filename
stringlengths
4
100
text
stringlengths
0
254k
môn thể thao olympic.txt
Môn thể thao Olympic là các môn thể thao được thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Thế vận hội Mùa hè 2016 gồm 28 môn thi đấu tăng hai môn so với năm 2012. Thế vận hội Mùa đông 2014 có bảy môn thi đấu. Số lượng môn và nội dung thi đấu có thể khác nhau ở mỗi kỳ Thế vận hội. Mỗi môn Olympic được đại diện bởi một cơ quan điều hành quốc tế, là thành viên của Liên đoàn Quốc tế (IF). Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thiết lập hệ thống các môn thi đấu, phân môn và số nội dung thi đấu. Theo đó, các môn thể thao Olympic có thể được chia làm nhiều phân môn, những môn thường được cho là môn thể thao riêng biệt. Ví dụ bơi và bóng nước (phân môn của thể thao dưới nước, được đại diện bởi Liên đoàn bơi quốc tế), hay trượt băng nghệ thuật và trượt băng tốc độ (phân môn của trượt băng, đại diện bởi Liên đoàn trượt băng quốc tế). Các phân môn lại có thể chia ra thành các nội dung thi đấu nơi các bộ huy chương được trao. Một môn hoặc phân môn nằm trong chương trình thi đấu của Olympic program nếu IOC xác định rằng nó được tập luyện rộng rãi trên khắp thế giới, số các quốc gia tham gia tranh tài môn thể thao một cách thường xuyên. Các kỳ Thế vận hội trước có những môn mà nay không còn xuất hiện nữa như polo và kéo co. Những môn thể thao này được gọi là "những môn bị tạm ngừng", sau đó bị loại bỏ do thiếu sự quan tâm hoặc không có cơ quan điều hành thích hợp. Bắn cung và quần vợt và những ví dụ của những môn từng được thi đấu tại Thế vận hội nhưng sau đó bị loại bởi IOC, rồi sau đó thành công trong việc trở lại trong chương trình thi đấu của Olympic (lần lượt vào các năm 1972 và 1988). Những môn thể thao biểu diễn thường được diễn ra trong các kỳ Thế vận hội, thường nhằm giới thiệu một môn thể thao địa phương của nước chủ nhà hoặc để đánh giá sự quan tâm và ủng hộ dành cho môn thể thao đó. Một vài môn khác như bóng chày và bi đá trên băng, từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội (lần lượt vào các năm 1992 và 1998). Tuy nhiên bóng chày bị tạm ngừng từ sau Thế vận hội Mùa hè 2008. == Định nghĩa môn thể thao Olympic == == Sự thay đổi các môn == === Thay đổi từ năm 2000 === == Thế vận hội Mùa hè == Tại kỳ Thế vận hội đầu tiên, chín môn được tổ chức thi đấu. Kể từ sau đó số lượng các môn thi đấu tại Thế vận hội Mùa hè đã được tăng lên 28 trong giai đoạn 2000-2008. Tuy nhiên tại Thế vận hội Mùa hè 2012 số môn giảm xuống còn 26 sau quyết định của IOC năm 2005 loại bỏ bóng chày và bóng mềm ra khỏi chương trình thi đấu tại Olympic. Những môn này có thể tiếp tục trở thành môn thể thao Olympic nếu có khả năng trở lại chương trình thi đấu của Olympic. Tại Kỳ họp thứ 121 của IOC tại Copenhagen ngày 9 tháng 10 năm 2009, IOC đã bỏ phiếu cho golf và bóng bầu dục vào chương trình thi đấu Olympic, điều đó có nghĩa những môn này sẽ được thi đấu và 2016 sẽ lại một lần nữa có 28 môn. Để một môn hoặc phân môn được cân nhắc trở thành môn thể thao của Thế vận hội Mùa hè nó phải được thi đấu rộng rãi ở ít nhất 75 quốc gia và trải dài trên 4 lục địa. === Các môn mùa hè hiện tại và bị tạm ngừng === Dưới đây là các môn (hoặc các phân môn) đang và đã bị tạm ngừng trong chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội Mùa hè và được liệt kê theo thứ tự tên được sử dụng bởi IOC. Những môn bị tạm ngừng là từng được thi đấu chính thức tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè trước nhưng nay không còn. Các số liệu ở từng cột chỉ số nội dung thi đấu của mỗi môn tại kỳ Thế vận hội tương ứng; (•) chỉ các môn thể thao biểu diễn. Bảy trong số 28 môn thể thao có các phân môn. Các phân môn của cùng một môn sẽ được hiển thị cùng một màu: Thể thao dưới nước – Canoeing/Kayaking – Xe đạp – Thể dục dụng cụ – Bóng chuyền – Cưỡi ngựa – Vật === Môn thể thao mùa hè biểu diễn === Dưới đây là những môn hoặc phân môn được biểu diễn tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè nhưng chưa từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức: Bay lượn được đưa từ môn biểu diễn thành môn thể thao Olympic chính thức năm 1936 cho Thế vận hội Mùa hè 1940, nhưng Thế vận hội bị hủy do Thế chiến II. === Phân loại môn thể thao Olympic cho doanh thu === Các môn thể thao Olympic mùa hè được chia vào các loại dựa vào độ phổ biến được đo bằng: số lượng theo dõi trên truyền hình (40%), độ phổ biến trên internet (20%), khảo sát công cộng (15%), lượng yêu cầu vé (10%), phạm vi truyền thông (10%), và số liên đoàn quốc gia (5%). Việc phân loại này sẽ quyết định doanh thu mà Liên đoàn quốc tế của môn thể thao đó nhận được từ doanh thu của Thế vận hội. Phân loại hiện tại được liệt kê dưới đây. Loại A chỉ những môn thể thao phổ biến nhất; loại E chỉ các môn thể thao ít phổ biến nhất hoặc môn mới được thêm vào Olympic (golf và bóng bầu dục). == Thế vận hội Mùa đông == Trước 1924, khi Thế vận hội Mùa đông đầu tiên được tổ chức, các môn thể thao trên băng, như trượt băng nghệ thuật và khúc côn cầu trên băng, được diễn ra tại Thế vận hội Mùa hè. Hai môn này lần đầu xuất hiện lần lượt các năm 1908 và Thế vận hội Mùa hè 1920, nhưng được vĩnh viễn đưa vào chương trình thi đấu của Thế vận hội Mùa đông lần đầu tiên. Tuần lễ Thể thao mùa đông quốc tế, sau này được đặt tên là Thế vận hội Mùa đông lần thứ I và được công nhận bởi IOC, có chín môn thi đấu. Số môn thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông kể từ đó được giảm xuống còn bảy, với 15 phân môn. Một môn hoặc phân môn phải được thi đấu rộng rãi ở ít nhất 25 quốc gia ở ba châu lục mới được xem xét vào chương trình thi đấu Thế vận hội Mùa đông. === Các môn mùa đông hiện tại === Dưới đây là các môn (hoặc các phân môn) đang trong chương trình thi đấu chính thức của Thế vận hội Mùa đông và được liệt kê theo thứ tự tên được sử dụng bởi IOC. Các số liệu ở từng cột chỉ số nội dung thi đấu của mỗi môn tại kỳ Thế vận hội tương ứng (cột đỏ chỉ những lần môn đó được tổ chức tại Thế vận hội mùa hè); (•) chỉ các môn thể thao biểu diễn. Trong một vài trường hợp, cả nội dung chính thức được trao huy chương và nội dung biểu diễn của cùng một môn trong cùng một kỳ Thế vận hội. Ba trong bảy môn có các phân môn. Các phân môn của cùng một môn sẽ được hiển thị cùng một màu: Trượt băng – Trượt tuyết – Xe trượt băng 1 tuần tra quân sự, xem bên dưới. === Các môn mùa đông biểu diễn === Dưới đây là những môn hoặc phân mộn được biểu diễn tại các kỳ Thế vận hội Mùa đông nhưng chưa từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức: Tuần tra quân sự là một nội dung trượt tuyết chính thức năm 1924 nhưng hiện IOC coi nó là nội dung thuộc môn hai môn phối hợp tại những Thế vận hội, và không phải là một môn thể thao riêng. Ski ballet, tương tự, chỉ đơn giản là nội dung biểu diễn của môn trượt tuyết tự do. Những môn thể thao khuyết tật hiện nằm trong Thế vận hội Mùa đông dành cho người khuyết tật. == Các liên đoàn quốc tế được công nhận == Có nhiều môn không được công nhận là môn thể thao Olympic mặc dù học có các cơ quan điều hành được công nhận bởi IOC. Những môn thể thao như vậy, nếu đủ điều kiện theo các điều trong Hiến chương Olympic, có thể được đưa vào chương trình thi đấu của Thế vận hội trong tương lai, thông qua đề xuất của Ban kế hoạch thi đấu Olympic IOC, theo quyết định của Ban chấp hành IOC và được bỏ phiếu thông qua tại Kỳ họp IOC. Khi các môn biểu diễn Olympic được cho phép, một môn thường được xuất hiện như vậy trước khi được chính thức thừa nhận. Một Liên đoàn thể thao quốc tế (IF) sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo rằng các hoạt động của môn đó theo đúng Hiến chương Olympic. Khi một môn có IF được thừa nhận sẽ trở thành liên đoàn thể thao Olympic chính thức và cùng với các IF Olympic khác nằm trong Hiệp hội các Liên đoàn Thế vận hội Mùa hè quốc tế (ASOIF, dành cho các môn thể thao mùa hè tranh tài tại Thế vận hội), Hiệp hội các Liên đoàn thể thao Thế vận hội Mùa đông quốc tế (AIOWS, dành cho các môn thể thao mùa đông tranh tài tại Thế vận hội) hoặc Hiệp hội các Liên đoàn thể thao quốc tế được IOC thừa nhận (ARISF, dành cho các môn thể thao chưa được thi đấu tại Thế vận hội). Một số môn được thừa nhận nằm trong chương trình thi đấu của World Games, một sự kiện đa môn thể thao được tổ chức bởi Hiệp hội World Games quốc tế, một tổ chức hoạt động dưới sự bảo trợ của IOC. Kể từ khi World Games bắt đầu năm 1981, một số môn, bao gồm cầu lông, taekwondo và ba môn phối hợp sau đó đều được đưa vào chương trình thi đấu của Olumpic. Các cơ quan điều hành thể thao dưới đây mặc dù chưa được tranh tài tại Thế vận hội nhưng đã được thừa nhận bởi IOC: 1 Môn thể thao chính thức tại World Games2 Môn tạm ngưng tại Olympic3 Không đủ điều kiện bởi Hiến chương Olympic cấm các môn có động cơ4 Cơ quan quản lý của bóng rổ và bóng mềm được sáp nhập vào một liên đoàn quốc tế duy nhất năm 2013. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Olympic Official Reports International Olympic Committee - Sports IOC Olympic Programme Commission International Sports Federations Bản mẫu:Winter Olympic sports Bản mẫu:Ủy ban Olympic quốc tế
đất sét kim loại.txt
Đất sét kim loại (metal clay) là một vật liệu trung gian trong thủ công, bao gồm những hạt rất nhỏ của kim loại như bạc, vàng, đồng thiếc hoặc đồng nguyên chất trộn với một chất kết dính hữu cơ và nước để dùng làm đồ trang sức, hạt cườm và các tác phẩm điêu khắc nhỏ. Có nguồn gốc từ Nhật Bản vào năm 1990, đất sét kim loại có thể được định hình giống như bất kỳ loại đất sét mềm nào khác, bằng tay hoặc sử dụng khuôn mẫu. Sau khi phơi khô, loại đất sét này có thể được nung bằng nhiều cách khác nhau như trong một lò nung, với một cái đèn khò cầm tay, hoặc trên bếp gas, phụ thuộc vào loại đất sét và các kim loại trong đó. Chất kết dính sẽ bị đốt cháy, chỉ còn lại kim loại nguyên chất được thiêu kết thành dạng rắn. Sự co rút vật liệu rơi vào khoảng từ 8% đến 30% (tùy thuộc vào sản phẩm được sử dụng). Hợp kim như đồng điếu, bạc 925 và thép cũng được sử dụng trong vật liệu. == Lịch sử == Vật liệu đất sét kim loại đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản vào năm 1990 để cho phép các nhà chế tác đồ trang sức thủ công làm đồ trang sức có vẻ ngoài tinh vi mà không cần nhiều năm nghiên cứu học tập để có thể tạo ra những đồ trang sức đẹp. == Đất sét kim loại bạc == Vật liệu đất sét kim loại bạc cho thấy kết quả trong các vật dụng chứa 99.9% bạc nguyên chất, phù hợp cho việc tráng men. Vật liệu đất sét kim loại dạng miếng được bán trong các gói kín để giữ ẩm và dễ dàng làm việc cùng. Các phiên bản kim loại bạc cũng có sẵn ở dạng nhão mềm hơn trong một ống bơm được bơm đầy từ trước, mà có thể được sử dụng để sản xuất các hình dạng có bước loại bỏ, với phần được loại bỏ ở dạng ống nhỏ, như các vật dụng mỏng và phẳng như chồng giấy, từ đó hầu hết độ ẩm được loại bỏ. Các thương hiệu thường gặp của đất sét kim loại bạc bao gồm Precious Metal Clay (PMC) và Art Clay Silver (ACS). === Precious Metal Clay (PMC) === PMC được phát triển vào đầu những năm 1990 tại Nhật Bản do nhà luyện kim Morikawa Masaki. Là một sản phẩm thiêu kết ở pha rắn của một loại bột kim loại quý được dùng để tạo thành một vật bằng kim loại quý, có vật liệu bao gồm các hạt vi mô bạc nguyên chất hoặc bột vàng ròng và một chất kết dính hữu cơ không độc hại, hòa tan trong nước, bị đốt cháy trong quá trình nung. Lần thành công đầu tiên đạt được với vàng và sau đó tiếp tục với bạc. Nhãn hiệu PMC bao gồm những sản phẩm sau: Công thức ban đầu của PMC, bây giờ gọi là "tiêu chuẩn": nung tại 900 °C (1.650 °F) trong 2 giờ, co lại 30% trong khi nung. PMC+ & PMCflex: nung tại 900 °C (1.650 °F) trong 10 phút hoặc 800 °C (1.470 °F) trong 30 phút; co lại 15%, do một sự giảm kích thước hạt vật chất. PMC+ cũng có sẵn ở dạng tấm có thể làm việc được như giấy; ví dụ như với origami. PMC3: nung tại 599 °C (1.110 °F) trong 45 phút hoặc 699 °C (1.290 °F) trong 10 phút; co rút 10%. Nó cũng có thể được nung bằng một đèn khò butan đến khi nóng đỏ trong ít nhất 2 phút. Vật liệu này có độ bền cao hơn các công thức cũ. Nó cũng có sẵn ở dạng sệt và hồ nhão mà có thể quét lên bề mặt của một vật để sử dụng như một khuôn mẫu. Aura 22: một vật liệu mạ vàng 22 k, một hỗn hợp vàng dạng hồ nhằm sơn lên bề mặt các vật liệu bằng bạc PMC, hoặc các vật dụng bằng bạc làm sẵn. PMC Pro: một sản phẩm cứng hơn, chỉ có 90% bạc, do đó nó không thể được xác nhận tiêu chuẩn như bạc 925. Nó cũng đòi hỏi nung lò trong một thùng than hoạt tính trong 1 giờ ở 760 °C (1.400 °F). PMC Sterling: được nung tại 815 °C (1.499 °F) và co rút 10-15%. Bởi vì hàm lượng đồng có trong công thức này, quá trình nung bao gồm hai bước; bước một là một quá trình nung có mở cửa lò và bước hai đòi hỏi một chảo nung với vật liệu than hoạt tính. === Art Clay Silver (ACS) === ACS được phát triển bởi AIDA Chemical Industries, cũng là một công ty Nhật Bản. ACS dựa theo PMC tiêu chuẩn với vật liệu đất sét Art Clay Original (giống với PMC+ hơn PMC tiêu chuẩn), cho phép người sử dụng nung với một đèn khò cầm tay hoặc trên một ngăn giữ nóng bằng gas (gas hob). Do sự khác biệt tinh tế trong chất kết dính và thời gian nung gợi ý, loại đất sét này co rút ít hơn các phiên bản của PMC, chỉ khoảng 8–10%. Các phát triển tiếp theo giới thiệu Art Clay Slow Dry, một vật liệu đất sét với thời gian làm việc lâu bền hơn. Art Clay 650 và Art Clay 650 Slow Dry sớm được tiếp nối; cả hai loại này đều có thể nung tại 650 °C (1.202 °F), cho phép người sử dụng kết hợp đất sét với thủy tinh và bạc 925, mà không gây ảnh hưởng tiêu cực bởi nhiệt độ cao hơn cần để nung các vật liệu đất sét thế hệ đầu tiên. AIDA cũng sản xuất Oil Paste, một sản phẩm chỉ dùng trên các vật đã nung làm từ đất sét kim loại hoặc bạc tốt được nghiền ra, và Overlay Paste, được thiết kế cho các bản thiết kế vẽ trên thủy tinh và đồ sứ. Năm 2006, AIDA giới thiệu Art Clay Gold Paste, một cách kinh tế hơn để làm việc với vàng. Hỗn hợp hồ được quét lên vật đã nung làm từ đất sét bạc kim loại, sau đó nung lại trong một lò nung, hoặc với một cái đèn khò hoặc bếp gas. Khi nung, nó gắn kết với bạc, tạo nên một vật liệu vàng 22ct. Cùng năm, Art Clay Slow Tarnish cũng được giới thiệu, một vật liệu đất sét có tốc độ xỉn màu chậm hơn các loại đất sét kim loại khác. == Các loại đất sét kim loại thường == Vật liệu đất sét kim loại đồng thiếc dạng miếng được giới thiệu năm 2008 bởi Metal Adventures Inc. và năm 2009 bởi Prometheus. Vật liệu đất sét kim loại đồng nguyên chất dạng miếng được giới thiệu năm 2009 bởi Metal Adventures Inc. và AIDA. Do chi phí thấp hơn, các vật liệu đất sét kim loại đồng được sử dụng rộng rãi bởi các nghệ nhân một cách thường xuyên hơn các loại đất sét kim loại vàng và bạc tại thị trường Mỹ. Do yêu cầu xác nhận tiêu chuẩn đặt ra ở Vương quốc Anh, các loại đất sét với đồng này không được coi là cao cấp. Thời gian chế tạo thực sự của một món đồ làm từ đồng cũng là lớn hơn nhiều so với các vật liệu từ bạc. Các loại đất sét kim loại thường, như đồng thiếc, đồng nguyên chất và thép được nung một cách tốt nhất trong điều kiện không có oxy, để loại bỏ quá trình oxy hóa các kim loại của oxy trong khí quyển. Một phương tiện để thực hiện điều này - để đặt vật dụng trong than hoạt tính ở bên trong một hộp chứa - được phát triển bởi Bill Struve. == Bột đất sét kim loại == Các loại đất sét kim loại cũng có ở dạng bột khô, với nó, ta có thể thêm nước để làm ẩm và nhào nặn để đạt được một khối đất sét nhất quán. Một lợi thế cho dạng bột là thời hạn sử dụng không giới hạn của họ. Sản phẩm đất sét kim loại bạc đầu tiên ở dạng bột được ra mắt vào năm 2006 là Silver Smiths' Metal Clay Powder. Trong những năm tiếp theo, các loại đất sét kim loại thường được Hadar Jacobson và Goldie World công bố có một số biến thể có chứa đồng, đồng thau và thậm chí cả thép. == Hợp kim bạc 960 == EZ960™ Sterling Silver Metal Clay là vật liệu đất sét kim loại với bạc 925 đầu tiên có thể lấy ngay ra khỏi bao bì để tạo hình, nung và hoàn thành mà không cần hai bước trộn nguyên liệu và không yêu cầu than. Vì loại đất sét này là với hợp kim bạc 925, một trong những thuộc tính tốt nhất của nó là sức bền sau khi nung, so với bạc tốt. Vật liệu này được phát minh bởi Bill Struve từ Metal Adventures, người sáng chế ra BRONZclay™ và COPPRclay™. Loại đất sét này được nung với cửa lò mở trên một kệ lò gốm cứng ở 913, 2 giờ, đặt trên mặt phẳng, không yêu cầu than. Tỷ lệ hao hụt của nó nhỏ hơn so với các loại đất sét khác, khoảng 10-11%. Các nghệ sĩ chế tác bằng đất sét kim loại tìm kiếm sự bền chắc ở trong các sản phẩm bạc của họ cũng có thể trộn đất sét PMC có bạc tốt với một lượng tương đương PMC Sterling. Quá trình nung hợp kim này sẽ diễn ra trong hai giờ với nhiệt độ lên đến 898 °C (1.648 °F). == Xem thêm == Kintsugi == Chú thích ==
samsung galaxy mini 2.txt
Samsung Galaxy Mini 2 là một điện thoại thông minh do Samsung sản xuất chạy hệ điều hành mã nguồn mở Android 2.3 Gingerbread. Nó được công bố và phát hành bởi Samsung vào tháng 2 năm 2012. Nó có sẵn ba màu: đen, vàng và trắng. == Phần cứng == == Cập nhật phần mềm == == Các biến thể == Có các biến thể khác nhau của Galaxy Mini 2, gồm: == Thiết bị kế nhiệm == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Samsung Galaxy Mini 2 on m.samsung.com [UK]
triệu.txt
1000000 (một triệu) là một số tự nhiên ngay sau 999999 và ngay trước 1000001. Thường ký hiệu là: M (có gạch ngang trên đầu), Mio... Căn bậc hai của 1000000 là 1000. == Tham khảo ==
giải emmy.txt
Giải Emmy, hay thường được gọi là Emmy, là chương trình giải thưởng phim truyền hình, tương tự như Peabody Award nhưng chủ yếu về thể loại giải trí hơn, được xem là giải thưởng cao qúy nhất của công nghiệp truyền hình và thường được xem là giải Oscar của thể loại truyền hình. Giải đã góp phần phát triển công nghiệp truyền hình lớn mạnh, kẻ cả các chương trình giải trí, tin tức, tài liệu, hay thể thao. Giải thưởng gồm nhiều hạng mục khác nhau. Chẳng hạn như giải Primetime Emmy Award, tôn vinh các phim truyền hình Mỹ (kể cả thể thao), và Daytime Emmy Award, tôn vinh thể loại phim truyền hình dài tập hằng ngày Mỹ. Ba giải khác tương tự như Giải Emmy: Academy of Television Arts & Sciences (ATAS) tôn vinh các chương trình giờ vàng; National Academy of Television Arts & Sciences (NATAS) ghi nhận công sức các bộ phim tư liệu, thể thao, tin tức...; International Academy of Television Arts & Sciences tôn vinh tất cả các loại phim truyền hình ngoài nước Mỹ. == Lịch sử == Viện Truyền hình Nghệ thuật & Khoa học Los Angeles (ATAS), xây dựng và thành lập giải thưởng Emmy nhằm tri ân và tạo cơ hội tiếp cận công chúng của ngành truyền hình. Giải Emmy đầu tiên được tổ chức ngày 25.01.1949 tại Câu lạc bộ Hollywood Athletic. Giải thưởng Emmy đầu tiên chỉ diễn ra trong phạm vi địa phương, trao cho các nhà sản xuất được phát sóng trong phạm vi Los Angeles. Trong đợt trao giải đầu tiên, Shirley Dinsdale đã nhận giải Truyền hình xuất sắc nhất. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Primetime Emmy Awards International Emmy Awards Daytime Emmy Awards Emmy Awards trên Internet Movie Database
quảng trường thiên an môn.txt
Quảng trường Thiên An Môn (giản thể: 天安门广场, phồn thể: 天安門廣場, bính âm: Tiān'ānmén Guǎngchǎng) là một quảng trường rất lớn tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Nó được đặt tên theo Thiên An Môn, cổng thành ở phía bắc chia cách nó với Tử Cấm Thành. Nhiều người xem nơi đây là nơi tượng trưng trung tâm của Trung Quốc. Ở ngoài Trung Quốc, quảng trường này được nhiều người biết đến qua một cuộc biểu tình trong năm 1989. == Sơ lược == Lịch sử xây dựng quảng trường bắt đầu vào năm 1417 với một hành lang dài hình chữ " T" nối giữa Thừa thiên môn (năm 1651 nhà Thanh được tu bổ và đổi tên thành Thiên an môn) và Đại Minh môn (năm 1651 đổi tên thành Đại Thanh môn, năm 1912 đổi tên thành Trung hoa môn, nay đã bị phá bỏ) ở phía Bắc và Nam, và giữa Trường an môn đông (đã bị phá bỏ) và Trường an môn tây(đã bị phá bỏ) ở phía Đông và Tây được gọi là "Thiên bộ lang" (hành lang dài 1000 bước chân); hai bên hành lang là các công sở triều đình. Quảng trường được bao quanh bởi tường cao và người dân bị cấm tiếp cận trừ những dịp nhất định. Năm 1911, nhà Thanh kết thúc, chính quyền Trung hoa dân quốc đã cho phá bỏ phần tường bao quanh và một số các công trình đã bị phá bỏ khiến quảng trường trở nên thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân đi vào quảng trường.Từ đây, quảng trường trở thành nơi tụ họp của các phong trào chính trị liên quan đến vận mệnh toàn Trung hoa. Ngày 4 tháng 5 năm 1919, phong trào Ngũ tứ của học sinh, sinh viên, trí thức, thị dân,... Trung quốc đấu tranh chống lại những nhượng bộ của chính quyền trước ngoại bang đã bùng nổ ở đây. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trên thành lầu Thiên an môn, chủ tịch Mao Trạch Đông đã đọc diễn văn khai sinh nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa. Năm 1955 đến năm 1959, hướng tới kỉ niệm 10 năm thành lập nước thì quảng trường được cải tạo thành như hiện nay với chiều dài 880 m nam-bắc và chiều rộng 500 m đông-tây, diện tích 440.000 mét vuông. Hàng loạt công trình lớn trong Thập đại công trình được xây dựng xung quanh quảng trường như:Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, Bảo tàng cách mạng, Đài tưởng niệm các anh hùng dân tộc... Năm 1969 đến 1970,cổng Thiên An môn được tu bổ hoàn toàn. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai qua đời, một cuộc biểu tình chống "Bè lũ bốn tên" được tổ chức tại đây, bắt đầu cho sự kết thúc hoàn toàn của Cách mạng văn hoá. Năm 1989, tại đây đã diễn ra Thảm sát Thiên An môn nhằm vào các sinh viên, học sinh biểu tình đòi tự do dân chủ. Hiện nay, quảng trường được sử dụng làm nơi tổ chức những sự kiện chính trị quan trọng == Đặc trưng == Trong năm 1949 nó được nới rộng ra thành diện tích bây giờ. Ở giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông. Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ cổ xưa: phía bắc là Thiên An Môn và phía nam là Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An, được dùng trong các cuộc diễn hành, nằm giữa Thiên An Môn và quảng trường. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây, nhưng trong quảng trường thì trống rỗng, không có cây cối hay ghế ngồi. Quảng trường được tỏa sáng bởi những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Khu vực bị giám sát chặt chẽ bởi cảnh sát (có và không mặc đồng phục). == Sự kiện == Quảng trường Thiên An Môn là nơi xảy ra nhiều sự kiện chính trị như là việc Mao Trạch Đông thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 và các buổi mít tinh trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Nó cũng là nơi xảy ra nhiều phong trào phản đối, trong đó có Phong trào Ngũ Tứ (1919) đòi khoa học và dân chủ, các cuộc biểu tình trong 1976 sau cái chết của Chu Ân Lai và các cuộc biểu tình tại Thiên An Môn trong năm 1989. Trong cuộc biểu tình trong năm 1989, một số người biểu tình đã bị thiệt mạng trên đường về phía tây của quảng trường và một số khu vực lân cận. Một số nguồn (Graham Earnshaw [1] và Columbia Journal Review [2]) cho rằng không ai bị thiệt mạng tại quảng trường. Trong báo chí các nước Tây phương, sự kiện này được gọi là Cuộc thảm sát Quảng trường Thiên An Môn (Tiananmen Massacre). Những người chống lại phong trào đòi dân chủ tại Trung Quốc phản đối cách gọi này. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Quảng trường Thiên An Môn nhìn từ vệ tinh
chung kết cúp c1 châu âu 1958.txt
Trận chung kết Cúp C1 châu Âu năm 1958 là trận đấu bóng đá giữa Real Madrid của Tây Ban Nha và A.C. Milan của Ý tại sân vận động Heysel ở Bruxelles, Bỉ vào ngày 28 tháng 5 năm 1958. Real Madrid lần thứ 3 liên tiếp giành cúp với chiến thắng 3-2 sau 2 hiệp phụ. == Chi tiết trận đấu == == Xem thêm == Cúp C1 châu Âu 1957-58 == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cúp C1 châu Âu 1957-58 trên trang chủ của UEFA Cúp C1 châu Âu trên trang chủ của RSSSF Lịch sử Cúp C1 châu Âu 1957-58
năm môn phối hợp hiện đại tại thế vận hội mùa hè 2008.txt
Giải năm môn phối hợp hiện đại tại Thế vận hội Mùa hè 2008 diễn ra trong hai ngày 21 và 22 tháng 8 năm 2008 tại sân vận động Trung tâm Thể thao Olympic (tổ chức hai nội dung chạy và đua ngựa), bể bơi Anh Đông (tổ chức nội dung bơi) và Trung tâm Hội nghị Màu xanh Olympic (tổ chức hai nội dung đấu kiếm và bắn súng). == Bảng huy chương == == Tám vị trí đầu == === Nam === === Nữ === == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
cấu trúc arm.txt
Cấu trúc ARM (viết tắt từ tên gốc là Advanced RISC Machine) là một loại cấu trúc vi xử lý 32 bit và 64 bit kiểu RISC được sử dụng rộng rãi trong các thiết kế nhúng. Do có đặc điểm tiết kiệm năng lượng, các bộ CPU ARM chiếm ưu thế trong các sản phẩm điện tử di động, mà với các sản phẩm này việc tiêu tán công suất thấp là một mục tiêu thiết kế quan trọng hàng đầu. Ngày nay, hơn 75% CPU nhúng 32-bit là thuộc họ ARM, điều này khiến ARM trở thành cấu trúc 32-bit được sản xuất nhiều nhất trên thế giới. CPU ARM được tìm thấy khắp nơi trong các sản phẩm thương mại điện tử, từ thiết bị cầm tay (PDA, điện thoại di động, máy đa phương tiện, máy trò chơi cầm tay, và máy tính cầm tay) cho đến các thiết bị ngoại vi máy tính (ổ đĩa cứng, bộ định tuyến để bàn.) Một nhánh nổi tiếng của họ ARM là các vi xử lý Xscale của Intel. == Lịch sử phát triển == Việc thiết kế ARM được bắt đầu từ năm 1983 trong một dự án phát triển của công ty máy tính Acorn. Nhóm thiết kế, dẫn đầu bởi Roger Wilson và Steve Furber, bắt đầu phát triển một bộ vi xử lý có nhiều điểm tương đồng với Kỹ thuật MOS 6502 tiên tiến. Acorn đã từng sản xuất nhiều máy tính dựa trên 6502, vì vậy việc tạo ra một chip như vậy là một bước tiến đáng kể của công ty này. Nhóm thiết kế hoàn thành việc phát triển mẫu gọi là ARM1 vào năm 1985, và vào năm sau, nhóm hoàn thành sản phẩm ‘’thực’’ gọi là ARM2. ARM2 có tuyến dữ liệu 32-bit, không gian địa chỉ 26-bit tức cho phép quản lý đến 64 Mbyte địa chỉ và 16 thanh ghi 32-bit. Một trong những thanh ghi này đóng vai trò là bộ đếm chương trình với 6 bit cao nhất và 2 bit thấp nhất lưu giữ các cờ trạng thái của bộ vi xử lý. Có thể nói ARM2 là bộ vi xử lý 32-bit khả dụng đơn giản nhất trên thế giới, với chỉ gồm 30.000 transistor (so với bộ vi xử lý lâu hơn bốn năm của Motorola là 68000 với khoảng 68.000 transistor). Sự đơn giản như vậy có được nhờ ARM không có vi chương trình (mà chiếm khoảng ¼ đến 1/3 trong 68000) và cũng giống như hầu hết các CPU vào thời đó, không hề chứa cache. Sự đơn giản này đưa đến đặc điểm tiêu thụ công suất thấp của ARM, mà lại có tính năng tốt hơn cả 286. Thế hệ sau, ARM3, được tạo ra với 4KB cache và có chức năng được cải thiện tốt hơn nữa. Vào những năm cuối thập niên 80, hãng máy tính Apple Computer bắt đầu hợp tác với Acorn để phát triển các thế hệ lõi ARM mới. Công việc này trở nên quan trọng đến nỗi Acorn nâng nhóm thiết kế trở thành một công ty mới gọi là Advanced RISC Machines. Vì lý do đó bạn thường được giải thích ARM là chữ viết tắt của Advanced RISC Machines thay vì Acorn RISC Machine. Advanced RISC Machines trở thành công ty ARM Limited khi công ty này được đưa ra sàn chứng khoán London và NASDAQ năm 1998. Kết quả sự hợp tác này là ARM6. Mẫu đầu tiên được công bố vào năm 1991 và Apple đã sử dụng bộ vi xử lý ARM 610 dựa trên ARM6 làm cơ sở cho PDA hiệu Apple Newton. Vào năm 1994, Acorn dùng ARM 610 làm CPU trong các máy vi tính RiscPC của họ. Trải qua nhiều thế hệ nhưng lõi ARM gần như không thay đổi kích thước. ARM2 có 30.000 transistors trong khi ARM6 chỉ tăng lên đến 35.000. Ý tưởng của nhà sản xuất lõi ARM là sao cho người sử dụng có thể ghép lõi ARM với một số bộ phận tùy chọn nào đó để tạo ra một CPU hoàn chỉnh, một loại CPU mà có thể tạo ra trên những nhà máy sản xuất bán dẫn cũ và vẫn tiếp tục tạo ra được sản phẩm với nhiều tính năng mà giá thành vẫn thấp. Thế hệ thành công nhất có lẽ là ARM7TDMI với hàng trăm triệu lõi được sử dụng trong các máy điện thoại di động, hệ thống video game cầm tay, và Sega Dreamcast. Trong khi công ty ARM chỉ tập trung vào việc bán lõi IP, cũng có một số giấy phép tạo ra bộ vi điều khiển dựa trên lõi này. Dreamcast đưa ra bộ vi xử lý SH4 mà chỉ mượn một số ý tưởng từ ARM (tiêu tán công suất thấp, tập lệnh gọn …) nhưng phần còn lại thì khác với ARM. Dreamcast cũng tạo ra một chip xử lý âm thanh được thiết kế bởi Yamaha với lõi ARM7. Bên cạnh đó, Gameboy Advance của Nintendo, dùng ARM7TDMI ở tần số 16,78 MHz. Hãng DEC cũng bán giấy phép về lõi cấu trúc ARM (đôi khi chúng ta có thể bị nhầm lẫn vì họ cũng sản xuất ra DEC Alpha) và sản xuất ra thế hệ Strong ARM. Hoạt động ở tần số 233 MHz mà CPU này chỉ tiêu tốn khoảng 1 watt công suất (những đời sau còn tiêu tốn ít công suất hơn nữa). Sau những kiện tụng, Intel cũng được chấp nhận sản xuất ARM và Intel đã nắm lấy cơ hội này để bổ sung vào thế hệ già cỗi i960 của họ bằng Strong ARM. Từ đó, Intel đã phát triển cho chính họ một sản phẩm chức năng cao gọi tên là Xscale. == Các dạng lõi == == Các lưu ý về thiết kế == Để đạt được một thiết kế gọn, đơn giản và nhanh, các nhà thiết kế ARM xây dựng nó theo kiểu nối cứng không có vi chương trình, giống với bộ vi xử lý 8-bit 6502 đã từng được dùng trong các máy vi tính trước đó của hãng Acorn. Cấu trúc ARM bao gồm các đặc tính của RISC như sau: Cấu trúc nạp/lưu trữ. Không cho phép truy xuất bộ nhớ không thẳng hàng (bây giờ đã cho phép trong lõi Arm v6) Tập lệnh trực giao File thanh ghi lớn gồm 16 x 32-bit Chiều dài mã máy cố định là 32 bit để dễ giải mã và thực hiện pipeline, để đạt được điều này phải chấp nhận giảm mật độ mã máy. Hầu hết các lệnh đều thực hiện trong vòng một chu kỳ đơn. So với các bộ vi xử lý cùng thời như Intel 80286 và Motorola 68020, trong ARM có một số tính chất khá độc đáo như sau: Hầu hết tất cả các lệnh đều cho phép thực thi có điều kiện, điều này làm giảm việc phải viết các tiêu đề rẽ nhánh cũng như bù cho việc không có một bộ dự đoán rẽ nhánh. Trong các lệnh số học, để chỉ ra điều kiện thực hiện, người lập trình chỉ cần sửa mã điều kiện Có một thanh ghi dịch đóng thùng 32-bit mà có thể sử dụng với chức năng hoàn hảo với hầu hết các lệnh số học và việc tính toán địa chỉ. Có các kiểu định địa chỉ theo chỉ số rất mạnh Có hệ thống con thực hiện ngắt hai mức ưu tiên đơn giản nhưng rất nhanh, kèm theo cho phép chuyển từng nhóm thanh ghi. == Giấy phép dùng ARM == Cấu trúc ARM được công ty Anh ARM Holding đăng ký bản quyền. Phát triển đầu tiên vào những năm 1980, đến trong năm 2013 nó là kiến trúc được sử dụng phổ biến nhất. Trong năm 2011 các nhà sản xuất chip dựa trên kiến trúc ARM đã báo cáo 7.9 tỉ bộ vi xử lý ARM đã được mua, hiện diện trong 95% smartphone, 90% ổ đĩa cứng,40% truyền hình kĩ thuật số và set top box, 15% trong vi điều khiển,20% trong máy tính di động. Một mình ARM Holding không sản xuất chip điện tử, nhưng nó đăng ký bản quyền của nó đến nhà sản xuất bán dẫn.Bộ vi xử lý và hệ thống trên chip dựa trên kiến trúc ARM bao gồm Qualcomm Snapdragon, nVidia Tegra, MediaTek và Texas Instruments OMAP. == Xem thêm == Inferno DirectBand AMULET Philips LPC2000 ARM7TDMI-S Microcontrollers == Tham khảo == == Liên kết ngoài == 4tech Ltd. ARM Ltd. Inferno: An Open Source operating system for embedded devices An open source RTOS for low end ARM7 devices ARM Assembler Programming; tutorial, resources, and examples Philips ARM microcontrollers The ARM microcontroller Wiki Atmel ARM microcontrollers NEON Keith & Koep GmbH - System On Module with ARM and Windows CE Toradex Industrial Single Board Computers GCC ARM improvement project Debian GNU/Linux on ARM ARM7 lpc210x Programming; Tutorial; Forum dedicated to ARM Cores DeviceTools Software, tools and resources for ARM developers. Embedded Toolsmiths - JTAG Emulator, JTAG Flash Programmer, JTAG Debugger for ARM Processors. ARM7 Evaluation Board; AT91SAM7X256; 256K Flash, 64K SRAM, JTAG, Ethernet, CAN, USB, UART and more. gumstix - Gum stick size, full function XScale Linux computers Segger J-Link (JTAG Emulator for ARM Cores) Segger-US J-Link (JTAG Emulator for ARM Cores) Circuit Cellar Article (SOFTWARE BREAKPOINTS IN FLASH MEMORY FOR ARM MCUs)
vệ binh thụy sĩ.txt
Vệ binh Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Custodes Helvetici) là những người lính Thụy Sĩ đã từng phục vụ với vai trò là vệ sĩ tại các triều đình nước ngoài ở châu Âu kể từ cuối thế kỷ 15. Ngoài ra, họ cũng tham gia trong vai trò là lính đánh thuê tại các quân đội khác nhau, đặc biệt là quân đội Pháp, Tây Ban Nha và Naples cho đến tận thế kỷ 19. Đội Cận vệ Thụy Sĩ cho Giáo hoàng (Pontificia Cohors Helvetica) đề cập lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ giáo hoàng kể từ năm 1506, bao gồm cả việc đảm bảo an ninh khi ra vào Điện Tông Tòa và Thành Vatican. Đây là đơn vị duy nhất còn sót lại của Vệ binh Thụy Sĩ cho đến ngày nay. Thực tế, họ còn phục vụ như là lực lượng quân đội của thành Vatican, dù không chính thức, họ được coi là quân đội kế thừa lâu đời nhất trên thế giới. Đến năm 2003, đội cận vệ này gồm 134 chiến sĩ. Tuy Vatican dùng tiếng Latinh làm ngôn ngữ chính thức và tiếng Ý trong công việc hằng ngày nhưng Đội cận vệ Thụy Sĩ lại chủ yếu nói tiếng Đức. == Lịch sử == === Tuyển quân === Đội cận vệ Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng chỉ tuyển nam giới đang độc thân, là người Công giáo, là công dân Thụy Sĩ tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 174 cm (5 ft 8,5 in), đã hoàn thành khóa đào tạo cơ bản của đội vệ binh Thụy Sĩ và có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt, phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc tốt nghiệp trung học. Năm 2009, ông Daniel Anrig - chỉ huy Đội cận vệ Thụy Sĩ của giáo hoàng cho biết, có thể một lúc nào đó sẽ mở rộng tuyển quân đối với nữ giới, nhưng ông cũng nói thêm rằng việc này vẫn còn là tương lai xa. Vào tháng 12 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô ra quyết định cách chức Daniel Anrig, người ta cho rằng lý do là vì phong cách của tư lệnh này quá cứng nhắc, ông sẽ mãn nhiệm vào 31 tháng 1 năm 2015. Ứng viên phải nộp đơn, nếu được chấp nhận, tân binh mới được tuyên thệ nhậm chức cố định vào ngày 6 tháng 5 hằng năm tại Sân San Damaso (tiếng Ý: Cortile di San Damaso) nội thành Vatican (6 tháng 5 là ngày kỷ niệm Vụ bạo loạn thành Roma năm 1527). Tuyên úy sẽ đọc to lời tuyên thệ bằng ngôn ngữ của tân binh (chủ yếu là tiếng Đức): (bản tiếng Đức) "Ich schwöre, treu, redlich und ehrenhaft zu dienen dem regierenden Papst Franziskus und seinen rechtmäßigen Nachfolgern, und mich mit ganzer Kraft für sie einzusetzen, bereit, wenn es erheischt sein sollte, selbst mein Leben für sie hinzugeben. Ich übernehme dieselbe Verpflichtung gegenüber dem Heiligen Kollegium der Kardinäle während der Sedisvakanz des Apostolischen Stuhls. Ich verspreche überdies dem Herrn Kommandanten und meinen übrigen Vorgesetzten Achtung, Treue und Gehorsam. Ich schwöre, alles das zu beobachten, was die Ehre meines Standes von mir verlangt." (bản tiếng Ý) "Giuro di servire fedelmente, lealmente e onorevolmente il Sommo Pontefice Francesco e i suoi legittimi successori, come pure di dedicarmi a loro con tutte le forze, sacrificando, ove occorra, anche la vita per la loro difesa. Assumo del pari questi impegni riguardo al Sacro Collegio dei Cardinali per la durata della Sede vacante. Prometto inoltre al Capitano Comandante e agli altri miei Superiori rispetto, fedeltà e ubbidienza. Lo giuro. Che Iddio e i nostri Santi Patroni mi assistano." (bản tiếng Pháp) "Je jure de servir avec fidélité, loyauté et honneur le Souverain Pontife François et ses légitimes successeurs, ainsi que de me consacrer à eux de toutes mes forces, offrant, si cela est nécessaire, ma vie pour leur défense. J’assume également ces engagements à l’égard du Sacré Collège des cardinaux pendant la vacance du Siège apostolique. Je promets en outre au commandant et aux autres supérieurs respect, fidélité et obéissance. Je jure d'observer tout ce que l'honneur exige de mon état." (bản tiếng Anh) "I swear I will faithfully, loyally and honourably serve the Supreme Pontiff Francis and his legitimate successors, and also dedicate myself to them with all my strength, sacrificing if necessary also my life to defend them. I assume this same commitment with regard to the Sacred College of Cardinals whenever the see is vacant. Furthermore I promise to the Commanding Captain and my other superiors, respect, fidelity and obedience. This I swear! May God and our Holy Patrons assist me!" (dịch nghĩa) "Tôi thề sẽ trung tín, trung thành và vinh dự phục vụ Đức Giáo hoàng Phanxicô và người kế vị hợp pháp của ngài, và cũng dấn thân vì các ngài với tất cả sức mạnh của mình, hy sinh mạng sống của tôi nếu cần thiết để bảo vệ các ngài. Tôi giả định cam kết tuân theo Hồng y đoàn bất cứ khi nào trống Tông Tòa. Hơn nữa, tôi thề luôn tôn trọng, trung thành và vâng lời chỉ huy và cấp trên khác của tôi. Tôi xin thề! Xin Thiên Chúa và các thánh quan thầy của chúng ta trợ giúp cho tôi! " Khi tên tân binh được gọi, mỗi người sẽ tiến đến lá cờ, tay trái nắm lấy lá cờ, tay phải giơ lên với ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa mở rộng dọc theo ba trục, như là một cử chỉ tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi và nói: (bản tiếng Đức) "Ich, [name of the new guard], schwöre, alles das, was mir soeben vorgelesen wurde, gewissenhaft und treu zu halten, so wahr mir Gott und seine Heiligen helfen." (bản tiếng Ý) "Io, [name of the new guard], giuro di osservare fedelmente, lealmente e onorevolmente tutto ciò che in questo momento mi è stato letto. Che Dio e i suoi santi patroni mi assistano." (bản tiếng Pháp) "Moi, [name of the new guard], je jure d'observer loyalement et de bonne foi tout ce qui vient de m'être lu. Aussi vrai que Dieu et nos Saints Patrons m’assistent." (bản tiếng Anh) "I, [name of the new guard], swear diligently and faithfully to abide by all that has just been read out to me, so grant me God and so help me his Saints." (dịch nghĩa) "Tôi, [tên của tân binh], thề nhiệt tâm và trung thành tuân theo tất cả những gì vừa được đọc ra cho tôi, xin Thiên Chúa ban phúc lành và xin thánh quan thầy trợ giúp con." Thời hạn tại ngũ là từ 2 đến 25 năm. === Lương === Lính thường trực nhận mức lương được miễn thuế là 1300 euro mỗi tháng, cộng với tiền lương trả thêm giờ khi làm việc thêm giờ. Ngoài ra, họ được cấp chỗ ở nội trú. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức Trang mạng chính thức của Đội cận vệ Thuỵ Sĩ Vatican
con trai.txt
Con trai là một người nam còn trẻ, thường ám chỉ người nam đó còn là trẻ con hay vị thành niên. Khi anh ta trưởng thành, anh ta được gọi là một đàn ông. Điều khác biệt nhất giữa một người con trai và một người con gái là con trai thì có dương vật còn con gái thì có âm đạo. Khái niệm "con trai" cơ bản là dùng để phân biệt giới tính về mặt sinh học, phân biệt giới về mặt xã hội hoặc cả hai. Sau này khái niệm đó cũng thường được áp dụng cho người đàn ông, có thể coi là chưa trưởng thành hoặc kém hơn trong một mối liên hệ thời niên thiếu. Khái niệm này cũng có thể kết hợp với một loạt các từ khác để tạo thành các từ ghép liên quan đến giới tính. == Từ nguyên học == Trong tiếng Anh, từ "boy" (con trai) bắt nguồn từ boi, boye ("con trai, đầy tớ") trong Tiếng Anh Trung Đại, và có liên quan đến các từ khác như: từ boy trong Germanic, boi ("người đàn ông trẻ") trong Tiếng Đông Frisian và boai ("chàng trai") trong Tiếng Tây Frisia. Mặc dù nguồn gốc chính xác của từ "boy" còn chưa rõ ràng, tiếng Anh và các hình thức của tiếng Frisian có thể bắt nguồn từ *bō-ja ("em trai") trong tiếng Anglo-Frisian, *bō- ("anh em trai") - một từ gốc trong Germanic, từ *bhā- trong Proto-Indo-European, *bhāt- ("bố, anh trai"). Từ gốc cũng được tìm thấy từ boe ("anh em trai") trong Flemish, từ boa ("anh em trai") trong thổ ngữ Na Uy, và thông qua một biến thể nhân rộng *bō-bō-, bófi trong Tiếng Bắc Âu cổ, boef ("cao bồi, cậu bé") trong tiếng Hà Lan, Bube ("cao bồi, cậu bé, chàng trai") trong tiếng Đức. Ngoài ra, từ này có thể có liên hệ với từ Bōia, một tên người trong tiếng Anglo-Saxon. == Đặc điểm của con trai == Các cuộc tranh luận về sự ảnh hưởng của tự nhiên và sự dưỡng dục trong việc hình thành nên hành vi của con trai và con gái làm dấy lên câu hỏi liệu vai trò của con trai chủ yếu là do sự khác biệt bẩm sinh hay do sự xã hội hóa. Những hình ảnh về các chàng trai trong văn học, nghệ thuật và văn hóa phổ thông thường thường chứng minh cho các giả định về vai trò giới. == Xem thêm == Hướng đạo Thiếu niên ái == Tham khảo == Etymology Online - entry for "boy" H. H. Malincrodt, Latijn-Nederlands woordenboek (Latin-Dutch dictionary) Webster's Seventh New Collegiate Dictionary Buck, Carl Darling (1988) [1949]. A Dictionary of Selected Synonyms in the Principal Indo-European Languages. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0-226-07937-0. == Đọc thêm == Sommers, Christina Hoff (2000). The War against Boys: How Misguided Feminism Is Harming Our Young Men. New York: Simon & Schuster. 251 p. ISBN 0-684-84956-9 == Liên kết ngoài == Boyhood Studies, website and journal for the study of boys Boyhood Studies Forum, discusses news items, new research Historical Boys' Clothing
thứ hai.txt
Thứ Hai là một ngày trong tuần nằm giữa Chủ nhật và thứ Ba. Trong văn minh phương Tây, thứ Hai được lấy tên từ Mặt Trăng. Thứ Hai thường được xem là ngày đầu tiên trong tuần làm việc. Ở châu Á, nhiều ngôn ngữ gọi thứ Hai là "ngày thứ nhất". Chẳng hạn như tiếng Hoa gọi thứ Hai là "星期一, tinh kỳ nhất", nghĩa là "kỳ sao thứ nhất". Tiếng Việt thì chịu ảnh hưởng từ tiếng Bồ Đào Nha vốn gọi Thứ Hai là segunda-feira, nghĩa là "ngày lễ thứ nhì". Một số ngôn ngữ khác như tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ cũng gọi thứ Hai là "ngày thứ hai trong tuần". == Tham khảo ==
bóng đá tổng lực.txt
Bóng đá tổng lực (tiếng Hà Lan: totaalvoetbal) là một thuật ngữ được dùng để chỉ một thứ bóng đá đẹp mắt và có tính hiệu quả cao. Khi một đội bóng áp dụng bóng đá tổng lực, lượng cầu thủ tham gia tấn công đông hơn (hậu vệ cũng có thể tham gia tấn công), lượng cầu thủ tham gia phòng ngự cũng đông hơn (tiền đạo cũng có thể tham gia vào phòng ngự) do đó tạo nên hiệu quả cao. Phương thức này được tìm ra bởi Huấn luyện viên nổi tiếng người Hà Lan Rinus Michels vào những năm cuối thập niên 1960 khi ông đang dẫn dắt Câu lạc bộ Ajax Amsterdam và Đội tuyển bóng đá quốc gia Hà Lan. == Xem thêm == Tiqui-Taca == Tham khảo ==
ẩm thực.txt
Ẩm thực theo nghĩa Hán Việt thì ẩm nghĩa là uống, thực nghĩa là ăn, nghĩa hoàn chỉnh là ăn uống, là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền với một nền văn hóa cụ thể. Nó thường được đặt tên theo vùng hoặc nền văn hóa hiện hành. Một món ăn chủ yếu chịu ảnh hưởng của các thành phần có sẵn tại địa phương hoặc thông qua thương mại, buôn bán trao đổi. Những thực phẩm mang màu sắc tôn giáo cũng có những ảnh hưởng rất lớn tới ẩm thực. Mở rộng ra thì ẩm thực có nghĩa là một nền văn hóa ăn uống của một dân tộc, đã trở thành một tập tục, thói quen. Ẩm thực không chỉ nói về "văn hóa vật chất" mà còn nói về cả mặt "văn hóa tinh thần". == Lịch sử == Ngay từ khi những dấu chân đầu tiên của con người in dấu trên Trái Đất, ngay từ thời kì bình minh của nhân loại, việc ăn uống đã được coi như là một nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống của sinh vật sống nói chung và con người nói riêng. Tuy nhiên, ở thời kì cổ đại đó, thức ăn vẫn còn khan hiếm buộc con người không có quyền lựa chọn thức ăn. Sau này, trải qua hàng triệu năm tiến hóa, thế giới ngày một văn minh hơn, do đó, những tri thức cơ bản đầu tiên về lĩnh vực ăn uống được hình thành, tạo nên khái niệm đầu tiên về văn hóa ăn uống: ẩm thực. == Hình thành nền ẩm thực của mỗi quốc gia == === Hình thành từ lịch sử === Lịch sử của mỗi quốc gia có gắn bó mật thiết với nền ẩm thực của chính quốc gia đó. Hầu như những món ăn nổi tiếng ngày nay đều được hình thành cách đây khá lâu. Trải qua những cuộc chiến tranh ngoai xâm, nền ẩm thực cũng du nhập một số những nét đặc trưng của ẩm thực ngoại lai, pha trộn, biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của cư dân của quốc gia đó. Một điều không thể thiếu là tình cảm và nguyện vọng của người làm ra nó được gửi vào mỗi món ăn. Điều đó tạo nên giá trị và bản sắc riêng, đặc sắc, thuần túy và thấm đẫm tinh hoa cũng như nền văn hóa mang đến cho mỗi đất nước một dấu son nổi bật cho nền ẩm thực nước nhà. === Hình thành từ vị trí địa lý === Vị trí địa lý đóng vai trò xác định đến nguyên liệu của món ăn. Giả sử như những đất nước có những dòng sông dồi dào chất phù sa màu mỡ với nền văn minh lúa nước thì nền ẩm thực không thể vắng bóng những món ăn làm từ gạo hay các loại nông sản như ngô, khoai,.. Những đất nước có vùng biển thì đặc sản lại là các loại hải sản tươi ngon vừa được đánh bắt từ biển hay những dòng sông. Đôi khi đất nước gập gềnh đồi núi với khí hậu ôn hòa thì lại là địa điểm lý tưởng để chăn nuôi gia súc, trồng các loại rau xanh hay cây ăn quả. Do đó, những đất nước như vậy thì nền ẩm thực mang âm hưởng đầy tươi mát, đậm chất tự nhiên và tươi ngon. === Hình thành từ khí hậu === Khí hậu góp phần định vị được đến hương vị của món ăn. Như đất nước Thái Lan có nền ẩm thực phong phú mang hương vị chua cay đặc trưng do có khí hậu nóng ẩm với hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, mọi hương vị như đậm đà hơn, vị ngọt của xoài mùa này được nhiều người so sánh là "ngọt như mía lùi", nhưng nếu thưởng thức xoài Thái vào mùa mưa thì ắt hẳn bạn sẽ phải xuýt xoa vì vị chua của nó. Hay hương vị cay nồng từ món cà ri được hình thành do những cơn gió mùa hè và mùa đông thổi từ hoang mạc Thar và dãy núi Himalaya, những cơn mưa rào,... === Hình thành từ những yếu tố ngoại lai === Những ảnh hưởng từ nền văn hóa khác đôi khi cũng tạo nên những nét chấm phá cho nền ẩm thực của một quốc gia. Yếu tố ngoại lai có thể là: do những cuộc chiến tranh trong lich sử, do sự gần gũi về mặt địa lý cho phép người dân hai nước được thường xuyên gặp gỡ và thẩm thấu những nét đặc trưng của nền ẩm thực nước đó, do sự du nhập của những món ăn mới được truyền vào thông qua thế hệ trẻ. Tuy nhiên, cho dù có du nhập những yếu tố ngoại lai như thế nào đi chăng nữa thì mỗi quốc gia đều phải giữ được bản sắc văn hóa của chính nền ẩm thực nước nhà. == Ẩm thực ngày nay trong thế giới hiện đại == Ẩm thực là chiếc gương soi chân thực cho nền văn hóa của mỗi quốc gia. Ẩm thực cũng là một cách để mỗi đất nước quảng bá nền văn hóa của họ. Mỗi nền văn hóa ẩm thực của mỗi quốc gia đều lớn lên và đi cùng với mỗi bước phát triển của đất nước đó, là một khía cạnh để đánh giá quốc gia đó có được một nền văn hóa phát triển rực rỡ, có sát cánh với nền ẩm thực đa dạng, phong phú, muôn hình, muôn vẻ của thế giới đang phát triển từng ngày. Bên cạnh những món ăn hiện đại là cả một kho tàng phong phú về những món ăn cổ truyền hấp dẫn muôn vàn thế hệ.Ẩm thực == Xem thêm == Ăn Ẩm thực Việt Nam == Tham khảo == hgfh == Liên kết ngoài ==
khu tự trị (trung quốc).txt
Khu tự trị của Trung Quốc (phồn thể: 自治區, giản thể: 自治区, bính âm: zīzhìqù) là các đơn vị hành chính tương đương tỉnh và là nơi các sắc tộc thiểu số ở Trung Quốc có số lượng lớn trong đó có một sắc tộc thiểu số nào đó có số lượng vượt trội. Theo hiến pháp Trung Quốc, các khu tự trị có quyền lập pháp cao hơn so với các tỉnh, song trên thực tế chính quyền các khu này không có nhiều quyền lực hơn so với chính quyền các tỉnh. Hiện Trung Quốc có 5 khu tự trị là: Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ Khu tự trị Nội Mông Cổ Khu tự trị Tây Tạng. == Xem thêm == Tỉnh Trung Quốc Châu tự trị Trung Quốc Huyện tự trị Trung Quốc == Tham khảo ==
gianfranco zola.txt
Gianfranco Zola (sinh ngày 5 tháng 7 năm 1966 tại Oliena, Ý) là một cầu thủ bóng đá huyền thoại của câu lạc bộ Chelsea và đã vinh dự được phong tước Hiệp Sĩ của nước Anh. == Khởi đầu tại quê nhà == Zola ký hợp đồng trở thành cầu thủ chuyên nghiệp vào năm 1984 khi anh 18 tuổi với CLB Nuorese. 5 năm sau, Zola trở thành cầu thủ của đội Napoli và được chơi tại Serie A. Cầu thủ trẻ và đầy tài năng Zola đã ghi được 2 bàn thắng và đầy triển vọng kế tục Diego Maradona tại câu lạc bộ này. Đội này bước lên bục vinh quang, vô địch Seria A làn thứ hai vào mùa bóng 1989-1990. Chính Maradona đã có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp của Zola sau này. Zola đã có được khả năng sút phạt siêu hạng và sau này chính Zola có nói: "Tôi đã học hết mọi thứ của Diego. Tôi thường xuyên theo dõi anh ấy tập và học làm sao để có được cú sút phạt giống Diego". Zola cùng với Napoli đoạt được Siêu Cúp Italia năm 1991 và được gọi vào đội tuyển Ý dưới sự dẫn dắt của Arrigo Sacchi. 1993, Zola rời Napoli để chuyển sang thi đấu cho đội Parma. Tại Parma Zola đoạt UEFA Cup, về nhì Serie A và Cup quốc gia Italia 1995. Zola đã tạo được danh tiếng của mình trong màu áo kẻ xanh vàng là một cầu thủ sáng tạo. Tuy vậy Huấn luyện viên Carlo Ancelotti đến và ông xếp Zola thi đấu không đúng với vị trí sở trường. Chính vì thế Zola chấp nhận ra đi lần nữa. == Thành công tại Chelsea == Tháng 11 năm 1996, Zola chuyển sang chơi cho câu lạc bộ Chelsea thuộc giải Premier League nước Anh với giá 4,5 triệu bảng và là một trong nhiều cầu thủ được mua dưới tay huấn luyện viên Ruud Gullit. Ở mùa bóng đầu tiên, Zola đã gây được sự chú ý bằng những pha biểu diễn và hàng loạt bàn thắng đáng nhớ. Tháng 3 năm 1997, sau khi đi bóng khéo léo qua hậu vệ của Manchester United và sút tung lưới thủ môn huyền thoại Peter Schmeichel, Zola được huấn luyện viên của Manchester là Alex Ferguson miêu tả là cầu thủ "nhỏ con nhưng lắt léo đến mức khó có thể hình dung ra ". Zola đã trở thành cầu thủ chủ chốt góp phần đưa Chelsea thăng tiến trong mùa bóng đó, Chelsea đã giành chiếc cúp FA sau chiến thắng chung cuộc với Middlesbrough tại Wembley. Trong đó "quỷ lùn" cũng có sự đóng góp đáng kể với 4 làn sút tung lưới đối phương trong cả con đường đi đến với chiếc cup, kể cả cú sút xoáy từ gần 24 mét vào lưới Liverpool đưa Chelsea từ thua 0-2 đến thắng chung cuộc 4-2, và cũng như cú sút xoáy tuyệt đẹp trong trận bán kết với Wimbledon, khống chế bóng và quay 180 độ rồi đưa bóng tung lưới. Vào cuối mùa bóng anh đã được bầu là cầu thủ của năm, cầu thủ duy nhất của được bầu chọn khi liên tục thi đấu cả mùa bóng tại Premier League và là cầu thủ duy nhất của Chelsea được nhận danh hiệu này tới thời điểm đó. Trong mùa bóng 1997-1998, Zola tiếp tục giúp Chelsea chiến thắng với 3 chiếc cúp liên đoàn, UEFA Cup và Siêu cúp châu Âu. Một chấn thương đã loại anh ra khỏi đội hình xuất phát trong trận chung kết Cúp C2 với VfB Stuttgart tại sân vận động Råsunda-Stockholm, tuy nhiên khi Zola vào sân trong hiệp 2 và gần như lập tức chỉ trong khoảng 21 giây anh đã ghi bàn. Với lần thứ hai chạm bóng trong trận, Zola nhận đường chuyền từ Dennis Wise và sút tung nóc lưới thủ môn Wohlfhart. Bàn thắng đó đưa Chelsea đặt một tay vào chiếc cup châu Âu thứ hai trong lịch sử CLB. Trong mùa bóng đó Zola còn có hat-trick đầu tiên của mình với chiến thắng 4-0 trước Derby County tại sân nhà Stamford Bridge vào tháng 11 năm 1997. Khi Chelsea lần đầu bước chân ra sân chơi lớn Champions League năm 1999-2000, Zola vẫn là cầu thủ chủ chốt và đã anh ghi 3 bàn thắng và cùng Chelsea vượt qua vòng bảng. Trong vòng tứ kết Zola đóng góp 1 bàn thắng tuyệt đẹp, 1 cú sút phạt sở trường giúp Chelsea thắng Barça tại sân nhà với tỷ số 3-1. Cùng năm này, cú đá phạt của anh tạo điều kiện cho cầu thủ đồng hương Roberto Di Matteo ghi bàn và đồng nghĩa với chiếc cup FA tiếp theo rơi vào tay Chelsea. Những năm cuối cùng của Zola tại Chelsea không được thành công bởi có sự tỏa sáng cùng lúc của bộ đôi tiền đạo trẻ Jimmy Floyd Hasselbaink và Eidur Gudjohnsen trong khi anh đã luống tuổi, tuy nhiên Zola cũng để lại một tác phẩm lớn là bàn thắng rất ngẫu hứng vào lưới Norwich City, một bàn thắng mà HLV Chelsea khi đó là Claudio Ranieri sửng sốt kêu lên: "Thật tuyệt vời, một bàn thắng ma thuật". Mùa bóng 2002-2003, mùa bóng cuối cùng với Chelsea của Zola lại là sự hồi xuân, càng đá Zola càng chứng tỏ kinh nghiệm của mình bù cho sự sa sút thể lực, ghi 16 bàn và là mùa bóng thành công. Zola trở thành cầu thủ trong năm của Chelsea sau khi giúp Chelsea có suất dự Champions League mùa sau. Bàn thắng cuối cùng của Zola cho Chelsea là cú "lốp" bóng từ ngoài vòng cấm địa trong trận gặp đội Everton và trận cuối cùng là 20 phút thi đấu với đội Liverpool. Sự nghiệp tại Chelsea của anh chấm dứt. Zola đã trở thành một biểu tượng cho một thế hệ thành công cùng với những Gianluca Vialli, Dennis Wise, Marcel Desailly, Graeme Le Saux... Anh thi đấu 312 trận với 80 bàn thắng. Trong năm 2003, Zola được bầu là cầu thủ được mến mộ nhất của các cổ động viên Chelsea. Tháng 11 năm 2004, Zola được trao danh hiệu Hiệp Sĩ do nước Anh ban tặng và trong năm 2005 anh sánh bước cùng 10 cầu thủ kì cựu trong hàng ngũ đội hình huyền thoại của Chelsea. Zola rời khỏi Chelsea khi tỷ phú người Nga Roman Arkadievich Abramovich bắt đầu đặt chân đến nước Anh. Ông chủ tịch mới đã có lời mời Zola ở lại, thậm chí đã có ý mua Cagliari để Zola trở lại Chelsea nhưng Zola đã từ chối vì đã đến lúc anh phải lo cho con cái nhiều hơn. == Trở lại quê nhà và giải nghệ == Mùa hè năm 2003, Zola chuyển về chơi cho Cagliari tại Serie B. Chính Zola đã kéo được Cagliari trở lại Serie A và hợp đồng của anh được ký thêm 1 năm. Gianfranco chính thức chia tay sự nghiệp cầu thủ vào tháng 6 năm 2005. Số 10 tại Cagliari và số 25 tại Chelsea đã trở thành một biểu tượng lớn. Cả sự nghiệp của mình, Zola chơi 627 trận và ghi được 193 bàn thắng. Hiện tại anh đang là huấn luyện viên đội tuyển U21 nước Ý == Trở lại? == Có tin đồn rằng Úc là nơi Zola nhận được lời mời, cụ thể là những cái tên như CLB Hyundai A-League (Australia's national league), kể cả Sydney, Melbourne và Perth. Tuy nhiên Zola đã phủ định tất cả. Anh đã thi đấu, tuy nhiên chỉ là những trận đấu mang tính giao hữu ở Úc thôi. Ngoài ra cũng có những tin đồn rằng Zola là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí huấn luyện viên trưởng câu lạc bộ Sydney khi huấn luyện viên người Anh Terry Butcher bị sa thải. Zola đã biểu lộ sự hứng thú với việc này. == Trong màu áo Thiên Thanh == Mặc dù thi đấu thành công tại các câu lạc bộ, Zola không thực sự tỏa sáng tại màu áo đội tuyển. Tại ĐTQG Ý, Zola phải cạnh tranh cùng một Roberto Baggio tài hoa, anh không gặp thời ở đội tuyển. Zola thi đấu cho đội tuyển quê nhà từ World Cup 1994, cũng thi đấu khá tốt trong trận đấu tứ kết với Nigeria. Tại Euro 1996, anh chơi trong 3 trận vòng bảng và bỏ lỡ 1 quả phạt đền trong trận gặp Đức, Ý bị loại từ vòng bảng. Zola ghi bàn thắng duy nhất trong trận gặp đội tuyển Anh tại vòng loại World Cup 1998 cho Ý ngay tại sân Wembley và đó là trận thắng cuối cùng của anh trong màu áo đội tuyển Ý. Zola đá cho đội tuyển quốc gia 35 trận, ghi 9 bàn. == Những thành tích đạt được == 1984-1987 chơi cho Nuorese, đấu 31 trận, ghi 10 bàn 1987-1989 chơi cho Torres đấu 88 trận, ghi 21 bàn 1989-1993 chơi cho Napoli đấu 105 trận, 32 bàn 1993-1996 chơi cho Parma đấu 102 trận, 49 bàn 1996-2003 chơi cho Chelsea đấu 229 trận, 59 bàn 2003-2005 chơi cho Cagliari đấu 74 trận, 22 bàn === Tính riêng thành tích với các câu lạc bộ === Napoli: vô địch Serie A 1989-90 Parma: UEFA Cup 1995 Chelsea: FA Cup: 1997, 2000; Cúp liên đoàn: 1998; Cúp C2: 1998 == Tham khảo ==
george w. bush.txt
George Walker Bush (còn gọi là George Bush (con)) (sinh 6 tháng 7 năm 1946) là chính khách và tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Ông thuộc Đảng Cộng hoà và là thành viên của một gia đình có quyền thế ở nước Mỹ, Gia tộc Bush. Những chính khách của gia đình này gồm có: ông nội của ông (cố Thượng nghị sĩ Prescott Bush), cha của ông (cựu tổng thống George H. W. Bush), và em của ông (Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida). Trước khi bước vào chính trường rồi đắc cử tổng thống, Bush là một doanh nhân, hoạt động trong lãnh vực dầu mỏ và bóng chày chuyên nghiệp. Sau đó, George W. Bush đắc cử thống đốc thứ 46 của tiểu bang Texas vào năm 1994. Vào năm 2000 Bush được đảng Cộng hoà chọn làm ứng cử viên tổng thống và đã trở thành ông chủ Nhà Trắng sau khi đánh bại ứng cử viên Al Gore của đảng Dân chủ trong một cuộc bầu phiếu sít sao và đầy tranh cãi. Năm 2004, Bush tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi thắng Thượng nghị sĩ John Kerry của tiểu bang Massachusetts. == Xuất thân == George W. Bush là con trai của tổng thống Hoa Kỳ thứ 41 George H. W. Bush và Barbara Bush, sinh tại New Haven, Connecticut, nhưng lớn lên ở miền Nam tại Midland và Houston, Texas với các em là Jeb, Neil, Marvin và Dorothy. (Một người em gái, Robin, chết vì bệnh ung thư máu vào năm 1953, lúc ba tuổi.) Cả gia đình thường đến nghỉ hè và nghỉ lễ tại gia trang Bush ở Maine. Tiếp bước cha, Bush theo học tại trường đại học Phillips (1961–1964), rồi đến Đại học Yale (1964–1968). Ông không phải là một sinh viên chăm chỉ và thành tích học tập của ông không được xem là xuất sắc. Bush thường nói đùa rằng người ta biết đến ông không phải do điểm số ở trường nhưng do cuộc đời hoạt động của ông. Ông nhận bằng Cử nhân Lịch sử năm 1968. Sau khi tốt nghiệp đại học, Bush gia nhập một đơn vị không quân thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia tại Texas vào ngày 27 tháng 5 năm 1968 và tình nguyện phục vụ cho đến ngày 26 tháng 5 năm 1974, tức là trong suốt thời gian Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam. Bush là phi công máy bay F-102 cho đến năm 1972. Năm 1973, ông được phép rời quân ngũ (6 tháng trước hạn) và theo học tại Trường đại học Kinh doanh thuộc Đại học Harvard. Ông chính thức được giải ngũ ngày 1 tháng 10 năm 1973 và nhận bằng MBA (MASTER of Business and Administration: Cao học quản trị và kinh doanh) năm 1975. Bush miêu tả cuộc sống của ông trước tuổi 40 là thời kỳ "tuổi thanh niên thiếu chính chắn trong vấn đề trách nhiệm", đồng thời thú nhận rằng ông dùng rượu khá thường xuyên. Ông thuật lại việc ông quyết định bỏ rượu là khi vừa thức giấc, đang váng vất với dư âm của tiệc mừng sinh nhật 40 tuổi, "tôi bỏ rượu năm 1986, từ đó tôi không uống một giọt nào". Bush cho rằng một trong những yếu tố giúp ông thay đổi cuộc đời là lần gặp gỡ với Mục sư Billy Graham vào năm 1985. Năm 1977, George Bush kết hôn với Laura Welch. Họ có hai con gái sinh đôi, Barbara và Jenna Bush, sinh năm 1981. Năm 1986, ở tuổi 40, ông rời bỏ giáo hội Episcopal để gia nhập Giáo hội Giám lý Hiệp nhất mà vợ ông là một thành viên. Sau thất bại khi ra tranh cử, tại Texas, chức vụ Dân biểu Liên bang trong Quốc hội năm 1978, Bush kinh doanh dầu mỏ và thành lập công ty Arbusto Energy năm 1979. Năm 1984, ông bán Arbusto cho Spectrum 7 và được mời làm CEO cho Spectrum 7. Khi Spectrum 7 sáp nhập với Harken Energy năm 1986, Bush trở thành một trong những giám đốc của tập đoàn này. George Bush nhận nhiệm vụ "Ông Bầu" cho đội bóng chày Texas Rangers trong 5 năm, thời gian mà tên tuổi ông được biết đến với nhiều thiện cảm khắp tiểu bang Texas. Năm 1994, vào dịp nghỉ phép, Bush ra tranh cử thống đốc tiểu bang Texas và đánh bại thống đốc đương nhiệm Ann Richards, thuộc đảng Dân chủ. Ông tái đắc cử vào năm 1998. == Đức tin == Lần hội kiến với Mục sư Billy Graham năm 1985 dẫn Bush đến trải nghiệm mới trong đức tin Cơ Đốc; ông quyết tâm bỏ rượu, và bước vào ngả rẽ quyết định cho cuộc đời và sự nghiệp của mình. Từ đó, Bush tách khỏi Anh giáo (Episcopalian) để gia nhập Giáo hội Giám Lý Hiệp Nhất mà vợ ông là một thành viên. Thỉnh thoảng Bush dự lễ tại Nhà thờ St. John thuộc Giáo hội Episcopal chỉ vì lý do thuận tiện: Giáo đường này tọa lạc đối diện Tòa Bạch Ốc, cạnh Công trường Lafayette. Kể từ thời James Madison, tất cả Tổng thống đều dự thánh lễ ở đây. Ngày 13 tháng 12 năm 1999, trong một buổi tranh luận trên truyền hình dành cho các ứng cử viên Đảng Cộng hoà trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc, khi được hỏi: "Chính trị gia nào hoặc nhà tư tưởng nào ông cảm thấy đồng cảm nhất, tại sao ?" Không giống những ứng cử viên khác, nêu tên các vị tổng thống và các nhân vật trong chính giới, Bush trả lời "Chúa Cơ Đốc, bởi vì Ngài đã thay đổi con người tôi." Câu trả lời của ông đã khiến những người tân bảo thủ như Alan Keyes và Bill Kristoll chỉ trích. Trong cả hai nhiệm kỳ tổng thống, Bush đã tổ chức những buổi lễ tôn giáo không theo truyền thống Cơ Đốc như Lễ Ramadan của Hồi giáo. Sự quan tâm của Bush đối với các giá trị tôn giáo được cho là hữu ích cho ông trong các cuộc bầu cử. Có đến 56% những người "dự thánh lễ nhà thờ mỗi tuần" bầu phiếu cho Bush trong cuộc tuyển cử năm 2000, đến năm 2004 tỷ lệ này lên đến 63%. == Tranh cử Tổng thống == George W. Bush miêu tả mình là một người "bảo thủ nhân ái" khi tiến hành chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2000. Sau khi giành được sự đề cử của đảng Cộng hoà, Bush phải đối đầu với Phó tổng thống Al Gore, người được đảng Dân chủ chọn làm ứng cử viên cho cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc. Bush giành được 271 phiếu của cử tri đoàn, trong khi Gore có 266 phiếu. Bush được chọn bởi 47,9% của tổng số cử tri, còn số người bầu cho Gore cao hơn chút ít (48,4%), nhưng không ai giành được đa số của 105 triệu phiếu bầu. Đó là lần đầu tiên, kể từ sau năm 1888, một người thắng cử khi nhận được ít phiếu phổ thông hơn người thất cử. Đó cũng là lần đầu tiên, kể từ sau năm 1876, người thắng cuộc bởi phiếu bầu của cử tri đoàn phải trải qua một cuộc tranh tụng gay gắt trước khi được công nhận thắng cử bởi phán quyết của Tối cao Pháp viện. Tuy nhiên, bốn năm sau, George W. Bush đắc cử nhiệm kỳ thứ hai với 286 số phiếu cử tri đoàn và ông cũng nhận được 3,5 triệu phiếu phổ thông nhiều hơn đối thủ, thượng nghị sĩ John Kerry của đảng Dân chủ. Trong lễ Nhậm Chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2005, George W. Bush được hướng dẫn đọc lời thề bởi vị Chánh án Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ William Rehnquist. Bài diễn văn nhậm chức của ông tập trung vào chủ đề phát triển tự do và dân chủ trên khắp thế giới. == Đối ngoại và An ninh == Tháng 6 năm 2001, trong chuyến viếng thăm Âu châu lần đầu tiên với tư cách Tổng thống, Bush gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo Âu châu vì ông bác bỏ Nghị định thư Kyoto. Năm 1997, trong khi đại diện của Hoa kỳ và các nước khác đang đàm phán hiệp ước này, Quốc hội Hoa Kỳ đã biểu quyết với số phiếu 95-0, chống lại bất kỳ hiệp ước nào chống sự hâm nóng toàn cầu mà không có điều khoản đòi hỏi những cam kết từ các nước đang phát triển. Tuy nghị định thư Kyoto đã được ký tượng trưng bởi Peter Burleigh, quyền đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, năm 1998, chính phủ Clinton đã không trình quốc hội phê chuẩn. Năm 2002, Bush chống đối hiệp ước vì cho rằng nó làm hại sự tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ, ông nói: "Theo cách nhìn của tôi, sự tăng trưởng kinh tế là giải pháp, không phải là vấn nạn (cho môi trường)". Chính phủ cũng tranh luận về nền tảng khoa học của hiệp ước. Tháng 11 năm 2004, Nga phê chuẩn hiệp ước, đáp ứng đòi hỏi về con số tối thiểu các quốc gia phê chuẩn hiệp ước mà không cần đến sự phê chuẩn từ Hoa Kỳ. Chính sách đối ngoại của Bush được công bố trong chiến dịch tranh cử bao gồm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ La tinh, nhất là México, giảm thiểu sự can thiệp chính trị và quân sự vào nội bộ các nước trong vùng. Sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, chính phủ chú tâm nhiều hơn vào Trung Đông. Ngày 7 tháng 10 năm 2001, gần một tháng sau cuộc tấn công, Hoa Kỳ và các nước đồng minh bắt đầu dội bom và tấn công trên bộ vào Afghanistan nhằm lật đổ chế độ Taliban, theo cáo buộc của chính phủ Bush, là đã che chở cho Osama bin Laden. Cuộc chiến này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của quốc tế, và Taliban mau chóng sụp đổ. Dưới sự lãnh đạo của tổng thống Afghanistan, Hamid Karzai, nỗ lực tái thiết đất nước với sự phối hợp của Liên hiệp quốc, có kết quả lẫn lộn. Dù Bin Laden, đến năm 2005, vẫn chưa bị bắt hoặc bị hạ sát, một cuộc bầu cử dân chủ đã được tổ chức vào ngày 9 tháng 10 năm 2004. Có một số vấn đề về ghi danh cử tri khiến 15 trong số 18 ứng cử viên tổng thống đe dọa rút lui, nhưng theo nhận xét của các quan sát viên quốc tế, cuộc bầu cử xảy ra một cách dân chủ và công bằng tại "đại đa số các phòng bầu phiếu". Ngày 14 tháng 12 năm 2001, với lý do không còn thích hợp, Bush rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo năm 1972, hiệp ước này là nền tảng duy trì tình trạng ổn định về vũ khí nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Từ đó, Bush tập trung xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo. Hệ thống này là mục tiêu của nhiều chỉ trích, chú trọng vào tính khả thi về mặt khoa học. Những cuộc thử nghiệm đưa ra một kết quả lẫn lộn, một số thành công, một số thất bại. Đề án này dự định được bắt đầu khai triển vào năm 2005. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo chưa thành công hoàn toàn trong việc ngăn chặn các loại tên lửa được phóng từ tàu thuyền hoặc từ các phương tiện trên bộ và vẫn được tiếp tục thử nghiệm. Những người chỉ trích cho rằng đây là một sai lầm đắt giá, một hệ thống được xây dựng để đối đầu với một cuộc tấn công ít có khả năng xảy ra nhất với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn nguyên tử. Tổng thống Bush cũng gia tăng chi phí nghiên cứu, phát triển quân sự và hiện đại hóa hệ thống vũ khí, nhưng hủy bỏ các chương trình như hệ thống đạn đạo tự hành Crusader. Chính phủ cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu tên lửa hạt nhân xuyên qua công sự phòng thủ. === Iraq === Từ năm 1998, Đạo luật giải phóng Iraq xác định chính sách của Hoa Kỳ là lật đổ Saddam Hussein. Sau cuộc tấn công 9/11, chính phủ Bush cho rằng tình thế tại Iraq đã trở nên khẩn cấp. Họ tin rằng chế độ Saddam Hussein cố tìm cách sở hữu nguyên liệu cho vũ khí nguyên tử và vi phạm lệnh cấm vận của Liên hiệp quốc vì không chịu tường trình đầy đủ về các loại nguyên liệu vũ khí hoá học và sinh học mà họ đang sở hữu, cũng như vũ khí huỷ diệt hàng loạt (WMD). Có nhiều tranh cãi giữa phe chống đối và phe ủng hộ tiến hành chiến tranh, liệu Hoa kỳ đã có chứng cớ Iraq sở hữu WMD, và chứng cớ về các mối quan hệ giữa Iraq và Al-Qaeda. Trong chính phủ Bush, chỉ có (một mình) Ngoại trưởng Colin Powell là cho rằng "Hoa Kỳ không nên tiến hành chiến tranh mà không có sự ủng hộ của LHQ". Do đó, Hoa Kỳ đã cứu xét và thảo luận đến việc liệu có đạt được một Quyết nghị của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để được quyền sử dụng quân lực, nhưng cuối cùng phải từ bỏ ý định này khi gặp phải sự chống đối từ một số thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ, cùng với lời đe doạ của Pháp sẽ dùng quyền phủ quyết. Thay vào đó, Hoa Kỳ tập hợp được một nhóm khoảng 40 quốc gia mà Bush gọi là "liên minh tình nguyện" trong đó có Anh, Tây Ban Nha, Ý và Ba Lan. Ngày 20 tháng 3 năm 2003, Liên minh Tấn công Iraq, trưng dẫn các Quyết nghị (1441, 1205, 1137, 1134, 1115,1060, 949, 778, 715) của Hội đồng Bảo an LHQ liên quan đến Iraq, đến thái độ thiếu hợp tác của Iraq trong quá khứ và trong hiện tại để thực thi các quyết nghị này, sự từ chối hợp tác với các thanh tra LHQ của Saddam, âm mưu ám sát cựu tổng thống George Bush tại Kuwait và việc Saddam vi phạm hiệp ước ngưng bắn năm 1991. Liên minh lập luận rằng các Quyết nghị này cho họ quyền sử dụng vũ lực. Một số nhà lãnh đạo thế giới như Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, không đồng ý và gọi cuộc chiến này là bất hợp pháp. Mục tiêu chính lật đổ Saddam Hussein mà Hoa Kỳ đưa ra là nhằm ngăn chặn Iraq khai triển vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Liên minh mau chóng đánh bại quân đội Iraq. Tuy nhiên, sau khi Tổng thống Bush tuyên bố chấm dứt các chiến dịch quân sự vào ngày 1 tháng 5 năm 2003, những cuộc nổi loạn gây ra nhiều khó khăn hơn dự tưởng vì sự sai lầm trong việc giải tán "NGAY LẬP TỨC" quân đội Iraq sau chiến thắng quân sự của Hoa Kỳ và Liên Minh, toàn thể quân nhân Iraq bỗng nhiên thất nghiệp, không có tiền nuôi gia đình, sẵn vũ khí và dễ nghe lời các giáo sĩ Hồi giáo cực đoan. Từ sự sai lầm chiến thuật đó, sự ủng hộ của công chúng Mỹ bắt đầu sút giảm trong khi các tổ chức nổi loạn vũ trang ngày càng được tổ chức nhiều hơn. Mặt khác, một cuộc điều tra tình báo tiến hành bởi một Ủy ban lưỡng đảng không tìm thấy chứng cứ Saddam Hussein tàng trữ WMD, dù bản tường trình xác định rằng chính quyền Hussein cố gắng sở hữu kỹ thuật hầu cho Iraq có thể chế tạo WMD ngay sau khi LHQ bãi bỏ lệnh cấm vận. Bản tường trình cũng không tìm thấy mối quan hệ hợp tác nào giữa Hussein và Al-Qaeda. Bush vẫn cương quyết bảo vệ quyết định của mình, cho rằng "Thế giới ngày nay trở nên an toàn hơn" (khi không còn Saddam Hussein). === Chi tiêu Quân sự === Trong số hai ngàn bốn trăm tỷ đô la dành cho ngân sách Liên bang (Hoa Kỳ) năm 2005, khoảng 401 tỷ được chi tiêu cho quốc phòng. Đây là chi tiêu quân sự cao nhất kể từ cuối thập niên 1990, nhưng chỉ là ở mức trung bình nếu so sánh với chi tiêu quốc phòng trong thời kỳ chiến tranh lạnh. == Đối nội == === Đề án Tổ chức Từ thiện Tôn giáo === Đầu năm 2001, Bush hợp tác với các nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa tại Quốc hội thông qua các đạo luật nhằm thay đổi cách Chính phủ liên bang đánh thuế, gây quỹ và điều hoà các tổ chức từ thiện và các đề án phi lợi nhuận được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo (Faith-based Initiatives). Trước đó, các tổ chức này được phép nhận tài trợ từ liên bang, nhưng luật mới loại bỏ những điều khoản đòi hỏi họ không được nối kết hoạt động xã hội với truyền bá niềm tin tôn giáo. Một vài tổ chức như Liên hiệp Tự do Dân sự chỉ trích chương trình này, cho là chính quyền liên kết và dành đặc quyền cho tôn giáo. === Đa nguyên và Dân quyền === Bush chống lại việc thừa nhận pháp lý dành cho hôn nhân đồng tính, nhưng ủng hộ việc xác lập quy chế cho tình trạng kết hợp dân sự ("Tôi không nghĩ là chúng ta nên từ chối người dân một dự thảo pháp luật về quyền kết hợp dân sự"), ông ủng hộ Tu hính án liên bang về hôn phối, tu chính Hiến pháp Hoa Kỳ nhằm định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người nam và một người nữ. Bush tái khẳng định sự bất đồng của ông với quan điểm chống lại quyền kết hợp dân sự của diễn đàn đảng Cộng hoà, ông nói rằng vấn đề kết hợp dân sự (tình trạng sống chung, không phải là hôn nhân theo luật pháp, của những cặp đồng giới hay khác giới) nên thuộc vào thẩm quyền của các tiểu bang. Bush cũng lặp lại sự ủng hộ của mình cho việc tu chính hiến pháp trong bài diễn văn liên bang vào ngày 2 tháng 2 năm 2005. Tuy Bush chống đối hôn nhân đồng tính, ông là tổng thống đầu tiên thuộc đảng Cộng hoà bổ nhiệm các viên chức chính phủ là những người đồng tính công khai, trong đó có Michael Guest, đại sứ Hoa Kỳ tại România, và năm người khác. Dù nhiều người cho là Bush chống đối luật affirmative action (dành những ưu đãi trong giáo dục và việc làm cho người thuộc các chủng tộc thiểu số), Bush tỏ ra trân trọng phán quyết của Tối cao Pháp viện nhằm bảo vệ tình trạng đa chủng tộc trong quy chế tuyển sinh vào các trường đại học. Colin Powell là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bổ nhiệm vào chức vụ Ngoại trưởng trong nhiệm kỳ đầu của Bush, người kế nhiệm Powell vào năm 2005 là Condoleezza Rice, phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên đảm nhận nhiệm vụ này. === Kinh tế === Trong nhiệm kỳ đầu, Bush tìm kiếm sự phê chuẩn của quốc hội cho ba lần cắt giảm thuế của ông, gồm thuế lợi tức cho các cặp đã kết hôn, thuế thổ cư và mức thuế biên tế, dẫn đến sự giảm sút đáng kể trong số thu ngân sách, tính theo tỷ lệ với GDP, đến mức thấp nhất kể từ năm 1959. Với chính sách giảm thuế cùng lúc với gia tăng chi tiêu, chỉ trong một nhiệm kỳ chính phủ Bush biến ngân sách từ tình trạng thặng dư thành thâm thủng. Ngân sách với mức thặng dư 230 tỷ đô la khi Clinton rời Toà Bạch Ốc đã trở thành thâm thủng 374 tỷ năm 2003 và 413 tỷ vào năm 2004, dù vẫn thấp hơn mức thâm thủng trong thập niên 1980 của chính phủ Ronald Reagan. Tuy nhiên, theo ước tính của Baseline Budget Projections, tháng 1 năm 2005, mức thâm thủng trong nhiệm kỳ đầu của Bush sẽ giảm dần trong nhiệm kỳ thứ hai, còn 368 tỷ vào năm 2005, 261 tỷ năm 2007, 207 tỷ năm 2009 và sẽ thặng dư đôi chút vào năm 2012. Tuyển dụng lao động trong khu vực tư, theo Văn phòng Thống kê Lao động, giảm sút đáng kể trong thời kỳ này. Dù vậy, chỉ số thất nghiệp bắt đầu hạ giảm từ năm 2003, đến năm 2005 chỉ còn dưới 5%. Trong năm 2005 có thêm hơn 1 triệu việc làm và tình trạng này còn kéo dài trong 25 tháng liên tiếp. === Môi trường === Bush thường bị chỉ trích bởi những người chủ trương bảo vệ môi trường. Họ cáo buộc chính sách của ông phục vụ các nhu cầu kỹ nghệ và làm suy yếu các biện pháp bảo vệ môi trường. Ông đã ký ban hành đạo luật di sản Ngũ Đại Hồ năm 2002, cho phép chính phủ liên bang thu dọn chất ô nhiễm và lắng cặn trong ngũ đại hồ. Bush vận động cho việc khai thác trữ lượng dầu mỏ tại Khu bảo tồn Đời sống Hoang dã quốc gia Bắc cực mà theo nhiều người là khu hoang dã còn sót lại tại Hoa Kỳ. Bush chống đối Nghị định thư Kyoto vì cho rằng hiệp ước này làm hại nền kinh tế Hoa Kỳ, nhưng theo nhận xét của các nhóm môi trường, các viên chức chính phủ, cùng với Bush và Cheney, có quan hệ với ngành kỹ nghệ năng lượng, xe hơi và những nhóm chống việc bảo vệ môi trường khác. Dù vậy, Bush tuyên bố rằng lý do khiến ông từ chối ủng hộ Nghị định thư Kyoto là vì những quy định nghiêm nhặt của nó áp đặt lên Hoa Kỳ trong khi tỏ ra dễ dãi với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. "Quốc gia có nhiều khí thải tạo hiệu ứng nhà kính thứ nhì thế giới là Trung hoa. Thế nhưng, Trung hoa hoàn toàn được miễn trừ khỏi những yêu cầu của nghị định thư Kyoto". Ông cũng tỏ ra nghi ngờ về những luận cứ khoa học về hiện tượng ấm nóng toàn cầu, nhấn mạnh rằng cần có thêm nghiên cứu để xác định tính chính xác của các luận cứ này. === Di trú === Bush đề xuất dự luật di trú, cho phép kéo dài visa cho người đến Hoa Kỳ làm việc, đến sáu năm, nhưng không được quyền cư trú hay quyền công dân. == Bổ nhiệm == === Nội các === Bush bổ nhiệm vào nội các số người thuộc các chủng tộc thiểu số lớn nhất từ trước đến nay, lần đầu tiên có một bộ trưởng là một phụ nữ gốc Á (Chao). Đây là một nội các nổi bật với hai đặc điểm: nhiều chủng tộc nhất và, theo sách kỷ lục Guinness, giàu có nhất. Trong nội các này, có mặt một viên chức không thuộc Đảng Cộng hoà, Norman Mineta, bộ trưởng Giao thông, là bộ trưởng gốc Á đầu tiên và là đảng viên Dân chủ, đã phục vụ trong nội các Clinton với chức danh bộ trưởng thương mại. Nội các này cũng có những nhân vật tiếng tăm, từng phục vụ trong các chính phủ trước như Colin Powell, Cố vấn An ninh Quốc gia cho Ronald Reagan và là Chủ tịch Liên quân dưới thời George H. W. Bush và Clinton, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, phục vụ trong chính phủ Gerald Ford cũng với chức vụ bộ trưởng quốc phòng. Cũng vậy, Phó Tổng thống Richard Cheney từng là bộ trưởng quốc phòng dưới thời George H. W. Bush. === Các Cố vấn và các Chức vụ khác === Giám đốc Tình báo Quốc gia – John Negroponte (2005). Giám đốc CIA – George Tenet (2001-2004), John E. McLaughlin (Quyền Giám đốc, 2004), Porter J. Goss (2004 -). Giám đốc FBI – Robert Mueller. Cố vấn An ninh Quốc gia – Condoleezza Rice (2001 – 2005), Stephen Hadley (2005 -). Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc – John Negroponte (2001 – 2004), John Danforth (2004), John R. Bolton (2005 -). Chánh Văn phòng Toà Bạch Ốc – Andrew Card (tương đương Bộ trưởng Tổng thống Phủ.) Phó Văn phòng Toà Bạch Ốc và Cố vấn trưởng – Kark Rove(tương đương Thứ trưởng Tổng thống phủ). Cố vấn – Karen Hughes (2001 –2002), (tương đương chức vụ đại sứ năm 2005.) Phát ngôn viên Báo chí Toà Bạch Ốc – Ari Fleischer (2001 – 2003), Scott McClellan (2003 -). === Tối cao Pháp viện === Cho đến tháng 1 năm 2006, Tổng thống Bush đã bổ nhiệm hai vị thẩm phán cho Tối cao Pháp viện John Roberts (Chánh Án) - tháng 9 năm 2005. Samuel Alito - tháng 1 năm 2006. == Nhiệm kỳ thứ hai == Nhiệm kỳ thứ hai của Bush được ghi dấu với nhiều rủi ro. - Sau Bài diễn văn Liên bang lần thứ năm, tổng thống đẩy mạnh những cải cách An sinh Xã hội, lúc đầu được ủng hộ bởi đảng của ông nhưng lại không thuyết phục được các nghị sĩ thuộc cả hai đảng để có thể được thông qua tại Quốc hội. - Trong chuyến viếng thăm của Bush, đến Cộng hoà Gruzia, ngày 10 tháng 5 năm 2005, đã xảy ra một âm mưu ám sát ông do Vladimir Arutinian, nhưng quả lựu đạn không nổ sau khi va vào một cô gái và lăn vào đám đông cách lễ đài 19 m, nơi Bush đang đứng đọc diễn văn. - Cung cách đối phó với Bão Katrina của chính phủ liên bang và những nghi vấn về bè phái trong tháng 8 năm 2005 gây không ít khó khăn cho tổng thống. - Gần đây là những tranh luận về tính hợp pháp của chương trình dọ thám người dân trong nước dẫn đến những đề xuất nhằm hạn chế các đặc quyền hành pháp. Ngày 17 tháng 11 năm 2006, Tổng thống George W. Bush và Đệ nhất Phu nhân Laura Bush đến Hà Nội để tham dự Hội nghị APEC lần thứ 14, và hội kiến với những nhà lãnh đạo Việt Nam, sau đó thăm chính thức Việt Nam [2]. Ngày 19 tháng 11, sau khi đáp máy bay vào Thành phố Hồ Chí Minh, cùng với Thủ tướng Úc John Howard, Bush và Laura đến dùng bữa tại một nhà hàng trên đường Hai Bà Trưng. Hôm sau, ông đến thăm Trung tâm Chứng khoán, Viện Pasteur và Viện Bảo tàng Lịch sử [3]. Ông là tổng thống thứ hai của Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam kể từ lúc chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975. == Uy tín == Bush là mục tiêu của nhiều lời ca tụng và không ít sự chỉ trích gay gắt. Những người ủng hộ ông chú trọng vào các lãnh vực như kinh tế, an ninh trong nước và khả năng lãnh đạo của ông sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9. Những người chống đối bất đồng về các vấn đề như đạo luật USA PATRIOT, cuộc tuyển cử nhiều tranh cãi năm 2000, và cuộc chiến tại Iraq. Tạp chí TIME chọn Bush là Nhân vật của Năm 2000 và 2004. Vinh dự này được dành cho những nhân vật, theo nhận xét của các chủ biên, là những người được công luận quan tâm nhất (newsmaker) trong năm. === Trong nước === Thời gian đầu sau khi nhậm chức (2001), nhiều người xem Bush là một Tổng thống không có sự ủy nhiệm đầy đủ, vì ông vào Toà Bạch ốc nhờ một phán quyết của Tối cao Pháp viện. Sau ngày 11 tháng 9 năm 2001, thái độ của người dân Mỹ đã thay đổi, khi họ chứng kiến ông đứng trên đống đổ nát của toà nhà WTC với loa phóng thanh trên tay, thể hiện khả năng và ý chí kiên cường của một nhà lãnh đạo. Từ đó, hình ảnh của Bush được cải thiện đáng kể trong lòng người dân Mỹ, và tác động không ít đến kết quả bầu cử năm 2004. Suốt thời kỳ khủng hoảng quốc gia sau cuộc tấn công 11/9, Bush nhận được sự ủng hộ của 85% dân chúng Mỹ, nhưng suy giảm dần và dừng lại ở mức 50% trong hai năm rưỡi. Phần lớn dân chúng Hoa Kỳ gần đây đã không còn tin tưởng vào chính sách của ông đối với vấn đề Iraq (hiện chỉ còn dưới 40% người Mỹ ủng hộ chính sách này - thời điểm tháng 7-8 năm 2005). Tuy nhiên, cũng qua các cuộc thăm dò, đa số dân Mỹ vẫn tin rằng cá nhân ông Bush là người thẳng thắn và trung thực. Vào lúc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ năm 2002, Bush nhận được sự ủng hộ cao nhất so với bất kỳ tổng thổng nào vào cùng thời điểm ấy kể từ Dwight Eisenhower, đảng Cộng hoà tiếp tục kiểm soát thượng viện và giành thêm ghế tại hạ viện; trước đó, thường thì đảng của tổng thống đương nhiệm sẽ mất ghế trong cuộc tuyển cử giữa nhiệm kỳ, nhưng năm 2000 đánh dấu cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ lần thứ ba kể từ cuộc Nội chiến, một đảng cầm quyền giành thêm ghế tại cả hai viện (hai lần kia xảy ra vào năm 1902 và 1934). Trong năm 2001, mức ủng hộ dành cho Bush xuống thấp dần, ngoại trừ một lần bứt lên cao sau khi quân đội liên minh lật đổ chế độ Saddam Husein tại Iraq. === Ngoài nước === Vì chính sách đơn phương (unilateralism) áp dụng khi cần thiết cộng với thái độ kiên quyết và quả cảm của mình đối với mọi vấn đề trên thế giới, Bush không được nhiều yêu thích bên ngoài Hoa Kỳ. Một cuộc thăm dò năm 2004 cho thấy một cái nhìn không mấy tích cực về Bush đang phổ biến tại Anh, Pháp, Ý, Đức, México, Tây Ban Nha và Canada. Dĩ nhiên, mức độ chống đối Bush cao đặc biệt tại các nước Hồi giáo mà đa số giáo sĩ rất bảo thủ và cực đoan, thường vượt quá 90%. Nhưng Bush được ưa chuộng tại Israel, với 62% dân chúng ở đây ủng hộ ông. Trước cuộc bầu cử năm 2004, Kerry nhận được sự ủng hộ cao hơn Bush với khoảng cách lớn tại 30 trong số 35 quốc gia, rất có thể điều nầy đã giúp Bush thắng cử chức vụ Tổng thống Hoa kỳ nhiệm kỳ 2. Sau cuộc tuyển cử, đa số người được hỏi tại hầu hết các quốc gia nói rằng họ chờ đợi những ảnh hưởng từ nhiệm kỳ thứ hai của Bush. == Xem thêm == Laura Bush Gia tộc Bush Muntadhar al-Zaidi == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang web của Nhà Trắng. Cha con tổng thống Bush. Căn vệ tổng thống Bush tại Việt Nam Tổng thống Bush viết hồi ký.
địa chất học.txt
Địa chất học là một ngành thuộc các khoa học Trái Đất, là môn khoa học nghiên cứu về các vật chất rắn và lỏng cấu tạo nên Trái Đất, đúng ra là nghiên cứu thạch quyển bao gồm cả phần vỏ Trái Đất và phần cứng của manti trên. Địa chất học tập trung nghiên cứu: cấu trúc, đặc điểm vật lý, động lực, và lịch sử của các vật liệu trên Trái Đất, kể cả các quá trình hình thành, vận chuyển và biến đổi của các vật liệu này. Giải quyết các vấn đề của địa chất liên quan đến rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Lĩnh vực này cũng rất quan trọng trong việc khai thác khoáng sản và dầu khí. Ngoài ra, nó cũng nghiên cứu giảm nhẹ các tai biến tự nhiên và cổ khí hậu cùng các lĩnh vực kỹ thuật khác. == Lịch sử và từ nguyên học == === Từ nguyên học === Thuật ngữ "địa chất học" được Jean-André Deluc sử dụng lần đầu tiên vào năm 1778 và được Horace-Bénédict de Saussure sử dụng là thuật ngữ chính thức từ năm 1779. Là khoa học không có tên trong Encyclopædia Britannica xuất bản lần thứ 3 năm 1797, nhưng 10 năm sau nó đã được khẳng định trong tái bản thứ 4 vào năm 1809. Một nghĩa cổ hơn được Richard de Bury sử dụng lần đầu tiên để phân biệt giữa thuyết về thần học và về Trái Đất. === Lịch sử === Công trình Peri Lithon (bên trong hòn đá) của học giả người Hy Lạp cổ đại Theophrastus (372-287 BC), là một học trò của triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle, là công trình có giá trị trong khoảng 10 thế kỷ. Peri Lithon được dịch sang tiếng Latin và một số ngoại ngữ khác. Sự giải đoán về các hóa thạch của nó là học thuyết nổi trội nhất trong thời cổ đại và đầu thời Trung cổ, cho đến khi nó được thay thế bởi học thuyết về các dòng chảy hóa đá của Avicenna vào cuối thời Trung cổ. Trong thời đại La Mã, Pliny the Elder đưa ra rất nhiều các thảo luận mở rộng về một số các khoáng vật và kim loại sau đó được sử dụng rộng rãi trong thực tế. Ông là một trong số những người đầu tiên xác định một cách chính xác nguồn gốc của hổ phách, là một loại nhựa của các cây thông bị hóa thạch, từ việc quan sát các côn trùng bị giữ trong một số mẫu. Ông cũng đặt ra nền tảng của tinh thể học thông qua việc nhận biết dạng thù hình bát diện của kim cương. Một số học giả hiện đại như Fielding H. Garrison, đưa ra ý tưởng về địa chất học hiện đại bắt đầu trong thế giới đạo Hồi thời Trung cổ. Abu al-Rayhan al-Biruni (973-1048 SCN) là một trong những nhà địa chất đạo Hồi đâu tiên, với công trình bao gồm các bài viết đầu tiên về địa chất Ấn Độ, và cho rằng tiểu lục địa Ấn Độ trước kia là biển. Ibn Sina (Avicenna, 981-1037), thì có những đóng góp đặc biệt hơn cho địa chất học và các khoa học tự nhiên (ông được gọi là Attabieyat) cùng với các nhà triết học tự nhiên khác như Ikhwan AI-Safa và những người khác. Ông viết một công trình bách khoa toàn thư với tựa đề "Kitab al-Shifa" (sách về sự chữa bệnh từ sự thiếu hiểu biết), trong phần 2, mục 5 có bài viết về khoáng vật học và thiên thạch học, gồm sáu chương: Sự hình thành núi, Ưu điểm của núi trong việc hình thành các đám mây; Nguồn nước; Nguồn gốc động đất; Sự thành tao khoáng vật; Sự đa dạng địa hình trên Trái Đất. Các nguyên tắc này sau này được biết đến như luật xếp chồng trong địa tầng, gồm ý tưởng về thuyết tai biến, và hiện tại luận vào thời Phục Hưng của Châu Âu. Các khái niệm này cũng được nhắc đến trong các học thuyết về Trái Đất của James Hutton vào thế kỷ 18 C.E. Các học giả như Toulmin và Goodfield (1965), nhận xét về sự đóng góp của Avicenna như sau: "Khoảng 1000 Sau CN, Avicenna đã từng đề xuất học thuyết về nguồn gốc của các dãy núi, trong thế giới Công giáo vẫn được đề cập đến khá căn bản vào 800 năm sau ". Phương pháp khoa học của Avicenna về quan sát thực địa cũng là nguồn gốc của các khoa học về Trái Đất, và vẫn còn được giữ một phần trong các cuộc khảo sát thực địa hiện đại. Ở Trung Quốc, học giả Shen Kua (1031-1095) tính toán một học thuyết về các quá trình tạo ra đất liền: dựa trên sự quan sát của ông ta về các vỏ sò hóa thạch trong cột địa tầng địa chất xuất hiện ở một dãy núi cách biển hàng trăm dặm. Ông ta cho rằng đất liền được hình thành từ sự xói mòn của các dãy núi và sự tích tụ của bột. Georg Agricola (1494-1555), một nhà vật lý, viết luận án đầu tiên một cách hệ thống hóa về các công trình khai thác mỏ và nung chảy, De re metallica libri XII, với phụ lục Buch von den Lebewesen unter Tage (sách về các loài vật bên trong Trái Đất). Ông cũng quan tâm đến năng lượng gió, thủy điện,các lò nung chảy, vận chuyển quặng, chiết tách soda, lưu huỳnh và nhôm, và các vấn đề quản trị. Quyển sách được xuất bản năm 1556. Nicolas Steno (1638-1686) công nhận luật xếp chồng, nguyên tắc phân lớp ngang nguyên thủy, và nguyên tắc liên tục theo chiều ngang: là 3 nguyên tắc xác định địa tầng. Vào thập niên 1700 Jean-Étienne Guettard và Nicolas Desmarest quan sát vùng trung tâm nước Pháp và ghi nhận những quan sát của họ trên các bản đồ địa chất; Guettard ghi nhận quan sát đầu tiên của ông về các nguồn gốc núi lửa ở khu vực này của Pháp. William Smith (1769-1839) đã vẽ một vài bản đồ địa chất đầu tiên và bắt đầu quá trình xếp các lớp đá theo cột địa tầng bằng cách kiểm tra các hóa thạch được chứa trong chúng. James Hutton thường được xem là nhà địa chất học hiện đại đầu tiên. Năm 1785 ông ta đăng một bài báo có tựa là Học thuyết về Trái Đất trên tạp chí Khoa học Hoàng gia Edinburgh. Trong bài báo này, ông đã giải thích học thuyết của ông rằng Trái Đất phải cổ hơn các nghiên cứu được đưa ra trước đây, nhằm có đủ thời gian để các dãy núi bị bào mòn và tạo ra các trầm tích để tạo thành đá mới dưới đáy biển, sau đó các đá này được nâng lên thành đất liền. Hutton xuất bản hai quyển sách về các ý tưởng của ông vào năm 1795 (quyển 1, quyển 2). Các nhà nghiên cứu sau Hutton được biết đến là các nhà theo học thuyết hỏa thành bởi vì họ tin rằng một số đá được hình thành từ núi lửa, là loại lắng đọng từ dụng nham của các núi lửa, ngược lại các nhà theo học thuyết thủy thành, tin rằng tất cả các đá lắng đọng trong bồn biển rộng lớn và sau đó bị lộ ra khi mực nước biển bị hạ thấp liên tục theo thời gian. Năm 1811 Georges Cuvier và Alexandre Brongniart xuất bản các giải thích của họ về sự cổ xưa của Trái Đất, dựa trên các khám phá của Cuvier về xương voi hóa thạch ở Paris. Để chứng minh quan điểm này, họ đã tính toán theo nguyên tắc kế thừa trong địa tầng của các lớp đá trên Trái Đất. Họ thực hiện trước một cách độc lập với William Smith về địa tầng ở Anh và Scotland. Sir Charles Lyell lần đầu tiên xuất bản quyển sách nổi tiếng về các nguyên tắc trong địa chất, vào năm 1830. Lyell tiếp tục xuất bản các tái bản cho đến khi ông mất vào năm 1875. Quyển sách đã ảnh hưởng đến Charles Darwin, và đề cập đến lý thuyết hiện tại luận. Lý thuyết này đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong suốt lịch sử Trái Đất và vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay. Ngược lại, thuyết tai biến là học thuyết về tương lai của Trái Đất đề cập đến các sự kiện riêng lẻ, thảm họa và lưu truyền không đổi sau đó. Hutton tin vào hiện tại luận, là ý tưởng mà không được chấp nhận rộng rãi vào thời điểm đó. Địa chất thế kỷ 19 phát triển xung quanh câu hỏi về tuổi chính xác của Trái Đất. Các phỏng đoán đưa ra vào khoảng vài trăm ngàn triệu năm. Các tiến bộ về sự phát triển của địa chất trong thế kỷ 20 được ghi nhận bởi thuyết kiến tạo mảng vào thập niên 1960. Thuyết kiến tạo mảng giải quyết được hai vấn đề chính đó là: tách giãn đáy đại dương và trôi dạt lục địa. Học thuyết này cách mạng hóa các khoa học Trái Đất. Thuyết trôi dạt lục địa được Frank Bursley Taylor đưa ra năm 1908, và được phát triển bởi Alfred Wegener năm 1912 và bởi Arthur Holmes, nhưng nó không được chấp nhận cho đến cuối thập kỷ 1960 khi thuyết kiến tạo mảng được phát triển. == Các quan điểm quan trọng == === Chu trình thạch học === Chu trình thạch học là một quan điểm quan trọng trong địa chất học, nó mô tả mối quan hệ giữa đá mácma, đá trầm tích, đá biến chất và mác ma. Khi đá kết tinh từ dạng nóng chảy thì gọi là đá mác ma. Loại đá này sau đó hoặc bị bào mòn và tái lắng đọng để tạo thành đá trầm tích hoặc bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất. Đá trầm tích có thể sau đó bị biến đổi thành đá biến chất bởi nhiệt độ và áp suất, và đá biến chất có thể bị phong hóa, bào mòn, lắng đọng và hóa đá để trở thành đá trầm tích. Tất cả các loại đá này có thể bị tái nóng chảy và tạo thành mác ma mới, rồi mác ma này chúng có thể kết tinh để tạo ra đá mác ma một lần nữa. Chu trình này được thể hiện rõ nét bởi các yếu tố động lực liên quan đến học thuyết kiến tạo mảng. === Kiến tạo mảng === Vào thập niên 1960, một phát hiện quan trọng nhất đó là sự tách giãn đáy đại dương. Theo đó, thạch quyển của Trái Đất bao gồm vỏ và phần trên cùng của manti trên, bị chia tách thành các mảng kiến tạo và di chuyển trên manti trên ở dạng rắn, dẻo, dễ biến dạng hay trên quyển astheno. Đây là sự chuyển động cặp đôi giữa các mảng trên mặt và dòng đối lưu manti: sự di chuyển mảng và các dùng đối lưu manti lúc nào cũng cùng hướng. Sự dịch chuyển cặp đôi của các mảng trên bề mặt của Trái Đất và dòng đối lưu manti được gọi là kiến tạo mảng. Sự phát triển của kiến tạo địa tầng cung cấp những kiến thức vật lý cơ bản cho việc quan sát Trái Đất rắn. Các khu khực dạng tuyến kéo dài trên Trái Đất có thể được giải thích đó là ranh giới giữa các mảng. Các sống núi giữa đại dương, là các khu vực cao trong đáy biển, tại đây tồn tại các quá trình thủy nhiệt và hoạt động núi lửa cũng được giải thích đó là ranh giới tách giãn. Các vòng cung núi lửa và các trận động đất cũng được giải thích đó là ranh giới hội tụ, nơi mà một mảng bị hút chìm dưới một mảng. Ranh giới biến dạng, như hệ thống đứt gãy San Andreas, tạo ra các trận động đất mạnh và thường xuyên. Kiến tạo địa tầng cũng góp phần làm sáng tỏ cơ chế thuyết trôi dạt lục địa của Alfred Wegener, theo đó, các lục địa di chuyển trên mặt Trái Đất trong suốt thời gian địa chất. Kiến tạo địa tầng cũng nêu ra các tự tác động làm biến dạng và trạng thái mới của vỏ Trái Đất trong việc nghiên cứu địa chất cấu tạo. Điểm mạnh của thuyết kiến tạo địa tầng là hợp thức hóa việc kết hợp các học thuyết riêng lẻ về cách thức mà thạch quyển di chuyển trên các dòng đối lưu của manti. Dựa trên học thuyết này, hiện tại, người ta đã làm rõ được lịch sử phát triển địa chất Trái Đất nói chung và địa chất khu vực nói riêng. === Tiến hóa địa chất khu vực === Tiến hóa địa chất khu vực là sự hình thành các loại đá trong một khu vực tuân theo chu trình thạch học và các quá trình tác động lên chúng làm chúng bị biến dạng và thay đổi vị trí. Sự biến đổi đổi này được thể hiện bởi các dấu vết được lưu lại trên các đơn vị địa chất. Các đơn vị đá đầu tiên được hình thành hoặc bởi sự tích tụ trên bề mặt hoặc xâm nhập vào trong các lớp đá khác. Sự tích tụ có thể xảy ra khi trầm tích lắng đọng trên bề mặt Trái Đất và sau đó hóa đá tạo thành đá trầm tích, hoặc khi vật liệu núi lửa như tro núi lửa hoặc các dòng dung nham phủ lên bề mặt. Đá xâm nhập như batholith, laccolith, đê, và sàng, xâm nhập vào các đá, và kết tinh tại đó. Sau khi một chuỗi các đá ban đầu được tạo ra, các đá này có thể bị biến dạng và biến chất. Sự biến dạng tạo ra bởi sự căng giãn, sự nén ép, hoặc bình đoạn tầng (phay ngang). Các cơ chế này liên quan đến các ranh giới hội tụ, ranh giới phân kỳ, và ranh giới chuyển dạng giữa các mảng kiến tạo. Khi đá chịu tác động bởi lực nén ngang, chúng trở nên ngắn và dày hơn. Bởi vì các đá ít bị biến dạng về thể tích, và ứng xử theo hai cách là tạo thành đứt gãy và uốn nếp. Trong các phần nông của vỏ Trái Đất, thường xảy ra biến dạng giòn, hình thành các đứt gãy nghịch, đây là trường hợp các đá ở sâu di chuyển lên trên các đá ở trên. Các đá ở sâu thường cổ hơn, theo nguyên tắc chồng lớp, lại di chuyển lên nằm trên các đá trẻ hơn. Sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy có thể tạo ra nếp uốn, hoặc do các đứt gãy không có mặt phẳng, hoặc do các lớp đá trượt dọc theo nó, tạo thành các nếp uốn kéo, khi trượt xuất hiện dọc theo đứt gãy. Các đá nằm sâu hơn trong lòng đất thì có ứng xử như vật liệu dẻo, và tạo ra nếp uốn thay vì đứt gãy. Các nếp uốn này có thể hoặc là nếp uốn lồi nếu lõ của nếp uốn trồi lên hoặc nếp uốn lõm khi lõi bị hạ thấp. Nếu một số phần của nếp uốn bị sụt xuống, thì cấu trúc này được gọi là nếp lồi đảo hoặc nếp lõm đảo. Khi đá chịu nép ép ở nhiệt độ và áp suất cao hơn có thể gây uốn nếp và biến chất đá. Sự biến chất có thể làm thay đổi thành phần khoáng vật của đá; sự phân phiến liên quan đến các khoáng vật được phát triển khi chịu nén; và vó thể làm mất đi cấu tạo ban đầu của đá, như đá gốc trong đá trầm tích, dạng dòng chảy của dung nham, và cấu tạo kết tinh của đá kết tinh. Căng giãn làm cho các đá trở nên dài và mỏng hơn, và thường tạo ra các đứt gãy thuận. Sự căng giãn làm các đá mỏng hơn: như ở vùng nếp uốn và đai đứt gãy nghịch Maria, được cấu tạo toàn bộ là trầm tích của Grand Canyon có thể quan sát được chiều dài nhỏ hơn 1m. Các đá ở độ sâu dễ bị kéo giãn cũng thường bị biến chất. Các đá bị kéo giãn cũng có thể tạo thành dạng thấu kính, được gọi là boudin, sau này tiếng Pháp gọi là "xúc xích", vì chúng nhìn giống nhau. Khi các đá bị dịch chuyển tương đối nhau theo mặt phẳng thì gọi là đứt gãy ngang, các đứt gãy này phát triển trong các khu vực nông, và trong đới cắt ở sâu hơn khi đá bị biến dạng dẻo. Khi các đá mới hình thành, cả tích tụ và xâm nhập, thường tạo ra sự biến dạng. Khi đó sẽ thình thành các đứt gãy và gây ra các biến dạng khác làm cho địa hình phân dị, từ đó xuất hiện sự xâm thực, bào mòn dọc theo sườn và các dòng chảy. Quá trình này tạo ra các trầm tích, và sau đó chúng được lắng đọng và nhấn chìm. Trong trường hợp sự dịch chuyển dọc theo đứt gãy diễn ra liên tục sẽ duy trì sự gia tăng gradient địa hình một cách liên tục và tiếp tục tạo ra các khoảng không gian cho trầm tích lắng đọng. Các sự kiện biến dạng thường liên quan đến các hoạt động xâm nhập và núi lửa. Tro núi lửa và dung nham lắng đọng trên bề mặt, còn sự xâm nhập thì tạo thành các đá nằm bên dưới mặt đất. Ví dụ như xâm nhập kiểu đê là sự xâm nhập theo mặt phẳng thẳng đứng và kéo dài, và thường gây ra các biến dạng trên quy mô rộng lớn. Loại này có thể quan sát ở khiên Canada, hay vòng đê xung quanh ống dung nham núi lửa. Tất cả các quá trình này không nhất thiết phải xảy ra trong một môi trường, và không xuất hiện riêng lẻ. Quần đảo Hawaii, là một ví dụ gồm hầu hết là dung nham bazan. Các loạt trầm tích giữa lục địa ở Hoa Kỳ và vùng Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ còn sót lại các ống khói bằng đá trầm tích hầu như không bị biến dạng có tuổi Cambri. Các khu vực khác có đặc điểm địa chất phức tạp hơn: ở vùng tây nam Hoa Kỳ, các đá trầm tích, đá núi lửa và đá xâm nhập đều bị biến chất, đứt gãy, và uốn nếp. Thậm chí các đá có tuổi cổ hơn như đá gơnai Acasta thuộc nền cổ Slav ở tây bắc Canada, đá cổ nhất trên thế giới đã bị biến chất tại điểm mà nguồn gốc của nó không thể nhận ra được bằng các phân tích trong phòng thí nghiệm. Thêm vào đó, các quá trình này có thể xảy ra trong nhiều giai đoạn. Ở một vài nơi, Grand Canyon ở tây nam Hoa Kỳ là một ví dụ đơn giản nhất, các đá nằm bên đưới bị biến chất và biến dạng, và sau đó sự biến dạng kết thúc; còn phần trên, các đá không bị biến dạng thì được tích tụ. Mặc dù số lượng các đá được thay thế và biến dạng có thể xảy ra và chúng có thể xuất hiện nhiều lần, thì các khái niệm này vẫn cung cấp những hiểu biết về lịch sử của một khu vực... == Cấu tạo của Trái Đất và địa chất hành tinh == === Cấu tạo của Trái Đất === Các tiến bộ về địa chấn học, mô hình trên máy tính, và khoáng vật học-tinh thể học ở nhiệt độ và áp suất cao cũng đã cho bức tranh về thành phần và cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các nhà địa chấn học có thể sử dụng thời gian đến của các sóng địa chất phản hồi để hình dung cấu tạo bên trong của Trái Đất. Các khám phá trước đây trong lĩnh vực này cũng đã cho thấy nhân ngoài ở thể lỏng (tại đây sóng ngang (S) không thể truyền qua) và nhân trong ở thể rắn đặc sít. Các phát hiện này đã phát triển mô hình lớp của Trái Đất gồm lớp vỏ và thạch quyển ở trên cùng, manti ở dưới (được phân chia bởi sự gián đoạn sóng địa chấn ở độ sâu 410 đến 660 km), và nhân ngoài và nhân trong ở bên dưới. Gần đây, các nhà địa chấn có thể tạo ra các bức ảnh chi tiết về tốc độ truyền sóng trong Trái Đất giống như các bức ảnh mà bác sĩ chụp cơ thể người bằng máy quét CT. Các bức ảnh này cho nhiều thông tin chi tiết về cấu tạo của Trái Đất và có thể thay thế mô hình lớp được đơn giản bằng mộ mô hình mang tính động lực hơn. Các nhà khoáng vật học cũng có thể sử dụng dữ liệu áp suất và nhiệt độ từ các nghiên cứu về địa chấn và mô hình cùng với sự hiểu biết về thành phần nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất bằng cách tái tạo các điều kiện này bằng thực nghiệm và đo đạc các biến đổi trong cấu trúc tinh thể. Các nghiên cứu này giải thích các biến đổi hóa học liên quan đến sự gián đoạn địa chấn quan trọng trong manti, và cho thấy các cấu trúc tinh thể học dự đoán trong nhân trong của Trái Đất. === Địa chất học hành tinh === Đầu ngữ geo (γῆ) theo tiếng gốc Hi Lạp hay địa (地) gốc tiếng Trung Quốc có nghĩa là Trái Đất, còn thuật ngữ "địa chất" (geology hay 地质) thường được sử dụng chung với tên của các hành tinh khác khi mô tả thành phần và các quá trình nội sinh của chúng như: "địa chất Sao Hỏa" và "địa chất Mặt Trăng". Các thuật ngữ đặc biệt như selenology (nghiên cứu Mặt Trăng, tức là Nguyệt Học), areology (của Sao Hỏa, Hỏa Tinh Học) cũng được sử dụng. Cùng với sự tiến bộ về khám phá không gian trong thế kỷ 20, các nhà địa chất đã bắt đầu nghiên cứu đến các hành tinh khác có dạng giống như Trái Đất. Các nghiên cứu này đã sinh ra nhánh địa chất học hành tinh, đôi khi còn được gọi là địa chất học vũ trụ, theo đó các nguyên tắc địa chất học được áp dụng để nghiên cứu các hành tinh khác trong hệ mặt trời. Mặc dù các nhà địa chất học hành tinh cũng quan tâm đến bề mặt của các hành tinh, nhưng chỉ chú ý đến sự sống trong quá khức và hiện tại của các thế giới khác. Điều này đã đặt ra một số nhiệm vụ với mục tiêu (một trong những mục tiêu) là tìm hiểu sự sống trên các hành tinh. Ví dụ như Tàu đáp xuống Phoenix đã phân tích đất ở bắc cực Sao Hỏa để tìm kiếm nước, các hợp chất hóa học và khoáng vật liên quan đến các quá trình sinh học. == Thời gian địa chất == === Định tuổi tương đối === Một phương pháp truyền thống và quan trọng trong việc định tuổi các yếu tố địa chất là sử dụng các nguyên tắc địa chất. Có nhiều nguyên tắc quan trọng được phát triển từ khi sơ khai đến khi nó trở thành một ngành khoa học chính thức. Các nguyên lý này vẫn được áp dụng cho đến ngày nay theo cách mà nó cung cấp thông tin về lịch sử địa chất và thời gian diễn ra các sự kiện địa chất. Nguyên tắc quan hệ xâm nhập, khi đá mácma xâm nhập lên bề mặt đất nó xuyên cắt qua các tầng nằm bên trên nó, thường là các tầng đá trầm tích. Khi đó dựa trên quan hệ này có thể xác định được các đá mác ma trẻ hơn các đá trầm tích bị nó cắt qua. Có một số kiểu xâm nhập khác nhau như laccolith, batholith, sàng và đê. Nguyên tắc quan hệ cắt theo mặt cắt, đề cập đến các đứt gãy và tuổi của đứt gãy. Đứt gãy trẻ hơn đá mà chúng cắt qua; nếu các đứt gãy này cắt qua hai hay nhiều loại đá theo thứ tự địa tầng, nếu chúng phát triển liên tục trên đá này mà không phát triển trên đá kia thì các đá bị cắt có tuổi cổ hơn đứt gãy, còn các đá không bị cắt có tuổi trẻ hơn đứt gãy. Tìm các dấu hiệu này trên đá có thể xác định được loại đứt gãy đó là đứt gãy thường hay đứt gãy sâu (trong toàn vỏ Trái Đất). Nguyên tắc bắt tù hay chứa, thường dùng trong đá trầm tích, khi mà một loại đá ngoại lai có mặt trong đá trầm tích, thì nó có tuổi cổ hơn tuổi đá trầm tích. Tương tự, trong đá mácma, khi một loại đá bị bao bọc bởi một đá mácma khác thì đá bị bao bọc có tuổi cổ hơn tuổi đá mácma chứa nó. Nguyên tắc tương tự đề cập đến các quá trình địa chất diễn ra trong hiện tại cũng giống với các quá trình diễn ra trong quá khứ. Nguyên tắc này được phát triển từ nguyên tắc của nhà vật lý và địa chất học James Hutton thế kỷ 18, là "hiện tại là chìa khóa mở cách cửa quá khứ" nguyên văn: "the past history of our globe must be explained by what can be seen to be happening now" (Lịch sử trong quá khứ có thể được giải thích giống như những gì xảy ra trong hiện tại). Nguyên tắc lớp nằm ngang nguyên thủy đề cập đến các lớp trầm tích tồn tại trong môi trường ở dạng đá gốc nằm ngang. Quan sát các lớp trầm tích hiện đại (đặc biệt là trầm tích biển) ở nhiều môi trường khác nhau cũng chứng minh cho nguyên tắc này (mặc dù trong tự nhiên các lớp này hơi nghiêng, nhưng xu hướng chung là nó nằm ngang). Nguyên tắc xếp chồng để chỉ các lớp đá trầm tích trẻ hơn nằm trên các lớp đá trầm tích cổ trong vùng yên tĩnh kiến tạo. Nguyên tắc này dùng để phân tích quan hệ của các lớp trầm tích trong cùng một mặt cắt đứng, theo đó có thể phân tích sự gián đoạn trầm tích trong toàn địa tầng. Nguyên tắc động vật hóa thạch dựa trên sự xuất hiện của hóa thạch trong các đá trầm tích. Khi các loài xuất hiện cùng thời điểm trên toàn thế giới, sự có mặt hoặc không có mặt (thỉnh thoảng) của chúng có thể cung cấp tuổi tương đối của các hệ tầng chứa chúng. Dựa trên nguyên tắc của William Smith, đã ra đời trước thuyết tiến hóa của Charles Darwin gần 100 năm, nguyên tắc này phát triển độc lập với thuyết tiến hóa. Nguyên tắc trở nên khá phức tạp, tuy nhiên đã đưa ra được sự hóa thạch của các loài dễ biến đổi và hóa thạch địa phương dựa trên sự thay đổi theo chiều đứng trong môi trường sống (các loài thay đổi trong tầng trầm tích), và không phải tất cả hóa thạch có thể được tìm thấy trên toàn thế giới trong cùng một thời điểm. === Định tuổi tuyệt đối === Một sự kiện lớn của ngành địa chất trong thế kỷ 20 là khả năng sử dụng tỷ lệ đồng vị phóng xạ để xác định khoảng thời gian mà đá chịu tác động bởi một nhiệt độ cụ thể. Các phương pháp này đo đạc thời gian từ lúc một hạt khoáng vật cụ thể nguội đi ở nhiệt độ kết thúc của nó, tại điểm này các đồng vị phóng xạ khác nhau không còn khuếch tán trong các cấu trúc tinh thể. Việc sử dụng định tuổi đồng vị đã làm thay đổi các hiểu biết về thời gian địa chất. Trước đây, các nhà địa chất chỉ có thể sử dụng hóa thạch để định tuổi trong các mặt cắt của đá trong mối quan hệ với các mặt cắt khác. Trong khi đó, định tuổi đồng vị, có thể định tuổi chính xác, và tuổi chính xác này có thể được ứng dụng đối với các chuỗi hóa thạch trong các vật liệu đã được định tuổi, đổi từ tuổi tương đối thành tuổi tuyệt đối. Các nhà địa chất đã dùng phân rã phóng xạ để xác định tuổi của Trái Đất vào khoảng 4,54 tỉ năm (4,5x109) và tuổi của các vật liệu tạo thành hành tinh cổ nhất (các thiên thạch Chondrit kỷ Cacbon) là 4,567 tỉ năm. === Các mốc quan trọng === Đồng hồ thang thời gian địa chất về lịch sử của Trái Đất từ lúc hình thành hệ Mặt Trời cách đây 4,567 Ga (Ga: tỉ năm) đến hiện tại. 4,567 Ga: Hình thành hệ Mặt Trời 4,54 Ga: Hình thành Trái Đất ~ 4 Ga: Kết thúc sự dội bom cuối cùng, sự sống đầu tiên ~ 3,5 Ga: Bắt đầu sự quang hợp ~ 2,3 Ga: Ôxi hóa khí quyển, Quả cầu tuyết Trái Đất đầu tiên 730-635 Ma (Ma: cách đây triệu năm): Hai quả cầu tuyết? 542± 0,3 Ma: Bùng nổ Cambri - các loài thân cứng xuất hiện; các hóa thạch đầu tiên; bắt đầu Đại Cổ Sinh ~ 380 Ma: Xuất hiện các loài động vật có xương sống sinh sống trên cạn đầu tiên 250 Ma: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi-kỷ Trias - 90% động vật trên đất liền bị chết. Kết thúc đại Cổ sinh và bắt đầu đại Trung sinh 65 Ma: Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen - Khủng long chết; kết thúc đại Trung sinh và bắt đầu đại Tân sinh ~ 7 Ma - hiện tại: Hominin ~ 7 Ma: hominin đầu tiên xuất hiện 3,9 Ma: Australopithecus đầu tiên xuất hiện, tổ tiên trực tiếp của loài người hiện đại, 200 ka (ka: cách đây nghìn năm): Loài người hiện đại đầu tiên xuất hiện ở Đông châu Phi === Tóm lược thang địa thời === Dòng thứ 2 và 3 là phần mở rộng của các phần được đánh dấu sao. Triệu năm Holocen (thế cuối cùng) rất nhỏ nên thể hiện không rõ trên thang này. == Các phương pháp nghiên cứu == Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất. === Các phương pháp thực địa === Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm: Lập bản đồ địa chất Bản đồ cấu trúc: xác định các vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn tác động lên (tạo ra) nó. Bản đồ địa tầng: Xác định các vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học và tướng sinh học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích Bản đồ Surficial: Xác định vị trí của các loại đất và các tích tụ surficial Khảo sát các đặc điểm địa hình Tạo ra bản đồ địa hình Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan bao gồm: Các dạng xói mòn và tích tụ Thay đổi lòng sông tạo ra khúc uốn và thay đổimực xâm thực cơ sở (avulsion)? Các quá trình sườn Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý. Các phương pháp bao gồm: Khảo sát bằng sóng địa chấn ở độ sâu nông Thẩm thấu radar mặt đất (GPR) Ảnh điện trở Các phương pháp được sử dụng trong: Tìm kiếm hydrocacbon Tìm nước ngầm Xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi Địa tầng học phân giải cao Đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt Khoan giếng và đo đạc trong giếng Sinh địa hóa học và vi sinh địa học Thu thập mẫu để: Xác định các đường sinh hóa Xác định các tổ hợp loài mới Xác định các hợp chất hóa học mới Và sử dụng các phát hiện này để Hiểu sự sống trước đây trên Trái Đất và nó thực hiện chức năng và trao đổi chất như thế nào Tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm. Cổ sinh vật học: khai quật các vật liệu hóa thạch Dùng nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự tiến hóa Dùng trưng bày trong bảo tàng và giáo dục Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất và Niên đại chính xác (thermochronology) ? Băng hà học: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của chúng === Các phương pháp trong phòng thí nghiệm === ==== Thạch học ==== Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ. Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá. Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma. Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma. ==== Địa chất cấu tạo ==== Các nhà địa chất cấu tạo sử dụng phương pháp phân tích thạch học lát mỏng để quan sát cấu tạo thớ của đá vì chúng cung cấp thông tin về ứng suất bên trong cấu trúc tinh thể của đá. Họ cũng vẽ và kết hợp các đo đạc về địa chất cấu tạo nhằm hiểu rõ hơn xu hướng của đứt gãy hoặc nếp uốn để hồi phục lại lịch sử biến dạng đá của một khu vực hay rộng hơn là lịch sử phát triển kiến tạo của khu vực. Thêm vào đó, họ tiến hành phân tích các thí nghiệm dạng mô phỏng trên máy tính về sự biến dạng của đá ở phạm vi lớn trong môi trường nhỏ. Các phân tích về cấu tạo thường được tiến hành bằng cách vẽ đồ thị xu hướng về các đặc điểm biến đổi trên lưới chiếu nổi. Lưới chiếu nổi là một lưới chiếu hình cầu được thể hiện trên mặt phẳng, trên lưới này các mặt phẳng được biểu diễn thành những đường thẳng và các đường thẳng được biểu diễn thành các điểm. Lưới này có thể được sử dụng để tìm vị trí của các trục nếp uốn, quan hệ giữa các đứt gãy, và quan hệ giữa các cấu tạo địa chất khác nhau. Mộ trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất về địa chất cấu tạo là thí nghiệm liên quan đến các nêm bồi kết, nó là các khu vực tạo ra các dãy núi dọc theo các ranh giới mảng hội tụ. Trong các lần thí nghiệm khác nhau, các lớp cát nằm ngang bị kéo dọc theo bề mặt bên dưới tạo ra các kiến trúc giống như với thực tế và sự phát triển của đai tạo núi vuốt nhọn giới hạn (tất cả các góc giống nhau). Các mô hình số cũng thực hiện bằng cách tương tự, chúng thường phức tạp và có thể bao gồm các kiến trúc xói mòn và nâng trong đai tạo núi. Thí nghiệm này giúp thể hiện quan hệ giữa xói mòn và hình dạng của dãy núi. Các nghiên cứu trên cũng cung cấp thông tin có ích cho việc tìm hiểu cách biến chất do áp lực, nhiệt độ, không gian và thời gian. ==== Địa tầng học ==== Trong phòng thí nghiệm, các nhà địa tầng học phân tích các mẫu trong các mặt cắt địa tầng được thu thập từ thực địa, như các mẫu lõi khoan. Các nhà địa tầng học cũng phân tích dữ liệu thu thập được ở những vị trí lộ ra các đơn vị địa tầng từ các cuộc khảo sát địa chất. Dữ liệu địa vật lý và log lỗ khoan cũng được kết hợp để mô phỏng theo không gian ba chiều trên máy tính để giúp hiểu rõ hơn về các đặc điểm bên dưới mặt đất. Sau đó, các dữ liệu này được sử dụng để tái lập lại các quá trình trong quá khứ đã diễn ra trên bề mặt của Trái Đất, giải đoán các môi trường trong quá khứ, và các khu vực dùng cho khai thác nước hoặc dầu khí. Trong phòng thí nghiệm, các nhà sinh địa tầng học phân tích các mẫu đá lộ ra trên mặt và các mẫu lõi khoan để tìm kiếm các hóa thạch. Các hóa thạch này giúp các nhà khoa học định tuổi của đá chứa nó và biết được môi trường trầm tích của đá đó. Các nhà địa thời học xác định chính xác tuổi đá trong mặt cắt địa tầng nhằm cung cấp các ranh giới tuổi tuyệt đối chính xác hơn về thời gian và tốc độ trầm tích. Các nhà từ địa tầng học cũng dùng dấu hiệu đảo cực từ trong lõi khoan của các đá mácma để định tuổi của đá. Các nhà khoa học khác nghiên cứu đồng vị ổn định trong các đá cũng nhằm cung cấp thêm thông tin về khí hậu trong quá khứ. == Địa chất ứng dụng == === Kinh tế địa chất === Các nhà kinh tế địa chất giúp xác định và quản lý tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất như dầu khí, than cũng như tài nguyên khoáng sản kim loại (đồng, sắt, urani) và phi kim loai (vật liệu xây dựng, vật liệu gốm sứ). ==== Địa chất mỏ ==== Địa chất mỏ bao gồm các công việc khai thác tài nguyên trên Trái Đất. Một số tài nguyên có giá trị kinh tế được chú ý nhiều nhất như các loại đá quý, kim loại, và một số khoáng vật như amiăng, perlit (đá trân châu), mica, photphat, zeolit, sét, đá bọt, thạch anh, và silica, cũng như các nguyên tố như lưu huỳnh, clo, và heli. ==== Địa chất dầu khí ==== Các nhà địa chất dầu khí nghiên cứu các vị trí trong lòng đất nơi mà có thể khai thác hydrocacbon, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên. Bởi vì các bể chứa dầu này được tìm thấy trong các bồn trầm tích, họ cũng nghiên cứu các thành hệ trong các bồn này cũng như sự trầm tích và tiến hóa kiến tạo của chúng và thế nằm hiện tại của các lớp đá. === Cơ học đất và địa kỹ thuật === Trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng, các nguyên tắc địa chất và các phép phân tích được sử dụng để xác định chắc chắn các nguyên tắc ứng xử cơ học của vật liệu được sử dụng trong công trình. Điều náy giúp cho các đường hầm không bị sập, các cây cầu và các tòa nhà cao tầng được xây dựng trên móng vững chắc, và các tòa nhà có thể đứng vững trên nền đất bùn, sét. === Các vấn đề về nước và môi trường === Địa chất và các nguyên tắc địa chất có thể ứng dụng trong các vấn đề về môi trường như khôi phục dòng chảy, phục hồi các vùng đất bỏ hoang, và hiểu các tương tác giữa môi trường sống tự nhiên và môi trường địa chất. Thủy văn học nước dưới đất hay địa chất thủy văn được sử dụng để tìm kiếm nước dưới đất, nó chỉ ra các vị trí nước cấp không bị ô nhiễm và rất quan trọng trong các khu vực khô cằn, và để theo dõi sự khuếch tán chất ô nhiễm trong các giếng nước. Các nhà địa chất thu được dữ liệu thông qua cột địa tầng, lỗ khoan, mẫu lõi khoan và mẫu lõi băng. Các mẫu lõi băng và lõi trầm tích được sử dụng để tái lập các điều kiện cổ khí hậu, vì chúng cho biết về nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển trên toàn cầu trong quá khứ và hiện tại. Các dữ liệu này là dữ liệu gốc cung cấp thông tin về biến đổi khí hậu toàn cầu nằm ngoài các dữ liệu lấy được từ các đo đạc hiện tại. === Tai biến tự nhiên === Các nhà địa chất học và địa vật lý học nghiên cứu các tai biến tự nhiên nhằm mục đích đưa ra các hệ số an toàn trong xây dựng các tòa nhà và hệ thống cảnh báo nhằm giảm thiểu thiệt hại về tính mạng và tài sản. Các ví dụ về các tai biến tự nhiên liên quan đến địa chất (đối lập với những gì liên quan chủ yếu đến khí tượng): Động đất Núi lửa Sóng thần Hố sụt Hóa lỏng đất Trượt đất và lũ bùn Lở tuyết Lũ và sự thay đổi dòng chảy của sông hay sự cuốn trôi đất đai Lún == Các lĩnh vực liên quan == == Địa chất khu vực == === Theo dãy núi === Địa chất dãy Alps Địa chất dãy Andes Địa chất dãy Appalachians Địa chất dãy Himalaya Địa chất dãy Rocky === Theo quốc gia === === Theo hành tinh === Địa chất Sao Thủy Địa chất Sao Kim Địa chất Mặt Trăng Địa chất Sao Hỏa == Tham khảo == == Xem thêm == Địa nông học Địa hóa học Mô hình địa chất Niên đại địa chất Nhà địa chất Từ điển các thuật ngữ địa chất Các ấn phẩm quan trọng trong địa chất Hiệp hội Quốc tế về Khoa học Địa chất (IUGS) Danh sách các điểm hóa thạch Danh sách các chủ đề về địa chất Danh sách khoáng vật Danh sách các kiến trúc đá Danh sách các loại đá Danh sách các chủ đề về đất Khoáng vật Công viên địa chất Paleorrota Đóng góp của các nhà địa chất == Liên kết ngoài == James Hutton's Học thuyết về Trái Đất James Hutton's Học thuyết về Trái Đất và phần tóm tắt Charles Lyell's Các thành phần của địa chất Charles Lyell's Các nguyên tắc trong địa chất, hay các thay đổi hiện đại của Trái Đất và môi trường sống được chú ý như là minh họa về địa chất Hiệp hội Địa vật lý Mỹ Hiệp hội Khoa học Địa chất châu Âu Hội Địa chất Mỹ Khoa học Trái Đất: tin tức, bản đồ, từ điển, bài báo và việc làm
david nalbandian.txt
David Pablo Nalbandian (tiếng Armenia: Դավիդ Փաբլո Նալբանդյան; sinh ngày 1 tháng 1 năm 1982) là cựu vận động viên quần vợt người Argentina. Anh từng giữ vị trí số 3 thế giới, Á quân Giải Vô địch Wimbledon 2002 và nhà vô địch Tennis Masters Cup năm 2005. Bên cạnh đó, Nalbandian cũng có 2 chức vô địch Masters 1000. Nalbandian là người Argentina duy nhất từng góp mặt ở bán kết của cả 4 giải Grand Slam và là người Argentina duy nhất cho tới nay vào tới chung kết Wimbledon. == Các trận chung kết == === Chung kết Grand Slam === ==== Đơn: 1 (1 lần á quân) ==== === Chung kết ATP World Tour Finals === ==== Đơn: 1 (1 danh hiệu) ==== === Masters 1000 finals === ==== Singles: 6 (2 titles, 4 runners-up) ==== == Tổng kết == === Đơn: 24 (11 danh hiệu, 13 á quân) === === Đôi: 1 (1 lần á quân) === == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ David Nalbandian trên trang chủ ATP (tiếng Anh) David Nalbandian trên ITF David Nalbandian tại Davis Cup
quang minh - hồng đào.txt
Quang Minh - Hồng Đào là một cặp vợ chồng nghệ sĩ chuyên đóng hài kịch nổi tiếng ở hải ngoại và trong nước. == Tóm tắt tiểu sử == === Quang Minh === Tên thật là Võ Quang Minh, sinh ngày 20/11/1959 tại Gò Công. Là kép của đoàn Kim Cương, Bông Hồng những năm cuối 1980. Sang định cư tại Nam California năm 1990. Tại đây, anh hành nghề lồng tiếng phim Hồng Kông. === Hồng Đào === Tên thật là Nguyễn Đình Hồng Đào, sinh ngày 25/9/1962. Cha mẹ là người Bắc nhưng sinh cô ở Buôn Mê Thuột. Cả Quang Minh và Hồng Đào đều là học sinh trường Nghệ thuật Sân khấu 2. Cô được biết đến như là một trong những nghệ sĩ kịch thuộc thế hệ vàng của TP. Hồ Chí Minh vào thập niên 90 bên cạnh những tên tuổi như Thành Lộc, Hồng Vân lúc bấy giờ. Năm 1994, sang định cư tại Bắc California theo diện HO. Con cái Quang Minh và Hồng Đào có 2 con gái là: Vicky - Phương Vân (sinh ngày 26/10/1996) Sophia - Tí Tẹo (sinh ngày 13/7/2002) == Sự nghiệp == Lúc ở Việt Nam hai người đã có tình cảm với nhau. Sau khi qua Mỹ, trong một dịp tình cờ, cả hai đã gặp lại nhau tại một trạm xăng khi Hồng Đào xuống miền Nam thăm người thân. Lúc này Quang Minh cũng vừa kết thúc cuộc hôn nhân của mình. Đây cũng là cơ hội khiến những đầu mối thông tin liên lạc giữa hai người được kết nối trở lại ở nơi đất khách quê người. Một thời gian sau cả hai đi đến hôn nhân. Trong một dịp, Hồng Đào nhận vai cho một vở hài kịch nhưng thiếu người, Quang Minh bèn nhận vai. Vở hài kịch được một số nghệ sĩ thưởng thức tán thưởng nhiệt liệt. Trong đó đặc biệt là nhạc sĩ Lê Uyên Phương, chính nhạc sĩ đã khuyên Quang Minh nên bắt đầu sự nghiệp hài kịch. Từ đó, cả hai bắt đầu đi diễn nhiều nơi. Sự nghiệp diễn hài kịch chuyên nghệp của cả hai bắt đầu phát triển khi lần đầu tiên cả hai được Trung tâm Thúy Nga mời diễn cho chương trình Paris By Night 46 năm 1998 với vở hài kịch Thiên Duyên Tiền Định (trước đó Hồng Đào có tham gia nhưng một mình, cũng như từng cùng MC Nguyễn Ngọc Ngạn dẫn chương trình Paris By Night 36). Từ đó cho đến nay, cả hai được nhiều trung tâm băng nhạc hải ngoại mời diễn, quay video, nhiều nhất là Thúy Nga, Asia, Vân Sơn. Hình tượng thường thấy trên sân khấu của Hồng Đào là "mẹ" của Quang Minh, còn Quang Minh là giả vai người đồng tính. Năm 2010, cả hai có về Việt Nam đóng phim Gia đình Số Đỏ. Đầu tháng 2/2013, cả hai nằm trong diện nghệ sĩ hải ngoại bị xem xét cấm về Việt Nam biểu diễn do có tham gia trong chương trình Asia 71: 32 Năm Kỷ Niệm tuy vai diễn của cả hai không có gì liên quan đến chính trị. Năm 2011: ra mắt vở bi hài kịch "Những mảnh tình". Năm 2014: ra mắt vở bi hài kịch "100 ngày yêu". Năm 2016: về Việt Nam hoạt động nghệ thuật, xuất hiện trên các chương trình truyền hình thực tế như Người bí ẩn, Bí mật đêm chủ nhật, Học viện danh hài, Hoán đổi,... == Những vở hài kịch tiêu biểu == === Trung tâm Thúy Nga === Chuyện Cấm Đàn Ông (Hồng Đào, Ái Vân, Trang Thanh Lan) Paris By Night 43 (1998) Thiên Duyên Tiền Định (với Trang Thanh Lan) Paris By Night 46 (1998) Niềm Vui Phụ Nữ (với Trang Thanh Lan) Paris By Night 48 (1999) Ngã Rẽ Cuộc Đời (với Trang Thanh Lan, Mỹ Huyền) Paris By Night 50 (1999) Gia Tài Người Hàng Xóm (với Trang Thanh Lan, Kiều Linh) Paris By Night 52 (1999) Người Đàn Bà Cao Số (với Ái Vân, Trang Thanh Lan) Paris By Night 53 (2000) Tư Chơi 1 & 2 (Quang Minh, Trúc Lam, Loan Châu) Paris By Night 55 (2000) Lá Sầu Riêng Đông Lạnh (với Mỹ Huyền, Mỹ Trinh, Trang Thanh Lan) Paris By Night 55 (2000) Xoay Chuyển Số Mệnh (với Trang Thanh Lan) Paris By Night 56 (2000) Võ Tòng Sát Tẩu (với Trang Thanh Lan, Chí Tài, Kiều Linh) Paris By Night 57 (2000) Đam Mê Sân khấu (với Trang Thanh Lan, Chí Tài) Paris By Night 58 (2001) Chung Một Mái Nhà (với Trang Thanh Lan, Chí Tài) Paris By Night 60 (2001) Tái Ngộ Tại Tuyệt Tình Cốc (với Trang Thanh Lan, Bé Mập, Loan Châu, Nguyễn Thành, Nguyễn Hải, Andy Vũ, Amy Vũ) Paris By Night 61 (2001) Tình Không Biên Giới (với Trang Thanh Lan, Chí Tài) Paris By Night 62 (2001) Lộng Giả Thành Chân (với Trang Thanh Lan, Trúc Lam, Calvin Hiệp) Paris By Night 63 (2002) Những Tờ Di Chúc (với Trang Thanh Lan, Trúc Lam, Calvin Hiệp) Paris By Night 65 (2002) Lần Đầu Gặp Gỡ (với Trang Thanh Lan, Chí Tài) Paris By Night 67 (2002) Tiếng Hát Điêu Thuyền (với Chí Tài, Kiều Linh, Calvin Hiệp) Paris By Night 68 (2003) Con Đường Định Mệnh (với Kiều Linh, Calvin Hiệp) Paris By Night 69 (2003) Tình Họ Hàng (với Kiều Linh, Loan Châu) Paris By Night 70 (2003) Đắc Kỷ & Trụ Vương (với Trang Thanh Lan, Chí Tài, Kiều Linh, Thời Danh, Quốc Anh) Paris By Night 71 (2003) Madame Moon Talk Show Paris By Night 82 (2006) Duyên Lạ Đêm Xuân Paris By Night 113 (2015) Tình Rồng Duyên Tiên (với Bằng Kiều, Diễm Sương) Paris By Night 114 (2015) High Tech Hay Low Tech (với Mai Tiến Dũng, Daniel Phú) Paris By Night 116 (2015) === Trung tâm Asia === Ghen (với Túy Hồng, Chí Tài) Asia 35 (2001) Tôi Viết Hài kịch (với Mỹ Trinh, Cindy, Bé Tin) Asia 42 (2004) LK Trái Tim Ngục Tù, Trái Tim Mùa Đông, Trái Tim Lầm Lỡ (Quang Minh, Thanh Trúc, Thanh Hà, Thiên Kim, Diễm Liên) Asia 43 (2004) Lắng Nghe Con Tim Asia 43 (2004) Bước Nhảy Tình Yêu (với Kiều Khanh) Asia 44 (2004) Tình Mùa Đông Asia 45 (2004) Ba Thế Hệ (với Jonathan Phan) Asia 46 (2005) Hai Thế Hệ Ca Sĩ (với Mai Thế Hiệp, Jonathan Phan, Cecilia Nguyễn) Asia 48 (2005) Tình Yêu (với Tracy, Trung Tín) Asia 49 (2005) Hài kịch (với Tố Loan) Asia 50 (2006) Đanh Đá Cá Cầy Asia 51 (2006) Nắng Hoàng Hôn (với Jonathan Phan) Asia 52 (2006) Vào Xuân (với Thi Phan, Neil Đặng) Asia 53 (2006) Giải Óc Cá Asia 54 (2007) Kịch Và Đời, Đời Và Kịch (với Quỳnh Anh, Lê Huỳnh) Asia 55 (2007) Yêu Đời, Yêu Người (với Jonathan Phan, Jennifer) Asia 56 (2007) Thẻ Xanh (với Jonathan Phan, Quỳnh Anh) Asia 57 (2008) Quê Hương (với Vicky, Tí Tẹo) Asia 58 (2008) Một Điều Để Nhớ (với Jonathan Phan, Tố Loan) Asia 59 (2008) 20, 40, 60 (với Jonathan Phan) Asia 60 (2008) Món Quà Sinh Nhật (với Jonathan Phan, Jennifer) Asia 61 (2009) Hạnh Phúc Quanh Đây Asia 62 (2009) Ngày Tân Hôn (với Jonathan Phan, Linda) Asia 63 (2009) Mong Chờ Asia 64 (2009) Ngày Giao Thừa Asia Đón Giao Thừa (2010) Chú Tư Cầu (với Jonathan Phan, Diễm Liên, Lê Anh Quân, Y Phụng) Asia 65 (2010) Đoạn Tuyệt (với Nguyễn Hồng Nhung, Y Phương, Lê Anh Quân, Kim Loan) Asia 66 (2010) Tâm Xuân (với Đoàn Phi, Hà Thanh Xuân) Asia 67 (2011) Xóm Nhỏ Tình Người (với Diễm Liên, Mỹ Huyền) Asia 68 (2011) Bến Đợi Đò Qua (với Mỹ Huyền, Tâm Đoan, Hà Thanh Xuân) Asia 70 (2012) 32 Năm Ngày Gặp Lại (với Đoàn Phi) Asia 71 (2012) Giấc Mơ (với Nguyễn Hồng Nhung, Jonathan Phan) Asia 76 (2015) === Trung tâm Vân Sơn === Ông Ning Ông Nang (Hồng Đào, Vân Sơn, Hoài Linh, Bé Mập) Vân Sơn 3 (1996) Nàng Karaoke (Hồng Đào, Vân Sơn, Út Mập, Ngô Tấn Triển) Vân Sơn 5 (1997) Táo Quân (Hồng Đào, Vân Sơn, Hoài Linh, Út Mập, Bé Mập) Vân Sơn 5 (1997) Nhất Nghệ Tinh (Hồng Đào, Vân Sơn, Thanh Trúc) Vân Sơn 6 (1997) Lỡ Thời (với Hoài Linh, Huyền Nhiệm) Vân Sơn 6 (1997) Hắc Bạch Công Tử (Hồng Đào, Vân Sơn, Hoài Linh, Út Mập, Bé Mập) Vân Sơn 6 (1997) Con Riêng (với Hoài Linh, Giáng Ngọc) Vân Sơn 7 (1998) Chuyện Vợ Chuyện Chồng Vân Sơn 8 (1998) Lô Đặc Đắc Vân Sơn 9 (1998) Con Gái Bây Giờ Vân Sơn 10 (1998) Nhịp Cầu Tri Ân (với Vân Sơn, Giáng Ngọc) Vân Sơn 11 (1999) Tống Hổ Nghinh Mẹo Vân Sơn 11 (1999) Táo Quân (với Hoài Linh, Vân Sơn, Nghĩa Sứa, Bé Mập) Vân Sơn 11 (1999) Một Góc Cuộc Đời Vân Sơn 12 (1999) Lột Mặt Nạ (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Uyên Chi) Vân Sơn 12 (1999) Ngày Gặp Mặt (với Vân Sơn) Vân Sơn 13 (1999) Lột Xác (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Thúy Ái, Minh Trí, Giáng Ngọc) Vân Sơn 14 (1999) Đêm Sinh Nhật (với Quang Kiệt) Vân Sơn 14 (1999) Chén Xôi Xui Xẻo (với Vân Sơn, Giáng Ngọc, Văn Chung, Linh Tuấn, Bảo Hiền) Vân Sơn 14 (1999) Giấc Mơ Nghệ sĩ (với Bé Mập, Ngọc Lâm) Vân Sơn 15 (2000) Ông Sui Bà Sui (Hồng Đào, Quang Kiệt, Mỹ Trinh, Khả Tú, Quốc Tuấn) Vân Sơn 16 (2000) Ngày Valentine (với Việt Thi, Bảo Hiền) Vân Sơn 16 (2000) Câu Chuyện Cổ Tích Vân Sơn 17 (2000) Đàn Ông Hấp Rượu Vân Sơn 18 (2000) Hoa Mộc Lan (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Văn Chung, Giáng Ngọc, Ngọc Diễm) Vân Sơn 18 (2000) Adam & Eva Vân Sơn 19 (2001) Thằng Bờm (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Văn Chung, Xuân Phát, Bích Tuyền) Vân Sơn 19 (2001) Tết Này Anh Trở Về Vân Sơn 20 (2001) Mượn Vợ (với Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 20 (2001) Rock Nụ cười (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Việt Thảo) Vân Sơn 21 (2002) Em Cô Gái Việt Nam (Quang Minh, Vân Sơn, Bảo Liêm, Trường Vũ, Minh Trí, Nguyễn Thắng) Vân Sơn 21 (2002) Ba Chớp Ba Nháng Vân Sơn 21 (2002) Vật Đổi Sao Dời (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Thanh Trúc, Bảo Liêm, Bé Mập, Anh Thư, Mạc Can) Vân Sơn 22 (2002) Tứ Hành Xung (với Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 22 (2002) Căn Bệnh Thời Đại (với Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 23 (2002) Hoạn Thư International Vân Sơn 23 (2002) Bác sĩ Thẩm mỹ Vân Sơn 24 (2003) Hoàng Tử Của Lòng Em Vân Sơn 25 (2003) Nắng Lạ 1, 2 & 3 (Hồng Đào, Vân Sơn, Bảo Liêm, Lê Huỳnh, Charlie, Vicky, Minh Trí, Việt Thi) Vân Sơn 26 (2004) Sao Tôi Thấy (Quang Minh) Vân Sơn 26 (2004) Phước Lộc Thọ (Quang Minh, Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 27 (2004) Nữ hoàng Chuối Chiên (với Sony, Hoài Tâm) Vân Sơn 27 (2004) Ách Giữa Đàng (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Việt Thi) Vân Sơn 27 (2004) Suýt Thành Hoa hậu (Hồng Đào, Vân Sơn) Vân Sơn 28 (2004) Chuyện Thiên Hạ Vân Sơn 28 (2004) 1001 Đêm (Hồng Đào, Vân Sơn) Vân Sơn 29 (2005) Robo Vợ Vân Sơn 29 (2005) Người Bạn Tốt (với Vân Sơn, Bảo Liêm, Diễm Liên) Vân Sơn 29 (2005) Phước Lộc Thọ (Quang Minh, Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 30 (2005) Đại Náo Hà Tiên (Hồng Đào, Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 30 (2005) Xin Không Trở Lại Vân Sơn 30 (2005) Đời Sẽ Có Nhau Vân Sơn 31 (2005) Duyên Truyền Kiếp (Hồng Đào, Vân Sơn, Bé Tí) Vân Sơn 31 (2005) Hai Lá Thư (với Vân Sơn, Bảo Liêm) Vân Sơn 31 (2005) Hai Bà Mẹ (với Jonathan Phan, Linda) Vân Sơn 32 (2005) Người Chồng Bất Đắc Dĩ (Hồng Đào, Vân Sơn, Bảo Liêm, Trường Vũ) Vân Sơn 32 (2005) Trước Giờ Đầu Thai Vân Sơn 33 (2006) Hàng Độc (với Tracy) Vân Sơn 34 (2006) Mộng Bất Bình Thường (với Lê Huỳnh, Vicky, Tí Tẹo) Vân Sơn 35 (2006) Đám Cưới Đầu Hè (với Hoàng Nghĩa) Vân Sơn 36 (2007) Hội Ngộ (với Minh Nhí) Vân Sơn 38 (2007) Welcome To America (với Vân Sơn) Vân Sơn 39 (2008) Một Ngày Hạnh Phúc Vân Sơn 40 (2008) Yêu Cô Gái Miền Tây (Hồng Đào, Vân Sơn) Vân Sơn 41 (2008) Quê Hương Tôi Gặp Lại (với Hữu Nghĩa) Vân Sơn 41 (2008) Chuyện Tình Mùa Đông Vân Sơn 42 (2009) Ngày trở về Vân Sơn 44 (2010) Ai Là Triệu Phú Vân Sơn 45 (2010) Chè Xanh Internet Vân Sơn 46 (2011) Một Chuyến Đi Về (với Lê Nguyên) Vân Sơn 47 (2011) Người Của Công Chúng Vân Sơn 48 (2012) Gagare Sale (với Bảo Chung) Vân Sơn 49 (2013) Đêm trắng (với Vân Sơn, Bảo Chung) Vân Sơn 49 (2013) == Các chương trình khác == === Phim điện ảnh === === Phim truyền hình === === Chương trình truyền hình === == Chú thích == == Liên kết ngoài ==
anthony van dyck.txt
Anthony van Dyck (22 tháng 3 năm 1599 – 9 tháng 9 năm 1641) là một họa sĩ Hà Lan thời kỳ Baroque. Van Dyck trở thành họa sĩ cho triều đình Anh và nổi tiếng với những bức chân dung vua Charles I cùng hoàng gia. Phong cách của ông đã ảnh hưởng nhiều lớn những họa sĩ vẽ chân dung người Anh những thế hệ tiếp theo. Bên cạnh đó, Anthony van Dyck cũng chú tâm đến các đề tài Kinh Thánh và thần thoại. Ông mất năm 1641 tại Blackfriars, gần London. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Một vài tác phẩm của Van Dyck ở Bảo tàng Jacquemart-André
vườn quốc gia northumberland.txt
Vườn quốc gia Northumberland là vườn quốc gia ở vùng xa nhất về phía bắc của nước Anh. Nó có diện tích hơn 1.030 km2 nằm giữa biên giới Scotland ở phía bắc vàtường Hadrian ở phía nam, và nó là một trong những vườn quốc gia có ít người sống và ít người đến thăm quan nhất. Vườn quốc gia nằm hoàn toàn bên trong Northumberland, bao phủ khoảng một phần tư của hạt này. Vườn quốc gia nhà bao gồm nhiều khu vực riêng biệt. Ở phía bắc là đồi Cheviot, một dãy đồi đánh dấu biên giới giữa Anh và Scotland. Xa hơn về phía nam, những ngọn đồi nhường đường cho các khu vực đồng hoang, một số trong đó đã và đang được bao phủ bởi các đồn điền lâm nghiệp để tạo thành rừng Kielder. Phần cực nam của công viên bao gồm tường Hadrian, có niên đại từ sự chiếm đóng của người La Mã. Lịch sử 10.000 năm của con người sinh sống trong khu vực này được khám phá thông qua nhiều địa điểm khảo cổ, di tích từ thời tiền sử gồm từ các di tích La Mã đến tháp Pele, được xây dựng để phòng thủ. Biểu tượng của vườn quốc gia này là chim Numenius arquata == Địa lý == Vườn Quốc gia Northumberland bao phủ một diện tích lớn ở phía Tây Northumberland và giáp hạt Cumbria và biên giới Scotland. Vườn quốc gia này bao gồm đồi Cheviot và giáp phía Nam Scotland, những ngọn đồi đôi khi được coi là một phần của Scotland. Một phần của rừng Kielder nằm trong vườn quốc gia. Rừng Kielder là rừng nhân tạo lớn nhất ở châu Âu và bao quanh hồ chứa nước Kielder. == Bộ sưu tập ảnh == Năm 2013 hiệp hội bảo tồn quốc tế Bầu Trời Tối cấp phép trồng rừng cho khu vực. Nó là khu rừng lớn nhất được bảo vệ bởi Bầu Trời Tối ở châu Âu. == Tham khảo == == Đường dẫn ngoài == Phương tiện liên quan tới Northumberland National Park tại Wikimedia Commons Trang chủ ban quản lý vườn quốc gia Northumberland Trang chủ đôi cứu hộ vườn quốc gia Northumberland Go Stargazing in Northumberland Dark Sky Park
kim loại kiềm.txt
Các kim loại kiềm là một dãy các nguyên tố trong nhóm 1 của bảng tuần hoàn các nguyên tố, ngoại trừ hiđrô. Đó là liti, natri, kali, rubiđi, xêzi và franxi. Chúng là các nguyên tố hoạt động mạnh và ít khi tìm thấy ở dạng đơn chất trong tự nhiên. Các kim loại kiềm là các kim loại có màu trắng bạc, mềm, có khối lượng riêng thấp, có phản ứng tức thời với các nguyên tố thuộc nhóm halôgen để tạo thành các muối điện ly và với nước để tạo thành các hiđrôxít kiềm rất mạnh về phương diện hóa học tức các bazơ. Các nguyên tố này chỉ có một êlectron ở lớp ngoài cùng, vì thế trạng thái năng lượng ưa thích của chúng là dễ mất đi một êlectron để tạo thành ion có điện tích dương 1. Hiđrô, có một êlectron đơn độc, đôi khi được xếp vào đầu nhóm 1, nhưng nó không phải là một kim loại kiềm; nó tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khí nhị nguyên tử (phân tử). Để loại bỏ êlectron duy nhất của nó đòi hỏi tương đối nhiều năng lượng hơn việc loại bỏ êlectron ngoài cùng của các kim loại kiềm. Giống như các halôgen, chỉ một êlectron bổ sung là đủ để điền đầy lớp ngoài cùng của nguyên tử hiđrô, vì thế hiđrô có thể trong một vài điều kiện môi trường có những tính chất của một halôgen, tạo thành ion âm hiđrua. Hợp chất của hiđrô với các kim loại kiềm và một số kim loại chuyển tiếp cũng đã được tạo ra. Dưới áp suất cực lớn, chẳng hạn như ở lõi của Mộc Tinh, hiđrô có tính kim loại và có các tính chất giống như kim loại kiềm, xem thêm hiđrô kim loại. == Tham khảo ==
damascus.txt
Damascus (theo tiếng Latinh, tiếng Ả Rập: دمشق Dimashq, tiếng Hy Lạp: Δαμασκός, phiên âm tiếng Việt: Đa-mát theo tiếng Pháp Damas, còn gọi là Đa-ma-cút theo tiếng Anh: Damascus) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria. Tại Syria, thành phố này thường được gọi là ash-Shām (tiếng Ả Rập: الشام), cũng có biệt danh là Thành phố Nhài. Đây là một trong những thành phố có dân ở liên tục cổ nhất trên thế giới, trước Al Fayyum, và Gaziantep. Theo ước tính năm 2009, dân số thành phố là 1.711.000 người. Thành phố là một tỉnh, đồng thời là thủ phủ của tỉnh Rif Dimashq (Damascus nông thôn). == Tên gọi == Trong tiếng Ả Rập, thành phố được gọi là دمشق الشام Dimashq ash-Shām. Dù tên này được nhiều người rút ngắn thành Dimashq hoặc ash-Shām, công dân của Damascus, và của Syria và nhiều nước Ả Rập khác thông thường gọi nó là ash-Shām. Ash-Shām là một thuật ngữ Ả Rập là phía Bắc và cho Syria. (Syria — đặc biệt là Đại Syria trong lịch sử — được gọi là Bilād ash-Shām — بلاد الشام, 'đất phía Bắc' — trong tiếng Ả Rập, hay 'đất của Shem (con trai của Noah)' — trong tiếng Ả Rập, nhưng với Shem từ tiếng Syria bản địa.) Từ nguyên của tên gọi cổ 'Damascus' thì không được rõ, nhưng người ta cho rằng nó là từ tiền Semitic. == Địa lý == Damascus nằm sâu bên trong đất liền, cách Địa Trung Hải khoảng 80 km và được bao bọc bởi dãy núi Đối Liban. Nó nằm trên một cao nguyên cao 680 m so với mực nước biển. Thành phố có diện tích 105 km², trong đó nội ô là 77 km², còn lại là Jabal Qasioun. Thành phố Damas cổ có thành bao quanh, nằm ở bờ nam của sông Barada. Về phía đông nam, bắc và đông bắc, thành phố được các khu vực ngoại thành bao bọc. Midan nằm về phía tây nam, Sarouja và Imara về phía bắc và tây bắc. === Khí hậu === Damas có khí hậu khô nóng (theo Köppen Bsh), do ảnh hưởng của dãi núi Đối-Liban và các dòng hải lưu thịnh hành. Mùa hè khô và nóng có độ ẩm thấp. Mùa đông có mưa nhẹ và tương đối, đôi khi có tuyết. Lượng mưa hàng năm vào khoảng 220 mm diễn ra từ tháng 9 đến tháng 5. == Nhân khẩu == Năm 2011, ước tính có khoảng 1.711.000 cư dân tại Damas. Song Damas là trung tâm của một vùng đô thị đông đúc với 5 triệu. Vùng đô thị Damas bao gồm cả các thành phố Douma, Harasta, Darayya, Al-Tall và Jaramana. Phần lớn cư dân Damas là những người nhập cư đến từ nông thôn. Khoảng 85% cư dân Damas theo hệ phái Hồi giáo Sunni. Người ta tin rằng có trên 2.000 đền thờ Hồi giáo tại Damas, được biết đến nhiều nhất là Nhà thờ Hồi giáo Umayyad. == Các đơn vị hành chính == Damascus gồm một số đơn vị hành chính: == Thành phố kết nghĩa == Dubai, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất Toledo, Tây Ban Nha Córdoba, Tây Ban Nha São Paulo, Brazil Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ Yerevan, Armenia, từ 1997 Fars, Iran Ningxia, Trung Quốc Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ từ 2010 == Tham khảo ==
quyền lực mềm.txt
Quyền lực mềm (tiếng Anh: Soft Power) là một khái niệm do giáo sư người Mỹ Joseph Samuel Nye, Jr. ở đại học Harvard đưa ra lần đầu tiên trong một quyển sách phát hành năm 1990, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power. Ông giải thích rõ hơn về khái niệm này trong quyển sách phát hành năm 2004, Soft Power: The Means to Success in World Politics. Thuật ngữ này hiện được các nhà phân tích và chính trị gia sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Theo giáo sư Joseph Nye, Quyền lực mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo những gì mình muốn. Một đặc điểm của quyền lực mềm là không cưởng bức, ép buộc. Ngược lại với quyền lực mềm là quyền lực cứng, mà dựa vào sức mạnh quân sự và kinh tế, quyền lực được thực hiện chủ yếu bằng cách đe dọa về quân sự (trong đời sống như sa thải, kỷ luật…) và lôi cuốn về kinh tế, mua chuộc (trong đời sống như tăng lương, thăng cấp). Còn quyền lực mềm thì đạt được những gì mình muốn bằng cách tác động tới hệ thống giá trị của người khác, làm thay đổi cách suy nghĩ của người khác, và qua đó khiến người khác mong muốn chính điều mà mình mong muốn. Đó là quyền lực mềm, thực hiện thông qua sự hấp dẫn và thuyết phục. Đối với một quốc gia, quyền lực mềm được tạo dựng trên 3 yếu tố: văn hóa quốc gia, giá trị quốc gia và chính sách của quốc gia đó. Theo Monocle Soft Power Survey (cuộc thăm dò Quyền lực mềm của tạp chí Monocle), Hoa Kỳ hiện đang đứng hàng đầu về quyền lực mềm, kế đó là Đức hạng thứ hai. Trong 10 nước đứng đầu tiếp theo có Vương quốc Anh, Nhật Bản, Pháp, Thụy Sĩ, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, và Canada. Portland Soft Power 30, mà có lời nói đầu của Joseph Nye, xếp Vương Quốc Anh hàng đầu, theo sau đó hầu hết là các nước đã từng đứng top ten trong bản trên. Elcano Global Presence Report xếp hạng European Union thứ nhất xem cả khối như là một toàn thể. == Xem thêm == Quyền lực xã hội Quyền lực thông minh Làn sóng Hàn Quốc Cool Japan == Tham khảo == == Nghiên cứu thêm == Giulio Gallarotti, Cosmopolitan Power in International Relations: A Synthesis of Realism, Neoliberalism, and Constructivism, NY: Cambridge University Press, 2010, how hard and soft power can be combined to optimize national power Giulio Gallarotti, The Power Curse: Influence and Illusion in World Politics, Boulder, CO.: Lynne Rienner Press, 2010, an analysis of how the over reliance on hard power can diminish the influence of nations Giulio Gallarotti. "Soft Power: What it is, Why it’s Important, and the Conditions Under Which it Can Be Effectively Used" Journal of Political Power (2011), works.bepress.com Soft Power and US Foreign Policy: Theoretical, Historical and Contemporary Perspectives, ed Inderjeet Parmar and Michael Cox, Routledge, 2010 Steven Lukes, "Power and the battle for hearts and minds: on the bluntness of soft power," in Felix Berenskoetter and M.J. Williams, eds. Power in World Politics, Routledge, 2007 Janice Bially Mattern, "Why Soft Power Is Not So Soft," in Berenskoetter and Williams J.S. Nye, "Notes for a soft power research agenda," in Berenskoetter and Williams Young Nam Cho and Jong Ho Jeong, "China's Soft Power," Asia Survey,48,3,pp 453–72 Yashushi Watanabe and David McConnell, eds, Soft Power Superpowers: Cultural and National Assets of Japan and the United States, London, M E Sharpe, 2008 Ingrid d'Hooghe, "Into High Gear: China’s Public Diplomacy’, The Hague Journal of Diplomacy, No. 3 (2008), pp. 37–61. Ingrid d'Hooghe, "The Rise of China’s Public Diplomacy", Clingendael Diplomacy Paper No. 12, The Hague, Clingendael Institute, July 2007, ISBN 978-90-5031-117-5,36 pp. "Playing soft or hard cop," The Economist, ngày 19 tháng 1 năm 2006 Y. Fan, (2008) "Soft power: the power of attraction or confusion", Place Branding and Public Diplomacy, 4:2, available at bura.brunel.ac.uk Bruce Jentleson, "Principles: The Coming of a Democratic Century?" from American Foreign Policy: The Dynamics of Choice in the 21st Century Jan Melissen, "Wielding Soft Power," Clingendael Diplomacy Papers, No 2, Clingendael, Netherlands, 2005 Chicago Council on Global Affairs, "Soft Power in East Asia" June 2008 Joseph Nye, The Powers to Lead, NY Oxford University Press, 2008 Nye, Joseph, Soft Power: The Means to Success in World Politics Joshua Kurlantzick, Charm Offensive: How China's Soft Power is Transforming the World (Yale University Press, 2007). Analysis of China's use of soft power to gain influence in the world's political arena. John McCormick The European Superpower (Palgrave Macmillan, 2006). Argues that the European Union has used soft power effectively to emerge as an alternative and as a competitor to the heavy reliance of the US on hard power. Ian Manners, Normative Power Europe: A Contradiction in Terms?, princeton.edu Matthew Fraser, Weapons of Mass Distraction: Soft Power and American Empire (St. Martin's Press, 2005). Analysis is focused on the pop culture aspect of soft power, such as movies, television, nhạc pop, Disneyland, and American fast-food brands including Coca-Cola và McDonald's. Middle East Policy Journal: Talking With a Region, mepc.org Salvador Santino Regilme, The Chimera of Europe's Normative Power in East Asia: A Constructivist Analysis Regilme, Salvador Santino Jr. (tháng 3 năm 2011). “The Chimera of Europe’s Normative Power in East Asia: A Constructivist Analysis” (PDF). Central European Journal of International and Security Studies 5 (1): 69–90. Bảo trì CS1: Ngày và năm (link)
rạch giá.txt
Rạch Giá là thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang (trước đó là tỉnh Rạch Giá), đồng thời cũng là thành phố biển của Đồng bằng Sông Cửu Long. Rạch Giá có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á... Từ những năm 1997, Rạch Giá đã bắt đầu mở rộng và phát triển đô thị quy mô lớn. Khu Trung tâm Thương mại Rạch Giá, khu đô thị lấn biển Rạch Giá được tiến hành vào những năm 1999 đã tạo tiền đề cho công tác quy hoạch đô thị bài bản và hiện đại. Hệ quả đến hôm nay, Rạch Giá có được những khu dân cư quy hoạch hợp lý, những tuyến phố thương mại tập trung sầm uất. Đồng thời, Rạch Giá được đánh giá là thành phố trực thuộc tỉnh có sức mạnh tổng hợp thuộc top đầu của các trung tâm hàng đầu ở miền Tây. Công tác quy hoạch và phát triển mở rộng Rạch Giá đã bắt đầu hoạt động từ 2015 đến nay. Rạch Giá đã tranh thủ được nhiều nguồn vốn phát triển trên các lĩnh vực, từ vốn của khối kinh tế tư nhân cho đến vốn trung ương, từ hạ tầng đô thị cho đến công nghiệp dịch vụ. Rạch Giá hiện có khá nhiều công trường, các hoạt động kinh tế và các khu vui chơi. == Vị trí địa lý == Thành phố Rạch Giá có trung tâm đô thị nằm trải dài bên bờ Đông vịnh Thái Lan, được bao quanh bởi sông Kiên ở phía Bắc và Đông Bắc, sông Cái Lớn ở phía Nam. Rạch Giá cách Thành phố Hồ Chí Minh 245 km về hướng Tây Nam, cách Cần Thơ 116 km về hướng Tây và cửa khẩu quốc tế Hà Tiên 95 km về hướng Đông Nam . Phía Đông thành phố giáp các huyện Tân Hiệp và Châu Thành. Phía Nam giáp các huyện Châu Thành và An Biên Phía Bắc giáp các huyện Hòn Đất và Tân Hiệp Phía Tây là ranh giới tiếp giáp vùng biển huyện Kiên Hải == Lịch sử == Thành phố có bề dày lịch sử khai phá hơn 300 năm, trong khi vị trí hiện nay của Rạch Giá từng là cảng thị sầm uất của quốc gia Phù Nam thuộc nền văn hóa Óc Eo tồn tại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, phân định từ di chỉ Nền Chùa (Takev) được khai quật năm 1944 của nhà khảo cổ học người Pháp Louis Malleret. Từ vùng đất rộng người thưa, Rạch Giá là nơi cộng cư của người Việt, Hoa và Khmer, nhưng chiếm đa số là người Việt và Khmer. Trước đời Gia Long, dân chúng đã chọn lựa vài gò cao ven các sông rạch để cư trú. Từ làng chài nhỏ ven cửa sông, Rạch Giá dần phồn thịnh hơn nhờ buôn bán lúa gạo và thương mại sung túc. Vào TK XVII, tức thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, vùng Rạch Giá nay là một trong 7 đơn vị hành chính thuộc Trấn Hà Tiên xưa. === Thời Pháp thuộc === Sau khi chiếm được Vĩnh Long và Hà Tiên, năm 1867, Pháp bắt đầu tiến đến Rạch Giá. Ngày 18 tháng 8 năm 1867, Pháp đặt hạt thanh tra Rạch Giá do đổi tên từ hạt thanh tra Kiên Giang. Ngày 16 tháng 6 năm 1869, Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa ở đây, giết gần như toàn bộ quân lính và viên chức người Pháp. Ngày 5 tháng 6 năm 1871, Pháp tách vùng Cà Mau ra khỏi Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, Pháp lại nhập Cà Mau vào Rạch Giá. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, đổi hạt thanh tra thành hạt tham biện, các thôn thành các làng. Ngày 12 tháng 8 năm 1888, hạt tham biện Rạch Giá bị giải thể, nhập vào hạt Long Xuyên. Ngày 27 tháng 12 năm 1892, Pháp tái lập hạt Rạch Giá với 4 tổng. Ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi hạt tham biện Rạch Giá thành tỉnh Rạch Giá. Ngày 25 tháng 5 năm 1900, lập tổng Kiên Tường, tổng Thanh Bình. Ngày 31 tháng 12 năm 1907, lập thêm tổng An Ninh và tổng Thanh Biên. Ngày 6 tháng 1 năm 1916, lập thêm tổng Thanh Tuyên, tổng Thanh Yên. Ngày 18 tháng 12 năm 1929, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thị xã hỗn hợp Rạch Giá trên cơ sở cải biến khu đô thị Rạch Giá, trụ sở tại làng Vĩnh Thanh Vân dưới quyền một viên Thị trưởng và một Hội đồng thị xã. Ngày 16 tháng 1 năm 1930, Pháp chia địa bàn thị xã Rạch Giá thành 5 khu vực để đánh thuế. Ngày 30 tháng 4 năm 1934, Pháp nâng thị xã lên thành phố và chia thành 3 khu phố. === Giai đoạn 1956-1976 === Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Hà Tiên bị bãi bỏ và 4 quận là Châu Thành, Hòn Chông, Giang Thành, Phú Quốc được sáp nhập vào tỉnh Rạch Giá để thành lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang đặt tại Rạch Giá và vẫn giữ nguyên tên là "Rạch Giá", về mặt hành chánh thuộc xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành. Sau năm 1956, thành phố Rạch Giá bị giải thể, sáp nhập vào địa bàn xã Vĩnh Thanh Vân thuộc quận Kiên Thành của tỉnh Kiên Giang. Ngày 20 tháng 11 năm 1970, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập thị xã Rạch Giá, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Kiên Giang. Thị xã Rạch Giá được tái lập trên cơ sở các xã Vĩnh Thanh Vân và An Hòa cùng thuộc quận Kiên Thành trước đó. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Rạch Giá và tỉnh Kiên Giang là hai đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa. Ngày 07 tháng 06 năm 1971, thị xã Rạch Giá có 6 khu phố trực thuộc là: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Hiệp, An Hoà, Phó Cơ Điều. Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn giữ nguyên tên gọi tỉnh Rạch Giá; đồng thời duy trì thị xã Rạch Giá trực thuộc tỉnh Rạch Giá từ năm 1956 cho đến năm 1976. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Rạch Giá như trước đó cho đến đầu năm 1976. Lúc này thị xã Rạch Giá vẫn giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Rạch Giá. === Từ năm 1976 đến nay === Tháng 2 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định tái lập tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ là thị xã Rạch Giá, đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Thị xã Rạch Giá lúc này gồm có 5 phường: An Hòa, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân. Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 107-HĐBT về việc phân vạch địa giới một số xã, phường của huyện Châu Thành và thị xã Rạch Giá thuộc tỉnh Kiên Giang như sau: Tách xã Phi Thông của huyện Châu Thành để sáp nhập vào thị xã Rạch Giá cùng tỉnh. Chia phường Vĩnh Thanh Vân thành 2 phường lấy tên là phường Vĩnh Thanh Vân và phường Vĩnh Hòa. Chia phường Vĩnh Lạc thành 3 phường lấy tên là phường Vĩnh Lạc, phường Vĩnh Bảo và phường An Lạc. Chia phường An Hoà thành phường An Bình và xã An Hòa. Chia phường Vĩnh Thanh thành phường Vĩnh Thanh và các xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Quang. Chia phường Vĩnh Hiệp thành 2 xã lấy tên là xã Vĩnh Thông và xã Vĩnh Hiệp. Ngày 25 tháng 4 năm 1988, thành lập thêm phường Rạch Sỏi trên cơ sở thị trấn Rạch Sỏi của huyện Châu Thành; giải thể phường An Lạc và 2 xã Vĩnh Quang và Vĩnh Trung để thành lập phường Nguyễn Trung Trực; chuyển 3 xã Vĩnh Hiệp, An Hòa, Vĩnh Thông thành 3 phường có tên tương ứng. Ngày 31 tháng 5 năm 1991, 3 phường An Bình, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hòa và Vĩnh Thông bị giải thể, địa bàn sáp nhập vào các phường lân cận, thị xã Rạch Giá có 7 phường. Ngày 24 tháng 4 năm 1993, sáp nhập phường Nguyễn Trung Trực vào phường Vĩnh Thanh. Ngày 18 tháng 3 năm 1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23-CP về việc thành lập phường Vĩnh Thông thuộc Thị xã Rạch Giá trên cơ sở 1.518,56 ha diện tích tự nhiên và 7.151 nhân khẩu của xã Phi Thông. Ngày 14 tháng 11 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 84/2001/NĐ-CP về việc thành lập các xã, phường thuộc thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang như sau: Thành lập phường Vĩnh Quang thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 1.064,8 ha diện tích tự nhiên và 18.449 nhân khẩu của phường Vĩnh Thanh. Thành lập phường Vĩnh Lợi thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 398,4 ha diện tích tự nhiên và 7.659 nhân khẩu của phường Rạch Sỏi. Ngày 11 tháng 2 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 10/2003/NĐ-CP về việc thành lập phường Vĩnh Bảo thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 77,38 ha diện tích tự nhiên và 17.789 nhân khẩu của phường Vĩnh Lạc. Ngày 8 tháng 1 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2004/NĐ-CP về việc thành lập phường An Bình thuộc thị xã Rạch Giá trên cơ sở 479,75 ha diện tích tự nhiên và 13.794 nhân khẩu của phường An Hòa. Tháng 10 năm 2004, thị xã Rạch Giá được công nhận là đô thị loại 3. Cuối năm 2004, thị xã Rạch Giá có 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và xã Phi Thông. Ngày 26 tháng 7 năm 2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 97/2005/NĐ-CP về việc thành lập THÀNH PHỐ RẠCH GIÁ thuộc tỉnh Kiên Giang trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị xã Rạch Giá. Thành phố Rạch Giá có 9775,42 ha diện tích tự nhiên và 205.660 nhân khẩu, gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc là các phường: Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thanh, Vĩnh Lạc, Vĩnh Bảo, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, An Hòa, An Bình, Rạch Sỏi, Vĩnh Thông, Vĩnh Hiệp và xã Phi Thông. Ngày 18 tháng 2 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 268/QĐ-TTg về việc công nhận thành phố Rạch Giá là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Kiên Giang. == Đơn vị hành chính == Thành phố gồm 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường: An Bình, An Hòa, Rạch Sỏi, Vĩnh Bảo, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lạc, Vĩnh Lợi, Vĩnh Quang, Vĩnh Thanh, Vĩnh Thanh Vân, Vĩnh Thông và 1 xã Phi Thông. == Nguồn gốc tên gọi == Về tên gọi Rạch Giá có 2 giả thuyết Một ý kiến cho rằng tên gọi này do đọc chệch từ tiếng Khmer Kra Muonsar (sáp trắng) mà ra, tuy nhiên sự biến âm này thiếu tính thuyết phục; Ý kiến khác thì cho rằng tên Rạch Giá có từ thời chúa Nguyễn, khi ấy ở đây có rất nhiều cây giá bên bờ rạch, đất rộng và hoang vu, dân cư thưa thớt, đa số là người Khmer và người Việt, giả thuyết hợp lý và đáng tin cậy == Kinh tế == Nổi lên từ trung tâm giải trí, thủ phủ ăn chơi của miền Tây Nam Bộ, Thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long gồm Rạch Giá - Long Xuyên - Cần Thơ và Cà Mau. Không chỉ là đô thị lớn của vùng, Rạch Giá còn là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của cả nước, nhất là kinh tế biển và dịch vụ thương mại. Thành phố biển miền Tây Nam này ngày càng có nhiều người biết đến hơn là bởi Rạch Giá đang sở hữu khu đô thị lấn biển đầu tiên và lớn nhất Việt Nam. Tháng 5 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã cho khởi công tuyến tránh TP Rạch Giá dài 20 km, hiện tại đã hoàn thành. Đây là dự án thành phần của tuyến hành lang ven biển Tây nối Việt Nam với Campuchia và Thái Lan nhằm gắn kết và đẩy mạnh phát triển các thành phố ven Vịnh Thái Lan gồm Pattaya - Sihanouk ville - Hà Tiên Năm 2008 - 2013, Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Rạch Giá đạt 15.07%, tổng sản phẩm GDP năm 2013 ở mức 4.700 tỷ đồng (theo gia cố định 1994), tăng gần 16% so với cùng kỳ, thu nhập bình quân đầu người 44.6 triệu đồng/năm. Cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 72,48%, công nghiệp-xây dựng chiếm 16,71%, nông-lâm-thủy sản 10,81%. Năm 2012 thành phố phối hợp với các nhà đầu tư đưa vào khai thác Siêu thị Metro, chợ Vĩnh Thanh 2, chợ Nguyễn Thoại Hầu. Đặc biệt năm qua thành phố phối hợp với các sở ngành tỉnh, nhà đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải tỏa, bồi thường để triển khai các công trình trọng điểm như: Tuyến tránh Rạch Giá, các cầu trung tâm lấn biển, khu dân cư Phan Thị Ràng...với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Đến cuối măm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố còn 1,2%. Năm 2016, Rạch giá đón nhận nhiều nguồn đầu tư với hàng loạt những dự án lớn như khu lấn biển tây bắc, đảo nhân tạo Phú Gia, trung tâm thương mại Vincom Plaza... Ngoài ra, các công trình hạ tầng như trường học, bệnh viện liên tục được triển khai tại đây. == Giao thông == Rạch Giá là đô thị có cơ sở hạ tầng giao thông khá nổi bật vì có đường bộ, đường hàng không, đường sông, đường biển. Về đường bộ, hiện đã hình thành được tuyến đường vành đai phía đông và hệ thống đường kết hợp đê biển phía tây. Các đại lộ lớn được thiết kế rộng rãi và mỹ quan bao gồm các đại lộ 3/2, đại lộ Lạc Hồng, đại lộ Trần Phú, đại lộ Trần Quang Khải, đại lộ Phan Thị Ràng. Cùng với đường Nguyễn Trung Trực, đường Lâm Quang Ky, đường Tôn Đức Thắng, tất cả làm nên mạng lưới giao thông xương sống của Rạch Giá. Hiện tại tại Rạch Giá có 2 bến xe lớn: bến xe Rạch Giá và bến xe tỉnh Kiên Giang. Năm 2013, bến xe Rạch Giá đã chuyển chức năng giao thông liên tỉnh cho bến xe tỉnh Kiên Giang tại huyện Châu Thành Mạng lưới giao thông xe buýt có khá sớm, từ Rạch Giá người ta có thể đi xe buýt theo 4 chuyến đến các huyện khác. Hiện tại, Cảng hàng không Rạch Giá (Trước đây gọi là sân bay Rạch Sỏi) là sân bay duy nhất ở Rạch Giá với các chuyến bay của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đi 2 chiều đến cả Thành phố Hồ Chí Minh và Phú Quốc Thành phố Rạch Giá có 2 bến tàu khách lớn là bến tàu du lịch Rạch Giá hay bến tàu Phú Quốc và bến tàu Rạch Mẽo. Tàu cao tốc là lựa chọn ít tốn kém hơn cho những ai muốn ra đảo Phú Quốc hay huyện Kiên Hải. Ngoài ra còn bến tàu Rạch Mẽo, chủ yếu vận chuyển hành khách và hàng hóa đi Miệt Thứ - U Minh Thượng == Văn hóa và du lịch == Rạch Giá chính là nơi có nhiều cảnh quan và tiềm năng sông nước biển đảo, lại có sức hút mạnh mẽ đối với thực khách phương xa khi đến thăm thành phố. Người Việt, Hoa và Khmer là những con người ấy đã dựng xây, thành tạo nên một nền văn hóa đặc sắc đậm đà bản sắc dân tộc mà người đời thường gọi là văn minh xứ Rạch Giá, cùng vô số đền đài, chùa chiền và hàng trăm công trình thờ tự nổi tiếng khắp vùng Nam Bộ. Mặc dù là vùng xa xôi của tổ quốc, nhưng đất Rạch Giá không hề vắng bóng những anh hùng dân tộc, hết lòng chặt dạ vì dân vì nước, mà điển hình là Nguyễn Trung Trực đã đền nợ nước khi tuổi chưa đầy ba mươi. Cho đến hôm nay, Lễ tế Anh hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực vẫn được tổ chức trang trọng vào các ngày 26, 27, 28 tháng 8 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất và có sức thu hút mạnh nhất ở Rạch Giá. Có thể coi đây là 1 sản phẩm du lịch rất đáng giá và mang lại nhiều giá trị. Ngày nay, lễ hội được tổ chức ngày một trang nghiêm với các hoạt động tế lễ đẹp mắt và văn minh. Vào dịp lễ hội tháng Tám hàng năm, dân thập phương đổ về Rạch Giá rất đông. Nhiều nhà hảo tâm, và cả người bình dân đã đóng góp tiền của, công sức, cơm gạo để làm cơm thết đãi du khách. Người ta nô nức đi "ăn cơm đình", đó là bát cơm tình nghĩa, bát cơm của người Rạch Giá thết đãi du khách phương xa đã không ngại đường sá xa xôi đến đây dự lễ. == Di tích lịch sử == === Di tích đã được xếp hạng === Đình thần Nguyễn Trung Trực Chùa Tam Bảo Đình thần Vĩnh Hòa Mộ Huỳnh Mẫn Đạt Chùa Phật Lớn Chùa Láng Cát Bảo tàng Kiên Giang Chùa Quan Đế Chùa Bà Thiên Hậu Chùa Ông Bổn Chùa Phổ Minh === Di tích chưa được xếp hạng === Cổng Tam Quan. Di tích này được coi là "cổng làng" và là biểu tượng chính thức của thành phố Rạch Giá. Đình phó cơ Nguyễn Hiền Điều Mộ hội đồng Suông Miếu Bắc Đế Thiên Hậu Cung So với các đô thị khác trong vùng và cả nước, đô thị Rạch Giá có một kho tàng văn hóa độc đáo. Đó là sự dung hợp của các tộc người, các nền văn hóa lớn, chủ yếu từ Kinh, Hoa, Khơ Me. Biểu hiện của sự đa dạng và giao lưu văn hóa thể hiện ở các kiến trúc đình, chùa, các công trình thờ tự. Nếu biết khai thác và có định hướng phát triển hợp lý, những di tích văn hóa này đang là một sức hút rất lớn của thành phố Rạch Giá. == Chú thích ==
động vật chân khớp.txt
Động vật Chân khớp hay Động vật Chân đốt là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ. Động vật Chân khớp thuộc Ngành Chân khớp (Arthropoda từ tiếng Hy Lạp ἄρθρον arthron, "khớp", và ποδός podos "chân", nghĩa là "chân khớp"). Có hơn 1 triệu loài chân khớp được mô tả, khiến chúng chiếm trên 80% tất cả các sinh vật được tìm thấy, và là một trong hai nhóm động vật thực sự sinh sống được ở môi trường khô – nhóm khác là động vật có màng ối. Chúng có kích thước từ rất nhỏ như sinh vật phù du cho đến chiều dài vài mét. == Miêu tả == === Đa dạng === Ước tính có khoảng 1.170.000 loài động vật chân khớp đã được miêu tả, và chúng chiếm hơn 80% tất cả các loài động vật còn sống đã được biết đến. Một nghiên cứu khác ước tính rằng có khoảng từ 5 đến 10 triệu loài còn tồn tại, bao gồm đã miêu tả và chưa miêu tả. Ước tính tổng số loài còn sống là cực kỳ khó khăn do nó thường phụ thuộc vào một loại các giả thiết để mở rộng quy mô tính toán ở từng khu vực đặc biệt nhân lên cho toàn thế giới. Một nghiên cứu năm 1992 ước tính có 500.000 loài động vật và thực vật ở Costa Rica, trong đó có 365.000 loài là động vật chân khớp. Chúng là các sinh vật quan trọng trong các hệ sinh thái biển, nước ngọt, đất liền và trong không khí, và là một trong hai nhóm động vật chính đã thích nghi trong các môi trường khô; nhóm còn lại là amniote, là những loài còn sống là bò sát, chim và thú. Một phân nhóm động vật chân khớp là công trùng, đây là nhóm có nhiều loài nhất trong tất cả các hệ sinh thái trên cạn và nước ngọt. Loài côn trùng nhẹ nhất có khối lượng nhỏ hơn 25 microgram, trong khi loài nặng nhất hơn 70 gram. Một số loài giáp xác thì có kích thước lớn hơn nhiều; như chân của các loài cua nhện Nhật Bản có thể dài đến 4mét. == Tiến hóa == === Di chỉ hóa thạch === Người ta cho rằng các động vật Ediacaran Parvancorina và Spriggina cách đây khoảng 555 triệu năm là các động vật chân khớp. Các động vật chân khớp nhỏ có vỏ sống như động vật hai mảnh vỏ đã được tìm thấy trong các lớp hóa thạch tuổi Cambri sớm từ 542 đến 540 triệu năm ở Trung Quốc. Các hóa thạch bọ ba thùy tuổi Cambri sớm nhất là 530 triệu năm, nhưng lớp này đã từng khác đa dạng và phân bố toàn cầu. Các cuộc kiểm tra lại các hóa thạch trong đá phiến sét Burgess thập niên 1970 có tuổi 505 triệu năm đã xác định có một số loài động vật chân đốt, một số loài trong có không thể xếp vào bất kỳ nhóm nào đã từng được nhận dạng, và do đó đã nổ ra các cuộc tranh luận về sự bùng nổ Cambri. Hóa thạch của Marrella trong đá phiến sét Burgess Shale đã cung cấp bằng chứng rõ ràng sớm nhất về sự lột xác. Các hóa thạch giáp xác sớm nhất có tuổi khoảng 514 triệu năm trong kỷ Cambri, và tôm hóa thạch có tuổi khoảng 500 triệu năm. Hóa thạch giáp xác thường được tìm thấy từ kỷ Ordovic trở về sau. Chúng hầu hết sống hoàn toàn trong nước, có thể do chúng chưa bao giờ phát triển các hệ bài tiết that conserve water. == Phân loại == Euarthropod đặc biệt được phân thành 5 phân ngành, một trong số đó đã tuyệt chủng: Trilobite là một nhóm động vật biển có số loài rất lớn trước đây đã biến mất trong sự kiện tuyệt chủng Permi-Trias, mặc dù chúng suy giảm trước khi bị tiêu diệt, giảm xuống còn 1 bộ trong sự kiện tuyệt chủng kỷ Devon. Chelicerata bao gồm nhện, rận, bọ cạp và các họ hàng của chúng. Chúng có đặc trưng bởi sự hiện diện của chelicerae, nằm chỉ bên trên hoặc trước miệng. Myriapoda bao gồm cuốn chiếu, rết, và các họ hàng của chúng và có nhiều khớp, mỗi khớp có 1 hoặc 2 cặp chân. Chúng đôi khi được xếp vào động vật sáu chân (hexapod). Hexapoda bao gồm các loài côn trùng và có 3 bộ nhỏ bao gồm các loài giống như côn trùng với sáu chân ở ngực. Chúng đôi khi được gộp với myriapod, tạo thành nhóm Uniramia, tuy nhiên các bằng chứng gene cho thấy chúng có quan hệ gần giữa động vật sáu chân và giáp xác. Giáp xác là nhóm động vật dưới nước nguyên thủy và đặc trưng bởi biramous phụ. Chúng bao gồm tôm hùm, cua, cirripedia, tôm nước ngọt, tôm và một số loài khác. Bên cạnh các nhóm chính này, cũng còn một số nhóm hóa thạch, hầu hết từ Cambri sớm, chúng rất khó phân loại, hoặc vào nhóm thiếu quan hệ rõ ràng với các nhóm chính hoặc có quan hệ rõ ràng với nhiều nhóm chính. Marrella là nhóm đầu tiên được nhận dạng có sự khác biệt rõ ràng với các nhóm nổi tiếng. Phát sinh loài của các nhóm động vật chân khớp còn tồn tại là một lĩnh vực đang được quan tâm và có nhiều tranh cãi. Các nghiên cứu gần đây nhất có khuynh hướng rằng giáp xác là cận ngành với các nhóm sáu chân khác được lồng trong nó. Myriapoda được nhóm cùng với Chelicerata trong một số nghiên cứu gần đây (tạo thành Myriochelata), và với Pancrustacea trong các nghiên cứu khác (tạo thành Mandibulata). Việc xếp các trilobite tuyệt chủng cũng là chủ đề tranh cãi. Vì mã quốc tế về danh mục động vật học công nhận không có sự ưu tiên trên cấp họ, một số cấp phân loại cao hơn có thể được xem xét theo nhiều tên gọi khác nhau. == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Dữ liệu liên quan tới Arthropoda tại Wikispecies Phương tiện liên quan tới Arthropoda tại Wikimedia Commons Venomous Arthropods chapter in United States Environmental Protection Agency và University of Florida/Institute of Food and Agricultural Sciences National Public Health Pesticide Applicator Training Manual Arthropods - Arthropoda Insect Life Forms
missouri.txt
Missouri (IPA: [məˈzʊri], /məˈzɝi/, /məˈzʊrə/, hay là /məˈzɝə/, được đặt tên theo tiếng bộ lạc Siouan nghĩa là "thành phố của nhiều tàu lớn", là một tiểu bang ở vùng trung tâm của Hoa Kỳ. Được xem bởi những người cư ngụ ở đó như là một tiểu bang vùng Trung Tây nhưng có rất nhiều ảnh hưởng văn hóa của miền nam. Tên hiệu của tiểu bang là Show-Me State. Sông Mississippi và sông Missouri là hai con sông lớn chảy qua tiểu bang này. Ðây là nơi sinh của Tổng thống Harry S. Truman (tại Lamar). == Địa lý == Biên giới của Missouri chạm tổng cộng 8 tiểu bang khác. (Tiểu bang Tennessee kế cận cũng như vậy. Không có tiểu bang nào của Hoa Kỳ chạm hơn 8 tiểu bang khác). Bao bọc về phía bắc bởi Iowa; về phía đông, bên kia sông Mississippi, là Illinois, Kentucky và Tennessee; về phía nam là Arkansas; và phía tây là Oklahoma, Kansas và Nebraska (tiểu bang sau ở bên kia sông Missouri). Phía bắc sông Missouri là Đồng bằng Bắc trải lên tận Iowa, Nebraska and Kansas. Nơi này những ngọn đồi thoai thoải còn lại sau một tảng băng đã từng kéo dài từ phương bắc đến sông Missouri. Bình nguyên Ozark bắt đầu từ phía nam của con sông và trải dài vào trong Arkansas, đông nam Kansas, và đông bắc Oklahoma. Springfield ở tây nam Missouri nằm trên bình nguyên Ozark. Phía nam Missouri là quê hương của Dãy núi Ozark, một bình nguyên bao quanh bởi Precambrian Dãy St. Francois. Trong vùng Ozarks có một thổ ngữ khác biệt, thường thấy trong những cư dân ở một số địa phương của Kentucky và Tennessee, vẫn còn tồn tại. == Tham khảo ==
sophus lie.txt
Marius Sophus Lie (17 tháng 12 năm 1842 - 18 tháng 2 năm 1899) là một nhà toán học người Na Uy. Ông là người tạo ra lý thuyết của các đối xứng liên tục, và ứng dụng nó và việc nghiên cứuhình học và phương trình đạo hàm riêng. Công cụ chính của Lie, và là một trong những thành tựu vĩ đại nhất của ông, là sự khám phá ra các nhóm biến đổi liên tục (bây giờ được gọi theo tên ông là nhóm Lie) có thể được hiểu tốt hơn bằng cách "tuyến tính hóa" chúng, và nghiên cứu các trường vectơ được tạo ra từ chúng (những khái niệm gọi là các phần tử phát sinh cực nhỏ). Các phần tử phát sinh là đối tượng cho một dạng tuyến tính hóa của luật nhóm, bây giờ gọi là toán tử giao hoán (commutator bracket), và có cấu trúc ngày nay gọi là một đại số Lie. == Xem thêm == Đại số Lie Đạo hàm Lie Nhóm Lie Định lý Carathéodory-Jacobi-Lie == Tham khảo == == Liên kết ngoài == O'Connor, John J.; Robertson, Edmund F., “Sophus Lie”, Bộ lưu trữ lịch sử toán học MacTutor Bản mẫu:Mathbiostub
con gái.txt
Con gái là một người nữ bất kỳ từ khi sinh ra, trải qua tuổi thơ, tuổi dậy thì cho đến khi trở thành người lớn khi cô ta trở thành một người phụ nữ. Từ này cũng được dùng để chỉ một người nữ trẻ. Đối lập với từ con gái là con trai, theo cả hai nghĩa chung và nghĩa trong mối quan hệ với cha mẹ. == Nhân khẩu học == Tính trên toàn cầu, con trai được sinh ra nhiều hơn một ít so với con gái (ở Mỹ tỷ lệ này là khoảng 105 bé trai sinh ra trên 100 bé gái), nhưng con gái có khả năng tử vong thấp hơn con trai trong giai đoạn từ 0-15 tuổi, do đó tỷ lệ phân bổ trai-gái cho trẻ 15 tuổi sát hơn, dao động từ 103 tới 108 trai so với 100 gái. Ở Ấn Độ, tính trong năm 2011, trong độ tuổi 0-6, chỉ có 91 con gái tương ứng với 100 con trai. Điều tra dân số của nước này năm 2011 cho thấy tỷ lệ số con gái so với số con trai ở độ tuổi dưới 6 tuổi cũng đã giảm trong những thập kỷ qua, từ 927 con gái cho mỗi 1000 con trai trong năm 2001 xuống chỉ còn 918 con gái cho mỗi 1000 con trai trong năm 2011. Ở Trung Quốc, các học giả báo cáo tỷ lệ sinh 794 con gái cho mỗi 1000 con trai ở các vùng nông thôn. Ở Azerbaijan, trong 20 năm qua tính trung bình có 862 bé gái được sinh ra so với mỗi 1000 bé trai mỗi năm. Steven Mosher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Dân số Mỹ ở Washington, DC cho biết:. "Hai mươi lăm triệu đàn ông Trung Quốc hiện nay không thể lập gia đình vì thiếu phụ nữ [...] một số thanh niên Trung Quốc đã phải di cư ra nước ngoài để tìm vợ." Sự mất cân bằng giới tính trong các khu vực này cũng được coi là lý do cho việc tăng trưởng trong kinh doanh mại dâm: báo cáo năm 2005 của Liên Hiệp Quốc nói rằng có tới 800.000 người bị buôn bán qua biên giới mỗi năm trên toàn cầu, và có đến 80 phần trăm trong số này là phụ nữ và trẻ em gái. == Sinh học == Con gái phát triển các đặc thù nữ tính của mình nhờ kế thừa hai nhiễm sắc thể X từ cha và mẹ. Hầu hết con gái có hệ thống sinh dục nữ. Một số trẻ lưỡng giới với bộ phận sinh dục không rõ ràng, người chuyển giới từ nam giới sang nữ giới cũng có thể được tự coi là con gái. Cơ thể con gái trải qua các thay đổi tuần tự trong giai đoạn tuổi dậy thì. Đây là quá trình gồm các thay đổi hình thức biến đổi cơ thể của một đứa trẻ nhỏ trở thành một cơ thể của người lớn có đủ khả năng sinh sản. Khởi động cho quá trình này là việc não gửi các tín hiệu bằng hoóc môn đến cơ quan sinh dục. Đáp lại, cơ quan sinh dục sẽ sản sinh ra các hoóc môn kích thích sự ham muốn tình dục, tạo ra sự phát triển, biến đổi và vận hành của các cơ quan não, xương, cơ, máu, da, lông, ngực và cơ quan sinh dục. Chiều cao và cân nặng tăng nhanh trong nửa đầu của tuổi dậy thì và ngừng khi đứa trẻ đã có một cơ thể của người lớn. Dậy thì là một quá trình phát triển thường diễn ra từ độ tuổi 10 đến 16, tuy vậy với mỗi bé gái sẽ có sự khác biệt. Điểm mốc của sự phát triển này là việc có kinh nguyệt lần đầu tiên ở độ tuổi 12-13. == Giáo dục cho trẻ em gái == Khả năng tiếp cận giáo dục bình đẳng của các bé gái đã đạt được trong một số quốc gia, nhưng có sự chênh lệch đáng kể giữa các nước với nhau. Có những khoảng cách trong khả năng tiếp cận giữa các vùng khác nhau trong một lục địa, giữa các quốc gia với nhau và thậm chí cả giữa các tỉnh trong một nước. Trẻ gái chiếm 60 phần trăm trẻ em bỏ trường học ở các nước Ả Rập và 66 phần trăm không đi học ở Nam Á và Tây Á. Tuy nhiên, số trẻ gái học tại các trường ở nhiều quốc gia ở châu Mỹ Latinh, vùng Ca-ri-bê, Bắc Mỹ và Tây Âu lại nhiều hơn số bé trai. Nghiên cứu đã đo các tổn thất kinh tế của sự bất bình đẳng này trong các nước đang phát triển: Phân tích của Plan International cho thấy rằng, có 65 các nước thu nhập thấp, trung bình và đang trong quá trình chuyển đổi không cung cấp cho các bé gái cơ hội học trung học giống như cho các bé trai. Tổng cộng lại, 65 nước này đang bỏ lỡ tăng trưởng kinh tế hàng năm ước tính khoảng 92 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù Công ước Quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đã khẳng định "giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí cho tất cả mọi người", tỷ lệ trẻ gái có khả năng được ghi danh như học sinh trong các trường tiểu học và trung học vẫn thấp hơn trẻ trai. (70%: 74% và 59%: 65%). Những nỗ lực trên toàn thế giới đã được thực hiện để xóa đi sự chênh lệch này (chẳng hạn như thông qua Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ) và khoảng cách đã được thu ngắn lại kể từ năm 1990. Ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ gái phải đối mặt với những trở ngại đáng kể trong việc tiếp cận giáo dục. Những trở ngại này bao gồm: tảo hôn có thai sớm các định kiến về trẻ gái trong gia đình, ở trường học và trong cộng đồng bạo lực trên đường đến trường, hoặc trong và xung quanh các trường học khoảng cách xa giữa nhà và trường học dễ bị tổn thương với virus HIV học phí cao, mà thường dẫn đến việc các bậc cha mẹ chỉ gửi các con trai của họ đến trường thiếu cách tiếp cận nhạy cảm về giới và các tài liệu về giới trong lớp học. == Bạo lực với trẻ em gái == Trên thế giới, có nhiều dạng bạo lực và xâm hại các trẻ em gái, bao gồm: phá thai vì chọn giới tính của con, cắt âm vật, tảo hôn, lạm dụng tình dục trẻ em và giết người để lấy lại danh dự cho gia đình hay xã hội. Tại một số nước trên thế giới, đặc biệt ở Đông Á, Nam Á và một số nước phương Tây, con gái được coi như là không mong muốn hoặc không cần đến. Trong một số trường hợp thai con gái bị phá, con gái được sinh ra bị cha mẹ hoặc họ hàng xâm hại, bị đối xử không tốt hoặc bị bỏ mặc. Ở Trung Quốc, số trẻ trai nhiều hơn số trẻ gái 30 triệu. Điều này cho thấy hơn một triệu trẻ em trai dư thừa được sinh ra mỗi năm, so với ​​tỷ lệ giới tính khi sinh nở thông thường. Tại Ấn Độ, dựa trên tỷ lệ sinh con, các học giả đã ước tính rằng việc phá thai do lựa chọn giới tính đã khiến cho khoảng 1,5%, tương đương 100.000 trẻ gái mỗi năm đã không được sinh ra. Tỷ lệ bất thường giữa trai và gái khi sinh ra ở Gruzia, Azerbaijan và Armenia cũng rất rõ rệt, cho thấy việc phá thai dựa trên lựa chọn giới tính có thể đã giảm tỷ lệ sinh của trẻ gái. Cắt xén bộ phận sinh dục nữ (FGM) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa là "tất cả các thủ tục liên quan đến việc loại bỏ một phần hoặc toàn bộ bên ngoài cơ quan sinh dục nữ, hoặc các tổn thương khác tới cơ quan sinh dục nữ vì lý do phi y tế". Việc này (bao gồm cắt âm vật) được thực hiện chủ yếu tại 28 quốc gia ở phía tây, phía đông, và đông bắc Châu Phi, đặc biệt là Ai Cập và Ethiopia, và một phần của khu vực Đông Nam Á và Trung Đông. Việc cắt xén thường được thực hiện trên các bé gái trong độ tuổi từ giai đoạn mới sinh đến 15 tuổi. Tảo hôn với trẻ gái, khi các cô gái kết hôn ở độ tuổi nhỏ (thường là ép buộc và thường xuyên lấy chồng hơn nhiều tuổi) vẫn còn phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Việc này khá phổ biến, đặc biệt là ở châu Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, Trung Đông, Mỹ Latinh và Châu Đại Dương. Mười nước có tỷ lệ tảo hôn với trẻ gái cao nhất là: Niger, Chad, Cộng hòa Trung Phi, Bangladesh, Guinea, Mozambique, Mali, Burkina Faso, Nam Sudan, và Malawi. Lạm dụng tình dục trẻ em là một hình thức lạm dụng trẻ em, trong đó một người lớn hoặc thanh thiếu niên lớn tuổi hơn sử dụng một đứa trẻ để được thỏa mãn tình dục. Ở các nước phương Tây lạm dụng tình dục trẻ em được coi là một tội ác nghiêm trọng, nhưng ở nhiều nơi trên thế giới điều này được chấp nhận ngầm trên thực tế. Lạm dụng tình dục trẻ em có thể có nhiều hình thức, một trong số đó là mại dâm trẻ em. Mại dâm trẻ em là việc khai thác tình dục trẻ em, trong đó một đứa trẻ thực hiện các dịch vụ mại dâm để kiếm tiền. Người ta ước tính rằng mỗi năm ít nhất một triệu trẻ em, chủ yếu là trẻ em gái, trở thành gái mại dâm. Mại dâm trẻ em phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á (Thái Lan, Campuchia). Nhiều người lớn từ các quốc gia giàu có đi du lịch đến các khu vực này theo các đường dây du lịch tình dục trẻ em. Ở nhiều nơi trên thế giới, cô gái bị coi là đã làm hoen ố danh dự của gia đình họ bằng cách từ chối cuộc hôn nhân được sắp xếp sẵn quan hệ tình dục trước hôn nhân mặc quần áo theo cách coi là không phù hợp nạn nhân của việc hiếp dâm có nguy cơ bị giết chết để bảo toàn danh dự của gia đình họ. Ước tính, mỗi năm có khoảng 5.000 phụ nữ là nạn nhân của các vụ "giết người vì danh dự" tại Yemen, Ấn Độ, Ai Cập, Pakistan và một số nước khác trên thế giới. == Lao động trẻ em == Giới tính ảnh hưởng đến các hình thức lao động trẻ em. Con gái có xu hướng bị gia đình yêu cầu để thực hiện việc nhà nhiều hơn con trai, ở độ tuổi trẻ hơn con trai. Làm người giúp việc trong nhà là hình thức phổ biến nhất của lao động trẻ em cho con gái. Ở một số nơi, chẳng hạn như Đông Á và Đông Nam Á, cha mẹ thường xem làm việc nhà như một sự chuẩn bị tốt cho hôn nhân. Tuy nhiên, làm việc nhà là một trong những công việc hầu như không được quản lý, và điều này đẩy các trẻ em gái làm việc này tới những rủi ro nghiêm trọng, chẳng hạn như bạo lực hay bị chủ nhà khai thác và lạm dụng, vì trẻ làm việc nhà thường bị cô lập với thế giới bên ngoài. Lao động trẻ em có ảnh hưởng rất tiêu cực đến giáo dục. Các trẻ em gái đi làm đa số bỏ học, hoặc khi tiếp tục học, các em thường phải chịu một gánh nặng gấp đôi, hoặc là một gánh nặng gấp ba lần: các em vừa phải làm công việc nhà người khác để có tiền, vừa phải làm việc nhà trong gia đình mình, lại vừa phải học tập. Tình hình này là phổ biến ở những vùng của châu Á và châu Mỹ Latinh. == Các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm ủng hộ quyền của trẻ em gái == Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1988) và Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (2000) thúc đẩy các cách tiếp cận giáo dục tốt hơn cho tất cả trẻ em gái và trẻ em trai, đồng thời loại bỏ bất bình đẳng giới ở cả tiểu học và trung học. Tỷ lệ nhập học và tỷ lệ biết đọc biết viết trên toàn thế giới cho trẻ em gái đã được cải thiện liên tục. Năm 2005, tỷ lệ nhập học tiểu học toàn cầu là 85 phần trăm cho trẻ em gái, tăng 78 phần trăm so với 15 năm trước đó; ở cấp trung học, tỷ lệ nhập học của trẻ em gái tăng 10 phần trăm đến 57 phần trăm so với cùng kỳ. Một số tổ chức phi chính phủ quốc tế (NGO) đã tạo ra các chương trình tập trung vào việc giải quyết sự bất bình đẳng trong việc cung cấp cho các trẻ em gái những nhu cầu thiết yếu như thực phẩm, y tế và giáo dục: CAMFED là một tổ chức hoạt động trong việc cung cấp giáo dục cho trẻ em gái ở châu Phi cận Sahara. Chiến dịch "Bởi vì tôi là một cô gái" (Because I am a Girl) của PLAN International. Nghiên cứu của PLAN đã chỉ ra rằng việc giáo dục các trẻ em gái có thể tạo ra hiệu ứng mạnh mẽ, thúc đẩy nền kinh tế của thị trấn và ngôi làng của các em. Việc cung cấp kiến thức cho trẻ em gái cũng đã cải thiện sự hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe, làm giảm tỷ lệ nhiễm HIV, nâng cao nhận thức về dinh dưỡng, giảm tỷ lệ sinh và cải thiện sức khỏe trẻ sơ sinh. Các nghiên cứu cho thấy rằng một trẻ gái được giáo dục sẽ: Có thu nhập tăng 25 phần trăm và dùng 90 phần trăm số tiền kiếm được tái đầu tư trong gia đình. Khả năng bị nhiễm HIV giảm chỉ còn một phần 3 so với các trẻ gái không được đi học. Có con cái khỏe mạnh hơn, với tỷ lệ con cái có nhiều khả năng sống qua 5 tuổi tăng 40 phần trăm. Plan International cũng tạo ra một chiến dịch thành lập Ngày Quốc tế trẻ em gái. Mục tiêu của sáng kiến ​​này là nâng cao nhận thức toàn cầu về những thách thức đặc thù mà trẻ em gái phải đối mặt, cũng như vai trò quan trọng của các em trong việc giải quyết những thách thức về nghèo đói và phát triển kinh tế. Một phái đoàn của các trẻ em gái từ Plan International Canada đã trình bày ý tưởng này tới bà Rona Ambrose, Bộ trưởng Bộ Công chính và dịch vụ Chính phủ, phụ trách các vấn đề liên quan đến địa vị của phụ nữ, tại kỳ họp thứ 55 của Ủy ban về địa vị của phụ nữ tại trụ sở Liên Hiệp Quốc vào tháng 2 năm 2011. Trong tháng 3 năm 2011, Quốc hội Canada nhất trí thông qua một chính sách, nội dung yêu cầu Canada đề nghị Liên Hiệp Quốc ​​để tạo ra một ngày quốc tế cho trẻ em gái. Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua đề nghị này vào ngày 19 tháng 12 năm 2011. Ngày Quốc tế trẻ em gái đầu tiên là ngày 11 Tháng 10 năm 2012. Chủ đề Ngày quốc tế trẻ em gái năm đầu tiên 2012 là: "Đấu tranh chống nạn tảo hôn". == Sử dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt == Trong tiếng Việt, từ con gái là một từ mang hàm ý người nữ này tuổi còn nhỏ hoặc người nữ đã trưởng thành nhưng mang hàm ý có phần thiếu thiện cảm. Để chỉ một người nữ đã trưởng thành với hàm ý thiện cảm hoặc trung lập thì từ phụ nữ được dùng nhiều hơn. == Tham khảo ==
bún chả.txt
Bún chả là món ăn với bún, chả thịt lợn nướng trên than hoa và bát nước mắm chua cay mặn ngọt. Món ăn xuất xứ từ miền Bắc Việt Nam, là thứ quà có sức sống lâu bền nhất của Hà Nội, nên có thể coi đây là một trong những đặc sản đặc trưng của ẩm thực Hà thành. Bún chả có nét tương tự món bún thịt nướng ở miền Trung và miền Nam, nhưng nước mắm pha có vị thanh nhẹ hơn. == Nguyên liệu == Món bún chả được tạo thành bởi nhiều nguyên liệu và gia vị trong đó có thể kể đến: Chả: thịt lợn nạc vai làm chả băm, thịt ba chỉ, thịt nầm làm chả miếng. Bún: bún lá hoặc bún rối Nước mắm: pha loãng cùng với các gia vị khác như đường, mì chính, nước cốt chanh, dấm thanh, tỏi băm, ớt băm, tinh dầu cà cuống Dưa góp chua ngọt: đu đủ xanh (hoặc cà rốt, su hào, hành tây). Đĩa rau sống: xà lách, húng Láng, ngổ, giá đỗ, kinh giới Gia vị ăn kèm khác bày đĩa: tỏi băm, ớt băm, dấm thanh, hạt tiêu xay, chanh quả cắt miếng. == Chế biến và thưởng thức == Bún chả thường có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng, tuy tùy theo sở thích ăn uống mà có khi thực khách chỉ chọn một trong hai. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Tùy vào độ tươi của thịt, sau khi trộn gia vị nếu thấy thịt có vẻ hơi khô thì cho thêm một chút dầu sao cho miếng thịt dễ dàng kết dính khi vo nắn thành miếng cỡ 2 ngón tay rồi nhấn cho hơi dẹp lại. Nếu thích cầu kỳ hơn thì gói ngang mỗi miếng chả là một lần lá chuối rồi mới nướng, miếng chả sẽ không bị sạm và thơm hơn. Dùng thịt nạc vai để làm món chả là một lựa chọn tinh tế đã có truyền thống vì nạc vai chắc thịt nhưng không có sớ nhiều như thịt đùi, không mềm như thịt mông... điều này làm cho miếng thịt khi băm nhuyễn rồi nắn lại, miếng chả chắc hơn là dùng những phần thịt khác. Còn chả miếng thường dùng thịt nách hoặc thịt ba chỉ (ba rọi) thái mỏng tẩm ướp gia vị tương tự chả viên và nướng vàng trên than củi. Tuỳ theo khẩu vị của mỗi người, có thể gọi toàn chả miếng hoặc chả viên để ăn cùng bún. Thịt miếng thường được lọc bỏ bì (da) để khi nướng không bị cứng và khét. Nếu dùng thịt nạc quá (thịt mông, thịt thăn) khi nướng sẽ không ngon vì chả bị khô và cứng Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha có đầy đủ vị chua cay mặn ngọt, cùng với hoặc đu đủ xanh (và/hoặc su hào, cà rốt) trộn dấm. Bát nước mắm có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau mùi, húng Láng, ngổ, kinh giới, tía tô, giá đỗ). Ngày nay, bún trong bún chả là bún rối. Nhưng bún con (từng vắt bún nhỏ cuộn chặt, vừa một lần gắp) mới là nguyên liệu truyền thống. Những hàng bún chả bán rong với nước mắm thoảng chút hương cà cuống và những lá bún là một phần của Hà Nội xưa, được nhiều nhà văn như Vũ Bằng, Thạch Lam ca ngợi. Cách làm bún chả đơn giản, nhưng để làm được bát bún chả ngon còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và bí quyết gia truyền, đặc biệt quan trọng là cách pha nước chấm. == Đặc sản Hà Nội == Bún chả thường được ăn vào buổi trưa. Việc lựa chọn thời gian thưởng thức bún chả dường như là một nghệ thuật về thời gian: ăn bún chả vào giờ nào là thích hợp. Đây là một nét rất riêng của văn hóa ẩm thực đất kinh kỳ. Tuy nhiên hiện nay cũng có một số cửa hàng bán bún chả cả sáng trưa chiều tối. Không khó khăn để có thể tìm được một hàng bún chả tại các góc phố của thủ đô Hà Nội, trong đó, có một số cửa hàng đã khá nổi tiếng, quen thuộc với thực khách như bún chả Đắc Kim ở Hàng Mành, bún chả Sinh Từ, bún chả Duy Diễm ở Ngọc Khánh, bún chả Hương Liên ở Ngô Thì Nhậm, bún chả Ngọc Xuân ở Thụy Khuê, v.v. Có nhiều biến tấu cho bún chả tại Hà Nội và một số cửa hàng đã ít nhiều tạo nên phong cách khi thay đổi phương thức chế biến, thời gian thưởng thức như bún chả bọc lá chuối, bún chả kẹp que, bún chả ăn sáng, bún chả dấm sấu dấm me v.v. == Bún chả trong văn học == Trong cuốn Hà Nội năm sáu phố phường, Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau: "...Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?..." Vũ Ngọc Phan, trong Những năm tháng ấy, cũng viết: Bún chả bán rong cũng ngon tuyệt. Ba xu hoặc năm xu một mẹt. Cái mẹt đường kính chỉ 25cm (...) trên lót mấy chiếc lá dong, người ta đặt lên mấy lá bún nhỏ sợi, trắng muốt, mấy lá rau sống, diếp tây và thơm mùi, một cái chén xinh xẻo, nhỉnh hơn cái chén đong rượu nếp một tí, trong có nước mắm chanh đường ớt, pha rất khéo, và chả miếng hoặc chả băm tùy theo sở thích người ăn. Hàng bún chả đỗ đâu là thơm nức ở đó, cô hàng bún chả quạt chả trên than hồng đựng trong cái hộp sắt tây, chả cháy xèo xèo, khói bay nghi ngút. Có ba xu hoặc năm xu là đã được ăn bún chả thơm ngon, nhà làm thì tốn hơn và kềnh càng lắm. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Nghi lễ bún chả Món ngon cuối tuần: Bún chả Hà Nội
bất bình đẳng xã hội.txt
Bất bình đẳng xã hội là sự không bình đẳng, sự không bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội. Tất cả các xã hội - cả quá khứ hay hiện tại - đều được đặc trưng bởi sự khác biệt xã hội. Đó là một quá trình trong đó con người tạo nên khoảng cách do cách ứng xử khác nhau bởi các địa vị, vai trò và những đặc điểm khác nhau. Quá trình của sự khác biệt xã hội không đòi hỏi con người đánh giá các vai trò và các hoạt động cụ thể tồn tại như là quan trọng hơn những cái khác; tuy nhiên, sự khác biệt xã hội chuẩn bị cho sự bất bình đẳng xã hội, là một điều kiện trong đó con người có cơ hội không ngang bằng về sử dụng của cải, quyền lực và uy tín. Nhà xã hội học Daniel Rossides cho rằng: ngay trong các xã hội đơn giản nhất "người già thường có uy quyền đối với người trẻ, cha mẹ có uy quyền với con cái, và đàn ông có uy quyền đối với đàn bà." Bất bình đẳng xã hội không phải là một hiện tượng tồn tại một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân trong xã hội. Xã hội có bất bình đẳng khi một số nhóm xã hội kiểm soát và khai thác các nhóm xã hội khác. Qua những xã hội khác nhau đã tồn tại những hệ thống bất bình đẳng xã hội khác nhau. Bất bình đẳng xã hội là một vấn đề trung tâm của xã hội học, đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với sự phân tầng trong tổ chức xã hội. == Nguyên nhân của bất bình đẳng xã hội == Ở những xã hội khác nhau, bất bình đẳng cũng có những nét khác biệt. Trong xã hội có quy mô lớn và hoàn thiện hơn thì bất bình đẳng xã hội gay gắt hơn so với trong các xã hội giản đơn. Bất bình bình đẳng thường xuyên tồn tại với những nguyên nhân và kết quả cụ thể liên quan đến giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, v.v... Những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng xã hội có đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, và các nhà xã hội học đưa về ba loại căn bản - Đó là: Cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả những thuận lợi vật chất có thể cải thiện chất lượng cuộc sống. Nó không chỉ bao gồm những thuận lợi về vật chất, của cải, tài sản và thu nhập mà cả những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội. Cơ hội là những thực tế và những thực tế này cho thấy những lợi ích vật chất và sự lựa chọn thực tế của một nhóm xã hội, bất kể những thành viên của nhóm có nhận thức được điều đó hay không. Trong một xã hội cụ thể, một nhóm người có thể có cơ hội, trong khi các nhóm khác thì không; và đó là nguyên nhân khách quan của bất bình đẳng xã hội; Địa vị xã hội: trái lại, với nguyên nhân khách quan trên, bất bình đẳng xã hội về địa vị xã hội là do những thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng. Cơ sở địa vị xã hội có thể khác nhau - có thể là bất cứ cái gì mà một nhóm xã hội cho là ưu việt và được các nhóm xã hội khác thừa nhận; ví dụ, của cải, sự trong sạch về tôn giáo, địa vị chính trị, v.v... Bất kể với nguyên nhân như thế nào, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm xã hội nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận tính ưu việt của những nhóm đó; và Ảnh hưởng chính trị: bất bình đẳng trong ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ những ưu thế vật chất hoặc địa vị cao. Thực tế, bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống. Có thể gọi đó là những bất bình đẳng dựa trên cơ sở chính trị. Qua phần trên, có thể nhận thấy rằng cấu trúc bất bình đẳng xã hội có thể dựa trên một trong ba loại ưu thế; và chính vì vậy, gốc rễ của sự bất bình đẳng xã hội có thể nằm trong: Mối quan hệ kinh tế; Địa vị xã hội; hay Mối quan hệ thống trị về chính trị. == Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội == === Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân === Bất bình đẳng xã hội là hiện tượng xã hội không thể nào tránh khỏi - đây là vấn đề có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, bất bình đẳng luôn hiện diện bởi sự khác biệt nhân cách giữa những cá nhân. Nếu có một xã hội mở và nếu con người khác nhau về tài năng và nhu cầu thì điều đó sẽ hàm ý rằng bất bình đẳng là không thể tránh được. Đó là một thực tế của xã hội. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aritstốt (384–322 TCN) cho rằng có những khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân; thực tế, vẫn còn tồn tại những khác biệt trong kiểu phân chia giới như là kết quả không thể tránh được của bất bình đẳng. === Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế === Một số nhà xã hội học khác đã cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi; nhưng họ lý luận nguyên nhân của nó là do xã hội có những nhiệm vụ này cần thiết hơn những nhiệm vụ khác. Khả năng thực hiện những nhiệm vụ này khác nhau. Họ lập luận rằng bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy người tài nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất. Do vậy trong những điều kiện đó, không thể thủ tiêu bất bình đẳng, vì bình đẳng có nguy hiểm cho xã hội. Có quan điểm cho rằng bất bình đẳng chủ yếu là do cấu trúc của hệ thống xã hội gây ra chứ không phải do sự khác biệt về tài năng, đặc điểm và nhu cầu cá nhân. === Quan điểm Chủ nghĩa Marx === Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế và coi đó là nền tảng của cơ cấu giai cấp. Theo Marx, mối quan hệ giai cấp là chìa khóa của mọi vấn đề trong đời sống xã hội. Những lợi ích kinh tế, chính trị, ý kiến xã hội đều bắt nguồn từ kết cấu giai cấp. === Quan điểm Max Weber === Khác với Marx, nhà xã hội học Max Weber (1864-1920) không coi mọi cấu trúc xã hội, đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp. Đẳng cấp phụ thuộc vào những khác nhau đặc biệt về địa vị trên nền tảng nghi thức tôn giáo. Werber nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác. Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất; Ví dụ, trường hợp giàu có nhưng không có học vấn hay giáo dục để nắm địa vị cao trong xã hội; ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị. Weber cho rằng đây là một vấn đề phân tích về mặt lịch sử và xã hội để phát hiện ra cơ sở thực sự của bất bình đẳng xã hội. Quan điểm của Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp. Theo Weber, nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường. Điều đó có nghĩa là khả năng chiếm lĩnh thị trường của các cá nhân phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng nghề nghiệp. == Xem thêm == Bất bình đẳng kinh tế Công bằng xã hội Tổ chức xã hội Bộ máy quan liêu Quyền lực xã hội Trật tự xã hội Phân tầng xã hội Khoảng cách số == Tham khảo == Schaefer, Richard T., Xã hội học (2007), Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. Đào Duy Tính, Lý thuyết xã hội học. Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 2000. Nguyễn Đình Tấn, Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nhà xuất bản. Chính trị Quốc gia - Hà Nội, 1999. Macionis, Jonh J., Xã hội học (1987), Nhà xuất bản Thống kê - Hà Nội. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Lương Xuân Hà (Theo Le Point, L’Express), Bất bình đẳng xã hội - Một tác nhân giết người, Báo Sức khoẻ và Đời Sống, ngày 11/9/2008, truy cập ngày 3/12/2010. T.GIANG (Theo Alternatives Economiques), Pháp: bất bình đẳng xã hội, Tuổi trẻ Online, ngày 25/06/2006, truy nhập ngày 3/12/2010.
nhà hậu trần.txt
Hậu Trần (Chữ Hán: 後陳朝) là một triều đại trong lịch sử Việt Nam từ 1407 đến 1413 mà các sách sử vẫn chưa thống nhất cách gọi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư thì gọi là nhà Hậu Trần, còn Khâm định Việt sử Thông giám cương mục thì hoàn toàn không nói đến cụm từ này mà chỉ thuật lại sự việc trong những năm đó. Ở đây, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư nên gọi là nhà Hậu Trần. Nhà Hậu Trần do Giản Định đế - Trần Ngỗi thành lập tháng 10 âm lịch năm 1407 tại Ninh Bình sau khi nhà nước Đại Ngu của nhà Hồ bị quân đội nhà Minh xâm chiếm và tiêu diệt. Trong thời kỳ này, nước Đại Ngu bị nhà Minh đổi tên trở lại thành Giao Chỉ và chia thành 17 phủ, 5 châu và 12 vệ trực thuộc Ty Bố Chính. Do quân mới lập, Giản Định đế phải chạy vào Nghệ An, viên Đại tri châu châu Hóa là Đặng Tất giết quan nhà Minh, dẫn quân từ Hóa châu ra theo phò, nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa. Năm 1408, quân Hậu Trần tiến quân ra Bắc, đánh bại quân Minh ở trận Bô Cô, bao vây các thành. Năm 1409, Giản Định đế giết 2 tướng Đặng Tất, Nguyễn Cảnh Chân, khiến cho 2 người con của họ là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị kéo quân mình trở về Nghệ An lập Trần Quý Khoáng lên làm Trùng Quang đế. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy bắt được Giản Định đế tôn làm Thượng hoàng, chia quân đánh quân Minh. Quân Minh tăng viện, quân nhà Hậu Trần lui dần về phía Nam và thất bại hoàn toàn vào năm 1414. == Bối cảnh == Năm 1407, quân Minh bắt được hai cha con họ Hồ ở cửa biển Kỳ La, đổi An Nam làm Giao Chỉ, lập phủ, huyện, quan lại. Tháng 6 cùng năm, Trương Phụ và Mộc Thạnh dẫn quân về nước, để viên giữ ti Đô chỉ huy sứ là Lữ Nghị và viên giữ hai ti Bố chính và Án sát là Hoàng Phúc ở lại trấn thủ Giao Chỉ. == Lập vua Giản Định == Nhà Hồ bị diệt rồi, Trương Phụ sai yết bảng tìm bắt con cháu họ Trần. Người con thứ của Trần Nghệ Tông tên là Trần Ngỗi, trước được làm Giản Định vương, nhà Hồ lên thay phong làm Nhật Nam quận vương, phải chạy trốn đến bến Yên Mô, Ninh Bình. Người Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem dân chúng theo, Trần Ngỗi bèn xưng là Giản Định hoàng đế, lên ngôi ở Mô Độ, thuộc Tràng An, Ninh Bình hay xã Yên Mô, huyện Yên Mô, Ninh Bình, đặt niên hiệu Hưng Khánh. Người nhà Minh đem quân đến đánh, vì quân mới họp tập, nên chưa đánh nhau mà tự tan vỡ, Trần Ngỗi phải chạy vào Nghệ An. Viên đại tri châu ở Hóa Châu là Đặng Tất nghe tin, liền giết quan nhà Minh, đem quân đến họp. Đặng Tất dâng con gái cho Giản Định, Giản Định phong cho Tất làm quốc công, cùng nhau mưu tính việc khôi phục. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Mùa đông tháng 10 ngày mồng 2, Giản Định Đế lên ngôi ở Mô Độ châu Trường Yên, dựng niên hiệu là Hưng Khánh. Trước là Trương Phụ yết bảng bắt những người tôn thất nhà Trần và cựu thần đầu mục đem về. Vua trốn đến Mô Độ. Người phủ Thiên Trường là Trần Triệu Cơ đem quân đến tập xưng theo hiệu cũ. Tháng 4, quân Minh đánh vào hành dinh, vì là quân mới chiêu tập, không đánh mà tan. Vua bèn đi về miền Tây, tạm đóng ở Nghệ An. Đại chi châu châu Hóa là Đặng Tất nghe tin giết chết quan nhà Minh đem quân đến họp với vua, tiến con gái sung vào hậu cung. Vua phong Tất làm quốc công, cùng nhau mưu việc khôi phục. Ở Bình Than, lúc ấy có Trần Nguyệt Hồ khởi binh chống lại nhà Minh, nhà Minh đem quân đánh, bắt được Nguyệt Hồ. Tháng 12, 1407, Giản Định đế Trần Ngỗi sai Trần Nguyên Tôn đến Bình Than chiêu dụ quân lính ở Bình Than. Quân Minh đến đánh úp, quân Trần Nguyên Tôn tan vỡ, chạy vào Nghệ An. Toán quân Nguyệt Hồ tan rã, Giản Định đế sai Trần Nguyên Tôn, Trần Dương Đình, Trần Nghiện Chiêu lại cùng Phạm Chấn thu thập số quân còn lại, hội họp ở Bình Than. Quân nhà Minh đến đánh, lại tan vỡ, bèn cùng nhau chạy vào Nghệ An. Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu là con của Trần Nguyên Đán, trước đây đầu hàng nhà Minh, Trương Phụ cho Trần Thúc Dao giữ Diễn Châu, Trần Nhật Chiêu giữ Nghệ An. Nay quân nhà Hậu Trần kéo đến, Giản Định đế lấy cớ 2 người này không đón rước, nên bắt giết cùng đồ đảng hơn 600 người. Phạm Thế Căng trước đầu hàng nhà Minh, Trương Phụ cho giữ chức Tri phủ Tân Bình, đến tháng 6, 1408, Đặng Tất phá quân Thế Căng ở cửa biển Nhật Lệ, bắt giải đem về xử tử, nhà Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An vào Thăng Hoa. == Trận Bô Cô == Tháng Chạp năm Mậu Tý (1408), Giản Định Đế hội tất cả quân Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, rồi tiến ra đánh Đông Đô. Quân ra đến Trường An (Ninh Bình) thì các quan thuộc và những kẻ hào kiệt ở các nơi ra theo đông đảo. Quân nhà Minh đem tin ấy về báo cho vua Minh Thành Tổ biết. Chu Đệ sai Mộc Thạnh đem 40.000 quân ở Vân Nam sang đánh. Quân Minh cũng điều động 20.000 thủy quân tại Trung Quốc sẵn sàng sang tiếp chiến. Thêm vào đó, tiếp vận sứ Minh là Sun Quan từ Quảng Đông sang với 10.000 quân vận tải cũng được tạm thời trưng dụng để tham gia phòng vệ. Các đội quân thổ binh cơ động bản xứ, đông tới 2000 người, cũng được điều động để kịp thời ứng cứu những nơi nguy cấp. Mộc Thạnh cùng với quan đô chưởng là Lữ Nghị vào đến bến Bô Cô (thuộc xã Hiếu Cổ, huyện Phong Doanh) thì gặp quân Hậu Trần. Sách Việt sử tiêu án chép rằng:Quân đi qua Phúc Thành (nay là Phúc Am) gặp Tổng binh Mộc Thạnh của Minh ở Vân Nam đi đến, vừa đến Bô Cô, gặp khi thủy triều to, gió lớn, cho quân giữ các cây cắm sẵn, đắp lũy cả hai bờ sông. Thạnh cũng chia quân thủy và bộ ra giữ nhau, vua Giản Định cầm dùi đánh trống cho quân tiến, quân Minh thua chạy, Mộc Thạnh chỉ còn một thân thoát chết, chạy vào Cổ Lộng Hai bên giao chiến, Giản Định Đế tự cầm trống thúc quân, tướng sĩ ai nấy hết sức xung phong, phá tan được quân nhà Minh, chém được Lữ Nghị ở trận tiền và đuổi Mộc Thạnh về đến thành Cổ Lộng (thành nhà Minh xây tại khu vực ngày nay là làng Bình Cách, huyện Ý Yên). Bấy giờ Giản Định Đế muốn thừa thắng đánh tràn ra để lấy lại Đông Quan (tức Đông Đô, Hà Nội). Giản Định đế nói: Bây giờ nhân thế chẻ tre, đánh quét một trận ruổi dài, làm cho chúng không kịp bịt tai khi gặp sét đánh mạnh, rồi ta tiến lên lấy thành Đông Đô, thì thế nào cũng phá được.Đặng Tất nói: Hãy bắt hết bọn giặc còn sống sót, không nên để mối lo về sau. Vua tôi mưu tính dùng dằng mãi không quả quyết. Gặp lúc ấy viện binh nhà Minh kéo đến đón tiếp Mộc Thạnh về thành Đông Quan. Đặng Tất bèn chia quân bao vây các thành ở các châu, phủ, đưa tờ hịch đi các lộ hội họp binh sĩ, rồi sẽ tiến đánh. == Chia rẽ nội bộ, vua Trùng Quang đế khởi binh == Người hoạn giả Nguyễn Quỹ và học sinh Nguyễn Mộng Trang nói kín với Giản Định đế rằng: Tất và Cảnh Chân chuyên quyền bổ dụng người này, cất chức người khác, nếu không liệu tính sớm đi, sau này khó lòng mà chế phục được. Giản Định đế tin lời, tháng 2, 1409, chu sư của Giản Định đế tiến đến đóng ở Hoàng Giang, cho triệu hai người ấy đến, Giản Định đế sai người đánh chết Đặng Tất, Cảnh Chân chạy lên bờ, lực sĩ đuổi theo chém chết. Tháng 3 âm lịch năm 1409, sau khi Giản Định Đế giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân thì các con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bỏ đi, đón Trần Quý Khoáng về lập vua. Trần Quý Khoáng hay Trần Quý Khoách là con Mẫu Vương Thích, cháu vua Nghệ Tôn, hàng cháu vua Giản Định đế. Vua lên ngôi tại Chi La, Nghệ An, lấy niên hiệu là Trùng Quang. Trùng Quang đế dùng Nguyễn Súy làm Thái phó, Nguyễn Cảnh Dị làm Thái bảo, Đặng Dung làm Đồng bình chương sự, Nguyễn Chương làm Tư mã. Lúc này Giản Định đế đang ở thành Ngự Thiên, chống nhau với nhà Minh. Trùng Quang đế sai Nguyễn Súy mang quân đến đánh úp, bắt được Giản Định đế. Mẹ Giản Định đế và bầy tôi là Lê Tiệt, Lê Nguyên Đỉnh bàn nhau khởi binh đánh úp lại Trùng Quang đế - Trần Quý Khoáng. Việc bị tiết lộ, Trùng Quang đế bắt giết Lê Tiệt và Nguyên Đỉnh, còn thì tha cả. Gặp khi ấy Nguyễn Súy đưa Giản Định đế đến Nghệ An, Trùng Quang đế thay mặc mũ áo thường ra đón tiếp. Trùng Quang đế bèn tôn Giản Định đế làm Thượng hoàng, cùng nhau mưu tính việc khôi phục. == Quân Minh phản công == Quân Minh sau trận đại bại ở Bô Cô, Mộc Thạnh phải chạy về cố thủ ở thành Đông Quan. Tháng 7 năm 1409, Thượng hoàng Trần Ngỗi và vua Trùng Quang chia quân hai đường đánh quân Minh. Thượng hoàng Giản Định đế đóng ở Hạ Hồng (Ninh Giang), Trùng Quang đế đóng ở Bình Than. Quân Minh cố thủ không dám ra đánh. Được tinh Mộc Thạnh thất trận, nhà Minh điều Trương Phụ mang 47.000 quân sang cứu viện, thế quân Minh lại lên. Giản Định đế-Trần Ngỗi bỏ thuyền lên bờ, chạy về trấn Thiên Quan. Trùng Quang đế ngờ thượng hoàng có ý tách lực lượng riêng nên sai Nguyễn Suý đuổi theo nhưng không kịp. Trương Phụ mang quân đuổi theo bắt được Giản Định đế-Trần Ngỗi và thái bảo Trần Hy Cát, sai giải về Kim Lăng (Trung Quốc) và sát hại. Tháng 8, Trùng Quang Đế cầm cự với Trương Phụ ở Bình Than. Vua lệnh cho Đặng Dung giữ cửa Hàm Tử. Bấy giờ lương thực rất thiếu thốn, Đặng Dung chia quân đi gặt lúa sớm để cấp cho quân. Quân Minh dò biết, dùng thủy quân đánh cửa Hàm Tử, quân của Dung tan vỡ. Minh sử ghi lại Trương Phụ đánh với 20.000 quân Hậu Trần có 600 thuyền chiến, giết hơn 3.000 người, số bị chết đuối "vô số", và bắt được hơn 400 thuyền chiến. Ngày 6/9/1409, quân Minh giao chiến với quân Hậu Trần ở cửa sông Thần Đầu. Quân Hậu Trần có đến 400 chiến thuyền, tiến đánh rất hăng hái, nhưng không đọ lại được với hỏa lực quân Minh nên phải rút lui. Quân Minh đuổi theo quân Hậu Trần, đến ngày 7/2/1410 đuổi đến châu Ngọc Ma thì thổ binh người Thái cùng voi chiến đổ ra đánh. Quân Minh dùng hỏa hổ bắn voi và quản tượng, voi hoảng sợ quay đầu chạy, quân Thái tan vỡ. Đến ngày 12 tháng 2 năm 1410, quân Minh lại giao chiến với 2 vạn quân Hậu Trần tại Đông Hồ, giết 4.500 người và bắt làm tù binh 2000 người, quân nhà Trần thua phải chạy về Nghệ An. == Vua Trùng Quang tiến quân ra Bắc lần 2 == Tháng 5, 1410, vua Trùng Quang đế tiến quân từ Nghệ An ra Hồng Châu, giao chiến với quân Minh ở đây, bị thua. Trùng Quang đem Nguyễn Cảnh Dị lại tiến quân đến Hồng Châu lần nữa, phá đạo quân của Đô đốc Giang Hạo, nhân thế thắng, tiến thẳng đến Bình Than. Hào kiệt người Việt nghe tiếng, nhiều người hưởng ứng. Đồng Mặc, người Thanh Hóa, hiệu là Lỗ Lược tướng quân, tung quân ra đánh quân nhà Minh, bắt được chỉ huy Tả Địch. Trùng Quang đế trao cho Mặc quản trị phủ Thanh Hóa. Lại có Nguyễn Ngân Hà, Lê Nhị, Lê Khang, Đỗ Cối và Nguyễn Hiêu cũng đều đem dân chúng đánh giết quân nhà Minh. Nhưng vì quân không có người thống lãnh, hiệu lệnh không thống nhất, nên quân nhà Minh đi đến đâu, thì quân sĩ ở nơi ấy liền bị tan vỡ. Trùng Quang đế lại dẫn quân về Nghệ An. == Vua Trùng Quang sai sứ sang nhà Minh xin phong tước == Trước đây, vua Trùng Quang sai Hành khiển Nguyễn Nhật Ti và Thẩm hình Lê Ngân sang nhà Minh xin phong tước; vua nhà Minh giận, bắt giam hai người ấy rồi giết đi. Đến nay lại sai Hành khiển Hồ Nghiện Thần sung chức chánh sứ cầu phong, Thẩm hình Bùi Nột Ngôn làm phó, sang nhà Minh, đem dâng tờ biểu và phẩm vật địa phương cùng người vàng, người bạc thế mạng, mỗi thứ một người. Khi Nghiện Thần đến Yên Kinh, vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng mượn cớ là tình nghĩa cố cựu, hỏi về tình hình trong nước mạnh yếu hư thực thế nào, Nghiện Thần nói hết cho Nguyên Trừng biết. Nột Ngôn không chịu khuất phục. Vua nhà Minh giả vờ phong cho vua Trùng Quang làm Bố chánh sứ ở Giao Chỉ, Nghiện Thần làm tri phủ Nghệ An. Khi về đến nước, Nột Ngôn đem việc Nghiện Thần tiết lộ tình hình trong nước và nhận quan chức do nhà Minh phong trình bày hết cho Đế Quý Khoáng biết, vua Trùng Quang bèn bắt giam Nghiện Thần rồi giết đi. == Chiến sự tại Nghệ An == Dù rằng bị đánh lui về phía nam, nhưng lực lượng nhà Trần tiếp tục hoạt động và kiểm soát từ Nghệ An trở vào, nhà Minh liên tục phải điều động quân từ Quảng Tây sang tiếp viện cho Mộc Thạnh. Đầu năm 1411, vua Minh lại điều Trương Phụ dẫn 24.000 quân sang tiếp việc cho Mộc Thạnh để đánh dẹp nhà Hậu Trần. Quân Minh tiến về phía nam, đường thủy do Trương Phụ, đường bộ do Mộc Thạnh chỉ huy, định đánh kẹp quân nhà Trần lại tại các căn cứ dọc các cửa sông đổ ra biển. Tháng 6 năm 1412, Trương Phụ và Mộc Thạnh đem quân đánh vào Nghệ An, gặp Nguyễn Suý, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung ở Mô Độ. Hai bên liều chết đánh nhau chưa phân thắng bại, thì Súy và Cảnh Dị vượt biển chạy, Hồ Bối bỏ thuyền lên bờ. Đặng Dung thế cô, không có cứu viện, liền đi thuyền nhẹ vượt biển trốn đi. Trước đây, vua Trùng Quang thấy rằng quân mình bị thua luôn, lương thực lại không được kế tiếp, mới đem Nguyễn Súy, Đặng Dung theo đường biển ra tuần tiễu ở Hải Đông, Vân Đồn cùng các bãi biển để lấy lương ăn, và đánh lính thú nhà Minh, rồi lại kéo về Nghệ An, số quân chỉ còn độ ba, bốn phần mười. Đến nay Trương Phụ lại đem quân đến đánh, bèn chạy đến Hóa Châu, sai bầy tôi là Nguyễn Biểu sung làm sứ cầu phong. Khi đem phẩm vật đến Nghệ An, Biểu bị Phụ giữ lại. Biểu giận, mắng Phụ rằng: Trong bụng toan tính việc đánh chiếm nước người ta, ngoài mặt lại phô trương là quân nhân nghĩa, trước nói lập con cháu họ Trần, bây giờ lại đặt quận huyện, không những cướp bóc của cải, lại còn giết hại nhân dân, mày thật là thằng giặc bạo ngược. Trương Phụ giận, sai giết đi. Tháng 4 năm 1413, Trương Phụ lại đánh vào Nghệ An. Trùng Quang Đế rút lui về Hóa Châu. Như vậy, từ chỗ áp sát thành Đông Quan, quân Hậu Trần dần dần yếu thế phải lui binh về phía nam trước sự tham chiến của đạo quân viện binh hùng hậu và viên danh tướng Trương Phụ. Hóa châu mà mảnh đất cố thủ cuối cùng của quân Hậu Trần. == Chiến sự ở Hóa châu == === Trận Sái Già === Tháng 6 năm Quý Tỵ (1413) quân Trương Phụ vào đến Nghệ An, quan Thái phó nhà Hậu Trần là Phan Quý Hữu ra hàng, được mấy hôm thì mất. Trương Phụ cho con Quý Hữu là Phan Liêu làm tri phủ Nghệ An. Phan Liêu muốn tâng công, nên nói cho Phụ biết Trần Quý Khoáng có bao nhiêu tướng tá người nào giỏi, người nào dở, quân số nhiều ít, sơn xuyên chỗ hiểm, chỗ không thế nào. Trương Phụ bèn quyết ý vào Hóa Châu, và hội chư tướng lại để bàn kế tiến binh. Mộc Thạnh nói rằng: "Hóa Châu núi cao bể rộng khó lấy lắm". Trương Phụ nhất định vào đánh cho được, nói rằng: "Ta sống cũng ở đất Hóa Châu này, mà chết cũng ở đất Hóa Châu này. Hóa Châu mà không lấy được thì không mặt mũi nào về trông thấy chúa thượng!". Lập tức truyền cho quân thủy bộ tiến vào đánh Hóa Châu. Tháng 9 năm 1413, quân Trương Phụ vào đến Thuận châu, Nguyễn Suý và Đặng Dung giữ sông Thái Gia, đặt phục binh, nhân đêm đánh úp dinh Trương Phụ. Đặng Dung nhảy lên thuyền Trương Phụ toan bắt sống, nhưng không biết mặt, vì thế Trương Phụ mới nhảy xuống sông lấy thuyền nhỏ mà chạy thoát được. Bấy giờ quân Hậu Trần còn rất ít, Trương Phụ thấy vậy đem binh đánh úp lại, bọn Đặng Dung địch không nổi phải bỏ chạy. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: "Trận đánh ở Sái Già, Đặng Dung, Nguyễn Súy, đem tàn quân trơ trọi chống lại bọn giặc mạnh, quân tướng đều tinh nhuệ. Dung nửa đêm đánh úp doanh trại giặc làm cho tướng giặc sợ hãi chạy trốn, đốt hết thuyền bè, khí giới của chúng, không phải người thực sự có tài làm tướng, thì có làm được như thế hay không?. Thế nhưng cuối cùng vẫn bại vong, đó là do trời. Tuy thất bại, cũng vẫn vinh quang. Trong khoảng 5 năm, kiên trì chiến đấu với giặc, dẫu có bất lợi, nhưng ý chí không núng, khí thế càng hăng, đến kiệt sức mới chịu thôi. Lòng trung vì nước của người bề tôi, dẫu trăm đời sau vẫn còn tưởng thấy được!" === Nhà Hậu Trần thất bại === Tháng 12, 1413, từ khi thua trận Sái Già, quân Hậu Trần thế yếu không thể chống với quân Minh được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi, Nguyễn Cảnh Dị và Đặng Dung muốn chạy sang Tiêm La, Trương Phụ đuổi theo bắt được. Nguyễn Cảnh Dị mắng chửi Phụ rằng: Chính ta muốn giết mày, bây giờ lại bị mày bắt!. Mắng chửi mãi không ngớt mồm, Phụ đem giết đi, lấy gan ăn. Trùng Quang đế chạy sang Lão Qua, Nguyễn Súy chạy sang Minh Linh cũng đều bị quân nhà Minh bắt. Chẳng được bao lâu vua Trần và các tướng đều bị bắt và bị giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Trùng Quang Đế nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng tự sát. Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, sau được nhiều người truyền tụng: Việc đời bối rối tuổi già vay Trời đất vô cùng một cuộc say Bần tiện gặp thời lên cũng dễ Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay Vai khiêng trái đất mong phò chúa Giáp gột sông trời khó vạch mây Thù trả chưa xong đầu đã bạc Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày. Nguyễn Súy tìm làm thân với viên quan áp giải mình, được cùng người đó đánh cờ. Nhân thời cơ thuận lợi, Nguyễn Súy cầm bàn cờ đập chết người áp giải rồi mới nhảy xuống sông tự tận. Toàn bộ vua tôi nhà Hậu Trần cuối cùng đều tử tiết oanh liệt chứ không đầu hàng quân Minh. Còn tên hàng tướng bày mưu cho quân Minh là Phan Liêu về sau đã bị quân khởi nghĩa của Lê Lợi giết chết. Ngô Sĩ Liên ca ngợi: "Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế." Nhà Hậu Trần chỉ truyền được 2 đời, tổng cộng 7 năm. Tính cả nhà Trần trước đây thì tổng số có 14 vua Trần. Theo sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Đây trở lên, nhà Trần từ Bính Tuất (1226), Trần Thái Tông, năm Kiến Trung thứ 2, đến Kỷ Mão (1399), Thiếu Đế, năm Kiến Tân thứ 2, gồm 12 vua, 174 năm. Phụ thêm: Hồ Quý Ly một năm, Hán Thương 6 năm (1400-1406). Hậu Trần Đế Ngỗi 3 năm (1407-1409), Đế Quý Khoáng 4 năm (1410-1413), gồm 2 vua, 7 năm, hợp cộng 188 năm. == Nhận định == Theo sử gia Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư: Trùng Quang Đế lấy quân một lữ để mưu khôi phục đất nước trong lúc loạn lạc lưu ly, ví như dùng một cây gỗ để chống giữ ngôi nhà lớn đã đổ, chả lẽ không biết rằng thế không thể cứu vãn được nữa hay sao? Nhưng hãy làm hết bổn phận nên làm, ngõ hầu có thể vãn hồi được thiên mệnh!.Còn như khi bị giặc bắt đem về, giữ nghĩa không chịu nhục, cam lòng nhảy xuống biển mà chết, để cùng mất với nước, thực đúng là "quốc quân chết vì xã tắc", mà các bề tôi của ngài như Cảnh Dị chửi giặc mong cho chúng giết ngay mình, Nguyễn Biểu kể tội ác của giặc rồi chết, đều là những người đáng ca ngợi cả. Chỉ có Hồ Ngạn Thần đi sứ làm nhục mệnh vua, đã bị giết rồi, Phan Liêu đem tình hình mạnh yếu trong nước đi báo cho giặc, tuy được thoát chết trong một thời, nhưng sau lại bị Thái Tổ Cao Hoàng Đế ta giết chết. Than ôi, người làm tôi trung với nước tuy chết vì nghĩa không có tội gì, mà để lại tiếng thơm mãi mãi, còn bọn bất trung phản quốc, không khỏi tránh khỏi chết, lại còn để tiếng xấu ngàn năm, thực đúng như thế Theo Ngô Thì Sĩ bàn trong Việt sử tiêu án: Vua Giản Định và Trùng Quang đều là con cháu vua Nghệ Tôn, Trần Triệu Cơ lập lên để nối ngôi vua đã bị mất, Nguyễn Cảnh Chân dắt díu đi đánh chống bọn giặc mạnh; trận thắng ở Bô Cô, thanh thế cũng đã lừng lẫy, mà vội nghe lời dèm pha của 2 đứa hoạn quan, bỏ mất vị tướng trụ cột,tự chuốc lấy bại vong, chả đáng nói nữa. Đến vua Trùng Quang quật khởi lên được, duy chỉ 2 tướng Nguyễn và Đặng phụ trì hai bên, ngoài ra đều là người chắp tay xem thế sự; chỉ có một xó Nghệ và Diễn là nơi ra vào công thủ, ngoài ra không còn mảnh đất nào để dụng võ; lặn nội ở góc biển chân non, trận thắng ở La Tân, Bình Than không bù lại được những trận thua ở Linh Trường, Nguyệt Thường; tuy lũ Dung và Xuất có chí không chịu lùi, nhưng mà quân giặc vẫn chiếm phần tiện nghi hơn; đất Quảng, Thuận hiểm trở coi như có thể tựa nương được, nhưng tình thế đất ấy nào đã bị quân phản bội chỉ rõ cho giặc rồi, tai nạn bị bắt ở Lão Qua thật cũng đáng thương! Theo Trần Trọng Kim bàn về Đặng Dung trong Việt Nam sử lược:Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước phò vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. == Các vua nhà Hậu Trần == Ngoài 2 vị vua chính thức ra thì còn có Trần Cảo. Tuy nhiên Trần Cảo chỉ là 1 thường dân được Lê Lợi lập làm vua bù nhìn trong thời kỳ Khởi nghĩa Lam Sơn. == Các tướng nhà Hậu Trần == Đặng Tất Nguyễn Cảnh Chân Đặng Dung Nguyễn Cảnh Dị Nguyễn Suý Nguyễn Biểu == Nhà Hậu Trần trên văn hóa đương đại == Trùng Quang tâm sử là một phim truyền hình của đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) nói về thời kỳ này, dựa theo tác phẩm cùng tên của Phan Bội Châu. Theo nhận định của các nhà chuyên môn, trong bộ phim đã lầm lẫn nhân vật tướng Nguyễn Suý của nhà Hậu Trần và nhân vật Nguyễn Xí, sau trở thành công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Tản Đà đã làm bài thơ Đời Hậu Trần như sau: Núi Thiên Cầm trời bắt đôi Hồ Quan lại Minh sang giữ bản đồ Muông rừng trai bể mắc tai vạ Người chết không chôn, kẻ sống lo: Nghệ An, Mô Độ ai gây nhóm? Giản Định, Trùng Quang lại có vua Mật giặc vỡ tan thành Cổ Lộng Máu thù lai láng bến Bô Cô. Liều gan cố chết bấy nhiêu phen Các vị tướng thần ai bực nhất? Ông Nguyễn Cảnh Dị bố là Chân Cùng ông Đặng Dung bố là Tất. Quân cơ sau trước nối nhau thay Hai bố, hai con một dạ sắt. Khí thiêng đúc lại bốn anh hào Trời có thương Trần chưa vội mất. Tiếc cho trận đêm cửa Sái Đà Nhầm để con kình lọt lưới ra Nước nhà giao lại cho quân giặc Sự nghiệp này thôi đến Lão Qua Sông dài sóng cả, con thuyền ngược Vua tôi theo trót với sơn hà Nghìn thu thơm để nước Nam Việt Mười ba năm nối vận Đông A. == Xem thêm == Nhà Trần Nhà Hồ Chiến tranh Minh-Đại Ngu Chiến tranh Minh-Việt (1407-1414) Thuật hoài-Bài thơ tự sự của Đặng Dung Trương Phụ Đặng Tất Đặng Dung Nguyễn Cảnh Chân Nguyễn Cảnh Dị == Tham khảo == Tiếng Việt Đại Việt Sử ký Toàn thư, soạn giả Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sỹ Liên,..Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội, 1993. Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Quốc sử quán triều Nguyễn, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội, 1998. Việt sử tiêu án, Ngô Thời Sĩ, Nhà xuất bản văn sử, 1991 Việt Nam sử lược, Trần Trọng Kim, Trung tâm học liệu- Bộ giáo dục xuất bản. Đất nước Việt Nam qua các đời, soạn giả Đào Duy Anh, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2005. Tiếng Anh. Edward Dreyer (1982). Early Ming China: A political history 1355-1435. Stanford University Press. ISBN 9780804711050. Karl Hack (2006). Colonial Armies in Southeast Asia. New York: Routledge. ISBN 0-415-33413-6. John Whitmore (1985). Vietnam: Ho Qui Ly and the Ming. New Haven, CT. == Chú thích == == Liên kết bên ngoài == Đại Việt sử ký toàn thư - Bản điện tử Khâm định Việt sử Thông giám cương mục - Bản điện tử
tiếng hàn quốc.txt
Tiếng Triều Tiên (조선어/ Joseon eo /Triều Tiên ngữ) hay tiếng Hàn Quốc (한국어/ Hanguk eo /Hàn Quốc ngữ) là ngôn ngữ phổ dụng nhất tại Triều Tiên, và là ngôn ngữ chính thức của cả 2 miền Bắc và Nam bán đảo Triều Tiên. Tiếng Triều Tiên cũng được sử dụng rộng rãi ở Diên Biên và các vùng bao quanh, thuộc Trung Quốc, nơi có người Triều Tiên sinh sống. Trên toàn thế giới, có khoảng 78 triệu người nói tiếng Triều Tiên, bao gồm các nhóm lớn tại Nga, Úc, Mỹ, Canada, Brasil, Nhật Bản và gần đây là Philippines. Ngôn ngữ này liên hệ mật thiết với người Triều Tiên. Việc phân loại phả hệ cho tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Các nhà ngôn ngữ học cho rằng nó thuộc hệ ngôn ngữ Altai, mặc dù một số thì cho rằng nó là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính về mặt hình thái và có dạng "chủ-tân-động" về mặt cú pháp. Việt Nam lập quan hệ ngoại giao với hai miền bán đảo Hàn/Triều ở hai thời điểm khác nhau. Tuy chỉ mới gần đây nhưng so với Bắc Triều Tiên, quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc rộng và phong phú hơn về kinh tế, xã hội. Ở Việt Nam, ngôn ngữ này được gọi là "tiếng Hàn Quốc" hay "tiếng Hàn" nhiều hơn là "tiếng Triều Tiên". == Tên gọi == Tên gọi của loại ngôn ngữ này được cơ bản đặt theo tên gọi tại quốc gia mà nó được sử dụng, ở (Bắc) Triều Tiên hoặc Hàn Quốc, bằng cách ghép đơn giản "quốc gia + ngữ/tiếng" theo nguyên tắc chữ Hán. Trong đó quốc gia là Hàn Quốc (한국 / 韓國 / Hanguk) hoặc Triều Tiên (조선 / 朝鮮 / Chosŏn) và ngữ (trong từ ngôn ngữ, 어 / 語 / eo) hoặc tiếng (trong từ thuần Triều Tiên 말 / mal). Các tổ hợp tên gọi được tạo lập mang đủ ý nghĩa biểu trưng gồm: Hàn Quốc ngữ (한국어 / 韓國語 / Hangugeo), Hàn Quốc tiếng (한국말 / 韓國말 / Hangukmal), Triều Tiên ngữ (조선어 / 朝鮮語 / Chosŏnŏ) và Triều Tiên tiếng (조선말 / 朝鮮말 / Chosŏnmal). Tại CHDCND Triều Tiên và CHND Trung Hoa (Diên Biên, Trường Bạch), ngôn ngữ này được gọi chính thức là Chosŏnmal có liên quan đến việc hạn chế sử dụng và hạn chế tầm ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thông qua Hán tự. CHDCND Triều Tiên chọn phương ngữ Bình An làm tiêu chuẩn phát âm, gọi là Munhwaŏ (문화어 / 文化語 / văn hoá ngữ, tức "ngữ điệu thể hiện văn hoá"). Tại Hàn Quốc, tên gọi phổ quát là Hangugeo và lấy phương ngữ Seoul làm phát âm tiêu chuẩn quốc gia, đặt tên Pyojun-eo (표준어 / 標準語 / tiêu chuẩn ngữ). Một số tên gọi khác được chấp nhận và vẫn xuất hiện phổ biến trong giao tiếp, như Gugeo (국어 / 國語 / Quốc ngữ), Gungmun (국문 / 國文 / Quốc văn), Urimal (우리말, "tiếng của chúng ta"). Ngoài ra, những người Triều Tiên di cư sống tại Nga lại gọi ngôn ngữ này là Goryeomal (고려말 / 高麗말 / Cao Ly tiếng). == Phân loại và các ngôn ngữ liên quan == Việc phân loại tiếng Triều Tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Nhiều nhà ngôn ngữ học Triều Tiên và phương Tây nhận thấy mối quan hệ họ hàng với hệ ngôn ngữ Altai. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, và nhiều người vẫn xem tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Một số khác lại tin rằng có mối quan hệ giữa tiếng Nhật và tiếng Triều Tiên. Mối quan hệ của tiếng Triều Tiên với các ngôn ngữ Altai và tiền-Altai chỉ mới được đưa ra gần đây. Tiếng Triều Tiên giống với các ngôn ngữ Altai ở chỗ chúng đều thiếu một số thành phần ngữ pháp, bao gồm số, giống, các mạo từ, sự hình thành cấu trúc các từ (fusional morphology), thể và đại từ liên kết (Kim Namkil). Tiếng Triều Tiên đặc biệt giống về sự hình thành cấu trúc từ với một số ngôn ngữ thuộc nhánh phía Đông của nhóm ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ trong hệ Altai, đặc biệt là tiếng Yakut. Khả năng về quan hệ ngôn ngữ giữa Triều Tiên và Nhật là một vấn đề tế nhị vì mối quan hệ lịch sử phức tạp giữa hai nước này. Khả năng về quan hệ ngôn ngữ giữa vương quốc Bách Tế (Paekje) (tồn tại một thời trong bán đảo Triều Tiên) và Nhật đã được nghiên cứu, và các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên chỉ ra mối giống nhau về hệ thống âm vị, bao gồm việc một số âm không có phụ âm cuối. Ngoài ra, có rất nhiều từ giống nhau giữa ngôn ngữ của vương quốc Bách Tể và tiếng Nhật, như mir và mi đều được dùng để chỉ "số 3". Hơn nữa, có nhiều liên kết văn hóa giữa Bách Tế và Nhật Bản: người Bách Tế thường dùng 2 ký tự Trung Quốc để đặt tên họ, như người Nhật ngày nay. Tiếng Cao Cú Ly (Koguryo) và tiếng Bách Tế được xem là có liên hệ với nhau, có thể đều cùng xuất phát từ vương quốc Cổ Triều Tiên (Kochoson) trong cổ sử của Triều Tiên. (Xem ngôn ngữ Fuyu.) Ít biết hơn là về mối quan hệ giữa các ngôn ngữ Cổ Triều Tiên, Cao Câu Ly và Bách Tế ở một phía và các ngôn ngữ của hai vương quốc Tam Hàn (Samhan) và Tân La (Silla) ở phía kia, mặc dù nhiều học giả Triều Tiên tin rằng chúng có cùng gốc, và là cơ sở nền tảng cho tiếng Triều Tiên hiện đại. == Phân bố địa lý == Hầu hết cư dân nói ngôn ngữ này sống ở Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên, có một số người Triều Tiên sống ở Trung Quốc, Úc, Nga, Nhật Bản, Brasil, Canada và Mỹ. == Tiếng địa phương == Tiếng Triều Tiên có một vài thổ ngữ (gọi là mal - "tiếng tượng thanh", bang-eon - "phương ngôn", hay saturi trong tiếng Triều Tiên). Tiếng chuẩn (Pyojuneo hay Pyojunmal) của Nam Triều Tiên là dựa trên thổ ngữ của các khu vực xung quanh Seoul, và tiếng chuẩn của Bắc Triều Tiên dựa trên thổ ngữ được dùng xung quanh Bình Nhưỡng. Những thổ ngữ này là như nhau, và thật ra tất cả các thổ ngữ ngoại trừ thứ tiếng của đảo Jeju có thể hiểu lẫn nhau được. Thổ ngữ được nói nơi đó được liệt kê như là một thứ tiếng khác bởi các nhà ngôn ngữ học Triều Tiên. Một trong những thứ khác biệt để ý được giữa các thổ ngữ là cách nhấn âm: người nói giọng Seoul sử dụng rất ít nhấn giọng, và tiếng Nam Triều Tiên chuẩn có ngữ âm rất ngang; trong khi đó, những người dùng giọng Gyeongsang có một ngữ điệu phát âm làm thổ ngữ của họ giống với tiếng châu Âu hơn đối với những người phương Tây. Có một liên hệ mật thiết giữa các thổ ngữ Triều Tiên và các vùng của Triều Tiên, bởi vì biên giới của cả hai thứ đa số được xác định bởi các núi và biển. Sau đây là liệt kê tên của các thổ ngữ truyền thống và các địa phương tương ứng: == Phát âm == === Phụ âm === Các từ ví dụ cho các phụ âm: === Nguyên âm === == Văn phạm == Tiếng Triều Tiên là một ngôn ngữ chắp dính. Dạng cơ bản của một câu trong tiếng Triều Tiên là "chủ-tân-động" (ngôn ngữ dạng chủ-tân-động) và từ bổ nghĩa đứng trước từ được bổ nghĩa. Chú ý là một câu có thể không tuân thủ trật tự "chủ-tân-động", tuy nhiên, nó phải tận cùng bằng động từ. Trái ngược với trật tự trong tiếng Triều Tiên, trong tiếng Việt người ta có thể nói "Tôi đang đi đến cửa hàng để mua một chút thức ăn," còn trong tiếng Triều Tiên thì phải nói: *"Tôi thức ăn mua để cửa hàng-đến đi-đang." Trong tiếng Triều Tiên, các từ "không cần thiết" có thể được lược bỏ khỏi câu khi mà ngữ nghĩa của nó được xác định. Nếu dịch "từ-theo-từ" từ tiếng Triều Tiên sang tiếng Việt thì một cuộc đối thoại bằng có dạng như sau: H: "가게에 가세요?" (gage-e gaseyo?) G: "예." (ye.) H: *"cửa hàng-đến đi?" G: "Ừ." trong tiếng Việt sẽ là: H: "Đang đi đến cửa hàng à?" G: "Ừ." Khác với hầu hết các ngôn ngữ tại châu Âu, tiếng Triều Tiên không chia động từ theo chủ từ (subject-verb aggreement), và danh từ không có giống ngữ pháp. Thay vào đó, động từ được chia phụ thuộc vào thì và vào mối quan hệ giữa người nói với nhau. Khi nói với hay về bạn bè, người nói dùng một cách chia, với bố mẹ hay với những người đáng kính trọng, lại dùng cách chia khác. == Từ vựng == Cốt lõi của từ vựng tiếng Triều Tiên là từ các từ có nguồn gốc Triều Tiên thuần túy. Tuy nhiên, hơn 50% từ vựng, đặc biệt là các thuật ngữ khoa học, là các từ Hán-Triều mượn từ tiếng Hán. Ngoài ra cũng có các từ có gốc từ tiếng Mông Cổ, tiếng Phạn và một số ngôn ngữ khác. Ngày nay, có nhiều từ mượn từ các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Đức và gần đây là tiếng Anh. Các con số là một ví dụ về sự vay mượn. Như tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên có hai hệ thống số – một loại bản địa và loại kia mượn từ Trung Quốc - vì thế tiếng Hán, tiếng Triều Tiên và tiếng Nhật đều có các từ chỉ số giống nhau. (Xem Ngôn ngữ CJK.) == Hệ thống chữ viết == Chữ viết tiếng Triều Tiên xuất phát là "Hanja", hay các chữ Hán; và bây giờ chủ yếu được viết bằng mẫu tự ký âm Chosŏn'gŭl hay Hangul, có thể kết hợp với Hanja để viết các từ Hán-Triều. Hàn Quốc vẫn dạy 1800 ký tự Hanja cho trẻ em, trong khi CHDCND Triều Tiên đã hủy bỏ việc sử dụng Hán tự cách đây hàng thập kỉ. Chosŏn'gŭl bao gồm 24 ký tự - 14 phụ âm và 10 nguyên âm mà chủ yếu được viết bằng các khối âm tiết gồm 2 đến 5 thành phần. Khác với hệ thống chữ viết chữ Hán (bao gồm Kanji của tiếng Nhật), Chosŏn'gŭl không phải là hệ thống biểu ý. Dưới đây là một bảng các ký hiệu của bảng chữ cái tiếng Triều Tiên và các giá trị theo chuẩn Bảng mẫu tự phiên âm quốc tế (IPA): Xem thêm bảng phụ âm và nguyên âm Hangul Tiếng Triều Tiên hiện đại thường viết với khoảng trắng giữa các từ, một đặc điểm không thấy ở trong tiếng Trung và tiếng Nhật. Các dấu câu trong tiếng Triều Tiên là hầu hết giống với các ngôn ngữ phương Tây. Trước đây, tiếng Triều Tiên được viết theo cột từ trên xuống dưới, phải sang trái, nhưng bây giờ được viết từ trái sang phải, trên xuống dưới. == Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc == Tiếng Triều Tiên sử dụng ở Bắc và Nam Triều Tiên thể hiện những khác biệt trong phát âm, chính tả, ngữ pháp và từ vựng. === Cách đánh vần === Một số từ được đánh vần khác nhau giữa miền Bắc và miền Nam, nhưng phát âm thì giống nhau. === Văn phạm === Một số phần văn phạm cũng khác biệt: == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Let's Learn Korean at KBS WORLD Radio kangmi | extensive list of links for English-speaking students of Korean Learn Korean English-Korean Dictionary Korean - English Dictionary: from Webster's Rosetta Edition. Ethnologue report for Korean Korea Fan Translated Term Handbook Korean Language Institute at Yonsei University Korean Course at Sogang University http://www.ickl.or.kr/ International Circle of Korean Linguistics (ICKL) International Association for Korean Language Education (IAKLE) Korean Language Study on the InterNET KOREAN through ENGLISH at Ministry of Culture and Tourism Naver dictionary site: Korean <=> Korean / English / Chinese / Japanese, English <=> English and Thesaurus (Collins), a Hanja dictionary, a terminology dictionary and a Korean encyclopaedia Korean English Dictionary from Webster's Online Dictionary - the Rosetta Edition
atp world tour 250.txt
ATP World Tour 250 là hệ thống giải đấu mới của ATP bắt đầu từ năm 2009. ATP World Tour 250 là hệ thống giải đấu bậc thấp nhất của ATP và là sự tiếp nối của hệ thống giải ATP International Series trước đây. Nó bao gồm 40 giải đấu trên toàn thế giới và người vô địch được nhận 250 điểm thưởng trên bảng xếp hạng. == Các giải đấu == == Các mùa giải == === ATP World Tour 250 === 2009.- nay == Điểm == === Phân bổ điểm === == Xem thêm == ATP World Tour Masters 1000 ATP World Tour 500 == Tham khảo ==
bướm đêm.txt
Bướm đêm hay Ngài là một loài côn trùng có mối quan hệ chặt chẽ đến loài bướm, cả hai đều thuộc Bộ Cánh vẩy. Bướm đêm chiếm phần lớn số chủng loại loài trong bộ này, người ta cho rằng có khoảng 150.000 đến 250.000 loài bướm đêm khác nhau (khoảng gấp mười lần so với số lượng các loài bướm ngày), với hàng ngàn loài chưa được mô tả Hầu hết các loài sâu bướm hoạt động về đêm., nhưng có loài lại lúc hoàng hôn và hoạt động vào ban ngày. Hầu như các loại ngài ăn lá cây. Có một số loại ăn lá dâu,lá sắn.vv... == Phân biệt với bướm == Bướm đêm không dễ phân biệt với bướm thường. Đôi khi cái tên "Heterocera" được sử dụng cho loài bướm này trong khi thuật ngữ "Rhopalocera" được sử dụng cho bướm để phân biệt, tuy nhiên, nó không có giá trị phân loài. Các nhà khoa học đã có nhiều nỗ lực để chia nhỏ phân Bộ Lepidoptera thành các nhóm như Microlepidoptera và Macrolepidoptera, Frenatae và Jugatae, hoặc Monotrysia và Ditrysia. Thất bại của các tên này tồn tại trong phân loại hiện đại là bởi vì không cái tên nào đại diện cho một cặp của các nhóm đơn ngành. Thực tế cho thấy có một nhóm nhỏ những con bướm được sinh ra từ "bướm đêm" (được coi như là một phần của Ditrysia của Neolepidoptera) Và như vậy, không có cách nào để nhóm tất cả các loài còn lại trong một nhóm đơn ngành, nó sẽ luôn luôn loại trừ là 1 hậu duệ dòng dõi. Hơn nữa, ngay cả ấu trùng của chúng cũng giống ấu trùng củabọ cánh cứng (coleoptera). == Sâu bướm == Ấu trùng của bướm đêm thuộc họ này thường có cơ thể ngắn, nhiều thịt, và có nhiều loài có dạng như con sên. Chân ngực nhỏ, không có chân bụng và ấu trùng chủ yếu bò, trườn. Ấu trùng thường có dạng rất đặc biệt, cơ thể có nhiều gai cứng, gây ngứa, đặc biệt là ở loài Parasa lepida. Ngài (sinh học) được hình thành trong một cái kén rất cứng, còn gọi là nhộng, bên ngoài có một lớp tơ mỏng. Kén có hình tròn, hoặc bán cầu (có một mặt dính để bám chặt vào nơi làm kén). Khi vũ hóa, ngài thoát ra ngoài vỏ kén, mở cánh bắt đầu cuộc sống bay lượn. == Hình ảnh == == Chú thích == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == European Butterflies và Moths by Christopher Jonko Museum Witt The World`s Leading Collection of Moths (English) Moths of North America Diagnostic large format photographs, taxonomy, descriptions North American Moth Photographers Group Diagnostic photographs for thousands of species Moths of French Guyana Bugguide - Moths Back Garden Moths UK Lepidoptera Butterflies và Moths of the Netherlands Helicoverpa Diapause Induction và Moth Emergence Tool Pterophoridae of North America Moths on the UF / IFAS Featured Creatures Website
ubuntu font.txt
Ubuntu là một font family dựa trên OpenType, Được thiết kế hiện đại,kiểu chữ sans-serif dựa trên kiểu chữ đúc Dalton Maag có trụ sở ở London, với sự tài trợ của Canonical Ltd. Các phông chữ đã được phát triển gần chín tháng, với chỉ một phát hành ban đầu giới hạn thông qua một chương trình thử nghiệm, một cho đến tháng 9/2010. Đó là sau đó nó trở thành phông chữ mặc định mới của Ubuntu trong Ubuntu 10:10. Các nhà thiết kế ra nó bao gồm Vincent Connare, tác giả của font Comic Sans và Trebuchet MS fonts. Ubuntu font family phát hành dưới giấy phép Ubuntu Font Licence. == Lịch sử và tính năng == Font lần đầu được giới thiệu tháng 10/2010 cùng với bản phát hành Ubuntu 10.10 với 4 phiên bản thường, nghiêng, đậm, đậm nghiêng trong tiếng Anh. Với bản phát hành Ubuntu 11.04 tháng 4/2011 thêm phông chữ và mở rộng phạm vi ngôn ngữ đã được giới thiệu. Sự phát triển cuối cùng được dự định để bao gồm tổng cộng mười ba phông chữ bao gồm: Ubuntu trong thường, nghiêng, đậm và đậm nghiêng Ubuntu Monospace trong thường, nghiêng, đậm và đậm nghiêng Ubuntu Light trong thường, nghiêng Ubuntu Medium trong thường, nghiêng Ubuntu Condensed Phiên bản monospace, được dùng trong terminal, đã được lên kế hoạch ban đầu để đóng gói cùng Ubuntu 11.04. Tuy nhiên nó bị trễ và thay vì kèm với Ubuntu 11.10 như là font monospace mặc định. Font tuân thủ hoàn toàn chuẩn Unicode và có chứa các ký tự Latin A và B mở rộng, ký tự Hi Lạp, và ký tự Cyrillic mở rộng. Ngoài ra, nó đã trở thành font hệ điều hành gốc đầu tiên có những dấu hiệu rupee của Ấn Độ. Các phông chữ đã được thiết kế chủ yếu để sử dụng trên màn hình hiển thị, và khoảng cách và kerning của nó được tối ưu hóa cho các kích cỡ bản thân. == Sử dụng == Ubuntu Font Family là font mặc định cho các phiên bản hiện tại và phát triển của hệ điều hành Ubuntu và được sử dụng cho xây dựng thương hiệu dự án Ubuntu. Ubuntu Font Family đã được đưa vào thư mục Google Fonts, khiến nó có sẵn cho kiểu chữ trên các trang web, và đến 26/4/2011 nó được sử dụng trong Google Docs. Ubuntu Monospace được dễ thấy được sử dụng trong 2014 video game Transistor. Ubuntu bold-italic cũng được sử dụng trong logo Bitcoin, bên cạnh biểu tượng Bitcoin. == Ubuntu Font Licence == Ubuntu Font Licence là một giấy phép "tạm thời" được thiết kế cho Ubuntu Font Family, mà đã sử dụng giấy phép từ phiên bản 0.68. Giấy phép ngày dựa trên SIL Open Font License. Ubuntu Font Licence cho phép các phông chữ được "sử dụng, nghiên cứu, sửa đổi và phân phát tự do" vì rằng các điều khoản cấp phép được đáp ứng. Giấy phép là copyleft và tất cả các sản phẩm phái sinh phải được phân phối theo giấy phép tương tự. Tài liệu sử dụng các font chữ không bắt buộc phải được cấp phép theo Ubuntu Font Licence. Fedora và Debian đã đánh giá giấy phép này và tập trung vào giải thích nó như không tự do sử dụng, chưa hoàn chỉnh hoặc mơ hồ và cho phép sửa đổi. == Xem thêm == Ubuntu-Title Open-source Unicode typefaces GPL font exception SIL Open Font License == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chính Ubuntu Font Family Ubuntu Font Family trên Ubuntu Wiki
dung nham.txt
Dung nham là đá nóng chảy trào ra từ núi lửa trong quá trình phun trào. Khi phun trào từ núi lửa, nó ở thể lỏng ở nhiệt độ khoảng 700 °C đến 1.200 °C (1.300 °F đến 2.200 °F). Mặc dù, dung nham khá nhớt, cao hơn nước khoảng 100.000 lần, nó có thể chảy trên một quãng đường dài trước khi đông nguội thành đá, do các đặc điểm thixotropic và shear thinning của nó. Dòng dung nham là dòng chảy của dung nham, được tạo ra trong quá trình phun trào êm đềm (không phải phun nổ). Khi ngừng chảy, dung nham hóa rắn tạo thành đá mácma phun trào. Thuật ngữ dòng dung nham thường được gọi tắt là dung nham. Từ dung nham là Hán Việt 熔 (nóng chảy) 岩 (nham thạch). Phun nổ tạo ra hỗn hợp tro núi lửa và các mảnh vụn được gọi là tephra. Từ 'lava' (dung nham) xuất phát từ tiếng Ý và có thể có nguồn gốc từ tiếng Latin của labes có nghĩa là rơi, trượt. Thuật ngữ này được Francesco Serao sử dụng đầu tiên khi viết về phun trào magma của Vesuvius từ 14 tháng 5 đến 4 tháng 6 năm 1737. Serao đã mô tả "một dòng dung nham sọc" giống như dòng nước và bùn sau các trận mưa lớn. == Thành phần của dung nham == Nhìn chung, thành phần của dung nham sẽ quyết định tính chất của nó hơn là nhiệt độ khi phun trào. Các đá mácma được hình thành từ dung nham có thể được phân loại theo 3 nhóm dựa trên thành phần hóa học: felsic, trung gian, và mafic, tuy nhiên thành phần này cũng có khuynh hướng liên quan đến nhiệt độ mácma, độ nhớt và cơ chế phun trào. Dung nham felsic như ryolit và dacit đặc biệt hình thành từ lava spine, lava dome hay 'coulees' (là dung nham dày và ngắn) và liên quan với các trầm tích mảnh vụn (pyroclastic). Hầu hết các dòng dung nham felsic đều có độ nhớt rất cao, và đặc biệt là các mảnh vụn khi chúng phun trào, tạo ra các dăm kết dạng khối. Độ nhớt và độ bền cao là do thành phần hóa học của chúng chứa nhiều silica, nhôm, kali, natri, và canxi tạo thành một chất lỏng polymer hóa giàu fenspat và thạch anh có độ nhớt cao hơn các loại mácma khác. Mácma felsic có thể phun trào ở nhiệt độ từ dưới 650 đến 750 °C. Dung nham ryolit bất thường (>950 °C) có thể chảy xa hàng km như ở đồng bằng sông Snake, tây bắc Hoa Kỳ. Dung nham trung gian hay andesit có ít nhôm và silica và thường có nhiều magiê và sắt. Dung nham trung gian tạo thành các vòm andesit và dung nham khối, thường tạo thành các bậc của núi lửa hỗn hợp như ở Andes. Các dung nham nghèo nhôm và silica hơn dung nham felsic thường nóng hơn (trong khoảng 750 đến 950 °C), chúng có khuynh hướng ít nhớt hơn. Nhiệt độ lớn hơn làm phá hủy các liên kết polymer trong mácma, làm chúng có ứng xử giống chất lưu hơn và cũng có khuynh hướng hình thành các ban tinh. Do có thành phần sắt và magiê cao hơn nên chúng nguội sẽ tạo thành các khối đá có màu tối hơn, thường là các khoáng vật amphibol hoặc pyroxen ở dạng ban tinh. Dung nham mafic hay dung nham bazan đặc trưng bởi hàm lượng sắt, và magiê cao, và nhiệt độ khi phun trào thường trên 950 °C. Mácma bazan có sắt và magiê cao còn nhôm và silica tương đối thấp, chúng làm giảm mức độ polymer hóa ở trạng thái nóng chảy. Nhờ có nhiệt độ cao hơn, độ nhớt có thể tương đối thấp, mặc dù vẫn cao hơn độ nhớt của nước hang ngàn lần. Cấp độ polymer thấp và nhiệt độ cao thuận lợi cho sự khuếch tán hóa học, vì vậy thường thấy các ban tinh định hình tốt và lớn trong dung nham mafic. Dung nham bazan có khuynh hướng tạo ra các núi lửa dạng khiên mỏng hoặc 'đồng bằng bazan', bởi vì các dùng dung nham tích tụ trên một diện rộng sau khi núi lửa phun trào. Bề dày của dung nham bazan đặc biệt là độ dốc nhỏ, có thể lớn hơn bề dày của dòng dung nham đang chảy, do dung nham bazan bị 'giãn nở' khi phun trào từ dưới mặt đất lên (áp suất và nhiệt độ cao hơn trong lòng đất). Hầu hết dung nham bazan thuộc các kiểu a'a hay 'pahoehoe', hơn là dung nham khối. Ở dưới nước, chúng có thể tạo thành 'dung nham dạng gối', tương tự như kiểu dung nham entrail-type pahoehoe trên cạn. Dung nham siêu mafic như komatiit có hàm lượng mácma magiê cao tạo thành boninit có nhiệt độ phun trào cực kỳ cao. Komatiit chứa hơn 18% magiê ôxít, và nhiệt độ khi phun trào khoảng 1.600 °C. Ở nhiệt độ này, sẽ không có cấu tạo polymer trong hợp chất khoáng vật, tạo thành chất lưu có độ linh động cao với độ nhớt thấp giống như nước. Hầu hết dung nham siêu mafic được hình thành trước Proterozoic, một số tích mácma siêu mafic có tuổi Phanerozoic. Không có các komatiit hiện đại vì manti Trái Đất quá nguội để tạo ra mácma có magiê cao. === Ứng xử của dung nham === Độ nhớt của dung nham là yếu tố quan trọng bởi vì nó xác định cách mà dung nham ứng xử. Dung nham có độ nhớt cao như ryolit, dacit, andesit và trachyt, với dung nham bazan nguội cũng khá nhớt là những loại có độ nhớt thấp phun trào tạo ra bazan, carbonatit và đôi khi là andesit. Dung nham độ nhớt cao thể hiện các ứng xử như: có khuynh hướng chảy chậm, clog, và tạo thành các khối bán rắn ngăn cản dòng chảy, có khuynh hướng giữ khí tạo thành các vesicle trong đá khi chúng dâng lên bề mặt. liên quan đến các vụ phun nổ (phreatic) cùng với các dòng tuff và pyroclastic. Dung nham độ nhớt cao thường không chảy như chất lỏng mà tạo thành tro mảnh vụn phun nổ hoặc tích tụ tephra. Tuy nhiên, dung nham độ nhớt degassed or one phun trào ở điều kiện nào đó nóng hơn bình thường có thể tạo ra thành dòng. Dung nham có độ nhớt thấp thể hiện các ứng xử như: có khuynh hướng dễ chảy, tạo thành puddles, kênh, và song đá nóng chảy, có khuynh hướng dễ giải phóng khí khi các khí nàu được sinh ra, các vụ phun trào hiếm khi tạo ra pyroclastic và thường xảy ra êm ả, các núi lửa có khuynh hướng tạo thành các riêng rộng hơn là các dạng hình nón có bậc Có 3 dạng dòng dung nham độ nhớt thấp: ʻaʻā, pāhoehoe, và dung nham gối. Chúng được miêu tả liên quan đến các dòng dung nham bazan ở Hawaii (được đề cập ở các mục sau). Dung nham cũng có thể chứa một số thành phần khác, đôi khi bao gồm các tinh thể rắn của nhiều khoáng vật khác nhau, các mảnh vụn của đá có trước hay còn gọi là xenolith và các mảnh vụn của những dòng dung nham hóa rắn trước đó. == Hình dạng núi lửa == Ứng xử vật lý của dung nham tạo ra các hình dạng vật lý của dòng dung nham hoặc của núi lửa. Các dòng dung nham banzan mang tính chất lưu càng nhiều thì có khuynh hướng tạo ra các thể giống như các tấm mỏng, ngược lại thì tạo ra các dạng khối, bướu. Các đặc điểm tổng quát của núi lửa học có thể được sử dụng để phân loại các núi lửa lớn và cung cấp thông tin về các vụ phun trào tạo các dòng dung nham, thậm chí đối với các tầng dung nham đã bị chôn vùi hoặc bị biến chất. Dòng dung nham thông thường sẽ có đỉnh chứa mảnh vụn hoặc là phát triển dạng dung nham gối, autobreccia và loại mảnh vụn của khoáng ʻaʻā và dòng chảy nhớt, hoặc là chứa lỗ hổng như scoria hoặc pumice. Trên mặt của dòng dung nham sẽ có xu hướng biến thành thủy tinh, do nguội lạnh nhanh khi tiếp xúc với không khí hoặc nước. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == USGS definition of ʻAʻā USGS definition of Pāhoehoe Volcanic landforms of Hawaiʻi USGS hazards associated with lava flows Hawaiian Volcano Observatory Volcano Watch newsletter article on Nyiragongo eruptions, 31 tháng 1 năm 2002 Google Maps Plot of World Volcanoes National Geographic lava video Truy cập 23 tháng 8 năm 2007
kiel.txt
Bài này viết về thành phố Kiel. về các nghĩa khác của Kiel đọc Kiel (định hướng) Kiel là thủ phủ của tiểu bang Schleswig-Holstein nằm cạnh Biển Baltic. Kiel là thành phố lớn nhất của tiểu bang và ngoài ra cũng là một thành phố có trường đại học với nhiều truyền thống và có nhiều quan hệ với ngành hàng hải trong các lãnh vực hải quân, đóng tàu, thuyền buồm và nghiên cứu biển. Thành phố lớn gần đó là Hamburg, khoảng 90 km về phía nam. Dân số thành phố đã vượt ngưỡng 100.000 vào năm 1900 trong thời kỳ xây dựng cảng hải quân của đế chế và qua đó trở thành thành phố lớn. Ngay từ năm 1913 thành phố đã có hơn 200.000 dân cư. == Địa lý == Kiel nằm bên vịnh Kiel là một thành phố cảng nước sâu thuộc biển Baltic. === Các vùng lân cận === Các vùng lân cận giáp Kiel là huyện Plön, huyện Rendsburg-Eckernförde và gần với Thành phố Neumünster === Phân chia thành phố === Thành phố được chia thành 30 phường. === Khí hậu === Kiel nằm trong vùng khí hậu ôn đới. Mùa hè có nhiều nắng khoảng (20 °C) và mùa đông không quá lạnh (khoảng -3 °C) nhưng cũng có những ngày nhiệt độ xuống dưới -10 °C. Phần lớn lượng mưa rơi vào tháng Bảy và tháng Tám (khoảng 90 mm / tháng). == Lịch sử == === Thời kì Trung Cổ === Kiel được thành lập khoảng giữa các năm 1233-1242 bởi Adolf Count IV. === Tên === Tên thành phố ban đầu là Holstenstadt tom Kyle (thành phố Holsten bên bờ vịnh). Chữ i trong tên cũ là một i dài đã được rút ngắn để tom Kyle và cuối cùng thành Kiel. === Thành phố cảng === === Thời kì đầu === Các cuộc cải cách bắt đầu ở Kiel từ năm 1526, một người Kiel là con trai Marquard Schuldorp, người đã theo học Martin Luther tại Wittenberg.Năm 1527 vua Friedrich đã mời Hofmann Melchior như là một giáo sư để đến Kiel. Hofmann của học thuyếtTiệc Thánh. Năm 1529 Hofmann và những người ủng hộ ông sau đó bị trục xuất khỏi đất nước. Tu viện thánh Phanxicô đã bị giải thể. Trong thời gian thế kỉ 16 và đầu thế kỷ 17 đã xuất hiện những công tước để cai trị một số thành phố lớn trong giai đoạn này, một trong số thành phố đó là Kiel, khi bắt đầu sự cai trị của Công tước Friedrich III, một lời thề đặc biệt của lòng trung thành được đặt ra. == Thành phố kết nghĩa == Brest, Pháp (1964) Coventry, Vương quốc Anh (1967) Vaasa, Phần Lan (1967) Gdynia, Ba Lan (1985) Talinn, Estonia (1986 -vào thời kì Liên Xô) Stralsund, Đức (1987- vào thời kì Đông Đức) Kaliningrad, Nga Sovetsk, Nga == Chú thích ==
lửng chó nhật bản.txt
Lửng chó Nhật Bản (Danh pháp khoa học: Nyctereutes procyonoides viverrinus), còn được gọi là tanuki (狸 or たぬき, tanuki) ở Nhật Bản là một phân loài của loài lửng chó bản địa ở Nhật Bản. Chúng cũng là một phần trong văn học nhân gian của Nhật Bản từ thời cổ xưa. Theo như truyền thuyết, Tanuki thường được cho là một con vật có hại và cũng thú vị, là một bậc thầy trong việc cải trang và thay đổi hình dạng, nhưng cũng rất hay bị lừa và đầu óc thì rất hay lơ đãng. == Tên gọi == Tanuki nổi bật trong truyền thuyết và tục ngữ của Nhật Bản,không phải lúc nào chúng cũng ưu tú hơn tất cả các loài vật khác cả. Trong tiếng địa phương, tanuki và mujina (狢, kyujitai: 貉) có thể giống gấu chó hay con lửng. Một con vật được biết đến là tanuki trong một vùng miền nào đó có thể được biết đến là mujina ở một vùng miền khác. Trong tiêu chuẩn ngôn ngữ địa phương của Tokyo hiện đại, thì tanuki là một con gấu chó hay con lửng, cho dù vị thức ăn của con sau lại được ưa thích hơn. Khi viết tanuki dưới tiếng kanji, 狸 (kyujitai: 貍) được dùng để ám chỉ các động vật có vú cỡ vừa, thường là mèo hoang. Trong khi mèo hoang chỉ sống ở một số vùng nhất định ở Nhật Bản chẳng hạn như Iriomote, Okinawa), người ta tin rằng, con vật này trước kia có nghĩa là tanuki, đáng lẽ ra là đã bắt đầu trong thời Nhật Bản phong kiến. Khi giải thích mưu mẹo này, cùng với sự quý hiếm của gấu chó ngoài Nhật Bản, có thể đã góp phần vào việc gây ra sự lẫn lộn trong việc dịch chính xác từ "tanuki" ra thành một ngôn ngữ khác. Trong tiếng lóng của Nhật Bản, tanuki gao ("mặt của tanuki"), có thể cho thấy gương mặt giống y hệt thế kia của các con vật, hay một gương mặt biểu lộ sự giả vờ không quan tâm của con người. Kitsune gao ("mặt của cáo") cho thấy gương mặt của một người phụ nữ mặt dài, mắt hí, lông mày mỏng và hai gò má hô hốc. == Trong văn hóa == Các bức tượng của Tanuki có thể tìm thấy rất nhiều ngoài cửa đền và nhà hàng, đặc biệt là các tiệm mì ở Nhật Bản. Các bức tượng này thường đội một chiếc mũ lớn, hình nón và thường cầm một chai rượu sake trên một tay, và một mẩu giấy hẹn ước hay một cái ví tiền rỗng trên tay còn lại. Các bức tượng Tanuki thường có bụng bự. Và lúc nào các bức tượng ấy cũng cho thấy những hòn dái khôi hài, đó là nét đặc trưng của chúng, và thường thõng xuống mặt đất hay sàn nhà, cho dù mấy thứ này lúc nào cũng bị bỏ quên trong nghệ thuật điêu khắc đương thời. Tanuki cùng với cái bìu dái được phóng lớn Hình ảnh vui nhộn của Tanuki đã được người ta nghĩ ra và đã khai triển vào thời Kamakura. Con Tanuki hoang dã thật thì lại có hòn dái lớn và không cân đối, một chi tiết đặc trưng để khơi dậy cảm hứng khôi hài và thổi phồng trong sự miêu tả của các họa sĩ. Con tanuki có thể cho người ta thấy hòn dái nằm lăng lóc trên lưng như cái ba lô của người hành khách, hay sử dụng chúng như trống. Tanuki có các nét đặc trưng để miêu tả như cái bụng lớn của mình, chúng có thể được miêu tả một cái trống trên bụng thay vì là hòn dái rất đặc biệt trong nghệ thuật đương thời. Trong thời Kamakura và Muromachi, một số câu truyện bắt đầu có hình ảnh một tanuki gian tà nhiều hơn. Truyện Otogizoshi của Kachi-kachi Yama đã khắc họa hình ảnh một tanuki đã đánh chết một bà cụ đến chết và dâng bà ta lên một ông chồng mà bà ta không biết như một món súp bà cụ, một sự bóp méo mỉa mai trong một công thức truyền thống dân gian là súp tanuki. Một tin đồn khác cho rằng tanuki đã trở nên vô hại và đã sinh sản ra các thành viên của đoàn thể. Một vài ngôi đền có những câu truyện về các thầy tu đời trước, là do tanuki cải trang thành. Con tanuki thay đổi hình dạng đôi khi được cho rằng là một tsukumogami, một biến đổi của các linh hồn của các chủ nhà tốt bụng đã được sử dụng khoảng một trăm năm trước hay hơn nữa. Một câu chuyển nổi tiếng, được biết đến là Bunbuku chagama, kể về một con tanuki lừa một thầy tu bằng cách thay đổi hình dạng thành một cái ấm trà. Một câu chuyện khác kể về một con tanuki lừa một người thợ săn bằng cách biến tay của ông ta thành một cành cây, rồi ông dang rộng hai tay ra đến khi rớt xuống cây. Người ta thường bảo tanuki là những tên lái buôn xảo quyệt khi chúng sử dụng phép thuật để biến lá cây thành tiền giấy. Một vài câu chuyện miêu tả tanuki là một con vật sử dụng lá cây như một phần trong quá trình biến hình của chúng. Tanuki có tám nét đặc biệt, mà mang những điều tốt lành, có thể tạo ra để hợp với biểu tượng "Hachi" (có nghĩa là tám) thường được tìm thấy trên các bình rượu sake mà các bức tượng cầm. Tám nét đó là: một cái mũ sẵn sàng bảo vệ người dân khỏi rắc rối hay thời tiết xấu; con mắt to để nhận thức được tình hình môi trường và giúp người ta lựa chọn đúng đắn; một bình rượu sake tượng trưng cho đức hạnh; cái đuôi lớn là để chuẩn bị sự chín chắn và sức mạnh đến khi đạt được thành công; hòn dái quá cỡ là biểu tượng may mắn về tiền bạc; một mảnh giấy hẹn ước tượng trưng cho sự tin tưởng hay sự tự tin; cái bụng bự là biểu tượng của sự quyết định dũng cảm và điềm tĩnh; và một nụ cười thân thiện. Một bài hát ở sân trường tại Nhật Bản (điệu nhạc bài hát có thể được nghe trong trò chơi dãy cuốn Ponpoko và được thay đổi khi hát trường quay phim Ghibli, lúc quay bộ phim Pom Poko), hoàn toàn ám chỉ thẳng thuật mổ xẻ của tanuki: Tan Tan Tanuki no kintama wa, Kaze mo nai no ni, Bura bura Tạm dịch: Hòn dái của Tan-tan-tanuki Không hề có gió nhưng cứ Lắc lư lắc lư Nó vẫn có nhiều câu thơ khác nhau, khác tuỳ vùng miền. Nó được hát dưới giai điệu của một bài thánh ca trong buổi lễ Rửa tội ở Mĩ, có tên là "Chúng ta có nên tập trung đến bên dòng sông?". Trong ngành luyện kim, da của tanuki thường được sử dụng để pha loãng vàng. Theo như một kết quả, tanuki đã cộng tác cùng một số kim loại và thuật luyện kim. Các bức tượng tanuki nhỏ được đặt trang trí ở sân trước, và bùa may mắn để mang đến sự thịnh vượng. Cũng vì thế, đó là lý do tại sao được miêu tả là có một cái kintama (金玉, có nghĩa là banh vàng, cũng có nghĩa là hòn dái trong ngôn ngữ tự nhiên ở Nhật Bản) lớn. == Văn hóa đại chúng == Tanuki giữa một vai diễn nổi bật trong Tom Robbins' Villa Incognito. Tất cả các nhân vật chính trong trò Pom Poko đều là các tanuki thay đổi hình dạng và đang cố cứu lấy nhà ở của chúng trước sự khai phá thành thị. Truyền thuyết Nhật Bản về các con tanuki và kitsune chuyên thay đổi hình dạng đặc trưng nặng nề thông qua phim ảnh. Tanuki bị dịch sai trong phim là một con gấu chó trong màn lồng tiếng và bản dịch chính thức. Tom Nook, chủ cửa hàng trong Animal Crossing, là một tanuki (dù nó được dịch thành gấu chó), và nội thất bên trong và các đồ đạc khác ông mua và bán đều biến thành lá cây khi giữ trong bản đồ dùng của người chơi. Cháu trai của Tom Nook, Timmy và Tommy cũng là tanuki. Trong tập phim "The Hot Spell is the Spontaneous Onsen" của bộ phim Renkin 3-kyū Magical ? Pokān, bốn công chúa đều gặp phải tanuki trong hình dạng phụ nữ và dụ dỗ các cô gái suối nước nóng mà họ đang tìm và cuối cùng là ăn trộm quần áo của họ ở gần cuối tập phim. Khi họ nhận ra con tanuki trong quần áo của họ ở khúc gần cuối tập phim, Uma đã khai là đây là tất cả những gì họ muốn nói khi bị "lừa bởi một con tanuki". == Chú thích == == Tham khảo == Ikeda, Yasaburō biên tập (1974). (日本民俗誌大系, Nihon Minzokushi Taikei) 3. Kadokawa Shoten. ISBN 978-4-04-530303-6. Sakurai, Tokutarō biên tập (1980). (民間信仰辞典, Minkan shinkō jiten). Tōkyōdō Shuppan. ISBN 978-4-490-10137-9. Katsumi, Tada (1990). (幻想世界の住人たち, Gensō sekai no jūnintachi). Truth in fantasy IV. Shinkigensha. ISBN 978-4-915146-44-2. Nakamura, Teiri (1990). (狸とその世界, Tanuki to sono sekai). Asahi sensho. Asahi Shinbunsha. ISBN 978-4-02-259500-3. Hino, Iwao (2006). (動物妖怪譚, Dōbutsu yōkaitan) 2. Chūō Kōron Shinsha. ISBN 978-4-12-204792-1.
thập niên 1990.txt
Trong âm Hán - Việt thì niên có nghĩa là năm (dùng để chỉ thời gian). Trong tiếng Việt ngày nay, nhiều người thích dùng từ thập kỷ với ý là 10 năm [Ví dụ: thập kỷ 90, lẽ ra phải nói là thập niên 90]. Nói thập kỷ như vậy là sai vì thập kỷ sẽ có nghĩa là 120 năm. Các tự/từ điển như Khang Hi, Từ Hải, Học Sinh Cổ Hán Ngữ Từ điển, Cổ Hán Ngữ Thường Dụng Tự Tự Điển đều giải thích Kỷ 紀 là đơn vị thời gian bằng 12 năm. Trong tiếng Việt ngày nay, không hiểu ai bày ra từ thập kỷ 十紀 (Ví dụ: thập kỷ 90) với ý là 10 năm. Nói như vậy là sai vì thập kỷ có nghĩa là 120 năm. Chỉ cần nói thập niên 十年 là đủ rồi (Ví dụ: thập niên 90, the 1990s). Thập niên 90 chỉ đến những năm từ 1990 đến 1999 == Nhân vật == === Các nhà lãnh đạo trên thế giới === Thủ tướng Bob Hawke (Úc) Thủ tướng Paul Keating (Úc) Thủ tướng John Howard (Úc) Tổng thống Fernando Affonso Collor de Mello (Brasil) Tổng thống Itamar Franco (Brasil) Tổng thống Fernando Henrique Cardoso (Brasil) Tổng thống Zhelyu Zhelev (Bulgaria) Tổng thống Petar Stoyanov (Bulgaria) Thủ tướng Brian Mulroney (Canada) Thủ tướng Kim Campbell (Canada) Thủ tướng Jean Chrétien (Canada) "Nhà lãnh đạo tối cao" Đặng Tiểu Bình (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) Chủ tịch Giang Trạch Dân (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) Tổng thống Lý Đăng Huy (Trung Hoa Dân quốc) (Đài Loan) Tổng thống Franjo Tudman (Croatia) Tổng thống Václav Havel (Tiệp Khắc và Cộng hòa Séc sau khi Tiệp Khắc phân chia) Tổng thống Poul Nyrup Rasmussen (Đan Mạch) Tổng thống Hosni Mubarak (Ai Cập) Tổng thống François Mitterrand (Pháp) Tổng thống Jacques Chirac (Pháp) Thủ tướng Helmut Kohl (Đức) Thủ tướng Gerhard Schröder (Đức) Toàn quyền David Clive Wilson (Hồng Kông dưới sự cai trị của Anh) Toàn quyền Christopher Francis Patten (Hồng Kông dưới sự cai trị của Anh) Trưởng đặc khu Đổng Kiến Hoa (Hồng Kông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) Thủ tướng Atal Bihari Vajpayee (Ấn Độ) Tổng thống Mohammad Khatami (Iran) Tổng thống Saddam Hussein (Iraq) Thủ tướng Yitzhak Shamir (Israel) Thủ tướng Yitzhak Rabin (Israel) Thủ tướng Benjamin Netanyahu (Israel) Nhật hoàng Akihito (Nhật Bản) Toàn quyền Vasco Joaquim Rocha Vieira (Ma Cao dưới sự cai trị của Bồ Đào Nha) Trưởng đặc khu Edmund Ho (Ma Cao, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) Chủ tịch Yasser Arafat (Chính quyền Palestine) Giáo hoàng John Paul II (Vatican) Tổng thống Corazon Aquino (Philippines) Tổng thống Fidel Ramos (Philippines) Tổng thống Joseph Estrada (Philippines) Tổng thống Lech Wałęsa (Ba Lan) Tổng thống Aleksander Kwaśniewski (Ba Lan) Thủ tướng Ruud Lubbers (Hà Lan) Thủ tướng Wim Kok (Hà Lan) Thủ tướng Mike Moore (New Zealand) Thủ tướng Jim Bolger (New Zealand) Thủ tướng Jenny Shipley (New Zealand) Thủ tướng Helen Clark (New Zealand) Tổng thống Ion Iliescu (România) Tổng thống Emil Constantinescu (România) Tổng thống Boris Nikolayevich Yeltsin (Nga) Taoiseach Charles Haughey (Ireland) Taoiseach Albert Reynolds (Ireland) Taoiseach John Bruton (Ireland) Taoiseach Bertie Ahern (Ireland) Tổng thống Wee Kim Wee (Singapore) Tổng thống Ong Teng Cheong (Singapore) Tổng thống Sellapan Ramanathan (Singapore) Tổng thống Frederik Willem de Klerk (Nam Phi) Tổng thống Nelson Mandela (Nam Phi) Tổng thống Kim Dae-jung (Hàn Quốc) Tổng thống Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (Liên Xô) Vua Juan Carlos I (Tây Ban Nha) Thủ tướng Felipe González (Tây Ban Nha) Thủ tướng José María Aznar (Tây Ban Nha) Tổng thống Hafez al-Assad (Syria) Tổng thống Turgut Özal (Thổ Nhĩ Kỳ) Tổng thống Süleyman Demirel (Thổ Nhĩ Kỳ) Thủ tướng Tansu Çiller (Thổ Nhĩ Kỳ) Nữ hoàng Elizabeth II (Anh) Thủ tướng John Major (Anh) Thủ tướng Tony Blair (Anh) Tổng thống George H.W. Bush (Hoa Kỳ) Tổng thống Bill Clinton (Hoa Kỳ) Tổng thống Slobodan Milošević (Cộng hòa Liên bang Nam Tư) == Tham khảo ==
sự biến tây an.txt
Sự biến Tây An là cuộc binh biến bắt giữ Tưởng Giới Thạch tại Tây An do Trương Học Lương và Dương Hổ Thành thực hiện, nhằm gây áp lực buộc Tưởng hợp tác với Đảng Cộng sản chống Đế quốc Nhật Bản vào ngày 12 tháng 12 năm 1936, khi Tưởng đến Tây An. Sự biến Tây An gây chấn động thế giới đương thời. == Bối cảnh == Tháng 9 năm 1931, Đế quốc Nhật Bản bắt đầu tiến hành xâm lược Trung Quốc, cho đến mùa hè năm 1935, quân Nhật đã chiếm được vùng Đông Bắc Trung Quốc và 1,5 triệu quân Nhật đã được điều tới Trung Quốc, gây hấn khắp nơi. Trong hoàn cảnh dầu sôi lửa bỏng như vậy, Tưởng Giới Thạch vẫn chỉ hướng toàn lực về Hồng quân, coi cộng sản là đại thù của Trung Hoa và chủ trương diệt cộng trước, chống Nhật sau. == Diễn biến == Ngày 4 tháng 12 năm 1936, Tưởng Giới Thạch tới Tây An đốc chiến, ra lệnh cho hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành lập tức tiến công Diên An, đại bản doanh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Do chịu ảnh hưởng của phong trào chống Nhật, hai tướng Trương Học Lương, Dương Hổ Thành tìm cách trì hoãn việc tiến công và thỉnh cầu Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến, cùng Đảng Cộng sản kháng chiến chống quân Nhật. Nhưng lời thỉnh cầu này bị Tưởng Giới Thạch cự tuyệt. Tối ngày 12 tháng 12 năm 1936, hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành bất ngờ cho quân bao vây, dùng vũ lực bắt sống Tưởng Giới Thạch. Sau đó, hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành đã ra tuyên bố giải tán Tổng bộ chỉ huy tiễu phỉ Tây Bắc, thành lập Ủy ban Quân sự lâm thời Liên quân Tây Bắc kháng Nhật do Trương Học Lương làm Chủ tịch, Dương Hổ Thành làm Phó chủ tịch. Đồng thời hai người đã gửi điện thông báo cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và gửi kiến nghị tới Chính phủ Trung ương Quốc Dân đảng yêu cầu: cải tổ chính phủ, đình chỉ nội chiến, cùng nhau kháng Nhật, thực hiện dân chủ . Ngày 16 tháng 12, Chính phủ Quốc dân đảng ở Nam Kinh hạ lệnh thảo phạt Trương, Dương giải cứu Tưởng Ủy viên trưởng. Sau khi nhận được điện của Trương, Dương báo tin về cuộc chính biến, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cử Chu Ân Lai dẫn đầu một đoàn đại biểu đến Tây An để hòa giải và thuyết phục Trương, Dương phóng thích Tưởng, nếu Tưởng đồng ý chung sức chống Nhật. Ngày 22 tháng 12, Tống Mỹ Linh bay tới Tây An, tiến hành các cuộc đàm phán với Trương, Dương. Ngày 24 tháng 12, Tưởng buộc phải chấp nhận: đình chiến nghị hòa, liên Cộng kháng Nhật, phóng thích chính trị phạm... Ngày 25 tháng 12, Tưởng Giới Thạch được trả tự do và đích thân Trương Học Lương đưa Tưởng bay về Nam Kinh. Sự biến Tây An kết thúc. == Sau sự biến == === Số phận Trương Học Lương === Sau khi Trương Học Lương đến Nam Kinh, theo lệnh của Tưởng Giới Thạch, tòa án quân sự Quốc dân đảng đã xử phạt Trương Học Lương 10 năm tù. Ngày 7 tháng 7 năm 1937, Sự kiện Lư Câu Kiều bùng nổ. Trương Học Lương viết thư cho Tưởng Giới Thạch, mong muốn góp sức bảo vệ đất nước. Nhưng họ Tưởng chỉ yêu cầu Trương Học Lương viết thư nói với quân đoàn Đông Bắc phục tùng sự lãnh đạo của Tưởng là được. Tháng 6 năm 1946, khi Trương Học Lương đã ở tù đủ 10 năm, Tưởng Giới Thạch hủy bỏ hiệp định hiệp thương chính trị, phát động cuộc nội chiến chống Cộng. Và cho người ngỏ với Trương Học Lương là điều kiện để có thể trả tự do là: Trương Học Lương thừa nhận sự biến Tây An là mắc mưu Đảng Cộng sản và sau khi được thả ra, Trương Học Lương không được ra nước ngoài. Nhưng họ Trương đã từ chối. Tháng 11 năm 1946, Trương Học Lương được đặc vụ Tưởng Giới Thạch áp giải ra Đài Loan vì họ Tưởng không muốn Trương Học Lương ở lại Hoa Lục để được phe cộng trả ơn cho công của Trương, đã bắt cóc Tưởng khiến Tưởng không thể tiếp tục công cuộc diệt cộng trong lúc Hồng quân rất yếu sau cuộc Vạn lý Trường chinh. Đầu năm 1949, Tưởng Giới Thạch tuyên bố từ chức, Lý Tôn Nhân thay chức Tổng thống và ra lệnh thả Trương, Dương và một số tù chính trị khác. Nhưng do Tưởng Giới Thạch còn quá nhiều quyền lực nên mệnh lệnh của Lý Tôn Nhân đã không được thực hiện. Trương Học Lương tiếp tục bị giam lỏng cho đến năm 1975, mới được tổng thống Lý Đăng Huy cho hoàn toàn tự do, ông sang sống tại Hoa kỳ, chết ở Hawaii năm 2001 khi 102 tuổi. === Số phận Dương Hổ Thành === Sau khi về tới Nam Kinh, Tưởng ra mật lệnh bắt tướng Dương Hổ Thành, còn đang ở Tây An. Nghe tin báo, Dương Hổ Thành trốn ra nước ngoài và sống lưu vong tại Pháp. Khi xảy ra Sự kiện Lư Câu Kiều, từ Pháp, Dương Hổ Thành gửi thư cho Tưởng Giới Thạch xin được trở về để tham gia kháng chiến chống Nhật, nhưng bị họ Tưởng cự tuyệt. Bất chấp nguy hiểm, tháng 11 năm 1937, Dương Hổ Thành trở về Trung Quốc. Vừa đặt chân tới Quảng Châu, Dương Hổ Thành bị đặc vụ Tưởng Giới Thạch bắt giam. Tháng 1 năm 1946, tại Hội nghị Hiệp thương chính trị khai mạc tại Trùng Khánh, Mao Trạch Đông, Trưởng đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xuất với Tưởng Giới Thạch trả tự do cho hai tướng Trương Học Lương và Dương Hổ Thành, nhưng bị Tưởng từ chối. Tháng 9 năm 1949, trước khi chạy ra Đài Loan, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh cho Mao Nhân Phượng thủ tiêu Dương Hổ Thành, không để rơi vào tay Cộng sản. Nhận mật lệnh, Mao Nhân Phượng đã cho giết cả nhà Dương Hổ Thành (gồm con trai Dương Chí Trung và một cháu gái chín tuổi) và kể cả gia đình viên bí thư riêng Tống Kỳ Vân. Ngày 16 tháng 12 năm 1949, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gửi điện chia buồn tới gia quyến tướng Dương Hổ Thành. Ngày 15 tháng 1 năm 1950, Đặng Tiểu Bình, Lưu Bá Thừa cùng ban lãnh đạo và nhân dân thành phố Trùng Khánh đã tổ chức lễ truy điệu tướng Dương Hổ Thành. Sau đó, hài cốt của ông được đưa về an táng tại quê nhà thuộc trấn Vĩ Khúc, huyện Nam Trường An, thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Năm 1968, mười chín năm sau vụ sát hại tướng Dương Hổ Thành, vụ án đã được Tòa án nhân dân Trung Quốc đưa ra xét xử tại Bắc Kinh. == Chú thích == == Liên kết ngoài == 27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc-7
thời kỳ kofun.txt
Thời kỳ Kofun (kanji: 古墳時代, rōmaji: Kofun jidai, phiên âm Hán-Việt: Cổ Phần thời đại) là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản kéo dài từ khoảng năm 250 đến năm 538. Từ kofun trong tiếng Nhật nghĩa là mộ cổ. Nó được dùng để đặt tên cho một thời kỳ vì sự xuất hiện hàng loạt của các mộ cổ có hình dạng và kiến trúc đặc biệt trong thời kỳ này. Thời kỳ Kofun nối tiếp thời kỳ Yayoi. Thời kỳ Kofun và thời kỳ Asuka sau đó thường được gộp chung lại thành thời kỳ Yamato. Thời kỳ Kofun được phân biệt với thời kỳ Asuka bởi những khác biệt về văn hóa. Thời kỳ Kofun điển hình bởi một nền văn hóa tôn thờ vật tổ trước khi đạo Phật xuất hiện ở Nhật Bản. Về mặt chính trị, sự ra đời của triều đình Yamato và sự mở rộng của nó sang các vùng Kyushu và Kanto là những nhân tố chính tiêu biểu cho thời kỳ này. Thời kỳ Kofun cũng là thời kỳ có sử thành văn đầu tiên ở Nhật Bản. Tuy nhiên, biên niên sử của thời kỳ này còn rất sơ sài và không có trật tự đòi hỏi sự nghiên cứu sâu sắc hơn cũng như sự hỗ trợ lớn hơn từ phía khảo cổ học. Các tài liệu khảo cổ học và những sử sách của Trung Quốc cổ cho thấy các bộ lạc và thủ lĩnh bộ lạc, rất nhiều ở Nhật Bản trong thời gian này, vẫn chưa được thống nhất lại thành các nhà nước cho tới tận năm 300, khi những lăng mộ lớn bắt đầu xuất hiện trong khi vẫn chưa có liên hệ nào giữa miền tây Nhật Bản với Trung Quốc. "Thế kỷ huyền bí" đó còn được mô tả như một giai đoạn mà các cuộc chiến tranh tương tàn giữa các thủ lĩnh bộ lạc diễn ra để giành quyền kiểm soát Kyushu và Honshu. == Các lăng mộ thời kỳ Kofun == Kofun (cổ phần, mộ cổ) là những lăng mộ được xây cho những người thuộc tầng lớp thống trị ở Nhật Bản từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 7. Thời kỳ Kofun được đặt tên theo loại lăng mộ đặc biệt này. Những ngôi mộ chỉ được dùng trong các lễ tang của những người giàu có vào thời kỳ đó. Các ngôi mộ bao gồm những tảng đá lớn tạo thành quan tài. Một số ngôi mộ còn có đường hào đào xung quanh. Các lăng mộ cổ có nhiều hình dạng khác nhau, trong đó hình tròn và hình vuông là đơn giản nhất. Một loại đặc biệt hơn là loại mộ hình lỗ khóa (zenpo koen fun), với hình vuông ở phía trước và tròn ở phía sau. Rất nhiều ngôi mộ như thế là những ngọn đồi tự nhiên được đẽo gọt để có hình dáng cuối cùng như mong muốn. Các ngôi mộ có kích thước khác nhau từ vài mét đến hơn 400 mét chiều dài. Vào cuối thời kỳ Kofun, loại quan tài chôn cất đặc biệt làm bằng những tảng đá lớn, lúc đầu chỉ dành cho những nhân vật quan trọng nhất trong xã hội, đã được sử dụng rộng rãi hơn. Ngôi mộ lớn nhất của thời kỳ này có thể là những ngôi mộ của các quý tộc địa phương như Thiên hoàng Ứng Thần và Thiên hoàng Nhân Đức. Các ngôi mộ này còn được phân loại theo việc lối vào các quan tài bằng đá là thẳng đứng (tate-ana) hay nằm ngang (yoko-ana). === Sự phát triển của các ngôi mộ === Ngôi kofun lâu đời nhất ở Nhật Bản có thể là ngôi kofun của Hokenoyama ở Sakurai, Nara, được xây dựng vào thế kỷ 3. Tại quận Makimuku thuộc Sakurai, những ngôi kofun hình lỗ khóa (kofun Hashihaka, kofun Shibuya Mukaiyama) được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 4. Xu hướng xây dựng các kofun hình lỗ khóa trước tiên lan từ Yamato sang Kawachi (nơi có những kofun khổng lồ như kofun Daisen của Thiên hoàng Nhân Đức) và sau đó ra cả nước (trừ vùng Tohoku) trong thế kỷ 5. Vào cuối thế kỷ 5, những kofun hình lỗ khóa cũng được xây dựng ở vương quốc Gaya trên bán đảo Triều Tiên. Nhiều học giả Triều Tiên muốn phủ nhận điều này, nhưng hầu hết phải thừa nhận rằng sự có mặt của những thiết kế kiểu Nhật Bản có một không hai là bằng chứng không thể chối cãi của dòng chảy văn hóa từ Nhật Bản sang Triều Tiên trong thời kỳ này. Sự lan rộng của các kofun hình lỗ khóa được lấy làm bằng chứng cho sự mở rộng của triều đình Yamato trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cũng có những học giả phản biện rằng đó chỉ đơn thuần là sự lan tỏa của văn hóa chứ không liên quan nhiều đến các yếu tố chính trị. Ngoài ra, việc kofun hình lỗ khóa ở Gaya là được xây cho một lãnh chúa địa phương chịu ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản hay cho một quý tộc Nhật Bản di cư đến Triều Tiên vẫn còn là điều gây tranh cãi. Kofun hình lỗ khóa biến mất vào cuối thế kỷ 6, có thể do sự cải cách sâu rộng xảy ra ở triều đình Yamato, những tài liệu Nihonshoki cho biết đạo Phật đã xuất hiện ở Nhật Bản trong giai đoạn này. Hai kofun lớn cuối cùng là kofun Imashirozuka (chiều dài 190m) ở Osaka mà các học giả hiện đại cho rằng là lăng mộ của Thiên hoàng Kế Thể và kofun Iwatoyama (chiều dài 135m) ở Fukuoka mà theo sách Fudoki Chikugo là lăng mộ của Iwai, một triều thần cao cấp của Kế Thể. == Triều đình Yamato == Trong khi chính thức được cho là bắt đầu vào khoảng năm 250, nhà Yamato thực ra bắt đầu từ bao giờ vẫn còn là một cuộc tranh cãi. Sự khởi đầu của triều đình Yamato còn liên quan đến cuộc tranh cãi về nhà Yamataikoku và sự sụp đổ của triều đại đó. Dù sao đi nữa, tồn tại một sự nhất trí chung là những người đứng đầu nhà Yamato chính là chủ nhân của nền văn hóa kofun hình lỗ khóa và nắm quyền thống trị Yamato cho đến thế kỷ 4. Tuy nhiên, sự tự trị của các thế lực cát cứ vẫn được duy trì trong thời kỳ này, đặc biệt là ở những nơi như Kibi (nay là tỉnh Okayama), Izumo (nay là tỉnh Shimane), Koshi (nay là các tỉnh Fukui và Niigata), Kenu (nay ở phía bắc Kanto), Chikushi (nay ở phía bắc Kyushu) và Hi (nay ở trung tâm Kyushu). Chỉ đến thế kỷ 6, các lãnh chúa Yamato mới bắt đầu giành quyền kiểm soát toàn bộ nửa phía nam của Nhật Bản. Những quan hệ ngoại giao chính thức với bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc tập trung chủ yếu ở Yamato. Sử thành văn của Trung Quốc và Triều Tiên không thấy chép lại họ có giao du với tỉnh nào khác ngoài Yamato trên quần đảo Nhật Bản. Theo những gì khắc trên Thất Chi Đao, mối quan hệ giữa Yamato và các quốc gia bên ngoài có thể đã bắt đầu vào cuối thế kỷ 4. Những dòng họ địa phương (gōzoku) quyền lực là điển hình cho xã hội có tổ chức Yamato, nổi lên từ thế kỷ 5. Mỗi dòng họ do một tộc trưởng (ujikami) đứng đầu, cũng là người thực hiện các nghi thức hiến tế cho thần (kami) của bộ tộc đó để bảo đảm sự bình yên cho bộ tộc. Các thành viên của các dòng họ này là những nhà quý tộc và cũng là nhân tố chủ đạo lãnh đạo triều đình Yamato sau đó. Một số học giả phương Tây cũng gọi thời kỳ Kofun ở Nhật Bản là thời kỳ Yamato vì sự xuất hiện của các thủ lĩnh địa phương làm nền tảng cho một triều đại sau đó đã bắt đầu vào cuối thời kỳ Kofun. Tuy nhiên, nhà Yamato chỉ là một trong những xã hội có phân chia đẳng cấp trong cả thời kỳ Kofun. Các nhà khảo cổ học Nhật Bản nhấn mạnh rằng vào nửa đầu của thời kỳ Kofun, những thủ lĩnh địa phương khác, như Kibi, có thể đã có vị trí thống trị quan trọng. Kofun Tsukuriyama của Kibi là kofun lớn thứ tư ở Nhật Bản. Triều đình Yamato đã thể hiện sức mạnh với các dòng họ khác ở Kyushu và Honshu, phong hiệu cho các lãnh chúa, một số được cha truyền con nối. Cái tên Yamato bắt đầu đồng nghĩa với toàn bộ Nhật Bản khi triều đình Yamato đánh bại các dòng tộc khác để giành lấy đất đai canh tác nông nghiệp. Trên cơ sở giống như ở Trung Quốc (bao gồm cả việc sử dụng chữ Hán), triều đình Yamato bắt đầu phát triển một hệ thống hành chính tập trung và một triều đình quân chủ có sự tham gia của những lãnh chúa lớn nhất, nhưng vẫn chưa có một thủ đô cố định. Triều đình Yamato cũng đã có lúc cầu phong triều đình Trung Quốc. Triều đình Yamato còn có các liên hệ với vương quốc Gaya, ở Nhật Bản được gọi là Mimana. Những bằng chứng khảo cổ học từ các lăng mộ kofun cho thấy sự tương đồng trong nghệ thuật, hình dáng các đồ vật và quần áo của giới quý tộc. Theo Nihonshoki, những nhà sử học theo trường phái kokugaku ở Nhật Bản khẳng định rằng Gaya là một thuộc quốc của Yamato. Giả thuyết này ngày nay đã bị phủ nhận. Thực tế đã diễn ra có thể là, dù ở những mức độ khác nhau, các quốc gia này đều là thuộc quốc của những triều đại ở Trung Quốc. === Sự mở rộng lãnh địa của nhà Yamato === Ngoài những chứng cứ khảo cổ học chỉ ra rằng một bộ tộc tại tỉnh Kibi là một đối thủ đáng gờm của Yamato, truyền thuyết thế kỷ 4 kể về hoàng tử Yamato Takeru cũng có bóng gió nói đến những trận chiến ở biên giới tại khu vực tỉnh Kibi. Một biên giới khác cũng được định rõ có thể là nơi sau đó là tỉnh Izumo (phần phía đông của tỉnh Shimane bây giờ). Một biên giới khác, ở Kyushu, có thể đã tồn tại ở khu vực phía bắc của tỉnh Kumamoto ngày nay. Truyền thuyết đó kể lại rằng có những quốc gia ở phía đông Honshu nơi "người ta bất tuân triều đình", nơi mà Yamato Takeru đã phải đến để dẹp loạn. Những quốc gia đối thủ này có thể nằm khá gần trung tâm của Yamato, hoặc xa hơn. Khu vực thuộc tỉnh Kai ngày nay đã từng được nói đến trong huyền thoại trên rằng đó là nơi hoàng tử Yamato Takeru đã ở lại trong cuộc hành quân của mình. Biên giới phía bắc trong thời gian này cũng được nói đến trong Kojiki trong phần truyền thuyết về chuyến thám hiểm của Shido Shogun (四道将軍: Tứ đạo tướng quân). Trong bốn shogun, Obiku đi về phía bắc tới Koshi và con trai ông Take Nunakawawake đi về phía đông. Sau khi đến Koshi, Obiki lại đi về phía bắc trong khi con trai ông cũng chuyển sang hướng bắc sau khi gặp bờ biển và cuối cùng họ gặp nhau ở Aizu (nay là phía tây Fukushima). Mặc dù truyền thuyết đó có thể không phải là một sự thật lịch sử chính xác, Aizu khá gần với Tohoku, nơi có những kofun hình lỗ khóa cuối cùng trong thế kỷ 4. === Ōkimi - Đại vương, người cai trị thời kỳ Kofun === Trong suốt thời kỳ Kofun, một xã hội quý tộc với các lãnh tụ quân sự ngày càng trở nên phát triển. Thời kỳ Kofun là một thời kỳ quan trọng trong việc biến Nhật Bản trở thành một nhà nước thống nhất và có tính dân tộc cao. Xã hội này phát triển nhất ở vùng Kinai, và vùng cực đông của phần biển chia cắt các đảo Honshu, Shikoku và Kyushu. Trong khi chỉ xưng vương với bên ngoài, các lãnh chúa tự gọi mình là Ōkimi (đại vương) trong thời kỳ này. Bản khắc chữ trên hai thanh gươm, thanh gươm Inariyama và thanh gươm Eta Funayama có ghi chữ Amenoshita Shiroshimesu (治天下: trị thiên hạ) và Okimi (大王: đại vương). Những người mang các thanh gươm đó cũng là những người cai trị các nhà nước. Các cứ liệu đó cho thấy những nhà cai trị trong thời đại này cũng là những lãnh tụ về tôn giáo đánh đồng ngôi báo của họ với sự phó thác của trời. Danh hiệu Amenoshita Shiroshimesu Ōkimi được sử dụng cho tới thế kỷ 7, cho đến khi được thay bằng Nhật hoàng. === Những lãnh chúa của triều đình Yamato === Rất nhiều lãnh chúa của các bộ lạc địa phương thuộc thể chế Yamato tin rằng họ có nguồn gốc thân thích với gia đình hoàng tộc hoặc các vị thần (kami). Những cứ liệu khảo cổ về các lãnh chúa đó được tìm thấy trên thanh kiếm Inariyama. Người mang thanh kiếm đó ghi tên tổ tiên của ông ta là Obiko. Theo Nhật Bản Thư Kỷ (Nihon Shoki) thì Obiko là một con trai của Thiên hoàng Hiếu Nguyên. Ngoài ra, có khá nhiều các lãnh chúa địa phương có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc bán đảo Triều Tiên. Vào thế kỷ 5, dòng họ Kazuraki, con cháu của Thiên hoàng Hiếu Nguyên, là thế lực mạnh nhất trong triều đình và đã kết hôn với gia đình hoàng gia. Sau khi nhà Kazuraki đánh mất quyền lực vào cuối thế kỷ 5, dòng họ Otomo nổi lên thay thế. Khi Thiên hoàng Vũ Liệt qua đời mà không có người thừa kế, chính Otomo no Kanamura đã đưa Thiên hoàng Kế Thể, một bà con xa của hoàng tộc sống ở Koshi (nay là tỉnh Fukui) lên làm Nhật hoàng mới. Tuy nhiên, Kanamura sau đó đã phải từ chức vì những thất bại trong chính sách ngoại giao, và triều đình dần bị các dòng họ Mononobe và Soga kiểm soát vào đầu thời kỳ Asuka. == Xã hội Kofun == === Torai-Jin – Những người nhập cư từ Trung Quốc và Triều Tiên === Những người di cư từ Trung Quốc và Triều Tiên đến Nhật Bản thời cổ được gọi là Torai-Jin. Họ đã mang rất nhiều nét văn hóa Trung Quốc đến Nhật Bản. Đánh giá cao kiến thức và văn hóa của họ, triều đình Yamato đã dành sự đối xử ưu tiên cho những Torai-Jin này. === Người nhập cư từ Trung Quốc === Nhiều nhân vật quan trọng trong xã hội là những người nhập cư từ Trung Quốc. Theo Shinsen Jōjiroku, một cuốn danh mục về các dòng họ được biên soạn vào năm 815, người nhập cư Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đáng kể trong giai đoạn này, và đã có 163 gia tộc người Trung Quốc có tên. Theo Nihongi, dòng họ Hata bao gồm một số hậu duệ của Tần Thủy Hoàng đến Yamato vào năm 403 dẫn theo dân chúng trong 120 tỉnh. Theo Shinsen Jōjiroku, dòng họ Hata được chia ra ở nhiều tỉnh khác nhau dưới thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức để coi sóc nghề tằm tang và sản xuất tơ lụa cho triều đình. Khi cơ quan phụ trách về thương mại được thành lập trong triều đình Yamato, Hata Otsuchichi được cử làm người đứng đầu. Năm 409, Achi no Omi, tổ tiên của dòng họ Yamato Aya cũng đến với dân chúng thuộc 17 huyện. Theo Shinsen Jōjiroku, Achi đã được phép thành lập một tỉnh mới là Imaki. Dòng họ Kawachi no Fumi, hậu duệ của Hán Cao Tổ, đã mang chữ Hán đến cho triều đình Yamato. Dòng họ Takamoku là hậu duệ của Tào Tháo. Takamuko no Kuromaro là một thành viên quan trọng của cuộc cải cách Taika. === Người nhập cư từ Triều Tiên === Trong số nhiều người nhập cư Triều Tiên bắt đầu định cư ở Nhật Bản vào đầu thế kỷ 4, một số đã trở thành tổ tiên của các dòng họ lớn ở Nhật Bản. Theo Nihongi, người đầu tiên từ Triều Tiên di cư đến Nhật Bản được sử sách ghi lại là Amenohiboko, một hoàng tử trong truyền thuyết của nước Tân La, một trong ba vương quốc thuộc thời Tam Quốc trên bán đảo Triều Tiên. Amenohiboko đến Nhật Bản vào thời Thiên hoàng Tùy Nhân, vào khoảng thế kỷ 3 đến thế kỷ 4. Điều kỳ lạ là theo Nihongi, Amenohiboko lại là tổ tiên bên ngoại của công chúa Jingu, người mà theo truyền thuyết đã chinh phục được Tân La. Ngoài ra, dân di cư từ Triều Tiên còn có những thành viên của gia đình vương tộc Bách Tế. Vua Muryeong của Bách Tế được sinh ra ở Nhật Bản vào năm 462 và để lại một người con trai ở đó. Trong thời trị vì của Thiên hoàng Ứng Thần, Geunchogo của gia tộc Bách Tế đã hiến nhiều báu vật và sách vở cho Nhật hoàng. Những nhân tố văn hóa Trung Quốc xuất hiện trong thời kỳ Yamato này cùng với người nhập cư từ Trung Quốc và Triều Tiên được cho là có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Nhật Bản sau này. === Ngôn ngữ === Người Trung Quốc, người Triều Tiên và người Nhật đều có các văn tự cổ, sách sử cổ viết bằng chữ Hán. Trong khi biết chữ và biết viết là một điều không thể với phần lớn người Nhật Bản bản địa trong giai đoạn này, các kỹ năng về chữ viết của người nước ngoài vẫn được những thành phần thống trị trong xã hội đánh giá cao ở nhiều vùng của Nhật Bản. Thanh kiếm Inariyama, được làm ở Trung Quốc, có những chữ Hán khắc trên đó theo một phong cách Trung Quốc, dẫn đến phỏng đoán rằng chủ nhân của nó, mặc dù là một nhà quý tộc Nhật Bản quyền thế, có thể thật ra là một người nhập cư. === Sự xuất hiện của ngựa và những thay đổi với Nhật Bản === Sử sách Trung Quốc chép rằng ở Nhật Bản không có ngựa và những con ngựa đầu tiên xuất hiện trong thời trị vì của Thiên hoàng Nhân Đức, có lẽ là do những người nhập cư Trung Quốc và Triều Tiên mang đến. Theo Nihonshoki, ngựa là một trong những vật quý ở Nhật Bản được vua Tân La tiến cống cho Jingu. Thủy lợi, nghề tơ tằm và nghề dệt cũng do người Trung Quốc và Triều Tiên mang đến Nhật Bản. Kỵ binh thời kỳ Kofun mặc áo giáp, mang gươm và những vũ khí khác cũng như sử dụng các kỹ thuật quân sự hiện đại giống kỵ binh ở vùng Đông Bắc Á. Bằng chứng cho kết luận này được tìm thấy trong các đồ vật dùng cho đám tang (được gọi là haniwa, nghĩa đen là vòng đất sét) được tìm thấy ở hàng nghìn kofun trên khắp Nhật Bản. Haniwa quan trọng nhất được tìm thấy ở miền Nam Honshu, đặc biệt là ở vùng Kinai và xung quanh Nara, và ở phía bắc Kyushu. Những haniwa chôn theo người chết có rất nhiều hình dáng khác nhau, như hình các con vật ngựa, gà, chim, cá, hình chiếc quạt, ngôi nhà, các hình vũ khí, khiên, ô che nắng, các cái gồi và những hình người nam và nữ. Một đồ vật chôn theo người chết khác, magatama, là những biểu tượng của các gia đình hoàng tộc. Rất nhiều chất liệu văn hóa của thời kỳ Kofun có thể phân biệt được với giai đoạn cùng thời trên bán đảo Triều Tiên, cho thấy vào thời kỳ này Nhật Bản có liên hệ khá gần gũi về mặt chính trị và kinh tế với lục địa châu Á (đặc biệt là các triều đại ở phía Nam Trung Quốc) qua đường Triều Tiên. Những tấm gương bằng đồng được đúc từ cùng một khuôn cũng đã được tìm thấy ở hai bờ eo biển Tsushima. == Mở ra thời kỳ Asuka == Thời kỳ Kofun kết thúc mở ra thời kỳ Asuka vào khoảng giữa thế kỷ 6 với sự xuất hiện của đạo Phật. Tôn giáo này chính thức xuất hiện ở Nhật Bản vào năm 538 và đó cũng là năm được lấy làm mốc cho khởi đầu của thời kỳ Asuka. Ngoài ra, sau khi Trung Quốc được nhà Tùy thống nhất sau đó, cũng trong thế kỷ 6, Nhật Bản bắt đầu chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc và bước vào một thời kỳ văn hóa mới. == Quan hệ giữa triều đình Yamato với bán đảo Triều Tiên và Trung Quốc == Theo Tống Thư, một hoàng đế Trung Quốc đã phong tước cho năm phiên vương của Oa Quốc đến cai trị Bách Tế và Tân La năm 421. Nhật Bản trong thời kỳ Kofun rất tích cực trong việc tiếp thu văn hóa Trung Quốc. Những người nhập cư Trung Quốc và Triều Tiên đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa văn minh Trung Hoa đến Nhật Bản, không chỉ những giá trị vật chất như gương đồng, đồ sắt và đồ gốm đã được đưa đến Nhật Bản từ Trung Quốc qua đường bán đảo Triều Tiên, mà cả những giá trị tinh thần nữa. Những nghi thức tang lễ của văn hóa Cao Câu Ly có ảnh hưởng quan trọng lên các nền văn hóa khác ở Nhật Bản. Những lăng mộ được trang trí và các nấm mộ có vẽ hoa văn từ thế kỷ 5 và sau đó ở Nhật Bản hiện được sự đồng tình chung của giới học thuật là có xuất xứ từ bán đảo Triều Tiên. Lăng mộ Takamatsuzaka thậm chí còn có hình vẽ phụ nữ mặc các phục sức truyền thống vẫn được nhìn thấy trên các bức tường trang trí của văn hóa Cao Câu Ly và ở đời Đường, các hình vẽ thiên văn Trung Quốc cũng được vẽ trên các bia mộ. Theo Tống Thư, thời Lưu Tống, hoàng đế Trung Quốc đã phong vương cho vua Yamato đồng thời phong vua Yamato là người cai trị của cả Tân La, Bách Tế và Gaya (ba nước trên bán đảo Triều Tiên). Theo Ngụy Thư, Tân La và Bách Tế đã dựa vào sức mạnh của Yamato để chống lại Gaya. Theo Tam Quốc Sử Ký, Bách Tế và Tân La đã đưa vương tử đến làm con tin ở Yamato để nhận được hỗ trợ quân sự. Vua A Sân của Bách Tế cử vương tử Jeonji đến Nhật Bản vào năm 397 và Thật Thánh Vương của Tân La cử vương tử Misaheun đến vào năm 402. Theo Tùy thư, Tân La và Bách Tế rất coi trọng mối quan hệ với Oa quốc trong thời Kofun, và các vương triều Triều Tiên đều cố gắng gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp này == Xem thêm == Gia tộc Nhật Bản Kuni no miyatsuko Kumaso == Tham khảo ==
những hình vẽ trên cao nguyên nazca.txt
Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca (vẽ trên mặt đất) tạo nên một "vườn hình học" tại sa mạc Nazca, một sa mạc khô cằn rộng 53 dặm giữa hai thị trấn Nazca và Palpa ở Pampas de Jumana (một khu vực bằng phẳng miền nam Peru). Những bức vẽ gồm có chim ruồi, khỉ, nhện và thằn lằn, nhưng đó chỉ là tên của trên 300 bức vẽ. Chúng được tạo nên trong suốt thời kỳ nền văn hóa Nazca tại khu vực này, giữa năm 200 trước Công nguyên tới năm 600. Những hình vẽ trên cao nguyên Nazca được chụp ảnh lần đầu tiên khi máy bay thương mại bay qua sa mạc Peru trong thập niên 1920. Các hành khách nói rằng họ thấy "những dải đất nguyên thuỷ" trên mặt đất phía dưới. Khi sỏi đã được quét đi, chúng phản xạ ánh sáng bên dưới, bằng cách này, những đường kẻ có thể nhìn thấy rõ hơn. Các nhà khảo cổ đã khám phá được một thành phố bị mất ở ngoài vùng nay, đó là Cahuachi. Nó được xây dựng vào khoảng gần 2000 năm trước và bị bỏ rơi một cách bí ẩn 500 năm sau. == Khám phá == Nhà sử học Pedro de Cieza de León trong đoàn quân chinh phục của Tây Ban Nha ở châu Mỹ đã đề cập tới những hình vẽ này lần đầu tiên năm 1547. Ông miêu tả một số ít đường nét được tạo ra trên các sườn đồi, nơi mà mọi người có thể thấy được toàn bộ hình vẽ mà không cần phải quan sát từ máy bay. Thời hiện đại, những đường nét này lần đầu tiên được chú ý khi các máy bay bắt đầu bay ngang qua sa mạc Peru trong thập niên 1920. Năm 1927, Toribio Mejia Xespe, một bác sĩ và là nhà nhân loại học người Peru, là nhà khoa học đầu tiên chú ý tới cái ông gọi là "các hình vẽ lớn mang tính nghi lễ của người Inca". Cuộc nghiên cứu khoa học có hệ thống đầu tiên về những hình vẽ này bắt đầu trong thập niên 1930 dưới sự chỉ huy của Paul Kosok và Maria Reiche. Reiche tiếp quản việc nghiên cứu năm 1946 và từ đó cho tới khi qua đời năm 1998 bà không ngừng kêu gọi bảo vệ và giữ gìn những hình vẽ đó. Cuối cùng những nỗ lực của bà đã thành công với việc UNESCO công nhận đây là một địa điểm di sản thế giới vào năm 1995. Từ đó, số lượng cũng như chất lượng các bức ảnh mới từ trên máy bay, vệ tinh chụp những hình ảnh đó đã tăng lên nhiều. Số người quan tâm nghiên cứu các hình vẽ và vùng sa mạc xung quanh cũng đông đảo hơn khiến chúng ta hiện có được những hiểu biết nhất định về địa điểm này cũng như những người đã tạo ra chúng. Ví dụ, Cahuachi, một thành phố nơi có thể quan sát thấy vài hình vẽ Nazca, đã được phát hiện gần đây ở những sườn đồi cạnh đó. Nó đã được xây dựng từ gần 2.000 năm trước và đã bị bỏ lại một cách bí ẩn 500 năm sau. == Tạo ra và giữ gìn các hình vẽ == Các hình vẽ được tạo ra bằng cách đào bỏ lớp đá cuội ôxít sắt phủ trên bề mặt sa mạc Nazca. Khi đá sỏi bị đào đi, đất có sáng màu dưới những đường rãnh đó tương phản với vùng bên cạnh. Có hàng trăm đường vẽ đơn giản và các mô hình hình học, hơn bảy mươi đường cong, hình động vật, côn trùng và mặt người trên cao nguyên Nazca. Vùng chứa các hình vẽ rộng gần 200 dặm vuông, và hình vẽ lớn nhất dài 900 feet. Các hình vẽ còn tồn tại được nhờ khí hậu rất khô, không có gió và nhiệt độ ổn định của vùng Nazca. Sa mạc Nazca là một trong những vùng khô nhất thế giới với nhiệt độ khoảng 25 °C (77 °F). Sa mạc ít có gió khiến các hình vẽ không bị đất cát che phủ cho đến tận ngày nay. == Các giả thuyết == === Sự giải thích được chấp nhận === Từ khi các hình vẽ được khám phá, nhiều giả thuyết đã được đưa ra giải thích phương pháp tạo dựng cũng như động cơ thực sự của hành động đó. Lý thuyết khảo cổ được chấp nhận cho rằng người dân Nazca tạo ra các hình vẽ chỉ với những dụng cụ thiết bị đo đạc đơn giản. Các cột gỗ trên mặt đất ở đầu mút của một số hình đường thẳng (chúng cũng ngẫu nhiên được dùng để xác định niên đại hình) ủng hộ giả thuyết này. Hơn nữa, Joe Nickell thuộc Đại học Kentucky đã tái tạo một trong các hình vẽ bằng cách chỉ sử dụng kỹ thuật thời Nazca, khi chưa thể xuất hiện máy bay. Với các kỹ thuật đơn giản và bố trí cẩn thận, một đội gồm vài người có thể tái tạo hình vẽ lớn nhất trong vòng 48 giờ. Tuy nhiên, không có nhiều bằng chứng hiện còn giải thích "tại sao" các hình vẽ lại được tạo ra, vì thế động cơ thực hiện của người Nazca hiện là bí ẩn khó giải đáp nhất. Đa số mọi người tin rằng động cơ thực sự là tôn giáo, rõ ràng việc tạo ra các hình ảnh chỉ để cho các vị thánh trên trời chiêm ngưỡng. Tuy nhiên, các chi tiết của giả thuyết này hiện vẫn chưa được giải đáp đầy đủ. === Các giả thuyết khác === Kosok và Reiche đã đưa ra một trong những giả thuyết sớm nhất giải thích các hình vẽ Nazca, cho rằng chúng được thực hiện để chỉ những vị trí phía chân trời xa nơi Mặt Trời và các thiên thể khác mọc hay lặn. Giải thuyết này đã được đánh giá bởi hai chuyên gia thiên văn học cổ đại là Gerald Hawkins và Anthony Aveni, và cả hai người đều kết luận rằng không có đủ bằng chứng cho thấy hiện tượng có thể liên quan tới thiên văn học. Một số người (ví dụ như Jim Woodmann) cho rằng các hình vẽ Nazca có thể cho thấy một số hình thức bay có điều khiển của con người (để quan sát chúng) đã tồn tại và rằng một khinh khí cầu dùng khí nóng có thể là khả năng kỹ thuật duy nhất thời ấy. Thực tế Woodmann đã chế tạo một khinh khí cầu dùng khí nóng từ các vật liệu và công nghệ được cho là tồn tại ở thời điểm đó để thử nghiệm giả thuyết của mình. Khí cầu đã tạm bay được cho thấy giả thuyết này cũng có thể đã xảy ra, nhưng dù khó có thể chấp nhận hoàn toàn giả thuyết này. Một giả thuyết khác cho rằng các hình vẽ là phần những phần còn lại của những "nhà thờ di động" (walking temples), nơi một nhóm lớn tín đồ tôn giáo đi dọc theo một hình mẫu có trước dùng để dâng hiến cho một thực thể linh thiêng đặc biệt, tương tự như việc đi trong một mê trận (labyrinth). Những người dân địa phương nói rằng người da đỏ đã tiến hành các nghi lễ tại các hình vẽ to lớn đó để tạ ơn chúa trời và để đảm bảo rằng nguồn nước sẽ tiếp tục chảy từ dãy Andes. Về mục đích và tầm quan trọng của các hình vẽ Nazca, điều này có vẻ khá phú hợp bởi vì nó tương tự với mục đích của những hình vẽ trên mặt đất khác ở vùng Bắc Mỹ. Nó cũng có liên quan tới các mạng lưới kênh ngầm và đường thuỷ rộng lớn đã được tìm thấy và có cùng niên đại. Có lẽ giả thuyết gây tranh cãi nhất là của Erich von Däniken trong cuốn Chariots of the Gods của ông khi cho rằng các hình vẽ trên thực tế là những đường băng hạ cánh cho các tàu vũ trụ của các sinh vật ngoài Trái Đất. Lý lẽ của ông cũng giống với lý lẽ của Woodman, cho rằng các hình vẽ quá lớn và phức tạp vì thế chỉ có thể tạo ra chúng khi dùng các khí cụ bay. == Thư viện hình == == Tham khảo == Aveni, Anthony F. (ed.) (1990). The Lines of Nazca. Philadelphia: American Philosophical Society. ISBN 0-87169-183-3 Aveni, Anthony F. (2000). Between the Lines. Austin Texas: University of Texas Press. ISBN 0-292-70496-8 Bauer, Susan Wise (2001). The Story of the World, Vol. 1. Peace Hill Press. ISBN 0-9714129-0-1 Lambers, Karsten (2006). The Geoglyphs of Palpa, Peru: Documentation, Analysis, and Interpretation. Lindensoft Verlag, Aichwald/Germany. ISBN 3-929290-32-4 == Liên kết ngoài == http://wwwnazcalinesinfocom-enrique.blogspot.com/ Photogrammetric Reconstruction of the Geoglyphs of Nasca and Palpa Die Linien von Nazca und Frau Maria Reiche NASA Earth Observatory page Google Maps Nazca prehistoric balloon - Julian Nott and Jim Woodman's Nazca hot air balloon flight "The Nazca Lines Revisited: Creation of a Full-Sized Duplicate" - Joe Nickell's account of his reproduction Skeptic's Dictionary Nazca Lines by Antonio Gutierrez from "Geometry Step by Step from the Land of the Incas" (plays music) Nazca Lines site information Nazca Lines Photos of Nazca lines and figures by Georges Rosset Nazca Lines Information and Photos MysteryPeru.com http://www.mysteryperu.com/co_nazca_lines.html http://www.mysteryperu.com/assets/mapa_nasca.jpg http://www.mysteryperu.com/co_palpa_lines.html http://www.mysteryperu.com/assets/mapa_palpa.jpg [1]
internet movie database.txt
Internet Movie Database (IMDb - cơ sở dữ liệu điện ảnh trên Internet) là một trang cơ sở dữ liệu trực tuyến về điện ảnh thế giới. Nó cung cấp thông tin về phim, diễn viên, đạo diễn, nhà làm phim... và tất cả những người, công ty trong lĩnh vực sản xuất phim, phim truyền hình và cả trò chơi video. Được giới thiệu lần đầu vào năm 1990 bởi lập trình viên máy tính Col Needham, sau đó công ty được thành lập ở Anh như với tên Công ty TNHH Internet Movie Database năm 1996 với doanh thu tạo ra thông qua quảng cáo, cấp phép và hợp tác. Năm 1998 nó trở thành một công ty con của Amazon, Cho phép mọi người đều có thể sử dụng như là một nguồn tài nguyên quảng cáo để bán đĩa DVD và băng video. Tính đến tháng 1 năm 2017, IMDb có khoảng 4,1 triệu phim (bao gồm cả tất tập phim) và 7,7 triệu nhân vật trong cơ sở dữ liệu, và 70 triệu người dùng đăng ký. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ của Internet Movie Database Free online movie encyclopedia
estonia.txt
Estonia ( /ɛˈstoʊniə/; tiếng Estonia: Eesti, Tiếng Việt: E-xtô-ni-a), tên chính thức là Cộng hòa Estonia (tiếng Estonia: Eesti Vabariik) là một quốc gia ở khu vực Bắc Âu. Estonia tiếp giáp với Liên bang Nga về phía đông, giáp với Latvia về phía nam, giáp với vịnh Phần Lan về phía bắc và giáp với biển Baltic về phía tây. Theo số liệu tháng 7 năm 2007, dân số của Estonia là 1.315.912 người, mật độ dân số khoảng 30 người/km². Estonia có địa hình tương đối thấp. Nước này có rất nhiều sông và hồ, kèm theo đó là một diện tích rừng đáng kể. Estonia nằm trong khu vực khí hậu ôn hòa, có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu hải dương sang khí hậu lục địa. Trong suốt lịch sử của mình, Estonia đã từng bị nhiều quốc gia láng giềng, tiêu biểu là Thụy Điển và Nga, đô hộ. Vào ngày 24 tháng 2 năm 1918, nền cộng hòa ở Estonia chính thức được thành lập, tách ra từ Đế quốc Nga Sa hoàng. Tuy nhiên, đến năm 1940, đất nước này cùng với hai quốc gia Baltic còn lại là Latvia và Litva lại sáp nhập vào Liên Xô, rồi bị Đức chiếm 1941 khi họ tấn công Liên Xô. Sau thế chiến thứ hai, Estonia lại sáp nhập vào Liên bang Xô viết. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ dẫn đến việc Estonia lại trở thành một quốc gia độc lập. Ngày nay, Estonia là một nước cộng hòa theo thể chế dân chủ nghị viện. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Liên minh châu Âu, NATO. Người Estonia có liên hệ về mặt dân tộc với người Phần Lan. Tiếng Estonia là một trong những ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Phần Lan-Ugra của hệ ngôn ngữ Ural, có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Hungary. Đây là một trong số ít những ngôn ngữ chính thức của châu Âu không bắt nguồn từ hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. == Lịch sử == === Thời kỳ cổ đại === Con người bắt đầu định cư tại Estonia vào khoảng từ 11.000 đến 13.000 năm về trước, khi mà băng tan chảy vào cuối Thời kỳ Băng hà. Pulli là bộ tộc đầu tiên đến định cư tại Estonia, trên bờ con sông Parnu, gần thị trấn Sindi, miền nam Estonia. Sử dụng phương pháp phóng xạ carbon, các nhà khoa học xác định rằng bộ tộc Pulli đã đến định cư tại Estonia vào khoảng 11.000 năm về trước, lúc bắt đầu thiên niên kỉ thứ 9 trước Công nguyên. Bằng chứng về những cộng đồng sống bằng săn bắt và đánh cá khoảng 6500 năm trước Công nguyên đã được tìm thấy ở thị trấn Kunda, miền bắc Estonia. Những đồ tạo tác bằng xương và đá tương tự như ở Kunda cùng đã được tìm thấy ở nhiều nơi nằm ngoài lãnh thổ Estonia như Latvia, miền bắc Litva và miền nam của Phần Lan. Nền văn hóa Kunda nằm trong Thời kỳ đồ đá giữa. Cuối Thời kỳ đồ đồng và đầu Thời kỳ đồ sắt đã đánh dấu những thay đổi lớn về văn hóa. Sự thay đổi công cụ sản xuất đã dẫn tới những thay đổi lớn về mặt kinh tế của Estonia. Khoảng chừng từ thế kỉ thứ 1 đến thế kỉ 5, những khu dân cư nông nghiệp đã bắt đầu mở rộng. Dân số cũng tăng lên. Những ảnh hưởng về mặt văn hóa của Đế chế La Mã đã vươn tới Estonia. Tuy nhiên trong Thời kỳ Đồ sắt, những cuộc chiến tranh và xung đột với các dân tộc Baltic và người Scandinavia đã khiến tình hình Estonia trở nên bất ổn. Vào thế kỉ 1, hệ thống phân chia hành chính đã được thành lập tại Estonia. Hai đơn vị phân chia hành chính chủ yếu là vùng (kihelkond) và tỉnh (maakond). Mỗi vùng bao gồm vài ngôi làng và thường có ít nhất một pháo đài. Còn mỗi tỉnh thì lại gồm nhiều vùng. Vào thế kỉ 13, các vùng của Estonia mở rộng và phát triển. Đến thời kỳ này, người Estonia vẫn giữ một tôn giáo cổ xưa của riêng họ, gọi là Tharapita. === Thời kỳ Trung cổ === Từ năm 1228 đến 1560, Estonia trở thành một phần của Liên bang Livonia, một liên bang lỏng lẻo giữa người Estonia thuộc hệ ngôn ngữ Phần Lan và các dân tộc vùng Baltic. Trong thời gian này, Estonia liên tiếp bị nhiều quốc gia láng giềng xâm chiếm. Estonia đã giữ mình như một vùng đất ngoại đạo trong thời gian dài tại châu Âu. Tuy nhiên đến đầu thế kỉ 13, người Đức đã xâm chiếm vùng phía nam Estonia ngày nay trong cuộc Thập tự chinh Phương Bắc và tiến hành truyền bá đạo Cơ đốc. Trong cùng thời gian đó, người Đan Mạch đã xâm chiếm và cai trị miền bắc Estonia và kéo dài cho đến năm 1346. Vào cuối thế kỉ 13, thành phố Reval (tên cũ của Tallinn, thủ đô ngày nay của Estonia) đã tham gia vào Liên minh Hanse, một liên hiệp kinh tế vùng Baltic. Năm 1343, người dân miền bắc Estonia và đảo Saaremaa đã nổi dậy chống lại sự cai trị của người Đức nhưng cuộc khởi nghĩa đã bị dập tắt. Bên cạnh Đức và Đan Mạch, Estonia còn bị xâm chiếm bởi Đế chế Nga vào những năm 1481 và 1558 nhưng những nỗ lực này của người Nga đều không thành công. === Estonia trong cuộc Cải cách Kháng cách === Cải cách Kháng Cách được bắt đầu vào năm 1517 đã gây ra một sự thay đổi lớn tại khu vực Baltic. Tại Liên bang Livonia, những ý tưởng của cuộc Cải cách Kháng cách nhanh chóng lan rộng trong những năm 1520. Những sự thay đổi lớn đã diễn ra trên các mặt ngôn ngữ, giáo dục, tôn giáo và chính trị của vùng đất này. Từ thời điểm đó, những nghi lễ nhà thờ phức tạp bằng tiếng Latin trước kia đã được thay thế bằng ngôn ngữ bản địa của người dân. Trong cuộc chiến tranh Livonia năm 1561, miền bắc Estonia trở thành một bộ phận của Thụy Điển trong khi miền nam nhanh chóng rơi vào tay Thịnh vượng chung Ba Lan và Litva vào thập niên 1580. Cuối cùng vào năm 1625, toàn bộ lãnh thổ Estonia đã về tay Đế chế Thụy Điển hùng mạnh. Khu vực này được chia làm hai tỉnh: tỉnh Estonia ở miền bắc Estonia ngày nay và tỉnh Livonia gồm miền nam Estonia và miền bắc nước Latvia ngày nay. Năm 1631, vua Gustavus Adolphus của Thụy Điển đã buộc các quý tộc phải trao thêm quyền lợi cho nông dân, dù rằng chế độ nông nô vẫn được duy trì. Dưới sự cai trị của Thụy Điển, năm 1632 xưởng in và trường đại học đầu tiên đã được thành lập tại thành phố Dorpat (tên cũ của thành phố Tartu ngày nay). === Estonia trong Đế chế Nga === Đại chiến Bắc Âu kết thúc đã dẫn tới việc Thụy Điển để mất Estonia vào tay Đế chế Nga (năm 1710 trên thực tế và năm 1721 chính thức với Hiệp ước Nystad). Đại chiến Bắc Âu đã khiến rất nhiều người Estonia thiệt mạng nhưng dân số của nước này đã dần dần phục hồi lại sau đó. Thời gian đầu, quyền lợi của những người nông dân bị hạn chế nhưng sau đó, nước Nga đã bãi bỏ chế độ nông nô tại tỉnh Estonia vào năm 1816 và tỉnh Livonia vào năm 1819. === Đường tới nền cộng hòa === Sau khi chế độ nông nô bị bãi bỏ kèm theo đó là cơ hội học hành nhiều hơn đối với những cư dân nói tiếng Estonia, một phong trào vận động dân tộc của Estonia đã phát triển mạnh. Phong trào này phát triển mạnh trong lĩnh vực văn hóa với sự hình thành của nền văn học, âm nhạc, sân khấu mang bản sắc riêng của Estonia. Những người lãnh đạo tiêu biểu của các cuộc vận động là Johann Voldemar Jannsen, Jakob Hurt và Carl Robert Jakobson. Thời kỳ này, văn học Estonia phát triển đến đỉnh cao với sự kiện bộ sử thi Kalevipoeg của người Estonia được xuất bản năm 1862. Lễ hội âm nhạc đầu tiên của Estonia được tổ chức vào năm 1869. Trước chính sách Nga hóa của đế chế Nga, vào những năm 1890 các nhà trí thức đã kêu gọi quyền tự trị lớn hơn cho vùng đất này, cao hơn nữa là sự độc lập hoàn toàn cho Estonia. Sau khi những người Bolshevik lên nắm chính quyền trong cuộc Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Estonia đã tự tuyên bố độc lập vào ngày 24 tháng 2 năm 1918 . Tiếp đó, với sự trợ giúp của phương Tây, Estonia đã chiến thắng quân đội Liên Xô trong cuộc chiến tranh giành độc lập (1918-1920). Kết quả là Hiệp định Hòa bình Tartu đã được ký kết vào ngày 2 tháng 2 năm 1920 với việc Liên Xô công nhận nền độc lập của nước Cộng hòa Estonia. Estonia trở thành một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện nhưng vào năm 1934, quốc hội Estonia bị giải tán bởi sự bất mãn của người dân do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra và tác động đến nền kinh tế nước này. Năm 1938, Konstantin Päts lên làm tổng thống và cuộc bầu cử quốc hội mới lại được tổ chức tại Estonia. === Estonia trong Chiến tranh thế giới thứ hai === Hiệp ước Xô-Đức (hay còn gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop) được ký kết vào năm 1939 giữa Liên Xô và Đức nhằm phân chia ảnh hưởng của mỗi bên đối với các nước Đông Âu và Baltic, theo đó Đức đồng ý việc Liên Xô đòi hỏi những lãnh thổ mà nước Nga đã mất trong cuộc nội chiến Nga, bao gồm 3 nước Baltic, trong đó có Estonia. Trong 2 năm 1939 và 1940, Đức đã di dân những người Đức ở Estonia và Latvia về nước. Vào ngày 16 tháng 6 năm 1940, Liên Xô tiến vào Estonia, cùng với đó là cả Latvia và Litva. Chính phủ Estonia quyết định không phản ứng lại để tránh đổ máu. Các lực lượng quân đội của Estonia được lệnh tiến hành giải giới, không chống lại Hồng quân Liên Xô. Tháng 7 năm 1940, một cuộc bầu cử được tổ chức với kết quả Estonia trở thành một nước cộng hòa xô viết thuộc Liên Xô với tên gọi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Estonia. Nhiều quốc gia phương Tây, trong đó có Mỹ, không công nhận kết quả cuộc bầu cử này và họ cho rằng Liên Xô đã tiến hành những cuộc bầu cử gian lận Ngược lại theo quan điểm của Nga, thì vào thời điểm đó, người dân và chính phủ hợp pháp của Estonia đã tình nguyện gia nhập Liên Xô bởi nhiều người Estonia vốn là người gốc Nga. Theo quan điểm của người Nga thì dân Estonia và người Nga đã có quan hệ lâu bền, cùng thuộc một đất nước là Đế quốc Nga trong hàng trăm năm. Theo RIA Novosti của Nga thì trước năm 1918, vùng Baltic đã không bao giờ tồn tại các quốc gia độc lập: họ đã là một phần của đế chế Nga từ thập niên 1720 trở đi (tức là cùng lúc với việc Scotland và Anh thống nhất để hình thành Vương quốc Anh), và trước đó vùng Baltic thuộc về Thụy Điển và trước đó nữa là các Hiệp sĩ Teutonic. Theo quan điểm của Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ivanov đã tuyên bố: "Nói rằng Liên Xô đã chiếm đóng các quốc gia vùng Baltic là vô lý và vô nghĩa. Người ta không thể chiếm một cái gì đó vốn thuộc về anh ta.". Theo nguồn tài liệu từ Nga thì đương thời, Franklin Roosevelt trong trao đổi với Joseph Stalin ngày 01/12/1943 đã công nhận chủ quyền của Liên Xô ở vùng Baltic: "Tại Hoa Kỳ đang dấy lên nghi vấn về các nước cộng hòa Baltic thuộc Liên Xô, và tôi tin rằng công luận thế giới cho là các dân tộc của các nước cộng hòa này có một tương lai bấp bênh. Vì vậy, tôi hy vọng rằng Nguyên soái Stalin sẽ đi vào xem xét yêu cầu này. Cá nhân tôi không có nghi ngờ rằng người dân ở các nước này sẽ bỏ phiếu để gia nhập Liên Xô cũng như cùng nhau như họ đã làm vậy trong những năm 1940... Thực tế là dư luận không biết rõ lịch sử." Mặc dù Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là các nước đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức trong Thế chiến II công nhận chủ quyền tại Cộng hòa Estonia của Liên Xô tại Hội nghị Yalta năm 1945 nhưng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chính quyền của các nước phương Tây lại tuyên bố không công nhận việc này. Các quan điểm lịch sử ở Liên Xô mô tả các sự kiện trong năm 1939 và 1940 như sau: Estonia là một tỉnh cũ của Đế quốc Nga. Cộng hòa Xô viết Estonia đã được công bố ngày 29 Tháng 11 năm 1918 nhưng chính quyền này bị quân phản cách mạng và Bạch Vệ tiêu diệt vào năm 1919. Trong tháng 6 năm 1940, Liên Xô đã sáp nhập Estonia là do người lao động lật đổ chế độ "độc tài phát xít" trong nước Cuối năm 1989, hai năm trước sự sụp đổ của Liên Xô, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô đã chính thức lên án nội dung trong Hiệp ước Molotov-Ribbentrop về việc sáp nhập các nước vùng Baltic (Estonia, Latvia, Litva) là bất hợp pháp,. còn chính phủ Nga hiện nay thì phủ nhận hành động của Liên Xô là chiếm đóng Năm 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô. Đức Quốc xã nhanh chóng sát nhập Estonia vào một tỉnh của Đức với tên gọi Ostland. Các trại tập trung được thành lập trên lãnh thổ Estonia với những vụ giết chóc và thảm sát đẫm máu. Nhiều thanh niên Estonia dù không muốn tham gia phe phát xít cũng bị bắt phải tham chiến chống lại Liên Xô Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, 34.000 thanh niên Estonia đã gia nhập Hồng quân Liên Xô chiến đấu chống lại Đức Quốc xã, và chỉ 30% họ sống sót sau chiến tranh. Khoảng 70.000 người Estonia đã tham gia vào các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã (bao gồm cả Waffen-SS). Sự hình thành các đội quân người Estonia trong lực lượng Đức được công bố ngày 28/8 năm 1942 và chính thức thành lập vào năm 1942. Hầu hết trong số họ đã tham gia vào năm 1944, bất chấp lúc đó rõ ràng rằng Đức sẽ không giành chiến thắng trong chiến tranh Ngày 21/9/1944, Ủy ban quốc gia của Cộng hòa Estonia đã cố gắng để thiết lập lại nền độc lập Estonia và yêu cầu quân Đức rời đi và tuyên bố tái lập nền độc lập của đất nước vào ngày 18 tháng 9 năm 1944 Trong Chiến dịch Baltic (1944), Liên Xô đã đánh tan Cụm Tập đoàn quân Trung tâm và Cụm Tập đoàn quân phương Bắc của Đức. qQuân Đức buộc phải rút chạy khỏi Estonia và bị dồn vào Kurland ở Latvia, tại nơi này hơn 300.000 quân Đức đã bị cầm chân cho đến khi Đức quốc xã đầu hàng. === Estonia thời hậu chiến === Sau khi Estonia được Hồng quân Liên Xô giải phóng (theo quan điểm của Nga và người Estonia gốc Nga) hoặc tái chiếm đóng (theo quan điểm của phương Tây và người Estonia bản địa), nhiều người Estonia đã rời bỏ đất nước sang tị nạn ở Thụy Điển và Phần Lan. Dưới sự cai trị của Joseph Stalin, hàng ngàn người Estonia từng cộng tác với Đức Quốc xã đã bị đưa đi cải tạo lao động tại những vùng xa xôi hẻo lánh của Liên Xô. Sự việc này kéo dài đến khi Stalin chết vào năm 1953. Hơn một nửa số người Estonia bị lưu đày đã chết hoặc định cư tại nơi ở mới, số còn lại chỉ được chấp nhận trở về Estonia vào khoảng đầu thập niên 1960. Sau khi tái chiếm đóng Estonia, hơn 900.000 ha đất đã được Liên Xô quốc hữu hóa và phần lớn đất đã được trao cho người định cư từ Nga mới di chuyển sang. Nền kinh tế kế hoạch được thiết lập tại Estonia. Với vị trí địa lý chiến lược của mình cùng với tình hình Chiến tranh Lạnh càng thêm căng thẳng, nhiều vùng bờ biển và quần đảo tại Estonia đã bị quân sự hóa cao độ và rất ít người được phép sống tại những vùng đó. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn người từ các vùng khác nhau của Liên Xô đã đến Estonia định cư để tiến hành các chính sách công nghiệp hóa đối với vùng đất này. Từ những năm 70 của thế kỉ 20, Liên Xô bắt đầu gặp những khó khăn về kinh tế và dần dần rơi vào khủng hoảng chính trị. Năm 1987-1989, một cuộc vận động của người dân Estonia đã nổ ra yêu cầu thành lập một chính quyền tự trị tại nước này và cả sự độc lập về mặt kinh tế. Năm 1988, sau các cuộc cải cách ở Liên Xô, những người theo chủ nghĩa dân tộc hoạt động công khai. Năm 1989, hơn hai triệu người Estonia, Latvia và Litva đã nối nhau thành một dải người từ Tallinn đến Vilnius để thể hiện tình đoàn kết của nhân dân ba nước Baltic cùng mong muốn tách khỏi Liên Xô. === Cộng hòa Estonia (từ năm 1991 đến nay) === Ngày 20 tháng 8 năm 1991, nhân lúc cuộc đảo chính Xô viết diễn ra tại Moskva, Estonia tuyên bố độc lập. Ngay sau đó, Iceland trở thành nước đầu tiên công nhận sự độc lập của Estonia. Và đến ngày 31 tháng 8 năm 1994, đơn vị quân đội cuối cùng của Liên bang Nga đã rời khỏi Estonia. Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, Estonia đã thắt chặt mối quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Năm 2004, Estonia gia nhập NATO và Liên minh châu Âu - EU. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nước này với Nga lại xấu đi nhanh chóng và lên đến căng thẳng cực độ trong vụ Estonia di dời tượng đài Chiến sĩ đồng thiếc. Người Estonia gốc Nga đã vô cùng phẫn nộ và coi đây là một hành động lăng mạ sự hy sinh của hơn 5 vạn chiến sĩ Hồng quân là người Estonia. Việc Estonia di dời tượng đã gây ra những cuộc biểu tình của cộng đồng người gốc Nga, khiến một người chết và hàng trăm người bị bắt. Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov mô tả quyết định khai quật các ngôi mộ và dỡ bỏ bức tượng Chiến sĩ là "ghê tởm" Tổng thống Nga Putin lên án những người “đang xâm phạm các tượng đài tưởng niệm anh hùng chiến tranh, qua đó lăng mạ chính dân tộc mình và gieo mầm thù hận và nghi ngờ giữa các dân tộc và các nước”. Ông Putin không nhắc đến quốc gia cụ thể nào, nhưng bài phát biểu là nhằm nhắc đến việc Estonia mới đây di dời tượng đài chiến sĩ hồng quân ở Tallinn.. Năm 2015, Văn phòng Tổng Công tố của Nga đang thẩm xét lại tính hợp pháp của việc Hội đồng Nhà nước Liên bang Xô viết trao nền độc lập cho ba nước Lithuania, Latvia và Estonia vào thời điểm năm 1991. Đơn kiến nghị của hai nhà lập pháp thuộc đảng Nước Nga Thống nhất của Putin gửi tới các công tố viên cho rằng việc trao nền độc lập cho Lithuania, Latvia và Estonia là bất hợp pháp. Nói với hãng tin Reuters, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Keit Pentus-Rosimannus cho rằng "Toàn bộ vấn đề là phi lý về mặt luật pháp. Đây là một ví dụ nữa của tư tưởng đế quốc đang trỗi dậy mà không may đang tồn tại ở Nga." == Chính trị == === Chính phủ === Estonia là một nước cộng hòa theo chế độ dân chủ nghị viện gồm ba nhánh là: lập pháp, hành pháp và luật pháp. Quyền lập pháp được thực hiện bởi Quốc hội Estonia (Riigikogu), hay còn gọi là Hội đồng Quốc gia. Quốc hội Estonia gồm 101 ghế và được bầu 4 năm một lần. Chính phủ của Estonia thuộc nhánh hành pháp, đứng đầu là thủ tướng Estonia. Chức thủ tướng được đề cử bởi tổng thống và được bầu tại quốc hội. Chính phủ Estonia có tổng cộng 12 bộ trưởng (bao gồm cả thủ tướng). Thủ tướng có quyền chỉ định các bộ trưởng khác phụ trách các bộ chuyên trách, ngoài ra còn có thể chọn thêm tối đa 3 bộ trưởng không phụ trách một bộ nào. Như vậy, số bộ trưởng tối đa trong chính phủ Estonia là 15 bộ trưởng. Tòa án Tối cao Estonia (Riigikohus) phụ trách việc xét xử luật pháp với 19 thẩm phán tối cao. Chức tổng thẩm phán tối cao có nhiệm kỳ 9 năm và được đề cử bởi tổng thống, thông qua bởi quốc hội. Tổng thống Estonia là người đứng đầu nhà nước Estonia. Tổng thống Estonia có vai trò chủ yếu trong các lĩnh vực ngoại giao và mang tính nghi thức, nhưng cũng có thể dừng thông qua một bộ luật. Chức tổng thống được bầu bởi quốc hội với điều kiện phải giành được ít nhất 2/3 tổng số phiếu bầu. Estonia là nước đầu tiên bầu cử chính quyền địa phương qua internet vào năm 2005 và bầu cử quốc hội qua internet vào năm 2007 . Tuy nhiên người dân Estonia vẫn có thể bầu cử theo cách truyền thống nếu họ muốn. === Đối ngoại === Sau khi trở thành một quốc gia độc lập, Estonia đã thắt chặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây. Do có những mối quan hệ về lịch sử và văn hóa, người Estonia gần gũi với các nước Bắc Âu như Thụy Điển và Phần Lan hơn là với các nước cùng nằm trong khu vực Baltic như Latvia và Litva. Hiện nay quan hệ kinh tế giữa Estonia với các Bắc Âu ngày càng được đẩy mạnh với hơn 3/4 đầu tư nước ngoài vào Estonia là đến từ các nước Bắc Âu. Sau khi độc lập khỏi nước Nga, hiến pháp của Estonia năm 1992 quy định chỉ có người định cư ở Estonia trước khi Liên Xô xâm lược (1940) mới được coi là người Estonia. Hiện có khoảng 1/3 dân số Estonia gốc Nga di cư sau 1940 trong thời kỳ Xô viết không có quyền công dân. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Estonia và Nga lại khá lạnh nhạt, nhiều lúc lên đến căng thẳng. Những mâu thuẫn chủ yếu giữa hai nước là vấn đề lãnh thổ kể từ sau khi Liên Xô tan rã hay những quan điểm khác nhau giữa hai nước về vấn đề lịch sử trước đây. Người Estonia gốc Bắc Âu coi người Nga là một lực lượng chiếm đóng đất nước họ, trong khi người Estonia gốc Nga và người Nga lại cho rằng họ đã giải phóng Estonia thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi chính quyền Estonia quyết định di dời bức tượng đài chiến sĩ Hồng quân tại thủ đô Tallinn hồi tháng 4 năm 2007 vì lý do tượng đài này "gợi nhớ lại thời kỳ đau thương thời Liên Xô". Tuy nhiên người Estonia gốc Nga đã vô cùng phẫn nộ và coi đây là một hành động thóa mạ lịch sử. Mối quan hệ giữa Estonia với Nga trở nên căng thẳng chưa từng thấy . == Phân chia hành chính == Toàn bộ đất nước Estonia được chia thành 15 hạt (maakond). Mỗi tỉnh có một hạt trưởng được chỉ định bởi chính phủ với nhiệm kỳ 5 năm và đại diện cho chính quyền quốc gia ở cấp địa phương. Sau hạt, Estonia lại được chia tiếp thành 227 khu tự quản, bao gồm khu tự quản thành thị (linn) và khu tự quản nông thôn (vald). Danh sách các tỉnh của Estonia: Harju (hạt) (Harjumaa) Hiiu (hạt) (Hiiumaa) Ida Viru (hạt) (Ida-Virumaa) Järva (hạt) (Järvamaa) Jõgeva (hạt) (Jõgevamaa) Lääne (hạt) (Läänemaa) Laan-Viru (hạt) (Lääne-Virumaa) Pärnu (hạt) (Pärnumaa) Põlva (hạt) (Põlvamaa) Rapla (hạt) (Raplamaa) Saare (hạt) (Saaremaa) Tartu (hạt) (Tartumaa) Valga (hạt) (Valgamaa) Viljandi (hạt) (Viljandimaa) Võru (hạt) (Võrumaa) == Địa lý == === Địa hình === Về mặt địa lý, Estonia là một trong 3 nước vùng Baltic cùng với Latvia và Litva, thuộc khu vực Đông Âu. Nhưng theo phân loại của Liên Hiệp Quốc thì Estonia lại thuộc vào khu vực Bắc Âu. Nước này có tổng diện tích là 45.226 km², trong đó phần đất là 43.211 km² và phần nước là 2.015 km². Đường bờ biển của Estonia dài tổng cộng 3.794 km, phía bắc giáp với vịnh Phần Lan còn phía tây giáp với biển Baltic. Trên đất liền, Estonia có đường biên giới chung với hai nước Liên bang Nga về phía đông và Latvia về phía nam. Nhìn chung, địa hình của Estonia khá thấp. Độ cao trung bình của Estonia chỉ khoảng 50 m trên mực nước biển. Đồi Suur Munamägi là điểm cao nhất tại Estonia nhưng cũng chỉ cao có 318 m. Giống với nước láng giềng Phần Lan, Estonia cũng có rất nhiều hồ. Trên một diện tích bé nhỏ của nước này có tới 1400 hồ nước khác nhau, đa phần trong số chúng là những hồ nhỏ nhưng cũng có những hồ rất lớn như hồ Peipus, nằm giữa biên giới Estonia và Nga. Đa phần những hồ này được tạo thành sau khi băng rút đi vào cuối Thời kỳ Băng hà. Estonia cũng có rất nhiều sông, chủ yếu là các sông ngắn. Những con sông dài nhất nước này là Võhandu (162 km), Pärnu (144 km) và Põltsamaa (135 km). Bên cạnh đó Estonia cũng có rất nhiều đầm lầy. Bờ biển Estonia có rất nhiều đảo và vịnh. Hai đảo lớn nhất của Estonia là đảo Saaremaa và đảo Hiiumaa được tính là hai trong số 15 tỉnh của nước này. Estonia là một nước khá nghèo về khoáng sản. Các tài nguyên thiên nhiên chính của nước này chủ yếu bao gồm đá phiến dầu và đá vôi. Bên cạnh đó, rừng ôn đới cũng che phủ một phần lớn diện tích của Estonia, tới 51%. === Khí hậu === Estonia thuộc khu vực ôn đới gần lên đến hàn đới. Vị trí Estonia cũng là vùng đệm, chuyển tiếp giữa khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa. Estonia (và phần lớn các nước Bắc Âu nói chung) có khí hậu điều hòa bởi dòng Hải lưu Gulf Stream thổi lên nên có nhiệt độ cao hơn so với những nước trong khu vực cùng vĩ độ trên thế giới. Biển Baltic cũng tác động đến khí hậu vùng ven biển, khác vùng nằm sâu trong nội địa. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Estonia là 5 °C. Về mùa đông, thời tiết khá lạnh những cũng không đến nỗi quá gay gắt. Nhiệt độ trung bình tháng 2, tháng lạnh nhất trong năm là khoảng -5,2 °C. Mùa hè thời tiết thường dịu mát. Nhiệt độ trung bình tháng 7, tháng nóng nhất trong năm là khoảng 18 °C . Do chịu ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf Stream nước ấm và vị trí gần biển, Estonia có lượng mưa khá cao. Mỗi năm thông thường có từ 160 đến 190 ngày mưa. Tuyết thường rơi dày nhất tại vùng đông nam Estonia, kéo dài từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 3. Mùa tuyết tan cũng là mùa lũ mùa xuân. == Kinh tế == Estonia là nước có nền kinh tế thị trường và là một trong những nước có mức thu nhập đầu người cao hơn mức trung bình ở Đông Âu và vùng Baltic. Tính đến năm 2016, GDP của Estonia đạt 23.476 USD, đứng thứ 105 thế giới và đứng thứ 34 châu Âu. Chính phủ tiến hành các cải cách kinh tế thuận lợi do đó Estonia là nước đầu tiên trong các nước thuộc Liên Xô cũ thoát khỏi khủng hoảng, từ năm 1994 luôn có tăng trưởng kinh tế. Sau khi gia nhập EU nhờ thực hiện chính sách kinh tế thị trường tự do, chính sách tài chính thích hợp, ngân sách cân bằng và nợ công rất thấp và được sự hỗ trợ của phương Tây nên nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển nhanh, tăng trưởng GDP trung bình đạt trên 8% (2004-2007). Tuy nhiên từ giữa năm 2008 đến đầu 2010, do tác động khủng hoảng tài chính toàn cầu, GDP năm 2008 giảm 3,6%, năm 2009 GDP giảm 14,1%, thất nghiệp tăng 13,8%, lạm phát 11% (cao nhất trong EU). Năm 2010, kinh tế có dấu hiệu phục hồi: Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2011 đã có hơn 14 nghìn công ty mới được đăng ký ở Estonia, cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2008. Ngành công nghiệp công nghệ cao giờ đây chiếm tỷ trọng 15% GDP nước này. Estonia cũng là một trong những nước có tốc độ đường truyền băng thông rộng nhanh nhất thế giới và giữ kỷ lục thế giới về số doanh nghiệp trên đầu người. Toàn bộ 1,3 triệu công dân của quốc gia này trả tiền đỗ xe qua điện thoại di động và có các hồ sơ sức khỏe được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây. 95% dân số nước này thực hiện việc kê khai hoàn thuế thu nhập hằng năm qua mạng và việc này chỉ mất khoảng năm phút. Việc đăng ký thành lập một doanh nghiệp cũng chỉ mất 5 phút thao tác qua dịch vụ chính phủ điện tử. GDP tăng 1,6% (dự kiến 2016), tỷ lệ thất nghiệp còn cao - 13,5%, tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng) - 2,4%, nợ công - 7,7% GDP, nợ ngoài nước - 25,13 tỷ USD (2009 - 25,56 tỷ đôla). Estonia gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tháng 5 năm 2010, gia nhập khu vực đồng euro từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Estonia có những thế mạnh: điện tử - viễn thông, chi phí nhân công rẻ trình độ chuyên môn cao, chi phí về nguyên liệu, dịch vụ viễn thông và vận tải, chi phí thuê văn phòng, nhà xưởng thấp hơn các nước khác trong khu vực, Các ngành công nghiệp chủ yếu: máy móc, thiết bị điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin, gỗ, hàng dệt may và dịch vụ. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2010 là 10%. Các ngành nông nghiệp chủ yếu: ngũ cốc, khoai tây, rau, chăn nuôi và sản phẩm sữa, cá. GDP theo cấu trúc ngành nông nghiệp: 3.7%, công nghiệp: 30.2% dịch vụ: 66.1% Lực lượng lao động theo lĩnh vực nghề nghiệp: nông nghiệp: 4.2%, công nghiệp: 20.2%, dịch vụ: 75.6% === Thương mại === Năm 2010, xuất khẩu đạt 10,77 tỷ USD. Mặt hàng xuất khẩu chính: máy móc, thiết bị điện - 21%, gỗ và sản phẩm gỗ - 9%, kim loại - 9%, đồ nội thất - 7%, xe cộ và phụ tùng - 5%, các sản phẩm thực phẩm và đồ uống - 4%, dệt may - 4%, chất dẻo -3%. Đối tác xuất khẩu chính: Phần Lan -18,57%, Thụy Điển - 12,52%, Latvia - 9,51%, Nga - 9,33%, Đức - 6,09%, Litva - 4,76%, Mỹ - 4,26%. Nhập khẩu đạt 11,520 USD. Mặt hàng nhập khẩu chính: máy móc, thiết bị điện - 22%, nhiên liệu khoáng sản - 18%, sản phẩm hóa chất - 3%, thực phẩm - 6%, chất dẻo - 6%, dệt may - 5%. Đối tác nhập khẩu chính: Phần Lan -14,52%, Litva - 10,84%, Latvia -10,47%, Đức - 10,33%, Nga - 8,59%, Thụy Điển - 8,34%, Ba Lan - 5,63%. === Đầu tư === Do chính sách đầu tư cởi mở, đối xử nhà đầu tư nước ngoài như trong nước nên đã thu hút được khá nhiều vốn đầu tư. Đầu tư (tổng cố định): 22,5% GDP (2010). Đầu tư trực tiếp của nước ngoài: 17,530 tỷ USD (2010). Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: 7,134 tỷ USD (2010). == Tôn giáo == Hiến pháp Estonia bảo đảm tự do tôn giáo, tách riêng nhà thờ và nhà nước, và các quyền cá nhân riêng tư của tín ngưỡng và tôn giáo. Theo Viện truyền thông Dentsu Inc, Estonia là một trong những nước vô thần nhất trên thế giới, với 75,7% dân số tự xưng là không theo tôn giáo nào. Các cuộc điều tra năm 2005 cho thấy chỉ có 16% dân số Estonia tuyên xưng niềm tin vào một vị thần, niềm tin thấp nhất của tất cả các nước được nghiên cứu. Các giáo phái tôn giáo lớn nhất trong nước là Giáo hội Luther, có 152.000 tín hữu chiếm 14,8% dân số, chủ yếu là người Estonia. Và 143.000 tín hữu của Chính Thống giáo, chủ yếu là cộng đồng thiểu số người Nga. Theo điều tra dân số năm 2000, có khoảng 152.000 tín đồ thuộc Giáo hội Luther, 143.000 tín đồ Chính thống giáo, 5.000 người thuộc Công giáo La Mã, 4,268 người theo Nhân chứng Jehovah, [178] và 1.000 tín đồ của đạo Taaraism hoặc Maausk. Cộng đồng Do Thái giáo có dân số ước tính khoảng 1.900. Khoảng 68.000 người tự coi mình là người vô thần. Đất nước này đã Kitô hóa bởi các Hiệp sĩ Teuton trong thế kỷ 13. Trong thời Cải Cách, đạo Tin Lành lan rộng, và nhà thờ Luther đã chính thức được thành lập ở Estonia năm 1686. Nhiều người Estonia tuyên xưng không được đặc biệt theo tôn giáo nào, bởi vì luật tôn giáo thông qua vào thế kỷ 19 gắn liền với quy luật phong kiến ​​Đức. == Chú thích == == Xem thêm == Liên Xô == Liên kết ngoài == Thông tin về Estonia Thông tin về Estonia trên BBC Thông tin lịch sử, địa lý Estonia Tìm hiểu về Estonia Du lịch Estonia Thông tin du lịch Estonia trên Longly Planet
sabah.txt
Sabah (phát âm tiếng Mã Lai: [saˈbah]) là một trong hai bang của Malaysia nằm trên đảo Borneo (cùng với Sarawak). Bang được hưởng một số quyền tự trị trong hành chính, nhập cư và tư pháp khác biệt với các bang tại Malaysia bán đảo. Sabah nằm tại miền bắc đảo Borneo, có biên giới với bang Sarawak về phía tây nam, và giáp với phần đảo Borneo thuộc Indonesia hay còn gọi là Kalimantan về phía nam, bị chia tách qua biển với Lãnh thổ Liên bang Labuan và Việt Nam ở phía tây và với Philippines về phía bắc và đông. Kota Kinabalu là thành phố thủ phủ và trung tâm kinh tế của bang. Các đô thị lớn khác tại Sabah là Sandakan và Tawau. Theo điều tra nhân khẩu năm 2015 tại Malaysia, dân số bang là 3.543.500. Sabah có khí hậu xích đạo, có các khu rừng mưa nhiệt đới với các loài động thực vật phong phú. Bang có một dãy núi dài tại phía tây là bộ phận của Vườn quốc gia Dãy Crocker. Sông Kinabatangan là sông dài thứ nhì tại Malaysia còn Núi Kinabalu là điểm cao nhất tại Sabah cũng như Malaysia. Con người định cư sớm nhất tại Sabah có thể là từ 20.000–30.000 năm trước dọc theo khu vực Vịnh Darvel trong hang Madai-Baturong. Lãnh thổ có quan hệ mậu dịch với Trung Quốc từ thế kỷ 14. Sabah nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Vương quốc Brunei trong thế kỷ 15 và của Vương quốc Sulu trong thế kỷ 17–18. Sau đó Công ty Đặc hứa Bắc Borneo cai quản Sabah trong thế kỷ 19-20. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bang bị quân Nhật chiếm đóng trong ba năm, rồi trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh vào năm 1946. Đến ngày 31 tháng 8 năm 1963, Sabah được người Anh trao quyền tự quản. Sau đó, Sabah trở thành một trong các thành viên sáng lập Liên bang Malaysia vào ngày 16 tháng 9 năm 1963 cùng với Sarawak, Singapore (bị trục xuất năm 1965), và Liên bang Malaya (Tây Malaysia). Tuy nhiên, Indonesia phản đối liên bang hóa, dẫn đến đối đầu giữa hai quốc gia trong hơn ba năm, và Philippines cho đến nay vẫn đe dọa sáp nhập bang. Sabah sở hữu sự đa dạng về dân tộc, văn hóa và ngôn ngữ. Nguyên thủ của bang là thống đốc hay còn gọi là Yang di-Pertua Negeri, còn người đứng đầu chính phủ là thủ hiến (Chief Minister). Hệ thống chính phủ theo sát hệ thống nghị viện Westminster và có hệ thống cơ quan lập pháp bang vào hàng sớm nhất tại Malaysia. Bang được phân thành các tỉnh và huyện. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của bang; và Hồi giáo là tôn giáo chính thức; song các tôn giáo khác có thể được hành đạo trong hòa bình và hài hòa tại bất kỳ nơi nào trong bang. Sompoton là một nhạc cụ truyền thống nổi tiếng của Sabah. Lễ hội Văn hóa Dân gian Quốc tế Sabah là sự kiện văn hóa dân gian chủ yếu tại Malaysia. Sabah là bang duy nhất tại Malaysia tổ chức lễ hội Kaamatan. Sabah có nguồn tài nguyên phong phú, kinh tế bang có khuynh hướng xuất khẩu mạnh mẽ, chủ yếu dựa vào dầu khí, gỗ và dầu cọ. Các ngành kinh tế khác là nông nghiệp và du lịch sinh thái. == Từ nguyên == Chưa rõ về nguồn gốc của tên gọi Sabah, và có nhiều thuyết phát sinh. Một thuyết cho rằng vào thời kỳ lãnh thổ là bộ phận của Vương quốc Brunei, nó được gọi là Saba vì có một loại chuối gọi là pisang saba (còn gọi là pisang menurun), được trồng nhiều tại duyên hải của khu vực và phổ biến tại Brunei. Cộng đồng Bajau gọi nó là pisang jaba. Trong khi tên gọi Saba cũng chỉ một loại chuối trong tiếng Tagalog và các ngôn ngữ Visayas, từ trong tiếng Visayas nghĩa là "ồn ào". Có lẽ do phương ngữ địa phương, từ Saba được đọc thành Sabah. Khi Brunei trở thành nước chư hầu của Majapahit, bài tụng ca tiếng Java cổ Nagarakretagama mô tả khu vực nay là Sabah là Seludang. Trong khi đó, dù người Trung Hoa liên hệ với đảo Borneo từ thời Hán, song họ không có bất kỳ tên gọi riêng biệt nào cho khu vực. Đến thời Tống, họ gọi toàn đảo là Bột Nê, trùng với tên để chỉ Vương quốc Brunei đương thời. Do tương quan về vị trí của Sabah với Brunei, có giả thuyết rằng Sabah là một từ trong tiếng Mã Lai Brunei nghĩa là thượng du hoặc "theo hướng chính bắc". Thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ sabak trong tiếng Mã Lai nghĩa là nơi đường cọ được chiết suất. Sabah ('صباح') cũng là một từ trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là bình minh. Do có nhiều thuyết khác nhau nên khó khăn để tìm ra nguồn gốc thực sự của tên gọi. == Lịch sử == === Tiền sử === Con người lần đầu định cư tại khu vực từ khoảng 20.000-30.000 năm trước, được chứng minh thông qua các cuộc khai quật dọc theo khu vực Vịnh Darvel tại Hang Madai-Baturong gần sông Tingkayu, tại đó phát hiện được các công cụ bằng đá và tàn dư thực phẩm. Các cư dân sớm nhất trong khu vực được cho là tương tự thổ dân Úc, song chưa rõ nguyên nhân khiến họ biến mất. Năm 2003, các nhà khảo cổ học phát hiện các dấu tích tại thung lũng Mansuli thuộc huyện Lahad Datu, nâng lịch sử của Sabah lên đến 235.000 năm. Những người Nam Mongoloid đầu tiên di cư đến đây vào khoảng 5.000 năm trước, theo bằng chứng trong di chỉ khảo cổ học tại Bukit Tengkorak, Semporna, là di chỉ chế tạo gốm lớn nhất tại Đông Nam Á thời đại đồ đá mới. Một số nhà nhân loại học như S.G. Tan và Thomas R. Williams cho rằng những người Mongoloid này (hậu duệ nay là các dân tộc Kadazan-Dusun, Murut hay Orang Sungai) có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam, và thân cận với một số dân tộc bản địa tại Philippines và Đài Loan hơn là với các dân tộc bản địa tại Sarawak và Kalimantan lân cận, Những tuyên bố này được hỗ trợ nhờ các phát hiện của Charles Hose và William McDougall trong tường trình "Pagan Tribes of Borneo": === Vương quốc Brunei và Vương quốc Sulu === Trong thế kỷ 7, một cộng đồng định cư mang tên Vijayapura, một chư hầu của Srivijaya, được cho là tồn tại ở tây bắc Borneo. Vương quốc đầu tiên bị nghi ngờ là tồn tại từ đầu thế kỷ 9 mang tên Bột Nê 勃泥 theo như ghi nhận trong "Thái bình hoàn vũ ký" thời Bắc Tống. Người ta cho rằng Bột Nê tồn tại ở cửa sông Brunei và là tiền thân của Đế quốc Brunei. Trong thế kỷ 14, Brunei trở thành một nước chư hầu của Majapahit trên đảo Java song đến năm 1370 thì chuyển lòng trung thành sang nhà Minh. Quốc vương Karna của Borneo sau đó cùng gia đình đến chầu triều Minh và mất tại Trung Quốc. Người kế vị ông ta là con trai Hiawang, người này đồng ý cống nạp cho nhà Minh ba năm một lần. Từ đó, các thuyền của Trung Quốc đến miền bắc Borneo buôn bán các hàng hóa gia vị, tổ yến, vây cá mập, long não, mây và ngọc trai. Nhiều thương nhân Trung Quốc cuối cùng định cư và lập ra khu kiều dân riêng ven sông Kinabatangan theo như các tường thuật của Brunei và Sulu. Em gái của thủ lĩnh khu người Hoa là Hoàng Sâm Bình 黃森屏 kết hôn với Ahmad (người sáng lập Vương quốc Hồi giáo Brunei sau khi theo Hồi giáo). Có lẽ do các mối quan hệ này, một điểm an táng có 2.000 quan tài bằng gỗ với niên đại ước tính 1.000 năm được phát hiện trong Hang Agop Batu Tulug, cũng tại khu vực Kinabatangan. Loại hình văn hóa an táng này được cho là do các thương nhân Trung Quốc và Đông Dương đem đến miền bắc Borneo do các quan tài bằng gỗ tương tự cũng được phát hiện tại những nơi đó. Ngoài ra, còn phát hiện được trống đồng Đông Sơn tại Bukit Timbang Dayang trên đảo Banggi tồn tại từ 2.000–2.500 năm trước. Trong thời gian trị vì của vị sultan thứ 5 là Bolkiah, từ năm 1485 đến năm 1524, bá quyền hàng hải của vương quốc Brunei mở rộng đến miền bắc Borneo và Quần đảo Sulu, xa đến Kota Seludong (nay là Manila) còn ảnh hưởng vươn đến Banjarmasin, tận dụng lợi thế mậu dịch hàng hải sau khi Malacca thất thủ trước người Bồ Đào Nha. Nhiều người Mã Lai Brunei di cư đến khu vực trong thời kỳ này, song quá trình này bắt đầu ngay từ đầu thế kỷ 15 sau khi Brunei chinh phục lãnh thổ. Do lâm vào xung đột nội bộ, nội chiến, hạn hải tặc và các cường quốc phương Tây tiếp cận, Brunei bắt đầu suy thoái. Người Bồ Đào Nha là những người Âu đầu tiên đến thăm Brunei, họ mô tả thủ đô của Brunei đương thời do một bức tường đá bao quanh. Người Tây Ban Nha nhanh chóng tiếp bước sau khi Ferdinand Magellan chết vào năm 1521, họ đi thuyền đến các đảo Balambangan và Banggi ngoài khơi cực bắc của Borneo và sau đó dẫn đến một xung đột mang tên Chiến tranh Castilia. Sulu giành được độc lập vào năm 1578, thành lập vương quốc hồi giáo riêng mang tên Vương quốc Hồi giáo Sulu. Khi nội chiến bùng phát tại Brunei giữa các sultan là Abdul Hakkul Mubin và Muhyiddin, Sulu khẳng định yêu sách của họ đối với các lãnh thổ của Brunei tại miền bắc Borneo. Sulu tuyên bố Sultan Muhyiddin đã cam kết nhượng phần phía bắc và phía đông của Borneo cho họ để đổi lấy giúp đỡ trong nội chiến. Lãnh thổ dường như chưa từng được nhượng lại trên thực tiến, song Sulu tiếp tục yêu sách lãnh thổ. Brunei đương thời không thể làm gì nhiều do họ đang bị suy yếu hơn nữa sau chiến tranh với Tây Ban Nha, khu vực miền bắc Borneo bắt đầu rơi vào phạm vi ảnh hưởng của Vương quốc Sulu. Các dân tộc đi biển Bajau-Suluk và Illanun sau đó di cư từ Quần đảo Sulu và bắt đầu định cư tại duyên hải miền bắc và đông Borneo. Do Sulu cũng bị uy hiếp trước việc người Tây Ban Nha đến, người ta cho rằng nhiều người trong số đó đang chạy trốn khỏi sự đàn áp của thực dân Tây Ban Nha trong khu vực của họ. Trong khi các vương quốc Brunei và Sulu lần lượt kiểm soát duyên hải phía tây và phía đông của Sabah, khu vực nội lục phần lớn độc lập với họ. === Bắc Borneo thuộc Anh === Năm 1761, một quan chức của Công ty Đông Ấn Anh là Alexander Dalrymple dàn xếp một hiệp ước với Sultan của Sulu để cho phép ông lập một trạm mậu dịch đầu tiên trên khu vực miền bắc Borneo, song trạm này tỏ ra thất bại. Năm 1765, Dalrymple tìm cách giữ lại đảo bằng việc dàn xếp một hiệp ước liên minh và thương nghiệp với Sultan của Sulu. Một nhà máy nhỏ của Anh được thành lập vào năm 1773 tại đảo Balambangan nằm ngoài khơi miền bắc Borneo. Người Anh nhận thấy đảo là một địa điểm phù hợp để kiểm soát tuyến mậu dịch tại Phương Đông, có khả năng làm trệch hướng các thương gia khỏi cảng Manila của Tây Ban Nha và cảng Batavia của Hà Lan đặc biệt là với vị trí chiến lược nằm giữa biển Đông và biển Sulu. Tuy nhiên, người Anh bỏ đảo hai năm sau đó khi các hải tặc Sulu bắt đầu tấn công. Điều này buộc người Anh tìm kiếm tị nạn tại Brunei vào năm 1774, và dừng chân tạm thời để tìm địa điểm thay thế bất kỳ để đặt lại nhà máy thất bại của họ tại đảo Balambangan. Cũng có một nỗ lực vào năm 1803 để đưa Balambangan thành một đồn quân sự, song người Anh không tái lập bất kỳ trạm mậu dịch nào trong khu vực cho đến khi Stamford Raffles bắt đầu thành lập Singapore hiện đại vào năm 1819. Năm 1846, đảo Labuan tại bờ tây của Sabah được Sultan của Brunei nhượng cho Anh thông qua Hiệp ước Labuan, và đến năm 1848 đảo trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh. Nhận thấy người Anh hiện diện tại Labuan, lãnh sự Hoa Kỳ tại Brunei là Claude Lee Moses dạt được một hợp đồng thuê mười năm vào năm 1865 đối với một mảnh đất tại miền bắc Borneo. Moses sau đó chuyển mảnh đất cho Công ty Thương nghiệp Hoa Kỳ Borneo thuộc sở hữu của Joseph William Torrey và Thomas Bradley Harris cùng các nhà đầu tư người Hoa. Công ty chọn Kimanis (họ đổi tên thành "Ellena") và bắt đầu xây căn cứ tại đó. Các nỗ lực tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ chính phủ Hoa Kỳ trở nên vô ích và khu định cư của họ sau đó bị bỏ hoang. Trước khi rời đi, Torrey tìm cách bán toàn bộ quyền lợi của mình cho Lãnh sự Áo tại Hồng Kông là Gustav von Overbeck. Overbeck sau đó đến Brunei và gặp Temenggong để khôi phục nhượng địa. Brunei chấp thuận nhượng toàn bộ lãnh thổ tại miền bắc Borneo nằm dưới quyền kiểm soát của họ để đổi lấy khoản tiền 12.000 dollar Tây Ban Nha mỗi năm còn Temenggong thì được $3.000. Một năm sau, lãnh thổ phần phía bắc và phía đông cũng được Sulu nhượng cho Overbeck, theo đó Sultan của Sulu nhận được khoản tiền trả hàng năm là $5.000. Sau một loạt vụ chuyển nhượng, Overbeck nỗ lực bán lãnh thổ cho Đế quốc Đức, Áo-Hung và Vương quốc Ý song bất thành. Overbeck sau đó hợp tác với anh em người Anh họ Dent (Alfred Dent và Edward Dent) về hỗ trợ tài chính nhằm phát triển lãnh thổ, công ty Dent thuyết phục Overbeck rằng bất kỳ nhà đầu tư nào cũng cần sự đảm bảo từ ủng hộ quân sự và ngoại giao của Anh. Overbeck đồng ý với đối tác, đặc biệt với việc Sultan của Sulu tái yêu sách khi mà một phần lãnh thổ của họ trong Quần đảo Sulu đã bị Tây Ban Nha chiếm lĩnh. Tuy nhiên, Overbeck rút lui vào năm 1880 và toàn bộ quyền lợi đối với lãnh thổ được chuyển giao cho Alfred, đến năm 1881 người này thành lập Công ty Đặc hứa Bắc Borneo. Đến năm sau, Kudat được lập làm thủ phủ song do hải tặc thường xuyên tấn công nên thủ phủ được chuyển đến Sandakan vào năm 1883. Nhằm ngăn chặn tranh chấp hơn nữa với Tây Ban Nha và Đức can thiệp, các chính phủ Anh, Tây Ban Nha và Đức ký kết Nghị định thư Madrid vào năm 1885, công nhận chủ quyền của Đông Ấn Tây Ban Nha đối với Quần đảo Sulu để đổi lấy việc Tây Ban Nha từ bỏ mọi yêu sách đối với miền bắc Borneo. Công ty tiếp cận mang đến nhiều thịnh vượng cho cư dân miền bắc Borneo do công ty cho phép mọi cộng đồng bản địa tiếp tục phương thức sinh hoạt truyền thống của họ, trong khi áp đặt pháp luật bằng việc cấm chỉ thi hành săn đầu người, thù hận dân tộc, mua bán nô lệ và kiểm soát nạn hải tặc. Bắc Borneo sau đó trở thành một lãnh thổ bảo hộ của Anh Quốc vào năm 1888, song diễn ra kháng cự tại địa phương từ năm 1894 đến năm 1900 dưới quyền Mat Salleh và trong năm 1915 dưới quyền Antanum. === Chiến tranh thế giới thứ hai === Quân đội Nhật Bản đổ bộ tại Labuan vào ngày 1 tháng 1 năm 1942 trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và tiếp tục xâm chiếm phần còn lại của miền bắc Borneo. Từ năm 1942 đến năm 1945, Quân đội Nhật Bản chiếm đóng Bắc Borneo cũng như hầu hết đảo với địa vị là bộ phận của Đế quốc Nhật Bản. Người Anh nhìn nhận việc người Nhật tiến đến khu vực có động cơ là tham vọng chính trị và lãnh thổ thay vì các yếu tố kinh tế. Cuộc chiếm đóng đẩy nhiều người từ các đô thị duyên hải vào khu vực nội lục để tìm thực phẩm và đào thoát hành động tàn ác của người Nhật. Người Mã Lai nhìn chung có vẻ được người Nhật chiếu cố, song một số người cũng bị đàn áp còn các dân tộc khác như người Hoa và thổ dân thì bị đàn áp ác liệt. Người Hoa đã sẵn kháng cự quân Nhật chiếm đóng đặc biệt là khi Chiến tranh Trung-Nhật diễn ra tại Trung Quốc. Họ thành lập một tổ chức kháng chiến mang tên Quân Du kích Kuching dưới quyền Quách Ích Nam 郭益南, được ủng hộ rộng rãi từ nhiều dân tộc tại miền bắc Borneo như Dusun, Murut, Suluk và Illanun. Phong trào cũng được thống đốc tương lai là Mustapha Harun ủng hộ. Quách Ích Nam và nhiều cảm tình viên khác bị quân Nhật hành quyết sau khi phong trào thất bại. Nằm trong Chiến dịch Borneo nhằm tái chiếm đảo, Đồng Minh oanh tạc hầu hết các đô thị lớn do người Nhật kiểm soát, trong đó Sandakan bị san bằng. Tồn tại một trại tù binh chiến tranh tàn bạo mang tên trại Sandakan do quân Nhật điều hành dành cho mọi đối thủ đứng về phía người Anh. Phần lớn tù binh chiến tranh là các binh sĩ người Anh và người Úc bị bắt sau khi Malaya và Singapore thất thủ. Các tù binh phải chịu điều kiện vô nhân đạo khét tiếng, và các cuộc oanh tạc tiếp diễn của Đồng Minh khiến người Nhật buộc họ đi đến Ranau cách xa 260 km, một sự kiện mang tên Hành trình chết chóc Sandakan. Số lượng tù binh chiến tranh giảm đi 2.345, do nhiều người bị giết trên đường, chỉ còn sáu người Úc còn sống. Ngoài ra, tổng cộng 17.488 lao công người Java được người Nhật đưa đến trong thời kỳ chiếm đóng, song chỉ có 1.500 người sống sót, chủ yếu là do chết đói, điều kiện làm việc khắc nghiệt và ngược đãi. Chiến tranh kết thúc vào ngày 10 tháng 9 năm 1945 sau khi Borneo hoàn toàn được Quân đội Đế quốc Úc (AIF) giải phóng. === Thuộc địa hoàng gia Anh === Sau khi người Nhật đầu hàng, Bắc Borneo nằm dưới quyền cai quản của Chính phủ Quân sự Anh và đến ngày 18 tháng 7 năm 1946 thì trở thành một thuộc địa hoàng gia Anh. Thuộc địa hoàng gia Labuan cũng được hợp nhất làm bộ phận của thuộc địa mới. Trong lễ kỷ niệm, quốc kỳ Anh và quốc kỳ Trung Quốc đều được kéo lên từ tòa nhà Jesselton Survey Hall. Người Hoa từng tham gia kháng Nhật cuối cùng quyết định ủng hộ chuyển giao quyền lực cho thuộc địa hoàng gia. Do Sandakan bị tàn phá nghiêm trọng do chiến tranh, Jesselton được chọn làm thủ phủ thay thế để Quân chủ tiếp tục cai trị Bắc Borneo cho đến năm 1963. Chính phủ thực dân lập ra nhiều bộ để giám sát phúc lợi của cư dân cũng như khôi phục kinh tế Bắc Borneo thời hậu chiến. Đến khi Philippines độc lập vào năm 1946, bảy đảo thuộc Quần đảo Turtle do Anh kiểm soát ngoài khơi Borneo được nhượng cho Philippines theo đàm phán trước đó giữa chính phủ thực dân Mỹ và Anh. === Malaysia === Ngày 31 tháng 8 năm 1963, Bắc Borneo giành được quyền tự quản. Ủy ban Cobbold được lập ra vào năm 1962 để xác định nhân dân Sabah và Sarawak có ủng hộ đề xuất liên hiệp hay không, và phát hiện rằng nhân dân nhìn chung ủng hộ liên hiệp. Hầu hết các thủ lĩnh cộng đồng dân tộc của Sabah, gồm Mustapha Harun đại diện cho người Hồi giáo bản địa, Donald Stephens đại diện cho người bản địa phi Hồi giáo, và Khoo Siak Chew đại diện cho người Hoa cuối cũng ủng hộ liên hiệp. Sau khi thảo luận mà đỉnh điểm là Hiệp ước Malaysia và hiệp ước 20 điểm, ngày 16 tháng 9 năm 1963 Bắc Borneo (với tên Sabah) hợp nhất cùng Malaya, Sarawak và Singapore, để hình thành Liên bang Malaysia độc lập. Từ trước khi thành lập Malaysia đến năm 1966, Indonesia thi hành một chính sách thù địch đối với Malaya được Anh hỗ trợ, và sau khi hình thành Malaysia dẫn đến đối đầu giữa hai nước. Cuộc chiến không tuyên bố này xuất phát từ điều mà Tổng thống Indonesia Sukarno nhận thức là sự bành trướng ảnh hưởng của Anh trong khu vực và ý định của ông nhằm kiểm soát toàn đảo Borneo theo quan điểm Đại Indonesia. Trong khi Tổng thống Philippines Diosdado Macapagal bắt đầu đưa ra yêu sách với Sabah từ ngày 22 tháng 6 năm 1962 trên cơ sở bối cảnh lịch sử trong quan hệ với Vương quốc Sulu. Tổng thống Philippines nhìn nhận nỗ lực hợp nhất Sabah, Sarawak và Brunei vào Liên bang Malaysia như "nỗ lực áp đặc quyền lực của Malaya lên các bang này" trong khi cho rằng Sabah là một tài sản thuộc sở hữu của Vương quốc Sulu. Sau khi thành lập Malaysia, Donald Stephens trở thành thủ hiến đầu tiên của Sabah. Thống đốc đầu tiên Yang di-Pertua Negara (đổi sang Yang di-Pertua Negeri vào năm 1976) là Mustapha Harun. Cư dân Bắc Borneo yêu cầu rằng quyền tự do tôn giáo của họ phải được tôn trọng, toàn bộ đất trong lãnh thổ nằm dưới quyền chính phủ bang, các phong tục và truyền thống bản địa cần được chính phủ liên bang tôn trọng và duy trì, đổi lại người Sabah sẽ cam kết trung thành với chính phủ liên bang Malaysia. Một hòn đá tuyên thệ được chính thức khánh thành vào ngày 31 tháng 8 năm 1964 tại Keningau để kỷ niệm hiệp ước và cam kết để tham khảo trong tương lai. Sabah sau đó tổ chức bầu cử cấp bang lần đầu vào năm 1967. Trong cùng năm, thủ phủ bang đổi tên từ "Jesselton" thành "Kota Kinabalu". Ngày 14 tháng 6 năm 1976, chính phủ bang Sabah dưới quyền Harris Salleh ký một hiệp ước với công ty dầu khí quốc doanh Petronas, theo đó cấp cho công ty quyền khai thác và giành thu nhập từ dầu mỏ phát hiện trong lãnh hải Sabah để đổi lấy 5% thu nhập hàng năm tiền thuê mỏ theo Đạo luật Phát triển Dầu mỏ 1974. Chính phủ bang Sabah nhượng Labuan cho chính phủ liên bang Malaysia, và Labuan trở thành một lãnh thổ liên bang vào ngày 16 tháng 4 năm 1984. Năm 2000, thủ phủ Kota Kinabalu được cấp vị thế thành phố, trở thành thành phố thứ sáu tại Malaysia và là thành phố đầu tiên trong bang. Trước tranh chấp lãnh thổ giữa Indonesia và Malaysia từ năm 1969 về hai đảo Ligitan và Sipadan trên Biển Celebes, Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ra phán quyết cuối cùng là trao hai đảo cho Malaysia vào năm 2002 dựa trên "chiếm hữu thực tế". == Chính trị == === Chính phủ === Yang di-Pertua Negeri có vị thế cao nhất trong bang, tiếp đến là hội đồng lập pháp bang và nội các bang. Yang di-Pertua Negeri là nguyên thủ của bang song trách nhiệm của người này phần lớn mang tính nghi lễ. Thủ hiến là người đứng đầu chính phủ cũng như là người lãnh đạo nội các bang. Cơ quan lập pháp dựa theo hệ thống Westminster và do đó thủ hiến được bổ nhiệm dựa trên việc ông kiểm soát đa số ghế trong hội đồng lập pháp bang. Nhà đương cục địa phương hoàn toàn do chính phủ bang bổ nhiệm do chính phủ liên bang đình chỉ các cuộc bầu cử dưới cấp bang. Pháp luật về các cuộc bầu cử cấp bang nằm trong phạm vi quyền lực của chính phủ liên bang. Hội đồng lập pháp họp tại thủ phủ Kota Kinabalu. Các thành viên hội đồng lập pháp bang được bầu từ 73 khu vực bầu cử do Ủy ban Bầu cử Malaysia hoạch định và có thể không nhất thiết có cùng quy mô cử tri. Bầu cử hội đồng lập pháp bang cần phải được tổ chức 5 năm một lần, nghị viên phải trên 21 tuổi và được bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu. Sabah được phân 25 ghế trong quốc hội liên bang, đại diện cho 25 khu vực bầu cử quốc hội. Chính phủ bang và liên bang hiện nằm trong tay Barisan Nasional (BN), một liên minh các chính đảng như Tổ chức Dân tộc Mã Lai Thống nhất (UMNO), Đảng Tiến bộ Sabah (SAPP), Đảng Liên hiệp Pasokmomogun Kadazandusun Murut (UPKO), Đảng Liên hiệp Nhân dân Sabah (PBRS), Đảng Liên hiệp Sabah (PBS), Đảng Dân chủ Tự do (LDP), và Công hội người Hoa Malaysia (MCA). Trước khi thành lập Malaysia vào năm 1963, chính phủ lâm thời Bắc Borneo đệ trình một hiệp ước 20 điểm cho chính phủ Malaysia làm điều kiện trước khi Bắc Borneo tham gia thành lập liên bang. Sau đó, hội đồng lập pháp Bắc Borneo chấp thuận thành lập Malaysia theo điều kiện các quyền lợi của Bắc Borneo sẽ được bảo vệ. Bắc Borneo do đó gia nhập Malaysia với vị thế bang tự trị cùng các luật tự trị về kiểm soát nhập cư và quyền lợi phong tục bản địa, và lãnh thổ đổi tên thành "Sabah". Tuy nhiên, dưới quyền cai trị của Tổ chức Dân tộc Sabah Thống nhất (USNO) do Mustapha Harun lãnh đạo, quyền tự trị này dần bị xói mòn trước ảnh hưởng và quyền bá chủ của chính phủ liên bang, người Sabah phổ biến cho rằng cả USNO và UMNO đã làm việc với nhau để chứa chấp những di dân bất hợp pháp từ miền nam Philippines và Indonesia cư trú tại bang và trở thành công dân để bầu cho các đảng Hồi giáo. Điều này tiếp diễn dưới chính phủ của Mặt trận Thống nhất Nhân dân Sabah (BERJAYA) dưới quyền Harris Salleh khi tổng cộng 73.000 người tị nạn từ miền nam Philippines được đăng ký. Thêm vào đó, việc nhượng đảo Labuan cho chính phủ liên bang của chính phủ bang Sabah dưới quyền BERJAYA cùng phân chia và khai thác bất bình đẳng tài nguyên dầu mỏ của Sabah cũng trở thành tranh chấp chính trị thường nổi lên trong xã hội Sabah cho đến nay, khiến cư dân Sabah xuất hiện tình cảm chống liên bang và thậm chí là thỉnh thoảng có kêu gọi ly khai. Cho đến tổng tuyển cử Malaysia năm 2008, Sabah cùng với các bang Kelantan và Terengganu là những bang từng nằm dưới quyền cai trị của các đảng đối lập không phải thành viên của liên minh BN cầm quyền. Dưới quyền Joseph Pairin Kitingan, PBS thành lập chính phủ sau khi giành thắng lợi trong bầu cử bang vào năm 1985 và cai quản Sabah cho đến năm 1994. Trong bầu cử bang năm 1994, mặc dù PBS thắng cử, song các nhiều nghị viên của PBS đào thoát sang các đảng thuộc BN khiến BN có đa số ghế và nắm quyền tại bang. Một đặc điểm độc đáo trên chính trường Sabah là một chính sách do Thủ tướng Malaysia đương thời là Mahathir Mohamad khởi xướng vào năm 1994 mà theo đó chức vụ thủ hiến được luân phiên giữa các đảng trong liên minh mỗi hai năm bất kể đảng nào nắm quyền, do đó theo lý thuyết thì trao thời gian bình đẳng cho mỗi dân tộc lớn cai quản bang. Tuy nhiên, trên thực tế hệ thống có vấn đề do các lãnh đạo có thời gian quá ngắn để tiến hành kế hoạch nhiệm kỳ lâu dài. Quy tắc này do đó dừng lại và quyền lực nay nằm trong tay đảng chiếm đa số trong hội đồng lập pháp bang. Can thiệp chính trị trực tiếp từ liên bang đôi khi được nhận định là một chiến thuật chính trị của chính phủ liên bang do UMNO lãnh đạo nhằm kiểm soát và quản lý quyền tự trị của các bang trên đảo Borneo. Chính phủ liên bang tuy nhiên có xu hướng nhìn nhận các hành động này là chính đáng do biểu thị chủ nghĩa địa phương trong xã hội Đông Malaysia không hài hòa với kiến thiết quốc gia. Điều này làm phức tạp quan hệ giữa liên bang-bang, trở thành một nguồn tranh luận chủ yếu trên chính trường Sabah. === Hành chính === Sabah gồm có 5 tỉnh, được chia tiếp thành 25 huyện. Tại cấp huyện, chính phủ bổ nhiệm một trưởng làng (ketua kampung) tại mỗi làng. Các đơn vị hành chính được kế thừa từ chính quyền Anh, vốn trước đó phân thành các province. Vào thời thuộc Anh, một công sứ được bổ nhiệm để cai quản mỗi tỉnh và được cấp một dinh thự (Istana). Chức vụ công sứ bị bãi bỏ và thay thế bằng huyện trưởng khi Bắc Borneo trở thành bộ phận của Malaysia. Giống như phần còn lại của Malaysia, chính quyền địa phương nằm trong phạm vi quản lý của chính phủ bang. Tuy nhiên, từ khi đình chỉ các cuộc bầu cử cấp địa phương giữa Tình trạng khẩn cấp Malaya dù Sabah vốn ít ác liệt hơn nhiều, không có cuộc bầu cử địa phương nào. Nhà cầm quyền địa phương có các quan chức do hội đồng hành pháp của chính phủ bang bổ nhiệm. === Hành chính === == An ninh == Điều thứ chín trong Hiến pháp Malaysia viết rằng chính phủ liên bang Malaysia là thể chế duy nhất chịu trách nhiệm về chính sách đối ngoại và quân sự trong nước. Trước khi thành lập Malaysia, an ninh của Bắc Borneo là trách nhiệm của Anh Quốc, Úc và New Zealand. Trước sự trỗi dậy mối đe dọa "sáp nhập" từ Philippines sau khi Tổng thống Ferdinand Marcos ký một dự luật liệt Sabah thành bộ phận của nước Cộng hòa Philippines trong đường cơ sở hàng hải của nước này vào ngày 18 tháng 9 năm 1968, người Anh phản ứng vào ngày sau đó bằng cách phái oanh tạc cơ chiến đấu Hawker Hunter của họ đến Kota Kinabalu với các máy bay dừng chân tại Căn cứ Không quân Clark không xa thủ đô Manila. Sĩ quan Anh Michael Carver nhắc nhở Philippines rằng Anh Quốc tôn trọng nghĩa vụ của mình theo Hiệp ước Phòng thủ Anh-Malaya (AMDA) nếu giao tranh bùng phát. Ngoài ra, một đội tàu chiến lớn của Anh cũng đi đến vùng biển của Philippines nằm gần Sabah trên hành trình từ Singapore cùng với sự tham gia của các nước ANZUS. Hiệp ước AMDA bị thay thế bằng các Hiệp ước Phòng thủ Ngũ cường (FPDA) song hiệp ước hiện tại không liệt các bang Đông Malaysia là ưu tiên chính, can thiệp bảo vệ an ninh của Anh có thể vẫn bao gồm hai bang này. Khu vực miền đông Sabah đối diện với miền nam Philippines và miền bắc Indonesia được đặt dưới Bộ Tư lệnh An ninh Đông Sabah (ESSCOM) và Khu vực An ninh Đông Sabah (ESSZONE) sau khi xảy ra các cuộc xâm nhập của dân quân, di dân bất hợp pháp và buôn lậu hàng hóa và các mặt hàng trợ giá. === Tranh chấp lãnh thổ === Sabah có một số tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia láng giềng Indonesia và Philippines. Năm 2002, Malaysia và Indonesia đệ trình lên ICJ về vấn đề tranh chấp lãnh thổ đối với các đảo Ligitan và Sipadan với kết quả thắng lợi của Malaysia. Ngoài ra còn có các tranh chấp khác chưa được giải quyết với Indonesia về yêu sách chồng lấn tại thềm lục địa Ambalat trên Biển Celebes và tranh chấp biên giới trên bộ giữa Sabah và Bắc Kalimantan. Yêu sách của Malaysia đối với một phần Quần đảo Trường Sa dựa trên việc chúng chia sẻ một thềm lục địa với Sabah. Philippines có yêu sách lãnh thổ đối với phần lớn phần phía đông của Sabah. Yêu sách lãnh thổ này được liên hệ với Vương quốc Sulu và rằng nó chỉ cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo thuê vào năm 1878 còn chủ quyền của vương quốc chưa từng bị từ bỏ. Tuy nhiên, Malaysia nhìn nhận là không có tranh chấp, do họ giải thích hiệp ước năm 1878 là cắt nhượng và cho rằng cư dân Sabah đã thi hành quyền tự quyết của họ khi tham gia hình thành liên bang Malaysia vào năm 1963. Yêu sách của Philippines dựa trên ba sự kiện lịch sử, như Nội chiến Brunei từ năm 1660 đến năm 1673, hiệp định giữa Đông Ấn Hà Lan và Vương quốc Bulungan năm 1850 và hiệp định giữa Sultan Jamal ul-Azam với Overbeck năm 1878. Các nỗ lực tiếp theo của một số chính trị gia Philippines như Ferdinand Marcos nhằm "gây bất ổn" Sabah tỏ ra vô ích và dẫ đến thảm sát Jabidah tại đảo Corregidor của Philippines. Kết quả là chính phủ Malaysia từng ủng hộ nổi loạn tại miền nam Philippines. Mặc dù Philippines không theo đuổi tích cực yêu sách đối với Sabah trong một số năm, song một số chính trị gia Philippines cam kết đặt vấn đề trở lại, trong khi chính phủ Malaysia yêu cầu Philippines không đe dọa quan hệ về các vấn đề như vậy. Cảnh sát Hoàng gia Malaysia và Phó Thủ tướng Malaysia đề xuất cấm chỉ trao đổi hàng hóa giữa Malaysia và Philippines do nó chỉ có ích cho một phía và đe dọa an ninh của bang. Điều này được thi hành dù vấp phải nhiều phản đối từ cư dân Philippines trên các đảo nằm sát Sabah do làm tăng chi phí sinh hoạt tại khu vực của họ, các chính đảng đối lập tại Malaysia cũng phản đối lệnh cấm, trong khi đó các cư dân và chính trị gia Sabah hoan nghênh tích cực. == Môi trường == === Địa lý === Tổng diện tích đất liền của Sabah là gần 72.500 kilômét vuông (28.000 sq mi), Biển Đông nằm ở phía tây, Biển Sulu nằm ở phía đông bắc và Biển Celebes nằm ở phía đông nam. Tổng chiều dài đường bờ biển của Sabah là 1.743 kilômét (1.083 mi), trong đó 295,5 kilômét (183,6 mi) bị xói mòn. Do Sabah giáp với ba biển, bang sở hữu tài nguyên hải dương phong phú. Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của bang trên Biển Đông và Biển Celebes lớn hơn so với trên Biển Sulu. Đường bờ biển của bang bị các khu rừng ngập mặn và dừa nước bao phủ. Rừng ngập mặn chiếm khoảng 331.325 ha đất của bang và chiếm 57% tổng diện tích rừng ngập mặn toàn quốc. Các khu vực bờ biển ở phía tây và phía đông hoàn toàn bị các bãi cát chi phối, trong khi tại các khu vực được bảo vệ cát bị lẫn với bùn. Khu vực mũi cực bắc của Borneo là Tanjung Simpang Mengayau có kiểu bãi biển hõm đặc trưng. Các khu vực tại bờ tây có khu đất ngập nước ngọt lớn, trong đó Bán đảo Klias có một khu vực đất ngập nước thủy triều có diện tích lớn. Phần miền tây của Sabah thường có địa hình đồi núi, có ba đỉnh cao nhất. Dãy núi chính là Dãy Crocker với một số núi có độ cao từ 1.000 mét đến 4.000 mét. Lận cận Dãy Crocker là Dãy Trus Madi có Núi Trus Madi với độ cao 2.642 mét. Đỉnh cao nhất trong bang là Núi Kinabalu có độ cao khoảng 4.095 mét. Đây là một trong các đỉnh cao nhất nằm giữa Dãy Himalaya và Đảo New Guinea. Nằm không xa Núi Kinabalu là Núi Tambuyukon có độ cao 2.579 mét. Cắt ngang các dãy núi đồi này là một hệ thống các thung lũng sông rộng lớn và trong hầu hết trường hợp có rừng rậm nhiệt đới bao phủ. Có các dãy đồi thấp kéo dài đến bờ biển phía tây, đồng bằng phía nam, và nội lục của Sabah. Phần miền trung và miền đông của Sabah thường có các dãy núi thấp cùng các đồng bằng và đôi khi là vùng đồi. Tại bờ biển phía đông có sông Kinabatangan, là sông dài thứ nhì tại Malaysia sau sông Rajang tại Sarawak với chiều dài 560 km. Sông bắt nguồn từ các dãy núi miền tây và uốn khúc qua khu vực trung tâm hướng về bờ biển phía đông để đổ ra Biển Sulu. Các sông lớn khác gồm Sông Kalabakan, Sông Kolopis, Sông Liwagu, Sông Padas, Sông Paitan, Sông Segama và Sông Sugut. Ngoài ra còn có các sông Babagon, Bengkoka, Kadamaian, Kalumpang, Kiulu, Mawao, Membakut, Mesapol, Nabawan, Papar, Pensiangan, Tamparuli và Wario. Đất liền Sabah nằm trong địa lý nhiệt đới cùng khí hậu xích đạo. Bang có hai mùa gió mùa là đông bắc và tây nam. Gió mùa đông bắc xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 3 với mưa lớn, còn gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 9 đem đến ít mưa hơn. Ngoài ra, bang còn có hai mùa không có gió mùa từ tháng 4 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng ngày dao động từ 27 °C (81 °F) đến 34 °C (93 °F), nhận được lượng mưa đáng kể từ 1.800 mm đến 4.000 mm. Các khu vực duyên hải thỉnh thoảng xuất hiện các cơn bão dữ dội do bang nằm tại phía nam vành đai bão nhiệt đới. Do có vị trí rất gần vành đai bão nhiệt đới nên Sabah phải chịu Bão Greg vào ngày 25 tháng 12 năm 1996. Bão khiến cho hơn 100 người thiệt mạng, cùng 200–300 người khác mất tích và 3.000–4.000 người mất nhà ở. Sabah nằm trên Mảng Sunda song chịu sức nén từ Mảng Úc và Mảng Philippines, do vậy dễ bị động đất và bang từng chịu ba trận động đất lớn kể từ năm 1923, trong đó động đất năm 2015 là mạnh nhất. Dãy Crocker cùng với Núi Kinabalu được tạo thành trong thời kỳ Trung Tân giữa, sau khi bị Kiến tạo sơn Sabah nâng lên do sức nén. === Đa dạng sinh học === Rừng rậm Sabah sở hữu hệ thống động thực vật đa dạng. Hầu hết sự đa dạng sinh học của Sabah nằm trong các khu vực bảo tồn rừng, vốn chiếm một nửa tổng diện tích bang là 7,34 triệu ha. Các khu bảo tồn rừng là bộ phận của 20 triệu ha rừng rừng mưa xích đạo được phân định theo sáng kiến "Heart of Borneo". Các khu rừng bao quanh thung lũng sông Kinabatangan là đồng bằng ngập nước có rừng bao phủ lớn nhất tại Malaysia. Vườn quốc gia Dãy Crocker là vườn quốc gia lớn nhất trong bang, có diện tích 139.919 ha. Hầu hết khu vực vườn có rừng rậm bao phủ và có tấm quan trọng do là một khu vực chứa nước khi nước đầu nguồn của nó nối với năm sông lớn tại khu vực bờ tây. Vườn quốc gia Kinabalu được xác định là một di sản thế giới UNESCO vào năm 2000 nhờ phong phú về đa dạng thực vật cùng với các điều kiện địa chất, địa hình, và khí hậu độc đáo. Vườn có hơn 4.500 loài động thực vật, gồm có 326 loài chim và khoảng 100 loài thú cùng với hơn 110 loài ốc cạn. Đảo Tiga được hình thành thông qua núi lửa bùn phun trào vào năm 1897. Đảo nay là bộ phận của Vườn quốc gia Đảo Tiga cùng các đảo Kalampunian Besar và Kalampunian Damit, là một điểm đến du lịch, có sản phẩm du lịch tắm bùn. Vườn quốc gia Tunku Abdul Rahman gồm có một nhóm năm đảo Gaya, Manukan, Mamutik, Sapi và Sulug. Các đảo này được cho là từng liền với Dãy Crocker song bị tách ra khi mực nước biển dâng lên từ cuối kỷ băng hà. Vườn Hải dương Tun Mustapha là vườn hải dương lớn nhất nằm tại phía bắc của Sabah. Nó bao gồm ba đảo lớn là Banggi, Balambangan và Malawali. Vườn Hải dương Tun Sakaran nằm tại phía đông nam của Sabah. Vườn gồm có các đảo Bodgaya, Boheydulang, Sabangkat và Salakan cùng các cồn cát Maiga, Mantabuan và Sibuan. Bodgaya được công bố là một khu bảo tồn rừng, còn Boheydulang là một khu bảo tồn chim. Vườn quốc gia Tawau Hills là một khu vực đầu nguồn nước tự nhiên. Vườn gồm các cảnh quan núi lửa gồ ghề, có một suối nước nóng và các thác nước ngoạn mục. Giáp ranh với Quần đảo Turtle của Philippines là Vườn quốc gia Quần đảo Turtle, nó gồm có ba đảo Selingaan, Bakkungan Kechil và Gulisaan và nổi tiếng do là nơi đẻ trứng của đồi mồi dứa và đồi mồi. Các khu vực hoang dã quan trọng khác tại Sabah gồm Bồn địa Maliau, Thung lũng Danum, Tabin, Hẻm núi Imbak và Sepilok. Các địa điểm này được xác định là vườn quốc gia, khu bảo tồm loài hoang dã, khu bảo tồn rừng nguyên sinh, hay khu vực bảo tồn rừng phòng hộ. Ngoài khơi bờ biển Sabah là một số đảo có nhiều rặng san hô như Ligitan, Sipadan, Selingaan, Tiga và Layang-Layang (đá Hoa Lau). Các đảo lớn khác gồm có Jambongan, Timbun Mata, Bum Bum và Sebatik. Chính phủ bang Sabah đã ban hành một số luật nhằm bảo vệ các khu rừng và các loài hoang dã gặp nguy hiểm theo Sắc lệnh Động vật năm 1962, Đạo luật Rừng năm 1968 và Đạo luật Bảo tồn Loài hoang dã năm 1997 cùng các luật khác. Theo Đạo luật Bảo tồn Loài hoang dã, bất kỳ cá nhân nào săn bắn trong đất khu bảo tồn sẽ bị tống giam đến 5 năm và bị phạt 50.000 ringgit. Chính phủ bang cũng có kế hoạch tiến hành săn bắn theo mùa nhằm bảo tồn loài hoang dã trong khi duy trì truyền thống săn bắn của cư dân bản địa. ==== Các vấn đề bảo tồn ==== Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ngành gỗ bùng nỗ do nhu cầu nguyên liệu thô từ các quốc gia công nghiệp, các khu rừng của Sabah dần bị xâm hại do khai thác gỗ không kiểm soát và chuyển đổi đất rừng thành đồn điền cọ dầu. Từ năm 1970, lĩnh vực lâm sản đóng góp trên 50% thu nhập của bang, một nghiên cứu tiến hành vào năm 1997 chỉ ra rằng bang hầu như mất hết các khu rừng nguyên sinh bên ngoài các khu vực bảo tồn. Chính phủ bang kiên định duy trì đa dạng sinh học trong bang trong khi đảm bảo kinh tế bang tiếp tục tồn tại. Trong lúc đôi khi đối diện với nhiệm vụ khó khăn để kiểm soát các hoạt động như vậy dù có luật để ngăn chặn chúng. Ngoài ra, nhu cầu về phát triển và nhu yếu phẩm cơ bản cũng trở thành một vấn đề trong khi bảo tồn tự nhiên. Hoạt động khai mỏ thải trực tiếp chất gây ô nhiễm và kim loại nặng ra sông, hồ chứa, ao và ảnh hưởng đến nước ngầm. Một báo cáo môi trường công bố vào năm 1994 tường thuật sự tồn tại của kim loại nặng tại Sông Damit/Tuaran vượt mức an toàn để sử dụng. Nước của sông Liwagu cũng được báo cáo là có kim loại nặng được cho là bắt nguồn từ Mỏ đồng Mamut. Cháy rừng cũng là một mối lo ngại do hạn hán và do các nông dân hoặc cá nhân thiếu trách nhiệm gây ra, trong vụ cháy rừng năm 2016 có hàng nghìn ha rừng bảo tồn tại Binsuluk trên bờ tây Sabah bị mất đi. Đánh cá bằng thuốc nổ tràn lan đã hủy hoại nhiều rạn san hô và ảnh hưởng đến sản lượng thủy sản trong bang. Hơn nữa, các hoạt động khai thác cát sỏi phi pháp trên các sông Padas, Papar và Tuaran trở thành các mối lo ngại mới cùng với săn bắn và cậu trộm loài hoang dã và động vật thủy sinh. Do phá rừng nghiêm trọng cùng với săn bắn ồ ạt, tê giác Sumatra bị tuyên bố là tuyệt chủng tại Sabah vào đầu năm 2015. Một số loài khắc bị đe dọa tuyệt chủng là bò rừng, lợn râu, báo gấm, cá cúi, voi, cá sấu Mã Lai, đồi mồi dứa, đồi mồi, đười ươi, tê tê, khỉ vòi, cá mập sông, cá đuối ó mũi thô, nai, cá mập và gấu chó. Mặc dù cộng đồng bản địa cũng liên quan đến săn bắn, song họ săn dựa trên niềm tin tinh thần và thói quen và trên quy mô nhỏ, khác biệt với những người săn trộm. Các tập quản bản địa như "maganu totuo" hay "montok kosukopan", "tuwa di powigian", "managal" hay "tagal" và "meminting", đã giúp duy trì tài nguyên và ngăn chặn chúng suy giảm. == Kinh tế == Kinh tế Sabah chủ yếu dựa trên khu vực thứ nhất như nông nghiệp, lâm nghiệp và dầu mỏ. Hiện tại khu vực thứ ba giữ vai trò quan trọng trong kinh tế bang, đặc biệt là du lịch và dịch vụ. Do phong phú về đa dạng sinh học, bang cung cấp loại hình du lịch sinh thái. Mặc dù trong những năm gần đây ngành công nghiệp du lịch chịu tác động từ các cuộc tấn công và bắt cóc du khách của các nhóm chiến binh có căn cứ tại miền nam Philippines, song nó vẫn ổn định cùng với việc tăng cường an ninh tại miền đông Sabah và Biển Sulu. Lĩnh vực du lịch đóng góp 10% GDP của bang và được dự đoán còn tăng lên. Đa số khách du lịch đến từ Trung Quốc, tiếp đến là Hàn Quốc, Úc, và Đài Loan. Kể từ thập niên 1950, cao su và dừa là các nguồn thu chính của nông nghiệp Bắc Borneo. Ngành gỗ bắt đầu nổi lên trong thập niên 1960 do nhu cầu cao về nguyên liệu thô từ các quốc gia công nghiệp. Tuy nhiên, nó bị ngành dầu mỏ thay thế trong thập niên 1970 sau khi phát hiện được dầu trong khu vực bờ biển phía tây Sabah. Trong cùng năm, ca cao và dầu cọ được đưa vào danh sách. Chính phủ bang Sabah tìm cách tăng ngân quỹ bang từ 6 triệu ringgit lên 12 triệu ringgit và tỷ lệ nghèo giàm suốt gần một nửa còn 33,1% vào năm 1980. Bang phát triển nhanh chóng khu vực sơ khai tạo ra sức hút với những người tìm việc tại Indonesia và Philippines do lực lượng lao động trong bang không đủ. GDP của bang đương thời đứng sau Selangor và Kuala Lumpur, là bang giàu thứ ba mặc dù lĩnh vực chế tạo có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, đến năm 2000, Sabah bắt đầu trở thành bang nghèo nhất do vẫn dựa trên tài nguyên tự nhiên làm nguồn thu nhập chính của mình. Do đó Hành lang Phát triển Sabah (SDC) được Thủ tướng Abdullah Ahmad Badawi lập ra vào năm 2008 với tổng vốn đầu tư 105 tỷ ringgit trong 18 năm để tăng GDP của bang lên 63,2 tỷ ringgit vào năm 2025. Khoảng 5,83 tỷ ringgit được phân bổ mỗi năm để phát triển hạ tầng cùng với tạo ra 900.000 việc làm. Chính phủ liên bang đặt mục tiêu diệt trừ nghèo nàn cốt lõi khi kết thúc Kế hoạch lần thứ 9 của Malaysia (9MP) với tỷ lệ nghèo giảm từ 23% vào năm 2004 xuống 12% vào năm 2010 và 8,1% vào năm 2012. Từ khi thành lập Hành lang vào năm 2008, GDP của bang tăng đến 10,7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia là 4,8%. Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, GDP ghi nhận tăng trưởng 4,8% so với -1,5% của toàn quốc. Từ năm 2010 đến năm 2011, bang có tăng trưởng chậm hơn do thành tích yếu kém trong lĩnh vực dầu khí. Dựa theo khảo sát năm 2014, GDP của Sabah được báo cáo tăng trưởng 5,0% và vẫn là bang đóng góp lớn nhất trong lĩnh vực nông nghiệp toàn quốc với 18,1%, tiếp theo là Sarawak, Johor, Pahang và Perak. Tuy nhiên, GDP bình quân vẫn ở mức thấp với 19.672 ringgit, chỉ đứng trên Kelantan (11.815 ringgit) và Kedah (17.321 ringgit) trong 13 bang. Trong cùng năm, giá trị xuất khẩu của bang đạt 45,3 tỷ ringgit còn giá trị nhập khẩu đạt 36,5 tỷ ringgit. Thiết bị máy móc và giao thông chiếm hầu hết sản phẩm nhập khẩu, tiếp đến là nhiên liệu, dầu nhờn khai thác mỏ. Trong khi đó, xuất khẩu của Sabah hầu hết là dầu thô và dầu cọ. Bang hiện có tám cảng, trong đó hai cảng tại Sepanggar và mỗi đô thị Kota Kinabalu, Sandakan, Tawau, Kudat, Kunak và Lahad Datu có một cảng, chúng do Cục Cảng bộ Sabah điều hành và bảo quản, thuộc sở hữu của Suria Group. Theo Kế hoạch thứ 11 của Malaysia (11MP), chính phủ liên bang phê chuẩn phân bổ 800 triệu ringgit để mở rộng xử lý hàng hóa của Cảng Container Sapangar Bay từ 500.000 lên 1,25 triệu TEU mỗi năm cũng như tiếp nhận tàu lớn như tàu cỡ Panamax. Một khoản phân bổ bổ sung 333,51 triệu ringgit được tiến hành trong cùng năm, đưa tổng kinh phí của sự án lên 1,13 tỷ ringgit và dự kiến bắt đầu vào năm 2017. Ngành ngư nghiệp vẫn là bộ phận quan trọng trong kinh tế khu vực một của Sabah, đóng góp khoảng 200.000 tấn cá trị giá 700 triệu ringgit mỗi năm cũng như đóng góp 2,8% GDP của bang. Trong khi nuôi trồng thủy sản và nuôi cá lồng biển lần lượt tạo ra 35.000 tấn thủy sản nước ngọt và nước lợ và 360 tấn cá mú, cá bàng chài, cá chỉ vàng và tôm hùm càng với giá trị 60 triệu ringgit và 13 triệu ringgit. Sabah cũng là một trong những nơi cung cấp rong biển, hầu hết các trang trại nằm trên vùng biển quanh Semporna. Mặc dù gần đây ngành rong biển chịu tác động nghiêm trọng do hàng loạt vụ bắt cóc của nhóm chiến binh Abu Sayyaf có căn cứ tại Philippines gây ra. Sabah hiện nhận được 5% tiền thuê mỏ dầu (tỷ lệ sản lượng dầu do công ty khai mỏ trả cho chủ mỏ) từ Petronas đối với dầu thăm dò tại lãnh hải của Sabah dựa trên Đạo luật Phát triển Dầu mỏ 1974. Đa số tài nguyên dầu khí nằm tại bồn Sabah Trough trên bờ biển phía tây. Sabah cũng nhận được 10% cổ phần trong cơ sở khí đốt hóa lỏng của Petronas tại Bintulu, Sarawak. Bất bình đẳng thu nhập và chi phí sinh hoạt cao vẫn là một vấn đề kinh tế lớn tại Sabah. Chi phí cao bị quy cho chính sách buôn bán duyên hải, song nguyên nhân là do khối lượng mậu dịch thấp, chi phí vận chuyển và năng lực xử lý hàng hóa tại cảng. Do đó, Thủ tướng Malaysia Najib Razak cam kết thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Sabah và Bán đảo bằng cách cải thiện và xây thêm nhiều cơ sở hạ tầng trong bang. Dựa theo một báo cáo, tỷ lệ thất nghiệp trong bang giảm từ 5,1% (2014) xuống 4,7% (2015), song số lượng thất nghiệp vẫn ở mức cao. Khu ô chuột gần như không tồn tại ở Malaysia, tuy nhiên do lượng lớn người tị nạn đến từ miền nam Philippines nên Sabah chứng kiến gia tăng đáng kể số lượng khu ổ chuột. Nhằm giải quyết ô nhiễm nguồn nước và cải thiện vệ sinh, chính phủ bang Sabah đang làm việc để tái định cư họ đến các khu nhà ở tốt hơn. Nằm trong Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN (BIMP-EAGA), Sabah tiếp tục vị thế là một cửa ngõ chính của đầu tư khu vực. Đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung tại khu vực Khu Công nghiệp Kota Kinabalu (KKIP). Tuy nhiên, các quốc gia như Nhật Bản chủ yếu tập trung các dự án phát triển và đầu tư của họ tại khu vực nội lục và hải đảo từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai. == Hạ tầng == Cơ sở hạ tầng công cộng của Sabah vẫn tụt hậu do thách thức về địa lý là bang lớn thứ nhì tại Malaysia. Bộ Phát triển hạ tầng Sabah (trước đây là Bộ Truyền thông và Công trình) chịu trách nhiệm về quy hoạch và phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng công cộng trong bang. Nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, chính phủ liên bang đang cho xây dựng mới và cải thiện cơ sở hạ tầng. Năm 2013, chính phủ bang Sabah phân bổ 1,583 tỷ ringgit cho phát triển cơ sở hạ tầng và tiện ích công cộng, và bang được phân bổ thêm 4,07 tỷ ringgit từ chính phủ liên bang trong Ngân sách Malaysia năm 2015. Kể từ Kế hoạch Malasyia thứ tám (8MP) cho đến năm 2014, tổng số 11,115 tỷ ringgit được phân bổ cho các dự án hạ tầng trong bang. Theo Kế hoạch Malaysia thứ 10 (10MP), cơ sở hạ tầng tại khu vực nông thôn được quan tâm bằng việc gia tăng cung cấp nước nông thôn, cung cấp điện và đường bộ. === Năng lượng và tài nguyên nước === Phân phối điện tại Sabah và Labuan do Sabah Electricity Sdn. Bhd. (SESB) vận hành và quản lý. Điện năng của Sabah hầu hết lấy từ nhà máy nhiệt điện diesel, thủy điện và nhà máy điện chu trình hỗn hợp. Nhà máy thủy điện lớn duy nhất trong bang nằm tại Đập Tenom Pangi. Nhà máy điện chu trình hỗn hợp mang tên Kimanis được hoàn thành vào năm 2014, cung cấp 300 MW, với 285 MW dung lượng định mức. Nhà máy là liên doanh giữa Petronas và NRG Consortium, liên doanh cũng sở hữu các hạ tầng như đường ống dẫn khí Sabah-Sarawak và Cơ sở đầu mối Dầu khí Sabah. Ngoài ra, còn có hai nhà máy điện chu trình hỗn hợp có công suất 380 MW do Ranhill Holdings Berhad vận hành. Năm 2009, phạm vi cung cấp điện bao phủ 67% dân số bang và đến năm 2011 thì tăng lên 80%. Phạm vi này đạt 100% vào năm 2012 sau khi chính phủ liên bang phân bổ một khoản trị giá 962,5 triệu ringgit nhằm mở rộng lưới điện theo Ngân sách quốc gia năm 2012. Lưới điện được phân thành Bờ Tây và Bờ Đông, chúng được tích hợp kể từ năm 2007. Lưới điện Bờ Tây cung cấp điện năng cho Kota Kinabalu, Papar, Beaufort, Keningau, Kota Belud, Kota Marudu, Kudat và Labuan với công suất 488,4 MW và nhu cầu tối đa 396,5 MW. Trong khi Lưới điện Bờ Đông cung cấp điện năng cho các đô thị lớn Sandakan, Kinabatangan, Lahad Datu, Kunak, Semporna và Tawau với công suất 333,02 MW và nhu cầu tối đa 203,3 MW. Từ năm 2007, có một nỗ lực nhằm lập một nhà máy điện than tại Lahad Datu song bị cư dân địa phương và các tổ chức phi chính phủ phản đối vì khả năng gây ô nhiễm. Do đó, Sabah bắt đầu tìm phương pháp khác để phát điện bằng cách sử dụng năng lượng tái tạo như mặt trời, mini hydro, sinh khối, địa nhiệt, vi tảo và thủy triều. Chính phủ Nhật Bản viện trợ cho dự án điện mặt trời trên đảo Larapan tại bờ biển phía đông Sabah vào năm 2010. Năm 2016, dự án địa nhiệt đầu tiên tại Malaysia được bắt đầu phát triển tại Tawau để gia tăng điện năng tại bờ biển phía đông sau khi một nghiên cứu của United States GeothermEx Inc. và Jacobs New Zealand biểu thị sự tồn tại của một hệ thống địa nhiệt có hiệu năng tập trung quanh sườn Núi Maria tại Apas Kiri. Công ty GS Caltex của Hàn Quốc cũng dự định xây nhà máy năng lượng sinh học butanon đầu tiên của Malaysia tại Sabah. Toàn bộ các đường ống cung cấp nước trong bang nằm dưới quyền điều hành của Cục Nước Sabah thuộc Bộ Phát triển Hạ tầng Sabah. Cục điều hành 73 nhà máy xử lý nước, trung bình 1,19 tỷ lít nước được phân phối mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cư dân Sabah. Phạm vi cung cấp nước đạt 100% tại các đô thị lớn còn tại các khu vực nông thôn, phạm vi chỉ khoảng 75% với tổng chiều dài đường ống công cộng lên tới 15.031 km. Đập cung cấp nước duy nhất trong bang là Đập Babagon chứa 21.000 triệu lít nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng, Đập Kaiduan được đề xuất xây dựng song bị các dân làng vùng dự án phản đối. Sabah có nhu cầu khí đốt tự nhiên 350 mmscfd vào năm 2013, tăng lên 523 mmscfd vào năm 2015. Khí dầu mỏ hóa lỏng của Malaysia rẻ hơn nhiều do được chính phủ liên bang trợ giá, người ta phát hiện vào năm 2015 rằng khoảng 20.000 xylanh khí tại bờ đông của Sabah bị buôn lậu sang Indonesia và miền nam Philippines khiến cho nhiều người Sabah khó có đủ nguồn cung khí. Nhằm đối phó, Bộ Nội thương, Hợp tác xã và Bảo vệ người Tiêu dùng Malaysia đã đình chỉ tạm thời toàn bộ giấy phép bán xylanh khí đến các quốc gia láng giềng. === Viễn thông và truyền thông === Viễn thông tại Sabah và Sarawak ban đầu do Cục Bưu chính Viễn thông quản lý cho đến năm 1967, và do Cable & Wireless Communications của Anh bảo trì cho đến khi toàn bộ được chuyển giao cho công ty có trụ sở tại Malaysia Bán đảo. Công ty viễn thông Anh đã lập một tuyến cáp ngầm nối Kota Kinabalu với Singapore và Hồng Kông. Sau sự mở rộng của công y có trụ sở tại Malaysia Bán đảo vào năm 1968, Cục Bưu chính và Viễn thông Sabah được hợp nhất với cục viễn thông Bán đảo để hình thành Cục Viễn thông Malaysia. Toàn bộ các hoạt động dưới quyền Cục Viễn thông Malaysia được chuyển giao cho Syarikat Telekom Malaysia Berhad (STM), nó trở thành công ty niêm yết công khai vào năm 1991 và chính phủ liên bang nắm giữ phần lớn cổ phần. Ngoài ra còn có các công ty viễn thông khác hoạt động trong mang song chỉ cung cấp dịch vụ điện thoại di động. Năm 2006, bang có tỷ lệ thâm nhập đường dây trao đổi trực tiếp (DEL) thấp nhất, với tỷ lệ thâm nhập điện thoại di động và internet chỉ là 6,5 trên 100 cư dân. Hầu hết cư dân thuộc nhóm thu nhập thấp sử dụng điện thoại di động internet hay internet tại cơ quan thay vì lắp đặt dịch vụ internet tại nhà do không có đường truyền tốc độ cao giá thấp. Đến cuối năm 2014, chỉ có 934 hotspot viễn thông tại Sabah. Do đó, chính phủ hành động nhằm tăng thâm nhập và năng lực kết nối internet cung như để khắc phục khoảng cách giữa Sabah và Bán đảo. Viễn thông di động tại Sabah chủ yếu sử dụng 4G và 3G và có dịch vụ Wi-Fi nông thôn miễn phí do chính phủ liên bang cung cấp mang tên Kampung Tanpa Wayar 1Malaysia (KTW) song tốc độ internet công cộng của Malaysia thấp hơn nhiều quốc gia khác. Lưu lượng internet của bang hiện tại được định tuyến thông qua một hub tại thủ đô Kuala Lumpur, truyền qua một cáp ngầm nối Bán đảo với Kota Kinabalu. Hệ thống được xem là tốn kém và không hiệu quả đặc biệt là do giá thuê băng thông với khoảng cách lớn. Từ năm 2000, có một kế hoạch để xây một hub internet riêng của Sabah song kế hoạch bất thành do chi phí cao và tỷ lệ sử dụng thấp trong bang. Kế hoạch thay thế khác gồm việc sử dụng cổng internet Brunei trong ngắn hạn trước khi lập cổng riêng của Sabah. Đến năm 2016, chính phủ liên bang bắt đầu lập cổng internet đầu tiên cho Đông Malaysia bằng cách đặt cáp ngầm 60 terabyte sẽ do một công ty tư nhân mang tên Xiddig Cellular Communications Sdn. Bhd. phát triển với chi phí khoảng 850 triệu ringgit. Theo Dự án Hệ thống Cáp 1Malaysia (SKR1M), một tuyến cáp ngầm mới cho internet tốc độ cao được xây dựng từ Kota Kinabalu đến Pahang tại Bán đảo, hoàn thành vào năm 2017. Hệ thống cáp ngầm 1Malaysia cũng sẽ liên kết thủ phủ bang với Miri, Bintulu và Kuching tại Sarawak cùng với Mersing tại Johor, sẽ tăng tốc độ băng thông lên đến 12 terabyte mỗi giây. Tuyến cáp ngầm khác là Dự án Cáp ngầm và cạn BIMP-EAGA (BEST) được xây dựng từ Kota Kinabalu đến Tawau để liên kết Sabah với Brunei, Kalimantan và Mindanao, hoàn thành vào năm 2018. Đầu năm 2016, chính phủ bang và công ty Huawei ký một thỏa thuận để đưa Sabah trở thành trung tâm công nghệ thông tin và viễn thông bằng cách tận dụng chuyên môn ICT của Huawei. Có thêm nhiều điểm Wi-Fi tốc độ cao được quy hoạch tại Sabah, đặc biệt là cho thủ phủ. Chính phủ liên bang Malaysia điều hành một kênh truyền hình là TVi và hai kênh phát thanh cho Sabah, mang tên Sabah FM và Sabah vFM cùng các kênh phát thanh cấp huyện như Sandakan FM, Tawau FM và Keningau FM. Các kênh phát thanh khác như KK FM nằm dưới quyền điều hành của Đại học Malaysia Sabah, còn Bayu FM chỉ hiện diện trên truyền hình vệ tinh Astro. Một đài phát thanh độc lập mang tên Kupi-Kupi FM được lên sóng vào năm 2016. Các đài phát thanh có căn cứ tại Bán đảo cũng đặt văn phòng của họ tại bang để khai thác thị trường mới nổi. Các DJ người Sabah chủ yếu được thuê và các bài hát địa phương của bang sẽ được phát để đáp ứng thị hiếu của thính giả. Truyền hình phát sóng tại bang được phân thành truyền hình mặt đất và vệ tinh. Do Malaysia đặt mục tiêu chuyển đổi truyền hình số, toàn bộ tín hiệu analogue sẽ ngưng lại. Có hai loại nhà cung cấp truyền hình trả phí như MYTV Broadcasting (số mặt đất) và Astro NJOI (vệ tinh). Tờ báo đầu tiên được lập ra tại Sabah là Sabah Times (đổi tên thành New Sabah Times), do người sau này trở thành thủ hiến đầu tiên của bang thành lập nên. Các báo lớn khác gồm có Daily Express, Hoa kiều nhật báo, The Borneo Post có trụ sở tại Sarawak, Tinh Châu nhật báo có trụ sử tại Bán đảo và Borneo Bulletin có trụ sở tại Brunei. === Giao thông === Sabah có hệ thống đường bộ dài tổng cộng 21.934 kilômét (13.629 mi) vào năm 2016, trong đó 11.355 kilômét (7.056 mi) là đường được xử lý bề mặt. Trước khi thành lập Malaysia, Sabah cùng với Sarawak chỉ có hệ thống đường bộ thô sơ. Hầu hết các đường trục được xây dựng từ thập niên 1970 cho đến thập niên 1980 bằng tiền vay của Ngân hàng Thế giới. Năm 2005, 61% đường bộ trong bang vẫn là đường rải sỏi hoặc chưa được lát, có 1.428 kilômét (887 mi) đường liên bang và 14.249 kilômét (8.854 mi) đường cấp bang, trong đó 6.094 kilômét (3.787 mi) được xử lý kín bề mặt trong khi 9.583 kilômét (5.955 mi) còn lại được rải sỏi hoặc chưa được lát. Tình trạng này dẫn đến khác biệt lớn giữa đường trong bang và tại Bán đảo, khi mà chỉ có 38,9% được xử lý kín bề mặt trong khi tỷ lệ này tại Bán đảo là 89,4%. Do đó, Hành lang Phát triển Sabah được thực hiện để mở rộng phạm vi đường bộ tại Sabah cùng với xây dựng Xa lộ Liên Borneo. Kể từ Kế hoạch Malaysia thứ 9, nhiều dự án đường bộ được thực hiện trong khuôn khổ Hành lang và khoảng 50 triệu ringgit được chi để sửa lại các đường chính của Sabah kể từ Kế hoạch Malaysia thứ 8. Chi phí cao để sửa đường bộ thường xuyên khiến chính phủ bang Sabah tìm các cách thức khác để liên kết mọi huyện lớn bằng các đường bộ có hầm qua các vùng cao, cũng để tiết kiệm thời gian và nhiên liệu do rút ngắn khoảng cách và tránh sạt lở. Đầu năm 2016, dự án mở rộng Xa lộ Liên Borneo được tiến hành để nâng số làn từ hai lên bốn, trong khi xa lộ thành phố được nâng số làn từ bốn lên tám, cũng như xây dựng các tuyến đường mới để liên kết Sabah với Sarawak, Brunei và Xa lộ Liên Kalimantan tại Indonesia. Dự án được chia thành hai gói, gói Bờ Tây sẽ hoàn thành vào năm 2021, còn gói Bờ Đông sẽ hoàn thành vào năm 2022. Toàn bộ đường cấp bang do Cục Công trình Công cộng của bang bảo quản, trong khi đường cấp liên bang do Cục Công trình Công cộng quốc gia bảo quản. Sabah sử dụng đường làn kép và theo quy tắc giao thông bên trái. Toàn bộ các đô thị lớn tại Sabah cũng có dịch vụ vận chuyển công cộng như buýt, taxi và xe tải. Buýt nhanh Kota Kinabalu được xây dựng để cung ứng hệ thống vận chuyển nhanh tại thủ phủ bang. Một tuyến đường sắt do Sabah State Railway vận hành cung cấp dịch vụ hàng ngày cho những người đi làm, lữ khách, cũng như vận chuyển hàng hóa. Một công ty tư nhân do Sutera Harbour sở hữu mang tên North Borneo Railway vận hành các chuyến di thư giãn cho du khách. Ga xe lửa và cơ sở đầu cuối nằm tại Tanjung Aru, không xa sân bay thành phố. Các ga lớn khác gồm có Papar, Beaufort, Halogilat và Tenom. Dự án Aeropod tại ga lớn Tanjung Aru sẽ hiện đại hóa ga và cung cấp tiền đề cho đường sắt nhẹ trong tương lai. Sân bay quốc tế Kota Kinabalu là cửa ngõ chính đến Sabah. Các sân bay nhỏ hơn gồm có Sân bay Kudat, Sân bay Lahad Datu, Sân bay Sandakan và Sân bay Tawau. Sân bay Layang-Layang trên đá Hoa Lau tại Trường San đóng vai trò là một sân bay quân sự và dân sự. Ba hãng hàng không phục vụ các tuyến bay tại Sabah: Malaysia Airlines, AirAsia, và Malindo Air. Sabah Air là một công ty hàng không thuê bao trực thăng, thuộc sở hữu của chính phủ bang Sabah, phục vụ các chuyến bay ngắm cảnh cho khách hàng cũng như vận chuyển các quan chức chính phủ bang. Sabah có tổng cộng tám cảng hoạt động tại Sepanggar, Kota Kinabalu, Sandakan, Tawau, Kudat, Kunak và Lahad Datu. Cảng Container Vịnh Sapangar là trung tâm trung chuyển chính của Khu vực Tăng trưởng Đông ASEAN BIMP-EAGA. Cảng đầu cuối Dầu Vịnh Sapangar là cảng đầu cuối chủ yếu của sản phẩm lọc dầu và hóa chất lỏng tại Bờ Tây. Cảng Kota Kinabalu vẫn là một cảng hàng hóa phổ thông. Trong khi toàn bộ các cảng tại miền bắc và miền đông Sabah chuyên chở các sản phẩm liên quan đến cọ dầu cũng như hàng hóa tổng thể. Dịch vụ phà tại Bờ Tây cung cấp các chuyến đi từ Kota Kinabalu và Kuala Penyu đến Labuan. Tại Bờ Đông, có dịch vụ phà từ Tawau đến Nunukan và Tarakan tại Kalimantan, Indonesia. Cũng có dịch vụ phà từ Sandakan đến Zamboanga và từ Kudat đến Buliluyan, Bataraza của Palawan tại Philippines, song hai dịch vụ này bị đình chỉ vì lý do an ninh. === Y tế === Sabah có bốn bệnh viện công lớn: Bệnh viện Queen Elizabeth, Bệnh viện Queen Elizabeth Hospital II, Bệnh viện Duchess of Kent và Bệnh viện Tawau cùng với 13 bệnh viện cấp huyện, các bệnh viện phụ khoa và nhi khoa, bệnh viện tâm thần, phòng khám công cộng, phòng khám 1Malaysia và các phòng khám nông thôn. Ngoài các bệnh viện và phòng khám công, còn có một số bệnh viện tư nhân như Gleneagles Kota Kinabalu, Bệnh viện chuyên khoa KPJ, Trung tâm chuyên khoa Damai (DSC), Trung tâm chuyên khoa Rafflesia (RSC) và Trung tâm Y khoa Jesselton (JMC). Ngoài ra, còn có một cơ sở điều trị nghiện mang tên Solace Sabah tại thủ phủ bang để chữa trị các vấn đề liên quan đến nghiện rượu và ma túy. Năm 2011, tỷ lệ bác sĩ-bệnh nhân trong bang là 1:2.480 – thấp hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 1 bác sĩ trên 600 bệnh nhân. Do khối lượng công việc nặng và thiếu quan tâm từ những cử nhân trẻ tuổi, Sabah đối diện với thiếu hụt bác sĩ. Nhiều bác sĩ từng phục vụ trong các bệnh viện công đã quyết định chuyển sang bệnh viện tư nhân do công việc nặng nhọc mà chỉ nhận được lương thấp song các bệnh viện tư nhân không dễ dàng tuyển dụng họ. Do đó nhằm ngăn chặn tiếp tục thiếu hụt bác sĩ, chính phủ liên bang khởi xướng các biện pháp khác nhau để đào tạo nhiều bác sĩ hơn bằng kinh phí lớn được phân bổ mỗi năm. === Giáo dục === Toàn bộ các trường tiểu học và trung học trong bang thuộc phạm vi quyền hạn và giám sát của Cục Giáo dục Bang Sabah, theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục Malaysia. Các trường học lâu năm nhất tại Sabah là Trường St. Michael Sandakan (1886), Trường St. Michael Penampang (1888), Trường All Saints, Likas (1903) và Trường St. Patrick Tawau (1917). Dựa theo thống kê năm 2013, Sabah có tổng cộng 207 trường trung học công lập, 5 trường quốc tế (gồm Trường Quốc tế Charis, Trường Quốc tế Kinabalu, Trường Quốc tế Sayfol, cùng Trường Indonesia tại Kota Kinabalu và Trường Nhật Bản tại Kota Kinabalu). và 9 trường độc lập Hoa ngữ. Một lượng đán kể học sinh bản địa theo học tại các trường Hoa ngữ tại Sabah. Chính phủ bang Sabah cũng nhấn mạnh giáo dục mầm non trong bang, được tiếp sức từ viện trợ của Quỹ Sabah Foundation (Yayasan Sabah) và Nestlé giúp lập các trường mầm non trong bang. Sabah có hai đại học công lập: Đại học Malaysia Sabah (UMS) và Đại học Công nghệ MARA (UiTM). Đại học Tun Abdul Razak (UNIRAZAK) lập trung tâm khu vực của họ tại Kota Kinabalu. Tính đến năm 2016, có khoảng 15 trường cao đẳng tư nhân, hai cao đẳng đại học cùng các trường khác mới thành lập. Năm 1960, tỷ lệ biết chữ tổng thể tại Bắc Borneo là 24%. Nghiên cứu vào năm 2011 cho thấy tỷ lệ này tăng lên 79%. Hầu hết các học sinh trung học không tiếp tục học tập sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp Sijil Pelajaran Malaysia (SPM) chủ yếu do nguyên nhân tài chính cũng như do thiếu quan tâm và tự tin để tiếp tục học cao hơn, một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy chỉ có 16.000 trong số hơn 36.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông tiếp tục học tập. Đầu năm 2016, Sabah có tổng số 42.047 giáo viên giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học và trung học. Sau khi phân quyền từ chính phủ liên bang sang chính phủ bang cũng như cải thiện giáo dục trong bang, xuất hiện mục tiêu đạt 9% giáo viên là người Sabah. Thư viện Bang Sabah là thư viện công cộng chính trong bang. Còn có 11 trường học Indonesia khác (ngoài trường Indonesia chính tại thủ phủ) trên khắp Sabah chủ yếu dành cho trẻ em di dân Indonesia cư trú tại bang. Từ năm 2014, trẻ nhập cư người Philippines cũng theo học tại Trung tâm Học tập Thay thế (ALC) do các tình nguyện viên Philipines tại Sabah thành lập với sự cộng tác của nhiều tổ chức phi chính phủ địa phương. == Nhân khẩu == Theo điều tra nhân khẩu năm 2015 tại Malaysia, dân số Sabah là 3.543.500, là bang dông dân thứ ba tại Malaysia và có 870.400 cư dân không phải là công dân. Malaysia nằm trong số các quốc gia thưa dân tại châu Á, Sabah lại đặc biệt thưa dân và hầu hết cư dân tập trung tại các khu vực duyên hải do các đô thị được mở rộng ồ ạt. Thống kê năm 1970 cho thấy dân số Sabah chỉ là 653.600, và Sabah cùng bang láng giềng Sarawak có số lượng ngoại kiều tương đương. Đến năm 1980, dân số bang tăng đột biến lên trên 1.011.000 sau khi dòng người tị nạn tràn đến nhằm tránh xung đột tại miền nam Philippines. Đồng thời kỳ, kinh tế Sabah bùng nổ trong khu vực sơ khai nên thu hút lượng lớn công nhân hợp pháp đến từ Indonesia và Philippines. Dân số bang tăng lên 1.863.600 vào năm 1991, 2.603.485 người vào năm 2000, và đến năm 2010 đạt 3.117.405. Sabah có 900.000 công nhân di cư có đăng ký, làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, đồn điền, dịch vụ và nội trợ. Trong khi tổng số di dân bất hợp pháp (bao gồm người tị nạn) được dự đoán là trên một triệu do quy tắc tranh cãi trong quá khứ vì lý do chính trị, hầu hết họ được cho rằng được phân loại thuộc nhóm "bumiputera khác" trong điều tra quốc gia. Sabah cũng có lượng ngoại kiều tăng mạnh, hầu hết họ đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Châu Âu. Có ước tính rằng Sabah có 42 dân tộc và trên 200 phân nhóm dân tộc cùng ngôn ngữ, văn hóa và đức tin riêng, dự kiến con số này tăng thêm trong tương lai do hôn nhân dị chủng và nhập cư mới. Bumiputera (con của đất) chỉ người Mã Lai và các dân tộc bản địa khác tại Malaysia Bán đảo, Sarawak và Sabah. Nhóm này thường được hưởng các đặc quyền trong giáo dục, công việc, tài chính và chính trị. Orang Asal chỉ toàn bộ các dân tộc bản địa tại Malaysia ngoại trừ người Mã Lai. === Dân tộc === Ba dân tộc lớn nhất tại Sabah là Kadazan-Dusun, Bajau và Murut; tiếp đến là người Mã Lai Brunei, Suluk và các dân tộc bản địa khác, còn người Hoa là nhóm phi bản địa chủ yếu: Các khu vực duyên hải và đất thấp có hầu hết cư dân là người Bajau, Mã Lai Brunei, Bugis, Mã Lai Cocos, Illanun, Kedayan và Suluk có truyền thống làm ngư dân và nông dân. Trong khi các khu vực đất cao và nội lục có cư dân chủ yếu là người Kadazan-Dusun, Murut và các phân nhóm của họ, làm nông dân và săn bắn. Kadazan-Dusun là nhóm bản địa lớn nhất tại Sabah, gồm pha trộn của hai nhóm với 40 phân nhóm. Mỗi phân nhóm có ngôn ngữ và truyền thống riêng biệt song họ có thể hiểu lẫn nhau. Thuật ngữ Kadazan-Dusun thường được sử dụng để chỉ người Kadazan và Dusun. Mặc dù thuật ngữ chủ yếu được dùng để thống nhất hai nhóm, song nó cũng gồm các phân nhóm khác là Murut, Orang Sungai, Rungus và Tidong. Ngày nay, người Kadazan chủ yếu cư trú tại khu vực đô thị, còn người Dusun thường cư trú tại vùng đồi và thung lũng thượng du. Người Kadazan hầu hết cư trú tại khu vực quanh Penampang, Papar, Ranau, Tambunan và Keningau trong khi người Dusun hầu hết tập trung tại khu vực Tuaran, Ranau cũng như Tambunan. Họ từng được biết đến vì tục săn đầu người cũng như nghề nghiệp là nông dân, săn bắt, đánh cá trên sông. Người Kadazan từng sống trong các nhà dài, còn người Dusun sống trong một nhà truyền thống đơn lẻ song một số cũng sống trong một nhà dài. Do hai nhóm có truyền thống làm nông dân trồng lúa, họ tổ chức lễ hội thu hoạch thường niên mang tên Kaamatan. Cộng đồng Kadazan-Dusun có đức tin là tổ tiên họ đến từ Nunuk Ragang (một cây đa đỏ). Nằm không xa cây là hai sông Liwagu và Gelibang, trở thành tuyến đường cộng đồng họ phát triển ra toàn bộ các khu vực nội lục tại Sabah. Nhóm bản địa lớn thứ nhì là người Bajau, người Bajau tại Sabah được phân thành hai nhóm chính là Bờ Tây và Bờ Đông. Người Bajau Bờ Tây thường sống trên đất liền và có văn hóa ngựa truyền thống. Họ hầu hết định cư tại khu vực từ Kota Belud, Kota Kinabalu, Tuaran và Papar. Trong khi người Bajau Bờ Đông chủ yếu dành thời gian sống trên biển, có lễ hội "regatta lepa" thường niên và định cư quanh khu vực Semporna, Lahad Datu và Kunak. Người Bajau Bờ Tây từng là nhóm người đi biển, họ bắt đầu học trồng trọt và chăn nuôi sau khi di cư từ quần đảo Philippines một thời gian dài trước đây. Các kỹ năng cưỡi ngựa của họ nổi tiếng tại địa phương và họ trình diễn văn hóa của mình trong các dịp lễ hội. Người Bajau Bờ Đông vẫn sống theo cách thức truyền thống, đánh cá là nguồn thu nhập chủ yếu của họ. Hầu hết họ sống trong các làng nhà sàn trên nước và một số dành hầu hết cuộc sống trên thuyền. Người Bajau Bờ Đông cũng nổi tiếng vì là những người lặn tốt, họ có thể ở trong nước tới 5 phút mà không cần bình oxy. Người Murut là nhóm bản địa lớn thứ ba tại Sabah, cư trú tại khu vực quanh Keningau, Tenom, Nabawan, Pensiangan và dọc các khu vực sông Sapulut, Padas và Kinabatangan. Giống như người Kadazan-Dusun, họ cũng từng có tục săn đầu người, và nay là các nông dân và thợ săn. Người Murut từng sống trong một nhà dài, song hiện nay họ tiếp nhận nhà ở hiện đại dù người Murut tại phía bắc của Sabah vẫn sống trong một nhà dài. Người Murut có kiến thức lớn về thảo dược, mỗi cộng đồng của họ có một thầy thuốc thảo dược có thể chữa các bệnh như tiêu chảy, tiểu đường và cao huyết áp. Kể từ khi người Anh bãi bỏ tục săn đầu người, nhiều người Murut trở thành cảnh sát hoặc binh sĩ cho người Anh. Truyền thống này vẫn duy trì cho đến nay khi nhiều người Murut phục vụ trong Quân đội Malaysia. Người Murut cũng cử hành một lễ hội thu hoạch sống như người Kadazan-Dusun, song lễ hội của họ được gọi là Kalimaran. Người Mã Lai truyền thống trong bang là người Mã Lai Brunei, hầu hết cư trú tại khu vực duyên hải tây nam. Họ hầu hết cư trú tại Beaufort, Sipitang, Kuala Penyu và Papar. Quá trình di cư của họ đến miền bắc Borneo đáng kể trong thời gian trị vì của Vương quốc Brunei. Người Mã Lai Cocos và người Kedayan cũng người liệt vào nhóm này cùng với những người Mã Lai mới di cư đến từ Malaysia Bán đảo. Do người Mã Lai theo định nghĩa của Hiến pháp Malaysia là những người Hồi giáo, nói và tuân theo phong tục Mã Lai. Tuy nhiên, dù người Brunei là người Mã Lai, song văn hóa và ngôn ngữ của họ khác biệt đôi chút so với người Mã Lai tại Bán đảo. Người Suluk cư trú quanh bờ đông của Sabah, chủ yếu tại Sandakan, Semporna và Lahad Datu. Họ bắt đầu định cư tại khu vực sau khi di cư khỏi Quần đảo Sulu thời Vương quốc Sulu, cùng với người Bajau và Illanun. Nhiều người trong số họ bấy giờ được cho là tránh nạn mua bán nô lệ tại Quần đảo Sulu, người Tây Ban Nha đàn áp, cũng như một số là hậu duệ của các công chúa Sulu (Dayang-Dayang) chạy trốn khỏi Sultan của Sulu muốn lấy công chúa làm vợ. Người Suluk bản địa khác biệt với các di dân Tausūg mới đến từ Philippines do họ đón nhận chủ nghĩa đa văn hóa tại miền bắc Borneo và hầu hết các lãnh đạo cộng đồng của họ thích các nhà nghiên cứu không đưa họ vào chung vị thế của người Tausūg Philippines. Người Hoa là nhóm phi bản địa lớn nhất, nhiều người trong số họ đến thậm chí trước khi người Anh đến miền bắc Borneo, theo như tường thuật của các vương quốc Brunei và Sulu. Văn kiện sớm nhất về việc người Hoa định cư tại Sabah là từ thế kỷ 7 bên bờ sông Kinabatangan. Tuy nhiên, liên kết giữa miền bắc Borneo và Trung Quốc có thể lâu hơn thế từ thời nhà Hán. Quá trình di cư của người Hoa đến miền bắc Borneo gia tăng đáng kể sau khi Công ty Đặc hứa Bắc Borneo thành lập vào năm 1881. Đương thời, người Anh đánh giá dân số bản địa quá nhỏ để thúc đẩy kinh tế Bắc Borneo. Cho đến ngày nay, người Hoa rất quan trọng đối với kinh tế bang do họ tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh. Người Hoa tại Sabah có thể được phân thành ba nhóm lớn là Khách Gia, Quảng Đông và Mân Nam. Nhóm Khách Gia chiếm đa số trong số người Hoa tại Sabah, Ngoài ra, còn có một cộng đồng người miền bắc Trung Quốc tại Sabah, hầu hết họ tự nhận là người Thiên Tân. Toàn bộ cộng đồng người Hoa thống nhất dưới Tổng thương hội Trung Hoa Sabah (SUCC), một tổ chức xúc tiến đoàn kết dân tộc và tiếp tục đóng góp cho kinh tế bang. === Tôn giáo === Trước khi Hồi giáo và Cơ Đốc giáo được truyền đến, cư dân bản địa tại Bắc Borneo chủ yếu tin theo thuyết vật linh và dị giáo. Hồi giáo truyền đến vào thế kỷ 10 tại bờ tây của Borneo sau khi quân chủ Brunei cải sang Hồi giáo. Ngoài ra, Hồi giáo truyền bá từ Sulu và Sulawesi đến các khu vực duyên hải của miền đông Borneo. Nhà truyền giáo Cơ Đốc đầu tiên tại miền bắc Borneo là một thủy thủ người Tây Ban Nha, song đương thời người Anh đã thiết lập hiện diện trên đảo Labuan. Còn Phật giáo, Đạo giáo và các tôn giáo dân gian Trung Hoa khác cũng như Ấn Độ giáo và Sikh giáo đến cùng với các di dân người Hoa và người Ấn tới miền bắc Borneo. Sau sửa đổi Hiến pháp Sabah năm 1973 do Thủ hiến Mustapha Harun tiến hành, Hồi giáo được tuyên bố là tôn giáo chính thức trong bang. Tuy nhiên, sửa đổi này bị tranh luận do nó chống lại hiệp ước 20 điểm được đồng thuận khi thành lập Malaysia có nội dung là sẽ không có bất kỳ tôn giáo cấp bang nào cho Bắc Borneo. Người ta cho rằng điều này xảy ra khi yêu cầu của cư dân bản địa không được bản vệ khi hiến pháp bị sửa đổi. Năm 1960, tỷ lệ người Hồi giáo chỉ (37,9%) tương đương với người theo thuyết vật linh (33,3%), trong khi Cơ Đốc giáo là 16,6% và các tôn giáo khác là 12,2%. Tuy nhiên sau khi Mustapha Harun lên nắm quyền, dân số Hồi giáo tăng đột biến. Đến năm 2010, tỷ lệ người Hồi giáo tăng lên đến 65,4%, trong khi tín đồ Cơ Đốc giáo tăng lên 26,6% và tín đồ Phật giáo ở mức 6,1%. Trong khi tỷ lệ của người theo thuyết vật linh và dị giáo giảm đáng kể so với trước khi có biến đổi nhân khẩu học có động cơ chính trị tranh cãi. Do đó, ảnh hưởng của các đoàn truyền giáo Cơ Đốc giáo và Hồi giáo đã thay đổi lớn đức tin tôn giáo của cư dân Sabah. ==== Vấn đề cải đạo hàng loạt ==== Từ thời thuộc địa, các nhóm Cơ Đốc giáo từ Phương Tây tích cực cải đạo người bản địa theo thuyết vật linh tại Bắc Borneo. Tuy nhiên, khi Sabah nằm dưới quyền cai quản của Mustapha Harun, các nhóm Cơ Đốc sau đó liên quan đến một tranh chấp với Mustapha về cáo buộc kỳ thị, thiên vị và bất công đối với họ. Dưới quyền chính đảng USNO của Mustapha, Hồi giáo hóa quy mô lớn được tiến hành bởi Hiệp hội Hồi giáo Thống nhất Sabah. Tổ chức này đương thời trục xuất mội số nhà truyền đạo Cơ Đốc, cải đạo chính trị gia tinh hoa và tiến hành cải đạo hàng loạt các dân làng theo thuyết vật linh cũng như một số thế hệ người Hoa cao tuổi để đổi lấy quyền công dân. Tiếp theo là dòng người tị nạn Philippines đến từ Mindanao, cũng như di dân Indonesia đến từ Sulawesi có phần lớn là người Hồi giáo được tiếp nhận để tăng dân số Hồi giáo. Sau thất bại của USNO khi BERJAYA áp dụng "các nguyên tắc đa chủng tộc" giành thắng lợi từ người phi Hồi giáo, đảng này bắt đầu áp dụng nhãn quan Hồi giáo bằng việc thành lập Majlis Ugama Islam Sabah (MUIS). Việc cải đạo dân làng bản địa trở nên quá khích vào đương thời. Điều này cũng dẫn đến thất bại của BERJAYA khi ủng hộ từ cộng đồng phi Hồi giáo bắt đầu giảm do họ bắt đầu quấy nhiễu đức tin và nghi lễ bản địa. Hơn thế, kể từ sửa đổi hiến pháp năm 1973, Sabah đối diện với tình trạng cải đạo tôn giáo hàng loạt lớn hơn. Điều này là một vấn đề gây tranh luận cao độ khi người bản địa là tín đồ Cơ Đốc giáo hoặc không tôn giáo bị dán nhãn là người Hồi giáo khi họ nhận thẻ căn cước. Điều này là do nhà cầm quyền liên bang tại Bán đảo nhầm lẫn việc sử dụng "bin" và "binti" trong giấy khai sinh của người Sabah bản địa. Bên cạnh đó, có báo cáo thường xuyên rằng các dân làng bị các tổ chức phi chính phủ nhất định từ Bán đảo lừa theo tôn giáo khác, cũng như các giáo viên từ Bán đảo cải đạo học sinh trong trường học trong khi cha mẹ họ chưa thừa nhận. Ngoài ra, cuồng tín và bất khoan dung tôn giáo từ một số nhóm Hồi giáo cốt lõi nhất định tại Bán đảo bắt đầu ảnh hưởng đến tính đa dạng văn hóa và tôn giáo của bang. Tuy nhiên, chính phủ liên bang bác bỏ bất kỳ liên kết với toàn bộ quá trình cải đạo gây tranh luận và nói rằng chính phủ không có chính sách ép buộc ai thay đổi tôn giáo của mình. Trước đó, có các kêu gọi thường xuyên đến chính phủ để khôi phục tự do tôn giáo trong bang và tôn trọng tôn giáo của nhau để ngăn chặn bất kỳ xung đột tôn giáo nào nữa ảnh hưởng đến sự hài hòa từ lâu trong bang. === Ngôn ngữ === Các ngôn ngữ bản địa tại Sabah có thể phân thành bốn nhóm ngôn ngữ là Dusun, Murut, Paitan và Sama–Bajau. Dựa trên các nghiên cứu, chỉ ba nhóm Dusun, Murut và Paitan có nguồn gốc Borneo bản địa, còn Sama–Bajau có nguồn gốc từ miền nam Philippines từ hàng trăm năm trước. Nhóm ngôn ngữ Dusun là nhóm lớn nhất trong bốn nhóm, gồm có tiếng Kadazan Dusun với chuỗi phương ngữ kéo dài từ Papar, Penampang, Kota Kinabalu, Tuaran, Ranau, Tambunan và Keningau, hầu hết tại nội lục Bờ Tây. Tiếp đến là nhóm ngôn ngữ Murut tại miền nam Sabah, chủ yếu quanh các khu vực Keningau, Tenom, Nabawan, Pensiangan. Trong khi nhóm ngôn ngữ Paitan xuất hiện dọc theo các sông tại miền đông là Paitan, Kinabatangan và Segama. Nhóm ngôn ngữ Sama–Bajau tập trung dọc theo khu vực duyên hải tại cả hai bờ tây và đông. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ hội thoại chủ yếu giữa các dân tộc khác nhau trong bang, song tiếng bồi Sabah khác biệt với tiếng Mã Lai Sarawak và tiếng Mã Lai Bán đảo. Sabah có tiếng lóng tiếng Mã Lai riêng, bắt nguồn từ các từ bản địa, tiếng Mã Lai Brunei, tiếng Suluk, tiếng Mã Lai Cocos và tiếng Indonesia. Cộng đồng người Hoa chủ yếu sử dụng Hán ngữ tiêu chuẩn song họ có thể nói phương ngữ của mình như Khách Gia, Quảng Châu và Mân Nam. Ngoài ra, một số người nói các phương ngữ miền bắc Trung Quốc. Một tiếng bồi dựa trên tiếng Tây Ban Nha là Zamboangueño, một phương ngữ của Chavacano, được truyền bá đến một làng của Sabah tại Semporna trước khi có các di dân đến từ miền nam Philippines. Năm 1971, chính phủ bang Sabah dưới quyền Mustapha Harun đệ trình một đạo luật công nhận tiếng Malaysia là ngôn ngữ chính thức của bang. Sau sửa đổi hiến pháp năm 1973, việc sử dụng tiếng Anh bị hạn chế là chỉ dùng trong các mục đích chính thức theo phần mở rộng của Đạo luật Quốc ngữ Malaysia 1967. Do tiếng Malaysia chi phối trong bang, mức độ thành thạo tiếng Anh trong thế hệ trẻ Sabah dần giảm xuống. Ngôn ngữ bản địa lớn nhất là Kadazan Dusun cũng trở thành một ngôn ngữ bị đe dọa do nó không phải là ngôn ngữ bắt buộc trong trường học của bang. Do chính sách văn hóa và ngôn ngữ Mã Lai chặt chẽ đối với các trường học quốc gia, nhiều cha mẹ bumiputera Sabah ưu tiên gửi con đến các trường Hoa ngữ, theo một khảo sát vào năm 2010 thì có khoảng 12.138 học sinh bumiputera Sabah theo học tại các trường tiểu học và mầm non Hoa ngữ, trở thành bang thứ hai sau Sarawak có đông học sinh bumiputera theo học trường Hoa ngữ. Ngoài ra, các cha mẹ bản địa nhận thức rằng trường Hoa ngữ cung cấp giáo dục chất lượng hơn và thành thạo Hoa ngữ cần thiết khi Trung Quốc đang trỗi dậy. Từ năm 2014, Hội đồng Anh tích cực hỗ trợ giảng dạy tiếng Anh trong các trường tiểu học, tiếp đến là Chương trình Fulbright từ Hoa Kỳ vào năm 2015 để giảng dạy tiếng Anh trong trường trung học. Tiếng Kadazan Dusun cũng bắt đầu được xúc tiến đồng thời, các giáo viên ngôn ngữ sẽ hoàn thành đào tạo vào năm 2018 và bắt đầu giảng dạy vào năm 2019. Từ năm 2016, Cục Giáo dục Sabah định ngày Thứ Năm là ngày Tiếng Anh đối với các trường học để phục hồi mức độ thành thạo tiếng Anh trong bang và toàn bộ thế hệ trẻ được khuyến khích nói chuyện nhiều hơn bằng tiếng Anh. === Di cư đến Sabah === Di chuyển của cư dân giữa Sabah, Sarawak, Brunei, miền nam Philippines và khu vực Kalimantan của Indonesia tồn tại trong nhiều thế kỷ và khi đó không bị hạn chế. Trước khi pháp luật hiện đại và vấn đề vô luật pháp được tao ra do nhập cư gần đây, từng có sự nhấn mạnh kiểm soát và giám sát di chuyển bất hợp pháp như vậy. Cuộc di cư quy mô lớn đầu tiên đến Sabah hiện đại diễn ra trong thập niên 1970, khi hàng trăm nghìn người tị nạn Philippines, chủ yếu là người Moro, bắt đầu đến bang do bất ổn chính trị tại miền nam Philippines. Không giống trường hợp của người tị nạn Việt Nam tại Malaysia Bán đảo, khi hầu hết người Việt rời đi để duy trì cân bằng dân tộc cho người Mã Lai tại đó, người tị nạn Philippines tại Sabah được một số chính trị gia trong bang hoan nghênh, hầu hết là thành viên USNO, BERJAYA cũng như chính đảng UMNO chi phối chính phủ liên bang, nhằm gia tăng cán cân dân tộc theo hướng có lợi cho người Mã Lai khi quyền tự trị của bang trong vấn đề di dân bị vận dụng vì mục tiêu chính trị. Từ năm 2000, khoảng 20.000 người Hồi giáo ngoại quốc từ Philippines và Indonesia đã kết hôn với người Sabah bản địa, ngoài ra còn có một số nam giới ngoại quốc từ Afghanistan, Algérie và Bangladesh kết hôn với nữ giới Sabah địa phương. Ngày nay, hầu hết các thành thị và khu vực kinh doanh lớn tại Sabah nằm dưới sự chi phối của người Hoa thuộc các phân nhóm Khách Gia, Quảng Đông và Mân Nam, cũng như một số người Nam Á (người Ấn Độ và người Pakistan), họ hầu hết là người sở hữu cửa hàng và cửa hiệu do họ di cư đến miền bắc Borneo với thân phận lao công và từng phục vụ quân đội thực dân Anh. Một số di dân người Java phục vụ trong các đồn điền của người Anh từ thời kỳ thuộc địa. Ngoài ra, các di dân Indonesia mới đến thuộc dân tộc Bugis, Flores, Toraja và Timor bắt đầu tìm các cơ hội việc làm từ thập niên 1980. Cộng đồng Philippines Cơ Đốc giáo lâu năm hơn từng làm việc cho thực dân Anh với các nghề như kỹ sư, thanh tra viên, khởi thảo viên, y tá, giáo viên trường học, thư ký và các chuyên gia khác. Sự hiện diện của người Thái cũng đáng kể với các cửa hiệu và cửa hàng Thái cùng các công nhân làm việc trong vai trò chuyên gia nông nghiệp, công nhân xây dựng cũng như ngành xoa bóp kiểu Thái. Một lượng nhỏ người Myanmar và người Việt làm việc cho chủ lao động địa phương Sabah trong ngành ngư nghiệp và thủy thủ, song nhiều ngư dân Việt Nam không làm việc cho chủ lao động mà sử dụng thuyền đăng ký tại bang để đánh cá tại vùng biển Sabah do vùng biển Việt Nam bị ô nhiễm. Một lượng nhỏ công nhân đến từ Bangladesh và Campuchia, song việc nhập khẩu công nhân từ Bangladesh bị hạn chế từ năm 2015. Trong những năm dây đây, ngày càng nhiều ngoại kiều đến từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Châu Âu, song không rõ con số chính xác. == Văn hóa == Văn hóa Sabah đa dạng do các dân tộc khác biệt ở mức độ lớn. Tại khu vực duyên hải, văn hóa Sabah chịu ảnh hưởng từ văn hóa Mã Lai Brunei và Bajau Bờ Tây tại phía bờ tây, còn tại bờ đông thì chịu ảnh hưởng từ văn hóa Bajau Bờ Đông, Bugis và Suluk với Hồi giáo là bộ phận quan trọng trong cuộc sống của họ. Cơ Đốc giáo là một phần quan trọng đối với văn hóa bản địa tại khu vực nội lục, trong đời sống hàng ngày của người Kadazan-Dusun, Murut và Rungus bên cạnh tục lệ cũ về thuyết vật linh và dị giáo truyền thống. Kết hôn dị chủng giữa các dân tộc và tôn giáo khác nhau là điều phổ biến tại Sabah. Tồn tại một số làng văn hóa trưng bày văn hóa bản địa Sabah như Làng Văn hóa Borneo, Làng Văn hóa Mari Mari và Làng Văn hóa Monsopiad, có biểu diễn văn hóa. Bảo tàng Sabah có một số bộ sưu tập đồ tạo tác, đồ đồng và đồ gốm chứa đựng văn hóa đa dạng của Sabah, lịch sử tự nhiên, lịch sử mậu dịch và văn minh Hồi giáo cùng với một vườn dân tộc thực vật học và trung tâm khoa học-kỹ thuật. Các bảo tàng gồm Bảo tàng Agop Batu Tulug, Nhà Agnes Keith, Bảo tàng Di sản Sandakan, Bảo tàng Ca cao Teck Guan và Bảo tàng Kỳ quan 3D. Có một số kiến trúc Anh được bảo tồn như Tháp Đồng hồ Atkinson và Dinh Kinarut cùng một số nhà kỷ niệm và bia kỷ niệm. === Mỹ thuật và thủ công === Các sản phẩm thủ công và kỷ niệm thuộc sản phần du lịch tại Sabah và chủ yếu tập trung tại các khu vực nông thôn bất chấp nhiều sáng kiến của chính phủ bang nhằm khuyến khích thương mại hóa nghệ thuật. Trung tâm Đồ thủ công Sabah (thuộc Yayasan Group) được chính phủ bang thành lập vào năm 2012 để bảo tồn, xúc tiến cũng như phổ biến đồ thủ công của bang đến thị trường địa phương và quốc tế. Ngoài ra, chương trình Sabah Crafts Exotica được tổ chức hàng năm từ năm 2011 tại các bảo tàng địa phương nhỏ khác nhau. Sau nhiều sáng kiến của chính phủ bang nhằm khuyến khích doanh nhân địa phương quan tâm đến đồ thủ công, có tổng cộng 526 doanh nhân vào năm 2010 và tăng lên 1.483 vào năm 2013 và 1.702 vào năm 2014 với tổng giá trị bán hàng lên đến 31-56 triệu ringgit. Mỗi dân tộc tại Sabah lại có nhạc cụ truyền thống riêng, dân tộc duyên hải như Bajau, Mã Lai Brunei, Bugis, Illanun, Kedayan và Suluks có trống gendang, trống kompang và dàn cồng chiêng kulintangan; còn các dân tộc nội lục như Dusun có bungkau, sompoton và turali, người Kadazan có tongkungon, người Murut có tagunggak, người Rungus có sundatang, tontog và turuding; sáo trúc suling là nhạc cụ được hầu như toàn bộ các dân tộc trong bang sử dụng. Mỗi dân tộc cũng có các vũ điệu truyền thống riêng; người Kadazan-Dusun nổi tiếng với vũ điệu Sumazau, người Murut có Magunatip, người Rungu có Monigol Sumundai, người Mã Lai Brunei có Adai-Adai, người Bajau Bờ Tây có Limbai và Kuda Pasu, người Bajau Bờ Đông và người Suluk có Pangalay (còn gọi là Daling-Daling hay Mengalai), người Bisaya có Liliput và người Mã lai Cocos có Dansa và Nona Mansaya cùng nhiều vũ điệu khác từ các phân nhóm dân tộc khác. Bên cạnh đó, bang Sabah cũng được biết đến với sản phẩm vải batik song ngành này vẫn nhỏ so với các bang sản xuất batik lớn tại bờ đông của Malaysia Bán đảo. Vải batik đã được thương mại hóa vào thị trường quốc tế. === Ẩm thực === Các món ăn nổi tiếng tại Sabah gồm có Beaufort mee, bosou, hinava, ngiu chap, pinasakan, Sipitang satay, Tuaran mee, và tuhau. Ngoài ra, Sabah cũng có một số món ăn nhẹ như amplang, cincin, lidah, pinjaram và bánh nhân quả Sandakan và món tráng miệng như lamban, punjung và pudding dừa Tuaran. Mỗi dân tộc có ẩm thực riêng với các phong cách khác nhau trong chuẩn bị, nấu, cách phục vụ và ăn. Các công ty có trụ sở tại Sabah thúc đẩy các đồ uống của bang như cà phê Tenom và trà Sabah. Cư dân bản địa có một số đồ uống có cồn như bahar, lihing, montoku, sikat, talak, tapai và tuak; và Sabah trở thành bang tiêu thụ đồ uống có cồn cao thứ ba toàn quốc sau Kuala Lumpur và Sarawak. English Tea House and Restaurant tại Sandakan là một địa điểm xúc tiến văn hóa trà Anh. Các cửa hiệu và cửa hàng quốc tế khác phục vụ đồ ăn phương Tây, Trung Đông, Brunei, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Cùng với số du khách ngày càng tăng với mục đích du lịch ẩm thực, điều này làm nâng cao nhận thức địa phương về tầm quan trọng của thực phẩm địa phương đối với du lịch bang. === Phác họa trên truyền thông === Joseph Hatton phát hành một trong các sách đầu tiên mang tựa đề "North Borneo – Explorations and Adventures in the Equator" (1886) dự trên ghi chép thám hiểm của con trai ông là Frank Hatton, người phục vụ cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo. Ada Pryer viết một cuốn sách về cuộc sống của bà tại Bắc Borneo có tựa đề "A Decade in Borneo" (1894, tài bán năm 2001) khi chồng bà là William Pryer phục vụ cho Công ty Đặc hứa Bắc Borneo. Những thước phim đầu tiên được biết đến về Bắc Borneo đến từ ba bộ phim Hoa Kỳ của Martin và Osa Johnson có tựa đề "Jungle Adventures" (1921), "Jungle Depths of Borneo" (1937) và "Borneo" (1937). Tác gia người Úc Wendy Law Suart sống tại thủ phủ Bắc Borneo từ năm 1949 đến năm 1953 và viết một cuốn sách có tựa đề "The Lingering Eye – Recollections of North Borneo" dựa trên trải nghiệm của bà tại đây. Tác gia người Anh K.G. Tregonning viết một cuốn sách về chuyến đi của ông từ Singapore đến Jesselton trong cuốn sách có tựa đề "North Borneo" (1960). Nhiều phim Mỹ khác được thực hiện trong bang, như "Three Came Home" (1950), một phim Hollywood dựa trên hồi ký của Agnes Newton Keith trong sách của bà miêu tả tình hình Chiến tranh thế giới thứ hai tại Sandakan. Keith cũng viết ba cuốn sách khác về bang là "Land Below the Wind", "White Man Returns" và "Beloved Exiles". Trong phiên bản cách tân của Earl Mac Rauch tiểu thuyết "Buckaroo Banzai" (Pocket Books, 1984; tái bản 2001), cũng như phim DVD, kẻ thù của Buckaroo là Hanoi Xan được cho là có căn cứ bí mật tại Sabah, trong một "thành phố di tích các hang động". "Bat*21" (1988) là một phim khác của Hoa Kỳ miêu tả Chiến tranh Việt Nam được quay tại các điểm khác nhau tại các khu ngoại ô phía bắc của Kota Kinabalu, gồm Menggatal, Telipok, Kayu Madang và Lapasan. Tác gia người Anh Redmond O'Hanlon cũng viết một cuốn sách có tựa đề "Into the Heart of Borneo" (1984) về đảo Borneo. Trong khi tác gia người Úc Lynette Ramsay Silver viết hai cuốn sách về lịch sử Sabah là "Sandakan – A Conspiracy of Silence" (1998) và "Blood Brothers – Sabah and Australia 1942–1945" (2010). Đầu năm 2016, một "Hồ sơ danh dự" lưu danh 2.479 binh sĩ Anh và Úc thiệt mạng tại Sabah trong Chiến tranh thế giới thứ hai được một cựu chiến binh Anh trình cho chính quyền Sabah, hồ sơ liệt kê lý lịch mỗi tù binh chiến tranh trên Hành trình Chết chóc Sandakan. Sau khi điện ảnh Malaysia khởi đầu trong thập niên 1970 cùng với việc hình thành Sabah Film Production, một số phim địa phương được sản xuất và quay tại bang bằng vốn nhà nước, trong số đó có "Keluarga Si Comat" (1975) và "Hapuslah Air Matamu" (1976) (sản xuất với cộng tác của Indonesian Film Production). Abu Bakar Ellah (quần chúng gọi là Ampal) sau đó trở thành nghệ sĩ hàng đầu của điện ảnh hài kịch Sabah với phim có tựa đề "Orang Kita". Ngày nay, các phim truyền hình và phim tài liệu do bang sản xuất thường được phát sóng trên TVi, TV1 hay TV2 trong khi âm nhạc của bang được phát trên sóng phát thanh thông qua Bayu FM, Kupi-Kupi FM, Sabah FM và Sabah vFM. Sabah được mô tả trong chương trình thực tế nổi tiếng của Anh "Survivor: Borneo" và chương trình "Eco-Challenge Borneo" của Hoa Kỳ vào năm 2000. Năm 2001, bang được mô tả trong một phim tài liệu của Philippines mang tựa đề "Sabah: Ang Bagong Amerika?" của Vicky Morales về chuyện những di dân Philippines từ Quần đảo Sulu chạy trốn đói nghèo tại Philippines bằng cách đến Sabah bất hợp pháp. Năm 2003, bang được mô tả trong "The Amazing Race" lần đầu tiên cũng như trong phim truyền hình Hồng Kông 2009 "Phú quý môn". Bang cũng được mô tả trong phim tài liệu Hoa Kỳ năm 2014 tựa đề "Sacred Planet" và trong phiên bản mới của "The Amazing Race" cũng như trong một chương trình thực tế của Hàn Quốc mang tên "Luật Rừng", đều trong năm 2014. === Ngày lễ === Người Sabah cử hành một số ngày lễ trong năm. Bên cạnh các ngày lễ cấp quốc gia là Ngày Độc lập và ngày Malaysia cùng ngày sinh nhật thống đốc bang, Sabah bắt đầu kỷ niệm ngày Tự quản Sabah vào 31 tháng 8. Mỗi dân tộc lại kỷ niệm các lễ hội, và văn hóa nhà mở (rumah terbuka) với thành viên từ các dân tộc và tôn giáo khác là một chuẩn mực, đặc biệt là hôn nhân liên dân tộc. Sabah là bang duy nhất tại Malaysia tuyên bố Kaamatan là một ngày nghỉ công cộng. Sabah và Sarawak là hai bang tại Malaysia tuyên bố Thứ sáu Tuần Thánh là một ngày nghỉ công cộng. Có ít nhất tám lễ hội được tổ chức thường niên tại Sabah như Lễ hội Chim Borneo, Lễ hội Điện ảnh Sinh thái Borneo, Lễ hội Ẩm thực Kota Kinabalu, Lễ hội Jazz Kota Kinabalu, Lễ hội Thuyền rồng Sabah, Lễ hội Sabah, Lễ hội Văn hóa dân gian Quốc tế Sabah và Lễ hội Âm nhạc Hoàng hôn Sabah. === Thể thao === Bắc Borneo cử đội tuyển riêng tham gia Thế vận hội Mùa hè 1956, Đại hội Thể thao Đế quốc Anh và Thịnh vượng chung Anh 1958 và 1962, cũng như Á vận hội 1962 trước khi các vận động viên địa phương bắt đầu đại diện cho Malaysia sau năm 1963. Nhằm sản sinh thêm nhiều vận động viên và nhằm cải thiện và nâng cao trình độ thể thao trong bang sau khi trở thành một phần của Malaysia, Hội đồng Thể thao Bang Sabah được thành lập vào năm 1972. Ngoài ra, Ban Thể thao và Văn hóa Sabah được thành lập vào tháng 9 năm 1976 song bị đình chỉ vào tháng 12 năm 1978 trong hơn hai năm. Ngày 31 tháng 12 năm 1996, ban này được phân chia thành Cơ quan Thể thao Sabah và Ban Văn hóa Sabah cùng một ban mới được thành lập là Ban Thể thao Sabah. Sabah đăng cai Đại hội Thể thao toàn quốc Malaysia SUKMA vào năm 2002. Bang cũng cử đội tuyển đại diện cho Malaysia tại Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Ngoài tập trung vào các môn thể thao chính, Sabah cũng có 11 môn thể thao truyền thống. Sabah có 12 tổ hợp thể thao với ba sân vận động lớn. Sân vận động Likas là sân vận động chính của Câu lạc bộ bóng đá Sabah, tiếp đến là Sân vận động Penampang và Sân vận động Tawau. Câu lạc bộ bóng đá Sabah được thành lập vào năm 1963, từng đạt danh hiệu trong Giải Liên đoàn bóng đá Malaysia năm 1995, Giải Ngoại hạng Malaysia năm 1996 và 14 danh hiệu tại Giải Borneo trước đây. Câu lạc bộ khôi phục tình trạng tư hữu vào năm 1996, sau một thời gian dài do chính phủ bang giám sát. Tuy nhiên sau tranh luận giữa câu lạc bộ và Ban Thể thao Sabah, Câu lạc bộ bóng đá Sabah bị hội đồng thể thao của bang đình chỉ vào ngày 15 tháng 1 năm 1998 và quyền quản lý được giao cho Bộ Thanh niên và Thể thao Malaysia. Động thái này được nhận định là vi phạm các quy tắc của FIFA rằng không được có can thiệp của chính phủ đối với tổ chức bóng đá. == Tham khảo == Ghi chú == Liên kết ngoài == Cổng thông tin Chính phủ Sabah Cơ quan du lịch Sabah Pháp luật Sabah
steve ballmer.txt
Steven Anthony Ballmer (sinh ngày 24 tháng 3 năm 1956 tại Detroit, Michigan) là một doanh nhân người Mỹ và là Giám đốc điều hành của Tập đoàn Microsoft từ tháng 1 năm 2000. Ballmer là người đầu tiên trở thành tỷ phú (đô la) theo giá trị cổ phiếu thu được với vai trò là nhân viên của một tập đoàn mà ông ta không phải là người sáng lập hay là họ hàng của người sáng lập. Trong Bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới năm 2007 của Tạp chí Forbes, Ballmer được xếp là người giàu thứ 31 trên thế giới, với tài sản ước tính trị giá 15 tỷ Đô la Mỹ. == Sự nghiệp == Sau khi tốt nghiệp trường Harvard với tấm bằng về toán học và kinh tế, Ballmer làm việc hai năm ở công ty Procter & Gamble với vị trí trợ lý giám đốc sản phẩm trước khi ghi tên vào trường Đại học Kinh doanh Stanford để lấy tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Ông bỏ học ở Stanford một năm sau đó khi Bill Gates thuyết phục ông làm việc ở Microsoft. Ballmer trở thành nhân viên thứ 24 của Microsoft vào tháng 6 năm 1980, giám đốc kinh doanh đầu tiên Gates mướn. Thoạt đầu ông được đề nghị mức lương $50.000 cùng với một tỷ lệ sở hữu trong công ty. Khi Microsoft trở thành tập đoàn năm 1981, Ballmer đã sở hữu 8% công ty. Ballmer từng là trưởng một số bộ phận ở Microsoft, bao gồm Bộ phận Phát triển Hệ điều hành, Bộ phận Điều hành, và Bộ phận Bán hàng và Hỗ trợ. Tháng 7 năm 1998, ông được đề bạt làm chủ tịch, và ngày 13 tháng 1 năm 2000, ông trở thành giám đốc điều hành khi Gates rời bỏ chức vụ đó. Trong khi Gates vẫn duy trì việc quản lý phần công nghệ, Ballmer chịu trách nhiệm tài chính cho công ty. Năm 2003, Ballmer bán 8,3% cổ phần, chỉ để lại 4% khoản góp vốn trong công ty. Cũng năm đó, Ballmer thay đổi chương trình bán cổ phiếu cho nhân viên, chương trình đã tạo ra những triệu phú nhân viên, bằng chương trình trợ cấp cổ phiếu (stock grant program). Hiện nay, Ballmer là nhân viên phục vụ lâu nhất trong Microsoft chỉ sau Gates. Ballmer đã kết hôn với Connie Snyder (cũng là nhân viên Microsoft) và có ba con. == Hình ảnh == Ballmer nổi tiếng với khuynh hướng thể hiện bản thân một cách ồn ào và nồng nhiệt. Một biến cố nổi tiếng vào năm 1991 đã khiến dây thanh quản của ông phải cần tới sự giúp đỡ của bác sĩ khi ông la lớn "Windows, Windows, Windows" liên tục trong một cuộc gặp mặt ở Nhật. Với đỉnh cao của truyền hình Internet hiện nay, những sự cố như vậy trở nên nổi tiếng một cách nhanh chóng. === Những đoạn phim lan truyền === Cảnh phim mô tả Ballmer trong lúc đăng đàn tại những sự kiện của Microsoft được lan truyền rộng khắp trên internet, trở thành những thứ được gọi là "đoạn phim virus" (viral videos). Cảnh phim nổi tiếng nhất với tựa đề phổ biến "Con khỉ nhảy múa" (Dance Monkeyboy), quay cảnh Ballmer đang nhảy nhót và la hét trên sân khấu trong khoàng 45 giây sau khi được giới thiệu trong hội nghị nhân viên. Một đoạn phim khác, được quay ở hội nghị các nhà phát triển chỉ vài ngày sau đó, có cảnh Ballmer người ướt sũng mồ hôi đang nói như cầu kinh từ "developer", ít nhất 15 lần, trước những người đang xem với thái độ hoang mang. === Trên thương trường === Ballmer còn được biết đến như một người luôn chỉ trích những công ty và sản phẩm cạnh tranh của họ. Ông đã so sánh hệ thống phần mềm Linux miễn phí như là "[...] một căn bệnh ung thư bám chặt vào mọi thứ nó chạm tới." và trước đó đã mô tả nó có "[...] những đặc tính của chủ nghĩa cộng sản mà mọi người mê muội về nó." Vào năm 2004, ông đã có phát biểu được đưa lên những hàng tít đầu khi cho rằng định dạng âm nhạc phổ biến nhất trên iPods là "đồ ăn cắp". Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Fortune, khi được hỏi có sử dụng iPod không, ông đã trả lời "Không, tôi không xài. Và những đứa con tôi cũng vậy. Các con tôi cũng có nhiều lúc cư xử không đúng mực như bao đứa trẻ khác. Nhưng ít nhất có một nguyên tắc chúng cần tuân theo: Không sử dụng Google, không dùng iPod." == Chân dung == Bad Boy Ballmer: The Man Who Rules Microsoft (2002), Fredric Alan Maxwell, ISBN 0-06-621014-3 (tiểu sử chưa được xác nhận) Chương trình phóng sự tài liệu Pirates of Silicon Valley năm 1999 với Ballmer là vai chính, do diễn viên John Di Maggio đóng. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chuyến thăm VN một ngày của Tổng giám đốc Microsoft Lịch sử công ty Danh sách những người giàu nhất thế giới của tập chí Forbes Phỏng vấn với South China Morning Post Một phần của danh sách "10 người đừng nên dính dáng tới" của Business 2.0 Steve Ballmer khai mạc Trung tâm Sáng tạo Microsoft, Kuwait (25 tháng 4 năm 2007)
creative commons.txt
Creative Commons (viết tắt CC) (Tài sản sáng tạo công cộng) là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc mở rộng số lượng tác phẩm có tính sáng tạo mà người khác có thể tạo lại hoặc chia sẻ. Tổ chức đã ban hành một số giấy phép bản quyền được biết với tên gọi Giấy phép Creative Commons. Những giấy phép này, tùy thuộc vào từng loại, chỉ giữ lại một số quyền nào đó (hoặc giữ lại quyền gì) đối với tác phẩm. == Mục tiêu == Những giấy phép Creative Commons cho phép người giữ bản quyền trao cho cộng đồng tất cả hoặc một phần quyền lợi của họ trong khi vẫn giữ lại cho mình một số quyền thông qua các mô hình ghi giấy phép và thỏa thuận khác nhau trong đó có dâng tặng vào phạm vi công cộng hoặc điều khoản giấy phép nội dung mở. Mục đích là để tránh những vấn đề mà luật bản quyền hiện tại tạo khi chia sẻ thông tin. Dự án cung cấp một vài giấy phép tự do mà người sở hữu bản quyền có thể sử dụng khi phát hành tác phẩm của họ trên mạng. Nó cũng cung cấp siêu dữ liệu RDF/XML để mô tả giấy phép và tác phẩm, giúp cho việc tự động xử lý và tìm kiếm các tác phẩm có ghi giấy phép được dễ dàng hơn. Creative Commons cũng cung cấp giao ước "Bản quyền của Người sáng lập", dùng để tái sáng tạo những tác động của Bản quyền Hoa Kỳ gốc do những người sáng lập Hiến pháp Hoa Kỳ sáng tạo ra. Tất cả những nỗ lực này, và các nỗ lực khác nữa, nhằm chống lại tác động của những điều mà Creative Commons cho rằng đó là văn hóa cấp phép đang dần khó khăn hơn và đang lấn át. Theo như lời của Lawrence Lessig, người sáng lập ra Creative Commons và nguyên Chủ tịch Hội đồng, nó là "một thứ văn hóa mà ở đó những người sáng tạo chỉ có thể tạo ra thứ gì đó với sự cho phép từ đấng tối cao, hoặc từ người sáng tạo ra nó trước đây". Lessig bảo vệ quan điểm của mình rằng văn hóa hiện đại bị những người phân phát nội dung truyền thống lấn át để duy trì và tăng cường sự độc quyền của họ đối với những sản phẩm văn hóa như âm nhạc đại chúng hoặc điện ảnh đại chúng, và rằng Creative Commons có thể cung cấp những thay thế khác cho những hạn chế này. == Lịch sử == Trước khi Giấy phép Creative Commons xuất hiện đã có Giấy phép Xuất bản Mở và Giấy phép Văn bản tự do GNU (GFDL). GFDL chủ yếu tập trung vào giấy phép cấp cho các văn bản mô tả phần mềm, nhưng nó cũng được sử dụng bởi những dự án không liên quan đến phần mềm như Wikipedia. Giấy phép Xuất bản Mở hiện hầu như không còn tồn tại, và người sáng tạo ra nó đã khuyên các dự án mới không nên sử dụng nó nữa. Cả hai giấy phép này đều chứa những phần tùy chọn, mà theo ý kiến của những nhà phê bình, khiến cho nó ít "tự do" hơn. Giấy phép GFDL khác với CC ở chỗ nó yêu cầu tác phẩm ghi giấy phép phải được phân phối ở dạng "trong suốt", có nghĩa là không được có yếu tố sở hữu và/hoặc yếu tố bí mật. Creative Commons chính thức thành lập năm 2001 tại San Francisco. Lawrence Lessig, sáng lập viên và cựu chủ tịch, đã khởi đầu tổ chức như một cách phụ trợ để đạt được mục tiêu trong vụ kiện Tòa án Tối cao, Eldred kiện Ashcroft. Loạt giấy phép Creative Commons đầu tiên được xuất bản vào ngày 16 tháng 12 năm 2002. Chính bản thân dự án đã được vinh danh vào năm 2004 với Giải thưởng Nica Vàng tại Prix Ars Electronica, với thể loại "Tầm nhìn Mạng". Creative Commons lần đầu tiên được đưa ra toàn án vào đầu năm 2006, khi người quay phim ngắn Adam Curry kiện một tờ báo Hà Lan đã xuất bản hình của ông đăng trên trang Flickr mà chưa xin phép. Bức hình được ghi giấy phép Creative Commons NonCommercial (phi thương mại). Tuy lời phán quyết có lợi cho Curry, tờ báo vẫn tránh được việc phải trả tiền bồi thường cho ông ta miễn là họ không lặp lại sự vi phạm. Một phân tích về phán quyết nói rằng, "Quyết định của Tòa án Hà Lan đặc biệt đáng chú ý vì nó khẳng định rằng những điều kiện của giấy phép Creative Commons tự động được áp dụng do những nội dung ghi giấy phép của nó, và gắn điều này với người sử dụng nội dung đó thậm chí không cần sự đồng ý, hoặc để ý đến nó, hoặc những điều kiện mà giấy phép đặt ra" Vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, Giáo sư Lessig nghỉ chức chủ tịch và chỉ định Joi Ito làm chủ tịch mới, trong một buổi lễ diễn ra ở Second Life. == Địa phương hóa == Giấy phép Creatvie Commons gốc không địa phương hóa được viết theo định hướng của hệ thống luật pháp Hoa Kỳ, do đó lời lẽ có thể không tương thích với những quy định khác nhau theo từng nước và khiến cho giấy phép không thể thi hành được theo những luật pháp khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, Creative Commons Quốc tế bắt đầu cho ra những giấy phép khác nhau để phù hợp với luật pháp từng nước và luật riêng tư. Đến tháng 1 năm 2007, đã có 34 giấy phép cụ thể theo từng luật, với 9 loại luật khác đang trong quá trình soạn thảo, và ngày càng nhiều nước tham gia vào dự án. == Những dự án đang sử dụng giấy phép Creative Commons == Vài triệu nội dung trên web sử dụng giấy phép Creative Commons. Nội dung Chung được thiết lập bởi Jeff Kramer với sự hợp tác từ Creative Commons, và hiện được duy trì bởi các tình nguyện viên. === Các ví dụ về phạm vi áp dụng CC === Danh sách sau cung cấp một số ví dụ ngắn về những dự án ghi giấy phép CC sử dụng giấy phép Creative Commons đối với đa số các nội dung của nó. Cổng thông tin, tập hợp và lưu trữ Flickr, Internet Archive, Wikimedia Commons, Ourmedia, deviantART, ccMixter Ấn bản chính quy Public Library of Science, Proceedings of Science, Sino-Platonic Papers Tài liệu mang tính hướng dẫn MIT OpenCourseWare, Clinical Skills Online, MIMA Music, Second Life Open SLedware Nội dung hợp tác Wikinews, Wikivoyage, Memory Alpha, Uncyclopedia, Jurispedia, Microsoft Developer Network, Open Architecture Network và những người khác. Blogs, Videoblogs, và Podcasts Groklaw, This Week in Tech,: Rocketboom, Jet Set Show, newspaperindex Báo chí Báo 20 minutes, Tạp chí Blast Bản đồ OpenStreetMap Văn hóa tiến bộ Jamendo, BeatPick, Revver, GarageBand.com, blip.tv Phản văn hóa Star Wreck Điện ảnh Elephants Dream Bumper stickers Bumperactive Khiêu dâm The Good Girl === Nhãn hiệu thu âm === BeatPick Comfort Stand Recordings Jamendo Kahvi Collective Krayola Records LOCA Records Magnatune OnClassical Opsound Small Brain Records Quote Unquote Records Thinner/Autoplate Vosotros Music == Công cụ để tìm các nội dung giấy phép CC == Trang tìm kiếm của Creative Commons Tìm kiếm Creative Commons của Yahoo Common Content Trình duyệt Mozilla Firefox với chức năng tìm kiếm Creative Commons mặc định The Internet Archive - Dự án để duy trì một lưu trữ các tài nguyên đa phương tiện, trong đó có nội dung có bản quyền CC Ourmedia - Lưu trữ tập tin do Internet Archive hỗ trợ ccHost - Phần mềm máy chủ web do ccmixter và Open Clip Art Library sử dụng MusiCC - "Your Free Social Booking" === Âm thanh và âm nhạc === Cộng đồng Electrobel - Hơn 10.000 bài hát điện tử được phát hành dưới giấy phép CC. iRATE radio Adrenalinic Sound - Italy Gnomoradio Starfrosch Blog Cộng đồng MP3 với Phần Creative Commons khổng lồ BeatPick Trang nhạc ghi giấy phép CC Jamendo - Kho album nhạc có giấy phép Creative Commons CC:Mixter - Trang cộng đồng Creative Commons Remix. Date a Conocer - Một kho nhạc của Tây Ban Nha phát hành dưới các giấy phép Creative Commons === Hình ảnh === Everystockphoto.com - Bộ tìm kiếm và đánh dấu thành viên cho các hình Creative Commons [3] Open Clip Art Library == Chỉ trích == Trong năm đầu tiên của tổ chức, Creative Commons đã trải qua một giai đoạn "tuần trăng mật" với rất ít lời chỉ trích. Tuy nhiên gần đây, những lời chỉ trích tập trung vào những bước đi của Creative Commons và làm thế nào nó có thể tồn tại với những giá trị và mục tiêu của mình. Các phê bình có thể chia làm hai loại than phiền về việc thiếu: Đạo đức - Những người thuộc nhóm này chỉ trích Creative Commons thất bại trong việc đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu cho các giấy phép, hoặc vì các giấy phép không dựa trên tinh thần đạo đức. Những nhóm người này tranh cãi rằng Creative Commons nên định nghĩa, và đáng ra phải định nghĩa rồi, một tập các quyền tự do và quyền lợi căn bản mà tất cả các giấy phép CC đều phải gán. Những điều khoản này có thể là hoặc không có cùng sự tự do căn bản như là trung tâm của phong trào phần mềm miễn phí. Cụ thể hơn, Richard Stallman đã phê phán những giấy phép mới không cho phép quyền tự do sao chép tác phẩm để phục vụ cho mục đích phi thương mại, và đã nói rằng ông sẽ không ủng hộ tổ chức Creative Commons nữa, vì giấy phép đã từ chối cung cấp điều kiện này như quyền tự do chung căn bản. Tuy nhiên, hiện nay Creative Commons đã bỏ những giấy phép đó, và tất cả những giấy phép hiện nay của họ đều cho phép quyền tự do tối thiểu này. Chính trị - Với mục tiêu là phân tích một cách sâu sắc sự thành lập của phong trào Creative Commons và đưa ra những bài phê bình cao độ (như Berry & Moss 2005, Geert Lovink, phong trào Văn hóa Tự do). Một trong những quan tâm đáng chú ý trong kiểu phê bình này là về vai trò mà Creative Commons đáng đóng như một bộ lọc đoàn thể vô ý thức. Như đã nói trong Martin Hardie và "Sự thờ bái Creative License", "Khi một người kiểm tra kỹ lưỡng về loại 'quyền tự do' chính xác nào là cao nhất để đi với những giấy phép này, họ có thể nhanh chóng khám phá ra rằng họ chủ yếu thiết lập những công cụ để làm lợi cho những hội viên mới của công ty". Cách nghĩ thông thường - Những người này thường rơi vào loại "nó không cần thiết" hoặc "nó vứt bỏ quyền lợi của người dùng" (xem Toth 2005 hoặc Dvorak 2005). Chuyên gia bản quyền - Những người này thường được lãnh đạo bởi ngành công nghiệp nội dung và tranh cãi rằng Creative Commons không hiệu quả, hoặc nó đang xem nhẹ vấn đề bản quyền (Nimmer 2005). == Xem thêm == Giấy phép Creative Commons Danh sách những tác phẩm dưới giấy phép Creative Commons Copyleft FairShare Nội dung tự do Phần mềm tự do Miễn phí khác với Tự do Nội dung mở Mã nguồn mở Phạm vi công cộng Science Commons Share-alike == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Creative Commons and Creative Commons Wiki A short Flash animation describing Creative Commons International Commons: Creative Commons initiatives outside the United States ccPublisher -(a tool to tag files with a Creative Commons license and upload them to the Internet Archive) Plugin for Mozilla Firefox -(displays Creative Commons attributes in the status bar) Common Content -- "a catalog of works licensed in the Creative Commons" Yahoo! Search for CC content Creative Commons Explained: Lawrence Lessig on The Hour with George Stroumboulopoulos === Bài báo === "The Commons: The Commons as an Idea - Ideas as a Commons" -(article by David M. Berry about the commons and ideas) "BBC to Open Content Floodgates The BBC's Creative Archive project" -(article in Wired magazine on the BBC's use of Creative Commons licenses) "Creative Commons: Let’s be creative together" -(from "Framasoft") "Take My Music... Please" -(a Newsweek article about Creative Commons by Brian Braiker) "Creative Commons Humbug" -(critical article in PC Magazine by John C. Dvorak) "Creative Humbug" -(critical article by Péter Benjamin Tóth) "Creative Humbug? Bah the humbug, let’s get creative!" -(response to Tóth's criticism by Mia Garlick) Berry, D. M. & Moss, G. (2005). On the "Creative Commons": a critique of the commons without commonality. Free Software Magazine. No. 5. Berry, D. M & Moss, G. (2005). Libre Commons = Libre Culture + Radical Democracy. Noema. No. 44. Fitzgerald, Michael (2005), Copyleft hits a Snag. Technology Review Hill, Benjamin Mako. (2005). Towards a Standard of Freedom: Creative Commons and the Free Software Movement. Nimmer, Raymond (2005). Open source license proliferation, a broader view Orlowski, Andrew (2005). On Creativity, Computers and Copyright. The Register Tóth, Péter Benjamin. (2005). Creative Humbug: Personal feelings about the Creative Commons licenses Richard Stallman explains his disagreement with Creative Commons A Debian Developer gives his summary of problems discussed on the debian-legal mailing list (note that this comments on the outdated 2.0 versions of the licenses) "Why the BBS Documentary is Creative Commons" by Jason Scott Greentown article Overview of copyright history from 1556 leading to Creative Möller, Erik (2006). The Case for Free Use: Reasons Not to Use a Creative Commons NC License. Open Source Jahrbuch 2006. Find music for your broadcast & avoid paying HUGE royalties.
ngựa anglo-norman.txt
Ngựa Anglo-Norman là một giống ngựa của Pháp được phát triển ở vùng hạ Normandy, miền bắc nước Pháp. Một trung tâm lớn của các giống ngựa, khu vực này có rất nhiều loại đã được lai tạo với nhau và sau đó lai với Ngựa Thuần Chủng Thoroughbred để tạo thành ngựa Ngựa Anglo-Norman. Ngựa Anglo-Norman cũng góp phần vào sự phát triển của một số giống khác ở châu Âu và châu Á. == Tổng quan == Ngựa Anglo-Norman đã được phát triển trong những năm đầu thế kỷ 19, và cùng với Thoroughbred và máu Norman địa phương, ảnh hưởng đã được nhìn thấy từ các giống khác, bao gồm ngựa chạy nước kiệu của Anh và Nga. Vào giữa thế kỷ 19, Ngựa Anglo-Norman là một giống phổ biến khắp nước Pháp, và vào năm 1864 một hiệp hội giống được thành lập. Trong khi chúng thường được mua bởi quân đội Pháp và được sử dụng như kỵ binh và pháo binh, đã có nhiều tranh cãi về việc liệu Ngựa Anglo-Norman là sự lựa chọn tốt nhất cho quân đội. Cuối thế kỷ 19 chứng kiến những cải tiến đáng kể trong chương trình nhân giống, mặc dù vẫn có một tranh chấp giữa các mục tiêu của các nhà lai tạo và nhu cầu của quân đội. Cơ giới hóa trong những năm đầu thế kỷ 20 làm giảm nhu cầu đối với các giống, và chiến đấu đáng kể trong Thế chiến II và Đức chiếm đóng của Pháp dẫn đến thiệt hại lớn cho các trung tâm giống và cái chết của nhiều con ngựa. Năm 1958, Ngựa Anglo-Norman đã được kết hợp với các loại khác của Pháp để tạo ra các Selle Français. Mặc dù chính phủ hỗ trợ tích cực cho chương trình nhân giống ngựa Selle Français, các biến thể được giữ lại, và Ngựa Anglo-Norman dòng máu tiếp tục có sự phân biệt trong nhiều thập kỷ sau khi hợp nhất. Người ta phân biệt ba loại: chạy nước kiệu ngựa được sử dụng cho xe khai thác, vận chuyển ngựa và quân sự, kỵ binh nặng, kỵ binh nhẹ, và ngựa pháo binh. Ngựa Anglo-Norman chạy lúp xúp là nhanh nhất ở Pháp và có tính kiên nhẫn và chăm chỉ làm việc. Đến năm 1966, giống ngựa Anglo-Norman đã tiếp tục được tiêu chuẩn hóa và được mô tả như là trung bình 61-67 inches, 155–170 cm cao, mặc dù đôi khi cao hơn, chúng mặt lồi, cổ dài, và vai và chân sau mạnh mẽ. Ngựa Anglo-Norman đã được biết đến với khả năng nhảy của mình == Lịch sử == === Trung cổ === Những con ngựa ban đầu ở Normandy và Brittany là con ngựa nhỏ của người Celt, người định cư ở Gaul cổ đại bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ ba, BC Sau đó, người La Mã lai chúng với ngựa cái lớn hơn, thế kỷ thứ 6, việc thực hành của xe đua ngựa đã được ghi nhận trong khu vực và bắt đầu từ thế kỷ thứ 10, những "con ngựa Norman" được mong muốn trên khắp châu Âu. Trong thế kỷ thứ 16, ngựa Norman đã được biết đến là nặng và mạnh mẽ, có thể kéo dài khoảng cách, và được sử dụng để kéo pháo. Ngựa Bắc Phi và máu Ả Rập đã được bổ sung trong thời gian trị vì của vua Louis XIV. Ngựa Ả Rập và Thoroughbreds đã ảnh hưởng lớn đến điều đó. Việc lai tạo thường gặp nhất là giữa ngựa cái bản địa được sử dụng bởi quân đội hay để kéo xe ngựa. === Thế kỷ 18 === Nguồn gốc của Ngựa Anglo-Norman là ở hạ Normandy, nổi tiếng với giống ngựa, nhờ vào khí hậu của nó và đất đai. Các giống phát triển chuyên ngành khu vực cụ thể. Le Merlerault là khu vực lâu đời nhất của xứ và chủ yếu là sản xuất ngựa yên, trong khi các thung lũng Cotentin và Auge sản xuất ngựa vận chuyển. Trung tâm chính cho chăn nuôi, đặc biệt là trong những đế chế Pháp thứ hai (1852-1870), là các đồng bằng xung quanh Caen. Ngày nay, Normandy, vẫn một trung tâm nuôi ngựa, là nơi có 20 phần trăm của tất cả các con ngựa cái của giống Selle Français, con ngựa thể thao quốc gia Pháp đã phát triển một phần lớn từ tiếng Ngựa Anglo-Norman. Khu vực này đã sản xuất rất nhiều Selle Français đã thành công trong thi đấu quốc tế. Trong phát triển ban đầu của nó, ngựa Norman, còn được gọi là Carrossier Normand, có nhiều kiểu khác nhau: Merlerault; ngựa đồng bằng Caen; Cotentin, La Hague. Từ Alençon, các Merlerault được phát triển từ Thoroughbred và đã rất phổ biến vào cuối của Chế độ cũ, kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18. Đó là một loại cỡ trung, đặc biệt phù hợp để cưỡi và kéo xe ngựa nhỏ. Các Cotentin là loại lâu đời nhất của Carrossier Normand từ đó Ngựa Anglo-Norman là một phần lớn phát triển, và cũng là tổ tiên của Norman Cob. Sử dụng cho các -khách sang trọng, Ngựa Contentin đã lớn hơn và chậm hơn so với những con ngựa chạy nước kiệu giống để đua. Cho đến năm 1775, ngựa Cotentin là vô song trong sự nổi tiếng ở Pháp và một số bộ phận khác của châu Âu như ngựa vận chuyển, và vẫn là một trong những giống xe ngựa phổ biến nhất trong các thế giới đến đầu thế kỷ thứ 19, khi nó biến mất do lai giống không được kiểm soát. Thế kỷ 19 Sau khi chiến tranh Napoleon, hầu như không có ngựa yên ở lại Pháp. Tình trạng này càng trầm trọng hơn bởi cải tiến cho cho đường giao thông, dẫn đến một nhu cầu lớn về ngựa vận chuyển, tiếp tục giảm nhu cầu đối với ngựa cưỡi. === Thế kỷ 19 === Giữa năm 1815 và năm 1850, chỉ có những người giàu có và quân đội tiếp tục mua ngựa cưỡi. Vào đầu thế kỷ 19, trong vùng hạ Normandy, các nhà lai tạo tập trung vào các giống Carrossier Normand, tổ tiên của Ngựa Anglo-Norman và ngựa Trotter Pháp được sử dụng chủ yếu như một con ngựa vận chuyển. Khi Carrossier Normand được lai với Thoroughbreds, một thực tế mà có thể bắt đầu vào khoảng năm 1830, kết hợp kết quả được gọi là "Ngựa Anglo-Norman". Khi ngựa cái bản địa khác của địa phương đã được lai với Thoroughbreds và Ả Rập, Tuy nhiên, các kết quả ban đầu đáng thất vọng. Tuy nhiên, mặc dù số dân số rất thấp cưỡi ngựa, trong những năm 1850 đầu, tác giả Ephrem Houël ghi nhận một loại Norman yên ngựa vẫn còn tồn tại Le Merlerault. Bắt đầu từ những năm 1850 đầu năm, với sự xuất hiện của đế quốc Pháp đệ nghị Cộng hòa, Ngựa Anglo-Norman đã trở thành một giống phổ biến ở Pháp, cạnh tranh với các Thoroughbred. Nó được tạo thương hiệu một con ngựa linh hoạt, phù hợp để cưỡi và kéo xe. Từ 1840-1860, loài này được ảnh hưởng xa hơn bằng cách bán Thoroughbred chạy nước kiệu ngựa từ Anh. ngựa cái địa phương được lai với Thoroughbreds nhập khẩu, Norfolk Trotters, Orlov Trotters và ngựa lai khác. Đến năm 1855, chất lượng của các loài động vật đã đảm bảo sự thành công của giống này, và Ngựa Anglo-Norman lan truyền khắp nước Pháp, đặc biệt là thay thế cho một loại cưỡi ngựa từ phía nam, ngựa Limousin. Năm 1864, Hiệp hội Société du cheval français de demi được thành lập. Các nhà lai tạo lan mô tả của Norman ngựa, đặc biệt là Ngựa Anglo-Norman, ngựa như linh hoạt mà có thể được sử dụng cho cả việc cưỡi và kéo xe. Khi Pháp xâm chiếm của Algeria (1830-1847) đã mang Ngựa Anglo-Norman vào cuộc thi đấu với những con ngựa Barb. Năm 1873, luật Bocher đã được thông qua, trong đó thành lập bảo hộ cho người chăn ngựa của Pháp, trong khi thuế nhập khẩu ngựa, chủ nghĩa bảo hộ là kết quả của những mong muốn của các nhà lai tạo người Pháp gốc để bảo vệ lợi ích của nó đối với hàng nhập khẩu từ các thuộc địa của Pháp. Pháp luật này được đặt tên sau khi Edward Bocher, một chính trị gia từ Calvados, người đã lập luận rằng luật pháp là hỗ trợ nông nghiệp Pháp, và đặc biệt là các giống Ngựa Anglo-Norman. Sự phát triển của ngựa Anglo-Norman giống ngựa yên từ lâu đã bị trì hoãn bởi việc tập trung vào việc sản xuất các ngựa xe ngựa thời trang. Điều này dẫn đến những thay đổi giống lớn về nhà chăn nuôi, người thường không nhận thức được việc làm ngựa biểu diễn cho quân đội. Tuy nhiên, xung đột giữa các nhà lai tạo và quân đội thường là kết quả của những bất đồng về mục đích sinh sản. Từ những năm 1830 đến thời kỳ giữa hai cuộc chiến (1919-1939), người Ngựa Anglo-Norman là một trong những con ngựa chính được sử dụng bởi các kỵ binh Pháp. Mặc dù tác giả Alfred Gallier nói rằng đó là một giống tốt để sử dụng, nhiều học giả phản đối lập luận rằng điều này không phải là đúng trong mọi trường hợp. === Thế kỷ 20 === Thế kỷ 20 Với sự cơ giới hóa vận tải và quân sự trong thế kỷ 20, người Ngựa Anglo-Norman không còn nhu cầu như một cỗ xe ngựa và quân sự. Ngoài ra, chiến tranh thế giới II và Đức chiếm đóng của Pháp gây ra thiệt hại đáng kể cho quê hương Norman của giống như các trang trại chiến đấu tiêu diệt và giết chết một nửa của những con ngựa. Hầu hết trong số còn sống sót là của giống ngựa Norman Cob, và ngựa bị mất tình trạng của nó như là động vật sang trọng và giải trí. Nhiều trang trại bị bỏ lại trong đống đổ nát, và tác giả đã để lại xem xét lại mục tiêu sinh sản của chúng. Trong những năm 1950 và 1960, Ngựa Anglo-Norman đã trở thành một lực lượng chính trong cuộc cạnh tranh ngựa quốc tế. Tại Thế vận hội mùa hè năm 1964, Ngựa Anglo-Norman Lutteur B giành vàng huy chương trong chương trình nhảy. Năm 1958, các sách chỉ nuôi ngựa Ngựa Anglo-Norman đã được kết hợp với con ngựa yên máu nóng (warmblood) ở khu vực khác như Demi-sang du Centre và Vendeen để tạo ra một thống nhất sách chỉ nuôi ngựa máu nóng warmblood quốc gia cho các con Selle Français hoặc ngựa yên xe Pháp. Chính phủ pháp tích cực hỗ trợ việc sáp nhập của các loại và giống với một khu vực lũng đoạn tài chính lớn. Mặc dù việc sáp nhập này, trong nhiều thập kỷ sau đó, con ngựa từ Ngựa Anglo-Norman dòng máu đã xác định rõ ràng trong ngựa Selle Français do sự khác biệt trong cấu tạo. == Ảnh hưởng == Các giống Ngựa Anglo-Norman đã được sử dụng để tạo ra một số giống khác của ngựa trên khắp châu Âu và châu Á. Những bao gồm ngựa Andravida Hy Lạp, được tạo ra bằng cách lai ngựa cái Hy Lạp gốc với Ngựa Anglo-Norman giống và Freiberger Thụy Sĩ, một sự pha trộn của dòng ngựa Anglo-Norman với Thoroughbreds và ngựa có nguồn gốc từ dãy núi Jura. Các giống Hungary Nonius bắt nguồn từ một con ngựa giống Ngựa Anglo-Norman tên Nonius Senior, và Ngựa Anglo-Norman máu cũng đã được sử dụng để thêm sự tinh tế cho Oldenburg Đức. Các Ngựa Anglo-Norman đã được sử dụng để tạo ra những con ngựa Ba Lan Sokolsky và các giống ngựa Trung Quốc Hắc Hà. == Chú thích == == Tham khảo == Dữ liệu liên quan tới Ngựa Anglo-Norman tại Wikispecies Bataille, Lætitia (2008). Races équines de France (bằng tiếng Pháp). France Agricole Éditions. ISBN 978-2-85557-154-6. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Bogros, Denis (2001). Les chevaux de la cavalerie française: de François Ier, 1515 à Georges Clemenceau, 1918. Les Cavales (bằng tiếng Pháp). PSR éditions. ISBN 2-908571-32-3. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Gallier, Alfred (1900). Le cheval Anglo-Normand: avec photogravures intercalées dans le texte (bằng tiếng Pháp). Paris: Baillière. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Gallier, Alfred (1909). Mémoires de l'Académie des Sciences, Arts et Belles-Lettres de Caen (bằng tiếng Pháp). Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Hayes, Capt. M. Horace, FRCVS (1976) [1969]. Points of the Horse (ấn bản 7). New York, NY: Arco Publishing Company, Inc. ASIN B000UEYZHA. Bảo trì CS1: Văn bản dư (link) Hendricks, Bonnie (2007). International Encyclopedia of Horse Breeds. University of Oklahoma Press. ISBN 978-0-8061-3884-8. Moll, Louis; Gayot, Eugène Nicolas (1861). La connaissance générale du cheval: études de zootechnie pratique, avec un atlas de 160 pages et de 103 figures (bằng tiếng Pháp). Didot. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Musset, René and Robien, Henry (1917). L'élevage du cheval en France: Précédé d'une bibliographie de l'élevage du cheval en France du XVII à nos jours, suivi d'études sur l'élevage du cheval dans le Perche, le Boulonnais et la Basse-Normandie (bằng tiếng Pháp). Librairie agricole de la maison rustique. Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link) Tsaag Valren, Amélie (tháng 12 năm 2012). “Le Selle français: une race gagnante”. Cheval Savoir (bằng tiếng Pháp) (38). Bảo trì CS1: Ngôn ngữ không rõ (link)
bengal.txt
Bengal (tiếng Bengal: বাংলা , tiếng Bengal: বঙ্গ Bôngo, tiếng Bengal: বঙ্গদেশ Bôngodesh, hay tiếng Bengal: বাংলাদেশ Bangladesh) là một khu vực lịch sử và địa lý ở đông bắc của Tiểu lục địa Ấn Độ, tại đỉnh của vịnh Bengal. Ngày nay, khu vực chủ yếu được phân chia giữa Cộng hòa Nhân dân Bangladesh (trước đây là Đông Bengal / Đông Pakistan) và bang Tây Bengal của Ấn Độ, mặc dù vậy, có một số vùng thuộc các vương quốc Bengal trước đây (trong các chế độ quân chủ địa phương và dưới sự cai trị của Anh) nay đã trở thành một phần của các bang Bihar, Jharkhand, Assam, Tripura và Orissa tại Ấn Độ. Cư dân tại Bengal chủ yếu là người Bengal (বাঙালি Bangali) và họ nói tiếng Bengal (বাংলা Bangla). Khu vực Bengal là một trong những vùng dân cư đông đúc nhất trên trái đất, với mật độ dân số vượt quá 900/km². Hầu hết Bengal là vùng đồng bằng thấp tạo bởi sông Hằng–Brahmaputra, và là một bộ phận của đồng bằng Ấn-Hằng. Tại phần phía nam của khu vực là rừng ngập mặn Sundarbans, rừng ngập mặn lớn nhất thế giới và là nơi sinh sống của hổ Bengal. Mặc dù dân cư tại khu vực Bengal chủ yếu là nông dân và làm nông nghiệp, song khu vực này lại có hai siêu đô thị là Kolkata (trước đây gọi là Calcutta) và Dhaka (trước đây gọi là Dacca). Khu vực Bengal nổi tiếng với các di sản văn học và văn hóa phong phú cũng như những đóng góp to lớn của khu vực vào việc phát triển nâng cao kinh tế-văn hóa của xã hội Ấn Độ trong giai đoạn Phục hưng Bengal, và các hoạt động cách mạng trong cuộc vận động độc lập Ấn Độ. == Tham khảo ==
iniesta.txt
Iniesta là một đô thị trong tỉnh Cuenca, cộng đồng tự trị Castile-La Mancha Tây Ban Nha. Đô thị này có diện tích là 232,3 ki-lô-mét vuông, dân số năm 2009 là 4685 người với mật độ 20,17 người/km². Đô thị này có cự ly 105 km so với tỉnh lỵ Cuenca. == Tham khảo ==
hungary.txt
Hungary hay Hung-ga-ri (Hán-Việt: Hung Gia Lợi; tiếng Hungary: Magyarország) là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, România về phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như OECD, NATO, Liên minh châu Âu và Hiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar - một ngôn ngữ thuộc nhóm Finn-Ugria có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu Tiếp sau thời kỳ Celtic (sau năm 450 TCN) và thời kỳ La Mã (9 CN - thế kỉ 4), đất nước Hungary đã được thành lập dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh người Magyar là Árpád. Năm 1000, cháu trai của Arpad là vua István I đăng quang với chiếc vương miện được gửi đến từ Giáo hoàng. Trong suốt 946 năm sau đó, Vương quốc Hungary đã tồn tại và phát triển qua nhiều thời kỳ và được coi là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa quan trọng của phương Tây. Đất nước này bước vào Thời kỳ Cộng sản từ năm 1946 với một số sự kiện lịch sử quan trọng: Cuộc chính biến Hungary 1956 và sự kiện Hungary mở cửa đường biên giới với Áo năm 1989, một biểu hiện của sự sụp đổ khối xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Ngày nay Hungary là một quốc gia dân chủ theo thể chế cộng hòa nghị viện và có mức thu nhập cao. Đất nước này đang trong quá trình phát triển mạnh để trở thành một nước phát triển theo tiểu chuẩn của IMF. Hungary hiện nay là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới, thủ đô Budapest của đất nước này được mệnh danh là một trong những thành phố đẹp nhất châu Âu. Nước này cũng có nhiều thắng cảnh độc đáo như hồ nước nóng lớn thứ hai thế giới (hồ Hévíz), hồ nước ngọt lớn nhất Trung Âu (hồ Balaton) và vùng đồng cỏ tự nhiên lớn nhất châu Âu (Hortobagy). == Lịch sử == === Thời kỳ Tiền Magyar (trước năm 896) === Sau khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ trước sự xâm nhập của các bộ tộc Đức và Carpath, nhiều dân tộc khác nhau đã di chuyển đến châu Âu sinh sống. Một trong số sớm nhất đó là người Hung, những người đã xây dựng hẳn một đế chế hùng mạnh tại châu Âu với vị thủ lĩnh nổi tiếng Attila. Trước đây có ý kiến cho rằng Attila là vị vua đầu tiên khai sinh ra dân tộc Hungary nhưng ngày nay, nhiều ý kiến lịch sử lại cho rằng nguồn gốc tên gọi "Hungary" không phải đến từ bộ lạc du mục người Trung Á này mà bắt nguồn từ người Magyar (chính là người Hungary sau này) vào thế kỉ 7, lúc đó là một phần của Liên minh Bulgar với tên gọi On-Ogour, có nghĩa là "Mười Mũi Tên". Sau khi đế chế của người Hung suy tàn, bộ tộc Đức Ostrogoth và sau đó là người Lombard đã đến vùng đồng bằng Pannonia, người Gepid đồng thời cũng hiện diện tại phía đông bồn địa Carpath trong vòng 100 năm. Vào khoảng năm 560, người Avar thành lập nước Avar Khaganate hùng mạnh, chinh phục các dân tộc láng giềng. Đất nước này sau đó bị suy yếu bởi những cuộc chinh chiến liên miên rồi kết thúc sự tồn tại 250 năm sau đó khi người Frank dưới sự lãnh đạo của Charlemagne tiến vào chinh phục từ phía tây và người Bulgaria dưới sự lãnh đạo của Krum uy hiếp từ phía đông. Không một quốc gia nào được thành lập trên lãnh thổ Hungary sau đó cho đến khi Arpad, thủ lĩnh của người Magyar (Hungary) thống nhất các bộ lạc Magyar lại và tiến vào vùng đồng bằng Pannonia sinh sống năm 896. === Hungary thời trung cổ (896 – 1526) === Hungary là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất tại châu Âu. Đất nước này được thành lập năm 996, trước khi những tiểu vương quốc ở Pháp hay Đức được thành lập và sớm hơn cả sự thống nhất các vương quốc Anglo-Saxon tại đảo Anh. Nước Hungary trung cổ có diện tích lớn hơn nước Pháp và dân số đứng hàng thứ ba tại châu Âu lúc bấy giờ. Vào thế kỉ 9, Arpad, một thủ lĩnh người Magyar đã thống nhất các bộ lạc Magyar lại rồi đưa họ vào vùng đồng bằng Pannonia sinh sống. Với một lực lượng quân đội hùng mạnh, người Hungary đã mở nhiều cuộc chiến tranh chinh phục và thậm chí đã từng tấn công sang tận Tây Ban Nha. Đến thời hoàng tử Geza, ông đã quyết định đưa đất nước Hungary tiến theo mô hình chính trị và xã hội của các nước Tây Âu và trở thành một quốc gia Công giáo. Năm 1000 công nguyên, Vương quốc Hungary theo Công giáo được thành lập với sự kiện vua István I đăng quang với chiếc vương miện được gửi đến từ giáo hoàng. Ông là con trai của Geza và mang dòng máu của thủ lĩnh Arpad. Năm 1006, vua István I củng cố quyền lực, tiêu diệt những người đối lập theo truyền thống tôn giáo nguyên thủy hoặc định liên minh với Đế chế Byzantine. Ông hoàn thành việc biến Hungary thành một nhà nước phong kiến theo Công giáo, đồng thời mở rộng lãnh thổ và dân cư. Năm 1222, vua Hungary András II khởi xướng Bộ luật Vàng (Golden Bull) của Hungary, có thể coi như bản hiến pháp đầu tiên trên lục địa châu Âu và tương tự như Magna Carta tại Anh mà sau đó, tất cả các vua Hungary khi đăng quang phải tuyên thệ. Bộ luật Vàng này hạn chế bởi quyền hạn của nhà vua và mở rộng quyền lực của giới quý tộc, hợp pháp hóa quyền bất tuân lệnh cũng như các quyền lợi khác của họ. Sau đó không lâu, Nghị viện Hungary được thành lập. Khoảng năm 1241-1242, đất nước Hungary bị tàn phá nặng nề trước sự xâm lăng hung hãn của quân Mông Cổ, lúc đó đang tấn công khắp nhiều vùng đất từ châu Á đến châu Âu. Các nhà sử học đã ước tính có khoảng một nửa trong số 2 triệu dân của Hungary bấy giờ đã thiệt mạng trong chiến tranh. Sau khi quân Mông Cổ rút đi, vua Béla IV đã củng cố lại sức mạnh phòng thủ của đất nước và cho xây dựng lại nhiều pháo đài bằng đá. Kết quả là khi người Mông Cổ lại sang xâm lấn năm 1286, họ đã bị hệ thống phòng thủ của người Hungary chặn lại và bị đánh thua tại Pest. Vương triều Arpad tồn tại đến năm 1301 thì chấm dứt. Sau đó, vua Károly Róbert, người có họ ngoại với Arpad đã lên ngôi và trở thành vị vua đầu tiên của triều đại Angevin. Dưới sự cai trị của ông, nhiều chính sách tài chính và tiền tệ đã được tiến hành, thúc đẩy nền kinh tế Hungary phát triển, nhiều đô thị phát triển rực rỡ. Vị vua tiếp nới của triều đại Angevin là Lajos I Đại đế (1342-1382) đã đưa lãnh thổ Hungary mở rộng từ bờ Biển Đen đến biển Adriatic và sau đó còn trở thành vua của Ba Lan, tạo tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Hungary - Ba Lan. Sau Ý, Hungary là quốc gia đầu tiên tại lục địa châu Âu xuất hiện phong trào Phục Hưng. Năm 1472, một xưởng in chính thức được thành lập tại thành phố Buda. Dưới triều vua Mátyás Corvin (1458-1490), Hungary trở thành một trung tâm văn hóa lớn của châu Âu. Thư viện Bibliotheca Corviniana là bộ sưu tập lớn nhất châu Âu các bộ biên niên sử, các tác phẩm triết học và khoa học trong thế kỉ 15. Thư viện này đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Vào cuối thế kỉ 15, Hungary bắt đầu suy tàn dưới sự cai trị của vị vua bất tài Ulászló II. Năm 1514, một cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ tại Hungary nhưng sau đó bị giới quý tộc đàn áp đẫm máu. Trong khi đó, Đế chế Ottoman ngày một lớn mạnh và uy hiếp Hungary. Năm 1521, pháo đài quan trọng bậc nhất của Hungary tại Beograd ngày nay thất thủ, và đến năm 1526, quân đội Hungary bị tiêu diệt trong trận Mohács. Cuộc cải cách tôn giáo diễn ra cùng thời gian đó tại châu Âu càng khiến Hungary trở nên hỗn loạn và tiến đến bờ vực sụp đổ. === Sự chiếm đóng của Ottoman giai đoạn 1526-1686 === Thất bại tại trận Mohács với sự kiện vua Lajos II tử trận đã mở đầu một thời kỳ hỗn loạn kéo dài tại đất nước Hungary. Giới quý tộc Hungary cùng lúc bầu lên hai vị vua là Ferdinand Habsburg (1526-1540) và János Szapolyai (1527-1540), hai bên xây dựng quân đội của riêng mình và đánh lẫn nhau khiến đất nước ngày càng suy yếu. Năm 1541, người Ottoman chinh phục được thành phố Buda và khiến Hungary vỡ thành ba mảnh: một phần ba ở phía tây bắc nằm dưới sự cai trị của triều đình Habsburg, một phần ba ở miền trung (thuộc lãnh thổ Hungary ngày nay) bị Ottoman và một phần ba ở phía đông trở thành Công quốc Transilvania, một nước lớn bán độc lập, chư hầu của Ottoman. Khoảng 150 năm sau đó, triều đình Habsburg đã giành lại toàn bộ quyền kiểm soát Hungary. Trong thời gian này, thành phố Pozsony, tức Bratislava (thủ đô Slovakia ngày nay) đã trở thành thủ đô mới của Hungary. Thành phố Nagyszombat (nay là Trnava) trở thành một trung tâm tôn giáo lớn. Từ năm 1604 đến năm 1711, những cuộc chiến chống lại ách áp bức của người Áo cũng tăng lên, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Rakoczi Ferenc nhưng sau đó đã bị thất bại. === Từ Cách mạng Hungary 1848 đến Đế chế Áo-Hung === Ngày 15 tháng 3 năm 1848, những cuộc biểu tình lớn nổ ra trên các đường phố Pest và Buda trong cao trào cách mạng tư sản đang lan khắp châu Âu năm 1848. Đối mặt với những cuộc nổi dậy liên tiếp ngay tại chính kinh đô Viên, triều đình Habsburg đã phải tạm thời chấp nhận những yêu cầu của người Hungary. Nhưng sau khi cuộc cách mạng tại Áo bị đàn áp, triều đình Habsburg đã kích động người Croatia, Serbia và Romania chống lại chính phủ Hungary. Chính phủ cách mạng của Hungary cũng nhận được sự ủng hộ của một bộ phận lớn người Slovak, Đức, Rusyn, Do Thái. Tướng János Damjanich, một người Serbia đã trở thành người anh hùng lịch sử của dân tộc Hungary khi lãnh đạo một đội quân cách mạng của nước này. Lúc ban đầu, quân đội Hungary đã giành được một số thắng lợi bước đầu nhưng sau khi triều đình Habsburg cầu viện nước Nga, quân Nga hoàng đã tràn vào và dập tắt cuộc khởi nghĩa. Ngày 6 tháng 10 năm 1849, 13 vị tướng lĩnh trong quân đội cách mạng Hungary và thủ tướng Lajos Batthyany đã bị xử tử. Sau khi nước Áo bị quân Phổ đánh bại năm 1866, để củng cố quyền lực của mình tại châu Âu, đế quốc Áo đã liên kết với vương quốc Hungary để thành lập Đế quốc Áo-Hung (năm 1867). Đế quốc Áo-Hung gồm 2 phần là Áo và Hungary, mỗi nước có chính phủ và các chính sách quân sự, đối ngoại riêng biệt với nhau. Thời kỳ này, Vương quốc Hungary đã có những bước tiến ấn tượng về mặt kinh tế, bước đầu được công nghiệp hóa mặc dù cơ cấu kinh tế vẫn chủ yếu dựa trên nông nghiệp, còn khá lạc hậu so với các nước tư bản Tây Âu. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Áo-Hung chiến đấu bên phe Liên minh Trung tâm của Đế chế Đức, Bulgaria và Đế chế Ottoman. Những khó khăn về kinh tế, các thất bại quân sự cũng như sự bất mãn của người dân đã khiến Đế quốc Áo-Hung sụp đổ hoàn toàn vào năm 1918, trên cơ sở đó hình thành các quốc gia mới là Áo, Tiệp Khắc và Hungary. === Hungary giữa hai cuộc thế chiến === Vào tháng 3 năm 1919, những người cộng sản giành chính quyền ở Hungary. Vào tháng 4, Béla Kun tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Hungary, tuy nhiên chính thể xô viết này chỉ tồn tại được một thời gian ngắn ngủi. Vào ngày 13 tháng 6 năm 1919, Hội nghị Hòa bình Versailles đã ra lệnh cho Hungary phải từ bỏ các lãnh thổ phía bắc và Romania phải rời khỏi Tiszántúl. Hungary đã tuân thủ mệnh lệnh đó tính cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1919. Nhưng quân đội Romania đã từ chối không chịu rời khỏi Tiszántúl. Chiến tranh nổ ra sau đó giữa Hungary và Romania đã dẫn tới thất bại của Hồng quân Hungary. Tính đến tháng 8 năm 1919, hơn một nửa của Hungary ngày nay, bao gồm cả Budapest, bị chiếm đóng bởi Romania. Sự chiếm đóng của quân Romania kéo dài đến tháng 11 năm 1919 khi quân đội Romania rút đi. Lực lượng quân đội cánh hữu Hungary, lãnh đạo bởi cựu Đô đốc Áo-Hungary Miklós Horthy, tiến vào Budapest ngay sau khi quân đội Romania rút đi và lấp đầy chỗ trống của quyền lãnh đạo nhà nước. Vào tháng 1 năm 1920, bầu cử diễn ra để bầu một quốc hội đa nguyên. Đô đốc Horthy được bầu vào chức thủ tướng, do đó đã phục hồi lại chính thức hoàng gia Hungary. Tuy nhiên, không còn có "Vua của Hungary" nữa mặc cho các cố gắng của nhà cai trị Habsburg trước đó để trở lại vị trí nắm quyền. Horthy đã nắm quyền thủ tướng cho đến 16 tháng 10 năm 1944. Nhưng sau năm 1932, các xu hướng độc tài đã dần dần trở lại vì ảnh hưởng của chủ nghĩa Phát xít và Đại khủng hoảng. Vào 4 tháng 6 năm 1920, Hòa ước Trianon được ký kết, thiết lập các đường biên giới của Hungary. Hungary mất 71% lãnh thổ và khoảng 66% dân số. Khoảng 1/3 dân số Magyar trở thành dân tộc thiểu số ở các nước lân cận. Hungary cũng bị mất cảng biển duy nhất tại Fiume (ngày nay là Rijeka). Do đó, chính trị Hungary và văn hóa thời kỳ giữa hai cuộc thế chiến bị ảnh hưởng lớn bởi chủ nghĩa khôi phục lại tổ quốc trong quá khứ. Xuyên suốt thời kì này kinh tế Hungary hết sức mất ổn định, tuy trở nên phồn thịnh sau chiến tranh nhưng lại tổn thất nặng trong và sau Đại khủng hoảng, và ổn định chỉ hơi ổn định một chút trước khởi đầu của Chiến tranh thế giới thứ hai. Nước này xích lại gần hơn các quốc gia phát xít Đức và Ý trong những năm của thập kỉ 1930 với cố gắng làm đảo ngược một số hậu quả của Hòa ước Trianon, với việc một số lãnh thổ bị mất trước kia được Đức và Ý nhượng lại cho Hungary. === Hungary trong Chiến tranh thế giới thứ hai === Vào năm 1941, Hungary tham dự cuộc xâm lược Nam Tư, chiếm được một số đất đai và tham dự vào Phe Trục trong quá trình đó (để phản đối, thủ tướng Pál Teleki đã tự sát). Vào 22 tháng 6 1941, khi quân Đức xâm lược Liên Xô trong Chiến dịch Barbarossa, Hungary tuyên chiến vào ngày 26 tháng 6, tham dự Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào cuối năm 1941, quân Hungary ở Mặt trận phía đông đã chiến thắng tại Trận Uman. Đến năm 1943, sau khi Quân đoàn Hungary thứ 2 chịu thất bại nặng nề tại sông Don, nhà nước Hungary tìm cách thương lượng đầu hàng quân Đồng Minh. Vào ngày 19 tháng 3 năm 1944, để đối phó với sự trở mặt này, quân Đức lặng lẽ chiếm Hungary trong Chiến dịch Margarethe. Nhưng, đến bây giờ thì người ta biết rõ là người Hungary không muốn làm vệ tinh cho Đức. Vào ngày 15 tháng 10 1944, Horthy đã cố gắng yếu ớt để đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến. Lúc này quân Đức mở Chiến dịch Panzerfaust và Horthy được thay thế bởi một nhà nước bù nhìn dưới quyền thủ tướng thân Đức Ferenc Szálasi. Szálasi và Đảng Mũi tên Chữ thập thân phát xít của ông ta trung thành với quân Đức cho đến hết cuộc chiến. Vào cuối năm 1944, quân Hungary ở Mặt trận phía đông lại chiến thắng một lần nữa ở trận đánh Debrecen. Nhưng ngay lập tức sau đó là sự xâm lăng Hungary của quân độ Xô viết và trận đánh Budapest. Trong khi quân Đức chiếm đóng vào tháng 5-6 năm 1944, Đảng Mũi tên Chữ thập và cảnh sát Hungary đã trục xuất gần 440.000 dân Do Thái, đa số là đến trại tập trung Auschwitz. Cuộc chiến đã làm Hungary thiệt hại nặng nề và tổn thất 60% nền kinh tế làm tổn thất nhiều nhân mạng. Vào 13 tháng 2 năm 1945, thành phố thủ đô Hungary đầu hàng không điều kiện. Vào 8 tháng 5 năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu chính thức chấm dứt. === Thời đại Xô viết 1945-1989 === Sau khi Phát xít Đức thất bại, quân đội Xô viết đã chiếm đóng hầu hết đất nước và qua ảnh hưởng của họ Hungary dần dần trở thành một nước cộng sản thân cận với Liên Xô. Sau năm 1948, lãnh đạo Cộng sản Mátyás Rákosi đã thiết lập chế độ theo kiểu Stalin với bắt buộc hợp tác xã hóa và kinh tế kế hoạch. Sự cầm quyền của nhà nước Rákosi đã vượt quá sức chịu đựng của người dân Hungary sau chiến tranh. Điều này đã dẫn tới cuộc chính biến tại Hungary 1956 và Hungary tạm thời rút lui khỏi khối Hiệp ước Warszawa. Liên Xô đã trả đũa mạnh mẽ với biện pháp vũ trang, gửi trên 150.000 quân và 2.500 xe tăng. Gần một phần tư triệu người đã bỏ chạy khỏi đất nước trong khoảng thời gian ngắn khi các biên giới để ngỏ vào năm 1956. Từ những năm thập niên 1960 đến cuối những năm thập niên 1980, Hungary thường được gọi một cách mỉa mai là "trại lính vui vẻ nhất" bên trong khối Đông Âu. Điều này xảy ra dưới thời cầm quyền độc đoán của nhà lãnh đạo mà vai trò còn nhiều tranh cãi, János Kádár. Người lính Xô viết cuối cùng rời đất nước Hungary vào năm 1991 và kết thúc sự hiện diện của quân đội Liên Xô ở Hungary. === Cộng hòa Hungary 1989-đến nay === Trong cuối thập kỉ 1980, Hungary đã dẫn đầu phong trào giải tán Hiệp ước Warszawa và chuyển sang một thể chế dân chủ nhiều ứng cử viên. Điều này nghĩa là mặc dù có nhiều ứng cử viên, đảng cộng sản, MSZMP, vẫn không được đem ra bàn cãi. Tuy nhiên, các ứng cử viên độc lập được bầu lên để phản đối lại đảng. Vào thời điểm đó, áp lực cải cách tăng dần từ bên trong đảng. Họ cũng di chuyển về phía một nền kinh tế thị trường. Vào 23 tháng 10 năm 1989, Mátyás Szűrös tuyên bố Cộng hòa Hungary thứ III và trở thành tổng thống lâm thời. Bầu cử tự do ở Hungary diễn ra lần đầu tiên vào năm 1990. Theo sau sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991, Hungary phát triển một mối quan hệ gần hơn với Tây Âu cũng như các nước Trung Âu. Nước này trở thành một thành viên của nhóm Visegrad vào năm 1991, gia nhập NATO năm 1999, và trở thành một nước thành viên của Liên minh châu Âu vào 1 tháng 5 năm 2004. == Địa lý == Hungary nằm ở Trung Âu, Bắc giáp Slovakia, Đông giáp Ukraina và România, Nam giáp Serbia và Croatia, Tây giáp Slovenia và Áo. Các vùng đồng bằng (Alfold, Kisalfold) chiếm khoảng hai phần ba diện tích lãnh thổ, các vùng đồi hoặc núi tập trung ở vùng đông bắc và phía tây sông Danube. === Khí hậu === Khí hậu Hungary nằm trong miền khí hậu lục địa khô, mùa đông lạnh, mùa hè nóng và ẩm. Chính kiểu khí hậu này tạo điều kiện cho sự phát triên các thảm thực vật thảo nguyên phục vụ cho ngành chăn nuôi trên các đồng cỏ. Lượng mưa lớn và giảm dần từ Tây sang Đông. === Môi trường === Ô nhiễm không khí; ô nhiễm đô thị và công nghiệp (hồ Balaton); vấn đề cải thiện môi trường khi gia nhập Liên hiệp châu Âu đòi hỏi một khoản đầu tư khá lớn (4 tỉ USD/ 6 năm). == Chính trị == === Thể chế nhà nước === Hungary theo mô hình Cộng hòa nghị viện. Tổng thống do Quốc hội bầu, nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội 1 viện gồm 386 ghế, hình thành từ danh sách trúng cử của các đảng có chân trong Quốc hội (phải đạt 5% tổng số phiếu bầu hợp lệ trở lên) và các đại biểu thắng cử trực tiếp tại các khu vực bầu cử. Quốc hội có nhiệm kỳ 4 năm. Thủ tướng do Tổng thống đề cử từ đảng hoặc liên minh giành được đa số trong Quốc hội và phải được Quốc hội bỏ phiếu thông qua. Các thành viên Chính phủ do Thủ tướng đề cử và Tổng thống bổ nhiệm. === Các đảng phái chính === Liên minh Công dân Hungary - FIDESZ, chiếm 263 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Viktor Orban; Đảng XHCN Hungary - MSZP, chiếm 59 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch Đảng: Atilla Mesterhazy; Phong trào vì một Hungary tốt đẹp hơn - JOBBIK, chiếm 47 ghế trong Quốc hội, Chủ tịch: Gabor Vona; Đảng "Chính trị có thể khác đi" - LMP, chiếm 16 ghế trong Quốc hội. === Chính sách đối ngoại === Về đối ngoại, Hungary tiếp tục ưu tiên hội nhập sâu vào EU; củng cố quan hệ với các nước láng giềng và khu vực; ưu tiên ngoại giao năng lượng; bảo vệ lợi ích của cộng đồng gốc Hungary ở các nước láng giềng; khôi phục và thúc đẩy quan hệ với các đối tác truyền thống (ở Đông Nam Á, Việt Nam là ưu tiên). == Kinh tế == Ngay từ những năm 1960, Hungary đã tìm cách tự do hóa nền kinh tế một cách giới hạn và từ năm 1990 đã chuyển hẳn sang nền kinh tế thị trường. Gần 1/5 lực lượng lao động làm nông nghiệp, chủ yếu sản xuất ngô, lúa mì, kiều mạch, củ cải đường, hoa quả, hạt hướng dương và nho. Mặc dù có trữ lượng than đáng kể, Hungary vẫn phải nhập hơn một nửa số nhiên liệu. Có bô xít và khí tự nhiên. Du lịch và các ngành sản xuất thép, hoá chất, phân bón, dược liệu, máy móc và xe cộ đóng vai trò quan trọng; sản xuất điện năng đạt 35,104 tỷ kw/h, điện nguyên tử 35%, thuỷ điện 1%, tiêu thụ 33,317 tỷ kWh. Từ đầu những năm 1990, các xí nghiệp tư nhân được thành lập (80% GDP do tư nhân sản xuất ra) và đầu tư nước ngoài được khuyến khích thu hút 50% số dự án đầu tư nước ngoài vào khu vực Trung - Đông Âu) Trong những năm 1990-1994, kinh tế lâm vào tình trạng khủng bố trầm trọng. Từ tháng 7 năm 1994, Chính phủ liên hiệp trung tả đã điều chỉnh một số chính sách kinh tế theo hướng tích cực. Nền kinh tế đang bước vào ổn định, thu nhập đầu người 91997) đạt 4.510 USD, tăng trưởng đạt 4,7%; Xuất khẩu đạt 22,6 tỷ USD, nhập khẩu 25,1 tỷ USD; nợ nước ngoài: 27 tỷ USD. Từ năm 1997, nền kinh tế bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển ổn định, GDP tăng trưởng 4-5%/năm. Từ cuối năm 2008, Hungary bị ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng tài chính thế giới, thâm hụt ngân sách cao (9,5% GDP), mỗi năm phải trả lãi nợ nước ngoài tới 4% GDP, gánh nặng an sinh xã hội cao nhất khu vực Trung Âu (60% GDP) và buộc phải đề nghị IMF hỗ trợ 25 tỉ USD để cứu hệ thống ngân hàng khỏi sụp đổ, đồng thời phải áp dụng các biện pháp khắc khổ. Năm 2009 nền kinh tế tăng trưởng âm 6,3%. Sang năm 2010, kinh tế Hungary đã phục hồi, thâm hụt ngân sách giảm còn 3,8%, lạm phát 4,5%, dự trữ ngoại tệ khá (45,7 tỷ USD), GDP tăng trưởng 0,8%. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp còn cao (11,5%), nợ nước ngoài nhiều (134,6 tỷ USD), nợ công lên tới mức 80% GDP. Tính đến năm 2016, GDP của Hungary đạt 117.065 USD, đứng thứ 58 thế giới và đứng thứ 22 châu Âu. === Các ngành công nghiệp chủ chốt === Chế tạo máy, thiết bị đo lường chính xác, ô tô, nhôm, lọc hóa dầu, hóa chất, dược phẩm, thiết bị y tế... Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu gồm: lúa mì, ngô, hạt hướng dương, củ cải ngọt, thịt gia súc, gia cầm, sữa... === Thương mại === Hungary quan hệ thương mại chủ yếu với các nước Châu Âu. Năm 2010, xuất khẩu của Hungary đạt 93,7 tỷ USD, các mặt hàng xuất chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (chiếm 61%), các sản phẩm chế tạo khác (28,7%), thực phẩm (6,5%), nguyên liệu (2%)... Các đối tác chủ yếu là Đức (chiếm 25,5% tổng kim ngạch), Italia (5,7%), Anh (5,4%), Pháp (5,4%), România (5,3%), Slovakia (5%), Áo (4,5%). Nhập khẩu đạt 87,4 tỷ USD, các mặt hàng nhập chủ yếu gồm máy móc, thiết bị (50%), nhiên liệu và điện (11%), thực phẩm và nguyên liệu... Các đối tác chủ yếu là Đức (25%), Trung Quốc (8,6%), Nga (7,3%), Áo (6%), Hà Lan (4,7%), Pháp (4,5%), Slovakia (4%), Italia (4%), Ba Lan (4%). Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2010, Hungary đã thu hút được 72,6 tỷ USD vốn FDI và đã đầu tư ra nước ngoài 20,5 tỷ USD. === Chính sách ODA === Từ năm 2004, Hungary bắt đầu dành ngân sách cho việc cấp ODA và ngân sách ODA năm 2010 đã đạt mức 0,17% tổng thu nhập quốc gia (GNI), đúng như cam kết với EU. Các lĩnh vực Hungary ưu tiên cấp ODA bao gồm: chia sẻ kinh nghiệm chính trị - kinh tế của Hungary, chuyển giao phần mềm công nghệ thông tin, giáo dục, y tế, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, xử lý nước, phát triển hạ tầng, vận tải, đo vẽ bản đồ, bảo vệ môi trường. == Tôn giáo == Tính đến năm 2011, có 39% người Hungary là người Công giáo, 11,6% là Thần học Calvin, 2.2 là Giáo hội Luther, khoảng 2% theo các tôn giáo khác, 16,7% là không theo tôn giáo trong đó 1,5% là người vô thần. Trong cuộc thăm dò ý kiến ​​Eurobarometer năm 2005, 44% người Hungary đã trả lời họ tin rằng có một Thiên Chúa, 31% trả lời họ tin rằng có một số thế lực siêu nhiên, và 19% không tin rằng có một Thiên Chúa. Đa số người Hungary đã trở thành Kitô hữu trong thế kỷ 11. Vua đầu tiên của Hungary là István I, trở thành vị vua phương Tây đầu tiên theo Công giáo, mặc dù mẹ của ông là Sarolt, được rửa tội theo nghi lễ Chính Thống giáo Đông phương. Dân số Hungary vẫn chủ yếu là Công giáo cho đến thế kỷ 16, khi cuộc Cải cách Kháng Cách diễn ra do Luther đề xướng đầu tiên và ngay sau đó là John Calvin, đã đưa Kháng Cách trở thành phái Kitô giáo lớn trong dân số. Trong nửa sau của thế kỷ 16, các giáo sĩ dòng Tên đã dẫn đầu một chiến dịch khôi phục lại Công giáo trong toàn cõi Hungary. Các tu sĩ Dòng Tên đã thành lập các cơ sở giáo dục, bao gồm cả Đại học Công giáo Pázmány Péter, là một trong các trường đại học lâu đời nhất vẫn còn tồn tại ở Hungary. Vào thế kỷ 17, Hungary một lần nữa trở thành quốc gia Công giáo. Phần phía đông của đất nước, đặc biệt là xung quanh thành phố Debrecen, vẫn còn có các cộng đồng Tin Lành đáng kể. Giáo hội Cải cách ở Hungary là nhà thờ lớn thứ hai ở Hungary với 1.622.000 tín hữu, và 600.000 tín hữu tích cực. Giáo hội có 1.249 hội chi nhánh và 27 Mục sư và 1.550 Truyền đạo. Giáo hội Cải cách hỗ trợ 129 cơ sở giáo dục và có 4 chủng viện thần học tại Debrecen, Sárospatak, và Budapest. Chính Thống giáo ở Hungary đã trở thành tôn giáo chủ yếu của một số dân tộc thiểu số trong cả nước, đặc biệt là cộng đồng người Romania, người Nga, người Ukraina, và người Serb. Hungary đã từng là quê hương của một cộng đồng Giáo hội Công giáo Armenia khá lớn. Họ thực hành theo nghi thức Armenia, nhưng họ đã hiệp thông với Giáo hội Công giáo Rôma dưới quyền tối thượng của giáo hoàng. Trong lịch sử, Hungary cũng từng có một cộng đồng Do Thái giáo lớn, đặc biệt là khi nhiều người Do Thái, bị khủng bố ở Nga, đã tìm thấy nơi trú ẩn trong Vương quốc Hungary vào thế kỷ 19. Điều tra dân số của tháng 1 năm 1941 cho thấy 6,2% dân số, tức là 846.000 người, được coi là người Do Thái theo pháp luật phân biệt chủng tộc của thời điểm đó. Trong số này, 725.000 được coi là tín đồ Do Thái giáo. Một số người Do Thái Hungary đã có thể thoát khỏi Holocaust trong Thế chiến II, nhưng hầu hết (có lẽ 550.000 người), hoặc bị đưa đên các trại tập trung, từ đó phần lớn họ đã không trở lại, hoặc bị giết bởi phát xít Đức. Người Do Thái còn lại ở Hungary hiện nay sống ở trung tâm Budapest, đặc biệt là trong khu vực VI. Các giáo đường Do Thái lớn nhất châu Âu nằm ở Budapest. Trong những thập kỷ gần đây Phật giáo đã lan rộng đến Hungary, chủ yếu là Phật giáo Kim cương thừa thông qua các hoạt động truyền giáo của các tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng. Vì ở Hungary, tôn giáo được khuyến khích nên các tổ chức Phật giáo khác nhau đã hình thành, trong đó có Giáo hội Phật giáo Hungary (Magyarországi Buddhista Egyházközösség), và những tổ chức khác, chủ yếu vẫn là Phật giáo hệ phái Kim cương thừa. == Tham khảo ==
nga.txt
Nga (tiếng Nga: Россия, chuyển tự. Rossiya, IPA [rɐˈsʲijə], Hán-Việt: Nga La Tư), quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (tiếng Nga: , chuyển tự. Rossiyskaya Federatsiya, IPA [rɐˈsʲijskəjə fʲɪdʲɪˈraʦəjə]), là một quốc gia ở phía bắc lục địa Á - Âu (châu Âu và châu Á). Nga là một nhà nước cộng hòa liên bang, gồm 83 thực thể liên bang. Nước Nga giáp biên giới với những quốc gia sau (từ tây bắc đến đông nam): Na Uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan (cả 2 đều qua tỉnh Kaliningrad), Belarus, Ukraina, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, và Bắc Triều Tiên. Nước này cũng có biên giới biển với Nhật Bản (qua Biển Okhotsk) và Hoa Kỳ (qua Eo biển Bering). Với diện tích 17,075,400 km², Nga là nước có diện tích lớn nhất thế giới, bao phủ một phần 9 diện tích lục địa Trái Đất. Nga cũng là nước đông dân thứ chín thế giới với gần 144 triệu người (ước lượng năm 2015).. Nước này kéo dài toàn bộ phần phía bắc châu Á và 40% châu Âu, bao gồm 11 múi giờ và sở hữu nhiều loại môi trường và địa hình. Nga có trữ lượng khoáng sản và năng lượng lớn nhất thế giới, và được coi là một siêu cường năng lượng. Nước này có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới và các hồ của Nga chứa xấp xỉ một phần tư lượng nước ngọt không đóng băng của thế giới. Nga đã thiết lập quyền lực và ảnh hưởng khắp thế giới từ thời Đế chế Nga và trở thành nhà nước hợp thành lớn nhất và lãnh đạo bên trong Liên bang Xô viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa hợp hiến đầu tiên và được công nhận là một siêu cường, đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của Đồng Minh trong Thế chiến II. Liên bang Nga được thành lập sau sự giải tán Liên Xô năm 1991, nhưng nó được công nhận là sự kế tiếp pháp lý của nhà nước Xô viết. Nga có nền kinh tế đứng thứ mười hai theo GDP danh nghĩa năm 2016 hay lớn thứ sáu theo sức mua tương đương. GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1.268 tỉ USD, hạng 12 thế giới (năm 2016) sau các nước Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, Anh, Pháp, Ấn Độ, Ý, Brazil, Canada, Hàn Quốc. GDP theo sức mua thực tế đạt 3.580 tỉ USD (năm 2015), hạng 6 thế giới (sau các nước Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Đức). Theo Quỹ tiền tệ thế giới, thu nhập bình quân của người Nga tính theo sức mua tương đương (PPP) là 25.965 USD (năm 2015), xếp hạng 48 thế giới. Nga có ngân sách quân sự danh nghĩa lớn thứ tám hay thứ ba theo PPP. Đây là một trong năm nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân được công nhận và sở hữu kho vũ khí huỷ diệt hàng loạt lớn nhất thế giới. Nga là một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, một thành viên của G8, G20, APEC, SCO và EurAsEC, và là một thành viên lãnh đạo của Cộng đồng các quốc gia độc lập. Nước Nga có một truyền thống lâu dài và giàu có về nhiều lĩnh vực nghệ thuật và khoa học, cũng như một truyền thống mạnh về khoa học công nghệ, gồm cả những thành tựu quan trọng như tàu vũ trụ đầu tiên của loài người. Nga cũng là cường quốc có tiếng nói đối trọng mạnh mẽ với Hoa Kỳ và đang từng bước trở lại vị thế siêu cường đã đánh mất từ sau năm 1991. == Từ nguyên == Tên gọi Rossiya có nguồn gốc từ Rus, một quốc gia thời Trung Cổ có dân cư chủ yếu là người Đông Slav. Tuy nhiên, bản thân tên gọi này chỉ xuất hiện nhiều trong thời kỳ lịch sử sau này, và các cư dân của quốc gia này gọi đất nước của mình là "Русская Земля" (russkaya zemlya) và nó có thể được dịch thành "Xứ của người Rus'". Các sử gia hiện đại gọi quốc gia này là "Rus Kiev" để phân biệt nó với các quốc gia hậu thân. Bản thân tên gọi Rus có nguồn gốc từ người Rus, một phân nhóm của người Varangia (có thể là người Viking Swede) những người đã thành lập nên quốc gia Rus (Русь). Phiên bản Latinh cổ của tên gọi Rus' là Ruthenia, chủ yếu được dùng để chỉ các vùng phía tây và phía nam của Rus'- những nơi gần kề với châu Âu Công giáo. Tên gọi hiện nay của quốc gia, Россия (Rossiya), bắt nguồn từ tên trong tiếng Hy Lạp Trung đại của Rus Kiev, Ρωσσία Rossía— viết là Ρωσία (Rosía phát âm [roˈsia]) trong tiếng Hy Lạp hiện đại. Hiện tại, quốc hiệu thông dụng của nước Nga trong Trung văn là "Nga La Tư". Về nguồn gốc của từ "Nga La Tư", có thuyết cho rằng: vào trước thời nhà Nguyên, khi người Mông Cổ tiếp xúc với quốc gia này, do tiếng Mông Cổ có đặc điểm là thuộc Ngữ hệ Altai, không có phụ âm "r" đứng đầu, để tiện cho việc phát âm nên đã lặp lại nguyên âm trong âm thứ nhất của từ. Россия (Rossiya) vì thế biến đổi thành оРоссия (oRossiya), đến thời Nguyên thì người Mông Cổ sử dụng dịch danh Hán tự là "Oát La Tư" (斡羅思, wòluósì). Những năm đầu thời nhà Thanh, trong nhiều văn hiến có sử dụng tên gọi "La Sát" (羅剎), song khi xưng hô giữa quốc gia với nhau thì phần nhiều dịch là Ngạc La Tư (鄂羅斯) hoặc Nga La Tư (俄羅斯). Vào những năm Càn Long thời Thanh, khi soạn "Tứ khố toàn thư" thì chính thức cải thành Nga La Tư (俄羅斯, éluósì) == Lịch sử == Lịch sử của nước Nga bắt đầu từ lịch sử Đông Slav. Nhà nước Đông Slav đầu tiên, nước Nga Kiev, đã chấp nhận việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã vào năm 988 khởi đầu sự tổng hòa các nền văn hoá Đông La Mã và Slav lập ra văn hoá Nga trong một nghìn năm tiếp theo. Nước Nga Kiev nhanh chóng tan rã không còn là một Nhà nước nữa, cuối cùng chịu đầu hàng quân xâm lược Mông Cổ trong những năm 1230. Trong thời gian này, một số lãnh đạo địa phương, đặc biệt là xứ Novgorod và xứ Pskov, đã chiến đấu để thừa kế di sản văn hoá và chính trị của nước Nga Kiev. Sau thế kỷ 13, Moskva dần trở thành trung tâm văn hoá. Tới thế kỷ 18, Đại Công quốc Moskva đã trở thành Đế quốc Nga rộng lớn, trải dài từ Ba Lan về phía đông tới Thái Bình Dương. Sự mở rộng về phía tây càng khiến nước Nga nhận thức được sự khác biệt của họ với đa phần còn lại của châu Âu và phá vỡ sự cô lập từng xảy ra ở những giai đoạn đầu mở rộng. Thời này có Nga hoàng Pyotr Đại Đế xóa bỏ một nước Nga lạc hậu, nửa Á Đông, tiến hành sự nghiệp lớn lao đổi mới đất nước. Các vị Nữ hoàng Anna, Elizaveta Petrovna và Ekaterina II đều lên ngôi với những cuộc đảo chính do Ngự Lâm quân hỗ trợ. Với chính sách bành trướng, phát triển thực lực của đất nước, triều đình Nga hoàng đã phá bỏ mối đe dọa từng có từ Vương quốc Thụy Điển và Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman. Các triều đại nối tiếp nhau trong thế kỷ 19 đã đối phó với những áp lực đó bằng sự kết hợp giữa các cuộc cải cách miễn cưỡng và trấn áp. Chế độ nông nô Nga đã bị bãi bỏ năm 1861, nhưng sự huỷ bỏ này thực sự chỉ gây thêm phiền toái cho người nông dân và càng khiến áp lực cách mạng tăng cao. Trong khoảng thời gian từ khi chế độ nông nô bị huỷ bỏ tới khi bắt đầu Chiến tranh thế giới lần thứ nhất năm 1914, các cuộc cải cách Stolypin, hiến pháp 1906 và Duma quốc gia đã mang lại những thay đổi đáng kể cho nền kinh tế và chính trị Nga, nhưng các hoàng đế Nga vẫn không muốn rời bỏ quyền lực tuyệt đối, hay chia sẻ quyền lực. Cách mạng Nga năm 1917 được khởi phát từ một sự tổng hợp các yếu tố tan rã kinh tế, tình trạng kiệt quệ do chiến tranh, và sự bất bình với hệ thống chính phủ chuyên quyền, và lần đầu tiên một liên minh giữa những người tự do và xã hội chủ nghĩa ôn hoà lên nắm quyền lực, nhưng các chính sách sai lầm của họ đã khiến những người Cộng sản Bolshevik chiếm quyền lực vào ngày 25 tháng 10 (lịch Julius, tức ngày 7 tháng 11 theo lịch Gregory). Từ năm 1922 tới năm 1991, lịch sử Nga chủ yếu là Lịch sử Liên Xô, một nhà nước hoàn toàn dựa trên ý thức hệ gồm các quốc gia láng giềng của Đế quốc Nga trước Hòa ước Brest-Litovsk. Tuy nhiên, việc tiếp cận cách thức xây dựng chủ nghĩa xã hội khác nhau trong từng thời điểm trong lịch sử Liên Xô, từ nền kinh tế pha trộn và xã hội và văn hoá đa dạng hồi thập niên 1920 tới nền kinh tế chỉ huy và trấn áp thời Stalin tới "thời kỳ trì trệ" thập niên 1980. Từ những năm đầu tiên, chính phủ Liên Xô đã dựa trên nền tảng độc đảng của những người Cộng sản, như những người Bolshevik tự gọi mình, từ tháng 3 năm 1918. Tuy nhiên, tới cuối thập niên 1980, khi sự yếu kém của các cơ cấu kinh tế và chính trị đã trở nên gay gắt, các lãnh đạo cộng sản đã tiến hành các cải cách lớn, dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Lịch sử Liên bang Nga khá ngắn, chỉ bắt đầu từ sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Từ khi giành lại độc lập, nước Nga đã được công nhận là nhà nước thừa kế chính thức của Liên Xô trên bình diện quốc tế. Tuy nhiên, nước Nga đã mất vị trí siêu cường của mình và đang phải đối mặt với những thách thức trong các nỗ lực thiết lập một hệ thống kinh tế và chính trị hậu Xô viết. Loại bỏ nền kinh tế kế hoạch tập trung và quyền sở hữu nhà nước thời kỳ Xô viết, nước Nga đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế mang các yếu tố của thị trường tư bản, với những hậu quả nhiều khi khá nặng nề. Thậm chí ngày nay nước Nga vẫn mang nhiều nét đặc trưng văn hoá và xã hội thời kỳ Sa Hoàng và Liên Xô. === Tiền thân của Nga - nước Nga Kiev (Rus Kiev) === Phần lớn diện tích đất đai của nước Nga ngày nay là lãnh thổ của các bộ lạc khác nhau như người Goth, Hun và Avar gốc Thổ trong khoảng thời gian từ thế kỷ 3 tới thế kỷ 6. Bộ lạc người Scythia gốc Iran sinh sống ở các thảo nguyên miền nam, và bộ lạc người Ca dắc (Khazar) gốc Tuốc (Turk) đã cai trị phần phía tây của vùng đất này cho đến thế kỷ 8. Sau đó họ đã bị bộ lạc gốc Scandinavi là người Varangia thay thế, bộ lạc này đã thiết lập thủ đô tại thành phố của người Slav Novgorod và dần dần hòa trộn với người Slav. Người Slav tạo thành nhóm dân cư chính từ thế kỷ 8 trở đi và đồng hóa một cách chậm chạp cả những người gốc Scandinavi cũng như các bộ lạc bản địa gốc Phần Lan-Ugric, chẳng hạn như người Merya, Muromia và Meshchera. Chính quyền của người Varangia tồn tại trong vài thế kỷ, trong thời gian đó họ liên kết với Chính thống giáo và chuyển thủ đô về Kiev năm 1169. Trong kỷ nguyên này thuật ngữ "Rhos", hoặc "Russ" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ người Varangia và người Slav sinh sống trong khu vực. Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 quốc gia Nga Kiev (Киевская Русь) đã trở thành lớn nhất ở châu Âu và rất thịnh vượng nhờ các hoạt động thương mại tích cực với cả châu Âu và châu Á. Trong thế kỷ 13 khu vực này trở nên suy yếu vì những tranh chấp nội bộ và bị tàn phá bởi những kẻ xâm lược phương đông là Kim trướng của người Mông Cổ và các bộ lạc Hồi giáo gốc Turk, là những kẻ đã cướp bóc các công quốc Nga trên ba thế kỷ. Còn được biết đến như là người Tatar, họ đã cai trị vùng miền nam và miền trung Nga ngày nay, trong khi các vùng miền tây bị sát nhập vào Đại công quốc Litva và Ba Lan. Sự chia cắt về chính trị của Rus Kiev đã tách người Nga ở phía bắc ra khỏi người Belarus và người Ukraine ở phía tây. Phần phía bắc của Nga cùng với Novgorod vẫn giữ được sự tự trị ở một mức độ nhất định trong thời gian cai trị của người Mông Cổ. Tuy thế Nga cũng đã phải chiến đấu chống lại đội quân thập tự chinh của người Đức khi người Đức có ý đồ chiếm khu vực này làm thuộc địa. Giống như khu vực Balkan và Tiểu Á sự cai trị kéo dài của những người du mục đã làm chậm sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước này. Sự chuyên quyền kiểu châu Á đã ảnh hưởng tiêu cực tới thể chế dân chủ của đất nước cũng như tới văn hóa và kinh tế. Bất chấp điều đó, không giống như lãnh đạo tinh thần của mình là Đế chế Byzantine, Nga đã không suy tàn và tổ chức những cuộc nổi dậy để giành độc lập, cuối cùng đã khuất phục được các kẻ thù của mình và khôi phục, mở mang lãnh thổ. Sau thất thủ của Constantinople năm 1453, Nga là quốc gia Chính thống giáo duy nhất còn thực sự hoạt động nhiều hay ít ở phần biên giới phía đông châu Âu, điều này cho phép Nga có quyền nhận mình là quốc gia kế tục hợp pháp của Đế chế Byzantine. === Đế chế Nga === Trong khi về danh nghĩa vẫn nằm dưới sự cai trị của người Mông Cổ thì công quốc Moskva đã bắt đầu xác nhận ảnh hưởng của mình và cuối cùng đã thoát khỏi sự kiểm soát của những kẻ xâm lăng vào cuối thế kỷ 14. Ivan Hung đế, vị vua đầu tiên xưng tước vị Sa hoàng, đã kết thúc quá trình này và liên kết các khu vực xung quanh dưới ảnh hưởng của Moskva và ttiến quân tới những vùng đất rộng lớn ở Siberi. Đế chế Nga ra đời. Sự kiểm soát của Moskva đối với quốc gia mới ra đời còn tiếp tục dưới triều đại Romanov kế tiếp, bắt đầu với Sa hoàng Mikhail Romanov năm 1613. Pyotr Đại đế, Sa hoàng từ 1689 tới 1725, đã thành công trong việc đem các tư tưởng và văn hóa từ Tây Âu vào Nga, khi đó còn chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hóa du mục nguyên thủy. Với chiến thắng của quân Nga trong cuộc Đại chiến Bắc Âu chống quân Thụy Điển, nước Nga vươn lên thành một trong những liệt cường của châu Âu khi đó. Ekaterina Đại đế (Екатерина II Алексеевна), cai trị từ năm 1762 đến năm 1796, đã tiếp bước gầy dựng Đế quốc Nga, đánh tan tác quân Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, sự nổi loạn của nông nô bị áp bức và sự cấm đoán tầng lớp trí thức đang phát triển và các giai cấp gần gũi với giai cấp này, cộng thêm gánh nặng thất bại (trận Hải chiến Đối Mã) trước người Nhật trong chiến tranh Nga-Nhật năm 1905 đã dẫn đến cuộc Cách mạng 1905. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, vai trò của Sa hoàng Nikolai II (Николай Александрович Романов) và triều đại của ông là không vững chắc. Những thất bại nặng nề của quân đội Nga trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã dẫn đến sự nổi dậy rộng khắp trong các thành phố chính của Đế chế Nga và dẫn tới sự sụp đổ của nhà Romanov năm 1917, đó là Cách mạng tháng Hai. Vào giai đoạn cuối của Cách mạng tháng Mười (1917), những người theo đường lối Bolshevik của Đảng Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lenin đã giành được chính quyền thành lập Liên Xô. Sự lãnh đạo của Iosif Vissarionovich Stalin đã thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa một đất nước chủ yếu là nông nghiệp và tập thể hóa nền nông nghiệp đưa đất nước phát triển vượt bậc. Điều này cũng làm tăng cường vị thế của Liên Xô. === Nga Xô viết === Sau Cách mạng tháng 10, một cuộc nội chiến bùng phát giữa phong trào Cách mạng Bolsheviks và quân Bạch vệ phản cách mạng, tuy Hòa ước Brest-Litovsk đã chấm dứt những thù địch với Liên minh Trung tâm trong Thế chiến I. Nga đã mất các lãnh thổ tại Ukraina, Ba Lan, và Baltic, và Phần Lan khi ký kết hiệp ước. Các cường quốc Đồng Minh tung ra một can thiệp quân sự hỗ trợ cho các lực lượng chống đảng Bolshevik. Tới cuối cuộc Nội chiến Nga nền kinh tế và cơ sở hạ tầng của Nga đã bị phá huỷ nghiêm trọng, nạn đói năm 1921 đã làm thiệt mạng từ 1 tới 5 triệu người. Nhờ sự ủng hộ của người dân và lý tưởng chiến đấu cao, lực lượng Xô viết cuối cùng đã đánh bại Bạch Vệ, đánh đuổi được quân của các ngoại quốc can thiệp và thống nhất đất nước. Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cùng với các nước cộng hoà thuộc Liên xô khác dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đã thành lập Liên bang Xô viết ngày 30 tháng 12 năm 1922. Trong số 15 nước cộng hoà thành lập Liên Xô, Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, nước cộng hoà lớn nhất về diện tích và chiếm tới hơn một nửa dân số Nga, thống trị Liên bang Xô viết trong toàn bộ lịch sử 89 năm của nó, Liên bang Xô viết thường được gọi, dù một cách không chính thức, là "Nga" và người dân của nó là "người Nga". Sau cái chết của Lenin năm 1924, một lãnh đạo Bolshevik khác là Joseph Stalin đã củng cố quyền lực. Ông bãi bỏ các chính sách kinh tế thị trường của Lenin và đưa ra một nền kinh tế chỉ huy, nhanh chóng công nghiệp hoá đất nước vẫn còn hầu hết là nông nghiệp, và tập thể hoá nền nông nghiệp. Những động thái này đã biến Liên Xô từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu trở thành một cường quốc công nghiệp số 2 thế giới chỉ trong một thời gian rất ngắn, chưa đầy 20 năm. Tuy nhiên, sự chuyển tiếp này cũng đi kèm với một giá đắt, cả triệu người đã chết hoặc bị bắt giam vì hậu quả của những chính sách gay gắt của chính phủ (xem Phi kulak hoá, Di chuyển dân cư tại Liên xô, Nạn đói Liên xô 1932–1933). Ngày 22 tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên xô với lực lượng lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, mở ra mặt trận lớn nhất của Thế chiến II. Dù quân đội Đức có những thắng lợi to lớn ở thời điểm ban đầu, cuộc tấn công của họ đã bị chặn lại trong Trận Moscow; sau đó người Đức đã phải chịu nhiều thất bại quan trọng khác, đầu tiên tại Trận Stalingrad mùa đông năm 1942–1943, và sau đó tại Trận Kursk vào mùa hè năm 1943. Một nơi khác đánh dấu thất bại của Phát xít trước chủ nghĩa anh hùng Liên Xô là Leningrad, bị các lực lượng Đức phong toả hoàn toàn trên đất liền giai đoạn 1941–44 và phải chịu nạn đói với hàng triệu người chết, nhưng không bao giờ đầu hàng. Dưới sự lãnh đạo của các vị tướng xuất chúng như Georgy Zhukov và Konstantin Rokossovsky, các lực lượng Liên xô đã tiến qua Đông Âu năm 1944–45 và chiếm Berlin tháng 5 năm 1945. Sau khi đạt được thắng lợi vĩ đại, quân đội Liên xô đẩy lùi Nhật Bản khỏi vùng Mãn Châu của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, một đóng góp quan trọng vào thắng lợi của Đồng Minh trước Nhật Bản. Giai đoạn 1941–1945 của Thế chiến II được gọi là Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại Nga. Trong cuộc xung đột này, vốn gồm nhiều chiến dịch quân sự có thiệt hại nhân mạng lớn nhất trong lịch sử loài người, con số thiệt mạng của Liên Xô là 8,7 triệu binh sĩ và 15,9 triệu người thường dân chiếm khoảng một phần ba tổng số thương vong trong Thế chiến II. Kinh tế và hạ tầng Liên Xô bị phá huỷ nặng nề nhưng Liên bang Xô viết đã nổi lên trở thành một siêu cường được công nhận. Hồng quân chiếm Đông Âu sau cuộc chiến, gồm cả nửa phía đông của nước Đức; Stalin đã thiết lập các chính phủ xã hội chủ nghĩa tại các quốc gia vệ tinh này. Trở thành cường quốc hạt nhân số hai thế giới, Liên xô đã thành lập Khối hiệp ước Warszawa đồng minh và bước vào một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng trên thế giới với Hoa Kỳ, được gọi là cuộc Chiến tranh Lạnh. Liên xô đã đưa Chủ nghĩa Cộng sản của mình tới những đồng minh mới giành được độc lập, Trung Quốc cùng với Bắc Triều Tiên, trong khi cũng giúp các nước này thực hiện công nghiệp hoá và phát triển. Sau đó các ý tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản cũng đã giành được chỗ đứng tại Cuba và nhiều quốc gia khác. Sau khi Stalin chết và một giai đoạn lãnh đạo tập thể ngắn, một lãnh đạo mới Nikita Khrushchev lên án sự sùng bái cá nhân với Stalin và khởi động quá trình phi Stalin hoá. Các Gulag bị bãi bỏ và đại đa số tù nhân được thả ra; việc loại bỏ các chính sách của Stalin sau này được gọi là thời kỳ tan băng Khruschev. Liên bang Xô viết phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của thế giới, Sputnik 1, và nhà du hành vũ trụ Nga Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay quanh Trái Đất trên tàu vũ trụ có người điều khiển đầu tiên, Vostok 1. Những căng thẳng với Hoa Kỳ lên cao khi hai đối thủ xung đột về việc Mỹ triển khai các tên lửa Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ và Liên xô triển khai tên lửa tại Cuba. Sau khi Khrushchev bị buộc phải từ chức, một giai đoạn cầm quyền tập thể ngắn khác kế tiếp, cho tới khi Leonid Brezhnev lên nắm quyền lãnh đạo chính trị Liên xô vào đầu thập niên 1970. Thời kỳ cầm quyền của Brezhnev chứng kiến giai đoạn trì trệ kinh tế, bởi những nỗ lực cải cách của Thủ tướng Alexey Kosygin, đã bị dừng lại. Những cuộc cải cách này có mục tiêu chuyển trọng tâm của nền kinh tế Liên xô từ công nghiệp nặng và sản xuất quân sự sang công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng, tuy nhiên điều này cũng có nghĩa là việc phi tập trung hoá nền kinh tế và áp dụng các yếu tố kiểu tư bản, và giới lãnh đạo trung thành với Chủ nghĩa cộng sản sẽ không bao giờ chấp nhận nó. Từ năm 1979 cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan đã làm hao mòn các nguồn tài nguyên kinh tế mà không mang lại một kết quả có ý nghĩa chính trị nào. Cuối cùng các lực lượng Liên xô đã rút khỏi Afghanistan năm 1989 vì sự phản đối quốc tế và thiếu sự ủng hộ từ trong nước. Căng thẳng giữa Liên xô và Mỹ lại gia tăng vào đầu thập niên 1980, được tăng cường bởi tình cảm chống Liên xô tại Mỹ, đề xuất SDI, và vụ bắn hạ chuyến bay 007 của Korean Air Lines năm 1983 của Liên xô. Trước năm 1991, kinh tế Liên Xô luôn là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng trong những năm cuối cùng nó đã bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt hàng hoá, những khoản thâm hụt tài chính và việc tăng nguồn cung tiền đã dẫn tới lạm phát. Từ năm 1985 trở về sau, lãnh đạo cuối cùng của Liên xô Mikhail Gorbachev đã đưa ra các chính sách glasnost (mở cửa) và perestroika (tái cơ cấu) trong một nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước và biến nó thành dân chủ hơn. Tuy nhiên, việc này đã dẫn tới sự trỗi dậy của các phong trào ly khai và sự giải tán Liên xô. Tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính quân sự bất thành, chống lại Gorbachev và có mục tiêu duy trì Liên xô, đã dẫn tới sự sụp đổ của nó. Tại Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga, Boris Yeltsin lên nắm quyền lực và tuyên bố chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa. Liên xô tan rã thành 15 nước cộng hoà độc lập và chính thức giải tán tháng 12 năm 1991. Boris Yeltsin được bầu làm Tổng thống Nga tháng 6 năm 1991, cuộc bầu cử tổng thống trực tiếp đầu tiên trong lịch sử Nga. === Liên bang Nga (1991 tới nay) === Vào giai đoạn giữa và cuối thập niên 1980, tổng bí thư Mikhail Sergeyevich Gorbachov đề ra glasnost (гласность tức "công khai hóa, mở cửa") và perestroika (Перестройка tức "cải tổ") trong cố gắng để hiện đại hóa chủ nghĩa cộng sản. Những sáng kiến của ông đã vô tình giải phóng các lực lượng mà vào tháng 12 năm 1991 đã chia tách Liên Xô thành 15 nước cộng hòa độc lập trong đó Nga là lớn nhất. Kể từ đó, Nga đã cố gắng để xây dựng một hệ thống chính trị đa đảng và kinh tế thị trường nhằm thay thế cho các sự kiểm soát chặt chẽ về xã hội, chính trị, kinh tế trong thời kỳ Liên Xô. Tuy nhiên, quá trình này không diễn ra êm ả. Kinh tế Nga suy sụp đáng kể trong 10 năm cầm quyền của Tổng thống Yeltsin. Kể từ khi Chechnya tuyên bố độc lập vào đầu những năm thập niên 1990, những cuộc chiến tranh du kích (Chiến tranh Chechnya lần 1, Chiến tranh Chechnya lần 2) đã diễn ra giữa các nhóm người Chechen khác nhau với quân đội Nga. Một số các nhóm này đã trở thành những kẻ Hồi giáo cực đoan theo tiến trình của cuộc chiến. Ước tính có trên 200.000 người đã chết trong các cuộc xung đột này. Các cuộc xung đột nhỏ hơn diễn ra ở Bắc Ossetia và Ingushetia. Sau thời gian làm tổng thống của Boris Nikolayevich Yeltsin trong những năm thập niên 1990, Vladimir Vladimirovich Putin đã được bầu làm tổng thống năm 1999. Dưới thời kỳ Putin, một số giá trị và chính sách của Liên Xô được tái áp dụng, sự kiểm duyệt của nhà nước đối với các phương tiện thông tin đại chúng ở Nga tăng lên. Phương Tây luôn chỉ trích về quyền con người ở Nga trong thời kỳ Vladimir Putin lãnh đạo, nhưng thời kỳ này đã chứng kiến việc Nga thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế và chính trị, và uy tín của Putin với người dân Nga tăng lên rất cao. Với sự mất đi ảnh hưởng của Nga tại Gruzia (Cách mạng hồng), Ukraina (Cách mạng da cam) Balan Cách mạng Tulip và một số quốc gia cựu Xô viết cũ, cũng như các vấn đề hiện nay về kinh tế và chủ nghĩa ly khai (nổi cộm nhất là ở Chechnya), một số bình luận viên cho rằng có nguy cơ an ninh đối với nước Nga vẫn là rất cao. Sau cuộc chiến chớp nhoáng (07 - 12/08/2008) nhằm trả đũa việc quân đội Greogia tấn công những người Nga và lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga ở Nam Ossetia, Nga công nhận độc lập và chủ quyền của 2 vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia (26/08/2008). Năm 2015, Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý của người địa phương. Cuối năm 2015, Nga đem quân hỗ trợ chính phủ Syria trong cuộc chiến chống lại các nhóm nổi dậy và nhà nước Hồi giáo IS. Các động thái này cho thấy tham vọng của Nga trong việc lấy lại vị thế và tiếng nói trong khu vực SNG và cao hơn nữa có thể là việc trở lại vị thế siêu cường của Liên Bang Xô viết trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới. == Chính phủ và chính trị == Theo hiến pháp, được thông qua trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 12 tháng 12 năm 1993 sau cuộc khủng hoảng hiến pháp Nga năm 1993, Nga là một liên bang và theo chính thức là một nền cộng hoà bán tổng thống, theo đó Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng là lãnh đạo chính phủ. Nga được cơ cấu theo nền tảng một chế độ dân chủ đại diện. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp thuộc hai viện của Quốc hội Liên bang. Chính phủ được điều chỉnh bằng một hệ thống kiểm tra và cân bằng được định nghĩa trong Hiến pháp Liên bang Nga, là tài liệu pháp lý tối cao của đất nước và khế ước xã hội cho người dân Liên bang Nga. Chính phủ Liên bang gồm ba nhánh: Lập pháp: Quốc hội Liên bang lưỡng viện, gồm Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang thông qua luật liên bang, tuyên chiến, thông qua các hiệp ước, có quyền phê duyệt ngân sách, và có quyền buộc tội, theo đó có thể phế truất Tổng thống. Hành pháp: Tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có thể phủ quyết dự luật trước khi nó có hiệu lực, và chỉ định Nội các và các quan chức khác, những người giám sát và thực hiện các điều luật và chính sách liên bang. Tư pháp: Toà án Hiến pháp, Toà án Tối cao, Toà án Trọng tài và các toà án liên bang cấp thấp hơn, với các thẩm phán do Hội đồng Liên bang chỉ định theo sự giới thiệu của tổng thống, giải thích pháp luật và có thể bác bỏ các điều luật mà họ cho là vi hiến. Theo hiến pháp, phán quyết tại toà dựa trên tính bình đẳng của mọi công dân, các thẩm phán là độc lập và chỉ làm theo pháp luật, các phiên toà được mở và người bên bị được quyền có luật sư bào chữa. Từ năm 1996, Nga đã quy định đình hoãn hình phạt tử hình, dù hình phạt tử hình chưa bị pháp luật bãi bỏ. Tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ sáu năm (được tham gia tranh cử nhiệm kỳ hai nhưng bị hiến pháp cấm cầm quyền ba nhiệm kỳ liên tiếp); cuộc bầu cử gần nhất được tổ chức năm 2008. Các bộ của chính phủ gồm thủ tướng và các phó thủ tướng, bộ trưởng và các cá nhân được lựa chọn khác; tất cả đều do tổng thống chỉ định theo sự giới thiệu của Thủ tướng (tuy nhiên việc chỉ định thủ tướng phải được Duma Quốc gia thông qua). Nhánh lập pháp quốc gia là Quốc hội Liên bang, gồm hai viện; Duma Quốc gia với 450 thành viên và Hội đồng Liên bang 176 thành viên. Các đảng chính trị lớn của Nga gồm Nước Nga Thống nhất, Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Tự do Nga, và Nước Nga Công bằng. === Quan hệ nước ngoài === Liên bang Nga được luật pháp quốc tế công nhận là nhà nước kế tục của Liên xô cũ. Nga tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế của Liên xô, và đã nhận chiếc ghế thường trực của Liên xô tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, tư cách thành viên trong các tổ chức quốc tế khác, các quyền và nghị vụ theo các hiệp ước quốc tế, tài sản và các khoản nợ. Nga có chính sách đối ngoại đa dạng. Ở thời điểm năm 2009, nước này có quan hệ ngoại giao với 173 quốc gia và có 142 đại sứ quán. Chính sách đối ngoại được Tổng thống Nga vạch ra và được Bộ ngoại giao thực hiện. Là một trong thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, Nga đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế. Nước này tham gia vào Nhóm bộ tứ cho Trung Đông và Những cuộc đàm phán sáu bên với Bắc Triều Tiên. Nga là một thành viên của G8, Hội đồng châu Âu, OSCE và APEC. Nga thường có vai trò lãnh đạo trong các tổ chức cấp vùng như CSI, EurAsEC, CSTO, và SCO. Cựu tổng thống Vladimir Putin đã ủng hộ một đối tác chiến lược với sự hội nhập ở nhiều cấp độ gồm cả việc thành lập bốn không gian chung giữa Nga và EU. Từ khi Liên xô sụp đổ, Nga đã phát triển một mối quan hệ thân cận hơn dù không ổn định với NATO. Hội đồng NATO-Nga được thành lập năm 2002 để cho phép 26 nước Đồng minh và Nga cùng làm việc như những đối tác bình đẳng để theo đuổi sự hợp tác chung. Quan hệ Nga – Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong các vấn đề song phương và đa phương thời gian qua. Liên minh Nga – Trung Quốc hoạt động dựa trên nguyên tắc về lợi ích chung nhưng quan hệ chiến lược với Trung Quốc sẽ thực sự là một áp lực trong thập kỷ tiếp theo. Vấn đề trở ngại lớn nhất là sự nới rộng khoảng cách giữa Trung Quốc là nền kinh tế bùng nổ và một nước Nga kém hiện đại hóa đang già cỗi về chính trị. Nga là nạn nhân của sự chuyển hướng toàn cầu sang phương Đông bởi vì nước Nga không thể thích nghi với những đòi hỏi của kỷ nguyên hậu công nghiệp và quan hệ đối tác cân bằng với Trung Quốc trở nên thiếu bền vững và nỗi lo ngại cũ về "mối đe dọa Trung Quốc" sẽ tái hiện. Đối với Trung Quốc, Nga vẫn là một nguồn cung cấp dầu khí hữu ích, tuy kém quan trọng hơn nhiều so với vùng Vịnh và châu Phi. Theo Ngoại trưởng Sergei Lavrov, Nga cần phải xây dựng "liên minh hiện đại hoá" với các nước châu Âu để tiếp thu những công nghệ cần thiết và "cần tìm cơ hội khai thác tiềm năng công nghệ của Mỹ". Nga coi Đức, Pháp, Ý và Tây Ban Nha là những đối tác gần gũi nhất của Nga ở châu Âu. === Quân đội === Nga thừa hưởng quyền kiểm soát các tài sản của Liên Xô ở nước ngoài và hầu hết các cơ sở và ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô. Quân đội Nga được chia thành Các lực lượng lục quân, Hải quân, và Không quân. Cũng có ba nhánh quân đội độc lập: Các lực lượng tên lửa chiến lược, Các lực lượng quân sự không gian, và Quân nhảy dù. Năm 2014, Nga có 845.000 quân. Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới. Họ có hạm đội tàu ngầm tên lửa đạn đạo đứng thứ hai và là nước duy nhất ngoài Hoa Kỳ có một lực lượng máy bay ném bom chiến lược hiện đại. Lực lượng xe tăng Nga lớn nhất thế giới, đồng thời có lực lượng không quân và hải quân hùng hậu đứng thứ 3 thế giới. Nước này có một ngành công nghiệp vũ khí lớn và phát triển, có thể sản xuất hầu hết các loại trang thiết bị quân sự với chỉ một số ít loại vũ khí phải nhập khẩu. Tuy nhiên việc thiếu kinh phí mua sắm khiến năm 2010, chỉ có khoảng 10% vũ khí trang bị của Nga là được chế tạo mới sau năm 1991, phần lớn các thiết bị còn lại được chế tạo từ thời Xô Viết. Nga nằm trong top các quốc gia cung cấp vũ khí, chiếm 30% thị phần thế giới và có sản phẩm bán tới 80 quốc gia . Mọi công dân nam của Nga từ 18–27 tuổi phải đăng ký thực hiện nghĩa vụ một năm trong các lực lượng vũ trang, chính phủ có kế hoạch tăng tỷ lệ binh sĩ chuyên nghiệp lên 70% vào năm 2010. Chi phí quân sự đã tăng gấp bốn lần trong sáu năm qua và chi tiêu quốc phòng chính thức của chính phủ năm 2008 là $40 tỷ, khiến nước này đứng thứ tám về chi phí quân sự trên thế giới, dù nhiều nguồn tin, kể cả tình báo Hoa Kỳ, và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, đã ước tính chi phí quân sự của Nga lớn hơn rất nhiều. Hiện nay, quân đội Nga đang trải qua một quá trình nâng cấp thiết bị lớn trị giá khoảng $200 tỷ trong giai đoạn 2006 đến 2015. Bộ trưởng quốc phòng Anatoliy Serdyukov giám sát các cuộc cải cách lớn với mục đích chuyển đổi từ một quân đội tập trung đông đảo thành một lực lượng chuyên nghiệp nhỏ hơn. Chính phủ Nga công bố ngân sách quốc phòng năm 2014 là 2,49 nghìn tỉ rub (tương đương 69,3 tỉ USD), lớn thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc. Ngân sách này sẽ tăng lên 3,03 nghìn tỉ rub (83,7 tỉ USD) năm 2015, 3,36 nghìn tỉ rub (93,9 tỉ USD) năm 2016. == Phân chia hành chính == Xem thêm: Vùng liên bang của Nga (федеральные округа) Chủ thể liên bang của Nga (федеральные субъекты) Nước cộng hòa thuộc Nga (федеральные республики) Tỉnh của Nga (федеральные области) Vùng của Nga (федеральные края) Tỉnh tự trị của Nga (автономная область) Khu tự trị của Nga (автономные округа) Thành phố liên bang của Nga (города федерального значения). Liên bang Nga là sự hợp thành của một lượng lớn các chủ thể hành chính cấp liên bang, tổng cộng là 83 đơn vị hợp thành (chủ thể) từ 01 Tháng Ba 2008 như vậy. Sáu loại đối tượng liên bang được phân biệt tại Nga có 22 nước cộng hòa trong phạm vi liên bang có mức độ tự trị cao trong phần lớn các vấn đề và chúng gần như tương ứng với khu vực sinh sống của các bộ tộc người thiểu số ở Nga. Phần còn lại của lãnh thổ bao gồm 9 vùng (krai) và 46 tỉnh (oblast), 3 thành phố trực thuộc trung ương (Moskva, Sankt-Peterburg và Sevastopol), 1 tỉnh tự trị (avtonomnaya oblast) và 4 khu tự trị (avtonomnyi okrug). Gần đây nhất, 8 vùng liên bang lớn về diện tích (5 vùng ở châu Âu và 3 vùng ở châu Á) đã được bổ sung như một thể chế hành chính giữa các thể chế hành chính nói trên và cấp độ quốc gia. Ngày 18 tháng ba 2014, Nga và Krym đã ký hiệp ước gia nhập của nước Cộng hoà Krym và thành phố trực thuộc trung ương Sevastopol ở Liên bang Nga của Tổng thống Putin với Quốc hội. Trong giai đoạn chuyển tiếp này sẽ kéo dài đến 01 Tháng 1 năm 2015, hai bên sẽ giải quyết các vấn đề hội nhập các đối tượng mới "trong kinh tế, tài chính, tín dụng và hệ thống pháp luật của Liên bang Nga" == Địa lý == Liên bang Nga trải dài trên phần phía bắc của siêu lục địa Á - Âu. Tuy rằng Nga chiếm phần lớn khu vực Bắc cực và cận Bắc cực nhưng có ít hơn về dân số, hoạt động kinh tế cũng như các sự đa dạng vật lý trên một đơn vị diện tích so với phần lớn các khu vực khác, phần lớn diện tích ở phía nam của khu vực này có phong cảnh và khí hậu đa dạng hơn. Phần lớn đất đai Nga là các đồng bằng rộng lớn, ở cả châu Âu và châu Á, được biết đến như là Siberi. Các đồng bằng này chủ yếu là thảo nguyên về phía nam và rừng rậm về phía bắc, với các tundra (lãnh nguyên) dọc theo bờ biển phía bắc. Các dãy núi chủ yếu nằm ở biên giới phía nam, chẳng hạn như Kavkaz (ở đây có đỉnh Elbrus, là điểm cao nhất thuộc Nga và châu Âu với cao độ 5,633 m) và dãy núi Altai, cũng như ở phần phía đông, chẳng hạn như dãy Verkhoyansk hoặc các núi lửa trên Kamchatka. Dãy Ural, là một dãy núi chạy theo hướng bắc - nam, tạo ra sự phân chia cơ bản giữa châu Âu và châu Á cũng là một dãy núi nổi tiếng. Nga có đường bờ biển dài trên 37,000 km dọc theo Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương, cũng như dọc theo các biển mang tính trong nội địa ít hay nhiều như biển Baltic, biển Đen và biển Caspi. Một số các biển nhỏ hơn là các phần của các đại dương như biển Barents, Bạch Hải, biển Kara, biển Laptev và biển Đông Siberi là các phần của Bắc Băng Dương, trong khi các biển như biển Bering, biển Okhotsk và biển Nhật Bản thuộc về Thái Bình Dương. Các đảo chính bao gồm Novaya Zemlya, mũi Franz-Josef, quần đảo Tân Siberi, đảo Wrangel, quần đảo Kuril và Sakhalin. (Xem). Nhiều con sông chảy qua nước Nga. Xem thêm các. Các hồ chính bao gồm hồ Baikal, hồ Ladoga, biển hồ Caspi và hồ Onega. Xem Danh sách các hồ ở Nga. === Biên giới === Cách thức thực tế phổ biến nhất để miêu tả nước Nga là miêu tả phần chính (phần tiếp giáp lớn với các quần đảo hay đảo ngoài biển của nó) và phần tách rời (khu vực Kaliningrad ở phía đông nam của biển Baltic). Biên giới của phần chính và các bờ biển (bắt đầu từ phần xa nhất về phía tây bắc và tính ngược chiều kim đồng hồ) là: Biên giới với các quốc gia sau: Na Uy và Phần Lan Bờ biển ngắn trên biển Baltic, tiếp giáp với 8 quốc gia khác trên biển này, từ Phần Lan tới Estonia và bao gồm cả cảng St. Petersburg. Biên giới với Estonia, Latvia, Belarus và Ukraina. Bờ biển trên biển Đen, tiếp giáp với 5 quốc gia khác từ Ukraina tới Gruzia. Biên giới với Gruzia và Azerbaijan. Bờ biển trên biển Caspi, tiếp giáp với 4 quốc gia khác từ Azerbaijan tới Kazakhstan. Biên giới với Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ, Trung Quốc một lần nữa và Bắc Triều Tiên. Đường bờ biển mở rộng cho phép đi lại và giao thương với tất cả các quốc gia có lãnh thổ biển trên toàn thế giới, và kéo dài Từ bắc Thái Bình Dương bao gồm: Biển Nhật Bản (trong đó có bờ biển phía tây của Sakhalin thuộc Nga). Biển Okhotsk (trong đó có bờ biển phía đông của Sakhalin và quần đảo Kuril), và Biển Bering, Dọc theo eo biển Bering (trong đó đảo nhỏ thuộc Nga Diomede lớn bị chia cắt chỉ vài dặm với Diomede nhỏ, một phần thuộc Alaska của Hoa Kỳ), Bắc Băng Dương, bao gồm: Biển Chukchi (trong đó có bờ biển phía đông và nam của đảo Wrangel), Biển Đông Siberi (trong đó có bờ biển phía tây của Nga và bờ phía đông của quần đảo Tân Siberi), Biển Laptev (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, Biển Kara (trong đó có bờ biển phía đông của Novaya Zemlya (Đất mới)), Biển Barents (trong đó có bờ biển phía tây của Nga, bờ biển phía nam của Mũi Franz-Josef và cảng Murmansk với các thiết chế hàng hải quan trọng nằm ở đó, ở đó Bạch Hải ăn sâu vào đất liền nhất). Phần tách rời là tỉnh Kaliningrad, tỉnh này có: Chung biên giới với: Ba Lan ở phía nam Litva về phía bắc và đông Bờ biển phía tây bắc nhìn ra biển Baltic. Các bờ biển thuộc các biển Baltic và biển Đen của Nga có đường giao lưu ra đại dương ít trực tiếp và rắm rối hơn so với các bờ biển thuộc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương, nhưng cả hai đều có vai trò quan trọng. Biển Baltic cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 9 quốc gia có chung bờ biển này cũng như giữa phần lục địa chính của Nga với tỉnh Kaliningrad. Thông qua eo biển nằm trong Đan Mạch, và giữa nó với Thụy Điển thì biển Baltic thông ra biển Bắc và Đại Tây Dương về phía tây và bắc của nó. Biển Đen cho phép Nga có giao thương đường biển nhanh chóng với 5 quốc gia khác có chung bờ biển, thông qua các eo biển Dardanelles và Marmora liền kề với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ để nối vào Địa Trung Hải với nhiều quốc gia có bờ biển ở đó và thông qua kênh đào Suez để sang Ấn Độ Dương và eo biển Gibraltar để sang Đại Tây Dương. Biển Caspi, hồ nước mặn lớn nhất thế giới, không có đường giao thông với biển cả. === Phạm vi không gian === Hai điểm xa nhau nhất tại Nga cách nhau khoảng 8,000 km trên đường trắc địa (geodesic). Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan, trên một khoảng đất dài 60 km chia vịnh Gdansk với phá Vistula. Còn điểm kia nằm tại cực đông - nam của quần đảo Kuril, chỉ vài dặm cạnh đảo Hokkaido của Nhật. Để diễn tả sự to lớn này, người ta thường nói là Nga bao trùm 11 múi giờ. Tuy nhiên, sự diễn tả này có thể gây nhầm lẫn vì hai điểm xa nhau nhất nếu tính theo kinh tuyến chỉ cách nhau 6,600 km trên đường trắc địa. Một trong hai điểm này nằm trên biên giới với Ba Lan (nói bên trên); còn điểm kia nằm trên quần đảo Diomede (đảo Ratmanova). Và hơn nữa, chính phủ Nga đã quyết định giảm số múi giờ từ 11 xuống 9, thậm chí là 5 để phát triển kinh tế. === Khí hậu === Khí hậu Liên bang Nga được hình thành dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố xác định. Diện tích to lớn của đất nước và sự xa tách khỏi biển của nhiều vùng dẫn tới một kiểu khí hậu lục địa ẩm và cận Bắc Cực, là kiểu khí hậu phổ biến ở châu Âu và vùng châu Á của Nga ngoại trừ lãnh nguyên và vùng cực đông nam. Các dãy núi ở phía nam ngăn chặn các khối không khí ấm từ Ấn Độ Dương, trong khi đồng bằng phía tây và phía bắc khiến nước này mở rộng với những ảnh hưởng từ Bắc Cực và Đại Tây Dương. Trên hầu khắp lãnh thổ chỉ có hai mùa riêng biệt mùa đông và mùa hè, mùa xuân và mùa thu thường chỉ là những giai đoạn thay đổi ngắn giữa thời tiết cực thấp và cực cao. Tháng lạnh nhất là tháng 1 (tháng 2 trên bờ biển), tháng ấm nhất thường vào tháng 7. Sự chênh lệch nhiệt độ lớn là điều thông thường. Vào mùa đông, nhiệt độ lạnh đi cả từ phía nam tới phía bắc và từ phía tây tới phía đông. Mùa hè có thể khá nóng và ẩm, thậm chí tại Xibia. Một phần nhỏ của bờ Biển Đen quanh Sochi có khí hậu cận nhiệt đới. Những vùng nội địa là những nơi khô nhất. === Động thực vật === Từ bắc xuống nam đồng bằng Đông Âu, cũng được gọi là đồng bằng Nga, bị bao phủ trong lãnh nguyên Bắc Cực, những cánh rừng lá kim (taiga), những cánh rừng hỗn giao, đồng cỏ (thảo nguyên) và bán hoang mạc (bao quanh Biển Caspian), bởi những thay đổi trong thực vật phản ánh những thay đổi trong khí hậu. Siberia cũng có một mô hình tương tự nhưng chủ yếu là taiga. Nga có trữ lượng rừng lớn nhất thế giới, được gọi là "lá phổi của châu Âu", đứng thứ hai chỉ sau rừng mưa Amazon về khối lượng hấp thụ CO2. Những cánh rừng Nga sản xuất ra một khối lượng lớn ôxy không chỉ cho châu Âu mà cho toàn thế giới. Có 266 loài có vú và 780 loài chim tại Nga. Tổng cộng 415 loài thú đã được đưa vào Sách Đỏ Nga vào năm 1997, và hiện đang được bảo vệ. == Kinh tế == Tuy quốc gia này có diện tích lớn nhất trên thế giới và là nhà sản xuất dầu lửa lớn nhất, hiện tại vào năm 2016 kinh tế Nga hiện chỉ đứng hàng thứ 12 trên thế giới và đứng thứ 5 châu Âu (1.267.750 USD), do tình trạng tham nhũng gây thiệt hại nặng cho nền kinh tế. Hơn một thập kỷ sau sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991, Nga vẫn còn đang cố gắng để thiết lập một nền kinh tế thị trường và để thu được sự phát triển kinh tế bền vững. Trong 5 năm đầu nền kinh tế Nga đã phát triển không ổn định do các cơ quan hành pháp và lập pháp còn nhiều bất đồng trong việc hoàn thiện công cuộc cải cách và các nền tảng công nghiệp của Nga chịu sự suy thoái nặng nề. Ngoài ra, sự thiếu hụt thực phẩm năm 1987, mà hậu quả của nó là đã phải cần đến sự trợ giúp quốc tế trên bình diện rộng, đã làm tổn thương nghiêm trọng lòng tự hào cũng như nền kinh tế nói chung của nước Nga mới ra đời. Tuy thế, mặc dù không hiệu quả trong điều kiện kinh tế thị trường và khẩu vị của người tiêu dùng nhưng nền kinh tế cựu Xô viết nói chung đã được chấp nhận là đã tạo cho người dân Nga nói chung có mức sống tiêu chuẩn kể từ sau những năm giữa thập niên 1950 cao hơn so với công dân của nhiều quốc gia đã phát triển theo định hướng tư bản và kinh tế thị trường như México, Brasil, Ấn Độ và Argentina. Tuy thế, các chủng loại hàng tiêu dùng (cụ thể là quần áo và lương thực, thực phẩm) là tương đối đơn giản về mẫu mã, và sự thiếu hụt của hàng tiêu dùng trong gia đình đã bị kêu ca nhiều ở các khu vực thành thị. Sau sự tan rã của Liên Xô, sự phục hồi nhỏ của Nga dưới ảnh hưởng của kinh tế thị trường lần đầu tiên diễn ra vào khoảng năm 1997. Trong năm đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã lên đến điểm đỉnh trong việc phá giá của đồng rúp vào tháng 8 năm 1998, làm cho chính phủ bị vỡ nợ và làm suy giảm trầm trọng mức sống tiêu chuẩn của phần lớn dân chúng. Vì thế, năm 1998 cũng đã được ghi nhận như là năm của suy thoái và sự tăng cường rút vốn ra khỏi nền kinh tế. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã phục hồi vừa phải trong năm 1999. Kinh tế Nga đã đi vào trong giai đoạn phát triển nhanh, GDP tăng trưởng trung bình 6,8% trên năm trong giai đoạn 1999-2004 trên cơ sở của giá dầu mỏ cao, đồng rúp yếu, và tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nhưng sự phát triển kinh tế này là không đều: khu vực thủ đô Moskva cung cấp tới 30% GDP của toàn quốc. Sự phục hồi kinh tế này cùng với cố gắng cải tổ của chính quyền trong các năm 2000-2001 để thúc đẩy cải cách về cấu trúc đang bị thụt lùi, đã làm tăng sự tin cậy của các nhà kinh doanh và đầu tư về triển vọng của nền kinh tế Nga trong thập niên thứ hai của thời kỳ chuyển đổi. Nga vẫn dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hóa, cụ thể là dầu mỏ, khí đốt, kim loại và gỗ, các mặt hàng này chiếm trên 80% kim ngạch xuất khẩu, điều này làm cho Nga dễ bị thương tổn vì các biến động giá cả trên thị trường quốc tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Nga đã nhắm nhiều hơn vào nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng trong nước, là lĩnh vực có mức tăng trưởng trên 12% mỗi năm trong giai đoạn 2000-2004, chỉ ra sự lớn mạnh dần lên của thị trường nội địa. Năm 2014, GDP của Nga đạt 3.348 tỷ USD theo sức mua tương đương, làm cho Nga trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và thứ 3 ở châu Âu. Nếu mức tăng trưởng hiện tại là ổn định, dự kiến Nga sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức và là thứ 5 trên thế giới trong vài năm tới. Thách thức lớn nhất đối với Nga là các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các xí nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong điều kiện môi trường kinh doanh với hệ thống ngân hàng trẻ và khác thường, được nắm giữ bởi các ông trùm Nga (oligarch). Nhiều ngân hàng Nga là sở hữu của các nhà doanh nghiệp hay các ông trùm, là những người thông thường sử dụng các khoản tiền gửi ở ngân hàng để cho các doanh nghiệp của chính mình vay mượn. Ngân hàng tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) và Ngân hàng thế giới (WB) đã có những cố gắng để kích hoạt khởi động các hoạt động ngân hàng thông thường bằng cách cấp vốn và mua lại các khoản nợ trong một số ngân hàng nhưng thành tựu thu được là không đáng kể. Các vấn đề khác bao gồm sự phát triển mất cân bằng giữa các khu vực của Nga. Trong khi khu vực thủ đô Moskva là hối hả, có cuộc sống thịnh vượng với thu nhập trên đầu người nhanh chóng đạt tới mức của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu thì phần lớn các khu vực còn lại, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và khu vực của người thiểu số ở châu Á, đã bị tụt lại đằng sau rất nhiều. Sự phân hóa thời kinh tế thị trường cũng cảm nhận được ở các thành phố lớn khác như Sankt-Peterburg, Kaliningrad và Ekaterinburg. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, Nga cũng được hưởng lợi từ việc tăng giá dầu mỏ và vì thế có khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ cũ. Sự phân bổ công bằng các thu nhập từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên này từ công nghiệp cho các lĩnh vực khác cũng là một vấn đề. Việc định hướng cho người tiêu dùng và thúc đẩy chi tiêu vào hàng tiêu dùng là một việc khá khó khăn đối với nhiều khu vực ở các nông thôn, khi mà ở các khu vực này nhu cầu tiêu dùng rất đơn giản, mặc dù đã có nhiều tiến bộ đáng khen ngợi đã được thực hiện ở các thành phố lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như may mặc, lương thực, thực phẩm, công nghiệp giải trí. Việc bắt giữ nhà kinh doanh giàu có nhất Nga khi đó là Mikhail Khodorkovsky với các tội quy kết là gian lận và tham nhũng trong quá trình tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn dưới thời tổng thống Boris Yeltsin đã làm cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài e ngại về tính ổn định của nền kinh tế Nga. Phần lớn những người giàu có nhất ở Nga hiện nay là nhờ việc mua bán các doanh nghiệp nhà nước khi đó với giá rẻ như bèo. Các quốc gia khác cũng bày tỏ sự e ngại và lo lắng với việc áp dụng "có lựa chọn" của luật pháp đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, một số tập đoàn quốc tế đã đầu tư rất lớn vào Nga. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Nga có khoảng 26 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp tích lũy của người nước ngoài trong giai đoạn 2001-2004 (trong đó 11,7 tỷ USD diễn ra trong năm 2004). Tuy nhiên, chính phủ của ông Putin đã bị chỉ trích rằng đã không tạo ra được một môi trường kinh doanh thân thiện, không đẩy lùi được nạn tham nhũng và không gia tăng đầu tư vào các lĩnh vực có thể đưa nền kinh tế Nga bớt phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng. Khu vực dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga chiếm tới gần 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và khoảng 30% tổng thu nhập ngân sách quốc gia. === Công nghiệp === Theo kết quả khảo sát 2013 do Trung tâm nghiên cứu vĩ mô (CMR) của ngân hàng Sberbank của Nga công bố thì nền tảng công nghiệp Nga đang bị lão hóa. Gần 60% các xí nghiệp Nga cần nâng cấp trang thiết bị trong vòng 3 năm tới để duy trì hoạt động cũng như thị phần nội địa. Các mặt hàng công nghiệp nhẹ của Nga có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tương đối yếu trong tương lai gần. Có tới 36% xí nghiệp được hỏi ý kiến cho biết họ không có kế hoạch mở rộng sản xuất trong vòng 5 năm tới; 38% nói có lẽ họ sẽ mở rộng trên thị trường nội địa; 19% nhắm vào các thị trường gần là các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) và chỉ có 9% có kế hoạch mở rộng kinh doanh ra thị trường thế giới trong dài hạn. Gần 83% xí nghiệp Nga được hỏi ý kiến nói họ chỉ có thể bán sản phẩm trên thị trường trong nước, trong khi 88% nói nguồn cung chủ yếu cho xí nghiệp về nguyên liệu và thiết bị là nguồn cung nội địa Trong thời Chiến tranh Lạnh, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên Xô đảm bảo duy trì nền quân sự Xô viết mạnh mẽ với nguồn ngân sách thường chiếm từ 15-25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Liên Xô. Công nghiệp vũ khí của Nga là khu vực hiện đại nhất và nằm trong định hướng xuất khẩu của Nga Xuất khẩu vũ khí của Nga luôn giữ vị trí thứ 2 trên thế giới về giá trị. Nếu như tại Mỹ, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng và các dự án vũ trụ tập trung vào một số tập đoàn khổng lồ độc quyền và một hệ thống dịch vụ hậu cần làm việc dưới sự chỉ đạo của Bộ quốc phòng và NASA thì nền công nghiệp quốc phòng Nga hiện nay phân tán thành rất nhiều các xí nghiệp nhỏ. Với một chu trình sản xuất cồng kềnh và nhiều tầng nấc như vậy khó có thể đạt được một kết quả tích cực và đột phá nào trong ngành công nghiệp quốc phòng vì mâu thuẫn lợi ích của rất nhiều thành viên tham gia vào chu trình sản xuất đó. Độ tuổi trung bình của những người đang làm việc trong các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là từ 55 đến 57 (số liệu tháng 5/2013). 30% trong số đó đã ngoài 60 trong khi giới trẻ không chịu vào làm việc vì lương thấp. Để khắc phục những vấn đề này, hiện nay, Nga đang tiến hành sáp nhập các nhà máy quốc phòng thành các tổ hợp lớn hơn để khắc phục những điểm yếu trên và nâng cao sức cạnh tranh. Nước Nga hiện nay được thừa hưởng từ chế độ Xô Viết ba nhóm công nghiệp cơ bản với khả năng cạnh tranh cực cao là các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng, ngành công nghệ vũ trụ và chế tạo máy và trang thiết bị công nghệ hạt nhân. Các tổ hợp công nghiệp - quốc phòng và công nghiệp vũ trụ, trong vòng 20 năm từng lâm vào tình trạng suy thoái. Các kỹ sư của các xí ngiệp công nghiệp quốc phòng Nga lớn nhất phải thực tập ở 5 trung tâm công nghệ ở Ý và Đức. Tuy nhiên với sự quan tâm và rót ngân sách từ chính phủ, hiện nay các ngành này đang phát triển trở lại. Từ sau khi Mỹ ngừng sử dụng tàu con thoi năm 2010, Nga là nước duy nhất có thể tự tiến hành việc phóng tên lửa lên vũ trụ để vận chuyển hàng cho trạm vũ trụ quốc tế ISS. Để thay thế tàu con thoi cũ, tên lửa SpaceX của Mỹ đã 9 lần phóng thành công lên quỹ đạo, mục tiêu là có thể tái sử dụng nhiều lần, tuy nhiên SpaceX mới hạ cánh thành công 2 lần và đến cuối 2016 mới thử nghiệm sử dụng tên lửa tái chế. Còn từ đây đến năm 2022, Mỹ vẫn sẽ phải mua 18 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để đưa hàng lên vũ trụ === Năng lượng === Nga được thừa nhận là một siêu cường năng lượng. Nước này có dự trữ khí tự nhiên lớn nhất thế giới, trữ lượng dầu mỏ đứng thứ tám, thứ hai về trữ lượng than. Nga là nhà xuất khẩu khí tự nhiên và nhà sản xuất khí tự nhiên hàng đầu thế giới, dù thỉnh thoảng Nga và Ả Rập Saudi thay đổi vị trí về tiêu chí sau. Nga là nước sản xuất điện hàng thứ 4 thế giới và nhà sản xuất năng lượng tái tạo hàng thứ 5 thế giới, tiêu chí sau nhờ nước này đã phát triển mạnh việc sản xuất thuỷ điện. Những nhà máy thuỷ điện lớn đã được xây dựng ở vùng châu Âu của Nga dọc theo các con sông như Volga. Vùng châu Á của Nga cũng có một số nhà máy thuỷ điện lớn, tuy nhiên, tiềm năng thuỷ điện vĩ đại của Siberia và Viễn Đông Nga phần lớn vẫn chưa được khai thác. Nga là nước đầu tiên phát triển lò phản ứng hạt nhân dân sự và xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Hiện tại, Nga là nhà sản xuất điện hạt nhân đứng thứ 4. Rosatom Nuclear Energy State Corporation quản lý toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân tại Nga. Năng lượng hạt nhân đang phát triển nhanh chóng tại Nga, với mục tiêu tăng tổng thành phần năng lượng hạt nhân từ mức 16.9% hiện nay lên 23% vào năm 2020. Chính phủ Nga có kế hoạch chi 127 tỷ rubles ($5.42 triệu) cho một chương trình liên bang để phát triển việc sản xuất năng lượng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Khoảng 1 nghìn tỷ ruble ($42.7 triệu) đã được chi từ ngân sách liên bang cho việc phát triển năng lượng hạt nhân và phát triển công nghiệp trước năm 2015. Nga vẫn là một trong những nước đứng đầu thế giới về công nghệ hạt nhân và là một thành viên của dự án lò phản ứng hạt nhân quốc tế. === Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ === Từ đầu thế kỷ 18 những cuộc cải cách của Pyotr Đại đế (người sáng lập Viện Hàn lâm Khoa học Nga và Đại học Quốc gia Saint Petersburg) và những đóng góp của những người từng tốt nghiệp tại đó như học giả Mikhail Lomonosov (người sáng lập Đại học Quốc gia Moscow) đã giúp nước Nga có được sự phát triển mạnh trong khoa học và phát minh. Trong thế kỷ 19 và 20 nước này đã sản sinh ra một lượng lớn các nhà khoa học và nhà phát minh. Nikolai Lobachevsky, một Copernicus trong hình học, đã phát triển hình học phi Euclid. Dmitri Mendeleev phát minh ra Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, khuôn khổ chính của hoá học hiện đại. Gleb Kotelnikov phát minh ra dù ba lô, trong khi Evgeniy Chertovsky phát minh ra quần áo điều áp. Pavel Yablochkov và Alexander Lodygin là những nhà tiên phong vĩ đại trong kỹ thuật điện và là những nhà phát minh của những đèn điện đầu tiên. Alexander Popov là một trong những người phát minh radio, trong khi Nikolai Basov và Alexander Prokhorov là hai người đồng phát minh ra tia laser và maser. Igor Tamm, Andrei Sakharov và Lev Artsimovich đã phát triển ý tưởng tokamak để kiểm soát phản ứng tổng hợp hạt nhân và tạo ra nguyên mẫu đầu tiên của nó, sau này dẫn tới dự án ITER. Nhiều nhà khoa học và phát minh nổi tiếng của Nga là người di cư, như Igor Sikorsky và Vladimir Zworykin, và nhiều nhà khoa học nước ngoài cũng đã làm việc ở Nga một thời gian dài như Leonard Euler và Alfred Nobel. Các thành tựu lớn nhất của Nga thuộc lĩnh vực công nghệ vũ trụ và thám hiểm vũ trụ. Konstantin Tsiolkovsky là cha đẻ của lý thuyết hàng không vũ trụ. Các tác phẩm của ông đã tạo cảm hứng cho những kỹ sư tên lửa hàng đầu của Liên xô như Sergey Korolyov, Valentin Glushko và nhiều người khác đóng góp vào sự thành công của Chương trình Vũ trụ Liên xô ở những giai đoạn đầu của cuộc Chạy đua vào không gian. năm 1957 vệ tinh nhân tạo đầu tiên bay quanh Trái Đất, Sputnik 1, được phóng lên; năm 1961 ngày 12 tháng 4 chuyến bay đầu tiên của loài người vào vũ trụ đã được Yuri Gagarin thực hiện thành công; và nhiều người Liên xô và Nga khác đã thực hiện kỷ lục thám hiểm vũ trụ. Hiện nay Nga là nước phóng vệ tinh lớn nhất và cũng là nước duy nhất cung cấp các dịch vụ du lịch vũ trụ. Thủ tướng Dmitry Medvedev đã lên tiếng cảnh báo rằng Nga đang mất dần danh tiếng và tiền của do các dự án vũ trụ thất bại, sau khi không thể đưa 2 vệ tinh lên quỹ đạo‎ tháng 8/2012. Vụ phóng đã thất bại gây tổn thất lớn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ Nga. Một sự cố tương tự năm 2011 đã khiến Nga mất một vệ tinh thông tin trị giá 265 triệu USD. Nga cũng từng thất bại trong vụ phóng tàu thăm dò Sao Hỏa Phobos-Grunt. Ông Medvedev cũng cho rằng: "Chẳng cường quốc không gian nào lại chứng kiến nhiều vụ phóng vệ tinh và phi thuyền hỏng như Nga". Vì thế ông quyết định chấn chỉnh lại ngành công nghiệp vũ trụ của Nga cũng như tiếp tục các chương trình thám hiểm Sao Hỏa khác và đã hoàn thành chương trình Mars-500 để thu thập thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lên Sao Hỏa Đây là dự án quốc tế của Nga, EU (Liên hiệp châu Âu) và Trung Quốc nhằm nghiên cứu khoa học - kỹ thuật và tâm sinh lý của một toán phi hành gia quốc tế 6 người trên một chuyến bay giả định dài 520 ngày lên sao Hỏa và đi bộ trên đó. Nga hiện đang là nhà cung cấp động cơ tên lửa vũ trụ cho Hoa Kỳ. Dù đang cố phát triển động cơ riệng nhưng tập đoàn tên lửa vũ trụ Energomash hồi cuối tháng cũng đã tuyên bố, từ khâu thử nghiệm cho đến khi sản xuất thành công là khoảng thời gian rất dài, Hoa Kỳ sẽ cần trên 3 tỷ USD và khoảng thời gian 10 năm để sản xuất thay thế các động cơ Nga. Vì thế vẫn sẽ nhập động cơ tên lửa từ Nga cho dù có bị cấm và mẫu nâng cấp của Antares sẽ được trang bị các động cơ này. Các công nghệ khác, nơi người Nga có lịch sử phát triển, gồm công nghệ hạt nhân, sản xuất máy bay và công nghệ quốc phòng. Việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cùng các lò phản ứng hạt nhân đầu tiên cho tàu ngầm và tàu hoạt động trên mặt nước nằm dưới sự chỉ đạo của Igor Kurchatov. Một số nhà kỹ thuật hàng không nổi bật của Liên xô, có cảm hứng từ các tác phẩm lý thuyết của Nikolai Zhukovsky, đã giám sát việc chế tạo hàng chục model máy bay quân sự và dân sự và đã thành lập một số KBs (Phòng thiết kế) hiện là thành phần chủ yếu của Liên đoàn Hàng không Hợp nhất. Các máy bay nổi tiếng của Nga gồm máy bay chở khách siêu thanh đầu tiên Tupolev Tu-144 của Alexei Tupolev, loạt máy bay chiến đấu MiG của Artem Mikoyan và Mikhail Gurevich, và loạt máy bay Su của Pavel Sukhoi cùng những người kế tục ông. Những xe tăng chiến trường nổi tiếng của Nga gồm T-34, thiết kế xe tăng theo kênh Discovery là loại tốt nhất của Thế chiến II, và các xe tăng khác thuộc loạt T. Súng AK-47 và AK-74 của Mikhail Kalashnikov là loại súng tấn công được sử dụng rộng rãi nhất tên thế giới - tới mức các khẩu súng thuộc kiểu AK đã được chế tạo nhiều hơn tất cả các loại súng tấn công khác cộng lại. Dù có những thành tựu công nghệ, từ thời trì trệ Brezhnev, Nga đã tụt hậu so với phương Tây trong một số ngành kỹ thuật, đặc biệt là trong tiết kiệm năng lượng và sản xuất hàng tiêu dùng. Cuộc khủng hoảng kinh tế hồi những năm 1990 đã khiến khoản hỗ trợ cho khoa học của nhà nước sụt giảm mạnh. Nhiều nhà khoa học và những người có trình độ của Nga đã đi sang châu Âu hay Hoa Kỳ; cuộc di cư này được gọi là một cuộc chảy máu chất xám. Những năm 2000, với làn sóng bùng nổ kinh tế, tình hình khoa học và công nghệ ở Nga đã được cải thiện, và chính phủ đã tung ra một chiến dịch với mục tiêu hiện đại hoá và cải tiến. Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đưa ra 5 ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển công nghệ của đất nước: hiệu quả năng lượng, IT (gồm cả các sản phẩm thông thường và các sản phẩm kết hợp với công nghệ vũ trụ), năng lượng hạt nhân và dược. Mặc dù là nhà xuất khẩu hàng công nghiệp nặng hàng đầu thế giới và đang đạt được những tiến bộ về phần mềm, nhưng các sản phẩm hàng tiêu dùng của Nga lại thiếu tính cạnh tranh trên trường quốc tế do đơn điệu về mẫu mã. Doanh thu từ dầu mỏ và khí đốt đóng góp tới 25% GDP của Nga. Cải thiện về năng suất sẽ chủ yếu xuất phát từ công nghệ mới và đầu tư vốn hiệu quả, hai điều mà Nga đang thiếu. Một số thành tựu mới đã xuất hiện, với việc nước Nga đã hầu như hoàn thành GLONASS, một trong 4 hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu cùng với GPS của Mỹ, Hệ thống định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc và Hệ thống định vị Galileo của châu Âu. Nga là nước duy nhất xây dựng nhà máy điện hạt nhân di động và hiện đang là nước đi đầu trong nghiên cứu nhà máy điện hạt nhân thế thệ thứ 5 (loại này có hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu hạt nhân vượt trội so với các nhà máy thế hệ trước, giúp việc sản xuất điện không tạo ra chất thải phóng xạ). Năm 2015, một nhà khoa học Nga là Vladimir Leonov tự tuyên bố đã thử nghiệm thành công một mẫu thử nghiệm động cơ lượng tử có hiệu suất mạnh gấp 5.000 lần động cơ tên lửa thông thường, sẽ tạo ra cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trong thế kỷ 21, tương tự cuộc cách mạng công nghệ thông tin trong thế kỷ 20. Động cơ lượng tử có thể đưa khí tài bay chuyển động với tốc độ 1000 km/giây, trong khi tốc độ tên lửa thông thường chỉ đạt tới mức tối đa 18 km/giây, nghĩa là tàu vũ trụ có thể bay tới sao Hỏa trong vòng 42 giờ, và tới Mặt trăng chỉ mất 3,6 giờ. Năng lượng cung cấp cho động cơ đến từ phản ứng nhiệt hạch lạnh (CNF): một kg nickel cho năng lượng tương đương một triệu kg xăng. Dùng động cơ này, máy bay sẽ chỉ cần nạp năng lượng một lần để bay trong vài năm. Thành tựu kỹ thuật này là kết quả vận dụng Lý thuyết siêu liên kết do các nhà khoa học Nga xây dựng nên.. == Nhân khẩu == Liên bang Nga là một xã hội đa sắc tộc đa dạng, là nơi sinh sống của 160 nhóm sắc tộc và người bản xứ khác nhau. Dù dân số Nga khá lớn, mật độ dân số thấp bởi diện tích vĩ đại của nước này. Dân số tập trung đông nhất tại vùng châu Âu của Nga, gần dãy Ural, và ở phía tây nam Siberia. 73% dân số sống tại các khu vực đô thị. Theo những ước tính sơ bộ, dân số sống thường xuyên tại Liên bang Nga ở thời điểm ngày 1 tháng 1 năm 2009 là 141,903,979 người. Năm 2008, dân số giảm 121,400 người, hay -0.085% (năm 2007 – 212,000 người, hay 0.15% và năm 2006 – 532,600 người, hay 0.37%). Trong năm 2008 nhập cư tiếp tục gia tăng ở mức độ 2.7% với 281,615 người tới Nga, trong số đó 95% tới từ các quốc gia thuộc CIS, đại đa số là người Nga hay người nói tiếng Nga. Số lượng người Nga di cư đã giảm 16% xuống còn 39,508 người, trong số đó 66% tới các quốc gia thuộc CIS. Ước tính có 10 triệu người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia Xô viết cũ ở Nga. Khoảng 116 triệu người sắc tộc Nga sống ở Nga và khoảng 20 triệu người nữa sống tại các nước cộng hoà cũ của Liên xô, chủ yếu tại Ukraina và Kazakhstan. Số người nói tiếng Nga đông nhất năm 1991 ở mức 148,689,000 triệu người, nhưng bắt đầu sụt giảm mạnh từ đầu những năm 90. Sự sụt giảm đã chậm lại tới mức gần ồn định trong những năm gần đây vì tỷ lệ tử giảm, tỷ lệ sinh tăng và tăng nhập cư. Số người chết trong năm 2008 là 363,500 lớn hơn số sinh. Nó đã giảm từ 477,700 năm 2007, và 687,100 năm 2006. Theo dữ liệu được Sở Thống kê Nhà nước Liên bang Nga xuất bản, tỷ lệ tử của Nga đã giảm 4% trong năm 2007, so với năm 2006, ở mức khoảng 2 triệu người chết, trong khi tỷ lệ sinh tăng 8.3% hàng năm lên ước tính 1.6 triệu ca sinh. Các nguyên nhân chủ yếu khiến dân số Nga giảm sút là tỷ lệ tử cao và tỷ lệ sinh thấp. Tuy tỷ lệ sinh của Nga ngang bằng với các quốc gia châu Âu (12.1 sinh trên 1000 người năm 2008 so với mức trung bình của Liên minh châu Âu 9.90 trên 1000) dân số của họ giảm với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ một quốc gia châu Âu nào khác bởi tỷ lệ tử cao hơn nhiều (năm 2008, tỷ lệ tử của Nga là 14.7 trên 1000 người so sánh với mức trung bình của Liên minh châu Âu 10.28 trên 1000). Tuy nhiên, Bộ Y tế và Vấn đề Xã hội Nga đã dự đoán tới năm 2011, tỷ lệ tử của nước này sẽ cân bằng với tỷ lệ sinh vì số sinh gia tăng và số tử giảm. === Ngôn ngữ === 160 nhóm sắc tộc của Nga sử dụng khoảng 100 ngôn ngữ. Theo cuộc điều tra dân số năm 2002, 142.6 triệu người nói tiếng Nga, tiếp sau là tiếng Tatar với 5.3 triệu và tiếng Ukraina với 1.8 triệu. Tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức duy nhất của nhà nước, nhưng Hiến pháp trao cho các nước cộng hoà riêng biệt quyền đưa ngôn ngữ bản địa của mình trở thành ngôn ngữ đồng chính thức bên cạnh tiếng Nga. Dù có sự phân tán mạnh, tiếng Nga là thuần nhất trên toàn bộ nước Nga. Tiếng Nga là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất nếu tính theo diện tích địa lý trên lục địa Âu Á và cũng là ngôn ngữ Slavơ được sử dụng nhiều nhất. Tiếng Nga thuộc ngữ hệ Ấn Âu và là một trong những thành viên còn tồn tại của các ngôn ngữ Đông Slavơ; các ngôn ngữ khác gồm tiếng Belarus và tiếng Ukraina (và có lẽ cả tiếng Rusyn). Những ví dụ văn bản sử dụng chữ Đông Slavơ Cổ (Nga Cổ) được chứng minh có từ thế kỷ thứ 10 trở về sau. Theo người Nga thì hơn một phần tư tác phẩm khoa học của thế giới được xuất bản bằng tiếng Nga. Tiếng Nga cũng được sử dụng làm công cụ mã hoá và lưu trữ văn minh thế giới—60–70% của mọi thông tin trên thế giới được xuất bản bằng tiếng Anh và tiếng Nga. Tiếng Nga cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc. === Giáo dục === Nga có một hệ thống giáo dục miễn phí đảm bảo cho mọi công dân theo hiến pháp, và có tỷ lệ biết chữ 99.4%. Đầu vào cao học có tính cạnh tranh rất cao. Như một kết quả của sự ưu tiên hàng đầu cho khoa học và kỹ thuật trong giáo dục, y tế, toán học, khoa học và khoa học vũ trụ Nga nói chung có mức độ phát triển cao. Tuy nhiên nạn tảo hôn vẫn khá phổ biến ở các làng mạc nông thôn, và 45% trẻ em Nga không đi học Trước năm 1990 quá trình học tập ở Liên xô dài 10 năm. Nhưng vào cuối năm 1990, thời gian học 11 năm đã được chính thức áp dụng. Giáo dục tại các trường cấp hai của nhà nước là miễn phí; giáo dục đầu cấp ba (mức đại học) cũng là miễn phí với việc dành trước: một phần lớn sinh viên được tuyển được Nhà nước bao cấp hoàn toàn (nhiều định chế nhà nước bắt đầu mở các khoá thương mại từ những năm gần đây). Năm 2004 chi tiêu quốc gia dành cho giáo dục chiếm 3,6% GDP, hay 13% tổng ngân sách nhà nước trong khi ở Mỹ là 7,2% GDP và Nga thua cả Việt Nam (8.3% GDP). Chính phủ bố trí các khoản tiền để trả học phí theo một hạn mức được lập sẵn, hay số lượng sinh viên cho mỗi trường của nhà nước. Điều này được coi là cơ bản bởi nó cung cấp cơ hội tiếp cận cao học cho các sinh viên có khả năng, chứ không phải chỉ cho những người có tiền trả. Ngoài ra, các sinh viên được trả một khoản học bổng nhỏ và được cung cấp nơi ở miễn phí. Ngoài các cơ sở giáo dục cao học của nhà nước, nhiều cơ sở tư nhân cũng đã xuất hiện và cung cấp lực lượng nhân lực chất lượng cao cho các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ mới và kinh tế. Trong các trường đại học Nga có hơn 3 triệu giáo viên và nhân viên nghiên cứu, trong đó gần 45% giáo sư và phó giáo sư. Ngoái ra Nga hiện có gần 2000 trường đại học, học viện và các cơ cấu giáo dục khác. Hệ thống giáo dục còn bao gồm gần 800 cơ quan nghiên cứu, phòng thiết kế thí nghiệm và những xí nghiệp do nhà trường xây dựng. Tuy nhiên đã từ lâu nền giáo dục Nga đã bộc lộ những bất cập nhất định. Các cuộc điều tra dư luận xã hội cho thấy tiền đầu tư cho giáo dục tăng nhưng chất lượng giáo dục lại giảm. Ngoài ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng Kỳ thi quốc gia nếu được tổ chức như hiện nay có thể chỉ để tuyển được những học sinh học vẹt mà không khuyến khích các em tư duy một cách khoa học. Nạn tảo hôn cũng phổ biến ở các vùng làng mạc thị trấn Nga. === Y tế === Hiến pháp Nga đảm bảo chăm sóc y tế phổ thông, miễn phí cho mọi công dân. Tuy nhiên, trên thực tế chăm sóc sức khoẻ miễn phí bị giới hạn một phần bởi chế độ propiska. Tuy Nga có số cơ sở y tế, bệnh viện và nhân viên y tế lớn hơn hầu hết các quốc gia khác khi tính theo đầu người, từ khi Liên xô sụp đổ sức khoẻ dân chúng Nga đã suy giảm nghiêm trọng vì những thay đổi kinh tế, xã hội và phong cách sống. Ở thời điểm năm 2007, tuổi thọ trung bình tại Nga là 61.5 năm cho nam và 73.9 năm cho nữ. Tổng mức tuổi thọ trung bình của người Nga là 67.7 khi sinh, kém 10.8 năm so với con số tổng thể của cả Liên minh châu Âu. Yếu tố lớn nhất dẫn tới mức tuổi thọ khá thấp của nam là tỷ lệ tử cao trong nam giới thuộc tầng lớp lao động vì những nguyên nhân có thể ngăn chặn (như, nhiễm độc rượu, stress, tai nạn giao thông, tội ác bạo lực). Tỷ lệ tử trong nam giới Nga đã tăng 60% từ năm 1991, cao hơn bốn lần của châu Âu. Vì có sự khác biệt lớn giữa tuổi thọ của nam và nữ (nam giới Nga có tuổi thọ thấp hơn nhiều so với nữ do tình trạng lạm dụng rượu) và bởi hiệu ứng còn lại từ Thế chiến II, theo đó Nga có số thiệt hại nhân mạng cao hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, sự mất cân bằng giới tính vẫn còn lại tới ngày này và có 85,9 nam trên 100 nữ. Bệnh tim chiếm 56.7% tổng số tử vong, với khoảng 30% liên quan tới những người đang ở độ tuổi lao động. Một cuộc nghiên cứu cho thấy rượu chịu trách nhiệm cho hơn một nửa số tử vong (52%) của người dân Nga trong độ tuổi từ 15 tới 54 từ năm 1990 tới năm 2001. Với cùng mô hình nhân khẩu này, mức tử của toàn bộ thế giới vì rượu là 4%. Khoảng 16 triệu người Nga mắc các bệnh tim mạch, khiến Nga đứng hàng thứ hai thế giới, sau Ukraina, trong lĩnh vực này. Các tỷ lệ tử bởi giết người, tự tử và ung thư cũng đặc biệt cao. 52% nam và 15% nữ hút thuốc, hơn 260,000 nhân mạng mất đi hàng năm vì sử dụng thuốc lá. HIV/AIDS, rõ ràng không tồn tại trong thời kỳ Xô viết, đã nhanh chóng lan tràn sau khi Liên xô sụp đổ, chủ yếu bởi sự gia tăng chóng mặt nạn tiêm chích ma tuý. Theo các thống kê chính thức, hiện có hơn 364,000 người Nga có HIV, nhưng những chuyên gia độc lập coi con số thực lớn hơn rất nhiều. Trong những nỗ lực ngày càng gia tăng để chiến đấu với căn bệnh này, chính phủ đã tăng chi tiêu vào các biện pháp kiểm soát HIV gấp 20 lần năm 2006, và ngân sách năm 2007 đã tăng gấp đôi ngân sách năm 2006. Từ khi Liên xô tan rã, cũng có sự gia tăng nhanh chóng về số ca và số tử vong vì bệnh lao, và bệnh này lan đặc biệt nhanh trong cộng đồng tù nhân. Trong một nỗ lực nhằm cứu vãn cuộc khủng hoảng nhân khẩu tại Nga, chính phủ hiện đang áp dụng một số chương trình được thiết kế để gia tăng tỷ lệ sinh thu hút thêm nhiều người nhập cư. Chính phủ đã tăng gấp đôi khoản trợ cấp hàng tháng cho trẻ em và cấp khoản chi một lần 250,000 Rubles (khoảng US$10,000) cho phụ nữ sinh đứa con thứ hai từ năm 2007. Năm 2007, Nga có tỷ lệ sinh lớn nhất từ khi Liên xô tan rã. Phó thủ tướng thứ nhất cũng đã nói khoảng 20 tỷ Ruble (khoảng US$1 triệu) sẽ được đầu tư vào các trung tâm chăm sóc tiền sinh sản tại Nga trong năm 2008–2009. Nhập cư ngày càng được coi là cần thiết để duy trì mức độ dân số quốc gia. == Văn hóa == === Ẩm thực === Ẩm thực đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội Nga. Những ảnh hưởng của phương Tây đang có tác động đáng kể đến thói quen ăn uống và khẩu vị của người dân, khi các hãng McDonalds phát triển tràn lan, và các quán cà phê theo phong cách Paris xuất hiện trên các lề phố Moskva hay St.Petersburg. Tuy nhiên, những món ăn truyền thống và các đặc sản của Nga như rượu vodka hay bánh mì "karavai" vẫn giữ nguyên tầm quan trọng của chúng trong các bữa tiệc hay lễ lớn của Nga. Vào mùa đông, nhiệt độ có thể xuống tới -20 °C tại thủ đô Moskva, vì thế, các thức ăn béo, giàu năng lượng như bánh mì, trứng, bơ hay sữa là rất cần thiết. Ngoài ra còn có những món đặc sản đặc biệt như schi (súp thịt bò và rau cải) hay borssh (súp củ cải đỏ với thịt lợn). Đôi khi người ta cũng ăn khoai tây nghiền, rán vào cuối bữa hoặc bliny, một loại bánh kếp ăn kèm với mật ong hoặc trứng cá. Ngoài thức ăn, người Nga còn có nhiều đồ uống nổi tiếng trên thế giới như rượu vodka thường được làm từ lúa mạch đen hay lúa mỳ. Đôi khi nó còn được pha thêm tiêu, dâu hay chanh. Một đồ uống nổi tiếng khác là sbiten, được làm từ mật ong và thêm một chút hương liệu khác như dâu. Chè cũng là một thứ đồ uống nổi tiếng khác. Nó là một loại đồ uống truyền thống và đôi khi cũng được uống kèm sữa. === Tôn giáo === Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, Do Thái giáo và Phật giáo là các tôn giáo truyền thống của Nga, được cho là một phần của "di sản lịch sử" Nga trong một điều luật được thông qua năm 1997. Những con số ước tính về các tín đồ rất khác biệt tuỳ theo các nguồn, và một số báo cáo đưa ra con số người vô thần ở Nga là 16–48% dân số. Chính thống giáo Nga là tôn giáo chiếm đa số ở Nga. 95% xứ đạo có đăng ký thuộc Giáo hội Chính thống Nga trong khi có một số Giáo hội Chính thống nhỏ hơn. Tuy nhiên, đa số tín đồ Chính thống không thường xuyên tới nhà thờ. Tuy thế, Nhà thờ được cả các tín đồ và người vô thần kính trọng và coi nó là một biểu tượng của di sản và văn hoá Nga. Các phái Cơ đốc giáo nhỏ hơn như Công giáo Rôma, và nhiều phái Tin Lành có tồn tại. Tổ tiên của nhiều người Nga hiện nay đã chấp nhận Cơ Đốc giáo Chính thống ở thế kỷ thứ 10. Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 2007 do Bộ ngoại giao Mỹ xuất bản đã nói rằng có xấp xỉ 100 triệu công dân coi họ là tín đồ Giáo hội Chính thống Nga. Theo một cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công chúng Nga, 63% người tham gia coi họ là tín đồ Chính thống Nga, 6% tự coi mình là tín đồ Hồi giáo và chưa tới 1% coi mình là tín đồ hoặc của Phật giáo, Công giáo, Tin Lành hay Do Thái giáo. 12% khác nói họ tin vào Chúa, nhưng không thực hiện bất kỳ tôn giáo nào và 16% nói họ là người vô thần. Ước tính Nga là nơi sinh sống của khoảng 15–20 triệu tín đồ Hồi giáo. Tuy nhiên học giả Hồi giáo và nhà hoạt động nhân quyền Roman Silantyev đã tuyên bố rằng chỉ có 7 tới 9 triệu người theo Hồi giáo ở Nga. Nga cũng có ước tính 3 tới 4 triệu người nhập cư Hồi giáo từ các nước cộng hoà hậu Liên xô. Đa số tín đồ Hồi giáo sống ở vùng Volga-Ural, cũng như Bắc Caucasus, Moskva, Saint Petersburg và Tây Siberia. Phật giáo là truyền thống của ba vùng thuộc Liên bang Nga: Buryatia, Tuva, và Kalmykia. Một số người sống ở Siberi và vùng Viễn Đông, Yakutia, Chukotka.. thực hiện các nghi thức Shaman, thuyết phiếm thần cùng với các tôn giáo chính. Việc tham gia tôn giáo chủ yếu theo sắc tộc. Đại đa số người Slav theo Cơ Đốc giáo Chính thống. Những người nói tiếng Turk chủ yếu là tín đồ Hồi giáo, dù một số nhóm Turk tại Nga không theo. == Các vấn đề xã hội == Nước Nga là một trong những nước có làn sóng tội phạm cao trên thế giới. Tỷ lệ giết người ở Nga cao gấp bốn lần so với ở Mỹ. Vào năm 2001, 33.500 người đã bị giết hại. Tổng cộng, vào năm 2011, có hơn 3 triệu tội phạm được báo cáo. Từ trộm cắp thông thường đến tham nhũng, cướp và buôn lậu đã khiến làn sóng tội phạm ngày càng tăng. Mặc dù chính phủ Nga đã cam kết mạnh tay với tội phạm, tuy nhiên hành động này vẫn chưa đem lại hiệu quả gì lớn. Hàng giả cũng là một vấn đề khác gây đau đầu cho các nhà chức trách. Chính phủ Nga ước tính đến 90% hàng hóa bán lưu thông đều không rõ nguồn gốc rõ ràng. Các thiết bị điện tử chủ yếu được nhập khẩu bất hợp pháp từ Đông Nam Á còn đồ chơi nhập từ Trung Quốc. Còn thực phẩm, thuốc, quần áo và băng đĩa thường có nguồn gốc nội địa. Thuốc giả và rượu giả khiến người tiêu dùng bị đe dọa nghiêm trọng nhất. Hàng năm, hàng ngàn người Nga bị thiệt mạng do uống phải các chất hóa học chết người làm giả thành rượu vodka. Tình trạng cách biệt giàu - nghèo đang tăng lên. Nhiều người Nga sống trong những căn nhà xây từ thời Xô Viết nay đã xuống cấp. Một điều tra vào năm ngoái của Hiệp hội các kỹ sư Nga cho biết: 20% người ở thành phố không có nước nóng, 12% không có hệ thống sưởi và phải dùng lò sưởi thủ công. Ở các làng quê, tỷ lệ này còn cao hơn. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), hiện nay có hơn 15 triệu người Nga (khoảng 11% dân số) sống dưới mức 150 USD/người/tháng. == Tương lai == Nga và Belarus đang đàm phán để thống nhất thành một nhà nước liên bang Nga-Belarus, việc đàm phán đã được bắt đầu vào năm 1997 và vẫn tiếp tục cho đến bây giờ. == Xem thêm == Liên lạc viễn thông ở Nga Giáo dục ở Nga Quan hệ đối ngoại của Nga Lịch sử người Do Thái ở Nga và Liên Xô Hồi giáo ở Nga Luật pháp của Liên bang Nga Danh sách một số công ty Nga Quân đội Nga Tem bưu chính và lịch sử bưu chính Nga Các ngày lễ ở Nga Báo chí không biên giới Chỉ số toàn thế giới về tự do báo chí năm 2002: Nga được đánh giá xếp hạng 121 trong tổng số 139 quốc gia được đánh chỉ số. Tiếng Anh bồi đối với người Nga Du lịch ở Nga Vận tải ở Nga == Tham chiếu == The New Columbia Encyclopedia, Col.Univ.Press, 1975 == Ghi chú == == Liên kết ngoài == === Các nguồn của chính quyền === Duma - Trang Web chính thức của hạ nghị viện (bằng tiếng Nga) Đại sứ quán Nga tại Hoa Kỳ Hội đồng liên bang - Trang Web chính thức của thượng nghị viện Gov.ru - Cổng chính thức của chính phủ (bằng tiếng Nga) Kremli - Trang Web chính thức của tổng thống (bằng tiếng Anh) Trang Web chính thức của trung tâm địa chính Liên bang Nga - Bản đồ hành chính của Nga (Chú giải bằng tiếng Nga) Công nghiệp và các nguồn năng lượng của Nga, theo Cục năng lượng Hoa Kỳ Kinh tế Nga: Ngân hàng Phần Lan U.S. Thông tin từ Cục lãnh sự Hoa Kỳ: Nga Webcam về nước Nga Photos of Russia === Thông tin chung === Sơ lược về quốc gia theo BBC Dữ liệu về Nga theo CIA Trao đổi Nga-Đức Tổ chức phi chính phủ (NGO) kết nối những người tình nguyện tới NGO ở Nga (không chỉ là người Đức) Các liên kết tới chính quyền Ấn tượng về nước Nga Xô viết, theo John Dewey Các nguồn trên Internet để nghiên cứu về Nga Danh mục các lưu trữ về Nga của Johnson Tiền giấy của Nga Tin tức nước Nga Các vùng liên bang của Nga (chú giải bằng tiếng Anh) Tạp chí Nga - Nguồn tin và phân tích độc lập từ Nga. Phiên bản tiếng Anh của báo Pravda (Sự thật) Trang thông tấn Nga RIA Novosti - Tiếng Nga Trang thông tấn Nga RIA Novosti - Tiếng Anh
sport club internacional.txt
Sport Club Internacional là một đội bóng Brasil trụ sở đặt tại Porto Alegre, Rio Grande do Sul, được thành lập vào ngày 04 tháng 4 năm 1909. Họ chơi ở phe áo đỏ, quần trắng, lần đầu tiên trong số đó mang lại cho đội biệt danh của nó Colorado (Đỏ). Những câu lạc bộ cùng thành phố với hộ là clb Grêmio và "Gre-Nal". Sân vận động của đội bóng được gọi là "khổng lồ của sông Ngân hà", hoặc tên gọi khác là Beira-Rio, có sức chứa hơn 56.000 người. Internacional vô địch tại Nam Mỹ vào năm 2010, đội bóng đã giành danh hiệu Copa Libertadores 2 == Danh hiệu == === International === Copa Libertadores (2): 2006, 2010 Copa Sudamericana (1): 2008 Recopa Sudamericana (2): 2007, 2011 FIFA Club World Cup (1): 2006 === National titles === Campeonato Brasileiro Série A (3): 1975, 1976, 1979 Copa do Brasil (1): 1992 === State titles === Campeonato Gaúcho (40): 1927, 1934, 1940, 1941, 1942, 1943, 1944, 1945, 1947, 1948, 1950, 1951, 1952, 1953, 1955, 1961, 1969, 1970, 1971, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976, 1978, 1981, 1982, 1983, 1984, 1991, 1992, 1994, 1997, 2002, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009, 2011 === Friendly titles === Joan Gamper Trophy (ESP): 1 1982 Kirin Cup (JAP): 1 1984 Dubai Cup (UAE): 1 2008 Wako Denki Cup (JAP): 1 1992 Torneio Costa do Sol (ESP): 1 1983 Torneio Costa do Pacífico (CAN): 1 1983 Torneio Viña del Mar (CHI): 2 1978, 2001 Rangers International Tournament (SCO): 1 1987 Suruga Bank Championship (1): 2009 === Youth titles === Eurovoetbal (NED): 1 2006 Campeonato Brasileiro Sub-23 (Under-23 Cup): 1 2010 Campeonato Brasileiro Sub-20: 1 2006 Nike Cup (Under-15 World Championship): 1 2000 Porto Seguro Cup: 1 2008 Copa 2 de Julho: 2 2007, 2008 Copa Macaé de Juvenis: 3 2000, 2001, 2005 Brazilian Under-20 champions at Copa São Paulo de Juniores: 4 1974, 1978, 1980, 1998 Copa Santiago de Futebol Juvenil: 9 1990, 1992, 1993, 2001, 2003, 2005, 2007, 2009, 2010 Punta Cup: 1 2010 == Đội hình hiện tại == Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. === Cho mượn === Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA. == Cầu thủ nổi tiếng == (Dan sách cầu thủ nổi tiếng từng chơi cho Sport Club Internacion Bản mẫu:Bài chính category
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.txt
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi một cơ chế quản lý kinh tế được Đảng Cộng sản Việt Nam tạo ra và triển khai tại Việt Nam từ thập niên 1990 cho đến nay. Việc áp dụng cơ chế này cũng được ghi vào Hiến pháp Việt Nam mới nhất. Cho đến nay, chính Đảng Cộng sản Việt Nam cũng thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà chỉ có giải thích nguyên lý chung rằng, đó là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nguyên nhân của tình trạng này là hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử Thêm vào đó, công tác lý luận ở Việt Nam về hệ thống kinh tế này còn chưa theo kịp thực tiễn Gần 20 năm theo đuổi chủ trương xây dựng hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng các thể chế cho hệ thống này hoạt động vẫn chưa có đầy đủ. Đến hội nghị lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, Đảng mới ra nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30 tháng 1 năm 2008 về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tới ngày 23 tháng 9 năm 2008, Chính phủ Việt Nam mới có nghị quyết số 22/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ để thực hiện nghị quyết 21-NQ/TW. == Cơ sở lý luận và thực tiễn == Không nên lầm tưởng kinh tế thị trường chỉ gắn liền với chủ nghĩa tư bản, còn chủ nghĩa xã hội thì không. Quan niệm này xuất phát từ mô hình kinh tế bao cấp của Liên Xô và Đông Âu trước kia, song chính Liên Xô trong giai đoạn lãnh đạo của Lenin cũng có nền kinh tế thị trường. Thực ra, theo lý luận của Lenin thì chủ nghĩa xã hội là bước chuyển giữa chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Trong đó mô hình kinh tế là hỗn hợp, đan xen giữa kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể với kinh tế tư bản tư nhân. Theo đó, Lenin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP), theo đó nhà nước cho phép một số thị trường được tồn tại, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Sau khi Lenin mất, Stalin đã xóa bỏ NEP và xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch, khiến nhiều người lầm tưởng chủ nghĩa xã hội chỉ gắn liền với kinh tế bao cấp. Những lý luận đầu tiên về kinh tế thị trường của chủ nghĩa xã hội được nhà kinh tế Enrico Barone người Ý nêu ra vào năm 1908 trong tác phẩm "Il Ministro della Produzione nello Stato Collettivista". Barone đã đưa ra một mô hình toán về một nền kinh tế tập thể, theo đó các quan hệ tiền tệ hàng hóa trong nền kinh tế đều có thể tính toán được và từ đó có thể điều chỉnh để sao cho phúc lợi tập thể đạt mức tối ưu. Năm 1929, Fred Manville Taylor người Mỹ trong công trình "The Guidance of Production in a Socialist State," tạp chí American Economic Review, số 19(1), trang 1-8, đã nêu ra những điều kiện để nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể, về mặt lý thuyết, đạt được hiệu quả trong phân phối nguồn lực. Trên cơ sở mô hình của Barone, vào năm 1936 nhà kinh tế Ba Lan Oskar Ryszard Lange đã công bố cuốn sách của mình mang tên Lý thuyết kinh tế về chủ nghĩa xã hội trong đó ông kết hợp kinh tế học Marxist với kinh tế học tân cổ điển. Lange ủng hộ việc sử dụng các công cụ thị trường (giá cả) và đồng thời ủng hộ việc kế hoạch hóa. Lange cho rằng các nhà làm kế hoạch có thể tính toán và đặt ra các mức giá và chờ đợi phản ứng của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp. Như vậy nền kinh tế sẽ có hiệu quả cao hơn thay vì để cho thị trường quyết định hoàn toàn. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy Chủ nghĩa xã hội kết hợp với yếu tố thị trường còn được gọi là Con đường thứ ba (để phân biệt với hai con đường khác là kinh tế thị trường tự do (hay kinh tế tư bản chủ nghĩa) và kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Các nước Đông Âu và Liên Xô cũ đã rời bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Các nước tư bản phát triển như Mĩ, Anh, Pháp và Nhật trong thế kỉ 20 cũng điều chỉnh mô hình kinh tế theo hướng giảm thiểu sự can thiệp của bộ máy nhà nước (mô hình kinh tế hỗn hợp) . == Các đặc trưng == Hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có các đặc trưng sau: Là một nền kinh tế hỗn hợp, nghĩa là vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiết của nhà nước. Các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường được tôn trọng, các mạch máu kinh tế và các ngành trọng yếu (khai mỏ, ngân hàng, quốc phòng...) được nhà nước quản lý. Các thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh tế được vận dụng một cách hợp lý. Nền kinh tế chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa. Là một nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu, nhưng khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Là nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế thành công. Việc phân phối được thực hiện chủ yếu theo kết quả lao động và theo hiệu quả kinh tế, đồng thời theo cả mức đóng góp vốn. Chú trọng phân phối lại qua phúc lợi xã hội. Việc phân bổ các nguồn lực vừa được tiến hành theo hướng nâng cao hiệu quả, vừa theo hướng giúp thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các địa phương. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ, công bằng xã hội; công bằng xã hội được chú ý trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và nhân dân được khuyến khích tham gia vào quá trình phát triển kinh tế. == Chính sách thực hiện == Chủ trương khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện trong thực tế bằng việc thành lập hàng loạt các doanh nghiệp nhà nước lớn như các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty 90, tổng công ty 91. Tuy nhiên, hiện không ít doanh nghiệp nhà nước lớn này hoạt động không hiệu quả và/ hoặc thua lỗ triền miên, dẫn tới yêu cầu phải tái cấu trúc và cổ phần hóa các doanh nghiệp này., == Một số vấn đề đang tồn tại cần được nghiên cứu giải quyết == Do nhà nước (thông qua các doanh nghiệp nhà nước) nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên (economic resources) của nền kinh tế bao gồm đất đai, khoán sản, tín dụng, ưu đãi chính sách.v.v. nên các chính sách chống tham nhũng, chống lãng phí.v.v. nếu không chặt chẽ sẽ dẫn đến tiêu cực: cán bộ tham nhũng ngày càng tinh vi và hệ thống phải gồng mình tập trung chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, thay vì tập trung toàn lực cho sản xuất. Việc quản lý kém hiệu quả các nguồn tài nguyên kinh tế và tham nhũng thất thoát cao trong hệ thống dẫn đến đầu tư nhà nước vào nền kinh tế đạt hiệu quả thấp. Tuy vậy khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mới là khu vực hiệu quả kém nhất, nguyên nhân là do các báo cáo lỗ, do việc chuyển giá giữa công ty mẹ với các công ty con diễn ra khá phổ biến trong những năm qua.. (xem chỉ số ICOR). Ví dụ, để có giá trị tăng thêm tương đương với 1 đồng, thì Việt Nam phải đầu tư 5,1 đồng (năm 2008) so với 4,1 đồng của Thái Lan. Chi phí đầu tư cao dẫn đến một nguy cơ nền kinh tế luôn trong trạng thái căng thẳng, dễ xảy ra quá tải (overheat) cùng lúc với dễ dàng suy thoái. Để đưa đất nước lên trở thành công nghiệp hóa, Việt Nam phải tốn kém gấp 1,5 lần các quốc gia NIC như Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan, mà hệ lụy của sự tốn kém "bất thường" này là mục tiêu công nghiệp hóa sẽ khó đạt được, hoặc cho dù đạt được thì chi phí "bảo trì" cho một nền kinh tế như vậy cũng sẽ cao, dẫn đến hàng hóa do nền công nghiệp của Việt Nam sản xuất ra thường phải bán giá cao mới đủ lợi nhuận, từ đó dẫn đến giảm sức cạnh tranh. Để tăng sức cạnh tranh phải giảm giá hàng hóa, thì chi phí lao động phải bị kiềm chế, vì các loại hàng hóa khác phải theo cơ chế thị trường. Sự kiềm chế chi phí lao động sẽ khiến thị trường lao động bị bóp méo và nguy cơ mất ổn định cao vì lãn công, đình công. Sự thành công trong công cuộc chống tham nhũng lãng phí ở khu vực kinh tế Nhà nước, đồng thời tổ chức lại khu vực kinh tế FDI và không kêu gọi đầu tư bằng mọi giá, chỉ chấp nhận đầu tư có chọn lọc đối với khu vực FDI, sẽ quyết định rất lớn đến sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trong những năm đầu áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã có hiệu quả. Nhưng đến nay đã bộc lộ những bất cập và mâu thuẫn, vì: Nhà nước (NN) quản lý, điều tiết một số giá được cho là chiến lược như giá điện, nhiên liệu... do vậy, khi cần thì NN tăng hoặc giảm giá, và như vậy khi cần tiến hành lập, phân tích triển khai 1 dự án sẽ khó khăn khi xác định giá thành sản phẩm vì nó phụ thuộc vào sự điều tiết giá đầu vào của NN, nếu sự điều tiết này là tăng cơ học quá lớn thì làm đảo lộ tất cả các hoạch định, tính toán hiệu quả của 1 dự án, thậm chí làm phá sản. Nhưng nếu NN không điều tiết thì DNNN sẽ bị lỗ (như ngành điện chẳng hạn) và một bộ phận dân cư nghèo sẽ không kham nổi chi phí mua hàng hóa. == Nhận xét == Nhiều người cho là khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vẫn còn rất mơ hồ, mỗi nơi lại hiểu một kiểu. Theo luật sư Trương Thanh Đức cần được xác định rõ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì trong dự thảo Hiến pháp, để tránh trường hợp áp dụng kinh tế kế hoạch hoá tập trung vào kinh tế thị trường. Về câu hỏi, thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trong một buổi nói chuyện về các vấn đề kinh tế ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh vào cuối năm 2013, trả lời rằng đây là mô hình chưa từng có trên thế giới, đó là câu hỏi mà Việt Nam vẫn phải dò tìm trong tương lai: Theo luật sư Nguyễn Tiến Lập "định hướng xã hội chủ nghĩa" là phải bảo đảm sự công bằng tương đối về xã hội và chế độ an sinh xã hội phổ cập đối với người dân. Điều này giống với mục tiêu của nền kinh tế thị trường xã hội của nước Đức, và khác với nền kinh tế thị trường tự do của nước Mỹ (ở Mỹ, Nhà nước không quản lý tập trung quỹ bảo hiểm xã hội và có tới trên 40 triệu người dân không có bảo hiểm y tế) Tuy nhiên, có những thực tiễn vừa qua lại đi ngược lại, ví dụ như việc tăng phí bệnh viện và phí học đường đang trở thành gánh nặng cho người nghèo. Hậu quả của việc không xác định mô hình kinh tế và duy trì các mối quan hệ không rõ ràng giữa Nhà nước và thị trường, sẽ biến các doanh nghiệp thành các chủ thể phụ thuộc ngày càng lớn hơn vào Nhà nước. Bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban cố vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các thủ tướng Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, bàn về bức thư viết ngày 09/8/1995, tức 20 năm trước, của cố Thủ tướng Việt Nam, Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khuyến nghị, cảnh báo và nêu quan điểm về một số vấn đề được cho là có tầm chiến lược đối với Việt Nam vào thời điểm đó: Tại hội thảo "Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015- 2035", ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện chiến lược phát triển đánh giá rằng: == Thăm dò ý kiến == Theo Pew, 95% số người Việt Nam được hỏi ủng hộ thị trường tự do, trong khi ở Mỹ, có tới 25% số người được hỏi nghi ngờ về tính hiệu quả của thị trường tự do Khảo sát thay đổi cảm nhận về Nhà nước và thị trường của người Việt Nam" - CAMS 2014 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy: trong 1.600 phản hồi, có 89% ủng hộ mô hình kinh tế thị trường; 71% ủng hộ sở hữu tư nhân trong khi chỉ có khoảng 4% lựa chọn sở hữu nhà nước, 94% yêu cầu minh bạch trong quá trình hoạch định và thực thi chính sách tại Việt Nam, 99% ủng hộ chủ trương tư nhân hóa một số dịch vụ công. Nhưng mặt khác, tỷ lệ “ủng hộ song còn quan ngại” việc tư nhân hóa dịch vụ công vẫn còn cao hơn tỷ lệ “hoàn toàn ủng hộ” chủ trương này (57% so với 42%). Đặc biệt, 75% vẫn mong muốn Nhà nước có chính sách can thiệp, bình ổn giá cả do lo ngại sẽ bị ảnh hưởng bởi những khiếm khuyết của thị trường. Kết quả khảo sát cho thấy một thực tế khá nghịch lý: đa số người Việt Nam vừa ủng hộ kinh tế tư nhân cạnh tranh nhưng lại cũng muốn bàn tay can thiệp của Nhà nước đối với những mặt hàng quan trọng (bình ổn giá, trợ cấp...) để đảm bảo quyền lợi cho họ, tức là vừa muốn có cạnh tranh tư nhân lại vừa muốn được Nhà nước "ôm ấp". Nguyên nhân là do những bất ổn kinh tế khiến người dân thấy không an toàn. Mặt khác tại Việt Nam, những vấn đề về thiếu minh bạch thông tin, tình trạng không tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, lách luật, móc nối để ép giá người tiêu dùng... diễn ra phổ biến, khiến ưu điểm của kinh tế thị trường ít được phát huy; trong khi những khiếm khuyết của kinh tế thị trường lại thường xuyên phát sinh. Điều này khiến người dân quay sang trông chờ ở sự trợ giúp của nhà nước. == Dẫn nguồn == == Tham khảo == Kinh tế Việt Nam Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X. Nghị quyết 22/2008/NQ-CP của Chính phủ Việt Nam ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW. == Liên kết ngoài == Embassy of Vietnam in United States: Socialist-oriented market economy: concept and development soluti Tran Quang Nhiep (2007), "Fundamental Features of the Socialist-Oriented Market Economy in Viet Nam," paper presented at the Congrès Marx International V – Section Socialisme – Paris-Sorbonne et Nanterre – 3/6 octobr.
thiên hoàng minh trị.txt
Thiên hoàng Minh Trị (明治天皇, Meiji-tennō, 3 tháng 11, 1852(1852-11-03) - 30 tháng 7, 1912) là vị Thiên hoàng thứ 122 của Nhật Bản theo Danh sách Thiên hoàng truyền thống, trị vì từ ngày 3 tháng 2 năm 1867 tới khi qua đời. Ông được coi là một vị minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa Nhật Bản trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây giữa lúc chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh. Tên húy Minh Trị là Mutsuhito (睦仁, Mục Nhân). Cũng như các vua trước, ông chỉ được gọi bằng thụy hiệu sau khi chết, dù đôi khi ông được gọi là Nhật hoàng Mutsuhito hoặc đơn giản là Mutsuhito ở ngoài nước Nhật. Ở Nhật Bản, ngoài trường hợp là người thân trong Hoàng gia, ai nói tên thật của Thiên hoàng sẽ bị xem là phạm húy. Khi Thiên hoàng qua đời, người kế vị của ông sẽ đặt niên hiệu mới cho mình. Vốn là vị Thiên hoàng trong thời kỳ Minh Trị, ông được biết với tên gọi Thiên hoàng Minh Trị. Minh Trị lên ngôi trong bối cảnh Nhật Bản đang thay đổi lớn. Giữa thế kỷ XIX, chuyến thăm của Phó đề đốc Mỹ Matthew Calbraith Perry đã chấm dứt chính sách bế quan tỏa cảng của Mạc phủ Tokugawa. Sau một loạt hiệp ước bất bình đẳng với phương Tây, Nhật Bản đứng trước khủng hoảng dân tộc và chế độ Mạc phủ phải đối mặt với sự thù địch trong nước. Năm 1867, Mutsuhito lên kế vị vua cha khi mới 12 tuổi. Được sự hỗ trợ của các lãnh chúa (daimyō) và giai cấp tư sản, Minh Trị ép Shōgun Tokugawa Keiki phải nhượng lại quyền bính cho hoàng gia. Tuy nhiên, Keiki lại tập hợp phe cánh dấy binh chống Thiên hoàng. Quân các lãnh chúa phiên Satsuma hay Chōshū đã đánh bại được Mạc phủ. Có điều, trong suốt thời gian chiến tranh, Minh Trị không có khả năng cầm quyền, chỉ là vua ù nhìn của phe chống Mạc phủ. Sau chiến thắng, các công thần của cuộc chiến nắm giữ thực quyền, thực hiện cải cách theo xu hướng tư bản chủ nghĩa. Sự chuyển biến về tính cách của Minh Trị trong thời gian đó đã đặt nền tảng cho quá trình đích thân chấp chính sau nhiều biến động trong các năm 1877 - 1878. Minh Trị đã thực hiện cuộc cải cách Minh Trị theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, dời đô từ Kyōto về Tōkyō, bóp chết phong trào Tự do Dân quyền và ban hành bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản (1889), Nhật trở thành nước theo thể chế quân chủ lập hiến. Dù là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, Minh Trị Duy Tân đã tạo điều kiện cho nước Nhật phát triển theo đường lối chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, rồi còn bành trướng ra nước ngoài. Với chiến thắng trước Trung Quốc thời Mãn Thanh trong Chiến tranh Thanh-Nhật, và đế quốc Nga trong chiến tranh Nga-Nhật, Nhật Bản vươn lên đứng hàng ngũ các cường quốc thế giới. Ngoài ra, giáo dục cũng là một lĩnh vực mà Thiên hoàng Minh Trị quan tâm đến. Mặc dù không phải tất cả những sự kiện trên đều do một mình Thiên hoàng Minh Trị làm ra, nhưng tất cả được thực hiện dưới "Thánh chỉ của Thiên hoàng" và dĩ nhiên ông có nhiều đóng góp, dính líu đến trong đó. Vì vậy, Thiên hoàng Minh Trị được nhiều người chú ý nhất trong số các Thiên hoàng Nhật Bản và được xem là người đặt nền móng cho sự "thần kỳ Nhật Bản". Những nhà lãnh đạo trong triều đình Minh Trị cũng cố gắng đưa Thiên hoàng trở thành biểu tượng của sự thống nhất và lòng trung thành của dân tộc Nhật Bản, dựa trên niềm tin Hoàng gia thiêng liêng, là con cháu của Thiên Chiếu Ngự Đại Thần Amaterasu-ōmikami. Có người tôn vinh ông, nhưng bên cạnh đó cũng có người chỉ trích ông - một "đinh chốt của chủ nghĩa tư bản" (theo Kōtoku Shūsui) - một cách thẳng tay. Trong những năm đầu triều đại ông, pháp nạn Phật giáo xảy ra ở Nhật Bản. Về cuối đời, nhà vua đã thoát khỏi một âm mưu ám sát do Kōtoku Shūsui thực hiện (1910). == Thân thế và tuổi nhỏ == Hoàng tử Mutsuhito chào đời ngày 3 tháng 11 năm 1852, là con trai thứ của Thiên hoàng Kōmei. Mẹ ông là thị nữ Nakayama Yoshiko (中山慶子, Trung Sơn Khánh Tử, 1834 – 1907), con gái của lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara, đã có lúc giữ chức Tả đại thần. Dưới triều Kōmei và Minh Trị sau này, Hoàng gia gặp nhiều bi kịch: ngoài Mutsuhito, tất cả năm người con khác của Thiên hoàng Kōmei đều chết khi còn thơ ấu. Bản thân Thiên hoàng Minh Trị cũng có 15 người con, mà trong số đó chỉ có 5 người không bị chết yểu. Vị hoàng tử trẻ được đặt ngự hiệu là "Hữu cung" (さちのみや, Sachi-no-miya). Phần lớn thời thơ ấu của ông trôi qua tại gia đình Nakayama ở kinh đô Kyōto, theo phong tục ủy thác nuôi dưỡng trẻ em Hoàng gia cho các thành viên ưu tú của cung đình. Mutsuhito bắt đầu học khi chín tuổi. Theo sử sách, ông là một học sinh thờ ơ, và, về cuối đời, ông đã viết những bài thơ tỏ lòng ân hận rằng bản thân ông đã không chuyên tâm hơn trong môn tập viết. Ngày 11 tháng 7 năm 1860, ông chính thức được nhận nuôi bởi Asako Nyōgō (sau này là Anh Chiếu Hoàng thái hậu), nữ ngự (nyogo) của Thiên hoàng Kōmei. Ông được đổi tên là Mutsuhito (Mục Nhân - hàm nghĩa đối xử với mọi người hòa mục, nhân từ), được phong chức Thân vương (Shinnō), lại được phong chức Hoàng thái tử (Kōtaishi) cùng ngày. Theo sách 10 Đại hoàng đế thế giới của Trung Quốc, tên gọi Mutsuhito đúng là hợp với vẻ ngoài của hoàng tử lúc đó. Ngay từ lúc nhỏ, ông chỉ quanh quẩn với các cung nữ và sống cách biệt với thế giới bên ngoài, lại còn được cha mẹ hết sức cưng chiều, yêu quý, nên Mutsuhito trở thành một cậu bé nhút nhát, yếu đuối và hay sợ sệt. Tháng 8 năm 1864, binh sĩ của Mạc phủ và phiên bang Chōshū (Trường Châu) đánh nhau với quân của phiên Long Ma tại cửa Hoàng cung, và tiếng súng nổ trong trận đánh đã khiến Mutsuhito té xỉu vì quá sợ, và sau khi tỉnh dậy đứa trẻ vẫn còn chui rúc vào lòng các cung nữ để trốn, tỏ ra không có một tí can đảm nào cả. Nhiều triều thần sợ rằng, theo đà tiến triển của cuộc xung đột giữa chính quyền Mạc phủ và các lực lượng chống đối thì hai bên lại có thể đánh nhau ở kinh đô Kyōto, và lúc này Mutsuhito sẽ chết vì quá sợ. Claude Farrère, một tiểu thuyết gia có tên tuổi ở Pháp, thường lấy người võ sĩ Nhật làm đề mục trong các tác phẩm của mình. Claudre Farrère đề cao một Tướng quân người Nhật là Nogi Maresuke (乃木希典, Nãi Mộc Hy Điền) và kể rằng, thuở bé, Mutsuhito và Maresuke là học sinh trong cùng một trường. Có lần, Maresuke phạm sai lầm, bị thầy mắng. Maresuke quyết định phải tự sát, với danh dự là nguyên nhân. Tuy nhiên, Đông cung Thái tử Mutsuhito không cho Maresuke tự sát, vì nhận thấy Maresuke là một người có khả năng, về sau người này sẽ thành danh và lập nhiều công lao cho đất nước. Ông bảo: "Ta là vua của ngươi: sự lỗi lầm đó ta gánh vác dùm cho, ta biểu người cứ việc sống." Phần lớn tuổi trẻ của Thiên hoàng Minh Trị chỉ được biết qua các ghi nhận về sau. Theo Donald Keene, tác giả cuốn Emperor of Japan: Meiji and His World, 1852–1912, các ghi nhận thường có sự mâu thuẫn. Một người đương thời mô tả ông là một người to khỏe, hơi giống một tên du côn và thể hiện tài năng xuất chúng trong môn sumo. Theo những ghi nhận khác, ông là một người mảnh khảnh và hay bị ốm. Một số người viết tiểu sử Minh Trị nói ông đã ngất xỉu khi nghe tiếng súng lần đầu tiên, nhưng điều này bị bác bỏ bởi một số người khác. Tuy nhiên, do thân thế là một hoàng tử Mutsuhito cũng bị tiêm nhiễm phải nhiều thói tật không lành mạnh của một đứa trẻ quý tộc, ví dụ như ông thiếu sự đồng cảm với những người yếu thế. Một lần nọ, thấy một cụ già bị sẩy chân té xuống nước, Mutsuhito không những không kêu người đến cứu mà còn phá lên cười khoái chí. Dạo khác, Mutsuhito mang kéo đi cắt phá tan hoang những cành dây leo trang trí trong hành lang cung vua, rồi vu khống cho người khác. Và việc cầm khẩu súng bắn nước đi chọc phá các cung nữ cũng là một trò vui của tiểu hoàng tử. == Quá trình lên ngôi đầy sóng gió == === Bối cảnh lịch sử === Kể từ thế kỷ XII, Nhật nằm dưới sự thống trị của chế độ quân phiệt của Chinh Di Đại tướng Quân. Mãi đến thế kỷ XIX, trong suốt thời niên thiếu của hoàng tử Mutsuhito, nhà nước phong kiến Nhật Bản đang trong buổi giao thời giữa cái cũ và cái mới: Trước năm 1853: Mạc phủ Tokugawa được thành lập vào thế kỷ XVII. Dưới chế độ này, Chinh Di Đại tướng Quân (Sei-i Daishōgun) là người trị vì Nhật Bản. Dưới trướng Chinh Di Đại tướng Quân có tới hàng trăm Phiên bang, có thể chế chính trị, pháp luật, tiền tệ, quan thuế và cả đo lường riêng biệt. Năm 1615, Chinh Di Đại tướng Quân đầu tiên của nhà Tokugawa, Tokugawa Ieyasu, người đã chính thức từ ngôi, cùng với con là Tokugawa Hidetada, Chinh Di Đại tướng Quân trên danh nghĩa, đã ban bố bộ luật quy định vai trò của tầng lớp quý tộc. Theo đó, Thiên hoàng chỉ dành thời gian vào nghệ thuật và học vấn, trong khi Chinh Di Đại tướng Quân có thể ra lệnh cho cấp dưới mà không cần thông qua ý kiến hoặc sự đồng ý từ Thiên hoàng. Thời bấy giờ, Nhật là một quốc gia có nền nông nghiệp lạc hậu, giáo dục không được quan tâm, bảo thủ về mặt chính trị và văn hóa Các lãnh chúa phong kiến với bộ máy thống trị quản lý lãnh địa, tự cô lập mình bằng thanh gươm võ sĩ, trong khi cả xã hội Nhật là một nền nông nghiệp lạc hậu, nền giáo dục bị khép kín, chính trị thì bảo thủ và sự phát triển của văn hóa không được nhanh,… Ít lâu sau khi lên nắm quyền, Mạc phủ Tokugawa ban bố chính sách Sakoku, giới hạn nghiêm ngặt việc giao thương với người nước ngoài và cấm đoán đạo Ki-tô. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là ngoại thương hoàn toàn chấm dứt trong hai thế kỷ trước năm 1854. Người Nhật vẫn buôn bán với nhà Triều Tiên thông qua đảo Đối Mã, nhà Thanh qua quần đảo Nansei và Hà Lan qua thương điếm Dejima (Xích Đảo), một hòn đảo nhân tạo nằm ngoài khơi cảng Nagasaki. Người Hà Lan là dân tộc phương Tây duy nhất được buôn bán với người Nhật vào thời đó. Nhờ sự tiếp xúc với người Hà Lan, các nghiên cứu khoa học của phương Tây vẫn tiếp tục được tiếp thu trong thời kỳ này với cái tên "Lan học" (Rangaku), cho phép người Nhật học hỏi và làm theo phần lớn các bước của Cách mạng khoa học và Cách mạng công nghiệp.. Một số người thuộc tầng lớp võ sĩ, nhận được sự giáo dục tốt thì bắt đầu tìm tòi con đường cải cách. Mối quan hệ buôn bán hạn chế với Hà Lan đã phần nào giúp chủ nghĩa tư bản phương Tây thâm nhập vào xã hội phong kiến Nhật Bản và đẩy nhanh sự sụp đổ của nó, vốn đã rạn nứt nghiêm trọng trong suốt một thời gian dài trước đó. Từ năm 1853: Phó đề đốc Hải quân Hoa Kỳ là Matthew Calbraith Perry đem bốn tàu chiến (được người Nhật gọi là "Những con tàu đen") tới vịnh Edo (Tōkyō ngày nay) vào tháng 7 năm 1853. Perry yêu cầu Nhật Bản mở cửa, và đe dọa rằng người Nhật sẽ chuốc lấy hậu quả về quân sự nếu họ không đồng ý mở cửa. Năm 1854, Matthew C. Perry lại mang một hạm đội 9 chiếc tàu chiến, bắt chính quyền Mạc phủ ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng và sau 200 năm thực hiện chính sách sakoku, Nhật Bản cuối cùng phải nhượng bộ cho thế lực thương mại nước ngoài. Tiếp đó, các nước đế quốc phương Tây như Hà Lan, Anh, Pháp, Nga, … cũng đua nhau tới và ép Mạc phủ ký các hiệp ước tương tự. Việc mất đi một loạt chủ quyền quốc gia khiến Nhật Bản đứng trước cuộc khủng hoảng dân tộc và này gây bất mãn trong quần chúng nhân dân. Chính quyền Mạc phủ sớm đối mặt với sự thù địch ở trong nước, được cụ thể hóa thành phong trào bài ngoại "Tôn hoàng, nhương di", tức nâng cao uy tín Thiên hoàng, đánh đuổi người ngoại quốc ra khỏi xứ sở. Các Phiên bang vùng Tây Nam Nhật Bản - vốn từ lâu bất mãn với Mạc phủ - đã nhân cơ hội này đi rêu rao khắp nơi rằng chính quyền Mạc phủ câu kết với người nước ngoài, bán đứng chủ quyền quốc gia; mưu dùng chiêu bài "Tôn hoàng, nhương di" để lật đổ chế độ Mạc phủ. Thiên hoàng Kōmei ủng hộ xu thế này, và - phá vỡ truyền thống hàng thế kỷ của Hoàng gia - bắt đầu giữ vai trò chủ động trong công việc triều chính: khi cơ hội đến, Thiên hoàng phản đối lại các hiệp ước và cố can dự vào việc nối chức Chinh Di Đại tướng Quân. Đỉnh cao nỗ lực của Thiên hoàng Kōmei là vào tháng 3 năm 1863 với "Nhương di sắc mệnh". Mặc dù Mạc phủ không có ý thi hành chiếu chỉ, điều này sau này lại hại chính Mạc phủ và người nước ngoài ở Nhật Bản: sự kiện nổi tiếng nhất là việc thương nhân Charles Lennox Richardson bị sát hại, và cái chết của Richardson đã khiến Mạc phủ phải trả tiền bồi thường lên đến 10 vạn bảng Anh. Những cuộc tấn công khác bao gồm việc bắn phá tàu ngoại quốc tại Shimonoseki. Trong năm 1864, những hành động này bị các thế lực ngoại quốc đáp trả dữ dội, ví dụ như vụ bắn phá Kagoshima của quân Anh và bắn phá Shimonoseki của liên quân các nước. Cùng lúc, quân đội Chōshū, cùng với những ronin bài ngoại, tiến hành cuộc nổi loạn Hamaguri cố chiếm kinh đô Kyōto, nhưng Chinh Di Đại tướng Quân tương lai là Tokugawa Keiki dẫn đầu đội quân chinh phạt và đánh bại họ. Vào lúc này, sự kháng cự trong giới lãnh đạo phiên bang Chōshū cũng như triều đình giảm xuống, nhưng vài năm sau, Mạc phủ Tokugawa không thể kiểm soát được toàn bộ đất nước nữa khi mà phần lớn các lãnh chúa đại danh bất tuân các mệnh lệnh và yêu cầu từ kinh đô Edo (Giang Hộ). Nhận thức về tình hình chính trị náo loạn của Hoàng thái tử Mutsuhito được tác giả Keene xem là không chắc chắn. Trong thời gian này, ông học thơ Hòa ca (tanka), đầu tiên học với vua cha Kōmei, sau học với các nhà thơ của cung đình. === Lên ngôi và lật đổ chế độ Mạc phủ === Sau cuộc đảo chính nội bộ và cuộc nổi loạn cách tân của phiên bang Chōshū bị Mạc phủ cử quân viễn chinh dẹp tan, phiên bang Chōshū bí mật liên minh với phiên bang Satsuma, và tìm cách liên minh với phiên bang Tosa. Tuy vậy, cuối năm 1866, đầu tiên là Chinh Di Đại tướng Quân Tokugawa Iemochi (Đức Xuyên Gia Mậu) và sau đó đến năm 1867 Thiên hoàng Kōmei qua đời, hưởng dương 36 tuổi. Vào tháng 1 năm 1867, Thiên hoàng Kōmei lâm bệnh nặng. Thiên hoàng có vẻ như đã bình phục, nhưng bệnh tình đột ngột trở nên tồi tệ hơn và Thiên hoàng qua đời vào ngày 30 tháng 1 năm 1867. Nhiều sử gia cho rằng Thiên hoàng Kōmei đã bị đầu độc, nhưng quan điểm này không được biết vào thời gian đó: Nhà ngoại giao người Anh là Ernest Mason Satow viết, "Khó mà phủ nhận rằng việc [Nhật hoàng Kōmei] qua đời, để lại người kế vị một cậu bé ở tuổi 15 hoặc 16, [đúng 14 tuổi], là sự kiện xảy ra thật đúng lúc". (nguyên văn: "it is impossible to deny that [the Emperor Kōmei's] disappearance from the political scene, leaving as his successor a boy of fifteen or sixteen [actually fourteen], was most opportune") Tokugawa Keiki (Đức Xuyên Khánh Hỉ, 1837 – 1913) lên kế vị chức "Chinh Di Đại tướng Quân". Trước đây vốn là người thuộc phái cải cách, Keiki đã thực hiện một nỗ lực cuối cùng nhằm hiện đại hóa chính quyền Mạc phủ và biến Nhật Bản thành một quốc gia theo cơ cấu Tây phương. Còn Thái tử Mutsuhito - lúc này chỉ là một đứa trẻ 14 tuổi rưỡi - được mọi người tôn làm Thiên hoàng, chính thức lên nối ngôi ngày 3 tháng 2 năm 1867, trong một nghi lễ ngắn ở kinh thành Kyōto. Những sự kiện này tạo ra "một xu thế không thể tránh khỏi". Đứng trước tin này, lực lượng chống Mạc phủ ngay lập tức đề ra kế hoạch nắm lấy miếng "Ngọc" - tức khống chế Thiên hoàng rồi sau đó sẽ "ôm lấy Ngọc" - tức lợi dụng danh nghĩa Thiên hoàng để tiêu diệt chính quyền Mạc phủ. Lúc này, theo 10 đại hoàng đế thế giới, tân Thiên hoàng Mutsuhito chỉ là một đứa trẻ, suốt ngày cứ chơi đùa với các cung nữ một cách vô ý thức. Ông hoàn toàn không có năng lực và kinh nghiệm chấp chính, chỉ làm một vị vua bù nhìn, đóng dấu và ký tên vào những văn kiện đã được soạn thảo sẵn. Trong thời gian này ông cũng tiếp tục học tập, nhưng không học về những vấn đề chính trị. Tuy nhiên, trang in điện tử Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (dẫn nguồn từ Tạp chí "Nhà quản lý" số 27 tháng 09/2005) có ghi nhận khác: …hoàng tử Mutsohito đã sớm nhận thấy thực trạng suy kiệt, bi đát của đất nước cũng như nhận thấy nguy cơ của chủ nghĩa thực dân phương Tây đang ngày càng hiển hiện, đe dọa nền độc lập dân tộc. Trước tình hình đó, ông cùng với những người theo chủ nghĩa dân tộc cấp tiến quyết tâm đưa đất Nhật trở nên hùng mạnh. Biểu hiện đầu tiên của quyết tâm này là ngay sau khi lên ngôi, Mutsohito đã lấy niên hiệu là Minh Trị (Meiji - tức nền chính trị sáng suốt). Đầu tiên, Iwakura Tomomi (Nham Thương Cụ Thị) - một người hầu cũ của Thiên hoàng Kōmei - trước tiên lôi kéo số công khanh trong triều đình, thuyết phục họ đứng về phía chống Mạc phủ, cùng nhau thao túng Thiên hoàng. Họ khuyên Thiên hoàng ban lệnh ân xá cho tất cả những thành viên chống Mạc phủ đang bị giam trong tù. Sau đó, vào ngày 8 tháng 11 năm 1867, họ thuyết phục ông xuống mật chiếu chinh phạt lực lượng Mạc phủ do Tokugawa Keiki đứng đầu. Đến hôm sau (9 tháng 11), mật chỉ của Thiên hoàng Minh Trị đã được truyền xuống hai phiên bang Satsuma và Chōshū.. Tờ mật chỉ có đoạn: Trước tình hình đó, theo đề xuất của đại danh phiên bang Tosa, Tokugawa Keiki tuyên bố "trả lại đại quyền" cho Thiên hoàng và từ bỏ chức vụ "Chinh Di Đại tướng Quân" đồng ý trở thành "công cụ thực thi" mệnh lệnh của Hoàng gia. Mạc phủ Tokugawa đến hồi cáo chung. Tuy nhiên thông qua việc khống chế hội nghị của các phiên, Keiki hy vọng mình vẫn có thể nắm thực quyền như trước đây. Tất nhiên là phái chống Mạc phủ không dễ gì mắc bẫy của Keiki, họ tiếp tục dùng danh nghĩa của Thiên hoàng để điều động quân đội từ các địa phương về. Sáng sớm ngày 3 tháng 1 năm 1868, họ lại "nhờ" Thiên hoàng ra lệnh giải tán hết các đội cảnh vệ của Mạc phủ đóng trong Hoàng cung, thay vào đó là lực lượng của phái chống Mạc phủ. Tiếp theo, Thiên hoàng lại ban bố lệnh phục hồi chính quyền cổ của Thiên hoàng, xóa bỏ chế độ Mạc phủ, đặt ra ba chức quan Tổng Tài, Nghị Định, Tham dữ. Cho đến lúc này Thiên hoàng Mutsuhito đã hoàn toàn nằm trong tay phái cải cách, nhưng họ vẫn còn lo sợ thế lực của gia tộc Tokugawa. Thế là phái chống Mạc phủ lại thuyết phục Thiên hoàng ban sắc lệnh buộc Keiki "từ quan nộp đất", tức tước đoạt binh quyền và lãnh địa của Keiki. Tokugawa Keiki phản ứng ngay. Keiki phát động một chiến dịch quân sự với mục đích chiếm lấy triều đình ở Kyōto, tuyên bố sẽ thanh trừng "bọn phản tặc" chung quanh Thiên hoàng. Đáp lại, Thiên hoàng lại ban bố sắc lệnh sẽ đích thân cầm quân chinh phạt "tên giặc" Keiki đang mưu cướp đoạt quyền lực quốc gia. Đôi bên đã đánh nhau tại khu vực Toba-Fushimi gần kinh đô Kyōto. Tình hình quân sự nhanh chóng chuyển biến theo hướng có lợi cho phe bảo hoàng, tuy nhỏ hơn nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ hơn. Đồng thời, đông đảo dân nghèo và nông dân cũng nổi dậy đấu tranh với chính quyền Mạc phủ. Cuối cùng, Tokugawa Keiki buộc phải đầu hàng tại đại bản doanh Edo và đến ngày 3 tháng 5 năm 1868, Keiki rời chùa Thượng Dã Khoan Vĩnh Tự đến Mito (Thủy Hộ), nơi Keiki bị triều đình lưu đày. Tàn dư của Mạc phủ Tokugawa rút lui về phía bắc Honshū rồi sau đó là Hokkaidō, tại đây họ thành lập nước Cộng hòa Ezo (Hà Di) - nước Cộng hòa duy nhất trong lịch sử Nhật Bản. Quân đội triều đình sớm củng cố vị trí của mình trong nội địa Nhật Bản, và vào tháng 4 năm 1869, phái đi một hạm đội và 7.000 lục quân đến Ezo, đánh tan tác đối phương tại trận Hakodate. Thất bại này khiến quân Ezo mất đi căn cứ địa cuối cùng và phái chống Mạc phủ chính thức nắm quyền lực tuyệt đối trên toàn nước Nhật, hoàn thành giai đoạn quân sự trong cuộc Minh Trị Duy Tân. Ngày 18 tháng 5 năm 1869, Tổng tài (tương đương với Tổng thống) nước Cộng hòa Ezo là Enomoto Takeaki (Giá Bản Võ Dương) đầu hàng và chấp nhận quyền thống trị của Thiên hoàng Minh Trị. Khoảng 12 vạn binh sĩ được huy động trong cuộc chiến, và có khoảng 3.500 người thiệt mạng. Sau này, năm 1903, niên hiệu Minh Trị thứ 35, Tokugawa Keiki đã vào triều yết kiến nhà vua, được nhà vua phong cho tước Công. === Dời đô và đặt niên hiệu mới === Sau chiến thắng của phái chống Mạc phủ, Thiên hoàng Mutsuhito tuyên bố chế độ Mạc phủ - sau gần ba thế kỷ thống trị Nhật Bản - cáo chung. Dù chính quyền Mạc phủ bị lật đổ và phái chống Mạc phủ đã chiếm kinh thành Edo vào năm 1868, họ đã không thế chỗ Mạc phủ bằng một chính phủ trung ương vững mạnh hơn. Ngày 23 tháng 2, lần đầu tiên các sứ thần ngoại quốc được cho phép đến kinh đô Kyōto và viếng thăm Thiên hoàng Vào ngày 7 tháng 4 năm 1868, Thiên hoàng cùng bá quan văn võ, cùng với lãnh chúa các phiên bang thực hiện lễ tế cáo trời đất và tổ tiên một cách trang trọng. Ông đã công bố "Năm lời tuyên thệ" như sau: "Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công ngàn việc đều lấy theo công luận mà quyết định." "Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước." "Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân, đều được toại chí, khiến cho lòng người hăm hở sốt sắng." "Thảy bỏ hết những thói hư mối tệ chất chứa lâu đời, từ đây gắng gổ duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của Trời Đất." "Cầu trí thức ở thế giới, làm cho Nước Nhà trở nên mạnh lớn vẻ vang." Theo năm lời tuyên thệ này, chế độ phong kiến bị xóa bỏ đồng thời một chính phủ dân chủ và hiện đại lãnh đạo nước Nhật được thành lập. Với việc triều đình Thiên hoàng long trọng công bố tuyên thệ cải cách đất nước Mặt trời mọc, đường lối cải cách Duy Tân của họ chính thức được tuyên bố. về sau, năm lời tuyên thệ được trích dẫn để khuyến khích những thay đổi lớn lao trong triều đình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Giữa tháng năm, ông rời kinh đô Kyōto lần đầu tiên để cầm quyền truy kích những tàn dư của quân đội Mạc phủ. Đi bằng xe ngựa chậm, ông đi từ Kyōto đến Osaka trong ba ngày, qua những con đường có đầy dân chúng ven đường. Không xảy ra một cuộc xung đột nào ở Osaka; những nhà lãnh đạo mới mong Thiên hoàng thân thiện hơn với thần dân và những sứ thần ngoại quốc. Hết tháng năm, sau hai tuần ở Osaka (trong một bầu không khí ít trịnh trọng hơn hẳn ở Kyōto), Thiên hoàng Mutsuhito quay trở về nhà. Sau khi hoàn thành việc xóa bỏ chế độ Mạc phủ, ngày 3 tháng 9 năm 1868 Thiên hoàng Mutsuhito xuống chiếu đổi tên thành phố Edo - đại bản doanh cũ của chính quyền Mạc phủ - thành Tōkyō (Đông Kinh), đồng thời phái người trang trí và xây dựng lại ngôi thành của Mạc phủ thành Hoàng cung mới. Ngày 12 tháng 10 năm 1868, Thiên hoàng chính thức làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyōto. Theo đề nghị của các đại thần, ông đặt niên hiệu là Minh Trị, dựa theo câu "Thánh nhân nam diện thính thiên hạ, hướng minh nhi trị" trong chương Thuyết Quái của Kinh Dịch. Đây cũng là thụy hiệu của Thiên hoàng. Điều này đã mở đầu một truyền thống mới: Thiên hoàng chỉ đặt duy nhất một niên hiệu trong thời gian trị vì, khác với trước kia các Thiên hoàng thường thay đổi niên hiệu. Ngoài ra, sau khi ông qua đời, niên hiệu này cũng trở thành thụy hiệu của ông. Ngày 4 tháng 11 năm 1868, triều đình Minh Trị rời Kyōto về đóng về đóng đô tại Tōkyō. Thành phố Tōkyō là nơi có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, địa lý và chính trị, giúp Thiên hoàng dễ trị vì hơn. Năm 1874, các khí đốt được ông cho phép nhập và sử dụng để thắp sáng tân đô Tōkyō. Đây là lần đầu tiên khí đốt được sử dụng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, theo Gordon, đến năm 1889, triều đình mới ra quyết định cuối cùng: dời đô về thành phố Tōkyō. Việc dời đô này cũng có mục đích là đoạn tuyệt với quá khứ và xúc tiến công cuộc Duy Tân vĩ đại mạnh mẽ hơn nữa. Ông cũng cho rằng truyền thống dân tộc kết hợp với kỹ thuật phương Tây là những thứ giúp cho Nhật thoát khỏi sự lạc hậu. Đầu năm 1869, ông về Kyōto để làm lễ giỗ Thiên hoàng Hiếu Minh và kết hôn. Ngày 11 tháng 1 năm 1869, ông cưới Ichijō Masako (về sau đổi tên thành Haruko) (9 tháng 5 năm 1849 – 19 tháng 4 năm 1914), con gái thứ ba của Tả đại thần Ichijō Tadaka (Nhất Điều Trung Hương) và phong làm Hoàng hậu (tức Chiêu Hiến Hoàng hậu). Masako là trường hợp đầu tiên trong vòng vài thế kỷ nắm giữ cả hai danh hiệu Nữ ngự (nyōgō) và Hoàng hậu (kōgō) khi còn sống. Vì Masako lớn hơn ông ba tuổi nên Thiên hoàng đã phải chờ cho đến khi ông đủ tuổi để thực hiện lễ thành nhân (Gembuku, tức lễ mừng nam giới bước vào tuổi trưởng thành). Sau lễ cưới, nhà vua trở lại thành Tōkyō. == Những năm đầu làm vua (1868 - 1878) == Trải qua hàng loạt sự biến trên, cuối cùng thì địa vị chí tôn của Thiên hoàng Minh Trị đã được xác lập. Hoàng gia vốn suy yếu suốt nhiều thế kỷ nay đã phục hồi lại. Nhưng lúc ban đầu, ông không trực tiếp điều hành triều chính. Căn cứ theo Chính Thể thư ban hành năm 1868, quyền lực nằm trong tay một cơ quan tên là "Thái Chính Quan" (bao gồm Nghị Chính quan, Hành chính quan, Quân Vụ quan, Hình Pháp quan, Hội Kế quan). Cơ cấu này được duy trì cho đến khi chức vụ "Nội các Tổng lý Đại thần" được thiết lập vào năm 1885. Trong một "Thánh chỉ" của Thiên hoàng Minh Trị có đoạn: Các phiên bang phía Nam như Satsuma, Chōshū và Tosa, vốn giữ vai trò quyết định trong chiến thắng, chiếm giữ hầu hết các vị trí trọng yếu trong chính phủ vào nhiều thập kỷ sau chiến tranh Boshin, một tình thế đôi khi được gọi là "Nền chính trị đầu sỏ thời Minh Trị" (Phiên phiệt) và được chính thức hóa bằng việc thành lập Viện nguyên lão (genrō). Trong khoảng thời gian này, các triều thần thuộc phái chống Mạc phủ trước đây là những người nắm thực quyền. Họ dùng danh nghĩa của Thiên hoàng để thực thi các cải cách theo đường lối tư bản chủ nghĩa như: phế Phiên lập Huyện, cải cách thuế đất, trả lại bản tịch, xóa bỏ hạn chế đối với nông, công, thương nghiệp,… Ba năm sau khi cuộc Duy Tân được khởi xướng, năm 1870 người ta đã hoàn tất việc xây dựng đường ray xe lửa đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, đường ray có độ dài là 28 cây số, nối liền Tōkyō và Yokohama. Khi Thiên hoàng Minh Trị mới lên ngôi, người ta không chắc chắn chế độ quân chủ Nhật sẽ được duy trì; một lãnh đạo trong phong trào Tự do Dân quyền là Gotō Shōjirō (Hậu Đằng Tượng Nhị Lang, 1838 - 1897) về sau nói một số quan đại thần trong chính phủ đã "lo sợ rằng hoạt động của những người quá khích sẽ ngày càng mạnh và chế độ quân chủ bị bãi bỏ". Những nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản đã cố gắng cải tổ hệ thống các phiên do lãnh chúa đại danh đứng đầu. Năm 1869, một số đại danh - vốn là những người ủng hộ cuộc Duy tân - đã giao đất đai của họ cho Thiên hoàng. Họ được tái bổ nhiệm làm thống đốc, với mức lương không nhỏ. Vào năm sau, tất cả những đại danh khác cũng tiếp bước họ. Năm 1871, Thiên hoàng tuyên bố rằng các phiên hoàn toàn bị xóa bỏ, và Nhật Bản được chia làm 72 đô đạo phủ huyện. Bù lại, những lãnh chúa đại danh nhận được với mức lương hàng năm bằng mười phần trăm thu nhập trước đây của họ, nhưng bị buộc phải chuyển đến kinh đô Tōkyō. Phần lớn đại danh rút khỏi chính trường. Về đối ngoại, triều đình Thiên hoàng không theo đuổi mục tiêu trục xuất các lợi ích của ngoại quốc khỏi Nhật Bản, mà thay vào đó là mạnh mẽ chuyển mục tiêu chính trị sang việc tiếp tục hiện đại hóa quốc gia và tái đàm phán các hiệp ước bất bình đẳng với các nước đế quốc phương Tây, sau này trở thành khẩu hiệu "Phú quốc, Cường binh" (富国強兵, fukoku kyōhei). Sự thay đổi thái độ với người ngoại quốc này diễn ra trong những ngày đầu của cuộc chiến tranh Boshin: vào ngày 8 tháng 4 năm 1868, một tấm biển được dựng lên ở kinh đô Kyōto (và sau này trên toàn quốc) đặc biệt phản đối bạo lực đối với người nước ngoài. Trong thời gian chiến tranh, đích thân Thiên hoàng Minh Trị tiếp kiến các Công sứ châu Âu, đầu tiên là ở cố đô Kyōto, sau đó là Osaka và kinh đô Tōkyō. Ngày 4 tháng 9 năm 1869, Công tước xứ Edinburgh (tên thật là Alfred Ernest Herbert) viếng thăm Nhật Bản, được Thiên hoàng Minh Trị tiếp đón. Một việc chưa từng có tiền lệ là Thiên hoàng tiếp đón Công tước xứ Edinburgh, tại Tōkyō, "như một người "ngang hàng" với ông về khía cạnh dòng máu". Triều đình Thiên hoàng đã thực hiện khẩu hiệu "phú quốc, cường binh, thực sản hưng nghiệp", bằng việc học hỏi khoa học - kỹ thuật phương Tây, khai thác khoáng sản, lập xưởng chế tạo vũ khí, xây dựng đường sắt, đường thủ, … một cách tích cực. Ngoài ra, cựu Tổng tài nước Cộng hòa Ezo là Enomoto Takaeki được bổ nhiệm Công sứ Nga và Trung Quốc, và Bộ trưởng Giáo dục của Thiên hoàng Minh Trị. Mặc dù những năm đầu triều vua Minh Trị chứng kiến sự nồng ấm trong quan hệ giữa triều đình Nhật với các nước đế quốc phương Tây, quan hệ với Pháp vẫn lạnh nhạt vì sự ủng hộ ban đầu của Pháp với chế độ Mạc phủ. Năm 1871, theo lệnh của Thiên hoàng Minh Trị, quan đại thần Iwakura Tomomi làm chính sứ, cùng một phái bộ sứ thần đi sang các quốc gia châu Âu và châu Mỹ, nhằm thu thập thông tin về chế độ chính trị, kinh tế. Đồng thời các quan viên cũng thực hiện nhiều thay đổi nơi hậu cung và thay đổi cả con người của Thiên hoàng Minh Trị. Đầu tiên, họ cử Motoda Eifu (Nguyên Điền Vĩnh Phù), một người tinh thông Tống Nho làm Thị giảng (thầy dạy học của nhà vua) mới cho Thiên hoàng. Eifu đã dạy Thiên hoàng về Quốc học, Nho học, Thi ca và cũng nhồi nhét tư tưởng lấy đại nghĩa danh phận làm trung tâm. Sau đó Yoshī Tomo (Cát Tỉnh Hữu Thực), bạn thân của quan đại thần Ōkubo Toshimichi, được bổ nhiện làm Cung nội Đại thừa, cai quản nội cung. Yoshī Tomo đã tái bổ nhiệm một loạt các Thị tùng trưởng và thị tùng mới cho Thiên hoàng. Tomo cũng giải tán toàn bộ số Nữ quan - tức các thị nữ trong cung - và tiến hành tuyển lựa một số Nữ quan mới với số lượng chỉ bằng 1/3 trước kia và với thực quyền bị hạn chế gắt gao để ngăn không cho họ lạm quyền như trước. Đồng thời, Tomo mời một số cựu võ sĩ của Mạc phủ Tokugawa như Sơn Cương Thiết Thái Lang, Tân Điền Thôn Bát,… vào cung dạy võ thuật, kiếm thuật, cưỡi ngựa,… cho vị Thiên hoàng vốn yếu rất yếu mềm, qua đó cũng gieo tinh thần tôn sùng võ công, ham thích chiến đấu vào ông. Tomo cũng mời một số nhân sĩ có tư tưởng đổi mới để giảng dạy cho Thiên hoàng về phương pháp trị nước và xử thế của giai cấp tư sản cùng nhiều tri thức mới khác. Như Nishimura Shigeki (Tây Thôn Mậu Thọ) dạy cho ông về chính trị và luật pháp của nước Pháp; Hukuhane Mishizu (Phúc Vũ Mỹ Tịnh) dạy ông về sự lập chí của các nước phương Tây; còn Katō Hiroyuki (Gia Đằng Hoàng Chi) - về sau trở thành một cận thần của Thiên hoàng - dạy ông về luật pháp của đế chế Đức. Thiên hoàng cũng học tiếng Đức trong thời gian này. Sự cải cách trong nội cung đã thay đổi con người Thiên hoàng Minh Trị rất nhiều. Từ một cậu thiếu niên yếu đuối, nhu nhược, suốt ngày chui rúc trong hậu cung để chơi đùa với các cung nữ, ông đã trở thành một con người mạnh khỏe, cường tráng, ham học hỏi, yêu thích võ nghệ, và đặc biệt trở nên rất ghét việc vào hậu cung. Ông đặc biệt rất hâm mộ hoàng đế Napoléon Bonaparte của Pháp, ông từng hỏi Shigeki rất kỹ lưỡng về thân thế, tính tình, sự nghiệp xưng bá của Napoléon và không ngớt lời khen ngợi việc Napoléon đã từng lập nên một đế chế hùng mạnh trong lịch sử Pháp. Thậm chí vào năm 1871, ông đã dặn dò phái đoàn khảo sát châu Âu của Iwakura Tomomi là phải sưu tập thật nhiều sách vở nói về Napoléon Bonaparte. Nhân vật Napoléon Bonaparte đã để lại nhiều ảnh hưởng cho Thiên hoàng Minh Trị trong công việc trị quốc sau này. Ngày 5 tháng 11 năm 1872, Đại công tước Aleksei Aleksandrovich của Nga viếng thăm Nhật Bản, được Thiên hoàng Minh Trị đón tiếp. Đại công tước Aleksei Aleksandrovich là người con thứ sáu của Nga hoàng Aleksandr II (1855 - 1881). Ngày 9 tháng 11 năm 1872, Thiên hoàng và Đại công tước Aleksei xem cuộc diễn tập của lực lượng vũ trang Nhật Bản, và sau khi về cung, Đại công tước Nga đã gặp gỡ và làm quen với Hoàng hậu Chiêu Hiến. Vài ngày sau, nhận lời mời của Đại công tước Aleksei, Thiên hoàng đến Yokohama (Hoành Tân) để xem đội tàu Nga. Nhờ sự can thiệp của Đại công tước Nga, 34 tín đồ Ki-tô giáo người Nhật được Thiên hoàng Minh Trị ân xá và phóng thích. Những sự chuyển biến về tính cách của Thiên hoàng Minh Trị trong những năm đầu làm vua đã đặt một nền tảng vững chắc cho quá trình đích thân chấp chính của ông sau này. == Quá trình đích thân chấp chính (1878 - 1912) == === Những biến cố lớn trong các năm 1877 - 1878 === Đến những năm 1877 – 1878, chính trường Nhật Bản lúc đó có nhiều biến động lớn. Trước đây, tầng lớp samurai đóng vai trò không nhỏ trong công cuộc lật đổ Mạc phủ Tokugawa và khôi phục uy quyền của Thiên hoàng. Rủi thay cho các samurai, nhiều cải cách đầu triều vua Minh Trị đã gây bất lợi cho lợi ích của họ: thành lập quân đội theo chế độ nhập ngũ từ dân thường, mất đi uy tín và lương bổng cha truyền con nối đã tạo nên sự đối kháng với rất nhiều cựu samurai. Ngày 28 tháng 3 năm 1875, theo một chiếu chỉ của Thiên hoàng Minh Trị, những người samurai không được mang gươm khi đi ngoài đường. Sự căng thẳng dâng cao ở miền Nam, dẫn đến cuộc nổi loạn Saga năm 1874, và cuộc nổi loạn ở vùng Chōshū năm 1876. Các cựu samurai vùng Satsuma do Saigō Takamori (Tây Hương Long Thịnh) – người đã rời bỏ triều đình vì bất đồng về vấn đề có nên xâm lược Triều Tiên hay không – lãnh đạo đã bắt đầu cuộc Chiến tranh Tây Nam năm 1877. Lúc đó, thật ra Saigō Takamori chưa chuẩn bị cho cuộc bạo loạn nhưng những samurai địa phương nghe được tin rằng triều đình cử người tới giết Saigō. Họ bèn khởi xướng một chiến dịch tấn công kinh đô Tōkyō nhằm đương đầu với triều đình Minh Trị và giải cứu Thiên hoàng thoát khỏi "đám cố vấn xấu xa" chung quanh ông. Ngoài ra, những chiến binh dấy loạn còn nhằm mục tiêu chiến đấu để bảo tồn tầng lớp samurai và một chính quyền đạo đức hơn với khẩu hiệu "Tân chính, Hậu đức" (新政厚徳, shinsei kōtoku). Saigō Takamori tự mình tuyên bố vẫn trung thành với Thiên hoàng Minh Trị và mặc quân phục Lục quân Đế quốc Nhật trong suốt cuộc chiến. Tình hình Nhật Bản trở nên rối loạn do những người bất binh tại những nơi khác cũng nổi lên hưởng ứng Saigō. Cuộc chiến tranh chấm dứt bằng một trận chiến anh hùng, nhưng cũng là thất bại hoàn toàn của đội quân samurai tại Shiroyama (Thành Sơn).. Trước cuộc tấn công cuối cùng của cuộc nổi dậy, Saigō tự sát bằng cách mổ bụng seppuku truyền thống của người võ sĩ Nhật Bản. Saigō Takamori bị Thiên hoàng xem là một viên quan phản nghịch, tuy nhiên, 12 năm sau ông xót thương và ân xá Saigō năm 1891, đồng thời phong con trai của người võ sĩ ấy làm Hầu tước. Tháng 5 năm Minh Trị thứ 10 (1878), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ōkubo Toshimichi bị hành thích. Với cái chết của ba nhân vật trong nhóm "Duy Tân tam kiệt", tức ba nhân vật lừng lẫy nhất trong công cuộc lật đổ chế độ Mạc phủ là Kido Takayoshi (1877), Saigō Takamori (1877) và Ōkubo Toshimichi (1878) nói trên, thế hệ lãnh đạo thứ nhất của cuộc Minh Trị Duy Tân hầu như hết người. Quyền hành trong triều đình Minh Trị được chuyển sang cho thế hệ lãnh đạo thứ hai của công cuộc Minh Trị Duy Tân, bao gồm Itō Hirobumi (Y Đằng Bác Văn), Yamagata Aritomo (Sơn Huyện Hữu Bằng) và Ōkuma Shigenobu (Đại Ôi Trọng Tín). === Phong trào Thiên hoàng chấp chính === Tháng 2 năm 1877, triều đình Thiên hoàng ra chiếu chỉ về việc thiết lập trường Đại học Tōkyō đầu tiên. Luật, Khoa học Tự nhiên, Văn khoa và Y học là bốn khoa chuyên ngành của ngôi trường này. Trong tình hình những lãnh tụ lớn nhất của quá trình Duy Tân lần lượt qua đời, thì những người thay thế nhóm "Duy Tân tam kiệt" như Itō Hirobumi và Ōkuma Shigenobu thì lại có xích mích với nhau. Các công thần của phong trào Duy Tân thì cứ ôm hết đại quyền quốc gia nên thường bị phê phán sau lưng. Thêm vào đó, phong trào Tự do Dân quyền đang phát triển mạnh, lại còn liên kết với phong trào chống cải cách ruộng đất của địa chủ và đe dọa đến triều đình. Lúc này, triều đình cần có một người cầm lái vững mạnh để ổn định lại tình hình đất nước, và họ nghĩ đến một nhân vật không xa lạ - đó chính là Thiên hoàng Minh Trị. Tháng 5 năm 1878, những thầy dạy học của Thiên hoàng đã phát động phong trào "Thiên hoàng chấp chính", kêu gọi ông đích thân đứng ra xử lý đại sự quốc gia. Họ kể với ông về cuộc Trung hưng (1333 - 1336) dưới ngọn cờ của Thiên hoàng Go-Daigo vào thế kỷ XIV. Họ còn nhấn mạnh rằng, sở dĩ Thiên hoàng Go-Daigo lại tiếp tục để mất quyền bính vào tay Mạc phủ Ashikaga là vì ông vua này quá tin những thủ hạ chung quanh, không trực tiếp xử lý triều chính. Họ cố khuyên Thiên hoàng Minh Trị không nên đi theo vết xe đổ của Thiên hoàng Go-Daigo năm xưa. Lúc này, sau nhiều năm học hỏi việc pháp trị và văn hóa Đông Tây, Thiên hoàng Minh Trị cũng bắt đầu có những chủ trương, chính kiến độc lập đối với việc chính sự; và dĩ nhiên Thiên hoàng cũng mong muốn tự mình đứng ra nắm lấy đại quyền. Đồng thời, người đứng đầu Nội các lúc đó là Nội vụ khanh Itō Hirobumi cũng cảm thấy một mình khó đối phó với phong trào Tự do Dân quyền cũng như phong trào Thiên hoàng chấp chính, thế là Hirobumi quyết định lựa chọn ủng hộ việc Thiên hoàng Minh Trị đích thân nắm lấy quyền bính, mưu dùng uy tín của Thiên hoàng để đối phó với phong trào Tự do Dân quyền. Thiên hoàng Minh Trị mong muốn thần dân có đủ sức khoẻ, để giúp ông đổi mới và hoà nhập nước Nhật với thế giới bên ngoài. Vì thế, ông bãi bỏ chế độ ăn chay trong toàn dân, lại còn giết và ăn thịt con bò đầu tiên để làm gương cho nhân dân. Trái với lệ thường, ông kiên quyết cho rằng Hoàng hậu và các cung nữ của bà phải cùng ông tham gia các buổi học về phương pháp trị quốc cũng như về các tri thức, văn minh của phương Tây. Có điều, trong khoảng giai đoạn đầu chấp chính, Thiên hoàng Minh Trị gần như không có ý kiến gì trước các cuộc bàn thảo của triều thần, và ông đều phê chuẩn tất cả các nghị quyết của Nội các. Thiên hoàng cũng dùng uy tín của mình để giúp đỡ Nội các trước những khó khăn, thách thức, trong đó có một việc quan trọng bậc nhất là bóp chết phong trào Tự do Dân quyền. === Đối phó với phong trào Tự do Dân quyền === Tháng 3 năm 1881, một nhóm cựu du học sinh người Nhật ở Pháp bao gồm Tây Viên Tự Công Vọng, Tùng Điền Chính Nghĩa, … sau khi về nước đã đứng ra thành lập tờ báo Đông Dương Tự do Tân văn, chủ trương thành lập nền dân chủ triệt để, truyền bá tư tưởng tự do. Trước đó, vào năm 1880, triều đình được sự ủng hộ của Thiên hoàng đã thông qua "Điều lệ hội họp" và "Điều lệ báo chí" hạn chế gắt gao quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, cấm phát hành các văn kiện bàn bạc về chính trị,… nhưng triều đình không áp dụng ngay với trường hợp của Tây Viên Tự Công Vọng, vì Tây Viên Tự Công Vọng là anh ruột của quan Thị tùng trưởng của Thiên hoàng và có ảnh hưởng chính trị rất lớn. Thay vào đó, triều đình Thiên hoàng cố gắng dùng biện pháp khuyên nhủ, uy hiếp nhằm thuyết phục Tây Viên Tự Công Vọng rút lui khỏi tờ báo nhưng đã không thành công. Cuối cùng, Thiên hoàng buộc phải dùng đến biện pháp cứng rắn, ra sắc lệnh buộc Tây Viên Tự Công Vọng rút lui khỏi tờ báo và sau đó ra sắc lệnh đóng cửa luôn tờ báo - trước sau ra được 34 số. Để xoa dịu phong trào đấu tranh của quần chúng, tháng 10 năm 1881 Thiên hoàng Minh Trị tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, nhưng quyền hạn của quốc hội sẽ do Thiên hoàng quyết định. Đồng thời ông cũng không quên đe dọa: Do bị triều đình Thiên hoàng trấn áp và phân hóa, phong trào Tự do Dân quyền đã nhanh chóng suy yếu. Sau khi Thiên hoàng Minh Trị ngồi vững trên ngai vàng thống trị, ông đã bắt đầu tăng cường địa vị của mình. === Tăng cường thế lực, gia sản của Hoàng gia === Tháng 2 năm 1882, quan đại thần Iwakura Tomomi - vốn là một nhân vật chống lại phong trào Tự do Dân quyền - đề xuất rằng trước khi soạn thảo Hiến pháp thì cần phải mở rộng tài sản của Hoàng gia. Việc này nhằm đề phòng trường hợp dự toán ngân sách của Triều đình bị Quốc hội phủ quyết thì Thiên hoàng có thể sử dụng số tài sản khổng lồ của mình để trang trải kinh phí, trả lương cho quan lại, đảm bảo quân quyền sẽ áp chế dân quyền. Kiến nghị này được Thiên hoàng Minh Trị đồng ý ngay. Để nhanh chóng tăng cường tài sản cho Hoàng gia, Thiên hoàng đã học theo cách vơ vét tài chính của Mạc phủ trước kia. Trước hết, ông ra tay thu gom một số lớn ruộng đất vào tay mình: từ 1100 đinh ruộng (1 đinh bằng 15 mẫu) sở hữu vào năm 1882, cho đến năm 1886 Hoàng gia đã sở hữu một số ruộng gấp 30 lần như vậy. Khi ban bố Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (1889), con số này lên tới 1121048 đinh, qua năm sau (1890) tăng gần 3 lần, lên đến 3069533 đinh. Hầu hết số ruộng này nằm ở các vùng như Phú Sĩ, Mộc Tăng, Thiên Thành - đây là những nơi có ruộng đất và bãi chăn nuôi tốt nhất Nhật Bản. Nội sảnh đã phải mở thêm một Cục Ngự dụng để quản lý số ruộng đất khổng lồ đó. Đồng thời, kể từ năm 1882, Thiên hoàng cũng sở hữu một lượng lớn chứng khoán, giá trị lên tới 5 triệu Yên trong cổ phần Ngân hoàng Nhà nước Nhật Bản, 1 triệu Yên trong Ngân hàng Yokohama, 2,06 triệu Yên trong cổ phần công ty du thuyền Nhật Bản. Đây là một con số cực kỳ lớn so với 1 vạn Yên mà Thiên hoàng Minh Trị thừa hưởng từ vua cha Kōmei. Như vậy Thiên hoàng Minh Trị đã trở thành một địa chủ và tài phiệt lớn nhất của Nhật Bản, điều này đã xác lập nền tảng tài chính vững chắc cho sự thống trị của Thiên hoàng. === Khôi phục, củng cố hình ảnh Thiên hoàng === Ngoài ra, một biện pháp khác trong việc củng cố uy quyền của Thiên hoàng chính là nâng cao uy tín và ảnh hưởng của mình trong dân chúng. Trước đây, do chính sách cô lập và cách ly của chính quyền Mạc phủ suốt nhiều thế kỷ, hình ảnh của Thiên hoàng rất ít được phổ biến trong dân chúng. Nhiều câu ca dao đã ví Thiên hoàng như "con chim phượng hoàng bị sa cơ, con chim trĩ chạy lửa rừng đang thiêu đốt". Trong thời kỳ đó, các Thiên hoàng gần như không bao giờ rời khỏi Hoàng cung tại Kyōto, chỉ rời Hoàng cung nếu Thiên hoàng thoái vị hoặc để trốn vào một ngôi miếu nếu Hoàng cung bị cháy. Một số Thiên hoàng sống đủ lâu để trở thành Thái thượng hoàng; trong năm vị tiên đế của Thiên hoàng Minh Trị, chỉ có ông nội của ông sống qua tuổi 40 và mất ở tuổi 46. Nay, chính quyền Mạc phủ không còn nữa, Thiên hoàng Minh Trị và triều đình Nhật không để cho hình ảnh của Thiên hoàng bị mờ nhạt như xưa nữa. Chính vì vậy, họ dùng đủ mọi biện pháp tuyên truyền để nâng cao uy tín Thiên hoàng. Triều đình Nhật Bản lúc này đã phát động một phong trào Thần thánh hóa Thiên hoàng khắp trong cả nước. Họ tuyên truyền rằng Thiên hoàng - tức Nhà vua Nhật Bản - một vị Thần, thậm chí còn có địa vị cao hơn hẳn các vị thần khác vì theo truyền thống của Nhật Bản, Thiên hoàng là hậu duệ trực tiếp của Ninigi, cháu nội của Thiên Chiếu Ngự Đại Thần Amaterasu-ōmikami. Một điện thờ được xây trong Hoàng cung, và một hệ thống miếu thờ được xây dựng ở các địa phương trên phạm vi toàn quốc. Vào tháng 6 năm 1869, theo yêu cầu của Thiên hoàng, một ngôi miếu mang tên "Tōkyō Shōkonsha" (Đông Kinh Chiêu Hồn xã) được xây dựng trên đường Cửu Đoạn Bản ở kinh thành Tōkyō, nhằm vinh danh các chí sĩ đã chiến đấu và hy sinh cho công cuộc cải cách Duy Tân và sự nghiệp lật đổ Mạc phủ Tokugawa. Năm 1879, triều đình đổi tên ngôi miếu thờ cô hồn này thành Đền Yasukuni (Yasukuni Jinja), tức là "Tĩnh Quốc Thần xã". Về sau, theo đà phát triển của chủ nghĩa quân quốc Nhật Bản, tất cả những ai chết vì Thiên hoàng - kể cả những tướng sĩ chết trong các cuộc chiến tranh xâm lược, trong đó có những tội phạm chiến tranh - đều được thờ trong ngôi đền Yasukani này. Một tờ cáo thị thời đó đã viết: Đồng thời, ngay từ cuối năm 1873, ảnh của ông đã được phân phối đến các huyện để treo ở gian phòng chính, và kể từ tháng 1 năm 1874, triều đình cho phép người dân tới đây để quỳ lạy trước ảnh Thiên hoàng. Việc quỳ lạy ảnh chân dung Thiên hoàng được xem là một nghi thức thiêng liêng thần thánh, trước giờ chưa từng xảy ra. Vì vậy, phàm ai quỳ lạy ảnh Thiên hoàng phải ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ theo lễ phục Nhật Bản; việc nói chuyện ồn ào bị cấm đoán nghiêm khắc. Việc cất giữ ảnh Thiên hoàng trong nhân dân cũng bị nghiêm cấm, ai vi phạm sẽ bị trừng trị theo quốc pháp. Đồng thời, đối với học sinh, chỉ những ai theo học ở các trường lớn, có tiếng tăm mới có "diễm phúc" được quỳ lạy ảnh Thiên hoàng treo trong trường học. Ảnh của Thiên hoàng không được phân phát đến các trường học nhỏ, các trường tư; họ chỉ có thể tổ chức cho học sinh đến các trụ sở huyện hoặc đến các trường học lớn để lạy ảnh Thiên hoàng. Thiên hoàng Minh Trị cũng liên tục tổ chức nhiều chuyến đi thị sát tại các địa phương. Trong suốt 45 năm làm vua, ông đã tổ chức đi thị sát cả thảy 96 lần. Mục đích thực chất của các chuyến "vi hành" này chỉ nhằm nâng cao uy thế và gieo vào lòng quần chúng nhân dân hình ảnh "nhân từ" của Thiên hoàng. Chính vì vậy các chuyến vi hành được tổ chức hết sức rầm rộ theo hình thức tiền hô hậu ủng. Phàm ai nhìn thấy lá cờ Thiên hoàng của đoàn vi hành đều phải đứng dạt ra bên vệ đường và ngả mũ cung kính chào. Trong các chuyến "thị sát" kiểu như thế này, Thiên hoàng thường ban phát ân huệ cho những người con hiếu thảo, những tiết phụ, những người già, người nghèo neo đơn không nơi nương tựa, hoặc đến bên bờ ruộng xem nông dân cày cấy, tỏ ra quan tâm đến cuộc sống của người bình dân lao khổ. Về mặt quân sự, ngày 4 tháng 1 năm 1882 ông ban bố "Quân nhân Sắc luận", ghi rõ: "Trẫm là Đại nguyên soái của quân nhân các ngươi… là hai cánh tay của các ngươi.", đồng thời quy định rằng các quân nhân phải làm tròn "năm điều quy định của võ sĩ đạo": tận trung, lễ nghĩa, tín nghĩa, trọng võ dũng, tiết kiệm giản dị; đặc biệt "tận trung" được ưu tiên số một. Cụ thể, theo nhận định của tác giả người Trung Quốc Thẩm Kiên thì người quân nhân Nhật Bản phải "trung quân ái quốc", phải sùng bái Thiên hoàng như một vị Thần. Tinh thần võ sĩ đạo do Thiên hoàng đề xướng nằm nô dịch hóa trong việc giáo dục quân nhân, biến người lính Nhật Bản thành tên nô lệ cầm súng cho Thiên hoàng, trở thành công cụ cho mục tiêu bành trướng xâm lược của các thế lực quân phiệt Nhật Bản. === Cải cách về việc thiết trí cơ cấu và nhân sự === Sau khi Thiên hoàng Minh Trị đích thân chấp chính, ông đã tạo ra nhiều thay đổi trong việc bãi miễn, bổ nhiệm nhân sự và thiết trí cơ cấu. Tháng 7 năm 1884, triều đình soạn thảo "Hoa tộc lệnh", gộp chung các công khanh, các lãnh chúa đại danh cũ và các công thần Duy Tân xuất thân từ sĩ tộc thành Kazoku (Hoa tộc). Những người này sẽ được Thiên hoàng đích thân phong tước vị cho họ, các tước vị này được chia làm năm bậc: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam như các nước phương Tây. Những người này trở thành vây cánh của Hoàng gia và củng cố sự thống trị của Thiên hoàng. Như vậy là một chế độ quý tộc mới đã được nhà vua hình thành tại đế quốc Nhật Bản. Đến cuối năm 1885, ông hoàn toàn bãi bỏ chế độ Thái Chính Quan cũ, xây dựng chế độ Nội các dập khuôn theo hình mẫu phương Tây. Giống như mô hình các nước phương Tây, đứng đầu Nội các là Tổng lý Đại thần - và Quốc vụ đại thần. Nội các này sẽ là một tổ chức trực thuộc vào Thiên hoàng. Năm 1885, Itō Hirobumi - một người Chōshū - trở thành Tổng lý Đại thần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản. Không những thế, một cải cách khác về mặt nội chính của Thiên hoàng Minh Trị là ban bố Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, còn gọi là Hiến pháp Minh Trị. ==== Ban bố Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (1889) ==== Trước sức ép của người dân, như đã nói, triều đình Thiên hoàng đã hứa hẹn sẽ thành lập quốc hội soạn thảo một bản Hiến pháp mới cho đất nước. Để soạn thảo bản Hiến pháp này, năm 1882 Thiên hoàng Minh Trị đã gửi một phái đoàn do Itō Hirobumi đến các quốc gia ở châu Âu để tham khảo pháp luật của các quốc gia này. Cuối cùng nhóm khảo sát quyết định chọn hiến pháp của nước Phổ để làm khuôn mẫu cho hiến pháp tương lai của Nhật Bản. Tiếp đó, ông tổ chức một nhóm người bí mật tiến hành việc soạn thảo hiến pháp. Khi thẩm nghị cuối cùng, ông đã cùng với nhóm này tổ chức nhiều cuộc họp kín suốt mấy tháng liền, trong đó mọi người đem bản Hiến pháp ra mổ xẻ kỹ lưỡng, canh từng câu từng chữ, thảo luận, bàn cãi về từng điều khoản một trong đó. Thậm chí khi được tin con gái là Du Nhân bị bệnh mất, Thiên hoàng cũng không rời khỏi cuộc họp mà vẫn tiếp tục bàn luận với triều thần. Cuối cùng, bản Hiến pháp đầu tiên của đất nước Nhật Bản đã được công bố ngày 11 tháng 2 năm 1889 (niên hiệu Minh Trị thứ 22), đúng vào ngày kỷ niệm việc lên ngôi của Thiên hoàng Jimmu (Thần Vũ). Hôm đó, ông cùng bá quan văn võ và các sứ thần ngoại quốc đến điện Ô Minh trong Hoàng cung để làm lễ triều bái trước Gương thần Ngự Linh - đại biểu cho Thiên Chiếu Ngự Đại Thần Amaterasu-ōmikami - rồi sau đó mọi người lại tới điện Hoàng Linh để đọc bản Thần Văn bố cáo lên chư thần cùng hồn thiêng của các đời liệt tổ liệt tông: Sau đó, sắc chỉ ban hành hiến pháp được chính thức tuyên bố. Theo Hiến pháp 1889, Thiên hoàng có quyền hành "thiêng liêng bất khả xâm phạm", là Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền thống trị. Về mặt đối nội, Thiên hoàng có thể dựa vào Hiến pháp để triệu tập hoặc giải tán nghị hội, bổ nhiệm hoặc bãi miễn quan lại và chỉ huy Lục quân, Hải quân và Không quân của Đế quốc Nhật Bản. Về mặt đối ngoại, Thiên hoàng có quyền tuyên chiến, giảng hòa, ký kết hòa ước. Các cơ cấu của quốc gia được hành xử chức năng và quyền hạn bên dưới Thiên hoàng: nghị hội trợ giúp Thiên hoàng thẩm nghị chính vụ của quốc gia, tòa án lấy danh nghĩa của Thiên hoàng để xét xử, Viện khu mật là cơ quan tư vấn của Thiên hoàng. Đồng thời, theo Hiến pháp, người dân Nhật Bản là "thần dân" của Thiên hoàng, phải thi hành nghĩa vụ của thần dân và không được cản trở Thiên hoàng hành sự đại quyền. Như vậy là Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản đã xác lập quyền uy tuyệt đối của Thiên hoàng tại Nhật Bản, duy trì tính "thiêng liêng bất khả xâm phạm" của Thiên hoàng như thời đại quân chủ chuyên chế, và giúp cho Thiên hoàng tập trung toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp - tức toàn bộ đại quyền của quốc gia - vào bàn tay sắt của mình. Tuy nhiên, Thiên hoàng buộc phải dựa vào các điều luật ghi trong Hiến pháp để thực thi đại quyền của mình, và khi Thiên hoàng lấy danh nghĩa của mình để ban bố các sắc lệnh về pháp luật, quốc vụ thì "phải được quốc vụ đại thần cùng ký tên". Như vậy bản Hiến pháp 1889 cũng đã hạn chế ảnh hưởng của Thiên hoàng trong việc triều chính, góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản. === Cải cách về lĩnh vực giáo dục dưới thời Minh Trị === Cải tổ nền giáo dục là một lĩnh vực mà Thiên hoàng đặc biệt chú trọng. Ông cho rằng, việc làm đầu tiên để cuộc cải cách đạt được hiệu quả là phải giáo dục cho nhân dân, họ sẽ thức thời mà giúp vua giúp nước trong công cuộc đưa Nhật Bản trở thành một đất nước giàu mạnh. Nền giáo dục cổ truyền Nhật có những yếu tố tích cực, nhưng cũng có những hạn chế và sai lầm khiến cho Nhật Bản bị đình trệ, mà ông quyết tâm xóa bỏ. Năm 1871, khi Thiên hoàng còn chưa đích thân chấp chính, Bộ giáo dục được thiết lập, nhiệm vụ là phụ trách, trông coi những hoạt động giáo dục và đưa ra quyết định về chương trình giáo dục. Sang năm sau (1872), học chế được Bộ Giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nền giáo dục Nhật. Triều đình cũng cho du học sinh sang các nước phương Tây (phần lớn là Anh, Đức, Mỹ), học về hệ thống chính trị, quân sự và kinh tế ở những nước này. Sau khi về cố quốc, những học sinh giỏi nhất trong số đó sẽ tham gia vào việc giúp vua dựng nước. Những điều mới lạ mà các du học sinh được từ nước ngoài sẽ được Thiên hoàng và các cố vấn phân tích, chọn lọc, áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Năm 1889, triều đình Minh Trị ban bố sắc lệnh giáo dục. Theo sắc lệnh giáo dục, nền giáo dục mới nhằm mục đích đem lại những giá trị tinh thần tiến bộ. Bên cạnh đó, cũng trong sắc lệnh này, triều đình khuyến khích nhân dân không được quên nền tảng Nho giáo xưa, tuyên dương tinh thần thượng võ cổ truyền vốn có của người Nhật, nhưng cũng học hỏi văn hoá các nước phương Tây. Dưới thời Minh Trị, có lẽ không có một tầng lớp nhân dân nào, thậm chí phụ nữ, không được học hành. Không những giáo dục lý luận, triều đình còn chú trọng tới giáo dục kỹ thuật thực nghiệm, giáo dục về cả dân sự lẫn quân sự. Nhờ có những chính sách đúng đắn của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản trở thành một xã hội có nến giáo dục tốt, với ý muốn đầy tham vọng: "học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây". Dưới triều vua Minh Trị, người ta thực hiện việc giáo dục trên khắp Nhật Bản, ở mọi nơi có những trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, hay những cơ sở phục vụ việc giáo dục được khai trương. Thiếu nhi - chủ yếu là những đứa bé từ 6 đến 14 tuổi - đều bị bắt buộc phải học tập. Đối với cấp học của họ, triều đình không ngần ngại chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí. Thời bấy giờ, việc dạy học học mỗi lứa tuổi không giống nhau về giờ giấc cũng như độ khó hay dễ. Trong việc giáo dục, học sinh được học các môn theo một thứ tự hợp lý. Đối với các nhà giáo, triều đình cũng đề cao vai trò của họ và chú ý chặt chẽ đến họ. Để đào tạo những nhân tài cho đất nước, chính quyền mời người ngoại quốc đến làm giảng viên, nhưng điều này không có nghĩa là người Nhật không được làm nhà giáo: Nhật tích cực thực hiện những việc làm có ích lợi cho việc xây dựng đội ngũ các nhà giáo người Nhật vừa đông đúc vừa dạy giỏi. Trong việc giáo dục, triều đình Thiên hoàng yêu cầu phải tập trung phổ biến, truyền bá tư tưởng "trung quân ái quốc" cho các học sinh. Sắc lệnh giáo dục năm 1880 quy định nhà trường đối với môn lịch sử phải đặt trọng tâm vào thể chế kiến quốc, tức "Chủ nghĩa hoàng gia là trung tâm" từ khi Thiên hoàng Jimmu lên nối ngôi trở về sau. Năm 1890, Thiên hoàng Minh Trị đích thân ban bố Giáo dục sắc ngữ, lấy việc "phụ tá hoàng vận", "chí trung chí hiếu" làm căn bản, bắt buộc mỗi học sinh hàng ngày phải quỳ lạy trước ảnh Thiên hoàng, phải nhớ nằm lòng "Sắc ngữ" của Thiên hoàng và "Di huấn của Hoàng tổ Hoàng tông". Một đoạn trong "Giáo viên Tiểu học cần biết" soạn thảo năm 1881 có ghi: Công cuộc cải tổ về việc giáo dục của Thiên hoàng Minh Trị đã đạt được những thành tựu đáng kể. Với cuộc cải tổ này, nhân dân Nhật nhận lấy một nền giáo dục có xu hướng mới, nhưng không đồng nghĩa với việc họ quên đi nền văn hóa cổ truyền của đất nước Mặt trời mọc, mà đề cao tinh thần dân tộc chủ nghĩa của người Nhật Bản. Công cuộc cải tổ việc giáo dục cũng góp phần không nhỏ đến thắng lợi của cách mạng Minh Trị - đưa Nhật Bản sang một thời kỳ mới. Không những về tinh thần mà về vật chất, nền giáo dục dưới triều vua Minh Trị là một bộ phận vững chắc mà dựa trên nó, xã hội đất nước Mặt trời mọc trở nên tốt đẹp hơn trước. Cũng nhờ cải cách giáo dục mà Nhật Bản đã vươn lên sánh vai với đế quốc Mỹ và châu Âu, đứng trong hàng ngũ những cường quốc thời bấy giờ. Ở châu Á những quốc gia khác phải ngưỡng mộ, còn trên toàn thế giới người ta hết sức ngạc nhiên với sự phát triển của đất nước Mặt trời mọc. === Tôn giáo: pháp nạn Phật giáo đầu thời Minh Trị === Tại Nhật Bản từ khi lập quốc, đạo Phật chỉ bị trấn áp một cách dữ dội dưới triều vua Minh Trị. Sau thắng lợi của quân đội Thiên hoàng trong chiến tranh Boshin, Phật giáo suy yếu, bởi lẽ tôn giáo này là một yếu tố nền tảng của chính quyền Mạc phủ - một chế độ đã thao túng triều đình Thiên hoàng trong nhiều thế kỷ. Chính vì thế mà sau khi lên ngôi Thiên hoàng Minh Trị đã tỏ ra thái độ phản cảm đối với tôn giáo này. Bước sang thời Minh Trị, người ta xem Phật giáo là một "tôn giáo ngoại lai". Trong khi đó, các phái Bình Điền, Thỉ Dã Huyền Đạo, Ngọc Tùng Tháo,… của Thần đạo đã lấy Thần đạo làm quốc đạo Nhật Bản, lý tưởng thần thoại được hồi phục, theo đó nước Nhật được thành lập khi Thiên hoàng Jimmu lên nối ngôi. Những chủ trương của Thần đạo gồm: Lấy kỉnh thần, ái quốc làm chỉ thú. Lấy thuận thiên lý, hợp nhân đạo làm phương châm. Lấy việc tuân phụng Thiên hoàng, trung thành với Tổ quốc làm mục đích. Những chủ trương này cho thấy Thần đạo mang tư tưởng chủ nghĩa yêu nước, cũng như lòng tôn sùng Thiên hoàng - đặt ông như một trong những vị Thần. Những chủ trương này đã được lòng các lãnh đạo trong triều đình Minh Trị, bản thân Nhật hoàng cũng đưa ra ba nguyên tắc có nội dung không khác vậy, với mong muốn rằng mình sẽ được nhân dân tôn kính và hết mực đề cao. Không những thế, Thần đạo đã được thành lập ở Nhật từ lâu đời, nên Thiên hoàng Minh Trị quyết định lấy Thần đạo làm tôn giáo chính thức của Nhật. Năm sau (1868), niên hiệu Minh Trị thứ nhất, có chiếu chỉ của Nhật hoàng không cho phép Thần-Phật chung sống với nhau như ở thời Thánh Đức Thái tử nữa. Một quan chức có trách nhiệm đối với tôn giáo được đặt ra, các đền Phật giáo và Thần đạo bị tách biệt trên khắp đất nước còn các giáo sĩ Thần đạo thì được mặc quần áo như xưa. Ngoài ra, người dân không được phép dùng những danh từ có liên quan đến đạo Phật khi nhắc đến Thần, không được sử dụng những đồ vật có liên quan đến đạo Phật (chuông, mỏ,...) tại những ngôi đền Thần đạo, hoặc là không được cúng bái những tượng Thần dễ bị hiểu là Phật hay Bồ Tát… Tuân theo chiếu chỉ của Thiên hoàng, ở nhiều nơi diễn ra phong trào chống phá đạo Phật: chùa chiền bị phá huỷ, tăng ni tín đồ Phật giáo bị sát hại. Do bị tấn công nên các tín đồ Phật giáo bèn chống trả tự vệ, điều này khiến cho bạo loạn diễn ra trên khắp Nhật Bản. Phong trào này đã khiến cho Nhật hoàng Minh Trị không được lòng dân chúng. Dưới triều vua Minh Trị, trong khi Thần giáo là quốc đạo của đế quốc Nhật Bản, triều đình lấy hệ tư tưởng Nho giáo làm tiêu chí cho nền chính trị, cho công cuộc phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật theo cơ cấu các quốc gia phương Tây. Đối với Ki-tô giáo, Thiên hoàng chấm dứt việc trấn áp đối với các nhà truyền giáo cũng như tín đồ tôn giáo này. Tháng tư năm 1871, niên hiệu Minh Trị thứ ba, theo lệnh của Thiên hoàng, mọi tăng ni bị ép buộc phải ăn mặn, không được cạo trọc đầu, lại còn phải kết hôn giống như người bình thường. Năm tháng sau, Thiên hoàng lại hạ lệnh không cho sư sãi lấy họ "Thích" như sư sãi ở các nước khác, mà phải dùng họ do cha mẹ đặt. Tuy nhiên, nhận thấy những vụ trấn áp dữ dội đối với Phật giáo không đem lại một điều tốt lành gì đối với Nhật mà làm cho đất nước rối bời cả lên, ông bèn làm nhân dân yên lòng bằng tuyên bố rằng Triều đình không có ý muốn triệt hạ Phật giáo, đó chỉ là ý muốn của giới lãnh đạo các địa phương và các tín đồ Thần đạo. Không cần biết là bản thân Thiên hoàng Minh Trị có ý đồ tiêu diệt Phật giáo trong mệnh lệnh "Thần-Phật phân ly" đã nêu hay không, nhưng thông qua hành động và lời nói của quan thần kỳ và các phái Bản Cư và Bình Điền của Thần đạo,… thì điều chắc chắn là những họ có chủ đích triệt hạ Phật giáo. Tại phiên Tát Ma hay các vùng đất Tín Châu, Tùng Bản,… người ta thực hiện những vụ phá hoại chùa chiền, sư sãi bị ép buộc phải hoàn tục. Người ta còn phá hoại hơn 1320 ngôi chùa và gộp tất cả những ngôi chùa này làm một chùa tại phiên Phú Sơn - nơi phát triển thịnh hành nhất của Chân Ngôn Tông. Không những thế, các phiên Tát Ma, Phú Sơn các vùng Tín Châu, Tùng Bản không phải là những nơi duy nhất mà Phật giáo ở Nhật Bản xảy ra pháp nạn… Song, những vụ trấn áp nói trên cuối cùng cũng có điểm dừng: sau này các học giả thuộc những tông phái sang các quốc gia phương Tây, để học hỏi chính sách tôn giáo của các chính phủ bên đó. Khi trở về, họ đã phản đối lại những chính sách phân biệt đối xứ với Phật giáo của các lãnh đạo thời Minh Trị. Họ mong muốn được tự do tôn giáo và Phật giáo được bình đẳng. Trước sự phản đối mạnh mẽ của tất cả mọi tông phái đạo Phật, cuối cùng triều đình Thiên hoàng đã chấp nhận quyền tự do tín ngưỡng. Năm 1872, triều đình Thiên hoàng thiết lập Bộ Tôn giáo. Từ năm Minh Trị thứ 8 đến năm Minh Trị thứ 17, các cơ quan có vai trò hạn chế Phật giáo như "Sảnh Giáo Bộ" dần dần bị triều đình giải tán. Triều đình cũng bãi bỏ chức giáo đạo, Thiên đạo và Phật giáo được phép hoạt động bình đẳng như xưa. Đến năm Minh Trị thứ 22 (1889), Thiên hoàng ban hành Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản. Trong điều 28 của Hiến pháp này có quy định nhân dân Nhật Bản có quyền tự do tín ngưỡng. === Những hoạt động bành trướng lãnh thổ === Như xu thế thường thấy thời đó, quá trình phát triển của đế quốc Nhật Bản không tránh khỏi việc mở rộng thế lực ra bên ngoài. Thêm nữa, vốn được chủ nghĩa quân quốc giáo dục ngay từ thời trẻ, nên trong thời kỳ cầm quyền của mình, Thiên hoàng Minh Trị luôn kiên trì chính sách "kiêm lục hợp" (gồm thu bốn bể) và "yểm bác hoành" (gồm thu toàn cầu), tức chính sách bành trướng xâm lược, mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài. Ông gần như lúc nào cũng mặc một bộ quân phục kiểu cổ, để một bộ râu rậm kiểu phương Đông và luôn ngậm một tẩu thuốc làm bằng vỏ đạn súng trường. Ông thích cưỡi một con ngựa to lớn, thường xuất hiện trong các buổi lễ tốt nghiệp của sinh viên lục quân hay trong các buổi lễ kết thúc một lớp huấn luyện quân sự. Có khi Thiên hoàng đích thân tham gia diễn tập quân sự và thường cho gọi các binh sĩ đến để tuyên dương, khuyến khích "oai nước", đề cao "vận nước" của Nhật Bản. Đầu triều vua Minh Trị, quan hệ Pháp-Nhật diễn ra lạnh nhạt. Thế nhưng, không lâu sau đó phái đoàn quân sự thứ hai được mời đến Nhật Bản năm 1874, và phái đoàn thứ ba năm 1884. Sự hợp tác ở cấp cao trở lại năm 1886, khi Pháp giúp đóng hạm đội lớn đầu tiên của Hải quân Đế quốc Nhật Bản, dưới sự hướng dẫn của kỹ sư hải quân Louis-Émile Bertin. Năm 1893, niên hiệu Minh Trị thứ 27, đế quốc Anh đã xóa bỏ hiệp ước bất bình đẳng và ký kết một hiệp ước mới. Sau đại thắng của quân Nhật trước quân Thanh, các nước đế quốc Âu Tây đều khâm phục xứ Phù Tang. Sau Anh, các đế quốc Mỹ, Nga, Ý, Pháp, Áo-Hung, Đức,... cũng thay nhau xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với triều đình Thiên hoàng và sửa lại những điều ước hoàn toàn khác. Đến cuối năm 1897, niên hiệu Minh Trị thứ 30, Hiệp ước bất bình đẳng cuối cùng bị xóa bỏ, Nhật Bản đã gỡ được nỗi nhục để nhận lấy nhiều quyền lợi với những điều ước mới. Ngay từ thập niên 1880, triều đình Thiên hoàng đã xúc tiến xây dựng một quân đội hùng mạnh nhằm mục tiêu phát động các cuộc chiến tranh xâm lược với lân bang, cụ thể mục tiêu trước mắt chính là Trung Quốc thời Mãn Thanh. Tháng 11 năm 1880, Bộ trưởng Bộ Tổng tham mưu Yamagata Aritomo (Sơn Huyện Hữu Bằng) trình lên cho Thiên hoàng bản "Lân bang binh bị lược". Đến năm 1882, "Trình báo về tài chính để tăng cường lục quân và hải quân" được xuất bản, chủ trương gấp rút tăng cường quân bị dù phải chấp nhận hy sinh tất cả. Thiên hoàng Minh Trị tỏ ý hài lòng và cho tiến hành thực thi. Cùng năm đó ông triệu kiến tất cả các Trưởng quan tại các địa phương và ra Thánh chỉ với nội dung: "Các khanh đều là quan địa phương, vậy tất nhiên phải hiểu ý muốn của Trẫm, đảm bảo chấp hành quán triệt những ý muốn đó". Đến tháng 12, Thiên hoàng lại ra sắc chiếu cho quan Thái Chính Đại Thần về việc tăng cường quân bị. Dưới sự đốc thúc của ông, quân đội Nhật Bản tăng trưởng nhanh chóng: năm 1893 quân số của Lục quân Đế quốc Nhật Bản là 23 vạn người, còn Hải quân sau 10 năm phát triển đã có 55 tàu chiến với tổng trọng tải 7 vạn tấn. Tuy nhiên, việc thi hành tăng cường quân bị cũng gặp nhiều trở lực lớn. Nhiều đại biểu Nghị viện đã phản đối quyết liệt chính sách tăng cường quân bị do bất mãn với việc quân phí càng lúc càng cao. Nghị hội khóa II (1891) đã tuyên bố không thông qua dự chi quân phí của triều đình và thế là bị Thiên hoàng giải tán. Nghị hội khóa IV (1893) lại tuyên bố cắt giảm chi phí xây dựng hạm đội. Thế là ông quyết định ra lệnh cho bá quan văn võ phải trích 1/10 tiền lương bổng của mình trong 6 năm để đóng góp cho hải quân, bản thân Thiên hoàng cũng tự mình bỏ ra 30 vạn Yên để trang trải chi phí xây dựng hạm đội. Và tất nhiên, trong quá trình bành trướng, đế quốc Nhật Bản không tránh khỏi việc va chạm với các thế lực lớn khác, cụ thể lúc bấy giờ là đế quốc Nga và Trung Quốc thời nhà Mãn Thanh. ==== Xung đột năm 1875 với Triều Tiên ==== Sau khi đánh bại chính quyền Tokugawa, Thiên hoàng Minh Trị đã không ít lần đề nghị chính quyền Triều Tiên khôi phục lại quan hệ ngoại giao và việc buôn bán với Nhật. Do người Triều Tiên không đồng ý với những đề nghị này, người Nhật lấy sự kiện Triều Tiên bắn tàu Nhật (1875) làm cái lý do cho cuộc tiến đánh xứ Triều Tiên. Thuyền Unyo là một con tàu chiến do người Nhật đúc. Cùng nhiều tàu chiến khác, một hoạt động quen thuộc của tàu Unyo là thực hiện những chuyến đi ở vùng duyên hải Trung Quốc và Triều Tiên. Năm 1875, sau chuyến đến vùng duyên hải Trung Quốc, tàu chiến Unyo quay đầu về nước. Trên đường về Nhật, họ ghé qua một miền duyên hải mang tính chiến lược nằm giữa đảo Kangwha và đảo Yongjong. Những thủy thủ thuyền này bèn đi tìm nước để giải khát, nhưng trên thực tế, họ đang đi quan sát địa điểm chiến lược này. Chợt thấy chiến thuyền Unyo, từ Chojijin binh lính Triều Tiên xả súng vào nó. Sự kiện này đã trở thành cái lý do để quân Nhật kéo nhau lên đảo Kangwha, đánh Chojijin: 33 lính Triều Tiên chết dưới tay người Nhật còn 16 người khác thì bị thương. Cuối cùng thì chiến thuyền Unyo-kan cũng về đến Nagasaki. Thông qua thuyền trưởng của tàu này, thương cấp tại thành phố Tōkyō nhận được tin về cuộc tấn công thuyền Unyo của người Triều Tiên. Tháng 1 năm 1876, sau khi hay tin triều đình Thiên hoàng đã phái các tướng Kuroda Kiyotaka và Inoue Kaore mang 6 chiến hạm, 800 thủy thủ tới Triều Tiên. Trước áp lực của người Nhật, triều đình Triều Tiên bèn tạ tội về vụ bắn tàu Unyo, đồng thời quan hệ ngoại giao cũng như buôn bán Nhật - Triều được khôi phục. Ngày 16 tháng 2 năm 1876, Hiệp ước Kangwha được ký kết giữa đế quốc Nhật và vương quốc Triều Tiên: một mục đích của việc ký Hiệp ước với Triều Tiên và để triều đình Thiên hoàng có thời gian tập trung nhân lực và tài trí mà canh tân đất nước. Năm Minh Trị thứ sáu, vua quan Nhật Bản đã bàn nhau về chính sách đối ngoại với triều đình Triều Tiên. Một số đại thần, trong số đó có Saigō Takamori, đã khuyên Thiên hoàng phải đem quân đi đánh Triều Tiên nhưng chính phủ đã không nghe theo, vì thế những đại thần này từ chức. Như đã nói, sau này Saigō Takamori khởi nghĩa chống chính phủ Minh Trị. ==== Chiến tranh Thanh-Nhật và liên minh Anh-Nhật ==== Quần đảo Lưu Cầu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Theo tác phẩm Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê: Năm 1871, một nhóm người Lưu Cầu đi thuyền, gặp bão, trôi giạt đến Đài Loan, bị thổ dân Đài Loan giết. Nhật đem việc đó trách Trung Quốc. Thanh đình muốn tránh sự lôi thôi, bảo thổ dân Đài Loan không chịu sự giáo hóa của nước mình, nghĩa là mình không chịu trách nhiệm về hành động của họ, coi họ không phải là dân của mình. Chụp ngay cơ hội, ông phát động chiến dịch chinh phạt Đài Loan vào tháng 5 năm 1874. Người Nhật ép triều đình Mãn Thanh phải bồi thường thiệt hại cho họ, và gia đình những người bị hại. Năm 1894, ông tuyên chiến với nhà Mãn Thanh. Cuộc chiến tranh Thanh-Nhật bùng nổ. Đây là cuộc chiến tranh mà người Nhật đã chuẩn bị từ lâu, vì ngay từ thập niên 1880 họ đã xem triều đình Mãn Thanh là kẻ thù giả định. Để thuận lợi cho việc nắm bắt tình hình chiến sự và tránh việc xao nhãng bởi sự vụ trong cung, Thiên hoàng Minh Trị dời đại bản doanh đến thành phố Hiroshima. Nhằm động viên sĩ khí, ông phái Hoàng hậu Chiêu Hiến đến thăm hỏi các thương binh tại y viện lục quân, còn mình thì liên tục ban sắc lệnh, viết thơ ca để khen tặng những chiến thắng của Lục quân Đế quốc Nhật Bản. Thật vậy, quân Nhật liên tiếp giành được thắng lợi, chiếm cảng Lữ Thuận, Liêu Đông, tấn công và cướp phá Trung Quốc. Việc chiếm đóng trên bán đảo Đài Loan được củng cố. Thiên hoàng đã đích thân phổ một bản nhạc mừng chiến thắng ở Hoàng Hải, mô tả cuộc chiến tranh với triều đình Mãn Thanh thành một "cuộc chiến đấu trung dũng nghĩa liệt". Trong thời kỳ hòa đàm sau chiến tranh, Thiên hoàng Minh Trị đích thân chỉ huy tiến độ đàm phán. Ông ra lệnh cho sứ thần Nhật Bản phải ra những điều kiện mà ai nghe cũng phải giật mình. Mãi sau khi Hòa ước Shimonoseki (Mã Quan) được ký kết, ông mới vui vẻ quay trở về kinh thành Tōkyō. Tuy nhiên, có một điều mà ông không tiên liệu được, đó là việc các nước khác không ngồi yên nhìn Nhật Bản bành trướng. Lo ngại trước thế lực đang lên của Nhật Bản, đế quốc Nga cùng với Đức và Pháp đã gây sức ép, buộc Thiên hoàng Minh Trị nhượng lại đảo Đài Loan, quần đảo Bành Hồ và Liêu Đông cho đế chế Mãn Thanh. Sáu ngày sau khi Hiệp ước Shimonoseki được ký kết, Thiên hoàng nhận được điện văn của Nga hoàng Nikolai II, theo đó Nga hoàng không cho phép Thiên hoàng chiếm Liêu Đông, để ngăn ngừa "nguy cơ đối với nền hòa bình tại phương Đông". Thái độ của người Nga khiến Nhật Bản hết sức tức giận, nhưng Thiên hoàng hiểu là không thể gây chiến với nước Nga trong lúc này. Ông ra chỉ thị cho sứ thần Nhật Bản: Dù sao thì cuộc chiến tranh Thanh-Nhật đã đem lại cho Nhật Bản một món tiền bồi thường rất lớn (3 tỉ 60 triệu Yên Nhật). Thiên hoàng Minh Trị đem 3 tỷ 40 triệu Yên tăng cường cho quân đội, phần còn lại ông tự tiêu dùng. Từ năm 1895 đến năm 1898, người nước ngoài ở Bắc Kinh bị tổ chức Nghĩa Hoà Đoàn hạ nhục. Viện cớ "trừng trị phong trào bài ngoại Nghĩa Hoà Đoàn", Nhật Bản can thiệp vào tình hình Trung Quốc. Trên thực tế, sự can thiệp này cho thấy Nhật muốn phô trương sức mạnh trước Nga. Để tập trung lực lượng đánh Nga, ngày 31 tháng 1 năm 1902, triều đình Thiên hoàng ký hoà ước với Vương quốc Anh, thành lập liên minh Anh-Nhật. Kết quả của liên minh này là Thiên hoàng Minh Trị được Vương công Arthur xứ Connaught phong tước Hiệp sĩ Garter năm 1906. ==== Chiến tranh Nga-Nhật ==== Người Nhật dĩ nhiên không dễ dàng chịu từ bỏ những vùng đất bị mất vào tay Nga và không bao giờ quên việc Nga đã cưỡng ép họ như thế nào. Họ tích cực chuẩn bị tăng cường lực lượng quân sự và sau 10 năm, thực lực của Nhật Bản tiến thêm một bước đáng kể. Lúc này Thiên hoàng Minh Trị chuyển trọng tâm chủ yếu vào vùng Đông Bắc Trung Quốc, lúc này đã nằm yên dưới thế lực của đế quốc Nga. Ông quyết tâm đòi lại những gì mà người Nga đã cướp đoạt của mình 10 năm về trước. Ngày 4 tháng 2 năm 1904, ông chủ trì một cuộc họp ngự tiền khẩn cấp đề bàn thảo kế hoạch chiến tranh. Sáu ngày sau, Thiên hoàng xuống chiếu thư tuyên chiến với nước Nga. Chiến tranh đế quốc giữa Nga và Nhật Bản bùng nổ. Một lần nữa, Thiên hoàng Minh Trị lại dời đại bản doanh tới Hiroshima để điều hành chiến sự. Ông cùng với các tướng lĩnh cao cấp nghiên cứu tình hình chiến sự cho tới tận đêm khuya, đồng thời luôn thắp nhang khấn vái tổ tiên, chư thần phù hộ cho đế quốc Nhật Bản thắng lợi. Thiên hoàng Minh Trị đã phong Ōyama Iwao (大山巖, Đại Sơn Nham) làm Tổng tư lệnh Lục quân Nhật còn Tōgō Heihachirō (東郷平八, Đông Hương Bình Bát Lang) làm Tổng tư lệnh Hải quân Nhật, vì thấy hai viên tướng này có tài năng. Iwao có nhiệm vụ tiến đánh quân Nga tại vùng Đông Bắc Trung Quốc còn Heihachirō thì tiến đánh quân Nga tại cảng Lữ Thuận và bờ biển Nhật Bản. Nhờ đường lối sách lược đúng đắn của triều đình Thiên hoàng, quân Nhật Bản liên tiếp giành chiến thắng trước quân Nga trên cả thủy lẫn bộ ở Viễn Đông và Thái Bình Dương. Chiến thuyền Nga thì lạc hậu hơn chiến thuyền Nhật, tinh thần của Hải quân Đế quốc Nga thì không được vững chắc, nên khi Hải quân Đế quốc Nhật tới eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật thì Thiên hoàng kích thích họ: "Quốc gia cường thịnh hay suy vong là do trận này", họ bèn cảm tử tấn công đối phương và giành chiến thắng lẫy lừng, mà tổn thất ít. Chiến thắng của đô đốc Togo Heihachirō va Hải quân Đế quốc Nhật tại eo biển Tsushima đã quyết định cuộc chiến. Những vùng đất rộng lớn như Mãn Châu, thành phố cảng Lữ Thuận (thuộc Trung Quốc) đều rơi vào tay đế quốc Nhật Bản. Nhờ đó, người Nhật trên thực tế đã trở thành bá chủ tại khu vực biển Đông. Như đã nói, thuở bé Nhật hoàng Minh Trị từng cho rằng Nogi Maresuke sẽ lập công lớn với vua với nước. Thật vậy, trong chiến tranh Nga-Nhật, Nogi Maresuke làm Đại tướng Lục quân, đem quân đi đánh tan quân đội Nga tại cảng Lữ Thuận. Cùng nhiều chiến thắng khác trước quân đội Nga tại vùng Đông Bắc Trung Quốc, Tướng quân Nogi Maresuke trở thành anh hùng trong mắt người Nhật. Điều này cũng cho thấy Nhật hoàng Minh Trị là một vị minh quân, biết dùng các danh tướng Togo Heihachirō, Ōyama Iwao và Nogi Maresuke trong chiến tranh. ==== Sáp nhập quần đảo Dokdo và bán đảo Triều Tiên ==== Sau chiến bại của quân đội Đế quốc Nga, hiệp ước được ký kết ngày 17 tháng 11 năm 1905 đã công nhận quyền bảo hộ của Nhật đối với Đại Hàn. Từ năm 1905 đến năm 1945, quần đảo Dokdo hay còn gọi là Takeshima, bị quân đội Thiên hoàng chiếm giữ. Chính phủ Tōkyō cho rằng quần đảo này thuộc về Nhật Bản, trong cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo này giữa Nhật Bản và Đại Hàn Dân Quốc vào đầu thế kỷ XXI. Ngày 29 tháng 8 năm 1910, theo chiếu chỉ của Nhật hoàng Minh Trị cùng với hoàng đế Đại Hàn, bán đảo Triều Tiên bị sáp nhập vào đế quốc Nhật Bản, hoàng đế Đại Hàn là Thuần Tông mất ngôi và vương triều Triều Tiên cáo chung. Trước năm đó, một nhà cách mạng Triều Tiên là An Jung-geun (An Trọng Căn) đã ám sát nguyên Tổng lý Đại thần Itō Hirobumi (1841 – 1909) - người chủ mưu trong kế hoạch sáp nhập Triều Tiên vào đế quốc Nhật. Có ý kiến cho rằng An Jung-geun hâm mộ Thiên hoàng Minh Trị và phê phán Itō Hirobumi là kẻ phá hoại sự nghiệp của Thiên hoàng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến An Jung-geun ám sát Itō Hirobumi. Từ năm 1910 đến năm 1919, triều đình Nhật Bản thi hành chính sách thuần phục người dân Triều Tiên. Theo cách gọi của người Nhật thì bán đảo Triều Tiên là "ngoại địa", còn đảo quốc Nhật Bản là "nội địa". Thực hiện chính sách "phồn vinh châu Á", đế quốc Nhật Bản có "sứ mệnh" là "khai phóng" dân bản xứ Triều Tiên. Theo một Đạo dụ do Nhật hoàng Minh Trị ban hành vào ngày 29 tháng 8 năm 1910, người Triều Tiên và người Nhật được chính quyền Nhật Bản đối xử bình đẳng. === Đối phó với phong trào xã hội chủ nghĩa === Công cuộc Tây hóa của Thiên hoàng Minh Trị đã mở đường cho Nhật trở thành một nước theo chủ nghĩa tư bản đế quốc. Sau chiến thắng trước đế quốc Nga (1905), chính quyền Nhật tiếp tục đẩy mạnh việc bành trướng, họ sáp nhập bán đảo Triều Tiên, rồi cho quân can thiệp trong một cuộc chiến tranh "vì chính nghĩa". Trước tình cảnh Nhật ngày càng trở nên Tây hóa một cách quá trớn, nói cách khác là chủ nghĩa tư bản ngày càng xâm nhập vào đất nước này, phong trào xã hội chủ nghĩa đương thời đã thiết lập một đảng của họ. Bản thân chủ nghĩa xã hội và phong trào nam nữ bình quyền cũng đặt chân đến Nhật Bản trong công cuộc Tây hóa vào năm 1890, 22 năm sau ngày Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng Duy Tân. Số là, sau khi nhà vua ân xá cho Ki-tô giáo rồi, thông qua các cha cố đạo và Ki-tô giáo những Ki-tô hữu Nhật Bản đã tiếp nhận được tư tưởng xã hội chủ nghĩa từ các nước Âu Mỹ. Lúc đầu, Nhật hoàng Minh Trị không ra tay đàn áp. Tuy nhiên, về sau ông nhận thấy chủ nghĩa xã hội có những chủ trường khác với sự sùng bái Thiên hoàng mà ông đặt ra, liền ra tay trấn áp đảng của những người Xã hội chủ nghĩa, không khác gì chính phủ các nước tư bản khác thời bấy giờ. Theo mệnh lệnh của triều đình, những tài liệu của Karl Marx bị chiếm lấy, bị đốt phá, các báo xã hội chủ nghĩa có những phát biểu khá hùng hồn bị trừng trị, quân chính quyền bỏ các chủ bút vào ngục trong khoảng từ năm đến mười năm, và tịch biên luôn những nhà in báo. Dưới triều vua Minh Trị, phong trào công nhân Nhật Bản bắt đầu nổi lên, giống như công nhân ở các nước Âu Mỹ thời đó. Trước sự trấn áp của triều đình cũng như thế lực quân phiệt Nhật, phong trào dưới sự lãnh đạo của Đảng Xã hội Nhật Bản vẫn không chấm dứt cuộc đấu tranh. Tại Nhật, quần chúng thực hiện nhiều cuộc đình công, biểu tình, giữa lúc triều đình không cho phép các đại hội Đảng Xã hội chủ nghĩa Nhật Bản được họp ở mọi thành phố Nhật. Năm 1911, công nhân thành phố Tōkyō thành công trong cuộc bãi công đòi tăng lương, nhưng người lãnh đạo của họ là Katayama Sen bị bắt giữ. Tuy nhiên, theo cuốn "Nước Nhựt Bổn - 30 năm Duy Tân" thì "nhiều người Âu-châu xem xét tình trạng Nhựt-bổn rồi nói trước rằng rồi đây thế nào cũng thực-hành một chế-độ cộng-sản mới, chế-độ cộng-sản Thiên hoàng làm chủ, để cho được điều hòa tấm lòng người ta trung thành với cuộc dĩ-vãng và tấm lòng hâm-mộ với những sự mới lạ đời nay", ngoài một số trường hợp vô chính phủ sẽ nêu. == Âm mưu ám sát và qua đời == Trước sự trấn áp của triều đình, cuối triều vua Minh Trị, có những người theo chủ nghĩa vô chính phủ-xã hội, gồm Kōtoku Shūsui cùng vợ và hàng chục người đồng chí đã lập mưu ám sát Thiên hoàng và phát động bạo loạn (1910). Tuy nhiên, âm mưu của họ đã không thành và tất cả bọn họ đều bị chính quyền tóm gọn. Vào năm 1911, triều đình Minh Trị hành quyết 12 người, trong đó có Kōtoku Shūsui (Hạnh Đức Thu Thủy) vì tội danh phản nghịch. Cuộc âm mưu này được gọi là "Sự kiện đại nghịch" (大逆事件, Taigyaku Jiken) hay "Sự kiện Kōtoku" (Kōtoku Jiken). Trước đó, ngày 3 tháng 11 năm 1907 - nhân ngày sinh nhật Thiên hoàng - một số nhân vật liên quan tới tạp chí "Cách mạng" (Kakumei) cộng tác với Đảng Xã hội Cách mạng Nhật tại Hoa Kỳ, đã công bố một tờ truyền đơn tựa "Khủng bố" (Ansatsushugi) đe doạ thực hiện một cuộc tấn công có vũ trang nhằm vào Thiên hoàng. Tờ truyền đơn này chỉ gọi Thiên hoàng bằng tên thật là Mutsuhito, và cuối tờ có lời đe dọa: Mutsuhito, Mutsuhito đáng thương! Thiên hoàng sẽ không còn sống được bao lâu nữa đâu. Xung quanh Thiên hoàng chỉ toàn là những quả bom chuẩn bị nổ. Chúng tôi xin nói lời từ biệt với Thiên hoàng. - Tờ truyền đơn "Ansatsushugi" (1907) Vào ngày 30 tháng 7 năm 1912, ông qua đời do bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 60 tuổi, được đặt thụy hiệu là Minh Trị Thiên hoàng. Ông là vị Thiên hoàng đầu tiên ở ngôi qua ngũ tuần, kể từ khi Thiên hoàng Ōgimachi (Chính Thân Đinh, 1517 – 1593) thoái vị năm 1598. Ngay sau khi vua mất, Đại tướng Lục quân Nhật Bản là Nogi Maresuke mổ bụng tự sát. Cái chết của Nogi Maresuke đã thể hiện sự trọng danh dự của người chiến binh Nhật, đồng thời cho thấy Maresuke - không như người ta hiểu - vẫn còn nhớ chuyện vị tướng này phạm lỗi lầm mà không tự sát năm xưa. Chi tiết về Lễ quốc tang được đăng trong tờ thời báo New York với lời nhận xét: Tạm dịch: Hoàng thái tử Yoshihito (Gia Nhân) lên nối ngôi, tức là Thiên hoàng Đại Chính - vị Thiên hoàng thứ 123 trong lịch sử Nhật Bản. Ít lâu sau khi Thiên hoàng Minh Trị và Hoàng hậu Chiêu Hiến qua đời, năm 1920, Thiên hoàng Đại Chính xuống lệnh xây dựng Minh Trị Thần Cung ở quận Harakuju tại kinh đô Tōkyō để tưởng niệm vua cha. Ngày khánh thành Minh Trị Thần Cung cũng đồng thời là ngày kỷ niệm sinh nhật của Thiên hoàng. Đến tháng 4 năm 1945, không quân Hoa Kỳ dội bom xuống Tōkyō, toàn bộ các công trình thời đó bị hủy diệt. Năm 1958, với sự góp sức của toàn dân Nhật Bản, khu điện thờ ngày nay đã được xây dựng lại hoàn toàn mới. Và, từ năm 1927, Thiên hoàng Hirohito (Chiêu Hòa, 1925 - 1989) tuyên bố ngày 3 tháng 11 - sinh nhật của Thiên hoàng Minh Trị - trở thành một ngày lễ mang tên "lễ Minh Trị". == Di sản: một nước Nhật mới == Cuốn "Nước Nhựt Bổn - 30 năm Duy Tân" của Đào Trinh Nhất xem vị Nhật hoàng Minh Trị là "người sáng tạo ra nước Nhựt mới". Với bản tính can đảm, quyết đoán trong các đường lối sách lược và hết mực thương dân, ông được người dân Nhật Bản xem là đấng minh quân. Triều đại ông được ghi chép vào sử sách cận đại như một giai đoạn canh tân đất nước Mặt trời mọc. Minh Trị Duy Tân - cuộc đổi mới do triều đình Thiên hoàng thực hiện - được các Sử gia theo quan điểm Mác-xítXã hội Chủ nghĩa xem là cuộc cách mạng tư sản không triệt để, vì cách mạng vẫn không xóa bỏ vị thế trong chính phủ cũng như quyền chỉ huy quân đội của tầng lớp quý tộc (Daimyō) cùng với tầng lớp võ sĩ (Samurai). Dù sao thì cuộc Minh Trị Duy Tân cũng dẫn đến các thay đổi lớn lao trong cấu trúc xã hội và chính trị Nhật Bản, cũng như đem lại niềm vinh dự cho nước này: đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến cát cứ và sự lệ thuộc vào các nước đế quốc phương Tây, tiến lên chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, trở thành một quốc gia công nghiệp hiện đại. Không những thế, dưới triều vua Minh Trị, Nhật Bản trở thành đại đế quốc duy nhất nằm ở phương Đông vào giai đoạn hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các đế quốc Nga, Đức, Anh và Hoa Kỳ tại vùng Đông Á. Chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản cũng được hình thành, cùng Nhật hoàng nắm quyền theo Hiến pháp năm 1889. Trong quá trình này, Thiên hoàng Minh Trị đã đóng góp rất nhiều công sức giúp cho các thế lực duy tân đánh bại chế độ Mạc phủ, tiến hành cải cách đất nước, đưa Nhật Bản đi lên con đường phồn vinh, phú cường. Trang in điện tử Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (dẫn nguồn từ Tạp chí "Nhà quản lý" số 27 tháng 09/2005) có ghi nhận: Nửa đầu thế kỷ XIX về trước, Nhật Bản là một quốc gia phong kiến lạc hậu, bên trong thì chia cắt, bên ngoài thì bị các quốc gia khác chèn ép, sỉ nhục. Vậy mà tất cả đã thay đổi kể từ năm 1868-năm đầu tiên của kỷ nguyên Minh Trị duy tân. Đây chính là thời điểm mà người Nhật tự mở cửa hội nhập với thế giới, sau hàng chục thế kỷ tự cô lập với bên ngoài. Chỉ trong vòng hai thập kỷ, công cuộc cải cách toàn diện, cơ bản về mọi mặt do Minh Trị khởi xướng và lãnh đạo đã đặt nền móng vững chắc đưa nước Nhật sang một thời đại mới. Nhật Bản đã nhanh chóng trở thành một trong những cường quốc trên thế giới. Đánh giá và lý giải về sự phát triển "thần kỳ" của Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX, chúng ta không thể không nhắc đến sự lãnh đạo tài tình sáng suốt và tầm nhìn xa, trông rộng của Minh Trị Thiên Hoàng, người đã tiến hành những cải cách chính trị, xã hội phi thường, đem lại sự thịnh vượng cho Nhật Bản thông qua chính sách tự cường bằng con đường tích cực. Trong tác phẩm Sử Trung Quốc hoàn thành năm 1982, học giả Nguyễn Hiến Lê so sánh giữa Thiên hoàng Minh Trị và Thái hậu Từ Hy của Trung Quốc như sau: Trong suốt triều đại Minh Trị, nền văn hoá Tây Âu lan truyền vào Nhật Bản, được áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, triều đình không áp đặt cái tư tưởng tự do, chế độ gia đình Tây Âu lên nước Nhật. Theo Mười hai người lập ra nước Nhật, cách gạn lọc này được gọi là "hồn Nhật Bản, tài Tây Âu". Truyền thống tư tưởng này khiến cho người Nhật luôn tiếp nhận những cái mới mẻ về văn hoá, kỹ thuật của nước ngoài. Dù là người chủ trì dự thảo và ban hành Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (1889) (mà theo đó Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nắm giữ mọi quyền hành), thiết lập Nghị viện, phổ cập giáo dục, phát triển công nghiệp, đổi mới xã hội, hiện đại hóa quân đội, ông không quay lưng với những truyền thống lâu đời, chẳng hạn như quyền lực của Hoàng gia. Bên cạnh đó, sự phát triển của kinh tế Nhật Bản khiến giai cấp công nhân Nhật Bản ngày càng bị bóc lột nặng nề và điều kiện làm việc ngày càng tồi tệ dẫn đến sự đấu tranh của giai cấp công nhân. Trước tình cảnh này, năm 1901, đảng Xã hội Dân chủ Nhật Bản được thành lập. Đồng thời, việc bóp chết phong trào Tự do và Dân quyền, những hoạt động bành trướng lãnh thổ do Thiên hoàng Minh Trị khởi xướng đã góp phần đem đến những tai họa cho các nước Đông Á và Đông Nam Á, kể cả nhân dân Nhật Bản. Tháng 11 năm 1905, một người vô chính phủ tên là Kōtoku Shūsui (sau bị hành hình) sang Hoa Kỳ nhằm "tự do chỉ trích 'Thiên hoàng Bệ hạ' cùng thể chế chính trị và kinh tế Nhật ở hải ngoại - nơi bàn tay lợi hại của 'Thiên hoàng Bệ hạ' không thể với tới", vì Shūsui xem ông là đinh chốt của chủ nghĩa tư bản Nhật. Ngày 1 tháng 6 năm 1906, Đảng Xã hội Cách mạng Nhật Bản được thiết lập. Trong các năm 1906 - 1907 Đảng này xuất bản một vài số của tạp chí "Cách mạng". Tạp chí này gọi ông là "một công cụ được điều khiển bởi bọn thống trị, với mục đích bóc lột nô dịch hoá quần chúng nhân dân". Tuy nhiên, sinh thời ông từng sáng tác một bài Hoà ca theo thể đoản ca (tanka) có nội dung như sau: Theo Bách khoa toàn thư Việt Nam, cuộc Minh Trị Duy Tân cũng có ảnh hưởng lớn đến các phong trào kháng chiến chống đế quốc thực dân phương Tây ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Nam Á. (xem thêm các bài Phan Bội Châu, Tăng Bạt Hổ). Cùng với Pyotr Đại đế (1682 – 1725) - một minh quân trong lịch sử Nga, Thiên hoàng Minh Trị là nhân vật mà Khang Hữu Vi, người đề xướng phong trào Duy Tân (1898) trong lịch sử Trung Quốc, muốn noi gương để cứu vãn đất nước. Chiến thắng của Hải quân Đế quốc Nhật Bản trước Hải quân Đế quốc Nga tại eo biển Tsushima đã khiến cho nhân dân châu Á hết sức vui mừng, theo như Nguyễn Hiến Lê: Nó đưa Nhật lên hàng liệt cường, Nhật thành một đế quốc có được ba đất thực dân: Đài Loan, Triều Tiên, Nam Mãn. Ảnh hưởng của nó đối với Á Đông cực lớn. Nó làm ngưng trong một thời gian sự bành trướng của Nga ở Trung Hoa; Á Châu bắt đầu phục sinh là nhờ nó. Toàn cõi Á Châu khi nghe tin khổng lồ Nga "con gấu trắng Bắc Cực" bị "chú lùn da vàng" hạ thì nhảy múa, reo hò như chính mình đã thắng trận. Người Á có cảm tình ngay với Nhật vì Nhật đã rửa cái nhục chung của giống da vàng. Trung Hoa mong lật đổ gấp nhà Thanh để duy tân như Nhật; Ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai… đều mơ tưởng độc lập và hai tên Minh Trị Thiên Hoàng, Y Đằng Bác Vân vang lên trong miệng các nhà ái quốc. Từ thời kỳ Minh Trị (1868 – 1912) sang thời kỳ Đại Chính (1912 – 1926), chủ nghĩa tư bản Nhật phát triển nhanh chóng với những thành công trong và ngoài nước. Đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam thời Pháp thuộc, một bài thơ mang tên "Á Tế Á ca" (Bài ca châu Á) được sáng tác. Theo Đào Trinh Nhất thì "Á Tế Á ca" là bài thơ của Nguyễn Thiện Thuật, còn gọi là Tán Thuật. Bài "Á Tế Á ca" tôn vinh cuộc cải cách dưới triều vua Minh Trị và cho rằng người châu Á, đặc biệt là người Việt cùng các xứ Đông Dương nằm dưới ách thống trị của Pháp nên noi theo cuộc cải cách này. Bài thơ này có những đoạn kể đến công lao của Thiên hoàng, như "Sức Thần-võ riêng về một họ", "Vùng Phò-tang chói đỏ góc trời!, hay "Chốn kinh-thành Giang-hộ dời sang", "Giẹp(?) Mạc phủ, bỏ Phiên-bang",... Trích đoạn: Cờ độc lập đứng đầu phất trước Nhật Bản kia vốn nước đồng văn Phương Đông nổi hiệu duy tân Nhật hoàng Minh Trị anh quân ai bì… Khen thay Nhật Bản anh tài Từ nay vinh dự còn dài về sau… == Trong văn hóa == Thiên hoàng Minh Trị là nhân vật trong các tiểu thuyết, phim ảnh sau: Tiểu thuyết Thời đại của Thiên hoàng (天皇の世紀) (Đại Phật Lang Thứ - 大佛次郎) Phim Thiên hoàng Minh Trị và Đại chiến Nga-Nhật (明治天皇と日露大戦争) (Tân Đông Bảo - 新東宝, năm 1957) Phim Thiên hoàng Minh Trị và Chiến tranh Nhật-Thanh (天皇・皇后と日清戦争) (Tân Đông Bảo - 新東宝, năm 1958) Phim Chân dung Thiên hoàng Minh Trị và Nogi Maresuke (明治大帝と乃木将軍)(Tân Đông Bảo - 新東宝, năm 1959) Tiểu sử của Thiên hoàng Minh Trị (明治大帝御一代記) (phim tài liệu, năm 1964) Nam diễn viên Shichiosuke Nakamura vào vai Thiên hoàng Minh Trị trong phim Võ sĩ đạo cuối cùng của Hollywood, công chiếu năm năm 2003. Phim kết hợp một hoàn cảnh lịch sử thuộc về cả chiến tranh Boshin (1868 - 1869) lẫn chiến tranh Tây Nam năm 1877, và vài cuộc nổi loạn của tầng lớp cựu samurai đầu triều Thiên hoàng Minh Trị. Trong phim, do ông còn trẻ nên bị tài phiệt Omura - 1 viên quan bán nước - lấn lướt, ép phải thực hiện theo chiêu bài "hiện đại hóa" của Omura. Ông còn hạ lệnh diệt trừ tận gốc người samurai Katsumoto, vốn là một trung thần của mình. Thiên hoàng có thông điệp vĩ đại trước triều đình Nhật như sau: Cũng trong phim, ông là vị Thiên hoàng thích canh tân đất nước, nhưng không bị những cái mới của phương Tây làm hoa mắt: == Gia quyến == === Song thân === Cha: Thiên hoàng Kōmei (Hiếu Minh) Mẹ: Nakayama Yoshiko, Hoàng phi (gon no tenji) của Thiên hoàng Kōmei, === Vợ === Hoàng hậu: Ichijō Masako, tức Chiêu Hiến Hoàng hậu. Ngày 2 tháng 9 năm 1867 đổi tên thành "Mỹ Tử" (Miko hay Haruko). Chiêu Hiến là Hoàng hậu Nhật Bản đầu tiên có hình ảnh được phổ biến rộng rãi trong công chúng, tuy nhiên một điều đáng tiếc là bà không thể có con với Thiên hoàng. Vì thế, 15 người con của Thiên hoàng Minh Trị là con của Thiên hoàng với 5 thị nữ của ông. Các Hoàng phi: Thị nữ Mitsuko (1853 - 1873), không có nhiều thông tin về thị nữ Mitsuko, dù vậy bà đã sinh cho Thiên hoàng người con trai đầu lòng. Bà mất khi sinh đẻ. Thị nữ Natsuko (1856 – 1873), không có nhiều thông tin về thị nữ Natsuko, dù vậy bà đã sinh cho Thiên hoàng người con gái đầu lòng và cũng chết khi sinh đẻ. Yanagiwara Naruko (1855 – 1943) Chigusa Kotoko (1855 – 1944) Sono Sachiko (1867 – 1947) === Con cái === Ông có 15 người con, được sinh bởi các thị nữ chính thức. Trong số các con của ông, chỉ có 5 người, một hoàng tử con của thị nữ Naruko (1855–1943), con gái của Yanagiwara Mitsunaru, và 4 công chúa con của thị nữ Sachiko (1867–1947), con gái cả của Bá tước Sono Motosachi, không bị chết yểu. Họ bao gồm: Thân vương Haru Yoshihito (Haru no miya Yoshihito Shinnō), con trai thứ ba, (31 tháng 8 năm 1879 – 25 tháng 12 năm 1926), được phong làm Đông cung Thái tử, sau này là Thiên hoàng Đại Chính (Taishō-tennō). Nội Thân vương Tsune Masako (Tsune-no-miya Masako Naishinnō, つねのみや まさこ, 常宮昌子内親王), con gái thứ sáu, (30 tháng 9 năm 1888 – 8 tháng 3 năm 1940), kết hôn với Vương tước Takeda Tsunehisa (Takeda-no-miya Tsunehisa ō, 22 tháng 9 năm 1882 – 23 tháng 4 năm 1919) ở Hoàng cung, Tōkyō, 30 tháng 4 năm 1908, và có con Nội Thân vương Kane Fusako (Kane-no-miya Fusako Naishinnō, かねのみや ふさこ, 周宮房子内親王), con gái thứ bảy, (28 tháng 1 năm 1890 – 11 tháng 8 năm 1974), kết hôn với Vương tước Kitashirakawa Naruhisa (Kitashirakawa-no-miya Naruhisa ō, 1 tháng 4 năm 1887 – 2 tháng 4 năm 1923) ngày 29 tháng 4 năm 1909 ở Hoàng cung, Tōkyō, và có con. Nội Thân vương Fumi Nobuko (Fumi-no-miya Nobuko Naishinnō, ふみのみや のぶこ, 富美宮允子内親王), con gái thứ tám, (7 tháng 8 năm 1891 – 3 tháng 11 năm 1933), kết hôn với Vương tước Asaka Yasuhiko (Asaka-no-miya Yasuhiko ō, 2 tháng 10 năm 1887 – 13 tháng 4 năm 1981) ngày 6 tháng 5 năm 1909 tại Hoàng cung, Tōkyō, và có con. Nội Thân vương Yasui Toshiko (Yasui-no-miya Toshiko Naishinnō, やすのみや としこ, 泰宮聡子内親王), con gái thứ 9, (11 tháng 5 năm 1896 – 5 tháng 3 năm 1978), kết hôn với Vương tước Higashikuni Naruhiko ngày 18 tháng 5 năm 1915 (Higashikuni-no-miya Naruhiko ô, 3 tháng 12 năm 1887 – 20 tháng 1 năm 1990), và có con. Tất cả 15 người con của Thiên hoàng Minh Trị bao gồm: == Xem thêm == Thiên hoàng Kōmei Trường Đại học Đế quốc Nhật Bản Phế phiên, lập huyện Hoàng hậu Chiêu Hiến Thiên hoàng Đại Chính Sùng bái Hoàng gia Iwakura Tomomi Ōkubo Toshimichi Nogi Maresuke Yamagata Aritomo Tōgō Heihachirō Sự kiện đại nghịch Vương quốc Lưu Cầu == Chú thích == == Tham khảo == === Sách in === === Nguồn Internet === Triều đại hoàng đế minh trị (Mutsuhitô) UNESCO Việt Nam - Tạp chí ngày nay - Cơ quan ngôn luận của Hiệp hội UNESCO Việt Nam Minh Trị (Mâygi) (1852-1912) - Nhan Vat Lich Su Va Danh Nhan Van Hoa The Gioi == Liên kết ngoài == Minh Trị Thần Cung (tiếng Anh) Thiên hoàng Minh Trị The New Student's Reference Work/Mutsuhito, Emperor of Japan Tuổi Trẻ Online - Văn hoá - Giải trí - Ước mơ của Meiji Thiên hoàng Minh Trị trong trang HyperHistory.net (tiếng Anh)
thanh xuân bắc.txt
Thanh Xuân Bắc là phường trực thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội Phường này có dân số là 11.321 người và diện tích là 23.114 ha dựa trên cơ sở phường Thanh Xuân Bắc cũ thuộc quận Đống Đa. Địa giới: nam giáp phường Thanh Xuân Nam, bắc giáp quận Nam Từ Liêm, tây giáp phường Trung Văn, đông giáp phường Hạ Đình. == Xem thêm == Quận Thanh Xuân Quận Bắc Từ Liêm Quận Nam Từ Liêm == Tham khảo ==
2.5g.txt
2.5G là bước chuyển đổi từ công nghệ truyền thông 2G sang 3G. Cụm từ "thế hệ di động hai rưỡi" được dùng để miêu tả hệ thống di động 2G có được trang bị hệ thống chuyển mạch gói bên cạnh hệ thống chuyển mạch kênh truyền thống. Trong khi các danh từ 2G và 3G được chính thức định nghĩa thì danh từ 2.5G không được như vậy. Danh từ này được chỉ dùng cho mục đích tiếp thị. 2.5G cung cấp một số lợi ích của mạng 3G (ví dụ như chuyển mạch gói) và có thể dùng cơ sở hạ tầng đang tồn tại của 2G trong các mạng GSM và CDMA. GPRS là công nghệ dùng bởi các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông GSM. Một vài giao thức, chẳng hạn như EDGE cho GSM và CDMA2000 1x-RTT cho CDMA, có thể đạt được chất lượng như các dịch vụ 3G (bởi vì chúng có dùng một tốc độ truyền dữ liệu 144 kbit/s), nhưng vẫn được xem như là dịch vụ 2.5G (hoặc là nghe có vẻ phức tạp hơn là 2.75G) bởi vì chậm hơn vài lần so với dịch vụ 3G thực sự. 2G là thế hệ viễn thông của hệ thống di động số. Nó chủ yếu là vận chuyển thoại, tuy nhiên cũng có thể dùng cho vận chuyển dữ liệu và tin nhắn SMS. 3G hiện nay là thế hệ thứ ba của hệ thống điện thoại di động. Chúng cung cấp cả hai hệ thống: chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Do nguyên nhân về giá thành và độ phức tạp, việc triển khai 3G hiện nay chậm hơn so với dự kiến. == Xem thêm == camera phone == Tham khảo ==
trọng lượng.txt
Phân biệt với khối lượng Trong khoa học và kỹ thuật, trọng lượng của một vật thường được xem là lực mà lực hấp dẫn tác động lên vật thể đó. Nó được ký hiệu bằng chữ W nghiêng. == Trọng lượng và trọng lực == Đối với một vật nằm yên trên bề mặt Trái Đất, trong hệ quy chiếu gắn với bề mặt Trái Đất, vật không có gia tốc chuyển động, nên theo định luật 2 Newton, tổng cộng các lực tác động vào vật bằng không. N → + F → G + F → Q T = 0 → {\displaystyle {\vec {N}}+{\vec {F}}_{\mathrm {G} }+{\vec {F}}_{\mathrm {QT} }={\vec {0}}} Trong công thức trên: N → {\displaystyle {\vec {N}}} là phản lực do mặt đất tác dụng lên vật, F → G {\displaystyle {\vec {F}}_{\mathrm {G} }} là trọng lực (lực hấp dẫn do trọng trường của Trái Đất tác dụng lên vật), và F → Q T {\displaystyle {\vec {F}}_{\mathrm {QT} }} là tổng các lực quán tính trong hệ quy chiếu phi quán tính gắn với mặt đất, trong đó quan trọng nhất là lực quán tính ly tâm gây ra bởi chuyển động quay quanh trục của Trái Đất. Trọng lượng biểu kiến của vật nói trên (thường được gọi là trọng lượng) là lực do vật tác động lên mặt đất, theo định luật 3 Newton, có độ lớn bằng và chiều ngược với phản lực mặt đất: P → = − N → {\displaystyle {\vec {P}}=-{\vec {N}}} Do đó: P → = F → G + F → Q T {\displaystyle {\vec {P}}={\vec {F}}_{\mathrm {G} }+{\vec {F}}_{\mathrm {QT} }} Nói chung, các lực quán tính, bao gồm lực ly tâm, có giá trị rất nhỏ so với trọng lực, nên: P → ≈ F → G {\displaystyle {\vec {P}}\approx {\vec {F}}_{\mathrm {G} }} Nếu không có bề mặt giữ vật đứng yên, vật thể sẽ rơi tự do và ở trạng thái phi trọng lượng, tức là trọng lượng biểu kiến bằng 0. Những người ở trạng thái rơi tự do không cảm thấy sức nặng của cơ thể, do trọng lượng biểu kiến bằng 0, dù trọng lực tác động lên họ không đổi. Lực hấp dẫn tác động lên mọi phần tử trong vật thể. Còn phản lực chỉ tác động vào nơi tiếp xúc với bề mặt cản. Phản lực này làm biến dạng nhỏ cơ thể, gây ra cảm giác về sức nặng. == Trọng lượng biểu kiến == Trọng lượng biểu kiến, thường gọi tắt là trọng lượng, là sức nặng của vật được thể hiện qua giá trị đo của cân lò xo hay lực kế lò xo. Nó đặc trưng cho lực nén của vật lên mặt sàn hay lực căng do vật gây ra lên lò xo của lực kế khi treo vật vào. Chính trọng lượng biểu kiến (chứ không phải trọng lực) là yếu tố tạo ra cảm giác về sự nặng nhẹ của cơ thể. Thực chất, cảm giác nặng nhẹ là cảm nhận của chúng ta về phản lực do mặt sàn tác dụng lên cơ thể mình chứ không phải cảm nhận về lực hút của Trái Đất. Khi không có sàn đỡ, ví dụ như khi rơi từ trên cao xuống, chúng ta không cảm thấy trọng lượng biểu kiến và ở trạng thái gọi là phi trọng lượng. === Bài toán thang máy trong cơ học cổ điển === Đây là một ứng dụng của định luật 2 Newton cho chuyển động của người dưới tác dụng của trọng lực và phản lực sàn thang máy, khi bỏ qua lực ly tâm trong hệ quy chiếu gắn với mặt đất. Lực tổng cộng = khối lượng × gia tốc Phản lực sàn + trọng lực = khối lượng × gia tốc Phản lực sàn = - trọng lực + khối lượng × gia tốc Phản lực sàn = khối lượng × (gia tốc - gia tốc trọng trường) Theo định luật 3 Newton: Trọng lượng biểu kiến = - phản lực sàn Trọng lượng biểu kiến = khối lượng × (gia tốc trọng trường - gia tốc) Trong công thức trên, độ lớn các đại lượng được tính theo phương hướng xuống dưới. Nếu thang máy chuyển động đều hay đứng yên thì gia tốc bằng 0. Khi đó có phản lực, và do đó trọng lượng biểu kiến của người, sẽ bằng giá trị trọng lực. Nếu thang máy có gia tốc khi đi lên (giá trị âm khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nặng" hơn; trọng lượng biểu kiến tăng do phản lực sàn thang máy tăng. Nếu thang máy có gia tốc đi xuống (giá trị dương khi tính theo phương hướng xuống dưới), người trong thang máy cảm thấy "nhẹ hơn". Khi thang máy rơi tự do, gia tốc đi xuống bằng gia tốc trọng trường do đó người mất trọng lượng biểu kiến. Khi thang máy đi xuống với gia tốc lớn hơn gia tốc trọng trường, thang sẽ đẩy người xuống phía dưới và người sẽ thấy trọng lượng biểu kiến lộn ngược. == Công thức và dụng cụ tính trọng lượng == Tính trọng lượng theo khối lượng (công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng): P = 10m Trong đó: P là trọng lượng, đơn vị là N (niutơn, Newton (đơn vị)) m là khối lượng, đơn vị là kg(kilogram) Dụng cụ dùng để đo độ lớn (cường độ) của lực hoặc trọng lượng là lực kế. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Bài toán thang máy ở trang Hyperphysics
thịt gà.txt
Thịt gà là thịt của gà. Đây là thực phẩm gia cầm phổ biến nhất trên thế giới, được chế biến và sử dụng theo nhiều cách, trong nhiều nền văn hoá và tôn giáo khác nhau, cùng với thịt bò và thịt lợn. == Thẩm định của người Việt == Thịt gà là thứ không thể thiếu trong các buổi lễ cúng giỗ. Trong văn hóa dân gian lưu truyền các câu thơ văn như sau: Vịt già, gà tơ Hoặc: Gà độc thịt, Vịt độc trứng để diễn kinh nghiệm về ăn thịt gà. Người Việt còn áp dụng thành ngữ Hán Việt: "kê bì ngư cốt" nghĩa là thịt gà thì ngon nhất là phần da. Còn cá phần sát xương mới ngon. == Xem thêm == Thịt lợn Thịt bò == Chú thích ==
13 tháng 6.txt
Ngày 13 tháng 6 là ngày thứ 164 (165 trong năm nhuận) trong lịch Gregory. Còn 201 ngày trong năm. == Sự kiện == 532 – Sau khi đánh bại họ Nhĩ Chu, Cao Hoan đưa Nguyên Tu lên làm hoàng đế của Bắc Ngụy, tức Hiếu Vũ Đế. 1525 – Martin Luther kết hôn với Katharina von Bora nhằm chống lại sắc chỉ tu tập độc thân của Giáo hội Công giáo Rôma áp đặt cho các tu sĩ. 1970 – "The Long and Winding Road" trở thành đĩa đơn quán quân thứ 20 và cuối cùng của The Beatles tại Hoa Kỳ. 1975 – Hải quân Nhân dân Việt Nam hoàn thành việc đánh chiếm Poulo Wai từ quân đội Campuchia Dân chủ. 1975 - Toàn lãnh thổ Việt Nam thống nhất dùng giờ Đông Dương theo múi giờ thứ 7. 2000 – Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên, khởi đầu hội nghị thượng đỉnh liên Triều đầu tiên. 2013 - BTS debut == Sinh == 1831 - James Clerk Maxwell, nhà vật lý người Scotland 1984 - Nery Castillo, cầu thủ bóng đá México 1981 - Chris Evans, diễn viên người Mỹ == Mất == 1025 - Thiền sư Vạn Hạnh, một cao tăng Phật giáo Việt Nam (s. 938) 1897 - Emil von Albedyll (s. năm 1824) 1982 - Vua Khalid của Ả Rập Saudi (s. 1912) == Ngày lễ và kỷ niệm == == Tham khảo ==
vật liệu.txt
Vật liệu (tiếng Anh: Materials) là chất hoặc hợp chất được con người dùng để làm ra những sản phẩm khác. Vật liệu là đầu vào trong một quá trình sản xuất hoặc chế tạo. Trong công nghiệp, vật liệu là những sản phẩm chưa hoàn thiện và thường được dùng để làm ra các sản phẩm cao cấp hơn. == Một số vật liệu quan trọng == Kim loại Thép Nhôm Đồng Polyme Cao su Nhựa Polyme nanocompozit Polyme compozit Giấy Gốm Ngói Thủy tinh Xi măng Đá Vải sợi Lụa Vật liệu sinh học Vật liệu Compozit Than == Xem thêm == Công nghiệp Công nghệ Nguyên liệu == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cổng thông tin kỹ thuật Vật liệu và Cơ khí
chelsea clinton.txt
Chelsea Victoria Clinton (sinh ngày 27 tháng 2 năm 1980) là con gái duy nhất của cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Cô là một phóng viên đặc biệt cho NBC News, và làm việc với Quỹ Clinton và Sáng kiến toàn cầu Clinton. == Tiểu sử == Clinton được sinh ra ở Little Rock, Arkansas, trong nhiệm kỳ đầu tiên của cha cô là Thống đốc bang Arkansas. Cô học các trường công lập ở Little Rock, cho đến khi cha cô được bầu làm Tổng thống của Hoa Kỳ thì cô cũng theo về Nhà Trắng lúc 12 tuổi, đổi sang học và tốt nghiệp trường tư, Sidwell Friends School ở Washington, D.C.. Sau đó Chelsea học Đại học Stanford, tốt nghiệp với bằng cử nhân về Lịch sử, rồi được bằng thạc sĩ ở Đại học Oxford về Quan hệ quốc tế và vào năm 2010 thạc sĩ ở Đại học Columbia về Y tế. Cô hiện đang theo đuổi một bằng tiến sĩ tại Đại học Oxford. Cô đã làm việc cho McKinsey & Company, Avenue Capital Group, Đại học New York và làm việc tại một số hội đồng trong đó có các trường của Mỹ Ba-lê, Quỹ Clinton, Clinton Global Initiative, Common Sense Media, Weill Cornell Medical College và IAC / InterActiveCorp. Giữa tháng 12 năm 2007 và kết thúc bầu cử sơ bộ năm 2008, cô đã vận động rộng rãi các ở trường đại học Mỹ và cuối cùng mẹ cô không thành công chức vụ ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ, cô được giới thiệu tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ tháng 8 năm 2008. Ngày 31 tháng 7 năm 2010, cô đã kết hôn với nhân viên ngân hàng đầu tư Marc Mezvinsky ở Rhinebeck, New York. Ngày 26 tháng 9 năm 2014, cô đã sinh đứa một bé gái tên là Charlotte Clinton Mezvinsky. Ngày 17 tháng 6 năm 2016, cô đã sinh đứa một bé trai tên là Aidan Clinton Mezvinsky. == Xem thêm == Bill Clinton Hillary Clinton == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chelsea Clinton tại Internet Movie Database
trường phái kiến trúc.txt
Trường phái kiến trúc được hình thành dựa trên sự phân loại về công trình kiến trúc bằng các đặc điểm hình thái học ở hình thức, kĩ thuật xây dựng, vật liệu sử dụng trong lịch sử kiến trúc. == Các trường phái hoặc khuynh hướng kiến trúc trong lịch sử == == Tham khảo ==
martina hingis.txt
Martina Hingis (sinh ngày 30 tháng 9 năm 1980 tại Košice, Tiệp Khắc) là một tay vợt nữ người Thụy Sĩ đã từng có tổng cộng 208 tuần ở vị trí số 1 thế giới trong làng quần vợt nữ. Cô đã giành 5 danh hiệu Grand Slam đánh đơn (3 Úc Mở rộng, 1 Wimbledon, và 1 Mỹ Mở rộng). Cô cũng giành 9 danh hiệu Grand Slam đôi nữ và 1 Grand Slam đôi nam nữ. Hingis thiết lập một loạt các kỷ lục "trẻ nhất" khi giành được nhiều chức vô địch ở tuổi 16. Năm 2002, cô bị chấn thương cả 2 mắt cá chân buộc cô phải rút lui tạm thời khỏi các giải đấu quần vợt chuyên nghiệp ở tuổi 22. Sau nhiều cuộc phẫu thuật và thời gian hồi phục dài, Hingis trở lại thi đấu năm 2006. Sau đó cô vươn lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng WTA và giành được 3 danh hiệu vô địch đơn. Trong tháng 6 năm 2011, cô được vinh danh trong 30 huyền thoại quần vợt nữ bởi tạp chí Time. Năm 2013 Hingis đã được vinh danh trong ngôi nhà của các huyền thoại quần vợt. == Các danh hiệu Grand Slam == === Cá nhân === ==== Vô địch (5) ==== ==== Á quân (7) ==== === Đôi nữ === ==== Vô địch (9) ==== ==== Á quân (2) ==== == Chú thích == == Liên kết ngoài == Martina Hingis tại Hiệp hội quần vợt nữ Facebook Martina Hingis trên ITF Martina Hingis tại Fed Cup
hiệp hội bóng đá bosna và hercegovina.txt
Hiệp hội bóng đá Bosna và Hercegovina (tiếng Bosna: Fudbalski Savez Bosne i Hercegovine, FSBiH; tiếng Croatia: Nogometni Savez Bosne i Hercegovine, NSBiH; tiếng Serbia: Фудбалски савез Босне и Херцеговине, ФСБиХ or Fudbalski Savez Bosne i Hercegovine, FSBiH) là tổ chức quản lý, điều hành các hoạt động bóng đá ở Bosna và Hercegovina. Hiệp hội quản lý đội tuyển bóng đá quốc gia Bosna và Hercegovina, tổ chức các giải bóng đá như vô địch quốc gia và cúp quốc gia. Hiệp hội bóng đá Bosna và Hercegovina gia nhập FIFA và UEFA cùng năm 1996. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Trang chủ
1114 lorraine.txt
1114 Lorraine là một tiểu hành tinh vành đai chính bay quanh Mặt Trời. Nó được phát hiện bởi Alexandre Schaumasse ngày 17 tháng 11 năm 1928 ở Nice, Pháp. It was independently discovered a day later bởi L. Volta ở Pino Torinese, Ý. Tên ban đầu của nó là 1928 WA. Nó được đặt theo tên the region và former duchy in northeastern France, a remnant of the medieval kingdom Lotharingia. == Tham khảo ==
khách sạn sofitel metropole.txt
Khách sạn Sofitel Metropole, tên giao dịch tiếng Anh: Hotel Sofitel Legend Metropole Hanoi, là một khách sạn 5 sao nằm trên phố Ngô Quyền, Hà Nội. Sofitel Metropole mang phong cách kiến trúc cổ kính của thời Pháp thuộc, có vị trí gần hồ Hoàn Kiếm và Nhà hát lớn của thành phố. == Lịch sử == Được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, Metropole là khách sạn 5 sao đầu tiên và đồng thời là khách sạn lâu đời nhất ở Hà Nội. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, khách sạn trở thành nơi đón tiếp các chính trị gia, nhà ngoại giao và những nhân vật quốc tế nối tiếng quan tâm đến cuộc chiến tranh Việt Nam. Lúc ấy, khách sạn phải xây thêm một khu hầm trú bom, được phát hiện lại khi trùng tu tòa nhà vào năm 2012. Khi chiến tranh sắp kết thúc và các nước phương Tây mở quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đây là nơi nhiều nước chọn để đặt đại sứ quán tạm thời. == Cơ sở vật chất == Sofitel Metropole hiện nay có 364 phòng trong đó có 32 phòng căn hộ. Khách sạn chia làm 2 khu - Khu Metropole cổ và Khu Opera mới. Tất cả các phòng trừ các phòng Premium đều có thêm một giường phụ và phục vụ tối đa được 3 khách. Tầng một của khách sạn có nhà hàng ẩm thực Pháp "Le Beaulieu", ẩm thực Hà Nội tại "Spices Garden", 3 quầy bar, 5 phòng chức năng, khu thương mại, khu bể bơi... Đây từng là nơi nhiều nguyên thủ, đại sứ và nhiều nhân vật nổi tiếng các nước tới nghỉ chân. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Trang chủ William Warren, Jill Gocher (2007). Asia's legendary hotels: the romance of travel. Singapore: Periplus Editions. ISBN 978-0-7946-0174-4.
phái sinh tài chính.txt
Phái sinh (thuật ngữ tiếng Anh: Derivative), hay còn gọi là Chứng khoán phái sinh, là một công cụ tài chính thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại. Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm một loạt hợp đồng tài chính, bao gồm các nghĩa vụ nợ và tiền gửi được cơ cấu, các hoán đổi, các tương lai, các quyền chọn, các trần lãi suất, các sàn lãi suất, các tròng tài chính (collar), các kỳ hạn, và các kết hợp phong phú của chúng. Để có ý tưởng về quy mô của thị trường phái sinh, tạp chí The Economist đã cho biết rằng tính đến tháng 6 năm 2011, thị trường phái sinh OTC có khối lượng khoảng 700 nghìn tỷ USD, và tổng quy mô của thị trường giao dịch qua sàn khoảng 83 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, chúng là những giá trị "danh nghĩa", và một số nhà kinh tế nói rằng giá trị này thổi phồng giá trị thị trường và rủi ro tín dụng mà các bên liên quan thực sự phải đối mặt. Ví dụ, vào năm 2010, trong khi tổng các phái sinh OTC vượt 600 nghìn tỷ USD, giá trị của thị trường này được ước tính thấp hơn nhiều, khoảng 21 nghìn tỷ USD. Rủi ro tín dụng tương đương của các hợp đồng phái sinh ước tính khoảng 3,3 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, ngay cả những số liệu thu nhỏ này cũng đại diện cho một lượng lớn tiền. Để dễ hình dung, ngân sách cho tổng chi tiêu của Chính phủ Hoa Kỳ trong năm 2012 là 3,5 nghìn tỷ USD, và tổng giá trị hiện tại của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ ước khoảng 23 nghìn tỷ USD. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới hàng năm là khoảng 65 nghìn tỷ USD. Và ít nhất đối với một loại phái sinh, các hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS), với rủi ro vốn được coi là cao, thì giá trị danh nghĩa còn cao hơn nữa. Đó là loại phái sinh mà ông trùm đầu tư Warren Buffet nhắc tới trong bài phát biểu nổi tiếng năm 2002 của mình, trong đó ông cảnh báo về một loại "vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt". Giá trị danh nghĩa CDS vào đầu năm 2012 là 25,5 nghìn tỷ USD, giảm xuống so với mức 55 nghìn tỷ năm 2008. Trong thực tế, phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên xác định các điều kiện (đặc biệt là ngày tháng, giá trị kết quả và các định nghĩa của các biến cơ sở, nghĩa vụ hợp đồng của các bên, và số tiền danh nghĩa) theo đó các khoản thanh toán được thực hiện giữa các bên. Các tài sản cơ sở phổ biến nhất bao gồm các loại hàng hóa, cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất và tiền tệ. Có hai nhóm hợp đồng phái sinh: các phái sinh OTC được trao đổi riêng tư như các hoán đổi mà không qua một sàn giao dịch hoặc trung gian khác, và các phái sinh trao đổi qua sàn (ETD) được giao dịch thông qua các sàn giao dịch phái sinh chuyên biệt hoặc các sàn giao dịch khác. Các phái sinh phổ biến hơn trong thời kỳ hiện đại, nhưng nguồn gốc của chúng được tìm thấy từ vài thế kỷ trước. Một trong những phái sinh lâu đời nhất là các hợp đồng tương lai lúa gạo, đã được trao đổi trên Sàn giao dịch lúa gạo Dojima từ thế kỷ 18. Các phái sinh được phân loại chung bằng mối quan hệ giữa tài sản cơ sở và phái sinh đó (như kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi); kiểu tài sản cơ sở (chẳng hạn như phái sinh cổ phần, phái sinh ngoại hối, phái sinh lãi suất, phái sinh hàng hóa, hoặc phái sinh tín dụng); thị trường trong đó chúng được trao đổi (ví dụ như thị trường niêm yết hoặc thị trường OTC); và hồ sơ thanh toán ngay của chúng. Các phái sinh cũng có thể được phân loại chung là các sản phẩm "khóa cứng" hoặc "tùy chọn". Các sản phẩm khóa cứng (ví dụ như các hoán đổi, tương lai, hoặc hợp đồng kỳ hạn) ràng buộc các bên ký hợp đồng với các điều khoản trong suốt thời gian của hợp đồng. Các sản phẩm tùy chọn (ví dụ như trần lãi suất) cho người mua quyền, chứ không buộc họ phải có nghĩa vụ đối với hợp đồng theo các điều khoản quy định. Các phái sinh có thể được sử dụng để quản lý rủi ro (nghĩa là "phòng hộ" bằng cách cung cấp bồi thường bù đắp trong trường hợp của một sự kiện không mong muốn, một loại "bảo hiểm") hoặc để đầu cơ (tức là làm một "đặt cược" tài chính). Sự phân biệt này là quan trọng bởi vì phòng hộ là chính đáng, thường là khía cạnh thận trọng của các hoạt động và quản lý tài chính đối với nhiều công ty trên nhiều ngành công nghiệp, còn việc đầu cơ cho các nhà quản lý và các nhà đầu tư một cơ hội quyến rũ để tăng lợi nhuận, nhưng không phải không có phát sinh rủi ro bổ sung thường là không được tiết lộ cho các bên liên quan. Cùng với nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính khác, cải cách phái sinh là một phần của Luật Cải cách Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank năm 2010. Đạo luật giao nhiều chi tiết được dùng làm quy tắc của giám sát quản lý đối với Ủy ban trao đổi các hợp đồng tương lai hàng hóa và những chi tiết này là không hoàn chỉnh cũng như không được thực hiện đầy đủ cho đến cuối năm 2012. == Ứng dụng == Các phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng cho những mục đích sau đây: Phòng hộ hoặc giảm nhẹ rủi ro trong các tài sản cơ sở, bằng cách tham gia một hợp đồng phái sinh mà giá trị của nó di chuyển theo hướng ngược lại với vị thế tài sản cơ sở của nó và triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ rủi ro này; Tạo khả năng tùy chọn trong đó giá trị của phái sinh được liên kết với một điều kiện hoặc sự kiện cụ thể (ví dụ khi tài sản cơ sở đạt được một mức giá cụ thể); Có được sự tiếp xúc với tài sản cơ sở khi không thể trao đổi bằng dạng tài sản cơ sở đó (ví dụ, các phái sinh thời tiết); Cung cấp đòn bẩy, sao cho một chuyển động nhỏ trong giá trị tài sản cơ sở có thể gây ra một sự khác biệt lớn trong giá trị của phái sinh; Đầu cơ và thu lợi nhuận nếu giá trị của tài sản cơ sở di chuyển theo cách mà người ta mong đợi (ví dụ, di chuyển theo một hướng nhất định, nằm ​​trong hay ngoài một phạm vi xác định, đạt đến một mức nhất định). Chuyển phân bổ tài sản giữa các loại tài sản khác nhau mà không làm ảnh hưởng đến tài sản cơ sở, như là một phần của quản lý quá trình chuyển đổi. === Các cơ chế và cơ sở xác định giá trị === Các sản phẩm khóa cứng có giá trị về mặt lý thuyết bằng không tại thời điểm thực hiện và do đó thường không yêu cầu một cuộc trao đổi ngay giữa các bên. Tuy vậy, trên cơ sở các chuyển dịch trong các tài sản cơ sở theo thời gian, giá trị của hợp đồng sẽ dao động, và phái sinh này có thể hoặc là một tài sản (tức là "được tiền") hoặc là một khoản nợ (tức là "mất tiền") tại các điểm khác nhau trong suốt cuộc đời của nó. Quan trọng là, một trong hai bên do đó tiếp xúc với chất lượng tín dụng của bên đối tác của nó và phải quan tâm đến việc tự bảo vệ trong một sự kiện vỡ nợ. Các sản phẩm tùy chọn có giá trị tức thời ngay từ đầu bởi vì chúng cung cấp bảo vệ cụ thể (giá trị nội tại) trong một thời gian nhất định (giá trị thời gian). Một hình thức phổ biến của sản phẩm tùy chọn quen thuộc với nhiều người tiêu dùng là bảo hiểm cho nhà ở và xe hơi. Người được bảo hiểm sẽ trả nhiều hơn cho một bảo hiểm đơn với trách nhiệm bảo vệ lớn hơn (giá trị nội tại) và kéo dài trong một năm chứ không phải là sáu tháng (giá trị thời gian). Vì giá trị tùy chọn là ngay lập tức, người mua quyền chọn thường phải trả ngay phí mua quyền. Cũng giống như đối với các sản phẩm khóa cứng, các chuyển dịch trong các tài sản cơ sở sẽ làm cho giá trị nội tại của tùy chọn thay đổi theo thời gian trong khi giá trị thời gian của nó bị suy giảm đều đặn cho đến khi hợp đồng hết hạn. Một sự khác biệt quan trọng với một sản phẩm khóa cứng là, sau trao đổi ban đầu, người mua quyền chọn không có trách nhiệm gì thêm nữa đối với bên đối tác của mình, khi đến hạn, người mua hoặc sẽ thực hiện quyền chọn nếu nó có giá trị dương (tức là nếu nó là "được tiền") hoặc để hết hạn mà không mất gì (trừ phí mua quyền ban đầu) (tức là nếu lựa chọn là "mất tiền"). === Phòng hộ === Các phái sinh cho phép rủi ro liên quan đến giá của tài sản cơ sở được chuyển từ một bên sang bên kia. Ví dụ, một nông dân trồng lúa mì và một chủ nhà máy xay có thể ký một hợp đồng tương lai để trao đổi một số tiền mặt xác định cho một số lúa mì xác định trong tương lai. Cả hai bên đã làm giảm nguy cơ tương lai: đối với người nông dân trồng lúa mì là sự không chắc chắn của giá cả, và đối với chủ nhà máy xay là sự không sẵn có của lúa mì. Tuy nhiên, vẫn còn là rủi ro là có thể sẽ không có sẵn lúa mì bởi các sự kiện không xác định trong hợp đồng, chẳng hạn như thời tiết, hoặc một bên từ bỏ hợp đồng. Mặc dù một bên thứ ba, được gọi là nhà thanh toán bù trừ, bảo đảm cho một hợp đồng tương lai, nhưng không phải tất cả các phái sinh đều được bảo hiểm chống lại rủi ro bên đối tác. Từ góc độ khác, cả người nông dân và chủ nhà máy xay đều giảm một rủi ro và nhận một rủi ro khác khi họ ký hợp đồng tương lai: người nông dân làm giảm rủi ro rằng giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới giá quy định trong hợp đồng và nhận rủi ro khi mà giá lúa mì sẽ tăng cao hơn mức giá quy định trong hợp đồng (do đó mất thu nhập bổ sung mà ông ta lẽ ra có thể kiếm được). Mặt khác, chủ nhà máy xay mua lại rủi ro rằng giá lúa mì sẽ giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng (do đó trả nhiều tiền hơn trong tương lai mà lẽ ra không phải) và làm giảm nguy cơ rằng giá lúa mì sẽ tăng lên trên mức giá quy định trong hợp đồng. Theo ý nghĩa này, một bên là nhà bảo hiểm (mạo hiểm) cho một loại rủi ro, và bên đối kia là nhà bảo hiểm (mạo hiểm) cho một loại rủi ro khác. Việc phòng hộ cũng xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức mua một tài sản (như một hàng hóa, một trái phiếu có trả lãi, một cổ phiếu trả cổ tức, v.v.) và bán nó bằng cách sử dụng một hợp đồng tương lai. Cá nhân, tổ chức đó có quyền nắm giữ tài sản trong một thời gian nhất định, và sau đó có thể bán nó trong tương lai ở một mức giá xác định theo hợp đồng tương lai. Tất nhiên, điều này cho cá nhân hoặc tổ chức đó lợi ích của việc nắm giữ tài sản, đồng thời giảm rủi ro rằng giá bán tương lai sẽ đi chệch một cách bất ngờ khỏi đánh giá hiện tại của thị trường về giá trị tương lai của tài sản đó. Các phái sinh có thể phục vụ cho các mục đích kinh doanh chính đáng. Ví dụ, một công ty vay mượn một số tiền lớn với một lãi suất xác định. Lãi suất vay này được định lại sau mỗi 6 tháng. Công ty lo ngại rằng lãi suất có thể cao hơn nhiều trong sáu tháng. Công ty này có thể mua một thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn (FRA), là một hợp đồng phải trả một lãi suất cố định sáu tháng sau khi mua bán trên số lượng danh nghĩa tiền. Nếu lãi suất sau sáu tháng cao hơn lãi suất trong hợp đồng, người bán sẽ trả tiền chênh lệch cho công ty, hoặc người mua FRA. Nếu lãi suất thấp hơn lãi suất trong hợp đồng, công ty sẽ trả tiền chênh lệch cho người bán. Việc mua FRA được dùng để giảm sự không chắc chắn liên quan đến tăng lãi suất và ổn định thu nhập. === Đầu cơ và hưởng chênh lệch giá === Các phái sinh có thể được sử dụng để mua rủi ro, chứ không phải là hàng rào chống lại rủi ro. Vì vậy, một số cá nhân và tổ chức sẽ tham gia vào một hợp đồng phái sinh để đầu cơ giá trị của các tài sản cơ sở, đánh cược rằng các bên tìm kiếm bảo hiểm sẽ là sai lầm về giá trị tương lai của tài sản cơ sở. Các nhà đầu cơ tìm mua một tài sản trong tương lai ở một mức giá thấp theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là cao, hoặc bán một tài sản trong tương lai ở một mức giá cao theo một hợp đồng phái sinh khi giá thị trường tương lai là thấp. Cá nhân và các tổ chức cũng có thể tìm kiếm cơ hội hưởng chênh lệch, như khi giá mua hiện tại của một tài sản giảm xuống dưới mức giá quy định trong hợp đồng kỳ hạn để bán tài sản. Kinh doanh đầu cơ trong các phái sinh đã bị rất nhiều tai tiếng vào năm 1995 khi Nick Leeson, một thương nhân tại Ngân hàng Barings, thực hiện đầu tư kém và không được phép trong hợp đồng tương lai. Bởi sự kết hợp của phán đoán tồi, thiếu quản lý của người quản lý và cơ quan quản lý của ngân hàng, và các sự kiện không may như trận động đất Kobe, Leeson đã gây ra vụ thua lỗ 1,3 tỷ USD, làm phá sản tổ chức nhiều trăm tuổi này. === Tỷ lệ sử dụng cho phòng hộ và đầu cơ === Thật không may, tỷ lệ thực sự của các hợp đồng phái sinh được sử dụng cho các mục đích phòng hộ chính đáng là chưa được biết (và có lẽ là không thể biết), nhưng nó dường như là tương đối nhỏ. Ngoài ra, hợp đồng phái sinh chỉ chiếm 3-6% tổng số thua lỗ về tiền và lãi suất của các công ty trung bình. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng các hoạt động phái sinh của nhiều công ty có ít nhất một số thành phần đầu cơ vì một loạt các lý do. == Các loại == === Trao đổi OTC và trao đổi qua sàn giao dịch === Theo nghĩa rộng, có hai nhóm hợp đồng phái sinh, được phân biệt bởi cách mà chúng được giao dịch trên thị trường: Phái sinh giao dịch ngoài sàn (OTC) là các hợp đồng phái sinh được trao đổi (và được thỏa thuận riêng) trực tiếp giữa hai bên, không cần thông qua một sàn giao dịch hoặc trung gian nào khác. Các sản phẩm như hoán đổi tài chính, các thỏa thuận tỷ giá kỳ hạn, quyền chọn đặc biệt - và các phái sinh đặc biệt khác - gần như luôn luôn được giao dịch theo cách này. Thị trường phái sinh OTC là thị trường lớn cho các phái sinh, và phần lớn là không được kiểm soát, liên quan đến việc công bố thông tin giữa các bên với nhau, vì thị trường OTC được tạo thành từ các ngân hàng và các bên rất phức tạp khác, chẳng hạn như các quỹ phòng hộ. Báo cáo về giá trị các giao dịch OTC là rất khó vì các trao đổi có thể xảy ra riêng tư, không có hoạt động có thể nhìn thấy trên bất kỳ sàn giao dịch nào. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, tổ chức đầu tiên đã khảo sát các phái sinh OTC vào năm 1995, đã thông báo rằng "tổng giá trị thị trường, đại diện cho chi phí thay thế tất cả các hợp đồng mở theo giá thị trường lưu hành, ... đã tăng 74% kể từ năm 2004, tới 11 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007 (BIS 2007:24)." Các vị thế tài chính trên thị trường phái sinh OTC đã tăng tới 516 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2007, cao hơn 135% so với mức được ghi nhận năm 2004. Tổng giá trị danh nghĩa còn lại là 708 nghìn tỷ USD (vào tháng 6/2011). Trong tổng số tiền danh nghĩa này, 67% là các hợp đồng lãi suất, 8% là các hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS), 9% là các hợp đồng ngoại hối, 2% là hợp đồng hàng hóa, 1% là các hợp đồng vốn chủ sở hữu, và 12% là các hợp đồng khác. Do các phái sinh OTC không được trao đổi trên một sàn giao dịch, nên không có bên đối tác trung tâm. Vì vậy, chúng có thể là đối tượng của rủi ro bên đối tác, giống như một hợp đồng bình thường, do mỗi bên đối tác lại dựa vào bên kia để thực hiện. Phái sinh trao đổi qua sàn giao dịch (ETD) là những công cụ phái sinh được giao dịch thông qua các sàn giao dịch phái sinh chuyên biệt hoặc các sàn giao dịch khác. Một sàn giao dịch phái sinh là một thị trường nơi các cá nhân trao đổi các hợp đồng chuẩn hóa đã được sàn giao dịch định nghĩa. Một sàn giao dịch phái sinh hoạt động như một trung gian cho tất cả các giao dịch có liên quan, và lấy biên ban đầu (bảo chứng ban đầu) từ cả hai bên trao đổi để hoạt động như một đảm bảo. Các sàn giao dịch phái sinh lớn nhất thế giới (theo số lượng giao dịch) là Korea Exchange (niêm yết các tương lai và quyền chọn của chỉ số KOSPI), Eurex (niêm yết một loạt các sản phẩm như các sản phẩm lãi suất và chỉ số của châu Âu), và CME Group (được tạo ra từ cuộc sáp nhập của Chicago Mercantile Exchange và Chicago Board of Trade năm 2007 và việc mua lại New York Mercantile Exchange năm 2008). Theo BIS, tổng doanh số kết hợp trong các sàn giao dịch phái sinh của thế giới trong quý 4 năm 2005 là 344 nghìn tỷ USD. Vào tháng 12 năm 2007 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế báo cáo rằng "các phái sinh được trao đổi trên các sàn giao dịch đã tăng 27% đạt kỷ lục 681 nghìn tỷ USD." === Các loại hợp đồng phái sinh phổ biến === Một vài biến thể phổ biến của các hợp đồng phái sinh là: Hợp đồng kỳ hạn (Forwards): Hợp đồng được soạn thảo giữa hai bên, trong đó thanh toán diễn ra tại một thời điểm cụ thể trong tương lai với mức giá được xác định trước của ngày hôm nay. Hợp đồng tương lai (Futures): là các hợp đồng mua hoặc bán một tài sản vào hoặc trước một ngày trong tương lai ở một mức giá quy định ngày hôm nay. Một hợp đồng tương lai khác với một hợp đồng kỳ hạn ở chỗ hợp đồng tương lai một hợp đồng chuẩn hóa được viết bởi một nhà thanh toán bù trừ vận hành một sàn giao dịch nơi hợp đồng này có thể được mua và bán, trong khi hợp đồng kỳ hạn là một hợp đồng không được chuẩn hóa được chính các bên viết ra. Hợp đồng quyền chọn (Options) là các hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu quyền, nhưng không phải là nghĩa vụ, để mua (trong trường hợp của một quyền chọn gọi) hoặc bán (trong trường hợp của một quyền chọn đặt) một tài sản. Giá mà tại đó việc bán diễn ra được gọi là giá cả đã quyết (giá điểm, giá thực hiện), và được xác định vào thời điểm các bên tham gia vào tùy chọn. Hợp đồng quyền chọn cũng quy định một ngày đáo hạn. Trong trường hợp của một quyền chọn châu Âu, chủ sở hữu có quyền yêu cầu việc bán sẽ diễn ra vào (nhưng không trước) ngày đáo hạn, trong trường hợp của một quyền chọn Hoa Kỳ, chủ sở hữu có thể yêu cầu việc bán sẽ diễn ra bất cứ lúc nào cho đến ngày đáo hạn. Nếu chủ sở hữu của hợp đồng thực hiện quyền này, bên đối tác có nghĩa vụ thực hiện giao dịch. Tùy chọn bao gồm hai loại: quyền chọn gọi (Call) và quyền chọn đặt (Put). Người mua của một quyền chọn gọi có quyền mua một số lượng nhất định tài sản cơ sở, ở một mức giá xác định, vào hoặc trước một ngày nhất định trong tương lai, tuy nhiên ông ta không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền mua này. Tương tự như vậy, người mua của một quyền chọn đặt có quyền bán một số lượng nhất định tài sản cơ sở, với mức giá quy định, vào hoặc trước một ngày nhất định trong tương lai, tuy nhiên ông ta không có nghĩa vụ phải thực hiện quyền bán này. Quyền chọn nhị nguyên (Binary option) là hợp đồng cung cấp cho chủ sở hữu một hồ sơ lợi nhuận được ăn cả ngã về không (tất cả-hoặc-không). Các chứng quyền (Warrants): Ngoài các tùy chọn ngắn ngày thường được sử dụng có thời hạn đáo hạn tối đa là 1 năm, có tồn tại một số tùy chọn dài ngày gọi là chứng quyền. Những hợp đồng quyền chọn này thường được giao dịch trên thị trường OTC. Hợp đồng hoán đổi (Swaps) là các hợp đồng trao đổi tiền mặt (lưu chuyển tiền) vào hoặc trước một ngày xác định trong tương lai, dựa trên giá trị cơ sở của tỷ giá hối đoái, lợi tức trái phiếu/lãi suất, giao dịch hàng hóa, cổ phiếu hoặc các tài sản khác. Một thuật ngữ khác thường liên quan đến hoán đổi là quyền chọn hoán đổi (Swaption), về cơ bản là một quyền chọn trên cơ sở hoán đổi kỳ hạn. Tương tự như quyền chọn gọi và quyền chọn đặt, một hoán đổi quyền có hai loại: một quyền chọn hoán đổi người nhận và một quyền chọn hoán đổi người trả. Ở một bên, trong trường hợp của một quyền chọn hoán đổi người nhận thì có một quyền chọn trong đó bạn có thể nhận lãi cố định và trả lãi thả nổi. Ở bên kia, một quyền chọn hoán đổi người trả là một quyền chọn để trả lãi cố định và nhận lãi thả nổi. Các giao dịch hoán đổi về cơ bản có thể được phân thành hai loại: Hoán đổi lãi suất: Những phái sinh này về cơ bản đòi hỏi việc hoán đổi chỉ liên quan đến các lưu chuyển tiền tệ trong cùng một loại tiền tệ, giữa hai bên. Hoán đổi tiền tệ: Trong loại hoán đổi này, dòng tiền giữa hai bên bao gồm cả gốc và lãi. Ngoài ra, những đồng tiền được hoán đổi thuộc các đơn vị tiền tệ khác nhau cho cả hai bên. Một số ví dụ phổ biến về các phái sinh này như sau: == Chức năng kinh tế của thị trường phái sinh == Một số chức năng kinh tế nổi bật của thị trường phái sinh bao gồm: Giá trong một thị trường phái sinh có tổ chức không chỉ tái tạo sự nhận thức của những người tham gia thị trường về tương lai mà còn dẫn dắt giá của tài sản cơ sở đến mức tương lai công khai. Khi hết hạn hợp đồng phái sinh, giá của các phái sinh hội tụ với giá của tài sản cơ sở. Vì vậy, các phái sinh là công cụ cần thiết để xác định giá của cả hiện tại và tương lai. Các thị trường phái sinh định vị lại rủi ro từ những người ác cảm rủi ro sang những người có thể chấp nhận rủi ro. Bản chất nội tại của thị trường phái sinh liên kết chúng với thị trường giao ngay của tài sản cơ sở. Nhờ có các phái sinh mà có sự gia tăng đáng kể trong khối lượng trao đổi của thị trường giao ngay tài sản cơ sở. Yếu tố chi phối phía sau sự leo thang này là sự tham gia tăng lên của những người chơi bổ sung, những người có thể sẽ không tham gia nếu thiếu vắng một thủ tục nào đó để chuyển giao rủi ro. Vì sự giám sát, trinh sát các hoạt động của những người tham gia khác nhau trở nên rất khó khăn trong các thị trường hỗn hợp; việc thiết lập một hình thức thị trường có tổ chức trở nên cấp bách hơn tất cả. Do đó, trong sự hiện diện của một thị trường phái sinh có tổ chức, đầu cơ có thể được kiểm soát, dẫn đến một môi trường tỉ mỉ hơn. Các bên thứ ba có thể sử dụng giá phái sinh công bố công khai như các dự đoán có căn cứ về các kết quả không chắc chắn trong tương lai, ví dụ, khả năng một công ty sẽ vỡ nợ các khoản nợ của nó. Tóm lại, có sự gia tăng đáng kể trong tiết kiệm và đầu tư dài hạn do các hoạt động tăng cường của người tham gia thị trường phái sinh. == Định giá == === Giá thị trường và giá không hưởng chênh lệch === Hai đo lường phổ biến của giá trị là: Giá thị trường, tức là giá mà tại đó các thương nhân muốn mua hoặc bán hợp đồng; Giá không hưởng chênh lệch (phi acbit), có nghĩa là không thể tạo ra các khoản lợi nhuận không rủi ro bằng cách trao đổi những hợp đồng này; xem định giá hợp lý. === Xác định giá thị trường === Đối với các phái sinh giao dịch chính thức, giá cả thị trường thường là minh bạch, làm cho nó khó phát tán giá cả một cách tự phát. Riêng với các hợp đồng OTC, không có sàn giao dịch trung tâm để đối chiếu và phổ biến giá. === Xác định giá không hưởng chênh lệch === Xem Danh sách các chủ đề tài chính#Định giá phái sinh. Giá không hưởng chênh lệch cho một hợp đồng phái sinh có thể phức tạp, và có rất nhiều biến số khác nhau để xem xét. Định giá không hưởng chênh lệch là một chủ đề trung tâm của toán học tài chính. Đối với hợp đồng tương lai hoặc hợp đồng kỳ hạn giá không hưởng chênh lệch là tương đối minh bạch, liên quan đến giá của tài sản cơ sở cùng với các chi phí mang (thu nhập nhận được trừ đi chi phí lãi suất), mặc dù vẫn có thể có những phức tạp. Tuy nhiên, đối với các quyền chọn và các phái sinh phức tạp hơn, việc định giá liên quan đến việc phát triển một mô hình định giá phức tạp: việc hiểu biết quá trình ngẫu nhiên của giá của tài sản cơ sở thường là rất quan trọng. Một phương trình quan trọng đối với định giá quyền chọn lý thuyết là công thức Black-Scholes, dựa trên giả định rằng các dòng tiền từ quyền chọn cổ phiếu châu Âu có thể tái tạo bởi một chiến lược mua và bán liên tục chỉ sử dụng cổ phiếu này. Một phiên bản đơn giản của kỹ thuật định giá này là mô hình lựa chọn nhị thức. OTC đại diện cho thách thức lớn nhất trong việc sử dụng các mô hình để định giá các phái sinh. Vì các hợp đồng này không được trao đổi công khai, không có sẵn giá thị trường hiện có để xác nhận việc định giá lý thuyết. Hầu hết các kết quả của mô hình là phụ thuộc vào đầu vào (có nghĩa là giá cuối cùng phụ thuộc rất nhiều vào cách chúng ta lấy được các đầu vào định giá). Vì vậy tình trạng phổ biến là các phái sinh OTC được định giá bởi các Đại lý độc lập mà các đối tác tham gia giao dịch thỏa thuận chỉ định từ trước (khi ký hợp đồng). == Phê bình == Các phái sinh thường là đối tượng cho các phê bình sau đây: === Rủi ro đuôi tiềm ẩn === Theo Raghuram Rajan, nguyên là nhà kinh tế trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), "... cũng có thể là các nhà quản lý của các hãng [các quỹ đầu tư] này đã tính toán các tương quan giữa các công cụ khác nhau mà họ nắm giữ và tin rằng chúng đã được phòng hộ. Tuy nhiên, như Chan và những người khác (2005) đã chỉ ra, những bài học của mùa hè năm 1998 sau sự vỡ nợ của chính phủ Nga rằng các tương quan đó là 0 hoặc âm trong những thời điểm bình thường có thể chuyển qua đêm thành 1 - một hiện tượng mà họ gọi là "giai đoạn nhốt chặt". Một vị thế được phòng hộ có thể trở thành không được phòng hộ vào những thời điểm tồi tệ nhất, gây thiệt hại đáng kể cho những người tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng họ được bảo vệ." === Rủi ro === Việc sử dụng các phái sinh tài chính có thể gây ra những thua lỗ lớn vì việc dùng đòn bẩy hoặc vay mượn. Các phái sinh cho phép các nhà đầu tư kiếm được các khoản thu lớn từ những dịch chuyển nhỏ trong giá của tài sản cơ sở. Tuy nhiên, các nhà đầu tư có thể mất những khoản tiền lớn nếu giá của tài sản cơ sở di chuyển ngược với giá phái sinh một cách đáng kể. Đã từng có một vài trường hợp thua lỗ lớn trên các thị trường phái sinh, như sau đây: American International Group (AIG) mất hơn 18 tỷ USD thông qua một công ty con trong 3 quý trên các hoán đổi vỡ nợ tín dụng (CDS). Ngân hàng Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tuyên bố thành lập một cơ sở tín dụng bảo đảm lên đến 85 tỷ USD để ngăn chặn sự sụp đổ của công ty này, bằng cách cho phép AIG thanh toán được các khoản nợ của mình để chuyển giao tài sản thế chấp bổ sung cho các đối tác hoán đổi vỡ nợ tín dụng. Vụ thua lỗ 7,2 tỷ USD của Société Générale vào tháng 1 năm 2008 do lạm dụng các hợp đồng tương lai. Vụ thua lỗ 6,4 tỷ USD trong vụ sập quỹ đầu tư Amaranth Advisors, là tổ chức nắm trường vị (long position) khí thiên nhiên vào tháng 9 năm 2006 khi giá cả rớt thẳng đứng. Vụ thua lỗ 4,6 tỷ USD trong vụ sập quỹ đầu tư Long-Term Capital Management năm 1998. Vụ thua lỗ tương đương 1,3 tỷ USD trong các phái sinh dầu năm 1993 và 1994 của Metallgesellschaft AG. Thua lỗ tương đương 1,2 tỷ USD trong các phái sinh vốn chủ sở hữu vào năm 1995 của Barings Bank. UBS AG, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ, phải chịu thua lỗ 2 tỷ USD thông qua đầu cơ không được phép bị phát hiện vào tháng 9 năm 2011. Điều này dẫn đến con số choáng váng lên tới 39,5 tỷ USD, phần lớn diễn ra trong thập kỷ 2000 sau khi Luật hiện đại hoá các hợp đồng tương lai hàng hóa năm 2000 đã được thông qua. === Rủi ro phía đối tác === Một số phái sinh (đặc biệt là các giao dịch hoán đổi) phơi bày các nhà đầu tư trước rủi ro phía đối tác, hoặc rủi ro phát sinh từ các bên khác trong một nghiệp vụ tài chính. Các loại khác nhau của các phái sinh có mức độ rủi ro phía đối tác khác nhau. Ví dụ, các quyền chọn cổ phiếu chuẩn hóa theo luật định yêu cầu bên ở ngưỡng rủi ro phải có một số tiền ký quỹ nhất định với sàn giao dịch, cho thấy rằng họ có thể chi trả cho một tổn thất bất kỳ; các ngân hàng hỗ trợ các doanh nghiệp tráo đổi lãi suất biến động lấy lãi suất cố định trên các khoản vay có thể thực hiện việc kiểm tra tín dụng đối với cả hai bên. Tuy nhiên, chẳng hạn trong các thoả thuận riêng giữa hai công ty, có thể không có các chuẩn mực để thực hiện thẩm định và phân tích rủi ro. === Giá trị danh nghĩa lớn === Các phái sinh thường có giá trị danh nghĩa lớn. Như vậy, có một mối nguy là việc sử dụng chúng có thể dẫn đến thua lỗ mà nhà đầu tư sẽ không thể bù đắp. Khả năng rằng điều này có thể dẫn đến một phản ứng dây chuyền tiếp theo trong một cuộc khủng hoảng kinh tế đã được chỉ ra bởi nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett trong báo cáo hàng năm của Berkshire Hathaway năm 2002. Buffett gọi chúng là "vũ khí tài chính hủy diệt hàng loạt". Một vấn đề tiềm năng với các phái sinh là chúng bao gồm một lượng danh nghĩa ngày càng lớn các tài sản có thể dẫn đến các biến dạng trong bản thân các thị trường vốn cơ sở và vốn chủ sở hữu. Các nhà đầu tư bắt đầu nhìn vào các thị trường phái sinh để ra quyết định mua, bán chứng khoán và vì vậy những gì ban đầu có nghĩa là một thị trường chuyển giao rủi ro bây giờ trở thành một chỉ số dẫn dắt. (Xem Báo cáo hàng năm của Berkshire Hathaway cho năm 2002) == Cải cách tài chính và Quy định chính phủ == Theo luật pháp Mỹ và luật pháp của hầu hết các nước phát triển, các phái sinh có miễn trừ pháp lý đặc biệt làm cho chúng là một hình thức pháp lý đặc biệt hấp dẫn để mở rộng tín dụng. Tuy nhiên, các bảo vệ chủ nợ mạnh mẽ dành cho các bên đối tác của phái sinh kết hợp với sự phức tạp và thiếu minh bạch của chúng có thể làm cho các thị trường vốn định giá thấp rủi ro tín dụng. Điều này có thể góp phần vào sự bùng nổ tín dụng, và làm tăng các rủi ro hệ thống. Trên thực tế, việc sử dụng các phái sinh để che giấu rủi ro tín dụng từ các bên đối tác trong khi bảo vệ các đối tác phái sinh đã góp phần vào cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Hoa Kỳ. Trong bối cảnh cuộc kiểm tra năm 2010 với ICE Trust, một tổ chức công nghiệp tự điều tiết, Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban giao dịch các hợp đồng tương lai hàng hóa, cơ quan điều chỉnh hầu hết các phái sinh, được trích dẫn là đã phát biểu cho rằng thị trường phái sinh như các chức năng của nó hiện nay "thêm các chi phí cao hơn cho tất cả người Mỹ". Ông cũng cho biết rằng sự giám sát nhiều hơn nữa của các ngân hàng trên thị trường này là cần thiết. Ngoài ra, báo cáo cho biết, "Bộ Tư pháp cũng đang soi xét các phái sinh. Bộ phận chống độc quyền của Bộ đang tích cực điều tra 'khả năng về các thủ đoạn chống cạnh tranh trong các lĩnh vực thanh toán bù trừ, trao đổi và dịch vụ thông tin các phái sinh tín dụng,' theo một phát ngôn viên của Bộ." Đối với các nhà lập pháp và các ủy ban chịu trách nhiệm về cải cách tài chính liên quan đến các phái sinh ở Mỹ và các nơi khác, phân biệt giữa các hoạt động phòng hộ và đầu cơ phái sinh là một thách thức không nhỏ. Sự khác biệt là rất quan trọng vì quy định sẽ giúp cô lập và ngăn chặn đầu cơ với các phái sinh, đặc biệt là đối với các tổ chức "có tầm quan trọng mang tính hệ thống" mà rủi ro tín dụng của chúng có thể đủ lớn để đe dọa toàn bộ hệ thống tài chính. Đồng thời, pháp luật nên tính tới các bên có trách nhiệm phòng hộ rủi ro mà không ràng buộc quá chặt vốn lưu động như tài sản thế chấp mà các hãng có thể sử dụng tốt hơn ở những nơi khác trong các hoạt động và đầu tư của họ. Về vấn đề này, điều quan trọng là phải phân biệt giữa những người dùng cuối cùng của các phái sinh tài chính (ví dụ như ngân hàng) và phi tài chính (ví dụ như các công ty phát triển bất động sản) vì việc sử dụng các phái sinh của các tổ chức này về bản chất vốn đã khác nhau. Quan trọng hơn, tài sản thế chấp hợp lý gắn với những đối tác khác nhau này có thể rất khác nhau. Sự khác biệt giữa các tổ chức này không phải là luôn luôn thẳng băng (ví dụ như các quỹ phòng hộ hoặc thậm chí một số hãng cổ phần tư nhân không hoàn toàn trùng khớp với một trong hai thể loại). Cuối cùng, ngay cả những người dùng tài chính cũng phải được phân biệt, như các ngân hàng 'lớn' có thể được phân loại là "quan trọng có tính hệ thống" mà các hoạt động phái sinh của chúng phải được giám sát chặt chẽ hơn và bị hạn chế hơn so với các ngân hàng nhỏ, địa phương và khu vực. Giao dịch ngoài sàn sẽ ít phổ biến hơn do Luật Cải cách phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng Dodd-Frank có hiệu lực. Luật này quy định việc thanh toán bù trừ các giao dịch hoán đổi nhất định tại sàn giao dịch có đăng ký và áp đặt các hạn chế khác nhau trên các phái sinh. Để thực hiện đạo luật Dodd-Frank, CFTC đã phát triển các quy định mới trên ít nhất 30 khu vực. Ủy ban này xác định các giao dịch hoán đổi nào phải thanh toán bù trừ bắt buộc và một sàn giao dịch phái sinh nào đó là thích hợp hay không thích hợp để thanh toán bù trừ một loại hợp đồng hoán đổi nhất định. Tuy nhiên, các thách thức trên đây và khác nữa của quá trình ra quy định đã trì hoãn sự ban hành đầy đủ các khía cạnh lập pháp liên quan đến các phái sinh. Các thách thức này còn bị phức tạp hơn nữa bởi sự cần thiết phải triển khai cải cách tài chính toàn cầu giữa các quốc gia bao gồm các thị trường tài chính lớn trên thế giới, một trách nhiệm chính của Ủy ban Ổn định tài chính mà tiến triển của nó đang diễn ra. Tại Hoa Kỳ, vào tháng 2 năm 2012, nỗ lực kết hợp của SEC và CFTC đã tạo ra hơn 70 quy tắc phái sinh được đề xuất và chung cuộc. Tuy nhiên, cả hai cơ quan này đã trì hoãn việc thông qua một số quy định phái sinh vì gánh nặng của việc soạn thảo các quy định khác, tranh chấp và phản đối các quy tắc, và nhiều định nghĩa cốt lõi (chẳng hạn như các thuật ngữ "hoán đổi", "hoán đổi dựa trên chứng khoán", "đại lý hoán đổi"," đại lý hoán đổi dựa trên chứng khoán", "bên tham gia hoán đổi chính" và "bên tham gia hoán đổi dựa trên chứng khoán chính") vẫn chưa được thông qua. Chủ tịch SEC Mary Schapiro phát biểu: "Vào cuối ngày, có thể không có ý nghĩa để làm hài hòa tất cả mọi thứ [giữa các quy tắc SEC và CFTC] bởi vì một số các sản phẩm này là khá khác nhau và chắc chắn các cấu trúc thị trường khá khác nhau." Vào tháng 11 năm 2012, SEC và các nhà quản lý từ Úc, Brazil, Liên minh châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản, Ontario, Quebec, Singapore và Thụy Sĩ đã gặp nhau để thảo luận về cải cách thị trường phái sinh OTC, như đã được các nhà lãnh đạo thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 năm 2009 tại Pittsburgh vào tháng 9 năm 2009. Vào tháng 12 năm 2012, họ ra một tuyên bố chung với ý nghĩa chung rằng họ nhận ra rằng thị trường là thống nhất toàn cầu và "hỗ trợ vững chắc việc thông qua và thực thi các tiêu chuẩn mạnh mẽ và nhất quán trong và giữa các khu vực pháp lý", với mục tiêu giảm nhẹ rủi ro, nâng cao tính minh bạch, chống lạm dụng thị trường, ngăn ngừa những khoảng trống pháp lý, làm giảm khả năng đối với các cơ hội chênh lệch, và củng cố một sân chơi bình đẳng cho các bên tham gia thị trường. Họ cũng đồng ý về sự cần thiết giảm sự không chắc chắn có tính điều tiết và cung cấp cho các bên tham gia thị trường sự rõ ràng đầy đủ về pháp lý và các quy định bằng cách tránh, đến mức có thể, việc áp dụng các quy định mâu thuẫn với các đối tượng và các nghiệp vụ tương tự, và giảm thiểu việc áp dụng các quy định không phù hợp và trùng lặp. Đồng thời, họ lưu ý rằng "sự hài hoà hoàn toàn - liên kết hoàn hảo của các quy định trên các khu vực pháp lý" sẽ là khó khăn, vì các khác biệt của các khu vực pháp lý "trong pháp luật, chính sách, thị trường, thời gian thực hiện, và các quy trình quy phạm pháp luật. === Báo cáo === Chế độ báo cáo bắt buộc đang được hoàn thiện tại một số quốc gia, chẳng hạn như Đạo luật Frank Dodd ở Mỹ, Quy định cơ sở hạ tầng thị trường châu Âu (EMIR) ở châu Âu, cũng như các quy định tại Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Canada, và các nước khác. Diễn đàn các nhà quản lý phái sinh OTC (ODRF), một nhóm gồm hơn 40 nhà quản lý trên toàn thế giới, cung cấp các kho thương mại với một tập hợp các hướng dẫn liên quan đến truy cập dữ liệu để quản lý, cùng Ủy ban ổn định tài chính và CPSS IOSCO cũng đưa ra các khuyến nghị liên quan với việc báo cáo. DTCC, thông qua dịch vụ "Global Trade Repository" (GTR) của mình, quản lý kho trao đổi toàn cầu đối với các phái sinh lãi suất, hàng hóa, ngoại hối, tín dụng và vốn cổ phần. Công ty lập các báo cáo trao đổi toàn cầu cho CFTC ở Mỹ, và có kế hoạch tương tự cho ESMA ở châu Âu và cho các cơ quan quản lý tại Hồng Kông, Nhật Bản và Singapore. Nó bao gồm các sản phẩm phái sinh OTC được hay không được thanh toán bù trừ, được hoặc không được giao dịch bằng xử lý điện tử hoặc riêng biệt. == Chú giải == Thu xếp ròng song phương: Một thu xếp có thể có hiệu lực pháp luật giữa một ngân hàng và một bên đối tác tạo ra một nghĩa vụ pháp lý duy nhất bao trùm tất cả các hợp đồng riêng lẻ được gộp vào. Điều này có nghĩa rằng nghĩa vụ của ngân hàng, trong trường hợp vỡ nợ hoặc mất khả năng thanh toán của một trong các bên, sẽ là tổng ròng của tất cả các giá trị hợp lý dương và âm của các hợp đồng được bao gồm trong thu xếp ròng song phương. Bên đối tác: Thuật ngữ pháp lý và tài chính chỉ bên khác trong một giao dịch tài chính. Phái sinh tín dụng: Một hợp đồng chuyển rủi ro tín dụng từ một người mua sự bảo vệ cho một người bán sự bảo vệ tín dụng. Các sản phẩm phái sinh tín dụng có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như hoán đổi vỡ nợ tín dụng, giấy liên kết tín dụng và hoán đổi hoàn vốn tổng cộng. Phái sinh: Hợp đồng tài chính mà giá trị của nó có nguồn gốc từ việc thực hiện các tài sản, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hoặc chỉ số. Các giao dịch phái sinh bao gồm một loạt các hợp đồng tài chính bao gồm các khoản nợ và tiền gửi có cấu trúc, giao dịch hoán đổi, kỳ hạn, quyền chọn, trần lãi suất, sàn lãi suất, tròng tài chính, kỳ hạn và các kết hợp khác nhau của chúng. Hợp đồng phái sinh giao dịch qua sàn: Hợp đồng phái sinh được chuẩn hóa (ví dụ: các hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn) được giao dịch trên một sàn giao dịch tương lai có tổ chức. Tổng giá trị âm công bằng: Tổng số giá trị công bằng của các hợp đồng trong đó ngân hàng nắm giữ tiền của các bên đối tác của nó, mà không tính đến việc lấy tổng ròng. Giá trị này đại diện cho những tổn thất tối đa mà các bên đối tác của ngân hàng có thể phải chịu nếu ngân hàng gặp rủi ro tín dụng và không có việc lấy tổng ròng các hợp đồng, và không có tài sản thế chấp của ngân hàng được các bên đối tác nắm giữ. Tổng giá trị dương công bằng: Tổng số tổng giá trị công bằng của các hợp đồng mà các ngân hàng bị nắm giữ tiền bởi các bên đối tác của nó, mà không tính đến việc lấy tổng ròng. Giá trị này đại diện cho những thiệt hại tối đa mà ngân hàng có thể phải chịu nếu tất cả các bên đối tác của nó gặp rủi ro tín dụng và không có việc lấy tổng ròng các hợp đồng, và ngân hàng không nắm giữ tài sản thế chấp của bên đối tác. Chứng khoán vay thế chấp rủi ro cao: Các chứng khoán mà giá hoặc tuổi thọ trung bình dự kiến ​​rất nhạy cảm với những thay đổi lãi suất, theo quyết định bởi tuyên bố chính sách của Hội đồng thẩm tra các tổ chức tài chính liên bang Hoa Kỳ về chứng khoán thế chấp có rủi ro cao. Số tiền danh nghĩa: Số tiền danh định hoặc số tiền bề mặt được sử dụng để tính toán các khoản thanh toán được thực hiện trên các giao dịch hoán đổi và các sản phẩm quản lý rủi ro khác. Số tiền này thường không đổi tay và do đó được gọi là danh nghĩa. Hợp đồng phái sinh giao dịch ngoài sàn (OTC): Các hợp đồng phái sinh đàm phán riêng tư được giao dịch bên ngoài các sàn giao dịch tương lai có tổ chức. Giấy tờ có cấu trúc: Các chứng khoán nợ không thế chấp, mà các đặc điểm dòng tiền của chúng phụ thuộc vào một hoặc nhiều chỉ số và/hoặc đã nhúng các hợp đồng kỳ hạn hoặc quyền chọn. Tổng vốn có rủi ro: Tổng số vốn cấp 1 cộng với vốn cấp 2. Vốn cấp 1 bao gồm cổ phần cổ đông phổ thông, cổ phần cổ đông ưu đãi vĩnh viễn với cổ tức không tích lũy, lợi nhuận giữ lại và các lợi ích cổ đông thiểu số trong các tài khoản vốn chủ sở hữu của các công ty con hợp nhất. Vốn cấp 2 gồm nợ lệ thuộc (nợ hạng hai), cổ phiếu tích lũy và cổ phiếu ưu đãi trung hạn, và cổ phiếu ưu đãi dài hạn, và một phần Dự phòng thiệt hại các khoản cho vay, cho thuê của một ngân hàng. == Xem thêm == == Chú thích == == Đọc thêm == Institute for Financial Markets (2011). Futures and Options . Washington DC: Institute for Financial Markets. ISBN 978-0-615-35082-0. Hull, John C. (2011). Options, Futures and Other Derivatives . Harlow: Pearson Education. ISBN 978-0-13-260460-4. Durbin, Michael (2011). All About Derivatives . New York: McGraw-Hill. ISBN 978-0-07-174351-8. Mattoo, Mehraj (1997). Structured Derivatives: New Tools for Investment Management: A Handbook of Structuring, Pricing & Investor Applications. London: Financial Times. ISBN 0273611208. == Liên kết ngoài == BBC News – Derivatives simple guide European Union proposals on derivatives regulation – 2008 onwards
chữ số ả rập.txt
Chữ số Ả Rập (còn gọi là chữ số Ấn Độ hay chữ số Hindu) là bộ ký hiệu được phổ biến nhất để tượng trưng cho số. Chúng được xem là một trong những thành quả quan trọng nhất trong toán học. == Lịch sử == Cụm từ "chữ số Ả Rập" thật sự là tên sai, vì hệ chữ số này không được người Ả Rập sáng chế hay dùng rộng rãi. Thay vào đó, chúng được phát triển tại Ấn Độ bởi những người Hindu vào khoảng 400 TCN. Tuy thế, vì người Ả Rập đã truyền hệ chữ số này vào các nước Tây phương sau khi chúng được lan tràn đến Ba Tư, hệ chữ số này được có tên "Ả Rập". Người Ả Rập gọi hệ chữ số này "chữ số Ấn Độ" (أرقام هندية, arqam hindiyyah). Những bản khắc đầu tiên sử dụng số 0 bằng tiếng Ấn Độ đã được tìm thấy vào khoảng những năm 400. Mã số học của Aryabhata cũng đại diện cho kiến thức về ký hiệu số 0. Vào thời Bhaskara I (thế kỷ thứ 7), hệ đếm cơ số 10 với 9 ký tự đã được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ, và khái niệm số 0 (đại diện bởi một dấu chấm) cũng đã được biết đến (xem thêm Vāsavadattā của Subandhu, hay định nghĩa của Brahmagupta). Cũng có giả thuyết rằng ký tự 0 được phát minh ra vào thế kỷ đầu tiên, khi triết học của Phật giáo về shunyata (Không tính) đang thịnh hành. Bạn có thể đọc thêm về cách các chữ số được phổ biến đến Ả Rập trong "Bảng niên đại của các học giả", do al-Qifti viết vào cuối thế kỉ 12 nhưng đã được chú thích từ các nguồn tài liệu trước đó (xem thêm [1]): ...vào năm 776 một người từ Ấn Độ tự giới thiệu mình đến vị Caliph al-Mansur, người này khá thông thạo học thuyết về phương pháp tính toán liên quan đến chuyển động các thiên thể, có cách để tính các phương trình dựa trên nửa dây cung (về cơ bản là hình sin) tính trên từng nửa độ... Al-Mansur ra lệnh dịch quyển sách của người này sang tiếng Ả Rập. Nhờ vậy, dựa trên bản dịch này, người Ả Rập đã có cơ sở vững chắc để tính toán sự vận động của các hành tinh... Cuốn sách trên do các nhà học giả Ấn Độ giới thiệu, khá phù hợp với cuốn Brahmasphutasiddhanta (Sự hình thành của Vũ trụ) được nhà toán học Ấn Độ Brahmagupta viết năm 628 đã sử dụng các ký hiệu số học của người Hindu với ký tự số 0. Hệ thống chữ số cùng được hai nhà toán học Ba Tư là Al-Khwarizmi (tác giả cuốn sách "Về phép tính với số học của người Hindu" viết năm 825) và nhà toán học Ả Rập là Al-Kindi (tác giả của bốn tập sách "Sử dụng chữ số của người Ấn Độ" Ketab fi Isti'mal al-'Adad al-Hindi năm 830. Xem [2]) biết đến. Chính hai nhà toán học này đã phổ biến rộng rãi hệ thống chữ số Ấn Độ sang Trung Đông và phía Tây. Vào thế kỉ thứ 10, các nhà toán học Trung Đông đã mở rộng hệ cơ số 10 để bao gồm cả phần thập phân, đã được nhà toán học Syria là Abu'l-Hasan al-Uqlidisi ghi lại trong tài liệu của mình năm 952-953. Fibonacci, nhà toán học người Ý theo học tại Béjaïa (Algérie) đã khuyến khích sử dụng chữ số Ả Rập ở châu Âu trong cuốn sách Liber Abaci được xuất bản năm 1202. Tuy nhiên hệ thống chữ số này không được phổ biến rộng rãi ở châu Âu cho đến khi người ta phát minh ra kĩ thuật in (Xem Bản đồ thế giới năm 1482 theo thuyết Ptolemy do Lienhart Holle in tại Ulm, hoặc Bảo tàng Gutenberg tại Mainz, Đức.) Trong thế giới Ả Rập—cho đến thời hiện đại—hệ thống chữ số Ả Rập chỉ được các nhà toán học sử dụng. Các nhà khoa học Hồi giáo sử dụng hệ thống chữ số Babylon, và các nhà buôn sử dụng hệ thống chữ số tương tự như hệ thống chữ số Hi Lạp và hệ thống chữ số Do Thái. Do vậy, ngay cả trước khi Fibonacci mà hệ thống chữ số Ả Rập đã được sử dụng rộng rãi. == Mô tả == Bộ chữ số Ả Rập là bộ chữ số vị trí (giá trị đại diện thay đổi theo vị trí) với 10 ký tự đại diện cho 10 số. == Xem thêm == Chữ số Trung Quốc Chữ số La Mã == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Unicode reference charts: Arabic (See codes U+0660-U+0669, U+06F0-U+06F9) Devanagari (See codes U+0966-U+096F) Tamil (See codes U+0BE6-U+0BEF) History of the Numerals The Evolution of Numbers Indian numerals: Arabic numerals: Hindu-Arabic numerals: Learn Arabic Online - Numerals page at http://St-Takla.org [1] - The Arabic numeral system by: J J O'Connor and E F Robertson [2] http://www.levity.com/alchemy/islam13.html
vùng đông, singapore.txt
Vùng Đông là một trong năm vùng của quốc gia-thành phố Singapore. Mặc dù có diện tích nhỏ nhất, vùng này lại có mật độ dân số cao thứ nhì trong năm vùng. Bedok là đô thị đông dân nhất của vùng trong khi Tampines là trung tâm vùng. Với diện tích 11.000 hectare, Vùng Đông bao gồm sáu khu quy hoạch và là nơi đặt Sân bay Chương Nghi và Căn cứ không quân Paya Lebar Vùng Đông còn là nơi đóng của Căn cứ hải quân Chương Nghi và Nhà tù Chương Nghi, nơi giam giữ lâu đời nhất Singapore, được Đế quốc Anh xây dựng lần đầu năm 1936. == Ví trí địa lý == Với tổng diện tích 93,1 km2 (35,9 sq mi), Vùng Đông nằm ở góc phía Đông của Đảo Singapore, giáp giới với Vùng Đông-Bắc ở phía Tây Bắc, Vùng Trung tâm ở phía Tây Nam và chia đôi bờ sông với Quần đảo Đông-Bắc ở phía Bắc. == Chính quyền == Vùng Đông được điều hành bởi hai Hội đồng phát triển cộng đồng (Community Development Council, CDC) khác nhau là CDC Đông Bắc và CDC Đông Nam và được chia thành sáu khu quy hoạch riêng biệt. === Khu quy hoạch === == Kinh tế == Sản xuất là hoạt động kinh tế chủ lực của vùng với các cơ sở công nghiệp đặt khắp các khu quy hoạch Bedok, Chương Nghi, Pasir Ris, Tampines và Paya Lebar. Công viên sản xuất đĩa bán dẫn Pasir Ris và Tampines là bản doanh của nhiều đại công ty chế tạo bán dẫn như GlobalFoundries, UMC, SSMC và Siltronic. IBM cũng đã chi ra S$90 triệu để xây dựng một công viên công nghệ dọc Đại lộ Công nghiệp Tampines (Tampines Industrial Avenue), cho mục đích sản xuất dòng máy mainframe System Z và hệ thống vi xử lý POWER công nghệ cao cho khách hàng ở các nước châu Á. Chương Nghi là trung tâm thương mại và hàng không quan trọng của Vùng Đông khi là nơi đặt trụ sở chính của các hãng hàng không Singapore Airlines, SilkAir, Singapore Airlines Cargo, Jetstar Asia Airways, Scoot, Valuair và Tigerair. Công viên Doanh nghiệp Chương Nghi (Changi Business Park), nằm ở Nam Chương Nghi, là nơi đặt văn phòng thương mại của các công ty Ngân hàng DBS, Standard Chartered và IBM. == Giáo dục == Vùng Đông cung cấp dịch vụ giáo dục ở nhiều cấp bậc khác nhau từ mẫu giáo, tiếu học tới trung học với các cơ sở giáo dục đặt tại nhiều đô thị khác nhau trong vùng. Vùng này cũng có nhiều cơ sở giáo dục sau phổ thông như Cao đẳng ITE Vùng Đông, Trường sơ cấp Meridian, Đại học Kỹ thuật và Thiết kế Singapore, Trường sơ cấp Tampines, Trường sơ cấp Temasek, Trường bách khoa Temasek và Trường sơ cấp Victoria, 6 trường học quốc tế là Trường học quốc tế Ấn Độ toàn cầu, Học sở Bờ Đông, Trường học quốc tế NPS, Sekolah Indonesia Singapura, Trường học Gia đình Hải ngoại và Cao đẳng Thế giới thống nhất Đông Nam Á (học sở Tampines) và một trường cho trẻ khiếm khuyết, Katong School (APSN). == Xem thêm == Vùng của Singapore Vùng Tây, Singapore Vùng Trung tâm, Singapore == Tham khảo == == Liên kết ngoài ==
hải dương.txt
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Tây, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Đông. phía tây bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía đông giáp thành phố Hải Phòng, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây giáp tỉnh Hưng Yên.Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại 2. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp của toàn vùng. == Các đơn vị hành chính == Hải Dương bao gồm 01 thành phố trực thuộc, 02 thị xã và 09 huyện: Toàn tỉnh Hải Dương có tất cả 265 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 25 phường, 227 xã và 13 thị trấn. Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha. Hệ thống đô thị được định hướng gồm Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước năm 2020 là hạt nhân; TX Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2015; thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV khoảng năm 2025... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật… == Lịch sử == Xuất xứ tên gọi Hải Dương: Hải là miền duyên hải, vùng đất giáp biển. Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía đông) chiếu về". Tên gọi Hải Dương chính thức có từ năm 1469 . Thời phong kiến, Hải Dương là một miền đất rất rộng lớn. phía tây đến Bần Yên Nhân (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía đông đến vùng biển (nay thuộc thành phố Hải Phòng), phía nam từ Lực Điền đến cầu Tràng (nay thuộc tỉnh Hưng Yên), phía bắc từ Trạm Điền xuống núi Tam Ban, Yên Tử (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Miền đất Hải Dương luôn ở vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong "Dư địa chí", Nguyễn Trãi đã đánh giá Hải Dương là trấn thứ nhất trong bốn kinh trấn và là phên giậu phía đông của kinh thành Thăng Long. Đời Hùng Vương xưa, Hải Dương là bộ Dương Tuyền; thời nhà Tần thuộc Tượng quận. Thời nhà Hán thuộc quận Giao Chỉ; thời nhà Đông Ngô thuộc Giao Châu; nhà Đường đặt Hải Môn trấn, sau đổi thành Hồng Châu. Nhà Đinh chia làm đạo, vẫn mang tên là Hồng Châu; nhà Tiền Lê cũng theo như nhà Đinh. Nhà Lý đổi thành lộ Hồng, sau đổi thành lộ Hải Đông. Nhà Trần đổi lại thành lộ Hồng, rồi lại đổi thành lộ Hải Đông. Sau đó đổi làm 4 lộ: Hồng Châu thượng, Hồng Châu hạ và Nam Sách thượng, Nam Sách hạ, còn gọi là Nam Sách Giang. Năm Quang Thái thứ 10 (1397) vua Trần Thuận Tông đổi làm trấn Hải Đông Thời kỳ thuộc Minh (1407-1427), thuộc hai phủ Lạng Giang và Tân An. Nhà Hậu Lê năm Thuận Thiên (1428-1433), vua Lê Thái Tổ cho thuộc Đông Đạo. Khoảng niên hiệu Diên Ninh (1454-1459) vua Lê Nhân Tông chia làm 2 lộ: Nam Sách thượng và Nam Sách hạ Năm Quang Thuận thứ 7 (1466) vua Lê Thánh Tông đặt thừa tuyên Nam Sách. Năm 1469, đổi làm thừa tuyên Hải Dương. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đổi làm xứ Hải Dương Năm Hồng Thuận thứ nhất (1509) vua Lê Tương Dực đổi làm trấn Hải Dương. Năm 1527 -1592 Nhà Mạc lên ngôi thay nhà Lê, gọi lại là đạo Hải Dương. năm 1529 Mạc thái Tổ trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ trai lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh. Nhà Hậu Lê, khoảng niên hiệu Quang Hưng (1578-1599), vua Lê Thế Tông đổi làm trấn theo nguyên như cũ. Năm Cảnh Hưng thứ 2 - 1741, vua Lê Hiển Tông chia làm 4 đạo: Thượng Hồng, Hạ Hồng, Đông Triều và An Lão; Nhà Tây Sơn đem phủ Kinh Môn đổi thuộc vào Yên Quảng. Năm 1802, vua Gia Long đem Kinh Môn thuộc về trấn cũ và lệ thuộc vào Bắc Thành. Năm 1804, đời Vua Gia Long, lị sở Hải Dương được chuyển từ Mao Điền về tổng Hàn Giang, đặt trên vùng đất cao thuộc ngã ba sông Thái Bình và sông Sặt với mục tiêu trấn thành án ngữ vùng biên hải phía đông Kinh đô Thăng Long, chính vì vậy có tên gọi là Thành Đông - có nghĩa: đô thành ở phía đông. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đổi Thượng Hồng làm phủ Bình Giang, Hạ Hồng làm phủ Ninh Giang, còn hai đạo Đông Triều và An Lão thì đặt làm hai huyện. Năm Minh Mạng thứ 12 (1831) chia thành một hạt độc lập và đổi làm tỉnh Hải Dương gồm 5 phủ 19 huyện. Năm 1887, thực dân Pháp tách một số huyện ven biển của Hải Dương, đặt thành tỉnh Hải Phòng; đến năm 1906, đổi thành tỉnh Kiến An. Năm 1968, tỉnh Hải Dương sáp nhập với Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Năm 1977, hợp nhất 2 huyện Cẩm Giàng và Bình Giang thành huyện Cẩm Bình. Năm 1979, hợp nhất 2 huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ thành huyện Tứ Lộc; hợp nhất 2 huyện Kim Thành và Kinh Môn thành huyện Kim Môn; hợp nhất 2 huyện Nam Sách và Thanh Hà thành huyện Nam Thành; hợp nhất 2 huyện Ninh Giang và Thanh Miện thành huyện Ninh Thanh. Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia 2 huyện Tứ Lộc và Ninh Thành thành các huyện như cũ. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hải Dương từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hải Dương có 9 đơn vị hành chính gồm thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ. Ngày 17 tháng 2 năm 1997, chia các huyện Cẩm Bình, Kim Môn, Nam Thanh thành các huyện như cũ. Ngày 6 tháng 8 năm 1997, chuyển thị xã Hải Dương thành thành phố Hải Dương. Ngày 12 tháng 2 năm 2010, chuyển huyện Chí Linh thành thị xã Chí Linh. Mảnh đất Hải Dương hiện đang lưu giữ khối lượng lớn văn hoá vật thể và phi vật thể đa dạng, độc đáo với 1.098 di tích lịch sử, văn hoá, danh thắng. Từ những dấu ấn thời kỳ đồ đá cũ có niên đại trên 3 vạn năm ở hang Thánh Hoá, núi Nhẫm Dương, đến những di chỉ, di vật có giá trị của thời đại đồ Ðồng tại Ðồi Thông (Kinh Môn), Hữu Chung (Tứ Kỳ), làng Gọp (Thanh Hà),... Văn hoá Lý, Trần, Lê, Nguyễn là dòng chảy liên tục và rực sáng trên vùng đất này, đã tạo nên một không gian văn hoá đặc biệt - nơi kết hợp hài hòa cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ với chiều sâu lịch sử và tâm linh với 127 di tích được xếp hạng quốc gia mà tiêu biểu là Côn Sơn - Kiếp Bạc, Phượng Hoàng (Chí Linh). Chỉ trong một không gian chừng 5 km2 đã có hàng chục di tích lưu giữ những kỷ niệm về 3 danh nhân vĩ đại của đất nước và thế giới. Ðó là Trần Hưng Ðạo - danh nhân quân sự, Nguyễn Trãi - danh nhân văn hoá, Chu Văn An - "người thầy của muôn đời"; cùng An Phụ, Kính Chủ (Kinh Môn) đã trở thành những huyền thoại của non sông đất Việt. == Địa lý tự nhiên == Diện tích: 1.662 km² === Tọa độ === Vĩ độ: 20°43' đến 21°14' độ vĩ Bắc Kinh độ: 106°03' đến 106°38' độ kinh Đông === Địa hình === Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc thị xã Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm. === Khí hậu === Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Vào giai đoạn từ tiết lập xuân đến tiết thanh minh (khoảng đầu tháng hai - đầu tháng tư dương lịch) có hiện tượng mưa phùn và nồm là giai đoạn chuyển tiếp từ mùa khô sang mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng tư đến tháng mười hàng năm. Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.300 – 1.700 mm Nhiệt độ trung bình: 23,3 °C Số giờ nắng trong năm: 1.524 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87% Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả, đặc biệt là sản xuất cây rau màu vụ đông. === Tài nguyên === Các khoáng sản chính: Đá vôi xi măng ở Kinh Môn, trữ lượng 200 triệu tấn, hàm lượng CaCO3 từ 90 - 97%. Đủ để sản xuất 4 đến 5 triệu tấn xi măng/năm trong thời gian 50 - 70 năm. Cao lanh ở Kinh Môn, Chí Linh trữ lượng 400.000 tấn, hàm lượng Fe2O3: 0,8 - 1,7%; Al2O3: 17 - 19% cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ sứ. Đất sét chịu lửa ở Chí Linh, trữ lượng 8 triệu tấn, chất lượng tốt; hàm lượng Al2O3: 23,5 - 28%, Fe2O3: 1,2 - 1,9% cung cấp nguyên liệu sản xuất gạch chịu lửa. Bô xít ở Kinh Môn, trữ lượng 200.000 tấn; hàm lượng Al2O3: từ 46,9 - 52,4%, Fe2O3: từ 21 - 26,6%; SiO2 từ 6,4 - 8,9%. == Dân số == Năm 2016 Hải Dương có 2.463.890 người với mật độ dân số 1.488 người/km² Thành phần dân số: Nông thôn: 78,1% Thành thị: 21,9%. == Kinh tế == Tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 Năm 2014: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) đạt 3,5 tỷ USD ước tăng 7,7% so với năm 2013, trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,9% (cả thuế là 10,2%), dịch vụ tăng 6,5% (cả thuế là 7%). Cơ cấu kinh tế nông, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt 16,5% - 51,2% - 32,3%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 34.770,1 tỷ đồng, tăng 11,8%; chỉ số giá bình quân năm tăng 3,42%. 1. Tăng trưởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP theo giá 2010) ước tăng 7,7% so với năm 2013 (KH năm tăng từ 7 - 7,5%), cao hơn bình quân cả nước (cả nước ước tăng 5,8%), trong đó, giá trị tăng thêm (tính cả thuế) khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,3%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,9% (cả thuế là 10,2%), dịch vụ tăng 6,5% (cả thuế là 7%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; cơ cấu kinh tế ước đạt 16,5% - 51,2% - 32,3% (năm 2013 đạt 17,1%-50,9% - 32%) (KH: 16,5% - 48,5% - 35,0%). Đóng góp vào tăng trưởng chung 7,7%, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản làm tăng 0,4 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 5,0 điểm phần trăm (trong đó, công nghiệp +4,6%, xây dựng +0,4%); dịch vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của năm 2014 đạt 163.996 ha, giảm 0,5% (-805 ha); diện tích vụ đông xuân chiếm 56,9%, vụ mùa chiếm 43,1% tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm. Cây lâu năm: Cây vải là cây trọng điểm với diện tích 10.772 ha, giảm 1,4% (-150 ha) so với năm 2013, chiếm 51,7% diện tích cây ăn quả, chiếm 49,8% tổng diện tích cây lâu năm hiện có của tỉnh. Chăn nuôi năm 2014: Tổng đàn trâu đạt 5.046 con, giảm 0,6% (-31 con); đàn bò 20.840 con, tăng 0,52% (+108 con); đàn lợn 577.620 con, tăng 0,44% (+2.525 con); đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đạt 10.819 nghìn con, == Giao thông == === Đường bộ === Quốc lộ: Hải Dương có các đường quốc lộ sau chạy qua: + Quốc lộ 5 từ Hà Nội tới Hải Phòng, phần chạy ngang qua giữa tỉnh Hải Dương dài 44,8 km. + Quốc lộ 18 từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Hải Dương đến vùng than và cảng Cái Lân của tỉnh Quảng Ninh. Phần đường chạy qua Chí Linh dài 20 km. + Quốc lộ 37 từ Ninh Giang (giáp Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đến Chí Linh (giáp Lục Nam, Bắc Giang) + Quốc lộ 38 dài 13 km là đường cấp III đồng bằng. + Quốc lộ 38B dài 145,06 km là đường cấp III đồng bằng, nối Hải Dương tới Ninh Bình. + Quốc lộ 10, dài 9 km. Quy mô cấp III đồng bằng. + Đường cao tốc từ Hà Nội tới Hải Phòng (đường 5 mới): quy mô cấp quốc gia Đường tỉnh: có 14 tuyến dài 347,36 là đường nhựa tiêu chuẩn cấp III đồng bằng Đường huyện có 392,589 km và 1386,15 km đường xã đảm bảo cho xe ô tô đến tất cả các vùng trong mọi mùa. === Đường sắt === + Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với đường 5, vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh Hải Dương. + Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm, nông, thổ sản ở các tỉnh miền núi phía bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh), cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh này. === Đường thuỷ === Hải Dương có 16 tuyến sông chính nối với các sông nhỏ dài 400 km; các loại tàu, thuyền trọng tải 500 tấn có thể qua lại. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi. Hệ thống giao thông trên là điều kiện cho việc giao lưu kinh tế từ trong tỉnh đi cả nước và nước ngoài thuận lợi.Hiện tại trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 12 tuyến sông do Trung ương quản lý như Sông Thái Bình, sông Thương, sông Luộc, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn... Tổng chiều dài 274,5 km, trong đó có sông Thái Bình, sông Luộc là những tuyến đường thuỷ quan trọng của khu vực đồng bằng sông Hồng. === Các tuyến xe buýt === Hiện tại, có tất cả 16 tuyến xe buýt xuất phát từ thành phố Hải Dương đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành lân cận. Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Dương: 202 Hải Dương - Hà Nội 206 Hải Dương - Hưng Yên 216 Hải Dương - Sặt - Hưng Yên Các tuyến xuất phát từ Bến xe Hải Tân: 02 Tp. Hải Dương - Thanh Hà 19 TP. Hải Dương - Nam Sách 207 Hải Dương - Uông Bí 215 Hải Dương - Lương Tài 217 Hải Dương - Bắc Ninh. Các tuyến phố nội đô: Đại lộ Trần Hưng Đạo thành phố Hải Dương 208 Hải Dương - Bắc Giang 209 Hải Dương - Thái Bình 01 TP Hải Dương - Thanh Hà 18 TP Hải Dương - Phú Thái - Mạo Khê 08 TP Hải Dương - Kim Thành 07 TP Hải Dương - Bóng - Cầu Dầm 05 TP Hải Dương - Bình Giang - Hà Chợ Các tuyến xuất phát từ Điểm đỗ Bắc đường Thanh Niên (Siêu thị Marko cũ): 06 TP Hải Dương - Bến Trại 09 TP Hải Dương - TT. Tứ Kỳ - Quý Cao - Ninh Giang 27 TP Hải Dương - Gia Lộc - Ninh Giang. Các tuyến xe buýt ngoại tỉnh: BN02 Bắc Ninh- Sao Đỏ (Tần suất 10-20 phút/chuyến, riêng thứ hai 5-20 phút/chuyến Thời gian hoạt động: 5h-21h) == Văn hóa lịch sử == Hải Dương là một trong những vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng văn hoá và văn hiến tâm linh chính của cả nước. Theo dòng lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch sử, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và nhiều di tích được xếp hạng đặc biệt như Côn Sơn, Kiếp Bạc. Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền với tên tuổi của nhiều anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới như: danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, một trong mười tướng tài trên thế giới, vị anh hùng dân tộc Việt Nam với chiến công hiển hách - ba lần chiến thắng quân Nguyên; Danh sư Chu Văn An, nhà giáo tài đức vẹn toàn, lịch sử tôn ông là nhà nho có đức nghiệp lớn nhất; Hai anh em cùng Đậu Tiến sĩ làm Quan đồng Triều thời Lý là Mạc Hiển Tích- Mạc Kiến Quang, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, người có tầm tư tưởng vượt lên nhiều thế kỷ; Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi với học vấn đứng đầu cả nước, ông đã góp phần làm dạng danh đất nước; Đại danh y Tuệ Tĩnh, vị thánh thuốc nam được cả nước ngưỡng mộ. Hải Dương cũng là quê hương của Phạm Sư Mạnh, Đoàn Nhữ Hài, cùng với Mạc Đĩnh Chi là những đại thần có tài đức, được xếp vào hàng "Người phò tá có công lao tài đức đời Trần", được người đời khen tụng. Trí tuệ, tài năng của người Hải Dương cũng đóng góp cho sử sách Việt Nam 486 tiến sĩ (tính theo đơn vị hành chính mới, 637 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) trong tổng số 2.989 vị đỗ đại khoa qua các triều đại, chiếm 16% (22%) đứng đầu cả nước, tiêu biểu là làng Mộ Trạch (Bình Giang – Hải Dương) được gọi là "lò tiến sĩ xứ Đông" có 36 vị đỗ đại khoa, đứng đầu số người đỗ tiến sĩ tính theo đơn vị làng xã trong cả nước. Vào thời Lê sơ, ở Hải Dương đã có trường thi và miếu thờ các vị đại nho, tiêu biểu là Văn miếu Mao Điền. Hiện nay, trong địa bàn tỉnh Hải Dương còn nhiều di tích lịch sử-văn hóa như: Đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần, Đền thờ Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quang và Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi Long động đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh, chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, đền Cao, Văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá, di tích lịch sử chùa Bạch Hào. Khu di tích Kính Chủ - An Phụ, đảo cò Chi Lăng Nam... Hải Dương cũng một trong những cái nôi của nghệ thuật rối nước, hiện nay tại Hải Dương còn 2 phường rối nước là Phường rối nước Thanh Hải-Thanh Hà, và Hồng Phong. Gắn liền với đời sống người nông dân, rối nước đã trở thành niền tự hào không của người dân Hải Dương mà còn là niềm tự hào của con người Việt Nam. Mỹ Xá cũng là nơi mà Việt Nam Quốc dân đảng đã họp dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Thái Học để phát động phong trào Khởi nghĩa Yên Bái chống lại thực dân Pháp vào tháng 2 năm 1930. Với những thuận lợi trên, Hải Dương có vị trí khá quan trọng trong vùng du lịch Bắc Bộ và cả nước. == Giáo dục == Hải Dương là đất học từ xa xưa, vùng đất Xứ Đông này là quê hương của nhiều nho sĩ, Trạng nguyên Việt Nam và Thủ khoa Đại Việt. Trong thời kì phong kiến Hải Dương có 12 Trạng nguyên (tính theo đơn vị hành chính mới, 15 vị tính theo đơn vị hành chính cũ) đứng thứ hai cả nước (sau Bắc Ninh) và có 3 Thủ khoa Đại Việt, hàng ngàn tiến sĩ, bảng nhãn, thám hoa. Nằm bên đường quốc lộ 5, cách thành phố Hải Dương 15 km về phía bắc, thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương), văn miếu Mao Điền được biết tới là một trong số ít văn miếu hàng tỉnh còn tồn tại ở Việt Nam. Lịch sử của văn miếu bắt đầu từ hơn 500 năm về trước. Từ giữa thế kỷ 15 cho đến khoa thi cuối cùng của nhà Nguyễn, nơi đây trở thành nơi thi hương của vùng trấn Hải Dương. Đặc biệt trong thời Nhà Mạc (1527-1593) đã bốn lần tổ chức thi đại khoa ở Mao Điền. Chỉ đứng sau Văn Miếu - Quốc Tử Giám, với hơn 500 năm tồn tại và thờ hơn 600 vị tiến sĩ, văn miếu Mao Điền đã trở thành niềm tự hào về truyền thống hiếu học của con người Xứ Đông. Nền giáo dục hiện tại của Hải Dương được xem là một trong cái nôi đào tạo nhân tài của Việt Nam. Nhiều học sinh gốc từ Hải Dương đã đạt giải cao trong các kỳ thi Olympic Quốc tế. Trong kỳ thi toán Quốc tế, nổi bật như Đinh Tiến Cường huy chương vàng toán Quốc tế năm 1989 với số điểm tuyệt đối 42/42, hiện tại là giáo sư toán học tại Đại học Paris 6 ; Nguyễn Duy Mạnh, huy chương vàng toán (2006); Phạm Thành Thái, huy chương vàng toán (2007); Trần Trọng Hùng, hai lần huy chương bạc toán (1987, 1988); Đỗ Thị Thu Thảo, huy chương bạc (2008); Nguyễn Xuân Cương, huy chương đồng (2009). Trong các kỳ thi Olympic về hóa học Quốc tế, điển hình có Ngô Xuân Hoàng, huy chương vàng hóa học (2005); Nguyễn Văn Khiêm, huy chương bạc (2001); đạt huy chương đồng có Lê Thanh Tùng (2003), Mai Thu Cúc (2010), Bùi Hữu Tài (bằng khen, 2002). Trong kỳ thi Olympic vật lý Quốc tế, điển hình có Nghiêm Viết Nam, huy chương đồng (2002); Hoàng Trung Trí, huy chương đồng (2003); Phạm Thành Long, huy chương bạc (2009). Trong các kỳ thì Cao đẳng và Đại học, cũng như các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Hải Dương luôn trong nhóm dẫn đầu của Việt Nam. Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia 2012, Hải Dương đứng thứ 5 cả nước (theo đơn vị tỉnh thành) về tổng số huy chương , trong đó có 6 giải nhất, đứng thứ hai cả nước chỉ sau Hà Nội (10 giải nhất). Trên địa bàn Hải Dương có các trường Đại học và cao đẳng: Cao đẳng Dược Trung ương Hải Dương Cao đẳng Y tế Hải Dương Cao đẳng Nghề Hải Dương Cao đẳng Hải Dương Cao đẳng Du lịch và Thương mại Cao đẳng nghề Giao thông vận tải đường thủy 1 Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp Cao đẳng nghề LICOGI Đại học Hải Dương Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên - Cơ sở 3 Hải Dương Đại học Thành Đông Đại học Kinh tế Quốc dân - Cơ sở Hải Dương. Đại học Sao Đỏ == Thể thao == === Điền kinh === Vận động viên Vũ Văn Huyện, sinh năm 1983, xã Tân Trào, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Thành tích 3 huy chương vàng 3 kỳ SEA Games liên tiếp 24, 25, 26. Bộ môn 10 môn phối hợp: chạy 100m, nhảy xa, nhảy cao, nhảy sào, đẩy tạ, chạy 400m, ném đĩa, ném lao... === Bóng đá === Ông Lê Thế Thọ Cầu thủ vàng của bóng đá Việt Nam 50 năm qua Ngày sinh: 22-12-1941. Quê quán: Hải Dương Vị trí đá: Tiền vệ Sự nghiệp: 1959-1970. Năm 1959 gia nhập Trường huấn luyện kỹ thuật Trung tâm Thể dục Thể thao Trung ương. Năm 1960 cùng ĐTQG tham gia giải Việt- Trung- Triều- Mông tại Hà Nội. Năm 1961-1963 tham gia ĐTQG thi đấu Giải Ganefo (Lực lượng thể thao các nước mới trỗi dậy) tại Jakarta (Indonesia), Việt Nam xếp thứ tư bằng điểm đội Uruguay nhưng xếp sau vì thua tại bốc thăm. Năm 1964-1965, tham gia ĐTQG thi đấu và tập huấn tại Liên Xô, giải Tiền Ganefo bóng đá tại Bình Nhưỡng (CHDCND Triều Tiên), đội tuyển Việt Nam đoạt HCĐ. Năm 1966 tham gia ĐTQG thi đấu tại Liên Xô thắng Đội tuyển thanh niên Liên Xô 1-0. Tại Trung Quốc hoà Tuyển TQ 1 -1 và Giải Ganefo châu Á tại Phnompenh (Campuchia), tuyển Việt Nam đoạt HCĐ. Năm 1968, ĐTQG thi đấu và tập huấn tại Hungary và Liên Xô. Từ 2001 đến nay, là chuyên viên cao cấp kiêm trợ lý Bộ trưởng Chủ nhiệm UBTDTT Nguyễn Danh Thái Cầu thủ Mạc Hồng Quân Mạc Hồng Quân sinh ngày 1 tháng 1 năm 1992 tại Chí Linh, Hải Dương. Chiều cao 1,77 m Vị trí Tiền vệ, Tiền đạo. Được đào tạo và chơi bóng tại CLB Tachov Cộng hoà Séc. Năm 15 tuổi, chơi bóng cho Clb Sparta Prague. Tháng 6 năm 2012 khoác áo U-22 Việt Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 2013 khoác áo U-23 Việt Nam. Ngày 16 tháng 1 năm 2013 khoác áo đội tuyển quốc gia Việt Nam và ghi bàn thắng đầu tiên cho đội tuyển quốc gia trước câu lạc bộ Hyundai Mipo Dolphin Hàn Quốc trên sân Hàng Đẫy. Cầu thủ Nguyễn Xuân Thành Sinh năm: 1985 quê quán huyện Tứ Kỳ Hải Dương Năm 1999: Tập trẻ ở Thể Công Năm 2003: Chuyển về HN.ACB Năm 2013: Chuyển về Thanh Hoá đạt Top 5 ở V-League. Thành tích: Vua phá lưới hạng Nhất 2010 với 13 bàn. Vị trí: Hậu vệ. Đội tuyển quốc gia: lần 1 khoác áo đội tuyển quốc gia trong đợt chuẩn bị cho AFF Cup 2010 dưới thời HLV Calisto. Lần 2 khoác áo đội tuyển quốc gia trong đợt chuẩn bị cho Asian Cup 2015 dưới thời HLV Nguyễn Văn Sỹ. Lần 3 khoác áo đội tuyển quốc gia tại AFF Cup 2014 dưới thời HLV Miura Toshiya. Hải Dương và Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG Hải Dương từng là nơi phát hiện và đóng góp khá nhiều cầu thủ tài năng cho Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - Arsenal JMG. Danh sách các cầu thủ: Lê Văn Sơn Sinh ngày: 20 tháng 12 năm 1996 Xã Long Xuyên Huyện Kinh Môn – tỉnh Hải Dương Nguyễn Văn Toàn Sinh ngày: 12 tháng 04 năm 1996 Thạch Khôi – Thành phố Hải Dương Vũ Văn Thanh Sinh ngày: 14 tháng 04 năm 1996 Xã Tứ Cường Huyện Thanh Miện – tỉnh Hải Dương. Cả 3 cầu thủ hiện đang là thành viên U19 Việt Nam. Bóng đá thiếu nhi Hải Dương luôn trong top đứng đầu cả nước về đào tạo bóng đá thiếu nhi. Đội tuyển bóng đá nhi đồng Hải Dương từng giành 3 chức vô địch quốc gia vào các năm 2007, 2009 và 2013. Giành ngôi á quân vào các năm 2011, 2012. === Bóng bàn === Hải Dương được xem như là cái nôi lớn nhất đào tạo bóng bàn của cả nước.Bóng bàn Hải Dương có được rất nhiều thành công trong quá khứ, mà đỉnh cao là những tấm huy chương vàng danh giá ở nội dung đồng đội tại giải vô địch quốc gia. Trong một thập kỉ (từ năm 1990 đến 2000), những tay vợt như: Nguyễn Đức Long,Vũ Mạnh Cường, Đỗ Tuấn Sơn, Nguyễn Quý Tài, Cao Anh Tuấn… đã làm mưa làm gió trên các đấu trường quốc gia và làm nên thương hiệu bóng bàn Hải Dương, mà đỉnh điểm của sự thành công vào năm 2000. Vận động viên tiêu biểu nhất là kiện tướng bóng bàn Vũ Mạnh Cường sinh năm 1972 tại Hải Dương, bắt đầu chơi bóng bàn lúc 9 tuổi, giải nghệ năm 30 tuổi. Vũ Mạnh Cường từng bảy lần vô địch đơn nam quốc gia, ba lần vô địch SEA Games vào các năm: 1995 (vô địch đơn nam), 1999 (vô địch đôi nam nữ), 2001 (vô địch đơn nam). Năm 2002 anh về công tác tại Sở VH-TT&DL Hải Dương với vai trò huấn luyện viên và quản lý bộ môn bóng bàn. Năm 2008, anh chuyển qua làm huấn luyện viên cho CLB bóng bàn Hà Nội T&T. Từ năm 2008 đến nay, CLB bóng bàn Hà Nội T&T luôn đứng trong tốp 3 CLB hàng đầu, chỉ sau TP.HCM và Quân đội. Trong hai năm 2012-2013, đội bóng bàn trẻ T&T liên tục vô địch toàn đoàn tại các giải trẻ quốc gia. Hiện đây là một trong những lò đào tạo VĐV bóng bàn hàng đầu cả nước, cung cấp nhiều VĐV cho các tuyến của đội tuyển bóng bàn quốc gia. === Đấu kiếm === Đấu kiếm Hải Dương luôn nằm trong số 3 đội mạnh nhất toàn quốc (đứng sau Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Hải Dương luôn có những kiếm thủ tài năng như: Trần Thị Len, Lê Thị Bích, Ngô Thị Lựa, Đoàn Thị Yến, Bùi Thị Mai Hương, Nguyễn Đức Tài, Phạm Thị Ngọc Luyên, Nguyễn Thị Thúy...Trần Thị Len, Lê Thị Bích là lứa VĐV đầu tiên đã nhiều lần giành huy chương vàng (HCV) tại đấu trường SEA Games Năm 2012, tại giải vô địch toàn quốc giành 1 huy chương vàng (HCV), 3 huy chương bạc (HCB), 3 huy chương đồng (HCĐ); tại giải vô địch đấu kiếm trẻ toàn quốc đoạt 3 HCV, 2 HCB, 8 HCĐ và tại giải vô địch đấu kiếm Đông Nam Á giành 2 HCV và 3 HCĐ. Năm 2013, tại giải vô địch toàn quốc đấu kiếm Hải Dương tiếp tục đứng thứ 2 sau Hà Nội === Bơi thuyền Rowing === Hải Dương và Hà Nội hiện nay là hai trung tâm đua thuyền hàng đầu cả nước. Tại giải vô địch Rowing toàn quốc 2012 quy tụ 92 tay chèo nam, nữ xuất sắc đến từ 12 đoàn thuộc các tỉnh, thành phố: Đắk Lắk, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Hưng Yên, Quảng Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc và Hà Nội. Đoàn Hải Dương tiếp tục đứng thứ 2 sau Hà Nội === Bắn súng === Bắn súng là môn thể thao mũi nhọn của tỉnh Hải Dương. Hải Dương từng đào tạo và đóng góp rất nhiều vận động viên cho đội tuyển Bắn súng quốc gia. Tiêu biểu là VĐV Trần Quốc Cường. Tại Sea Games 26 (2011), VĐV Trần Quốc Cường đã giành 1 Huy chương Vàng môn súng ngắn tự chọn, 1 Huy chương Đồng súng ngắn hơi, qua đó đóng góp một phần thành tích đáng kể vào bảng tổng sắp bộ môn bắn súng của đoàn thể thao Việt Nam với 7 huy chương vàng, khẳng định vị trí số một của Việt Nam trên đấu trường Sea Games 26. Trước đó vào năm 2010, tại giải bắn súng thế giới (Bắc Kinh Trung Quốc), VĐV này tranh tài ở nội dung súng ngắn bắn chậm, cự li 50 mét và giành được 559 điểm, xếp thứ 4/58 VĐV tham gia, đây là lần đầu tiên một VĐV Việt Nam làm được điều này tại giải bắn súng thế giới. === Cử tạ === Đội tuyển Cử tạ Hải Dương luôn nằm trong top đầu cả nước. Hải Dương từng là nơi phát hiện và đào tạo nhiều lực sỹ cử tạ tiêu biểu. Trong đó nổi bật là Cô gái "vàng" của cử tạ Việt Nam Nguyễn Thị Thiết, sinh năm 1984, ở xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Thị Thiết đã gây bất ngờ trong làng cử tạ Việt Nam khi giành được 3 huy chương vàng tại Giải cử tạ toàn quốc năm 2001. Ngay lập tức, cô lọt vào đội tuyển cử tạ quốc gia và thành công lên tiếp đến với Thiết: 3 huy chương vàng tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ IV (năm 2002); 3 huy chương bạc SEA Games 22 (năm 2002) tại Việt Nam; huy chương đồng giải Vô địch châu Á (năm 2004); giành quyền tham dự Thế vận hội Athens Hy Lạp. Tại Giải cử tạ trẻ châu Á ở Chiang Mai (Thái Lan), Thiết xuất sắc giành liên tiếp 3 huy chương vàng và đoạt Cúp vận động viên thi đấu xuất sắc nhất giải. Tiếp đó, Thiết lại đoạt 3 huy chương vàng ở giải Vô địch cử tạ toàn quốc năm 2004, rồi 3 huy chương vàng giải Vô địch cử tạ toàn quốc năm 2005; 3 huy chương vàng giải Vô địch cử tạ Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc lần thứ V năm 2006. Năm 2007, Thiết tiếp tục khẳng định bản lĩnh của mình khi đoạt 7 huy chương vàng tại các giải đấu trong và ngoài nước; đặc biệt là chiếc huy chương vàng tại SEA Games 24 tại Thái Lan. Năm 2008, cô lại giành 3 huy chương vàng tại giải Vô địch quốc gia; 3 huy chương bạc tại giải Vô địch châu Á và Hạng 5 tại Olympic Bắc Kinh (Trung Quốc)... Đặc biệt, tại Đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI vừa qua, Nguyễn Thị Thiết đã giành 3 huy chương vàng cá nhân và phá kỷ lục quốc gia. Với thành tích này, Thiết đã trở thành một trong 10 vận động viên tiêu biểu nhất của tỉnh Hải Dương năm 2010. == Văn hoá, nghệ thuật == Nhạc sĩ Phạm Tuyên cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930, quê ở thôn Lương Ngọc, xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, Hải Hưng (nay là Hải Dương). Ông là con thứ 9 của học giả Phạm Quỳnh (1892-1945). Nhạc sĩ Đỗ Nhuận Tổng thư ký đầu tiên của Hội nhạc sĩ Việt Nam khóa I và II từ 1958 đến 1983, một trong những nhạc sĩ tiên phong của âm nhạc cách mạng. Đỗ Nhuận còn là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết opera với vở Cô Sao, cũng là tác giả của bản Du kích Sông Thao nổi tiếng. Đỗ Nhuận quê ở thôn Hoạch Trạch xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương. Sinh ngày 10 tháng 12 năm 1922. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (tên khác là Nguyễn Hải Dương; sinh 15 tháng 4 năm 1943) là một nhà thơ, nhà chính trị Việt Nam. Ông là ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá IX; Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa X, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam. Nhà văn Thạch Lam (1910[1]-1942) là một nhà văn Việt Nam thuộc nhóm Tự Lực văn đoàn. Ông cũng là em ruột của 2 nhà văn khác trong nhóm Tự Lực văn đoàn là Nhất Linh và Hoàng Đạo. Ngoài bút danh Thạch Lam, ông còn có các bút danh là Việt Sinh, Thiện Sỹ.Các tác phẩm: Gió đầu mùa (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1937) Nắng trong vườn (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1938) Ngày mới (truyện dài, Nhà xuất bản Đời nay, 1939) Theo giòng (bình luận văn học, Nhà xuất bản Đời nay, 1941) Sợi tóc (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Đời nay, 1942) Hà Nội băm sáu phố phường (bút ký, Nhà xuất bản Đời nay, 1943) Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940. Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi quê xã Kim Đính, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương tốt nghiệp khóa đầu tiên ĐH Sân khấu năm 1964, ông đầu quân cho Đoàn kịch Trung ương, tiền thân Nhà hát kịch Việt Nam. Năm 1970, ông là Đội trưởng Đội Kịch nói Nhà hát kịch Việt Nam. Từ năm 1985-1989 ông đảm nhiệm vị trí Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, sau đó giữ chức Giám đốc nhà hát đến năm 2000. Từ năm 1999 đến 2009, ông là Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam. Nhà thơ Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958), quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay, ông giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân (sinh 1956) quê ở thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Cẩm Bình, Hải Dương, là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa 11, thuộc đoàn đại biểu Hà Tây. Ông là một nhạc sĩ, hiện giữ chức Chủ tịch hội Nhạc sĩ Việt Nam, và là con trai của nhạc sĩ lừng danh Đỗ Nhuận. Ca sĩ Đăng Dương (sinh năm 1974) tại Gia Lộc, Hải Dương. Đây là một ca sĩ trong dòng nhạc thính phòng và nhạc đỏ cùng với Trọng Tấn và Việt Hoàn. == Y tế == Bệnh viên đa khoa tỉnh Hải Dương: Km 3 Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương Bệnh viện Quân y 7: Đường Tuệ Tĩnh- Thành phố Hải Dương Bệnh viện Nhi Hải Dương: 225 Nguyễn Lương Bằng- Thành phố Hải Dương Bệnh viện phụ sản Hải Dương: 225 Nguyễn Lương Bằng, Thanh Bình, TP Hải Dương Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: Đường Trần Hưng Đạo- TP Hải Dương Bệnh viện thành phố Hải Dương: Đường Nguyễn Chí Thanh- Thành phố Hải Dương Bệnh viện Lao Hải Dương: Số 2 Phạm Hùng- Thành phố Hải Dương Bệnh viên Y học Dân tộc: Hải Tân- TP Hải Dương Bệnh viện Hòa Bình: Đường Phạm Xuân Huân- TP Hải Dương Bệnh viên Phong Chí Linh: Trại Trống- Hoàng Tiến- TX Chí Linh Bệnh viện Nhị Chiểu- Kinh Môn: Lỗ Sơn- Phú Thứ- Kinh Môn Bệnh viện huyện Nam Sách: La Văn Cầu- Nam Sách Bệnh viện huyện Thanh Hà: Thị trấn Thanh Hà- Hải Dương Bệnh viện Gia Lộc: Thị trấn Gia Lộc- Hải Dương Bệnh viện Thần kinh: Quán Nghiên- Gia Xuyên- Gia Lộc Bệnh viện huyện Ninh Giang: K6- Thị trấn Ninh Giang Bệnh viện huyện Cẩm Giàng: Tràng Kỹ- Tân Trường- Cẩm Giàng Bệnh viện huyện Tứ Kỳ: Đường Phan Bội Châu- Thị trấn Tứ Kỳ- Tứ Kỳ == Kỷ lục == Theo báo Dân Trí thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương có 46 biên chế nhưng tới 44 lãnh đạo cấp phó trở lên, chỉ có 2 nhân viên, và như vậy đã được kỷ lục thế giới. Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái cho biết: “Đó là chuyện rất lớn”. Tuy nhiên đây là công lao của riêng Sở, chứ UBND tỉnh Hải Dương không góp phần vào. Trả lời báo chí, ông Vũ Doãn Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hải Dương cho biết, ông mới được điều động về làm Giám đốc Sở từ tháng 3/2016 cho nên đây không phải là công trình của ông. Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, Bộ này đã nhận được chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập đoàn thanh tra đột xuất để làm rõ thông tin này hầu cấp bằng chứng nhận chính thức cho sở. Ông Lưu Văn Bản, hiện là Bí thư Thị ủy Chí Linh, tỉnh Hải Dương, người lập ra kỷ lục cho biết: "Tôi làm việc đó không vì cá nhân, không vụ lợi mà vì cán bộ, vì nhân dân”. == Đặc sản == Hải Dương có các đặc sản: bánh đậu xanh thành phố Hải Dương; bánh gai thị Trấn Ninh Giang; vải thiều, hồng xiêm, ổi Thanh Hà; hành tỏi Kinh Môn... Các món ăn đặc sản: bún cá rô, bánh cuốn, rươi, mắm rươi, bún Vịt... == Di tích == Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc: là một trong 23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo cùng với nhiều danh nhân văn hoá của dân tộc: Mạc Hiển Tích - Mạc Kiến Quang hai anh em cùng đồng triều Lý. Nhà Ngoại giao đại tài sứ thần dám bắn rụng mặt trời Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang… Điểm nhấn của khu di tích này là Lễ hội ngày 10/2al tại Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ở Long động, chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc Ở Hải Dương có nhiều di tích là nơi thờ thánh Nguyễn Minh Không như: chùa Trông (Long Hưng - Ninh Giang); Đình Cao Dương (Đình Hói) ở làng Cao Dương xã Gia Khánh và Đình Hậu Bổng (Đình Bóng) tại thôn Hậu Bổng, xã Quang Minh, Gia Lộc; chùa Kính Chủ ở xã An Sinh, huyện Kim Môn. Lý Quốc Sư (1065 – 1141) là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì có nhiều công lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng Đạo, là những nhân vật lịch sử có thật, sau này được người Việt tôn sùng là đức thánh Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian, Nguyễn Minh Không còn được coi là một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng. Ông được xem là vị thiền sư sáng lập nên nhiều ngôi chùa nhất ở Việt Nam. Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều khu di tích thờ Linh Nhân Hoàng thái hậu Ỷ Lan (7 tháng 3, 1044 – 24 tháng 8, 1117) như Đền Đươi (xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc) và đền Đồng Bào (xã Gia Xuyên, huyện Gia Lộc). Bà là phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông trong lịch sử Việt Nam. Bà đã hai lần đăng đàn nhiếp chính, khiến đất nước dưới triều Lý được hưng thịnh, những đóng góp cho hoàng triều Lý nhất là về Phật giáo và tài năng trị nước của bà đều được sử gia khen ngợi và tán dương. Bên cạnh công lao ổn định và phát triển đất nước, bà Ỷ Lan còn có hai việc nổi bật đã được sử cũ biên chép, đó là việc "chuộc người" (năm 1103) và việc "đề xuất lệnh cấm trộm trâu và giết trâu bừa bãi" (năm 1117) như đã kể trên. Việc thứ nhất, được sử thần Ngô Sĩ Liên khen là: "Thái hậu đổi đời cho họ, cũng là việc làm chân chính vậy". Còn việc thứ hai khiến nhiều người dân càng kính trọng và biết ơn bà, bởi "con trâu là đầu cơ nghiệp". Các di tích khác: Văn miếu Mao Điền, động Kính Chủ,... == Nguyên lãnh đạo == Nguyễn Thị Kim Ngân: Hiện là Ủy viện Bộ Chính trị, [[Chủ tịch quốc hội,nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội, nguyên Bí thư tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Thị Minh: hiện là Thứ trưởng Tổng Giám đốc Bảo hiềm xã hội Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương. Nguyễn Đức Kiên nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch UBND Tỉnh ủy Hải Dương. Phạm Văn Thọ: nguyên Phó Ban Tổ chức trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Văn Chiền: nguyên chủ nhiệm văn phòng Chủ tịch nước Lê Truyền: nguyên Phó chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam Đặng Bích Liên: Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Trọng Thừa: Cục trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó chủ tích thường trực Tỉnh Hải Dương. Nguyễn Vinh Hiển: Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Hải Dương. == Hình ảnh == == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Cổng Thông tin Điện Tử Tỉnh Hải Dương Trang thông tin điều hành chỉ đạo của UBND tỉnh Hải Dương Cổng thông tin của Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương Trang công báo của tỉnh Hải Dương Trang cung cấp văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh Hải Dương
nigeria.txt
Nigeria, tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Nigeria (tiếng Anh: Federal Republic of Nigeria) là một quốc gia thuộc khu vực Tây Phi và cũng là nước đông dân nhất tại châu Phi với dân số đông thứ 7 trên thế giới. Theo số liệu tháng 7 năm 2013, dân số của Nigeria là 174.507.539 người. Nigeria giáp Bénin về phía tây, Niger về phía bắc, với Tchad về phía đông-bắc và với Cameroon về phía đông. Phía nam Nigeria là Vịnh Guinea, một bộ phận của Đại Tây Dương. Con người đã có mặt tại Nigeria khoảng 9000 năm trước công nguyên. Trong lịch sử, tại Nigeria đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng đặc sắc. Bước sang thế kỉ 19, Nigeria trở thành thuộc địa của Đế chế Anh. Nó giành được độc lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1960. Tuy nhiên, sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền dân chủ được phục hồi. Ngày nay, Nigeria vẫn là một nước nghèo, và chỉ số phát triển con người ở mức rất thấp. Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Nhờ xuất khẩu dầu mỏ, kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Năm 1960, Nigeria trở thành thành viên của Liên Hiệp Quốc, ngoài ra nó còn tham gia các tổ chức khác như Liên minh châu Phi, và Khối Thịnh vượng chung Anh. == Lịch sử == === Thời tiền sử === Những nhà khảo cổ đã phát hiển ra người Nok ở trung tâm Nigeria tạo các sản phẩm điêu khắc bằng đất nung. Một sản phẩm điêu khắc của người Nok tại học viện nghệ thuật Minneapolis miêu tả một vị chức sắc cầm một cái ba toong ở tay phải và một cái trùy ở tay trái. Đây là những biểu tượng quyền lực của các Pharaoh Ai cập cổ đại, thần Osiris, và thể hiện rằng cấu trúc xã hội và tôn giáo của Ai cập cổ đại có mặt vào cuối giai đoạn Pharaoh của Nigeria. Ở phía bắc của đất nước (Kano và Katsina) hình thành lịch sử từ khoảng năm 999. Vương quốc Sauna và đế chế Kanem-Bornu đã phát triển như những khu thương mại giữa Bắc và Tây Phi. Đầu thế kỉ 19 dưới thời Usman Dan Fodio, Fulani là thủ lĩnh của đế chế Fulani tồn tại đến năm 1903 khi Fulani bị chia cắt thành các thuộc địa của châu Âu. Giữa năm 1750 và 1900, khoảng 1/3 đến 2/3 dân số Fulani là nô lệ. Các vương quốc Ife và Oyo của người Yoruba ở phía tây-nam của Nigeria trở nên hùng mạnh vào năm 700-900 và 1400. Tuy nhiên, thần thoại Yoruba nói rằng IIe-lfe là nguồi gốc của loài người và rằng chính nó đã tạo ra các nền văn minh khác. Về phía Nam của Nigeria là Vương Quốc Nri của người Igbo phát triển vào thời kì nhiều tranh cãi từ thế kỉ 10 đến 1911. Vương quốc Nri được thống trị bởi Eze Nri. Thành phố của Nri được coi như nền tảng văn hóa Igbo. Nri và Aguleri, nơi khởi sinh những sáng tạo thần thoại là lãnh thổ của thị tộc Umeuri, những người mà nòi giống từ thời kì tộc trưởng Eri. === Thời thuộc địa === Những nhà thám hiểm Bồ Đào Nha là những người đầu tiên bắt đầu buôn bán với Nigeria tại cảng mà họ đặt tên là Lagos và Calabar. Những người châu Âu buôn bán với các bộ tộc sống gần bờ biển và đôi khi họ còn đàm phán để được buôn bán cả nô lệ cho dù điều đó phương hại đến nhiều bộ tộc khác ở Nigeria. Sau cuộc chiến tranh Napoleon, người Anh mở rộng thương mại vào sâu bên trong Nigeria. Do đó rất nhiều công dân ở các thuộc địa của Anh trước đây có nguồn gốc từ các sắc tộc Nigeria. Năm 1885 người Anh tuyên bố khu vực ảnh hưởng của mình ở Tây Phi và được quốc tế công nhận. Trong năm sau Công ty Hoàng gia Niger được thành lập dưới sự quản lý của George Taubman Goldie. Năm 1900 diện tích đất của công ty chuyển sang cho chính phủ Anh kiểm soát với mục đích củng cố ảnh hưởng đối với Nigeria bấy giờ. Ngày 01 tháng 1 năm 1901 Nigeria trở thành nước được Anh bảo hộ, và thuộc một phần của Đế quốc Anh. Nhiều cuộc chiến chống lại sự bành chướng của Anh do các tiểu bang của Nigeria phát động đã diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý nhất là cuộc chiến xâm lược Bénin của Anh vào năm 1897 và Chiến tranh Anglo-Aro từ năm 1901 đến 1902. Sự sụp đổ của các tiểu bang này dẫn đến sự cai trị của người Anh ở khu vực Niger. Năm 1914, khu vực Niger chính thức được thống nhất thành Khu vực Thuộc địa và Bảo hộ Nigeria. Về mặt hành chính, Nigeria vẫn chia thành các tỉnh phía Bắc, phía Nam và thuộc địa Lagos. Nền giáo dục phương Tây cùng với nền kinh tế hiện đại phát triển ở phía nam nhanh hơn ở phía bắc, và kết quả được cảm nhận rõ trong đời sống chính trị của Nigeria hơn bao giờ hết. Năm 1936 chế độ nô lệ cuối cùng ở miền bắc Nigeria biến mất. Sau Chiến tranh thế giới II, do sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Nigeria và phong trào đòi độc lập, Hiến pháp Nigeria do Chính phủ Anh soạn thảo đã dần dần đưa Nigeria thành chính phủ đại diện ở cấp độ liên bang. Vào giữa thế kỷ 20, làn sóng độc lập đã lan khắp châu Phi. === Sau độc lập === Ngày 01 tháng 10 năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Chính quyền tự chủ mới thành lập là một liên minh của các đảng bảo thủ: Đảng Nhân dân Nghị viện Nigeria (NPC), một đảng nằm dưới sự kiểm soát của những người miền Bắc và những người theo đạo Hồi; còn những người Igbo và Thiên chúa giáo thành lập Hội đồng quốc gia Nigeria-Cameroons (NCNC) do Nnamdi Azikiwe lãnh đạo, và là người đầu tiên giữ vị trí Toàn quyền Nigeria vào năm 1960. Phe đối lập với quan điểm tương đối tự do thành lập Nhóm Hành động (Action Group-AG) chịu chi phối của những thành viên bộ tộc Yoruba dưới sự lãnh đạo của Obafemi Awolowo. Những sự khác biệt về văn hóa và chính trị giữa các bộ tộc lớn của Nigeria, bao gồm bộ tộc Hausa (miền bắc), Igbo (miền đông) và Yoruba (miền tây), là rất rõ nét. Một sự mất cân bằng trong trật tự xã hội đã bị tạo ra do kết quả của cuộc bỏ phiếu phổ thông năm 1961. Nam Cameroon quyết định gia nhập vào Cộng hòa Cameroon, trong khi Bắc Cameroon lại lựa chọn ở lại Nigeria. Phần phía bắc của đất nước bấy giờ lớn hơn nhiều so với phần phía nam. Nigeria tách khỏi Liên hiệp Anh vào năm 1963 và tuyên bố trở thành một Cộng hòa Liên bang; Azikiwe là vị chủ tịch liên bang đầu tiên. Khi cuộc bầu cử diễn ra năm 1965, AG đã đánh mất sự kiểm soát khu vực tây Nigeria vào tay Đảng Dân chủ Quốc gia Nigeria, một sự pha trộn của các phần tử bảo thủ Yoruba dưới sự hậu thuẫn của Chính phủ Liên bang trong bối cảnh đáng ngờ của cuộc bầu cử. === Nội chiến === Sự bất ổn chính trị cùng với tình trạng tham nhũng và gian lận trong quá trình bầu cử vào năm 1966 đã dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự liên tiếp. Cuộc đảo chính đầu tiên diễn ra vào tháng Giêng và lãnh đạo bởi những người trẻ tuổi cánh tả dưới sự chỉ huy của thiếu tá lục quân Emmanuel Ifeajuna và Chukwuma Nzeogwu Kaduna. Nó đã phần nào thành công; những người tham gia cuộc đảo chính đã giết chết Thủ tướng Chính phủ, Abubakar Tafawa Balewa, thủ lĩnh miền bắc Ahmadu Bello, và người đứng đầu miền tây Ladoke Akintola. Mặc dù vậy, phe đảo chính không thể thiết lập một chính quyền trung ương do khó khăn về hậu cần. Tổng thống lâm thời khi đó, Nwafor Orizu, đã bị buộc phải bàn giao chính quyền cho Quân đội Nigeria, dưới sự chỉ huy của tướng JTU Aguyi-Ironsi. Sau đó lại có một cuộc đảo chính thành công khác, dưới sự hỗ trợ chủ yếu bởi những sĩ quan quân đội miền bắc và những người miền bắc củng hộ đảng NPC, và theo sự sắp đặt của những sĩ quan miền bắc, Đại tá Yakubu Gowon trở thành Quốc trưởng. Một loạt các sự kiện xảy ra dồn dập đã làm gia tăng căng thẳng và bạo lực giữa các sắc tộc. Cuộc đảo chính của những người miền bắc, mà chủ yếu mang động cơ sắc tộc và tôn giáo, đã gây ra rất nhiều thương vong cho quân đội và thường dân, và phần lớn thuộc bộ tộc Igbo. Các vụ bạo lực với bộ tộc Igbo khiến nhiều vùng muốn có quyền tự chủ và tránh khỏi sự đàn áp của quân đội. Vì thế, tháng 5 năm 1967, miền đông đã tự thành lập một nhà nước độc lập theo nguyện vọng của nhân dân, gọi là Cộng hòa Biafra dưới sự lãnh đạo của Đại tá Emeka Ojukwu. Cuộc Nội chiến Nigeria bắt đầu vào ngày 6 tháng 7 năm 1967 khi miền Bắc và miền Tây hợp sức lại tấn công miền đông và miền nam tại Garkem, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc chiến kéo dài 30 tháng và kết thúc vào tháng 1 năm 1970. Hơn một triệu người đã chết trong cuộc nội chiến ba năm đó. Cuộc chiến kết thúc với sự chấm dứt của nhà nước Cộng Hòa Biafra. Tuy nhiên, xung đột sắc tộc vẫn tiếp tục căng thẳng. Miền đông và nam dưới sự quản lý của quân đội quốc gia. Người đứng đầu nhà nước và chính phủ thay đổi liên tục, do các tướng lĩnh quân đội cố gắng lật đổ Gowon cùng với vị vua được phong Murtala Mohammed; nội chiến chính thức kết thúc với việc Olusegun Obansanjo lên làm quốc trưởng sau vụ ám sát Gowon. === Thời kỳ quân trị === Trong thời kỳ bùng nổ dầu mỏ những năm 1970, Nigeria gia nhập OPEC và hàng tỷ đô thu về từ khai thác dầu ở lưu vực sông Niger chảy vào ngân sách Nigeria. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng gia tăng ở mọi cấp chính quyền đã lãng phí hầu hết. Các tướng lĩnh quân đội miền Bắc hưởng lợi rất nhiều trong khi người dân và nền kinh tế chịu thiệt hại. Lợi nhuận từ dầu mỏ đã tăng sự hỗ trợ của chính phủ cho các tiểu bang, nhưng đồng thời chính quyền trung ương lại trở thành trung tâm của các tranh chấp chính trị và cái "túi" của quyền lực trong nước. Ngoài ra doanh thu dầu mỏ còn khiến cho chính quyền và nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ, dẫn đến các lo ngại về bất ổn kinh tế một khi thị trường thế giới biến động. Bắt đầu từ năm 1979, dân chủ phần nào được trả lại ở Nigeria khi Obasanjo chuyển giao quyền lực cho chế độ dân sự của Shehu Shagari. Tuy nhiên, Chính phủ Shagari lại bị cáo buộc tham nhũng và bất lực bởi hầu hết các thành phần xã hội ở Nigeria; và bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự của Mohammadu Buhari sau cuộc tái bầu cử gian lận vào năm 1984. Sau đó, nó lại được phần lớn người dân xem như là một bước tiến mới. Buhari hứa sẽ tiến hành những cải cách lớn, nhưng những gì chính phủ của ông làm được không tốt hơn so với chính phủ trước đó là mấy, và một cuộc đảo chính quân sự khác thành công vào năm 1985 đã lật đổ ông. Người đứng đầu nhà nước mới, Ibrahim Babangida, tự xưng các chức danh Tổng thống, Tư lệnh trưởng lực lượng vũ trang và Hội đồng quân sự cầm quyền tối cao; đồng thời ông cũng lấy mốc năm 1990 là thời hạn chót thành lập chính quyền dân sự. Nhiệm kỳ của Babangida được đánh dấu bằng một loạt các hoạt động chính trị: lập "Chương trình điều chỉnh cấu trúc của Quỹ tiền tệ quốc tế" (SAP) để hỗ trợ trả nợ quốc tế của Nigeria, mà hầu hết doanh thu của liên bang dành riêng để trả nợ. Ông cũng cho là đã gây thêm căng thẳng tôn giáo trong nước, đặc biệt với miền nam (gồm chủ yếu là những người theo Cơ đốc giáo) bằng việc đưa Nigeria gia nhập Tổ chức Hội nghị Hồi giáo. Sau khi sống sót trong một vụ đảo chính thất bại, ông đã lùi thời hạn chót trao trả quyền lực cho chính quyền dân sự tới năm 1992. Khi bầu cử tự do và công bằng cuối cùng cũng được tổ chức vào ngày 12 Tháng 6 năm 1993, Babangida tuyên bố rằng kết quả bầu cử tổng thống thắng lợi về phía Moshood Kashimawo Olawale Abiola vô hiệu lực và bị hủy bỏ; việc này làm dấy lên hàng loạt cuộc biểu tình bạo lực dân sự khiến cho đất nước lâm vào khủng hoảng chính trị trong nhiều tuần và buộc Babangida phải giữ lời hứa chuyển giao quyền lực cho một chính quyền dân sự. Chế độ Babangida được xem là ở đỉnh điểm của tham nhũng trong lịch sử Nigeria. Chế độ tạm quyền của Babangida do Ernest Shonekan làm tổng thống lâm thời chỉ tồn tại đến cuối năm 1993 khi tướng Sani Abacha lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự khác. Abacha được xem là nhà độc tài tàn bạo nhất của Nigeria và sẵn sàng dùng bạo lực với quy mô lớn để giải quyết các xung đột dân sự. Người ta phát hiện tài khoản của Abacha ở nhiều ngân hàng châu Âu. Ông tránh được âm mưu đảo chính bằng cách hối lộ các tướng lĩnh quân đội. Hàng trăm triệu đô la trong tài khoản truy nguồn từ ông ta đã được công bố vào năm 1999. Chế độ chấm dứt vào năm 1998 sau cái chết đáng ngờ của nhà độc tài. Điều này đã mang lại tia hy vọng cho nền dân chủ ở Nigeria. === Gần đây === Nigeria lại đạt được dân chủ trong năm 1999 sau khi Olusegun Obasanjo, cựu tướng lĩnh quân đội và là người đứng đầu nhà nước trước đó, được bầu làm Tổng thống mới, kết thúc gần 33 năm quân đội cầm quyền (từ 1966 cho đến 1999), không bao gồm nước Cộng hòa thứ hai ngắn ngủi (giữa năm 1979 và 1983) của các nhà quân sự độc tài nắm quyền trong cuộc đảo chính đảo chính liên tiếp vào các thời kỳ quân đội cầm quyền ở Nigeria 1966-1979 và 1983-1998. Mặc dù các cuộc bầu cử đưa Obasanjo lên nắm quyền vào năm 1999 và một lần nữa vào năm 2003 bị đánh giá là không tự do và không công bằng, Nigeria đã cho thấy những thay đổi rõ rệt trong nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ và đẩy nhanh phát triển. Trong khi Obasanjo bày tỏ thái độ sẵn sàng chống tham nhũng, ông lại bị cáo buộc tham nhũng bởi những người khác. Umaru Yar'Adua, của Đảng Dân chủ Nhân dân, lên nắm quyền trong cuộc tổng tuyển cử năm 2007 - một cuộc bầu cử bị cộng đồng quốc tế lên án có nhiều gian lận. Bạo lực sắc tộc ở khu vực sản xuất dầu Niger và cơ sở hạ tầng thiếu thốn là những vấn đề hiện tại của Nigeria. == Chính phủ và chính trị == Chính quyền Nigeria mô phỏng theo chính thể Cộng hòa liên bang của Hoa Kỳ, với quyền hành pháp thuộc tổng thống và quản lý theo mô hình Hệ thống Westminster trong thành lập và quản lý các cấp của cơ quan lập pháp lưỡng viện. Tống thống hiện tại của Nigeria là Goodluck Jonathan. Tổng thống vừa là người đứng đầu nhà nước vừa là người điều hành quốc gia và được bầu bằng cách bỏ phiếu phổ thông với tối đa hai nhiệm kỳ bốn năm. Quyền lực của tổng thống được giám sát bởi một Thượng viện và Hạ viện kết hợp trong một cơ quan lưỡng viện gọi là Hội đồng Quốc gia. Thượng viện là một cơ quan gồm 109 ghế với ba đại biểu từ mỗi tiểu bang và một đại biểu từ vùng thủ đô Abuja; các đại biểu được bầu bằng phiếu phổ thông cho nhiệm kỳ bốn năm. Hạ viện chứa 360 ghế và số lượng ghế theo tỷ lệ dân số mỗi tiểu bang. Chủ nghĩa vị chủng, đàn áp tôn giáo, và Chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (prebendalism) đóng vai trò quan trọng trong chính trị Nigeria cả trước và sau độc lập vào năm 1960. Sự thiên vị bộ tộc thâm nhập vào nền chính trị Nigeria và phá vỡ các nỗ lực chung nhằm xây dựng một chính phủ đa sắc tộc. Chủ nghĩa dân tộc cũng đã dẫn đến sự phát triển của các phong trào ly khai như MASSOB, phong trào quốc gia như Hội nghị nhân dân Oodua, phong trào giải phóng đồng bằng sông Niger, và cuộc nội chiến. Ba nhóm sắc tộc lớn nhất (Hausa, Yoruba và Igbo) đã duy trì sự ảnh hưởng lịch sử của mình trong nền chính trị Nigeria; tranh đua giữa ba nhóm đã gây ra tình trạng tham nhũng và hối lộ. Bởi vì các vấn đề trên, hiện nay các đảng chính trị của Nigeria mang tính chất Chủ nghĩa đại dân tộc (pan-nationalism) và không sùng đạo (mặc dù điều này không ngăn cản vị thế áp đảo ngày càng gia tăng của các bộ tộc lớn). Các đảng chính trị lớn hiện nay bao gồm đảng Dân chủ Nhân dân Nigeria đang cầm quyền với 223 ghế trong Hạ viện và 76 ghế trong Thượng viện (61,9% và 69,7%) và do Tổng thống đương nhiệm Umaru Musa Yar'Adua đứng đầu; đảng đối lập Toàn dân Nigeria (All Nigeria People's Party) dưới sự lãnh đạo của Muhammadu Buhari nắm 96 ghế Hạ viện và 27 ghế trong Thượng viện (26,6% và 24,7%). Ngoài ra còn có khoảng hai mươi đảng đối lập nhỏ khác. === Luật === Có bốn hệ thống luật riêng biệt ở Nigeria: Luật Anh Quốc có nguồn gốc dưới thời kỳ thuộc địa Anh. Thông luật, phát triển sau khi tách khỏi thuộc địa. Tập quán pháp có nguồn gốc từ các phong tục-tập quán bản địa. Luật Sharia, chỉ được sử dụng ở phía bắc Nigeria, nơi chủ yếu là người Hồi giáo. Đó là một hệ thống pháp luật Hồi giáo vốn đã được sử dụng lâu trước thời kỳ thuộc địa ở Nigeria nhưng gần đây được chính trị hóa và đầu tiên được tái sử dụng ở Zamfara vào cuối năm 1999, sau đó có thêm mười một tiểu bang khác theo. Các bang có sử dụng là Kano, Katsina, Niger, Bauchi, Borno, Kaduna, Gombe, Sokoto, Jigawa, Yobe, và Kebbi. Nigeria có ngành tư pháp, cao nhất là Tòa án tối cao Nigeria. === Ngoại giao === Sau khi giành được độc lập vào năm 1960, Nigeria lấy chính sách giải phóng và phục hồi châu Phi làm trung tâm các chính sách đối ngoại và đóng một vai trò hàng đầu trong cuộc chiến chống chế độ apartheid ở Nam Phi. Một ngoại lệ điển hình trong chính sách đối ngoại của Nigeria là mối quan hệ gần gũi với Israel trong suốt những năm 1960, với việc Israel tài trợ và giám sát việc xây dựng các tòa nhà quốc hội của Nigeria. Chính sách đối ngoại của Nigeria đã sớm được thử nghiệm trong những năm 1970 sau khi đất nước thống nhất từ cuộc nội chiến; sau đó, Nigeria nhanh chóng tham gia vào các cuộc đấu tranh đang diễn ra ở các tiểu vùng phía nam châu Phi. Mặc dù Nigeria chưa bao giờ gửi một lực lượng viễn chinh tham gia trong các cuộc đấu tranh đó, nhưng Nigeria đóng góp tích cực để giúp đảng Quốc hội Quốc gia châu Phi (ANC) ở Nam Phi bằng cách thể hiện quan điểm cứng rắn chống lại chế độ phân biệt chủng tộc và sự mở rộng của nó ở phía nam châu Phi. Ngoài ra, Nigeria còn hỗ trợ một khoản tiền lớn cho phong trào đấu tranh chống thực dân. Nigeria cũng là một thành viên sáng lập của Tổ chức Thống nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi), và đã ảnh hưởng rất lớn ở Tây Phi và châu Phi. Nigeria đã thúc đẩy các nỗ lực hợp tác ở khu vực Tây Phi, là thành viên cốt yếu của tổ chức kinh tế ECOWAS và quân sự ECOMOG. Với lập trường lấy châu Phi làm trung tâm, Nigeria đã tình nguyện gửi quân sang Congo hỗ trợ Liên Hiệp Quốc ngay sau khi độc lập (và đã duy trì thành viên kể từ thời điểm đó); Nigeria cũng hỗ trợ một số đảng phái tự trị ở các nước châu Phi khác vào những năm 1970, bao gồm hỗ trợ cho đảng MPLA của Angola, SWAPO tại Namibia, và trợ giúp Mozambique, và Zimbabwe (sau đó Rhodesia) chống thực dân về kinh tế và quân sự. Nigeria là thành viên trong Phong trào không liên kết, và vào cuối tháng 11 năm 2006 đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh châu Phi-Nam Mỹ tại Abuja để thúc đẩy cái mà một số người tham dự gọi là mối liên kết "Nam-Nam" trên nhiều lĩnh vực. Nigeria cũng là một thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, và Khối Thịnh vượng chung, tổ chức mà nó bị trục xuất tạm thời vào năm 1995 dưới chế độ Abacha. Nigeria vẫn là nước chủ chốt trong ngành công nghiệp dầu quốc tế từ những năm 1970, và là thành viên trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa OPEC từ Tháng Bảy, 1971. Với vai trò là một trong những nước sản xuất dầu khí lớn, nó duy trì quan hệ với cả nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và gần đây là Trung Quốc và các nước đang phát triển, đặc biệt là Ghana, Jamaica và Kenya. Hàng triệu người Nigeria đã di cư vào những thời điểm kinh tế khó khăn tới châu Âu, Bắc Mỹ và Australia. Người ta ước tính rằng hơn một triệu người Nigeria đã di cư sang Hoa Kỳ và tạo thành cộng đồng người Mỹ gốc Nigeria. Trong số các cộng đồng hải ngoại có cộng đồng "Egbe Omo Yoruba". === Quân đội === Quân đội Nigeria có nhiệm vụ bảo vệ Cộng hòa Liên bang Nigeria, đảm bảo lợi ích an ninh toàn cầu của Nigeria, và hỗ trợ các nỗ lực gìn giữ hòa bình, đặc biệt là ở Tây Phi. Quân đội Nigeria bao gồm lục quân, hải quân và lực lượng không quân. Nó đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử của đất nước kể từ khi độc lập. Các ủy ban cách mạng khác nhau đã chiếm quyền kiểm soát và điều hành đất nước trong một thời gian dài. Thời kỳ cuối cùng kết thúc vào năm 1999 sau cái chết bất ngờ của cựu độc tài Sani Abacha vào năm 1998, và sau đó người kế nhiệm ông, Abdulsalam Abubakar, đã bàn giao quyền lực cho chính phủ dân cử của Olusegun Obasanjo vào năm 1999. Với vai trò là nước đông dân nhất châu Phi, Nigeria đã gắn cho lực lượng quân đội của mình trách nhiệm gìn giữ hòa bình châu Phi. Từ năm 1995, quân đội Nigeria được tổ chức ECOMOG giao nhiệm vụ giữ hòa bình tại Liberia (1997), Bờ Biển Ngà (1997-1999), Sierra Leone 1997-1999, và hiện nay trong khu vực Darfur của Sudan trong lực lượng Liên minh châu Phi. === Hành chính === Nigeria được chia thành ba mươi sáu tiểu bang và một Lãnh thổ Thủ đô liên bang, tiếp tục lại chia nhỏ thành 774 khu vực chính quyền địa phương. Sự bất ổn của các tiểu bang, trong đó chỉ có ba tiểu bang độc lập, phản ánh lịch sử hỗn loạn của đất nước và những khó khăn trong việc thống nhất các cấp chính quyền. Nigeria đã có sáu thành phố với dân số hơn 1 triệu người (từ lớn nhất đến nhỏ nhất: Lagos, Kano, Ibadan, Kaduna, Port Harcourt, và Thành phố Benin). Lagos là thành phố lớn nhất ở khu vực cận Sahara, chỉ tính riêng ở nội đô đã có dân số trên 10 triệu. Dân số thành phố của Nigeria hơn một triệu bao gồm Lagos (7.937.932), Kano (3.848.885), Ibadan (3.078.400), Kaduna (1.652.844), Port Harcourt (1.320.214), Thành phố Benin (1.051.600), Maiduguri (1.044.497) và Zaria (1.018.827). Tuy nhiên, những số liệu này thường xuyên gây tranh cãi ở Nigeria. Các tiểu bang bao gồm: Anambra, Enugu, Akwa Ibom, Adamawa, Abia, Bauchi, Bayelsa, Benue, Borno, Cross River, Delta, Ebonyi, Edo, Ekiti, Gombe, Imo, Jigawa, Kaduna, Kano, Katsina, Kebbi, Kogi, Kwara, Lagos, Nasarawa, Niger, Ogun, Ondo, Osun, Oyo, Plateau, Rivers, Sokoto, Taraba, Yobe, Zamfara. Khu vực Lãnh thổ Thủ đô Liên bang: Abuja == Địa lý == Nigeria nằm ở tây Phi trên Vịnh Guinea và có tổng diện tích 923.768 km2 (356.669 sq mi), là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới (sau Tanzania). Nó có chung 4.047 km (2.515 mi) đường biên giới với Bénin (773 km), Niger (1.497 km), Tchad (87 km), Cameroon (1690 km), và có một đường bờ biển ít nhất 853 km. Điểm cao nhất Nigeria là Chappal Waddi với độ cao 2.419 m (7.936 ft). Các sông chính là Niger và Benue hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn. Nigeria cũng là một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học. Nhiều người tin rằng các khu vực xung quanh Calabar, bang Cross River, tập trung nhiều loài bướm nhất thế giới. Loài khỉ khoan chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Đông Nam Nigeria và Cameroon lân cận Nigeria có một cảnh quan đa dạng. Vùng phía nam xa xôi có khí hậu rừng mưa nhiệt đới, nơi lượng mưa hàng năm là 60-80 inch (1.524 đến 2.032 mm). Về phía đông nam là khu vực đồi Obudu. Vùng đồng bằng ven biển xuất hiện ở cả hai phía tây nam và đông nam. Phần phía nam phần lớn là đầm lầy ngập mặn có cây đước, sú, vẹt che phủ. Phía Bắc của vùng này là đầm lầy nước ngọt chứa thảm thực vật đa dạng của cả nước ngọt và nước mặn. Khu vực địa hình rộng nhất của Nigeria là các thung lũng của sông Niger và Benue (hai sông này hợp nhất vào nhau và tạo thành thế chữ Y). Về phía tây nam của sông Niger là cao nguyên gồ ghề, và phía đông nam của sông Benue là đồi núi trải dài tới tận đường biên giới với Cameroon, vùng núi đất này là một phần của vùng sinh thái rừng cao nguyên Cameroon. Khu vực gần biên giới với Cameroon giáp biển là rừng nhiệt đới phong phú, và là một phần của vùng sinh thái rừng ven biển Cross-Sanaga-Bioko, một trung tâm quan trọng đối với đa dạng sinh học bao gồm khỉ khoan mà chỉ tìm thấy trong tự nhiên ở khu vực này và qua biên giới tại Cameroon. Khu vực miền nam Nigeria giữa Sông Niger và Cross đã có ít nhiều diện tích rừng biến mất và được thay thế bằng đồng cỏ. Khu vực giữa phía nam và xa về phía bắc là hoang mạc xa-van với lượng mưa khoảng 20 đến 60 inch (508 và 1.524 mm) mỗi năm. == Môi trường == Khu vực đồng bằng Nigeria, trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ, đã xảy ra vài sự cố tràn dầu nghiêm trọng và các vấn đề môi trường khác. Quản lý chất thải bao gồm xử lý nước thải, giải quyết liên quan giữa nạn phá rừng và suy thoái đất đai, cùng với hiện tượng trái đất nóng lên là những vấn đề môi trường lớn ở Nigeria. Xử lý chất thải là một trong những vấn đề quan trọng của một thành phố lớn như Lagos, và các thành phố khác của Nigeria. Nó cũng đi đôi với các vấn đề phát triển kinh tế, tăng trưởng dân số và sự yếu kém của thành phố trong kiểm soát gia tăng chất thải công nghiệp. Việc lên kế hoạch các cụm công nghiệp thiếu tính khoa học, tình trạng đô thị hóa, nghèo đói và thiếu năng lực điều hành của chính quyền thành phố được xem là những lý do chính làm vấn đề chất thải ở các thành phố lớn của Nigeria thêm trầm trọng hiện nay. Một số các giải pháp được chính quyền đưa ra thậm chí gây thêm thảm họa cho môi trường, dẫn đến chất thải chưa qua xử lý được đổ trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm các con sông và mạch nước ngầm. Về vấn đề trái đất nóng lên, châu Phi chỉ đóng góp khoảng một tấn khí cacbonic / người / năm. Các chuyên gia về thay đổi khí hậu nhận định rằng sản xuất lương thực và an ninh trong khu vực vùng đệm của phía bắc sẽ bị ảnh hưởng khi các khu vực bán khô hạn trở nên khô hơn trong tương lai. == Kinh tế == Nigeria có nền kinh tế thị trường đang nổi và đang tiến nhanh tới nhóm các nước có thu nhập trung bình. Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin-liên lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi. Hiện nay, thị trường chứng khoán Nigeria đã xếp thứ hai châu lục. Năm 2007, GDP (PPP) đã xếp thứ 37 trên thế giới. Ngoài ra, Nigeria là nước bạn hàng thương mại chính của Hoa Kỳ ở khu vực cận Sahara, và cung cấp 1/5 (11%) lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thư 7 trong số các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời Nigeria cũng là nước xếp thứ 50 trong các nước nhập khẩu từ Mỹ và thứ 14 trong các nước xuất khẩu tới Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ lại cũng là nước đầu tư lớn nhất tại Nigeria. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính: Lagos, Kaduna, Port Harcourt, và Abuja. Các nơi khác chỉ phát triển cầm chừng. Trước kia, sự phát triển kinh tế của Nigeria bị cản trở bởi chế độ quân trị, cùng với bất ổn chính trị và tham nhũng. Tuy nhiên, các cuộc cải cách dân chủ sau đó đã đưa Nigeria phát triển trở lại trên con đường trở thành một trong các cường quốc ở châu Phi. Theo số liệu của tổ chức Ngân hàng thế giới thì GDP (tính theo sức mua-PPP) của Nigeria đã tăng gấp đôi từ $170.7 tỷ năm 2005 lên $292.6 tỷ năm 2007. GDP theo đầu người tăng từ $692/người năm 2006 tới $1,754/người năm 2007. Trong thời kỳ phát triển dầu mỏ của những năm 1970, Nigeria đã đi vay rất nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến khi giá dầu xuống thấp kỷ lục những năm 1980 đã khiến Nigeria phải vật lộn để trả nợ, và cuối cùng chỉ còn cách trả lãi định kỳ. Số tiền phạt do số nợ chính gây ra đã khiến món nợ thêm phình to. Tuy nhiên, sau khi đàm phán với các nước chủ nợ vào tháng 10 năm 2005, Nigeria được phép mua lại các món nợ của mình với mức chiết khấu lên tới 60%. Nigeria đã dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để trả 40% còn lại. Nhờ đó mà hàng năm Nigeria tiết kiệm được $1,15 tỷ cho các dự án giảm nghèo. Tháng tư năm 2006, Nigeria trở thành nước châu Phi đầu tiên trong lịch sử trả hết nợ cho các nước thuộc Ủy ban Pari. === Lĩnh vực kinh tế chính === Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 1971, Nigeria gia nhập tổ chức cartel OPEC. Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu, khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất. Hệ thống thông tin-liên lạc của Nigeria phát triển nhanh nhất thế giới với các nhà cung cấp dịch vụ chính (MTN, Etisalat, Zain và Globacom) chủ yếu kinh doanh ở khu vực trung tâm Nigeria. Gần đây, chính phủ Nigeria còn phát triển hệ thống thông tin vệ tinh và có một vệ tinh nhân tạo được điều khiển bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển vệ tinh quốc gia,trụ sở đặt tại Abuja. Nigeria có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bao gồm các ngân hàng quốc tế và địa phương, các công ty đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bất động sản, và bảo hiểm.v.v. Ngoài ra, Nigeria còn có danh mục rất nhiều khoáng sản chưa được khai thác đúng mức như khí ga tự nhiên, than đá, bô-xít, tantalite [(Fe,Mn)(Ta,Nb)2O6], vàng, thiếc, quặng sắt, đá vôi, iobi, chì, kẽm.... Mặc dù còn nhiều khoáng sản quý như vậy nhưng ngành công nghiệp khai khoáng của Nigeria vẫn đang còn trong giai đoạn trứng nước. Nông nghiệp đã từng là ngành xuất khẩu chính của Negeria. Đã từng có thời điểm Nigeria là nước xuất khẩu nhiều lạc, ca cao, dầu cọ lớn nhất thế giới. Ngoài ra Nigeria còn sản xuất rất nhiều dừa, chanh, ngô, kê ngọc trai, sắn, khoai lang và mía. Khoảng 60% dân số Nigeria làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phần lớn diện tích đất sử dụng kém hiệu quả. Nigeria cũng có ngành công nghiệp da thuộc và dệt may (tập trung ở Kano, Abeokuta, Onitsha, và Lagos), ô tô, sản xuất nhựa, và chế biến thực phẩm. Gần đây, Nigeria còn kiếm được doanh thu lớn từ ngành công nghiệp điện ảnh. Các bộ phim được làm với chi phi rất rẻ rồi bán ở các nước châu Phi khác và cộng đồng người nhập cư châu Phi ở châu Âu. == Nhân khẩu học == Nigeria là nước có số dân đông nhất châu Phi, nhưng đông đến mức nào vẫn chỉ là con số phỏng đoán. Liên Hiệp Quốc ước tính dân số Nigeria vào năm 2009 khoảng 154,729,000 người, với khoảng 51.7% sống ở nông thôn và 48.3% sống ở thành thị, và với mật độ dân cư là 167.5 người/km2. Tổng điều tra dân số các thập kỷ trước cũng mang lại các kết quả tranh cãi. Số liệu của cuộc tổng điều tra gần đây nhất được công bố vào tháng 12 năm 2006 cho thấy dân số vào thời điểm đó là 140,003,542 người. Sự phân nhóm duy nhất là tỷ lệ nam/nữ: 71,709,859/68,293,083 người. Theo Liên hợp quốc, Nigeria đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số và trở thành một trong những nước có tỷ lệ sinh đẻ và gia tăng cao nhất thế giới. Theo quan điểm đó thì tới năm 2050 Nigeria sẽ là nước chủ yếu làm cho dân số thế giới gia tăng. Theo các số liệu có được, cứ trong 4 người châu Phi thì có tới một người Nigeria. Hiện nay, Nigeria là nước đông dân thứ 8 trên thế giới, và thậm chí có một số nguồn dữ liệu bảo thủ cũng thừa nhận rằng hơn 20% số người gốc Phi sống ở Nigeria. Số liệu ước tính năm 2006 cho thấy 42.3% dân số dưới 14 tuổi, 54.6% từ 15 đến 65 tuổi; tỷ lệ sinh cao hơn nhiều tỷ lệ tử với 40.4 và 16.9 trên 1000 người tương ứng. Điều kiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở Nigeria được đánh giá là kém. Tuổi thọ bình quân của người dân Nigeria là 47 năm (Việt Nam là 71.71 năm) và chỉ một nửa dân số có nước sạch để dùng và có điều kiện vệ sinh đảm bảo. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là khá cao, khoảng 97.1/1000 ca sinh (Tỷ lệ của Việt Nam là 22.26/1000). Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Nigeria thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ hai con số của các nước châu Phi khác như Kenya hay Nam Phi. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi 20 đến 29 ở Nigeria là 5.6%. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, ở Nigeria phổ biến căn bệnh viêm tủy xám và các bệnh theo mùa như bệnh tả, sốt xuất huyết và bệnh ngủ li bì. Năm 2004, tổ chức W.H.O đã triển khai chiến dịch tiêm phòng toàn dân chống lại bệnh viêm tủy xám và bệnh sốt xuất huyết nhưng đồng thời cũng gây ra tranh cãi ở một số khu vực. Giáo dục cũng bị bỏ rơi. Sau thời kỳ bùng nổ dầu mỏ vào năm 1970, giáo dục đại học được mở rộng tới mọi vùng và được chính quyền cung cấp miễn phí. Thế nhưng tỷ lệ học sinh trung học chỉ là 29% (32% nam sinh và 27% nữ sinh). Hệ thống giáo dục bị cho là không hợp lý do cơ sở vật chất xuống cấp. 68% dân số biết chữ, và tỷ lệ cao hơn ở nam giới (75.7%). Thành phố lớn nhất Nigeria, Lagos, có dân số tăng từ 300,000 năm 1950 lên tới 15 triệu hiện nay. Chính quyền Nigeria ước tính con số sẽ là 25 triệu vào năm 2015. === Nhóm ngôn ngữ Ethno === Nigeria có hơn 250 dân tộc với ngôn ngữ và tập quán khác nhau. Điều này tạo nên nền văn hóa phong phú của Nigeria. Các bộ tộc lớn nhất là Fulani/Hausa, Yoruba, Igbo, chiếm khoảng 68% dân số Nigeria, trong khi các nhóm Edo, Ljaw, Kanuri, Lbibio, Ebira Nupe, và Tiv chỉ chiếm khoảng 27%; Các nhóm dân tộc khác chiếm tỷ lệ 7% còn lại. Vành đai ở giữa nổi tiếng về sự đa dạng của các nhóm dân tộc, bao gồm Pyem, Goemai, và Kofya. Số thiệu thống kê chính thức của mỗi nhóm dân tộc vẫn luôn là tranh cãi bởi vì các nhóm khác nhau cho rằng các con số đó đã bị bóp méo để tạo điều kiện cho một bộ tộc nào đó giành ưu thế. Trong thành phần dân số còn có số lượng nhỏ người Anh, Mỹ, Đông Ấn, Trung Quốc (khoảng 50,000), người Zimbabwe da trắng, Nhật, Hy Lạp, Sypria, người Li-băng. Cộng đồng dân nhập cư cũng bao gồm dân di cư từ tây Phi và đông Phi. Những nhóm thiểu số này chủ yếu định cư ở các thành phố lớn như Lagos, Abuja hoặc đồng bằng sông Niger làm công nhân cho các công ty khai thác dầu. Ngoài ra cũng có nhiều người Cuba sang Nigeria lánh nạn sau cuộc Cách mạng Cuba. Vào giữa thế kỷ 19, nhiều nô lệ sau khi được giải phóng có nguồn gốc từ Cuba hoặc Brazil đã di cư từ Sierra Leone và định cư ở Lagos và các vùng khác của Nigeria. Nhiều nô lệ được giải phóng sau nội chiến ở Hoa Kỳ cũng đến đây lập nghiệp. Nhiều dân nhập cư, có khi gọi là Saros (vì đến từ Sierra Leone) và Amaro (nô lệ giải phóng ở Brazil), sau đó đã trở thành những lái buôn thế lực hoặc các nhà truyền đạo. === Ngôn ngữ === Số ngôn ngữ ở Nigeria được ước tính là 521. Con số này bao gồm 510 ngôn ngữ còn tồn tại, hai ngôn ngữ thứ hai mà không có người bản ngữ và chín ngôn ngữ đã tuyệt chủng. Ở một số vùng của Nigeria, các nhóm dân tộc nói nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh được chọn là ngôn ngữ chính thức để tạo thuận lợi cho sự thống nhất văn hóa và ngôn ngữ của đất nước. Sự lựa chọn tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức có liên quan đến một thực tế là một phần của dân số Nigeria nói tiếng Anh, kết quả của việc Nigeria nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh mãi đến năm 1960. Các ngôn ngữ chính được nói ở Nigeria đại diện cho ba nhóm ngôn ngữ lớn ở châu Phi - phần lớn là ngôn ngữ Niger-Congo, như tiếng Yoruba, tiếng Igbo, tiếng Hausa thuộc hệ ngôn ngữ Phi-Á; và Kanuri, nói ở phía đông bắc, chủ yếu là bang Borno, nằm trong nhóm ngôn ngữ Nilo-Sahara. Mặc dù hầu hết các nhóm dân tộc thích giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục, các giao dịch kinh doanh, và cho các sự kiện trang trọng. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ nhất, tuy nhiên, vẫn chỉ được nói bởi các nhóm nhỏ thành thị của đất nước, và nó không hề được nói ở một số vùng nông thôn. Với đa số dân số của Nigeria ở các vùng nông thôn, các ngôn ngữ giao tiếp chính trong nước vẫn là ngôn ngữ bản địa. Trong số này, đáng chú ý là Yoruba và Igbo, có nguồn gốc từ việc tiêu chuẩn hóa một số ngôn ngữ bản địa khác nhau và được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm dân tộc đó. Tiếng Anh Pidgin, thường được gọi đơn giản là 'Pidgin' hoặc 'tiếng Anh biến thể", cũng là một ngôn ngữ phổ biến, mặc dù với khu vực khác nhau có chịu thêm ảnh hưởng của phương ngữ và tiếng lóng. Tiếng Anh hoặc tiếng Anh Pidgin được nói rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Niger, chủ yếu tại Warri, Sapele, Port Harcourt, Agenebode, và thành phố Benin. == Văn hóa == === Văn học === Các nhà văn, nhà thơ Nigeria sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Anh viết về thời kỳ sau thuộc địa. Nhà văn được biết tới nhất là Wole Soyinka, người châu Phi đầu tiên đạt giải Nobel về văn học, và Chinua Achebe nổi tiếng với tiểu thuyết "Things fall apart" (Quê hương tan rã) và bài bình luận đầy tranh cãi về Joseph Conrad. Các nhà văn, nhà thơ của Nigeria nổi tiếng thế giới khác còn có John Pepper Clark, Ben Okri, Cyprian Ekwensi, Buchi Emecheta, Helon Habila, Chimamanda Ngozi Adichie, và Ken Saro Wiwa, người bị chế độ quân sự trước tử hình năm 1995. Nigeria có ngành công nghiệp báo chí lớn thứ hai ở châu Phi (sau Ai Cập) với số lượng phát hành vài triệu bản mỗi ngày trong năm 2003. === Âm nhạc và điện ảnh === Nigeria được gọi là "trái tim của âm nhạc châu Phi" vì vai trò của nó trong sự phát triển của nền âm nhạc highlife và rượi-cọ (palm wine) tây Phi, và là cầu nối giữa các nền âm nhạc Congo, Brasil, Cuba cùng một số nơi khác. Nhiều nhạc sĩ cuối thể kỷ 20 như Fela Kuti đã thành công trong việc kết hợp các yếu tố văn hóa bản địa với nhạc Jazz và nhạc Soul của Mỹ để tạo nên dòng nhạc Afrobeat. Dòng nhạc JuJu là loại nhạc dụng cụ pha trộn nhạc truyền thống người Yoruba và được King Sunny Ade làm cho nổi tiếng. Ngoài ra còn có nhạc fuji theo phong cách nhạc dụng cụ Yoruba, được tạo ra và phát triển bởi Alhaji Sikiru Ayinde Barister. Nhạc hip-hop cũng đang trong giai đoạn hình thành ở Nigeria. Các nhạc sĩ nổi tiếng người Nigeria là Fela Kuti, Adewale Ayuba, Ezebuiro Obinna, Alhaji Sikiru Ayinde Barrister, King Sunny Ade, Ebenezer Obey, Femi Kuti, Lagbaja, Dr. Alban, Sade Adu, Wasiu Alabi, Bola Abimbola và Tuface Ldibia. Tháng 10 năm 2008, nhạc Nigeria nói riêng và nền âm nhạc châu Phi nói chung nhận được sự chú ý quốc tế khi MTV phát sóng lễ trao giải thưởng âm nhạc của châu Phi đầu tiên tại Abuja. Nền công nghiệp điện ảnh Nigeria được gọi là Nollywood (giống như Bollywood của Ấn Độ đặt tên theo Hollywood của Mỹ). Nhiều phim trường đặt ở Lagos và Enugu, và trở thành một phần thu nhập quan trọng của các thành phố. === Tôn giáo === Nigeria có nhiều tôn giáo thể hiện sự khác biệt về địa lý và dân tộc, và chính điều này đã châm ngòi cho các xung đột sắc tộc và tôn giáo. Các tôn giáo lớn nhất ở Nigeria là Hồi giáo và Ki-tô giáo, cộng thêm một số người theo các tôn giáo bản địa. 50.4% dân số Nigeria theo Hồi giáo, 40,3% dân số theo Kitô giáo (trong đó 15% là đạo Tin Lành, 13.7% theo Công giáo Rôma, và 19.6% theo các nhánh khác của Ki-tô giáo), phần trăm còn lại là các loại tôn giáo khác. Miền bắc chủ yếu theo đạo Hồi; miền trung và tây nam có cả Hồi giáo và Kitô giáo còn miền đông nam và đồng bằng sông Niger đa số theo Ki-tô giáo, chủ yếu Công giáo, Anh giáo và Hội Giám lý, cùng với rất ít niềm tin truyền thống. Cộng đồng Hồi giáo phần lớn theo dòng Sunni, nhưng cũng có dòng Shia và Sufi cùng với một ít theo Ahmadiyya. Việc một vài bang ở phía bắc đưa luật Hồi giáo Sharia vào hệ thống luật chính thức đã gây tranh cãi. Bang Kano đang cố gắng đưa luật Sharia vào Hiến pháp của bang. Khắp khu vực người Yoruba ở phía tây, có nhiều người vẫn theo tín ngưỡng Yorubo với niềm tin rằng tất cả đều có thể trở thành Orisha. === Thể thao === Bóng đá (soccer) là môn thể thao quốc gia của Nigeria do một liên đoàn bóng đá phụ trách. Đội tuyển bóng đá quốc gia Nigeria đã có một số lần vào được World Cup, đó là các năm 1994, 1998, 2002, 2010, 2014. Nigeria cũng đã từng đăng cai tổ chức World Cup trẻ (Junior World Cup) và đã giành huy chương vàng trong Đại hội thể thao mùa hè 1996 sau khi đánh bại Argentina và cũng đã tiến tới vòng chung kết của Giải Vô địch U-20 thế giới năm 2005. Tháng 12 năm 2007, Nigeria vô địch Cúp thế giới U-17 lần thứ ba, và trở thành nước châu Phi đầu tiên và nước thứ hai trên thế giới (sau Brasil) có thể làm nên kỳ tích đó. Nigeria cũng có tham gia và giành được thành tích ở các giải U-17 các năm 1985 tại Trung Quốc, 1993 tại Nhật Bản và 2007 tại Hàn Quốc. Theo bảng xếp hạng FIFA thế giới tháng 9 năm 2007, Nigeria xếp hàng đầu danh sách các nước châu Phi và hàng thứ 19 trên thế giới. Nigeria cũng tham gia các môn thể thao khác như bóng rổ, bóng cric-kê (cricket), và điền kinh. Boxing cũng là môn thể thao quan trọng của Nigeria; Dick Tiger và Samuel Peter là những cựu vô địch thế giới. === Ẩm thực === Ẩm thực Nigeria nói riêng và tây Phi nói chung nổi tiếng về sự phong phú và đa dạng. Nhiều loại thảo dược và gia vị được dùng chung với dầu cọ và dầu lạc để tạo ra các món canh có hương vị đậm đà của ớt. == Vấn đề xã hội == Mặc dù thu được nguồn lợi lớn từ dầu mỏ, Nigeria vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề xã hội do năng lực điều hành yếu kém của chính quyền. === Tình trạng bạo lực === Do sự phức tạp về sắc tộc, ngôn ngữ, trước thời kỳ độc lập Nigeria đã đối mặt với tình trạng xung đột giáo phái. Điều này là vấn đề thời sự chính ở khu vực khai thác dầu ở lưu vực sông Niger, nơi mà cả chính quyền và các nhóm dân sự đều cố gắng kiểm soát nguồn tài nguyên dầu mỏ. Một số nhóm thiểu số như Ogoni đã phải hứng chịu sự xuống cấp của môi trường do khai thác dầu mỏ. Kể từ sau nội chiến 1970, tình trạng xung đột sắc tộc vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, cũng có thời kỳ tạm lắng sau khi chính quyền liên bang áp dụng các biện pháp cứng rắn trong cả nước. Năm 2002, ban tổ chức cuộc thi sắc đẹp thế giới Miss World buộc phải di chuyển địa điểm dự định tổ chức ở thủ đô Nigeria là Abuja đến Luân Đôn trước tình trạng bạo lực gia tăng ở miền bắc làm chết hơn 100 người và 500 người bị thương sau khi một tờ báo có bài bình luận về Hồi giáo. === Vấn đề sức khỏe === Nigeria gần đây đã tái cơ cấu hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân sau khi Sáng kiến Bamako phát triển và giúp người dân dễ tiếp cận với thuốc men và các dịch vụ y tế công cộng bằng việc hỗ trợ chi phí cho người dùng. Điều này đã nâng cao chất lượng y tế và giảm đáng kể chi phí. Tuy nhiên, hệ thống y tế Nigeria vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu bác sĩ do tình trạng "chảy máu chất xám" tới các nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu. Chỉ tính riêng năm 2008 ước tính khoảng 21,000 bác sĩ người Nigeria đang làm việc tại Mỹ. Con số tương tự đang làm việc cho ngành y tế ở Nigeria. Thu hút nguồn bác sĩ này trở về làm việc trong nước được chính quyền đưa vào các mục tiêu hàng đầu cần phải làm. === Tình trạng tội phạm === Nigeria nổi tiếng với loại tội phạm lừa đảo 419 (đặt tên theo điều 419, bộ Luật Hình sự Nigeria). Các đối tượng lừa đảo thường bắt đầu màn diễn với việc thuyết phục các nạn nhân đầu tư một khoản tiền nho nhỏ và đổi lại sẽ nhận được khoản thu về gấp bội. Năm 2003, Ủy ban Tội phạm kinh tế và tài chính quốc gia Nigeria được thành lập với mục đích ngăn chặn loại tội phạm này cùng với các loại tội phạm tài chính khác. Nó đã gặt hái được thành công trong việc vạch trần một số ông "trùm" khét tiếng và trả lại tài sản bị mất cho nạn nhân. == Khí hậu == Có thể phân chia khu vực của Nigeria ra làm ba khu vực, khu vực phía bắc, khu vực phía nam, và khu vực mới được hình thành giữa hai khu vực trên. Khí hậu của khu vực phía nam được xác định bởi khí hậu của những khu rừng nhiệt đới ở đó,nơi mà lượng nước mưa hàng năm rơi vào khoảng từ 60 đến 80 inch một năm. Khu vực phía bắc mang khí hậu của vùng sa mạc, nơi lượng mưa mỗi năm thấp hơn 20 inch. Phần còn lại của đất nước-khu bực nằm giữa phía nam và phía bắc, là khu vực hoang mạc và thảo nguyên, nơi có lượng mưa mỗi năm từ 20 inch đến 60 inch. == Hình ảnh == == Liên kết ngoài == Trang chủ Chính phủ Nigeria Bản đồ Nigeria Thông tin về Nigeria trên BBC Số liệu về Nigeria tại Ngân hàng Thế giới Trang thông tin Nigeria == Tham khảo == === Tiếng Anh ===
hoedown throwdown.txt
"Hoedown Throwdown", là một ca khúc của ca sĩ nhạc pop người Mỹ Miley Cyrus. Nó được phát hành như đĩa đơn quảng bá từ album soundtrack của bộ phim Hannah Montana: The Movie. == Xếp hạng == == Chú thích == == Liên kết ngoài == The official website of Hannah Montana: The Movie "How to Do the Hoedown Throwdown" video on YouTube (posted by Hollywood Records)
nokia.txt
Nokia Corporation (pronunciation /'nɔkiɑ/) (OMX: NOK1V, NYSE: NOK, FWB: NOA3) là một công ty đa quốc gia có trụ sở tại Keilaniemi, Espoo, một thành phố láng giềng của thủ đô Helsinki, Phần Lan. Nokia tập trung vào các sản phẩm viễn thông không dây và cố định, với 129.746 nhân viên làm việc ở 120 quốc gia, bán sản phẩm ở hơn 150 quốc gia trên toàn cầu và đạt doanh số 41 tỷ euro với lợi tức 1,2 tỷ năm 2009. Đây là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới với thị phần toàn cầu sản phẩm này chiếm khoảng 40% trong quý 2 năm 2008, tăng so với mức 38% quý 2 năm 2007 và tăng từ tỷ lệ 39% liên tục. Ngày 3 tháng 9 năm 2013, Nokia công bố sẽ bán lại bộ phận Thiết bị và Dịch vụ cho Microsoft với giá 5,4 tỷ Euro (7.17 tỷ USD). Ngày 4 tháng 12 năm 2013, Liên minh châu Âu đã chính thức ký vào bản chấp thuận thương vụ mua lại này của Microsoft. Sau khi đồng ý bán Nokia về Microsoft, CEO Stephen Elop của Nokia đã nộp đơn từ chức và quay trở lại làm việc cho Microsoft với nhiệm vụ dẫn đắt bộ phận thiết bị di động. Ngày 25 tháng 4 năm 2014, Nokia tuyên bố chính thức hoàn tất thương vụ bán bộ phận sản xuất thiết bị cầm tay cho Microsoft. Tuy nhiên 2 nhà máy tại Ấn Độ và Hàn Quốc sẽ nằm ngoài thỏa thuận này. Ngoài ra do một "khúc mắc trong vấn đề thuế" với chính quyền Ấn Độ, Nokia sẽ vận hành nhà máy sản xuất Chennai tại đây là như một đơn vị sản xuất hợp đồng cho Microsoft. Bên cạnh đó nhà sản xuất điện thoại Phần Lan sẽ đóng cửa một nhà máy với 200 nhân công ở Masan, Hàn Quốc. == Lịch sử == === Thời kì tiền viễn thông === Tiền thân của Nokia ngày nay là công ty Nokia (Nokia Aktiebolag), công ty cao su Phần Lan Finnish Rubber Works Ltd (Suomen Gummitehdas Oy) và công ty cáp Phần Lan Finnish Cable Works Ltd (Suomen Kaapelitehdas Oy). Lịch sử của Nokia bắt đầu vào năm 1865 khi kĩ sư người Phần Lan Fredrik Idestam cho xây dựng một nhà máy chế biến gỗ giấy công nghiệp bên bờ thác ghềnh Tammerkoski chảy qua thị trấn Tampere miền tây nam Phần Lan thuộc Đế quốc Nga và bắt đầu sản xuất giấy. Đến năm 1868, Idestam cho xây nhà máy thứ hai ở thị trấn có tên Nokia để khai thác tiềm năng thủy năng từ con sông nơi đây. Vào năm 1871, với sự giúp đỡ của người bạn thân Leo Mechelin, ông đã đổi tên và điều chỉnh lại cơ cấu công ti, qua đó cái tên Nokia được thành lập và tồn tại cho đến tận ngày nay. Đến cuối thế kỉ 19, Michelin mong muốn được mở rộng công ty sang kinh doanh điện tử, nhưng ý kiến đó bị Idestam phản đối. Tuy vậy, vào năm 1896, Idestam nghỉ hưu và điều đó làm Michelin trở thành chủ tịch của công ty (từ năm 1896 đến 1914). Năm 1902, Michelin đã bổ sung thêm lĩnh vực sản xuất điện năng cho hoạt động kinh doanh của công ti. === Kết hợp === Vào năm 1898, Eduard Polón thành lập Công ty sản phẩm cao su Phần Lan, chuyên sản sản xuất giày cao su và các sản phẩm cao su khác, dần dần đã trở thành đối tác kinh doanh của Nokia. Nguồn lợi thủy điện của dòng sông bên bờ thị trấn Nokia sau đó đã thu hút công ty và công ty này mở một nhà máy gần thị trấn khởi nghiệp của Nokia và họ bắt đầu sử dụng thương hiệu Nokia trên các sản phẩm của mình. Năm 1912, Arvid Wickström thành lập Công ty sản phẩm cáp Phần Lan, sản xuất điện thoại, cáp điện. Vào cuối thập niên 1910 thế kỉ 20, Nokia đang ở bờ vực phá sản. Để tiếp tục quá trình sản xuất điện, công ty sản phẩm cáp Phần Lan giành quyền kinh doanh của Nokia Company, lúc này đã vỡ nợ, không thể một mình kinh doanh được nữa. Đến năm 1922, công ty sản phẩm cao su Phần Lan lại mua lại công ty sản phẩm cáp Phần Lan. Năm 1937, Verner Weckman, vận động viên vật và là người Phần Lan đầu tiên giành huy chương vàng Olympic trở thành chủ tịch của Finnish Cable Works, sau 16 năm làm giám đốc kĩ thuật. Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Finnish Cable Works cung cấp cáp và dây điện cho phía Liên Xô như là một điều khoản bồi thường chiến tranh. Điều này đã cho công ty một vị trí tốt hơn trên thương trường sau này. Ba công ty trên, về nguyên tắc đã được hợp nhất từ năm 1922, đã chính thức kết hợp các ngành công nghiệp lại vào năm 1967 với tên gọi Tập đoàn Nokia (Nokia Corporation), mở đường cho Nokia trở thành tập đoàn đa quốc gia như ngày nay.. Công ty mới được phép kinh doanh trong nhiều ngành công nghiệp như như: sản xuất xe hơi, lốp xe đạp, giày dép (bao gồm cả ủng cao su), cáp thông tin, truyền hình máy tính cá nhân, thông tin liên lạc, nhựa, nhôm, hóa chất, tụ điện, công nghệ người máy và thậm chí là sản xuất thiết bị quân sự cho quân đội Phần Lan (như thiết bị SANLA M/90 và mặt nạ chống độc M61). Mỗi ngành đều có giám đốc riêng và mỗi giám đốc đều phải báo cáo lại cho chủ tịch đầu tiên của tập đoàn, ông Björn Westerlund. Trước đó với tư cách là chủ tịch Finnish Cable Works, ông là người có trách nhiệm trong việc xây dựng bộ phận điện tử đầu tiên của công ti, gieo mầm cho Nokia trở thành bá chủ truyền thông trong tương lai. Cuối cùng, công ty quyết định từ bỏ các lĩnh vực điện tử vào đầu những năm 90 và chỉ tập trung toàn bộ sức lực trong ngành viễn thông đang trên đà phát triển nhanh chóng. Nokian Tyres, nhà sản xuất lốp xe, tách ra khỏi Tập đoàn Nokia vào năm 1988, và hai năm sau Nokian Footwear chuyên sản xuất giày cao su cũng được tách ra khỏi tập đoàn. Trong quãng thời gian còn lại của thập niên 90, Nokia gạt bỏ hết những ngành, lĩnh vực không thuộc về viễn thông. === Thời kì viễn thông === Hạt giống của sự thăng hoa của Nokia ngày nay được gieo trồng khi hãng sản xuất bộ phận điện tử (electronics section) của truyền hình cáp vào năm 1960 và hai năm sau, họ sản xuất thiết bị điện tử đầu tiên, một xung phân tích trong nhà máy điện nguyên tử. Năm 1967, phần này được tách riêng ra và bắt đầu sản xuất thiết bị viễn thông. CEO chủ chốt của công ty, Björn "Nalle" Westerlund (1912–2009), người đã thành lập bộ phận điện tử và bán rất chạy hàng trong suốt 15 năm. === Thiết bị mạng === Trong những năm 1970, Nokia tham gia nhiều hơn vào ngành công nghiệp viễn thông với sản phẩm DX Nokia 200 - một chuyển mạch (switch) điện tử cho điện thoại. DX Nokia 200 dần trở nên thông dụng do sự linh hoạt và đa dụng. Tính linh hoạt trong cấu trúc của nó cho phép Nokia sản xuất nhiều hơn những mặt hàng switch điện tử. Năm 1984, bắt đầu công cuộc xây dựng phiên bản dành cho mạng điện thoại di động Bắc Âu Nordic Mobile Telephony. Nordic Mobile Telephony là mạng di động đa quốc gia đầu tiên trên thế giới, mở ra nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng cho ngành công nghiệp di động sau đó. Trong những thập niên 70 và 80 của thế kỉ 20, Nokia còn phát triển Sanomalaitejärjestelmä, một hệ thống truyền tin nhắn, dựa trên văn bản kỹ thuật số được mã hóa dành cho Bộ Quốc phòng Phần Lan. Thiết bị hiện tại được Bộ Quốc phòng Phần Lan đang sử dụng là chiếc Sanomalaite M/90. === Điện thoại đầu tiên === Ban đầu, Nokia sản xuất điện thoại mang chuẩn tiền di động "0G". Trong giai đoạn này, Nokia sản xuất một loạt thiết bị di động nhưng nó giống radio hơn là điện thoại. Từ năm 1964, Nokia sản xuất radio, cùng thời điểm với Solora Oy. 1966, Nokia và Solora Oy phát triển chuẩn ARP (viết tắt của Autoradiopuhelin, trong tiếng Anh là car radio phone ), một hệ thống radio nền dành cho xe hơi và là mạng điện thoại mở cửa cho công chúng nhằm mục đích thương mại đầu tiên của Phần Lan. Nó lên sóng vào năm 1971 và phủ sóng toàn quốc vào năm 1978. === Vụ mua lại của Microsoft === Ngày 25/4/2014 Microsoft đã chính thực xác nhận đã mua lại bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia và toàn bộ các nhân viên liên quan về tập đoàn Microsoft trong 1 thương vụ trị giá 7.2 tỷ USD. Đồng thời, Microsoft cũng đã đổi tên bộ phận thiết bị và dịch vụ của Nokia thành một cái tên hoàn toàn khác: Microsoft Devices. Microsoft cũng sẽ đổi tên dòng điện thoại Nokia Lumia thành Microsoft Lumia. == Sản phẩm == Nokia sản xuất rất nhiều sản phẩm cho từng phân đoạn thị trường và protocol bao gồm GSM, CDMA và W-CDMA (UMTS). Nokia cũng sở hữu những dịch vụ Internet cho phép người dùng có thể truy cập vào để tải âm nhạc, bản đồ, tin nhắn và trò chơi cùng nhiều tiện ích khác. Công ty con của Nokia là Nokia Siemens Network sản xuất các thiết bị kết nối mạng, giải pháp và dịch vụ. Nokia hoạt động ở các lĩnh vực nghiên cứu, phát triển, sản xuất và thương mại ở nhiều nước trên thế giới. Tháng 12/2008 Nokia đã mở văn phòng đại diện ở 16 nước với 39,350 người nghiên cứu và phát triển khoảng 31% tổng số nhân công. Trung tâm nghiên cứu Nokia thành lập năm 1986 là một đơn vị nghiên cứu công nghiệp gồm 500 người nghiên cứu, kỹ sư và nhà khoa học. Nó có cơ sở ở 7 nước: Phần Lan; Trung Quốc; Ấn Độ; Kenya; Thuỵ Sĩ; UK và Mỹ. Ngoài trung tâm nghiên cứu đó năm 2001 Nokia đã thành lập (và làm chủ) INdT - Viện công nghệ Nokia có cơ sở ở Brasil. Nokia có 15 khoa sản xuất nằm ở Espoo, Oulu và Salo, Phần Lan, Manaus, Brasil, Bắc Kinh, Dongguan và Suzhou, Trung Quốc; Farnborough, Anh; Komárom, Hungary; Chennai, Ấn Độ; Reynosa, Mexico; Jucu, Romania and Masan, Hàn Quốc. Ban thiết kế của Nokia nằm ở Salo, Phần Lan. == Tập đoàn == Tập đoàn Nokia được phân chia thành 4 bộ phận kinh doanh chính: Điện thoại di động Giải trí đa phương tiện Giải pháp mạng Giải pháp cho doanh nghiệp == Biểu trưng của Nokia == Hiện tại == Xem thêm == Windows Phone Symbian Bluetooth == Tham khảo == == Liên kết ngoài == (tiếng Việt) Website chính thức Trang chủ quốc tế
major league baseball.txt
Major League Baseball (MLB) là tổ chức thể thao chuyên nghiệp của môn bóng chày (dã cầu) và cũng là tổ chức lâu đời nhất trong số 4 liên đoàn thể thao chuyên nghiệp chính ở Hoa Kỳ và Canada. Major League Baseball có tổng cộng 30 đội bóng đến từ nhiều bang khác nhau của Mỹ và Canada (29 đội từ Mỹ và 1 đội từ Canada). Biểu tượng chính thức của giải đấu là một người đang trong thế đánh bóng chày, được cho là dựa trên hình tượng của Jackie Robinson, một trong những cầu thủ huyền thoại và là người da màu đầu tiên chơi cho giải. Ba mươi đội này được chia ra làm 2 hệ thống giải khác nhau, American League (AL, tạm dịch là Giải Mỹ) và National League (NL, tạm dịch là Giải Quốc gia) với 15 đội cho mỗi giải. Các đội sẽ chơi tổng cộng 162 trận trong một mùa giải, và 5 đội có kết quả thi đấu tốt nhất ở mỗi giải sẽ đi tiếp vào Postseason, một vòng đấu loại trực tiếp. Hai giải AL và NL sẽ chọn ra 2 nhà vô địch để đấu tiếp vòng cuối cùng tại World Series, giải đấu tìm ra đội chiến thắng cuối cùng của năm. Hệ thống các trận đấu của MLB được phát trực tiếp ở rất nhiều đài khác nhau tại Bắc Mỹ và nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới, thông qua hệ thống truyền hình, radio và Internet. Major League Baseball có số lượng người xem (qua các phương tiện thông tin đại chúng và khán giả tại sân vận động) lớn hơn bất kì giải đấu nào trên thế giới với 74 triệu khán giả vào năm 2013. MLB luôn được sự quan tâm lớn của hầu hết fan bóng chày trên toàn thế giới, và cũng được xem là giải đấu nổi tiếng và uy tín nhất, tập hợp những cầu thủ có trình độ cao nhất trong bộ môn này. Từ lâu, Major League Baseball đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa của nước Mỹ. Đội bóng chày chuyên nghiệp đầu tiên được thành lập là Cincinnati vào năm 1869, như vậy MLB đã trải qua gần 150 lịch sử. == Chú thích ==
hội an.txt
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Tại Hội An có Phố cổ Hội An với những di sản kiến trúc đã có từ hàng trăm năm trước, được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO từ năm 1999. == Địa lý == Phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp hai thị xã Điện Bàn và huyện Duy Xuyên; phía nam giáp huyện Duy Xuyên; phía bắc giáp thị xã Điện Bàn, đều thuộc tỉnh Quảng Nam. === Biển lấn đất === Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An (tỉnh Quảng Nam), tính từ năm 2007 đến 2014 (7 năm) tại bờ biển Hội An dọc Cửa Đại lên đến gần Thị xã Điện Bàn, biển đã lấn sâu vào bờ 150m. Dọc bãi biển này, trước đây là cả một rừng dương, đã bị các doanh nghiệp cho san bằng toàn bộ, khi họ xây dựng các resort, khách sạn dọc bờ biển, đã đưa đến tình trạng này. == Lịch sử == === Trước thế kỷ 2 === Kết quả nhiều cuộc thăm dò, quan sát các di tích mộ táng: Bãi Ông; Hậu Xá I, II; An Bàng; Xuân Lâm và các di chỉ cư trú: Hậu Xá I; Đồng Nà; Cẩm Phô I; Trảng Sỏi; Lăng Bà; Thanh Chiêm đã cung cấp nhiều thông tin quý về thời Tiền sử và thời văn hóa Sa Huỳnh muộn. Ngoài di tích Bãi Ông có niên đại hơn 3.000 năm, thuộc thời Tiền sử (Tiền Sa Huỳnh), các di tích còn lại đều trên dưới 2.000 năm, tức là vào giai đoạn hậu kỳ Sa Huỳnh. Những bộ sưu tập hiện vật quý được thu thập từ các di tích khảo cổ là các loại thuộc về công cụ sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu, trang sức, tín ngưỡng... bằng các chất liệu gốm, đồng, sắt, đá, thuỷ tinh. Đặc biệt còn có cả những tiền đồng Trung Quốc: Ngũ Thù; Vương Mãng cùng với các đồ trang sức mã não, thủy tinh có gốc gác từ Nam Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Đông, chứng tỏ cách đây 2.000 năm, dân cư ở đây đã có nghề trồng lúa nước, khai thác thủy sản và làm các nghề thủ công. Đồng thời cũng thể hiện rõ mối quan hệ giao lưu văn hóa trong nước cùng các hoạt động buôn bán với nước ngoài, lập nên một cảng-thị sơ khai, là nền móng cho các cảng-thị sau này. === Thế kỷ 2 - Thế kỷ 15 === Kế tiếp dân cư Sa Huỳnh cổ là dân cư Champa với nền văn hoá rực rỡ, mở đầu thời kỳ vàng son cho một Cảng-Thị hưng thịnh. Những cái tên Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm), Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại), Cachiam cùng với những tượng đá, giếng gạch và dấu vết nền tháp, đặc biệt trong các di chỉ khảo cổ học với các hiện vật gốm sứ Champa, Ả Rập, Trung Quốc; các đồ trang sức từ Trung Đông, Ấn Độ và nhiều tài liêu, thư tịch cổ Trung Quốc, Ả Rập, Ấn Độ, Ba Tư xác nhận vùng Cửa Đại xưa kia là hải cảng chính của nước Champa. Vùng Lâm Ấp phố là nơi các chiến thuyền ngoại quốc thường ghé lấy nước ngọt từ những giếng Champa rất ngon và trong; trao đổi sản vật như trầm hương, quế, ngọc ngà, thuỷ tinh, tơ lụa, đồi mồi, xà cừ. === Thế kỷ 15 - Thế kỷ 19 === Tiếp nối thời Champa, khoảng cuối thế kỷ 15, Hội An đã có dân cư Đại Việt tới sinh sống. Trong buổi đầu cùng với việc khai hoang, lập làng, người Việt còn sáng tạo ra một số ngành nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội nơi đây. Từ cuối thế kỷ 16 - thế kỷ 17, có thêm nhiều người Hoa và người Nhật đến định cư, giúp thương nghiệp Hội An phát triển. Kết hợp với vị trí địa lý phù hợp, Hội An nhanh chóng trở thành một thương cảng phồn thịnh trong nhiều thế kỷ. Đến giữa thế kỷ 19, nền kinh tế Hội An nhanh chóng suy thoái do nhiều nguyên nhân bất lợi: sự bồi cạn, sông chuyển dòng, chính sách kinh tế hạn chế của triều đình phong kiến. Ngay gần đó, thương cảng Đà Nẵng hiện đại do người Pháp lập nên đã lấn át hết vai trò của Hội An. === 1858 đến 1975 === Dưới thời Pháp thuộc, Đà Nẵng là nhượng địa, còn Quảng Nam được hưởng quy chế bảo hộ. Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tòa sứ tại Hội An cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ tiếp sau, Hội An được chọn làm tỉnh lị của Quảng Nam. === 1975 đến nay === Sau ngày đất nước thống nhất, Hội An là thị xã thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, gồm 3 phường: Cẩm Phô, Minh An, Sơn Phong và 6 xã: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh. Ngày 25 tháng 7 năm 1978, thành lập xã Tân Hiệp trên cơ sở đảo Cù Lao Chàm. Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa IX, kỳ họp thứ 10, phê chuẩn việc tách Quảng Nam – Đà Nẵng thành 2 đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương là tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Hội An là thị xã trực thuộc tỉnh Quảng Nam. Ngày 22 tháng 8 năm 1998, Hội An được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân". Ngày 16 tháng 8 năm 1999, chia xã Cẩm Hà thành xã Cẩm Hà và phường Thanh Hà; thành lập phường Tân An trên cơ sở 73,5 ha diện tích tự nhiên và 4.233 nhân khẩu của phường Cẩm Phô; 74 ha diện tích tự nhiên và 775 nhân khẩu của xã Cẩm Hà. Ngày 12 tháng 1 năm 2004, chuyển xã Cẩm Châu thành phường Cẩm Châu; chia xã Cẩm An thành 2 phường: Cẩm An và Cửa Đại. Ngày 8 tháng 3 năm 2007, chuyển xã Cẩm Nam thành phường Cẩm Nam. Ngày 3 tháng 4 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký quyết định số 602/QĐ-BXD công nhận Hội An là đô thị loại 3. Ngày 29 tháng 1 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/NĐ-CP chuyển thị xã Hội An thành thành phố Hội An trực thuộc tỉnh Quảng Nam và là thành phố thứ hai của tỉnh này (sau thành phố Tam Kỳ). == Phân chia hành chính == Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm). == Dân cư == Hội An trở thành thành phố vào tháng 1 năm 2008 trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Hội An, với 6.146,88 ha, 121.716 nhân khẩu. == Kinh tế == Hiện nay chính quyền sở tại đang tích cực khôi phục các di tích, đồng thời phát triển thành một thành phố du lịch. === Nghề truyền thống === Với lịch sử phát triển lâu dài của mình, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn.... để phục vụ nhu cầu đời sống của mình, đồng thời cũng làm nên sự phồn thịnh, tấp nập cho cảng thị Hội An từ thế kỷ VII - cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19. Nhằm bảo tồn những ngành nghề này, Trung tâm văn hóa thể thao Hội An đã cho xây dựng xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ Hội An tại số 9 đường Nguyễn Thái Học, làm nơi trưng bày cũng như giới thiệu quy trình sản xuất đơn giản các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Đây cũng là một trong những điểm tham quan thu hút rất nhiều khách du lịch. ==== Làng mộc Kim Bồng ==== Làng mộc Kim Bồng thuộc xã Cẩm Kim nằm bên kia sông Hội An. Làng Kim Bồng đã nổi tiếng rất lâu với nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ. Nghề Mộc của Làng có nguồn gốc từ miền Bắc. Qua quá trình giao lưu, các nghệ nhân mộc Kim Bồng đã tiếp thu một số nét tinh hoa của các truyền thống điêu khắc chạm trổ Chiêm Thành, Trung Hoa, Nhật Bản… kết hợp với tài hoa điệu nghệ của mình đã làm nên những sản phẩm mang đầy tính mỹ thuật và triết học. Làng vốn rất nổi tiếng về nghề mộc của mình vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của cha ông họ dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. ==== Làng gốm Thanh Hà ==== Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục hồi. Nằm cách Hội An 3 Km về hướng Tây, vào thế kỷ 16, 17, Thanh Hà là một ngôi làng rất thịnh đạt, nổi tiếng về các mặt hàng gốm, đất nung được trao đổi, bán buôn khắp các tỉnh miền Trung Việt Nam. Nghề gốm của làng có nguồn gốc xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi đã tiếp thu được một số vốn luyến kỹ thuật thì làng đã hình thành một làng gốm như ngày nay. ==== Làng rau Trà Quế ==== Nằm cách trung tâm Hội An khoảng 3 km về hướng Tây bắc và cách TP Đà Nẵng chưa đến 20 km về phía Nam, làng rau Trà Quế hiện có 220 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40 héc ta. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. ==== Làng đúc đồng Phước Kiều ==== Vị trí của làng nghề: Nằm dọc theo quốc lộ 1A, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ phố cổ Hội An đi khoảng 30 phút ra quốc lộ 1A, đến xã Điện Phương, gần cầu Câu Lâu cũ. Làng đúc đồng Phước Kiều là một trong số những làng nghề truyền thống nổi tiếng đất Quảng Nam. Đi dọc theo quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Điện Phương, dọc hai bên đường du khách có thể nhìn thấy rất nhiều các cửa hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm của làng nghề rất tinh xảo và mang đầy tính chất dân tộc. Theo ghi chép lịch sử (Việt Nam gia phả), làng nghề được hình thành từ thế kỷ thứ 16, khi ông Dương Không Lộ, quê xã Đề Kiều, Tổng Bình Quân, châu Thất Truyền, phủ Tường Khánh, tỉnh Lạng Sơn; Trên bước đường đi làm ăn đã đặt chân đến phủ Điện Bàn khai khẩn 10 mẫu đất hoang để làm nghề đúc đồng, đổi tên là làng Phước Kiều. Và từ đó đến này cùng với bao biến động, thăng trầm của đất nước làng nghề vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay. == Bảo tồn, bảo tàng == === Bảo tàng lịch sử văn hóa === Địa chỉ: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiên vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ... phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hòa Sa Huỳnh(từ thế kỷ thứ 2 công nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hóa Đại Việt (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19). Đến thăm bảo tàng lịch sử văn hóa hội an, du khách sẽ có được cái nhìn tổng quát về tiến trình lịch sử cũng như bề dày văn hóa của đô thị cổ. === Bảo tàng gốm sứ mậu dịch === Địa chỉ: 80 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Cận Trung Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An. === Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh === Địa chỉ: 149 Trần Phú, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Bảo tàng là nơi cung cấp những thông tin phong phú về cư dân cổ thuộc hệ văn hoá Sa Huỳnh - chủ nhân cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu Trung Hoa, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á. Tại đây trưng bày 216 hiện vật văn hoá Sa Huỳnh có niên đại trên dưới 2000 năm được phát hiện qua các đợt khảo sát, khai quật khảo cổ học tại các địa điểm: Hậu Xá, Thanh Chiêm, An Bàng, Xuân Lâm... từ năm 1989 đến năm 1994. Các hiện vật tại bảo tàng được đánh giá là bộ sưu tập độc đáo nhất của Việt Nam hiện nay về văn hoá Sa Huỳnh. == Ẩm thực == Năm 2011, trang du lịch trực tuyến nổi tiếng thế giới Tripadvisor bình chọn và công bố danh sách 10 điểm đến có ẩm thực hấp dẫn nhất châu Á, trong đó các món ăn truyền thống của Hội An được xếp ở vị trí thứ 6. Theo mô tả của Tripadvisor, các món ăn truyền thống nổi tiếng của Hội An như: cao lầu, mì Quảng, bánh xèo chiên giòn, bánh "hoa hồng trắng" rất sang trọng và quyến rũ cả trong hương vị cũng như cách trình bày, làm mê hoặc du khách quốc tế. Những du khách nào chưa thưởng thức hương vị đặc trưng của các món ăn này thì xem như chưa từng đến Hội An. == Thư viện ảnh == == Xem thêm == Phố cổ Hội An == Ghi chú == == Liên kết ngoài == Di sản văn hóa thế giới Hội An - Trang của Trung tâm Văn hóa và Thể thao Hội An
đấu trường tiếu lâm.txt
Đấu trường tiếu lâm là một chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm những diễn viên hài thế hệ kế tiếp. Các thí sinh sẽ trải qua nhiều vòng thi để tìm ra người xứng đáng nhất giành giải quán quân. == Thông tin vòng thi == - Vòng lập đội: 40 thí sinh, 40 màu sắc khác biệt sẽ trình diễn một kịch bản hài để thuyết phục các HLV chọn về đội của mình. Trong trường hợp một thí sinh được hơn 1 HLV chọn, thí sinh có quyền quyết định về đội của HLV mà mình yêu thích. - Vòng Song Đấu: Các thí sinh của mỗi đội sẽ được ghép cặp để trình diễn một kịch bản hài. 20 thí sinh chiến thắng vào vòng 3. - Vòng Đạo Cụ: Mỗi thí sinh bốc thăm cho mình 2 đạo cụ, tiết mục nào thực sự gây ấn tượng với huấn luyện viên để đoạt chiếc vé an toàn vào vòng tiếp theo. Một thí sinh có phần trình diễn kém nhất sẽ bị loại. - Vòng Chuyển Thể: Lấy nguồn cảm hứng từ phim truyện, tác phẩm văn học, các thí sinh của mỗi đội phải tư duy sáng tạo kịch bản để chứng minh là một võ sĩ hài hước hạng nặng. 1 Thí sinh có phần trình diễn kém nhất sẽ bị loại. - Vòng Ca Dao – Tục Ngữ: Các thí sinh sẽ chọn một câu ca dao – tục ngữ của Việt Nam sau đó xây dựng kịch bản liên quan đến câu ca dao – tục ngữ đã chọn. 1 Thí sinh có phần trình diễn kém nhất sẽ bị loại. - Vòng Khách Mời: Mỗi thí sinh mời 1 nghệ sĩ nổi tiếng cùng biểu diễn một kịch bản, thí sinh nào có phần trình diễn ăn ý hơn với nghệ sĩ khách mời sẽ bước vào chung kết. - Vòng chung kết: Thí sinh xuất sắc nhất trong đội sẽ bước vào chung kết và biểu diễn một kịch bản chung với HLV của mình. Cách chấm điểm chung kết: Các HLV sẽ cho điểm thí sinh của đội bạn + khán giả tại trường quay bình chọn. Thí sinh nào có tổng điểm cao nhất sẽ giành giải quán quân. == Giải thưởng == - Giải nhất: 300.000.000 VNĐ - Giải nhì: 100.000.000 VNĐ - Giải ba: 25.000.000 VNĐ == Huần luận viên/ Giám khảo/ Ban bình luận == - Mùa 1: Giám khảo là 4 nghệ sĩ nổi tiếng: NSƯT Đức Thịnh, nghệ sĩ Trường Giang, nghệ sĩ Trấn Thành, nghệ sĩ Thu Trang và Tiến Luật cùng đồng hành một đội dẫn dắt thí sinh. == Mùa phát sóng == - Mùa 1: Bắt đầu từ giữa tháng 4/2016 Trên kênh HTV7, trước đó phát trên THVL1 từ 3/2016, nhưng vì lý do về thoả thuận phát sóng của Điền Quân và đài THVL không thành công nên chương trình chuyển qua HTV7 - Mùa 2: Dự kiến quý IV - 2017 == Tham khảo == Đấu trường tiếu lâm: Lê Thị Dần rút lui, Trấn Thành đồng ý Được Minh Hằng trợ lực, học trò Trấn Thành vô địch Đấu Trường Tiếu Lâm Học trò Trấn Thành giành giải quán quân Đấu trường tiếu lâm Đức Thịnh nhận lỗi về kịch bản dở ở 'Đấu trường tiếu lâm' == Liên kết ngoài == Trang chủ
natri bromat.txt
Natri bromat (công thức phân tử NaBrO3) là một chất ôxi hoá mạnh, chủ yếu được dùng trong quá trình nhuộm từng đợt hay tiếp diễn bao gồm lưu huỳnh hay trong hũ nhuộm và như là chất uốn tóc, tác nhân hoá học, hay là dung môi của vàng trong các mỏ vàng khi dùng với natri bromua. Đồng nghĩa: dyetone, neutralizer K 126, neutralizer K 140, neutralizer K 938 == Chú thích == == Liên kết ngoài == flinnsci.com
michael jordan.txt
Michael Jeffrey Jordan (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1963) là một cầu thủ bóng rổ nhà nghề nổi tiếng thế giới của Hoa Kỳ đã giải nghệ. Anh được xem như một trong những cầu thủ bóng rổ vĩ đại nhất mọi thời đại, một trong những ấn tượng lớn nhất trong cộng đồng thể thao ở thời đại của mình và là người đã đem lại sự phổ biến rộng khắp môn bóng rổ của NBA ra toàn thế giới trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Sau khi thi đấu một cách nổi bật trong màu áo của đại học Bắc Carolina, Jordan tham gia vào đội Chicago Bulls của NBA năm 1984. Anh nhanh chóng nổi lên như một trong những ngôi sao của đội tuyển. Mọi người trở nên thú vị với những màn ghi điểm thành công của anh. Cùng khả năng vượt trội của mình, Jordan đã toả sáng khi trình diễn khả năng slam dunk (úp rổ) của mình ở vạch ném phạt trong Cuộc thi slam dunk, điều này đã mang lại cho anh nick name "Air Jordan" ("Jordan không trung") hay "His airness" như một sự khen ngợi xứng đáng của khán giả. Anh cũng có được danh tiếng là một trong những cầu thủ bóng rổ phòng thủ tốt nhất. Năm 1991, anh chiến thắng và đạt được danh hiệu vô địch NBA lần đầu tiên với đội Bulls và tiếp sau đó là các danh hiệu vô địch năm 1992, 1993. Điều này giúp anh giành được "cú ăn ba" - 3 lần vô địch liên tiếp (lặp lại). Cho dù Jordan ra đi khỏi NBA một cách đột ngột vào tháng 10/1993 với tuyên bố giải nghệ ở tuổi 30 (sau cái chết của cha - là James Jordan - do bị ám sát, anh đã bị sốc) để theo đuổi sự nghiệp bóng chày, anh đã trở lại với Bulls vào năm 1995 và dẫn dắt đội chinh phục thêm các danh hiệu vô địch (vào các năm 1996, 1997 và 1998). Với đội Bulls của anh vào mùa giải 1995-96 đạt kỉ lục "NBA-record 72 regular-season games". Jordan giải nghệ lần 2 năm 1999 nhưng anh lại quay về với NBA sau hai mùa giải một lần nữa với tư cách là cầu thủ của đội Washington Wizards từ năm 2001 đến 2003. Thành công cá nhân của Jordan đã thực hiện được bao gồm 5 giải thưởng NBA MVP (Most Valuable Player-"Cầu thủ xuất sắc nhất trong một mùa giải" của NBA), 10 lần được chọn vào đội hình chính của All-NBA (đội hình tập hợp các ngôi sao của NBA), 9 lần được vinh dự chọn vào đội hình chính của All-Defensive (đội hình phòng thủ tốt nhất), 14 lần tham dự thi đấu All-Star (đội hình thi đấu giữa các ngôi sao miền Đông và miền Tây của Mĩ) cùng 3 lần đạt All-Star MVP (Cầu thủ xuất sắc nhất trong trận All-Star), 10 danh hiệu ghi điểm, 3 danh hiệu về tranh cướp bóng, 6 lần NBA Finals MVP (Cầu thủ xuất sắc nhất vòng chung kết NBA) và giải thưởng "Cầu thủ phòng thủ hay nhất" năm 1988. Anh lập kỉ lục ghi điểm trung bình một trận cao nhất trong các mùa giải thường của NBA là 30.1 điểm/trận, cũng như kỉ lục 33.4 điểm/trận trong các vòng đấu playoffs. Năm 1999, anh được kênh truyền hình thể thao nổi tiếng ESPN bình chọn là "Vận động viên Bắc Mĩ vĩ đại nhất thế kỉ 20" và đứng thứ 2 sau Babe Ruth trong danh sách các vận động viên thế kỉ của AP (Associated Press). Ông là một trong bảy cầu thủ trong lịch sử bóng rổ đạt danh hiệu "Triple Crown" -. Chiến thắng một chức vô địch NCAA, một chức vô địch NBA, và huy chương vàng Olympic (làm như vậy hai lần với Đội bóng rổ nam của Hoa Kỳ vào năm 1984 và 1992). Tất cả các giải thưởng khiến ông trở thành một người hai lần được vinh danh vào Basketball Hall of Fame, đã được ghi nhận trong năm 2009 cho sự nghiệp cá nhân của mình, và một lần nữa vào năm 2010 như là một phần của đội tuyển Olympic bóng rổ nam của Hoa Kỳ ("The Dream Team "). Jordan cũng được biết đến với sự ủng hộ sản phẩm của mình. Ông thúc đẩy sự thành công của giày Nike's Air Jordan sneakers, đã được giới thiệu vào năm 1985 và vẫn còn phổ biến đến hiện nay. Jordan cũng đóng vai chính trong bộ phim năm 1996 "Space Jam" về sự nghiệp chính mình. Năm 2006, ông trở thành đồng sở hữu và người đứng đầu các hoạt động bóng rổ cho các Bobcats sau đó-Charlotte, mua kiểm soát lãi suất trong năm 2010. trong năm 2015, Jordan đã trở thành vận động viên đầu tiên trong lịch sử để trở thành một tỷ phú, theo Forbes. == Thời ấu thơ == Jordan sinh ở Brooklin, New York. Là con trai của Deloris - làm việc tại ngân hàng. == Chú thích == == Tham khảo ==
26 tháng 3.txt
Ngày 26 tháng 3 là ngày thứ 85 trong mỗi năm thường (ngày thứ 86 trong mỗi năm nhuận). Còn 280 ngày nữa trong năm. == Sự kiện == 908 – Một năm sau khi tiếm vị, Hậu Lương Thái Tổ cho hạ độc giết chết Lý Chúc, tức Đường Ai Đế, hoàng đế cuối cùng của triều Đường. 1129 – Hai tướng quân Miêu Phó và Lưu Chính Ngạn tiến hành binh biến, phế truất Tống Cao Tông và đưa thái tử Triệu Phu mới 3 tuổi làm hoàng đế. 1861 – Chiến dịch Nam Kỳ: Quân Pháp bắt đầu tiến quân đánh chiếm thành Mỹ Tho. 1931 – Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được thành lập tại Việt Nam. 1953 – Jonas Salk thông báo về vacxin cho bệnh bại liệt. 1970 – Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu ban hành Luật "Người cày có ruộng" và Cải cách ruộng đất tại miền Nam Việt Nam. 1971 – Đông Pakistan tuyên bố độc lập với tên gọi Bangladesh, Chiến tranh giải phóng Bangladesh bùng phát. 1975 – Chiến tranh Việt Nam: Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam làm chủ tỉnh Thừa Thiên-Huế sau các hoạt động quân sự trong Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. 1978 – Bốn ngày trước khánh thành Sân bay quốc tế Narita tại Nhật Bản, một nhóm người biểu tình đã dùng chai cháy phá hủy nhiều thiết bị trong phòng điều khiển không lưu. 1979 – Anwar al-Sadat, Menachem Begin và Jimmy Carter ký Hiệp ước Hòa bình Ai Cập-Israel ở Washington, D.C., Ai Cập trở thành nước Ả Rập đầu tiên chính thức công nhận Israel. 1982 – Nghi lễ bắt đầu xây dựng Đài tưởng niệm cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam ở Washington, D.C. 1991 – Argentina, Brasil, Uruguay và Paraguay ký kết Hiệp định Asunción, thành lập Mercosur. 1995 – Hiệp ước Schengen có hiệu lực. 2010 – Tàu tuần tra Cheonan của Hải quân Hàn Quốc bị đắm trên vùng biển Hoàng Hải gần đảo Baengnyeong, Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên tấn công tàu bằng ngư lôi. == Sinh == 1516 - Conrad Gessner, nhà tự nhiên học Thụy Sĩ (m. 1565) 1749 - William Blount, chính khách người Mỹ (m. 1800) 1753 - Benjamin Thompson, nhà vật lý, nhà phát minh người Mỹ (m. 1814) 1794 - Julius Schnorr von Carolsfeld, họa sĩ người Đức (m. 1872) 1859 - Alfred Edward Housman, nhà thơ người Anh (m. 1936) 1859 - Adolf Hurwitz, nhà toán học người Đức (m. 1919) 1874 - Robert Frost, nhà thơ người Mỹ (m. 1963) 1875 - Syngman Rhee, tổng thống Hàn Quốc (m. 1965) 1875 - Max Abraham, nhà vật lý người Đức (m. 1922) 1875 - Syngman Rhee, tổng thống người Hàn Quốc (m. 1965) 1881 - Guccio Gucci (m. 1953) 1882 - Hermann Obrecht, luật gia Thụy Sĩ (m. 1940) 1884 - Wilhelm Backhaus, nghệ sĩ dương cầm người Đức (m. 1969) 1886 - Hugh Mulzac, sĩ quan quân đội người Mỹ (m. 1971) 1894 - Viorica Ursuleac, ca sĩ soprano người România (m. 1985) 1898 - Charles Shadwell, người chỉ huy dàn nhạc, người chỉ huy dàn nhạc nhỏ người Anh (m. 1979) 1888 - Elsa Brändström, người giữ trẻ người Thụy Điển (m. 1948) 1893 - Palmiro Togliatti, nhà cộng sản lãnh tụ người Ý (m. 1964) 1904 - Joseph Campbell, tác gia người Mỹ (m. 1987) 1904 - Emilio Fernández, diễn viên, người viết kịch bản phim, đạo diễn phim người México (m. 1986) 1904 - Xenophon Zolotas, nhà kinh tế học, thủ tướng Hy Lạp người Hy Lạp (m. 2004) 1911 - Tennessee Williams, nhà viết kịch người Mỹ (m. 1983) 1911 - T. Hee, họa sĩ phim hoạt hình người Mỹ (m. 1988) 1913 - Paul Erdős, nhà toán học người Hungary (m. 1996) 1914 - Toru Kumon, nhà sư phạm người Nhật Bản (m. 1995) 1914 - William Westmoreland, tướng Mỹ (m. 2005) 1916 - Christian B. Anfinsen, nhà hóa học, giải thưởng Nobel người Mỹ (m. 1995) 1916 - Bill Edrich, cầu thủ cricket người Anh (m. 1986) 1916 - Sterling Hayden, diễn viên người Mỹ (m. 1986) 1917 - Rufus Thomas, nhạc sĩ người Mỹ (m. 2001) 1919 - Roger Leger, vận động viên khúc côn cầu trên băng Quebec (m. 1965) 1919 - Strother Martin, diễn viên người Mỹ (m. 1980) 1922 - Oscar Sala, nhà vật lý người Ý 1923 - Gert Bastian, chính khách người Đức (m. 1992) 1923 - Bob Elliott, diễn viên hài người Mỹ 1925 - Pierre Boulez, nhà soạn nhạc, người chỉ huy dàn nhạc người Pháp 1925 - James Moody, nhạc Jazz nhạc sĩ, nhà soạn nhạc, diễn viên người Mỹ 1929 - Edwin Turney, doanh nhân người Mỹ 1930 - Gregory Corso, nhà thơ người Mỹ (m. 2001) 1931 - Leonard Nimoy, diễn viên, người đạo diễn người Mỹ 1934 - Alan Arkin, diễn viên người Mỹ 1937 - Wayne Embry, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1938 - Anthony James Leggett, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ 1940 - James Caan, diễn viên người Mỹ 1941 - Richard Dawkins, tiến hoá nhà sinh vật học người Anh 1941 - Yvon Marcoux, chính khách Quebec 1942 - Erica Jong, tác gia người Mỹ 1943 - Bob Woodward, nhà báo người Mỹ 1944 - Diana Ross, ca sĩ, diễn viên và nhà sản xuất ghi âm người Mỹ. Thành viên nhóm The Supremes. 1945 - Mikhail Voronin, vận động viên thể dục người Liên Xô (m. 2004) 1946 - Johnny Crawford, diễn viên người Mỹ 1946 - Alain Madelin, chính khách người Pháp 1947 - Dar Robinson, diễn viên đóng thế người Mỹ (m. 1986) 1949 - Vicki Lawrence, nữ diễn viên, ca sĩ người Mỹ 1949 - Patrick Süskind, nhà văn người Đức 1950 - Teddy Pendergrass, ca sĩ người Mỹ 1950 - Martin Short, diễn viên hài người Canada 1950 - Ernest Thomas, diễn viên người Mỹ 1951 - Carl Wieman, nhà vật lý, giải thưởng Nobel người Mỹ 1952 - Didier Pironi, tay đua xe Công thức 1 người Pháp (m. 1987) 1955 - Danny Arndt, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1956 - Charly McClain, ca sĩ người Mỹ 1957 - Leeza Gibbons, người dẫn chương trình truyền hình người Mỹ 1958 - Elio de Angelis, người đua xe người Ý (m. 1986) 1959 - Chris Hansen, phóng viên, Correspondent người Mỹ 1960 - Marcus Allen, cầu thủ bóng đá người Mỹ 1960 - Jennifer Grey, nữ diễn viên người Mỹ 1961 - William Hague, chính khách người Anh 1962 - John Stockton, cầu thủ bóng rổ người Mỹ 1962 - Paul de Leeuw, người dẫn chương trình truyền hình người Đức 1963 - Natsuhiko Kyogoku, nhà văn người Nhật Bản 1963 - Amparo Larrañaga, nữ diễn viên người Tây Ban Nha 1963 - Roch Voisine, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Canada 1964 - Ulf Samuelsson, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Thụy Điển 1966 - Nick Wirth, kĩ sư người Anh 1966 - Michael Imperioli, diễn viên người Mỹ 1968 - Kenny Chesney, ca sĩ người Mỹ 1968 - Laurent Brochard, vận động viên xe đạp người Pháp 1970 - Paul Bosvelt, cầu thủ bóng đá người Đức 1972 - Jon Reep, diễn viên hài, diễn viên người Mỹ 1973 - Heather Goldenhersh, nữ diễn viên người Mỹ 1973 - T.R. Knight, diễn viên người Mỹ 1973 - Matt Burke, cầu thủ bóng bầu dục người Úc 1974 - Mike Peca, vận động viên khúc côn cầu trên băng người Canada 1976 - Joachim Alcine, Quebec võ sĩ quyền Anh Haiti 1976 - Amy Smart, nữ diễn viên người Mỹ 1976 - Natalia Livingston, nữ diễn viên người Mỹ 1976 - Nurgül Yeşilçay, nữ diễn viên Thổ Nhĩ Kỳ 1976 - Ufuk Talay, cầu thủ bóng đá người Úc 1977 - Kevin Davies, cầu thủ bóng đá người Anh 1977 - Sylvain Grenier, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Canada 1978 - Anastasia Kostaki, cầu thủ bóng rổ người Hy Lạp 1979 - Hiromi Uehara, nhạc Jazz nghệ sĩ dương cầm người Nhật Bản 1979 - Pierre Wome, cầu thủ bóng đá người Cameroon 1979 - Nacho Novo, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1981 - Baruch Dego, cầu thủ bóng đá người Israel 1981 - Josh Wilson, vận động viên bóng chày người Mỹ 1982 - Mikel Arteta, cầu thủ bóng đá người Tây Ban Nha 1983 - Michael Brendli, đô vật Wrestling chuyên nghiệp người Mỹ 1984 - Stéphanie Lapointe, ca sĩ người Pháp 1984 - Sara Jean Underwood, người mẫu, người Mỹ 1985 - Keira Knightley, nữ diễn viên người Anh 1987 - Yui, nhạc sĩ người Nhật Bản 1990 - Xiumin, thành viên nhóm nhạc EXO người Hàn Quốc == Mất == 929 - Vương Đô, quân phiệt người Trung Quốc, tức ngày Quý Sửu (13) tháng 2 năm Kỉ Sửu 1212 - Vua Sancho I của Bồ Đào Nha (s. vào 1154) 1535 - Georg Tannstetter, nhà khoa học người Áo (s. 1482) 1546 - Thomas Elyot, nhà ngoại giao người Anh 1566 - Antonio de Cabezón, nhà soạn nhạc người Tây Ban Nha (s. 1510) 1726 - Sir John Vanbrugh, nhà viết kịch người Anh (s. 1664) 1772 - Charles Pinot Duclos, nhà văn người Pháp (s. 1704) 1776 - Samuel Ward, chính khách người Mỹ (s. 1725) 1793 - John Mudge, thầy thuốc người Anh (s. 1721) 1797 - James Hutton, nhà địa chất người Scotland (s. 1726) 1827 - Ludwig van Beethoven, nhà soạn nhạc người Đức (s. 1770) 1858 - John Addison Thomas, người lính người Mỹ (s. 1811) 1881 - Roman Sanguszko, quý tộc người Ba Lan (s. 1800) 1892 - Walt Whitman, nhà thơ người Mỹ (s. 1819) 1902 - Cecil Rhodes, nhà thám hiểm người Anh (s. 1853) 1910 - Auguste Charlois, nhà thiên văn người Pháp (s. 1864) 1923 - Sarah Bernhardt, nữ diễn viên người Pháp (s. 1844) 1926 - Konstantin Fehrenbach, Đức Chancellor (s. 1852) 1929 - Katharine Lee Bates, nhà thơ người Mỹ (s. 1859) 1933 - Eddie Lang, nhạc sĩ người Mỹ (s. 1902) 1942 - Jimmy Burke, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1874) 1945 - David Lloyd George, thủ tướng Anh (s. 1863) 1957 - Édouard Herriot, chính khách người Pháp (s. 1872) 1958 - Phil Mead, cầu thủ cricket người Anh (s. 1887) 1959 - Raymond Chandler, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1888) 1969 - John Kennedy Toole, tác gia người Mỹ (s. 1937) 1973 - Noel Coward, nhà soạn nhạc, nhà soạn kịch người Anh (s. 1899) 1973 - Johnny Drake, cầu thủ bóng đá người Mỹ (s. 1916) 1973 - George Sisler, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1893) 1976 - Josef Albers, nghệ sĩ người Đức (s. 1888) 1976 - Lin Yutang, nhà văn người Trung Quốc (s. 1895) 1978 - Wilfred Pickles, diễn viên, phát thanh viên truyền thanh người Anh (s. 1904) 1987 - Eugen Jochum, người chỉ huy dàn nhạc người Đức (s. 1902) 1990 - Halston, thời trang nhà thiết kế người Mỹ (s. 1932) 1992 - Barbara Frum, nhà báo người Canada (s. 1937) 1996 - Edmund Muskie, chính khách người Mỹ (s. 1914) 1996 - David Packard, kĩ sư, doanh nhân người Mỹ (s. 1912) 2000 - Alex Comfort, tác gia người Mỹ (s. 1920) 2003 - Daniel Patrick Moynihan, thượng nghị sĩ Mỹ (s. 1927) 2004 - Jan Sterling, nữ diễn viên người Mỹ (s. 1921) 2005 - James Callaghan, thủ tướng Anh (s. 1912) 2005 - Gérard Filion, doanh nhân, nhà báo Quebec (s. 1909) 2005 - Marius Russo, vận động viên bóng chày người Mỹ (s. 1914) 2006 - Anil Biswas, chính khách Ấn Độ (s. 1944) 2006 - Paul Dana, người lái xe đua người Mỹ (s. 1975) 2006 - Nikki Sudden, ca sĩ, người sáng tác bài hát người Anh (s. 1956) 2008 - Heath Benedict, cầu thủ bóng đá người Mỹ (s. 1983) 2008 - Robert Fagles, dịch giả, giáo sư người Mỹ (s. 1933) 2008 - Wally Phillips, nhân vật truyền thanh nổi tiếng người Mỹ (s. 1925) 2016 – Jim Harrison, tiểu thuyết gia người Mỹ (s. 1937) == Ngày lễ và ngày kỷ niệm == Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Việt Nam) (1931). Quốc khánh (Bangladesh) (1971). == Tham khảo ==
chất lượng.txt
"Chất lượng" là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau: " Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu" (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ). " Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định" Theo Giáo sư Crosby. " Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất" Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, với mục đích khác nhau nên có nhiều quan điểm về chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, có một định nghĩa về chất lượng được thừa nhận ở phạm vi quốc tế, đó là định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế. Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa chất lượng là: "Mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có" Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu đi nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm người tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng cao hơn. Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ thường là: tốt, đẹp, bền, sử dụng lâu dài, thuận lợi, giá cả phù hợp. == Chú thích == == Tham khảo ==
bà rịa.txt
Bà Rịa là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Việt Nam), nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Nam, cách Vũng Tàu 20 km về hướng Đông Bắc. Bà Rịa hiện đang là đô thị loại II. == Vị trí địa lý == Địa giới hành chính thành phố Bà Rịa: Đông giáp huyện Đất Đỏ. Đông Nam giáp huyện Long Điền. Tây giáp huyện Tân Thành. Nam giáp thành phố Vũng Tàu. Bắc giáp huyện Châu Đức và huyện Tân Thành. == Hành chính == Thành phố Bà Rịa có diện tích 91,46 km2 với dân số đến tháng 8 năm 2012 là 122.424 người gồm 11 đơn vị hành chính cấp xã trong đó bao gồm 8 phường: Kim Dinh, Long Hương, Long Tâm, Long Toàn, Phước Hiệp, Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung và 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng. == Lịch sử == Năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, Bà Rịa là phủ lỵ của phủ Phước Tuy. Thời Việt Nam Cộng hòa, thành phố Bà Rịa về mặt hành chính chỉ là cấp xã Phước Lễ, vừa là quận lị quận Châu Thành Phước Tuy, vừa là tỉnh lỵ tỉnh Phước Tuy. Ngày 8 tháng 12 năm 1982, thị trấn Bà Rịa được thành lập từ xã Phước Lễ, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai. Khi đó thị trấn Bà Rịa phía đông giáp xã Long Điền, huyện Long Đất, phía tây giáp xã Long Hưng, phía bắc giáp xã Hòa Long, phía nam giáp Tim Sông và cầu Cỏ May thuộc đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Ngày 2 tháng 6 năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 45/CP thành lập Thị xã Bà Rịa trên cơ sở tách ra từ huyện Châu Thành và hoạt động từ ngày 15 tháng 8 năm 1994, gồm 5 phường: Phước Hưng, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Toàn, Phước Trung (tách từ thị trấn Bà Rịa cũ) và 3 xã: Long Hương, Hòa Long, Long Phước. Ngày 22 tháng 10 năm 2002, chia xã Long Hương thành 2 phường: Long Hương và Kim Dinh. Ngày 27 tháng 6 năm 2005, chia phường Phước Hưng thành phường Phước Hưng và xã Tân Hưng; chia phường Long Toàn thành 2 phường: Long Toàn và Long Tâm. Ngày 16 tháng 4 năm 2007, thị xã Bà Rịa được công nhận là đô thị loại III. Ngày 2 tháng 5 năm 2012, trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được chuyển từ thành phố Vũng Tàu về thị xã Bà Rịa. Ngày 22 tháng 8 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 43/NQ-CP nâng cấp thị xã Bà Rịa lên thành phố Bà Rịa. Ngày 27 tháng 11 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2130/QĐ-TTg công nhận thành phố Bà Rịa là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tên Đường của Bà Rịa trước năm 1975 Đường Huỳnh Quang Ninh nay là đường Lê Thành Duy Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Nguyễn Huệ Đường De Lattre nay là đường Nguyễn Trãi Đường Phan Thanh Giản nay là đường Nguyễn Đình Chiểu Đường Không có tên nay là đường Lê Lợi Đường Cả Tấn nay là đường Nguyễn Thanh Đằng Đường Lê Lợi nay là đường 27 tháng 4 Đường Alexandre de Rhodes, Trương Minh Ký nay là đường Hai Bà Trưng Đường Thành Thái, Đốc Phủ Miên nay là đường Cách mạng Tháng 8 Đường Phạm Hữu Chí nay là đường Huỳnh Ngọc Hay Đường Đồ Chiểu nay là đường Nguyễn Thành Châu Đường Phủ Thổ nay là đường Huệ Đăng Đường số 2 nay là đường Trương Vĩnh Ký == Kinh tế == Tại thành phố, một số hoạt động nông nghiệp như trồng cà phê, cao su, điều, cây ăn quả. Bà Rịa là một đầu mối giao thông của các tuyến Quốc lộ là 51, 52, 56 và tỉnh lộ 52. Bà Rịa còn là một đầu mối giao thông buôn bán, có đường ống khí đất chạy qua, có điều kiện phát triển thương mại và những ngành công nghiệp sử dụng khí đốt làm nguyên liệu và nhiên liệu. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Thành phố Bà Rịa là 1.215 tỷ đồng, tăng 18,7% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ thương mại 2.700 tỷ đồng, tăng 25%. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt gần 112 tỷ đồng. Các mục tiêu an sinh xã hội được thực hiện tốt. Cụ thể, đã giải quyết và giới thiệu việc làm cho 2.446 lao động, trong đó tạo việc làm mới cho 1.394 lao động. Trong 6 tháng đầu năm 2012, toàn thị xã ước giảm được 582 hộ nghèo theo chuẩn tỉnh, giảm 193 hộ nghèo theo chuẩn quốc gia. == Chú thích == == Tham khảo ==
tượng.txt
Tượng là một tác phẩm điêu khắc nhằm thay thế một cách đại diện một người, một con vật, hoặc một sự kiện, thông thường thực hiện ở kích thước thật hoặc có thể lớn hơn phân biệt với tượng bán thân.Công cụng chủ yếu là thay thế tác nhân thật với tính chất đại diện. Định nghĩa của một bức tượng không phải luôn luôn rõ ràng, tác phẩm Equestrian statues điêu khắc một người trên một con ngựa, hoặc "Madonna and Child " điêu khắc của hai người cũng sẽ được tính là tượng. Một bức tượng nhỏ, thường là đủ nhỏ để cầm trên tay, tiếng Anh gọi là statuette hay Figurine cũng là ngoại lệ. Tượng được xây dựng để tưởng niệm một sự kiện lịch sử, hoặc cuộc sống của một người có ảnh hưởng tới xã hội. Nhiều bức tượng được xem là nghệ thuật công cộng, triển lãm ngoài trời hoặc trong các tòa nhà công cộng (như bảo tàng,...) Trong những dịp hiếm hoi, tượng có thể đi vào lịch sử và truyền cảm hứng cho các sự kiện lịch sử. Ví dụ năm 1986, khi Tượng nữ thần Tự do được kỷ niệm một trăm năm tuổi, ba ngày lễ kỷ niệm thu hút được 12 triệu USD. Danh sách khách mời rất đặc biệt, "Chúng tôi mời tất cả những bức tượng lớn của thế giới để bữa tiệc sinh nhật của nữ thần Tự Do bằng cách tạo ra những búp bê khổng lồ để đại diện cho chúng", các bức tượng này sẽ đến cùng với âm nhạc bản địa của nước mà nó xuất xứ."(phỏng dịch lời Jeanne Fleming, giám đốc của sự kiện) Nhiều bức tượng nằm trong số những kỳ quan của thế giới, như "Colossus of Rhodes" và Tượng thần Zeus ở Olympia trong Bảy kỳ quan thế giới cổ đại và "Moai" ở đảo Phục Sinh nằm trong những kỳ quan của thế giới hiện đại. == Hình ảnh == == Chú thích == == Liên Kết ngoài == UK Public Monument and Sculpture Association Ranking of the favourite statue Casting Methods & Statue Materials
quần vợt.txt
Quần vợt là môn thể thao chơi giữa hai người (đánh đơn) hay hai đội mỗi đội hai người (đánh đôi). Người chơi sử dụng vợt lưới để đánh một quả bóng bằng làm bằng cao su bọc nỉ rỗng gọi là bóng quần vợt về phía sân đối phương. Quần vợt hiện nay là một môn thể thao rất phổ biến ở nhiều nước và được thi đấu tại các kỳ Thế vận hội. Trên thế giới có hàng triệu người chơi quần vợt và hàng triệu người hâm mộ. Hàng năm có rất nhiều các giải quần vợt chuyên nghiệp được tổ chức khắp nơi trên thế giới trong đó có 4 giải đấu lớn và danh giá nhất (gọi là các giải Grand Slam) bao gồm giải Úc Mở rộng, Pháp Mở rộng, Wimbledon và Mỹ Mở rộng. == Sân chơi và dụng cụ == === Kích thước Sân === Quần vợt chơi trên sân hình chữ nhật, bề mặt phẳng. Chiều dài sân là 23,77 m, và chiều rộng là 8,23 m với trận đánh đơn và 10,97 m cho trận đánh đôi. Lưới được căng ngang theo chiều rộng sân, song song với đường biên, chia đều 2 bên. Chiều cao lưới 914 mm ở giữa và 1,07 m ở 2 cột lưới. === Các loại sân === Có 4 loại sân chính. Tùy vào nguyên liệu làm bề mặt sân, mỗi bề mặt sẽ cho tốc độ và độ nảy khác nhau của bóng, từ đó ảnh hưởng đến người chơi: Sân đất nện: sân đất nện được làm bằng đá hay gạch nghiền nát. Thường có màu đất đỏ. Loại sân này làm cho bóng nảy chậm và lên cao. Sân này thích hợp cho các tay vợt thích đứng cuối sân thay vì lên lưới và phải có nhiều kiên nhẫn vì một điểm đánh chậm và lâu. Đa số các sân đất nện là ở Châu Âu và Nam Mỹ. Sân cỏ: sân cỏ ngày nay rất hiếm có vì loại sân này rất tốn kém để gìn giữ. Đa số sân cỏ ngày nay chỉ thấy ở Anh vì người Anh vẫn thích giữ truyền thống quần vợt. Loại sân này làm cho bóng đi nhanh, nảy thấp và không đều. Vì thế nó thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley). Sân cứng: sân cứng thật sự có nhiều loại khác nhau. Có thể nó chỉ giản dị là sân xi măng hoặc nó được làm bởi nhiều lớp cao su mỏng trộn với cát rồi đổ lên mặt xi măng. Loại sân này thường làm cho bóng đi nhanh, nảy cao và đều. Nó thường thích hợp với những tay vợt thích phát bóng và lên lưới (serve and volley) nhưng người ta cũng có thể làm cho mặt sân này "chậm" hơn lại bằng cách làm cho mặt sân nhám hơn hay mềm hơn. Sân thảm: sân bằng thảm thường được dùng khi người ta mượn sân bóng rổ hay các sân thể thao khác trong nhà để tranh giải quần vợt. Ban tổ chức trải một loại thảm đặc biệt chế tạo cho quần vợt lên trên sân và dựng cột và lưới. Sân thảm thường có độ nảy trung bình nên thích hợp cho mọi loại đấu thủ. Hiện nay các giải Grand Slam đang dùng các bề mặt sân khác nhau: Giải Úc Mở rộng dùng sân cứng nhám hay mềm, giải Pháp Mở rộng dùng sân đất nện, Wimbledon dùng sân cỏ, và giải Mỹ Mở rộng thì dùng sân cứng mặt xi măng. === Vợt và bóng === Bóng quần vợt tròn làm bằng cao su bao nỉ bên ngoài, bên trong thì rỗng. Thường bóng màu vàng, bóng có đường kính giữa 6.35 và 6.6 cm, nặng giữa 56 và 59.4 g. Vợt có nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Nói chung có 3 cỡ: tiêu chuẩn, cỡ trung, và cỡ lớn. Cỡ vợt được tính theo kích thước của mặt lưới. Ngày xưa vợt được làm bằng gỗ. Ngày nay vợt được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhôm, graffit, hoặc cacbon sợi. Những chất liệu này làm cho vợt cứng hơn mà nhẹ hơn gỗ. Mặt vợt được căng bằng dây ni lông hoặc dây ruột bò. Ngày nay có nhiều loại dây mới gọi là dây ni lông tổng hợp. Ngoài ra, nếu người chơi thấy mặt vợt quá rung làm ê tay thì có thể dùng cục chống rung. == Cách thức chơi == === Cách chơi bóng và tính điểm === Chính: Chơi được điểm đơn Một trận quần vợt gồm có điểm, game, và set để tính chung cho cả trận. Trong những giải nam lớn như Grand Slam, ai thắng trước 3 set thì thắng trận. Trong mỗi set, ai thắng trước 6 game thì thắng set, nhưng phải hơn đối thủ 2 game. Nếu đến tỉ số 5–5 thì sẽ chơi tiếp đến khi 1 đối thủ thắng nhiều hơn đối thủ kia 2 game để quyết định người thắng set đó. Lưu ý: Nếu tỉ số hiệp là 7–6 thì set cũng kết thúc (nhưng không phải là set cuối cùng khi trước đó cả hai đã hòa 1–1 hay 2–2 tùy theo set của trận đấu) Trong mỗi game tính điểm như sau: không (0), 15, 30, 40 và thắng game. Nếu tỉ số đạt 40–40, có nghĩa là lợi đều (deuce) thì thi đấu tiếp đến khi 1 đối thủ ghi nhiều hơn đối phương 2 điểm. Mỗi điểm được bắt đầu bằng cách phát bóng. Bên phát bóng đứng sau đường biên, giữa điểm trung tâm và đường biên dọc. Bên nhận có thể đứng ở đâu cũng được bên phía mình. Phát bóng hợp lệ thì bóng phải đi qua lưới (không chạm) và vào ô phát bóng chéo ở phía bên kia. Nếu bóng chạm lưới và chạm đất ở phần phát bóng, không tính trái này và phải phát bóng lại. Nếu phát bóng bị lỗi lần một: đi quá dài hay không qua lưới, người phát bóng được phát lại lần 2, nhận lỗi 1. Nếu lần phát 2 cũng lỗi, nhận lỗi 2 và bên kia được điểm. Nếu lần 2 phát hợp lệ thì không sao. Trong tennis nam, người ta phân chia các giải sau (tính theo trường hợp vô địch): ATP World Tour 250: 250 điểm ATP World Tour 500: 500 điểm ATP World Tour Master 1000: 1000 điểm Grand Slam: 2000 điểm ATP World Tour Finals: 1500 điểm Davis Cup === Các cú bóng === Phát bóng (serve/service) Thuận tay (forehand) Trái tay (reverse/backhand) Cắt (slice) Trả xoáy (topspin) Vụt trên cao (smash) Bổng (lob) Bỏ nhỏ (dropshot) === Các cách đánh bóng === Xoáy trên Thẳng Xoáy dưới cũng được gọi là cua === Các cách phát bóng === Phát bóng thẳng Phát bóng xoáy == Lịch sử == Không ai chắc chắn nguồn gốc của môn quần vợt, nhưng nhiều chuyên gia tin rằng năm 1873 một thiếu tá trong quân đội Anh tên là Walter Clopton Wingfield đã phát minh ra bộ môn này. Lúc đó người Anh gọi trò chơi này là "quần vợt trên sân cỏ". Ông Wingfield gọi trò chơi này là Sphairistiké và nói rằng ông đã dựa trên một trò chơi cổ xưa của người Hy Lạp. Người Anh mang trò chơi sang đảo Bermuda năm 1873, và từ Bermuda nó được đem sang Mỹ năm 1874 và chơi ở Đảo Staten, New York. Như nhiều môn thể thao khác của người Anh, họ đã đem truyền bá chúng đi khắp các thuộc địa của họ trên thế giới làm cho bộ môn này phổ biến nhanh chóng. Trò thể thao Jeu de paume của Pháp cũng được coi là tiền thân của quần vợt ngày nay. == Các giải quần vợt nổi tiếng == Mỗi năm, bốn giải quần vợt lớn nhất là (theo thứ tự trong năm): Úc mở rộng, Pháp mở rộng, Wimbledon và Mỹ mở rộng. Những giải này được tổ chức bởi những hội quần vợt quốc gia của họ (Wimbledon là của Anh). Bốn giải này được gọi chung là Grand Slam và thắng được cả 4 giải trong cùng 1 năm là thành tích tột đỉnh của 1 tay vợt. Cho tới nay trong lịch sử chỉ có 2 tay vợt nam (Don Budge-1938 và Rod Laver-1962, 1969) và 3 tay vợt nữ (Maureen Connolly-1953, Margaret Court-1970, và Steffi Graf-1988) đã đạt được thành tích này. Ngoài 4 giải Grand Slam, các giải quần vợt nam trên thế giới được tổ chức bởi Hiệp hội quần vợt nhà nghề (ATP), trong khi các giải quần vợt nữ được tổ chức bởi Hiệp hội quần vợt nữ (WTA). Ngoài những giải này, mỗi quốc gia còn tham dự giải Cúp Davis và Fed Cup tổ chức hàng năm. Cúp Davis là cho đấu thủ nam, Fed Cup là cho đấu thủ nữ. Mỗi bốn năm, quần vợt cũng được chơi tại Thế Vận Hội Mùa Hè. == Các tay vợt nổi tiếng == Các tay vợt nam sau đây được xem là hay nhất trong lịch sử: Bill Tilden, Rod Laver, Roger Federer, Rafael Nadal, Novak Djokovic,Pete Sampras, Andre Agassi, Lleyton Hewitt, Andy Murray. Các tay vợt nữ nổi tiếng có: Maureen Connolly, Margaret Court, Chris Evert, Martina Navratilova, Steffi Graf, Monica Seles, Serena Williams, Martina Hingis, Venus Williams, Justine Henin, Maria Sharapova, Victoria Azarenka. == Tham khảo ==
bê tông cốt thép.txt
Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp (chỉ bằng từ 1/20 đến 1/10 cường độc chịu nén của bê tông ), do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây nên lãng phí trong sử dụng vật liệu. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông những thanh 'cốt', thường làm từ thép, có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với bê tông. 'Cốt' do đó thường được đặt tại những vùng chịu kéo của cấu kiện. Ngày nay 'cốt' có thể được làm từ những loại vật liệu khác ngoài thép như polyme, sợi thủy tinh, hay các vật liệu composite khác... Kết cấu xây dựng bằng cách sử dụng bê tông kết hợp với 'cốt' được gọi chung là 'kết cấu bê tông có cốt' ; kết cấu bê tông cốt thép, với 'cốt' là các thanh thép, là loại 'kết cấu bê tông có cốt' lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng. BTCT là loại vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông. Trong hầu hết các công trình hiện nay, kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình. == Lịch sử phát triển == Từ thời La Mã cổ đại bê tông đã được sử dụng như một loại vật liệu xây dựng. Khi xi măng được phát minh vào những năm đầu thế kỷ 19 thì việc kết hợp giữa bê tông và xi măng đem lại hiệu quả cao và được sử dụng ngày một rộng rãi. François Coignet, nhà tư bản công nghiệp người Pháp, là người tiên phong trong việc phát triển kết cấu bê tông cốt thép và kết cấu bê tông đúc sẵn . Coignet là người đầu tiên sử dụng cốt sắt cho bê tông trong xây dựng các công trình nhà ở dân dụng . Năm 1853, Coignet cho xây dựng công trình đầu tiên sử dụng bê tông cốt sắt, một căn nhà 4 tầng ở số 72 phố Charles Michels, ngoại ô Paris . Tuy vậy, theo những mô tả của Coignet thì việc bổ sung cốt sắt vào bê tông không nhằm mục đích tăng cường độ bê tông mà nhằm giữ cho các bức tường bằng bê tông đứng thẳng và không bị lộn nhào . Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép của Coignet do đó vẫn chỉ mang tính chất tình cờ, chưa nhằm mục đích tăng cường độ chịu kéo cho kết cấu bê tông. Năm 1854, nhà thầu xây dựng người Anh là William B. Wilkinson đã cho gia cố mái và sàn bằng bê tông cốt thép cho một ngôi nhà hai tầng mà ông xây dựng. Dựa vào vị trí đặt cốt thép, ông đã chứng minh rằng, không giống như những người tiền nhiệm của mình, Wilkinson đã có những hiểu biết nhất định về việc sử dụng cốt thép để gia tăng khả năng chịu kéo trong kết cấu . Joseph Monier, một nhà làm vườn người Pháp, được biết đến như một trong những nhà phát minh chính của kết cấu bê tông cốt thép. Ông đã được cấp bằng sáng chế cho việc sử dụng lưới thép làm từ vỏ đạn cối để gia cố cho các chậu cây bằng bê tông. Năm 1877, Monier nhận thêm một bằng sáng chế cho việc sử dụng lưới thép để gia cố cho các cột và dầm cầu bê tông. Mặc dù Monier chắc chắn rằng kết hợp bê tông và cốt thép sẽ gia tăng cường độ cho kết cấu, nhưng rất ít người có thể khẳng định liệu Monier có thực sự hiểu về khả năng gia tăng cường độ chịu kéo của cốt thép trong kết cấu bê tông hay không . Có thể thấy, từ thời La Mã cổ đại cho tới cuối những năm cuối thể kỷ 19, mặc dù bê tông và bê tông cốt thép đã được sử dụng như một loại vật liệu xây dựng nhưng chưa có bất kỳ một nghiên cứu nào chứng minh được sự kết hợp hiệu quả giữa bê tông và cốt thép dưới góc nhìn khoa học, công nghệ. Nhà sáng chế người Mỹ Thaddeus Hyatt là người đầu tiên công bố một báo cáo mang tên "Đánh giá về một vài thực nghiệm liên quan tới vật liệu xây dựng kết hợp giữa bê tông-xi măng Portland và cốt sắt, có xem xét tới khả năng tiết kiệm vật liệu trong xây dựng và khả năng phòng cháy đối với kết cấu mái, sàn và hành lang", trong đó ứng xử của kết cấu bê tông cốt thép đã được đưa ra nghiên cứu và đánh giá thông qua thực nghiệm. Nghiên cứu này của Hyatt đóng một vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển kết cấu bê tông sử dụng trong xây dựng, khi lần đầu tiên nó được xem xét và chứng minh sự hiệu quả dưới góc độ khoa học, công nghệ. Nếu không có nghiên cứu này, rất nhiều những thử nghiệm và sai sót trong thực tế có thể sẽ xảy ra trong đà phát triển của kết cấu bê tông cốt thép . Kỹ sư người Đức Mathias Koennen là người đầu tiên đề xuất đưa cốt thép vào vùng bê tông chịu kéo để tăng khả năng chịu kéo cho toàn bộ kết cấu. Năm 1886 ông đã công bố các bản thảo đầu tiên về lý thuyết và tiêu chuẩn thiết kế cho kết cấu bê tông cốt thép . Một kỹ sư người Đức khác là G. A. Wayss là một trong những người tiên phong trong việc ứng dụng kết cấu bê tông cốt thép vào thực tế sản xuất. Wayss mua bản quyền sáng chế của Monier vào năm 1879 và bắt đầu thương mại hóa vào năm 1984 khi thành lập công ty "Wayss & Freytag". Trong những năm 1890, dựa trên sáng chế của Monier, Wayss và công ty của mình đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc phát triển khả năng gia cường của cốt thép trong bê tông . Lịch sử phát triển của kết cấu bê tông cốt thép cuối thế kỷ 19 còn ghi nhận thêm đóng góp của kỹ sư người Anh Ernest L. Ransome. Sử dụng những kiến thức thu thập được về sự phát triển của bê tông cốt thép trong 50 năm trước đó, Ransome đã cải tiến bằng cách sử dụng những thanh cốt thép xoắn để gia tăng khả năng dính bám giữa thép và bê tông . Sự hiểu quả từ những tòa nhà xây dựng bằng cách sử dụng cải tiến này đã nâng cao tên tuổi Ransome và giúp ông giành được hợp đồng xây dựng hai trong số những cây cầu bê tông cốt thép đầu tiên tại Bắc Mỹ . Kết cấu bê tông cốt thép cũng được sử dụng cho một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới, tòa nhà Ingalls cao 16 tầng tại Cincinnati, xây dựng vào năm 1904 . Từ năm 1897, kết cấu bê tông cốt thép trở thành một phần trong chương trình giảng dạy tại trường École des Ponts et Chaussées, Pháp. Một trong những kỹ sư xây dựng tốt nghiệp chương trình này là Eugène Freyssinet, cha đẻ của bê tông dự ứng lực vào năm 1929. Những năm về sau lĩnh vực bê tông cốt thép đã đạt được nhiều tiến bộ và phát triển vượt bậc trên thế giới, dẫn đến việc thành lập "Hiệp hội bê tông Đức" vào năm 1910, sau đó là "Hiệp hội bê tông Áo" và các "Viện nghiên cứu bê tông Anh", "Viện nghiên cứu bê tông Mỹ" cũng như các tổ chức quốc tế như "Liên đoàn bê tông dự ứng lực quốc tế" (FIP) hay "Ủy ban Bê tông châu Âu" (CEB). Những tổ chức này đã góp phần quan trọng trong việc phát triển và ứng dụng kết cấu bê tông cốt thép trong ngành xây dựng. Hiện nay kết cấu bê tông cốt thép là loại kết cấu được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng . == Đặc điểm == Trong các điều kiện thông thường, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại hiệu quả tốt nhờ vào những đặc điểm sau : Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép: lực này hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông và giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực. Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến từng loại vật liệu, ngoài ra do cốt thép đặt bên trong bê tông nên còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường. Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau: 1 , 0 × 10 − 5 ∼ 1 , 5 × 10 − 5 {\displaystyle 1,0\times 10^{-}5\sim 1,5\times 10^{-}5} với bê tông và 1 , 2 × 10 − 5 {\displaystyle 1,2\times 10^{-}5} với thép. Do đó phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường (dưới 100 °C) không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông và cốt thép. Do bê tông có khả năng chịu nén tốt và cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông nên về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén. === Ưu điểm === Kết cấu bê tông cốt thép (cũng như kết cấu bê tông) được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm sau : Giá thành thấp: bê tông được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu sẵn có như đá, sỏi, cát... Các vật liệu khác như xi măng, thép đắt tiền hơn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/6 đến 1/5 tổng khối lượng. Khả năng chịu lực lớn: khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều so với các dạng vật liệu khác như gạch, đá, gỗ... Hơn nữa, khác với các loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, bê tông cốt thép là vật liệu nhân tạo nên thông qua việc chế tạo có thể lựa chọn các tính năng mong muốn. Độ bền cao: bê tông là một loại đá do đó có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ... Chi phí bảo dưỡng do đó cũng thấp hơn. Khả năng tạo hình khối dễ dàng: trước khi đông cứng thì bê tông ở dạng hỗn hợp lỏng và dẻo nên có khả năng tạo các hình khối phù hợp yêu cầu kiến trúc nhờ vào hệ thống ván khuôn. Khả năng chống cháy tốt: trong ngưỡng dưới 400 °C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao. Khả năng hấp thụ năng lượng tốt: các kết cấu làm bằng bê tông cốt thép thường có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt. === Nhược điểm === Nặng nề: các kết cấu xây dựng làm từ bê tông cốt thép thường có nhịp tương đối nhỏ, chi phí xây dựng nền móng cao. Nhược điểm này hiện được khắc phục đáng kể bằng việc sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các giải pháp xây dựng hợp lý. Thời gian thi công lâu: bê tông cần thời gian để đông cứng, trong thời gian này chất lượng bê tông chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường... Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn lắp ghép hoặc bán lắp ghép. Khả năng tái sử dụng thấp: việc tháo dỡ, vận chuyển và tái sử dụng bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức. Chi phí cho hệ thống ván khuôn. == Sử dụng trong xây dựng == Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường, nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi... Tại Việt Nam, theo các thống kê chưa đầy đủ các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% tổng số công trình xây dựng . Một số dạng kết cấu bê tông điển hình: Nhà cao tầng: là dạng công trình phổ biến nhất sử dụng kết cấu bê tông cốt thép. Độ cứng lớn của bê tông cốt thép cho phép rất thích hợp khi chịu tải trọng ngang như gió. Cầu: nhờ những ưu điểm về tuổi thọ, khả năng chống ăn mòn cao nên bê tông cốt thép được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng cầu, do các công trình cầu phải chịu ảnh nhiều tác động và ảnh hưởng của môi trường hơn công trình nhà. Kết cấu bể chứa: dùng để chứa các loại chất lỏng, dung dịch như bể nước, silo chứa dầu... == Ứng xử của kết cấu bê tông cốt thép == === Sự dính bám giữa bê tông và cốt thép === === Ảnh hưởng của vết nứt === == Tham khảo ==
lãnh thổ ấn độ dương thuộc anh.txt
6°00′N 71°30′Đ Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm trong lòng Ấn Độ Dương, ở giữa châu Phi và quốc gia vạn đảo, Indonesia. Nơi đây có một tiềm năng du lịch phong phú với 6 đảo san hô vòng trong số hơn 1000 đảo có người ở thuộc quần đảo Chagos. Diego Garcia là đảo lớn nhất của vùng lãnh thổ này. Ngày nay, nó được dùng làm nơi chứa các vũ khí trang thiết bị quân sự cho quân đội Hoa Kỳ và Anh. == Xem thêm == Quần đảo Chagos == Chú thích == == Liên kết ngoài == Diego Garcia Online: Information for the Diego Garcia, BIOT population. UK Foreign Office- profile CIA World Factbook Entry Diego Garcia timeline posted at the History Commons US Military Site on Diego Garcia A Return from Exile in Sight? The Chagossians and their Struggle, from the Northwestern Journal of International Human Rights
đại nhảy vọt.txt
Đại nhảy vọt (Giản thể:大跃进, Phồn thể:大躍進, bính âm:Dàyuèjìn; âm Hán Việt: đại dược tiến) là tên thường gọi trong sách báo tiếng Việt cho kế hoạch xã hội và kinh tế của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) được thực hiện từ 1958 đến 1960 nhằm mục tiêu sử dụng dân số khổng lồ của Trung Quốc để chuyển tiếp nhanh chóng Trung Quốc đại lục từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa vào nông dân là chính sang một xã hội công nghiệp cộng sản hiện đại. Mao Trạch Đông đặt điểm tựa của chương trình vào Lý luận sức sản xuất. Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế. Một con số ước lượng có đến 20 triệu (có thể lên đến 40 triệu) người chết, chính là kết quả những nỗ lực của Mao. Sách báo tiếng Việt còn có một số sách gọi khác như Bước nhảy lớn, Bước nhảy vọt. Trong những đại hội đảng sau đó vào tháng 3 năm 1960 và tháng 5 năm 1962, những hậu quả xấu của cuộc Đại nhảy vọt được nghiên cứu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), và Mao đã bị chỉ trích trước đại hội. Những đảng viên cao cấp dung hòa như Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình nhờ vậy được nhiều quyền lực, và Mao mất đi tiếng nói, dẫn tới việc ông ta khởi xướng cuộc cách mạng văn hóa năm 1966. == Bối cảnh lịch sử == Tháng 10 năm 1949, sau cuộc rút lui của Quốc Dân Đảng ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và tiếp nhận quyền lực quốc gia. Một trong những chính sách đầu tiên và quan trọng nhất là cải cách ruộng đất trong đó đất của địa chủ và những người nông dân giàu có hơn bị ép buộc phân phát lại cho nông dân nghèo hơn. Trong hàng ngũ Đảng, có một cuộc tranh luận lớn về việc cải cách ruộng đất nên phải thực hiện như thế nào và với mức độ nào. Phe ôn hòa gồm có thành viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Thiếu Kỳ cho rằng sự thay đổi nên từng bước một và rằng bất cứ một sự tập thể hóa nông dân nào cũng nên chờ đợi cho đến khi đã thực hiện xong công nghiệp hóa để có thể cung ứng máy móc nông nghiệp cần thiết cho cơ giới hóa nông nghiệp. Một phe cấp tiến do Mao Trạch Đông lãnh đạo cho rằng cách tốt nhất để tài trợ cho công nghiệp hóa là để Chính phủ nắm giữ nông nghiệp, bằng cách đó sẽ thiết lập độc quyền đối với việc phân phát và cung cấp lúa gạo. Điều này sẽ cho phép chính phủ mua ở giá thấp và bán ở giá cao hơn, như thế tích lũy vốn cần thiết cho công nghiệp hóa đất nước. Khi nhận ra rằng chính sách này không được quần chúng nông dân ưa chuộng và vì thế có lời đề nghị là nông dân nên bị ép buộc nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ bằng việc thiết lập các nông trường tập thể mà cũng tiện ích cho việc chia sẻ dụng cụ và súc vật lao động. Chính sách này dần dần được hối thúc tiến hành giữa năm 1949 và 1958, đầu tiên là thành lập các "đội trợ giúp hỗ tương" (mutual aid teams) gồm từ 5 -15 hộ gia đình, sau đó vào năm 1953 là "hợp tác xã nông nghiệp cơ bản" (elementary agricultural cooperatives) gồm từ 20 - 40 hộ gia đình, rồi từ năm 1956 là các "đại hợp tác xã" (higher co-operatives) gồm từ 100 - 300 gia đình. Những cải cách này (ngày nay đôi khi được nhắc đến như là "Tiểu nhảy vọt") thường thì không được người nông dân ưa chuộng và thường được áp đặt bằng cách mời nông dân đến các buổi họp và giữ họ ở đó nhiều ngày và đôi khi nhiều tuần cho đến khi họ "tự nguyện" đồng ý gia nhập tập thể hóa. Ngoài những thay đổi kinh tế, Đảng đã tiến hành nhiều thay đổi xã hội lớn ở nông thôn bao gồm dẹp bỏ tất cả các cơ sở thuộc về tôn giáo và huyền bí cũng như những lễ nghi và thay thế tất cả bằng các buổi tuyên truyền và hội họp chính trị. Nhiều cố gắng đã được thực hiện để nâng cao giáo dục nông thôn và vị thế của phụ nữ (cho phép phụ nữ quyền xin li dị nếu họ muốn) và chấm dứt phong tục bó chân, tảo hôn và nghiện thuốc phiện. Thẻ thông hành đi lại trong nước được giới thiệu năm 1956 với mục đích cấm di chuyển xa mà không có phép thích hợp. Ưu tiên cao nhất là dành cho giai cấp vô sản thành thị vì họ là đối tượng mà phúc lợi quốc gia được tạo ra. Giai đoạn đầu của tập thể hóa không là một thành công lớn lao và có nạn đói lan rộng năm 1956, mặc dù cỗ máy tuyên truyền của Đảng luôn tiếp tục thông báo có những vụ mùa tăng năng suất cao. Những người ôn hòa trong Đảng, gồm có Chu Ân Lai, kêu gọi bãi bỏ tập thể hóa. Lập trường của phe ôn hòa được củng cố bởi bài diễn văn bí mật năm 1956 của Nikita Khrushchev đọc tại Đại hội Đảng lần thứ 20 vén màn những tội ác của Joseph Stalin và chỉ rõ sự thất bại của các chính sách nông nghiệp của ông ta bao gồm tập thể hóa tại Liên Xô. Năm 1957 để giảm bớt căng thẳng trong hàng ngũ Đảng, Mao đã khuyến khích tự do ngôn luận và phê bình trong Chiến dịch trăm hoa đua nở. Hồi tưởng lại, một số người đi đến lý giải rằng đây là một mưu đồ cho phép chỉ trích chế độ, chủ yếu là các nhà trí thức nhưng cũng có một số thành viên cấp thấp của đảng bất mãn với các chính sách nông nghiệp tự lộ diện. Một số cho là Mao đơn giản quay sang phe cứng rắn ngay sau khi các chính sách của ông bị phản đối mạnh mẽ, nhưng lời tuyên bố được đưa ra như thế so với lịch sử các cuộc tấn công tàn nhẫn và bất chấp mọi thứ của ông đối với những người chỉ trích và đối thủ của ông cộng thêm tính nổi cáu nổi tiếng thì điều này dường như không thể nào. Ngay khi ông ra tay thì có đến ít nhất nửa triệu người bị thanh trừng dưới Chiến dịch chống phe hữu do Đặng Tiểu Bình tổ chức, rất hiệu quả làm im lặng bất cứ sự chống đối nào từ trong Đảng hay từ trong các chuyên gia nông nghiệp đến các thay đổi mà đã được áp đặt dưới chính sách Đại nhảy vọt. Năm 1957, vào lúc hoàn thành kế hoạch kinh tế năm năm lần thứ nhất, Mao bắt đầu nghi ngờ về con đường tiến lên Chủ nghĩa Xã hội mà Liên Xô đã đi thích hợp cho Trung Quốc. Mao phê phán Khrushchev về việc lật ngược các chính sách của Chủ nghĩa Stalin, bị báo động bởi các cuộc nổi dậy xảy ra tại Đông Đức, Ba Lan và Hungary, và nhận thức rằng Liên Xô đang tìm kiếm "chung sống hòa bình" với các thế lực phương Tây. Mao trở nên thêm tin rằng Trung Quốc phải tự chọn con đường riêng của mình để tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản. Đại nhảy vọt là tên đặt cho Kế hoạch Năm năm lần thứ hai dự trù kéo dài từ 1958-1963, mặc dù cái tên hiện nay thường được giới hạn cho ba năm đầu của thời kỳ này. Mao tiết lộ Đại nhảy vọt tại một cuộc họp vào tháng 1 năm 1958 tại Nam Kinh. Ý tưởng trung tâm đằng sau Đại nhảy vọt là sự phát triển nhanh ngành công nghiệp và nông nghiệp Trung Quốc nên được xảy ra song song. Hy vọng là công nghiệp hóa bằng cách lợi dụng nguồn cung ứng lao động rẻ khổng lồ và tránh phải nhập cảng các máy móc nặng. Để đạt được điều này, Mao chủ trương một vòng tập thể hóa sâu rộng hơn dựa theo mô hình "Thời kỳ thứ 3" của Liên Xô là cần thiết trong nông thôn Trung Quốc nơi các hợp tác xã hiện hữu sẽ được nhập vào thành các Công xã nhân dân (People's communes) khổng lồ. Một công xã thí điểm được thiết lập tại Chayashan trong tỉnh Hà Nam tháng 4 năm 1958. Tại đây lần đầu tiên, đất tư hữu bị xóa bỏ hoàn toàn và các nhà bếp công xã được giới thiệu. Tại các cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là những công xã nhân dân này sẽ trở thành hình thức tổ chức chính trị và kinh tế mới khắp vùng nông thôn Trung Quốc. Thật đáng ngạc nhiên cho một sự thay đổi quá kịch tính như vậy. Vào cuối năm, khoảng 25.000 công xã đã được lập lên, mỗi công xã có trung bình 5.000 hộ gia đình. Các công xã tương đối là các hợp tác xã tự lực cánh sinh nơi mà tiền lương và tiền được ấn định bằng công điểm (work points). Ngoài nông nghiệp, chúng kết hợp một vài dự án xây dựng và công nghiệp nhẹ. Mao thấy sản xuất lúa gạo và thép như là cột trụ chính của phát triển kinh tế. Ông tiên đoán rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt, sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua sản lượng thép của Vương quốc Anh. Trong các cuộc họp Bộ chính trị tháng 8 năm 1958, quyết định được đưa ra là sản xuất thép được ấn định tăng gấp đôi trong năm, đa số sản lượng gia tăng là từ các lò nung thép sân vườn. Mao được Đệ nhất Bí thư tỉnh An Huy là Zeng Xisheng cho xem một thí dụ về một lò nung thép sân vườn ở Hợp Phì tỉnh An Huy vào tháng 9 năm 1958. Lò nung này được cho là đang sản xuất thép chất lượng cao (mặt dù thực tế thì thép tinh luyện này đã được sản xuất ở đâu đó). Mao khuyến khích việc thiết lập các lò nung thép sân vườn loại nhỏ tại mỗi xã và tại mỗi khu phố. Nỗ lực khổng lồ lấy từ nông dân và các công nhân khác được đưa vào để sản xuất thép từ sắt vụn. Để cung cấp nhiên liệu đốt cho các lò nung, cây rừng bị chặt đốn bừa bãi gây thiệt hại lớn cho môi trường thiên nhiên của địa phương. Tình trạng phá cửa nhà và bàn ghế đồ đạc để lấy củi đốt lò nung cũng xảy ra khắp nơi. Nồi, xoong, chảo, và các thứ vật dụng kim loại khác được trưng dụng để cung cấp "sắt vụn" cho các lò nung để mục tiêu sản xuất đầy lạc quan ngông cuồng đó có thể đạt được. Nhiều nam lao động nông nghiệp bị thuyên chuyển từ thu hoạch mùa màng sang giúp sản xuất thép cũng giống như các công nhân ở nhiều nhà máy, trường học và thậm chí cả bệnh viện. Đối với những ai có chút kinh nghiệm về sản xuất thép hoặc có hiểu biết cơ bản về luyện kim thì cũng có thể đoán ra được rằng sản phẩm từ các lò nung này là những đống sắt nguyên liệu phẩm chất thấp và chẳng có chút giá trị gì về kinh tế. Tuy nhiên, chính sự ngờ vực sâu đậm của Mao đối với giới trí thức và thêm vào đó là niềm tin vào sức mạnh huy động khổng lồ của giới nông dân đã khiến ông ra lệnh thực hiện nỗ lực khổng lồ này trên toàn quốc mà không cần hỏi thăm ý kiến của các chuyên gia. Hơn nữa kinh nghiệm của các tầng lớp trí thức theo sau Chiến dịch trăm hoa đua nở đã khiến những ai biết được kế hoạch như thế là một chuyện điên rồ cũng chẳng dám lên tiếng chỉ trích. Theo bác sĩ riêng của ông là Lý Chí Tuy, Mao và đoàn tùy tùng đến viếng thăm khu sản xuất thép truyền thống tại Mãn Châu tháng 1 năm 1959 và chính tại đó ông mới biết được là thép chất lượng cao chỉ có thể sản xuất tại các nhà máy quy mô lớn sử dụng nhiêu liệu đáng tin cậy như than đá. Tuy nhiên ông quyết định không ra lệnh ngưng các lò nung thép sân vườn vì không muốn dập tắt nhiệt tâm cách mạng của quần chúng. Chương trình chỉ được bãi bỏ một cách lặng lẽ nhiều tháng sau đó trong năm. Nỗ lực lớn lao đã được thực hiện trong suốt Đại nhảy vọt trên phạm vi rộng như các dự án xây cất cơ bản thường được hoạch định cẩu thả, thí dụ như các công trình thủy lợi, thường được xây mà chẳng có hỏi ý từ các kỹ sư được đào tạo. Tại các công xã, một số sáng kiến nông nghiệp gây tranh cãi và cấp tiến được đề bạt theo mệnh lệnh của sự Mao. Nhiều trong số các sáng kiến này dựa theo các ý tưởng của nhà sinh vật học mà ngày nay đã bị bất tín nhiệm của Liên Xô là Trofim Lysenko và những người theo chân ông. Các chính sách bao gồm việc trồng trọt trong đó hạt giống được gieo với mật độ dày hơn bình thường với nhận định sai lầm là các hạt giống cùng loại sẽ không cạnh tranh đất sống với nhau. Cày sâu được khuyến khích vì niềm tin sai lầm điều này sẽ cho cây trồng có thêm hệ thống rễ lớn hơn. Thậm chí tai hại hơn là có ý kiến cho rằng một phần đất trồng nên bỏ hoang. Tác động ban đầu của Đại nhảy vọt đã được bàn luận tại Hội nghị Lư Sơn vào tháng 7/8 năm 1959. Mặc dù, nhiều người trong số các lãnh đạo ôn hòa hơn có giữ các điều kiện hạn chế đối với chính sách mới, người lãnh đạo cao cấp duy nhất công khai nói thẳng là nguyên soái Bành Đức Hoài. Mao dùng hội nghị để gạt bỏ Bành ra khỏi chiếc ghế Bộ trưởng Quốc phòng của ông và lên án cả Bành (người xuất thân từ một gia đình nông dân) và các người ủng hộ ông như những người tư sản và mở chiến dịch toàn quốc chống "chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh". Bành bị Lâm Bưu thay thế và Lâm bưu bắt đầu một cuộc thanh trừng có hệ thống những người ủng hộ Bành ra khỏi quân đội. == Các điều kiện khí hậu và nạn đói == Chính sách kinh tế sai lầm đã đưa đến nạn đói lớn. Mặc dù, những sáng kiến nông nghiệp tai hại nhưng thời tiết năm 1958 rất thuận lợi và mùa thu hoạch rất hứa hẹn được mùa. Chẳng may, số lượng lao động đã chuyển qua sản xuất thép và các dự án xây dựng có nghĩa là nhiều vụ mùa bị bỏ hư không thu hoạch tại một số nơi. Một lý do khác là kết quả của Chiến dịch diệt chim sẻ. Mặc dù các vụ mùa thu hoạch giảm sút, các quan chức địa phương, dưới áp lực kinh khủng của chính phủ trung ương báo cáo các vụ mùa thu hoạch kỷ lục ứng với các sáng kiến mới, đã tranh với nhau thông báo kết quả ngày càng thổi phồng. Các con số này được dùng như căn bản để tính số lượng lúa gạo mà nhà nước lấy để cung cấp cho thị thành và để xuất khẩu. Việc các con số khác biệt giữa báo cáo và thực sự khiến cho nhiều nông dân không còn gì để lại nuôi sống mình và gia đình, và trong một số nơi, nạn đói bắt đầu. Trong năm 1958-1960, Trung Quốc vẫn tiếp tục là nước xuất khẩu lúa gạo đáng kể mặc dù việc nạn đói lan rộng chỉ được biết đến ở nông thôn vì Mao muốn giữ thể diện và thuyết phục thế giới bên ngoài về sự thành công của những kế hoạch của ông. Các sách niên giám của Encyclopaedia Britannica cho các năm từ 1958 đến 1962 có nhắc đến thời tiết bất thường như sau: Các vụ hạn hán theo sau các vụ lụt lội. Bao gồm lượng mưa 30 inch ở Hồng Kông trong 5 ngày của tháng 6 năm 1959, một phần hiện tượng khí hậu này đã đánh trúng miền nam Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các dữ liệu thời tiết cho sách niên giám của Encyclopaedia Britannica là từ nguồn của chính phủ Trung Quốc. Năm 1959 và 1960, thời tiết ít thuận lợi hơn và tình hình trở nên khá nghiêm trọng, với nhiều tỉnh của Trung Quốc gặp phải nạn đói trầm trọng. Khô hạn, lụt lội, và thời tiết xấu làm cho Trung Quốc hoàn toàn trở tay không kịp. Tháng 7 năm 1959, Hoàng Hà gây lụt Đông Trung Quốc. Theo Trung tâm Thảm họa, (Disaster Center), nạn lụt giết chết, cả vì đói do mùa màng thất bát hay chết đuối, ước lượng là 2 triệu người. Năm 1960, ít nhất một góc độ nào đó của hạn hán và thời tiết xấu khác đã làm ảnh hưởng đến 55 phần trăm đất canh tác, trong khi đó có chừng 60 phần trăm đất nông nghiệp ở miền bắc không có một chút mưa nào . Với năng suất giảm ngoạn mục, thậm chí các khu vực thành thị cũng phải chịu sự cắt giảm rất nhiều khẩu phần lương thực; tuy nhiên, nạn đói hàng loạt phần lớn chỉ tập trung ở nông thôn là nơi con số thống kê sản xuất bị thổi phồng vĩ đại, kết quả là chỉ có ít lúa gạo được để lại cho nông dân ăn. Sự thiếu lương thực thì tồi tệ khắp đất nước; tuy nhiên, các tỉnh nào mà áp dụng cải cách của Mao triệt để nhất, thí dụ như An Huy, Cam Túc và Hà Nam, thường chịu thiệt hại nhiều hơn. Tứ Xuyên, một trong những tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc và được biết đến tại Trung Quốc như "vựa thóc của Trời" vì sự màu mỡ của nó, được cho rằng là nơi có con số người chết tuyệt đối lớn nhất vì nạn đói do sự hăng say của người lãnh đạo tỉnh là Li Jinquan thực thi những cải cách của Mao. Các chính sách nông nghiệp của Đại nhảy vọt và nạn đói liên quan vẫn tiếp tục cho đến tháng 1 năm 1961, tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Trung ương lần thứ 9, việc phục hồi sản xuất nông nghiệp bằng việc lật ngược các chính sách của Đại nhảy vọt được bắt đầu. Xuất khẩu lúa gạo ngưng lại và những lần nhập khẩu từ Canada và Úc giúp giảm tác động của việc thiếu lương thực, ít nhất là tại các thành phố duyên hải. == Hậu quả == Đại nhảy vọt ngày nay được đa số mọi người, cả trong và ngoài Trung Quốc, xem như là một đại thảm họa kinh tế, thực sự đúng là một "Đại Nhảy Lùi" (Great Leap Backward) mà ảnh hưởng Trung Quốc trong nhiều năm tiếp sau đó. Khi các thống kê thổi phồng tới tay các giới chức đặc trách kế hoạch, lệnh được ban ra là phải chuyển nguồn nhân lực lao động vào công nghiệp hơn là nông nghiệp. Con số người chết vượt bậc chính thức được ghi nhận tại Trung Quốc trong những năm của Đại nhảy vọt là 14 triệu, nhưng các học giả ước tính rằng con số nạn nhân chết đói là từ 20 đến 43 triệu. Ba năm từ năm 1959 đến năm 1962 được biết như là "Ba năm Ác nghiệt" (Three Bitter Years) và Ba năm Thiên tai. Nhiều quan chức địa phương bị truy tố và hành quyết công khai vì đưa ra thông tin sai lạc. Đầu thập niên 1980, những người chỉ trích về Đại nhảy vọt đã thêm nhiều sức lực vào kho chứa vũ khí chỉ trích của họ. Nhân viên Chính phủ Hoa Kỳ là Judith Banister xuất bản cái mà trở thành một bài viết có ảnh hưởng trong tạp chí China Quarterly (tạp chí chuyên về Trung Quốc và Đài Loan, do Đại Học Cambridge phát hành), và kể từ đó việc ước tính con số người chết lên đến 30 triệu trong Đại nhảy vọt đã trở nên phổ biến trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Trong Đại nhảy vọt, kinh tế của Trung Quốc ban đầu tăng. Sản xuất sắt tăng 45% năm 1958 và một con số tăng chung của hai năm kế tiếp là 30%, nhưng lao xuống vực thẳm vào năm 1961, và không đạt được mức độ của năm 1958 trước đó cho đến năm 1964. Mặc dù đối mặt với những nguy cơ cho sự nghiệp của họ, một số đảng viên Cộng sản công khai đổ lỗi thảm họa này là do giới lãnh đạo Đảng gây ra và cho rằng đấy là bằng chứng Trung Quốc cần phải dựa nhiều vào giáo dục, tích lũy thành thạo kỹ thuật và áp dụng các phương thức tư sản trong việc phát triển kinh tế. Lưu Thiếu Kỳ đọc một bài diễn văn năm 1962 trước Đại hội Đại biểu Nhân dân 3.000 người, chỉ trích "thảm họa kinh tế có 30% lỗi do tự nhiên, 70% là do con người." Đây là lý do chính cho sự đàn áp chống đối mà Mao đã tung ra trong cuộc Cách mạng Văn hóa đầu năm 1966. Mao tự rời chức vụ Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1959 vì tiên đoán rằng ông sẽ lãnh trọn sự đổ lỗi cho sự thất bại của Đại nhảy vọt. Tuy nhiên ông vẫn giữ chức Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc. Lưu Thiếu Kỳ (chủ tịch mới của CHND Trung Hoa) và Đặng Tiểu Bình (Tổng bí thư Trung ương Đảng) được quyền hành xử các phương cách phục hồi nền kinh tế. Hơn nữa, chính sách Đại nhảy vọt của Mao đã bị chỉ trích công khai tại một đại hội đảng ở Lư Sơn tỉnh Giang Tây. Cuộc tấn công là do Bộ trưởng Quốc phòng Bành Đức Hoài chủ động. Bành trở nên bực bội bởi tác động bất lợi tiềm tàng mà các chính sách của Mao đã gây ra cho việc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Bành cho rằng "để cho chính trị lãnh đạo" thì không thay thế được chính sách và luật lệ kinh tế; nhiều lãnh đạo đảng không nêu danh cũng bị khiển trách là cố "nhảy một cú vào chủ nghĩa cộng sản." Sau cuộc thách thức tại Lư Sơn, Bành Đức Hoài, bị cho là được Nikita Khrushchev xúi giục chống Mao, bị truất phế. Bành được thay thế bởi Lâm Bưu, một người theo chủ nghĩa cơ hội cấp tiến và theo chủ nghĩa Mao. Ngoài ra, sự mất mát này trong chế độ của Mao có nghĩa rằng Mao trở nên một "tổ tiên khuất núi" (dead ancestor) như Mao tự dán nhãn cho mình: Một người được kính trọng nhưng không bao giờ được hỏi ý kiến, nắm giữ hậu trường chính trị của Đảng. Hơn thế nữa, ông cũng không xuất hiện trước công chúng. Tất cả những điều này về sau ông hối tiếc khi ông tái phát động phong trào tôn thờ cá nhân cho ông bằng việc lội trên sông Dương Tử. Về chính sách ruộng đất, các thất bại trong việc cung ứng thực phẩm trong Đại nhảy vọt đã được đáp lời bằng một sự loại bỏ tập thể hóa dần trong thập niên 1960. Nó báo hiệu cho các cuộc xóa bỏ tập thể hóa xa hơn nữa dưới thời Đặng Tiểu Bình. Nhà khoa học chính trị Meredith Woo-Cumings cho rằng: "Không có gì phải hỏi, chế độ này đã không phản ứng kịp thời để cứu mạng sống của hàng triệu nông dân, nhưng khi nó phản ứng, nó cuối cùng chuyển đổi được kế sinh nhai của hàng trăm triệu nông dân (một cách khiêm tốn vào đầu thập niên 1960, nhưng lâu bền sau các cải cách của Đặng Tiểu Bình đến sau năm 1978.)" Sau cái chết của Mao và sự khởi đầu của công cuộc Cải cách kinh tế Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình, xu hướng trong chính phủ Trung Quốc là sự nhìn nhận Đại nhảy vọt như một đại thảm họa kinh tế và qui lỗi của nó là do sự tôn thờ cá nhân dưới thời Mao Trạch Đông, và xem nó như một trong các lỗi lầm nghiêm trọng mà Mao đã gây ra sau khi thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. == Tham khảo == == Đọc thêm == Li Zhisui, The Private Life of Chairman Mao, 1996. Jasper Becker, Hungry Ghosts: Mao's Secret Famine, 1998. Philip Short, Mao: A Life, 1999. Jung Chang và Jon Halliday, Mao: The Unknown Story, 2005. This article incorporates public domain text from the United States Library of Congress Country Studies. - China == Liên kết ngoài == "Did Mao Really Kill Millions in the Great Leap Forward?", Monthly Review, September 2006. Truy cập 2007-03-04.
nguyễn ánh 9.txt
Nguyễn Ánh 9 (tên thật: Nguyễn Đình Ánh, 1 tháng 1 năm 1940 - 14 tháng 4 năm 2016) là một nhạc sĩ Việt Nam kiêm một nhạc công chơi dương cầm. == Tiểu sử == Ông sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam (cũng có nguồn viết ông sinh năm 1939), là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn. Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên. Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Ōsaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây đàn ghi-ta trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Đến khi trở về Việt Nam, Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. Trước đề nghị đó, ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một thời gian ngắn. Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của nhãn đĩa Tình ca quê hương. "Không" trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như "Ai đưa em về", "Chia phôi", "Lời cuối cho em",... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970. Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu". Sau sự kiện tháng 4 năm 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm. Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như "Tình yêu đến trong giã từ", "Mênh mông tình buồn", "Cho người tình xa" và "Cô đơn". Gần đây, Nguyễn Ánh 9 vẫn còn biểu diễn, tham gia một số đêm nhạc của ca sĩ Ánh Tuyết. Ông thường chơi dương cầm hàng tuần tại khách sạn Sofitel Plaza Saigon. == Vinh danh == Ngày 27 tháng 5 năm 2006, Trung tâm Thúy Nga tổ chức đại nhạc hội trực tiếp thu hình Paris By Night 83 chủ đề Những khúc hát ân tình tại California, Hoa Kỳ để vinh danh ba nhạc sĩ Việt Nam, trong đó các ca sĩ đã trình bày 11 ca khúc của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Tối ngày 21 tháng 11 năm 2010, chương trình Con đường âm nhạc tháng 11 vinh danh nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã diễn ra tại Nhà hát Quân đội, thành phố Hồ Chí Minh và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3. == Đời tư == Nguyễn Ánh 9 là một tín hữu Công giáo Rôma, ông có tên thánh là Giêrônimô (Jerome). Vợ của ông tên Ngọc Hân - một vũ công ông quen biết trong thời gian làm tại vũ trường Anh Vũ. Hai người kết hôn vào năm 1965 sau khi ông đã nhờ mẹ năn nỉ với bố cho quay về nhà cũng như xin phép được lấy vợ. Trước đó bố ông đã đuổi ông khỏi nhà khi thấy ông quyết tâm theo con đường âm nhạc. Vợ chồng Nguyễn Ánh 9 và Ngọc Hân có với nhau hai con trai là nhạc sĩ Nguyễn Quang và Nguyễn Đình Quang Anh - cả hai đều theo con đường âm nhạc. Ngoài ra, ông còn có một số người con nuôi trong nghề nghiệp như: Hương Giang, Diệu Hiền, Hoàng Quân, Quang Hà, Xuân Phú... == Qua đời == Sau một thời dài chịu dựng căn bệnh viêm phổi, suy tim, vào lúc trưa 14 giờ 00, ngày 14 tháng 4 năm 2016 ông hôn mê, và trút hơi thở cuối cùng tại Bệnh viện Đại học Y-Dược Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 77 tuổi. Trước đó, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã nhập viện cấp cứu tại bệnh viện Hoàn Mỹ hôm 20 tháng 3 năm 2016 khi có dấu hiệu khó thở và mệt. == Một vài chi tiết == Nghệ danh Nguyễn Ánh 9 là do người yêu đầu tiên của ông đặt cho. Trong một cuộc phỏng vấn, ông nói: "Đây là tên mà cô ấy đặt cho tôi. Khi tôi viết những bản nhạc đầu tiên, lấy tên thật là Nguyễn Đình Ánh thì dài quá, mà viết là Nguyễn Ánh thì lại trùng với tên của vua Gia Long. Bởi vậy, cô ấy bảo, chữ Nguyễn Ánh có 9 ký tự, mà số 9 theo quan niệm phương Đông là số may mắn, bởi vậy, nên lấy bút danh là Nguyễn Ánh 9". Về ca khúc Không, trong một cuộc phỏng vấn, ông lại trả lời khác: "Vào cuối năm 1969 - 1970, tôi có chuyến lưu diễn ở Pháp cùng đoàn nghệ sĩ trong nước, lúc ấy có Khánh Ly. Một đêm trời trở lạnh, tôi và Khánh Ly tản bộ, bất ngờ trong tôi loé lên dòng nhạc, tôi thử ngân nga một mình, Khánh Ly nghe thấy và bảo: "Hay lắm, anh hát tiếp đi...". Thế là nhạc phẩm Không ra đời và được ca sĩ Elvis Phương thể hiện rất thành công." == Danh sách tác phẩm == == Một số băng đĩa, chương trình sau 1975 == CD Lặng lẽ tiếng dương cầm gồm 13 ca khúc (Viết Tân - Kim Lợi Studio) Đĩa LP (33 vòng) Nguyễn Ánh 9 - Lặng lẽ tiếng dương cầm gồm mười ca khúc (nhạc sĩ Đức Trí và Gia Định Audio hợp tác). Liveshow Nguyễn Ánh 9 - Nửa thế kỷ âm nhạc diễn ra tối ngày 29 tháng 12 năm 2011 tại Hà Nội. Trong phần hai của chương trình có sự tham gia của chín nghệ sĩ, một ban nhạc chín người và chín cây vĩ cầm đến từ Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 trực tiếp đệm đàn cho các nghệ sĩ hát cùng dàn nhạc. == Chú thích == == Liên kết ngoài == Nguyễn Ánh 9 chưa "rửa tay gác kiếm" Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: "Tôi có tội với cả hai người đàn bà" Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9: "Điểm tựa của tôi chính là bà xã" Nguyễn Ánh 9 nhớ về Trịnh Công Sơn
ankara.txt
Ankara (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [ˈan.ka.ɾa]) trước đây gọi là Ancyra hoặc Angora, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, có địa vị như một tỉnh (il) và là thành phố lớn (büyük şehir) thứ hai của quốc gia này sau Istanbul. Là thủ đô hành chính từ thập niên 1920, Ankara đã có vai trò là trung tâm hành chính, nơi ở của các chính khách, viên chức hành chính và công chức Thổ Nhĩ Kỳ. Các nhánh Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt cơ sở ở thành phố Ankara. == Địa lý == Thành phố này nằm ở độ cao trung bình 938 mét trên mực nước biển, trên vùng đồng bằng rộng lớn ở miền trung Anatolia, với những khu rừng trên núi về phía bắc và đồng bằng khô hạn Konya ở phía nam. Các sông chính là các hệ thống Kızılırmak và sông Sakarya. 50% diện tích đất được sử dụng cho nông nghiệp, 28% là rừng và 10% là các đồng cỏ. Hồ nước mặn lớn nhất là Tuz Golu nằm một phần trong tỉnh này. Đỉnh cao nhất với độ cao 2.015m là Işık Dağı. == Hành chính == Toàn bộ thành phố được phân thành 25 huyện (ilçe): Akyurt Altındağ Ayaş Bala Beypazarı Çamlıdere Çankaya Çubuk Elmadağ Etimesgut Evren Gölbaşı Güdül Haymana Kalecik Kazan Keçiören Kızılcahamam Mamak Nallıhan Polatlı Pursaklar Sincan Yenimahalle Şereflikoçhisar == Phát triển đô thị == Thành phố Ankara là một trong 3 đại đô thị tự quản (büyük şehir) đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ, thành lập năm 1984, tương ứng với các huyện Etimesgut, Yenimahalle, Çankaya, Keçiören, Altındağ, Akyurt và Sincan. Do tốc độ phát triển đô thị cao, vùng đô thị nhanh chóng mở rộng ra toàn bộ tỉnh. Năm 2012, Thổ Nhĩ Kỳ thông qua luật, công nhận các tỉnh có dân số trên 750.000 người là những đại đô thị, do đó có quyền tự chủ hơn so với cái tỉnh (il) khác. Thành phố Ankara chính thức được hợp nhất với tỉnh Ankara. == Dân số == Năm 2014, Ankara có dân số 5.150.000 người. Hầu như toàn bộ dân ở đây nói tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, ngôn ngữ chính thức của quốc gia này. Đa số dân thành phố là tín độ Hồi giáo Sunni. == Lịch sử == Ankara đã là một trung tâm thương mại từ thời cổ đại. Những người Hittite đã chiếm khu vực này từ năm 2000 trước Công Nguyên. Những người Phrygians đã kế tục người Hittite khoảng năm 1000 trước Công Nguyên. Alexander Đại Đế đã chinh phục thành phố năm 333 trước Công Nguyên. Sau khi ông mất, những bộ lạc Gallic (Galatian) đã chọn đây làm kinh đô của họ (xem thêm Galatia). Với tên gọi Ancyra, thành phố này bị Đế quốc La Mã cai trị năm 189 trước Công Nguyên và trở thành tỉnh lỵ của tỉnh Galatia Prima. Sau này nó trở thành một thành phố lớn của Đế quốc Byzantine và tiếp theo đó nó bị xâm chiếm bởi người Ba Tư, Ả Rập, Seljuk Turks, và quân Thập Tự Chinh Latin. Thành phố được đổi tên Angora bởi ngưừoi Seljuk, rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman năm 1360. Thành phố bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn bởi Tamerlane người Thổ năm 1402, nhưng lại trở lại Đế quốc Ottoman năm sau đó. Năm 1923, sau khi thiết lập Cộng hoà Thổ Nhĩ Kỳ, Atatürk đã dời đô từ Istanbul đến Angora, một sự di chuyển phá bỏ truyền thống và thiết lập một vị trí trung tâm cho thủ đô. Một nỗ lực lớn hiện đại hoá thành phố bắt đầu và tên thành phố đã được đổi thành Ankara năm 1930. Thành phố phát triển nhanh chóng trong nhiều thập kỷ và sớm trở thành một trong những trung tâm đô thị lớn của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những năm gần đây, thành phố đã sáp nhập thâm những vùng ngoại ô xung quanh để giải quyết vấn đề của những khu nhà lụp xụp của hàng ngàn người nhập cư từ những vùng kém phát triển khác của đất nước. Ankara đang thực hiện nhiều dự án giao thông lớn để giải quyết nạn tắc nghẽn giao thông. == Khí hậu == == Tham khảo == 39°36′B 32°30′Đ
đơn vị tốc độ truyền dữ liệu.txt
Hiện nay, có hai loại đơn vị đo tốc độ đường truyền dữ liệu được sử dụng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn vậy chúng khác nhau như thế nào, hay cùng tìm hiểu về nó nào == Megabit trên giây == Megabit trên giây (tiếng Anh: megabit per second; viết tắt là Mbps), là đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu, tương đương 1.000 kilobit trên giây hay 1.000.000 bit trên giây. Băng thông của dịch vụ Internet dân dụng thường được đo bằng Mbit/s. Đa số các ứng dụng video được đo bằng Mbit/s: 32 kbit/s – chất lượng videophone 2 Mbit/s – chất lượng VHS 8 Mbit/s – chất lượng DVD 27 Mbit/s – chất lượng HDTV == Megabyte trên giây == Một đơn vị đo tốc độ truyền dẫn dữ liệu khác là megabyte trên giây (MBps hoặc MB/s), bằng: 1 megabyte/s (1MBps) = 1024 Kilobytes/s (1024 KBps) = 1024*1024 Bytes/s = 1024*1024*8 bits/s Nhiều giao diện dữ liệu máy tính được đo bằng MB/s: PATA 33-133 MB/s SATA 150-300 MB/s PCI 133-533 MB/s == Tránh nhầm lẫn == Không nên nhầm lẫn giữa một megabyte trên giây và một megabit trên giây: Chắc hẳn các bạn thường tự hỏi vì sao mạng nhà mình là gói 10 "Mê" mà tốc độ hiển thị trên chương trình IDM chỉ 1,2-1,3 "Mê". Chỉ khác nhau giữa chữ B viết hoa và chữ b viết thường nhưng nó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau và dễ khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Các nhà mạng thường quy định tốc độ mạng là Mbps. Nhưng tốc độ Download của chương trình Internet Download Manager là MBps. Chắc các bạn cũng biết 1Byte = 8bit, vì vậy nên 1MBps = 8Mbps Đó là lý do vì sao trên chương trình IDM chỉ hiển thị tốc độ truyền dữ liệu chỉ khoảng 1.2 Mbps == Tham khảo ==
mississippi.txt
Mississippi là một tiểu bang phía nam của Hoa Kỳ. Tên của tiểu bang lấy từ tên sông Mississippi, chảy dọc theo biên giới phía tây. Cái tên đó có nguồn gốc hoặc là từ tiếng Ojibwe, một loại tiếng của người bản địa Bắc Mỹ được nói ở thượng nguồn dòng sông, hoặc là trong tiếng Algonquian, với nghĩa là "sông lớn". Một số tên hiệu khác được gán cho Mississippi là Magnolia State và Hospitality State. == Địa lý == Mississippi phía bắc giáp với Tennessee; phía đông giáp Alabama, về phía nam giáp Louisiana và Vịnh Mexico; về phía tây giáp Louisiana và Arkansas (bên kia sông Mississippi). Các con sông lớn bao gồm sông Mississippi, sông Big Black, sông Pearl và sông Yazoo. Các hồ lớn bao gồm Ross Barnett Reservoir, hồ Arkabutla, hồ Sardis và hồ Grenada. Điểm cao nhất Mississippi, một phần là chân dãy núi Cumberland là núi Woodall. Không hẳn là núi, Woodall Mountain chỉ cao 806 feet (246 m) trên mực nước biển. Điểm thấp nhất là dọc theo bờ Vịnh Mexico - cao đúng mực nước biển. Độ cao trung bình là 300 feet (91 m) trên mực nước biển. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Website chính thức Mississippi State Databases – Annotated list of searchable databases produced by Mississippi state agencies and compiled by the Government Documents Roundtable of the American Library Association. Mississippi Travel and Tourism Mississippi Development Authority The "Mississippi Believe It" Campaign Mississippi State Facts University Press of Mississippi Mississippi tại DMOZ Mississippi as Metaphor State, Region, and Nation in Historical Imagination," Southern Spaces, ngày 23 tháng 10 năm 2006. Bản mẫu:Osmrelation-inline
livermori.txt
Livermori (phát âm như "li-vơ-mo-ri"; tên quốc tế: livermorium), trước đây tạm gọi ununhexi (phát âm như "un-un-héc-xi"; tên quốc tế: ununhexium), là nguyên tố tổng hợp siêu năng với ký hiệu Lv (trước đây Uuh) và số nguyên tử 116. Nó nằm ở vị trí của nguyên tố nặng nhất thuộc nhóm 16 (VIA), tuy nhiên đồng vị bền đầu đủ chưa được biết đến nhằm cho phép tiến hành các thí nghiệm hóa để xác định vị trí của nó giống như nguyên tố nặng hơn poloni. Nó được phát hiện năm 2000 và từ khi phát hiện đến nay mới có khoảng 30 nguyên tử được tạo ra hoặc từ tổng hợp trực tiếp hoặc là sản phẩm phân rã của ununocti, và có quan hệ với các phân rã từ các đồng vị bên cạnh với khối lượng 290–293. Đồng vị ổn định nhất cho đến nay là 293Lv với chu kỳ bán rã ~60 mili giây. == Lịch sử == === Khám phá === Vào ngày 19/7/2000, các nhà khoa học tại Dubna (JINR) khám phá một phân hủy riêng biệt từ một nguyên tử của livermorium khi bắn Ca-48 vào Cm248. Kết quả được công bố vào tháng 12 năm 2000. 10.54 MeV phát xạ anpha từ 292Lv và sau đó phân hủy thành 288Fl. Kết quả của phản ứng phải biến đổi thành 289Fl, và vì vậy hoạt động đó thì tương đồng thay đổi thành 293Lv. Hai hạt nhân được tạo thành thì được báo cáo bởi học viện từ thí nghiệm thứ hai của họ trước tháng 4-5/2001. Trong mỗi thí nghiệm họ cũng đã tìm ra một chuỗi phân hủy với sự tương đồng quan sát đầu tiên sự phân hủy của flerovium và gán thành 289Fl. Hoạt động này đã không quan sát được khi lặp lại phản ứng. Tuy nhiên, sự dò tìm (của) nó trong loạt này (của) những sự thí nghiệm chỉ báo khả năng (của) sự suy sụp (của) một chất đồng phân của livermorium, đó là 293bLv, hay sự phân hủy đặc biệt của nhóm chất đồng phân đã được khám phá,293aLv, khi hạt anpha đầu tiên được giài phóng. Các nghiên cứu về sau nhằm xác thực phản ứng này. Đội nghiên cứu lặp lại thí nghiệm tháng 4-5/2005 và phát hiện ra 8 nguyên tử của livermorium. Dữ liệu phóng xạ chính xác xác nhận sự khẳng định khám phá chất đồng vị như 293Lv. Trong cuộc chạy đua này, đội nghiên cứu cũng quan sát được 292Lv trong 4n kênh trong lần đầu. Vào tháng 5 năm 2009, Joint Working Party báo cáo trên khám phá của copernicium và thừa nhận khám phá chất đồng vị 283Cn. Cái này bao hàm về thực tế khám phá ra livermorium, như 291Lv (nhìn thấy ở dưới), từ chứng thực dữ liệu liên quan đến 283Cn, mặc dù thí nghiệm khám phá thực tế có thể xác nhận như trên. Năm 2011, IUPAC đánh giá nhóm nghiên cứu của viện Dubna và chấp nhận họ như đã tìm được nguyên tố có số hiệu 116. == Tên gọi == Livermorium trước đây gọi là eka-polonium.[10] Ununhexium (Uuh) là tên tạm thời của nguyên tố tổng hợp theo IUPAC. Các hà khoa học thông thường ham chiếu đến các phần tử đơn giản như nguyên tố 116 (hoặc E116). Theo những khuyến cáo của IUPAC,những người khám phá về nguyên tử mới có quyền gợi ý một cái tên. Các khám phá về livermorium thì được đón nhận bởi JWG of IUPAC vào 1/6/2011, cùng với flerovium.[9] Theo JINR, nhóm nghiên cứu của viện Dubna muốn đặt tên nguyên tố 116 là moscovium, sau Moscow Oblast nơi mà đặt viện Dubna. Tuy nhiên, cái tên livermorium và ký hiệu Lv được chấp nhận vào 31/5/2012. Sau quá trình thừa nhận của IUPAC. Tên đoán nhận Phòng thí nghiệm Tự nhiên Lawrence Livermore, trong thành phố Livermore, California, Hoa Kỳ, mà cộng tác với JINR trong khám phá. Thành phố được đặt tên theo tên một chủ trang trại Hoa Kỳ Robert Livermore, một người Mêhicô gốc Anh. == Những thí nghiệm hiện tại và tương lai == Đội nghiên cứu của viện Dubna chỉ báo cáo kế hoạch tổng hợp livermorium từ plutonium-244 và titanium-50. Thí nghiệm này sẽ cho phép họ đánh giá tính khả thi của việc dùng các chất phóng xạ có Z > 20 đòi hỏi trong việc tổng hợp các nguyên tố nặng với Z>118. Mặc dù hoạch định cho năm 2008, phản ứng tổng hợp của cặn phóng xạ còn lại đã không được chỉ đạo cho đến nay.[14] Có những kế hoạch lặp lại nữa với Cm-248, phản ứng giải phóng 2n, dẫn đầu trong đồng vị mới 294Lv. Ngoài ra, họ có những kế hoạch tương lai cho sản phẩm giải phóng 4n, 292Lv, mà sẽ cho phép họ đánh giá sự ổn định hiệu ứng của N=184 trên phần vỏ của các cặn phóng xạ. == Hạt nhân tổng hợp == Đạn và bia sự kết hợp hàng đầu để tổng hợp hạt nhân có Z=116 Bảng dưới chứa đựng những sự kết hợp khác nhau những bia và những đạn mà đã có thể được dùng để hình thành trộn hạt nhân với số lượng nguyên tử 116. Bảng ở dưới cung cấp những mặt cắt ngang và những năng lượng kích thích cho những phản ứng nấu chảy nóng sản xuất những chất đồng vị livermorium trực tiếp. Dữ liệu in đậm đại diện cho cực đại suy ra từ những phép đo các hạt kích thích. ở dưới bảng chứa đựng những bia và đạn khác nhau những sự kết hợp mà cho cái đó những sự tính toán có được cung cấp đánh giá cho mặt cắt ngang những năng suất từ những kênh bay hơi Nơtron khác nhau. == Phản ứng phân hạch == 208Pb(82Se,xn)290−xLv Năm 1998, nhóm nghiên cứu GSI cố gắng tổng hợp 290Lv như một sự bắt sản phẩm phóng xạ (x=0). Không một nguyên tử nào được tạo ra cung cấp giao điểm khu vực của 4.8 pb. == Phản ứng nhiệt hạch == Đây là những quá trình mà tạo ra hạt nhân hỗn hợp tại năng lượng kích thích cao (~40–50 MeV), dẫn đến việc giảm sự tồn tại của sản phẩm phân hạch. Hạt nhân bị kích thích và giải phóng 3-5 nơtron. Những phản ứng đều dùng hạt nhân 48Ca với những năng lượng kích thích trung gian (~30–35 MeV) và đôi khi được xem là phản ứng nhiệt hạch. Hướng này, một phần, tương đối có năng suất cao từ những phản ứng này. ===== 238U(54Cr,xn)292−xLv ===== Có nhưng chỉ định chung mà những phản ứng được cố gắng bởi đội GSI năm 2006. Không có kết quả ở bảng trên, báo cáo không có nguyên tử nào được tạo ra. Đây là hy vọng từ những người nghiên cứu của phân loại của giao điểm cho bia 238U. ===== 248Cm(48Ca,xn)296−xLv (x=3,4) ===== Sự cố gắng đầu tiên tổng hợp livermorium năm 1977 bởi Ken Hulet và đồng đội anh ấy tại phòng thí nghiệm tự nhiên Lawrence Livermore(LLNL). Họ không có khả năng phát hiện nguyên tử livermorium. Yuri Oganessian và đội của anh ấy tại Phòng thí nghiệm phản ứng hạt nhân Flerov(FLNR) sau này đã cố gắng tạo phản ứng năm 1978 và gặp thất bại. Năm 1985, một thí nghiệm chung giữa Berkeley và đội của Peter Armbruster tại GSI, kết quả lần nữa tiêu cực với tính toán mặt cắt giới hạn của 10–100 pb.[20] Năm 2000, các nhà khoa học Nga tại Dubna cuối cùng đã thành công trong việc phát hiện livermorium, Đó chính là 292Lv. Năm 2001, họ lặp lại phản ứng và hình thành một nhóm 2 nguyên tử trong thí nghiệm của họ. Nguyên tử thứ ba được thăm dò chính là 293Lv trên cơ sở phóng xạ anpha từ nguyên tử khác.Tháng 4 năm 2004, đội thực hiện thí nghiệm lần nữa với năng lượng cao và phát hiện một dây chuyền phóng xạ mới, Đó là 292Lv. Trên cơ sở này, dữ liệu nguyên bản lại là 293Lv. Thí nghiệm dây chuyền có lẽ liên quan đến chất đồng vị này. Trong phản ứng này, 2 nguyên tử 293Lv được tạo ra. Trong thí nghiệm được thực hiện tại GSI trước tháng 6-7/2010, các nhà khoa học đã thu được 6 nguyên tử livermorium; 2 nguyên tử 293Lv và 4 nguyên tử 292Lv. Họ có khả năng xác nhận dữ liệu phóng xạ và giao điểm cho phản ứng hạt nhân. ===== 245Cm(48Ca,xn)293−x116 (x=2,3) ===== Để ấn định số khối cho livermorium, vào tháng 3-5/2003 nhóm nghiên cứu ở viện Dubna bắn phá 245Cm với đầu đạn 48Ca. Họ phát hiện hai đồng vị mới, đó là 291Lv và 290Lv. Thí nghiệm này lặp lại thành công vào tháng 2-3/2005 có 10 nguyên tử được tạo thành với dữ liệu phóng xạ đồng nhất với báo cáo thí nghiệm năm 2003. == Sản phẩm phóng xạ == Livermorium cũng tìm thấy trong sự phân hủy của ununoctium. Trong tháng 10/2006 nó được công bố từ 3 nguyên tử của ununoctium được tìm thấy bằng cách kết hợp californium-249 với ion calcium-48, sau đó nhanh chóng phân hủy thành livermorium.[21] Quan sát 290Lv cho thấy đó là sản phẩm của 294Uuo và tỏ ra là sự tổng hợp ununoctium. Sự phân hạch hỗn hợp hạt nhân với Z=116 Vài thí nghiệm được thực hiện từ 2000–2006 tại Phòng thí nghiệm phản ứng hạt nhân Flerov ở Dubna nghiên cứu những đặc trưng hỗn hợp 296,294,290Lv. Bốn phản ứng hạt nhân được sử dụng, gồm 248Cm+48Ca,246Cm+48Ca, 244Pu+50Ti và 232Th+58Fe. Kết quả làm sáng tỏ như thế nào mà hạt nhân phân hạch chiếm ưu thế bởi đang đóng bật ra vỏ hạt nhân như 132Sn (Z=50, N=82). Nó cũng được tìm thấy bằng việc phân hủy hỗn hợp hạt nhân giữa 48Ca và 58Fe, trong tương lại 58Fe sẽ giúp tạo ra các nguyên tố siêu nặng. Ngoài ra, so sánh thí nghiệm tổng hợp 294Lv dùng 48Ca và 50Ti, năng suất của phản ứng ~3x ít cho 50Ti, cũng gợi ý trong tương lai dùng SHE sản xuất[22] Đồng vị và tính chất hạt nhân Thời gian khám phá các đồng vị Trên lý thuyết tính toán như một kiểu đường hầm lượng tử những sự hỗ trợ theo số liệu thực nghiệm liên quan đến 293,292Lv.[24][25] Hủy bỏ chất đồng vị 289Lv Năm 1999, nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm tự nhiên Lawrence Berkeley công bố sự tổng hợp của 293Uuo (xem ununoctium), trong bảng công bố trong Lá thư tổng quan về Vật Lý.[26]Đòi hỏi chất đồng vị 289Lv phân hủy bởi 11.63 MeV phát xạ anpha với chu kì bán rã 0.64 ms. Trong những năm sau, họ rút lại kết quả đã công bố vì không thể thực hiện lại phản ứng.[27] Trong tháng 6/2002, giám đốc của phòng thí nghiệm công bố rằng tuyên bố nguyên bản của khám phá của hai phần tử đó dựa vào dữ liệu có sẵn bới Victor Ninov. Như trên, đồng vị này livermorium cũng không được biết đến hiện nay. == Tính chất hóa học == === Tính chất ngoại suy === ===== Trạng thái oxi hóa ===== Livermorium được dự đoán là nguyên tố thuộc nhóm VIA của chu kì 7 với tính chất như một phi kim và là nguyên tố nặng nhất của nhóm 16 (VIA) trong bảng tuần hoàn, dưới polonium. Nhóm trạng thái oxi hóa +VI được biết cho tất cả các nguyên tố nhóm 16 trừ oxi vì oxi thiếu orbital d cho sự kích thích và bị giới hạn số oxi hóa cao nhất là +2, ví dụ OF2. Trạng thái oxi hóa +4 thì được biết như lưu huỳnh, selenium,tellurium, and polonium, độ bền giảm từ S(IV) và Se(IV) đến Po(IV). Tellurium(IV) là trạng thái oxi hóa bền của nguyên tố này. Điều này cho thấy trong nhóm, trạng thái oxi hóa càng cao thì độ bền giảm và livermorium phải có số oxi hóa là +4 và trạng thái oxi hóa bền +2. Nó cũng có số oxi hóa -2 như các oxide,sulfide, selenide, telluride, và polonide. ===== Hóa học ===== Tính chất hóa học của livermorium có thể suy ra từ polonium. Nó có một oxidation là dioxide, LvO2, mặc dù một trioxide, LvO3 có vẻ hợp lý, nhưng không chắc chắn được. Trạng thái oxi hóa +2 phải có một monooxide, LvO. Sự flor hóa sẽ chắc chắn tạo thành tetrafluoride, LvF4 hoặc difluoride, LvF2; hexafluoride, LvF6, thì không chắc chắn. Sự clor hóa và brom hóa có thể cho chloride và bromide tương ứng, LvCl2 và LvBr2. Trạng thái oxi hóa bới iod phải chắc chắn tạo ra LvI2 và phải thậm chí trơ với nguyên tố này. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Second postcard from the island of stability
john dewey.txt
John Dewey (20 tháng 10 năm 1859 - 1 tháng 6 năm 1952) là nhà triết học, tâm lý học và nhà cải cách giáo dục người Mỹ. Dewey là một trong những người đầu tiên phát triển triết học về chủ nghĩa thực dụng và là một trong những người sáng lập tâm lý học chức năng, các ý tưởng của ông có ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và cải cách xã hội. Ông là một đại diện tiêu biểu của trào lưu tân giáo dục (progressive education) và chủ nghĩa tự do. Ngoài nổi tiếng với các tác phẩm về giáo dục, John Dewey còn viết sách về nhiều chủ đề khác nhau, như kinh nghiệm, tự nhiên, nghệ thuật, logic, dân chủ và luân lý học. Với việc ủng hộ cho dân chủ, Dewey coi hai thành tố nền tảng - nhà trường và xã hội dân sự - là hai chủ đề cần được quan tâm và xây dựng lại nhằm khuyến khích trí thông minh trải nghiệm (experimental intelligence). Dewey cho rằng dân chủ không thể đạt được chỉ bằng việc mở rộng quyền bầu cử, mà còn phải thông qua việc đảm bảo rằng ý kiến dư luận được hình thành một cách đầy đủ, điều này chỉ đạt được thông qua việc giao tiếp hiệu quả giữa người dân, chuyên gia và những nhà chính trị, trong đó các nhà chính trị phải chịu trách nhiệm cho những chính sách mà họ đưa ra. == Cuộc sống và công việc == J.Dewey sinh ngày 20 tháng 10 năm 1859 trong một gia đình bình thường tại thành phố Burlington, Vermont. Tại đây, Dewey đã phải trải qua một nền văn hóa Thanh giáo New England nghiêm khắc cùng với lối giáo dục chuyên chế, mà sau này ông mô tả là " cảm giác bị đàn áp đau đớn". Ông được giáo dục tại Đại học Vermont, lấy bằng cử nhân năm 1879. Sau 2 năm làm giáo viên ở một trường trung học thuộc Oil City, Pennsylvania và 1 năm tại một trường tiểu học ở một xã thuộc bang Vermont, năm 1882, J.Dewey, sau khi nhận ra là việc làm không thích hợp với mình, trở về học cao học tại đại học ở Đại học John Hopkins - một trường đi tiên phong trong giáo dục sau đại học theo mô hình Đức ở Mỹ. Ở đó, ông đã lấy bằng tiến sĩ năm 1884 với luận văn Tâm lý học của Kant mà đã bị thất lạc. Dewey sau đó dạy triết tại University of Michigan (1884–1888 và 1889–1894) và University of Minnesota (1888). 1894 ông về làm trưởng khoa Triết học, Tâm lý học và Sư phạm tại University of Chicago, vừa mới mở được 4 năm. Từ năm 1904 ông là giáo sư tại Columbia University ở New York và về hưu ở đó 1930. Từ 1899 tới 1900, Dewey là chủ tịch Hội Tâm lý học Hoa Kỳ và 1911 Hội Triết học Hoa Kỳ. Giữa năm 1919 và 1921 ông đi diễn giảng ở Nhật và Trung Quốc; 1928 ông sang Liên Xô tham quan trường học. Dewey là một trong những thành viên sáng lập Liên đoàn Tự do Dân sự Hoa Kỳ và Viện Trung Quốc ở Hoa Kỳ. Giữa thập niên 1930 ông cũng làm việc trong một ủy ban xem xét những cáo buộc chống lại Leo Trotsky trong vụ án Moskva. Ngoài những sách báo và bài viết hàn lâm, ông cũng viết những bài bình luận cho cho các tờ báo như The New Republic và Nation. == Chủ nghĩa thực dụng và Công cụ luận == Mặc dù thỉnh thoảng Dewey gọi triết lý của mình là Công cụ luận hơn là chủ nghĩa thực dụng, ông là một trong 3 nhân vật chính của chủ nghĩa thực dụng Hoa Kỳ. Nếu Chales Peirce (1839 - 1914) là người đặt nền móng cho Thực dụng luận; William James (1842 - 1910) là nhà thực dụng lỗi lạc nhất, thì John Dewey lại là nhà thực dụng có ảnh hưởng lớn nhất. Dewey chịu ảnh hưởng nhiều của triết lý Hegel, khác với James,mà theo truyền thống triết lý Vương quốc Anh, đưa nhiều tư tưởng Chủ nghĩa kinh nghiệm và Chủ nghĩa công lợi vào. == Chú thích ==
thời đại đồ đồng.txt
Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc). Thời đại đồ đồng tạo thành một phần của hệ thống ba thời đại cho các xã hội tiền sử. Trong hệ thống đó, nó diễn ra sau thời đại đồ đá mới trong một số khu vực trên thế giới. Tại nhiều khu vực của châu Phi hạ Sahara thì thời đại đồ đá mới được kế tiếp là thời đại đồ sắt mà không có thời đại đồ đồng. == Nguồn gốc == Khu vực và thời gian phát minh ra của thời đại đồ đồng là gây tranh cãi, và nó có thể là kỹ thuật chế tạo đồng đỏ đã được phát hiện ra một cách độc lập tại nhiều khu vực. Các vật bằng đồng thanh chứa thiếc đã biết sớm nhất có từ khu vực ngày nay là Iran và Iraq có niên đại vào cuối thiên niên kỷ 4 TCN, nhưng có các tuyên bố cho rằng có sự xuất hiện sớm hơn của đồng đỏ chứa thiếc tại Thái Lan vào thiên niên kỷ 5 TCN. Đồng đỏ asen đã được sản xuất tại Tiểu Á (Anatolia) và tại cả hai phía của dãy núi Kavkaz vào đầu thiên niên kỷ 3 TCN. Một số học giả xác định niên đại của một số cổ vật từ đồng đỏ asen của nền văn hóa Maykop tại Bắc Kavkaz tới tận giữa thiên niên kỷ 4 TCN, điều này làm chúng trở thành các loại đồ từ đồng đỏ cổ nhất đã biết, nhưng những người khác xác định niên đại của cùng các cổ vật này của nền văn hóa Maykop là giữa thiên niên kỷ 3 TCN. == Cận Đông cổ đại == Thời đại đồ đồng tại Cận Đông được chia ra làm 3 thời kỳ chính (niên đại là xấp xỉ): EBA – Thời đại đồ đồng sớm (khoảng 3500 -2000 TCN) MBA - Thời đại đồ đồng giữa (khoảng 2000-1600 TCN) LBA - Thời đại đồ đồng muộn (khoảng 1600-1200 TCN) Mỗi thời kỳ chính lại có thể chia ra thành các thể loại nhỏ hơn như EB I, EB II, MB IIa v.v. Nghề luyện kim đã phát triển đầu tiên tại Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Các dãy núi trên cao nguyên Anatolia có các trầm tích giàu đồng và thiếc. Đồng cũng được khai thác tại Cộng hòa Síp, sa mạc Negev, Iran và khu vực xung quanh vịnh Ba Tư. Đồng thông thường bị trộn lẫn với asen, do nhu cầu tăng lên đối với thiếc nên đã tạo ra kết quả là sự hình thành của các hành trình buôn bán đường xa ở trong và ra ngoài Anatolia. Đồng tinh khiết cũng được nhập khẩu bằng các hành trình đường biển tới đại vương quốc Mesopotamia. Thời đại đồ đồng sớm cho thấy có sự gia tăng của tiến trình đô thị hóa thành các dạng nhà nước thành bang có tổ chức và sự phát minh ra chữ viết (thời kỳ Uruk trong thiên niên kỷ 5 TCN). Trong thời đại đồ đồng giữa, sự di chuyển của con người đã thay đổi phần nào hình thái chính trị của khu vực Cận Đông (người Amorite, người Hittite, người Khurrite, người Hyksos và có thể là cả người Israelite). Thời đại đồ đồng cuối được đặc trưng bằng các vương quốc hùng mạnh cạnh tranh lẫn nhau cùng các nước chư hầu của chúng (Assyria, Babylonia, Hittite, Mitanni). Hàng loạt các tiếp xúc đã được thực hiện với nền văn hóa Aegea (Ahhiyawa, Alashiya) trong đó buôn bán đồng đóng vai trò quan trọng. Thời kỳ này kết thúc bằng sự sụp đổ lớn, ảnh hưởng mạnh tới cả phần lớn khu vực Đông Địa Trung Hải và Trung Đông. Sắt đã bắt đầu được gia công vào cuối thời đại đồ đồng tại Anatolia. Sự chuyển tiếp thành thời đại đồ sắt vào khoảng năm 1200 TCN chủ yếu là do các thay đổi chính trị tại Cận Đông hơn là do các phát triển trong kỹ thuật luyện kim. Dưới đây là giai đoạn của thời đại đồ đồng tại Cận Đông: == Ấn Độ == Thời đại đồ đồng tại tiểu lục địa Ấn Độ đã bắt đầu khoảng năm 3300 TCN với sự bắt đầu của văn minh sông Ấn. Các dân cư cổ đại của thung lũng sông Ấn (Indus), người Harappa, đã phát triển các kỹ thuật mới trong luyện kim và sản xuất đồng, đồng đỏ, chì và thiếc. == Đông Á == === Trung Quốc === Các cổ vật từ đồng đỏ đã được phát hiện tại khu vực khảo cổ của nền văn hóa Mã Gia Diêu (3100 TCN tới 2700 TCN) tại Trung Quốc. Tuy nhiên, nói chung người ta hay chấp nhận là thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc đã bắt đầu vào khoảng năm 2100 TCN, trong thời kỳ nhà Hạ. Văn hóa Nhị Lý Đầu, nhà Thương và văn hóa Tam Tinh Đôi của Trung Quốc sơ kì đã sử dụng đồng đỏ để làm các bình, chai, lọ từ đồng đỏ cho các lễ nghi cũng như các công cụ nông nghiệp và vũ khí. === Bán đảo Triều Tiên === Bắt đầu thời kỳ đồ đồng trên bán đảo Triều Tiên vào khoảng 900 TCN - 800 TCN. Mặc dù văn hóa Đồ đồng ở Triều Tiên bắt nguồn từ Liêu Ninh và Mãn Châu, nó thể hiện phong cách và hình dạng độc đáo, đặc biệt là những đồ vật có tính nghi lễ. Văn hóa thời kỳ đồ gốm Mumun (Mô Vấn) giữa ở miền nam bán đảo Triều Tiên đã dần dần chấp nhận sản xuất đồ đồng đỏ (khoảng 700-600? TCN) sau thời kỳ khi các dao găm từ đồng đỏ kiểu Liêu Ninh và các cổ vật đồng đỏ khác đã được trao đổi tới tận phần sâu bên trong của miền nam bán đảo (khoảng 900-700 TCN). Các dao găm từ đồng đỏ đã tăng thêm thanh thế và uy quyền cho các nhân vật sử dụng chúng và được chôn cất cùng họ trong các khu vực chôn cất kiểu cự thạch của các nhân vật có địa vị cao tại các trung tâm ở ven biển miền nam bán đảo, chẳng hạn như khu vực khảo cổ Igeum-dong (Lê Cầm động). Đồng đỏ là một yếu tố quan trọng trong các nghi lễ cũng như là đồ tùy táng cho tới tận khoảng năm 100. == Đông Nam Á == Tại Ban Chiang, Thái Lan và Vĩnh Phúc, Việt Nam các cổ vật đồng đỏ đã được phát hiện có niên đại vào khoảng năm 2100 TCN. Tại Nyaunggan, Myanma, các công cụ bằng đồng đỏ đã được khai quật cùng với các cổ vật bằng đá và gốm sứ. Niên đại của chúng hiện nay còn khá rộng (3500 TCN - 500 TCN). == Aegea == Các nền văn minh thời đại đồ đồng tại Aegea bắt đầu khoảng 3200 TCN, đã hình thành một mạng lưới thương mại phạm vi xa. Mạng lưới này nhập khẩu thiếc và than củi vào Cộng hòa Síp, tại đây đồng được khai thác và nấu chảy lẫn với thiếc để sản xuất đồng đỏ. Các đồ vật đồng đỏ sau đó được xuất khẩu đi xa và rộng, và nó hỗ trợ cho thương mại phát triển. Phân tích đồng vị thiếc trong một số đồ vật bằng đồng đỏ ở khu vực Địa Trung Hải chỉ ra rằng chúng có thể có nguồn gốc từ Vương quốc Anh ngày nay. Kiến thức về hàng hải cũng đã phát triển mạnh trong thời gian này, và đã đạt tới đỉnh cao không thể vượt qua của các kỹ năng cho đến khi phương pháp xác định kinh độ và vĩ độ được phát hiện (hay tái phát hiện) vào khoảng năm 1750, với ngoại lệ đáng chú ý là các thủy thủ Polynesia. Văn minh Minoa với nền tảng ở Knossos dường như đã phối hợp và bảo vệ thương mại thời đại đồ đồng của mình. Illyria cũng được cho là có nguồn gốc vào đầu thời kỳ đồ đồng. Các đế chế cổ xưa đã trao đổi những hàng hóa sang trọng để đổi lại chủ yếu phẩm, dẫn đến nạn đói. Một thiếu hụt chủ chốt trong thời kỳ này là không có các phương pháp kế toán như ngày nay. Một số tác giả cho rằng các đế quốc cổ đại đã thiên lệch trong việc đánh giá sai tầm quan trọng của các lương thực, thực phẩm thông dụng, cơ bản và thiên về mua bán các đồ vật quý hiếm. Vì thế chúng đã bị tàn lụi do nạn đói kém, được tạo ra do thương mại mà không tính tới mặt kinh tế. Thời đại đồ đồng đã kết thúc trong khu vực này như thế nào vẫn còn đang được nghiên cứu. Có chứng cứ cho thấy sự quản lý của người Mycenae đối với thương mại trong khu vực diễn ra sau sự suy thoái của văn minh Minoa.. Các chứng cứ cũng hỗ trợ cho giả thuyết rằng một vài quốc gia vệ tinh của Minoa đã mất phần lớn dân số của mình do nạn hạn hán đói kém và/hoặc bệnh dịch hạch, và nó chỉ ra rằng mạng lưới thương mại có thể đã bị phá vỡ ở một số điểm, điều đó ngăn cản tiến trình thuận lợi của thương mại mà trước đây đã phần nào giúp giảm nhẹ các loại hạn hán, đói kém này cũng như ngăn cản một số loại bệnh tật (do dinh dưỡng). Người ta cũng biết rằng khu vực sản xuất nhiều lương thực của đế quốc Minoa, vùng phía bắc biển Đen, cũng đột ngột mất một lượng đáng kể dân cư của mình, và vì thế có lẽ cũng làm sút giảm phần nào công việc trồng trọt trong khu vực. Nghiên cứu gần đây đã nghi ngờ thuyết cho rằng sự kiệt quệ của các cánh rừng tại Síp đã gây ra sự kết thúc của thời đại đồ đồng. Các cánh rừng ở Cyprus được biết là tồn tại đến nhiều năm sau này, và các thực nghiệm đã chỉ ra rằng sản xuất than củi ở quy mô cần thiết cho sản xuất đồng thanh ở cuối thời đại đồ đồng chỉ có thể làm kiệt quệ chúng trong không ít hơn 50 năm sau đó. Một thuyết khác cho rằng các công cụ sắt đã trở nên phổ biến hơn, sự biện hộ chính cho buôn bán thiếc đã kết thúc và mạng lưới thương mại đã giảm sút các hoạt động của một thời nó đã từng có. Các thuộc địa riêng lẻ của đế quốc Minoa sau đó hứng chịu khô hạn, đói kém, chiến tranh hay một số sự kết hợp của các yếu tố này và vì thế họ đã không thể sử dụng các nguồn ở xa trong đế quốc, mà nếu dựa vào đó họ có thể dễ dàng hồi phục. Một nhóm giả thuyết khác lại coi Knossos là nguyên nhân. Phun trào Thera đã diễn ra vào thời gian này, khoảng 40 dặm về phía bắc Crete. Một số học giả còn cho rằng sóng thần (tsunami) từ Thera đã phá hủy các thành thị của người Crete. Những người khác cho rằng có lẽ sóng thần đã phá hủy các tàu thuyền hải quân của người Crete tại bến cảng quê hương của chúng, điều này sau đó đã dẫn tới thất bại trong các trận thủy chiến quyết định; vì thế trong sự kiện LMIB/LMII (khoảng 1450 TCN) các thành phố của Crete đã bị đốt cháy và văn minh Mycenae đã chiếm đóng Knossos. Nếu phun trào núi lửa đã diễn ra vào cuối thế kỷ 17 TCN (như phần lớn các nhà niên đại học nghĩ vậy), thì các hiệu ứng trực tiếp của chúng thuộc về thời kỳ đồ đồng giữa tới sự chuyển tiếp sang thời kỳ đồ đồng cuối, mà không thuộc về thời kỳ kết thúc của thời kỳ đồ đồng cuối; nhưng có thể nó đã gây ra sự không ổn định để dẫn tới sự sụp đổ đầu tiên của Knossos và sau đó là của xã hội thời đại đồ đồng nói chung. Một trong các giả thuyết lại nhìn vào vai trò của giới chuyên môn Crete trong việc quản lý đế quốc thời kỳ hậu Thera. Nếu giới chuyên môn đã tập trung tại Crete, thì người Mycenae có thể đã mắc những sai lầm về mặt chính trị và thương mại mang tính quyết định khi quản lý đế quốc Crete. Các phát hiện khảo cổ học gần đây, bao gồm cả các phát hiện trên đảo Thera (ngày nay gọi là Santorini), cho thấy trung tâm của nền văn minh Minoa vào thời điểm phun trào núi lửa trên thực tế đã nằm trên đảo này hơn là ở Crete. Một số người nghĩ rằng nó chính là Atlantis theo truyền thuyết (bản đồ vẽ trên tường của một cung điện của người Minoa tại Crete mô tả hòn đảo tương tự như những gì đã được Plato mô tả và có lẽ tương tự như hình dạng của Thera trước khi nó bị nổ tung). Theo giả thuyết này, sự mất đi đầy thê thảm của trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế này do phun trào cũng như các tổn thất gây ra bởi sóng thần cho các vùng ven biển của Crete đã làm trầm trọng thêm sự thoái trào của nhà nước Minoa. Một thực thể chính trị suy yếu với nền kinh tế cùng tiềm lực quân sự suy giảm cũng như sự giàu có theo truyền thuyết có thể đã trở nên dễ bị tổn thương trước các thế lực đối địch. Mỗi một giả thuyết này đều có sức thuyết phục nhất định và các khía cạnh của tất cả chúng có thể có một số điểm đáng tin cậy trong việc miêu tả sự kết thúc thời đại đồ đồng tại khu vực này. == châu Âu == === Trung Âu === Tại Trung Âu, nền văn hóa Únětice thời đại đồ đồng sớm (khoảng 1800 TCN-1600 TCN) bao gồm hàng loạt các nhóm nhỏ như Straubingen, Adlerberg và Hatvan. Một số trong đó rất giàu các đồ chôn cất, chẳng hạn một khu vực nằm gần Leubingen với các đồ mộ táng được làm thủ công từ vàng, chỉ ra sự phân tầng xã hội khá mạnh trong nền văn hóa Únětice. Nhìn chung, các nghĩa địa của thời kỳ này là hiếm và có kích thước nhỏ. Tiếp theo nền văn hóa Únětice là nền văn hóa Tumulus (văn hóa nấm mộ) trong thời đại đồ đồng giữa (khoảng 1600 TCN-1200 TCN), được đặc trưng bằng các chôn cất trong các nấm nộ (tumulus). Tại khu vực sông Körös ở miền đông Hungary, thời đại đồ đồng sớm có cùng khi ra đời của nền văn hóa Mako, tiếp theo là các nền văn hóa Ottomany và Gyulavarsand. Nền văn hóa bình đựng hài cốt thời kỳ cuối thời đại đồ đồng, (khoảng 1300 TCN-700 TCN) được đặc trưng bằng các ngôi mộ chôn cất theo kiểu hỏa táng. Nó bao gồm văn hóa Lausitz ở miền đông Đức và Ba Lan (1300 TCN-500 TCN) được kéo dài tới thời đại đồ sắt. Thời đại đồ đồng ở Trung Âu được kế tiếp là văn hóa Hallstatt của thời đại đồ sắt (700 TCN-450 TCN). Các khu vực khảo cổ quan trọng có: Biskupin (Ba Lan) Nebra (Đức) Vráble (Slovakia) Zug-Sumpf, Zug, Thụy Sĩ === Bắc Âu === Tại miền bắc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, các cư dân thời đại đồ đồng đã sản xuất nhiều vật tạo tác cổ rất khác biệt và đẹp, chẳng hạn các cặp nhạc khí bằng đồng thanh, gọi là lur, giống như các cặp sừng, được phát hiện trong các đầm lầy ở Đan Mạch. Một số nhà ngôn ngữ học tin rằng ngôn ngữ tiền Ấn-Âu có lẽ đã được đưa vào khu vực này vào khoảng thế kỷ 20 TCN, và cuối cùng nó trở thành tổ tiên của các loại tiếng Đức. Điều này có thể khớp với sự tiến hóa của thời đại đồ đồng ở Scandinavia thành thời đại đồ sắt tiền La Mã ở Đức (có thể nhất). Theo Oscar Montelius thì thời đại đồ đồng trong khu vực này được chia thành các thời kỳ I-VI. Tại các khu vực khác, thời gian tương ứng với thời kỳ Montelius V của khu vực này đã thuộc về thời đại đồ sắt. === Quần đảo Anh & Ireland === Tại quần đảo Anh, thời đại đồ đồng được coi là thời kỳ từ khoảng 2100 TCN tới 700 TCN. Quá trình di cư đã đem những người dân mới từ lục địa tới quần đảo. Nghiên cứu đồng vị trên men răng gần đây trên các thi thể tìm thấy trong các mồ mả thuộc thời đại đồ đồng sớm ở gần Stonehenge chỉ ra rằng ít nhất thì một số người di cư đã tới đây từ khu vực ngày nay thuộc Thụy Sĩ. Người Beaker (beaker từ tiếng Anh có nghĩa là cốc vại hay chén tống, một loại cốc được tìm thấy nhiều trong các khu vực khảo cổ thuộc thời đại này ở Tây Âu) đã thể hiện các hành vi khác biệt so với người thuộc thời đại đồ đá mới sớm và các thay đổi văn hóa là đáng kể. Sự hòa nhập này được coi là hòa bình do nhiều khu vực henge (một kiểu công trình kiến trúc tiền sử) sớm dường như đã được những người mới đến chấp nhận ngay. Nền văn hóa Wessex đã phát triển tại miền nam Anh vào thời gian này. Ngoài ra, khí hậu cũng đang dần xấu đi, với khí hậu trước đây ấm và khô hơn thì trong thời gian của thời đại đồ đồng nó đã trở thành ẩm ướt hơn, buộc dân cư phải rời xa các khu vực dễ phòng thủ trên các ngọn đồi để tiến vào các thung lũng màu mỡ. Các trại nuôi gia súc lớn đã phát triển tại các vùng đất thấp, dường như đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chặt phá rừng. Văn hóa Deverel-Rimbury bắt đầu nổi lên vào nửa sau của 'Thời đại đồ đồng giữa' (khoảng 1400 TCN-1100 TCN) để khai thác các điều kiện này. Cornwall đã từng là nguồn cung cấp chính về thiếc cho phần lớn khu vực Tây Âu và đồng đã được khai thác và tách ra từ các khu vực như mỏ Great Orme ở miền bắc Wales. Các nhóm xã hội dường như là mang tính chất bộ lạc, nhưng với độ phức tạp tăng lên và tôn ti thứ bậc đã trở thành thấy được. Ngoài ra, việc chôn cất người chết (cho đến trước thời kỳ này thường là mộ chôn tập thể) đã trở thành cá thể hơn. Ví dụ, trong khi ở thời đại đồ đá mới người ta sử dụng các ụ đá hình tháp có chia khoang hay các gò đất dài để chôn người chết, thì ở 'thời đại đồ đồng sớm' người ta đã chôn cất những người chết trong các nấm mộ riêng biệt (được biết và đánh dấu trên các bản đồ chi tiết tại Anh như là các tumulus), hay đôi khi là trong các mộ đá được che phủ bằng các ụ đá hình tháp. Lượng lớn nhất các đồ vật bằng đồng thanh được tìm thấy tại Anh đã được phát hiện tại East Cambridgeshire, trong đó các đồ vật quan trọng nhất được phát hiện tại Isleham (trên 6.500 đồ vật). === Ireland === Thời đại đồ đồng tại Ireland được khởi đầu vào khoảng năm 2000 TCN khi đồng đã được nấu chảy lẫn với thiếc để sản xuất rìu phẳng kiểu Ballybeg và các công việc liên quan tới kim loại khác. Thời kỳ trước đó được biết đến với tên gọi Thời đại đồng đỏ (sử dụng đồng gần như nguyên chất) và được đặc trưng bằng việc sản xuất các loại rìu phẳng, dao găm, kích và dùi bằng đồng. Thời đại đồ đồng được chia ra thành 3 giai đoạn là Thời đại đồ đồng sớm (khoảng 2000 TCN-1500 TCN); Thời đại đồ đồng giữa (khoảng 1500 TCN-1200 TCN) và Thời đại đồ đồng muộn (khoảng 1200 TCN-500 TCN). Ireland cũng được biết tới vì một lượng lớn các ngôi mộ chôn cất thuộc thời đại đồ đồng sớm. Một trong các cổ vật đặc trưng của thời kỳ đồng đỏ/đồng thanh tại Ireland là rìu phẳng. Có 5 kiểu rìu phẳng chính là Lough Ravel (khoảng 2200 TCN), Ballybeg (khoảng 2000 TCN), Killaha (khoảng 2000 TCN), Ballyvalley (khoảng 2000-1600 TCN), Derryniggin (khoảng 1600 TCN) và một loạt các thỏi kim loại trong hình dạng như rìu == châu Mỹ == === Andes thời đại đồ đồng === xxxxnhỏ|Một chiếc bình đồng thanh vùng Andes, do các nghệ nhân người Chimú làm ra, khoảng năm 1300.]] Thời đại đồ đồng tại khu vực Andes của Nam Mỹ được cho là bắt đầu vào khoảng năm 900 TCN khi các nghệ nhân Chavin phát hiện ra cách phối trộn đồng với thiếc. Các đồ vật đầu tiên được sản xuất ra chủ yếu là các đồ vật thiết thực, như rìu, dao hay các công cụ nông nghiệp. Tuy nhiên, sau này, khi người Chavin trở nên có kinh nghiệm hơn trong công nghệ sản xuất đồng thanh thì họ đã sản xuất nhiều đồ vật hoa mỹ và nhiều trang trí cho các mục đích chính trị, tôn giáo và các nghi lễ khác, cũng như các vật dụng thông thường, do công việc trang trí vàng, bạc và đồng đã từng là một truyền thống phát triển cao của người Chavin. == Thư mục == Figueiredo, Elin (2010) "Smelting and Recycling Evidences from the Late Bronze Age habitat site of Baioes," Journal of Archaeological Science, Volume 37, Issue 7, p. 1623–1634 Eogan, George (1983) The hoards of the Irish later Bronze Age, Dublin: University College, 331p., ISBN 0-901120-77-4 Hall, David and Coles, John (1994) Fenland survey: an essay in landscape and persistence, Archaeological report 1, London: English Heritage, 170 p., ISBN 1-85074-477-7 Pernicka, E., Eibner, C., Öztunah, Ö., Wagener, G.A. (2003) "Early Bronze Age Metallurgy in the Northeast Aegean", In: Wagner, G.A., Pernicka, E. and Uerpmann, H-P. (eds), Troia and the Troad: scientific approaches, Natural science in archaeology, Berlin; London: Springer, ISBN 3-540-43711-8, p. 143–172 Waddell, John (1998) The prehistoric archaeology of Ireland, Galway University Press, 433 p., ISBN 1-901421-10-4 Siklosy et al. (2009): Bronze Age volcanic event recorded in stalagmites by combined isotope and trace element studies. Rapid Communications in Mass Spectrometry, 23/6, 801-808. http://www3.interscience.wiley.com/journal/122202090/abstract Roberts, B.W., Thornton, C.P. and Pigott, V.C. 2009. Development of Metallurgy in Eurasia. Antiquity 83, 112-122. Childe, V. G. (1930). The bronze age. New York: The Macmillan Company. Kelleher, B. D. (1980). Treasures from the Bronze Age of China: An exhibition from the People's Republic of China, the Metropolitan Museum of Art, New York. New York: Ballantine Books. Kuijpers, M. H. G. (2008). Bronze Age metalworking in the Netherlands (c. 2000-800 BCE): A research into the preservation of metallurgy related artefacts and the social position of the smith. Leiden: Sidestone Press. Müller-Lyer, F. C.; Lake, E. C.; Lake, H. A. (1921). The history of social development. New York: Alfred A. Knopf. Figueiredo, Elin (2010) "Smelting and Recycling Evidences from the Late Bronze Age habitat site of Baioes," Journal of Archaeological Science, Volume 37, Issue 7, p. 1623–1634 Eogan, George (1983) The hoards of the Irish later Bronze Age, Dublin: University College, 331p., ISBN 0-901120-77-4 Hall, David and Coles, John (1994) Fenland survey: an essay in landscape and persistence, Archaeological report 1, London: English Heritage, 170 p., ISBN 1-85074-477-7 Pernicka, E., Eibner, C., Öztunah, Ö., Wagener, G.A. (2003) "Early Bronze Age Metallurgy in the Northeast Aegean", In: Wagner, G.A., Pernicka, E. and Uerpmann, H-P. (eds), Troia and the Troad: scientific approaches, Natural science in archaeology, Berlin; London: Springer, ISBN 3-540-43711-8, p. 143–172 Waddell, John (1998) The prehistoric archaeology of Ireland, Galway University Press, 433 p., ISBN 1-901421-10-4 Siklosy et al. (2009): Bronze Age volcanic event recorded in stalagmites by combined isotope and trace element studies. Rapid Communications in Mass Spectrometry, 23/6, 801-808. Roberts, B.W., Thornton, C.P. and Pigott, V.C. 2009. Development of Metallurgy in Eurasia. Antiquity 83, 112-122. == Tham khảo == == Liên kết ngoài == Chỉ mục Web về thời đại đồ đồng tại châu Âu Thiếc cổ đại: Câu hỏi cũ và câu trả lời mới Pretanic World – Thời đại đồ đồng tại Vương quốc Anh Pretanic World - Thời đại đồ đồng tại Ireland Khảo cổ học thực nghiệm và phục chế bảo tàng thời đại đồ đồng
nhân loại học.txt
Nhân học (anthropology) là ngành nghiên cứu nhiều khía cạnh của loài người trong các xã hội quá khứ và hiện tại. Nhân học xã hội và nhân học văn hóa nghiên cứu các chuẩn mực và giá trị xã hội. Nhân học ngôn ngữ nghiên cứu về cách mà ngôn ngữ tác động tới đời sống xã hội. Nhân học sinh học hay nhân học hình thể nghiên cứu về sự phát triển sinh học của con người. Khảo cổ học, lĩnh vực nghiên cứu văn hóa nhân loại trong quá khứ thông qua khảo cứu các chứng tích thể lý, được coi là một nhánh của nhân học tại Hoa Kỳ, trong khi tại châu Âu, nó được coi là một ngành riêng biệt hoặc được nhóm vào ngành khác như lịch sử. Trong các tiếng châu Âu, thuật ngữ "nhân học" bắt nguồn từ các từ trong tiếng Hy Lạp là anthropos có nghĩa là "con người" và logos có nghĩa là "nghiên cứu". Tại Việt Nam, nhân học còn được gọi là nhân chủng học nhưng cần lưu ý đây còn là một tên gọi khác của phân ngành nhân học hình thể. Bên cạnh đó, nhân học cũng được gọi là nhân loại học. Hiện nay, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) đã thành lập khoa/ ngành Nhân học trên cơ sở ngành dân tộc học (ethnology) trước đây. == Phân ngành == Nhân học thường được phân ra thành 4 phân ngành cơ bản là Nhân học hình thể (physical anthropology, anthropologie physique) Nhân học văn hoá-xã hội (socio-cultural anthropology, anthropologie socio-culturelle) tổng hợp từ 2 nhánh nghiên cứu từ Mỹ và Anh là Nhân học văn hoá (cultural anthropology, anthropologie culturelle) và Nhân học xã hội (social anthropology, anthropologie sociale). Ngành Dân tộc học, đặc biệt là ở Việt Nam, thường được coi như tương đương với phân ngành nhân học văn hoá-xã hội. Tuy nhiên, lưu ý rằng mục tiêu của hai ngành học về cơ bản là khác nhau. Khảo cổ học (archeology, archéologie) và Nhân học ngôn ngữ (Linguistic anthropology, Anthropologie linguistique). Khoảng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây, nhiều phân ngành mới đã hình thành như nhân học ứng dụng. Nhân học ứng dụng tập hợp các nhà nhân học làm việc trong các lĩnh vực khác nhau. Họ tìm cách ứng dụng các lý thuyết nhân học vào giải thích và giải quyết các vấn đề cụ thể: lĩnh vực phát triển, nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và sức khỏe... Điều này tạo ra các phân ngành của nhân học ứng dụng như Nhân học y tế Nhân học sinh thái và môi trường Nhân học kinh tế Nhân học đô thị Nhân học phát triển Nhân học giáo dục Tuy có những khác biệt về đối tượng, mục đích và cách tiếp cận nghiên cứu cụ thể nhưng tất cả các phân ngành của nhân học đều có mối quan hệ với nhau, đều cố gắng hiểu bản chất sinh học và văn hoá của con người, đều nhấn mạnh tới vai trò của văn hoá và các phương pháp tiếp cận được áp dụng đều mang tính so sánh. Một trong số các phương pháp thường dùng trong nghiên cứu là Dân tộc ký. == Tham khảo == == Xem thêm == Lê Hải 2008, Mười điều cần biết về nhân học xã hội == Liên kết ngoài ==
gdańsk.txt
Gdańsk, tên trước kia bằng tiếng Đức là Danzig (xem Các tên bên dưới), là một thành phố bên bờ biển Baltic, thuộc miền bắc Ba Lan, ở giữa vùng đô thị lớn thứ tư của đất nước. Gdańsk là hải cảng chính của Ba Lan và cũng là thủ phủ của tỉnh Pomorskie. Về mặt lịch sử, nó cũng là thành phố lớn nhất vùng người Kashubians. Thành phố nằm gần sát biên giới trước kia giữa vùng người Slav phía tây và châu Âu German và có một lịch sử phức tạp, trong đó có các thời kỳ thuộc Ba Lan và các thời kỳ thuộc Đức cùng 2 thời kỳ là thành phố trực tiếp dưới quyền cai trị của hoàng đế đế quốc La Mã Thần thánh. Từ năm 1945, nó thuộc về Ba Lan. Thành phố nằm trên bờ phía nam vịnh Gdańsk (của biển Baltic), trong một đô thị liên hợp (conurbation) với thành phố có suối khoàng (spa town) Sopot, thành phố Gdynia và các cộng đồng ngoại ô, cùng nhau tạo thành một vùng đô thị gọi là Ba thành phố (Trójmiasto), với số dân hơn 800.000. Riêng Gdańsk có 455.830 cư dân (tháng 6/2009), là thành phố lớn nhất trong vùng bắc Ba Lan. Gdańsk nằm ở cửa sông Motława, nối với sông Leniwka, một nhánh của châu thổ sông Wisła gần đó, mà hệ thống nước cung cấp 60% cho khu vực Ba Lan và nối Gdańsk với thủ đô Warszawa. Điều này mang lại lợi thế độc đáo cho thành phố như một trung tâm mậu dịch biển của Ba Lan. Cùng với hải cảng Gdynia kế bên, Gdańsk cũng là một trung tâm công nghiệp quan trọng. Về lịch sử, vì là hải cảng quan trọng và trung tâm đóng tàu, Gdańsk đã từng là thành viên của liên minh Hanse. == Các tên == Tên của thành phố được cho là bắt nguồn từ sông Motława, tên gốc của nhánh sông Motława trên đó thành phố được dựng lên. Gdańsk và Gdania được coi như các từ phái sinh từ tên Gothic của khu vực (Gutiskandja), tuy nhiên đây cũng là vấn đề chưa chắc chắn. Cũng giống như nhiều thành phố vùng Trung Âu khác, Gdańsk cũng có nhiều tên suốt chiều dài lịch sử của nó. Tên của một nơi định cư được ghi sau cái chết của St. Adalbert năm 997 sau Công Nguyên là urbs Gyddanyzc và sau đó được viết là Kdanzk (1148), Gdanzc (1188), Danceke (1228), Gdansk (1236, 1454, 1468, 1484, 1590), Danzc (1263), Danczk (1311, 1399, 1410, 1414–1438), Danczik (1399, 1410, 1414), Danczig (1414), Gdąnsk (1636). Trong tiếng Ba Lan tên hiện đại của thành phố này được phát âm là [ˈɡdaɲsk] (). Trong tiếng Anh (dấu phụ trên chữ "n" của tiếng Ba Lan bị bỏ đi) thì đọc là /ɡəˈdænsk/ hoặc /ɡəˈdɑːnsk/. Trong phần lớn lịch sử của thành phố, đa số cư dân là người nói tiếng Đức, họ gọi thành phố là Danzig [ˈdantsɪç] ( nghe). Tên này cũng được dùng trong tiếng Anh cho tới khi chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai, và vẫn còn được dùng trong các ngữ cảnh lịch sử. Các dạng tiếng Anh cũ của tên này là Dantzig, Dantsic và Dantzic. Trong tiếng Kashubian thành phố được gọi là Gduńsk. Tên tiếng Latin của thành phố thì hoặc là Gedania, Gedanum hay Dantiscum; tính chất bất đồng trong tên tiếng Latin phản ánh ảnh hưởng pha trộn của tên thành phố kế thừa từ tiếng Ba Lan, tiếng Đức và tiếng Kashubian. === Các tên lễ nghi === Trong các dịp đặc biệt, thành phố cũng được đề cập tới như "Thành phố Hoàng gia Ba Lan Gdańsk" (tiếng Ba Lan Królewskie Polskie Miasto Gdańsk, tiếng Latin Regia Civitas Polonica Gedanensis, tiếng Kashubian Królewsczi Polsczi Gard Gduńsk). Những người Kashubians cũng dùng tên "Thành phố thủ đô Gdańsk" (Nasz Stoleczny Gard Gduńsk) hoặc "Thành phố thủ đô Gdańsk của người Kashubian" (Stoleczny Kaszëbsczi Gard Gduńsk). == Lịch sử == === Việc thành lập và thời Trung cổ === Các nơi định cư ban đầu được kết hợp với văn hóa Wielbark; sau thời kỳ đại di trú, họ được thay thế bởi việc định cư của bộ lạc Pomeranians dường như từ thế kỷ thứ 7. Trong thập niên 980, một thành lũy được xây dựng rất có thể là bởi Mieszko I của Ba Lan người mà bằng cách đó đã nối kết vương quốc Piast với các tuyến đường buôn bán của biển Baltic. Bản chữ viết đầu tiên về thành lũy này là vita of Saint Adalbert, được viết năm 999 và mô tả các biến cố năm 997. Niên đại này thường được coi như năm thành lập Gdańsk ở Ba Lan. Năm 1997 thành phố đã làm lễ kỷ niệm một ngàn năm khi thánh Adalbert của Praha rửa tội cho các cư dân của nơi định cư này nhân danh vua Bolesław I Chrobry của Ba Lan. Trong thế kỷ 12, nơi định cư này trở thành một phần của đất công tước Samborides bao gồm một nơi định cư ở Long Market hiện đại, các nơi định cư của thợ thủ công cùng với Altstädter Graben ditch, các nơi định cư của người Đức buôn bán chung quanh nhà thờ thánh Nicolas và thành lũy Piast cũ. Năm 1186, một tu viện dòng Xitô được dựng lên ở gần Oliwa, mà nay nằm trong ranh giới thành phố. Năm 1215, thành luỹ của công tước trở thành trung tâm của đất công tước Pomorskie. Các năm 1224, 1225, những người Đức trong tiến trình chiếm thuộc địa ở phía đông (Ostsiedlung) thiết lập một nơi định cư trong khu vực của pháo đài trước kia. Khoảng năm 1235, nơi định cư này được công tước Pomorskie cấp các đặc quyền của thành phố theo luật Lübeck, một luật đặc quyền của thành phố tự trị của Đức, tương tự như của Lübeck nơi cũng là nguồn gốc sơ khai của nhiều người tới định cư. Năm 1300, thành phố có số dân ước tính là 2.000. Khi thành phố còn chưa là một trung tâm thương mại quan trọng vào thời đó, nó đã có một sự liên quan thương mại nào đó với vùng Đông Âu. Năm 1308, thành phố nổi loạn và Hiệp sĩ Teuton được gửi tới để tái lập trật tự. Sau đó họ nắm quyền kiểm soát thành phố. Vụ thảm sát 10.000 cư dân thời Trung cổ đã được nhận thức cách khác nhau trong văn học hiện đại: trong khi một số nguồn ghi rằng đó là sự kiện có thật, thì các nguồn khác bác bỏ, coi như một sự mô tả thổi phồng quá đáng ở thời Trung cổ. Vụ được cho là thảm sát này được vua Ba Lan sử dụng như chứng cứ trong một vụ kiện tụng tới giáo hoàng sau này. Các hiệp sĩ Teuton chiếm khu vực làm thuộc địa, thay thế những người Kashubians địa phương bằng những người Đức tới định cư. Năm 1308, họ lập Hakelwerk gần thành phố, ban đầu như một nơi cư ngụ của các ngư phủ người Slav. Năm 1340, dòng Hiệp sĩ Teuton xây một pháo đài lớn, trở thành trụ sở của Komtur của dòng hiệp sĩ. Năm 1343, họ thiết lập Rechtstadt, cái tương phản với thành phố tồn tại trước kia (từ đó Altstadt, "Old Town" hoặc Stare Miasto) được ban đặc quyền bằng luật Kulm. Năm 1358, Danzig gia nhập liên minh Hanse, và trở thành một hội viên hoạt động năm 1361. Thành phố duy trì quan hệ với các trung tâm thương mại Brügge, Novgorod, Lisboa và Sevilla. Năm 1377, ranh giới của thành phố cổ được mở rộng. Năm 1380, Neustadt (thành phố mới) được thành lập như nơi định cư độc lập thứ tư. Sau một loạt chiến tranh Ba Lan–Teuton, trong Hiệp ước Kalisz (1343) dòng Hiệp sĩ Teuton đã thừa nhận là phải làm cho Pomerelia thành một alm của vương triều Ba Lan. Mặc dù nó để lại một số nghi ngờ về nền tảng pháp lý quyền sở hữu tỉnh này của Dòng Hiệp sĩ, thành phố đã phát triển mạnh do việc xuất cảng ngũ cốc gia tăng (nhất là lúa mì), gỗ xây dựng, potas, nhựa đường, và các hàng lâm sản khác từ Phổ và Ba Lan thông qua các tuyến đường buôn bán trên sông sông Wisła, mặc dù sự thật là sau khi chiếm đoạt nó, Hiệp sĩ Teuton đã tìm cách giảm bớt ý nghĩa kinh tế của thành phố. Khi ở dưới quyền kiểm soát của Hiệp sĩ Teuton số người Đức nhập cư đã tăng lên. Một cuộc chiến tranh mới đã nổ ra năm 1409, chấm dứt bằng trận Grunwald (1410), và thành phố thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Ba Lan. Một năm sau, bằng Hòa ước Thorn (1411), thành phố trở lại thuộc quyền kiểm soát của dòng Hiệp sĩ Teuton. Năm 1440, thành phố tham gia vào việc thành lập Liên bang Phổ, một tổ chức chống đối việc cai trị của Hiệp sĩ Teuton. Việc này dẫn tới cuộc chiến tranh 13 năm dành độc lập từ nước Phổ của dòng Hiệp sĩ Teuton (1454–1466). Cuộc chiến tranh cách quãng này chấm dứt ngày 25.5.1457, trong lúc thành phố - cùng chung với vương quốc Phổ - trở thành một phần của Vương quốc Ba Lan trong khi vẫn giữ các quyền và độc lập như một thành phố tự trị. === Thời cận đại === Ngày 15.5.1457, Casimir IV của Poland cấp cho thành phố Danzig Đặc quyền lớn (tiếng Đức: Großes Privileg), sau khi ông được Hội đồng thành phố mới tới thăm và ở lại đây 5 tuần lễ. Với Đặc quyền lớn, thành phố được cấp quyền tự trị. Với Đặc quyền lớn, thành phố có quyền tài phán độc lập, quyền lập pháp và quản trị hành chính trên lãnh thổ của mình, và các quyền của nhà vua được hạn chế như sau: Mỗi năm vua Ba Lan được phép ở lại thành phố 3 ngày, ông được quyền chọn một công sứ thường trực trong số 8 ủy viên hội đồng do thành phố đề cử cùng nhận một khoản niên kim gọi là Gefälle. Hơn nữa, đặc quyền hợp nhất Old Town, Hakelwerk và Rechtstadt, và hợp pháp hóa việc phá hủy Thành phố mới, thành phố đã đứng về phe Hiệp sĩ Teuton. Ngay năm 1457, Thành phố mới bị hoàn toàn phá hủy, không còn một công trình xây dựng nào. Lần đầu tiên có quyền ưu tiên và tự do vào các thị trường Ba Lan, hải cảng đã phát đạt nhanh trong khi vẫn buôn bán với các thành phố khác của Liên minh Hanse. Sau Hòa ước Thorn II (1466) với nước Phổ dưới quyền cai trị của Hiệp sĩ Teuton, thì chiến tranh giữa Phổ và vương quốc Ba Lan đã chấm dứt hẳn. Sau khi sáp nhập Phổ vào vương quốc Ba Lan năm 1569, thành phố tiếp tục được hưởng quyền tự trị lớn lao (cf. luật Danzig). Mưu toan của vua Stephen Báthory nhằm khuất phục thành phố, vốn ủng hộ hoàng đế Maximilian II trong cuộc bầu cử trước của nhà vua, đã thất bại. Thành phố - được kích thích bởi tình trạng giàu có lớn lao và các pháo đài hầu như không thể bị đánh chiếm, cũng như sự ủng hộ bí mật của Đan Mạch và hoàng đế Maximilian I – đã đóng các cổng thành chống lại vua Stephen. Sau cuộc vây hãm Danzig (1577) kéo dài 6 tháng, đội quân 5.000 lính đánh thuê của thành phố đã bị hoàn toàn đánh bại trên bãi chiến trường ngày 16.12.1577. Tuy nhiên, vì các đội quân của Stephen không thể chíếm thành phố bằng sức mạnh, nên 2 bên đã đi tới một thỏa hiệp: Stephen Báthory công nhận cương vị đặc biệt của thành phố và luật Danzig cùng các đặc quyền được các vua Ba Lan cấp trước kia. Đổi lại, thành phố công nhận ông là người cai trị Ba Lan và trả khoản tiền khổng lồ là 200.000 đồng gulden bằng vàng như khoản tiền phạt ("tạ tội"). Cũng như đa số dân cư nói tiếng Đức, mà những người ưu tú đôi khi phân biệt phương ngữ Đức của họ như tiếng Pomerelia, thành phố cũng là quê hương của một số lớn người Ba Lan, người Ba Lan gốc Do Thái và người Hà Lan. Thêm vào đó, một số người Scotland tới ẩn náu hoặc nhập cư và được nhận là công dân của thành phố. Trong thời Cải cách Kháng Cách, phần lớn cư dân nói tiếng Đức đã theo đạo Tin Lành. Thế kỷ 18 thành phố bị suy giảm kinh tế do các cuộc chiến tranh. Sau cuộc vây hãm Danzig (1734) nó bị người Nga chiếm năm 1734. Danzig bị vương quốc Phổ sáp nhập năm 1793, chỉ được Napoléon cho tách ra như thành phố độc lập giả hiệu từ năm 1807 tới 1814. Trở lại trực thuộc Phổ sau khi Pháp bị đánh bại trong Các cuộc chiến tranh của Napoléon, thành phố trở thành thủ phủ của vùng Danzig (Regierungsbezirk Danzig) thuộc tỉnh Tây Phổ từ năm 1815. Năm 1871, thành phố trở thành một phần của đế quốc Đức. Trải qua lịch sử lâu dài, Gdańsk/Danzig ở dưới các thời kỳ cai trị của các nước khác nhau trước năm 1945 (trong ngoặc đơn là ngôn ngữ của đa số cư dân trong các thời kỳ đó): 997-1308: thuộc Ba Lan (tiếng Ba Lan) 1308-1454: thuộc lãnh thổ Hiệp sĩ Teuton (tiếng Đức) 1454-1466: Chiến tranh 13 năm (tiếng Đức) 1466-1793: thuộc Ba Lan (tiếng Đức) 1793-1805: thuộc Phổ (tiếng Đức) 1807-1814: thành phố tự do (tiếng Đức) 1815-1871: thuộc Phổ (tiếng Đức) 1871-1918: thuộc đế quốc Đức (tiếng Đức) 1918-1939: thành phố tự do (tiếng Đức) 1939-1945: thuộc Đức quốc xã (tiếng Đức) 1945–tới nay: thuộc Ba Lan (tiếng Ba Lan) === Các năm giữa 2 chiến tranh và Chiến tranh thế giới thứ hai === Khi Ba Lan giành lại độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất với lối ra biển như phe đồng minh của Chiến tranh thế giới thứ nhất đã hứa căn cứ trên 14 điểm của "Woodrow Wilson" (điểm 13 đòi "một nước Ba Lan độc lập", "sẽ được bảo đảm một lối ra biển tự do và an toàn"), những người Ba Lan đã hy vọng cảng của thành phố này cũng sẽ thuộc Ba Lan. Tuy nhiên, vì cuộc điều tra dân số năm 1919 xác định là 98% số dân của thành phố là người Đức, không có nhiều số dân Ba Lan, nên thành phố đã không đặt dưới chủ quyền của Ba Lan, mà, theo Hiệp ước Versailles, trở thành thành phố tự do Danzig, gần như một nước độc lập dưới sự che chở của Hội Quốc Liên với việc đối ngoại phần lớn dưới sự kiểm soát của Ba Lan. Điều này dẫn tới tình trạng rất căng thẳng giữa thành phố và Đệ nhị Cộng hòa Ba Lan (Rzeczpospolita Polska (1918-1939). Thành phố tự do có hiến pháp, quốc ca, nghị viện (Volkstag) cùng cơ quan cai trị (Senat) riêng, và cũng phát hành tem thư cũng như tiền tệ riêng. Dân số Đức của thành phố tự do Danzig thích được tái sáp nhập vào nước Đức. Trong đầu thập niên 1930, đảng Quốc xã địa phương đã lợi dụng các tình cảm thân Đức này và năm 1933 thu được 50% phiếu bầu vào nghị viện. Sau đó, những người Quốc xã dưới quyền GauleiterAlbert Forster đã giành được sự thống trị trong cơ quan cai trị thành phố, cơ quan mà trên danh nghĩa do Cao ủy của Hội Quốc Liên giám sát. Những người Quốc xã yêu cầu trả lại Danzig cho Đức cùng với quốc lộ xuyên qua khu vực hành lang Ba Lan đặt dưới quyền lãnh ngoại (extraterritorial) (nghĩa là dưới quyền tài phán của Đức) làm đường bộ đi lại giữa các khu vực Đức đã bị phân chia cách tự nhiên sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính phủ Ba Lan đồng ý trên nguyên tắc đề nghị này, cho tới tháng 3 năm 1939 khi Liên minh quân sự Anh-Ba Lan hủy bỏ Hiệp ước bất tương xâm Đức-Ba Lan năm 1934, và chấm dứt thiện ý của Ba Lan về thương thuyết nhượng địa. Sau đó các quan hệ Ba Lan-Đức đã nhanh chóng xấu đi, thậm chí còn leo thang dẫn tới các cuộc đụng độ biên giới. Chính phủ Quốc xã Đức hiểu rằng sức mạnh quân sự của mình kém các lực lượng phối hợp Anh, Pháp, Ba Lan và Xô Viết, nên cuộc xâm chiếm Ba Lan ngày 1 tháng 9 chỉ thực hiện sau khi đã đạt được Hiệp ước Molotov–Ribbentrop vào cuối tháng 8, hy vọng sẽ thương thuyết giải pháp hòa bình với Anh và Pháp sau khi kết thúc các sự thù địch. Cuộc xâm lược Ba Lan này được coi như khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh thế giới thứ hai khởi đầu ở Danzig, bằng việc chiến hạm SMS Schleswig-Holstein của Đức oanh tạc các vị trí Ba Lan ở Westerplatte, và cuộc đổ bộ của bộ binh Đức lên bán đảo. Quân phòng thủ của Ba Lan ở Westerplatte đông hơn, đã kháng cự 7 ngày trước khi hết đạn dược. Trong lúc đó – sau một cuộc chiến đấu dữ dội suốt ngày (1.9.1939) – quân Ba Lan phòng thủ nhà Bưu điện đã bị giết và chôn ở một nơi trong khu Zaspa ở Danzig trong tháng 10 năm 1939. Để ăn mừng việc Westerplatte đầu hàng, đảng Quốc xã đã tổ chức một đêm diễu binh ngày 7 tháng 9 cùng với Adolf-Hitlerstrasse bị một thủy phi cơ Ba Lan cất cánh từ bán đảo Hel tình cờ tấn công. Thành phố bị Đức Quốc xã chính thức sáp nhập vào Reichsgau Danzig-West Prussia (tỉnh Danzig-Tây Phổ). Phần lớn cộng đồng Do Thái Kehilla ở Danzig đã có thể chạy trốn Quốc xã ngay trước khi nổ ra chiến tranh. Cơ quan Gestapo đã theo dõi các cộng đồng người Ba Lan từ năm 1936, thu thập thông tin, mà năm 1939 được sử dụng để lập danh sách những người Ba Lan sẽ bị bắt trong cuộc hành quân Tannenberg. Trong ngày đầu tiên của chiến tranh có xấp xỉ 1.500 người Ba Lan đã bị bắt, một số vì tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội; số khác vì họ là những người hoạt động tích cực và thành viên của các tổ chức Ba Lan khác nhau. Ngày 2.9.1939, có 150 người trong số họ đã bị đày tới Trại tập trung Stutthof cách Danzig khoảng 30 dặm và bị giết. Nhiều người Ba Lan cư ngụ ở Danzig đã bị đày tới trai tập trung Stutthof hoặc bị xử tử trong rừng Piaśnica. Năm 1941, chế độ Quốc xã mở cuộc xâm lăng Liên Xô, cuối cùng gây ra tai họa chiến tranh chống lại mình. Năm 1944 khi Quân đội Xô viết tiến tới, dân Đức ở Trung Âu và Đông Âu đã chạy trốn, đưa đến kết quả là bắt đầu một việc thay đổi dân số lớn. Sau cuộc tấn công cuối cùng của quân đội Xô viết khởi sự từ tháng 1 năm 1945, hàng trăm ngàn người Đức đã di cư, nhiều người từ Đông Phổ đã đi bộ tới Danzig (xem cuộc di tản của Đông Phổ). Rất nhiều người tìm cách chạy trốn qua cổng thành tới các tàu thủy và tàu chở hàng. Một số tàu đã bị quân đội Xô viết đánh chìm, trong đó có tàu MV Wilhelm Gustloff. Trong quá trình này, hàng chục ngàn người di cư đã bị giết. Thành phố cũng đã bị Đồng Minh và Liên Xô ném bom nhiều. Những người sống sót và không thể chạy trốn đã chạm trán quân đội Xô viết khi họ chiếm thành phố ngày 30.3.1945. Thành phố bị hư hại nặng. Phù hợp với các quyết định của Đồng Minh trong Hội nghị Yalta và Hội nghị Potsdam, thành phố trở thành trực thuộc Ba Lan. Các cư dân Đức trong thành phố còn sống sót sau chiến tranh thì chạy trốn hoặc bị trục xuất cưỡng bách về Đức, và thành phố được người Ba Lan tới cư ngụ, nhiều người trong số họ bị Liên Xô trục xuất từ vùng Kresy. === Thời nay === Thành cổ lịch sử của Gdańsk, bị quân đội Xô viết phá phần lớn, đã được xây dựng lại trong thập niên 1950 và 1960. Được thúc đẩy bằng việc đầu tư lớn vào việc phát triển cảng cùng 3 xưởng đóng tàu chính cho tham vọng của Liên Xô trong vùng biển Baltic, Gdańsk trở thành trung tâm đóng tàu và công nghiệp của nước Cộng hòa nhân dân Ba Lan. Là một phần của chính sách hòa giải Đức-Ba Lan do thủ tướng Willy Brandt của Tây Đức chủ trương, Đức đã từ bỏ việc đòi lãnh thổ Gdańsk, và thành phố hoàn toàn sáp nhập vào Ba Lan được công nhận trong Hiệp ước Warszawa năm 1970. Việc này cũng được nước Đức thống nhất năm 1990 và 1991 xác nhận. Ngày nay Gdańsk là cảng tàu thủy chính và điểm đến du lịch và nơi tổ chức nhiều cuộc hòa nhạc ngoài trời lớn, trong đó có David Gilmour và Jean Michel Jarre của Pink Floyd. Ban nhạc rock Queen tổ chức một buổi hòa nhạc ở xưởng đóng tàu trong tháng 10 năm 2008. Wikimania 2010 — Hội nghị Wikimedia hàng năm lần thứ 6 - dự trù sẽ diễn ra tại Polish Baltic Philharmonic ở Gdańsk, từ ngày 9-11 tháng 7 năm 2010. == Khí hậu == == Kinh tế == Các khu vực công nghiệp của thành phố nổi trội hơn cả là công nghiệp đóng tàu, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp hóa chất và chế biến thực phẩm. Phần khu vực công nghệ cao như điện tử, viễn thông, IT, mỹ phẩm và dược phẩm đang tăng trưởng. Gdańsk cũng là điểm du lịch mùa hè hấp dẫn đối với hàng triệu người Ba Lan và các công dân châu Âu, kéo tới các bãi biển trên bờ biển Baltic. Các công ty lớn ở Gdańsk: Grupa Lotos- năng lượng Energa Trading – năng lượng GE Money Bank – tài chính Gdańska Stocznia Remontowa – đóng tàu thủy Elnord – năng lượng Elektrociepłownie Wybrzeże – năng lượng LPP – bán lẻ Polnord Energobudowa – công ty xây dựng Petrobaltic – năng lượng Delphi - automotive parts Intel - IT IBM - IT Fineos - IT Wirtualna Polska - dịch vụ internet Arla Foods - chế biến thực phẩm Acxiom - IT Kainos - IT Dr. Oetker - chế biến thực phẩm Lufthansa Systems - IT Compuware - IT ZenSar Technologies - IT SII - IT Suruga Seiki - IT Thomson Reuters - truyền thông đại chúng ThyssenKrupp Johann A. Krause - steel, engineering, capital goods Maersk Line - services & pick-up First Data – tài chính Masterlease – tài chính Transcom WorldWide - business processing outsourcing Jysk – bán lẻ Meritum Bank – tài chính Glencore – nguyên liệu Orlen Morena – năng lượng Fosfory Ciech – công ty hóa chất Crist – đóng tàu Dr Cordesmeyer – xay bột Hydrobudowa – công ty xây dựng Mercor - hệ thống phòng hỏa Cognor - steel, engineering, capital goods Llentabhallen - steel constructions Atlanta Poland - nhập cảng trái cây khô và hạt khô Ziaja – công ty mỹ phẩm Stabilator – công ty xây dựng Skanska – công ty xây dựng Young Digital Planet - IT Flügger - sản xuất sơn Satel - hệ thống an toàn, IT HD heavy duty - retail Dresser Wayne - hệ thống bán lẻ xăng dầu Maersk Line - services & pick-up First Data – tài chính Masterlease – tài chính Transcom WorldWide - business processing outsourcing Weyerhaeuser Cellulose Fibers - sản xuất sợi cellulose (planned) Sony Pictures Entertainment - (planned) xưởng đóng tàu Gdańsk – đóng tàu Stocznia Północna – đóng tàu == Các thắng cảnh == Thành phố có nhiều tòa nhà đẹp từ thời Liên minh Hanse. Các tòa nhà hấp dẫn du khách nhất nằm dọc theo hoặc ở gần Ulica Długa (Long Street) và Długi Targ (Long Market), một đường phố lớn cho người đi bộ bao quanh bởi các tòa nhà được tái thiết theo lối kiến trúc lịch sử (chủ yếu thế kỷ 17th) và 2 đầu đường có các cổng thành cầu kỳ. Khu này của thành phố đôi khi được nói tới như Đường Hoàng gia, nơi rước vua tới thăm trước kia. Đi bộ từ đầu này tới đầu kia, còn gặp các cảnh ở bên hoặc ở gần Đường Hoàng gia, trong đó có: Upland Gate (Brama Wyżynna) Torture House (Katownia) Prison Tower (Wieża więzienna) Golden Gate (Złota Brama) Long Street (Ulica Długa) Uphagen House (Dom Uphagena) Main Town Hall (Ratusz Głównego Miasta) Long Market (Długi Targ) Artus' Court (Dwór Artusa) Neptune Fountain (Fontanna Neptuna) Golden House (Złota kamienica) Green Gate (Zielona Brama) Gdańsk có nhiều nhà thờ lịch sử: Nhà thờ thánh Bridget Nhà thờ thánh Catherine Nhà thờ thánh Gioan Nhà thờ Đức Bà (Bazylika Mariacka), một nhà thờ của thị xã được xây từ thế kỷ 15, là nhà thờ bằng gạch lớn nhất thế giới. Nhà thờ thánh Nicholas Nhà thờ Chúa Ba Ngôi Tàu bảo tàng SS Soldek thả neo trên sông Motława, là tàu thủy đầu tiên của Ba Lan được đóng sau chiến tranh. Trong thế kỷ 16, Gdańsk đã đón đoàn kịch Shakespeare khi lưu diễn nước ngoài, và Danzig Research Society (Hội nghiên cứu Danzig) được thành lập năm 1743 là một trong số hội đầu tiên loại này. Gần đây, có Fundation Theatrum Gedanensis nhằm mục tiêu xây dựng lại nhà hát Shakespeare ở địa điểm lịch sử trước đây. Hy vọng Gdańsk sẽ có một nhà hát tiếng Anh thường xuyên, vì hiện nay chỉ có một liên hoan Shakespeare hàng năm. == Vận tải == Sân bay Gdańsk Lech Wałęsa - một sân bay quốc tế của Gdańsk. Cảng Gdańsk - hải cảng trên bờ phía nam của Vịnh Gdańsk. Gdańsk Główny (PKP station) – nhà ga xe lửa chính với PKP Intercity và dịch vụ SKM service; Szybka Kolej Miejska - một dịch vụ vận chuyển của Ba thành phố. Xe bus và xe điện điều hành bởi ZTM Gdańsk (Zarząd Transportu Miejskiego w Gdańsku). Obwodnica Trojmiejska - thuộc expressway S6 hoạt động vòng qua 3 thành phố Gdynia, Sopot và Gdańsk. == Giáo dục và Khoa học == Thành phố có 14 trường đại học với tổng số 60.436 sinh viên, trong đó có 10.439 tốt nghiệp năm 2001. Đại học Gdańsk (Uniwersytet Gdański) Đại học Công nghệ Gdańsk (Politechnika Gdańska) Đại học Y khoa Gdańsk (Gdański Uniwersytet Medyczny) Học viện giáo dục thân thể và Thể thao Gdansk (Akademia Wychowania Fizycznego i Sportu im. Jędrzeja Śniadeckiego) Học viện âm nhạc (Akademia Muzyczna im. Stanisława Moniuszki) Học viện Nghệ thuật (Akademia Sztuk Pięknych) [4] Instytut Budownictwa Wodnego PAN Ateneum – Szkoła Wyższa Gdańska Wyższa Szkoła Humanistyczna Gdańska Wyższa Szkoła Administracji Wyższa Szkoła Bankowa Wyższa Szkoła Społeczno-Ekonomiczna Wyższa Szkoła Turystyki i Hotelarstwa w Gdańsku Wyższa Szkoła Zarządzania === Các tổ chức vùng và Khoa học === Hội Khoa học Gdańsk Viện Baltic (Instytut Bałtycki), thành lập năm 1925 ở Toruń, từ 1946 (?) ở Gdańsk TNOiK - Towarzystwo Naukowe Organizacji i Kierowania (Scientific Society for Organization and Management) O/Gdańsk IBNGR - Instytut Badań nad Gospodarką Rynkową (Viện Kinh tế thị trường Gdańsk) === Các thành phố kết nghĩa === Gdańsk là thành phố kết nghĩa với:[theo thứ tự niên đại] === Thư mục === Kimmich, Christoph M, (1968). The free city: Danzig and German foreign policy, 1919-1934. Yale University Press, New Haven, Connecticut. Truy cập 8 tháng 3 năm 2010. Rudziński, Grzegorz (1 tháng 3 năm 2001). Gdańsk. Bonechi. ISBN 9788847605176. Truy cập 26 tháng 2 năm 2010. Simson, Paul (tháng 10 năm 2009). Geschichte Der Stadt Danzig. BiblioBazaar, LLC. ISBN 9781115532563. Truy cập 26 tháng 2 năm 2010. == Hình ảnh == == Tham khảo và Chú thích == == Liên kết ngoài == Official website Official Tourist Board website - Tourist Guide as well as shopping guide (tiếng Ba Lan) Virtual Gdańsk (portal) Mariacka Street Panoramic Photo http://www.gdanskmiasto.pl/ (Polish)
ủy ban thường vụ quốc hội.txt
Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ cấu có sức mạnh và quyền điều hành cũng như quyết định các vấn đề, chính sách của cả Quốc hội. Điều 90 Hiến pháp Việt Nam (1992) quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội". == Tổ chức == Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm có: Chủ tịch Quốc hội Các Phó chủ tịch Quốc hội Các uỷ viên. Số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định. Thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc theo chế độ chuyên trách và không thể đồng thời là thành viên của Chính phủ. Nhiệm kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Ủy ban Thường vụ mới. == Nhiệm vụ, quyền hạn == Điều 91 Hiến pháp 1992 quy định: "Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn cơ bản như sau: Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội; Giải thích Hiến pháp, luật và pháp lệnh; Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao; Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân; Chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động cho các đại biểu Quốc hội; Trong thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội; Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục, bộ ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương; Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội. Trong thời gian Quốc hội không họp, phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội." Về thực chất, trong thời gian Quốc hội không họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chính là cơ cấu có sức mạnh và quyền điều hành cũng như quyết định các vấn đề, chính sách của cả Quốc hội-một quyền hành rất lớn, có thể gọi là một quyền năng thực thụ. Một số người cho là, so với toàn thể Quốc hội thì sức mạnh của Thường vụ bị khuyết mất một điểm: cơ cấu này không có quyền hạn ban hành Luật, mà một năm Quốc hội chỉ họp hai lần. Để thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội chuẩn bị các vấn đề trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và quyết định. == Kì họp của Ủy ban Thường vụ == Ủy ban Thường vụ họp mỗi tháng một lần. Trong những trường hợp đặc biệt hoặc khẩn cấp, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội cho phép triệu tập các kì họp đột xuất của Ủy ban Thường vụ. == Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV (2016 - 2021) == Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân - Ủy viên Bộ Chính trị Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội. Uông Chu Lưu Đỗ Bá Tỵ Phùng Quốc Hiển Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ tịch Hội đồng Dân tộc: Hà Ngọc Chiến Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật: Nguyễn Khắc Định Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp: Lê Thị Nga Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại: Nguyễn Văn Giàu Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách: Nguyễn Đức Hải Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh: Võ Trọng Việt Trưởng ban Dân nguyện: Nguyễn Thanh Hải Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội: Nguyễn Thúy Anh Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường: Phan Xuân Dũng Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng: Phan Thanh Bình Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội: Nguyễn Hạnh Phúc Trưởng ban Công tác Đại biểu kiêm Phó Trưởng ban Tổ chức trung ương: Trần Văn Túy Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế: Vũ Hồng Thanh == Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII (2011 - 2016) == Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó chủ tịch Quốc hội, 12 Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc là Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và Trưởng các Ban của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (đến tháng 3 năm 2016) Nguyễn Thị Kim Ngân (từ tháng 3 năm 2016) Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng Nguyễn Thị Kim Ngân (đến tháng 3 năm 2016) Huỳnh Ngọc Sơn (đến tháng 4 năm 2016) Uông Chu Lưu Đỗ Bá Tỵ (từ 4 tháng 4 năm 2016) Phùng Quốc Hiển (từ 4 tháng 4 năm 2016) Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ông Hà Ngọc Chiến - Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (từ 4 tháng 4 năm 2016); Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Bà Lê Thị Nga- Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp (từ 4 tháng 4 năm 2016); Ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ông Nguyễn Đức Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (từ 4 tháng 4 năm 2016); Ông Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh (từ 4 tháng 4 năm 2016); Bà Nguyễn Thanh Hải - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (từ 4 tháng 4 năm 2016); Bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội (từ 4 tháng 4 năm 2016); Ông Phan Xuân Dũng - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Ông Trần Văn Hằng - Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội. Ông Trần Văn Túy - Trưởng ban Công tác Đại biểu (từ 4 tháng 4 năm 2016); Ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân nguyện (từ 17 tháng 11 năm 2013). == Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo Ủy ban Thường vụ Quốc hội == Đảng đoàn Quốc hội là một tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Quốc hội, gồm các đảng viên nắm vai trò trọng yếu trong Quốc hội như Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đảng đoàn Quốc hội chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các chức vụ Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Đảng đoàn đều do Bộ Chính trị chỉ định. Đảng đoàn Quốc hội có các nhiệm vụ: Lãnh đạo việc chuẩn bị, trình Quốc hội những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội; việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, nhất là về các vấn đề: tổ chức và hoạt động của Quốc hội; rút ngắn và kéo dài nhiệm kỳ Quốc hội; chủ trì các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội; công bố tình trạng khẩn cấp, tổng động viên, chiến tranh và hoà bình của đất nước. Lãnh đạo việc chuẩn bị và báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị, Ban Bí thư về những vấn đề lớn, còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề phức tạp, nhạy cảm thuộc chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quyết định của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Lãnh đạo việc dự kiến nhân sự của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Lãnh đạo việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách cụ thể và việc bảo đảm các điều kiện hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội. (trích Quyết định số 223-QĐ/TW ngày 15-5-2009 của Bộ Chính trị) == Xem thêm == Quốc hội Việt Nam == Chú thích == == Liên kết ngoài == Website chính thức của Quốc hội Việt Nam
the new york times.txt
The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới. Nó trực thuộc Công ty New York Times, công ty đó cũng xuất bản khoảng 40 tờ báo khác, trong đó có International Herald Tribune và The Boston Globe. Tờ báo này được tên hiệu "Bà tóc bạc" ("Gray Lady") và thường được gọi là tờ báo danh giá (newspaper of record) của Hoa Kỳ. The New York Times, một trong những tờ báo quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1851 bởi Henry Jarvis Raymond và George Jones. Ông Raymond cũng là một trong những giám đốc thành lập Associated Press năm 1856. Adolph Ochs mua báo Times năm 1896, và dưới chỉ huy của ông, tờ báo này xây phạm vi phát hành quốc tế và được nổi tiếng trên toàn thế giới. Năm 1897, ông đặt ra khẩu hiệu "All The News That's Fit To Print" của báo này, nhiều người coi nó là một câu chọc đến những tờ báo cạnh tranh với nó ở Thành phố New York (hai tờ New York World và New York Journal American) mà nổi tiếng về mang tính giật gân. Sau khi di chuyển tòa soạn của tờ báo đến tòa nhà mới trên Đường số 42, khu vực đó được đặt tên Quảng trường Times năm 1904. Chín năm sau, tờ Times mở cửa một nhà phụ ở số 229 Đường 43, vị trí hiện nay, về sau họ bán Tòa nhà Times năm 1961. Tờ Times đầu tiên chỉ có mục đích in bản mỗi sáng trừ sáng chủ nhật; tuy nhiên, trong Nội chiến Hoa Kỳ, tờ Times bắt đầu in ra tờ chủ nhật giống các nhật báo khác. Nó được trao Giải Pulitzer về những bản tin tức và những bài về Chiến tranh thế giới thứ nhất và năm 1918. Năm 1919, nó gửi tờ báo qua Đại Tây Dương tới Luân Đôn lần đầu tiên. Bởi vì tờ báo này được đọc ở nhiều nơi, nó được xuất bản ở những thành phố Ann Arbor, Michigan; Austin, Texas; Atlanta, Georgia; Billerica, Massachusetts; Canton, Ohio; Chicago, Illinois; College Point, New York; Concord, California; Dayton, Ohio (chỉ vào chủ nhật); Denver, Colorado; Fort Lauderdale, Florida; Gastonia, Bắc Carolina; Edison, New Jersey; Lakeland, Florida; Phoenix, Arizona; Minneapolis, Minnesota; Springfield, Virginia; Kent, Washington; Torrance, California; và Toronto (Canada). [1] == Xem thêm == Tòa nhà New York Times == Tham khảo == == Liên kết ngoài == The New York Times on the Web WQXR, đài radio của tờ Times Lịch sử chính thức của tờ Times