngoại kiều. == Văn hóa == Văn hóa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất dựa trên văn hóa Ả Rập, và chịu ảnh hưởng từ văn hóa Ba Tư, Ấn Độ và Đông Phi. Kiến trúc Ả Rập và lấy cảm hứng Ba Tư là một phần trong việc thể hiện bản sắc địa phương. Ảnh hưởng của Ba Tư trong văn hóa liên bang có thể thấy rõ trong kiến trúc truyền thống và nghệ thuật dân gian. Chẳng hạn, tháp thông gió đặc trưng trên đỉnh các tòa nhà truyền thống được gọi là barjeel trở thành một điểm nhận dạng của kiến trúc Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và được cho là ảnh hưởng từ Ba Tư. Ảnh hưởng này bắt nguồn từ các thương nhân chạy trốn chế độ thuế tại Ba Tư vào đầu thế kỷ 19 và cũng từ các chủ nhân địa phương của các cảng bên bờ vịnh Ba Tư, như cảng Al Qassimi. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có một xã hội đa dạng. Các ngày lễ lớn tại Dubai gồm có Eid al Fitr đánh dấu kết thúc Ramadan, và ngày Quốc khánh (2 tháng 12) đánh dấu thành lập liên bang. Nam giới Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ưa chuộng mặc một kandura, là một áo dài trắng đến mắt cá nhân dệt từ len hoặc bông, còn nữ giới mặc một abaya, một áo ngoài đen che kín hầu hết cơ thể. Thơ phú cổ của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chịu ảnh hưởng mạnh từ học giả Ả Rập thế kỷ 8 là Al Khalil bin Ahmed. Thi nhân đầu tiên được biết đến trong khu vực là Ibn Majid, sinh khoảng 1432-1437 tại Ras Al-Khaimah. Các nhà văn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nổi tiếng nhất là Mubarak Al Oqaili (1880–1954), Salem bin Ali al Owais (1887–1959) và Ahmed bin Sulayem (1905–1976). Ba nhà thơ khác từ Sharjah, gọi là nhóm Hirah, được nhận xét là chịu ảnh hưởng nặng từ thơ ca Apollo và lãng mạn. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có một số bảo tàng nổi tiếng khu vực, danh tiếng nhất trong đó là khu vực di sản của thành phố Sharjah gồm 17 bảo tàng, nơi này là thủ đô văn hóa của Thế giới Ả Rập vào năm 1998. Tại Dubai, khu vực Al Quoz thu hút một số nhà trưng bày nghệ thuật cũng như bảo tàng, chẳng hạn như Bảo tàng Tư nhân Salsali. Abu Dhabi đã lập nên một khu văn hóa trên đảo Saadiyat. Sáu dự án lớn được lên kế hoạch, trong đó có Guggenheim Abu Dhabi và Louvre Abu Dhabi. Dubai cũng có kế hoạch xây dựng một bảo tàng Kunsthal và một khu nhà trưng bày và nghệ sĩ. Văn hóa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là bộ phận của văn hóa Đông Ả Rập. Liwa là một loại hình âm nhạc và vũ đạo trình diễn địa phương, chủ yếu tại các cộng đồng là hậu duệ của người Bantu từ châu Phi. Lễ hội Rock Hoang mạc Dubai cũng là một lễ hội lớn với các nghệ sĩ heavy metal và rock. Điện ảnh Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất rất nhỏ bé song đang phát triển. Đồ ăn truyền thống của khu vực luôn là gạo, cá và thịt. Thực phẩm của cư dân Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất hầu hết được nhập khẩu từ các quốc gia Tây Á khác và Nam Á gồm Iran, Ả Rập Saudi, Pakistan, Ấn Độ và Oman. Hải sản là trụ cột trong bữa ăn trong nhiều thế kỷ. Thịt và gạo là các thực phẩm chủ yếu khác; thịt cừu là loại thịt được ưa chuộng hơn, sau đó đến dê và bò. Đồ uống phổ biến là cà phê và trà, có thể cho thêm vào đó bột bạch đậu khấu, nhụy hoa nghệ tây, bạc hà để tạo mùi vị khác biệt. Đồ ăn nhanh trở nên rất phổ biến trong giới thanh niên, đến mức có các chiến dịch nhằm nêu bật mối nguy từ việc tiêu thụ chúng quá mức. Đồ uống có cồn chỉ được cho phép phục vụ tại các nhà hàng và quán rượu khách sạn. Toàn bộ các câu lạc bộ đêm cũng được phép bán đồ uống có cồn. Một số siêu thị có thể bán đồ uống có cồn, song các sản phẩm này được bán trong khu vực riêng. Mặc dù có thể tiêu thụ đồ uống có cồn, song sẽ là bất hợp pháp nếu say ở nơi công cộng hoặc lái xe với bất kỳ dấu vết nào của rượu trong máu. == Thể thao == Đua xe công thức 1 đặc biệt phổ biến tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và được tổ chức hàng năm tại Trường đua Yas Marina. Cuộc đua được tổ chức vào chiều tối, và là cuộc đua Grand Prix đầu tiên bắt đầu vào ban ngày và kết thúc vào đêm. Các môn thể thao phổ biến khác gồm có đua lạc đà, huấn luyện chim săn, cưỡi ngựa sức bền, và quần vợt. Tiểu vương quốc Dubai có hai sân golf lớn là: The Dubai Golf Club và Emirates Golf Club. Bóng đá là môn thể thao phổ biến tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Al Nasr SC, Al-Ain, Al-Wasl, Al-Shabbab ACD, Al-Sharjah, Al-Wahda, và Al-Ahli là các câu lạc bộ nổi tiếng nhất. Hiệp hội Bóng đá Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất được thành lập vào năm 1971, họ tổ chức các chương trình đào tạo trẻ và cải thiện năng lực không chỉ của các cầu thủ, mà còn của các quan chức và huấn luyện viên liên quan đến các câu lạc bộ. Đội tuyển bóng đá quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giành quyền tham gia Giải vô địch bóng đá thế giới vào năm 1990. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất chiến thắng tại Giải vô địch vùng Vịnh trong hai lần vào năm 2007 tại Abu Dhabi và vào năm 2013 tại Bahrain. Cricket cũng là một môn thể thao phổ biến tại liên bang, phần lớn là do cộng đồng ngoại kiều từ Nam Á, Anh và Úc. Sân vận động Cricket Sharjah từng tổ chức bốn trận đấu test cricket quốc tế. Sân vận động Cricket Sheikh Zayed tại Abu Dhabi cũng từng tổ chức các trận đấu cricket quốc tế. Dubai có hai sân vận động cricket và một sân thứ ba nằm trong Dubai Sports City. Dubai cũng là nơi đặt trụ sở Hội đồng cricket quốc tế. Đội tuyển cricket quốc gia Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất giành quyền tham dự Giải vô địch cricket thế giới năm 1996 và năm 2015. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chính phủ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất Hội nghị Thượng đỉnh Chính phủ Thế giới – UAE Triển lãm Thế giới 2020 tại UAE Mục “United Arab Emirates” trên trang của CIA World Factbook. Bản mẫu:GovPubs Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại DMOZ
số la mã.txt
Số La Mã hay chữ số La Mã là hệ thống chữ số cổ đại, dựa theo chữ số Etruria. Hệ thống chữ số La Mã dùng trong thời cổ đại đã được người ta chỉnh sửa sơ vào thời Trung Cổ để biến nó thành dạng mà chúng ta sử dụng ngày nay. Hệ thống này dựa trên một số ký tự nhất định được coi là chữ số sau khi được gán giá trị. Số La Mã được sử dụng phổ biến ngày nay trong những bản kê được đánh số (ở dạng sườn bài), mặt đồng hồ, những trang nằm trước phần chính của một quyển sách, tam nốt hợp âm trong âm nhạc phân tích, việc đánh số ngày ra mắt của phim, những lãnh đạo chính trị tiếp nối nhau, hoặc trẻ em trùng tên, và việc đánh số cho một số hoạt động nào đó, như là Thế vận hội Olympic và giải Super Bowl. == Cách viết == : Nhiều ký hiệu có thể được kết hợp lại với nhau để chỉ các số với các giá trị khác chúng. Thông thường người ta quy định các chữ số I, X, C, M, không được lặp lại quá ba lần liên tiếp; các chữ số V, L, D không được lặp lại quá một lần liên tiếp. Chính vì thế mà có 6 nhóm chữ số đặc biệt được nêu ra trong bảng sau: Người ta dùng các chữ số I, V, X, L, C, D, M, và các nhóm chữ số IV, IX, XL, XC, CD, CM để viết số La Mã. Tính từ trái sang phải giá trị của các chữ số và nhóm chữ số giảm dần. Một vài ví dụ: III hay iii cho ba. Đôi khi, ký tự cuối cùng là "j" thay vì là "i", thường là trong các đơn thuốc. VIII hay viii cho tám XXXII hay xxxii cho ba mươi hai XLV hay xlv cho bốn mươi lăm MMMDCCCLXXXVIII hay mmmdccclxxxviii cho ba nghìn tám trăm tám mươi tám MMMCMXCIX hay mmmcmxcix cho ba nghìn chín trăm chín mươi chín I chỉ có thể đứng trước V hoặc X, X chỉ có thể đứng trước L hoặc C, C chỉ có thể đứng trước D hoặc M. Đối với những số lớn hơn (4000 trở lên), một dấu gạch ngang được đặt trên đầu số gốc để chỉ phép nhân cho 1000: V cho năm nghìn X cho mười nghìn L cho năm mươi nghìn C cho một trăm nghìn D cho năm trăm nghìn M cho một triệu Đối với những số rất lớn thường không có dạng thống nhất, mặc dù đôi khi hai gạch trên hay một gạch dưới được sử dụng để chỉ phép nhân cho 1.000.000. Điều này có nghĩa là X gạch dưới (X) là mười triệu. == Số La Mã == Chữ số La Mã vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến khi đế chế La Mã suy tàn và cho đến thế kỉ 14 thì nó đã không còn được sử dụng rộng rãi bởi tính tiện dụng của chữ số Ả Rập (chính là các chữ số chúng ta sử dụng ngày nay được tạo thành bởi các số từ 0 đến 9), tuy nhiên nó vẫn còn được sử dụng trong việc đánh số trên mặt đồng hồ, âm nhạc, các sự kiện lớn và đánh dấu thứ tự những người lãnh đạo chính trị. == Xem thêm == Chữ số Ả-rập Chữ số Trung Quốc == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Online Converter for Decimal/Roman Numerals (JavaScript, GPL) Web Based Converter - Decimal to Roman Numerals Roman Numeral Conversion Exercises (Java) Why do clocks with Roman numerals use "IIII" instead of "IV"?: FAQ #1 "Romance in Numbers" by Paul Niquette Conversion algorithm and demonstration program (with source code)
bộ ứng dụng văn phòng.txt
Một bộ ứng dụng văn phòng là một bộ sưu tập các phần mềm năng suất đóng gói (một bộ ứng dụng) nhằm hỗ trợ cho công việc của các nhân viên văn phòng. Các thành phần thường được phân phối với nhau, có một giao diện người dùng phù hợp và thường có thể tương tác với nhau, đôi khi theo những cách mà hệ điều hành bình thường sẽ không cho phép. Bộ ứng dụng văn phòng sớm nhất cho máy tính cá nhân là Starburst vào đầu năm 1980, bao gồm trình xử lý văn bản WordStar, cùng với các ứng dụng CalcStar (bảng tính) và DataStar (cơ sở dữ liệu). Various other suites arose in the 1980s, and over the course of the 1990s Microsoft Office came to dominate the market, a position it retains tính đến năm 2016. == Các thành phần chính == Hiện nay bộ ứng dụng văn phòng bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Nhưng thông thường nó gồm những ứng dụng chính sau: Trình soạn thảo văn bản Trình xử lý bảng tính Phần mềm trình chiếu Một số thành phần khác: Phần mềm Cơ sở dữ liệu Ứng dụng đồ họa (trình biên tập đồ họa raster, trình biên tập đồ họa vector, trình xem ảnh) Phần mềm Desktop publishing Phần mềm lập biểu đồ Email client Ứng dụng truyền thông Ứng dụng quản lý dự án == Xem thêm == LibreOffice OpenOffice.Org WPS Office Microsoft Office == Chú thích ==
sai số.txt
Sai số là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng nào đó. Khi đo đạc nhiều lần một đại lượng nào đó, thông thường dù cẩn thận đến mấy, vẫn thấy các kết quả giữa các lần đo được hầu như đều khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng trong kết quả đo được luôn luôn có sai số và kết quả chúng ta nhận được chỉ là giá trị gần đúng của nó mà thôi. Ta ký hiệu: ∆i = X - Li gọi là sai số thực Vi = x - Li gọi là sai số gần đúng Trong đó: X là trị thực x là trị gần đúng nhất (trị xác suất) Li là trị đo lần thứ i Do điều kiện đo khác nhau, dẫn đến ∆i và Vi cũng khác nhau giữa các lần đo. == Nguyên nhân == Có nhiều nguyên nhân gây nên sai số, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau: Do máy móc và dụng cụ đo thiếu chính xác, thiếu tinh vi Do người đo với trình độ tay nghề chưa cao, khả năng các giác quan bị hạn chế Do điều kiện ngoại cảnh bên ngoài tác động tới, như thời tiết thay đổi, mưa gió, nóng lạnh bất thường,… == Phân loại == Theo quy luật xuất hiện của sai số, người ta chia sai số thành các loại sau: === Sai số hệ thống === Giả sử dùng thước 20m để đo một đoạn thẳng nào đó, nhưng chiều dài thật của thước lúc đó lại là 20,001m. Như vậy trong kết quả một lần kéo thước có chứa 1mm, sai số này được gọi là sai số hệ thống. Sai số hệ thóng có 2 loại: Sai số hệ thống cố định và sai số hệ thống thay đổi. Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp đi, lặp lại trong tất cả các lần đo. Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống do máy móc, dụng cụ chế tạo chưa chuẩn, đôi khi do tật của người đo. Sai số này xuất hiện có quy luật,dễ tính toán và hiệu chỉnh. === Sai số ngẫu nhiên === Giả sử thước có vạch chia nhỏ nhất đến 1mm, thì sai số đọc thước ở phần ước lượng nhỏ hơn mm là sai số ngẫu nhiên. Sai số ngẫu nhiên là những sai số mà trị số và đặc điểm ảnh hưởng của nó đến mỗi kết quả đo đạc không rõ ràng, khi thì xuất hiện thế này, khi thì xuất hiện thế kia, ta không thể biết trước trị số và dấu của nó. Vì vậy sai số ngẫu nhiên xuất hiện ngoài ý muốn chủ quan của con người, chủ yếu do điều kiện bên ngoài, ta khó khắc phục mà chỉ có thể tìm cách hạn chế ảnh hưởng của nó. Sai số ngẫu nhiên có các đặc tính sau. Sai số ngẫu nhiên có trị số và dấu xuất hiện không theo quy luật, nhưng trong cùng một điều kiện đo nhất định, sai số ngẫu nhiên sẽ xuất hiện theo những quy luật. Đặc tính giới hạn: Trong những điều kiện đo đạc cụ thể, trị tuyệt đối của sai số ngẫu nhiên không vượt quá một giới hạn nhất định. Đặc tính tập trung: Sai số ngẫu nhiên có trị tuyệt đối càng nhỏ, thì có khả năng xuất hiện càng nhiều. Đặc tính đối xứng: Sai số ngẫu nhiên dương và âm với trị số tuyệt đối bé có số lần xuất hiện gần bằng nhau. Đặc tính bù trừ: Khi số lần đo tiến tới vô cùng,thì số trung bình cộng của các sai số đo đạc ngẫu nhiên của cùng một đại lượng sẽ tiến tới không. Tức là: lim n → ∞ ∑ i = 1 n Δ i n = 0 {\displaystyle \lim _{n\rightarrow \infty }{\frac {\sum _{i=1}^{n}\Delta _{i}}{n}}=0\,} == Tham khảo ==
minh mạng.txt
Minh Mạng (chữ Hán: 明命, 25 tháng 5, 1791 – 20 tháng 1 năm 1841) hay Minh Mệnh, là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì từ năm 1820 đến khi qua đời năm 1841, được truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thánh Tổ (阮聖祖). Trong thời trị vì của mình, Minh Mạng đã đề xuất hàng loạt cải cách từ nội trị đến ngoại giao. Ông đổi tên nước Việt Nam thành Đại Nam, cho lập thêm Nội các và Cơ mật viện ở Huế, bãi bỏ chức tổng trấn Bắc thành và Gia Định thành, đổi trấn thành tỉnh, củng cố chế độ lưu quan ở miền núi. Quân đội nhà Nguyễn cũng được tổ chức lại, chia thành bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Minh Mạng cũng cử quan ra chỉ đạo khai hoang ở ven biển Bắc kỳ và Nam kỳ. Ngoài ra, ông rất quan tâm đến việc duy trì nền khoa cử Nho giáo, năm 1822 ông mở lại các kì thi Hội, thi Đình ở kinh đô để tuyển chọn nhân tài. Đại Nam thời Minh Mạng cũng liên tục đương đầu với nội loạn và chiến tranh. Trong nước xảy ra các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành, Lê Duy Lương, Nông Văn Vân,… ở miền Bắc và Lê Văn Khôi (có sự hậu thuẫn của quân Xiêm) ở miền Nam; triều đình phải rất vất vả mới dẹp được. Minh Mạng cũng lập các phủ Trấn Ninh, Lạc Biên, Trấn Định, Trấn Man nhằm khống chế Ai Lao; và thực sự kiểm soát Chân Lạp, đổi Nam Vang (Phnôm Pênh ngày nay) thành Trấn Tây thành; kết quả là Đại Nam có lãnh thổ rộng hơn cả. Tuy nhiên, quan cai trị Đại Nam tại Chân Lạp đã gây nhiều bất bình với cư dân địa phương khiến cho tình hình rối loạn cứ liên tiếp xảy ra. Minh Mạng cũng khước từ mọi tiếp xúc với phương Tây và ra chiếu cấm đạo, tàn sát hàng loạt tín đồ đạo Cơ Đốc. == Thân thế == Tên húy của ông là Nguyễn Phúc Đảm (阮福膽), còn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu (阮福晈). Ông là con trai thứ tư của vua Gia Long và Thuận Thiên Cao hoàng hậu Trần Thị Đang. Ông sinh ngày 23 tháng 4 năm Tân Hợi, tức 25 tháng 5, 1791 tại làng Tân Lộc, gần Gia Định, trong lúc đang xảy ra Chiến tranh Tây Sơn – Chúa Nguyễn (1787-1802). == Thái tử == Con thứ nhất của Gia Long là hoàng thái tử Nguyễn Phúc Cảnh mất sớm vào năm 1801. Do thái tử Cảnh và người con chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Gia Tô từ Pháp nên sau khi hoàng tử Cảnh qua đời, vua Gia Long không chọn cháu đích tôn của mình (con của hoàng tử Cảnh) làm người người kế vì sợ những ảnh hưởng của Pháp tới triều đình. Mặc dù có nhiều đình thần phản đối (đặc biệt là Lê Văn Duyệt) nhưng vua Gia Long vẫn quyết chọn Nguyễn Phúc Đảm làm người kế vị. Hoàng tử Đảm vốn là người hay bài xích đạo Gia Tô và không có cảm tình với người Pháp – tư tưởng này giống với Gia Long. Năm 1815, Nguyễn Phúc Đảm được phong Hoàng thái tử và từ đó sống ở điện Thanh Hoà để quen với việc trị nước. == Trị vì đất nước == === Thời gian đầu tiên sau khi Gia Long mất (1820) === Tháng 12 năm Kỷ Mão (đầu năm 1820), vua Gia Long qua đời. Tháng giêng năm Canh Thìn (1820), Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng (明命). Bấy giờ ông đã 30 tuổi nên rất am hiểu việc triều chính. Nhiều lần sau buổi chầu, ông cùng một vài quan đại thần ở lại để bàn việc, hoặc hỏi về các sự tích xưa, hoặc hỏi về những nhân vật cùng phong tục các nước khác. Minh Mạng được xem là một vị vua siêng năng, luôn thức khuya dậy sớm để xem xét công việc, có khi thắp đèn đọc sớ chương ở các nơi gởi về đến trống canh ba mới nghỉ. Ông thường bảo với các quan: Thật vậy, trong suốt thời gian trị vì của mình, vua Minh Mạng đã thay đổi rất nhiều việc, từ nội trị, ngoại giao cho đến những cải cách xã hội cùng những việc trong dòng họ. === Quốc hiệu Đại Nam === Minh Mạng đã xin triều đình Mãn Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam, ngụ ý một quốc gia Phương Nam rộng lớn. Tuy nhiên triều đình Mãn Thanh không chính thức chấp thuận. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1839, nhận thấy triều Mãn Thanh suy yếu, Minh Mạng đã chính thức công bố quốc hiệu Đại Nam. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945. === Quan chế và tổ chức chính quyền trung ương === Trong việc dùng người Minh Mạng chú trọng cả tài, đức và đặc biệt là học vấn. Ông cho rằng người không học thì không rõ pháp luật, lỡ khi xử đoán sai thì pháp luật khó dung, như thế sẽ làm hại dân. Việc dùng người không ngoài mục đích muốn yên dân. Muốn yên dân thì quan phủ huyện không được phiền nhiễu dân, tham nhũng. Vì vậy, nhà vua đã nghiêm trị nhiều viên quan tham nhũng. Từ thời Minh Mạng được xác định rõ rệt giai chế phẩm trật từ cửu phẩm tới nhất phẩm, mỗi phẩm chia làm chánh và tòng 2 bậc. Trừ khi có chiến tranh, loạn lạc còn bình thường quan võ phải dưới quan văn cùng phẩm với mình. Quan Tổng đốc (văn) vừa trị vì tỉnh vừa chỉ huy đội quân của tỉnh nhà. Minh Mạng còn định mức lương bổng cho quan lại, định tiền gạo cho mỗi cấp cùng thời hạn lãnh lương. Ngoài ra ông còn cấp tiền dưỡng liêm để tránh sự tham nhũng của quan lại. Từ cuối năm 1831 Minh Mạng cho bỏ các dinh, trấn mà thành lập các tỉnh., Năm 1832 cả nước có 30 tỉnh, gồm: Bắc Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 13 tỉnh: Hà Nội, Sơn Tây, Hưng Hóa Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Nguyên. Trung Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 12 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Nam Kỳ (từ này đặt ra từ năm 1834) có 06 tỉnh: Phiên An (năm 1836 đổi tên thành Gia Định), Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Minh Mạng đặt các quan Tổng đốc (đối với tỉnh lớn) hoặc Tuần phủ (đối với tỉnh nhỏ), riêng tỉnh Thừa Thiên là Phủ doãn; và các quan Bố Chính sứ, Án sát cùng Lãnh binh để trông coi mọi việc tại từng tỉnh. Trong triều, các cơ quan điều khiển cũng đổi mới, Thị Thư Viện được đổi thành Văn Thư Phòng vào năm 1820, rồi thành Nội Các vào năm 1829. Năm 1830, ông đặt ra Cơ Mật viện để trông coi những việc quốc quân trọng yếu. Ông đã cho thành lập Tôn Nhân Phủ, điều hành các Hệ, Phòng trong việc kê khai nhân thế bộ, cấp dưỡng và từ tế cũng như kiểm soát và đàn hạch trong quốc tộc. Đối với vùng thượng du và các khu vực sinh sống của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là 6 ngoại trấn của Bắc Thành cũ, Minh Mạng quyết định nhất thể hóa về mặt hành chính cùng với các vùng miền xuôi. Năm 1829, ông bãi bỏ chế độ thế tập của các Thổ ti (tù trưởng dân tộc thiểu số) mà cho quan lại lựa chọn những thổ hào ở địa phương “…thanh liêm, tài năng, cần cán làm dân tin phục” làm Thổ tri các châu, huyện. Tiếp đó, các châu huyện miền núi cũng được phân chia lại để phù hợp với diện tích và dân số của mỗi vùng. Sau đó, Minh Mạng còn đặt thêm một chức lưu quan do người Kinh nắm giữ nhằm khống chế các vùng này tốt hơn và tiến hành thu thuế như ở miền xuôi. Ông còn nghĩ đến việc giúp lưu chuyển tiền bạc, tránh cho người đi xa khỏi mang theo nhiều tiền, như vào năm Bính thân (1836) đặt ra “Giao Tứ Vụ” ở Cao Bằng để chuyển đổi tiền bạc, cơ quan này có nhiệm vụ như ngân hàng ngày nay. === Quân đội === Minh Mạng rất quan tâm đến mặt quân sự. Nhiều lần, ông thân hành ra thao trường để chứng kiến việc luyện tập của quân đội. Ông lấy phương Tây làm kiểu mẫu cho việc tổ chức quân đội, hướng tới việc quân cốt tinh nhuệ, không cốt đông, giảm bớt số lượng người cầm cờ từ 40 xuống 2 người trong đội ngũ đơn vị 1 vệ (500 người). Theo Việt Nam sử lược, quân đội thời Minh Mạng gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh và pháo thủ binh. Bộ binh gồm kinh binh và cơ binh. Kị binh được chia làm doanh, vệ đội, đóng ở Kinh thành hoặc đóng ở các tỉnh. Mỗi doanh có 5 vệ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 người, có đội trưởng và suất đội cai quản. Vũ khí của mỗi vệ gồm 2 khẩu thần công, 200 khẩu điểu thương và 21 ngọn cờ. Cơ binh là lính riêng của từng tỉnh, cũng được chia làm cơ và đội. Cơ có các quản cơ, đội có các suất đội cai quản. Tượng binh chia làm đội, mỗi đội có 40 con voi. Ở Kinh thành có 150 con, ở Bắc Hà có 110 con, ở Gia Định có 70 con, ở Quảng Nam có 35 con, ở Bình Định có 30 con, ở Nghệ An có 21 con, ở Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thanh Hóa mỗi nơi có 15 con, ở Quảng Trị, Phú Yên, Bình Thuận và Ninh Bình mỗi nơi có 7 con. Ông còn cho lập đồn ải ở những nơi hiểm yếu trong nước, còn ngoài biển thì lập pháo đài. Ông rất chú trọng đến thuỷ quân, các vùng hải đảo đều được đánh mốc giúp cho sự lưu thông dễ dàng. Thuỷ binh có 15 vệ, chia làm 3 doanh do quan đô thống cai quản, mỗi doanh được quan chương vê cai quản. === Đinh điền và thuế khóa === Thuế đinh và thuế điền cơ bản cũng theo như vua Gia Long đã định. Theo Việt Nam sử lược, chỉ có năm Bính thân (1836), đất Nam Hà đạc điền xong, tính ra được hơn 630.075 mẫu và định lại các thứ thuế điền thổ ở đó. Còn như số dân đinh và điền thổ trong nước, thì theo số bộ tổng cộng lại được 970.516 suất đinh và 4.063.892 mẫu ruộng và đất. Đối với những người Hoa sang lập ấp ở Đại Nam (gọi là Minh Hương), triều đình có lệnh rằng mỗi người 1 năm phải nộp 2 lạng bạc và được miễn giao dịch. Những người già yếu và khuyết tật phải chịu 1 nửa. Đối với những người nhà Thanh sang Đại Nam buôn bán, người nào có vật lực thì 1 năm phải đóng 6 quan tiền; ai không có vật lực thì phải nộp một nửa, hạn cho 3 năm, thì chiếu lệ thu cả thuế. Theo Việt Nam sử lược, Minh Mạng còn đặt lệ đánh thuế muối. Mỗi ruộng muối 1 năm phải nộp bằng muối từ 6 phương đến 10 phương. Mỗi phương nộp bằng tiền thì phải nộp từ 3 tiền đến 4 tiền 30 đồng. Còn các thuế mỏ, thuế sản vật,… thì cơ bản cũng theo lệ Gia Long đã định, chứ không thay đổi gì mấy. === Văn hóa === Bản thân vua Minh Mạng cũng là một học giả, đã từng làm thơ, soạn sách văn học, khuyến khích biên soạn các loại sách sử, nhất là các sách sử, địa. Nhiều người soạn sách mới, dâng sách cũ đều được nhà vua ban thưởng và khuyến khích. Các bộ sách quý như: Gia Định thành thông chí, Lịch Triều Hiến Chương loại chí,… đều ra đời dưới thời Minh Mạng. Các con của ông, điển hình như Tùng Thiện Vương Miên Thẩm, Tuy Lý Vương Miên Trinh và Tương An Quận Vương Miên Bửu,…, đều là những nhà văn, nhà thơ xuất sắc, và đều nổi tiếng dưới các triều vua Thiệu Trị, Tự Đức sau này. Năm 1821, Minh Mạng thành lập Quốc tử giám ở kinh thành Huế. Năm 1826, ông chính thức thành lập Nhà hát tuồng Quốc gia trong Đại Nội, được gọi là Duyệt Thị Đường. Năm 1832, ông hoàn tất việc xây dựng kinh thành Huế theo kiến trúc của phương Tây kết hợp với kiến trúc thành quách của phương Đông. Để xã hội có qui củ cùng nề nếp, nhà vua cho thống nhất việc đo lường và thống nhất y phục. Năm Bính thân (1836) phủ huyện được cấp các cân mẫu, rồi năm Kỷ hợi (1839) được cấp các loại thước mộc, thước may, thước đo ruộng. Về y phục ông từng bảo: “Ngày nay nước nhà cương thổ đã hiệp nhất thì chính trị, phong tục lẽ nào khác biệt”. Bởi thế, nên nhiều đạo dụ được ban bố để y phục ở miền Bắc và miền Nam giống nhau. === Giáo dục === Là người tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, Minh Mạng rất quan tâm đến nền khoa cử, học vấn. Nhà vua thường nói: Năm 1821, ông đặt chức Tế tửu và Tư nghiệp, năm 1822 mở lại thi Hội, thi Đình. Ông còn cho đặt đốc học ở thành Gia Định, ông giao trọng trách cho nhà giáo Nguyễn Trọng Vũ người Nghệ An, giữ chức Phó Đốc học chăm lo việc học hành ở Nam Bộ. Bấy giờ, ở Gia Định có Trịnh Hoài Đức là người có học vấn cao nên được nhà vua tin dùng, phong làm Hiệp Biện Đại học sĩ, Thượng thư Bộ Lại kiêm Thượng thư Bộ Binh. Minh Mạng còn đặt ra lệ rằng ai được thăng quan, bổ nhiệm đều phải lên kinh gặp vua trước khi nhậm chức. Đây là cơ sơ để nhà vua kiểm tra đức độ, năng lực và khuyên bảo điều hay lẽ phải, cốt sao cho lợi ích nước nhà. Năm 1836, ông cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp, Xiêm). Vua Minh Mạng muốn canh tân việc học hành thi cử nhưng lại không biết tiến hành ra sao bởi triều thần của ông chỉ toàn là những hủ nho lạc hậu, không giúp đỡ được nhà vua trong một kế hoạch nào làm cho quốc phú, dân cường. Ông đã nói rằng: === Nông nghiệp === Dưới thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích. Nhà vua cho quan lại mộ dân lập những ấp mới ở trong Nam cũng như ngoài Bắc, khiến cho việc phân phối ruộng đất được hợp lý. Ngoài ra, ông còn hoàn chỉnh hệ thống đê điều ở Bắc Bộ, đặt quan khuyến nông, khai hoang ven biển Bắc Bộ, lập các huyện Kim Sơn và Tiền Hải. Ở Nam Bộ, công cuộc khai hoang và thuỷ lợi cũng được đẩy mạnh. Minh Mạng còn thử nghiệm giải pháp bỏ đê phía nam Hà Nội, đào sông thoát lũ Cửu An (Hưng Yên) Năm 1832, vua Minh Mạng khai mở ngành tơ tằm Đại Nam. Ông còn ban dụ cho lập nhà dưỡng tế ở các tỉnh để giúp đỡ những người tàn tật, nghèo khổ, già cả và hoặc không nơi nương tựa. Triều đình cũng bắt quan lại ở các tỉnh phải xuất lúa giống ở kho cho dân nghèo vay để làm mùa sau, nhằm làm cho nông nghiệp không bị đình trệ và việc mất mùa không ảnh hưởng trong các năm sau. === Kỹ thuật công nghệ === Thời Minh Mạng, nhiều máy móc mang tính mới mẻ đã được chế tạo bao gồm: máy cưa chạy bằng sức trâu và sức nước, máy xẻ gỗ chạy bằng sức trâu. Cụ thể là năm 1834, với sự đồng ý của Minh Mạng, Nguyễn Văn Túy chế tạo ra chiếc máy nghiền thuốc súng bằng nước mang tên Thuỷ hoả ký tế. Trong các năm 1837 và 1838, theo kiểu mẫu phương Tây, thợ thủ công Nhà nước đã chế tạo được máy cưa văn gỗ, xẻ gỗ bằng sức nước, máy hút nước tưới ruộng,… và còn có cả xe cứu hỏa. Đặc biệt là vào năm 1839, dựa trên các kiểu mẫu phương Tây, các đốc công Hoàng Văn Lịch, Vũ Huy Trịnh cùng các thợ của ông đã đóng thành công chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên, được vua Minh Mạng hết sức khen ngợi. Năm sau (1840), Minh Mạng lại chỉ đạo cho họ đóng một chiếc kiểu mới tân tiến và sửa chữa một chiếc bị hỏng. Điều đáng tiếc là mọi việc dường như bị đình lại sau đó. === Xét xử công thần quá cố === Vua Minh Mạng và Tả quân Lê Văn Duyệt (1764 – 1832) vốn có nhiều hiềm khích và tư thù. Dù không ưa Lê Văn Duyệt nhưng ông không dám làm gì, do công lao và uy quyền quá lớn của Lê Văn Duyệt với triều đình. Năm 1833, Lê Văn Duyệt qua đời, con nuôi là Lê Văn Khôi (? – 1834) nổi loạn chiếm thành Phiên An (tức thành Gia Định), Minh Mạng trong khi đánh dẹp cuộc nổi dậy này vẫn thường ban trách Lê Văn Duyệt. Năm 1835, sau khi dẹp xong cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi, Minh Mạng bèn làm án Tả quân, giao cho nhóm nội các là Hà Quyền, Nguyễn Tri Phương và Hoàng Quýnh nghị tội Tả quân có sáu điều, có bảy tội phải chém, hai tội phải thắt cổ, một tội phải sung quân. Bản án quyết định truy đoạt quan chức, phá bỏ quan quách giết thây. Mộ Lê Văn Duyệt ở Gia Định bị cuốc bằng và bị xiềng xích, phía trên khắc đá dựng bia ở trên viết to mấy chữ: Đây chỗ tên lại cái lộng quyền Lê Văn Duyệt chịu phép nước; các ngôi mộ cha mẹ của Lê Văn Duyệt bị đục bỏ tước hiệu khắc trên bia. Sang năm sau (1836), Minh Mạng lại sai đình thần làm án Lê Chất (1769 – 1826), một công thần từ thời Gia Long, đã qua đời năm 1826. Bài dụ về tội trạng của Lê Chất như sau: Nhà sử học Trần Trọng Kim bình luận về việc làm án các công thần đã chết này trong sách Việt Nam sử lược như sau: === Trấn áp nổi dậy === Thời nhà Nguyễn nói chung và thời Minh Mạng nói riêng cho thấy các cuộc nổi dậy của nông dân và các tầng lớp khác bùng nổ dữ dội. Theo sử gia Phạm Văn Sơn, các cuộc nổi dậy ở suốt Trung, Nam, Bắc dưới triều Minh Mạng (kể từ 1822) có nhiều nguyên nhân: A) Về phía ngoại bang, nước Xiêm La vẫn giữ thái độ về vấn đề Chân Lạp nên ngoài mặt tuy êm dịu nhưng bên trong Xiêm La vẫn tìm cơ hội để quấy rối Việt Nam. B) Ngoài Bắc, một phần nhân tâm còn luyến tiếc Lê triều, vẫn chờ dịp nổi lên chống triều Nguyễn và khôi phục lại dòng họ Lê. C) Bọn quan lại hay nhũng nhiễu dân chúng, dèm pha nhau, tâng công, nịnh hót mà vua lại thường không minh, nhất là đối với kẻ công thần, nhiều người trung lương đâm ra chán nản, trái lại phe gian nịnh nẩy nở mỗi ngày một nhiều, nước tất nhiên phải sinh loạn do đó ngoại quốc mới dám dòm ngó vào. ==== Tại Bắc Hà ==== Từ năm 1822, Minh Mạng thứ 2, tại Bắc Hà có tới 254 cuộc nổi dậy của nhân dân diễn ra. Tiêu biểu là các cuộc nổi dậy của Phan Bá Vành ở Nam Định, Lê Duy Lương ở Ninh Bình và Nông Văn Vân ở Tuyên Quang. Quân nhà Nguyễn phải vất vả lắm mới dẹp được các cuộc nổi loạn này. ===== Phan Bá Vành ===== Theo Việt Nam sử lược, năm 1826 ở Nam Định có Phan Bá Vành cùng với Võ Đức Cát và Nguyễn Hạnh khởi binh đánh phủ Trà Lý và Lân Hải, giết quan thủ ngự Đặng Đình Miễn và Nguyễn Trung Diễn. Quan trấn thủ Nam Định là Lê Mậu Cúc đem quân xuống đánh, nhưng cũng bại trận tử vong. Quan quân ở các trấn phải về tiễu trừ, bắt được Võ Đức Cát. Còn Phan Bá Vành và quân của mình thì chạy tan cả. Nhưng đến tháng 12 năm ấy, Phan Bá Vành và Nguyễn Hạnh liên kết với giặc Khách đi cướp ở ngoài biển, rồi lại đem quân về đánh phá ở huyện Tiên Minh và huyện Nghi Dương ở Hải Dương. Thấy vậy, Minh Mạng bèn sai quan Tham biện Thanh Hóa là Nguyễn Công Trứ, quan Tham biện Nghệ An là Nguyễn Đức Nhuận đem binh thuyền ở Thanh Hóa, Nghệ An ra cùng với Hiệp trấn Bắc thành là Nguyễn Hữu Thận đi dẹp loạn. Tháng giêng năm Đinh Hợi (1827), Phan Bá Vành quay về đánh chiếm phủ Thiên Trường và phủ Kiến Xương, sau lại về vây quan quân ở chợ Quán. Phạm Văn Lý và Nguyễn Công Trứ cho quân tới giải vây, Phan Bá Vành bại trận chạy về căn cứ ở Trà Lũ. Quân nhà Nguyễn vây đánh, bắt được Phan Bá Vành và 765 thủ hạ. ===== Lê Duy Lương ===== Tháng 3 năm Quý Tỵ (1833), ở Ninh Bình có Lê Duy Lương, một hậu duệ của triều đại nhà Lê nổi lên, xưng làm Đại Lê Hoàng Tôn, cùng với các thổ ti Quách Tất Công, Quách Tất Tế, Đinh Thế Đức, Đinh Công Trịnh đem quân đi đánh phá các phủ huyện và chiếm giữ 3 châu huyện Lạc Thổ, Phụng Hóa và Yên Hóa. Sau đó, Lê Duy Lương cho quân đánh thành Hưng Hóa. Hay tin, vua Minh Mạng cử quan Tổng đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự cùng với Tổng đốc Thanh Hóa là Nguyễn Văn Trọng đem quân ra Ninh Bình để đàn áp quân nổi loạn. Lê Duy Lương ở Ninh Bình lâm vào thế cô, không chống nổi mấy đạo quân nhà Nguyễn, chỉ đương được vài ba tháng thì bị bắt, đóng cũi giải về kinh trị tội. Còn nhóm Quách Tất Công, Quách Tất Tế thì cũng tan rã. Sau đó, Minh Mạng truyền đem dòng dõi nhà Lê đi đày vào Quảng Nam, Quảng Bình, cứ chia cho 15 người ở 1 huyện và phát cho 10 quan tiền và 2 mẫu ruộng để làm ăn. ===== Nông Văn Vân ===== Khi quân Nguyễn đang dẹp loạn Lê Duy Lương ở miền Bắc, thì ở miền Nam Lê Văn Khôi nổi lên và chiếm giữ thành Gia Định. Theo Việt Nam sử lược, Lê Văn Khôi vốn là người Bắc, có họ hàng bà con ở mạn Tuyên Quang, Cao Bằng, bởi vậy Minh Mạng sai tìm bắt họ hàng của Khôi đem về Kinh xử tội. Tri châu Bảo Lạc (Tuyên Quang) Nông Văn Vân là anh vợ Khôi, bị quan quân bắt bớ, bèn nổi lên xưng “Tiết Chế Thượng tướng Quân”. Nông Văn Vân bắt viên tỉnh phái thích chữ vào mặt rằng “Quan tỉnh hay ăn tiền của dân”, rồi đuổi về. Cuộc nổi loạn diễn ra từ ngày 2 tháng 7 năm 1833. Nông Văn Vân lập căn cứ ở Bảo Lạc, được nhiều tù trưởng và người dân tộc trong vùng hưởng ứng. Quân nổi loạn nhanh chóng mở rộng hoạt động ra các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên và chiếm các tỉnh thành. Hay tin, Minh Mạng cử Tổng đốc Nghệ Tĩnh là Tạ Quang Cự làm Tổng đốc đại thần, cùng với Lê Văn Đức, Nguyễn Đình Phổ và Nguyễn Công Trứ thống lĩnh hàng chục vạn quân, hàng trăm voi chiến, ngựa chiến đàn áp. Cuối năm 1834, hoạt động của quân nổi loạn bị thu hẹp dần. Ngày 11 tháng 3 năm 1835, Phạm Văn Điển cho quân phóng hoả đốt rừng Thẩm Bát, nơi Nông Văn Vân và quân nổi loạn ẩn náu. Theo Việt Nam sử lược, Nông Văn Vân chết cháy và đầu bị quân Nguyễn chém lấy rồi đem về kinh báo tin thắng trận. ==== Tại Nam Hà ==== Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833 - 1835) là một cuộc nổi dậy xảy ra vào thời vua Minh Mạng ở các tỉnh miền Nam Đại Nam. Năm 1833, Lê Văn Khôi (vốn là con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt) chiếm thành Phiên An và toàn bộ 6 tỉnh miền Nam, giết tổng đốc Nguyễn Văn Quế và bố chính Bạch Xuân Nguyên rồi xưng làm “Bình Nam Đại Nguyên Soái”. Trong dịp này Lê Văn Khôi lấy danh nghĩa tôn phù một người con của Hoàng tử Cảnh là An Hòa. Bấy giờ, An Hòa đang ở Huế. Hay tin, vua Minh Mạng cho giết ngay vợ con Hoàng tử Cảnh ở Huế để Lê Văn Khôi hết đường lợi dụng. Triều đình cử các tướng Tống Phúc Lương, Nguyễn Xuân, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng đem thuỷ bộ binh tượng vào đánh quân nổi dậy. Tháng 8 năm 1833, quân Nguyễn bắt đầu phản công và lấy lại các tỉnh Nam Bộ. Một viên tướng của Lê Văn Khôi là Thái Công Triều đầu hàng triều đình. Quân nổi dậy thất thế, phải cầu cứu Xiêm La. Không bỏ lỡ cơ hội, vua Xiêm là Rama III lập tức sai tướng Chất Tri và Phật Lăng dẫn quân sang Chân Lạp và tiến công Hà Tiên, Gia Định. Năm 1834, quân Đại Nam đánh tan quân Xiêm ở Thuận Cảng, buộc quân Xiêm lui về Chân Lạp. Quân Đại Nam sau đó chiếm lại toàn bộ các tỉnh miền Nam và bao vây quân nổi dậy tại thành Bát Quái. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi mất tại thành Phiên An. Con trai Lê Văn Khôi là Lê Văn Cù mới 8 tuổi được cử lên thay. Tháng 9 năm 1835, quân Nguyễn hạ thành Phiên An. Trong 6 người “chủ mưu” bị bắt giải về Kinh đô Phú Xuân, có giáo sĩ người Pháp tên Joseph Marchand (Cố Du), một người khách (Hoa kiều) tên Mạch Tấn Giai và Lê Văn Cù, con Lê Văn Khôi. Đến Huế thì giáo sĩ Joseph Marchand và năm người kia phải tội lăng trì. Điều này khiến cho Minh Mạng ngày cấm đạo Cơ Đốc một cách dữ dội hơn. == Đối ngoại == === Với Trung Quốc === Giống như vua cha, Minh Mạng chủ trương tiếp tục triều cống và giữ quan hệ ngoại giao hữu hảo với nhà Thanh. Khi lên ngôi, ông đã nhận sự phong vương của vua nhà Thanh. Tuy nhiên, triều Nguyễn duy trì đường lối đối nội tự chủ. Theo nhận xét của giáo sư Yu Insun, các vua nhà Nguyễn chỉ xưng thần với nhà Thanh một cách hình thức, còn thực chất họ cho rằng họ bình đẳng với nhà Thanh. Các phái đoàn đi cống của ĐạiNam ngoài việc đưa đồ tiến cống còn thực hiện việc trao đổi mua bán sản phẩm không có trong nước, vì Trung Quốc không cho phép thương nhân Đại Nam sang Trung Quốc, còn Đại Nam duy trì lệnh cấm dân chúng xuất cảnh để ngăn chặn việc xuất lậu vật phẩm sang Trung Quốc như gạo, muối, vàng bạc, đồng, sừng trâu, ngà voi, v.v... Việc duy trì quan hệ triều cống chỉ có ý nghĩa tượng trưng, vì đến cuối đời Minh Mạng, cứ bốn năm một lần nhà Nguyễn mới phải cử sứ sang cống, đồng thời nhà Thanh cắt giảm yêu cầu vật phẩm triều cống cho triều Tây Sơn và nhà Nguyễn chỉ còn phân nửa so với nhà Lê, nên giá trị vật chất không đáng kể. Tuy nhiên các đoàn đi sứ đều được lệnh ghi chép cẩn thận tình hình bên Trung Quốc để báo cáo lại cho nhà vua. Các sứ thần không hoàn thành nhiệm vụ này đều bị trách phạt. Đây có lẽ là một phần lý do khiến vua Minh Mạng có thể nhận định đúng việc nhà Thanh ngày càng suy yếu, và dự đoán chính xác nhà Thanh sẽ thất bại trong cuộc xung đột với nước Anh một khi cuộc chiến tranh Nha phiến nổ ra. === Với Xiêm La === Thời Minh Mạng, giữa Xiêm La (Thái Lan, do nhà Chakri trị vì) với Đại Nam thường xảy ra chiến tranh. Trước đây, vua Gia Long và vua Minh Mạng có mối quan hệ tốt với các vua Rama I, Rama II nên hai nước Việt - Xiêm chưa xảy ra xung đột. Tuy nhiên, sau khi vua mới của Xiêm là Rama III lên ngôi, ông và Minh Mạng đã có thái độ thù nghịch nhau do không còn mối thâm tình như các vua trước. Năm 1827, vua Rama III cử tướng Chất Tri (tức Bodin) đem quân Xiêm sang xâm lược Vạn Tượng, vua xứ này là A Nộ (Anouvong) chống không nổi, phải cầu cứu triều đình Đại Nam. Minh Mạng sai thống chế Phan Văn Thúy mang viện quân sang giúp nhưng bị quân Xiêm đánh bại. Năm 1828, Phan Văn Thúy và Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Khoa Hào tiếp tục đem 3.000 quân và 24 voi chiến đưa A Nộ về Trấn Ninh, rồi tiến vào Vạn Tượng (Vientiane) nhưng đạo quân Nhà Nguyễn – A Nộ lại bị quân Xiêm đập tan. Chán nản, vua Minh Mạng hạ lệnh bãi bỏ và chỉ phòng vệ ở vùng biên giới. A Nộ sau đó chạy về Trấn Ninh và bị bắt nộp cho quân Xiêm. Quân Xiêm được đà đánh sâu vào các miền phụ cận Quảng Trị. Thống chế Phạm Văn Điển cùng Tham tán Quân vụ Lê Đăng Doanh cùng với các đạo quân Nguyễn ở Lào phải đi ngăn quân Xiêm, đằng khác gửi thư trách cứ họ. Xiêm La trả lời khiêm nhượng rồi rút quân. Tuy vậy, họ vẫn ngấm ngầm giúp Chân Lạp nổi lên chống triều đình Nguyễn hoặc lấn lướt Vạn Tượng và các xứ quy phục triều đình. Năm 1833-34, theo lời kêu gọi của Lê Văn Khôi, Xiêm La mang đại quân xâm lấn Nam Kỳ nhưng bị quân Đại Nam đánh tan. === Với Ai Lao (Lào) === Thời Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam rộng lớn hơn cả. Nhiều vùng ở Ai Lao đã xin thuộc quyền bảo hộ của Đại Nam. Các vùng nay là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn (Khammuane) và Savannakhet giáp với các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị đều được sáp nhập và trở thành các châu, phủ của Đại Nam. === Với Chân Lạp === Từ năm 1833, sau khi phá được quân Xiêm, tướng quân Trương Minh Giảng cùng Tham tán Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam gần Nam Vang (tức Phnôm Pênh) để bảo hộ Chân Lạp (Campuchia). Cuối năm Giáp Ngọ (1834), vua Nặc Ông Chân (Ang Chan II) của Chân Lạp qua đời mà không có con trai nối dõi, quyền bính chuyển sang cho Trà Long và Lê Kiên - hai người Chân Lạp - làm quan cho Đại Nam. Đến năm Ất Mùi (1835), Trương Minh Giảng lập con gái Nặc Ông Chân là công chúa Ang Mey (tức Ngọc Vân công chúa) lên làm Cao Miên quận chúa. Trương Minh Giảng đổi nước Chân Lạp thành Trấn Tây thành, rồi chia làm 32 phủ và 2 huyện, và đặt các chức quan cai quản mọi việc quân sự và dân sự. Do quan lại người Việt ở Chân Lạp làm nhiều điều ức hiếp, nhũng nhiễu dân Chân Lạp; quân Nguyễn lại bắt Ngọc Vân quận chúa đem về Gia Định, đổi thành Mỹ Lâm quận chúa (do không còn nước Cao Miên nữa); đày các quan người Chân Lạp là Trà Long và Lê Kiên ra miền Bắc Đại Nam. Do đó dân Chân Lạp oán hận và nổi dậy chống quân Đại Nam ở khắp nơi. Em trai của Nặc Ông Chân là Nặc Ông Độn (Ang Duong) và Ang Em (hoặc Ang Im) đã làm loạn với sự giúp đỡ của Xiêm La. Quan quân nhà Nguyễn đánh dẹp không nổi, nên sau khi vua Minh Mạng qua đời, quan quân Đại Nam phải bỏ Trấn Tây thành mà rút về An Giang. === Với phương Tây === Vua Minh Mạng không có thiện cảm với người châu Âu cũng như thái độ của người Á Đông trước đó, xem người Âu là bọn man di đi cướp bóc. Với những người Pháp đã từng giúp Gia Long trước kia, Minh Mạng tỏ thái độ lạnh nhạt nên khi ông Chaigneau trở lại Đại Nam không được trọng dụng nữa. Nhà vua cho Chaigneau hay rằng không cần phải ký thương ước giữa hai chính phủ, người Đại Nam vẫn đối xử tử tế với người Pháp là đủ, ông chỉ thoả thuận mua bán với người Pháp, nhưng không chấp nhận thành lập quan hệ ngoại giao chính thức với nước Pháp, quốc thư của Pháp xin cho Chaigneau làm lãnh sự Pháp cũng không được Minh Mạng đếm xỉa đến. Thời bấy giờ, Đại Nam là nước Á Đông đầu tiên mà Hoa Kỳ muốn thiết lập quan hệ ngoại giao. Các năm 1832 và 1836, Tổng thống Hoa Kỳ Andrew Jackson đã gửi đại sứ Edmund Robert sang đàm phán với Minh Mạng về quan hệ mậu dịch song phương cả 2 nước nhưng đều không thành công. Chính sách thụ động này đã kìm hãm sự phát triển của Đại Nam. ==== Việc cấm đạo Công giáo ==== Minh Mạng cũng không thích đạo Công giáo của châu Âu. Từ khi lên ngôi, ông đã có ý không cho người ngoại quốc vào giảng đạo này ở trong nước. Đến năm Ất Dậu (1825), khi chiếc tàu Thetís vào cửa Đà Nẵng, có giáo sĩ tên Rogerot ở lại đi giảng đạo khắp nơi, Minh Mạng khi ấy mới ra dụ cấm đạo, và truyền cho quan quân phải khám xét các tàu thuyền của ngoại quốc ra vào cửa bể. Trong dụ nói rằng: Ông còn sai tìm nhiều giáo sĩ ở trong nước đem về kinh đô Huế để dịch sách Tây ra tiếng Việt, nhằm mục đích ngăn các giáo sĩ giảng đạo ở chốn hương thôn. Theo Việt Nam sử lược, lúc bấy giờ không phải một mình nhà vua ghét đạo Công giáo mà thôi, phần nhiều các quan cũng đều một ý cả, cho nên sự cấm đạo ngày càng khắc nghiệt thêm. Nhưng mà dẫu cấm thế nào đi nữa, trong nước vẫn có người đi giảng đạo, Minh Mạng lại ra dụ lần nữa truyền cho tín đồ Công giáo phải bỏ đạo, và ai bắt được giáo sĩ đem nộp thì sẽ được thưởng. Năm ấy ở kinh đô có một giáo sĩ bị khép tội xử giảo, và ở các địa phương cũng rối loạn vì sự bắt và giết giáo sĩ. Từ năm 1822, trong Nam ngoài Bắc có rất nhiều cuộc nổi dậy, nhà vua cho là dân đạo theo giúp các đạo quân nổi dậy, sự cấm đạo lại càng khắc nghiệt hơn. Từ năm Giáp Ngọ (1834) đến năm Mậu Tuất (1838), có nhiều giáo sĩ và giáo dân bị giết, nhất là từ khi bắt được ông Joseph Marchand (Cố Du), một giáo sĩ tham gia vào cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi. Các giáo sĩ phương Tây đã so sánh Minh Mạng với Nero - một hoàng đế La Mã đã bách hại hàng loạt các tín đồ Công giáo. Tuy nhiên, các giáo sĩ phương Tây vẫn liều chết để truyền đạo cho được, có người còn phải đào hầm ở dưới đất hàng mấy tháng để truyền đạo. Theo Việt Nam sử lược, từ năm 1838, vua Minh Mạng cảm thấy không thể nào cấm được các giáo sĩ truyền đạo Công giáo trong nước, ông bèn sai sứ sang Pháp để điều đình về việc này. Song khi sứ thần Đại Nam tới nơi, Hội Thừa sai Paris xin vua Louis Philippe I đừng tiếp. Sứ Đại Nam phải trở về, khi về đến Huế thì Minh Mạng đã qua đời. Tuy nhiên theo Nguyễn Văn Kiệm trong cuốn Triều Nguyễn và lịch sử của chúng ta đã đánh giá lại việc cấm đạo của vua Minh Mạng với cái nhìn mới công bằng hơn: Lệnh bắt đạo của Minh Mạng tuy ngặt, có gây khó khăn và thiệt thòi cho tín đồ Công giáo, song trong khoảng hai thập kỷ dưới thời Minh Mạng, không hề diễn ra những cuộc tàn sát lớn đối với dân Công giáo. (...) có thể thấy chính sách của Minh Mạng đối với Công giáo về đại thể là có lý, có tình và khó có thể chê trách nếu đặt nó vào bối cảnh lịch sử cụ thể của nước ta lúc đó, khi họa xâm lăng đang tới gần. Riêng biện pháp cưỡng chế giáo dân bỏ đạo cùng với những hình phạt kèm theo là quá khắc nghiệt và cũng chính vì thế mà đã thất bại so với yêu cầu. Mặc dù biện pháp cưỡng chế bỏ đạo của Minh Mạng là đáng phê phán, song gọi Minh Mạng là 'tên bạo chúa, là kẻ khát máu, là Néron của Việt Nam là một sự xuyên tạc sự thật lịch sử cần phải được đính chính. == Qua đời == Năm 1841, Minh Mạng lâm bệnh nặng. Lúc lâm chung, ông gọi quan đại thần Trương Đăng Quế đến bên giường dụ rằng: Sau đó, ông cầm tay con trưởng là Trường Khánh Công Nguyễn Phúc Miên Tông trối trăng: Nói rồi, vua Minh Mạng qua đời ngày 28 tháng 12 năm Canh Tý, tức ngày 20 tháng 1 năm 1841 tại điện Quang Minh, hưởng thọ 50 tuổi, ở ngôi 21 năm, miếu hiệu là Thánh Tổ (聖祖).Thụy hiệu do vua Thiệu Trị đặt cho ông là Thể thiên Xương vận Chí hiếu Thuần đức Văn vũ Minh đoán Sáng thuật Đại thành Hậu trạch Phong công Nhân Hoàng đế (體天昌運至孝純德文武明斷創述大成厚澤豐功仁皇帝).. Lăng của ông là Hiếu Lăng, tại làng An Bằng, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên. Ông được thờ ở Tả Nhất Án Thế Miếu trong Đại Nội kinh thành Huế. == Gia quyến == === Vợ === Trong đời sống riêng tư, người ta cũng phải ngạc nhiên về sức cường tráng của ông. Không có tài liệu cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết ông có nhiều vợ và rất đông các phi tần. Có một bài thuốc bổ dương mang tên Minh Mạng thang được quan Thái y căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của ông để lập ra thang thuốc rượu. Ông không đặt hoàng hậu, mà chỉ cao nhất là hoàng phi. Tá Thiên Nhân hoàng hậu (tước vị được phong sau khi mất) húy Hồ Thị Hoa, còn có tên là Thật, sinh 1791. Bà qua đời năm 1807, 13 ngày sau khi sinh hạ Hoàng tử trưởng Nguyễn Phúc Miên Tông (tức vua Thiệu Trị sau này). Lăng của bà hiệu là Hiếu Đông Lăng, phía tả lăng Thiệu Trị, tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên. Sách Minh Mạng chính yếu chép: Năm Minh Mạng thứ sáu, mùa Xuân, tháng giêng, trong Kinh Kỳ ít mưa, nhà vua lấy làm lo, chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng: === Con cái === ==== Số lượng ==== Minh Mạng đã có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa. ==== Hoàng tử ==== ==== Công chúa ==== Minh Mạng thường dặn các con rằng: === Đế hệ thi và Phiên hệ thi === Năm 1823, Minh Mạng đã làm bài Đế hệ thi và 10 bài Phiên hệ thi để quy định các chữ lót đặt tên cho con cháu các thế hệ sau. Vua Minh Mạng cũng ban cho dòng họ của các con vua Gia Long 10 bài phiên hệ thi Chữ lót của mỗi đời dùng một chữ trong bài thơ, nhưng tên ở mỗi đời thì phải dùng một bộ trong ngũ hành theo thứ tự: thổ, kim, thủy, mộc, hỏa và trở lại, vì thế tên của tất cả đời thứ nhất dùng bộ thổ. == Nhận định == Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Quang, Đặng Việt Thuỷ và Đặng Thành Trung, Minh Mạng là người được Gia Long lựa chọn truyền ngôi, không chỉ vì năng lực mà còn vì hy vọng gửi gắm vào ông thực hiện chính sách thoát khỏi ảnh hưởng và âm mưu áp chế của người Pháp, bởi khi còn sống, Gia Long đã chịu ơn người Pháp và không thể ra mặt giải quyết những mâu thuẫn giữa nhằm thoát khỏi ảnh hưởng đó. Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim nhận định về Minh Mạng như sau: Theo Giáo sư Phan Huy Lê: Trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam, cải cách của vua Lê Thánh Tông năm 1471 và cải cách của vua Minh Mạng năm 1831 – 1832 là hai cải cách hành chính có quy mô toàn quốc và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, đánh giá về việc cải cách chính quyền của Minh Mạng, nhà sử học Văn Tạo cho rằng: cũng giống như vua cha Nguyễn Ánh, Minh Mạng đi theo con đường Nho giáo của trường phái Tống Nho (đạo Nho thời Tống) mà nhà Lê trung hưng áp dụng - chứ không theo trường phái Minh Nho (đạo Nho thời Minh) tiến bộ hơn - mà các chúa Nguyễn trước kia từng áp dụng. Mục tiêu của Gia Long cũng như Minh Mạng chủ yếu nhằm củng cố vương quyền chứ không chăm lo phát triển kinh tế - xã hội theo xu hướng thời đại. Văn Tạo cho rằng: == Xem thêm == == Chú thích và tham khảo == === Ghi chú === === Thư mục === Gia tộc Nguyễn Phước (2006), “Đức Thánh tổ Nhân Hoàng đế húy Nguyễn Phúc Kiểu (1791 - 1841)”, Đế phả Nguyễn Phước Tộc (Gia tộc Nguyễn Phước) . Quốc sử quán triều Nguyễn (2001), [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]] (PDF) , Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục . Thi Long (1998), Nhà Nguyễn chính Chúa mười ba Vua, Nhà xuất bản Đà Nẵng . Nguyễn Khắc Thuần (2005), Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục . Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học sư phạm . == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Minh Mệnh hoàng đế Minh Mệnh Minh Mệnh
hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam.txt
Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn bản pháp luật có giá trị cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Bản hiến pháp đang có hiệu lực là bản của năm 2013, là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Tại Việt Nam, Hiến pháp "là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng nhất sau cương lĩnh của Đảng, là đạo luật gốc, quy định những vấn đề hết sức cơ bản của một Nhà nước..." và "Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng về xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992". == Chế độ chính trị == Điều 1 Hiến pháp khẳng định nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, thống nhất có chủ quyền đầy đủ đối với toàn bộ vùng lãnh thổ. Ai làm chủ nhà nước? Hiến pháp cũng khẳng định nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân (điều 2). Nhân dân là toàn thể các dân tộc cùng sinh sống hòa bình trên lãnh thổ Việt Nam (điều 5). Nhân dân làm chủ nhà nước bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân (điều 6). Ngoài ra, Điều 8 cũng quy định rằng "Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước có nghĩa vụ phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng" Lực lượng lãnh đạo nhà nước Tuy nhiên, một nhà nước luôn cần một tổ chức chính trị để lãnh đạo. Xuất phát từ điều kiện lịch sử của nước Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm tư tưởng chủ đạo để lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nói như thế không có nghĩa là Đảng là tổ chức đứng trên tất cả vì mọi hoạt động của các tổ chức Đảng đều phải tuyệt đối tuân theo pháp luật. Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng thể hiện vai trò lãnh đạo trực tiếp và toàn diện bằng cách bổ nhiệm, bố trí Đảng viên giữ các chức vụ chủ chốt, lãnh đạo trong Chính phủ, trong lực lượng an ninh và quân đội, trong Mặt trận Tổ quốc, trong Quốc hội, trong Tòa án và trong Viện kiểm sát. Trong cơ quan lập pháp là Quốc hội, số lượng đại biểu ngoài Đảng là 49 (chiếm 10% tổng số 493 đại biểu Quốc hội năm 2008). Tỷ lệ 10% xuất phát từ thỏa thuận nhân sự "cơ cấu đại biểu QH" bởi Đảng trong vai trò lãnh đạo. Bên cạnh đó Mặt trận tổ quốc và công đoàn cũng là những tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống tổ chức chính trị của Việt Nam. Các lãnh đạo Mặt trận phải là Đảng viên. Vai trò của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 3: Khẳng định nhà nước bảo đảm và phát huy không ngừng trước hết là vai trò làm chủ của nhân dân sau là bảo vệ và nghiêm trị mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. === Quốc hội === Điều 6 quy định "nhân dân sử dụng quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ." Điều 7 nói "Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Đại biểu Quốc hội bị cử tri hoặc Quốc hội bãi nhiệm và đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi đại biểu đó không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân." Ðiều 83 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. === Chủ tịch nước === "Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại" (điều 101). Ngoài ra Chủ tịch nước còn có quyền đề cử, giới thiệu với Quốc hội để bầu các vị trí quan trọng của nhà nước. Ðiều 102, Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu Chủ tịch nước mới. Ðiều 104, Hội đồng quốc phòng và an ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các ủy viên. Chủ tịch nước đề nghị danh sách thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh trình Quốc hội phê chuẩn. Thành viên Hội đồng quốc phòng và an ninh không nhất thiết là đại biểu Quốc hội. Hội đồng quốc phòng và an ninh động viên mọi lực lượng và khả năng của nước nhà để bảo vệ Tổ quốc. Trong trường hợp có chiến tranh, Quốc hội có thể giao cho Hội đồng quốc phòng và an ninh những nhiệm vụ và quyền hạn đặc biệt. Hội đồng quốc phòng và an ninh làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ðiều 105, Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Uỷ ban Trung ương và Quốc hội và Chính phủ. Ðiều 106, Chủ tịch nước ban hành lệnh, quyết định để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. === Chính phủ === Ðiều 109 đã ghi "Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Điều 110 đã ghi "Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Ngoài Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội." == Chế độ kinh tế == Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. (điều 15) == Quyền công dân == Quyền công dân được hiến pháp 1992 quy định trong chương 5: "Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân" từ điều 49 đến điều 82. Theo điều 50, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật. Có người đánh giá rằng bản hiến pháp này hạn chế những quyền tự do cơ bản của con người bằng cách thêm vào dòng "theo quy định của pháp luật". Thế nhưng việc hạn chế này là đảm bảo cho việc thực hiện tự do của người này không ảnh hưởng và vi phạm đến tự do của người khác. Bản hiến pháp này coi trọng quyền tiếp cận tri thức cho công dân. Điều 59 ghi "Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí", "Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng" và "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hóa và học nghề phù hợp". Điều 60 ghi "Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp." Bản hiến pháp này cũng bảo vệ một số quyền của công dân nước ngoài. Điều 82 ghi "Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình, hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét việc cho cư trú." == Các biểu tượng == Quốc kỳ: hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh (điều 141). Quốc huy: hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (điều 142). Quốc ca: nhạc và lời của bài "Tiến quân ca" (điều 143). Thủ đô: Hà Nội (điều 144). Quốc khánh: 2 tháng 9 (điều 145). == Sửa đổi hiến pháp == Ðiều 146: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Ðiều 147: Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành == Hiến pháp Việt Nam qua các thời kì == Trước năm 1945, Việt Nam không có hiến pháp. Từ sau khi thành lập nhà nước cộng hòa đầu tiên, lịch sử Việt Nam ghi nhận 5 bản Hiến pháp đã được ra đời, trong các năm 1946, 1959, 1980, 1992 (được sửa đổi vào năm 2001), 2013 (được sửa đổi vào năm 2013). === Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1946 === Hiến pháp 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được soạn thảo và được Quốc hội thông qua vào ngày 9 tháng 11 năm 1946 với 240 phiếu tán thành (trên 242 phiếu). Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL ngày 20 tháng 9 năm 1945 gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Bản dự án Hiến pháp đã được soạn thảo và công bố vào tháng 11 năm 1945. Ban dự thảo Hiến pháp (Tiểu ban Hiến pháp) được Quốc hội bầu ra ngày 2 tháng 3 năm 1946 gồm có 11 thành viên: Trần Duy Hưng, Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục, Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi, Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn Thọ, Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ, Nguyễn Thị Thục Viên. Ban này tiếp tục nghiên cứu dự thảo hiến pháp. Trong phiên họp ngày 29 tháng 10 năm 1946, Tiểu ban Hiến pháp được mở rộng thêm 10 đại biểu đại diện cho các nhóm, các vùng và đồng bào thiểu số để tu chỉnh dự thảo hiến pháp và trình ra Quốc hội ngày 2 tháng 11 năm 1946 để Quốc hội thảo luận, sửa chữa và thông qua. ==== Nội dung cơ bản ==== Hiến pháp năm 1946 bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều. Lời nói đầu đã xác định ba nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp. Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái, trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Chương I: Quy định hình thức chính thể của Nhà nước ta là Dân chủ Cộng hòa. Chương II: Quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân. Chương III: Quy định về cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất - Nghị viện nhân dân. Chương IV: Quy định về Chính phủ - cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất. Chương V: Quy định về Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính - cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước, địa phương. Chương VI: Quy định về cơ quan tư pháp - cơ quan xét xử của Nhà nước. Chương VII: Quy định về vấn đề sửa đổi Hiến pháp. Toàn bộ 7 chương của Hiến pháp đều được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản đã nói trên. Chính ba nguyên tắc này đã thể hiện ba đặc điểm cơ bản của Hiến pháp 1946. ==== Đánh giá ==== Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, một chuyên gia về luật đánh giá: "Hiến pháp 1946 là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Toàn bộ bản hiến văn chỉ gồm 70 điều. Trong đó có những điều chỉ vẻn vẹn một dòng. (Ví dụ Điều 12 được viết như sau: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm"). Một trong những lý do giải thích sự ngắn gọn này là: Hiến pháp 1946 đã được thiết kế theo tư tưởng pháp quyền". PGS-TS Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng Hiến pháp 1946 vẫn còn nguyên giá trị, bởi mỗi câu chữ trong đó đều "vang vọng tiếng dân". Đây là bản hiến pháp được soạn thảo theo tinh thần phân chia quyền lực (thường được biết đến với thuật ngữ "tam quyền phân lập"): lập pháp (Quốc hội), hành pháp (Chính phủ) và tư pháp (Tòa án) giống như Hiến pháp Hoa Kỳ và hiến pháp của các nước cộng hòa khác. Điều 1 của Hiến pháp 1946 ghi rõ: "Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa". Điểm đáng chú ý là Điều 10 bản Hiến pháp 1946 quy định rõ ràng các quyền tự do cá nhân: "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài". Đây là những quyền tự do bị hạn chế trong các bản hiến pháp sau này. Tuy nhiên những giá trị của bản Hiến pháp 1946 không có giá trị vận dụng trong thực tế, chỉ có giá trị về mặt chính trị. Bởi vì nhiều lý do khiến cho Hiến pháp 1946 không được thực thi. === Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1959 === ==== Nội dung cơ bản ==== Hiến pháp 1959 gồm có Lời nói đầu và 112 điều chia làm 10 chương: Chương I- Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Chương II- Chế độ kinh tế và xã hội; Chương III- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Chương IV- Quốc hội; Chương V- Chủ tịch nước; Chương VI- Hội đồng Chính phủ; Chương VII- Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; Chương VIII- Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; Chương IX- Quốc kỳ, Quốc huy, Thủ đô; Chương X- Sửa đổi Hiến pháp. ==== Nguyên nhân sửa đổi ==== "Trong giai đoạn mới của cách mạng, Quốc hội ta cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1959). Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai. === Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1980 === ==== Nội dung cơ bản ==== So sánh những bản hiến pháp thì Hiến pháp 1980 dựa trên mẫu hiến pháp năm 1977 của Liên Xô với cơ chế Quốc hội bầu ra Hội đồng Nhà nước với cơ quan này lãnh trách nhiệm hành chính làm ban thường vụ của Quốc hội. Hội đồng Nhà nước có chức năng vừa nắm quyền hành pháp lẫn lập pháp. Hội đồng này có bảy thành viên, đứng đầu là chủ tịch, có một số phó chủ tịch trợ giúp cùng với một tổng thư ký. Hội đồng Nhà nước có quyền tuyên chiến, ra lệnh tổng động viên, thông qua hiệp ước quốc ngoại và giám sát Hội đồng Bộ trưởng. ==== Nguyên nhân sửa đổi ==== "Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam trong giai đoạn mới. Đó là Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới" (Lời nói đầu, Hiến pháp 1980). === Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992 === ==== Nội dung cơ bản của Hiến pháp ==== Hiến pháp 1992 bao gồm lời nói đầu, 147 điều trong 12 chương. Trong lời nói đầu, lịch sử Việt Nam được ghi chép lại sơ lược và nguyên nhân sửa đổi được trình bày. Thiếu sót nghiêm trọng nhất là không ghi nhận và không công bố các ý đồ của những nhà thiết kế biên soạn bản hiến pháp 1992 để làm nền tảng cho việc giải thích hiến pháp hay giải thích luật dựa trên hiến pháp về sau. Ý đồ của các cá nhân và tập thể biên soạn hiến pháp sẽ giúp tòa án hay cơ quan chính phủ diễn giải hiến pháp đảm bảo tính thống nhất của hiến pháp và phù hợp với tinh thần của các nhà soạn thảo. Sự thiếu sót này khiến hiến pháp có thể bị suy diễn và diễn dịch tùy tiện trong công tác làm luật hay giải quyết các tranh chấp liên quan đến hiến pháp. Từ đó dẫn đến việc bản hiến pháp chỉ phục vụ được một thời kỳ lịch sử nào đó rồi hết giá trị và phải làm cái khác. Xã hội pháp trị dựa trên luật pháp; luật pháp dựa trên hiến pháp; cho nên sự ổn định của xã hội và của chế độ có thể nói là dựa trên tính ổn định của hiến pháp. Hiến pháp 1992 tiếp tục khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức" (điều 2). Trong chương V, các quyền cơ bản của công dân được quy định, trong đó bao gồm quyền tự do ngôn luận (điều 69), quyền tự do tôn giáo (điều 79), quyền bất khả xâm phạm về thân thể (điều 71), quyền tự do đi lại và cư trú (điều 68), quyền tự do kinh doanh (điều 57), quyền tác giả (điều 60), và các quyền khác. Trong chương V cũng ghi rõ rằng: Công dân phải trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất" (điều 76). Hiến pháp 1992 được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001. Về mặt cơ cấu, Hiến pháp 1992 xóa bỏ Hội đồng Nhà nước, quy chức vị vào một cá nhân là Chủ tịch nước. Ngoài ra Hiến pháp 1992 giảm số đại biểu Quốc hội từ khoảng 500 xuống còn 400. ==== Nguyên nhân sửa đổi ==== "Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới" (Lời nói đầu) === Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 === Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là bản Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua vào ngày vào sáng ngày 28 tháng 11 năm 2013. Đến sáng ngày 8 tháng 12 năm 2013, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ký Lệnh công bố Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nghị quyết quy định một số điểm thi hành Hiến pháp, ngày 09 tháng 12 năm 2013, Văn phòng Chủ tịch nước công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố Hiến pháp và Nghị quyết của Quốc hội quy định một số điểm thi hành Hiến pháp. Hiến pháp 2013 tổng cộng có 11 Chương với 120 Điều trong đó nhấn mạnh tới vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. == Các lần sửa đổi Hiến pháp == === Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2001 === Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (nghị quyết này được ban hành ngày 7 tháng 1 năm 2002). Hoàn cảnh ra đời & đặc điểm: Quốc hội khoá X là Quốc hội của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc hội khoá X có trọng trách tiếp tục thể chế hóa cương lĩnh và chiến lược của Ðảng; cụ thể hóa đường lối, chính sách mà Ðại hội Ðảng lần thứ VIII và lần thứ IX đề ra. Trong 5 năm qua, Quốc hội khoá X tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tổ chức của Quốc hội và đổi mới hoạt động lập pháp: Phân định phạm vi thẩm quyền lập pháp của Quốc hội, lập và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đổi mới thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật, góp phần tích cực thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Ðại hội lần thứ VIII và Ðại hội lần thứ IX của Ðảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (trích nguồn Quốc hội Việt Nam khóa X ) === Lần sửa đổi Hiến pháp năm 2013 === Ngày 2/1/2013, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chính thức công bố Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Thời gian lấy ý kiến từ ngày công bố đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2013. Trong lần sửa Hiến pháp này, rất nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước đã được nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh qua các phương án khác nhau cho từng điều khoản Hiến pháp Lần đầu tiên trong lịch sử, việc góp ý sửa đổi hiến pháp 1992 được chính quyền Việt Nam đưa đến từng hộ gia đình[1]. theo báo cáo của các cơ quan, tổ chức hữu quan, trong 5 tháng tính tới tháng 5/2013, đã có hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, với hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức Nhiều nhân sĩ đã góp ý bỏ điều 4 để đảng cầm quyền cạnh tranh chính trị cùng các đảng khác, sửa các điều khoản về quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức Nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp. Báo Quân đội Nhân dân trong thời gian này đưa ra bài viết nêu quan điểm rằng "đòi bỏ Điều 4 trong Dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992" là "mưu đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam". Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã phát biểu rằng một số góp ý cho Dự thảo, bao gồm đề xuất sửa đổi Điều 4, thể hiện "suy thoái chính trị". GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng bỏ hay giữ Điều 4 thực chất không thay đổi bản chất lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản, một khi Điều 2 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã khẳng định "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Trong dự thảo Hiến pháp lần 3, có những vấn đề đã được ghi vào bản dự thảo (như đổi tên nước, bỏ quy định thu hồi đất vì mục đích kinh tế xã hội, trưng cầu dân ý về Hiến pháp…) Tuy nhiên Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bản mới nhất trình Quốc hội tháng 5/2013: Một số nội dung trở lại như dự thảo lần đầu. Dự thảo mới không còn nêu phương án trở lại tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; giữ nguyên nền tảng liên minh giai cấp (Điều 2); không còn phương án diễn đạt gọn (Điều 4); Lời nói đầu, dự thảo mới không ghi nhận "chủ quyền nhân dân" mà thay bằng "quyền làm chủ" - khi nói về mối quan hệ giữa nhân dân và HP ==== Kiến nghị 72 ==== Tháng 1 năm 2013, 72 vị nhân sĩ, trí thức đã cùng nhau ký một bản kiến nghị có tên là "Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992" (đề ngày 19 tháng 1 năm 2013), gọi tắt là Kiến nghị 72. 72 nhân sĩ còn bao gồm: nhà văn Nguyên Ngọc, Giáo sư Tương Lai, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A... Trong danh sách những người khởi xướng, có ít nhất một nửa là đảng viên Cộng sản, trong đó có những người đã từng giữ chức vụ cao hoặc đã từng làm cố vấn cho các nhà lãnh đạo cao cấp trong hệ thống chính trị hiện hành. Ngày 4 tháng 2, ông Nguyễn Đình Lộc nguyên Bộ trưởng Bộ tư pháp, cùng Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Hảo, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết, GS Hoàng Xuân Phú, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Tương Lai, GS Hoàng Tụy, TS Nguyễn Quang A, bà Phạm Chi Lan nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, GS Hồ Uy Liêm nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH & KTVN… đã đến Văn phòng Ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp trao bản kiến nghị sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Nội dung của kiến nghị cũng như bản dự thảo Hiến pháp đính kèm (được coi như một tài liệu để tham khảo và thảo luận) đã bày tỏ một số quan điểm về hiến pháp vượt ra khỏi khuôn khổ của hiến pháp hiện hành (tức Hiến pháp 1992 – bản sửa đổi năm 2001), Kiến nghị này đề nghị tam quyền phân lập, bỏ vai trò lãnh đạo độc quyền của Đảng cộng sản, áp dụng quyền sở hữu cá nhân về đất đai, bỏ chức năng chính của quân đội là phục vụ đảng cầm quyển mà thay vào đó là phục vụ nhân dân, dành nhiều quyền dân chủ hơn cho nhân dân, trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp. Theo website BauxitVN, nơi đăng toàn văn kiến nghị và lời kêu gọi ký tên ủng hộ, kiến nghị gồm một số điểm chính sau: Kiến nghị về Lời nói đầu và về Chương I: Hiến pháp cần xác định mục tiêu trước hết là để bảo đảm sự an toàn, tự do và hạnh phúc của mọi người dân. Quyền lập hiến phải thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội. Cần xác định rõ chủ thể quyết định, ban hành hiến pháp là nhân dân. Lời nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Về chương I: Nếu hiến pháp thực sự do nhân dân quyết định thì việc định trước vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội thuộc về một tổ chức chính trị hay một tầng lớp là trái với quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người, quyền công dân và ngược với bản chất của một nhà nước pháp quyền. Kiến nghị về quyền con người: yêu cầu sửa Dự thảo theo đúng tinh thần của Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948 và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia. Kiến nghị về sở hữu đất đai: Không thừa nhận sở hữu tư nhân, tập thể, cộng đồng về đất đai cùng tồn tại với sở hữu nhà nước là tước đoạt một quyền tài sản quan trọng bậc nhất của người dân. Đánh đồng sở hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc biệt là nông dân. Kiến nghị về tổ chức Nhà nước: phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác. Tất cả các cơ quan nhà nước phải tuân thủ Hiến pháp và luật. Kiến nghị về lực lượng vũ trang: Mọi hoạt động của các lực lượng vũ trang chỉ để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia và phục vụ nhân dân. Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào. Kiến nghị về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: "Bảo đảm quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp, thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và báo giới." ==== Nhóm Cùng viết Hiến pháp ==== Nhóm Cùng Viết Hiến pháp do các giáo sư Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và cựu Tổng Biên tập báo VietnamNet Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng, trưng cầu ý kiến thông qua trang mạng Cùng Viết Hiến pháp từ tháng 2/2013. Các đề xuất của nhóm Cùng Viết Hiến pháp liên quan tới sửa đổi 29 điều trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và thêm một điều mới. ==== Kiến nghị khác ==== nêu lại một số thay đổi trong quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1980 đến Hiến pháp 1992 về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" và toàn bộ mô hình tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước đã thể hiện tính chất xã hội chủ nghĩa trong một bản hiến pháp được toàn dân đồng tình qua trưng cầu ý dân rồi thì dù không có Điều 4 cũng không ai xóa bỏ được chế độ xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ được vai trò lãnh đạo của Đảng ở nước ta" ông Lê Tiến, hội viên Hội luật gia Việt Nam, đề nghị Hiến pháp sửa đổi nên có một chương riêng về Đảng, trong đó nêu rõ trách nhiệm cụ thể của Đảng với tư cách lãnh đạo Nhà nước và xã hội. == Xem thêm == Sửa đổi hiến pháp Việt Nam Dân Quốc Hiến pháp == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 Hiến pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Dự thảo online
elizabeth ii.txt
Elizabeth II (Elizabeth Alexandra Mary; phát âm như: Ê-li-da-bét) hoặc Elizabeth Đệ nhị, sinh vào ngày 21 tháng 4 năm 1926 là đương kim Nữ hoàng của 16 quốc gia độc lập thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh bao gồm: Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Canada, Úc, New Zealand, Jamaica, Barbados, Bahamas, Grenada, Papua New Guinea, Quần đảo Solomon, Tuvalu, Saint Lucia, Saint Vincent và Grenadies, Antigua và Barbuda, Belize và Saint Kitts và Nevis. Bà đứng đầu các triều đình riêng rẽ và ngang nhau, thực hiện các nhiệm vụ cho mỗi quốc gia mà bà là nữ quốc vương, cũng như đóng vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, Lãnh đạo Tối cao Giáo hội Anh, Công tước xứ Normandy, Lãnh chúa xứ Mann, và Thủ lĩnh Tối cao xứ Fiji. Về lý thuyết quyền lực của bà là rất lớn, tuy nhiên, trên thực tế theo quy ước, bà hiếm khi can dự vào các vấn đề chính trị. Elizabeth trở thành Nữ hoàng Vương quốc Anh, Canada, Úc, New Zealand, Nam Phi, Pakistan, và Ceylon sau khi cha của bà, vua George VI, qua đời vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Thời gian trị vì suốt 65 năm của bà chứng kiến nhiều sự thay đổi, trong đó có sự giải thể của Đế quốc Anh (một tiến trình bắt đầu từ trước khi bà lên ngôi) và sự phát triển tiếp đó của Khối thịnh vượng chung Anh. Sau khi các thuộc địa khác của Anh giành được độc lập khỏi Vương quốc Anh, bà trở thành nữ vương của một vài quốc gia mới độc lập. Bà cũng là người đã từng trị vì 32 quốc gia riêng biệt, nhưng nay một nửa trong số đó đã trở thành nước cộng hòa. Elizabeth kết hôn với Hoàng tế Philip, Công tước xứ Edinburgh năm 1947. Hai người họ có 4 con, 8 cháu và 5 chắt. Bà hiện là người trị vì lâu nhất Vương quốc Anh (65 năm, 100 ngày), theo sau là Nữ hoàng Victoria (63 năm, 216 ngày) và xếp trên vua George III (trong 59 năm, 96 ngày). == Thời thơ ấu == Công chúa Elizabeth là con đầu lòng của Vương tử Albert, Công tước xứ York (sau này trở thành Vua George VI), và vợ, bà Elizabeth. Bà được sinh ra nhờ biện pháp mổ lấy thai tại căn nhà số 17 Đường Bruton, Mayfair, Luân Đôn, và được rửa tội vào ngày 29 tháng 5 năm 1926 trong nhà thờ riêng của Điện Buckingham dưới sự chủ trì của Tổng giám mục xứ York, Cosmo Lang. Cha mẹ đỡ đầu của bà là ông bà nội Đức vua George V và Vương hậu Mary; cô của bà, Công chúa Mary và Quý bà Elphinstone; ông bác cố, Vương tử Arthur, Công tước xứ Connaught và Strathearn; và bà ngoại, Cecilia Bowes-Lyon, Nữ bá tước Strathmore và Kinghorne. Elizabeth được đặt theo tên của mẹ bà, tên đệm được đặt theo tên bà cố là Nữ hoàng Alexandra, và bà nội Nữ hoàng Mary và được những người thân trong gia đình gọi bằng cái tên "Lilibet" do bà không thể phát âm chính xác tên "Elizabeth" của mình khi còn nhỏ. Bà có quan hệ gần gũi với ông nội của mình (vua George V), và được cho là có công giúp ông hồi phục sau bệnh tật năm 1929. Bà có một cô em gái duy nhất là Công chúa Margaret, sinh năm 1930. Hai cô công chúa được dạy tại nhà dưới sự giám sát của mẹ và cô giáo của gia đình, Marion Crawford, người thường được biết đến với tên "Crawford". Trong sự tức giận của vương tộc, Crawford sau đó đã xuất bản một cuốn tiểu sử ghi lại thời thơ ấu của Elizabeth và Margaret có tựa đề The Little Princesses (Những cô công chúa nhỏ). Cuốn sách mô tả tình yêu của Elizabeth với ngựa và chó, tính ngăn nắp của bà, và rất có trách nhiệm. Những người khác cũng đồng tình với nhận xét này. Winston Churchill đã mô tả Elizabeth khi bà được hai tuổi là "một nhân cách. Cô bé phảng phất uy quyền và chín chắn đáng ngạc nhiên trong một đứa trẻ." Chị họ của bà, Margaret Rhodes, mô tả bà là "một cô bé vui vẻ, nhưng có ý thức và có giáo dục". == Người thừa kế ngai vàng == Là cháu gái xem quốc vương là ông nội, Elizabeth nhận được danh hiệu Công chúa Anh, với tước hiệu Her Royal Highness (Công Chúa Điện Hạ), tước hiệu đầy đủ là Her Royal Highness (Công chúa điện hạ) Elizabeth of (xứ) York. Khi sinh ra, bà là người thứ ba trong danh sách kế vị ngai vàng, sau bác của mình, Vương tử Edward, Thân vương xứ Wales, và cha bà. Mặc dù việc bà được sinh ra có được công chúng chú ý, không ai có lý do để tin rằng bà sẽ trở thành nữ hoàng, vì mọi người khi đó đều cho rằng Thân vương xứ Wales sẽ cưới vợ và sinh con. Vào năm 1936, khi ông nội của bà, Đức vua, băng hà và người bác Edward của bà nối ngôi, bà trở thành người kế vị thứ hai sau cha mình. Vào cuối năm đó, Edward thoái vị và cha bà trở thành vua. Elizabeth từ đó trở thành người thừa kế ngai vàng, và do đó được gọi là Her Royal Highness Công chúa Elizabeth. Elizabeth học môn lịch sử lập hiến với Ngài Henry Marten, Phó hiệu trưởng Đại học Eton, và tôn giáo với Tổng giám mục xứ Canterbury. Bà học các ngôn ngữ hiện đại, và hiện nay vẫn nói tiếng Pháp trôi chảy. Một đoàn Hướng đạo nữ, Đoàn Cung điện Buckingham số 1, được thành lập đặc biệt để công chúa Elizabeth có thể giao tiếp với những cô gái cùng lứa tuổi. Bà đoạt được phù hiệu thông dịch viên, bơi lội, múa, cưỡi ngựa, đầu bếp, chăm sóc trẻ, và may vá, và sau này trở thành người đứng đầu tội tuần tra của Nhóm tuần tra Swallow Patrol. Sau đó bà được tuyển làm Hướng đạo sinh biển và vào năm 1946, trở thành Trưởng hướng đạo sinh của Hướng đạo sinh lớn Đế quốc Anh, một nhánh dành cho người trưởng thành của Hướng đạo sinh nữ. Nữ vương đến nay vẫn tham gia Hướng đạo và làm người bảo trợ cho Liên đoàn Hướng đạo từ năm 1952. Vào năm 1939, Chính phủ Canada muốn công chúa Elizabeth tháp tùng cha mẹ trong chuyến đi thăm Canada. Tuy nhiên, Đức Vua đã quyết định không thực hiện điều này, nói rằng con gái ông còn quá trẻ để tham dự vào chuyến đi thăm căng thẳng như vậy, cuối cùng kéo dài đến hơn 1 tháng. Elizabeth có thể đã gặp người chồng tương lai của mình, Vương tử Philip của Hy Lạp và Đan Mạch vào năm 1934 và 1937. Sau một cuộc gặp gỡ khác tại Đại học Hải quân Hoàng gia ở Dartmouth tháng 7 năm 1939, Elizabeth, dù khi đó chỉ mới 13 tuổi, đã đem lòng yêu mến Philip, và họ bắt đầu thư từ cho nhau. === Chiến tranh thế giới thứ hai === Vào tháng 9 năm 1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Công chúa Elizabeth và em gái, công chúa Margaret, ở tại Lâu đài Balmoral, Scotland, từ tháng 9 đến Giáng sinh năm 1939, rồi chuyển sang Nhà Sandringham, Norfolk. Vào tháng 5 năm 1940, họ chuyển tới Lâu đài Windsor và ở đó trong gần hết năm năm tiếp theo. Đã có người đề nghị di tản hai công chúa sang Canada, nơi họ cùng với cha mẹ mình sẽ sống tại Lâu đài Hatley ở British Columbia. Kế hoạch này chưa bao giờ thành hiện thực; để đáp lại lời đề nghị này, mẹ của Elizabeth đã nói một câu nói nổi tiếng: "Những đứa trẻ sẽ không đi đâu hết nếu không có tôi. Tôi sẽ không đi khỏi mà không có Đức Vua. Và Đức Vua sẽ không bao giờ ra đi". Những đứa trẻ vẫn tiếp tục ở lại Windsor, tại đó chúng đã diễn kịch pantomime vào Giáng sinh, trước gia đình và bạn bè được mời tới, cùng với những đứa con trong nhân viên Nội trợ Hoàng gia. Cũng từ Windsor mà Elizabeth, vào năm 1930, đã có buổi phát thanh đầu tiên qua chương trình Children's Hour của BBC, gửi đến những đứa trẻ đang di tản khỏi các thành phố. Bà đã nói: Chúng tôi đang cố gắng làm tất cả những gì chúng tôi có thể để giúp đỡ những thủy thủ, quân nhân và phi công dũng cảm, và chúng cũng đang cố gắng chịu đựng một phần nguy hiểm và buồn bã của cuộc chiến. Chúng tôi, mỗi một người, biết rằng cuối cùng rồi mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Trong những năm Elizabeth ở Windsor, chuyên gia lập hiến Edward Iwi đã lên các kế hoạch để cho một thành viên của Hoàng gia xuất hiện ở Wales, nhằm dẹp yên ảnh hưởng của phong trào quốc gia đang lên Plaid Cymru. Trong một báo cáo gửi đến Thư ký Nội vụ Hoàng gia Herbert Morrison, Iwi đề nghị chỉ định Elizabeth là Cảnh sát của Lâu đài Caernarfon (vị trí mà David Lloyd George đang nắm giữ) và là người bảo hộ của Urdd Gobaith Cymru, và đi đến Wales với danh nghĩa đó. Ý tưởng này được Thư ký Nội vụ bác bỏ, dựa trên cơ sở nó có thể gây ra bất hòa giữ bắc và nam Wales; và bởi cả Đức Vua, người từ chối bắt đứa con gái nhỏ của mình phải chịu áp lực bởi các chuyến đi công cán; và của chính phủ, vì hai thành viên lãnh đạo của Urdd Gobaith Cymru được phát hiện ra là những người từ chối nhập ngũ có chủ đích. Vào năm 1945, công chúa Elizabeth tháp tùng cha mẹ đến thăm nhân viên quân đội của Khối thịnh vượng chung, và bắt đầu thực hiện các công tác một mình, như xem cuộc diễu hành của các nữ phi công. Bà gia nhập Đội quân Lãnh thổ Bổ trợ Phụ nữ, với số hiệu 230873 Đại úy thứ hai Elizabeth Windsor. Bà được huấn luyện để trở thành tài xế và thợ cơ khí, lái một chiếc xe tải quân sự, và tiến đến cấp bậc Tư lệnh cấp thấp. Hiện nay bà là "người đứng đầu quốc gia còn sống duy nhất đã từng mặc quân phục trong Chiến tranh thế giới thứ hai". Đến cuối cuộc chiến ở châu Âu, vào ngày Chiến thắng trong Ngày châu Âu, công chúa Elizabeth và em gái bà đã hòa mình một cách ẩn danh vào đám đông ăn mừng trên đường phố Luân Đôn. Sau này bà đã nói trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, "chúng tôi xin phép cha mẹ để được ra ngoài và tự mắt mình chứng kiến. Tôi nhớ là chúng tôi đã rất sợ bị nhận ra... Tôi nhớ nhiều hàng người không biết mặt nhau đã nắm tay và đi dọc xuống Whitehall, tất cả chúng tôi chỉ biết khóc trong ngập tràn hạnh phúc và nhẹ nhõm". Hai năm sau, Công chúa thực hiện chuyến đi ra nước ngoài chính thức đầu tiên, khi bà tháp tùng cha mẹ đến phía Nam châu Phi. Vào sinh nhật lần thứ 21, trong một buổi phát thanh đến Khối thịnh vượng chung Anh từ Nam Phi, bà bảo đảm: "Tôi tuyên bố trước tất cả mọi người rằng toàn bộ cuộc đời tôi, dù dài hay ngắn, sẽ dành phục vụ các bạn và phục vụ cho hoàng gia vĩ đại mà tất cả chúng đều thuộc về". === Kết hôn === Elizabeth kết hôn với Philip vào ngày 20 tháng 11 năm 1947. Cặp đôi này là cháu gọi Đức Vua Christian IX của Đan Mạch bằng bác họ và họ hàng ba đời với Nữ vương Victoria. Trước khi kết hôn, Philip đã từ bỏ tước hiệu Hy Lạp và Đan Mạch của ông, và sử dụng danh hiệu Trung úy Philip Mountbatten, lấy theo họ mẹ. Ngay trước lễ cưới, ông được phong tước Công tước xứ Edinburgh và được trao cho danh hiệu His Royal Highness. Lễ cưới diễn ra không phải là suôn sẻ: Philip theo Chính thống giáo Hy Lạp, không có địa vị tài chính, và có các chị em gái kết hôn với những quý tộc Đức có liên hệ với Đức quốc xã. Mẹ của Elizabeth, trong những cuốn tự truyện về sau, được nói rằng đã phản đối mối lương duyên này, thậm chí còn gọi Philip là thằng Đức (The Hun). Tuy nhiên, Khối thịnh vượng chung chưa hoàn toàn hồi phục sau chiến tranh; nên Công chúa đã phải để dành các phiếu được phân phối để mua vật liệu may váy cưới, do Norman Hartnell thiết kế. Lễ cưới được xem là tia hy vọng đầu tiên của sự tái sinh sau chiến tranh. Elizabeth và Philip nhận được 2.500 món quà cưới từ khắp nơi trên thế giới. Tại lễ cưới, phù dâu của Elizabeth là em gái; em họ, Công chúa Alexandra xứ Kent; Lady Caroline Montagu-Douglas-Scott, chị em bạn dì với Công chúa; Công chúa Alice, Nữ công tước xứ Gloucester; chị em con chú họ, Lady Mary Cambridge; Lady Elizabeth Mary Lambart (nay là Longman), con gái của Frederick Lambart, Bá tước xứ Cavan; The Honourable Pamela Mountbatten (nay là Hicks), chị họ của Philip; và chị họ bên phía mẹ, The Honourable Margaret Elphinstone (nay là Rhodes) và The Honourable Diana Bowes-Lyon (nay là Somervell). Cậu bé xách váy cho bà là em con chú của bà, Vương tử William xứ Gloucester và Vương tử Michael xứ Kent. Ở nước Anh hậu chiến, không có bất kỳ họ hàng người Đức nào của Công tước xứ Edinburgh được phép tham dự lễ cưới, gồm có ba người chị gái còn sống của Philip. Cô của Elizabeth, Công chúa Mary, từ chối tham dự vì anh trai của bà, Công tước xứ Windsor (người thoái vị năm 1936), không được mời vì lý do bên nhà chồng; bà lấy lý do sức khỏe làm lý do chính thức không đến dự tiệc cưới. Elizabeth sinh hạ con trai đầu lòng, Vương tử Charles, vào ngày 14 tháng 11 năm 1948, vài tuần sau khi vua cha trao giấy chứng nhận đặc quyền cho phép con cái bà được hưởng địa vị vương tộc, mà nếu không họ sẽ không được phong tước. Mặc dù vương tộc có tên là Windsor, một sắc lệnh của Vua Anh ban hành năm 1960 nói rằng dòng dõi nam phái của Elizabeth II và Hoàng thân Philip nếu không phải là vương tử và công chúa của Vương quốc Anh thì sẽ mang họ Mountbatten-Windsor. Tuy nhiên, trên thực tế, tất cả con cái của họ đều lấy họ Mountbatten-Windsor. Đứa con thứ hai, Công chúa Anne, sinh vào năm 1950. Sau lễ cưới, cặp vợ chồng thuê chỗ ở đầu tiên của mình, Windlesham Moor, cho đến ngày 4 tháng 7 năm 1949, khi họ chuyển sang sinh sống tại Clarence House. Tuy nhiên, trong nhiều khoảng thời gian khác nhau từ năm 1949 đến 1951, Công tước xứ Edinburgh đóng quân ở Malta (vào thời điểm đó là Đất bảo hộ của Anh) với vai trò sĩ quan Hải quân Hoàng gia. Ông và Elizabeth thỉnh thoảng sống vài tháng ở thôn Gwardamangia ở Malta, tại Làng Gwardamangia, ngôi nhà mướn lại từ Louis Mountbatten, Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện. Trong những lần gặp nhau ở Malta, những đứa trẻ vẫn ở lại nước Anh. == Cai trị == === Lên ngôi === Sức khỏe của Vua George VI yếu đi trong năm 1951, và Elizabeth bắt đầu xuất hiện thường xuyên trong những sự kiện công cộng thay thế cho cha mình. Vào tháng 10 năm đó, bà có chuyến thăm đến Canada, và viếng thăm Tổng thống Hoa Kỳ, Harry S. Truman, tại Washington, D.C.; trong chuyến thăm đó, Công chúa đã mang theo mình bản thảo tuyên bố lên ngôi phòng khi Đức Vua qua đời khi bà không có mặt ở Vương quốc Anh. Vào đầu năm 1952, Elizabeth và Philip có chuyến thăm đến Úc và New Zealand đi qua Kenya. Tại Sagana Lodge, cách Nairobi 100 dặm về phía bắc, tin dữ về cái chết của vua cha đến tai Elizabeth vào ngày 6 tháng 2. Philip là người báo tin này cho nữ vương mới. Martin Charteris, khi đó Thư ký Trợ lý riêng của bà, đã hỏi bà muốn chọn tên gì để làm niên hiệu, và được bà trả lời: "Elizabeth, tất nhiên". Elizabeth tuyên bố trở thành nữ vương tại nhiều quốc gia nơi bà được thừa kế ngai vàng, và đoàn vương tộc nhanh chóng quay lại Vương quốc Anh. Tân Nữ hoàng và Công tước Edinburgh chuyển sang sống tại Điện Buckingham. Trong chuẩn bị cho lễ đăng quang, Công chúa Margaret thông báo với chị mình rằng cô muốn kết hôn với Peter Townsend, một thường dân đã ly dị lớn hơn Margaret 16 tuổi, và có hai đứa con riêng. Nữ hoàng yêu cầu họ chờ thêm một năm; mà theo lời của Martin Charteris, "Nữ hoàng rất đồng cảm với Công chúa, nhưng tôi cho rằng bà đã nghĩ – bà hy vọng – với thời gian, mối tình này rồi sẽ phôi phai". Sau khi bị sự phản đối của các thủ tướng trong Khối thịnh vượng chung, và lời đe dọa từ chức của một bộ trưởng nước Anh nếu Margaret và Townsend kết hôn, Công chúa đã quyết định từ bỏ ý định. Dù bà nội của Nữ hoàng là Thái Hoàng thái hậu Mary mất vào ngày 24 tháng 3 năm 1953, lễ đăng quang của Nữ hoàng vẫn được tiến hành tại Tu viện Westminster vào ngày 2 tháng 6 năm 1953, theo ước nguyện của Mary. Toàn bộ buổi lễ, ngoại trừ lễ xức dầu và ban thánh thể, đã được truyền hình khắp Khối thịnh vượng chung, và ước đoán có khoảng 20 triệu người xem ở Anh, và 12 triệu người khác theo dõi qua radio.Nữ hoàng Elizabeth mặc áo dài do Norman Hartnell thiết kế, có đính những biểu tượng hoa của các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung: hoa hồng Tudor của nước Anh, cây kế của Scotland, tỏi tây của Wales, cây lá chụm hoa của Ireland, cây keo của Úc, lá phong của Canada, dương xỉ của New Zealand, protea của Nam Phi, hai đóa hoa sen đại diện cho Ấn Độ và Ceylon, và cây lúa mì, cây bông, và cây đay của Pakistan. === Sự phát triển của Khối thịnh vượng chung === Nữ hoàng Elizabeth, trong suốt cuộc đời mình, đã chứng kiến sự thay đổi không ngừng đế quốc Anh cũ sang Khối Thịnh vượng chung Anh mới, rồi đến Khối thịnh vượng chung các Quốc gia. Vào thời điểm Nữ hoàng Elizabeth lên ngôi năm 1952, vai trò nguyên thủ trên danh nghĩa của các quốc gia độc lập của bà đã được thiết lập. Trong thời kỳ 1953–1954, Nữ hoàng và phu quân đã thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới trong sáu tháng. Bà trở thành quốc vương Úc và New Zealand đang trị vì đầu tiên đến thăm quốc gia này. Trong chuyến thăm, rất nhiều người đến chứng kiến; ước tính có ba phần tư dân số Úc đến để chiêm ngưỡng Nữ hoàng. Trong thời gian trị vì, Nữ hoàng Elizabeth đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm đến nước ngoài, cũng như nhiều chuyến thăm đến từng quốc gia thuộc Khối thịnh vượng, trong đó có việc tham dự tất cả những Cuộc họp những người đứng đầu Chính phủ Khối thịnh vượng chung Anh (CHOGM). Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia đi thăm viếng nhiều nhất trong lịch sử. Vào năm 1956, Thủ tướng Pháp Guy Mollet và Thủ tướng Anh Ngài Anthony Eden đã bàn về khả năng Pháp liên minh với Vương quốc Anh; một trong những ý tưởng đó là Nữ hoàng Elizabeth II sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia của Pháp. Mollet "đã cho rằng không có khó khăn gì khi chấp nhận sự lãnh đạo của Đức Vương thượng". Lời đề nghị này chưa bao giờ được chấp nhận, và vào năm sau đó, Pháp đã ký Hòa ước Roma. Vào tháng 11 năm đó, Anh và Pháp xâm lược Ai Cập trong một nỗ lực không thành cuối cùng nhằm chiếm giữ kênh đào Suez. Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện đã tuyên bố rằng Nữ hoàng phản đối cuộc xâm lược, mặc dù Thủ tướng Eden phủ nhận điều đó. Hai tháng sau Eden từ chức. Sự thiếu vắng một cơ chế nghi thức trong Đảng Bảo thủ nhằm chọn ra một vị lãnh đạo có nghĩa là, sau khi Eden từ chức, Nữ hoàng có toàn quyền quyết định người thành lập chính phủ. Eden khuyên Elizabeth tham vấn Lord Salisbury (Chủ tịch Hội đồng Mật viện). Lord Salisbury và Lord Kilmuir (Đại pháp quan) đã tham vấn Nội các, Winston Churchill và Chủ tịch Ủy ban 1922, kết quả là Nữ hoàng đã chỉ định ứng cử viên do họ đề xuất: Harold Macmillan. Sáu năm sau, đến phiên Macmillan từ chức và khuyên Nữ hoàng chỉ định Bá tước xứ Home làm Thủ tướng, bà cũng làm theo lời khuyên này. Trong cả hai năm 1957 và 1963, Nữ hoàng đã chịu sự chỉ trích vì đã chỉ định Thủ tướng theo lời khuyên của một nhóm nhỏ bộ trưởng, hoặc chỉ theo lời một người duy nhất. Vào năm 1965, Đảng Bảo thủ đã đưa vào cơ chế nghi thức để chọn người đứng đầu, vì vậy bà không còn phải làm nhiệm vụ này nữa. Cuộc khủng hoảng Suez và sự lựa chọn người kế nhiệm Eden đã dẫn đến sự chỉ trích thực sự đầu tiên vào cá nhân Nữ hoàng vào năm 1957. Trong một tạp chí do Lord Altrincham sở hữu và biên tập, ông cáo buộc bà là "xa cách". Altrincham đã bị những nhân vật nổi tiếng lên án và bị một số người hành hung vì tức giận với lời phát biểu của ông. Bà có chuyến viếng thăm đến Hoa Kỳ vào năm đó, và có bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Cũng trong dịp đó bà đã khai mạc Nghị viện Canada thứ 23, trở thành vị quân vương Canada đầu tiên khai mạc một phiên nghị viện. Hai năm sau, bà lại đến thăm Canada và Hoa Kỳ. Vào năm 1962, bà đến Síp, Ấn Độ, Pakistan, Nepal và Iran. Trong chuyến thăm Ghana, bà đã từ chối giữ khoảng cách với Tổng thống Kwame Nkrumah, dù ông là mục tiêu của những kẻ ám sát. Harold Macmillan khi đó đã viết: "Nữ hoàng hoàn toàn quyết đoán trong chuyện đó. Bà cảm thấy thiếu kiên nhẫn với thái độ xem bà như... một ngôi sao điện ảnh... Bà đã thực sự là 'trái tim và dạ dày của một người đàn ông'... Bà yêu công việc của mình và xứng đáng là một Nữ hoàng". Hai lần Nữ hoàng Elizabeth mang thai Hoàng tử Andrew và Edward, năm 1959 và 1963, là những lần duy nhất Elizabeth không xuất hiện để khai mạc Nghị viện khi bà trị vì. Bà đã ủy nhiệm quyền đó cho Đại pháp quan. Elizabeth đã khai mạc đường dây điện thoại xuyên Đại Tây Dương đầu tiên của Canada (một phần trong số đó đã được điều chỉnh để kết nổi tất cả các quốc gia Khối thịnh vượng chung với nhau) năm 1961, với việc gọi cho Thủ tướng Canada, John Diefenbaker, từ Điện Buckingham và nói "Ông có đó không, ông Thủ tướng?". Vào năm 1965, Thủ tướng Rhodesia Ian Smith đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Anh quốc. Mặc dù Nữ hoàng đã cách chức Smith trong một tuyên bố chính thức và cộng đồng quốc tế áp lệnh trừng phạt cho Rhodesia, chế độ của Smith vẫn tồn tại thêm 11 năm nữa. Vào năm 1969, Elizabeth đã gửi một trong 73 Thông điệp Chúc mừng Apollo 11 đến NASA do sự kiện lịch sử lần đầu tiên đổ bộ lên Mặt Trăng; thông điệp này được khắc lên một đĩa silicon nhỏ hiện vẫn nằm trên Mặt Trăng. Sau đó bà đã gặp phi hành đoàn trong chuyến đi thăm các nước trên thế giới của họ. Vào năm 1976, bà trở thành quân vương đầu tiên gửi thư điện tử. Vào tháng 2 năm 1974, một kết quả tổng tuyển cử bất phân thắng bại của Anh dẫn tới việc, về lý thuyết, Thủ tướng sắp mãn nhiệm, Edward Heath, người thuộc đảng thắng đa số phiếu phổ thông, có thể tiếp tục tại vị nếu ông hình thành một chính phủ liên minh với Đảng Tự do. Thay vì lập tức từ chức Thủ tướng, Heath đã xem xét lựa chọn này, và chỉ từ chức sau khi cuộc thảo luận để hình thành chính phủ liên hiệp thất bại, sau đó Nữ vương đã yêu cầu Thủ lĩnh Phe đối lập, Harold Wilson của Đảng Lao động, thành lập chính phủ. Một năm sau, tại cao trào của cuộc khủng hoảng lập hiến Úc 1975, Thủ tướng Gough Whitlam bị Toàn quyền Ngài John Kerr bãi nhiệm khi đề xuất ngân sách của Whitlam bị Thượng viện do phe đối lập điều khiển bác bỏ. Phát ngôn viên Hạ viện Úc, Gordon Scholes, đã thay mặt hạ viện thỉnh cầu Nữ vương đảo ngược quyết định của Kerr, trên cơ sở Đảng Lao động của Whitlam vẫn nhận được sự tín nhiệm của quốc hội. Elizabeth từ chối, cho rằng việc can thiệp vào chính trường là không thích hợp đối với bà mà theo Hiến pháp Úc nó là quyền hạn của Toàn quyền. Cuộc khủng hoảng này đã kích thích chủ nghĩa cộng hòa ở Úc. === Lễ kỷ niệm 25 năm === Năm 1977, Nữ hoàng Elizabeth đánh dấu Lễ kỷ niệm 25 năm trị vì. Nhiều sự kiện được tổ chức ở các quốc gia khác nhau trong chuyến thăm đến các nước thuộc Khối thịnh vượng chung của Nữ hoàng, trong đó có lễ tạ ơn tại Nhà thờ chính tòa Thánh Phao-lô trong đó có sự tham dự của các chức sắc quý tộc và các nguyên thủ quốc gia khác. Những bữa tiệc đã được tổ chức trên khắp các vương quốc Khối thịnh vượng chung, đỉnh điểm là một vài Ngày kỷ niệm (Jubilee Days) ở Vương quốc Anh, vào tháng 6. Tại nước Anh, những con tem kỷ niệm đã được phát hành. Đường Lễ kỷ niệm 25 năm (Jubilee Line) tại Tàu điện ngầm Luân Đôn (dù đến năm 1979 mới mở cửa) được đặt theo tên của lễ kỷ niệm này, cũng như một vài địa điểm và không gian công cộng khác, như Vườn Jubilee ở Bờ Nam Luân Đôn. Tại Canada, Huy hiệu Kỷ niệm 25 năm trị vì Nữ hoàng Elizabeth II đã được phát hành. Năm 1978, bà đón nhận chuyến thăm của vị lãnh tụ cộng sản Rumani, Nicolae Ceauşescu, và năm sau là hai xảy ra hai sự kiện lớn: một là việc phát hiện ra Anthony Blunt, Thanh tra Bộ tranh của Nữ hoàng, là một điệp viên cộng sản; vụ còn lại vụ ám sát người họ hàng bên chồng Bá tước Mountbatten xứ Miến Điện do Quân đội Cộng hòa Ireland Lâm thời thực hiện. Theo Paul Martin, Sr., vào cuối thập niên 1970 Nữ hoàng rất lo lắng rằng Vương tộc "không còn mấy ý nghĩa" đối với Thủ tướng Canada Pierre Trudeau. Tony Benn nói rằng Nữ hoàng nhận thấy Trudeau "khá thất vọng". Điều này có thể là do những trò khôi hài của ông, như trượt xuống lan can tại Điện Buckingham hay múa xoay tròn sau lưng bà vào năm 1977, cũng như tước bỏ nhiều biểu tượng hoàng gia Canada trong nhiệm kỳ của ông. Martin—cùng với John Roberts và Mark MacGuigan—được cử tới Anh năm 1980 để bàn về việc thay đổi Hiến pháp Canada. Nữ hoàng rất quan tâm đến cuộc tranh luận về hiến pháp, đặc biệt sau sự thất bại của Bill C-60, có thể ảnh hưởng đến vai trò nguyên thủ của bà. Tất cả các bên đều nhận thấy Nữ hoàng "được báo cáo cặn kẽ về nội dung và chính trị của trường hợp hiến pháp Canada hơn bất kỳ chính trị gia hoặc nhân viên chính phủ nào". Kết quả của việc thay đổi hiến pháp là vai trò của nghị viện Anh trong hiến pháp Canada bị xóa bỏ, nhưng ngôi quốc vương thì vẫn được duy trì. Trudeau nói trong hồi ký của ông: "Nữ vương đã ủng hộ nỗ lực cải cách Hiến pháp của tôi. Tôi luôn ấn tượng không chỉ bởi phong thái của bà trước công chúng, mà còn bởi trí tuệ mà bà thể hiện trong những cuộc đối thoại riêng tư". === Thập niên 1980 === Sự dũng cảm của Nữ hoàng Elizabeth, cùng tài nghệ cưỡi ngựa của bà đã được thể hiện trong buổi lễ Trooping the Colour hàng năm năm 1981. Sáu phát súng nhắm vào bà từ khoảng cách gần khi bà đang cưỡi ngựa dọc theo The Mall. Bà vẫn điều khiển con ngựa Burmese của mình đi tiếp. Các nhà báo đã vô cùng ngạc nhiên trước vụ tấn công vào mạng sống Nữ hoàng, cho dù sau đó người ta điều tra được đó chỉ là những phát súng chỉ thiên. Hạ viện Canada ấn tượng với màn trình diễn của Nữ hoàng đến nỗi họ đã thông qua văn bản ca ngợi sự điền tĩnh của bà. Vào năm sau đó, Nữ hoàng lại gặp một tình huống nguy hiểm khi bà thức dậy trong phòng ngủ ở Điện Buckingham và thấy một người lạ, Michael Fagan, đang ở trong phòng của bà. Vẫn bình tĩnh, trong khoảng mười phút, và qua hai cú điện thoại đến tổng đài cảnh sát của cung điện, Elizabeth đã nói chuyện với Fagan khi tên này đang ngồi ở chân giường cho đến khi trợ lý của bà ập đến. Từ tháng 4 đến tháng 9 năm đó, Nữ hoàng rất lo lắng nhưng tự hào về con trai của bà, Hoàng tử Andrew, người đang phục vụ trong quân đội Anh trong Chiến tranh Falklands. Mặc dù bà đã từng đón Tổng thống Ronald Reagan tại Lâu đài Windsor năm 1982, và đến thăm trang trại của ông ở California năm 1983, bà vẫn biểu lộ sự tức giận khi chính quyền ông này ra lệnh xâm lược Grenada, một trong những vương quốc của bà ở Caribe. Trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Anh Quốc Margaret Thatcher vào thập niên 1980, có lời đồn rằng Nữ hoàng lo ngại rằng chính sách kinh tế của Thatcher sẽ thúc đẩy sự phân hóa xã hội, và được báo động về tình trạng thất nghiệp cao, một loạt vụ bạo động, tình trạng bạo lực trong một cuộc biểu tình của thợ mỏ, và sự từ chối thi hành sắc lệnh chống lại chế độ apartheid ở Nam Phi của Thatcher. Thatcher đã nói với Brian Walden, "Nữ hoàng là loại phụ nữ có thể sẽ bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ Xã hội". Những báo cáo về mối quan hệ căng thẳng giữa Nữ hoàng Elizabeth và Thatcher trong suốt thời kỳ này đánh giá khác nhau về sự khác biệt giữa hai người và mức độ căng thẳng do khác biệt về chính sách, hoặc sự xung đột tính cách. Thái độ của Nữ hoàng đối với Thatcher thậm chí còn được mô tả là "ghét cay ghét đắng". Mặc cho những suy đoán như vậy, Thatcher sau này vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ Nữ hoàng, và thể hiện niềm tin rằng cái ý tưởng về sự xung đột giữa hai người chỉ là sự bịa đặt vì họ đều là phụ nữ với nhau. Trong bộ phim phóng sự của BBC Queen & Country (Nữ hoàng và Đất nước), Thatcher đã mô tả Nữ hoàng là "tuyệt diệu" và là một "quý bà hoàn hảo" "luôn biết mình phải nói cái gì", cụ thể là ám chỉ cuộc họp cuối cùng với vai trò thủ tướng với Elizabeth. Trái ngược với những báo cáo về sự thù địch giữa hai người, sau khi Thatcher không tham gia chính trị nữa, Nữ hoàng Elizabeth đã phong cho bà hai món quà cá nhân từ nữ vương: Order of Merit và Order of the Garter. Cả Nữ hoàng và hoàng thân Philip đều tham dự tiệc sinh nhật lần thứ 80 của Thatcher. Sau này, Nữ hoàng và hoàng thân cũng tham dự tang lễ của bà Thatcher (2013) Vào năm 1991, bà trở thành quân vương Anh đầu tiên đọc diễn văn trước buổi họp chung của Quốc hội Hoa Kỳ. Năm sau, bà cố gắng cứu vớt sự hôn nhân thất bại của con trưởng của bà, Charles, bằng cách khuyên nhủ ông và vợ, Diana, Công nương xứ Wales, hàn gắn sự khác biệt giữa họ. Bà không thành công, và cặp vợ chồng đã chính thức ly thân. === Năm tồi tệ === Nữ hoàng đã gọi năm 1992 là một "năm tồi tệ" (nguyên văn: annus horribilis) của bà trong bài phát biểu ngày 24 tháng 11 năm 1992. Đây là năm chứng kiến con gái của bà ly dị, một đứa con trai ly thân và đứa khác gặp trục trặc trong hôn nhân. Lâu đài Windsor bị thiệt hại nặng sau vụ cháy, và chế độ quân chủ ngày càng bị chỉ trích và bị công chúng dòm ngó. Trong bài phát biểu cá nhân khá bất thường, bà nói rằng bất kỳ một thể chế nào cũng phải đón nhận sự chỉ trích nhưng lại đặt câu hỏi, "Không thể nào làm [chỉ trích] mà không có tí hài hước, lịch sự và thấu hiểu được hay sao?" Vào những năm tiếp theo, tình trạng hôn nhân của Thái tử Charles và Công nương Diana càng bị tiết lộ ra công chúng nhiều hơn. Cuối cùng, sau khi tham vấn Thủ tướng Anh John Major, Tổng giám mục xứ Canterbury George Carey, thư ký riêng Robert Fellowes của Nữ hoàng, và phu quân, bà đã viết thư gửi cho cả Charles và Diana nói rằng giờ đây ly dị là điều cần thiết. Một năm sau khi ly dị, Diana chết trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris vào ngày 31 tháng 8 năm 1997. Vào thời điểm đó, Nữ hoàng đang đi nghỉ ở Balmoral với con trai và các cháu. Với niềm thương tiếc, hai đứa con trai của Diana muốn tham dự lễ nhà thờ, vì vậy ông bà nội chúng đã đưa chúng đi ngay vào sáng hôm đó. Trong năm ngày, Nữ hoàng và Công tước đã bảo vệ những đứa cháu của họ khỏi sự tò mò của đám phóng viên bằng cách lưu chúng lại Balmoral nơi chúng có chốn riêng tư để buồn nhớ. Sự ẩn dật của hoàng gia khiến công chúng mất tinh thần. Chịu áp lực từ gia đình, bạn bè, tân Thủ tướng Anh Tony Blair, và phản ứng từ công chúng, Nữ hoàng đã đồng ý có buổi phát sóng trực tiếp cho thế giới vào ngày 5 tháng 11. Trong buổi truyền hình đó, bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với Diana, và cảm xúc "của một người bà" đối với hai Hoàng tử William và Harry. Thái độ của công chúng đã thay đổi từ tiêu cực sang kính trọng sau buổi phát hình đó. Ban đầu người ta cho rằng Nữ hoàng Elizabeth có mối quan hệ rất tốt với Tony Blair, trong năm năm đầu tiên ông làm Thủ tướng từ 1997 đến 2002. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy mối quan hệ của họ xấu dần qua năm tháng, cho đến tháng 5 năm 2007, Nữ hoàng được tiết lộ đã "tức giận và thất vọng" trước những hành động của Blair, đặc biệt là những gì bà được chứng kiến là sự thờ ơ đối với các vấn đề nông nghiệp, cũng như cách hành xử quá bình dân (ông yêu cầu Nữ hoàng gọi ông là "Tony") và khinh thường di sản truyền thống của nước Anh. Người ta đồn rằng Nữ hoàng Elizabeth đã bày tỏ sự quan tâm đến việc Quân lực Anh đã bị lạm dụng quá đáng, đặc biệt tại Iraq và Afghanistan, cũng như "ngạc nhiên" trước việc Blair thay đổi buổi họp hàng tuần với bà từ chiều thứ 3 sang chiều thứ 4. Bà được cho là đã liên tục nêu lên những vấn đề này với Blair tại cuộc họp của họ, mặc dù bà chưa bao giờ tiết lộ quan điểm của bà về Chiến tranh Iraq. Mối quan hệ giữa Nữ hoàng và Công tước của Edinburgh với Blair và vợ ông, Cherie, được báo cáo là khá xa cách, khi hai cặp này rất ít khi cùng xuất hiện trước công chúng. Tuy nhiên, Elizabeth rõ ràng ngưỡng mộ những nỗ lực của Blair trong việc giành được hòa bình tại Bắc Ireland. === Lễ kỷ niệm 50 năm trị vì đến nay === Vào năm 2002, Nữ hoàng Elizabeth đánh dấu lễ kỷ niệm 50 năm từ khi lên ngôi Nữ hoàng. Một lần nữa bà lại tổ chức nhiều cuộc viếng thăm đến các vương quốc của mình, bắt đầu từ Jamaica vào tháng 2, tại đó bà đã gọi bữa tiệc chia tay là "rất đáng nhớ" khi điện bỗng dưng bị cắt khiến cho King's House, nơi ở chính thức của Toàn quyền, rơi vào bóng tối. Mặc dù những buổi lễ ăn mừng của người dân ở Anh có vẻ im ắng hơn so với 25 năm trước, một phần do cái chết của Vương thái hậu và em gái bà vào đầu năm đó, người ta vẫn tổ chức những buổi tiệc đường phố và các sự kiện kỷ niệm ở nhiều địa phương. Cũng như năm 1977, nhiều tượng đài được đặt tên và nhiều món quà được ban phát vì dịp này, trong đó phải kể đến Trung tâm Tân Truyền thông Báo chí Golden Jubilee ở Đại học Sheridan, và Công viên mang tên Nữ hoàng Elizabethn II tỉnh Wildlands, đều ở Canada. Năm 2005, bà là quân vương Canada đầu tiên phát biểu tại Hội đồng Lập pháp Alberta; và vào năm 2007, là quân vương Anh đầu tiên phát biểu tại Đại hội đồng Virginia. Nữ vương và Công tước xứ Edinburgh đã tổ chức ngày kỷ niệm 60 năm ngày cưới vào năm 2007, với buổi lễ đặc biệt tại Tu viện Westminster và bữa tối riêng tư do Hoàng tử Charles tổ chức tại Clarence House vào ngày 19 tháng 11, và vào hôm sau (đúng ngày kỷ niệm) một bữa dạ tiệc với các thành viên của hoàng gia, các Thủ tướng các thời kỳ, và những phù dâu và người xách váy còn sống trong tiệc cưới khi xưa. Vào ngày 21 tháng 11, Elizabeth và Philip đi du lịch Malta, nơi các thủy thủ của chiếc tàu Hải quân Hoàng gia đang đậu gần đó đã đứng trên boong xếp thành con số 60. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2008, tại Nhà thờ chính tòa Thánh Patrick, Armagh của Giáo hội Ireland, Nữ hoàng đã lần đầu tiên tham dự Lễ Maudy được tổ chức bên ngoài Anh và Wales. === Sức khỏe và sự giảm bớt trách nhiệm === Thời gian trị vì của Nữ hoàng lâu hơn cả bốn đời vua trước cộng lại (Edward VII, George V, Edward VIII, và George VI). Bà là quân vương trị vương quốc Anh lâu nhất nước Anh, lâu thứ nhất trong các quân vương hiện đang trị vì một quốc gia độc lập, và quân vương trị vì nước Anh có số tuổi cao nhất từ trước đến nay. Nữ hoàng Elizabeth đã trở thành nguyên thủ quốc gia Anh sống lâu nhất (vượt qua Richard Cromwell) vào ngày 29 tháng 1 năm 2012, quốc vương trị vì lâu nhất trong lịch sử Anh (vượt qua Nữ hoàng Victoria) vào ngày 10 tháng 9 năm 2015 ở tuổi 89, và quốc vương trị vì lâu nhất trong lịch sử châu Âu (vượt qua Vua Louis XIV của Pháp) vào ngày 26 tháng 5 năm 2014, khi đó bà được 88 tuổi. Nữ hoàng Elizabeth có sức khỏe tốt trong suốt thời kỳ trị vì của mình. Dù bà vẫn được mô tả là có sức khỏe tuyệt vời và rất hiếm khi có bệnh, bà đã trải qua một số vấn đề sức khỏe trong năm 2005–06. Tháng 6 năm 2005, Nữ hoàng đã hủy vài cuộc hẹn gặp sau khi Cung điện nói rằng bà bị cảm nặng. Vào tháng 10 năm 2006, bà bị vỡ mạch máu ở bên mắt phải, khiến nó có màu đỏ sẫm. Tuy Điện Buckingham không đưa ra bình luận nào, các chuyên gia y tế cho rằng Nữ hoàng sẽ không phải chịu đau đớn gì cả, và sẽ trở lại bình thường trong vòng một đến hai tuần, không có hư tổn lâu dài. Tuy nhiên, họ cũng nhắc rằng việc vỡ mạch máu, dù là bình thường ở những người lớn tuổi, có thể là dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Vào cuối tháng đó, Nữ hoàng phải hủy cuộc hẹn khai mạc Sân vận động Emirates mới, vì cơ lưng bị căng khiến bà khó chịu từ cuối kỳ nghỉ của bà ở Lâu đài Balmoral hồi mùa hè. Lưng của Elizabeth khiến mọi người lo lắng nhiều hơn; vào tháng 11 năm 2006, người ta lo rằng Nữ hoàng có thể sẽ không khỏe để mở màn Nghị viện Anh, và mặc dù bà đã tham dự, người ta đã lập kế hoạch cho trường hợp bà vắng mặt. Vào tháng 12, có tin đồn rằng sức khỏe của Nữ hoàng Elizabeth đã giảm sút khi người ta thấy bà với miếng băng dính trên tay phải, nơi người ta cho là bà có thể đã được tiêm tĩnh mạch, và đặc biệt là với vấn đề về lưng của bà, do bị loãng xương. Tuy nhiên, sau đó người ta biết được rằng miếng băng dính đó là do một trong hai con corgi cắn vào tay bà khi bà tách chúng ra lúc chúng đang cắn nhau. Vào thời điểm sinh nhật lần thứ 80, Nữ hoàng đã nói rõ rằng bà không có ý định thoái vị. Vài năm vừa qua, cả Thái tử Charles, Công chúa Anna và Hoàng tử William (Công tước xứ Cambridge) đều đã từng thay mặt Nữ hoàng trong một số sự kiện như phong tước, và đóng vai trò Cố vấn Quốc gia (đại diện cho triều đình khi Nữ hoàng đi vắng). Điều này dẫn đến suy đoán trong giới truyền thông Anh rằng Thái tử Charles sẽ bắt đầu đảm nhiệm ngày càng nhiều trọng trách của một quân vương trong khi Elizabeth nghỉ ngơi dần. Tuy nhiên, Điện Buckingham thông báo rằng Nữ hoàng Elizabeth sẽ tiếp tục phận sự của bà, cả với công chúng lẫn riêng tư, trong tương lai. === Đại lễ 60 năm trị vì === Đại lễ Kim Cương của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị (Elizabeth II) là một buổi lễ kỷ niệm đa quốc gia trong suốt năm 2012 để đánh dấu mốc 60 năm nữ vương trị vì ngai vàng bảy quốc gia sau cái chết của cha mình, vua Geogre VI vào ngày 6 tháng 2 năm 1952. Nữ hoàng Elizabeth II là nữ vương đương vị ngày nay của 16 quốc gia có chủ quyền (tăng lên từ số 7 quốc gia lúc đầu và được gọi chung là "nhóm Vương quốc Khối Thịnh vượng chung Anh"), 12 nước trong số này trước kia là thuộc địa của Anh hay là nước tự trị phụ thuộc Anh, lúc nữ vương bắt đầu lên ngôi. Trước đó, trong vương triều chỉ mới có Nữ vương Victoria là từng tổ chức đại lễ Kim cương năm 1897 trong lịch sử Anh Canada, Úc, New Zealand và vài vương quốc khác trong Khối Thịnh vượng chung Anh. Tiếp nối truyền thống của kỳ đại lễ kim cương trước thì Huy chương Kỷ niệm Lễ kim cương của nữ vương Anh Elizabeth II sẽ được trao tặng trong một số quốc gia khác nhau và sẽ tổ chức các ngày lễ, sự kiện lớn trong toàn Khối thịnh vượng chung. Các kế hoạch đã được bàn thảo tại Hội nghị Nguyên thủ Khối thịnh vượng chung vào năm 2011. == Hình ảnh và nhân cách trong công chúng == Nữ hoàng Elizabeth được minh họa trong một bộ phim bán tiểu sử năm 2006 mang tên The Queen, cũng như nhiều tác phẩm khác nhưng bà hầu như chưa bao giờ thực hiện phỏng vấn với báo chí và rất ít người biết được cảm xúc của bà. Bà nhận thức rất rõ phận sự tôn giáo và công dân của mình, và rất nghiêm túc với lời thề khi lên ngôi. Bà có tiếng là người có lối thời trang bảo thủ, gần như lúc nào cũng áo khoác màu trơn và chiếc mũ trang trí, khiến bà dễ nhận thấy trong đám đông. Thú vui tiêu khiển chính của bà là đua ngựa, nhiếp ảnh, và chó, đặc biệt là những con Pembroke Welsh Corgi của bà. Vào những năm 1950, khi còn là một phụ nữ trẻ vừa lên ngôi, Elizabeth được minh họa là một "Nữ vương cổ tích" quyến rũ. Sau chấn thương chiến tranh, đó là thời điểm của sự hy vọng, thời kỳ phát triển và thành tựu được gọi là "thời kỳ Elizabeth mới". Lời cáo buộc như của Lord Altrincham vào năm 1957 rằng bà là một "cô nữ sinh hợm hĩnh" là một sự chỉ trích cực kỳ hiếm hoi. Vào cuối thập niên 1960, những nỗ lực nhằm mô tả một hình ảnh của một chủ nghĩa quân chủ hiện đại hơn đã được thực hiện trong phim phóng sự truyền hình Royal Family (Gia đình Vương tộc), và bằng cách truyền đi Lễ phong tước Hoàng thân xứ Wales của Thái tử Charles. Vào ngày kỷ niệm 25 năm trị vì của bà, người dân và những lễ hội thực sự rất say mê, nhưng vào thập niên 1980 sự chỉ trích của công chúng nhằm vào vương tộc tăng lên, vì đời sống cá nhân và công việc của con cái Elizabeth bị truyền thông soi mói khá kỹ. Uy tín của Nữ hoàng Elizabeth thấp nhất trong thập niên 1990; dưới sức ép của công chúng bà bắt đầu lần đầu tiên trả thuế thu nhập, và Điện Buckingham phải mở cửa cho công chúng. Sự bất mãn với chế độ quân chủ lên đến đỉnh điểm với Cái chết của Diana, công nương xứ Wales, và chỉ mất dần khi Nữ hoàng phát biểu truyền hình đến toàn thế giới. Vào tháng 11 năm 1999, cuộc trưng cầu dân ý ở Úc về tương lai của chế độ quân chủ cho kết quả tiếp tục duy trì nền quân chủ. Khi năm Kỷ niệm 50 năm trị vì của bà bắt đầu, giới truyền thông dự đoán xem nó sẽ là một năm thành công hay thất bại. Năm đó bắt đầu một cách u ám bằng cái chết của em gái và mẹ của Elizabeth, nhưng đã có một triệu người tham dự mỗi ngày trong ba ngày lễ kỷ niệm chính ở Luân Đôn. Sự nhiệt tình của công chúng đối với Elizabeth lớn hơn nhiều so với những dự đoán của báo giới. Những cuộc thu thập ý kiến năm 2006 cho thấy người ta ủng hộ Elizabeth mạnh mẽ; đa số người trả lời muốn bà tiếp tục trị vì cho đến khi chết, và nhiều người cảm thấy bà đã trở thành một người thân thuộc. === Tài chính === Tài sản cá nhân của Nữ hoàng Elizabeth đã là chủ đề xoi mói trong nhiều năm. Tạp chí Forbes ước đoán tài sản sau thuế của bà là khoảng 600 triệu đô la Mỹ (330 triệu bảng Anh), nhưng thông cáo chính thức của Điện Buckingham đã gọi việc ước đoán 100 triệu bảng Anh cũng đã là "cường điệu thô thiển". Mặc dù Bộ sưu tập Hoàng gia trị giá xấp xỉ 10 tỷ bảng Anh, nó là tài sản phó thác cho con cháu và nước Anh, như Điện Buckingham, Lâu đài Windsor, và các cung điện có người ở trong Vương quốc Anh. Cũng như nhiều vị tiên đế, Elizabeth được cho là không thích ở Điện Buckingham, mà xem Lâu đài Windsor là mái nhà của mình. Sandringham House và Lâu đài Balmoral là tài sản sở hữu của cá nhân Nữ hoàng, được thừa kế từ cha khi ông mất, cùng với Đất công tước Lancaster, bản thân nó trị giá 30 triệu bảng và mang lợi thu nhập cá nhân 9,811 triệu bảng cho Nữ vương vào năm 2006. Thu nhập từ Tài sản Vương tộc Anh—có giá trị 7 tỷ bảng—được chuyển sang ngân khố Anh của bà để chi trả cho nhân viên vương tộc. Cả Tài sản Vương tộc và đất Vương tộc Canada—bao gồm 89% (hoặc xấp xỉ 8.885.000 km²) diện tích 9.984.670 km² của Canada—do Elizabeth sở hữu phó thác cho quốc gia vì vai trò Quốc vương của bà, và không được phép bán hoặc sở hữu như tài sản cá nhân. === Chính trị và vai trò trong chính phủ === Là một vị quân chủ lập hiến, Nữ hoàng Elizabeth chưa từng bày tỏ quan điểm chính trị cá nhân của mình trước công chúng, và vẫn duy trì nguyên tắc này trong suốt thời gian trị vì. Nữ hoàng gặp gỡ Thủ tướng Anh hằng tuần, cũng như gặp gỡ các bộ trưởng khác thường xuyên. Thủ tướng Margaret Thatcher nói trong hồi ký của bà: "Bất kỳ ai tưởng tượng rằng họ là những người hình thức hoặc bị giam hãm trong khuôn khổ xã hội là lầm; họ là những doanh nhân thầm lặng và Bệ hạ là người nắm rất rõ các sự kiện đang diễn ra và có kinh nghiệm rất rộng". ==== Sự thống nhất quốc gia Anh ==== Sau Thỏa thuận Belfast đối với Bắc Ireland, Ian Paisley, người đứng đầu Đảng Thống nhất Dân chủ, đã phá vỡ truyền thống tôn kính đối với Vương tộc của những người theo Chủ nghĩa thống nhất bằng cách gọi Nữ hoàng là "một con vẹt" của Tony Blair, ý nói sự ủng hộ của Elizabeth đối với thỏa thuận có thể là yếu tố làm suy giảm vị thế của chế độ quân chủ trong lòng những người Tin lành Bắc Ireland, mà một số không nhỏ trong số họ vẫn phản đối một vài phần của hiệp ước. Sau những cuộc trưng cầu dân ý trong thập niên 1990 mà kết quả là sự ủng hộ kế hoạch tự trị, Nữ vương đã gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến Nghị viện Scotland vừa mới thành lập và Quốc hội xứ Wales, những buổi khai mạc đầu tiên do bà thực hiện với tư cách cá nhân. ==== Sự thống nhất quốc gia Canada ==== Khi Nữ hoàng Elizabeth được mời đến Canada năm 1964, là đỉnh điểm của phong trào ly khai Quebec, đã có những lo ngại về an toàn cho bà. Có báo cáo rằng tổ chức khủng bố Mặt trận tự do Québec đã đe dọa sẽ ám sát bà, và người ta đã xét đến việc hủy chuyến viếng thăm. Thư ký riêng của Nữ hoàng nói rằng Nữ hoàng rất sợ bị cản không cho công du vì "những hoạt động của những kẻ quá khích". Tuy chưa bao giờ nói thẳng là bà chống lại xu hướng ly khai, Elizabeth đã công khai ca ngợi sự thống nhất của Canada và bày tỏ mong ước tiếp tục nhìn thấy một Canada thống nhất, đôi khi gây nên tranh cãi trong một số vụ việc. Trong bài diễn văn gửi đến Quốc hội Quebec, bà bỏ qua cuộc tranh cãi quốc gia và những cuộc nổi loạn trong khi bà đang hiện diện và đã nói bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp về sức mạnh của hai nền văn hóa "bổ sung cho nhau" của Canada. Sau Đạo luật Hiến pháp năm 1982, là "lần đầu tiên trong lịch sử Canada một sự thay đổi hiến pháp lớn đã được thông qua mà không có sự đồng ý của chính phủ Quebec, Bệ hạ đã cố gắng thể hiện vị trí là người đứng đầu toàn gia đình Canada và vai trò là người hòa giải bằng cách bày tỏ một cách riêng tư với báo giới sự tiếc nuối của bà rằng Quebec không phải là một phần của thuộc địa". Vào năm 1995, trong một chiến dịch trưng cầu dân ý về sự ly khai của Quebec, Nữ hoàng đã bị lừa tiết lộ quan điểm cá nhân về sự ly khai của Quebec khi Pierre Brassard, một DJ cho Đài Radio CKOI-FM Montreal, gọi đến Điện Buckingham giả vờ làm Thủ tướng Canada khi đó Jean Chrétien, và khiến cho Nữ vương Elizabeth tin và nói chuyện trong 14 phút đan xen tiếng Anh và tiếng Pháp. Khi được nói rằng những người ly khai đang dẫn đầu trong cuộc trưng cầu, Elizabeth tiết lộ bà cảm thấy "cuộc trưng cầu đang đi theo hướng sai lầm", và thêm, "nếu tôi bằng cách nào đó có thể giúp, tôi sẽ rất vui lòng". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh từ chối chấp nhận lời khuyên từ người đàn ông, mà bà tin là Chrétien, rằng bà nên can thiệp vào cuộc trưng cầu dân ý mà không cần xem bài diễn văn nháp. Nữ vương cuối cùng nghi ngờ có lừa gạt và dừng cuộc nói chuyện, mặc dù tài xử lý khéo léo cuộc gọi của bà đã được Brassard tán dương. Trong hồi ký của mình, Chrétien nhắc lại lời bình luận chế nhạo của Nữ vương đối với ông liên quan đến sự việc này: "'Tôi không nghĩ ông bình thường,' bà nói với tôi, 'nhưng tôi nghĩ, với sức ép mà ông đang phải chịu, có thể ông đang say'". === Tôn giáo === Bên cạnh vai trò tôn giáo chính thức của mình là Người quản trị tối cao của Giáo hội Anh, cá nhân Elizabeth tham gia thờ phượng tại giáo hội này. Khi ở Scotland bà theo Giáo hội Scotland (Trưởng Lão phái), để giữ gìn vai trò lập hiến của mình trong quốc gia đó, bà thường đi lễ Chủ nhật tại Nhà thờ Crathie khi tới nghỉ tại Lâu đài Balmoral.) Định kỳ, Nữ hoàng sẽ gửi lời nhắn cá nhân về niềm tin của mình trong buổi phát hình Thông điệp Giáng sinh Hoàng gia thường niên đến Khối thịnh vượng chung, như trong năm 2000, bà đã nói về ý nghĩa thần học của thiên niên kỷ đánh dấu dịp kỷ niệm 2000 năm Chúa Giê-su sinh ra: Đối với nhiều người trong chúng ta, niềm tin có tầm quan trọng căn bản. Đối với tôi, theo lý thuyết Kitô, và trách nhiệm cá nhân của tôi trước Chúa là nền tảng dẫn dắt cuộc đời tôi. Tôi, giống như nhiều người trong các bạn, đã có được sự an ủi lớn lao trong những thời khắc khó khăn từ những lời và huấn dụ của Chúa. Nữ hoàng Elizabeth cũng biểu lộ sự ủng hộ mối quan hệ giữa các tôn giáo với nhau, thường là cuộc gặp với các lãnh đạo tôn giáo khác, và trao sự bảo trợ cá nhân của mình cho Hội đồng Cơ Đốc nhân và người Do Thái. === Yêu cầu được tôn trọng cuộc sống riêng tư === Elizabeth cảnh cáo báo chí đừng nên đăng tải hình ảnh không chính thức do đám thợ săn ảnh cung cấp, Cung điện Buckingham tuyên bố ngày 6 tháng 12 năm 2009. Vương tộc Anh nói rằng, luật sư của triều đình trước đó sáu tuần có viết thư gửi cho chủ bút các báo, nhắc nhở họ đừng cho công bố những hình ảnh xâm phạm đến cuộc sống gia đình hoàng gia. Lá thư được gửi "để đáp lại việc hằng mấy năm trời gia đình hoàng gia bị các nhiếp ảnh gia săn đuổi hướng vào phần đất sở hữu riêng của hoàng gia." Thái độ cứng rắn mới này của vương tộc có vẻ có kết quả tốt trong nhiều tháng, nay được nhắc đến trước dịp lễ Giáng sinh, là thời điểm mà các tay săn ảnh có truyền thống lùng kiếm những hình ảnh hoàng gia về nghỉ ngơi tại Sandringham Estate, ở phía Ðông nước Anh. Gia đình vương tộc vốn có rắc rối từ lâu với các nhiếp ảnh gia. Nhiều người tin rằng sự săn đuổi của giới truyền thông đã góp phần vào cái chết của Công nương Diana trong tai nạn xe vào năm 1997. Sau đó, hai Vương tử William và Harry bị chụp hình khi họ vừa từ các hộp đêm đi ra, và bạn gái của William là Kate Middleton cũng bị rượt sát ngay bên ngoài nhà mình. Năm 2007, phát ngôn viên của Vương tử William có than phiền về hành vi "nguy hiểm" của các tay săn hình. Phát ngôn viên của Thái tử Charles, Paddy Harverson nói với tờ The Sunday Telegraph rằng, thành viên gia đình hoàng gia "cảm thấy họ có quyền được sống riêng tư mỗi khi họ cần đi đây đó hằng ngày, hay có những sinh hoạt riêng tư." == Danh hiệu và Tước hiệu == 21 tháng 4 năm 1926 - 11 tháng 12 năm 1936: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth xứ York 11 tháng 12 năm 1936 - 20 tháng 11 năm 1947: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth 20 tháng 11 năm 1947 - 6 tháng 2 năm 1952: Her Royal Highness Công chúa Elizabeth, Nữ Công tước xứ Edinburgh 6 tháng 2 năm 1952 - nay: Her Majesty Nữ hoàng Nữ hoàng Elizabeth giữ một số tước hiệu trong cuộc đời, với vai trò cháu gái của quốc vương, con gái của quốc vương, qua tước hiệu của chồng, và cuối cùng là quốc vương của nhiều quốc gia. Trên thực tế, bà thường được gọi đơn giản là Nữ hoàng hay Bệ hạ (Her Majesty); nếu cần phân biệt, người ta sẽ đổi thành Anh quốc Bệ hạ, Úc quốc Bệ hạ, Canada Bệ hạ, v.v. Theo truyền thống, bà còn có các tước hiệu khác là Công tước xứ Lancaster và Công tước xứ Normandy, và được phong danh hiệu Người bảo vệ Sự thật. Khi nói chuyện với Nữ vương, thông thường người ta sẽ bắt đầu bằng Your Majesty (Thưa bệ hạ) và sau đó là Ma'am. === Huân chương và các chức vụ quân sự danh dự === Với cương vị quốc vương của nhiều quốc gia khác nhau, Nữ hoàng Elizabeth giữ vị trí Tổng tư lệnh ở một số vương quốc của bà, như Canada, New Zealand, và Vương quốc Anh. Ở Anh, bà còn là Trưởng tư lệnh Không lực Hoàng gia và Lord High Admiral của Hải quân Hoàng gia. Elizabeth đã từng là Colonel-in-Chief, Captain-General, Air-Commodore-in-Chief, Commissioner, Brigadier, Commandant-in-Chief, và Royal Colonel của ít nhất 96 trung đoàn khắp Khối thịnh vượng chung, cả trước và sau khi lên ngôi. Do thời gian trị vì dài và đi thăm viếng nhiều nơi, Elizabeth đã nhận được rất nhiều huân huy chương từ các quốc gia trên khắp thế giới. === Phù hiệu === Từ ngày 21 tháng 4 năm 1944 cho đến khi kết hôn với Công tước xứ Edinburgh, phù hiệu của Elizabeth là một hình thoi có hình ảnh giống như trên tấm khiên của Huy hiệu hoàng gia, và một thanh bạc gồm ba dải, dải ở giữa là hình Hoa hồng Tudor và dải hai bên là thánh giá Thánh George. Sau khi kết hôn, các phù hiệu này được đóng vào phù hiệu của Công tước xứ Edinburgh. Khi lên ngôi nữ vương, với vai trò là quốc vương của các vương quốc Khối thịnh vượng chung, bà sử dụng phù hiệu quốc vương khác nhau cho mỗi quốc gia. Tương tự, Nữ hoàng Elizabeth cũng có một số cờ hiệu cá nhân để sử dụng tại một số vương quốc của bà: hai cái tại Vương quốc Anh (một cho Scotland và một cho các khu vực khác), và mỗi cái khác nhau cho Canada, Úc, New Zealand, Jamaica và Barbados. Những cờ này gồm có băng rôn trên đó là Phù hiệu Vương tộc, tất cả đều như vậy ngoại trừ những lá cờ tại Vương quốc Anh, bị xóa đi bằng ký hiệu của Elizabeth: một chữ cái E đội vương miện trong một vòng tròn hoa hồng trên nền xanh. Ký hiệu này cũng được dùng làm cờ cá nhân của Nữ vương với vai trò là Người đứng đầu Khối thịnh vượng chung, hoặc khi thăm viếng các quốc gia nằm trong Khối nhưng bà không phải là nguyên thủ. == Con cháu == == Tổ tiên == == Xem thêm == Danh sách nguyên thủ quốc và chính phủ hiện nay Danh sách hoàng tộc giàu có nhất == Tham khảo == == Sách tham khảo chính == Bond, Jennie (2006). Elizabeth: Eighty Glorious Years. London: Carlton Publishing Group. ISBN 10-1-8442-360-7; 13-978-1-8442-360-9 Brandreth, Gyles (2004). Philip and Elizabeth: Portrait of a Marriage. London: Century. ISBN 0-7126-6103-4 Roberts, Andrew (2000). The House of Windsor. (Edited by Antonia Fraser) London: Cassell & Co. ISBN 0-304-35406-6 Shawcross, William (2002). Queen and Country. Toronto: McClelland & Stewart. ISBN 0-7710-8056-5 == Đọc thêm == Allison, Ronald; The Queen: 50 Years - A Celebration; HarperCollins UK (1 tháng 10 năm 2001) (ISBN 0004140788) Bousfield, Arthur; Toffoli, Gary (2002). Fifty Years the Queen - A Tribute to Elizabeth II on Her Golden Jubilee. Hamilton: Dundurn Press. ISBN 9781550023602. Erickson, Carolly; Lillibet: An Intimate Portrait of Elizabeth II; St. Martin's Press; 1st edition (26 tháng 1 năm 2004) (ISBN 0-312-28734-8) Lacey, Robert (2002). Royal: Her Majesty Queen Elizabeth II. London: Little, Brown. ISBN 0748104097. Lacey, Robert; Monarch: The Life and Reign of Elizabeth II; Free Press (6 tháng 5 năm 2003) (ISBN 0-7432-3669-6) Noakes, Michael & Noakes, Vivien; The Daily Life of the Queen: An Artist's Diary; Trafalgar Square (2001) (ISBN 0-09-186982-X) Pimlott, Ben; The Queen: Elizabeth II and the Monarchy; Harper Collins;revised edition (2007) (ISBN 0-007-11436-2) Waller, Maureen; Sovereign Ladies: Sex, Sacrifice, and Power. The Six Reigning Queens of England; New York, St. Martin's Press (2006) (ISBN 0-312-33801-5) Jubilee A Celebration of 50 Years of the Reign of Her Majesty Queen Elizabeth II; Cassell & Co (2002) (ASIN B000BMS0UE) == Liên kết ngoài == === Tiếng Anh === Website chính thức (tiếng Anh) Trang web trên Youtube Tin tức trên BBC (2002) Hoàng hậu mới của Canada === Tiếng Việt === Nữ hoàng Anh Elizabeth - Những bức ảnh độc Tính "chắt bóp" của Nữ hoàng Elizabeth II
kinh tế kế hoạch.txt
Kinh tế kế hoạch (còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung hoặc nền kinh tế chỉ huy) là một nền kinh tế trong đó Nhà nước kiểm soát toàn bộ các yếu tố sản xuất và giữ quyền quyết định việc sử dụng các yếu tố sản xuất cũng như phân phối về thu nhập. Trong một nền kinh tế như vậy, các nhà làm kế hoạch quyết định loại và khối lượng hàng hóa nào sẽ được sản xuất, các xí nghiệp thực thi việc sản xuất này, trái ngược với một nền kinh tế phi kế hoạch. Các nền kinh tế kế hoạch lớn từng tồn tại trước đây là Liên Xô và Trung Quốc (trong thời kỳ Đại nhảy vọt). Vào đầu những thập niên 1980 và thập niên 1990, chính phủ các nước dần nới lỏng các biện pháp kiểm soát, cho phép các yếu tố tư nhân tham gia vào quyết định sản xuất, định giá và phân phối sản phẩm. Đến nay, hầu hết các nước trên thế giới thuộc nền kinh tế hỗn hợp thay vì là kinh tế kế hoạch hay kinh tế tư bản chủ nghĩa thuần túy. Một số nước hiện phát triển theo kiểu nền kinh tế kế hoạch gồm Cuba, Libya, Bắc Triều Tiên, Ả Rập Saudi, Belarus, và Myanmar == Chỉ trích == === Thiếu dữ liệu === Theo Friedrich August von Hayek (1899–1992), cơ quan hoạch định của một nền kinh tế kế hoạch không bao giờ có đủ tất cả dữ liệu về khả năng và nhu cầu của các cá nhân, mà cần thiết cho một kế hoạch thích đáng. Những người hoạch định vì không có đủ thông tin về tất cả các thông số, nên sẽ quyết định không có hiệu quả. Không phải tất cả các nhu cầu có thể nhận ra trong lúc lập kế hoạch, kết quả đưa đến sự dư thừa hay thiếu thốn hàng hóa. So sánh với một nền kinh tế thị trường, mà theo Hayek không có hay ít có xảy ra, đưa tới sự phung phí về tài nguyên hay sức lao động. Sư thiếu thốn về dữ liệu của người hoạch định là một trong những nguyên nhân chính, tại sao những mô hình không phải là kinh tế thị trường đã bị chỉ trích nặng nề hay đã thất bại. Tuy nhiên, một xã hội theo kinh tế kế hoạch có thể thực hiện tốt, nếu các quá trình và các cá nhân nằm trong một khuôn khổ mà có thể quản lý được như một công xã (cộng đồng). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Kinh tế có kế hoạch tại Từ điển bách khoa Việt Nam
samsung galaxy tab 3 10.1.txt
Samsung Galaxy Tab 3 10.1 là máy tính bảng 10.1-inch chạy hệ điều hành Android sản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc thế hệ thứ ba của dòng Samsung Galaxy Tab, nó bao gồm bản 7-inch và 8-inch, Galaxy Tab 3 7.0 và Samsung Galaxy Tab 3 8.0. Nó được công bố vào 24 tháng 6 năm 2013, và phát hành ở Mỹ vào 7 tháng 7 năm 2013. Nó kế thừa cho Samsung Galaxy Tab 2 10.1. == Lịch sử == Galaxy Tab 3 10.1 được công bố vào 24 tháng 6 năm 2013. Nó được ra mắt cùng với Galaxy Tab 3 7.0 và Galaxy Tab 3 8.0 tại 2013 Mobile World Conference. Samsung xác nhận rằng Galaxy Tab 3 10.1 sẽ phát hành tại Mỹ vào 7 tháng 7, với giá $399.99 cho bản 16GB. == Tính năng == Galaxy Tab 3 10.1 phát hành với Android 4.2.2 Jelly Bean. Samsung tùy biến giao diện với TouchWiz Nature UX. Cũng như các ứng dụng của Google, bao gồm Google Play, Gmail và YouTube, nó cho phép truy cập vào ứng dụng Samsung như ChatON, S Suggest, S Voice, Smart Remote và All Share Play. Galaxy Tab 3 10.1 có sẵn bản WiFi, 3G & WiFi, và biến thể 4G/LTE & WiFi. Dung lượng từ 16 GB đến 32 GB tùy theo mẫu, với khe thẻ nhớ mở rộng microSDXC. Nó có màn hình 10.1-inch WXGA TFT với độ phân giải 1.280x800 pixel. Nó có máy ảnh trước 1,3 MP không flash và 3,15 MP máy ảnh chính. Nó có thể quay video HD. == Phiên bản đặc biệt == Vào tháng 1 năm 2014, Samsung công bố sẽ phát hành phiên bản đặc biệt Galaxy Tab về Giáo dục, bắt đầu vào tháng 4. Phiên bản này có tính năng hỗ trợ và tính năng cho K-12 ngành giáo dục. Trong thông số kỹ thuật khác, Samsung mang cho nó NFC. == Tham khảo == == Liên kết == Website chính thức
kiên lương (thị trấn).txt
Thị trấn Kiên Lương là huyện lỵ của huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Thị trấn bao gồm 8 khu Phố: Ngã Ba, Cư Xá, Cư Xá Mới, Lò Bom, Tám Thước, Xà Ngách, Ba Hòn và Hoà Lập và 1 ấp Lung Kha Na. == Điều kiện tự nhiên == Kiên Lương có diện tích tự nhiên là 3500ha. Địa hình thị trấn khá đa dạng các núi đá vôi, biển, đồng bằng, hồ....(Hồ chứa nước ngọt và hồ do khai thác đất sét của Nhà máy xi măng Kiên Lương-Công ty CPXMHT2 cũ) Núi đá vôi Kiên Lương là một trong những nơi có mức độ đa dạng sinh học nhất Việt Nam, nhiều loài động thực vật đã được các nhà khoa học tìm thấy, nhiều loài trong đó là đặc hữu không nơi nào có được. Nơi này xứng đáng cần đưa vào danh sách các khu bảo tồn, một phần thiết yếu của khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang. == Khí hậu thời tiết == Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27–28 °C, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 (25–26 °C); tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 5 (28–29 °C). Độ ẩm tương đối trung bình 81,9%. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, có nhiều năm mùa mưa đến sớm và kết thúc muộn hơn các khu vực khác của đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa lớn, trung bình 2.118 mm/năm. == Dân số == Thị trấn Kiên Lương có dân số vào khoảng 35000 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân từ 2008 – 2010 đạt 10,75%; tỷ lệ các hộ nghèo đạt 0,44% - dẫn đầu toàn khu vực ĐBSCL về thành tích xóa đói giảm nghèo; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn thị trấn đạt 75,5%. == Kinh tế == Công nghiệp Kiên Lương: Tại đây có 3 nhà máy xi măng, 1 nhà máy sản xuất bao bì, nhà máy chế biến thuỷ sản, nhà máy gạch tuynen, các công ty khai thác đá. Kiên Lương có các công ty xi măng lớn là Công ty Cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (Công suất hiện tại 2 triệu tấn clinker/năm và 1,2 triệu tấn ximăng/năm. Công ty Xi măng Holcim Việt Nam Công suất 1,2 triệu tấn ximăng/năm. Công ty xi măng Hà Tiên - Kiên giang Công suất 0,4 triệu tấn ximăng/năm. Nông nghiệp: trồng lúa, trồng rau. Thuỷ sản Kiên Lương có vịnh Ba Hòn đây là một vịnh nhỏ thích hợp cho các tàu đánh cá cập bến nên dịch vụ thuỷ sản được hình thành. Nghề nưôi thuỷ sản (chủ yếu là nuôi tôm). Thương mại & Dịch vụ, Hoạt động thương mại của thị trấn Kiên Lương khá đông đúc với 2 khu chợ. Giao thông, Quốc lộ 80 đi qua Kiên Lương là trục chính giao thông của thị trấn. == Lịch sử == Thị tứ Kiên Lương được hình thành từ trước 1975. Đến năm 1983, Hội đồng bộ trưởng ra Quyết định số 107-HĐBT, trong đó có việc chuyển thị tứ Kiến Lương thành thị trấn Kiến Lương thuộc huyện Hà Tiên. Đến 1998 là thị trấn huyện lỵ huyện Kiên Lương thành lập mới từ một phần huyện Hà Tiên. Năm 2003, toàn bộ 3 ấp (Ba Hòn, Hòa Lập, Xà Ngách) thuộc xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương với 1.910,6 ha diện tích tự nhiên và 8.539 nhân khẩu về thị trấn Kiên Lương quản lý, đồng thời thành lập xã Kiên Bình thuộc huyện Kiên Lương trên cơ sở 17.910,6 ha diện tích tự nhiên và 5.638 nhân khẩu của thị trấn Kiên Lương. Thị trấn Kiên Lương còn lại 3.500 ha diện tích tự nhiên và 24.287 nhân khẩu. Ngày 12/12, Bộ Xây dựng đã có Quyết định 1116/QĐ- BXD về việc công nhận thị trấn Kiên Lương là đô thị loại IV trực thuộc huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.Thị trấn Kiên Lương đạt 84,82 điểm. == Định hướng == Kiên Lương được định hướng thành thị xã trong tương lai. Do đó cơ cấu của khu vực này sẽ là Dịch vụ - Công nghiệp - Thuỷ sản. Thị trấn Kiên Lương hiện đang là đô thị loại 4. Khi các khu đô thị mới Ba hòn, khu tái định cư giai đoạn 1, 2, 3 và dự án chỉnh trang đô thị thị trấn Kiên Lương hiện hữu hoàn thành nơi đây sẽ trở thành đô thị loại 3. == Xem thêm == Danh sách thị trấn tại Việt Nam == Tham khảo ==
hatsukaichi, hiroshima.txt
Hatsukaichi (廿日市市, Hatsukaichi-shi) là một thành phố thuộc tỉnh Hiroshima, Nhật Bản. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Hatsukaichi, Hiroshima tại Wikimedia Commons (tiếng Nhật) Official website
thời kỳ muromachi.txt
Thời kỳ Muromachi (tiếng Nhật: 室町時代, Muromachi-jidai, còn gọi là "Thất Đinh thời đại" hay "Mạc phủ Muromachi", "thời kỳ Ashikaga", "Mạc phủ Ashikaga") là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản trong khoảng từ năm 1336 đến năm 1573. Thời kỳ đánh dấu sự thống trị của Mạc phủ Ashikaga, chính thức thành lập năm 1336 bởi Shogun Muromachi đầu tiên Ashikaga Takauji. Thời kỳ này chấm dứt năm 1573 khi Shogun thứ 15 và cuối cùng Ashikaga Yoshiaki bị Oda Nobunaga đuổi khỏi thủ đô Kyoto. Những năm đầu từ 1336 đến 1392 của thời kỳ Muromachi cũng được gọi là thời kỳ Nanboku-chō hay Nam Bắc Triều (南北朝時代 Nanbokuchō-jidai). Những năm sau đó từ 1467 đến khi chấm dứt còn gọi là thời kỳ Sengoku. == Mạc phủ Ashikaga == Thời kỳ nhà Ashikaga thống trị (1336–1573) được gọi là Muromachi từ tên một quận của Kyoto nơi họ đặt tổng hành dinh của mình sau khi Shogun thứ 3 Ashikaga Yoshimitsu (足利 義満) xây dựng dinh thự của mình ở đó năm 1378. Cái để phân biệt giữa hai hình thức bakufu (幕府) Ashikaga và Kamakura là, trong khi Kamakura tồn tại trong thế cân bằng với triều đình Kyoto, Ashikaga tước đoạt mọi quyền lực còn lại của triều đình. Tuy vậy, Mạc phủ Ashikaga không mạnh như Kamakura vì đã và đang lo ngại lớn vì cuộc nội chiến. Cho đến thời Ashikaga Yoshimitsu (Shogun thứ 3, 1368–94, và Chưởng ấn quan, 1394–1408), họ vẫn không có vẻ gì là đã nổi lên thực sự. Yoshimitsu cho phép các đốc quân, có quyền lực bị giới hạn dưới thời Kamakura, trở thành người chủ mạnh hơn trong vùng, sau này gọi là daimyo (大名, "đại danh"). Trong thời điểm dó, sự cân bằng của quyền lực tiến triển giữa Shogun và các daimyo; ba gia đình daimyo nổi bật nhất thay nhau làm "phó" cho Shogun tại Kyoto. Yoshimitsu cuối cùng thành công trong việc thống nhất Bắc Triều và Nam Triều năm 1392, nhưng, bất chấp lời hứa cân bằng lớn hơn giữa hai chi của Hoàng tộc, Bắc triều vẫn kiểm soát ngôi báu thời gian sau. Dòng họ của các Shogun yếu dần sau Yoshimitsu và ngày càng mất quyền lực về tay các daimyo và những người có quyền lực ở địa phương. Quyết định của Shogun về việc kế vị ngôi vua trở nên vô nghĩa, và các daimyo đứng đằng sau ứng cử viên của mình. Thời đó, gia đình Ashikaga có vấn đề kế vị của riêng mình, cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh Ōnin (応仁の乱 Ōnin no Ran, 1467–1477), tàn phá Kyoto và thực sự đã chấm dứt quyền lực quốc gia của Mạc phủ. Lỗ hổng quyền lực tạo ra một thế kỷ hỗn loạn sau đó. == Phát triển kinh tế và văn hóa == Quan hệ với nhà Minh (明, 1368-1644) Trung Quốc được làm mới trong thời Muromachi sau khi Trung Quốc tìm kiếm sự trợ giúp để dẹp yên cướp biển Nhật Bản ở vùng bờ biển Trung Quốc. Cướp biển Nhật Bản thời kỳ và vùng này được gọi là 倭寇, wokou, "hòa khấu". Muốn tăng cường quan hệ với Trung Quốc và trừ bỏ mối lo về wokou, Yoshimitsu chấp nhận quan hệ với người Trung Quốc kéo dài nửa thế kỷ. Năm 1401 ông bắt đầu hệ thống cống phẩm, tự gọi mình trong một bức thư gửi Hoàng đế Trung Hoa là "Thần dân của người, Vua của Nhật Bản". Gỗ, lưu huỳnh, quặng đồng, kiếm và quạt gấp được đổi lấy tơ lụa, đồ sứ, sách và đồng xu Trung Quốc, người Trung Quốc xem đó là cống phẩm nhưng Nhật Bản lại xem là những thương vụ có lời. Dưới thời Mạc phủ Ashikaga, một nền văn hóa quốc gia mới, gọi là văn hóa Muromachi, nảy sinh từ trụ sở Mạc phủ tại Kyoto rồi vươn tới mọi giai tầng trong xã hội. Thiền tông đóng một vai trò lớn không chỉ trong việc truyền bá tôn giáo mà cả ảnh hưởng tới quan điểm thẩm mỹ, đặc biệt là nhận được từ các bức họa Trung Hoa triều Tống (960-1279), triều Nguyên, và triều Minh. Sự gần gụi của triều đình với Mạc phủ dẫn đến sự pha trộn của Hoàng tộc, cận thần, daimyo, samurai, và các nhà sư Thiền tông. Tất cả các bộ môn nghệ thuật —kiến trúc, văn học, kịch Noh (能), hài kịch, thơ, trà đạo, làm vườn và cắm —đều nở rộ dưới thời Muromachi. === Thần đạo (Shinto) === Cũng có những mối quan tâm mới đến Shinto (神道, "Thần đạo"), cùng tồn tại một cách lặng lẽ bên cạnh Phật giáo (仏教 Bukkyo) trong nhiều thế kỷ Phật giáo thống trị trước kia. Thực ra, Shinto, thiếu kinh sách và có ít người đi theo, kết quả của các nghi lễ thần bí bắt đầu từ thời Nara, áp dụng nhiều lễ nghi của Chân Ngôn Tông. Từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 14, Shinto gần như bị hấp thụ vào Phật giáo, trở thành cái gọi là Ryōbu Shinto. Cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ trong thế kỷ 13, tuy vậy, làm thức tỉnh tinh thần dân tộc về vai trò của kamikaze trong việc đánh bại quân thủ. Chưa đến 50 năm sau đó (1339-43), Kitabatake Chikafusa (北畠 親房, 1293-1354), Tổng tư lệnh quân đội Nam triều viết Jinnōshōtōki (神皇正統記, 'Thần Hoàng Chính Thống ký'). Tác phẩm nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc duy trì dòng dõi thần thánh của Hoàng tộc từ thần Amaterasu đến Thiên hoàng hiện tại, một điều kiện để đem lại cho nước Nhật một "quốc thể" (kokutai) đặc biệt. Bên cạnh củng cố thêm cho tư cách thần thánh của Thiên hoàng, Jinnōshōtōki đem lại cho Shinto một quan điểm lịch sử, nhấn mạnh bản chất thần thánh của tất cả người Nhật và uy thế tinh thần của toàn đất nước đối với Trung Quốc và Ấn Độ. Kết quả là, một sự thay đổi dần dần diễn ra giữa thế cân bằng giữa tôn giáo kép Phật giáo–Shinto. Từ thế kỷ 14 đến 17, Shinto lại hồi sinh như là hệ thống niềm tin chính, phát triển triết học và kinh sách của riêng mình (dựa trên phép tắc của Nho giáo và Phật giáo), và trở thành một cơ sở hùng mạnh của chủ nghĩa quốc gia. == Chiến tranh giữa các tỉnh và quan hệ ngoại giao == Chiến tranh Ōnin (応仁の乱 Ōnin no Ran, 1467–1477) dẫn đến sự tan rã và hủy hoại nghiêm trọng về chính trị của các lãnh địa: đấu tranh mãnh liệt vì đất đai và quyền lực kéo dài giữa các thủ lĩnh võ sỹ cho đến giữa thế kỷ 16. Nông dân nổi lên chống lại các lãnh chúa của họ và samurai chống lại chủ khi sự kiểm soát trung tâm về đạo đức biến mất. Hoàng gia trở nên nghèo khổ, và Mạc phủ bị kiểm soát bởi các thủ lĩnh luôn đấu tranh với nhau tại Kyoto. Các lãnh địa tại các tỉnh nổi lên từ chiến tranh Ōnin nhỏ hơn và dễ kiểm soát hơn. Nhiều daimyo (大名) nhỏ nổi lên trong số các samurai đã lật đổ lãnh chúa của mình. Việc phòng thủ biên giới được tăng cường, và các ngôi thành/lâu đài được xây dựng để bảo vệ các vùng đất mới mở rộng, rồi khảo sát đất đai được thực hiện, xây dựng đường sá, và các khu mỏ được mở cửa. Gia quy mới cung cấp nhiều biện pháp thiết thực để quản trị, nhấn mạnh đến trách nhiệm và quy tắc ứng xử. Nhấn mạnh đến thành công trong chiến tranh, quản lý đất đai và tài chính. Các liên minh đáng ngại được bảo vệ bởi những luật lệ hôn nhân hà khắc. Xã hội quý tộc bị các nhân vật quân sự áp đảo. Phần còn lại của xã hội bị kiểm soát trong một hệ thống chư hầu. Shoen bị xóa sạch và quý tộc triều đình và các lãnh chúa vắng mặt bị tước quyền sở hữu. Các daimyo mới trực tiếp kiểm soát đất đai, nông dân bị giữ trong thân phận nông nô vĩnh viễn để đổi lấy sự bảo vệ. === Ảnh hưởng tới kinh tế của chiến tranh giữa các lãnh địa === Phần lớn các cuộc chiến trong thời kỳ này đều ngắn và được địa phương hóa, mặc dù nó diễn ra trên khắp nước Nhật. Đến năm 1500 toàn bộ đất nước chìm sâu trong nội chiến. Tuy vậy, thay vì phá nát nền kinh tế địa phương, sự di chuyển thường xuyên của quân đội lại thúc đẩy giao thông và liên lạc, đổi lại là khoản thu tăng thêm cho lệ phí cầu đường và quân nhu. Để tránh những loại phí này, thương mại chuyển đến vùng trung tâm, nơi không daimyo nào kiểm soát được, và tới biển Nhật Bản. Kinh tế phát triển và mong muốn bảo vệ các lợi ích từ giao thương đưa đến sự ra đời của thương nhân và phường thợ. === Ảnh hưởng phương Tây === Cho đến cuối thời Muromachi, người châu Âu đầu tiên đã xuất hiện. Người Bồ Đào Nha đổ bộ lên phía Nam đảo Kyūshū (九州, "Cửu Châu") năm 1543 và trong vòng hai năm tiến hành các chuyến cập cảng đều đặn, bắt đầu thời kỳ kéo dài gần một thế kỷ, thời kỳ mậu dịch Nanban. Người Tây Ban Nha đến năm 1587, tiếp đó là người Hà Lan năm 1609. Người Nhật bắt đầu cố nghiên cứu kỹ lưỡng các công dân phương Tây, và các cơ hội mới được mạng lại cho nền kinh tế, cùng với sự thách thức chính trị nghiêm trọng. Hỏa khí, vải, đồ thủy tinh, đồng hồ, thuốc là, và các phát minh của phương Tây khác được đổi lấy vàng và bạc Nhật Bản. Rất nhiều tiền được tích lũy qua thương mại, và các damiyo nhỏ hơn, đặc biệt là ở Kyūshū, gia tăng mạnh mẽ quyền lực của mình. Chiến tranh giữa các tỉnh trở nên khốc liệt hơn sau sự du nhập của hỏa khí, ví dụ như súng hỏa mai và đại bác, và việc sử dụng nhiều bộ binh hơn. === Cơ Đốc giáo === Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng đến Nhật Bản, phần lớn qua các nỗ lực của Dòn tu Jesus, đầu tiên là Thánh Francis Xavier (1506–1552), người đến Kagoshima ở phía Nam đảo Kyūshū năm 1549. Cả daimyo và thương nhân đều hướng đến sự thu xếp tốt hơn về thương mại cũng như nông dân với người cải đạo. Cho đến năm 1560 Kyoto đã trở thành một khu vực quan trọng cho hoạt động truyền giáo ở Nhật Bản. Năm 1568 cảng Nagasaki, phía Tây Bắc Kyūshū, mở cửa bởi một daimyo Cơ Đốc giáo và được giao cho dòng tu Jesus quản lý năm 1579. Cho đến năm 1582 có khoảng 150.000 người cải đạo (2% dân số) và 200 nhà thờ. Nhưng sự khoan dung của Mạc phủ với sự ảnh hưởng từ bên ngoài này giảm dần khi đất nước được thống nhất hơn và sự mở cửa giảm sút. Việc trục xuất đạo Cơ đốc bắt đầu năm 1587 và đàn áp hoàn toàn năm 1597. Mặc dù ngoại thương vẫn được khuyến khích, nó bị quản lý chặt ché, và cho đến năm 1640, sự loại trừ và đàn áp Cơ Đốc giáo đã trở thành quốc sách (Xem thời kỳ Tokugawa, 1600–1867, chương sau; Religious and Philosophical Traditions, ch. 2). == Các sự kiện == 1336: Ashikaga Takauji chiếm Kyoto và ép Go-Daigo chạy xuống Nam triều (Yoshino, phía Nam Kyoto) 1338: Ashikaga Takauji tuyên bố mình là Shogun, dời thủ đô của mình đến quân Muromachi của Kyoto và công bố Bắc triều 1392: Nam triều đầu hàng Shogun Ashikaga Yoshimitsu và Đế chế lại thống nhất 1397: Ashikaga Yoshimitsu xây dựng chùa Kinkaku-ji. 1467: Chiến tranh Ōnin giữa các lãnh chúa phong kiến (daimyo) 1542: Hỏa khí được du nhập từ một con tàu đắm Bồ Đào Nha 1549: Nhà truyền giáo Cơ Đốc giáo Francis Xavier đến Nhật Bản 1568: Daimyo Oda Nobunaga tiến vào Kyoto 1570: Chức vụ Tổng Giám mục Edo ra đời và thầy tu dòng Tên người Nhật được phong chức 1573: Daimyo Oda Nobunaga lật đổ Mạc phủ Muromachi và mở rộng quyền thống trị của mình tới toàn Nhật Bản == Chú thích == Bài viết này kết hợp các tài liệu thuộc phạm vi công cộng từ website hay thư mục thuộc Library of Congress Country Studies. == Tham khảo ==
danh sách các mạng lte.txt
Đây là danh sách của mạng tiến hóa dài hạn (LTE) thương mại trên toàn thế giới, được chia thành nhóm theo băng tần. Một số nhà dịch vụ sử dụng đa băng tần, do đó có thể nhắc lại nhiều lần trong nhiều mục. == Thông tin chung == Để biết thêm chi tiết kỹ thuật trên LTE và danh sách thiết kế quản lý tần số, băng thông, và tên thông thường của nó, xem Băng tần LTE. Băng tần 33 đến 44 dành cho TD-LTE. Mạng toàn cầu trên LTE băng tần 1, 3, 7, 28 (FDD-LTE) hoặc 38, 40 (TDD-LTE) rất thích hợp trong việc chuyển vùng trong tương lai ở ITU vùng 1, 2 và 3. Mạng trên LTE băng tần 8 (FDD-LTE) có thể cho phép chuyển vùng toàn cầu trong tương lai (ITU vùng 1, 2 và 3) (Tầm nhìn xa). Mạng trên LTE băng tần 20 (FDD-LTE) rất thích hợp cho chuyển vùng chỉ trong ITU vùng 1 (EMEA). Mạng trên LTE băng tần 2 và 4 (FDD-LTE) rất thích hợp cho chuyển vùng chỉ trong ITU vùng 2 (Mỹ). == Châu Phi == == Châu Mỹ == === Caribbean === === Trung Mỹ và Nam Mỹ (APT băng tần dự kiến) === === Bắc Mỹ (Mỹ, lãnh thổ Hoa Kỳ & Canada) (FCC băng tần dự kiến) === Bên cạnh dãy băng tần chính của họ trải dài trên khắp quốc gia (danh sách dưới đây) nhà mạng chính của Mỹ (AT&T, Sprint, T-Mobile & Verizon) còn nắm giữ nhiều thị trường di động khác nhau (CMA) và/hoặc giấy phép Khu vực kinh tế (EA) cho băng tần AWS 1700, cũng như Vùng thương mại lớn (MTA) và/hoặc giấy phép Vùng thương mại cơ bản (BTA) cho băng tần PCS 1900. Trong một số khu vực nhỏ các nhà khai thác kết hợp với công ty cổ phần lớn để tăng băng thông cho việc phát triển LTE của họ. Do số lượng lớn các giấy phép "đơn" nên không liệt kê tại đây. ==== Người dùng thứ ba sử dụng mạng LTE Mỹ và thuê băng tần ==== == Châu Á == == Châu Âu == == Châu Đại Dương == === Người dùng thứ ba sử dụng mạng LTE châu Đại Dương và thuê băng tần === == Ghi chú == == Tham khảo ==
tác phẩm văn học.txt
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của cá nhân nhà văn hoặc kết quả của nỗ lực sáng tác tập thể. == Hình thức == Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể; có thể được tạo thành bằng văn vần (và thơ) hoặc văn xuôi; và được xếp vào các thể loại nhất định (như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, ký, tùy bút) hay một thể tài văn học nhất định (như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết v.v.). == Cấu trúc == Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân vật, hình tượng, cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mỹ và hình thức nghệ thuật. == Đặc tính == Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác, là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm của đời sống hiện thực và là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận văn học. Ở phương diện chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không được coi như một vật phẩm (sản phẩm) cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu như chữ viết, tiếng nói, trang sách in có tính hiện hữu trên giá sách hay trong thư viện. Theo đó tác phẩm văn học được hiểu như một quá trình đồng sáng tạo và tiếp nhận, phản ánh sự tương tác từ tác giả văn học đến độc giả và từ độc giả tác động trở lại chính tác giả văn học. Mặc dù tác phẩm văn học vẫn là chính nó, sự biến dịch diện mạo vẫn diễn ra nhờ sự cảm thụ bởi độc giả, sự lý giải bởi những nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại, đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mỹ của tác phẩm. Quan hệ giữa tác phẩm văn học với người tiếp nhận còn được nhìn nhận ở tính chất "thỏa thuận", độc giả tuy biết tác phẩm có hư cấu, nghĩa là một hiện thực đã được tái tạo nghệ thuật, nhưng vẫn ngầm hiểu và tin rằng đó là hiện thực. Những đặc tính nói trên cho thấy tác phẩm văn học theo cách nhìn hiện đại được hiểu như một thực thể tinh thần, một tổng thể của những hàm nghĩa phức hợp, tồn tại ở dạng khả biến, là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mỹ tư tưởng đã được mã hóa (có thể coi là cái tuyệt đối) trong văn bản và những cảm thụ, lý giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau (cái tương đối). == Tham khảo == 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân biên soạn. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998. Lý luận văn học, Phương Lựu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, H. 2004. 'Tác phẩm văn học như là quá trình, Trương Đăng Dung, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004. Phương thức tồn tại của tác phẩm văn học
hệ thập lục phân.txt
Trong toán học và trong khoa học điện toán, hệ thập lục phân (hay hệ đếm cơ số 16, tiếng Anh: hexadecimal), hoặc chỉ đơn thuần gọi là thập lục, là một hệ đếm có 16 ký tự, từ 0 đến 9 và A đến F (chữ hoa và chữ thường như nhau). Hệ thống thập lục phân hiện dùng, được công ty IBM giới thiệu với thế giới điện toán vào năm 1963. Một phiên bản cũ của hệ thống này, dùng các con số từ 0 đến 9, và các con chữ A đến F, đã được sử dụng trong máy tính Bendix G-15, ra mắt năm 1956. Ví dụ, số thập phân 79, với biểu thị nhị phân là 01001111, có thể được viết thành 4F trong hệ thập lục phân (4 = 0100, F = 1111). Chú ý trong bảng sau: hex = thập lục phân dec = thập phân oct = bát phân == Từ nguyên == === Anh ngữ === Chính IBM đã lựa chọn tiền tố hexa, thay vì sexa của tiếng Latinh. Cái tên hexadecimal là một cái tên xa lạ, vì hexa nguyên có gốc từ hexi (έξι) trong tiếng Hy Lạp và có nghĩa là "sáu", còn decimal lại có gốc Latinh và có nghĩa là "mười". Có thể hexa cũng đã được lấy từ tiếng Latinh, song chữ deka của Hy Lạp lại gần với chữ decem của Latinh hơn, nên có một số ý kiến cho rằng cách đặt tên này có sự bất nhất nào đấy. Một từ cổ hơn nữa là sexidecimal nghe có vẻ Latinh nhưng không đúng (từ Latinh đúng là sedecim, có nghĩa là 16). Từ này đã được đổi vì một số người cho rằng việc dùng từ này là quá mạo hiểm, vì từ này còn có một nghĩa khác là "gốc 60". Tuy vậy, chữ sexagesimal (gốc 60) vẫn còn giữ lại được nhóm tiền tố của nó. Trong tài liệu trước đây của máy tính Bendix, từ sexadecimal cũng có được dùng đến. Ông Steven Schwartzman có ghi lại: "Vì từ hexadecimal là một từ tương đối dài, nên nhiều khi nó được viết tắt là hex". Từ hexadecimal - thập lục phân - là một từ bất thường, vì nó là từ ghép bởi tiết tố của hai thứ tiếng Latinh và Hy Lạp. Từ nguyên gốc Latinh phải là sexadecimal, song những kẻ tấn công máy tính (computer hackers), có thể bị gợi ý và dẫn dụ bằng từ này mà gọi tắt nó thành sex. Giáo sư và nhà khoa học máy tính Donald Knuth có chỉ ra rằng theo đúng nghĩa của từ thì tên của nó phải là senidenary, một từ gốc Latinh với nghĩa là "nhóm 16". Những từ binary (nhị phân), ternary (tam phân) và quaternary (tứ phân) đều được tổ hợp từ gốc Latinh cả, và theo đúng nghĩa thì từ decimal (thập phân) đáng ra phải là denary (hệ mười). Mấy năm trước đây, một hệ thống các ký tự khác của hệ thập lục phân, rõ ràng, không nhập nhèm, đã được đề cử. (Cf. Hexadecimal time) == Biểu thị số thập lục phân == Một vài con số thập lục phân hầu như hoàn toàn giống với những con số trong hệ thập phân (kể cả đối với con người và máy vi tính). Vì thế mà chúng thường được ký hiệu theo một quy tắc nhất định. Dưới dạng in ấn, ký hiệu của hệ thường được chỉ định bởi một hậu tố, chẳng hạn 5A316, 5A3SIXTEEN, hoặc 5A3HEX. Trong các ngôn ngữ lập trình cho máy vi tính - hầu như luôn luôn dùng văn bản đơn thuần (plain text), không hề có sự phân biệt về chữ viết trên, hoặc chữ viết dưới như trong in ấn - rất nhiều cách để đánh dấu số hệ thập lục phân đã xuất hiện. Những cách đánh dấu này còn được thấy trong chữ in, đặc biệt là những nội dung có liên quan đến một ngôn ngữ lập trình. Một số ký dụng thường thấy trong ngôn ngữ: Ada và VHDL gói những số thập lục phân dùng gốc của hệ, điểm chỉ bằng con số biểu đạt gốc, chẳng hạn "16#5A3#". (Chú ý: Ada chấp nhận phương thức ký dụng này cho các hệ, từ nhị phân cho đến thập lục phân, cho cả hai loại số nguyên (integer) và số thực (real)). C và những ngôn ngữ lập trình có ngữ pháp tương ứng (như C++, C#, Java và Javascript) dùng tiền tố "0x" cho các số thập lục phân, chẳng hạn "0x5A3". Số không (0) dẫn đầu được dùng để bộ thanh lọc mã (parser) có thể trực tiếp nhận biết một con số, trong khi chữ "x" đại biểu cho chữ hexadecimal (thập lục phân) - (đối chiếu với 0 đại diện cho bát phân (octal)). Chữ "x" trong tiền tố "0x" có thể được viết hoa (0X) hoặc viết thường (0x), song thường thấy được viết thường. Các shell của *nix (phần mềm dùng để thao tác các mệnh lệnh với máy tính, trong các hệ điều hành tương tự như UNIX) dùng mã escape bằng tổ hợp ký tự "\x0FF" trong các biểu thức (expression), và dùng "0xFF" đối với các hằng số (constant). Trong HTML, những ký hiệu hệ thập lục phân cũng được biểu thị với cách dùng chữ "x": &#x5a3; sẽ tương đương như &#1443; – với trình duyệt web của bạn ֣ và &#1443 theo thứ tự; (dấu trong tiếng Hebrew Hebrew accent munah). Các mã chỉ định màu sắc dùng hệ thập lục phân thường được biểu đạt với tiền tố "#", chẳng hạn "#FFFFFF" (màu trắng). Một vài ngôn ngữ assembly chỉ định thập lục phân bằng cách cho thêm chữ "h" vào đuôi (nếu con số bắt đầu bằng một chữ, đồng thời đứng sau một con số 0, chỉ định rằng nó là một con số), chẳng hạn "0A3Ch", "5A3h". Postscript chỉ định thập lục phân dùng tiền tố "16#". Common Lisp dùng tiền tố "#x" hoặc "#16r". Pascal, và các assembler khác (AT&T, Motorola), và một vài phiên bản BASIC dùng tiền tố "$", chẳng hạn "$5A3". Ngôn ngữ lập trình Smalltalk dùng tiền tố "16r". Chú ý Smalltalk còn chấp nhận biểu thức <gốc hệ số>r<dãy các con số> - gốc hệ số là một số từ 2 trở lên (ví dụ: 2r1110 bằng 10r14 hoặc 16rE), với sự hạn chế trên thực tiễn vì các ký tự và con số đều nằm trong các ký tự của bộ ASCII, 0-9 và A-Z. Một số phiên bản của Smalltalk cho phép các con số thập phân đứng sau dấu chấm "." biểu đạt số chấm động thập lục phân (floating point number) (và các gốc hệ số khác nữa). Một số phiên bản BASIC, đặc biệt là những ngôn ngữ là biến thể của nó do Microsoft tạo ra như QBasic và Visual Basic, các tiền tố để biểu đạt số thuộc hệ thập lục phân, như "&H", ví dụ: "&H5A3"; những cái khác như BBC BASIC chỉ dùng "&" (được dùng để biểu đạt hệ bát phân (octal) trong BASIC của Microsoft). Những ký hiệu như X'5A3' cũng đôi khi được thấy; PL/I dùng ký hiệu như vậy. Donald Knuth giới thiệu cách dùng các loại chữ khác nhau để biểu diễn cơ số của hệ đếm trong sách của ông The TeXbook. Trong hệ thống ký hiệu của ông, số thập lục phân được biểu đạt bằng những dòng chữ kiểu chữ đánh máy (typewriter type), ví dụ: 5A3 Vì không có một quy định thống nhất nào nên tất cả những quy ước trên đều được dùng, đôi khi, ngay cả trong cùng một bài viết. Song vì quy ước của chúng khá rõ ràng và biệt lập nên ít khi có những trắc trở xảy ra. Ký hiệu thường dùng (và thường gặp) nhất là tiền tố "0x" hoặc ký hiệu viết số 16 xuống dưới (subscript-based), đều chỉ số thập lục phân. Chẳng hạn cả hai số 0x2BAD và 2BAD16 đều cùng đại diện cho số thập phân 11181 (hoặc 1118110). Trong những thời kỳ đầu của lịch sử máy tính, sự lựa chọn những con chữ từ A đến F để thay thế cho những con số tiếp theo, chưa được chấp nhận trên toàn thế giới. Trong những năm sau 1950, một số công trình cài đặt máy tính, ưa lựa chọn cách dùng các số từ 0 đến 5, cùng với một cơ cấu mã (macron), để biểu thị giá trị từ 10 đến 15. Những người dùng máy tính Bendix thì lại dùng chữ "U" đến chữ "Z". == Ứng dụng == Hệ thập lục phân được dùng phổ biến trong lập trình HTML và CSS (tạm dịch là Chương mục định hình tuần tự). Những lập trình này dùng bộ tam kết thập lục phân (hex triplet) biểu thị màu sắc trong các trang web, bắt đầu bằng một dấu "#". Dấu này còn được dùng để biểu thị các số thập lục phân nửa. Khi biểu thị màu sắc với 24 bit, công thức #RRGGBB ("Đỏ, Vàng, Xanh") được dùng để thể hiện. Trong công thức này, "RR" (tiếng Anh là "Red Red") biểu thị phân hợp màu đỏ, "GG" ("Green Green") biểu thị phân hợp màu vàng (đáng ra phải gọi là màu xanh lá cây, song gọi là vàng để phân biệt với phân hợp tiếp theo, màu xanh lam), và "BB" ("Blue Blue") biểu thị phân hợp màu xanh (lam) của tổ hợp tam phần, đại diện cho sắc độ của một màu. Lấy ví dụ, một dáng màu đỏ với giá trị thập phân (238, 9, 63) được mã hóa sang hệ thập lục phân là #EE093F. Công thức này được sao chép từ tổ chức màu sắc trong hệ thống cửa sổ X (X Window System). Hệ thập phân còn được dùng trong kỹ thuật máy tính trên nhiều khía cạnh chung chung khác, và là một phương pháp thông thường nhất để biểu đạt giá trị của một byte, dùng dãy các ký tự (string), mà con người ai cũng có thể đọc được. Tất cả các giá trị của một byte (bao gồm 256 giá trị) đều có thể được biểu thị bằng hệ thập lục phân. Một số người cho rằng phương pháp dùng hệ ASCII 8-bit, để biểu thị giá trị, là một phương pháp khả thi, song phương pháp này không toàn diện, vì hệ ASCII còn bao gồm những ký tự không in được (còn gọi là các ký tự điều khiển (control characters)), không thích hợp cho mục đích. Trong các dòng liên kết nối URL, những chữ đặc biệt có thể được biểu thị bằng cách dùng mã thập lục phân, dẫn đầu bằng dấu phần trăm (%), chẳng hạn http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang%20Ch%C3%ADnh. Công thức quy định cách viết địa chỉ IPv6, đại diện mỗi nhóm số gồm 16 bit, bằng những số thập lục phân, hòng làm cho việc đọc, và sao chép các địa chỉ dài 128-bit được dễ dàng hơn. == Phân số == Tương tự như các hệ đếm khác, hệ thập lục phân cũng có thể dùng để biểu thị phân số (vulgar fraction), song chu kỳ thập phân tái diễn (recurring digits) thường xảy ra, do số 16 chỉ có một thừa số nguyên tố: Do cơ số 16 là bình phương của 4 (4²), phân số thập lục phân có chu kỳ lặp lại cá biệt, xảy ra nhiều lần hơn, so với những số thập phân. Chu kỳ thập phân xảy ra khi mẫu số, với thừa số thấp nhất (denominator in lowest terms), có một thừa số nguyên tố không thấy ở trong hàng cơ số. Trong trường hợp số thập lục phân, tất cả những phân số có mẫu số không phải là tích của một số mũ 2, sẽ tạo nên một chu kỳ thập phân tái diễn. == Hài hước == Hệ thập lục phân đôi khi được dùng trong các trò đùa cợt của các lập trình viên, vì một số từ có thể được tạo dựng bằng các con số thập lục phân. Một số từ này trong tiếng Anh là "dead" (chết), "beef" (thịt bò), "babe" (người yêu bé bỏng) và, với những thế tự phù hợp, từ "c0ffee" (cà phê). Trang này là một ví dụ điển hình những trò đùa cợt này. Do khả năng dễ nhận biết của những từ sắp xếp kiểu này, kiểm duyệt cài đặt (debugging setup) thường dùng chúng để ráp giá trị khởi đầu cho những tiểu tiết trong bộ nhớ, giúp các lập trình viên tìm ra những tiểu tiết chưa được ráp giá trị khởi đầu (not initialised). Một số người thêm chữ "H" vào đằng sau một con số để biểu thị con số ấy là một số thập lục phân. Quy luật này cũng đôi khi được dùng trong ngữ pháp của ngôn ngữ lập trình assembly cổ của Intel. Với đuôi "H", người ta có thể viết những từ và câu mới, chẳng hạn 1517ADEADB17CH. Một ví dụ nữa là con số ma (magic number) trong các tiệp của hệ thống phân bổ FAT Mach-O và các chương trình Java, con số đó là "CAFEBABE" (cô bé quán cà phê). Cái ngân phiếu của Knuth có giá trị là một đô la trong hệ thập lục phân (256 xu = 162), tức là $2.56. Bảng liệt kê sau đây chính là một trò đùa với hệ thập lục phân: 3x12=36 2x12=24 1x12=12 0x12=18 Ba hàng đầu tiên là tích của số 12, trong khi hàng cuối cùng "0x12" trong thập lục phân lại là 18. Giá trị 0xdeadbeef ("ox dead beef" - trâu chết [thành] thịt bò) đôi khi được gài vào bộ nhớ chưa được ráp giá trị khởi đầu (uninitialized memory). == Triển khai sang hệ nhị phân == Khi làm việc với máy vi tính, chúng ta thường phải xử lý dữ liệu nhị phân, song xử lý con số trong hệ thập lục phân lại dễ dàng hơn so với hệ nhị phân (toàn số chỉ có 0 và 1) rất nhiều. Trong khi chúng ta thông thuộc với hệ thập phân hơn các hệ cơ số khác, việc biến đổi số từ hệ nhị phân sang hệ thập lục phân lại dễ hơn là việc biến chúng sang hệ thập phân, vì mỗi một số thập lục phân tương đương với 4 bit nhị phân (410). Hãy thử cân nhắc việc biến đổi số 11112 sang hệ thập phân. Vì mỗi vị trí của một con số trong hệ nhị phân (cơ số 2) chỉ cho phép giá trị 0 hay 1 mà thôi, việc định giá trị của con số tại vị trí ấy, tính từ bên phải, là một việc tương đối dễ dàng: 00012 = 110 00102 = 210 01002 = 410 10002 = 810 Vì vậy: Đây là một con tính đơn giản, nhưng cũng đã đòi hỏi bốn tính cộng, trong khi với một chút luyện tập, 11112 có thể được chuyển thẳng sang F16 mà chỉ cần một phép tính (xem Biểu thị số thập lục phân). Khi số nhị phân là một số lớn, việc đổi chúng sang số thập phân là một việc dài dòng, tẻ nhạt. Khi đổi số nhị phân sang thập lục phân, chúng ta chỉ đơn giản chia nhóm các con số thành những nhóm 4, chuyển mỗi nhóm 4 này thành một số thập lục phân, giữ nguyên vị trí tương ứng của nhóm. Ví dụ sau đây chứng tỏ việc chuyển nhị phân sang thập phân dài dòng như thế nào: So sánh ví dụ trên với việc chuyển cùng con số sang hệ thập lục phân: Chúng ta cũng có thể đổi thẳng từ hệ thập lục phân quay trở lại nhị phân như ví dụ trên. Dùng số bát phân cũng là một cách hữu dụng để xử lý dữ liệu trong máy vi tính (nhóm 3 bit thay vì nhóm 4); song, cái lợi lớn nhất của thập lục phân so với bát phân là, để biểu thị một byte (octet), chúng ta chỉ cần đúng 2 con số thập lục phân là đủ. Điều này có nghĩa là nếu chúng ta có giá trị của một word (thường là 4 byte), việc nhận ra giá trị riêng của từng byte một là một việc khá dễ dàng; ngược lại, nếu chúng ta có giá trị của từng byte một, chúng ta cũng có thể dễ dàng ráp chúng lại thành một word. == Đổi gốc từ các hệ số khác == === Phép chia lấy số dư trong cơ số nguồn === Phương pháp đổi một số sang hệ thập lục phân được thực hiện tương tự như phương pháp được áp dụng cho các hệ cơ số khác, bằng cách sử dụng phép chia lấy số nguyên và số dư trong hệ cơ số nguồn. Trên lý thuyết, phương pháp này có thể áp dụng được với bất cứ (một cặp) hệ cơ số nào. Song nói chung theo thói quen sử dụng của con người và trong kỹ thuật máy tính, phương pháp này được áp dụng với hệ thập phân và nhị phân. (Đối với hệ nhị phân, người ta còn có những phương pháp nhanh gọn hơn nữa.) Chẳng hạn, nếu lấy d là số thập phân cần phải được đổi, thì dãy số hihi-1...h2h1 là những con số để biểu diễn số ở hệ thập lục phân tương ứng. Với cách tính dãy h như sau: 1. Hi:= d mod 16 ("mod" (modulus (tiếng Anh)): phép chia lấy dư, thực hiện phép chia số nguyên và lấy kết quả là số dư - chẳng hạn 17 mod 5 = 2 vì 17/5 = 3, dư 2.) 2. D := d − h i 16 {\displaystyle {\begin{matrix}D:={\frac {d-h_{i}}{16}}\end{matrix}}} 3. Nếu d == 0 thì kết quả là dãy số h); nếu không, quay trở lại bước 1. Phần sau đây giới thiệu chu trình của thuật toán trên, lập trình bằng ngôn ngữ JavaScript, dùng để biến bất cứ một số thập phân nào sang hệ thập lục phân, kết quả trả về là một string (dãy các ký tự). Mục đích của ví dụ là minh họa chu trình của thuật toán (có thể dựa vào đấy để áp dụng cho các công dụng xử lý khác). Để áp dụng thuật toán này với dữ liệu cụ thể, có thể dùng các toán tử trong phép toán thao tác bit. Cần lưu ý rằng cơ số "16" dùng ở trên có thể được thay thế bằng bất cứ cơ số nào (chẳng hạn hệ nhị phân (2), tam phân (3), bát phân (8) v.v..). Sau đây là thủ tục được minh họa bằng ngôn ngữ C++ để in ra một số ở hệ bất kì tương ứng với một số thập phân nhận vào. === Phép cộng và tính nhân trong hệ thập lục phân === Chúng ta có thể biến đổi bằng cách phân giải giá trị của vị trí của từng con số (hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm trong hệ thập phân chẳng hạn), rồi biến mỗi giá trị ấy sang giá trị tương ứng của hệ thập lục phân, sau đó làm phép cộng hay nhân trên con số ấy để được kết quả trong hệ thập lục phân. (khi làm tính nhân, nên có sẵn một bảng cửu chương trong hệ tương ứng (thập lục phân) để dễ đối chiếu - vì đa số chỉ biết bảng cửu chương trong hệ thập phân mà thôi). (Number system - Computer Methods in Chemical Engineering) Ví dụ: 12310 + 45610 10010 + 2010 + 310 + 40010 + 5010 + 610 ---------------------- hay 6416 + 1416 + 316 + 19016 + 3216 + 616 ---------------------- 1F416 + 4616 + 916 11 (Nhớ) ------------- 1F416 50010 + 4616 + 7010 916 910 ----- ----- 24316 57910 === Phép đổi thông qua hệ nhị phân === Vì máy vi tính nói chung dùng hệ nhị phân, nên phương pháp đổi của máy thường là thông qua hệ nhị phân trước đã, sau đó dùng sự thông nối trực tiếp giữa thập lục phân và nhị phân, mà đổi sang hệ thập lục phân. == Hệ thập lục phân trong con mắt của giới báo chí và phim ảnh == Trong bộ phim hoạt họa nhiều tập The Simpsons, tập có tựa đề Treehouse of Horror VI (Ngôi nhà kinh dị trên cây VI), nhân vật Homer lọt vào tầng không gian thứ 3, (Homer³), một dãy các số thập lục phân (46 72 69 6e 6b 20 52 75 6c 65 73 21) bồng bềnh trên không tại "vùng đất của không gian 3 chiều " (3-D land). Đối chiếu những giá trị thập lục phân này trong bản ASCII cho chúng ta các con chữ mà khi ghép lại, nó biến thành một dòng chữ tiếng Anh "Frink rules!" (ngoại trừ hai dấu ngoặc kép mà thôi) - nghĩa là "Frink trị vì!" hoặc "Frink là vua". Trong chương trình TV ReBoot, có một nhân vật với cái tên Hexadecimal (hệ thập lục phân). == Xem thêm == Số Hex Hệ thập phân Hệ nhị phân == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Intuitor Hex Headquarters - Trang đặc biệt dành cho việc khuyến cáo, đổi hệ số thập phân truyền thống sang hệ thập lục phân. Các phương pháp biến đổi đơn giản Leet Key, một phần lắp ráp phụ của Firefox hỗ trợ việc biến đổi, cùng việc đánh máy chữ, giữa ASCII và số thập lục phân. Bits of Meaning (pdf) - Giới thiệu về số học điện toán trong máy Bendix G-15 của IBM Hexadecimal basics - Căn bản về số thập lục phân Hexadecimal Numbers Guide - Hướng dẫn về số thập lục phân Hexadecimal Colors - Biểu đạt màu sắc dùng hệ thập lục phân.
xuyên mộc.txt
Xuyên Mộc là một huyện ở phía đông bắc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, thuộc Nam Bộ Việt Nam. == Địa lý == Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khoảng 642,18 km², phía đông giáp huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận; phía tây giáp huyện Châu Đức và Đất Đỏ; phía nam giáp biển Đông, phía bắc giáp huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Từ đầu năm 2003, toàn huyện có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã (Bàu Lâm, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Tân, Tân Lâm, Phước Thuận, Xuyên Mộc), 1 thị trấn (Phước Bửu). Thị trấn Phước Bửu là trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của toàn huyện. == Nhân khẩu == Dân số toàn huyện cuối năm 2002 khoảng 128 ngàn người, 130.200 người (2003), đến năm 2011 là 162.356 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,6%/năm. == Lịch sử == Dưới thời Việt Nam Cộng hòa, huyện Xuyên Mộc lúc bấy giờ là quận Xuyên Mộc thuộc tỉnh Phước Tuy. Tháng 2-1976, huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Đồng Nai, gồm 11 xã: Bàu Lâm, Bình Châu, Bông Trang, Bưng Riềng, Hòa Bình, Hòa Hiệp, Hòa Hội, Hòa Hưng, Phước Bửu, Tân Lập, Xuyên Mộc. Ngày 1-3-1980, chuyển xã Tân Lập về huyện Châu Thành quản lý rồi đến năm 1982 lại chuyển về huyện Xuân Lộc quản lý (nay là các xã Sông Ray và Lâm San thuộc huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai). Ngày 11-7-1984, chia xã Phước Bửu thành 2 xã: Phước Bửu và Phước Tân. Ngày 12-8-1991, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được tái lập từ tỉnh Đồng Nai, huyện Xuyên Mộc thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Ngày 30-10-1995, chia xã Phước Bửu thành thị trấn Phước Bửu - thị trấn huyện lị huyện Xuyên Mộc - và xã Phước Thuận. Ngày 22-10-2002, chia xã Bàu Lâm thành 2 xã: Bàu Lâm và Tân Lâm. == Văn hóa == == Kinh tế == === Nông nghiệp === Với 80,7% diện tích đất nông, lâm nghiệp trong đó diện đất tốt và trung bình chiếm 61,5% nên Xuyên Mộc có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt là cây dài ngày như: cao su, nhăn, cà phê, tiêu. Diện tích đất lâm nghiệp của Xuyên Mộc khoảng 14.757 ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích đất có rừng toàn tỉnh. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu Phước Bửu với diện ­tích 11.290 ha là khu rừng nguyên sinh có giá trị lớn mà thiên nhiên ban tặng cho Bà Rịa – Vũng Tàu. Hội tụ tại đây là những động vật, thực vật quư và hiếm của cả khu vực Đông Nam bộ. Diện tích trồng cây dài ngày và ngắn ngày của Xuyên Mộc xếp thứ hai toàn tỉnh, chỉ sau Châu Đức, trong đó tiêu khoảng 1.310 ha; cà phê 2583 ha; điều 1.815 ha; cao su 9.180 ha; nhăn 2.786 ha... Diện tích cây ngắn ngày chiếm số lượng lớn với 3.658 ha bắp; 1.010 ha rau; 2.339 ha đậu; 3.034 ha ḿ; 1.022 ha đậu phộng... Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng xây dựng những vùng chuyên canh có giá trị cao, năng suất cao đang là chủ trương chung của huyện. Kinh tế trang trại đă và đang phát triển nhiều ở Hòa Hội, Hòa Hiệp, Bàu Lâm, Phước Thuận... Chăn nuôi tại Xuyên Mộc khá phát triển dựa trên diện tích đất rừng, đất vườn rộng và trù phú. Hiện đàn trâu, bò toàn huyện là hơn 7.000 con; đàn heo khoảng 32.000 con; gia cầm 240 ngàn con... Huyện và tỉnh đang có kế hoạch phát triển mạnh đàn bò, heo, gà, kể cả bò sữa, trong mỗi hộ gia đình theo hướng chăn nuôi và trồng trọt nhỏ. Một số nông dân của huyện đă được đầu tư đi học các lớp khuyến nông ở nước ngoài để tích lũy thêm tay nghề, kinh nghiệm và vốn khoa học kỹ thuật. === Ngư nghiệp === Ngư nghiệp phát triển khá mạnh với tổng số 647 ghe thuyền đánh bắt có tổng công suất 15 ngàn CV, sản lượng khai thác hàng năm 7.000 tấn hải sản các loại. Diện tích nuôi trồng thủy sản là 550 ha. Riêng diện tích nuôi tôm ở Phước Thuận đă là 200 ha. Vùng phát triển thủy sản của Xuyên Mộc tập trung ở Bến Cát, cửa sông Ray, Phước Thuận. Cảng cá Phước Thuận sẽ được đầu tư xây dựng lại và hoàn thiện khu dân cư làng cá Bến Cát để phát triển nghề đánh bật hải sản. === Du lịch sinh thái === Với bờ biển dài khoảng 31 km, phần lớn là băi cát có độ dốc thoải từ 3 – 80 Xuyên Mộc đang là vùng đất đầy tiềm năng về du lịch sinh thái. Băi biển Hồ Tràm dài 3 km, băi biển Hồ Cốc 5 km, tiếp giáp ngay rừng nguyên sinh quốc gia, nước trong xanh, ấm áp quanh năm, đang thu hút du khách các nơi về nghỉ dưỡng, tắm biển. Bên cạnh đó, suối nước nóng Bình Châu đă nổi tiếng cả nước từ lâu với nhiệt độ cao nhất lên đến 820C và nhiều chất khoáng chữa bệnh đang được xây dựng lại thành một khu nghỉ dưỡng với quy mô lớn, tiện nghi nhưng gắn liền với thiên nhiên hoang dă. Đầu tư cho Xuyên Mộc nhằm khai thác các tiềm năng là một hướng mới của lănh đạo tỉnh từ năm 2002. == Ảnh == == Nguồn == Giới thiệu tổng quan – Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
thiên cung 1.txt
Thiên Cung 1 (tiếng Trung: 天宫一号; bính âm: Tiāngōng yīhào, Hán Việt: Thiên Cung nhất hiệu) là trạm không gian đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được mong đợi là sẽ làm cơ sở cho việc thử nghiệm phát triển các trạm không gian có kích cỡ lớn hơn. Thiên Cung 1 được phóng bởi một tên lửa đẩy Trường Chinh 2FT1, vào ngày 29 tháng 9 năm 2011. Đây là một phần trong chương trình trạm không gian Thiên Cung, còn được biết đến với tên gọi Dự án 921-2, nhằm mục đích xây dựng một trạm không gian lớn và có người ở bán thường xuyên trên quỹ đạo vào năm 2020. == Thiết kế và phát triển == Theo Cục Không gian Nhà nước Trung Quốc (国家航天局), Thiên Cung 1 là một "môđun thí nghiệm không gian" có trọng lượng 8,5 tấn (19.000 lb), có khả năng lắp ghép với tàu vũ trụ có người lái và tự hoạt động. Các tàu vũ trụ Thần Châu 8, Thần Châu 9 và Thần Châu 10 dự kiến sẽ ghép nối với Thiên Cung một trong hai năm hoạt động của trạm. Vào ngày 29 tháng 9 năm 2008, Trương Kiến Khải (张建启), Phó giám đốc của Công trình Hàng không Vũ trụ có người lái của Trung Quốc (CMSEO), tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) rằng Thiên Cung 1 có thể được đưa lên bệ phóng vào năm 2010 hoặc 2011. Tân Hoa xã sau đó nói rõ rằng trạm không gian không người này có thể được phóng vào cuối năm 2010, và tuyên bố rằng việc đổi mới các trang thiết bị tại mặt đất đã được tiến hành. Năm 2008, trang thông tin chính thức của Công trình Hàng không Vũ trụ có người lái của Trung Quốc đăng một mô tả ngắn gọn về Thiên Cung 1, cùng với Thiên Cung 2 và Thiên Cung 3, hai phòng thí nghiệm không gian này được lên kế hoạch đưa ra bệ phóng sau Thiên Cung 1. Một mô hình của trạm không gian đã được tiết lộ tại chương trình đón giao thừa tết Âm Lịch năm Kỷ Sửu của CCTV vào ngày 25 tháng 1 năm 2009. Thiên Cung 1 tuy vậy vẫn được trang bị thiết bị thể dục và hai phòng ngủ. Các bức tường bên trong của môđun được sơn hai màu, một màu biểu thị cho mặt đất và màu còn lại biểu thị cho bầu trời. Điều này sẽ giúp các phi hành gia trên các trạm không gian sau này giữ được định hướng trong môi trường không trọng lượng. Giữa năm 2011, việc sản xuất môđun Thiên Cung 1 đã hoàn tất, và sau đó môđun đã được tiến hành các thử nghiệm về cơ, điện và nhiệt. Các thử nghiệm cũng được tiếng hành trên tên lửa đẩy Trường Chinh 2F, là tên lửa sẽ đưa Thiên Cung 1 lên quỹ đạo. == Phóng lên không gian == Thiên Cung 1 ban đầu được dự kiến phóng vào tháng 8 năm 2011, và đã được vận chuyển đến Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào ngày 23 tháng 7, và đã hoàn thành một cuộc thử nghiệm khởi động vào ngày 17 tháng 8. Tuy nhiên, sau thất bại của tên lửa Trường Chinh 2C vào tháng 8 năm 2011, việc phóng trạm đã được hoàn lại. Sau một nghiên cứu vào tháng 8, việc phóng Thiên Cung 1 lên không gian đã được dời lại vào cuối tháng 9 năm 2011, một phần cũng đề gần hơn với ngày quốc khánh Trung Quốc 1 tháng 10. Thiên Cung 1 cuối cùng đã được phóng thành công vào 13:16 Giờ quốc tế (21:16 giờ TQ) vào ngày 29 tháng 9 năm, 2011. Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng về vụ phóng này cùng với nhạc nền là bài hát ái quốc Mỹ, America the Beautiful nhưng sau đó họ không đưa ra lời giải thích nào vì sao họ chọn nhạc nền này. == Ứng dụng == Cung cấp mô-đun mục tiêu cho việc thí nghiệm ghép nối trên vũ trụ; bước đầu xây dựng lên mặt bằng thí nghiệm vũ trụ vận hành trên quỹ đạo không có người trong thời gian dài và có người trong thời gian ngắn, nhằm tích lũy kinh nghiệm cho việc nghiên cứu chế tạo trạm vũ trụ; tiến hành thí nghiệm khoa học vũ trụ, thực nghiệm y học vũ trụ và thí nghiệm công nghệ vũ trụ. Các phiên bản cải tiến từ Thiên Cung 1 sẽ được sử dụng để thiết kế các tàu vũ trụ chở hàng hóa cho trạm không gian có con người trong tương lai của Trung Quốc. Trọng lượng của các tàu vũ trụ được ước tính là 13 tấn (29.000 lb), với tải trọng khoảng 6 tấn (13.000 lb). == Hiện hình == Thiên Cung 1 có thể được nhìn thấy bằng mắt thường tại các nơi có vĩ độ thấp, vì môđun có một độ nghiêng quỹ đạo là 42 độ. == Tham khảo ==
công viên hồ tây.txt
Công viên Hồ Tây thành lập ngày 19 tháng 5 năm 2000, là khu giải trí nằm trong địa phận phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội. Với tổng diện tích 8,1 ha, Công viên Hồ Tây với thiết kế độc đáo, hiện đại màu sắc rực rỡ sôi động của một tổ hợp vui chơi giải trí đa năng, Công viên đã trở thành điểm đến quen thuộc hấp dẫn của người dân Thủ đô và du khách trong cũng như ngoài nước trong hơn 10 năm trở lại đây. == Công viên nước == Công viên nước có các khu bể và các khu đường trượt đa dạng phong phú, hệ thống lọc nước tuần hoàn theo tiêu chuẩn châu Âu: Đường khổng lồ và đường ống đen Đường đa làn (6 làn) Hai đường phiêu lưu (xoáy hở) Hai đường cao tốc Hai đường xoắn "quẩy" Đỏ - Vàng Sông lười Bể tạo sóng Bể hành động Bể massage (bể sủi) Bể lặn (Bể nhảy cầu) Đường trượt nhỏ (dành cho tre em) Đường trượt lớn (dành cho tre em) Lâu đài nước Bể voi vầy Bể con trâu giá vé: Người lớn: - Ngày thường:80000 đ - Ngày lễ, thứ 7, cn: 100000 đ Trẻ em: - Ngày thường:60000 đ - Ngày lễ, thứ 7, cn: 80000 đ == Công viên Mặt Trời Mới == Công viên Mặt Trời Mới khai trương ngày 2 tháng 7, 2000 với diện tích 2.9 ha. Công viên có 19 trò chơi phần lớn dành cho trẻ em, bao gồm các trò: Rồng thép Thăng Long Đu quay Bạch Tuộc Tàu điện trên không Đu quay khổng lồ Thuyền lắc Ô tô đụng Đu quay xoắn Đu quay dây văng Đu quay Hào Hoa Phòng chiếu phim thực tế ảo Thuyền đụng Nhà bóng Mô tô tự lái Ôtô tự lái Khu vực trò chơi lâu đài gỗ Khu vực trò chơi liên hoàn == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Công viên Hồ Tây
tim cook.txt
Timothy D. "Tim" Cook (sinh ngày 1 tháng 11 năm 1960) là một doanh nhân người Mỹ và tổng giám đốc điều hành tập đoàn Apple Inc., từ tháng 8 năm 2011, sau khi Steve Jobs từ chức. Ông bắt đầu làm cho Apple từ tháng 3 năm 1998. Cook lớn lên ở Robertsdale, tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Cha của ông là một công nhân đóng tàu còn mẹ là một người nội trợ. Cook tốt nghiệp Kỹ Sư khoa học ngành Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp (Industrial Engineering/Industrial System Engineering) từ Đại học Auburn năm 1982 và thạc sĩ quản trị kinh doanh từ Trường kinh doanh Fuqua tại Đại học Duke vào năm 1988. Cook gia nhập Apple vào tháng năm 1998 như là Phó Chủ tịch cao cấp (SVP) của Sale and Operations -ông cũng từng là Phó Chủ tịch (EVP) của Sale and Operations _ và là Giám đốc điều hành (COO) cho đến khi ông được biết đến là Giám đốc điều hành của Apple vào ngày 24 tháng 8 năm 2011 (Cook đã trước đây từng là diễn xuất Giám đốc điều hành của Apple sau khi Jobs bắt đầu nghỉ phép y tế vào tháng 1 năm 2011.) vào đầu năm 2012, ông được trao bồi thường một triệu cổ phiếu Cook cũng phục vụ trong ban giám đốc của Nike và National Foundation Football Trong năm 2014, Cook đã trở thành Giám đốc điều hành đầu tiên của một công ty Fortune 500 và công khai nhận mình là người đồng tính. Sau khi nhận được một số lời khuyên từ Bill Gates, trên danh nghĩa Apple, Tim Cook tuyên bố sẽ tặng 100 triệu USD để làm từ thiện, trong đó 50 triệu USD tặng cho bệnh viện Stanford tại Hoa Kỳ, 50 triệu còn lại tặng cho một tổ chức từ thiện nhằm chống lại các bệnh như AIDS == Công việc == Tim Cook đã sinh ra ở Mobile, Alabama, Hoa Kỳ (US), và lớn lên ở gần Robertsdale, Alabama. Cha của ông, Donald, là một công nhân nhà máy đóng tàu, và mẹ của ông, Geraldine, làm việc tại một hiệu thuốc. Tim Cook tốt nghiệp Robertsdale, Alabama High School. Ông đã giành được bằng cử nhân bằng kỹ sư công nghiệp từ Đại học Auburn năm 1982, bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) từ Fuqua Trường Đại học Duke của kinh doanh năm 1988. === Trước khi làm việc tại Apple === Sau khi tốt nghiệp Đại học Auburn, Cook đã dành 12 năm trong kinh doanh máy tính cá nhân của IBM, cuối cùng phục vụ như giám đốc của North American Fulfillment. Sau đó, ông từng là Giám đốc điều hành của bộ phận đại lý bán lẻ máy tính của Intelligent Electronics, là VP cho Vật liệu doanh nghiệp Compaq tại trong sáu tháng. === Làm việc tại Apple === Cook được Jobs mời gia nhập Apple vào năm 1998. Trong một bài phát biểu tại Đại học Auburn, Cook cho biết ông quyết định tham gia Apple sau khi Jobs họp lần đầu tiên: Bất kỳ xem xét hoàn toàn hợp lý các chi phí và lợi ích xếp hàng ủng hộ Compaq, và những người biết tôi tốt nhất nên tôi ở lại Compaq... Ngày hôm đó vào đầu năm 1998 tôi đã lắng nghe trực giác của tôi, không phải là phía bên trái của bộ não của tôi hay cho rằng vấn đề, ngay cả những người biết tôi tốt nhất... không nhiều hơn năm phút phỏng vấn đầu tiên của tôi với Steve, tôi muốn ném thận trọng và logic để gió và tham gia Apple. Trực giác của tôi đã biết rằng gia nhập Apple là một lần trong một cơ hội cả đời để làm việc cho các thiên tài sáng tạo, để được vào đội ngũ điều hành có thể phục hồi lại một công ty lớn của Mỹ. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là SVP cho các hoạt động Sale and Operations. Liên quan đến vai trò, Cook được trích lời nói:. ". Bạn có loại muốn quản lý nó giống như bạn đang ở trong kinh doanh sữa Nếu nó được quá ngày tươi mát của nó, bạn có một vấn đề ". Cook đóng cửa nhà máy, nhà kho, thay thế chúng với các nhà sản xuất hợp đồng, nguyên nhân làm giảm hàng tồn kho của công ty, từ tháng đến vài ngày. Dự đoán tầm quan trọng của nó, nhóm của ông đã đầu tư vào giao dịch dài hạn như đầu tư trước trong bộ nhớ flash từ năm 2005 trở đi, đảm bảo cung cấp ổn định những gì sẽ trở thành một chìa khóa iPod nano, sau đó iPhone, iPad thành phần. Đối thủ cạnh tranh tại HP, mô tả máy tính máy tính bảng TouchPad hủy bỏ của họ, sau đó sẽ nói rằng nó đã được thực hiện từ "diễn viên-off từ chối phần iPad." hành động của Cook đã được ghi với việc giữ kiểm soát chi phí, kết hợp với thiết kế và tiếp thị hiểu biết của công ty, tạo ra lợi nhuận khổng lồ. Trong tháng 1 năm 2007, Cook được thăng đến vị trí của Giám đốc điều hành từng là Giám đốc điều hành trong năm 2009, trong khi Jobs đã được đi trên một nghỉ phép để quản lý sức khỏe của ông. Vào tháng 1 năm 2011, Hội đồng quản trị của Apple đã được phê duyệt nghỉ y tế thứ ba vắng mặt theo yêu cầu của Jobs. Trong thời gian đó, Cook chịu trách nhiệm cho hầu hết các ngày hoạt động của Apple, trong khi Jobs được thực hiện hầu hết các quyết định quan trọng. Giám đốc điều hành Sau khi Jobs từ chức CEO trở thành chủ tịch của hội đồng quản trị, Cook làm Giám đốc điều hành của Apple vào ngày 24, năm 2011. Sáu tuần sau, vào ngày 05 Tháng Mười năm 2011, Jobs đã qua đời do biến chứng từ căn bệnh tái phát của tế bào đảo thần kinh nội tiết ung thư tuyến tụy được điều trị trước đây của mình Forbes đóng góp Robin Ferracone đã viết trong tháng 9 năm 2011:. Jobs và Cook tiến hành để tạo nên một quan hệ đối tác mạnh mẽ, và giải cứu công ty khỏi vòng xoáy sụp đổ của nó, lấy nó từ 11 tỷ USD doanh thu năm 1995 xuống còn dưới 6 tỷ USD trong năm 1998... dưới sự lãnh đạo của họ, công ty đã đi từ thấp nhất của mình cho một đáng chú ý 100.000.000.000 $ ngày hôm nay. vào tháng 4 năm 2012, thời gian bao gồm Cook "100 người ảnh hưởng nhất hàng năm trong thế giới "danh sách. Ngày 29 tháng 10 năm 2012, Cook thực hiện thay đổi lớn đối với đội ngũ điều hành của công ty. Scott Forstall đã từ chức phó chủ tịch cao cấp của iOS, và trở thành một nhà tư vấn để Cook cho đến khi ông cuối cùng rời khỏi công ty vào năm 2013. John Browett, người SVP bán lẻ, đã bị sa thải sáu tháng sau khi ông bắt đầu tại Apple, khi ông nhận được 100.000 cổ phiếu trị giá 60 triệu USD nhiệm vụ của Forstall được chia giữa bốn giám đốc điều hành khác của Apple: SVP thiết kế Jonathan Ive cho rằng lãnh đạo của đội ngũ giao diện người của Apple; Craig Federighi đã trở thành người đứng đầu mới của iOS công nghệ phần mềm; dịch vụ giám đốc Eddy Cue đã trở thành trách nhiệm Maps Siri; Bob Mansfield, trước đây SVP của kỹ thuật phần cứng, trở thành người đứng đầu một tập đoàn công nghệ mới. Thay đổi giám đốc điều hành của Cook xảy ra sau khi quý thứ ba của năm tài chính (Q3), khi doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng ít hơn dự đoán. Một nhà bình luận nói rằng Forstall đã buộc phải bước xuống, như Cook "quyết định thủng vào đun sôi như chính trị nội bộ bất đồng chính kiến lên cao đến mức quan trọng ". Kể từ khi trở thành CEO, Cook tập trung vào xây dựng một nền văn hóa hài hòa có nghĩa là "làm cỏ ra những người có khó chịu nhân dân Việc dung nạp và thậm chí tổ chức chặt chẽ, như Forstall"; mặc dù, nhà báo khác nói rằng "khả năng của Apple để đổi mới đến từ sự căng thẳng và bất đồng. " Cùng với Google phó chủ tịch Vint Cerf AT & T Giám đốc điều hành Randall Stephenson, Cook đã tham dự một hội nghị thượng đỉnh kín tổ chức của Tổng thống Obama vào ngày 08 tháng 8 năm 2013 liên quan đến giám sát chính phủ và Internet trong sự trỗi dậy của vụ việc Edward Snowden NSA. Ngày 28 tháng 2 năm 2014, Cook đã gây xôn xao khi ông thách thức các cổ đông "có được ra khỏi cổ phiếu" nếu họ không chia sẻ quan điểm của công ty về phát triển bền vững biến đổi khí hậu. == Phong cách lãnh đạo == Coi trọng sự đa dạng Đa dạng không chỉ là một thuật ngữ thông dụng. Thực tế, sự đa dạng về chuyên môn giữa các nhân viên có thể làm tăng doanh thu của công ty. Ý tưởng ẩn sau triết lý này là mọi người có thể có những kinh nghiệm khác nhau và công ty có thể tận dụng lợi thế từ các kinh nghiệm quý báu của mỗi cá thể để đạt được thành công. Cook thấu hiểu điều này và coi đa dạng là một nền tảng trong triết lý quản lý của mình. Ông từng nói: “Chúng tôi muốn sự đa dạng trong suy nghĩ. Chúng tôi muốn sự đa dạng trong phong cách. Chúng tôi muốn mọi người hãy là chính họ. Và đó chính là một điều tuyệt vời ở Apple. Bạn không cần phải là một ai khác. Bạn không cần phải đeo mặt nạ khi đến văn phòng. Những điều trói buộc chúng tôi lại với nhau là những giá trị. Chúng tôi muốn làm những điều đúng đắn. Chúng tôi muốn thẳng thắn và khiêm tôn. Chúng tôi cần phải biết thú nhận sai lầm và có dũng khí để thay đổi.” Sự minh bạch là chìa khóa Với những lời chỉ trích nặng nề về tiêu chuẩn làm việc của nhân viên Apple (đặc biệt thông qua đối tác sản xuất của họ tại Foxcom), Cook đã công khai cho cả thế giới biết về cách hoạt động của Apple. Bằng cách này, ông không chỉ tạo ra thiện chí trong văn phòng mà còn đặt tiêu chuẩn cho những nhà máy khác. “Sự minh bạch của chúng tôi trong trách nhiệm với nhà cung ứng là ví dụ cho thấy giá trị của chúng tôi minh, và chúng tôi có thể tạo ra những điều khác biệt lớn hơn nữa. Chúng tôi muốn sự sáng tạo trong trách nhiệm với nhân viên cũng như trong các sản phẩm của mình”, Tim Cook phát biểu. Đọc thư của khách hàng Bạn nghĩ bạn hiểu khách hàng của bạn…nhưng thực sự có phải vậy? Thậm chí là Tim Cook, người đứng đầu một công ty giá trị nhất thế giới, vẫn dành thời gian thăm các cửa hàng của công ty và đọc thư của khách hàng. Ông cho biết: “Tôi ghé thăm các cửa hàng của chúng tôi. Bạn có thể học hỏi được nhiều điều trong một cửa hàng. Tôi nhận được rất nhiều thư điện tử, nhưng rất khác biệt khi bạn vào cửa hàng và nói chuyện trực tiếp với khách hàng. Không để bản thân tách biệt ra khỏi các vấn đề chung là rất quan trọng - có lẽ đây là điều quan trọng nhất của một CEO”. Bạn có thể chỉ làm được một vài điều tuyệt vời Hãy xem xét đến quy mô của Apple! Công ty chỉ tạo ra một vài sản phẩm. Ông chia sẻ: “Nếu bạn thực sự quan tâm đến Apple, bạn sẽ thấy chúng tôi có 4 loại Ipods. Chúng tôi có hai loại Iphone chính. Chúng tôi có hai loại Ipad và một vài máy tính Macs. Và đó là tất cả”. Vấn đề nằm ở chỗ: tập trung vào việc bạn làm tốt nhất và làm nó trong hết khả năng của bạn. Chúng tôi đã tranh luận rất nhiều về việc chúng tôi sẽ làm cái gì vì biết rằng chúng tôi chỉ có thể làm một vài thứ tuyệt vời. Cùng lúc đó, chúng tôi tiếp tục tìm tòi và khám phá một vài thứ mởi mẻ đáp ứng nhu cầu của con người trong tương lai.” Thú nhận sai lầm “Tôi nghĩ rất nhiều người, các CEO hay các nhà quản lý cấp cao, họ luôn mắc kẹt với các ý tưởng cũ, và họ từ chối hoặc không đủ dũng cảm để thừa nhận những ý tưởng đó không còn phù hợp với hiện tại. Có thể một điều tuyệt vời nhất về Steve Jobs là ông ấy có đủ dũng khí để thay đổi quyết định và suy nghĩ. Và các bạn biết đấy- đó chính là Tài Năng”, Cook cho biết == Đời tư == Cook là một người đam mê thể dục và đi bộ đường dài thích đi xe đạp, và đi đến phòng tập gym. Cook được biết đến là chủ yếu là đơn độc, ông sử dụng một trung tâm thể dục ngoài trường cho sự riêng tư và rất ít được công chúng biết về cuộc sống cá nhân của mình:. Ông giải thích trong Tháng 10 năm 2014 rằng ông đã tìm cách để đạt được một "mức độ cơ bản của sự riêng tư" Cook đã bị chẩn đoán nhầm với bệnh đa xơ cứng vào năm 1996, một sự cố ông nói khiến ông "nhìn thế giới theo một cách khác". Kể từ khi ông đã tham gia gây quỹ từ thiện như đua chu kỳ để quyên tiền cho căn bệnh này. Cook sau đó nói với một tạp chí cựu sinh viên Auburn rằng các triệu chứng của ông đến từ "lugging rất nhiều hành lý vô cùng nặng nề xung quanh". Trong khi phát biểu năm 2010 bắt đầu tại Đại học Auburn, Cook nhấn mạnh tầm quan trọng của trực giác đáng kể trong quá trình ra quyết định trong cuộc sống của mình, và giải thích thêm rằng việc chuẩn bị và công việc khó khăn cũng là cần thiết để thực hiện theo trực giác. Trong khi nó đã được báo cáo vào đầu năm 2011 rằng Cook là người đồng tính, Cook đã chọn để giữ cho cuộc sống cá nhân của mình tư nhân. Ông đã công khai ủng hộ quyền của người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) người. trong tháng 10 năm 2014, Học viện Alabama of Honor giới thiệu Cook, người đã nói về kỷ lục tiểu bang nhà của ông về quyền đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính và chuyển đổi giới tính. The Academy of Honor được vinh dự cao nhất Alabama cho công dân của mình. Ngày 29 tháng 10 năm 2014, Cook bước ra là người đồng tính trong một bài xã luận cho Bloomberg Businessweek, trong đó nêu: "Tôi tự hào là người đồng tính, và tôi coi là đồng tính trong những quà tặng vĩ đại nhất Thiên Chúa đã ban cho tôi." Cook cũng giải thích rằng ông đã được mở về tình dục của mình "trong nhiều năm" và, trong khi nhiều người ở Apple đã nhận thức được khuynh hướng tình dục của mình, ông đã tìm cách tập trung vào các sản phẩm và khách hàng của Apple chứ không phải là cuộc sống cá nhân của mình. Ông kết thúc bài viết bằng cách nói rằng "Chúng tôi mở con đường ngập nắng về phía công lý với nhau, từng viên gạch. Đây là gạch của tôi." Do đó, Tim Cook cũng trở thành Giám đốc điều hành đồng tính công khai đầu tiên trong danh sách Fortune 500. == Tham khảo ==
liên đoàn bóng đá bang acre.txt
Liên đoàn bóng đá bang Acre (tiếng Bồ Đào Nha: Federação de Futebol do Estado do Acre), được thành lập vào ngày 21 tháng 1 năm 1947 với tên gọi Liên đoàn Thể thao Acre (tiếng Bồ Đào Nha: Federação Acreana de Desportos), là cơ quan đại diện cho các câu lạc bộ Acre tại Liên đoàn bóng đá Brasil (CBF) và quản lý tất cả các giải đấu bóng đá chính thức tại bang Acre bao gồm Campeonato Acriano và các giải hạng dưới. == Thành viên sáng lập == === FAD === América Futebol Clube;Fortaleza;Independência Futebol Clube;Rio Branco; === FFAC === Andirá Esporte Clube;Associação Desportiva Vasco da Gama;Atlético Acreano;Atlético Clube Juventus;Rio Branco;São Francisco Futebol Clube; == Chú thích ==
khải hoàn môn.txt
Khải hoàn môn là một kiểu công trình kiến trúc tưởng niệm có dạng cổng, thường được xây dựng trên đường phố hay quảng trường. Hình dáng đơn giản nhất của khải hoàn môn gồm hai trụ lớn đỡ lấy một vò Khải Hoàn Môn CONSTANTINE ở Roma
đài bắc.txt
Đài Bắc (phồn thể: 臺北市; bính âm: Táiběi Shì, Hán Việt: Đài Bắc thị; đọc theo IPA: tʰǎipèi trong tiếng Phổ thông) là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc (THDQ, thường gọi là "Đài Loan") và là thành phố trung tâm của một vùng đô thị lớn nhất tại Đài Loan. Đài Bắc nằm ở đầu phía bắc của đảo chính và nằm bên sông Đạm Thủy, cách thành phố cảng Thái Bình Dương Cơ Long 25 km về phía đông bắc. Một thành phố ven biển khác, mà nay trở thành một quận của Tân Bắc là Đạm Thủy, nơi này cách Đài Bắc 20 km về phía tây bắc và nằm ở cửa con sông cùng tên thuộc eo biển Đài Loan. Đài Bắc nằm trên hai thung lũng tương đối hẹp tạo bởi sông Cơ Long (基隆河) và sông Tân Điếm (新店溪), hai sông hợp lưu tạo thành sông Đạm Thủy và chảy dọc theo ranh giới phía tây của thành phố. Dân số Đài Bắc ước tính là 2.618.772 người. Đài Bắc, Tân Bắc, và Cơ Long tạo thành vùng đô thị Đài Bắc với dân số lên tới 6.900.273 người. Tuy nhiên, ba đơn vị này được quản lý bởi ba chính quyền địa phương khác nhau. "Đài Bắc" thỉnh thoảng được dùng để đề cập tới toàn bộ vùng đô thị, còn "thành phố Đài Bắc" sẽ chỉ dùng để đề cập tới thành phố. Thành phố Đài Bắc được Tân Bắc bao quanh tất cả các phía. Đài Bắc là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Đài Loan. Đại học Quốc lập Đài Loan nằm tại Đài Bắc, cũng như Bảo tàng Cố cung Quốc lập, vốn là nơi có một trong những bộ sưu tập cổ vật và thư họa Trung Hoa lớn nhất trên thế giới. Đài Bắc được coi là một thành phố toàn cầu, và là một phần của một vùng kỹ nghệ chính. Tàu hỏa, tàu cao tốc, quốc lộ, sân bay và các tuyến xe khách kết nối Đài Bắc với tất cả các nơi khác trên toàn Đài Loan. Nhu cầu hàng không của thành phố được đáp ứng bới hai sân bay - Sân bay Tùng Sơn và Sân bay Đào Viên. Đài Bắc được thành lập vào đầu thế kỷ 18 và trở thành một trung tâm quan trọng cho giao thương với hải ngoại vào thế kỷ 19. Nhà Thanh tại Trung Quốc đã quyết định để cho Đài Bắc trở thành tỉnh lị Đài Loan vào năm 1886. Khi Nhật Bản giành được Đài Loan vào năm 1895 sau Chiến tranh Thanh-Nhật, họ vẫn để Đài Bắc làm thủ phủ của cả hòn đảo, và cũng thúc đẩy một kế hoạch đô thị hóa trên phạm vi rộng tại Đài Bắc. Trung Hoa Dân Quốc nắm quyền kiểm soát đảo Đài Loan vào năm 1945 sau khi Nhật Bản đầu hàng. Sau khi mất Trung Quốc đại lục vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc trong nội chiến, những người đứng đầu Quốc Dân đảng đã di dời Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc tới Đài Loan và tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc vào tháng 12 năm 1949. == La tinh hóa == Ngoài tiếng Trung và các ngôn ngữ thuộc ảnh hưởng của Văn hóa Trung Quốc thì tên gọi Đài Bắc được viết trong các ngôn ngữ là "Taipei" theo phương pháp la tinh hóa của Wade-Giles T'ai-pei. Theo hệ thống Bính âm Hán ngữ chính thức, được sử dụng để la tinh hóa tất cả các biển báo giao thông tại Đài Bắc, và hệ thống Bính âm thông dụng chính thức trước đây, tên của thành phố được latinh hóa thành Táiběi. Tuy nhiên, xét theo tính quen thuộc của cách viết "Taipei" đã có từ trước nên chính quyền Đài Loan đã giữ lại tên gọi này như là một trường hợp ngoại lệ. == Địa lý == Thành phố Đài Bắc nằm trên một khu vực được gọi là Bồn địa Đài Bắc ở bắc Đài Loan. Thành phố giáp với sông Tân Điếm ở phía nam và sông Đạm Thủy ở phía tây. Địa hình nói chung thấp tại các khu vực trung tâm ở phía tây và dốc dần lên các vùng phía nam, đông và đặc biệt là phía bắc, đỉnh cao nhất có cao độ 1.120 mét (3.675 ft) tại Thất Tinh Sơn (七星山), ngọn núi lửa đã tắt cao nhất tại Đài Loan nằm ở Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn. Quận miền bắc Sỹ Lâm và Bắc Đầu mở rộng về phía bắc của sông Cơ Long và có ranh giới là Công viên Quốc gia. Thành phố Đài Bắc có diện tích đứng thứ 16 trong số 25 huyện và thành phố tại Đài Loan. Hai đỉnh, Thất Tinh Sơn và Núi Đại Đồn, nổi lên ở phía đông bắc của thành phố. Thất Tinh Sơn nằm trên Nhóm núi lửa Đại Đồn vốn là đỉnh núi cao nhất của bồn địa Đài Bắc, đỉnh chính trong nhóm có cao độ 1.120 mét (3.670 ft). Đỉnh chính của núi Đại Đồn cao 1.092 mét (3.583 ft). Chúng nguyên là các núi lửa và tạo thành phần phía tây của Công viên Quốc gia Dương Minh Sơn, trải dài từ núi Đại Đồn ở phía bắc tới núi Thái Công Khanh (菜公坑山). Nằm trên một nơi giống như cái võng của hai ngọn núi, khu vực cũng bao gồm vũng lầy Đại Đồn. === Khí hậu === == Lịch sử == === Ban đầu === Khu vực mà nay là bồn địa Đài Bắc trước thế kỷ 18 từng là nơi cư trú của các bộ tộc người Ketagalan. Người Hán chủ yếu đến từ Phúc Kiến bắt đầu định cư tại bồn địa Đài Bắc vào năm 1709. Vào cuối thế kỷ 19, khu vực Đài Bắc là nơi định cư chủ yếu của người Hán ở miền bắc Đài Loan và trở thành một thương cảng giao thương với hải ngoại. Đạm Thủy, nơi mà nay cách Đài Bắc khoảng 20 km về phía tây bắc đã được hưởng lợi nhiều từ việc bùng nổ thương mại quốc tế, đặc biệt là xuất khẩu chè. Năm 1875, phần phía bắc của Đài Loan được tách ra khỏi phủ Đài Loan (tiếng Trung: 臺灣府) và hợp nhất thành phủ Đài Bắc mới của chính quyền nhà Thanh. Được thành lập bên cạnh các thị trấn hưng thịnh là Vạn Hoa, Đại Long Động, và Đại Đạo Trình, phủ lị mới được gọi là Thành Nội (tiếng Trung: 城內), và tri phủ được xây dựng nên. Từ năm 1875 (dưới triều nhà Thanh) cho đến khi người Nhật kiểm soát vào năm 1895, Đài Bắc là một phần của huyện Đạm Thủy của phủ Đài Bắc và là phủ lị. Năm 1886, khi Đài Loan được tuyên bố là một tỉnh, thành Đài Bắc trở thành tỉnh lị. Đài Bắc duy trì vị thế là tỉnh lị tạm thời trước khi được chính thức hóa vào năm 1894. Tất cả dấu tích còn lại từ thành phố từ thời nhà Thanh là Bắc Môn. Tây Môn và tòa thành đã bị người Nhật phá hủy trong khi Nam Môn, Tiểu Nam Môn và Đông Môn đã bị thay đổi rất nhiều trong thời kỳ Quốc Dân đảng và mất đi nhiều đặc điểm ban đầu. === Nhật Bản cai trị === Sau khi thất bại trong chiến tranh Thanh-Nhật, Trung Quốc đã nhượng Đài Loan cho Đế quốc Nhật Bản vào năm 1895 như một phần của Hiệp ước Shimonoseki. Sau khi Nhật Bản nắm quyền kiểm soát, Đài Bắc được gọi là Taihoku (Đài Bắc châu) trong tiếng Nhật, và thành phố vẫn duy trì là thủ phủ và nổi bật như một trung tâm chính trị của Chính quyền Thực dân Nhật Bản. Trong thời kỳ này, thành phố được xây dựng với các đặc điểm của một trung tâm hành chính, bao gồm nhiều tòa nhà công và các nhà cửa theo phong cách Nhật Bản. Nhiều kiến trúc của Đài Bắc ngày nay được xây dựng từ thời Đài Loan dưới sự cai trị của Nhật Bản, như phủ Tổng thống vốn là Văn phòng Tổng đốc Đài Loan. Trong thời kỳ Nhật Bản cai trị, Taihoku được hợp nhất vào năm 1920 như là một phần của huyện Taihoku (台北縣, Đài Bắc huyện). Bao gồm Vạn Hoa, Đại Long Đông, và Thành Nội cùng một số khu định cư khác. Làng phía đông Matsuyama (松山區) được sáp nhập vào thành phố Taihoku năm 1938. Cùng với thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thái Bình Dương và sau đó là đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, Quốc Dân đảng đã thu hồi chủ quyền Đài Loan. Sau đó, một văn phòng lâm thời của Thống đốc tỉnh Đài Loan đã được lập tại Đài Bắc. === Thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc === Ngày 7 tháng 12 năm 1949, chính quyền Quốc Dân Đảng dưới sự chỉ đạo của Tưởng Giới Thạch, đã tuyên bố Đài Bắc là thủ đô lâm thời của Trung Hoa Dân Quốc sau khi chính thể này phải rời bỏ Trung Quốc đại lục trong Nội chiến Trung Quốc, và thủ đô chính thức vẫn được tuyên bố là Nam Kinh. Đài Bắc được mở rộng trên thực tế trong các thập kỷ sau năm 1949, và được Hành chính viện chính thức thông qua vào ngày 30 tháng 12 năm 1966, Đài Bắc được tuyên bố là một thành phố trực thuộc trung ương đặc biệt từ ngày 1 tháng 7 năm 1967 và có vị trí hành chính ngang với tỉnh. Trong các năm sau, thành phố Đài Bắc tiếp tục mở rộng với việc sáp nhập Sỹ Lâm, Bắc Đầu, Nội Hồ, Nam Cảng, Cảnh Mỹ, và Mộc Sách. Vào lúc này, tổng diện tích thành phố đã tăng lên gấp bốn lần và dân số tăng lên 1,56 triệu người. Dân số thành phố đạt tới một triệu vào đầu thập kỷ 1960, và tăng nhanh chóng sau năm 1967, vượt qua mốc 2 triệu vào giữa thập kỷ 1970. Mặc dù vậy dân số tại thành phố đần dần tăng chậm lại sau đó — dân số thành phố tương đối ổn định từ giữa thập kỷ 1990 và Đài Bắc vẫn duy trì là một trong những vùng đô thị đông dân nhất thế giới, và dân số tiếp tục tăng tại các khu vực xung quanh thành phố, đặc biệt là dọc theo hành lang giữa Đài Bắc và Cơ Long. Năm 1990, 16 quận của thành phố Đài Bắc được tổ chức lại thành 12 quận như ngày nay. == Kinh tế == Là thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, Đài Bắc là trung tâm trong sự phát triển kinh tế nhanh chóng của quốc đảo và đã trở thành một trong các thành phố toàn cầu về chế tạo các mặt hàng công nghệ cao cũng như các bộ phận thành phần của chũng. Là một phần của điều được gọi là kì tích Đài Loan, thành phố đã có mức tăng trưởng đáng kể theo sau đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thập niên 1960. Đài Loan nay là một nền kinh tế chủ nợ, giữ vị thế là một trong các nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới với trên 352 tỷ đô la Mỹ vào tháng 2 năm 2010. Bất chấp Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm, người lao động hầu như đều có đủ việc làm và lạm phát thấp. Tính đến năm 2007, GDP danh nghĩa của phần lõi thành phố Đài Bắc là khoảng gần 160 tỷ đô la Mỹ, trong khi vùng đô thị Đài Bắc có GDP (danh nghĩa) là khoảng 260 tỷ đô la Mỹ, như vậy sẽ đứng thứ 13 về GDP trong số các thành phố trên thế giới. GDP trên người của Đài Bắc là 48.400 đô la Mỹ, và đứng thứ hai châu Á sau Tokyo, với 65.453 đô la Mỹ. Nếu tính cả ngoại ô, các thành phố lân cận, và các hương trấn, GDP trên đầu người sẽ là 25.000 đô la Mỹ. Đài Bắc và các vùng lân cận từ lâu đã là vùng công nghiệp quan trọng nhất của Đài Loan, bao gồm các ngành công nghiệp thuộc khu vực hai và khu vực ba. Hầu hết các nhà máy quan trọng về sản xuất dệt may của đất nước đều nằm tại đây; các ngành công nghiệp khác bao gồm chế tạo các sản phẩm và linh kiện điện tử, máy móc và thiết bị điện, vật liệu in, thiết bị chính xác, các loại thực phẩm và đồ uống, như các công ty Shihlin Electric, CipherLab và Insyde Software. Đóng tàu, bao gồm du thuyền, được thực hiện tại cảng Cơ Long ở phía đông bắc thành phố. Dịch vụ, bao gồm những lĩnh vực liên quan đến thương mại, giao thông, và ngân hàng, đã ngày cảng trở nên quan trọng. Du lịch tuy còn là một thành phần nhỏ song đã đóng góp đáng kể vào nền kinh tế địa phương với tổng số du khách quốc tế đạt gần 3 triệu lượt trong năm 2008. Đài Bắc có các điểm du lịch tham quan hàng đầu và đóng góp một phần đáng kể vào ngành du lịch doanh thu 6,8 tỷ đô la Mỹ của ngành du lịch tại Đài Loan. Các thương hiệu quốc gia như ASUS, Chunghwa Telecom, Mandarin Airlines, Tatung, và Uni Air, D-Link đặt trụ sở chính tại Đài Bắc. == Nhân khẩu == Thành phố Đài Bắc là nơi sinh sống của 2,6 triệu người, trong khi Vùng đô thị Đài Bắc có dân số khoảng 6,8 triệu người. Dân số tại phần lõi của thành phố đã suy giảm tỏng những năm gần đây trong khi dân số tại Tân Bắc bao quanh lại tăng lên. Do địa hình cũng như có sự phát triển khác nhau giữa các khu vực, dân cư Đài Bắc phân bố không đều. Các quận Đại An, Tùng Sơn, và Đại Đồng có mật độ dân cư cao nhất. Năm 2008, tỉ suất sinh thô là 7,88% trong khi tỷ lệ tử vong đứng ở mức 5,94%. Dân số suy giảm và lão hóa nhanh chóng là vấn đề quan trọng của thành phố. Cuối năm 2009, một trong mười cư dân của Đài Bắc trên 65 tuổi. Các cư dân được hưởng một nền giáo dục đại học hoặc cao hơn chiếm 43,48%, và tỷ lệ biết chữ đạt 99,18%. Giống như phần còn lại của Đài Loan, Đài Bắc có bốn nhóm dân cư chính: người Phúc Kiến, người Đại lục, người Khách Gia, và dân nguyên trú (thổ dân). Mặc dù người Phúc Kiến và người Đại lục chiếm phần lớn cư dân của thành phố, trong các thập niên gần đây đã có nhiều người Khách Gia chuyển cư đến Đài Bắc. Số dân nguyên trú tại thành phố là 12.862 người (<0,5%), tập trung chủ yếu ở các quận ngoại thành. Có 52.426 người nước ngoài (chủ yếu đến từ Indonesia, Việt Nam, và Philippines) tại Đài Bắc vào cuối năm 2008. == Các đơn vị hành chính == Thành phố Đài Bắc được chia thành 12 khu (Đài Loan) (區). Mỗi khu lại được chia tiếp thành các lý (里), và rồi lại được chia tiếp thành các lân (鄰). == Các thành phố kết nghĩa và các quan hệ khu vực == == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tọa độ: 25.0419° 121.5028° Bản đồ từ from Multimap hoặc GlobalGuide hoặc Google Maps Hình ảnh từ trên không trung lấy từ TerraServer Hình ảnh chụp từ vệ tinh lấy từ WikiMapia Website chính thức của chính quyền Đài Bắc Mạng Du lịch Đài Bắc hành chính điêẹ tử Đài Bắc Khám phá Đài Bắc Ti Y tế Đài Bắc Ti Cảnh sát Danh sách các thành phố kết nghĩa Hội đồng thành phố Đài Bắc
nigel barker.txt
Nigel Barker, sinh ngày 27 tháng 04, 1972 tại London, Anh Quốc), là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng mang hai dòng máu Anh - Ấn. Nigel còn nổi tiếng trong loạt chương trình truyền hình đào tạo người mẫu hàng đầu America's Next Top Model, với vai trò là giám khảo chính và nhiếp ảnh gia khách mời. == Lý lịch bản thân == === Thuở nhỏ === Sinh ra tại London, Nigel Barker lớn lên trong một gia đình có 5 anh em. Nigel từng học trường nội trú Bryanston, nhận tấm bằng tốt nghiệp A-levels môn Sinh học, hoá học và vật lý. === Nghề nghiệp === Sau khi học xong, Nigel dự định học tiếp ngành dược, nhưng mẹ của anh, cựu hoa hậu Ấn Độ đã dẫn dắt con trai mình vào con đường người mẫu. Nigel tham gia chương trình truyền hình thực tế tìm người mẫu The Clothes Show, và vào tới tập chung kết cuộc thi. Sau đó Nigel Barker được mời làm người mẫu ở London, Milan, Paris và New York. Sự nghiệp người mẫu đã khởi đầu niềm đam mê nghệ thuật của anh, năm 1996, 'Nigel trở thành nhiếp ảnh gia. Anh từng mở studio riêng, StudioNB, và đang làm chủ một cửa hàng thời trang ở Meatpacking District, Manhattan. Anh tham gia cộng tác với tạp chí GQ, Interview, Paper, Lucky và People. StudioNB thì phục vụ cho thương hiệu Beefeater Gin, thời trang của Sean John, Pierre Cardin, Nicole Miller, Ted Baker, Lands' End và đồ lót Frederick's of Hollywood. Hiện tại, Nigel Barker là giám khảo trong chương trình truyền hình thực tế của Tyra Banks, America's Next Top Model; đồng thời, là giám khảo chính thức của Hoa hậu Quý bà Mỹ năm 2007, là nhà sản xuất chương trình The Shot của kênh VH1. === Đời tư === Nigel Barker kết hôn với Cristen Chin Barker, có một đứa con trai tên Jack. 21 tháng 06, 2008, gia đình này tuyên bố họ sắp sinh đứa con thứ hai, một bé gái. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Lý lịch Nigel Barker ở Internet Movie Database Nigel Barker tại trang TV.com
bánh xèo.txt
Bánh xèo là một loại bánh phổ biến ởViệt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc có bột bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá đỗ; kimchi,khoai tây, hẹ,thủy sản (bánh xèo Hàn Quốc);tôm, thịt,cải thảo (Nhật Bản) được rán màu vàng, đúc thành hình tròn hoặc gấp lại thành hình bán nguyệt. Tuỳ theo từng địa phương tại Việt Nam mà bánh được thưởng thức với nét đặc trưng riêng. Thường có 2 phong cách: đổ bánh xèo giòn và bánh xèo dai. == Việt Nam == Tại Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, lạc. Tại miền Nam Việt Nam, bánh có cho thêm trứng và người ta ăn bánh xèo chấm nước mắm chua ngọt. Tại miền Bắc Việt Nam, nhân bánh xèo ngoài các thành phần như các nơi khác còn thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, rau diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non... Ở Cần Thơ có thêm lá chiết, ở Đồng Tháp thêm lá bằng lăng, ở Vĩnh Long có thêm lá xoài non, ở Bạc Liêu có thêm lá cách. Cầu kỳ nhất là ở các vùng miền Trung Việt Nam, ngoài rau sống, còn thêm quả vả chát, khế chua.. Bởi vậy, dân sành ăn cứ thấy ngờ ngợ như món này thực sự được bắt nguồn từ Huế. Bánh xèo Phan Thiết khác với bánh xèo ở những nơi khác là bánh nhỏ chỉ bằng cái lòng chén và không cuốn với rau xà lách mà thả vào tô nước mắm chín (nước mắm đã được giã với tỏi và ớt). Trên đường Tuyên Quang có nhiều quán bánh xèo rất ngon nên còn có tên là "phố bánh xèo". Hoa sen tuy ở giữa chốn bình dị nhưng vẫn thể hiện sự thanh khiết, cao quý. Từ ý nghĩa đó, "bánh xèo hoa sen" tại Sài Gòn là một món ăn mới mà nghệ nhân Mười Xiềm đã chăm chút sáng tạo. Kết hợp nguyên liệu truyền thống cùng hạt sen, ngó sen, củ sen càng làm cho chiếc bánh xèo đậm đà tình quê. Bên cạnh đó, bánh xèo A Phủ, bánh xèo Đinh Công Tráng vẫn giữ được hương vị và phong cách riêng trên hai mươi năm qua. == Hàn Quốc == Bu-Ju-Cheon (Bánh xèo hẹ) là món ăn nhẹ, ăn khuya hoặc dùng khi nhậu. Ăn bánh xèo BuChuCheon thì không uống với rượu Soju mà dùng rượu gạo Makgeolli. Trong nhà hàng, khi đặt rượu gạo Makgeolli người ta sẽ bưng ra một cái ấm nhỏ nhìn như ấm trà và vài cái chén. Rượu gạo Makgeolli phải được uống bằng chén. Hoặc họ bưng ra một cái tô bằng gỗ hoặc bằng sành to đựng rượu Makgeolli, có cái vá. Thực khách sẽ tự dùng vá múc ra chén. Rượu gạo Makgeolli có vị thơm, ngọt ngọt, màu trắng đục như màu của sữa. Có thể so sánh mùi vị Makgeolli như vị của cơm rượu nhưng cơm rượu thì đồng độ rượu cao hơn, vị ngọt hơn. == Nhật Bản == Onkonomiyaki là một loại bánh xèo áp chảo gồm nhiều loại nguyên liệu. Tên của bánh được ghép từ okonomi nghĩa là "thứ bạn thích/muốn", và yaki nghĩa là nấu nướng (ví dụ như "yaki" trong tên các món yakitori- gà nướng và yakisoba- mì nấu). Okonomiyaki được xem là món ăn đặc trưng của vùng Kansai hoặc Hiroshima, nhưng món này có mặt khắp nơi trên đất Nhật. Nguyên liệu làm đế bánh và làm nhân thay đổi tùy từng vùng. Okonomiyaki của Tokyo nhỏ hơn ở Hiroshima và Kansai. == Cách làm == === Việt Nam === Bột gạo,nước cốt dừa, nghệ tươi,gạo lúa thơm (gạo nàng Nhen-một loại gạo có tiếng của nông dân Campuchia) ngâm nước cho nở. Xong cho nghệ tươi (bánh sẽ ngon hơn so với dùng nghệ khô) hoặc nghệ bột (nếu là bột nghệ thì xay gạo xong hãy cho vào trộn chung với hỗn hợp gạo xay nhuyễn) vào, xay nhuyễn hỗn hợp bột gạo ngâm nở với nghệ tươi cắt nhỏ (có nơi dùng cối đá để xay). Kế tiếp cho nước cốt dừa khô (dừa khô nạo nhuyễn cho nước ấm vào bóp sơ rồi vắt nước) vào hỗn hợp với bột đã xay xong, để khoảng 30 phút. Trước khi đổ bánh cho hành lá cắt nhỏ (khoảng 5 mm) vào hỗn hợp bột, trộn đều. Phần nhân bánh gồm thịt ba rọi (thịt ba chỉ), khi luộc cho chút muối vào nồi, thái mỏng tôm (có thể thay thế bằng tép đồng) rồi xào sơ và cho chút muối với bột ngọt, đậu xanh đãi vỏ luộc chín (hoặc đậu xanh cà bỏ vỏ nấu vừa chín tới), giá, đậu xanh (có nơi dùng củ hũ dừa, là phần lõi non trên đầu của cây dừa, xắt nhuyễn). Dùng chảo to để chiên bánh, trước khi đổ bột vào dùng một ít mỡ heo thoa đều cả chảo, rồi dùng giá múc một muỗng bột đổ vào chảo (trước khi cho bột vào hãy vặn lửa nhỏ, rồi sau khi cho bột vào mới vặn lửa to), sau đó dùng bắc nồi nghiêng chảo sao cho bột tráng đều chảo thành một hình tròn (lớp bột càng mỏng bánh càng giòn), đậy nắp lại đến khi bột hơi chín thì cho nhân vào phần giữa, đậy nắp lần nữa và chờ vài giây là bánh đã chín giòn. Nước mắm để chấm với bánh xèo phải dùng nước mắm ngon pha với nước, nước cốt chanh (để ngon không nên dùng giấm), đường cát, một ít bột ngọt, cà rốt thái nhuyễn, ít ớt bằm nếu ăn cay. === Nhật Bản === Thịt, tôm rửa sạch. Tôm bóc vỏ xắt hạt lựu cùng với thịt. Ướp ½ muỗng bột nêm và xíu tiêu. Bắp cải rửa sạch, xắt mỏng. Xắt nhỏ gừng đỏ và hành lá. Trộn chung bột, nước và trứng vào thố, sau đó cho tôm, thịt, bắp cải, gừng và hành lá vào, trộn đều. Vì trong bịch bột đã có gia vị nên không cần nêm thêm gia vị nữa. Bắc chảo không dính lên bếp, tráng 1 ít dầu ăn vào chảo. Đổ bột vào chảo, sau 5 phút bánh vàng 1 mặt thì lật mặt bên kia xuống chiên thêm 3 phút nữa. Chiên tuần tự cho hết lượng bột đã trộn. === Hàn Quốc === Pha 1 chén rưỡi nước lạnh vào bột. Khuấy đều rồi cho tất cả nguyên vật liệu trên vào. Hỗn hợp bột sẽ lỏng hơn bột bánh xèo của Việt Nam một chút. Không cần nêm nếm gì thêm. Cắt nhỏ các loại hải sản rồi chần sơ với nước sôi pha chút rượu trắng, vớt ra để ráo nước. Giữ lại một bát con nước luộc, để nguội. Hành lá và hẹ cắt khúc dài khoảng 5 cm. Trộn bột mì với đường, tỏi, giấm, muối. Sau đó đổ nước luộc hải sản vào, trộn đều.Thả hành, hẹ cắt khúc vào hỗn hợp bột, trộn đều. Đánh tan trứng, để riêng. Đổ 1/3 lượng trứng lên trên phần nhân hải sản. Bắc chảo, cho dầu ăn chiên vàng một mặt trước rồi trở sang mặt kia. Mặt kia của bánh vì có lá hẹ nổi lên nên lá hẹ mau bị khét. Nên canh lửa vừa. == Cách ăn == === Việt Nam === Bánh xèo ăn bằng cách cuốn với rau bẹ rộng, thêm rau sống và chấm với nước chấm tùy vùng miền. === Nhật Bản === Bánh chín, cho ra đĩa, tưới sốt okonomiyaki và sốt mayonnaise lên, cuối cùng cho cá ngừ bào vào là có thể dùng được. === Hàn Quốc === Bánh xèo hẹ ăn chung với Kimchi, chấm nước tương. Pha 2 muỗng canh nước tương, nửa muỗng cafê giấm, nửa muỗng cafê đường, ít bột ớt, ít củ hành tây, ớt sừng và hành lá xắt nhuyễn. == Bánh khoái == Bánh khoái là một loại bánh xèo, có bột gạo bên ngoài, bên trong có nhân là tôm, chả, giá đỗ, được nặn hình bán nguyệt. Bánh khoái đổ bằng bột gạo xay đánh sệt với nước và lòng đỏ trứng, sau đó thêm tiêu, hành, mắm, muối, tôm, thịt bò (hoặc chim) nướng thái lát, mỡ thái lát nhỏ, giá sống. Tên gọi "bánh khoái" được nhiều người lý giải theo các cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng nguyên gốc ban đầu là "bánh khói". Để làm bánh khoái, người ta tráng lớp dầu rất mỏng lên chảo và đun nóng sau đó thì đổ bột vào và tráng đều. Tại thời điểm này có luồng khói bốc lên từ bánh. Người Huế phát âm từ khói tựa như khoái. Bánh khoái chỉ có ở Huế và rất khó làm vì bánh mà chả có luồng khói thì chẳng qua cũng là bánh xèo. Bí quyết đề có luồng khói là lớp dầu mỏng chỉ đủ làm 1 cái bánh cho một lần chêm dầu.</ref>. Tại Huế nổi tiếng với món bánh khoái Thượng Tứ, vùng đất phía Đông Nam kinh thành Huế. Thực tế theo truyền thống Bánh xèo được làm từ bột gạo, được pha trộn với gia vị vừa phải, và có nhân là thịt heo hoặc tôm và được dùng với nước chấm là mắm với một ít chanh làm tăng theo them khẩu vị, để không bị ngán ta dùng thêm lá cải hoặc lá lốt rồi thưởng thức nhớ mải không quên. đó chính là bánh xèo truyền thống... == Liên kết ngoài == Bánh xèo Hội An Bánh xèo nhân nấm mối - món ngon ngày đầu đông Bánh xèo (tiếng Anh)
glottolog.txt
Glottolog là một cơ sở dữ liệu thư mục của các ngôn ngữ, đặt tại Viện Max Planck về Nhân chủng học tiến hóa ở Leipzig, Đức. Nó còn ít được biết đến trên thế giới. Glottolog có hai thành phần: Danh mục Languoid là danh mục các ngôn ngữ trên thế giới và hệ ngôn ngữ; Langdoc là các tài liệu tham khảo. Nó khác với Ethnologue vốn là đã nổi tiếng, bằng nhiều phương cách tích cực hơn: nó chỉ cố gắng để chấp nhận ngôn ngữ mà các biên tập viên đã có thể khẳng định cả hai tồn tại và là khác biệt (giống chưa được xác nhận, nhưng được thừa kế từ một nguồn khác, được gắn thẻ như "giả" hay "unattested"). Nó chỉ cố gắng để phân loại ngôn ngữ vào các gia đình đã được chứng minh là có hiệu lực; thông tin thư mục được cung cấp rộng rãi, đặc biệt là cho các ngôn ngữ ít được biết đến; và, đến một mức độ hạn chế, tên gọi khác được liệt kê theo các nguồn mà sử dụng chúng. Trong một số trường hợp, tên ngôn ngữ được sử dụng trong các mục trong thư mục trong Langdoc được xác định bởi tiêu chuẩn ISO hoặc mã Glottolog. Đây là một lĩnh vực mở rộng đang thực hiện. Glottolog khác với những phương cách bị động khác: Đáng chú ý là nó tách biệt với một điểm vị trí duy nhất trên một bản đồ tại trung tâm địa lý của nó, tức là không cung cấp thông tin về dân tộc học hoặc nhân khẩu. Liên kết bên ngoài được cung cấp theo tiêu chuẩn ISO, Ethnologue, và cơ sở dữ liệu ngôn ngữ trực tuyến khác. Phiên bản 2.2 đã được công bố trực tuyến trong năm 2013, và được cấp phép theo Creative Commons Attribution-Sharealike 3.0 Unported License (Giấy phép Creative Commons). Phiên bản 2.4 đã được xuất bản vào năm 2015. == Các hệ và nhóm ngôn ngữ == == Chỉ dẫn == == Tham khảo == == Xem thêm == Danh sách ngôn ngữ Danh sách các nước theo ngôn ngữ nói == Liên kết ngoài == Glottolog homepage Family listing
liên đoàn bóng đá bắc, trung mỹ và caribe.txt
Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe (tiếng Anh: Confederation of North, Central American and Caribbean Association Football; viết tắt: CONCACAF) là tổ chức một trong sáu liên đoàn bóng đá cấp châu lục. CONCACAF được thành lập năm 1961. == Các liên đoàn cấp khu vực == Lưu ý: Đội tuyển Antille thuộc Hà Lan đã giải thể vào ngày 31 tháng 10 năm 2010. == Các quốc gia lọt vào vòng chung kết World Cup == Chú thích • — Không vượt qua vòng loại — Không tham dự / Bỏ cuộc / Bị cấm thi đấu — Chủ nhà === World Cup nam === === World Cup nữ === == Các giải đấu quốc tế khác == === Cúp Liên đoàn các châu lục === === Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới === === Giải vô địch bóng đá bãi biển thế giới === == Các giải thi đấu cấp đội tuyển quốc gia == Cúp Vàng CONCACAF Cúp Vàng nữ CONCACAF Giải vô địch bóng đá trẻ CONCACAF Giải vô địch bóng đá U-20 CONCACAF Giải vô địch bóng đá U-17 CONCACAF Giải vô địch bóng đá nữ U-20 CONCACAF == Các giải thi đấu cấp câu lạc bộ == Cúp vô địch các câu lạc bộ CONCACAF == Cầu thủ xuất sắc nhất châu Đại Dương == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Liên đoàn bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe
bắc từ liêm.txt
Bắc Từ Liêm là một quận thuộc Hà Nội, nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Đông giáp quận Tây Hồ,Đông Nam giáp quận Cầu Giấy, Tây giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức, Nam giáp quận Nam Từ Liêm, Bắc giáp huyện Đông Anh. Quận được thành lập theo Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ, trên cơ sở tách 9 xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn thuộc huyện Từ Liêm cũ. == Hành chính == Quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha (43,35 km²), dân số là 320.414 người (2013). Quận gồm 13 phường: Cổ Nhuế 1, Cổ Nhuế 2, Đông Ngạc, Đức Thắng, Liên Mạc, Minh Khai, Phú Diễn, Phúc Diễn, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Xuân Đỉnh, Xuân Tảo. Các dự án đường sắt đô thị đi qua địa bàn quận là các tuyến số 2 (Nội Bài - Thượng Đình), tuyến số 3 (Trôi - Nhổn - Yên Sở), tuyến số 4 (Liên Hà - Bắc Thăng Long), tuyến số 7 (Mê Linh - Ngọc Hồi), tuyến số 8 (An Khánh - Dương Xá), trong đó tuyến số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội (một phần của tuyến Trôi - Nhổn - Yên Sở) hiện đang được thi công; tuyến số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (một phần của tuyến Nội Bài - Thượng Đình) hiện đang được đầu tư xây dựng. == Giáo dục == Quận Bắc Từ Liêm tập trung khá nhiều trường đại học và các cơ sở đào tạo lớn như: Học viện Tài chính Học viện cảnh sát nhân dân Học viện chính trị công an nhân dân Đại học Mỏ - Địa chất Đại học Tài nguyên môi trường Đại học công nghiệp Hà Nội Đại học y tế công cộng Đại học Tài chính ngân hàng Trường cán bộ thanh tra .... == Một số địa điểm == Công viên Hòa Bình Bãi Chèm Đình Chèm, Đông Ngạc, Liên Ngạc Cảng Liên Mạc Vườn hoa Tây Tựu Cầu Thăng Long Khu đô thị Nam Thăng Long - Ciputra Bến xe Nam Thăng Long Khu đô thị Cổ Nhuế - Xuân Đỉnh Khu đô thị Tây Hồ Tây Khu đoàn ngoại giao Xuân Đỉnh Khu đô thị Tây Tựu Khu đô thị Resco Cổ Nhuế Thành phố Giao Lưu Khu đô thị Vibex Từ Liêm Khu đô thị Đông Ngạc Khu công nghiệp Nam Thăng Long Khu công nghiệp vừa và nhỏ Từ Liêm ........ == Đường phố == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm Bản đồ Hà Nội trực tuyến Cổng Thông tin điện tử thành phố Hà Nội Bản mẫu:Danh sách huyện thị Đồng bằng sông Hồng
samsung galaxy note 4.txt
Samsung Galaxy Note 4 là điện thoại lai máy tính bảng chạy hệ điều hành Android sản xuất bởi Samsung Electronics. Galaxy Note 4 đã được công bố trong buổi họp báo tại IFA Berlin vào 3 tháng 9 năm 2014. Nó kế nhiệm cho Samsung Galaxy Note 3. == Thông số kỹ thuật == === Phần cứng === Samsung Galaxy Note 4 có màn hình 2.560×1.440 Quad HD (QHD) 5,7 inch với mật độ điểm ảnh 515 ppi. Note 4 bao gồm 2 biến thể, một là sử dụng vi xử lý lõi-tứ Snapdragon 805 với Adreno 420 GPU, hai là ARMv8-A Exynos 7 Octa của Samsung với hai cụm bao gồm 4 lõi Cortex-A57 1.9 GHz và 4 lõi Cortex-A53 1.3 GHz. GPU trong chip Exynos là Mali-T760. Cả hai biến thể đều có RAM 3GB LPDDR3 RAM và bộ nhớ trong 32GB. Samsung giới thiếu bút S-pen mới nhận dạng nghiêng và xoay nhưng các tính năng này chưa được triển khai hoặc chưa được hỗ trợ. Mặt sau của Note 4 giống với mặt sau của Note 3, với kết cấu giả da (mặc dù không còn những đường chỉ như trước). Note 4 có thiết kế khung nhôm mới, có nét tương đồng với Samsung Galaxy Alpha. Một số nhà phê bình đã nhận xét rằng thiếu chứng nhận IP67 (chống bụi và nước), giống như thiết bị S5. Note 4 có cổng sạc USB 2.0 thay vì USB 3.0 (trên Note 3 và S5), một tính năng mới gọi là Sạc nhanh, Samsung tuyên bố có thể sạc điện thoại từ 0% đến 50% trong vòng 30 phút. Nó có một số cảm biến độc đáo như cảm biến UV và cảm biến đo nhịp tim... === Phần mềm === Samsung Galaxy Note 4 được cài sẵn Android Kitkat 4.4.4 với giao diện Touchwiz Nature UX 3.0. Tuy nhiên một số báo cáo cho rằng nó có thể cập nhật phiên bản mới nhất của Android, Android Lollipop, vào đầu tháng 12. === Máy ảnh === Máy ảnh chính (đằng sau) của Note 4 sở hữu máy ảnh 16MP tự động lấy nét, tính năng Smart OIS (tự động ổn định hình ảnh) và quay video 4K với 30fps và 1080p với 60fps và hiệu ứng chậm 120fps ở độ phân giải 720p. Máy ảnh thứ hai (đằng trước) sở hữu máy ảnh 3.7MP với f1.9 có thể chụp ảnh với độ phân giải QHD. == Kết nối với Samsung VR == Samsung Galaxy Note 4 có thể được lắp vào Samsung Gear VR, sản phẩm đã được tạo ra với sự hợp tác của Oculus VR. Nó tương tự như dự án Google Cardboard, tuy nhiên, nó chỉ được tao ra cho điện thoại thông minh. Bên cạnh đó: màn hình Samsung Galaxy Note 3 được sử dụng cho bộ phát triển của Occulus Rift thứ 2. == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Samsung Galaxy Note 4 Trang web chính thức của Samsung Galaxy Note 4 tại Việt Nam Hình ảnh chi tiết của Samsung Galaxy Note 4 == Tham khảo ==
huỳnh quốc anh.txt
Huỳnh Quốc Anh (sinh ngày 13 tháng 1 năm 1985) là một cầu thủ bóng đá người Việt Nam hiện đang thi đấu ở vị trí tiền đạo cánh trái cho câu lạc bộ SHB Ðà Nẵng tại giải V-league và đội tuyển Việt Nam. Là cầu thủ nằm trong nhóm tuyển thủ bán độ tại SEA Games 23 ở Philippines, mặc dù là một trong những cầu thủ trẻ đầy triển vọng, anh vẫn bị nhận mức án ba năm tù treo và bị Liên đoàn bóng đá Việt Nam cấm thi đấu ba năm. Sau khi được xóa án treo giò năm 2008, anh cùng hai người đồng đội khác là Châu Lê Phước Vĩnh và Trần Hải Lâm đã được huấn luyện viên Lê Huỳnh Đức điền tên vào danh sách thi đấu lượt về mùa giải 2008. Kể từ đó đến nay, anh cùng với SHB Ðà Nẵng đã có 2 chức vô địch ở mùa giải 2009, 2012 và một cúp quốc gia 2009. Ngày 14 tháng 6 năm 2012, anh được huấn luyện viên Phan Thanh Hùng gọi trở lại ĐTQG chuẩn bị cho trận giao hữu gặp Mozambique == Chú thích ==
tòa án nhân quyền liên mỹ.txt
Tòa án Nhân quyền liên Mỹ (tiếng Anh: Inter-American Court of Human Rights) là một cơ quan pháp luật tự trị, có trụ sở ở thành phố San José, Costa Rica. Tòa án này cùng với Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ hình thành hệ thống bảo vệ nhân quyền của Tổ chức các Quốc gia châu Mỹ, dùng để duy trì và thăng tiến các quyền căn bản và các quyền tự do ở châu Mỹ. == Mục tiêu và chức năng == "Tổ chức các quốc gia châu Mỹ" lập ra Tòa án Nhân quyền này trong năm 1979 để buộc các nước thành viên tuân thủ và giải thích các quy định của Công ước châu Mỹ về Nhân quyền. Như vậy, hai chức năng chính của Tòa án này là làm trọng tài xét xử và tư vấn. Trong chức năng thứ nhất, Tòa án nghe các luận cứ của 2 bên nguyên đơn và bị cáo và xét xử về các vụ vi phạm nhân quyền cụ thể được chuyển tới Tòa án. Trong chức năng thứ hai, Tòa án đưa ra ý kiến về các vấn đề giải thích luật pháp do các nước thành viên hay các cơ quan khác của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ tham khảo. === Chức năng trọng tài xét xử === Chức năng trọng tài xét xử đòi Tòa án phải xét xử các vụ khiếu kiện được đưa ra Tòa, trong đó một bên nước ký kết Công ước châu Mỹ về Nhân quyền – và như vậy đã chấp nhận thẩm quyền của tòa án - bị cáo buộc tội vi phạm nhân quyền. Ngoài việc phê chuẩn Công ước Nhân quyền, nước thành viên ký kết cũng phải tự nguyện đặt mình dưới thẩm quyền tài phán của Tòa án này trong việc xét xử một vụ khiếu kiện liên quan tới mình. Việc chấp nhận quyền tài phán của Tòa án có thể hoặc được đưa ra trên cơ sở toàn diện - cho đến nay các nước Argentina, Barbados, Bolivia, Brasil, Chile, Colombia, Costa Rica, Cộng hòa Dominica, Ecuador, El Salvador, Guatemala, Haiti, Honduras, México, Nicaragua, Panama, Paraguay, Peru, Suriname, Uruguay, và Venezuela đã làm như vậy [1] – hoặc theo cách khác là một nhà nước có thể chỉ đồng ý tuân theo thẩm quyền tài phán của Tòa án này trong một trường hợp cá biệt, cụ thể. Ban đầu Trinidad và Tobago đã ký kết Công ước châu Mỹ về Nhân quyền ngày 28.5.1991, nhưng ngày 26.5.1988 đã hoãn phê chuẩn (có hiệu lực ngày 26.5.1999) về vấn đề án tử hình. Năm 1999, dưới thời tổng thống Alberto Fujimori, Peru tuyên bố thôi không công nhận thẩm quyền tài phán của Tòa án này nữa. Quyết định này đã bị chính phủ chuyển tiếp của Peru do Valentín Paniagua lãnh đạo bãi bỏ năm 2001. Hoa Kỳ ´đã ký Công ước Nhân quyền này nhưng chưa hề phê chuẩn. Theo Công ước thì các vụ khiếu kiện được chuyển tới Tòa án Nhân quyền bởi Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ hoặc bởi một bên quốc gia thành viên. Trái với Tòa án Nhân quyền châu Âu, các cá nhân công dân của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ không được phép nộp đơn trực tiếp cho Tòa án. Các điều kiện sau đây phải được thực hiện: Các cá nhân tin rằng các quyền của họ đã bị vi phạm thì trước hết phải nộp đơn khiếu nại với Ủy ban Nhân quyền và được Ủy ban quyết định là đơn có thể chấp nhận. Nếu đơn khiếu kiện được chấp nhận và nhà nước được coi là có lỗi, thì thường Ủy ban sẽ đưa cho nhà nước một danh sách các khuyến nghị để sửa chữa lỗi vi phạm. Chỉ khi nhà nước không tuân thủ các khuyến nghị này, hoặc nếu Ủy ban quyết định rằng vụ án có tầm quan trọng đặc biệt hoặc lợi ích hợp pháp, thì vụ việc sẽ được chuyển cho Tòa án Nhân quyền. Việc đưa một vụ việc ra trước Tòa án do đó có thể được coi là một biện pháp cuối cùng, chỉ được thực hiện sau khi Ủy ban đã thất bại trong việc giải quyết vấn đề một cách không gây ra bất hòa. Việc kiện trước tòa được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn văn bản viết và giai đoạn thẩm vấn bằng miệng. ==== Giai đoạn viết bằng văn bản ==== Trong giai đoạn viết bằng văn bản, đơn kiện được nộp, nêu rõ các sự kiện của vụ án, các nguyên đơn, chứng cứ và các nhân chứng mà nguyên đơn dự định đưa ra trước phiên tòa, cùng các yêu cầu bồi thường và các chi phí. Nếu đơn được thư ký tòa án quyết định chấp nhận, thì thông báo về việc đó được gửi cho các thẩm phán, nhà nước hoặc Ủy ban Nhân quyền (tùy thuộc vào ai là người chuyển đơn tới tòa án), các nạn nhân hoặc thân nhân ruột thịt của họ, các nước thành viên khác, và trụ sở chính của "Tổ chức các quốc gia châu Mỹ". Trong vòng 30 ngày sau khi thông báo, bất cứ bên nào trong vụ kiện đều có thể gửi một bản tóm tắt các sự kiện trong vụ tố tụng trong đó có những lý lẽ bác bẻ sơ bộ đối với đơn kiện. Nếu xét thấy cần thiết, Toà án có thể triệu tập một phiên điều trần để giải quyết các lý lẽ bác bẻ sơ bộ. Mặt khác, để tiết kiệm thủ tục, tòa án có thể giải quyết các lý lẽ bác bẻ sơ bộ của các bên cùng với lẽ phải trái của vụ án tại phiên điều trần này. Trong vòng 60 ngày sau khi thông báo, bên bị cáo phải nộp một bản trả lời bằng văn bản về những điều nguyên đơn khiếu kiện, nêu rõ việc mình chấp thuận hoặc phản đối các sự kiện và các đòi hỏi của nguyên đơn. Một khi bản trả lời này đã được nộp, thì bất kỳ bên nào trong vụ kiện đều có thể xin phép Chủ tịch tòa án cho nộp các bản biện hộ bổ sung trước khi bắt đầu giai đoạn thẩm vấn bằng miệng. ==== Giai đoạn thẩm vấn bằng miệng ==== Chủ tịch tòa án đưa ra ngày tháng bắt đầu thủ tục tố tụng bằng lời nói, trong phiên tòa phải có sự hiện diện tối thiểu của 5 thẩm phán mới được coi là hợp lệ. Trong giai đoạn này, các thẩm phán có thể hỏi bất cứ ai trong 2 bên (nguyên và bị cáo) bất kỳ câu nào mà họ thấy phù hợp. Các nhân chứng, các chuyên gia làm chứng, và những người khác được nhận tham gia tố tụng, có thể - theo xét đoán của chủ tọa phiên tòa -, bị thẩm vấn bởi các đại diện của Ủy ban Nhân quyền hoặc nhà nước thành viên, hoặc bởi các nạn nhân, các thân nhân ruột thịt của họ, hoặc các người đại diện họ, nếu có. Chủ tọa phiên tòa có quyền quyết định xem các câu hỏi có liên quan tới vấn đề hay không. Sau khi nghe các nhân chứng cùng các chuyên gia và phân tích các chứng cứ được trình ra, Toà án đưa ra phán quyết của mình. Các thảo luận của các thẩm phán được thực hiện riêng tư kín đáo, một khi phán quyết đã được thông qua, thì nó được thông báo đến tất cả các bên liên quan. Nếu phán quyết không bao gồm các bồi thường áp dụng cho vụ này, thì chúng phải được xác định tại một buổi điều trần riêng hoặc thông qua một số thủ tục khác theo quyết định của Toà án. Phần bồi thường do Tòa án quy định có thể gồm cả tiền lẫn hiện vật không phải là tiền. Dạng đền bù trực tiếp nhất là bồi thường bằng tiền cho các nạn nhân hoặc thân nhân ruột thịt của họ. Tuy nhiên, nhà nước cũng có thể được yêu cầu cấp cho nạn nhân các lợi ích bằng hiện vật, công khai nhìn nhận trách nhiệm của mình, thực hiện các bước để ngăn chặn các vi phạm tương tự có thể xảy ra trong tương lai, và các hình thức bồi thường phi tiền tệ khác. Chẳng hạn, phán quyết của Tòa án tháng 11 năm 2001 trong vụ xét xử thảm sát Barrios Altos [2] tại Lima, Peru trong tháng 11 năm 1991, trong đó 15 người bị giết bởi tiểu đội giết người (death squad) của Colina Group do nhà nước bảo trợ - Tòa án đã ra lệnh: trả các khoản tiền 175.000 dollar Mỹ cho 4 người sống sót và cho thân nhân của các nạn nhân bị giết, và một khoản 250.000 dollar Mỹ cho gia đình của một trong những nạn nhân. Tòa án cũng yêu cầu Peru cấp cho các gia đình nạn nhân bảo hiểm y tế miễn phí và nhiều khoản trợ cấp giáo dục dưới hình thức khác, trong đó có các học bổng, đồng phục học sinh, dụng cụ trang bị và sách vở. bãi bỏ hai luật ân xá gây tranh cãi; đưa "tội giết người mà không có tòa án xét xử" - vào trong pháp luật của nước mình; phê chuẩn Công ước quốc tế về khả năng không áp dụng các hạn chế theo luật định đối với các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại nhân loại; (International Convention on the Nonapplicability of Statutory Limitations to War Crimes and Crimes against Humanity); công bố phán quyết của Tòa án trên phương tiện thông tin đại chúng quốc gia; công khai xin lỗi về vụ việc (thảm sát trên) và cam kết ngăn chặn các sự kiện tương tự tái diễn trong tương lai; và xây dựng một đài tưởng niệm cho các nạn nhân của vụ thảm sát Trong khi không được kháng cáo các quyết định của Tòa án, các bên có thể nộp yêu cầu giải thích bản án nơi thư ký Tòa án trong vòng 90 ngày sau khi công bố bản án. Khi có thể, các yêu cầu việc giải thích sẽ được xử lý bởi cùng một ban thẩm phán đã đưa ra phán quyết này. === Chức năng tư vấn === Chức năng tư vấn của Tòa án này cho phép nó trả lời các tham khảo ý kiến được gửi tới bởi các cơ quan thuộc Tổ chức các quốc gia châu Mỹ và các nước thành viên, liên quan đến việc giải thích Công ước Nhân quyền hoặc các văn kiện khác chi phối nhân quyền ở châu Mỹ; nó cũng trao quyền cho Tòa án đưa ra lời khuyên về các luật quốc gia và dự án luật đề nghị, và để làm rõ chúng có phù hợp với các quy định của Công ước hay không. Việc tư vấn này dành cho tất cả các nước thành viên của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ, không chỉ các nước có phê chuẩn Công ước và chấp nhận thẩm quyền xét xử của Tòa. Các trả lời của Tòa án cho những tham khảo ý kiến nêu trên được coi như các ý kiến tư vấn và được công bố tách riêng với các phán quyết có thể gây tranh cãi của Tòa. == Chỉ trích == Như đã từng xảy ra với mọi tổ chức quốc tế, cách giải quyết của Tòa án Nhân quyền liên Mỹ cũng bị chỉ trích. Một số chỉ trích gần đây nhất là từ Peru và Venezuela. Cho tới nay Trinidad và Tobago là quốc gia duy nhất đã rút ra khỏi hệ thống Công ước Nhân quyền này. Peru cũng tìm cách làm như vậy, nhưng đã không thực hiện theo các thủ tục thích đáng. == Thành phần == Theo quy định ở Chương VIII của Công ước Nhân quyền, Toà án này gồm 7 thẩm phán có đạo đức cao nhất từ các nước thành viên của Tổ chức. Họ được "Đại hội của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ" bầu chọn cho một thời hạn 6 năm và có thể được tái cử thêm một thời hạn 6 năm nữa. Không nước nào được có 2 thẩm phán làm việc ở Tòa án này trong cùng một nhiệm kỳ, mặc dù – không giống như các ửy viên của Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ – các thẩm phán không bị buộc không được tham gia vào các vụ kiện có liên quan tới tổ quốc mình. Trong thực tế, một nước ở cương vị bị kiện trước tòa án mà không có thẩm phán là công dân của nước mình trong số các thẩm phán của Toà án, thì có quyền, theo điều 55 của Công ước, chỉ định một thẩm phán đặc biệt (ad hoc) vào nhóm các thẩm phán xét xử vụ án. Sau khi Công ước châu Mỹ về Nhân quyền có hiệu lực ngày 18.7.1978, cuộc bầu chọn các thẩm phán lần đầu diễn ra ngày 22.5.1979, và Tòa án mới được triệu tập lần đầu vào ngày 29.6.1979 tại trụ sở chính của Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ở Washington, D.C., Hoa Kỳ. === Các thẩm phán hiện nay === Tính tới ngày 01.01.2010: === Các cựu chủ tịch của Tòa án === === Các cựu thẩm phán === == Các vụ xét xử của Tòa án == Mayagna (Sumo) Cộng đồng Awas Tingni kiện Nicaragua (2001), về quyền sở hữu đất đai của dân bản xứ Thảm sát Barrios Altos (Peru) [3] El Caracazo (Venezuela) [4] Lori Berenson (Peru) [5] The Last Temptation of Christ (Chile) [6] Thảm sát Mapiripán (Colombia) [7] Cộng đồng Moiwana (Suriname) [8] Myrna Mack Chang (Guatemala) [9] La Nación (Costa Rica) [10] Thảm sát Plan de Sánchez (Guatemala) [11] Juan Carlos Apitz Barbera (Venezuela) [12] Araguaia guerrilla (Brasil, 2010) == Xem thêm == Tòa án Nhân quyền châu Âu Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ == Tham khảo == T. BUERGENTHAL, R. NORRIS, D. SHELTON, Protecting Human Rights in the Americas. Cases and material, Kehl, N.P Engel Publisher. Verlag, 1995, 494 p. L. BURGORGUE-LARSEN, A. UBEDA DE TORRES, The Inter-American Court of Human Rights. Case law and Commentary, Oxford, OUP, 2011, 886p. == Liên kết ngoài == Inter-American Court of Human Rights IACHR case law and basic documents
pleiku.txt
Pleiku (Pờ-lây-cu) là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Pleiku là thành phố lớn thứ 3 tại Tây Nguyên (sau Đà Lạt và Buôn Mê Thuột) và là đô thị quan trọng nhất của vùng Bắc Tây Nguyên. == Tên gọi == Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương ngày 4 tháng 7 năm 1905, "Plei-Kou" đã xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: Đem vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei-Kou-Derr". Phân tích cách viết tên "Plei-Kou-Derr", tên "Pleiku" ngày nay thoát thai từ "Plei-Kou". Còn "Derr" là một yếu tố của từ tiếng Jarai. Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ "Plơi Kơdưr" được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp. "Plơi" tiếng Jarai nghĩa là "làng". Còn "Kơdưr" có hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là "hướng Bắc", nghĩa thứ hai là "trên cao". Cả hai nghĩa này đều phù hợp với vị trí của Pleiku. Bởi vì ngày xưa vùng đất sinh sống của người Jarai là phía Nam của Pleiku, từ Phú Thiện trở vào. Với nghĩa thứ hai, Pleiku là làng có độ cao hơn so với các làng khác của người Jarai. Như vậy, "Plơi Kơdưr" nghĩa là "làng Bắc" hoặc "làng thượng" (trên cao). Về việc phiên tự "Kơ" thành "Kou" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ơ" như ngày nay nên người ta dùng hai ký tự "ou" để đọc là "ơ". Còn "Dưr" được viết thành "Derr" có thể là do lúc đó chưa có ký tự "ư" nên viết thành "e".Cái tên "Plei-Kou-Derr" có thể là từ tiềng Jrai "Plơi Kơdưr Chư Hdrông" trong tiếng Jrai có nghĩa là "Những ngôi làng phía bắc núi Chư Hdrông" (tức Núi Hàm Rồng), có lẽ ám chỉ khu vực sinh sống của người Jarai nhóm Jrai Hdrông và Jarai A-ráp xung quanh núi lửa đã tắt Chư Hdrông, được phiên tự theo cách viết tiếng Pháp thành "Plei-Kou-Derr" sau này người Mỹ phiên âm lại thành PLEIKU. Theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 5 năm 1925, đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay. == Lịch sử == Ngày 3 tháng 12 năm 1929, theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ, thị xã Pleiku đã được thành lập. Gần 3 năm sau đó, ngày 24 tháng 5 năm 1932 và ngày 4 tháng 3 năm 1933, Nghị định Toàn quyền tiếp tục tách phần đất thuộc đại lý Pleiku cũ (thuộc tỉnh Kon Tum) để thành lập tỉnh Pleiku. Ngày 27 tháng 7 năm 1953, Nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam đặt trung tâm các tỉnh thuộc Hoàng triều cương thổ phía Nam (các tỉnh thuộc Tây Nguyên hiện nay) thành thị trấn. Pleiku cùng Dran, Djiring, Blao, Ban Mê Thuật, Kon Tum đều là thị trấn. Sau Hiệp định Genève (1954), chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn lấy Pleiku làm tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên. Ngày 26 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 27-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng hòa bãi bỏ nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam, các thị trấn được đổi thành xã, thị xã Pleiku trở thành xã Pleiku. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Pleiku vẫn được gọi là thị xã, nhưng nằm trong xã Hội Thương - Hội Phú. Từ năm 1962, chính quyền mới quy hoạch mở rộng thị xã này. Như vậy trong hơn 40 năm (1932-1975) dưới thời thuộc Pháp cũng như Việt Nam Cộng hòa, Pleiku là tên tỉnh, đồng thời có giai đoạn là tên thị trấn, thị xã nhưng trực thuộc xã (chứ không phải là cấp hành chính thị xã tương đương quận, huyện hiện nay) và luôn là tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku. Sau tháng 3 năm 1975, Pleiku là tên thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai (trước và sau khi sáp nhập 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum), và tỉnh Gia Lai - Kon Tum (trong thời gian nhập tỉnh 1976-1991). Sau năm 1975, thị xã Pleiku có 6 phường: Diên Hồng, Hoa Lư, Hội Phú, Hội Thương, Thống Nhất, Yên Đỗ và 6 xã: An Phú, Biển Hồ, Gào, Hòa Phú, Tân Bình, Trà Bá. Ngày 17 tháng 8 năm 1981, theo Nghị quyết 30-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thành lập 2 xã Trà Đa và Diên Phú; chuyển xã Tân Bình về huyện Mang Yang quản lý; chuyển xã Hòa Phú về huyện Chư Păh quản lý; chuyển 2 xã Chư Á và Chư Jôr thuộc huyện Mang Yang về thị xã Pleiku quản lý. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Gia Lai từ tỉnh Gia Lai - Kon Tum, thị xã Pleiku trở lại là tỉnh lị tỉnh Gia Lai. Ngày 11 tháng 11 năm 1996, theo Nghị định số 70/CP của Chính phủ chia xã Chư Jôr thành 2 xã: Chư Jôr và Tân Sơn; thành lập xã Nghĩa Hưng trên cơ sở 2.550 ha diện tích tự nhiên và 4.069 nhân khẩu của xã Biền Hồ thuộc thị xã Pleiku; 261,7 ha diện tích tự nhiên và 809 nhân khẩu của xã Ia Sao thuộc huyện Chư Păh; chuyển 2 xã Chư Jôr và Nghĩa Hưng về huyện Chư Păh quản lý. Ngày 24 tháng 4 năm 1999, theo Nghị định số 29/1999/NĐ-CP của Chính phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) thuộc tỉnh Gia Lai. Ngày 11 tháng 8 năm 1999, theo Nghị định 70/1999/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tây Sơn trên cơ sở điều chỉnh 154,33 ha diện tích tự nhiên và 10.112 nhân khẩu của phường Hoa Lư; thành lập phường Ia Kring trên cơ sở điều chỉnh 669,72 ha diện tích tự nhiên và 10.270 nhân khẩu của phường Diên Hồng. Ngày 9 tháng 11 năm 2000, theo Nghị định 67/2000/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Yên Thế trên cơ sở điều chỉnh 1.187 ha diện tích tự nhiên và 12.916 nhân khẩu của xã Biển Hồ; xã Trà Bá được tách thành phường Trà Bá và xã Chư HDrông. Ngày 13 tháng 5 năm 2002, theo Nghị định 54/2002/NĐ-CP của Chính phủ chuyển xã Ia Kênh thuộc huyện Ia Grai về thành phố Pleiku quản lý. Ngày 15 tháng 9 năm 2006, theo Nghị định 98/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Thắng Lợi trên cơ sở điều chỉnh 706,33 ha diện tích tự nhiên và 7.967 nhân khẩu của xã Chư Á. Ngày 17 tháng 4 năm 2008, theo Nghị định 46/2008/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Đống Đa trên cơ sở điều chỉnh 402,43 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu của phường Thống Nhất; thành lập phường Chi Lăng trên cơ sở điều chỉnh 1.245,37 ha diện tích tự nhiên và 7.330 nhân khẩu của xã Chư HDrông; thành lập phường Phù Đổng trên cơ sở điều chỉnh 103,31 ha diện tích tự nhiên và 6.175 nhân khẩu của phường Hội Phú; điều chỉnh 349,87 ha diện tích tự nhiên và 7.927 nhân khẩu của phường Trà Bá. Ngày 25 tháng 2 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 249/QĐ-TTg công nhận thành phố Pleiku là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Gia Lai. Hiện nay, chính quyền Thành phố Pleiku đang gấp rút thực hiện kế hoạch đưa Thành phố trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai trước năm 2020. == Vị trí địa lý == Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào. Tổng diện tích tự nhiên là 26.166,36 ha, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai. Pleiku nằm trên độ cao trung bình 700m - 800 m; ngã ba quốc lộ 14 và quốc lộ 19 có độ cao 785 m. == Dân số, dân tộc == Năm 1971 thời Việt Nam Cộng hòa tỉnh lỵ Pleiku có 34.867 cư dân. Đến 31-2-2010 thì dân số đạt 214.710 người, bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Gia Rai và Ba Na (12,5%). Số người trong độ tuổi lao động khoảng 76.262 người chiếm 38% dân số. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhanh, đến năm 2008 đạt 1,12%. Kết quả trên đã góp phần tích cực cho công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân. Năm 1971 dân số thị xã là 34.867 người. == Phân chia hành chính == Thành phố Pleiku được thành lập ngày 25/2/1999. Hiện nay toàn thành phố chia thành 14 phường và 9 xã. == Kinh tế == Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp như caosu, càphê, hồ tiêu, cây lâm sản đa dạng. Các tiềm năng về du lịch từ các công trình thủy điện, thủy lợi, cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như du lịch sinh thái, cảnh quan, lịch sử v.v… Du lịch tại Pleiku: du lịch hồ Đức An, công viên Đồng Xanh, Về Nguồn, biển hồ T'nưng... Ngoài ra ngay tại Pleiku, du khách có thể được thưởng thức hương vị cafê ở phố núi Pleiku. Ưu thế về đất đai rộng, chưa được khai thác nhiều, có khả năng thu hút đầu tư nhanh khi có chính sách phù hợp. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm là 14,65% (giai đoạn 1999 - 2004), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng trong cơ cấu chung của GDP. Thu nhập bình quân đầu người đạt 662 USD/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 550 hộ chiếm 1,45% (cuối năm 2003 là 1,78%), theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội với tiêu chí đạt được như trên thì địa bàn thành phố cơ bản thoát nghèo. Khu công nghiệp Trà Đa đang tiếp tục thu hút đầu tư của các doanh nghiệp (trên 30 doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đến nay đã có 13 doanh nghiệp đi vào hoạt động, 5 doanh nghiệp đang xây dựng cơ bản), khu Công nghiệp Nam Hàm Rồng, khu công nghiệp Bắc Biển Hồ điện đã có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời tỉnh đang quy hoạch phát triển cụm du lịch tham quan các cảnh quan đẹp của núi rừng Tây Nguyên như thác Phú Cường, thác Ba, thác Bầu Cạn, thủy điện Yaly, nhà lao Pleiku, Biển Hồ nước, công viên Đồng Xanh, Diên Hồng, công viên văn hóa các dân tộc thiểu số… Thành phố Pleiku đã được Bộ Xây dựng phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đến năm 2020. Đang tổ chức kêu gọi các nhà đầu tư thi công các khu quy hoạch đã được phê duyệt: Khu dân cư Lê Thánh Tôn, Nguyễn Chí Thanh, Diên Phú, IaSoi; cụm CN-TTCN, khu đô thị mới Hoa Lư - Phù Đổng (Công ty FBS đang đầu tư xây dựng), suối Hội Phú (Tập đoàn CN Than - Khoáng sản đang đầu tư), và các khu dân cư mới theo quy hoạch, các khách sạn cao tầng v.v… Khoáng sản có khá nhiều nhưng phân tán. Hiện có mỏ manhezit đang được Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam xem xét đầu tư khai thác == Cơ sở hạ tầng == Cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân số được dùng nước sạch là 86%, cấp 128 lít nước/người/ngày. Điện chiếu sáng: mạng lưới điện quốc gia đã kéo đến 20/20 xã, phường, thôn, làng. Hơn 99,21% số hộ dân được sử dụng lưới điện quốc gia. Vệ sinh môi trường: được chú trọng đầu tư đồng bộ với sự phát triển hạ tầng đô thị, đến cuối năm 2004 thành phố sẽ quản lý, chăm sóc trên 6.000 cây xanh đường phố. Hệ thống thông tin liên lạc đang được mở rộng đầu tư nâng cấp, đến nay đã phủ sóng thông tin toàn bộ 20/20 xã, phường, thôn, làng, bản. Tính đến cuối năm 2003 số máy điện thoại lắp đặt bình quân đạt 16 máy/100 dân (dự kiến cuối năm 2004 đạt 19 máy/100 dân). Sân bay Cù Hanh đang được đầu tư nâng cấp để tiếp đón máy bay hạng nặng (A320). Công sở, nhà dân đã được đầu tư nâng cấp khang trang, hiện đại, đến nay có hơn 80% nhà kiên cố và bán kiên cố. Khu vực nội thành phần lớn là nhà kiên cố, cao tầng; Trung tâm thương mại đã được đầu tư làm mới và hệ thống các chợ khu vực đi vào hoạt động ổn định. Qua 5 năm xây dựng và phát triển đô thị, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm (1999 - 2004) trên địa bàn thành phố đạt hơn 1.245 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Thành phố đầu tư hơn 110 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, kết quả đạt khả quan như đầu tư trên 64 tỷ đồng xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 65 trường học (350 phòng học); đầu tư trên 24 tỷ đồng xây dựng 225 đường hẻm với tổng chiều dài 112 km đường giao thông nông thôn (đường láng nhựa và bê tông xi măng); cải tạo nâng cấp và xây dựng mới 72 phòng họp tổ dân phố thôn, làng… Thành phố hiện đang có rất nhiều trường học. Trong đó nổi bật là trường THPT Chuyên Hùng Vương, THCS Nguyễn Du, THCS Trưng Vương, Trường Cao đẳng Sư phạm, Phân viện Đại học Nông lâm TP HCM,... == Giao thông == Hiện có 734,257 km đường bộ, bao gồm 19,25 km đường bê tông ximăng, 85 km đường bê tông nhựa, 216,1 km đường láng nhựa, 32 km đường cấp phối và 381,9 km đường đất. Quốc lộ 14 nối về phía bắc đi Kon Tum (49 km), nối với Đà Nẵng. Nối về phía nam đi Buôn Mê Thuột (182 km), đi Tp Hồ Chí Minh (545 km). Quốc lộ 19 nối về phía đông đi ra quốc lộ 1, đi Quy Nhơn (166 km). Tỉnh lộ 664 về phía tây đi huyện Iagrai, biên giới nước bạn Campuchia. Sân bay Pleiku (tên cũ là sân bay Cù Hanh) cách trung tâm thành phố khoảng 5 km đã được đầu tư nâng cấp để tiếp nhận các máy bay lớn (A320). Hiện có các đường bay với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Vinh. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
wanbi tuấn anh.txt
Wanbi Tuấn Anh (9 tháng 1 năm 1987 - 21 tháng 7 năm 2013), tên thật Nguyễn Tuấn Anh, là một nam ca sĩ người Việt Nam. Anh được biết đến khi cùng Thu Thủy giành giải "Ca sĩ triển vọng" của giải Làn Sóng Xanh. Các ca khúc của Wanbi chủ yếu thuộc thể loại pop, R&B,... Anh được biết đến lần đầu tiên qua vai trò người mẫu ảnh bìa cho nhiều tạp chí tuổi thiếu niên như VTM, Hoa Học Trò, Mực Tím, Thế giới Học Đường và từng là người mẫu độc quyền cho thương hiệu thời trang Jack Cobra. Anh còn là gương mặt quảng cáo đắt show và tham gia đóng vai chính cho trong nhiều mẩu quảng cáo. Anh có tham gia phim truyền hình Áo cưới thiên đường và phim điện ảnh Bóng ma học đường. Trong sự nghiệp ca hát, anh cũng đã có nhiều bài hát hit như "Đôi mắt", "Cho em", "Vụt mất",... == Thông tin cá nhân == Các ca sĩ mà Wanbi yêu thích là Christina Aguilera, Vương Lực Hoành, Utada Hikaru và Mỹ Tâm. Về ý nghĩa nghệ danh "Wanbi Tuấn Anh", anh giải thích: "Tên ở nhà của em là Bi. Khi lớn, không thể gọi mãi là cu Bi được nên em đã tạo một nick lạ để chat. Em chọn Wanbi, tên không có ý nghĩa gì, chỉ là ghép lại thấy hay thôi. Sau này đi hát em lấy nghệ danh là Wanbi Tuấn Anh." == Cuộc đời và sự nghiệp == === Thời niên thiếu === Wanbi Tuấn Anh tên thật là Nguyễn Tuấn Anh, sinh ngày 9 tháng 1 năm 1987 tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam trong một gia đình không có ai làm nghệ thuật. Khoảng năm 12 tuổi, anh có tham gia đội kịch Tuổi Ngọc trong ba tháng. Lên cấp ba, anh học tại Trường Trung học phổ thông Trưng Vương. Các cơ hội chụp hình cho báo teen và đóng quảng cáo liên tục đến, biến anh thành hot boy của trường. Anh chia sẻ, việc đột nhiên được chú ý lúc đó khiến anh hơi lơ là việc học. Năm anh lên lớp 12, gia đình lo lắng và chuyển anh về học ở Trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân (quận 1). Từng có công ty ngỏ lời mời anh tham gia nhóm nhạc mới nhưng anh đã từ chối, phần vì thấy không hợp với dòng nhạc mà công ty nêu ra, phần vì anh muốn tập trung cho kỳ thì cuối cấp. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh xin cha mẹ được nghỉ một năm trước khi du học ngành Thiết kế. Theo Wanbi Tuấn Anh, đây chính là bước ngoặt đưa anh đến với con đường ca hát chuyên nghiệp. === Khởi đầu === Vào năm 2005, anh giành giải thưởng đầu tiên trong sự nghiệp của mình là giải "Gương mặt ấn tượng" của cuộc thi Diễn viên triển vọng năm 2005 do báo Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Một năm sau đó, anh giành được giải thưởng "Hot VTeen" do báo VTM tổ chức. Anh tham gia cuộc thi "Video clip của bạn" do Trung tâm Truyền hình Cáp - Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức và đã gây được ấn tượng với khán giả qua hai ca khúc "Cho em" và "Từng ngày qua", vốn là hai ca khúc do anh tự sáng tác và trình bày đầu tiên. Thời gian này, bài hát "Cho em" do anh sáng tác đã lan truyền nhanh chóng sau khi anh đăng lên blog cá nhân của mình. Ý nghĩ làm ca sĩ chuyên nghiệp xuất hiện. Anh tự biết giọng hát của mình không xuất sắc nhưng lại có lợi thế là khả năng sáng tác và được biết đến qua vai trò người mẫu teen. Anh quyết định sẽ dành ba năm để thử sức với ca hát và trong trường hợp thất bại thì sẽ quay lại với việc học hành. === 2008: Album đầu tay === Ngày 18 tháng 1 năm 2008 đánh dấu khởi đầu cho quá trình ca hát chuyên nghiệp của anh qua mini liveshow tại phòng trà Điểm hẹn Sài Gòn. Trong năm 2008, anh kết hợp với nữ ca sĩ Tóc Tiên qua ca khúc "Kem dâu tình yêu". Bài hát giành được sự yêu thích của các bạn trẻ và lọt vào nhiều bảng xếp hạng âm nhạc, đồng thời cái tên Wanbi lan rộng trong cộng đồng nghe nhạc do sự lan truyền nhanh chóng của bài hát này trên Internet. Cuối năm 2008, trong tư cách là ca sĩ độc quyền của Ya!Entertainment, Wanbi phát hành album đầu tay Wanbi 0901 gồm chín bài hát, trong đó bốn ca khúc mua độc quyền từ Nguyễn Hồng Thuận, Nguyễn Hải Phong, Liêu Hưng và năm ca khúc do chính anh sáng tác với nhiều thể loại từ ballad đến R&B và rock alternative. Nhạc sĩ Vũ Quốc Bình nhận xét album WanBi 0901 là một trong những album vol.1 chỉn chu nhất tính từ trước đến lúc đó. Bài hát "Đôi mắt" với phong cách R&B đã trở thành một hiện tượng lớn. Ca khúc này đã đứng đầu các bảng xếp hạng như Làn Sóng Xanh, Zing Top Song, Yeah1 Countdown,... Bài hát "Cho em" song ca cùng Thùy Chi trong album cũng nhanh chóng vượt lên xếp đầu trong danh sách những bài hát được nghe nhiều nhất. === 2009: Album song ca, giải thưởng của Làn Sóng Xanh và tham gia đóng phim === Ngày 8 tháng 6 năm 2009, anh thay mặt cô bạn thân Tóc Tiên (đã sang Hoa Kỳ du học) để ra mắt album song ca Chuyện tình vượt thời gian gồm các ca khúc lần đầu phát hành trong album như "Kem dâu tình yêu", "Dự báo trái tim", "Thiên đường nắng mai" và những ca khúc xưa được hoà âm theo nhiều phong cách. Ý tưởng thực hiện album xuất phát từ lời gợi ý của bạn bè trong một lần hai người đi karaoke mừng sinh nhật một người bạn, khi đó Wanbi Tuấn Anh và Tóc Tiên ngẫu nhiên chọn trùng những bài hát nổi tiếng để song ca. Album được thực hiện trong hai tháng tại phòng thu 23 độ 5 của Nguyễn Hải Phong. Về việc hát nhạc xưa, WanBi cho biết: "Album này là những ca khúc được lựa chọn ngẫu hứng(...) WanBi chỉ muốn thay đổi khẩu vị cho khán giả thân thuộc của mình, và mở rộng đến nhiều đối tượng khán giả hơn(...)". Cũng trong ngày 8 tháng 6, album đầu tay Wanbi 0901 của anh giành giải "Album được khán giả yêu thích nhất" trong chương trình Album vàng tháng 6. Cuối năm 2009, thành công đã đến với Wanbi khi anh cùng nữ ca sĩ Thu Thủy vinh dự nhận được giải "Gương mặt triển vọng Làn Sóng Xanh". Trong năm này, anh cũng lấn sân sang lĩnh vực điện ảnh với vai diễn khách mời trong phim Áo cưới thiên đường. === 2010: Album cuối cùng === Năm 2010, Wanbi Tuấn Anh phát hành album vol.2 mang tên Thăng (#) gồm các bản nhạc do chính anh sáng tác. Không chỉ viết về tình yêu, anh còn thử nghiệm nhiều đề tài khác của cuộc sống. Phong cách âm nhạc của album thống nhất về mặt ý tưởng nhưng vẫn mang nhiều màu sắc khác nhau. Chia sẻ việc thực hiện album này, Wanbi cho biết đây là một thử thách do anh không phải là nhạc sĩ chuyên nghiệp. Anh đã phải viết trên 20 ca khúc rồi chọn ra mười ca khúc ưng ý nhất đưa vào album lần này. Phần âm thanh của album được thực hiện trong hơn một năm. Ca khúc "Chắp cánh" có sự tham gia viết rap của Đông Nhi, đồng thời cũng đánh dấu lần đầu tiên hai người song ca chính thức với nhau trong album. Cũng trong năm 2010, anh cũng đã quyết định tham gia bộ phim Bóng ma học đường (tên cũ là Hồn ma siêu quậy) của đạo diễn Lê Bảo Trung - phim đầu tiên của Việt Nam quay bằng dàn máy 3D. Trong phim, anh thủ vai Minh Quân - con trai của nhà văn Nam Linh (Hoài Linh đóng), là chàng học sinh nghèo trầm cảm bị truy đuổi bởi nhóm ma teen. == Bệnh tật == Tháng 10 năm 2012, Wanbi Tuấn Anh tuyên bố tạm nghỉ hát và chia sẻ về việc mình bị mắc chứng bệnh u tuyến yên trong não mà theo lời của bác sĩ thì "căn bệnh này rất hiếm, trên thế giới trung bình 1 triệu người mới có một ca mắc phải". Anh cho hay đã phát hiện mình mắc bệnh này khoảng bốn năm trước đó sau khi cha anh qua đời. Anh từng sang Singapore để phẫu thuật. Tối ngày 1 tháng 11 năm 2012, nhiều nghệ sĩ đã tổ chức đêm nhạc Cảm ơn tại sân khấu Trống Đồng (thành phố Hồ Chí Minh) nhằm quyên góp tài chính giúp anh chữa bệnh. Số tiền thu được sau chương trình là 1 tỷ đồng. Riêng video nhạc "Cảm ơn" do ca sĩ Hồ Ngọc Hà khởi xướng với sự tham gia của 15 nghệ sĩ được trang web zing.vn mua với giá 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền thu từ việc tải bài hát này trong tháng 11 cũng dành để ủng hộ Wanbi Tuấn Anh. === Qua đời === Nửa đêm ngày 20 tháng 7 năm 2013, gia đình đưa Wanbi Tuấn Anh vào bệnh viện do anh lên cơn sốt cao và không thở được, nhưng sáng hôm sau lại được đưa về nhà thể theo mong muốn của anh. Tại đây anh liên tục được bác sĩ truyền dịch, đặt ống thở. Gần trưa ngày 21 tháng 7, anh bất ngờ ngừng thở và chết não nhưng mạch vẫn còn đập. Khoảng 16 giờ cùng ngày, các bác sĩ rút ống truyền của anh. Anh qua đời vào lúc 16 giờ 23 phút ngày 21 tháng 7 năm 2013. Lễ động quan diễn ra tại nhà riêng của Wanbi Tuấn Anh ở phường Đa Kao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh trong sáng ngày 24 tháng 7 năm 2013. Đám tang của Wanbi được bảo phủ bởi màu trắng và xanh, như di nguyện của anh lúc còn sống. Linh cữu của anh được đưa về Trung tâm hỏa táng trong Nghĩa trang Bình Hưng Hòa để hỏa thiêu. Cốt được mang về một ngôi chùa ở quận Phú Nhuận và đặt cạnh cha anh, trong khi tro được rải xuống sông Sài Gòn từ cầu Phú Mỹ, nơi anh đã quay MV Bắt Sóng Cảm xúc. == Danh sách đĩa nhạc == === Album === Wanbi 0901 (2008) Chuyện tình vượt thời gian (cùng Tóc Tiên) (2009) Thăng (#) (2010) === Album tuyển tập === Nụ cười còn mãi (2014) === Đĩa đơn === "Vụt mất" (2010) "Dấu vết" (2010) "Cảm ơn" (2012) === Video ca nhạc === == Phim tham gia == Bộ phim Chàng trai năm ấy của đạo diễn Nguyễn Quang Huy công chiếu 31/12/2016 được dựa trên tự truyện Bắt đầu từ một kết thúc của Lý Minh Tùng viết về cuộc đời của Wanbi Tuấn Anh. == Giải thưởng == Giải "Gương mặt ấn tượng" cuộc thi Diễn viên triển vọng của báo Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh (2005) Giải "Hot VTeen 2006" của báo VTM Giải "Ca sĩ triển vọng Làn Sóng Xanh" (2009) Ngày 16/12/2013, ca khúc "Cám ơn" của WanBi để lại mang về giải thưởng "Top 10 nhạc sĩ có ca khúc được yêu thích nhất" == Chú thích ==
sơn la (thành phố).txt
Thành phố Sơn La là tỉnh lỵ của tỉnh Sơn La, vùng Tây Bắc Việt Nam. Trước là thị xã Sơn La, được chuyển lên thành phố theo Nghị định số 98/2008/ ngày 3/9/2008 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Ngày 26/10/2008, UBND Tỉnh Sơn La và UBND Thành phố Sơn La đã tổ chức lễ công bố nghị định của Chính phủ về thành lập thành phố Sơn La thuộc tỉnh Sơn La. == Vị trí địa lý == Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và 103045' - 104000' Đông, cách Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía Bắc giáp huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố với thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Hòa Bình. == Địa hình == Thành phố Sơn La nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Độ cao bình quân từ 700 – 800 m so với mực nước biển. == Khí hậu == Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Do địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cộng với gió Tây khô nóng gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đặc biệt sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhiệt độ không khí: Trung bình 220C. Cao nhất 370C. Thấp nhất 20C. Độ ẩm không khí: Trung bình: 81%. Thấp nhất: 25%. Nắng: Tổng số giờ nắng là 1885 giờ. Lượng bốc hơi bình quân 800 mm/năm. Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.299 mm/năm, số ngày mưa: 137 ngày. Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính: gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9. Từ tháng 3 đến tháng 4 còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (nóng và khô). Một số khu vực của thành phố còn bị ảnh hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. == Diện tích, dân số == Thành phố Sơn La rộng 324,93 km². Dân số là 95.000 người (2010) . Cập nhật đến 2015: diện tích: 323.51Km2; dân số: 102.6 nghìn người == Hành chính == Thành phố có 7 phường: Chiềng An, Chiềng Cơi, Chiềng Lề, Chiềng Sinh, Quyết Tâm, Quyết Thắng, Tô Hiệu và 5 xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Ngần, Chiềng Xôm, Hua La. == Lịch sử == Thị xã Sơn La được thành lập ngày 26 tháng 10 năm 1961 theo Quyết định số 171-CP của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở thị trấn Chiềng Lê, xã Chiềng Cơi, bản Hò Hẹo và bản Lầu của xã Chiềng An thuộc châu Mường La, khi đó trực thuộc khu tự trị Thái - Mèo. Ngày 27 tháng 10 năm 1962, Nghị quyết của Quốc hội khóa II tái lập tỉnh Sơn La trực thuộc Khu tự trị Tây Bắc, thị xã Sơn La trở thành tỉnh lỵ tỉnh Sơn La. Sau năm 1975, thị xã Sơn La có 2 phường: Chiềng Lề, Quyết Thắng và xã Chiềng Cơi. Ngày 13 tháng 3 năm 1979, Quyết định 105-CP của Hội đồng Chính phủ chuyển 7 xã: Chiềng An, Chiềng Xôm, Chiềng Đen, Chiềng Cọ, Chiềng Sinh, Chiềng Ngần và Hua La của huyện Mường La về thị xã Sơn La quản lý. Ngày 16 tháng 5 năm 1998, Nghị định 31/1998/NĐ-CP của Chính phủ thành lập phường Tô Hiệu trên cơ sở 179 ha diện tích tự nhiên và 7.060 nhân khẩu của phường Chiềng Lề; thành lập phường Quyết Tâm trên cơ sở 215 ha diện tích tự nhiên và 5.063 nhân khẩu của phường Quyết Thắng. Năm 2005, Bộ Xây dựng ban hành quyết định công nhận thị xã Sơn La là đô thị loại III. Ngày 23 tháng 3 năm 2006, Nghị định 29/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập các phường Chiềng Sinh và Chiềng An trên cơ sở các xã có tên tương ứng. Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2008/NĐ-CP thành lập thành phố Sơn La trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sơn La. Ngày 7 tháng 1 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP thành lập phường Chiềng Cơi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Chiềng Cơi. == Di tích == Thành phố Sơn La có một di tích lịch sử đáng chú ý, đó là bia văn của hoàng đế Lê Thái Tông tại cửa động La. Tháng 5 năm 1440, trên đường trở về sau khi dẫn quân chinh phạt vùng Tây Bắc thắng lợi, Lê Thái Tông đã nghỉ tại động La và sáng tác bài thơ "Quế Lâm Ngự Chế" gồm 140 chữ Hán. Di tích này được phát hiện vào năm 1965; năm 1992 được công nhận là di tích văn hóa lịch sử quốc gia. Cách hang La khoảng 200 mét là đền Quế Lâm tự thờ vua Lê Thái Tông mới được xây dựng vào năm 2001. Ngoài ra cũng phải kể đến di tích lịch sử cách mạng nhà tù Sơn La. == Kinh tế - Xã hội == Thành phố Sơn La là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tại Thành phố Sơn La có trường Đại học Tây bắc, bệnh viện đa khoa khu vực 500 giường. Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Chiềng Ngần nằm trên địa bàn xã Chiềng Ngần. == Tài nguyên Nhân Văn == Theo thông tin trên tang web chính thức của tỉnh thì tỉnh Sơn La trước thuộc bộ Tân Hưng trong 15 bộ thời vua Hùng, tuy nhiên không thấy tài liệu nào khác có giá trị khẳng định điều này kết ngoài. Thành phố 7 dân tộc, trong đó đông nhất là dân tộc Thái và dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại chiếm tỷ lệ thấp. Mỗi dân tộc vẫn giữ nét đặc trưng riêng trong đời sống văn hoá truyền thống, hoà nhập làm phong phú, đa dạng bản sắc dân tộc, bao gồm văn học nghệ thuật, lịch sử, tín ngưỡng. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Cổng thông tin điện tử thành phố Sơn La Sơn La (thành phố) tại Từ điển bách khoa Việt Nam
cymbidieae.txt
Cymbidieae là một tông lan trong phân họ Lan biểu sinh. == Xem thêm == Phân loại họ Lan == Hình ảnh == == Tham khảo ==
arkefly.txt
Arkefly (mã IATA = OR, mã ICAO = TFL) là hãng hàng không của Hà Lan, trụ sở ở Amsterdam. Đây là hãng hàng không chở khách thuê bao của tập đoàn TUI. Căn cứ chính của hãng ở Sân bay Amsterdam Schiphol. Phần lớn, hãng chở khách cho công ty du lịch Arke của Hà Lan. Ngày 14.12.2006 tập đoàn TUI đã loan báo sẽ đặt tên lại cho các hãng hàng không của mình là TUIfly từ năm 2008. == Lịch sử == Arkefly xuất xứ từ hãng Air Holland thành lập năm 1981. Sau những khó khăn về kinh tế, Air Holland được bán cho Exel Aviation Group và đổi tên thành HollandExel trong tháng 3/ 2004. Tháng 5/2005 Exel Aviation Group tuyên bố phá sản và TUI Group mua hãng, đồng thời đổi tên thành Arkefly, theo tên công ty du lịch Arke là công ty con của TUI Group. Arkefly được tổ chức lại và bắt đầu hoạt động từ tháng 9/2005. == Các nơi đến == Ai Cập Hurghada Luxor Sharm El Sheikh Tunisia Monastir Gambia Banjul Tây Ban Nha Quần đảo Canary Arrecife (Lanzarote) Fuerteventura Las Palmas Tenerife Thổ Nhĩ Kỳ Antalya Hà Lan Amsterdam México Cancún Aruba Oranjestad Cuba Holguin Varadero Cộng hòa Dominican Puerto Plata Punta Cana Jamaica Montego Bay Antille thuộc Hà Lan Kralendijk, Bonaire Willemstad, Curacao Philipsburg, Sint Maarten Brasil Fortaleza, Brazil Natal, Brazil Porto Seguro, Brazil Salvador, Brazil Venezuela Porlamar == Đội máy bay == (Ngày 21.6.2014) [1]: 5 Boeing 737-800 4 Boeing 767-300ER - Picture of PH-AHQ, a Arkefly Boeing 767-383ER 1 Boeing 787 (đang đặt mua) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Arkefly Đội máy bay Arkefly
câu lạc bộ bóng đá hà nội (2016).txt
Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội tiền thân là Hà Nội T&T, một câu lạc bộ bóng đá lớn tại Việt Nam, hiện thi đấu tại Giải bóng đá vô địch quốc gia, có trụ sở ở Hà Nội, sân nhà là sân vận động Hàng Đẫy. Đội bóng đang giữ kỉ lục 3 năm liền thăng hạng, từ hạng ba lên thi đấu ở hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam. == Lịch sử == Dưới sự tài trợ của tập đoàn T&T, câu lạc bộ ra mắt vào ngày 18 tháng 6 năm 2006. Ba mùa bóng đầu tiên trong lịch sử tồn tại của mình, từ một đội bóng gồm đa số các cầu thủ trẻ do huấn luyện viên Triệu Quang Hà (cựu cầu thủ đội tuyển bóng đá Việt Nam và câu lạc bộ Thể Công) dẫn dắt, đội đã liên tiếp thăng ba hạng, từ hạng ba lên hạng chuyên nghiệp, để giành quyền thi đấu ở V-League 2009 === Giải hạng Ba 2006 === Ngay mùa bóng đầu tiên ra mắt, câu lạc bộ đã giành quyền lên hạng Nhì năm sau sau khi vượt qua Phú Yên 1-1 (4-3 sút luân lưu) ở trận tranh vé lên hạng Nhì của giải. (không có chung kết, T&T Hà Nội cùng Quân khu 9 đồng hạng nhất). === Giải hạng Nhì 2007 === Giải bóng đá hạng Nhì Việt Nam 2007 gồm 16 đội, chia làm 3 bảng đấu theo khu vực. T&T Hà Nội với tư cách là đội duy nhất từ hạng Ba mới lên, chung bảng A với 4 đội khác. Tại vòng bảng, sau khi khá vất vả vượt qua Quang Minh DEC, câu lạc bộ chiếm được vị trí nhất bảng, lọt vào bán kết. Ở bán kết, T&T Hà Nội vượt qua Ngói Đồng Tâm Long An (đội bóng dự bị của Đồng Tâm Long An) 3-1, vào chung kết giải hạng Nhì với Quân khu 7. Ở trận chung kết câu lạc bộ thua Quân khu 7 trên chấm phạt đền (1-1, 2-4 sút luân lưu), tuy nhiên vẫn lên hạng Nhất năm 2008 với tư cách là một trong 2 đội xếp hạng cao nhất giải hạng Nhì. === Giải hạng Nhất 2008 === Bước vào giải hạng Nhất năm 2008, câu lạc bộ được sự đầu tư lớn (hơn 10 tỷ đồng) với mục tiêu thăng hạng ngay trong mùa bóng này (lên hạng chuyên nghiệp mùa bóng 2008 - 09). Có được sự đầu tư, đội bóng đã tuyển mộ những tuyển thủ như: thủ môn đội tuyển quốc gia Dương Hồng Sơn, các cựu cầu thủ đội tuyển quốc gia Phạm Như Thuần, Văn Sĩ Sơn, cầu thủ đội tuyển U-23 quốc gia Nguyễn Thành Long Giang (cầu thủ 2 năm liền được bầu là Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất của giải thưởng Quả bóng vàng Việt Nam), cùng một số cầu thủ nước ngoài như các cầu thủ Brasil Cristiano, Casiano... Câu lạc bộ khởi đầu giải hạng Nhất khá tốt, tuy chưa lần nào lên ngôi đầu bảng nhưng thường xuyên nằm trong nhóm 3 đội dẫn đầu. Nhưng do các cầu thủ còn non kinh nghiệm nên đã bỏ lỡ những trận thắng đáng tiếc (hai trận hoà ở vòng 6 và 7). Ngày 9 tháng 3 năm 2008, khi khám phá ra một nhóm thanh niên có hành vi sử dụng thuốc lắc tại khách sạn Mai Vinh ở Thành phố Hồ Chí Minh, công an địa phương đã phát hiện trong đó có 5 cầu thủ Hà Nội T&T. Họ cũng bị nghi ngờ đã sử dụng ma tuý. Ngay sau đó, dù chưa có kết luận chính thức của cơ quan điều tra, lãnh đạo câu lạc bộ đã có hình thức kỉ luật đối với ban huấn luyện (phạt tiền và khiển trách) và 5 cầu thủ này, trong đó Lê Hoàng Anh Thi, người mua thuốc lắc và rủ rê đồng đội, bị sa thải khỏi đội, 4 cầu thủ khác bị cắt lương, thưởng và treo giò hết tháng 3. Tuy vậy, do sức ép thành tích (ngay sau khi 5 cầu thủ dính líu vào ma tuý đội đã thua trên sân nhà) và đặc biệt là sức ép từ phía đội bóng, lãnh đạo đội đã cho 4 cầu thủ này tiếp tục thi đấu ngay trong tháng 3, chỉ bị treo giò 1 trận. Khi kết thúc lượt đi giải hạng Nhất mùa bóng 2007-2008, với phong độ ổn định và sự thiếu ổn định của các đối thủ, Hà Nội T&T đã chiếm ngôi đầu bảng. Vào ngày 16 tháng 8 năm 2008 T&T Hà Nội đã vượt qua Quân khu 5 với tỷ số 4-2, đồng thời Cao Su Đồng Tháp (đối thủ trực tiếp của T&T Hà Nội) bị thua trước Than Quảng Ninh do vậy T&T Hà Nội chính thức lên hạng chuyên nghiệp V-League 2009 cùng với Quân khu 4 sớm một vòng đấu. === V-League 2009 === Kết thúc giai đoạn lượt đi, CLB Hà Nội T&T thi đấu không thuyết phục và đứng cuối bảng xếp hạng sau khi kết thúc lượt đi (tiền lệ từ các giải trước: hầu hết các độ xếp chót bảng lượt đi đều xuống hạng khi kết thúc mùa giải). Để cải thiện phong độ, huấn luyện viên Triệu Quang Hà đã bị sa thải cùng với chủ tịch CLB Lâm Hồng Điệp; thay vào đó là hai gương mặt mới: huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng và chủ tịch mới Nguyễn Quốc hội - một thành viên ban lãnh đạo công ty T&T. CLB cũng đang ráo riết tuyển mộ các cầu thủ ngoại quốc ngõ hầu cạnh tranh suất trụ hạng, hiện tại đã tuyển mộ được tiền đạo Agostinho - người bị HAGL thanh lý hợp đống do vi phạm kỷ luật. Do được tăng cường lực lượng đồng thời thay huấn luyện viên cùng sự đầu tư từ ông chủ câu lạc bộ Đỗ Quang Hiển nên Hà Nội T&T đã thi đấu rất thành công có thời điểm trở thành ứng cử viên vô địch V-League. Cuối mùa Hà Nội T&T xếp vị trí thứ 4. === V-League 2010 === Năm 2010, đội đã giành được chức vô địch sau trận hòa 0-0 trước NaviBank Sài Gòn ở vòng đấu 25, kết thúc mùa giải V-League 2010 Hà Nội T&T với 46 điểm hơn đội về nhì Xi măng Hải Phòng 1 điểm. Chức vô địch của HN T&T đã chấm dứt 12 năm khát danh hiệu vô địch quốc gia của bóng đá Hà Nội (lần gần nhất 1 đội bóng đóng trên địa bàn Hà Nội vô địch quốc gia là Thể Công năm 1998). Còn nếu xét trên góc độ đội bóng của địa phương Hà Nội thì chức Vô địch của Hà Nội T&T đã chấm dứt 26 năm không danh hiệu vô địch quốc gia của bóng đá Hà Nội (lần gần nhất 1 đội bóng của Hà Nội vô địch quốc gia là Công an Hà Nội năm 1984). Cũng trong năm 2010, Công ty Cổ phần Thể thao T&T đã mua lại đội bóng của Trung tâm đào tạo bóng đá trẻ Viettel, với thành phần cầu thủ là lứa trẻ của Thể Công từ U19 trở xuống để làm đội hình trẻ với tên gọi Câu lạc bộ Hà Nội và thi đấu ở giải hạng Nhất. Do tên gọi này, đội thường hay bị nhầm lẫn với một đội bóng cùng thành phố khác là Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội. Tại mùa giải đầu tiên với tên gọi mới, đội đạt thành tích đứng thứ 8 trên tổng số 14 đội. === V-League 2012 === Tại mùa bóng 2012, Câu lạc bộ Hà Nội đạt vị trí Á quân Giải hạng Nhất và giành được quyền tham dự V-League 2013. Tuy nhiên, do quy chế bóng đá chuyên nghiệp cấm 2 đội bóng cùng chủ sở hữu thi đấu cùng hạng và không tìm được đối tác chuyển nhượng suất thi đấu, nên đội bóng không được thi đấu tại giải vô địch quốc gia và phải nhường suất thăng hạng cho đồng nai.. Tháng 2 năm 2013, câu lạc bộ Hà Nội (2010) chính thức được chuyển giao cho công ty cổ phần nhựa Quang Huy, về sau này đội bóng này chuyển tên thành câu lạc bộ bóng đá Sài Gòn. === V-League 2016 === Năm 2016, đội giành chức vô địch sau trận thắng 2-0 trước FLC Thanh Hóa ở vòng đấu thứ 26,kết thúc mùa giải V-League 2016 Hà Nội T&T với 50 điểm và bằng đội về nhì Hải Phòng nhưng hơn về hiệu số bàn thắng là 2. Đây là lần thứ 3 đội bóng Hà NỘi này giành được gianh hiệu này.Điều đặc biệt là giải đấu năm nay Hà Nội T&T thay đổi HLV đến 2 lần. Lần đầu vào trước mùa giải HLV Phạm Minh Đức thay cho HLV Phan Thanh Hùng. Và lần thứ hai là sau vòng 3 Giải bóng đá vô địch quốc gia 2016 HLV Phạm Minh Đức bị giáng chức và HLv thay thế là trợ lý HLV lúc đó Chu Đình Nghiêm. === V-leaugue 2017 === Cuối năm 2016, đội bóng đá Hà Nội T&T đổi tên thành câu lạc bộ bóng đá Hà Nội với hy vọng là đại diện duy nhất cho Hà Nội tại các giải bóng đá cao nhất của Việt Nam. == Nhà sản xuất và tài trợ áo đấu == === Nhà sản xuất áo đấu === 2011-nay: Kappa === Nhà tài trợ áo đấu === 2006-2013: T&T Group 2014-2016: BSH 2017-nay: SCG == Thành tích và danh hiệu == === Thành tích bóng đá trong nước === === Đấu trường châu lục === === Danh hiệu chính thức === ==== Đội 1 ==== V-League: Vô địch (3): 2010, 2013, 2016 Á quân (4): 2011, 2012, 2014, 2015 Cúp Quốc gia Việt Nam: Á quân (3): 2012, 2015, 2016 Siêu cúp bóng đá Việt Nam: Vô địch (1): 2010 Á quân (3): 2013, 2015, 2016 Giải hạng nhất: Á quân (1): 2008 Giải hạng nhì: Á quân (1): 2007 Giải hạng ba: Vô địch (1): 2006 ==== U21 ==== Vô địch quốc gia: Vô địch (3): 2013, 2015, 2016 ==== U19 ==== Vô địch quốc gia: Vô địch (3): 2011, 2014, 2016 Á quân: 2015 == Đội hình thi đấu == === Đội hình chính thức === Tính đến giai đoạn 1 mùa giải V.League 2017. Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Cho mượn === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Quan chức đội bóng hiện tại == == Thành viên nổi bật == === Quả bóng vàng Việt Nam === Cầu thủ đoạt giải Quả bóng vàng Việt Nam khi đang chơi cho Hà Nội T&T: Dương Hồng Sơn - 2008 Phạm Thành Lương - 2014, 2016 === Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất === Cầu thủ đoạt giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất khi đang chơi cho Hà Nội T&T: Nguyễn Văn Quyết - 2013 === Vua phá lưới V-League === Gonzalo D. Marronkle - 2012 Hoàng Vũ Samson – 2013, 2014 == Các huấn luyện viên trong lịch sử == == Logo của câu lạc bộ == == Xem thêm == Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng Câu lạc bộ bóng đá QNK Quảng Nam Câu lạc bộ Hà Nội Câu lạc bộ bóng đá Công An Nhân dân Câu lạc bộ bóng đá SHB Viêng Chăn == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội T&T trên trang tập đoàn T&T
tác chiến điện tử.txt
Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic warfare - EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh. == Nhiệm vụ tác chiến điện tử == Vô hiệu hóa các hệ thống C3I: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), and Intelligence (tình báo); C4IRS: Command (chỉ huy), Control (điều khiển), Communications (truyền tin), Computers (máy tính), Intelligence (tình báo), Surveillance (cảnh giới), và Reconnaissance (trinh sát) của đối phương. Duy trì khả năng tác chiến của hệ thống chỉ huy, điều khiển, trinh sát và thông tin liên lạc của quân nhà. == Vai trò == Học thuyết quân sự hiện đại của Mỹ cho rằng: "Trong chiến tranh, ai khống chế được việc sử dụng phổ điện từ sẽ là người chiến thắng"; "Lịch sử chứng minh rằng chiếm ưu thế trong tác chiến điện tử dẫn đến thắng lợi trong các hoạt động quân sự". Trong thời đại ngày nay, khi công nghệ điện tử, thông tin, vật liệu mới đang phát triển như vũ bão, và trở thành yếu tố quyết định trong các hoạt động quân sự thì TCĐT trở thành nhân tố sống còn của chiến tranh. TCĐT là phương tiện nhân bội sức mạnh và là một trong 3 nhân tố then chốt của chiến tranh công nghệ cao, bao hàm cả tiến công và phòng thủ, vì thế các quốc gia cần đầu tư ngay từ thời bình và luôn sẵn sàng. == Các thành phần == Thành phần của tác chiến điện tử bao gồm trinh sát điện tử, bảo vệ điện tử và chế áp điện tử. === Trinh sát điện tử === Là loại hình trinh sát quân sự dùng phương tiện điện tử, được tiến hành từ mặt đất, trên không, trên vũ trụ, trên và dưới mặt nước. Trinh sát điện tử bao gồm 6 loại trinh sát sau: Trinh sát vô tuyến điện Trinh sát vô tuyến truyền hình Trinh sát nhiệt (trinh sát hồng ngoại) Trinh sát rada Trinh sát âm thanh Trinh sát thủy âm === Bảo vệ điện tử === Gồm toàn bộ các hoạt động làm cho các phương tiện điện tử làm việc an toàn, ổn định, chống đối phương gây nhiễu và đánh phá, chống tự nhiễu lẫn nhau của các phương tiện điện tử. Chống trinh sát điện tử Chống chế áp điện tử Kiểm soát điện tử Dung hòa trường điện từ === Chế áp điện tử === Là toàn bộ các biện pháp và hoạt động làm tê liệt hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng các phương tiện điện tử của đối phương. Gồm hai loại là chế áp cứng và chế áp mềm. Chế áp cứng là hành động nhằm cản trở, gây khó khăn hay tiến hành phá huỷ một phần hoặc hoàn toàn phương tiện điện tử đối phương bằng hỏa lực, bằng xung lực hoặc các dạng năng lượng khác. Chế áp mềm là sử dụng năng lượng điện từ trường (kể cả dạng có điều chế ở các mức độ khác nhau; được số hóa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau; được lập trình thành các nhóm như các gói tin (packet) hay các viên đạn điện tử - thông tin trên internet; các phần mềm virut; các câu lệnh truy vấn trên URL;...); được phát xạ, phát ra hoặc phản xạ hay sao chép lại, đánh lừa điện tử để ngăn cản, gây khó khăn hay loại trừ hoặc làm giảm hiệu quả hoạt động các phương tiện ĐT đối phương. Có các biện pháp như gây nhiễu, tao mục tiêu giả…. Trong các phương tiện điện tử của đối phương cần chế áp, thì máy tính (PC, laptop) hay mạng máy tính là mục tiêu quan trọng nhất của TCĐT. Có thể nhận thấy, Mĩ và các nước đồng minh phương tây là các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất hiện nay, cùng với đó, khả năng tác chiến điện tử của Mĩ được sự hỗ trợ của các khoa học kĩ thuật hàng đầu thế giới đem lại cho quân đội nước này khả năng lợi thế rất lớn. == Các phương tiện == Như ta đã biết, trinh sát điện tử được thực hiện từ trên không, trên vũ trụ, trên mặt đất, và cả dưới mặt nước. Các bộ khí tài trinh sát và chế áp điện tử, có thể vô hiệu hóa phần lớn các loại vũ khí có điều khiển như UAV, đạn có điều khiển, máy bay và cả tên lửa hành trình. === Trinh sát bằng vệ tinh === Mĩ hiện là quốc gia đứng đầu về số lượng vệ tinh trên thế giới và đang chiếm ưu thế trong hoạt động trinh sát nhằm mục đích quân sự, bao gồm các vệ tinh địa tĩnh trinh sát tín hiệu SIGINT, các vệ tinh phát hiện các cuộc phóng tên lửa, các vệ tinh trinh sát chụp ảnh KH và các vệ tinh trinh sát bằng ra-đa. "Các vệ tinh gián điệp mới nhất của Mĩ có thể nhìn thấy các đường phố ở Bắc Kinh, thậm chí khi thời tiết đẹp có thể thấy tuyến đường dây cao áp của thành phố này", vệ tinh đem lại khả năng tình báo rất cao cho quân đội Mĩ. Tuy nhiên hạn chế của phương thức nàylà độ chính xác thấp, chủ yếu dùng trinh sát các mục tiêu chiến lược, cố định; phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết; do bay theo những quỹ đạo có quy luật, dễ bị phán đoán, đề phòng trước; chỉ tối ưu trong báo động sớm nhưng hạn chế trong thu thập tin tức tình báo; dễ bị gây nhiễu và mất tác dụng. === Trinh sát bằng máy bay === Mỹ đặc biệt đầu tư phát triển các máy bay trinh sát có và không người lái, hoạt động ở các độ cao khác nhau với nhiệm vụ và mục đích khác nhau, được hiện đại hoá về cả các phương tiện trinh sát, truyền thông cũng như khả năng tự vệ, gồm: MBTS và gây nhiễu EA-6B; Các MBTS báo động sớm AWACS (E-A3); MBTS tầm cao U-2, TR-1; RC-135 trinh sát chiến lược; Các MBTS chiến thuật EF-111, RF-4C, MBTS không người lái Predator, Global Howk… Hạn chế: phụ thuộc điều kiện thời tiết, khí hậu ở khu vực tác chiến; dễ bị đối phương phát hiện làm lộ ý đồ trinh sát hoặc bị tiêu diệt, cản phá; các MBKNL thường có đường bay ổn định, phụ thuộc nhiều vào địa hình, có thể bị đối phương đoán biết, tiêu diệt hoặc đề phòng… === Trinh sát trên tàu === Trinh sát trên tàu là thế mạnh của Mỹ. Với lực lượng Hải quân hùng hậu, có trang bị hiện đại và có nhiều căn cứ trên biển, Mỹ có thể tiếp cận được vào mọi bờ biển trên thế giới. Trên biển Đông và TBD, thường xuyên Hạm đội 7 của Mỹ hoạt động, trong đó có trinh sát quân sự đối với Việt Nam,trong chiến tranh Việt Nam Các tàu chiến chủ yếu của Mỹ đều được trang bị các hệ thống chặn bắt tín hiệu, định vị và TCĐT, giúp phát hiện các hoạt động điện tử của các tàu tuần tiễu, tàu tên lửa, tàu quét mìn của hải quân đối phương trong khu vực tác chiến Hạn chế: Khu vực hoạt động và cự ly phát hiện các mục tiêu trên biển bị ảnh hưởng của độ cong Trái Đất; khi tiếp cận vào trinh sát đối phương thường lệ thuộc vào điều kiện khu vực biển, khả năng vào được gần bờ... === Trinh sát trên mặt đất === Mỹ & ĐM có các trạm trinh sát SIGINT đặt tại các căn cứ mặt đất dùng chặn bắt từ xa các tín hiệu tên lửa, tín hiệu đặc biệt khác trong không gian và các trạm trinh sát ra-đa dùng phát hiện các đài ra-đa đối phương, đặt trên đất liền đảo các nước thân Mỹ. Mỹ có thể sử dụng hàng loạt thiết bị trinh sát và gây nhiễu sử dụng một lần, được nguỵ trang dưới các dạng thực vật, rải vào khu vực tác chiến bằng máy bay các loại. Thông tin thu được sẽ truyền về trung tâm chỉ huy hoặc tự chúng lựa chọn phương án gây nhiễu theo chương trình đã được cài đặt trước. Hạn chế: các thiết bị này có độ phân biệt thông tin thật, giả kém, dễ bị gây nhiễu và vô hiệu hoá khi bị phát hiện. Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, vì vậy hiện nay Mĩ và các đồng minh, cũng như các nước có khoa học quân sự tiên tiến khác như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ thường sử dụng tổng hợp nhiều thiết bị trinh sát gián điệp để chụp ảnh trên không, trinh sát trên biển, theo bám thiết bị hồng ngoại, theo dỗi thay đổi từ trường, trinh sát tín hiệu điện tử… Việc tiến hành trinh sát và thu thập tin tức tình báo không những tập trung vào lĩnh vực quân sự mà còn mở rộng ra cả các lĩnh vực chính tri, kinh tế, khoa học công nghệ cả các góc độ cuộc sống của dân chúng. Trinh sát điện tử được hỗ trợ bởi các công nghệ hiện đại nhất hiện nay, nhưng không phải cứ hiện đại là có thể giành chiến thắng, lấy ví dụ trong cuộc chiến xung đột Israen- Hecbola vừa qua sự kiện tên lửa đối hạm C-802 của Hecbola bắn chìm tàu hộ tống Eliat Saaz 5 của Israen đã đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao các phương tiện trinh sát hiện đại của Israen không phát hiện vị trí tên lửa C802, cũng như thời điểm phóng tên lửa. Ta thấy bất cứ phương tiện nào, dù hiện đại đến đâu đều có điểm yếu riêng và việc nghiên cứu tìm ra các điểm yếu của đối phương để tiến hành phòng chống vô hiệu hóa các thiết bị trinh sát là rất quan trọng. Xu hướng phát triển của các hình thức trinh sát và tác chiến điện tử nói chung a) Xu hướng chung: Hiện đại hoá trang thiết bị gây nhiễu nhiều chủng loại, công suất lớn, gây nhiễu trên mọi phổ tần (phổ tần rộng, đa phổ), nhiều đối tượng chế áp. Kết hợp các phương tiện tiến công đường không hiện đại; dùng kỹ thuật bức xạ điện từ, hồng ngoại, laze, nhiệt, vật liệu mới huỷ diệt các thiết bị điện tử của đối phương; tiến hành đồng bộ với cuộc chiến tranh không tiếp xúc. Trong CD "Sức mạnh đồng minh" chống NT, các hoạt động tác chiến cho thấy: Các phương tiện TCĐT không chỉ có khả năng phá hoại các hệ thống VTĐT mà cả các hệ thống cung cấp năng lượng bao gồm cả đường dây truyền tải… Mục tiêu của TCĐT và VKCNC ngoài hệ thống điều khiển chiến tranh còn cả hệ thống quản lý nhà nước, phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống năng lượng… b) Một số hướng phát triển mới: Chiến tranh thông tin và chiến tranh tâm lý Phá hoại cơ sở truyền tin, phát thanh của đối phương, cắt các đường thông tin qua vệ tinh. Dùng các phương tiện phát sóng AM,FM và truyền hình với nội dung xuyên tạc sự thật, gây hoang mang cho quân đội và nhân dân, giảm lòng tin và ý chí chiến đấu cho đến thắng lợi cuối cùng. Chiến tranh mạng Áp dụng công nghệ mới như công nghệ nano, vật liệu mới… Sử dụng các vũ khí phi sát thương. c) Các biện pháp chủ yếu chống tác chiến điện tử của địch Chuẩn bị đối phó chiến tranh không tiếp xúc, bảo toàn lực lượng, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của địch, bảo vệ các phương tiện điện tử quân sự để đánh lâu dài. Đầu tư vào CN-KT mới có chọn lọc, cải tiến và nâng cấp VK-TB. Đầu tư về con người về cả tinh thần, ý chí chiến đấu, trình độ KH-KT và chuyên môn. Từ thực tiễn những cuộc chiến tranh gần đây, cần đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm ra quy luật của chiến tranh để chỉ đạo kịp thời, phù hợp với thực tiễn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Nếu biết phát huy nhân tố con người và truyền thống dân tộc thì không có máy móc nào có thể dự đoán chính xác được. Những hạn chế của các thiết bị trinh sát, kĩ thuật trinh sát cần được nghiên cứu một cách cụ thể, trên cơ sở đó tìm ra các biện pháp đối phó có hiệu quả như: Vận dụng tổng hợp các biện pháp chống TSĐT. Thực hiện "im lặng VTĐ", đồng thời sử dụng các đài nghi binh có thể làm cho hoạt động trinh sát không thể thực hiện hoặc bị rối loạn. Phát sóng, bộc lộ lực lượng đúng thời cơ. Biện pháp chiến thuật: Cơ động phòng tránh, đánh trả. === Một số thiết bị gây nhiễu hệ thống điện tử === Trong cuộc diễn tập chung Nga - Belarus "Lá chắn Liên minh 2015", các đơn vị tác chiến điện tử quân khu phía Tây sử dụng tổ hợp gây nhiễu tự động “Zhitel” chế áp các máy bay không người lái của đối phương giả định. Các trắc thủ xác định tần số điều khiển và truyền tải thông tin của UAV, chế áp kênh thông tin bằng biện pháp gây nhiễu. Tổ hợp “Zhitel”, khi tiến hành chế áp hệ thống điều khiển UAV đối phương, hoàn toàn không gây nhiễu cho không quân của quân ta. Quy trình sử dụng UAV có một nhược điểm quan trọng là yêu cầu hệ thống truyền thông trao đổi thông tin phải thường xuyên liên tục với các đài chỉ huy và điều hành tác chiến trên mặt đất, phương án đơn giản nhất để vô hiệu hóa UAV là gây nhiễu cắt đứt liên lạc, tổ hợp Zhitel được thiết kế cho nhiệm vụ này. Zhitel bản chất là tổ hợp tự động gây nhiễu R-330Z, mục đích yêu cầu nhiệm vụ: tìm kiếm, phát hiện, theo dõi và chế áp điện tử các đài thông tin vệ tinh, chế áp mạng truyền thông cơ động chuẩn kết nối GSM và GPS. Tín hiệu sẽ bị gây nhiễu trong bán kính khoảng từ 20 – 30 km từ đài phát tín hiệu.Trong khu vực này, khi khởi động chế áp điện tử, các đài thông tin liên lạc của quân ta cũng bị gây nhiễu, vì vậy khi bắt đầu chuẩn bị tấn công chế áp điện tử. Các đài thông tin và truyền thông quân ta được lệnh đưa về chế độ câm, không liên lạc và tắt nguồn. Tổ hợp “Zhitel” có khả năng cơ động cao do sau khi chế áp trang thiết bị đối phương nó cần phải nhanh chóng cơ động rời trận địa, do tín hiệu radar và sóng vô tuyên có thể bộc lộ vị trí của nó. Cơ động nhanh chính là nguyên tắc của Tác chiến Điện tử. Hiệu quả tác chiến của “Zhitel” đã được minh chứng trong các trận chiến ở Chesnia, khi đó mới là các phiên bản đầu tiên, đài trinh sát vô tuyên đã xác định được các cuộc gọi của nhóm chiến binh khủng bố và chuyển tọa độ vị trí cho các khẩu đội pháo binh – tên lửa. NChính tổ hợp “Zhitel” đã đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt Dzhokhar Dudayev, xác định được tọa độ điện thoại liên lạc vệ tinh của Dudayev và dẫn bắn tên lửa. Tổ hợp cũng thể hiện khả năng tác chiến mạnh mẽ trong xung đột ở Nam Ossetia, gây nhiễu khiến các UAV của Gruzia lạc hướng. Tháng 3/2014, ở Crimea, UAV của quân đội Mỹ, sản xuất từ Israel - MQ-5B đã bay trên bầu trời Sevastopol để thu thập thông tin, chụp ảnh quay video, tất cả dữ liệu được chuyển về cho các phi công UAV ở căn cứ trinh sát quân sự Mỹ khu vực Kirovograd (Ukraine). Đột nhiên, chiếc MQ-5B biến mất khỏi màn hình radar đồng thời cũng mất liên lạc. Tổ hợp tác chiến điện tử “Avtobaza” đã gây nhiễu cắt đứt liên lạc của chiếc drone với trung tâm chỉ huy, sau đó chiếm quyền điều khiển chiếc UAV và ra lệnh hạ cánh xuống lãnh thổ nước Nga. Một trường hợp tương tự như vậy cũng đã xảy ra ở Syria, khi đó người Mỹ cho rằng chiếc drone bị quân đội chính phủ Syria bắn rơi. Nhưng thực tế drone Mỹ đã bị bộ khí tài “Avtobaza”, do nước Nga cung cấp cho Syria, chiếm quyền điều khiển và bắt hạ cánh. Năm 2014, một máy bay cường kích Su-24 tiếp cận khu trục hạm USS Donald Cook của Mỹ. Thay vì tên lửa chống tàu, chiếc Su-24 mang dưới cánh bộ khí tài tác chiến điện tử Khibiny. Khi kích hoạt, khu trục hạm Mỹ mất hoàn toàn khả năng chiến đấu của tất cả các hệ thống radar, hệ thống điều khiển hỏa lực, hệ thống thông tin liên lạc, nếu trong tình huống chiến tranh thì nó coi như mất khả năng chiến đấu và sẽ bị chiếc Su-24 tiêu diệt dễ dàng. Sau đó, chiếc khu trục hạm được lệnh phải quay về Rumani. Ngoài những tổ hợp khí tài “Zhitel'”, “Avtobaza” “Khibiny”, Nga còn chế tạo rất nhiều các loại trang thiết bị, khí tài tác chiến điện tử khác nhau, có khả năng chiến đấu hiệu quả không chỉ chống lại các lực lượng quân sự là đối thủ tiềm năng, mà còn có khả năng vô hiệu hóa thông tin liên lạc các lực lượng, tổ chức khủng bố, bạo loạn, tội phạm khác nhau. Lực lượng đổ bộ đường không được trang bị bộ khí tài nhỏ gọn "Infauna" Khi cài đặt trong xe bọc thép, tổ hợp sẽ gây nhiễu vô tuyến trong dải tần HF và VHF, vô hiệu hóa các khối nổ tự chế hoặc nhập từ nước ngoài điều khiển vô tuyến. Ngoài ra, các bộ khí tài quang điện tử gây nhiễu có khả năng xác định chớp lửa của vũ khí và tự động dựng màn khói che kín mục tiêu cần bảo vệ. Trang thiết bị bảo mật thông tin liên lạc "Judoka", có khả năng phát hiện và vô hiệu hóa các thiết bị điện tử thứ ba kết nối vào hệ thống truyền tải đầu cuối của các kênh dữ liệu. Tổ hợp "Borisoglebsk-2" bao gồm một trạm kiểm soát tự động và bốn loại thiết bị làm nhiễu – hoạt động theo một thuật toán duy nhất, phát hiện, xác định các nguồn thu phát sóng radio ngoại lai và chế áp tự động. Tổ hợp không chỉ rất cơ động, mà khả năng tác chiến điện tử cũng rất mạnh – theo tầm xa tác động lên trang thiết bị đối phương cũng như năng lực tác chiến. Bộ khí tài TCĐT này có thể chế áp điện tử cả máy bay lẫn tên lửa hành trình. == Tham khảo == == Xem thêm == Cục Tác chiến Điện tử Quân đội Nhân dân Việt Nam == Liên kết ngoài == chuyên ngành Tác chiến điện tử được đào tạo tại ĐẠI HỌC KỸ THUẬT LÊ QUÝ ĐÔN
louis armstrong.txt
Louis Armstrong (sinh 4 tháng 8 năm 1901 – 6 tháng 7 năm 1971), nghệ danh Satchmo, Sachimo hay Pops, là nghệ sĩ kèn trumpet và ca sĩ nhạc jazz của Mỹ. Louis Armstrong bắt đẩu nổi tiếng từ thập niên 1920, sử dụng kèn cornet và trumpet điệu luyện. Ông đặt nền móng và tạo ảnh hưởng lớn cho phong trào nhạc jazz, chuyển hướng chơi nhạc từ trình diễn sáng tác tùy hứng chung sang hình thức trình diễn độc tấu. Ngoài cách bấm và thổi kèn độc đáo, ông còn có giọng hát khàn rất đặc biệt, thường uốn vặn âm điệu, lời ca của bài hát nhiều kiểu, với mục đích biểu cảm. Louis Armstrong còn có khả năng hát scat rất tài tình. Ảnh hưởng của Louis Armstrong không chỉ trong lãnh vực nhạc jazz mà còn lan sang nhạc pop trong thập niên 1960. Theo bình luận gia âm nhạc Steve Leggett thì Armstrong "có thể là người có ảnh hưởng lớn nhất trong nền ca nhạc Mỹ trong thế kỷ 20." == Tiểu sử == Louis Armstrong sinh ra và sống thời thơ ấu trong khu nghèo nhất của New Orleans, Louisiana, ông nội là nô lệ gốc Phi. Cha mẹ ông không cưới mà có con. Khi ông cò nhỏ, cha ông William Armstrong (1881–1922) bỏ nhà đi theo người đàn bà khác. Mẹ ông Mayann Armstrong (1886–1942) sau đó bỏ ông cho bà nội nuôi. Khi Armstrong lên 5 thì mẹ ông về sống với gia đình, ông chỉ gặp cha mình những lần lễ lạc. Ông theo học trường Fisk School và bắt đầu thích nghe nhạc Creole. Louis Armstrong cố gắng kiếm tiền bằng cách bán báo, lượm thức ăn bán lại cho nhà hàng nhưng gia đình ông quá túng thiếu mẹ ông phải làm nghề mại dâm. Armstrong làm nghề kéo xe chở than đến Storyville và lai vãng các sàn nhảy, nhà chứa, để hóng nghe các ban nhạc trình tấu. Armstrong lớn lên từ giai cấp xã hội hèn mạt nhất, trong một thị trấn bị kỳ thị, nhưng lại có nền âm nhạc sâu đậm, nóng bỏng - lúc bấy giờ gọi là nhạc "ragtime" (thời đói rách) chứ chưa gọi là nhạc jazz. Tuy thời thơ ấu ông sống trong cảnh đói nghèo, Louis Armstrong không cho rằng đó là điều đáng buồn mà là nguồn cảm hứng vô biên, ông từng nói: "Mỗi khi tôi nhắm mắt thổi cái kèn của tôi - tôi nhìn thẳng vào trái tim của thành phố New Orleans xa xưa... Nó đem lại cho tôi một cái gì đó để tôi bám vào mà sống." == Qua đời == Armstrong chết vì đau tim khi đang ngủ vào ngày 6 tháng 7 năm 1971 lúc 69 tuổi, 11 tháng sau khi trình diễn ở một chương trình nổi tiếng tại phòng nhạc Waldorf-Astoria. Ông sống tại Corona, Queens, thành phố New York, lúc ông qua đời. Ông được an táng tại Nghĩa trang Flushing, Flushing, ở Queens, thành phố New York. Tham gia đưa tiễn ông gồm có Bing Crosby, Ella Fitzgerald, Dizzy Gillespie, Pearl Bailey, Count Basie, Harry James, Frank Sinatra, Ed Sullivan, Earl Wilson, Alan King, Johnny Carson và David Frost. Peggy Lee đã hát bài The Lord's Prayer ở đám tang, còn Al Hibbler hát bài "Nobody Knows the Trouble I've Seen" và người bạn lâu năm của ông, Fred Robbins, đọc điếu văn. == Chú thích ==
bãi cạn scarborough.txt
Bãi cạn Scarborough (tiếng Anh: Scarborough Shoal hoặc Scarborough Reef; tiếng Filipino: Panatag Shoal, Bajo de Masinlóc, Karburo; giản thể: 黄岩岛; bính âm: Huángyán dǎo, Hán-Việt: Hoàng Nham đảo) thực chất là một đảo san hô vòng gồm nhiều đá ngầm và đá nổi, nằm giữa bãi Macclesfield và đảo Luzon của Philippines ở biển Đông. Bãi này cách vịnh Subic 123 hải lý (198 km) và đảo Luzon 137 hải lý (220 km) về phía tây. Bãi Scarborough mang tên một thương thuyền buôn trà bị đắm ở bãi đá này vào ngày 12 tháng 9 năm 1784. Mọi người trên tàu đều thiệt mạng. Hiện nay, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough; Đài Loan và Trung Quốc xem bãi cạn này là một phần của quần đảo Trung Sa. Philippines thì cho rằng họ đã thực thi chủ quyền của mình với bãi cạn này từ năm 1965 bằng cách xây một ngọn hải đăng bằng sắt tại đây. Philippines cũng cho rằng bãi cạn này hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển công nhận. Kể từ năm 1997, Philippines đòi chủ quyền đối với bãi cạn. Tháng 6 năm 2012, Trung Quốc đã chiếm thành công bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. == Địa lý == Bãi cạn được tạo thành từ một chuỗi rạn san hô và đá có hình tam giác với chu vi 55 km và tổng diện tích (gồm cả vùng nước cạn) là 150 km2. Phá nước nông có diện tích 130 km2 và độ sâu 15 m. Bãi cạn nhô lên từ đồng bằng biển thẳm sâu 3.500 m. Một vài hòn đá, trong đó có hòn mà Trung Quốc gọi là Nam nham, cao từ 0,5 đến 3 m; nhiều rạn đá ngầm chìm dưới nước khi thuỷ triều lên. Gần cửa vào của phá nước có một phế tích của tháp sắt cao 8,3 m do Hải quân Philippines dựng lên vào năm 1965. == Xem thêm == Tranh chấp bãi cạn Scarborough Bãi Macclesfield Bãi cạn Truro Núi ngầm Stewart Đường chín đoạn Tam Sa == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bản đồ Google Map cho thấy vị trí tương quan của bãi cạn Scarborough với Philippines và Trung Quốc
danh sách bài hát chủ đề pokémon.txt
Đây là danh sách bài hát chủ đề Pokémon bao gồm các bài hát và thông tin phát hành chủ yếu về các bài hát chủ đề mở đầu và kết thúc trong loạt Anime ở Nhật Bản, Mỹ và Việt Nam. == Pocket Monster (Phiên bản Nhật) == === Bài hát mở đầu === ==== Pocket Monsters: The Original Series ==== ==== Pocket Monsters: Advanced Generation series ==== ==== Pocket Monsters: Diamond & Pearl series ==== ==== Pocket Monsters: Best Wishes series ==== ==== Pocket Monsters: XY series ==== === Bài hát kết thúc === ==== Pocket Monsters: The Original Series ==== ==== Pocket Monsters: Advanced Generation series ==== ==== Pocket Monsters: Diamond & Pearl series ==== ==== Pocket Monsters: Best Wishes series ==== ==== Pocket Monsters: XY series ==== === Chủ đề đặc biệt === ==== Weekly Pokémon Broadcasting Station ==== ==== Pokémon Sunday ==== == Pokémon (Tiếng Anh) == === Bài hát mở đầu === ==== Pokémon: The Original series ==== ==== Pokémon: Advanced series ==== ==== Pokémon: Diamond & Pearl series ==== ==== Pokémon: Black & White series ==== ==== Pokémon: XY series ==== * === Bài hát kết thúc === == Pokémon (Tiếng Việt) == === Bài hát mở đầu === ==== Pokémon thế hệ XY ==== ==== Pokémon thế hệ Best Wishes ==== Sử dụng bài hát gốc === Bài hát kết thúc === ==== Pokémon thế hệ XY ==== ==== Pokémon thế hệ Best Wishes ==== Sử dụng bài hát gốc == Tham khảo == == Liên kết ngoài == List of Pokémon music CDs on Bulbapedia
bão.txt
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực đoan. Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới, thường có gió mạnh và mưa lớn. Tuy thế, thuật ngữ này rộng hơn bao gồm cả các cơn dông và các hiện tượng khác hiếm gặp ở Việt Nam như bão tuyết, bão cát, bão bụi... Bão là xoáy thuận quy mô synop (500–1000 km) không có front, phát triển trên miền biển nhiệt đới hay cận nhiệt đới ở mực bất kỳ và có hoàn lưu xác định. Trong không gian ba chiều, bão là một cột xoáy khổng lồ, ở tầng thấp (khoảng 0–3 km) không khí nóng ẩm chuyển động xoắn trôn ốc ngược chiều kim đồng hồ (ở Bắc Bán Cầu) hội tụ vào tâm, chuyển động thẳng đứng lên trên trong thành mắt bão và toả ra ngoài ở trên đỉnh theo chiều ngược lại. Ở chính giữa trung tâm của cơn bão không khí chuyển động giáng xuống, tạo nên vùng quang mây ở mắt bão. Các thành phần chính của bão bao gồm các dải mưa ở rìa ngoài, mắt bão nằm ở chính giữa và thành mắt bão nằm ngay sát mắt bão. Giá trị khí áp nhỏ nhất tại tâm bão và tăng dần ra phía rìa bão. Càng vào gần tâm, cường độ gió bão càng mạnh, khu vực tốc độ gió mạnh nhất cách tâm bão khoảng vài chục km. Vào vùng mắt bão gió đột ngột yếu hẳn, tốc độ gió gần bằng không. Khi qua khỏi vùng mắt bão gió lại đột ngột mạnh lên nhưng có hướng ngược lại, đây chính là tính chất ảnh hưởng nguy hiểm nhất của bão. == Các loại bão == Bão tuyết: là hiện tượng tuyết rơi rất dày kèm theo gió mạnh. Thường xuất hiện ở các nước đới lạnh hoặc đới ôn hòa. Lốc cát: còn gọi là quỷ cát, là hiện tượng cát cuốn lên rất cao, xảy ra vào giữa trưa, ở những vùng sa mạc. Tố: là hiện tượng gió tăng tốc một cách đột ngột, đi kèm với những cơn dông mạnh Dông: là loại bão có đi kèm sấm sét, mưa to hoặc thậm chí mưa đá, vòi rồng. Lốc xoáy Bão lửa Bão nhiệt đới == Bão nhiệt đới == Xem bài chính bão nhiệt đới Các cơn bão thường hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một hệ thống áp cao xung quanh nó. Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích. Một định nghĩa khí tượng chặt về một cơn bão là có cấp gió Beaufort lớn hơn hoặc bằng 10, (89 km/h). Ở Việt Nam, gió xoáy có cấp Beaufort từ 6 đến 7 trên một diện rộng gọi là áp thấp nhiệt đới. Gió xoáy từ cấp 8 trở lên trên một diện rộng, có thể kèm theo mưa lớn gọi chung là bão. Ngoài thang sức gió Beaufort, còn dùng các thang khác như thang bão Saffir-Simpson. Ở Việt Nam, do hầu như không có bão mạnh đến mức cần sử dụng thang bão Saffir-Simpson, nên người ta chỉ cần sử dụng thang sức gió Beaufort để mô tả sức mạnh của chúng là đủ. Các thang sức gió giúp phân loại bão theo cường độ gió kéo dài, theo áp suất tâm bão, theo mức độ tàn phá, mức độ gây ngập lụt... == Các giai đoạn bão (xoáy thuận nhiệt đới) == Vùng áp thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể xác định được Áp thấp nhiệt đới (Tropical Depression): vị trí trung tâm có thể xác định được, nhưng Vmax < 34 kt Bão tố nhiệt đới (Tropical Storm - TS): Vmax 34-47 kt ("storm" gốc từ tiếng Hà Lan là "giông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố" Bão tố nhiệt đới dữ dội (severe TS): Vmax 48-63 kt Bão cuồng phong (Typhoon): Vmax => 64 kt. Có cơn bão quá mạnh người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon). == Bão trong vũ trụ == Xem bài chính bão trong vũ trụ Bão trong vũ trụ là dòng các vật chất trôi dạt trong vũ trụ, tập trung chuyển động tương đối theo cùng một hướng. Trong khoa học khí tượng-thiên văn, bão trong vũ trụ thường được hiểu là các bão vật chất chuyển động trong phạm vi Hệ Mặt Trời. Ví dụ như Vết Đỏ Lớn trên Sao Mộc hay Cơn Bão Trẻ. == Bão từ == == Xem thêm == Thang sức gió Beaufort Thang bão Saffir-Simpson Bão Damrey (bão số 7 năm 2005) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Dự báo thời tiết bão lụt Việt Nam
lợi nhuận trước thuế và lãi.txt
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế hay thu nhập trước lãi vay và thuế (tiếng Anh: earnings before interest and taxes—EBIT) là một chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận của công ty, bằng thu nhập trừ đi các chi phí, nhưng chưa trừ tiền (trả) lãi và thuế thu nhập. EBIT được đề cập đến như "khoản kiếm được từ hoạt động kinh doanh", "lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh" hay "thu nhập ròng từ hoạt động". Công thức để tính EBIT là: EBIT = Thu nhập - Chi phí hoạt động Có thể xem công thức tính EBIT một cách cụ thể hơn như sau: EBIT = Tổng Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí Nói cách khác, EBIT là tất cả các khoản lợi nhuận trước khi tính vào các khoản thanh toán tiền lãi và thuế thu nhập. Một yếu tố quan trọng đóng vai trò giúp cho EBIT được sử dụng rộng rãi là nó đã loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các công ty khác nhau. Do đã loại bỏ lãi vay và thuế, hệ số EBIT làm rõ hơn khả năng tạo lợi nhuận của công ty, và dễ dàng giúp người đầu tư so sánh các công ty với nhau. == Ví dụ == == Chú thích == == Tham khảo ==