abstract
stringlengths
40
681
section_names
stringlengths
11
94
article
stringlengths
4.61k
164k
Luật sư Lê Công Định, đang làm việc ở TP. HCM, là người đã viết bài Tại sao không nên sợ 'đa nguyên', đăng tại trang web BBC giữa tháng Hai năm nay.
Trả lại hào khí Diên Hồng
Trong bài viết mới nhất, tác giả đặt vấn đề cần rũ bỏ sự nhu nhược và đừng hài lòng với những gì đang có: Lịch sử Việt Nam là lịch sử thăng trầm của một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây. Những khoảng khắc hòa bình hầu như ngắn ngủi. Sau 1975 niềm vui độc lập và thống nhất, với biết bao máu và nước mắt vô tội đổ xuống, đã không kéo dài bao lâu. Đất nước triền miên rơi vào khủng hoảng, hết khủng hoảng kinh tế, đến khủng hoảng đạo lý và bây giờ khủng hoảng niềm tin. Điều đó suy cho cùng có nguyên nhân nội tại từ chính sự nhu nhược của mỗi con người chúng ta. Bốn ngàn năm lịch sử đã kết nối từng cá nhân thành một dân tộc, hun đúc nên khát vọng Đại Việt, đưa chúng ta đi hết chiến thắng này đến thắng lợi khác, giành lại độc lập tự chủ và thống nhất giang sơn về một mối. Thành tựu ấy có được là do sự quật khởi của hào khí Diên Hồng qua các thời đại. Tiếc thay khi chuẩn bị bước vào nền thái bình thịnh trị, sự nhu nhược đã thế chỗ cho tinh thần quật khởi! Kẻ thì bỏ nước ra đi, trốn tránh. Người thì ở lại nhẫn nhục, muộn phiền. Bọn cơ hội thừa dịp thi thố sự đồi bại, biến giang sơn chung thành món mồi riêng tư béo bở. Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới, chấp nhận dùng tiền vượt qua trở ngại. Đến khi nhìn lại, quốc nạn tham nhũng và quan liêu đã lan tràn, bất trị. Vì nhu nhược, chúng ta che tai không dám nghe lời nói ngay thẳng, mặc nhiên dung túng sự dối trá và xu nịnh. Đến khi bừng dậy, đạo đức đã suy đồi, khó sửa. Vì nhu nhược, chúng ta hài lòng với những gì đang có, cố tin vào sự ổn định giả tạo, đắm mình vào những lễ hội vô nghĩa liên miên. Đến khi nghĩ lại, xung quanh đã đầy dẫy ung nhọt, không còn thuốc chữa. Vì nhu nhược, chúng ta bịt mắt trước những bước đi vũ bão của các dân tộc láng giềng. Đến khi tỉnh ngộ, sự tụt hậu quá rõ ràng, không còn cơ may rút ngắn khoảng cách. Để che giấu mặc cảm do nhu nhược, khắp nơi người ta kể nhau nghe những bài vè châm biếm hoặc lớn tiếng dè bỉu chuyện cung đình tồi tệ, nhưng lại trong … quán nhậu! Chí khí kiểu “sĩ phu Bắc Hà” ấy liệu sẽ giúp ích được gì cho công cuộc chấn hưng đất nước đang lúc cần hào khí Diên Hồng năm xưa? Muốn chấn hưng đất nước trong vận hội ngàn năm có một này cần phải rũ bỏ sự nhu nhược đó. Muôn người xin hãy nắm tay lại, chế ngự sự sợ hãi, cùng tiến về phía trước, may ra khát vọng Đại Việt mới có cơ may biến thành hiện thực. Xin đừng để sự nhu nhược của những cá nhân trở thành sự bạc nhược của cả một dân tộc. Toàn văn bài viết này đã đăng trên báo Pháp Luật TP. HCM ngày 5-3-2006. ............................................................ Nguyễn Nam, TP. HCMKhông phải "Vì nhu nhược, chúng ta không dám phản kháng thói hạch sách, nhũng nhiễu của lớp quan lại mới" mà vì xét tới lợi hại cho bản thân mà chúng ta không dám phản kháng lại chính quyền. Gặp công an giao thông thì sẵn sàng hối lộ, nhưng chút nữa đụng xe nhau thì sẵn sàng "chơi tới cùng". Như vậy là nhu nhược hay anh hùng? Linh, MoscowThật chán cho một số người cứ đi lo phân tích ý nghĩa chứ “nhẫn” hay hơn “nhu nhược”. Đây đúng là kiểu “chí khí trong quán nhậu” của các “sỹ phu”. Liệu các vị định nhẫn thêm bao lâu nữa , ba mươi hay 1000 năm cho bằng với thời các thái thú. Nhẫn quá thành hèn đó. Ngày xưa dù biết chắc thất bại, tính mạng bản thân khó bảo toàn nhưng Nguyễn Thái Học và các đồng chí vẫn tiến hành khởi nghĩa Yên Bái nhờ đó mà ý chí độc lập của người nước ta mới không bị mai một. Noi gương tiền nhân mỗi người chúng ta nên bớt hèn đi một chút, như anh Định cũng là một bước đầu tiên. Minh Nam, Hà NộiGủi "cô giáo về hưu" Chắc là cô đã dạy học lâu năm và nhiều học sinh đã được cô dạy dỗ. Xin nói luôn: nhu nhược là từ Hán-Việt, nghĩa: Nhu là mềm (không có kèm "yếu" như cô giải thích) và nhược là yếu (không kèm "đớn hèn" như cô tự thêm vào). Có người bảo dân ta đang "nhẫn" chớ không phải nhu nhược (mềm yếu) nhưng mà "nhẫn" suốt 30 năm nay, chỉ khi nào bị "xéo" quá thì mới "quằn" như con giun thì liệu có thể gọi là "nhẫn" được không? Riêng tôi, tôi tự nhận thua luật sư Định về lòng can đảm. Tuy vậy, đấu tranh với cường quyền nội xâm khác hẳn với ngoại xâm về đường lối, cách thức. Giặc nội xâm có địa vị hợp pháp, có nhà tù, công an, có bộ máy tuyên truyền và trong quá khứ có chút công lao (đa số dân vẫn tín nhiệm vì thế). Vấn đề là làm thế nào cho dân nhìn ra. Không thể nhanh được. Dân sẽ hết nhu nhược, lấy lại hào khí nếu lực lượng dẫn đầu mạnh đến một mức nào đó, cường quyền không thể và không dám đàn áp. Lê Công Định có thể là một người trong số đó. Nhưng phải có nhiều Lê Công Định nữa. Hiện nay, nội xâm đã phải "chấp nhận ý kiến khác biệt". Đó là bước lùi đáng kể. Đó là nhờ công sức của bao người can đảm đã đi trước Lê Công Định để nay Lê Công Định có thể nói "ý kiến khác biệt". Mười năm trước không thể xuất hiện Lê Công Định. Muốn nói trên báo chí công khai cũng phải nói cho khéo, cốt dân hiểu mà nội xâm vẫn chấp nhận. Nhưng một bài ở báo chí công khai có tác dụng bẳng trăm bài đăng ở noi khác. Xin hiểu cho. Xin nhìn rộng một chút để có thái độ đúng với một người dũng cảm như luật sư Định. Lệ HàNhu nhược thì đâu cũng có và ta cũng thường gặp đấy thôi. Gặp kẻ móc túi nhắm mát làm ngơ vị sợ bị trả thù! Mấy ai giám phê bình thủ trưởng ở cơ quan, công sở cũng vì lo miếng cơm cả.Nhiêu tri thức cũng lam ngơ không dám đưa chính kiến của mình. Lâu nay đã có nhiều ý kiến rất hay đã được đăng đàn, kể cả những vị trước đây từng là quan chức cao cấp. Anh Định cũng vậy thôi, tôi biết chắc anh nhu nhược từ lâu, nay mới dám nói thẳng lên mặt báo mà thôi. Nhiều người dân VN họ không như thế, mặc dù thân cô, thế cô họ vẫn đấu tranh như ông già ở rừng Tánh Linh, bà con nông dân ở nhiều tỉnh biểu tình...nhiều văn nghệ sỹ đã có bài phản ánh. Đó là những đốm lửa, những ánh sáng của người dân VN sẽ có dịp bùng lên, nếu Đảng CS không sửa chữa những sai lầm. Chúng ta có nhiều người nhu nhược, đúng. Diễn đàn sẽ giúp cho chúng ta bớt nhu nhược. Mong là vậy Một cô giáo dạy văn về hưuCách dùng từ NHU NHƯỢC của ông Lê Công Ðịnh trong ngữ cảnh nói về dân chủ cho thấy ông không rành tiếng Việt. Nhu nhược : nhu là mềm, yếu và nhược là bạc nhược, đớn hèn. Nó nói lên một bản chất yếu đuối, yếu hèn của một con người khi phải đối phó giải quyết một vấn đề khó khăn. Giải thích rõ ngữ căn như vậy để thấy ông Ðịnh đã sử dụng tiếng Việt thiếu chính xác mà ngôn ngữ pháp luật không những cần phải chính xác mà phải chuẩn xác nữa, ông Ðịnh ạ. Tôi thêm một ý trong bài viết của ông Kỳ quốc Dũng không đồng ý về cách cho là dân Việt bị ông LCÐ cho là nhu nhược đó là trong ứng xử của mỗi một chúng ta trong thời gian vừa qua đối với chính quyền , cán bộ, đảng viên xấu xa.. thì người dân chúng ta làm cách nào đó, có thể là van xin, cho tiền, hối lộ hơn là kiên cường, đấu tranh trực diện để tồn tại. Từ thời Tô Ðịnh quan thái thú cho đến thời nhà Thanh quân của Sầm nghi Ðống chiếm thành Thăng Long một dạo, dù dân ta có phải dâng mọi thứ cho chúng rồi thì chúng ta nhẫn nhục chịu đựng sẽ đến ngày quật khởi. Cái NHẪN của người dân ta là qúa rõ vì thực tế đó là sự nhẫn nhịn. Còn ông LCÐ lại nhấn mạnh tính cách NHỤC trong cái nhẫn trong ứng xử của người dân Việt, theo tôi như vậy là không ổn. Ơù phần đầu bài viết của ông LCÐ nói về hào khí của dân tộc ta là quật khởi vân vân. Còn thời nay ông chê bai dân trong nước và cả dân Việt ở hải ngoại là NHU NHƯỢC. Nghe thì hơi giật mình nhưng NGẪM NGHĨ thì thấy ông Ðịnh chê bai chính ông, tôi và chúng ta trong thời gian qua và rồi ông lộng ngôn khi cho là dân tộc ta là nhu nhược đối với chính quyền, sử dụng từ ngữ như vậy là lộng ngôn . Kỳ Quốc Dũng Ðọc bài viết của Lê Công Ðịnh lần đầu nghe thì có vẻ tỏ rõ là một con người khí khái ''uy vũ bất năng khuất'' lắm nhưng thật ra đọc kỹ thì tôi thấy anh ta cần phải đọc và hiểu câu sau đây có ở bất cứ nơi nào có viết thư pháp nói về chữ NHẪN : ''có khi NHẪN để yêu thương - có khi nhẫn để rộng đường lo toan - có khi nhẫn để vẹn toàn... Do đó điều LCÐ nói về chữ NHẪN của mỗi một con người , một gia đình ở miền Nam, sau 1975 và của cả một dân tộc là sự NHU NHƯỢC , tôi cho đó là sự thiếu hiểu biết của một kẻ sĩ dám mạ lỵ cả một dân tộc , trong đó chắc chắn có chính anh ta và gia đình anh ta . Tôi rất mong anh ta hiểu điều này . Tôi là một sinh viên Luật Saigon trước 1975, viết tên thật và có địa chỉ vào năm 1971 có bài đăng trên báo Chính Luận, yêu cầu Tổng Thống Thiệu đối thoại với Sinh viên tại Ðại Học Vạn Hạnh - lúc đó ông ta đang là Tổng Thống và đang tại chức. Danh, Sài gòn, Việt namKính cẩn nghiêng mình thần phục tử sĩ Nam Hà, LS Lê Công Định. Và tôi gửi lời coi thường đến Ẩn Danh, người tự cho mình là đồng nghiệp của LS Lê Công Định. Dung, Việt namGửi Ẩn danh (người cho là đồng nghiệp của anh LC Định): Muôn triệu người như Ẩn danh mới có một như anh Định. Viết được một bài như vậy (cho dù đúng hay chưa đúng) tức đã làm được một công việc cụ thể để thể hiện tinh thần quật khởi của mình đối với dân tộc đất nước. Một Lê Công Định với tên tuổi, địa chỉ, công việc, hình ảnh như vậy và một «ẩn danh» của Ẩn danh thì ai nhu nhược hơn ai? Hoa Huong Duong, Hà NộiTrước hết, tôi chỉ đồng ý với anh Định một điều duy nhất là tham nhũng là kẻ thù chung của dân tộc. Nhưng tôi không hoàn toàn đồng ý với những gì anh Định nói, bởi vì để chống tham nhũng mà chỉ có lòng dũng cảm không cũng chưa đủ. Hơn nữa tôi thấy cách anh Định nhìn sự việc là phiến diện, anh cho rằng người Việt Nam ngày nay nhu nhược không dám phản kháng lại thói hạch sách, nhũng nhiễu la không đúng. Tôi không nghĩ như anh là diệt tham nhũng chỉ có hô hào toàn dân đứng lên một lòng chống lại kẻ thù chung như các cụ ta ngày xưa. Bởi vì ngày xưa các cụ ta chống ngoại xâm, còn ngày nay, chúng ta phải chống giặc nội xâm, hai vấn đề không thể so sánh với nhau. Theo tôi tham nhũng luôn nằm trong mối quan hệ xã hội phức tạp, nó có mối liên hệ móc xích với nhau giữa những con người trong xã hội. Tôi xin đưa ra đây một mô hình tham nhũng trong xã hội để ta thấy rõ là nó phức tạp như thế nào, ở đây tôi gọi là « dây chuyền tham nhũng ». Trong sợi dây chuyền này thì tôi chia ra 2 loại tham nhũng là : tham nhũng một chiều và tham nhũng hai chiều. Tham nhũng hai chiều là những người nằm ở giữa dây chuyền. Trong một mối quan hệ xã hội nào đó thì những người này tham nhũng của người khác, nhưng trong mối quan hệ xã hội khác thì họ lại bị người khác tham nhũng lại, rốt cuộc thì cũng là của thiên trả địa, và họ không cảm thấy điều đó là bất công, thậm chí họ còn vui vẻ khi bị mất tiền vì họ xác định đây là luật chơi của xà hội rồi. Điều này mà anh Định gọi là họ nhu nhược thì tôi cho là không đúng. Còn ở đầu dưới của đây chuyền là là những người chỉ sống bằng lao động chân chính, nhưng trong quan hệ xà hội thì họ lại bị kẻ khác tham nhũng (đây là tham nhũng một chiều). Và dòng tiền tham nhũng sẽ được chuyển từ đây qua các bước trung gian là tham nhũng hai chiều đă nói trên và lên đến đầu mút trên cùng của dây chuyền và ở đây cũng được gọi là tham nhũng một chiều. Dòng tiền sẽ được chuyển hội tụ từ dưới lên trên và càng lên đến trên cao thì càng thu gọn lai giống như nhiều dòng suối nhỏ hội tụ thành dòng sông lớn. Nếu chẳng may có sự nghẽn mạch thì sẽ xảy ra hiện tượng « nổ cầu chì », sẽ có một vài nhân vật phải ra toà, và phần còn lại của dây chuyền vẫn tồn tại bền vững. Những người thực sự bức xúc với nạn tham nhũng củ! a xà hội thì thỉ có những người ở đầu mút dưới cùng của đây chuyền, Nhưng phần lớn thì họ lại là những người thấp cổ bé họng, không làm gì được. Như vậy thì tôi kết luận là chỉ có hai loại người trong xã hội có thể cải thiện được vấn nạn tham nhũng đó là những người ở hai đầu mút của dây chuyền. Ông cha ta có dạy rằng « thượng bất chính thì hạ tắc loạn » câu này sẽ dành cho những người ở đầu trên, họ có thể cải thiện được nạn tham nhũng theo cách riêng của họ. Còn bằng không thì những người ở đầu dưới sẽ cải thiện nạn tham nhũng theo cách khác, mà cách này sẽ phá vỡ toàn bộ dây chuyền để thiết lập nên một xã hội khác không có tham nhũng hoặc ít tham nhũng hơn. Thanh BìnhThời này mà dám nói là cũng thuộc diện ít nhu nhược hơn số đông còn lại rồi. Linh, MoscowBài viết này của anh Định là đóng góp cho đất nước, là hồi chuông cảnh tỉnh cho mỗi chúng ta. Nội dung của bài viết, cũng như tên tuổi, hình ảnh thật cho tôi thấy anh không phải là người nhu nhược. Ẩn danh à, Ẩn danh tiếp tục nhu nhược rồi đấy. Tôi thật buồn cho một luật sư, trí thức như Ẩn danh! Ẩn danhThưa anh Định! Tôi cũng là 1 đồng nghiệp với anh hơn nữa là người rất gần gũi với anh và đã từng làm việc với anh. Anh lớn tiếng phê phán người dân Việt Nam nhu nhược vậy xin hỏi anh đã làm được một công việc cụ thể nào để thể hiện tinh thần quật khởi của mình? Anh được cả báo chí trong nước lẫn ngoài nước lăng xê, vậy anh đã làm gì thiết thực cho đất nước hay anh cũng chỉ đang tìm lợi ích cho cá nhân mình. Anh hãy chỉ ra cho chúng tôi biết làm cách nào để không nhu nhược mà lại được việc trong cái xã hội Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cám ơn anh nhiều! PTN, HoustonTôi đồng ý và cũng không đồng ý với bài viết của LS. Định. Đồng ý là chúng ta nhu nhược, như tôi đã chọn bỏ nước ra đi. Nhưng không đồng ý rằng nhân dân Việt Nam nhu nhược, họ có đấu tranh nhưng nên nhớ đây là cuộc đấu tranh nội bộ, nó khác hẳn cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. Hào khí Diên Hồng cũng là đấu tranh chống ngoại xâm, đảng Cộng Sản VN dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ chí Minh) đã biết sức mạnh này của nhân dân nên xoáy vào CHỐNG NGOẠI XÂM, chủ yếu là chống Pháp, chống Mỹ. Luôn kêu gọi tha thứ; khoan hồng cho "anh em" bị lầm lạc. Phải thấy rằng nội chiến hay đấu tranh nội bộ rất khó khăn và lịch sử cũng cho thấy VN không có truyền thống về chuyện này. Một nhà Tây Sơn bị sụp đổ cũng vì nội bộ xào xáo cho nên người ta "kỵ" chuyện đấu tranh nội bộ. Liên Xô, Trung Quốc đều có những cuộc đấu tranh nội bộ đẫm máu nhưng VN thì không có nặng nề như vậy. Có lẽ vì truyền thống này (có thể tốt cũng có thể xấu) mà những người có khả năng thay đổi vận mệnh Tổ Quốc đã không làm gì trước bọn cơ hội như LS. Định đã viết. Còn người dân thường thì bị đàn áp thẳng tay cho nên họ làm gì được? Muốn thay đổi ư? Chỉ có nội chiến - điều này không ai muốn - hàng chục năm chiến tranh đã quá đủ cho người dân hiền lành ở cả 2 bên chiến tuyến phải chịu đựng, bởi thế ngày 30/4/1975 nó có ý nghĩa tích cực của nó cho cả 2 miền (theo một vài khía cạnh). LS. Định cũng biết là biết bao nhiêu đồng bào bị oan ức đã dũng cảm đội đơn đi khiếu nại nhưng kết quả ra sao? Họ chỉ được ngó tới khi cả xã hội đã thay đổi như hiện nay, mà sự thay đổi đó không phải do sự kiên trì đấu tranh của họ mà ra. Nó phụ thuộc vào những áp lực bên ngoài nhiều hơn: sự nhìn nhận sai lầm trong khối XHCN, sự đổ vỡ của hệ thống các nước XHCN tại Đông Âu..v.v. làm cho VN phải thay đổi trước khi quá trễ như các nước đó. Ngay bản thân LS. Định cũng biết rằng cơ chế luật sư hiện diện trong tòa án cũng mới có sau này thôi. Sau 30/4/1975 thì các toà án không hề có luật sự biện hộ cho bị cáo, mọi chuyện đúng sai đều phó thác cho sự "sáng suốt" của đại diện Viện Kiểm Sát trong phiên tòa mà thôi. Mà làm người thì tránh chi không có sai lầm cho nên ... kết án oan là chuyện bình thường ở huyện rồi. Cả xã hội đều công nhận điều đó là hợp lý và hợp pháp thì làm sao người dân đấu tranh đây? LS. Định nói đến thói hạch sách, nhũng nhiễu và nạn hối lộ để vượt qua trở ngại. Tại sao dân ta không dám phản kháng mà lại hối lộ để được yên thân? Xin thưa cũng tại vì pháp luật dung túng chuyện này. Tại sao tôi nói vậy? Ngay từ quy định những thủ tục hành chính thì Nhà Nước (toàn là đầy tớ của Nhân Dân) đã bắt Nhân Dân phải ghi là "Đơn Xin"; đã quy định là xin xỏ thì anh phải chấp nhận thân phận thấp hèn của anh rồi! Biết thân phận "chủ nhân" thấp kém của mình rồi thì người dân chỉ biết làm sao để sinh tồn thôi. Anh không muốn xin xỏ ư ? Vậy thì anh sẽ không có gạo ăn, không có áo mặc, con cái anh không có quyền đi học, gia đình anh không có đất để cày cấy..v.v. Tôi không thể đổ tội cho Nhân Dân ta nhu nhược được. Thực dân Pháp làm như th! thì chúng ta đứng lên đánh chúng nhưng đằng này là anh em, là đồng chí của ta thì hỏi xem tôi làm sao đánh được? Vì vậy tôi vẫn tin Nhân Dân vẫn còn tinh thần quật khởi nhưng nhu nhược là ở những cá nhân đang có trong tay quyền lực và tiếng tăm mà không dám hy sinh bản thân để đứng lên kêu gọi Chấn hưng Tổ Quốc. Nếu họ đồng lòng đứng ra kêu gọi kiến thiết lại Giang Sơn thì tôi tin rằng Nhân Dân sẽ đứng sau lưng họ và xin nhớ rằng muốn tồn tại và khoẻ mạnh trở lại đôi khi ta phải chấp nhận chặt bỏ những bộ phận cơ thể đã bị hoại thư để nó không lây lan tiếp tục. KhangÔNG Định nói đúng.Nhu nhược đã trở thành thói quen, nhưng làm thế nào bây giờ? Nói như Bác Trung là có lỗi trong hệ thống. Sĩ phu Bắc Hà hay Nam Hà cũng thế thôi cùng một giống cả nhưng suy cho cùng họ chỉ là "đám đông" mà thôi. Phải cải tổ lại hệ thống. Ai đứng ra đây? Hỡi các vị đứng đầu Đảng CS các vị hãy gạt bỏ quyền lợi riêng làm một cái gì cho đất nước đi. Nếu không bây giờ thì mai sau đất nước sẽ vinh danh các vị. Nếu ai đó không thành công thì cũng thành nhân. Nguyễn Nam, TP. HCMSự nhu nhược cuả một con người sẽ làm cho anh ta u mê không ngóc đầu lên được. Sự nhu nhược cuả một dân tộc sẽ đưa dân tộc đó đến cảnh nô lệ. Con ngươì VN bây giờ nhu nhược thì rõ quá rồi. Những con người can trường như Phạm Hồng Sơn, Ngưyễn Vũ Bình đang còn nằm trong tù. Những con người khí khái của thời Lê Duẩn-Lê Đức Thọ thì không còn sống để nhìn mặt con cháu. Dù sao cũng khen anh Định là dám viết. Tôi xin tặng một bài thơ mới học lõm ngày hôm qua: "Đảng là mẹ, Bác là cha. Từ khi Bác mất Đảng ta goá chồng. Bác ơi, bác có biết không? Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì nhiều" Trần Vinh, TP. HCMTôi cũng có theo dõi một số bài viết của những anh chị. Hầu hết chúng ta đều tán thành ý kiến của anh Định. Tuy nhiên, có một khía cạnh khác cần bàn đến là điều gì dẫn đến sự nhu nhược ngày hôm nay của đa phần các tầng lớp nhân dân Việt Nam. Tại sao trước đây nhiều nguời Việt Nam đối đầu với cái chết nhưng họ không sợ nhưng bây giờ họ phải sợ? Thực ra họ đâu có sợ một người, một nhóm nguời hay thậm chí cả một tập thể. Cái chính họ sợ đó là thế lực đứng đằng sau "bảo kê" cho những người đó, những nhóm người đó. Thế lực đó là ai chắc mọi người cũng biết. Giữa thế lực đó và nhóm người hủ hoá đó tất nhiên là có mối quan hệ cần lẫn nhau, dựa vào nhau mà sống (thử hỏi khắp Việt Nam ai mà không bếit công an gia! o thông là chuyên đi mãi lộ, ai mà không biết hải quan Việt nam chuyên nhận hối lộ, ai mà không biết rất nhiều các sĩ quan quân đội tham nhũng đất đai của toàn dân.. nhưng thử hỏi có ai làm gì để dẹp các vấn nạn này hay chỉ giơ cao đánh khẽ để bịt miệng thiên hạ). Vì vậy, đụng đầu với nhóm người đó chẳng khác nào đụng đầu vào "bức tường đá " vì anh có thể có nguy cơ phải đối mặt với bức tường đá lúc nào không hay. Chắc luật sư Định đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh nơi mà cuộc sống dù sao cũng dễ thở hơn nên luật sư chưa thấy nhiều điều bất công đang diễn ra khắp nơi trên đất nước Việt nam khi mà thân phận người dân giống như con kiến nhỏ dễ dàng bị bẹp dí. Thứ hai là tại sao mọi nguời không phản kháng? Thực ra tôi không dám chắc nhưng khoảng trên 90% người dân là có phản kháng trong suy nghĩcủa họ (đặc biệt là lớp trí thức) nhưng họ quá chán ngán mọi việc xung quanh rồi nên họ buồn không muốn nói nữa và cũng không muốn quan tâm nữa. Phải chăng đó cũng là một nguy cơ lớn cho đất nước này? hay cho nhà cầm quyền? Nhìn chung con nguời Việt Nam ngày nay không chỉ nhu nhược mà còn thiếu trung thực, hay lừa dối, thích khoe khoang hơn thích làm...Trong đó tệ nói dối, nịnh bợ là phổ biến hơn cả. Ai là người đã biến họ thành như thế này? Xin nhường quyền trả lời câu hỏi này cho các quý vị khác. Thu Anh, TP. HCMTôi rất khâm phục LS Định về bài viết. Hiện người dân Việt Nam đang nhu nhược. Tất cả chúng ta đều ít nhất phải có một lần phải "dùng phong bì để bắn" như một vị đã nói. Bộ máy của Đảng và chính quyền đang tha hóa nghiêm trọng và vô phương cứu chữa, giống như bệnh ung thư thời kỳ cuối. Từ anh công an phường đi hạch sách để lấy những đồng tiền "thấm đẫm mồ hôi" của chị bán rau còm cỏi ngoài chợ, cho đến các vị ở các bộ, ngành, trong bộ máy của trung ương đảng đang tha hồ tung hoành ngang dọc trên những con số "triệu và chục triệu Đô" tiền thuế do nhân dân đóng góp và tiền viện trợ của nước ngoài. Đến trẻ em 13 tuổi cũng đã biết chuyền kể cho nhau chuyện phím "ráng đi, may mốt lớn lên làm cán bộ, tham nhũng đã..luôn!!!" Sự thật của xã hội chúng ta thật là kinh hoàng và đau xót. Trần My, TP. HCMTôi không biết anh Định bao nhiêu tuổi nhưng nhìn gương mặt thì tôi cũng biết chắc là anh nhỏ tuổi hơn tôi. Quả thật bài phát biểu của anh tôi thật sự khâm phục vô cùng. Tuổi trẻ mà tài cao, ý nghĩ mà anh nói ra rất đồng tình với tất cả những bạn đọc bài viết này. Nếu ai phản đối bài viết này thì có lẻ người đó đã bị anh gãi trúng nhọt của họ rồi. Rất mong càng ngày sẽ có rất nhiều bài báo hay của anh, tôi thay mặt nhóm bạn đang ngồi cạnh tôi cảm ơn anh Định thật nhiều. KH, TP. HCMVấn đề ở chỗ ai đã dùng quyền lực, cơ chế để bóp chết dân chủ và thâm độc nhất là dùng kinh tế để buộc con người ta phải chịu đựng, làm thinh mà Anh Định gọi là "Nhu nhược". Hãy bắt đầu từ cơ sở, từ một đơn vị nhỏ nhất ví dụ như một cơ quan khi "...Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo vấn đề này..." Khi câu nói đầu tiên buộc ra từ miệng ông Bí thư chi bộ, ông giám đốc công ty thì còn ai dám có ý kiến gì? Hoặc nguyên một bộ máy cấu kết với nhau tham nhũng làm sao có thể có ý kiến được. Không phải họ nhu nhược nhưng thông cảm cho họ tìm một việc làm không phải dễ, chưa kể có thể bị xử bằng luật giang hồ. Trần Hà, Hà NộiLâu nay tôi vẫn theo dõi các bài viết cũng như ý kiến của mọi người xung quanh vấn đề góp ý kiến cho dự thảo báo cáo Đại hội X của đảng, rất nhiều ý kiến xác đáng và cũng phải nói thật rằng nhờ có những ý kiến đó mà tôi có thể hiểu thêm được bản chất xã hội ta cũng như đảng cộng sản. Trong hầu hết tất cả các ý kiến đều chỉ ra được nguyên nhân cơ bản nhất dẫn chúng ta tới sự tụt hậu so với thế giới cũng như các nước trong khu vực là do sự độc quyền của Đảng cộng sản. Trong chúng ta ai cũng biết rất rõ sự độc quyền sẽ chỉ dẫn tới các sai lầm, độc quyền về kinh tế làm cho nền kinh tế làm ăn không hiệu quả. Xin nhấn mạnh rằng không hiệu quả chứ không phải kém hiệu quả. Hãy thử nhìn vào các công ty nhà nước chúng ta sẽ thấy rất rõ, hiện nay các công ty nhà nước đều ở trong tình trạng thua lỗ nặng nề nhưng trên các báo cáo tài chính hàng năm đều có lãi, nếu một doanh nghiệp báo cáo không có lãi có nghĩa người đỡ đầu của giám đốc đó không còn đủ sức mạnh bao che nữa và sẽ doanh nghiệp đó sẽ được thay thế bằng một giám đốc khác. Giám đốc mới này lại có áo cáo tài chính có lãi hàng năm, số lỗ thật một phần bị giấu đi, một phần được đẩy sang phần lỗ của giám đốc cũ để lại và cứ thế ông ta tiếp tục tại vị cho đến khi nào người đỡ đầu không còn có khả năng nữa thì doanh nghiệp sẽ lại có một người mới. Tại sao ai lên làm lãnh đạo dưới chế độ XHCN đều rơi vào tình trạng tham nhũng không còn đạo đức của một con người như vậy? Tại sao chúng ta đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội trên 30 năm kể từ ngày đất nước thống nhất mà mức sống của người dân bao gồm cả kinh tế và văn hóa lại thiết thốn và nghèo nàn tới vậy? Câu trả lời chỉ có thể là do độc quyền về chính trị nhưng để bỏ sự độc quyền này thì không thể tự nó làm được mà phải có sự đấu tranh. Chúng ta góp ý với báo cáo đại hội đảng trong đó kêu gọi đảng cho đa nguyên, đa đảng là không thể được vì bản thân nó không thể tạo ra cơ chế có thể dẫn tới sự diệt vong của nó. Nếu không có đa nguyên, đa đảng thì đảng công sản sẽ chỉ biến đổi màu sắc dưới các chiêu bài mị dân khác nhau còn bản chất không thể thay đổi. Chính GiácThưa anh Định ! Em còn quá trẻ để có thể nói lên những bức xúc của mình trên diễn đàn, mặc dù thỉnh thoảng em cùng chúng bạn có bàn về những vấn đề nhức nhối này. Em vô cùng khâm phục chí khí bất khuất của anh Định. Việt Nam rất cần những con người như anh ! Trần Thanh, Vũng TàuHội nghị Diên Hồng đời Trần được tổ chức dưới sự chỉ đạo của nhà Trần và được chủ trì bởi Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Còn "Hội nghị Diên Hồng thời nay" thì đươc tổ chức ở đâu và ai là người chủ trì. "Một dòng nước nhỏ có thể cuốn trôi cả một núi cát, nhưng một hòn đá nhỏ thì vẫn nằm hiên ngang giữa lòng con suối lớn". Điều quan trọng là làm thế nào để gắn kết một núi cát thành một khối đá vững chắc. Nếu chỉ nói chúng ta nên làm gì thôi thì chưa đủ mà cần phải nói rõ chúng ta phải làm như thế nào. Nguyễn Tiến, Hà NộiBác Định này nói đúng nhưng theo tôi chưa đủ. Nếu nhìn vào những người bị cho là "nhu nhược" thì có hai loại điển hình sau đây: 1 - Loại chấp nhận chi tiền để vựot qua những nhũng nhiễu hạch sách 2 - Loại không chấp nhận chi tiền. Loại thứ nhất là những người có tiền và ứng xử "khôn ngoan". Không ai "lớn" tới mức mà có thể vượt qua được tất cả các nhũng nhiễu hiện đang phổ biến trong xã hội. Chi bằng chấp nhận "luật chơi" cho được việc, và là có lợi nhất. Tương tự như trong kinh tế, anh chỉ là kẻ "price taker" chứ không phải là "price maker". Ở đây không thể nói chuyện đạo đức được. Thử hỏi bác Định xem bác có thấy các công ty nước ngoài vào làm ăn ở Việt Nam không. Họ có phải chi tiền để vượt qua các nhũng nhiễu không. Họ có chi, nhưng họ không nhu nhược. Các khoản chi ấy cũng chỉ là một phần trong chi phí chung để đem lại kết quả cuối cùng là lợi nhuận cho hoạt động đầu tư của họ tại Việt Nam. Kêu gọi những người có tiền, cả trong và ngoài nước, đừng chi những khoản lót tay qua các cửa là một điều không tưởng vì như vậy chẳng khác nào kếu gọi họ ngừng ngay tất cả các hoạt động của họ lại. Loại thứ hai là những người không chấp nhận chi tiền - phần lớn là những người không có tiền và "dại dột". Và như vậy là "không được việc". Kêu gọi sự đồng lòng của những người này phản đối sự nhũng nhiễu thì cũng chẳng ích gì vì họ không có "thực lực". Thử hỏi bác Định xem bác có thấy các vụ khiếu kiện triền miên của dân chúng không? Và họ có thể làm thay đổi được "luật chơi" không? Nhìn rộng ra thì thể chế có vấn đề và mắt xích quan trọng có thể là luật pháp. Hệ thống luật pháp trồng chéo và rối rắm hiện nay tạo nên tình trạng mà hầu hết công dân, không nhiều thì ít, đều có mặc cảm "phạm pháp" theo quy chiếu của pháp luật hiện hành. Do trong đời mỗi người đã từng ít nhất một lần "gian lận", "chi tiền"... hay làm ngơ, không tố cáo hành vi gian lận, chi tiền đó. Tất cả các hành vi đó đều có thể bị đưa ra truy tố. Vậy có cách nào cải cải hệ thống luật pháp để gỡ bỏ mặc cảm tội lỗi của hầu hết công dân và trả lại cho họ dũng khí để thắng được sự nhu nhược trong mỗi người. Câu trả lời có lẽ nằm ở các luật sư và các nhà nghiên cứu pháp luật. Người Sài GònBài viết của luật sư Định phản ánh rất trung thực tình trạng của dân tộc Việt Nam. Xin ngả nón bái phục anh đã rất can đảm viết lên bài này. Minh, Hà NộiĐọc bài viết này tôi thực sự xúc động và đau xót. Là một người con của đất Việt, nhìn thấy cảnh đất nước rối ren, lòng đau như cắt, tự giận mình quá nhu nhược, quá đớn hèn. Chỉ ước mình được chết vì sự đất nước, vì nhân dân. Ước gì chế độ áp bức hiện tại biến mất, để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn, để mình có thể tham gia xây dựng, hi sinh không kể bản thân. Vô danhPhải công nhận là ông Lê Công Định nói đúng rất nhiều trong trường hợp này. Ngày xưa, chống lại ngoại xâm, coi bộ dễ dàng hơn bây giờ, đối thủ là trước mắt và họ không biết chụp mũ kẻ chống đối là phản động. Nay, phát sinh từ phản động để dùng trong các trường hợp có ý kiến với các đường lối mà rõ ràng nó làm sức cản cho sự tiến bộ, thoát khỏi đói nghèo. Như PMU 18 đó, đến chừng nào mới trả hết nợ khi mà đường làm mãi vẫn chưa xong? Đường làm chưa xong đã lún? Rồi thể thao, toàn là tinh hoa trẻ mà ra nước ngoài định trước tỷ số để ăn độ? Ẩn danhLuận sư Lê Công Định gãi đúng chổ ngứa rồi. Đúng là do nhu nhược mà ra hết. Một số người dũng cảm, song lại bị bắt bớ, tù đày, bị chụp phủ phản động, chống phá. Chung quy lại, nếu im lặng thì nhu nhược, lên tiếng thì lại bị hãm hại. Đằng nào cũng chết. TTD, Đà LạtHội nghị Diên Hồng thời Trần là đỉnh cao đoàn kết của dân Việt, trong bối cảnh xã hội phong kiến phân quyền và phân lập (gần như độc lập giữa các vùng - miền quanh kinh đô Thăng Long). Trước nguy cơ ngoại xâm, các thủ lĩnh vùng - miền tạm xếp lại những mâu thuẫn lợi ích để chung sức bảo vệ đất nước. Nhận định này sẽ được củng cố bằng Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn: xuyên suốt văn bản ấy là lời kêu gọi cân nhắc Được - Mất và hy sinh quyền lợi riêng. Chúng ta có thể “bịa” ra cái gọi là “Hào khí Diên Hồng” cho một vài thời điểm, tô đắp và hoán đổi bản chất vấn đề, nhưng về lâu dài hành xử này là không nên. Trường hợp hư cấu “bốn ngàn năm lịch sử” đã trở thành giá trị bất biến trong tâm thức dân Việt là minh chứng. Lê Văn Tám đã hiện nguyên hình là nhân vật văn học tuyên truyền mà vẫn có những người muốn tiếp tục áp dụng “trò” này thì thật ấu trĩ. Vấn nạn của xã hội Việt Nam đương đại có gốc rễ ở tổng thể văn hóa. Mọi nhiệt tâm thay đổi không bắt đầu bằng văn hóa đều khó đi đến đích. TPT, Đồng NaiTôi có ý kiến này nếu Đảng làm được thì không sợ đa nguyên. Diệt trừ tham nhũng từ cái gốc của nó. Cái gốc của tham nhũng là chính sách khắc nghiệt của một tập đòan cầm quyền tự thấy mình không có khả năng quản lý áp dụng để triệt tiêu các chống đối: -Không công nhận quyền tư hữu vì việc công hữu tài sản về tay nhà nước thì họ sẽ dễ dàng phân phối cho người của "giai cấp" cầm quyền các thành phần không nghe theo họ bị bóp chết. Sưu cao thuế nặng:Khi bị buộc phải cỡi trói từ sau ĐH 6 Nhà nước áp dụng biện pháp đánh thuến rất nặng lên mọi ngành kinh doanh để hạn chế làm giàu của các doanh nghiệp tư nhân. Đối với đất đai họ còn treo cái "thòng lọng" là " đất đai là sỡ hữu tòan dân" và đánh thuế "quyền sử dụng đất sau thời điểm 15-10-1993 từ 50%-100% giá trị đất. Đất của nhân dân muốn làm nhà phải đóng số tiền như mua đất lần thứ 2 vậy. Kìm hãm dân chúng không cho tự do cư trú bằng hộ khẩu. Còn nhiều luật lệ khắc nghiệt nữa...nhưng chỉ nêu điển hình như trên. Hậu quả là người dân muốn sống được, muốn làm ăn được phải mua chuột luồn lách móc ngoặi hối lộ cho người thi hành công vụ, và mọi chi phí này đều "hạch tóan cộng vào giá thành sản phẩm" nên giá hàng trong nước cao không cạnh tranh nỗi với các nước khu vực. Và cứ thế càng quản lý chặt chẽ càng duy trì bộ máy cai trị cồng kềnh, càng phải trả lương thấp mới đủ ngân sách, nhưng họ dư biết công chức vẫn sống được nhờ tham nhũng. Như vậy muốn diệt tham nhũng đơn giản là trả lại cho dân mọi quyền lợi căn bản như sỡ hữu đất đai tài sản chính đáng, giảm các sắc thuế,bãi bỏ hộ khẩu,v.v... Không cần có một bộ máy cồng kềnh là " Địa chính nhà đất, xây dựng, công chứng...rồi phải làm các thứ sổ hồng sổ đỏ, sổ xanh...vì cơ bản đất của dân ai cũng có những giấy tờ mua bán, bản vẽ tuy cũ nhưng chỉ cần chứng minh họ là sỡ hữu chủ thì không cần thêm bất cứ giấy tờ gì cho tốn thời gian và tiền bạc. Từ từ lọai bỏ tất cả mọi ràng buộc, thì dân không cần mua chuộc nữa, đóng thuế thấp, hợp lý thì ai cũng chấp hành,bộ máy bớt cồng kềnh, tiến tới quản lý bằng chính phủ điện tử thì tham nhũng giảm ngang với các nước tiên tiến. Đảng ta có dám thực hiện các biện pháp này không, nếu thực hiện thì đòi hỏi họ phải hy sinh đặc quyền đặc lợi ,họ phải lọai bỏ hàng trăm ngàn công chức "sinh ra để cản trở kinh doanh" của nhân dân. Họ có dũng khí để làm không? Nếu làm được thì Đảng có lấy lại uy tín, thì sẽ đứng vững không sợ đa nguyên.
Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã khai mạc hôm 5/5 tại Hà Nội.
Đảng CS: 12 đại án nhắm vào nhiều ngân hàng
Trao đổi tiền tệ ở Việt Nam Trong diễn văn khai mạc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập: "Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng cùng với cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, rõ rệt." Ông Nguyễn Phú Trọng cũng là Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý? Theo thông báo của Ban này, có 12 vụ án quan trọng được lên kế hoạch về kết thúc điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2017. Đáng chú ý, 5 trong 12 vụ này đều liên quan giai đoạn hai trong vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Đây là giai đoạn hai của vụ án liên quan ông Phạm Công Danh, cựu chủ tịch VNCB. Ông Danh và các đồng phạm bị cáo buộc rút khoảng gần 7.000 tỷ đồng của VNCB, đem gửi tại ba ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank, dùng số tiền đó bảo lãnh cho 29 lượt công ty của Phạm Công Danh vay tiền. Ông Danh bị tòa phúc thẩm tháng Giêng 2017 giữ nguyên án 30 năm tù vì hai tội cố ý làm trái và vi phạm quy định cho vay, liên quan giai đoạn một của vụ án. Vụ án "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến các thành viên Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng Việt Nam (VNCB). Vụ này cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" liên quan đến hành vi của Phạm Thị Trang. Cũng liên quan vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, vụ này được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016. Bà Trang bị cáo buộc giúp ông Danh huy động tiền. Tuy vậy, báo chí trong nước nói bà Trang đã "trốn sang Mỹ". 'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5' 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' Vụ án "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" liên quan đến hành vi của nhóm Hội đồng tín dụng ngân hàng Đại Tín gồm Hoàng Văn Toàn và các thành viên khác. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ 2011 đến 2016 Vụ này cũng được khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín Hoàng Văn Toàn bị Cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam vào tối 10/1/2017. Ngân hàng Đại Tín là tiền thân Ngân hàng Xây dựng Việt Nam VNCB. Ông Toàn cùng các đồng phạm bị cáo buộc có dấu hiệu rút ra hơn 12.000 tỷ đồng của Ngân hàng Đại Tín để sử dụng riêng. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín liên quan đến hành vi của Hứa Thị Phấn. Vụ này cũng được Hội đồng xét xử sơ thẩm khởi tố tại tòa hôm 9/9/2016 từ vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm. Bà Hứa Thị Phấn nắm giữ hơn 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín (nay là Ngân hàng Xây dựng) trước khi bán cho ông Phạm Công Danh. Hôm 24/3/2017, nhà của bà ở TPHCM bị khám xét. Bà bị cáo buộc cùng với các ông như Hoàng Văn Toàn, Trần Sơn Nam "thao túng toàn bộ hoạt động" của Ngân hàng Đại Tín, rút ruột hàng ngàn tỉ đồng. Vụ án "Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex) Khởi tố từ tháng Bảy 2014, vụ này gây lùm xùm vì đến năm 2016 người ta được biết rằng một số lãnh đạo Vinaconex không bị khởi tố. Vụ án liên quan nhiều lần vỡ đường ống nước sông Đà, gây ảnh hưởng tới hàng trăm nghìn hộ dân. Đến tháng Tám 2016, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao yêu cầu xem xét lại vụ việc "không khởi tố cựu lãnh đạo Vinaconex" có liên quan. Trong số người không bị khởi tố có ông Phí Thái Bình (nguyên Chủ tịch HĐQT, sau này là Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Văn Tuân, Tổng Giám đốc, Tô Ngọc Thanh, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chăm (đều là thành viên HĐQT). Truyền thông Việt Nam khi đó dẫn lời một số người nói việc này có thể bỏ lọt tội phạm cũng như tạo ra tiền lệ xấu khi xử lý các vụ án tương tự. Hội nghị TW 5 của Đảng CS sắp họp 'Tự chuyển hóa' từ đâu đến ? Vụ án "Tham ô tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH MTV đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội (Hadico) Khởi tố ngày 24/2/2015, vụ án liên quan ông Phan Minh Nguyệt, nguyên là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Hadico. Khi vụ án được khởi tố năm 2015, ông Nguyệt bị bắt tạm giam khi đang là Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP Hà Nội. Đến tháng Sáu 2016, Bộ Công an mới hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố ông Phan Minh Nguyệt và 5 đồng phạm. Ông Phan Minh Nguyệt bị đề nghị truy tố hai tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Tham ô tài sản. Tháng Tư năm nay, VKSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Phan Minh Nguyệt. Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng nhà đất (Housing Group) Đây là vụ liên quan cựu đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga, Chủ tịch HĐQT Housing Group. Mặc dù dự án xây dựng khu nhà CT5 và HH2 tại Cầu Diễn, Hà Nội chưa được chính quyền TP Hà Nội phê duyệt và cấp phép xây dựng, bà Nga vẫn ký kết 752 hợp đồng góp vốn và thu 377 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Thông tin lộ ra nói ra khi bị bắt, bà Nga khai đã chi 1.5 triệu USD cho một doanh nghiệp vàng, bạc đa quý tại Hà Nội để nhờ lo các thủ tục để bà Nga ứng cứ Đại biểu Quốc hội. Tuy vậy, doanh nghiệp này phủ nhận. Tháng Sáu 2015, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết bãi miễn tư cách đại biểu của bà Châu Thị Thu Nga. Vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cho thuê tài chính thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Công ty cho thuê tài chính (BLC Hà Nội) thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Bùi Văn Khen (Nguyên giám đốc BLC Hà Nội), Nguyễn Việt Hưng (Trưởng phòng kinh doanh) bị khởi tố vì tội "cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Họ bị cáo buộc giải ngân cho công ty Xi măng Lào Cai số tiền là 11,8 tỉ đồng khi chủ đầu tư không có khả năng thanh toán. Vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Chi nhánh Tây Sài Gòn thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Công ty TNHH Đầu tư thương mại giao dịch xuất nhập khẩu Thiện Linh Ông Huỳnh Công Thiện, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Thiện Linh, bị bắt tạm giam ngày 12/1/2016. Hai cán bộ ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn cũng bị bắt tạm giam khi đó. Ông Thiện bị cáo buộc làm giả hồ sơ vay vốn tại BIDV, vay được 100 tỷ đồng trong khi mất khả năng chi trả. Vụ án "Lạm quyền trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Chi nhánh 6 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Vụ này liên quan ông Dương Thanh Cường, từng bị tuyên án chung thân vì tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" ở Agribank. Tại phiên xử ông Cương, hội đồng xét xử khởi tố thêm một vụ án khác về tội "lạm quyền trong khi thi hành công vụ" liên quan Agribank. Vụ án "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ" xảy ra tại Chi nhánh 7 TP Hồ Chí Minh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) Vụ này được tách ra từ một vụ khác đã xử tháng 12 năm 2015 ở Agribank chi nhánh 7, với mức án 20 năm tù cho bị cáo Phạm Văn Cử (nguyên Giám đốc Agribank chi nhánh 7) về tội "Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng". Khi đó ông Cử lại bị khởi tố thêm tại tòa về hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ. Xem thêm chuyên đề 'Đảng Cộng sản và hội nghị trung ương 5: 'Gay cấn trước Hội nghị Trung ương 5' 'Khó đoán kết quả bỏ phiếu ở Hội nghị Trung ương 5'
Ý kiến về khả năng Việt-Mỹ trở thành đối tác chiến lược khi hai nước có nhiều khác biệt về thể chế chính trị và nhân quyền.
Việt Nam đã sẵn sàng nâng tầm đối tác chiến lược với Mỹ?
Ông Donald Trump và ông Nguyễn Phú Trọng bắt tay trước thềm Thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội hôm 27/2/2019 Vài tháng qua đã có nhiều thảo luận về khả năng Hoa Kỳ-Việt Nam nâng tầm mối quan hệ từ "đối tác toàn diện" lên thành "đối tác chiến lược". Dưới đây là một số nhận định tiêu biểu. Một số quan ngại Theo ông Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết hôm 12/9 trên The Diplomat, mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã tốt hơn nhiều so với thời chiến tranh Việt Nam. Hai nước bình thường hóa quan hệ dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và tiếp tục duy trì tốt dưới thời Obama. Việc nâng tầm quan hệ Mỹ-Việt có ý nghĩa lớn với các nhà hoạch định chính sách cả hai nước. Nó phản ánh nỗ lực của Washington trong việc mở rộng mạng lưới các đồng minh và đối tác tại châu Á - Thái Bình Dương và tầm quan trọng của Việt Nam trong mạng lưới này, đồng thời nhấn mạnh cơ hội và thách thức mà Hà Nội phải cân nhắc. TQ 'không vui' với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson? David Hutt: 'Mục tiêu thương chiến kế tiếp của Trump là VN' USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: 'Bước đi chiến lược' Việc Mỹ-Việt nâng tầm quan hệ có thể có ý nghĩa lớn hơn là bản thân mối quan hệ này, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ - Trung Quốc tăng cường cạnh tranh về quyền lực trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và vai trò của Việt Nam trong các vấn đề như Biển Đông - nơi mà Trung Quốc ngày càng lấn lướt và Hà Nội chịu áp lực ngày càng lớn. Mỹ gần đây đã tăng cường các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Năm 2018, Mỹ mang hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới Việt Nam. Năm nay, Chủ tịch nước, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng dự kiến có chuyến công du Mỹ vào tháng 10/2019. Tuy nhiên, thực tế là Việt Nam và Mỹ vẫn có nhiều khác biệt trong nhiều lĩnh vực, từ thể chế tới quan điểm về nhân quyền. Việt Nam và Mỹ cũng có khác biệt trong quan điểm đối với vấn đề thương mại hoặc vấn đề Bắc Hàn - điều khiến quan hệ hai nước từng có vẻ khó 'toàn diện', chứ chưa nói đến 'chiến lược'. Chính vì thế, các cuộc thảo luận để nâng tầm mối quan hệ Mỹ - Việt cũng bao gồm cả các quan ngại, ông Prashanth Parameswaran bình luận. Các nhà hoạch định chính sách sẽ cần cân nhắc các yếu tố quan trọng này để tính toán được mất khi nâng tầm mối quan hệ. Chẳng hạn, không phải ngẫu nhiên mà chúng ta đã thấy Việt Nam trì hoãn một số hoạt động liên quan đến quốc phòng với Hoa Kỳ bất chấp những lợi ích có thể thấy rõ, vẫn theo tác giả Prashanth Parameswaran. Các quan ngại nói trên không có nghĩa Việt Nam - Hoa Kỳ không mong muốn hoặc không thể nâng tầng hợp tác. Nhưng nó có nghĩa rằng cả Mỹ và Việt Nam cần đảm bảo rằng các vấn đề thực tế giữa hai nước phù hợp với bất cứ tầm mức quan hệ nào mà họ lựa chọn. Quan trọng nữa là, việc điều chỉnh tên gọi của mối quan hệ chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng cam kết nỗ lực để biến tiềm năng hợp tác thành sự hợp tác trên thực tế. Mỹ gửi tín hiệu 'hỗn hợp' Nhà báo David Hutt, cũng về đề tài này, trên Asia Times lại cho rằng Mỹ gửi những tín hiệu không thống nhất đến Việt Nam, nói năm nay, Mỹ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành động 'bắt nạt' nước láng giềng Việt Nam. Mỹ cũng ngỏ ý "muốn củng cố mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn với Hà Nội, mặc dù Việt Nam vẫn tỏ ra thận trọng và vẫn duy trì các chính sách ngoại giao không cam kết," David Hutt cũng nhắc tới tin đồn gần đây rằng công ty dầu khí Mỹ ExxonMobil đang tìm cách rút dự án Cá Voi Xanh trị giá hàng tỷ đô la khỏi Việt Nam, và bình luận rằng: Nếu thực sự ExxonMobil rút - cứ cho là vì lý do tài chính chứ không phải địa chính trị - thì đây cũng là một cú nốc ao vào mối quan hệ Mỹ-Việt ở giai đoạn mang tính bước ngoặt. Hơn bao giờ hết, Hà Nội hiện đang tìm kiếm các cam kết từ Washington rằng họ sẽ đứng về phía mình trong bất kỳ cuộc xung đột có vũ trang nào với Trung Quốc trên Biển Đông. Thương mại: Ông Donald Trump đe dọa Việt Nam Kỳ vọng gì nếu chủ tịch Trọng thăm Hoa Kỳ? Tập trận Mỹ-ASEAN: 'Mỹ sẽ không đứng yên nếu TQ tiếp tục ép VN' Mỹ, tuy thế, đang gửi tín hiệu 'hỗn hợp'. Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nảy nở dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã hai lần đến thăm Việt Nam và hiếm khi chỉ trích điều gì về đất nước được coi là vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á này, vẫn theo David Hutt. Nhưng ông Trump, bên cạnh đó, lại cũng rất phiền lòng với việc Việt Nam trở thành nơi sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng Trung Quốc nằm trong diện bị Mỹ đánh thuế, để trốn thuế. Ông Trump, hồi tháng Sáu đã gọi Việt Nam là nước 'lạm dụng tồi tệ nhất' trong một cuộc phỏng vấn truyền hình. Tuy nhiên, chính quyền của ông Trung cũng lại phản ứng quyết liệt khi Trung Quốc mang tàu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus nói Trung Quốc đã thực hiện một loạt các động thái hung hăng để can thiệp các hoạt động kinh tế lâu đời của Việt Nam. "Việt-Mỹ đã hợp tác chiến lược nhiều mặt, trừ tên gọi" Trong khi đó, tác giả Đoàn Xuân Lộc viết trên Asia Times, một yếu tố quan trọng của chính sách đối ngoại của Hà Nội là không liên minh. Để giúp đất nước tăng cường quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh với các đối tác liên quan, chính phủ Việt Nam, do đó, đã tìm cách xây dựng một mạng lưới quan hệ đối tác. "Quan hệ đối tác toàn diện" là nấc thấp nhất trong mạng lưới này. Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập "quan hệ đối tác toàn diện" tháng 7/2013. Như vậy, Việt Nam đứng sau Philippines, Thái Lan, Indonesia và Singapore - các đối tác chiến lược của Hoa Kỳ trong khu vực - về tầm quan trọng đối với Washington. Trong khi đó, Việt Nam đã nâng tầm "quan hệ chiến lược" với 16 nước gồm Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc và Tây Ban Nha (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011), Pháp, Indonesia, Ý, Singapore và Thái Lan ( 2013), Malaysia và Philippines (2015) và Úc (2017). Trong ngôn ngữ ngoại giao của Hà Nội, tất nhiên, Trung Quốc là đối tác quan trọng nhất của Việt Nam, trong khi Mỹ là một trong những quốc gia ít quan trọng nhất. Trên giấy tờ, mối "quan hệ đối tác toàn diện" của Việt Nam với Mỹ - nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới - thậm chí còn xếp sau quan hệ "đối tác toàn diện" của Việt Nam với Myanmar - được thiết lập năm 2017. Nhưng trên thực tế, Mỹ là đối tác quan trọng thứ hai của Việt Nam. Ở nhiều khía cạnh, Mỹ cũng quan trọng không kém Trung Quốc. Và Hà Nội hiểu rằng có một mối quan hệ khỏe mạnh với Mỹ mang tính sống còn với đất nước, giúp ổn định sự phát triển và tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế, ông Đoàn Xuân Lộc nhận định. Hiện nay, sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông là một trong các yếu tố chính để Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, đặc biệt trong an ninh quốc phòng. Nhìn chung, mặc dù vẫn có những khác biệt nhất định, đặc biệt là về các quyền tự do chính trị và nhân quyền, lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng phù hợp với nhau. Đối Việt Nam, mối quan hệ với Mỹ hiện tại về cơ bản là chiến lược trong nhiều lĩnh vực quan trọng, như an ninh và quốc phòng, mặc dù về tên gọi nó mới chỉ là "quan hệ đối tác toàn diện", vẫn theo tác giả Đoàn Xuân Lộc.
Khi tôi còn bé, có một người anh rể lấy chị họ tôi. Anh ta là một người làm có chức sắc trong cơ quan nhà nước. Cứ mỗi cuối tuần, anh chị hay ghé nhà tôi chơi, việc đầu tiên anh ta nhìn thấy tôi là chạy đến ôm ấp, hôn môi và sờ vào ngực, vào tất cả những bộ phận trên người tôi mà anh có thể sờ.
Xâm hại tình dục ở VN: 'Tôi đã lên tiếng nhưng không ai tin tôi'
Tôi sợ hãi và nói lại với mẹ. Mẹ bảo tôi vớ vẩn, nói tào lao, vì anh có thương có quý thì mới như vậy. Tôi im lặng. Vài lần sau anh ta đến và tiếp tục như vậy, tôi không thể kháng cự được, nói thì mẹ không tin và điều duy nhất tôi có thể làm sau đó là trốn. Tôi trốn khi nghe tiếng xe anh ta đến nhà, và trốn mất biệt khi anh ta đến chơi dù là 5 phút hay một buổi. Sau này tôi đi học xa, thì đứa cháu gái tôi (con của một chị họ) lại là nạn nhân của ông anh rể quý hoá. Tôi nghe mà căm phẫn và đau lòng. Con bé lại như tôi, im lặng và chạy trốn. MetooVN: 'Tôi đã bị quấy rối tình dục 5 lần' Vụ Nguyễn Hữu Linh: Tòa trả hồ sơ, yêu cầu bổ sung Cũng trong giai đoạn này của cuộc đời. Những năm tháng của 7-10 tuổi, tôi chắc rằng bạn không thể nào nhớ hết được mình đã trải qua những gì. Tôi cũng vậy, tôi không nhớ hết mình đã đi học làm sao, mình đã chơi những trò gì, mình đi những đâu, nhưng tôi cực kì nhớ, nhớ từng khoảnh khắc, từng hình ảnh, nét mặt mà những kẻ ấu dâm đã làm với tôi. Nhà tôi có một quán ăn nhỏ, kinh doanh từ những năm '93 của thế kỷ trước, lúc mà cuộc sống còn kham khổ thiếu ăn thiếu mặc, thì thực khách của quán nhà tôi đa phần là các sĩ quan của Vùng 5 Hải Quân đóng quân ngay cách nhà tôi chưa tới 300m. Ngày đó làm gì có vụ thuê người làm trong nhà, toàn nhờ con cháu phụ việc là chính. Thì công việc của tôi sau giờ học là phụ giúp ba mẹ bưng bê, nấu nướng, trông quán. Mỗi khi các chị nhà tôi bận việc, thì tôi luôn là người được ba mẹ sai ra chạy bàn, dù lúc đó tôi chỉ 8-10 tuổi. Và mỗi khi bưng chén bát hoặc thức ăn ra, tôi luôn bị đối tượng là các sĩ quan vùng 5 đạo mạo ấy gây rối, cụ thể là họ hay ôm vào lòng rồi dùng tay bóp ngực, bóp eo, sờ vào những chỗ nhạy cảm. Mấy lần đầu, tôi ức quá nên chạy vào mách ba, nhưng ba lại im lặng. Vì họ toàn là khách quen, ba lại nghĩ chuyện không có gì nghiêm trọng và dĩ hoà vi quý. Nhưng ba mẹ không biết rằng những điều đó nó ăn sâu vào tiềm thức của đứa con gái mình. Để rồi giờ đây, khi ngồi gõ những dòng này, lòng tôi lại đau đớn và nước mắt cứ tự rơi. Tôi không trách ba mẹ, vì ông bà hầu như giống những ông bố bà mẹ của thế hệ đó, chỉ lo làm ăn và gần như không bao giờ để ý đến tâm lý hay cảm xúc của con cái mình. Lớn lên một chút, tầm 12-14 tuổi, tôi lại là nạn nhân của chính thầy giáo mình. Trường tôi có thầy H. dạy thể dục nổi tiếng hay sàm sỡ học sinh nữ, đến nỗi có biệt danh riêng. Học sinh biết, phụ huynh biết, thầy cô biết, nhưng tất cả đều có chung một thái độ, đó là: mặc kệ. Lần đó, giờ thể dục ngoài sân, thầy hướng dẫn động tác bằng cách ôm eo, nắn ngực, sờ mông các bạn nữ. Mặt thầy lúc nào cũng tỏ vẻ phởn phơ và khoái chí. Còn các bạn nam thì không được hướng dẫn như thế, chỉ cần nhìn theo thầy và tập theo thôi. Đến lượt tôi, thầy tiếp tục như với các bạn nữ khác. Tôi phản ứng bằng cách bỏ học đi vào lớp. Rồi dùng phấn viết lên bảng: thầy H. dê xồm. Thầy đi vào lớp nhìn thấy tôi như vậy liền tức tối lên văn phòng ban giám hiệu gọi mẹ tôi xuống nói chuyện (lúc đó mẹ tôi đang là phó hiệu trưởng của trường). Kết quả là mẹ tôi phải xin lỗi thầy, tôi phải xin lỗi thầy và phải làm bản kiểm điểm. Đã thế, khi về ngang nhà tôi, thầy còn vào mách ba tôi, và tôi lại ăn một trận đòn thừa sống thiếu chết vì tội xúc phạm thầy giáo. Còn tất cả những cảm xúc, suy nghĩ, tổn thương của tôi, mảy may không một ai hỏi han, không một ai chia sẻ. Lên cấp 3, tôi được mẹ cho vào trường chuyên của tỉnh học, tự thuê trọ, tự ăn tự học, tự lo mọi thứ. Và khi đó, tôi lại bước vào một giai đoạn mới, tự đối diện với những nỗi sợ hãi của những kẻ biến thái luôn rình rập quanh mình mà không một ai bên cạnh để lắng nghe hay bảo vệ. Sau mỗi buổi tan trường, tôi thường đi ăn ở một quán cơm bụi gần nhà, quán cơm ngay cạnh bên trụ sở công an tỉnh. Và tất nhiên, vào quán ăn gặp rất nhiều công an ăn mỗi bữa là bình thường. Trong đó, có một kẻ rất hay nhìn chằm chằm vào tôi mỗi khi tôi ăn cơm. Cứ lần nào tôi ngẩng mặt lên là thấy hắn nhìn tôi, tôi lảng tránh bằng cách cúi gằm mặt xuống ăn rồi vội vã về. Rất nhiều lần như thế rồi hắn theo đến tận nhà trọ tôi ở. Tối đó, tôi đang ngủ, thì nghe thấy có tiếng chân người, rồi tiếng gõ cửa, tôi sợ hãi không dám mở, hỏi vọng ra ai vậy, thì nghe thấy tiếng hắn cất lên, đòi mở cửa. Tôi hoảng hồn chui vào nhà vệ sinh trốn, chỉ sợ hắn phá khoá chui vào là tôi chỉ có chết, vừa ngồi vừa khóc không biết cầu cứu ai, thời đó làm gì có điện thoại di động. Gọi mãi, đập cửa mãi không được, cuối cùng hắn bỏ đi. Và tôi ám ảnh mãi cái đêm đó với tiếng gọi, tiếng đập cửa, và vẻ đạo mạo trong bộ cảnh phục của tên công an năm nào. Và tất nhiên, tôi bỏ ăn quán cơm cũ, nhưng những nỗi ám ảnh đó tôi không tài nào bỏ được ra khỏi cuộc đời mình. Và còn nhiều nữa các bạn ạ, những kẻ dâm ô tôi gặp trong quãng đời hơn 30 năm sống của mình tôi không thể nào nhớ hết, đó là ông sếp nơi làm việc, ông bác sĩ khi đi khám bệnh, một người bạn mới quen... những tên biến thái hiện diện đầy rẫy xung quanh chúng ta. Nhưng chúng ta đã làm gì khi xảy ra sự cố? Xâm hại tình dục trên thế giới bị xử lý thế nào? Phong trào #MeToo liệu có lớn mạnh ở Việt Nam? Đa phần là im lặng, biết nhưng cứ mặc kệ. Để rồi chúng ngang nhiên lộng hành và coi đó là bình thường khi xã hội và chính chúng ta không lên tiếng. Để rồi nạn nhân không chỉ là tôi, là bạn, mà sau này còn là con là em của mình. Lúc đó nỗi đau làm sao xoá hết? Tôi cũng có một đứa con gái, con bé khờ dại và ngây ngô hơn so với tuổi. Năm nay con bé lên 7, tôi không thể bảo vệ con trong tầm mắt 24/24 được nên tôi luôn cố gắng dạy dỗ con cảnh giác và đề phòng với những người xung quanh mình, cho dù là quen hay lạ, tuyệt đối không cho ai xâm phạm vào thân thể cũng như những chỗ nhạy cảm, ai đụng vào là phải la lên và về mách mẹ ngay, mẹ sẽ có cách giải quyết và bảo vệ con. Tôi luôn luôn nhắc con như thế mỗi ngày mỗi ngày. Và tất nhiên, tôi sẽ không như mẹ mình, không bao giờ im lặng khi con mình lên tiếng, không bao giờ thoả hiệp với những tên biến thái bệnh hoạn. Và sẽ không bao giờ để con mình chịu những nỗi ám ảnh, tổn thương như tôi đã từng trong quá khứ. Những chuyện này tôi chưa từng kể với ai, kể cả chồng tôi bây giờ anh cũng chưa được biết, bạn thân tôi cũng chưa từng được nghe. Tôi ghim chặt nó trong lòng mình và mỗi lần nghe đến những vụ lạm dụng tình dục ở trẻ em thì lòng tôi lại nổi sóng. Lần này, tôi bỏ qua mọi ngại ngần, sĩ diện, mọi tự ti sợ hãi để lên tiếng, để mong rằng tất cả những anh em bạn bè người thân xung quanh tôi, chúng ta cần có trách nhiệm hơn trong việc lên tiếng công kích bài trừ những điều bệnh hoạn bẩn thỉu này xảy ra trong cuộc sống, cần mạnh mẽ lên tiếng để bảo vệ con em chúng ta, đặc biệt là phụ nữ và bé gái, những đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Và làm ơn, các phụ huynh có con nhỏ, xin đừng mặc kệ, đừng bỏ qua, đừng thoả hiệp, đừng im lặng. Vì tổn thương đó là có thật, nỗi đau và ám ảnh suốt cuộc đời là có thật!!! Đây là câu chuyện của một bạn đọc gửi cho series xâm hại tình dục ở Việt Nam của BBC. Series này nhằm góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về tình trạng xâm hại, tấn công tình dục tại Việt Nam . Bạn hay người thân đã từng bị quấy rối hoặc tấn công tình dục? Hãy chia sẻ câu chuyện của bạn với BBC. BBC sẽ đảm bảo giữ bí mật danh tính của người chia sẻ theo yêu cầu. Bạn có thể gửi email đến địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk với tiêu đề: MetooVN hoặc điền form dưới đây:
Vai trò của 'nhóm lợi ích cấp cao' có vẻ đang khiến chiến dịch chống tham nhũng trở nên 'nhạy cảm' hơn trước.
Chống tham nhũng 'đang gặp phản ứng mạnh'
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định đang quyết tâm chỉnh đốn Đảng Ngày 11/3/2018 Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ đạo mở rộng điều tra vụ án "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" có quy mô đặc biệt lớn với nhiều cán bộ công an 'bảo kê' và tham gia. Sang ngày 14/3 Thanh tra Chính phủ công bố kết luận báo cáo vụ "Mobifone mua AVG" liên quan đến nhiều cán bộ của một số các bộ ngành trung ương. Bàn tròn thứ Năm: Phải chăng xu thế tập quyền đang trở lại? Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn Vì sao khó thu hồi 'tài sản quan tham'? Đuổi hết công an giao thông? 'Khởi tố, bắt hàng chục người' vụ đánh bạc ngàn tỷ Tham nhũng vặt tới nhóm lợi ích trung và cao Đảng Cộng sản Việt Nam càng quyết liệt chống tham nhũng các nhóm lợi ích càng lộ rõ bản chất. Tham nhũng lớn nhỏ diễn ra trong chính quyền, gắn liền với nó là các nhóm lợi ích hình thành và hoạt động ở cả ba cấp theo phân loại cán bộ cấp thấp, trung và cao. Các cán bộ 'biến chất' ở cơ sở phường xã, phòng ban trong các công sở thường gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp bằng cách gây phiền hà, nại ra các lý do thủ tục hay 'bận công tác' để vòi vĩnh đưa hối lộ hoặc chiếm đoạt như khai khống tiền cứu trợ cho người nghèo, tham ô tiền đóng góp từ cộng đồng. Khởi tố hay không vụ Mobifone-AVG? Hủy thỏa thuận MobiFone – AVG: Bình luận trên Facebook Phạm Nhật Vũ muốn giao dịch AVG 'chấm dứt nhanh' Nhóm lợi ích cấp thấp chỉ sản sinh tham nhũng 'vặt'. Các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường trục lợi khi lạm dụng chức quyền để thao túng môi trường kinh tế hay pháp lý thay vì thực hiện chức trách và hoạt động kinh doanh trên thị trường. Họ tạo ra các 'ekip' bởi họ hàng, người thân trong guồng máy để dễ bề điều khiển, luồn lách hoặc hợp pháp hóa các quy trình thực thi chính sách. Họ có thể thâu tóm quyền lực và tạo ra 'vương quốc riêng' tại địa phương hay doanh nghiệp. 'Nhóm lợi ích cấp cao' ở bộ máy chính quyền trung ương trục lợi có xu hướng 'tự diễn biến' thông qua tham nhũng chính sách. Có những các cán bộ cấp trung 'thoái hóa' ở tỉnh, huyện Họ thường là những kẻ cơ hội chính trị 'có thâm niên', cấu kết với nhau từ các bộ, ngành và lĩnh vực khác nhau tạo nên hệ thống quyền lực chi phối nhiều mối quan hệ phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi thể chế kinh tế và chính trị. Các vụ đại án xử các đại gia ngân hàng như Phạm Công Danh, Trầm Bê, Hà Văn Thắm… đến các nguyên lãnh đạo của Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC) và Tập đoàn dầu khí (PVN)… với hàng chục bị cáo cũng vẫn chỉ là 'đụng chạm' đến 'nhóm lợi ích cấp trung'. Ông Đinh La Thăng bị buộc tội 'cố ý làm trái' khi là chủ tịch PVN chứ không phải là khuyết điểm khi bộ trưởng hay ủy viên Bộ chính trị. Thậm chí những án kỷ luật đối với nguyên thứ trưởng Thoa, hay một số quan chức cấp tỉnh cũng chỉ là đơn lẻ. Ông Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính trị, ra tòa lần hai hôm 19/3 Tuy nhiên, đến hai vụ điển hình nêu ở trên cho thấy trong vụ "Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền" đã có tướng công an bị khởi tố và nhiều cán bộ của ngành tham gia. Họ là những người bảo vệ pháp luật nhưng đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Trong vụ "Mobifone mua AVG" Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra một loạt quyết định của các cán bộ các bộ như Bộ Thông tin và Truyền thông (chủ quản), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Bộ Công An. Họ cùng doanh nghiệp nhà nước Mobifone và tư nhân AVG thao túng chính sách trục lợi, nguy cơ thất thoát tài sản nhà nươc trên 7006 nghìn tỷ. Đây là 'nhóm lợi ích cấp cao', một trường hợp điển hình của hiện tượng 'cơ hội chính trị' tham nhũng chính sách. Căn nguyên của tình hình cần phải được thẳng thắn nhìn nhận từ thể chế. Ba lý do về thể chế Trước hết, sở hữu nhà nước hay toàn dân đã tạo ra tách biết lớn giữa chủ sở hữu và người đại diện vốn nhà nước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, hành động, phục vụ người dân, doanh nghiệp Những lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hay các đơn vị sự nghiệp công lập có 'độc lập' tương đối khi được ủy quyền từ nhà nước họ điều hành sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ trong bối cảnh thị trường còn nhiều khiếm khuyết, 'tranh tối tranh sáng' dễ nhanh thay đổi, nên dễ sa vào 'rủi ro đạo đức', báo cáo thiếu trung thực, nặng thành tích với cấp trên, chi phối cấp dưới và nhân viên, người lao động bằng các quy chế riêng phức tạp được diễn giải có lợi có lãnh đạo hoặc các chỉ đạo 'không văn bản'. Thứ hai là tha hóa quyền lực. Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện phù hợp với cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Từ ngày đổi mới khi Đảng có chủ trương lấy thị trường là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cho phép các đảng viên và gia đình họ được làm giàu. Trong điều kiện thiếu các thành tố và các nguyên tắc hoạt động của thị trường thì tha hóa quyền lực, lợi ích nhóm và tham nhũng là khó tránh khỏi. Nhiều cán bộ lãnh đạo 'biến chất' giàu lên với bè nổi là 'các biệt phủ', cổ phần, cổ phiếu từ các doanh nghiệp sân sau… khi kê khai tài sản là nội bộ, không được giám sát công khai. Họ câu kết với nhau để bảo vệ tài sản chiếm đoạt. Thứ ba, Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế thị trường là điều chưa có tiền lệ trong quá trình lịch sử phát triển của các quốc gia. Sau khi các nước XHCN Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc đang có những vẫn đề nội tại về thể chế kinh tế và chính trị. Chủ thuyết, mô hình phát triển cho đất nước chưa được nghiên cứu thấu đáo để có sự lựa chọn thuyết phục. Vì vậy thể chế thường gặp 'bất ổn' khi các chính sách được ban hành có nội dung kiểu 'dò đá qua sông'. Sau hàng loạt bản án được tuyên trong các đại án xử các nguyên lãnh đạo các ngân hàng, các tập đoàn kinh tế về 'tội cố ý làm trái', 'tham ô' … các vụ nêu ra ở phần trên đã được Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định là 'rất nghiêm trọng, phức tạp và nhạy cảm'. Các vụ việc cũng đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Đảng Cộng sản Việt Nam quyết liệt chống tham nhũng để lấy lại niềm tin dân chúng, nhưng quá trình này nay đã dần sang giai đoạn khó khăn. Nhất là khi 'các nhóm lợi ích cấp cao' đang phản ứng, như 'phản bác' lại Kết luận của Thanh tra Chính phủ về vụ Mobifone mua AVG. Câu hỏi nay là các vụ 'nhạy cảm' có làm Đảng thỏa hiệp, chùn bước? Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Phó Giáo Sư, Tiến sĩ Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Việt Nam.
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội sẽ chính thức tổ chức phiên tòa xét xử blogger Anh Ba Sàm, tức ông Nguyễn Hữu Vinh, và bà Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 19/1 tới.
Sai phạm tố tụng trong vụ Anh Ba Sàm
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội Đây là một vụ án đặc biệt mà không đặc biệt. Đặc biệt ở chỗ, trải qua hơn 20 tháng giam giữ, với 1 bản kết luận điều tra và 4 bản kết luận điều tra bổ sung của cơ quan an ninh, 2 lần trả hồ sơ của Viện Kiểm sát, 3 lần trả hồ sơ của Tòa án, các nghi can vẫn chưa “được” đưa ra xét xử. Không đặc biệt là ở chỗ, giống như trong nhiều vụ án kéo dài khác, cơ quan tiến hành tố tụng đã nhiều lần sai phạm. Bài viết sau đây chỉ liệt kê và phân tích 6 trong số nhiều sai phạm đó. Sai phạm 1: Bắt giữ khẩn cấp trái luật Theo Điều 81 Bộ Luật Tố tụng Hình sự thì những trường hợp sau đây bị bắt khẩn cấp: a) Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; b) Khi người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn; c) Khi thấy có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT) cáo buộc ông Vinh vi phạm Điều 258 Bộ Luật Hình sự, đây không phải là tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nên trường hợp a) bị loại bỏ. Ông Vinh bị bắt một mình khi đang ở nhà, không có ai chứng kiến cũng không hề có hành vi bỏ trốn, nên trường hợp b) cũng không phù hợp. Theo cơ quan ANĐT, ông Vinh bị bắt trong trường hợp c), tức là “có dấu vết của tội phạm ở người hoặc chỗ ở của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ”. Chứng cứ để cáo buộc là những bài viết trên Internet. Nhưng việc thu thập, xử lý vật chứng lại cũng có sai phạm: Để hợp pháp hóa việc bắt khẩn cấp, những người thực hiện hành vi bắt khẩn cấp ông Nguyễn Hữu Vinh đã tự tiện sử dụng 3 máy tính của ông và in ra rất nhiều bài viết và tài liệu khác trong 3 máy tính này của ông Vinh. Như vậy, cơ quan ANĐT đã có hành vi tác động vào máy tính của ông Vinh, truy cập Internet và in ra các tài liệu để phục vụ việc bắt người. Việc này vi phạm nghiêm trọng quy định về thu thập và bảo quản vật chứng (Điều 75 Bộ luật Tố tụng Hình sự), cho nên những tài liệu do công an tự in ra không thể là chứng cứ để bắt giữ ông Vinh được. Ngoài ra, ông Vinh bị bắt khẩn cấp ngày 05/5/2014. Theo quy định, trong vòng 24 giờ sau khi thực hiện lệnh bắt khẩn cấp, cơ quan thực hiện hành vi bắt giữ phải báo cho Viện Kiểm sát và trong vòng 12 giờ, Viện Kiểm sát phải phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh này. Tuy nhiên, mãi đến ngày 14/05/2014 tức là 9 ngày sau, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao mới có quyết định phê chuẩn lệnh bắt người. Việc này vi phạm quy định về việc bắt giữ khẩn cấp về thời gian phê chuẩn. Sai phạm 2: Người ký quyết định khởi tố vụ án có liên quan đến vụ án Trung tướng Hoàng Kông Tư, thời điểm đó là Thủ trưởng Cơ quan ANĐT, là người đưa ra quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong số 24 bài viết là chứng cứ cáo buộc việc phạm tội của ông Vinh và bà Thúy, có 1 bài có liên quan tới ông, là bài “‘Ông trời con’ Hoàng Kông Tư vs. BBC Việt ngữ”. Do đó, việc chính ông Tư ký quyết định khởi tố vụ án là vi phạm Điều 42, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt từ tháng 5/2014 Sai phạm 3: Thu thập chứng cứ không hợp pháp Chứng cứ để kết tội ông Vinh và bà Thúy trong vụ án này là những bài viết trên mạng Internet, tức là những chứng cứ là dữ liệu điện tử. Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 không hề có quy định về việc thu thập những chứng cứ là dữ liệu điện tử. Tại điều 5, Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BTTTT-VKSNDTC-TANDTC quy định về việc thu thập chứng cứ là dữ liệu điện tử như sau: Điều 5. Trình tự, thủ tục thu thập dữ liệu điện tử Dữ liệu điện tử là thông tin chứa trong phương tiện điện tử. Dữ liệu điện tử có thể coi là chứng cứ. Để bảo đảm giá trị chứng cứ, cần thực hiện đúng trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với việc khám xét, thu giữ, tạm giữ, bảo quản vật chứng có lưu dữ liệu điện tử như: Ổ cứng máy tính, bộ nhớ trong của điện thoại di động, máy ảnh, máy ghi hình, máy fax, máy ghi âm, máy đọc thẻ, thẻ từ, thẻ chíp, thẻ nhớ, USB, đĩa CD, đĩa VCD, đĩa DVD và các loại phương tiện điện tử khác. Khi thu giữ phương tiện điện tử cần chú ý: a) Đối với máy tính: Không được tắt (shutdown) theo trình tự mà ngắt nguồn cung cấp điện trực tiếp cho thân máy (CPU) hoặc máy tính (đối với máy tính xách tay); b) Đối với điện thoại di động: Tắt máy, thu giữ cả điện thoại, thẻ nhớ, thẻ sim, bộ sạc điện thoại (nếu có); c) Đối với phương tiện điện tử khác: Tắt thiết bị, thu giữ cả phụ kiện đi kèm (nếu có). Khi bàn giao cho chuyên gia phục hồi dữ liệu điện tử, phải làm thủ tục mở niêm phong và niêm phong theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm tính nguyên trạng và toàn vẹn của chứng cứ lưu trong vật chứng, việc sao chép dữ liệu để phục hồi, phân tích phải được thực hiện bằng thiết bị “chỉ đọc” (Read only), chỉ thực hiện trên bản sao, không được ghi đè, sửa chữa dữ liệu. Để chuyển hóa thành chứng cứ pháp lý, dữ liệu điện tử phải được chuyển sang dạng có thể đọc được, nhìn được, nghe được; phải lập biên bản về nội dung dữ liệu điện tử đã phục hồi, phân tích; kèm theo lời khai, xác nhận của người phạm tội, người làm chứng về những thông tin đó. Tuy nhiên, khi tiến hành bắt giữ, cơ quan ANĐT đã không chỉ không tuân thủ quy trình nêu trên, mà còn có hành vi tự tiện sử dụng, in ấn trên máy tính của ông Vinh. Do vậy, với sự can thiệp trái luật của cơ quan ANĐT, những bài viết được in ra từ máy tính ông Vinh cũng như những tài liệu khác từ máy tính không có giá trị để làm chứng cứ kết tội. Sai phạm 4: Không có bị hại nào trong vụ án Ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy bị truy tố theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự. Điều này quy định Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Theo đó, những người vi phạm Điều 258 đã “xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Tuy nhiên, trong cả quá trình điều tra cũng như bản cáo trạng, không hề thấy xuất hiện một bị hại cụ thể nào. Đại diện cho Nhà nước, cụ thể là ông Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước – cũng không có một văn bản nào thể hiện việc lợi ích Nhà nước Việt Nam bị xâm phạm. Không thấy cá nhân, tổ chức nào hiện diện để chứng tỏ họ bị xâm phạm lợi ích. Sai phạm 5: Tòa án, Viện Kiểm Sát trả hồ sơ vượt quá thẩm quyền cho phép Ngày 07/12/2015, Tòa án Nhân dân TP Hà Nội đã trả hồ sơ lần thứ 3 về Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu điều tra bổ sung về “vấn đề Đảng tịch”. Viện Kiểm Sát có thẩm quyền cũng trả hồ sơ để điều tra bổ sung 2 lần. Điều này trái với quy định tại khoản 2, Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự về “Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại”: Trong trường hợp vụ án do Viện Kiểm sát trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá hai tháng; nếu do Toà án trả lại để điều tra bổ sung thì thời hạn điều tra bổ sung không quá một tháng. Viện Kiểm sát hoặc Toà án chỉ được trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Thời hạn điều tra bổ sung tính từ ngày Cơ quan điều tra nhận lại hồ sơ vụ án và yêu cầu điều tra. Sai phạm 6: Sử dụng cơ quan không có thẩm quyền và trình độ để giám định chứng cứ kết tội Cơ quan ANĐT đã sử dụng 24 bài viết trên Internet để làm chứng cứ kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Để 24 bài viết này có thể là chứng cứ, cơ quan này tiến hành trưng cầu giám định Bộ Thông tin – Truyền thông nội dung của 24 bài viết. Tuy nhiên, chứng cứ ở đây là “nội dung các bài viết”, tức là những sản phẩm thuộc về văn hóa chứ không chỉ là sản phẩm trên lĩnh vực công nghệ thông tin. Nội dung 24 bài viết đề cập đến nhiều mảng: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử, khoa học kỹ thuật… Vì vậy, để giám định được tính đúng sai của các bài viết, xem chúng xâm phạm lợi ích của ai, thì phải có một hội đồng đủ chuyên môn để giám định. Trong khi đó, Bộ Thông tin – Truyền thông chỉ đủ khả năng giám định những sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông chứ không thể đủ khả năng thẩm định được những bài viết đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, trong các lĩnh vực khác nhau. Căn cứ vào 6 sai phạm nêu trên trong quá trình tố tụng, có thể nói, cơ quan hành pháp và cả hệ thống tư pháp của Việt Nam đã thể hiện sự lúng túng trong việc nhất mực muốn khép tội blogger Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Bài viết phản ánh văn phong và quan điểm của tác giả, blogger và nhà hoạt động xã hội ở Hà Nội. Bài gốc đã đăng trên Luật khoa tạp chí.
Những diễn biến mới đây cho thấy Hà Nội và Washington đã hiểu nhau nhiều hơn và – cũng nhờ vậy – quan hệ Việt-Mỹ đã và đang có những thay đổi tích cực đáng chú ý.
Gần Mỹ tốt hơn cho Việt Nam?
Chẳng hạn, trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã được các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trọng thị đón tiếp. Trong hai ngày ông ở Việt Nam, hai bên còn có những thỏa thuận quan trọng, trong đó có việc ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng. Nhìn chung, báo chí và dư luận Việt Nam phản ứng khá tích cực về chuyến thăm của ông Carter và những phát triển mới trong quan hệ Việt-Mỹ nói chung. Có thể nói nhiều người Việt trong và ngoài nước cảm thấy vui về những bước tiến mới này và muốn chính quyền tiếp tục đẩy mạnh bang giao với Mỹ vì biết rằng gần Mỹ sẽ mang đến cho Việt Nam nhiều lợi ích – không chỉ trên bình diện an ninh, quốc phòng mà còn trong nhiều lĩnh vực khác. An ninh, quốc phòng Tuy từng là cựu thù, hiện giờ Mỹ không có bất cứ tranh chấp, đe dọa nào đối với Việt Nam về chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải. Mỹ cũng không có bất đồng lớn nào với Việt Nam về an ninh, chiến lược. Trái lại, Mỹ có nhiều điểm chung với Việt Nam trong lĩnh vực này và điểm tương đồng lớn nhất liên quan đến vấn đề Biển Đông. Cũng giống như Mỹ, Việt Nam lo lắng về các động thái rất mạnh bạo – nếu không muốn nói là ngày càng hung hăng, trắng trợn – của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây cũng là lý do chính yếu khiến Hà Nội và Washington xích lại gần nhau hơn trong thời gian vừa qua. Mỹ lo ngại vì tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ của Trung Quốc ở Đông Á và Biển Đông nói riêng sẽ gây bất ổn trong vùng, đe dọa đến quyền lợi của mình. Để giới hạn, kiềm chế tham vọng của Bắc Kinh và duy trì an ninh, hòa bình khu vực, Mỹ cần đến sự ủng hộ các nước trong vùng. Với địa chính trị khá đặc biệt lại có mô hình chính trị, kinh tế giống Trung Quốc, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mà Washington muốn củng cố quan hệ. Nhưng Hà Nội cũng có nhiều lý do để tăng cường quan hệ với Mỹ. Có thể cũng như lãnh đạo nhiều nước khác trong khu vực, giờ các lãnh đạo Việt Nam hiểu rõ được dã tâm, tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trước những hành động khiêu khích, lấn chiếm biển đảo của Bắc Kinh trong thời gian qua, có thể giờ họ cũng nhận ra rằng chỉ bằng con đường đàm phán song phương hay dựa vào một thứ ‘hữu nghị viễn vông’ nào đó, Việt Nam không chỉ không thể lấy lại được những hòn đảo đã bị Trung Quốc đánh chiếm mà còn bị người ‘làng giềng’, ‘đồng chí’ này thôn tính nhiều biển đảo khác thuộc chủ quyền của mình. Và rất có thể, họ cũng biết chỉ Mỹ mới có đủ thế lực, khả năng kiềm chế, ngăn chặn tham vọng bành trướng, bá quyền, bá chủ của Bắc Kinh. Có thể đây chưa phải là lúc để Việt Nam thiết lập một liên minh quân sự với Mỹ. Nhưng nếu không tỏ rõ lập trường, nếu không chủ động tăng cương quan hệ với Mỹ, Việt Nam sẽ luôn rơi vào tình trạng yếu thế, chịu thua thiệt và bị Bắc Kinh chèn ép trong vấn đề Biển Đông. Thân thiện với Mỹ, Việt Nam không chỉ nhận được sự ủng hộ từ Washington và nhiều nước khu vực mà còn tranh thủ được sự ủng hộ nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt các nước thuộc G7 - nhóm bảy quốc gia phát triển nhất thế giới. Đa số các nước trong khu vực là đồng minh hay có quan hệ gần gũi với Mỹ và tiếng nói, ảnh hưởng của Washington trong G7 rất lớn. Một sự ủng hộ như vậy từ Mỹ và các quốc gia đồng minh, thân cận với Mỹ sẽ giúp Việt Nam rất nhiều trong vấn đề Biển Đông. Kinh tế, thương mại Ngoài những lợi thế, lợi ích về mặt chiến lược, quan hệ gần gũi với Mỹ cũng rất tốt cho Việt Nam về mặt kinh tế. Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Chẳng hạn, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ năm 2014 là 34,7 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Mỹ lên tới 28,5 tỷ USD và nhập từ Mỹ khoảng 6,2 tỷ USD. Như vậy, năm ngoái Việt Nam đã xuất siêu sang Mỹ tới 22,3 tỷ USD. Trong khi đó, dù là đối tác thương mại số một, Trung Quốc chủ yếu xuất sang Việt Nam. Trong năm 2014, Trung Quốc chỉ nhập từ Việt Nam khoảng 15 tỷ USD nhưng xuất sang Việt Nam đến gần 44 tỷ USD. Nói cách khác, Việt Nam đã nhập siêu 29 tỷ USD từ Trung Quốc. Đó là một con số quá lớn, không có lợi hay tốt đẹp gì cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tường thuật về phiên thảo luận tại Quốc hội sáng hôm nay (08/06/2014), tờ VnEconomy của Việt Nam đã trích dẫn phát biểu của ông Mai Hữu Tín, trong đó ông cảnh báo về nguy cơ nhập siêu từ Trung Quốc. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng nhanh trong những năm qua Một chi tiết đáng lo ngại được ông Tín chỉ ra là theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc thì năm 2014, nước này chỉ nhập khẩu từ Việt Nam 19,9 tỷ USD nhưng lại xuất khẩu sang Việt Nam đến 63,7 tỷ USD. Như vậy, năm 2014, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc là 43,8 tỷ, cao hơn đến 45% so với con số của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Nếu không có một thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ (và sau đó là Cộng đồng chung châu Âu), nhiều doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn đã rơi vào hoàn cảnh khó khăn, điêu đứng hay thậm chí bị phá sản. Điều đáng nói là nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đã liên tục tăng và tăng rất nhanh trong những năm qua. Chẳng hạn, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2012 con số nhập siêu là 16,4 tỷ USD, nhưng năm 2013 con số ây lên 23,7 tỷ USD. Xu hướng này vẫn tiếp diễn trong những năm tới nếu Việt Nam không tìm cách điều chỉnh quan hệ kinh tế với Trung Quốc và cơ cấu xuất nhập khẩu của mình. Như vậy, nguy cơ từ Trung Quốc mà Việt Nam phải đối diện không đơn giản chỉ có chuyện chủ quyền biển đảo mà còn là những thách đố, đe dọa về kinh tế. Mối quan hệ gần gũi với Mỹ - và qua đó các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng vào thị trường này hay thị trường các nước khác thuộc TPP mà Hà Nội đang đàm phán với Washington - chắc chắn sẽ giúp Việt Nam tránh được nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc hay bị nền kinh tế này kìm kẹp, gây tác hại. Một Việt Nam phồn thịnh Kinh tế Việt Nam được đặt kỳ vọng Khác biệt về nhân quyền, dân chủ vẫn là một cản trở lớn trong quan hệ Việt-Mỹ. Đến giờ chính quyền – hay một bộ phận nào đó trong giới lãnh đạo – Việt Nam vẫn cho rằng Mỹ có ý đồ chuyển hoá, chuyển đổi thể chế chính trị Việt Nam. Có thể cũng vì biết được điều này, ngay sau chuyến thăm Việt Nam của ông Ashton Carter, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã có bài viết cảnh báo Việt Nam không nên tin Washington vì cho rằng Mỹ ‘không thích gì thể chế chính trị ở Việt Nam’ và nhắc nhở họ rằng Trung Quốc mới là nguồn để họ tìm tính chính danh cho thể chế chính trị của mình. Nói cách khác, trong mắt của Hoàn cầu Thời báo và giới lãnh đạo Trung Quốc nói chung, nếu gần Washington, xa Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không thể duy trì tính chính danh, sự tồn tại của mình. Nhưng có thể nói Mỹ không có mục đích lật đổ chế độ hay làm phương hại Việt Nam. Trái lại, quốc gia này chỉ muốn những điều tốt cho Việt Nam. Chẳng hạn, trong buổi họp báo sau ký Tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu rõ: ‘Mỹ cam kết ủng hộ một đất nước Việt Nam độc lập, vững mạnh và thịnh vượng, tôn trọng nhân quyền và pháp quyền’. Trước đó, khi tiếp xúc báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày cuối trong chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam vào tháng 5 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cũng nhấn mạnh thiện chí này của Mỹ. Đây có thể nói là điểm khác biệt lớn giữa Mỹ và Trung Quốc. Dù dùng mọi lời hoa mỹ, đủ mọi phương châm như ‘bốn tốt’ hay ’16 chữ vàng’, Bắc Kinh không bao giờ muốn thấy có một Việt Nam thực sự độc lập, giàu mạnh, phồn thịnh, tự do, dân chủ, minh bạch. Ngay cả chủ quyền của Việt Nam Trung Quốc cũng không tôn trọng và luôn tìm cách lấn chiếm biển đảo của láng giền nói chi đến chuyện muốn Việt Nam giàu mạnh, phồn thịnh, tự do, dân chủ. Do đó không quá ngạc nhiên trong khi có đến 76% người Việt được hỏi có cảm tình với Mỹ, chỉ có 16% thích Trung Quốc, theo thăm dò dư luận của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2014. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken còn cho biết dựa trên một số khảo sát, có đến 85% người Việt dưới 30 tuổi có cái nhìn tích cực về Mỹ. Và có thể cũng vì hiểu được thiện chí của Mỹ và thấy rõ dã tâm, tham vọng của Trung Quốc, nhiều người Việt hoan nghênh những bước tiến mới trong quan hệ Việt-Mỹ cũng như ủng hộ chính quyền trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ. Đẩy mạnh quan hệ với Mỹ và đưa Việt Nam phát triển theo hướng mà Mỹ cam kết ủng hộ không chỉ tốt đất nước, người dân Việt Nam mà còn tốt cho chế độ. Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ không còn bị chỉ trích, tính chính danh, sự tồn tại của của mình sẽ được bảo đảm nếu giúp xây dựng được một đất nước thực sự độc lập, giàu mạnh, phồn thịnh, tôn trọng nhân quyền và thượng tôn pháp luật. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả.
Tháng 12/1968, một chiếc phi cơ đặc biệt, đầy tính đột phá bắt đầu có chuyến bay đầu tiên.
Tu-144 và Concorde: Cuộc đối đầu giữa Liên Xô và phương Tây
Trông như một mũi tên màu trắng khổng lồ, nó giống một vật thể vị lai mà con người có thể làm ra trong thời thập niên 1960. Chiếc phi cơ có khả năng bay nhanh như đạn bắn, tốc độ quá lớn vốn bị coi là không thích hợp để chuyên chở hành khách. Phần đầu phi cơ có hình mũi kim tiêm nhọn hoắt, trông giống như phiên bản của một thiết bị được gắn rocket trong loạt phim khoa học viễn tưởng Flash Gordon; khi tiến ra đường băng, toàn bộ phần mũi phi cơ được thiết kế để trượt xuống dưới, khiến cho phi công có thể nhìn mặt đất bao quát hơn. Điều này khiến nó trông giống như một con chim khổng lồ đang chuẩn bị hạ cánh. Hòn đảo chết chóc nhất thế giới thời hậu Liên Xô Những con tàu có thể làm thay đổi biển cả mãi mãi Chiến tranh hạt nhân: Nhân loại đã sẵn sàng tới đâu? Nghe giống như mô tả một chiếc Concorde, sản phẩm hợp tác giữa Anh và Pháp, loại máy bay có thể vượt Đại Tây dương trong khoảng thời gian trên ba tiếng đồng hồ một chút. Thế nhưng không phải. Chiếc phi cơ phản lực có hình dáng giống như tàu vũ trụ này là của Liên Xô. Đó là chiếc Tupolev Tu-144, chiếc 'Concorde' của phe Cộng sản, và là chiếc phi cơ chở hành khách đầu tiên bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh. Chuyến bay đầu tiên của nó diễn ra ba tháng trước khi Concorde ra mắt. Thế nhưng chiếc Tu-144, vốn được các nhà quan sát phương Tây gọi là 'Concordski' do có nhiều nét tương đồng với đối thủ cạnh tranh cao cấp của nó, lại chưa bao giờ trở thành một cái tên quen thuộc với mọi người. Lý do một phần là bởi sự thất bại trong thiết kế, nhưng cũng bởi một thảm họa nổi tiếng xảy ra trong Triển lãm Hàng không Pháp 1973, một thảm họa đã diễn ra ngay trước sự chứng kiến của truyền thông thế giới. *** Cũng giống như rất nhiều cuộc chạy đua công nghệ trong thời Chiến Tranh Lạnh, chính trị luôn nằm trong tâm điểm của câu chuyện Tu-144. Năm 1960, thủ tướng Liên Xô khi đó, Nikita Khrushschev nhận thức được một cách rõ ràng rằng có một dự án phi cơ mới đang được Anh và Pháp nghiên cứu nhằm làm sống lại ngành công nghiệp hàng không của hai nước này. Các nhà thiết kế của Liên Xô đã sử dụng kiểu cánh delta cho các chiến đấu cơ như MiG-21 Phi cơ chở khách Concorde được thiết kế để di chuyển với tốc độ siêu thanh, rút ngắn thời gian qua lại giữa châu Âu với Mỹ xuống chỉ còn vài giờ đồng hồ. Hai năm sau đó, Anh và Pháp ký thỏa thuận chính thức nhằm bắt đầu thiết kế và sản xuất loại máy bay này. Cũng vào khoảng cùng thời gian, các dự án vận tải với tốc độ siêu thanh của các hãng sản xuất máy bay Boeing và Lockeed cũng được bật đèn xanh. Những anh hùng thầm lặng giải cứu Apollo 13 Bí ẩn đài phát thanh ma hoạt động từ thời Liên Xô Tsar Bomba: Trái bom 'thần thánh' của Liên Xô Liên Xô nhận thức được rằng họ không còn thời gian để lãng phí. "Cuộc chạy đua giữa Concorde và Tu-144 là triệu chứng của thời đó," Jock Lowe, cựu phi công lái Concorde và là nhà quản lý điều hành bay của British Airway nói. "Khi đó, cuộc đua lên không gian và cuộc đua đưa người lên Mặt Trăng diễn ra cùng thời điểm." "Vấn đề là tính đến thời điểm đó, phi cơ nào di chuyển nhanh hơn sẽ được coi là thành công hơn," Lowe nói. Với các chiến đấu cơ như Mig-21 của Liên Xô và F-104 của Mỹ đã có khả năng bay nhanh gấp đôi tốc độ âm thanh thì việc di chuyển nhanh bằng tốc độ âm thanh có vẻ như là một điều khả thi. "Những thành công sớm của Liên Xô trong cuộc đua vào không gian đã củng cố độ tự tin trong kỷ nguyên kỹ trị, và điều này khiến giới lãnh đạo Liên Xô tin rằng họ có thể cạnh tranh với các dự án danh tiếng của phương Tây," David Kaminski-Morow từ Flight Global nói. Liên Xô khi đó đã đạt được những thành tích với chiếc máy bay phản lực Tupolev Tu-104, điều khiến phương Tây vô cùng kinh ngạc hồi thập niên 1950. Theo tác giả của cuốn sách Soviet SST nói về lịch sử của chiếc Tu-144, được viết ra từ trước khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, thì chiếc Tu-104 đã mở đường cho những tham vọng hàng không to lớn hơn. Vào thập niên 1950, tốc độ công nghiệp hóa nhanh chóng khiến các nhà hoạch định Liên Xô đòi hỏi phải có thêm nhiều các dự án ấn tượng hơn nữa. "Thêm vào những vòng nguyệt quế của chương trình chinh phục không gian và chương trình không quân Xô Viết, các nhà lãnh đạo bị mê hoặc bởi tham vọng cần phải đạt được những thành tích thực sự ấn tượng, ở mức gần như tối đa trong ngành công nghiệp này." "Bài toán căng thẳng giữa khả năng kỹ thuật và thực trạng kinh tế của Liên Xô và những mong đợi quá cao của giới tinh hoa Xô Viết là những lý do dẫn đến lịch sử phức tạp kéo theo sau đó," Moon viết. Dự án Tu-144 trở thành điều dứt khoát phải thành công bằng bất kỳ giá nào. Và vào thập niên 1960, khi mà Liên Xô dốc toàn lực về mặt kỹ thuật cho cuộc chạy đua chinh phục không gian thì đó không phải là việc làm thiếu tính toán, theo phân tích của Kaminski-Morrow. "Cuộc đua chinh phục không gian làm ảnh hưởng tới chương trình Tu-144 do nó chuyển sự tập trung của Liên Xô vào các loại tên lửa tầm xa và đạt độ cao cao hơn, cũng như tách khỏi các loại phi cơ siêu thanh, và điều đó khiến Liên Xô phải phát triển Tu-144 như một chương trình máy bay dân sự riêng lẻ." "Vấn đề vấp phải ở đây là Liên Xô như vậy sẽ cần tạo ra những chiếc phi cơ thích hợp, và khiến các nhà phát triển phải đảm đương một vai trò vô cùng tham vọng: thiết kế từ đầu một mẫu máy bay siêu thanh phức tạp, có khả năng đáp ứng được các nhu cầu về tiện nghi và kinh tế - là những đòi hỏi trước đây hiếm khi họ cần phải cân nhắc." Có một số vấn đề đã nhanh chóng trở thành 'bệnh dịch' cho Tu-144. Dự án này có lẽ đã tiến xa hơn từ 10 đến 15 năm so với khả năng của ngành công nghiệp hàng không Liên Xô. Có hai lĩnh vực chính mà Tu-144 bị tụt hậu phía sau, là các bộ phận phanh và bộ phận điều khiển động cơ. Concorde thực sự đã đi tiên phong trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến này chứ không chỉ ở bộ phận phanh. Nó là một trong những chiếc phi cơ đầu tiên có sử dụng phanh làm từ sợi cabon, là chất liệu có khả năng chịu được nhiệt lượng cao xả ra trong quá trình hãm cho máy bay di chuyển chậm lại khi tiếp đất (Concorde có vận tốc tiếp đất rất cao, chừng 296kmh). Người Nga chưa có khả năng bắt chước kiểu thiết kế này. Chiếc phi cơ đầu tiên của Liên Xô, Tupolev Tu-104, đã khiến phương Tây sửng sốt Động cơ lại càng là vấn đề khó khăn hơn. Concorde là chiếc phi cơ chở khách đầu tiên có phần kiểm soát hành trình bay hoàn toàn do máy tính điều khiển - nó có thể liên tục thay đổi hình dạng của các cổng nạp khí để đảm bảo rằng các động cơ sẽ hoạt động một cách hiệu quả nhất trong khả năng có thể. Và Concorde cũng có hệ thống kiểm soát bay có thể điều chỉnh được kể cả ở mức rất nhỏ hình dạng cánh máy bay, nhằm giảm bớt lực cản khi máy bay di chuyển ở tốc độ siêu thanh. Những chiếc cánh được điều khiển bằng máy tính như vậy chưa từng được nói tới cho tới khi có sự xuất hiện của Concorde; các máy bay đạt vận tốc thấp hơn tốc độ siêu thanh ngày nay cũng sử dụng công nghệ này. Cuộc truy bắt tội phạm sử dụng thiết bị bay Máy bay Tây Đức đột ngột hạ cánh ở Quảng Trường Đỏ Viên phi công Tây Đức khiến quân đội Liên Xô hoảng loạn Ý thức được rằng dự án Concorde tuy chậm nhưng đang thành hình một cách quy củ, Liên Xô đã đổ thêm nhiều nguồn lực vào dự án Tu-144. Tu-144 là một dạng bằng chứng mà văn phòng thiết kế của Tupolev - và các nhóm của các nhà thiết kế động cơ Kuznetsov và Kolesov, cả hai đều đã xây dựng các nhà máy điện phục vụ cho chiếc phi cơ mới đầy tham vọng này - muốn đưa ra để chứng tỏ rằng giữa lúc đang có những nỗ lực ghê gớm nhằm cạnh tranh với các chương trình chinh phục không gian của Hoa Kỳ, thì họ vẫn có thể làm ra được một chiếc phi cơ như vậy. So với Concorde thì chiếc Tu-144 to hơn nhiều. Nó dài tới trên 67m, tức là dài hơn đối thủ cạnh tranh Anh-Pháp khoảng 3,7m. Nó được thiết kế để di chuyển với vận tốc trên Mach 2 một chút, tức là khoảng 2.158km/h, và bốn động cơ của nó, mỗi chiếc tạo ra được hơn 44.000 cân Anh lực đẩy, lớn hơn 6.000 cân Anh so với mỗi động cơ mà Concorde có thể đạt được. Tuy Tu-144 mạnh hơn, nhưng nó lại đòi hỏi tốn nhiều nỗ lực hơn để cất cánh. Ở chế độ không tải, Tu-144 nặng gần 100 tấn, tức là nặng hơn Concorde hơn 20 tấn. Một phần vấn đề ở đây là do phần gầm máy bay quá nặng. Concorde có hai bánh phía trước, và hai bộ mỗi bộ bốn bánh ở phía dưới các cánh. Còn Tu-144 thì có hai bánh ở phía trước nhưng 12 bánh ở phía dưới cánh, do lốp bánh của Nga làm bằng cao su tổng hợp và dễ bị hỏng hơn (việc để nhiều bánh là nhằm mục đích lỡ có một, hai bánh bị hỏng thì số còn lại vẫn đủ để chịu được tải trọng nặng nề của chiếc phi cơ). Tuy về mặt hình thức, Tu-144 trông rất giống, nhưng thật ra nó có rất nhiều thứ khác với Concorde, mà đa phần là bởi do những giải pháp kém tinh tế hơn so với những giải pháp mà nhóm các kỹ sư chế tạo Concorde đã tìm ra. "Tu-144 có hình dáng không đạt mức khí động học bằng - tuy chỉ kém một chút thôi, nhưng đó lại là những điểm rất quan trọng," Lowe nói. "Chúng tôi nhìn vào đó và biết rằng lúc nó đi vào hoạt động thì nó sẽ không thể trở thành đối thủ cạnh tranh được." Tuy nhiên, Liên Xô thắng trong việc trở thành bên thực hiện chuyến bay siêu thanh đầu tiên. Chiếc Tu-144 lần đầu tiên cất cách vào 12/1968, và bay ở tốc độ siêu thanh lần đầu tiên vào 6/1969. Concorde mãi đến 3/1969 mới lần đầu tiên bay lên, và phải đến tháng 10 năm đó mới đạt được tốc độ siêu thanh. Liên Xô thắng trong cuộc chiến ngoại giao quan trọng, nhưng họ đã nhanh chóng vấp phải một loạt những chuyện đau đầu khi tìm cách đưa chiếc phi cơ nặng gần 100 tấn vào khai thác. Đây là phần một của loạt bài ba phần giới thiệu về phi cơ siêu thanh Tu-144 của Liên Xô. Xem đầy đủ: Phần 1: Cuộc đua Nga-phương Tây: Tu-144 đối đầu Concorde Phần 2: 'Sự nghiệp' kém huy hoàng của phi cơ Xô viết Tu-144 Phần 3: Nasa và sự hồi sinh của 'phượng hoàng' Xô-viết Tu-144 Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
Cựu cố vấn Steve Bannon của Trump bị bắt và bị buộc tội gian lận trong chiến dịch gây quỹ để xây dựng bức tường ở biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Steve Bannon bị cáo buộc gian lận việc gây quỹ xây bức tường Mexico
Steve Bannon trình diện tại tòa án ở thành phố New York hôm thứ Năm. Ông Bannon và ba người khác đã lừa tiền hàng trăm nghìn nhà tài trợ liên quan đến chiến dịch "We Build the Wall" (Chúng ta dựng bức tường), vốn gây quỹ được 25 triệu USD, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DoJ) cho biết. Cáo buộc cho rằng ông Bannon đã nhận được hơn 1 triệu USD, ít nhất ông đã dùng một phần để chi xài cá nhân. Tại tòa, ông không nhận tội. Ông Bannon, vừa được tại ngoại, là một kiến trúc sư chủ chốt mang đến chiến thắng quan trọng cho Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Tư tưởng cánh hữu chống nhập cư của ông này đã thúc đẩy cho chủ trương "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump. Ông Bannon bị các đặc vụ của Thanh tra Bưu điện Hoa Kỳ, cơ quan chuyên điều tra các vụ gian lận, bắt giữ trên một chiếc du thuyền dài 150 foot (45m) có tên Lady May ở Connecticut. Du thuyền thuộc sở hữu của tỷ phú Trung Quốc Guo Wengui (Quách Văn Quý), báo chí Mỹ đưa tin. Ông Bannon là cựu trợ lý cấp cao thứ sáu của Donald Trump bị truy tố hình sự, theo sau cựu chủ tịch chiến dịch tranh cử của ông Trump - Paul Manafort, cố vấn chính trị kỳ cựu - Roger Stone, luật sư cũ của Trump - Michael Cohen, cựu phó giám đốc chiến dịch - Rick Gates và cựu cố vấn an ninh quốc gia - Michael Flynn. Trả lời về vụ bắt giữ ông Bannon, Tổng thống Trump cho biết ông cảm thấy "rất tệ" về việc này. Ông cũng khẳng định mình không liên quan đến chương trình "We Build the Wall". "Tôi đã nói, 'Đây là việc của chính phủ; đây không phải dành cho tư nhân' - và đối với tôi điều này nghe giống như sự khoe mẽ và tôi nghĩ tôi đã nêu quan điểm của mình rất mạnh mẽ vào thời điểm đó," ông nói. Cáo buộc chống lại Bannon là gì? Chiến dịch "We Build the Wall" cam kết sử dụng tiền quyên góp để xây dựng các đoạn hàng rào biên giới trên đất tư nhân - việc xây dựng này là cam kết chính của Trump trong cuộc bầu cử năm 2016. Nhưng Audrey Strauss, quyền Chưởng lý Hoa Kỳ của khu vực Nam tiểu bang New York (SDNY), cho biết ông Bannon, Brian Kolfage, Andrew Badolato và Timothy Shea đã "lừa đảo hàng trăm nghìn nhà tài trợ, trục lợi trên lòng tin của họ trong việc tài trợ cho một bức tường biên giới huy động hàng triệu đôla, với sự giả vờ rằng tất cả số tiền đó sẽ được chi cho việc xây dựng". Ông Bannon nhận được hơn 1 triệu đôla thông qua một tổ chức phi lợi nhuận mà ông kiểm soát, ít nhất một phần trong số đó đã được ông sử dụng để chi trả "hàng trăm nghìn đôla chi phí cá nhân của Bannon", DoJ cho biết. Trong khi đó, ông Kolfage - người sáng lập "We Build the Wall" - đã lén lút lấy 350.000 USD để sử dụng cho mục đích cá nhân, cáo buộc ghi rõ. "Trong khi liên tục bảo đảm với các nhà tài trợ rằng Brian Kolfage, người sáng lập và là gương mặt đại diện của We Build the Wall, sẽ không được trả một xu, các bị cáo đã bí mật lên kế hoạch chuyển hàng trăm nghìn đôla cho Kolfage, số tiền mà ông ta dùng để chi cho lối sống xa hoa", bà Strauss nói. Thanh tra phụ trách SDNY Philip R Bartlett cho biết bốn người này đã tạo "các hóa đơn và tài khoản giả để rửa tiền quyên góp và che đậy tội lỗi của họ, mà không quan tâm đến luật pháp hay sự thật". Chiến dịch kêu gọi từng cá nhân mua gạch để xây bức tường Ông nói: "Vụ này sẽ là một lời cảnh tỉnh cho những kẻ lừa đảo khác rằng không ai đứng trên luật pháp, dù đó có là một thương phế binh hay một chiến lược gia chính trị triệu phú". Ông Bannon và ba người khác đã khởi động dự án vào tháng 12 năm 2018, DoJ cho biết. Và trong chiến dịch, ông Kolfage nói rằng tất cả số tiền quyên góp sẽ được dành cho việc xây dựng còn ông Bannon đã phát biểu công khai: "Chúng tôi là một tổ chức tình nguyện." Cả bốn bị cáo đều bị truy tố một tội danh âm mưu lừa đảo qua đường điện tín và một tội danh âm mưu rửa tiền, mỗi tội danh bị phạt tối đa 20 năm tù. Ông Bannon, 66 tuổi, đã trình diện tại tòa án liên bang qua video vài giờ sau khi bị bắt vào thứ Năm. Ông Kolfage và ông Badolato sẽ trình diện tại các tòa án khác nhau ở Florida và ông Shea sẽ trình diện ở Colorado. Ông Bannon được tại ngoại với số tiền 5 triệu đôla, với 1,75 triệu đôla đóng trước bằng tiền mặt hoặc tài sản. Ông Bannon sẽ không được phép di chuyển bằng máy bay riêng, tàu thuyền riêng hoặc xuất ngoại trong khi chờ xét xử hình sự. Ranh giới giữa gây quỹ chính trị trực tuyến hợp pháp và lừa đảo đôi khi là rất mong manh. Các công tố viên liên bang hiện đang cáo buộc rằng Steve Bannon, cựu cố vấn chính trị hàng đầu cho Donald Trump, đã vượt qua ranh giới đó. Ông Bannon là một trong những nhân vật ngoài lề, nhờ vào việc giúp Trump đạt được vị trí tổng thống một cách bất ngờ để trở thành nhân vật có tiếng tăm của Mỹ. Tuy nhiên, thời gian ông tham gia vào guồng máy quyền lực tại Nhà Trắng rất ngắn ngủi. Donald Trump được cho là đã phẫn nộ khi báo chí tô vẽ hình tượng ông Bannon là "bộ não" phía sau của tổng thống - điều này một phần do ông Bannon luôn sẵn lòng tiếp báo chí để truyền thông cho mình. Kể từ đó, hoạt động của ông Bannon hầu như chỉ giới hạn trong việc vận động cho tổng thống từ bên lề - và tham gia vào các dự án ngoài rìa mà đôi khi bị nghi ngờ, chẳng hạn dự án bức tường Mexico. Việc bản cáo trạng này được đưa ra từ khu vực Nam New York, văn phòng công tố liên bang đã xử lý các vụ án cấp cao khác liên quan đến các cộng sự của Trump, sẽ khiến người ta quan tâm nhiều hơn đến bản cáo trạng. Chính khu vực này là nguồn gốc của cuộc tranh cãi gần đây khi Tổng chưởng lý Bill Barr đột ngột sa thải người đứng đầu Geoffrey Berman. Sau khi bị chỉ trích, ông Barr buộc phải từ bỏ việc chọn người thay thế tạm thời, và thay vào đó, người phó của ông Berman đã được thuyên chuyển vào vị trí trên. Chính người phụ nữ này, Audrey Strauss, là người đã công bố bản cáo trạng của ông Bannon. Steve Bannon là ai? Cựu giám đốc ngân hàng đầu tư này là một trong những người thúc đẩy trang web cánh hữu Breitbart News trước khi phục vụ tại Nhà Trắng của Trump với tư cách chiến lược gia trưởng. Ảnh hưởng của ông có thể thấy rõ trong các quyết định quan trọng như việc Mỹ rút khỏi hiệp định khí hậu Paris vào giữa năm 2017. Ông rời chức vụ vào tháng 8 năm 2017 và trở lại Breitbart, nhưng một lần nữa bị buộc phải từ chức sau khi chỉ trích các quyết định của ông Trump, khiến ông Trump nói "Steve Bannon không liên quan gì đến tôi hoặc nhiệm kỳ tổng thống của tôi. Khi ông ấy bị sa thải, ông ấy không mất việc mà còn bị mất trí". Ông Bannon là một trong những cố vấn thân tín nhất của Tổng thống Trump. Kể từ đó, ông Bannon đã bày tỏ sự ủng hộ đối với ý tưởng về một siêu nhóm cánh hữu gồm các đảng dân túy ở châu Âu và sự hiện diện của ông tại các sự kiện đã gây tranh cãi, với việc tạp chí New Yorker loại ông khỏi một lễ hội, Bộ trưởng thứ nhất Scotland Nicola Sturgeon rút khỏi một sự kiện do BBC đồng tổ chức khi ông này xuất hiện, và một lần xuất hiện khác tại Oxford University Union đã gây ra các cuộc phản đối. Năm ngoái, ông nói với BBC rằng "tình trạng hỗn loạn" xuất phát từ Brexit "mới chỉ bắt đầu" và cho rằng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico sẽ giúp ích cho các cộng đồng người da đen và gốc Tây Ban Nha. Điều gì đang xảy ra với bức tường biên giới? Bức tường với Mexico có lẽ là cam kết nổi bật đáng nhớ nhất của Donald Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Ông đã nói rằng ông sẽ xây dựng bức tường và Mexico sẽ trả tiền cho việc đó. Trước khi ông Trump nhậm chức, đã có 654 dặm (hơn 1.000 km) hàng rào dọc theo biên giới phía Nam. Ông hứa sẽ xây một bức tường dọc theo toàn bộ chiều dài biên giới 2.000 dặm. Sau đó, ông nói rằng bức tường sẽ chỉ dài bằng một nửa số đó - và thiên nhiên, chẳng hạn như núi và sông, là hàng rào cho phần còn lại. Việc mở rộng hàng rào biên giới được bắt đầu vào năm ngoái. Số tiền này được lấy từ nguồn tài trợ mà Quốc hội đã phê duyệt trước đó, và từ số tiền mặt mà ông Trump được phép sử dụng kể từ khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào tháng 2 năm 2019 trong bối cảnh số người di cư vào Mỹ tăng đột biến. Ông đã có quyền tiếp cận các quỹ quốc phòng, nhưng vẫn còn thiếu so với ước tính ban đầu lên tới 12 tỷ đô la, thiếu rất nhiều so với ước tính trước đó vốn cao hơn nhiều về chi phí thực. Chính quyền Trump đặt mục tiêu xây xong hàng rào có độ dài khoảng 509 dặm (khoảng 820 km) vào cuối năm 2020. Bấm vào để đọc thêm về bầu cử Mỹ 2020
Nhóm một số các nhà đối kháng ở Việt Nam đã quyết định ra mắt tờ báo của mình đúng ngày Quốc khánh 2/9 cho dù trước đó tờ báo này đã gặp chậm trễ tới gần ba tuần.
Khai trương báo đối lập ngày 2/9
Ý định ra tờ báo này ngày 15/8 đã gặp trục trặc khi công an ở Hà Nội thẩm vấn năm người trực tiếp lên kế hoạch ra báo. Những người đấu tranh dân chủ loan báo họ định ấn hành trong tháng Tám tập san Tự Do Dân Chủ, do ông Hoàng Tiến làm Tổng biên tập. Người nhận trách nhiệm Phó Tổng biên tập, ông Nguyễn Khắc Toàn, nói trước hết tờ báo sẽ được tung lên mạng internet, và sau đó sẽ được phát hành bằng bản in. Ông Nguyễn Khắc Toàn nói tờ báo được trợ giúp của nhiều Việt kiều tại Hoa Kỳ, sẽ ra mắt với 30 trang cho số đầu tiên và độc giả có thể tải nội dung từ trang web và tự in để đọc. Kế hoạch tự in và phát hành tờ báo này trên toàn quốc đã không thực hiện được vì theo ông Toàn, công an đã tịch thu các phương tiện làm việc của nhóm biên tập. Đấu tranh bất bạo động Nhóm biên tập Tự Do Dân Chủ cũng là thành viên của khối 8406, gọi theo ngày tháng mà 116 người tham gia ký và phổ biến bản Tuyên ngôn Dân chủ của khối này. Từ 116 người ban đầu, nay khối 8406 nói đã có hơn 2000 người trong nước ký vào Tuyên ngôn và khoảng hai vạn người Việt ở hải ngoại ủng hộ. Theo Tuyên ngôn, mục tiêu của khối này là đưa Việt Nam chuyển sang "thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, có cạnh tranh lành mạnh." Khối 8406 cũng yêu cầu cuộc bầu cử Quốc hội 2007 phải là cuộc bầu cử "đa đảng tự do dân chủ thực sự." Những người theo 8406 nói họ có chủ trương đấu tranh ôn hòa. Tuy nhiên họ cáo buộc công an Việt Nam đã tìm đủ mọi cách để trấn áp họ và gia đình. Ông Nguyễn Khắc Toàn, người được trả tự do hồi tháng 1/2006 và nay vẫn chịu hạn quản chế, nói ông chỉ "bị chuyển từ mốt nhà tù nhỏ sang một nhà tù lớn". Ông nói ông và bác sỹ Phạm Hồng Sơn, người được trả tự do hôm 30/8, đều bị theo dõi chặt chẽ và phải sống trong một "tình trạng nghẹt thở". ------------------------------------------------------------------- GiangGửi bạn Phạm Trung. Bạn nói bạn biết dân chủ và tự do là gì, mà sự thật bạn còn không biết tự do dân chủ là gì. Xin trả lời mấy câu hỏi của bạn. 1. Muốn ra tập san “phải có giấy phép của cơ quan nhà nước” thì trái với hiến pháp và đó trái lại cái tự do của dân. Phải đăng ký để khai thuế thì đúng mà phải có giấp phép của cơ quan thì dân không được làm chủ. Nếu công nhân ở khu công nghiệp ở Sài Gòn đầu năm phải có giấy phép của chủ công ty hay chức trách thì sẽ được phép không ? 2. ‘Các “bài báo” của bác ấy viết ra có thật sự trung thực hay không’, thì người độc giả sẽ quyết định bằng sự ủng hộ của họ. Theo nguyên tác đó, các “bài báo” của 600 tờ báo trong nước có thật sự trung thực hay không ? “Vạch lá tìm sâu” không phải là nhiệm vụ của nhà báo hay sao ? Tìm sâu để tiêu diệt nó để cây lá xanh tươi hơn. 3. Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu, và bao nhiêu anh hùng đã tranh đâu cho tổ quốc cũng đã ra nước ngoài để phát biểu. HCM đã được phát biểu tại Moscow trong năm 1923. Bao nhiêu tội ác trong lịch sự được tiếp tục vì không có anh hùng “vạch áo cho người xem lưng”. Vì không có ai “vạch áo”, 6 triệu người Do Thái thiêu trong lò, hơn triệu người Campuchia chết trong tù lao động, vô số người vô tội bị đầy ở Siberia, và v.v. Bạn có thấy tuồng phim của Michael Moore, Fahrenhiet 911, trách tổng thống Bush hay một cô gái đã thưa kiện tổng thống Clinton cho thế giới biết là “vạch áo cho người xem lưng”. Dân Mỹ không có xấu hổ mà còn hãnh diện cho thế giới biết sức mạnh và quyền của dân làm chủ. Chỉ có kẻ sai lầm mới xấu hổ thôi. 4. Tiền từ đâu đi nữa cũng vô dụng nếu họ không có chứng minh hay tạo hiểu quả cho dân tộc. Bạn có thấy bao nhiêu tiền Liên Xô đã tài trợ cho đảng CSVN, mà thời gian đã chứng minh CS không có đem hiệu quả cho dân tộc từ từ mất lòng tin của dân. Dù có tài trợ bao nhiêu cũng không làm gì được nếu không bênh vực được tư tưởng của họ. “lấy tiền của người ta thì phải làm theo ý người ta”, thì đảng CS đã làm theo ý LX và TQ phải không ? 5. Để tổ quốc tiếp tục lạc hậu và tụt hậu thì con cháu sẽ nể hay phê bình vì tổ tiên (bác già) không làm gì. Bạn có thấy nước giàu mạnh ở thế giới có tự do dân chủ, các bác già tranh đấu cho tự do dân chủ không phải để cho con cháu nể sao ? Đất nước đang yên bình chỗ nào và cho ai ? Muốn sống một cách dễ dàng phải đút lót, nếu không thì quý vị cũng biết rồi. Đó cũng là sự khủng bố quanh năm, mà kẻ khủng bố đó là kẻ nắm quyền. Trong kẻ thành lập báo Tự Do Dân Chủ là tình nguyện của họ, nếu họ không có tình nguyện và tin tưởng hạnh động của họ thì sẽ an hưởng tuổi già không lo gì hết. ntvtn, Hà NộiEm không hiểu các bác nghĩ sao nhưng em thấy ý kiến của bác Nguyễn Trung là rất tuyệt. Tôi không tin cả hơn 80 triệu dân Việt Nam không còn tin vào ĐC mà đó chỉ là một bộ phận nhỏ có thể coi là rất nhỏ. Tôi rất cảm động khi thấy bác Phát Sài Gòn nói rằng mọi người sợ mà không dám nói ra cái sự không tin vào ĐCS. Các bác chỉ thích đòi đa nguyên đa đảng, điều đó tốt thôi, các bác suy bì xã hội Việt Nam với các nước ngoài, suy bì nền kinh tế của Việt Nam với nền kinh tế thế giới vậy mấy bác có nghĩ ngược lại không nào. Xã hội của các nước phát triển đã phát triển qua bao nhiêu năm và trong bao nhiêu năm ấy dân của họ phải khổ thế nào để đến nay họ được sướng như vậy. Các bác có dám sống như người Nhật tiết kiệm để xây dựng đất nước không. Các bác có biết các bác nếu ở trong nước và được đi học thì hàng năm các bác được bao nhiêu tiền không. có bao nhiêu nước trên thế giới phổ cập được giáo dục sau khi độc lập được 30 năm. và việc phổ cập nghĩa là bạn không phải đóng học phí nữa, bác nên nhớ học sinh cấp một hiện nay không phải đóng học phí, đã được nuôi dưỡng vậy mà còn nói còn chê thì các bác nên sang Brunei mà ở tôi chưa qua đó nhưng nghe nói ở đó người dân đi học còn được cho thêm tiền đó. đừng suy bì theo tôi là vậy. cái tự do dân chủ mà lúc nào cũng lo ngay ngáy là ngày mai mình có bị đánh bom nhưng nước Mỹ đã mang đến Irac và Afganishtan thì tôi cũng xin kiếu. cảm ơn các bác đã mang đến cái tự do chết người ấy. tôi không muốn. tôi vẫn được nuôi dưỡng thế này là tôi hạnh phúc rồi. Cao ChungỞ đây tôi muốn nói một đặc điểm của chế độ độc đảng là việc tuyên truyền trên các đài báo, truyền hình những điều tốt đẹp, thật tội nghiệp những người dân lam lũ, mê muội làm gì biết các quan CS đương chức vơ vét như thế nào? Nhưng khi về vườn lại hét lên phải chuyển biến ngay không thì mất nước đấy! Thật ra những người trí thức đều thấy cả, nhưng không được nói lên những điều đã biết, đã thấy cho dân nghe. Điều này tồn tại đến 60 năm rồi, vì thế tham nhũng từ trên xuống dưới, tham quan cấu kết với nhau coi thường pháp luật, coi thường nhân dân là do bởi các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp đều do một đảng CS lãnh đạo. Nay có một tờ báo độc lập, đưa những vấn nạn, những bất cập của chế độ độc tài, độc đảng. Tôi nghĩ những người tiến bộ sẽ rất hoan nghênh, vậy ai là kẻ chống đối? Nực cười cho những kẻ rêu rao tập san TDDC phá hoại đất nước, trong khi quân đội, công an nằm trong tay họ! Phát, Sài GònGửi Nguyễn Trung: Không biết ông có thể giúp đưa ra một nguyên cứu khoa học nào cho biết là đa số dân chúng cả nước (không chỉ riêng người Bắc) là yêu quý Đảng được không? Nói đến đây đủ cho ông và tôi thấy được sự không thể làm được vì chắc là không ai dám nói lên sự thật rồi. Vậy thì làm sao có thể gọi là anh đúng hay tôi đúng khi chính tôi cũng không dám chê bai Đảng ở nơi công cộng nữa kia mà. Ở một nước dân chủ thì người dân có quyền bầu bán mà đưa ra một chính quyền hợp thời mà phục vụ họ, và nếu như không thì trong lần bầu sau thì đảng phái đó đừng hòng có cơ hội (cũng như đi làm việc vậy). Đó mới là dân làm chủ, và chính phủ là công bộc của dân chứ không phải như sự thật ở VN hôm nay. Ông và vài người cứ muốn chờ Đảng "biết sai sửa sai, biết lỗi sửa lỗi", nhưng còn rất nhiều người khác không đủ kiên nhẫn như vậy. Tại sao phải bắt buộc cả nước với hơn 80 triệu dân phải cùng chờ như các vị? Nguyễn TrungGửi anh Phát, Anh nghĩ rằng cả 83 triệu dân Việt Nam đều không tôn trọng ĐCS VN ư? Tôi nghĩ chỉ một bộ phận nhỏ thôi, trong đó có anh. Vấn đề muôn thuở này sao chúng ta cứ phải tranh cãi hoài. Mỗi người mỗi ý rồi cuối cùng làm cho nội bô nhân dân chúng ta mâu thuẫn thôi. Tại sao chúng ta lại không cùng nhau ra sức xây dựng đất nước ngày một tiến lên. Đành rằng ĐCS vẫn còn nhiều khiếm khuyết và hạn chế, nhưng đâu phải chỉ có chế độ Cộng sản là có khiếm khuyết đâu. Đâu đâu cũng có. ĐCS đang lãnh đạo đất nước chúng ta ngày một đi lên đấy thôi. Hãy chấp nhận thực tại và cùng tiến lên xây dựng đất nước! KviosTheo tôi các bác viết vậy cũng có cái đúng cái sai. Tất cả sự khác nhau đó là do cách nhìn nhận của mọi người và quan điểm của mọi người là khác nhau, chúng ta ko phải lôi nhau ra đây để cãi vã. Bởi thực tế rằng cuộc sống diễn ra theo đúng quy luật nên có cố đi ngược lại quy luật cũng chỉ là vô ích để hứng lại hậu quả. Đối với tôi thì quan điểm là ai cầm quyền cũng được miễn sao nhân dân ko khổ cực lầm than như thời trước là được, hãy nhìn nhận lấy cái toàn cục chứ không nên chỉ để ý từng bộ phận nhỏ, của một vài sự việc để nói toàn thể là xấu, để lờ đi những cái tốt của người ta. Chỉ một câu hỏi với những người thích đa đảng: Liệu khi đa đảng các ông sẽ làm được gì, liệu có tốt hơn không, hay các ông chỉ đấu tranh xong khi đòi được quyền lực thì các ông lại quay ra bán những thứ thuộc về dân tộc? Cách tốt nhất hãy đem chính những lòng sục sôi muốn xây dựng một thể chế chính mới ở VN là các ông hãy đấu tranh thay vì đòi đa đảng thì hãy lập một tòa báo mà chuyên đi điều tra những vụ tham nhũng, hãy viết về những cơ chế chính sách mà các ông coi là không hợp lí. Tại sao chúng ta lại không đấu tranh để tìm ra những sai sót của chế độ này để làm cho nó tốt lên, bởi lẽ nguyên tắc cấu tạo hay nền tảng mục đích của chế độ là tốt, chỉ có khi thực hiện là phạm sai lầm. Tốt nhất hãy giúp nó sửa sai, thay vì hủy hoại nó. Chúc một ngày tốt lành! Tom Nguyen, Boston, USABạn Phạm Trung, thật tội nghiệp năm 2006 rồi bạn vẫn phải dùng proxy vượt tường lừa mới vào được trang nhà của Tập san Tự do Dân chủ trong khi nhân loại đã đặt chân lên mặt trăng từ thập niên 70. Bạn hãy tự hỏi một tờ báo "vạch lá tìm sâu” như vậy mà công an phải cuống cuồng vây bắt những kẻ chủ mưu và ra sức ngăn chặn bằng firewall như vậy? Rõ ràng là bạn chưa đủ trình độ đế hiểu sức mạnh của một tờ báo tự do có thể lật đổ một chế độc tài đảng trị như CS. Yêu nước kiểu của bạn là như thế nào : là ra một tờ báo KHÔNG theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, toàn là khen tình hình trong nước, tìm đỏ con mắt cũng không thấy một lời chê?, là phát biểu trước Hạ viện Hoa Kỳ, trước Đại học Harvard chỉ để ca ngợi bác và đảng, nói đẹp đất nước, "kêu gọi viện trợ" cho Việt nam? Một người chính nghĩa như ông HMC không thể nói như vẹt được bạn Trung ạ! Thế nào "là một người dân Việt nam chính hiệu"?là vào trang nhà "sex" còn dễ hơn vào trang "Tập san Tự do Dân chủ"? Thế giới tiến xa hơn nước mình vì họ có trăm đảng phái, cả ngàn tờ báo, đài phát thanh, kênh truyền hình tự do chửi chính quyền, họ tổ chức bầu cử tự do thay đổi chính quyền như thay quần (nhìn sang láng giềng Thailand, Indonesia, Phi, Đài Loan, .... mà xem). Cứ tạm cho là đất nước họ có "xáo trộn" đi, nhưng sao nước ta cứ "bình yên" tụt lùi sau đuôi họ mãi vậy ? Độc quyền độc đảng mà mơ mộng "nở mày nở mặt cùng thế giới", nghe mà buồn cười ra nước mắt. Một ý kiếnAnh Vũ ở Hải Dương nói không đúng rồi. Việt nam do ĐCS độc quyền cai trị, không phải là lãnh đạo. Vì họ không phải là do thắng trong một cuộc bầu cử tự do cho nên họ không được gọi là lãnh đạo và không được coi là đại diện cho toàn dân việt nam. Ở một nước tự do khi một đãng làm sai chuyện gì thì họ sẻ bị dân hại bệ trong lần bầu cử kỳ tới. Ở Việt nam thì ĐCS không cho phép dân làm vậy. Vì vậy ĐCS cứ tiếp tục là sai mà chẳng phải sợ gì hết. Một Việt nam dân chủ tự do cũng sẻ cho dân cuộc sống ổn định hoà bình như Tây và Đông Âu vậy. Vũ, Hải DươngAnh Phát! Nhà nước và Đảng là hai phần tách biệt, tôi công nhận điều đó. Nhưng nhà nước Việt nam là do Đảng CSVN lãnh đạo, là tổ chức duy nhất lãnh đạo đất nước, ở đó được coi là cơ quan đại diện cho đại đa số quyền lợi người dân Việt Nam với thế giới. Nếu anh nói đến VN mà không nói đến Đảng thì anh sai rồi. Anh nói người dân không có quyền, anh lại sai nữa. Tôi nghĩ anh chưa bao giờ sử dụng nó. Tôi không phủ nhận lời anh nói, Đảng không phải lúc nào cũng đúng bởi họ cũng là những con người, ko phải là thánh. Nhưng nếu đi sánh với những đất nước khác thì sao chứ, họ luôn đúng sao, họ không sai sót? Đất nước đang thay đổi trong sự ổn định, hoà bình, không được phủ nhận điều đó. Phát, Sài GònGửi Vũ, Hải Dương Thật là lạ khi ai đó chê bai đảng CSVN thì mang tiếng là "chê bai đất nước", không hiểu đất nước VN là đảng CSVN từ hồi nào vậy? Một đất nước khi người dân không còn chút quyền nói lên tiếng nói mà chỉ có thể đợi và chờ đảng thầy sai sửa sai, biết lỗi nhận lỗi rồi mong một ngày mai tươi sáng để rồi nhân dân phải biết ơn và nhớ ơn thì nhân dân lại là ông bà chủ cái nỗi gì đây? Phạm Trung, TP. HCMBạn TN kính mến, tôi xin trân trọng đáp lời bạn. Tôi cũng đã ở tuổi băm rồi bạn ạ. Già thì không già nhưng không đến nỗi “không biết gì” đâu bạn. Vui, ngọt, sướng bùi của chế độ này gia đình tôi cũng đã hưởng hết và tôi cũng đã hưởng một phần không nhỏ trong đó. Gia đình tôi khi giải phóng cũng có đi cải tạo nữa đó bạn ạ. Từ việc ăn cao lương (bobo), sổ gạo, vào hợp tác xã, tập đoàn, … tôi điều biết mặc dù không nhiều vì khi ấy tôi còn nhỏ nhưng ấn tượng đối với tôi không phải là ít đâu. Vì vậy, xin đáp lời bạn là tôi không phải tôi không biết dân chủ và tự do là gì đâu. Còn bạn hỏi tại sao tôi biết nhiều như thế, vì tôi là dân công nghệ thông tin chính gốc đấy bạn ạ. Do đó, việc vượt tường lửa đối với tôi là chuyện bình thường. Vì vậy, một lần nữa xin khẳng định với bạn là tôi không phải ”không biết gì” đâu nha. Ngược lại, tôi “biết”nhiều nữa là khác. Theo tôi, chính phủ Việt nam hiện nay đã có những bước chuyển rất mạnh mẽ, tất cả những tiêu cực tôi nêu trên họ điều có xử lý tích cực. Mặc dù một số việc tôi và nhiều người chưa cảm thấy hài lòng, như vụ Đồ Sơn nhưng nay cũng đã có đề nghị của Thủ tướng xử lại. Có tiếng nói đối lập theo tôi rất tốt, nhưng theo tôi phải theo kiểu góp ý chân tình. Như tính của người Việt ta bao đời nay vậy chứ đừng theo kiểu "thừa gió bẻ măng". Tôi phản đối tờ báo của bác Hoàng Tiến và bác Nguyễn Khắc Toàn bởi những lý do sau: 1. "Tập san Tự do dân chủ" xuất bản trong nước Việt nam, phải tuân theo luật pháp Việt nam là phải có giấy phép của cơ quan nhà nước. Mặc dù bác Tiến và bác Toàn nói đây là tập san cho (biếu) người dân không lấy tiền và phát hành dưới dạng nội bộ nên không chịu sự kiểm soát của pháp luật. Đó là một cách nói ngụy biện vì nếu phát hành “nội bộ” thì cứ để “nội bộ” cho các bác coi chứ phát cho người dân làm gì? Làm báo thì nói làm báo chứ mắc công gì phải nói là chỉ “lưu hành nội bộ”. 2. Bản thân bác Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Minh Chính, …. có bất mãn với chế độ (theo ý tôi). Vì vậy, các “bài báo” của bác ấy viết ra có thật sự trung thực hay không? Có phản ánh đúng sự thật hay không hay đăng tải nội dung bóp méo theo kiểu “vạch lá tìm sâu”? 3. Việc trong nhà thì để người nhà lo, hà cớ gì bác Hoàng Minh Chính ra trước Hạ viện Hoa Kỳ, đại học Harvard nói xấu về đất nước, kêu gọi không tài trợ cho Việt nam. Họ đâu biết là đang “vạch áo cho người xem lưng”, “cõng rắn cắn gà nhà”, thiệt là xấu hổ. 4. Làm báo thì phải có tiền. Việc các bác nhận tài trợ của một số Việt kiều (và của tổ chức nào nữa thì ai biết) để phát hành tập san “cho không” người dân. Mà hầu như chắc chắn là những người này không có cảm tình với đất nước. Trót lỡ lấy tiền của người ta thì phải làm theo ý người ta, các bác có chắc chắn là những gì mình viết ra là trong sáng, là đúng sự thật. 5. Và cuối cùng, như một số bạn trong diễn đàn đã nói: Các bác già rồi, hãy làm việc gì để cho con cháu nể. Con cháu không cần sự “kêu gào” của các bác đâu. Đất nước đang yên bình, xin các bác đừng làm ầm ĩ như vậy. Đỗ Minh Nam, VNTôi không ngờ chỉ bàn về một tờ báo nhỏ xíu mà diễn đàn này sôi nổi đến thế. Nên có một chút tổng kết lại để cuộc cãi cọ giữa chúng ta bước lên một tầm mới mà không cần nhắc lại những điều đã nói nhiều "biết rồi, khổ lắm, nói mãi...". Tôi tự tổng kết (cho mình) như sau. Một sự vật là xấu hay tốt tuỳ theo nhãn quan. Tờ báo của ông Hoàng Tiến là "tốt" hay "xấu" cũng tuỳ theo góc nhìn. Góc nhind của ai thế nào cứ tự do phát biểu để bàn bạc, tranh luận (bình đẳng) để sáng tỏ chân lý. Nhưng một sự thật là cái ông Hoàng Tiến này đã "khổ lên khổ xuống" 30 năm nay vì đảng ta rồi, đủ cả bắt bớ, giam cầm, đe doạ. Mặt khác, ông cũng làm khổ đảng nữa. Ông căn cứ vào hiến pháp nên muốn nói ý kiến riêng của mình (tự do ngôn luận), muốn có sự tranh luận công khai những ý kiến của mình, nhưng ý ông nói ra trái lời dạy của đảng nên ông khổ. Nếu ông hiểu rằng ở VN cứ tha hồ tự do ngôn luận, nhưng cấm phê phán đảng, thì ông đỡ khổ. Như vậy việc ông bị khổ không hoàn toàn do đảng mà do cả ông nữa. Hiến pháp của ta ghi rõ công dân có mọi quyền tự do. Nhưng tôi là người bất cần những cái tự do đó, bất cần tự do ngôn luận, bất cần tự do báo chí, tự do ứng cử, tự do lập hội... nên tôi không khổ. Tôi chấp nhận cuộc sống như hiện nay, nên tôi không khổ. Không ai có quyền can thiệp vào lẽ sống của tôi. Nhưng tôi cũng không có quyền can thiệp vào lẽ sống của người khác khi người đó muốn ra báo (theo quyền ghi trong hiến pháp), muốn lập hội, muốn ra ứng cử đại biểu quốc hội... Quyền của người ta mà. Nếu người ta không toại nguyện khi xin ra báo, xin ứng cử, xin lập hội... (đã gọi là quyền ghi trong hiến pháp thì cứ làm, sao phải "xin": đó cũng là một ý kiến) thì "quyền" của người ta là kêu ca, phàn nàn, phê phán, phản đối. Dù chúng ta đứng ở góc độ nào, chúng ta không nên phê phán khi người khác sử dụng quyền của họ. Bắt bớ, gây phiền cho những người đòi ra báo, phải coi là một quyền của nhà nước ta. Hãy công nhận quyền này cho đỡ khổ vào thân; nhưng ông Hoàng Tiến lại nghĩ khác do vậy làm khổ đảng và tự làm khổ cái thân mình. Anh ra báo, nhưng đọc hay không là quyền của tôi. Tờ báo nào cũng không được phép vi phạm đạo đức, tuyên truyền bạo lực, dâm ô... Tranh luận trên báo phải văn minh, bình đẳng. Còn muốn tranh luận cái gì cũng được miễn là để làm rõ trắng đen. Hãy để mặc tờ báo của ông Tiến được phát hành, theo đúng hiến pháp đã ghi. Đọc báo hay không là quyền mỗi người. Không ai có quyền bắt buộc hay cấm đoán người khác đọc tờ báo đó. Một điều có tính nguyên tắc: Như mọi công dân, Chính phủ và đảng ta là nơi gương mẫu nhất thi hành hiến pháp. Báo bị đàn áp là điều rất đúng ý một số bạn trong diễn đàn này (vì cho là gây mấy ổn định), nhưng một số bạn khác lại cho thế là vi phạm hiến pháp. Tôi chưa biết nên theo bên nào, còn phải chờ đợi mỗi bên nêu ra bằng chứng vững chắc đã. Xin các bạn tiếp tục tranh luận bằng những bằng chứng. Tôi chưa thấy bằng chứng có báo đối lập là xã hội loạn ngay lập tức. Phát, Sài GònChỉ khi nào Đảng CSVN tuyên bố với Quốc hội rằng Đảng sẵn sàng chấp nhận sự cạnh tranh về chính sách, đường lối với một đảng khác, thì lúc đó 83 triệu dân VN sẽ trân trọng đảng CSVN. Vũ Hải Dương, TP HCMTôi cũng chỉ là một người dân bình thường, là thế hệ trẻ của nước Việt Nam này. Tôi tự hào mình là người Việt, tôi không quan tâm đến chính trị lắm. Bởi đất nước đang hòa bình, đời sống người dân đang phát triển dần dần, không ai có thể phủ nhận điều đó cả. Tất nhiên có thể có những việc như các ông nói, nhưng dù sao đó cũng là tính cá nhân, không thể đem nó ra làm tiêu chí nhận xét về chế độ chính trị được. Tôi không hiểu tại sao, có những con người đã sống gần cả cuộc đời rồi mà vẫn theo đuổi cái sự nghiệp "vớ vẩn". Lúc nào cũng lên tiếng chê trách đất nước nơi mình đã được sinh ra. Long, TP HCMMấy ông nội này chẳng biết gì về dân chủ cả, chỉ giỏi làm chơi nổi để nếu gặp may thì có khi cũng được lưu danh. Không thì cũng nhận được tiền tài trợ của mấy tay Việt Kiều căm hận chính quyền Việt Nam đã lấy đi chỗ đứng (bù nhìn, tay sai) của họ. Lê Hoàng, DCĐa đảng sẽ làm mất ổn định chính trị trong nước. Cây ngay không sợ chết đứng, nếu Đảng không làm gì có tội với nhân dân thì chẳng việc gì phải sợ cả. Nhưng nếu Đảng mà tham nhũng thì cần có những tờ báo như thế này để chỉ ra những điều mà chỉ có đa đảng mới giải quyết được. Nếu tờ báo này muốn được nhân dân trong nước ủng hộ thì hãy đang những tin đúng sự thật ! Hòa bình tự do dân chủ và công lý. Trần Khải ĐạiCám ơn bác Đoàn Hậu, Hải Phòng đã thức tỉnh người dân VN về bộ mặt thật của chế độ hiện thời đối với những yêu cầu tranh đấu cho tự do dân chủ, khi đe doạ " Chỉ cần 2 triệu Đảng viên ĐCS dẫm lên là bẹp dí". Quả thật chống ngoại xâm rất dễ xác định quân thù, dễ một lòng đoàn kết, còn đối với Việt gian thì rất khó phân biệt trắng đen, vì tất cả đều khoác trên mình hào quang cách mạng của những lớp cha ông ngày trước. Ôi giấc mơ Việt Nam đến bao giờ mới được tôn trọng, không bị chà đạp, dẫm bẹp. Long Tâm, TP HCMHoan hô những nhà cách mạng mới đang đấu tranh cho sự nghiêp dân chủ ,tự do của đất nước, khẩu hiệu của các bạn rất hùng hồn, tâm lý. Cách mà các bạn đang làm cũng khá giống với cách thức mà cách đây mấy mươi năm, những người cộng sản đã làm. Nhưng các bạn có thể cho tôi hỏi rằng nếu như một đảng phái khác, chẵng hạn như đảng của các bạn lên cầm quyền thì có thể bảo đảm rằng 100% các đảng viên của các bạn không tham nhũng không, hay còn tham nhũng một cách đáng sợ, tinh vi hơn cả những người cộng sản? Các bạn bảo ngày nay các đảng viên Đảng Cộng Sản tham nhũng nhiều quá, thế còn ngày xưa , chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sống trong sạch lắm sao? Bản thân tôi không nghỉ rằng dân trí người dân Việt Nam thấp, người dân Việt Nam sống không mù quáng, bạn thân họ có thể thấy được mặt tích cực và tiêu cực của ĐCS, họ hoàn toàn có thể thấy đươc chính phủ Viêt nam đang vận hành đất nước này ra sao mà không cần tới một tờ báo đối lập nào. Nếu người dân Việt Nam thật sự cần dân chủ hơn, cần đa nguyên đa đảng thì họ hoàng toàn có đủ sức mạnh để làm được, và lịch sử hoàng toàn chứng minh được điều đó. Sao, Long AnChuyện làm báo của các vị theo tôi đoán sẽ theo các bước sau: Tạo tiếng vang: kêu gọi dân chủ; kêu gọi đa nguyên; phủ nhận quá khứ; tôn sùng anh cả Hoa kỳ và Tây Âu, sẵn sàng dùng khổ nhục kế để đánh động dư luận quốc tế. Tìm sự ủng hộ: chủ yếu là huy động thật nhiều đôla, (chắc chắn là từ bên ngoài, trong trong nước có ai biết các vị đã giúp đỡ gì được cho ai đâu mà ủng hộ). Khi nhiều tiền rồi thì tổ chức lật đổ chức quyền theo kịch bản “cách mạng màu sắc”, rồi các vị lại cùng nhau chia chác quyền lực. Dân đen chúng tôi là người khổ trước tiên. Nếu không có đô la từ bên ngoài tờ báo của quí vị không khác mấy tin tức từ các quán cà phê lề đường, chắc gì sống đến tuổi thôi nôi. TN, Hoa KỳThưa bạn Phạm Trung, HCMC. Có lẽ bạn chưa biết rõ tự do dân chủ ra sao nên mới háo hức muốn xem nó là gì và bạn đã bảo tờ báo TDDC toàn bộ nội dung "vạch lá tìm sâu", toàn là chê trách tình hình trong nước. Thưa bạn, trong nước đã có hơn 600 tờ báo khen nhà nước rồi, nếu tờ TDDC mà tâng bốc nữa thì nó có khác một tờ báo quốc doanh hay chăng?. Tại bạn không nhìn xa nên không thấy. Ở các nước TDDC báo chí thường "bới lông tìm vết" nhà nước, chuyện gì sai trái nhỏ cũng phơi lên mặt báo còn mặt tốt của nhà nước thì ít khi đề cập đến. Tại sao vậy? Câu trả lời rất đơn giản là báo chí ở các nước này muốn nhà nước trở nên toàn thiện hơn đấy bạn ạ. Ẩn danhKhông biết báo này có bán ra ở VN không, nếu có thì giá bao nhiêu, bán ở đâu? Phải vậy mới khác báo hảI ngoại, chứ nếu chỉ đăng lên mạng thi không khác gì cả chục tờ tại hảI ngoại, và chính phủ VN chỉ cần cho tường lửa chặn lại, ra lệnh cho ai đọc sẽ bị ở tù, là dẹp được ngay. Hoặc dẹp cả domain, server. Tôi ở Mỹ, vậy sao không vào được www.tudodanchu.com.vn? Hay đã bị dẹp rồi? Một trăm năm sau ông Hồ vượt biên bất hợp pháp sang Pháp kiếm sống, VN chẳng thay đổi gì mấy. Đại đa số dân ngoài thành thị vẫn cùng khổ, báo chí đối lập bị dẹp, có chăng chỉ thay màu da quan chức mà thôi. Khi trước thằng Tây cai trị, nay Việt Cộng, chỉ cần hỏi dân sống cách thành thị 20 km xem cuộc sống họ có khác hơn thời Tây hay không? Lúc đó ít ra dân còn học khôn được của Tây, đi được xe lửa, qua cái cầu, chứ bây giờ có thấy gì mới cất đâu? Báo VN, quan chức VN, tổng công ty VN, đều là con cái ruột của chính phủ VN. Anh em ruột với nhau thì làm gì chẳng có bao che? Mẹ hát, con khen, anh sai, em giấu, em sai, anh che bớt. Vậy đời nào mới biết trời cao đất rộng là gì, vì mãi lo khen tụng nhau. Đoàn Hậu, Hải PhòngBuồn cười thật. Tôi thấy tờ báo mới này có khác gì mấy tờ cũ đâu mà làm rùm beng lên. Trên Internet đầy rẫy những tờ Tiếng Việt loại này. Khẩu hiệu thì hay lắm nhưng thực chất lại là báo lá cải , toàn đăng tin giật gân thất thiệt. Chưa lập Đảng mà đã đòi bầu cử "tự do dân chủ vào 2007", nếu chính quyền không chấp nhận thì sẽ nhất mực biểu tình ngăn cản Vn vào WTO ư? Như thế là đem lại tự do hạnh phúc cho người Việt ư? Chúng tôi sẽ chết đói trước khi được hưởng cái gọi là tự do đấy các ngài ạ ! Định làm 1 cuộc cách mạng màu Vàng ư Dân số Việt Nam là hơn 80 triệu , các ngài chỉ có được sự ủng hộ của 2000 người mà đã ngông cuồng vậy sao? Chỉ cần 2 triệu Đảng viên ĐCS dẫm lên là bẹp dí . Sơn, Hà BắcBác Nam à, tôi không nghĩ có ai lại khù khờ sống trong chăn mà không biết chăn có rận, muốn ngủ được yên thì cũng một lần phải tung chăn diệt rận, giặt sạch giường chiếu, chứ cứ thây kệ, ai làm thì cản như bác thì ông bà ta ngày xưa đánh Tây, đánh Tầu làm gì cho tốn máu xương để chuốc lấy thực dân bản xứ như bây giờ. Nếu bác biết chấy rận là do thiếu vệ sinh, thì cũng phải hiểu tham nhũng là do chế độ bạo ngược, rồi bởi vì xã hội tham nhũng, tiêu cực tràn lan nên mới phát sinh những ý kiến bất đồng, và chính quyền phải tìm mọi cách trấn áp. Tôi nghi bác sợ lời thật mất lòng nhà nước nên chọc cho thiên hạ kể ra tội lỗi của tập đoàn cai trị mà thôi. NamTôi không hiểu mấy bác ra tờ báo này để làm gì. Đất nước đang ổn định, các bác lại muốn đất nước bị tan hoang bởi các phe phái tranh giành quyền lực à. Đất nước hiện nay vẫn còn nhiều kẻ thù lắm. Nếu ra tờ báo này để cùng chính quyền chống tham nhũng thì tôi ủng hộ hai tay, chứ nếu động đến vấn đề đa đảng thì tôi phản đối đấy. Các bác già rồi làm ơn nghĩ đến thế hệ con cháu, chẳng lẽ các bác lại muốn con cháu mình cầm súng mà chém giết lẫn nhau à? Đất nước hiện nay là ổn định rồi, đừng phá hoại nó nữa. Hoang Dai AnBạn Nam ơi, bạn viết "Tôi không hiểu mấy bác ra tờ báo này để làm gì. Đất nước đang ổn định, các bác lại muốn đất nước bị tan hoang bởi các phe phái tranh giành quyền lực à. Đất nước hiện nay vẫn còn nhiều kẻ thù lắm. Nếu ra tờ báo này để cùng chính quyền chống tham nhũng thì tôi ủng hộ hai tay, chứ nếu động đến vấn đề đa đảng thì tôi phản đối đấy. " Không đa đảng thì chống tham nhũng sao được, Chống tham nhũng là chống lại đảng, vì chỉ đảng mới tham nhũng thôi. Mai Sean, Westminster, USABạn Nam, ít nhất bạn cũng đồng ý chống tham nhũng. Chắc bạn cũng thấy cả 2 vị thủ tướng Khải, và Dũng cũng chẳng dám cách chức các chức sắc làm sai trong chính phủ của các ông ấy. Cả 2 vị đều phải về trình với trung ương Đảng cả. Thế thì quyền hành pháp để chống tham nhũng vẫn còn quyền đảng lớn hơn khống chế bạn ạ. Nếu suy nghỉ bớt cảm tính một tí, bạn sẽ thấy cơ chế độc đảng đẻ ra tham nhũng đấy bạn. Kết luận này đâu có gì mới lạ với lịch sử thế giới đâu. Chỉ có nhắm mắt không chịu nhận thôi. Nếu bạn thật lòng chống tham nhũng thì phải ủng hộ đa nguyên đa đảng. Bởi "cha chung không ai khóc", xã hội cần đấu tranh để sinh tồn và tiến hoá như thế giới tự nhiên vậy. Phan Ngan, Sài GònTôi cho rằng không nên ra thêm tờ báo nào nữa vì hiện đã có hơn 600 tờ báo rồi. Trong đó có những tờ báo thuộc loại" quí hiếm" như báo "Nhân Dân","Quân Đội Nhân Dân"...ở Sài Gòn tìm đỏ con mắt ở các quầy báo cũng chẳng thấy đâu để mà mua . VĂN VIỆT NAM, Sài GònQua đài BBC tôi muốn nói với những người cọng sản rằng: gia đình tôi là cộng sản gốc, 3 người chết trong cuộc chiến, lẽ ra tôi căm ghét những người này, nhưng tôi không bao giờ nghĩ như thế, tôi luôn tôn trọng họ, bởi vì chỉ có họ, có những tờ báo như thế, thì chính quyền hiện thời mới nhận ra những sai lầm cần sửa đổi, đất nước tự do và phát triển hơn. Tất cả những việc họ làm đều tốt cho dân tộc và con em của chúng ta và cả con em của những người đang theo dõi họ, không có gì chúng ta phải lo sợ cả, xin đừng đánh đập họ, canh giữ họ, đó không phải là nhân cách của người vn chân chính. Trong xã hội phong kiến, nếu hai cận thần của vua mà hòa đồng, vui vẻ thì chế độ phong kiến đó sẽ lụi tàn, thối nát. Từ ngàn xưa dân ta đã biết như vậy rồi chẳn lẻ thế kỷ 21 rồi mà ta lại không nghĩ được như vậy. Hãy chơi quân tử đi nhưng những người cọng sản anh em. Nam QuangRất tiếc là đến hôm nay còn rất nhiều người vẫn nhầm tưởng về sự ổn định và sự phát triển mà VN có được bấy lâu nay . Nhưng nếu các bạn có hiểu biết hơn thì các bạn sẽ suy nghĩ lại ngay, tôi tin là như vậy . Ở đây thật không tiện để trao đổi nhưng tôi sẽ đưa ra một số thông tin này thì các bạn sẽ hiểu là vì sao chúng ta còn phải đấu tranh: 1) Bạn có biết vị lãnh đạo đảng nào ra lệnh xây dựng sân bay lên thẳng trên vùng núi phía bắc, xây các con đường cao tốc chạy lên quê mình không? 3) Bạn có biết cựu chủ tịch nước nào sở hữu nhiều khách sạn 5 sao, hằng trăm hecta đất ở Tuần Châu... Vợ cũng sở hữu các cơ sỡ làm ăn lớn. Còn quá nhiều nhiêu khê trong giới lảnh đạo Đảng mà các bạn chưa biết ,nên các bạn cứ lầm tưởng về sự bình yên bên ngoài vỏ bọc mà không hiểu biết gì về bê bối, nhiêu khê và sóng gió bên trong. Nếu có điều kiện bản thân tôi ủng hộ hết mình cho quá trình đấu tranh cho dân chủ. Phạm Trung, HCMCTôi đã vào đọc thử tờ báo điện tử “Tập san Tự do Dân chủ” trên mạng Internet do bác Hoàng Tiến làm Tổng biên tập. Nói thật, tôi cũng háo hức muốn biết xem tự do là cái gì, dân chủ ra sao, có cái gì hay hoặc khác với những cái mà tôi đang chứng kiến hay không? (Tôi phải dùng proxy vượt fireware mới vào được). Nhưng khi đọc nội dung tờ báo thì toàn bộ nội dung thể hiện theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, toàn là chê trách tình hình trong nước, tìm đỏ con mắt cũng không thấy một lời khen. Đọc xong một vài đề mục tôi thật sự cảm thấy thất vọng. Không lẽ tự do, dân chủ theo ý các bác là như vậy? Không lẽ nước Việt nam của 83 triệu dân "tệ" đến mức như vậy sao?. Là kiểu như bác Hoàng Minh Chính phát biểu trước Hạ viện Hoa Kỳ, trước Đại học Havard chỉ để chỉ trích Việt nam, nói xấu đất nước, kêu gọi ngừng viện trợ cho Việt nam? Không lẽ yêu nước, muốn đất nước phát triển hơn là như vậy sao? Tôi đang sống ở Việt nam. Cha tôi và cả gia đình bên nội tôi trước giải phóng điều phục vụ cho VNCH. Hiện nay, tôi chỉ là một người dân bình thường, làm công ăn lương cho một công ty nước ngoài và không phải là Đảng viên CS hay bất cứ gì hết nên các bác yên tâm. Tôi yêu cuộc sống này mặc dù không phải mọi thứ đều hài lòng hoàn toàn. Là một người dân Việt nam chính hiệu, tôi tự hào về đất nước của mình. Tôi cảm nhận được đất nước thay đổi từng giờ, từng ngày. Bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều có những mặt chưa tốt, quan trọng là chính phủ nước đó có quyết tâm đẩy lùi c! ác tiêu cực đó không. Tôi thấy chính phủ Việt n! am đang rất quyết tâm đẩy lùi các tiêu cực và cố gắng hoàn thiện mình. Mặc dù trước đây đất nước có nhiều khó khăn nhưng hiện nay chuyển mình rất mạnh mẽ, khiến cả thế giới phải khâm phục. Đài BBC VN đăng bài “Một Việt nam đang thay đổi” cũng khẳng định điều đó. Nếu các bác Hoàng Tiến, Nguyễn Khắc Toàn, Hoàng Minh Chính, bạn Nguyễn Tiến Trung, muốn đất nước ngày càng phát triển hơn thì hãy làm việc gì đó cho đất nước phát triển hơn. Còn cách làm như hiện nay của các bác sao tôi thấy buồn quá. Nếu dân ta người nào cũng như các bác thì bao giờ Việt nam mới đuổi kịp các nước? Bao giờ mới được nở mày nở mặt cùng thế giới? Trần Jimmy, Raleigh USATrong một xã hội bưng bít như Việt-Nam ta hiện nay nếu một tờ báo Tự Do Dân Chủ được ra đời thì sẽ quí biết bao. Tôi vô cùng phấn khởi khi nghe ông Nguyễn Khắc Toàn trả lời phỏng vấn của BBC. Tôi tin rằng không chỉ người Việt ở hải ngoại mà cả đồng bào ta ở trong nước cũng nhiệt liệt hoan nghênh ngoại trừ những ai không muốn Tự Do Dân Chủ vì quyền lợi của họ. Tôi cầu chúc ông Hòang-Tiến và ông Nguyễn-Khắc-Toàn sức khỏe dồi dào, vượt qua mọi gian truân để dành lại những gì mà người dân bị mất, đó là Tự Do Dân Chủ Công Bằng. Nếu cần có sự ủng hộ tài chánh tôi cũng xin đóng góp. Ẩn DanhKhi chứng kiến những con người hoặc bệnh tật đầy mình như Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hoặc cũng ở cái tuổi sắp gần đất xa trời như ông Hoàng Minh Chính vẫn miệt mài đấu tranh cho nền dân chủ của nước nhà, tôi một thanh niên Hà Nội, sinh ra sau năm 1975 cảm thấy buồn cho mình nhiều quá vì tuổi trẻ của tôi và có lẽ nhiều người khác nữa đã không được cống hiến một cách đích thực cho đất nước. Mặc dù biết rõ và đau đớn trước số mệnh của dân tộc nhưng chúng tôi đã không dám làm gì chỉ vì miếng cơm manh áo, vì một nỗi sợ hãi thường trực trước bộ máy đàn áp khổng lồ của chính quyền. Nguyen, Hà BắcTôi là người VN, tôi đã từng được đề nghị kết nạp đảng, nhưng tôi đã không vào đảng vì không thích. Tôi cũng muốn nói với các bạn ở hải ngoại rằng: Các bạn có ra cả chục tờ báo, phát tràn lan trên internet, người dân Việt Nam trong nước họ cũng chẳng quan tâm. Không phải họ không có máy tính kết nối internet như các bạn nghĩ đâu. Nhưng họ đang bận phải lo học, buôn bán, kinh doanh... để làm giàu trên mảnh đất Quê Hương của họ - một nơi rất ổn định về chính trị. Hiện nay đất nước thay đổi nhiều lắm rồi, dù người dân trong nước còn nhiều việc phải làm. Các bạn ở hải ngoại, nếu các bạn có tài năng, có kiến thức và nếu muốn góp sức xây dựng quê hương thì tốt. Nếu không, các bạn nên lo cho chính bản thân mình, không nên bỏ c! ông sức làm những chuyện mà người khác không quan tâm. Tôi nói thật đấy! Đỗ Minh Nam, VNKhi chưa tiếp xúc với các tài liệu khách quan ngoài vòng vây lửa của đảng ta tôi cũng tưởng hễ có báo đối lập trong nước chắc chắn sẽ dẫn đến hỗn loạn. Nếu vậy thì cả thế giới này hỗn loạn từ lâu rồi. Đảng ta có 6 trăm hay 7 trăm tờ báo nà cứ run sợ một tờ báo tí hon, ôn hoà, chỉ tranh luận chứ không kích động ai hết thì vô lý quá. Chỉ một tờ báo tí hon mà đủ sức gây mất "ổn định" thì té ra cái ổn định này rất bấp bênh, chông chêng, chỉ chực đổ. Loại "ổn định" quá rệu rã này thì nên cho nó đổ luôn đi, khỏi nhọc công đảng ta cố chống đỡ. Ai không thích đọc tờ báo đối lập thì cứ tẩy chay nó, nhưng không có quyền cấm cản người khác. Mỗi người có cái đầu riêng của mình cơ mà. Ai thấy rằng chế độ của đảng ta là quá tự do rồi, xin cứ lên các diễn đàn quốc nội mà phát biểu, hà cớ gì phải mượn diễn đàn BBC? Các vị cứ tự do ứng cử, bầu cử, tự do lập hội, cư trú... như hiến pháp đã ghi từ 1946 tới nay. Đảng ta cúng không nên đàn áp tờ báo tí hon ra đời theo quyền tự do ngôn luận của hiến pháp. Làm thế mang tiếng lắm vì sẽ lộ mặt là đàn áp nhân quyền. Ai có cách nào hay ho xin góp ý cho đảng: làm thế nào vừa không phải thực thi các quyền dân trong hiến pháp lại vừa cấm đoán được tự do ngôn luận, báo chí, tự do lập đảng, lập hội, tự do ứng cử và bầu cử. Tôi tin là đảng sẵn sàng lắng nghe. Ngo Hoang, Milton, CanadaThưa bạn Nam, bạn có ý tưởng quá ấu trĩ khi cho rằng ra tờ báo đối lập, nêu lên những suy nghĩ, bức xúc của một bộ phận người dân về các vấn đề của đất nước - dù các suy nghĩ này có khác với Đảng, Nhà nước chăng nữa - là làm loạn, là tan hoang đất nước hay sao? Tôi thấy, Canada này, có 4, 5 tờ báo tư nhân của các đảng khác nhau, chính kiến khác biệt, nhưng hàng trăm năm nay có loạn đâu? Trái lại, Dân Trí đuợc mở mang, Dân Quyền được tôn trọng đúng mức, Dân Sinh được bảo đảm ấm no, hạnh phúc. Loạn hay không theo tôi nghĩ, là do chính quyền có làm TỐT để bảo đảm dân quyền, chấn hưng dân khí, mở mang dân trí hay ngược lại, ngày càng làm suy vi nền tảng đạo lý xã hội với tham nhũng lớn bé khắp nơi, băng hoại quá mức ngành giáo dục cho tới các lĩnh vực thể dục, thanh tra, tòa án... Đó mới chính là đầu mối gây ra loạn, thưa bạn. Các tờ báo đối lập trong tinh thần xây dựng, là tiếng nói CẢNH GIÁC chính quyền để giúp thấy rõ cái sai của nhà cầm quyền, để từ đó có thể chỉnh đốn hàng ngủ mình, làm tốt việc nước việc dân hơn. Chẳng những Canada, mà Mỹ, Ạu Tây...đâu có loạn do có nhiều đảng, nhiều báo đối lập mà trái lại. TigersThật không ngờ là các bác lại ra được tờ báo ngay giữa lòng HN , cháu hi vọng sẽ sớm được đọc tờ báo của các bác mặc dù chắc chắn nó sẽ bị firewall sớm. Gửi bạn Nam: bạn thắc mắc các bác ra tờ báo này để làm gì ư ? để phá hoại sự ổn định của đất nước ư ? Bạn nhầm rồi,tờ báo này ra để "mở mang" đầu óc cho những con người Việt trẻ tuổi mà nông cạn như bạn đấy. Bác Hồ đã nói rồi, giặc đói giặc ngoại xâm dù manh đến đâu cũng không bằng giặc dốt.Bạn đang sống trong đất nước Việt Nam hiện nay mà bạn thấy thỏa mãn uh ? bạn không thấy bất công đầy rẫy đó sao?mình chỉ nêu ví dụ thôi, CA giao thông ai chẳng chặn xe ăn tiền? Các ông quan,ông chức cùng gia đình con cái thì sống trong cảnh tiện nghi xa hoa, tiền tiêu không hết mà vụ B.T.Dũng vừa qua chỉ là con muỗi để người ta thị uy. Còn bạn thử về các vùng nông thôn xem người dân họ sống làm sao? 80% dân Việt Nam đấy bạn à? Nếu bạn bảo là ở đâu cũng có sự phân biệt giàu nghèo, các nước tư bản càng rõ? Mình xin nói lại cho bạn hiểu, ở các nước tư bản chỉ có những người thực giỏi thực tài mới giầu có được, và họ làm giầu cho bản thân cũng đồng thời họ làm giầu cho nhà nước cho dân tộc bởi vì họ làm đúng luật. Họ đóng thuế chưa kể họ làm từ thiện,nếu họ làm sai họ nhanh chóng sụp đổ ngay mặc cho họ có trong tay hàng chục tỷ USD, đó là vì xung quanh có rất nhiều người thực sự giám sát họ một cách khách quan. Còn ở VN thì sao?thử nghĩ xem các lãnh đạo VN đã làm gì cho đất nước? thà không làm thì thôi các ông lại làm quá nhiều điều sai để cuối cùng được thì không được mà mất qu! á nhiều. Tham nhũng giờ đã thành hệ thống từ trung ương đến địa phương thử hỏi lấy ai chống? hay là nhờ bác Hồ Cẩm Đào dẫn quân Trung Quốc sang chống giùm? Sinh ra trong đất Việt đúng cái thời buổi này lẽ ra bạn phái thấy bức bối vì không được vùng vẫy cùng bạn bè 5 châu, cuộc sống từ hiện thực đến tinh thần luôn bị kìm kẹp, báo đài luôn chỉ nói 1 chiều đọc mà phát ngán, trường ĐH nào thì cũng bắt buộc dậy Triết học MácLê, Kinh tế Chính trị .... còn ngoài xã hội thì đụng đến cái gì cũng phải cần phong bì, quan hệ để xin xỏ. Le, CaliforniaTrước hết, tôi xin gửi đến những quý vị đang đấu tranh để ra tờ báo của chính mình. Sau đây là góp ý của tôi đối với ông Nam. Thưa ông Nam, thật sự tôi không hiểu ông nghĩ gì mà ông lại nói là đa đảng sẽ dẫn đến đổ máu và chiến tranh. Chỉ xin nêu một ví dụ rất đơn giản là hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới (giàu có, phát triển và thịnh vượng) là những quốc gia có nhiều đảng phái chính trị. Vì vậy, những điều ông nói thì thật là không hiểu nổi. Vậy để những người chưa có điều kiện biết những ưu điểm của một xã hội có nhiều đảng phái, tôi xin mạn phép được đưa ra những ý nghĩ của riêng tôi: Thứ nhất: Đa đảng phái sẽ chống được tham nhũng (điều mà Việt Nam hầu như đã bó tay vì tham nhũng đã lan tràn như bệnh ung thư thời kỳ cuối). Tôi lấy ví dụ: Đảng A đang nắm giữ chính phủ và để xảy ra tham nhũng từ trên xuống dưới, các đảng phái khác như B,C... sẽ vận động trong bầu cử và việc gì phải đến sẽ đến, những người bất tài vô dụng và tham lam sẽ không còn được ngồi trên cao đến hết đời. Thứ hai: Đa đảng sẽ làm cho xã hội tiến bộ nhanh hơn. Các bạn sẽ hỏi vì sao vậy? câu trả lời rất đơn giản: Khi đảng A, B, hoặc muốn được bầu, họ sẽ tìm cách hay nhất để phát triển đất nước để vận động. Điều này sẽ tránh khỏi những câu mà chúng ta thường thấy trên báo chí ngày nay là "tôi xin nhận khuyết điểm thiếu năng lực trong quản lý" hoặc "vì đảng đề cử nên tôi làm"... Và còn nhiều những ưu điềm khác mà nếu viết ra sẽ rất dài, vì thế tôi xin được tạm dừng ở đây. Tuy nhiên, trước khi tạm ngừng bút, tôi xin nêu lại một sự thật hiển nhiên như sau: 1. Khi lựa chọn người yêu lập gia đình, bạn chọn bao nhiêu người hay chỉ có 1 người mà thôi? 2. Khi mua hàng, bạn có đồng ý là nếu có nhiều cửa hàng bán hàng thì giá sẽ rẻ hơn, phục vụ sẽ tốt đẹp hơn. 3. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn bao giờ cũng muốn có một lựa chọn thứ hai để biết mình không sai lầm. Tôi tin chắc rằng, sẽ có một ngày gần đây, Việt Nam chúng ta sẽ có một viện trưng bày sự sai lầm của độc đảng giống như một viện trưng bày (ở Hà Nội) về sự sai lầm trong thời kỳ bao cấp. Tại sao vậy, vì độc đảng chính là một hình thức bao cấp trong chính trị Phong, SydneyMột tờ báo độc lập là công cụ cần thiết đầu tiên trong tiến trình dân chủ hóa đất nước. Nhà cầm quyền nắm trong tay tất cả phương tiện có thể ngăn chặn tờ báo ra đời bao gòm cưởng bức tịch thu những tài liệu và máy móc của người làm báo. Thế nhưng tờ báo ấy vẫn được ra đời theo dự định. Đây đã nói lên lòng kiên trì và dũng cảm của các vị tiên phong của tờ báo Tự Do Dân Chủ. Tôi xin tỏ lời ủng hộ và kính mến tới các vị anh hùng này. Tờ báo độc lập là việc cần thiết để người dân có những thông tin của cái xã hội mà họ đang sống. Nếu nhà cầm quyền cho là tờ bào đối lập không trung thật và thù địch với chính quyền thì tại sao không dùng 600-700 tờ báo dưới sự điều khiển của mình để phản bác lại những gì các vị cho là không đúng, rồi từ đó tạo nên 1 kênh đối thoại giữa nhóm đối lập và phái đại diện nhà nước. Như vậy nhà nước sẽ có cơ hội để bày tỏ lập luận của mình trực tiếp với nhóm thù địch với công luận làm trọng tài, biết đâu từ đó có thể tiêu giải được cái thù địch và đưa đến sự hòa giải dân tộc như mọi người hằng mong muốn. Nếu không làm được điều đề nghị trên thì sự việc sẽ quá trắng trợn là nhà nước không đủ lý lẽ để thuyết phúc lòng dân mà chỉ dựa vào bàn tay sắc để cưởng ép mọi việc mà thôi. TN, Hoa KỳThật là phấn khởi khi nghe tin tờ báo Tự Do Dân Chủ sẽ chào đời, cũng không khỏi lo âu cho số phận những người chủ trương tờ báo: liệu họ có bị chính quyền VN tiếp tục đe dọa hoặc đàn áp hay chăng? Cái mà tôi tâm đắc là chủ trương tranh đấu cho tự do dân chủ một cách công khai, ôn hòa, không khuyến khích bạo động của tờ báo. Điều thứ hai là làm sao tờ báo bằng giấy đến tận tay người đọc ở VN vì hiện nay giá tiền một cái computer còn ngoài khả năng của nhiều người dân trong nước, chưa nói đến tiền dịch vụ. Cá nhân tôi sẵn sàng yểm trợ tài chính cho tờ báo khi nó có địa chỉ rõ ràng. Mong sớm được đọc nó.
Chỉ trong vài năm, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã trải qua những thay đổi nhanh chóng, để lại một di sản kỳ quặc trên khắp đất nước.
Những nhà máy lay lắt và đô thị không thể ra đời ở TQ
Trung Quốc là một quyền lực to lớn trong nền kinh tế thế giới. Trong ba thập niên qua, mức tăng trưởng của nước này qua mặt toàn bộ các nền kinh tế khác. Toàn bộ các ngành công nghiệp vốn mất hàng thập niên để trưởng thành tại Phương Tây thì nở rộ tại đây chỉ trong vài năm. Hầu hết các hoạt động này diễn ra tại các khu công nghiệp được quy hoạch, nơi các thành phố mới được xây lên từ đầu nhằm gây dựng cơ sở cho lượng nhân công từ các vùng nông thôn đổ về. Những thành phố kỳ quặc không bóng người ở TQ Đập bỏ thành phố thời Liên Xô xây lại từ đầu Chernobyl: Hơn 30 năm sau thảm họa hạt nhân Liên Xô Từ năm 1984 cho tới 2010, số diện tích xây mới tại Trung Quốc tăng lên gần gấp năm lần, từ 8.842 cây số vuông lên 41.768 cây số vuông. Để có được các khu đô thị mới, Trung Quốc chỉ trong ba năm 2011-2013 đã tiêu thụ lượng xi măng nhiều hơn toàn nước Mỹ dùng trong suốt thế kỷ 20. Nhiều nhà máy quốc doanh đã phải đóng cửa, bỏ hoang Thế nhưng ngay cả ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này, tốc độ phát triển cũng đã vượt quá nhu cầu. Đối diện với tình trạng rớt giá và doanh số bán tụt giảm, một phần do tinh trạng sản xuất quá mức, chính phủ Trung Quốc đã phải can thiệp, giảm bớt hoạt động của một số ngành công nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm việc làm hàng loạt. Tại các nơi như Hà Bắc, một tỉnh phía bắc gần Bắc Kinh, điều này gây tác động đặc biệt nặng nề. Nơi này từng là một vùng phát triển thịnh vượng, trong suốt một thời gian dài được coi như vành đai thép của đất nước. Nhiều nhà máy quốc doanh tại tỉnh đến nay đã bị đóng cửa, bỏ hoang. Các nhà máy thép tư nhân phải chật vật lắm mới tồn tại được. Các ngành công nghệ thấp cũng gặp phải số phận tương tự, tạo nên cái gọi là "các nhà máy xác sống (zombie)" trên toàn quốc. Tại Trung Quốc, việc chuyển dịch từ các ngành công nghiệp như sản xuất thép sang làm đồ điện tử, viễn thông và công nghệ sinh học đã diễn ra vô cùng nhanh chóng. Châu Âu và Hoa Kỳ từng có sự chuyển đổi như vậy, nhưng nó diễn ra trong vài thập niên, đủ thời gian để các ngành công nghiệp phát triển và đạt độ chín muồi. Cuộc cách mạng công nghệ cao của Trung Quốc xảy ra cấp tập trong vài năm. Động lực dẫn đến sự thay đổi là do các nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc tái cơ cấu nền kinh tế, khiến các ngành truyền thống như khai mỏ, sản xuất thép và xi măng phải chịu gánh nặng mất công ăn việc làm. Tại các thành phố như Trường Trị hay Lục Lương ở gần sông Hoàng Hà thuộc tỉnh Sơn Tây ở miền bắc, các nhà máy xi măng không thể trụ nổi qua những thay đổi và nay bị bỏ hoang. Tại những nơi khác, bị gánh nặng nợ nần và doanh số tụt giảm, hoạt động được duy trì ở mức cầm chừng, cốt chỉ nhằm cố trả những món nợ khổng lồ đã vay mượn lúc ban đầu để xây dựng nhà máy trong thời phát đạt. Những nhà máy từng có lúc dùng tới hơn 10 ngàn lao động nay chỉ còn lay lắt chừng hơn trăm nhân viên nòng cốt. Các khu đô thị lớn bỏ hoang không ai đến ở Dấu ấn của sự dịch chuyển ngành nghề hiện rõ tại những thành phố vốn được xây dựng cho lao động nhập cư. Các khu đô thị lớn đã trở thành "những thành phố ma", bị bỏ hoang do dự đoán về làn sóng nông dân tràn đến từ các vùng nông thôn đã không bao giờ trở thành hiện thực. Nhiều nhà phát triển các khu đô thị đã bị phá sản. Một nghiên cứu do hãng Baidu khổng lồ của Trung Quốc thực hiện xác định được 50 khu vực rộng lớn trên toàn quốc nơi các khu nhà ở được xây mới hầu như bị bỏ hoang, trông như những vùng đất chết. Trong số các thành phố mà Baidu nhận diện có Kangbashi, một khu quận mới thuộc thành phố Ordos, được xây dựng hồi năm 2006 nhằm phục vụ ngành công nghiệp than khi đó đang bắt đầu phát triển tốt đẹp. Kangbashi có thể phục vụ được 300 ngàn người, nhưng chỉ có chừng 10% các khu nhà được sử dụng. Những nơi khác có thể kể đến gồm thành phố Tô Châu, đô thị Erdo thuộc huyện Đông Thắng và đô thị Thông Liêu ở huyện Khoa Nhĩ Thấm. Toàn bộ các khu nhà tập thể, các trung tâm mua sắm, các plaza và công viên đều trống không, chờ người dọn đến ở. Tại các thành phố ma ở Trung Quốc, các khu căn hộ, khu mua sắm, plaza và công viên đều bỏ không Nhiếp ảnh gia Kai Caemmerer đã ghi lại hình ảnh một số thành phố không người ở tại Trung Quốc trong thời gian hai năm qua. Ông cho rằng điều khiến những nơi này trở nên kỳ quặc chính là tốc độ chúng được xây dựng nên. "Nhiều thành phố như thế được xây với quy mô có lẽ là rất xa lạ đối với những cách thức đô thị hóa được áp dụng ở Phương Tây," ông nói. Nhưng ông cho rằng việc gọi đó là các "thành phố ma" là không chính xác. "Với tôi, từ này nhằm để nói rằng đó là những nơi từng rất đông vui tấp nập nhưng rồi bị bỏ hoang. Nhưng tôi không nhận thấy quá trình đó tại các thành phố mới mà tôi đã từng tới ở Trung Quốc," ông nói. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch tới năm 2020 sẽ chuyển 100 triệu người từ các vùng nông thôn tới sống ở các thành phố mới Thay vào đó, một số trong những nơi này đã được xây dựng nhằm đón đầu nhu cầu, nhưng nhu cầu đó lại không xuất hiện. Các tòa nhà đã xây xong, nhưng không có người vào ở trong suốt 15 năm. "Tôi coi chúng là những thành phố chưa ra đời," Caemmerer nói. Trên thực tế, việc tái định cư quy mô lớn có thể sẽ sớm diễn ra. Chính phủ Trung Quốc nói dự kiến đến năm 2020 sẽ đưa 100 triệu người từ các vùng nông thôn ra thành thị. Chương trình điều phối di dân này có thể giúp lấp đầy chỗ trống cho ít nhất cũng được một số thành phố hoang. Chẳng hạn như Ordos đã tìm cách lấp đầy các tòa nhà vắng tanh của mình bằng việc áp dụng "giấy chứng nhận đổi nhà", được trao cho những người có bất động sản ở các nơi khác tại Trung Quốc nhưng bị giới chức trưng thu. Những người được cấp giấy này có thể dùng nó để đổi được một căn nhà tại Kangbashi. Chính phủ Trung Quốc cũng đang đưa ra tới 100 tỷ nhân dân tệ (11,5 tỷ bảng Anh) giúp các hãng khai mỏ và các doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc tái đào tạo và dịch chuyển nhân viên tới các địa điểm làm việc khác. Hiện có những dấu hiệu cho thấy các chính sách trên có tác dụng. Dữ liệu mà Baidu thu được cũng cho thấy một thành phố ma khác, Trịnh Đông, một khu quận mới rộng lớn được xây dựng trên diện tích 150 cây số vuông tại thành phố Trịnh Châu, nay đang có người tới ở kín. Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.
README.md exists but content is empty. Use the Edit dataset card button to edit it.
Downloads last month
2
Edit dataset card