filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
danh pháp hai phần.txt
Trong sinh học, danh pháp hai phần hay danh pháp lưỡng nôm là quy ước chung trong việc viết tên khoa học của một loài (thường là tiếng Latin). Trong đó, tên loài được viết, in nghiêng, gồm 2 phần: phần thứ nhất là tên chi được viết hoa chữ cái đầu, phần thứ hai chỉ một đặc điểm nổi bật của loài. Ví dụ loài người có tên khoa học Homo sapiens, thuộc chi Homo; loài hổ có tên khoa học là Panthera tigris, thuộc chi Panthera. == Quy tắc viết tắt == Trong một văn bản khoa học, khi mà tên khoa học của một loài được nhắc lại nhiều lần hoặc đề cập đến nhiều loài thuộc cùng một chi, thì người ta có thể sử dụng dạng viết tắt của danh pháp hai phần. Khi viết tắt tên khoa học, phần tên chi chỉ cần sử dụng chữ cái đầu tiên, viết hoa và thêm dấu chấm. Ví dụ tên khoa học viết tắt của loài người là H. sapiens, loài hổ là P. tigris. == Xem thêm == Danh pháp ba phần Phân loại học Đơn vị phân loại (taxon, số nhiều taxa) == Hình ảnh == == Tham khảo ==
danh sách các giải đấu bóng đá.txt
Dưới đây là danh sách các giải đấu bóng đá từ trước tới nay của cả nam và nữ ở cả cấp độ đội tuyển quốc gia và câu lạc bộ, cả quốc nội và quốc tế. == Các giải quốc tế == === Đội tuyển quốc gia === === Câu lạc bộ === == Châu Á == Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ === Ả Rập Saudi === === Afghanistan === === Ấn Độ === === Bahrain === === Bangladesh === === Bhutan === === Brunei === === Campuchia === === Guam === === Hàn Quốc === === Hồng Kông === === Indonesia === === Iran === === Iraq === === Jordan === === Kuwait === === Kyrgyzstan === === Lào === === Liban === === Macao === === Malaysia === === Maldives === === Mông Cổ === === Myanmar === === Nepal === === Nhật Bản === === Oman === === Pakistan === === Palestine === === Philippines === === Qatar === === Singapore === === Sri Lanka === === Syria === === Tajikistan === === Thái Lan === === Timor-Leste === === CHDCND Triều Tiên === === Trung Hoa Đài Bắc === === Trung Quốc === === Turkmenistan === === UAE === === Úc === === Uzbekistan === === Việt Nam === === Yemen === == Châu Âu == Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ === Cộng hòa Ailen === === Aixơlen === === Albania === === Andorra === === Anh === === Áo === === Armenia === === Azerbaijan === === Ba Lan === === Bắc Ailen === === Belarus === === Bỉ === === Bosna và Hercegovina === === Bồ Đào Nha === === Bulgaria === === Croatia === === Đan Mạch === === Đức === === Estonia === === Quần đảo Faroe === === Gibraltar === === Gruzia === === Hà Lan === === Hungary === === Hy Lạp === === Israel === === Kazakhstan === === Latvia === === Liechtenstein === === Litva === === Luxembourg === === Macedonia === === Malta === === Moldova === === Montenegro === === Na Uy === === Nga === === Pháp === === Phần Lan === === România === === San Marino === === Scotland === === Cộng hòa Séc === === Serbia === === Síp === === Slovakia === === Slovenia === === Tây Ban Nha === === Thổ Nhĩ Kỳ === === Thụy Điển === === Thụy Sĩ === === Ukraina === === Wales === === Ý === == Bắc, Trung Mỹ và Caribe == Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ === Anguilla === === Antigua và Barbuda === === Aruba === === Bahamas === === Barbados === === Belize === === Bermuda === === Bonaire === === Canada === === Quần đảo Cayman === === Costa Rica === === Cuba === === Curaçao === === Dominica === === Cộng hoà Dominica === === El Salvador === === Greenland === === Grenada === === Guadeloupe === === Guatemala === === Guyane thuộc Pháp === === Haiti === === Hoa Kỳ === === Honduras === === Jamaica === === Martinique === === México === === Montserrat === === Nicaragua === === Panama === === Puerto Rico === === Saint Kitts và Nevis === === Saint Lucia === === Saint-Martin === === Saint Pierre và Miquelon === === Saint Vincent và Grenadines === === Sint Maarten === === Suriname === === Trinidad và Tobago === === Quần đảo Turks và Caicos === === Quần đảo Virgin thuộc Anh === === Quần đảo Virgin thuộc Mỹ === == Châu Đại Dương == Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ === Quần đảo Cook === === Fiji === === Kiribati === === Nouvelle-Calédonie === === Samoa thuộc Hoa Kỳ === == Châu Phi == Đội tuyển quốc gia Câu lạc bộ == Xem thêm == Bóng đá trên thế giới Bóng đá nữ trên thế giới Danh sách các đội tuyển bóng đá nam quốc gia Danh sách các giải đấu bóng đá nữ quốc tế == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Soccerway.com - Kết quả bóng đá tại trên 120 quốc gia
trận waterloo.txt
Trận Waterloo diễn ra vào ngày chủ nhật 18 tháng 6 năm 1815 tại một địa điểm gần Waterloo, thuộc Bỉ ngày nay. Đây là một trong những trận đánh nổi tiểng nhất và cũng là dấu chấm hết cho cuộc chiến tranh Napoléon. Đại quân Pháp (La Grande Armée) dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Napoléon I đã bị đánh bại bởi liên quân của Liên minh thứ bảy, bao gồm quân Anh và đồng minh do Thống chế Arthur Wellesley, Công tước thứ nhất của Wellington chỉ huy và quân Phổ do Thống chế Gebhard von Blücher chỉ huy. Đây là trận đánh kết thúc chiến dịch Waterloo và cũng là trận đánh cuối cùng của Napoléon. Thất bại ở trận đánh này đã đặt dấu chấm hết cho ngôi vị Hoàng đế Pháp của Napoléon và Vương triều Một trăm ngày của ông. Sau khi Napoléon trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền chỉ huy của Wellington và Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo ba ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu. Napoléon trì hoãn trận đánh đến trưa ngày 18 tháng 6 để chờ mặt đất khô ráo. Quân của Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean, đã chống trả nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Pháp cho đến chiều tối, khi mà quân Phổ kéo tới và xuyên thủng cánh phải của Napoléon. Lúc đó quân của Wellington cũng phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Lực lượng liên quân truy đuổi sau đó tiến vào Pháp và phục hồi vương vị cho vua Louis XVIII. Napoléon phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821. Sau toàn thắng, Wellington trở thành vị anh hùng chói lọi của đất nước Anh. Nhân dân châu Âu lục địa cũng phải kính nể ông vì chiến công hiển hách hoàn toàn hạ đo ván Napoléon. Chiến trường của trận Waterloo ngày nay nằm ở nước Bỉ, cách Brussels 8 dặm (12 km), và cách thị trấn của Waterloo khoảng một dặm (1,6 km). Một khu vực tưởng niệm nhân tạo được gọi là Đồi sư tử (Lion's Mound) đã được dựng lên ở đây, khiến địa hình của chiến trường bị thay đổi so với lúc xảy ra trận đánh. == Bối cảnh lịch sử == Sau thất bại thê thảm của Napoléon trong cuộc xâm lược nước Nga vào năm 1812, các liệt cường châu Âu liên kết lại để cùng tấn công nước Pháp. Quân Liên minh thứ sáu đã đánh tan tác quân Pháp trong trận thư hùng đẫm máu ở Leipzig vào tháng 10 năm 1813, mang lại chiến thắng toàn diện cho ngọn lửa đấu tranh Giải phóng Dân tộc của người Đức thoát khỏi ách đô hộ của Pháp. Sau thất bại tại Leipzig, Napoléon trở về Pháp và liền phải đối phó với sự tiến công thẳng vào chính quốc Pháp của quân Liên minh thứ sáu vào năm 1814. Với chiến thắng trong trận Paris, quân sĩ Liên minh đã chiếm lĩnh được đế đô Paris trong cùng năm. Napoléon buộc phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Elba. Thế nhưng cựu hoàng Pháp hãy còn đầy tham vọng này không chịu ngồi yên. Biết được dân chúng Pháp vẫn ủng hộ mình, vào tháng 4 năm 1815, Napoléon đã bí mật trốn khỏi nơi giam cầm quay trở về nước. Nhận được tin, vua Louis XVIII đã cử quân đội đến bắt giữ ông. Thế nhưng trong mắt người dân và binh lính Pháp lúc bấy giờ thì Napoléon vẫn là một người anh hùng đã mang về vinh quang cho nước Pháp. Hầu hết các tướng hoặc kính phục hoặc nể sợ tài năng quân sự của Napoléon, vì thế hết đoàn quân này đến đoàn quân khác được cử đi để bắt Napoléon cuối cùng lại quay về dưới quyền chỉ huy của cựu hoàng. Chỉ trong vòng ba tuần, Napoléon đã khôi phục được Đế quyền của mình. Điều này thể hiện sự dễ dàng của giới quân sự Pháp trong việc lên nắm Triều chính. Vào ngày 13 tháng 3 năm 1815, sáu ngày trước khi Napoléon về đến Paris, các cường quốc tại Hội nghị Viên tuyên bố ông là kẻ ngoài vòng pháp luật. Bốn ngày sau đó, Anh, Nga, Áo, Phổ cùng nhau điều động quân đội để tấn công Napoléon, với mỗi nước kể trên đều góp không dưới 15 vạn binh sĩ. Đoàn quân của họ có tổng lực là khoảng 60 vạn binh sĩ. Biết rằng khả năng dùng thương lượng để ngăn cản các nước thuộc Liên minh thứ bảy tiến công nước Pháp là không thể, Napoléon chỉ còn lại hy vọng cuối cùng là tấn công trước khi họ kết hợp với nhau. Nếu tiêu diệt được quân Liên minh ở phía nam Brussels trước khi họ được tăng viện thì Napoléon sẽ có thể buộc người Anh quay về biển và đánh bật người Phổ khỏi cuộc chiến. Một khi Anh và Phổ đã thất bại rồi thì Napoléon có thể tiến hành đàm phán với Áo và Nga để duy trì cục diện. Tuy tổng lực của liên quân Anh - Phổ mạnh mẽ hơn quân Pháp đáng kể, liên quân Anh - Phổ lại chưa tổ chức Chiến dịch kỹ lưỡng. Một điều đáng lưu ý nữa là ở Bỉ có rất nhiều người nói tiếng Pháp ủng hộ ông, một chiến thắng của Pháp có thể thúc đẩy một cuộc cách mạng thân Pháp ở đó. Quân Anh ở Bỉ cũng chỉ là lực lượng hạng hai; vì phần lớn những binh sĩ giỏi nhất của họ trong cuộc chiến ở bán đảo Tây-Bồ đã được đưa tới Hoa Kỳ cho cuộc chiến năm 1812. Napoléon đã gây dựng được đoàn quân gồm 36 vạn quân, nhưng ông chỉ tung được 125 nghìn binh lính lên chiến địa. Chín ngày trước khi Napoléon bị đánh bại tại Waterloo, bốn liệt cường Anh, Áo, Phổ và Nga đã ký kết điều khoản cuối cùng tại Hội nghị Viên, theo đó nước Pháp phải quay trở lại đường biên giới như hồi năm 1790. Vào năm 1795, chính quyền Cách mạng Pháp đã thành công trong việc chia cắt các kẻ thù của mình, và giờ đây Napoléon mong muốn nước Pháp sẽ lập lại được thắng lợi này. == Dạo đầu == Sau khi Napoléon Bonaparte trở lại nắm quyền vào năm 1815, các nước chống lại ông đã cùng nhau thành lập khối Liên minh thứ bảy, và bắt đầu điều động quân đội. Hai lực lượng lớn dưới quyền của Wellington và von Blücher tiến sát biên giới phía đông bắc nước Pháp. Napoléon quyết định tấn công để tiêu diệt họ trước khi họ kết hợp cùng các thành viên khác trong khối Liên minh để tiến hành một cuộc xâm lăng vào nước Pháp. Trận Waterloo chính là cuộc chiến quyết định trong chiến dịch Waterloo diễn ra ba ngày (từ 16-19 tháng 6 năm 1815) này. Trước đó, vài trận đánh đẫm máu đã kết thúc với thất bại của Napoléon trong việc ngăn cách các kẻ thù của ông - sự lặp lại của chiến bại của ông hồi chiến tranh Liên minh thứ sáu. Lúc đầu, Wellington dự định chống trả lại kế hoạch bao vây của Napoléon bằng cách di chuyển tới Mons theo tuyến đường tây nam Brussels. Hành quân như vậy sẽ khiến ông bị cắt đứt liên lạc với căn cứ ở Ostend, nhưng cái lợi của nó là ông sẽ ở gần quân của Blücher hơn. Thế nhưng Napoléon đã sử dụng gián điệp khiến Wellington nảy sinh mối lo sợ về việc đánh mất con đường tiếp vận từ các cảng biển. Sau đó ông chia quân thành ba đạo: cánh trái do thống chế Ney chỉ huy, cánh phải do thống chế Grouchy chỉ huy và quân dự phòng do chính ông chỉ huy. Ngày 15 tháng 6, quân Pháp vượt biên giới gần Charleroi và tiêu diệt các tiền đồn của quân Liên minh, giúp Napoléon chiếm được vị trí giữa Wellington và Blücher để ngăn họ hội quân với nhau. Chỉ đến cuối đêm 15 tháng 6 thì Wellington mới xác định rõ mũi tấn công chính của quân Pháp là ở Charleroi. Tới đầu ngày 16 tháng 6 thì ông nhận được công hàm của Quận công xứ Orange (danh hiệu của Vương công Hà Lan lúc đó) là Willem và rất choáng váng trước tốc độ tiến quân của Napoléon. Ông vội đưa quân tới Quatre Bras, nơi Quận công xứ Orange đang trấn thủ cùng với lữ đoàn của Quận công Bernhard xứ Saxe-Weimar chống lại cánh quân của tướng Ney. Ney nhận lệnh phải chiếm giao lộ ở Quatre Bras để nếu cần thiết có thể kéo quân về phía đông hợp cùng Napoléon. Ngày 16 tháng 6 quân Pháp bắt đầu tiến công Quatre Bras và Ligny gần Xombreffe. Tại Quatre Bras, Thống chế Michel Ney cho quân mở cuộc công kích mãnh liệt vào các vị trí quân Anh nhưng ông đã gặp phải sức kháng cự mạnh mẽ. Suốt cả ngày hôm đó mặc dù bị tổn thất tới 4.500 người nhưng quân Anh vẫn giữ vững trận địa và sau đấy để bảo toàn lực lượng Wellington rút dần lực lượng về Waterloo. Trong cùng lúc này thì Napoléon tiến đánh quân Phổ trước. Vào ngày 16, với quân dự bị và cánh phải, ông đánh bại quân Phổ của tướng Blücher tại Trận Ligny. Ở Ligny tình hình lại khác. Đây là hướng tiến công do thống chế Grouchy đảm nhiệm và Napoléon trực tiếp theo dõi. Bốn quân đoàn Phổ dưới sự chỉ huy của Blücher chiến đấu một cách yếu dần và cuối cùng bị quân Pháp đẩy ra khỏi các trận địa phòng ngự. Tại đây, quân Phổ vừa bị thương vong, vừa bị bắt làm tù binh tới 20.000 người. Trung quân của quân Phổ phải lùi bước trước những đợt tấn công mạnh mẽ của quân Pháp, nhưng hai cánh của họ vẫn giữ được vị trí. Trong lúc đó thì Ney giao chiến với Quận công Orange tại giao lộ Quatre Bras. Khi quân của Quận công Orange đang dần bị đẩy lui thì Wellington kịp tới chi viện và đánh bật Ney để chiếm lấy giao lộ vào đầu buổi tối cùng ngày. Thế nhưng đã quá trễ để chi viện cho quân Phổ, lúc này đã bị đánh bại. Thất bại của quân Phổ khiến Wellington không thể trụ lại Quatre Bras nữa, vì vậy mà ông đã cho quân rút về phía bắc trong ngày hôm sau, tới một vị trí phòng thủ mà ông đã trinh sát được vào năm ngoái: dãy đồi Mont-Saint-Jean, phía nam làng Waterloo và rừng Sonian. Việc rút lui của quân Phổ khỏi Ligny đã không bị quân Pháp ngăn trở, và có lẽ cũng không được họ chú ý kỹ. Phần lớn hậu quân Phổ vẫn giữ vị trí cho tới nửa đêm, và một số đơn vị không di chuyển cho tới sáng hôm sau, hoàn toàn bị quân Pháp phớt lờ. Sự thiếu cảnh giác của quân Pháp đã khiến quân Phổ có được một quyết định chiến thuật quan trọng là không rút về phía đông theo dọc đường dây liên lạc của họ. Thay vì vậy, họ di chuyển về phía bắc, song song với hướng di chuyển của Wellington, vẫn trong khoảng cách nhận tiếp vận và giữ liên lạc với ông ta. Quân Phổ tập trung quanh quân đoàn IV của Von Bülow, vốn không phải tham chiến ở Ligny và đóng tại một vị trí vững chãi ở phía nam Wavre. Paul K. Davis cho rằng việc tướng Ney không chiếm sớm được giao lộ Quatre Bras chính là nguyên nhân khiến quân Pháp không đánh lui được quân Phổ một cách hiệu quả. Nếu làm được việc đó, Ney có khả năng nhanh chóng tới trợ chiến cùng Napoléon để tấn công vào sườn của quân Phổ, qua đó chí ít cũng làm họ phải rút chạy về phía đông. Với cả hai trận đánh ác liệt tại Ligny và Quatre Bras, Napoléon đã thất bại trong việc chia rẽ các kẻ thù của ông. Ông cùng quân dự bị khởi hành muộn vào ngày 17 tháng 6 và hợp cùng tướng Ney ở Quatre Bras, dự định tiến đánh Wellington, nhưng lúc này ông đã rút quân. Quân Pháp đuổi theo Wellington, nhưng cả hai bên chỉ có một cuộc đụng độ kỵ binh chớp nhoáng tại Genappe vừa khi trời đêm đổ mưa. Trước khi rời Ligny thì Napoléon đã lệnh cho Grouchy, tướng chỉ huy cánh phải, mang 33.000 quân đuổi theo quân Phổ đang rút lui. Việc khởi hành muộn, sự thiếu chắc chắn về hướng di chuyển của quân Phổ, và sự mơ hồ trong các mệnh lệnh đã khiến Grouchy không kịp ngăn cản quân Phổ tới Wavre, nơi mà từ đó họ có thể tiến quân để hỗ trợ Wellington. Vào cuối ngày 17, quân của Wellington đã tới vị trí định trước ở Waterloo, với đại quân của Napoléon bám theo sau. Quân Phổ của Blücher thì đang ở xung quanh Wavre, khoảng tám dặm về phía đông thành phố. == Lực lượng các bên == Có ba lực lượng chính tham gia vào trận đánh: "Tập đoàn quân Bắc" của Pháp (Armée du Nord) dưới quyền Napoléon I, một lực lượng quân đội đa quốc gia dưới quyền Wellington và quân Phổ dưới quyền Blücher. Quân Pháp có khoảng 69.000 người, gồm 48.000 bộ binh, 14.000 kỵ binh, và 7.000 pháo binh, cùng 250 khẩu pháo. Napoléon đã từng dùng lệnh cưỡng bách tòng quân trong quá khứ, nhưng ông không sử dụng phương pháp này vào năm 1815. Tất cả binh sĩ của Napoléon lúc đó đều là các cựu binh lão luyện từng tham chiến cùng ông ít nhất là một chiến dịch trước đây, và nay họ đều tự nguyện trở về dưới trướng ông. Lực lượng quân kỵ binh của Napoléon rất đông đảo và mạnh mẽ, gồm 14 trung đoàn Thiết Kỵ binh và bảy trung đoàn kỵ binh đánh giáo. Do đó, đoàn binh mà Napoléon dẫn đầu trong trận chiến Waterloo trở thành một trong những đội quân tinh nhuệ nhất trong suốt cuộc đời võ nghiệp của ông. Quân Liên minh lúc đó không có binh sĩ giáp nặng và Wellington cũng chỉ có một ít kỵ binh đánh giáo. Wellington tự nhận về lực lượng của mình là "tệ hại, yếu đuối, trang bị kém và ban chỉ huy rất thiếu kinh nghiệm". Ông có trong tay 67.000 quân, gồm 50.000 bộ binh, 11.000 kỵ binh và 6.000 pháo binh, với 150 khẩu pháo. 25.000 binh sĩ trong lực lượng của ông là người Anh và 6.000 thuộc Quân đoàn Đức của Nhà vua (King's German Legion, một đội quân Anh mà thành phần gồm những người Đức lưu vong). Tất cả binh sĩ Anh đều là lính thường trực, và chỉ có 7.000 trong đó từng tham chiến ở bán đảo Iberia. Ngoài ra thì 17.000 binh sĩ là từ Hà Lan và Bỉ, 11.000 từ Hanover, 6.000 từ Brunswick và 3.000 từ Nassau. Thời kỳ chiến tranh ở bán đảo Tây-Bồ, Napoléon rất khinh suất Wellington, và bản thân ông phải nổi giận khi bị Hoàng đế nước Pháp gọi là "tên tướng sepoy", ám chỉ hồi trước Wellington làm tư lệnh quân đội Anh tại Ấn Độ. Napoléon I thậm chí còn tin chắc là quân Pháp sẽ chiến thắng ở bán đảo Tây-Bồ vào năm 1810. Tuy nhiên, vào năm 1815, Napoléon đã có thay đổi: những chiến thắng liên tiếp của quân đội Wellington trên bán đảo Tây-Bồ đã khiến ông lo sợ Công tước Wellington. Nhiều binh sĩ trong quân đội của Wellington còn khá thiếu kinh nghiệm. Quân đội Hà Lan mới được tái thành lập vào năm 1815, sau khi Napoléon thất bại. Ngoại trừ quân Anh và lực lượng đến từ Hanover và Brunswick từng chiến đấu ở Tây Ban Nha cùng quân Anh, phần còn lại của quân đội Liên minh này là những người từng đứng trong hàng ngũ quân Pháp và các đồng minh của Napoléon. Wellington cũng không có đủ kỵ binh, chỉ có bảy trung đoàn từ Anh và ba trung đoàn kỵ binh Hà Lan. Công tước xứ York đã áp đặt nhiều vị sĩ quan của mình cho Wellington, trong đó có vị phó chỉ huy chỉ đứng hàng thứ hai sau ông là Bá tước xứ Uxbridge. Vị này chỉ huy kỵ binh và được Wellington cho phép triển khai kế hoạch của đội quân này theo ý mình. William cũng giao cho Vương công Frederik của Hà Lan (em của Quận công xứ Orange) đóng 17.000 quân tại Halle, cách chiến trường tám dặm về phía tây. Họ không tham gia trận đánh mà đóng ở đó để đề phòng khi trận đánh thất bại và Wellington phải rút lui. Quân Phổ thì đang trong công cuộc tái tổ chức. Số kỵ binh mà Blücher có trong tay còn khá non kinh nghiệm và thiếu trang bị. Pháo binh cũng đang trong quá trình cải tổ và không đạt hiệu quả tối đa; pháo và các thiết bị vẫn còn phải vận chuyển từ xa tới trong và sau trận đánh. Mặc dù có những thiếu hụt như vậy nhưng ban chỉ huy của quân Phổ rất chuyên nghiệp và tài giỏi. Các sĩ quan này được đào tạo từ bốn trường được phát triển chính cho mục đích chiến tranh với Napoléon và vì vậy đều trải qua quá trình huấn luyện tương tự nhau. Hệ thống vững chắc này là tương phản với những mệnh lệnh mơ hồ và mâu thuẫn trong quân Pháp. Hệ thống này giúp đảm bảo cho ba phần tư binh sĩ của họ tập trung chăm chú suốt 24 giờ trước trận Ligny, và sau khi bại trận thì quân Phổ vẫn bảo đảm vấn đề tiếp vận, tập hợp lại và tiến về Waterloo trong vòng 48 giờ. Hai quân đoàn rưỡi của quân Phổ (48.000 quân) đã tham chiến ở Waterloo. Hai lữ đoàn của Friedrich von Bülow thuộc quân đoàn IV tấn công tướng Lobau (tức Georges Mouton) vào lúc 16 giờ 30, còn quân đoàn I của Bá tước Zieten (Hans Ernst Karl) và quân đoàn II của Georg von Pirch thì tham chiến vào lúc 18 giờ. == Chiến trường == Công tước Wellington đã chọn phía nam ngôi làng Waterloo để làm nơi quyết chiến. Quân Anh đóng ở phía bắc chiến trường, đối diện với họ là quân Pháp do Napoléon chỉ huy. Vốn là một nhà quân sự tài năng, Wellington hiểu rằng, với đội quân thiếu kinh nghiệm chiến đấu mà ông đang nắm trong tay, đối đầu trực diện với Napoléon là tự sát. Vì thế, Wellington đã chọn biện pháp phòng thủ và chiến trường Waterloo là một địa điểm rất phù hợp với ý đồ này. Waterloo là một vị trí phòng thủ vững chãi. Nó bao gồm một dãy đồi chạy theo hướng đông-tây, vuông góc và bị cắt làm hai bởi tuyến đường chính dẫn tới Brussels. Dọc theo phần đỉnh của dãy đồi là con đường mòn Ohain. Gần giao lộ với con đường Brussels là một cây du, cũng là vị trí trung tâm của Wellington và là nơi ông đóng tại đó để chỉ huy trong gần cả ngày. Wellington dàn quân bộ binh ngay phía sau đỉnh dãy đồi, theo đường Ohain. Dùng sườn dốc ngược, như cách mà ông đã từng làm trước đây, Wellington che giấu được quân lực của mình, ngoại trừ các lính bắn súng quấy nhiễu và các pháo binh (các lính bắn súng quấy nhiễu thì phải hoạt động ở chiến trường mở, còn pháo binh thì phải nã từ trên cao xuống mới có hiệu quả cao). Chiều dài của chiến trường cũng là khá ngắn, chỉ khoảng 2,5 dặm (4,0 km). Điều này giúp Wellington có thể bố trí quân lực một cách có chiều sâu, và ông đã thực hiện như vậy với cánh phải và trung tâm, hướng về làng Braine-l'Alleud. Ở cánh trái thì ông bố trí mỏng hơn, với hy vọng quân Phổ sẽ đến trợ chiến kịp thời. Phía trước đỉnh đồi, có ba vị trí có thể gia cố để phòng thủ. Một ở xa phía cánh phải là lâu đài, khu vườn và thái ấp Hougoumont. Đó là một khu nhà kiểu đồng quê to lớn và được xây cất cẩn thận, được che giấu dưới cây cối. Khu nhà hướng về phía bắc dọc một đường mòn trũng bị che phủ mà có thể được tiếp tế. Ở phía cực trái là làng nhỏ Papelotte. Cả Hougoumont và Papelotte đều được gia cố và đưa người tới để trấn thủ, điều này giúp các sườn của quân Wellington trở nên vững vàng hơn. Ở phía tây đường chính, và phía trước phần còn lại của lực lượng của Wellington, là nông trang và thái ấp La Haye Sainte, nơi được gia cố với 400 Khinh Bộ binh của Quân đoàn Lê dương Đức của Nhà vua. Bên kia đường là một mỏ cát bỏ hoang, nơi lữ đoàn thiện xạ 95 được bố trí để bắn từ xa. Với các vị trí như vậy thì đội quân tấn công vào sẽ gặp nhiều khó khăn. Nếu muốn chọc sườn vào bên phải sẽ phải chạm trán với cứ điểm Hougoumont, nếu muốn đánh vào bên phải của khu trung tâm sẽ phải di chuyển giữa hai làn đạn từ Hougoumont và La Haye Sainte. Tấn công vào bên trái của khu trung tâm sẽ phải chịu sự tấn công từ La Haye Sainte và mỏ cát liên hợp với nó, còn nếu muốn thọc sườn từ cánh trái thì sẽ phải chiến đấu trên những đường phố và hàng rào của Papelotte, và một số mảnh đất rất ướt. Quân Pháp bố trí trên những sườn dốc của một dãy đồi khác về phía nam. Napoléon không thể nhìn thấy các bố trí của Wellington, vậy nên ông dàn quân đối xứng theo tuyến đường Brussels. Ở cánh phải là quân đoàn I của tướng d'Erlon với 16.000 bộ binh và 1.500 kỵ binh, cộng thêm một đội kỵ binh dự bị 4.700 người. Ở cánh trái là quân đoàn II của tướng Honoré Charles Michel Joseph Reille với 13.000 bộ binh và 1.300 kỵ binh, cộng thêm một đội kỵ binh dự bị 4.600 người. Ở trung tâm, phía nam quán trọ La Belle Alliance là đội quân dự bị, bao gồm quân đoàn VI của tướng Lobau với 6.000 người, 13.000 bộ binh thuộc Đội Cận vệ và 2.000 kỵ binh dự bị. Ở phía sau bên phải của quân Pháp là làng lớn Plancenoit, và ở tận cùng bên phải là rừng Bois de Paris. Lúc đầu Napoléon chỉ huy cuộc chiến từ nông trại Rossomme, nơi ông có thể bao quát trận chiến, nhưng tới đầu buổi chiều thì chuyển tới một vị trí gần La Belle Alliance. Khi đó ông đã bị khuất tầm nhìn chiến trường và quyền chỉ huy trực tiếp được giao cho Ney. == Trận đánh == Wellington nhận được tin phúc đáp từ Blücher, hứa sẽ mang ba quân đoàn tới giúp ông, đi tiên phong là quân đoàn IV dưới quyền Bülow. Vào lúc 11 giờ, Napoléon vạch ra một kế hoạch tổng thể cho trận đánh: sư đoàn của Jerome sẽ tấn công Hougoumont để thu hút quân dự bị của Wellington, các đại pháo sẽ nã vào trung tâm của quân Wellington từ 13 giờ, còn quân đoàn của d'Erlon sẽ phá vỡ cánh trái của Wellington để bao vây liên quân từ đông sang tây. Mục tiêu chủ đạo của kế hoạch này là đẩy quân Wellington về hướng biển, cách xa quân Phổ. Napoléon trì hoãn trận đánh đến trưa ngày 18 tháng 6 để chờ mặt đất khô ráo. Chính việc này tạo điều kiện cho quân Phổ của Blücher có thêm thời gian để chi viện cho quân Anh. Quân của Wellington, bố trí dọc tuyến đường Brussels trên dốc núi Mont-Saint-Jean, đã chống trả nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Pháp. Nhờ có sự triển khai đội hình đúng đắn của quân Anh, quân Pháp không những bị đánh lui mà còn bị tổn hại nặng nề. Trong những đợt công kích của mình, quân lính Pháp đã chiến đấu hết sức dũng mãnh, nhưng không vượt qua được sức kháng trả ngoan cường, bền bỉ của lực lượng bộ binh Anh. Không những lực lượng bộ binh mà kỵ binh cũng cống hiến to lớn đến chiến thắng rực rỡ của Quân đội Anh trong trận này. Quân Kỵ binh của Quận công Wellington dũng mãnh trong khi Napoléon I thiếu Kỵ binh tinh nhuệ kể từ sau thất bại trong Chiến dịch nước Nga (1812). La Sainte Haye và Hougoumont trở thành hai chiến địa ác liệt nhất tại Waterloo, khi hai bên đều tàn sát nhau dữ dội. Sau khi binh lính Pháp luôn thất bại trong việc công kích quân Anh, thắng lợi huy hoàng về mặt phòng ngự của Wellington thể hiện sức chiến đấu mãnh liệt của cả những người lính kém cỏi trong quân đội của ông. Cho đến chiều tối, quân Phổ kéo tới và xuyên thủng cánh phải của Napoléon. Một cuộc tiến công của đội Cận Vệ Đế chế cũng bị quân Anh đánh bại hoàn toàn. Thế rồi, quân của Wellington cũng phản công và khiến quân Pháp phải rút lui trong rối loạn. Quân Pháp bị tổn thất rất nặng nề trong cuộc tháo chạy, còn Napoléon I chạy về Paris. Thắng lợi tại Waterloo khắc họa hiệu quả của sự bố trí tuyến quân của Wellington. Hougoumont và La Sainte Haye sẽ là nơi mà hai bên tàn sát nhau đẫm máu hơn cả trong suốt trận thư hùng ác liệt này. Nhìn chung, trong suốt trận chiến, quân Anh đã đạt được chiến thắng to lớn về mặt phòng vệ, trước khi quân Phổ kéo tới gây bất lợi nghiêm trọng cho quân Pháp. Napoléon I, vốn dĩ đã không thể đánh bại quân Anh, đã thất bại hoàn toàn trong đợt tiến công cuối cùng của đội Cận vệ của ông nhằm vào các binh sĩ Anh. Quân Liên minh truy đuổi sau đó tiến vào Pháp và phục hồi vương vị cho Louis XVIII. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1815, phát huy đại thắng ở Waterloo, quân Đồng Minh đã chiếm cứ được đế đô Paris, đánh dấu sự chấm dứt những cuộc chiến tranh của Napoléon. Napoléon không thể giữ được ngôi vị, ông phải thoái vị và bị lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821. Với thất bại của ông, trận chiến Waterloo đã định đoạt số phận của nước Pháp khi ấy. Vương triều Một Trăm ngày của Napoléon I, mở đầu với thắng lợi, đã kết thúc bằng chiến bại tại Waterloo đầy thảm họa của ông, đi đôi với sự tan rã bất ngờ của đoàn binh của ông. === Hougoumont === Sử gia Andrew Robert ghi nhận rằng: "Một điều thú vị về trận chiến Waterloo là không ai biết chắc được về thời điểm bắt đầu của nó". Wellington ghi lại trong các báo cáo của mình về trận đánh rằng "vào lúc 10 giờ sáng (Napoléon) đã mở một đợt tấn công ác liệt vào cứ điểm của quân ta tại Hougoumont". Một số nguồn lại ghi nhận rằng cuộc giao chiến bắt đầu lúc 11 giờ 30 ngày hôm ấy. Căn nhà và khu vực xung quanh nó được phòng thủ bởi bốn trung đội Cận vệ, còn khu rừng và công viên được gác bởi quân Jäger xứ Hanover và lực lượng 1/2 xứ Nassau. Đợt tấn công đầu tiên từ lữ đoàn của Bauduin đã dọn quang khu rừng và công viên, nhưng bị chặn lại bởi pháo kích của quân Anh, còn bản thân Bauduin đã tử trận. Khi pháo binh của quân Anh bị lôi kéo vào một cuộc đấu pháo với pháo binh Pháp, một đợt tấn công thứ hai từ lữ đoàn của Soye (và những binh sĩ còn sót lại từ lữ đoàn của Bauduin) đã tới được cổng phía bắc của khu nhà. Một vài lính Pháp đã lọt được vào trong sân, trước khi cổng bị đánh chiếm lại. Lữ đoàn Cận vệ Coldstream 2 và quân Cận vệ 2/3 kịp tới và đẩy lui cuộc tấn công. Cuộc chiến tiếp tục diễn ra xung quanh Hougoumont suốt buổi chiều. Quân Pháp đổ xô tới khu vực xung quanh nó và tiến hành những cuộc tấn công phối hợp để chống lại binh sĩ liên quân ở Hougoumont. Quân của Wellington đã phòng thủ khu nhà và con đường mòn từ đó dẫn về phía bắc. Tới buổi chiều thì Napoléon đích thân hạ lệnh phải pháo kích để đốt cháy khu nhà, khiến tất cả khu đó bị tiêu hủy hết, trừ nhà thờ. Lữ đoàn của Du Plat tới phòng thủ con đường mòn, và phải làm chuyện đó mà không có sĩ quan cấp cao nào. Cuối cùng thì họ cũng được trợ chiến bởi trung đoàn bộ binh 71 của Anh. Sau đó có thêm lữ đoàn xứ Hanover của Hugh Halkett tới, và liên quân giữ được Hougoumont cho tới hết trận đánh. Wellington và tướng Macready đã dành nhiều lời bình luận về trận chiến ác liệt ở Hougoumont. Cuộc chiến ở Hougoumont thường được nhìn nhận là một cuộc tấn công để thu hút lực lượng dự bị của Wellington, nhưng sau đó tiến triển thành một cuộc giao tranh kéo dài cả ngày và thu hút cả lực lượng dự bị của Pháp. Thực ra, có thể tin được rằng cả Napoléon và Wellington đều cho rằng việc chiếm giữ Hougoumont là điều then chốt để giành lấy chiến thắng trong cả trận đánh. Hougoumont là một nơi trên chiến trường mà Napoléon có thể quan sát rõ, và ông đã liên tục dồn quân tới đó cùng khu vực phụ cận trong suốt cả buổi chiều (tổng cộng là 33 tiểu đoàn và 14.000 binh sĩ). Tương tự như vậy, mặc dù chưa từng dồn một số lượng quân lớn vào bên trong khu nhà nhưng Wellington cũng đã đưa 21 tiểu đoàn (12.000 quân) tới trong cả buổi chiều để bảo vệ con đường mòn, giúp chuyển vận quân sĩ và đạn dược tới khu nhà. Ông cũng đã đưa một số pháo binh từ trung tâm đến yểm trợ Hougoumont, và sau đó thừa nhận rằng chiến thắng của trận chiến phụ thuộc vào việc giữ được cổng Hougoumont. === Đợt tấn công bộ binh đầu tiên của Pháp === 80 đại pháo thuộc Đại khẩu đội (grande batterie) của Napoléon được đưa vào trung tâm. Chúng bắt đầu khai hỏa vào lúc 11 giờ 50, theo Rowland Hill (chỉ huy quân đoàn II của liên quân), trong lúc các nguồn khác cho rằng thời điểm chính xác là từ sau giữa trưa đến 13 giờ 30. Các đại pháo này đều khá xa nên khó bắn chính xác, và từ vị trí của họ thì chỉ thấy được duy nhất sư đoàn Hà Lan (hầu hết quân đội liên quân đã được Wellington bố trí ở bên kia đồi, khuất tầm quân Pháp). Thêm vào nữa là mặt đất mềm đã khiến đạn không nảy được xa, và cách bố trí của pháo binh Pháp là chia ra bao vây lực lượng của liên quân, nên mật độ các phát bắn không dày đặc. Ý định của Napoléon không phải là để gây tổn thất nặng nề cho đối thủ (vì muốn như vậy thì phải cất công tìm một vị trí bắn thuận lợi hơn), mà là để gây bất ngờ và làm ảnh hưởng đến sĩ khí của họ. Vào lúc 13 giờ, Napoléon thấy mũi tấn công đầu tiên của quân Phổ ở làng Lasne-Chapelle-Saint-Lambert, cách cánh phải của ông bốn hoặc năm dặm (khoảng ba giờ tiến quân). Napoléon liền hạ lệnh cho tướng Soult gửi thư cho Grouchy mang quân tới chiến trường tiến đánh lực lượng này của quân Phổ. Thế nhưng vào lúc đó thì Grouchy đang thi hành lệnh cũ của Napoléon và bám sát quân Phổ tới Wavre, và do đó ở quá xa chiến trường. Grouchy lúc này được bộ tướng là Gérard khuyên rằng nên "đi về hướng tiếng súng", nhưng ông vẫn làm theo lệnh cũ và đụng độ với quân đoàn III hậu quân của Phổ ở trận Wavre. Một điều nữa là thư của Soult phải tới sau 18 giờ mới tới được chỗ của Soult. Về mặt chiến lược, sự cứng nhắc của Grouchy đã khiến ông không kịp tới Waterloo để chặn đầu quân Phổ, mà chỉ bám theo sau đuôi họ, qua đó không thể thay đổi kết cục trận chiến. Tin rằng có thể đánh thắng quân Anh trước khi quân Phổ tới, Napoléon dùng bộ binh tấn công. Khoảng sau 13 giờ một chút, quân đoàn I của Pháp bắt đầu tiến công. Tương tự Ney, d'Erlon đã từng đụng độ Wellington ở Tây Ban Nha, và biết về chiến thuật ưa thích của vị tướng Anh này là dùng một lượng lớn lính bắn súng tầm ngắn để đẩy lui đội hình dọc của bộ binh. Thay vì dùng đội hình dọc chín tầng sát nhau, mỗi sư đoàn nhận lệnh phải tiến lên theo từng tiểu đoàn một, với khoảng cách giữa các tiểu đoàn là sát nhau. Điều này giúp họ tập trung được hỏa lực, nhưng không có chỗ để thay đổi đội hình. Lúc đầu chiến thuật này đã tỏ ra hiệu quả. Sư đoàn ở ngoài cùng bên trái, dưới quyền Donzelot, đã tiến tới La Haye Sainte. Khi một tiểu đoàn bắt đầu đụng độ kẻ địch, các tiểu đoàn theo sau tản ra về hai bên và thành công trong việc cô lập nông trại, với sự yểm trợ của lính kỵ binh giáp nặng. Quận công xứ Orange thấy rằng La Haye Sainte đã bị cắt rời ra, và cố gắng chi viện cho nó bằng cách điều tiểu đoàn xứ Hanover tới. Kỵ binh giáp nặng của Pháp nấp trong bãi rào súc vật đã phát hiện và nhanh chóng tiêu diệt hết nhóm quân này, rồi phi về phía sau La Haye Sainte tới gần sát tận đỉnh của dãy đồi, nơi họ tiếp tục bảo vệ phía trái của d'Erlon. Lúc 13 giờ 30, d'Erlon bắt đầu tung thêm ba sư đoàn nữa vào trận, khoảng 14.000 quân trên một vùng 1.000 m để chống lại cánh trái của Wellington. Họ đã đụng độ với 6.000 quân Đồng Minh. Tuyến đầu là lữ đoàn Hà Lan 1 của Bijlandt. Tuyến hai là quân Anh và quân xứ Hanover dưới quyền Thomas Picton, người đã cho sĩ tốt ẩn nấp đằng sau đỉnh dãy đồi. Lữ đoàn của Bijlandt nhận lệnh phải để một số lính bắn súng quấy nhiễu đóng trên con đường mòn, trong khi phần còn lại của lữ đoàn sẽ nằm ngay sau con đường (họ nhận lệnh này từ lúc 9 giờ sáng). Khi Quân đội Pháp tiến quân, binh lính mang súng của Bijlandt rút lui về phía sau và cùng Tiểu đoàn của mình bắn trả, nhưng rồi họ bị quân của d’Erlon đánh lui về phía sau. Quân Pháp sau đó tiến lên dốc, và khi đó, những chiến binh của Picton đứng dậy và bắn đầu nã đạn vào họ. Quân Pháp bắn trả và thành công trong việc gây áp lực lên quân Anh. Mặc dù ở chính giữa bị chùn bước, cánh trái của d'Erlon bắt đầu đánh tan Quân đội Anh. Picton hy sinh ngay sau khi ra lệnh phản công, và quân Anh cùng quân xứ Hanover bắt đầu phải nhường đường trước số lượng đông đảo của quân Pháp. === Đợt xung kích của lực lượng Kỵ binh Anh === Ở trong tình thế quyết định này, Uxbridge lệnh cho hai lữ đoàn kỵ binh nặng (trước đó đã tập hợp đằng sau đỉnh đồi mà không bị quân Pháp thấy) xung kích để hỗ trợ cho lực lượng bộ binh đang chịu áp lực to lớn. Lữ đoàn 1 (còn gọi là Lữ đoàn Gia đình, tức Household Brigade) được chỉ huy bởi đại tướng Edward Somerset và bao gồm trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 1 và 2 (Life Guards), Đội Kỵ binh Cận vệ, và Đội Long Kỵ binh Cận vệ của Đức Vua. Lữ đoàn 2 (còn gọi là Lữ đoàn Liên hiệp, tức Union Brigade) được chỉ huy bởi đại tướng William Ponsonby. Lữ đoàn này có tên gọi như vậy là vì bao gồm ba trung long kỵ binh hạng nặng tới từ ba nước khác nhau: Anh Quốc, Scotland và Ireland. Các sử gia cho rằng quân Anh có những con ngựa tốt nhất thời bấy giờ (do các nước trên lục địa đã chinh chiến suốt 20 năm qua nên chịu nhiều tổn thất về ngựa) và được huấn luyện tốt về kỹ thuật đánh kiếm trên lưng ngựa. Mặc dù vậy nhưng kỵ binh Anh lại không có khả năng chiến thuật tốt và thua hẳn quân Pháp về khả năng dàn quân trong đội hình lớn. Wellington từng nhận xét rằng: "Các sĩ quan kỵ binh của chúng tôi có biệt tài là gặp thứ gì cũng phi nước đại lên. Họ không bao giờ cân nhắc tình hình, không bao giờ nghĩ đến việc điều động binh sĩ khi gặp kẻ thù, và không bao giờ để lại quân dự bị." Hai lữ đoàn này có khoảng 2.000 quân, và được dẫn đầu bởi chính Uxbridge. Lực lượng dự bị của họ khá ít ỏi: đội Kỵ binh Cận vệ đóng vai trò dự bị cho Lữ đoàn Gia đình, nhưng Lữ đoàn Liên hiệp thì chẳng có đội dự bị nào. Uxbridge cũng ra lệnh cho các chỉ huy lữ đoàn phải tự điều động quân mình, vì lệnh của ông có thể sẽ không tới được. Ngoài ra thì có vẻ như Uxbridge muốn chờ thêm cả lực lượng kỵ binh của Tướng John Vandeleur và Tướng Hussey Vivian, và cả đội kỵ binh của Hà Lan để hỗ trợ cho quân mình. Về sau này thì ông đã bày tỏ sự hối tiếc đối với quyết định của mình khi đó là đích thân dẫn đầu đợt xung kích, và đáng ra thì ông nên tổ chức một đội dự bị để có thể yểm trợ họ. Lữ đoàn Gia đình vượt qua đỉnh đồi nơi quân Liên minh đang trấn thủ để tấn công xuống đồi. Lực lượng kỵ binh giáp nặng trấn thủ cánh trái của d'Erlon lúc này vẫn còn đang phân tán, bị đẩy về phía con đường mòn và phải tháo chạy. Một số kỵ binh giáp nặng Pháp bị bao vây ở bờ dốc của đường mòn, với đại bộ phận bộ binh của họ ở phía trước, lữ đoàn thiện xạ 95 nhắm bắn họ từ phía bắc, và kỵ binh của Somerset vẫn gây áp lực lên họ từ phía sau. Tiếp tục tấn công, quân ở cánh trái của Lữ đoàn Gia đình đã tiêu diệt được lữ đoàn của Aulard. Thế nhưng thay vì quay về thì họ lại tiếp tục vượt qua La Haye Sainte và phải đối mặt với lữ đoàn của Schmitz, khi mà ngựa của họ đã mệt mỏi. Ở bên trái, Lữ đoàn Liên hiệp vượt qua quân bộ binh và bắt đầu xung kích. Đội kỵ binh Anh tiêu diệt lữ đoàn của Bourgeois, trong khi quân kỵ binh Ái Nhĩ Lan đánh bại một lữ đoàn khác thuộc sư đoàn của Quoit, còn quân kỵ binh Scotland tiêu diệt phần lớn lữ đoàn kỵ binh của Nogue. Ở tận cùng bên trái của Quận công Wellington, sư đoàn của Tướng Pierre François Joseph Durutte có thời gian để lập thành đội hình vuông và trấn thủ trước quân Scotland. Cũng như với Lữ đoàn Gia đình, các sĩ quan của Lữ đoàn Liên hiệp không thể thu quân lại được và kỵ binh Scotland tiến tới tận khu vực đặt pháo của quân Pháp. Mặc dù không có thời gian lẫn phương tiện để vô hiệu hóa các khẩu pháo hay mang chúng đi, họ đã khiến nhiều pháo thủ Pháp phải tháo chạy khỏi chiến trường. Hoàng đế Napoléon nhanh chóng đáp trả bằng cách ra lệnh phản công với các lữ đoàn kỵ binh giáp nặng của Farine và Travers, cùng hai lữ đoàn kỵ binh đánh giáo của Jaquinot thuộc quân đoàn I. Lúc này thì kỵ binh của Anh đã sai lầm khi tiến quá xa và kết quả là họ phải gánh chịu thương vong nặng nề. Lữ đoàn Liên hiệp tổn thất nặng nề cả về binh sĩ và sĩ quan (gồm cả chỉ huy của họ là William Ponsonby và đại tá Hamilton của đội kỵ binh Scotland). Trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 2 và Đội Long Kỵ binh Cận vệ của Đức Vua thuộc Lữ đoàn Gia đình cũng đều tổn thất nặng nề (chỉ huy của Đội Long Kỵ binh là Fuller cũng tử trận). Mặc dù vậy thì trung đoàn Cận vệ Hoàng gia 1 và Đội Kỵ binh Cận vệ vẫn còn giữ được đội hình và ít chịu thương vong. Một đợt phản công của quân Long Kỵ binh Anh và Hà Lan cùng quân Khinh Kỵ binh ở cánh trái, và làn đạn của quân Bộ binh Hà Lan ở trung tâm, đã đẩy lùi quân kỵ binh Pháp. Có nhiều tranh cãi về sự hiệu quả mà kỵ binh phe liên quân đã tạo ra trên chiến trường, nhưng họ cũng đã đóng một vai trò nhất định. Napoléon bị bắt sống 3.000 quân, nhưng điều cốt yếu là ông đã mất nhiều thời gian, khi mà quân Phổ bắt đầu xuất hiện ở cánh phải của ông. Napoléon đưa lực lượng dự bị, gồm quân đoàn IV của Lobau cùng hai sư đoàn kỵ binh (tổng cộng khoảng 15 nghìn quân sĩ), đến cầm chân quân Phổ. Như vậy, Napoléon đã dùng toàn bộ quân dự bị của mình, ngoại trừ Đội Cận vệ, và bây giờ ông không chỉ phải đánh thắng Quận công Wellington một cách nhanh chóng, mà còn với số lượng ít hơn. === Kỵ binh Pháp tấn công === Khoảng trước 16 giờ một chút, Ney để ý thấy một sự di tản ở trung tâm của Wellington. Đó chỉ là sự di chuyển các thương binh, nhưng ông tưởng nhầm rằng liên quân đang rút lui, và muốn tận dụng chuyện này. Vì quân đoàn của d'Erlon đã thất bại, Ney chỉ có thể tổ chức đợt tấn công bằng kỵ binh, khi mà phần lớn bộ binh Pháp đang tham chiến ở Hougoumont hoặc tới phòng thủ cánh phải của quân Pháp (chống Phổ). Lực lượng của ông lúc đầu gồm quân đoàn kỵ binh dự bị của Milhaud và sư đoàn kỵ binh nhẹ của Lefebvre-Desnoëttes thuộc Đội Cận vệ Hoàng gia, sau đó được bổ sung thêm quân đoàn kỵ binh nặng của Tướng François Étienne de Kellermann và Guyot, tổng cộng khoảng 9.000 kỵ binh. Quân của Wellington phòng thủ bằng cách lập thành đội hình hình vuông. Mặc dù dễ bị phá bởi đại pháo hay bộ binh, đội hình hình vuông này có thể chống trả lại kỵ binh hiệu quả, khi mà nó không thể bị bọc sườn, và ngựa không thể đột kích xuyên qua hàng lưỡi lê. Pháo binh của liên quân được đặt vào trung tâm của đội hình hình vuông. Những bộ binh Anh thuật lại là đã có 12 đợt tấn công, nhưng có vẻ như họ đã tính cả những đợt nhỏ trong cùng một đợt tấn công, vì vậy mà con số thực chắc chắn là nhỏ hơn nhiều. Kellerman nhận ra sự vô ích của đợt tấn công và cố giữ lữ đoàn bắn súng tinh nhuệ của ông lại, nhưng Ney đã kiên quyết tung họ vào trận. Một sĩ quan Anh đã ghi lại những cảm xúc của ông khi chứng kiến thế tấn công mạnh mẽ của quân Pháp. Một điều cốt lõi là thành bại của lối tiến quân kỵ binh với số lượng lớn này phụ thuộc vào sự khiếp sợ của đối phương. Nếu bộ binh có thể giữ vững được đội hình phòng thủ và không hoảng sợ thì kỵ binh cũng không gây được thiệt hại đáng kế gì. Thực ra thì nếu pháo binh Pháp có thể phá vỡ được hàng ngũ của các đội hình hình vuông này quân thì kỵ binh có thể xâm nhập và tiêu diệt chúng. Thế nhưng sự gắn kết giữa pháo binh và kỵ binh Pháp trong các đợt tấn công này là không tốt, khi mà pháo binh không tiến đủ gần để bắn hiệu quả. Quân Pháp bị chặn đứng bởi bộ binh Anh, những trận pháo kích của pháo binh Anh (buộc họ phải xuống đồi để tái hợp đội ngũ), và các cuộc phản công của lực lượng kỵ binh Anh còn sót lại. Sau nhiều đợt tấn công thì họ đã bị tổn thất đáng kể, và nhiều chỉ huy đã bị thương khi trực tiếp chỉ huy ở hàng đầu. Cuối cùng thì Ney cũng hiểu rằng chỉ có quân kỵ binh không thì không làm được gì. Ông bắt đầu tổ chức một cuộc tấn công kết hợp, sử dụng sư đoàn Bachelu và trung đoàn của Tissot, thuộc quân đoàn II của Reille (khoảng 6.500 bộ binh). Cuộc đột kích này vẫn tiến theo đường cũ của các đợt tấn công vừa rồi. Uxbridge dẫn Lữ đoàn Gia đình tới ngăn họ lại, nhưng không phá vỡ được bộ binh Pháp, và phải rút lui với những thương vong từ súng của quân Pháp. Quân kết hợp kỵ binh-bộ binh của Pháp tiếp tục bị đánh chặn bởi pháo kích từ pháo binh và lữ đoàn bộ binh của Thiếu tướng Frederick Adam, và cuối cùng phải rút lui. Mặc dù trong đợt tấn công này thì kỵ binh Pháp ít gây được thương vong cho khu trung tâm của Wellington, những đợt pháo kích vào các đội hình hình vuông đã làm được chuyện đó. Tất cả kỵ binh của Wellington, ngoại trừ một lực lượng ở tận cùng phía trái, đều đã tham chiến ở mặt trận này và hứng chịu nhiều tổn thất. Tình thế nguy khốn lúc này của quân Anh khiến lữ đoàn kỵ binh hussar của Cumberland xứ Hanover đã tháo chạy khỏi chiến trường và chạy thẳng về Brussels, vừa chạy vừa loan tin cảnh báo. Cũng cùng lúc với đợt tấn công kết hợp của Ney ở trung tâm, phần còn lại trong quân đoàn I của d'Erlon đã đánh chiếm được La Haye Sainte vào lúc 6 giờ chiều. Lúc này Ney hạ lệnh cho các khẩu pháo do ngựa kéo tiến về trung tâm của Wellington và bắt đầu pháo kích dữ dội vào các đội hình bộ binh hình vuông. Trung đoàn 27 bị tiêu diệt, còn trung đoàn 30 và 73 tổn thất nghiêm trọng và phải hợp cùng nhau để tạo thành một đội hình hình vuông mới có thể đứng vững được. Mất La Haye Sainte, quân Anh lâm vào tình thế átt khó khăn, Tướng Wellington đã nói với Uxbridge rằng "có lẽ chúng ta đang thua trận". Về phía Pháp, vui mừng vì thành công, Napoléon đã vội bảo sĩ quan tùy tùng Soult viết thư báo về Paris báo cho dân chúng rằng quân Pháp đã chiến thắng. === Quân Phổ tham chiến: các quân đoàn của Bülow và Zieten tấn công === Quân đoàn đầu tiên của Phổ tới tham chiến là quân đoàn IV của Bülow. Ông dự định tấn công Plancenoit để lấy nơi đây làm điểm tựa để đánh vào hậu quân Pháp. Kế hoạch của Blücher là sẽ chiếm Frichermont bằng cách sử dụng đường Bois de Paris. Blücher và Wellington đã liên lạc với nhau từ 10 giờ sáng và thống nhất việc quân Phổ sẽ tiến vào Frichermont nếu trung quân của Wellington bị tấn công. Bülow nhận thấy rằng con đường tới Plancenoit được để ngỏ và lúc đó là 16 giờ 30. Vào thời điểm mà kỵ binh Pháp ở trung tâm đang tấn công ác liệt nhất, lữ đoàn 15 thuộc quân đoàn IV của Phổ được cử tới để nối kết với lực lượng Nassau ở cánh trái Wellington ở Frichermont–La Haie, với một đội pháo do ngựa kéo và thêm một lữ đoàn pháo binh nữa triển khai ở phía trái của họ, để hỗ trợ. Napoléon lúc này đã phái quân đoàn của Lobau đi ngăn cản Bülow. Lữ đoàn 15 Phổ đánh bật Lobau khỏi Frichermont rồi tiến lên cao điểm Frichermont, nã pháo vào quân Pháp, rồi sau đó tiến tới Plancenoit. Việc này làm Lobau phải rút lui về vùng xung quanh Plancenoit, nghĩa là phía sau cánh phải của đại quân Pháp, và đe dọa con đường duy nhất để rút lui của họ. Napoléon I tung cả tám tiểu đoàn Tân Cận vệ để tiếp viện Lobau, sau đó lại thêm hai tiểu đoàn cận vệ nữa. Quân Pháp tạm chiếm lại ngôi làng, trước khi 3 vạn quân sĩ Phổ dưới quyền quân đoàn IV của Bülow và quân đoàn II của Pirch kéo tới tấn công Plancenoit lần nữa. Cuộc giằng co ở đây vẫn còn tiếp diễn. Cuối buổi chiều, quân đoàn I Phổ lớn mạnh của Zieten đã tới phía bắc La Haye. Ông định tiến quân về phía đại quân của Phổ gần Plancenoit, nhưng vị tướng Müffling dưới quyền Quận công Wellington khuyên ông nên tới hỗ trợ cho cánh trái của Wellington. Sự xuất hiện của Tướng Zieten giúp Wellington có thể rút bớt kỵ binh ở cánh trái qua hỗ trợ khu trung tâm. Sự xuất hiện của quân Phổ khiến thế trận đang có lợi cho Pháp đột ngột chuyển hướng. Quân của Napoléon giờ đây bị đối phương áp đảo về quân số với tỷ lệ 2 đánh 1, quân Pháp không thể đủ lực lượng để bảo vệ sườn đội hình chống đỡ các cuộc đột kích của quân Phổ. Quân đoàn I của Phổ tấn công quân Pháp ở trước Papelotte, và tới 19 giờ 30 thế trận của quân Pháp đã bị bẻ cong thành móng ngựa, với các mốc là Hougoumont ở cánh trái, Plancenoit ở cánh phải và trung tâm ở La Haie. Quân Pháp của Durutte phải rút lui ra sau Smohain, sau đó tiếp tục bị quân tăng viện Phổ đánh lui. Lữ đoàn 13 và 15 của Phổ tới đánh bật hẳn quân Pháp khỏi Frichermont. Sư đoàn của Durutte lúc này phải tháo chạy, và quân đoàn I Phổ tiến chiếm tuyền đường Brussels, cũng là đường rút lui duy nhất của Pháp. === Đợt tấn công của Đội Cận vệ của Hoàng đế === Lúc này, với việc trung tâm của Wellington đã sơ hở sau khi La Haye Sainte thất thủ và Plancenoit tạm thời cầm cự được, Napoléon đưa vào tham chiến đội dự bị cuối cùng của mình, và cũng là lực lượng thiện chiến nhất và chưa từng bị đánh bại, Đội Cận vệ của Hoàng đế (Garde impériale). Đợt tấn công vào lúc 19 giờ 30 này có nhiệm vụ phải phá vỡ trung tâm của Quận công Wellington và chia cắt ông khỏi quân Phổ. Mặc dù được nhắc tới nhiều trong lịch sử quân sự, việc có chính xác bao nhiêu đơn vị tham gia vào đợt tấn công này là chưa rõ. Ba tiểu đoàn Cựu Cận vệ (Vieille Garde) bám theo sau lực lượng này, nhưng chỉ đóng vai trò dự bị và không trực tiếp tấn công liên quân. Vượt qua trận mưa đạn, ba nghìn quân Cận vệ tiến về phía tây La Haye Sainte và chia thành ba nhóm để tấn công. Một nhóm, bao gồm hai tiểu đoàn lính phóng lựu (Grenadier), đánh bại tiền quân của Wellington gồm quân Anh, Brunswick và Nassau để tiến lên. Sư đoàn kỵ binh Hà Lan còn sung sức của Chassé được lệnh tới tham chiến. Chassé nã pháo vào họ, nhưng không ngăn được bước tiến của các Cận vệ. Sử dụng ưu thế hơn người, ông cho quân tấn công và đẩy lui họ. Ở phía tây, 1 nghìn rưỡi quân sĩ Anh do Thiếu tướng Peregrine Maitland chỉ huy nằm rạp xuống để tránh quân Pháp. Khi nhóm tấn công thứ hai của đội Cận vệ tới, họ đứng bật dậy để nã đạn xối xã vào quân địch, tiêu diệt được nhiều lính Pháp. Quân Pháp dàn ra để đánh trả, nhưng đã mất đội hình. Nhóm Cận vệ thứ ba tới hỗ trợ và đã đẩy lui được quân sĩ Anh, nhưng sau đó bị đánh bại khi Trung đoàn Khinh Bộ Binh 52 của Anh áp sát sườn và bắn nát quân thù. Những người còn sống trong đội Cận vệ bắt đầu rút chạy xuống đồi. Đó là lần đầu tiên, và cũng là lần duy nhất mà đội Cận vệ phải rút lui khi chưa có lệnh. Một sự hoảng sợ lan truyền khắp quân Pháp: "Đội Cận vệ rút lui rồi. Hãy tự cứu lấy mình!" ("La Garde recule. Sauve qui peut!"). Wellington lúc này đứng lên ra lệnh tổng tiến công. Quân của ông tiến lên và tấn công quân Pháp đang tháo chạy. Hỏa pháo của quân Anh góp phần không nhỏ cho chiến thắng lớn của họ trước đội Cận vệ Đế chế Pháp. Các Cận vệ còn sống tập trung quanh ba tiểu đoàn dự bị ở nam La Haye Sainte, để đánh trận cuối cùng. Quân Đồng Minh tấn công và đẩy họ tháo chạy về hướng La Belle Alliance. Trong cuộc tháo chạy này, một vài Cận vệ đã được chiêu hàng, và tương truyền là họ đáp lại bằng câu nói nổi tiếng "Đội Cận vệ chỉ có chết, chứ không đầu hàng!" ("La Garde meurt, elle ne se rend pas!"). Có người cho rằng Tướng Pierre Cambronne đã nói câu này, dù sách khác viết ông đáp: "Chết tiệt". Thắng lợi của tướng sĩ Anh đánh bật đội Cựu Cận vệ của Napoléon I cũng thể hiện vai trò của lực lượng Kỵ binh Anh đối với chiến thắng lẫy lừng tại Waterloo. === Quân Pháp tan vỡ === Quân đoàn II và IV của quân Phổ dồn sức để tấn công trọng điểm Plancenoit. Quân Pháp ở đây chiến đấu rất cố gắng nhưng rồi cũng phải thoái lui, và vị trí chiến lược này bị quân Phổ chiếm giữ. Để mất vị trí này cũng có nghĩa là trung tâm quân Pháp đã bị áp sát. Lúc này thì cả ba cánh phải, trái, và trung tâm của quân Pháp đều đã bại trận. Lực lượng duy nhất của quân Pháp còn chưa tan vỡ là hai tiểu đoàn Cựu Cận vệ ở La Belle Alliance, và các lực lượng dự bị cuối cùng bao gồm các vệ sĩ bảo vệ Napoléon. Ông hy vọng sẽ tái tập hợp quân Pháp đằng sau họ, nhưng khi cuộc tháo chạy biến thành sự hỗn loạn thì chính họ cũng phải rút lui, mỗi đội rút dần theo đội hình hình vuông để chống lại kỵ binh liên quân. Chấp nhận rằng trận đánh đã thất bại, Napoléon hiểu rằng ông phải rút đi. Lữ đoàn của Adam đánh vào lực lượng quân Pháp ở bên trái quán trọ La Belle Alliance, trong khi quân Phổ tấn công lực lượng còn lại. Lúc hoàng hôn, hai đội hình vuông của quân Pháp dần bị đẩy lui, vẫn còn giữ được hàng ngũ, nhưng những khẩu pháo và tất cả những gì còn lại đều đã rơi vào tay sĩ tốt Đồng Minh. Xung quanh lực lượng Cận vệ này là hàng ngàn lính Pháp tháo chạy trong hỗn loạn. Kỵ binh liên quân truy đuổi quân địch tới tận 23 giờ, và cướp được cỗ xe của Napoléon với những viên kim cương mà sau này được đính lên vương miện của vua Phổ. 78 khẩu pháo bị liên quân thu giữ và 2 nghìn tù binh bị bắt sống, trong đó bao gồm cả nhiều tướng lĩnh Pháp. Những ghi chép của Ney đã miêu tả cảnh quân Pháp rút lui trong hỗn loạn, nhưng vẫn rất dũng cảm. Thực chất, xuyên suốt lịch sử thời kỳ cận đại, hiếm có đoàn quân hùng mạnh nào toàn những chiến binh tinh nhuệ, lại cùng một dân tộc, hết mực trung thành với chủ, mà lại tháo chạy một cách hết sức rối loạn như Quân đội Pháp sau đại bại tại Waterloo. Theo thông lệ, đoàn quân thoái lui hay được Hậu vệ yểm trợ, nhưng quân Pháp ở đây chỉ có bỏ chạy chứ không hề có cái gọi là rút lui. Trên chiến địa, không hề ai có ý tưởng tập hợp, chỉnh đốn lại hàng ngũ. Hai tướng lãnh tối cao của Liên minh là Blücher và Wellington gặp nhau trong đêm tối, chào mừng nhau như những người chiến thắng. Trong khi ấy, một số lượng lớn binh sĩ đào ngũ khiến cho tàn binh Pháp càng thêm lâm vào thảm cảnh. == Kết cục == Napoléon phải thoái vị lần hai vào ngày 24 tháng 6. Vào ngày 3 tháng 7 năm 1815, phát huy đại thắng ở Waterloo, quân Đồng minh đã chiếm cứ được thủ đô Paris, định đoạt cho cuộc chiến mà trận Waterloo là một phần lớn của nó. Ngoài ra, thành Peronne, Cambray cũng rất nhiều pháo đài khác của Pháp đã thất thủ. Hiệp ước Paris được ký vào ngày 20 tháng 11 năm 1815. Louis XVIII được trở lại ngai vàng, còn Napoléon phải lưu đày tới đảo Saint Helena, nơi ông qua đời vào năm 1821. Và phần các tướng lĩnh Pháp, một số ít quay trở lại phục vụ cho Louis XVIII, còn lại hầu hết đều bị hành quyết vì tội phản quốc. Vị Tư lệnh quân Phổ là Thống chế Blücher yêu cầu trừng phạt thật nặng Pháp sau trận Waterloo nhưng phần lớn đề nghị của ông bị từ chối. Vốn đã dĩ già yếu và thanh thế lẫy lừng, ông lặng lẽ cáo lui. Còn vị tướng thắng trận Wellington sau đó đã trở thành Thủ tướng Anh. Và thắng lợi tại Waterloo cũng được xem là chiến thắng cuối cùng trong suốt sự nghiệp hùng tráng của ông. Ông đã làm nên chiến thắng quyết định thứ hai của nước Anh trong những cuộc chiến tranh của Napoléon I, đó là đại thắng tại trận Waterloo này (sau chiến thắng vang dội của Đô đốc Horatio Nelson trong Trận hải chiến Trafalgar vào năm 1805). Napoléon thoái vị … quân Đồng minh tiến thẳng vào Paris … Vậy nên Pháp đã sụp đổ theo đúng kiểu của Phổ hồi năm 1806, sau một cuộc chiến chẳng lâu dài chi. Tình hình sẽ rất khác nếu như Napoléon thắng trận; quân Đồng minh, với phần lớn các chiến binh chưa hề tham chiến, đều phải lao vào tác chiến. Tuy vậy, chế độ cai trị của Napoléon lệ thuộc vào quân đội chiến trận chính của ông và niềm vinh hiển của ông. Dựa theo những gốc gác dễ tan vỡ và giờ đã yếu đi như vậy, nó đã nhanh chóng sụp đổ. —Jeremy Black, trong sách War in the nineteenth century: 1800-1914 Đây được coi là một thắng lợi quyết định, cho dầu Quận công Wellington gọi là "a near run thing" (tạm dịch là: "một trò ú tim"). Sử gia Peter Hofschröer viết rằng Wellington và Blücher đã gặp nhau ở Genappe vào lúc 22 giờ, đánh dấu kết thúc của trận chiến. Vài nguồn khác cho rằng cuộc gặp mặt diễn ra vào lúc 21 giờ gần trụ sở chỉ huy của Napoléon, quán trọ La Belle Alliance. Tổn thất của Wellington là 15.000, còn tổn thất của Blücher là 7.000. Nhưng theo nhà sử học quân sự nổi tiếng nước Anh là Jeremy Black thì quân Anh có 16.200 người chết, 69.700 thương binh và binh sĩ mất tích, chiếm khoảng 23% tổng lực lượng của họ. Black cũng ghi nhận rằng quân Phổ mất 7 nghìn binh sĩ, khoảng 14% tổng lực. Napoléon mất 25.000 quân, và 8.000 quân bị bắt làm tù binh. Nhưng theo Jeremy Black thì quân lực của Napoléon I có tới 31 nghìn tử sĩ và thương binh, ngoài ra còn có thêm vài ngàn binh sĩ bị liên quân bắt giữ nữa. Đại thắng tại Waterloo trở thành một chiến thắng tiêu biểu cho dân tộc Anh hào hùng. Đối với nước Pháp thất trận, chiến bại quyết định ở Waterloo mở đường cho cái huyền thoại la guerre nationale và nền văn hóa thua trận (culture of defeat) mang tính chất chính trị gắn liền với cả quốc gia này trong suốt hai thế kỷ sau. Sự đổ vỡ của sức mạnh quân sự của Pháp trong trận Waterloo là quá ư hoàn chỉnh, bản thân Napoléon I cũng hiểu rõ. Chiến bại này khiến không có gì không được quyết định trong tương lai, do chiến thắng đã mở đường mọi sự. Cuộc chiến mở đầu và kết thúc chỉ trong một trận đánh. —Alphonse de Lamartine Đối với vị Hoàng đế chiến bại Napoléon I, đêm ngày 18 tháng 6 năm 1815 là một cơn ác mộng. Ông không thể nào tập hợp trở lại đoàn quân rệu rã của mình. Ông ta tới Quatre-Bras vào lúc một giờ sáng và nghỉ ngơi tại đó. Viên sĩ quan tùy tòng của Thống chế Soult tháp tùng Napoléon I đằng sau những ánh lửa trại, có kể lại; "Trên khuôn mặt buồn nản của Ngài, với vẻ tái nhợt tái nhạt, chả có sự cao hứng chi, chỉ có những giọt lệ". Mặt khác, chính "văn hóa sùng bái" của người Pháp đối với trận chiến Waterloo là do Napoléon I khai lập. Trong tuyên cáo của ông, viết khoảng một hai ngày gì đó sau chiến bại thê thảm, ông miêu tả cuộc giao chiến "thật huy hoàng, nhưng thật tai họa cho binh tướng Pháp". Nhưng trong thâm tâm, trận thua này là nỗi sầu thảm của ông, do ông không thể tin được rằng biết bao nhiêu là đợt tiến công đẫm máu lại chấm dứt với sự tháo chạy toán loạn của tàn binh Pháp. Với chiến bại nặng nề, ông đã không thể nào giữ nổi ngôi Hoàng đế nước Pháp. Và, ông không bao giờ để cho người ta biết những gì đã xảy ra ở Waterloo. Đó không phải là sai lầm của ai hết, mà là sai lầm của chính bản thân ông. == Đánh giá == Tướng Antoine-Henri Jomini, một trong những tác giả hàng đầu chuyên viết về các cuộc chiến của Napoléon, đã đưa ra bốn nguyên nhân rất có sức thuyết phục để diễn giải về thất bại của Napoléon ở Waterloo. Chúng bao gồm sự tiếp viện kịp thời và khả năng phối hợp tốt của quân Phổ (được giúp sức bởi quyết định hành quân sai lầm của phía Pháp), sự vững chắc đáng khâm phục của bộ binh Anh cùng sự bình tĩnh và tự tin của các tướng lĩnh, thời tiết xấu đã làm đất nhão ra khiến những đòn tấn công quyết định của quân Pháp bị trì hoãn và chỉ được tung ra vào lúc 13 giờ, và cách tiến quân sai lầm của quân đoàn đầu tiên bên phía Pháp. Theo sử gia quân sự Jeremy Black, một điều đáng chú ý là những binh sĩ kém cỏi trong quân lực của Wellington cũng đã chiến đấu xuất sắc trong trận huyết chiến này, khiến mọi đợt công kích của quân Pháp đều bị đại bại. Ngoài ra, bản thân vị danh tướng thắng trận là Quận công Wellington cũng hiểu rõ sức chiến đấu hiệu quả của lực lượng bộ binh của ông. Trong Chiến dịch Waterloo này, một lần khi được hỏi rằng nhân tố quyết định cho chiến thắng sẽ là gì, ông trỏ tay vào một người lính bộ binh Anh và nói: "Đây, mọi sự đều phụ thuộc vào việc chúng ta có nên sử dụng cái này hay không. Cho Ta đủ nó, và Ta tin chắc". Điều ấy thể hiện lòng tin cẩn của ông vào binh sĩ tốt, như một nhân tố chủ yếu để tất thắng. Trong khi ấy, ông ít đề cao các quân chủng khác hơn. Nhưng mặt khác, lực lượng kỵ binh Anh cũng có cống hiến lớn lao, khiến lực lượng quân Anh đánh bật được các đợt công kích của bộ binh Pháp. Trong khi kỵ binh của Quận công Wellington thể hiện tốt thì Napoléon I từ sau thất bại thảm hại trong chiến dịch nước Nga (1812) đã thiếu thốn đội Kỵ binh tinh nhuệ. Cũng giống như binh tướng của nhà vua Friedrich II của Phổ (tức Friedrich Đại Đế) trong trận Leuthen hồi năm 1757, các binh sĩ của Wellington trong trận huyết chiến tại Waterloo đã thực hiện kỷ luật rất chuẩn mực. Và ông cũng được xem là đã thể hiện khả năng đáng kể ở Waterloo khi bố trí quân chủ lực của mình đằng sau các ngọn đồi và cao nguyên thuận lợi, giúp họ tránh được hỏa lực dữ dội của quân Pháp, và ông chỉ tung ra chiến địa khi bộ binh và kỵ binh Pháp kéo đến. Nhiều người khen ngợi chiến thắng huy hoàng tại Waterloo, cùng với những thắng lợi của Wellington trong cuộc Chiến tranh Bán đảo Tây - Bồ như điển hình của sự hiệu quả của các tuyến quân. Vốn từ trước thảm bại ở Waterloo, Napoléon I trong các trận đánh ban đầu tại Ligny và Quatre Bras đã hoàn toàn thất bại trong việc đạt được mục tiêu của mình là phân rẽ quân Liên minh thứ bảy. Kịch bản này lặp lại thất bại hoàn toàn của ông hồi các năm 1813 - 1814. Chiến thắng huy hoàng của quân Đồng minh trong trận đánh Waterloo trở thành một phiên bản ngược cho Trận Marengo (1802), một trong những chiến thắng vẻ vang của Napoléon I thời kỳ đầu. Ông không thể nào có biện pháp gì chống chọi với vị trí phòng ngự vững chắc của danh tướng Wellington. Dù đã chiến đấu quả cảm, quân lính Pháp đại bại trước sự kháng trả hết mực anh dũng, ngoan cường của lực lượng bộ binh Anh. Quân lực của Napoléon I đã mất đi sự gắn bó trong những ngày huy hoàng đầu tiên của mình, song họ còn có những sai lầm chiến thuật to lớn. Họ thiếu sự hợp tác giữa hai binh chủng bộ binh và kỵ binh thật vững chắc, khiến từng lực lượng của họ đều bị sơ hở. Và trong khi quân Anh liên tiếp đánh bại các đợt công kích mãnh liệt của quân Pháp, quân Phổ bằng những cơn mưa pháo khủng khiếp ở sườn phải của quân Pháp đã định đoạt cho sự đại bại của quân Pháp. Sự quyết đoán Blücher cũng đóng vai trò thiết yếu cho chiến thắng Waterloo, theo cuốn The Waterloo Campaign: June 1815 của tác giả Albert A. Nofi. Thêm nữa, trong trận này, Napoléon lại không có mưu kế nào hay, mà lại dựa hơi vào những đợt công kích trực diện, giống như trong Trận Borodino đẫm máu hồi năm 1812 trong cuộc Chiến tranh Pháp-Nga. Điều đó khiến trận đánh trở thành một cuộc chiến dai dẳng, với thiệt hại nặng nề cho quân Pháp. Mặc dù cũng chính kiểu trận đánh tiêu hao đó đem lại thắng lợi lớn cho Napoléon trong Trận Wagram (1809), Wellington có ấn tượng rất nhỏ với tài nghệ của ông trong thảm họa Waterloo của Hoàng đế Pháp, và gọi Napoléon là "cái máy giã" (a pounder). Ngoài ra, chiến thắng huy hoàng tại Waterloo đã khắc họa sâu sắc thiên tài của Quận công Wellington. Trận huyết chiến phòng vệ này vẻ vang hơn bất kỳ một trận đánh nào khác của ông, góp phần đưa ông trở thành một tên tuổi lừng lẫy trên toàn cõi châu Âu. Và sự cứu viện đúng lúc của các chiến binh Phổ cũng chứng tỏ sự suy tệ của khả năng chiến dịch của quân Pháp, do Napoléon đã hoàn toàn không thể tách rời hai đoàn quân của thù địch. == Ý nghĩa trận đánh == Các liệt cường ở châu Âu lục địa đều phải kính nể danh tướng Wellington bởi vì ông đã đại thắng Napoléon trong một trận quyết chiến lừng lẫy. Theo tác giả Haythornthwaite, dĩ nhiên, sự cứu viện kịp thời của Quân đội Phổ đóng vai trò định đoạt cho chiến thắng oanh liệt của ông, nhưng dầu sao chăng nữa thì ông cũng xứng đáng trở thành người hủy diệt cuối cùng của Napoléon và là vị anh hùng sáng chói của nước Anh. Chính sự chống trả ác liệt của ông đã mở đường cho quân Phổ đến kịp. Sau chiến thắng vinh quang, dần dần từ một vị chiến tướng kỳ tài, ông trở thành một biểu tượng cao đẹp của đất nước Anh. Lòng quả cảm, và rắn chắc như sắt đá của ông mang lại đại thắng huy hoàng, gợi lại những thắng lợi hiển hách của ông trong những ngày tháng chiến đấu cam go chống quân Pháp ở bán đảo Tây-Bồ. Trận ác chiến tại Waterloo là một trận chiến có ý nghĩa quyết định trong lịch sử. Nó đánh dấu kết thúc cho một loạt những cuộc chiến tranh đã khiến châu Âu rối loạn trong hơn 25 năm, kể từ sau Cách mạng Pháp năm 1789. Không những là thắng lợi quyết định chấm dứt vĩnh viễn kế hoạch tái lập nền Đệ nhất Đế chế Pháp, nó cũng đã chấm dứt binh nghiệp và sự nghiệp chính trị của Napoléon Bonaparte, một trong các tướng lãnh và chính trị gia vĩ đại nhất trong lịch sử. Vương triều Một Trăm Ngày của ông mở đầu với thắng lợi, đã chấm dứt bằng chiến bại thảm hại tại Waterloo, làm đoàn binh của ông bất thình lình lâm vào thảm cảnh "bèo dạt mây trôi". Trong lịch sử châu Âu, thời đại của Napoléon đến đây là chấm dứt. Điều đó thể hiện sự hoàn hảo và quyết định của đại thắng tại Waterloo, như một chiến thắng huy hoàng, đối với mục tiêu của phe Đồng minh. Cuối cùng, với tiền đề vững chắc, nó đã bắt đầu nửa thế kỷ hòa bình ở châu Âu, cho tới trước khi cuộc Chiến tranh Krym bùng nổ. Sử gia Edward Creasy xếp trận Waterloo vào trong danh sách 15 trận chiến có ý nghĩa quan trọng nhất trong lịch sử (từ Trận Marathon đến trận Waterloo). Và, tính cho đến giữa thế kỷ thứ XIX, đây là trận chiến lớn cuối cùng mà các binh sĩ Anh hùng dũng, kỷ cương chiến đấu trên lục địa châu Âu. Tính quyết định của trận thắng này có thể so sánh với Trận Sedan vào năm 1870 đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp của Hoàng đế Napoléon III. Cùng với đại thắng của khối Liên minh thứ sáu trong trận Leipzig hồi năm 1813, chiến thắng quyết định tại Waterloo đánh dấu một trong hai thất bại thảm hại nhất trong suốt cuộc đời của Napoléon. Tuy Wellington là vị danh tướng đã lập nhiều chiến công vang lừng tại Tây Ban Nha, chiến thắng nghìn thu của ông tại Waterloo trở thành một trận thắng hiển hách hơn cả của ông. Cuốn sách The Reader's Companion to Military History, cũng xếp trận đánh Waterloo vào danh sách 10 trận chiến trên bộ quan trọng nhất, cũng với những cuộc thư hùng đẫm máu như Trận Châlons (451), Trận Gettysburg (1863), Trận sông Marne lần thứ nhất (1914),… hay Trận Normandie (1944). Nhà chính trị Anh Winston Churchill cũng coi chiến thắng Waterloom cùng với Trận Crécy (1346), Trận Höchstädt lần thứ hai (1704) và cuộc tấn công cuối cùng vào mùa hè năm 1918 trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là "bốn thành tích lớn nhất của Quân đội Anh". Theo nhà sử học quân sự người Mỹ nổi tiếng Trevor Nevitt Dupuy, Napoléon thường có thói quen là tiêu diệt từng đạo quân một của đối phương có quân số đông đảo hơn. Cả Chiến dịch đầu tiên của ông - Trận Montenotte, và Chiến dịch cuối cùng là Trận Waterloo đều khắc họa rõ rệt điều đó. Napoléon Bonaparte đã thất bại tại trận Waterloo là do sai lầm mang tính chiến lược của ông và các bộ tướng của ông. Trận chiến Waterloo trở thành một sự kiện quyết định cho số phận của nước Pháp. Nước Anh, với chiến thắng rạng rỡ tại Waterloo, đã vững tồn và vươn lên thành một trong những liệt cường chính yếu của thế giới trong suốt thế kỷ thứ XIX. Do đóng vai trò trung tâm trong chiến thắng quyết định của khối Liên minh trước Napoléon, do chiến công rực rỡ của ông tại Waterloo, trong công cuộc chiếm đóng nước Pháp trong suốt từ năm 1815 cho tới năm 1818, Wellington trở thành Tổng tư lệnh của lực lượng Đồng minh. Với chiến thắng hiển hách của khối Liên minh thứ bảy trong trận Waterloo, cuộc Chiến tranh Trăm Năm lần thứ hai giữa Đế quốc Anh và Pháp mở đầu từ năm 1689 đã chấm dứt. Nền hòa bình châu Âu trở nên thành quả của sự hợp tác thành công và thắng lợi của hai liệt cường châu Âu khi ấy là Anh và Phổ. Trong suốt thời kỳ hòa bình, các chiến binh Anh Quốc và Đức vẫn luôn kỷ niệm chiến thắng vinh quang, huy hoàng của họ, qua đó xem ra nhờ họ mà châu Âu được độc lập tự do, thoát khỏi nạn xâm lược và ách bá quyền của vị Hoàng đế tài năng và đầy tham vọng Napoléon. Trận thắng tại Waterloo góp phần mở đường cho Vương quốc Phổ hoàn tất công cuộc nhất thống nước Đức. Do trận đánh này mà từ "Waterloo" trở thành một từ lóng trong tiếng Anh, có nghĩa là "thất bại". Chẳng hạn, thắng lợi của Liên bang miền Bắc trong trận Gettysburg được xem là một "Waterloo" của Liên minh miền Nam thời Nội chiến Hoa Kỳ, hoặc có tài liệu xem thất bại ở trận Stalingrad (1943) thời Chiến tranh thế giới thứ hai là một "Waterloo" của Lãnh tụ Đức Quốc xã (Führer) Adolf Hitler.. Mặt khác, tuy chiến thắng oanh liệt tại Waterloo có ý nghĩa thật to lớn, quyết định, chiến thắng vẻ vang của quân Liên minh thứ sáu ở trận Leipzig hồi năm 1813 vẫn là một thắng lợi lâu dài, đẫm máu và quyết định hơn. Không những là thất bại ê chề của Napoléon, chiến thắng to lớn ở Leipzig còn tạo điều kiện cho các Liên minh chống Pháp nắm chắc thế thượng phong và dĩ nhiên là dẫn đến chiến thắng huy hoàng ở Waterloo. Ngày hôm nay, tiếng vang của trận tranh hùng long trời lở đất tại Waterloo vẫn còn vang động trong con tim của nước Anh và những người yêu thích nước Anh. Và, tại Rostock (Đức), người ta đã gầy dựng một đài tưởng niệm hùng tráng nhằm tỏ lòng nhớ ơn vị danh tướng Blücher đã mang lại cho nước Phổ thắng lợi vinh quang này. Mặt khác, sự thật rằng danh tướng Wellington đánh thắng Napoléon đã nhấn mạnh sự khác biệt giữa thất bại của Pháp và những chiến thắng của Anh và Nga khi ấy. Đúng vào năm 1815, trong khi Anh Quốc thắng trận, Napoléon phải ra hàng một chiến hạm của Anh Quốc, Nga hoàng Aleksandr I tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ ba ngày diễn ra trận Borodino, bằng lễ duyệt binh 15 vạn quân lính Nga ở hướng Đông thành Paris. Nước Anh và Nga đã chi phối cả phương Tây trong suốt thời kỳ ấy. == Tham khảo == === Ghi chú === === Chú thích === == Tham khảo == Sách Sơ đồ trận đánh Bản đồ của trận đánh Bản đồ và biểu đồ của trận Waterloo Bản đồ của trận đánh trên bản đồ hiện đại của Google và hình từ vệ tinh nhân tạo 1816 Bản đồ của trận đánh ban đầu bởi Willem Benjamin Craan bản đồ tác động của Google về trận Waterloo với bản đồ này người xem có thể xem diễn biến của trận Waterloo như xem sự hoạt động của lính. Còn có thời biểu của các sự kiện xảy ra trong trận chiến. Bản đồ trận đánh trên họa hình bởi Jonathan Webb Nguồn chính London Gazette: số 17028, tr. 1213–1216, 22 tháng 6 năm 1815. Truy cập 13 tháng 2 năm 2008. Phiên bản về trận đánh dựa theo Wellington. London Gazette: số 17037, tr. 1359–1362, 8 tháng 7 năm 1815. Truy cập 13 tháng 2 năm 2008. thảm họa trở lại. Cook, Christopher. tài liệu từ nhân chứng thật của trận chiến Staff Official website of Waterloo Battlefield Staff, Sách Huy Chương Waterloo: những người nhân được huy chương Waterloo tại The National Archives: tài liệu từ chính phủ nước Anh và sự quảng lý thông tin Quân phục Đồng phục của Pháp, Phổ và đồng minh Anh trong trận chiến Waterloo: Mont-Saint-Jean (FR) == Liên kết ngoài == Booknotes interview with Andrew Roberts on Napoleon & Wellington: The Battle of Waterloo and the Great Commanders Who Fought It, 12 tháng 1 năm 2003.
biến đổi afin.txt
Trong hình học, một phép biến đổi afin hay ánh xạ afin (tiếng Latin, affinis, nghĩa là "được kết nối với") giữa hai không gian vector bao gồm một biến đổi tuyến tính đi kèm bởi một phép tịnh tiến: x ↦ A x + b . {\displaystyle x\mapsto Ax+b.} Với hữu hạn chiều, mỗi biến đổi afin được cho bởi ma trận A và một vectơ b, hay viết dưới dạng là ma trận A kèm theo cột bổ sung b. Một biến đổi afin tương ứng với phép nhân một ma trận và cộng thêm một vectơ, và có thể hiểu đơn giản biến đổi afin tương ứng với phép nhân ma trận thông thường nếu gộp ma trận A và vectơ cột b bằng cách thêm một hàng ở cuối ma trận với chỉ toàn số 0 ngoại trừ một số 1 ở bên phải ở cột của vectơ b: [ A b 0..0 1 ] {\displaystyle {\begin{bmatrix}A&b\\0..0&1\end{bmatrix}}} trong khi đó, thành phần 1 thì được thêm vào đáy của các vector cột: [ x 1 ] {\displaystyle {\begin{bmatrix}x\\1\end{bmatrix}}} (tọa độ đồng nhất). Biến đổi afin chỉ có thể đảo ngược khi và chỉ khi A là nghịch đảo được. Các biến đổi afin có thể nghịch đảo tạo thành nhóm afin, nhóm này nhận nhóm tuyến tính chung (general linear group) bậc n làm nhóm con và chính nó cũng là nhóm con của nhóm tuyến tính chung bậc n+1. Biến đổi tương đồng tạo thành nhóm con với A là giá trị vô hướng nhân với một ma trận trực giao. Khi và chỉ khi định thức của A là 1 hay -1 thì phép biển đổi bảo toàn diện tích; chúng cũng tạo thành một nhóm con. Kết hợp cả 2 điều kiện chúng ta có isometry, là nhóm con của cả hai khi A là ma trận trực giao. Mỗi nhóm này có một nhóm con các phép biến đổi mà đảm bảo bảo toàn hướng: là những cái mà khi định thức của A là dương. == Xem thêm == Ma trận biến đổi cho một biến đổi afin Biểu diễn ma trận cho một phép tịnh tiến Nhóm afin Hình học afin Biến đổi tương đồng Phép chiếu 3D == Tham khảo ==
thập niên 2000.txt
Thập niên 2000 hay thập kỷ 2000 chỉ đến những năm từ 2000 đến 2009, kể cả hai năm đó. Không chính thức, nó cũng có thể bao gồm vài năm vào cuối thập niên trước hay vào đầu thập niên sau. Đây là thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21. == Tham khảo ==
cảng hàng không quốc tế cát bi.txt
Sân bay quốc tế Cát Bi, có tên chính thức là: Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, IATA: HPH – ICAO: VVCI, là một sân bay thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam. Sân bay nằm cách trung tâm thành phố 5 km. Sân bay Cát Bi được người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sau giải phóng miền Bắc (1955), sân bay này được cải tạo, nâng cấp và chính thức đưa vào khai thác hoạt động hàng không dân dụng từ năm 1985. Hiện tại, Cảng hàng không Cát Bi còn có chức năng là sân bay dự bị đầy đủ cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Cảng hàng không Cát Bi luôn thuộc "top" các sân bay có mức độ tăng trưởng hành khách và hàng hoá nhanh nhất cả nước (luôn đạt trên 30%). 11 tháng năm 2015 tổng số lượt hành khách đi đến qua Cảng hàng không Cát Bi ước đạt 1.090.550 lượt, tăng 40,09% so với cùng kỳ năm 2014. Theo Báo cáo Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 của Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thì trong năm 2015, Cảng hàng không Cát Bi đón 1.256.719 lượt hành khách, tăng 35,6% so với năm trước đó. Khi dự án nâng cấp Cảng hàng không Cát Bi hoàn thành và đưa vào sử dụng (bao gồm Khu bay, Khu Hàng không dân dụng) vào năm 2016, sân bay này sẽ trở thành Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, sẽ mở ra tương lai phát triển mới cho Hải Phòng và Vùng Duyên hải Bắc Bộ. Một số hãng hàng không đã có kế hoạch lựa chọn sân bay này trở thành "hub" (căn cứ bay) của mình. Trong đó, phải kể đến Vietjet Air, hãng này đã mở đường bay từ Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đi Bangkok, Incheon và đang có kế hoạch khai thác các chuyến bay quốc tế tới các thành phố của Trung Quốc như Quảng Châu (Quảng Đông), Thiên Tân, Côn Minh (Vân Nam). Hãng hàng không này còn có kế hoạch liên kết xây dựng Nhà ga hàng hoá tại Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Hiện tại, dự án này đang được Cục hàng không xem xét và phê duyệt. == Đặc tính kỹ thuật == Cấp sân bay hiện tại: sân bay cấp 4E theo ICAO. Cấp cứu hoả hiện tại: cấp 6 theo ICAO. Chiều dài đường cất hạ cánh dài 3.050 mét, có phục vụ bay đêm. Chiều rộng đường cất hạ cánh: chính 45 m. Kích thước đường lăn chính: 2.400x23 m; Kết cấu đường cất hạ cánh: bê tông xi măng - bê tông nhựa; Sân đậu máy bay: 10 vị trí đỗ cho Airbus A320-321. Năng lực hiện tại: 1000 hành khách/giờ cao điểm 2-4 triệu lượt khách/năm Nhà ga hành khách: diện tích 15.630m2, với hai cao trình, 29 quầy làm thủ tục hàng không (Từ quầy số 1 đến quầy số 16: thủ tục hàng không nội địa, từ quầy số 17 đến quầy số 29: thủ tục hàng không Quốc tế). 6 cửa ra máy bay (2 cửa bằng ống lồng và 4 cửa bằng xe bus), 3 băng chuyền hành lý đến (2 băng chuyền hành lý nội địa, 1 băng chuyền hành lý quốc tế) Có thể tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn như Boeing 777, Boeing 767, Boeing 787, Boeing737-400, Airbus A330, Airbus A350, Airbus 320-321 và tương đương Hệ thống dẫn đường, hỗ trợ hạ cánh: ILS CAT II, VOR/DME == Các hãng hàng không và các điểm đi đến == == Thống kê == Bảng sau thống kê số lượng chuyến bay đi từ Sân bay Quốc tế Cát Bi (tính đến ngày 09/11/2016). Riêng đường bay Hải Phòng - Seoul là tính theo kế hoạch bay trong tháng 12 của Vietjet Air. == Lịch sử hình thành phát triển == === Thời Pháp thuộc === Sân bay Cát Bi được hình thành trên cơ sở là một sân bay quân sự lớn, cầu hàng không quan trọng của Pháp ở Đông Dương trong những năm tháng chiến tranh tại Việt Nam. Tại sân bay có khoảng 200 máy bay các loại thường xuyên đậu, lên xuống, bay đi, bay về các mục tiêu và được canh phòng rất cẩn mật. Sau trận tập kích sân bay Cát Bi, chi viện của Pháp cho chiến dịch Điện Biên Phủ giảm rõ rệt. === Thời hòa bình lập lại và đổi mới === Sân bay Cát Bi mở cửa phục vụ mục đích thương mại và dịch vụ. Bên cạnh việc khai thác các chuyến bay tới các điểm đến quốc nội như: Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Mê Thuột (Đăk Lăk) và Cam Ranh (Khánh Hoà), Cảng hàng không Cát Bi còn được cấp quyền khai thác một số tuyến bay quốc tế. === Mở tuyến bay quốc tế === Ngày 31/3/2006, Phó Thủ tướng Vũ Khoan đã đồng ý việc thực hiện các chuyến bay chở khách giữa Hong Kong/Macau và Hải Phòng. Hãng hàng không Hong Kong Express Airways và sau đó là Viva Macau đã lần lượt khai thác tuyến bay này. Tuy nhiên, sau đó đường bay bị gián đoạn vì hiệu quả mang lại chưa cao. Ngày 21/8/2015, Jetstar Pacific đã khai trương đường bay Hải Phòng - Macau - Hải Phòng theo hình thức thuê chuyến với tần suất 2 chuyến khứ hồi/tuần vào các ngày thứ Hai và thứ Sáu bằng tàu bay A320. Chuyến bay xuất phát từ Sân bay Cát Bi (Hải Phòng) lúc 13h00, đến Sân bay quốc tế Macau (Trung Quốc) lúc 15h50. Chiều ngược lại xuất phát lúc 16h35, hạ cánh lúc 17h25. == Nâng cấp trở thành Cảng hàng không quốc tế == === Kế hoạch === Ngày 28 tháng 09 năm 2011, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao cho bộ và UBND thành phố Hải Phòng nghiên cứu, đề xuất việc triển khai dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng Sân bay Cát Bi theo "mô hình BT" (xây dựng – chuyển giao). Dự án có bao gồm việc nâng cấp đường cất hạ cánh hiện nay, đồng thời xây dựng đường cất hạ cánh số 2 với quy mô 3.050m x 50m, nâng cấp các hạng mục liên quan như sân đậu máy bay, trang thiết bị quản lý điều hành bay, khu hàng không dân dụng. === Cục Hàng không trình Bộ Giao thông Vận tải công bố Cảng hàng không quốc tế Cát Bi === Cục Hàng không Việt Nam trình Tờ trình 1557/TTr-CHK gửi Bộ Giao thông vận tải về việc công bố Cảng hàng không Cát Bi là cảng hàng không quốc tế. Với điều kiện cơ sở hạ tầng được đầu tư mới như trên và nhu cầu khai thác các chuyến bay quốc tế đi/đến CHK Cát Bi của các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam đề nghị Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố CHK Cát Bi là CHK quốc tế và tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ 00h01 ngày 11/5/2016. === Trở thành cảng hàng không quốc tế === Ngày 05 tháng 05 năm 2016, Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định số 1395/QĐ-BGTVT về việc công bố Cảng hàng không Cát Bi là cảng hàng không quốc tế. Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi sẽ tiếp nhận các chuyến bay quốc tế từ 00h01 ngày 11/5/2016. == Quy hoạch được Chính phủ phê duyệt == Cuối năm 2014, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, thành phố Hải Phòng, giai đoạn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025. Theo đó, điều chỉnh cục bộ khu đất 13 ha đất quốc phòng (nằm phía Bắc tuyến đường trục) ra khỏi phạm vi ranh giới quy hoạch tổng thể Cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Về các chỉ tiêu đạt được của quy hoạch, Quyết định nêu rõ, tổng diện tích Cảng hàng không đến năm 2025 là khoảng 488,02 ha. Trong đó: Đất do hàng không dân dụng quản lý khoảng 175,70 ha; Đất do quân sự quản lý khoảng 193,22 ha; Đất dùng chung do hàng không dân dụng quản lý khoảng 119,10 ha. Sân bay Cát Bi là sân bay cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đây là Cảng hàng không quốc tế, làm sân bay dự bị cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Về đường cất hạ cánh: Giai đoạn đến năm 2015, xây mới đường cất hạ cánh số 2 song song và cách đường cất hạ cánh hiện hữu 200 m về phía Nam, kích thước 3.050 x 45m, bảo đảm khai thác B747 hạn chế tải trọng, B777-300, B777-200, A321. Đồng thời nâng cấp đường cất hạ cánh hiện hữu bảo đảm khai thác trong giai đoạn chờ đường cất hạ cánh số 2 hoàn thành đưa vào sử dụng. Về sân chờ: Giai đoạn đến năm 2015, xây dựng 2 sân chờ ở đầu 07 và 25, bảo đảm tối thiểu cho 1 tàu bay B747 chờ và tự vận hành. Về đường lăn song song: Sau khi đưa đường cất hạ cánh số 2 vào khai thác, cải tạo đường cất hạ cánh số 1 thành đường lăn song song đạt kích thước 3.050 x 23 m và hệ thống đường lăn nối đồng bộ, bảo đảm khai thác đến năm 2025. Về sân đỗ tàu bay: Giai đoạn đến năm 2015, mở rộng sân đỗ tàu bay đạt 8 vị trí đỗ. Giai đoạn đến năm 2025, mở rộng sân đỗ đạt 16 vị trí đỗ. Về nhà ga hành khách: Giai đoạn đến năm 2015, xây dựng nhà ga hành khách 2 cao trình, công suất 4-5 triệu hành khách/năm và có dự phòng đất để mở rộng nhà ga đạt công suất 7-8 triệu hành khách/năm khi có nhu cầu. Sau khi đưa nhà ga mới vào khai thác, nhà ga cũ sẽ được chuyển thành ga hàng không giá rẻ hoặc ga hàng hóa hoặc sử dụng với mục đích khác. Về nhà ga hàng hóa: Giai đoạn đến năm 2015, căn cứ nhu cầu thực tế sẽ khai thác dây chuyền hàng hóa tại nhà ga hành khách mới hoặc một phần nhà ga cũ. Giai đoạn đến năm 2025, khi nhu cầu hàng hóa tăng cao sẽ nghiên cứu xây dựng nhà ga hàng hóa đạt công suất 100.000 – 250.000 tấn hàng hóa/năm cùng hệ thống sân đỗ, kho bãi chứa hàng bảo đảm đồng bộ cho khai thác. Trước thực tiễn nhu cầu về vận tải hàng không tăng mạnh trong thời gian gần đây, Hải Phòng có kế hoạch xây dựng nhà ga hành khách số 2, với tổng vốn đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng do hãng hàng không Vietjet làm chủ đầu tư. Dự kết khởi công vào quý IV năm 2017. == Nhà ga hành khách == Nhà ga hành khách mới được khởi công ngày 24 tháng 1 năm 2015, với số vốn 1.450 tỷ đồng, chủ đầu tư là Tổng công ty Hàng không Việt Nam, chính thức đưa vào sử dụng ngày 12 tháng 5 năm 2016. Nhà ga được thiết kế theo tiêu chuẩn Quốc tế, kiến trúc sáng tạo và gần gũi, gắn liền với hình ảnh đặc trưng của lễ hội chọi trâu tại Đồ Sơn, Hải Phòng, trên một diện tích 7.500m2 và diện tích sàn sử dụng 15.630m2 với hai cao trình đi và đến tách biệt, phục vụ chung cho cả quốc nội và quốc tế, năng lực đáp ứng 1000 hành khách/giờ cao điểm, tương ứng 2 triệu lượt khách/năm. Ga đi nằm ở tầng 2, phía trước có sảnh lớn nối liền với hệ thống đường tầng và hai cửa vào dành cho khách quốc tế và quốc nội. Khu vực check-in có 29 quầy làm thủ tục hàng không, trong đó quầy số 1 đến 16 phục vụ cho các tuyến bay quốc nội và quầy 17 - 29 phục vụ các tuyến bay quốc tế. Nhà chờ ra máy bay được chia làm hai khu dành cho quốc nội và quốc tế, ga quốc nội bố trí ở nửa phía Đông, có các cửa ra máy bay từ số 1 đến số 4, ga quốc tế bố trí ở nửa phía Tây, có các cửa ra máy bay số 5 và 6. Từ 6 cửa ra máy bay, hành khách có thể qua 2 cầu ống lồng đôi hoặc 4 lối ra bằng xe bus để vào máy bay. Ga đến nằm ở tầng 1, dùng cho quốc nội và quốc tế, có 3 đảo băng chuyền hành lý đến, trong đó 2 đảo dành cho khách quốc nội và 1 đảo dành cho khách quốc tế. Khu vực ga đến quốc tế có đầy đủ trang thiết bị soi chiếu, hải quan và khu vực chuyển tiếp (transit) cho hành khách. Từ ga đến,hành khách đi trực tiếp ra sảnh đến và bãi đỗ xe ngoại trường. Nhà ga hành khách cũ có diện tích 2.400m2, nằm cách nhà ga mới 150m về phía Đông, sau khi nhà ga hành khách mới chính thức được đưa vào khai thác ngày 12/5/2016, hiện tại nhà ga cũ đang chờ chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng, khu vực đỗ xe trước cửa nhà ga cũ được sử dụng để đỗ xe qua đêm, đỗ xe máy. == Đài kiểm soát không lưu == Được khởi công từ ngày 11/12/2014 và đưa vào sử dụng ngày 6/1/2016, chủ đầu tư là Tổng công ty quản lý bay Việt Nam, với số vốn 80 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng tháp không lưu cao 42,9m và nhà làm việc, các trang thiết bị đi kèm đồng bộ, hiện đại, có thể điều hành 30 lượt chuyến cất hạ cánh/giờ, đồng thời giảm yêu cầu trần mây từ 180m xuống 80m và tầm nhìn từ 2.800m xuống 800m, đủ tiêu chuẩn cho hoạt động bay thông suốt tại cảng. == Thống kê == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
đại học yale.txt
Viện Đại học Yale (tiếng Anh: Yale University), còn gọi là Đại học Yale, là viện đại học tư thục ở New Haven, Connecticut. Thành lập năm 1701 ở Khu định cư Connecticut, Yale là một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, chỉ sau Trường Đại học Harvard (1636; sau này là Viện Đại học Harvard) và Trường Đại học William & Mary (1693). Được kết hợp thành "Collegiate School", học viện này truy nguyên nguồn gốc của mình đến thế kỷ 17 khi giới lãnh đạo giáo hội tìm cách thành lập một trường đại học nhằm đào tạo mục sư và chính trị gia cho khu định cư. Năm 1718, trường đổi tên thành "Yale College" nhằm vinh danh Elihu Yale, Thống đốc Công ty Đông Ấn Anh Quốc. Năm 1861, Trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học là học viện đầu tiên ở Hoa Kỳ cấp bằng Tiến sĩ (PhD.). Đại học Yale là thành viên sáng lập của Hiệp hội các Viện Đại học Mỹ vào năm 1900. Từ đầu thập niên 1930, Yale College được cải tổ thông qua việc thành lập các cơ sở đại học (residential college): hiện có 12 cơ sở, dự định sẽ thành lập thêm hai cơ sở nữa. Yale sử dụng hơn 1 100 nhân sự để giảng dạy và tư vấn cho khoảng 5 300 sinh viên chương trình cử nhân, và 6 100 sinh viên cao học. Tài sản của viện đại học bao gồm 19,4 tỉ USD tiền hiến tặng, đứng thứ hai trong số các học viện nhận tiền hiến tặng nhiều nhất. Có 12, 5 triệu đầu sách được phân phối cho hơn hai mươi thư viện của viện đại học. Trong số những quán quân giải Nobel, 51 người có quan hệ với Yale như là sinh viên, giáo sư, hay nhân viên. Những nhân vật nổi tiếng xuất thân từ Yale có 5 tổng thống Hoa Kỳ, 19 thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và vài nguyên thủ quốc gia nước ngoài. Trường Luật danh giá của Yale là trường tuyển sinh gắt gao nhất nước Mỹ. Đội thể thao Yale Bulldogs thi đấu liên trường trong Bảng I Ivy League thuộc Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA). Yale và Harvard là hai đối thủ cạnh tranh khốc liệt, với những đỉnh cao truyền thống là The Game (trận đấu bóng bầu dục hằng năm giữa hai viện đại học), và Harvard-Yale Regretta (cuộc đua thuyền hằng năm cũng giữa hai trường). Màu sắc chính thức của viện đại học và các đội thể thao là màu Lam Yale. == Lịch sử == === Khởi thủy === Khởi đầu với "Đạo luật Thành lập một Trường Đại học" được Tổng Tòa Khu Định cư Connecticut thông qua ngày 9 tháng 10, 1701 trong nỗ lực thiết lập một định chế đào tạo mục sư và giới lãnh đạo thế tục cho Connecticut. Ngay sau đó, một nhóm gồm mười mục sư thuộc giáo hội Tự trị Giáo đoàn: Samuel Andrew, Thomas Buckingham, Israel Chauncy, Samuel Mather, James Noyes, James Pierpont, Abraham Pierson, Noadiah Russell, Joseph Webb và Timothy Woodbridge, tất cả đều là cựu sinh viên Đại học Harvard gặp nhau tại phòng làm việc của Mục sư Samuel Russell ở Brandford, Connecticut, họ gom góp sách để thành lập thư viện đầu tiên của trường. Nhóm người này, với trưởng nhóm là James Pierpont, được gọi là "Những Nhà Sáng lập". Với tên gọi "Collegiate School", học viện khai giảng lần đầu tại nhà riêng của viện trưởng Abraham Pierson, ở Killingworth, nay là Clinton, Connecticut, sau dời đến Saybrook, rồi Wethersfield. Năm 1718, trường được tọa lạc tại New Haven, Connecticut. Cùng lúc xảy ra sự rạn nứt giữa viện trưởng thứ sáu của Harvard, Increase Mather, với các mục sư trong trường về thể chế của giáo hội, Mather quay sang ủng hộ và vận động cho Collegiate School, hi vọng rằng trường sẽ duy trì tinh thần chính thống của Thanh giáo, điều mà Harvard không còn theo đuổi. Năm 1718, Cotton Mather yêu cầu một doanh nhân thành đạt ở xứ Wales tên Elihu Yale trợ giúp tài chính để xây dựng một tòa nhà mới cho trường. Nhờ sự thuyết phục của Jeremiah Dummer, Yale, gây dựng một tài sản trong khi sống ở Ấn Độ như là đại diện cho Công ty Đông Ấn, hiến tặng chín kiện hàng, đem đi bán được 560 bảng Anh, một số tiền đáng giá thời bấy giờ. Yale cũng tặng 417 cuốn sách và một bức chân dung của Vua George I. Cotton Mather đề nghị đổi tên trường thành "Yale College" để bày tỏ lòng biết ơn đối với nhà tài trợ, và cũng để gia tăng cơ hội có thêm những đóng góp mới. Khi tin tức về việc đổi tên trường đến nhà của Elihu Yale ở Wrexham, Wales, ông đang ở Ấn Độ, và không bao giờ trở về. === Đào tạo === Yale chịu ảnh hưởng sâu đậm từ những phong trào trí thức trong thời kỳ Đại Tỉnh thức và Khai sáng – do sự quan tâm về tôn giáo và khoa học của các viện trưởng như Thomas Clap và Ezra Stiles. Cả hai đã hoạt động hiệu quả trong nỗ lực phát triển chương trình đào tạo có tính khoa học cao trong khi phải đối phó với tình trạng chiến tranh, sự bất ổn trong sinh viên, sự không tương thích trong các giáo trình, nhu cầu cấp bách tìm kiếm sự trợ giúp tài chính, và tranh đấu với viện lập pháp Connecticut. Sinh viên thần học, nhất là vùng New England, xem tiếng Hebrew, cùng với tiếng Hi Lạp và tiếng Latin, là ngôn ngữ cổ điển, rất cần thiết cho việc nghiên cứu Cựu Ước trong nguyên bản. Mục sư Ezra Stiles, viện trưởng từ năm 1778 đến 1795, xem ngôn ngữ Hebrew là phương tiện thiết yếu trong nghiên cứu những bản cổ văn của Kinh Thánh trong nguyên ngữ, yêu cầu tất cả sinh viên năm thứ nhất đều phải học tiếng Hebrew (khác với Havard, ở đây chỉ có những lớp lớn mới học ngôn ngữ này). Ông cũng là người cho ghi dòng chữ Hebrew אורים ותמים (Urim và Thummim) trên huy hiệu của Yale. Thách thức lớn nhất đối với Stiles xảy đến vào tháng 7 năm 1779 khi lực lượng Anh chiếm đóng New Haven và đe dọa san bằng trường đại học. Song, một cựu sinh viên Yale, Edmund Fanning, tùy viên của tư lệnh quân chiếm đóng can thiệp đúng lúc và ngôi trường được bảo toàn. Về sau Fanning được nhà trường trao bằng tiến sĩ danh dự năm 1803. === Sinh viên === Là trường đại học duy nhất của Connecticut thời ấy, Yale là nơi học tập của các con trai của giới ưu tú. Những vi phạm sẽ bị trừng phạt gồm có: chơi bài, đến quán rượu, phá hoại tài sản nhà trường, và bất tuân giới chức trường học. Lúc ấy, Harvard đã nổi bật với tính ổn định và sự chững chạc của ban giảng huấn trong khi Yale được xem là trẻ trung nhưng đầy nhiệt huyết. Sự quan tâm đặc biệt đến các môn học cổ điển đã sản sinh một số các hội đoàn sinh viên với số hội viên hạn chế. Họ thiết lập các diễn đàn về học thuật hiện đại, văn chương, và chính trị. Các hội đoàn đầu tiên gồm có: Crotonia thành lập năm 1738, Loinonia (1753), và Brothers in Unity (1768). === Thế kỷ 19 === Bản tường trình năm 1828 của Yale lên tiếng bảo vệ các giáo trình tiếng Latin và tiếng Hi Lạp trước chỉ trích của những người muốn có thêm các giảng khóa về ngôn ngữ hiện đại, toán học, và khoa học. Khác với nền giáo dục đại học tại Âu châu, không có giáo trình quốc gia cho các đại học tại Hoa Kỳ. Vì phải cạnh tranh để thu hút sinh viên và các nguồn hỗ trợ tài chính, giới lãnh đạo đại học phải luôn thích ứng với những đòi hỏi cao về đổi mới. Cùng lúc, họ cũng nhận ra rằng một số lượng đáng kể các sinh viên và sinh viên tiềm năng cần có một nền tảng truyền thống. Bản tường trình của Yale cho biết không thể hủy bỏ những môn học cổ điển, nhưng phải tiếp tục thử nghiệm những giáo trình mới, kết quả thường là hai loại giáo trình cùng song hành. === Thể thao === Vị anh hùng trong chiến tranh Cách mạng Nathan Hale là hình mẫu của lý tưởng Yale (Hale tốt nghiệp năm 1773) vào đầu thế kỷ 19: một học giả đầy nam tính xuất thân từ giới thượng lưu, xuất sắc trong học thuật và thể thao, sục sôi lòng yêu nước đến nỗi luôn hối tiếc vì mình chỉ có một cuộc đời để cống hiến cho đất nước. Ngày càng có nhiều sinh viên xem các ngôi sao thể thao là những vị anh hùng, nhất là khi chiến thắng trong các cuộc thi đấu trở thành mục tiêu của toàn thể sinh viên, những cựu sinh viên, cũng như những đội thể thao. Cùng với Harvard và Princeton, sinh viên Đại học Yale bác bỏ chủ trương "nghiệp dư" trong thể thao của giới thượng lưu Anh, và bắt tay xây dựng những loại hình thể thao thuần Mỹ như bóng bầu dục. Trong hai năm 1909 và 1910, môn bóng bầu dục đối diện với một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ sự thất bại của những cải cách trong những năm 1905 và 1906 nhằm giải quyết vấn nạn chấn thương. Các viện trưởng của Harvard, Yale, và Princeton phát triển một đề án cải cách thể thao và tìm cách chặn trước các thay đổi triệt để bị áp đặt bởi chính quyền. Viện trưởng Arthur Hadley của Yale, A. Lawrence Lowell của Harvard, và Woodrow Wilson của Princeton cùng làm việc để phát triển những thay đổi chừng mực nhằm giảm thiểu chấn thương. Nhưng nỗ lực của họ bị giới hạn co cuộc nổi loạn chống lại ban quy tắc và sự thành lập Hiệp hội Thể thao Liên viện. Ba viện đại học hoạt động riêng lẻ và đã giảm thiểu chấn thương. === Mở rộng === Yale mở rộng dần dần, năm 1810 thành lập trường Y, năm 1822 trường Thần học, năm 1843 trường Luật, năm 1847 trường Cao học Nghệ thuật và Khoa học, cũng trong năm 1847 là trường Khoa học Sheffield, rồi trường Hội họa được thành lập năm 1869. Năm 1887, khi trường tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của Timothy Dwight V, Yale College được đổi thành Đại học Yale. Viện đại học về sau mở thêm trường Âm nhạc (năm 1894), trường Lâm nghiệp & Môi trường (Gifford Pinchot thành lập năm 1901), trường Y tế Công cộng (năm 1915), trường Điều dưỡng (1923), trường Kịch nghệ (1955), chương trình Physician Associate (1973), và trường Quản lý (1976). === Thế kỷ 21 === Năm 2007, Viện trưởng Rick Levin vạch ra những ưu tiên của Yale: "Thứ nhất, trong số những viện đại học nghiên cứu tốt nhất quốc gia, Yale đầu tư đặc biệt cho giáo dục cấp cử nhân. Thứ hai, trong những chương trình cử nhân và cao học, cũng như tại Yale College, chúng ta chú trọng đến việc đào tạo những nhà lãnh đạo." Nhật báo Boston Globe viết, "nếu có một trường học nào chuyên chú đào tạo những nhà lãnh đạo hàng đầu cho đất nước trong suốt ba thập niên qua, thì đó là Yale." Các cựu sinh viên Yale có tên trong các liên danh của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong các cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc từ năm 1972 đến 2004. Những Tổng thống Hoa Kỳ kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Việt Nam từng học ở Yale gồm có: Gerald Ford, George H.W. Bush, Bill Clinton, và George W. Bush. Các ứng cử viên tổng thống và phó tổng thổng trong giai đoạn này là John Kerry (2004), Joseph Lieberman (Phó Tổng thống, 2000), và Sargent Shriver (Phó Tổng thống, 1972). Những cựu sinh viên khác của Yale từng ra tranh cử tổng thống có Hillary Rodham Clinton (2008), Howard Dean (2004), Gary Hart (1984 và 1988), Paul Tsongas (1992), Pat Robertson (1988) và Jerry Brown (1976, 1980, 1992). Người ta cố giải thích tại sao Yale có nhiều đại diện trong các cuộc tuyển cử quốc gia kể từ lúc kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Những nguồn khác nhau nhận thấy rằng sinh hoạt tích cực tại đại học kể từ thập niên 1960, và ảnh hưởng trí thức của Mục sư William Sloan Coffin trên nhiều sinh viên về sau tham gia vào các chức vụ dân cử là một trong những nguyên nhân. Còn Viện trưởng Yale Richard Levin tin rằng đó là do, kể từ nhiệm kỳ của các viện trưởng Alfred Grisworld và Kingman Brewster, Yale xem việc tạo dựng "một phòng thí nghiệm cho những nhà lãnh đạo trong tương lai" là một ưu tiên. Richard H. Brodhead, từng là khoa trưởng Yale College nay là viện trưởng Đại học Duke, giải thích: "Chúng tôi quan tâm đặc biệt đến việc định hướng cho công đồng khi thực hiện việc tuyển sinh, cũng do truyền thống mạnh mẽ về tình thần tình nguyện tại Yale." Nhà sử học Gaddis Smith, từng học và giảng dạy tại Yale, cho rằng "những đặc điểm của các hoạt động có tổ chức: tại Yale trong thế kỷ 20 đã khiến John Kerry lãnh đạo Đảng Cấp tiến của Liên minh Chính trị Yale, George Pataki lãnh đạo Đảng Bảo thủ, và Joseph Lieberman quản lý tờ Yale Daily News. Camille Paglia vin vào lịch sử thiết lập mạng lưới và tinh thần thượng đẳng: "Cần phải xét đến mạng lưới thân hữu và các hội đoàn được thành lập trong trường." CNN cho rằng George W. Bush hưởng lợi từ chính sách ưu đãi trong tuyển sinh bởi vì ông là "con trai và cháu của những cựu sinh viên," và vì là "thành viên của một gia đình có nhiều thế lực chính trị." Elisabeth Bumiller của tờ New York Times, và James Fallows của nguyệt san The Atlantic Monthly tin rằng văn hóa cộng đồng và tinh thần tương trợ giữa sinh viên, ban giảng huấn, và ban lãnh đạo đã kìm chế ích lợi cá nhân và củng cố tinh thần phục vụ người khác. Trong kỳ tranh cử tổng thống năm 1988, George H. W. Bush (Yale ’48) chế giễu Michael Dukakis về "lập trường ngoại giao sản sinh tại cửa hàng bán lẻ trong khu học xá Harvard." Khi bị tra vấn về sự khác biệt giữa mối quan hệ của Dukakis với Harvard và xuất thân từ Yale của ông, Bush nói, "không giống Harvard, thanh danh của Yale quá lớn đến nỗi không cần có một biểu tượng, trong trường hợp của Yale, tôi nghĩ, không có biểu tượng nào cả", ông cũng thêm rằng Yale không chia sẻ với Harvard những tiếng tăm về "chủ nghĩa tự do và tinh thần thượng đẳng". Howard Dean, ứng viên tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ năm 2004, tuyên bố, "Trong một số khía cạnh, tôi khác với ba ứng cử viên năm 2004 cũng xuất thân từ Yale. Yale đã thay đổi nhiều tính từ lớp ’68 và lớp ’71. Lớp của tôi là lớp đầu tiên nhận nữ sinh viên, cũng là lớp đầu tiên có những nỗ lực đáng kể để tuyển sinh viên người Mỹ gốc Phi. Đó là thời điểm rất đặc biệt, trong thời gian ấy đã diễn ra sự thay đổi của cả một thế hệ." Năm 2009, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair chọn Yale là một địa điểm – hai địa điểm còn lại là Đại học Durham ở Anh, và Đại học Teknologi Mara – cho Sáng kiến Niềm tin và Toàn cầu hóa Hoa Kỳ của Tổ chức Niềm tin Tony Blair. Từ năm 2009, cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo là giám đốc Trung tâm Yale về Nghiên cứu Toàn cầu hóa, và đảm trách việc giảng dạy một khóa chuyên đề cho chương trình cử nhân "Tranh luận Toàn cầu hóa". == Hành chính == Ban Quản trị Đại học Yale với 19 thành viên gồm có: Viện trưởng, Thống đốc và Phó Thống đốc Tiểu bang Connecticut, cùng 10 ủy viên, và 6 cựu sinh viên của trường. Richard C. Levin, Viện trưởng Đại học Yale từ năm 1993 đến 2013, là người đứng đầu một trường đại học được trả lương cao nhất tại Hoa Kỳ, năm 2008, thu nhập của ông là 1, 5 triệu đô-la. Tháng 12 năm 2012, sau khi Levin về nghỉ hưu, Peter Salovey, Phó Viện trưởng của Yale từ năm 2008, được chọn thay thế Levin trong cương vị Viện trưởng. Salovey nhậm chức ngày 1 tháng 7 năm 2013. Từ vị trí phó viện trưởng Đại học Yale, vài bậc nữ lưu đã được đề bạt vào chức vụ viện trưởng của những đại học danh giá. Năm 1977, Hanna Holborn Gray được bổ nhiệm quyền Viện trưởng Yale từ vị trí phó viện trưởng, sau đó bà trở thành Viện trưởng Đại học Chicago, là người phụ nữ đầu tiên đảm trách chức vụ lãnh đạo một viện đại học quan trọng. Năm 1994, Phó Viện trưởng Yale Judith Rodin trở thành nữ viện trưởng đầu tiên của một học viện thuộc Ivy League, Đại học Pennsylvania. Năm 2002, Phó Viện trưởng Yale Alison Richard được chọn vào vị trí Phó Viện trưởng Đại học Cambridge. Tương tự, Phó Viện trưởng Susan Hockfield trở thành Viện trưởng Học viện Công nghệ Massachusetts trong năm 2004, và Phụ tá Phó Viện trưởng Kim Bottomly được bổ nhiệm vào chức vụ Viện trưởng Đại học Wellesley vào năm 2007. Bên nam giới thì vào năm 2008, Phó Viện trưởng Andrew Hamilton đảm nhận vị trí Phó Viện trưởng Đại học Oxford. Trước đó, năm 2004, Phó Khoa trưởng Yale College Richard H. Brodhead được chọn làm Viện trưởng Đại học Duke. == Khuôn viên đại học == Khuôn viên trung tâm của Yale tọa lạc ngay khu trung tâm New Haven, bao trùm một khu đất rộng 260 mẫu Anh (1,1 km2). Ngoài ra còn có sân golf Yale và khu bảo tồn thiên nhiên với diện tích tổng cộng là 500 mẫu Anh (2,0 km2) thuộc vùng thôn dã của Connecticut và Đảo Horse. Yale nổi tiếng với khuôn viên đại học được xây dựng theo kiến trúc Gothic đại học (Collegiate Gothic), cũng như những tòa nhà được xem như hình mẫu trong kiến trúc: Phòng Triển lãm Nghệ thuật và Trung tâm Nghệ thuật Anh của Louis Kahn, sân trượt băng Ingalls, Ezra Stile College, và Morse College của Eero Saarinen, cũng như Tòa nhà Nghệ thuật & Kiến trúc của Paul Rudolph. Yale sở hữu và phục dựng nhiều tòa nhà nổi tiếng xây dựng từ thế kỷ 19 trên Đại lộ Hillhouse, được Charles Dickens gọi là con phố đẹp nhất nước Mỹ khi ông đến thăm Hoa Kỳ trong thập niên 1840. Nhiều tòa nhà của Yale được thiết kế theo kiến trúc Gothic đại học từ năm 1917 đến 1931, phần lớn được cung cấp tài chính bởi Edward S. Harkness. Trên tường của các tòa nhà là những tác phẩm điêu khắc bằng đá khắc họa chân dung những nhân vật đại học đương thời như tác gia, vận động viên, một nhân vật công chúng đang uống trà, và sinh viên ngủ gật khi đang đọc sách. Tương tự, những tác phẩm trang trí chạm nổi của tòa nhà miêu tả những cảnh sinh hoạt thời ấy như cảnh sát rượt đuổi kẻ trộm hoặc bắt giữ gái buông hương (trên vách Trường Luật), cảnh một sinh viên đang thư giãn với một cốc bia hoặc một điếu thuốc lá. Kiến trúc sư James Gamble Rogers ứng dụng kỹ xảo giả cổ bằng cách cho đổ acid lên tường, đập vỡ có tính toán những cửa sổ kính có chứa chì, rồi chỉnh sửa chúng theo phong cách Trung Cổ, thiết kế những bệ tượng có điêu khắc trang trí rồi để trống để tạo cảm giác theo thời gian chúng đã bị hư hỏng hoặc mất cắp. Trong thực tế, những tòa này trông rất giống các kiến trúc thời Trung Cổ, mặc dù chúng được xây dựng trên nền móng bằng đá khối và có khung thép, những vật liệu phổ biến trong năm 1930. Một ngoại lệ là Tòa tháp Harkness, cao 216 foot (66 m), ban đầu là một kiến trúc với vật liệu xây dựng chính là đá, đến năm 1964 nó được gia cố trở thành Tháp chuông Tưởng niệm Yale. Tòa nhà cổ nhất của khuôn viên đại học Yale là Sảnh Connecticut (xây dựng năm 1750) theo kiến trúc Georgian. Các tòa nhà kiến trúc Georgian được xây dựng từ năm 1929 đến 1933 gồm có Trường Timothy Dwight, Trường Pierson, và Trường Davenport. Thư viện Bản thảo và Sách hiếm Beinecke do Gordon Bunshaft thiết kế là một trong những tòa nhà lớn nhất thế giới dành riêng cho việc bảo tồn sách và bản thảo hiếm, tọa lạc gần trung tâm viện đại học ở Hewitt Quadrangle, được biết đến nhiều hơn với tên "Quảng trường Beinecke". === An ninh === Ngoài Phòng Cảnh sát Đại học Yale, thành lập năm 1894, còn có các dịch vụ an ninh khác như điện thoại xanh, hộ tống, và xe buýt con thoi. Trong những thập niên 1970 và 1980, nghèo khổ và tội phạm bạo lực nổi lên ở New Haven ảnh hưởng đến nỗ lực tuyển sinh của Yale. Từ năm 1990 đến 2006, mức tội phạm xuống còn một nửa nhờ chiến lược cảnh sát cộng đồng của Cảnh sát New Haven và khuôn viên đại học Yale trở thành địa điểm an toàn nhất trong Ivy League. Trong quãng thời gian từ năm 2002 đến 2004, có 14 báo cáo về tội phạm bạo lực tại Yale (giết người, tấn công nghiêm trọng, và tấn công tình dục), trong khi tại Harvard con số này là 83, Princeton là 24, và Stanford là 54. == Học thuật == === Tuyển sinh === Trong kỳ tuyển sinh cho khóa sẽ tốt nghiệp vào năm 2016, Yale sẽ nhận 1 975 sinh viên trong tổng số thí sinh kỷ lục 28 975, đạt mức thấp nhất cho một kỳ tuyển sinh 6, 8%. Hơn 50% sinh viên Đại học Yale được hỗ trợ tài chính, hầu hết là những khoản trợ cấp (grant) và học bổng. Trị giá trung bình một học bổng ở Yale là 35 400 USD một năm. Một nửa số sinh viên hệ cử nhân tại Yale là nữ, hơn 30% thuộc các chủng tộc thiểu số, và 8% là sinh viên quốc tế. Trong tổng số sinh viên, 55% từng học trường công, và 45% tốt nghiệp từ các trường tư thục, tôn giáo hoặc quốc tế. === Những bộ sưu tập === Thư viện Đại học Yale, với hơn 12 triệu đầu sách, là thư viện đại học lớn thứ hai tại Hoa Kỳ. Cơ sở chính, Thư viện Tưởng niệm Sterling, chứa hơn 4 triệu đầu sách. Có nhiều sách hiếm được tìm thấy trong các bộ sưu tập của Yale. Thư viên Sách hiếm Beinecke có một bộ sưu tập lớn sách và bản thảo hiếm. Thư viện Y khoa Harvey Cushing/Johnh Hay Whitney có những văn bản y khoa có tính lịch sử, bao gồm những quyển sách hiếm cũng như các thiết bị y tế có tính lịch sử. Thư viện Lewis Walpole chứa bộ sưu tập lớn nhất về các tác phẩm văn học Anh. Câu lạc bộ Elizabeth, về mặt kỹ thuật là một tổ chức tư nhân, cung cấp cho những nhà nghiên cứu ở Yale những trang rời cũng như các ấn bản đầu tiên thời kỳ Elizabeth. Những bộ sưu tầm bảo tàng của Yale có giá trị quốc tế. Phòng Triển lãm Nghệ thuật Đại học Yale là bảo tàng viện nghệ thuật đầu tiên trong hệ thống bảo tàng viện thuộc các viện đại học, chứa hơn 180 000 tác phẩm, trong đó có những tác phẩm của các danh họa xưa và những bộ sưu tập quan trọng thuộc nghệ thuật hiện đại. Trung tâm Nghệ thuật Anh của Yale là bộ sưu tập nghệ thuật Anh lớn nhất bên ngoài nước Anh, khởi đầu với sự hiến tặng của Paul Mellon. Bảo tàng Lịch sử Thiên nhiên Peabody có những bộ sưu tập về nhân học, khảo cổ học, và môi trường thiên nhiên. === Xếp hạng === Năm 2012, tờ U.S. News & World Report xếp Yale đứng hạng ba trong số các viện đại học ở Hoa Kỳ; trong 15 năm qua, Yale luôn ở vị trí này, đứng sau hoặc đồng hạng với Princeton hay Harvard. Năm 2011, Yale đứng thứ tư trong bảng xếp hạng QS World University Rankings, và thứ 10 trong năm 2010 theo Times Higher Education World University Rankings. (Năm 2010 Times Higher Education World University Rankings và QS World University Rankings tách ra.) Yale ở trong năm hạng đầu từ bốn năm qua. Năm 2010, Academic Ranking of World Universities của Đại học Jiao Tong Thượng Hải chọn Yale vào vị trí thứ 11, ARWU cũng xếp Yale thứ 25 về Khoa học Tự nhiên và Toán học, từ 76 đến 100 trong về Kỹ thuật và Khoa học Điện toán, hạng 9 về Đời sống và Nông nghiệp, 21 về Y khoa Lâm sàng và Dược, và hạng 8 về Khoa học Xã hội. == Giảng dạy, nghiên cứu, và truyền thống trí thức == Yale College là nguồn cung cấp nghiên cứu sinh tiến sĩ lớn thứ 10 cho Hoa Kỳ, và là nguồn lớn nhất của Ivy League. Ban Ngữ văn Anh và Văn học So sánh tham dự vào Phong trào New Criticism. Nhưng tên tuổi của phong trào này như Robert Penn Warren, W. K. Wimsatt, và Cleanth Brooks đều thuộc ban giảng huấn của Yale. Ban Sử của Yale xuất phát từ những trào lưu trí thức quan trọng. Những nhà sử học như C. Vann Woodward và David Brion Davis đều có công trong việc xây dựng nguồn sử gia miền Nam từ những thập niên 1960 và 1970. Trường Âm nhạc Yale giúp thúc đẩy sự phát triển môn lý thuyết âm nhạc trong hạ bán thế kỷ 20. Tạp chí Lý thuyết Âm nhạc được thành lập năm 1957; Allen Forte và David Lewin là những giáo sư và học giả có nhiều ảnh hưởng. == Nếp sống Đại học == Yale là một đại học nghiên cứu quy mô trung bình, hầu hết sinh viên thuộc các trường cao học hoặc chuyên ngành. Sinh viên hệ cử nhân, thuộc Yale College, đến từ nhiều thành phần chủng tộc, quốc tịch, và giai tầng khác nhau. Trong tổng số sinh viên năm thứ nhất niên khóa 2010 – 2011, 10% không phải công dân Hoa Kỳ, và 54% tốt nghiệp trung học công lập. Yale có quan điểm cởi mở đối với cộng đồng đồng tính nam. Do những hoạt động tích cực của cộng đồng đồng tính luyến ái vào cuối thập niên 1980, Yale bị gán cho biệt danh "Gay Ivy". === Các Trường, Khoa === Yale có một mạng lưới gồm 12 trường đại học. Mỗi trường có hiệu trưởng và ban giảng huấn riêng. Mỗi trường cũng có các công trình kiến trúc đặc thù, sân trường, phòng họp, phòng học, và phòng ăn; ngoài ra còn có nhà nguyện, thư viện, sân bóng squash, bàn bi-a, quán cà-phê… Mỗi trường thuộc Đại học Yale tự tổ chức các khóa chuyên đề, các sự kiện xã hội, hầu hết đều mở cửa cho sinh viên đến từ các trường khoa khác. Tên các trường khoa được đặt theo các nhân vật hoặc các địa danh quan trọng trong lịch sử Đại học Yale. === Danh sách các Trường Khoa === Dưới đây là các Trường Khoa thuộc Đại học Yale. Berkeley College, vinh danh Giám mục Anh giáo George Berkeley (1685–1753), nhà tài trợ cho Yale từ lúc ban đầu. Branford College, theo địa danh Branford, Connecticut, nơi Yale tọa lạc trong một thời gian ngắn. Calhoun College, vinh danh John C. Calhoun, Nghị sĩ Quốc hội, Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Davenport College, vinh danh Mục sư John Davenport, người thành lập New Haven. Trường thường được gọi tắt là "D'port". Ezra Stiles College, vinh danh Mục sư Ezra Stiles, một viện trưởng của Yale. Trường thường được gọi là Generally "Stiles". Jonathan Edwards College, vinh danh nhà thần học, cựu sinh viên Yale, và người đồng sáng lập Đại học Princeton Jonathan Edwards. Thường gọi tắt là "J.E." Đây là trường lâu đời nhất trong hệ thống trường khoa của Yale. Morse College, vinh danh Samuel F. B. Morse, nhà sáng chế Mã Morse và điện báo. Pierson College, vinh danh viện trưởng đầu tiên của Yale, Abraham Pierson. Có một bức tượng của Abraham Pierson tại Old Campus. Saybrook College, theo tên Old Saybrook, Connecticut, nơi Yale được thành lập. Silliman College, vinh danh nhà khoa học, giáo sư tại Yale Benjamin Silliman. Một nửa cơ sở của Silliman College trước đây thuộc Trường Khoa học Sheffei, trường này cũng thuộc Yale. Timothy Dwight College, vinh danh hai viện trưởng cùng tên, Timothy Dwight IV và Timothy Dwight V. Thường gọi tắt là "T.D." Trumbull College, vinh danh Jonathan Trumbull, Thống đốc đầu tiên của Connecticut. === Các tổ chức sinh viên === Đại học Yale có những loại tập san, tạp chí, và nhật báo của sinh viên, trong đó có Yale Daily News, xuất bản từ năm 1878, tuần san Yale Herald từ năm 1986, và The Yale Record từ năm 1872, đây là tạp chí hài lâu đời nhất ở Mỹ. Dwight Hall, một tổ chức cộng đồng độc lập, bất vụ lợi với hơn 2 000 sinh viên hoạt động trong hơn 70 dịch vụ cộng đồng tại New Haven. Hội đồng Yale College điều hành những đơn vị quản lý các dịch vụ và sinh hoạt sinh viên. Hội Kịch nghệ Yale và Bulldog Productión cung ứng cho các cộng đồng kịch nghệ và điện ảnh. Liên minh Chính trị Yale có sự tư vấn của những chính trị gia là cựu sinh viên như John Kerry và George Pataki. Cũng có các hội ái hữu dành cho nam hoặc nữ sinh viên. Trong số 18 nhóm a cappella của Yale, nổi tiếng nhất là The Whiffenpoofs. Các hội kín của Yale có Skull and Bones, Scroll and Key, Wolf's Head, Book and Snake, Elihu, Berzelius, St. Elmo, Manuscript, và Mace and Chain. Câu lạc bộ Elizabeth thu hút các sinh viên đại học, sinh viên cao học, ban giảng huấn và nhân viên nhà trường quan tâm đến văn học và nghệ thuật. === Thể thao === Yale hỗ trợ cho 35 đội thể thao thi đấu cho các giải Ivy League, Thể thao Đại học miền Đông, và Hội Thuyền buồm Liên đại học. Các đội thể thao của Yale cũng tranh tài trong Bảng I Hiệp hội Thể thao Đại học Quốc gia (NCAA). Giống các thành viên khác thuộc Ivy League, Yale không cung cấp học bổng thể thao. Các cơ sở thể thao của Yale gồm có Yale Bowl (sân vận động "bowl" tự nhiên đầu tiên của quốc gia, và là hình mẫu cho những sân vận động như Los Angeles Memorial Coliseum, và Rose Bowl), tọa lạc trong khu phức hợp thể thao Walter Campt, và Payne Whitney Gymnasium, phức hợp thể thao trong nhà lớn thứ hai trên thế giới. Ngày 21 tháng 9 năm 2000 khánh thành cơ sở đua thuyền thứ tư của Yale trong 157 năm tranh tài môn đua thuyền đại học. Nhà đua thuyền Richard Gilder vinh danh vận động viên Olympic môn đua thuyền năm 79 Virginia Gilder và cha của cô Richard Gilder, Olympic ’54, người đã tặng 4 triệu USD trong tổng số 7, 5 triệu USD dành cho đề án. Yale cũng quản lý Gales Ferry, địa điểm huấn luyện cho Đội đua thuyền Yale-Havard. Đội đua thuyền của Yale là đội thể thao đại học đầu tiên ở Mỹ giành huy chương vàng Olympic 1924 và 1956 cho giải đua thuyền tám người. Câu lạc bộ thuyền buồm Yale Corinthian, thành lập năm 1881, là câu lạc bộ thuyền buồm đại học lâu đời nhất trên thế giới. Năm 1896, đội Yale và đội Johns Hopkins thi đấu trận hockey trên băng đầu tiên ở Hoa Kỳ. == Người nổi tiếng == === Nhà tài trợ === Yale được nhiều người hỗ trợ tài chính. Trong số những nhà tài trợ lớn được tưởng niệm tại đại học có: Elihu Yale; Jeremiah Dummer; gia đình Harness (Edward, Anna, và William); gia đình Beinecke (Edwin, Frederick, và Walter); John William Sterling; Payne Whitney; Josephs E. Sheffiled, Paul Mellon, Charles B. G. Murphy, và William K. Lanman. Cựu sinh viên Yale niên khóa 1954, dưới sự hướng dẫn của Richard Gilder, quyên tặng 70 triệu USD nhân lễ kỷ niệm 50 năm họp mặt. === Cựu sinh viên và ban giảng huấn === Nhiều cựu sinh viên Yale nổi tiếng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong số họ có các Tổng thống Hoa Kỳ William Howard Taft, Gerald Ford, George H.W. Bush, Bill Clinton và George W. Bush; Thủ tướng Ý Mario Monti; các thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Sonia Sotomayor, Samuel Alito và Clarence Thomas; các ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton, Cyrus Vance, và Dean Acheson; ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ John Kerry; các tác gia Sinclair Lewis, Stephen Vincent Benét, và Tom Wolfe; nhà soạn từ điển Noah Webster; những nhà sáng chế Samuel F.B. Morse và Eli Whitney; nhà ái quốc và là điệp báo đầu tiên Nathan Hale; nhà thần học Jonathan Edwards; các diễn viên và đạo diễn được trao giải Oscar Paul Newman, Vincent Price, Meryl Streep, Jodie Foster, Frances McDormand, Angela Bassett, Elia Kazan, George Roy Hill, Oliver Stone, và Michael Cimino; Viện trưởng Đại học Rose Bruford về Sân khấu và Trình diễn ở Luân Đôn Michael Early; "Ông tổ môn bóng bầu dục Mỹ" Walter Camp; những nhà soạn nhạc Charles Ives, và Cole Porter; nhà sáng lập Đoàn Hòa bình Sargent Shriver; nhà tâm lý học trẻ em Benjamin Spock; nhà điêu khắc Richard Serra; nhà phê bình điện ảnh Gene Siskel; nhà bình luận trên truyền hình Dick Cavett, và Anderson Cooper; chuyên gia William F. Buckley, Jr., và Fareed Zakaria; đồng sáng lập tạp chí Time và là người sáng lập phương phap báo chí hiện đại Briton Hadden, cùng đồng sáng lập còn lại Henry Luce; Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo; Tổng thống Đức Karl Carstens; Tổng thống Philippines Jose Paccino Laurel; quán quân giải Nobel Kinh tế và tác gia Paul Krugman, Robert Shiller; nhà phát minh cyclotron và là người đoạt giải Nobel Vật lý Ernest Lawrence; giám đốc Đề án Gene con người Francis S. Collins; nhà kinh tế học Irving Fishcher, nhà toán học và hóa học Josiah Willard Gibbs; Morgan Stanley người sáng lập Harold Stanley; CEO Boeing James McNerney; người sáng lập FedEx Frederick W. Smith; Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tansu Çiller; chủ tịch Time Warner Jeffrey Bewkes; các kiến trúc sư Eero Saarinen, và Norman Foster. == Yale trong văn học và văn hóa phổ thông == Đại học Yale, một trong những viện đại học lâu đời nhất ở Hoa Kỳ, được nhắc đến như là một định chế sản sinh nhiều người thuộc thành phần ưu tú của xã hội. Khung cảnh nhà trường, cựu sinh viên, sinh viên đang theo học là những nhân tố xuất hiện trong các tác phẩm văn chương và trong văn hóa phổ thông ở Hoa Kỳ. Lấy thí dụ, cuốn tiểu thuyết "Stover at Yale" của Owen Johnson, dẫn dắt người đọc dõi theo những diễn biến nghề nghiệp trong đại học của Dink Stover và Frank Merriwell, là hình mẫu cho những tiểu thuyết thể thao tuổi thiếu niên sau này, chơi bóng bầu dục, bóng chày, đua thuyền, và điền kinh tại Yale, đồng thời giải quyết những ẩn khuất và sửa chữa những sai lầm. Đại học Yale cũng được nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết "The Great Gatsby" của F. Scott Fitzgerald. Nick Carraway và Tom Buchanan đều tốt nghiệp từ Yale. Nick viết một loạt bài xã luận cho tờ Yale News trong khi Tom là "một trong những hậu vệ giỏi nhất từng chơi bóng bầu dục tại New Haven." == Chú thích == == Đọc thêm == === Hội kín === Robbins, Alexandra, Secrets of the Tomb: Skull and Bones, the Ivy League, and the Hidden Paths of Power, Little Brown & Co., 2002; ISBN 0-316-73561-2 (paper edition). Millegan, Kris (ed.), Fleshing Out Skull & Bones, TrineDay, 2003. ISBN 0-9752906-0-6 (paper edition). == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Yale University tại Wikimedia Commons Official website Campus map from Yale University website
vladimir vladimirovich putin.txt
Vladimir Vladimirovich Putin (tiếng Nga: Влади́мир Влади́мирович Пу́тин; chuyển tự: Vladímir Vladímirovich Pútin (); phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mi Vla-đi-mi-rô-vích Pu-tin) sinh ngày 7 tháng 10 năm 1952, là một chính trị gia người Nga và là cựu Thủ tướng của Liên bang Nga, là Tổng thống thứ hai của Nga từ 7 tháng 5 năm 2000 cho đến 7 tháng 5 năm 2008, và một lần nữa, là Tổng thống thứ bốn của Nga từ 7 tháng 5 năm 2012. Ông đảm nhiệm chức vụ này thể theo hiến pháp từ ngày 31 tháng 12 năm 1999 sau khi nguyên tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin từ chức. Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng thay thế cho Sergei Stepashin vào tháng 8 năm 1999. Putin nhanh chóng được biết đến ở Nga nhờ cuộc xung đột Nga-Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh tại Dagestan và Vụ ném bom nhà ở của người Nga. Sau khi các đảng phái thân Putin giành được sự ủng hộ vững chắc trong bầu cử nghị viện 1999, Yeltsin từ chức, và Putin trở thành tổng thống lâm thời. Trong cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong mười ứng cử viên và trở thành tổng thống thứ hai của Liên bang Nga thời kỳ hậu Xô viết. Putin được giới truyền thông khen ngợi vì đã phục hồi sức mạnh của nước Nga sau những năm cầm quyền hỗn loạn của Boris Yeltsin. Trong tám năm cầm quyền, nền kinh tế đã ra khỏi cơn khủng hoảng với GDP tăng gấp sáu lần (72% PPP). Trong suốt thời kỳ làm tổng thống, một số nhà hoạt động nhân quyền, những nhà bình luận phương Tây và người tự do ở Nga đã bày tỏ lo ngại về tình trạng dân chủ, tự do báo chí và nhân quyền tại Nga. Kremlin cũng tấn công vào nhiều vụ tuyên truyền chống người Nga của những đối thủ phương tây và tống khứ những đầu sỏ kinh doanh. Do giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống Nga, Putin không thể kéo dài nhiệm kỳ của mình. Sau sự thành công của người kế nhiệm ưa thích của ông, Dmitry Medvedev, trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga, 2008, ông được Medvedev đề cử vào chiếc ghế Thủ tướng Nga và chính thức nhậm chức vào ngày 8 tháng 5 năm 2008. Ông trở lại làm Tổng thống năm 2012, báo chí phương Tây cho đó là sự độc tài, lạm dụng quyền lực. Năm 2007, Putin được tạp chí Time bầu làm Nhân vật của năm. Năm 2015, Putin đứng đầu trong danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới cũng của tạp chí này. Tạp chí Forbes đã bầu chọn Putin là người quyền lực nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp kể từ năm 2013 tới năm 2016. == Cuộc đời và sự nghiệp == Putin sinh tại Leningrad (St. Petersburg từ 1991 và trước 1914). Cuốn tiểu sử của ông, Ot Pervogo Litsa, dịch sang tiếng Anh dưới tiêu đề First Person (Người đầu tiên) dựa trên các cuộc phỏng vấn được thực hiện với Putin năm 2000 và lấy chi phí từ chiến dịch tranh cử của ông. Cuốn sách nói về xuất thân bình dân của vị tổng thống, gồm cả những năm đầu tiên cuộc đời trong một căn hộ chung cư nhỏ bé. Theo tiểu sử, thời tuổi trẻ ông rất thích theo dõi các âm mưu trong các bộ phim trinh thám của Điện ảnh Xô viết do các diễn viên như Vyacheslav Vasilyevich Tikhonov và Georgiy Stepanovich Zhzhonov thủ vai. Cũng trong cuốn sách này, Putin nói rằng ông nội ông, một bếp trưởng, đã được đưa tới các khu ngoại ô Moskva nấu ăn trong một trong những căn nhà nông thôn (dacha) của Stalin. Trong cuốn sách The Court of the Red Tsar (Triều đình của Sa hoàng Đỏ) của Simon Sebag Montefiore có một chú thích tại trang 300 ghi rằng Putin đã nói ông nội mình ít khi đề cập tới công việc, nhưng ông đã kể lại việc chuẩn bị các bữa ăn cho Grigori Yefimovich Rasputin khi ông này còn là một cậu bé và cả Lenin. Mẹ ông là công nhân trong nhà máy và cha ông làm việc trong lực lượng hải quân, tại hạm đội tàu ngầm đầu thập niên 1930. Cha ông sau này chuyển sang lực lượng bộ binh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Hai người anh của ông ra đời giữa thập niên 1930; một người chết vài tháng sau khi sinh; người thứ hai chết vì bệnh bạch hầu trong thời gian phong tỏa Leningrad. Putin tốt nghiệp Ban quốc tế Khoa luật Đại học Quốc gia St. Petersburg năm 1975 và được tuyển dụng vào KGB. Trong cuốn First Person, Putin đã kể lại với các nhà báo về những nhiệm vụ đầu tiên của mình trong KGB, gồm cả những hoạt động đàn áp đối lập tại Leningrad. Từ 1985 đến 1990 KGB chuyển Putin sang làm việc tại Dresden, Đông Đức, ở vị trí mà ông cho là hạng thấp. Sau khi chế độ Đông Đức sụp đổ, Putin được gọi về Liên bang xô viết và quay trở lại Leningrad, nơi vào tháng 6 năm 1990 ông được trao một chức vụ tại ban Quan hệ quốc tế của Đại học Quốc gia Leningrad, trực tiếp dưới quyền hiệu phó. Tháng 6 năm 1991, ông được chỉ định làm lãnh đạo Ủy ban quốc tế trong văn phòng thị trưởng St. Petersburg, với trách nhiệm tăng cường quan hệ quốc tế và đầu tư nước ngoài. Putin đã chính thức thôi chức vụ bên trong ngành an ninh quốc gia ngày 20 tháng 8 năm 1991, khi KGB ủng hộ cuộc đảo chính sớm thất bại chống lại Tổng thống Xô viết Mikhail Sergeyevich Gorbachyov. Năm 1994 ông trở thành Phó chủ tịch thứ nhất thành phố St. Petersburg, vị trí ông giữ cho tới tận khi được gọi tới Moskva, tháng 8 năm 1996, để nhận nhiều chức vụ cao cấp bên trong bộ máy chính quyền thứ hai của Boris Nikolayevich Yeltsin. Ông là lãnh đạo dân sự của Tổng cục An ninh Liên bang Nga FSB (cơ quan kế tục KGB) từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 8 năm 1999, và giữ chức vụ Thư ký Ủy ban An ninh từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1999. Trong thập niên 1990, Putin được nhận bằng phó tiến sĩ kinh tế học tại học viện mỏ ở St. Petersburg (СПбГГУ). Bài luận văn của ông mang chủ đề "Hoạch định chiến lược các nguồn tài nguyên vùng trong bối cảnh thành lập các mối quan hệ thị trường". == Chủ nghĩa Putin == Chủ nghĩa Putin (tiếng Nga: Путинизм, tiếng Anh: Putinism), cũng gọi là chế độ Putin (tiếng Anh: Putin regime), là thuật ngữ được sử dụng trên báo chí phương Tây và các nhà phân tích Nga để chỉ trích Vladimir Putin. Những thuật ngữ này thường đi đôi với nghĩa tiêu cực, dùng để mô tả hệ thống chính trị Nga dưới sự điều hành của Vladimir Putin trên cương vị Tổng thống (2000 - 2008, 2012 -) và Thủ tướng (giữa nhiệm kỳ thứ hai và thứ ba), nơi nhiều quyền lực chính trị và tài chính được kiểm soát bởi Siloviki - tức là những người có chân trong guồng máy an ninh quốc gia, thuộc về một trong tổng số 22 cơ quan an ninh và tình báo chính phủ, chẳng hạn như FSB, cảnh sát và quân đội. Nhiều người trong số này cùng chung nền tảng nghề nghiệp (tình báo) với Putin, hoặc là bạn thân của ông. == Chức vụ Thủ tướng và nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên == Putin được Tổng thống Yeltsin chỉ định làm chủ tịch (predsedatel, hay thủ tướng) Chính phủ Liên bang Nga vào tháng 8 năm 1999, khiến ông trở thành thủ tướng thứ năm của nước Nga trong khoảng thời gian chưa đầy mười tám tháng. Khi được chỉ định, rất ít người tin rằng Putin, một khuôn mặt rõ ràng ít tiếng tăm, có thể giữ ghế lâu hơn so với những người tiền nhiệm. Những đối thủ chính và có thể là người kế nhiệm của Yeltsin như Thị trưởng Moskva Yuriy Mikhaylovich Luzhkov và cựu Thủ tướng Nga Yevgeniy Maksimovich Primakov đã tiến hành các chiến dịch vận động nhằm thay thế vị tổng thống già yếu, đã có phản ứng mạnh mẽ nhằm ngăn cản Putin xuất hiện với tư cách một đối thủ tiềm năng. Hình ảnh một nhân viên ngành an ninh tiếp cận và xử lý vấn đề khủng hoảng Chechnya (xem bên dưới) một cách cứng rắn của Putin đã nhanh chóng lôi cuốn sự ủng hộ của dân chúng, cho phép ông dần vượt xa các đối thủ. Trong khi chính thức không liên kết với một đảng nào, Putin lại nhận được sự ủng hộ của phe Edinstvo (thống nhất) mới thành lập và hiện chiếm đa số trong cuộc bầu cử Duma tháng 12 năm 1999. Putin được tái chỉ định làm Thủ tướng chính phủ và dường như đang ở vị trí thuận lợi nhất cho cuộc bầu cử tổng thống trong mùa hè sau đó. Quá trình thăng tiến của ông tới chức vụ cao nhất nước Nga thậm chí còn nhanh chóng hơn: ngày 31 tháng 12 năm 1999, Yeltsin bất ngờ từ chức, và theo hiến pháp, Putin được chỉ định làm tổng thống (tạm quyền), trở thành vị tổng thống thứ hai của nhà nước Liên bang Nga. Cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngày 26 tháng 3 năm 2000, trong đó Putin đã thắng cử ngay từ vòng đầu tiên. Sau này Putin đã trao cho vị cựu tổng thống và gia đình của ông quyền hoàn toàn miễn trừ truy tố (thông qua nghị định tổng thống). Ngay trước đó, Yeltsin và gia đình mình đang bị các cơ quan chức năng Nga và Thụy Sĩ đặt nghi vấn về các trách nhiệm liên quan tới những vụ chuyển tiền bất hợp pháp. Sau nhiều năm bê bối, thay đổi chính sách liên tục khiến dân chúng bất mãn với Yeltsin - vị tổng thống già cả, vụng về và ốm yếu - thì việc Putin thắng cử và lên nhậm chức đã đánh dấu một bước khởi đầu mới cho nước Nga trong giai đoạn lịch sử hậu Xô viết. Tuy nhiên, việc vị tổng thống mới được thắng cử không tránh khỏi những biện pháp ảnh hưởng hậu trường không nhỏ do nhóm ủng hộ Yeltsin tiến hành, họ đã lựa chọn và ủng hộ Putin nhằm bảo vệ quyền lực riêng cũng như giữ vững các quyền lợi ưu tiên của mình. Khi bộ máy chính phủ mới của Putin hình thành, các bộ mặt nhiều ảnh hưởng cũ thời Yeltsin – gồm cả Lãnh đạo Nhân sự Aleksandr Staliyevich Voloshin và Thủ tướng Mikhail Mikhailovitch Kasyanov – vẫn giữ được nhiều quyền kiểm soát đối với các chính sách và sự chỉ đạo của chính phủ mới. Mặt khác, Putin cũng được hậu thuẫn bởi một nhóm các nhà cải cách kinh tế từ quê hương Sankt-Peterburg của ông, và có thể tin cậy cũng như có được ủng hộ từ siloviki. (Nhóm này được gọi là những thành viên vẫn giữ nhiều quyền lực bên trong các cơ quan an ninh Nga, họ tự coi mình là những người bảo vệ quyền lợi quốc gia khỏi các chính trị gia và các quan chức tham lam, và thường được cung cấp đầy đủ thông tin về mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị Nga.) Sự đấu tranh – và hợp tác – giữa nhiều nhóm đó là đặc trưng lớn nhất của nhiệm ký thứ nhất của Tổng thống Putin. Ngay khi trúng cử, Putin đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tái lập quyền lực tuyệt đối của Kremlin đối với đời sống chính trị Nga. Thời Yeltsin, 89 vùng lãnh thổ chính trị cấp dưới liên bang ở nước Nga (các nước cộng hoà, vùng, krai, Moskva và Sankt-Peterburg) đều được trao những quyền tự trị rất lớn. Trong khi hành động cải cách triệt để này có mục tiêu nhằm giúp cho các thủ đoạn chính trị của Yeltsin trong giai đoạn đầu thập niên 1990, nó cũng dẫn tới tình trạng phá vỡ các quy tắc liên bang và góp phần làm lớn mạnh các phong trào li khai, nổi tiếng nhất như tại Chechnya. Vì thế, một trong những đạo luật đầu tiên của Putin, nhằm tái lập lại cái mà ông gọi là "quyền lực theo chiều dọc" – nghĩa là quay trở lại với hệ thống liên bang từ trên xuống theo truyền thống. Trong hành động đầu tiên, Putin thông báo chỉ định bảy vị "đại diện toàn quyền" của tổng thống. Họ chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của liên bang tại các siêu vùng vừa mới được thành lập. Trong khi được coi là hành động thức hai nhằm phá vỡ kiểu nhà nước liên bang thời Yeltsin, vì nhiều lý do hệ thống đại diện toàn quyền đã mang lại một số thành công. Một hành động khác còn mang ý nghĩa quan trọng hơn, Putin cũng đã tiến hành cải cách triệt để hệ thống Thượng viện Nga, Ủy ban Liên bang. Putin và bộ máy của mình trực tiếp đối đầu với nhiều vị Thống đốc bất tuân bị buộc tội tham nhũng, dù không phải lúc nào cũng là người chiến thắng. Những tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống thứ nhất của Putin được đánh dấu bằng sự dàn xếp quan hệ với các nhóm tài chính-công nghiệp lớn, mà các nguồn tài chính cũng như các đế chế truyền thông của họ từng là những vũ khí quan trọng trong cuộc chiến tranh chính trị xảy ra trong nước những năm trước đó. Các thành viên chủ chốt trong bộ máy cũ của Yeltsin – thường được gọi thông tục là "the Family" (Gia đình) – quyết tâm trừng phạt phe thất bại, do Vladimir Aleksandrovich Gusinsky, người từng ủng hộ bộ đôi Primakov/Luzhkov cầm đầu. Gusinsky đã rơi vào tình thế nguy ngập từ khi đế chế truyền thông của ông ta liên tục làm ăn thua lỗ và rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất, chỉ tồn tại nhờ các khoản trợ cấp từ Gazprom và Ngân hàng Moskva do Luzkhov kiểm soát. Trong vòng một năm từ khi Putin lên nắm quyền, Gusinsky từ lúc là một kẻ có ảnh hưởng trở thành người bị giam vào tù; đế chế truyền thông từng một thời đầy ảnh hưởng của ông (Media-MOST) bị chia rẽ vì phá sản do các mối làm ăn với những công ty nhà nước hay liên minh với nhà nước bị hủy bỏ cũng như dưới sức nặng của những phán quyết hình sự hay dân sự do tòa án đưa ra. Cuộc khủng hoảng lớn nhất Putin phải đối mặt trên cương vị tổng thống xảy ra tháng 8 năm 2000, khi chiếc tàu ngầm nguyên tử Nga Kursk đắm ngoài khơi bán đảo Kola, làm thiệt mạng 118 thủy thủ trên tàu. Rất nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp trong xã hội Nga tức giận với sự thất bại của chính phủ và quân đội trong việc cung cấp những thông tin đáng tin cậy về mức độ và sự chắc chắn của thảm họa trong những ngày đầu tiên. Sau nhiều ngày để dân chúng tức giận và ngày càng hoang mang, Putin cắt ngắn kì nghỉ của mình, quay trở lại Moskva nhận trách nhiệm trực tiếp giải quyết cuộc khủng hoảng. Cho tới khi chiếc tàu ngầm được kéo lên, ủy ban điều tra của chính phủ về vụ tai nạn này đã đưa ra rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân, gồm cả việc va chạm với tàu ngầm của NATO (một giả thuyết không bao giờ được các bằng chứng ủng hộ và bị các nước thuộc liên minh bác bỏ). Tuy Putin bị chỉ trích trên các phương tiện thông tin đại chúng Nga vì sự bất lực của mình trong những giai đoạn đầu cuộc khủng hoảng, nhưng nó không để lại những hậu quả lâu dài đối với hình ảnh ông trong lòng nhân dân. Putin không ủng hộ việc xóa bỏ quá khứ Liên bang Xô viết ra khỏi lịch sử nước Nga — vốn là chính sách trước kia của Yeltsin nhằm mục đích chính là đối phó với các đối thủ của Đảng Cộng sản Nga. Ông đã miêu tả niềm tin của mình rằng Liên Xô trước kia là một phần quan trọng trong lịch sử Nga và những di sản của Liên Xô có một ảnh hưởng lớn trên việc hình thành xã hội Nga hiện đại. Vì thế, Putin đã đưa một số biểu tượng thời Xô viết đã quay trở lại nước Nga, như thương hiệu lá cờ đỏ của Hồng quân, tiêu ngữ "Ngôi sao Xô Viết", và Quốc ca Liên Xô (được sửa chữa lời nhưng giữ nguyên nền nhạc) – tất cả những thứ đó đã tạo được ấn tượng tốt với đa số dân chúng Nga. Trả lời những người chỉ trích các hành động đó, Putin đã đưa ra lý lẽ rằng ông là tổng thống của mọi người Nga - gồm cả những người về hưu đã mất mọi thứ cùng với sự chuyển tiếp thời hậu Xô viết, những người vẫn trung thành với những biểu tượng của quá khứ. Đảng Nước Nga thống nhất ủng hộ Putin đã giành được một thắng lợi vô tiền khoáng hậu trong cuộc Bầu cử Nghị viện Nga 2003. Các nhà quan sát chính thức từ nước ngoài đã gọi đó là một cuộc bầu cử tự do nhưng ghi chú rằng các cơ quan truyền thông lớn do nhà nước kiểm soát, đặc biệt là Truyền hình quốc gia Nga, đã tiến hành các chiến dịch truyền thông rộng lớn và không công bằng dành riêng cho đảng cầm quyền. Quả vậy, đa số các đài truyền hình Nga hiện dưới quyền quản lý trực tiếp hay gián tiếp của Kremlin. Trong khi có số độc giả hạn chế hơn, các tờ báo hiện đa dạng hơn; một số tờ chỉ trích chính phủ Kremlin, trong khi số khác ủng hộ đường lối chính phủ. Một trong hai tờ báo thương mại chính chính, Kommersant, do Boris Abramovich Berezovsky trực tiếp kiểm soát, trong khi tờ kia – tờ Vedomosti vốn được độc giả rất tin tưởng – thuộc sự đồng sở hữu của hai tờ Financial Times và Wall Street Journal. Những lời chỉ trích trong nước và quốc tế buộc tội Putin đã đạo diễn các phiên tòa xử các nhân vật đầu sỏ chính trị như Boris Abramovich Berezovsky, Vladimir Aleksandrovich Gusinsky, và sau này là Mikhail Borisovich Khodorkovsky như một phần trong nỗ lực của Kremlin nhằm kiểm soát toàn bộ phương tiện truyền thông Nga và các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế Nga. Về phần mình, chính quyền của Putin đã đưa ra lý lẽ rằng những hành động của họ chống lại các nhân vật đầu sỏ trên dựa trên tinh thần pháp luật và nhằm kìm chế cũng như hủy bỏ những vấn đề xung đột nghiêm trọng trong nền kinh tế Nga sau nhiều năm có được đặc quyền đặc lợi. Ngày 24 tháng 2 năm 2004, chưa tới một tháng trước cuộc bầu cử, Putin đã cách chức Thủ tướng Kasyanov và toàn bộ chính phủ Nga và chỉ định Viktor Borisovich Khristenko làm quyền thủ tướng. Ngày 1 tháng 3, ông chỉ định Mikhail Yefimovich Fradkov vào vị trí này. == Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai == Ngày 14 tháng 3 năm 2004, Putin thắng cử nhiệm kỳ hai với 71 phần trăm số phiếu bầu. Một lần nữa các kênh truyền hình lại thực hiện một chiến dịch tuyên truyền một phía ủng hộ Putin, đa số chúng đều là các kênh do nhà nước sở hữu hay kiểm soát. Tuy nhiên, chiến dịch tranh cử và việc kiểm phiếu đều được các phái đoàn của Văn phòng vì các Thể chế Dân chủ và Nhân quyền thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu tuyên bố là "tự do và công bằng". Ngày 13 tháng 9 năm 2004, sau vụ Khủng hoảng con tin trường học tại Beslan, và những vụ tấn công hầu như đồng thời của những kẻ khủng bố Cherchnia vào Moskva, Putin đã đưa ra một sáng kiến nhằm thay thế cuộc bầu cử các thống đốc vùng bằng một hệ thống theo đó họ sẽ được Tổng thống đề cử và được chấp nhận hay không bởi các cơ quan hành pháp địa phương. Những người phản đối sáng kiến này, gồm cả Mikhail Gorbachev, Boris Yeltsin, và Colin Powell, những người chỉ trích coi đó là một bước xa rời dân chủ ở Nga và quay lại với bộ máy tập trung trung ương thời kỳ Xô viết. Cùng ngày hôm đó, Putin đã công khai ủng hộ kế hoạch của Ủy ban Bầu cử Trung ương về việc bầu các đại biểu Duma dựa hoàn toàn trên sự giới thiệu từ các vùng, chấm dứt một nửa các cuộc bầu cử đại biểu tại các đơn vị chỉ bầu một người. Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Putin đã gây ra một số cuộc tranh luận, khi trong một bài phát biểu trước Quốc hội, được phát trên truyền hình quốc gia đã coi sự sụp đổ của Liên bang Xô viết như là "thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ." Lời nói này được phương Tây và một số nước xung quanh nhìn nhận với thái độ chỉ trích; sau này Putin đã nói rõ rằng ông không ca ngợi Liên bang Xô viết cũ mà chỉ muốn nhấn mạnh tới ảnh hưởng mạnh mẽ của sự sụp đổ này trên thế giới, đặc biệt với kinh tế và đời sống người dân từ các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ và sự dịch chuyển dân cư một phần gây ra từ tình cảm chống Nga tại nhiều nước cộng hòa đó. Một trong những khía cạnh gây tranh luận nhiều nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của Putin là việc truy tố người giàu nhất nước Nga, Mikhail Khodorkovsky, Chủ tịch công ty dầu mỏ Yukos. Trong khi đa phần phương tiện truyền thông quốc tế coi đó là một hành động chống lại một người từng cung cấp tài chính cho các đối thủ chính trị của Kremlin, cả phe cộng sản và tự do, chính phủ Nga tuyên bố rằng Khodorkovsky trên thực tế đã thực hiện hành vi mua chuộc phần lớn đại biểu Duma, ngăn chặn việc đưa ra những sửa đổi về thuế nhằm kiếm lợi ích riêng. Chắc chắn rằng, những vụ tư nhân hóa trước đó, gồm cả việc tư nhân hoá Yukos, đều được coi là có sự gian dối (Yukos, được định giá 30 tỷ dollar năm 2004, từng được định giá bán có 110 triệu dollar), và giống như những nhóm chính trị đầu sỏ khác, cái tên Yukos-Menatep luôn gắn liền với những lời buộc tội có liên quan tới các tổ chức tội phạm. Những đầu sỏ chính trị khác, từng thiết lập được quan hệ tốt với Kremlin, như Roman Abramovich và Vladimir Potanin, không bị đặt vấn đề nghi vấn tài sản ở mức độ như vậy. Khi nhiệm kỳ thứ 2 sắp kết thúc, nhiều người đã đề nghị sửa đổi Hiến pháp Nga để cho phép Putin ra tranh cử Tổng thống lần thứ 3. Tuy nhiên ông đã từ chối điều này và tuyên bố dù không ở cương vị tổng thống, ông vẫn muốn có ảnh hưởng đến tình hình chính trị của nước Nga. Trong cuộc bầu cử Duma năm 2007, Đảng Nước Nga Thống nhất (Единая Россия) do ông đứng đầu đã chiến thắng với 64,5% số phiếu ủng hộ, qua đó để ngỏ khả năng ông lên làm Thủ tướng hoặc Chủ tịch Duma. Ngày 10 tháng 12 năm 2007, Putin tuyên bố ủng hộ Phó thủ tướng Dmitry Medvedev trở thành người kế nhiệm mình. Ngay lập tức, Dmitry Medvedev đề nghị Putin trờ thành thủ tướng nếu ông trúng cử Tổng thống. Ngày 17 tháng 12, Putin tuyên bố đồng ý nắm chức thủ tướng sau cuộc bầu cử năm tới. Dù có nhiều thành tựu nhưng dưới thời Putin các chỉ số khả năng cạnh tranh và điều kiện kinh doanh đều giảm còn tình trạng tham nhũng lại gia tăng. Sự phát triển kinh tế hiện nay của nước Nga phần lớn là do giá dầu tăng chứ không phải là do hiệu quả của các chính sách do Putin tiến hành. Gần 10 năm thực hiện chính sách tái thiết nước Nga, Putin đã cho xã hội quay lại hoài niệm về cường quốc Xô Viết đồng thời ông cũng công kích Mỹ và các nước phương Tây, kiểm soát chặt chẽ truyền thông và trấn áp những người đối lập. == Nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba == Nước Nga đã phát triển bùng nổ trong hai nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên của ông Putin từ năm 2000 đến năm 2008 nhờ giá dầu và giá các mặt hàng xuất khẩu của nước này tăng cao trong giai đoạn này. Tăng trưởng trung bình hàng năm của Nga trong giai đoạn này lên tới mức 7% và ông Putin cam kết sẽ nhanh chóng đưa nền kinh tế Nga trở lại các mức tăng trưởng cao này sau khi Nga bị suy giảm tới 7,9% trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009. Trở lại Điện Kremlin từ tháng 5/2012, Putin đã cam kết đưa kinh tế Nga đạt tăng trưởng ở mức 5,0% trong năm 2013, cao hơn mức tăng khoảng 3,4-4,0% trong các năm từ 2010 - 2012 nhưng theo Ủy ban Thống kê quốc gia Nga, tăng trưởng kinh tế của Nga trong quý III/2013 chỉ đạt mức 1,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng 3,0% mà chính phủ đặt ra trước đó. Đây cũng là mức tăng thấp nhất trong số các nền kinh tế lớn đang nổi và chưa bằng một nửa so với mức tăng trong cùng kỳ của nền kinh tế Mỹ (2,8%). Mức tăng trưởng không như kỳ vọng này còn là cú giáng mạnh vào những hy vọng của Vladimir Putin về việc đưa nước Nga bước vào một thập niên mới không bị giảm phát. Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev cảnh báo rằng nước Nga có nguy cơ đối mặt với hơn 17 năm tăng trưởng thấp do Điện Kremlin không thực hiện các cải cách trong khi giá dầu vẫn ở mức cao. Ulyukayev đã dự báo mức tăng trưởng GDP trung bình hàng năm của Nga chỉ vào khoảng từ 2,5% - 3,0% từ nay cho đến tận năm 2025. Chính phủ Putin đã liên tục bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia. Một số kinh tế gia cũng cho rằng Nga đã thất bại trong mục tiêu đạt tăng trưởng do không chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực phi năng lượng để duy trì tăng trưởng ổn định và không quá bị phụ thuộc vào sự lên xuống thất thường của giá dầu thế giới. Ngoài ra, bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu ngày càng phình to và chi tiêu quốc gia thiếu hiệu quả cũng là những nhân tố cản trở tới mức tăng trưởng. == Chechnya == Xem thêm: Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Việc Putin lên nắm quyền chỉ đạo chính phủ vào tháng 8 năm 1999 trùng khớp với sự tái hiện tình trạng gây hấn của cuộc xung đột hầu như đã yên tĩnh tại Bắc Caucasus, khi những người Chechnya tập hợp với nhau và xâm nhập Daghestan láng giềng. Cả trong nước Nga và bên ngoài, uy tín của Putin trước công chúng ngày càng tăng qua cách xử lý cứng rắn nhiệm vụ khó khăn này. Trong chiến dịch vận động bầu cử Duma mùa thu năm 1999, các phương tiện truyền thông đại chúng do Kremlin kiểm soát hoặc có liên minh với họ đã cáo buộc các đối thủ chính của Putin không cương quyết với chủ nghĩa khủng bố. Khi đã lên nắm quyền tổng thống ngày 31 tháng 12 năm 1999, Putin đã thực hiện một cuộc viếng thăm chưa từng có tới doanh trại quân đội Nga ở Chechnya; một trong những hình ảnh sớm nhất mà dân chúng Nga thấy được là vị tổng thống tạm quyền của họ đang giới thiệu những con dao săn cho các binh sĩ. Suốt mùa đông năm 2000, chính phủ Putin thường xuyên tuyên bố thắng lợi đã ở gần tầm tay. Trong những năm gần đây, khi tình hình trở nên bế tắc, Putin đã tự tách mình khỏi trách nhiệm giải quyết cuộc xung đột đang tiếp diễn đó. == Chính sách đối ngoại == Trong khi tổng thống Putin bị một số nhân vật đồng nhiệm phương Tây chỉ trích là chuyên quyền, các mối quan hệ của ông với Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder, Tổng thống Pháp Jacques Chirac, và cựu Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi rõ ràng là thân thiện. Mối quan hệ của Putin với Thủ tướng mới của Đức, bà Angela Merkel, được cho là "lạnh" và theo "kiểu thương mại" hơn so với quan hệ với Gerhard Schröder. Trong thời gian nhiệm kỳ của mình, Putin đã tìm cách tăng cường quan hệ với các nước thành viên khác thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập. Vùng "đệm" với ảnh hưởng truyền thống của Nga một lần nữa lại trở thành chính sách đối ngoại ưu tiên thời Putin, khi EU và NATO đã mở rộng ảnh hưởng ra đa phần các quốc gia vùng Trung Âu và gần đây là cả các nước Baltic. Trong khi khôn khéo chấp nhận sự mở rộng của NATO tới các nước Baltic, Putin tìm cách tăng cường ảnh hưởng của Nga tại Belarus và Ukraina. Putin đã làm nhiều người theo chủ nghĩa quốc gia Nga và cả bộ trưởng quốc phòng của ông bất ngờ, khi ngay sau Các vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại Hoa Kỳ, đồng ý thành lập các căn cứ quân sự liên minh tại Trung Á trước và trong khi diễn ra cuộc tấn công quân sự do Mỹ tiến hành vào Afghanistan. Những người theo chủ nghĩa quốc gia Nga phản đối bất kỳ sự hiện diện quân sự Hoa Kỳ nào tại lãnh thổ thuộc Liên Xô cũ, và đã hy vọng rằng Putin sẽ giữ người Mỹ bên ngoài các nước cộng hòa Trung Á, hay ít nhất buộc Washington phải đảm bảo rút quân ngay lập tức khi hoàn thành sứ mệnh. Trong cuộc Khủng hoảng Iraq năm 2003, Putin phản đối hành động xâm lược Iraq của Washington khi chưa có một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép rõ ràng một sự sử dụng quân sự như vậy. Sau cuộc chiến này được chính thức tuyên bố kết thúc, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã yêu cầu Liên hiệp quốc dỡ bỏ lệnh cấm vận Iraq. Putin ủng hộ thực hiện việc này theo đúng trình tự, cho rằng phái bộ Liên hiệp quốc đầu tiên phải có cơ hội hoàn thành công việc tìm kiếm vũ khí hủy diệt hàng loạt tại Iraq. Trong cuộc Bầu cử tổng thống Ukraine, 2004, Putin đã tới thăm Ukraine hai lần trước đó để bày tỏ sự ủng hộ Thủ tướng Ukraine Viktor Yanukovych và đã chúc mừng ông trong cái gọi là chiến thắng trước khi các kết quả bầu cử chính thức được ông bố. Sự ủng hộ trực tiếp của Putin với ứng cử viên thân Nga Yanukovych đã bị chỉ trích rộng rãi và bị coi là sự can thiệp trái phép vào các công việc nước Ukraine hậu Xô viết. Năm 2005, Putin và cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder đã đàm phán việc xây dựng một đường ống dẫn dầu chính qua Baltic của riêng Nga và Đức. Schröder cũng đa tham dự lễ sinh nhật lần thứ 53 của Putin tại Sankt-Peterburg cùng năm ấy. == Đời tư == Putin nói tiếng Đức hầu như tương đương tiếng mẹ đẻ, và tiếng Anh ở mức trung bình. Vợ Putin là Lyudmila Putina, một cựu tiếp viên hàng không và giáo viên dạy tiếng Đức, sinh tại Kaliningrad, (trước kia là Königsberg). Họ có hai con gái, Maria (sinh 1985) và Yekaterina (Katya) (sinh 1986 tại Dresden). Hai người theo học Trường Đức tại Moskva (Deutsche Schule Moskau) cho tới khi ông được chỉ định làm thủ tướng. Tin ngày 7.6.2013 trên BBC cho biết, Putin và vợ đã tuyên bố ly dị sau gần 30 năm chung sống. Ngày 02.04.2014, phát ngôn viên của Putin, ông Dmitri Peskow, loan báo ở Moskva 2 người đã chính thức ly dị. Putin là một thành viên của Giáo hội Chính thống giáo Nga. Cha của ông là một "người vô thần hăng hái" nhưng mẹ ông là một "tín hữu Chính thống giáo nhiệt thành". Dù bà không giữ các bức linh ảnh tại nhà nhưng bà dự lễ nhà thờ thường xuyên, bất chấp việc chính quyền Xô viết đàn áp Giáo hội khi đó. Bà đảm bảo cho việc Putin được báp têm hồi nhỏ và thường đưa ông đi dự lễ. Cha ông biết điều này nhưng phớt lờ đi. Theo tự sự của Putin, sự chấn hưng cảm thức tôn giáo của ông diễn ra sau tai nạn xe hơi nghiêm trọng của vợ năm 1993 và càng sâu sắc hơn sau một đám cháy lớn nguy hiểm tới tính mạng tại ngôi nhà vùng nông thôn dacha của ông vào tháng 8 năm 1996. Katerina Tikhonova, con gái út ông Putin, lấy Kirill Shamalov vào tháng 2 năm 2013, con trai một người bạn của ông. Nhờ quan hệ này, theo thông tấn xã Reuter, Kirill vay được khoản tiền hơn 1 tỉ USD từ một ngân hàng để mua cổ phần của công ty hóa dầu Sibur, một doanh nghiệp lớn của Nga. Chỉ trong vòng 18 tháng, con rể ông Putin đã nắm giữ được một lượng lớn cổ phần trị giá 2,85 tỉ USD của Sibur. == Sự ủng hộ cho Putin == Dù có nhiều lời chỉ trích trên các phương tiện truyền thông đại chúng phương Tây về những cuộc cải cách đã và đang diễn ra ở nước Nga ngày nay dưới thời Putin, không ai có thể bác bỏ sự thực rằng quá trình chuyển tiếp đã gây được ấn tượng mạnh mẽ và/hay được nhiều sự ủng hộ của dân chúng bên trong và ngoài nước Nga. Như được minh chứng tại một cuộc khảo sát ý kiến dân chúng do Ý kiến dân chúng Thế giới tại Hoa Kỳ, 26 tháng 6-2 tháng 7 năm 2006 và Levada Center tại Nga, 9-14 tháng 6 năm 2006 tiến hành. World Public opinion Chính phủ của Tổng thống Putin được đa số dân chúng trong nước ủng hộ thậm chí cho cả những cải cách "gây tranh cãi nhất" của ông. Trên thực tế Putin đã buộc gần hết các phương tiện truyền thông quốc gia (ngoại trừ các phương tiện truyền thông của Gorbachev, các đảng phái đối lập ở Nga, và một vài phương tiện truyền thông tư nhân ít ỏi) phải nằm dưới sự kiểm soát gắt gao của chính quyền do Putin lãnh đạo để tô vẽ cho hình ảnh của ông. Ông Putin vốn không ưa những cuộc tranh luận, phê bình cởi mở về hoạt động của chính quyền. == Các chỉ trích về sự chuyên quyền == Trong bản tường trình thường niên của Tổ chức Quan sát Nhân quyền Quốc tế công bố ngày 31/01/2008, họ cho rằng nước Nga là quốc gia thứ sáu đang có khuynh hướng đi về thể chế độc tài cùng với các nước Pakistan, Kenya, Nigeria, Thái Lan và Bahrain. Giám đốc Human Rights Watch là ông Kenneth Roth nói: "Nước Nga, giống hệt như Kenya, Pakistan hay Nigeria - đang khoác lên mình chiếc áo choàng dân chủ cho những cuộc bầu cử. Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) cho rằng, nước Nga có các cuộc bầu cử như vừa qua đã là tốt lắm, để cố tình bỏ qua vấn đề cốt lõi: dân chủ đòi hỏi bầu cử tự do nhưng bên cạnh đó phải có báo chí tự do, quyền được biểu tình, hội họp và một xã hội dân sự". Putin chú trọng phát triển các chương trình xã hội để giành tình cảm của dân chúng hơn là đầu tư vào nền kinh tế. Toàn bộ chính sách kinh tế chủ yếu dựa vào bán dầu mỏ và khí đốt. Có nhận định cho rằng Ánh hào quang uy tín, tài năng của Putin tạo nên nhờ giai đoạn giá dầu tăng vọt đã bắt đầu suy giảm rõ rệt qua thăm dò dư luận. Nội các của Putin đang đối đầu với nhiều nan đề từ hậu quả của việc giảm giá nguyên liệu là nguồn thu nhập chính yếu. Nước Nga hiện nay đứng hàng thứ ba sau Nam Phi và Columbia về số lượng tội phạm đồng thời có tuổi thọ ngắn hơn người Ba Lan 10 năm, ít hơn người Brazil 6 năm và chết sớm hơn người Indonesia 2 năm. Nhà tài chính Mỹ là ông George Soros đã nhận định: "Với Putin, chủ nghĩa dân tộc thay cho chủ nghĩa cộng sản trong vai trò ý thức hệ". Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush năm 2005 ở Slovakia, Putin trả lời về các cáo buộc rằng ông là nhà độc tài: "Nước Nga đã đưa ra lựa chọn của mình theo hướng dân chủ. Mười bốn năm trước, một cách độc lập, không bị bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài, nó đã đưa ra quyết định đó trên cơ sở lợi ích của chính mình và lợi ích của người dân - những công dân của nó. Đó chính là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, và chúng tôi không có con đường quay trở lại. Đầu tiên, chúng tôi không chuẩn bị tạo nên - sáng tạo bất kỳ một kiểu dân chủ đặc biệt nào của Nga; chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ từng được thành lập trên thế giới. Nhưng tất nhiên, tất cả các định chế dân chủ hiện đại - các nguyên tắc dân chủ phải tương xứng với tình trạng phát triển hiện tại của nước Nga, với lịch sử và truyền thống của chúng tôi. Không hề có điều gì bất bình thường ở đây. Về hoạt động của các thể chế dân chủ chính, có thể có một số sự khác biệt, nhưng các nguyên tắc căn bản và nền tảng đang được áp dụng theo cách thức để chúng sẽ được phát triển bởi một xã hội hiện đại và văn minh... Tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi, việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ không thể đi liên với sự sụp đổ quốc gia và sự nghèo đói của nhân dân." == Ngoài lề == === Nhu đạo === Putin dành phần lớn thời gian rảnh để luyện tập. Một trong những môn thể thao ưa thích của Putin là môn võ nhu đạo (judo). Putin đã bắt đầu tập judo khi mới 13 tuổi và tiếp tục tập luyện tới tận ngày nay. Putin đã thắng trong những cuộc tỉ thí tại quê nhà Leningrad (hiện nay là Sankt-Peterburg), gồm cả giải vô địch dành cho trẻ em tại Leningrad. Ông là chủ tịch của Yawara Dojo, võ đường tại Sankt-Peterburg nơi ông từng luyện tập thời trẻ. Một cuốn sách do Putin đồng tác giả về môn thể thao ưa thích của mình, đã được xuất bản bằng tiếng Anh với tựa đề Judo: Lịch sử, Lý thuyết, Thực hành. Dù ông không phải là lãnh đạo thế giới đầu tiên luyện tập judo, Putin là nhà lãnh đạo thứ nhất đạt tới những cấp bậc cao trong môn này. Hiện nay ông mang đai đen (dan thứ 6) và giỏi nhất đòn Harai Goshi, một cách quật ném bằng hông. Sau một chuyến thăm nhà nước tới Nhật Bản, Putin đã được mời tới Học viện Judo Kodokan để trình diễn trước các học viên và quan chức Nhật Bản nhiều kỹ thuật judo. === Phục sức === Putin đeo một chiếc đồng hồ Patek Philippe Calatrava trị giá 60.000 dollar Mỹ, gần tương đương mức lương tổng thống của ông. Dù là người thuận tay phải, ông đeo đồng hồ trên tay phải bời vì "...nếu tôi đeo nó trên cổ tay trái, cái núm nhỏ để lên giây cót sẽ chạm vào tay và cọ xát vào nó." === Thể thao === Trong quãng thời gian từ 1985 đến 1990, Putin được Ủy ban an ninh quốc gia Nga cử đi công tác tại Dresden (Đông Đức cũ). Tại đó, Putin đã có rất nhiều kỷ niệm như việc cô con gái thứ 2 Yekaterina của ông cũng được sinh ra tại chính mảnh đất Đông Đức (cũ). Là một người đam mê thể thao, Putin đã dành tình cảm của mình cho CLB FC Schalke 04 của Đức, dù đó là giai đoạn mà đội bóng vùng Ruhr không giành được những thành tích nổi trội. === Sở thích cởi trần === Ông Putin có sở thích rất đặc biệt, đó chính là cởi trần khi đi dã ngoại. Vào đầu tháng 8 năm 2009, Putin đã gây sự chú ý thường chỉ dành cho các anh hùng các loại phim hành động ở Hollywood khi điện Kremlin công bố hình ảnh ông câu cá, bơi lội, chèo thuyền và cưỡi ngựa trong lúc cởi trần khoe ngực trong vùng núi Siberi và được các cơ quan truyền thông thế giới sử dụng tối đa. Trong chuyến viếng thăm ngắn ngủi đến vùng đồng cỏ và sông suối ở Cộng hòa Tuva thuộc Nga, vị thủ tướng đã cởi áo để bổ củi, cưỡi ngựa và bơi bướm dưới suối, tất cả để cho các máy hình của chính phủ tha hồ chụp. Hai đài truyền hình nhà nước Nga đã loan tải hình ảnh những giờ phút hưởng nhàn của Putin vào tối ngày 4 tháng 8, và chỉ trong vài giờ, tất cả mọi cơ quan truyền thông thế giới, từ đài BBC cho đến các tờ báo lá cải đều vội vã khai thác, một phần cũng vì có sự hấp dẫn trong một tháng bị chậm tin - tháng 8 thường là tháng ít tin nhất trong năm. Giới truyền thông Tây Phương có vẻ bị lôi cuốn bởi hình ảnh là một cựu trung tá tình báo KGB nói năng cứng rắn, được coi là sức mạnh cầm quyền thực sự đằng sau cái ngai của Tổng thống Dmitry Medvedev, lại cởi áo khoe hầu như hết cả, cho quần chúng ngưỡng mộ. Và việc cởi áo khoe thân hình của Putin có vẻ cũng cho thấy ông nay đã đứng cùng hàng ngũ với các chính trị gia thế giới được truyền thông săn đuổi, như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ngay cả trang web chuyên bàn tán đời tư giới tài tử Hollywoood cũng nhập cuộc, bằng cách diễu cợt ngực của vị thủ tướng. "Người đàn ông 56 tuổi này đã khoe võ khí hủy diệt của mình, còn được gọi là cặp vú, bằng cách cưỡi ngựa khi cởi trần lúc đang đi nghỉ ở Siberi." Tờ National Post ở Canada tường thuật rằng Putin "rõ ràng là khoái được chụp hình... Những hình ảnh này có nhiều và người cựu nhân viên KGB này rất dễ dàng để cho ra một cuốn lịch của mình." === Tổ chức thi hát === Putin ngày 14 tháng 10 năm 2009, đưa ra đề nghị là Trung Quốc, các nước Trung Á và Nga nên tổ chức một cuộc thi hát hàng năm để có thể gia tăng các mối liên lạc văn hóa. Putin cũng đề nghị là cuộc thi hát này có thể được gọi là "Intervision" để đối đầu với cuộc thi hát nổi tiếng thường niên của lục địa châu Âu mang tên Eurovision. Một cuộc thi như vậy sẽ cho thấy các nam, nữ ca sĩ Trung Quốc tranh tài với các ca sĩ Uzbeek, Tadjik, Kazakh, Nga và Kyrgyzstan. Thông tấn xã Interfax tường thuật lời của Putin, nói thêm là: "Việc tổ chức một cuộc thi hát quốc tế hiện đại, Intervision, sẽ củng cố các mối liên lạc văn hóa giữa các nước chúng ta." Cuộc thi hát hàng năm của lục địa châu Âu, Eurovision, được khởi đầu từ năm 1956, đã thu hút mỗi lần cả trăm triệu khán giả truyền hình, không những của lục địa châu Âu, mà cả của thế giới nữa. Moskva cũng sau đó tổ chức cuộc thi hát Eurovision 2009 này, vào tháng 5 năm 2008. === Thường xuyên trễ giờ === Ông Putin mang tiếng là thường xuyên trễ giờ, thậm chí là cả cuộc hẹn với các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo tôn giáo. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu thường phải đợi ông trên dưới một tiếng. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phải đi dạo ở Quảng trường Đỏ ba giờ để được gặp ông Putin, còn cựu Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych thậm chí từng phải đợi bốn giờ. Hai lần hội kiến Giáo hoàng Phanxicô ông cũng đều đi trễ. Danh sách những người từng phải đợi ông Putin khi hội họp còn có cả các nữ chính khách như Nữ hoàng Anh Elizabeth II, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye hay Thủ tướng Đức Angela Merkel. BBC năm 2013 có dẫn một nguồn tin thân cận với ông Putin nói rằng, ông Putin trễ hẹn là hệ quả của việc ông quá tỉ mỉ. Theo nguồn tin này, trước các cuộc gặp quan trọng, ông Putin thường kiểm tra kỹ các nguồn thông tin và chi tiết, vì vậy ông luôn đi trễ. == Trích dẫn == === Nhận xét về phong trào Bolshevik và chủ nghĩa cộng sản === Ngày 25 tháng 1 năm 2016, trong cuộc gặp mặt với các nhà hoạt động ủng hộ điện Kremlin tại thành phố Stavropol Putin lên án việc những người Bolshevik đã xử tử vị Nga hoàng cuối cùng và toàn bộ gia đình ông ta, giết hại hàng ngàn linh mục và đặt một quả bom nổ chậm lên nước Nga khi cho phép các dân tộc thiểu số có quyền tự trị. Putin cũng chỉ trích khái niệm "quốc gia liên bang" của Lenin mà trong đó các thực thể có quyền được ly khai, cho là khái niệm này đóng góp một phần lớn vào sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Putin cũng chỉ trích Bolshevik làm Nga thua trận dưới tay Đức trong Thế chiến thứ nhất và phải nhượng lại một phần lớn lãnh thổ cho Đức: “Chúng ta mất đất vào tay bên thua cuộc, quả là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử”. Một ngày sau, theo thông tấn xã Nga TASS, ông giải thích rõ hơn ý câu nói của mình: "Ý tôi muốn nói về cuộc tranh luận giữa Stalin và Lênin về việc cần xây dựng Liên bang Xô Viết như thế nào. Hồi đó Stalin đưa ra ý tưởng tự trị hóa Liên bang xô viết, theo đó, các chủ thể của Nhà nước tương lai sẽ gia nhập Liên Xô trên cơ sở tự trị với những quyền hạn rộng lớn. Lenin đã kịch liệt chỉ trích lập trường của Stalin và cho rằng ý tưởng đó không hợp thời”. Ông Putin nói Lênin chủ trương “thành lập Liên Xô trên cơ sở bình đẳng hoàn toàn, các chủ thể có quyền ra khỏi Liên bang”, điều này tuy tôn trọng nguyên tắc bình đẳng dân tộc nhưng lại trở thành mầm mống gây tan rã Liên Xô sau này Cũng trong cuộc gặp mặt trên, Putin nói rằng ông tin tưởng chân thành vào chủ nghĩa cộng sản khi còn phục vụ trong cơ quan tình báo KGB, nó hứa hẹn một xã hội công bằng và ngay thẳng “rất giống như trong Kinh Thánh”, dù thực tế “Đất nước chúng ta không giống như Thành phố Mặt trời” như những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mường tượng nên, ông nói. Còn theo như thông tấn xã Nga Interfax, tổng thống Putin nói rằng ông vẫn thích những ý tưởng của chủ nghĩa cộng sản và chưa hề bỏ thẻ đảng viên của mình: “Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, nhưng thẻ đảng của tôi hiện vẫn đang nằm đâu đó. Tôi đã và vẫn còn yêu thích những ý tưởng Xã hội Chủ nghĩa. Nếu chúng ta nhìn vào Bộ Quy tắc tạo lập Chủ nghĩa Cộng sản vốn từng được vận hành rộng khắp dưới thời Liên bang Xô Viết, thì nó gần giống như Kinh thánh. Đây không phải là lời nói bông đùa, thực sự là có sự gần gũi với Kinh thánh”, đồng thời ông Putin cho biết thêm Bộ Quy tắc kia nêu lên những ý tưởng hết sức tốt đẹp, đó là bình đẳng, tương ái và hạnh phúc. Khi được hỏi vì sao Putin quyết định sử dụng phần nhạc của Quốc ca Liên Xô cho bản Quốc ca mới của Liên bang Nga, Putin đã trả lời: “Nếu chúng ta xóa bỏ mọi điều đã có từ trước và sau tháng 10/1917, thì có nghĩa chúng ta đã công nhận rằng, cha ông ta đã sống một cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa lý. Bằng cả trái tim và trí tuệ, tôi không thể nào đồng ý thế được”. Cá nhân ông Putin rất tôn kính đối với Lenin, ông đã cổ vũ người dân Nga “hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga”. Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà “cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người”. === Chủ nghĩa khủng bố và Chechnya === Putin nói về những kẻ cực đoan Chechnya, ngày 24 tháng 9 năm 1999: "Chúng tôi sẽ theo bước những kẻ khủng bố ở bất kỳ đâu. Nếu cần phải bắt chúng trong nhà xí (shithouse), chúng tôi sẽ tấn công chúng trong nhà xí." ("мочить в сортире" trong tiếng Nga): Trả lời những người kêu gọi Putin đàm phán với những kẻ li khai Chechnya sau vụ Khủng hoảng con tin trường học tại Beslan, tháng 9 năm 2004: "Sao bạn không gặp Osama bin Laden, mời hắn tới Brussels hay Nhà Trắng và bắt đầu đàm phán, hỏi hắn muốn gì và trao cho hắn những thứ đó để hắn cho bạn được sống hòa bình? Bạn sẽ thấy rằng có thể đặt ra một số giới hạn khi bạn phải giải quyết vấn đề với những tên con hoang (bastard) đó, vì thế tại sao chúng tôi phải đàm phán với những kẻ giết hại trẻ em? Không ai có đủ quyền đạo đức để nói với chúng tôi đàm phán với những kẻ giết hại trẻ em." "Nếu bạn là một tín đồ Thiên chúa giáo, bạn đang gặp nguy hiểm. Thậm chí nếu bạn là một người vô thần, bạn đang gặp nguy hiểm, và nếu bạn quyết định cải sang đạo Hồi thì bạn vẫn gặp nguy hiểm, bởi vì Hồi giáo truyền thống trái ngược với những điều kiện và những mục tiêu do bọn khủng bố đặt ra. Nếu bạn đã chuẩn bị để trở thành một người Hồi giáo cực đoan và đang chuẩn bị cắt bao quy đầu, tôi mời bạn tới Moskva. Tôi sẽ hướng dẫn bạn làm cuộc phẫu thuật đó theo cách để bạn không gặp phải một vấn đề gì cả." Putin cáu kỉnh trả lời một nhà báo tờ Le Monde hỏi ông một câu có ý chỉ trích về việc tiến hành chiến tranh ở Chechnya, tháng 10 năm 2002. Đoạn trích dẫn được phiên dịch của ông biểu hiện lại một cách vô thưởng vô phạt, nhưng lời ông đã được ghi lại vào băng và được tái bản nhiều lần ở Nga. Khi một phóng viên hỏi Putin tại sao chính phủ của ông không đàm phán với các lãnh đạo li khai Chechnya, Putin đã trả lời "Nước Nga không đàm phán với những kẻ khủng bố. Nước Nga tiêu diệt chúng." Khi một nhà báo hỏi tại sao ông mời Hamas tới Kremlin để đàm phán, Putin đã trả lời "Thiêu cháy những cây cầu – đặc biệt trong chính trị – là cách dễ dàng nhất, nhưng không phải là điều hiệu quả nhất để thực hiện. Đó là lý do tại sao chúng tôi không vội vàng tuyên bố một tổ chức là khủng bố, và tìm cách làm việc với mọi người trong vùng nhiều nguy cơ này." Sau thảm kịch Beslan, Putin đã giải thích sự thất bại của Cơ quan An ninh Nga bằng câu "Chúng tôi yếu kém. Và sự yếu kém đang bị đào thải." Xem thêm Bài phát biểu của Putin với nhân dân nước Cộng hòa Chechnya ngày 17 tháng 3 năm 2003. === Phê phán sự can thiệp của phương Tây === Sau hàng loạt biến cố chính trị tại Trung Đông dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa khủng bố, trong thông điệp liên bang năm 2015, Putin đã nói về trách nhiệm của các nước phương Tây trong nguyên nhân xảy ra tình trạng này: Trong bài phát biểu hùng hồn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc (UNGA) hôm 28/9/2015, Putin phát biểu lên án nước phương Tây cố gắng áp đặt ý chí của mình dưới vỏ bọc "các giá trị dân chủ" mà không đếm xỉa tới hệ tư tưởng và nền văn hóa, quan điểm và lợi ích của nhân dân các quốc gia, dân tộc khác. Ông cho rằng phương Tây "tự cho mình là vĩ đại," song thực ra lại "không hề có trách nhiệm": === Dân chủ === Trả lời sự chỉ trích từ phía nhà báo Mỹ Mike Wallace rằng kế hoạch của ông chấm dứt các cuộc bầu cử thống đốc trực tiếp và chỉ định họ đi ngược lại tinh thần dân chủ, Putin đã trả lời: "Nguyên tắc chỉ định các lãnh đạo vùng không phải là một dấu hiệu của sự thiếu dân chủ. Ví dụ, Ấn Độ được gọi là nền dân chủ lớn nhất thế giới. Nhưng những thống đốc của họ luôn được chỉ định bởi chính phủ trung ương và không ai tranh cãi rằng Ấn Độ là một nước dân chủ." "Tại Hoa Kỳ, đầu tiên bạn lựa chọn các đại cử tri sau đó họ sẽ bầu ra các tổng thống. Tại Nga, tổng thống được chọn lựa thông qua cuộc bầu cử trực tiếp của toàn dân. Việc ấy thậm chí còn dân chủ hơn," Putin nói. "Và nước bạn hiện đang gặp phải vấn đề với những cuộc bầu cử của mình," ông nói với Wallace. "Bốn năm trước cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ phải đưa ra tòa án giải quyết. Hệ thống tòa án đã phải dính vào đó. Nhưng chúng tôi không chọc mũi vào hệ thống dân chủ của nước bạn, điều đó tùy thuộc vào nhân dân Hoa Kỳ." Toàn bộ cuộc phỏng vấn... Trả lời câu hỏi trên đài truyền hình Hà Lan "Ông có thể tưởng tượng một tình huống theo đó ông sẽ ở lại chức vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba?", Putin nói: "Tôi nhận ra rằng 2008 sẽ là một cuộc thử nghiệm quan trọng cho nước Nga, và không hề dễ dàng. Cùng lúc ấy, Hiến pháp Liên bang Nga quy định rằng Tổng thống, lãnh đạo nhà nước, được bầu với nhiệm kỳ bốn năm thông qua bỏ phiếu kín trực tiếp và không được tại nhiệm quá hai nhiệm kỳ liên tục. Tất nhiên tôi không dửng dưng với câu hỏi ai sẽ đứng ra đảm đương vận mệnh quốc gia Tôi đã cống hiến đời mình để phục vụ. Nhưng nếu mỗi lãnh đạo quốc gia đều thay đổi hiến pháp để phục vụ mình, chúng tôi sẽ nhanh chóng thấy rằng mình không còn là một quốc gia nữa. Tôi nghĩ rằng các lực lượng chính trị khác nhau ở Nga đã đủ trưởng thành để nhận thấy trách nhiệm của họ trước nhân dân Liên bang Nga. Trong bất kỳ trường hợp nào, người nhận được đa số phiếu bầu của các công dân Nga sẽ trở thành tổng thống đất nước." Tại cuộc họp báo chung với Tổng thống George Bush năm 2005 ở Slovakia, Putin nói: "Nước Nga đã đưa ra lựa chọn của mình theo hướng dân chủ. Mười bốn năm trước, một cách độc lập, không bị bất cứ một sức ép nào từ bên ngoài, nó đã đưa ra quyết định đó trên cơ sở lợi ích của chính mình và lợi ích của người dân - những công dân của nó. Đó chính là lựa chọn cuối cùng của chúng tôi, và chúng tôi không có con đường quay trở lại. Không thể có sự trở lại với ngày xưa. Và sự bảo đảm cho điều đó là sự lựa chọn của người dân Nga, chính họ. Không, những sự bảo đảm từ bên ngoài không thể được thực hiện. Đó là điều bất khả thi. Nó sẽ là điều không thể đối với nước Nga ngày nay. Bất kỳ một hình thức quay trở lại nào với chế độ chuyên chế với nước Nga đều là điều không thể, vì điều kiện của xã hội Nga. Khi mà các vấn đề vẫn còn đang được thảo luận trên các phương tiện truyền thông giữa các đối tác của chúng tôi, tôi chỉ có thể nhắc lại điều đã từng được Tổng thống Hoa Kỳ nói. Đầu tiên, chúng tôi không chuẩn bị tạo nên - sáng tạo bất kỳ một kiểu dân chủ đặc biệt nào của Nga; chúng tôi đang chuẩn bị đưa ra các nguyên tắc căn bản của một nền dân chủ từng được thành lập trên thế giới. Nhưng tất nhiên, tất cả các định chế dân chủ hiện đại - các nguyên tắc dân chủ phải tương xứng với tình trạng phát triển hiện tại của nước Nga, với lịch sử và truyền thống của chúng tôi. Không hề có điều gì bất bình thường ở đây. Tại mọi quốc gia, các nguyên tắc đó đều được thể hiện theo cách này hay cách kia. Về luật bầu cử, chúng tôi có thể so sánh với Hoa Kỳ và một số nước châu Âu. Về hoạt động của các thể chế dân chủ chính, có thể có một số sự khác biệt, nhưng các nguyên tắc căn bản và nền tảng đang được áp dụng theo cách thức để chúng sẽ được phát triển bởi một xã hội hiện đại và văn minh. Trong giai đoạn trước kia của chúng tôi, không thể nghi ngờ sự thực rằng giai đoạn phát triển đó của Liên bang Nga với những nhà chính trị lớp trước, dù có những khó khăn xuất hiện khi có những thay đổi, họ đã mang lại điều chủ yếu cho người dân Nga - đó là tự do. Nhưng tôi tin rằng rất nhiều người sẽ đồng ý với tôi, việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn dân chủ không thể đi liên với sự sụp đổ quốc gia và sự nghèo đói của nhân dân. Chúng tôi tin tưởng, và cá nhân tôi tin tưởng rằng việc áp dụng và tăng cường dân chủ trên đất nước Nga sẽ không hủy hoại khái niệm dân chủ. Cần tăng cường vị thế quốc gia và cần cải thiện mức sống của người dân. Đây chính là phương hướng chúng tôi đang hành động." Và, sau khi nói về tự do thông tin, "Khi chúng tôi thảo luận các vấn đề đó, rất thẳng thắn, chúng tôi, và đặc biệt là tôi, không nghĩ rằng phải đặt vấn đề đó với tầm quan trọng quá lớn, các vấn đề mới đó được tạo ra không từ cái gì cả. Và tôi không nghĩ rằng chúng tôi phải hủy hoại quan hệ Nga-Mỹ, bởi vì chúng tôi quan tâm tới sự phát triển mối quan hệ đó. Chúng tôi rất chú trọng tới mọi lời bình luận của báo chí hay các lực lượng đối lập, nhưng trách nhiệm của chúng tôi là, dù có rất nhiều vấn đề như vậy, trách nhiệm của chúng tôi là phát triển một cách chắc chắn mối quan hệ Nga-Mỹ." Khi xảy ra sự kiện Wikileaks năm 2010: "Các vị gọi đấy là dân chủ? Các vị luôn rêu rao rằng mình là nhà dân chủ, còn chúng tôi là độc tài, nhưng nếu các vị mà ra lệnh bắt Julian Assange thì quả là một sự nhục nhã. Tôi có thể khó chịu với ông ta, nhưng không có nghĩa là phải bắt ông ta rồi đem ra tử hình kiểu Mỹ thế này. Thụy Điển, Anh đang đi ngược lại quyền tự do báo chí đó là thế nào? Thật là một kiểu Hoa Kỳ chính gốc: đòi bỏ tù Assange rồi kết án Bradley Manning thì thật là ngớ ngẩn." === Cuộc sống tại Nga === Putin nói về việc nhân tài đang di cư khỏi nước Nga, ngày 6 tháng 6 năm 2003: "Nếu chất xám đang bị chảy máu, thì thực sự chất xám đang tồn tại. Đó đã là điều tốt. Nó có nghĩa rằng, họ có chất lượng rất cao, nếu không chẳng ai cần đến họ cả." Trích từ bài phát biểu hàng năm của Putin trước Quốc hội, 2005: "Tôi sẽ nhắc lại lịch sử gần đây của nước Nga thêm một lần nữa. Trên hết, chúng ta cần biết rằng sự sụp đổ của Liên bang xô viết là một thảm họa địa chính trị lớn của thế kỷ. Đối với quốc gia Nga, nó đã trở thành một bi kịch thực sự. Hàng triệu công dân và những người yêu nước của chúng ta bỗng nhiên thấy họ đang sống bên ngoài lãnh thổ Nga. Hơn nữa, bệnh dịch tan rã ảnh hưởng tới ngay cả nước Nga. Các khoản tiết kiệm cá nhân mất giá trị, và các lý tưởng cũ bị phá bỏ. Nhiều thể chế đã bị giản tán hay cải cách một cách cẩn trọng. Sự can thiệp khủng bố và sự đầu hàng của Khasavyurt tiếp sau đó đe dọa sự thống nhất quốc gia. Các nhóm đầu sỏ chính trị - nắm quyền kiểm soát tuyệt đối các kênh thông tin - chỉ phục vụ cho lợi ích của riêng họ. Sự nghèo đói của nhân dân bắt đầu được coi là tiêu chuẩn. Và tất cả mọi điều đó đã xảy ra vì nguyên nhân của sự giảm sút kinh tế, tài chính bất ổn định, và sự tê liệt của các thể chế xã hội. Nhiều người nghĩ hay có vẻ nghĩ rằng ở lúc mà nền dân chủ non trẻ của chúng ta không phải là một sự tiếp nối của nước Nga, nhưng là sự sụp đổ sau cùng của nó, sự đau đớn kéo dài của hệ thống Sô viết. Nhưng họ đã sai lầm. Đó chính là giai đoạn khi những sự phát triển đáng chú ý bắt đầu diễn ra ở Nga. Xã hội của chúng ta không chỉ tạo ra sức mạnh tự cường mà còn cả một lòng tin cho một cuộc sống mới và tự do." Read more... Trích từ Bài phát biểu hàng năm trước Quốc hội của Putin ngày 10 tháng 5 năm 2006: "Những nỗ lực của chúng ta hiện nay tập trung vào các lĩnh vực trực tiếp quyết định tới chất lượng cuộc sống các công dân của chúng ta. Chúng ta dang tiến hành các dự án quốc gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, nông nghiệp và xây dựng nhà cửa. Như mọi người biết, các vấn đề trong các lĩnh vực đó đã tích lũy lại không chỉ sau giai đoạn vài năm mà là cả hàng thập kỷ." "Trong khi thực hiện kế hoạch quốc gia to lớn với mục tiêu hàng đầu là hạnh phúc cho đại chúng, rõ ràng là bước chân một số người đang đi lên và sẽ đi lên. Nhưng những bước chân đó thuộc về một thiểu số khá nhỏ những người đang tìm cách kiếm địa vị và sự giàu có hay cả hai thứ đó bằng những lối tắt gây hại cho tổng thể đông đảo. Đó là những lời hoa mỹ và đáng tiếc rằng tôi không phải là người nghĩ ra chúng. Đó là những lời nói của Franklin Delano Roosevelt, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, năm 1934." "Chúng ta đã nói rất nhiều về sự cần thiết phải có được tăng trưởng kinh tế cao coi đó là ưu tiên tuyệt đối của đất nước. Bài phát biểu hàng năm năm 2003 lần đầu tiên đã đặt ra mục tiêu tăng gấp đôi GDP trong một thập kỷ. {...} nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng nếu chúng ta không đề cập tới một số vấn đề, không cải thiện các nền tảng kinh tế vi mô của chúng ta, không đảm bảo mức độ tự do cần thiết, không tạo ra được các điều kiện công bằng cho cạnh tranh và không tăng cường quyền sở hữu tài sản, chúng ta sẽ không thể hoàn thành các mục tiêu kinh tế đã đề ra đúng thời hạn." "Chúng ta đã bắt đầu những bước vững chắc để thay đổi cơ cấu nền kinh tế và, như chúng ta đã quyết tâm, sẽ mang lại cho nó một chất lượng mang tính đổi mới." "Nước Nga phải nhận ra toàn bộ tiềm năng của mình trong các lĩnh vực công nghệ cao như kỹ thuật năng lượng hiện đại, vận tải và thông tin, vũ trụ và chế tạo máy bay. Đất nước chúng ta phải là một nhà xuất khẩu lớn về các dịch vụ tri thức." "Sự bảo vệ chắc chắn các quyền sở hữu trí tuệ là một điều kiện quan trọng cho sự phát triển công nghệ mới. Chúng ta phải đảm bảo bản quyền bên trong nước mình - đây cũng là trách nhiệm của chúng ta với các đối tác nước ngoài. Và chúng ta cũng phải đảm bảo sự bảo vệ lớn hơn cho các bản quyền của người Nga ở nước ngoài." "Chúng ta cũng phải tiếp tục quá trình ủy thác quyền lực. Đặc biệt, các vùng phải có quyền của mình bên trong những nguồn vốn đầu tư lấy từ ngân sách quốc gia, đó là những cách thức đang được sử dụng hiện nay để cung cấp tài chính cho các cơ cấu quyền lực địa phương. Đã đến lúc tách việc giám sát quá trình xây dựng các trường học, nhà tắm công cộng và các hệ thống thoát nước khỏi Moskva." "Mọi người biết rằng dân số nước ta đang giảm bớt với mức trung bình 700.000 người mỗi năm. Chúng ta đã nhiều lần đề cập tới vấn đề này nhưng đa số đều chưa làm gì nhiều để giải quyết nó. Giải quyết vấn đề này đỏi hỏi chúng ta phải tiến hành các bước sau. Đầu tiên, chúng ta cần hạ thấp tỉ lệ tử vong. Thứ hai, chúng ta cần một chính sách nhập cư hữu hiệu. Và thứ ba, chúng ta cần phải tăng mức sinh." "Chúng ta đang nói về việc ngăn chặn nhập khẩu và sản xuất rượu lậu. Dự án Chăm sóc sức khỏe quốc gia tập trung vào việc bảo vệ, ngăn chặn và điều trị bệnh tim mạch và các loại bệnh khác gây nên tỷ lệ tử vong cao trong dân số nước ta. Về chính sách nhập cư, sự ưu tiên của chúng ta là thu hút những người yêu nước từ bên ngoài. Theo phương hướng này, chúng ta cần khuyến khích những người có trình độ tay nghề nhập cư vào trong nước, khuyến khích những người có giáo dục cao đến với nước Nga. Những người đến với chúng ta phải tôn trọng văn hóa và các truyền thống của nước Nga. Nhưng không một số lượng nhập cư nào có thể giải quyết được các vấn đề nhân khẩu nếu chúng ta không đưa ra các điều kiện và biện pháp khuyến khích tỷ lệ sinh sản ở đây trong chính đất nước chúng ta. Chúng ta không thể giải quyết được vấn đề này trừ khi đưa ra được những chương trình hỗ trợ hiệu quả cho các bà mẹ, trẻ em và các gia đình. Thậm chí một sự tăng trưởng nhỏ trong tỷ lệ sinh và sự giảm sút nhỏ trong tỷ lệ tử ở trẻ em như chúng ta mới chứng kiến gần đây cũng không mang lại nhiều kết quả bằng sự cải thiện tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Sự cải thiện là tốt nhưng vẫn còn chưa đủ. Công việc chúng ta đã tiến hành với các dự án về những vấn đề đó trong những năm vừa qua đã thiết lập được một nền tảng tốt, gồm cả việc giải quyết vấn đề nhân khẩu, nhưng nó vẫn chưa đủ, và bạn biết lý do tại sao. Tình hình trong lĩnh vực này vẫn còn đáng lo ngại." Putin cũng đã đề xuất một chương trình lớn nhằm khuyến khích sinh sản, gồm khoản trợ cấp 250.000 rúp cho người sinh con thứ hai. "Mối đe dọa khủng bố vẫn còn rất hiện thực. Các cuộc xung đột địa phương vẫn là môi trường tốt nuôi dưỡng khủng bố, một nguồn cung cấp vũ khí và chiến trường để chúng thử nghiệm khả năng của mình. Các cuộc xung đột đó thường phát sinh trên cơ sở dân tộc, thường là những cuộc xung đột giữa các tôn giáo, do những kẻ cực đoan xúi giục và lôi kéo. Tôi biết rằng có có những người bên ngoài kia muốn thấy nước Nga sa lầy trong các vấn đề đó, không thể giải quyết được những vấn đề của riêng mình và phát triển." "Tôi nhấn mạnh rằng chúng ta ủng hộ tuyệt đối sự phát triển vững mạnh của chế độ không vũ khí hủy diệt hàng loạt, không có bất kỳ một ngoại lệ nào, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế." "Vẫn không có sự bảo đảm rõ ràng rằng các loại vũ khí, gồm cả vũ khí hạt nhân, sẽ không được triển khai trên không gian. Có một mối đe dọa tiềm tàng về sự thành lập và phát triển các vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ. Hơn nữa, các phương tiện truyền thông đại chúng và giới chuyên gia đã bàn luận về các kế hoạch sử dụng các tên lửa hạt nhân xuyên lục địa để mang các đầu đạn thông thường. Việc phóng các loại tên lửa đó có thể gây ra sự phản ứng không thích hợp từ phía một trong các cường quốc hạt nhân, có thể gây ra sự phản công tổng lực sử dụng các lực lượng hạt nhân chiến lược." Khi so sánh chi tiêu quốc phòng của Nga theo tỷ lệ GDP với chi tiêu của Pháp và Anh, Putin đề cập tới Hoa Kỳ: "Ngân sách quốc phòng của họ theo các con số tuyệt đối lớn gấp 25 lần nước Nga. Đây là điều trong phòng thủ được gọi là 'ngôi nhà của họ — pháo đài của họ'. Và đó là điều tốt cho họ, Tôi nói. Được đấy! Nhưng điều đó có nghĩa rằng chúng tôi cũng cần xây dựng ngôi nhà của riêng mình, biến nó trở thành mạnh mẽ và được bảo vệ. Sau mọi điều, chúng tôi thấy cái đang xảy ra trên thế giới hiện này. Con sói biết cần phải ăn thịt ai, như tục ngữ đã nói. Nó biết phải ăn thịt ai và có lẽ cũng không muốn nghe lời bất kỳ ai." "Khi cần thiết phải phản công một cuộc tấn công trên diện rộng của khủng bố quốc tế tại Bắc Caucasus năm 1999, những vấn đề trong các lực lượng vũ trang trở thành nỗi đau đớn hiển nhiên. {...} Các lực lượng vũ trang của chúng ta có tới 1.400.000 người nhưng không có đủ người để chiến đấu. Đó là việc tại sao những chú bé chưa từng nhìn thấy chiến tranh bị gửi ra chiến trường. Tôi sẽ không bao giờ quên điều này. {...} Tình hình này trong các lực lượng vũ trang hiện đã thay đổi nhiều. Chúng ta đã tạo ra một cơ cấu mới cho các lực lượng vụ trang và các đơn vị hiện đang được trang bị các loại vũ khí, thiết bị mới, hiện đại và đây sẽ là cơ sở căn bản cho nền quốc phòng của chúng ta tới năm 2020." "Nước Nga hiện đại cần có một quân đội có mọi khả năng tiến đương đầu thích đáng với mọi mối đe dọa mới mà chúng ta phải đối mặt. Chúng ta cần có các lực lượng vũ trang có khả năng chiến đấu đồng thời trên cả mặt trận quốc tế, khu vực và - nếu cần thiết - trong nhiều cuộc xung đột địa phương. Chúng ta cần các lực lượng vũ trang đảm bảo được sự an minh, sự toàn vẹn lãnh thổ cho nước Nga trong bất kỳ hoàn cảnh nào." "Tới năm 2008, các binh lính chuyên nghiệp sẽ chiếm hai phần ba lực lượng vũ trang. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm thời gian nghĩa vụ quân sự xuống còn một năm." "Các lực lượng vũ trang đóng quân tại Chechnya đều là những người lính chuyên nghiệp. Bởi vì bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, quân đội của Bộ nội vụ tại Chechnya sẽ cũng gồm toàn bộ lính chuyên nghiệp. Nói cách khách, chúng ta sẽ không sử dụng các binh lính nghĩa vụ trong mọi chiến dịch chống khủng bố nữa." "Một lượng lớn thanh niên ở tuổi nghĩa vụ quân sự hiện nay bị các bệnh kinh niên và có vấn đề với rượu, thuốc lá và thỉnh thoảng là cả ma tuý. Tôi nghĩ rằng trong các trường học của chúng ta, chúng ta cần không chỉ giáo dục mà còn phải lo lắng đến thể chất cũng như phát triển tinh thần yêu nước của họ. Chúng ta cần tái lập hệ thống huấn luyện tiền quân sự và giúp phát triển các môn thể thao quân sự." Trả lời phỏng vấn CNN, Putin cho biết ông chống lại các giá trị phương Tây nhằm bảo vệ nhân dân Nga. Ông nói: "Có một ý thức hệ nhất định từng thống trị ở Liên Xô cũ, và bất kể chúng ta cảm thấy thế nào về nó, thì nó vẫn dựa trên một số giá trị rõ ràng, gần như mang tính tôn giáo. Quy tắc đạo đức của Người xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, nếu bạn đọc nó, chỉ là một bản sao lấy cảm hứng từ Kinh Thánh: ngươi không được giết người, chớ trộm cắp, chớ thèm muốn vợ người hàng xóm. Quy tắc đạo đức của Người xây dựng Chủ nghĩa cộng sản cũng có những điều răn đó, chỉ có điều chúng được viết bằng một ngôn ngữ đơn giản, ngắn gọn. Tôi muốn nhắc lại đôi điều mà tôi đã phát biểu trong Diễn văn đọc tại Quốc hội Liên bang: Vâng, đây là một cách tiếp cận bảo thủ, nhưng tôi muốn nhắc bạn về những phát ngôn của nhà triết học Nga Berdyaev rằng: chủ nghĩa bảo thủ không cản trở sự chuyển động về phía trước và tiến lên trên mà nó giúp ngăn chặn sự chuyển động thụt lùi và đi xuống. Theo tôi, đó là một công thức rất tốt, và nó là công thức mà tôi đề xuất. Chẳng có gì bất thường với chúng tôi ở đây. Nga là đất nước có một nền văn hóa cổ đại rất sâu sắc, và nếu chúng tôi muốn trở nên mạnh mẽ và phát triển một cách tự tin, chúng tôi phải dựa vào nền văn hóa và những truyền thống này, chứ không chỉ tập trung vào tương lai." === Chính sách đối ngoại === Sau khi nói rằng Hoa Kỳ không nên là nước đầu tiên tiến vào Iraq: "Nhưng nếu Hoa Kỳ đã rút quân và để mặc Iraq mà không thành lập nên những nền tảng cho một quốc gia thống nhất có chủ quyền, thì đó rõ ràng là một sai lầm thứ hai." Từ 2006 bài phát biểu trước Quốc hội Liên bang: "Chính sách đối ngoại hiện đại của nước Nga dựa trên những nguyên tắc thực dụng, có thể dự đoán và tôn trọng luật pháp quốc tế." "Tôi muốn nhấn mạnh rằng ở thời điểm toàn cầu hóa hiện nay khi một cấu trúc quốc tế mới đang trong quá trình hình thành, vai trò của Tổ chức Liên hiệp quốc đã có một vị thế quan trọng mới. Đây là diễn đàn mang tính đại diện và quốc tế cao nhất và nó vẫn là xương sống của trật tự quốc tế hiện đại. Rõ ràng rằng những nền tảng của tổ chức quốc tế này đã được đặt ra ở một giai đoạn hoàn toàn khác biệt và vì thế sự cải cách Liên hiệp quốc là điều cần thiết không thể tranh cãi. Nước Nga, vốn đóng vai trò quan trọng trong công việc này, coi hai nguyên tắc sau là điều quan trọng. Thứ nhất, cải cách phải khiến Liên hiệp quốc hoạt động hiệu quả hơn. Thứ hai, cải cách phải được đa số các nước thành viên của nó ủng hộ. Nếu không có sự đòng thuận trong Liên hiệp quốc, sẽ rất khó để đảm bảo sự cân đối trên thế giới." Từ Cuộc gặp gỡ với các Cơ quan thông tấn các nước thành viên G8: [Về vai trò của Liên hiệp quốc] "Sự thực rằng các vấn đề hiện nay đang được thảo luận cởi mở bên trong Liên hiệp quốc và rằng Liên hiệp quốc vẫn là một nền tảng để giải quyết các vấn đề quốc tế chứ không phải phục vụ cho lợi ích chính sách đối ngoại của bất kỳ một quốc gia nào biến nó không những mang tính quốc tế lớn hơn mà còn là rất cần thiết cho việc đưa ra những quyết định có thể chấp nhận được cho vũ đài quốc tế hiện nay. Chúng ta không có bất kỳ một tổ chức quốc tế nào tương tự như vậy." [Về vấn đề Iran] "Đầu tiên chúng ta phải phát triển những phương cách tiếp cận chung với các đối tác của chúng ta, những cách tiếp cận có thể chấp nhận được với các đối tác Iran của chúng ta và sẽ không làm hạn chế khả năng sử dụng công nghệ hiện đại của họ. Chùng lúc ấy, những cách tiếp cận đó phải hoàn toàn thỏa mãn những lo ngại của cộng đồng quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và các công nghệ hạt nhân bị coi là gây nguy hại đến nền hòa bình quốc tế. Hình thức của những quyết định đó sẽ trở nên rõ ràng sau những cuộc thỏa thuận với các đối tác châu Âu và Hoa Kỳ của chúng ta. Trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta đều hoan nghênh thực tế là Hoa Kỳ đã quyết định tham gia quá trình đàm phán. Tôi coi đó là một bước đi rất quan trọng của chính quyền Mỹ. Và điều này cho phép toàn bộ quá trình được diễn ra với một tính chất hoàn toàn mới. Trong cuộc thảo luận mới đây của tôi với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi đã đồng ý rằng nước Nga sẽ tham gia vào quá trình đó. Tất nhiên chúng ta cũng sẽ tham gia vào quá trình đó. Lập trường chính của chúng ta rất cụ thể. Chúng ta phản đối sử dụng vũ lực trong mọi hoàn cảnh. Đó là điều rõ ràng. Chúng ta cũng cho rằng bây giờ là quá sớm để nói về những biện pháp trừng phạt. Chúng ta phải tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết và sâu sắc với các nhà lãnh đạo Iran. Chỉ sau khi đã hành động như vậy thì mới có thể nói được về những viễn cảnh phát triển của quá trình. Nhưng trong bất kỳ một trường hợp nào, nước Nga sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình này." [Về vụ tranh chấp khí đốt với Ukraina] "Nước Nga đã cung cấp năng lượng cho châu Âu trong 40 năm qua. Chưa từng có một ngày hay một giờ nào sự cung cấp đó bị ngừng trệ. Và vào đầu năm nay nước Nga đã cung cấp toàn bộ, tôi muốn nhấn mạnh điều này, toàn bộ số lượng cung cấp cho các đối tác phương Tây và các khách hàng châu Âu. Để hiểu tại sao Ukraine, một nước trung gian, lại hút trái phép một khối lượng lớn các nguồn tài nguyên của châu Âu, bạn không nên hỏi chúng tôi: bạn phải hỏi Ukraina." [Về chủ nghĩa ly khai] "Nước Nga không bao giờ quan tâm tới vấn đề tham gia vào bất kỳ một tổ chức khủng bố nào bên ngoài lãnh thổ của nó. Và chúng tôi không có kế hoạch làm như vậy. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải phát triển những cách quảnh lý thống nhất, những tiêu chuẩn và những cách thức tiếp cận các sự kiện diễn ra đồng thời trên các vùng khác nhau của thế giới. Nếu không tình trạng hỗn loạn sẽ xảy ra. {...} Tôi rất lo lắng về điều này. Và tôi muốn sự lo lắng của nước Nga được truyền đi và chia sẻ. Chúng ta phải hiểu rằng đây không phải là những cuộc ganh đua thể thao theo đó một người nào đó sẽ chiến thắng một thứ gì đó trước người kia." === Những thành tựu === Nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã khôi phục lại được vị thế cường quốc. Nền kinh tế Nga vượt qua khủng hoảng và trở thành nước có tổng sản phẩm quốc dân đứng thứ 5 thế giới (theo sức mua tương đương) Khôi phục lại niềm tin của người Nga vào đất nước. Vượt qua khủng hoảng do các thắng lợi của các cuộc Cách mạng tại các nước láng giềng như Ukraine và Gruzia cũng như duy trì được các tổ chức CIS, CSTO và tham gia lập 1 tổ chức mới là SCO (Tổ chức hợp tác Thượng Hải). Khôi phục lại phần nào thế lực tại những vị trí đã mất ở những khu vực ảnh hưởng truyền thống như Việt Nam, Trung Đông, Ấn Độ, Trung Quốc) và phát triển mối quan hệ với những đối tác mới (các nước châu Mỹ La tinh). Tái sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga sau cuộc trưng cầu dân ý địa phương năm 2014. === Và những hạn chế === Kinh tế Nga không đủ quy mô để trở thành một nền kinh tế có ảnh hưởng mạnh. Nga không có khả năng trở thành một đối tác hàng đầu đối với những nước thân cận như Trung Quốc và Ấn Độ. Nga cũng không phải là đối tác hàng đầu đối với bất cứ một nền kinh tế chủ chốt nào trên thế giới, thậm chí cả các nước thuộc CIS. Không có khả năng gây ảnh hưởng lớn trên thế giới về lối sống, văn hóa và nghệ thuật. Những lãnh thổ mà phần lớn người dân nói tiếng Nga đang nhỏ lại và vị thế của văn hóa và nghệ thuật Nga ở ngoài nước Nga bị sụt giảm. Không tạo dựng được một chính sách hiệu quả trong quan hệ với cộng đồng người Nga ở nước ngoài như cách mà Trung Quốc tạo ra với cộng đồng Hoa kiều cũng như mất ảnh hưởng lên 2 nước láng giềng là Gruzia và Ukraina. Thất bại trên thị trường hợp tác kỹ thuật quân sự với một số khách hàng. Một số khách hàng mua các loại vũ khí của Nga đã từ chối các hợp đồng mua bán và đưa ra lý do trì hoãn. === Xem thêm === Những bài phát biểu của Tổng thống trên website chính thức. == Những lời đồn đại liên quan tới Putin == === Tài sản === Các trang tin phương Tây như theguardian và thesundaytimes của Anh nói rằng Tổng thống Vladimir Putin bị cho là cầm đầu một băng đảng, mà tài sản tổng cộng khoảng 130 tỷ dollars.. Theo một phim tài liệu đài truyền hình ARD Đức, người ta phỏng đoán là của cải của ông mà được đứng tên bởi các tay chân thân cận khoảng 40 tỷ dollars, trong đó có một lâu đài bên sườn núi, cạnh một hồ, có đường xe thông qua núi chạy lên đó, tổng cộng cả khu vực tốn khoảng 1 tỷ dollars. === Truyền thông === Chương trình truyền hình hàng tuần Kukly sử dụng búp bê thay thế cho các nhân vật chính trị lớn nhất ở Nga, gồm cả một búp bê tổng thống, để châm biếm các sự kiện đang xảy ra. Chương trình này được phát sóng trên kênh NTV từ 1994 đến 2002. Sự thành công của Kukly nhờ phần lớn vào nhà viết kịch bản Victor Shenderovich. Những chuyện đồn đại ngắn về đời sống và công việc hàng ngày của Vladimir Vladimirovich Vladimir Vladimirovich™ và liên tục được xuất bản bởi nhà báo Maxim Kononenko, thường được gọi với biệt hiệu "Mr. Parker". Trong những bài viết đó, thường ám chỉ tới các sự kiện đang xảy ra, Nghị viện được thể hiện như gồm những người máy, một Phó giám đốc Nhân sự vừa là người chế tạo vừa là người lập trình cho chúng; Vladimir Vladimirovich rất thích sưu tập những đồ liên quan tới các sự kiện lịch sử trọng đại hay con người, vân vân. Một bộ sưu tập các câu chuyện như vậy, được bình luận đủ, được xuất bản dưới dạng một cuốn sách tháng 8 năm 2005. Có cả bản Tiếng Đức và Tiếng Anh của những chuyện đó. Kononenko đã viết rằng một số câu chuyện đề cập tới Putin. Phiên bản truyền hình của serie Vladimir Vladimirovich™ đã được trình chiếu trên một chương trình phân tích hàng tuần "Realnaya politika" với Gleb Pavlovsky, được phát sóng trên kênh NTV (dù những người máy không được chiếu). Quan điểm của Andrey Dorofeev về Putin so sánh Putin (một cựu nhân viên KGB) với Dzerzhinsky, người sáng lập KGB. Trong Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, Putin được thể hiện là người kế tục Yeltsin, quyết tâm thực hiện một cách tiếp cận chính trị tốt hơn (để so sánh xem bức tranh này của Belousov). Ngày 28 tháng 6 năm 2005, Putin được đưa lên trang đầu các báo sau một vụ rắc rối bất ngờ liên quan tới tờ New England Patriots Super Bowl XXXIX nhẫn vô địch. Ba ngày trước đó Putin đã gặp gỡ các nhà doanh nghiệp Hoa Kỳ, gồm cả người sở hữu tờ Patriots là Robert Kraft. Gần cuối cuộc gặp Kraft đã giới thiệu chiếc nhẫn gắn 124 viên kim cương với Putin, và vị tổng thống rõ ràng đã rất ấn tượng. Khi ấy Kraft trao chiếc nhẫn để Putin thử đeo, bỏ nó vào túi và nhanh chóng đi ra. Sự kiện này đã gây ra một vụ xôn xao ngắn khi tờ New York Sun và các cơ quan thông tin khác cho rằng Kraft không có ý định cho đi một cái nhẫn rất giá trị như vậy. Kraft, người vốn có tổ tiên Nga, sau này đã nói với tờ Associated Press rằng ông đã trao chiếc nhẫn cho Putin làm quà và muốn biểu hiện sự kính trọng của mình. Trong phim hoạt hình hài kịch South Park phần Free Willzyx, Putin được thể hiện là một tổng thống rất cần tiền cho nền kinh tế Nga. Ông cũng được thể hiện rất bị kích động khi được yêu cầu chuyển một con cá voi tới Mặt Trăng với giá 20 triệu dollar bởi vì số tiền này sẽ cứu vãn nước Nga. Một số nguồn tin trong ngành sân khấu cho rằng Putin trông giống với nhân vật Dobby trong bộ phim Harry Potter và Căn phòng bí mật. === Phát biểu === 28 tháng 6 năm 2006 Putin, trong khi đi qua một đám nhỏ du khách trong sân điện Kremlin, đã "hôn vào bụng" một chú bé sáu tuổi. Khi nói chuyện vài giây với cậu, ông đã kéo mạnh áo cậu trước khi lật lên để hôn vào cái bụng trần. Sự kiện này khiến một số người ngạc nhiên. Dù, vị Tổng thống Nga đã phải nói, "Cậu bé thật dễ thương. Thật vậy, tôi thấy một tình cảm thúc đẩy mình phải âu yếm cậu như một chú mèo nhỏ và điều đó đã dẫn tới hành động của tôi. Thực sự, không hề có điều gì đằng sau nó." Trong một bản dịch được xuất bản ngày 12 tháng 7 năm 2006, Putin được báo cáo là đã trả lời câu chỉ trích chính trị của Phó tổng thống Hoa Kỳ Dick Cheney nói, "Tôi nghĩ những lời phát biểu kiểu này của Phó tổng thống của các bạn cũng cùng loại với những phát đạn bắn trượt khi đi săn." Sau này Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã lưu ý rằng lời bình luận "khá thông minh, thật vậy, khá hài hước." Trong cuộc Họp thượng đỉnh G8 lần thứ 32 tháng 7 năm 2006, Putin được trích dẫn đã nói, "Tôi xin nói với các ngài một cách thành thật, chúng ta chắc chắn là không muốn có cùng kiểu dân chủ như họ có ở Iraq." đối lại những lời buộc tội của Bush về sự giảm sút dân chủ ở Nga. Cũng trong cuộc họp thượng đỉnh G8 lần thứ 32, sau khi các nhà báo chỉ trích thành tích Nhân quyền của chính phủ Nga, Putin được trích dẫn đã nói rằng, "Cũng có nhiều câu hỏi khác, những câu hỏi chúng ta cần nói về cuộc chiến chống tham nhũng. Chúng tôi muốn nghe kinh nghiệm của các bạn, gồm cả cách nó đã được áp dụng thế nào với Lord Levy." Lord Levy, một thành viên của Hạ viện Anh, đã bị bắt (và được bảo lãnh tại ngoại) tuần trước vì liên quan tới vụ "Đổi tiền lấy chức tước" (Cash for Peerages). Cảnh sát điều tra vụ cung cấp các khoản tài chính cho các đảng chính trị Anh nhằm đổi lấy chức tước quý tộc. "Tôi vốn không phải là một đảng viên theo sự cần thiết. Tôi cũng không thể nói rằng mình là người cộng sản hoàn toàn lý tưởng, nhưng dù sao chăng nữa tôi vẫn trân trọng. Không như nhiều người khác, tôi đã chỉ là một thành viên bình thường trong đảng, và cũng không như nhiều người khác, tôi không vứt bỏ thẻ đảng của mình, không đem đốt nó đi. Bây giờ tôi không muốn phán xét bất cứ ai…Nhưng Đảng Cộng sản Liên Xô đã tan rã, còn tấm thẻ đảng của tôi vẫn nằm ở đâu đó chứ không mất", "Tôi rất thích và cho đến nay vẫn thích tư tưởng cộng sản, tư tưởng xã hội chủ nghĩa" — ông Putin cho biết tại Diễn đàn liên khu vực của Mặt trận Nhân dân toàn Nga (ONF) tháng 01/2016. Nhưng ông cho là các hứa hẹn của chủ nghĩa cộng sản về một xã hội công bằng và đúng đắn “rất giống như trong Kinh Thánh”, nhưng thực tế lại khác. “Đất nước chúng ta không giống như Thành phố Mặt trời” như những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng mường tượng nên, ông nói. == Xếp hạng == Nhân vật của năm do tạp chí Time bình chọn năm 2007 Nhân vật có ảnh hưởng thứ nhì năm 2008 do tạp chí Time bình chọn Liên tiếp 3 năm (2009, 2010 và 2011) nằm trong danh sách 10 người quyền lực nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Năm 2013, Putin được bầu vào vị trí số một trong Danh sách những người quyền lực nhất thế giới của Forbes. == Xem thêm == Danh sách các lãnh đạo quốc gia Chủ nghĩa Putin == Tham khảo và ghi chú == == Liên kết ngoài và tham khảo == Tiếng Việt Ông Putin bị mất ánh hào quang « bất khả xâm phạm » như thế nào ? Putin người lãnh đạo tuyệt vời Nga Tiếng Nga và tiếng Anh The official site of the President of the Russian Federation The Accidental Autocrat, in The Atlantic Monthly, March 2005 (may require subscription) Russia's Foreign Policy in a resurgent mode: An Analysis [1] Transcript of the Interactive Webcast with the President, held on ngày 7 tháng 7 năm 2006 (BBC version). BBC – Vladimir Putin: Spy turned politician Putin and his judo activities Vladimir.Vladimirovich.ru political satire site noputin.com Vladimir Putin Fan Club Anatol Lieven (ngày 11 tháng 5 năm 2006). “Putin versus Cheney”. International Herald Tribune.
phiêng kôn.txt
Phiêng Kôn là một xã thuộc huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, Việt Nam. Xã có diện tích 41,95 km², dân số năm 1999 là 1.433 người, mật độ dân số đạt 34 người/km². == Chú thích == == Tham khảo ==
khỉ rú.txt
Alouatta là một chi động vật có vú trong họ Atelidae, bộ Linh trưởng. Chi này được Lacépède miêu tả năm 1799. Loài điển hình của chi này là Simia belzebul Linnaeus, 1766. == Các loài == Chi này gồm các loài: Alouatta arctoidea Alouatta belzebul Alouatta caraya Alouatta coibensis Alouatta discolor Alouatta guariba Alouatta juara Alouatta macconnelli Alouatta nigerrima Alouatta palliata Alouatta pigra Alouatta puruensis Alouatta sara Alouatta seniculus Alouatta ululata == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Phương tiện liên quan tới Alouatta tại Wikimedia Commons
phiên âm bạch thoại.txt
Phiên âm Bạch thoại hay Bạch thoại tự (Pe̍h-ōe-jī, viết tắt là POJ, có nghĩa là văn bản tiếng địa phương, còn được gọi là Church Romanization) là một hệ thống chữ viết dùng để chú âm các biến thể của tiếng Mân Nam, một dạng của tiếng Hoa hay phương ngữ Trung Quốc, đặc biệt là tiếng Đài Loan và phương ngữ Hạ Môn. == Tên gọi == == Tham khảo ==
opan.txt
Opan được biết đến từ rất lâu và ngày xưa chúng chủ yếu được sử dụng làm vật liệu trang trí trong các đền đài và cung điện, bên cạnh đó một khối lượng lớn được sử dụng làm đồ trang sức. Ngày nay opan được xem như một món đồ trang sức có giá trị cao, nhiều khi quý hơn cả kim cương và hồng ngọc. Opan là biểu tượng của chòm sao Thiên Bình (Libra) trong cung hoàng đạo == Thành phần hoá học == Với công thức hoá học SiO2.nH2O, opan có thành phần hoá học không cố định. Nó chứa nước từ 1% tới 5% và nhiều khi tới 34%. Loại opan quý thường chứa khoảng 6-10% nước. Nước trong opan rất dễ mất khi ta nung nóng khi đó kèm với quá trình mất nước viên đá sẽ bị nứt vỡ, làm mất màu và làm giảm độ tinh khiết. == Cấu trúc tinh thể == Thường thấy dạng khối đặc xít giống thủy tinh, bề ngoài như thạch nhũ. Nó là thành phần chính của một vài cơ thể như xác diatomit, gai của hải miên, bộ xương của trùng tia, các giống này ăn các dung dịch keo silit. Nhờ có bộ xương silit các sinh vật đó được bảo tồn thành hoá thạch rất nhiều, ngay trong các lớp trầm tích thời cổ nhất. Thường tạo thành các mạch nhỏ nhiều khi tới 10 cm hoặc hơn dạng viên nhỏ bên trong các lỗ trống hoặc khe nứt trong các đá giàu silica. Cũng thường gặp opan ở dạng giả hình của các khoáng vật khác. Dưới kính hiển vi điện tử, cấu trúc của opan bao gồm các vi tinh SiO2 ở dạng hình cầu nằm chồng khít lên nhau và sắp xếp theo từng lớp. Sự giao thoa và nhiễu xạ của ánh sáng trên bề mặt các lớp vi cầu này đã làm cho opal có hiện tượng lưỡng sắc opan. Phụ thuộc vào kích thước của các vi cầu mà chúng sẽ cho các màu khác nhau. == Tính chất vật lý == Độ cứng: 5 - 5,5 Tỷ trọng: 1,9 - 2,5. Loại opan quý thường có tỷ trọng trong khoảng 2,1 - 2,2 (tỷ trọng của opan thay đổi tuỳ thuộc vào lượng nước trong thành phần). Cát khai: Không Vết vỡ: Vỏ sò == Tính chất quang học == Chiết suất: 1,4 - 1,46 Lưỡng chiết: Không Tính đa sắc: Không Độ tán sắc: Không Phổ hấp thụ: Không đặc trưng Màu sắc: Opan là á khoáng vật có màu tự sắc, bình thường chúng không màu nhưng do lẫn các tạp chất mang màu, nhất là Fe và một số tạp chất mang màu khác nên chúng có các màu khác nhau vàng, nâu, đỏ, lục và đen. Opan quý thường có màu sặc sỡ như cầu vồng. Ánh: Thủy tinh tới bán thủy tinh. Loại opan thường thông thường có ánh nhựa. == Nguồn gốc và phân bố == Opan nhiều khi đọng trong các suối nhiệt dịch và suối phun ở các khu vực núi lửa (tup silit, greyserit...), đôi khi thành những thạch nhũ trắng, trong suốt, có quang thái ngọc. Opan cũng thường liên quan tới các loại đá macma phun trào như ryolit, andezit và trachit trong đó opan thường được lắng đọng trong các lỗ hổng ở nhiệt độ thấp. Ở Úc thường gặp opan liên quan tới phun trào trachit và bazan, trong cát kết silic ở đó opan được tái lắng đọng. Ở Việt Nam gặp chủ yếu là opan thường tại một số tỉnh Tây Nguyên. Chất lượng của loại opan này không thích hợp cho việc sản xuất hàng trang sức, chỉ để làm tranh đá quý. == Phân loại == Người ta phân loại opan ra làm 2 loại dựa vào đặc điểm của chúng là opan quý và opan thường. === Opan quý === Đặc trưng nổi bật của loại opan này là hiệu ứng lưỡng sắc opan (opalescence) tức là khi ta quan sát viên đá ở các hướng khác nhau sẽ thấy hiện tượng như cầu vồng xuất hiện trên bề mặt viên đá. Mãi cho tới thập niên 1960 người ta vẫn cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do sự khúc xạ ánh sáng trên các lớp bề mặt rất mỏng của viên đá. Tuy nhiên gần đây bằng việc nghiên cứu cấu trúc của opan dưới kính hiển vi điện tử ở độ phóng đại đến 20.000 lần cho thấy opan được cấu tạo bởi các hình cầu SiO2 rất nhỏ sắp xếp thành các lớp cực kỳ đều đặn. Màu của opan sẽ xuất hiện khi đường kính của các quả cầu này nhỏ hơn các bước sóng khả kiến. Điều kiện dễ nhiễu xạ có màu là khi khoảng cách giữa các lớp xấp xỉ bằng bước sóng của màu đó chia cho hệ số phản xạ của hình cầu. Hệ quả là bước sóng nhiễu xạ sẽ tỷ lệ thuận với kích thước của các hạt. Ví dụ, màu đỏ đậm tạo bởi các hạt kích thước 250 nm, các màu khác tạo ra bởi cá hạt nhỏ hơn với đường kính cỡ 140 nm. Khi khoảng cách giữa các hàng cầu quá lớn thì hiệu ứng tán sắc sẽ không còn nữa khi đó chúng trở thành loại opan thường. Nguồn gốc: Opan quý được khai thác nhiều ở Úc, tại các vùng New South Wales và Queensland, một số khác cũng được khai thác ở Brasil, Nhật Bản... Dấu hiệu nhận biết: Rất dễ nhận biết bởi hiệu ứng lưỡng sắc opan. Giả và tổng hợp: Khó có loại đá nào làm giả opan quý. Tuy vậy đôi khi cũng gặp một số loại thủy tinh được làm giả opan và khá giống với tự nhiên. Do được ưa chuộng nên opan quý thường gặp ở dạng ghép đôi (doublet) và ghép 3 (triplet). Ở dạng ghép đôi phần trên thường là một tấm mỏng opan quý còn phần dưới là opan thường hoặc onix. Ở dạng ghép 3 thì lớp trên mặt thường là thạch anh pha lê. Hiện nay opan cũng đã được tổng hợp trong công nghiệp bởi một số nhà sản xuất, tuy nhiên dấu hiệu để nhận biết opan tổng hợp cũng không khó lắm. === Opan thường === Là loại opan khá phổ biến và không có các hiệu ứng màu như ở opan quý và chúng mang một số loại tên khác nhau trên thương trường như: agat, hyalit (không màu, trong), opan mật ong khi chúng có màu vàng mật ong, opan sữa (bán trong màu trắng, ánh ngọc), chrysopa (đục, xanh táo),... Các đặc tính cơ lý và ngọc học của opan thường cũng tương tự như opan quý. == Tính chất chữa bệnh == Người Hindu cho rằng, opan có thể giúp cho trẻ em mau lớn. Các nhà thạch học trị liệu hiện đại cho rằng, opal phát triển trực giác và có ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh, tuyến yên và đầu xương, và opan điều hòa tất cả các chức năng của cơ thể và bảo vệ chống bệnh nhiễm khuẩn. Nhờ có sự phong phú về màu sắc mà từ thời cổ opan đã là biểu tượng của sự thất thường, tượng trưng cho số phận hay thay đổi, nó làm cho trực giác trở nên tinh nhạy và giúp tạo ra cảm hứng. Ở Phương Đông, nhất là Ấn Độ, opan từ lâu đã được coi là đá của tình yêu, sự tin tưởng và lòng trắc ẩn. Bằng ánh lấp lánh trên bề mặt viên đá opan soi sáng trí tuệ, xua đuổi những ý nghĩ u tối và sợ hãi. Khi nhìn vào opan những thầy pháp Ấn Độ hồi tưởng những hóa thân của mình trước kia. Opan là biểu tượng của hạnh phúc, hy vọng và tình yêu trìu mến dịu dàng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Opal Gemstones of Vietnam: a review ICA's Opal Page: International Colored Stone Association Ảnh của một viên opan quý với hiện tượng opalesence
iphone 4.txt
IPhone 4 là một phiên bản điện thoại thông minh màn hình cảm ứng phát triển bởi hãng Apple. Đây là thế hệ iPhone thứ 4, và là dòng kế tiếp của iPhone 3GS. Tại thời điểm năm 2010-2011, đây là một trong những dòng điện thoại thông minh bán chạy nhất thế giới. Dòng điện thoại này được tiếp thị đặc biệt điện thoại video (được tiếp thị bởi Apple với tên FaceTime), sử dụng các phương tiện truyền thông như sách và tạp chí, phim ảnh, âm nhạc, và các trò chơi, và cho các trang web nói chung và truy cập e-mail. Nó đã được công bố vào ngày 07 tháng 6 năm 2010, tại WWDC 2010 tổ chức tại Trung tâm Moscone, San Francisco , và được tung ra thị trường vào ngày 24 tháng 6 năm 2010, ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. IPhone 4 chạy hệ điều hành của Apple iOS, vận hành hệ thống tương tự như được sử dụng trên iPhone trước đây, iPad, và iPod Touch. Nó được điều khiển chủ yếu bằng ngón tay của người dùng trên màn hình cảm ứng đa điểm, nhờ màn hình nhạy với cử động của ngón tay. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa iPhone 4 và những phiên bản trước của nó là thiết kế mới, kết hợp một khung thép không gỉ không cách điện hoạt động như ăng-ten. Các thành phần bên trong của thiết bị nằm giữa hai tấm thủy tinh aluminosilicate hóa học tăng cường. Nó có một bộ xử lý A4 của Apple và 512 MB ​​của eDRAM, gấp đôi so với của phiên bản tiền nhiệm của nó và bốn lần so với iPhone bản gốc, màn hình 3.5 inch (89 mm) LED backlit hiển thị tinh thể lỏng với độ phân giải 960x640 (326 ppi) gọi là "Retina Display". iPhone 4 cũng là phiên bản đầu tiên có camera trước và đèn flash sau. iPhone 4 được phát hành hệ điều hành iOS 4.3.5 (GSM) và 4.2.10 (CDMA). Trong tháng 10 năm 2011, iPhone 4S được công bố giữ lại hầu hết các yếu tố tương tự, nhưng bao gồm thêm nhiều nâng cấp như bộ vi xử lý A5, Siri, iOS 5, và một camera được cải thiện (8 megapixel). == Tham khảo ==
chữ hình nêm.txt
Chữ hình nêm là một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Phụ âm (đã chuyển ngữ): b, d, g, g̃, ḫ, k, l, m, n, p, r, ř, s, š, t, z == Chú thích == == Tham khảo ==
quần đảo nansei.txt
Quần đảo Nansei (kanji:南西諸島, romajji: Nansei Shoto, phiên âm Hán-Việt: Nam Tây Chư Đảo) theo cách gọi trong tiếng Nhật hay Quần đảo Ryukyu (琉球諸島, Ryūkyū-shotō, Lưu Cầu chư đảo) theo cách gọi quốc tế phổ biến, là một chuỗi các hòn đảo ở phía tây Thái Bình Dương sát mép phía đông của Biển Hoa Đông. Quần đảo Nansei trải dài theo hướng tây nam khởi đi từ đảo Kyushu và kết thúc gần đảo quốc Đài Loan. Theo địa giới hành chính, quân đảo Nansei được chia thành Quần đảo Satsunan về phía bắc, thuộc tỉnh Kagoshima và quần đảo Ryūkyū về phía nam, thuộc tỉnh Okinawa, Nhật Bản (Yoron là đảo cực nam của quần đảo Satsunan). Quần đảo Nansei có khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông ấm áp và mùa hè nóng bức. Ở đây mưa theo mùa và lượng mưa rất cao, cũng thường bị ảnh hưởng bởi bão lớn. == Văn hóa == Trên quần đảo Nansei từng tồn tại vương quốc Ryukyu. Quần đảo này là quê hương của hệ ngôn ngữ Ryūkyū. == Tuổi thọ == Người dân Ryūkyū nổi tiếng sống lâu. Theo tổ chức Okinawa Centenarian Study, nguyên nhân của hiện tượng này là sự kết hợp của chế độ ăn, tập thể dục và lối sống. == Sinh thái == === Rừng xanh cận nhiệt đới Quần đảo Nansei === Quần đảo Nansei được công nhận bởi các nhà sinh thái là khu sinh thái rừng lá lớn cận nhiệt đới. Hệ thực vật và động vật của quần đảo có những tương đồng với Đài Loan, Philippines và Đông Nam Á, cũng là một phần của vùng sinh thái Indomalaya. === Rặng San hô === Dãi san hô ngầm của Lưu Cầu có tên trong danh sách 200 khu bảo tồn sinh thái của Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới, đang bị đe doạ bởi tiến trình trầm tích dưỡng chất nông nghiệp, cũng như đang bị tàn phá do các hoạt động ngư nghiệp. == Các đảo chính == === Quần đảo Satsunan/Bắc Ryukyu === Thuộc tỉnh Kagoshima, vùng Kyushu. Quần đảo Osumi: Tanegashima, Yakushima, Kuchinoerabushima, Mageshima Quần đảo Tokara: Kuchinoshima, Nakanoshima, Suwanosejima, Akusekijima, Tairajima, Kodakarajima, Takarajima Quần đảo Amami: Amami Ōshima, Kikaigashima, Kakeromajima, Yoroshima, Ukeshima, Tokunoshima, Okinoerabujima, Yoronjima === Quần đảo Ryukyu/Nam Ryukyu === Quần đảo Ryūkyū là bộ phận của quần đảo Nansei mà về mặt hành chính thuộc tỉnh Okinawa, vùng Ryukyu, một trong 9 vùng địa lý của Nhật Bản. Vùng Ryukyu chỉ có duy nhất một tỉnh Okinawa. Quần đảo Ryūkyū chia thành: Quần đảo Okinawa: Đảo Okinawa (còn gọi là đại lục Okinawan, Okinawa hontō), Kumejima, Iheyajima, Izenajima, Agunijima, Iejima Quần đảo Kerama: Tokashikijima, Zamamijima, Akajima, Gerumajima Quần đảo Daitō: Kita daitō, Mimami daitō, Oki daitō Quần đảo Sakishima Quần đảo Miyako: Miyakojima, Ikema, Ogami, Irabu, Shimoji, Kurima, Minna, Tarama Quần đảo Yaeyama: Iriomote-jima, Ishigaki, Taketomi, Kohama, Kuroshima, Aragusuku, Hatoma, Yubujima, Hateruma, Yonaguni Quần đảo Senkaku: Uotsurijima == Chú thích == Đối với tên các đảo kể trên, các tiếp vĩ ngữ -jima, -shima và -gashima có thể hoán đổi, bỏ bớt hoặc thêm vào. Các đảo này được liệt kê theo hướng từ bắc xuống nam. Trong danh sách trên, "Shotō" có thể thay thế bằng "Quần đảo" ngoại trừ trường hợp Ryūkyū Shotō (琉球諸島). Trong tiếng Nhật, từ này dùng để chỉ tất cả đảo thuộc tỉnh Okinawa. Ryūkyū Rettō (琉球列島) chỉ vùng lãnh thổ trước đây là vương quốc gồm các quần đảo Amami, Okinawa, Miyako và Yaeyama. == Xem thêm == Nhật Bản Hệ ngôn ngữ Nhật Bản Vương quốc Ryūkyū == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The Okinawa Centenarian Study Nansei Islands subtropical evergreen forests (World Wildlife Fund) http://www004.upp.so-net.ne.jp/teikoku-denmo/english/history/ryukyu.html A constitution for an independent Ryukyuan state
transnistria.txt
Transnistria (cũng gọi là Trans-Dniestr hay Transdniestria) là một lãnh thổ phân ly nằm phần lớn trên một dải đất giữa sông Dniester và biên giới phía đông của Moldova với Ukraina. Kể từ khi tuyên bố độc lập vào năm 1990, và đặc biệt là sau Chiến tranh Transnistria vào năm 1992, lãnh thổ này được quản lý như là Cộng hòa Pridnestrovia Moldova (PMR, cũng gọi là Pridnestrovie), một nhà nước được công nhận hạn chế, nhà nước này tuyên bố chủ quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Dniester, thành phố Bender, và các địa phương lân cận nằm ở bờ Tây. Cộng hòa Moldova không công nhận Cộng hòa Pridnestrovia Moldova và xem phần lớn lãnh thổ Transnistria là một bộ phận của Moldova với địa vị Đơn vị lãnh thổ tự trị với địa vị pháp lý đặc biệt Transnistria (Unitatea teritorială autonomă cu statut juridic special Transnistria), hay Stînga Nistrului ("Bờ Tả sông Dniester"). == Lịch sử == Sau khi Liên Xô tan rã, căng thẳng giữa Moldova và nhà nước ly khai không được công nhận leo thang thành một cuộc xung đột quân sự bắt đầu từ tháng 3 năm 1992 và chấm dứt bằng một thỏa thuận ngừng bắn vào tháng 7 năm 1992. Là một phần trong thỏa thuận, Uỷ ban Kiểm soát Liên hiệp ba bên (Nga, Moldova, Transnistria) giám sát các thỏa thuận an ninh trong khu phi quân sự, bao gồm 20 địa phương ở cả hai bên bờ sông. Mặc dù ngừng bắn, song vị thế chính trị của lãnh thổ vẫn chưa được giải quyết: Transnistria trên thực tế là một quốc gia độc lập mặc dù không được quốc tế công nhận, được tổ chức thành một cộng hòa tổng thống chế, với chính phủ, quốc hội, quân đội, cảnh sát, hệ thống bưu chính, và tiền tệ. Chính quyền Transnistria thông qua một bản hiến pháp, quốc kỳ, quốc ca và quốc huy. Tuy nhiên, sau một hiệp định vào năm 2005 giữa Moldova và Ukraina, tất cả các công ty của Transnistria muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới với Ukraina cần phải đăng ký chính quyền Moldova. Hiệp định này được thực thi sau khi Phái đoàn Hỗ trợ Biên cảnh Liên minh châu Âu tại Moldova và Ukraina (EUBAM) bắt đầu hoạt động vào năm 2005. Hầu hết người Transnistria cũng có quốc tịch Moldova, song cũng có nhiều người Transnistria có quốc tịch Nga và Ukraina. Do Nga có sự hiện diện quân sự tại Transnistria, Tòa án Nhân quyền châu Âu xem Transnistria "nằm dưới quyền lực trên thực tế hoặc ít nhất là chịu ảnh hưởng mang tính quyết định từ Nga". Transnistria là một khu vực "xung đột lạnh" hậu Xô viết, cùng với Nagorno-Karabakh, Abkhazia, và Nam Ossetia. Bốn quốc gia không được công nhận này duy trì quan hệ hữu nghị với nhau và hình thành nên Cộng đồng vì Dân chủ và Quyền của các Dân tộc. == Xem thêm == Gagauzia Moldova == Tham khảo == Wikimedia Atlas của Transnistria, có một số bản đồ liên quan đến Transnistria. Profile of Trans-Dniester, BBC News. The black hole that ate Moldova, The Economist. Transdniester Conflict Was Long In The Making, Radio Free Europe. "Moldova, Transnistria, and European Democracy Polices", Jos Boonstra, FRIDE, February 2007. All about Transnistria 1, 2, 3, 4, 5 (Viorel Dolha). Matsuzato, Kimitaka: "Canonization, Obedience, and Defiance: Strategies for Survival of the Orthodox Communities in Transnistria, Abkhazia, and South Ossetia" in the Caucasus Analytical Digest No. 20
nhạc cổ điển.txt
Bài này hàm ý nói về thể loại âm nhạc cổ điển trong văn hoá châu Âu. Về các loại nhạc cổ điển của các nền văn hoá không thuộc châu Âu xin xem bài: Danh sách các loại nhạc cổ điển ngoài châu Âu, hoặc thể loại âm nhạc giai đoạn cuối thế kỷ 18 xin xem Âm nhạc giai đoạn cổ điển, Nhạc cổ điển là dòng nhạc nghệ thuật được sản xuất, hoặc được bắt nguồn từ truyền thống tế lễ ở phương Tây bao gồm cả nhạc tôn giáo và nhạc thế tục, một khoảng thời gian rộng lớn từ khoảng thế kỷ thứ 11 đến thời điểm hiện tại. Các tiêu chuẩn chính của loại nhạc truyền thống này được hệ thống hóa giữa những năm 1550 và 1900, gọi là giai đoạn thực hành chung. Nhạc Âu Châu được phân biệt rõ ràng với nhiều loại nhạc không có nguồn gốc từ châu Âu và nhạc thị trường bởi những hệ thống ký hiệu âm nhạc của chính nó được sử dụng từ thế kỷ 16. Ký hiệu âm nhạc ở phương Tây được các nhà soạn nhạc sử dụng để quy định cho người biểu diễn về cao độ, tốc độ, phách, nhịp điệu riêng và cách thể hiện chính xác nhất của một đoạn nhạc. Thể loại nhạc này cho phép mọi người có thể biểu diễn tùy hứng và cải biên tự do, mà chúng ta thường xuyên được nghe trong những dòng nhạc nghệ thuật không bắt nguồn từ châu Âu (như trong nhạc Ấn Độ cổ điển và nhạc dân gian của Nhật Bản) và nhạc thị trường. Thuật ngữ "nhạc cổ điển" không xuất hiện cho đến đầu thế kỷ 19, khi người ta nỗ lực "phong thánh" cho khoảng thời gian vàng son của Johann Sebastian Bach và Beethoven. Tham khảo mới nhất của thuật ngữ này được ghi lại bởi Từ điển tiếng Anh Oxford là khoảng vào năm 1836. == Các giai đoạn chính của nhạc cổ điển == Các tác phẩm âm nhạc cổ điển được phân chia theo các giai đoạn chính sau: Trung cổ: thông thường được coi là giai đoạn trước 1450. Giai đoạn này đặc trưng bởi đơn âm với các ca khúc thế tục. Phục hưng: khoảng từ 1450-1600, đặc trưng bởi sử dụng nhiều sự phối dàn nhạc và nhiều loại giai điệu. Baroque: khoảng 1600-1750, đặc trưng bởi việc dùng đối âm việc phổ biến của nhạc phím và nhạc dàn. Cổ điển: khoảng 1730-1820, là một giai đoạn quan trọng đã đặt ra nhiều chuẩn biên soạn, trình bày cũng như phong cách. Lãng mạn, 1815-1910: là một giai đoạn mà âm nhạc đã vào sâu hơn đời sống văn hoá và nhiều cơ quan giảng dạy, trình diễn và bảo tồn các tác phẩm âm nhạc đã ra đời. Thế kỷ 20: thường dùng để chỉ các thể loại nhạc khác nhau theo phong cách hậu lãng mạn cho đến năm 2000, bao gồm Hậu Lãng Mạn, Hiện đại và Hậu Hiện đại. Âm nhạc đương đại: thuật ngữ thường được dùng để gọi âm nhạc tính từ đầu thế kỷ 21. Tiếp đầu ngữ tân thường được dùng để chỉ âm nhạc thế kỷ 20 hay đương đại được soạn theo phong cách của các giai đoạn trước đây, như cổ điển, lãng mạn, v.v. Ví dụ như tác phẩm Classical Symphony của Prokofiev được coi là một tác phẩm "Tân Cổ Điển". Việc chia các thời kỳ âm nhạc phương Tây ở một mức độ nào đó là không hoàn toàn chặt chẽ, các giai đoạn thể gối lên nhau. Ngoài ra mỗi giai đoạn lại có thể được chia nhỏ theo thời gian hoặc phong cách. Biểu đồ dưới đây liệt kê các nhà soạn nhạc cổ điển nổi tiếng nhất theo các thời kỳ. Xem danh sách đầy đủ hơn tại Biểu đồ niên đại các nhà soạn nhạc cổ điển. == Bản chất của nhạc cổ điển == === Đặc điểm chính === ==== Chất văn học ==== Đặc điểm nổi bật nhất của âm nhạc cổ điển là tác phẩm được ghi lại bằng ký hiệu âm nhạc. Các chất lượng bằng văn bản của âm nhạc thể hiện sự bảo tồn các tác phẩm. ==== Chất kỹ nghệ ==== Việc thực hiện tiết mục âm nhạc cổ điển đòi hỏi một mức độ đáng kể, sự hiểu biết thấu đáo các nguyên tắc âm và hài hòa, kiến thức thực hành hiệu suất, và quen thuộc với phong cách, nhà soạn nhạc là trong số các kỹ năng cần thiết nhất cho các nhạc sĩ được đào tạo. ==== Chất nghệ thuật ==== Âm nhạc là một nghệ thuật, có thể nói âm nhạc cổ điển là nghệ thuật âm nhạc phát triển sớm ở châu Âu và có sức ảnh hưởng đến nhân loại; trong âm nhạc cổ điển, các nhạc sĩ đã gửi tâm tư, ý nguyện nguyện của mình trong các giai điệu, lời ca và một phần rõ rệt nữa là đã thể hiện được ranh giới giữa các giai đoạn phát triển trong âm nhạc cổ điển nói riêng và sự liên quan với lịch sử châu Âu nói chung. ==== Tính phát triển ==== Đã quá rõ ràng để thấy được sự phát triển của âm nhạc cổ điển, đó là sự phát triển lên một cấp bậc mới qua các giai đoạn; tại thời kì chuyển giao chúng ta thấy được sự phát triển, thay thế các nhạc cụ; sự phát triển, thay thế các thể loại nhằm mục đích làm mới hơn và phù hợp với thời kì lịch sử đương thời. ==== Tính xã hội ==== Nghệ thuật do con người tạo nên, do vậy nghệ thuật cũng đáp ứng cho nhu cầu con người mà con người là nên xã hội nên nghệ thuật cũng có tính xã hội trong đó. Chúng ta đã được biết về lịch sử phát triển của châu Âu vì vậy âm nhạc cổ điển cũng dựa trên đó mà phát triển theo nên trong âm nhạc cổ điển cũng thể hiện những đặc trưng của từng mốc giai đoạn lịch sử. ==== Gốc thương mại ==== Âm nhạc cổ điển cũng đóng góp một phần không nhỏ cho ngành công nghiệp âm nhạc được thể hiện qua các hình thức giải trí. Như chúng ta đã biết việc hằng năm các ca sĩ, nghệ sĩ tung các sản phẩm của mình ra thị trường dưới các hình thức như băng đĩa nhạc, các buổi hòa nhạc góp phần không nhỏ cho vấn đề tài chính. ==== Gốc giáo dục ==== Âm nhạc cổ điển đã xuất hiện trong các ấn phẩm của ngành giáo dục, các sách báo tạp chí về âm nhạc và đồng thời cũng là những bài tập vỡ lòng khi bước chân vào thế giới âm nhạc; từ thời cổ điển cho đến thời lãng mạn đã thể hiện điều đó. === Nhạc cổ điển theo nghĩa "âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển" === Bài chính: Âm nhạc phương Tây giai đoạn Cổ điển Trong lịch sử âm nhạc, thuật ngữ nhạc cổ điển còn có một nghĩa ít khi dùng để chỉ âm nhạc thuộc giai đoạn trong lịch sử âm nhạc tính từ thời Carl Philipp Emanuel Bach cho đến Beethoven—tính ra khoảng từ 1730–1820. Khi dùng theo nghĩa này, thông thường hai chữ c và đ trong nhạc cổ điển được viết hoa để tránh nhầm lẫn. == Nhạc cụ diễn tấu == Trong nhạc cổ điển, số lượng và chủng loại nhạc cụ để diễn tấu thường có số lượng lớn và rất phong phú. Danh sách dưới đây chỉ nêu nhữnng nhạc cụ trong Dàn nhạc giao hưởng == Người diễn xuất == Nhạc trưởng Nhạc công ca sĩ == Các nhà soạn nhạc cổ điển == Đây là danh sách những nhà soạn nhạc cổ điển xếp theo giai đoạn. Không phải tất cả các nhà soạn nhạc đều có thể xếp vào một giai đoạn vì các nhạc sĩ hoạt động ở cuối một thời kì âm nhạc thì cũng hoạt động vào đầu thời kì âm nhạc tiếp theo. Danh sách các nhà soạn nhạc cổ điển == Thuật ngữ nhạc cổ điển == Về các thuật ngữ trong âm nhạc cổ điển phương Tây, xin đọc: Từ vựng âm nhạc phương Tây Thuật ngữ tiếng Ý trong âm nhạc == Xem thêm == Nhạc phim Nhạc điện tử nghệ thuật Nhạc cổ điển Ấn Độ Nhạc trò chơi điện tử == Tham khảo == Everett, Walter (1997). "Swallowed by a Song: Paul Simon's Crisis of Chromaticism", Understanding Rock: Essays in Musical Analysis. New York: Oxford University Press. ISBN 0-19-510004-2. Middleton, Richard (1990/2002). Studying Popular Music. Philadelphia: Open University Press. ISBN 0-335-15275-9. Becker, Judith (1969). "The Anatomy of a Mode", Ethnomusicology 13, no.2:267-79. == Liên kết ngoài == === Tiếng Anh === ClassicalArchives Mutopiaproject.org – bản nhạc miễn phí dùng dạng PDF và Lilypond Danh sách các bản nhạc cổ điển (tải về được) Danh sách các bản nhạc cổ điển (tải về được) === Tiếng Việt === Trang thông tin âm nhạc cổ điển – Website phổ biến kiến thức nhạc cổ điển Diễn đàn nhạc cổ điển Việt Nam – Diễn đàn nhạc cổ điển cho người Việt Nam Bài ca đi cùng năm tháng - chuyên mục nhạc cổ điển – Trang nghe nhạc cổ điển trực tuyến
cerner.txt
Cerner Corporation là một nhà cung cấp giải pháp công nghệ thông tin y tế, dịch vụ, thiết bị và phần cứng của Hoa Kỳ. Tính đến tháng 4 năm 2015, sản phẩm của họ đã được sử dụng trong khoảng 18.000 cơ sở trên khắp thế giới và công ty có khoảng 22.000 nhân viên trên toàn cầu. == Lịch sử == Cerner được thành lập vào năm 1979 bởi Neal Patterson, Paul Gorup, và Cliff Illig, là những đồng nghiệp của Arthur Andersen. Tên ban đầu của nó là PGI & Associates nhưng đã được đổi thành Cerner vào năm 1984 khi nó tung ra hệ thống đầu tiên, PathNet. Nó ra mắt công chúng vào năm 1986. Lượng khách hàng của Cerner tăng lên nhanh chóng vào cuối thập niên 1980, đạt tới 70 điểm vào năm 1987, 120 điểm vào năm 1988, 170 điểm vào năm 1989, và tới 250 điểm vào năm 1990. == Tranh cãi == Năm 2001, một bản ghi nhớ của Giám đốc điều hành Patterson và gửi tới khoảng 400 nhà quản lý đã bị rò rỉ trực tuyến. == Địa điểm == Cerner có trụ sở chính tại thành phố Kansas, Missouri. Cerner có văn phòng tại khoảng 25 quốc gia trên thế giới. == Giải thưởng == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cerner Bản mẫu:Phần mềm y tế
hoa lư.txt
Hoa Lư (chữ Hán: 華閭) là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Trung ương tập quyền ở Việt Nam và là quê hương của vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh. Kinh đô này tồn tại 42 năm (968 - 1010), gắn với sự nghiệp của ba triều đại liên tiếp là nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý với các dấu ấn lịch sử: thống nhất giang sơn, đánh Tống - dẹp Chiêm và phát tích quá trình định đô Hà Nội. Năm 1010 vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội), Hoa Lư trở thành Cố đô. Các triều vua Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau đó dù không đóng đô ở Hoa Lư nữa nhưng vẫn cho tu bổ và xây dựng thêm ở đây nhiều công trình kiến trúc như đền, lăng, đình, chùa, phủ… Kinh đô Hoa Lư xưa, nay chỉ còn là Cố đô Hoa Lư với diện tích tự nhiên 13.87 km² nằm trọn trong quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc địa bàn tỉnh Ninh Bình. == Thời kỳ tiền Hoa Lư == Kinh đô Hoa Lư xưa, tức khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 2 huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình. Đây là vùng đất phù sa cổ ven chân núi có con người cư trú từ rất sớm. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trầm tích có xương răng đười ươi và các động vật trên cạn thuộc sơ kỳ đồ đá cũ thuộc nền văn hóa Tràng An và một số hang động có di chỉ cư trú của con người thời văn hoá Hoà Bình. Sau thời kỳ văn hoá Hoà Bình, vùng đồng đất này là nơi định cư của con người thời đại đồ đá mới Việt Nam. Quần thể di sản thế giới Tràng An ở Hoa Lư còn lưu giữ nhiều di vật của người tiền sử từ 30.000 năm trước, dấu tích của các triều đại, kinh đô xưa. Cách nay từ 251 đến 200 triệu năm, Tràng An vốn là vùng biển cổ. Các hang động kasrt đặc sắc nằm ngang xuyên qua lòng các dãy núi lớn, ngập nước thường xuyên ở đây được hình thành cách đây 4.000 năm . Vùng đất này thời Hồng Bàng thuộc bộ Quân Ninh. Thời An Dương Vương, vùng này thuộc bộ lạc Câu Lậu. Từ thời thuộc Hán qua Tam Quốc đến thời Nam Bắc triều, vùng cố đô Hoa Lư thuộc huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ. Sang thời thuộc Đường, vùng này thuộc Trường châu. Trong thời nhà Ngô, vùng này là nơi cát cứ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông ly khai đã đẩy lui thành công cuộc tấn công của chính quyền trung ương Cổ Loa năm 951 do 2 anh em Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập và Nam Tấn vương Ngô Xương Văn đích thân chỉ huy. Cho tới khi nhà Ngô mất, nơi đây vẫn là vùng cát cứ bất khả xâm phạm của Đinh Bộ Lĩnh. == Hoa Lư: Kinh đô 3 triều 6 vua == === Nhà Đinh: thống nhất giang sơn === Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh và trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1000 năm Bắc thuộc. Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy Hoa Lư quê hương là kinh đô. Đặc điểm địa lý tự nhiên của kinh đô Hoa Lư được mô tả: "Hoa Lư là nơi núi non trùng điệp. Núi trong sông, sông trong núi. Căn cứ thủy bộ rất thuận tiện. Sau lưng là rừng, trước mặt là đồng bằng, xa nữa là biển cả... Nơi đây non sông tráng lệ, phong thủy hài hòa, xứng đáng chọn để dựng đô được." Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng, khi lên làm vua, Đinh Tiên Hoàng đã chọn được chỗ đất hẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó, nhưng vì thế đất hẹp lại không có lợi về đặt hiểm, nên đóng đô ở Hoa Lư. Khi kinh đô Cổ Loa nằm ở vùng đồng bằng không giữ vững được ổn định, triều đình nhà Ngô rối ren dẫn đến loạn 12 sứ quân thì căn cứ quân sự Hoa Lư ở ngoại biên châu thổ sông Hồng trở lên lợi hại hơn cả, Đinh Tiên Hoàng nhờ đó dẹp tan tình trạng cát cứ, giành lại thống nhất cho đất nước. Các vua Lê Đại Hành và Lê Long Đĩnh sau này luôn giữ vững được kinh đô trong các trận đánh dẹp các thế lực thù địch. Theo các chính sử, Đinh Tiên Hoàng Đế ở ngôi được 12 năm thì bị một giám quan là Đỗ Thích ám sát. Con trai thứ 3 còn lại mới 6 tuổi là Đinh Toàn lên ngôi, tức Đinh Đế Toàn. Lấy cớ giặc Tống xâm lược, thái hậu Dương Vân Nga và triều thần tôn thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi, lập ra nhà Tiền Lê. Đinh Toàn làm vua được 8 tháng, sau trở thành Vệ Vương có mặt trong triều đình Tiền Lê 20 năm. Năm Tân Sửu 1001, trong dịp cùng vua Lê Đại Hành đi dẹp loạn Cử Long thuộc vùng Cầm Thuỷ, Thanh Hoá, Đinh Toàn bị trúng tên, hy sinh năm 27 tuổi. Như vậy, dưới triều Đinh, kinh đô Hoa Lư gắn với những chuyển biến trọng đại của dân tộc Việt Nam: thống nhất đất nước, vua Việt Nam đã xưng đế và xây dựng được kinh đô cho riêng mình mà không dựa vào nền tảng hay hình mẫu nào của cường quyền đô hộ. Vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt thống nhất đã xây dựng kinh đô Hoa Lư dựa trên địa thế hiểm trở, tận dụng điều kiện tự nhiên với các vách núi đá vôi và hệ thống sông hồ làm thành quách. Kinh đô Hoa Lư là một "quân thành" phòng ngự vững chắc, vừa tiết kiệm sức người và của lại vừa đảm bảo đối phó tối ưu với các thế lực thù địch. === Nhà Tiền Lê: đánh Tống - dẹp Chiêm === Lê Hoàn lên ngôi trong hoàn cảnh đất nước biến loạn cả trong lẫn ngoài. Ngay từ khi ông giành quyền nhiếp chính, các đại thần thân cận của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ cùng tướng Phạm Hạp nổi dậy chống lại nhưng đều nhanh chóng bị đánh dẹp. Phò mã Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, cùng vua Chiêm Thành với hơn nghìn chiến thuyền định đến đánh kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Thấy triều đình Hoa Lư rối ren, nhà Tống bên Trung Quốc cho quân tiến vào đánh chiếm Đại Cồ Việt. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga cùng tướng Phạm Cự Lạng và các triều thần tôn Lê Hoàn lên làm vua. Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, Dương Vân Nga lại trở thành hoàng hậu của Lê Hoàn. Vua Lê Đại Hành tiếp tục cho mở mang, xây dựng thêm nhiều cung điện lộng lẫy ở Hoa Lư. Ông vẫn chọn Hoa Lư làm kinh đô do vị trí nằm ở trung tâm đất nước thời bấy giờ (giữa ngã ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ) để phục vụ mục tiêu mở mang bờ cõi xuống phương nam sau này. Khi người Việt chìm dưới ách nô dịch của phong kiến phía Bắc thì ở phía Nam, người Chiêm Thành đã sớm xây dựng được quốc gia độc lập tự chủ. Sinh sống ở các thung lũng Nam Trung Bộ hẹp và nhỏ, vương quốc Chiêm Thành có thế mạnh về hàng hải và các ngành nghề thủ công, nhưng lại thiếu những miền châu thổ rộng lớn. Bởi vậy, từ khi lập nước, Chiêm Thành liên tục tiến hành các hoạt động quân sự với Đại Cồ Việt. Năm 803, vua Chiêm sai viên tướng Senapati Par đem quân xâm phạm An Nam, vây hãm phía nam quận Cửu Chân. Năm 982, Lê Hoàn cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành bị vua Chiêm bắt giữ. Lê Hoàn tức giận, "sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được quân sĩ nhiều vô kể, cùng với trăm người kỹ nữ trong cung, lấy các đồ quý đem về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn; san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư". Các nghiên cứu thống kê cho thấy, trong vòng 26 năm trị vì, Lê Hoàn là người đặc biệt quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn ở đây trong số 10 hoạt động quân sự lớn suốt thời gian trị vì của ông, vua đích thân cầm quân đánh dẹp sự nổi dậy của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không chỉ bảo vệ vững chắc miền biên giới, mà còn trực tiếp chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm cương giới lãnh thổ của quốc gia Đại Việt sau này. Điều đó cũng lý giải vì sao Hoa Lư tiếp tục là đế đô dưới triều đại Tiền Lê. Lê Đại Hành là một vị vua mà "Sứ thần Trung Quốc phải tôn sùng, tù trưởng sơn động hết chuyện làm phản. Thành Hoa Lư phồn vinh hơn cả nhà Đinh. Còn lưu ý đến sức dân, quan tâm đến chính sự của nước, chú trọng nghề làm ruộng, nghiêm ngặt việc biên phòng, quy định pháp lệnh. Tuyển lựa quân ngũ... có thể nói là hết sức siêng năng, hết lòng lo lắng". Ông là một vị vua có tài, dẹp nội loạn, khéo bang giao, giữ thể diện cho quốc gia không bị nước lớn chèn ép. Đó là điều không phải đời vua nào của Việt Nam cũng làm được. Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông. Lê Long Đĩnh trong 4 năm cầm quyền thì 5 lần cầm quân đánh dẹp: dẹp tan tranh giành giữa các anh em trong hoàng tộc để thu phục mọi người; sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long; đánh người Man ở hai châu Đô Lương và Vị Long; đánh giặc ở Hoan châu, châu Thiên Liêu và đánh giặc ở các châu Hoan Đường và Thạch Hà. Tuy nhiên cái chết ở tuổi 24 này dẫn đến sự chấm dứt triều đại Tiền Lê, quyền lực rơi vào tay nhà Lý. === Nhà Lý: định đô Thăng Long - Hà Nội === Khác với các kinh đô chính thống khác ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư có một vai trò lịch sử đặc biệt: là nơi đánh dấu sự ra đời kinh thành Thăng Long - Hà Nội, thủ đô hiện tại của đất nước Việt Nam. Mốc son Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long mà bằng chứng là chiếu dời đô được xác định là thời điểm khai sinh lịch sử thủ đô mặc dù với việc mở rộng diện tích phần lớn các vùng đất đế đô của Việt Nam có trước Hoa Lư như Mê Linh (Hai Bà Trưng), Long Biên (nhà Tiền Lý), Cổ Loa (nhà Ngô) nay đều thuộc về Hà Nội. Hoa Lư gắn liền với sự nghiệp của 2 vua đầu triều đại nhà Lý: là nơi Lý Công Uẩn lên ngôi và là quê ngoại, nơi sinh ra Lý Thái Tông. Vua Lý Thái Tổ không tự khởi nghiệp từ Thăng Long để chọn nơi này làm kinh đô mà là người được triều đình Hoa Lư tiến cử lên ngôi thay nhà Tiền Lê. Vì thế mà hệ thống triều đình và cơ sở vật chất của kinh thành Thăng Long sau này đều thừa hưởng từ kinh đô Hoa Lư trước đó. Để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến Cố đô Hoa Lư, nhà Lý đã xây dựng nhiều công trình kiến trúc giống như ở Hoa Lư tại khu vực ở Thăng Long mà chúng vẫn tồn tại đến tận nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, phố Cầu Đông, chùa Một Cột, ngã ba Bồ Đề, cống Trẹm, tháp Báo Thiên, phố Đình Ngang, chùa Vạn Tuế... Sách Đại Nam nhất thống chí quyển XIV tỉnh Ninh Bình, mục cổ tích chép: "Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng và Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ,... nền cũ vẫn còn. Về sau Lý Thái Tổ dời đô đến Thăng Long đều dùng theo các danh hiệu ấy...". Theo các thần tích ở cố đô Hoa Lư thì Lý Thái Tổ có một hoàng hậu là con gái của Lê Đại Hành và Dương Vân Nga tên là Lê Thị Phất Ngân, chính người con gái đó đã sinh ra Lý Thái Tông vị vua thứ hai của triều lý có tuổi thơ 10 năm gắn bó với vùng đất cố đô trước khi về với Thăng Long. Lý Thái Tông sau này xây chùa Một Cột, đền Đồng Cổ, đền Phạm Cự Lượng ở Thăng Long; đào kênh Lẫm, đầm Lẫm ở Thần Phù (Hoa Lư) làm phòng tuyến đánh dẹp Chiêm Thành và nghi lễ cày ruộng tịch điền đều noi theo truyền thống từ Vua Lê Đại Hành. Các nhà nghiên cứu cho rằng Lý Thái Tổ đã nhận thấy kinh đô Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang thành nơi đô hội được, không phù hợp với vị thế mới của đất nước. Năm 1010, vị vua này đã ban Chiếu dời đô để xây dựng kinh đô tại Thăng Long. Đây là một sự kiện lịch sử rất quan trọng không chỉ riêng với Hoa Lư và Thăng Long, là mốc son đánh dấu lịch sử hình thành thủ đô Hà Nội của Việt Nam trên cơ sở, nền tảng kinh đô Hoa Lư. Như vậy kinh đô Hoa Lư tồn tại được 42 năm, trong đó 12 năm đầu là triều Đinh (968 - 980), 29 năm kế tiếp là triều Tiền Lê (980 - 1009) và năm cuối (1009 - 1010) là triều Lý. == Hoa Lư khi là cố đô == Sau khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, người con trai thứ 2 là Khai Quốc Vương mới hơn 10 tuổi được giao cai quản vùng đất này cùng sự bảo trợ của hoàng hậu Lê Thị Phất Ngân. Hoa Lư tiếp tục giữ vai trò là một căn cứ quân sự và trung tâm văn hóa của các triều đại nhà Trần, Hậu Lê, nhà Mạc, Tây Sơn. Nhà Trần sử dụng thành Nam Tràng An của cố đô Hoa Lư để làm cứ địa kháng chiến chống Nguyên Mông. Vua Trần Thái Tông tiếp tục xây dựng ở Hoa Lư hành cung Vũ Lâm, đền Trần thờ thần Quý Minh và chùa A Nậu. Cung Vũ Lâm là nơi các vua trần xuất gia tu hành. Nhà Hậu Lê, thời Lê Thánh Tông, Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng "Ngày 16, vua thân hành dẫn đại ngự giá khởi hành, trời mưa nhỏ, gió bấc. Tư thiên giám Tạ Khắc Hải tâu rằng: "Mưa là mưa nhuần quân, gió từ phương bắc là gió hòa". Cho nên khi thuyền đi vua đi, có câu thơ rằng: '"Trăm vạn quân đi đánh cõi xa, Mui thuyền mưu đội thấm quân ta". Vua liền sai Lại bộ thượng thư Nguyễn Như Đổ tế đền Đinh Tiên Hoàng, để cầu cho quân đi thắng trận. Thời nhà Mạc, quận công Bùi Thời Trung là người Hoa Lư đã cho tu bổ, xây dựng các đền thờ để nó có được kiến trúc giống hiện nay. Mùa đông năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm đi tuần thú cõi Tây, lúc quay thuyền trở về, đi tắt tới đất Tràng An thăm cảnh Hoa Lư. Nhìn bốn phía núi xanh, nước biếc, cửa khoá mấy lần, từng bước đều là thành vàng và hào nước. Non sông hùng tráng, hình thắng to lớn. Xem dấu vết của triều Đinh mà lạnh lùng xơ xác… khiến ông cảm khái làm một bài thơ để tả nỗi lòng: Quay thuyền về tới bến Trường Yên, Nhác thấy Hoa Lư cũng thuận miền. Như tấm lụa chăng, hang giội nước, Có từng núi mọc, cửa chồng then. Cố đô đã mấy hồi thay đổi, Thiên phủ còn nguyên dấu vững bền. Hưng phế xưa nay bao chuyện cũ Lòng dân đáng sợ chớ nên quên." Qua triều đại Tây Sơn, một lần nữa đất Hoa Lư trở thành cứ địa phòng ngự để đại phá quân Thanh với các địa danh phòng tuyến Tam Điệp, đồn Gián Khẩu và chùa Bái Đính. Đến triều đại nhà Nguyễn, các vua tiếp tục tôn tạo các di tích Hoa Lư và xây dựng các lăng mộ, nâng cấp lễ hội cố đô Hoa Lư. Hiện nay, cố đô Hoa Lư là một di sản văn hóa thế giới trong quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận từ năm 2014. == Kiến trúc kinh thành Hoa Lư == Kinh thành Hoa Lư gồm 2 vòng thành nằm cạnh nhau và một vùng núi kề sát. 3 vòng tạo thành hình giống số 80 hướng về phía đông. Theo cách bố trí thời Đinh Lê các nhà nghiên cứu chia làm 3 vòng thành là thành Đông, thành Tây và thành Nam. Tuy nhiên do thành Nam chỉ là vùng căn cứ quân sự hiểm trở, phòng thủ mặt sau mà nó thường được dân gian gọi riêng là thành Tràng An, 2 vòng thành kia là nơi đặt cung điện nên còn được gọi là thành Hoa Lư. Kinh đô Hoa Lư được bao bọc bởi nhiều ngọn núi, các triều vua đã dựa theo địa hình tự nhiên cho đắp 10 đoạn tường thành nối các núi đá, dựng nên thành Hoa Lư thuộc xã Trường Yên với diện tích hơn 300 ha. Phía Nam thành Hoa Lư là thành Tràng An là khu vực phòng thủ hậu cứ của kinh đô. Thành Hoa Lư có rất nhiều cổng bộ để đi vào, bên cạnh đó còn có cổng thủy do sông Sào Khê chảy xuyên qua thành. Thành Hoa Lư có hai vòng sát nhau: vòng thành ngoài gọi là thành Đông, vòng thành trong gọi là thành Tây. === Thành Đông === Thành Đông rộng khoảng 140 ha, nằm ở phía đông nên còn được gọi là thành ngoài hay thành ngoại, nay thuộc địa phận các làng cổ Yên Thành và làng cổ Yên Thượng, có 5 đoạn tường thành nối các dãy núi tạo nên vòng thành khép kín. Đoạn 1 nối núi Đầm với núi Thanh Lâu, được gọi là "tường Đông", dài 320m; Đoạn 2 từ núi Thanh Lâu đến núi Cột Cờ, dài 230m; Đoạn 3 từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ, dài 300m; Đoạn 4 từ núi Chẽ đến núi Chợ, dài 300m; Đoạn 5 từ núi Mã Yên sang một núi hang Quàn, dài 200m. Khu thành Ngoài là nơi làm việc hàng ngày của triều đình Hoa Lư. Ðây là cung điện chính mà khu vực Đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành nằm ở trung tâm. Thành Đông hiện nay còn lại rất nhiều địa danh như chợ cầu Đông, cầu Dền, sông Sào Khê, chùa Nhất Trụ, chùa Cổ Am, phủ Đông Vương, phủ Vườn Thiên, đình Yên Trạch, núi Mã Yên, núi Cột Cờ.v.v. === Thành Tây === Thành Tây có diện tích tương đương và nằm phía tây thành Đông, thuộc địa phận làng cổ Chi Phong, cũng có 5 đoạn tường thành nối liền các dãy núi: Đoạn 1 từ núi Hàm Sá đến núi Cánh Hàn, dài 100m; Đoạn 2 từ Cánh Hàn đến núi Hang Tó, dài 500m; Đoạn 3 từ núi Quèn Dót sang núi Mồng Mang, được gọi là "tường Bồ", dài 150m; Đoạn 4 từ núi Mồng Mang đến núi Cổ Giải, được gọi là "tường Bìm", dài 65m; Đoạn 5 đắp ngang thành trong. Khu thành Tây là nơi ở của gia đình vua cùng một số người hoàng tộc và quan lại cao cấp của triều đình. Ngoài vua và số quan lại được quyền cư trú trên, ở thành ngoài và thành trong còn có các doanh trại của 3.000 quân cấm vệ bảo vệ vua và triều đình; dân chúng chỉ được cơ trú ngoài thành. Hiện nay ở thành Tây còn lại các di tích như chùa Kim Ngân xưa là nơi cất vàng bạc và ngân khố quốc gia, chùa Duyên Ninh là ngôi chùa cầu duyên, đền Bim, đền Vực Vông.v.v. Việc qua lại giữa hai tòa thành rất thuận tiện. Cả hai thành đều lợi dụng được ưu thế sông Sào Khê chảy dọc thành, vừa là hào nước tự nhiên, vừa là đường thủy, phục vụ việc di chuyển ra vào thành. Một tổng thể kinh thành gồm hai tòa thành riêng biệt, rất thuận tiện cho việc bố trí từng khu triều đình, quan lại hay quân sĩ. Song việc qua lại giữa hai thành không vì vậy mà trở ngại. Thiên nhiên đã khéo bố trí một con đường kín đáo mà thuận tiện, đó là Quèn Vông, quãng tiếp giáp giữa núi Hang Sung và núi Quèn Dót. Ở mỗi tòa thành còn có một đoạn tường thành ngắn có thể chia làm hai phần, tăng thêm mức độ quanh co hiểm hóc cho công trình. Triều Đinh thành lập sau hàng ngàn năm Bắc thuộc, khi mà những mô hình thành lũy kiểu Hán ngang bằng sổ ngay, phương hướng tề chỉnh, quy cách xây dựng trở thành công thức, đã mọc lên không ít ở nhiều nơi. Nhưng thành Hoa Lư độc đáo được xây dựng lại không theo một khuôn mẫu Trung Quốc của bất cứ thời nào. Là một căn cứ quân sự, Hoa Lư đã đạt tới đỉnh cao về mức độ kiên cố, hiểm trở của một công trình phòng thủ. Có thể coi Hoa Lư là một công trình kiến trúc quân sự hiếm có trong lịch sử Việt Nam và cả trong lịch sử các nước khác đương thời. Hoa Lư là một tòa nhà điển hình cho phương pháp xây dựng lợi dụng địa thế tự nhiên. Cũng bởi lẽ đó mà thành Hoa Lư có dáng hình độc đáo, có đầy đủ tính chất kiên cố, hiểm trở của một công trình quân sự, lại thêm tính kỳ vĩ, hữu tình của một thắng cảnh. Hiện nay thành thiên tạo vẫn còn, thành nhân tạo và cung điện chỉ còn là những dấu tích đang được khai quật. Các nhà khảo cổ đào một số đoạn tường thành phát hiện ở những khu vực này có móng thành bằng cành cây với nhiều cọc đóng xuống sâu. Phía trong của tường thành xây bằng gạch, dày đến 0,45 m, cao từ 8-10 mét. Chân tường kè đá tảng, gạch bó và đóng cọc gỗ. Loại gạch phổ biến có kích thước 30 x 16 x 4 cm, trên gạch thường có in các dòng chữ "Đại Việt quốc quân thành chuyên" và "Giang Tây quân". Phía ngoài tường gạch là tường đất đắp rất dày. === Thành Nam === Thành Tràng An nằm ở phía nam kinh thành Hoa Lư nên còn được gọi là thành Nam, có diện tích lớn hơn hai thành kia nhiều, hiện thành này nằm giữa ranh giới 2 huyện Gia Viễn, Hoa Lư với thành phố Ninh Bình. Thành Tràng An với núi cao, hào sâu hiểm trở, bảo vệ mặt sau thành Hoa Lư, từ đây quân lính có thể nhanh chóng cơ động vào ra bằng đường thủy. Tràng An hiện có rất nhiều di tích mô tả cách bố trí phòng tuyến của kinh đô Hoa Lư. Tại đây các nhà khảo cổ còn khai quật được các dấu tích của người tiền sử và nhiều cổ vật từ thời Đinh, Tiền Lê và thời Trần. Vào thời Trần sau này, nơi đây tiếp tục là cứ địa chống quân Nguyên Mông. Hiện tại đây là tuyến du lịch sinh thái - lịch sử thu hút nhiều nhà nghiên cứu địa chất và lịch sử đến làm việc. == Cung điện Hoa Lư == Đại Việt sử ký toàn thư có ghi thời Lê Hoàn::"Năm Giáp Thân thứ 5 (984): dựng nhiều cung điện, làm điện Bách Bảo Thiên tức ở núi Đại Vân, cột điện dát vàng, bạc, làm nơi coi chầu; bên đông là điện Phong Lưu, bên tây là điện Tử Hoa, bên tả là điện Bồng Lai, bên hữu là điện Cực Lạc, rồi làm lầu Đại Vân, rồi lại dựng điện Trường Xuân làm nơi vua ngủ, bên cạnh điện Trường Xuân dựng điện Long Lộc lợp bằng ngói bạc". Tại khu vực đền vua Lê Đại Hành, Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần nền nền cung điện thế kỷ X. Chứng tích nền cung điện nằm sâu dưới mặt đất khoảng 3m đã được khoanh vùng phục vụ khách tham quan. Tại đây còn trưng bày các phế tích khảo cổ thu được tại Hoa Lư phân theo từng giai đoạn lịch sử: Đinh-Lê, Lý và Trần. Sau chương trình điền dã của dự án hợp tác văn hoá Việt Nam - Phần Lan tiến hành khảo sát; vết tích nền móng cung điện thế kỷ X đã được phát hiện bởi đợt khai quật của Viện Khảo cổ học. Trong số hàng trăm hiện vật cổ tìm thấy tại đây, có những viên gạch lát nền có trang trí hình hoa sen tinh xảo, đặc biệt loại lớn có kích thước 0,78m x 0,48m. Có những viên gạch còn hằn dòng chữ "Ðại Việt quốc quân thành chuyên" (gạch chuyên xây dựng thành nước Ðại Việt). Có những ngói ống có phủ riềm, nằm sâu dưới đất ruộng, khai quật lên, còn lành nguyên và cả những chì lưới, vịt... làm bằng đất nung. Kết quả đợt khai quật tại khu vực đền Lê Hoàn năm 1997 đã hé mở phần nào diện mạo của kinh đô Hoa Lư: thành quách kiên cố, nhiều kiến trúc lớn và trang trí cầu kỳ mang đậm phong cách nghệ thuật riêng thời Đinh - Lê đơn giản, khỏe khoắn. == Sông núi Hoa Lư == === Núi Mã Yên, núi Cột Cờ === Núi Mã Yên: Để lên thăm lăng mộ vua Đinh Tiên Hoàng phải bước lên 150 bậc đá của núi Mã Yên. Tên núi Mã Yên vì trông xa núi có hình yên ngựa. Tương truyền khi dựng kinh đô Đinh Bộ Lĩnh đã lấy núi này làm án. Đứng ở trên đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn cảnh kinh đô. Núi Cột Cờ: Phía đông bắc kinh thành có núi Cột Cờ là nơi treo quốc kỳ Đại Cồ Việt. Phía tây nam có núi ghềnh tháp là nơi Đinh Tiên Hoàng duyệt thủy quân, có hang Tiền, hang muối là nơi cất giữ tài sản quốc gia, động Am Tiên là hang nhốt hổ, báo để xử người có tội; xa hơn là động Thiên Tôn - tiền đồn trình báo vào kinh đô Hoa Lư. === Sông Hoàng Long === Sông Hoàng Long là con sông gắn với những truyền thuyết về Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ được rồng vàng cõng qua sông chạy thoát khỏi sự truy đuổi của người chú. Khi xây dựng kinh đô, Đinh Tiên Hoàng cũng tận dụng ưu thế tự nhiên trong vận tải mà con sông này nằm ở phía bắc kinh thành mang lại. Một nhánh của sông Hoàng Long, nằm uốn lượn trong khu vực thành ngoại Hoa Lư mà người dân địa phương hiện gọi là sông Sào Khê. Tương truyền, bên bến sông này là nơi Lý Công Uẩn hạ chiếu dời đô để xuống thuyền tiến về Thăng Long. Sông Sào Khê hiện nay được nạo vét thành hào nước bảo vệ di tích cố đô Hoa Lư và là một cửa ngõ đường thủy dẫn vào các thắng cảnh Hoa Lư. == Văn hóa Hoa Lư == [[Tập‎|nhỏ|phải|200px|Đồng tiền Thái Bình hưng bảo, tiền đầu tiên ở Việt Nam]] Khởi nguồn từ nền văn hóa Tràng An, sau thời kỳ văn hóa Đông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Ðại Cồ Việt - Ðại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân. Thế kỷ 10, khi đất nước Ðại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt. Trong "Lịch triều hiến chương loại chí" (Phan Huy Chú) nhận xét: "Xét nước ta từ thời Hùng Vương mới bắt đầu thông hiếu với Trung Quốc nhưng danh hiệu còn nhỏ không được dự vào hàng chư hầu triều hội... đến khi Đinh Tiên Hoàng bình định các sứ quân, khôi phục mở mang bờ cõi, bấy giờ điển lễ, sách phong của Trung Quốc mới cho đứng riêng là một nước" Trong lịch sử Việt Nam, Lê Hoàn không chỉ là một vị hoàng đế có những đóng góp lớn trong chống Tống phương Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại Cồ Việt. Lê Hoàn cũng là người tạo tiền đề, điều kiện để thời gian sau đó Lý Công Uẩn có đủ khả năng dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long năm 1010, mở ra một kỷ nguyên phát triển lâu dài của văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Lê Đại Hành khi làm vua cho xây dựng nhiều công trình, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Ông là vị vua mở đầu cho lễ tịch điền nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp dưới chế độ phong kiến Việt Nam. Mở đầu cho một lễ nghi trọng đại mà các vương triều sau tiếp tục noi theo để khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp. Lê Đại Hành cũng là vị vua đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông Nhà Lê do Lê Hoàn khởi dựng là con đường giao thông thuỷ nội địa đầu tiên của Việt Nam. Sự nghiệp mở đầu vĩ đại đó đã trở thành phương châm hành động của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn sau này. Lê Hoàn là người mở đầu và xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Việt. Nhà Tống là triều đại phong kiến hùng mạnh nhất châu Á đương thời mang nặng tư tưởng bành trướng đã phải từng bước thừa nhận sức mạnh, thế lực của quốc gia độc lập Đại Cồ Việt, đã phong cho Lê Hoàn các tước vị cao như Giao Chỉ quận vương, Nam Bình vương, sứ thần Tống còn làm thơ tôn Lê Hoàn tài ba không khác gì vua Tống. Phan Huy Chú đánh giá: "Nhà Tiền Lê tiếp đãi sứ nhà Tống, tình ý và văn thư rất là chu đáo. Khúc hát hay cũng đủ khoe có nhân tài mà quốc thể được thêm tôn trọng làm cho người Bắc phải khuất phục". Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhà vua còn bố trí sư Pháp Thuận giả làm người chở đò ra đón sứ giả Lý Giác. Câu chuyện hai người đã mượn bài thư Vịnh ngỗng của Lạc Tân Vương đời Đường để nối vần đối đáp với nhau nhân có hai con ngỗng bơi trên mặt sông, đã khiến Lý Giác rất thích thú và bị chinh phục đã trở thành giai thoại thú vị trong bang giao và văn học. Sau đó, về sứ quán Lý Giác đã làm một bài thư gửi tặng ngỏ ý "tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống" như lời Khuông Việt đại sư nói. PGS. Bùi Duy Tân phát hiện bài thơ Nam quốc sơn hà, một kiệt lác văn chương, cũng đồng thời là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam xuất hiện đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn và cũng được Lý Thường Kiệt vận dụng ở lần kháng chiến chống Tống thứ hai. PGS.TS Trần Bá Chí cũng khẳng định: Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập, chỉ có thể ra đời sau hàng ngàn năm bắc thuộc, nhưng không phải vào thời Ngô Quyền còn loạn lạc, chưa tức vị, trước khi chống Nam Hán, mà là ở thời Vua Lê Đại Hành chống Tống khi thể chế, ngôi vị đã vững vàng, an định. Kiệt tác thứ hai, ở triều đại hoàng đế Lê Hoàn là một bài ngũ ngôn tuyệt cú của nhà sư Pháp Thuận. Đây là bài thơ có tên tác giả xuất hiện sớm nhất, nên được đặt vào vị trí khai sáng cho văn học cổ dân tộc. Cũng như Nam quốc sơn hà, Quốc tộ là bài thơ giàu sắc thái chính luận, một bài thơ viết về những vấn đề chính trị xã hội hiện hành của đất nước. Để trả lời nhà vua "hỏi về vận nước ngắn dài", nhà thơ đã lấy ngôn từ giản dị mà thâm thúy, bày tỏ chính kiến của mình: "Vận mệnh nước nhà dài lâu, bền vững khi nhà vua dựng mở được nền thái bình bằng phương sách ". Nếu Nam quốc sơn hà có giá trị như một bản tuyên ngôn độc lập, thì các nhà nghiên cứu khẳng định Quốc tộ có giá trị như một bản tuyên ngôn hòa bình. Hai bài thơ là hai kiệt tác văn chương bổ sung cho nhau, hoàn thiện Tuyên ngôn độc lập, Tuyên ngôn hoà bình đầu tiên của dân tộc, chính là cột mốc khai sáng văn học Việt Nam. Là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam, Hoa Lư còn là nơi khởi nguồn sản sinh nhiều giá trị văn hóa thuần Việt. Kinh đô Hoa Lư được xem là vùng đất tổ của nghệ thuật sân khấu điện ảnh Việt Nam. Kinh đô này nơi khai sinh ra dòng văn học viết và là đất tổ của nghệ thuật sân khấu chèo mà người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh. Đây là loại hình sân khâu tiêu biểu nhất của Việt Nam. Đại Việt sử ký toàn thư chép:Mùa thu Ất Dậu, nhân ngày kỷ niệm lên ngôi, Lê Đại Hành cho tổ chức hội đèn bơi thuyền, lấy tre làm núi giả, gọi là Nam Sơn. Để cho sứ giả nhà Tống sợ, vua cho ba nghìn quân sĩ có thích ở trán ba chữ “Thiên tử quân” oai phong lẫm liệt, mở cuộc thao diễn vĩ đại, đóng trò giả cùng với dân bơi thuyền, gióng trống hò reo, cắm cờ, làm như bày binh bố trận, để phô trương thanh thế. Và, vẫn dẫn sách trên: Vua Lê Đại Hành ngự giá chinh phạt Chiêm Thành, bắt được hàng trăm ca kỹ ở kinh đô Chiêm quốc mang về nước, bắt họ múa hát vui chơi. Các truyền thuyết lịch sử hát Tuồng cũng ghi rằng loại hình ngày hình thành vào thời Tiền Lê năm 1005, khi một kép hát người Tàu tên là Liêm Thu Tâm đến Hoa Lư và trình bày lối hát xướng thịnh hành bên nhà Tống và được vua Lê Long Đĩnh thâu dụng, bổ là phường trưởng để dạy cung nữ ca hát trong cung. == Cố đô Hoa Lư == Sau khi nhà Lý dời đô về Thăng Long, kinh đô Hoa Lư trở thành cố đô. Toàn bộ khu di tích Cố đô Hoa Lư hiện nay nằm trên địa bàn giáp ranh giới 3 huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư hiện nay thuộc quần thể di sản thế giới Tràng An, có diện tích tự nhiên 13.87 km² gồm: Vùng bảo vệ đặc biệt có diện tích 3 km² gồm toàn bộ khu vực nằm trong thành Hoa Lư, trong vùng có các di tích lịch sử: đền Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Vua Lê Đại Hành, lăng vua Đinh, lăng vua Lê, đền thờ Công chúa Phất Kim, chùa Nhất Trụ, phủ Vườn Thiên, bia Câu Dền, chùa Kim Ngân, hang Bim, núi Mã Yên, núi Phi Vân, núi Cột Cờ, sông Sào Khê, một phần khu sinh thái Tràng An và các đoạn tường thành, nền cung điện nằm dưới lòng đất... Vùng đệm có diện tích 10,87 km² gồm toàn cảnh hai bên sông Sào Khê, khu dân cư các thôn: Yên Hạ, Vàng Ngọc và quần thể Tràng An. Trong vùng có các di tích lịch sử: động Am Tiên, hang Quàn, hang Muối, đình Yên Trạch, chùa Bà Ngô, hang Luồn, hang Sinh Dược, hang Địa Linh, hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt, động Liên Hoa, đền thờ thần Quý Minh, phủ Khống, phủ Đột, hang Bói... Các di tích liên quan trực tiếp gồm các di tích không nằm trong 2 vùng trên nhưng có vai trò quan trọng đối với quê hương và sự nghiệp của triều đại nhà Đinh như chùa Bàn Long, chùa Bái Đính, cổng Đông, cổng Nam, động Thiên Tôn, động Hoa Lư, đền thờ Đinh Bộ Lĩnh... == Chú thích ==
vạn xuân.txt
Vạn Xuân (萬春) là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi thoát khỏi chính quyền trung ương Trung Hoa, dưới thời nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương. Tháng 2 năm 544, sau khi đánh bại quân nhà Lương (Trung Quốc), Lý Bí xưng là Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602, khi nhà Tùy đánh bại Lý Phật Tử và đô hộ Việt Nam một lần nữa. Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền. 20 năm sau, Lý Phật Tử từ phía Nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế. Vua Tùy đòi Lý Phật Tử phải sang chầu, nhưng ông thoái thác không đi. Lý Phật Tử cho tăng thêm quân ở những thành trọng yếu như Long Uyên (Bắc Ninh), Ô Diên (Hà Nội), còn mình thì cầm quân giữ thành ở Cổ Loa (Hà Nội). Năm 602, mười vạn quân Tùy tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị vây hãm ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc. Lý Bí (Lý Nam Đế) đặt tên nước ta là Vạn Xuân vì mong muốn đất nước ta, dân tộc ta độc lập lâu dài và mãi tươi đẹp như vạn mùa xuân. == Tham khảo == Khi vua Lương vội điều quân sang tiếp viện. Quân tiếp viện chưa tới nơi thì đã bị Dương Đình Nghệ chủ động đón đánh. Quân tiếp viện tan vỡ. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận == Liên kết ngoài ==
satya nadella.txt
Satya Nadella (Telugu: సత్య నాదెళ్ల) (* 1967 tại Hyderabad, Ấn Độ) là một chuyên viên công nghệ thông tin Hoa Kỳ. Vào ngày 4 tháng 2 năm 2014 ông được chọn làm tổng giám đốc (CEO) tập đoàn Microsoft thay thế cho Steve Ballmer., Trước đó ông là phó giám đốc điều hành bộ phận Cloud and Enterprise của Microsoft, chịu trách nhiệm cho việc xây dựng và vận hành các nền tảng điện toán, các công cụ phát triển và dịch vụ điện toàn đám mây của công ty, == Tiểu sử == Satya Nadella học trường Hyderabad Public School và học viện công nghệ Manipal tại Manipal (Karnataka, Indien), tốt nghiệp với bằng cử nhân kỹ sư Điện tử và Thông tin. Sau một thời gian ngắn làm việc cho Sun Microsystems, vào năm 1992 ông chuyển sang hãng Microsoft. Trước khi thay thế Steve Ballmer với chức vụ CEO vào năm 2014, ông chịu trách nhiệm cho dịch vụ điện toán đám mây tại hãng này. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Microsoft biography Satya Nadella's theCUBE Interview from Accel Stanford Symposium 2013
thư.txt
Thư hay là bức thư hoặc lá thư hay thư từ, cánh thư, thơ...là một hình thức trao đổi thông tin gián tiếp bằng chữ viết (có thể có thêm hình ảnh, ký tự hoặc vật dụng đính kèm) giữa người viết thư và người nhận thư (đọc, xem thư) thông qua trung gian là người đưa thư (người đưa thư có thể là người làm dịch vụ vận chuyển, bưu điện, thông qua các hình thức như chim bồ câu, chim ưng... hoặc nhờ người khác). Hình thức trao đổi thông tin cổ điển là bằng văn bản giấy được bỏ trong bao thư (hay bì thư), có dán tem và được gửi qua bưu điện. Hiện tại còn có hình thức hiện đại là thư điện tử (email) hoặc tin nhắn điện thoại (Message). == Phân loại == Tùy theo thông tin trong thư mà có thể phân nhiều loại như: Thư mật (mật thư) là những thông tin trao đổi không muốn cho người khác biết Thư tình là những bức thư bày tỏ tình cảm, thường là tình cảm nam nữ. Thư thăm hỏi hay còn gọi là thư từ là những bức thư với nội dung thông tin về tình hình cuộc sống, sức khỏe, công việc, tình cảm, ví dụ như thư của con cái đi làm, đi học hoặc ở phương xa gửi về cho bố mẹ, Chiến thư là những bức thư có nội dung về chiến tranh, khiêu chiến, tuyên chiến, đình chiến.... trong lịch sử thời Tam Quốc, Tào Tháo đã theo kế của Giả Hủ để xóa thư ly gián để đánh bại liên minh Mã Siêu-Hàn Toại Tối hậu thư là những bức thư ra lệnh, ra thời hạn cuối cùng trong một cuộc chiến... ví dụ như bức tối hậu thư mà quân Pháp gửi cho Tôn Thất Thuyết Thư tuyệt mệnh là những bức thư ghi lại tâm trạng, tâm sự, nguyện vọng của một người trước khi chết Thư giã biệt là thư gửi để từ giả từ, tạm biệt ai đó Thư mời là thư có nội dung mời ai để làm hoặc dự một sự kiện gì đó Thư tay là lá thư viết bằng tay và trao đến đích danh cho một người Thư ngỏ là thư dùng để yêu cầu, đề đạt công khai một nội dung, vấn đến nào đó.... Quốc thư là bức thư do nhà nước này gửi cho nhà nước khác để thông tin về vị đại sứ sẽ tới nhận nhiệm vụ (trình quốc thư) Thư cảm ơn hay thư cảm tạ là thư có nội dung ghi nhận, biểu hiện tình cảm trân trọng vì đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ Các loại thư từ khác. == Hình thức ngày nay == === Ở Anh, Canada và Úc === Ở các nước này thì mẫu thư thông dụng như sau: === Ở Mỹ === Hình thức thông dụng như sau: The following is the modified block format for a business letter, common in the United States: A FORMAL LETTER Your Address 25 First Street Date ngày 1 tháng 3 năm 2009 Mrs. Jane DoeAnytown, VA 10005 Dear Ms. Doe(Dear sir or Madam), This is an example of a modified block letter. The difference between it and a full block letter style is that the date begins at the center point of the page; therefore, if a letter has a 6 inch line of type, the date begins approximately over 3 inches from the left margin. The closing block also begins half-way across the page. The complimentary close and the keyed signature (first and last name of the writer) begin at the same point as the date - approximately 3 inches from the left margin. Sincerely, <SIGNATURE> John Smith Sales Representative jtp (the typist's initials appear at the left margin) == Tham khảo == Carol Poster and Linda C. Mitchell, eds., Letter-Writing Manuals and Instruction from Antiquity to the Present (Columbia, SC: U of South Carolina Press, 2007). Letter writing guides
phiên âm bình thoại.txt
Phiên âm Bình thoại (tiếng Mân Đông: Bàng-uâ-cê, tiếng Mân Đông chữ Hán: 平話字, tiếng Anh: Foochow Romanized), hay Bình thoại tự, La Mã hóa Phúc Châu, là một hệ thống chữ viết dùng để chú âm các biến thể của tiếng Mân Đông, một dạng của tiếng Hoa hay phương ngữ Trung Quốc. == Tham khảo ==
mao trạch đông.txt
Mao Trạch Đông (Trung văn phồn thể: 毛澤東; giản thể: 毛泽东; bính âm: Máo Zédōng; 26 tháng 12 năm 1893 – 9 tháng 9 năm 1976), tự Nhuận Chi (潤之) ban đầu là Vịnh Chi (詠芝), sau đổi là Nhuận Chi (潤芝, chữ "chi" 之 có thêm đầu chữ thảo 艹), bút danh: Tử Nhậm (子任). Ông là Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1943 đến khi qua đời. Dưới sự lãnh đạo của ông, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã giành thắng lợi trong cuộc nội chiến với Quốc Dân Đảng, lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) năm 1949 và trở thành đảng cầm quyền ở Trung Quốc. Ông đã tạo ra một chủ nghĩa Mác-Lênin được Trung Quốc hóa có tên là chủ nghĩa Mao mà ngày nay ban lãnh đạo Trung Quốc gọi là tư tưởng Mao Trạch Đông (Những người theo chủ nghĩa này gọi là những người Mao-ít (Maoist), tương tự như Marxist, Leninist) Mao Trạch Đông là người có công trong việc gần như thống nhất được Trung Quốc, đưa Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của ngoại quốc kể từ cuộc Chiến tranh Nha phiến cuối thế kỷ 19, mở đầu công cuộc hiện đại hóa Trung Quốc, nhưng cũng bị phê phán về những chính sách sai lầm dẫn tới nạn đói 1959–1961 và những thiệt hại xã hội của Cách mạng văn hóa. Dưới thời ông, nông nghiệp Trung Quốc được tập thể hóa dưới hình thức công xã nhân dân. Chính sách Đại nhảy vọt trong kinh tế đã để lại những hậu quả tai hại. Mao Trạch Đông cũng là người phát động Đại Cách mạng văn hóa vô sản, thường gọi là Cách mạng văn hóa. Theo một số liệu thống kê, các chính sách sai lầm của Mao Trạch Đông đã trực tiếp hay gián tiếp gây ra cái chết cho khoảng 1 triệu người. Mao Trạch Đông thường được gọi một cách tôn kính tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Mao Chủ tịch (毛主席). Vào thời đỉnh cao của sự sùng bái cá nhân, ông được tôn là người có bốn cái "vĩ đại": Người thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại (伟大导师,伟大领袖,伟大统帅,伟大舵手 vĩ đại đạo sư, vĩ đại lãnh tụ, vĩ đại thống soái, vĩ đại đà thủ). Theo một cuộc thăm dò dư luận năm 1994 được phối hợp tiến hành bởi Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phòng Nghiên cứu chính trị Trung ương, Phòng Nghiên cứu chính sách Viện Khoa học Xã hội và Uỷ ban Giáo dục quốc gia, sai lầm của Mao được cho là lớn hơn công lao. == Những năm đầu == Là con út trong một gia đình trung nông, Mao Trạch Đông sinh giờ Thìn ngày 19 tháng 11 năm Quý Tị (năm Quang Tự thứ 19) theo âm lịch, tức 26 tháng 12 năm 1893 tại làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm (湘潭縣), tỉnh Hồ Nam. Dòng tộc của ông vào thời nhà Minh đã di cư từ tỉnh Giang Tây đến đây và nhiều đời làm nghề nông. Trong cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911), lúc này Mao còn là một học sinh 18 tuổi, triều nhà Thanh bị lật đổ, Trung Quốc tuyên bố thành lập chế độ cộng hòa; người lãnh đạo Cách mạng không thành lập được một chính phủ thống nhất và vững vàng, dẫn đến cuộc nội chiến trong một thời gian dài. Khi đó Mao đang phục vụ trong quân đội tỉnh Hồ Nam. Sau đó Mao trở về trường học. Sau khi tốt nghiệp Trường Sư phạm số 1 tỉnh Hồ Nam vào năm 1918, Mao cùng với người thầy học và là cha vợ tương lai, giáo sư Dương Xương Tế (杨昌济), lên Bắc Kinh, nơi giáo sư Dương nhận một chân giảng dạy tại Đại học Bắc Kinh. Nhờ sự giới thiệu của giáo sư Dương, Mao được vào làm nhân viên thư viện của trường đại học (thư viện do Lý Đại Chiêu phụ trách). Đồng thời Mao học tại chức tại Đại học Bắc Kinh, nghe nhiều học giả hàng đầu như Trần Độc Tú, Hồ Thích (胡適) và Tiền Huyền Đồng (錢玄同) giảng bài. Sau này Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ, con gái giáo sư Dương và cũng là sinh viên Đại học Bắc Kinh. (Khi Mao 14 tuổi, bố ông đã sắp xếp cho ông lấy một cô gái cùng làng là La thị (羅氏), nhưng Mao không công nhận cuộc hôn nhân ép buộc này.) nhỏ|160px|phải|Bức ảnh chân dung Chủ tịch Mao Trạch Đông Sau phong trào Ngũ Tứ, Mao về Hồ Nam tổ chức đoàn thanh niên, ra hai tờ báo tuyên truyền cách mạng là Tương Giang bình luận và Tân Hồ Nam. Hai tờ báo này bị đóng cửa và Mao bị trục xuất khỏi Hồ Nam. Năm 1920, Mao đã tham gia tiểu tổ cộng sản ở Trường Sa (Hồ Nam). Ngày 23 tháng 7 năm 1921, Mao đã tham gia Đại hội lần thứ nhất thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Thượng Hải. Hai năm sau, tại Đại hội lần thứ ba (1923), ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương của Đảng chỉ gồm 5 người. Tháng 1 năm 1924, theo chủ trương Quốc – Cộng hợp tác, Mao Trạch Đông tham dự Đại hội lần thứ nhất Quốc dân Đảng họp ở Quảng Châu và được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng. Sau đó ông lên đường đi Thượng Hải làm việc tại cơ quan Ban chấp hành Quốc dân Đảng, rồi sang năm sau lại về Quảng Châu làm quyền trưởng Ban tuyên truyền của Quốc dân Đảng, rồi kiêm thêm một chân trong Ủy ban vận động nông dân của đảng này. Lúc này ông đã bị Trần Độc Tú đẩy ra khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản tại Đại hội 4 họp vắng mặt ông vào tháng 1 năm 1925. Tại Đại hội lần thứ hai Quốc dân Đảng (tháng 1 năm 1926), ông lại được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Quốc dân Đảng và làm quyền Trưởng ban Tuyên truyền đến tháng 5 năm 1926. Sau khi Tưởng Giới Thạch quay sang đàn áp Đảng Cộng sản, Mao Trạch Đông chủ trương đấu tranh vũ trang với Tưởng nhưng không được Trần Độc Tú chấp nhận và bị thất sủng. Mao Trạch Đông bèn lui về quê cho ra đời Báo cáo khảo sát phong trào nông dân Hồ Nam, tác phẩm quan trọng đầu tiên của chủ nghĩa Mao. == Chiến tranh và cách mạng == Mao thoát được bạch sắc khủng bố vào năm 1927 và lãnh đạo Cuộc khởi nghĩa Vụ gặt Mùa thu ở Trường Sa, Hồ Nam nhưng thất bại. Tàn quân du kích chưa đầy 1.000 người của Mao tìm nơi ẩn náu ở vùng núi Tỉnh Cương Sơn, nơi giáp giới giữa hai tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Năm 1928 đội quân này hợp nhất với quân của Chu Đức, lập ra Quân đoàn 4 công nông, do Chu Đức làm Quân đoàn trưởng. Mao đã góp phần xây dựng căn cứ, chính quyền và một quân đội tiến hành chiến tranh du kích có hiệu quả, thực hiện cải cách ruộng đất. Chính tại nơi đây từ 1931 đến 1934, nhà nước Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa được lập ra và Mao được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Trung ương lâm thời. Vào thời kỳ này, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân, sau khi Dương Khai Tuệ bị lực lượng Quốc dân Đảng giết chết. Khu Xô-viết này trở thành nơi trú ngụ của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản chạy trốn sự khủng bố của Tưởng Giới Thạch ở các thành phố lớn, chủ yếu là Thượng Hải. Dưới áp lực của các chiến dịch bao vây càn quét của Quốc dân Đảng, trong nội bộ Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản diễn ra cuộc tranh giành quyền lực và đấu tranh về đường lối và chiến thuật. Phe theo đường lối chính thống của Moskva, mà đại diện là nhóm 28 người Bolshevik, đã thắng thế và Mao dần dần bị gạt ra khỏi các chức vụ quan trọng. Với quyết tâm tiêu diệt bằng được những người cộng sản, tháng 10 năm 1934 Tưởng Giới Thạch trực tiếp chỉ huy 50 vạn quân bao vây tấn công khu Xô-viết trung ương, buộc Hồng quân phải mở đường máu rời bỏ nơi đây, tiến hành cuộc Vạn lý trường chinh cực kỳ gian khổ, vượt 9.600 km trong suốt một năm trời để đến tỉnh Thiểm Tây xây dựng căn cứ mới. Trên đường trường chinh Mao Trạch Đông đã bước lên nắm quyền lãnh đạo từ Hội nghị Tuân Nghĩa họp vào tháng 1 năm 1935. Tại hội nghị này, Chu Ân Lai ngả về phía Mao, Tổng Bí thư Bác Cổ và cố vấn quân sự Otto Braun (tên Trung Quốc là Lý Đức) bị hạ bệ, Mao vào Ban thường vụ Bộ Chính trị, nắm quyền thực tế và năm 1943 được bầu làm Chủ tịch Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ căn cứ mới ở Diên An, Mao đã lãnh đạo những người cộng sản tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật (1937–1945) thông qua hợp tác Quốc–Cộng lần thứ hai. Tại đây, Mao đã củng cố quyền lực trong Đảng Cộng sản bằng cách mở cuộc vận động chỉnh phong. Tại Đại hội lần thứ 7 của Đảng Cộng sản Trung Quốc họp tại Diên An tháng 6 năm 1945, Mao được bầu làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng. Cũng tại Diên An, Mao ly thân với Hạ Tử Trân và lấy Lam Bình, một diễn viên mới tới Diên An mà sau này khuynh đảo chính trường Trung Quốc với tên gọi là Giang Thanh. Ngay sau khi Chiến tranh Trung-Nhật kết thúc, nội chiến đã diễn ra giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản, kết thúc bằng thắng lợi của Đảng Cộng sản vào năm 1949. == Lãnh đạo Trung Quốc == Mao Trạch Đông thuộc phái tả kiên định, năm 1920, Mao trở thành người Mác xít. Năm 1921, là một trong 21 người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng mãi đến năm 1935, Mao mới trở thành người lãnh đạo của Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc sau hai lần thất bại vào năm 1927 và 1934, nhưng cuối cùng cũng vượt qua được nhờ Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo Đảng, lực lượng của Đảng dần được củng cố mạnh lên. Đến năm 1947, Mao Trạch Đông đã chuẩn bị phát động cuộc tấn công toàn diện vào Chính phủ Quốc Dân Đảng do Tưởng Giới Thạch đứng đầu. Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ giành chính quyền năm 1949, chấm dứt tình trạng quân phiệt cát cứ, thu hồi các tô giới của nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc, xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các cường quốc; đặt nền móng cho một đất nước Trung Quốc thống nhất và bắt đầu công cuộc hiện đại hóa đưa Trung Quốc từ một nước phương Đông bị các đế quốc phương Tây chèn ép trở thành một cường quốc trên thế giới. Trong suốt 27 năm, ông và các đồng chí của mình đã kiên trì thực hiện công cuộc cải cách kinh tế - xã hội vĩ đại mang ý nghĩa sâu xa trên đất nước Trung Quốc theo hướng xóa bỏ các tàn tích trung cổ lạc hậu, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho xã hội dân chủ và bình đẳng hơn dù trong quá trình thực hiện ông đã mắc một số sai lầm gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài cho xã hội Trung Quốc. Những tổn thất, thiệt hại do những chính sách Mao đưa ra, trong những phong trào do Mao phát động một phần do sự nhiệt tình thái quá đến mức cực đoan của những cán bộ trực tiếp thực thi và của công chúng. Từ năm 1949 đến 1976, Mao Trạch Đông luôn là nhân vật quan trọng nhất trong Chính quyền Trung ương Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh bại quân đội Trung Hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Tiếp đó Mao thực hiện những kế hoạch kinh tế ngắn hạn với sự giúp đỡ của Liên Xô để xây dựng nền tảng công nghiệp cho Trung Quốc. Với mong muốn đưa Trung Quốc trở thành một siêu cường trong thời gian còn nhanh hơn cả Liên Xô từng làm, Mao phát động phong trào Đại nhảy vọt và Công xã hoá, vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX. Đây là kế hoạch với mục tiêu nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô nhỏ, sản xuất thủ công, tiến hành cuộc thực nghiệm chủ nghĩa xã hội lớn chưa từng thấy với mục tiêu công nghiệp hóa nhằm đưa Trung Quốc thành siêu cường trong thời gian chỉ 10 - 20 năm. Sự nóng vội quá mức dẫn tới việc kế hoạch bị thất bại và phải hủy bỏ. Cùng với thiên tai, những chính sách kinh tế sai lầm đã gây ra một nạn đói rất lớn trong lịch sử loài người, khoảng 37,5 triệu người (khoảng 5% dân số Trung Quốc) đã chết vì nạn đói do sản xuất nông nghiệp bị đình trệ. Kế hoạch tiếp theo mà Mao Trạch Đông ủng hộ là cuộc "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ 20. Có nhiều quan điểm khác nhau về Cách mạng văn hóa tại Trung Quốc. Theo Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Cách mạng văn hóa là để "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội" nhưng cũng có quan điểm cho rằng đây là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt thất bại. Cách mạng văn hóa ở Trung Quốc đã xóa bỏ triệt để những hủ tục còn lại từ thời trung cổ tại Trung Quốc (cúng bái để chữa bệnh, tục bó chân phụ nữ...), nhưng cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không chỉ về kinh tế, xã hội mà cả về văn hóa. Trong thập niên 1980, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc khi đó là Hồ Diệu Bang đã nhận xét rằng khoảng 100 triệu người Trung Quốc đã chịu đau khổ của thời kỳ này. Đặng Tiểu Bình nhận định Mao Trạch Đông có một phần lỗi trong việc này, nhưng phần khác là do những người thi hành cấp dưới có trình độ kém khiến mục tiêu đề ra bị bóp méo: "Cách mạng Văn Hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Mao Trạch Đông." Có điều đặc biệt là khi phát động "Đại nhảy vọt", Mao Trạch Đông đã hơn 60 tuổi; còn "Đại Cách mạng văn hóa" diễn ra lúc ông gần 70 tuổi; và khi quyết định thiết lập ngoại giao với Hoa Kỳ thì Mao đã gần 80 tuổi. Dù mắc phải nhiều sai lầm nhưng dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc đã bước đầu xây dựng được nền tảng công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp quốc phòng. Nền kinh tế Trung Quốc đã tự sản xuất được hầu hết các sản phẩm công nghiệp thông dụng, các loại vũ khí thông thường và đặc biệt chế tạo được bom nguyên tử. Đây là nền tảng để Trung Quốc tiếp tục phát triển dưới sự lãnh đạo của người kế thừa ông là Đặng Tiểu Bình. == Qua đời == Mao Trạch Đông qua đời ngày 9 tháng 9 năm 1976, 10 phút sau nửa đêm ở thủ đô Bắc Kinh. Ông chết vì bệnh xơ cứng teo cơ (tên khoa học amyotrophic lateral sclerosis), ở Hoa Kỳ bệnh này thường được gọi là Lou Gehrig's hoặc Motor Neurone, cùng một căn bệnh với Stephen Hawking. Sức khỏe của Mao Trạch Đông đã rất kém trong nhiều năm và suy giảm rất rõ rệt trong thời gian vài tháng trước khi chết. Thi hài ông được an táng tại Đại lễ đường nhân dân. Lễ tưởng niệm ông cử hành vào ngày 18 tháng 9 năm 1976 tại quảng trường Thiên An Môn. Trong lễ tưởng niệm có 3 phút mặc niệm. Sau đó thi hài ông được đặt trong Lăng Mao Trạch Đông, mặc dù ông muốn được hỏa táng và là nhà lãnh đạo cấp cao đầu tiên ký văn bản chính thức vào tháng 11 năm 1956 quy định tất cả những người lãnh đạo cấp trung ương sau khi chết sẽ được an táng theo nghi thức hỏa táng. == Đánh giá == Trong tác phẩm "Tình dục, dối trá và chính trị – Những kẻ bị ám ảnh đang lãnh đạo chúng ta" của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, ông này cho rằng Mao tán tỉnh các cô gái trẻ qua những buổi tối khiêu vũ. Đây là một điều đặc biệt vì nhảy đầm đã bị Cách mạng cấm vì cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy. Theo cuốn Mao Trạch Đông ngàn năm công tội, của Tân Tử Lăng, do nhà xuất bản Thư Tác Phường ấn hành tháng 7 năm 2007 viết: == Gia đình == === Những người vợ === La Thị (羅氏) (1889–1910), do gia đình sắp đặt nhưng Mao không công nhận và hai người chưa hề ăn ở với nhau. Kết hôn năm 1907. Không có con. Dương Khai Tuệ (杨开慧, 1901–1930) ở Trường Sa, kết hôn năm 1921, sống với nhau đến năm 1927, bị Quốc dân Đảng hành quyết năm 1930. Bà sinh được 3 người con trai. Hạ Tử Trân (贺子珍, 1909? / tháng 8 năm 1910 – 19 tháng 4 năm 1984) người Vĩnh Tân, tỉnh Giang Tây, kết hôn từ tháng 5 năm 1928, đến năm 1937 thì bà sang Liên Xô chữa bệnh. Bà sinh nở 6 lần nhưng 5 con chết non hoặc mất tích và chỉ có Lý Mẫn trưởng thành. Giang Thanh: kết hôn từ năm 1938 đến lúc Mao mất. Có một con gái là Lý Nạp. Theo hồi ký của Lý Chí Thỏa, bác sĩ riêng của ông, Mao đã quan hệ tình dục với cả trăm người phụ nữ khác. Qua đó ông ta chấp nhận là họ có thể bị lây bệnh hoa liễu, bởi vì chính ông đã bị mắc bệnh này mà không thể chữa khỏi được. Tuy nhiên, một số học giả, những người thân và những người từng làm việc với Mao đã lên tiếng chỉ trích về tính chính xác của những nguồn hồi ký cá nhân như vậy. Một nhóm nghiên cứu gồm ba tác giả đã dẫn những hồ sơ y tế cũ của Mao cho thấy Lý Chí Thỏa chỉ chăm sóc Mao có 1 ngày duy nhất (ngày 3 tháng 6 năm 1957). Như vậy, Lý Chí Thỏa không phải là bác sĩ thường trực của Mao Trạch Đông và vì thế không có khả năng có được những thông tin "riêng tư, bí mật" mà ông viết ra trên sách. === Ông nội, cụ và bố mẹ === Mao Di Xương (毛贻昌), bố, tên tự là Mao Thuận Sinh (毛顺生) (15 tháng 10 năm 1870 – 23 tháng 1 năm 1920) Văn Thất Muội (文七妹), mẹ (12 tháng 2 năm 1867 – 5 tháng 10 năm 1919), lấy chồng năm 1885 Mao Ân Phổ (毛恩普), ông nội Mao Tổ Nhân (毛祖人), cụ nội === Anh chị em === Bố mẹ Mao Trạch Đông có cả thảy 5 con trai và 2 con gái. Hai người con trai và cả 2 con gái chết sớm, còn lại 3 anh em Mao Trạch Đông, Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm. Cũng như Dương Khai Tuệ, Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm đều bị Quốc dân Đảng giết hại trong thời kỳ nội chiến. Mao Trạch Dân (毛泽民, 1895? / 3 tháng 4 năm 1896 – 27 tháng 9 năm 1943), em trai Mao Trạch Đàm (毛泽覃, 25 tháng 9 năm 1905 – 26 tháng 4 năm 1935), em trai Có hai chị em gái đều chết trẻ, trong đó có Mao Trạch Oanh Ngoài ra Mao Trạch Kiến (毛泽建, 1905 - 1929) tức Mao Trạch Hồng là chị họ, bị Quốc dân Đảng giết hại năm 1930 === Những người con === Mao Ngạn Anh (毛岸英, 1922-1950): Con trai cả của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Lưu Tư Tề (刘思齐), tên khai sinh là Lưu Tùng Lâm (刘松林) Mao Ngạn Thanh (毛岸青, 1923-2007): Con trai của Dương Khai Tuệ, kết hôn với Thiệu Hoa (邵华), em gái Lưu Tư Tề, sinh ra con trai là Mao Tân Vũ Mao Ngạn Long (1927- 1931?): con trai út của Dương Khai Tuệ, mất tích Lý Mẫn (李敏, 1936): Con gái của Hạ Tử Trân, kết hôn với Khổng Lệnh Hoa (孔令华), sinh ra con trai là Khổng Kế Ninh (孔继宁), con gái là Khổng Đông Mai (孔冬梅). Mao từng có biệt danh là Lý Đức Thắng, nên Lý Mẫn lấy họ này? Lý Nạp /Nột (李讷, 1940): Con gái của Giang Thanh, kết hôn với Vương Cảnh Thanh (王景清), sinh ra con trai là Vương Hiệu Chi (王效芝). Lý là họ gốc của Giang Thanh Lưu ý là tên đệm trong từng thế hệ gia đình Mao là giống nhau, tuần tự các đời là Tổ-Ân-Di-Trạch-Ngạn. Các con của Mao Trạch Dân và Mao Trạch Đàm có tên đệm là Viễn. == Các tác phẩm == Thực tiễn luận (Luận về vấn đề "thực tiễn") Mâu thuẫn luận (Luận về vấn đề "mâu thuẫn") Luận trì cửu chiến (Luận về đánh lâu dài) Tân dân chủ chủ nghĩa luận (Luận về chủ nghĩa dân chủ mới) Mao Trạch Đông ngữ lục (Tổng hợp các câu nói ấn tượng của Mao Trạch Đông) Hồng bảo thư == Báo chí Việt Nam và Mao Trạch Đông == Các bài trên báo Cứu quốc của Mặt trận Liên Việt và báo Nhân dân: . . . . Kể từ sau năm 1972, khi quan hệ với Trung Quốc xấu đi, báo chí Việt Nam chỉ trích Mao Trạch Đông vì "tư tưởng bá quyền Trung Quốc". Văn kiện quan trọng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua” của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 4/10/1979 viết: == Chú thích == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == BBC 中国丛谈特辑(上) BBC 中国丛谈特辑(上)采访录音 BBC 中国丛谈特辑(下) BBC 中国丛谈特辑(下)采访录音 "Mao: The Unknown Story" on Amazon.com 開放出版社 《毛澤東:鮮為人知的故事》中文版 《毛澤東:鮮為人知的故事》 英文注釋 Asia Source biography Mao Zedong Biography From Spartacus Educational The Mao Zedong Reference Archive at marxists.org Collected Works of Mao Zedong at the Maoist Internationalist Movement Mao Zedong on propaganda posters Set of propaganda paintings showing Mao Zedong as the great leader of China. Other Chinese leaders CNN profile (tiếng Trung) Sayings of Chairman Mao [1] The Oxford Companion to Politics of the World: Mao Zedong Uncounted Millions: Mass Death in Mao's China (July 1994 Washington Post article by Daniel Southerland) Getting My Reestimate Of Mao's Democide Out (blog article by professor R. J. Rummel) China must confront dark past, says Mao confidant by Jonathan Watts for The Guardian Báo Biên phòng, Những điều ít biết về bài báo chữ to "Nã pháo vào Bộ Tư lệnh" của Mao Trạch Đông
trò chơi.txt
Trò chơi là một hoạt động thường dùng để giải trí và đôi khi cũng được sử dụng như một công cụ giáo dục. Nhiều trò chơi đã phát triển thành những môn thể thao và được tổ chức với quy mô lớn như các Đại hội thể thao. Những đặc điểm của trò chơi là: vui, độc lập (hạn chế trong một địa điểm và một khoảng thời gian), may rủi, không sinh lợi (những người chơi không đạt tới một lợi ích vật chất cụ thể), có luật chơi. == Phân loại == Có nhiều dạng trò chơi: Trò chơi dân gian Trò chơi trí tuệ Trò chơi với bàn cờ Trò chơi điện tử Trò chơi truyền hình Trò chơi trực tuyến,..... == Một số trò chơi dân gian == Nhảy lò cò: Trò chơi này rèn luyện người mới chơi tập trung giữ thăng bằng, nâng cao sự khéo léo và tính toán. Ô ăn quan: Đây là trò chơi có tính chất chiến thuật thường dành cho hai người chơi và có thể sử dụng các vật liệu đa dạng, dễ kiếm để chuẩn bị cho trò chơi. Đá cầu: Trò chơi thiếu nhi, học sinh. Quả cầu xưa làm bằng áo bắp ngô có xẻ tua, cốt cầu là một mảnh sành đẽo gọt tròn hoặc là một đồng xu, ngày nay cốt cầu làm bằng nữa, áo cầu bằng vải hoặc lụa. Đá cầu có hai cách chơi, đá bằng chân(phổ biến) hoặc dùng tay đẩy. Kỹ thuật chơi đá cầu bằng chân là đá cả hai chân, chân phải đá bằng má chân, chân trái đá bằng gót chân. Rượt bắt: hay Mèo bắt chuột. Cách chơi: Tất cả ngồi thành vòng tròn. Một em cầm chiếc khăn đi ngoài vòng tròn, thả khăn sau lưng một em khác sao cho em đó không biết. Đi hết một vòng, nếu em có chiếc khăn sau lưng không biết thì em đó phải đứng lên, còn nếu biết thì đuổi theo em đi ngoài vòng mà đánh nhẹ vào vai cho đến hết vòng trở về vị trí ngồi cũ thì thôi. Còn có cách chơi khác: Cả nhóm(người chơi) oẳn-tù-tì hoặc nhiều ra ít/ít ra nhiều để phân vai người bị(người rượt), em bị phải rượt theo các em khác và đánh nhẹ vào vai bất cứ một người chơi nào khác để đổi vai và cứ thế tiếp tục. Nhảy dây: trò chơi của các em gái từ 10 - 15 tuổi, 2 người trở lên. Đồ chơi là một cuộn dây thừng có chiều dài bằng 2 lần sải cánh tay. Nhảy đơn là tự mình quăng dây rồi nhảy. Nhảy tập thể là có 2 người đứng 2 đầu cầm dây quăng, một người hoặc có thể cả hai ba người nhảy lựa chiều cùng vào rồi nhảy theo chiều dây quăng. Nếu bị vấp tức là phạm lỗi thì phải ra thay cho người cầm dây để trò chơi cứ thế tiếp tục. Nhảy ô: Trò chơi của trẻ em gái nông thôn. Một viên sỏi to làm cái, 10 viên sỏi nhỏ hơn làm con. Kẻ trên đất một hình chữ nhật, chia dôi hình chữ nhật theo chiều dọc rồi lại chia làm năm phần theo chiều ngang, cả thảy được 10 ô nhỏ. Đặt các viên con vào các ô, nhảy lò cò, dùng ngón chân cái gây viên con lên mu bàn chân rồi nhảy sang ô kế tiếp. Thả diều: Trò chơi vào dip hè, thu, lúc có nhiều gió. Đồ chơi là các con diều nhiều kiểu khác nhau: bướm, cá, chim,....Dây thả rất dài bằng chỉ tơ, hoặc dây có độ dai cao, một đầu buột vào diều đầu còn lại được quấn gọn vào một cuộn dây, người chơi giữ. Khi thả phải chạy lấy đà, tạo sức lên ban đầu cho diều. trong các cuộc thi thả diều, con diều nào đẹp, lạ kiểu và lên cao hơn thì diều của người đó thắng. == Tham khảo ==
vùng ruhr.txt
Ruhr hay vùng Ruhr (tiếng Đức: Ruhrgebiet), là một khu vực đô thị ở Nordrhein-Westfalen, Đức. Với diện tích 4435 km² và dân số khoảng 5.200.000 người (2009), vùng này bao gồm một số thành phố công nghiệp cũ được bọc bởi các con sông Ruhr về phía nam, sông Rhine về phía tây, và sông Lippe về phía bắc. Vùng Ruhr được coi là một phần của khu vực đô thị lớn hơn là Rhine-Ruhr với dân số 12 triệu người. Từ Tây sang Đông, khu vực này bao gồm các thành phố Duisburg, Oberhausen, Bottrop, Mülheim an der Ruhr, Essen, Gelsenkirchen, Bochum, Herne, Hagen, Dortmund, và Hamm, cũng như những phần của nhiều huyện "nông thôn" của Wesel, Recklinghausen, Unna và huyện Ennepe-Ruhr. Các thành phố đông dân nhất là Dortmund (khoảng 572.000), Essen (566.000) và Duisburg (486.000). Vùng Ruhr không có trung tâm hành chính; mỗi thành phố trong khu vực có chính quyền riêng của mình. Trong lịch sử, các thị trấn Tây Ruhr, như Duisburg và Essen, thuộc khu vực lịch sử của Rheinland, trong khi phần phía đông của vùng Ruhr, bao gồm Gelsenkirchen, Bochum, Dortmund và Hamm, là một phần của vùng Westfalen. Từ thế kỷ 19, các huyện này đã phát triển và hợp với nhau thành một phức hợp lớn với khu vực công nghiệp rộng lớn, nơi sinh sống của khoảng 7,3 triệu người (bao gồm cả Düsseldorf và Wuppertal). == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Post-Surrender Program for Germany (Sept. 1944) Ruhr Delegation of the United States of America, Council of Foreign Ministers American Embassy Moscow, ngày 24 tháng 3 năm 1947 Draft, The President's Economic Mission to Germany and Austria, Report 3, March, 1947; OF 950B: Economic Mission as to Food…; Truman Papers. France, Germany and the Struggle for the War-making Natural Resources of the Rhineland Describes the contest for the Ruhr and Saar over the centuries. Ruhrgebietsbilder: Photos about the Ruhr
1969.txt
Theo lịch Gregory, năm 1969 (số La Mã: MCMLXIX) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ tư. Bản mẫu:Tháng trong năm 1969 == Sự kiện == === Tháng 1 === 20 tháng 1: Nixon tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ === Tháng 3 === 2 tháng 3: Trung Quốc và Liên Xô đụng độ quân sự tại đảo Trân Bảo === Tháng 5 === 13 tháng 5: Tại Malaysia bùng phát bạo lọan. 25 tháng 5: Tại Sudan xảy ra binh biến quân sự. === Tháng 6 === 6 tháng 6: Thành lập chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam === Tháng 7 === 20 tháng 7 - Buzz Aldrin đặt chân lên Mặt Trăng === Tháng 12 === 18 tháng 12: Anh bãi bỏ tử hình == Sinh == 6 tháng 2 - Fukuyama Masaharu (ca sĩ Nhật Bản) 10 tháng 5 - Dennis Bergkamp(Cựu cầu thủ bóng đá người Hà Lan) 10 tháng 11 - Jens Lehmann(Cầu thủ bóng đá Đức) 18 tháng 12 - Hoài Linh(Diễn viên hài, NSUT Việt Nam) == Mất == 3 tháng 7 - Brian Jones, người sáng lập ban nhạc The Rolling Stones (sinh 1942) 25 tháng 8 - Harry Hammond Hess, nhà địa chất học, sĩ quan hải quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Thế giới thứ hai. 2 tháng 9 (lúc công bố là 3 tháng 9 năm 1969) - Hồ Chí Minh, chủ tịch nước đầu tiên của Việt Nam dân chủ cộng hoà (sinh 19 tháng 5 năm 1890) 12 tháng 11: Lưu Thiếu Kỳ chủ tịch Trung Quốc == Giải Nobel == Hóa học - Derek Harold Richard Barton, Odd Hassel Văn học - Samuel Beckett Hòa bình - Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization - ILO) Vật lý - Murray Gell-Mann Y học - Max Delbrück, Alfred Hershey, Salvador Luria Kinh tế - Ragnar Frisch, Jan Tinbergen == Xem thêm == Thế giới trong năm 1969, tình trạng thế giới trong năm này == Tham khảo ==
vùng thủ đô hà nội.txt
Vùng thủ đô Hà Nội là một vùng đô thị lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam và Hòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km². Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người. Bộ Xây dựng kiến nghị Thủ tướng cho phép thuê đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU – Ile de France (Pháp) lập quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bộ Xây dựng được Chính phủ giao lựa chọn tư vấn nước ngoài có kinh nghiệm quy hoạch xây dựng vùng để tham gia nghiên cứu dự báo, xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội và kịch bản phát triển vùng thủ đô, quy hoạch giao thông vùng thủ đô. Đến nay có 3 tổ chức tư vấn nước ngoài gửi hồ sơ xin tham gia về Bộ Xây dựng là Viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU – Ile de France (Pháp), Công ty EGIS (Pháp) và Công ty Hansen Partnership (Australia). Sau khi xem xét hồ sơ, đánh giá năng lực của các tổ chức tư vấn, Bộ Xây dựng đã lựa chọn Viện Quy hoạch phát triển đô thị Vùng IAU – Ile de France (Pháp). Cơ quan này được đánh giá là đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm ở Việt Nam để tham gia nghiên cứu lập đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo Bộ Xây dựng, Viện IAU là đơn vị tư vấn đã thực hiện đồ án Quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Paris đã được phê duyệt năm 2011 và từng tham gia nghiên cứu Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội năm 2006. Vùng thủ đô Hà Nội bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình. Sau khi Hà Nội được điều chỉnh địa giới hành chính vào 2008, Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Tại cuộc họp cuối năm 2012, các thành viên Chính phủ đề xuất vùng thủ đô mở rộng thêm ra Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang. Các tỉnh này nằm trong bán kính 100 km từ trung tâm Hà Nội. == Ranh giới == Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam). Phía đông giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Phía tây giáp các tỉnh còn lại của Vùng Tây Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển Hòa Bình về vùng Hà Nội). Phía nam giáp các tỉnh thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ và Thanh Hóa. Phía bắc giáp các tỉnh còn lại của Vùng Đông Bắc (Việt Nam) (sau khi chuyển các tỉnh trung du: Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang về vùng Hà Nội). cái này sai rồi == Đặc điểm == Hiện nay, toàn vùng gồm: 1 đô thị loại đặc biệt: Hà Nội; 2 đô thị loại I: Việt Trì và Thái Nguyên: 4 đô thị loại II: Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên; 7 đô thị loại III: Hòa Bình, Phúc Yên, Phủ Lý, Hưng Yên, Sông Công, Sơn Tây, Phú Thọ; 3 Thị xã đô thị loại IV: Từ Sơn, Chí Linh, Phổ Yên. Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc. Cùng với các thành phố Hà Nội,Vĩnh Phúc và Bắc Ninh sẽ là 3 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau,đô thị Vĩnh Phúc và đô thị Bắc Ninh sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao. Các đô thị phía Đông Bắc và phía Bắc như Phủ Lý, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh, thị xã Chí Linh, thành phố Vĩnh Yên, Hưng Yên, Bắc Giang, Sông Công, Phúc Yên... sẽ là các đô thị vệ tinh, đảm bảo cho vùng thủ đô phát triển hài hòa. Như vậy, nếu không tính Hòa Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ (vùng Hà Nội) và không tính Quảng Ninh (vùng duyên hải Bắc Bộ) thì 2 vùng này chính là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng của miền Bắc Việt Nam. == Dân số == Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người. == Lịch sử == Vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài. Tháng 5 năm 2008, Thủ tướng ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg tạo ra cơ sở pháp lý cho việc phát triển có quy hoạch toàn vùng. Ngày 20 tháng 11 năm 2012, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1758/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. == Xem thêm == Các vùng đô thị Việt Nam Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh == Tham khảo == Tràng An Nguyễn (08/03/2008), "Vùng Thủ đô Hà Nội sẽ rộng 13.436km2, gồm 8 tỉnh, TP", VietNamNet. Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. == Liên kết ngoài == Trang chủ Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội Quyết định số 490/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 Hà Nội sắp được mở rộng Đoàn Loan, VnExpress, 4/1/2007, 05:50 GMT+7 Danh sách các chiến lược, quy hoạch giao thông vận tải Viện Chiến lược @ Phát triển GTVT cập nhật 19/09/2011 8:38 GMT+7
mamiya rinzō.txt
Đây là một tên người Nhật; họ tên được viết theo thứ tự Á Đông (họ trước tên sau): họ là Mamiya. Tuy nhiên, tên người Nhật hiện đại bằng ký tự La Tinh thường được viết theo thứ tự Tây phương (tên trước họ sau). Mamiya Rinzō (間宮 林蔵 (1775 – 13 tháng 4 năm 1844 (Gian Cung Lâm Tàng), Mamiya Rinzō (間宮 林蔵) là một nhà thám hiểm người Nhật Bản sống vào cuối thời Edo. Ông cũng là gián điệp của Mạc phủ Tokugawa. Ông nổi tiếng về chuyến thăm dò và lập bản đồ Sakhalin (được gọi trong Tiếng Nhật là 樺太, Karafuto, Hoa Thái), mà kết quả là đã khám phá ra việc Sakhalin thực sự là một hòn đảo và không nối liền với lục địa châu Á. Mamiya sinh vào năm 1775 ở quận Tsukuba, tỉnh Hitachi, mà bây giờ là Tsukubamirai, tỉnh Ibaraki. == Xem thêm == Nikolai Rezanov Sakhalin Philipp Franz von Siebold Eo biển Tartary == Tham khảo ==
lục quân quân giải phóng nhân dân trung quốc.txt
Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (中国人民解放军陆军) là lực lượng bộ binh lớn nhất thế giới với khoảng 1,55 triệu quân, trong đó 850.000 người là lực lượng thường trực thuộc các quân đoàn, còn lại là bộ đội địa phương. Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có quy mô cấp Quân chủng trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc có chức năng là quản lý, xây dựng lực lượng bộ binh trong thời bình và phối hợp hiệp đồng với các Chiến khu khi tác chiến liên hợp. == Lịch sử == Trước năm 2016, Lục quân Trung Quốc chưa có tổ chức thành Quân chủng riêng, Bộ Tổng Tham mưu thực hiện quản lý chỉ huy các quân đoàn. Ngày 11 tháng 01 năm 2016, Quân ủy Trung ương Trung Quốc được cải tổ toàn diện thực hiện theo cơ cấu chỉ huy tác chiến liên hợp quân ủy hình thành cục diện Quân ủy quản Tổng, Chiến khu chủ chiến, Quân chủng chủ kiến (xây dựng). Quân chủng Lục quân được hình thành, cộng thêm các Quân chủng vốn có là Không quân, Hải quân, Pháo II, chỉ làm chức năng hàng ngày xây dựng quân đội, không còn đảm nhiệm chỉ huy tác chiến. == Tên gọi == Trước 2016, Lục quân chưa có tổ chức thành Quân chủng riêng chỉ trực thuộc do Bộ Tổng Tham mưu quản lý. 2016-nay, Quân chủng Lục quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc == Lãnh đạo hiện nay == Tư lệnhː Thượng tướng Lý Tác Thành Chính ủyː Trung tướng 刘雷 == Tổ chức == === Cơ quan chức năng === Bộ Tham mưu Bộ Công tác Chính trị Bộ Hậu cần Bộ Trang bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật === Đơn vị trực thuộc === Viện Phòng hóa Quốc phòng Viện Cơ điện tử Học viện Quân sự Trung Quốc Học viện Lục quân Nam Kinh Học viện Lục quân Thạch Gia Trang Học viện Lục quân Nam Xương Học viện Lục quân Cơ giới Thạch Gia Trang Học viện Không quân Trung Quốc Học viện Pháo binh Trung Quốc Học viện Pháo binh Thẩm Dương Học viện Tăng Thiết giáp Trung Quốc Học viện Kỹ thuật Quân sự Học viện Thông tin Trùng Khánh Học viện Hải quân Học viện Biên phòng === Các khu quân sự tự trị === Khu quân sự Tân Cương Khu quân sự Tây Tạng Khu quân sự Bắc Kinh === Quản lý xây dựng === Lục quân Chiến khu Trung ương Lục quân Chiến khu Bắc bộ Lục quân Chiến khu Nam bộ Lục quân Chiến khu Đông bộ Lục quân Chiến khu Tây bộ == Chỉ huy qua các thời kỳ == === Tư lệnh === 2016-nay, Thượng tướng Lý Tác Thành === Chính ủy === 2016-nay, Trung tướng 刘雷 == Xem thêm == Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Không quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc == Chú thích ==
windows 10 mobile.txt
Windows 10 Mobile là một hệ điều hành di động được phát triển bởi Microsoft. Nó là phiên bản kế tiếp Windows Phone 8.1 trong dòng sản phẩm Windows Phone, nhưng lại được giới thiệu là một phiên bản của Windows 10, hệ điều hành dành cho máy tính cá nhân của Microsoft, một phần trong kế hoạch thống nhất các nền tảng thành một hệ điều hành duy nhất của Microsoft. Windows 10 Mobile nhắm tới việc cung cấp sức mạnh tổng hợp lớn hơn với phiên bản cho máy tính cá nhân, bao gồm việc đồng bộ nội dung rộng hơn, nền tảng ứng dụng chung sẽ cho phép một ứng dụng chạy trên nhiều thiết bị Windows 10 như PC, thiết bị di động và Xbox, khả năng chuyển đổi ứng dụng từ Android và iOS dễ dàng hơn cho các nhà phát triển chỉ với vài thay đổi nhỏ (đã bị hủy bỏ), cũng như khả năng kết nối thiết bị với một cổng hiển thị mở rộng và sử dụng giao diện giống như trên PC với hỗ trợ chuột và bàn phím cho các phần cứng hỗ trợ. Các điện thoại thông minh Windows Phone 8.1 sẽ có khả năng nâng cấp lên Windows 10 Mobile, tùy thuộc vào nhà sản xuất và nhà mạng. Một số tính năng cần có phần cứng hỗ trợ. Windows 10 Mobile được thiết kế để sử dụng trên điện thoại thông minh và điện thoại lai máy tính bảng, chạy trên cấu trúc vi xử lý ARM và IA-32. Windows 10 Mobile bắt đầu phát hành bản beta công khai đầu tiên cho một số điện thoại thông minh Lumia vào 12 tháng 2 năm 2015. Chiếc điện thoại thông minh Lumia đầu tiên đi kèm Windows 10 Mobile được ra mắt vào 20 tháng 11 năm 2015, trong khi các thiết bị Windows Phone đủ điều kiện bắt đầu nhận bản cập nhật Windows 10 Mobile vào 17 tháng 3 năm 2016, tùy theo hỗ trợ của nhà sản xuất và nhà mạng. == Phát triển == Microsoft đã bắt đầu quá trình thống nhất nền tảng Windows khắp các thiết bị từ năm 2012; Windows Phone 8 không còn sử dụng cấu trúc nền Windows CE của phiên bản trước, Windows Phone 7 nữa, để sử dụng nhân NT có nhiều điểm giống về cấu trúc với phiên bản PC của Windows 8 bao gồm tập tin hệ thống (NTFS), mạng chồng xếp, các yếu tố bảo mật, engine đồ họa (DirectX), khung điều khiển thiết bị và lớp phần cứng. Tại hội nghị Build 2014, Microsoft cũng giới thiệu khái niệm về ứng dụng Windows "universal". Với việc bổ sung hỗ trợ Windows Runtime tới những nền tảng này, các ứng dụng được tạo ra cho Windows 8.1 có thể được chuyển đổi sang Windows Phone 8.1 và Xbox One trong khi vẫn có cùng mã nguồn chung với phiên bản PC. Dữ liệu người dung và giấy phép của một ứng dụng có thể được chia sẻ giữa nhiều nền tảng. Vào tháng 7 năm 2014, CEO mới lúc đó của Microsoft Satya Nadella giải thích rằng họ đang có kế hoạch "định hình phiên bản tiếp theo của Windows từ ba hệ điều hành thành một hệ điều hành duy nhất cho tất cả các kích cỡ màn hình," thống nhất Windows, Windows Phone, và Windows Embedded quanh một cấu trúc chung và một hệ sinh thái ứng dụng được thống nhất. Tuy nhiên, Nadella nói rằng những thay đổi này không ảnh hưởng đến cách các hệ điều hành được bán ra. Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Microsoft tiết lộ về Windows 10; Terry Myerson giải thích rằng Windows 10 sẽ là "nền tảng toàn diện nhất" của Microsoft, thúc đẩy kế hoạch cung cấp một nền tảng "thống nhất" cho máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh, và các thiết bị tất cả trong một. Windows 10 trên điện thoại được giới thiệu công khai trong sự kiện báo chí Windows 10: The Next Chapter (Windows 10: Chương Tiếp Theo) vào 21 tháng 1 năm 2015; không giống các phiên bản Windows Phone trước, Windows 10 cũng mở rộng mục tiêu của hệ điều hành tới những máy tính bảng nhỏ và dựa trên cấu trúc ARM. Những nỗ lực trước đó của Microsoft trên một hệ điều hành cho máy tính bảng ARM, Windows RT (vốn dựa trên phiên bản PC của Windows 8) đã không thành công về mặt thương mại. Trong bài phát biểu tại hội nghị Build 2015, Microsoft giới thiệu bộ công cụ middleware "Islandwood", sau đó được gọi là Windows Bridge cho iOS, cung cấp một chuỗi công cụ hỗ trợ các nhà phát triển chuyển đổi các phần mềm objective-C (thường là các dự án của iOS) để xây dựng thành các ứng dụng Universal Windows. Một phiên bản sớm của Windows Bridge cho iOS được ra mắt dưới dạng phần mềm mã nguồn mở dưới Giấy phép MIT vào 6 tháng 8 năm 2015. Visual Studio 2015 cũng có thể chuyển đổi các dự án Xcode thành các dự án Visual Studio. Microsoft cũng thông báo kế hoạch ra mắt bộ công cụ có tên mã "Centennial", cho phép các phần mềm Windows desktop sử dụng API Win32 được chuyển đổi sang Windows 10 Mobile. Tại hội nghị Build, Microsoft cũng giới thiệu một môi trường thời gian chạy Android cho Windows 10 Mobile có tên là "Astoria", cho phép các ứng dụng Android chạy trong một môi trường ảo nhưng không cần thay đổi nhiều, và có quyền truy cập vào các nền tảng API của Microsoft như Bing Maps và Xbox Live như thay thế cho API tương đương Google Mobile Services. Google Mobile Services và một số API cốt lõi sẽ không có sẵn, và các ứng dụng với "sự tích hợp sâu vào các tác vụ ngầm" được nói rằng sẽ không hỗ trợ tốt môi trường này. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2016, sau khi trì hoãn dự án này từ tháng 11 năm 2015, Microsoft thông báo rằng "Astoria" sẽ bị hủy bỏ. Họ nói rằng đó chỉ là phần dự phòng của bộ công cụ iOS (vốn hỗ trợ biên dịch ứng dụng mà không sử dụng máy ảo) vì sự nổi bật của nền tảng trong việc phát triển đa nền tảng di động, và Microsoft thay vào đó khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ Xamarin (mà Microsoft đã mua lại trước đó) cho việc phát triển ứng dụng đa nền tảng sử dụng ngôn ngữ lập trình C#. === Project Astoria === Tại Build, Microsoft cũng đã công bố về một môi trường thời gian chạy Android cho Windows 10 Mobile với tên "Astoria", cho phép các ứng dụng Android chạy trong một môi trường giả lập với ít thay đổi, và có quyền truy cập vào các API nền tảng của Microsoft như Bing Maps và Xbox Live sẽ thay thế cho Google Mobile Services. Google Mobile Services và một số API lõi sẽ không có sẵn, và các ứng dụng có "sự tích hợp sâu vào các tác vụ ngầm" được thông báo sẽ khó có thể hỗ trợ môi trường này. Vào ngày 25 tháng 2 năm 2016, sau khi đã trì hoãn nó từ tháng 11 năm 2015, Microsoft thông báo "Astoria" sẽ bị ngừng phát triển. Microsoft cho rằng một máy ảo Android là vô cùng rườm rà và thừa thải với chuỗi công cụ Objective-C, vì iOS đã là một mục tiêu chính trong quá trình phát triển di động đa nền tảng. Công ty cũng khuyến khích sử dụng các sản phẩm từ Xamarin (mà họ vừa mua lại hôm trước đó) cho việc phát triển ứng dụng đa nền tảng sử dụng ngôn ngữ lập trình C#. Windows Subsystem for Linux đã được phát triển từ Project Astoria. === Đặt tên === Để phù hợp theo chiến lược thương hiệu của Microsoft, hệ điều hành này sẽ có nhãn hiệu như một phiên bản của Windows 10, hơn là "Windows Phone 10". Microsoft đã bắt đầu đưa ra các tham chiếu cụ thể về nhãn hiệu Windows Phone trong quảng cáo vào giữa năm 2014, nhưng các nhà phê bình vẫn cho rằng hệ điều hành này sẽ là phiên bản tiếp theo của dòng Windows Phone do các chức năng của nó nhìn chung đều tương tự so với các phiên bản trước. Microsoft gọi HĐH là "Windows 10 dành cho điện thoại và máy tính bảng nhỏ" trong buổi ra mắt, các ảnh chụp màn hình từ một bản dựng Xem trước Kỹ thuật cho thấy cái tên "Windows 10 Mobile" và phiên bản xem trước kỹ thuật được gọi chính thức là "Bản Xem trước Kỹ thuật Windows 10 cho điện thoại". Dù vậy, user agent của Microsoft Edge trên Windows 10 Mobile vẫn còn tên "Windows Phone 10". Vào ngày 13 tháng 5 năm 2015, Microsoft chính thức xác nhận nền tảng này sẽ có tên là Windows 10 Mobile. == Tính năng == Windows 10 Mobile tập trung lớn vào việc kết hợp hài hòa trải nghiệm người dung và tính năng giữa các thiết bị khác nhau—đặc biệt là các thiết bị sử dụng phiên bản PC của Windows 10. Dưới khái niệm Universal Windows Platform, các ứng dụng Windows Runtime cho Windows 10 trên PC có thể được chuyển đổi sang các nền tảng khác trong họ Windows 10 với mã nguồn gần như giống nhau, nhưng có thể tương thích với nhiều loại thiết bị cụ thể. Windows 10 Mobile cũng có chung các yếu tố giao diện người dung giống như phiên bản PC, ví dụ như Action Center được cập nhật và menu cài đặt. Trong buổi giới thiệu đầu tiên, Microsoft đã trình diễn một số ứng dụng Windows ví dụ có tính năng và giao diện tương tự giữa máy tính và điện thoại chạy Windows 10, bao gồm các ứng dụng Ảnh và Bản đồ đã được cập nhật, và bộ ứng dụng Microsoft Office mới. ref name="Microsoft_Windows_10_event">“Microsoft Windows 10 Event January 2015 (Full)”. Microsoft. 21 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2015. </ref> Mặc dù được giới thiệu như một nền tảng thống nhất, và giống như Windows Phone 8, cũng sử dụng nhân dựa trên Windows NT, Windows 10 Mobile vẫn không thể chạy các ứng dụng desktop Win32, nhưng lại tương thích với phần mềm được thiết kế cho Windows Phone 8. Các thông báo có thể được đồng bộ giữa các thiết bị; loại bỏ một thông báo trên một laptop chẳng hạn cũng sẽ loại bỏ thông báo đó trên điện thoại. Một số loại thông báo cho phép trả lời trực tiếp. Màn hình bắt đầu có tùy chọn hiển thị hình nền như một nền màn hình phía sau các ô trong suốt, không chỉ bên trong các ô. Ứng dụng nhắn tin đã hỗ trợ nhắn tin Skype trực tuyến song song với SMS, tương tự như iMessage, và có thể đồng bộ hóa các cuộc trò chuyện với các thiết bị khác. Ứng dụng chụp ảnh được cập nhật với các tính năng tương tự như ứng dụng "Lumia Camera" trước đó dành riêng cho các điện thoại Lumia, và ứng dụng Ảnh mới hiển thị nội dung từ bộ nhớ điện thoại và OneDrive, và có thể tự động cải thiện hình ảnh. Bàn phím trên màn hình có thêm một công cụ giúp di chuyển con trỏ, cùng với một nút nhập bằng giọng nói, và có thể di chuyển sang bên phải hoặc bên trái màn hình để cải thiện khả năng sử dụng một tay trên các thiết bị màn hình lớn. Windows 10 Mobile hỗ trợ "Continuum", một tính năng cho phép các thiết bị được hỗ trợ kết nối với một màn hình ngoài, và biến giao diện người dung và các ứng dụng thành một giao diện "giống PC" hỗ trợ chuột và bàn phím qua USB hoặc Bluetooth. Các thiết bị có thể kết nối với màn hình ngoài không dây trực tiếp thông qua Miracast, qua USB Type-C, hoặc qua một “dock kết nối” với các cổng ra USB, HDMI và DisplayPort outputs. Một phiên bản mới của bộ ứng dụng Office Mobile, Office for Windows 10, cũng được thêm vào. Dựa trên phiên bản Android và iOS của Office Mobile, Microsoft cũng giới thiệu một giao diện người dung mới với một biến thể của thanh công cụ ribbon trên phiên bản desktop, và một phiên bản di động mới của Outlook. Outlook sử dụng cùng engine vẽ với phiên bản Windows desktop của Microsoft Word. Microsoft Edge thay thế Internet Explorer Mobile làm trình duyệt web mặc định. == Phát hành == Ba thiết bị Windows 10 Mobile đầu tiên của Microsoft—chiếc Lumia 950, Lumia 950 XL, và Lumia 550—được ra mắt vào tháng 11 năm 2015. Các bản cập nhật hàng tháng tới phần mềm hệ điều hành sẽ được phát hành để sưat các lỗi và vấn đề bảo mật. Những bản cập nhật này sẽ được phát hành cho tất cả các thiết bị Windows 10 Mobile, và không cần sự can thiệp của nhà mạng để ủy quyền việc phát hành. Trong khi đó, các bản nâng cấp firmware vẫn sẽ cần sự ủy quyền của nhà mạng. Chương trình Windows Insider, vốn để phát hành các bản beta công khai cho phiên bản PC của Windows 10, giờ cũng được dùng để phát hành các bản beta công khai của Windows 10 Mobile cho một số thiết bị. Một bản dựng được phát hành ngày 10 tháng 4 năm 2015 đã hỗ trợ hầu hết các sản phẩm Lumia thế hệ thứ hai và thứ ba, nhưng ba chiếc điện thoại Lumia 930, Lumia Icon, và Lumia 640 XL không nhận được bản cập nhật do lỗi, và việc phát hành tổng thể đã bị chậm trễ do vấn đề về sao lưu và khôi phục trên một số mẫu. Một bản cập nhật cho phần mềm Windows Phone Recovery Tool đã giải quyết vấn đề trên, và việc phát hành bản cập nhật Windows 10 được khôi phục cho chiếc 520 với bản 10052, và chiếc 640 với bản 10080. Bản dựng số hiệu 10136 được ra mắt ngày 16 tháng 6 năm 2015, có một lỗi yêu cầu các thiết bị đang cài bản 10080 quay trở lại Windows Phone 8.1 bằng Recovery Tool thì quá trình cập nhật lên bản 10136 mới được thực hiện. Lỗi này đã được sửa một tuần sau đó với việc phát hành bản 10149. Các bản dựng Windows 10 Mobile Redstone cho tới bản 14322 không được phát hành cho chiếc Lumia 635 (1 GB RAM) do lỗi. === Bản cập nhật === Một số điện thoại Windows Phone 8.1 đã có thể được nâng cấp lên Windows 10, tùy theo tính tương thích phần cứng, hỗ trợ từ nhà sản xuất và nhà mạng. Không phải tất cả điện thoại sẽ nhận bản cập nhật hay hỗ trợ tất cả tính năng. Microsoft ban đầu thông báo các bản nâng cấp ổn định cho các thiết bị Windows Phone 8.1 sẽ được phát hành vào tháng 12 năm 2015; tuy nhiên, việc phát hành đã bị chậm trễ cho mãi tới ngày 17 tháng 3 năm 2016. Trong các thiết bị của bên thứ nhất, chỉ có Microsoft Lumia 430, Microsoft Lumia 435, Microsoft Lumia 532, Microsoft Lumia 535, Microsoft Lumia 540, Nokia Lumia 635 (1Gb bộ nhớ Ram),Microsoft Lumia 640, Microsoft Lumia 640 XL, Nokia Lumia 730, Nokia Lumia 735, Nokia Lumia 830, Nokia Lumia 930 và Nokia Lumia 1520 được nhận bản cập nhật. Các thiết bị bên thứ ba duy nhất được hỗ trợ là BLU Win HD w510u và Win HD LTE x150q, và the MCJ Madosma Q501. Windows 10 Mobile không được hỗ trợ trên bất kỳ thiết bị HTC nào (HTC Windows Phone 8X, HTC One (M8) for Windows). Trong khi Microsoft đã thông báo chiếc Nokia Lumia Icon có thể được nâng cấp sau đó, họ thông báo rằng sẽ không có đợt nâng cấp nào nữa cho các thiết bị còn lại. Microsoft cũng bác bỏ thông tin chiếc BLU Win JR LTE tương thích với Windows 10. Microsoft ban đầu thông báo tất cả các điện thoại thông minh Lumia chạy Windows Phone 8 và 8.1 sẽ nhận bản cập nhật lên Windows 10 Mobile, nhưng Microsoft sau đó thông báo lại chỉ các thiết bị có bản firmware "Lumia Denim" và có ít nhất 8 GB bộ nhớ trong sẽ nhận bản cập nhật. Vào tháng 2 năm 2015, Joe Belfiore nói rằng Microsoft đang làm việc để hỗ trợ cho các thiết bị 512 MB RAM, (như chiếc Nokia Lumia 520 đang rất phổ biến lúc đó), nhưng những kế hoạch đó đã bị ngừng kể từ đó. Trong khi phát hành bản nâng cấp chính thức, một số mẫu Lumia, cụ thể là chiếc Lumia 1020 và 1320, không được cập nhật dù có đủ các tiêu chí đã được thông báo trước đó. Microsoft nói nguyên nhân là do những phản hồi không tốt của người dùng về hiệu năng của các bản xem trước trên những mẫu điện thoại này. == Sự ra đời của Windows 10 Mobile ảo hóa và công cụ ảo hoá Hyper-V == Kể từ khi ra mắt Windows 10 Mobile, Microsoft đã phát hành một công cụ ảo hóa để chạy một máy ảo Windows 10 Mobile (Windows 10 Mobile emulator) trên máy tính. Và điều tất nhiên phải có là công cụ này cần máy tính Windows 10 và một công cụ ảo hóa do chính Microsoft phát hành để cạnh tranh với VMWare và VirtualBox là Hyper-V (hypervisor), chức năng này được tích hợp sẵn vào những máy tính có hỗ trợ ảo hóa. Và khi chạy công cụ đó, Windows 10 Mobile sẽ chạy trên máy tính đó dưới dạng một điện thoại ảo Windows 10 Mobile build 10240. Muốn chạy được, bạn cần vào Windows Features và bật Hyper-V. Tác dung của máy ảo: Giúp các lập trình viên chạy thử ứng dung hoặc sửa đổi phần mềm,... mà không cần một chiếc điện thoại vật lý. Ngày nay cũng đã có người tự lập trình Windows 10 Mobile cho riêng mình bằng các ngôn ngữ khác nhau như C#, C++,... bằng một công cụ do Microsoft phát hành là Microsoft Visual Studio. == Các thiết bị == Giống như Windows Phone, Windows 10 Mobile hỗ trợ các SoC ARM từ dòng Snapdragon của Qualcomm, thêm hỗ trợ cho các SoC 200, 208, 210, 615, 808, và 810. Hệ điều hành này cũng sẽ hỗ trợ các SoC IA-32 từ Intel và AMD, bao gồm Atom x3 và Cherry Trail Atom x5 và x7 của Intel, và Carrizo của AMD. Mặc dù một số vi mạch được hỗ trợ là 64-bit, Windows 10 Mobile chỉ hỗ trợ các quá trình 32-bit. Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị Windows 10 Mobile tương tự như Windows Phone 8, với độ phân giải màn hình tối thiểu 800×480 (854×480 nếu dùng phím điều hướng ảo) và 512 MB RAM. Nhờ những cải tiến về phần cứng và việc Windows 10 Mobile có hỗ trợ máy tính bảng, độ phân giải màn hình có thể lên tới QSXGA (2560×2048) và lớn hơn, trái ngược với giới hạn 1080p trên Windows Phone 8. Dung lượng bộ nhớ RAM yêu cầu tùy thuộc vào độ phân giải màn hình; màn hình có độ phân giải lớn hơn 960×540 cần 1 GB RAM, lớn hơn 1440×900 cần 2 GB, lớn hơn 2048×1152 cần 3 GB, và lớn hơn 2560×2048 cần 4 GB. Microsoft ra mắt các điện thoại thông minh Microsoft Lumia cao cấp trong một sự kiện vào 6 tháng 10 năm 2015, bao gồm chiếc Lumia 950, Microsoft Lumia 950 XL, và chiếc Lumia 550 giá rẻ. == Lịch sử phiên bản == === Threshold === Microsoft công bố Windows 10 Mobile trong sự kiện "The Next Chapter" của họ vào ngày 21 tháng 1 năm 2015. Bản dựng Windows 10 Mobile đầu tiên được phát hành vào ngày 12 tháng 2 năm 2015 như một phần của chương trình Windows Insider tới một số thiết bị di động chạy Windows Phone 8 và 8.1. Cùng với phiên bản Windows 10 cho desktop, bản phát hành đầu tiên này mang tên mã "Threshold", nó đều thuộc chu trình phát triển của cả nhánh "Threshold 1" và nhánh "Threshold 2". Windows 10 Mobile được phát hành cùng với Microsoft Lumia 550, 950 và 950 XL. Bản phát hành cho các thiết bị Windows Phone 8.1 bắt đầu từ ngày 17 tháng 3 năm 2016. === Redstone 1 === Vào ngày 19 tháng 2 năm 2016, Microsoft khởi động lại việc phát hành các bản dựng đầy đủ cho bản cập nhật lớn đầu tiên, có tên chính thức là "Anniversary Update" hay "Version 1607", với tên mã là "Redstone 1". Giống như lần trước, các bản dựng đầu tiên không được phát hành tới tất cả các thiết bị đã tham gia chương trình Windows Insider. === Redstone 2 === "Redstone 2" là tên mã cho bản cập nhật lớn thứ hai cho Windows 10 Mobile. Bản xem trước đầu tiên được phát hành cho các Insider vào ngày 17 tháng 8 năm 2016. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
windows server.txt
Windows Server là một nhánh của hệ điều hành máy chủ được sản xuất bởi tập đoàn Microsoft. Tất cả đều thuộc Microsoft Servers. == Thành viên == Nhánh này bao gồm các hệ điều hành sau: Windows 2000 Server Windows Server 2003 Windows Server 2008 Windows HPC Server 2008 Windows Server 2008 R2 Windows Server 2012 Windows Server 2012 R2 Windows Server 2016 Microsoft cũng sản xuất Windows Small Business Server và Windows Essential Business Server (đã ngừng phát triển), phần mềm đóng gói bao gồm hệ điều hành Windows Server và một vài sản phẩm Windows Servers khác. == Các hệ điều hành máy chủ khác == Những hệ điều hành sau không thuộc họ Windows Server nhưng được thiết kế cho các máy chủ. Windows Home Server, là hệ điều hành máy chủ tại nhà dành cho chia sẻ tập tin, phân luồng, lưu trữ tự động và kết nối từ xa. Windows Home Server 2011 Windows MultiPoint Server, một hệ điều hành dành cho máy tính có nhiều kết người người dùng đồng thời. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức
mediatek.txt
MediaTek Inc (viết tắt chưa chính thức là MTK), một công ty bán dẫn fabless (không có nhà máy sản xuất) cung cấp giải pháp về hệ thống trên một vi mạch cho truyền thông không dây, HDTV, DVD và Blu-ray. MediaTek có trụ sở tại Hsinchu, Đài Loan, với 25 văn phòng trên toàn thế giới và trở thành là một trong 4 nhà thiết kế IC lớn nhất thế giới vào năm 2013. Từ khi thành lập vào năm 1997, MediaTek đã và đang tạo ra các giải pháp chipset cho thị trường toàn cầu. MediaTek còn cung cấp cho khách hàng của mình với những thiết kế tham khảo. == Lịch sử == MediaTek ban đầu là một đơn vị của Tập đoàn United Microelectronics (UMC) được giao nhiệm vụ thiết kế chipset cho các sản phẩm giải trí gia đình. Ngày 28 tháng năm 1997, đơn vị này đã được tách ra và thành tổ chức riêng. MediaTek Inc được niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Đài Loan theo mã "2454" vào ngày 23 tháng 7 năm 2001. Công ty bắt đầu ra thiết kế chipset cho các ổ đĩa quang và sau đó mở rộng sang các chip giải pháp cho đầu DVD, TV kỹ thuật số, điện thoại di động, điện thoại thông minh và máy tính bảng. Nhìn chung MediaTek đã có một kỷ lục mạnh mẽ của tăng thị phần và thay đối thủ cạnh tranh sau khi nhập các thị trường mới. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức List of products using the Mediatek chipsets
w.txt
W, w là chữ thứ 23 trong phần nhiều chữ cái dựa trên Latinh nhưng không được sử dụng trong những từ tiếng Việt. Mặc dù chữ W không tồn tại trong hệ thống chữ viết tiếng Việt nhưng người miền Nam thường phát âm chữ Qu tương tự như chữ W. Ví dụ tiêu biểu là hai từ "quốc" và "cuốc" được phát âm giống hệt nhau ở miền Bắc nhưng khác hẳn nhau ở miền Nam. W cũng có thể dược sử dụng để biểu diễn đơn vị của công suất (đọc là "oát" ở miền Bắc). == Tham khảo ==
con đường tơ lụa.txt
Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây). == Địa lý == Con đường tơ lụa bắt đầu từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh (Trung Quốc) qua Mông Cổ, Ấn Độ, Afghanistan, Kazakhstan, Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, xung quanh vùng Địa Trung Hải và đến tận châu Âu. Con đường cũng đi đến cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó có chiều dài khoảng 4.000 dặm, hay 6.437 km. == Lịch sử == Trung Quốc là nước đầu tiên tìm ra cách trồng dâu nuôi tằm, lấy kén ươm tơ, dệt lụa sớm nhất trên thế giới vào thế kỷ 3 TCN. Tơ lụa thời đó được dành riêng cho vua chúa và hàng quý tộc, sau này lụa tơ tằm được đưa đi các vùng. Con đường tơ lụa dần dần được hình thành từ đó. Thế kỷ 2 TCN, Trương Khiên nhận lệnh từ Hán Vũ Đế đi về phía Tây tìm người Nguyệt Chi nhằm kết đồng minh chống lại quân Hung Nô. Trải qua nhiều gian khổ, Trương Khiên đã tìm được người Nguyệt Chi ở nơi là miền Bắc Ấn Độ ngày nay. Trên đường về ông cùng tùy tùng đã mang theo nhiều sản vật mà triều đình rất quan tâm. Nhờ đó những tuyến đường nhỏ trước đây đã được kết nối lại với nhau, nhiều tuyến mới được khai phá và an toàn hơn do được sự bảo vệ của triều đình. Tuyến đường mà Trương Khiên đã khai phá được người đời sau gọi là Con đường tơ lụa. == Giao lưu văn hóa == Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết xa xưa. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những "thương nhân lạc đà", Con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn. Trường An (nay là Tây An) là nơi các thương gia Trung Hoa tập kết hàng hóa, tơ lụa để chuẩn bị cho những chuyến buôn bán lớn qua Con đường tơ lụa. Lạc đà là phương tiện vận chuyển chủ yếu trên con đường thương mại này. Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại và được coi như cầu nối giữa hai nền văn minh Đông và Tây. Nhà địa lý học danh tiếng người Đức Ferdinand von Richthofen chính là người khai sinh ra cái tên bằng tiếng Đức Seidenstraße (Con đường tơ lụa) khi ông xuất bản hàng loạt những cuốn sách và những bài nghiên cứu vào giữa thế kỷ 19 về con đường thương mại cổ đại này. Tuy nhiên lịch sử của Con đường tơ lụa có từ trước đó rất lâu. Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên (張騫) người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về vùng đất phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ. == Kinh tế == Con đường tơ lụa được hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng ban đầu, con đường này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô (匈奴), năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực. Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa. Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Đường hưng thịnh, con đường này mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Đường, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Đường đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới. Đến thế kỷ 10, nhà Đường bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển. Với việc giao thương qua đường biển phát triển (hình thành Con đường tơ lụa trên biển). Từ thế kỷ thứ 7, Quảng Châu đã được xem là nơi khởi đầu của Con đường tơ lụa trên biển. Trước tiên là các thương gia Ả Rập và sau đó là Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến buôn bán. Quảng Châu tràn ngập hàng hoá của nước ngoài và bản địa, Con đường tơ lụa trên bộ dần dần biến mất. Hồi chuông cáo chung của Con đường tơ lụa vang lên cũng là lúc người Ba Tư (Iran ngày nay) dần học được cách làm tơ lụa của người Trung Hoa và việc trung chuyển tơ lụa từ đó giảm hẳn do người Ba Tư tự làm và bán trực tiếp cho La Mã chứ không nhập khẩu từ Trung Hoa nữa. == Nghiên cứu khảo cổ và di vật == Trong những chuyến khảo cổ sau này, người ta đã tìm ra khoảng 50.000 cổ vật nằm rải rác trên Con đường tơ lụa. Chúng là những hiện vật vô giá về lịch sử thương mại thời xưa. Con đường tơ lụa với những chuyến hàng đầy ắp đã trở thành dĩ vãng, những dấu chân lạc đà giờ đã bị cát bụi sa mạc xóa nhòa nhưng cái tên "Con đường tơ lụa" sẽ còn mãi trong lịch sử như một cây cầu kết nối ngoại thương giữa hai nền văn minh Trung Quốc và La Mã. Dọc theo Con đường tơ lụa có sự hoà trộn và biến hoá trong đức tin tại các địa phương khác nhau đã làm nảy sinh nhiều kiểu đạo Phật khác nhau và có khi không hề giống với đạo Phật nguyên thủy tại Ấn Độ. Từ kỹ thuật nấu rượu tới Phật giáo và thường được "đổi" bằng hàng hóa, sản vật, người Trung Hoa chuyển đi tơ lụa, thuốc súng, giấy và gốm sứ bằng Con đường tơ lụa. Đổi lại, những kiến thức về thiên văn học giúp Trung Quốc làm sâu thêm những hiểu biết của mình về vũ trụ. Những bản vẽ Mặt Trăng, ngôi sao đã chứng tỏ sự khao khát tìm tòi của người Trung Hoa về vũ trụ. Một tấm bản đồ tìm được ở Đôn Hoàng, Cam Túc làm người ta phải ngạc nhiên: toàn bộ 1.500 vì sao mà con người biết đến 8 thế kỷ sau này đều giống với những gì đã được tả trong tấm bản đồ đó. Bất chấp vô số những kỳ quan phương Đông mà các thương gia phương Tây đã miêu tả trong các chuyến đi dọc theo Con đường tơ lụa, vẫn có rất nhiều người hoài nghi việc con đường đó có thực sự tồn tại hay không. Chỉ sau khi cha con nhà thám hiểm người Venezia - Niccolò Polo và Marco Polo - trở về sau chuyến hành trình thứ hai, người ta mới bắt đầu tin rằng Con đường tơ lụa là có thật. Theo bà Susan Whitfield, "Con đường tơ lụa là con đường: Thương mại, Du hành, Chiến tranh và Niềm tin" và gần 800 năm sau chuyến hành trình của Marco Polo, Con đường tơ lụa huyền thoại lại được tái hiện trong cuộc triển lãm do Thư viện Anh vừa tổ chức năm 2004 giúp cho công chúng nhận biết những giá trị thực của Con đường tơ lụa. Chứng tỏ những ảnh hưởng của Con đường tơ lụa đối với những nền văn minh dọc theo con đường là một thành công cực lớn của cuộc triển lãm. Người ta đã phải mất công chuẩn bị suốt 5 năm, và những hiện vật từ Bảo tàng Guimet ở Paris, Pháp, Bảo tàng Nghệ thuật Ấn Độ ở Berlin, Đức, Bảo tàng Miho ở Tokyo, Nhật Bản và bộ sưu tập riêng của Thư viện Anh... đã truyền cho công chúng niềm cảm hứng mà Withfield đã có được sau 20 năm tìm tòi về Trung Hoa cổ đại do làm việc lâu năm ở Trung Quốc. Con đường tơ lụa đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người là những hình ảnh của những đàn súc vật chất đầy hàng hoá, tơ lụa trên lưng, nhẫn nại hướng tới những miền đất lạ. == Con đường tơ lụa trên biển == Debal, Pakistan Ninh Ba, Trung Quốc Tuyền Châu, Trung Quốc Quảng Châu, Trung Quốc Ulsan, Hàn Quốc Colombo, Sri Lanka Poompuhar, Tamil Nadu, Ấn Độ Korkai, Tamil Nadu, Ấn Độ Musiri, Kerala, Ấn Độ Goa, Ấn Độ Mumbai, Ấn Độ Cochin, Ấn Độ Masulipatnam, Ấn Độ Lothal, Ấn Độ Astrakhan, Nga Derbent, Nga Muscat, Oman Aden, Yemen Suez, Ai Cập Ayas, Thổ Nhĩ Kỳ Venice, Ý Roma, Ý == Đông Nam Á == Kedah (Buổi đầu lịch sử của Kedah) Langkasuka Ligor Chi Tu Gangga Nagara Malacca Pan Pan Muziris, Ấn Độ Chân Lạp, Ấn Độ Khmer / Kambuja Srivijaya, Indonesia Pasai, Indonesia Perlak, Indonesia Luy Lâu, Việt Nam Hà Nội, Việt Nam Vân Đồn, Việt Nam Phố Hiến, Việt Nam Hội An, Việt Nam Cù Lao Chàm, Việt Nam Vijaya, Champa (Thị Nại, Việt Nam) Óc Eo, Phù Nam (Việt Nam) == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Hình ảnh con đường tơ lụa Con đường tơ lụa: [1], [2], [3], [4], [5].
vĩ tuyến 17 bắc.txt
Vĩ tuyến 17 Bắc là một vĩ tuyến có vĩ độ bằng 17 độ ở phía bắc của mặt phẳng xích đạo của Trái Đất. Vĩ tuyến này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam. == Địa lý == Bắt đầu từ kinh tuyến gốc và xoay dần về hướng đông thì vĩ tuyến 17° Bắc đi ngang qua: == Việt Nam == Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, lấy vĩ tuyến 17 (vĩ tuyến 17° bắc), dọc sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị, làm phân định giới tuyến quân sự Bắc - Nam tạm thời cho Việt Nam, chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956. Đến năm 1955, quy chế hoạt động tại giới tuyến được đưa ra, đặt dưới sự giám sát của Uỷ ban quốc tế gồm Ba Lan, Canada và Ấn Độ. Đây là khu phi quân sự rộng 1,6 km (một dặm Anh) về mỗi phía tính từ bờ sông Bến Hải, bắt đầu từ biên giới Việt Nam – Lào cho đến bờ biển Đông. Cũng từ đó, dòng Bến Hải chạy dọc vĩ tuyến 17 thành nơi chia cắt đất nước Việt Nam trong suốt hơn 20 năm Chiến tranh Việt Nam. == Xem thêm == Vĩ tuyến 17 ngày và đêm == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
atlanta.txt
Atlanta (IPA: /ˌætˈlɛ̃n.nə/ hay /ˌɛtˈlɛ̃n.nə/) là thủ phủ và là thành phố đông dân nhất của tiểu bang Georgia, là vùng đô thị lớn thứ 9 Hoa Kỳ. Theo số liệu thống kê tháng 7 năm 2005, thành phố có dân số 470.688 người và dân số vùng đô thị Atlanta là 4.917.717. Ngày 1 tháng 7 năm 2005, khu vực thống kế kết hợp của vùng đô thị Atlanta là 5.249.121 người. Theo thống kê, diện tích thành phố là 343 km² (132,4 mi²). 341,2 km² (131,8 mi²) đất và 1,8 km² (0,7 mi²) mặt nước. == Các thành phố xung quanh == Sandy Springs: 85445 dân Roswell: 79.338 dân Marietta: 58.748 dân Smyrna: 40.999 dân Kennesaw: 30.522 dân East Point: 39.595 dân North Atlanta (unincorporated): 38.579 dân Redan (unincorporated): 33.841 dân Dunwoody (unincorporated): 32.808 dân Mableton (unincorporated): 29.733 dân Forest Park. 21.447 dân College Park: 20.382 dân == Khí hậu == == Thể thao == == Chính phủ và luật pháp == Atlanta được quản lý bởi một người thị trưởng và hội đồng thành phố. Hội đồng thành phố có 15 thành viên, đại diện cho 12 quận của thành phố và 3 toàn thành phố vị trí. Thị trưởng có thể phủ quyết một điều lệ đưa ra bởi hội đồng thành phố, nhưng sự phủ quyết đó có thể bị bác bỏ nếu đạt được trên 2/3 số người. Thị trưởng của Atlanta là Kasim Reed. == Các trường đại học cao đẳng == == Lịch sử Atlanta == == Thành phố kết nghĩa == Atlanta có 19 thành phố kết nghĩa. (SCI): Brussel, Bỉ Bucharest, România Canberra, Úc Cotonou, Bénin Daegu, Hàn Quốc Fukuoka, Nhật Bản Lagos, Nigeria Montego Bay, Jamaica Newcastle upon Tyne, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Nürnberg, Đức Olympia Cổ, Hy Lạp Port of Spain, Trinidad và Tobago Ra'anana, Israel Rio de Janeiro, Brasil Salcedo, Cộng hòa Dominican Salzburg, Áo Đài Bắc, Trung Hoa Dân Quốc Tbilisi, Gruzia Toulouse, Pháp == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Atlanta WikiSatellite view of Atlanta at WikiMapia
bình thuận.txt
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là thành phố Phan Thiết nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 200 km về phía Nam, cách Nha Trang 250 km và cách thủ đô Hà Nội 1.520 km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam hay Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam đều xếp Bình Thuận vào vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê Việt Nam và Website của Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận vào Đông Nam Bộ . Một phần khác Bộ Kế hoạch & đầu tư Việt Nam lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào vùng Duyên hải miền Trung. == Vị trí địa lý == Bình Thuận là tỉnh có dãy đất bắt đầu chuyển hướng từ Nam sang Tây của phần còn lại của Việt Nam trên bản đồ hình chữ S, có tọa độ địa lý từ 10o33'42" đến 11o33'18" vĩ độ Bắc, từ 107o23'41" đến 108o52'18" kinh độ Ðông. Phía Bắc của tỉnh Bình Thuận giáp với tỉnh Lâm Đồng, phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, và phía Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng Tàu, ở phía Đông và Nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km. === Bình Thuận thuộc vùng nào? === Địa giới của tỉnh Bình Thuận hiện tại bao gồm diện tích của 2 tỉnh cũ: tỉnh Bình Tuy (nửa phía nam) và tỉnh Bình Thuận (nửa phía bắc). Trước năm 1975, tỉnh Bình Tuy thuộc miền Đông Nam Bộ, và tỉnh Bình Thuận thuộc Nam Trung Bộ. Vì thế, đến khi hai tỉnh cũ này hợp nhất thành tỉnh Bình Thuận ngày nay mới đặt ra vấn đề là tỉnh Bình Thuận hiện tại thuộc khu vực Đông Nam Bộ hay Nam Trung Bộ? Quan điểm thuộc Đông Nam Bộ: Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số tài liệu lấy số liệu của Tổng cục Thống kê) xếp Bình Thuận cùng Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ. Còn website của Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cũng xếp 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận vào Đông Nam Bộ trong số liệu thống kê vùng Đông Nam Bộ, nhưng ở phần khác lại xếp Bình Thuận và Ninh Thuận vào "vùng Duyên hải miền Trung", tách biệt với Đông Nam Bộ. Bình Thuận thuộc quân khu 7 (quân khu thuộc Đông Nam Bộ). Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ theo tọa độ địa lý các đơn vị hành chính (Bình Thuận có vĩ tuyến cùng Bắc với Đồng Nai, Bình Dương, thấp hơn vĩ tuyến Bắc so với Bình Phước, Tây Ninh, trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Phan Thiết nằm cũng vĩ tuyến Bắc so với Thành phố Hồ Chí Minh, thấp hơn đôi chút so với Biên Hòa, Thủ Dầu Một.) Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Thuận thuộc hệ thống các đài truyền hình miền Đông (tức Đông Nam Bộ) nên thường sản xuất các chương trình truyền hình nói về miền Đông và phát sóng trao đổi với các tỉnh ở miền Đông. Quan điểm thuộc Nam Trung Bộ: Phần lớn sách báo, trong đó có các sách giáo khoa, Từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, website chính thức của tỉnh Bình Thuận xếp Bình Thuận vào vùng duyên hải Nam (hoặc cực Nam) Trung Bộ. Xét về mặt Địa lý và con Người nếu xếp Bình Thuận vào Đông Nam Bộ sẽ rất vô lý (Về địa lý Bình Thuận có rất nhiều điểm chung với các tỉnh Nam trung bộ khác, hầu như không có hoặc rất ít điểm chung với các tỉnh Đông Nam bộ, xét về vĩ độ của Bình Thuận khá thấp so với nhiều tỉnh Đông Nam bộ nhưng nếu ghép Bình Thuận vào Đông Nam Bộ thì nhìn vào bản đồ Nam Bộ sẽ có một phần lấn ra phía đông bắc nhìn rất bất hợp lý. Về văn hóa-con người Bình Thuận mang đậm nét của Nam Trung Bộ, giọng nói của người Bình Thuận tuy có phần nhẹ hơn các tỉnh Nam Trung Bộ khác nhưng vẫn mang nét rất đặc trưng của con người vùng biển Nam trung Bộ). Xét về mặt lịch sử thì Bình Thuận chỉ được xếp vào Nam Kỳ trong thời gian khoảng 1 năm (1883-1884), sau đó lại trả về Trung Kỳ cho tới nay. Nói tóm lại, Bình Thuận vừa được xếp vào Đông Nam Bộ (về kinh tế và quân sự) vừa được xếp vào vùng Nam Trung Bộ (về chính trị) == Điều kiện tự nhiên == Địa hình Bình Thuận chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng đông bắc - tây nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình chính gồm đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22%, đồng bằng phù sa chiếm 9,43%, vùng đồi gò chiếm 31,65% và vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông và khô hạn nhất cả nước. Khí hậu nơi đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26 - 27oC. Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau, có kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế, kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Bên cạnh đó, Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại như vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp. Sông ngòi tại Bình Thuận đều ngắn, lượng nước không điều hòa, mùa mưa thì nước sông chảy mạnh, mùa nắng làm sông bị khô hạn. Tỉnh có bốn sông lớn là sông Lũy, sông Lòng Sông, sông Cái và Sông Cà Ty. Sông Lòng Sông phát nguyên từ dãy núi ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận-Bình Thuận, chảy theo chiều Bắc-Nam dọc theo ranh giới hai quận Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Sông này dài khoảng 40 cây số (từ nguồn ra đến cửa biển). Sông Lũy phát nguyên từ cao nguyên Tuyên Đức.Từ nguồn đến ranh giới quận Hòa Đa, sông chảy theo hướng Bắc-Nam, dài 40 cây số; rồi rẽ ra đến biển, sông chảy theo hướng Tây-Đông và dài hơn 20 cây số, lòng sông hẹp, quanh co, vào mùa mưa thường gây lụt lội. Sông Cái phát nguồn từ cao nguyên Lâm Đồng chảy qua địa phận Thiện Giáo, rồi chảy theo hướng Bắc-Nam và dài khoảng 40 cây số. Sông Cà Ty phát nguồn từ cao nguyên phía Tây và chảy theo hướng Đông-Nam, dài 27 cây số. == Lịch sử == Đất Bình Thuận nguyên thuộc nước Nhật Nam ngày xưa, sau là đất của Chiêm Thành. Vì chiến tranh liên miên nên Chiêm Thành mất dần đất đai. Năm 1653, chúa Nguyễn Phúc Tần đánh chiếm đất Phan Lang (sau gọi là Phan Rang), để lại mảnh đất phía Tây cho Chiêm Thành. Năm 1692, chúa Nguyễn Phúc Chu lấy luôn mảnh đất còn lại đặt tên là Thuận Phủ và năm 1694 đặt là Thuận Thành trấn. Năm 1697, Lập Bình Thuận phủ gồm 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Sau cải thành Bình Thuận Dinh. Đời vua Gia Long vẫn giữ Bình Thuận dinh, đến vua Minh Mạng đổi lại Bình Thuận phủ. Năm 1827: Minh Mạng đặt ra hai phủ Ninh Thuận và Hàm Thuận và hai huyện Tuy Phong và Tuy Định. Bình Thuận được đặt thành tỉnh và giao cho quan Tuần phủ Thuận Khánh kiêm nhiệm luôn tỉnh Khánh Hòa. Năm 1883: Hòa ước ký với Pháp (ngày 23 tháng 7) sáp nhập Bình Thuận vào Nam Kỳ. Năm 1884: Hòa ước Patenôtre (ngày 6 tháng 6) lại đưa Bình Thuận về Trung Kỳ. Năm 1888, vua Đồng Khánh chuyển phủ Ninh Thuận vào Khánh Hòa. Năm 1900, vua Thành Thái đặt huyện Tuy Lý và lấy huyện Tánh Linh trước thuộc Đồng Nai Thượng sáp nhập vào Bình Thuận. Năm 1905: Phủ Di Linh được nhập vào Bình Thuận. Năm 1955-1975 chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia Bình Thuận làm 8 Quận: Hàm Thuận, Phú Quý, Thiện Giáo, Hải Long, Hải Ninh, Hòa Đa, Tuy Phong và Phan Lý Chàm. Năm 1976: Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Ngày 15 tháng 12 năm 1977, thành lập huyện đảo Phú Quý. Ngày 30 tháng 12 năm 1982, chia huyện Bắc Bình thành 2 huyện: Bắc Bình và Tuy Phong; chia huyện Hàm Thuận thành 2 huyện: Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam; chia huyện Đức Linh thành 2 huyện: Đức Linh và Tánh Linh. Đến tháng 4 năm 1992, tỉnh Thuận Hải được chia thành 2 tỉnh mới lấy tên là Ninh Thuận và Bình Thuận theo Quyết định chia tách ghi ngày 26 tháng 12 năm 1991. Khi tách ra, tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị hành chính gồm: thị xã Phan Thiết (tỉnh lị) và 8 huyện: Bắc Bình, Đức Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Phú Quý, Tánh Linh, Tuy Phong. Ngày 25 tháng 8 năm 1999, chuyển thị xã Phan Thiết thành thành phố Phan Thiết. Ngày 5 tháng 9 năm 2005, thành lập thị xã La Gi trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của huyện Hàm Tân. == Hành chính == Bình Thuận có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 Huyện, Trong đó có với 127 đơn vị hành chính cấp xã, gồm có 12 thị trấn, 19 phường và 96 xã: == Kinh tế == Theo sự sắp đặt về kinh tế, hiện nay, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông. === Thủy sản === Nhiều sông suối bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh thuộc Lâm Đồng đã chảy qua Bình Thuận để ra biển. Tính chung, các đoạn sông qua Bình Thuận có tổng chiều dài 663 km, trong đó có sông Cà Ty (76 km), sông La Ngà (74 km), sông Quao (63 km), sông Lòng Sông (43 km), sông Phan (40 km), sông Mao (29 km) và sông Luỹ (25 km). Bình Thuận có vũng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu. Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt 25-30 nghìn tấn/năm. === Nông - Lâm nghiệp === Tỉnh Bình Thuận có 151.300 ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có trên 50.000 ha đất lúa. Sẽ phát triển thêm 100.000 ha đất sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia súc, gia cầm khá phát triển. Đang đầu tư để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả với: 30.000 ha thanh long 9.000 ha điều 15.000 ha bông vải 20.000 ha cao su 2.000 ha tiêu Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển các ngành công nghiệp chế biến từ cây công nghiệp, lương thực, thực phẩm... Với diện tích 400.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng gỗ 25 triệu m³ và thảm cỏ là tiền đề thuận lợi để lập các nhà máy chế biến gỗ và phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc và lập nhà máy chế biến thịt bò, heo... Trong vài năm trở lại đây, diện tích cây điều bị sụt giảm đáng kể do giá hạt điều bị giảm, cây thanh long và cây cao su liên tục tăng diện tích. === Khoáng sản === Tỉnh Bình Thuận có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn: Nước khoáng thiên niên bicarbonat: hơn 10 mỏ trữ lượng cao, chất lượng tốt (trong đó có cả mỏ nước khoáng nóng 700 độ C) có thể khai thác trên 300 triệu lít/năm. Trong đó, 2 mỏ đang được khai thác và kinh doanh đó là Vĩnh Hảo và Đa Kai. Cát thủy tinh: 4 mỏ ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình và Hàm Tân với trữ lượng trên 500 triệu m³, chất lượng đạt tiêu chuẩn để xuất khẩu, phù hợp để sản xuất thủy tinh cao cấp, kính xây dựng, gạch thủy tinh. Đá granít: trữ lượng rất lớn, phân bố khắp nơi. Sét bentonit: dùng trong công nghiệp hóa chất và khai thác dầu mỏ, trữ lượng khoảng 20 triệu tấn. Quặng Sa khoáng nặng để sản xuất titan, zircon, trữ lượng khoảng một triệu tấn. Tại Vĩnh Hảo có diện tích trên 1.000 ha, sản lượng 150.000 tấn/năm... Zircon 4 triệu tấn dẫn đầu cả nước về trữ lượng này. Dầu khí đang được xem là thế mạnh kinh tế mới của tỉnh Bình Thuận, với nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn đã được phát hiện cách đất liền 60 km; có 3 mỏ dầu Rạng Đông, Sư Tử Đen và Rubi đang khai thác. Hai mỏ: Sư Tử Trắng và Sư Tử Vàng chuẩn bị khai thác. Chính phủ và các bộ, ngành trung ương đang quan tâm đầu tư phát triển công nghiệp dầu khí tại Bình Thuận để hình thành trung tâm dự trữ dầu mỏ nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và xuất khẩu. == Dân cư == Tính đến 2015 dân số của tỉnh đạt 1.266.228 người. Tỉ lệ đô thị hoá 40.2%. Dân cư tỉnh phân bô không đồng đều giữa các huyện, thị xã, thành phố. Tập trung đông nhất tại Thành phố Phan Thiết dân số (2015): 272.457 chiếm gần 1/4 dân số toàn tỉnh, tiếp đến là Phú Quý, Thị xã La Gi. Thưa thớt tại các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Tân. Có 34 dân tộc cùng sinh sống ở Bình Thuận, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh; tiếp đến là các dân tộc Chăm, Ra Glai, Hoa (tập trung nhiều ở phường Đức Nghĩa - thành phố Phan Thiết), Cơ Ho, Tày, Chơ Ro, Nùng, Mường. == Giao thông == Bình Thuận nằm trên trục giao thông trọng yếu Bắc - Nam. Bình Thuận có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55, Quốc lộ 28...và các tuyến đường đến các trung tâm huyện, xã, vùng núi và các vùng kinh tế quan trọng khác. Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 190 km và qua 11 ga, quan trọng nhất là ga Bình Thuận. Ga Phan Thiết đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế. Hiện tại, cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu 10.000 tấn ra vào. Cảng Phan Thiết đang được xây dựng tiếp nhận tàu 2.000 tấn. Đường hàng không: Ngày 18/1/2015, khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết tại xã Thiện Nghiệp. Các dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam, đường cao tốc Bắc Nam đều đi qua Bình Thuận === Xe buýt === Hiện đang hoạt động các tuyến: Tiến Lợi - Mũi Né - Hòn Rơm Tiến Lợi - Ma Lâm - Hàm Trí Phan Thiết - Phú Long - Ngã ba Gộp - Lương Sơn - Phan Rí Thành Tà Cú - Phan Thiết - Phú Long Phan Thiết - Kê Gà - Tân Thành Phan Thiết - Mương Mán - Hàm Cần La Gi - Tân Hải - Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) Bến xe Nam Phan Thiết – Bệnh viện tỉnh – Mũi Né – du lịch Gành == Điện năng == Có 3 nguồn điện chính: Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim qua lưới truyền tải 110 KV Từ nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi qua lưới truyền tải 110 KV Trạm phát điện diesel 3800 KW Đang xây dựng thử nghiệm nhà máy phong điện (năng lượng điện từ sức gió) tại huyện Tuy Phong. Nhà máy phong điện tại Phú Quý Trong đó, cung cấp điện cho khu vực thành phố Phan Thiết có trạm biến áp trung tâm Phan Thiết công suất 50 MVA, và sẽ được nâng cấp mở rộng lên 80-100 MVA. Hệ thống lưới điện tại Thành phố Phan Thiết cũng đang được nâng cấp cải tạo, đáp ứng đủ các nhu cầu khu dân cư và khu công nghiệp Phan Thiết. == Cung cấp nước == Nhà máy nước Phan Thiết có công suất 25.000 m³/ngày đêm, hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mô nhỏ 500–2000 m³/ngày đêm. == Văn hoá == Bình Thuận có bề dày lịch sử, văn hoá lâu đời, nhất là văn hoá Chăm pa với nhóm di tích Tháp Po Sah Inư, đền thờ Po Klong Mơhnai và hơn 100 bảo vật hoàng tộc Chăm nguyên gốc quý hiếm được bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ vua Chăm lưu giữ, trong đó có vương miện, áo bào, hia hài, vòng xuyến của vua và hoàng hậu. Người Chăm là một trong những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nước khoáng Bình Thuận. Họ đã dùng nước khoáng này chữa bệnh và chế nước thơm rửa tượng thánh. Bằng nước khoáng Bình Thuận, vào thế kỷ 13, người Chăm đã chữa khỏi bệnh phong cho vua Chế Mân của họ. Công chúa Huyền Trân, con gái vua Trần và cũng là hoàng hậu của vua Chế Mân rất ngạc nhiên về sự màu nhiệm, huyền bí của suối nước này nên đã đặt tên suối là Vĩnh Hảo (nghĩa là "đời đời tốt đẹp"). Người Pháp cũng khai thác nước khoáng Vĩnh Hảo từ năm 1920. Đến nay, nước khoáng Vĩnh Hảo đã nổi tiếng trong nước và đang từng bước vươn ra xuất khẩu trên thị trường các nước trong khu vực và thế giới. == Du lịch == Ngày 24 tháng 10 năm 1995, hàng vạn người bao gồm các nhà khoa học, khách du lịch trong nước và quốc tế đổ về núi Tà Dôn (huyện Hàm Thuận Bắc) và Mũi Né - Phan Thiết để chiêm ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cũng đồng thời nhận ra nơi này có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng du lịch phong phú. Đây được coi là mốc thời gian mà Bình Thuận bắt đầu có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam. Là một tỉnh ven biển, khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp, cảnh quan tự nhiên và thơ mộng, giao thông thuận lợi, Bình Thuận đang là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam. Bình Thuận đã đầu tư xây dựng các quần thể du lịch - nghỉ mát - thể thao - leo núi - du thuyền - câu cá - đánh gôn - nghỉ dưỡng - chữa bệnh tại khu vực phường Mũi Né (thành phố Phan Thiết), Hàm Tân, Tuy Phong phục vụ du khách. Hiện nay, thành phố Phan Thiết đang có hai sân golf 18 lỗ: Novotel và Sealinks mang tầm vóc quốc tế; các khách sạn lớn, nhiều khu resort cao cấp, hệ thống nhà nghỉ ven biển... sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ, vui chơi giải trí của du khách và các nhà đầu tư. Bình Thuận còn có nhiều di tích văn hóa - lịch sử, danh làm thắng cảnh hấp dẫn. == Y tế & Giáo dục == === Giáo dục === === Y tế === Ngành y tế Bình Thuận. == Kết nghĩa == Hưởng ứng phong trào kết nghĩa Bắc - Nam, tỉnh Tuyên Quang kết nghĩa với tỉnh Bình Thuận. Tại thành phố Phan Thiết có một con đường và một trường tiểu học mang tên "Tuyên Quang" và tại thị xã Tuyên Quang có một phường và một trường trung học cơ sở mang tên "Phan Thiết". == Những cái nhất == Tháp nước có kiến trúc đẹp (cao 32m, do Hoàng thân Lào Xuvanuvông thiết kế). (Phan Thiết) có bộ xương cá voi dài nhất ĐÔNG NAM Á (22m) được trưng bày ở dinh Vạn Thủy Tú (Phan Thiết) Ngọn hải đăng Kê Gà bằng đá cao nhất (cao 100 m). (Hàm Thuận Nam) Tượng Phật trên núi Tà cú là tượng Phật nằm lớn và dài nhất (49 m). (Hàm Thuận Nam) Bãi đá Cổ Thạch nhiều hình hài màu sắc nhất. Bình Thuận còn là vùng trồng cây Thanh Long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất. Bình Thuận là địa phương có nhiều cuộc thi, lễ hội dân gian độc đáo nhất như: đua thuyền trên sông Cà Ty (mồng 2 Tết hằng năm), lướt ván - đua thuyền buồm hàng năm (Mũi Né), chinh phục núi Tà Cú, chạy việt dã vượt đồi cát Mũi Né và lễ hội rước đèn Trung thu (Phan Thiết) có quy mô lớn nhất dành cho trẻ em được ghi vào sách Kỉ lục Guinness Việt Nam. Lễ hội Nghinh Ông(Quan Thánh Đế Quân: vào tháng 7 âm lịch vào năm chẳn), Lễ hội cầu ngư, lễ hội Ka-tê (Phan Thiết). Khu vực được mệnh danh là "Vương quốc Resort" của cả nước == Hoang tưởng về kho báu Núi Tàu == Những năm gần đây, có lời đồn về kho báu 4.000 tấn vàng do Quân đội Nhật Bản cất giấu hồi cuối Thế chiến thứ hai, tại núi Tàu, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong . Từ năm 1993 đến năm 2015 Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã nhiều lần cấp phép và gia hạn phép cho ông Trần Văn Tiệp (100 tuổi, ngụ TP.Hồ Chí Minh) tìm kiếm kho vàng 4.000 tấn đó, song việc tìm kiếm không có kết quả . Năm 2016 một người khác là ông Nguyễn Văn Đợi (ngụ TP.Hồ Chí Minh) thì khai báo về 3 giếng cổ chứa kho báu ở sát biển và cách núi Tàu chừng 1 km . Tuy nhiên tháng 04 năm 2016 sau khi thẩm tra thì UBND tỉnh khẳng định thông tin kho báu là hoàn toàn không có căn cứ, và yêu cầu không để tình trạng lợi dụng "hoang tin" tiếp diễn. Tính hoang tưởng về kho báu hiện rõ ở chỗ vàng có khối lượng riêng (tỷ trọng) là 19,3 g/cm3 tức 19,3 tấn/m3, khối vàng 4.000 tấn có thể tích hơn 200 m3, to như một căn hộ 5m x 16m x 2,5m. Đào được cái hầm hơn 200 m3 trong núi đá hoa cương rất cứng, rồi dùng hơn 1000 chuyến xe loại 4 tấn để vận chuyển, là một công trường ầm ỹ, để lại rất nhiều dấu vết như đường đi, bãi thải đá, và cửa hầm cũng đủ rộng cho người xe ra vào. Nó đâu đơn giản chỉ là "thuê người dân tộc địa phương chôn giấu" ở khe núi hay vùi ở cái giếng cổ . == Hình ảnh == == Chỉ dẫn == == Tham khảo ==
quốc kỳ costa rica.txt
Quốc kỳ Costa Rica (tiếng Tây Ban Nha: Bandera de Costa Rica) được phê chuẩn vào ngày 27 tháng 11 năm 1906, tuy nhiên nó đã được thiết kế từ năm 1848 với hình dạng khác biệt một chút so với hiện nay. == Đặc điểm == == Lịch sử == == Xem thêm == Quốc huy Costa Rica Hỡi Tổ quốc vinh quang với ngọn cờ xinh đẹp của Người == Tham khảo == Costa Rica tại trang Flags of the World
chiến tranh nguyên mông – đại việt.txt
Chiến tranh Mông Nguyên- Đại Việt hay Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (tên gọi ở Việt Nam) là một cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc của quân và dân Đại Việt đầu thời Trần dưới thời các Vua Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trước sự tấn công của đế quốc Mông Cổ. Tuy thời gian của cuộc kháng chiến bắt đầu từ năm 1258 đến năm 1288 nhưng thời gian chiến sự chính thức chỉ tổng cộng bao gồm khoảng gần 9 tháng, chia làm 3 đợt. Trước, giữa và sau các đợt chiến sự là thời gian tiến hành tích cực các hoạt động ngoại giao. Kết quả là Đại Việt bảo vệ được nền độc lập của mình nhưng trên danh nghĩa phải chịu làm một nước chư hầu của đế quốc Mông Cổ vì lý do tránh chiến tranh. Ba cuộc kháng chiến này được xem là một trong những trang sử hào hùng nhất của người Việt Nam, và cũng là chiến công tiêu biểu của vương triều Trần. == Hoàn cảnh == Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng Nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là Vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý. Sau khi chính thức nắm quyền cai trị Nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp. Trong khi đó ở phương Bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạ chia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyền Thành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ (1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống. Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ đã mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258. Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía đông tới Nhật Bản, và xuống phía nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía nam, Nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Miến Điện trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Miến Điện năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng nam. Dưới chiêu bài đề nghị Nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt. == Lần thứ nhất == Lần thứ nhất Mông Cổ tấn công Đại Việt vào tháng 1 năm 1258. Từ Đại Lý quân Mông Cổ và Đại Lý tiến vào Đại Việt. Đích thân Vua Trần Thái Tông và Thái tử Trần Hoảng dẫn quân lên nghênh địch tại Bình Lệ Nguyên (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Quân Mông Cổ tỏ ra chiếm ưu thế, quân Trần khi thất lợi đã chủ động rút lui về Phù Lỗ để bảo toàn lực lượng chứ không dốc sức đánh tới cùng, quân Mông Cổ đã không thành công trong việc tiêu diệt quân chủ lực Đại Việt và bắt các vua Trần. Trận tiếp theo diễn ra tại Phù Lỗ (bên sông Cà Lồ). Quân Đại Việt lại bị đánh bại. Tuy nhiên, Nhà Trần đã dự tính trước điều này và đã chủ động sơ tán người dân và của cải ra khỏi kinh đô từ trước. Quân Mông Cổ dù chiếm được Thăng Long, nhưng Nhà Trần đã thực hiện "vườn không nhà trống", đem đi hết lương thực trong thành khiến quân Mông gặp phải khó khăn về lương thực. Chỉ 10 ngày sau khi rút khỏi Thăng Long, Vua Trần và Thái tử lại dẫn quân phản công, đánh thắng quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu (nay là quận Ba Đình, Hà Nội). Quân Mông Cổ lập tức bỏ thành Thăng Long rút lui về nước, cũng bằng con đường dọc theo sông Hồng. Trên đường rút lui, quân Mông Cổ đã bị lực lượng các dân tộc thiểu số miền núi Tây Bắc do Hà Bổng chỉ huy tập kích. Toàn bộ cuộc chiến lần thứ nhất chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, với chỉ khoảng 3-4 trận đánh lớn. Sau thất bại tại Đại Việt, quân Mông Cổ phải tìm đường khác để tấn công Tống từ phía nam. == Lần thứ hai == Hai mươi bảy năm sau, Hoàng đế Nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt ra lệnh xâm lăng nước Đại Việt. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng 2-6 tháng từ cuối tháng 12 năm Giáp Thân đến cuối tháng 4 năm Ất Dậu (cuối tháng 1 đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn rất nhiều, tới hàng chục vạn quân. Ngoài lục quân từ phía Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam đánh bổ trợ. Cũng tương tự như lần thứ nhất, quân Nguyên giành thắng lợi trong giai đoạn đầu. Quân Đại Việt liên tục bị đánh bại ở các mặt trận Lạng Sơn, Sơn Động, Vạn Kiếp, Thu Vật (Yên Bình), sông Đuống. Từ phía bắc, chỉ khoảng 20 ngày sau khi vượt qua biên giới, quân Nguyên đã chiếm được thành Thăng Long. Triều đình Nhà Trần rút lui theo sông Hồng về Thiên Trường (Nam Định) và Trường Yên (Ninh Bình), chịu sự truy kích ráo riết của quân Nguyên. Mọi nỗ lực phản kích của các vua Trần dọc theo sông Hồng đều bị quân Nguyên đánh bại. Từ phía Nam, Sogetu dẫn quân từ Chiêm Thành lên dễ dàng đánh tan quân Đại Việt tại vùng Nghệ An-Thanh Hóa. Bị ép cả trước lẫn sau, các vua Trần phải rút ra biển lên vùng Quảng Ninh, đợi đến khi cánh quân Nguyên phía nam đi qua Thanh Hóa mới lui về Thanh Hóa. Cũng giống như lần trước, quân Nguyên lại gặp khó khăn về lương thực. Nhà Trần thực hiện tiêu thổ kháng chiến khiến quân Nguyên không thể lấy được lương thực từ dân bản địa. Trong khi đó, quân Đại Việt đã nhanh chóng chấn chỉnh đội ngũ và chờ đợi đối phương mệt mỏi, suy giảm nhuệ khí. Khoảng gần 2 tháng sau khi rút về Thanh Hóa, Đại Việt phản công. Dọc theo sông Hồng, quân Đại Việt lần lượt giành thắng lợi tại cửa Hàm Tử (nay ở Khoái Châu, Hưng Yên), bến Chương Dương (nay ở Thượng Phúc, thuộc Thường Tín, Hà Nội), giải phóng Thăng Long. Cánh quân phía Bắc của quân Nguyên trên đường rút chạy đã bị tập kích tại sông Cầu, tại Vạn Kiếp, Vĩnh Bình. Cánh quân rút về Vân Nam bị tập kích tại Phù Ninh. Cánh quân phía Nam bị tiêu diệt hoàn toàn tại Tây Kết (Khái Châu) == Lần thứ ba == Ngay sau khi bại trận về nước năm 1285, quân Nguyên chỉnh đốn quân ngũ, bổ sung lực lượng, đóng tàu chiến, huy động lương thực để trở lại đánh Đại Việt lần thứ ba. Cuộc chiến lần này kéo dài khoảng gần 4 tháng, từ cuối tháng 12 năm 1287 đến cuối tháng 4 năm 1288. Quân Nguyên chia làm 3 cánh vào Đại Việt từ Vân Nam, từ Quảng Tây và từ Quảng Đông (theo đường biển) vào Đại Việt. Giống như 2 lần trước, quân Nguyên mau chóng đánh tan quân Đại Việt cả trên bộ lẫn trên biển, nhưng lại chịu một tổn thất quan trọng, đó là lương thực chuyên chở bằng tàu biển bị mất hết vì bị các đơn vị của Trần Khánh Dư tấn công ở Vân Đồn, vì bão biển, vì đi lạc. Quân Nguyên tập trung ở Vạn Kiếp và đánh rộng ra xung quanh, chiếm được Thăng Long, nhưng lại bị đói giống như hai lần trước. Khác với 2 lần trước, lần nay quân Đại Việt không huy động lực lượng lớn chặn đánh quân Nguyên từ đầu, mà chỉ đánh có tính kìm chân. Bộ chỉ huy và phần lớn lực lượng Đại Việt rút về vùng Đồ Sơn, Hải Phòng, từ đó tổ chức các cuộc tấn công vào căn cứ Vạn Kiếp và đánh thủy quân Nguyên. Vì đói và có nguy cơ bị đối phương chia cắt, quân Nguyên bỏ Thăng Long rút về Vạn Kiếp, rồi chủ động rút lui dù quân Đại Việt chưa phản công lớn. Cánh thủy quân của Nguyên đã bị tiêu diệt hoàn toàn tại sông Bạch Đằng khi định rút ra biển. Các cánh lục quân Nguyên khi đi qua Bắc Giang và Lạng Sơn đã bị quân Đại Việt tấn công dữ dội. == Chấm dứt chiến tranh == Sau thất bại lần thứ ba năm 1288 ở Đại Việt, Nguyên Thế Tổ - Hốt Tất Liệt vẫn chưa muốn đình chiến. Sang các năm sau, vua Nguyên tiếp tục muốn điều binh sang nhưng chưa gặp thời cơ thuận tiện. Có năm sắp tiến quân thì chánh tướng chết nên hoãn binh, năm sau định đánh thì phó tướng lại chết nên lại đình chỉ việc tiến quân. Tới năm 1294 lại định điều binh lần nữa thì chính Hốt Tất Liệt chết. Cháu nội là Nguyên Thành Tông lên ngôi không muốn gây chiến với Đại Việt nữa. Việc chiến tranh với nhà Nguyên từ đó mới chấm dứt. == Số lượng quân Nguyên == Sử sách Việt Nam và Trung Quốc nêu số quân Nguyên không thống nhất. Nhưng tổng thể qua ba chiến dịch lớn cùng với những cuộc giao tranh lẻ tẻ thì tổng số quân đội nhà Nguyên-Mông đặt chân đến Đại Việt là rất đông đảo, với số lượng tổng cộng tối đa ước tính có thể lên đến gần một triệu người (thực tế có thể thấp hơn, nhưng cũng phải lên tới vài chục vạn), điều này phản ánh quy mô của cuộc chiến mà nhà Nguyên đã nỗ lực huy động một lực lượng lớn tham chiến trên chiến trường Đại Việt. Câu khẩu ngữ "đông như quân Nguyên" của người Việt đã phản ánh thực tế đó. Lần đầu quân Nguyên sử chỉ nêu vài ngàn quân; sau này các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng số quân Mông Cổ năm 1257-1288 khoảng 3 vạn. Nhà sử học Ba Tư là Said ud Zin cho biết quân Mông Cổ khi đến Vân Nam có 3 vạn nhưng sau cuộc tấn công Đại Việt, khi về đến Ngạc châu gặp Hốt Tất Liệt thì số quân chỉ còn lại 5.000 người. Ngoài quân Mông Cổ thì còn có 1,5 tới 2 vạn quân Đại Lý cùng tham gia đánh Đại Việt, song không rõ tổn thất bao nhiêu. Như vậy, tổng cộng lần 1, Mông Cổ có khoảng 45.000 - 50.000 quân, trong đó khoảng 2/3 tử trận, bị bắt sống hoặc số còn lại mất tích do bị truy kích bởi quân đội Đại Việt. Lần thứ hai, Đại Việt Sử ký Toàn thư chép quân Nguyên có 50 vạn và khi rút về chỉ còn 5 vạn. Nguyên Sử không chép cụ thể số lượng quân Nguyên, chỉ ghi là mấy chục vạn nếu tính luôn cả dân phu là những người tham gia hỗ trợ quân viễn chinh (giúp xây dựng, chở lương, nuôi ngựa...). Con số 30 vạn lính được các nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng phù hợp. Tuy nhiên, về số trở về nước, chắc chắn nhiều hơn 5 vạn, vì từ tháng 6 âm lịch năm 1285, Thoát Hoan rút chạy về, tới tháng 8 đã được lệnh chuẩn bị sang lần nữa (sau đó Thoát Hoan được cấp thêm gần 10 vạn quân bổ sung). Như vậy số quân Nguyên còn lại cũng tương đối nhiều, gần với số cần thiết mang đi viễn chinh lần nữa. Theo một số tác giả thì quân Đại Việt lần này có 30 vạn người, tính cả quân chính quy lẫn dân binh tại các địa phương. Lần thứ 3, Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi số quân là 50 vạn, trong khi Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục lại cho rằng như vậy quá nhiều, vì quân Nguyên chỉ bổ sung thêm 10 vạn quân cho lần chinh phạt này. Các nhà nghiên cứu cũng của Việt Nam xác định rằng quân Nguyên lần này cũng có khoảng 30 vạn như lần thứ hai, còn quân Trần có tổng số khoảng 20 vạn. == Nguyên nhân thắng lợi == Nguyên nhân cơ bản nhất cho những thành công của nhà Trần là chính sách đoàn kết nội bộ của những người lãnh đạo. Dù trong hoàng tộc Nhà Trần có những người phản bội theo nhà Nguyên nhưng nước Đại Việt không bị mất, nhờ sự ủng hộ của đông đảo dân chúng. Còn một nguyên nhân nữa phải kể tới trong thành công của Nhà Trần là đội ngũ tướng lĩnh xuất sắc, nòng cốt lại chính là các tướng trong hoàng tộc Nhà Trần. Dù xuất thân quyền quý nhưng các hoàng tử, thân tộc Nhà Trần, ngoài lòng yêu nước - và bảo vệ quyền lợi dòng tộc - số lớn là những người có thực tài cả văn lẫn võ. Thật hiếm dòng họ cai trị nào có nhiều nhân tài nổi bật và nhiều chiến công như Nhà Trần, đặc biệt là thế hệ thứ hai: Trần Quốc Tuấn, Trần Thánh Tông, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật đều là những tên tuổi lớn trong lịch sử Việt Nam đó là chưa kể tới Trần Thủ Độ, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản.... Theo một số các nhà nghiên cứu, chiến thắng của Nhà Trần có được nhờ vào sự sáng suốt của các tướng lĩnh trong chiến thuật, đứng đầu là Trần Hưng Đạo. Trong khi tác chiến, các tướng lĩnh Nhà Trần chủ động tránh lực lượng hùng hậu người Mông Cổ mà đánh vào các đạo quân người Hán bị ép buộc và uy hiếp phải theo quân Mông sang Đại Việt. Tâm lý của những người mất nước và phải chịu sự quản thúc của người Mông khiến các đạo quân này nhanh chóng tan rã, sức kháng cự thấp. Một cánh quân tan rã có tác động tâm lý lớn tới các đạo quân còn lại trên toàn mặt trận. Tướng lĩnh Mông-Nguyên không giỏi kế sách đánh quân mà chỉ nhờ vào quân đội và các lực lượng thiện chiến có sẵn nhờ vậy mà chinh phạt được các nước và chiêu mộ được các lực lượng khác. Mông-Nguyên đương thời là đế quốc lớn nhất thế giới. Những nơi người Mông bại trận lúc đó như Ai Cập quá xa xôi, Nhật Bản và Nam Dương đều có biển cả ngăn cách và quân Mông cũng không có sở trường đánh thủy binh và kinh nghiệm đánh thủy, lại gặp bão to (Thần phong) nên mới bị thất trận (thua trận). Thế nhưng nước Đại Việt lúc đó nằm liền kề trên đại lục Đông Á, chung đường biên giới cả ngàn dặm với người Mông mà người Mông vẫn không đánh chiếm được. Một đế quốc đã nằm trùm cả đại lục Á - Âu mà không lấy nổi một dải đất bé nhỏ ở phía nam. Tổng cộng 3 đợt xuất quân, Mông-Nguyên huy động khoảng 60 vạn tới 1 triệu lượt quân, trong khi số quân và dân Đại Việt khi ấy chưa đầy 4 triệu. Có so sánh tương quan lực lượng với kẻ địch và vị trí địa lý với những quốc gia làm được điều tương tự mới thấy được sự vĩ đại của chiến công 3 lần đánh đuổi Mông-Nguyên của Nhà Trần. Theo giáo sư Đào Duy Anh thì có 4 nhược điểm khiến quân Mông Nguyên thất bại ở Đại Việt: Người Mông Cổ đi đánh xa, lương thực không được vận chuyển đầy đủ mà chỉ mong cướp bóc của dân bản địa để nuôi quân, nếu đối phương áp dụng chiến lược "vườn không nhà trống thì quân Mông Cổ dễ bị khốn đốn vì thiếu lương do không cướp được của dân bản địa (Trong lần đánh Đại Việt thứ 3, quân Nguyên rút kinh nghiệm điều này và đã cho đoàn thuyền chở nhiều lương thực sang hỗ trợ, nhưng đoàn thuyền này lại bị Đại Việt phục kích tiêu diệt nên quân Nguyên lại tiếp tục thất bại). Quân Mông Nguyên là người phương bắc, không hợp thuỷ thổ. Quân lính Nguyên phần lớn là người Trung Hoa bị chinh phục, tinh thần chiến đấu không có, gặp khó khăn là chán nản. Quân kỵ binh gốc Mông Cổ thiện chiến thì lại không phát huy được sở trường do chiến lược của Đại Việt là chọn đánh quân Nguyên ở những vùng bến sông hoặc rừng rậm, tránh giao chiến ở vùng bằng phẳng. Quân đội đông và giỏi nhưng chuẩn bị không tốt về mặt tinh thần cho quân mà chỉ lo đem quân đội đi đánh vì nghĩ quân đội càng đông càng áp đảo lực lượng Đại Việt Chiến công của Nhà Trần nhìn chung được nhiều thế hệ nhân dân ca ngợi qua các thần tích, vè và những lời truyền tụng trong dân gian. Sang thế kỷ 20, Trần Trọng Kim và Phan Kế Bính cũng ca tụng nhiều về chiến thắng đó. Sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ ca ngợi chiến công đánh quân Nguyên, nhưng chê trách việc dâng công chúa An Tư cho Thoát Hoan là hạ sách. Riêng Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục của Nhà Nguyễn, Tự Đức không khen ngợi, cho rằng Nhà Trần "gặp may" vì các tướng Nguyên sang Đại Việt đều không giỏi. Tuy nhiên rõ ràng những tướng Nguyên như Ngột Lương Hợp Thai, Toa Đô, Ô Mã Nhi hay Lý Hằng đều là những tướng lính dày dạn trận mạc, từng tham gia diệt Nam Tống và Đại Lý đặc biệt là Ngột Lương Hợp Thai, được xếp vào hàng công thần thứ ba của Nhà Nguyên, từng tham gia đánh nước Kim của người Nữ Chân; tấn công Đức và Ba Lan dưới cờ của Bạt Đô, thôn tính đế quốc Ả Rập cùng Húc Liệt Ngột, và diệt nước Đại Lý chỉ trong vài tuần. Trần Xuân Sinh trong Thuyết Trần phản bác quan điểm này và cho rằng những lời bình luận đó là "ngớ ngẩn": Nguyên chúa Hốt Tất Liệt anh hùng, rất giỏi quân sự, đâu có sai đi Nam chinh những đồ vô dụng. Quân Mông Cổ hùng mạnh, đã thắng quân ta ở Lạng Sơn, Nội Bàng và Vạn Kiếp, chiếm đóng kinh thành Thăng Long, lại thắng lớn ở ngoài khơi Quảng Yên... thế rất lớn, nhiều nơi lâm nguy... Vua quan Triều Nguyên đã làm lệch lạc lịch sử. Các tướng nhà Nguyên không phải không giỏi,... thua chỉ vì gặp các tướng Nhà Trần giỏi hơn mà thôi. == Xem thêm == Nhà Trần Trần Hưng Đạo Trần Thái Tông Trần Thánh Tông Trần Nhân Tông Trần Quang Khải Trần Nhật Duật Trần Khánh Dư Trần Quốc Toản Hội nghị Diên Hồng Uriyangqatai Ariq Qaya Aju Lý Hằng Sogetu Trận Bạch Đằng, 1288 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 == Tham khảo == Đào Duy Anh (2002), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin Trần Xuân Sinh (2006), Thuyết Trần, Nhà Xuất bản Hải Phòng Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm (1975), Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, Nhà xuất bản Khoa học xã hội == Chú thích ==
ung thư cổ tử cung.txt
Ung thư cổ tử cung là ung thư của cổ tử cung. Đây là loại ung thư phụ nữ thường gặp, đứng hàng thứ hai trên thế giới sau ung thư vú1. Theo các nghiên cứu ung thư tại Việt Nam thì trong các ung thư ở phụ nữ, ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ hai sau ung thư vú tại Hà Nội và đứng đầu tại Thành phố Hồ Chí Minh2. == Phân loại mô bệnh học - Các loại thường gặp == Ung thư biểu mô tại chỗ Ung thư biểu mô vảy Ung thư biểu mô tuyến Ung thư biểu mô tế bào sáng == Dịch tễ == Tuổi thường gặp ung thư cổ tử cung là 30-59, đỉnh cao là 48-52 tuổi. Có thể nhận thấy là đỉnh của ung thư cổ tử cung muộn hơn tân sinh cổ tử cung khoảng 10-15 năm3. Những yếu tố thuận lợi cho ung thư CTC cũng là những yếu tố thuận lợi cho tân sinh trong biểu mô cổ tử cung. == Sinh bệnh học == Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung là một tổn thương tiền ung. Một tỷ lệ các trường hợp này sẽ tiến triển thành ung thư cổ tử cung, trong đó CIN III có khả năng dẫn đến ung thư xâm nhiễm cao nhất. Ung thư tại chỗ (carcinoma in situ) là tình trạng nghịch sản ở toàn bộ bề dày lớp biểu mô. Những tế bào của carcinoma tại chỗ sẽ xâm lấn vào mô liên kết, chiều hướng lan rộng dọc theo màng đáy, và trở thành carcinoma xâm lấn. Người ta cho rằng ung thư xâm lấn là kết quả của tiến trình từ nghịch sản cổ tử cung (CIN) trong mọi trường hợp, mặc dù điều này chưa được chứng minh là chân lý3. == Giải phẫu bệnh == === Đại thể === Giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng gì rõ rệt. Có thể là một lở loét nhẹ khi nhìn qua mỏ vịt. Tiến triển, có 3 hình dạng đại thể khác nhau:3 Dạng chồi (sùi): mọc lòi vào kênh âm đạo, có thể lấp đầy nửa trên âm đạo, đôi khi bị bội nhiễm và hoại tử. Dạng thâm nhiễm (ăn cứng): xuất phát từ kênh cổ tử cung và hướng tới ăn cứng toàn thể cổ tử cung. Dạng loét: hủy hoại cấu trúc cổ tử cung và sớm ăn lan vào túi cùng âm đạo. === Vi thể === Nghịch sản cổ tử cung (CIN): dị dạng tế bào xảy ra ở biểu mô cổ tử cung, thường được phát hiện bằng phết tế bào cổ tử cung, và chia làm 3 độ. CIN là chỉ dành cho tế bào biểu mô lát. Carcinoma tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vẩy, tế bào biểu mô gai): chiếm 95-97%. Trong đó có carcinoma in situ: hội đủ các tính năng và sự dị dạng của tế bào dày đặc trong lớp biểu mô nhưng chưa qua khỏi màng đáy. Carcinoma tế bào tuyến: chiếm tỉ lệ khoảng 5%, thường gặp ở người trẻ tuổi, xuất hiện từ lỗ trong cổ tử cung ăn lan ra cổ ngoài. Tiên lượng thường xấu hơn ung thư tế bào biểu mô lát. == Diễn tiến == Bướu nguyên phát xâm nhiễm theo các ngã:3Đến các túi cùng và âm đạo: thường nhất Đến thân tử cung: ít gặp Xâm nhiễm vách âm đạo trực tràng: giai đoạn muộn Đến chu cung (mô cạnh tử cung): nguy hiểm vì đe dọa niệu quản. Di căn hạch: theo đường dẫn lưu bạch huyết của chu cung, đến chuỗi hạch hông ngoài và hông trong. Hạch thường bị xâm nhiễm nhất là hạch bịt. Di căn xa theo đường máu thì hiếm. == Chẩn đoán == === Tình huống lâm sàng === === Phương tiện chẩn đoán === Pap smear Soi cổ tử cung Sinh thiết cổ tử cung Khoét chóp cổ tử cung: cắt đoạn cổ tử cung để thử giải phẫu bệnh lý. Đây vừa là một xét nghiệm chẩn đoán đồng thời cũng là một phương pháp điều trị cho những trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm (carcinoma in situ). Nạo sinh thiết từng phần (trong đó có nạo kênh và lòng tử cung để sinh thiết): mục đích để đánh giá nội mạc tử cung nhất là vùng gần lỗ cổ tử cung. Những xét nghiệm khác có thể thực hiện: soi lòng tử cung, chụp X-quang buồng tử cung. Đánh giá chức năng thận, gan, phổi... trong trường hợp ung thư tiến xa4 5. == Xếp hạng TNM và xếp giai đoạn == Bảng xếp hạng theo T (bướu nguyên phát) của UICC và xếp giai đoạn theo FIGO (Fédération Internationale de Gynécologie et d'Obstétrique) == Điều trị ung thư cổ tử cung == === Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm === ==== Giai đoạn I, II ==== Giai đoạn IA: ung thư được xác định bằng vi thể (bướu nhỏ hơn 2 mm), điều trị là cắt tử cung, có thể kết hợp nạo hạch chọn lọc. Nếu hạch bị xâm lấn, ung thư được điều trị như giai đoạn IB Giai đoan IB: phẫu thuật tận gốc - cắt tử cung theo phương pháp Wertheim Meiges bao gồm cắt tử cung, một phần âm đạo, chu cung, và nạo vét hạch chậu hai bên. Giai đoạn II: Phẫu thuật Wertheim Meigs và cắt toàn bộ âm đạo trong giai đoạn IIA. Thông thường giai đoạn này kết hợp xạ - phẫu - xạ3. Giai đoạn III và IV: (giai đoạn III – ung thư đã ăn lan đến 1/3 dưới của âm đạo), thường quá chỉ định phẫu thuật. Điều trị chủ yếu là xạ trị - hoá trị để giảm triệu chứng3. == Tầm soát ung thư cổ tử cung == Tại sao tầm soát ung thư cổ tử cung: Ung thư cổ tử cung có tỉ lệ mắc bệnh cao, đồng thời tỉ lệ tử vong cũng cao khi phát hiện ở giai đoạn muộn. Có thể phát hiện ở giai đoạn tiền lâm sàng, và thời gian từ giai đoạn này đến giai đoạn biểu hiện lâm sàng khá lâu, trung bình là 10-15 năm từ khi có nghịch sản cổ tử cung đến ung thư cổ tử cung. Giai đoạn nghịch sản cổ tử cung, khả năng điều trị thành công cao và điều trị đơn giản, ít tốn kém hơn nhiều so với ung thư giai đoạn tiến triển. Phết tế bào cổ tử cung là một test dùng để tầm soát khá đơn giản, độ nhạy và đặc hiệu cũng tương đối, giá thành rẻ, ít gây khó chịu hay bất tiện cho bệnh nhân, ít xâm lấn. Soi cổ tử cung và sinh thiết cổ tử cung là những xét nghiệm tiếp theo dùng để chẩn đoán sớm khi kết quả phết tế bào bất thường. == Tiên lượng == Giai đoạn 1: tỉ lệ sống còn sau 5 năm khoảng 90% Giai đoạn 2: khoảng 75% Giai đoạn 3: khoảng 40% Giai đoạn 4: khoảng 10% == Tham khảo == Chú giải 1: [1] Chú giải 2: Ung thư học nội khoa – PGS Nguyễn Chấn Hùng – Nhà xuất bản Y Học Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2004 – trang 18–19 Chú giải 3: Manual of Clinical Oncology – 6th – 1994 – UICC Chú giải 4: NEJM - Cancer of the Unterine Cervix Stephen A.Cannistra M.D., Jonathan M. Niloff M.D. Chú giải 5: Cervical Cancer by Agustin A Garcia, MD - Emedicine == Xem thêm == Tân sinh trong biểu mô cổ tử cung Phết tế bào cổ tử cung Soi cổ tử cung == Liên kết ngoài == Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ Hội ung thư Hoa Kỳ
coca-cola.txt
Coca-Cola (còn có tên rút gọn là Coke) là một thương hiệu nước ngọt có ga chứa nước cacbon điôxít bão hòa được sản xuất bởi Công ty Coca-Cola. Coca-Cola ban đầu được điều chế bởi dược sĩ John Pemberton vào cuối thế kỷ 19 với mục đích trở thành một loại biệt dược. Tuy nhiên, doanh nhân người Mỹ Asa Griggs Candler sau đó đã mua lại loại thuốc uống này, và bằng những chiền thuật tiếp thị thông minh, ông đã đưa Coca-Cola trở thành một trong những sản phẩm dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ 20. Tên của Coca-Cola bắt nguồn từ hai thành phần nguyên bản của thức uống này: hạt côla (chứa nhiều caffein) và lá cây côca. Hiện nay, công thức Coca-Cola vẫn còn là một bí mật thương mại, dù cho nhiều công thức thử nghiệm khác nhau đã được công bố rộng rãi. Công ty Coca-Cola sẽ chịu trách nhiệm sản xuất phần chất lỏng cô đặc. Phần nước này sau đó sẽ được bán cho các nhà máy đóng chai Coca-Cola có giấy phép kinh doanh trên khắp thế giới. Các nhà máy này đã có hợp đồng độc quyền theo từng khu vực với công ty, và sẽ tiếp tục hoàn thành sản phẩm bằng cách đóng lon hoặc chai đựng chất cô đặc kèm với nước đã qua xử lý và các chất tạo ngọt. Một lon Coca-Cola 12 oz cơ bản ở Mỹ (tức lon 350 ml) có thể chứa tới 38 gram (tức 1,3 oz) đường (thường ở dưới dạng đường HFCS). Các loại Coca-Cola đóng chai sau đó sẽ được bày bán, phân phối và vận chuyển tới các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và máy bán hàng tự động trên toàn thế giới. Công ty Coca-Cola ngoài ra cũng bán phần chất cô đặc cho các thùng chứa nước ngọt tại các nhà phân phối dịch vụ thực phẩm và các nhà hàng lớn. Công ty Coca-Cola đã giới thiệu nhiều loại sản phẩm dưới thương hiệu Coke. Một trong những sản phẩm nổi tiếng trong số này là Diet Coke. Ngoài ra còn có thể kể tới Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, và các phiên bản đặc biệt có vị chanh tây, chanh và cà phê. Vào năm 2013, các sản phẩm Coke đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Dựa trên nghiên cứu về "thương hiệu toàn cầu tốt nhất" năm 2015 của Interbrand, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu. == Lịch sử == === Nguồn gốc ra đời === Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phòng thí nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Pemberton giữ lại công thức sáng chế này, chỉ biết rằng thành phần quan trọng nhất của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá của cây Kola. Đây là loại cây chỉ có ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, thành phần chứa một lượng đáng kể cocain và caffeine. Vì thế thuốc có tác dụng làm sảng khoái, chống đau đầu, mệt mỏi. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó. Pemberton đã thay chữ "K" bằng chữ "C" có vẻ dễ nhìn và quen thuộc hơn. Sau khi sáng chế ra Coca-Cola, Pemberton rất vui sướng và đã đi khắp nơi chào bán loại nước uống này, đặc biệt tại các quán "Soda-bar" đang thịnh hành ở thành phố Atlanta. Tuy nhiên, Pemberton đã rất thất vọng vì không ai chịu uống thử Coca-Cola. Nó có màu nâu đen và mọi người đều coi đó là thuốc chứ không phải một loại nước giải khát đơn thuần. Công thức Coca-Cola chỉ thực sự trở thành nước giải khát nhờ một nhân viên trong quán bar "Jacobs Phamarcy" khi nhân viên này đã nhầm lẫn pha siro Coca-Cola với nước soda thay vì nước lọc bình thường theo công thức của Pemberton. Loại Coca-Cola được pha nhầm đó lại ngon miệng hơn bình thường, làm sảng khoái khác thường và lúc đó Coca-Cola mới có thể phục vụ số đông người tiêu dùng. Từ đó quán bar này mỗi ngày pha và bán được từ 9 đến 15 ly Coca-Cola. Tuy nhiên, cả năm đầu tiên Pemberton mới chỉ bán được 95 lít siro Coca-Cola. === Thế kỷ 20 === Bức tranh quảng cáo ngoài trời đầu tiên của Coca-Cola được vẽ vào năm 1894 tại Cartersville, Georgia. Xi rô Cola được bán dưới dạng một thực phẩm chức năng dùng luôn để điều trị bệnh đau dạ dạy. Trong khoảng thời gian Coca-Cola đạt 50 tuổi, thức uống này đã trở thành một biểu tượng quốc gia của Hoa Kỳ. Vào năm 1935, Coca-Cola đã được chứng nhận kosher (tức là một thực phẩm phù hợp các yêu cầu về chế độ ăn uống của Đạo luật Do Thái) bởi Atlanta Rabbi Tobias Geffen, sau khi công ty có một sự thay đổi nhỏ về nguồn gốc một số thành phần trong đồ uống. === New Coke === Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985, Coca-Cola đã công khai việc thay đổi công thức đồ uống với sản phẩm mới có tên "New Coke". Các khảo sát sau đó cho thấy hầu hết người tiêu dùng yêu thích vị của New Coke hơn là Coke và Pepsi, tuy nhiên quản lý của Coca-Cola lại không lường trước đến sự hoài niệm của công chúng đối với loại đồ uống cũ, dẫn đến việc người dân biểu tình phản đối rất nhiều. Ngày 10 tháng 7 năm 1985, Công ty Coca-Cola đã một lần nữa thay đổi trở lại công thức truyền thống với sản phẩm Coca-Cola Classic, sử dụng đường HFCS thay vì đường mía làm chất tạo ngọt chính. == Thành công == Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác. Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới. Năm 2007, Coca-Cola đã trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu là 11 tỷ USD và tiền lương cho 73.000 công nhân là gần 4 tỷ USD. Sản xuất tiêu thụ hết 36 triệu lít nước, 6 tỷ J (Joule/Jun) năng lượng. Có khoảng 1.2 triệu các nhà phân phối sản phẩm của Coca-Cola, 2.4 triệu máy bán lẻ tự động, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế và đầu tư cho cộng đồng 31.5 triệu USD. == Quảng cáo và tiếp thị == Quảng cáo đầu tiên của Coca-Cola, đó là quảng cáo trên The Atlanta Journal Các quảng cáo, tiếp thị của Coca-Cola bắt đầu với biểu tượng "Uống Coca-Cola" trên vải dầu ở các mái hiên nhà thuốc. Asa Candler sau đó đã đặt tên Coca-Cola không chỉ trên các chai nước ngọt mà còn trên cả quạt, lịch và đồng hồ. Từ ngày đó, những chiến dịch tiếp thị kết hợp với chất lượng tuyệt hảo của Coca-Cola đã khiến thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu được yêu thích nhất thế giới. Một trong những cách mà Coca-Cola luôn giữ vững quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng là luôn hòa nhập vào hoạt động của họ. Công ty tổ chức các hoạt động thể thao rộng khắp thế giới để quảng bá thương hiệu. Coca-Cola thường mượn hình ảnh ông già Noel trong bộ đồ trắng và đỏ để quảng bá hình ảnh của mình. Các hoạt động quảng cáo của Coca-Cola luôn cực kỳ phong phú và sáng tạo, thường được làm theo các chiến dịch vô cùng hoành tráng. Mỗi chiến dịch lại có một câu Slogan riêng cho nó. Trong 100 chiến dịch quảng cáo vĩ đại nhất thế kỷ 20 do tạp chí Advertising Age bình chọn, riêng Coke đã độc chiếm đến 3. === Hoạt động tài trợ === Thời điểm những năm 1903, Coca-Cola đã sử dụng các cầu thủ của đội bóng chày nổi tiếng bấy giờ để quảng cáo. Tuy nhiên, hoạt động lừng lẫy nhất của Coca-Cola là việc tài trợ cho một trong những sự kiện thể thao nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất: Thế vận hội Olympics. Coca-Cola là nhà tài trợ của Olympics từ năm 1928 và trở thành nhà tài trợ lâu đời nhất của thế vận hội. Là thành viên sáng lập chương trình TOP vào năm 1986, Coca-Cola trở thành nhà cung cấp nước uống không cồn cho thế vận hội với rất nhiều sản phẩm. Năm 2012, công ty đã cung cấp cho Olympics 23 triệu chai nước uống trong vòng 8 tuần. Tập đoàn còn có mốt quan hệ giao hữu rất tốt với Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA, NASCARR, Hiệp hội bóng chày và Giải Khúc Côn Cầu, Mỹ. Một loạt các bảng hợp đồng dài hạn với Hiệp hội vận động viên Quốc gia đã giúp Coca-Cola kiếm được rất nhiều cơ hội tiếp thị lớn với 22 vận động viên và 87 quán quân trong mỗi năm. === Phương tiện truyền thông === Bên cạnh các hoạt động tài trợ, Coca-Cola còn mạnh tay chi cho việc quảng bá hình ảnh trên các phương tiện truyền thông như báo, đài, truyền hình và Internet. Những quảng cáo của Coca-Cola xuất hiện liên tục trên truyền hình và vô cùng mạnh mẽ, ấn tượng. Internet cũng là một phương tiện tuyệt vời của Coca-Cola. Vào thời điểm tháng 11/2012, Coca-Cola đã có 54 triệu fan trên Facebook, 600.000 người theo dõi trên Twitter và hơn 100 triệu lượt xem video YouTube trên kênh của Coca-Cola. Những hoạt động quảng cáo trên mọi phương diện đã góp phần không nhỏ đem lại hình ảnh của Coca-Cola in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. == Tai tiếng == === Nghi án trốn thuế tại Việt Nam === Thống lĩnh thị phần thức uống tại Việt Nam, doanh số tăng thẳng đứng, nhưng từ khi đầu tư tại thị trường VN (tháng 2-1994) đến nay Coca Cola chưa từng đóng một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào do liên tục khai lỗ. Mặc dù báo lỗ liên tục nhưng vì sao Coca Cola vẫn không ngừng rót tiền vào đầu tư xây dựng nhà máy mới, mở rộng thị phần, do đó cơ quan thuế và truyền thông Việt Nam nghi ngờ công ty này sử dụng phương pháp "chuyển giá" nhằm trốn thuế. Hiện chưa thấy động thái điều tra nào từ phía cơ quan chức năng, một số người tiêu dùng trong nước đã có những hành động ban đầu tẩy chay Cocacola! Vì lý do này UBND TP Đà Nẵng đã từ chối thuê đất mở rộng sản xuất tại vị trí Nhà máy Coca Cola đang hoạt động (P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu). Người tiêu dùng cũng rất bức xúc và kêu gọi điều tra cũng như tẩy chay hãng giải khát này. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ Coca-Cola Con đường đưa Coca Cola đến đỉnh cao
giải vô địch bóng đá nữ u-17 châu đại dương.txt
Giải vô địch bóng đá nữ U-17 châu Đại Dương (tiếng Anh: OFC U-17 Women's Championship) là giải bóng đá nữ do Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương (OFC) tổ chức lần đầu vào năm 2010 để xác định suất tham dự Giải vô địch bóng đá nữ U-17 thế giới. Bởi New Zealand là chủ nhà của Giải vô địch thế giới 2008 nên không có giải vòng loại nào diễn ra vào năm 2008. == Kết quả == Do Giải vô địch thế giới 2014 tổ chức vào tháng ba nên OFC không đủ thời gian tổ chức giải. Giải bị hủy và New Zealand được trao suất dự World Cup. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ OFC
nguyễn trãi.txt
Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), quê ở thôn Chi Ngại, phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội. Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ, nhà Minh xâm lược, cha ông là Nguyễn Phi Khanh đầu hàng từ trước đó viết thư khuyên ông ra hàng, ông làm theo. Sau khi nước Đại Ngu rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam. == Cuộc đời == === Tiểu sử === Nguồn gốc dòng họ Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (cũ). Nguyễn Phi Khanh hay Nguyễn Ứng Long được Tư đồ Trần Nguyên Đán mời về dạy con gái, tên là Thái, nhân gần gũi nảy sinh tình yêu nam nữ với Thái, làm Thái có thai rồi bỏ trốn. Trần Nguyên Đán cho gọi Ứng Long về gả con gái cho, sinh ra Nguyễn Trãi. Sau đó Ứng Long thi đỗ nhưng vua Trần Nghệ Tông bỏ không dùng, cho rằng "Bọn chúng có vợ giàu sang, như thế là kẻ dưới mà dám phạm thượng Khi nhà Hồ thay nhà Trần, Nguyễn Phi Khanh được cất nhắc sử dụng, đổi tên là Phi Khanh (Phi Khanh sinh ra Trãi, cũng đỗ thái học sinh). Nguyễn Phi Khanh và Trần Thị Thái có với nhau năm người con theo thứ tự là Nguyễn Trãi, Nguyễn Phi Báo, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Bằng và Nguyễn Phi Hùng Nhưng chưa được bao lâu thì bà Trần Thị Thái qua đời, anh em Nguyễn Trãi lại nương nhờ ông ngoại là Trần Nguyên Đán nhưng đến năm 1390 thì Trần Nguyên Đán mất. Nguyễn Phi Khanh phải một mình nuôi các con ăn học. Ở Nhị Khê, Nguyễn Phi Khanh đã ra công rèn cặp các con theo khuôn khổ Nho giáo mà có lẽ là Nho giáo Khổng Mạnh chứ không học Tống Nho vì Hồ Quý Ly đã bài bác Tống Nho là không thiết thực. Tuy còn ít tuổi nhưng Nguyễn Trãi rất ham học. Điều đó được cha ông nói đến trong bài thơ Gia viên lạc: Cố viên loạn hậu hữu tiên lư Lục tuế nhi đồng phả ái thư Nghĩa là: Vườn xưa sau loạn còn nhà cũ Sáu tuổi con thơ rất thích sách Nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét Ông [Nguyễn Trãi] tuổi trẻ đã văn chương nổi tiếng. Kinh sử, bách gia, binh thư thao lược, đều am hiểu cả Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân. === Làm quan thời nhà Hồ === Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần Thiếu Đế, lật đổ nhà Trần, nhà Hồ thành lập. Cũng trong năm đó, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham dự và đỗ Thái học sinh, đứng thứ tư, được trao chức Ngự sử đài Chính chưởng. Nguyễn Phi Khanh cũng ra làm quan, làm đến chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Năm 1407, Minh Thành Tổ phái Trương Phụ đem quân xâm lược nước Đại Ngu, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều triều thần bị bắt và bị đem về Trung Quốc, Nguyễn Phi Khanh đầu hàng trước đó. Sau cuộc Chiến tranh Minh - Đại Ngu, Đại Ngu rơi vào ách Minh thuộc. Lúc này, Nguyễn Trãi đang chạy trốn để thoát khỏi sự truy bắt của quân Minh. Trương Phụ ép Phi Khanh viết thư gọi ông, ông bất đắc dĩ phải ra hàng. Nhiều tài liệu khác thì kể rằng, khi cha bị giải sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đã theo cha lên cửa ải và tỏ ý muốn đi theo hầu hạ, nhưng Nguyễn Phi Khanh không đồng ý và khuyên ông nên về lo cứu nước báo thù nhà. === Mười năm phiêu dạt === Cuộc đời Nguyễn Trãi từ sau năm 1407 đến khi vào yết kiến Bình Định Vương ở Lỗi Giang để tham gia khởi nghĩa Lam Sơn vẫn còn là một ẩn số. Cho tới nay, chưa thấy được những tài liệu chính xác, đầy đủ về Nguyễn Trãi trong thời kỳ đó. Sử sách không chép cũng như chép không thống nhất và bản thân Nguyễn Trãi cũng không ghi lại điều gì cụ thể . Nguyễn Trãi nói nhiều đến thập niên phiêu chuyển (mười năm phiêu dạt) lênh đênh ở nơi chân trời góc biển trong một số văn thơ của ông, áng chừng là để chỉ khoảng thời gian này. Tất nhiên con số mười năm chỉ mang tính tương đối. Theo Phan Huy Chú trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, sau khi ra hàng quân Minh, Trương Phụ muốn dụ dỗ ông ra làm quan nhưng Nguyễn Trãi từ chối. Trương Phụ tức giận, muốn đem Nguyễn Trãi giết đi nhưng Thượng thư Hoàng Phúc tiếc tài Nguyễn Trãi, tha cho và giam lỏng ở Đông Quan, không cho đi đâu.. Ông lòng giận quân Minh tham độc, muốn tìm vị chân chúa để thờ nhưng chưa biết tìm ở đâu, bèn trốn đi. Đêm ngủ ở quán Trấn Vũ cầu mộng, được thần báo cho tên họ Lê Thái Tổ, bèn vào Lam Sơn tham gia khởi nghĩa. Trần Huy Liệu trong sách Nguyễn Trãi cũng ghi lại tương đối giống vậy, nhưng dè dặt hơn, ông nhận xét Hiện nay vẫn chưa đủ tài liệu để khẳng định dứt khoát rằng trong khoảng thời gian từ năm 1407 đến năm 1417, Nguyễn Trãi ở luôn Đông Quan hay có đi đâu không ? . Theo Nguyễn Lương Bích trong sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, dựa trên văn thơ của Nguyễn Trãi để lại và một vài ghi chép của Lê Quý Đôn trong Toàn Việt thi lục nói Nhà Hồ mất, ông về ở ẩn và Phạm Đình Hổ trong Tang thương ngẫu lục viết Nhà Hồ mất, ông tránh loạn ở Côn Sơn, Nguyễn Lương Bích khẳng định sau cuộc kháng chiến thất bại của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi đã đi lánh nạn trong một khoảng thời gian khá dài chứ không hề bị quân Minh bắt giữ. Ông đã từng lánh ở Côn Sơn và sau đó còn chu du ở nhiều nơi khác nữa. Ngoài ra, còn có một số người đoán rằng Nguyễn Trãi đã từng sang Trung Quốc ở thời kì này, dựa trên một số bài thơ của ông có nhắc đến các địa danh ở Trung Quốc như Bình Nam dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở Bình Nam), Ngô Châu, Giang Tây, Thiều Châu Văn Hiến miếu(Thăm miếu thờ ông Văn Hiến ở Thiều Châu), Đồ trung ký hữu (Trên đường gửi bạn)... Tổng kết về giai đoạn này của cuộc đời Nguyễn Trãi, Nguyễn Lương Bích khẳng định: === Tham gia khởi nghĩa Lam Sơn === ==== Yết kiến ở Lỗi Giang ==== Thời điểm Nguyễn Trãi lên Lỗi Giang yết kiến Bình Định Vương Lê Lợi, tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, hiện nay các tài liệu chưa được thống nhất. Một số học giả cho rằng Nguyễn Trãi đã có mặt trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ hội thề Lũng Nhai vào năm 1416. Có người khẳng định Nguyễn Trãi tham gia nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420 hoặc 1421 hay sau đó một chút. Theo Trần Trọng Kim viết trong Việt Nam sử lược thì Nguyễn Trãi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn vào năm 1420. Việt Nam sử lược, chương XIV (Mười năm đánh quân Tàu), đoạn số 6 viết: "Khi Bình Định Vương về đánh ở Lỗi Giang, thì có ông Nguyễn Trãi, vào yết kiến, dâng bài sách bình Ngô, vua xem lấy làm hay,dùng ông ấylàm tham mưu". Trước đó, đoạn đó 5 viết rằng " Năm canh tí (1420)Bình Định Vương đem quân ra đóng ở làng Thôi" Ra mắt Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn bản Bình Ngô sách, trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân Minh mà chủ yếu là tâm công (心 攻), đánh vào lòng người để đi đến chiến thắng Sau khi xem Bình Ngô sách, Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân. ==== Trù hoạch mưu lược, viết thư thảo hịch ==== Tháng 6 năm 1423, Lê Vận và Lê Trăn được Bình Định Vương cử làm sứ giả, mang lễ vật là năm đôi ngà voi cùng thư do Nguyễn Trãi viết đi cầu hoà. Lời lẽ trong thư rất mềm dẻo, khôn khéo, Tổng binh nhà Minh là Trần Trí chấp thuận ngay. Từ đây, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn và quân Minh cũng như văn thư hiểu dụ các thành trì đều do một tay Nguyễn Trãi soạn thảo. Nguyễn Trãi cũng đề xuất một diệu kế nhằm tuyên truyền thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn. Ông dùng nước cơm trộn mật (hoặc mỡ) viết vào lá cây tám chữ Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần (黎利為君, 阮廌為臣), nghĩa là Lê Lợi làm vua, Nguyễn Trãi làm tôi, với ý đồ khiến kiến ăn mỡ khoét thành chữ trên mặt lá, rồi lá theo dòng nước trôi đi các ngả như tin báo từ trên trời xuống. Tuy vậy, một số tướng lĩnh khác như Lê Sát, Phạm Vấn, Lê Thụ bất bình vì cho rằng Nguyễn Trãi quá cao ngạo và coi thường họ, những người đã chịu nhiều lao khổ từ khi cuộc khởi nghĩa còn trong trứng nước. Đinh Liệt hoà giải mâu thuẫn bằng cách đề nghị Nguyễn Trãi đổi lại thành Lê Lợi vi quân, bách tính vi thần (黎利為君, 百姓為 臣), nghĩa là Lê Lợi làm vua, trăm họ làm tôi. Thế là tin Lam Sơn khởi nghĩa truyền đi khắp nơi, khiến cho mọi người hết sức tin tưởng vào tương lai của nghĩa quân. Tranh thủ thời gian hoà hoãn hiếm hoi, Lê Lợi dẫn quân về Lam Sơn, nhanh chóng củng cố lực lượng. Năm 1424, Trần Trí biết rằng không thể chiêu dụ Lam Sơn đầu hàng, bèn bắt giữ sứ giả Lê Trăn, tuyệt giao với Lê Lợi. Cuộc khởi nghĩa bước vào một giai đoạn mới. Chấp thuận ý kiến của Nguyễn Chích, tháng 10 năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn tiến vào nam, tấn công đồn Đa Căng, thành Trà Lân và bao vây thành Nghệ An. Kết hợp với các hoạt động quân sự, Nguyễn Trãi đã viết nhiều thư cho Phương Chính để khiêu chiến với tướng này, hòng khiến quân Minh sơ hở. Tuy nhiên, thành Nghệ An vẫn cố thủ không chịu đầu hàng. Tháng 8 năm 1425, Bình Định Vương mở cuộc tấn công vào Tân Bình, Thuận Hoá và liên tiếp giành được thắng lợi. Cho đến cuối năm 1425, không chỉ Nghệ An mà cả miền đất từ dãy Tam Điệp trở vào đèo Hải Vân đều thuộc địa bàn quản lý của nghĩa quân Lam Sơn, quân Minh chỉ còn cố thủ trong năm thành Tây Đô, Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá chờ cứu viện. Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi chia một bộ phận nghĩa quân Lam Sơn chia làm ba hướng, tấn công ra bắc và thắng quân Minh ở Tốt Động - Chúc Động. Bình Định Vương nghe báo tin, bèn tiến gấp ra Đông Quan, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi trở ra bắc. Đầu năm 1427, Lê Lợi phong cho Nguyễn Trãi làm Triều liệt Đại phu Nhập nội Hành khiển Lại bộ Thượng thư, kiêm chức Hành Khu mật viện sự. Đồng thời, ông cũng sai dựng một toà lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề, trên bờ sông Hồng, cao ngang tháp Báo Thiên, hàng ngày ngồi trên lầu trông vào thành Đông Quan xem xét hoạt động của quân Minh; Nguyễn Trãi ngồi hầu ở ngay tầng dưới để bàn luận quân cơ và thảo thư từ đi lại. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép nguyên văn như sau: Tại đây, Nguyễn Trãi đã viết hàng chục bức thư gửi vào thành Đông Quan chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng các tướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hoá và một số thành trì khác. Kết quả đạt được rất khả quan: các thành Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá ra hàng đầu năm 1427. Bản thân Nguyễn Trãi cũng đã từng cùng với viên chỉ huy họ Tăng vào dụ hàng thành Tam Giang, khiến Chỉ huy sứ thành này là Lưu Thanh ra hàng vào khoảng tháng 4 năm 1427. Ông cũng đã đem thân vào dụ hàng thành Đông Quan năm lần Quân Minh ở Giao Chỉ càng bị cô lập nhanh chóng, chỉ còn cố thủ được ở một số thành như Đông Quan, Cổ Lộng, Tây Đô... mà thôi. Cuối năm 1427, Minh Tuyên Tông xuống chiếu điều binh cứu viện Vương Thông, sai Liễu Thăng đem 10 vạn quân từ Quảng Tây, Mộc Thạnh đem 5 vạn quân từ Vân Nam, cùng tiến quân sang Việt Nam. Với trận Chi Lăng - Xương Giang, hai đạo viện binh của nhà Minh với số lượng lên tới hơn 10 vạn quân đã bị quân Lam Sơn tiêu diệt hoàn toàn. Tháng 11, năm 1427, tổng binh Vương Thông và nội quan Sơn Thọ nhà Minh sai viên thiên hộ họ Hạ mang thư đến giảng hoà, xin mở cho đường về. Lê Lợi chấp nhận, lại gởi tặng thổ sản và hải sản. Dẫu vậy, Vương Thông vấn do dự, chưa quyết, đem quân ra đánh, bị nghĩa quân đánh bại, suýt bị bắt sống. Ngày 22, tháng 11, năm 1427 (Đinh Mùi), Vương Thông và Lê Lợi tiến hành Hội thề Đông Quan ở cửa nam thành, hẹn đến ngày 12, tháng 12 năm Đinh Mùi sẽ rút hết quân về nước. Lúc bấy giờ, một số tướng sĩ đến yết kiến và khuyên Lê Lợi nên đánh thành Đông Quan, giết hết quân Minh để trả thù cho sự bạo ngược mà người Minh đã gây nên ở Đại Việt. Nhưng ý kiến của Nguyễn Trãi thì lại khác. Sách Đại Việt sử ký Bản kỉ thực lục, quyển X, tờ 44a-44b ghi rằng: Lê Lợi nghe theo cho quân giải vây rút ra. Khi quân Minh sắp rút đi, một số tướng khuyên Lê Lợi nên đánh thêm một trận để cho giặc không dám sang nữa nhưng Lê Lợi không đồng ý, quân Minh rút về nước an toàn. Năm 1428, nhà Hậu Lê hình thành. ==== Phong thưởng ==== Vua Lê Thái Tổ có 2 đợt phong thưởng chính, lần một vào tháng 2, năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) cho những Hỏa thủ và quân nhân Thiết đột ở Lũng Nhai, gồm 121 người. Lần 2, vào tháng 5, năm Thuân Thiên thứ 2 (1429), ban biển ngạch công thần cho 93 viên. Cả 2 đợt phong thưởng này không có tên của Nguyễn Trãi. Vào tháng 3, năm 1428, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Đại hội các tướng và các quan văn võ để định công, ban thưởng, xét công cao thấp mà định thứ bậc. Lấy thừa chỉ Nguyễn Trãi làm Quan phục hầu; tư đồ Trần Hãn làm Tả tướng quốc; Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo làm Thái Bảo; đều được ban quốc tính. === Văn thần triều Lê === ==== Triều vua Lê Thái Tổ ==== Đầu năm 1428, ngay cả khi chưa chính thức lên ngôi vua, Bình Định Vương đã đại hội các tướng và các quan văn võ, định công ban thưởng. Nguyễn Trãi được ban cho quốc tính (họ Lê) và tước Quan phục hầu, tiếp tục giữ chức Nhập nội Hành khiển như cũ, được khắc tên trên biển Khai quốc công thần. Ngày 29 tháng 4 năm 1428, Lê Lợi làm lễ lên ngôi ở điện Kính Thiên tại Đông Kinh, đại xá thiên hạ, giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo để bố cáo với cả nước về việc chiến thắng quân Minh. Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, an táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Lê Thái Tông xuống sắc chỉ sai Nguyễn Trãi, với tư cách là Vinh lộc Đại phu Nhập nội Hành khiển tri Tam quán sự, soạn văn bia Vĩnh Lăng thần đạo bi. ==== Triều vua Lê Thái Tông ==== Ngày 21 tháng 2 năm 1434, Lê Thái Tông bổ nhiệm 156 quan viên lớn nhỏ, trong số đó có Nguyễn Trãi... Năm 1435, Nguyễn Trãi dâng lên vua sách Dư địa chí, trong đó ông ghi chép khá đầy đủ về bờ cõi hành chính nước Đại Việt thời đó. Tháng 5, năm 1434 Nguyễn Trãi đang giữ chức Hành khiển, soạn xong tờ tâu để Nguyễn Tông Trụ mang sang đưa lên vua Minh, bị Nội mật viện Nguyễn Thúc Huệ, Học sĩ Lê Cảnh Xước, Đại tư đồ Sát và Đô đốc Phạm Vấn phản đối và trách cứ và đòi sửa chữa. Nguyễn Trãi kiên quyết giữ chủ kiến của mình, cuối cùng Lê Thái Tông vẫn theo như bản tâu của ông, không thay đổi. Tháng 12, năm 1434, Nguyễn Trãi cùng các đại thần theo vua Lê Thái Tông làm lễ rước thần chủ mới của Thái Tổ và Quốc thái mẫu vào thờ ở Thái miếu. Năm 1435, tháng 6, Đại tư đồ Lê Sát tiến cử Nguyễn Trãi và một số viên quan khác vào dạy học cho Lê Thái Tông ở toà Kinh Diên nhưng vua Lê Thái Tông không chấp thuận Trong vụ án bảy tên trộm vào tháng 3 năm 1435, ông tranh cãi với Lê Sát và Lê Ngân về việc xử lý bảy tên ăn trộm ít tuổi can tội tái phạm. Ông khuyên Lê Thái Tông nên nhân nghĩa, nhưng khi Lê Sát và Lê Ngân đề nghị ông dùng nhân nghĩa cảm hóa kẻ trộm thì ông tỏ ra bất lực. Cuối cùng xử chém 2 tên, còn lại thì xử đi đày. Trước đây, Lê Thái Tổ đã sai Nguyễn Trãi định ra quy chế mũ áo nhưng chưa kịp thi hành. Tháng 2 năm 1437, vua Lê Thái Tông lại sai Nguyễn Trãi cùng với Lương Đăng sửa định nhã nhạc và qui chế lễ nghi trong triều đình. Nguyễn Trãi đã dâng lên bản vẽ khánh đá và biểu tâu, vua Thái Tông khen ngợi và tiếp nhận sai thợ đá huyện Giáp Sơn lấy đá ở núi Kính Chủ để làm. Nhưng đến tháng 5, năm 1437, Lương Đăng dâng sớ thư về quy chế có nhiều ý kiến khác với Nguyễn Trãi ở những chỗ bàn về số lượng, trọng lượng các nhạc khí. Vua Thái Tông lựa chọn đề nghị của Lương Đăng, nên Nguyễn Trãi tâu xin trả lại việc đã được giao phó. Tháng 11 năm 1437, vua Lê Thái Tông cho ban bố các nghi thức lễ đại triều do Lương Đăng soạn định với triều đình, Nguyễn Trãi cùng một nhóm văn thần như Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Nguyễn Liễu, Nguyễn Truyền dâng sớ phản đối, nhưng không có kết quả. Khoảng cuối năm 1437, đầu năm 1438, Nguyễn Trãi xin về hưu trí ở Côn Sơn- nơi trước kia từng là thái ấp của ông ngoại ông - chỉ thỉnh thoảng mới vâng mệnh vào chầu vua. Năm 1439, Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, ban cho chức tước là Vinh lộc Đại phu, Nhập nội Hành khiển Môn hạ sảnh Tả ty Hữu Gián nghị Đại phu kiêm Hàn Lâm viện Học sĩ Tri Tam quán sự Đề cử Côn Sơn Tư Phúc tự. Ông cũng được giao cho việc coi giữ sổ sách, xét án kiện quân dân ở Tây đạo và Bắc đạo. Nguyễn Trãi nhận mệnh vua, dâng biểu tạ ơn với sự hả hê thấy rõ. Trần Huy Liệu cho rằng đây là những năm đắc chí nhất của Nguyễn Trãi. Trong khoa thi Hội năm 1442, Nguyễn Trãi với danh nghĩa là Hàn Lâm viện Học sĩ kiêm Tri Tam quán sự ra làm Giám khảo và lấy đỗ Trạng nguyên Nguyễn Trực. ==== Vụ án Lệ Chi Viên ==== Tháng 9 năm 1442, vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông. Ngày 1 tháng 9 năm 1442, sau khi nhà vua duyệt binh ở thành Chí Linh, Nguyễn Trãi đón Lê Thái Tông đi thuyền vào chơi chùa Côn Sơn. Khi trở về Đông Kinh, người thiếp của Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ theo hầu vua. Ngày 7 tháng 9 năm 1442, thuyền về đến Lệ Chi Viên thì vua bị bệnh, thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi mất. Các quan giấu kín chuyện này, nửa đêm ngày 9 tháng 9 năm 1442 về đến Đông Kinh mới phát tang. Triều đình qui tội Nguyễn Thị Lộ giết vua, bèn bắt bà và Nguyễn Trãi, khép hai người vào âm mưu giết vua. Ngày 19 tháng 9 năm 1442 (tức ngày 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất), Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. === Được phục hồi danh dự === Sau khi Nguyễn Trãi chết, đa phần những di cảo thơ văn và trước tác của ông đều bị tiêu hủy. Bản khắc in sách Dư địa chí bị Đại Tư đồ Đinh Liệt sai hủy năm 1447. Nhiều trước tác mất vĩnh viễn đến nay như Luật thư, Ngọc đường di cảo, Giao tự đại lễ,... Gia quyến Nguyễn Trãi cũng lưu tán khi biến cố Lệ Chi Viên xảy đến. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê, em trai Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Hùng chạy về Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Nguyễn Phù - một người con của Nguyễn Trãi - chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà vợ thứ năm của Nguyễn Trãi là Lê thị, đang mang thai, phải trốn về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương. Đặc biệt, bà vợ thứ tư của Nguyễn Trãi là Phạm Thị Mẫn, lúc đó cũng đang mang thai, được người học trò cũ của chồng là Lê Đạt giúp chạy trốn vào xứ Bồn Man, sau về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Tại Đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đình, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Anh Vũ. Tháng 8 năm 1464, sau 22 năm, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu chiêu tuyết cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước hiệu là Tán Trù bá, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan. Nguyễn Anh Vũ khi ấy đi thi đỗ Hương cống, bèn được nhà vua bổ nhiệm làm Tri huyện. Năm 1467, Lê Thánh Tông ra lệnh sưu tầm di cảo thơ văn Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi bị nạn 70 năm, ngày 8 tháng 8 năm 1512, vua Lê Tương Dực truy tặng Nguyễn Trãi tước Tế Văn hầu, chế văn truy tặng có câu == Gia đình == Nguyễn Trãi có 5 bà vợ và 7 người con trai === Vợ === Bà Phạm Đỗ Minh Hiển Bà Phùng Thị Bà Nguyễn Thị Lộ Bà Phạm Thị Mẫn Bà Trần Anh Minh. === Con === Nguyễn Khuê (con bà Trần Thị) Nguyễn Ứng (con bà Trần Thị) Nguyễn Phù (con bà Trần Thị) Nguyễn Bảng (con bà Phùng Thị) Nguyễn Tích (con bà Phùng Thị) Nguyễn Anh Vũ (con bà Phạm Thị) Ông tổ chi họ Nguyễn ở Quế Lĩnh, Phương Quất, huyện Kinh Môn, Hải Dương (con bà Lê Thị) == Tư tưởng Nguyễn Trãi == Nguyễn Trãi được coi là một nhà tư tưởng lớn của Việt Nam, tư tưởng của ông là sản phẩm của nền văn hóa Việt Nam thời đại nhà Hậu Lê khi mà xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng Nguyễn Trãi không được ông trình bày thành một học thuyết có hệ thống hay chứa đựng trong một trước tác cụ thể nào mà được thể hiện rải rác qua các tác phẩm của ông, được phát hiện bằng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học xã hội hiện đại. Nét nổi bật trong tư tưởng Nguyễn Trãi là sự hòa quyện, chắt lọc giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo (trong đó Nho giáo đóng vai trò chủ yếu), có sự kết hợp chặt chẽ với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam lúc đó. === Ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi === Tư tưởng Nguyễn Trãi xuất phát từ Nho giáo, mà cụ thể là Nho giáo Khổng Mạnh. Ông đã vận dụng xuất sắc các tư tưởng Nho giáo vào công cuộc khởi nghĩa, chống lại sự thống trị của nhà Minh lên Việt Nam cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì đầu nhà Hậu Lê. Tư tưởng nhân nghĩa: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ thống tư tưởng triết học – chính trị của ông. Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đường lối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo quốc gia. Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với tư tưởng nhân dân, tinh thần yêu nước, tư tưởng hòa bình là một đường lối chính trị, một chính sách cứu nước và dựng nước. Nhân nghĩa còn được thể hiện ước mơ xây dựng xã hội lý tưởng cho nền thái bình muôn thuở: xã hội Nghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi. Tất nhiên mơ ước ấy của ông là không tưởng. Mệnh trời: Nguyễn Trãi tin ở Trời và ông coi Trời là đấng tạo hóa sinh ra muôn vật. Cuộc đời của mỗi con người đều do mệnh trời sắp đặt. Vận nước, mệnh vua cũng là do trời quy định. Nhưng Trời không chỉ là đấng sinh thành, mà còn có tình cảm, tấm lòng giống như cha mẹ. Lòng hiếu sinh và đạo trời lại rất hòa hợp với tâm lý phổ biến và nguyện vọng tha thiết của lòng người, đó là hạnh phúc, ấm no và thái bình. Nếu con người biết tuân theo lẽ trời, mệnh trời, thì có thể biến yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Và ngược lại, theo Nguyễn Trãi, nếu con người không theo ý trời, lòng trời, thì có thể chuyển yên thành nguy và tự rước họa vào thân. Tư tưởng nhân dân: Nguyễn Trãi đầy lòng thương dân, yêu dân và trọng dân. Ông khẳng định nhân dân là lực lượng sản xuất ra vật chất của xã hội và động lực quyết định sự hưng vong của triều đại, đất nước. Ông được coi là nhân vật lịch sử có tư tưởng nhân dân cao quý nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam Quan điểm sống: Nguyễn Trãi khuyên con người ta nên tu thân theo các tiêu chuẩn Nho giáo: sống trung dung, tuân theo tam cương ngũ thường, đặc biệt là đạo hiếu và đạo trung. Về ảnh hưởng của Nho giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi, Trần Đình Hượu cho rằng === Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi === Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong tư tưởng Nguyễn Trãi chủ yếu qua các tác phẩm thơ văn của ông với nội dung khuyên răn luân lý. Ông khuyên con người ta không coi trọng vật chất mà nên sống với chữ đức, hiểu được giá trị bền vững của đạo đức, coi trọng danh dự và sự giàu có về tâm hồn hơn là sự giàu có về tiền bạc. Danh lợi là sắc không, đạo đức mới là của chầy. Muốn có đạo đức thì phải làm điều thiện, sống có hiếu, có khí tiết, không uốn mình, không cầu xin danh lợi, không oán thán, biết tha thứ cho người khác, sống trong sạch, lành mạnh, thanh tịnh, luôn nhận phần thiệt thòi về mình. Tư tưởng Lão - Trang thể hiện ở quan niệm sống phủ nhận danh lợi, ung dung tự tại, vô vi và hòa hợp với thiên nhiên. Một số ý kiến cho rằng, ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo, dù chỉ giữ vị trí thứ yếu trong tư tưởng Nguyễn Trãi, chính là ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên trong hệ tư tưởng Lý - Trần. Nguyễn Trãi sống trong một thời kỳ quá độ, thời kỳ bản lề của hai chặng đường lịch sử văn hoá Việt Nam. Trước Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi là một văn hoá Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo từ Trung Quốc. Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một nền văn hóa dân tộc, Nho giáo trong tư tưởng của ông có thể gọi là tư tưởng Nho giáo dân gian. Sự thất bại của Nguyễn Trãi trong việc chế định nhã nhạc và việc Lương Đăng hoàn toàn mô phỏng nhã nhạc triều Minh trong việc soạn nhạc cung đình triều Lê đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự tiến triển của tình trạng nhị nguyên văn hoá giữa cung đình và dân gian. Sức sống của nền văn hoá dân tộc giờ đây phải tìm về kho tàng văn hoá dân gian, ở đó các cương lĩnh Nho giáo đã bị lật ngược lại, còn trong triều đình thì về chính trị là chế độ trung ương tập quyền theo hướng chuyên chế, về tư tưởng - văn hóa thì theo hướng độc tôn Nho giáo, bài xích Phật giáo, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian. == Sự nghiệp văn chương == Nguyễn Trãi để lại rất nhiều trước tác văn chương, cả bằng chữ Hán và chữ Nôm, bao gồm các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, luật pháp, lễ nghi... song đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi Viên. Các tác phẩm còn lại đến nay của ông, phần lớn được sưu tập và tập hợp trong bộ Ức Trai thi tập của Dương Bá Cung, được khắc in vào năm 1868 đời nhà Nguyễn. === Văn chính luận === Quân trung từ mệnh tập là tập sách gồm những văn thư do Nguyễn Trãi thay mặt Lê Thái Tổ gửi cho các tướng tá nhà Minh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, từ năm 1423 đến năm 1427. Bản khắc in năm 1868 chỉ ghi lại được 46 văn kiện. Năm 1970, nhà nghiên cứu Trần Văn Giáp phát hiện thêm 23 văn kiện nữa do Nguyễn Trãi viết gửi cho tướng nhà Minh. Bình Ngô đại cáo Một số bài chiếu, biểu viết dưới thời Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông (1433 - 1442) === Lịch sử === Lam Sơn thực lục là quyển lịch sử ký sự ghi chép về công cuộc 10 năm khởi nghĩa Lam Sơn, do vua Lê Thái Tổ sai soạn vào năm 1432. Vấn đề tác giả của trước tác phẩm này vẫn còn chưa rõ ràng, dù cho đến nay nhiều người khẳng định rằng Lam Sơn thực lục là tác phẩm do Nguyễn Trãi nhưng điều đó vẫn chỉ mang tính phỏng đoán. Vĩnh Lăng thần đạo bi là bài văn bia ở Vĩnh Lăng - lăng của vua Lê Thái Tổ, kể lại thân thế và sự nghiệp của Lê Thái Tổ. === Địa lý === Dư địa chí là bộ sách về địa lý học cổ nhất còn lại của Việt Nam. === Thơ phú === Ức Trai thi tập là tập thơ bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi, gồm 105 bài thơ, trong đó có bài Côn Sơn ca nổi tiếng. Quốc âm thi tập là tập thơ bằng chữ Nôm của Nguyễn Trãi, gồm 254 bài thơ, chia làm 4 mục: Vô đề (192 bài), Thời lệnh môn (21 bài), Hoa mộc môn (34 bài), Cầm thú môn (7 bài). Đây là tập thơ nôm xưa nhất của Việt Nam còn lại đến nay. Bằng tập thơ này, Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho văn học chữ Nôm của Việt Nam Chí Linh sơn phú là bài phú bằng chữ Hán, kể lại sự kiện nghĩa quân Lam Sơn rút lên núi Chí Linh lần thứ ba vào năm 1422. Băng Hồ di sự lục là thiên tản văn bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi làm vào năm 1428, kể về cuộc đời Trần Nguyên Đán. Ngoài ra, Nguyễn Trãi còn có một số tác phẩm khác như Ngọc đường di cảo, Thạch khánh đồ, Luật thư, Giao tự đại lễ nhưng đều không còn lại đến ngày nay. == Nhận định == Sách Khâm định việt sử thông giám cương mục có những nhận định về Nguyễn Trãi như sau: Theo nhận định của sử quan: Ông Trãi giúp Lê Thái Tổ khai quốc, rồi lại giúp Lê Thái Tông, tài trí, phép tắc, mưu mô, đạo đức, đều vượt hơn hết mọi người lúc bấy giờ Theo lời phê của Tự Đức: Đời Lê Thái Tông, vua thì buông tuồng, bầy tôi thì chuyên quyền. Trãi nếu là người hiền, thì nên sớm liệu rút lui, ẩn náu tung tích để cho danh tiếng được toàn vẹn. Thế mà lại đi đón trước ngự giá, thả lỏng cho vợ làm việc hoang dâm, vô liêm sỉ. Vậy thì cái vạ tru di cũng là tự Trãi chuốc lấy. Như thế sao được gọi là người hiền? Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Lê Thánh Tông chú thích rằng:Ức Trai tiên sinh, đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang, trong thì bàn kế hoạch nơi màn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ các thành; văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua yêu tin quí trọng. Theo Keith Weller Taylor, một sử gia người Mĩ nghiên cứu về lịch sử Việt Nam:Lúc đó phần nhiều người ở các vùng xung quanh Hà Nội tức là Đông Kinh theo chính trị của người Minh. Nguyễn Trãi là người Bắc thường, và ông phải chạy đến Thanh Hóa. Hơn 9.000 người Đông Kinh đã làm việc cai trị cho người Minh. Nguyễn Trãi viết thư cố thuyết phục họ bỏ người Minh theo Lê Lợi... Nguyễn Trãi là một nhà thơ tài năng, nhưng vai trò của ông về mặt chính trị và quân đội thì khá mờ nhạt. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác chỉ muốn dùng tài năng thơ văn của Nguyễn Trãi để tuyên truyền và vận động dân chúng đứng về phía mình. === Về phẩm chất và sự nghiệp === Người thế kỉ 16, như Hà Nhậm Đại, đã nói về công lao sự nghiệp của ông: Công giúp hồng đồ cao nữa (tựa) núi Danh ghi thanh sử sáng bằng gương Người thế kỉ 17 còn đánh giá ông cao hơn nữa. Đỗ Nghi cũng là người triều Lê, nhưng ông đã nói thẳng: Nhà Lê sở dĩ lấy được thiên hạ đều do sức ông cả và Đỗ Nghi tiếc rằng: Tiếc thay trời chưa muốn bình trị thiên hạ, cho nên cuối cùng ông vẫn chỉ làm chức hành khiển Đông đạo, không được giở hết hoài bão của mình; việc đó không phải là không may cho ông, mà chính là không may cho sinh dân đời Lê vậy. Sang thế kỉ 18 Dương Bá Cung cũng phải thừa nhận công lao của ông trùm khắp trên đời Lê Quý Đôn trong Kiến Văn tiểu lục nhận định về ông: "đứng vào bậc nhất một đời, chức vị Thượng thư, cấp bậc công thần. Cứ xem ông giúp chính trị hai triều vua hết lòng trung thành, tuy dâng lời khuyên răn thường bị đè nén mà không từng chịu khuất... nhưng vì tối nghĩa về "chỉ, túc" thành ra cuối cùng không giữ được tốt lành, thật đáng thương xót!... Người có công lao đứng đầu về việc giúp rập vua, thì ngàn năm cũng không thể mai một được". Cho tới 400 năm sau khi Nguyễn Trãi chết, người Việt Nam ở thế kỷ 19 vẫn rất mực tôn quý ông và khẳng định: Nước Việt ta, từ Đinh, Lê, Lý, Trần, đời nào sáng lập cơ nghiệp đế vương, tất cũng đều phải có các tướng tá giúp sức, nhưng tìm được người toàn tài toàn đức như Ức Trai tiên sinh, thật là ít lắm Ở thế kỉ 20, thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đánh giá: Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc, văn võ song toàn; văn là chính trị: chính trị cứu nước, cứu dân, nội trị ngoại giao "mở nền thái bình muôn thủa, rửa nỗi thẹn nghìn thu"; võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, "yếu đánh mạnh ít địch nhiều... thắng hung tàn bằng đại nghĩa"; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắc như gươm đao... Thật là một con người vĩ đại về nhiều mặt trong lịch sử nước ta. Công lao, sự nghiệp của Nguyễn Trãi rõ ràng là huy hoàng, vĩ đại, Nguyễn Trãi quả thật là anh hùng, là khí phách, là tinh hoa của dân tộc. Công lao quý giá nhất và sự nghiệp vĩ đại nhất của Nguyễn Trãi là tấm lòng yêu nước yêu dân tha thiết và sự nghiệp đánh giặc cứu nước vô cùng vẻ vang của ông. Ông đã đem hết tâm hồn, trí tuệ, tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc trong phong trào khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng chính trị quân sự ưu tú và tài ngoại giao kiệt xuất của ông đã dẫn đường cho phong trào khởi nghĩa Lam Sơn đi tới thắng lợi. Tố chất thiên tài của Nguyễn Trãi là sản phẩm của phong trào đấu tranh anh dũng của dân tộc trong một cao điểm của lịch sử. Thiên tài ấy đã để lại một sự nghiệp lớn về nhiều mặt mà chúng ta còn phải tiếp tục tìm hiểu thêm mới có thể đánh giá đầy đủ và chính xác được. Dầu sao, nếu chỉ xét về mặt văn hóa thì cũng có thể khẳng định rằng Nguyễn Trãi đã cắm một cột mốc quan trọng trên con đường tiến lên của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực văn học. === Về văn chương === Nguyễn Trãi được đánh giá là một nhà văn chính luận kiệt xuất. Đời sau có nhiều người ca ngợi văn chương của ông: Nguyễn Mộng Tuân xem ông là "bậc văn bá" Lê Quý Đôn đánh giá ông là "văn thư thảo hịch giỏi hơn hết một thời" Tô Thế Nghi ca ngợi ông là "sông Giang sông Hán trong các sông và sao Ngưu sao Đẩu trong các sao" Phạm Đình Hổ xem văn chương của ông "có khí lực dồi dào... đọc không chán miệng" Theo Dương Bá Cung, văn Nguyễn Trãi "rõ ràng và sang sảng trong khoảng trời đất" Theo Phan Huy Chú: "văn chương mưu lược gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế" Phạm Văn Đồng nhìn nhận văn chương Nguyễn Trãi "đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường" Riêng những tác phẩm văn chính luận của ông mang tính chiến đấu xuất phát từ ý thức tự giác dùng văn chương phục vụ cho những mục đích chính trị, xã hội, thể hiện lý tưởng chính trị - xã hội cao nhất trong thời phong kiến Việt Nam. Ngoài ra, các tác phẩm này còn phản ánh tinh thần dân tộc đã trưởng thành, điều này được đánh giá là một thành tựu lịch sử tư tưởng và lịch sử văn học Việt Nam. === Về nhận định của Lê Thánh Tông trong thơ ca === Lê Thánh Tông trong bài "Quân minh thần lương" (君明臣良) của tập thơ "Quỳnh uyển cửu ca" (瓊苑九歌) có câu: "Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo" (抑齋心上光奎藻). Trong một thời gian dài, nhiều sách giáo khoa lịch sử và văn học dịch câu này là: "Tâm hồn Úc Trai trong sáng như sao Khuê buổi sớm". Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân khẳng định đây là một cách dịch sai lầm và lý giải nguồn gốc như sau: Cách dịch câu thơ trên của Lê Thánh Tông như mọi người thường biết bắt đầu từ năm 1962, khi nhà sử học Trần Huy Liệu đưa ra bản dịch câu thơ đó trong bài viết nhân dịp kỷ niệm 520 năm ngày mất của Nguyễn Trãi, mà Bùi Duy Tân khẳng định là dịch sai: "Ức Trai lòng sáng như sao Khuê". Bùi Duy Tân phân tích, trong câu dịch này, chữ "tảo" không được dịch, chữ "Khuê" bị hiểu sai nghĩa về văn cảnh. Các nhà xuất bản, trường học lần lượt sử dụng lời dịch sai này, xem đây là lời bình luận về nhân cách Nguyễn Trãi. Hệ quả là sau đó nhiều tác phẩm văn học, ca kịch... nói về Nguyễn Trãi dùng "sao Khuê" làm cách hoán dụ để nói về ông ("Sao Khuê lấp lánh", "Vằng vặc sao Khuê"...). Trong giới nghiên cứu, giảng dạy văn học cổ đã từng có nhiều ý kiến nói về cách dịch sai này, nhưng ít tác giả làm rõ vấn đề. Cần xem câu thơ của Lê Thánh Tông trong toàn bộ bài "Quân minh thần lương" để làm rõ nghĩa: Nguyên văn chữ Hán: 高帝英雄蓋世名 文皇智勇撫盈成 抑齋心上光奎藻 武穆胸中列甲兵 十鄭第兄聯貴顯 二申父子佩恩榮 孝孫洪德承丕緒 八百姬周樂治平 Phiên âm Hán Việt: Cao Đế anh hùng cái thế danh Văn Hoàng trí dũng phú doanh thành Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo Vũ Mục hung trung liệt giáp binh Thập Trịnh đệ huynh liên quý hiển Nhị Thân phụ tử bội ân vinh Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi sự Bát bách Cơ Chu lạc trị bình Bài thơ này ca ngợi sự nghiệp nhà Hậu Lê. Bản dịch thơ của Hoàng Việt thi văn tuyển xuất bản năm 1958 (xuất bản trước thời điểm Trần Huy Liệu đưa ra bài viết có câu dịch được phổ biến năm 1962) được các nhà nghiên cứu đính chính câu thơ trên cho rằng đã dịch đúng: Cao Đế anh hùng dễ mấy ai Văn Hoàng trí dũng kế ngôi trời Văn chương Nguyễn Trãi lòng soi sáng Binh giáp Lê Khôi bụng chứa đầy Mười Trịnh vang lừng nền phú quý Hai Thân sáng rạng vẻ cân đai Cháu nay Hồng Đức nhờ ơn nước Cơ nghiệp Thành Chu vận nước dài Một dị bản khác là Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn, câu thứ 4 không dùng "liệt" mà dùng "uẩn" mang nghĩa chất chứa, được nhìn nhận là chuẩn xác hơn, và do đó đối chỉnh nghĩa với câu 3 về Nguyễn Trãi hơn. Theo nghĩa đen, "khuê" là một trong 28 vị tinh tú, biểu tượng của văn chương; tảo là loài rong biển, nghĩa rộng là màu vẻ đẹp đẽ, không phải mang nghĩa "sớm". "Khuê tảo" đi với nhau chỉ văn, đối với "giáp binh" ở câu dưới chỉ võ. Cách dùng "khuê" để chỉ văn chương khá quen thuộc, ngay cả Lê Thánh Tông trong "Quỳnh uyển cửu ca" cũng có viết "...thổ hồng nghê chí khí, quang khuê tảo chi văn" (nghĩa là: "nhả cái khí vồng mống, rạng cái vẻ văn chương..."). Do đó "khuê tảo" trong câu thơ của Lê Thánh Tông là ca ngợi văn chương Nguyễn Trãi chứ không phải ca ngợi nhân cách của ông. == Ảnh hưởng == === Ảnh hưởng trong văn hóa === Năm 1956, Bộ Văn hoá Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tổ chức lần đầu tiên lễ kỷ niệm Nguyễn Trãi nhân 514 năm ngày mất của ông. Sau đó, vào các năm 1962, 1967, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều đặn kỉ niệm 520 năm và 525 năm ngày mất của Nguyễn Trãi và đã phát hành một bộ tem về ông vào năm 1962. Năm 1980, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phát hành một bộ tem về Nguyễn Trãi nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông. Đền thờ Nguyễn Trãi ở Nhị Khê, Hà Nội vốn là từ đường của họ Nguyễn Nhị Khê, được xây dựng sau khi vua Lê Thánh Tông chiêu tuyết cho ông. Đền còn lưu giữ bức chân dung Nguyễn Trãi cổ vẽ trên lụa và nhiều bức hoành phi nêu bật công lao và đức độ Nguyễn Trãi. Nhân dịp kỷ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi, nhà thờ đã được tôn tạo mở rộng, có thêm phòng trưng bày về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Trãi và tượng đài Nguyễn Trãi. Đền được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào tháng 1 năm 1964. Đền thờ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, Hải Dương được khởi công xây dựng vào năm 2000 và khánh thành vào năm 2002. Toạ lạc tại khu vực động Thanh Hư, đền có mặt bằng rộng 10.000m2, xoải dốc dưới chân dãy Ngũ Nhạc kề liền núi Kỳ Lân, chia thành nhiều cấp, tạo chiều sâu và tăng tính uy nghiêm. Nghệ thuật trang trí mô phỏng phong cách Lê và Nguyễn. Đền đã được công nhận di tích nghệ thuật kiến trúc năm 2003.. Ngoài ra, Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ cũng được thờ ở làng Khuyến Lương, nay là phường Trần Phú, quận Hoàng Mai và ở xã Lệ Chi Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội. === Ảnh hưởng trong nghệ thuật === Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi đã trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật. Bí Mật Vườn Lệ Chi (kịch,tác giả:Hoàng Hữu Đản.đạo diễn:Nghệ sĩ ưu tú Thành Lộc) Nguyễn Trãi ở Đông Quan (Kịch, Nguyễn Đình Thi) Đêm của bóng tối (Kịch, Lê Chí Trung) Vạn xuân (tiểu thuyết, Yveline Feray) Đêm Côn Sơn (thơ, Trần Đăng Khoa) Nguyễn Trãi (tiểu thuyết, Bùi Anh Tấn) Thiên mệnh anh hùng (phim dựa theo tiểu thuyết Nguyễn Trãi - quyển 2, Bức huyết thư - đạo diễn Victor Vũ). == Tên đường phố == Tại thành phố Hà Nội, từ thời Pháp thuộc đã có một con đường nhỏ và ngắn ở khu vực trung tâm mang tên đường Nguyễn Trãi (nay là đường Nguyễn Văn Tố). Cuối năm 1945, chính quyền Cách mạng tức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho đổi tên con đường này, đồng thời đặt tên đường Nguyễn Trãi cho một con đường dài hơn ở khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm (nay là đường Lò Sũ). Tuy nhiên, sau đó đến đầu năm 1951, chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp trong đợt đổi tên đường cũ thời Pháp sang tên danh nhân Việt Nam với quy mô lớn thì vẫn duy trì tên đường Nguyễn Trãi vốn đã có từ Pháp thuộc này. Sau năm 1954, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu vẫn duy trì đường Nguyễn Trãi cũ của các chính quyền đối phương. Tuy nhiên đến năm 1964 trên cơ sở cho rằng con đường Nguyễn Trãi ngắn và nhỏ như vậy hoàn toàn không phù hợp với công lao to lớn của ông đối với đất nước, chính quyền Hà Nội lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Nguyễn Văn Tố và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến quốc lộ 6 đoạn từ Ngã Tư Sở đến vùng giáp ranh thị xã Hà Đông thuộc tỉnh Hà Đông cũ thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Tại đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, từ năm 1954 chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) cũng cho đặt tên một con đường mang tên là đường Nguyễn Trãi tại khu vực thành phố Chợ Lớn cũ. Tuy nhiên một năm sau, vào năm 1955 do thấy không phù hợp nên chính quyền này lại cho đổi tên đường Nguyễn Trãi cũ thành đường Trần Nhân Tôn và giữ nguyên cho đến ngày nay; còn tuyến đường Quang Trung cũ đoạn đi qua khu vực quận 5 ngày nay (cũng nằm trong khu vực thành phố Chợ Lớn cũ) vốn dài khoảng 4 km thì cho đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Đến năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Võ Tánh cũ ở khu vực quận 2 cũ (nay là quận 1) vốn dài khoảng 2 km thành đường Nguyễn Trãi. Như vậy đường Nguyễn Trãi hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh dài khoảng 6 km. Tại thị xã Cần Thơ thuộc tỉnh Cần Thơ cũ (nay là thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương), từ năm 1954, một phần quốc lộ 4 cũ (nay gọi là quốc lộ 1, nhưng phần này đã trở thành đường chính nội bộ, không còn là một phần của đường quốc lộ) đoạn từ vòng xoay trung tâm đến cầu Cái Khế cũng được đặt tên là đường Nguyễn Trãi. Sau năm 1975, chính quyền mới tiếp tục cho nhập chung và đổi tên đường Hai Bà Trưng cũ (đoạn từ cầu Cái Khế tới vòng xoay Ngã tư bến xe) thành đường Nguyễn Trãi, giữ nguyên cho đến ngày nay. Bên cạnh đó từ trước năm 1975 tại thị trấn Cái Răng cũ (nay là phường Lê Bình, quận Cái Răng) cũng có một con đường quan trọng mang tên đường Nguyễn Trãi. == Chú giải == == Chú thích và tham khảo == === Ghi chú === === Thư mục === == Liên kết ngoài == Nguyễn Trãi tại Từ điển bách khoa Việt Nam Danh nhân Nguyễn Trãi
thần đạo.txt
Thần đạo (tiếng Nhật: 神道, Shintō) là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản. == Tín ngưỡng == Thần đạo có rất nhiều các thần thánh, có đến 8 triệu thần (神 kami). Tuy một số các vị thần này được nhân cách hóa, đa phần các thần liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời, Mặt Trăng, cây cỏ, hoa lá. Ngay cả đá, núi, hay động vật như cáo, gấu và người quá cố đã trở thành linh hồn cũng được xem là thần. Những thần trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là "cao thiên nguyên" (高天原 takama-ga-hara), và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ. Nghi lễ trong Thần đạo để cầu nguyện hay cảm tạ các thần thường được tổ chức tại các thần xã (神社) hoặc những nơi linh thiêng đặc biệt. Những linh vật thường được dâng lên thần linh là vải, gương hay kiếm. Nghi lễ tẩy trần rất quan trọng, người làm lễ phải giữ cho mình được trong sáng để được tĩnh tâm và có được may mắn. Ngày nay, các hoạt động nghi lễ Thần đạo thường được gắn với lễ hội, lễ cưới truyền thống hay năm mới. Tuy nhiên người ta cũng thường hay đến đền để cầu nguyện và dâng lễ (thường là chỉ bỏ vài yen vào thùng rồi cầu xin thần), hay mua bùa may mắn. Và ở nhà cũng thường có thần bằng (神棚 kamidana) để thờ các linh hồn. Tư tưởng của Thần đạo khác với những tôn giáo khác ở chỗ không cấm hay buộc con người làm gì, mà chỉ khuyên nên hướng tới sự trong sáng và tránh điều ác. Giết chóc đối với Thần đạo là điều ác và không nên giết sinh vật trừ khi vì sự sống còn của bạn, nên trước khi ăn thường phải nói câu Itadakimasu! (戴きます) để cảm ơn những sinh linh đã chết để trở thành thức ăn, ngày nay điều này đã trở thành một phong tục. Những người hay sinh vật bị giết một cách dã man, và không được thờ cúng sẽ trở thành hoang thần dạng (荒神様 aragami). Ngoài ra, còn có rất nhiều loại ma quỷ như quỷ (鬼 oni), yêu quái (妖怪 youkai), hà đồng (河童 kappa)... == Các vị thần == Mỗi ngôi đền đều được xây dựng để dành riêng cho một thần. Sau đây là những nam thần và nữ thần (女神 megami) chính trong truyền thuyết: Izanagi (イザナギ Cổ sự ký ghi là 伊弉諾 Y Trang Nặc, Nhật Bản thư kỷ ghi là 伊邪那岐 Y Tà Na Kỳ, ngoài ra còn được viết là 伊弉諾尊 Y Trang Nặc Tôn) là vị nam thần đầu tiên, chồng của Izanami. Ông cùng vợ đã tạo ra nước Nhật. Ông từ trên cầu Ame-no-ukihashi dùng ngọn giáo thần Ame-no-nuboko nhúng vào đại dương và khuấy. Khi ngọn giáo được rút lên nước biển nhỏ xuống tạo thành một hòn đảo. Izanagi và Izanami xây dựng một lâu đài và sinh ra 8 hòn đảo mới, gộp thành phần lớn nước Nhật ngày nay. Izanagi là cha của Amaterasu, Tsukuyomi và Susanoo. Izanami (イザナミ còn được viết là: 伊弉冉 Y Trang Nhiễm, 伊邪那美 Y Tà Na Mỹ, 伊弉弥 Y Trang My) là vị nữ thần đầu tiên, vợ của Izanagi. Khi Izanami sinh ra thần lửa Kagutsuchi (火之迦具土神 Hinokagatsuchi, Hỏa Chi Già Cụ Thổ Thần trong Cổ sự kí; còn gọi là Kagutsuchi trong Nhật Bản thư kỷ), lửa bốc cháy khiến bà bị thương và chết. Inazagi nổi giận và dùng kiếm chém vào đầu của Kagutsuchi và chặt thành 8 khúc. Các phần của Kagutsuchi trở thành những núi lửa bao bọc nước Nhật. Khi Izanagi xuống Suối Vàng (黄泉 Yomi, Hoàng Tuyền) để đón Izanami về, bà đã biến thành thần chết. Izanagi bị vợ đuổi và trở về một mình. Amaterasu-Ōmikami (天照大神 Thiên Chiếu Đại Thần theo Nhật Bản thư kỷ, 天照大御神 Thiên Chiếu Đại Ngự Thần theo Cổ sự ký; ngoài ra còn được viết là 天照皇大神 Thiên Chiếu Hoàng Đại Thần, 日神 Nhật Thần hay Thần Mặt Trời) là vị nữ thần được sinh ra từ mắt trái của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Amaterasu mang lại ánh sáng và hơi ấm cho vạn vật, nhưng một hôm em trai của Amaterasu là Susanoo cãi nhau với bà và ném vật được dâng tế cho Amaterasu, một con lừa chết, vào phòng thêu làm chết một cô hầu gái. Amaterasu tức giận và tự nhốt mình trong hang đá, khiến thế giới chìm vào bóng tối. Ame-no-Uzume và các vị thần khác đã tìm cách lừa Amaterasu ra bằng một lễ hội ầm ĩ và một chiếc gương đồng. Amaterasu được xem là tổ tiên của người Nhật, và bà đã tặng chiếc gương đồng "Bát Chỉ" (八咫鏡 Yata No Kagami, Bát Chỉ kính), "Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc" (八尺瓊曲玉 Yasakani no Magatama) và thanh gươm "Thảo Thế" (草薙の剣 Kusanagi-no-Tsurugi, Thảo Thế kiếm) cho cháu mình là Ninigi-no-Mikoto khi cho ông xuống mặt đất. Ngày nay thanh gươm được giữ tại thần cung Atsuta (熱田). Tsukiyomi (月読 Nguyệt Độc) là thần Mặt Trăng, em trai của Amaterasu. Tsukiyomi được sinh ra từ mắt phải của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Một hôm Amaterasu sai Tsukiyomi đi thay mình đến dự tiệc của Ukemochi-no-kami (保食神 Bảo thực thần). Ukemochi lần lượt nhìn vào biển, rừng và đồng lúa rồi nôn ra cá, thịt và một chén cơm mời Tsukiyomi ăn. Kết quả là bà bị Tsukuyomi cảm thấy kinh hãi và giết chết. Từ đó, Amaterasu không thèm nhìn mặt em trai nữa, và khi nào có Mặt Trăng thì Mặt Trời đi chỗ khác. Susanoo-no-Mikoto (スサノオ đọc là Susa-no-O, Nhật Bản thư kỷ ghi là 素盞嗚尊 Tố Trản Ô Tôn, 素戔嗚尊 Tố Tiên Ô Tôn; Cổ sự ký ghi là 建速須佐之男命 Kiến Tốc Tu Tá Chi Nam Mệnh, 須佐乃袁尊 Tu Tá Nãi Viên Tôn) là thần biển và gió bão. Susanoo là em trai của Amaterasu và Tsukuyomi, được sinh ra từ mũi của Izanagi khi ông rửa mặt sau khi trở về từ Suối Vàng. Susanoo làm Amaterasu tức giận và bị đuổi đi. Khi đến huyện Izumo, Susanoo gặp hai thần đất. Họ đã bị một con rắn 8 đầu Yamata-no-Orochi (八岐の大蛇 Bát Kỳ Đại Xà) bắt mất 7 người con gái. Susanoo hỏi cưới cô thứ 8 nhỏ nhất chưa bị bắt là Kushi-inada-hime (奇稲田姫 Kì Đạo Điền Cơ) rồi biến cô thành một chiếc lược giấu trên đầu. Susanoo dùng 8 bình rượu để làm con rắn bị say rồi chặt khúc. Từ đuôi của đại xà, Susanoo tìm được thanh gươm Thảo Thế và gửi tặng Amaterasu để làm hòa. Ame-no-Uzume-no-mikoto (アメノウズメ, Cổ sự ký ghi là 天宇受賣命 Thiên Vũ Thụ Mại Mệnh, Nhật Bản thư kỷ ghi là 天鈿女命 Thiên Điền Nữ Mệnh) là nữ thần của lễ hội và hạnh phúc. Khi Amaterasu nhốt mình trong hang, Ame-no-Uzume treo một chiếc gương bằng đồng lên cây, khoác hoa lá lên mình rồi nhảy múa trước cửa hang. Các vị thần kéo tới xem, Ame-no-Uzume vất bỏ chiếc áo bằng hoa và đám đông nam thần hét lên thích thú. Amaterasu tò mò lẻn ra khỏi hang xem, ánh sáng của bà phản chiếu trong gương tạo ra bình minh xóa tan bóng tối. Các vị thần lấp của hang, mọi người vui vẻ trở lại và cùng nhau lập lễ hội. Sarutahiko-Ōkami(猿田毘古大神 Viên Điền Tì Cổ Đại Thần) là thần đất và sức mạnh. Ông là chồng của Ame-no-Uzume-no-mikoto. Khi Ninigi-no-Mikoto được phái xuống đất, ông ta bị Sarutahiko chặn đường. Khi Ame-no-Uzume đến hỏi, Sarutahiko chào đón Ninigi-no-Mikoto và cả 3 cùng đi chung với nhau. Sarutahiko thường được mô tả là một người rất to lớn và cầm giáo dài, đặc biệt có mũi rất to và dài. Inari (稲荷 Đạo Hà) là thần gạo, đôi lúc xuất hiện dưới dạng một ông già, hoặc một thiếu nữ, thường được đi kèm bởi một con hồ ly màu trắng. Đền của Inari thường có rất nhiều cổng nối tiếp nhau và có tượng cáo trắng đeo khăn đỏ ở hai bên. Cả Inari và Kitsune đều rất thích ăn đậu khuôn chiên Aburaage (油揚げ) nên món này thường được dâng cho Inari cùng với rượu sake và bánh gạo. Enma-Daiō (閻魔大王 Diêm Ma đại vương) là vua của địa ngục. Tuy nhiên Enma có xuất xứ từ Phật giáo chứ không phải Thần đạo. Ninigi-no-Mikoto (瓊瓊杵尊 Quỳnh Quỳnh Chử Tôn) là cháu của Amaterasu. Nữ thần Mặt Trời phái ông xuống mặt đất để thành lập nước Nhật. Ninigi-no-Mikoto đem theo 3 bảo vật của Thiên Chiếu là thanh gươm, gương và viên ngọc. Khi Ninigi-no-Mikoto gặp Konohana-sakuya-hime (木花之開耶姫 Mộc Hoa Chi Khai Da Cơ) liền đem lòng yêu cô và đến gặp cha của Konohana để hỏi cưới. Công chúa hoa anh đào Konohana và Ninigi-no-Mikoto là tổ tiên của người Nhật. == Đền thờ == Đền thờ Thần đạo gọi là thần xã (神社 jinja). Phía ngoài đền thờ có cổng torii (鳥居) bằng gỗ, thường được sơn màu đỏ. Khu vực linh thiêng nhất là sảnh điện bên trong bản điện (本殿 honden), chỉ có các thần chủ (神主 kannushi) mới được phép vào làm lễ. Còn khu vực sân bên ngoài cho phép người ngoài đến viếng đền, uống nước, mua sắm hay đi tham quan. Thường các đền thờ có bán đủ loại bùa đem lại may mắn (như khi mang thai, sức khỏe, tình yêu, hay để khỏi bị xe đụng). Đền thờ thường có giếng nước hay nơi đựng nước để người đến rửa mặt và tay để tẩy trần trước khi vào sâu hơn. Các thần xã thường được xây trên đồi núi, từ dưới leo lên đến nơi rất mỏi chân và mệt, nhưng đó là cách để tỏ lòng thành kính. Đặc biệt có thần xã Itsukushima (厳島) nổi tiếng nằm trên nước. Thần xã Itsukushima được xem là di sản văn hóa quốc gia và được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại xã Fushimi Inari (伏見稲荷) có đến hàng ngàn cổng torii nối tiếp dẫn từ ngoài vào đến tận đền. Các vu nữ (巫女 miko) có nhiệm vụ chăm sóc các ngôi đền. Vu nữ thường mặc kimono trắng với quần hakama đỏ, và bít tất tabi. Ngày xưa các vu nữ bắt buộc phải là trinh nữ. Họ giúp đỡ thần chủ trong các buổi lễ, biểu diễn các điệu múa nghi lễ gọi là "Vu nữ thần lạc" (巫女神楽 Miko Kagura), quét dọn sân đền, thắp đèn lồng, làm thẻ xăm bói toán, hoặc bán các loại bùa may mắn. Thần lạc là điệu múa mà Ame-no-Uzume biểu diễn trong thần thoại. Điệu múa này thường rất chậm, vu nữ sẽ cầm quạt hay chuông, và các động tác đều có ý nghĩa. Ở các cổng torii của đền thường treo những dây thừng làm bằng rơm gọi là "chú liên thừng" (注連繩 shimenawa). Những sợi dây này thường được treo ở những nơi thiêng liêng để đuổi tà, trên đó thường quấn thêm "chỉ thùy" (紙垂 shide), là những chuỗi thường được làm bằng giấy hay vải trắng có hình dạng như tia sét. Chỉ thùy cũng thường được quấn vào que đũa gỗ thành cái gọi là gậy trừ tà "phất xuyến" (祓串 tamagushi) hay gậy sét haraigushi (はらいぐし). Các vu nữ thường dùng phất xuyến gồm có chỉ thùy gắn vào nhánh cây chè sakaki (榊) trong các buổi lễ thanh tẩy. Hội mã (絵馬 ema) thường được treo trước đền, là những thẻ gỗ dùng để viết điều ước của mình lên đó. Những thẻ này được để bên ngoài để thần có thể đọc và hoàn thành điều ước. Hội mã nghĩa là "ngựa vẽ", vì ngày xưa người giàu thường dâng ngựa cho đền, nhưng ngày nay chỉ dùng "ngựa vẽ trên thẻ gỗ". Ngày nay những người trẻ tuổi thường ước chuyện tình yêu hay không học bài mà vẫn thi đậu. Tuy các ema được trang trí bằng họa tiết theo lối Ukiyo-e (浮世絵), thường các bảng treo hội mã vẫn trông rất xấu, vì nhiều người chữ xấu mà vẫn ước đủ thứ. Người ta thường viếng đền vào những dịp như lễ cưới, năm mới, lễ hội, hay chỉ đơn giản là đi cầu may trước khi đi thi. Đa phần các lễ hội địa phương phải được tổ chức gần một đền Thần đạo và người ta thường kéo tới đền trong những dịp này. Đường dẫn đến đền sẽ được bày bán nhiều loại thức ăn đặc trưng được làm trong lễ hội như yakisoba (焼きそば). == Lịch sử == Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Cuốn Nhật Bản thư kỷ tương tự như Heimskringla của Bắc Âu, trong đó các vị vua chúa đều cho rằng mình là con cháu của các vị thần, ở đây là nữ thần Mặt Trời Amaterasu. Do đó cờ nước Nhật có hình Mặt Trời . Đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo và Nho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ. Đến tận thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga (本居宣長 Bổn Cư Tuyên Trưởng) hay Hirata Atsutane (平田篤胤 Bình Điền Đốc Dận), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau. Năm 1867, chế độ Mạc phủ (将軍) bị lật đổ, và Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền. Ngày 13 tháng 3 năm 1868, chính phủ Nhật Bản công bố "Thần Phật phân ly lệnh", tách Thần đạo ra khỏi Phật giáo, đồng thời khôi phục lại Thần kỳ quan (神祇官 Jingi-kan), một cơ quan lo việc tôn giáo, khuyến khích Thần đạo phát triển. Tiếp đó, vào tháng 7 năm 1869, dựa vào Đại Bảo luật lệnh (大宝律令 Taihō-ritsuryō), Thần kỳ quan được đặt cao hơn Thái chính quan (太政官 Daijō-kan), hay cơ quan đứng đầu chính phủ. Năm 1870, công bố chiếu Đại giáo, thực thi chính sách coi Thần đạo là quốc giáo. Đến tháng 7 năm 1871, cơ cấu chính phủ lại gần giống với ban đầu, Thái chính quan nắm mọi quyền lực. Do Thiên hoàng được cho là con cháu thần linh, chính phủ lợi dụng Thần đạo để nói rằng Thiên hoàng xứng đáng cai trị cả thế giới, và buộc Đài Loan và Triều Tiên là các thuộc địa phải theo đạo Thần đạo. Hệ thống các đền Thần đạo đa phần được nhà nước thiết lập. Như Thần xã Yasukuni (靖国神社) được dành riêng để thờ linh hồn những người hi sinh cho tổ quốc, do đó có cả những sĩ quan được cho là tội phạm chiến tranh. Việc các Thủ tướng Nhật Bản như Koizumi Junichirō thường xuyên đi thăm đền này đã tạo ra nhiều phản đối từ các nước như Hàn Quốc, vì Nhật chiếm đóng Hàn Quốc hơn 50 năm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Thần đạo tách ra khỏi nhà nước để trở lại là một tôn giáo bình thường và số người theo đạo giảm mạnh. Ngày nay trong nước có hơn 80 ngàn đền thờ và khoản 100 triệu người theo các tín ngưỡng hay phong tục Thần đạo. Tuy nhiên, số người thật sự coi Thần đạo là tôn giáo chính và sống vì Thần đạo (như các vu nữ) thì chỉ khoảng hơn 4 triệu. Như một người Nhật bình thường hàng năm vẫn đi thăm các đền Thần đạo vài lần, nhưng như vậy không tính là theo Thần đạo. == Hình ảnh == == Văn hóa hiện đại == Tháng 10 (theo lịch âm) là tháng Kannazuki (神無月 Thần Vô Nguyệt), tháng mà tất cả các vị thần đều rời nơi ở của mình để đến họp tại Đại xã Izumo (出雲大社 Izumo Taisha); Núi Phú Sĩ (富士) được xem là nơi linh thiêng, phụ nữ bị cấm tới gần cho đến thời kỳ Minh Trị (1868); Trà đạo (茶道 Sadō) có ảnh hưởng từ Thần đạo; Nghệ thuật cắm hoa Ikebana (いけばな) có ảnh hưởng từ Thần đạo; Đấu vật Sumō (相撲) được bắt nguồn từ Thần đạo; Ngày nay lễ cưới và lễ hội người ta đi đến các đền Thần đạo, nhưng đám tang thì lại kéo tới chùa Phật giáo; Trong game Ōkami, nhân vật chính Amaterasu, một con sói, được gọi thân mật là Ammy; Trong anime Mai-HiME, Kagu-tsuchi là phượng hoàng lửa, child của HiME Mai; Trong anime Kannazuki no Miko, Orochi là một ác quỷ muốn tiêu diệt loài người; Trong anime Inuyasha có nhiều việc được vay mượn từ truyền thuyết; Trong game The King of Fighters, Orochi là boss của phiên bản '97; Bộ phim Ju-on: The Grudge (呪怨) và hai phiên bản Mỹ The Grudge và The Grudge 2 mượn thuyết về Urami (怨み) và hoang thần (荒神様 Aragami). Series manga và anime Naruto có nhiều nhân vật và chiêu thức có tên được mượn từ Thần đạo: Nhân vật Orochimaru (dựa theo Bát kì đại xà - Yamata no Orochi) - Các đồng thuật (doujutsu) sử dụng bởi Sharingan bao gồm Tsukuyomi, Ngọn lửa đen Amaterasu, Susanoo, Izanagi và Izanami; sử dụng bởi Rinnegan là Amenotejikara. == Tham khảo == Chikafusa Kitabatake - Dòng dõi Thiên Hoàng (Thế kỷ 14) Tsunetsugu Muraoka - Tư tưởng của Thần đạo Genichi Kato - Lịch sử phát triển của Thần đạo == Xem thêm == Trà đạo Ikebana Sumo Sakura Fuji == Liên kết ngoài == Trang Thần đạo quốc tế Đền Thần đạo Từ điển về Thần đạo của Đại học Kokugakuin Trang của Đại học Kogakukan Liên kết đến các trang Thần đạo Cách cắt giấy để làm Shide
tàu hơi nước willie.txt
Tàu hơi nước Willie (tên gốc: Steamboat Willie) là một bộ phim hoạt hình ngắn của Hoa Kỳ năm 1928, do Walt Disney và Ub Iwerks đạo diễn. Tàu hơi nước Willie được hãng Walt Disney Studios sản xuất và phát hành bởi Celebrity Productions. Bộ phim này được xem là sự ra mắt của nhân vật Chuột Mickey và cô bạn gái Minnie, dù cả hai từng xuất hiện nhiều tháng trước trong một buổi chiếu thử phim Plane Crazy. Tàu hơi nước Willie là bộ phim sản xuất thứ ba của Mickey, nhưng là phim đầu tiên được phát hành chính thức, sau khi Walt Disney xem The Jazz Singer và mong muốn thực hiện một bộ phim hoạt hình lồng tiếng đầy đủ đầu tiên. Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình Disney lồng tiếng đầu tiên, bao gồm tiếng của nhân vật và nhạc nền. Đây cũng là phim hoạt hình đầu tiên chứa nhạc phim trong giai đoạn hậu kỳ hoàn chỉnh, khác biệt so với những bộ phim lồng tiếng vào thời gian đó như Song Car-Tunes (1924–1927) của hãng Inkwell Studios và Dinner Time (1928) của Van Beuren Studios. Âm nhạc do Wilfred Jackson và Bert Lewis dàn dựng, bao gồm bài hát "Steamboat Bill" và "Turkey in the Straw", được sử dụng phổ biến vào những năm 1910. Tựa đề bộ phim là sự chế nhạo với bộ phim Steamboat Bill Jr. của Buster Keaton, và bài hát của Collins. Walt Disney thể hiện tất cả giọng nói trong bộ phim, dù có rất ít đoạn hội thoại diễn ra. Phim trình chiếu tại Universal's Colony Theatre (nay là Nhà hát Broadway, New York) vào ngày 18 tháng 11 năm 1928. Phim trình chiếu trong 2 tuần và Disney được trả 500 đô-la mỗi tuần, một con số lớn lúc bấy giờ. Bộ phim được khen ngợi, không chỉ vì giới thiệu một trong những nhân vật hoạt hình nổi tiếng nhất thế giới, mà còn về sự đột phá về kỹ thuật hoạt họa. Năm 1994, thành viên của cộng đồng hoạt hình bình chọn Tàu hơi nước Willie vào quyển sách The 50 Greatest Cartoons. Phim được Viện phim Mỹ chọn lưu trữ vào năm 1998. == Âm thanh == Thường có thông tin sai lầm cho là Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình đầu tiên với âm thanh. Từ năm 1924 đã có vài phim hoạt hình có âm thanh được sản xuất như là My Old Kentucky Home (1926) của Max Fleischer và Dinner Time (1928) của Paul Terry. Nhưng Tàu hơi nước Willie là bộ phim hoạt hình với âm thanh đầu tiên mà đạt đến một đối tượng rộng hơn và là phim hoạt hình có lồng tiếng đầu tiên của hãng Disney. Để đồng bộ hóa âm thanh nhân tạo với những hình ảnh của một phim hoạt hình, quy trình sản xuất đặc biệt được phát triển bởi hãng phim Disney, mà công ty bảo đảm một lợi thế công nghệ trong nhiều năm. == Nội dung == Mickey làm việc với thuyền trưởng Pete (Black Pete, còn gọi là Mèo Karlo trong tiếng Đức hay là Pat Hibulaire trong tiếng Pháp) trên một con tàu hơi nước. Mickey huýt sáo vui vẻ trên boong và lái tàu cho đến khi Pete giận dữ ném cậu ra khỏi buồng lái. Một lát sau, họ nhận một con bò như hàng hóa từ bến cảng. Minnie xuất hiện tại bến cảng nhưng không thể lên tàu. Mickey giúp đỡ Minnie lên tàu—trong khi đó Minnie làm rơi bản nốt nhạc Turkey in the Straw và bị một con dê ăn mất. Sau đó Minnie xoáy đuôi của con dê giống như một máy quay đĩa chơi bài nhạc. Mickey dùng các đồ vật khác nhau và sử dụng thú vật như nhạc cụ, bao gồm cả con bò, với răng nhịp như một mộc cầm. Bị tiếng động làm giật mình, Pete tóm lấy cả hai và bắt phạt Mickey gọt vỏ khoai tây. Con vẹt thích chí cười và bị Mickey ném ra khỏi tàu. Bộ phim kết thúc bằng tiếng cười của Mickey. == Lịch sử phát hành == Tháng 7 năm 1928 – Chiếu thử lần đầu Tháng 11 năm 1928 – Phát hành chính thức Tháng 11 năm 1941 – Phát hành phim màu 1972 – The Mouse Factory, tập #33: "Tugboats" (TV) 1984 – "Cartoon Classics: Limited Gold Editions: Mickey" (VHS) 1990 – Mickey's Mouse Tracks, tập #45 (TV) 1997 – Ink & Paint Club, tập #2 "Mickey Landmarks" (TV) 1998 – The Spirit of Mickey (VHS) 2001 – "The Hand Behind the Mouse: The Ub Iwerks Story" (VHS) 2002 – "Walt Disney Treasures: Mickey Mouse in Black and White" (DVD) 2005 – "Vintage Mickey" (DVD) 2007 – "Walt Disney Treasures: The Adventures of Oswald the Lucky Rabbit" (DVD) 2009 – Snow White and the Seven Dwarfs (Blu-ray) 2009 – YouTube (Video trên YouTube) Hiện nay – Main Street Cinema tại Disneyland và Walt Disney World == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Tàu hơi nước Willie trên YouTube (phát hành chính thức bởi Walt Disney Animation Studios) Tàu hơi nước Willie trên The Encyclopedia of Disney Animated Shorts Tàu hơi nước Willie tại Internet Movie Database Steamboat Willie trên Big Cartoon DataBase The Test Screening of Steamboat Willie
nhà thờ chính tòa durham.txt
Nhà thờ chính tòa Chúa Kitô, Đức Trinh nữ Maria và Thánh Cuthbert thành Durham (tiếng Anh: The Cathedral Church of Christ, Blessed Mary the Virgin and St Cuthbert of Durham) thường được gọi là Nhà thờ chính tòa Durham (Durham Cathedral) là nơi có Đền Thánh Cuthbert, là một đại giáo đường ở thành phố Durham, Anh, là trụ sở của Giáo phận Durham của Anh giáo. Giáo phận có từ năm 995, với nhà thờ chính tòa hiện nay được xây dựng năm 1093. Nhà thờ được coi là một trong những kiệt tác của kiến trúc Norman và đã được UNESCO liệt kê vào danh mục Di sản thế giới, cùng với gần Lâu đài Durham, đối diện với Cung điện Xanh. Nhà thờ hiện nay thay thế "Nhà thờ Trắng" thế kỷ 10, được xây dựng như một phần của một nền tảng tu viện để chứa Đền Thánh Cuthbert thành Lindisfarne. Hiện vật quý của Nhà thờ Durham bao gồm các thánh tích của Thánh Cuthbert, đầu của Thánh Oswald xứ Northumbria và di hài của Thánh Bêđa Khả kính. Ngoài ra, thư viện chứa một trong các bộ hoàn thiện nhất của cuốn sách đầu in ở Anh, các ghi chép tu viện các tài khoản tu trước khi giải thể, và ba bản sao của Magna Carta. == Tham khảo ==
bom.txt
Bom (bắt nguồn từ tiếng Pháp: bombe) là một thiết bị nổ tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mang tính phá hủy. Đa số bom không chứa nhiều năng lượng hơn nhiên liệu thông thường, ngoại trừ trường hợp vũ khí nguyên tử. Một quả bom thường ở hình thức thùng chứa nhồi đầy vật liệu nổ, được thiết kế để gây ra phá hủy khi được kích hoạt. Bom đã từng được sử dụng từ nhiều thế kỷ cả trong những cuộc chiến tranh quy ước và không quy ước. Cấu tạo: Bom gồm có thân bom chứa thuốc nổ hoặc vật nhồi, ngòi nổ, cánh ổn định. == Phân loại == Bom được chia thành các loại chính sau: === Theo công dụng === Bom công dụng chung: Bom phá, Bom sát thương, Bom xuyên Bom công dụng đặc biệt: Bom khói, Bom bi, Bom cháy, Bom chiếu sáng, Bom chất độc, Bom napan, Bom chỉ thị mục tiêu, Bom ba càng, Bom bay, Bom bướm, Bom chân không, Bom chìm, Bom chống ngầm, Bom chống tăng, Bom chùm, Bom có điều khiển, Bom điện từ, Bom điều khiển từ vệ tinh, Bom E, Bom mềm, Bom hidrô (Bom H), Bom hạt nhân, Bom hóa học, Bom hơi ngạt, Bom khinh khí, Bom không quân, Bom lade, Bom nguyên tử (Bom A), Bom nhiên liệu, Bom nổ chậm, Bom nơtron, Bom phản lực, Bom phóng, Bom vô tuyến truyền hình, bom động đất Trong các loại bom thì vũ khí hạt nhân có sức công phá lớn nhất có thể gây nên những thảm họa nghiêm trọng. Nếu các loại bom thông thường dựa vào phản ứng cháy nổ của các chất hóa học để gây ra một bán kính sát thương nhất định thì vũ khí hạt nhân dựa vào các phản ứng dây chuyền để gấy ra một luồng năng lượng cực lớn. === Theo chất nổ nhồi trong bom === Bom nổ mạnh Bom hóa học Bom cháy Bom phóng Bom nhồi chất trơ (inert) == Tham khảo ==
hệ ngôn ngữ h'mông-miền.txt
Hệ ngôn ngữ H'Mông-Miền (còn gọi là ngữ hệ H'Mông-Miền, hệ ngôn ngữ Miêu-Dao, ngữ hệ Miêu-Dao) là một hệ ngôn ngữ nhỏ phân bố tại miền nam Trung Quốc và lân cận ở Đông Nam Á. Chúng được sử dụng ở các vùng miền núi các tỉnh phía nam Trung Quốc như Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Bắc, Hải Nam, nơi chúng chưa từng có cơ hội để phát triển. Khoảng 300-400 năm gần đây, một bộ phận người H'Mông và người Miền di cư xuống Thái Lan, Lào, Việt Nam và Myanma. Trong và sau khoảng thời gian nổ ra Chiến tranh Đông Dương, nhiều người H'Mông đã rời Đông Nam Á đến Australia, Hoa Kỳ và các nước khác. Trước đây, hệ này được xếp loại như một bộ phận của ngữ hệ Hán-Tạng, và hiện vẫn tồn tại trong một số bảng phân loại của Trung Quốc, nhưng các nhà ngôn ngữ học phương Tây đã thống nhất xếp chúng thành một ngữ hệ riêng. Một số phỏng đoán cho rằng ngữ hệ H'Mông-Miền có thể là một phần của liên họ ngôn ngữ Austric, nhưng việc tìm bằng chứng chứng minh diễn ra vô cùng chậm chạp. Dù sao, cũng sẽ là thú vị khi biết rằng bảng di truyền gen Y (Y-haplogroup O) tiêu biểu cho người H'Mông-Miền (O3a3, O3a4) rất giống với O3a5 của những ngưới sử dụng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Hán-Tạng. Tuy vậy, tiếng H'Mông (Miêu/Mèo) và tiếng Dao (Miền) là hai nhóm ngôn ngữ rất khác biệt, dù chúng có quan hệ họ hàng với nhau. Cũng giống như nhiều ngôn ngữ khác ở phía nam Trung Quốc, ngữ hệ H'Mông-Miền thuộc loại ngôn ngữ đơn âm tiết. Và chúng được xếp vào một trong những ngôn ngữ đa thanh điệu nhất trên thế giới. == Nguồn gốc == Ngữ hệ H'Mông-Miền bắt nguồn ở phía nam Trung Quốc, thậm chí ở trung tâm của Trung Hoa đại lục. Hiện tại, chúng phân bố trên một vùng rộng lớn giữa sông Dương Tử và sông Mê Kông, nhưng người ta có lý do để tin rằng ngữ hệ này có nguồn gốc xa hơn về phía Bắc, dần chuyển về phía Nam do sự mở rộng của người Hán. == Tên gọi == Các từ "Miêu" và "Miền" đều có nghĩa là "người", do đó chúng có họ hàng với nhau. Trong tiếng Trung, nơi phân bố chủ yếu của ngữ hệ này, chúng có tên là 苗 (Miáo, Hán Việt: Miêu) và 瑶 (Yáo, Hán-Việt: Dao). Mặt khác, tên gọi Dao để chỉ người Dao trên thực tế chỉ đơn thuần mang tính văn hóa nhiều hơn là một thuật ngữ trong ngôn ngữ học. Nó bao gồm một tập hợp những người nói tiếng Miền, các tiếng trong hệ Tai-Kadai, tiếng Di và tiếng H'Mông. Vì thế từ "Miền" có lẽ rõ nghĩa và ít mơ hồ hơn. == Phân loại == Các nhà ngôn ngữ học chia hệ này thành 35 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có nhiều ngôn ngữ có thể hiểu qua lại lẫn nhau. Dưới đây là sự phân loại của Matisoff 2001. Nhóm H'Mông (Miêu/Mèo) ? 'Gelo' Nhánh Bắc H'Mông Miêu Đỏ (Miêu Tương Tây) Nhánh Tây H'mông Libo Miao Weining Miao Yi Miao H'Mông chính (bao gồm Mèo xanh (Hmong Njua), Mèo trắng (Hmong Daw) và Magpie Miao) Nhánh H'Mông Trung tâm Mèo đen (Miêu Kiềm Đông) Longli Miao Nhánh Đông Quý Châu Nhánh Patengic Ba Hanh Yongcong Nhóm Miền (Dao) Ưu Miền Kim Môn Bát Bài Ngoài ra, một ngôn ngữ (không rõ thông tin) gọi là tiếng Ho Nte, được phỏng đoán là có họ hàng với tiếng Miên. Do có rất ít thông tin về ngôn ngữ này nên hiện người ta vẫn chưa xác định được vị trí của nó trong họ. == Tham khảo == == Xem thêm == Bryce Schroeder's Hmong page. Người H'Mông Hệ ngôn ngữ Tai-Kadai Hệ ngôn ngữ Nam Á Danh sách ngôn ngữ == Liên kết ngoài ==
2017.txt
Năm 2017 (số La Mã: MMXVII) là một năm thường bắt đầu bằng ngày chủ nhật. Trong lịch Gregory, nó sẽ là năm thứ 2017 của Công nguyên hay của Anno Domini; năm thứ 17 của thiên niên kỷ thứ 3 và của thế kỷ 21; và năm thứ 8 của thập niên 2010. == Sự kiện == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Một vụ tấn công vào hộp đêm ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ trong tiệc mừng Giao thừa làm chết 39 người và 60 người khác bị thương. 1 tháng 1: Cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha António Guterres trở thành Tổng Thư ký thứ 10 của Liên Hợp Quốc. 20 tháng 1: Tổng thống Hoa Kỳ đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức. 29 tháng 1: Một vụ xả súng xảy ra tại một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Québec, Canada làm ít nhất 6 người thiệt mạng và 5 người bị thương nặng. === Tháng 2 === 16 tháng 2: Một vụ đánh bom tại một giáo đường ở Sehwan, Pakistan làm ít nhất 83 người thiệt mạng và 250 người khác bị thương. 27 tháng 2: Lễ trao giải Oscar lần thứ 89 ở California, Hoa Kỳ. === Tháng 3 === 2 tháng 3 - Quân đội Syria, với sự tăng viện của quân đội Nga, giành lại Palmyra từ tay Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant. 7 tháng 3 - Hoa Kỳ bắt đầu triển khai THAAD ở Hàn Quốc. 7 tháng 3 - Sau khi căng thẳng ngoại giao leo thang sau vụ ám sát Kim Jong-nam, Bắc Triều Tiên và Malaysia ban hành các hạn chế đi lại song phương đối với công dân của nước kia. 8 tháng 3 - Vòm đá vôi tự nhiên Azure trên đảo Gozo của Malta sụp đổ trong một cơn bão. 8 tháng 3 - WikiLeaks bắt đầu phát hành Vault 7, một loạt tài liệu mô tả các hoạt động giám sát điện tử và chiến tranh trên mạng của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ. 9 tháng 3 - Donald Tusk được bầu lại làm Chủ tịch Hội đồng châu Âu, bất chấp sự phản đối từ quê nhà Ba Lan của ông. 10 tháng 3 - Park Geun-hye bị Tòa án Hiến pháp phế truất chức vụ Tổng thống Hàn Quốc. 13 tháng 3 - Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ trục xuất các nhà ngoại giao của nhau để trả đũa sau một sự cố ngoại giao. 17 tháng 3 - Một bức tượng khổng lồ của Ai Cập cổ đại, được phát hiện ở Cairo, được xác định sơ bộ là mô tả Pharaoh Psamtik I. 21 tháng 3 - Yves Meyer được trao giải Abel cho đóng góp quan trọng của ông trong lý thuyết toán học về wavelet. 22 tháng 3 - Vụ tấn công khủng bố tại Cung điện Westminster, London làm 5 người chết và hơn 40 người bị thương. 26 tháng 3 - Lâm Trịnh Nguyệt Nga thắng cử Đặc khu trưởng Hồng Kông, trở thành lãnh đạo phụ nữ đầu tiên của vùng lãnh thổ này. 29 tháng 3 - Vương quốc Anh chính thức kích hoạt thủ tục rời khỏi Liên minh Châu Âu. 31 tháng 3 - SpaceX lần đầu tiên phóng thành công tên lửa Falcon 9 với tầng nhiên liệu đẩy thứ nhất được tái sử dụng và hạ cánh xuống bãi đáp trên biển. === Tháng 4 === 3 tháng 4: Một vụ đánh bom ở Sankt Peterburg, Nga làm ít nhất 11 người thiệt mạng và 45 người bị thương. 16 tháng 4: Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ việc thay đổi thể chế đại nghị của chính phủ thành tổng thống điều hành trong một cuộc trưng cầu hiến pháp. Một vụ đánh bom tự sát trên xe buýt di tản dân dụng gần Aleppo, Syria làm hơn 120 người thiệt mạng, trong đó có 68 trẻ em. 25 tháng 4: Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay đầu tiên được xây dựng trong nước. === Tháng 5 === 4 tháng 5: Puerto Rico nộp hồ sơ phá sản chính phủ lớn nhất từ trước đến nay ở Hoa Kỳ. 5 tháng 5: Chuyến bay đầu tiên của máy bay dân dụng Comac C919 của Trung Quốc diễn ra. 7 tháng 5: Emmanuel Macron đánh bại Marine Le Pen để trở thành Tổng thống Pháp. 10 tháng 5: Moon Jae-in đắc cử tổng thống Đại Hàn Dân Quốc. 20 tháng 5: Lễ khai mạc mở mùa giải Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017. === Tháng 6 === 17 tháng 6: Cúp Liên đoàn các châu lục 2017 khai mạc tại Nga. SEA Games lần thứ 29 diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. 11 tháng 6: Kết thúc mùa giải Giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017. === Tháng 7 === === Tháng 8 === === Tháng 9 === === Tháng 10 === === Tháng 11 === === Tháng 12 === December – NASA plans to launch the exoplanet-seeking TESS mission. December – The ESA's CHEOPS exoplanet-hunting satellite will be launched. === Không biết ngày === Dự kiến khánh thành tuyến metro số 1 và số 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh == Sinh == == Mất == === Tháng 1 === 1 tháng 1: Vương Trạch (1925), nhà văn lớn người Hồng Kông. === Tháng 2 === 8 tháng 2: Nguyễn Cảnh Toàn (1926), Giáo sư toán học người Việt Nam. 14 tháng 2: Phaolô Nguyễn Văn Hòa (1932) Giám mục, nhạc sĩ công giáo người Việt. === Tháng 3 === 13 tháng 2: Kim Jong-nam (1971), con trai cả của lãnh đạo Kim Chính Nhật của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. 18 tháng 3: Chuck Berry (1926), ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ guitar và một trong những người khai sinh ra nhạc rock 'n roll. 23 tháng 3: Denis Nikolayevich Voronenkov (1971), cựu chính trị gia người Nga, người chỉ trích chính quyền, bị bắn chết tại Kiev. === Tháng 4 === 21 tháng 4: Thanh Sang (1943), nghệ sĩ cải lương Việt Nam. === Tháng 5 === === Tháng 6 === === Tháng 7 === === Tháng 8 === === Tháng 9 === === Tháng 10 === === Tháng 11 === === Tháng 12 === == Các giải Nobel == == Tham khảo ==
7 tháng 2.txt
Ngày 7 tháng 2 là ngày thứ 38 trong lịch Gregory. Còn 327 ngày trong năm (328 ngày trong năm nhuận). == Sự kiện == 199 – Quân của Tào Tháo và Lưu Bị chiếm được thành Hạ Bì, bắt giữ Lã Bố trên Bạch Môn lâu rồi thắt cổ giết chết, tức ngày Quý Dậu (24) tháng 12 năm Mậu Dần. 457 – Leo I trở thành hoàng đế của Đông La Mã. 934 – Hậu Đường Mẫn Đế Lý Tòng Hậu phong tước Nam Bình vương cho Cao Tòng Hối và phong tước Sở vương cho Mã Hy Phạm, tức Nhâm Thìn (21) tháng 1 năm Giáp Ngọ. 1418 – Khởi nghĩa Lam Sơn chính thức phát động với mục đích lật đổ nền thống trị của triều Minh tại Giao Chỉ, tái lập nước Đại Việt, tức ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất. 1435 – Thái tử Chu Kỳ Trấn tức hoàng đế vị khi mới 8 tuổi, tức Minh Anh Tông, tức ngày Nhâm Ngọ (10) tháng 1 năm Ất Mão. 1807 – Chiến tranh Liên minh thứ tư: Bắt đầu Trận Eylau giữa Pháp với liên quân Nga-Phổ. 1855 – Hiệp ước Shimoda được ký kết giữa Nhật Bản và Nga, tức ngày 21 tháng 12 năm Giáp Dần. 1914 – Phim Kid Auto Races at Venice được phát hành, nhân vật "Charlot" của diễn viên hài kịch Charlie Chaplin xuất hiện lần đầu tiên. 1915 – Chiến tranh thế giới thứ nhất: Trận hồ Masuren lần thứ hai bắt đầu. 1940 – Phim hoạt hình Pinocchio của Walt Disney được công chiếu. 1943 – Chiến tranh thế giới thứ hai: Chiến dịch Ke kết thúc với việc quân đội Nhật Bản triệt thoái thành công khỏi đảo Guadalcanal. 1962 – Hoa Kỳ cấm mọi hoạt động xuất nhập khẩu đối với Cuba. 1964 – The Beatles lần đầu tiên đặt chân đến Mỹ. Sự xuất hiện của họ 2 ngày sau đó trên chương trình The Ed Sullivan Show đã khởi đầu cho "Cuộc xâm lăng của nước Anh". 1965 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Dương Liễu - Đèo Nhông bắt đầu 1966 – Buổi phát hình đầu tiên lúc 19 giờ của Đài Truyền hình Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa) và cũng là buổi phát hình đầu tiên trên toàn cõi Việt Nam. 1968 – Chiến tranh Việt Nam: Trận Làng Vây kết thúc với thắng lợi của Quân đội Nhân dân Việt Nam. 1974 – Grenada giành độc lập từ Anh Quốc. 1979 – Sao Diêm Vương di chuyển cắt ngang quỹ đạo Sao Hải Vương lần đầu tiên kể từ khi cả hai được phát hiện. 1990 – Liên Xô tan rã: Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Cộng sản Liên Xô chấp thuận từ bỏ độc quyền về quyền lực. 1992 – Hiệp ước Maastricht được ký kết tại Hà Lan, hình thành nên Liên minh châu Âu. 1998 – Thế vận hội Mùa đông XVIII khai mạc tại Nagano, Nhật Bản. 1999 – NASA phóng tàu vũ trụ Stardust từ Trạm không quân Mũi Canaveral. 2009 – Cháy rừng tại Victoria khiến 173 người thiệt mạng, đây là thảm họa tự nhiên tồi tệ nhất trong lịch sử của Úc. 2012 – Tổng thống Mohamed Nasheed của Maldives từ chức sau các cuộc biểu tình chống chính phủ. == Sinh == 574 – Thánh Đức Thái tử của Nhật Bản, tức 1 tháng 1 năm Giáp Ngọ (m. 622) 1478 – Thomas More, chính trị gia và tác gia người Anh (m. 1535) 1812 – Charles Dickens, tác gia người Anh Quốc (m. 1870) 1841 – Otto von Grone, tướng lĩnh người Đức (m. 1907) 1870 – Alfred Adler, nhà tâm lý học người Áo (m. 1937) 1885 – Sinclair Lewis, tác gia và nhà biên kịch người Mỹ, đoạt giải Nobel (m. 1951) 1885 – Hugo Sperrle, nguyên soái người Đức (m. 1953) 1889 – Harry Nyquist, kỹ sư người Mỹ (m. 1976) 1905 – Ulf von Euler, nhà sinh lý học người Thụy Điển, đoạt giải Nobel (m. 1983) 1906 – Ái Tân Giác La Phổ Nghi, hoàng đế của triều Thanh và Mãn Châu Quốc, tức ngày 14 tháng 1 năm Bính Ngọ (m. 1967) 1906 – Oleg Antonov, nhà thiết kế máy bay người Liên Xô, tức 25 tháng 1 theo lịch Julius (m. 1984) 1909 – Hélder Câmara, tổng giám mục người Brasil (m. 1999) 1914 – Ramón Mercader, nhà hoạt động người Tây Ban Nha (m. 1978) 1926 – Konstantin Feoktistov, kỹ sư và phi hành gia người Liên Xô và Nga (d. 2009) 1952 – Hoàng Nhuận Cầm, nhà thơ người Việt Nam 1954 – Dieter Bohlen, ca sĩ và nhà sản xuất âm nhạc người Đức (Modern Talking) 1967 – Trương Mẫn, diễn viên người Hồng Kông 1968 – Porntip Nakhirunkanok, Hoa hậu Hoàn vũ 1988 1970 – Fukuzawa Hirofumi, diễn viên người Nhật Bản 1971 – Anita Tsoy, ca sĩ người Nga 1978 – Ashton Kutcher, người mẫu, diễn viên, nhà sản xuất người Mỹ 1978 – Daniel Van Buyten, cầu thủ bóng đá người Bỉ 1979 – Nhật Tinh Anh, ca sĩ người Việt Nam 1979 – Tawakkul Karman, nhà hoạt động người Yemen, đoạt giải Nobel 1984 – Kavin Elroy Bryan, cầu thủ người Jamaica 1990 – Neil Etheridge, cầu thủ bóng đá người Anh Quốc-Philippines 1996 – Hagiwara Mai, ca sĩ người Nhật Bản == Mất == 199 – Lã Bố, tướng lĩnh Đông Hán, tức ngày Quý Dậu (24) tháng 12 năm Mậu Dần. 1799 – Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, tức Càn Long Đế, hoàng đế triều Thanh, tức ngày Nhâm Tuất (3) tháng 1 năm Kỉ Mùi (s. 1711) 1878 – Giáo hoàng Piô IX (s. 1792) 1894 – Adolphe Sax, nhà thiết kế nhạc cụ người Bỉ (s. 1814) 1920 – Aleksandr Kolchak, đô đốc người Nga (s. 1874) 1933 – Konrad Ernst von Goßler, tướng lĩnh người Đức (s. 1848) 1960 – Igor Kurchatov, nhà vật lý học người Nga (s. 1903) 1979 – Josef Mengele, sĩ quan và bác sĩ người Đức (s. 1911) 1994 – Witold Lutosławski, nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc người Ba Lan (s. 1913) 1999 – Hussein, quốc vương của Jordan (s. 1935) 2007 – Alan MacDiarmid, nhà hóa học người New Zealand, đoạt giải Nobel (s. 1927) == Những ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
chùa thanh mai.txt
Chùa Thanh Mai là một danh lam thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Chùa được Thiền sư Pháp Loa tôn giả xây dựng vào khoảng năm 1329 gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của ông, vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. == Vị trí == Chùa Thanh Mai vốn được xây dựng vào khoảng năm 1329 trên sườn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban (nghĩa là ba cấp núi nối liền nhau của ba tỉnh Bắc Giang-Hải Dương-Quảng Ninh, thuộc cánh cung Đông Triều), cao khoảng 200m thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh. Vị trí dựng chùa thuộc cấp thứ hai của ngọn núi, là khu đất bằng phẳng nhất. Chùa cách quốc lộ 18A 12 km, cách Sao Đỏ (trung tâm thị xã Chí Linh) chừng 15 km, cách thị trấn Đông Triều khoảng 17 km và thành phố Hải Dương khoảng 50 km. == Lịch sử == Chùa được xây dựng dưới thời Trần rồi trở thành đại danh lam dưới thời thiền sư Pháp Loa (1284-1330) và người kế nhiệm là thiền sư Huyền Quang (1254-1334). Nghiên cứu cho thấy bản thân Pháp Loa, cho đến năm 1329 đã mở mang và xây dựng hai khu chùa lớn là chùa Báo Ân (Siêu Loại, Bắc Ninh) và chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều (Quảng Ninh), riêng chùa Báo Ân đã cho xây 33 cơ sở gồm điện Phật, gác chứa kinh và tăng đường. Ông còn dựng các am như Hồ Thiên, Chân Lạc, Yên Mã, Vĩnh Khiêm. Hạc Lai, mở rộng các khu chùa Thanh Mai và Côn Sơn. Như vậy chùa Thanh Mai không phải do Pháp Loa xây dựng mà chỉ mở rộng và phát triển thành một chốn Tổ của phái Trúc Lâm. Trải qua các biến cố lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên, chiến tranh ngôi chùa cổ đã sụp đổ, các cổ vật bị mất và hư hại gần hết, di tích trở thành hoang phế và bị lãng quên. Với mong muốn phục dựng và bảo tồn một di tích lịch sử quan trọng, năm 1980, chùa đã được đầu tư khôi phục dần dần theo từng hạng mục. Năm 1992, chùa Thanh Mai đã được Bộ Văn hóa- Thông tin công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nhưng quy mô nhỏ hẹp, lại ở nơi heo hút, đường sá đi lại khó khăn, chùa Thanh Mai vẫn bị chìm trong quên lãng. Năm 1994, Sư thầy Thích Chí Trung được cử về trụ trì tại chùa. Khi đó thực trạng ngôi chùa rơi vào cảnh hoang tàn, đổ nát. Trăn trở trước nguy cơ biến mất của di tích, sư thầy đã vận động đóng góp công đức trùng tu, khôi phục lại chùa. == Kiến trúc và di sản == Chùa chính có kiến trúc kiểu chữ Đinh, với 7 gian tiền đường, 3 gian hậu cung. Kết cấu khung chùa bằng gỗ lim với 12 cột cái đường kính 5o0cm, cao 7,2m và 16 cột quân đường kính 42 cm, cao 3,5m được nối theo kiểu "chồng rường bát đấu" là kiểu kiến trúc thời Trần. Mái chùa gồm 8 mái, 8 đầu đao, lợp ngói mũi hài, trên nóc đắp bờ, chính giữa đắp nổi bốn chữ "Thanh Mai thiền tự". Chùa khởi công và hoàn thành năm 2005. Hệ thống thờ tự hiện nay không còn giữ được pho tượng cổ nào, các tượng hoàn toàn được làm mới trong khi trùng tu. Cách bài trí, phối thờ tượng trong chùa theo dòng Lâm Tế tông với 6 bệ thờ. Hiện nay chùa Thanh Mai vẫn gìn giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: Viên Thông Bảo Tháp xây dựng năm 1334; tháp Phổ Quang được xây dựng năm Chính Hoà thứ 23 (1702); tháp Linh Quang xây dựng năm Chính Hoà thứ 24 (1703), cùng 5 ngôi tháp khác. Trong chùa cũng còn lưu giữ được 6 tấm bia thời Trần và Lê, trong đó Thanh Mai Viên Thông tháp bi được công nhận là bảo vật quốc gia. Bia được khắc dựng năm Đại Trị thứ 5 (1362) nói về thân thế và sự nghiệp của Đệ nhị tổ Thiền phái Trúc lâm. Tấm bia cũng cho thấy tình hình chính trị, tôn giáo, ruộng đất đương thời và những hoạt động của Trúc Lâm Tam tổ: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang. Hội chùa diễn ra vào ngày mùng một đến mùng ba tháng Ba âm lịch hằng năm. == Chú thích ==
giải vô địch bóng đá thế giới.txt
Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh: FIFA World Cup) là giải đấu bóng đá quốc tế do Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) tổ chức 4 năm 1 lần cho tất cả các đội tuyển bóng đá quốc gia của những nước thành viên FIFA. Giải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1930, và chỉ bị gián đoạn 2 lần vào các năm 1942 và 1946 do chiến tranh thế giới thứ hai. Thể thức thi đấu hiện tại cho phép 32 đội bóng xuất sắc nhất tham dự vòng chung kết (kể từ năm 1998). Vòng loại được tổ chức trong khoảng thời gian 3 năm trước đó nhằm xác định các đội giành quyền vào chơi vòng chung kết cùng nước chủ nhà. World Cup là sự kiện thể thao thu hút sự quan tâm đông đảo nhất trên toàn thế giới, FIFA cho hay đã có 906,6 triệu người theo dõi ít nhất một phút trận chung kết World Cup 2010 giữa Tây Ban Nha và Hà Lan qua truyền hình. Con số này tăng lên gần một tỷ người nếu tính cả số người xem trực tuyến và xem tại các khu vực công cộng. Chi tiết hơn, có 530,9 triệu người ngồi theo dõi trận chung kết tại gia và có 619,7 triệu người xem ít nhất 20 phút hiệp phụ của trận đấu này. Qua 20 lần (tính đến năm 2014) được tổ chức, đã có 8 quốc gia đứng lên bục đăng quang. Brasil là đội duy nhất tham dự đủ 20 vòng chung kết và hiện đang giữ kỷ lục 5 lần vô địch giải. Tiếp đó là Ý và Đức với 4 lần giành ngôi cao nhất. Argentina và đội vô địch giải đầu tiên Uruguay, cùng có 2 danh hiệu. Các nhà vô địch khác là Anh, Pháp, Tây Ban Nha, mỗi đội một danh hiệu. Đương kim vô địch thế giới là đội tuyển Đức sau khi giành chiến thắng trước Argentina với tỉ số 1–0 trong hiệp phụ ở trận chung kết World Cup 2014. Theo một tin tức mới nhất, FIFA đã chấp nhận tăng số đội lên thành 48 đội từ World Cup 2026. Đây là lần đầu tiên FIFA tăng số đội tham dự World Cup. == Lịch sử == Ý tưởng tập hợp những đội bóng mạnh nhất của các quốc gia trong một trận cầu tranh chức vô địch thế giới bắt nguồn từ thập niên 1920, do một nhóm các nhà quản lý bóng đá Pháp, đứng đầu là Jules Rimet, đề xướng. Nghị quyết việc tiến hành đều đặn Giải vô địch bóng đá thế giới được Đại hội FIFA họp tại Amsterdam thông qua năm 1928. Trong thời kỳ này bóng đá nhà nghề đã có quy mô rộng lớn song những cuộc đấu ở Thế vận hội thì chỉ cho phép các cầu thủ nghiệp dư tham gia nên không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của giới bóng đá. Tên gọi chính thức của Giải vô địch bóng đá thế giới đã có vài lần thay đổi. Thoạt đầu nó được gọi là "Cúp thế giới" (World Cup, Coupe du monde) sau đó là "Cúp Jules Rimet" (tên của cựu chủ tịch FIFA), rồi đến "Giải vô địch bóng đá thế giới - Cup Jules Rimet" và sau cùng là "FIFA World Cup". Giải đấu đầu tiên chính thức được tổ chức tại Uruguay vào năm 1930, với sự tham dự của 13 đội tuyển. Và chiếc cúp vàng thứ nhất mang tên "Jules Rimet" đã lọt vào tay chính đội chủ nhà. FIFA World Cup diễn ra đều đặn 4 năm 1 lần, trừ 2 kỳ bị hủy bỏ vào các năm 1942 và 1946 vì ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong thập niên 1950, giải vô địch bóng đá thế giới nhanh chóng tái khẳng định vị trí và tiếp tục duy trì thế độc tôn là sự kiện thể thao lớn nhất trong thời hiện đại, được tổ chức luân phiên ở các nước khu vực Châu Âu và châu Mỹ. Thế nhưng mãi đến kỳ World Cup gần đây người ta mới thấy một bước đột phá khi Hàn Quốc và Nhật Bản được chọn đăng cai World Cup 2002. Đến năm 2010, lần đầu tiên FIFA đã đưa giải đấu đến với châu Phi, và quốc gia được vinh dự đăng cai là Nam Phi. == Cúp == Từ năm 1970 trở về trước, đội vô địch thế giới được trao "cúp vàng" mà trong các văn kiện chính thức của FIFA gọi là "vật phẩm nghệ thuật". Đó là bức tượng nhỏ hình "Nữ thần chiến thắng Nike" (theo thần thoại Hy Lạp) mà trong giới bóng đá thường gọi là tượng "Nữ thần vàng". Theo đơn đặt hàng của FIFA, chiếc tượng này được hoàn thành năm 1928 do một người thợ kim hoàn ở Paris tên là Abel Lafleur đúc bằng vàng thật, nặng 1,8 kg (với chiếc đế bằng đá hoa cương nặng chừng 4 kg), trị giá 10.000 USD. Trước Giải thế giới năm 1970, FIFA giữ "Cup vàng" theo điều lệ quy định để rồi trao cho liên đoàn bóng đá quốc gia thuộc nước có đội bóng đoạt chức vô địch thế giới rồi trả lại cho FIFA trước khi tiến hành vòng chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới lần sau. Năm 1970, sau 4 lần vô địch, như trong điều lệ quy định, đội Brasil đã được trao tặng vĩnh viễn "Nữ thần vàng". Sau đó FIFA đặt làm chiếc cúp mới lấy tên là Cúp thế giới FIFA. Chiếc cúp này là cúp luân lưu, không đội bóng nào có thể đoạt vĩnh viễn cả. Những đội bóng chiến thắng sẽ được trao tặng chiếc cúp mẫu thu nhỏ để làm kỷ niệm cùng với việc được giữ chiếc cúp chính thức trong thời gian giữa 2 giải vô địch bóng đá thế giới. Chiếc cúp mới được đúc bằng vàng thật do nghệ sĩ người Ý Silvio Gazzaniga sáng tác, chiều cao 36,5 cm, nặng 6,175 kg, trị giá 20.000 USD. Cúp này do người thợ kim hoàn Stabilimento Artistico Bertoni ở thành phố Milano đúc. Chiếc cúp mang hình 2 thanh niên với 4 cánh tay giơ cao đỡ lấy quả Địa Cầu. Phần kim loại của chiếc cúp hiện nay là 4,9 kg "vàng nguyên khối 18 carat" và có 2 lớp đá malachit. == Các kỷ lục và thống kê == Hai cầu thủ có số lần tham dự các vòng chung kết World Cup nhiều nhất là tuyển thủ México Antonio Carbajal và cựu đội trưởng đội tuyển CHLB Đức Lothar Matthäus (cả 2 cùng 5 lần góp mặt). Matthäus cũng là người chơi nhiều trận nhất với tổng cộng 25 lần được ra sân. Huyền thoại Pelé là người duy nhất 3 lần vô địch World Cup với tư cách cầu thủ, Người ghi nhiều bàn thắng nhất tại các kỳ World Cup là tuyển thủ Đức Miroslav Klose, với 16 lần làm tung lưới đối phương trong 4 lần tham dự giải. Thứ 2 là tuyển thủ Brasil Ronaldo. Đứng thứ 3 với 14 lần lập công là tuyển thủ người Đức Gerd Müller. Ở vị trí thứ 4 là trung phong huyền thoại người Pháp Just Fontaine, người cũng đồng thời giữ kỷ lục về số bàn thắng ghi được tại một kỳ World Cup, với thành tích 13 bàn ghi được tại giải năm 1958. Klose cũng chính là cầu thủ nhận được huy chương World Cup nhiều nhất (1 vàng, 1 bạc, 2 đồng). Anh cũng là cầu thủ duy nhất có tất cả các loại huy chương và luôn có huy chương ở tất cả các kỳ World Cup tham gia. Mário Zagallo và Franz Beckenbauer là hai người đồng thời vô địch World Cup với tư cách cầu thủ và huấn luyện viên. Zagallo vô địch các giải năm 1958 và 1962 khi còn đang thi đấu rồi giải năm 1970 khi chuyển sang vai trò huấn luyện viên. Beckenbauer vô địch giải năm 1974 khi đeo băng đội trưởng đội tuyển Tây Đức và giải năm 1990 với tư cách người chỉ đạo đội. Còn huấn luyện viên tuyển Ý Vittorio Pozzo là người duy nhất từng hai lần giành ngôi vô địch trên ghế chỉ đạo. Tính đến hết World Cup 2014, Đức là đội từng thi đấu nhiều trận nhất tại giải 106 trận, theo sau là Brasil với 104 trận. Đức là đội ghi được nhiều bàn thắng nhất với 224 bàn, theo sau là đội tuyển Brasil với 220 bàn Hai đội gặp nhau lần đầu tiên trong lịch sử thi đấu tại giải của mình ở trận chung kết năm 2002. Giải vô địch bóng đá thế giới gần như là sân chơi riêng cho các đội bóng Nam Mỹ và châu Âu khẳng định sự thống trị tuyệt đối bóng đá thế giới bởi vì cho đến nay thì chưa có đội bóng nào ngoài châu Âu và Nam Mỹ được nâng cao chiếc cup vàng danh giá. == Kết quả == === Các đội vô địch, á quân, hạng 3 và hạng 4 === Bài chi tiết: Danh sách trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới === Các quốc gia vào chung kết === Tổng cộng, đã có 76 quốc gia ít nhất một lần được tham dự một vòng chung kết World Cup. Trong số này, 8 quốc gia đã từng đăng quang một kỳ World Cup, và giành quyền gắn một ngôi sao trên áo đấu của mình cho mỗi chức vô địch. (Tuy nhiên, Uruguay là ngoại lệ của luật bất thành văn này; Họ gắn 4 ngôi sao trên áo đấu, tượng trưng cho hai tấm huy chương môn bóng đá nam tại các kỳ Thế vận hội 1924 và 1928 cùng hai chức vô địch World Cup các năm 1930 và 1950). Với 5 chức vô địch, Brasil là đội bóng giàu thành tích nhất thế giới, đồng thời là đội bóng duy nhất cho đến nay chưa vắng mặt tại bất kỳ vòng chung kết nào. Ý (1934 và 1938) cùng Brasil (1958 và 1962) là hai đội bóng từng bảo vệ thành công chức vô địch của mình. Brasil và Đức là hai đội từng chơi nhiều trận chung kết nhất, với 8 lần (Đức) và 7 lần (Brasil), ngoài ra Đức cũng giữ kỷ lục về số lần lọt vào tới vòng bán kết, với 13 lần. === Kết quả của các nước chủ nhà === === Kết quả của đương kim vô địch === == Các giải thưởng == Hiện có 6 giải thưởng trao cho cá nhân hay toàn đội tuyển cho thành tích thi đấu của họ tại mỗi kỳ World Cup: Giải Quả bóng vàng cho cầu thủ xuất sắc nhất giải, do giới truyền thông bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1982); Quả bóng bạc và Quả bóng đồng cho hai cầu thủ xếp thứ hai và thứ ba về số phiếu trong cuộc bầu chọn này; Giải Chiếc giày vàng cho vua phá lưới của giải. Chiếc giày bạc và Chiếc giày đồng cho hai cầu thủ về nhì và về ba Giải thưởng Yashin cho thủ môn xuất sắc nhất giải, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 1994); Giải Cầu thủ trẻ xuất sắc nhất cho cầu thủ xuất sắc nhất dưới 21 tuổi tính đến thời điểm giải khởi tranh, do Hội đồng Kỹ thuật của FIFA bầu chọn (được trao lần đầu vào năm 2006). Giải FIFA Fair Play Trophy cho đội có chỉ số fair play tốt nhất, theo thang điểm do Ủy ban Fair Play FIFA quyết định (được trao lần đầu vào năm 1978); Giải Đội tuyển lôi cuốn nhất cho đội giành được nhiều phiếu nhất do khán giả bình chọn (được trao lần đầu vào năm 1994); Đội hình tiêu biểu được công bố lần đầu vào năm 1998. Các đội tuyển mỗi lần vô địch World Cup đều được gắn thêm 1 ngôi sao lên biểu tượng, trừ ĐTQG Uruguay (có 4 sao nhưng có 2 lần vô địch World Cup, 2 lần vô địch bóng đá nam Olympic). == Ghi chú == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Liên đoàn Bóng đá thế giới (tiếng Anh) Trang web chính thức của FIFA về Giải vô địch bóng đá thế giới (tiếng Anh)
thế vận hội mùa hè 1948.txt
Thế vận hội Mùa hè 1948, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XIV, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô London của Anh Quốc. Sau 12 năm gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới lần thứ 2, đây lần đầu tiên Thế vận hội Mùa hè được tổ chức kể từ Thế vận hội Mùa hè 1936 được tổ chức tại Berlin. Olympic 1940 theo kế hoạch sẽ được tổ chức tại Tokyo và sau đó là Helsinki. Đây là lần thứ 2 London giành quyền đăng cai Thế vận hội, trước đó vào năm 1908. Đây là kỳ đại hội rất được biết đến như là kỳ đại hội mộc mạc vì khó khăn kinh tế và hậu quả của chiến tranh. Không có nhiều cơ sở hạ tầng và địa điểm thi đấu cũng như làng vận động viên. Có 59 quốc gia với 4,104 vận động viên (3,714 nam và 390 nữ) tham dự với 19 môn thi đấu. Vì gây ra Chiến tranh thế giới lần thứ 2 Đức và Nhật Bản không được mời tham dự, Liên Xô được mời tham dự nhưng không gửi đến vận động viên nào. == Các quốc gia tham dự == == Bảng tổng sắp huy chương == == Tham khảo ==
giao thức truyền thông.txt
Giao thức giao tiếp hay còn gọi là Giao thức truyền thông, Giao thức liên mạng, Giao thức tương tác, Giao thức trao đổi thông tin (tiếng Anh là communication protocol) - trong công nghệ thông tin gọi tắt là giao thức (protocol), tuy nhiên, tránh nhầm với giao thức trong các ngành khác - là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu - những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau. Các giao thức truyền thông dành cho truyền thông tín hiệu số trong mạng máy tính có nhiều tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách đáng tin cậy qua một kênh truyền thông không hoàn hảo. Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin trên Internet, dưới đây là một số các giao thức tiêu biểu: TCP (Transmission Control Protocol): thiết lập kết nối giữa các máy tính để truyền dữ liệu. Nó chia nhỏ dữ liệu ra thành những gói (packet) và đảm bảo việc truyền dữ liệu thành công. IP (Internet Protocol): định tuyến (route) các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua Internet, đảm bảo dữ liệu sẽ đến đúng nơi cần nhận. HTTP (HyperText Transfer Protocol): cho phép trao đổi thông tin (chủ yếu ở dạng siêu văn bản) qua Internet. FTP (File Transfer Protocol): cho phép trao đổi tập tin qua Internet. SMTP (Simple Mail Transfer Protocol): cho phép gởi các thông điệp thư điện tử (e-mail) qua Internet. POP3 (Post Office Protocol, phiên bản 3): cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet. MIME (Multipurpose Internet Mail Extension): một mở rộng của giao thức SMTP, cho phép gởi kèm các tập tin nhị phân, phim, nhạc,... theo thư điện tử. WAP (Wireless Application Protocol): cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di động. == Xem thêm == Giao thức truyền thông (Connection-oriented protocol) Giao thức phi kết nối (Connectionless protocol) Giao thức đường hầm (Tunneling protocol) Kiến trúc mạng == Tham khảo == == Liên kết ngoài == W3C, liên đoàn lập ra nhiều tiêu chuẩn về Internet (tiếng Anh) Chỉ mục giao thức mạng máy tính (tiếng Anh)
kinh tế học vĩ mô.txt
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomic) là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế. Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình: nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế), và nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững. Các chuyên gia kinh tế học vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị. == Đối tượng nghiên cứu == Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu sự vận động và những mối quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước trên bình diện toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Những đối tượng nghiên cứu cụ thể của kinh tế học vĩ mô bao gồm tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v. == Phương pháp nghiên cứu == Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng. Do cách nhìn nhận các giả thiết khác nhau, nên trong kinh tế học vĩ mô tồn tại nhiều trường phái. == Các trường phái kinh tế học vĩ mô == === Chủ nghĩa Keynes === Xem bài chính về Chủ nghĩa Keynes ==== Trường phái Keynes chính thống ==== Xem bài chính Trường phái Keynes chính thống Mặc dù ủng hộ thị trường tự do, song trường phái Keynes vẫn cho rằng vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ là không thể thiếu vì thị trường không hoàn hảo. Các nhà kinh tế trường phái Keynes tin rằng tổng cầu chịu tác động của một loạt các quyết định kinh tế - cả của tư nhân lẫn của nhà nước - và thường thiếu ổn định. Trường phái Keynes còn khẳng định những biến động của tổng cầu có tác động rất lớn trong ngắn hạn tới sản lượng thực tế và tới việc làm, nhưng không tác động tới vật giá - hay vật giá cứng nhắc. Chính vì vật giá cứng nhắc nên khi chi tiêu cho tiêu dùng, đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì tổng cầu cũng sẽ thay đổi. Chính sách tài khóa (thuế, chi tiêu công cộng), vì thế, có sức mạnh đáng kể để khắc phục sự thiếu ổn định của tổng cầu. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ không có hiệu lực gì cả. ==== Trường phái Keynes mới ==== Xem bài chính Kinh tế học Keynes mới. Kinh tế học Keynes mới là một trường phái kinh tế học vĩ mô ra đời với mục đích chống lại những phê phán của trường phái Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới rằng kinh tế học Keynes thiếu một cơ sở kinh tế học vi mô. Kinh tế học Keynes mới tìm cách thuyết minh mệnh đề trung tâm về giá cả và tiền công cứng nhắc trong ngắn hạn của kinh tế học Keynes bằng kinh tế học vi mô. Trường phái này hiện nay đưa ra ba lý luận chính, gồm: hợp đồng lao động dài hạn, tiền công hiệu quả, và chi phí thực đơn. === Trường phái tổng hợp === Xem bài chính về trường phái tổng hợp Kinh tế học vĩ mô tổng hợp là một trường phái kinh tế học vĩ mô dựa trên việc tổng hợp các học thuyết của kinh tế học tân cổ điển với kinh tế học vĩ mô Keynes. Trường phái này lấy cân bằng tổng thể của kinh tế học tân cổ điển làm khung, bổ sung thêm lý luận cầu hữu hiệu của kinh tế học Keynes, và sử dụng tích cực phân tích IS-LM của Hicks. Phái này cho rằng dựa vào chính sách điều chỉnh cầu hữu hiệu của nhà nước có thể đạt được trạng thái toàn dụng nhân lực như kinh tế học tân cổ điển nhìn nhận và đẩy mạnh được tăng trưởng kinh tế. Các mô hình kinh tế lượng sẽ giúp nhà nước tính toán và điều chỉnh cầu hữu hiệu một cách hiệu quả. === Trường phái tân cổ điển === Xem bài chính về Kinh tế học tân cổ điển Kinh tế học tân cổ điển, về cơ bản, là kinh tế học vi mô. Tuy nhiên, những lý luận về quy luật thị trường, nhất là nguyên lý Say, mà trường phái này phát hiện trong thời gian từ thế kỷ 19 đến thập niên 1930 đã trở thành khung để hình thành kinh tế học vĩ mô. Mô hình tăng trưởng tân cổ điển (còn gọi: mô hình tăng trưởng ngoại sinh hay mô hình tăng trưởng Solow) chính là lý luận kinh tế học vĩ mô quan trọng nhất của phái tân cổ điển. Đây là một trường phái được xem là lâu đời nhất. === Chủ nghĩa kinh tế tự do mới === Xem bài chính về Chủ nghĩa kinh tế tự do mới ==== Trường phái kinh tế học vĩ mô cổ điển mới ==== Xem bài chính về Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới Kinh tế học vĩ mô cổ điển mới là phái vĩ mô của kinh tế học tân cổ điển hình thành từ thập niên 1970. Phái này xây dựng hệ thống học thuyết kinh tế học vĩ mô của mình từ nền tảng của kinh tế học vi mô. Họ giả định là thị trường hoàn hảo dù trong ngắn hạn hay dài hạn, nhấn mạnh việc thiết kế các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhằm mục đích tối đa hóa thỏa dụng của cá nhân. Những đóng góp quan trọng nhất của phái này vào kinh tế học vĩ mô gồm giả thuyết dự tính duy lý, tính không nhất quán theo thời gian, hàm cung Lucas, lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực. ==== Chủ nghĩa tiền tệ ==== Xem bài chính về Chủ nghĩa tiền tệ Chủ nghĩa tiền tệ là hệ thống các học thuyết và lý luận kinh tế vĩ mô liên quan đến tiền tệ, một biến số kinh tế quan trọng. Những người theo chủ nghĩa tiền tệ do Milton Friedman lãnh đạo không ủng hộ việc lạm dụng chính sách tiền tệ để ổn định chu kỳ kinh tế. Họ đề nghị để tiền tệ trung lập hoặc chỉ nên giữ cho tốc độ tăng cung tiền chậm, ổn định và vừa đúng bằng tốc độ tăng sản lượng thực tế. Các lý luận chính của chủ nghĩa tiền tệ gồm: Hàm cầu tiền của Friedman, thuyết số lượng tiền tệ mới, khái niệm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, v.v... Cụ thể hơn, tiền tệ chính là một công cụ dùng để trao đổi hàng hóa với nhau. ==== Kinh tế học trọng cung ==== Xem bài chính về Kinh tế học trọng cung. Kinh tế học trọng cung đề cao mặt cung cấp của các hoạt động kinh tế. Phái này nhấn mạnh việc nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cung cấp của nền kinh tế nhằm mục đích nâng cao tốc độ tăng trưởng tiềm năng.11 === Trường phái cơ cấu === === Sự phát triển của Kinh tế học Vĩ mô trong thế kỷ 20 === Phát triển Kinh tế học Vĩ mô thế kỷ 20 == Xem thêm == Lịch sử Kinh tế học Vĩ mô == Tham khảo == "Giáo khoa, bài tập và bài giải kinh tế học vĩ mô" của Michel Herland (Trần Văn Hùng biên dịch từ "Auto-manuel de macroéconomie - Cours, exercices et corrigés," Paris, Economica, 1990, 276 p), Nhà xuất bản Thống kê, 1994.
đình lạm.txt
Đình lạm, trong kinh tế học, chỉ hiện tượng nền kinh tế đình đốn trong khi lạm phát cao. Theo lý luận về đường cong Phillips của kinh tế học Keynes, có sự đánh đổi giữa tỷ lệ lạm phát với tỷ lệ thất nghiệp (hoặc giữa tỷ lệ lạm phát với tốc độ tăng trưởng GDP thực tế). Điều này hàm ý, nếu kinh tế đình đốn thì cũng không thể có lạm phát cao. Tuy nhiên, kinh tế Anh thập niên 1960 và 1970, kinh tế Mỹ đầu thập niên 1970 cho thấy trong khi kinh tế đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, mà tỷ lệ lạm phát lại không hề hạ xuống. Các chính sách quản lý tổng cầu dựa trên các lý luận của kinh tế học Keynes không thể giải quyết được tình trạng đình lạm. Nếu nới lỏng tài chính hay nới lỏng tiền tệ để kích cầu và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao hơn, thì lạm phát sẽ gia tốc. Còn nếu thắt chặt tài chính hay thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, thì kinh tế lại có thể thu hẹp thêm. Thực tiễn này góp phần làm cho lý luận của kinh tế học Keynes bị mất uy tín và góp phần nâng cao danh tiếng của chủ nghĩa tiền tệ, kinh tế học vĩ mô cổ điển mới và kinh tế học trọng cung. == Tham khảo ==
thổ nhĩ kỳ.txt
Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye [tyrkije]), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Türkiye Cumhuriyeti [tyrkije d͡ʒumhurijeti] ( nghe)), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có biên giới với 8 quốc gia: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp ở phía tây; Gruzia ở phía đông bắc; Armenia, Iran và vùng tách rời Nakhchivan của Azerbaijan ở phía đông; và Iraq cùng Syria ở phía đông nam. Địa Trung Hải ở phía nam; biển Aegea ở phía tây; và biển Đen ở phía bắc. Biển Marmara, các eo biển Bosphorus và Dardanelles phân ranh giới giữa Thrace và Anatolia, và cũng phân chia châu Âu và châu Á. Vị trí nằm tại nơi giao cắt giữa châu Âu và châu Á khiến Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng địa chiến lược đáng kể. Thổ Nhĩ Kỳ có người cư trú từ thời đại đồ đá cũ, Sau khi bị Alexandros Đại đế chinh phục, khu vực bị Hy Lạp hóa, quá trình này tiếp tục dưới sự cai trị của Đế quốc La Mã rồi tiếp theo là Đế quốc Đông La Mã. Người Thổ Seljuk bắt đầu di cư đến khu vực vào thế kỷ 11, khởi đầu quá trình Thổ Nhĩ Kỳ hóa. Bắt đầu từ cuối thế kỷ 13, người Ottoman thống nhất Anatolia và thiết lập một đế quốc bao gồm nhiều lãnh thổ tại Đông Nam Âu, Tây Nam Á và Bắc Phi, trở thành một cường quốc chủ yếu tại Âu-Á và châu Phi trong thời kỳ đầu hiện đại. Đế quốc đạt đỉnh cao quyền lực trong thế kỷ 15-17. Các cải cách Tanzimat trong thế kỷ 19 nhằm hiện đại hóa Ottoman là không đủ, và thất bại trong việc ngăn chặn đế quốc tan rã. Đế quốc Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất trong Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ do Mustafa Kemal Atatürk và các cộng sự của ông đề xướng tại Anatolia, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại vào năm 1923, với Atatürk là tổng thống đầu tiên. Thổ Nhĩ Kỳ là một nước cộng hòa dân chủ, thế tục, đơn nhất, và lập hiến với một di sản văn hóa đa dạng. Ngôn ngữ chính thức của quốc gia là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ tự nhiên của xấp xỉ 85% cư dân. 70–80% dân số thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ; phần còn lại gồm các dân tộc thiểu số như người Kurd. Đại đa số cư dân là tín đồ Hồi giáo. Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, NATO, OECD, OSCE, OIC và G-20. Sau khi trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên liên kết của EEC vào năm 1963, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và bắt đầu các cuộc đàm phán về quyền thành viên đầy đủ với Liên minh châu Âu vào năm 2005. Kinh tế tăng trưởng và các sáng kiến ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khiến quốc gia này được công nhận là một cường quốc khu vực. == Tên gọi == Tên gọi của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiếng Việt bắt nguồn từ tên gọi của Thổ Nhĩ Kỳ trong tiếng Trung. Trong tiếng Trung Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là “土耳其”. “土耳其” có âm Hán Việt là “Thổ Nhĩ Kỳ”. == Lịch sử == === Tiền sử của Anatolia và Đông Thrace === Bán đảo Anatolia là một trong những khu vực định cư vĩnh cửu cổ nhất trên thế giới. Nhiều cư dân Anatolia cổ đại cư trú tại bán đảo, ít nhất là từ Thời đại đồ đá mới cho đến cuộc chinh phục của Alexandros Đại đế. Nhiều dân tộc nói một trong các ngôn ngữ Anatolia, một nhánh của Ngữ hệ Ấn-Âu. Dựa trên tính cổ xưa của các ngôn ngữ Hittite và Luwia, một số học giả đề xuất Anatolia là trung tâm giả thuyết mà từ đó các ngôn ngữ Ấn-Âu tỏa ra. Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ được gọi là Đông Thrace, khu vực này có người cư trú từ ít nhất là bốn mươi nghìn năm trước, và được biết đến là nằm trong Thời đại đồ đá mới vào khoảng 6000 TCN khi các cư dân bắt đầu thực hiện nông nghiệp. Göbekli Tepe là địa điểm có cấu trúc tôn giáo nhân tạo cổ nhất được biết đến, một đền thờ có niên đại từ 10.000 TCN, trong khi Çatalhöyük là một khu dân cư Thời đại đồ đá mới và đồ đồng đá rất lớn tại miền nam Anatolia, tồn tại từ khoảng 7500 TCN tới 5700 TCN. Khu dân cư Troy bắt đầu vào thời đại đồ đá mới và tiếp tục đến thời đại đồ sắt. Những cư dân sớm nhất của Anatolia theo ghi chép là người Hatti và người Hurria, là các dân tộc phi Ấn-Âu lần lượt cư trú tại miền trung và miền đông Anatolia, từ khoảng 2300 TCN. Người Hittite Ấn-Âu đến Anatolia và dần hấp thu người Hattia và Hurria vào khoảng 2000–1700 TCN. Đế quốc lớn đầu tiên trong khu vực do người Hittite thành lập, tồn tại từ thé kỷ 18 đến thế kỷ 13 TCN. Người Assyria chinh phục và định cư tại nhiều nơi của miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ từ 1950 TCN cho đến năm 612 TCN. Urartu tái xuất hiện trên các câu khắc Assyria vào thế kỷ 9 TCN như một đối thủ phương bắc hùng mạnh của Assyria. Sau khi Đế quốc Hittite sụp đổ vào khoảng 1180 TCN, một dân tộc Ấn-Âu là Phrygia giành được uy thế tại Anatolia cho đến khi vương quốc của họ bị người Cimmeria tiêu diệt vào thế kỷ 7 TCN. Bắt đầu từ 714 BC, Urartu có số phận tương tự và giải thể vào năm 590 TCN. Các quốc gia kế thừa hùng mạnh nhất của Phrygia là Lydia, Caria và Lycia. === Thời cổ đại và Đông La Mã === Bắt đầu từ khoảng 1200 TCN, người Hy Lạp Aeolus và Ionia định cư nhiều tại duyên hải Anatolia. Nhiều thành phố quan trọng được họ lập ra, như Miletus, Ephesus, Smyrna và Byzantium. Quốc gia đầu tiên được các dân tộc lân cận gọi là Armenia là quốc gia của triều đại Orontid, bao gồm các bộ phận miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, bắt đầu từ thế kỷ 6 TCN. Tại tây bắc Thổ Nhĩ Kỳ, nhóm bộ tộc quan trọng nhất tại Thrace là Odyrisia. Đế quốc Achaemenes Ba Tư chinh phục Anatolia trong các thế kỷ 6 và 5 TCN, rồi thất thủ trước Alexandros Đại đế vào năm 334 TCN, sự kiện này làm gia tăng tính đồng nhất văn hóa và Hy Lạp hóa trong khu vực. Sau khi Alexandros Đại đế từ trần vào năm 323 TCN, Anatolia bị phân chia thành một số vương quốc Hy Lạp hóa nhỏ, toàn bộ chúng đều trở thành bộ phận của Cộng hòa La Mã vào khoảng giữa thế kỷ 1 TCN. Quá trình Hy Lạp hóa vốn bắt đầu bằng cuộc chinh phục của Alexandros được tăng tốc dưới sự cai trị của La Mã, và đến khoảng những thế kỷ đầu CN thì ngữ tộc Anatolia và văn hóa bản địa bị tuyệt diệt, phần lớn bị thay thế bằng ngôn ngữ và văn hóa Hy Lạp cổ đại. Năm 324, Constantine I lựa chọn Byzantium làm thủ đô mới của Đế quốc La Mã. Sau khi Theodosius I từ trần vào năm 395 và đế quốc bị phân chia vĩnh viễn giữa hai con trai của ông, thành phố trở thành thủ đô của Đế quốc Đông La Mã và có tên gọi đại chúng là Constantinopolis. Đế quốc Đông La Mã cai trị hầu hết lãnh thổ nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Hậu kỳ Trung Cổ. === Người Seljuk và Đế quốc Ottoman === Nhà Seljuk là một nhánh của người Thổ Oghuz Kınık, những người cư trú tại ngoại vi của thế giới Hồi giáo, trong Hãn quốc Yabghu của liên minh Oguz, từ phía bắc của các biển Caspia và Aral, trong thế kỷ 9. Trong thế kỷ 10, người Seljuk bắt đầu di cư đến Ba Tư, nơi này trở thành trung tâm hành chính của Đế quốc Đại Seljuk. Trong nửa cuối của thế kỷ 11, người Seljuk bắt đầu thâm nhập các khu vực miền đông của Anatolia. Năm 1071, người Thổ Seljuk đánh bại người Đông La Mã trong trận Manzikert, khởi đầu Thổ hóa khu vực, ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và Hồi giáo được đưa đến Anatolia và dần truyền bá khắp khu vực và tiến hành chuyển đổi chậm Anatolia từ khu vực chủ yếu Cơ Đốc giáo và Hy Lạp ngữ sang chủ yếu Hồi giáo và Thổ ngữ. Năm 1243, quân đội Seljuk bị người Mông Cổ đánh bại, khiến quyền lực của Đế quốc Seljuk từ từ tan rã. Trong bối cảnh này, một trong các thân vương quốc Thổ do Osman I cai trị tiến triển thành Đế quốc Ottoman. Năm 1453, người Ottoman hoàn thành chinh phục Đế quốc Đông La Mã khi chiếm lĩnh Constantinopolis. Năm 1514, Sultan Selim I (1512–1520) bành trướng thành công biên giới phía nam và phía đông của Đế quốc khi đánh bại Shah Ismail I của triều đại Safavid trong trận Chaldiran. Năm 1517, Selim I bành trướng quyền cai trị của Ottoman đến Algérie và Ai Cập, và thiết lập hiện diện hải quân tại biển Đỏ. Sau đó, Ottoman và Bồ Đào Nha bắt đầu cạnh tranh để trở thành thế lực hải dương chi phối tại Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của người Bồ Đào Nha tại Ấn Độ Dương được cho là một mối đe dọa đối với độc quyền của Ottoman trên các tuyến mậu dịch cổ giữa Đông Á và Tây Âu. Độc quyền quan trọng này càng bị tổn hại sau khi người Bồ Đào Nha phát hiện tuyến hàng hải vòng qua châu Phi vào năm 1488, một tác động đáng kể đối với kinh tế Ottoman. Quyền lực và thanh thế của Ottoman đạt đỉnh trong thế kỷ 16 và 17, đặc biệt là trong triều đại của Suleiman I. Ottoman thường xung đột với Đế quốc La Mã Thần thánh trong bước tiến vững chắc của mình hướng đến Trung Âu qua Balkan và phần phía nam của Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva. Trên hải dương, Hải quân Ottoman đấu tranh với vài liên minh Công giáo để kiểm soát Địa Trung Hải. Tại phía đông, người Ottoman thỉnh thoảng có chiến tranh với Safavid Ba Tư từ thế kỷ 16 đến 18 do tranh chấp lãnh thổ và khác biệt tôn giáo. Từ đầu thế kỷ 19 trở đi, Ottoman bắt đầu suy yếu, kích thước lãnh thổ cùng năng lực quân sự và thịnh vượng dần giảm đi, khiến nhiều người Hồi giáo Balkan di cư đến phần trung tâm của Đế quốc tại Anatolia, Ottoman suy yếu khiến tình cảm dân tộc chủ nghĩa nổi lên trong các dân tộc khác nhau, dẫn đến gia tăng căng thẳng dân tộc mà đôi khi bùng phát thành bạo lực. Ottoman tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất bên phe Liên minh Trung tâm và cuối cùng chiến bại. Trong chiến tranh, người Armenia trong Đế quốc bị trục xuất từ miền đông Anatolia đến Syria như bộ phận của Cuộc diệt chủng người Armenia. Theo ước tính, có 1,5 triệu người Armenia bị sát hại. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đó là một cuộc diệt chủng và tuyên bố rằng người Armenia chỉ bị tái định cư từ khu vực chiến sự phía đông. Sau Hiệp định đình chiến Mudros vào ngày 30 tháng 10 năm 1918, Đồng Minh tìm cách phân chia Ottoman thông qua Hòa ước Sèvres 1923. === Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ === Trước việc Đồng Minh chiếm đóng Constantinopolis và Smyrna, Phong trào Dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ được xúc tiến thành lập. Dưới quyền lãnh đạo của Mustafa Kemal, Chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ được tiến hành với mục tiêu hủy bỏ các điều khoản của Hòa ước Sèvres. Đến ngày 18 tháng 9 năm 1922, các quân đội chiếm đóng bị trục xuất, và chính thể Thổ Nhĩ Kỳ đặt tại Ankara bắt đầu chính thức hóa chuyển giao tư pháp từ Ottoman sang hệ thống chính trị Cộng hòa mới. Ngày 1 tháng 11, nghị viện mới hình thành chính thức bãi bỏ Đế quốc. Hiệp ước Lausanne ngày 24 tháng 7 năm 1923 dẫn đến việc quốc tế công nhận chủ quyền của "Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ" mới hình thành với vị thế quốc gia liên tục của Đế quốc Ottoman, và nước cộng hòa được tuyên bố chính thức vào ngày 29 tháng 10 năm 1923 tại thủ đô mới Ankara. Hiệp định Lausanne quy định trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, do đó 1,1 triệu người Hy Lạp rời Thổ Nhĩ Kỳ trong khi 380 nghìn người Hồi giáo chuyển từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ. Mustafa Kemal trở thành tổng thống đầu tiên của nước cộng hòa và sau đó tiến hành nhiều cải cách căn bản với mục tiêu chuyển đổi quốc gia Ottoman-Thổ Nhĩ Kỳ cũ thành một nước cộng hòa thế tục mới. Thổ Nhĩ Kỳ duy trì trung lập trong hầu hết Chiến tranh thế giới thứ hai, tuy nhiên tham gia trong giai đoạn cuối của chiến tranh bên phe Đồng Minh vào ngày 23 tháng 2 năm 1945. Ngày 26 tháng 6 năm 1945, Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên hiến chương của Liên Hiệp Quốc. Khó khăn của Hy Lạp sau chiến tranh đàn áp nổi loạn cộng sản, cùng với các yêu cầu của Liên Xô về căn cứ quân sự tại các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, xúc tiến Hoa Kỳ tuyên bố Học thuyết Truman vào năm 1947. Học thuyết đề ra các mục đích của Hoa Kỳ để đảm bảo an ninh cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, kết quả là hỗ trợ quân sự và kinh tế quy mô lớn của Hoa Kỳ. Hai quốc gia tham dự Kế hoạch Marshall và OEEC về tái thiết các nền kinh tế châu Âu vào năm 1948, và sau đó trở thành các thành viên sáng lập của OECD vào năm 1961. Sau khi tham gia cùng lực lượng Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên, Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO vào năm 1952, trở thành một tường thành chống lại sự bành trướng của Liên Xô đến Địa Trung Hải. Sau một thập niên bạo lực giữa các cộng đồng tại Síp, và đảo chính tại Síp vào ngày 15 tháng 7 năm 1974, trong đó phế truất Tổng thống Makarios và đưa nhân vật ủng hộ liên minh với Hy Lạp là Nikos Sampson lên cầm quyền, Thổ Nhĩ Kỳ xâm chiếm Síp vào ngày 20 tháng 7 năm 1974. Chín năm sau đó, Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp được thành lập, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia duy nhất công nhận chính thể này. Giai đoạn độc đảng kết thúc vào năm 1945, sau đó là một chuyển đổi náo động sang dân chủ đa đảng trong vài thập niên kế tiếp, bị gián đoạn do đảo chính quân sự vào năm 1960, 1971, và 1980, cũng như một bị vong lục quân sự vào năm 1997. Năm 1984, một nhóm ly khai người Kurd mang tên PKK bắt đầu chiến dịch nổi loạn chống chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ khi tự do hóa kinh tế trong thập niên 1980, Thổ Nhĩ Kỳ đạt được tăng trưởng kinh tế mạnh hơn và ổn định chính trị lớn hơn. Trong tháng 7 năm 2016, phát sinh một nỗ lực đảo chính bất thành nhằm phế truất chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. == Chính trị == Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tổng thống chế. Từ khi hình thành vào năm 1923, nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phát triển một truyền thống mạnh mẽ về chủ nghĩa thế tục. Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh khuôn khổ pháp lý của quốc gia. Hiến pháp chế định các nguyên tắc chính của chính phủ và quy định Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia tập trung hóa thống nhất. Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ. Tổng thống hiện được bầu cho một nhiệm kỳ 5 năm thông qua bầu cử trực tiếp. Bộ máy tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp, và Tòa án Hiến pháp có trách nhiệm quyết định sự phù hợp của các luật và sắc lệnh với hiến pháp. Hội đồng Nhà nước là tòa án cuối cùng cho các vụ án hành chính, và Tòa án Phúc thẩm tối cao cho các vụ án khác. Phổ thông đầu phiếu cho cả hai giới được áp dụng trên toàn Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1933, và mọi công dân Thổ Nhĩ Kỳ sang tuổi 18 đều có quyền bỏ phiếu. 500 thành viên quốc hội được bầu cử cho một nhiệm kỳ 4 năm từ một hệ thống đại diện tỷ lệ danh sách đảng từ 85 khu vực bầu cử. Tòa án Hiến pháp cho thể tước đoạt nguồn tài chính công cộng của các chính đảng nếu họ bị cho là chống thế tục hoặc ly khai, hoặc cấm chỉ tồn tại hoàn toàn. Ngưỡng bầu cử là 10% số phiếu. Những người ủng hộ các cải cách của Atatürk và những người theo chủ nghĩa Hồi giáo đại diện cho hai cực về vai trò của tôn giáo trong sinh hoạt công cộng. Quan điểm của phe thân Atatürk về đại thể là kết hợp một loại chế độ dân chủ với một hiến pháp tách khỏi tôn giáo và phương thức sinh hoạt thế tục Tây phương hóa, trong khi ủng hộ can thiệp của nhà nước trong kinh tế, giáo dục, và các dịch vụ công cộng khác. Từ thập niên 1980, gia tăng bất bình đẳng thu nhập và phân biệt đẳng cấp khiến chủ nghĩa dân túy Hồi giáo nổi lên, đây là một phong trào mà theo lý thuyết ủng hộ nghĩa vụ với nhà cầm quyền, đoàn kết cộng đồng và công bằng xã hội. Nhân quyền tại Thổ Nhĩ Kỳ là đề tài gặp một số tranh luận và chỉ trích quốc tế. Từ năm 1998 đến 2008, Tòa án Nhân quyền châu Âu đưa ra trên 1.600 phán quyết chống Thổ Nhĩ Kỳ do các vi phạm nhân quyền. Các vấn đề khác như quyền lợi của người Kurd, nữ quyền và tự do báo chí cũng thu hút tranh luận. Hồ sơ nhân quyền của Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục là một chướng ngại vật đáng kể đối với quyền thành viên EU trong tương lai của quốc gia này. === Pháp luật === Thổ Nhĩ Kỳ có một hệ thống tư pháp nhất thể hóa hoàn toàn với hệ thống của châu Âu lục địa. Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận nguyên tắc phân chia quyền lực. Phù hợp với nguyên tắc này, quyền lực tư pháp do các tòa án độc lập thi hành nhân danh quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ. Sự độc lập và tổ chức của các tòa án, sự bảo đảm đối với các nhiệm kỳ thẩm phán và công tố viên công cộng, sự chuyên nghiệp của các thẩm phán và công tố viên, sự giám sát của các thẩm phán và công tố viên công cộng, các tòa án quân sự và tổ chức của chúng, và quyền lực và bổn phận của các tòa án cấp cao được Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định. Theo Điều 142 của hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ, tổ chức, bổn phận và quyền hạn của các tòa án, chức năng và thủ tục xét xử được quy định theo luật. Phù hợp với điều khoản này của hiến pháp và các luật liên quan, hệ thống tòa án tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể được phân thành ba hạng; đó là tòa án tư pháp, tòa án hành chính và tòa án quân sự. Mỗi thể loại bao gồm các tòa án cấp sơ thẩm và tòa án phúc thẩm. Ngoài ra, Tòa án Tranh chấp Tư pháp phán quyết về các vụ án không thể phân loại dễ dàng. Thực thi pháp luật tại Thổ Nhĩ Kỳ là trách nhiệm của một vài cơ quan (như Tổng cục An ninh và Tổng cục Hiến binh), đều hành động theo lệnh của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ hoặc hầu như là từ Bộ trưởng Nội vụ. Theo các số liệu do Bộ Tư pháp công bố, có 100.000 người bị giam trong các nhà tù Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 11 năm 2008. === Quan hệ đối ngoại === Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc (1945), OECD (1961), OIC (1969), OSCE (1973), ECO (1985), BSEC (1992), D-8 (1997) và G-20 (1999). Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào các năm 1951–1952, 1954–1955, 1961 và 2009-2010. Phù hợp với truyền thống định hướng phương Tây của mình, quan hệ với châu Âu luôn là một bộ phận trung tâm trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các thành viên đầu tiên của Ủy hội châu Âu vào năm 1949, thỉnh cầu về quyền thành viên liên kết của EEC vào năm 1959 và trở thành một thành viên liên kết vào năm 1963. Sau nhiều thập niên đàm phán chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ thỉnh cầu về quyền thành viên đầy đủ của EEC vào năm 1987, trở thành một thành viên liên kết của Liên minh Tây Âu vào năm 1992, gia nhập Liên minh Thuế quan EU vào năm 1995 và tham gia đàm phán gia nhập chính thức với EU từ năm 2005. Hiện nay, quyền thành viên EU được cho là một chính sách quốc gia và một mục tiêu chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ. Sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ cho Bắc Síp làm phức tạp quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với EU và vẫn là một trở ngại lớn ngăn nỗ lực gia nhập EU của quốc gia này. Phương diện mang tính quyết định khác trong chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là liên minh chiến lược của quốc gia với Hoa Kỳ. Mối đe dọa chung từ Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một thành viên của NATO vào năm 1952, đảm bảo quan hệ song phương mật thiết với Washington. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ nhận được hỗ trợ về chính trị, kinh tế và ngoại giao của Hoa Kỳ, bao gồm trong các vấn đề chủ chốt như Thổ Nhĩ Kỳ ứng cử gia nhập EU. Trong tình hình hậu Chiến tranh Lạnh, tính trọng yếu địa chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng đến các khu vực gần là Trung Đông, Kavkaz và Balkan. Thổ Nhĩ Kỳ chia sẻ di sản văn hóa và ngôn ngữ chung với các quốc gia Turk độc lập từ Liên Xô vào năm 1991, điều này cho phép Thổ Nhĩ Kỳ khoách trương quan hệ kinh tế và chính trị sâu vào Trung Á, Đường ống Baku–Tbilisi–Ceyhan tạo thành bộ phận trong chiến lược chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ để trở thành một nơi chuyển tiếp năng lượng đến phương Tây. Tuy nhiên, biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Armenia bị đóng cửa do Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Azerbaijan trong Chiến tranh Nagorno-Karabakh và nay vẫn bị đóng cửa. Dưới chính phủ của Đảng AK, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ phát triển tại các lãnh thổ nguyên thuộc Ottoman tại Trung Đông và Balkan, dựa theo thuyết "chiều sâu chiến lược", còn được gọi là chủ nghĩa Tân Ottoman. Thổ Nhĩ Kỳ duy trì lực lượng trong các sứ mệnh quốc tế dưới quyền Liên Hiệp Quốc và NATO kể từ năm 1950, bao gồm các sứ mệnh duy trì hòa bình tại Somalia và Nam Tư cũ, và hỗ trợ lực lượng liên quân trong Chiến tranh vùng Vịnh. Thổ Nhĩ Kỳ duy trì 36.000 binh sĩ tại Bắc Síp, song sự hiện diện của họ gây tranh luận, và hỗ trợ an ninh cho Kurdistan thuộc Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ triển khai binh sĩ tại Afghanistan từ năm 2001. === Quân sự === Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ gồm Lục quân, Hải quân và Không quân. Hiến binh và Tuần duyên hoạt động như các bộ phận của Bộ Nội vụ trong thời bình, song sẽ lần lượt phụ thuộc Lục quân và Hải quân trong thời chiến. Tổng tham mưu trưởng do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Hội đồng Bộ trưởng chịu trách nhiệm trước Quốc hội trong các vấn đề an ninh quốc gia và sự chuẩn bị đầy đủ của lực lượng vũ trang để bảo vệ quốc gia. Tuy nhiên, chỉ Quốc hội mới có thẩm quyền tuyên chiến và triển khai binh sĩ ra nước ngoài hay cho phép quân đội nước ngoài đồn trú tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ có lực lượng vũ trang thường trực lớn thứ nhì trong NATO, sau Quân đội Hoa Kỳ, với 495.000 binh sĩ được triển khai theo ước tính của NATO vào năm 2011. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong năm quốc gia thành viên NATO là bộ phận của chính sách chia sẻ hạt nhân của liên minh, cùng với Bỉ, Đức, Ý và Hà Lan. Tổng cộng có 90 bom hạt nhân B61 được đặt trong căn cứ không quân Incirlik, 40 trong số đó được phân cho Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trong trường hợp một xung đột hạt nhân, song việc sử dụng chúng cần phải được NATO phê chuẩn. Mọi nam công dân Thổ Nhĩ Kỳ đủ điều kiện được yêu cầu phục vụ quân đội trong một giai đoạn kéo dài từ ba tuần đến một năm, tùy theo giáo dục và công việc. Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận cự tuyệt binh dịch lương tâm và không cung cấp một thay thế dân sự cho nghĩa vụ quân sự. == Địa lý == Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia liên lục địa Á-Âu. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Á chiếm 97% diện tích toàn quốc, tách khỏi phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu qua eo biển Bosphorus, biển Marmara và eo biển Dardanelles. Phần lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ thuộc châu Âu chiếm 3% diện tích toàn quốc. Lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ dài trên 1.600 km và rộng trên 800 km, có hình dạng gần giống hình chữ nhật. Thổ Nhĩ Kỳ nằm giữa các vĩ độ 35° và 43° Bắc, và các kinh độ 25° và 45° Đông. Diện tích của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm cả mặt hồ, là 783.562 km², trong đó 755.688 km² nằm tại Tây Nam Á và 23.764 km² nằm tại châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia lớn thứ 37 thế giới xét theo diện tích. Quốc gia này có biển bao quanh tại ba mặt: biển Aegea tại phía tây, biển Đen tại phía bắc và Địa Trung Hải tại phía nam. Thổ Nhĩ Kỳ có biển Marmara tại phía tây bắc. Phần thuộc châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ là Đông Thrace, có biên giới với Hy Lạp và Bulgaria. Phần thuộc châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ là Anatolia, gồm một cao nguyên trung ương có độ cao lớn cùng các đồng bằng duyên hải hẹp, nằm giữa các dãy núi Köroğlu và Pontic tại phía bắc và Taurus tại phía nam. Miền đông của Thổ Nhĩ Kỳ có cảnh quan đồi núi hơn và là nguồn của các sông như Euphrates, Tigris và Aras, và có điểm cao nhất Thổ Nhĩ Kỳ là Núi Ararat với cao độ 5.137 m, và hồ lớn nhất toàn quốc là hồ Van. Thổ Nhĩ Kỳ được phân thành bảy khu vực điều tra nhân khẩu: Marmara, Aegea, Biển Đen, Trung Anatolia, Đông Anatolia, Đông Nam Anatolia và Địa Trung Hải. Địa hình gồ ghề tại phía bắc Anatolia dọc theo biển Đen giống như một dải dài và hẹp. Như khuynh chướng chung, cao nguyên Anatolia nội lục ngày càng gồ ghề khi đi về phía đông. Cảnh quan đa dạng của Thổ Nhĩ Kỳ là kết quả của các hoạt động địa chất phức tạp, tạo thành hình khu vực trong hàng nghìn năm và vẫn biểu thị thông qua các trận động đất khá thường xuyên và thỉnh thoảng là phun trào núi lửa. Các eo biển Bosphorus và Dardanelles xuất hiện do đường đứt gãy chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ, đường đứt gãy này là nguyên nhân dẫn đến hình thành biển Đen. Tồn tại một đường đứt gãy động đất chạy qua phía bắc của quốc gia từ tây sang đông. === Đa dạng sinh học === Hệ sinh thái đặc biệt và sự đa dạng về môi trường sống của Thổ Nhĩ Kỳ sản sinh đa dạng đáng kể về loài. Anatolia là quê hương của nhiều loài thực vật đã được canh tác để làm thực phẩm từ khi xuất hiện nông nghiệp, và các tổ tiên hoang dã của nhiều thực vật mà hiện cung cấp lương thực cho nhân loại vẫn mọc tại Thổ Nhĩ Kỳ. Tính đa dạng của động vật tại Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn lớn hơn của thực vật, số lượng loài động vật trên toàn châu Âu là khoảng 60.000; tại Thổ Nhĩ Kỳ có trên 8.000. Rừng hạt trần và rụng lá Bắc Anatolia là một hệ sinh thái bao trùm hầu hết Dãy núi Pontic tại miền bắc Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi rừng hỗn hợp Kavkaz trải rộng khắp cực đông của dãy núi. Khu vực này là nơi sống của các loại động vật hoang dã Âu-Á như cắt hỏa mai, đại bàng vàng, đại bàng đầu nâu, Clanga pomarina, gà gô Kavkaz, bạch yến trán đỏ, và Tichodroma muraria. Dải duyên hải hẹp giữa dãy núi Pontic và biển Đen có rừng rụng lá Euxine-Colchic, gồm một số trong số ít khu rừng mưa ôn đới của thế giới. Thổ Nhĩ Kỳ có 40 công viên quốc gia, 189 công viên tự nhiên, 31 khu vực bảo tồn tự nhiên, 80 khu vực bảo tồn loài hoang dã và 109 di tích tự nhiên như Công viên quốc gia lịch sử Gallipoli, Công viên quốc gia núi Nemrut, Công viên quốc gia Troy cổ đại, Công viên tự nhiên Ölüdeniz và Công viên tự nhiên Polonezköy. Ankara nổi tiếng với mèo Angora, thỏ Angora và dê Angora. Giống mèo quốc gia khác của Thổ Nhĩ Kỳ là mèo Van. Các giống chó quốc gia là chó chăn cừu Anatolia, Kangal, Malaklı và Akbaş. === Khí hậu === Các khu vực duyên hải của Thổ Nhĩ Kỳ giáp với biển Aegea và Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa, với mùa hè nóng khô và mùa đông mát ẩm. Các khu vực duyên hải giáp với biển Đen có khí hậu đại dương ôn hòa với mùa hè ấm ẩm và mùa đông lạnh ẩm. Duyên hải biển Đen của Thổ Nhĩ Kỳ nhận lượng giáng thủy lớn nhất và là khu vực duy nhất trong nước nhận được lượng giáng thủy cao suốt năm. Phần phía đông của khu vực duyên hải này nhận được lượng giáng thủy hàng năm là 2.200 milimét (87 in), cao nhất toàn quốc. Các khu vực duyên hải giáp với biển Marmara có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Địa Trung Hải ôn hòa và khí hậu đại dương ôn hòa, với mùa hè từ ấm đến nóng và tương đối khô cùng mùa mưa từ mát đến lạnh và ẩm. Tuyết rơi tại các khu vực duyên hải của biển Marmara và biển Đen hầu như tất cả mùa đông, song thường tan trong một vài ngày. Tuy nhiên, tuyết hiếm khi rơi tại các khu vực duyên hải giáp với biển Aegea và rất hiếm tại các khu vực duyên hải giáp với Địa Trung Hải. Các ngọn núi gần bờ biển ngăn các ảnh hưởng Địa Trung Hải mở rộng đến nội lục, khiến miền trung cao nguyên Anatolia có khí hậu lục địa với các mùa tương phản mạnh. Mùa đông tại phần phía đông của cao nguyên đặc biệt khắc nghiệt. Nhiệt độ −30 đến −40 °C (−22 đến −40 °F) có thể xuất hiện tại miền đông Anatolia. Tại phía tây, nhiệt độ trung bình mùa đông dưới 1 °C (34 °F). Mùa hè nóng và khô, với nhiệt độ thường trên 30 °C (86 °F) vào ban ngày. Lượng giáng thủy trung bình năm là khoảng 400 mm, thay đổi theo độ cao. Các khu vực khô nhất là đồng bằng Konya và đồng bằng Malatya, tại đó lượng mưa hàng năm thường dưới 300 mm (12 in). Tháng 5 thường là tháng mưa nhiều nhất, còn tháng 7 và tháng 8 là các tháng khô nhất. == Khu vực hành chính == Thổ Nhĩ Kỳ được chia thành 81 đơn vị hành chính cấp tỉnh (il). Mỗi tỉnh lại được chia thành các đơn vị hành chính cấp huyện (ilçe). Tỉnh thường được đặt cùng tên với thành phố thủ phủ của tỉnh đó. Một số tỉnh được công nhận là thành phố tự trị (büyükşehir belediyeleri) như Istanbul, Ankara, İzmir, Bursa, Konya, Adana. Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara, nhưng thủ đô lịch sử là İstanbul vẫn là một trung tâm văn hoá, kinh tế và tài chính quan trọng của đất nước. Các thành phố quan trọng khác gồm İzmir, Bursa, Adana, Trabzon, Malatya, Gaziantep, Erzurum, Kayseri, Kocaeli, Konya, Mersin, Eskişehir, Diyarbakır, Antalya và Samsun. Ước tính 68% dân số Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các vùng thành thị. == Kinh tế == Thổ Nhĩ Kỳ có GDP PPP lớn thứ 63 trên thế giới (2016) và GDP danh nghĩa lớn thứ 18 thế giới (2016). Thổ Nhĩ Kỳ là một trong các thành viên sáng lập của OECD và G-20. Liên minh thuế quan EU–Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1995 dẫn đến tự do hóa sâu rộng về các mức thuế, và tạo thành một trong các trụ cột quan trọng nhất trong chính sách ngoại thương của Thổ Nhĩ Kỳ. Kim ngạch xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đạt $143,5 tỷ vào năm 2011 và đạt $163 tỷ vào năm 2012 (các đối tác xuất khẩu chính vào năm 2012: Đức 8,6%, Iraq 7,1%, Iran 6,5%, Anh Quốc 5,7%, CTVQARTN 5,4%). Nhập khẩu vào năm 2012 là $229 tỷ (các đối tác nhập khẩu chính vào năm 2012: Nga 11,3%, Đức 9%, Trung Quốc 9%, Hoa Kỳ 6%, Ý 5,6%). Thổ Nhĩ Kỳ có một ngành công nghiệp ô tô lớn, sản xuất trên một triệu xe ô tô vào năm 2012, được xếp hạng là nhà sản xuất lớn thứ 16 trên thế giới. Xuất khẩu đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá US$1,2 tỷ vào năm 2011, các thị trường xuất khẩu chính là Malta, Quần đảo Marshall, Panama và Hoa Kỳ. Các xưởng đóng tàu của Thổ Nhĩ Kỳ có 15 ụ nổi trong các kích cỡ khác nhau và một ụ cạn. Tuzla, Yalova, và İzmit phát triển thành các trung tâm đóng tàu năng động. Các lĩnh vực chủ chốt khác của kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ là ngân hàng, xây dựng, thiết bị gia dụng, thiết bị điện tử, các sản phẩm lọc hóa dầu, thực phẩm, khai mỏ, gang thép, và chế tạo máy. Năm 2010, lĩnh vực nông nghiệp đóng góp 9% vào GDP, trong khi lĩnh vực công nghiệp đóng góp 26% và lĩnh vực dịch vụ đóng góp 65%. Tuy nhiên, một phần tư công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ công việc thuộc nữ giới tại Thổ Nhĩ Kỳ là 30% vào năm 2012, mức thấp nhất trong OECD. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt $8,3 tỷ vào năm 2012. Năm 2012, Fitch Group nâng hạng mức tín nhiệm đầu tư của Thổ Nhĩ Kỳ sau 18 năm; tiếp đến là Moody's nâng hạng vào tháng 5 năm 2013. Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng nhanh chóng trong hai thập niên trở lại đây, và tạo thành một bộ phận quan trọng của kinh tế. Năm 2013, 37,8 triệu du khách ngoại quốc đến Thổ Nhĩ Kỳ, biến quốc gia này thành địa điểm du lịch quốc tế phổ biến thứ sáu trên thế giới. Năm 2012, 15% lượng du khách đến từ Đức, 11% đến từ Nga, 8% đến từ Anh Quốc, 5% đến từ Bulgaria. Đầu thế kỷ 21, lạm phát cao kinh niên được đưa vào kiểm soát; điều này dẫn đến phát hành đơn vị tiền tệ mới là lira mới Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2005, để củng cố thành tựu của cải cách kinh tế và xóa những vết tích của một nền kinh tế bất ổn. Năm 2009, lira mới Thổ Nhĩ Kỳ được đổi tên lại thành lira Thổ Nhĩ Kỳ, với việc phát hành giấy bạc và đồng xu mới. Như một kết quả các cải cách kinh tế tiếp diễn, lạm phát giảm xuống 8% vào năm 2005, và tỷ lệ thất nghiệp là 10%. === Lịch sử === Trong sáu thập niên đầu của nền cộng hòa, từ 1923 đến 1983, Thổ Nhĩ Kỳ về đại thể tuân theo một cách tiếp cận gần như trung ương tập quyền với chính phủ lập kế hoạch nghiêm ngặt về ngân sách và các hạn chế do chính phủ áp đặt về ngoại thương, dòng ngoại tệ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, đến năm 1983, Thủ tướng Turgut Özal khởi xướng một loạt cải cách nhằm chuyển đổi kinh tế quốc gia từ một hệ thống tập quyền và cách ly sang mô hình tư nhân nhiều hơn, dựa trên thị trường. Các cải cách kết hợp với lượng vốn vay nước ngoài chưa từng có thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng; song sự tăng trưởng này gián đoạn do các suy thoái và khủng hoảng tài chính vào năm 1994, 1999, và 2001; kết quả là tăng trưởng GDP trung bình 4% mỗi năm từ 1981 đến 2003. Thiếu các cải cách tài chính bổ sung, kết hợp với thiếu hụt tài chính lĩnh vực công lớn và gia tăng cùng tham nhũng phổ biến, dẫn đến lạm phát cao, một lĩnh vực ngân hàng yếu kém và gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô. Kể từ khủng hoảng kinh tế năm 2001 và các cải cách do Bộ trưởng Tài chính đương thời Kemal Derviş khởi xướng, lạm phát giảm xuống một con số, niềm tin của các nhà đầu tư và đầu tư nước ngoài tăng mạnh, và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống. Thổ Nhĩ Kỳ từng bước mở cửa thị trường của mình thông qua các cải cách kinh tế bằng cách giảm kiểm soát của chính phủ trong ngoại thương và đầu tư và tư nhân hóa các ngành thuộc sở hữu công, và tự do hóa nhiều lĩnh vực để tư nhân và nước ngoài tham dự tiếp tục nằm trong tranh luận chính trị. Tỷ lệ nợ công so với GDP đạt đỉnh là 75,9% trong suy thoái vào năm 2001, giảm xuống còn 26,9% vào năm 2013. Tăng trưởng GDP thực từ 2002 đến 2007 trung bình đạt 6,8% mỗi năm, biến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, tăng trưởng giảm còn 1% vào năm 2008, và đến năm 2009 thì kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, với GDP suy giảm 5%. Kinh tế được ước tính lại tăng trưởng 8% vào năm 2010. Theo dữ liệu của Eurostat, GDP/người của Thổ Nhĩ Kỳ điều chỉnh theo tiêu chuẩn sức mua đạt 52% trung bình EU vào năm 2011. === Cơ sở hạ tầng === Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ có 98 cảng hàng không, trong đó có 22 cảng hàng không quốc tế. Tính đến năm 2014, sân bay Istanbul Atatürk là sân bay nhộn nhịp thứ 13 trên thế giới, phục vụ trên 31 triệu hành khách từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2014. Turkish Airlines là hãng hàng không quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1933, được Skytrax chọn là hãng hàng không tốt nhất châu Âu trong bốn năm liên tiếp 2011, 2012, 2013 và 2014. Năm 2014, hệ thống đường bộ của Thổ Nhĩ Kỳ dài 65.623 kilômét (40.776 mi). Tổng chiều dài hệ thống đường sắt là 10.991 km vào năm 2008, bao gồm 2.133 km đường sắt điện khí hóa và 457 km đường sắt cao tốc. Năm 2008, Thổ Nhĩ Kỳ có 7.555 kilômét (4.694 mi) đường ống dẫn khí đốt tự nhiên và 3.636 kilômét (2.259 mi) đường ống dầu qua lãnh thổ. Đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan là đường ống dầu dài thứ hai trên thế giới. Dòng chảy Xanh Lam dẫn khí đốt tự nhiên từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ, công suất của đường ống cho phép Thỏ Nhĩ Kỳ bán lại khí đốt của Nga sang châu Âu. Năm 2013, mức tiêu thụ năng lượng của Thổ Nhĩ Kỳ là 240 nghìn tỉ kwh. Do Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu 7% nguồn năng lượng vào năm 2013, chính phủ quyết định đầu tư cho năng lượng nguyên tử để giảm lượng nhập khẩu. Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng trực tiếp và có năng lực cao thứ năm về địa nhiệt trên thế giới. == Nhân khẩu == Dựa theo hệ thống ghi chép dân số dựa theo địa chỉ của Thổ Nhĩ Kỳ, dân số toàn quốc là 74,7 triệu vào năm 2011, gần ba phần tư trong đó cư trú tại thành thị. Theo ước tính năm 2011, dân số tăng trưởng 1,35%/năm. Thổ Nhĩ Kỳ có mật độ dân số trung bình là 97 người/km². Năm 2009, người trong nhóm tuổi 15-64 cấu thành 67,4% tổng dân số; nhóm tuổi 0–14 chiếm 25,3%; trong khi nhóm tuổi từ 65 trở lên chiếm 7,3%. Năm 1927, khi điều tra nhân khẩu chính thức đầu tiên được tiến hành tại nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, dân số là 13,6 triệu. Thành phố lớn nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul, đây cũng là thành phố lớn nhất châu Âu xét theo dân số, và là thành phố lớn thứ ba tại châu Âu theo kích thước. Điều 66 của Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ định nghĩa một người Thổ Nhĩ Kỳ là "bất kỳ ai rằng buộc với quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ thông qua quan hệ công dân"; do đó về pháp lý thì thuật ngữ người Thổ Nhĩ Kỳ là một công dân Thổ Nhĩ Kỳ, khác biệt với định nghĩa dân tộc. Đa số cư dân Thổ Nhĩ Kỳ thuộc dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, họ được ước tính chiếm 70-75% dân số. Không có dữ liệu đáng tin cậy về thành phần dân tộc do điều tra nhân khẩu tại Thổ Nhĩ Kỳ không bao gồm số liệu về dân tộc. Ba nhóm thiểu số được chính thức công nhận theo Hiệp ước Lausanne là người Armenia, người Hy Lạp và người Do Thái. Các dân tộc khác gồm có người Albania, người Ả Rập, người Azeri, người Bosnia, người Circassia, người Gruzia, người Laz, người Ba Tư, người Pomak (Bulgaria), và người Di-gan. Người Kurd là một dân tộc riêng biệt, tập trung chủ yếu tại các tỉnh đông nam của Thổ Nhĩ Kỳ, họ là nhóm thiểu số lớn nhất và chiếm khoảng 18% dân số toàn quốc. Các nhóm thiểu số khác ngoài người Kurd được cho là chiếm 7-12% dân số. Các dân tộc thiểu số ngoài ba dân tộc được công nhận chính thức như kể trên không có bất kỳ quyền lợi thiểu số nào. Bản thân thuật ngữ "thiểu số" vẫn là một vấn đề nhạy cảm tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên bị chỉ trích vì cách họ đối đãi với các cộng đồng thiểu số. Mặc dù các dân tộc thiểu số không được công nhận, song nhà nước vận hành Công ty Phát thanh và Truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, phát sóng các chương trình truyền hình và phát thanh bằng các ngôn ngữ thiểu số. 2,5% dân số là các di dân quốc tế và Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận trên một triệu người tị nạn Syria từ khi Nội chiến Syria bắt đầu. Ngôn ngữ chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của khoảng 85% dân số. Khoảng 12% dân số nói tiếng Kurd như tiếng mẹ đẻ. Tiếng Ả Rập và tiếng Zaza là các ngôn ngữ mẹ đẻ của mỗi hơn 1% dân số, và một vài ngôn ngữ khác là ngôn ngữ mẹ đẻ của các bộ phận cư dân nhỏ hơn. === Tôn giáo === Thổ Nhĩ Kỳ là một quốc gia thế tục không có quốc giáo chính thức; Hiến pháp Thổ Nhĩ Kỳ quy định về tự do tôn giáo và lương tâm. Vị thế của tôn giáo đã là một vấn đề tranh luận trong nhiều năm kể từ khi các chính đảng Hồi giáo hình thành. Trong nhiều thập niên, việc mặc hijab bị cấm chỉ trong trường học và tòa nhà chính phủ do nó được nhận định là một biểu tượng của Hồi giáo chính trị. Tuy nhiên, lệnh cấm bị bãi bỏ khỏi các đại học vào năm 2011, và khỏi các tòa nhà chính phủ vào năm 2013, và khỏi các trường phổ thông vào năm 2014. Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế tại Thổ Nhĩ Kỳ với 99,8% cư dân đăng ký là tín đồ Hồi giáo. trong khi một số nguồn đưa ra một ước tính thấp hơn là 96,4%, trong đó giáo phái phổ biến nhất là phái Hanafi của Hồi giáo Sunni. Quyền lực tôn giáo Hồi giáo tối cao thuộc về Chủ tịch sự vụ tôn giáo (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Diyanet İşleri Başkanlığı); chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của khoảng 80.000 thánh đường có đăng ký trên toàn quốc và sử dụng các imam địa phương và cấp tỉnh. Các nguồn hàn lâm đề xuất số tín đồ phái Alevi có thể là từ 15 đến 20 triệu, và theo tạp chí Aksiyon thì số lượng tín đồ phái Imamiyyah (bao gồm Alevi) thuộc Hồi giáo Shia là 3 triệu (4,2%). Thổ Nhĩ Kỳ cũng có một số tín đồ phái Sufi của Hồi giáo. Khoảng 2% cư dân Thổ Nhĩ Kỳ là người Hồi giáo phi giáo phái. Tỷ lệ cư dân phi Hồi giáo tại Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 19% vào năm 1914 xuống 2,5% vào năm 1927, do các sự kiện có tác động đáng kể đến cấu trúc nhân khẩu quốc gia, như diệt chủng người Armenia, trao đổi cư dân giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, và sự di cư của những người phi Hồi giáo ra ngoại quốc vốn thực sự khởi đầu vào cuối thế kỷ 19 và tăng tốc vào một phần tư đầu của thế kỷ 20, đặc biệt là trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và sau Chiến tranh Thổ Nhĩ Kỳ giành độc lập. Hiện nay có hơn 120.000 người là tín đồ của các giáo phái Cơ Đốc giáo khác nhau, chiếm dưới 0,2% cư dân Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó ước tính có 80.000 tín đồ Chính thống giáo Cổ Đông phương, 35.000 tín đồ Công giáo La Mã, 18.000 người Hy Lạp Antioch, 5.000 tín đồ Chính thống giáo Hy Lạp và lượng nhỏ tín đồ Tin Lành. Giáo hội Chính thống giáo Đông phương có trụ sở tại Istanbul từ thế kỷ 4. Thổ Nhĩ Kỳ có 26.000 cư dân là người Do Thái, đại đa số họ thuộc nhánh Sephardi. === Giáo dục === Bộ Giáo dục Quốc dân chịu trách nhiệm về giáo dục tiền đại học. Giáo dục phổ thông là bắt buộc và kéo dài trong 12 năm: bốn năm cho mỗi cấp tiểu học, sơ trung và cao trung. Có dưới một nửa người Thổ Nhĩ Kỳ trong độ tuổi 25-34 hoàn thành một bậc trung học, so với tỷ lệ trung bình trên 80% của OECD. Giáo dục cơ bản tại Thổ Nhĩ Kỳ được nhận định là tụt hậu so với các quốc gia OECD khác, với khác biệt đáng kể. Khả năng tiếp cận trường học chất lượng cao phụ thuộc nhiều vào thành tích trong các kỳ thi nhập học cấp sơ trung, do vậy một số học sinh bắt đầu tham dự các lớp học gia sư từ khi 10 tuổi. Tỷ lệ người trưởng thành biết chữ vào năm 2011 là 94,1%; 97,9% đối với nam giới và 90,3% đối với nữ giới. Đến năm 2011, Thổ Nhĩ Kỳ có 166 đại học. Nhập học giáo dục bậc đại học phụ thuộc vào kết quả khảo thí tuyển chọn ÖSS. Năm 2008, hạn ngạch tiếp nhận sinh viên là 600.000, trong khi có 1.700.000 tham dự thi ÖSS vào năm 2007. Ngoại trừ khoa giáo dục mở tại Đại học Anadolu, nhập học được quy định theo khảo thí ÖSS quốc gia, sau khi thi các học sinh tốt nghiệp cao trung được phân vào các đại học theo thành tích của họ. Theo Xếp hạng đại học thế giới năm 2012–2013 của Times Higher Education, đại học đứng đầu tại Thổ Nhĩ Kỳ là Đại học Kỹ thuật Trung Đông, tiếp sau là Đại học Bilkent và Đại học Koç, Đại học Kỹ thuật Istanbul và Đại học Boğaziçi. == Văn hóa == Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ rất đa dạng, là một sự pha trộn của các yếu tố khác nhau đến từ văn hóa và truyền thống Thổ Oğuz, Anatolia, Ottoman (tiếp nối văn hóa Hy-La và Hồi giáo) và phương Tây- bắt đầu khi Ottoman Tây hóa và vẫn tiếp tục cho đến nay. Nguồn gốc của sự pha trộn này bắt đầu khi dân tộc và văn hóa Thổ tiếp xúc với văn hóa của các dân tộc cư trú trên hành trình mà họ di cư từ Trung Á về phía tây. Văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là một sản phẩm của các nỗ lực kiến thiết một quốc gia phương Tây "hiện đại", trong khi duy trì tôn giáo truyền thống và các giá trị lịch sử. === Nghệ thuật === Hội họa Thổ Nhĩ Kỳ theo quan niệm phương Tây phát triển tích cực bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Các bài học hội họa đầu tiên được đưa vào trong chương trình của thể chế mà nay là Đại học Kỹ thuật Istanbul vào năm 1793, chủ yếu cho các mục đích kỹ thuật. Đến cuối thế kỷ 19, hình tượng nhân vật trong quan niệm phương Tây được xác lập trong hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là với Osman Hamdi Bey. Nằm trong các xu hướng đương thời, chủ nghĩa ấn tượng xuất hiện sau đó với Halil Paşa. Các họa sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trẻ tuổi được cử đến châu Âu vào năm 1926 và được truyền cảm hứng từ các xu hướng đương thời như dã thú, lập thể và thậm chí là biểu hiện. "Nhóm D" gồm các họa sĩ mà đứng đầu là Abidin Dino, Cemal Tollu, Fikret Mualla, Fahrünnisa Zeid, Bedri Rahmi Eyüboğlu, Adnan Çoker và Burhan Doğançay giới thiệu một số xu hướng đã tồn tại bên phương Tây trong hơn ba thập niên. Các phong trào quan trọng khác trong hội họa Thổ Nhĩ Kỳ là "Yeniler Grubu" vào cuối thập niên 1930; "On'lar Grubu" trong thập niên 1940; "Yeni Dal Grubu" trong thập niên 1950; "Siyah Kalem Grubu" trong thập niên 1960. Sự tương tác giữa Ottoman và thế giới Hồi giáo cùng châu Âu góp phần vào sự pha trộn các truyền thống Thổ, Hồi giáo, và châu Âu trong âm nhạc và văn học Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Văn học Thổ Nhĩ Kỳ chịu tác động mạnh từ văn học Ba Tư và Ả Rập trong hầu hết thời kỳ Ottoman. Các cải cách Tanzimat đưa đến các thể loại của văn học phương Tây mà người Thổ chưa được biết đến trước đó, chủ yếu là tiểu thuyết và truyện ngắn. Nhiều tác gia trong thời kỳ Tanzimat đồng thời viết trong vài thể loại: như nhà thơ Nâmık Kemal cũng sáng tác tiểu thuyết trọng yếu mang tên İntibâh vào năm 1876. Hầu hết căn nguyên của văn học Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại được hình thành từ năm 1896 đến năm 1923. Về đại thể, có ba phong trào văn học chủ yếu trong thời kỳ này: Phong trào Edebiyyât-ı Cedîde (tân văn); Fecr-i Âtî (bình minh tương lai); và Millî Edebiyyât (quốc văn). Bước đi cấp tiến đầu tiên về cách tân trong thi đàn Thổ Nhĩ Kỳ là của Nâzım Hikmet, ông đưa vào phong cách thơ tự do. Cuộc cách mạng khác trong thi đàn Thổ Nhĩ Kỳ đến vào khoảng năm 1941 cùng với Phong trào Garip. Tiểu thuyết gia người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk nhận giải Nobel Văn học năm 2006. Thổ Nhĩ Kỳ có văn hóa vũ điệu dân gian đa dạng. Hora được biểu diễn tại Đông Thrace; Zeybek tại khu vực Aegea, Nam Marmara và Đông-Trung Anatolia; Teke tại khu vực Tây Địa Trung Hải; Kaşık Oyunları và Karşılama tại Tây-Trung Anatolia, Tây Hắc Hải, Nam Marmara và Đông Địa Trung Hải; Horon tại khu vực Trung và Đông Hắc Hải; Halay tại Đông Anatolia và Trung Anatolia; và Bar cùng Lezginka tại Đông Bắc Anatolia. === Kiến trúc === Kiến trúc của người Thổ Seljuk kết hợp các yếu tố và đặc điểm của kiến trúc Thổ Trung Á với kiến trúc Ba Tư, Ả Rập, Armenia, và Byzantine. Chuyển biến từ kiến trúc Seljuk sang kiến trúc Ottoman dễ nhận thấy nhất là tại Bursa, đây là kinh đô của Ottoman từ năm 1335 đến năm 1413. Sau khi Ottoman chinh phục Constantinopolis (Istanbul) vào năm 1453, kiến trúc Ottoman chịu ảnh hưởng đáng kể từ kiến trúc Byzantine. Cung điện Topkapı tại Istanbul là một trong các mẫu nổi tiếng nhất về kiến trúc Ottoman cổ điển và là dinh thự chính của các Sultan trong khoảng 400 năm. Mimar Sinan là kiến trúc sư tối quan trọng của thời kỳ cổ điển trong lịch sử kiến trúc Ottoman. Ông là kiến trúc sư trưởng của ít nhất 374 tòa nhà được xây tại nhiều tỉnh của Đế quốc trong thế kỷ 16. Kể từ thế kỷ 18, kiến trúc Thổ Nhĩ Kỳ chịu ảnh hưởng ngày càng tăng từ các phong cách châu Âu, và điều này có nhận thấy cụ thể trong các tòa nhà thời kỳ Tanzimat của Istanbul như các cung điện Dolmabahçe, Çırağan, Feriye, Beylerbeyi, Küçüksu, Ihlamur và Yıldız. Các nhà bên bờ biển (yalı) tại eo biển Bosphorus cũng phản ánh pha trộn giữa các phong cách Ottoman cổ điển và châu Âu trong thời kỳ đó. Phong trào kiến trúc quốc gia thứ nhất vào đầu thế kỷ 20 tìm cách tạo một kiến trúc mới, dựa trên các motif từ kiến trúc Seljuk và Ottoman. Phong trào cũng được gán cho tên Tân cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ hay Phục hưng kiến trúc quốc gia. Các kiến trúc sư hàng đầu trong phong trào này là Vedat Tek, Mimar Kemaleddin Bey, Arif Hikmet Koyunoğlu và Giulio Mongeri. Các tòa nhà nổi bật từ thời kỳ này là Bưu điện Lớn tại Istanbul (1905–1909), Chung cư Tayyare (1919–1922), hay trụ sở đầu tiên của Türkiye İş Bankası tại Ankara (1926–1929), Bebek Mosque, === Thể thao === Môn thể thao phổ biến nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ là bóng đá. Câu lạc bộ Galatasaray giành chiến thắng tại UEFA Cup và UEFA Super Cup năm 2000. Đội tuyển bóng đá quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ ba và giành huy chương đồng tại Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 và tại Cúp Liên đoàn các châu lục 2003; trong khi cũng vào đến bán kết tại Giải vô địch bóng đá châu Âu 2008. Các môn thể thao chủ lưu khác như bóng rổ và bóng chuyền cũng phổ biến tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đội tuyển bóng rổ nam quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ xếp thứ nhì và giành huy chương bạc tại Giải vô địch bóng rổ thế giới 2010 và tại Giải bóng rổ châu Âu 2001, cả hai giải đều được tổ chức tại Thổ Nhĩ Kỳ. Câu lạc bộ bóng rổ Anadolu Efes S.K. vô địch tại Giải Korać 1995-1996, xếp thứ nhì tại Cúp Saporta 1992–93, xếp thứ ba tại Euroleague và Suproleague 2000-2001. Đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ giành huy chương bạc tại Giải vô địch châu Âu 2003, giành huy chương đồng tại Giải vô địch châu Âu 2011 và 2012 FIVB World Grand Prix. Họ cũng giành huy chương vàng (2005), huy chương bạc (1987, 1991, 1997, 2001, 2009, 2013) và huy chương đồng (1993) tại Đại hội Thể thao Địa Trung Hải. Môn thể thao truyền thống quốc gia của Thổ Nhĩ Kỳ là yağlı güreş (đấu vật ngâm dầu) từ thời kỳ Ottoman. Thành phố Edirne tổ chức thi đấu vật ngâm dầu thường niên Kırkpınar kể từ năm 1361. Các thể thức đấu vật quốc tế do FILA quản lý như đấu vật tự do và đấu vật cổ điển cũng phổ biến, các đô vật người Thổ Nhĩ Kỳ giành được nhiều danh hiệu ở tầm châu Âu, thế giới, và Thế vận hội cả ở nội dung cá nhân và đội tuyển quốc gia. === Ẩm thực === Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ được cho là một trong các nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên thế giới, sự phổ biến của nó phần lớn là do ảnh hưởng văn hóa của Ottoman và một phần là nhờ ngành du lịch có quy mô lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ phần lớn là di sản của ẩm thực Ottoman- một sự hợp nhất và chắt lọc các nền ẩm thực Trung Á, Kavkaz, Trung Đông, Địa Trung Hải và Balkan. Vị trí địa lý nằm giữa phương Đông và Địa Trung Hải giúp cho người Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn kiểm soát các tuyến đường mậu dịch lớn, và có một môi trưởng lý tưởng cho thực vật và động vật phát triển. Ẩm thực Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập từ giữa thập niên 1400, lúc khởi đầu Ottoman. Salad sữa chua, cá ngâm dầu ô liu, và các loại rau nhồi và bao trở thành các sản phẩm chủ yếu của Thổ Nhĩ Kỳ. Đế quốc cuối cùng trải rộng từ Áo đến Bắc Phi, sử dụng các đạo lộ và thủy lộ của mình để nhập khẩu các nguyên liệu ngoại lai từ khắp nơi trên thế giới. Đến cuối thập niên 1500, triều đình Ottoman có trên 1.400 đầu bếp nội trú và thông qua các luật quy định tính tươi nguyên của thực phẩm. Từ khi Đế quốc sụp đổ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất và nước Cộng hòa Thổ Nhì Kỳ được thành lập, các thực phẩm ngoại quốc như xốt hollandaise Pháp và thực phẩm ăn nhanh phương Tây trở thành đồ ăn thường nhật của người Thổ Nhĩ Kỳ. === Truyền thông === Hàng trăm kênh truyền hình, hàng nghìn đài phát thanh địa phương và quốc gia, cùng báo chí, một ngành điện ảnh phong phú và sinh lợi, phát triển nhanh chóng của internet băng thông rộng tạo một ngành truyền thông sôi động tại Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2003, tổng cộng có 257 đài truyền hình và 1.100 đài phát thanh được cấp phép hoạt động, và các đài khác hoạt động mà không được cấp phép. Trong số các đài được cấp phép, có 16 đài truyền hình và 36 đài phát thanh tiếp cận khán giả toàn quốc. Đa số khán giả được phân chia giữa đài công cộng TRT và các kênh kiểu mạng lưới như Kanal D, Show TV, ATV và Star TV. Truyền thông quảng bá có độ thâm nhập rất cao do các hệ thống chảo vệ tinh và cáp hiện hữu rộng rãi. Hội đồng Tối cao Phát thanh và Truyền hình là một thể chế của chính phủ có trách nhiệm quản lý truyền thông quảng bá. Tính theo lưu thông, các nhật báo phổ biến nhất là Zaman, Posta, Hürriyet, Sözcü, Sabah và Habertürk. Phim truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở nên phổ biến bên ngoài biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, và nằm trong các mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của quốc gia cả về lợi nhuận và các quan hệ công chúng. Freedom House xếp hạng truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ là không tự do. == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Tổng thể Mục “Turkey” trên trang của CIA World Factbook. Hồ sơ Thổ Nhĩ Kỳ từ BBC News Thổ Nhĩ Kỳ tại Encyclopædia Britannica Thổ Nhĩ Kỳ từ UCB Libraries GovPubs Thổ Nhĩ Kỳ tại DMOZ Dữ liệu địa lý liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ tại OpenStreetMap Chính phủ Trang thông tin chính thức của Tổng thống nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Trang thông tin chính thức của Hội nghị Đại Quốc dân Thổ Nhĩ Kỳ Du lịch Wikimedia Atlas của Turkey, có một số bản đồ liên quan đến Turkey. Cổng thông tin du lịch chính thức Thổ Nhĩ Kỳ Trang thông tin chính thức của Bộ Văn hóa và Du lịch Hồ sơ Thổ Nhĩ Kỳ từ UNESCO Hồ sơ Thổ Nhĩ Kỳ từ Lonely Planet Kinh tế Trang thông tin chính thức của Bộ trưởng Bộ Kinh tế
hoàng hiệp.txt
Hoàng Hiệp (1 tháng 10 năm 1931 - 9 tháng 1 năm 2013) là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc cách mạng Việt Nam, với nhiều tác phẩm phản ánh những giai đoạn thay đổi của dân tộc Việt Nam trong thế kỉ 20. Âm nhạc của ông là sự hài hòa giữa âm hưởng trữ tình lãng mạn và hào hùng cách mạng. Ông cũng là một trong những nhạc sĩ phổ thơ xuất sắc. Ông cũng từng là Tổng thư ký Hội âm nhạc Thành phố Hồ Chí Minh. Với những công hiến to lớn cho sự nghiệp cách mạng và nền âm nhạc nước nhà, ông đã được tặng thưởng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật (đợt 2, năm 2000). == Tiểu sử == Ông tên thật là Lưu Trần Nghiệp, bút danh là Lưu Nguyễn. Ông sinh ngày 01/10/1931 ở xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang. Ông tham gia cách mạng vào năm 1945, tham gia vào đoàn Tuyên truyền lưu động Long Xuyên, sau chuyển về đoàn văn công và phân hội Văn nghệ Long Châu Hà. Hoàng Hiệp bắt đầu sáng tác từ năm 1948, tuy nhiên những tác phẩm thật sự để đời của ông chỉ xuất hiện trong những giai đoạn sáng tác sau đó vài thập kỷ. Việc tập kết ra miền Bắc như một khởi điểm cho cảm hứng của người nhạc sĩ Nam bộ. Năm 1957 bài hát Câu hò bên bờ Hiền Lương ra đời chung với nhạc sĩ Đằng Giao là điểm khởi đầu cho sự nghiệp sáng tác chuyên nghiệp của Hoàng Hiệp. Trong vòng 20 năm sống ở Hà Nội cho đến 1975, ông đã viết hơn 100 bài hát, nhiều bài trong đó là những tiêu biểu cho dòng nhạc cách mạng thời kì chống Mỹ như Lá đỏ, Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, Cô gái vót chông hay Ngọn đèn đứng gác. Sau 1975 Hoàng Hiệp trở về miền Nam. Ông về công tác tại Nhà xuất bản Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh, sau chuyển sang Hội âm nhạc thành phố và một thời gian làm Tổng thư ký Hội. Dấu ấn của thời kỳ sáng tác này, bên cạnh những tình ca Con đường có lá me bay (1977), Mùa chim én bay, Em vẫn đợi anh về, Nơi anh gặp em (bài hát trong phim Tội lỗi cuối cùng) nổi lên một tác phẩm không chỉ là tâm sự của riêng ông về miền Bắc mà đã trở thành một phần không thể thiếu trong những ký ức về thủ đô. Những ca khúc của ông thường mang âm hưởng dân ca, trữ tình, dễ nhớ, dễ xúc động. Bài hát Nhớ về Hà Nội của Hoàng Hiệp là một tác phẩm xuất sắc của dòng nhạc đương đại những năm cuối thế kỷ 20 về tình yêu thành phố bên bờ sông Hồng nơi qua đi một phần tuổi trẻ của tác giả. Đây cũng là một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về Hà Nội. Ngoài sáng tác ca khúc, Hoàng Hiệp còn viết nhạc cho kịch nói như: Người ven đô, Màu giấy mới, Xa thành phố yêu dấu...; nhạc cho các vở cải lương Thái hậu Dương Vân Nga, Tiền và Nghĩa; viết nhạc cho phim truyện và phim tài liệu: Cánh đồng mơ ước, Bản nhạc người tù, Mùa gió chướng, Nơi gặp gỡ của tình yêu, Biệt động Sài Gòn... Ông còn là dịch giả cuốn Nhạc lý cơ bản của Spasspbine, và là tác giả của nhiều sách giáo khoa âm nhạc. Năm 2000, Hoàng Hiệp được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật cho các tác phẩm: Câu hò bên Bến Hiền Lương, Cô gái vót chông, Ngọn đèn đứng gác, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Viếng Lăng Bác, Nhớ về Hà Nội. Ông mất lúc 12 giờ 45 phút ngày 09 tháng 01 năm 2013 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, vào ngày 8-1 ông được nhận Huy hiệu 65 tuổi Đảng được trao tặng ngay tại bệnh viện. == Người phổ nhạc cho thơ == Ngoài các ca khúc như "Nhớ về Hà Nội", "Câu hò bên bờ Hiền Lương" tự viết lời riêng thì Hoàng Hiệp chủ yếu là phổ nhạc cho thơ . Ví dụ như Ngọn đèn đứng gác (thơ Chính Hữu), Đất quê ta mênh mông (thơ Dương Hương Ly), Nghe hò đêm bốc vác, Qua cầu Tuỳ Cốc, Trường Sơn đông - Trường Sơn tây, Tiểu đội xe không kính (thơ Phạm Tiến Duật), Như lá (thơ Lâm Thị Mỹ Dạ), Em vẫn đợi anh về (thơ Lê Giang), Con đường có lá me bay, Mùa chim én bay (thơ Diệp Minh Tuyền)... == Các sáng tác == Câu hò bên bờ Hiền Lương Chiều ấy Con đường có lá me bay Cô gái vót chông Đánh mất Đất mũi Cà Mau Đất quê ta mênh mông Đồng đội Em vẫn đợi anh về Hoa hồng Khúc thơ tình cho người lính biển Lá Đỏ Mùa chim én bay Ngọn đèn đứng gác Nhớ về Hà Nội Nơi anh gặp em Phố tôi có một anh chàng Sao anh không kể Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây (Sáng tác thơ: Phạm Tiến Duật năm 1969; Phổ nhạc: Hoàng Hiệp năm 1971). Thành phố tôi yêu Trở về dòng sông tuổi thơ Về phía ấy tình yêu Vào lăng viếng Bác == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nhạc sĩ Hoàng Hiệp trên trang chủ của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Tin buồn: Nhạc sĩ Hoàng Hiệp qua đời, Hội Âm nhạc TP Hồ Chí Minh, 9 tháng 1 năm 2013
thức ăn nhanh.txt
Thức ăn nhanh (tiếng Anh gọi là fast food), là thuật ngữ chỉ thức ăn có thể được chế biến và phục vụ cho người ăn rất nhanh chóng. Trong khi bất kỳ bữa ăn với ít thời gian chuẩn bị có thể được coi là thức ăn nhanh, thông thường thuật ngữ này nói đến thực phẩm được bán tại một nhà hàng hoặc cửa hàng với các thành phần làm nóng trước hoặc được nấu sẵn, và phục vụ cho khách hàng trong một hình thức đóng gói mang đi. Thuật ngữ fast food đã được công nhận trong từ điển tiếng Anh Merriam - Webster năm 1951. Cửa hàng có thể được viết tắt hoặc các quán, có thể có hoặc không có chỗ ngồi cho thực khách, hay nhà hàng thức ăn nhanh (còn gọi là nhà hàng phục vụ nhanh chóng). Hoạt động nhượng quyền thương mại là một phần của chuỗi nhà hàng có thực phẩm được tiêu chuẩn hóa được vận chuyển đến các nhà hàng từ các địa điểm trung tâm. Các yêu cầu về vốn tham gia vào việc mở một nhà hàng thức ăn nhanh không nhượng quyền thương mại tương đối thấp. Nhà hàng phục vụ thực khách ngồi ăn có tỷ lệ cao hơn nhiều, nơi mà khách hàng có xu hướng ngồi và có đơn đặt hàng của họ mang lại cho họ trong một bầu không khí dường như cao cấp hơn, có thể được biết đến trong một số lĩnh vực như Quán ăn nhanh. Nó là sản phẩm của văn hóa và ẩm thực phương Tây nhưng được du nhập vào Việt Nam, trở nên thịnh hành ở các đô thị kèm với nhiều công ty kinh doanh chủ yếu của nước ngoài, đe dọa ẩm thực và nông sản Việt. == Một số thương hiệu quán ăn nhanh == McDonald's Yum! Brands Lotteria KFC Popeyes Louisiana Kitchen == Tham khảo ==
danh sách động cơ máy bay.txt
Danh sách các động cơ máy bay: == Động cơ pít tông == === Hai kỳ và bốn kỳ === == Động cơ phản lực == === Turbofan === === Turbojet === === Turboprop === === Turboshaft === == Động cơ rốc két == == Tham khảo ==
thời kỳ minh trị.txt
Thời kỳ Meiji (明治時代, Minh Trị thời đại), hay Thời đại Minh Trị, là thời kỳ 45 năm dưới triều Thiên hoàng Minh Trị, theo lịch Gregory, từ 23 tháng 10 năm 1868 (tức 8 tháng 9 âm lịch năm Mậu Thìn) đến 30 tháng 7 năm 1912. Trong thời kỳ này, Nhật Bản bắt đầu công cuộc hiện đại hóa và vươn đến vị thế cường quốc trên thế giới. Sau khi Thiên hoàng Minh Trị qua đời năm 1912, Thiên hoàng Đại Chính kế vị ngai vàng, do đó bắt đầu thời kỳ Đại Chính. == Nhật hoàng và cuộc Minh Trị Duy tân == Ngày 3 tháng 2 năm 1867, Thiên hoàng Hiếu Minh qua đời, hoàng tử Mutsuhito 16 tuổi lên thay, một thời kỳ mới bắt đầu - thời kỳ Minh Trị. Nhật hoàng khôi phục uy quyền năm 1868 chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ Tokugawa. Cải cách đầu tiên là việc tuyên cáo lời thề Ngũ cá điều ngự thệ văn năm 1868, một lời tuyên bố chung về mục đích của triều đình Minh Trị để củng cố sĩ khí và giành được sự ủng hộ tài chính cho chính phủ mới. Những điều khoản của nó bao gồm: Thành lập các hội đồng thảo luận. Mọi tầng lớp đều tham gia vào việc tiến hành các sự vụ quốc gia. Bãi bỏ luật điều chỉnh chi tiêu và hạn chế tầng lớp trong việc thuê mướn. Thay thế các phong tục xấu xa bằng các điều luật công bằng của tự nhiên và Một cuộc tìm kiếm quốc tế tri thức để củng cố nền tảng thống trị của Đế quốc. Ẩn ý trong 5 lời tuyên thệ này là chấm dứt quyền thống trị chính trị độc quyền của Shogun và hướng đến sự tham dự dân chủ trong chính phủ. Để thực hiện 5 lời thề, bản Hiến pháp 11 điều được ban hành. Bên cạnh việc thành lập Hội đồng Quốc gia, các thực thế pháp lý, và hệ thống đẳng cấp quý tộc và viên chức, nó giới hạn nhiệm kỳ 4 năm, cho phép nhân dân bầu cử, ban hành hệ thống thuế mới, và quy định hệ thống hành chính địa phương mới. Chính phủ Minh Trị đảm bảo với các cường quốc rằng họ sẽ thực hiện các điều ước cũ đã được Mạc phủ đàm phán và thông báo họ sẽ hành động phù hợp với luật pháp quốc tế. Mutsuhito, người mà Triều đại của ông sẽ kéo dài cho đến năm 1912, chọn một niên hiệu mới— Minh Trị (Meiji) — để đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong lịch sử. Để nhấn mạnh hơn nữa trật tự mới, thủ đô được dời khỏi Kyoto, nơi đã đóng đo từ năm 794, đến Tokyo (Đông Kinh), tên mới của Edo. Trong một bước đi quan trọng cho việc củng cố Triều đại mới, phần lớn các daimyo tự nguyện dân nộp đất đai và số liệu về dân số cho Nhật hoàng trong cuộc giải thể hệ thống phiên, biểu tượng cho việc đất đai và dân số nay đã đặt dưới phạm vi quyền lực của Nhật hoàng. Được xác nhận ví trí cha truyền con nối của mình, các daimyo trở thành Thống đốc, và chính quyền trung ương thừa nhận các chi tiêu hành chính của họ và việc trả lương cho samurai. Các phiên được thay thế bằng tỉnh năm 1871, và quyền lực tiếp tục rơi về tay chính quyền trung ương. Các quan chức từ các phiên được ân sủng trước đó, ví dụ như Satsuma, Chōshū, Tosa, và Hizen, được chọn làm các Bộ trưởng mới. Các quý tộc trong triều vốn ít được ân sủng trước kia và các samurai cấp thấp nhưng từ gốc rễ thay thế những người được Mạc phủ bổ nhiệm, daimyo, và các quý tộc cũ trong triều, trở thành tầng lớp thống trị mới. Minh Trị phục quyền cố gắng Nhật hoàng trở lại vị trí nổi trội, cố gắng đưa Thần đạo trở thành quốc giáo như 1.000 năm trước. Vì Thần đạo và Phật giáo đã hòa trộn thành một niềm tin tổng hợp trong gần 1.000 năm trước đó, một Quốc gia Thần đạo mới được xây dựng để phục vụ mục đích này. Cơ quan thờ phụng Thần đạo được thành lập, về mặt quan trọng thì còn hơn cả Hội đồng Quốc gia. Tư tưởng Quốc thể của trường Mito được nắm lấy, và nguồn gốc thần thánh của Hoàng gia Nhật Bản được nhấn mạnh. Chính quyền ủng hộ các giáo viên Shinto, một bước chuyển nhỏ nhưng quan trọng. Mặc dù Cơ quan thờ phụng Thần đạo bị hạ cấp năm 1872, và đến năm 1877 Nội vụ tỉnh kiểm soát tất cả các đến thờ Thần đạo và các giáo phái Thần đạo chủ yếu nhận được sự công nhân quốc gia. Thần đạo được giải thoát khỏi sự bó buộc của Phật giáo và những giá trị của nó được phục hồi. Mặc dù Phật giáo chịu nhiều thiệt hai do sự ủng hộ mang tính quốc gia cho Thần đạo, nó vẫn có sự hồi sinh của riêng mình. Thiên Chúa giáo cũng được hợp pháp hóa, và Nho giáo vẫn là một học thuyết đạo đức quan trọng. Tuy vậy, càng ngày các nhà tư tưởng Nhật Bản càng nhận biết được các phương pháp và tư tưởng phương Tây. == Chính trị == Người đề xướng quan trọng của chính phủ đại nghị là Itagaki Taisuke (1837–1919), một lãnh đạo đầy quyền lực của tỉnh Tosa, người đã từ bỏ vị trí trong Hội đồng Quốc gia sau cuộc tranh luận Seikanron năm 1873. Itagaki tìm kiếm các giải pháp hòa bình thay vì bạo loạn để giành được tiếng nói trong triều. Ông mở trường và khởi đầu phong trào với mục đích thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến và cơ quan lập pháp. Itagaki và những người khác viết Đài kỷ niệm Tosa năm 1874 để phê phán quyền lực không giới hạn của các đầu sỏ chính trị và kêu gọi thiết lập ngay lập tức chính phủ đại nghị. Từ năm 1871 đến năm 1873, hàng loạt các luật đất đai và thuế được ban hành làm nền tảng cho chính sách tài khóa hiện đại. Sở hữu tư nhân được hợp pháp hóa, chứng thư được phát hành, và đất đai được định giá theo giá trị thị trường với thuế trả bằng tiền mặt thay vì hàng hóa trong thời kỳ tiền Minh Trị, và với tỉ lệ thấp hơn. Không hài lòng với nhịp độ cải cách sau khi tái tham gia Hội đồng Quốc gia năm 1875, Itagaki tổ chức những người đi theo mình và những người chủ trương dân chủ trong tổ chức rộng rãi Aikokusha ("Ái Quốc xã") để đẩy mạnh việc thực hiện chính phủ đại nghị năm 1878. Năm 1881, trong một hành động nổi tiếng nhất của mình, Itakaki giúp thành lập Jiyuto (Tự do Đảng), đi theo học thuyết chính trị của Pháp. Năm 1882 Okuma Shigenobu thành lập Rikken Kaishinto (Lập hiến Cải cách Đảng), ủng hộ cho nền dân chủ nghị viện kiểu Anh. Đáp lại, quan chức chính phủ, các viên chức chính quyền địa phương, và những người bảo thủ khác thành lập Rikken Teiseito (Lập hiến Đế chính Đảng), một đảng ủng hộ chính quyền, vào năm 1882. Rất nhiều cuộc tuần hành chính trị diễn ra sau đó, một số chuyển thành bạo động, kết quả là sự giới hạn nghiêm ngặt hơn của chính phủ. Sự giới hạn cản trở các đảng chính trị và dẫn đến sự chia rẽ trong nội bộ chúng. Đảng Jiyuto, chống lại Kaishinto, bị giải tán năm 1884, và Okuma từ chức Chủ tịch Đảng Kaishinto. Lãnh đạo chính phủ, vốn từ lâu bận tâm với mối đe dọa bạo lực với sự ổn định và các lãnh đạo chủ chốt chia rẽ về vấn đề Triều Tiên, nhìn chung đều đồng tình với một chính thể lập hiến sẽ được thiết lập vào một ngày nào đó. Lãnh đạo phiên Nagato Kido Takayoshi đồng tình với một dạng chính thể lập hiến từ trước năm 1874, và vài lời đề xướng bảo đảm hiến pháp đã được phác thảo. Tuy vậy, những đầu sỏ chính trị, trong khi nhận thức được áp lực chính trị hiện tại, quyết tâm giữ quyền kiểm soát. Do đó, mọi việc vẫn tiến triển một cách ít ỏi. Hội nghị Osaka năm 1875 đi đến kết luận tái tổ chức lại chính quyền với bộ máy tư pháp độc lập và bổ nhiệm một Hội đồng Nguyên lão (Genronin) với nhiệm vụ xem xét các ý kiến cho việc thành lập cơ quan lập pháp. Nhật hoàng tuyên bố rằng "chính thể lập hiến sẽ được thiết lập từng bước" và ngài ra lệnh cho Hội đồng Nguyên lão sơ thảo Hiến pháp. 3 năm sau, Hội nghị Thống đốc các tỉnh thành lập một hội đồng được bầu tại các tỉnh. Mặc dù giới hạn quyền lực của chúng nhưng những hội đồng này địa diện cho một bước chuyển của chính phủ đại nghị ở tầm quốc gia, và cho đế năm 1880, các hội đồng tương tự cũng được thành lập ở các làng và thị trấn. Năm 1880, các ứng cử viên từ 24 tỉnh tổ chức một hội nghị quốc gia để thành lập Kokkai Kisei Domei (Liên đoàn Thành lập Quốc hội). Mặc dù chính quyền không chống lại các luật lệ của nghị viện, đối đầu với sự thúc đẩy "dân quyền", nó tiếp tục cố kiểm soát tình hình chính trị. Các bộ luật mới năm 1875 cấm báo chí phê phán chính phủ hay thảo luận về các bộ luật quốc gia. Luật hội họp công cộng (1880) giới hạn nghiêm khác các cuộc tụ tập đông người bởi sự hiện diện không được phép của các viên chức và yêu cầu giấy phép của cảnh sát cho mọi cuộc mít ting. Tuy vậy, trong vòng luật pháp, và bất chấp sự bảo thủ của các lãnh đạo, Okuma tiếp tục là một người chủ trương đơn độc chính thể kiểu Anh, một chính thể với các đảng phái chính trị và nội các tổ chức bởi nhiều đảng, có thể chịu chất vấn của Quốc hội. Ông kêu gọi tổ chức bầu cử vào năm 1882 để triệu tập Quốc hội vào năm 1883; trong khi làm việc đó, ông tham dự vào một cuộc khủng hoảng chính trị kết thúc với một chỉ dủ năm 1881 tuyên bố thành lập Quốc hội vào năm 1890 và bãi chức Okuma. Từ chối theo kiểu Anh, Iwakura và những người bảo thủ khác vay mượn nhiều điều từ hệ thống lập hiến Phổ. Một trong các đầu sỏ chính trị thời Minh Trị, Ito Hirobumi (1841–1909), một người quê Chōshū từ lâu tham gia vào các vấn đề chính thế, lĩnh trách nhiệm soạn thảo hiến pháp Nhật Bản. Ông dẫn đầu một phái đoàn học hỏi Hiến pháp ra nước ngoài năm 1882, dành phần lớn thời gian ở Đức. Ông không chấp nhân Hiến pháp Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vì "quá tự do" và hệ thống Anh quá kềnh càng và có một quốc hội kiểm soát quá mạnh với triều đình; kiểu Pháp và Tây Ban Nha bị loại vì hướng tới chế độ chuyên quyền. Ito được cử làm người đứng Cục nghiên cứu hệ thống Hiến pháp năm 1884, và năm 1885 Hội đồng Quốc gia được thay thế bằng một nội các do Ito làm Thủ tướng. Vị trí Thái chính đại thần, Tả đại thần, Hữu đại thần, đã tồn tại từ thế kỷ thứ 7 như là cố vấn cho Nhật hoàng đều bị bãi bỏ. Thay vào vị trí đó, Cơ mật viện được thành lập năm 1888 để đánh giá bản hiến pháp sắp tới và tham vấn cho Nhật hoàng. Để củng cố hơn nữa quyền lực quốc gia, Hội đồng Quân sự tối cao theo kiểu Đức với hệ thống các tướng quân chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhật hoàng và có thể hành động độc lập với Bộ lục quân các viên chức dân sự. Khi cuối cùng cũng nhận được sự phê chuẩn của Nhật hoàng như dấu hiệu của việc chia sẻ quyền lực và trao quyền và sự tự do cho đề tài của ông, Hiến pháp năm 1889 của Đế quốc Nhật Bản (Hiến pháp Minh Trị cho ra đời Nghị viện Hoàng gia (Teikoku Gikai), được soạn thảo bởi Hạ Nghị viên dân bầu với giới hạn rất lớn về số lượng nam công dân được đi bầu cử, phải trên 25 tuổi và phải nộp 15 yên thuế quốc gia, khoảng 1% dân số, và Thượng viện, bao gồm quý tộc và những người được Hoàng gia chỉ định; và một nội các chịu trách nhiệm trước Nhật hoàng và sự độc lập của cơ quan tư pháp. Nghị viện có thể phê chuẩn pháp luật của chính thể và các bộ luật được đề xuất, đại diện cho chính thể, và tập hợp lời thỉnh nguyện đến Thiên hoàng. Tuy nhiên, bất chấp thay đổi về cơ cấu chính quyền, quyền lực tối cao vẫn nằm trong tay Nhật hoàng trên cơ sở tổ tiên thần thánh của ông. Hiến pháp mới định rõ thể chế chính thể vẫn là độc tài, với Nhật hoàng nắm quyền lực vô hạn và chỉ nhượng bộ một chút cho dân quyền và cơ cấu nghị viện. Sự tham dự của chính đảng được coi là một phần của tiến trình chính trị. Hiến pháp Minh Trị sẽ tồn tại cho đến năm 1947 như là nền tảng của các đạo luật. Trong những năm đầu của chính thể lập hiến, ưu khuyết điểm của Hiến pháp Minh Trị đều bộc lộ. Một nhms nhỏ quý tộc Satsuma và Chōshū tiếp tục thống trị Nhật Bản, được thể chế hóa thành một cơ cấu trên Hiến pháp gọ là genro (Nguyên lão). Các genro cùng nhau đưa ra các quyết định dành riêng cho Thiên hoàng, và genro, chứ không phải Thiên hoàng, kiểm soát nền chính trị quốc gia. Tuy vậy, trong suốt thời kỳ này, các vấn đề chính trị thường được giải quyết thông qua thương lượng, và các đảng phái chính trị dần gia tăng quyền lực của mình thông qua chính phủ và kết quả là họ giữ vị thế ngày càng lớn trong tiến trình chính trị. Từ năm 1891 đến năm 1895, Ito làm Thủ tướng với nội các gồm phần lớn các genro những người muốn thành lập một đảng chính quyền kiểm soát Hạ viện. Mặc dù họ không hoàn toàn nhận ra, xu hướng đi tới nền chính trị chính đảng cũng được hình thành. == Xã hội == Đáp lại, một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ là thiết lập hệ thống cấp bậc quý tộc. 500 người từ các quý tộc cũ trong triều, cựu daimyo, và samurai, những người đã có đóng góp giá trị cho Nhật hoàng được chia làm 5 cấp: công tước, hầu tước, bá tước, tử tước, và nam tước. Đây là lúc phong trào Ee ja nai ka, sự bùng nổ tự phát cách ứng xử thể hiện trạng thái mê ly, ngây ngất đã diễn ra. Năm 1885, nhà trí thức Yukichi Fukuzawa viết bài tiểu luận gây ấn tượng Thoát Á luận, cho rằng Nhật Bản nên hướng mình đến các nước văn minh phương Tây, bỏ lại đằng sau những người láng giềng Á Đông tụt hậu vô vọng, Triều Tiên và Trung Hoa. Bài tiểu luận này chắc chắn có đóng góp cho sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật của Nhật Bản thời kỳ Minh Trị nhưng nó cũng đặt nền móng cho chủ nghĩa thực dân Nhật Bản trong vùng sau này. == Kinh tế == Có ít nhất hai lý do cho tốc độ hiện đại hóa của Nhật Bản: việc thuê mướn hơn 3.000 chuyên gia nước ngoài (gọi là o-yatoi gaikokujin hay 'người làm thuê ngoại quốc') trong rất nhiều lĩnh vực chuyên ngành ví dụ như dạy tiếng Anh, khoa học, kỹ sư, lục quân và hải quân…; và gửi nhiều sinh viên Nhật Bản sang học ở châu Âu và Mỹ, dựa trên điều thứ năm và cuối cùng của Ngũ điều cá nguyên lệnh năm 1868: "Tri thức sẽ được tìm kiếm trên toàn thế giới để tăng cường nền tảng sức mạnh của Đế quốc.". Quá trình hiện đại hóa được điều hành sâu sát và bao cấp mạnh mẽ từ chính phủ Minh Trị, nâng cao quyền lực của các tập đoàn zaibatsu khổng lồ như Mitsui và Mitsubishi. Chính phủ và các zaibatsu cùng nhau điều hành quốc gia, mượn công nghệ từ phương Tây. Nhật Bản dần kiểm soát phần lớn thị trường châu Á về hàng gia công, khởi đầu là dệt may. Cơ cấu kinh tế trở nên ngày càng trọng thương, nhập khẩu nguyên liệu thô và xuất khẩu thành — một sự phản ánh sự nghèo nàn nguyên liệu thô của Nhật Bản. Nhật Bản nổi lên từ sự hoán đổi Tokugawa-Meiji như là nước châu Á đầu tiên thực hiện công nghiệp hóa. Các hoạt động nội thương và ngoại thương có giới hạn đáp ứng được nhu cầu văn hóa vật chất thời Tokugawa, nhưng thời kỳ hiện đại hóa Minh Trị đi theo khái niệm kinh tế thị trường và ứng dụng thể chế Anh và Bắc Mỹ cho các công ty tư bản tự do. Khu vực tư nhân — trên tầm quốc gia được sự phù trợ với số lượng đông đảo những nhà doanh nghiệp năng nổ — đón chào những đổi thay như vậy. Cải cách kinh tế bao gồm tỷ giá hiện đại thống nhất dựa trên đồng yên, ngân hàng, thương mại và luật thuế, thị trường chứng khoán và một hệ thống thông tin liên lạc. Sự thiết lập một khuôn khổ cơ quan hiện đại cho phép kinh tế tư bản tiên tiến có thêm thời gian nhưng được hoàn thành trong thập kỷ 1890. Cho đến lúc này, chính phủ đã từ bỏ phần lớn sự kiểm soát trực tiếp quá trình hiện đại hóa, chủ yếu là vì lý do ngân sách. Rất nhiều cựu daimyo, với lương hưu được trả thành một khoản lớn, hưởng lợi lớn nhờ qua hoạt động đầu tư trong ngành công nghiệp đang lên. Những người không chính thức tham gia vào ngoại thương trước cuộc Minh Trị Duy Tân cũng phát đạt. Các Công ty phục vụ cho Mạc phủ cũ bám vào lối kinh doanh truyền thống chịu thất bại trong môi trường kinh doanh mới. Chính phủ ban đầu tham gia vào hiện đại hóa kinh tế, xây dựng rất nhiều "nhà máy hiện đại" để trợ giúp cho sự chuyển đổi sang thời kỳ hiện đại. Sau 20 năm đầu thời Minh Trị, kinh tế công nghiệp mở rộng nhanh chóng cho đến khoảng năm 1920 với sự nhập khẩu công nghệ tiên tiến phương Tây và các khoản đầu tư cá nhân lớn. Được thúc đẩy kích thích bằng các cuộc chiến và qua các kế hoạch kinh tế cẩn trọng, Nhật Bản nổi lên từ Chiến tranh thế giới thứ nhất như một quốc gia công nghiệp chủ yếu. == Quân sự == Bị những người phản đối ngăn chặn, những nhà lãnh đạo thời Minh Trị tiếp tục hiện đại hóa quốc gia qua đường cáp điện tín được chính phủ tài trợ và xây dựng đường sắt, bến cảng, nhà máy vũ khí, hầm mỏ, xưởng dệt, nhà máy, và các cơ sở thí nghiệm nông nghiệp. Nhiều người lo ngại về an ninh quốc gia, các lãnh đạo có nhiều cố gắng quan trọng để hiện đai hóa quân đội, bao gồm thành lập một quân đội thường trực nhỏ, một hệ thống dự trữ lớn, và hệ thống nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho nam giới. Hệ thống quân sự nước ngoài cũng được nghiên cứu, đặc biệt là của Pháp, được du nhập, và các học viên quân sự Nhật Bản được gửi đến châu Âu và Hoa Kỳ vào các trường Hải quân và Lục quân. == Ngoại giao == Khi Hải quân Hoa Kỳ chấm dứt chính sách Tỏa quốc của Nhật Bản, vào sau đó là sự cô lập của nó, người Nhật thấy mình không thể kháng cự lại sức ép quân sự và sự bóc lột kinh tế của các cường quốc phương Tây. Vì Nhật Bản đã nổi lên từ thời phong kiến, nó đã tránh được số phận thực dân của các quốc gia châu Á khác nhờ thiết lập sự công bằng và độc lập quốc gia thực sự. Sau sự thất bại của Trung Hoa tại Cao Ly trong Chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895), Nhật Bản vươn tới tầm cường quốc thế giới với chiến thắng trước người Nga tại Mãn Châu Lý (Đông Bắc Trung Quốc) trong Chiến tranh Nga-Nhật năm 1904–1905. Liên minh với Anh kể từ khi Liên minh Anh-Nhật được ký kết tại Luân Đôn ngày 30 tháng 1 năm 1902, Nhật Bản tham dự phe Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, chiếm lấy các vùng lãnh thổ do người Đức nắm giữ tại Trung Quốc và Thái Bình Dương, tuy vậy vẫn tránh khỏi phần lớn cuộc chiến. Sau chiến tranh, châu Âu suy yếu để mất thị phần to lớn trên thị trường quốc tế cho Hoa Kỳ và Nhật Bản, lúc này đang mạnh lên trông thấy. Sự cạnh tranh của Nhật Bản đã tạo ra con đường rộng mở cho các thị trường vốn bị châu Âu thống trị cho đến lúc đó tại châu Á, không chỉ ở Trung quốc, mà thậm chí cả ở các thuộc địa của châu Âu như Ấn Độ và Indonesia, phản ánh sự phát triển của thời kỳ Minh Trị. == Các nhà thám hiểm và sử học == Một nhà thám hiểm nước ngoài chính về sự thay đổi nhanh chóng và đáng ghi nhớ của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ này là Ernest Mason Satow, Công sử Nhật Bản từ trong các năm 1862–83 và 1895–1900. == Xem thêm == Chủ nghĩa dân tộc Nhật Bản Danh sách nhân vật chính trị thời kỳ Minh Trị Nhật Bản Rurouni Kenshin, manga lịch sử lấy bối cảnh thời kỳ Minh Trị Samurai X, anime lịch sử lấy bối cảnh gần với cuộc Minh Trị Duy Tân == Chú thích == == Tham khảo ==
microsoft hololens.txt
Microsoft HoloLens là một thiết bị thực tế ảo của hãng Microsoft được gọi là Kính thực tế ảo HoloLens. Nó được sử dụng trên nền tảng công nghệ Windows Holographic và là thiết bị đeo với đầy đủ các thành phần như một máy tính hoàn chỉnh bao gồm cả một CPU, GPU và bộ xử lý ba chiều chuyên dụng, có thể biến thế thực thành thế giới ảo hết sức độc đáo. Nó cho phép người dùng biến thế giới thực thành một môi trường ảo với các hình ảnh 3D hiển thị ngay trước mắt. == Lịch sử == Ngày 21 tháng 1 năm 2015, Microsoft giới thiệu Windows Holographic cùng với kính thực tế ảo Microsoft HoloLens tại một sự kiện. Cơ quan hàng không vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) hiện đang có kế hoạch hợp tác cùng Microsoft trong các dự án phát triển phần mềm sử dụng kính thực tế ảo HoloLens mô phỏng hành trình khám phá sao Hỏa. Họ sẽ xây dựng các chương trình mô phỏng lại môi trường trên sao Hỏa dựa trên các dự liệu được truyền về bởi tàu tự hành Curiosity thu thập cách đây không lâu để nghiên cứu điều kiện địa chất và các yếu tố chứng minh nơi đây đã từng có sự sống. == Thiết kế == HoloLens là một chiếc máy tính 3 chiều tiên tiến nhất từng được biết đến, được trang bị đầy đủ vi xử lý trung tâm (CPU), vi xử lý đồ họa (GPU) và một bộ xử lý 3 chiều chuyên dụng. HoloLens cũng được tích hợp một bộ cảm biến chuyển động và môi trường. Nhìn thực tế, HoleLens có kiểu dáng giống một chiếc kính đeo nhưng hoạt động như một máy tính hoàn thiện với CPU, GPU và bộ xử lý ba chiều chuyên dụng (holographic processing unit - HPU) với khả năng theo dõi sự thay đổi của cảnh vật xung quanh. Thiết bị khá nhẹ, vòng bên trong (headband) có thể điều chỉnh để khít với bất cứ vòng đầu nào, trong khi phần kính được thiết kế linh hoạt để dịch chuyển lên xuống, kéo ra phía trước. Không giống như Oculus Rift hiển thị hình ảnh đơn thuần qua các màn hình nhỏ trước mắt người dùng, HoloLens cho phép tương tác với các hình ảnh 3D ngay giữa khung cảnh thực xung quanh giống như trong các bộ phim viễn tưởng == Tính năng == HoloLens hoạt động dựa trên những cơ chế đặc biệt nhằm định hình môi trường xung quanh và chuyển động của cơ thể. Cụ thể hơn, thiết bị có một loạt các cảm biến để nhận dạng cử chỉ của 5 đầu ngón tay và sử dụng thông tin này cùng với lớp kính màu để tạo ra những hình ảnh mà người dùng có thể quan sát và tương tác từ nhiều góc độ khác nhau. Thêm vào đó, camera cũng đóng vai trò trong việc xác định vật thể trong phòng và sau đó vi xử lý sẽ đảm nhận vai trò để “ghi đè” hình ảnh “ảo” lên thế giới “thực” và hiển thị kết quả lên màn hình của kính. Trong màn thử nghiệm đầu tiên, kết hợp với phần mềm kiến trúc SketchUp, người đeo kính có thể kéo các vật thể ra khỏi màn hình. Vật thể đó sẽ biến thành ảnh ảo 3D (3D hologram) ngay trước mắt và người dùng sẽ sử dụng tay di chuyển trong không trung và thực hiện thao tác air-tapping như thể họ đang nhấn vào một con chuột ảo để co kéo, thay đổi kích cỡ, màu sắc… của vật thể nhằm dễ dàng hình dung nó sẽ như thế nào trong không gian thực. Trong màn demo tiếp theo, người đeo kính giơ ngón tay ra trước mặt, “click" vào ứng dụng để thực hiện cuộc gọi Skype. Các hình ảnh ba chiều có thể được gửi qua Skype và kéo ra khỏi màn hình để họ trực tiếp chỉnh sửa nó như đổi màu, phóng to, thu nhỏ, đặt lên sàn, mặt bàn trong phòng. Việc giơ ngón tay ra phía trước và bấm vào các icon (Microsoft gọi là air-tapping) cũng như hiệu ứng âm thanh mô phỏng như trong đời thực mang lại cảm giác đặc biệt, tự nhiên và khác lạ (dù người ngoài nhìn vào có thể thấy bạn trông thật kỳ cục). HoloLens nhận diện chuyển động của ngón tay khá chuẩn và nhanh chóng thực hiện lệnh của người dùng == Ứng dụng == == Đánh giá == Bạn sẽ như thấy mình đang ở trong thế giới viễn tưởng với khả năng di chuyển và biến đổi các vật thể ngay trước mắt, dù rằng bạn sẽ có phần hơi thất vọng khi thấy hình ảnh còn đơn sơ, kém phong phú và góc nhìn bị hạn chế so với các video demo của Microsoft hay như trong bộ phim Minority Report. Tuy nhiên, HoleLens vẫn đang trong quá trình phát triển, sẽ có thêm nhiều ứng dụng mới và những gì nó thể hiện cho thấy sản phẩm thực sự có triển vọng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong tương lai. == Xem thêm == Windows Holographic Samsung Gear VR == Chú thích ==
quốc vụ viện cộng hòa nhân dân trung hoa.txt
Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (中华人民共和国国务院) (từ dưới sẽ gọi tắt là Quốc vụ viện) tức Chính phủ Nhân dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quốc vụ viện do Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng các bộ, Chủ nhiệm các ủy ban, Tổng Kiểm toán, Tổng Thư ký Quốc vụ viện tạo thành. Cơ quan này thực hiện và cụ thể hóa các pháp luật, quyết định của Quốc hội Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc, gọi tắt là Nhân đại toàn quốc). Quốc vụ viện điều hành đất nước thông qua các bộ và các cơ cấu trực thuộc. Phạm vi bao quát của Quốc vụ viện là vô cùng rộng lớn và đa dạng từ các hoạt động thực thi pháp luật, quản lý kinh tế, phát triển giáo dục, khoa học, y tế, thể thao cho đến an ninh xã hội, ngoại giao, v.v... Một điểm đặc biệt là Quốc vụ viện không quản lý hoạt động của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Quân sự Trung ương Nhà nước – cơ quan do Quốc hội bầu ra. Đứng đầu Quốc vụ viện là Thủ tướng, nhưng Chủ tịch nước mới là nguyên thủ quốc gia. Hiện nay, Quốc vụ viện Trung Quốc gồm 28 bộ và ủy ban: Bộ ngoại giao, Bộ quốc phòng, Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước, Bộ giáo dục, Bộ khoa học công nghệ, Ủy ban công nghiệp khoa học công nghệ quốc phòng, Ủy ban dân tộc nhà nước, Bộ công an, Bộ an ninh quốc gia, Bộ kiểm tra, Bộ dân chính, Bộ tư pháp, Bộ nhân sự, Bộ lao động và đảm bảo xã hội, Bộ đường sắt, Bộ giao thông, Bộ tài nguyên lãnh thổ, Bộ xây dựng, Bộ thông tin viễn thông, Bộ thủy lợi, Bộ y tế, Bộ nông nghiệp, Bộ thương mại, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình, Ngân hàng nhân dân Trung Quốc, Cơ quan kiểm toán. == Chức năng và quyền hạn == Quốc vụ viện có các chức năng sau: Căn cứ theo Hiến pháp và pháp luật, quy định các biện pháp hành chính, ban hành các văn bản pháp quy hành chính, ra các quyết định và các thông tư; Trình các dự thảo đối với Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc; Quy định nhiệm vụ và chức trách của các Bộ và cácUỷ ban, thống nhất lãnh đạo công tác các Bộ, các Uỷ ban và công tác hành chính trên phạm vi toàn quốc mà không thuộc phạm vi các Bộ hoặc các Uỷ ban quản lý; Thống nhất lãnh đạo công tác của cơ quan hành chính nhà nước các cấp địa phương trên cả nước, quy định ranh giới chức năng quyền hạn giữa cơ quan hành chính nhà nước trung ương với các cấp địa phương như tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương; Hoạch định và thi hành dự toán nhà nước, kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân; Lãnh đạo, quản lý công tác kinh tế và xây dựng thành phố thị trấn; Lãnh đạo, quản lý công tác giáo dục, khoa học, văn hoá, vệ sinh, thể dục và sinh đẻ có kế hoạch; Lãnh đạo, quản lý công tác dân chính, công an, hành chính tư pháp và kiểm sát…; Quản lý công việc đối ngoại, ký kết hiệp định và các điều ước quốc tế với nước ngoài; Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp xây dựng quốc phòng; Lãnh đạo và quản lý sự nghiệp dân tộc, bảo đảm quyền lợi bình đẳng của dân tộc thiểu số và quyền tự trị của địa phương tự trị dân tộc thiểu số; Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Hoa kiều, bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của kiều bào và Hoa kiều về nước; Sửa đổi hoặc huỷ bỏ mệnh lệnh, chỉ thị và quy định không phù hợp do các Bộ hoặc các Uỷ ban ban hành; Sửa đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định và mệnh lệnh không phù hợp do cơ quan hành chính nhà nước địa phương các cấp ban hành; Phê chuẩn ranh giới giữa các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc; phê chuẩn quy hoạch ranh giới giữa châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thành phố; Quyết định giới nghiêm trong phạm vi bộ phận của tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc; Xem xét biên chế của cơ quan hành chính, miễn nhiệm, bồi dưỡng, sát hạch, thưởng phạt cán bộ hành chính theo quy định pháp luật; Các quyền khác mà Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc và Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc trao cho. == Cơ cấu thành viên == Quốc Vụ viện có cơ cấu thành viên như sau: Thủ tướng, Một số Phó thủ tướng; Một số Uỷ viên Quốc vụ viện; Bộ trưởng các Bộ; Chủ nhiệm các Uỷ ban; Tổng Kiểm toán; Tổng Thư ký (Bí thư Trưởng). Quốc Vụ viện thi hành chế độ trách nhiệm Thủ tướng. Các Bộ, các Uỷ ban thi hành chế độ trách nhiệm Bộ trưởng, Chủ nhiệm. Cơ cấu tổ chức của Quốc vụ viện do pháp luật quy định. == Nhiệm kỳ == Nhiệm kỳ của Quốc vụ viện trùng với nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ. == Phân công công tác == Thủ tướng lãnh đạo công tác Quốc Vụ viện. Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc Vụ viện là những người giúp việc cho Thủ tướng. Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Uỷ viên Quốc vụ viện, Thư ký trưởng tổ chức thành Hội nghị thường vụ Quốc vụ viện. Thủ tướng triệu tập và chủ trì Hội nghị Thường vụ Quốc vụ viện và Hội nghị Toàn thể Quốc vụ viện. == Một số tổ chức thuộc Quốc vụ viện == === Bộ Ngoại giao === Bộ ngoại giao là cơ quan của quốc vụ viện phụ trách thi hành chính sách đối ngoại, chủ quản công tác ngoại giao ngày thường. Chức trách chính là đại diện quốc gia và chính phủ quản lý công việc ngoại giao, bao gồm công bố chính sách và quyết định đối ngoại của nhà nước, công bố văn kiện ngoại giao và tuyên bố, phụ trách tiến hành đàm phán và giao thiệp ngoại giao, ký các văn kiện ngoại giao như: hiệp ước, hiệp định; tham gia hội nghị quốc tế của Liên Hợp Quốc cũng như giữa chính phủ và các hoạt động của các tổ chức quốc tế; phụ trách thiết lập đại sứ quán, lãnh sự quán cũng như cơ quan đại diện, quản lý nhân viên sứ quán và lãnh sự quán, chỉ đạo, tổ chức và phối hợp thống nhất hoạt động ngoại giao của cơ quan ngoại vụ các ban ngành quốc vụ viện cũng như các tỉnh, khu tự trị, phụ trách công tác đào tạo và quản lý cán bộ ngoại giao. === Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước === Chức năng chính của Ủy ban phát triển và cải cách nhà nước là xây dựng và tổ chức thực thi chiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc dân, quy hoạch kế hoạch trung và dài hạn cũng như kế hoạch trong năm; nghiên cứu phân tích tình hình kinh tế và tình hình phát triển trong và ngoài nước, dự đoán và cảnh báo kinh tế vĩ mô; nghiên cứu những vấn đề quan trọng liên quan tới an toàn kinh tế nhà nước, nêu ra đề nghị chính sách kiểm soát vĩ mô, phối hợp thống nhất phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch dự án quan trọng và phân phối sức sản xuất, sắp xếp vốn xây dựng mang tính chất ngân sách nhà nước, chỉ đạo và giám sát việc sử dụng vốn xây dựng vay nước ngoài, chỉ đạo và giám sát phương hướng sử dụng vốn cho vay tín dụng mang tính chất ngân sách; chỉ dẫn vốn dân gian đầu tư vào tài sản cố định; nghiên cứu nêu ra mục tiêu và chính sách chiến lược sử dụng vốn đầu tư nước ngoài và ngoài Trung Quốc; sắp xếp dự án xây dựng chi ngân sách nhà nước và dự án xây dựng quan trọng, dự án có vốn đầu tư nước ngoài quan trọng, dự án khai thác tài nguyên nước ngoài và dự án sử dụng vốn đầu tư lớn; soạn thảo và xây dựng pháp quy và quy tắc phát triển kinh tế xã hội quốc dân, cải cách thể chế kinh tế, mở cửa đối ngoại, tham gia việc soạn thảo và thực thi những pháp luật pháp quy, v v... === Bộ Thương mại === Bộ thương mại chính thức thành lập vào tháng 3 năm 2003. Chức năng chính là xây dựng chiến lược phát triển, phương châm, chính sách mậu dịch trong và ngoài nước cũng như hợp tác kinh tế quốc tế, khởi thảo pháp luật pháp quy về mậu dịch trong và ngoài nước, hợp tác kinh tế quốc tế và đầu tư thương gia nước ngoài, lập quy hoạch phát triển mậu dịch trong nước, nghiên cứu nêu ra ý kiến cải cách thể chế lưu thông, vun đắp và phát triển thị trường thành thị và nông thôn; nghiên cứu và dự thảo chính sách đưa vận hành thị trường và trật tự lưu thông vào nền nếp cũng như phá vỡ lũng đoạn thị trường, đóng cửa địa phương, xây dựng hệ thống thị trường kiện toàn, thống nhất, cạnh tranh và có trật tự; giám sát và phân tích tình hình vận hành của thị trường và cung cầu hàng hoá, tổ chức thực thi hệ thống kiểm soát thị trường hàng tiêu dùng quan trọng và quản lý lưu thông tài liệu sản xuất quan trọng; nghiên cứu và ấn định biện pháp quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu và danh sách hàng hóa xuất nhập khẩu, tổ chức thực thi kế hoạch hạn ngạch xuất nhập khẩu, xác định hạn ngạch và cho giấy phép; dự thảo và thi hành chính sách gọi thầu hạn ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu; phụ trách tổ chức thống nhất các công tác chống bán phá giá, chống trợ cấp, các biện pháp đảm bảo cũng như những công tác khác liên quan tới mậu dịch xuất nhập khẩu công bằng, xây dựng cơ chế cảnh báo mậu dịch xuất nhập khẩu công bằng, tổ chức những ngành liên quan điều tra tình hình bị tổn hại; chỉ đạo và làm hài hoà việc ứng tố chống bán phá giá, chống trợ cấp, biện pháp đảm bảo đối với hàng hóa Trung Quốc của nước ngoài. Các cơ quan trực thuộc sự quản lý của Quốc vụ viện đáng kể có: Tổng cục Hải quan Tổng cục Thuế Tổng cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc Tổng cục Thể dục Thể thao Tổng cục Hải dương Quốc gia ... == Ghi chú ==
bản phân phối linux.txt
Một bản phân phối Linux (thường được gọi tắt là distro) là một hệ điều hành được tạo dựng từ tập hợp nhiều phần mềm dựa trên hạt nhân Linux và thường có một hệ thống quản lý gói tin. Người dùng Linux thường tải một bản phân phối Linux, trong đó có sẵn trong một loạt các hệ thống khác nhau, từ các thiết bị nhúng (ví dụ, OpenWrt) và máy tính cá nhân đến Siêu máy tính (ví dụ, Rocks Cluster Distribution). Một bản phân phối Linux điển hình bao gồm một Linux kernel, các công cụ và thư viện GNU, các phần mềm thêm vào, tài liệu, một window system (phần lớn sử dụng X Window System), và window manager, và một môi trường desktop. Phần lớn các phần mềm là phần mềm tự do nguồn mở có sẵn cả file biên dịch nhị phân và mã nguồn, cho phép chỉnh sửa phần mềm gốc. Thông thường, các bản phân phối Linux tùy chọn bao gồm một số phần mềm độc quyền mà có thể không có sẵn ở dạng mã nguồn, ví dụ như các binary blob yêu cầu cho các trình điều khiển thiết bị. Hầu như tất cả các bản phân phối Linux là tương tự Unix; ngoại lệ đáng chú ý nhất là Android, không bao gồm một giao diện dòng lệnh và các chương trình làm cho các bản phân phối Linux điển hình. Một bản phân phối Linux cũng có thể được mô tả như một loại riêng biệt của ứng dụng và phần mềm tiện ích (công cụ GNU khác nhau và các thư viện làm ví dụ), đóng gói cùng với các hạt nhân Linux theo cách như vậy mà khả năng của nó đáp ứng được nhu cầu của nhiều người sử dụng. Phần mềm này thường được chuyển đến phân phối và sau đó được đóng gói thành các gói phần mềm bằng cách bảo trì của phân phối. Các gói phần mềm có sẵn trực tuyến trong cái gọi là kho lưu trữ, đó là địa điểm lưu trữ thường phân bố trên toàn thế giới. Ngoài các thành phần chính, chẳng hạn như các trình cài đặt phân phối (ví dụ, Debian-Installer hay Anaconda) hoặc các hệ thống quản lý gói, còn có một số ít các gói mà ban đầu được viết từ dưới lên bởi các nhà bảo trì của một phân phối Linux. Có khoảng sáu trăm bản phân phối Linux tồn tại, với gần năm trăm trong số đó phát triển tích cực, liên tục được sửa đổi và cải thiện. Bởi vì sự sẵn có lớn của phần mềm, phân phối đã thực hiện một loạt các hình thức, kể cả những người phù hợp để sử dụng trên máy tính để bàn, máy chủ, máy tính xách tay, netbook, điện thoại di động và máy tính bảng, cũng như môi trường tối thiểu thường để sử dụng trong các hệ thống nhúng. Có nhiều phân phối hỗ trợ thương mại, như Fedora (Red Hat), openSUSE (SUSE) và Ubuntu (Canonical Ltd.), và hoàn toàn phân phối dựa vào cộng đồng, chẳng hạn như Debian, Slackware, Gentoo hay Arch Linux. Hầu hết các bản phân phối đều sẵn sàng để sử dụng và biên dịch sẵn kèm theo một bộ hướng dẫn cụ thể, trong khi một số phân phối (như Gentoo) phân phối chủ yếu ở dạng mã nguồn và biên dịch cục bộ trong quá trình cài đặt. == Lịch sử == Linus Torvalds phát triển Linux kernel và phân phối phiên bản đầu tiên của nó, 0.01, vào năm 1991. Linuxlucs đầu chỉ được phân phối mã nguồn, và sau đó là hai file ảnh đĩa mềm có thể tải về– một có thể tự khởi động và chứa hạt nhân Linux, và cái khác với một tập hợp các tiện ích và công cụ GNU cho việc thiết lập một hệ thống tập tin.Bởi vì quá trình cài đặt khá phức tạp, đặc biệt là khi đối mặt với số lượng ngày càng tăng của phần mềm có sẵn, các bản phân phối xuất hiện để đơn giản hóa này, Những bản phân phối đầu tiên bao gồm: H. J. Lu's "Boot-root", các cặp hình ảnh đĩa nói trên với các hạt nhân và các công cụ tối thiểu tuyệt đối để bắt đầu MCC Interim Linux, mà đã được có sẵn cho công chúng để tải về trong tháng 2/1992 Softlanding Linux System (SLS), phát hành năm 1992, là phân phối hoàn thiện nhất trong một thời gian ngắn, bao gồm X Window System Yggdrasil Linux/GNU/X, phân phối thương mại đầu tiên được phát hành vào tháng 12/1992 Hai dự án phân phối lâu đời nhất và vẫn còn hoạt động bắt đầu vào năm 1993. SLS đã không được duy trì tốt, /vì vậy trong tháng 7/1993 một phân phối mới, được gọi là Slackware và dựa trên SLS, được phát hành bởi Patrick Volkerding. Ngoài ra không hài lòng với SLS, Ian Murdock thiết để tạo ra một phân phối miễn phí bằng cách phát triển Debian, phiên bản đầu tiên phát hành tháng 12/1993. Người dùng bị các bản phân phối Linux thu hút như là sự thay thế cho DOS và Microsoft Windows trên các máy tương thích IBM PC, Mac OS trên Apple Macintosh, và các phiên bản độc quyền của Unix. Hầu hết các người sớm chấp nhận quen thuộc với Unix ở nơi làm việc hoặc trường học. Họ chấp nhận các bản phân phối Linux do giá thấp của chúng (nếu có), và tính sẵn sàng của mã nguồn cho hầu hết hoặc tất cả các phần mềm kèm theo. Ban đầu, các bản phân phối chỉ đơn giản là một tiện ích, nhưng sau đó họ đã trở thành sự lựa chọn thông thường ngay cả đối với các chuyên gia Unix hoặc Linux. Đến nay, Linux đã chứng minh phổ biến hơn trên thị trường máy chủ, chủ yếu cho các máy chủ Web và cơ sở dữ liệu (ví dụ, trong LAMP), và trong thị trường thiết bị nhúng hơn trong thị trường máy tính cá nhân. == Thành phần == Nhiều bản phân phối Linux cung cấp một hệ thống cài đặt tương tự như các hệ điều hành hiện đại khác.Mặt khác, một số phân phối, bao gồm Gentoo Linux, chỉ cung cấp những chương trình của một hạt nhân cơ bản, các công cụ biên dịch, và một trình cài đặt; trình cài đặt biên dịch tất cả các phần mềm yêu cầu cho kiến trúc cụ thể của máy tính của người dùng, sử dụng những công cụ và mã nguồn được cung cấp. === Quản lý gói === Phân phối thường được chia nhỏ thành các gói(packages).Mỗi gói bao gồm một ứng dụng hoặc dịch vụ cụ thể. Ví dụ về các gói này là một thư viện để xử lý các định dạng hình ảnh PNG, một tập hợp các phông chữ hoặc một trình duyệt web. Các gói phần mềm thường được cung cấp như là mã biên dịch, với cài đặt và gỡ bỏ gói xử lý bởi một hệ thống quản lý gói (PMS) rchứ không phải là một trình lưu trữ tập tin đơn giản. Mỗi gói dành cho một PMS như thế có chứa meta-thông tin như mô tả gói, phiên bản, và "các gói phụ thuộc". Các hệ thống quản lý gói có thể đánh giá siêu thông tin này để cho phép tìm kiếm gói,để thực hiện một nâng cấp tự động lên phiên bản mới, để kiểm tra xem tất cả các phụ thuộc của một gói được đáp ứng, và / hoặc thực hiện một cách tự động. Mặc dù các bản phân phối Linux thường chứa nhiều phần mềm hơn so với hệ điều hành độc quyền, nó là bình thường vì các quản trị viên địa phương cũng cài đặt các phần mềm không có trong phân phối. Một ví dụ có thể có một phiên bản mới hơn của một phần mềm ứng dụng so với bản được cung cấp trong bản phân phối, hay một sự thay thế cho sự lựa chọn của bản phân phối(ví dụ, KDE Plasma Workspaces thay cho GNOME hoặc ngược lại với giao diện người dùng). Nếu các phần mềm bổ sung chỉ được phân phối dưới dạng mã nguồn, phương pháp này đòi hỏi phải biên soạn cục bộ. Tuy nhiên, nếu phần mềm được bổ sung cục bộ, phần mềm có thể bị loại ra khỏi quá trình đồng bộ cơ sở dữ liệu cập nhật của trình quản lý gói tin. Nếu vậy, các quản trị viên cục bộ sẽ được yêu cầu để có biện pháp bổ sung nhằm đảm bảo toàn bộ hệ thống được cập nhật. Trình quản lý gói có thể tự động chạy Hầu hết các bản phân phối cài đặt các gói, bao gồm nhân và các thành phần lõi khác của hệ điều hành theo một cấu hình định trước. Hiện nay rất ít cho phép yêu cầu hay thậm chí là cho phép thay đổi cấu hình trong quá trình cài đặt. Điều này làm cho cài đặt ít khó khăn, đặc biệt đối với người dùng mới, nhưng không phải lúc nào cũng chấp nhận được.Với các yêu cầu đặc biệt, nhiều phần mềm cần được cấu hình cẩn thận để dễ sử dụng, làm việc một cách chính xác với các phần mềm khác, hoặc để được an toàn, và các quản trị viên địa phương thường phải dành nhiều thời gian xem xét và cấu hình lại các loại phần mềm. Một vài bản phân phối có những bước tiến đáng kể trong thiết lập và tùy chỉnh phần lớn hoặc tất cả các phần mềm của phân phối đó. Không phải tất cả làm như vậy. Một số phân phối cung cấp các công cụ cấu hình để hỗ trợ trong quá trình này. Bằng cách thay thế tất cả mọi thứ được cung cấp trong một phân phối, quản trị viên có thể đạt được một "phân phối nhỏ hơn": tất cả mọi thứ được lấy, biên soạn, cấu hình và cài đặt tại địa phương. Có thể xây dựng một hệ thống như vậy từ đầu, tránh phân phối hoàn toàn. đầu tiên cần một cách để tạo ra những chương trình đầu tiên cho đến khi hệ thống là tự lưu trữ. Điều này có thể được thực hiện thông qua biên dịch trên một hệ thống khác có khả năng xây dựng những chương trình cho mục tiêu dự định (có thể do biên dịch chéo). Ví dụ, Linux From Scratch. == Loại hình và xu hướng == Nói chung, các bản phân phối Linux thể là: Thương mại hoặc phi thương mại; thiết kế cho người dùng doanh nghiệp, người dùng chuyên nghiệp hay cho người dùng gia đình. Hỗ trợ nhiều nền tảng phần cứng, hoặc nền tảng riêng, thậm chí đến mức chứng nhận bởi các nhà cung cấp nền tảng; thiết kế cho máy chủ, máy tính cá nhân, hoặc cho thiết bi nhúng; Mục đích chung hoặc có chuyên môn cao về phía các chức năng máy cụ thể (ví dụ: tường lửa, router mạng, và điện toán cụm); Nhắm đến nhóm người dùng cụ thể, ví dụ thông qua việc quốc tế và bản địa hóa ngôn ngữ, hoặc thông qua bao gồm nhiều sản phẩm âm nhạc hoặc các gói tính toán khoa học; Xây dựng chủ yếu cho an ninh, khả năng sử dụng, tính di động, hoặc toàn diện. The diversity of Linux distributions is due to technical, organizational, and philosophical variation among vendors and users. The permissive licensing of free software means that any user with sufficient knowledge and interest can customize an existing distribution or design one to suit his or her own needs. == Ví dụ == Website DistroWatch liệt kê nhiều bản phân phối Linux, và hiển thị một số những phân phối có lượng truy cập website lớn nhất trên trang web. WikiMediaFoundation phát hành một phân tích của các User Agents ghé thăm website WMF cho đến 2015, trong đó bao gồm các chi tiết của các hệ điều hành phổ biến nhất, bao gồm một số bản phân phối Linux. Nhiều trong số các bản phân phối được liệt kê dưới đây === Bản phân phối phổ biến === Debian, Một bản phân phối phi thương mại và là một trong những bản phân phối ra đời sớm nhất, duy trì bởi một cộng đồng phát triển tình nguyện với một cam kết mạnh mẽ cho nguyên tắc phần mềm miễn phí và quản lý dự án dân chủ Raspbian, một hệ điều hành cho Raspberry Pi. Knoppix, bản phân phối Live CD cho phép khởi động từ những thiết bị lưu trữ di động mà không cần phải cài đặt vào ổ cứng, bắt nguồn từ Debian Ubuntu, một bản phân phối phổ biến cho máy tính để bàn và máy chủ bắt nguồn từ Debian, duy trì bởi một công ty của Anh, Canonical Ltd. Kubuntu, phiên bản KDE của Ubuntu Linux Mint, một bản phân phối dựa trên và tương thích với Ubuntu. Hỗ trợ nhiều môi trường desktop, trong số những phân nhánh khác nhau của GNOME Shell là Cinnamon và GNOME 2 là MATE. Trisquel, một bản phân phối dựa trên Ubuntu dựa trên Linux kernel và bao gồm toàn bộ phần mềm miễn phí Elementary OS, một bản phân phối dựa trên Ubuntu tập trung mạnh vào các trải nghiệm hình ảnh mà không ảnh hưởng tới hiệu suất. Fedora, một bản phân phối cộng đồng được đỡ đầu bởi một công ty của Mỹ, Red Hat. nó được tạo ra nhằm kiểm thử các công nghệ cho một bản phân phối thương mại khác của Red Hat, nơi mà các phần mềm nguồn mở mới được tạo lập, phát triển và kiểm thử trong môi trường cộng đồng trước khi được đưa vào Red Hat Enterprise Linux Red Hat Enterprise Linux (RHEL), một phát sinh của Fedora, duy trì và và hỗ trợ thương mại bởi Red Hat. Nó tìm cách cung cấp các thử nghiệm, an toàn, ổn định cho các máy chủ và máy trạm Linux hỗ trợ cho các doanh nghiệp CentOS, một bản phân phối bắt nguồn từ mã nguồn tương tự được sử dụng bởi Red Hat, duy trì bởi một cộng đồng tình nguyện tận tâm của các nhà phát triển với cả hai phiên bản 100% tương thích với Red Hat và một phiên bản nâng cấp không phải luôn tương thích ngược 100%. Oracle Linux, cũng phát sinh từ Red Hat Enterprise Linux, duy trì và hỗ trợ thương mại bởi Oracle Scientific Linux, một bản phân phối phát sinh từ mã nguồn tương tự của Red Hat,duy trì bởi Fermilab Mandriva Linux là một phân phối bắt nguồn từ Red Hat, phổ biến ở một vài quốc giaChâu Âu và Brazil,Hỗ trợ bởi một công ty Pháp cùng tên.nó đã bị thay thế bởi OpenMandriva Lx.Mageia, một phân nhánh cộng đồng của Mandriva Linux bắt đầu từ 2010 PCLinuxOS, một phân nhánh của Mandriva, phát triển từ một nhóm các gói tin do ccoongj đồng tự phát triển và phân phối openSUSE một phân phối cộng đồng chủ yếu được tài trợ bởi Novel. SUSE Linux Enterprise, phân nhánh từ openSUSE, duy trì và hỗ trợ thương mại bởi Novel === Phân phối hướng đến người dùng chuyên nghiêp === Arch Linux, một bản phân phối phát hành liên tục hướng đến người dùng Linux nhiều kinh nghiệm duy trì bởi một cộng đồng tình nguyện, cung cấp các gói nhị phân chính thức và một loạt các gói không chính thức do người dùng đề xuất. Các gói thường được xác định bởi một tập tin văn bản PKGBUILD duy nhất. Manjaro Linux, một phân phối bắt nguồn từ Arch Linux trong đó bao gồm một trình cài đặt đồ họa và các tính năng dễ sử dụng khác cho người dùng Linux ít kinh nghiệm. Gentoo, một bản phân phối hướng tới người dùng chuyên nghiệp, được biết đến với hệ thống tự động chạy các ứng dụng từ mã nguồn tương tự FreeBSD Ports Chrome OS, hệ điều hành thương mại của Google (sử dụng Gentoo và Portage của nó)chủ yếu chạy các ứng dụng web Slackware, bắt đầu năm 1993, một trong những bản phân phối Linux đầu tiên và là một trong số những phân phối sớm nhất vẫn đang được duy trì, cam kết sẽ vẫn giữ mức độ tương tự Unix cao và dễ dàng sửa đổi bởi người dùng cuối === Bản phân phối nhẹ === === Phân phối ngách === Các bản phân phối khác hướng tới ngách riêng, chẳng hạn như: Routers – ví dụ, mục tiêu của bản phân phối nhúng cho các router OpenWrt Home theater PCs – ví dụ, mục tiêu của KnoppMyth, Kodi (trước đó là XBMC) và Mythbuntu Các nền tảng riêng biệt – ví dụ như, Yellow Dog Linux hướng đến nền tảng Apple Macintosh Giáo dục – ví dụ Edubuntu và Karoshi, hệ thống máy chủ dựa trên PCLinuxOS Máy chủ và máy trạm khoa học – ví dụ, mục tiêu của Scientific Linux Máy trạm âm thanh kỹ thuật số cho sản xuất âm nhạc - ví dụ, mục tiêu của Ubuntu Studio Computer Security, pháp y kỹ thuật số và thử nghiệm thâm nhập ví dụ, Kali Linux === Android === Cho dù Android của Google được tính như là một bản phân phối Linux là một vấn đề định nghĩa. Nó sử dụng hạt nhân Linux, Linux Foundation và Chris DiBona, giám đốc nguồn mở của Google, đồng ý rằng Android là một bản phân phối Linux; những người khác, chẳng hạn như kỹ sư Google Patrick Brady, không đồng ý bằng cách ghi nhận sự thiếu hỗ trợ cho nhiều công cụ GNU trong Android, bao gồm cả các glibc. == Các vấn đề liên phân phối == Free Standards Group là một tổ chức được thành lập bởi các nhà cung cấp phần mềm và phần cứng lớn nhằm cải thiện khả năng tương tác giữa các phân phối khác nhau. Trong số các tiêu chuẩn đề xuất của họ là Linux Standard Base, trong đó xác định một hệ thống ABI và đóng gói chung cho Linux, và Filesystem Hierarchy Standard đề xuất một biểu đồ đặt tên file tiêu chuẩn, đặc biệt là tên thư mục cơ bản được tìm thấy trên thư mục gốc của cây thư mục của bất kỳ hệ thống tập tin Linux. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này bị hạn chế sử dụng, ngay cả trong các bản phân phối phát triển bởi các thành viên của tổ chức. Sự đa dạng của các bản phân phối Linux có nghĩa là không phải tất cả các phần mềm chạy trên tất cả các bản phân phối, phụ thuộc vào các thư viện và các thuộc tính hệ thống khác được yêu cầu. Đóng gói phần mềm và kho phần mềm thường cụ thể cho từng phân phối riêng, mặc dù có thể cài đặt chéo trên các phân phối có liên quan chặt chẽ với nhau. == Công cụ lựa chọn bản phân phối == Các máy ảo giống như VirtualBox và VMware Workstation ảo hóa phần cứng cho phép người dùng chạy thử hệ thống trên một máy ảo. Một vài website giống như DistroWatch đưa ra danh sách những bản phân phối phổ biến nhất, và liên kết đến ảnh chụp màn hình của hệ điều hành như là một cách để có được một ấn tượng đầu tiên của các bản phân phối khác nhau. Có những công cụ có sẵn để giúp mọi người chọn cách phân phối, chẳng hạn như một số phiên bản của Linux Distribution Chooser, và công cụ tìm kiếm tất cả các gói whohas. Có nhiều cách dễ dàng để thử một số bản phân phối Linux trước khi quyết định: Multi Distro là một Live CD có chứa chín phân phối tiết kiệm không gian. == Cài đặt == Có nhiều cách cài đặt một bản phân phối Linux. Phương pháp phổ biến nhất của việc cài đặt Linux OS bằng cách khởi động từ một đĩa quang có chứa chương trình cài đặt và cài đặt phần mềm. Một đĩa như vậy có thể được ghi từ một hình ảnh ISO đã tải về, mua riêng với giá thấp, cung cấp như một đĩa đính kèm các tạp chí, vận chuyển miễn phí theo yêu cầu, hoặc thu được là một phần của một bộ hộp mà cũng có thể bao gồm hướng dẫn sử dụng và thương mại thêm phần mềm. Phân phối Linux đầu tiên được cài đặt thông qua bộ đĩa mềm nhưng điều này đã bị loại bỏ bởi tất cả các nhà phân phối lớn. Ngày nay hầu hết các bản phân phối cung cấp đĩa CD và DVD bộ với các gói quan trọng trên đĩa đầu tiên và các gói ít quan trọng về cái sau này.Chúng thường cũng cho phép cài đặt qua mạng sau khi khởi động từ hoặc là một bộ đĩa mềm hoặc đĩa CD chỉ với một lượng nhỏ dữ liệu trên nó. Người dùng mới có xu hướng bắt đầu bằng cách phân vùng ổ cứng để giữ cho hệ thống điều hành được cài đặt trước đó của họ. Các bản phân phối Linux sau đó có thể được cài đặt trên phân vùng riêng của mình mà không ảnh hưởng đến dữ liệu đã lưu trước đó. Trong một thiết lập Live CD, máy tính khởi động toàn bộ hệ điều hành từ đĩa CD mà không cài đặt nó trên đĩa cứng của máy tính. Một số phân phối có một trình cài đặt Live CD, nơi mà các máy tính khởi động hệ điều hành từ đĩa, và sau đó tiến hành cài đặt nó vào đĩa cứng của máy tính, cung cấp một quá trình chuyển đổi liền mạch từ hệ điều hành chạy từ đĩa CD vào hệ điều hành chạy từ đĩa cứng. Cả máy chủ và máy tính cá nhân đi kèm với Linux đã được cài đặt có sẵn từ các nhà cung cấp bao gồm Hewlett-Packard, Dell and System76. Trên các thiết bị nhúng, Linux thường được tổ chức trong firmware của thiết bị và có thể hoặc có thể không được truy cập bởi người dùng. Anaconda, một trong những trình cài đặt phổ biến nhất, được sử dụng bởi Red Hat Enterprise Linux, Fedora và các phân phối khác để đơn giản hóa quá trình cài đặt. Debian, Ubuntu và nhiều phân phối khác dùng Debian-Installer. === Cài đặt thông qua một hệ điều hành có sẵn === Một vài bản phân phối cho phép người dùng cài đặt Linux lên trên hệ thống hiện tại của họ, giống như WinLinux hay coLinux. Linux được cài lên phân vùng ổ cứng của Windows, và có thể tự khởi động bên trong Windows Máy ảo (giống như VirtualBox hay VMware) cũng có thể làm cho Linux chạy được trên OS khác. Các phần mềm máy ảo mô phỏng một máy tính riêng biệt mà trên đó các hệ thống Linux được cài đặt. Sau khi cài đặt, các máy ảo có thể được khởi động như thể nó là một máy tính độc lập. Các công cụ khác nhau cũng có sẵn để thực hiện cài đặt khởi động kép đầy đủ từ các nền tảng hiện tại mà không cần đĩa CD, đáng chú ý nhất: Wubi,cho phép người dùng Windows tải về và cài đặt Ubuntu hoặc các phân phối phát sinh từ nó lên một phân vùng FAT32 hay NTFS mà không cần đĩa CD,cho phép người dùng cài song song hai hệ điều hành mà không làm mất dữ liệu. Win32-loader, đó là trong quá trình đang được tích hợp trong đĩa CD/DVD cài Debian chính thức, cho phép người dùng Windows cài đặt Debian mà không cần CD, mặc dù nó thực hiện một cài đặt mạng và do đó đòi hỏi phải phân vùng lại UNetbootin, cho phép người dùng Windows và Linux thực hiện tạo cài đặt mà không cần CD cho một loạt các bản phân phối Linux và cung cấp thêm hỗ trợ tạo USB live == Phần mềm độc quyền == Một số phần mềm độc quyền cụ thể không có sẵn cho Linux. Tính đến tháng 9 năm 2015, các dịch vụ Steam game có 1.500 trò chơi có sẵn trên, so với 2.323 trò chơi dành cho Mac và 6.500 trò chơi trên Windows..Emulation và các dự án API chuyển đổi giống như Wine và CrossOver làm cho nó có thể chạy phần mềm không dựa trên Linux chạy được trên các hệ thống Linux, hoặc bằng cách mô phỏng một hệ điều hành độc quyền hoặc bằng cách dịch các cuộc gọi API độc quyền (ví dụ, gọi đến API Win 32 hay DirectX của Microsoft) vào các lệnh gọi API Linux. Một máy ảo cũng có thể được sử dụng để chạy một hệ điều hành độc quyền (như Microsoft Windows) trên Linux. == Hợp đồng OEM == Phần cứng máy tính thường được bán với một hệ điều hành khác với Linux đã được cài đặt bởi các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM). Trong trường hợp các thiết bị tương thích IBM PC, hệ điều hành thường là Microsoft Windows; trong các máy tính Apple Macintosh nó luôn luôn là một phiên bản của hệ điều hành của Apple, hiện tại là OS X; Sun Microsystems bán các phần cứng SPARC cài sẵn Solaris; các thiết bị video game consoles giống như Xbox, PlayStation, và Wii đều có những hệ điều hành riêng. Điều này hạn chế thị phần của Linux: người tiêu dùng không biết rằng một sự thay thế tồn tại, họ phải thực hiện một nỗ lực có ý thức để sử dụng một hệ điều hành khác nhau, và họ thường phải tự cài đặt hệ thống cho mình, hoặc nhờ trợ giúp của bạn bè, người quen, hoặc các chuyên gia máy tính. Tuy nhiên, họ có thể mua các thiết bị phần cứng cài sẵn Linux. Lenovo, Hewlett-Packard, Dell, Affordy, và System76 đều có bán các laptop cài sẵn Linux, và các nhà sản xuất máy tính có sẽ có những tùy chỉnh để phù hợp với Linux (nhưng có thể với phím Windows trên bàn phím). Fixstars Solutions (trước đây là Terra Soft) bán máy tính Macintosh và PlayStation 3 cài sẵn Yellow Dog Linux. Sẽ phổ biến hơn để tìm các thiết bị nhúng được bán với Linux là hệ điều hành được nhà sản xuất hỗ trợ mặc định, bao gồm các thiết bị Linksys NSLU2 NAS,dòng máy quay phim cá nhân của TiVo, và các điện thoại (bao gồm cả các smartphone Android), PDA, và các thiết bị nghe nhạc dựa trên Linux. Thỏa thuận cấp phép người dùng cuối (EULA) của Apple cung cấp cho người dùng cơ hội để từ chối giấy phép và có được một khoản hoàn lại. Giấy phép hiện tại của Microsoft Windows cho phép các nhà sản xuất quyết định chính sách hoàn trả. Với phiên bản trước của Windows, nó đã có thể có được hoàn tiền nếu nhà sản xuất không hoàn lại tiền bằng tranh tụng nhỏ tại tòa án. Ngày 15/2/1999, một nhóm người dùng Linux tại Orange County, California đã tổ chức một cuộc phản đối với tên gọi "Windows Refund Day" trong một nỗ lực để gây áp lực yêu cầu Microsoft hoàn tiền cho họ. Ở Pháp, Linuxfrench và tổ chức AFUL (French speaking Libre Software Users' Association) cùng với nhà hoạt động phần mềm miễn phí Roberto Di Cosmo bắt đầu cuộc vận động "Windows Detax", dẫn đến một bản kiến nghị năm 2006 chống lại "racketiciels" (Tiếng Anh là: Racketware) với 39,415 chữ ký và các chi nhánh DGCCRF của chính phủ Pháp nộp một số khiếu nại chống lại phần mềm đi kèm. Ngày 24/3/2014, một bản kiến nghị quốc tế mới đã được đưa ra bởi AFUL trên nền tảng Avaaz, dịch ra nhiều thứ tiếng và được hỗ trợ bởi nhiều tổ chức trên toàn thế giới. == Xem thêm == Danh sách phiên bản Linux == Chú thích ==
tiếng cornwall.txt
Tiếng Cornwall (Kernowek) là một ngôn ngữ Celt được nói tại Cornwall. Tiếng Cornwall đang trải quá trình phục hồi trong những thập kỷ gần đây, và được xem là một phần quan trọng của nền văn hóa và di sản Cornwall. Đây là một ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Vương quốc Liên hiệp, được bảo hộ bởi Hiến chương châu Âu về ngôn ngữ khu vực hoặc thiểu số, và có lượng người nói đang tăng. Giống với tiếng Wales và tiếng Breton, tiếng Cornwall xuất phát trực tiếp từ một ngôn ngữ Britton Chung từng được nói trên nhiều phần đảo Anh trước khi bị tiếng Anh lấn át. Nó từng lá ngôn ngữ chính của Cornwall trong hàng thế kỷ. == Phân bố địa lý == Cornwall có dân số 536.000 (2014), đa số người nói tiếng Cornwall sống tại đây. Cũng có một số người sống ngoài Cornwall, tại những cộng đồng kiều dân Cornwall. Ước tính số người nói biến thiên tùy theo định nghĩa về "người nói", và khó sách định do bản chất cá nhân của người học ngôn ngữ. Tuy vậy, số người nói tiếng Cornwall đang tăng lên. Một khảo sát cho biết số người biết ít nhất vài từ cơ bản, như "Kernow" có nghĩa là "Cornwall", là 300,000; khảo sát trên cũng ghi nhận rằng số người có thể đối thoại đơn giản là 3.000. Dự án Chiến lược Ngôn ngữ Cornwall đã nghiên cứu số người nói về cả số lượng và mức độ thành thạo: ước tính rằng 2.000 người nói thành thạo people (2008), tăng lên nhiều từ con số chỉ 300 người trong nghiên cứu của Kenneth MacKinnon năm 2000. Trong thống kê 2011, 557 người tại Anh và Wales báo cáo rằng tiếng Cornwall là ngôn ngữ chính của họ, 464 trong đó sống ở Cornwall. == Âm vị == === Phụ âm === === Nguyên âm === == Ngữ pháp == Tiếng Cornwall chia sẽ với các ngôn ngữ Celt khác nhiều đặc điểm ngữ pháp mà, dù không đặc biệt, vẫn khá khác thường trong ngữ hệ Ấn-Âu. Những đặc điểm này gồm có sự biến đổi phủ âm đầu, cấu trúc động–chủ–tân, sự biến đổi giới từ, sự ưu tiên những yếu tố cần nhấn mạnh, và việc sử dụng hai dạng động từ "to be". Danh từ thuộc về một trong hai giống, đực hay cái, và không bị cách ảnh hưởng. Tiếng Cornwall có nhiều cái "đuôi" để thể hiện số nhiều; một số đanh từ có một dạng thứ ba. Động từ được chia theo thì và trạng, mà được thể hiện bằng cách biến đổi động từ chính hoặc thêm động từ hỗ trợ. Về từ vựng, một lượng lớn được sử dụng để mô tả những khái niệm chi tiết trong đời sống. Ví dụ như atal, có nghĩa là 'chất thải mỏ' và beetia, có nghĩa 'sửa lưới đánh cá'. Foogan và hogan là hai loại bánh pastry khác nhau. Troyl là 'một điệu nhảy truyền thống tập thể của Cornwall,’ trong khi furry là một kiểu múa nghi thức được tổ chức tại Cornwall. Như những ngôn ngữ Celt khác, tiếng Cornwall thiếu một số động từ thường gặp trong đa số ngôn ngữ. Trong đó gồm một số động từ chỉ tình thái; ví dụ như 'có', 'thích', 'ghét', 'thích hơn', 'phải', và 'bắt buộc'. Những động từ này được "trám chổ" bằng lối nói hàm ý và cụm giới từ. Sự biến đổi phụ âm đầu: Phụ âm đầu trong một từ có thể biến đổi tùy theo vai trò ngữ pháp. Như trong tiếng Breton, có bốn kiểu biến đổi (ba trong tiếng Wales, hai trong tiếng Ireland và tiếng Manx, và một trong tiếng Gael Scotland). Chúng là nhẹ (b > v), mạnh (b > p), bật hơi (b không đổi, t > th) và hỗn hợp (b > f). Sự chia giới từ: Giới từ kết hợp với động từ nhân xưng tạo ra một từ. Ví dụ, gans (với, bởi) + my (tôi) → genev; gans + ev (anh ta) → ganso. Không có mạo từ bất định. Porth nghĩa là "cảng" ("habour") hay "một cái cảng" ("a habour") (có một mạo từ xác định: an porth là "cái cảng" ("the habour"). == Tham khảo == == Link == * Ferdinand, Siarl (2013). Brief History of the Cornish language, its Revival and its Current Situation. ''E-Keltoi'', Vol. 2, 2 Dec. pp. 199–227
trình thông dịch.txt
Trình thông dịch biên dịch một chương trình nguồn theo từng phân đoạn. Sau đó, thực thi các đoạn mã đã được biên dịch. Hoàn toàn khác với trình biên dịch (biên dịch hoàn toàn rồi mới thực thi chương trình). == Tham khảo ==
khu vực mậu dịch tự do asean.txt
Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (viết tắt là AFTA từ các chữ cái đầu của ASEAN Free Trade Area) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. Theo đó, sẽ thực hiện tiến trình giảm dần thuế quan xuống 0-5%, loại bỏ dần các hàng rào thuế quan đối với đa phần các nhóm hàng và hài hòa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Sáng kiến về AFTA vốn là của Thái Lan. Sau đó hiệp định về AFTA được ký kết vào năm 1992 tại Singapore. Ban đầu chỉ có sáu nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam (gọi chung là CLMV) được yêu cầu tham gia AFTA khi được kết nạp vào khối này. == Hoàn cảnh ra đời == Vào đầu những năm 90, khi chiến tranh lạnh kết thúc, những thay đổi trong môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực đã đặt kinh tế các nước ASEAN trước những thách thức to lớn không dễ dàng vượt qua nếu không có sự liên kết chặt chẽ và nỗ lực vủa toàn hiệp hội, những thách thức đó là: - Quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, chủ nghĩa bảo hộ truyền thống trong ASEAN ngày càng mất đi sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách trong nước cũng như quốc tế. - Sự hình thành và phát triển các tổ chức hợp tác khu vực mới đặc biệt như Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ và Khu vực Mậu dịch Tự do châu Âu của EU, NAFTA sẽ trở thành các khối thương mại khép kín, gây trở ngại cho hàng hoá ASEAN khi thâm nhập vào những thị trường này. - Những thay đổi về chính sách như mở cửa, khuyến khích và dành ưu đãi rộng rãi cho các nhà đầu tư nước ngoài, cùng với những lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực của các nước Trung Quốc, Việt Nam, Nga và các nước Đông Âu đã trở thành những thị trường đầu tư hấp dẫn hơn ASEAN, đòi hỏi ASEAN vừa phải mở rộng về thành viên, vừa phải nâng cao hơn nữa tầm hợp tác khu vực. Để đối phó với những thách thức trên, năm 1992, theo sáng kiến của Thái Lan, Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). == Mục đích == Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. == Cắt giảm thuế quan == Theo Hiệp định về Thuế quan Ưu đãi có Hiệu lực Chung (CEPT), sáu quốc gia gia nhập ASEAN trước sẽ xóa bỏ khoảng 98% tổng số dòng thuế của mình đối với các quốc gia thành viên khác vào năm 2006. Thời hạn dành cho bốn quốc gia gia nhập sau là năm 2013. Các sản phẩm được xem xét giảm thuế quan được nêu trong bốn danh mục, đó là: Danh mục các sản phẩm giảm thuế ngay, Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế, Danh mục các sản phẩm nông sản chưa chế biến nhạy cảm, Danh mục các sản phẩm loại trừ hoàn toàn. == Xóa bỏ hàng rào phi thuế quan == == Hài hòa thủ tục hải quan == == Xem thêm == ASEAN Cộng đồng Kinh tế ASEAN Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc Khu vực Đầu tư ASEAN Kế hoạch Hợp tác Công nghiệp ASEAN Hiệp định Khung ASEAN về Dịch vụ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) và quá trình gia nhập AFTA của Việt Nam (Bộ Tài chính) (Tài liệu theo định dạng MS Word)
việt nam dân chủ cộng hòa.txt
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước ở vùng Đông Nam Á, được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội. Nhà nước này khẳng định chủ quyền một cách xuyên suốt toàn bộ nước Việt Nam hiện nay theo các hiến pháp Việt Nam được thông qua bởi Quốc hội Việt Nam khóa I, dù nhiều vùng lãnh thổ sau này bị quản lý thực tế bởi các nhà nước khác. Cuối cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Việt Nam bị chia làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời theo Hiệp định Geneva. Từ năm 1954 đến năm 1976 là một nhà nước độc lập theo chủ nghĩa xã hội, quản lý thực tế miền Bắc Việt Nam, Hiến pháp 1959 tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, cho đến năm 1969 khi có Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, sau đó công nhận Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam Việt Nam hay còn được gọi là Việt Cộng) là chủ thể có chủ quyền pháp lý tại Miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam là đại diện nhân dân miền Nam, nhưng không từ chối chủ quyền trên cả nước. Sau năm 1976, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sáp nhập với Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thành một nhà nước thống nhất có tên gọi là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong Chiến tranh Thế giới II, Việt Nam từ chỗ là một thuộc địa của Pháp đã trở thành thuộc địa của Nhật Bản sau khi Pháp đầu hàng và trao toàn bộ Đông Dương cho Phát-xít Nhật Bản vào tháng 03 năm 1945. Ngay sau khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh, bao gồm cả Việt Minh (Việt Minh là lực lượng ở Việt Nam hợp tác với phe Đồng Minh) và cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tuyên bố thành lập tại Hà Nội, chính quyền mới được thiết lập trên toàn bộ đất nước. Hồ Chí Minh người lãnh đạo Việt Minh, trở thành người đứng đầu chính phủ mới và đã ngay lập tức lên kế hoạch tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử toàn quốc để Việt Nam có một chính phủ và một nhà nước chính danh. Ngay sau khi Pháp quay trở lại Việt Nam, thì cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất đã nổ ra vào năm 1946. Sau 9 năm chiến tranh, năm 1954 Hiệp định Geneva được ký kết giữa các bên tham chiến, Việt Nam tạm thời bị chia làm 2 miền lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Các lực lượng quân sự của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập kết về miền Bắc Việt Nam, trong khi đó quân Pháp và Quân đội Quốc gia Việt Nam tập kết về miền Nam Việt Nam, quân Pháp sẽ rút hết khỏi Việt Nam sau 2 năm. Hiệp Định Geneva xác định cuộc tổng tuyển cử thống nhất 2 miền sẽ diễn ra vào năm 1956. Người Pháp chấp nhận đề nghị của thủ tướng Phạm Văn Đồng, trưởng phái đoàn đàm phán Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là cuộc tổng tuyển cử thống nhất sẽ được đặt dưới sự giám sát của các ủy ban tại chỗ. Hoa Kỳ không công nhận Hiệp định Genève, đồng thời thực hiện "Kế hoạch Hoa Kỳ" với sự ủng hộ từ phía Quốc gia Việt Nam và Vương quốc Anh, nhằm trợ giúp cho Quốc gia Việt Nam. Quốc gia Việt Nam từ chối thi hành tuyển cử, và cuộc tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam đã không thể diễn ra. Mãi tới năm 1976, một cuộc Tổng tuyển cử để tái thống nhất Việt Nam mới diễn ra do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức. Trong Chiến tranh Việt Nam (1955–1975), Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sự hỗ trợ các đồng minh ở phe Xã hội chủ nghĩa gồm cả Liên Xô và Trung Quốc đã chiến đấu chống lại quân đội của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ và các đồng minh gồm Australia, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan và các quốc gia khác. Ở thời điểm cao trào của cuộc chiến, Hoa Kỳ có tới 600.000 quân ở miền Nam Việt Nam. Đây là cuộc chiến tranh khốc liệt nhất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, kéo dài 21 năm. Chiến tranh kết thúc với thắng lợi hoàn toàn của các lực lượng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Việt Nam được Việt Nam Dân chủ cộng hòa hỗ trợ vào năm 1975. Hai nửa của Việt Nam (miền Bắc và miền Nam) đã thống nhất thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử vào năm 1976. == Lịch sử == === Thành lập === Ngày 13/8/1945, Hội nghị toàn quốc Đảng Cộng sản Đông Dương họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) nhận định thời cơ khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền đã đến đồng thời cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc do Trường Chinh làm chủ tịch. Ðêm 13/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1, kêu gọi toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 16/8/1945, Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội này thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh, thông qua Lệnh tổng khởi nghĩa, quyết định Quốc kỳ nền đỏ, ở giữa có sao vàng năm cánh, chọn bài Tiến quân ca làm Quốc ca và bầu ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Từ ngày 14/8/1946 một số cán bộ Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh dù chưa nhận được lệnh khởi nghĩa nhưng căn cứ vào tình hình hiện tại và chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" đã quyết định phát động nhân dân khởi nghĩa tại các tỉnh miền Bắc, miền Trung như Thanh Hóa, Thái Bình, Khánh Hòa... buộc Đế quốc Việt Nam giao chính quyền cho nhân dân. Cuộc khởi nghĩa lan rộng ra khắp cả nước. Ngày 19/8/1945, Việt Minh tổ chức một cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội. Đại diện Việt Minh tuyên bố: Tổng khởi nghĩa! Sau đó một cánh tiến thẳng tới Phủ Khâm Sai, cơ quan đầu não của chính phủ Đế quốc Việt Nam tại miền Bắc, và nhanh chóng làm chủ toàn bộ khu vực này. Lính bảo vệ Phủ đã hạ vũ khí mà không có bất kỳ hành động kháng cự nào. Khâm sai Bắc kỳ Nguyễn Xuân Chữ (người mới đứng ra thay thế ông Phan Kế Toại) bị bắt giữ và đưa về An toàn khu tại Hà Đông. Trong Cách mạng Tháng Tám, Đảng Cộng sản Đông Dương (tổ chức nòng cốt của Việt Minh) đóng vai trò chỉ đạo chung thống nhất, đưa ra các quyết sách tổ chức tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay chính quyền Đế quốc Việt Nam thân Nhật và lực lượng quân đội đế quốc Nhật Bản, dù trên thực tế ở một số tỉnh thành chưa có hay khôi phục lại tổ chức đảng. Tại miền Bắc, một số tỉnh chưa có tổ chức đảng nhưng mặt trận Việt Minh hoạt động rất mạnh hầu khắp các tỉnh thành. Tại miền Trung, hoạt động của mặt trận Việt Minh và Đảng Cộng sản khá mạnh. Trong khi đó ở Nam Bộ, hoạt động của Việt Minh có phần yếu hơn, Đảng Cộng sản chưa khôi phục đầy đủ sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Trong Cách mạng Tháng Tám, tổ chức Việt Minh đã thu hút được cả lực lượng Thanh niên tiền tuyến do Chính phủ Đế quốc Việt Nam thành lập gia nhập Mặt trận Việt Minh. Tại một số tỉnh Nam Bộ, Thanh niên tiền phong đóng vai trò quan trọng giành chính quyền. Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị trước hàng ngàn người tụ họp trước cửa Ngọ Môn và sau đó trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho ông Trần Huy Liệu. Bảo Đại trở thành "công dân Vĩnh Thụy". Bản Tuyên ngôn Thoái vị có câu nói nổi tiếng "Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị". Ngày 27 tháng 8 năm 1945, theo đề nghị của Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ Cách mạng Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nhiều Ủy viên Việt Minh trong Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam đã tự nguyện rút ra khỏi Chính phủ để mời thêm nhiều nhân sĩ ngoài Việt Minh tham gia. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây cũng là ngày quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay), sau Cách mạng Tháng Tám dưới sự lãnh đạo của mặt trận Việt Minh. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. Hiến pháp thông qua ngày 9 tháng 11. Trong giai đoạn đầu khi thành lập chính quyền toàn quốc, Việt Minh mà Đảng Cộng sản làm nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo. Trong một thời gian ngắn chính quyền bao gồm nhiều tổ chức, đảng phái chính trị tham gia ở cấp trung ương và địa phương (Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt, Trốtxkit, Cao Đài, Hòa Hảo,...). Sau một thời gian vài năm hoạt động bí mật, Đảng Cộng sản ra hoạt động bán công khai trong tổ chức Việt Minh và Liên Việt, và từ năm 1951 hoạt động công khai chính thức giữ vai trò lãnh đạo Nhà nước. Tham gia chính quyền sau năm 1954 còn có Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, do Đảng Lao động lãnh đạo. === Giai đoạn 1945-1946 === ==== Pháp quay trở lại Việt Nam ==== Ngày 28/11/1943 trước hội nghị Tehran (Iran) tổng thống Mỹ đã có ý kiến đặt Đông Dương dưới sự quản lý quốc tế. Liên Xô đã chấp thuận đề xuất này. Nhưng sau đó Mỹ ủng hộ Pháp để lôi kéo Pháp vào mặt trận chống Liên Xô. Mỹ cũng nhường chính quyền Tưởng Giới Thạch vào miền Bắc giải giáp quân đội Nhật. Sau khi Nhật đảo chính Pháp và tuyên bố trao trả độc lập cho Việt Nam. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Bảo Đại ra đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884, tuyên bố khôi phục chủ quyền Việt Nam, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Ngày 24 tháng 3, 1945, sau khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, de Gaulle đã tuyên bố khẳng định chủ quyền Pháp tại Đông Dương, nhưng sẽ cho Đông Dương tự trị và thực thi nền tự trị với Hội đồng liên bang được thành lập với không quá 50% là người bản xứ. Ngày 7 tháng 4 năm 1945, Bảo Đại đã ký đạo dụ số 5 chuẩn y thành phần nội các Trần Trọng Kim và ngày 12 tháng 5 giải thể Viện Dân biểu Trung Kỳ. Tháng 6 năm 1945, chính phủ Trần Trọng Kim đặt quốc hiệu là Đế quốc Việt Nam. Tướng Nhật, Tscuchihashi, cho rằng chỉ cần Việt Nam độc lập trên danh nghĩa hơn là thực chất, và chính phủ mới của Việt Nam phải được Nhật kiểm soát chặt chẽ. Theo tác giả Daniel Grandcléme, thoạt đầu Phạm Quỳnh được chỉ định tạm quyền nhưng ông này quá thân Pháp, ngoài ra ông ta thấy ngay "nền độc lập" có những giới hạn như giống như hồi còn chế độ bảo hộ Pháp: Không có tự chủ về ngoại giao, không có quân đội, không có độc lập tài chính... Nhật liền chọn một nhân vật ôn hoà hơn và gần gũi với Nhật Bản. Đó là nhà sử học Trần Trọng Kim, đang ở Singapore. Nhà vua Bảo Đại chẳng có vai trò gì trong việc chỉ định này. Theo Trần Trọng Kim, ông được vua Bảo Đại yêu cầu lập chính phủ mới vì theo ý nhà vua "Trước kia nước Pháp giữ quyền bảo hộ nước ta, nay đã không giữ được nước cho ta, để quân Nhật đánh đổ, vậy những điều trong hiệp ước năm 1884 không có hiệu quả nữa, nên bộ thượng thư đã tuyên hủy hiệp ước ấy. Trẫm phải đứng vai chủ trương việc nước và lập chính phủ để đối phó với mọi việc... Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước.". Thành viên nội các do Trần Trọng Kim lựa chọn chứ không phải Nhật Bản bắt phải dùng những người của họ đã định trước. Để chuẩn bị nội các mới, Bảo Đại hai lần gửi điện vào Sài Gòn mời Ngô Đình Diệm ra Huế, nhưng cả hai bức điện đều bị tình báo Nhật ngăn chặn, vì thật ra phương án sắp đặt cho hoàng thân Cường Để (1882-1951) lên ngôi vua và Ngô Đình Diệm giữ chức thủ tướng trước đó không lâu đã bị giới lãnh đạo quân sự Nhật hủy bỏ, do không muốn gây nhiều xáo trộn, để thay vào bằng kế hoạch Bảo Đại-Trần Trọng Kim cũng được chuẩn bị sẵn từ hơn một năm trước. Có ý kiến cho rằng ở Việt Nam, đa số quần chúng tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với sự "độc lập" dưới chế độ quân quản của quân đội Nhật . Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Trần Trọng Kim tuyên bố "bảo vệ độc lập" giành được 9 tháng 3, và ngày 18 tháng 8 tạo ra một ủy ban giải phóng dân tộc, bao gồm tất cả các đảng phái chính trị để lãnh đạo việc giành lại độc lập cho Việt Nam. Theo lời khuyên của ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bảo Đại gửi thông điệp cho Tổng thống Truman, vua nước Anh, Thống chế Tưởng Giới Thạch, Tướng de Gaulle đề nghị công nhận độc lập của Việt Nam. Tuy nhiên đến 24 tháng 8 ông đã thực hiện câu trả lời Hội đồng Cơ mật quyết định thoái vị "để không phải là một trở ngại cho sự giải phóng của đất nước". Ngày 18 tháng 8 năm 1945, vua Bảo Đại tuyên bố sự độc lập của Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng, được công bố vào tháng 3 và đồng thời gửi một thông điệp đến De Gaulle đề nghị công nhận nền độc lập của Việt Nam. Thông điệp này cho rằng sự độc lập của Việt Nam "chỉ có nghĩa là bảo vệ lợi ích của Pháp và ảnh hưởng tinh thần Pháp ở Đông Dương". Tuy nhiên, De Gaulle không có ý định để Việt Nam độc lập, và cũng không chấp nhận duy trì ngôi vua của Bảo Đại, người đã thỏa hiệp với Nhật Bản (kẻ thù của khối Đồng Minh). Ông ta dự kiến sẽ hậu thuẫn cho một chế độ quân chủ mà người đứng đầu là hoàng thân Vĩnh San, được xem như là một người "Gaullist". Từ cuối tháng 9 năm 1945 quân đội Pháp núp dưới bóng quân Anh vào giải giáp vũ khí quân Nhật, đã quay trở lại miền Nam Việt Nam. Sự việc này nằm trong tính toán của chính quyền Charles de Gaulle khi Đại chiến thế giới II chưa kết thúc. ==== Ký kết Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ==== Ngày 28/2/1946, tại Trùng Khánh, Pháp ký với chính phủ Trung Hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch hiệp ước Hoa - Pháp để quân đội Trung Hoa rút về nước, và đổi lại Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa cũng như nhượng cho Trung Hoa một số quyền lợi tại miền Bắc Việt Nam như việc khai thác một đặc khu tại cảng Hải Phòng và miễn thuế cho hàng hóa Trung Hoa vận chuyển qua Việt Nam. Trong thời gian đầu, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiên quyết chống lại việc Pháp tái lập chủ quyền ở Đông Dương. Sau đó, theo quan điểm của Ban Thường vụ Trung ương 3 Đảng cộng sản Đông Dương (đã lui vào hoạt động bí mật), tháng 3 năm 1946, nếu Pháp cho Đông Dương tự trị theo tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 thì kiên quyết đánh, nhưng nếu cho Đông Dương tự chủ thì hòa để phá tan âm mưu của "bọn Tàu trắng, bọn phản động Việt Nam và bọn phát xít Nhật còn lại". Đến ngày 6 tháng 3, 1946, Chính phủ ký với Pháp Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt 1946, cho phép quân đội Pháp ra Bắc thay thế quân Trung Hoa giải giáp quân đội Đế quốc Nhật Bản. Pháp hứa sẽ rút hết quân trong thời hạn 5 năm, mỗi năm rút 3.000 quân. Ngược lại, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do trong Liên bang Đông Dương và trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Trước đó Pháp và Trung Hoa đã ra thỏa thuận tại Trùng Khánh (Hiệp ước Hoa -Pháp), đồng ý cho quân Pháp ra miền Bắc Việt Nam (28 tháng 2) nhưng khi quân Pháp đổ bộ vào Hải Phòng đã xung đột với quân Trung Hoa dân quốc và lực lượng quân sự địa phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Một số thành viên trong Chính phủ Liên hiệp thuộc Việt Quốc, Việt Cách... không tán thành việc này, đã lên tiếng phản đối, dân chúng cũng có người băn khoăn, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bình tĩnh giải thích và động viên đồng bào để đồng bào hiểu rõ "cần phải biết chịu đựng hy sinh để mưu sự nghiệp lớn". Mặc dù Hiệp định có chữ ký của Vũ Hồng Khanh nhưng đa số lãnh đạo Việt Quốc rút sự ủng hộ của họ cho chính phủ Hồ Chí Minh để phản đối, chống lại những gì họ gọi là "thân Pháp" trong chính sách của Việt Minh. Bảo Đại rời khỏi đất nước vào ngày 18 tháng 3, ngày quân Pháp vào Hà Nội, theo phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Trùng Khánh để tái khẳng định tình hữu nghị Việt - Trung và để thăm dò việc Tưởng Giới Thạch muốn hai nước sẽ có quan hệ thế nào sau khi ký Hiệp ước Hoa-Pháp. Một hội nghị liên tịch được tổ chức để khai thông các bất đồng dẫn đến việc thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Hiệp định Sơ bộ ấn định lực lượng Pháp sau khi trở ra Bắc, phải rút hết sau một thời gian hai bên quy định không quá 5 năm. Trong khi đó hai bên đình chiến. Nước Pháp cũng công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nước tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là một thành viên trong Liên bang Đông Dương thuộc khối Liên hiệp Pháp. Vấn đề độc lập của Việt Nam bị gác sang một bên vì Pháp không muốn bàn tới. ==== Ký kết Tạm ước Việt - Pháp ==== Ngày 31 tháng 5 năm 1946, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu khởi hành sang Pháp tham dự Hội nghị Fontainebleau tiếp tục đàm phán về các điều khoản đề ra theo Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng lên đường sang Pháp tiếp xúc với chính giới Pháp và cộng đồng người Việt tại Pháp. Nội dung chương trình nghị sự được hai đoàn thoả thuận là sẽ thảo luận về các vấn đề như (đã nêu tại Hiệp định sơ bộ 6/3): Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, về quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Quan niệm tổng quát về Liên bang Đông Dương. Vấn đề thống nhất nước Việt Nam và việc trưng cầu dân ý. Chi tiết về Liên bang Đông Dương và vấn đề quyền lợi kinh tế của Pháp ở Đông Dương. Dự thảo Hiệp ước. Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn hai tháng, từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc ở hai điểm bất đồng then chốt: Việc thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bao gồm Bắc Kỳ và Trung Kỳ). Độc lập chính trị của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Quan điểm của Pháp bác bỏ độc lập mà chỉ xét tự trị hay độc lập trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp. Hơn nữa họ đòi là phải tái lập trật tự trước tiên rồi sau đó sẽ mở cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ về vấn đề thống nhất Nam Kỳ vào nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Điểm gây nhiều khó khăn nhất là việc chính phủ Pháp đã đơn phương cho phép thành lập Nam Kỳ quốc theo tinh thần Tuyên bố ngày 24 tháng 3 năm 1945 của tướng De Gaulle, tách rời khu vực này khỏi những phong trào độc lập ở hai miền Bắc và Trung. Ngày 27 tháng 5 Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu lại còn thông qua việc thành lập Xứ Thượng Nam Đông Dương, chia cắt Việt Nam thành nhiều mảnh. Việt Nam nhượng bộ về mọi mặt: kinh tế, tài chính và quân sự nhưng phái đoàn Việt Nam đòi Pháp ấn định thời hạn để thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ. Thấy Pháp chần chừ không trả lời dứt khoát, phái đoàn Việt Nam bỏ bàn hội nghị ra về ngày 13 tháng 9. Hội nghị Fontainebleau vì vậy tan vỡ. Tuy nhiên Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Marius Moutet không chấp nhận thất bại. Trong khi Phạm Văn Đồng bỏ về nước, Hồ Chí Minh, Hoàng Minh Giám và Dương Bạch Mai nán lại Paris. Nhằm cứu vớt hòa bình lần cuối Hồ Chí Minh thảo một bản nghị ước vào chiều ngày 11 và trao cho Marius Moutet. Ba ngày sau, 14 tháng 9 năm 1946, Marius Moutet hồi đáp với một bản nghị ước khác. Đạt được đồng thuận, Hồ Chí Minh đã đến tư dinh của Marius Moutet lúc nửa đêm ngày 14 tháng 9 năm 1946 để ký văn bản này, tức Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi). Ngày 14 tháng 9 năm 1946, Pháp và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Tạm ước Việt - Pháp (Modus vivendi). Trong bản Tạm ước này, hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp cùng bảo đảm với nhau về quyền tự do của kiều dân, chế độ tài sản của hai bên; thống nhất về các vấn đề như: hoạt động của các trường học Pháp, sử dụng đồng bạc Đông Dương làm tiền tệ, thống nhất thuế quan và tái lập cải thiện giao thông liên lạc của Liên bang Đông Dương, cũng như việc thành lập ủy ban tạm thời giải quyết vấn đề ngoại giao của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cam kết ưu tiên dùng người Pháp làm cố vấn hoặc chuyên môn, và hai bên đã đồng ý chấm dứt mọi hành động xung đột, vũ lực cũng như tuyên truyền chống đối nhau, phóng thích tù nhân chính trị, bảo đảm không truy bức người của bên kia, và hợp tác để những kiều dân hai bên không làm hại nhau. Tạm ước cam kết sẽ có một nhân vật do Việt Nam chỉ định và Chính phủ Pháp công nhận được uỷ nhiệm cạnh thượng sứ để xếp đặt cộng tác thi hành những điều thoả thuận này. Cuối cùng, Chính phủ hai bên sẽ sớm tiếp tục đàm phán (chậm nhất là vào tháng 1 năm 1947) để tìm cách ký kết những bản thoả thuận riêng nhằm dọn đường cho một hiệp ước chung dứt khoát. ==== Kêu gọi sự ủng hộ của các cường quốc ==== Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gửi thư cho nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới kêu gọi công nhận nhà nước Việt Nam mới được thành lập cũng như tranh thủ sự ủng hộ nhưng không nhận được hồi âm (Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman, lãnh tụ Liên Xô Stalin, Tổng thống Pháp Léon Blum, bộ trưởng Thuộc địa Pháp Marius Moutet và Nghị viện Pháp,…). ==== Chiến tranh bùng nổ ==== Đầu tháng 11 năm 1946, xung đột quân sự đầu tiên nổ ra tại Hải Phòng do Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tranh chấp quyền kiểm soát tất cả các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu. Hai ngày sau, Tướng Jean-Étienne Valluy, tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, lệnh cho quân Pháp chiếm toàn quyền kiểm soát thành phố. Ngày 23 tháng 11, Đại tá Pierre Louis Dèbes gửi tối hậu thư yêu cầu người Việt ra khỏi khu phố Tàu của Hải Phòng và hạ vũ khí. Khi không có phản hồi, Dèbes lệnh cho tàu chiến Pháp bắn phá thành phố, trong một buổi chiều đã giết chết hơn 6.000 người dân hoặc hơn 2.000 người theo một nguồn khác.. Sau đó, khoảng 2.000 lính Pháp tràn vào thành phố trong khi pháo tiếp tục bắn phá vùng ngoại ô. Quân Pháp gặp phải hỏa lực mạnh của lực lượng Việt Minh bảo vệ thành phố. Chiến sự kéo dài cho đến khi người lính Việt Minh cuối cùng rút khỏi chiến trường vào ngày 28 tháng 11. Sau sự kiện Hải Phòng, kế hoạch phòng thủ Hà Nội bắt đầu được chuẩn bị để chính phủ Việt Nam có thời gian sơ tán về các vùng núi lân cận. Một số ít lực lượng chính phủ đóng tại Bắc Bộ phủ và một doanh trại gần đó. Còn phần lớn lực lượng quân sự của Việt Nam trong vùng đóng tại ngoại ô của thủ đô. Bù lại, trong nội thành có gần 10.000 du kích và tự vệ. Đối địch với họ là vài nghìn lính Lê dương Pháp. Các cơ quan của chính phủ Việt Nam bí mật chuyển dần ra các địa điểm đã được chuẩn bị trước ở bên ngoài thành phố. Trong thành phố, quân dân Hà Nội bắt đầu xây dựng các chiến lũy phòng thủ trên đường phố, quân Pháp cũng củng cố các vị trí phòng thủ của mình. Ngày 6 tháng 12, Hồ Chí Minh kêu gọi Pháp rút về các vị trí họ đã giữ từ trước ngày 20 tháng 11, nhưng ông không nhận được phản hồi. Trả lời phỏng vấn của nhà báo Pháp vào hôm sau, Hồ Chủ tịch khẳng định rằng Chính phủ Việt Nam hy vọng tránh được chiến tranh - cái sẽ gây đau khổ lớn cho cả hai nước. "Nhưng nếu chúng tôi phải đối mặt với chiến tranh", ông nói, "chúng tôi sẽ chiến đấu chứ không từ bỏ quyền tự do của mình". Ngày 12 tháng 12, Léon Brum, thủ tướng mới của Pháp tuyên bố ý định giải quyết xung đột ở Đông Dương theo cách sẽ trao lại độc lập cho Việt Nam. Ba ngày sau, Hồ Chí Minh đưa Sainteny một bức thông điệp gửi Brum với các gợi ý cụ thể về cách giải quyết xung đột. Sainteny đánh điện bức thông điệp vào Sài Gòn, yêu cầu chuyển tiếp tới Paris. Trong khi chính phủ Pháp đang do dự về yêu cầu của Cao ủy Đông Dương Georges D'Argenlieu về việc tăng quân và lập tức hành động quân sự chống lại người Việt, Valluy, người có chung quyết tâm với d'Argenlieu về việc giữ sự hiện diện của Pháp tại Đông Dương, đã quyết định rằng cần phải khiêu khích Hà Nội nhằm tạo xung đột và đưa Paris vào sự đã rồi. Ngày 16 tháng 12, ông lệnh cho tướng Morlière phá các chướng ngại vật mà Việt Minh dựng trong thành phố. Khi bức điện của Hồ Chí Minh gửi Brum vào đến Sài Gòn, Vallue viết thêm bình luận của mình, cảnh báo rằng sẽ nguy hiểm nếu trì hoãn các hành động quân sự cho đến năm sau. Đến ngày 19, bức điện mới đến Paris, khi đó đã quá muộn. Ngày 17 tháng 12, quân Pháp với xe tăng yểm trợ vào các đường phố Hà Nội để phá các công sự mà Việt Minh dựng trong những ngày trước đó, gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún (Hà Nội), rồi dàn quân ra chốt giữ từ cổng thành Hà Nội đến tận cầu Long Biên và bao vây gây sức ép đồn Công an quận 2 của Hà Nội. Người Việt không phản ứng. Hôm sau, Pháp ra một tối hậu thư đòi chấm dứt dựng chướng ngại vật trên phố. Chiều hôm đó, Pháp ra tối hậu thư thứ hai tuyên bố rằng từ ngày 20, quân Pháp sẽ tự mình đảm nhiệm việc trị an ở Hà Nội. Đáp lại, tối hôm đó, các lực lượng Việt Minh bắt đầu chặn mọi ngả đường từ ngoại ô vào thành phố. Sáng hôm sau (ngày 19 tháng 12), Pháp ra tối hậu thư thứ ba, đòi chính phủ Việt Nam đình chỉ mọi hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tước vũ khí của Tự vệ tại Hà Nội, và trao cho quân đội Pháp việc duy trì an ninh trong thành phố. Đối với người Việt, tình hình không khác với sự kiện Hải Phòng hồi tháng trước, khi Đại tá Dèbes cũng đã ra các lệnh tương tự trước khi bắn phá thành phố. Sáng ngày 18 tháng 12, Hồ Chủ tịch ra lệnh chuẩn bị cho các cuộc tấn công quân Pháp vào hôm sau. Đồng thời, sợ rằng bức điện gửi Thủ tướng Brum có thể chưa đến nơi, ông gửi một bức điện thẳng tới Paris. Sáng 19, để thể hiện thiện chí và cố gắng cứu vãn hòa bình, Hồ Chủ tịch viết một bức thư ngắn và cử cố vấn ngoại giao Hoàng Minh Giám tới gặp Sainteny để đàm phán "tìm giải pháp để cải thiện bầu không khí hiện tại". Sau khi được tin Sainteny từ chối gặp Hoàng Minh Giám, Hồ Chủ tịch triệu tập Hội nghị Thường vụ Trung ương Ðảng mở rộng tại làng Vạn Phúc, Hà Nội, và tuyên bố rằng trong tình hình hiện tại, không thể nhân nhượng thêm được nữa. Hội nghị duyệt lại Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến mà Hồ Chủ tịch đã viết, thông qua văn kiện "Toàn dân kháng chiến" do Tổng Bí thư Trường Chinh dự thảo. Thời điểm bắt đầu nổ súng được quyết định là 8 giờ tối cùng ngày. Chiến tranh Đông Dương bắt đầu. Leclerc, người tham gia Hiệp định sơ bộ 6 tháng Ba, cũng đã điều tra sự cố dẫn đến xung đột tại miền Bắc Việt Nam và việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố kháng chiến khiến các giải pháp chính trị thất bại. Ngày 27 tháng 1 năm 1947, tuyên bố của chính phủ Pháp về "Chi tiết các mục tiêu theo đuổi của Pháp ở Đông Dương" có nêu "để đạt được càng sớm càng tốt với các đại diện đủ điều kiện của người An Nam một thỏa thuận phù hợp với nguyện vọng chính đáng trong Liên hiệp Pháp (...) trên cơ sở độc lập của đất nước cùng với việc duy trì lợi ích của Pháp và sự hiện diện của (các) căn cứ chiến lược của lực lượng Pháp. Một hỗ trợ lớn và ngay lập tức phải nhằm củng cố chính quyền của Nam Kỳ, nhưng "phần nào đủ điều kiện" để không đóng cánh cửa đàm phán với Việt Minh." === Giai đoạn 1947 - 1954 === === Giai đoạn 1955 - 1976 === ==== Ký kết Hiệp định Genève ==== Năm 1954, quân viễn chinh Pháp bị đánh bại tại trận Điện Biên Phủ. Pháp phải chính thức công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Lập trường của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại bàn đàm phán là: Pháp phải thừa nhận chủ quyền và độc lập của Việt Nam, Campuchia và Lào và rút quân đội khỏi 3 nước này; tiến hành tổng tuyển cử ở ba nước để thành lập các chính phủ thống nhất. Những cuộc tuyển cử trên phải được tiến hành với điều kiện tất cả các đảng phái và tổ chức yêu nước được tự do hoạt động dưới sự giám sát của các ủy ban địa phương. Nếu các điều kiện trên được chấp nhận chính phủ các nước Đông Dương đồng ý xem xét vấn đề gia nhập khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đề nghị tham gia đàm phán có đại diện Chính phủ kháng chiến Lào, Campuchia nhưng các nước phương Tây từ chối. Theo Hiệp định Genève về Việt Nam được ký kết giữa đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Liên hiệp Pháp, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và quân đội Liên hiệp Pháp phải đình chỉ chiến sự. Việt Nam tạm thời bị chia thành hai vùng có giới tuyến là vĩ tuyến 17 trong 2 năm. Vĩ tuyến 17 được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời (tiếng Anh: military demarcation line) chia Việt Nam làm hai vùng tập kết. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc Việt Nam; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam Việt Nam. Quốc gia Việt Nam (tiền thân của Việt Nam Cộng hòa) không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định "gây chia cắt Việt Nam" và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Hiệp định Genève 1954 không nhắc đến Quốc gia Việt Nam (État du Viêt Nam, State of Vietnam) hay Việt Nam Cộng hòa (Republic of Vietnam) vốn chưa tồn tại (thành lập năm 1955). Việc tập kết quân đội hai phía dự kiến hoàn thành trong thời hạn 300 ngày. Các lực lượng Pháp rút khỏi Lào trong 120 ngày, Campuchia 90 ngày. Các đơn vị quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng rút khỏi Lào, Campuchia. Tại Lào, quân đội kháng chiến tập kết tại Phong sa lỳ và Sầm Nưa. Các lực lượng kháng chiến Campuchia phục viên tại chỗ. Các chính phủ Vương quốc Lào và Campuchia bảo đảm cho mọi công dân hưởng quyền tự do ghi trong Hiến pháp. Bầu cử tự do được tổ chức tại Campuchia và Lào vào năm 1955 và tại Việt Nam theo Tuyên bố cuối cùng của Hiệp định là tháng 7/1956. Ngay sau thời khắc chia Việt Nam ra làm hai vùng tập trung quân sự, đã diễn ra cuộc di cư lớn của gần 900.000 người dân miền Bắc, mà đa số là người Công giáo, vào miền Nam, với niềm tin "theo Chúa vào Nam". Một số người tin theo lời người Pháp và Mỹ cho rằng họ sẽ bị những chính sách của chính quyền miền Bắc bức hại bản thân họ. Khoảng 140 ngàn người khác ở miền Nam, gồm phần lớn là lực lượng kháng chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại miền Nam hoặc những người đi theo chủ nghĩa cộng sản, tập kết ra miền Bắc theo Hiệp định Genève. Theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève, ranh giới quân sự tạm thời ở vĩ tuyến 17 không phải là biên giới chính trị hay lãnh thổ. Điều 6 ghi nhận: "...đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ.", và sẽ có một cuộc tổng tuyển cử ở cả hai miền sau hai năm (1956) để thống nhất đất nước. Về sau, báo chí chính thống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hiệp định Paris 1973 tiếp tục khẳng định rằng hiệp định Genève 1954 không chia đôi đất nước Việt Nam. Trong bài chính luận "Sách Trắng của Mỹ" trên báo Nhân dân (số 3992) nhằm phản đối việc Mỹ đổ quân vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc lại: "Giới tuyến 17 là tạm thời, không phải là giới tuyến chính trị, hoặc giới tuyến lãnh thổ; Việt Nam sẽ thống nhất bằng một cuộc tổng tuyển cử tự do khắp cả nước vào nǎm 1956." Hiệp định Paris 1973 cũng nhắc lại điểm cốt yếu này ở chương V, điều 15 điểm a: "(a) Giới tuyến quân sự tại vĩ tuyến 17 chỉ là tạm thời và không là một ranh giới về chính trị hay lãnh thổ, như quy định trong đoạn 6 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Geneve năm 1954." ==== Hỗ trợ tiến hành chiến tranh ở miền Nam ==== Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố sẵn sàng đàm phán với "các nhà đương cục Miền Nam", tiến hành tổng tuyển cử thống nhất đất nước, khẳng định chủ quyền Việt Nam Dân chủ cộng hòa trên toàn quốc, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa là của cả nước, không công nhận cuộc bầu cử họ gọi là "phi pháp" ở miền Nam Việt Nam. Sau 2 năm, dưới sự hậu thuẫn của Mỹ, chính phủ Việt Nam Cộng hòa từ chối tham gia cuộc tổng tuyển cử để thống nhất đất nước theo Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève. Sau nhiều cố gắng thương lượng không thành, năm 1959, Đảng Lao động Việt Nam đã quyết định tiến hành chiến tranh ở miền Nam nhưng không loại trừ biện pháp hòa bình để thống nhất đất nước và sau đó thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên toàn quốc. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi cuộc chiến này là kháng chiến nhằm bảo vệ các thành quả Cách mạng Tháng Tám và thành lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và xem Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện nhân dân Miền Nam trong cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền đã giành được qua cuộc Cách mạng tháng Tám thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xem cuộc kháng chiến này là sự nghiệp của hai miền Nam - Bắc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và sau đó là của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam nhằm đạt độc lập, và thống nhất đất nước. Với sự viện trợ của Liên Xô và Trung Quốc, miền bắc dưới sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hỗ trợ người và của cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam để đối đầu với Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa suốt 16 năm (1959-1975), miền Bắc luôn là hậu phương lớn của chiến trường miền Nam. Trong thời Chiến tranh Việt Nam, lãnh thổ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chịu nhiều tác hại của cuộc chiến vì các chiến dịch ném bom của quân đội Mỹ với mục đích ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Theo ước tính, không quân Hoa Kỳ đã ném xuống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khoảng 3 triệu tấn bom các loại. ==== Thống nhất hai miền Nam Bắc Việt Nam ==== Với sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam được tiếp quản bởi chính quyền lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Hai miền Việt Nam hợp nhất ngày 2 tháng 7 năm 1976 thành một đất nước thống nhất với tên gọi mới: Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua cuộc Tổng tuyển cử năm 1976. == Hành pháp == Cơ quan hành pháp của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được gọi là Chính phủ. === Chính phủ Cách mạng Lâm thời === ==== Thành lập ==== Sau khi Nhật đầu hàng đồng minh, Mặt trận Việt Minh thu hút nhiều đảng phái nhanh chóng cướp chính quyền từ tay chính phủ Trần Trọng Kim và lực lượng quân đội đế quốc Nhật Bản. Tại một số khu vực, khi mặt trận Việt Minh cướp chính quyền thì xảy ra xung đột với các các nhóm vũ trang của Đại Việt, Việt Nam Quốc dân Đảng do các bên đều cùng theo đuổi mục tiêu buộc Đế quốc Việt Nam bàn giao chính quyền cho họ. Tổ chức chính quyền đầu tiên là Chính phủ Cách mạng Lâm thời, thành lập ngày 27 tháng 8 năm 1945 trên cơ sở Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam do Việt Minh thành lập trong Cách mạng tháng Tám. Chính phủ Cách mạng Lâm thời tuyên bố "Chính phủ lâm thời không phải là Chính phủ riêng của Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) như có người đã lầm tưởng. Cũng không phải là một Chính phủ chỉ bao gồm đại biểu của các chính đảng. Thật là một Chính phủ quốc gia thống nhất, giữ trọng trách là chỉ đạo cho toàn quốc, đợi ngày triệu tập được Quốc hội để cử ra một Chính phủ Dân chủ Cộng hoà chính thức." đồng thời kêu gọi "Vận mệnh ngàn năm của dân tộc đang quyết định trong lúc này. Toàn thể quốc dân hãy khép chặt hàng ngũ, đứng dưới lá quốc kỳ, làm hậu thuẫn cho Chính phủ lâm thời, đặng nắm chắc tự do độc lập, cải tạo tổ quốc bấy nhiêu lâu đã bị bọn giặc nước tàn phá. Cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc đang tiếp tục. Bước đường giải phóng dân tộc còn nhiều chông gai hiểm trở. Quốc dân hãy sẵn sàng nghe hiệu lệnh của Chính phủ, hy sinh phấn đấu bảo vệ quyền độc lập hoàn toàn.". Cựu hoàng Bảo Đại và Giám mục Lê Hữu Từ được mời làm Cố vấn Tối cao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. ==== Hoạt động ==== Ngay sau khi thành lập, Chính phủ Cách mạng Lâm thời ban hành các sắc lệnh giải tán một số đảng phái, với lý do các đảng này "tư thông với ngoại quốc", làm "phương hại đến nền độc lập Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", "bảo vệ" chính quyền non trẻ đồng thời "giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác" cho nhân dân. Cùng với đó là giải tán các nghiệp đoàn để kiểm soát nền kinh tế, thống nhất các tổ chức thanh niên (vào Đoàn Thanh niên Cứu quốc Việt Nam). Đồng thời Chính phủ cũng ban hành sắc lệnh thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính địa phương các cấp. Trong cuộc họp đầu tiên của Chính phủ Cách mạng Lâm thời (3/9/1945), toàn bộ các thành viên trong chính phủ đã thống nhất các phương pháp Chủ tịch chính phủ Hồ Chí Minh để giải quyết các vấn đề cấp bách của nước mới, bao gồm: Phát động tăng gia sản xuất, mở các cuộc lạc quyên để chống nạn đói. Mở phong trào chống nạn mù chữ. Tổ chức càng sớm càng tốt cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân. Mở phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính, bài trừ các tệ nạn do chế độ thực dân để lại. Xóa bỏ các thứ thuế vô lý, trước mắt là thuế thân, thuế chợ, thuế đò; tuyệt đối cấm hút thuốc phiện. Tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết. Nạn đói năm Ất Dậu tại miền Bắc Việt Nam trong khoảng từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 khiến khoảng 2.000.000 người chết đói. Ngay sau khi tuyên bố độc lập, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức lễ phát động phong trào cứu đói tại Nhà hát lớn Hà Nội. Chính phủ còn phái một ủy ban vào Nam bộ tổ chức vận chuyển gạo ra Bắc. Chính phủ cũng kêu gọi các hội buôn và người dân tham gia vận chuyển lương thực từ Nam ra Bắc. Việc vận chuyển gạo từ Nam ra Bắc chỉ thực hiện được trong tháng 9 năm 1945 với số lượng không quá 30.000 tấn do chiến tranh bùng nổ khi Pháp đưa quân đội vào Nam Kỳ. Trong thư gửi đồng bào cả nước đăng trên Báo Cứu Quốc ngày 28-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước, và tôi xin thực hiện trước: Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo". Chính phủ cũng chi ngân sách sửa chữa các quãng đê bị vỡ, củng cố hệ thống đê điều, đắp thêm một số đê mới. Cho đến đầu năm 1946, hệ thống đê tại miền Bắc đã sửa xong. Để giải quyết tận gốc nạn đói, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kêu gọi nhân dân tăng gia sản xuất. Chính phủ còn vận động tư nhân cho mượn các vườn trống quanh nhà để tăng gia sản xuất. Mỗi địa phương lập ra một tiểu ban để huy động nhân lực và tổ chức sản xuất, lương thực làm ra được dùng để cứu tế. Cuối năm 1945 đầu 1946 không còn kịp thời vụ để trồng lúa nữa, nên chính phủ phát động dành phần lớn đất đai để tranh thủ trồng liên tiếp hai vụ màu (khoai lang, đậu, bắp...) bù cho phần lúa thiếu hụt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước năm 1945. Chỉ trong 5 tháng từ tháng 11/1945 đến tháng 5/1946 đã đạt 614.000 tấn, tương đương 506.000 tấn lúa, đủ đắp được số thiếu hụt của vụ mùa năm 1945. Trong năm 1946, nạn đói cơ bản đã được giải quyết. Ngày 2/9/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp tuyên bố: "Cuộc cách mạng đã chiến thắng được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ". Giáo sư kinh tế Đặng Phong đánh giá việc giải quyết được nạn đói là lý do giải thích tại sao tuyệt đại đa số dân chúng đã tin và đi theo Việt Minh. Một thành tựu khác của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ là xóa mù chữ. Năm 1945, có 95% dân số Việt Nam mù chữ. Trước thực trạng đó, để xóa mù chữ, từ ngày 8 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ra các sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam, Sắc lệnh số 19 lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối, Sắc lệnh số 20 định rằng việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền. Để phục vụ chiến dịch xoá mù chữ, Nha Bình dân học vụ được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1945. Ngày 4 tháng 10 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi Chống nạn thất học gửi tới toàn dân: "...Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ, hãy góp sức vào bình dân học vụ…Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi." Các lớp học Bình dân học vụ được mở khắp nơi ở cả ba miền thu hút sự tham gia của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân. Người biết chữ dạy cho người không biết chữ. Đến tháng 9 năm 1946, phong trào Bình dân học vụ đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên, trên 2.500.000 người được phong trào dạy biết đọc, biết viết. Theo Quyết nghị của Chính phủ, ngày 4/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ký ban hành Sắc lệnh số 4 lập "Quỹ độc lập" với mục đích "để thu nhận các món tiền và đồ vật của nhân dân sẵn lòng quyên giúp Chính phủ để ủng hộ nền độc lập của Quốc gia". Tiếp sau đó, cũng trong khuôn khổ Quỹ độc lập, Chính phủ đã đề ra biện pháp tổ chức "Tuần lễ Vàng" từ ngày 17 đến ngày 24/9/1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho đồng bào toàn quốc nhân dịp "Tuần lễ Vàng", nêu rõ mục đích của việc lập quỹ là "thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu có để dùng vào việc cần cấp và quan trọng nhất của chúng ta lúc này là việc quốc phòng". Chính phủ đã huy động được tổng cộng 20 triệu đồng và 370kg vàng. Ngân quỹ quốc gia đã có hàng trăm triệu đồng. Riêng tại Hà Nội, trong "Tuần lễ vàng" nhân dân đã góp được 2.201 lạng vàng, 920 tạ thóc cùng tiền bạc và các hiện vật khác, tổng trị giá lên 7 triệu đồng Đông Dương. Số tiền này được dùng để mua vũ khí của quân đội Nhật bị quân đội Trung hoa Dân quốc tịch thu và để hối lộ cho các tướng lĩnh Trung Hoa đang đóng quân tại miền Bắc Việt Nam. Cùng các hình thức tổ chức "Quỹ độc lập", tuần lễ vàng chính quyền cách mạng còn tổ chức nhiều hình thức khuyến khích để nhân dân có điều kiện tham gia đóng góp cho tài chính đất nước với hình thức tự nguyện như lập "Quỹ kháng chiến", "Quỹ bình dân học vụ", "Quỹ giải phóng quân", "Ngày Nam Bộ"... Sự đóng góp, ủng hộ nhiệt tình của nhân dân đã góp phần giải quyết khó khăn về tài chính của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. === Chính phủ Liên hiệp Lâm thời === ==== Thành lập ==== Tháng 9 năm 1945, 20 vạn quân Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 quân đoàn do tướng Lư Hán làm tổng chỉ huy, theo sự phân công của phe Đồng Minh chia làm hai đường tiến vào miền Bắc giải giáp quân Nhật đã kéo vào đóng quân ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt-Trung đến vĩ tuyến 16. Quân của Tưởng Giới Thạch ngoài nhiệm vụ giải giáp quân Nhật còn nhằm thực hiện ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương, phá tan mặt trận Việt Minh, giúp các lực lượng đối lập đánh đổ chính quyền do Việt Minh thành lập, thiết lập chính quyền thân Tưởng. Các tổ chức Việt Quốc (Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam đứng đầu), Việt Cách (đứng đầu là Nguyễn Hải Thần) cũng nhanh chóng từ Trung Quốc đi cùng quân Tưởng trở về Việt Nam. Thành phần các đảng phái này trong nước không mạnh như Việt Minh. Theo đại tướng Võ Nguyên Giáp, mục đích của Việt Quốc, Việt Cách để mở đường, tạo dựng cơ sở cho Quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Việt Nam, gây xung đột vũ trang với Quân giải phóng và cướp chính quyền các địa phương Dựa vào quân đội Tưởng, Việt Quốc và Việt Cách đã chiếm giữ một số nơi ở Yên Bái, Vĩnh Yên, Móng Cái, liên tục thực hiện các vụ quấy nhiễu, cướp phá, giết người, rải truyền đơn, ra báo Việt Nam, Thiết Thực, Đồng Tâm nhằm vu cáo nói xấu Việt Minh, chống chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và đòi gạt bỏ các bộ trưởng là đảng viên cộng sản ra khỏi chính phủ mới thành lập. Cũng theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do sống từ lâu ở nước ngoài, lại không có liên hệ gì với phong trào cách mạng trong nước, nên Việt Quốc, Việt Cách không nhận được sự ủng hộ của người dân. Tại nhiều nơi có quân Tưởng và Việt Quốc, Việt Cách đi qua; các cơ quan chính quyền, đoàn thể, lực lượng vũ trang đều dãn ra xung quanh tránh xô xát lớn. Nhân dân thực hiện "vườn không, nhà trống". Điều này đã khiến cho quân Tưởng gặp nhiều khó khăn trên đường đi, còn Việt Quốc, Việt Cách cũng thất bại trong việc khuếch trương thanh thế cũng như mục đích của mình. Còn theo sử gia Trần Trọng Kim Việt Quốc, Việt Cách tuy có thế lực nhờ quân đội Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ, nhưng không thống nhất và không có kỷ luật chặt chẽ, tuyên truyền nhiều mà không làm được việc gì đáng kể. Thiếu tá tình báo Mỹ thuộc OSS, Archimedes L.A Patti nhận xét những người Quốc gia lưu vong chống cộng quyết liệt, có tham vọng nắm quyền lãnh đạo đất nước nhưng quá kém về tổ chức, thiếu sự liên kết chính trị, thiếu lãnh đạo và không có một chương trình hành động ra hồn mà chỉ hy vọng tạo ra một nước Việt Nam độc lập với sự giúp đỡ của Trung Quốc. Sau khi thảo luận với các lãnh đạo Việt Cách và Việt Nam Quốc dân Đảng, ông nhận thấy những người này tuyệt nhiên không có ý tưởng nào về việc đáp ứng nhu cầu của nhân dân, không một ai có khái niệm về công việc sẽ làm mà chỉ chăm chăm mục tiêu "chia sẻ quyền lực với Việt Minh". Ông ta nhận xét: "Họ (Việt Cách, Việt Nam Quốc dân Đảng) là những kẻ lạc hướng về chính trị, có lẽ vì sống quá lâu ở Trung Quốc". Tưởng Giới Thạch không có ý định dính líu vào cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Ông không muốn làm mất lòng Pháp vì Pháp là một cường quốc trong khối Đồng Minh. Ông chủ trương rút hết quân về nước ngay sau khi giải giáp Nhật. Ngược lại tướng Lư Hán xem lập trường của Tưởng là thiển cận vì đi ngược lại các nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương đã được Trung Hoa Dân Quốc cam kết ủng hộ. Lư Hán chủ trương đóng quân tại miền Bắc Việt Nam lâu dài, đặt Việt Nam dưới sự bảo trợ của Trung Hoa Dân Quốc để Việt Nam có thể độc lập mà không cần đến sự ủng hộ của Pháp. Trong suốt thời gian đóng quân tại miền Bắc Việt Nam, Lư Hán dùng mọi khả năng của mình để làm thất bại mọi kế hoạch của Pháp giành lại quyền kiểm soát miền Bắc Việt Nam. Người Pháp được đối xử như những người ngoại quốc khác, Pháp không được cử đại diện tham gia vào lễ đầu hàng của Nhật với tư cách một nước trong khối Đồng Minh, các chỉ huy Pháp tại Hà Nội cũng không được Lư Hán công nhận là đại diện của chính phủ De Gaulle. Bộ phận OSS của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam cũng từ chối giúp các chỉ huy Pháp thiết lập một hành dinh tại Việt Nam. Trước đó OSS đã được lệnh của Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt không để cho Pháp tái chiếm Đông Dương, không được cung cấp vũ khí hay tiếp tế cho Pháp ngoại trừ để thực hiện những mục tiêu chống Nhật đã được Đồng Minh tán thành. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng ủng hộ quan điểm của Lư Hán về việc Trung Quốc đóng quân lâu dài tại Việt Nam để hỗ trợ cho nền độc lập của Việt Nam còn Việt Cách lại ủng hộ quan điểm của Tưởng Giới Thạch rút hết quân đội Trung Hoa Dân Quốc về nước sau khi giải giáp Nhật để Nguyễn Hải Thần lãnh đạo Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung Hoa Dân Quốc. Trong hai ngày 18 và 19 tháng 9 năm 1945, Việt Minh họp bí mật với Việt Cách (ngày 18/9/1945) và Việt Quốc (ngày 19/9/1945). Trong hai cuộc họp này, Nguyễn Hải Thần đại diện Việt Cách và Nguyễn Tường Tam đại diện Việt Quốc đề nghị Hồ Chí Minh đồng ý hợp nhất Việt Minh với Việt Cách và Việt Quốc. Qua đó, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Việt Minh lãnh đạo sẽ nhận được sự ủng hộ về tài chính và chính trị của Trung Hoa Dân quốc. Đối với lời đề nghị này, trong nội bộ Việt Minh có nhiều ý kiến khác nhau. Võ Nguyên Giáp không đồng ý vì cho rằng những đề nghị đó không có giá trị và không thật thà, chẳng khác gì thay thế chủ nghĩa thực dân Pháp bằng ách thống trị của Trung Quốc nhưng Hoàng Minh Giám lại nghĩ rằng việc hợp nhất Việt Minh với các đảng phái Quốc gia sẽ làm giảm bớt sự đối lập và tăng cường thế lực cho Việt Minh, làm người Trung Quốc yên lòng còn Pháp phải lo ngại, quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong con mắt của Đồng Minh, đặc biệt là Mỹ, là chính phủ thật sự dân chủ. Cuối cùng Việt Minh đã từ chối hợp nhất với Việt Cách và Đại Việt Quốc dân Đảng. Điều làm Hồ Chí Minh lo ngại là trong một số giới, đặc biệt là tầng lớp trung lưu Việt Nam, người ta vẫn xem ông và Việt Minh là cộng sản vì thế ông phải làm mọi cách để thay đổi điều này. Tháng 11 năm 1945, ông quyết định cho Đảng Cộng sản Đông Dương tự giải tán. Về mặt công khai, đảng của ông không còn hiện diện mà chỉ có một bộ phận hoạt động dưới danh nghĩa Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương. Ngày 19 tháng 11 năm 1945, tướng Tiêu Văn đứng ra tổ chức một cuộc hội nghị hòa giải có Việt Nam Quốc dân Đảng, Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Minh tham gia. Mặt trận Việt Minh đồng ý nhượng bộ với Việt Quốc, Việt Cách. Lãnh đạo Việt Cách Nguyễn Hải Thần được bổ nhiệm vào ghế Phó Chủ tịch Chính phủ. Đồng thời hai ghế bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Vệ sinh, một ghế thứ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế được giao cho các thành viên của Việt Quốc, Việt Cách. Tuy nhiên chức trách các Bộ cũng thay đổi. Bộ trưởng Quốc phòng trở thành người lo về tài chính mà không được xem xét danh sách nhân sự, quân số, súng đạn còn các Bộ trưởng khác của các đảng phái Quốc gia chẳng có chức trách cụ thể gì, không bao giờ được tham dự bất cứ buổi họp nào của nội các. Ngày 1 tháng 1 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Lâm thời được thành lập thay thế Chính phủ Cách mạng Lâm thời với sự tham gia của một số đảng phái đối lập (Việt Cách, Việt Quốc...) hoạt động ở Trung Quốc với sự bảo trợ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng. ==== Hoạt động ==== Ngày 6 tháng 1 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trên toàn quốc, lần đầu tiên đã bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp. Nhiều đảng phái không có quyền tham gia Tổng tuyển cử đã tìm cách phá hoại. Các đảng này cho là trúng cử chỉ là Việt Minh cộng sản, chính quyền trong tay nên Việt Minh muốn ai trúng cũng được. Hai đảng đối lập trong Chính phủ là Việt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh hội (Việt Cách) không tham gia bầu cử dù trước đó Hồ Chí Minh đã gửi thư cho Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) và Vũ Hồng Khanh (lãnh tụ Việt Quốc) mời Việt Quốc và Việt Cách tham gia Tổng tuyển cử và đề nghị hai bên không công kích nhau bằng lời nói hoặc hành động cho đến ngày Quốc hội khai mạc. Có nguồn cho là có những nơi lá phiếu không bí mật, cựu Thủ tướng Đế quốc Việt Nam Trần Trọng Kim cho rằng có nơi người dân bị cưỡng bách bầu cho Việt Minh. Theo Việt Minh, cuộc bầu cử đã diễn ra công bằng Mặc dù bị nhiều đảng phái tuyên truyền vận động dân chúng tẩy chay cuộc bầu cử và ngăn cản việc tổ chức bầu cử ở một số nơi, nhưng tại các địa phương, ở đâu cũng có người tự ứng cử, các cuộc tiếp xúc tranh cử công khai, tự do diễn ra ở khắp mọi nơi. Sau khi kết quả bầu cử được công bố, sự thật hoàn toàn không như các đảng phái tuyên truyền. Nhiều đại biểu có uy tín của các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc đều trúng cử tại Quốc hội khóa I hầu hết chưa là đảng viên. Sau cuộc bầu cử, theo thỏa thuận với Việt Minh, phe đối lập bao gồm một số tổ chức như Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng được Trung Hoa Dân quốc ủng hộ, không tham gia Tổng tuyển cử nhưng vẫn được nắm 70 ghế Quốc hội cùng nhiều vị trí trong chính quyền trung ương do chính sách hòa hợp các đảng phái của Chính phủ. Trong hồi ký Những năm tháng không thể nào quên, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định các đảng phái này lo sợ thất bại trước sức ủng hộ lớn của cử tri với mặt trận Việt Minh nên không tham gia bầu cử. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội, theo đề nghị của đoàn chủ tịch (Ngô Tử Hạ điều khiển, với Nguyễn Đình Thi làm thư ký, các ghế Quốc hội phân chia tả hữu, theo đó Việt Quốc, Việt Cách (cánh hữu) ngồi bên tay phải, và các đại biểu Việt Minh, Marxist, Xã hội, Dân chủ ngồi bên tay trái, nhưng theo ý kiến của chủ tịch Hồ Chí Minh thì không nên phân chia như vậy, thể hiện một sự đoàn kết trong Quốc hội. === Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến === ==== Thành lập ==== Sau khi Quốc hội được bầu, ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến được thành lập để thay thế Chính phủ Liên hiệp Lâm thời. Ở các địa phương, các cấp chính quyền liên hiệp được thành lập trong năm 1946. ==== Hoạt động ==== Trong thời gian hoạt động, Chính phủ đã tiếp tục thực hiện các biện pháp, chính sách để giữ vững nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ non trẻ. Về đối nội đã kêu gọi các đảng phái đoàn kết phụng sự quốc gia, thực hiện các chính sách kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục... Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này. Khi có lộn xộn, lính Trung Quốc bắn chỉ thiên, xông vào giải tán đám biểu tình để vãn hồi trị an. Việt Nam Quốc dân Đảng hoảng hốt khi người Trung Hoa không giúp được gì nhiều trong việc chống lại Việt Minh như họ mong đợi. Ông Nguyễn Duy Thanh, một người theo chủ nghĩa quốc gia buồn rầu nhớ lại: "Không có Trung Hoa ủng hộ, những đảng phái theo chủ nghĩa quốc gia chẳng thể đối phó được với những người Cộng sản" Về đối ngoại đã thực hiện đàm phán với Chính phủ Pháp, ký với đại diện chính phủ Cộng hòa Pháp J. Sainteny bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt ngày 6 tháng 3 năm 1946 cho phép 15.000 quân Pháp ra Bắc thay thế cho 20 vạn quân Tưởng rút về nước. Sau khi bản Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt được ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, các đảng phái không cộng sản và thân nước ngoài như Việt Quốc và Việt Cách đã lên tiếng phản đối Chính phủ ký hiệp định này với Pháp. Từ ngày 19 tháng 4 đến ngày 11 tháng 5 năm 1946 tại Đà Lạt, chính phủ tổ chức một hội nghị dự bị, gặp gỡ giữa 2 phái đoàn Việt và Pháp chuẩn bị cho Hội nghị Fontainebleau chính thức vào tháng 7 năm 1946. Ngày 31 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường sang Pháp theo lời mời của chính phủ nước này. Cùng ngày, phái đoàn chính phủ do Phạm Văn Đồng dẫn đầu cũng khởi hành. Trước khi đi, Hồ Chí Minh bàn giao quyền lãnh đạo đất nước cho quyền chủ tịch nước là cụ Huỳnh Thúc Kháng với lời dặn "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Trước khi lên đường sang Pháp, Hồ Chí Minh dự đoán thời gian ở Pháp "...có khi một tháng, có khi hơn" nhưng cuối cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp 4 tháng trong lúc phái đoàn do Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự Hội nghị Fontainebleau (diễn ra từ 6 tháng 7 tới 10 tháng 9 năm 1946). Hội nghị Fontainebleau không đem lại kết quả cụ thể nào. Sau khi phái đoàn của Việt Nam về nước, tại Pháp, ngày 14 tháng 9 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp. Ngày 15/6/1946, người lính cuối cùng của quân đội Trung Hoa Dân Quốc rời khỏi Việt Nam. Các thành viên Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng minh hội mất chỗ dựa hậu thuẫn chính là quân đội Tưởng Giới Thạch và do bất đồng về việc ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt mùng 6 tháng 3 đã lần lượt rút khỏi chính phủ Liên hiệp. Lãnh tụ đảng Việt Cách là Nguyễn Hải Thần và các thành viên Việt Quốc - Việt Cách khác trong chính phủ như Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh và cánh thân Tưởng do Vũ Hồng Khanh lãnh đạo lưu vong sang Trung Quốc. Các đảng viên Đại Việt phần lớn vẫn ở lại Việt Nam chờ thời cơ.. Nguyễn Tường Tam với tư cách Bộ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tham gia Hội nghị trù bị tại Đà Lạt, nhưng do bất đồng đã không tham gia hầu hết các phiên họp, sau đó cũng không tham gia Hội nghị Fontainebleau, cuối cùng rời bỏ chính phủ (tài liệu nhà nước nêu Nguyễn Tường Tam thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường bấp bênh, biển thủ công quỹ rồi đào nhiệm sang nước ngoài). Việc các thành viên chủ chốt của Việt Quốc, Việt Cách như Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh rời bỏ chính phủ, lưu vong sang Trung Quốc đã đánh dấu chấm hết cho thời kỳ hợp tác giữa Việt Minh và các đảng phái không cộng sản tại miền Bắc, trong công cuộc "kháng chiến kiến quốc" mà Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến là biểu tượng. Sự có mặt của quân đội Tưởng Giới Thạch cho tới lúc đó đã đảm bảo sự tồn tại của Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội. Hai đảng này không có một chương trình gắn kết với nhau để tranh thủ dân chúng như Việt Minh. Những người lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng và Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội thì còn xa mới có được những phẩm chất có thể so sánh với Hồ Chí Minh, Võ Nguyễn Giáp và những người có trách nhiệm khác của Việt Minh. Khi quân đội Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam ngày 15/6/1946, hiểu theo cách này hay cách khác, Võ Nguyên Giáp quyết định Việt Minh phải hoàn toàn một mình điều khiển bộ máy chính quyền. Võ Nguyên Giáp hối hả hành động ngay với mục tiêu rải khắp: Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội được Trung Hoa Quốc dân Đảng ủng hộ, Việt Nam Quốc dân Đảng (theo Cecil B. Currey tổ chức này mượn danh cách mạng của Việt Nam Quốc dân Đảng năm 1930 do Nguyễn Thái Học sáng lập còn theo David G. Marr Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra sức tuyên truyền Việt Nam Quốc dân Đảng phản bội lại sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Thái Học năm 1930 nhưng đến cuối năm 1945 nhiều người dân vẫn không tin vào điều đó), nhóm quốc gia thân Nhật Đại Việt, những người Trotskyist, những người quốc gia chống Pháp, nhóm Công giáo mang tên "chiến sĩ Công giáo". Võ Nguyễn Giáp đã từng bước tìm cách loại bỏ dần các đảng phái này. Ngày 19/6/1946, Báo Cứu Quốc của Tổng bộ Việt Minh đăng xã luận kịch liệt chỉ trích "bọn phản động phá hoại Hiệp định sơ bộ Pháp Việt mùng 6 tháng 3". Ngay sau đó Võ Nguyên Giáp bắt đầu chiến dịch truy quét các đảng phái đối lập bằng lực lượng công an và quân đội do Việt Minh kiểm soát với sự giúp đỡ của nhà cầm quyền Pháp. Ông cũng sử dụng các binh lính, sĩ quan Nhật Bản tình nguyện ở lại Việt Nam và một số vũ khí do Pháp cung cấp (ở Hòn Gai quân Pháp cung cấp cho Việt Minh những khẩu pháo để diệt một số vị trí do quân Đại Việt chiếm giữ) trong chiến dịch này. Một trong những sự kiện nổi tiếng nhất trong chiến dịch trấn áp các đảng phái đối lập là vụ án phố Ôn Như Hầu. Sau khi từ Trung Quốc về Việt Nam, Việt Nam Quốc dân Đảng ngoài việc tìm cách lật đổ Việt Minh để cùng với các đảng phái Việt Cách, Đại Việt... chiếm chính quyền. Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân đảng nhờ có vũ khí do Trung Hoa Dân Quốc chuyển giao còn tổ chức các đội vũ trang mang tên "Thần lôi đoàn", "Thiết huyết đoàn", "Hùm xám"... Các đội vũ trang này đã tổ chức nhiều vụ cướp có vũ trang, bắt cóc, tống tiền, tổ chức ám sát những người theo Việt Minh và cả những người trung lập như ông Ba Viên (Ba Viên bị Quốc dân Đảng nghi ngờ là gián điệp của Pháp, sau khi gặp Hồ Chí Minh, Ba Viên quay về Hà Giang, bắt giữ và hành quyết một số đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng) rồi tuyên truyền đổ lỗi cho Việt Minh đã không đảm bảo được an ninh trật tự ở Hà nội và một số đô thị ở Bắc Bộ. Không những thế đầu tháng 6 năm 1946, Việt Nam Quốc dân Đảng tổ chức cho Nghiêm Xuân Chi (đảng viên Việt Quốc) ám sát một số lãnh đạo của Việt Minh như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh và ông Bồ Xuân Luật, một người cũ của Việt Cách nay đứng về phe Việt Minh. Trước những hoạt động gây mất trật tự an ninh tại Hà Nội và một số thành phố ở Bắc Bộ, Sở Công an Bắc Bộ đã lập chuyên án mà sau này được lấy tên công khai là Chuyên án số 7 phố Ôn Như Hầu. Trường Chinh (Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương, khi đó rút vào hoạt động bí mật, chức danh công khai là Hội trưởng Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương) được Nha Công an Trung ương báo cáo phát hiện được âm mưu của thực dân Pháp câu kết với Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị đảo chính Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã chỉ đạo phải tập trung trấn áp Việt Nam Quốc dân Đảng, nhưng phải có đủ chứng cứ. Sáng sớm ngày 12/7/1946, một tiểu đội công an do Lê Hữu Qua chỉ huy bao vây khám xét trụ sở của đảng Đại Việt tại số 132 Duvigneau, do nghi ngờ Đại Việt cấu kết với Pháp âm mưu tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đúng vào ngày quốc khánh Pháp 14/7/1946 khiến lính canh và các đảng viên Đại Việt không kịp phản ứng. Khi thực hiện cuộc bao vây khám xét này, lực lượng công an chưa có chứng cứ cụ thể và chưa có lệnh của cấp trên nhưng vẫn tiến hành để các thành viên Đại Việt không có thời gian rút vào bí mật và tẩu tán truyền đơn, hiệu triệu lật đổ chính quyền. Tại trụ sở của Đại Việt, lực lượng công an đã tìm thấy nhiều truyền đơn, hiệu triệu chưa kịp tẩu tán cùng nhiều súng ống, lựu đạn. Công an cũng được cho là đã phát hiện một bản kế hoạch có chữ ký của Trương Tử Anh, theo đó Đại Việt sẽ quăng lựu đạn vào lính Pháp gốc Phi trong ngày diễu binh của quân đội Pháp, tiếp đó quân đội Đại Việt hoặc quân đội Pháp sẽ bắt giữ những lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cuối cùng Trương Tử Anh sẽ công bố thành lập chính phủ mới. Lê Giản, Giám đốc Nha Công an Bắc bộ, đưa tài liệu này cho Quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng. Ông này đọc rồi nói "Tiêu diệt chúng! Quét sạch toàn bộ! Lũ phản bội! Đồ chó má!". Tuy nhiên, tài liệu này là một bản dự thảo do Trương Tử Anh viết tay chỉ để sử dụng trong Đại Việt Quốc dân Đảng. Lê Giản không cung cấp được bằng chứng về sự thông đồng của Pháp với Đại Việt Quốc dân Đảng trong kế hoạch đảo chính ngày 14/7/1946 ngoài việc Sainteny tiếp tục muốn tổ chức diễu binh vào ngày đó. Lê Giản tìm Võ Nguyên Giáp và được Giáp chỉ thị tấn công tất cả các văn phòng của Việt Quốc ở Hà Nội và các tỉnh. Sau đó, lúc 7h sáng ngày 12/7/1946, Việt Nam Công an vụ thực hiện phá vụ án phố Ôn Như Hầu. Chỉ đạo trực tiếp lực lượng công an phá vụ án này là các ông Lê Giản (Giám đốc Nha Công an Bắc bộ), Nguyễn Tuấn Thức (Giám đốc Công an Hà Nội) và Nguyễn Tạo (Trưởng nha Điệp báo Công an Trung ương). Lực lượng công an xung phong đã thực hiện khám xét các trụ sở Việt Nam Quốc dân Đảng (7 căn nhà) tại Hà Nội, bắt tại chỗ nhiều thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng cùng nhiều tang vật như truyền đơn, vũ khí, dụng cụ tra tấn, đồng thời phát hiện nhiều xác chết tại đó... Hơn 100 người bị bắt và một số người biến mất không dấu vết. Trong số các thành viên của Quốc dân Đảng bị bắt có một đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I là Phan Kích Nam. Theo điều tra của Nha công an, Việt Nam Quốc dân Đảng đang chuẩn bị những hành động khiêu khích rất nghiêm trọng. Dự định các thành viên của Việt Nam Quốc dân Đảng sẽ phục sẵn dọc đường quân Pháp diễu qua nhân ngày quốc khánh Pháp, bắn súng, ném lựu đạn để tạo ra những chuyện rắc rối giữa Pháp và Chính phủ, gây sự phá hoại hòa bình rồi tung truyền đơn hô hào lật đổ chính quyền và sau đó đứng ra bắt tay với Pháp. Ngày 16 tháng 7, quyền chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã có tuyên bố trấn an dư luận: "Những đảng viên Việt Nam Quốc dân Đảng chân chính, được bảo đảm sự tự do hoạt động trong vòng pháp luật...Những kẻ bắt cóc, tống tiền, ám sát thì phải đem ra pháp luật nghiêm trị. Đây không phải là vấn đề đảng phái. Việc khám xét vừa rồi là việc phải làm để bảo vệ trị an...". Theo quy định của luật pháp thì Phó Chủ tịch nước và bộ trưởng do Quốc hội bầu, và chỉ phế truất bởi Quốc hội theo thủ tục quy định của pháp luật. Trong phiên điều trần trước Quốc hội kỳ họp thứ hai liên quan Tạm ước và một số thành viên rời Chính phủ, Hồ Chí Minh có nói: Tạm ước này có ảnh hưởng tới các hiệp ước ký sau không? Trong xã hội loài người, có cái gì mà không ảnh hướng tới cái khác. Tuy vậy, những sự điều đình sau đây không thể vì bản tạm ước này mà bị ràng bó. Bản Tạm ước này tùy theo sự thi hành thế nào, sẽ tạo điều kiện đẩy cho những cuộc điều đình sau mau chóng đạt kết quả.Về ông Phó Chủ tịch Nguyễn Hải Thần, ông Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, ông Phó Chủ tịch Quân ủy hội Vũ Hồng Khanh, các ông ấy không có mặt ở đây. Lúc Nhà nước đương gặp bước khó khăn, quốc dân tin ở người nào trao người ấy làm công việc lớn mà các ông ấy lại bỏ đi thì các ông ấy phải hỏi lương tâm thế nào? Những người đã bỏ việc đi kia, họ không muốn gánh vác việc nước nhà hoặc họ cũng không đủ năng lực gánh vác, nay chúng ta không có họ ở đây chúng ta cũng cứ gánh vác được như thường. Dù vậy một số thành viên của Việt Quốc, Việt Cách như Chu Bá Phượng, Bồ Xuân Luật vẫn tiếp tục tham gia Chính phủ, kể cả khi lên Việt Bắc. Trương Đình Tri vẫn tiếp tục tham gia chính phủ sau vụ án Ôn Như Hầu. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội, vẫn có 37 đại biểu Việt Quốc, Việt Cách tham gia (tổng số 291 thành viên tham dự trong tổng số 444 thành viên đã mở rộng so với đầu năm). Cung Đình Quỳ tiếp tục tham gia Ban Thường trực Quốc hội. === Chính phủ Liên hiệp Quốc dân === ==== Thành lập ==== Ngày 3 tháng 11 năm 1946 Chính phủ Liên hiệp Quốc dân nhiều thành phần được thành lập thay cho Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến nhằm đáp ứng tình hình mới. ==== Hoạt động ==== Trong thời gian kháng chiến, bộ máy hành chính các cấp có nhiều biến đổi. Tổ chức đơn vị hành chính Khu và Liên khu. Thành lập các Ủy ban kháng chiến các cấp. Cấp Trung ương, thành lập Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia (1947), sau đổi là Bộ Tổng tư lệnh (1948) rồi Bộ Quốc phòng Tổng tư lệnh. Các cơ quan tư pháp cơ bản tổ chức theo cấp xét xử. === Chính phủ mở rộng từ 1955 đến 1959 === Ban đầu, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là chính thể của nước Việt Nam thống nhất, nhưng thực tế sau năm 1954 thì chỉ quản lý từ Vĩnh Linh trở ra. Sau năm 1954 nhà nước bắt đầu đặt ra các mục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa. === Chính phủ từ 1960 đến 1964 === === Chính phủ từ 1964 đến 1971 === === Chính phủ từ 1971 đến 1975 === === Chính phủ từ 1975 đến 1976 === == Lập pháp == === Quốc hội Khóa I === Ngày 20 tháng 9 năm 1945, Ủy ban dự thảo Hiến pháp được thành lập theo Sắc lệnh số 34-SL gồm có 7 thành viên: Hồ Chí Minh, Vĩnh Thụy, Đặng Thai Mai, Vũ Trọng Khánh, Lê Văn Hiến, Nguyễn Lương Bằng, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh). Ngày 9 tháng 11 năm 1946, tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dự kiến trưng cầu dân ý toàn quốc thông qua Hiến pháp, bầu cử Nghị viện nhân dân theo quy định của Hiến pháp mới thay cho Quốc hội lập hiến, nhưng chiến tranh nên không thực hiện được. Khi đó Quốc hội chia theo nhóm: Marxist, xã hội chủ nghĩa, dân chủ, Việt Minh, Đồng Minh hội và Việt Nam Quốc dân Đảng,, không kể các đại biểu trung lập. Tiếp đó, Dự án luật Lao động được thông qua và ban hành ngày 8 tháng 11 năm 1946. Đây là dự luật đầu tiên được thông qua. Ngày 31 tháng 9 năm 1959, trong kỳ họp tại Hà Nội, Quốc hội khóa I thông qua Hiến pháp mới. Do tình hình chiến tranh, Hiến pháp 1946 chưa được chính thức công bố và theo một số người chưa từng có hiệu lực về phương diện pháp lý.. Quốc hội Việt Nam khóa I cũng đã thông qua Hiến pháp năm 1959 và xem là kế thừa Hiến pháp năm 1946, là Hiến pháp của một nước Việt Nam thống nhất trên cơ sở khẳng định tính hợp hiến, hợp pháp của Quốc hội và Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. === Quốc hội Khóa II === Quốc hội khóa II được bầu năm 1960, các đại biểu miền nam đủ tư cách bầu trong khóa I được lưu nhiệm. === Quốc hội Khóa III === Quốc hội khóa III được bầu năm 1964, các đại biểu miền nam đủ tư cách bầu trong khóa I được lưu nhiệm. Kỳ họp thứ 7 năm 1971 ra nghị quyết miễn nhiệm các đại biểu miền nam, sau khi Đại hội quốc dân miền Nam bầu ra Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng Cố vấn bên cạnh Chính phủ. === Quốc hội Khóa IV === Quốc hội khóa IV được bầu năm 1971. === Quốc hội Khóa V === Quốc hội khóa V được bầu năm 1975. == Tư pháp == === Giai đoạn 1945 - 1954 === ==== Giải tán một số đảng phái ==== Ngay sau khi thành lập để ổn định tình hình, giữ vững nền độc lập non trẻ, ngoài việc giải tán một số đảng phái với lý do "tư thông với ngoại quốc", "phương hại đến nền độc lập Việt Nam" (như Việt Nam Quốc xã, Đại Việt Quốc dân đảng...) nhằm kịp thời trừng trị "bọn phản cách mạng", bảo vệ chính quyền non trẻ đồng thời giáo dục ý thức về tinh thần cảnh giác cho nhân dân.; Chính phủ Cách mạng Lâm thời ra các sắc lệnh cho phép Ty Liêm phóng có thể bắt những hạng người bị quy là nguy hiểm cho nền Dân chủ cộng hoà Việt Nam. ==== Thành lập Bộ Tư pháp ==== Bộ Tư pháp Việt Nam được thành lập ngày 28 tháng 8 năm 1945 cùng với Chính phủ Cách mạng lâm thời do luật sư Vũ Trọng Khánh làm Bộ trưởng, sau tháng 3 năm 1946 thì chuyển giao cho luật sư Vũ Đình Hòe. Đến năm 1960, Bộ Tư pháp giải thể. ==== Thành lập Toà án Quân sự ==== Ngày 13/9/1945, Chủ tịch Chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành sắc lệnh thành lập các toà án quân sự để xử tất cả các người nào vi phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Theo quy định về thành lập Tòa án Quân sự theo Sắc lệnh 21/SL ngày 14/2/1946 và Sắc lệnh 170/SL của Chủ tịch Chính phủ ngày 14/4/1948. "Toà án quân sự xử tất cả các người nào phạm một việc gì, sau hay trước ngày 19 tháng 8 dương lịch năm 1945, có phương hại đến nền độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trừ những việc nào mà phạm nhân là binh sĩ, dù là tòng phạm hay chính phạm, thì thuộc về nhà binh tự xử lấy." Tòa án quân sự có thể tuyên án: tha bổng, tịch thu một phần hay tất cả tài sản, phạt tù từ 1 đến 10 năm, phạt khổ sai từ 5 đến 10 năm, xử tử. Những quyết nghị của tòa án quân sự sẽ đem thi hành ngay, không có quyền chống án, trừ trường hợp xử tử, tội phạm có quyền đề đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm. Bản án hoãn thi hành để chờ quyết nghị của Chủ tịch Chính phủ. ==== Thành lập Tòa án Nhân dân Đặc biệt ==== Sắc lệnh số 150/SL ngày 12/4/1953 thành lập Tòa án nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng. Mục đích để đảm bảo việc thi hành chính sách ruộng đất, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố chính quyền nhân dân, đẩy kháng chiến đến thắng lợi. Nhiệm vụ Tòa án: - Trừng trị những kẻ phản cách mạng, những cường hào gian ác, những kẻ chống lại hoặc phá hoại chính sách ruộng đất; -Xét xử những tranh chấp về tài sản, ruộng đất liên quan đến các vụ án trên; -Xét xử những tranh cãi về phân định thành phần giai cấp. Thẩm quyền Tòa án nhân dân đặc biệt huyện hoặc liên huyện đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh và đi xử lưu động ở các xã có phát động quần chúng. Việc thành lập Toà án nhân dân đặc biệt ở huyện hay liên huyện do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định và Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu duyệt y. Tòa án nhân dân đặc biệt có Chánh án, 6 đến 10 thẩm phán, đa số là trung nông và bần cố nông, bần cố nông nhiều hơn trung nông. Chánh án và một nửa số thẩm phán do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh chọn lựa và Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu duyệt y. Một nửa số thẩm phán do Nông hội hoặc Hội nghị đại biểu nông dân ở huyện hay liên huyện cử ra. Khi đến xã nào xử thì lấy thêm đại biểu nông dân ở xã đó, nhưng số đại biểu lấy vào không được quá 1/3 tổng số thẩm phán. Sắc lệnh số 233/SL ngày 14/6/1955 sửa lại quy định trong Sắc lệnh 150/SL: Khi phân toà đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán. Tòa án này có quyền tuyên: tha bổng, cảnh cáo, bồi thường, tịch thu tài sản, tước quyền công dân, quản chế địa phương, phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân, xử tử hình. Đối với việc duyệt án, án tù dưới 5 năm do Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh duyệt và do Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh ký vào bản án. án từ 5 năm tù trở lên chung thân và án tử hình thì do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu duyệt và do Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu ký vào bản án. Trong 10 ngày sau khi tuyên án, người bị án có quyền chống án. === Giai đoạn 1955 - 1976 === ==== Xây dựng hệ thống pháp luật ==== Sau kháng chiến chống Pháp, Quốc hội khóa I đến khóa V đã thông qua nhiều bộ luật đóng góp vào hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nền Tư pháp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài ra Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng ban hành các sắc lệnh quy định những vấn đề mà Quốc hội chưa ban hành luật. Ngày 14/12/1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 282/SL quy định về chế độ báo chí. Sắc lệnh này quy định tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in (Điều 4). Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo. Sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới bắt đầu được hoạt động (điều 8). Ngày 20/5/1957, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh số 102/SL-L004 ban hành Luật quy định quyền lập hội. Luật này quy định lập hội phải xin phép và thể lệ lập hội sẽ do Chính phủ quy định (điều 3). Đồng thời những hội đã thành lập trước ngày ban hành Luật quy định quyền lập hội và đã hoạt động trong vùng tạm bị chiếm trong thời kỳ kháng chiến, nay muốn tiếp tục hoạt động, đều phải xin phép lại (điều 4). ==== Thành lập Viện Công tố Trung ương ==== Năm 1958, Viện Công tố Trung ương (sau là Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) được thành lập với Viện trưởng đầu tiên là ông Bùi Lâm. ==== Thành lập Tòa án Nhân dân Tối cao ==== Tháng 5 năm 1959, Tòa án Nhân dân Tối cao được thành lập với Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao là Luật sư Phạm Văn Bạch. == Phân cấp hành chính == Sau Cách mạng, đơn vị hành chính các cấp gồm: Kỳ, tỉnh, huyện, xã. Thành phố Hà Nội trực thuộc trung ương. Thành phố Hải Phòng, Sài Gòn- Chợ Lớn trực thuộc kỳ, các thành phố Nam Định, Vinh, Bến Thủy, Huế và Đà Nẵng đều tạm coi là thị xã. Thời kỳ kháng chiến, tổ chức thêm các đơn vị hành chính cấp Khu và Liên khu. Thủ đô kháng chiến đặt ở Việt Bắc. Theo Hiến pháp năm 1959, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phân cấp hành chính như sau: Trong thành phố trực thuộc trung ương, thời kỳ 1954-1958 có các cấp hành chính quận (ở cả nội thành và ngoại thành), dưới quận có khu phố (ở nội thành) và xã (ở ngoại thành, ngoài ra có phố là cấp không thông dụng, như phố Gia Lâm ở Hà Nội). Năm 1958, nội thành bỏ quận, thay bằng khu phố (gọi tắt là khu), dưới khu phố là khối dân phố, ngoại thành có quận (từ năm 1961 đổi là huyện) và xã. Năm 1974, đổi tên gọi khối dân phố thành cấp tiểu khu. Từ năm 1955, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thiết lập Khu tự trị Thái Mèo (sau đổi là Khu tự trị Tây Bắc), gồm ba tỉnh Lai Châu, Sơn La, Nghĩa Lộ, và năm 1956 thiết lập Khu tự trị Việt Bắc gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang. Khu tự trị là đơn vị hành chính đệm giữa Trung ương và cấp tỉnh. Năm 1975 cấp này bị bãi bỏ. == Chính quyền địa phương == == Các tổ chức chính trị == Giai đoạn 1945 -1950 Việt Nam có nhiều đảng phái, tổ chức chính trị thuộc nhiều khuynh hướng chính trị, có ý thức hệ khác nhau. Sau khi Quốc gia Việt Nam thành lập thì Đảng Lao động Việt Nam cũng được thành lập, hoạt động công khai. Đến thời điểm đó và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chỉ còn ba đảng: Đảng Lao động, Đảng Dân chủ và Đảng Xã hội trong Mặt trận Liên Việt. Ba đảng này hoạt động công khai trong vùng do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát và ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các đảng phái, tổ chức khác đều hoạt động công khai trong vùng do Pháp và Quốc gia Việt Nam kiểm soát và ủng hộ Quốc gia Việt Nam chống Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo. === Các đảng, tổ chức chống Pháp === Việt Minh: là tổ chức lớn nhất, không có học thuyết rõ ràng, nhưng theo tài liệu của Mỹ, là những người quốc gia nổi bật (preeminent nationalist), hợp nhất với Liên Việt từ tháng 3 năm 1949 Đảng Cộng sản Đông Dương: tuyên bố giải tán năm 1945 bởi áp lực từ Pháp, Mỹ, và Trung Hoa Dân quốc, hoạt động chính thức trở lại từ Đại hội II với tên mới Đảng Lao động Việt Nam. Theo CIA, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn là nòng cốt của Việt Minh với năm 1931: 1500 thành viên, 1946: 50.000 thành viên, 1950: 400,000 thành viên . Đảng Dân chủ Việt Nam: là tổ chức của giới trung lưu, phần lớn hoạt động ở Bắc Bộ, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đảng Xã hội Việt Nam: theo khuynh hướng dân chủ xã hội, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Việt Nam Quốc dân Đảng: có hệ tư tưởng là chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Tam dân, một nhóm sau tách ra theo kháng chiến. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: là một nhóm liên minh năm 1942, một nhóm sau tách ra theo kháng chiến, sau suy yếu. Phong trào Trotskyist: chống cả Pháp lẫn Việt Minh, sau suy yếu. === Các đảng, tổ chức ủng hộ Bảo Đại === Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp: là một liên minh có thiên hướng ủng hộ cựu hoàng Bảo Đại, chủ trương thành lập Quốc gia Việt Nam để đoàn kết ba kỳ của Việt Nam, giành độc lập cho Việt Nam và thành lập một nhà nước cộng hòa dân chủ nhưng không tách khỏi khối Liên hiệp Pháp. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: tái thành lập năm 1946 ở Trung Quốc, có khoảng 5.000 thành viên, định hòa giải với Việt Minh nhưng không thành, ủng hộ Bảo Đại nhưng đòi cứng rắn với Pháp Việt Nam Quốc dân đảng (không kể nhóm theo Việt Minh): có khoảng 5.000 thành viên chủ yếu ở miền Bắc, ủng hộ Bảo Đại Việt Nam Dân chủ Xã hội Đảng: tách ra từ các nhóm Bình Xuyên, Hòa Hảo, Cao Đài theo Việt Minh ban đầu, ở Nam Bộ, sau đó tháng 11 năm 1947 do tranh chấp với Hòa Hảo, không còn hoạt động Đoàn thể Dân chúng: chống Việt Minh, thành lập ở Hà Nội, đến 1949 gần như tan rã Việt Nam Quốc gia Thanh niên Đoàn: nhóm nhỏ Bắc kỳ Đoàn thể Cao Đài: là tổ chức do Phạm Công Tắc lãnh đạo, bị chia rẽ. Vào tháng 1 năm 1948, Cao Đài đã ký kết một hiệp ước hòa bình với Phật giáo Hòa Hảo, và cam kết hỗ trợ cho Bảo Đại. Phạm Công Tắc công khai đứng về phía chính phủ Bảo Đại vào tháng 7 năm 1949. Phật giáo Hòa Hảo: chống Anh -Pháp giai đoạn 1945 thời Huỳnh Phú Sổ, sau ủng hộ cho phục hồi Bảo Đại, nhưng quan hệ với các phe phái khác và Pháp còn căng thẳng. Tịnh độ cư sĩ: chủ yếu người gốc Hoa. Việt Nam Liên đoàn Công giáo: ban đầu ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau được Ngô Đình Diệm đưa vào Mặt trận Thống nhất Quốc gia Liên hiệp ủng hộ Bảo Đại. Liên khu Bình Xuyên: ban đầu hợp tác với Việt Minh, sau một nhóm tách ra hợp tác với Bảo Đại, nhưng cảnh giác với Pháp Việt Nam Quốc gia Liên hiệp: thành lập tháng 12 năm 1947, tại Hà Nội vận động chính trị ủng hộ Bảo Đại, nhưng hoạt động ít hiệu quả. Việt Nam Phục quốc Đồng minh Hội: phục hồi từ 1947 từ các phần tử dân tộc chủ nghĩa theo gương Nhật Bản, hoạt động ít hiệu quả. Trong năm 1946 và 1947 Cường Để vận động Mỹ chống Pháp, Hồ Chí Minh và Bảo Đại hòa giải, nhưng Cường Để chết 1951, tổ chức tan vỡ. Đảng Dân chủ Đông Dương, Đảng Dân chủ Nam Kỳ, Mặt trận Nhân dân Đông Dương, và Phong trào Nhân dân Nam Kỳ, ủng hộ cho giải pháp của Pháp, ít nhiều hỗ trợ cho Bảo Đại. == Kinh tế == === Cải cách ruộng đất === Giữa năm 1955 và năm 1956, một cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ, cường hào để chia cho nông dân. Cuộc cải cách đã có phạm nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội không thông qua tòa án hoặc chỉ qua "tòa án nhân dân". Các nhà lãnh đạo chính quyền, trong đó có chủ tịch Hồ Chí Minh, đã chính thức xin lỗi trước dân chúng về các sai lầm này đồng thời cách chức và xử phạt nhiều cán bộ. Trong 3.563 xã thuộc 22 tỉnh và những vùng ngoại thành ở miền Bắc đã thực hiện cải cách ruộng đất, các đội cải cách ruộng đất đã chỉ ra 47.890 địa chủ, chiếm 1,87% tổng số hộ và 2,25% tổng số nhân khẩu ở nông thôn. Trong số địa chủ đó, có 6.220 hộ là cường hào gian ác, chiếm 13% tổng số hộ địa chủ. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lần thứ 14 về tổng kết cải cách ruộng đất đã nêu rõ: "Những tên địa chủ có nhiều tội ác với nông dân và là phản động đầu sỏ cùng một số tổ chức của chúng đã bị quần chúng tố cáo và bị trừng trị theo pháp luật". Số địa chủ bị tuyên án tử hình trong chương trình Cải cách ruộng đất không được thống kê chính xác và gây tranh cãi. Các nhà nghiên cứu phương Tây đưa ra các số liệu rất khác nhau và không thống nhất, theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500 người bị tử hình; theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 người bị tử hình cộng với 1.500 bị giam giữ.. Do tiến hành vội vã, nhiều địa chủ bị kết án oan sai, nên từ năm 1956, các chiến dịch sửa sai được tiến hành, các địa chủ bị kết án oan được trả tự do, minh oan, trả lại danh dự và được tạo điều kiện sinh sống. Qua cải cách ruộng đất ở miền Bắc, trên 810.000 hecta ruộng đất của đế quốc và địa chủ, ruộng đất tôn giáo, ruộng đất công và nửa công nửa tư đã bị tịch thu, trưng thu, trưng mua để chia cho 2.220.000 hộ nông dân lao động và dân nghèo ở nông thôn, bao gồm trên 9.000.000 nhân khẩu. Như vậy là 72,8% số hộ ở nông thôn miền Bắc đã được chia ruộng đất. Tính đến tháng 4 năm 1953, số ruộng đất trực tiếp tịch thu của địa chủ chia cho nông dân bằng 67,67% tổng số ruộng đất mà địa chủ chiếm hữu nǎm 1945. === Cải tạo kinh tế === Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh công bố: Thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và mở đầu thời kỳ phát triển kinh tế một cách có kế hoạch. Tháng 11/1958, Đảng Lao động quyết định đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa trong 3 năm 1958-1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (bao gồm hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh), kế hoạch phát triển và cải tạo kinh tế, phát triển văn hóa của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 12 năm 1958. Đến cuối năm 1960, ở miền Bắc có 84,8% số hộ nông dân đã gia nhập hợp tác xã, chiếm 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, có 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Ở thành thị, 100% số cơ sở công nghiệp tư bản tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực thương nghiệp, đến 60% tổng số người buôn bán nhỏ, làm dịch vụ, kinh doanh ngành ăn uống thuộc diện cải tạo đã tham gia hợp tác xã, tổ mua bán, làm đại lý cho thương nghiệp quốc doanh và trên 10.000 người đã chuyển sang sản xuất. === Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) === === Giai đoạn 1966-1976 === === Thuế khóa === ==== Thuế nông sản ==== Loại thuế chính là thuế nông sản, đánh trực tiếp và tính theo đầu người chứ không phải theo năng suất. Dưới 70 kg nông sản/người thì được miễn thuế. Nhà nước đánh thuế 5% ở ngạch 70–95 kg/người và tăng lên thành 44% ở ngạch trên 1800 kg/người. Đất mới đưa vào canh tác thì được miễn 5 năm. Khoảnh đất 100 m² vườn cũng được miễn. ==== Thuế gián tiếp ==== Thuế nhập khẩu tùy thuộc vào mặt hàng; hàng hóa thuộc hạng xa xỉ phẩm chịu 100% thuế. Thuế mổ thịt gia súc là 10%. Ngoài ra có thuế chợ, thuế cầu, thuế đò, và thuế con niêm. ==== Đóng góp ==== Nhà nước cũng huy động quyên góp cho các công trình và chi phí, chính thức là tự nguyện nhưng người dân bị áp lực phải cung ứng. == Ngoại giao == Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Pháp công nhận là một nước tự do thuộc Liên hiệp Pháp tại Hiệp định sơ bộ năm 1946. Sau đó được các quốc gia trong phe xã hội chủ nghĩa cũng như các nước khác công nhận sau này, khởi đầu bởi Trung Quốc (18/1/1950) và Liên Xô (30/1/1950). Tiếp theo là CHDCND Triều Tiên (31/1/1950), Đông Đức (2/2/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), România (3/2/1950), Ba Lan (4/2/1950), Hungary (4/2/1950), Bulgaria (8/2/1950), Albania (13/3/1950). Năm 1954, Mông Cổ mới đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Cùng năm, khi tiếp quản Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra sắc lệnh công nhận cơ quan ngoại giao của Ấn Độ tại Hà Nội. Ngày 17 tháng 10 năm 1954, Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru sang thăm Việt Nam. Nhưng bang giao với Ấn Độ cùng với Indonesia và Miến Điện vẫn giữ ở bậc lãnh sự. Ở Trung Đông và Bắc Phi thì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lập bang giao với Maroc và Algérie. Cuba là quốc gia duy nhất ở Tây bán cầu có quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Các nước Tây phương thì mãi đến năm 1968 mới lập phòng liên lạc và đại diện bán chính thức là Thụy Sĩ. Tuy nhiên đây là chỉ cấp bán chính thức, không có đại sứ. Năm 1969, Thụy Điển là quốc gia Tây Âu đầu tiên thiết lập ngoại giao toàn phần với Miền Bắc kể cả trao đổi đại sứ. Theo sau đó là Senegal (1969), Ceylon (1970), Thụy Sĩ (1971), Ấn Độ (1972), Chile và Pakistan. Tính đến hết tháng 12 năm 1972, có 49 quốc gia bang giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 12/4/1973. Năm 1975 Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cùng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam đứng hai đơn gia nhập Liên hiệp quốc nhưng bị Mỹ phủ quyết cả hai. Tuy nhiên cũng năm này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được gia nhập hai cơ quan quốc tế là WMO (World Meteorological Organization, Tổ chức Khí tượng Thế giới) ngày 7 tháng 8 năm 1975 và WHO (World Health Organization, Tổ chức Y tế Thế giới) ngày 22 tháng 10 năm 1975. Đây là hai tổ chức quốc tế đầu tiên (không kể những tổ chức riêng của khối xã hội chủ nghĩa) quốc gia này tham gia. == Quân đội == Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban đầu gồm nhiều lực lượng độc lập nhau, ở cả trong nam lẫn ngoài bắc. Sau nhiều lần sát nhập, tổ chức lại, các lực lượng quân sự do Việt Minh và các nhóm chính trị khác chỉ huy thống nhất trong một hệ thống quân sự duy nhất là Vệ quốc đoàn, sau Vệ quốc đoàn đổi tên thành Quân đội Quốc gia Việt Nam. Ở miền Nam, Vệ quốc đoàn có nhiều đơn vị của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tuy chấp hành những chỉ thị quân sự của cấp trên nhưng lại từ chối tiếp nhận các chính ủy do cấp trên cử xuống. Sau những xung đột quân sự giữa các đơn vị do giáo phái chỉ huy với những đơn vị do Việt Minh chỉ huy, và nhất là sau khi giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của Hòa Hảo mất tích (Hòa Hảo cho là do Việt Minh thủ tiêu), lực lượng quân sự của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên ly khai khỏi Vệ quốc đoàn hợp tác với chính phủ Cộng hòa tự trị Nam Kỳ và sau này với Quốc gia Việt Nam. Năm 1950, Quân đội Quốc gia Việt Nam đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam. Sau 1954, quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. == Văn hóa, xã hội == == Giáo dục == == Lãnh đạo qua các thời kỳ == == Nguồn tham khảo == == Xem thêm == Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Chính phủ Liên hiệp Quốc dân == Liên kết ngoài ==
chăm sóc trẻ em.txt
Chăm sóc trẻ em là hoạt động nuôi dưỡng, giáo dục, theo dõi quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ từ khi mới lọt lòng mẹ cần sự chăm sóc về dinh dưỡng cũng như giáo dục về tinh thần. Trong nhiều xã hội hiện đại, công việc này được chia sẻ cho cả cha và mẹ đứa bé. Một số gia đình có thêm người giúp đỡ cho việc này, thường gọi là vú em. Ở nhiều xã hội, các thành viên khác của gia đình, như ông bà, cũng tham gia việc chăm sóc trẻ. Trẻ nhỏ sau độ tuổi 12 tháng ở nhiều quốc gia có thể đến trường mẫu giáo để nhận được sự chăm sóc, giúp cha mẹ của chúng có thời gian hoạt động xã hội. Từ sau 6 năm tuổi, nhiều quốc gia quy định trẻ phải bắt buộc đến trường tiểu học. Trong trường hợp cha mẹ của trẻ bị mất tích hay chết, hoặc không đủ khả năng chăm sóc trẻ, trẻ có thể nhận được sự trợ giúp của cộng đồng, ví dụ như trường trẻ em mồ côi. Việc thuê vú em để giúp chăm sóc trẻ nhỏ là một chủ đề có thể gây tranh cãi. Một số nghiên cứu cho thấy việc trẻ em nhận được sự chăm sóc liên tục của cha mẹ từ khi lọt lòng, đặc biệt là trong giáo dục, đạo đức, kỷ luật và giao tiếp xã hội sẽ làm tăng cơ hội giúp trẻ được phát triển hết tiềm năng. Đa số các quốc gia có luật lệ liên quan đến bảo vệ trẻ em (và bà mẹ), ngăn chặn việc lạm dụng trẻ em. == Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi == Trẻ dưới 1 tuổi cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng. === Dinh dưỡng === Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh và trẻ còn ẵm ngửa. Các chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ còn ẵm ngửa thường được xây dựng với thực đơn chính là sữa mẹ. Một chế độ nuôi dưỡng có thể được áp dụng là Sau khi trẻ đã được cắt rốn chừng 30 phút: bú sữa mẹ. Sữa mẹ lúc này còn được gọi là sữa non; nó có chứa các kháng thể của mẹ ít có ở các sữa sau này; có tác dụng giúp trẻ chống đỡ tốt hơn các nguồn bệnh. Trong 4 tháng đầu: bú sữa mẹ. Việc cho trẻ uống nước chỉ áp dụng khi trẻ bị bệnh cần bổ sung nước như ỉa chảy. Trong trường hợp mẹ thiếu sữa, các sản phẩm sữa trẻ em đảm bảo chất lượng có thể dùng thay thế. Thời gian này, trẻ chưa ăn bột hoặc cháo. Có nguồn cho biết tại các vùng nông thôn Việt Nam, trẻ dưới 4 tháng tuổi vẫn uống nước thường xuyên, ăn bột sớm, thậm chí ngay từ tháng đầu. Bột có thể làm quá tải bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện của trẻ; còn nước không đảm bảo vệ sinh sẽ mang bệnh đến cho trẻ. Các nghiêm cứu và quan sát thực nghiệm cho thấy trong sữa mẹ đã có đủ nước cho trẻ rồi. === Dinh dưỡng === === Giáo dục === == Xem thêm == Sữa mẹ == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Danh sách kiểm về chăm sóc trẻ em từ Bệnh viện Trẻ em Seattle (tiếng Anh)
samsung galaxy tab 3 lite 7.0.txt
Samsung Galaxy Tab 3 Lite 7.0 là máy tính bảng 7-inch chạy hệ điều hành Android sản xuất và phân phối bởi Samsung Electronics. Nó thuộc dòng Samsung Galaxy Tab. Nó được công bố vào 16 tháng 1 năm 2014 và vẫn chưa được phát hành. == Lịch sử == Galaxy Tab 3 Lite 7.0 được công bố vào 16 tháng 1 năm 2014. Nó chưa đưa ra thông số và giá. == Tính năng == Galaxy Tab 3 Lite 7.0 phát hành với Android 4.2.2 Jelly Bean. Samsung tùy chỉnh với giao diện TouchWiz UX. Cùng với một số ứng dụng của Google, bao gồm Google Play, Gmail và YouTube, có quyền truy cập vào ứng dụng Samsung như ChatON, S Suggest, Smart Remote, S Voice, Group Play, và All Share Play. Galaxy Tab 3 Lite 7.0 có sẵn bản WiFi và biến thể 3G & WiFi. Bộ nhớ chỉ 8 GB trên cả hai bản, với khe thẻ nhớ mở rộng microSD. Nó có màn hình 7-inch TFT LCD với độ phân giải 1.024x600 pixel, và chỉ có máy ảnh chính. == Tham khảo ==
họ lan.txt
Họ Lan (danh pháp khoa học: Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Lan Orchidales, lớp thực vật một lá mầm. Đây là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới. Vườn thực vật hoàng gia Kew liệt kê 880 chi và gần 22.000 loài được chấp nhận, nhưng số lượng chính xác vẫn không rõ (có thể nhiều tới 25.000 loài) do các tranh chấp phân loại học. Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa. Khoảng 800 loài lan mới được bổ sung thêm mỗi năm. Các chi lớn nhất là Bulbophyllum (khoảng 2.000 loài), Epidendrum (khoảng 1.500 loài), Dendrobium (khoảng 1.400 loài) và Pleurothallis (khoảng 1.000 loài). Họ này cũng bao gồm chi Vanilla (chi chứa loài cây vani), Orchis (chi điển hình) và nhiều loài được trồng phổ biến như Phalaenopsis hay Cattleya. Ngoài ra, kể từ khi du nhập các loài từ khu vực nhiệt đới vào trong thế kỷ 19 thì các nhà làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 100.000 loại cây lai ghép và giống cây trồng. Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng 1 m. Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ México; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng. == Phân bổ == Họ Orchidaceae phân bổ rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực. Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bổ của họ này: Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi châu Đại Dương: 50 - 70 chi châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi Bắc Mỹ: 20 - 25 chi == Phát sinh chủng loài == Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III. == Phân loại == Họ này được công nhận trong mọi hệ thống phân loại và hệ thống APG II năm 2003 đặt nó trong bộ Asparagales. Phân loại họ này luôn luôn thay đổi, do các nghiên cứu mới vẫn tiếp tục nhận dạng nhiều yếu tố phân loại mới. Hiện tại người ta công nhận 5 phân họ. Biểu đồ dưới đây được lập theo hệ thống APG: == Tiến hóa == Một nghiên cứu đăng trong tạp chí Nature đã chỉ ra rằng nguồn gốc họ Lan có xuất phát điểm lâu đời hơn so với dự tính ban đầu, có lẽ khoảng 76-84 triệu năm trước. Một con ong của loài ong không ngòi tuyệt chủng, với danh pháp Proplebeia dominicana, được tìm thấy bị mắc trong hổ phách thế Miocen khoảng 15-20 triệu năm trước. Con ong này mang phấn hoa của một loài lan trước đây không rõ, Meliorchis caribea, trên các cánh của nó. Đây là chứng cứ đầu tiên về lan hóa thạch cho tới nay. Loài lan tuyệt chủng M. caribea này được đặt trong tông Cranichideae, phân tông Goodyerinae (phân họ Orchidoideae). Điều này chỉ ra rằng họ Lan có thể có nguồn gốc cổ đại và đã phát sinh khoảng 76-84 triệu năm trước trong thời kỳ Hậu Creta. Nói cách khác, các loài lan có thể cùng tồn tại với khủng long. Nó cũng chỉ ra rằng vào thời gian đó côn trùng là các sinh vật thụ phấn tích cực cho các loài lan. Theo M.W. Chase và ctv. (2001) thì địa lý sinh học chung và mô hình phát sinh loài của họ Orchidaceae chỉ ra rằng chúng thậm chs còn cổ hơn và có thể đã phát sinh khoảng 100 triệu năm trước. Sử dụng phương pháp đồng hồ phân tử, người ta có thể xác định niên đại của các nhánh chính trong họ Lan. Điều này cũng xác nhận rằng phân họ Vanilloideae là nhánh tại sự phân đôi cơ sở của lan với nhị đơn, và phải tiến hóa rất sớm trong sự tiến hóa của họ này. Do chi Vanilla trong phân họ này có mặt tại nhiều nơi trên thế giới trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, từ châu Mỹ qua châu Á, New Guinea và Tây Phi, và các lục địa đã bắt đầu tách ra khoảng 100 triệu năm trước, nên trao đổi quần sinh vật đáng kể phải xảy ra sau sự chia tách này (do niên đại của Vanilla được ước tính khoảng 60-70 triệu năm trước). == Các chi == Các chi dưới đây là đáng chú ý nhất trong họ Lan. == Hoa phong lan trong hội hoạ == == Xem thêm == Hoàng lan Ngọc lan Hoa lan tại Việt Nam == Ghi chú == == Tham khảo == Batygina T. B., Bragina E. A., Vasilyeva E. 2003. The reproductive system and germination in orchids. Acta Biol. Cracov. ser. Bot. 45: 21-34. Berg Pana H. 2005. Handbuch der Orchideen-Namen. Dictionary of Orchid Names. Dizionario dei nomi delle orchidee. Ulmer, Stuttgart, Đức Kreutz C. A. J. 2004. Kompendium der Europaischen Orchideen. Catalogue of European Orchids. Kreutz Publishers, Landgraaf, Hà Lan D. Lee Taylor và Thomas D. Bruns: Independent, specialized invasions of ectomycorrhizal mutualism by two nonphotosynthetic orchids; Proc. Natl. Acad. Sci. Hoa Kỳ; quyển 94, trang 4510-4515, 4-1997 == Liên kết ngoài == (tiếng Việt) Họ Lan Orchidaceae tại Từ điển bách khoa Việt Nam Hoa phong lan trên trang Sinh vật rừng Việt Nam Hội Hoa Lan Việt Nam tại Orange County, California Hình ảnh hoa phong lan trên trang Kỳ hoa Dị thảo Sinh vật cảnh Website hoa phong lan Kỹ thuật Trồng Lan Dendrobium - Song ngữ Anh Việt - Tác giả Nghệ nhân Hai Riều Nguyễn Văn Hai- Kỹ Sư Canh Nông Lương Trọng Nhàn hiệu đính & chuyển ngữ-Nhà xuất bản Thời Đại-2013. (tiếng Anh) Encyclopedia of Tropical Orchids Orchid Care Forum Orchidaceae trên Kew American Orchid Society - Orchid Web Orange County Orchid Society - California Orchid Photo Encyclopedia Report on pollination tactics by orchids Austrian Orchid Society OrchidWorks, a photo album and overview of a variety of Orchids Hoa lan dại của Nhật Bản lavon's art gallery: Orchidaceae
the palazzo.txt
The Palazzo ( /pəˈlɑːtsoʊ/) là một khách sạn sang trọng và khu nghỉ dưỡng có sòng bạc nằm giữa Wynn và The Venetian trên dải Las Vegas ở Paradise, Nevada, một vùng ngoại ô của Las Vegas. Nó là tòa nhà cao nhất được xây dựng hoàn tất ở Nevada (mặc dù tòa Fontainebleau Resort Las Vegas cao hơn nhưng đang bị đình trệ vì vấn đề tài chính). Được thiết kế bởi công ty HKS, Inc. có trụ sở tại Dallas. Khách sạn và sòng bạc là một phần của 1 khu phức hợp lớn bao gồm khách sạn Venetian kế bên, sòng bạc và Trung tâm Hội nghị Sands, tất cả đều được sở hữu và điều hành bởi Tổng công ty Las Vegas Sands. Khách sạn toàn phòng suite này cung cấp các phòng tiêu chuẩn lớn nhất trên Las Vegas Strip tại 720 bộ vuông (67 m²) trong mỗi phòng khách. Trong năm đầu tiên đủ điều kiện, The Palazzo đã được nhận giải AAA Five Diamond Award năm 2009. == Chú thích ==
quốc hội việt nam khóa xii.txt
Quốc hội Việt Nam khóa XII (nhiệm kỳ 2007-2011) có 493 đại biểu, được bầu vào ngày 20 tháng 5 năm 2007. Kỳ họp đầu tiên được tổ chức vào 19 tháng 7 đến 5 tháng 8 năm 2007. == Bầu cử == Cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam khóa XII được tổ chức vào ngày 20 tháng 5 năm 2007. Trong 876 ứng cử viên, có 33,1% là phụ nữ, 17,1% là ứng cử viên không phải đảng viên Đảng Cộng sản. Kết quả bầu được 493 đại biểu. Trong số đại biểu trúng cử có 345 người tham gia Quốc hội lần đầu, 164 người có trình độ trên đại học, 309 đại biểu trình độ đại học. Số người ngoài Đảng trúng cử là 43. Trong danh sách trúng cử chỉ có một người tự ứng cử là bác sĩ Nguyễn Minh Hồng. - Tổng số Đơn vị bầu cử: 182 - Tổng số khu vực bỏ phiếu: 83.219 - Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu: 500 - Tổng số người ứng cử: 875 - Tổng số cử tri: 56.457.532 - Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu: 56.252.543 - Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri: 99,64% - Số phiếu hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu: 55.802.444 (99,20%) - Số phiếu không hợp lệ và tỷ lệ % so với tổng số phiếu bầu: 450.099 (0,80%) Kì họp đầu tiên Quốc hội đã bầu Chủ tịch Quốc hội là ông Nguyễn Phú Trọng. == Danh sách các đại biểu quốc hội == == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ về cuộc bầu cử khóa 12 Quốc hội Việt Nam Danh sách uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII (kèm ảnh chân dung) 20-5: bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII trên báo Tuổi trẻ ngày 30 tháng 1 năm 2007. Danh sách trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII
đầu gối.txt
Khớp đầu gối nối đùi và phần chân dưới và bào gồm hai khớp: một ở giữa xương đùi và xương chày và một ở giữa xương đùi và xương mác. Đây là khớp lớn nhất cơ thể và rất phức tạp. == Chú thích == == Tham khảo == Burgener, Francis A.; Meyers, Steven P.; Tan, Raymond K. (2002). Differential Diagnosis in Magnetic Resonance Imaging. Thieme. ISBN 1-58890-085-1. Diab, Mohammad (1999). Lexicon of Orthopaedic Etymology. Taylor & Francis. ISBN 90-5702-597-3. Kulowski, Jacob (1932). “Flexion Contracture of the Knee: The Mechanics of the Muscular Contracture and the Turnbuckle Cast Method of Treatment” (PDF) (14 < pages = 618–630). Journal of Bone and Joint Surgery. Moore, Keith L.; Dalley, Arthur F.: Agur, A. M. R. (2006). Clinically Oriented Anatomy. Lippincott Williams & Wilkins. ISBN 0-7817-3639-0. Platzer, Werner (2004). Color Atlas of Human Anatomy, Vol. 1: Locomotor System (ấn bản 5). Thieme. tr. 206–213. ISBN 3-13-533305-1. “Definition of patellar tendon”. MedicineNet.com. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008. Thieme Atlas of Anatomy: General Anatomy and Musculoskeletal System. Thieme. 2006. ISBN 1-58890-419-9. == Liên kết ngoài == Animation of bones and ligament in the knee MRI anatomy of a normal knee
cfa franc tây phi.txt
CFA franc Tây Phi (mã ISO 4217: XOF) là đơn vị tiền tệ chung của 8 nước Tây Phi sử dụng tiếng Pháp trong Liên minh Kinh tế và Tiền tệ Tây Phi gồm Bénin, Burkina Faso, Côte d'Ivoire, Guinea-Bissau, Mali, Niger, Sénégal và Togo. Đơn vị tiền tệ này do Ngân hàng Trung ương các Quốc gia Tây Phi phát hành. Hiện nay, CFA franc Tây Phi được neo vào Euro theo tỷ lệ 655.957 franc = 1 Euro. CFA franc Tây Phi có các loại mệnh giá sau: 5, 10, 25, 50, 100, 200, 500 franc (tiền kim loại) 1000, 2000, 5000, 10.000 franc (tiền giấy) Trên danh nghĩa, 1 franc bằng 100 centime, tuy nhiên không có mệnh giá centime trong thực tế. == Xem thêm == Cộng đồng Kinh tế Tây Phi Kinh tế Benin Kinh tế Burkina Faso Kinh tế Côte d'Ivoire Kinh tế Guinea-Bissau Kinh tế Mali Kinh tế Niger Kinh tế Sénégal Kinh tế Togo == Tham khảo ==
hoa nam.txt
Hoa Nam là khu vực miền nam Trung Hoa. Theo cách gọi truyền thống trong lịch sử Trung Hoa thì vùng đất từ sông Hoài về phía Nam gọi là Hoa Nam. Phía bắc sông Hoài là Hoa Bắc. Ngoài ra cũng có sách dùng sông Dương Tử là ranh giới giữa Hoa Bắc và Hoa Nam và coi vùng sông Hoài tức là vùng đất giữa sông Hoàng Hà và sông Dương Tử là Hoa Trung. Vùng phía nam sông Trường Giang cũng được gọi là Giang Nam. == Tham khảo ==
john romer (nhà ai cập học).txt
John Lewis Romer (sinh 30 tháng 9 năm 1941, Surrey, Anh) là một nhà Ai Cập học người Anh, nhà sử học và là một nhà khảo cổ học nổi tiếng. Ông đã tạo ra và đóng trong nhiều bộ phim truyền hình nói về ngành khảo cổ học. Ông đã sáng tác và đóng các bộ phim như: Romer's Egypt, Ancient Lives, Testament, The Seven Wonders of the World, Byzantium: The Lost Empire and Great Excavations: The Story of Archaeology. Romer có lẽ đã cùng với Michael Wood, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng nhất về lịch sử cổ đại. Phong cách diễn xuất mang thương hiệu của ông là hài hước và nhẹ nhàng, cử chỉ bằng tay rất diễn cảm, chuyên môn sâu và sự tôn trọng đối với các người dân tộc cổ đại. == Tác phẩm == === Viết sách === Romer, John (1977), Damage in the Royal Tombs in the Valley of the King (unpublished) Romer, John (1981), Valley of the Kings; New York, NY: Henry Holt and Company 1981; ISBN 0-8050-0993-0. Romer, John (1984), Ancient Lives: Daily Life in Egypt of the Pharaohs (Reprinted, 1990, as Ancient Lives, The Story of the Pharaoh's Tombmakers); London: Phoenix Press, ISBN 1-84212-044-1. Romer, John (1988), Testament: the Bible and History; London: Michael O'Mara Books; ISBN 1-85479-005-6 (Based on the Channel Four television series Testament). Romer, John (1993), The Rape of Tutankhamun; London: Michael O'Mara Books, 1993; ISBN 1-85479-169-9. Romer, John (1993), Romer’s Egypt; London: Michael O'Mara Books, 1993; ISBN 0-7181-2136-8. Romer, John and Elizabeth Romer (2000), Great Excavations: John Romer’s History of Archaeology; London: Cassell; ISBN 0-304-35563-1. Romer, John (2007), The Great Pyramid: Ancient Egypt Revisited Romer, John (2012). A History of Ancient Egypt: From the First Farmers to the Great Pyramid. Allen Lane. ISBN 978-1-84614-377-9 === Phim tài liệu === Romer's Egypt (1982), BBC TV; 3 episodes; 120 minutes Ancient Lives (1984), Central Television (ITV); 4 episodes; 205 minutes. Testament (1988), Antelope/Channel Four; 7 episodes; 363 minutes The Rape of Tutankhamun (1988); Channel 4/PBS/Voyager Films; 1 episode; 65 minutes The Seven Wonders of the World (1994); ABTV/Discovery Channel; 4 episodes; 202 minutes. Byzantium: The Lost Empire (1997); ABTV/Ibis Films/The Learning Channel; 4 episodes; 209 minutes. Great Excavations: John Romer's History of Archaeology (also released as Lost Worlds: The Story of Archaeology) (2000); ABTV/Channel Four/Southern Star; 6 episodes; 300 minutes. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == John Romer: resource page, publications, etc John Romer tại Internet Movie Database Ottershaw School Old Boys' Society
đường la mã.txt
Đường La Mã hay những con đường La Mã là các con đường giao thông hay hệ thống các tuyến đường được xây dựng dưới thời kỳ La Mã với một phong cách đặc trưng của người La Mã (làm bằng đá tảng, có lề đường....). Đường được lát đá tảng và xuất phát từ La Mã lan tỏa đến những vùng đất mà đế chế này chinh phục được. Thông thường sau khi chiếm cứ hoặc bình định xong một vùng đất mới, người La Mã liền tổ chức xây dựng các con đường đá dẫn đến thuộc địa đó. Những con đường này đã là một phần quan trọng của sự phát triển của nhà nước La Mã. Từ khoảng 500 trước Công nguyên thông qua việc mở rộng ảnh hưởng trong thời kỳ Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã, nhưng con đường này cho phép những người La Mã để di chuyển các đơn vị quân đội và hàng hóa, thương mại và thông tin liên lạc rất hữu hiệu. hệ thống đường La Mã kéo dài hơn 400.000 km, trong đó có hơn 80.500 km đường giao thông. Khi La Mã đạt tới đỉnh cao quyền lực của mình, không ít hơn 29 tuyến đường lớn để quân đội có thể hành quân cơ động từ La Mã. Người La Mã đã trở thành những kỹ sư chuyên nghiệp tại các tuyến đường xây dựng, những con đường được dự định để làm vật liệu được chuyển đên từ một địa điểm khác. Nó được phép đi bộ hoặc xe gia súc kéo, các loại xe cộ bất kỳ dọc theo con đường. Những con đường người La Mã sử dụng sỏi, đá dăm trộn với xi măng cổ đại và cát, xi măng trộn với gạch vỡ, họ đã sử dụng đá ốp lát để cố định và lát chặt mặt đường. Các mạng lưới đường La Mã đã được quan trọng trong việc duy trì sự ổn định của đế quốc và mở rộng đế chế này. Các quân đoàn thực hiện việc hành quân với thời gian khẩn trương vì được hỗ trợ bởi một hệ thống đường sá rất tốt này và những con đường này một số vẫn còn được sử dụng thiên niên kỷ sau đó. Nhưng thời gian sau đó những con đường này lại giúp sức cho những bộ lạc man rợ xâm lược La Mã. == Tham khảo == Laurence, Ray (1999). The roads of Roman Italy: mobility and cultural change. Routledge. Von Hagen, Victor W. (1967), The Roads That Led To Rome. The World Publishing Company, Cleveland and New York. Codrington, Thomas (1905). Roman Roads in Britain. London [etc.]: Society for promoting Christian knowledge. Forbes, Urquhart A., and Arnold C. Burmester (1904). Our Roman Highways. London: F.E. Robinson & co. Roby, Henry John (1902). Roman Private Law in the Times of Cicero and of the Antonines. Cambridge: C.U.P. Smith, William, William Wayte, and G. E. Marindin (1890). A Dictionary of Greek and Roman Antiquities. London: J. Murray. Page 946 - 954. Smith, William (1858). A School Dictionary of Greek and Roman Antiquities; Abridged from the Larger Dictionary by William Smith, with Corrections and Improvements by Charles Anthon. N.Y.: [s.n.]. Page 3543 - 355 Cresy, Edward (1847). An Encyclopædia of Civil Engineering, Historical, Theoretical, and Practical. London: printed for Longman, Brown, Green, and Longmans, Paternoster-Row.
nữ hoàng victoria.txt
Victoria, Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh (tiếng Anh: Victoria, Queen of Great Britania; 24 tháng 5 năm 1819 – 22 tháng 1 năm 1901) là Nữ hoàng của Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland từ 20 tháng 6 năm 1837 đến khi bà qua đời. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1876, bà mang thêm danh hiệu Nữ hoàng Ấn Độ (Empress of India). Victoria là con gái của Edward, Công tước xứ Kent và Strathearn, con trai thứ tư của George III. Cả Công tước nhà Kent và George III đều chết năm 1820, và Victoria lớn lên dưới sự giám hộ chặt chẽ của người mẹ gốc Đức là Công nương Victoria xứ Saxe-Coburg-Saalfeld. Bà kế vị ngai vàng ở tuổi 18, sau khi ba người anh của cha bà đều đã chết mà không để lại người con hợp pháp nào. Ở Vương quốc Anh từ lâu đã hình thành chế độ quân chủ lập hiến, theo đó quân vương bị hạn chế rất nhiều quyền cai trị trực tiếp. Nhưng bằng một cách kín đáo, Victoria đã cố gắng gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ và bổ nhiệm các Bộ trưởng; một cách công khai, bà đã trở thành một biểu tượng quốc gia, là hình mẫu cho các quy tắc nghiêm ngặt về phẩm hạnh cá nhân. Victoria kết hôn với người anh họ của bà, Vương thân Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha, năm 1840. chín đứa con của họ đã kết hôn với các thành viên hoàng tộc trên khắp lục địa, ràng buộc các hoàng gia với nhau và mang đến cho bà biệt hiệu "bà ngoại của châu Âu". Sau khi Albert chết vào năm 1861, Victoria đã thương nhớ chồng một cách sâu sắc và tránh xuất hiện trước công chúng. Như kết quả từ sự ẩn dật của bà, chủ nghĩa cộng hòa được dịp trỗi dậy, nhưng trong nửa cuối triều đại, danh tiếng của Victoria được khôi phục. Lễ kỉ niệm vàng và Kim cương của bà là những đại lễ công cộng có quy mô lớn. Thời đại của bà kéo dài 63 năm và 7 tháng được gọi là Thời đại Victoria. Đó là một giai đoạn được đánh dấu bởi một loạt tiến bộ về công nghiệp, văn hóa, chính trị, khoa học, và quân sự trên khắp Vương quốc Anh, được đánh dấu bởi sự mở rộng đáng kể của Đế chế Anh. Bà cũng là vị quân vương Anh cuối cùng của Nhà Hanover. Con trai và người kế tự của bà, Edward VII, thuộc về Nhà Saxe-Coburg và Gotha, lấy theo thân phận của phụ thân ông ta. == Dòng dõi và gia đình == Cha của Victoria là Edward Augustus, Công tước xứ Kent và Strathearn, con trai thứ tư của George III và là em trai của William IV của Anh. Trong danh sách kế vị, cháu gái của Edward, Công chúa Charlotte của xứ Wales là người cháu hợp pháp duy nhất của George III. Cái chết của công chúa vào năm 1817 mau chóng trở thành một cuộc khủng hoảng trong việc thừa kế ngai vàng tại Anh, và điều đó đã tạo ra sức ép đối với Công tước xứ Kent buộc ông phải kết hôn và có con. Vào năm 1818, ông cưới Công chúa Victoria của Saxe-Coburg-Saalfeld, một công chúa người Đức có anh trai là Leopold, chồng của công chúa Charlotte. Đứa con duy nhất của công tước và công nương Victoria, sinh vào lúc 4h15 ngày 24 tháng 5, năm 1819 tại cung điện Kensington ở Luân Đôn. Công chúa được rửa tội riêng bởi Tổng giám mục xứ Canterbury, Charles Manners-Sutton, vào ngày 24 tháng 6 năm 1819 tại cung điện Kensington. Công chúa được đặt tên là Alexandrina, theo tên của cha đỡ đầu, Hoàng đế Aleksandr I của Nga, và theo tên Victoria của mẹ. Khi sinh ra, Victoria đứng thứ 5 trong dòng dõi kế thừa sau cha mình và 3 người anh trai là: Hoàng tử Nhiếp chính, Công tước xứ York và Công tước xứ Clarence (sau là vua William IV). Hoàng tử Nhiếp chính xa lánh vợ mình và Công nương xứ York lúc đó đã 52 tuổi, vì thế hai người anh trai gần như không thể có thêm con được nữa. Công tước xứ Kent và Clarence kết hôn vào cùng ngày 12 tháng trước khi Victoria sinh ra, nhưng cả hai đứa con gái của nhà Clarence (sinh vào hai năm liên tiếp 1819 và 1820) đều chết khi mới sinh. Cha và ông của công chúa mất vào năm 1820, và công tước xứ York chết vào năm 1827. Trước cái chết của chú mình là vua George IV vào năm 1830, công chúa trở thành người thừa kế hợp pháp cho vị vua còn sống kế tiếp, đồng thời là chú của công chúa, vua William IV. Đạo luật Nhiếp chính năm 1830 tạo ra một điều khoản đặc biệt cho Công nương xứ Kent có thể làm nhiếp chính trong troừng hợp William chết trong khi Victoria vẫn còn là một đứa trẻ. Vua William không tin tưởng vào khả năng của nữ Công tước để làm nhiếp chính, và vào năm 1836 ông tuyên bố trước mặt nữ Công tước rằng ông muốn sống cho đến sinh nhật lần thứ 18 của Victoria để bà không thể nắm được quyền nhiếp chính. == Người thừa kế hợp pháp == Sau này Victoria đã miêu tả thời thơ ấu của mình "khá u sầu". Mẹ của bà cực kỳ bảo vệ và che chở bà, và Victoria được nuôi dưỡng cách ly với những đứa trẻ khác dưới một hệ thống gọi là "Hệ thống Kensington", một tập hợp những điều lệ và nghi thức được đặt ra bởi Công nương và tên quản gia tham vọng và độc đoán của bà, ông John Conroy, người bị đồn đại là nhân tình của Công nương. Hệ thống này không cho phép công chúa gặp những người mà mẹ công chúa và Conroy xem là có thể gây phiền phức (bao gồm hầu hết gia đình bên nội của công chúa), và được đặt ra để làm cho công chúa trở nên yếu ớt và phải phụ thuộc vào bọn họ. Công nương lảng tránh cung điện của nhà vua bởi vì những đứa con khác của Vua xem bà ta là cái gai trong mắt, và có lẽ sẽ làm xuất hiện Giáo lý thời Victorian bằng cách khăng khăng rằng con gái của bà tránh bất cứ sự xuất hiện nào của những biểu hiện tình dục không đứng đắn. Victoria cùng ngủ chung phòng với mẹ mình mỗi đêm, học với gia sư riêng theo một thời khóa biểu đều đặn, và dành giờ chơi với những con búp bê và chú chó Dash giống Xpanhơn. Công chúa học tiếng Pháp, Đức, Ý và tiếng Lantin, nhưng công chúa chỉ nói tiếng Anh ở nhà. Vào năm 1830, Công nương xứ Kent và Conroy dẫn Victoria đến trung tâm Anh để thăm Đồi Malvern, dừng chân ở các thị trấn và dinh thự lớn trên đường đi. Những chuyến đi tương tự tới nhiều vùng của Anh và xứ Wales được thực hiện vào các năm 1832, 1833, 1834, và 1835. Nhằm làm Vua William phải bực mình, Victoria luôn được chào đón nồng nhiệt ở những nơi dừng chân. William so sánh những chuyến đi này với những chuyến du hành hoàng gia của vua và ông lo rằng họ đang vẽ nên chân dung của Victoria như là một đối thủ của ông hơn là một người kế thừa hợp pháp. Victoria không thích những chuyến đi này cho lắm, những sự xuất hiện trước công chúng liên tục như vậy khiến cô bé mệt mỏi và đổ bệnh, cô bé hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi. Công chúa đã phản đối với lý do là không được nhà Vua chấp thuận, nhưng mẹ công chúa gạt bỏ những phàn nàn của đức vua vì cho rằng ông ta chỉ ghen tức, và bắt Victoria tiếp tục những chuyến du hành này. Tại thị trấn Ramsgate vào tháng 10 năm 1835, Victoria bị sốt rất nặng, nhưng Conroy lại gạt bỏ chuyện bị ốm và cho rằng đó chỉ là bệnh giả vờ của trẻ con. Trong lúc Victoria bị ốm, Conroy và Công nương đã không thành công trong việc thúc ép công chúa cho ông ta làm thư ký riêng của công chúa. Đến lúc là một thiếu nữ, Victoria đã kịch liệt phản đối những cố gắng của mẹ mình và Conroy để bổ nhiệm ông ta làm thư ký riêng. Khi trở thành Nữ hoàng, bà đã cấm ông ta không được xuất hiện trước mặt mình, nhưng ông ta vẫn còn ở tại nhà của công nương. Đến năm 1836, anh trai của công nương là Leopold, là vua của Bỉ từ năm 1831, mong cháu gái của ông là công chúa kết hôn với cháu trai mình là Hoàng tử Albert xứ Saxe-Coburg và Gotha. Leopold, mẹ của Victoria, và cha của Albert (Ernest I, Công tước xứ Saxe-Coburg và Gotha) là anh em. Leopold sắp xếp cho mẹ của Victoria mời bà con ở xứ Coburg đến thăm bà vào tháng 5 năm 1836, với mục đích là giới thiệu Albert cho Victoria. William IV lại không chấp thuận bất cứ hôn nhân nào với nhà Coburg, và thay vào đó ông lại muốn Victoria kết hôn với Hoàng tử Alexander của Hà Lan, con trai thứ hai của Hoàng tử xứ Orange. Victoria cảnh giác với những kế hoạch hôn nhân và đánh giá một cách kỹ càng về sự phô trương những tư cách của các hoàng tử. Theo nhật ký của công chúa, bà rất thích thú với nhóm của Albert ngay từ đầu. Sau chuyến thăm này, bà viết "Albert thật là đẹp trai, tóc của anh ấy giống với màu tóc của ta, mắt của anh ấy thật to và có màu xanh, và anh ấy còn có một cái mũi đẹp và một đôi môi rất ngọt ngào cùng những hàm răng chắc khỏe; nhưng sự hấp dẫn của gương mặt anh ấy chính là nét mặt, đó là thứ thú vị nhất." Alexander thì lại "quá đơn điệu". Victoria viết thư cho chú của mình là Leopold, người mà Victoria xem là "vị cố vấn giỏi và tốt bụng nhất", để cảm ơn ông "cho triển vọng về một hạnh phúc "lớn lao" mà bác đã mang lại cho cháu, trong con người của Albert thân yêu... Anh ấy sở hữu mọi phẩm chất mà cháu ao ước và làm cho cháu hoàn toàn hài lòng. Anh ấy thật là nhạy cảm, thật tốt bụng, thật là giỏi, và cũng thật dễ thương. Bên cạnh đó anh ấy có vẻ bề ngoài dễ chịu và thú vị mà bác có thể thấy ngay." Tuy nhiên vào năm 17 tuổi, cho dù Victoria rất thích Albert, nhưng công chúa chưa sẵn sàng để kết hôn. Các bên chưa thể thực hiện một cam kết chính thức, nhưng cho rằng việc kết hôn sẽ diễn ra trong thời gian thích hợp. == Thời kì đầu trị vì == Victoria được 18 tuổi vào ngày 24 tháng 5 năm 1837, và do đó vấn đề nhiếp chính không cần phải xem xét nữa. Vào ngày 20 tháng 6 năm 1837, William IV chết vào năm 71 tuổi, và Victoria trở thành Nữ hoàng của Vương quốc Anh. Trong nhật ký của mình, bà viết, "Tôi được mẹ đánh thức vào lúc 6 giờ, bà nói Tổng giám mục xứ Canterbury và Huân tước Conyngham đang ở đây và muốn được gặp tôi. Tôi ra khỏi giường và vào phòng khách (chỉ khoác thêm áo choàng) và đi một mình, và gặp họ. Sau đó Huân tước Conyngham cho tôi biết rằng người Chú đáng thương của tôi, nhà Vua, đã không còn nữa, và ông chết vào 2 giờ 12 phút sáng nay, và do đó Tôi là Nữ hoàng." Các văn bản chính thức chuẩn bị cho ngày đầu tiên lên ngôi của Nữ hoàng cho rằng tên bà là Alexandrina Victoria, nhưng tên thánh của bà không làm bà ưng ý và không được sử dụng lại lần nữa. Từ năm 1714, các vị vua nước Anh kiêm quyền cai trị lãnh địa tuyển hầu (về sau là vương quốc) Hanover ở Đức, nhưng dưới Đạo luật Salic, phụ nữ không được có mặt trong dòng dõi kế vị của Hanover. Trong khi Victoria được thừa hưởng toàn bộ lãnh thổ và thuộc địa của Anh, Hanover đã trao chức vua cho người chú ít tiếng tăm của bà là Công tước xứ Cumberland và Teviotdale, chính là vua Ernest Augustus I của Hanover. Ông là người kế vị hợp pháp cho đến khi bà kết hôn và có con. Trong thời gian bà lên ngôi, chính phủ được lãnh đạo bởi thủ tướng chính phủ thuộc đảng Whig, Huân tước Melbourne, ông đã ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến vị Nữ hoàng thiếu kinh nghiệm chính trị, và bà tin cẩn trao cho ông chức cố vấn. Charles Greville cho rằng ông Melbourne góa vợ và không có con này "thích thú một cách nồng nhiệt đối với Nữ hoàng bởi vì có lẽ ông xem bà là đứa con gái mà ông đã từng có trước đây", và Victoria có lẽ cũng xem ông như một người cha. Lễ đăng quang Nữ hoàng diễn ra vào ngày 28 tháng 6 năm 1838, và bà trở thành vị quốc chủ đầu tiên sinh sống tại Cung điện Buckingham. Bà hưởng thu nhập của các công tước Lancaster và Cornwall, và được cấp tiền nghị viện 385 000 bảng một năm. Bà rất cẩn trọng khi trả các khoản nợ cho cha mình. Vào buổi đầu triều đại, Victoria rất được quần chúng yêu mến, nhưng danh tiếng của bà đã phải trải qua một mưu đồ triều đình vào năm 1839 khi một trong những thị nữ của mẹ bà, Quý bà Flora Hastings, với cái bụng ngày càng to (thực chất là bị khối u) và bị đồn đại rằng bà đang mang thai ngoài giá thú với Ông John Conroy. Victoria đã tin những tin đồn này. Nữ hoàng rất ghét Conroy, và khinh miệt "Bà Flora ghê tởm" ấy, bởi vì bà ta đã thông đồng với Conroy và Công nương xứ Kent đặt ra Hệ thống Kensington. Ban đầu, Bà Flora từ chối một cuộc kiểm tra sức khỏe rõ ràng, cho đến giữa tháng hai thì bà cũng đồng ý, và kết quả là Bà Flora vẫn còn trinh trắng. Conroy, gia đình Hasting và Đảng Bảo thủ đối lập đã tổ chức một cuộc vận động đông đảo và lôi kéo Nữ hoàng trong việc truyền những tin đồn không đúng sự thật về Bà Flora. Khi Bà Flora chết vào tháng 7, khám nghiệm tử thi phát hiện một khối u lớn trong gan của bà đã sưng to ra phần bụng. Khi xuất hiện trước công chúng, Victoria đã bị chế giễu và gọi là "Bà Melbourne". Vào năm 1839, Melbourne từ chức sau khi Đảng Cấp tiến và Đảng Bảo Thủ (cả hai đảng mà Victoria rất ghét) bỏ phiếu cho một dự luật để hủy bỏ hiến pháp ở Jamaica. Dự luật xóa bỏ quyền lực chính trị của các chủ đồn điền đang kháng cự những phương sách liên quan đến việc bãi bỏ nô lệ. Nữ hoàng đã ủy thác cho một thành viên của Đảng Bảo thủ, ông Robert Peel, thành lập một Chính phủ mới. Vào thời điểm đó, theo thường lệ thì Thủ tướng sẽ bổ nhiệm những thành viên thường là đồng minh chính trị của ông ta và vợ chồng của họ. Nhiều Thị nữ của Nữ hoàng là vợ của những thành viên đảng Whig, và Peel có dự tính thay thế họ bằng những bà vợ của thành viên đảng Bảo thủ. Vào thời điểm mà sau này gọi là "cuộc khủng hoảng phòng ngủ", Victoria nghe theo lời của Melbourne, đã phản đối sự xóa bỏ đó của Thủ tướng. Peel từ chối cầm quyền dưới sự áp đặt hạn chế của Nữ hoàng, và do đó ông đã từ bỏ phận sự của mình, cho phép Melbourne hồi phục chức vụ. == Kết hôn == Mặc dù là Nữ hoàng, nhưng một người phụ nữ trẻ chưa lập gia đình như Victoria theo tục lệ thường phải ở với mẹ, mặc cho sự bất hòa giữa hai mẹ con do Hệ thống Kensington cộng với việc mẹ Nữ hoàng vẫn tiếp tục dựa dẫm vào Conroy. Mẹ của bà bị đưa đến một căn phòng biệt lập trong Cung điện Buckingham, và Victoria thường từ chối gặp mẹ mình. Khi Victoria phàn nàn với Melbourne rằng sự gần gũi như thế với mẹ có thể làm cho bà "dằn vặt đau khổ trong nhiều năm", Melbourne rất thông cảm nhưng ông nói rằng điều đó có thể tránh được bằng hôn nhân, cái mà Victoria gọi là một "khả năng bất ngờ" (nguyên văn: schocking alternative). Bà có vẻ lấy làm hứng thú về học thức của Albert cho vai trò tương lai của ông chính là người chồng của bà, nhưng bà kháng cự lại những nỗ lực đẩy bà vào hôn nhân. Victoria tiếp tục khen ngợi Albert trong chuyến viếng thăm thứ hai của ông vào tháng 10 năm 1839. Albert và Victoria đã yêu mến nhau và Nữ hoàng cầu hôn ông vào ngày 15 tháng 10 năm 1839, chỉ năm ngày sau khi ông đến Windsor. Họ đã kết hôn vào ngày 10 tháng 2 năm 1840, tại Nhà thờ Hoàng gia của Cung điện St. Jame, Luân Đôn. Bà dành cả buổi tối sau lễ cưới của họ nằm trên giường ngủ trong cơn nhức đầu, nhưng vẫn kịp viết một cách đê mê trong cuốn nhật ký của chính bà: Ta CHƯA BAO GIỜ, CHƯA BAO GIỜ có một buổi tối như thế nào!!! Albert YÊU DẤU YÊU DẤU NHẤT NHẤT CỦA TA... tình yêu và tình cảm quá mức anh trao cho ta nặng trĩu tình yêu và hạnh phúc mà ta không bao giờ có thể hi vọng được cảm nhận như thế trước đây! Anh siết chặt ta trong cánh tay của anh ấy, và chúng ta đã hôn nhau lần nữa và lần nữa! Vẻ đẹp của anh, sự ngọt ngào và lịch lãm của anh - thật sự ta không bao giờ có thể cảm ơn đủ khi có một Người chồng!... để có thể được gọi bằng những cái tên âu yếm, ta chưa bao nghe ai gọi ta như thế bao giờ - là niềm hạnh phúc và xa hơn là niềm tin! Ôi! Đây là ngày hạnh phúc nhất trong đời ta! Albert trở thành một cố vấn chính trị quan trọng đồng thời là người bạn đời của Nữ hoàng, thế chỗ cho Huân tước Melbourne vốn là một nhân vật có ảnh hướng lớn lao trong nửa đầu đời của Nữ hoàng. Mẹ của Victoria đã bị đuổi ra khỏi cung điện đến Nhà Ingestre tại Quảng trường Belgrave. Sau khi Công chúa Augusta qua đời vào năm 1840, mẹ của Victoria bị chuyển đến cả Nhà Clarence và Frogmore. Nhờ sự hòa giải của Albert mà mối quan hệ giữa hai mẹ con dần dần được cải thiện Trong thời gian Victoria mang thai đứa con đầu tiên vào năm 1840, trong những tháng đầu tiên kết hôn, Edward Oxford lúc đó mới mười tám tuổi đã cố gắng ám sát bà khi bà đang ngồi xe ngựa với Hoàng tử Albert trên đường đến thăm mẹ. Oxford đã bắn hai phát súng, nhưng cả hai lần đều không trúng. Hắn ta đã bị gán cho tội danh phản quốc, nhưng lại được trắng án vì người ta cho rằng hắn bị điên. Hậu quả trực tiếp của cuộc tấn công chính là sự nổi tiếng của Victoria ngày càng cao, giảm thiểu những sự bất bình bấy lâu trong vụ việc của thị nữ Hastings và cuộc khủng hoảng giường ngủ. Con gái của bà cũng tên là Victoria, sinh vào ngày 21 tháng 11 năm 1840. Nữ hoàng ghét việc mang thai, bà chán ghét việc cho con bú, và nghĩ rằng những đứa bé mới sinh đều xấu xí. Tuy vậy, bà và Albert tiếp tục có thêm 8 đứa con. Gia đình Victoria được quản lý bởi quản gia từ thời nhỏ của Victoria là Nữ nam tước Louise Lehzen đến từ Hanover. Lehzen có một sức ảnh hưởng lớn đến Victoria, và đã khuyến khích bà chống lại Hệ thống Kensington. Tuy nhiên Albert lại cho rằng Lehzen không có trình độ, và sự quản lý tồi tệ của bà đe dọa cho sức khỏe con gái ông. Sau một loạt những cuộc tranh cãi điên tiết giữa Victoria và Albert về vấn đề này, Lehzen được cho về hưu, và mối quan hệ thân thiết giữa Nữ hoàng và bà quản gia xem như chấm dứt. == 1842–1860 == Ngày 29 tháng 5 năm 1842, lúc Victoria đang ngồi trên xe ngựa diễu hành qua The Mall, London, thì John Francis đã nhắm bắn vào vai bà bằng một khẩu súng lục, nhưng không trúng, ông ta đã trốn thoát. Ngày hôm sau, Victoria cũng đi theo đúng lộ trình trên, mặc dù xe đi nhanh hơn và đông người hộ tống hơn, nhằm khiêu khích Francis thực hiện âm mưu lần thứ hai để vây bắt ông ta. Theo kế hoạch, Francis nhắm súng vào bà, nhưng ông ta bị khống chế bởi các cảnh sát mặc thường phục, và bị kết tội phản quốc. Ngày 3 tháng 7, hai ngày sau khi án tử hình dành cho Francis được giảm thành khổ sai chung thân, John William Bean cũng cố gắng ám sát Nữ hoàng bằng một khẩu súng, nhưng khẩu súng nhét đầy giấy và thuốc lá, và có quá ít thuốc súng. Edward Oxford đã được tuyên bố trắng án vào năm1840. và Bean bị kết án 18 tháng tù giam. Trong một cuộc tấn công tương tự năm 1849, một người thất nghiệp từ Ireland là William Hamilton bắn một khẩu súng lục chứa thuốc bột vào xe ngựa của Victoria khi bà đang diễu hành qua Constitution Hill, London. Năm 1850, Nữ hoàng bị thương khi bị tấn công bởi một cựu sĩ quan bị nghi là mắc chứng rối loạn thần kinh, Robert Pate. Khi Victoria đang ngồi trong chiếc xe ngựa, Pate đánh bà bằng gậy, khiến bà xiểng liểng và bị bầm ở trán. Cả Hamilton và Pate đều bị kết án lưu đày 7 năm. Sự ủng hộ dành cho Melbourne tại Hạ viện giảm đi dần vào những năm đầu thời Victoria, và trong cuộc tuyển tử 1841 đảng Whig bị đánh bại. Peel trở thành Thủ tướng mới, và người hầu phòng có liên hệ với đảng Whig bị thay thế. Năm 1845, ở Ireland xảy ra dịch bạc lá khoai. Trong bốn năm tiếp theo hơn một triệu người Ireland đã chết và một người khác phải di cư trong một thảm họa gọi là nạn đói lớn. Ở Ireland, Victoria được tôn xưng "Nữ hoàng trong nạn đói". Cá nhân bà đã quyên góp £2,000 cho Hội cứu trợ Anh, nhiều hơn bất kì nhà tài trợ nào khác trong nạn đói lần đó, và cũng ủng hộ chính sách Maynooth Grant (xây dựng và trợ cấp cho một chủng viện Công giáo ở Ireland) cho người Công giáo Roma ở Ireland, mặc cho sự phản đối của phe Tin Lành. Câu chuyện kể rằng bà chỉ trích ra £5 để viện trợ cho người Ireland, và trong cùng một ngày đã biếu số tiền tương tự cho Battersea Dogs Home (nơi dành cho chó và mèo lang thang), là một chuyện hoang đường được bịa ra từ cuối thế kỉ XIX. Năm 1846, chính phủ của Peel đối diện với một cuộc khủng hoảng liên quan đến việc bãi bỏ Đạo luật Ngũ cốc. Nhiều thành viên đảng Tory (như hiện nay gọi là Đảng Bảo thủ phản đối việc bãi bỏ này, nhưng Peel, một vài đảng viên Tory ("Peelites"), phần lớn đảng viên Whig và Victoria ủng hộ nó. Peel từ chức năm 1846, sau khi chỉ dụ bãi bỏ suýt nữa là được thông qua, và được thay thế bởi Lord John Russell. Bản mẫu:Thủ tướng thời Victoria Về đối ngoại, Victoria chú trọng đến việc cải thiện quan hệ giữa Anh và Pháp. Bà đích thân đến thăm hoàng gia Pháp hoặc tổ chức nhiều cuộc viếng thăm giữa các thành viên hoàng gia Anh với nhà Orleans, họ có quan hệ hôn nhân với nhau thông qua dòng họ Coburgs. Năm 1843 và 1845, bà cùng Albert cư ngụ một thời gian với vua Louis Philippe tại château d'Eu thuộc Normandy; bà là vị quân vương đầu tiên của đảo Anh đến thăm Pháp quốc kể từ sau cuộc gặp giữa Henry VIII của Anh và Francis I của Pháp trong sự kiện Field of the Cloth of Gold năm 1520. Khi Louis Philippe có chuyến thăm đáp lại năm 1844, ông trở thành vị quân vương Pháp đầu tiên đến thăm một vị quân vương Anh. Louis Philippe bị lật đổ trong cách mạng 1848, và sang sống lưu vong ở Anh. Lúc cảm giác sợ hải lên đến cao điểm khi một cuộc cách mạng nổ ra ở Vương quốc Anh vào tháng 4 năm 1848, Victoria và gia đình bà rời London đến một nơi an toàn hơn là Osborne House, thuộc đảo Wight, ngôi nhà này họ đã mua và cải tạo lại năm 1845. Cuộc biểu tình của người người Chartists và chủ nghĩa dân tộc Ireland thất bại vì không giành được đủ sự ủng hộ của quần chúng, và nỗi sợ hãi trôi qua nhanh chóng, không có bất kì rối loạn lớn nào trong nước. Chuyến thăm đầu tiên của Victoria tới Ireland năm 1849 có vẻ như tương đối thành công, làm dịu đi sự căng thẳng, nhưng nó không tác động được lâu dài đối với sự pháp triển của chủ nghĩa dân tộc Ireland. Chính phủ của Russell, dù phần lớn là đảng Whig, nhưng lại không được Nữ hoàng ưa. Bà cảm nhận được sự tấn công từ Bộ trưởng Ngoại giao, Lãnh chúa Palmerston, người thường xuyên hành động mà không có sự hỏi ý kiến của cấp trên, là Thủ tướng Chính phủ, hay Nữ hoàng. Victoria phàn nàn với Russell rằng Palmerston đã gửi các công văn cho nguyên thủ nước khác mà bà không hề biết trước, nhưng Palmerston vẫn được giữ nguyên chức vụ trong chính phủ và tiếp tục tự ý hành động, dù cho liên tục bị phản đối. Chỉ đến năm 1851 Palmerston mới bị cách chức sau khi ông ta tuyên bố là chính phủ công nhận cuộc đảo chính của Louis-Napoleon Bonaparte ở Pháp mà không hỏi ý kiến của Thủ tướng. Năm sau, Tổng thống Bonaparte tự xưng là Hoàng đế Napoleon III, trong thời gian đó chính phủ của Russell bị thay thế bởi một chính phủ tồn tại ngắn ngủi của Lãnh chúa Derby. Năm 1853, Victoria hạ sinh bát hoàng tử, Leopold, với sự trợ giúp của thuốc gây mê hiện đại, chloroform. Victoria rất ấn tượng với cảm giác nhẹ nhõm không đau đớn gì hết khi sinh con và bà tiếp tục dùng nó vào năm 1857 khi sinh công chúa út, Beatrice, mặc cho sự phản đối từ những giáo sĩ, họ coi đó là chống lại những giáo lý trong Kinh Thánh, và các bác sĩ và y tá, họ cho như vậy là nguy hiểm. Victoria có thể đã mắc chứng trầm cảm sau nhiều lần vượt cạn. Bức thư của Albert gửi cho Victoria có nội dung liên tục phàn nàn việc bà mất kiểm soát bản thân. Ví dụ như, khoảng một tháng sau khi Leopold chào đời, Albert phàn nàn trong một bức thư cho Victoria về chuyện bà "tiếp tục kích động" vì "những chuyện vặt vãnh". Đầu năm 1855, chính phủ của Lãnh chúa Aberdeen, người thay thế Derby, bị chỉ trích vì sự quản lý yếu kém đối với quân đội Anh trong Chiến tranh Crimean. Victoria định sắp đặt cho cả Derby và Russell cùng lập chính phủ mới, nhưng không có đủ sự ủng hộ, và Victoria buộc phải bổ nhiệm Palmerston làm Thủ tướng. Napoleon III, từ sau Chiến tranh Crimean trở thành đồng minh của Anh, đã tới thăm London vào tháng 4 năm 1855, và từ 17 đến 28 tháng 8 cùng năm Victoria và Albert có chuyến thăm đáp lại. Napoleon III gặp hai vợ chồng Nữ hoàng tại Dunkirk rồi cùng họ tới Paris. Họ đến thăm triển lãm Universelle (một sản phẩm trí tuệ của Albert trong Đại Triển lãm) và lăng mộ Napoleon I tại Les Invalides (hài cốt của ông ta được đưa về Pháp năm 1840), và là khách mời danh dự trong buổi khiêu vũ có tới 1,200 khách mời tại Cung điện Versailles. Ngày 14 tháng 1 năm 1858, một người tị nạn từ Ý đến Anh gọi là Orsini cố gắng ám sát Napoleon III bằng một quả bom chế tạo ra ở Anh. Cuộc khủng hoảng ngoại giao sau đó dẫn đến bất ổn chính trị, và Palmerston từ chức. Derby được phục chức Thủ tướng. Victoria và Albert đến dự buổi lễ khai trương của khu vực mới tại hải cảng quân sự của người Pháp thuộc Cherbourg ngày 5 tháng 8 năm 1858, trong một nỗ lực của Napoleon III để trấn an Anh quốc rằng những sự chuẩn bị về quân sự của ông nhằm mục tiêu là các nước khác. Trong lúc trở về Victoria viết thư cho Derby khiển trách ông vì tình trạng lạc hậu của hải quân hoàng gia so với Hải quân Pháp. Chính phủ của Derby không tồn tại lâu, và vào tháng 6 năm 1859 Victoria lại triệu tập Palmerston trở lại. 11 ngày sau vụ ám sát của Orsini ở Pháp, con gái lớn của Victoria kết hôn với Hoàng tử Fieldrich Wilhelm của Phổ ở London. Họ đã đính hôn từ tháng 9 năm 1855, khi Công chúa Victoria mới 14 tuổi; cuộc hôn nhân bị hoãn lại bởi lệnh của Nữ hoàng và Hoàng phu Albert cho đến khi công chúa lên 17. Nữ hoàng và Albert hi vọng rằng con gái và con rể họ sẽ khuyến khích phong trào tự do trong quá trình bành trướng của nước Phổ. Victoria cảm thấy "mắc bệnh trong trái tim" khi nhìn con gái rời Anh để đến Đức; "Điều đó thực sự khiến Quả nhân rùng mình", bà viết thư cho công chúa Victoria (bà thường viết thư định kì cho con gái), "khi Quả nhân nhìn thấy sự hạnh phúc, vui vẻ vô tư của các em gái con, và nghĩ đến việc Quả nhân phải gả chúng đi – từng đứa từng đứa một." Gần như đúng một năm sau đó, Công chúa Victoria hạ sinh đứa cháu đầu tiên của Nữ hoàng, Wilhelm, người về sau trở thành hoàng đế cuối cùng của nước Đức. == Những năm góa bụa == Tháng 3 năm 1861, hoàng mẫu của Victoria qua đời, Victoria ở bên cạnh bà trong giờ phút đó. Sau khi đọc các thư từ mà mẹ để lại, Victoria nhận ra rằng mẹ bà vốn rất thương yêu bà; bà rất đau lòng, và đổ lỗi cho Conroy vì Lehzen vì "thật độc ác" khi li gián bà với mẹ bà. Để chia sẻ với người vợ đang cực kì đau buồn, Albert gánh hết tất cả công việc của bà, dù cho chính ông cũng đang mắc bệnh đau dạ dày mãn tính. Vào tháng 8, Victoria và Albert đến thăm con trai của họ, Hoàng tử xứ Wales, vốn đang tham dự một cuộc diễn tập quân sự gần Dublin, và dành một vài ngày nghỉ ở Killarney. Vào tháng 11, Albert nghe phong phanh có tin đồn rằng con trai ông đã ngủ với một đào hát người Ireland. Trong nỗi kinh ngạc, Albert đi đến Cambridge, nơi hoàng tử đang theo học, để giáp mặt với anh ta. Vào đầu tháng 12, Albert rất không khỏe. Ông bị chẩn đoán là mắc bệnh thương hàn bởi William Jenner, và qua đời vào ngày 14 tháng 12 năm 1861. Victoria hoàn toàn suy sụp. Bà cho rằng cái chết của chồng bà là vì lo buồn cho cái thói trăng hoa của Hoàng tử xứ Wales. Ông đã bị "giết chết bởi một thực tế đáng sợ", bà nói. Bà bắt đầu để tang và mặc đồ đen trong suốt quãng đời còn lại. Bà tránh xuất hiện trước công chúng, và hiếm khi đặt chân lên đường phố trong nhiều năm sau đó. Cuộc sống ẩn dật này khiến bà có biệt danh "góa phụ của Windsor". Việc Victoria tự mình tránh xa công chúng đã làm giảm lòng tin của người dân đối với chế độ quân chủ, và khuyến khích chủ nghĩa cộng hòa có cơ hội phát triển. Bà cam đoan sẽ thực hiện đúng những nhiệm vụ của bà trong chính phủ, nhưng lại sống ẩn dật trong các cung điện hoàng gia của bà—Windsor Castle, Osborne House, và nơi ở tư nhân tại Scotland mà bà và Albert đã mua lại năm 1847, Lâu đài Balmoral. Tháng 3 năm 1864, một người biểu tình bị chặn lại trước cửa Cung điện Buckingham đã tuyên bố "những cơ ngơi hoa lệ này nên được cho thuê hay bán lại bởi vì hậu quả của sự xuống dốc tàn tạ của chủ nhân nó". Cậu của bà Leopold viết thư khuyên bà nên xuất hiện trước công chúng. Bà đồng ý đến thăm khu vườn thuộc Hiệp hội vườn hoàng gia tại Kensington và diễu hành trên đường phố London trên một chiếc xe ngựa. Trong những năm 1860, Victoria ngày càng thân cận với một người đầy tớ đến từ Scotland, John Brown. Có những tin đồn nhằm có mục đích nói về một mối quan hệ lãng mạn và thậm chí là một cuộc hôn nhân bí mật giữa họ được lưu truyền, và Nữ hoàng bị gọi là "Mrs. Brown". Câu chuyện về mối quan hệ giữa họ được chuyển thể thành một bộ phim công chiếu năm 1997 mang tên Mrs. Brown. Một bức họa của Sir Edwin Henry Landseer miêu tả Nữ hoàng và Brown đã được trưng bày tại Học viện hoàng gia, và Victoria viết một cuốn sách tên Leaves from the Journal of Our Life in the Highlands, nội dung quyển sách đề cập rõ về Brown và Nữ hoàng đánh giá ông ta rất cao. Palmerston chết năm 1865, và sau một thời gian ngắn nắm quyền của Russell, Derby trở lại cương vị Thủ tướng. Năm 1866, Victoria tham dự Phiên Khai mạc Nghị viện lần đầu tiên kể từ cái chết của Albert. Năm sau, bà ủng hộ việc thông qua Đạo luật Cải cách 1867 tăng gấp đôi số lượng cử tri bằng cách mở rộng quyền bầu cử cho những người công nhân ở thành thị, dù bà không ủng hộ việc bỏ phiếu cho phụ nữ. Derby từ chức năm 1868, bị thay thế bởi Benjamin Disraeli, ông ta tìm cách làm vui lòng Victoria. "Tất cả mọi người đều nịnh hót," ông ta nói, "và khi Bệ hạ nắm quyền lực của hoàng gia, Người nên đặt nói trên một cái xẻng." Ông ta ca tụng bà với cụm từ "we authors, Ma'am",. Disraeli chỉ nắm quyền có vài tháng, và cuối năm đó đối thủ của ông ta đến từ đảng Tự do, William Ewart Gladstone, được cử làm Thủ tướng. Victoria thấy rằng cách cư xử của Gladstone ít lịch thiệp; khi ông nói với bà, bà được cho là đã từng phàn nàn sau cuộc gặp, như thể bà bị xem là "một cuộc gặp công cộng hơn là gặp một người phụ nữ". Năm 1870, những người Cộng hòa ở Anh, vốn lên án về sự ẩn dật của Nữ hoàng, có cơ hội trỗi dậy sau sự kiện Đệ Tam Cộng hòa Pháp được thành lập. Họ tổ chức một cuộc mít tinh ở Quảng trường Trafalgar yêu cầu truất ngôi Victoria, và các đảng viên Cấp tiến diễn thuyết chống lại bà. Tháng 8 và tháng 9 năm 1871, bà bị bệnh nặng với một áp xe trong cánh tay, căn bệnh này được Joseph Lister điều trị thành công bằng phương pháp phun loại thuốc khử trùng mới của ông, carbolic acid. Cuối tháng 11 năm 1871, lúc phong trào Cộng hòa lên tới đỉnh cao, hoàng tử xứ Wales lại mắc bệnh sốt thương hàn, căn bệnh được cho là đã dẫn đến cái chết của cha ông ta, và Victoria lo sợ rằng con bà sẽ không qua khỏi. Khi ngày kỉ niệm 10 năm cái chết của chồng bà đến gần, bệnh tình của con trai bà chuyển biến xấu, và Victoria tiếp tục đau khổ. Cả nước cảm thấy nhẹ nhõm khi hoàng tử hết bệnh. Mẹ con bà tham gia một cuộc diễu hành quanh London và tổ chức một đại lễ tạ ơn tại Nhà thờ St Paul ngày 27 tháng 2 năm 1872, và phong trào cộng hòa lắng xuống. Ngày cuối cùng của tháng 2 năm 1872, hai ngày sau buổi lễ tạ ơn, Arthur O'Connor 17 tuổi (cháu trai lớn của nghị sĩ Cấp tiến người Ireland Feargus O'Connor) dùng một khẩu súng không nạp đạn bắn vào chiếc xe ngựa mở cửa của Victoria sau khi bà khởi hành đến Cung điện Buckingham. Brown, người đi cùng Nữ hoàng, khống chế được anh ta và O'Connor sau đó bị kết án 12 tháng tù giam. Kết quả của sự kiện này là, Victoria càng khôi phục được lòng tin của công chúng. == Nữ hoàng Ấn Độ == Sau Cuộc nổi dậy ở Ấn Độ 1857, Công ty Đông Ấn Anh, vốn cai trị phần lớn Ấn Độ, bị tan rã, và tất cả của cải và nền bảo hộ của người Anh lên tiểu lục địa Ấn Độ được sáp nhập trực tiếp vào Đế quốc Anh. Nữ hoàng có một cái nhìn tương đối công bình về cuộc xung đột, và lên án sự tàn bạo của cả hai phía. Bà viết về "cảm giác kinh dị và sự hối tiếc của bà về kết quả của nội chiến đẫm máu này", và được khuyến khích bởi Albert, bà nhấn mạnh thông báo của mình rằng việc chuyển giao quyền lực từ Công ty về cho Chính phủ "nên được thể hiện bởi sự rộng lượng, nhân từ và lòng khoan dung tôn giáo". Theo chỉ thị của bà, một công văn với nội dung đe dọa "thủ tiêu tôn giáo và phong tục bản địa" được thay thế bởi một công văn đảm bảo tự do tôn giáo. Trong cuộc tuyển cử năm 1874, Disraeli trở lại nắm quyền. Ông cho thông qua Đạo luật Thờ cúng công cộng 1874, theo đó loại bỏ các nghi thức Công giáo trong phụng vụ của giáo hội Anh và được Victoria rất ủng hộ. Bà thích những thứ ngắn gọn, đơn giản, và cá nhân bà cảm thấy bà phù hợp với Giáo hội Trưởng lão của Scotland hơn là chế độ giám mục trong Giáo hội Anh. Ông cũng thúc đẩy Đạo luật danh hiệu hoàng gia được thông qua bởi Quốc hội, do đó Victoria được tôn làm "Nữ hoàng Ấn Độ" từ ngày 1 tháng 5 năm 1876. Danh hiệu mới này được công bố tại Delhi Durbar ngày 1 tháng 1 năm 1877. Ngày 14 tháng 12 năm 1878, kỉ niệm ngày mất của Albert, con gái thứ hai của Victoria, Alice, người được gả cho Louis xứ Hesse, chết vì bệnh bạch hầu ở Darmstadt. Victoria chú thích về sự trùng hợp ngẫu nhiên này rằng đó là một cái ngày "gần như không thể tin được và bí ẩn nhất". Tháng 5 năm 1879, bà trở thành bà cố (với sự chào đời của Công chúa Feodora xứ Saxe-Meiningen) và bước qua "sinh nhất thứ 60 tồi tệ". Bà cảm thấy "già đi" khi "mất đi đứa con thân yêu". Giữa tháng 4, 1877 và tháng 2, 1878, bà năm lần đe dọa là sẽ thoái vị để buộc Disraeli phải hành động chống lại Nga trong Chiến tranh Nga-Thổ, nhưng lời đe dọa của bà không tác động được đến những sự kiện kết thúc chiến tranh và hội nghị Berlin. Chính sách bành trướng của Disraeli trong vấn đề đối ngoại, được Victoria tán đồng, dẫn tới những cuộc xung đột như Chiến tranh Anh-Zulu và Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ hai. "Nếu chúng ta đều muốn duy trì vị trí của chúng ta là quyền lực số một ", bà viết, "chúng ta phải ... có sự chuẩn bị cho các cuộc tấn công và các cuộc chiến, ở bất cứ nơi đâu và với bất cứ ai, LIÊN TỤC." Victoria thấy rằng sự bành trướng của Đế chế Anh là văn minh và nhân từ, nhằm bảo vệ những người dân bản địa khỏi những cuộc xâm lăng khác và những bạo chúa độc ác: "Không phải phong tục của chúng ta là thôn tính nước khác", bà nói, "trừ khi chúng ta có nghĩa vụ và buộc phải làm như thế." Victoria mất tinh thần khi Disraeli thất bại trong cuộc tuyển cử 1880, và Gladstone trở lại làm tướng. Khi Disraeli chết vào năm sau, mắt bà mờ đi vì "nước mắt rơi nhanh", và cho dựng một tấm bia tưởng niệm "được đặt bởi quân vương và một người bạn rất biết ơn ông, Victoria R.I." == Những năm cuối == Ngày 2 tháng 3 năm 1882, Roderick Maclean, một nhà thơ có tư tưởng bất mãn đã cảm thấy xúc phạm khi Victoria từ chối chấp nhận một trong những tác phẩm của ông ta, bắn vào Nữ hoàng khi bà đang ngồi xe ngựa rời ga Windsor. Hai nam sinh của Eton College đến đánh ông ta bằng ô dù của họ, cho đến khi ông ta bị cảnh sát cách li. Victoria bị xúc phạm khi ông ta được chứng minh là không có tội với lý do mắc bệnh tâm thần, nhưng lại rất hài lòng với lòng trung thành của mọi người đối với mình mà bà nói rằng "bị bắn là rất đáng khi biết ta được rất nhiều người yêu thương". Ngày 17 tháng 3 năm 1883, bà bị ngã lầu tại Windsor, làm chân trái của bà bị liệt cho đến tháng 7; bà không bao giờ hoàn toàn hồi phục và bị ám ảnh bởi căn bệnh thấp khớp sau đó. Brown qua đời 10 ngày sau tai nạn của bà, và với sự kinh ngạc của quan thư ký riêng, Sir Henry Ponsonby, Victoria bắt đầu viết một cuốn tiểu sử ca tụng Brown. Ponsonby và Randall Davidson, Linh mục Windsor, những người nhìn thấy các bản thảo đầu tiên, đã khuyên Victoria đừng cho công bố, với lý do là nó sẽ làm bùng lên những đồn thổi về chuyện tình cảm. Bản thảo đã bị hủy. Đầu năm 1884, Victoria xuất bản More Leaves from a Journal of a Life in the Highlands, phần tiếp theo của quyển sách mà bà viết trước đây, bà dành riêng nó cho "người phục vụ tận tụy và người bạn trung thành John Brown". Vài ngày sau lễ giỗ đầu của Brown, Victoria nhận được điện tín thông báo rằng con trai út của bà, Leopold, đã chết ở Cannes. Ông là người "thân yêu nhất trong những đứa con thân yêu của Quả nhân", bà than thở. Tháng sau, con gái út của Victoria, Beatrice, gặp và yêu Hoàng thân Henry xứ Battenberg trong đám cưới của cháu gái Victoria là Công nương Victoria xứ Hesse và by Rhine, với em trai của Henry, Hoàng thân Louis xứ Battenberg. Beatrice và Henry dự định kết hôn, nhưng Victoria ban đầu chống đối hôn sự này, bà muốn giữ Beatrice ở nhà để bầu bạn với bà. Sau một năm, bà được đảm bảo là sau khi cưới Henry và Beatrice vẫn sẽ sống cùng và chăm sóc bà. Victoria thấy vui mừng khi Gladstone từ chức năm 1885 sau khi ngân quỹ của ông ta sạch sành sanh. Bà nghĩ chính phủ của ông ta là "thứ tệ nhất Quả nhân từng thấy", và đổ lỗi cho ông ta về cái chết của of tướng Gordon ở Khartoum. Gladstone được thay thế bởi Lãnh chúa Salisbury. Nhưng chính phủ Salisbury chỉ tồn tại có vài tháng, và Victoria buộc phải tái bổ nhiệm, người bà gọi là "hơi điện & và thực sự là một ông lão vô lý". Gladstone cố gắng thông qua một dự luật trao quyền tự trị cho Ireland, nhưng Victoria vui mừng khi dự luật bị đánh bại. Trong cuộc bầu cử tiếp theo, đảng của Gladstone bị đánh bại bởi Salisbury và chính phủ đổi chủ một lần nữa. === Lễ kỉ niệm vàng === Năm 1887, khắp Đế quốc Anh tổ chức Lễ kỉ niệm vàng của Nữ hoàng Victoria. Victoria kỉ niệm 50 năm ngày lên ngôi vào ngày 20 tháng 6 với một bữa tiệc có sự tham gia của 50 vị vua và vương thân. Ngày hôm sau, bà tham gia một buổi diễu hành và lễ tạ ơn tại Tu viện Westminster. Vào lúc này, Victoria một lần nữa được quần chúng nồng nhiệt hoan nghênh. Hai ngày sau 23 tháng 6, bà dùng hai người Hồi giáo đến từ Ấn Độ làm bồi bàn, một người là Abdul Karim. Ông sớm được thăng làm "Munshi": dạy bà tiếng Hindu, và làm nhiệm vụ như một nhân viên. Gia đình và thuộc hạ của bà rất kinh hoàng, và cáo buộc Abdul Karim làm gián điệp cho Tổ chức Hồi giáo yêu nước, và xúi giục Nữ hoàng chống lại đạo Hindu. Quan bạch mã ôn Frederick Ponsonby (con của Sir Henry) phát hiện rằng Munshi đã ba xạo về nguồn gốc của anh ta, và tường thuật lại cho Lãnh chúa Elgin, Phó vương Ấn Độ, "hai tên Munshi chiếm được rất nhiều vị trí giống như John Brown đã từng." Victoria bác bỏ khiếu nại của họ, cho đó là thành kiến về chủng tộc. Abdul Karim tiếp tục phục vụ bà cho đến khi ông trở về Ấn Độ với tiền lương hưu sau khi bà qua đời. Con gái lớn của Victoria trở thành Hoàng hậu Đức năm 1888, nhưng bà ta lại góa chồng vào cùng năm đó, và cháu ngoại của Victoria là Wilhelm trở thành Hoàng đế Đức Wilhelm II. Dưới thời Wilhelm, những hi vọng của Victoria và Albert về một nước Đức tự do đã tiêu tan. Anh ta tin vào chế độ chuyên chế. Victoria nghĩ rằng anh ta có "trái tim nhỏ bé hay Zartgefühl [tact] – và ... lương tâm & trí tuệ của anh ta đã hoàn toàn wharped [sic]". Gladstone trở lại nắm quyền sau cuộc tuyển cử năm 1892; năm đó ông ta 82 tuổi. Victoria phản đối khi Gladstone đề xuất bổ nhiệm đảng viên Cấp tiến Henry Labouchere vào Nội các, nên Gladstone đồng ý không bổ nhiệm ông ta. Năm 1894, Gladstone nghỉ hưu, và không hỏi ý kiến vị thủ tướng tiền nhiệm, Victoria đã bổ nhiệm Lãnh chúa Rosebery làm Thủ tướng. Chính phủ của ông ta yếu kém, và năm sau lãnh chúa Salisbury lên thay. Salisbury làm thủ tướng trong suốt những năm cuối triều Victoria. === Lễ kỉ niệm Kim cương === Ngày 23 tháng 9 năm 1896, Victoria đã vượt qua ông nội của bà George III trở thành quân vương tại vị lâu nhất trong lịch sử Anh, Scotland và Liên hiệp Anh. Nữ hoàng yêu cầu rằng bất kì lễ kỉ niệm nào cũng phải được trì hoãn cho đến năm 1897, trùng với Lễ kỉ niệm Kim cương của bà, đó là một lễ hội lớn của Đế quốc Anh theo gợi ý của Tổng trưởng thuộc địa Joseph Chamberlain. Tất cả các thủ tướng đã từng lãnh đạo chính phủ đều được mời tới London để dự buổi lễ này. Lễ kỉ niệm Kim cương của Nữ hoàng vào ngày 22 tháng 6 năm 1897 được đánh dấu bằng một cuộc diễu hành 6 dặm vòng quanh London và bao gồm tất cả quân đội trên khắp đế quốc. Đám rước dừng lại để thực hiện một nghi lễ tạ ơn ngoài trời ở bên ngoài Nhà thờ St Paul, trong suốt lộ trình Victoria ngồi trong chiếc xe ngựa mở của bà, để tránh cho bà khỏi phải leo lên các bậc thang bước vào tòa nhà. Buổi lễ gây ấn tượng bởi các số lượng lớn khán giả và sự thổ lộ cảm xúc của Nữ hoàng 78 tuổi. Victoria đã đến thăm đại lục châu Âu thường xuyên trong những ngày nghỉ. Năm 1889, trong kì nghỉ ở Biarritz, bà trở thành vị quân vương đương vị đầu tiên của Anh đặt chân lên đất Tây Ban Nha khi bà vượt biên và có một chuyến thăm ngắn. Tháng 4 năm 1900, Chiến tranh Boer không được sự ủng hộ từ đại lục châu Âu và do đó chuyến thăm của bà đến Pháp bị cho là không thích hợp. Thay vào đó, Nữ hoàng đến Ireland lần đầu tiên vào năm 1861, một phần là để ghi nhận những đóng góp của trung đoàn Ireland trong chiến tranh ở Nam Phi. Tháng 7, hoàng tử thứ hai Alfred ("Affie") chết; "Oh, Chúa ơi! Đứa con tội nghiệp Affie của tôi cũng đã đi xa quá", bà viết lại trong nhật ký. "Đó là một năm khủng khiếp, không có gì ngoài nỗi buồn và nỗi kinh hoàng, đại khái như vậy." === Qua đời và kế tự === Theo như tục lệ bà duy trì định kì trong suốt thời gian góa bụa, Victoria trải qua Giáng sinh năm 1900 tại Osborne House trên Đảo Wight. Bệnh thấp khớp ở chân khiến bà lại bị què, và thị lực của bà yếu đi nhanh chóng do bệnh đục thể thủy tinh. Vào đầu tháng giêng, bà cảm thấy "yếu ớt và không khỏe", và giữa tháng 1 bà "buồn ngủ ... choáng váng, [và] lú lẫn". Bà băng hà vào thứ 3, 22 tháng 1 năm 1901, vào 6 giờ 30 tối, ở tuổi 81. Con trai bà và cũng là người kế vị Vua Edward VII, cùng hoàng trưởng tôn, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, ở cùng bà trên giường bệnh. Chú chó cưng của bà thuộc giống Pomerania, tên Turri, được ẵm lên giường theo yêu cầu cuối cùng của bà. Năm 1897, Victoria đã viết công văn hướng dẫn cho việc tổ chức tang lễ của bà và trang phục màu trắng được dùng thay vì màu đen. Ngày 25 tháng 1, Edward VII, Đức hoàng cùng Hoàng tử Arthur, Công tước Connaught, cùng nhau nâng di thể của bà đưa vào quan tài. Bà mặc một chiếc áo màu trắng và đeo khăn che mặt dùng trong lễ cưới. Một loạt những vật kỉ niệm từ gia đình, bạn bè và những hầu cận được đặt bên cạnh bà trong quan tài, theo di nguyện của bà, bởi các bác sĩ và người phụ trang. Một chiếc áo khoác ngoài mà Albert từng mặc được đặt cạnh bà, với bó bột trên tay ông khi trước, và còn có một lọn tóc của John Brown, cùng một bức họa ông ta, được đặt trên tay trái bà nhưng được gia đình bà che dấu cẩn thận bằng cách lấp đầy hoa vào vị trí đó. Những trang sức đặt bên Victoria bao gồm nhẫn cưới của mẹ John Brown, được Brown trao cho bà năm 1883. Tang lễ của bà được tổ chức vào thứ bảy, 2 tháng 2, tại Nhà nguyện St George, Lâu đài Windsor, và sau hai ngày quan tài được quàn tại đó, bà được chôn cất bên cạnh Hoàng phu Albert trong Frogmore Mausoleum thuộc Đại Công viên Windsor. Với thời gian cai trị là 63 năm, 7 tháng và 2 ngày, Victoria là vị quân vương Anh trị vì lâu nhất trong lịch sử cho đến khi cháu sơ của bà là Elizabeth II phá kỉ lục này vào ngày 9 tháng 9 năm 2015. Bà là vị quân vương Anh cuối cùng của Nhà Hanover. Con trai và người kế tự của bà Edward VII thuộc về Nhà Saxe-Coburg và Gotha tính theo huyết thống của cha ông ta. == Di sản == Theo như một trong những người viết tiểu sử của bà, Giles St Aubyn, Victoria viết hơn 2,500 từ mỗi ngày từ sau khi bà trưởng thành. Từ tháng 7 năm 1832 cho đến trước cái chết của mình, bà vẫn được mô tả tỉ mỉ trên tạp chí, tổng cộng lên đến 122 quyển. Sau cái chết của Victoria, con gái út của bà, Công chúa Beatrice, được bổ nhiệm làm người bảo quản văn chương của bà. Beatrice chép và biên tập nhật ký từ quãng thời gian Victoria lên ngôi trở đi, và đốt các nguyên bản trong quá trình này. Dù cho sự hủy diệt này, phần nhiều nội dung nhất ký vẫn còn tồn tại. Song song với những bản sao của Beatrice, Lãnh chúa Esher đã chép phần từ 1832 đến 1861 trước khi Beatrice tiêu hủy chúng. Một phần của những thư từ của Victoria' đã được xuất bản thành các quyển và được chỉnh sửa bởi A. C. Benson, Hector Bolitho, George Earle Buckle, Huân tước Esher, Roger Fulford, và Richard Hough cùng nhiều người khác. Victoria có dáng vẻ bề ngoài không mấy dễ thương — bà mập mạp, không nhã nhặn và cao không tới 5 feet — nhưng bà thành công khi tạo dựng một hình ảnh đẹp trước công chúng. Bà từng bị mất lòng dân trong những năm đầu góa bụa, nhưng lại nhận được sự yêu mến trong những năm 1880 và 1890, khi bà được coi là một người mẹ nhân từ của đế chế. Chỉ sau khi những cuốn nhật ký và những lá thư của bà xuất hiện đem đến cho bà ảnh hưởng lên chính trị và nổi tiếng trước mắt công chúng. Những người viết tiểu sử của Victoria đã được viết rất nhiều khi những nguồn sơ cấp luôn có sẵn, chẳng hạn như tác phẩm của Lytton Strachey, Queen Victoria năm 1921, đã trở nên lỗi thời. Những bản tiểu sử được viết bởi Elizabeth Longford và Cecil Woodham-Smith, ra đời tương ứng vào các năm 1964 và 1972, thì vẫn được phổ biến rộng rãi. Họ, và những người khác, kết luận rằng Victoria là một người đa cảm, ngoan cố, trung thực và nói thẳng. Trong triều đại của Victoria, quá trình hình thành của chế độ quân chủ lập hiến hiện đại ở Anh tiếp tục. Việc cải cách hệ thống bầu cử làm tăng quyền lực của Hạ viện lấn át Thượng viện và quốc vương. Năm 1867, Walter Bagehot viết rằng quốc vương chỉ còn có "quyền nêu ý kiến để tham khảo, quyền khuyến khích, và quyền cảnh báo". Khi ngai vàng của Victoria trở thành một biểu tượng hơn là quyền lực chính trị, nó là một khuôn mẫu về đạo đức và các giá trị gia đình, trái ngược hẳn với những vụ bê bối tình ái, tài chính và scandal cá nhân của nhiều thành viên gia tộc Hanover trước kia từng ngự trị trên ngai vàng. Khái niệm "chế độ quân chủ gia đình", mà tầng lớp trung lưu đang phát triển có thể đồng cảm, đã được kiên cố hóa. Quan hệ giữa Victoria với các hoàng tộc châu Âu mang đến cho bà biệt hiệu "bà ngoại của châu Âu". Victoria và Albert có 42 cháu nội ngoại, trong đó 34 người sống qua tuổi trưởng thành. Những hậu duệ của họ bao gồm Elizabeth II, Hoàng tế Philip, Công tước Edinburgh, Harald V của Na Uy, Carl XVI Gustaf của Thụy Điển, Margrethe II của Đan Mạch, và Felipe VI của Tây Ban Nha. Con trai út của Victoria, Leopold, chết do chứng máu khó đông B và hai trong số các con gái của bà, Alice và Beatrice, mang gen nhiễm bệnh. Căn bệnh hoàng gia này có nguồn gốc từ Victoria ảnh hưởng đến hậu duệ của bà, Thái tử Alexei của Nga, Alfonso, Hoàng thân Asturias, và Hoàng tử Gonzalo của Tây Ban Nha. Sự hiện diện của căn bệnh này trong cơ thể hậu duệ của Victoria, nhưng không có ở tổ tiên bà, dẫn đến mối hoài nghi rằng người cha thực sự của bà không phải là công tước nhà Kent vì ông không mắc bệnh. Không có bằng chứng về bệnh máu khó đông trong các thể hệ nhà mẹ Victoria, và người mang mầm bệnh nếu là nam thì người đó chắc chắn mắc bệnh, và khó sống lâu; thậm chí nếu một người đàn ông sống sót thì ông ta cũng bị di chứng nặng. Cũng rất có thể đột biến xảy ra một cách tự nhiên vì cha (nếu là thật) của Victoria đã quá 50 khi vợ ông mang thai và chứng máu khó đông xuất hiện thường xuyên ở những đứa trẻ chào đời khi cha chúng đã quá già. Nguyên nhân đột biến tự phát chiếm 1/3 số trường hợp bệnh. A. N. Wilson cho rằng cha của Victoria không thể là công tước xứ Kent vì hai lý do: Sự xuất hiện đột ngột của chứng máu khó đông trong các hậu duệ của Victoria. Bệnh này không tồn tại trong hoàng gia trước đây. Sự biến mất đột ngột của chứng porphyria trên người hậu duệ của Victoria. Theo Wilson, bệnh này rất phổ biến trong hoàng gia trước thời Victoria nhưng sau thời bà thì không. Trên thế giới, có những địa danh và đài tưởng niệm dành riêng cho bà, đặc biệt là trong Khối thịnh vương chung. Những địa điểm được đặt tên theo tên của bà bao gồm thủ đô Seychelles, hồ rộng nhất châu Phi, Thác Victoria, thủ đô Gozo và Victoria Lines ở Malta, thủ đô Columbia thuộc Anh và Saskatchewan (Regina), và hai bang của Australia (Victoria và Queensland). Bội tinh Victoria được giới thiệu năm 1856 và dùng để tưởng thưởng cho những anh hùng trong giai đoạn Chiến tranh Crimea, và nó vẫn là giải thưởng cao nhất ở Anh Canadian, Australian, và New Zealand cho những hành động dũng cảm. Ngày Victoria là một ngày nghỉ lễ ở Canada và ngày lễ công cộng ở một số vùng thuộc Scotland được tổ chức vào ngày thứ hai cuối cùng trước ngày 24 tháng 5 (ngày sinh của Nữ hoàng Victoria). == Danh hiệu, huy hiệu == === Danh hiệu === 24 tháng 5 năm 1819 – 20 tháng 6 năm 1837: Her Royal Highness Công chúa Alexandrina Victoria xứ Kent 20 tháng 6 năm 1837 – 22 tháng 1 năm 1901: Nữ hoàng Bệ hạ Vào cuối đời, danh hiệu đầy đủ của Nữ hoàng là: "Nữ hoàng Bệ hạ Victoria, bởi Ân điển của Chúa, của Nước Anh thống nhất Liên hiệp Anh và Ireland, Nữ hoàng, Người Bảo vệ Đức tin, Nữ hoàng Ấn Độ." === Huy hiệu === == Con cái == == Tổ tiên == == Chú thích và tham khảo == === Tham khảo === === Những nguồn chính được công bố === Benson, A.C.; Esher, Viscount (editors, 1907) The Letters of Queen Victoria: A Selection of Her Majesty's Correspondence Between the Years 1837 and 1861, London: John Murray Bolitho, Hector (editor, 1938) Letters of Queen Victoria from the Archives of the House of Brandenburg-Prussia, London: Thornton Butterworth Buckle, George Earle (editor, 1926) The Letters of Queen Victoria, 2nd Series 1862–1885, London: John Murray Buckle, George Earle (editor, 1930) The Letters of Queen Victoria, 3rd Series 1886–1901, London: John Murray Connell, Brian (1962) Regina v. Palmerston: The Correspondence between Queen Victoria and her Foreign and Prime Minister, 1837–1865, London: Evans Brothers Duff, David (editor, 1968) Victoria in the Highlands: The Personal Journal of Her Majesty Queen Victoria, London: Muller Dyson, Hope; Tennyson, Charles (editors, 1969) Dear and Honoured Lady: The Correspondence between Queen Victoria and Alfred Tennyson, London: Macmillan Esher, Viscount (editor, 1912) The Girlhood of Queen Victoria: A Selection from Her Majesty's Diaries, 1832–40, London: John Murray Fulford, Roger (editor, 1964) Dearest Child: Letters Between Queen Victoria and the Princess Royal, 1858–61, London: Evans Brothers Fulford, Roger (editor, 1968) Dearest Mama: Letters Between Queen Victoria and the Crown Princess of Prussia, 1861–64, London: Evans Brothers Fulford, Roger (editor, 1971) Beloved Mama: Private Correspondence of Queen Victoria and the German Crown Princess, 1878–85, London: Evans Brothers Fulford, Roger (editor, 1971) Your Dear Letter: Private Correspondence of Queen Victoria and the Crown Princess of Prussia, 1863–71, London: Evans Brothers Fulford, Roger (editor, 1976) Darling Child: Private Correspondence of Queen Victoria and the German Crown Princess of Prussia, 1871–78, London: Evans Brothers Hibbert, Christopher (editor, 1984) Queen Victoria in Her Letters and Journals, London: John Murray, ISBN 0-7195-4107-7 Hough, Richard (editor, 1975) Advice to a Grand-daughter: Letters from Queen Victoria to Princess Victoria of Hesse, London: Heinemann, ISBN 0-434-34861-9 Jagow, Kurt (editor, 1938) Letters of the Prince Consort 1831–61, London: John Murray Mortimer, Raymond (editor, 1961) Queen Victoria: Leaves from a Journal, New York: Farrar, Straus & Cudahy Ponsonby, Sir Frederick (editor, 1930) Letters of the Empress Frederick, London: Macmillan Ramm, Agatha (editor, 1990) Beloved and Darling Child: Last Letters between Queen Victoria and Her Eldest Daughter, 1886–1901, Stroud: Sutton Publishing, ISBN 978-0-86299-880-6 Victoria, Queen (1868) Leaves from the Journal of Our Life in the Highlands from 1848 to 1861, London: Smith, Elder Victoria, Queen (1884) More Leaves from the Journal of Our Life in the Highlands from 1862 to 1882, London: Smith, Elder == Xem thêm == Arnstein, Walter L. (2003) Queen Victoria, New York: Palgrave Macmillan, ISBN 978-0-333-63806-4 Gardiner, Juliet (1997) Queen Victoria, London: Collins and Brown, ISBN 978-1-85585-469-7 Lyden, Anne M. (2014) A Royal Passion: Queen Victoria and Photography, Los Angeles: Getty Publications, ISBN 978-1-60606-155-8 Weintraub, Stanley (1987) Victoria: Biography of a Queen, London: HarperCollins, ISBN 978-0-04-923084-2 Wilson, A. N. (2014) Victoria: A Life, London: Atlantic Books, ISBN 978-1-84887-956-0 == Liên kết ngoài == Tài liệu lưu trữ liên quan đến Nữ hoàng Victoria liệt kê tại Cơ quan lưu trữ quốc gia Vương quốc Anh Historical Images related to Victoria at English Heritage Chân dung của Queen Victoria tại Phòng Trưng bày Chân dung Quốc gia, Luân Đôn Queen Victoria's Journals, online from the Royal Archive and Bodleian Library Các tác phẩm của Nữ hoàng Victoria tại Dự án Gutenberg Các tác phẩm của hoặc nói về Nữ hoàng Victoria tại Internet Archive Tác phẩm của Nữ hoàng Victoria trên LibriVox (sách audio thuộc phạm vi công cộng) Bản mẫu:Quốc vương và Nữ hoàng nước Anh
nỉ.txt
Nỉ là một chất liệu làm từ vải và len dùng để làm quần áo. Có nhiều loại nỉ khác nhau được dùng cho các ngành công nghiệp, kỹ thuật và thiết kế. Một số loại nỉ rất mềm, số khác đủ cứng để hình thành nên các cấu trúc vật liệu. Nỉ khác nhau về màu sắc, kích thước, độ dài, mật độ và nhiều nhân tố khác tùy theo nhu cầu sử dụng. == Tham khảo == E.J.W. Barber. Prehistoric Textiles: The Development of Cloth in the Neolithic and Bronze Ages, with Special Reference to the Aegean. Princeton: Princeton University Press, 1991. Lise Bender Jørgensen. North European Textiles until AD 1000. Aarchus: Aarchus University Press, 1992. == Liên kết ngoài == Wool Felt: What it is, and How it is Made Wtifelt.com, What is felt, felt history, how felt is made
malawi.txt
Malawi (Chichewa: [maláβi] hay [maláwi]), tên chính thức Cộng hòa Malawi, là một quốc gia không giáp biển tại Đông Nam Phi, từng được gọi là Nyasaland. Nó giáp với Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc, và Mozambique về phía đông, đông nam và tây nam. Hồ Malawi nằm giữa nước này và Tanzania-Mozambique. Malawi có diện tích 118.000 km2 (45.560 sq mi) với dân số ước tính 16.777.547 (2013). Thủ đô là Lilongwe, cũng là thành phố lớn nhất Malawi; các thành phố theo sau là Blantyre, Mzuzu và cố đô Zomba. Cái tên Malawi xuất phát Maravi, cái tên cũ của người Nyanja sinh sống tại đây. Nước này còn có biệt danh "Trái tim ấm của châu Phi". Malawi là một trong các quốc gia nhỏ nhất châu Phi. Hồ Malawi chiếm một phần đáng kể diện tích Malawi. Khu vực mà nay là Malawi đã là nơi cư trú của các nhóm người Bantu từ khoảng thế kỷ 10. Nhiều thế kỷ sau, năm 1891, khu vực này trở thành thuộc địa của Anh. Năm 1953, Malawi, khi đó còn là Nyasaland, một xứ bảo hộ của Anh, trở thành một phần của Liên bang Rhodesia và Nyasaland bán độc lập. Liên bang tan rã năm 1963. Năm 1964, sự bảo hộ của thực dân Anh lên Nyasaland kết thức và Nyasaland trở thành một quốc gia độc lập với cái tên mới Malawi. Hai năm sau nó trở thành một nước cộng hòa. Hậu độc lập, nó trở thành một nhà nước đơn đảng dưới quyền của tổng thống Hastings Banda, người tiếp tục nắm quyền tới năm 1994, khi ông thất bại trong cuộc bầu cử. Arthur Peter Mutharika là đương kim tổng thống. Malawi có một chính phủ dân chủ, đa đảng. Lực lượng Phòng vệ Malawi gồm một bộ binh, thủy binh và không quân. Chính sách đối ngoại của Malawi là thân Tây phương, quan hệ ngoại giao tích cực với hầu hết cả các nước, và tham gia nhiều tổ chức quốc tế, gồm Liên Hiệp Quốc, Thịnh vượng chung các quốc gia, Cộng đồng phát triển Nam Phi (SADC), Thị trường chung Đông và Nam Phi (COMESA) và Liên minh châu Phi (AU). Malawi là một trong những quốc gia kém phát triển nhất thế giới. Nền kinh tế chủ yếu dựa trên nông nghiệp, với dân cư phần lớn sống ở nông thôn. Chính phủ Malawi phụ thuộc nhiều vào trợ cấp từ bên ngoài để đạt chỉ tiêu phát triển, dù sự phụ nuộc này đã dần giảm đi kể từ năm 2000. Chính phủ Malawi đối mặt nhiều khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng nền kinh tế, cải thiện giáo dục, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên, và trở nên độc lập về tài chính. Từ năm 2005, Malawi đã phát triển nhiều dự án để giải quyết cá vấn đề trên, và nhìn chung thì đang phát triển, với sự nâng cao về kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe thấy được trong năm 2007 và 2008. Malawi có tuổi thọ trung bình thấp và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao. Cộng với một số lớn dân số mắc HIV/AIDS, đã làm cạn kiệt nguồn lao động. Có sự đa dạng lớn về thành phần dân tộc bản địa, với nhiều ngôn ngữ và niềm tin tôn giáo hiện diện. == Lịch sử == Khu vực mà ngày nay Malawi từng có một số dân nhỏ dân cư sống săn bắt-hái lượm trước khi những làn sóng di cư của người Bantu từ phía bắc tràn đến vào khoảng thế kỷ thứ 10. Dù đa số người Bantu tiếp tục hướng về phía nam, một số định cư tại đây và tạo nên những nhóm dân tộc dựa trên tổ tiên chung. Tới năm 1500, những bộ tộc thành lập nên Vương quốc Maravi đã thiết lập nên một lãnh thổ trải dài từ Nkhotakota ở phía bắc đến sông Zambezi ở phía nam và từ hồ Malawi ở phía đông tới sông Luangwa (tại Zambia ngày nay) ở phía tây. Không lâu sau năm 1600, khi khu vực này đã được thống nhất dưới một vị quân chủ, người dân địa phương bắt đầu tiếp xúc, giao thương và liên minh với các thương gia người Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, tới khoảng 1700, vương quốc này "vỡ" ra nhiều thành tiểu quốc, dưới sự quản lý của nhiều dân tộc khác nhau. Mạn lưới buôn bán nô lệ Swahili-Ả Rập tại đây đạt đỉnh cao vào giữa thế kỷ 19, khi chừng 20.000 người bị nô lệ hóa và bị mang đi mỗi năm từ Nkhotakota tới Kilwa, nơi họ bị đem bán. Nhà truyền giáo và thám hiểm David Livingstone tìm đến hồ Malawi (khi đó là hồ Nyasa) năm 1859 và xác định rằng cao nguyên Shire phía nam hồ là khu vực thích hợp cho sự định cư của người châu Âu. Do kết quả của sự thám hiểm của Livingstone, nhiều nơi truyền giáo phái Anh giáo và Giáo hội Trưởng Nhiệm đã được thiết lập trong hai thập niên 1860 và 1870, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồ châu Phi thành lập năm 1878 để tạo nên mạng lưới giao thương và vận tải, có quan hệ mật thiết đến những điểm truyền giáo kia. Một điểm dân cư và truyền giáo nhỏ được thành lập năm 1876 tại Blantyre và một lãnh sự quán Anh được xây dựng ở đây năm 1883. Do chính phủ Bồ Đào Nha cũng quan tâm đến vùng nay nên, để chống lại sự chiếm cứ của Bồ Đào Nha, chính phủ Anh đã gửi Harry Johnston làm lãnh sự viên để ký kết những hiệp ước với các nhà lãnh đạo địa phương nằm ngoài tầm kiểm soát của Bồ Đào Nha. Năm 1889, một xứ bảo hộ Anh ra đời trên Cao nguyên Shire, được mở rộng năm 1891 ra toàn bộ lãnh thổ Malawi ngày nay, có tên Xứ bảo hộ Trung Phi thuộc Anh. Năm 1907, nó được đặt lại tên là Nyasaland, và cái tên này được sử dụng cho đến hết thời gian thống trị của Anh. Một ví dụ điển hình của cái gọi là "Thin White Line" (Đường trắng mỏng) của chính phủ thuộc địa là châu Phi, là khi chính phủ Nyasaland được thành lập năm 1891. Những người quản lý được trả 10.000 bảng (giá trị 1891) mỗi năm, đủ để thuê mười dân thường châu Âu, hai nhân viên quân đội, bảy mươi người Sikh Punjab, và tám mươi lăm người khuân vát Zanzibar. Tất cả được giao nhiệm vụ điều hành và quản lý một lãnh thổ rộng 94,000 kilômét vuông với dân số từ một đến hai triệu người. Năm 1944, Quốc hội châu Phi Nyasaland (NAC) được thành lập bởi người châu Phi tại Nyasaland. Năm 1953, Anh hợp nhất Nyasaland với Bắc và Nam Rhodesia để tạo nên Liên bang Rhodesia và Nyasaland, thường gọi là Liên bang Trung Phi (CAF), vì nhiều lý do chính trị. Liên bang này bán độc lập, và trong đó NAC được ủng hộ rộng rãi. Một người đối lập của CAF là Hastings Banda, một bác sĩ từng học tập tại châu Âu và làm việc tại Ghana, người đã được thuyết phục để trở lại Nyasaland năm 1958. Banda được bầu làm lãnh đạo NAC và làm việc để động viên tinh thần dân tộc trước khi bị bỏ tù bởi chính quyền thực dân năm 1959. Ông được phóng thích một năm sau đó, và được mời góp phần soạn thảo hiến pháp mới của Nyasaland, giúp đưa người châu Phi lên chiếm phần đông Hội đồng Lập pháp. Năm 1961, Đảng Quốc hội Malawi (MCP) giành được phần lớn phiếu bầu trong cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp và Banda trở thành Thủ tướng năm 1963. Liên bang Rhodesia và Nyasaland tan rã năm 1963, và ngày 6 tháng 7 năm 1964, Nyasaland độc lập khỏi Anh và lấy tên là Malawi. Dưới hiến pháp mới, Malawi trở thành một nước cộng hòa và Banda là tổng thống đầu tiên. Nó cũng khiến Malawi trở thành một nhà nước đơn đảng với MCP là đảng hợp pháp duy nhất. Trong gần 30 năm, Banda quản lý một chế độ độc tài cứng nhắc, đảm bảo rằng Malawi không bị lôi kéo vào những cuộc sung đột vũ trang. Những đảng đối lập, gồm Phong trào Tự do Malawi của Orton Chirwa và Liên minh Xã hội Chủ nghĩa Malawi, phải lưu vong bên nước ngoài. Dưới áp cực của các yêu cầu tự do chính trị, Banda đồng ý tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân năm 1993, khi phần lớn người dân yêu cầu một chế độ dân chủ đa đảng. Cuối năm 1993, một hội đồng tổng thống được lập ra, và một hiến pháp mới được áp dụng, kết thúc sự thống trị của MCP. Năm 1994, trong cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên của Malawi, Banda đã bị đánh bại bởi Bakili Muluzi. Tái đắc cử 1999, Muluzi tiếp tục làm tổng thống cho tới năm 2004, khi Bingu wa Mutharika đắc cử. Dù môi trường chính trị được mô tả là "nhiều thử thách", tới nay chế độ đa đảng vẫn tồn tại ở Malawi. == Chính trị == Malawi là một quốc gia dân chủ, đa đảng, hiện dưới sự lãnh đạo của Arthur Peter Mutharika, người đã chiến thắng cựu tổng thống Joyce Banda trong cuộc bầu cử năm 2014. Hiến pháp hiện tại được ấn hành ngày 18 tháng 5 năm 1995. Các ngành của chính phủ bao gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hành pháp gồm tổng thống người vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, phó thủ tướng thứ nhất và thứ hai cùng một nội các. Tổng thống được bầu năm năm một lần, và phó tổng thống được lựa chọn bởi các tổng thống. Tổng thống cũng được chọn ra một phó tổng thống thứ hai. Các thành viên nội các được tổng thống bổ nhiệm và có thể xuất thân từ bên trong hoặc ngoài cơ quan hành pháp. === Phân chia hành chính === Malawi được chia thành 28 huyện trong ba vùng: == Địa lý == Malawi là một quốc gia không giáp biển nằm ở Đông Nam Phi, giáp Zambia về phía tây bắc, Tanzania về phía đông bắc và Mozambique về phía nam, tây nam và đông nam. Nó tọa lạc giữa vĩ tuyến 9° và 18°N, và kinh tuyến 32° và 36°Đ. Thung lũng Tách giãn Lớn chạy theo chiều bắc nam dọc chiều dài đất nước, và ở miền đông thung lũng là hồ Malawi (còn gọi là hồ Nyasa), tạo nên ba phần tư biên giới phía đông của Malawi. Hồ Malawi đôi khi được gọi là hồ Lịch (Calendar Lake) vì nó dài chừng 587 kilômét (365 mi) và rộng 84 kilômét (52 mi). Sông Shire chảy từ cực nam của hồ và đổ vào sông Zambezi tại Mozambique. Mặt hồ Malawi cao 457 mét (1.500 ft) trên mực nước biển; độ sâu tối đa của hồ là khoảng 701 mét (2.300 ft), nghĩa là đáy hồ nằm ở 213 mét (700 ft) dưới mực nước biển. Tài vùng núi vây quanh thung lũng Tách giãn, các cao nguyên thường cao từ 914 đến 1.219 mét (3.000 đến 4.000 ft) trên mực nước biển, dù một số đạt đến 2.438 mét (8.000 ft) ở phía bắc. Phía nam hồ Malawi là cao nguyên Shire, cao khoảng 914 mét (3.000 ft). Trong khi vực này, đỉnh núi Zomba và Mulanje lần lượt đạt 2.134 và 3.048 mét (7.000 và 10.000 ft). Thủ đô Malawi là Lilongwe, còn trung tâm kinh tế là Blantyre (dân số hơn 500.000 người). Malawi có hai Di sản thế giới được UNESCO công nhận. Vườn quốc gia hồ Malawi được công nhận năm 1984 và khu nghệ thuật đá Chongoni được công nhận năm 2006. Khi hậu nóng ở những vùng thấp miền nam và ông hòa ở những cao nguyên miền bắc. Nếu không bị địa hình biến đổi, nơi này sẽ có khí hậu xích đạo. Từ tháng 11 đến tháng 4, nhiệt độ ấm áp với những cơn mưa nhiệt đới và sấm, mùa bảo đạt đỉnh cào cuối tháng 3. Sau tháng 3, lượng mưa giảm nhanh. === Hệ động thực vật === Hệ động vật Malawi gồm những động vật có vú như voi, hà mã, các loài mèo lớn, khỉ, vượn cáo và dơi; cùng sự đa dạng về chim gồm các loài chim săn, vẹt, thủy cầm và chim lội lớn, cú mèo, và chim hót. Khu vực hồ Malawi được mô tả là có một trong những hệ động vật thủy sinh phong thú nhất thế giới, và là nơi trú của 200 loài động vật có vú, 650 loài chim, trên 30 loài thân mềm, và 5.500 loài thực vật. Những vùng sinh thái gồm đồng cỏ nhiệt đới và cận nhiệt đới, xa van, rừng cây bụi miombo, rừng mopane, và đồng cỏ ngập nước. Có năm vườn quốc gia, bốn khu bảo tồn tự nhiê và hai khu vực được bảo vệ khác tại Malawi. == Kinh tế == == Dân cư == Malawi có dân số trên 15 triệu, với tỷ lệ gia tăng 2,75%, theo ước tính 2009. Dân số được dự đoán sẽ đạt hơn 45 triệu vào năm 2050, gấp ba lần dân số ước tính 16 triệu năm 2010. Các dân tộc chính tại Malawi là người Chewa, người Nyanja, người Tumbuka, người Yao, người Lomwe, người Sena, người Tonga, người Ngoni, và người Ngonde; cũng có những cộng đồng người châu Á và châu Âu. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh. Những ngôn ngữ lớn gồm tiếng Chewa (57% dân số), tiếng Nyanja (12,8%), tiếng Yao (10,1%), và tiếng Tumbuka (9,5%). Những ngôn ngữ bản địa khác là tiếng Lomwe Malawi (250.000 người nói) ở miền đông nam; tiếng Kokola (200.000 người nói) cũng ở miền đông nam; tiếng Lambya (45.000 người nói) ở miền tây bắc; tiếng Ndali (70.000 người nói); tiếng Nyakyusa-Ngonde (300.000 người nói) ở miền bắc; tiếng Sena, (270.000 người nói) ở miền nam; và tiếng Tonga (170.000 người nói) ở miền bắc. === Đô thị === === Tôn giáo === Cư dân Malawi chủ yếu theo Kitô giáo, với một lượng thiểu số người theo Hồi giáo đáng kể, dù không có con số chính xác. Theo Dự án Tôn giáo Malawi thực hiện bởi Đại học Pennsylvania năm 2010, khoảng 68% theo Kitô giáo, 25% theo Hồi giáo và 5% "khác". Nghiên cứu cũ hơn của CIA (1998) ghi nhận rằng 82% theo Kitô giáo, và 13% theo Hồi giáo. Các nhánh Kitô giáo lớn nhất tại Malawi là Công giáo La Mã và Giáo hội Trưởng Nhiệm Trung Phi (CCAP, một nhóm Tin Lành). Người theo Tin Lành chiếm một nửa dân số, trong khi tín đồ Công giáo chiếm một phần năm. CCAP là nhóm Tin Lành lớn nhất tại Malawi với 1,3 triệu thành viên. Có những nhóm Giáo hội Trưởng Nhiệm nhỏ hơn như Giáo hội Trưởng Nhiệm Cải cách Malawi và Giáo hội Trưởng Nhiệm phái Phúc Âm Malawi. Giáo hội Luther Trung Phi có hơn 39.000 thành viên tại Malawi. Cũng có một số nhỏ hơn người theo Anh giáo, Báp-tít, Nhân Chứng Giê-hô-va, Giáo hội Cơ Đốc Phục Lâm. Đa số người Hồi giáo theo dòng Sunni, hoặc Qadriya hoặc Sukkutu, với số ít theo Ahmadiyya. == Quân đội == == Văn hóa == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của Chính phủ Cộng hòa Malawi Malawi Democrat Newspaper trụ sở Lilongwe Nguyên thủ quốc gia và các thành viên nội các Mục “Malawi” trên trang của CIA World Factbook. Malawi tại UCB Libraries GovPubs Malawi tại DMOZ Malawi trên BBC News Wikimedia Atlas của Malawi, có một số bản đồ liên quan đến Malawi.
tăng trưởng kinh tế.txt
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào hai quá trình: sự tích luỹ tài sản (như vốn, lao động, và đất đai) và đầu tư những tài sản này một cách có năng suất hơn. Tiết kiệm và đầu tư là trọng tâm, nhưng đầu tư phải hiệu quả thì mới đẩy mạnh tăng trưởng. Chính sách chính phủ, thể chế, sự ổn định chính trị và kinh tế, đặc điểm địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và trình độ y tế và giáo dục, tất cả đều đóng vai trò nhất định ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. == Tăng trưởng và phát triển == Quy mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (Per Capita Income, PCI). Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính). Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc gia chia cho dân số. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ. Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. == Đo lường tăng trưởng kinh tế == Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn. Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần so sánh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %. Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%), trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa. == Lý thuyết tăng trưởng kinh tế == Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các mô hình kinh tế. Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai sản xuất nông nghiệp (R, Resources) là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực phẩm cao, giá bán hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng. Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động (L labor), yếu tố tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T. Oshima. Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong dài hạn, tăng trưởng sẽ đạt trạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ có mức sản lượng cao hơn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn (tăng trưởng kinh tế bằng không (0)). Mô hình Kaldor tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật hoặc trình độ công nghệ. Mô hình Sung Sang Parknguồn gốc tăng trưởng là tăng cường vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người. Mô hình Tân cổ điển nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L). Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các trường phái trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế). Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và (2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng. == Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế == Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn bánh xe, hay bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng. Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt. Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục. Một ví dụ là nước Đức, "một lượng lớn tư bản của nước Đức bị tàn phá trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, tuy nhiên vốn nhân lực của lực lượng lao động nước Đức vẫn tồn tại. Với những kỹ năng này, nước Đức đã phục hồi nhanh chóng sau năm 1945. Nếu không có số vốn nhân lực này thì sẽ không bao giờ có sự thần kỳ của nước Đức thời hậu chiến." Nguồn tài nguyên thiên nhiên: là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển, những tài nguyên quan trọng nhất là đất đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước. Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có những nước được thiên nhiên ưu đãi một trữ lượng dầu mỏ lớn có thể đạt được mức thu nhập cao gần như hoàn toàn dựa vào đó như Ả rập Xê út. Tuy nhiên, các nước sản xuất dầu mỏ là ngoại lệ chứ không phải quy luật, việc sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không quyết định một quốc gia có thu nhập cao. Nhật Bản là một nước gần như không có tài nguyên thiên nhiên nhưng nhờ tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng lao động, tư bản, công nghệ cao nên vẫn có nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới về quy mô. Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị...nhiều hay ít (tỷ lệ tư bản trên mỗi lao động) và tạo ra sản lượng cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, tư bản không chỉ là máy móc, thiết bị do tư nhân dầu tư cho sản xuất nó còn là tư bản cố định xã hội, những thứ tạo tiền đề cho sản xuất và thương mại phát triển. Tư bản cố định xã hội thường là những dự án quy mô lớn, gần như không thể chia nhỏ được và nhiều khi có lợi suất tăng dần theo quy mô nên phải do chính phủ thực hiện. Ví dụ: hạ tầng của sản xuất (đường giao thông, mạng lưới điện quốc gia...), sức khỏe cộng đồng, thủy lợi.... Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn. Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không chỉ thuần túy là việc tìm tòi, nghiên cứu; công nghệ có phát triển và ứng dụng một cách nhanh chóng được là nhờ "phần thưởng cho sự đổi mới" - sự duy trì cơ chế cho phép những sáng chế, phát minh được bảo vệ và được trả tiền một cách xứng đáng. == Hạch toán tăng trưởng kinh tế == == Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế == Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn đấu của một chính phủ vì nó là tiêu chí để người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất nước của chính phủ. Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng. Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng không hiệu quả, lãng phí. == Xem thêm == Tổng sản phẩm quốc nội Tổng thu nhập quốc dân Mô hình tăng trưởng Solow Handiven Phát triển kinh tế == Tham khảo == Samuelson Paul A., Nordhalls William D, Kinh tế học, Nhà xuất bản Tài chính (2007). Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, Nhà xuất bản Thống kê (2007). == Chú thích ==
tashkent.txt
Tashkent (tiếng Uzbek: Toshkent, Тошкент, tiếng Nga: Ташкент) là thủ đô của Uzbekistan và của tỉnh Tashkent. Dân số năm 2006 là 1.967.879. Tên gọi của thành phố đã thay đổi qua nhiều giai đoạn. Trong thời Hán nó được biết với tên gọi tiếng Hoa là Beitian (= Bin-kāth, tên cũ của Tashkent), "thủ đô" mùa hè của Kangju (康居) cổ. Trong thời Trung cổ, thị xã và tỉnh này được biết đến với tên "Chach". Sau này, thị xã được biết đến với tên Chachkand/Chashkand, có nghĩa "Thành phố Chach." (Kand, qand, kent, kad, kath, kud—tất cả đều có nghĩa là một thành phố, lấy từ tiếng Iran Cổ, kanda, có nghĩa một thị xã hay thành phố. Tên này có thể được tìm thấy trong các tên thành phố như Samarkand, Yarkand, Penjikent vv.) Sau thế kỷ 16 và sự thay thế đều đặn dân số nói tiếng Ba Tư bằng dân Uzbek, tên thành phố cũng thay đổi một chút từ Chachkand/Chashkand thành Tashkand, có nghĩa là "thành phố đá", có ý nghĩa với dân cư mới hơn là tên cũ. Việc viết tên như hiện tại của Tashkent phản ánh chính tả tiếng Nga. == Địa lý == Tashkent tọa lạc tại tọa độ 41°16′B 69°13′Đ. Giờ địa phương của Tashkent là GMT+5 giờ. == Các thành phố kết nghĩa == Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Seattle, Washington, Hoa Kỳ Karachi, Pakistan Berlin, Đức Dnipropetrovsk, Ukraina
rock and roll.txt
Rock and Roll (thường viết là rock & roll hoặc rock 'n' roll) là một thể loại nhạc đại chúng có nguồn gốc và phát triển ở Hoa Kỳ trong cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, xuất phát từ phong cách âm nhạc của người Mỹ gốc Phi như nhạc Phúc âm, jazz, boogie woogie, rhythm and blues và nhạc đồng quê. Trong khi chất liệu rock and roll có thể nghe thấy trong các bản nhạc blues từ thập niên 1920 và bản nhạc đồng quê thập niên 1930, thể loại này vẫn không có tên chính thức cho đến thập niên 1950. Theo Greg Kot, "rock and roll" có thể chỉ một phong cách âm nhạc đại chúng có nguồn gốc ở Hoa Kỳ thập niên 1950 trước khi phát triển vào giữa thập niên 1960, trở thành "một phong cách quốc tế đa dạng hoàn thiện hơn, được biết đến chính là nhạc rock". Nhằm mục đích phân biệt, bài viết này chỉ đề cập đến khái niệm đầu tiên. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Rock music trên trang Open Directory Project The Camp Meeting Jubilee 1910 recording The Smithsonian's history of the electric guitar History of Rock Youngtown Rock and Roll Museum – Omemee, Ontario
konami.txt
Konami (コナミ株式会社 Konami Kabushiki-gaisha) là một nhà phát triển và phát hành trò chơi điện tử hàng đầu của Nhật Bản. Sản phẩm của công ty này bao gồm rất nhiều loại đồ chơi, trò chơi thẻ bài, anime, tokusatsu, thùng máy arcade và trò chơi điện tử. Có rất nhiều trò chơi của Konami đã trở nên rất nổi tiếng như các loạt trò chơi Metal Gear, Dance Dance Revolution, Castlevania, Contra, PES, Yu-Gi-Oh!, Silent Hill và Gradius. Konami được thành lập năm 1969 tại Osaka, Nhật Bản bởi Kagemasa Kōzuki, người mà hiện nay vẫn còn giữ chức Chủ tịch. "Konami" là cụm từ viết liền của các cái tên Kagemasa Kozuki, Yoshinobu Nakama, và Tatsuo Miyasako. Trụ sở hiện tại của Konami đặt tại Tokyo. Công ty còn hoạt động ở Mỹ trong lĩnh vực trò chơi điện tử tại El Segundo, California, và trong lĩnh vực kinh doanh sòng bạc tại Paradise, Nevada. == Lịch sử == Ngày 21 tháng 3 năm 1969, Kagemasa Kozuki (đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị và CEO) mở cửa hàng cho thuê máy tự động (jukebox) và đồng thời kinh doanh sửa chữa tại Osaka, Nhật Bản. Ngày 19 tháng 3 năm 1973, Kagemasa Kozuki chuyển hoạt động kinh doanh hiện tại sang công ty Công nghiệp Konami (Konami Industry Co., Ltd.) và bắt đầu sản xuất các máy móc giải trí. Họ bắt đầu gặt hái thành công với những trò chơi như Frogger, Scramble, và Super Cobra, sản xuất năm 1981. Tháng 10 năm 1982, Konami bắt đầu sản xuất và kinh doanh trò chơi PC. Konami bắt đầu thu hái những thành công vượt bậc khi hệ máy Famicom trở nên phổ biến và được phát hành tại Mỹ với cái tên Nintendo Entertainment System (NES). Nhiều trò chơi bán chạy nhất của hệ máy này thuộc về Konami như Gradius, loạt Castlevania, loạt Contra, và Metal Gear. Konami trở thành một trong những nhà phát triển bên thứ ba hoạt động tích cực nhất trên hệ máy NES, và điều này đã dẫn đến những xung đột với những giới hạn về việc cấp phép của Nintendo ở Hoa Kỳ. Vào thời hoàng kim của NES, Nintendo ở Mỹ kiểm soát tất cả những sản phẩm trên nền NES, và nhà phát triển bên thứ ba chỉ có thể phát hành tối đa 5 sản phẩm trong một năm. Nhiều công ty cố gắng lách luật này bằng cách thành lập một công ty con độc lập, mà đối với Konami, công ty con đó là Ultra Games. Nhiều trò chơi của Konami được phát hành tại Mỹ dưới nhãn hiệu này, chẳng hạn như Metal Gear, Gyruss, Skate or Die!. Đầu những năm 1990, Nintendo ở Mỹ đã giảm thắt chặt các giới hạn, và vì vậy, Ultra Games được rút lại và trở thành nhãn hiện chính thức ở Mỹ của Konami. Năm 2005, Konami trở thành nhà phát triển trò chơi điện tử lớn thứ 6 tại Nhật, sau Nintendo, Square Enix, Capcom, Sega Sammy, và Namco Bandai. ==== Tiếp thị ==== Konami có goroawase (một cụm từ, dãy số hay ký hiệu dùng để chỉ một từ nào đó trong tiếng Nhật) là "573". "Năm" trong tiếng Nhật là go, đọc câm là ko. "7" trong tiếng Nhật là nana và được viết gọn là na. "3" trong tiếng Nhật là mittsu, được viết ngắn là mi. Do vậy, "573" = "Konami". == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Konami: Toàn cầu, Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á, Úc, Nhật Bản Konami Corporation (Nhật Bản) Konami Digital Entertainment Co., Ltd. Konami Sports & Life Co., Ltd. KPE, Inc. Hudson Soft Company, Limited Konami Digital Entertainment, Inc. Konami Gaming, Inc. Konami Digital Entertainment GmbH Konami Digital Entertainment B.V. Konami Digital Entertainment Limited Konami Australia Pty Ltd. Konami Software Shanghai, Inc. Lịch sử của Konami at Jap-Sai.com Tiểu sử công ty KCET tại GameSpot Lịch sử của Konami (1978–1998) tại GameSpot
tân đài tệ.txt
Tân Đài tệ (phồn thể: 新臺幣 hoặc 新台幣; bính âm: Xīntáibì , nghĩa là Tiền Đài Loan mới, mã tiền tệ TWD và viết tắt thông thường là NT$), hay đơn giản là Đô la Đài Loan (臺幣) (Đài tệ), là đơn vị tiền tệ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc bên trong lãnh thổ Đài Loan, và các đảo Bành Hồ, Kim Môn, và Mã Tổ kể từ năm 1949. Ban đầu được phát hành bởi Ngân hàng Đài Loan, hiện nay bởi Ngân hàng Trung ương Trung Hoa Dân Quốc. Dù tên tiếng Anh chính thức cho loại tiền tệ này là dollar, trong tiếng Quan Thoại nó được gọi là yuan (như với các chữ số Trung Quốc, chữ viết của đơn vị tiền tệ này có hai cách viết — một cách viết không chính thức 元 (nguyên) và một cách viết chính thức 圓 (viên) để tránh sự thay đổi và các nhầm lẫn tính toán). Trong ngôn ngữ thông tục, nó được gọi là kuài (塊 "khối") trong tiếng Quan Thoại hoặc kho͘ (箍 "cô") trong tiếng Đài Loan. Nó thường được những kiều dân sinh sống và làm việc ở Đài Loan và bởi dân địa phương khi nói tiếng Anh gọi là "NT". Các đơn vị tiền tệ nhỏ hơn của yuan hiếm được sử dụng vì trên thực tế tất cả các sản phẩm trên thị trường tiêu dùng được bán với các đơn vị yuan nguyên. == Lịch sử == Tân Đài tệ đã được phát hành lần đầu bởi Ngân hàng Đài Loan vào ngày 15 tháng 6 năm 1949 để thay thế Cựu Đài tệ với tỷ lệ 40.000/1. Mục tiêu đầu tiên của Tân Đài tệ là chấm dứt lạm phát phi mã gây hại cho Đài Loan và Trung Hoa đại lục do nội chiến. Một vài tháng sau, Trung Hoa Dân Quốc dưới sự lãnh đạo của Quốc Dân Đảng (KMT) đã bị những người Cộng sản Trung Quốc đánh bại và rút lui qua đảo Đài Loan. Dù Đài tệ lúc đó là tiền tệ de facto của Đài Loan, trong nhiều năm, đồng tiền yuan Quốc dân Trung Quốc vẫn là tiền tệ quốc gia chính thức của Trung Hoa Dân Quốc. Yuan Quốc dân Trung Quốc vẫn là tiền tệ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc. Yuan Quốc dân Trung quốc cũng được biết đến dưới tên gọi tiền tính dụng (法幣) (pháp tệ, định hóa tệ, tiền giấy không chuyển đổi, tiền quy ước) hay ngân nguyên (銀元), dù nó đã được tách riêng ra khỏi giá trị của bạc trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nhiều đạo luật cũ của Trung Hoa Dân Quốc có các mức phạt vi cảnh và phí theo loại tiền này. Theo s:Quy định hiện hành về tỷ suất giữa Tân Đài tệ và Định hóa tệ trong luật Trung Hoa Dân Quốc (現行法規所定貨幣單位折算新臺幣條例), tỷ giá trao đổi được cố định 3 TWD/1 yua bạc và đã không hề thay đổi dù trải qua nhiều thập kỷ lạm phát. Dù cho yuan bạc là tiền tệ chính thức đầu tiên, người ta không thể mua, bán hoặc sử dụng nó, do đó trên thực tế nó không tồn tại đối với công chúng. Tháng 7 năm 2000, Tân Đài tệ đã chính thức trở thành tiền tệ chính thức của Trung Hoa Dân Quốc và nó không còn là đơn vị tiền tệ thứ cấp của yuan bạc nữa. Đồng thời, Ngân hàng Trung ương đã bắt đầu phát hành tiền giấy Tân Đài tệ trực tiếp và giấy bạc cũ do Ngân hàng Đài Loan phát hành đã được rút khỏi lưu thông. Trong lịch sử của đồng tiền này, tỷ giá hối đoái so với dollar Mỹ (USD) đã biến thiên từ hơn 40 TWD/1 USD thập niên 1960 đến mức 25 TWD/1USD khoảng năm 1992. Trong những năm gần đây, tỷ giá này đã là 33 TWD/1USD. == Tiền giấy == Tiền giấy Đài tệ có các mệnh giá 50 yuan, 100 yuan, 500 yuan, 1.000 yuan, và 2.000 yuan. Cần lưu ý rằng những tờ giấy bạc mệnh giá 200 và 2000 không được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ. Một cách giải thích có thể chấp nhận được là hai loại mệnh giá này mới ra và người dân cần có thời gian để làm quen với chúng. Một lý do khả dĩ khác là do chính phủ thiếu biện pháp tăng cường sử dụng hai loại mệnh giá này. Tại thời điểm cuối năm 2008, các tờ tiền mệnh giá 1.000 yuan chiếm tới 84,25% tổng giá trị Đài tệ đang lưu thông. Trong khi đó, các tờ mệnh giá 500 và 100 yuan chỉ chiếm 4,72% và 6,04%. == Tiền kim loại == Tiền kim loại Đài tệ có các mệnh giá: 1, 5. 10, 20, 50 yuan và 5 jiao. == Tỉ giá hối đoái hiện thời của đồng TWD == == Xem thêm == Lịch sử Đài Loan Lịch sử Trung Hoa Dân Quốc Kinh tế Đài Loan == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Trung) (tiếng Anh) SinoBanknote Virginia Sheng, "Notes from a Small Island", Taipei Review, September 1, 2000 The Taiwanese hyperinflation and stabilization of 1945 - 1952 Banknotes of Matsu, Quemoy and Tachen
kinh tế pháp.txt
Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới theo tỷ giá trao đổi trên thị trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh và đứng thứ 4 trên thế giới theo sức mua tương đương. Với tổng sản phẩm quốc dân 1.600 tỉ euro (1.6×€1012 ; số liệu năm 2005), Pháp là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói, tỉ lệ bất bình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn, đồng thời có dịch vụ xã hội (như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, lương hưu) và dịch vụ công cộng (như vận tải công cộng và an ninh) vào loại tốt nhất thế giới. Theo các số liệu của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ thế giới, Pháp là nền kinh tế lớn thứ 3 Liên minh châu Âu, sau Đức và Anh quốc. . == Chú thích ==
thể dục dụng cụ.txt
Thể dục dụng cụ là môn thể thao liên quan đến thực hiện các bài tập đòi hỏi thể lực, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sự phối hợp, cân bằng, uyển chuyển và niềm đam mê thể thao. Trên thế giới, tất cả các môn thể thao thể dục dụng cụ đều được Liên đoàn Thể dục dụng cụ Quốc tế (Fédération Internationale de Gymnastique, viết tắt FIG) quản lý, mỗi quốc gia đều có cơ quan quản lý quốc gia trực thuộc Liên đoàn. Thể dục dụng cụ nghệ thuật là bộ môn nổi tiếng nhất của thể dục dụng cụ, gồm các hạng mục thi đấu như: xà đơn, xà kép, xà lệch, cầu thăng bằng, nhảy cầu, nhảy ngựa tay quay, vòng treo... Thể dục dụng cụ phát triển từ các bài tập mà người Hy Lạp cổ đại đã dùng, bao gồm kỹ năng gleo lẫn xuống ngựa và từ kỹ năng biểu diễn xiếc. Các môn thể dục dụng cụ khác gồm thể dục nhịp điệu, nhào lộn trên bạt lò xo và thể dục tự do. Những người tham gia có thể gồm trẻ em nhỏ từ năm tuổi với các bài thể dục trẻ em. Những vận động viên tham gia thi đấu cạnh tranh ở các cấp độ kĩ năng khác nhau, bao gồm cạnh tranh giữa các vận động viên đẳng cấp thế giới. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
panama.txt
Panamá (tiếng Tây Ban Nha: Panamá [panaˈma]), tên chính thức là Cộng hòa Panamá (tiếng Tây Ban Nha: República de Panamá) là một quốc gia nằm ở phía cực Nam Trung Mỹ. Nằm trên một eo đất, Panamá là một quốc gia liên lục địa kết nối với cả Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nước này có chung biên giới với Costa Rica ở phía Tây Bắc, Colombia ở Đông Nam, Biển Caribe ở phía Bắc và Thái Bình Dương ở phía Nam. == Lịch sử == Sau thời kì thám hiểm của Cristoforo Colombo (1502) và Balboa (1513), eo đất này là thuộc địa Tây Ban Nha từ đầu thế kỉ 16, thực dân Tây Ban Nha đã mở những con đường để chuyển vàng, bạc từ Panama và Peru ra hướng Đại Tây Dương. Vùng này trực thuộc Phó vương quốc Peru (1542) và New Grenada (1740), bị sáp nhập vào Đại Colombia năm 1819. Năm 1855, cuộc đổ xô tìm vàng ở California dẫn đến việc xây dựng đường. sắt nối liến Colón với Panama. Từ năm 1881 đến năm 1889, Ferdinand de Lesseps tiến hành khai thông kênh đào Panama, công trình bị trì hoãn vì thiếu vốn. Đa phần chính trị trong nước Panama ở thế kỷ hai mươi gắn liền với Kênh đào Panama và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Đầu thế kỷ 20, Theodore Roosevelt đã theo đuổi những nỗ lực đối ngoại của Hoa Kỳ nhằm tạo lập một thỏa thuận với Colombia sẽ cho phép Mỹ tiếp nhận hoạt đồng điều hành kênh của Pháp vốn bắt đầu từ thời Ferdinand de Lesseps. Tháng 11 năm 1903, Hoa Kỳ ủng hộ phong trào Separatist Junta bí mật gồm một số chủ đất giàu có người Panama dưới sự lãnh đạo của Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero nhằm ly khai khỏi Colombia. Ngày 3 tháng 11 năm 1903, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Chủ tịch Hội đồng Thành phố, Demetrio H. Brid, cơ quan chính quyền cao nhất thời điểm đó, trở thành Tổng thống trên thực tế, và đã chỉ định một Chính phủ Lâm thời ngày 4 tháng 11 để điều hành công việc của nhà nước cộng hòa mới thành lập. Hoa Kỳ, với tư cách quốc gia đầu tiên công nhận nước Cộng hoà Panama mới, đã gửi quân tới bảo vệ những lợi ích kinh tế của nước này. Quốc hội Lập hiến năm 1904 đã bầu Tiến sĩ Manuel Amador Guerrero, một thành viên nổi bật thuộc đảng chính trị bảo thủ, làm Tổng thống hợp hiến đầu tiên của nước Cộng hoà Panama. Tháng 12 năm 1903, những đại diện của nước cộng hòa đã ký Hiệp ước Hay-Bunau Varilla trao cho Hoa Kỳ quyền xây dựng và quản lý vô hạn định với Kênh đào Panama, mở cửa từ năm 1914. Hiệp ước này đã trở thành một vấn đề ngoại giao tiềm tàng giữa hai quốc gia, trở thành căng thẳng nhất vào Ngày của Martyr (9 tháng 1 năm 1964). Những vấn đề này sau đó đã được giải quyết khi hai bên ký Các hiệp ước Torrijos-Carter năm 1977. Ý định ban đầu của những người thành lập đất nước là mang lại sự hòa hợp giữa hai đảng chính trị chính (Bảo thủ và Tự do). Chính phủ Panama đã trải qua các giai đoạn bất ổn chính trị và tham nhũng, tuy nhiên, ở nhiều thời điểm trong lịch sử của mình, thời gian cầm quyền của các vị tổng thống hợp hiến thường rất ngắn ngủi. Năm 1968, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của vị tổng thống mới được bầu gần đó là Arnulfo Arias Madrid diễn ra. Tướng Omar Torrijos cuối cùng đã trở thành người nắm quyền lực trong một chính phủ quân sự (junta), và sau này trở thành nhà lãnh đạo độc đoán cho tới tận khi ông chết trong một vụ tai nạn máy bay gây nghi ngờ năm 1981. Sau cái chết của Torrijos, quyền lực dần được tập trung trong tay Tướng Manuel Antonio Noriega, cựu lãnh đạo lực lượng cảnh sát mật Panama và cựu nhân viên CIA. Noriega liên quan tới vụ buôn lậu thuốc phiện vào Hoa Kỳ, dẫn tới những căng thẳng trong quan hệ hai nước cuối thập niên 1980. Ngày 20 tháng 12 năm 1989, hai mươi bảy nghìn quân Mỹ [1] tấn công Panama nhằm lật đổ Noriega. Vài giờ sau vụ tấn công, tại một buổi lễ diễn ra bên trong một căn cứ quân sự Mỹ tại Vùng Kênh đào Panama cũ, Guillermo Endara (người chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1989) tuyên thệ nhậm chức tổng thống mới của Panama. Cuộc tấn công diễn ra mười năm trước khi quyền quản lý Kênh Panama được giao lại cho người Panama, theo một thời gian biểu do Các hiệp ước Torrijos-Carter quy định. Sau cuộc tấn công, Noriega tìm cách xin tị nạn tại Vatican qua phái bộ ngoại giao do Monsignor Jose S. Laboa đại diện. Để buộc Noriega đầu hàng, các lực lượng Mỹ đã chơi ầm ĩ liên tục bên ngoài đại sứ quán bài "Panama," của nhóm nhạc rock thập niên 1980 Van Halen. (WSJ) Sau vài ngày, Noriega đầu hàng quân Mỹ, và bị đưa về Florida để chính thức bị dẫn độ và xét xử trước các cơ quan tòa án liên bang Mỹ. Ông bị buộc trách nhiệm về cuộc phóng thích tù binh trước hạn (parole) tháng 9 năm 2007. Theo Các hiệp ước Torrijos-Carter, Hoa Kỳ trả lại toàn bộ kênh đào và những vùng đất liên quan cho Panama ngày 31 tháng 12 năm 1999, nhưng giữ quyền can thiệp quân sự vì quyền lợi an ninh quốc gia của họ. Panama cũng giành được quyền kiểm soát những tòa nhà và cơ sở hạ tầng liên quan cũng như quyền quản lý hành chính đầy đủ với Kênh đào Panama. Nhân dân Panama đã tán thành việc mở rộng kênh, và sau khi được hoàn thành, nó sẽ cho phép các tàu post-Panamax đi qua cũng như tăng số lượng tàu lưu thông. == Chính trị == Chính trị Panama theo hình thức nhà nước Cộng hòa tổng thống đại diện dân chủ, theo đó Tổng thống Panama vừa là lãnh đạo quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và một hệ thống nghị viện đa đảng. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp vừa do chính phủ vừa do Quốc hội đảm nhiệm. Tư pháp độc lập với hành pháp và lập pháp. Chính phủ theo chế độ dân chủ lập hiến, trong đó: Cơ quan hành pháp: đứng đầu nhà nước là Tổng thống, tiếp theo là 2 Phó Tổng thống, được bầu cử với nhiệm kỳ 5 năm. Nội các được chỉ định bởi Tổng thống. Cơ quan lập pháp: Quốc hội lập pháp lưỡng viện gồm 71 thành viên được bầu cử với các nhiệm kỳ 5 năm. Cơ quan tư pháp: Tòa án Công lý Tối cao gồm 9 thẩm phán được chỉ định với nhiệm kỳ 10 năm; 5 tòa án tối cao, 3 tòa thượng thẩm. == Khu vực hành chính == Theo hành chính, các khu vực chính của Panama gồm chín tỉnh và năm vùng lãnh thổ bản xứ (comarcas indígenas) cấp tỉnh. Tỉnh Bocas del Toro Coclé Colón Chiriquí Darién Herrera Los Santos Panamá Veraguas Comarcas cấp tỉnh Emberá-Wounaan Kuna Yala Ngöbe-Buglé Kuna de Madugandí Kuna de Wargandí == Địa lý == Panama nằm ở Trung Mỹ, giáp với cả Biển Caribe và Thái Bình Dương, giữa Colombia và Costa Rica. Nước này có vị trí chiến lược ở điểm cuối phía đông Eo Panama, một cầu lục địa lớn nối Bắc và Nam Mỹ. Tới năm 1999, Panama đã kiểm soát Kênh đào Panama nối Bắc Đại Tây Dương qua Biển Caribe với Bắc Thái Bình Dương. Địa hình rừng già hầu như không thể xâm nhập của Vực Darien giữa Panama và Colombia. Nó tạo ra khoảng đứt của Xa lộ Xuyên Mỹ, nếu không tuyến đường này sẽ nối liền từ Alaska tới Patagonia. == Kinh tế == Kinh tế Panama dựa trên dịch vụ, chủ yếu là ngân hàng, thương mại và du lịch, vì vị trí địa lý chiến lược của nó. Việc chuyển giao quyền quản lý kênh đào và các căn cứ quân sự của Mỹ khiến các dự án xây dựng mới ở đây bùng nổ. Chính quyền Martín Torrijos đã tiến hành nhiều cuộc cải cách cơ cấu gây tranh cãi, như cải cách thuế và một cuộc cải cách an sinh xã hội rất khó khăn. Hơn nữa, một cuộc trưng cầu dân ý về việc xây dựng một bộ cửa cống thư ba cho Kênh đào Panama đã được đại đa số dân chúng tán thành (dù số người đi bầu ít ỏi) ngày 22 tháng 10 năm 2006. Con số ước tính chính thức chi phí cho việc xây dựng này lên tới 5.25 tỷ dollar Mỹ. Kinh tế Panaman tăng trưởng 8% năm 2006 và lần đầu tiên trong mười năm qua lĩnh vực công cộng đã kết toán năm 2006 với một con số thặng dư thương mại khoảng 88 triệu USD. Hơn nữa, theo thông tin được công bố bằng tiếng Tây Ban Nha, "Informe Fiscal - Cierre año 2006" của Bộ Kinh tế và Tài chính ngày 14/02/2007, mức GDP danh nghĩa chính thức năm 2006 lên tới 16.704 tỷ dollar Mỹ; xem đường link bên dưới của bộ này. Đồng tiền tệ Panama là balboa, được quy định ở mức trao đổi tương đương với đồng dollar Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, nước này đã bị dollar hoá; Panama có đồng tiền xu riêng của mình nhưng sử dụng tất cả các loại tiền giấy bằng dollar Mỹ. Panama là một trong ba quốc gia trong vùng đã dollar hoá nền kinh tế, hai nước kia là Ecuador và El Salvador. Panama là một nước có nền kinh tế ổn định nhất trong số các nước Mỹ Latinh, Panama có các lĩnh vực dịch vụ tiên tiến chiếm khoảng 75% GDP. Các dịch vụ bao gồm Kênh đào Panama, ngân hàng, Khu tự do Colon, bảo hiểm, cảng container, đăng ký tàu đô đốc và du lịch. Thời kỳ khủng hoảng của Khu vực Tự do Colon và sự giảm giá mạnh của các mặt hàng xuất khẩu, sự giảm tốc độ sản xuất toàn cầu và việc rút quân của Mỹ đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Panama trong năm 2000-2001. Chính phủ Panamma đặt kế hoạch cho các chương trình công tác công cộng, cải cách thuế, hiệp định thương mại khu vực mới để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thập kỷ vừa qua cho thấy Panama duy trì được một nền kinh tế phát triển ổn định, trung bình hàng năm tăng trưởng từ 2% đến 4%. Nền kinh tế Panama là nền kinh tế bị đô la hóa, cơ bản dựa trên các hoạt động dịch vụ với chất lượng cao, chiếm tới 3/4 tổng sản phẩm quốc nội. Trong các loại hình dịch vụ này có thể kể ra như: Kênh đào Panama, ngân hàng, Khu vực tự do Colon, bảo hiểm, cảng container, du lịch… Năm 2007, GDP nước này khoảng 29 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,8%. Trong thời gian tới, Panama sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn nhờ dự án mở rộng kênh đào Panama, dự án này đã được khởi động vào năm 2007 và kết thúc vào năm 2014, với tổng kinh phí là 5.3 tỷ USD. Dự án này sẽ nâng gấp đôi năng lực của kênh đào. Thời gian gần đây, Chính phủ đã thực hiện cải cách hệ thống thuế, an ninh xã hội và thúc đẩy các hiệp định thương mại khu vực, phát triển ngành du lịch. Không chỉ là thành viên của khối CAFTA, Panama đã bắt đầu đàm phán FTA với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2006. Tính đến năm 2016, GDP của Panama đạt 55.227 USD, đứng thứ 78 thế giới và đứng thứ 13 khu vực Mỹ Latin. === Vai trò là thị trường trung chuyển hàng hóa === Panama có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi với kênh đào Panama dài 80 km nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế quan trọng cho Panama mà còn giúp các tàu biển tiết kiệm thời gian và chi phí trong vận tải đường biển. Panama phát triển mạnh ngoại thương, dịch vụ thương mại, tài chính ngân hàng. Đây là trung tâm tài chính ngân hàng quốc tế với chính sách thông thoáng tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp (thuế suất 0% nếu các nguồn vốn, tài chính không đầu tư/sử dụng trên lãnh thổ Panama, đơn giản hóa tối đa thủ tục hành chính trong việc thành lập cơ quan đại diện, tự do chuyển lợi nhuận ra nước ngoài...), là môi trường lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, quyền tự do kinh doanh của mọi pháp nhân được bảo đảm, không có sự phân biệt đối xử với người nước ngoài. Panama giữ vai trò trung tâm tài chính ở Mỹ Latinh, là nơi cung cấp tín dụng, vốn đầu tư, cho vay, thanh toán quốc tế, bảo hiểm... cho các hoạt động kinh tế, thương mại của thị trường khu vực và thế giới. Hiện nay Panama là nước có nhiều tàu nước ngoài thuê cờ nhất thế giới nhờ có chính sách ưu đãi và tạo thuận lợi cho khách hàng trên nhiều mặt: pháp luật, tài chính, bảo hiểm... Panama có mạng lưới viến thông bằng sợi cáp quang nối tất cả các quốc gia trên thế giới với tần suất 3.300 gb/giây. Hạ tầng cơ sở của Panama rất phát triển, dân trí cao, chất lượng cuộc sống ở mức cao (không có thiên tai dịch họa; môi trường sống xanh-sạch-đẹp, an lành và thân thiện). Hai ngôn ngữ chính được sử dụng ở Panama là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh. Kênh đào Panama được xây dựng cho một luồng giao thông khoảng hơn 13.000 lượt tàu thuyền hàng năm và thông qua đường vận chuyển này đã tạo ra nguồn lợi nhuận kinh tế đáng kể cho thương mại quốc tế. Sử dụng các khu vực trong vùng kênh đào có ý nghĩa cho những cơ hội lớn đầu tư sinh lợi đối với các nhà đầu tư có nhu cầu tăng thêm gia trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, sử dụng Panama như một vị trí chiến lược với các thị trường mới hoặc thị trường đã có sẵn. Sự thách thức lớn nhất đó là biến đổi đất nước trở thành một trung tâm hậu cần quốc tế gắn liền với sự phát triển của các lĩnh vực hàng hải, công nghiệp, du lịch, thương mại. Panama là thị trường trung chuyển lớn trên thế giới với kho ngoại quan miễn thuế Colón lớn thứ 2 toàn cầu, lớn nhất châu Mỹ cùng các chính sách cởi mở, thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho thương mại quốc tế, mọi giao dịch đều sử dụng đồng USD. Hiện nay có hơn 2000 công ty đặt văn phòng tại Khu Thương mại Tự do Colón trên tổng diện tích 988 ha, trao đổi thương mại đạt trị giá hơn 10 tỷ USD/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 45% và tái xuất chiếm 55%. Khu miễn thuế này hàng năm đóng góp 7,5% GDP cho Panama. Khu Colón gần các quốc gia phát triển của khu vực Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và tương đối gần châu Âu, gần như mọi tuyến đường giao thông trên thế giới đều qua Colón khiến nơi này trở thành một trung tâm lý tưởng trong thời đại toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới như hiện nay với tốc độ và hiệu quả của việc trung chuyển hàng, giá cả cạnh tranh, thuế suất nhập khẩu là 0%, và 100% cơ hội dành cho các doanh nghiệp với rất nhiều thuận lợi, ưu đãi và thủ tục đơn giản. Colón đặt mục tiêu trở thành trung tâm phân phối hàng hóa thương mại chính yếu cho khu vực châu Mỹ. Panama có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, trong lĩnh vực dịch vụ đồng thời có nhu cầu lớn nhập khẩu nhiều chủng loại hàng, nhất là trang thiết bị, máy móc, hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng các loại. Bên cạnh đó, để đón đầu việc FTAA (Khu vực Thương mại Tự do châu Mỹ) ra đời, Panama đang triển khai thực hiện dự án biến Colón thành một "trung tâm hậu cần đa phương thức của châu Mỹ" (kết hợp vận tải đường biển, đường hàng không, đường sắt và đường bộ giữa các nước châu Mỹ với nhau và giữa châu Mỹ với thế giới) với chức năng chính là trung tâm trung chuyển (nhập khẩp-tái xuất) hàng hóa, sẵn sàng tiếp nhận mọi đối tượng đến đầu tư, làm ăn kinh doanh. === Toàn cầu hoá === Những mức độ thương mại cao của Panaman chủ yếu nhờ Vùng thương mại tự do Colón, vùng thương mại tự do lớn nhất Tây Bán cầu. Theo một phân tích của ban quản lý vùng Colon và đánh giá về thương mại Panama của Cao ủy Kinh tế Liên hiệp quốc vùng Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC), năm ngoái vùng này chiếm 92 phần trăm xuất khẩu và 65 phần trăm nhập khẩu của Panama. Panama có tỷ lệ nguồn thu từ du lịch và đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP khá lớn (cao thứ tư Mỹ Latinh về cả hai yếu tố) mức độ người dân sử dụng Internet cũng khá cao (đứng thứ tám Mỹ Latinh). === Lạm phát === Theo Cao ủy Kinh tế vùng Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC, hay CEPAL theo tên viết tắt tiếng Tây Ban Nha thông dụng hơn), lạm phát của Panama tính theo Chỉ số Giá Tiêu thụ (CPI) là 2.0 phần trăm năm 2006.[2] Thường Panama có mức lạm phát thấp. === Bất động sản === Thành phố Panama từng chứng kiến một cuộc đua giữa hai dự án cạnh tranh nhau với mục tiêu xây dựng tòa nhà cao nhất Mỹ Latinh. Nhưng một trong hai dự án đã bị hủy bỏ. Dự án kia, một tòa nhà ở và khách sạn cao 104 tầng tên gọi Tháp Băng (Ice Tower), được dự định hoàn thành năm 2010. Dự án Palacio de la Bahia đã bị công ty sáng lập Tây Ban Nha là Olloqui hủy bỏ. Trước kia cả hai dự án đều có quy mô nhỏ, nhưng sau đó bắt đầu gia tăng số tầng để trở thành tòa nhà cao nhất vùng. Có hơn 105 dự án tại Thành phố Panama nơi các khu lân cận đang có sự tăng trưởng chóng mặt về con số nhà cửa. Tại San Francisco hiện đang có 25 tòa nhà được xây dựng. Grupo Mall, một công ty khác của Tây Ban Nha, đang xây dựng một tòa nhà làm căn hộ, khu phức hợp, khách sạn và khu thương mại nhiều tầng. Dự án này theo kế hoạch sẽ hoàn thành một phần vào năm 2009. Ngoài những nhu cầu hiện tại, những phát triển tương lai cũng sẽ có tương lai tốt nhờ kế hoạch mở rộng Kênh đào Panama, một nhà máy lọc dầu của công ty dầu khí Mỹ Occidental Petroleum và một cảng container mới gần lối vào phía Thái Bình Dương của kênh. === Tình trạng nghèo đói === Dù có những nguồn thu lớn từ Kênh đào Panama và ngành du lịch, Ngân hàng Thế giới đã báo cáo rằng Cộng hòa Panama tiếp tục phải chiến đấu với nạn nghèo đói [3]. Bình đẳng thu nhập cũng là một vấn đề lớn ở nước này. Theo Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ, Hệ số Gini trên đầu hộ tại Panama là 0.57.[4] Đây là một trong những mức độ bình đẳng thu nhập tồi nhất trong vùng và thế giới. == Nhân khẩu == Văn hoá, phong tục và ngôn ngữ của người Panama chủ yếu thuộc vùng Caribe và Tây Ban Nha. Về chủng tộc, đa số dân là người mestizo hay lai Amerindian, châu Phi, Tây Ban Nha và người Hoa. Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chính thức và chủ yếu; tiếng Anh cũng được công nhận là một ngôn ngữ chính thức và được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp và tại vùng bờ biển Caribe. Hơn một nửa dân số sống tại Thành phố Panama –hành lang đô thị Colón. Đại đa số người Panama theo Cơ đốc giáo La Mã, chiếm tới 80% dân số. Dù hiến pháp công nhận Cơ đốc giáo là tôn giáo của đại đa số người dân, Panama không có tôn giáo chính thức. Các tôn giáo nhỏ tại Panama gồm Tin Lành (12%), Hồi giáo (4.4%), Bahá'í (1.2%), Phật giáo (ít nhất 1%), Chính thống giáo Hy Lạp (0.1%), Do Thái giáo (0.4%), và Hindu giáo (0.3%). Cộng đồng Do Thái tại Panama, với hơn 10.000 người, là cộng đồng lớn nhất trong khu vực (gồm Trung Mỹ, Colombia và Caribe). Cuộc di cư Do Thái diễn ra vào cuối thế kỷ 19, hiện tại có các giáo hội Do Thái tại Thành phố Panama, cũng như các trường Do Thái. Bên trong Mỹ Latin, Panama là một trong những nước có tỷ lệ người Do Thái trên dân số lớn, chỉ sau Uruguay và Argentina. Các cộng đồng Hồi giáo, Đông Á, và Nam Á tại Panama cũng rất lớn. Thành phố Panama có một Nhà thờ Đức tin Bahá'í, một trong tám nhà thờ duy nhất trên thế giới. Được hoàn thành năm 1972, nó nằm trên một quả đồi cao quay mặt ra kênh, và được xây bằng bùn theo kiểu thiết kế châu Mỹ bản xứ. Vì mối quan hệ thương mại lịch sử của mình, trên tất cả Panama là một quốc gia đa sắc tộc. Ví dụ, điều này được thể hiện ở con số người Hoa đông đảo (xem Người Hoa tại các khu Chinatown Mỹ Latinh). Nhiều người Trung Quốc đã di cư tới Panama để xây dựng tuyến Đường sắt Panama. Một thuật ngữ gọi "gian hàng góc phố" trong tiếng Tây Ban Nha Panama là el chinito, phản ánh thực tế nhiều gian hàng này thuộc sở hữu và do những người nhập cư Trung Quốc điều hành. (Các nước khác có hình mẫu xã hội tương tự, ví dụ, các gian hàng góc phố "Ả Rập" tại Pháp.) Có bảy sắc tộc bản xứ tại Panama: Emberá Wounaan Ngöbe Buglé Kuna Nazo Bribri Đây là quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha nhỏ nhất Mỹ Latinh nếu tính theo dân số (ước tính 3.232.000 người), Uruguay là nước đứng thứ hai (ước tính 3.463.000 người). Tuy nhiên, bởi Panama có tỷ lệ sinh cao, có lẽ trong những năm tới dân số của họ sẽ vượt Uruguay. == Xem thêm == == Ghi chú và tham khảo == CIA World Factbook: Panama Panama Canal Expansion Takes Major Step Forward, RESOURCE CANADA BUSINESS NEWS NETWORK, 25-JUL-2006 TE está listo si se pospone referendo, 30 de agosto de 2006 Cómo localizar a los grupos del ‘sí’ y ‘no’, 11 de agosto de 2006 == Liên kết ngoài == The President of Panama (tiếng Tây Ban Nha) List of Panamanian Government Agencies (tiếng Tây Ban Nha) Ministry of Economics and Finance (tiếng Tây Ban Nha) Ministry of External Relations (tiếng Tây Ban Nha) Embassy of Panama in the U.S. Official Site of the Panama Tourism Bureau Official Site of the Panama Canal Authority National Directorate of Immigration and Naturalization (tiếng Anh) CoolPanama.com Panama Portal (tiếng Tây Ban Nha)(tiếng Anh)
tiền giấy euro.txt
Euro (ký hiệu tiền tệ quốc tế: "EUR") là tiền tệ chung của 12 nước thuộc Liên minh châu Âu. Tiền giấy và tiền kim loại Euro bắt đầu được lưu hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 tuy rằng loại tiền tệ này đã được đưa vào sử dụng từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. == Trình bày == Tiền giấy Euro có 7 mệnh giá, mỗi mệnh giá có một màu khác nhau. Các tờ tiền giấy mang hình của kiến trúc châu Âu từ các thời kỳ khác nhau trong lịch sử nghệ thuật. Mặt trước có hình của một hay nhiều cửa sổ hay cổng vào (ngụ ý mời chào) và mặt sau là một chiếc cầu (ngụ ý kết nối). Đó không phải là công trình kiến trúc có thật mà chỉ là tập hợp của những đặc điểm phong cách của từng thời kỳ kiến trúc một. Tất cả các tờ tiền giấy đều có cờ hiệu châu Âu, chữ đầu tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu bao gồm 5 ngôn ngữ (BCE, ECB, EZB, EKT, EKP), một bản đồ châu Âu (bao gồm cả các khu hành chính hải ngoại của Pháp) ở mặt sau, tên "Euro" bằng chữ La tinh và chữ Hy Lạp, chữ ký của Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu đương nhiệm. Vì Wim Duisenberg đã trao lại chức giám đốc cho Jean-Claude Trichet trong mùa thu 2003 nên trên các tờ tiền giấy in sau này chữ ký cũng đã thay đổi. 12 ngôi sao của EU cũng có trên tờ tiền giấy Euro. Các tờ tiền giấy là do người Áo Robert Kalina thiết kế sau một cuộc thi trong toàn EU. == Các mệnh giá == == Số xê ri == Khác với tiền kim loại Euro các tờ tiền giấy Euro không có một mặt đặc trưng cho từng quốc gia và vì thế mà không thể nhận biết qua hình ảnh là tờ tiền giấy là của quốc gia nào. Thay vào đấy, thông tin này có trong số xê ri trên mặt sau. Mẫu tự đầu tiên của số xê ri có 12 chữ số là dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia chịu trách nhiệm in tờ tiền giấy này. Ngân hàng Trung ương Quốc gia này hoặc là đã đưa tờ tiền giấy vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng hoặc là đã cung cấp cho một Ngân hàng Trung ương Quốc gia khác để ngân hàng này đưa vào lưu hành trong phạm vi thẩm quyền của ngân hàng đó. Các mẫu tự W, K và J được dành riêng cho các quốc gia EU không tham gia vào Euro trong thời gian này. Sau mẫu tự của Ngân hàng Trung ương Quốc gia là một số bao gồm 10 con số và cuối cùng là một con số kiểm định. Tổng số ngang (cộng tất cả các con số của dãy số lại cho đến khi nào chỉ còn một con số) của 11 con số này là một tổng số kiểm định trong bảng phía dưới. Con số kiểm định cũng có thể được kiểm tra bằng cách thay thế mẫu tự bằng thứ tự của mẫu tự đó trong bảng chữ cái (A=1;Z=26). Tổng số ngang của các con số kể cả số thay cho chữ cái phải là 8. Một con số kiểm định đúng tất nhiên không phải là một sự bảo đảm là tờ tiền giấy này là tờ tiền thật. Chỉ có con số kiểm định đúng thôi thì tờ tiền giả không trở thành tờ tiền thật nhưng kinh nghiệm cho thấy nhiều người giả mạo đã in số kiểm định sai trên tờ tiền giả. Để kiểm tra tiền giả hay thật nên dùng những phương pháp khác. == Dấu hiệu của Ngân hàng Trung ương Quốc gia == Các mẫu tự được phân phát bắt đầu từ Z (ngược với bảng chữ cái), thứ tự của các quốc gia là tên của các nước trong ngôn ngữ của từng nước. Hy Lạp đúng ra là nhận chữ W nhưng vì W không có trong bảng chữ cái của tiếng Hy Lạp nên Hy Lạp đã đổi lấy chữ Y của Đan Mạch. == Mã của bản in == Ở mặt trước, hơi kín đáo một ít là một chuỗi ngắn bao gồm mẫu tự và số, là mã của bản in; chữ cái đầu tiên là ký hiệu của nhà in đã in tờ tiền giấy này. Ký hiệu của nhà in không trùng hợp với ký hiệu của ngân hàng trung ương quốc gia, tức là tiền giấy do một quốc gia đưa vào lưu hành có thể đã được in ở một nước khác (thí dụ như một số tờ tiền giấy của Phần Lan được in từ một nhà in của Anh). Các mã A, C và S được dành riêng cho các nhà in hiện thời không in tiền giấy Euro. Hai dấu hiệu cuối cùng của chuỗi ký hiệu ngắn này là vị trí của tờ tiền giấy trên tờ giấy in, tức là từ A1 (phía tên bên trái) đến J6 (phía dưới bên phải), tùy theo kích thước của tờ giấy in. Trong số này 2 nhà in của Đức chiếm phần lớn nhất trong số lượng tiến giấy được in. Trong số 14,8899 tỉ tờ tiền giấy Euro được in cho ngày 1 tháng 1 năm 2002 có 4,7829 tỉ là từ Ngân hàng Liên bang Đức. == Các đặc điểm chống giả mạo == Các tờ tiền giấy Euro có nhiều đặc điểm an toàn nhằm để ngăn cản hay làm cho việc giả mạo khó khăn hơn. === Các đặc điểm chung === Giấy dùng để in tiền được làm từ sợi bông vải, có thể được xác minh bằng bút thử đặc biệt, nếu là tiền thật thì dùng loại bút thử này không để lại dấu vết. Hình chìm trên giấy. Dây an toàn, khi đưa giấy lên trước ánh sáng có thể nhìn thấy. Một vài phần của hình có thể cảm nhận được khi sờ lên. Một mệnh giá được in một phần ở mặt trước và một phần ở mặt sau, khi đưa lên trước ánh sáng sẽ nhìn thấy toàn phần (Hai mặt bổ sung chính xác cho nhau). Chữ siêu nhỏ. Dưới ánh sáng của tia cực tím có thể nhìn thấy các sợi có nhiều màu. === Các đặc điểm của từng mệnh giá === Vạch bằng lá kim loại đặc biệt có ảnh ba chiều (tiếng Anh: Hologram), khi nhìn nghiêng ảnh sẽ thay đổi giữa ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro). Vạch đặc biệt khi nhìn nghiên tờ tiền giấy sẽ có màu vàng với ký hiệu Euro và mệnh giá (ở các mệnh giá 5, 10 và 20 Euro). Ảnh ba chiều với hình của kiểu kiến trúc hay mệnh giá (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro). Đổi màu: Khi nhìn nghiêng tờ tiền giấy màu sẽ thay đổi ở các mệnh giá lớn (ở các mệnh giá 50, 100, 200 và 500 Euro). === Các đặc điểm bí mật === Trên các tờ tiền giấy Euro còn có những đặc điểm an toàn bí mật (được gọi là "M-Features"). Những đặc điểm này được kiểm tra một cách tự động trong các chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu. Cho đến nay các phương pháp kiểm tra này đã có thể nhận biết được tiền giả một cách chắc chắn. Mỗi một tờ tiền giấy trung bình được kiểm tra 3 tháng một lần trong một chi nhánh của Ngân hàng Trung ương châu Âu nhằm khám phá và ngăn chặn tiền giả trong lưu hành === Các đặc điểm an toàn của loạt thứ hai === Loạt tiền giấy Euro thứ hai sẽ từng bước thay thế các loại tiền giấy hiện nay vào năm 2008. Các tờ tiền giấy mới này có các đặc điểm an toàn mới hay được tiếp tục cải tiến. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chi tiết chính thức về các đặc điểm an toàn này. == Giả mạo == Tỷ lệ tiền giấy Euro giả mạo đã tăng rõ rệt trong năm 2003, vì thế mà các đặc điểm an toàn mới hiện đang được xem xét thí dụ như việc tích hợp chip điện tử để nhận diện tiền giấy. Ngân hàng Trung ương châu Âu dự định khoảng năm 2008 sẽ lưu hành loạt tiền Euro mới có thêm nhiều đặc điểm an toàn mới nhưng hình dáng của các tờ tiền giấy sẽ không thay đổi. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Ngân hàng Trung ương châu Âu Trưng bày cuộc thi đua thiết kế tiền giấy Euro, bao gồm cả những mẫu không được thực hiện (tiếng Pháp) Eurobilltracker EuroTracer
liên minh địa trung hải.txt
Liên minh Địa Trung Hải (tiếng Pháp: Union pour la Méditerranée; trước đây có tên là Mediterranean Union, tiếng Pháp: Union méditerranéenne) là một cộng đồng của các quốc gia Liên minh châu Âu và các nước không phải là thành viên Liên minh châu Âu giáp Địa Trung Hải được thiết lập ngày 13 tháng 7 năm 2008. Người khởi xướng thành lập là tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ban đầu ông đề xuất ý tưởng về một giải pháp thay thế cho việc chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ vào Liên minh châu Âu, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tạo thành một xương sống cho Liên minh Địa Trung Hải mới này, Nhưng ý tưởng này đã bị bỏ cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ được đảm bảo rằng đề án này không phải là một giải pháp thay thế cho việc xem xét đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, nước này đã chấp nhận lời mời tham gia tổ chức này. == Tham khảo ==
thơ.txt
Thơ là một hình thức nghệ thuật dùng từ, dùng chữ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới một hình thức lôgíc nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe. Từ thơ thường được đi kèm với từ câu để chỉ một câu thơ, hay với từ bài để chỉ một bài thơ. Một câu thơ là một hình thức câu cô đọng, truyền đạt một hoặc nhiều hình ảnh, có ý nghĩa cho người đọc, và hoàn chỉnh trong cấu trúc ngữ pháp. Một câu thơ có thể đứng nguyên một mình. Một bài thơ là tổ hợp của các câu thơ. Tính cô đọng trong số lượng từ, tính tượng hình và dư âm thanh nhạc trong thơ biến nó thành một hình thức nghệ thuật độc đáo, tách biệt hẳn khỏi các hình thức nghệ thuật khác. Thơ có một lịch sử lâu dài. Định nghĩa sớm nhất ở châu Âu về thơ có thể bắt đầu từ nhà triết học người Hy-Lạp Aristotle (384-322) trước Công nguyên. Ở Việt Nam, thơ có thể bắt nguồn từ tục ngữ, ca dao mà ra. Những câu có vần điệu, dễ nhớ như Sấm bên đông, động bên tây vốn là những kinh nghiệm được đúc kết thông qua sự từng trải, sự quan sát các hiện tượng thiên nhiên, mà đúc kết lại, truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như một thứ mật mã trong ngôn ngữ để truyền thông tin vậy. Những đúc kết bao gồm đủ mọi mặt trong cuộc sống, sau này khi được biến thành những câu ca dao, câu vè, chúng trở thành một hình thức văn nghệ, giải trí. Thông qua giao lưu giữa các nền văn hóa, các thể loại thơ được tăng dần. Từ những cấu trúc đơn giản đến những cấu trúc phức tạp. Những xu hướng gần đây cho thấy, cấu trúc không còn là một yếu tố quan trọng trong thơ. Trong các thể loại thơ ở Việt Nam ta có thể kể đến vài loại như lục bát, song thất lục bát, các thể loại thơ Đường luật như thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn bát cú rồi đến các loại thơ mới và thơ tự do. Ngoại trừ thơ tự do, một hình thức hầu như không có một cấu trúc rõ rệt, các loại thơ khác hầu như đều có một cấu trúc nhất định. Chặt chẽ nhất có thể là các loại thơ Đường, trong đó cấu trúc về nội dung, luật về số chữ trong câu, số câu trong bài, về cách gieo vần quyết định thể loại của bài thơ. Sự khắt khe trong cấu trúc làm cho thơ Đường trở nên gần như một hình loại văn học chỉ dành riêng cho các tầng lớp trung lưu trở lên, là những người có giáo dục đường hoàng. Chính vì sự khắt khe này, thơ Đường hiện nay dần dần bị phai nhạt và hầu như không còn ai để ý đến nữa. Hiện nay, thơ trở thành một hình thức nghệ thuật hầu như ai cũng biết đến. Không ai đã từng thông qua một quá trình giáo dục mà không biết một vài câu thơ. Thơ còn trở nên một hình thức để bày tỏ tâm tư và chứa đựng tính sáng tạo của con người. Có thể nói, sự tồn tại của thơ đi song song với sự tồn tại của ngôn ngữ. Còn ngôn ngữ tức là còn thơ. == Một cách hiểu về thơ == Thơ, thơ ca hay thi ca, là một khái niệm chỉ các loại sáng tác văn học có vần điệu, có đặc điểm ngắn gọn, súc tích, nhiều ý cô đọng. Một bài văn cũng có thể là một bài thơ nếu sự chọn lọc các từ trong đó súc tích và gây cảm xúc cho người đọc một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, một bài thơ thường còn mang tính vần giữa câu nọ với câu kia và tổ hợp của các câu gây ra âm hưởng nhạc tính trong bài. Thơ thường dùng như một hình thức biểu tả cảm xúc trữ tình, hoặc tình cảm xúc động trước một hiện tượng xảy ra trong cuộc sống, như khi người ta đứng trước một phong cảnh ngoạn mục, hoặc đứng trước một thảm cảnh. Sự tương tác giữa tình cảm con người và hoàn cảnh tạo nên những cảm nghĩ mà người ta muốn bày tỏ với một phong độ chắt lọc, tinh khiết, không rườm rà, song có mức thông tin cao, đột phát, nhưng cô đọng và chiết khúc. Muốn làm được như vậy, người làm thơ phải có một con mắt quan sát chi tiết, tổng quát hóa, và nhanh chóng liên tưởng giữa những hình ảnh quan sát được với những gì vốn có trước đây. Tính nhạc trong thơ là một hình thức làm cho bài thơ dễ được cảm nhận bởi người nghe hay người đọc và sức cảm nhận nhanh chóng này tương tự như hiệu ứng của việc xem phim và nghe âm nhạc trong phim hòa quyện với nhau cùng một lúc. Câu chữ trong thơ văn, hay trong ngôn ngữ, giúp con người tái tạo lại hình ảnh mà nó miêu tả, song âm thanh và vần điệu của các từ lại gây cảm xúc về âm nhạc. Sự kết nối khéo léo giữa hai tính chất này của ngôn ngữ thúc đẩy sự tìm tòi các từ có âm thanh hay, xác thực với tình cảm người viết muốn truyền, đồng thời tìm tòi những từ mới. Tính âm nhạc còn thể hiện trong việc sử dụng các từ diễn tả âm thanh như "rì rào", "vi vút", "ầm ầm", "lanh canh", v.v... Chính vì tính chất này, việc làm thơ nhiều khi tương tự như việc làm toán, hoặc việc bài binh bố trận trong quân sự, mà bài toán hay kẻ thù phải chinh phục chính là cảm xúc của họ, và câu chữ hoặc từ là phép toán hay lực lượng quân đội mà họ có, và người làm thơ phải nhanh chóng tìm ra phương pháp biểu tả tình cảm của mình dưới một hình thức cô đọng, hợp lý, với một số lượng từ rất nhỏ. Để lùng tìm những câu, chữ, từ, nghĩa nhanh chóng, người làm thơ thường phải kinh qua một quá trình luyện tập lâu dài, bằng cách đọc sách, học cách biểu tả tình cảm của mình bằng những câu chữ ngắn gọn, đồng thời có cảm quan nhạy bén với ngữ nghĩa của từ được dùng. Thơ còn đòi hỏi tính phân tích các từ nghép và cô đọng từ. Chính vì thế, nhiều khi do làm thơ, người làm thơ dễ rơi vào tình trạng liên tưởng giữa từ của nghĩa này sang từ của nghĩa khác. Khi được dùng trong thơ, người ta còn gọi là sự "chơi chữ". Tính hội họa trong thơ, hay còn gọi là tính tạo hình, là một tính chất cơ bản. Người làm thơ, trước khi viết thơ, thường rơi vào tình trạng mà người ta gọi là "cảm hứng". Trong tình trạng này, các hình ảnh thu được trong trí nhớ, có thể bao gồm cả các khung cảnh ở bên ngoài quan sát được, liên kết với nhau, tạo nên một thế giới nhỏ bé. Hình ảnh có thể rõ đến mức người ta gần như cảm thấy có thể động vào những vật thể, ngửi thấy mùi vị, thấy sự chuyển động của vật thể, thấy màu sắc v.v. Người làm thơ sẽ sống trong thế giới ấy trong khi họ đang nghĩ về bài thơ, họ sẽ đi lại, vào các góc của thế giới của mình, nhìn rõ hơn các vật cảnh, liên kết thêm những màu sắc, những chuyển động, những dãy liên tiếp của các sự kiện xảy ra, hay nói cách khác, họ xa rời cái thế giới mà họ đang sống. Chính vì hiện tượng này, người ta có câu nói đùa, chỉ các nhà thơ là thơ thẩn, nằm mơ hay mơ mộng như người ở trên cung trăng. Đây là một hiện trạng có thật. Sự hưng phấn do được sống trong thế giới riêng của mình, được sắp đặt nó theo ý riêng của mình, được thêm thắt, chắt lọc, được cho các vật chuyển động, xoay quanh các vật, chiêm ngưỡng chúng, cảm giác chúng v.v. gây nên sự ham mê, thôi thúc người làm thơ tiếp tục sống và diễn tả lại chúng bằng từ ngữ. Không những quan sát và diễn tả không thôi, họ còn phải nâng sự quan sát của họ lên đến một mức độ nhạy bén, hoa mỹ, không tầm thường - đây chính là sự khác biệt giữa thơ và truyện hay với các loại hình nghệ thuật khác. Một số cách dùng từ để thể hiện: Việc chọn lọc từ tạo nên hình ảnh thường được thấy rất nhiều trong các bài thơ. Có những hình ảnh đẹp, mềm mại, hài hòa, thơ mộng. Có những hình ảnh khắc khổ, vuông thành sắc cạnh, song cũng có những hình ảnh đồ sộ, đôi khi gớm ghiếc. Mỗi một hình ảnh đều nhằm tái tạo lại thị giác, cảm quan của người làm thơ lúc họ viết. Một trong những ví dụ về hình ảnh có thể tìm thấy trong tập Truyện Kiều của Nguyễn Du: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa Do ảnh hưởng của quan niệm hội họa dưới thời người làm thơ còn sống, Nguyễn Du thường sử dụng phong thái thủy mặc trong thơ của mình. Phong cảnh đơn sơ, chấm điểm, phác thảo và nhẹ nhàng, nhưng không kém sức quyến rũ. Một câu khác của Bà Huyện Thanh Quan: Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà Hay Nguyễn Khuyến: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Hay gần đây hơn của nhà thơ Trần Đăng Khoa trong bài Nghe thầy đọc thơ: Em nghe thầy đọc bao ngày Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà Mái chèo nghiêng mặt sông xa Bâng khuâng nghe vọng tiếng bà năm xưa Không chỉ là những hình ảnh đẹp, tĩnh tại, hình ảnh trong thơ còn động đậy, hoạt bát. Người đọc thơ vừa hình tượng được vật thể, vừa thấy màu sắc, vừa thấy sự chuyển động của chúng. Chính vì lý do này, nhiều khi các vật được miêu tả trong thơ được nhà thơ cho thêm tính "hoạt họa" của nó, hay còn gọi là "nhân cách hóa". Dùng động từ cho những vật tưởng là vô tri, vô giác cũng giống như việc thổi sức sống vào trong vật thể, làm nó sống động trong đầu người đọc thơ. Chẳng hạn Trần Đăng Khoa đã viết trong bài Mặt bão: Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong thả Như con bò gầy Hay trong bài "Góc Hà Nội" Nắng tháng tư xỏa mặt Che vội vàng nỗi nhớ đã ra hoa. .. Thành phố ngủ trong rầm rì tiếng gió Nhà ai quên khép cửa Giấc ngủ thôi miên cả bến tàu Đương nhiên khi đọc những câu thơ trên, chúng ta còn thấy tính ẩn dụ, so sánh hình ảnh. Tính tương đương của hình ảnh làm cho người đọc dễ liên tưởng hơn, đặc biệt khi để miêu tả một trạng thái với nhiều chi tiết mà tính chắt lọc của thơ không cho phép người ta được rườm rà. Ví von, ẩn dụ còn gây hiệu ứng về các trạng thái tình cảm, chẳng hạn như người ta cảm thấy những vật vô tri, vô giác, hay những hoàn cảnh tự nhiên bỗng trở nên đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, đáng ghét hơn, hay đáng sợ hãi hơn v.v. Những hình ảnh ví von ngộ nghĩnh thường thấy trong các bài thơ của thiếu nhi làm, chẳng hạn mấy câu thơ Khoa làm lúc 9 tuổi trong bài Buổi sáng nhà em: Ông trời nổi lửa đằng đông Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay .. Chị tre chải tóc bên ao Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương Bác nồi đồng hát bùng boong Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà Song nó cũng xuất hiện trong những bài của những nhà thơ lớn tuổi. Ví dụ Nguyễn Mỹ trong bài Con đường ấy: Nắng bay từng giọt - nắng ngân vang Ở trong nắng có một ngàn cái chuông Hoặc Hàn Mặc Tử trong bài Một Nửa Trăng: Hôm nay chỉ có nửa trăng thôi Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi Đặc biệt tính ví von trong thơ Hồ Xuân Hương gây nhiều trạng thái tình cảm nửa hư, nửa thực, gần như trêu chọc người đọc, như trong bài Đánh Cờ: Quân thiếp trắng, quân chàng đen, Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa. Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa, Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên. Hai xe hà, chàng gác hai bên, Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ. Hay trong bài Ốc nhồi (thơ Hồ Xuân Hương): Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi, Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi. Quân tử có thương thì bóc yếm, Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi. Nếu hình ảnh trong đầu của nhà thơ không sống động, thì người đọc thơ cũng không có cảm quan sống động của bài thơ. Sự tương tác giữa họa, nhạc trong thơ có thể gần như tương tự với sự đóng góp của họa sĩ, nhạc sĩ, hay nói cách khác, sự dàn dựng một bộ phim, và họa sĩ, nhạc công, đạo diễn phim v.v. tất cả đều chỉ bởi nhà thơ với ngòi bút và những từ ngữ trong một hệ thống ngôn ngữ mà ra. Cách sử dụng dùng hình ảnh động đậy bằng việc cho thêm các động từ cũng thường được thấy trong các bài thơ Đường, đặc biệt là trong các vế đòi hỏi tính đối lập. Chẳng hạn Hồ Xuân Hương trong bài Lên chơi Đông Sơn tự: Đông Sơn cảnh chiếm một hồ riêng, Uyên báu bay về, khói pháp chen, Đá núi điểm đầu, mưa phất xuống, Ngàn hoa nở rộ, gió tung lên, Đế Bà hương hỏa thơm bên xóm, Trịnh Chúa xe qua vết cũ còn, Cứu độ bè từ qua bể khổ, Chim âu ngủ đứng bến ngư thôn. Một điểm khá quan trọng trong phim ảnh, nhạc, thơ hoặc bất cứ một hình thức nghệ thuật nào là tính lôgic của các sự kiện. Sự phát triển của các hình ảnh từ nhỏ đến lớn, từ trầm đến thanh, từ mịn màng đến gồ ghề v.v. phải luôn luôn được cân nhắc. Người đọc thơ bị lôi cuốn một phần cũng vì tính lôgic của nó. Rất nhiều bài thơ, ngay cả của những thi sĩ nổi tiếng, do sắp xếp các hình ảnh trong thơ thiếu tính lôgic mà bài thơ của họ không được mấy người để ý. Những hình ảnh đẹp họ gợi lên, hay những tương tác giữa các nhân vật trong thơ, cũng như tiến trình dẫn đến cao trào không có một sự phát triển lôgic nhất định, gây cảm giác bấp bênh, lõm bõm, và rời rạc cho người đọc. Nhạc trong thơ, hay sự tiến trình của cao trào cũng như thoái trào trong thơ, cũng tương tự như tiến trình của âm nhạc, đòi hỏi phải theo cung, theo nhịp và theo sự tiến triển của thời gian. Trong hội họa tiến trình này còn được hiểu như tiến trình của các gam màu, đồng dạng hoặc đối lập. Thơ không phải là một tổ hợp của các hình ảnh lộn xộn, song là một chuỗi các hình ảnh được gắn lại với nhau theo một quá trình sắp đặt hợp lý, không kể tính thuận nghịch. Chính vì đặc tính này, người làm thơ, hay các nhà thơ, còn có thể được gọi là các "nghệ sĩ". Họ không chỉ là người biết nhiều từ vựng, biết mường tượng phong cảnh giỏi, mà họ còn là người biết sắp xếp các sự kiện hợp lý, và các bài thơ của họ tái tạo lại tình cảm, tái tạo lại sự kiện trong đầu người đọc nhanh chóng và gắn bó, như sự phát triển tình cảm của họ khi họ viết một bài thơ. Nắm bắt được sự phát triển tình cảm của mình, gây dựng được cao trào đòi hỏi nhà thơ gần như có thêm một bản sao của chính mình. Họ phải quan sát cảm quan và sự tiến triển tình cảm của chính bản thân, ghi nhớ chúng và viết lại. Cảm quan của nhà thơ, sự hội tụ của các sự kiện bên ngoài, tính triết lý v.v. đều ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và môi trường xã hội. Không một nhà thơ nào không bị ảnh hưởng của điều kiện chính trị, lịch sử, phong cách suy nghĩ của thời đại khi họ còn sống. Tứ thơ, hay ý tứ của bài thơ, là tình cảm, hình ảnh chủ đạo mà bài thơ muốn truyền đạt. Phong cách là cách chọn từ, cách diễn đạt ý tưởng của mình, chẳng hạn: ngộ nghĩnh, đơn sơ, mộc mạc, đơn giản, thanh thoát, gồ ghề, góc cạnh, mỉa mai, châm biếm, hoặc là cao thượng, đầy tính triết lý v.v. Cấu tứ của bài thơ là cấu trúc và ý tưởng gộp lại. Cách sắp xếp các câu thơ, sự sắp xếp của bài thơ, luật sử dụng trong bài thơ, vần điệu và tính nhạc đều là một phần của cấu tứ. Để có một cấu tứ tốt, người làm thơ thường phải nâng tầm mắt mình cao hơn tình cảm của mình, bao quát toàn bộ bài thơ, làm chủ chính tác phẩm của mình. Một điểm nữa khá quan trọng, song lại có thể là lỗ hổng lớn nhất trong tất cả các bài bàn luận về thơ là dư âm. Dư âm là cảm quan người đọc có được sau khi đọc một cụm từ, một câu thơ, một đoạn thơ, hay một bài thơ. Tuy nguồn gốc của dư âm là ở bản thân cấu kết của các từ, cách sử dụng từ, của âm thanh và hình ảnh do các từ tạo ra, song kết quả của dư âm còn do ảnh hưởng của tâm trạng người đọc, cảm quan của người đọc, hay nói cách khác, khả năng cảm nhận của người đọc. Sở dĩ dư âm là một lỗ hổng lớn là vì tính khó bao trùm được của bất cứ một bàn luận nào về khía cạnh này. Có thể nói dư âm là kết xuất của cảm quan của người viết thơ cộng với cảm quan của người đọc thơ. Tạo được dư âm như mình mong muốn là cái thần của người làm thơ. Nó cũng tương tự như cảm quan của người nghe âm nhạc, sau khi nghe một đoạn nhạc. Tính mỹ thuật và âm hưởng của bài thơ, của đoạn nhạc là cái làm cho người ta nhớ và mến trọng. Có lẽ vì thế mà nhiều nhà thơ dùng ngoại cảnh để nói nội tình hơn là phân tích tình cảm nội tâm, tức là đi gián tiếp hay hơn là đi trực tiếp, hay lấy cái chung để nói cái riêng tư hay hơn là lấy cái riêng tư để nói cái riêng tư. Dư âm còn có thể là cái hương vị của bài thơ, từ đó người đọc cảm nhận được phong thái, cái hay cái đẹp trong tâm tư của nhà thơ. Nếu tôi nói hoa thơm thì người đọc chưa chắc đã cảm thấy hoa thơm, nhưng nếu tôi nói thoảng đưa trong không gian thì người đọc thấy cái gì nhè nhẹ, hình dung được cái hương bay. Hay nói cách khác, người làm thơ không diễn tả những gì hiển hiện trước mặt, không nói những gì hiển nhiên vốn có, bằng ngôn ngữ cửa miệng, đầu lưỡi, tức là thứ ngôn ngữ vẫn dùng thường ngày, song dùng một cách khác, gián tiếp chỉ đến điều mình muốn nói. Một trong những ví dụ là cách dùng hình ảnh cái bàn với những cái ghế trống rỗng trong vở nhạc kịch "Những người khốn khổ", phỏng theo tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo. There's a grief that can't be spoken. There's a pain goes on and on. Empty chairs at empty tables Now my friends are dead and gone. ... Phantom faces at the window. Phantom shadows on the floor. Empty chairs at empty tables Where my friends will meet no more. Tạm dịch: Có những nỗi thương tiếc không bật được thành lời. Có những nỗi đau lê gót chẳng dừng. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Những người bạn của tôi giờ đã chết và không còn nữa. ... Ảo ảnh của những gương mặt ngoài cửa sổ. Những bóng ma trên sàn nhà. Những cái ghế vắng vẻ bên những cái bàn trống không Nơi những người bạn của tôi không còn gặp nhau được nữa. Nếu cộng những câu trên với bản nhạc hát chúng thành bài hát thì dư âm là những giọt nước mắt trào ra. Như vậy việc dùng hình ảnh gián tiếp để nói cái nỗi đau ở trong lòng có tác động mạnh hơn, có sức truyền cảm lớn hơn, hơn là chỉ đơn giản nói "những người bạn của tôi chết cả rồi". Làm thơ là một việc khó và không phải ai cũng có thể làm được. Nhiều khi người ta cho rằng khả năng làm thơ là một thiên phú, trời cho và thường gây cảm xúc thán phục nếu ai đó có khả năng "xuất khẩu thành thơ". Đương nhiên khi làm thơ, người làm thơ phải có hiểu biết và một trí tuệ nhất định, song kể cả khi dùng trí tuệ thì trí tuệ của người làm thơ cũng bị cảm xúc của tình cảm chủ quan chi phối. Thơ là thể loại văn học lấy cảm xúc, lấy trí tuệ súc tích được diễn đạt theo hình thức có vần điệu hoặc tự do (không vần điệu). Trong việc sáng tác các thể loại văn học thì nhà thơ là người cần thiên phú nhất, cho nên ít khi do học mà làm được thơ hay, dù nếu đã làm được thơ hay và cũng được học thì vẫn tốt hơn. Thơ tồn tại như một loại thể văn học, còn "chất Thơ" hay "chất Thi ca" thì tồn tại ở nhiều loại hình, loại thể văn nghệ và trong thiên nhiên nói chung. Ví dụ một phong cảnh đẹp, một không khí môi trường gợi cảm xúc thi ca - như mùa thu vàng, chiều đông tuyết nhẹ rơi lãng đãng, khi tiễn hay đón gặp lại người thân sau nhiều năm xa vắng... làm cho tâm hồn tràn lên cảm xúc trữ tình, khiến ta như muốn ca lên, hát lên để biểu lộ một cái gì đó dạt dào hay xao xuyến. Nói tóm lại thi ca là tất cả những gì thuộc tình cảm và lý trí chịu sự chi phối của cảm xúc rung động đa dạng của con người. Khi nào bạn còn những rung động đó, nghĩa là tâm hồn bạn còn chất thi ca, còn khiến bạn sống có ý nghĩa hơn trên cõi đời này. Thơ, ngoài đặc điểm đó, lại là một nghệ thuật tuân theo các tính chất riêng của thể loại này - trong đó yếu tố trời cho làm thơ là số một. Những tính chất riêng của thể loại thơ là một vấn đề lớn, mà muốn hiểu nó chúng ta cần tham khảo từ nhiều nguồn như các giáo trình văn học, cũng như các nguồn khác. == Phân tích == === Âm === Âm (sound) do sự nhóm họp của một hoặc nhiều nguyên âm tạo nên. Những âm gần giống nhau, không kể các phụ âm đứng trước hay đứng sau hay sự tác động của các dấu gây sự trầm bổng của âm, tạo nên vần trong thơ. Chẳng hạn, âm đơn: à, ca, cha, đá, lá, ta âm kép: biên, chiêm, chuyên, xuyên Bảng phân các loại âm sau đây được trích từ Hệ thống thanh trong tiếng Việt (Việt Nam Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm): Nếu lựa từ sao cho có âm và thanh tương hợp thì khi đọc lên sẽ nghe êm tai, ta gọi lời văn có vần. Hai tiếng vần với nhau khi có âm tương tự và có cùng thanh (hoặc là cùng bình thanh hoặc là cùng trắc thanh). Trong thơ, vấn đề hợp vần là điều cốt yếu. Sự phối trí âm thanh nhịp điệu là yếu tố cơ bản của thơ. === Vần === Vần (rhyme) là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Đây là một quy luật để nối các câu trong bài thơ với nhau. Thường vần được dùng để nối câu gieo vào chữ cuối cùng của câu thơ. Có hai loại vần: vần bình: những chữ không dấu hoặc dấu huyền — ba, bà vần trắc: những chữ có dấu hỏi, ngã, sắc, nặng — bả, bã, bá, bạ Chữ "đấy", "cấy" cùng phát ra một âm "ây" song đều thuộc trắc thanh. Những tiếng "dâu", "màu", "sầu" có âm "âu" và "au" và thuộc bình thanh. Vần thể còn được quan niệm là vần giàu hay nghèo: Vần giàu (hay còn gọi là Vần Chính): những chữ có cùng âm và thanh Thanh bằng: Phương, sương, cường, trường Thanh trắc: Thánh, cảnh, lãnh, ánh Vần nghèo (hay còn gọi là Vần Thông): đồng thanh nhưng với âm tương tự Thanh bằng: Minh, khanh, huỳnh, hoành Thanh trắc: Mến, lẽn, quyện, hển Ví dụ hai câu dùng vần chính: Lầu Tần chiều nhạt vẻ thu Gối loan tuyết đóng, chăn cù giá đông Cưỡng vận Khi hai vần là vần thông với nhau mà thôi. Người lên ngựa kẻ chia bào Rừng phong thu đã nhuộm màu quan san Lạc vận Khi hai vần không thuộc vần chính hay vần thông. Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Trong thơ Việt, có hai cách gieo vần Gieo vần ở giữa câu (yêu vận hay "vần lưng"): Chữ cuối của câu trên vần với một chữ nằm bên trong câu dưới như trong thể thơ lục bát, chữ cuối câu có sáu chữ vần với chữ thứ sáu của câu tám chữ sau đó. Chẳng hạn truyện Kiều (1(6)-2(6)) (2(8)-3(6)) (3(8)-4(6)) (4(8)-..): Người về chiếc bóng năm canh Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi Vầng trăng ai xẻ làm đôi? Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường Gieo vần ở cuối câu (cước vận hay "vần chân"): Các chữ ở cuối câu vần với nhau. Vần tiếp Các cặp trắc bằng xen kẽ tiếp nhau. Chẳng hạn Xuân Diệu trong Tương Tư Chiều (2,3) (4,5) (6,7): Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm, Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em. Không gì buồn bằng những buổi chiều êm, Mà ánh sáng đều hòa cùng bóng tối. Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối; Vài miếng đêm u uất lẩn trong cành; Mây theo chim về dãy núi xa xanh Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ. Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ. Vần chéo Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ ba và chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư. Chẳng hạn Anh Thơ trong bài Tiếng chim tu hú (1,3) (2,4): Nắng hè đỏ hoa gạo Nước sông Thương trôi nhanh Trên đường đê bước rảo Gió nam giỡn lá cành Nhiều khi chỉ cần chữ cuối câu thứ hai vần với câu thứ tư mà thôi. Chẳng hạn Quang Dũng trong bài Đôi bờ (2,4): Xa quá rồi em người mỗi ngả Bên này đất nước nhớ thương nhau Em đi áo mỏng buông hờn tủi Dòng lệ thơ ngây có dạt dào? Vần ôm Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu thứ nhất vần với câu thứ tư và chữ cuối câu hai vần với câu thứ ba. Vần trắc ôm vần bằng, hay ngược lại. Chẳng hạn Nguyên Sa trong Áo lụa Hà Đông (1,4) (2,3): Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng Vần ba tiếng Trong thi đoạn bốn câu, chữ cuối câu một, câu hai và câu thứ tư vần với nhau. Câu ba khác vần. Chẳng hạn Thâm Tâm trong Tống Biệt Hành (1,2,3). Đưa người ta không đưa qua sông Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm không vàng vọt Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Cách gieo vần dùng chữ cuối cùng của câu cũng xuất hiện trong các bài thơ của châu Âu, chẳng hạn như hai câu trích trong bài On His Being Arrived to the Age of Twenty-three của nhà thơ người Anh John Milton (tiếng Anh): That I to manhood am arrived so near, And inward ripeness doth much less appear, Hay tạm dịch là: Tuổi thành xuân đến quá nhanh Đã nào một chút trưởng thành trong tôi Ở đây âm "ia" (của near và appear) được dùng để làm vần nối hai câu thơ. === Điệu === Điệu (rhythm), hay còn gọi là nhạc điệu, tạo nên do âm thanh của từ được chọn và nhịp điệu ngắt câu. Nhạc trong thơ được tạo nên bởi ba yếu tố: vần, tiết tấu và từ. Thơ lục bát, ca dao là một thể loại giàu nhạc tính. Âm hưởng của vần: (a)- Vần bằng thường gây cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại. Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi (b) - Vần trắc thường gây cảm giác mạnh mẽ, động đậy, tỉnh thức. Gió mơn man sợi nắng mành Sương còn đu ngọn lá xanh miệt mài Dương gian hé rạng hình hài Trời se sẽ lạnh, đất ngai ngái mùi Tiết tấu của câu: Tiết tấu là nói đến cái nhịp, cái điệu của câu thơ. dựa vào chỗ ngắt đoạn, tức chỗ chia câu thành từng vế, mỗi vế có nghĩa trọn vẹn. Đó là nhịp dài (--), khi ngâm người ta ngừng lại ngân nga lâu một chút. Ngoài ra, trong mỗi vế, khi ngâm tùy theo hứng, người ta cũng có thể ngừng lại ngân nga ngắn hơn ở những chỗ vế chia thành từng bộ phận, đó là nhịp ngắn (-). Dương gian (-) hé rạng (-) hình hài (--) Trời (-) se sẽ lạnh (-), đất ngai (--) ngái mùi(--) Nhịp trong thơ: tạo nên do sự phân định của câu và của từ, tương tự khi viết cho dấu phẩy, khi đọc ngưng hơi. Nhịp (4/4) - (2/2/2/2) Em ngồi cành trúc (--) em tựa cành mai (--) Đông đào (-) tây liễu (-) biết ai (-) bạn cùng (--) Nhịp (2/2/2) - (2/2/2/2) Trời mưa (-) ướt bụi (-) ướt bờ (-) Ướt cây (-) ướt lá (--) ai ngờ (-) ướt em (--) Nhịp (2/4) - (2/2/2/2) Yêu mình (--) chẳng lấy được mình (--) Tựa mai (-) mai ngã (--) tựa đình (-) đình xiêu (--) Nhịp (2/4) - (4/4) Đố ai (-) quét sạch lá rừng (--) Để ta khuyên gió (--) gió đừng rung cây (--) Nhịp (2/4) - (2/4/2) Hỡi cô (-) tát nước bên đàng (--) Sao cô (-) múc ánh trăng vàng (--) đổ đi (--) Nhịp (4/2) - (2/4/2) Trách người quân tử (-) bạc tình (--) Chơi hoa (--) rồi lại bẻ cành (--) bán rao (--) Nhịp (3/2/2) - (4/3/2) Đạo vợ chồng (-) thăm thẳm (-) giếng sâu (--) Ngày sau cũng gặp (--) mất đi đâu (-) mà phiền (--) Nhạc tính của từ: Theo ngữ học, mỗi từ đơn của ta thường là một âm tiết, khi phát lên nhẹ hay mạnh, trong hay đục là tùy theo vị trí phát âm của nó trong khẩu cung (kể từ môi đến cuống họng, kể cả độ mở của miệng). Một từ được phát lên tại vị trí nào trong khẩu cung là phải chịu ảnh hưởng của bốn yếu tố tạo nên nó: nguyên âm, phụ âm đầu, phụ âm cuối và thanh. Vì thế từ nào có: nguyên âm bổng như: i, ê, e phụ âm vang như: m, n, nh, ng thanh bổng như: không dấu, dấu sắc, dấu hỏi, thì từ được phát ra, âm sẽ cao, trong và nhẹ. Ngược lại, từ nào gặp phải: nguyên âm trầm: u, ô, o, phụ âm tắc: p, t, ch, c, và thanh trầm: dấu huyền, dấu ngã, dấu nặng thì từ phát ra âm sẽ đục và nặng. Sự trong đục của các từ ngắt nhịp trong câu, và nhất là của các từ dùng làm vần có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhạc tính của thơ. Hôm qua (-) tát nước đầu đình (--) Bỏ quên cái áo (-) Trên cành hoa sen (--) Em được (--) thì cho anh xin (--) Hay là (-) em để làm tin (-) trong nhà. (--) Những từ ngắt nhịp và những từ dùng làm vần trong 4 câu thơ này hầu hết đều có những yếu tố tạo nên âm vang và trong, nên nhạc thơ nghe vui, diễn tả được tình cảm trong sáng, yêu đời của chàng trai ở đây. Nụ tầm xuân (-) nở ra xanh biếc. (--) Em đã có chồng (--) anh tiếc (-) lắm thay. (--) Âm "iếc" trong 2 từ "biếc" và "tiếc" lấy làm vần ở đây có 2 nguyên âm bổng (iê) vút cao với thanh sắc cũng thuộc loại thanh bổng nhưng đã bị đứt hơi, tắc nghẽn bởi phụ âm cuối ‘c’, được mệnh danh là âm tắc, nên khi đọc lên nghe như tiếng nấc, nhạc thơ vì vậy chậm lại, nghe nghẹn ngào, tức tưởi. Như thế, vần "iếc" ở đây gieo rất đắt, đã cực tả được nỗi tiếc nuối đứt ruột của chàng trai khi trở lại chốn cũ, gặp lại người xưa, tình mình thì đang nồng, người mình yêu lại quá đẹp, nhưng than ôi muộn mất rồi, vì nay nàng đã là gái có chồng! Yêu ai tha thiết, thiết tha Áo em hai vạt trải ra chàng ngồi. Đôi khi để đảm bảo cho nhạc tính của câu ca dao (âm luật, âm vận), những âm tiết của từ kép có thể đảo ngược vị trí. Như câu ca dao trên hai âm tiết "tha thiết" được đảo thành "thiết tha" vì thể lục bát chỉ gieo vần bằng (tha, ra). Thơ hoặc ca dao hay sử dụng từ láy, nhờ sự lập lại toàn thể hay một số yếu tố của từ gốc mà từ láy khi phát âm, hai điểm phát âm sẽ trùng nhau (từ láy hoàn toàn) hay tiến sát gần nhau (từ láy không hoàn toàn) tạo thành một chuỗi hòa âm, giúp cho nhạc điệu của thơ vừa phong phú, vừa tăng uyển chuyển, nhịp nhàng. === Luật === Luật làm thơ (rule): Vần bằng (hay cũng gọi là "bình") được ký hiệu bằng B, vần trắc được ký hiệu bằng T, vần không theo luật ký hiệu bằng số 0 (vần tự do, có thể là thanh bất kì, bằng hoặc trắc). ==== Thơ lục bát ==== Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người. Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau. Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau: Ví dụ: Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B) Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B) (Tố Hữu) Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể. Ví du: Có xáo thì xáo nước trong T-T-B Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B Hay: Con cò lặn lội bờ sông Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại. Ví dụ: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. Ngoài đối thanh còn có đối ý: Dù mặt lạ, đã lòng quen (Bích câu kì ngộ) Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau... Người thương/ ơi hỡi/ người thương Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3: Chồng gì anh/ vợ gì tôi Chẳng qua là cái nợ đời chi đây Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5... Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát. Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng. Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu... Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. ==== Thơ song thất lục bát ==== Song thất là hai câu bảy chữ nối theo hai câu lục bát. Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn đã được Đoàn Thị Điểm diễn nôm lại bằng thể thơ này. Trong câu bảy chữ trên, chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm là vần bình, chữ thứ bảy là vần trắc; trong câu bảy chữ dưới, chữ thứ ba là vần bình, thứ năm là vần trắc, và chữ thứ bảy là vần bình. Hai câu lục bát tiếp sau thì theo luật thường lệ. Chàng thì đi cõi xa mưa gió Thiếp lại về buồng cũ gối chăn Đoái trông theo đã cách ngăn Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh Chữ cuối cùng của câu có bảy chữ trên vần với chữ thứ năm của cây bảy chữ dưới, chữ cuối câu bảy chữ ở dưới vần với chữ cuối của câu sáu chữ trong hai câu lục bát tiếp theo, chữ cuối câu sáu chữ lục bát vần với chữ thứ sáu của câu có tám chữ, và chữ cuối của câu tám chữ lục bát vần với chữ thứ năm của câu bảy chữ tiếp theo. Tuy nhiên, chữ cuối câu lục bát tám chữ cũng có thể vần với chữ thứ ba câu bảy chữ, biến đổi âm trong vần chữ này đổi sang vần bình. Do đó, chữ thứ ba trong câu bảy chữ trên có thể là trắc hay bằng. Nước trong chảy lòng phiền chẳng rửa Cỏ xanh thơm dạ nhớ khó quên Nhủ rồi tay lại trao liền Bước đi một bước lại vin áo chàng ==== Thơ bốn chữ ==== Nếu chữ thứ hai là vần bằng thì chữ thứ tư là vần trắc. Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Ngược lại, nếu chữ thứ hai là vần trắc thì chữ thứ tư là vần bằng. Chim ngoài cửa sổ Mổ tiếng võng kêu Song nhiều bài thơ không theo luật ở trên. Bão đi thong thả Như con bò gầy ==== Thơ năm chữ ==== Tương tự như luật của thơ bốn chữ ở trên, song cũng nhiều trường hợp không theo luật. Hôm nay đi chùa Hương Hoa cỏ mờ hơi sương Cùng thầy me em dậy Em vấn đầu soi gương ==== Thơ sáu chữ ==== Dùng chữ cuối cùng, với cách gieo vần như vần chéo hoặc vần ôm: Vần chéo Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Đỗ Trung Quân - Quê Hương Vần ôm Xuân hồng có chàng tới hỏi: -- Em thơ, chị đẹp em đâu? -- Chị tôi tóc xõa ngang đầu Đi bắt bướm vàng ngoài nội Huyền Kiêu - Tình sầu ==== Thơ bảy chữ ==== Do ảnh hưởng của Thất ngôn tứ tuyệt trong thơ Đường, thơ bảy chữ hiện nay vẫn còn mang âm hưởng luật của nó. Có hai loại câu: Vần bằng Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Tú Xương - Thương vợ Hay gần đây hơn: Em ở thành Sơn chạy giặc về Tôi từ chinh chiến cũng ra đi Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì Quang Dũng - Đôi Mắt Người Sơn Tây Vần trắc Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau: Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu Phen này ông quyết đi buôn cối Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu Hiện nay, thể thơ này được cải biên và nó chỉ còn là: Ta về cúi mái đầu sương điểm Nghe nặng từ tâm lượng đất trời Cảm ơn hoa đã vì ta nở Thế giới vui từ mỗi lẻ loi Tô Thùy Yên - Ta về ==== Thơ tám chữ ==== Chữ cuối có vần trắc thì chữ thứ ba là vần trắc, chữ thứ năm và sáu là vần bằng Chữ cuối có vần bằng thì chữ thứ ba là vần bằng, chữ thứ năm và sáu là vần trắc. Nhưng nhiều lúc cũng không như thế. ===== Cách gieo vần ===== Vần tiếp Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Tôi sẽ trách -- cố nhiên -- nhưng rất nhẹ; Nếu trót đi, em hãy gắng quay về, Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở. Thơ viết đừng xong, thuyền trôi chớ đỗ, Cho nghìn sau... lơ lửng... với nghìn xưa... Hồ Dzếnh - Ngập Ngừng Vần chéo Trong ánh nắng hạt sương dần nhẹ bỗng Rồi tan vào thoáng đãng trời xanh Cánh hoa mỏng rập rờn với gió Có nhớ về hạt sương sớm long lanh? Hải Kỳ - Giấc mơ Vần ôm Đêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rì Hơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóng Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim Nguyễn Khoa Điềm - Bếp lửa rừng Muốn cho thơ tám chữ thêm âm điệu, một số nhà thơ thường gieo vần chữ thứ tám của câu trên với chữ thứ năm hay sáu của câu dưới: Sàn gác trọ những tâm hồn bão nổi Những hào hùng, uất hận gối lên nhau Cao Tần - Ta làm gì cho hết nửa đời sau? === Dạng (form) === thơ lục bát thơ song thất lục bát thơ bốn chữ thơ năm chữ thơ sáu chữ thơ bảy chữ thơ tám chữ thơ tự do == Các dạng thơ nổi tiếng trên thế giới == == Các nhà thơ nổi tiếng trên thế giới == Xem bài: Nhà thơ == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Phong trào thơ mới 1930 - 1945 Các trích dẫn lời bình về thơ (tiếng Anh) - do Michael P. Garofalo biên tập
các dạng chính phủ.txt
Dạng chính phủ là thuật ngữ đề cập đến các thể chế chính trị mà một quốc gia nào đó dùng để tổ chức nhằm sử dụng quyền lực của mình để quản lý xã hội. Các từ đồng nghĩa gồm có loại hình chế độ và hệ thống chính phủ. Định nghĩa này cũng được dùng ngay cả đối với chính phủ bất hợp pháp hay chính phủ đó không thực thi được quyền lực của mình. Bất kể chất lượng của nó, một chính phủ được cho là thất bại vẫn có một dạng chính phủ. Các nhà thờ, công ty, câu lạc bộ, và các thực thể ở cấp nhỏ hơn quốc gia cũng có các dạng chính phủ, nhưng bài viết này chỉ đề cập đến ở cấp nhà nước. Mười tám quốc gia trên Thế giới không đặt tên dạng chính phủ của họ rõ ràng trong tên chính thức của họ (ví dụ như tên chính thức của Jamaica chỉ đơn giản là Jamaica), nhưng hầu hết đều có tên chính thức phản ánh dạng chính quyền của họ, hay ít nhất là dạng chính quyền mà họ đang phấn đấu để đạt được. Úc, Bahamas, và Dominica mỗi nước chính thức là một khối thịnh vượng Luxembourg là một đại công quốc. Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất là một tập hợp các quốc gia Hồi giáo, mỗi vương quốc có luật lệ riêng. Malaysia, Nga, Thụy Sĩ, và Saint Kitts & Nevis mỗi nước là một liên bang. Libya là một jamahiriya (Nhà nước của dân) Có 33 vương quốc trên thế giới, nhưng thực chất chỉ có 18 quốc gia trong đó (còn 15 nước kia được xem như những lãnh địa). Jordan là một Vương quốc Hashemite; Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có hai vùng lịch sử riêng biệt với tên gọi là Vương quốc Liên hiệp. Andorra, Liechtenstein, và Monaco là các công quốc. Chính thể Cộng hòa là thể thức chính phủ nhiều nhất, theo con số chính thức, có ít nhất 132 quốc gia tuyên bố là quốc gia cộng hòa trong tên chính thức của mình. Có nhiều loại cộng hòa khác nhau. Ví dụ Ai Cập Syria là hai quốc gia Cộng hòa Ả Rập, Guyana là Cộng hòa Cộng tác, Algérie tự tuyên bố là nước Cộng hòa Dân chủ và Nhân dân (Democratic & Popular Republic). Sự viện dẫn về dân chủ phổ biến ở những tên chính thức của các nền cộng hòa như - Bắc Hàn là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, bốn nước chỉ đơn giản là Cộng hòa Dân chủ, và Sri Lanka là Cộng hòa Dân Chủ Xã hội Chủ nghĩa. Những nước muốn nhấn mạnh rằng các tỉnh bang của mình có quyền tự trị tương đối từ chính quyền trung ương gồm có các nước: Đức và Nigeria theo thể chế Cộng hòa Liên bang, Ethiopia là Cộng hòa Dân chủ Liên bang, Comoros là Cộng hòa Hồi giáo Liên bang, và Brasil là Cộng hòa Liên bang. Ý thức hệ của chính phủ cũng thường gắn với chữ cộng hòa. Ngoài Comoros ra, bốn quốc gia khác cũng tuyên bố là Cộng hòa Hồi giáo. Các quốc gia Châu Á bị ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mao cũng nhấn mạnh hệ thống tư tưởng của mình bằng cách thêm từ Nhân dân vào tên chính thức của họ như: Lào là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân, Bangladesh và Trung Quốc đại lục là Cộng hòa Nhân dân. Việt Nam là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa mà trước đây cũng là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (trước ngày Thống nhất 30/4). Cuối cùng, Tanzania nhấn mạnh sự cố kết trong nước bằng tên Cộng hòa Liên bang (United). Mười một quốc gia chỉ đơn giản dùng từ Liên bang. Micronesia là nhà nước Liên bang (Federated States), Papua New Guinea và Samoa nhấn mạnh họ là Liên bang Độc lập, Hoa Kỳ và México cũng là Liên bang dùng từ United States. Brunei và Oman là các quốc gia Sultanates (Vương quốc Hồi giáo) Miến điện cho là Liên bang (Union). == Các thuộc tính của chính phủ == Ngoài các phân loại chính thức, việc xét đến các loại chế độ bằng việc nhìn vào các đặc tính tổng quát của thể chế nhà nước cũng quan trọng.: Có tính truyền thống (thị tộc hay huyết thống) hay hiện đại (chế độ quan liêu) Có tính cá nhân chủ nghĩa (Bắc Hàn) hay không có cá tính riêng (Đức) Thuộc Chế độ cực quyền (Đức quốc xã), chủ nghĩa độc đoán (Zimbabwe) hay dân chủ (Bỉ) Do bầu cử (Hoa Kỳ) hay kế thừa (Brunei) Bầu cử trực tiếp (Mêhicô) hay gián tiếp (Hoa Kỳ) Không thuộc tôn giáo (European Union) có liên quan đến tôn giáo (Iran) Có hệ thống tam quyền phân lập (Ấn Độ) hay không có (Peru thời Alberto Fujimori) Thuộc chế độ Nghị viện (Hy Lạp) hay Tổng thống (Mỹ) hay Quân chủ (Anh) Số người trong bộ phận hành pháp (Thụy Sĩ có 7, Pháp 2, Mỹ 1) Thành phần trong bộ máy lập pháp (chuyên quyền, độc viện, hay lưỡng viện) Số liên minh hay số thành viên lập pháp do đảng chỉ định trong quốc hội. Liên bang (Argentina) hay nhất thể (Pháp, Trung quốc) Nguyên tắc của hệ thống bầu cử Đa số tương đối (nhiều phiếu nhất thì thắng cử) (Anh) Đa số quá bán, gồm cả bầu cử vòng hai (Argentina) Siêu đa số (thường từ 55% đến 75%) Nhất trí hoàn toàn (100% phiếu) (như ban lãnh đạo một công ty) Loại hình hệ thống kinh tế Các nền văn hóa hay ý thức hệ thịnh hành Năng lực thể chế mạnh (Mỹ) hay năng lực yếu Hợp pháp hay không hợp pháp (như Rumani cộng sản trước đây) Chính phủ có thực quyền hay danh nghĩa Có chủ quyền (Mỹ), bán chủ quyền (Puerto Rico) hay không có chủ quyền (Chechnya) Có tính kỳ thị chủng tộc (Rhodesia) hay không có. == Các vấn đề nhận thức và kinh nghiệm khác == Nhìn bề ngoài, việc nhận biết một loại hình chính phủ (thể chế nhà nước) trông dễ dàng. Nhiều người cho rằng Hoa Kỳ là một nước dân chủ trong khi đó Liên Xô cũ là một thể chế độc tài. Tuy nhiên, Kopstein và Lichbach tranh luận rằng việc xác định một chế độ là khó khăn. Việc định nghĩa một dạng chính phủ đặc biệt phức tạp khi cố gắng xác định những yếu tố cơ bản của dạng chính phủ đó. Có những điểm khác biệt giữa việc có thể xác định dạng chính phủ và việc xác định những đặc tính cần thiết của dạng chính phủ đó. Ví dụ như, việc cố gắng nhận dạng những đặc tính căn bản của một thể chế dân chủ đó là việc bầu cử. Tuy nhiên, công dân của hai nước Liên Xô cũ và Mỹ đều bỏ phiếu để chọn ra ứng cử viên cho những công chức nhà nước họ. Rắc rối xuất hiện khi so sánh như vậy là nhiều người dường như không chấp nhận nó bởi vì nó không xác thực. Khi nhiều người không chấp nhận đánh giá rằng Liên Xô cũ cũng dân chủ như Mỹ thì sự hữu dụng của khái niệm đó bị xói mòn. Trong khoa học chính trị, đã có một mục tiêu lâu dài để tạo ra hệ thống các loại hình hay nguyên tắc phân loại các chính thể bởi vì hệ thống các loại hình chính trị không rõ ràng cho lắm . Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực khoa học chính trị và các mối quan hệ quốc tế. Một ví dụ quan trọng về một cuốn sách đã cố gắng làm như vậy là Polyarchy (Nhà nước của mọi người dân) của Robert Dahl's (Đại học Yale ấn hành (1971)). Một cách tiếp cận khác là xem xét kỹ lượng bản chất tự nhiên của các đặc tính được tìm thấy trong mỗi chế độ. Trong ví dụ về Hoa Kỳ và Liên Xô, cả hai đều có các cuộc bầu cử nhưng có sự khác nhau quan trọng của hai chế độ này là Liên Xô chỉ là nhà nước một đảng, các đảng khác đều bị đặt ngoài vòng pháp luật. Trái lại, Mỹ có một nhà nước đa đảng (lưỡng đảng) hiệu quả với các đảng chính trị được quy định nhưng không bị cấm. Một nhà nước được xem là dân chủ đại nghị (như Canada, Ấn Độ hay Mỹ chẳng hạn) đều có các phương thức cho: một mức độ dân chủ trực tiếp dưới hình thức trưng cầu dân ý và dân chủ thảo luận dưới hình thức các thủ tục mở rộng cho việc tu chính hiến pháp. Một điều phức tạp khác nữa là số hệ thống chính trị khởi nguồn như các phong trào kinh tế xã hội và sau đó được đưa vào các chính quyền bởi các đảng chính trị nào đó và tự đặt tên mình theo các phong trào đó. Có lẽ một ví dụ điển hình được trích dẫn nhiều nhất về hiện tượng đó là phong trào cộng sản. Đây là một ví dụ ở những nơi hệ thống chính trị thành công đi chệch ra từ các ý thức hệ kinh tế xã hội mà họ đã phát triển nên. Điều này cũng có nghĩa là các đảng viên của các ý thức hệ đó thực chất đối kháng với các hệ thống chính trị liên minh với họ. Ví dụ như, các nhà hoạt động tự cho là những người Trotskyist hay cộng sản thường phản đối với những nước cộng sản ở thế kỷ 20. Đạo Hồi cũng thường bao gồm tập hợp các phong trào có liên hệ mật thiết với các thể chế nhà nước. Thật ra, nhiều quốc gia trong thế giới Hồi giáo thường dùng thuật ngữ Islamic trong quốc hiệu của mình. Tuy nhiên, những chính phủ này trong thực tế khai thác phạm vi các cơ chế quyền lực khác nhau (như nợ và kêu gọi cho chủ nghĩa dân tộc). Điều này có nghĩa là không có một hình thức chính phủ đơn nhất nào có thể được mô tả là chính phủ Hồi giáo. Những nguyên tắc căn bản của nhiều phong trào phổ biến khác cũng có liên hệ mật thiết với thể chế nhà nước mà các phong trào đó ủng hộ và sẽ giới thiệu đến nếu họ lên nắm quyền như dân chủ bioregional là một trụ cột của ý thức hệ Xanh (Green politics). == Xem thêm == Chế độ chính trị Chế độ nghị viện Chế độ bán tổng thống Chế độ tổng thống Chính quyền Khoa nghiên cứu về quyền lợi và bổn phận công dân Chính quyền so sánh Danh sách quốc gia theo hệ thống nhà nước Danh sách các hình thức nhà nước == Tham khảo == == Sách đọc thêm == Boix, Carles (2003). Democracy and Redistribution. New York: Cambridge University Press. Bunce, Valerie. 2003. "Rethinking Recent Democratization: Lessons from the Postcommunist Experience." World Politics 55(2):167-192. Colomer, Josep M. (2003). Political Institutions. Oxford: Oxford University Press. Dahl, Robert Polyarchy Yale University Press (1971 Heritage, Andrew, Editor-in-Chief. 2000. World Desk Reference Lijphart, Arend (1977). Democracy in Plural Societies: A Comparative Exploration. New Haven: Yale University Press. Linz, Juan. 2000. Totalitarian and Authoritarian Regimes. Boulder: Lynne Rienner. Linz, Juan, and Stepan, Alfred. 1996. Problems of Democratic Transition and Consolidation: Southernn Europe, South America, and Post-Communist Europe. Baltimore: Johns Hopkins Press. Lichbach, Mark and Alan Zukerman, eds. 1997. Comparative Politics: Rationality, Culture, and Structure, Cambridge: Cambridge University Press, 1997. Luebbert, Gregory M. 1987. "Social Foundations of Political Order in Interwar Europe," World Politics 39, 4. Moore, Barrington, Jr. 1966. Social Origins of Dictatorship and Democracy: Lord and Peasant in the Making of the Modern World. Cambridge: Beacon Press, ch. 7-9. Comparative politics: interests, identities, and institutions in a changing global order/edited by Jeffrey Kopstein, Mark Lichbach, 2nd ed, Cambridge University Press, 2005. O’Donnell, Guillermo. 1970. Modernization and Bureaucratic-Authoritarianism. Berkeley: University of California. O’Donnell, Guillermo, Schmitter, Philippe C., and Whitehead, Laurence, eds., Transitions from Authoritarian Rule: comparative Perspectives. Baltimore: Johns Hopkins University Press. Przeworski, Adam. 1992. Democracy and the Market: Political and Economic Reforms in Eastern Europe and Latin America, New York: Cambridge University Press. Przeworski, Adam, Alvarez, Michael, Cheibub, Jose, and Limongi, Fernando. 2000. Democracy and Development: Political Institutions and Well Being in the World, 1950-1990. New York: Cambridge University Press. Shugart, Mathhew and John M. Carey, Presidents and Assemblies: Constitutional Design and Electoral Dynamics, New York, Cambridge Univ. Press, 1992. Taagepera, Rein and Matthew Shugart. 1989. Seats and votes: The effects and determinants of electoral systems, Yale Univ. Press. == Liên kết ngoài == Electronic interuniversity journal Federalism-e Types of Governments from Historical Atlas of the 20th Century Other classifications examples from Historical Atlas of the 20th Century http://stutzfamily.com/mrstutz/WorldAffairs/typesofgovt.html
think tank.txt
Think tank hay Viện chính sách, Viện nghiên cứu (tiếng Anh: think tank, tiếng Hán-Việt: Tăng duy) là một tổ chức hoặc nhóm các cá nhân hoạt động nghiên cứu đưa ra các tư vấn về chính sách, chiến lược trong các lĩnh vực, ban đầu là quân sự, sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế, giáo dục, khoa học - kĩ thuật, văn hóa và xã hội. Đa số các think tank là các tổ chức phi lợi nhuận, mà được miễn thuế ở nhiều nước như ở Hoa Kỳ và Canada. Các think tank khác được thành lập hoặc tài trợ bởi các chính phủ hoặc các nhóm lợi ích, doanh nghiệp hay thu nhập từ việc cố vấn hay nghiên cứu liên quan đến các công trình của họ. == Lịch sử == Tăng duy, dịch từ think tank(s), có nghĩa là (những) chiếc thùng của tư duy. Từ think tank theo nghĩa hiện tại được đề cập đến khoảng những năm 1950. Đến nay vẫn còn sự tranh luận về tăng duy đầu tiên. Một trong số các tăng duy đầu tiên là the Institute for Defence and Security Studies (RUSI), thành lập vào năm 1831 theo sáng kiến của Arthur Wellesley ở London và hội Fabian cũng ở Vương quốc Anh đã có từ 1884. Sau năm 1930, số lượng tăng duy bùng nổ mạnh, nhiều tăng duy mới được thành lập để đáp ứng cho các lĩnh vực khác nhau. Đến những năm 1940, phần lớn các tăng duy được biết đến như là những Viện Chính sách. Trong thế chiến thứ hai, think tank được đề cập cùng với phương pháp "não công". Tuy nhiên thuật ngữ think tank, được sử dụng ban đầu khi đề cập đến tổ chức RAND Corporation, được thành lập năm 1946, có nhiệm vụ đưa ra các tư vấn quân sự. == Các loại hình think tank == Think tank đại diện cho rất nhiều quan điểm và ý thức hệ khác nhau. Một vài think tank, như Heritage Foundation, có xu hướng bảo thủ. Trong khi số khác, nhất là các think tank hoạt động trong lĩnh vực cải thiện môi trường và xã hội như Tellus Institute, thường có tư tưởng khá thoáng. Số khác nữa, chẳng hạn think tank Cato Institute, hoạt động với tôn chỉ thúc đẩy cải cách xã hội và kinh tế theo hướng tự do. Hiện nay, do hệ quả của toàn cầu hóa bắt đầu xuất hiện hình thức hợp tác của nhiều think tank ở các nước khác nhau. == Chỉ trích == == Các think tank trong lịch sử Việt Nam == == Tham khảo == Collective intelligence Futurists List of think tanks Overton window Mind map Freemind Opencourseware TED (conference) == Đọc thêm == Abelson, Donald E. Do Think Tanks Matter? Assessing the Impact of Public Policy Institutes. Montreal: McGill-Queen's University Press, 2002. Boucher, Stephen, et al., Europe and its think tanks; a promise to be fulfilled. An analysis of think tanks specialised in European policy issues in the enlarged European Union, Studies and Research No 35, October, Paris, Notre Europe, 2004 [1] Cockett, Richard, Thinking the unthinkable: think tanks and the economic counter revolution; 1931 - 1983, London: Fontana, 1995 Dickson, Paul. "Think Tanks". New York: Ballantine Books, 1972. 397 pages. Goodman, John C. "What is a Think Tank?" National Center for Policy Analysis, 2005.[2] Fan, Maureen. "Capital Brain Trust Puts Stamp on the World", Washington Post (ngày 16 tháng 5 năm 2005): B01.[3] Patrick Dixon. Futurewise - Six Faces of Global Change - issues covered by Think Tanks and methodology for reviewing trends, impact on policy 2003): Profile Books Hellebust, Lynn and Kristen Hellebust, editors. Think Tank Directory: A Guide to Independent Nonprofit Public Policy Research Organizations. Topeka, Kansas: Government Research Service, 2006 (2nd edition). Lakoff, George. Moral Politics: What Conservatives Know That Liberals Don't. Chicago: University of Chicago Press, 1996. Ladi, Stella. Globalisation, Policy Transfer And Policy Research Institutes, Edward Elgar, 2005. Mendizabal, Enrique and Kristen Sample (2009) "Dime a quien escuchas... Think Tanks y Partidos Politicos en America Latina", ODI/IDEA: Lima Ranquet, Robert. Think Tanks and the National Security Strategy Formulation Process: A Comparison of Current American and French Patterns, 1997. [4] Smith, James. A. The Idea Brokers: Think Tanks and the Rise of the New Policy Elite, New York: The Free Press, 1991. Snider, J.H. "Strengthen Think Tank Accountability", Politico (ngày 3 tháng 2 năm 2009).[5] Stone, Diane. 'RAPID Knowledge: ‘Bridging Research and Policy’ in International Development at the Overseas Development Institute', Public Administration and Development, 29, 2009: 303-15. Stone, Diane. Capturing the Political Imagination: Think Tanks and the Policy Process, London: Frank Cass, 1996 Stone, Diane. 'Garbage Cans, Recycling Bins or Think Tanks? Three Myths about Policy Institutes', Public Administration, 85(2) 2007: 259-278 Stone, Diane, and Andrew Denham, eds. Think Tank Traditions: Policy Research and the Politics of Ideas. Manchester: Manchester University Press, 2004. Struyk, Raymond J. Managing Think Tanks: Practical Guidance for Maturing Organizations, Budapest, Local Government and Public Service Reform Initiative Washington DC., Urban Institute 2002 UNDP – United Nations Development Program. Thinking the Unthinkable, Bratislava, UNDP Regional Bureau for Europe and the Commonwealth of Independent States, 2003 == Liên kết ngoài == “think tank”, viet-studies, Trần Hải Hạc, 21-3-2010 Xây dựng lực lượng think tanks để phát triển Việt Nam có quy trình làm chính sách có một không hai Giới làm chính sách Việt quên chiến lược, lo dự án Để Việt Nam bay lên - Góc nhìn từ một chuyên gia quốc tế (tiếng Anh)The Economist Magazine and NPR's Marketplace report: "Under the Influence: Think Tanks and The Money That Fuels Them" (tiếng Anh)Foreign Policy Research Institute, Think Tanks and Civil Societies Program directory of over 5000 think tanks and research on the role and impact of think tanks. (tiếng Anh)PBS: Think Tank with Ben Wattenberg: "Thinking About Think Tanks" - interview with Christopher DeMuth, President of AEI, ngày 13 tháng 10 năm 2005 == Chú thích ==
thập niên 1970.txt
Thập niên 1970 hay thập kỷ 1970 chỉ đến những năm từ 1970 đến 1979, kể cả hai năm đó. Không chính thức, nó cũng có thể bao gồm vài năm vào cuối thập niên trước hay vào đầu thập niên sau. === Sự kiện === Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30 tháng 4 năm 1975 == Tham khảo ==
giải vô địch wimbledon.txt
Giải Wimbledon (tiếng Anh: The Championships Wimbledon) là giải đấu quần vợt lâu đời nhất trên thế giới và được coi là uy tín nhất. Giải được tổ chức tại All England Club ở Wimbledon, Luân Đôn kể từ năm 1877. Wimbledon là một trong bốn giải Grand Slam cũng với Úc mở rộng, Pháp Mở rộng, và Mỹ Mở rộng. Kể từ khi giải Úc Mở rộng chuyển sang mặt sân cứng vào năm 1988, Wimbledon là giải đấu lớn duy nhất tổ chức trên sân cỏ. Giải diễn ra trong hơn hai tuần cuối tháng 6 và đầu tháng 7, mà tâm điểm của sự chú ý là các trận chung kết đơn nữ và đơn nam, lần lượt được tổ chức vào các ngày thứ bảy và chủ nhật thứ hai của tháng 7. Năm nội dung dành cho các tay vợt trưởng thành, cùng các nội dung trẻ và nội dung khách mời được tổ chức đều đặn hàng năm. Wimbledon được chú ý nhờ truyền thống về trang phục cũng như việc không đặt các biển quảng cáo quanh sân. Vào năm 2009, Sân Trung tâm của Wimbledon được lắp thêm mái vòm kéo để che mưa qua đó tiết kiệm được thời gian. == Lịch sử == All England Lawn Tennis and Croquet Club (Câu lạc bộ croquet và quần vợt sân cỏ toàn Anh') là một câu lạc bộ tư nhân được thành lập vào ngày 23 tháng 7 năm 1868, ban đầu có tên là "The All England Croquet Club" (Câu lạc bộ croquet toàn Anh). Sân đầu tiên của câu lạc bộ nằm gần đường Worple Road, Wimbledon. Vào năm 1876, quần vợt sân cỏ, trò chơi được Thiếu tá Walter Clopton Wingfield khởi phát khoảng một năm trước đó và ban đầu có tên là Sphairistikè, được bổ sung vào chương trình hoạt động của câu lạc bộ. Mùa xuân năm 1877, câu lạc bộ được đổi tên là "The All England Croquet and Lawn Tennis Club" và đánh dấu cột mốc này bằng việc tổ chức Giải vô địch Quần vợt sân cỏ đầu tiên. Một bộ luật mới, thay thế cho bộ luật do Marylebone CC quản lý, được soạn ra để phục vụ cho sự kiện. Luật lệ ngày nay gần như tương tự ngoại trừ các chi tiết như chiều cao lưới và các cột cũng như khoảng cách từ đường biên giao bóng tới lưới. Giải đầu tiên, Giải quần vợt Wimbledon 1877, khai mạc ngày 9 tháng 7 năm 1877. Nội dung đơn nam là nội dung duy nhất được tổ chức và người chiến thắng là Spencer Gore, một cựu tay vợt môn rackets của trường Harrow School, trong số 22 tay vợt tham gia. Khoảng 200 quan khách đã trả mỗi người một shilling để xem trận chung kết. Các sân được sắp xếp sao cho sân đấu chính nằm ở chính giữa, do đó sân chính có tên là "Centre Court". Cái tên này được giữ nguyên khi câu lạc bộ chuyển tới địa điểm như ngày nay trên đường Church Road vào năm 1922 mặc dù không còn ở vị trí trung tâm nữa. Tuy nhiên vào năm 1980, bốn sân mới được đưa vào hoạt động ở phía bắc của sân, có nghĩa là Centre Court trở lại với vị trí giống như tên gọi của sân. Việc Mở cửa Sân số 1 vào năm 1997 lại càng nhấn mạnh thêm điều này. Cho tới năm 1882, quần vợt hoạt động chủ yếu ở câu lạc bộ, đo đó vào năm này từ "croquet" bị loại khỏi tên của câu lạc bộ. Tuy nhiên vì lý do tình cảm nên từ này được phục hồi lại vào năm 1899. Vào năm 1884, câu lạc bộ bổ sung thêm các nội dung đơn nữ và đôi nam. Các cuộc thi đấu đôi nữ và đôi nam nữ được thêm vào năm 1913. Cho đến năm 1922, chỉ phải chơi duy nhất trận chung kết với đối thủ xuất sắc nhất tại vòng ngoài. Giống như ba giải Major hay Grand Slam còn lại, chỉ các tay vợt nghiệp dư hàng đầu mới được dự tranh, các vận động viên chuyên nghiệp không được dự. Tuy nhiên điều này bị phá bỏ vào năm 1968 khi kỷ nguyên mở ra đời. Kể từ khi Fred Perry vô địch đơn nam năm 1936 thì phải tới năm 2013 Andy Murray mới là người Vương quốc Anh tiếp theo vô địch nội dung này. Trong khi đó cũng chưa từng có tay vợt Vương quốc Liên hiệp Anh nào vô địch đơn nữ kể từ thời của Virginia Wade vào năm 1977, mặc dù Annabel Croft và Laura Robson lần lượt giành chức vô địch đơn nữ trẻ năm 1984 và 2008. Giải được truyền hình lần đầu tiên năm 1937. Mặc dù tên chính thức của giải là "The Championships, Wimbledon", thì giải còn có thể được nhắc đến với các tên như "The All England Lawn Tennis Championships", "The Wimbledon Championships" hay chỉ đơn giản là "Wimbledon". Từ năm 1912 tới 1924, giải được International Lawn Tennis Federation công nhận với cái tên "World Grass Court Championships". == Các nội dung == Wimbledon gồm năm nội dung chính, năm nội dung trẻ và năm nội dung khách mời. === Các nội dung chính === Các nội dung chính, cùng số tay vợt (hoặc cặp vận động viên đối với đánh đôi) gồm: Đơn nam (128) Đơn nữ (128) Đôi nam (64) Đôi nữ (64) Đôi nam nữ (48) === Các nội dung trẻ === Đơn nam trẻ (64) Đơn nữ trẻ (64) Đôi nam trẻ (32) Đôi nữ trẻ (32) Đôi người khuyết tật (12) Không có nội dung đôi nam nữ trẻ. === Các nội dung khách mời === Đôi nam khách mời (8 cặp thi đấu vòng tròn) Đôi nam khách mời lớn tuổi (8 cặp thi đấu vòng tròn) Đôi nữ khách mời (8 cặp thi đấu vòng tròn) Đôi nam xe lăn (4 cặp) Đôi nữ xe lăn (4 cặp) Từ năm 2016 ban tổ chức bổ sung thêm nội dung đơn xe lăn. === Thể thức thi đấu === Tại nội dung đơn nam và đôi nam, bên nào thắng ba set trước sẽ thắng trận đấu; trong khi các nội dung khác trận đấu kết thúc khi có người thắng hai set. Loạt tiebreak sẽ diễn ra nếu tỉ số của set đấu là 6–6 ngoại trừ set cuối cùng khi mà hai bên đánh tới khi một bên dẫn 2 set. Tất cả các nội dung đều thi đấu theo thể thức loại trực tiếp, ngoại trừ các nội dung đôi nam, nữ và nam lớn tuổi khách mời thi đấu theo thể thức loại trực tiếp. Trước năm 1922, nhà vô địch của giải năm trước (ngoại từ nội dung đôi nữ và đôi nam nữ) được đặc cách vào thẳng trận chung kết (khi đó gọi là vòng thách đấu). Điều này giúp nhiều tay vợt bảo vệ danh hiệu trong nhiều năm liền, do họ được nghỉ ngơi còn các đối thủ phải thi đấu từ các vòng ngoài. Kể từ năm 1922, các đương kim vô địch buộc phải thi đấu tất cả các vòng chính giống như các đấu thủ khác. == Các vận động viên và cách phân hạt giống == Cả hai nội dung đơn nam và đơn nữ bao gồm 128 vận động viên. Kể từ mùa giải 2001 trứoc khi các giải đấu bắt đầu ban tổ chức công bố 32 hạt giống đơn nam và đơn nữ, 16 cặp hạt giống ở mỗi nội dung đôi. Hệ thống xếp hạng hạt giống được bắt đầu từ Giải quần vợt Wimbledon 1924. Ở thời điểm đó việc phân hạt giống cho phép các quốc gia có 4 vận động viên của nước đó ở bốn nhánh đấu riêng. Hệ thống này được thay thế từ Giải quần vợt Wimbledon 1927 và kể từ đó các tay vợt được xếp hạng hạt giống theo thứ hạng. Hai hạt giống số một đầu tiên là René Lacoste và Helen Wills. Ủy ban điều hành (Committee of Management) sẽ quyết định những tay vợt nào được nhận wildcard. Thông thường, wild card sẽ là các vận động vien có thành tích tốt ở các giải trước hoặc thu hút sự chú ý của công chúng nếu tham dự Wimbledon. Wild card duy nhất từng vô địch đơn nam là Goran Ivanišević vào năm 2001. Các vận động viên và các cặp không có thức hạng đủ cao hay không được trao wild card phải thi đấu ở vòng loại được tổ chức một tuần trước Wimbledon tại Sân thể thao của Ngân hàng Anh nằm ở Roehampton. Các cuộc thi đấu vòng loại diễn ra trong ba vòng; vòng loại đánh đôi chỉ diễn ra trong một vòng. Không có vòng loại cho nội dung đôi nam nữ. Thành tích tốt nhất của các tay vợt nội dung đơn phải xuất phát từ vòng loại là vòng bán kết: John McEnroe vào năm 1977 (nam), Vladimir Voltchkov năm 2000 (nam), và Alexandra Stevenson năm 1999 (nữ). Các vận động viên được phép thi đấu ở nội dung trẻ nhờ sự đề đạt của các hiệp hội quần vợt quốc gia, dựa theo bảng xếp hạng của Liên đoàn quần vợt quốc tế và, đối với nội dung đơn, nhờ thi đấu vòng loại. Đối với nội dung khách mờ, Ủy ban điều hành là bên quyết định. Ủy ban xếp hạng giống các tay vợt hàng đầu theo dựa trên xếp hạng, nhưng có thể thay đổi theo thành tích trên mặt sân cỏ của vận động viên. Từ năm 2002 sau thỏa thuận với ATP thì việc xếp hạng hạt giống có những thay đổi. Các hạt giống vẫn thuộc top 32 vận động viên trên BXH ATP, thứ tự hạt giống được xác định theo công thức: Điểm của ATP + 100% điểm nhận được từ các giải sân cỏ trong 12 tháng gần nhất + 75% điểm nhận được tại giải sân cỏ tốt nhất trong 12 tháng trước đó. Chỉ có hai tay vợt không được xếp hạng hạt giống từng vô địch đơn nam: Boris Becker năm 1985 và Goran Ivanišević năm 2001. Năm 1985 chỉ có 16 hạt giống và Becker xếp hạng 20; Ivanišević xếp thứ 125 khi vô địch với tư cách wildcard, mặc dù trước đó từng vào chung kết ba lần, và từng là tay vợt số 2 thế giới; xếp hạng của anh thấp là do chấn thưong vai dai dẳng ba năm liền, và chỉ vừa mới bình phục. Vào năm 1996, Richard Krajicek, người ban đầu không được xếp hạt giống, lên ngôi vô địch (xếp thứ 17, và chỉ có 16 hạt giống) nhưng được xếp làm hạt giống (vẫn với số 17) khi Thomas Muster bỏ cuộc trước giải. Chưa từng tay vợt nữ không được xếp hạng hạt giống nào vô địch; nhà vô địch có thứ hạng hạt giống thấp nhất là Venus Williams vào năm 2007 ở vị trí thứ 23. Các cặp không xếp hạng hạt giống cũng có một số lần gây bất ngờ; đặc biệt vào năm 2005 giải lần đầu tiên có hai nhà vô địch đôi nam dự tranh từ vòng loại. == Sân thi đấu == Wimbledon có 19 sân, tất cả đều có mặt sân cỏ. Đây là truyền thống "lawn tennis" (quần vợt trên sân cỏ) của người Anh, vì vậy họ vẫn muốn giữ mặc dù hầu hết tất cả các giải quần vợt khác trên thế giới dùng sân cứng (hard court) hoặc sân đất nện (clay court). Trên sân cỏ banh đi nhanh, nảy thấp và không đều, vì vậy nó thường thích ứng với những tay đấu thủ hay giao banh và chạy lên lưới (serve and volley). Nhưng có trường hợp đặc biệt là Bjorn Borg, vốn là tay vợt trước đó đã thành danh từ sân đất nện rất ít khi lên lưới, nhưng đã vô địch Wimbledon 5 năm liên tiếp (1976-1980). Sân thi đấu chính ở Wimbledon có tên là Sân Trung tâm (Centre Court), các trận chung kết luôn diễn ra ở đó. Do thời tiết ở Luân Đôn hay mưa trong thời gian tổ chức giải, người ta đã quyết định lắp mái che di động trên sân, đã hoàn thành năm 2009. Sân Số 1 nguyên thuỷ gắn liền với Sân Trung tâm, nhưng năm 1997 được làm lại, thay bằng khán đài mới có sức chứa lớn hơn. Người ta nói rằng Sân Số 1 nguyên thuỷ có một không khí rất độc đáo, được nhiều đấu thủ ưa thích, vì vậy việc thay nó đã làm buồn lòng nhiều người. Sân Số 1 cũng là nơi thi đấu một số trận quan trọng như tứ kết giải đơn, và có một màn ảnh truyền hình khổng lồ bên ngoài cho những người tụ tập trên một bãi cỏ cao để xem. Người Anh thường đặt tên cho ngọn đồi theo tên đấu thủ Anh "gà nhà" nào có nhiều hi vọng thắng giải. Ngày trước đấu thủ Anh đó là Tim Henman nên họ gọi là "ngọn đồi Henman". Nay đấu thủ Anh có hi vọng là Andy Murray nên lại gọi là "ngọn đồi Murray". Họ hy vọng có được nhà vô địch đơn nam người Anh đầu tiên kể từ Fred Perry năm 1936. Sân Số 2 có hỗn danh là "Mồ chôn các nhà vô địch" vì nơi đó nhiều tay vợt có hạng từng thua những đấu thủ xếp hạng thấp hơn. Các nạn nhân có cả Andre Agassi, Pete Sampras... và suýt nữa là thêm Tim Henman ở vòng 1 giải năm 2005. == Truyền thống == === Các cô bé và cậu bé nhặt bóng === Trong các trận đấu tại giải, các cô và cậu bé nhặt bóng, còn được gọi là các BBG, đóng vai trò quan trọng giúp giải đấu diễn ra trơn tru. Kể từ năm 1947 lực lượng nhặt bóng được cung cấp bởi trường Goldings. thuộc quỹ từ thiện Barnardo's Từ những năm 1920 trở về trước đơn vị cung cấp là Nhà trẻ em Shaftesbury. Kể từ năm 1969, các BBG được cử tới làm nhiệm vụ từ các trường địa phương. Tính tới 2008 các cô cậu bé nhặt bóng được chọn từ các trường tại các khu của Luân Đôn như Merton, Sutton, Kingston, và Wandsworth, cũng như tới từ Surrey. Trước đây, trường văn phạm nam sinh Wandsworth ở Sutherland Grove, trường nữ sinh Southfields và Mayfield ở West Hill, Wandsworth (cả hai đều đã ngừng hoạt động), là các trường được chọn cung cấp BBG, phần nào nhờ gần câu lạc bộ. BBG có độ tuổi trung bình 15, từ các lớp chín và mười trong hệ thống giáo dục Anh. BBG sẽ phục vụ một cho tới năm giải đấu (nếu được chọn lại). Từ năm 2005, các đội BBG gồm sáu người, hai người ở hai bên lưới, bốn người ở các góc. Các đội nhặt bóng sẽ luân phiên đổi lượt, tuần tự một giờ trên sân, một giờ nghỉ, (hai giờ tùy thuộc vào sân đấu). Các đội sẽ không được thông báo họ sẽ làm việc ở sân nào trong ngày hôm đó nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn như nhau ở tất cả các sân. Với sự gia tăng số sân và tăng thời gian thi đấu trong ngày, tính tới 2008, số BBG được yêu cầu là khoảng 250. Kể từ ngày thứ Tư thứ hai, các BBG được cho nghỉ, để lại khoảng 80 người trong ngày Chủ nhật cuối cùng. Mỗi BBG được nhận một chứng nhận, một ống bóng đã qua sử dụng, một ảnh của nhóm và tờ chương trình khi rời giải. Việc nhặt bóng được trả lương tổng cộng là từ 120 tới 180 bảng Anh một người sau quãng thời gian 13 ngày, tùy thuộc vào số thời gian tham gia. Mỗi BBG được phép giữ tất cả các phục trang, thường bao gồm ba tới bốn áo thun, hai hay ba quần đùi hoặc skort (váy với quần đùi bên trong), tracksuit, mười hai cặp vớ, ba cặp băng cổ tay, một chiếc mũ, túi đựng chai nước, cặp sách và giày. Cùng với đó việc nhặt bóng được xem là đặc quyền, và được coi là một chi tiết có giá trị trong CV của học sinh khi ra trường bởi nó cho thấy kỷ luật của người đó. Các BBG được phân chia theo tỉ lệ 50:50 giữa nam và nữ. Các cô bé nhặt bóng được sử dụng từ năm 1977, được phục vụ ở sân Trung tâm từ năm 1985. Các BBG tiềm năng đầu tiên sẽ được hiệu trưởng trường tiến cử để cân nhắc chọn lựa. Ứng viên muốn được chọn phải vượt qua bài kiểm tra viết về luật quần vợt, và vượt qua các bài kiểm tra về thể lực, khả năng di chuyển và các bài kiểm tra thích thi khác sau những hướng dẫn ban đầu. Những người vượt qua thành công sẽ bắt đầu giai đoạn luyện tập, bắt đầu từ tháng 2, từ đó người ta sẽ chọn ra các BBG cuối cùng. Tính tới 2008, số người tham gia đợt tập luyện là 600. Giai đoạn này bao gồm các buổi tập hàng tuần với các hướng dẫn thể chất, phương pháp và lý thuyết, nhằm đảm bảo các BBG phải thật nhanh, lẹ, tự tin và thích nghi tốt với các tình huống. === Màu sắc và đồng phục === Xanh lá cây đậm và tía là những màu truyền thống của Wimbledon. Wimbledon cũng là giải đấu duy nhất bắt buộc các tay vợt phải mặc trang phục "chủ yếu là màu trắng" trong các trận đấu chính thức của giải. Việc mặc đồ trắng cùng với vài điểm nhấn màu khác cũng có thể chấp nhận được, miễn không phải là hình logo thương hiệu (ngoại lệ duy nhất là logo của nhà sản xuất trang phục). Một số tranh cãi nổi lên sau khi Martina Navratilova mặc áo có hình nhãn hiệu thuốc lá "Kim" vào năm 1982. Cho tới năm 2005, trọng tài chính, trọng tài biên, các cô cậu nhặt bóng đều mặc màu xanh lá cây; tuy nhiên, từ năm 2006, những người này mặc đồng phục màu xanh hải quân và màu kem. === Hoàng gia === Trước kia, truyền thống của Sân Trung tâm còn đòi hỏi các vận động viên khi vào sân và khi rời sân phải cúi chào các người thuộc hoàng tộc ngồi trong Chỗ Ngồi Hoàng gia (Royal Box). Nhưng từ 2003, chủ tịch của All England Club, Công tước xứ Kent, quyết định chấm dứt điều lệ này. Các vận động viên chỉ phải chào khi có sự hiện diện của Nữ hoàng (Elizabeth II) hay Thái tử (Charles), cụ thể là khi Nữ hoàng tới dự khán vào ngày 24 tháng 6 năm 2010. === Lịch trình === Hàng năm giải bắt đầu 6 tuần trước ngày thứ hai đầu tiên của tháng 8, và kéo dài 2 tuần. Theo truyền thống thì ngày Chủ nhật giữa giải là ngày nghỉ, nhưng do mưa nên đã có bốn lần thông lệ này bị phá vào các năm 1991, 1997, 2004 và 2016. Tuần đầu tiên dành cho các vòng đấu ngoài, tuần thứ hai là các trận vòng 4, tứ kết, bán kết và chung kết. === Cúp và tiền thưởng === Vô địch đơn nam được nhận một chiếc cúp mạ vàng cao chừng 46 cm (hơn 18 inch). Vô địch đơn nữ nhận một chiếc khay bạc đường kính chừng 48 cm (gần 19 inch), thường gọi là Đĩa Nước Hoa Hồng Vệ Nữ (Venus Rosewater Dish) hoặc gọi tắt là Đĩa Nước Hoa Hồng (Rosewater Dish). Các giải còn lại cũng có cúp. Năm 2009 tiền thưởng là 850.000 bảng Anh cho mỗi danh hiệu vô địch đơn nam và đơn nữ. == Các nhà vô địch == Martina Navratilova, người Mỹ gốc Tiệp Khắc, là tay vợt đoạt giải đơn nhiều nhất: 9 lần vô địch đơn nữ, 1978, 1979, 1982–1987 và 1990, ngoài ra còn có 7 lần vô địch đôi nữ và 4 lần vô địch đôi nam nữ. Các tay vợt nữ thành công khác là Helen Wills Moody với 8 lần vô địch giải đơn; Dorothea Douglass Chambers và Steffi Graf, mỗi người 7 lần giải đơn. Về phía nam giới, đoạt giải đơn nhiều nhất là 7 lần: William Renshaw, người Anh (1881–1885 và 1889), Pete Sampras, người Mỹ (1993–1995 và 1997–2000), và Roger Federer, người Thụy Sĩ (2003–2007, 2009, 2012). Ngoài ra William Renshaw còn 5 lần vô địch giải đôi cùng với người anh em song sinh của mình, Ernest Renshaw. Trong lịch sử cận đại của Wimbledon, vô địch đơn nam nổi tiếng gồm có Bjorn Borg (thắng 5 năm liên tiếp 1976-1980), Pete Sampras (thắng 7 lần: 1993-1995 và 1997-2000), và Roger Federer (thắng 7 lần: 2003-2007, 2009, 2012). Năm 2013, Andy Murray đã trở thành tay vợt nam đầu tiên sau 77 năm của làng quần vợt vương quốc Anh giành chức vô địch Wimbledon sau khi anh đánh bại Djokovic 3-0 (6-4, 7-5, 6-4) trong trận chung kết. Danh sách đầy đủ các nhà vô địch: Vô địch đơn nam Vô địch đơn nữ Vô địch đôi nam Vô địch đôi nữ Vô địch đôi nam nữ == Điểm thứ hạng == Điểm trên bảng xếp hạng ATP và WTA kết thúc thay đổi theo mỗi kỳ Wimbledon. Sau đây là điểm số các tay vợt đánh đơn nhận được tùy theo thành tích của họ: == Kỉ lục == == Chùm ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == == Đọc thêm == == Liên kết ngoài == Trang web chính thức của giải Wimbledon Bản đồ các sân đấu Wimbledon – Tất cả các nhà vô địch (Sách tham khảo)
zillur rahman.txt
Mohammed Zillur Rahman (tiếng Bengal: মোঃ জিল্লুর রহমান, 09 tháng 3 năm 1929 - 20 tháng 3 năm 2013) là Tổng thống thứ 19 của Bangladesh giai đoạn 2009-2013. Là một nhà lãnh đạo cấp cao của Liên đoàn Awami, ông hoạt động trong đời sống chính trị Bangladesh trong hơn 50 năm và là một nhân vật chủ chốt trong phong trào dân tộc chủ nghĩa Bengal. Năm 2009, Rahman đã được Quốc hội bầu làm Tổng thống trong một cuộc bỏ phiếu không có phiếu chống. Ông là tổng thống thứ ba của Bangladesh qua đời khi đương nhiệm, sau Sheikh Mujibur Rahman và Ziaur Rahman. Mohammed Zillur Rahman qua đời ngày 20/3/2013 tại bệnh viện Mount Elizabeth Singapore do bệnh thận và các vấn đề về hô hấp. == Tham khảo ==
onyx.txt
Onyx là một biến thể có vân của canxedon. Màu sắc của các vân thay đổi từ trắng đến rất nhiều màu. Thông thường, các mẫu onyx có các vân màu đen và/hoặc trắng. == Biến thể == Onyx được tạo thành bởi các vân canxedon với nhiều màu sắc khác nhau. Nó có dạng vi tinh bao gồm các hạt silica của thạch anh và moganit phát triển xen nhau. Các vân song song nhau, giống như các vân của agat. == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
long đỗ.txt
Long Đỗ (龍肚) hay Long Độ, còn được gọi là thần Bạch Mã (白馬), là vị Thành hoàng đất Thăng Long, được thờ ở đền Bạch Mã, trấn phía Đông trong Thăng Long tứ trấn, cũng như nhiều đình, đền khác. Long Đỗ (có nghĩa là "rốn rồng", cũng chính là núi Nùng trong truyền thuyết), còn được dùng để chỉ đất Thăng Long-Hà Nội xưa. Thần núi Long Đỗ, nơi tiếp nhận khí thiêng sông núi của đất kinh thành Thăng Long, là vị thần bảo hộ cho nhân dân Thăng Long được an cư lạc nghiệp. == Với Cao Biền == Hai cuốn sách cổ Lĩnh Nam chích quái và Việt điện u linh tập đã ghi chép lại sự tích về thần Long Độ (Long Đỗ), trong đó nhắc đến đoạn với Cao Biền như sau: Khi xưa, Cao Biền đời nhà Đường được cử sang cai trị Giao Châu, cho đắp thành Đại La. Một hôm, Biền đang vẩn vơ dạo ngoài cửa đông thành, bỗng thấy mưa to gió lớn, rồi một đám mây ngũ sắc bốc lên từ mặt đất, tụ lại ở trên không, tia sáng bốc lên chói mắt, khí trời trở nên lạnh lẽo. Giữa đám mây, thấy hiện ra một người "đầu đội mão xích hoa, thân mặc áo tử hà, xiêm là, giày đỏ, bay lượn ở trong mây mù, hương lạ thơm lừng, đàn sáo hợp tấu, lững lờ uyển chuyển, lúc thấp lúc cao, lâu ước độ hai khắc rồi bỗng nhiên tan mất". Cao Biền kinh dị, cho là yêu quái. Đêm hôm ấy, Biền mộng thấy người gặp lúc ban ngày, đến bảo rằng: "Ta là Long Độ vương khí quân, thấy ông mở rộng kinh thành thì đến xem chơi, chớ có ngờ". Biền tỉnh dậy than: "Ta không biết làm chính trị nên quỷ thần vượt mặt ta, sự này là điềm lành hay điểm gở?". Có người khuyên Cao Biền dựng đền, đắp tượng thờ rồi lấy một nghìn cân sắt, đồng làm bùa trấn yểm, Biền làm y như vậy. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên quật đổi cây to, tung đất, làm tất cả đồng sắt trấn yếm đều biến thành tro bụi. Biền than thở: "Ta phải về Bắc thôi", sau quả nhiên như thế. == Thành hoàng Thăng Long == Đến đời Lý Thái Tổ, khi vua dời đô về Đại La và đổi tên thành Thăng Long (1010), muốn mở rộng phủ thành nhưng đắp thành xong đều bị lở, bèn cử người tới cầu thần. Đêm đó, vua nằm mộng thấy thần đến chúc mừng rồi dặn nhà vua cứ theo dấu vó ngựa đắp. Có con ngựa trắng từ đền đi ra, đi theo hướng Tây, vòng về hướng Đông, trở về điểm xuất phát rồi biến vào đền. Nhà vua y lời thần, bèn cho đắp thành xây lũy theo vết chân ngựa để lại, xây đến đâu chắc đến đấy. Lý Thái Tổ sai tạc một con ngựa trắng để thờ và ban sắc phong cho thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng đại vương, tức Thành hoàng của cả thành Thăng Long. Ngôi đền này vì thế cũng được gọi là đền Bạch Mã. Đến đời Lý Thái Tông, cho mở phố chợ về Cửa Đông, dân cư buôn bán tấp nập, chen chúc huyên náo sát tới tận bên đền. Vua muốn dời đền đến chỗ thanh tịnh khác, nhưng rồi lại bảo: "Xưa lập ở đây, nay không nên dời đi chỗ khác"; mới đem sửa sang lại đền, liền với các nhà ngoài phố, nhưng vẫn để một khoảng làm nơi thờ thần. Đến đêm, thần hiển linh nổi trận gió bấc rất to, cả dãy phố đều đổ, duy chỉ có đền thờ thần vẫn nguyên vẹn. Vua lấy làm lạ hỏi, có người biết, tâu lại chuyện hiển linh của thần từ trước. Vua mừng nói: "Đó thật là vị thần coi việc nhân gian", xuống chiếu cho sửa lễ tế đền, cho thần hưởng lộc: cứ đến mùa xuân lại đến làm lễ cầu phúc. Vua lại sắc phong thần làm Quảng Lợi vương. Ở phố chợ Cửa Đông, ba lần phát hỏa, các nhà trong phố đều bị cháy, duy chỉ có chỗ đền thờ thần, lửa không bao giờ lấn tới. Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải có bài thơ đề tặng, hiện vẫn còn ở biển gỗ thờ tại đền: Niên hiệu Trùng Hưng năm đầu, lại sắc phong hai chữ Thánh hựu. Năm Hưng Long thứ hai mươi mốt, gia phong hai chữ Phu ứng, tấn tước Đại vương, phẩm trật Thượng tướng Thái sư. Sách Lĩnh Nam chích quái viết: "Đời Trần phong làm Thuận Dụ tự ứng đại vương. Chùa ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương nay gọi là đền Bạch Mã". Sách Đại Nam nhất thống chí (quyển 13) khi giới thiệu về đền miếu của Hà Nội, đã dẫn sách Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên, còn viết rằng: "Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối linh Thượng đẳng thần". Văn bia Trùng tu Bạch Mã miếu bi ký, niên đại Minh Mệnh nguyên niên (1820), hiện còn tại đền có ghi rằng: "Ngài là vị Thành hoàng của kinh thành Thăng Long… Thần một thôn, một ấp đều được tôn kính, huống đây là vị thần chủ tể một khu vực ngàn dặm, được hàng trăm đời vua cúng tế. Các công lao ban phúc cho đất nước, giúp đỡ cho nhân dân, trong đó, cả đô thành và lân ấp đều được nhờ cậy". Một trong những câu đối còn tại đền đã khái quát khá tiểu biểu công ơn của thần Bạch Mã: Phù quốc lộ ư La Thành, vạn cổ uy thanh truyền mã tích Ngật tôn từ vu giang tứ, thiên thu vượng khí trấn Long Biên Tạm dịch: Giúp nước thịnh ở La Thành, muôn thuở uy danh truyền dấu ngựa Bến sông nước, nghìn năm vượng khí giữ Long Biên == Tên gọi == Trong các văn bản cổ, đặc biệt là Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái có sự không thống nhất về tên gọi của thần, cụ thể là "Long Đỗ" và "Long Độ", "Quảng Lợi" và "Quảng Lại". Trong 6 bản Việt điện u linh lưu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, tên gọi của thần trong truyện "Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương" có 5 bản ghi là "Long Độ", có một bản là "Long Đỗ', và tất cả các bản ghi là "Quảng Lợi". Ngược lại, trong 7 trên 9 bản Lĩnh Nam chích quái lưu tại Viện có chép "Long Đỗ vượng khí truyện" hay "Long Đỗ chính khí thần truyện", tất cả đều ghi là "Long Đỗ", có một bản chép là "Quảng Lợi", một bản chép là "Quảng Lại". Về sự khác biệt này, các nhà nghiên cứu ở Việt Hán Nôm dựa vào sách Trấn Vũ quán lục, thấy rằng "Long Độ" vốn là tên đất Long Biên vào cuối đời Hùng Vương, Sĩ Nhiếp khi làm Thái thú Giao Châu, được phong tước "Long Độ đình hầu". Họ cho rằng Long Độ là tên gọi gốc, đến đời nhà Trần, do có lệ kiêng húy tên Thái sư Trần Thủ Độ nên mới đổi thành "Long Đỗ". Cũng như vậy, sang thời Lê, theo sách Bạch Mã thần từ khảo chính, "vì kiêng húy Thái Tổ là Lê Lợi mà đổi chữ "Lợi" trong "Quảng Lợi" thành chữ "Lại" trong "Quảng Lại" vậy". Tuy đổi tên vì kiêng húy, nhưng ý nghĩa của những chữ này đều có thể thay thế cho nhau. "Long Độ" là tên gọi của đất Hà Nội xưa, "Long Đỗ" nghĩa là bụng rồng, nghĩa lại càng gần gũi với đất Thăng Long được mang tên từ thời Lý Thái Tổ. "Quảng Lợi" có thể hiểu là "làm lợi rộng khắp", đổi sang chữ Lại có nghĩa là "chỗ dựa", lại càng làm bật rõ được ý nghĩa của thần Bạch Mã, là vượng khí đất Long Độ, là chỗ dựa phù hộ cho nước cho dân. Về cơ bản các tên gọi đều muốn chỉ đến rốn rồng- là nơi mà Đất và Trời gặp nhau, là trung tâm của vũ trụ - theo quan điểm phương Đông, bụng có một vai trò quan trọng như tim trong quan điểm của phương Tây == Với thần Tô Lịch == Trong Lĩnh Nam chích quái cũng như trong tín ngưỡng dân gian từ lâu, thường đồng hóa hai vị thần của núi Nùng (Long Đỗ) và vị thần của sông Tô Lịch (Tô Lịch) lại làm một. Trong Tô Lịch giang thần truyện của Lĩnh Nam chích quái đã chép lại truyện thần sông Tô Lịch, trong đó có đoạn sau: Trong phần mở đầu của cuốn sách này, Vũ Quỳnh còn viết: "Tô Lịch là thần đất Long Đỗ, Xương Cuồng là thân cây chiên đàn, một đằng thì lập đàn tế lễ, dân được hưởng phúc, một đằng thì dùng trò vui mà trừ, dân được thoát hoa, việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bì mà không nhảm nhí, tuy có phần hoang đường mà tông tích vẫn có phần bằng cứ, há chẳng phải chỉ cốt khuyên điều thiện, răn điều ác, bỏ giả theo thật để khuyến khích phong tục mà thôi ư?", cho thấy việc đồng hóa hai vị thần Tô Lịch và Long Đỗ. Một số phiên bản của Lĩnh Nam chích quái cũng chép đoạn sau của truyện này, kể chuyện khi Lý Thái Tổ dời đô, thần Tô Lịch thác mộng chúc mừng vua và cũng được vua phong là "Đô quốc Thành hoàng đại vương", tức Thành hoàng của Thăng Long. Ngược lại, trong cuốn sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên lại coi hai vị thần sông Tô Lịch và thần đất Long Đỗ là hai vị khác nhau, chép ở hai truyện riêng là "Bảo quốc Trấn linh Định bang Quốc đô thành hoành đại vương" và "Quảng Lợi thánh hựu uy tế phu ứng đại vương". Ngoài ra có ngôi đình ở Hà Nội như đình Tân Khai lại thờ riêng cả hai vị thần Tô Lịch và Bạch Mã. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Lê Văn Lan thì cũng cho rằng thần Tô Lịch và thần Long Đỗ là một. Ông cho rằng tên gốc của thần là Tô Lịch, vốn là vị già làng của một thôn làng bên bờ sông Tô, một "làng Hà Nội gốc", được gọi là "hương Long Đỗ": == Xem thêm == Núi Nùng Đền Bạch Mã Tô Lịch == Chú thích ==